text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Tổ chức Thủy văn Quốc tế viết tắt theo tiếng Anh là IHO ("International Hydrographic Organization", viết tắt) là một tổ chức liên chính phủ đại diện cho cộng đồng thủy văn học. Tại Liên Hợp Quốc, tổ chức này có vai trò của một quan sát viên và là cơ quan có thẩm quyền được công nhận trong lĩnh vực khảo sát thủy văn và đo vẽ bản đồ hàng hải. Trong các hiệp định và văn kiện tương tự, khi đề cập đến hoạt động đo vẽ hải đồ và thủy văn thì thông thường các tiêu chuẩn và quy cách của Tổ chức Thủy văn học Quốc tế (TCTVHQT) sẽ được sử dụng. Lịch sử. TCTVHQT được thành lập vào năm 1921 với tên gọi "Cục Thủy văn Quốc tế" (tiếng Anh: "International Hydrographic Bureau", viết tắt là IHB). Năm 1970, các quốc gia thành viên ký kết một hiệp định mới và đổi tên tổ chức này thành Tổ chức Thủy văn học Quốc tế. Người ta giữ lại tên cũ Cục Thủy văn học Quốc tế để chỉ ban thư ký của TCTVHQT bao gồm ba giám đốc và một số nhân viên ở các văn phòng tại Monaco. Trong thế kỷ XIX, nhiều quốc gia có ngành hàng hải phát triển đã thiết lập các văn phòng thủy văn học nhằm cung ứng phương tiện để cải thiện hoạt động đi biển của các tàu hải quân cũng như của thương nhân thông qua hoạt động cung cấp các ấn phẩm hàng hải, hải đồ và các dịch vụ có liên quan khác. Tuy nhiên, giữa các ấn phẩm trên tồn tại những điểm khác biệt nhau đáng kể. Năm 1889, một Hội nghị Hàng hải Quốc tế được tổ chức tại Washington, D.C. đã đề xuất thành lập một "uỷ ban quốc tế thường trực." Nhiều lời đề nghị tương tự được đưa ra trong các phiên họp của Đại hội Quốc tế về Hàng hải tổ chức tại Sankt-Peterburg năm 1908 và tại Philadelphia năm 1912. Năm 1919, các nhà thủy văn học đến từ Liên hiệp Anh và Pháp đã cùng hợp tác để tiến tới tổ chức một hội nghị quốc tế dành cho giới thủy văn học; họ quyết định chọn Luân Đôn làm địa điểm thích hợp cho hội nghị đầu tiên này. Ngày 24 tháng 7 năm 1919, Hội nghị Quốc tế Đầu tiên khai mạc và thu hút khách tham dự từ hai mươi tư quốc gia. Mục tiêu của hội nghị lần này là "để xem xét tính hợp lý của việc tất cả các quốc gia cùng thông qua các biện pháp giống nhau khi chuẩn bị, xây dựng và ấn hành tất cả các hải đồ và ấn phẩm về thủy văn học; tính hợp lý của việc thể hiện kết quả theo cách tiện lợi nhất để chúng dễ đọc hơn; tính hợp lý của việc xây dựng một hệ thống giúp trao đổi nhanh chóng thông tin giữa tất cả các quốc gia; và tính hợp lý của việc cung cấp cho các chuyên gia thủy văn học trên thế giới một cơ hội để bàn bạc và thảo luận những vấn đề liên quan đến thủy văn." Hiện đây vẫn là mục tiêu trọng tâm của TCTVHQT. Kết thúc hội nghị, một tổ chức thường trục đã ra đời với cơ chế hoạt động đã được chuẩn bị xong. Năm 1921, Cục Thủy văn học Quốc tế, nay là Tổ chức Thủy văn học Quốc tế, bắt đầu hoạt động với mười tám quốc gia thành viên. Trụ sở làm việc đặt tại Công quốc Monaco nhờ vào khả năng liên lạc dễ dàng với phần còn lại của thế giới đồng thời cũng nhờ sự hào phóng của ông hoàng Albert I khí đã cung cấp nơi làm việc thích hợp cho Cục. Chức năng. Hoạt động chủ yếu của TCTVHQT là: TCTVHQT phát triển các tiêu chuẩn đo vẽ bản đồ hàng hải và thủy văn được các nước thành viên công nhận. Tất cả các thành viên cần tuân thủ những tiêu chuẩn đó khi tiến hành khảo sát, vẽ hải đồ và xuất bản các ấn phẩm có liên quan. Việc sử dụng gần như phổ biến các tiêu chuẩn này mang một ý nghĩa, đó là những sản phẩm và dịch vụ từ các văn phòng hải dương học và thủy văn học trên thế giới càng ngày càng trở nên thống nhất với nhau và được thừa nhận không chỉ bởi giới đi biển mà còn bởi những đối tượng khác. Nỗ lực chuẩn hoá đã thu được nhiều thành quả từ khi TCTVHQT thành lập cho đến nay. Các ấn phẩm. Công chúng quan tâm có thể tải miễn phí đa số các ấn phẩm của TCTVHQT, bao gồm các tiêu chuẩn, sách hướng dẫn và tài liệu liên quan từ trang web của tổ chức này. Thành viên. Danh sách các nước thành viên của TCTVHQT:
1
null
Nậm Pồ là một huyện biên giới thuộc tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Địa lý. Huyện Nậm Pồ nằm ở phía tây bắc tỉnh Điện Biên, có vị trí địa lý: Hành chính. Huyện Nậm Pồ có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 15 xã: Chà Cang, Chà Nưa, Chà Tở, Na Cô Sa, Nà Bủng, Nà Hỳ (huyện lỵ), Nà Khoa, Nậm Chua, Nậm Khăn, Nậm Nhừ, Nậm Tin, Pa Tần, Phìn Hồ, Si Pa Phìn, Vàng Đán. Lịch sử. Tên huyện được đặt theo tên của sông Nậm Pồ, một phụ lưu cấp 2 của sông Đà chảy trên địa bàn huyện. Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP<ref name=45/NQ-CP></ref> về việc thành lập huyện Nậm Pồ trên cơ sở điều chỉnh 92.577,49 ha diện tích tự nhiên, 28.833 người của 10 xã: Pa Tần, Chà Cang, Nà Khoa, Nà Bủng, Nà Hỳ, Na Cô Sa, Nậm Tin, Nậm Nhừ, Nậm Chua, Vàng Đán thuộc huyện Mường Nhé và 57.235,47 ha diện tích tự nhiên, 14.709 người của 5 xã: Chà Tở, Nậm Khăn, Chà Nưa, Si Pa Phìn, Phìn Hồ thuộc huyện Mường Chà. Sau khi thành lập, huyện Nậm Pồ có 149.812,96 ha diện tích tự nhiên và 43.542 người với 15 xã trực thuộc. Huyện lỵ của huyện đặt tại xã Nà Hỳ. Dân số. Huyện Nậm Pồ có diện tích 1.495,59 km² (149.559,12 ha), dân số năm 2017 là 50.752 người, có 8 thành phần dân tộc: Mông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,18%; Thái chiếm 18,50%; Dao chiếm 4,15%; Kinh chiếm 3,21%; Khơ Mú chiếm 1,58%; Hoa chiếm 1,52%; Kháng chiếm 0,91%; Cống chiếm 0,75% và các dân tộc khác chiếm 0,2%. Huyện có diện tích 1.498,13 km², dân số năm 2019 là 54.908 người, mật độ dân số đạt 36 người/km². Huyện có diện tích 1.495,59 km² (149.559,11 ha), dân số năm 2022 là 59.783 người, mật độ dân số đạt 39 người/km². Giao thông. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Nậm Pồ: Quốc lộ 4H, Quốc lộ 4H1, Đường tỉnh 145, Đường tỉnh lộ 150, Đường tỉnh lộ 145B...
1
null
Trận Kampot là một trận đánh lớn trong chiến tranh Việt Nam tại Campuchia và cũng là một phần của cuộc nội chiến Campuchia. Trận đánh diễn ra từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 2 tháng 4 năm 1974, giữa Quân lực Quốc gia Khmer với du kích Khmer Đỏ nhằm giành quyền kiểm soát thành phố Kampot. Diễn biến. Khmer Đỏ đã bắt đầu tấn công phía bắc Kampot vào ngày 26 tháng 2, nã vào thành phố với rốc két 107mm và súng cối 120mm. Trong tuần đầu tiên của cuộc chiến, các cánh quân của Quân đoàn 12 và Lữ đoàn 68 Quân lực Quốc gia Khmer đã từ bỏ vị trí của họ, trong khi Tiểu đoàn 210 và 68 đã ngừng hoạt động sau khi 300 binh sĩ đào ngũ trong ngày đầu tiên quân đối phương tấn công dữ dội. Việc đào ngũ giúp Khmer Đỏ đánh chiếm các công trình cấp nước của thành phố, kết quả là một nửa dân cư Kampot chạy trốn khỏi thành phố do nguồn cung cấp nước suy giảm. Với sự hỗ trợ từ các lực lượng hải quân, không quân và pháo binh, Lữ đoàn 12 và 20 của quân đội Cộng hòa Khmer phản công hướng đông bắc. Thay vì tiến quân, các đơn vị chính phủ Campuchia đã phát triển việc bố phòng khi các vị trí của Khmer Đỏ đã được củng cố. Từ ngày 2-10 tháng 3, Kampot được củng cố thêm với sáu khẩu pháo 105mm và hai tiểu đoàn nữa. Vào ngày 3 tháng 4, những vị trí phòng thủ của chính phủ gần sân bay Kampot đã bị bỏ hoang sau khi Khmer Đỏ cô lập hoàn toàn. Dù quân đội Quốc gia Khmer ra sức kháng cự quyết liệt, Khmer Đỏ cuối cùng cũng chiếm được thành phố Kampot vào ngày 2 tháng 4, cả hai bên đều bị thương vong nặng nề trong cuộc giao tranh, nhưng nhiều thường dân đã bị mất nhà cửa. Sau khi Kampot thất thủ, Khmer Đỏ đã tung ra một cuộc tấn công khác nhằm đánh chiếm cố đô Udong.
1
null
Dominique Borella (? – 1975) là một quân nhân và lính đánh thuê người Pháp. Từng tham chiến ở Đông Dương trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, sau đó ông còn tham chiến trong cuộc chiến tranh Algérie, nội chiến Campuchia và nội chiến Liban. Binh nghiệp. Vào năm 18 tuổi, Borella tình nguyện gia nhập Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông. Trực triếp tham chiến trong trận Điện Biên Phủ và trở thành một trong những người trẻ nhất nhận thưởng huy chương quân đội Pháp (Médaille militaire). Ông rời Đông Dương với cấp bậc hạ sĩ quan vào năm 1956. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Borella được chuyển sang tham chiến tại Algérie thuộc Pháp với cấp bậc đại úy trong Trung đoàn 2 Nhảy dù Ngoại quốc. Về sau, ông gia nhập tổ chức OAS (Đội quân ngầm dẫn đầu bởi những cựu binh trong chiến tranh Algeria) và hoạt động bí mật suốt thập niên 1950, 1960 và đầu thập niên 1970. Đến năm 1974, ông sang Campuchia với cấp bậc đại úy phục vụ trong Quân lực Quốc gia Khmer mới thành lập và sau đó chỉ huy Lữ đoàn 1 Nhảy dù Quân lực Quốc gia Khmer. Tháng 4 năm 1975, Lữ đoàn 1 Nhảy dù phụ trách bảo vệ sân bay Pochentong cho đến khi Phnôm Pênh bị quân cộng sản đánh chiếm. Khmer Đỏ rất muốn chiếm sân bay còn nguyên vẹn nên đã tiến hành đàm phán nhằm đổi lại sự an toàn cho Borella và người của ông. Toàn bộ binh sĩ của Lữ đoàn 1 Nhảy dù đã biến mất vào vùng nông thôn, trong khi Borella chạy đến ẩn náu tại Đại sứ quán Pháp. Vào đầu tháng 5 năm 1975, Borella cùng với công dân Pháp và các nước thứ ba khác đã được sơ tán bằng xe tải đến Thái Lan. Sau khi trở về từ Campuchia Borella đến Liban gia nhập hàng ngũ tổ chức kháng chiến của người Thiên Chúa giáo Phalanges tham chiến trong cuộc nội chiến Liban. Ông bị giết khi đang chiến đấu tại Beirut năm 1975.
1
null
"In God We Trust", nghĩa tiếng Việt là "Chúng ta tin vào Thượng đế" hay "Chúng ta tín thác vào Chúa", đây là một tiêu ngữ "(motto)" của Hoa Kỳ được Quốc hội Hoa Kỳ chọn vào năm 1956. Dòng chữ này xuất hiện đầu tiên vào năm 1957 được in trên mặt lưng tờ tiền có mệnh giá một đô (USD) của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Lịch sử ra đời. Cụm từ này có nguồn gốc trong "Star-Spangled Banner", tạm dịch là "Lá cờ ánh sao chói lọi", tên bài quốc ca của Hoa Kỳ, được viết trong cuộc chiến tranh năm 1812. Trích nguyên cả cụm từ: " Và điều này là phương châm của chúng tôi: Thiên Chúa là sự tin tưởng của chúng tôi". ("And this be our motto: "In God is our trust!").. Khi cuộc nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865) nổ ra, vì nhu cầu tài chánh, Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết và cho phát hành các tờ giấy bạc có mệnh giá năm, mười, và hai mươi đô la vào năm 1861.. Tờ 1 đô la đầu tiên ra đời năm 1862. Tờ một trăm đô cỡ lớn (189x79mm) cũng ra đời vào năm đó. Đến năm 1928 nó được thu gọn lại(157x66mm) như tất cả các mệnh giá khác. Ở mặt lưng của tất các tờ đô la hiện hành của Hoa Kỳ đều có 4 chữ In God We Trust ở phía trên, riêng tờ hai đô in ở phía dưới. Trên đồng xu Hoa Kỳ, cụm từ này xuất hiện từ năm 1864 Theo nhật báo L'Osservatore Romano của Toà thánh Vatican. Đầu tháng 11 năm 2011, hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết tái khẳng định việc sử dụng tiêu ngữ của Mỹ: " In God We Trust ", đã được in trên tất cả các tờ giấy bạc của ngân hàng quốc gia. Các dân biểu Hạ viện Mỹ, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số, đã thông qua nghị quyết với 396 phiếu thuận và 9 phiếu chống. Trước đó tiêu ngữ này đã được khẳng định 1 lần bởi một đạo luật năm 2002, vốn ngăn cấm bất kỳ sự thay đổi nào trong quy định trước đó. Vào năm 2006, Thượng viện đã tái khẳng định lại tiêu ngữ này. Các tranh luận. tiêu ngữ "In God we trust" của quốc hội: Sự phổ biến của " In God We Trust ". Ngoài việc được in trên tiền tệ của Hoa Kỳ, loại tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. " In God We Trust " còn được một số bang như Florida, Georgia gắn trên lá cờ của tiểu bang, hoặc được khắc lên tòa nhà thủ phủ bang Pennsylvania như là câu tiêu ngữ riêng của tiểu bang mình. Trong lĩnh vực văn hóa việc đưa "In God We Trust" vào phim ảnh hay văn học đã trở thành phổ biến. Stryper đã đặt tên cho album thứ ba của mình là "In God We Trust". Trong bộ phim "Oh, GOD", Thiên Chúa, do George Burns đóng đã nói với đệ tử miễn cưỡng Jerry Landers, do John Denver thủ vai, "In God We Trust, All Others Pay Cash".
1
null
Chim lam Philippine (danh pháp khoa học: "Irena cyanogastra") là một loài chim trong họ Chim lam. Nó là loài đặc hữu Philippines. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và rừng núi cao ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới.
1
null
César Azpilicueta Tanco (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Atlético Madrid tại La Liga và đội tuyển Tây Ban Nha. Là một sản phẩm của đội trẻ Osasuna, Azpilicueta đã trải qua ba mùa giải ở La Liga trước khi chuyển sang Marseille, giành được bốn danh hiệu lớn cùng câu lạc bộ Pháp. Vào mùa hè năm 2012, anh chuyển đến Chelsea, giành chức vô địch Europa League trong mùa giải đầu tiên và một cú đúp quốc nội hai năm sau đó. Anh ấy đã có hơn 450 lần ra sân cho Chelsea và hiện đang đứng thứ bảy trong danh sách ra sân mọi thời đại của họ; Petr Čech là người duy nhất không phải người Anh đã chơi nhiều lần hơn cho câu lạc bộ. Anh ấy đã dẫn dắt Chelsea giành chức vô địch Europa League 2019, Champions League 2021 và FIFA Club World Cup 2021. Azpilicueta đã có 55 lần khoác áo tuyển Tây Ban Nha ở cấp độ trẻ ở tất cả các nhóm tuổi, và đại diện cho lứa U-21 trong hai giải vô địch châu Âu, vô địch giải đấu năm 2011. Anh có lần đầu tiên khoác áo đội tuyển vào năm 2013 và được chọn tham dự hai kỳ World Cup cũng như UEFA Euro 2016 và 2020. Sự nghiệp câu lạc bộ. Osasuna. Là sản phẩm của hệ thống trẻ của câu lạc bộ quê hương CA Osasuna, anh có trận ra mắt La Liga vào ngày 8 tháng 4 năm 2007 trong trận thua 0–2 trên sân khách trước Real Madrid, trong khi vẫn đăng ký với đội dự bị; anh ấy bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí tiền đạo sau đó chuyển sang tiền vệ và, trong suốt cả sự nghiệp câu lạc bộ lẫn sự nghiệp quốc tế (cao cấp và trẻ), anh ấy đã xuất hiện ở một số vị trí, bao gồm cả trung vệ và tiền vệ trung tâm. Trong mùa giải 2007–08, do chấn thương trong đội hình chính, Azpilicueta đã trở thành cầu thủ thường xuyên góp mặt ở đội một khi mới 18 tuổi, mặc dù ở vị trí hậu vệ phải. Anh ấy tiếp tục giữ vị trí này trong mùa giải tiếp theo, xuất hiện trong tất cả trừ hai trận đấu của giải đấu. Marseille. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2010, câu lạc bộ Pháp Olympique de Marseille xác nhận đã đạt được thỏa thuận với Osasuna về việc chuyển nhượng Azpilicueta, trong một hợp đồng 4 năm với giá 7 triệu euro. Một tuần sau, Navarrese xác nhận thỏa thuận, với phí chuyển nhượng có thể lên tới 9,5 triệu euro tùy thuộc vào số lần ra sân. Trong trận ra mắt UEFA Champions League, anh ấy đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu trong trận đấu trên sân nhà với Spartak Moscow ở vòng bảng, mặc dù đã phản lưới nhà. Vào ngày 27 tháng 11 năm 2010, trong những phút đầu của chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Montpellier – đồng nghĩa với việc Marseille đã leo lên ngôi đầu giải đấu – Azpilicueta bị đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối trái. Anh ấy phải ngồi ngoài sáu tháng. Vào ngày 13 tháng 5 năm 2012, anh ghi bàn thắng đầu tiên và duy nhất tại Ligue 1 cho Marseille trong chiến thắng 3–0 trước Auxerre. Vào tháng 8 năm 2012, trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc các câu lạc bộ thể hiện sự quan tâm đến Azpilicueta, bao gồm cả câu lạc bộ Premier League Chelsea, Marseille xác nhận rằng anh ấy có thể ra đi, nói rằng, "Nếu Chelsea đưa ra lời đề nghị công bằng cho Azpi [Azpilicueta], chúng tôi sẽ để anh ấy ra đi." Bất chấp lòng trung thành với Marseille, cầu thủ này cho biết anh sẵn sàng ra đi nếu "sự ra đi của anh có thể giúp ích cho tình hình tài chính của Marseille". Chelsea. Ngày 24 tháng 8 năm 2012, Chelsea đã chính thức hoàn thành việc chuyển nhượng Azpilicueta với phí chuyển nhượng khoảng 7 triệu £. Theo đồng đội và đồng hương Juan Mata, "Anh ấy là một hậu vệ phải chạy mạnh mẽ, cũng có tốc độ, vì vậy tôi nghĩ anh ấy đã là một cầu thủ hoàn chỉnh." Do họ của anh ấy khó phát âm đối với một số người nói tiếng Anh, người hâm mộ câu lạc bộ đã đặt cho anh ấy biệt danh đơn nghĩa "Dave". Azpilicueta có trận đấu đầu tiên cho Chelsea vào ngày 25 tháng 9 năm 2012 trong khuôn khổ League Cup, thắng Wolverhampton Wanderers 6-0. Anh có trận đấu đầu tiên tại Premier League trong tuần kế tiếp, khi vào sân thay cho Branislav Ivanović trong chiến thắng 4–1 trước Norwich City. Vào ngày 3 tháng 11 năm 2012, Azpilicueta có trận đấu đầu tiên ở giải đấu, khi gặp Swansea City trong trận hòa 1-1 trên sân khách. Anh đã chơi 48 trận đấu chính thức trong năm đầu tiên với đội bóng do Rafael Benítez, bao gồm tám trận trong chiến thắng của The Blues tại UEFA Europa League. Trong trận chung kết với Benfica, pha bóng chạm tay ở phút 67 của anh ấy đã giúp Óscar Cardozo gỡ hòa thông qua một quả phạt đền, trong chiến thắng chung cuộc 2-1 ở Amsterdam. Azpilicueta ghi bàn thắng đầu tiên cho Chelsea vào ngày 29 tháng 10 năm 2013, ghi bàn đầu tiên trong chiến thắng 2–0 trước Arsenal ở vòng 4 Cúp Liên đoàn. Sau sự xuất hiện của tân huấn luyện viên José Mourinho, anh bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở vị trí hậu vệ trái, thay thế vị trí của người đương nhiệm lâu năm Ashley Cole. Mourinho nói về anh ấy: "Azpilicueta là kiểu cầu thủ mà tôi rất thích. Tôi nghĩ một đội có 11 Azpilicueta có thể sẽ vô địch (Champions League) bởi vì bóng đá không chỉ có tài năng đơn thuần". Vào cuối mùa giải, anh được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất của câu lạc bộ. Trước khi bắt đầu mùa giải 2014–15, Cole ra đi và câu lạc bộ đã chi 15,8 triệu bảng cho Filipe Luís, nhưng Azpilicueta đã bắt đầu mùa giải với tư cách là hậu vệ trái được lựa chọn đầu tiên. Vào ngày 2 tháng 9 năm 2014, anh ký hợp đồng 5 năm mới với câu lạc bộ và vào ngày 18 tháng 10, anh bị đuổi khỏi sân trong hiệp một của chiến thắng 2-1 tại Crystal Palace vì phạm lỗi với Mile Jedinak. Azpilicueta xuất phát khi Chelsea giành EFL Cup vào ngày 1 tháng 3 năm 2015. Trong hiệp hai, anh bị chấn thương trong một pha va chạm với Eric Dier của Tottenham Hotspur, và phải rời sân vì một chiếc băng quấn quanh đầu. Chiến dịch kết thúc với việc chinh phục thêm chức vô địch quốc nội, sau 5 năm chờ đợi. Vào ngày 2 tháng 8 năm 2015, Azpilicueta thi đấu 69 phút trong trận thua 1–0 FA Community Shield trước Arsenal. Mười chín ngày sau, anh ấy ghi bàn thắng thứ ba của đội trong chiến thắng 3–2 trên sân khách trước West Bromwich Albion, đây là bàn thắng đầu tiên của anh ấy tại Premier League, và anh ấy lại ghi bàn thắng trong trận hòa 2–2 ở lượt về vào ngày 13 tháng 1 năm 2016. Mặc dù Azpilicueta ban đầu được sử dụng ở vị trí hậu vệ trái dưới thời tân huấn luyện viên Antonio Conte, sau hai trận thua liên tiếp ở giải VĐQG, sau hai trận thua liên tiếp, Azpilicueta đã chuyển thành sơ đồ 3 hậu vệ, với việc người cũ chơi ở vị trí trung vệ trong trận đấu sau đó với Hull City vào ngày 1 tháng 10. Năm 2016, kết thúc với chiến thắng 2–0 trên sân khách. Vào ngày 13 tháng 12 năm 2016, anh ký hợp đồng mới có thời hạn 3 năm rưỡi với Chelsea, có thời hạn đến năm 2020; trong lần xuất hiện đầu tiên sau thỏa thuận, anh đã có lần ra sân thi đấu thứ 200 cho câu lạc bộ, trong chiến thắng 1–0 trên sân khách trước Sunderland. Azpilicueta đã chơi mọi phút trong mùa giải khi đội của anh ấy vô địch giải quốc nội, và ghi bàn trong chiến thắng 4–3 trên sân nhà trước Watford sau khi đã giành được danh hiệu. Vào cuối tháng 7 năm 2017, sau sự ra đi của John Terry, anh được bổ nhiệm làm đội phó cho Gary Cahill. Vào ngày 12 tháng 9 năm đó, anh ghi bàn thắng đầu tiên tại Champions League, trong chiến thắng 6–0 trên sân nhà trước Qarabağ FK. Azpilicueta ký hợp đồng mới vào tháng 12 năm 2018, kéo dài đến năm 2022. Sau khi Cahill rời Chelsea, anh được bổ nhiệm làm đội trưởng câu lạc bộ trước mùa giải 2019–20; Anh ấy đã đeo băng đội trưởng trên sân trong khi cầu thủ người Anh vắng mặt trong đội, kể cả trong chiến thắng Chung kết UEFA Europa League 2019 trước Arsenal ở Azerbaijan. Vào ngày 23 tháng 10, anh đánh dấu lần ra sân thứ 350 ở Chelsea với chiến thắng 1–0 ở vòng bảng trước Ajax ở Champions League. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Azpilicueta đánh dấu lần ra sân thứ 100 với tư cách đội trưởng câu lạc bộ với một bàn thắng và được mệnh danh là cầu thủ xuất sắc nhất trận trong trận hòa 1-1 trước Brighton & Hove Albion. Vào ngày 1 tháng 8, trong trận thua 2-1 trước Arsenal ở Chung kết FA Cup 2020, Azpilicueta đã để thủng lưới một quả phạt đền và sau đó bị chấn thương, dẫn đến việc phải thay người. Azpilicueta trở thành cầu thủ thứ 13 trong lịch sử Chelsea có 400 lần ra sân, khi anh ấy ra sân trong trận đấu với Manchester City vào ngày 3 tháng 1 năm 2021. Vào ngày 23 tháng 5, ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải, anh ấy bị đuổi khỏi sân vì phạm lỗi với Jack Grealish trong trận gặp Aston Villa trong trận thua 1-2, nhưng án treo giò ba trận đã được lật lại do kháng cáo. ​​Sáu ngày sau, anh là đội trưởng đội bóng giành chiến thắng 1–0 trong trận Chung kết UEFA Champions League trước Manchester City tại Estádio do Dragão, Porto, giành chức vô địch Champions League đầu tiên sau 9 năm. Vào ngày 28 tháng 8 năm 2021, Azpilicueta đã đạt được cột mốc quan trọng khi anh trở thành cầu thủ Chelsea thứ tư đạt 300 trận ra sân tại Premier League sau John Terry (492), Frank Lampard (429) và Petr Čech (333). Anh ấy xuất phát trước Liverpool trong trận hòa 1-1. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2021, Azpilicueta là một trong năm cầu thủ Chelsea được đưa vào danh sách rút gọn 30 người cuối cùng cho Ballon d'Or 2021. Vào ngày 12 tháng 2 năm 2022, Azpilicueta nâng cao chiếc cúp trong trận Chung kết FIFA Club World Cup 2021 trong trận Chung kết Club World Cup thứ hai của họ, lần đầu tiên diễn ra vào năm 2012 khi Chelsea thua Corinthians. Với danh hiệu này và danh hiệu UEFA Super Cup trước đó, điều đó có nghĩa là anh ấy trở thành cầu thủ Chelsea đầu tiên và duy nhất giành được mọi danh hiệu lớn tại câu lạc bộ.
1
null
Atahualpa, Atahuallpa, Atabalipa, hay Atawallpa (20/3/1497 – 29/8/1533), là vị Sapa Inca hay hoàng đế cuối cùng của Tahuantinsuyu (Đế chế Inca) trước khi người Tây Ban Nha xâm chiếm Đế chế Inca. Tiểu sử. Ông là con trai của Huayna Cápac, vua Inca thứ 11. Trước khi chết, Huayna Cápac quyết định chia vương quốc ra làm hai cho hai người con trai. Atahualpa được hưởng vùng đất phía bắc và ngự tại Cajamarca, trong khi Huáscar nhận vùng đất phía nam với Cuzco là nơi cai trị. Năm 1527 Huayna Cápac chết vì bệnh dịch. Việc chia hai vương quốc đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột dữ dội giữa hai anh em. Mặc dù Huáscar được người Inca kính trọng nhưng người của ông đã bị đạo quân phía bắc có nhiều kinh nghiệm chinh chiến đánh bại vào năm 1532. Huáscar bị bắt và xử tử. Atahualpa trở thành người thống trị của toàn bộ lãnh thổ Vương quốc Inca. Tháng 4 năm 1532, Francisco Pizarro chỉ huy quân Tây Ban Nha đổ bộ vào bờ biển Peru. Ngay từ vài năm trước đó người Inca đã mắc phải những bệnh mà trước nay họ chưa từng có (đậu mùa và sởi), lan truyền qua Trung Mỹ đến phía nam với hậu quả chết người. Khi Pizarro đến, vương quốc Inca không không còn là một vương quốc hùng cường nữa mà là một quốc gia đang chìm đắm trong cuộc chiến thừa kế giữa hai anh em Atahualpa và Húascar. Cuộc nội chiến này đã lay chuyển nền móng của vương quốc và sự bất bình của các dân tộc bị thống trị càng làm cho quốc gia này nhanh chóng sụp đổ. Atahualpa đã đánh giá quá thấp nguy hiểm xuất phát từ người Tây Ban Nha. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1532 họ được Atahualpa chào đón một cách thân thiện. Pizarro và 168 người đồng hành đã lợi dụng tình huống này để bắt giữ Atahualpa và gây ra một cuộc tàn sát đẫm máu trong số 20.000 người lính Inca trong trận Cajamarca.
1
null
Tổ chức liên chính phủ, hay đôi khi còn gọi là tổ chức chính phủ quốc tế, là một tổ chức bao gồm chủ yếu là các quốc gia có chủ quyền (hay các "nước thành viên") hay các tổ chức liên chính phủ khác. Thường thì tổ chức liên chính phủ được gọi là tổ chức quốc tế dù rằng khái niệm này có thể hàm nghĩa cả các tổ chức phi chính phủ quốc tế như các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoặc các công ty đa quốc gia. Các tổ chức liên chính phủ (TCLCP) là một khía cạnh quan trọng của công pháp quốc tế. Chúng được thành lập dựa trên các hiệp định (đóng vai trò hiến chương); những hiệp định này được hình thành khi các đại diện pháp lý (tức các chính phủ) của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp định, từ đó tạo lập tư cách pháp nhân cho TCLCP. Xét về mặt pháp lý, cần phân biệt các TCLCP với những nhóm hoặc liên minh quốc gia giản đơn, ví dụ tổ chức G8 hoặc Bộ tứ Trung Đông. Lý do là vì những nhóm này tự lập ra mà không dựa trên bất cứ một văn bản mang tính pháp lý cao nhất nào và chúng chỉ đóng vai trò như những nhóm đặc trách. Các tổ chức liên chính phủ cũng không phải là các hiệp định. Ví dụ, trước khi Tổ chức Thương mại Thế giới ra đời thì đã từng có nhiều hiệp định như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ hoặc Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch. Những hiệp định này không tạo lập nên một tổ chức nào; chúng hoàn toàn chỉ dựa vào sự công nhận về mặt pháp lý của các bên tham gia hiệp định đối với tư cách điều hành của chúng nhằm đạt được tư cách uỷ ban ad hoc. Các hiệp định khác thì thành lập được một bộ máy hành chính nhưng cũng không được cấp tư cách pháp nhân quốc tế. Phân loại và mục đích. Các tổ chức liên chính phủ khác nhau cả về chức năng, số thành viên và tiêu chuẩn thành viên, tầm nhìn và mục đích. Một số TCLCP phát triển nhằm để đáp ứng nhu cầu về một diễn đàn trung lập, nơi các bên có thể tranh luận hoặc đàm phán để giải quyết tranh chấp. Số khác thì gom các lợi ích chung vào những mục tiêu thống nhất để gìn giữ hòa bình thông qua giải quyết xung đột và cải thiện quan hệ quốc tế; phát huy hợp tác quốc tế trong các vấn đề như bảo vệ môi trường; đề cao nhân quyền; đẩy mạnh phát triển xã hội (giáo dục, y tế); cung cấp trợ giúp nhân đạo và phát triển kinh tế. Một số TCLCP theo đuổi nhiều nhiệm vụ ở tầm vĩ mô (ví dụ Liên Hợp Quốc) trong khi một số tổ chức lại tập trung theo đuổi các mục tiêu liên quan đến một chủ đề cụ thể (ví dụ Interpol hoặc Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế). Một số tổ chức như NATO còn có cơ chế an ninh chung hoặc các điều khoản phòng thủ lẫn nhau. Ví dụ. Mục tiêu của Liên Hợp Quốc là: Lịch sử. Trong khi các hiệp định, liên minh và hộp nghị đa bên đã tồn tại hàng thế kỉ thì các TCLCP chỉ mới bắt đầu hình thành từ thế kỉ 19. Trong số các tổ chức tiên phong này, có thể kể đến Ủy ban Trung ương về Lưu thông Tàu bè trên sông Rhine (thành lập sau khi các cuộc chiến tranh của Napoléon kết thúc), Liên minh Viễn thông Quốc tế (thành lập dựa trên kết quả của Hội nghị Điện tín Quốc tế gồm hai mươi quốc gia, diễn ra vào tháng 5 năm 1865) và Hội Quốc Liên (hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất). Mở rộng và phát triển. Hiện tại có hơn 250 TCLCP trên toàn thế giới và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Đó là nhờ tiến trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng và khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa giúp TCLCP phát triển dễ dàng hơn nhờ sự gia tăng của quan hệ quốc tế trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự cũng như ở phạm vi nội địa. Về mặt kinh tế, các TCLCP giành thêm các nguồn lực cả vật chất và phi vật chất cho sự thịnh vượng kinh tế. Về mặt chính trị, các TCLCP cung cấp môi trường chính trị ổn định trong phạm vi một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Về mặt quân sự, các liên minh quân sự thiết lập các tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo an ninh cho các thành viên cũng như phòng tránh các mối đe dọa từ bên ngoài. Tham gia. Có vài lý do khiến các quốc gia chọn việc gia nhập một tổ chức liên chính phủ nào đó, nhưng cũng có lý do khiến họ từ chối gia nhập. Lý do gia nhập: Lý do từ chối:
1
null
Trận Luckau là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Giải phóng Đức - một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra vào ngày 6 tháng 6 năm 1813. Đây là một cuộc giao chiến quyết liệt, trong đó quân đội Phổ - Nga do tướng Friedrich Wilhelm Freiherr von Bülow chỉ huy đã đánh thắng quân đội Đế chế Pháp do Thống chế Nicolas Oudinot chỉ huy, gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp. Là lực lượng nòng cốt của quân đội Liên minh thứ sáu trong trận Luckau, quân bộ binh Phổ được tác giả Michael V. Leggiere ghi nhận là đã chiến đấu tốt dưới làn đạn của đối phương. Chiến thắng của Bülow trong trận đánh Luckau đã giải nguy cho kinh thành Berlin của Vương quốc Phổ trước sự tấn công của quân Pháp dưới quyền Oudinot. Ngoài ra, thắng lợi tại Luckau của ông cũng góp phần rửa hận cho thất bại của ông tại Hoyerswerda trước đó. Thành công của Bülow trong nỗ lực đương đầu với chiến dịch tấn công cua quân đội Pháp đã khiến cho ông được Nhà nước Phổ và Nga hoàng tặng thưởng.
1
null
Phòng chuộc (tiếng Tây Ban Nha: "El Cuarto del Rescate") là một căn phòng ở Cajamarca, Peru.Nó được coi là nơi kết thúc Đế chế Inca với việc bắt giữ và hành quyết vị hoàng đế cuối cùng của Đế chế Inca Atahualpa. Năm 1532 Francisco Pizarro và 168 binh lính của ông đã gặp Atahualpa ở đây sau đi nhiều tuần từ Piura. Pizarro đến gặp mặt thủ lĩnh Inca, với một đoàn tùy tùng 168 người, yêu cầu phía Inca phải cải sang đạo Kitô. Atahualpa cầm quyển Kinh thánh và ném xuống sàn nhà, cùng với yêu sách của Tây Ban Nha như một lời thách đấu, thông qua một số người phiên dịch, Atahualpa khẳng định rằng ông không muốn hiểu những gì trong cuốn sách kia. Quân Tây Ban Nha đã tấn công đoàn tùy tùng của thủ lĩnh Inca và bắt sống Atahualpa. Atahualpa đã ra giá chuộc tự do cho mình với người Tây Ban Nha bằng số vàng nhét đầy căn phòng đang giam giữ ông, cùng với hai lần số lượng bạc. Những người Inca đã đáp ứng đủ số của cải để chuộc, nhưng Pizarro đã bội ước những người Inca. Trong khi Atahualpa đang bị giam giữ thì Huascar đã bị ám sát. Những người Tây Ban Nha duy trì sự giam giữ Atahualpa như một sự cung cấp các đòi hỏi của họ; và cuối cùng, khi sự chu cấp cạn kiệt cũng là lúc người Tây Ban Nha kết thúc sự sống của Atahualpa, tháng 8 năm 1533. Thực dân Tây Ban Nha đưa em trai của Atahualpa là Manco Inca Yupanqui lên ngôi Inca; Manco không thể hiểu được những âm mưu của Pizarro cũng như vai trò bù nhìn của mình nên thủ đô Cuzco rơi vào tay những người Tây Ban Nha năm 1536. Manco thất thủ và rút lui lên vùng núi của Vilcabamba, trong khi người kế vị và Manco kéo dài thêm được 36 năm, thì người Tây Ban Nha khuyến khích những người nổi dậy chống đối. Năm 1572 pháo đài cuối cùng của Inca, đang được nắm giữ bởi Túpac Amaru, con trai của Manco, bị phát hiện và người Tây Ban Nha đánh chiếm, nền văn minh Inca sụp đổ.
1
null
Trận Cajamarca là một đợt tấn công táo bạo và bất ngờ của conquistador Tây Ban Nha đối với Đế chế Inca. Năm 1532 Francisco Pizarro và 168 binh lính của ông diện kiến vị Sapa Inca Atahualpa ở Cajamarca sau đi nhiều tuần đi từ Piura. Pizarro đi cùng một đoàn tùy tùng 168 người, yêu cầu phía Inca phải cải sang đạo Kitô. Atahualpa cầm quyển Kinh thánh và ném xuống sàn nhà, cùng với yêu sách của Tây Ban Nha như một lời thách đấu, thông qua một số người phiên dịch, Atahualpa khẳng định rằng ông không muốn hiểu những gì trong cuốn sách kia. Quân Tây Ban Nha đã tấn công đoàn tùy tùng của thủ lĩnh Inca và bắt sống Atahualpa. Atahualpa đã ra giá chuộc tự do cho mình với người Tây Ban Nha bằng số vàng nhét đầy căn phòng đang giam giữ ông, cùng với hai lần số lượng bạc. Những người Inca đã đáp ứng đủ số của cải để chuộc, nhưng Pizarro đã bội ước những người Inca. Trong khi Atahualpa đang bị giam giữ thì Huascar đã bị ám sát. Những người Tây Ban Nha duy trì sự giam giữ Atahualpa như một sự cung cấp các đòi hỏi của họ; và cuối cùng, khi sự chu cấp cạn kiệt cũng là lúc người Tây Ban Nha kết thúc sự sống của Atahualpa, tháng 8 năm 1533.
1
null
Bánh giá là một món ăn đặc sản nổi tiếng xuất xứ từ Chợ Giồng (Gò Công Tây) ở vùng Gò Công, Tiền Giang. Cũng vì xuất xứ đó mà người ta thường gọi là Bánh giá Chợ Giồng. Theo lời truyền miệng của cư dân, nghề làm bánh giá xuất hiện cùng lúc với quá trình khai hoang lập ấp của người Việt ở vùng đất này vào thế kỷ XVII. Loại bánh này có sức ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa vùng Chợ Giồng nói riêng và vùng Gò Công, Tiền Giang nói chung. Cái vá là vật dụng dùng định hình cho loại bánh này, người địa phương đọc trại "vá" thành "giá" từ đó trở thành tên gọi của bánh là bánh giá. Quy trình thực hiện. Bánh giá có ngoại hình tương tự như bánh tôm Hồ Tây hay bánh cống, tuy nhiên thành phần có phần phong phú hơn. Các nguyên liệu chính gồm: thịt heo nạc, tôm đất, giá, nấm rơm, nấm mèo (mộc nhĩ), cải bắc thảo, bột gạo, bột đậu nành, óc heo, dầu thực vật hoặc mỡ heo. Đầu tiên,trộn chung bột gạo với đậu nành theo tỷ lệ 1:1 và óc heo rồi ủ khoảng 2-3 giờ, sau đó mới đem chiên. Bắc chảo dầu lên bếp than đun cho dầu sôi. Kế tiếp, cho các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn vào vá và nhúng vá ấy vào chảo đến khi chiếc bánh có màu vàng sậm là vừa chín tới.Thông thường, mỗi chảo chiên từ 4-5 vá. Người làm bánh khéo sẽ chiên sao cho con tôm nằm trọn vẹn trên mặt bánh đỏ au. Bánh giá ăn nóng kèm với rau thơm xắt nhỏ, nước mắm tỏi ớt và bún. Văn hóa. Bánh giá Chợ Giồng không chỉ là món ăn bình dân mà còn được sử dụng một cách trang trọng trong các bữa tiệc thịnh soạn và nghiêm túc như cưới hỏi, tân gia, giỗ chạp... Nhà văn nổi tiếng Hồ Biểu Chánh thường nhắc đến món ăn này trong các quyển tiểu thuyết của mình.Người Việt Nam cũng có câu ca dao đề cập tới bánh giá:
1
null
"The World Is Mine" là một ca khúc của DJ người Pháp David Guetta và JD Davis, thu âm cho album phòng thu thứ hai của Guetta, "Guetta Blaster". Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ ba của album và được phát hành vào ngày 22 tháng 11 năm 2004. Ca khúc có sử dụng một đoạn nhạc của ca khúc "Someone Somewhere in Summertime", một ca khúc của nhóm nhạc Simple Minds. Ba năm sau, vào 2007, đĩa đơn này được phát hành ở Mỹ, ngay sau đĩa đơn "Love Don't Let Me Go (Walking Away)", cùng với album "Guetta Blaster". Một phần nhờ vào sự giúp đỡ từ các cửa hàng phát thanh như BPM, "The World is Mine" đã trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên của Guetta trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot Dance Airplay vào tháng 6 năm 2007.
1
null
"In Love With Myself" là một ca khúc được biểu diễn bởi DJ người Pháp David Guetta và JD Davis cho album phòng thu thứ hai của Guetta, "Guetta Blaster". Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ tư và cũng là đĩa đơn cuối cùng trích từ album, và được phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2005. Đĩa đơn này chỉ được phát hành ở Pháp.
1
null
Sông Tennessee () là chi lưu lớn nhất của sông Ohio. Sông có chiều dài xấp xỉ 652 dặm (1049 km) và thuộc thung lũng Tennessee ở đông nam Hoa Kỳ. Con sông này từng được gọi phổ biến với cái tên Cherokee, cũng như các tên gọi khác. Tên gọi hiện nay có nguồn gốc từ một ngôi làng của người Cherokee có tên là "Tanasi". Dòng chảy. Sông Tennessee được tạo thành ở nơi hợp lưu giữa sông Holston và sông French Broad ở phía đông của Knoxville, Tennessee. Từ Knoxville, sông chảy theo hướng đông nam qua Đông Tennessee hướng về Chattanooga trước khi tiến vào bang Alabama. Sông vòng qua miền bắc Alabama rồi cuối cùng tạo thành một đoạn nhỏ ranh giới giữa bang này với Mississippi, trước khi trở về Tennessee. Tại điểm này, sông trở thành ranh giới giữa hai phần của Tennessee: Trung và TâyTennessee. Tuyến đường thủy Tennessee-Tombigbee Waterway, một dự án của UCông binh Lục quân Hoa Kỳ đã khiến tàu bè có thể đi đến sông Tombigbee và liên kết đến cảng Mobile, tiến vào Tennessee gần ngã ba ranh giới Tennessee-Alabama-Mississippi. Tuyến đường thủy này làm giảm khoảng cách đi lại từ Tennessee, bắc Alabama, và bắc Mississippi đến vịnh Mexico tới hàng trăm dặm. Phần cuối dòng, sông Tennessee chảy trong địa bàn bang Kentucky, chia tách Jackson Purchase với phần còn lại của tiểu bang này. Sông Tennessee sau đó đổ nước vào sông Ohio tại Paducah, Kentucky. Đập. Sông đã được nhiều lần xây đập, chủ yếu là do các dự án của Tennessee Valley Authority (TVA). Vị trí đập Kentucky của TVA nằm trên sông Tennessee và đập Corps' Barkley nằm trên sông Cumberland đã tạo ra Một vùng đất giữa hai hồ. Một kênh đào có thể đi lại được nằm ở Grand Rivers, Kentucky, nối hồ Kentucky và hồ Barkley. Kênh đào cho phép rút ngắn hành trình từ sông Tennessee đến hầu hết sông Ohio, và rút ngắn hành trình từ sông Cumberland hướng đến Mississippi. Đô thị quan trọng. "Các thành phố in đậm có trên 30.000 cư dân"
1
null
Mác mật, mắc mật, mác một, mắc một còn gọi là hồng bì núi (tiếng Kinh) hay củ khỉ, dương tùng (danh pháp hai phần: "Clausena indica") là loài thực vật có hoa thuộc họ Cửu lý hương. Từ "mác mật/một" là tiếng Tày-Nùng & tiếng Tày Đăm, tiếng Tày Khao & Tày Đeng. Tiếng Thái Lan หมากมด (Mak mod) & tiếng Lào ຫມາກ ມົດ (Mak mod) và có thể dịch thành "quả kiến" (Mật/Một = con kiến). Cây "mác mật" là loại cây gỗ nhỏ, cao từ 3 m đến 7 m, thường mọc trên núi đá vôi. Cây ra hoa tháng 3 đến tháng 6, đậu quả vào tháng 7 đến tháng 9. Quả và lá non dùng làm gia vị, lá và rễ được dùng trong đông y, ngoài ra lá cây cũng được dùng để cất tinh dầu. Cây mắc mật ít bị sâu bệnh, nếu trồng bằng hạt đến năm thứ 5 hay thứ 6 thì bắt đầu bói quả, nếu trồng từ cây ghép đến năm thứ 2-3 sẽ bắt đầu cho quả. Tại Việt Nam cây chủ yếu phân bố ở vùng núi đông bắc bộ như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh , cây trồng ở các khu vực tỉnh khác thường rất khó phát triển hoặc nếu cây sống cũng không sai quả, không có mùi thơm đặc trưng như tại quê hương của loài cây này hay rất có thể lá sẽ bị đắng không dùng để chế biến món ăn được. Quả có thể ăn tươi khi chín vàng, hoặc làm gia vị để chế biến một số món ăn của người Tày. Ngoài ra quả mắc mật còn dùng để ngâm măng tỏi ớt, lá mắc mật có mùi thơm đặc trưng nên thường được dùng trong các món ăn của người dân tộc Tày, Nùng như các món thịt nướng, thịt kho hay người Việt Nam thường được biết đến nhất là món vịt quay hay lợn quay nổi tiếng của Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn sẽ không thể không có thứ gia vị có đặc trưng riêng này.
1
null
Lương Xuân Nhị () là giáo sư, nhà giáo nhân dân và họa sĩ Việt Nam nổi tiếng với những bức chân dung thiếu nữ và phong cảnh, sinh hoạt mang vẻ đẹp bình dị, đằm thắm của tâm hồn Việt. Sơ lược tiểu sử. Họa sĩ Lương Xuân Nhị sinh ngày 10 tháng 4 năm 1914 tại Hà Nội. Ông học cùng các họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, Lưu Văn Sìn, Hoàng Lập Ngôn ở Trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khoá 7 (1932-1937). Năm 1942, họa sĩ Lương Xuân Nhị đi Nhật, nhiều tác phẩm của ông về thiếu nữ và phong cảnh Nhật đã được đánh giá cao về màu sắc, bút pháp. Từ năm 1955 tới năm 1981, ông là giảng viên ở Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Tác phẩm của ông được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng ở Paris, New York, Tokyo và ở nhiều bộ sưu tập cá nhân trong và ngoài nước. Họa sĩ Lương Xuân Nhị qua đời ngày 25 tháng 5 năm 2006 tại Hà Nội. Phong cách. Lương Xuân Nhị là một trong những họa sĩ đưa vẽ sơn dầu vào Việt Nam. Các tranh sơn dầu và lụa của ông đầy tinh thần Phương Đông. Ông nói: "Ta (họa sĩ Việt Nam) học theo Âu châu, cách vẽ, cách diễn tả hình khối, ánh sáng, màu sắc theo hiện thực trước mắt đã ăn sâu vào mình khi được đào tạo (ở Trường Mỹ thuật Đông Dương)..Nghệ thuật phương Đông lại bỏ chi tiết, chỉ diễn tả hình sắc theo cách nhìn chủ quan của người họa sĩ. Nắm bắt thần thái của cảnh và người." Họa sĩ Lương Xuân Nhị thích những phối sắc êm dịu phong phú của màu xanh ở chính trong thiên nhiên và đưa nó vào trong tranh "Phong cảnh nông thôn", "Đồi cọ".v.v.. nên đã có người gọi ông là "họa sĩ của màu xanh". Việc ông rất thành công trong tranh thiếu nữ, chân dung thiếu phụ trẻ nên ông cũng được coi là họa sĩ của phái đẹp. Ông "không còn giữ được những bức đẹp nhất vẽ chân dung thiếu nữ. Ngay khi đang vẽ, đã có người này, nhóm nọ đến xem và đòi mua ngay sau khi tác phẩm đã hoàn thành." Vì người mua "mến chuộng nét đẹp trang nhã, hồn hậu và chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam" qua nét vẽ của ông. Trích dẫn. Cuối đời, họa sĩ Lương Xuân Nhị tâm sự: "Tôi tiếp nhận tất cả, nhưng vẫn tìm một cách vẽ riêng của mình: thanh nhã và dịu dàng, tả thực, mơ màng, tươi tắn ấn tượng, huyền ảo với cái đẹp thuần Việt." Đánh giá. Một nhà phê bình mỹ thuật Pháp nhận xét: "Vẻ đẹp phương Đông hiện lên lung linh trong tranh của họa sĩ Lương Xuân Nhị." Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận xét: "Những tác phẩm của họa sĩ Lương Xuân Nhị đứng đắn và xinh, nhẹ nhàng và rất dễ yêu." Giải thưởng. Ngay khi còn đang học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã giành các giải Bạc (1935), Vàng (1936) và Ngoại hạng-Giải thưởng danh dự (1937) của "Hội khuyến khích Mỹ thuật Mỹ nghệ Đông Dương" tại Triển lãm của SADEAI. Họa sĩ Lương Xuân Nhị tham gia triển lãm mỹ thuật ở Việt Nam và ở nước ngoài từ năm 1936. Năm 1938, tác phẩm lụa "Quán nước bên đường" của ông được Viện bảo tàng World Headquarters New York sưu tầm. Ghi nhận những đóng góp của ông, năm 1990 ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001) và có tên trong Từ điển Bách khoa Việt Nam.
1
null
Jason Voorhees là một nhân vật hư cấu, nhân vật phản diện chính trong loạt phim "Friday the 13th" ("Thứ Sáu Ngày Mười Ba") vốn là loạt phim kinh dị nổi tiếng suốt thập niên 1980 cho đến nay. Hắn là một nhân vật kinh dị, kẻ sát nhân hàng loạt nổi tiếng qua cái cách giết người ghê rợn theo nhiều kiểu khác nhau bằng nhiều hung khí khác nhau, nhưng vũ khí chính của hắn, một vật hắn luôn mang theo bên người là dao rựa và hắn luôn mang một cái mặt nạ đặc trưng trong khi gây án. Jason sống ở khu cắm trại hồ Crystal ở hạt Wessex bang New Jersey nước Mỹ, hắn giết bất cứ ai đến cắm trại nơi đây. Có lúc hắn còn lên tận thành phố để đuổi theo những nạn nhân như bộ phim . Theo thống kê trên các bộ phim, tính từ năm 1981 đến năm 2009, kẻ thủ ác Jason Voorhees đã giết hại tổng cộng 156 nạn nhân. Tiểu sử. Jason Voorhees sinh ngày 13 tháng 6 năm 1946, mẹ cậu tên Pamela Voorhees làm đầu bếp trong khu cắm trại hồ Crystal và bố cậu là một người đàn ông tên Elias Voorhees. Hai vợ chồng đặt tên cho cậu bé là Jason, nhưng không lâu sau ông Elias đột ngột qua đời, bà Pamela phải sống một mình nuôi con, bà yêu Jason hơn tất cả mọi thứ trên đời. Khi Jason 11 tuổi, cậu bé bị mắc phải một căn bệnh rất lạ, căn bệnh đó khiến đầu Jason to hơn những đứa trẻ bình thường. Hôm nọ Jason bị một đám trẻ con chọc ghẹo, xô xuống hồ Crystal. Do không biết bơi mà còn gặp phải chỗ nước sâu, Jason chết đuối ngay dưới hồ. Bà Pamela vớt được xác con mình lên, bà đọc một lời nguyền cứu cho Jason sống lại, cũng chính lời nguyền đó đã giúp Jason trở nên bất tử sau này. Một điều đặc biệt là da thịt hồng hào hằng ngày của Jason đã trở thành màu xám y như những xác chết trong nhà xác, cũng đúng bởi vì Jason đã chết một lần. Từ hôm đó trở đi, bà Pamela giận dữ và lên kế hoạch giết bất cứ ai dám bén mảng đến khu Crystal này vì chính bọn du khách đã hại con bà chết. Thế là bà Pamela giết rất nhiều người đến cắm trại, nhưng lần đó không may bà bị một nạn nhân nữ tên là Alice Hardy chặt đầu bằng dao rựa. Sau khi bà Pamela chết thì cô gái kia chạy thoát khỏi khu hồ Crystal, Jason đi ra thấy xác mẹ mình chết liền cầm dao rựa lên và thề là sẽ trả thù cho mẹ. Hơn 20 năm sau, Jason Voorhees trở thành người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh, trên mặt vẫn đeo mãi chiếc mặt nạ hockey sắt, miệng vẫn không nói một lời nào, trên tay vẫn lăm lăm dao rựa đón chờ những người nào muốn đến cắm trại nơi đây. Jason Voorhees có nhiều ưu điểm như là chạy nhanh, bắn cung giỏi, phóng lao, phóng rìu... Chính những yếu tố này đã khiến không nạn nhân nào thoát khỏi tay hắn, chỉ trừ trường hợp họ... may mắn. Thực ra Jason giết người để trả thù cho mẹ hắn chỉ là một phần, còn phần khác là hắn chỉ muốn sống yên tĩnh với khu hồ Crystal của hắn, nơi mà hắn sinh sống suốt hơn 20 năm qua. Jason vốn có sức mạnh hơn người, điều này được xem như là lợi thế lớn của hắn. Trong phần 6 (Jason Lives), sau khi được hồi sinh lại do sét đánh vào ngôi mộ thì sức mạnh của Jason càng phi thường hơn nữa, chính hắn cũng nhận ra điều này. Hắn có thể dùng tay không ép vỡ sọ nạn nhân, vặn cổ nạn nhân, đấm bay đầu nạn nhân, đánh sập một cánh cửa sắt, bẻ một cái giường gỗ. Jason còn có khả năng chịu đựng rất giỏi, không hề biết đau đớn. Hắn không hề hấn gì trước những tình huống như bị bắn, bị đâm chém, đánh đập, điện giật, nhấn nước, lửa thiêu... Trong phần 9 (Jason Goes to Hell: The Final Friday), mặc dù bị lực lượng cảnh sát bắn nổ tan xác nhưng hồn Jason vẫn nhập vào người khác để tiếp tục việc giết chóc. Jason Voorhees có khả năng sử dụng tất cả các loại vũ khí ở nhiều hiện trường khác nhau, ngay cả những thứ lớn nhất như là máy khoan tuyết đến thứ nhỏ nhất như là tuốc nơ vít. Không có nhân vật nào nổi bật hơn Jason Voorhees vì hắn đã từng chết nhiều lần, tới địa ngục rồi trở lại, giết người trên không gian, số lượng người hắn giết nhiều đến 156 người, hơn hẳn các nhân vật kinh dị khác như Leatherface hay Freddy Krueger... cho nên hắn được khán giả đặt biệt danh là cỗ máy không ngừng giết người. Hắn không phải là nhân vật duy nhất dễ gây ám ảnh cho khán giả mà còn một nhân vật nữa là Freddy Krueger. Freddy nổi tiếng là kẻ giết người trong mộng của loạt phim kinh dị "A Nightmare on Elm Street", ai cũng khiếp sợ hắn cũng như những ngón tay sắt nhọn của hắn. Freddy và Jason xứng đáng là đối thủ của nhau, chính vì thế vào năm 2003, hãng phim New Line Cinema đã thực hiện bộ phim kinh dị "Freddy vs. Jason", bộ phim này cho cả hai nhân vật đối đầu với nhau. "Freddy vs. Jason" là bộ phim thứ 8 trong loạt phim "A Nightmare on Elm Street" mà cũng là bộ phim thứ 11 của loạt phim "Friday the 13th". Những người khán giả nào tinh mắt sẽ thấy rằng mỗi một phần phim "Friday the 13th" Jason Voorhees sẽ đeo một chiếc mặt nạ khác nhau, về kiểu thì giống nhau nhưng tính chất khác nhau như là có cái mới tinh (trong phần 3), cái bị trầy xước (trong phim Freddy vs. Jason), cái bị vỡ một khúc (trong phần 7)...
1
null
Ốc ruốc hay còn gọi là ốc chép là một loại ốc biển có kích cỡ loại nhỏ, có màu sắc sặc sỡ phân bố ở vùng biển miền Trung Việt Nam, đặc biệt tập trung ở vùng Quảng Nam. Đặc điểm sinh học. Ốc ruốc có kích cỡ nhỏ li ti bằng hạt nút áo (khuy áo) với vỏ có nhiều màu sắc sặc sỡ. Ốc ruốc sống gần bờ biển, nó có tập tính chỉ xuất hiện vào đầu mùa hè và thường xuất hiện trên vùng biển miền Trung từ tháng 3-7 dương lịch hằng năm. Vào mùa này, ốc ruốc tụ lại từng đám, có lúc nổi dật dờ theo con sóng biển ven bờ, có lúc nằm dày đặc ngay bờ biển Trong đời sống. Ốc ruốc là món ăn dân dã được yêu thích dù để ăn được chúng phải mất nhiều thời gian để khều lấy thịt ăn vì kích thước quá nhỏ của chúng. Ở vùng Quảng Nam, ốc ruốc là một đặc sản được ưa thích. Nghề cào ốc ruốc là nghề khá phổ biến của ngư dân ở vùng đất này, nghề này đã giúp tăng thu nhập đáng kể cho địa phương trong những tháng đầu năm 2007, ước tính có khoảng trên dưới 500 lao động tại địa phương tham gia cào ốc. Có gia đình thu nhập vài triệu đồng Quá trình chế biến, sau khi trụng nước sôi cho chín ruột bên trong, được trộn thêm gia vị gồm mắm, muối, dầu, ớt bột... thành một món vừa bắt mắt vừa lôi cuốn mùi vị đặc trưng của ốc biển. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn ốc ruốc tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đã có hơn 30 người ngộ độc do ăn ốc chép. Ngoài ra, ốc ruốc còn tận dụng được vỏ để làm vật trang trí vì màu sắc sặc sở, bắt mắt, nhiều người đính vỏ ốc thành hình cánh hoa trên tách trà, xâu thành vòng đeo tay hay chuỗi hạt, thậm chí kết thành rèm cửa. Nguồn gốc của độc tố trong các loài ốc chưa được xác định rõ ràng do chúng có tính chất khá phức tạp vì không phải tất cả các cá thể trong cùng một loài đều mang độc tố và độc tố cũng rất khác biệt trong từng cá thể. Nguyên nhân của tính chất phức tạp này rất có thể độc tố của ốc cũng có nguồn gốc từ vi sinh vật cộng sinh.
1
null
CANT Z.506 "Airone" (tiếng Ý: chim Diệc) là một loại máy bay có phao ba động cơ, do hãng CANT chế tạo từ năm 1935. Nó được hãng hàng không "Ala Littoria" sử dụng làm máy bay vận tải và thư tín. Z.506 đã thiết lập 10 kỷ lục hàng không thế giới vào năm 1936 và 10 kỷ lục khác vào năm 1937. Trong Chiến tranh thế giới II, nó được dùng làm máy bay trinh sát, ném bom và cứu hộ thuộc biên chế của "Regia Aeronautica", "Regia Marina", Aeronautica Cobelligerante del Sud, Aeronautica Nazionale Repubblicana và "Luftwaffe".
1
null
Consolidated PBY Catalina là một loại tàu bay của Hoa Kỳ trong thập niên 1930 và 1940, do hãng Consolidated Aircraft chế tạo. Nó là một trong những loại máy bay đa năng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới II. Catalina phục vụ mọi quân chủng của quân đội Hoa Kỳ, cũng như quân đội các nước khác. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Máy bay Consolidated|PB1Y]] [[Thể loại:Máy bay Naval Aircraft Factory|PBN Nomad]] [[Thể loại:Máy bay quân sự Hoa Kỳ thập niên 1930]] [[Thể loại:Tàu bay]] [[Thể loại:Thủy phi cơ]] [[Thể loại:Máy bay chiến đấu]] [[Thể loại:Máy bay tuần tra]] [[Thể loại:Máy bay ném bom]] [[Thể loại:Máy bay hai động cơ cánh quạt]] [[Thể loại:Máy bay cánh trên]]
1
null
Núi Le là một ngọn núi thuộc xã Xuân Tâm huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai gần thị trấn Gia Ray, và nằm giữa hồ Núi Le và hồ Gia Ui. Nơi đây được xem là có hoạt động khai thác đá lớn nhất của tỉnh Đồng Nai. Nơi đây nổi tiếng với sản phẩm đá chẻ, một số sản phẩm đá khai thác ở đây được bài bán ven quốc lộ 1 cho khách đi đường để làm đá cảnh. Núi này được cấu tạo bởi đá granitoit, có tuổi Creta sớm hình thành cách đây 131 triệu năm.
1
null
Kandy (tiếng Sinhala: මහ නුවර Maha Nuvara, phát âm [mahaˈnuʋərə]; tiếng Tamil: கண்டி ' ', phát âm [ˈkaɳɖi]), là một thành phố lớn của Sri Lanka, thuộc tỉnh Miền Trung (Central Province) Sri Lanka. Đây là đô thị lớn thứ hai của đất nước Nam Á này, chỉ sau cố đô Colombo. Nơi đây từng là kinh đô của các vương triều cổ đại trong lịch sử Sri Lanka. Thành phố nằm giữa các quả đồi trên cao nguyên Kandy, với những đồn điền các cây trồng nhiệt đới, chủ yếu là cây trà (chè). Kandy được đánh giá là một trong những thành phố có phong cảnh ấn tượng nhất xứ sở Tích Lan tươi đẹp, đóng vị thế là một đô thị hành chính và là thành phố của tôn giáo. Đây cũng là thủ phủ của tỉnh Miền Trung Sri Lanka, nơi có ngôi đền Sri Dalada Maligawa nổi tiếng, là nơi linh thiêng và đáng kính của cộng đồng Phật giáo Sri Lanka và thế giới. Nó đã được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1988.
1
null
Quần đảo Mergui (cũng gọi là quần đảo Myeik hay Myeik Kyunzu; ) là một quần đảo nằm ở khu vực cực nam của Myanmar và là một phần của vùng Tanintharyi. Quần đảo có trên 800 đảo có kích thước rất khác nhau, từ rất nhỏ cho đến rộng hàng trăm kilômét vuông, tất cả đều nằm trên biển Andaman ở ngoài khơi phía tây của bán đảo Mã Lai gần cực bắc nơi bán đảo này nối với phần còn lại của Đông Dương. Đôi khi quần đảo này được gọi là Pashu theo tên gọi của những người Mã Lai bản địa "Pashu". Có một sòng bạc năm sao và khu nghỉ dưỡng tên là Andaman Club hoạt động trên đảo Thahtay Kyun. Địa lý. Về mặt địa chất, quần đảo mang nét đặc trưng với chủ yếu là các đảo đá vôi và đá hoa cương. Các đảo thường được rừng nhiệt đới bao phủ dày đặc, và bờ biển của các đảo có các bãi biển, mũi đá, và ở một số nơi còn có các đầm lầy nước mặn. Ngoài khơi các hòn đảo là những rạn san hô rộng lớn. Quần đảo chưa bị nhiều tác động của con người nên các đảo và vùng nước xung quanh có hệ động thực vật rất đa dạng, thu hút những người yêu thích lặn biển đến tham quan. Trên các hòn đảo, các loài động vật khác nhau phát triển mạnh, ví dụ như hươu nai, khỉ, các loài chim nhiệt đới như chim mỏ sừng, và lợn rừng. Thậm chí còn có những báo cáo chưa được xác nhận về sự xuất hiện của tê giác Sumatra tên đảo Lanbi, một hòn đảo lớn, song điều này bị nghi ngờ rộng rãi. Các mối đe dọa đến môi trường khu vực bao gồm hoạt động đánh cá quá mức như nổ mìn. Đảo lớn nhất và cao nhất của quần đảo là Kadan Kyun (đảo Vua) nằm đối diện với Mergui (Myeik) trên đất liền. Các đảo quan trọng khác là: Dân cư. Người dân địa phương thuộc sắc tộc Moken, thỉnh thoảng cũng được gọi là dân Gypsy miền biển song thuật ngữ này cũng ám chỉ đến một số dân tộc khác tại Đông Nam Á. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào biển và họ vẫn duy trì lối sống truyền thống từ hàng thế kỷ. Họ có thể sống tại các con thuyền truyền thống vào mùa khô, song thường sẽ lên bờ vào mùa mưa.
1
null
Trận sông Aisne lần thứ ba, còn gọi là Trận Chemin des Dames lần thứ hai, là một trận đánh quan trọng trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 27 tháng 5 cho đến ngày 6 tháng 6 năm 1918. Còn gọi là Chiến dịch Blücher, đây là chiến dịch tấn công thứ ba của quân đội Đế quốc Đức trong cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918 của họ. Trong chiến dịch này, quân đội Đức đã giành thắng lợi chiến thuật rất lớn trước quân đội phe Hiệp Ước, tuy nhiên bước tiến mạnh mẽ của quân Đức cuối cùng lại kéo căng đường tiếp tế của họ và quân đội Hoa Kỳ đã tham gia chặn đứng cuộc tấn công của quân đội Đức. Cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề trong trận chiến này. Ngoài ra, trận sông Aisne lần thứ ba cũng được xem là thất bại nặng nề nhất của quân đội Pháp trong cuộc chiến tranh, song đây cũng là trận đánh đầu tiên trong cuộc chiến mà quân Mỹ tham chiến với quân số đông đảo. Giữa tháng 5 năm 1918, tướng Erich Ludendorff của Đức – người đã khơi mào cuộc Tổng tấn công Mùa xuân 1918 – phát động chiến dịch này nhằm giành lại cao điểm Chemin des Dames từ tay quân Pháp bằng một đòn giáng bất ngờ. Mục tiêu ban đầu của cuộc tiến công này là vùng đất cao về hướng Nam sông Vesle. Người Đức đã bí mặt đặt 28 sư đoàn thuộc Tập đoàn quân số 7 dưới quyền "Thượng tướng Bộ binh" ("General der Infanterie") Max von Boehn tại khu vực Chemin des Dames, khiến cho quân số của Cụm Tập đoàn quân của Thái tử Wilhelm được gia tăng. Ngoài ra, một yếu tố có lợi cho quân Đức là người chỉ huy ở khu vực Aisne là Tư lệnh Denis Auguste Duchêne của Tập đoàn quân số 6 của Pháp đã không thiết lập hệ thống phòng ngự mềm mại theo yêu cầu của người Tổng chỉ huy quân đội Pháp là Philippe Pétain. Đầu ngày 27 tháng 5 năm 1918, 4.000 khẩu đại bác của Đức đã tiến hành pháo kích trên chiến tuyến của khối Hiệp Ước, mở đầu trận sông Aisne lần thứ ba. Cuộc công pháo này đã quét tan quân Pháp ở tiền tuyến của họ. Tập đoàn quân số 7 của Đức đã dễ dàng đột phá chiến tuyến của quân Pháp, đánh tan 4 sư đoàn Pháp khác. Trước sức tấn công dữ dội của quân Đức, vài sư đoàn Anh - Pháp khác phải triệt thoái về các thị trấn Soissons và Reims. Đây được xem là bước tiến lớn của mọi phe tham chiến trên Mặt trận phía Tây kể từ sau khi bắt đầu tình trạng "chiến tranh chiến hào". Với mức độ thành công vượt xa cả hy vọng của Ludendorff, quân Đức đã hoàn thành mục tiêu ban đầu của mình. Trong khi đó, quân Pháp bị choáng ngợp. Tuy nhiên, Ludendorff không rút ra bài học từ các cuộc tiến công trước của ông. Một lần nữa, quân Đức tiến quá xa, trong khi quân Pháp đã rút lui có trật tự. Quân đội phe Hiệp Ước, chiến đấu trên đường "nội tuyến", đã dễ dàng sử dụng đường ray xe lửa để mang đến tiếp tế và viện binh, trong đó có cả các sư đoàn Hoa Kỳ. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1918, một sư đoàn Mỹ đã tái chiếm Cantigny, mặc dù vào ngày 29 tháng 5 năm ấy quân Đức đã chiếm được Soissons và vào ngày 3 tháng 6 quân Đức đã tiến đến cách Paris90 km. Thủ đô Pháp một lần nữa lâm vào nguy hiểm, và tình hình nước Pháp trở nên hỗn loạn. Nhưng đồng thời, quân Mỹ cũng tham gia chặn đứng các đợt tấn công của quân Đức tại Château-Thierry và Belleau Wood. Trong bầu không khí khủng hoảng tại Paris, Pétain đã huyền chức Duchêne sau thất bại nặng nề ở Chemin des Dames. Địa vị của bản thân Pétain cũng gặp nguy hiểm. Mặt khác, tuy giành chiến thắng vang dội tại trận Aisne, tình hình cho thấy là quân Đức khó thể củng cố những gì mà họ chiếm được.
1
null
Sông Quây Sơn hay Sông Quế Sơn theo cách gọi tại Việt Nam hay sông Quy Xuân (, âm Hán Việt: "Quy Xuân hà") theo cách gọi tại Trung Quốc là một sông quốc tế. Sông chảy qua địa bàn khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc và tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. Tại Trung Quốc năm 2012 một trang web du lịch đã ví như dòng sông là một đứa con không nỡ rời xa mẹ Trung Quốc của mình và ca ngợi là một "sông yêu nước" ?! Dòng chảy. Sông Quây Sơn có chiều dài 89 km với diện tích lưu vực là 1.160 km², độ cao trung bình của sông là 556 m. Đoạn sông Quây Sơn chảy trên lãnh thổ Việt Nam dài 49 km với diện tích lưu vực 475 km² (theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam) hoặc dài 38 km với diện tích lưu vực là 370 km2 (theo Bách khoa toàn thư Việt Nam), Tại Việt Nam, sông có một chi lưu là suối Cạn có chiều dài 20 km. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc của Quảng Tây. Sau đó, sông chảy về phía nam, bắt đầu chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng. Tại huyện Trùng Khánh, sông tiếp tục chảy theo hướng đông nam cho đến cực nam của xã Đình Phong rồi sau đó chuyển hướng đông-đông bắc đến xã Đàm Thủy; tại xã Đàm Thủy, sông chuyển hướng đông nam. Đến khu vực thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy (Việt Nam)/thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân của thành phố Sùng Tả), đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong giữa sông rồi đến điểm giữa của mặt thác chính của thác Bản Giốc. Sau đó sông Quây Sơn trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân). Đến xã Minh Long, Hạ Lang thì sông Quây Sơn chuyển sang hướng tây và đến xã Lý Quốc, Hạ Lang/trấn Thạc Long, sông chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Trung Quốc. Sông Quây Sơn sau khi chảy vào lãnh thổ Trung Quốc, vẫn có hướng chính là hướng tây rồi nhập vào sông Hắc Thủy (黑水河) vẫn ngay trên địa phận trấn Thạc Long. Sông Hắc Thủy sau đó lại nhập vào Tả Giang rồi đổ ra Biển Đông tại vùng châu thổ Châu Giang. Du lịch. Sông Quây Sơn chảy qua các khu vực núi đá vôi có phong cảnh đẹp, ngoài ra sông còn tưới nước cho các ruộng lúa bậc thang ở hai bên. Tuy nhiên, sông Quây Sơn được biết đến nhiều vì trên dòng chảy của sông có một thác nước đẹp, được gọi là thác Bản Giốc tại Việt Nam và cặp thác Đức Thiên-Bản Ước tại Trung Quốc. Thác nước này được bình chọn và đánh giá là một trong các thác đẹp nhất Trung Quốc. và cũng có đánh giá cho rằng đây là thác nước đẹp nhất của Việt Nam. Thủy văn. Phía Việt Nam đã cho xây dựng đập thủy điện Bản Rạ trên sông Quây Sơn, nằm cách thác Bản Giốc khoảng 3 km về phía thượng lưu. Nhà máy thủy điện này có tổng số vốn 380 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng 164.391 m2 nằm toàn bộ trên địa bàn xã Đàm Thủy. Trong mùa nước cạn, người dân xóm xóm Giảng Gà, xã Đình Phong (Trùng Khánh) phải ra sông Quây Sơn cách xóm 3 km để lấy từng can nước. Giao thông. Tại tỉnh Cao Bằng, hai tuyến tỉnh lộ 211 và 206 có nhiều đoạn chạy song song với sông Quây Sơn. Tại Quảng Tây, tuyến đường công lộ biên giới S325 cũng nằm gần sông Quây Sơn.
1
null
The Return of Navajo Boy (tạm dịch: "Sự trở về của cậu bé Navajo") là một bộ phim tài liệu do Jeff Spitz và Bennie Klain dàn dựng, được phát hành vào năm 2000 và được trao nhiều giải thưởng về phim tài liệu. Nội dung bộ phim nói về một số người Navajo thuộc dòng họ Cly vốn mắc những chứng bệnh nghiêm trọng do việc ô nhiễm môi trường gây ra bởi việc khai thác urani ở khu vực sinh sống của dân Navajo tại Thung lũng Monument thuộc bang Utah. Người lãnh trách nhiệm sản xuất phim này Bill Kennedy; trước đó người cha quá cố của Bill đã từng sản xuất một bộ phim câm mang tên là "Cậu bé Navajo" cũng nói về dòng họ Cly. Vào năm 2000, bộ phim tài liệu này được trình chiếu tại Liên hoan phim Sundance và đã giành được nhiều giải thưởng. Bộ phim đã phơi bày nhiều khó khăn mà người dân Navajo đang gồng mình gánh chịu và vấn đề tiêu cực tồn đọng trong mối quan hệ giữa cộng đồng người Navajo với giới chức chính quyền Hoa Kỳ cùng các tập đoàn đang khai thác vùng đất này, tỉ như chủ nghĩa dân tộc môi trường, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, sự đại diện người da đỏ trong báo chí và trong chính trị, việc đưa con nuôi ra khỏi vùng tự trị, và việc chính phủ cùng các công ty lớn không chịu bồi thường về những hậu quả mà họ gây ra cho cộng đồng dân bản địa. Nội dung. Bộ phim nói về câu chuyện của gia đình Cly, một gia đình người da đỏ thuộc tộc Navajo sinh sống tại phần lãnh thổ thuộc khu bảo tồn Navajo nằm ở Thung lũng Monument, Utah. Họ chính là những nhân vật chính trong bộ phim câm "The Navajo Boy" sản xuất cách đó gần nửa thế kỷ. Đồng thời, qua câu chuyện của họ, đạo diễn và gia đình Cly đã phơi bày cho người xem thấy những khó khăn và bất công họ phải gánh chịu: vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường, việc nhận con nuôi ra khỏi khu tự trị, giáo dục thể chất, việc thi hành các quyền hạn trong hiệp ước, và mối quan hệ với chính phủ Hoa Kỳ. Phần lớn nội dung bộ phim năm 2000 được kể bởi nhân vật chính, Elsie Mae Cly Begay, người con lớn nhất trong bộ phim "The Navajo Boy." Bà cũng là người dòng họ Cly lớn tuổi nhất trong bộ phim này. Mẹ của bà, Happy Cly chết vì ung thư phổi, mà nguyên nhân của căn bệnh này được gia đình tin rằng là do sự ô nhiễm môi trường gây ra bởi việc khai thác urani tại nơi mà bà và các con sống thời thơ ấu. (Ngôi nhà này đã bị phá dỡ vào năm 2001).) Urani đã được khai thác suốt 4 thập niên trên 6 khu vực của vùng tự trị người da đỏ, để lại nhiều vùng mỏ hoang và nhiều bãi thải, nơi ở cũ của Begay cũng nằm gần những khu như thế. Trong một số khu vực, những tảng đá bị ô nhiễm urani được người dân bản địa dùng để xây nhà. Nước và không khí cũng bị ô nhiễm. "Cho đến cuối thập niên 1970 khi các khu mỏ bắt đầu đóng cửa, một số thợ mỏ bắt đầu chết vì ung thư phổi, khí thũng hay các bệnh liên quan tới phóng xạ khác." Khi Happy Cly mới qua đời, người con út của Happy, John Wayne Cly, chỉ mới là một đứa trẻ sơ sinh. Một hội truyền giáo của đạo Kitô đã nhận nuôi John. Elsie Mae Begay khẳng định rằng gia đình chỉ đồng ý để cho John được chăm sóc đến khi cậu sáu tuổi rồi trả về lại gia đình. Cả nhà đã thất lạc John, tuy nhiên trong quá trình làm phim, cuối cùng thì John cũng được đoàn tụ với gia đình cũ của mình. Ông bà quá cố của Elsie Mae, Happy and Willie Cly, là nhân vật chính của bộ phim câm thập niên 1960. "Cậu bé Navajo" trong bộ phim cũ chính là Jimmy Cly, anh em họ của Elsie Mae. Đánh giá của dư luận. "The Return of Navajo Boy" được phát sóng trên kênh PBS vào ngày 13 tháng 11 năm 2000. Nó đã giành được giải thưởng ở nhiều liên hoan phim và được phát sóng đều đặn trong các sự kiện hoạt động xã hội, tại các thư viện công cộng và tại các trường đại học, khi người ta muốn giới thiệu và giáo dục về các vấn đề được nêu ra trong bộ phim. Elsie Mae Begay về sau trở thành một nhà hoạt động xã hội. Bà đã thuyết giảng về những vấn đề đối với gia đình mình và đối với cộng đồng người Navajo tại các trường đại học và tại Quốc hội Hoa Kỳ, qua đó nêu lên mong muốn có được sự cải thiện về đời sống đối với cộng đồng dân cư Navajo, tỉ như thi hành các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường. Một người con dâu của bà, Mary Helen Begay, đã tổ chức quay phim các hoạt động thanh tẩy chất gây ô nhiễm của Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) với một máy quay phim do hãng Groundswell Educational Films - nhà sản xuất bộ phim tài liệu - cung cấp. Năm 2008, phần 2 của bộ phim tài liệu ra mắt khán giả và bộ phim được trình chiếu tại Đồi Capitol ở Washington, DC trước Quốc hội và các quan chức EPA. Cùng năm đó, Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn một kế hoạch làm giảm ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư người Navajo với thời hạn 5 năm và có sự tham gia của 5 cơ quan Nhà nước. Sau khi bộ phim được sản xuất, Bernie Cly, một trong những nhân vật thuộc gia đình Cly trong phim, đã được nhận khoản bồi thường 100,000 Mỹ kim theo Đạo luật bồi thường phơi nhiễm chất phóng xạ năm 1990. Đạo luật này được ban hành nhằm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho những công nhân mỏ urani và những gia đình gánh chịu sự ô nhiễm môi trường do việc khai thác urani, đặc biệt trong giai đoạn thập niên 1950-1970. Chính phủ Hoa Kỳ là người đứng ra nhận trách nhiệm bồi thường. Ảnh hưởng. Khu bảo tồn Navajo từ lâu đã quan ngại về ảnh hưởng tiêu cực của việc khai thác urani trên lãnh thổ của họ và Cơ quan bảo vệ môi sinh của khu tự trị này đã nhận diện được nhiều khu vực bị ô nhiễm nặng. Vào năm 2005, khu bảo tồn Navajo trở thành vùng tự trị đầu tiên của người da đỏ có hoạt động khai thác urani bị cấm. Sau khi nhận diện được các nguồn nước và khu dân cư bị ô nhiễm, EPA và Khu bảo tồn Navajo đã xây dựng một kế hoạch thời hạn 5 năm và có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau với mục đích giải quyết sự ô nhiễm trong khu tự trị này. Vào năm 2011, mục tiêu chính đầu tiên của kế hoạch đã hoàn tất với hơn 20.000 yard khối vật liệu ô nhiễm đã được bốc dỡ khỏi vùng mỏ hoang Skyline, gần khu nhà cũ của Begay. Quá trình xử lý ô nhiễm trong kế hoạch này đã được quay phim và đăng tải trên mạng Internet. Đầu năm 2010, cơ quan Dịch vụ Y tế cho người bản thố Mỹ bắt đầu sử dụng bộ phim này như một biện pháp nhằm nâng cao ý thức của người dân về vấn đề ô nhiễm urani và các hậu quả về sức khỏe đối với cộng đồng người bản địa tại khu bảo tồn Navajo.
1
null
Năm 2017 (số La Mã: MMXVII) là một năm bắt đầu vào ngày chủ nhật. Trong lịch Gregory, nó sẽ là năm thứ 2017 của Công nguyên hay của Anno Domini; năm thứ 17 của thiên niên kỷ 3 và của thế kỷ XXI; và năm thứ 8 của thập niên 2010.
1
null
Pokonji Dol là một đảo nhỏ nằm trong phần biển Adriatic thuộc Croatia, cách đảo Hvar 500 mét về phía nam. Đảo này là một phần của quần đảo Paklinski. Ở giữa đảo có một ngọn đèn biển được xây dựng vào năm 1872. Do Pokonji Dol nằm tại cực đông của cả quần đảo nên ngọn đèn biển này giúp bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền từ ngoài khơi đến.
1
null
Khu bảo tồn vườn quốc gia Gwaii Haanas và di sản Haida thường được gọi đơn giản là Gwaii Haanas () nằm tại cực nam của đảo Haida Gwaii, nằm cách so với phần đất liền thuộc tỉnh British Columbia, Canada. Gwaii Haanas bảo vệ khu vực gồm 138 hòn đảo, trong đó Moresby là hòn đảo lớn nhất, cùng với Kunghit là hòn đảo nằm ở cực nam của quần đảo. "Gwaii Haanas" có nghĩa là "Quần đảo sắc đẹp" trong tiếng , ngôn ngữ của người Haida bản địa. Di sản Haida nằm trong lãnh thổ của người Haida, những người đã sống ở Haida Gwaii ít nhất 14.000 năm. là điển tích truyền khẩu của người Haida cho thấy, người Haida sống ở Gwaii Haanas khi những cây đầu tiên phát triển ở (Quần đảo Bolkus) khi các sông băng rút đi. Các mẫu phấn hoa cho thấy cây bắt đầu có mặt tại quần đảo cách đây khoảng 14.500 năm. Nhiều bộ phim đã đề cập đến Gwaii Haanas như là phim ngắn "National Parks Project" năm 2011 của đạo diễn Scott Smith và đóng góp ở một số khía cạnh bởi Sarah Harmer, Jim Guthrie và Bry Webb. Sinh thái. Cảnh quan của Gwaii Haanas rất đa dạng, từ những vịnh hẹp sâu đến những ngọn núi hiểm trở, những con suối nơi đàn cá hồi sinh sản cho đến những vùng lãnh nguyên phụ núi cao. Gần 90% diện tích Gwaii Haanas là rừng, 9% là lãnh nguyên núi cao và cận núi cao còn 1% còn lại là các hồ và đầm lầy. Nước từ những ngọn núi cao gồ ghề bao gồm cả dãy San Christoval với những đỉnh cao hơn làm đầy hơn 40 hồ nước ngọt trên đảo. Từ các hồ chảy theo hơn 100 con suối là nơi sinh sản cho cá hồi. Trong khu bảo tồn còn có hòn đảo Hotspring với dòng suối nước nóng đo được là . Có một cộng đồng địa phương tại Rose Harbour trên đảo Kunghit. Nền kinh tế tại đó chủ yếu là du lịch sinh thái quy mô nhỏ với những hoạt động cắm trại, chèo thuyền kayak. Trước năm 1940, đây là một trạm săn bắt cá voi quan trọng ngoài khơi Bờ biển phía Bắc của British Columbia. Động thực vật. Bờ biển phía tây của Gwaii Haanas có thể nhận được lượng mưa lên tới hơn mỗi năm. Với việc những cơn gió biển liên tục cùng với lượng mưa nhiều khiến khu rừng ở bờ biển phía tây trở lên lầy lội và còi cọc, là nơi sinh trưởng chủ yếu của tuyết tùng đỏ Thái Bình Dương và thiết sam. Phía đông Gwaii Haanas là rừng mưa ôn đới cổ ven biển, với sự có mặt dày đặc của những cây đại thụ gồm thiết sam phương Tây, vân sam Sitka, tuyết tùng đỏ Thái Bình Dương Hệ động vật khác biệt phát triển trải qua quá trình hàng nghìn năm với nhiều loài khác thường được tìm thấy so với đất liền. Các loài đáng chú ý gồm gấu đen Bắc Mỹ, hươu Sitka, chồn ecmin, gấu mèo, sóc, hải ly. Ước tính có khoảng 750.000 con chim biển làm tổ dọc theo bờ biển của Gwaii Haanas từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiều loài là loài làm tổ trong hang, chẳng hạn như chim Auklet sừng tê (một loài họ hàng gần của hải âu cổ rụt), hải âu cổ rụt mào lông, đại bàng đầu trắng.
1
null
Marinaleda là một thị trấn và đô thị (municipio) của tỉnh Sevilla, Andalusia, Tây Ban Nha. Thị trấn này theo chủ trương chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ canh tác theo mô hình hợp tác xã, có dân số 2700 người. dân số năm 2008 là 2.708 người. Diện tích là 25 km², với mật độ dân số 109,11 người/km². Thị trấn nằm ở độ cao 205 mét và có cự ly 108 km về phía đông tỉnh lỵ Sevilla. Thị trưởng thời điểm 2012 Juan Manuel Sánchez Gordillo có chủ trương cướp của siêu thị chia cho người nghèo. Liên kết ngoài. <br>
1
null
Thanh mai hay dâu rượu (danh pháp khoa học: Myrica esculenta) là loài thực vật bản địa của Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc (tây bắc Quảng Đông, Quảng Tây, tây và nam Quý Châu, nam Tứ Xuyên, Vân Nam), Bhutan, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Loài này được Buch.-Ham. ex D. Don miêu tả khoa học đầu tiên năm 1825.
1
null
Tim Storms (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1972) là một ca sĩ người Mỹ kiêm soạn giả, anh đã lập kỷ lục Guinness thế giới là người đàn ông có khả năng hát nốt trầm thấp nhất thế giới trong suốt hơn 01 thập niên. Tiểu sử. Tim Storms sinh ra ở Tulsa thuộc bang Oklahoma và lớn lên ở Waterloo thuộc bang Indiana. Tim Storms đã biểu lộ niềm yêu thích âm nhạc từ nhỏ, anh tham gia vào giàn nhạc Thánh ca tại trường. Sau khi phát hiện khả năng đặc biệt của mình, anh quyết định theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Kỷ lục. Tim Storms có thể đạt đến nốt thấp như G-7 (0,189 Hz), tức thấp hơn đến 8 quãng 8 so với nốt trầm nhất trên đàn dương cầm là nốt G thấp. Anh đã đạt đến mức có thể hát cho voi nghe được, hay nói đúng hơn là chỉ có loài da dày này mới có thể nghe được Storms hát, chính Tim Storms cũng chẳng nghe được giọng của mình khi phát ra nốt G-7. Tim Storms cũng là người có âm vực rộng nhất, với khả năng tuyệt vời là hát được tất cả các nốt của cả 10 quãng tám.
1
null
Chủ nghĩa cộng sản vô trị, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ () hay chủ nghĩa cộng sản tự do là một học thuyết của chủ nghĩa vô trị, chủ trương thủ tiêu nhà nước, chủ nghĩa tư bản, chế độ làm công ăn lương, mọi hình thức phân cấp bậc trong xã hội và tài sản tư nhân (nhưng vẫn giữ lại tài sản cá nhân). Thay cho những hệ thống này, những người theo chủ nghĩa cộng sản vô trị ủng hộ quyền sở hữu chung phương tiện sản xuất, dân chủ trực tiếp, và sản xuất-tiêu thụ dựa trên một hoặc nhiều mạng lưới bình đẳng giữa các tổ chức thiện nguyện, cũng như giữa các hội đồng lao động, với tiên chỉ: "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu." Một vài hình thức chủ nghĩa cộng sản vô trị, như là chủ nghĩa vô trị nổi dậy (insurrectionary anarchism), có ảnh hưởng mạnh từ chủ nghĩa vị kỷ (egoism) và chủ nghĩa cá nhân cấp tiến (radical individualism). Những hình thức này tin rằng chủ nghĩa cộng sản vô trị là hệ thống xã hội tốt nhất để hiện thức hóa tự do cá nhân. Đa phần những người cộng sản vô trị cho rằng cộng sản vô trị là cách hòa giải sự đối lập giữa cá nhân và xã hội. Chủ nghĩa cộng sản vô trị phát triển từ các trào lưu xã hội chủ nghĩa cấp tiến sau Cách mạng Pháp, nhưng nó đầu tiên được hình thành trong Đệ Nhất Quốc tế tại Ý. Công trình lý thuyết của Peter Kropotkin sau này trở nên quan trọng khi nó mở rộng và phát triển các phần ủng hộ chủ nghĩa tổ chức (pro-organizationalist) và chủ nghĩa chống tổ chức-nổi dậy (insurrectionary anti-organizationalist). Cho đến nay, những ví dụ nổi tiếng nhất về một xã hội cộng sản vô trị (tức là các xã hội được thiết lập dựa trên những ý tưởng như chúng tồn tại hiện nay, và thu được sự chú ý cùng với sự công nhận trên toàn thế giới trong lịch sử) là các lãnh thổ vô trị trong Cách mạng Tây Ban Nha và Makhnovshchyna trong Cách mạng Nga. Ở các Lãnh Thổ Tự do trong cách mạng Nga, những người vô trị như Nestor Makhno đã cố gắng tạo ra và bảo vệ chủ nghĩa cộng sản vô trị thông qua Quân đội cách mạng nổi dậy Ukraina từ năm 1918, trước khi bị Hồng quân Bolshevik đánh bại vào năm 1921. Vào năm 1929, chủ nghĩa cộng sản vô trị cũng được áp dụng thành công ở Hàn Quốc bởi Liên đoàn vô trị Hàn Quốc ở Mãn Châu cùng với Liên đoàn cộng sản vô trị Hàn Quốc, với sự giúp đỡ của Kim Chwa-chin, một tướng theo chủ nghĩa vô trị và đấu tranh giành độc lập. Chính phủ này kéo dài đến năm 1931, khi Đế quốc Nhật Bản ám sát Kim và xâm lược từ phía nam, trong khi quân Quốc dân Đảng Trung Quốc xâm lược từ phía bắc, dẫn đến sự thành lập Mãn Châu Quốc, một quốc gia bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản. Thông qua những nỗ lực và ảnh hưởng của những người vô trị Tây Ban Nha trong cuộc Cách mạng Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (bắt đầu từ năm 1936), chủ nghĩa cộng sản vô trị tồn tại ở hầu hết Aragon, các phần của Levante và Andalusia cũng như trong thành trì của Catalunya vô chính phủ trước khi bị đánh bại vào năm 1939 bởi lực lượng tổng hợp của những người theo chủ nghĩa dân tộc Franco (chế độ đã chiến thắng trong chiến tranh) và các đồng minh của Chủ nghĩa dân tộc như Adolf Hitler và Benito Mussolini. Họ thậm chí còn bị đàn áp bởi Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (được Liên Xô hậu thuẫn), cộng với phong tỏa kinh tế và vũ khí từ các quốc gia tư bản và chính Cộng hòa Tây Ban Nha do đảng Cộng hòa quản lý. Lịch sử. Các tiền thân ban đầu. Các phong trào cộng sản tự do xuất hiện trong Nội chiến Anh trong thế kỷ 17 and trong Cách mạng Pháp trong thế kỷ 18. Gerrard Winstanley, một thành viên của phong trào "Diggers" cấp tiến ở Anh, viết trong tờ rơi năm 1649 ("The New Law of Righteousness") của ông ấy rằng "sẽ không có mua hay bán, không hội chợ hay chợ, nhưng cả Trái đất sẽ là ngân khố của tất cả" và "sẽ không có chúa tể trên ai cả, nhưng tất cả sẽ là chính chú tể của mình." Chính các thành viên Diggers đã chống lại sự chuyên chế của giai cấp thống trị và vua chúa. Thay vào đó, họ hợp tác và làm việc với nhau để hoàn thành công việc, quản lý nguồn cung cấp và tăng năng suất kinh tế. Do các xã do các Diggers thành lập không có tài sản tư nhân, cùng với trao đổi kinh tế (tất cả các vật phẩm, hàng hóa và dịch vụ được tổ chức chung), các xã của họ có thể được gọi là xã hội cộng sản sơ khai, trải rộng khắp các vùng đất nông thôn của nước Anh. Trước Cách mạng Công nghiệp, quyền sở hữu chung về đất đai và tài sản ở Châu Âu phổ biến hơn nhiêu, nhưng các Diggers đã bị phân tán bởi cuộc đấu tranh chống lại chế độ quân chủ. Họ nổi lên nhờ sự tự quản của công nhân sau khi Charles Đệ Nhất sụp đổ. Năm 1703, Louis Armand, Baron de Lahontan viết cuốn tiểu thuyết "New Voyages to North America" (tạm dich: Các hành trình mới đến Bắc Mỹ) và trong đó, ông ấy phác thảo cách các cộng đồng bản địa của Bắc Mỹ tổ chức và hợp tác. Ông nhận thấy các cộng đồng và xã hội nông nghiệp ở Bắc Mỹ thời tiền thuộc địa không giống các quốc gia quân chủ, bất bình đẳng ở châu Âu, cả về cơ cấu kinh tế và sự thiếu cấu trúc thống trị. Ông viết rằng cuộc sống của người bản xứ là "vô chính phủ," và đây là lần sử dụng đầu tiên của thuật ngữ này để chỉ một điều gì đó khác với sự hỗn loạn. Ông viết rằng không có linh mục, tòa án, luật pháp, cảnh sát, bộ trưởng nhà nước và không có sự phân biệt tài sản, không có cách nào để phân biệt giàu nghèo, vì tất cả đều bình đẳng và hợp tác phát triển. Trong cuộc Cách mạng Pháp, Sylvain Maréchal, trong Tuyên ngôn của các người Bình đẳng (1796) ("Manifesto of the Equals"), đã yêu cầu "cộng đồng cùng hưởng thụ thành quả của trái đất" và ông mong chờ sự biến mất của "phân biệt đáng kinh tởm của giàu và nghèo, lớn và nhỏ, của các chủ nhân và người hầu, của các người cai trị và kẻ bị trị”. Maréchal đã chỉ trích không chỉ việc phân phối tài sản bất bình đẳng, mà còn cả cách thức tôn giáo thường được sử dụng để biện minh cho sự vô luân trong truyền giáo. Ông xem mối liên hệ giữa tôn giáo và cái mà sau này được gọi là chủ nghĩa tư bản (mặc dù không phải ở thời của ông) là hai mặt của cùng một đồng tiền hư. Ông đã từng nói: "Đừng sợ Chúa của bạn - hãy sợ chính bạn. Bạn là người tạo ra những rắc rối và niềm vui của chính mình. Thiên đường và địa ngục nằm trong chính tâm hồn bạn." Sylvain Maréchal đã tham gia trực tiếp với "Âm mưu của những người bình đẳng" (Conspiracy of the Equals), một nỗ lực thất bại trong việc lật đổ chế độ quân chủ của Pháp và thiết lập một chủ nghĩa xã hội nông nghiệp không chính phủ. Ông đã làm việc với Gracchus Babeuf không chỉ trong việc viết về một đất nước vô trị trông như thế nào, mà còn về làm thế nào để đạt được nó. Hai người họ là bạn bè, mặc dù không phải lúc nào cũng đồng ý, đặc biệt là với tuyên bố của Maréchal về việc bình đẳng quan trọng hơn nghệ thuật. Joseph Déjacque và các cuộc cách mạng năm 1848. Một người cộng sản vô trị ban đầu là Joseph Déjacque, người đầu tiên tự mô tả mình là "người theo chủ nghĩa tự do". Không giống như Proudhon, ông cho rằng, "cái mà người lao động có quyền được nhận không phải là chính sản phẩm họ sản xuất ra mà là sự thoả mãn nhu cầu của họ, bẩt kể chúng là gì". Theo nhà sử học theo chủ nghĩa vô trị Max Nettlau, việc sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa cộng sản tự do" đầu tiên là vào tháng 11 năm 1880, khi một đại hội vô trị Pháp sử dụng từ này để xác định rõ ràng hơn các học thuyết của nó. Nhà báo theo chủ nghĩa vô trị người Pháp Sébastien Faure, sau này là người sáng lập và biên tập bộ Bách khoa toàn thư về chủ nghĩa vô trị gồm bốn tập, bắt đầu xuất bản tuần báo Le Libertaire (Tạm dịch: Người theo chủ nghĩa tự do) vào năm 1895. Déjacque từ chối chủ nghĩa Blanquism, một chủ nghĩa dựa trên sự phân chia giữa "các đệ tử của Kiến trúc sư vĩ đại của người dân' và "dân chúng, hoặc một bầy đàn thô tục." Ông ấy cũng phản đối tất cả các biến thể của chủ nghĩa cộng hòa xã hội (social republicanism), phản đối chế độ độc tài của một người, và phản đối "chế độ độc tài của những đứa trẻ thần đồng của giai cấp vô sản." Về vấn đề cuối cùng trong số này, ông viết rằng: "một ủy ban độc tài bao gồm công nhân chắc chắn sẽ tự phụ và kém năng lực nhất, và do đó là thứ phản cách mạng nhất có thể tồn tại [...] (Thà có kẻ thù đáng nghi nắm quyền còn hơn là có bạn bè không rõ ràng)." Ông cho rằng "sáng kiến ​​vô trị," "ý chí hợp lý" và "quyền tự quyết của mỗi người" là những điều kiện cho cuộc cách mạng xã hội của giai cấp vô sản; với biểu hiện đầu tiên của nó là rào cản của tháng 6 năm 1848 (xem Cách mạng năm 1848). Theo quan điểm của Déjacque, một chính phủ phát sinh từ một cuộc nổi dậy sẽ vẫn là một thứ phản động đối với ​​tự do của giai cấp vô sản. Hay đúng hơn, sự ​​tự do như thế chỉ có thể nảy sinh và phát triển bởi quần chúng tự đào thải "định kiến ​​độc tài" bằng cách mà nhà nước tự tái tạo chức năng chính của nó là đại diện và ủy quyền. Déjacque đã viết rằng: "Với chính phủ, tôi hiểu là tất cả sự ủy quyền, tất cả quyền lực bên ngoài nhân dân," mà phải bị thay thế, trong một quá trình mà chính trị được vượt qua, bởi "những người trực tiếp nắm giữ chủ quyền của họ," hay "xã có tổ chức." Đối với Déjacque, chủ nghĩa cộng sản vô trị lý tưởng sẽ hoàn thành chức năng kích động mỗi người vô sản khám phá tiềm năng con người của chính họ, ngoài việc sửa chữa sự thiếu hiểu biết của những người vô sản về "khoa học xã hội." Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế. Là một triết lý kinh tế-chính trị hiện đại, chặt chẽ, chủ nghĩa cộng sản vô trị được hình thành đầu tiên trong phần Ý của Đệ Nhất Quốc tế bởi Carlo Cafiero, Emilio Covelli, Errico Malatesta, Andrea Costa và những người cộng hòa cũ khác ở Mazzinia. Những người theo chủ nghĩa vô trị tập thể ủng hộ việc trả công theo hình thức và công sức lao động tuân theo nguyên tắc "cho mỗi người tùy theo việc làm" ("to each according to deeds"), nhưng họ cũng đã đề xuất khả năng là sau cách mạng chuyển đổi sang hệ thống cộng sản thì sẽ phân phối theo nhu cầu. Như James Guillaume (một cộng sự của Mikhail Bakunin) đã nói trong tiểu luận "Các ý tưởng về tổ chức xã hội" (1876) ("Ideas on Social Organization"): "Khi [...] sản xuất vượt quá tiêu dùng [...] mọi người sẽ lấy ra những gì mình cần từ nguồn dự trữ xã hàng háo dồi dào của xã hội mà không sợ bị cạn kiệt; và tình cảm đạo đức mà sẽ được phát triển cao hơn giữa những người lao động tự do và bình đẳng, sẽ ngăn chặn hoặc giảm thiểu đáng kể sự lạm dụng và lãng phí." Những người vô trị tập thể chủ trương tập thể hóa phương tiện sản xuất, cùng lúc vẫn duy trì việc trả công tương ứng với số lượng và loại hình lao động của mỗi cá nhân. Nhưng những người cộng sản vô trị thì lại mở rộng khái niệm sở hữu chung đối với cả sản phẩm lao động. Trong khi cả hai nhóm đều lập luận chống đối chủ nghĩa tư bản, những người cộng sản vô trị đã tách khỏi Proudhon và Bakunin. Điều này có nghĩa là người người cộng sản vô trị từ chối quan niệm là các cá nhân có quyền sỡ hữu đối với sản phẩm lao động của cá nhân họ và có quyền được trả công cho các đóng góp cụ thể của họ vào sản xuất. Thay vào đó, Errico Malatesta nói rằng "thay vì tạo khả năng gây ra nhầm lẫn trong việc phân biệt mỗi người làm gì, hãy cùng nhau lao động và cho rằng mọi thứ là của chung. Như thế này, mỗi người sẽ cống hiến cho xã hội những gì anh ta có thể cho đến khi tất cả sản xuất đầy đủ cho mọi người; và mỗi người sẽ lấy chỉ những gì cần thiết, hạn chế nhu cầu của họ chỉ cho những thứ mà không có dồi dào cho mọi người."Trong cuốn sách "Vô trị và cộng sản" ("Anarchy and Communism") (viết năm 1880), Carlo Cafiero giải thích rằng sự sở hữu tư nhân của cá sản phẩm lao động sẽ dẫn đến sự tích lũy tư bản không bình đẳng và do đó làm xuất hiện lại các giai cấp xã hội và sự đối lập của chúng; và từ đó, hồi sinh nhà nước: "Nếu chúng ta bảo tồn sự chiếm đoạt (sỡ hữu) cá nhân đối với sản phẩm lao động, chúng ta sẽ buộc phải giữ lại khái niệm tiền bạc, dẫn đến sự tích lũy ít nhiều của cải tùy theo sự "xứng đáng" của mỗi người thay vì là theo nhu cầu của họ". Tại Hội nghị Florence của Liên đoàn Quốc tế Ý vào năm 1876 (mà phải tổ chức trong một khu rừng bên ngoài Florence do hoạt động của cảnh sát), họ đã tuyên bố các nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản vô trị như sau:Báo cáo trên được viết trong một bài báo của Malatesta và Cafiero trên bản tin của Liên đoàn Jura Thụy Sĩ (Swiss Jura Federation) vài thàng sau cùng năm đó. Peter Kropotkin. Peter Kropotkin (1842–1921), thường được coi là nhà lý luận quan trọng nhất của chủ nghĩa cộng sản vô trị, đã phác thảo những ý tưởng kinh tế của ông trong "Cuộc chinh phục bánh mì" (The Conquest of Bread) và "Cánh đồng, Nhà máy và Công Xưởng" (Fields, Factories and Workshops). Kropotkin cảm thấy rằng hợp tác có lợi hơn là cạnh tranh. Ông ấy lập luận trong "Mutual Aid: A Factor of Evolution" (công trình lớn nhất của ông) rằng điều này được minh họa rõ ràng trong tự nhiên. Ông ủng hộ bãi bỏ sở hữu tư nhân (trong khi vẫn tôn trọng tài sản cá nhân) thông qua việc "trưng thu toàn bộ của cải xã hội" xuất phát từ chính người dân, và ủng hộ nền kinh tế được điều phối thông qua một mạng lưới các hiệp hội tự nguyện "phẳng," với hàng hóa được phân phối theo nhu cầu vật chất của cá nhân, thay vì lao động người ấy cống hiến. Ông lập luận thêm rằng những "nhu cầu" này, khi xã hội tiến bộ, sẽ không chỉ đơn thuần là nhu cầu vật chất mà "ngay khi nhu cầu vật chất của người ta được thỏa mãn, những nhu cầu khác, về tính cách nghệ thuật, sẽ thúc đẩy bản thân họ hăng hái hơn. Các mục tiêu trong cuộc sống thay đổi theo mỗi cá nhân; và xã hội càng văn minh thì cá nhân càng được phát triển và mong muốn càng đa dạng." Ông khẳng định rằng trong chủ nghĩa cộng sản vô trị, "nhà cửa, ruộng đồng và nhà máy sẽ không còn là tài sản tư nhân nữa, và chúng sẽ thuộc về công xã hoặc quốc gia. Và tiền, lương, cùng với thương mại sẽ bị bãi bỏ." Cá nhân và nhóm sẽ sử dụng và kiểm soát các tài nguyên họ cần, vì mục đích của chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ là để cho "sản phẩm thu hoạch hay sản xuất được có sẵn cho tất cả, cho mỗi người tự do tiêu thụ chúng tùy thích trong nhà của mình". Ông ủng hộ việc trưng thu tài sản tư nhân và biến chúng thành hàng hóa của chung mọi người (nhAưng cùng lúc vẫn tôn trọng tài sản cá nhân). Như thế thì có thể đảm bảo rằng mọi người sẽ có quyền lấy những gì họ cần mà không bị buộc phải bán sức lao động. Kropotkin lập luận như sau: Ông nói rằng một ""người nông dân chỉ sở hữu mỗi một khu đất mà anh ta có thể canh tác" và "một gia đình sống trong một ngôi nhà chỉ đủ không gian [...] được coi là cần thiết cho họ" và nghệ nhân "làm việc bằng các công cụ của riêng họ" sẽ không bị ảnh hưởng trong chiến dịch sung công". Ông lập luận rằng "tên địa chủ mắc nợ sự giàu có của hắn từ sự nghèo khổ của nông dân, và của cải của nhà tư bản cũng đến từ cùng nguồn giống vậy." Và vì đó, sung công thì chỉ sẽ lấy từ những kẻ cướp những thứ bị cướp và trả lại cho người bị bóc lột, không hể đụng đến cuộc sống của những người bị bóc lột. Tóm lại, Kropotkin mô tả một nền kinh tế cộng sản vô chính phủ sẽ vận hành như sau: Chủ nghĩa tổ chức so với Chủ nghĩa nổi dậy. Tại hội nghị Berne của Hiệp hội Công nhân Quốc tế năm 1876, nhà vô trị Ý Errico Malatesta lập luận rằng cuộc cách mạng sẽ "bao gồm nhiều hành động hơn là lời nói," và ông nói thêm rằng hành động trực tiếp là hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất. Trong bản tin của Liên đoàn Jura, ông tuyên bố "Liên đoàn Ý tin rằng sự thật về cách mạng, chắc chắn sẽ chứng thật các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa bằng hành động, sẽ là phương tiện tuyên truyền hiệu quả nhất." Khi chủ nghĩa cộng sản vô trị xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, nó đã tham gia vào một cuộc tranh luận gay gắt với chủ nghĩa tập thể Bakuninist và chính trong phong trào vô trị về việc tham gia vào chủ nghĩa công đoàn và phong trào công nhân cũng như các vấn đề khác. Vì vậy, trong "lý thuyết về cuộc cách mạng" của chủ nghĩa cộng sản vô trị do Peter Kropotkin và những người khác, họ giải thích rằng "chính những người trỗi dậy mới là tác nhân thực sự chứ không phải giai cấp công nhân được tổ chức trong doanh nghiệp (bộ phận thuộc phương thức sản xuất theo chủ nghĩa tư bản). Chính là những người đó sẽ tìm cách khẳng định mình với tư cách là sức mạnh lao động để trở thành một cơ quan công nghiệp hoặc bộ não xã hội (người quản lý) 'hợp lý' hơn những người sử dụng lao động." Từ 1880 đến 1890, với góc nhìn là một cuộc cách mạng sẽ sớm xảy ra, những người cộng sản vô trị thời đó phản đối phong trào công nhân chính thức (mà lúc đó đang trong quá trình hình thành). Họ không chỉ phản đối các đấu tranh chính trị "statist" (nghĩa là đấu tranh để ủng hộ một nhà nước nhiều quyền lực) mà còn phản đối đình công để đưa ra yêu cầu về tiền lương hoặc các yêu cầu khác, hoặc do công đoàn tổ chức." Tuy nhiên, họ không phản đối đình công dùng là phương thức cách mạng, họ chỉ phản các công đoàn và cuộc đấu tranh để làm 8 giờ mỗi ngày. Xu hướng chống cải cách (nói chính xác là cải cách chậm) này đi kèm với xu hướng chống tổ chức, và các người ủng hộ mạnh của chủ nghĩa đã tuyên bố họ ủng hộ việc kích động những người thất nghiệp để chiếm đoạt và buộc sự chia sẻ của thực phẩm và các mặt hàng khác. Thêm nữa, họ còn ủng hộ đình công chiếm đoạt (expropriatory strike) và, trong một số trường hợp, ủng hộ 'sự giành lại cá nhân' (tức là sự cướp của cải từ người giàu bời người nghèo) hoặc các hành động khủng bố. Ngay cả sau khi chính Peter Kropotkin và những người khác vượt qua sự dè dặt ban đầu rồi quyết định gia nhập các liên đoàn lao động, vẫn còn những người "cộng sản vô trị chống chủ nghĩa công đoàn." Ở Pháp, những người này tập trunh xung quanh Le Libertaire của Sébastien Faure. Từ năm 1905 trở đi, những người Nga tương ứng với những người nói trên trở thành người ủng hộ mạnh của chủ nghĩa khủng bố kinh tế (economic terrorism) và "chiếm đoạt bất hợp pháp" (Illegal expropriation). Chủ nghĩa bất hợp pháp (Illegalism) nổi lên thành một thực tiễn và trong chủ nghĩa này "những hành động các kẻ đánh bom và sát thủ vô trị (đây là "tuyên truyền bằng hành động") và các kẻ trộm vô trị (đây là sự "giành lại của cá nhân") bày tỏ sự tuyệt vọng và sự từ chối bạo lực của họ đối với một xã hội không thể chịu nổi. Hơn nữa, họ rõ ràng là để làm gương, là mời gọi nổi dậy." Những người ủng hộ cho những chiến thuật này bao gồm Johann Most, Luigi Galleani, Victor Serge, Giuseppe Ciancabilla và Severino Di Giovanni, và bao gồm nhiều người khác nữa. Người Ý Giuseppe Ciancabilla (1872–1904) đã viết trong tác phẩm "Chống lại tổ chức" (Against Organization) rằng "chúng tôi không muốn các chương trình chiến thuật, và từ đó chúng tôi cũng không muốn tổ chức. Đã thiết lập mục tiêu, mục đích cuối cùng của chúng tôi rồi, chúng tôi để cho mọi người theo chủ nghĩa vô trị được tự do lựa chọn phương tiện mà ý thức, trình độ học vấn, tính khí, tinh thần chiến đấu của anh ta cho là tốt nhất. Chúng tôi không hình thành các chương trình cố định và chúng tôi không thành lập các đảng nhỏ hay lớn. Thay vào đó, chúng tôi sẽ đến với nhau một cách tự phát, không theo tiêu chí lâu dài, tùy theo sở thích nhất thời cho một mục đích cụ thể. Và chúng tôi liên tục thay đổi các nhóm này khi những mục đích mà chúng tôi đã liên kết để đạt được chấm dứt. Các mục tiêu và nhu cầu khác sẽ nảy sinh và phát triển trong chúng tôi và thúc đẩy chúng tôi tìm kiếm cộng tác viên mới, những người nghĩ như chúng tôi trong hoàn cảnh cụ thể đó." Vào những năm 1880, chủ nghĩa cộng sản vô trị đã có mặt ở Hoa Kỳ như có thể thấy trong ấn phẩm "Tự do: Một tạp chí cách mạng cộng sản vô trị hàng tháng" ("Freedom: A Revolutionary Anarchist-Communist Monthly") của Lucy Parsons và Lizzy Holmes. Trong thời gian bà ấy ở Mỹ, Lucy Parsons đã tranh luận với người cộng sản vô trị Emma Goldman về vấn đề tự do yêu đương và nữ quyền. Một tạp chí cộng sản vô trị khác xuất hiện sau ở Hoa Kỳ có tên là "The Firebrand." Hầu hết các ấn phẩm về chủ nghĩa vô trị ở Hoa Kỳ đều bằng tiếng Yiddish, tiếng Đức hoặc tiếng Nga, nhưng Free Society được xuất bản bằng tiếng Anh, cho phép phổ biến tư tưởng cộng sản vô trị cho những người nói tiếng Anh ở Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian đó, những thành phần cộng sản vô trị Mỹ này tranh luận với nhóm theo chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân (individualist anarchist) xung quanh Benjamin Tucker. Vào tháng 2 năm 1888, Alexander Berkman rời quê hương Nga đi đến Hoa Kỳ. Một lúc sau khi đến New York, Berkman trở thành một người vô trị thông qua việc tham gia vào các nhóm được thành lập để vận động giải phóng những người bị kết án trong vụ đánh bom Haymarket năm 1886. Ông cũng như Emma Goldman sớm chịu ảnh hưởng của Johann Most, nhà vô trị nổi tiếng nhất Hoa Kỳ; và ông cũng là một người chủ trương tuyên truyền bằng hành động—"a"ttentat, hay bạo lực được thực hiện để khuyến khích quần chúng nổi dậy. Berkman trở thành người sắp chữ cho tờ báo Freiheit của Most. Theo nhà sử học theo chủ nghĩa vô trị Max Nettlau, việc sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa cộng sản tự do" đầu tiên là vào tháng 11 năm 1880, khi một đại hội vô trị Pháp sử dụng từ này để xác định rõ ràng hơn các học thuyết của nó. Nhà báo vô trị người Pháp Sébastien Faure bắt đầu xuất bản tuần báo "Le Libertaire" ("Người theo chủ nghĩa tự do") vào năm 1895. Phương pháp tổ chức: Chủ nghĩa cương lĩnh và Chủ nghĩa tổng hợp. Ở Ukraina, thủ lĩnh du kích cộng sản vô trị Nestor Makhno đã lãnh đạo một đội quân vô trị độc lập ở Ukraina trong cuộc Nội chiến Nga. Là chỉ huy của Quân đội nổi dậy cách mạng nông dân Ukraina, còn được gọi là Hắc Quân vô trị, Makhno đã lãnh đạo một chiến dịch du kích chống lại cả Hồng Quân Bolshevik và Bạch Vệ theo chủ nghĩa quân chủ. Phong trào cách mạng tự trị mà ông tham gia đã thực hiện nhiều hiệp ước quân sự chiến thuật khác nhau trong khi chống lại vài lực lượng khác nhau, và phong trào này còn tổ chức Lãnh thổ Tự do Ukraina, một xã hội vô trị, cam kết chống lại quyền lực của nhà nước, dù là tư bản hay Bolshevik. Sau khi đẩy lùi thành công lực lượng Quốc gia Áo-Hung, Bạch Vệ và Quân chủ nghĩa dân tộc Ukraina, lực lượng dân quân theo chủ nghĩa Makhno và các vùng lãnh thổ cộng sản vô trị ở Ukraina cuối cùng đã bị quân đội Bolshevik đánh bại. Trong Cách mạng México, Đảng Tự do Mexico được thành lập. Và trong suốt đầu những năm 1910, đảng này đã lãnh đạo một loạt các cuộc tấn công quân sự dẫn đến sự chinh phục và chiếm đóng của một số thị trấn và quận huyện ở Baja California dưới sự lãnh đạo của người cộng sản vô trị Ricardo Flores Magón. "Cuộc chinh phục bánh mì" của Kropotkin (mà Flores Magón coi là một loại "kinh thánh" của chủ nghĩa vô trị) được dùng làm cơ sở cho các xã cách mạng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ở Baja California trong Cuộc nổi dậy Magónista năm 1911. Trong Cách mạng México, Emiliano Zapata cùng quân đội và đồng minh của ông, bao gồm cả Pancho Villa, đấu tranh cho cải cách nông nghiệp ở Mexico. Cụ thể, họ muốn thiết lập các quyền cộng đồng về đất đai cho cộng đồng dân cư bản địa của Mexico, nơi hầu hết đã mất đất vào tay tầng lớp giàu có gốc Âu. Zapata có ảnh hưởng một phần bởi Ricardo Flores Magón. Ảnh hưởng này có thể được nhìn thấy trong Plan de Ayala của Zapatistas, nhưng còn đáng chú ý hơn là trong khẩu hiệu của họ (khẩu hiệu này chưa bao giờ được Zapata sử dụng) Tierra y libertad hay "đất đai và tự do," tiêu đề và châm ngôn của tác phẩm nổi tiếng nhất của Flores Magón. Sự giới thiệu với chủ nghĩa vô trị của Zapata đến tời một giáo viên địa phương, Otilio Montaño Sánchez, sau này là một vị tướng trong quân đội của Zapata (bị hành quyết vào ngày 17 tháng 5 năm 1917). Ông ấy là người đã cho Zapata tiếp xúc với các tác phẩm của Peter Kropotkin và Flores Magón cùng lúc trong khi Zapata đang quan sát và bắt đầu tham gia các cuộc đấu tranh của nông dân cho ruộng đất. Một nhóm những người vô trị Nga lưu vong đã cố gắng giải quyết và giải thích những thất bại của phong trào vô trị trong Cách mạng Nga. Họ đã viết "Cương lĩnh tổ chức của Tổng liên minh những người theo chủ nghĩa vô trị" ("Organizational Platform of the General Union of Anarchists"). Nói chính xác thì là do Dielo Truda viết vào năm 1926. Cuốn pamfơlê này phân tích những niềm tin cơ bản của chủ nghĩa vô trị, đưa ra tầm nhìn về một xã hội vô trị và là các khuyến nghị về cách cấu trúc một tổ chức vô trị. Theo "Platform", bốn nguyên tắc chính mà một tổ chức vô trị nên hoạt động dựa trên là thống nhất về tư tưởng, thống nhất về chiến thuật, hành động tập thể (collective action) và chủ nghĩa liên bang (federalism). "Platform" lập luận rằng "chúng ta cần một tổ chức đã thu hút thành công hầu hết những người tham gia vào phong trào vô trị. Và tổ chức này sẽ thiết lập một đường lối chiến thuật và chính trị chung cho chủ nghĩa vô trị và do đó đóng vai trò là người dẫn đường cho toàn bộ phong trào." "Platform" thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhiều thành phần trong phong trào vô trị thời ấy, bao gồm một số nhà vô trị có ảnh hưởng nhất như Voline, Errico Malatesta, Luigi Fabbri, Camillo Berneri, Max Nettlau, Alexander Berkman, Emma Goldman và Grigorii Maksimov. Nhưng Malatesta, ban đầu phản đối Platform, sau này lại đồng ý với Platform. Điều này xác nhận rằng sự khác biệt ban đầu về quan điểm là do sự nhầm lẫn ngôn ngữ: "Tôi thấy mình ít nhiều đồng ý với cách họ quan niệm về tổ chức vô trị (nghĩa là quan niệm của Platform khác xa với tinh thần độc đoán mà Platform "dường như" đã bày tổ), và tôi xác nhận niềm tin rằng đằng sau sự khác biệt về ngôn ngữ thực sự là những vị trí giống hệt nhau." Có hai văn bản được viết bởi những người cộng sản vô trị Sébastien Faure và Volin, như là những lời phản hồi đối với Platform. Hai văn bản đề xuất những mô hình khác nhau nhưng đều là cơ sở cho khái niệm được gọi là tổ chức tổng hợp (organisation of synthesis), hay đơn giản là chủ nghĩa tổng hợp (synthesism). Năm 1924, Volin xuất bản một bài viết kêu gọi "sự tổng hợp vô trị" và cũng là tác giả của một bài báo về cùng chủ đề trong "Encyclopedie Anarchiste" của Sébastien Faure. Mục đích chính đằng sau sự tổng hợp là vì phong trào vô trị ở hầu hết các quốc gia được chia thành ba khuynh hướng chính: cộng sản vô trị, công đoàn vô trị (anarcho-syndicalism), cá nhân vô trị (individualist anarchism), và do vậy một tổ chức như vậy có thể tập hợp rất tốt những người vô trị thuộc ba khuynh hướng này. Faure trong văn bản "Tổng hợp vô trị" (Anarchist Synthesis) có quan điểm rằng "những trào lưu này [tức là những khuynh hướng vô trị nói trên] không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, mỗi trào lưu đều có vai trò trong chủ nghĩa vô trị: chủ nghĩa công đoàn vô trị là sức mạnh của các tổ chức quần chúng và là cách tốt nhất để thực hiện chủ nghĩa vô trị; chủ nghĩa cộng sản tự do [tức cộng sản vô trị] là một xã hội tương lai được đề xuất dựa trên việc phân phối thành quả lao động theo nhu cầu của mỗi người; chủ nghĩa cá nhân vô trị là một sự phủ định áp bức và khẳng định quyền được phát triển của cá nhân, cố gắng thỏa mãn nhu cầu phát triển bằng mọi cách." Platform của Dielo Truda ở Tây Ban Nha cũng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ. Miguel Jimenez, một thành viên sáng lập của Liên đoàn vô chính phủ Iberia (FAI), đã tóm tắt điều này như sau: quá nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa marx, nó đã gây chia rẽ sai lầm và làm phân chia vô trị giữa những người theo chủ nghĩa cá nhân và cộng sản vô trị, và nó muốn thống nhất phong trào vô trị theo đường lối của những người cộng sản vô trị. Miguel Jimenez cho là chủ nghĩa vô trị phức tạp hơn thế nhiều. Ông nhận xét rằng khuynh hướng vô trị không loại trừ lẫn nhau như những người theo chủ nghĩa cương lĩnh đã thấy và rằng cả quan điểm chủ nghĩa cá nhân và cộng sản đều có thể phù hợp với chủ nghĩa công đoàn vô trị. Sébastian Faure có những liên hệ mạnh ở Tây Ban Nha và vì vậy đề xuất của ông có nhiều tác động đến những người vô trị Tây Ban Nha hơn là nền tảng Dielo Truda mặc dù ảnh hưởng của chủ nghĩa vô trị theo chủ nghĩa cá nhân ở Tây Ban Nha yếu hơn ở Pháp. Mục tiêu chính ở đó là kết hợp chủ nghĩa cộng sản vô trị với chủ nghĩa công đoàn vô trị. Gruppo Comunista Anarchico di Firenze chỉ ra rằng trong đầu thế kỷ 20, các thuật ngữ "chủ nghĩa cộng sản tự do" và "chủ nghĩa cộng sản vô trị" trở thành đồng nghĩa trong phong trào vô trị quốc tế do mối liên hệ chặt chẽ mà chúng có ở Tây Ban Nha (xem Chủ nghĩa vô trị ở Tây Ban Nha) (với chủ nghĩa cộng sản tự do trở thành thuật ngữ thịnh hành). Phong trào vô trị Hàn Quốc. Phong trào vô trị Hàn Quốc, do Kim Chwa-chin lãnh đạo, đã ứng dụng thành công chủ nghĩa cộng sản vô trị ở trong lãnh thổ Mãn Châu. Tuy nhiên, thành công không được lâu dài và phổ biến bằng chủ nghĩa vô trị ở Tây Ban Nha. Cách mạng Tây Ban Nha năm 1936. Ứng dụng rộng rãi nhất của các ý tưởng cộng sản vô trị (tức là được thiết lập xung quanh các ý tưởng như chúng tồn tại ngày nay và thu được sự chú ý cùng với công nhận của toàn thế giới trong lịch sử) đã xảy ra ở các lãnh thổ vô trị trong Cách mạng Tây Ban Nha. Ở Tây Ban Nha, công đoàn quốc gia theo chủ nghĩa công đoàn vô trị (anarcho-syndicalist) Confederación Nacional del Trabajo (CNT) ban đầu từ chối tham gia liên minh bầu cử mặt trận bình dân, và những người ủng hộ CNT bỏ phiếu trắng. Việc này đã dẫn đến sự chiến thắng của phe cánh hữu trong cuộc bầu cử. Năm 1936, CNT thay đổi chính sách và các lá phiếu của những người vô trị đã giúp đưa mặt trận bình dân trở lại nắm quyền. Nhiều tháng sau, giai cấp thống trị cũ đáp trả bằng một cuộc đảo chính không thành công gây ra Nội chiến Tây Ban Nha (1936–1939). Để đối phó với cuộc nổi dậy của quân đội, một phong trào nông dân và công nhân (lấy cảm hứng từ chủ nghĩa vô trị), có được hỗ trợ bởi lực lượng dân quân có vũ trang, đã giành quyền kiểm soát Barcelona và các khu vực rộng lớn của vùng nông thôn Tây Ban Nha, và tập hợp hóa đất đai ở đấy. Nhưng ngay cả trước khi chiến thắng phát xít vào năm 1939, những người vô trị đã bị đẩy lùi trong cuộc đấu tranh gay gắt với những người theo chủ nghĩa Stalin, những người đã kiểm soát việc phân phối viện trợ quân sự cho phe Cộng hòa từ Liên Xô. Các sự kiện được gọi là "Cách mạng Tây Ban Nha" là một cuộc cách mạng xã hội của công nhân bắt đầu từ khi Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ vào năm 1936 và dẫn đến việc thực hiện rộng rãi các nguyên tắc tổ chức xã hội theo chủ nghĩa vô trị và rộng rãi hơn, theo xã hội chủ nghĩa tự do (libertarian socialist) trên khắp các vùng khác nhau của đất nước trong hai đến ba năm, chủ yếu là Catalonia, Aragon, Andalusia và vài phần của Levante. Phần lớn nền kinh tế của Tây Ban Nha được đặt dưới sự kiểm soát của công nhân; ở các thành trì vô trị như Catalonia, sự kiểm soát của công nhân cao tới 75%, nhưng thấp hơn ở các khu vực có ảnh hưởng cao của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha, do đảng đồng minh với Liên Xô tích cực chống lại các nỗ lực thực hiện tập thể hóa. Các nhà máy được điều hành thông qua các ủy ban công nhân, các khu vực nông nghiệp được tập thể hóa và hoạt động như các công xã tự do. Nhà sử học vô trị Sam Dolgoff ước tính rằng khoảng tám triệu người đã tham gia trực tiếp hoặc ít nhất là gián tiếp vào cuộc Cách mạng Tây Ban Nha, mà ông tuyên bố rằng "đã tiến gần hơn đến việc hiện thực hóa lý tưởng của một xã hội tự do không chính phủ trên quy mô rộng lớn hơn bất kỳ cuộc cách mạng nào khác trong lịch sử." Quân đội do người theo chủ nghĩa Stalin lãnh đạo đã đàn áp các tập thể và bắt bớ cả những người theo chủ nghĩa Marx bất đồng chính kiến ​​và những người vô trị. Mọi vùng thuộc khu vực không chính phủ của Tây Ban Nha đều trải qua quá trình tự quản lý của người lao động, tập thể hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Và cho dù có nơi một phần sử dụng tiền hoặc có một mức độ tài sản tư nhân nhất định cùng với điều chỉnh thị trường chặt chẽ bởi các cộng đồng dân chủ, vẫn có những khu vực khác khắp Tây Ban Nha không sử dụng tiền, và tuân theo nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Một ví dụ là ngôi làng cộng sản tự do ở Alcora trong cộng đồng người Valencia, nơi hoàn toàn không có tiền, và việc phân phối tài sản và dịch vụ được thực hiện dựa trên nhu cầu thay vì dựa trên ai có đủ tiền để mua. Không có sự phân biệt giàu nghèo, và mọi người đều sở hữu chung mọi thứ. Các tòa nhà từng là cửa hàng được làm thành kho chứa. Thay vì là nơi mua bán (vốn không tồn tại ở Alcora trong chiến tranh) chúng là trung tâm phân phối, nơi mọi người có thể lấy tự do mà không phải trả tiền. Lao động chỉ được thực hiện cho sự hưởng thụ, với mức năng suất, chất lượng cuộc sống và sự thịnh vượng chung tăng lên đáng kể sau sự sụp đổ của thị trường. Quyền sở hữu chung về tài sản cho phép mỗi cư dân trong làng thỏa mãn nhu cầu của mình mà không hạ thấp bản thân vì lợi nhuận. Và mỗi cá nhân sống ở Alcora đều thấy mình là những người vô trị, không có bị cai trị và không có tài sản riêng. Những năm sau Thế chiến thứ hai. Chủ nghĩa cộng sản vô trị lại một lần nữa bắt đầu các cuộc tranh luận nội bộ về vấn đề tổ chức trong thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai. Được thành lập vào tháng 10 năm 1935, Liên đoàn Cộng sản vô trị Argentina (FACA, Federación Anarco-Comunista Argentina) vào năm 1955 đổi tên thành Liên đoàn Tự do Argentina. Fédération Anarchiste (FA) được thành lập tại Paris vào ngày 2 tháng 12 năm 1945, và bầu người cộng sản vô trị George Fontenis làm thư ký đầu tiên của nó vào năm sau đấy. Nó bao gồm một phần lớn các nhà hoạt động từ FA cũ (đã hỗ trợ "Synthesis" của Voline) và một số thành viên của Union Anarchiste cũ (đã ủng hộ sự hỗ trợ CNT-FAI của cho chính phủ Cộng hòa trong Nội chiến Tây Ban Nha), cũng như một số người Kháng chiến trẻ tuổi. Năm 1950, một nhóm bí mật được thành lập trong FA có tên là Organisation Pensée Bataille (OPB) do George Fontenis lãnh đạo. "Tuyên ngôn của Chủ nghĩa Cộng sản Tự do" được viết vào năm 1953 bởi Georges Fontenis cho "Federation Communiste Libertaire" của Pháp. Đây là một trong những văn bản quan trọng của dòng suy nghĩ cộng sản vô trị được gọi là chủ nghĩa cương lĩnh. OPB đã thúc đẩy một động thái chứng kiến ​​FA đổi tên thành Fédération Communiste Libertaire (FCL) sau Đại hội năm 1953 tại Paris, trong khi một bài báo trên "Le Libertaire" ám chỉ việc chấm dứt hợp tác với Nhóm Siêu thực Pháp do André Breton lãnh đạo. Quy trình quyết định mới được thành lập dựa trên sự nhất trí: mỗi người đều có quyền phủ quyết đối với các vấn đề định hướng của liên đoàn. Cùng năm ấy, FCL xuất bản Manifeste du communisme libertaire. Một số nhóm rời FCL vào tháng 12 năm 1955 vì không đồng ý với quyết định đưa ra các "ứng cử viên cách mạng" vào những cuộc bầu cử lập pháp. Từ 15 đến 20 tháng 8 năm 1954, CNT tổ chức Ve intercontinental plenum (Hội nghị toàn thể liên lục địa). Có xuất hiện một nhóm được gọi là "Entente anarchiste." Nhóm này được thành lập bởi những chiến sĩ không thích định hướng tư tưởng mới mà OPB đưa ra cho FCL. Họ coi nó là độc tài và gần như là theo chủ nghĩa marx. FCL tồn tại cho đến năm 1956, ngay sau khi tham gia vào các cuộc bầu cử lập pháp cấp quốc gia với 10 ứng cử viên. Động thái này khiến một số thành viên của FCL xa lánh và do đó dẫn đến sự kết thúc của tổ chức. Một nhóm chiến sĩ không đồng ý với việc FA chuyển thành FCL đã tự tổ chức lại thành liên đoàn mới, tên là "Federation Anarchiste" (thành lập vào tháng 12 năm 1953). Tổ chức này có bao gồm những người thành lập "L'Entente anarchiste." Những người này đã gia nhập FA mới rồi sau đó giải thể "L'Entente anarchiste" để gia nhập "Federation Anarchiste". Những nguyên tắc cơ sở mới của FA được viết bởi người chủ nghĩa vô trị cá nhân Charles-Auguste Bontemps và người cộng sản vô trị Maurice Joyeux (Joyeux không theo chủ nghĩa cương lĩnh). Những nguyên tác này tạo ra một tổ chức với nhiều khuynh hướng và quyền tự chủ cho các nhóm khác nhau, cùng tổ chức xung quanh những nguyên tắc tổng hợp. Theo nhà sử học Cédric Guérin, "sự từ chối vô điều kiện của chủ nghĩa Marx đã trở thành một điểm nhận dạng quan trọng của Federation Anarchiste mới," và điều này được thúc đẩy mạnh, sau cuộc xung đột trước đó với George Fontenis và OPB của ông ấy. Tại Carrara, Ý, Liên đoàn vô trị Ý được thành lập năm 1945. Họ thông qua "Hiệp ước liên kết" và "Chương trình vô trị" của Errico Malatesta. Thêm nữa, họ quyết định xuất bản tạp chí hàng tuần "Umanità Nova," lấy lại tên của tạp chí được xuất bản bởi Errico Malatesta. Bên trong FAI, Nhóm Hành động Vô sản Vô trị (Anarchist Groups of Proletarian Action; GAAP) được thành lập, do Pier Carlo Masini lãnh đạo. Nhóm này "đề xuất ra một Đảng Tự do với lý thuyết và thực tiễn vô trị phù hợp với thực tế kinh tế, chính trị và xã hội mới của Ý sau chiến tranh, với quan điểm quốc tế chủ nghĩa và sự hiện diện hiệu quả tại các nơi lao động." Nhóm GAAP ví bản thân họ với những phát triển tương tự trong phong trào Chủ nghĩa vô trị của Pháp do George Fontenis lãnh đạo. Một xu hướng khác không hợp với cả FAI và GAAP bắt đầu nổi lên thành các nhóm cục bộ. Các nhóm này nhấn mạnh hành động trực tiếp, nhóm liên kết không chính thức và việc trưng thu để tài trợ cho hoạt động vô trị. Alfredo Maria Bonanno, một nhà vô trị nổi dậy có ảnh hưởng, sẽ nổi lên từ trong các nhóm này, chịu ảnh hưởng từ hoạt động của nhà vô trị lưu vong người Tây Ban Nha José Lluis Facerías. Vào đầu những năm 70, một khuynh hướng theo chủ nghĩa cương lĩnh xuất hiện trong Liên đoàn vô trị Ý. Khuynh hướng này đã biện luận cho sự gắn kết chiến lược sâu hơn và sự can thiệp xã hội vào phong trào công nhân; họ cùng lúc bác bỏ "Hiệp ước liên kết" của Malatesta mà FAI tuân theo. Các nhóm này bắt đầu tự tổ chức bên ngoài FAI, thành lập các tổ chức như O.R.A. từ Liguria (có tổ chức một Đại hội với sự tham dự của 250 đại biểu của các nhóm từ 60 địa điểm). Phong trào này có ảnh hưởng khá mạnh đến các phong trào autonomia của thập niên 70. Họ đã xuất bản "Fronte Libertario della lotta di classe" ở Bologna và "Comunismo libertario" từ Modena. Liên đoàn những người cộng sản vô trị (Federazione dei Comunisti Anarchici), hay FdCA, được thành lập vào năm 1985 tại Ý từ sự hợp nhất của "Organizzazione Rivoluzionaria Anarchica" (Tổ chức vô chính phủ Cách mạng) và "Unione dei Comunisti Anarchici della Toscana" (Liên minh cộng sản vô trị Tuscan). Liên đoàn vô trị quốc tế (IAF / IFA) được thành lập trong một hội nghị quốc tế vô trị ở Carrara vào năm 1968 bởi ba liên đoàn vô trị châu Âu của Pháp (Fédération Anarchiste), Ý (Federazione Anarchica Italiana) và Tây Ban Nha (Federación Anarquista Ibérica), cùng với liên đoàn của Bungari lưu vong ở Pháp. Các tổ chức này cũng lấy cảm hứng từ những nguyên tắc tổng hợp. Thời đương đại. "Cộng sản Tự do" ("Libertarian Communism") là một tạp chí xã hội chủ nghĩa, được thành lập vào năm 1974, và một phần do thành viên Đảng Xã hội chủ nghĩa Anh Quốc sản xuất. Ở Ý, Liên đoàn Vô trị Ý theo chủ nghĩa tổng hợp (Italian Anarchist Federation) và Liên đoàn người cộng sản vô trị theo chủ nghĩa nền tảng (Italian Anarchist Federation) vẫn tiếp tục tồn tại cho đến nay. Tuy nhiên, chủ nghĩa vô trị nổi dậy tiếp tục có ảnh hưởng đáng kẻ, như sự thành lập gần đây của Liên đoàn Không chính thức Vô trị cho thấy. Trong những năm 1970, Fédération Anarchiste của Pháp phát triển thành sự kết hợp của các nguyên tắc của chủ nghĩa vô trị tổng hợp và chủ nghĩa nền tảng. Nhưng sau đó, các tổ chức theo chủ nghĩa nền tảng đã xuất hiện: Tổ chức cộng sản tự do (Pháp) vào năm 1976, và Alternative libertaire năm 1991. Tổ chức thứ hai còn tồn tại cho đến ngày nay cùng với tổ chức Fédération Anarchiste. Trong thời gian gần đây, các tổ chức chủ nghĩa nền tảng có thành lập mạng lưới International Libertarian Solidarity (hiện không còn tồn tại) và người kế nhiệm của nó, mạng lưới Anarkismo. Mạng lưới này được điều hành chung bởi khoảng 30 tổ chức chủ nghĩa nền tảng trên khắp thế giới. Mặt khác, chủ nghĩa vô trị nổi dậy đương thời kế thừa quan điểm và chiến thuật của chủ nghĩa cộng sản vô trị chống tổ chức và chủ nghĩa phi pháp. Như đã nói trên, Liên đoàn không chính thức Vô trị là một tổ chức vô trị nổi dậy của Ý. Các nguồn tin tình báo Ý mô tả nó là có cấu trúc "phẳng" gồm các nhóm khủng bố vô trị khác nhau, thống nhất dưới niềm tin vào hành động vũ trang cách mạng. Năm 2003, nhóm này nhận trách nhiệm về một chiến dịch đánh bom nhắm vào một số tổ chức của Liên minh châu Âu. Hiện tại, cùng với các liên đoàn đã đề cập trước đây, Liên đoàn Quốc tế những người Vô trị bao gồm Liên đoàn Tự do Argentina, Liên đoàn Vô trị Belarus, Liên đoàn người Vô trị ở Bulgaria, Liên đoàn Vô trị Séc-Slovakia, Liên đoàn người Vô trị nói tiếng Đức ở Đức và Thụy Sĩ, và Liên đoàn vô trị ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Lý thuyết kinh tế. Việc xóa bỏ tiền, giá cả và lao động làm công ăn lương là trọng tâm của chủ nghĩa cộng sản tự do. Với việc phân phối của cải dựa trên nhu cầu tự quyết định, mọi người sẽ được tự do tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà họ cảm thấy hài lòng nhất và sẽ không còn phải tham gia vào công việc mà họ không muốn làm và cũng không giỏi làm. Những người theo chủ nghĩa cộng sản vô trị cho rằng không có cách hợp lệ nào để đo lường giá trị đóng góp kinh tế của một người nào vì tất cả của cải đều là sản phẩm chung của các thế hệ hiện tại và trước đó. Ví dụ, ta không thể đo lường giá trị sản xuất hàng ngày của một công nhân nhà máy mà không tính đến việc vận chuyển, thức ăn, nước uống, chỗ ở, thư giãn, hiệu suất máy móc, tâm trạng cảm xúc, v.v. đã đóng góp như thế nào vào sản xuất của họ. Để thực sự mang lại giá trị kinh tế "cứng" cho bất kỳ thứ gì, chúng ta cần phải tính đến một lượng lớn ngoại tác và các yếu tố đóng góp - đặc biệt là lao động hiện tại hoặc quá khứ góp phần như thế nào vào khả năng sử dụng lao động trong tương lai. Như Kropotkin đã nói: "Ta không thể có sự phân biệt nào giữa công việc của mỗi người. Đo lường công việc bằng kết quả của nó dẫn chúng ta đến sự phi lý; việc chia và đo chúng theo giờ tiêu cho công việc cũng dẫn chúng ta đến sự phi lý. Chỉ còn lại một điều: đặt nhu cầu thiết yếu trước việc làm, và trước hết là công nhận quyền được sống, và sau này công nhận những tiện nghi trong cuộc sống, cho tất cả những người tham gia sản xuất." Chủ nghĩa cộng sản vô trị có chung nhiều đặc điểm với chủ nghĩa vô trị tập thể, nhưng thực sự thì hai đều khác biệt. Chủ nghĩa vô trị tập thể tin vào quyền sở hữu tập thể trong khi chủ nghĩa cộng sản vô trị phủ định toàn bộ khái niệm sở hữu, thay vào đó ủng hộ khái niệm sử dụng. Điều quan trọng là, mối quan hệ trừu tượng của "chủ nhà" và "người thuê nhà" sẽ không còn tồn tại, vì các chức danh như vậy được coi là xảy ra dưới sự cưỡng chế pháp lý có điều kiện và không hoàn toàn cần thiết để ở trong các tòa nhà hay không gian (quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ chấm dứt, vì chúng một dạng tài sản riêng). Ngoài việc tin rằng tiền thuê nhà và các khoản phí khác là bóc lột, những người cộng sản vô trị cảm thấy đây là những áp lực tùy tiện khiến mọi người thực hiện các chức năng không liên quan. Ví dụ, họ đặt câu hỏi tại sao một người phải làm việc 'X giờ' một ngày để chỉ sống ở một nơi nào đó. Vì vậy, thay vì làm việc có điều kiện vì đồng lương kiếm được, họ tin vào làm việc trực tiếp vì mục tiêu trước mắt. Các tranh luận triết lý. Động lực. Người cộng sản vô trị từ chối khẳng định là lao động làm công ăn lương là cần thiết vì “bản chất con người” là lười biếng và ích kỷ. Họ thường chỉ ra rằng ngay cả những người được gọi là "người giàu nhàn rỗi" đôi khi cũng tìm thấy những việc hữu ích để làm mặc dù họ đã thỏa mãn tất cả các nhu cầu của họ bằng sức lao động của người khác. Những người nghĩa cộng sản vô trị nhìn chung không đồng ý với quan niệm rằng “bản chất con người” đã được định sẵn, và cho rằng văn hóa và hành vi của con người phần lớn được quyết định bởi xã hội và phương thức sản xuất. Nhiều người cộng sản vô trị, như Peter Kropotkin, cũng tin rằng xu hướng tiến hóa của con người là để con người hợp tác với nhau vì lợi ích chung và sự sống còn của mọi người thay vì tồn tại như những đối thủ cạnh tranh đơn độc, một quan điểm mà Kropotkin đã tranh cãi từ lâu. Trong khi những người cộng sản vô trị như Peter Kropotkin hay Murray Bookchin tin rằng các thành viên của một xã hội như vậy sẽ tự nguyện thực hiện tất cả các lao động cần thiết vì họ sẽ nhận ra lợi ích của công trình cộng đồng và sự hỗ trợ lẫn nhau, thì những người cộng sản vô trị khác như Nestor Makhno và Ricardo Flores Magón lại cho rằng tất cả những người có thể làm việc trong một xã hội cộng sản vô trị phải có nghĩa vụ làm như vậy, ngoại trừ các nhóm như trẻ em, người già, bệnh tật hoặc người ốm yếu. Kropotkin không nghĩ rằng sự lười biếng hay phá hoại sẽ là một vấn đề lớn trong một xã hội cộng sản vô trị đích thực, nhưng ông đồng ý rằng một xã hội vô trị liên kết tự do có thể, và có lẽ nên, cố tình tách khỏi những người không thực hiện thỏa thuận cộng đồng của họ để cùng thực hiện công việc. Peter Gelderloos, dựa trên Kibbutz, lập luận rằng động lực trong một xã hội không tiền sẽ được tìm thấy ở sự hài lòng trong công việc, sự quan tâm đến cộng đồng, sự cạnh tranh về uy tín và sự khen ngợi từ các thành viên khác trong cộng đồng. Tự do, lao động và giải trí. Những người cộng sản vô trị ủng hộ chủ nghĩa cộng sản vì họ coi nó như một phương tiện để đảm bảo quyền tự do và sự hạnh phúc tối đa cho tất cả mọi người, thay vì chỉ cho những người giàu có và quyền lực. Theo nghĩa này, chủ nghĩa cộng sản vô trị là một triết lý bình đằng sâu sắc. Là một triết học trong chủ nghĩa vô trị, chủ nghĩa cộng sản vô trị chống lại mọi hình thức của hệ thống thứ bậc. Người cộng sản vô trị nghĩ rằng không ai nên có quyền làm chủ, hay làm "sếp" của bất kỳ ai khác vì đây là một khái niệm của tư bản và nhà nước, và ngụ ý rằng cá nhân phải chịu quyền lực của một thực thể nào đó. Một số người cộng sản vô trị đương thời và những người ủng hộ chế độ vô trị hậu tả, chẳng hạn như Bob Black, bác bỏ hoàn toàn khái niệm về "công việc" để ủng hộ việc biến các nhiệm vụ sinh hoạt cần thiết thành "cuộc chơi tự do" tự nguyện. Kropotkin suy luận rằng, trong các thí nghiệm cộng sản trước đây, sai lầm trí mạng của những chế độ độc tài lãnh đạo là họ dựa vào "lòng nhiệt thành như sùng đạo" của người vô sản và mong muốn được "sống như một gia đình," nơi mà cá nhân phải "phục tùng hoàn toàn các mệnh lệnh của một nền đạo đức sâu sắc." Đối với ông, cộng sản vô trị nên dựa trên quyền tự do giao kết và rời giao kết cho các cá nhân và nhóm. Thêm nữa, nó nên dựa trên sự giảm thiểu đáng kể số giờ mà mỗi cá nhân phải cống hiến cho lao động cần thiết. Kropotkin nói rằng "việc nhận thức rằng sự đa dạng nhiều nghề nghiệp chính là cơ sở của mọi sự tiến bộ và việc tổ chức theo một cách mà con người có thể hoàn toàn tự do trong thời gian rảnh rỗi của mình [...] đồng nghĩa với sự giải phóng của cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Một số người theo chủ nghĩa cộng sản vô trị và chủ nghĩa vô trị tập thể bác bỏ chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể như những khái niệm viển vông. Họ cho rằng việc các cá nhân hy sinh bản thân vì cái "vĩ đại hơn" chính họ, hoặc việc họ bị cai trị bởi "cộng đồng" hoặc "xã hội," là không thể bởi vì xã hội là bao gồm chính các cá nhân chứ không phải là một đơn vị hoàn toàn tách biệt với cá nhân. Thêm nữa, họ còn cho rằng sự kiểm soát của tập thể đối với cá nhân là chuyên chế và trái ngược với chủ nghĩa vô chính phủ. Những người khác như Lucien van der Walt và Michael Schmidt lập luận rằng "người vô trị đã không [...] đồng nhất tự do với quyền mọi người được làm chính xác những gì họ hài lòng, họ muốn nhưng với một trật tự xã hội trong đó nỗ lực và trách nhiệm của tập thể—nghĩa là nghĩa vụ—sẽ cung cấp cơ sở vật chất và mối liên hệ xã hội, trong đó tự do cá nhân có thể tồn tại." Họ cho rằng "tự do và cá nhân chân chính chỉ có thể tồn tại trong một xã hội tự do." Và trái ngược với "chủ nghĩa cá nhân tư sản sai lầm," chủ nghĩa vô trị dựa trên "tình yêu tự do sâu sắc, được hiểu là sản phẩm xã hội, tôn trọng sâu sắc quyền con người, sự tôn vinh sâu sắc loài người và tiềm năng của nó cũng như cam kết đối với một hình thức xã hội nơi "tính cá nhân đích thực" được liên kết không thể hủy bỏ với "tính xã hội cộng sản cao nhất"". Các quan điểm triết học theo chủ nghĩa vị kỷ vô trị có tầm quan trọng đáng kể trong chủ nghĩa cộng sản vô trị nổi dậy. Vào đầu thế kỷ 20, nhà vô trị cá nhân Ý Renzo Novatore đã ủng hộ cả cách mạng và lẫn chủ nghĩa cộng sản vô trị khi ông nói "cách mạng là ngọn lửa của ý chí chúng ta và là nhu cầu của trí óc đơn độc chúng ta; đó là nghĩa vụ của tầng lớp quý tộc tự do. Để tạo ra cái giá trị đạo đức mới. Tạo ra các giá trị thẩm mỹ mới. Xã hội hóa của cải vật chất. Cá nhân hóa của cải tinh thần." Tương tự, từ các vị trí của Stirnerist, ông cũng không tôn trọng hay đề cao tài sản tư nhân khi nói rằng "Chỉ có của cải đạo đức và tinh thần" là "bất khả xâm phạm. Đây là tài sản thực sự của cá nhân. Phần còn lại: không! Phần còn lại có thể bị tổn thương! Và tất cả những gì có thể bị tổn thương sẽ bị xâm phạm!" Điều này cũng có thể được thấy trong các tác phẩm đương thời về chủ nghĩa vô trị nổi dậy, như có thể thấy trong tác phẩm của Wolfi Landstreicher, Alfredo Bonanno, và những người khác. Sau khi phân tích quan điểm của Luigi Galleani (một người cộng sản vô trị nổi dậy), Bob Black, một người cộng sản vô trị hậu tả, đã đi xa hơn khi nói rằng "chủ nghĩa cộng sản là sự hoàn thiện cuối cùng của chủ nghĩa cá nhân [...] Sự mâu thuẫn có thể thấy giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản thực sự đến từ sự hiểu lầm của cả hai [...] Chủ quan cũng là khách quan: cá nhân thực sự là chủ quan. Thật vô nghĩa khi nói về 'ưu tiên rõ ràng cho xã hội hơn cá nhân', [...] Bạn cũng có thể nói về việc ưu tiên gà hơn trứng. Vô trị là một 'phương pháp cá nhân hóa'. Nó nhằm mục đích kết hợp sự phát triển cá nhân vĩ đại nhất với sự thống nhất lớn nhất của cộng đồng." Trên bài báo của Max Baginski có tên "Stirner: The Ego and His Own" (đăng trên tạp chí vô trị Mỹ Mother Earth) có khẳng định như sau: "Những người Cộng sản hiện đại [ý là người cộng sản vô trị] còn chủ nghĩa cá nhân hơn cả Stirner. Đối với họ, không chỉ đơn tôn giáo, đạo đức, gia đình và nhà nước là spook, nhưng tài sản cũng không hơn gì spook. Nhân danh chính tài sản mà cá nhân bị bắt làm nô lệ—và ôi, nô lệ làm sao! Ngày nay, tính cá nhân bị giam cầm nhiều là bởi tài sản, hơn cả bởi sức mạnh tổng hợp của Nhà nước, tôn giáo, đạo đức [...] Điều kiện hoàn hảo là khi cá nhân không bị ép buộc phải làm nhục và hạ thấp bản thân vì tài sản và để kiếm sống. Chủ nghĩa cộng sản có thể suy ra là thứ tạo cơ sở cho sự tự do và Eigenheit của cá nhân [nghĩa tạm là sự tự sở hữu bản thân mình]. Tôi là một người Cộng sản vì tôi là một người theo chủ nghĩa cá nhân. Những người Cộng sản hoàn toàn chân thành đồng tình với Stirner khi ông đặt từ "lấy" vào vị trí của từ "nhu cầu"—việc này hàm ý dẫn đến việc giải tán tài sản tư nhân, để trưng thu. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa cộng sản là đi đôi với nhau, chứ phải không đối nghịch." Tài sản. Những người cộng sản vô trị phản biện quan niệm tư bản rằng tài sản chung chỉ có thể được duy trì bằng vũ lực và ép buộc. Họ tranh luận rằng trạng thái ấy hoàn toàn không cố định về bản chất hay không thể thay đổi được trong thực tế, đưa ra nhiều ví dụ về hành vi công xã xảy ra một cách tự nhiên ngay cả trong các hệ thống tư bản. Những người cộng sản vô trị kêu gọi xóa bỏ tài sản tư nhân trong khi vẫn tôn trọng tài sản cá nhân. Nhà cộng sản vô trị nổi tiếng Alexander Berkman đã khẳng định rằng "Cuộc cách mạng sẽ xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất và phân phối, và cùng với nó là kinh doanh tư bản. Quyền sở hữu cá nhân chỉ còn lại trong những thứ bạn sử dụng. Vì vậy, đồng hồ của bạn là của riêng bạn, nhưng nhà máy sản xuất đồng hồ thuộc sở hữu của nhân dân. Đất đai, máy móc và tất cả các tiện ích công cộng khác sẽ là tài sản tập thể, không mua được cũng như không bán được. Việc sử dụng thực tế sẽ được coi là quyền sở hữu duy nhất — không thuộc quyền sở hữu về mặt trừu tượng mà là chỉ "sở hữu" về mặt thực tế. Ví dụ, tổ chức những người khai thác than sẽ phụ trách các mỏ than, không phải với tư cách là chủ sở hữu mà chỉ là cơ quan điều hành. Tương tự như vậy, các hội người lao động đường sắt sẽ điều hành các tuyến đường sắt... Vì được quản lý hợp tác cho lợi ích của cộng đồng, sự sở hữu tập thể, cộng đồng sẽ thay thế quyền sở hữu cá nhân do tư nhân thực hiện để thu lợi nhuận." Một điểm khác biệt quan trọng giữa chủ nghĩa cộng sản vô trị và chủ nghĩa cộng sản marx là về sản phẩm lao động của người lao động thuộc về ai. Cả hai hệ tư tưởng đều cho rằng sản phẩm lao động không thuộc về nhà tư bản do nó được sản xuất ra bởi người lao động chứ không phải người sử dụng lao động. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa ý kiến ​​của người cộng sản vô trị Peter Kropotkin và Karl Marx. Marx cho rằng sản phẩm lao động của công nhân là thuộc về công nhân vì do công nhân sản xuất nó ra. Ngược lại, Kropotkin cho rằng sản phẩm người lao động làm ra là thuộc về tổng thể cộng đồng, không chỉ công nhân. Ông lập luận rằng vì người lao động dựa vào thành tựu và nỗ lực của hàng triệu người trước đó nên mới có thể làm ra sản phẩm, công việc của người ấy nên thuộc về cộng đồng, thay vì chỉ chính người ấy. Nói cách khác, thành quả của người lao động này chỉ có thể vì người ấy được hưởng lợi từ cộng đồng, nên sản phẩm được hưởng chung bởi cộng đồng. Công xã lao động như một nền kinh tế dân chủ. Chủ nghĩa cộng sản vô trị phê bình lời kêu gọi đơn giản rằng nên đưa quyền sở hữu nơi làm việc cho người lao động và quản lý các nơi này dưới hình thức hợp tác xã. Mặc dù không mâu thuẫn với chủ nghĩa công đoàn về mặt chiến thuật, nó chỉ trích tầm nhìn coi chủ nghĩa công đoàn vô trị là một mục đích lý thuyết. Nói chính xác, chủ nghĩa cộng sản vô trị không đồng ý với tầm nhìn rằng một nền kinh tế hậu tư bản sẽ và nên được tạo thành từ các liên đoàn của các tổ hợp công nghiệp. Chủ nghĩa cộng sản vô trị đề xuất rằng những xã hội tương lai nên được tổ chức dựa trên đơn vị lãnh thổ (công xã tự do) thay vì dựa trên sản xuất, hay nói các khác là dựa trên những tổ hợp công nông nghiệp, bao gồm chỉ những người tham gia lao động. Mỗi xã sẽ được coi là một đơn vị kinh tế-chính trị tổng hợp và chặt chẽ, xóa bỏ đi phân biệt giữa công việc và cộng đồng. Thêm nữa, các xã này sẽ là một phần của một liên minh xã lớn hơn, liên kết với nhau thông qua các thỏa thuận tự nguyện. Hình thức tổ chức này được cho rằng là khắc phục sự tập trung thái quá vào kinh tế của các hình thức chủ nghĩa xã hội "hướng về người lao động," mà vốn chỉ tập trung vào đấu tranh chính ở nơi làm việc. Murray Bookchin giải thích vấn đề này như sau: Bookchin lập luận tiếp:
1
null
Giáo xứ Thạch Bi được thành lập ngay từ những năm đầu hình thành nên nền tảng đạo Thiên Chúa. Lúc đầu đây là một giáo xứ rộng lớn bao gồm cả hạt Tương Nam - Báo Đáp và Liễu Đề. Năm 1996, ở đây tổ chức kỷ niệm 100 năm hay còn gọi là năm thánh. Lịch sử giáo xứ được ghi lại tại địa phận Bùi Chu nhưng thực tế thành lập từ năm nào thì thật khó biết. Hiện nay giáo xứ thu nhỏ chỉ còn 1 nhà thờ xứ và 7 giáo họ, với dân số khoảng hơn chục ngàn người. Nhà thờ Thạch Bi đã có nhiều thay đổi từ những năm 90 đến nay. Nhà thờ này đẹp và nổi tiếng nhờ có cái hồ hình chữ nhật phía trước và con đường liên huyện đi qua. Hiện hồ này cũng được xây dựng lại với 14 đàng thánh giá xung quanh tạo nên vẻ đẹp chốn thờ phụng. Dân trí nơi đây còn khá thấp, người dân sống chủ yếu bằng trồng lúa nước năm hai vụ. Thanh niên khu này thường đi làm ăn xa tại thành phố lớn...
1
null
Kampot (, chữ Hánː 芹浡, người Việt từng gọi là Cần Bột) là thủ phủ của tỉnh Kampot nằm về phía nam Campuchia. Đây là một thành phố ven sông yên bình chỉ cách vịnh Thái Lan vài kilômét. Thành phố có đặc sản hồ tiêu nổi tiếng, được tiêu thụ rộng rãi trên khắp Campuchia. Khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ cùng với kinh nghiệm lâu đời của người trồng tiêu nơi đây đã tạo ra giống tiêu có một không hai và là mặt hàng săn lùng của những người sành ăn trên khắp thế giới. Du lịch. Để lên thăm dãy núi Damrei và thành phố ma trên núi Bokor (Tà Lơn), khách du lịch thường dừng chân tại Kampot. Đứng trên các ngọn núi này, người ta có thể thưởng thức những cảnh đẹp cả trên đất Campuchia và Việt Nam. Từ thị xã có thể nhìn thấy những thác nước và thuyền bè đi lại trên sông. Các điểm tham quan nổi tiếng khác là hang động Kompong Trach với những tàn tích xưa cũ, những nông trại sầu riêng và hồ tiêu. Từ Kampot có thể đi thuyền ra thăm đảo Koh Thonsáy. Tại đây, du khách có thể thưởng ngoạn những bãi cát vàng trải dài và thưởng thức món cà ri cua địa phương.
1
null
Trong kiến ​​trúc máy tính, 64-bit là việc sử dụng bộ xử lý có chiều rộng đường dẫn, kích thước số nguyên, và độ rộng địa chỉ bộ nhớ là 64 bit (tám octet). Ngoài ra, các kiến ​​trúc máy tính 64-bit cho các đơn vị xử lý trung tâm (CPU) và các đơn vị logic số học (ALU) là các đơn vị dựa trên bộ đăng ký của bộ xử lý, bus địa chỉ hoặc bus dữ liệu có kích thước đó. Từ quan điểm phần mềm, tính toán 64-bit có nghĩa là sử dụng mã với địa chỉ bộ nhớ ảo 64-bit. Tuy nhiên, không phải tất cả các lệnh 64-bit đều hỗ trợ đầy đủ các địa chỉ bộ nhớ ảo 64-bit; Ví dụ, x86-64 và ARMv8 chỉ hỗ trợ 48 bit địa chỉ ảo, với 16 bit còn lại của địa chỉ ảo được yêu cầu là 0 hoặc tất cả 1, và một vài bộ hướng dẫn 64-bit hỗ trợ ít hơn 64 bit bộ nhớ địa chỉ nhà. Thuật ngữ 64-bit mô tả một thế hệ máy tính, trong đó các bộ vi xử lý 64-bit là chuẩn. 64 bit là một kích thước từ xác định một số lớp kiến ​​trúc máy tính, bus, bộ nhớ và CPU, và bằng cách mở rộng phần mềm chạy trên chúng. Các CPU 64-bit đã được sử dụng trong siêu máy tính từ những năm 1970 (Cray-1, 1975) và trong các máy trạm và máy chủ dựa trên các máy tính lệnh (RISC) từ đầu những năm 1990, đặc biệt là các MIPS R4000, R8000 và R10000, DEC Alpha, UltraSPARC Sun, và bộ vi xử lý IBM RS64 và POWER3 và các bộ vi xử lý POWER sau này. Năm 2003, các CPU 64-bit được giới thiệu trên thị trường máy tính cá nhân chính (trước đây là 32-bit) dưới dạng các bộ vi xử lý x86-64 và PowerPC G5; và trong năm 2012 ngay cả trong kiến ​​trúc ARM nhắm mục tiêu điện thoại thông minh và máy tính bảng, lần đầu tiên được bán vào ngày 20 tháng 9 năm 2013 trong iPhone 5S được cung cấp bởi hệ thống ARMv8-A Apple A7 trên một chip (SoC). Một thanh ghi 64-bit có thể lưu trữ 2⁶⁴ (trên 18 tỷ tỷ (formula_1) hoặc formula_2) các giá trị khác nhau. Phạm vi của các giá trị số nguyên có thể được lưu trữ trong 64 bit phụ thuộc vào đại diện số nguyên được sử dụng. Với hai đại diện phổ biến nhất, phạm vi từ 0 đến 18,446,744,073,709,551,616 (2⁶⁴) để biểu diễn như một số nhị phân, và -9,223,372,036,854,775,808 (-2⁶³) thông qua 9,223,372,036,854,775,807 (2⁶³-1) để đại diện cho hệ nhị phân. Do đó, một bộ xử lý có địa chỉ bộ nhớ 64-bit có thể truy cập trực tiếp 2⁶⁴ byte (= 16 exabyte) bộ nhớ địa chỉ byte. Không có bằng cấp nào khác, kiến ​​trúc máy tính 64-bit thường có các thanh ghi bộ xử lý số nguyên và địa chỉ 64 bit, cho phép hỗ trợ trực tiếp các loại và địa chỉ dữ liệu 64-bit. Tuy nhiên, một CPU có thể có các bus dữ liệu bên ngoài hoặc các địa chỉ bus với các kích thước khác nhau từ các thanh ghi, thậm chí còn lớn hơn (ví dụ Pentium 32-bit có một bus dữ liệu 64-bit). Thuật ngữ cũng có thể đề cập đến kích thước của mức thấp các loại dữ liệu, chẳng hạn như 64-bit floating-point numbers.
1
null
Nguyễn Quý Cảnh (1669-1743) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Sự nghiệp. Nguyễn Quý Cảnh người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông là cháu nội của thám hoa Nguyễn Quý Đức, con hoàng giáp Nguyễn Quý Ân. Từ khi đỗ hương cống, Nguyễn Quý Cảnh được làm quan ở trong phiên của chúa Trịnh. Thời Lê Thuần Tông, Nguyễn Quý Cảnh được tiến cử vào triều làm chức tự khanh, coi việc ở Hộ phiên, giảng bài cho em chúa Trịnh Giang là Trịnh Doanh. Thời Lê Ý Tông, Trịnh Giang ăn chơi sa đọa, tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ. Công Phụ chuyên quyền, triều chính nghiêng ngả trước các cuộc nổi dậy của nông dân. Nguyễn Quý Cảnh cùng đại thần Nguyễn Công Thái đề nghị Vũ thái phi dựng Trịnh Doanh lên ngôi để cứu vãn tình hình. Đầu năm 1740, ông cùng Nguyễn Công Thái thu quân lính tại kinh thành, cùng nhau khởi sự trừ phe cánh Hoàng Công Phụ rồi tâu lên Lê Ý Tông. Được sự phê chuẩn của Ý Tông, Nguyễn Quý Cảnh mang sắc dụ ra tuyên bố, cùng các quan lập Trịnh Doanh làm chúa. Tình hình bên ngoài vẫn không yên ổn vì sự chống đối của các cuộc nổi dậy. Trịnh Doanh cần ông làm tham mưu, giữ luôn ở trong phủ, đêm ngày bàn chính sự. Tình hình dần dần sáng sủa lên nhờ đóng góp của ông, do đó được Trịnh Doanh thăng làm Tham tụng, Thượng thư bộ Binh, Thống quận công. Năm 1741 thời Lê Hiển Tông, ông kiêm chức Đốc phủ ở Sơn Tây, thống lĩnh việc quân. Bấy giờ triều đình ưu đãi cho kiêu binh để họ hăng hái đánh dẹp, nhưng ông bác bỏ bớt những yêu sách thái quá của họ. Vì vậy đám kiêu binh thù hận ông, kéo nhau tới phá nhà ông. Trịnh Doanh sai bắt kẻ cầm đầu vụ đó giết chết. Sợ bị người khác đố kỵ, sau lần đó Nguyễn Quý Cảnh giấu mình, không phát lộ tài năng, giả có bệnh, rồi xin thôi chức Tham tụng. Trịnh Doanh không nghe, vẫn dùng ông vào chức cũ. Trịnh Doanh lại sai ông điều hành việc ở bộ Lại, ông cố từ không được. Ông được lệnh cùng Thượng thư Vũ Công Tể làm chiêu phủ sứ chia nhau đi các đạo khuyên dân phiêu tán vì loạn lạc về làm ruộng để ổn định cuộc sống. Đầu năm 1742, Nguyễn Quý Cảnh bày tỏ việc mình bị nhiều người ghen ghét, xin thôi những chức vụ trọng yếu. Giữa năm 1743, ông lại được chúa Trịnh Doanh phong làm Thượng thư bộ Hộ, hàm thái tử thái phó, Đại tư mã, rồi cho về hưu. Ít lâu sau ông lại được gọi ra làm Ngũ lão hầu chúa. Ít lâu sau ông mất, thọ 75 tuổi, được truy tặng làm Đại tư đồ, Huyên trung công, truy phong làm phúc thần.
1
null
Lam Khiết Anh (27/4/1963–31/10/2018) là một nữ diễn viên nổi tiếng người Hồng Kông những năm 1980 và đầu 1990 với sự nghiệp 47 phim điện ảnh lẫn truyền hình. Cô được biết đến nhiều nhất với vai diễn tiêu biểu La Tuệ Linh trong bộ phim truyền hình 40 tập Đại Thời Đại. Thân thế. Lam Khiết Anh còn có tên tiếng Anh là Yammie Lam Kit-ying, đôi khi được viết là Yammie Nam, sinh ngày 27 tháng 4 năm 1963 tại Hong Kong thuộc Anh. Trong gia đình, cô là con út, bên cạnh một người anh và người chị ruột (tên Lam Khiết Khanh), cô còn có ba người anh cùng cha khác mẹ. Cuộc sống gia đình của cha mẹ không hạnh phúc. Từ nhỏ cô thường bị các anh hiếp đáp. Cha mẹ cô về sau cũng ly hôn. Sự nghiệp. Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Trung học, Lam Khiết Anh cùng với người bạn thân Dương Linh (Carol Yeung) thi tuyển vào lớp đào tạo diễn viên của TVB. Dương Linh không qua được kỳ thi tuyển này, còn Lam Khiết Anh được nhập học vào khóa 12 của lớp đào tạo diễn viên, cùng lớp với Lưu Gia Linh, Ngô Quân Như, Lưu Thanh Vân, Tăng Hoa Thiên. Ngay sau khi tốt nghiệp, cô được TVB tuyển dụng làm MC chính trong một số tiết mục truyền hình. Do ngoại hình xinh đẹp và khả năng ăn nói lưu loát, Lam Khiết Anh được nhiều khán giả ưa thích. Cô được khán giả hâm mộ đặt cho mỹ danh "Tịnh Tuyệt Ngũ Đài Sơn", hàm ý chỉ ngôi sao đẹp nhất trong 5 đài truyền hình lớn nhất của Hong Kong lúc bấy giờ. Năm 1984, cô bắt đầu đóng phim truyền hình đầu tiên "Nữ kế song tinh" (năm 1984) tiếp đó cô được biết đến qua nhiều vai diễn trong "Lục chỉ cầm ma", "Chiếc hộp tình yêu", "Người vợ hiền", "Chân mạng thiên tử", "Vạn gia truyền thuyết", "Nghĩa bất dung tình", "Anh chàng độc thân", "Vượt qua giới tuyến tình yêu", "Người phụ nữ hái sao". Năm 1992, cô đóng phim "Đại thời đại", đóng chung với Trịnh Thiếu Thu và bộ phim Đại thời đại được bầu chọn là một trong những phim truyền hình hay nhất mọi thời của TVB. Đời tư. Năm 1995 và 1996, cha mẹ cô liên tiếp qua đời. Sau đó cô được cho là đã chia tay bạn trai. Lam Khiết Anh từng yêu một người ngoài ngành họ Đặng. Năm 1986, cô gặp cú sốc đầu đời khi bạn trai bất ngờ tự tử. Năm 1998, cô gặp phải tai nạn xe hơi và được đưa vào viện tâm thần năm 1999. Sự nghiệp diễn xuất hoàn toàn đi xuống dù sau đó cô có tham gia một vài phim điện ảnh và truyền hình. Năm 2008, cô bị bắt gặp mặc áo ngủ và lang thang hút thuốc trên phố. Cảnh sát đã tới sau khi người đi đường gọi điện thông báo, sau đó họ đã đưa cô tới ga Sheung Shui. Sau khi tuyên bố phá sản năm 2006, Lam Khiết Anh sống nhờ trợ cấp của thành phố với mức HK$3,700 một tháng. Tháng 12 năm 2013, "Next Magazine" tiến hành một cuộc phỏng vấn với cô, tiết lộ rằng cô từng bị hai ông lớn trong ngành giải trí Hồng Kông cưỡng hiếp 20 năm trước. Theo đó, một trong số hai người từng cưỡng hiếp cô đã chết được một thời gian không lâu (là Đặng Quang Vinh), người còn lại cưỡng hiếp cô khi quay phim ở Singapore (là Tăng Chí Vỹ). Truyền thông Trung Quốc đưa tin về cái chết Lam Khiết Anh vào ngày 03 tháng 11 năm 2018. Theo đó, một người bạn đã mất liên lạc với Lam Khiết Anh từ hôm 31/10. Nhưng rạng sáng 3/11, người này mới đến nhà Lam Khiết Anh và phát hiện cô đã qua đời.
1
null
là bộ manga được vẽ và sáng tác bởi mangaka Hojo Tsukasa. Bộ truyện được đăng trên tạp chí "Weekly Shōnen Jump" từ năm 1985 đến 1991 có tổng cộng 35 tập "tankōbon". Bộ truyện được chuyển thành anime dài tập chiếu trên TV vào năm 1987 bởi Sunrise. Anime "City Hunter" dài bốn mùa và có hai tập phim đặc biệt chiếu trên TV, hai OVA, một phim điện ảnh chiếu rạp. Bộ truyện cũng được chuyển thành 3 phim người đóng, một là City Hunter do Hồng Kông sản xuất năm 1993, hai là bộ phim truyền hình Thợ săn thành phố do Hàn Quốc sản xuất năm 2011, và ba là bộ phim hài Nicky Larson do Pháp sản xuất năm 2018. Nội dung. Nội dung truyện xoay quanh Saeba Ryo, một "người dọn dẹp" là một thám tử tư chuyên làm nhiệm vụ vệ sĩ và tiêu diệt tội phạm ở Tokyo. Ryo có tật xấu là rất hám gái và thỉnh thoảng lại có hành vi biến thái. Cùng với người cộng sự Hideyuki Makimura, họ tạo thành "City Hunter", công việc có liên quan nhiều tới thế giời ngầm. Khách hàng muốn liên hệ với họ thì có một cách là viết mật thư "XYZ" lên tấm bảng đen đặt ở ga tàu điện tại Shinjuku. Một ngày nọ, Hideyuki bị sát hại và Ryo đã thay Hideyuki chăm sóc em gái anh ấy là Makimura Kaori (20 tuổi), một cô nàng để tóc ngắn kiểu tomboy. Kaori sau đó trở thành cộng sự mới của Ryo. Kaori có khả năng bắn súng rất tệ (trái ngược với Ryo), rất nhạy cảm và dễ ghen, cô thường đánh Ryo bằng một cái búa khổng lồ mỗi khi anh ấy làm gì đó biến thái hoặc sàm sỡ phụ nữ. Câu chuyện cũng theo sau chuyện tình lãng mạn, đầy hài hước của Ryo và Kaori xuyên suốt các nhiệm vụ mà hai người thực hiện. Truyện bắt đầu vào khoảng năm 1985, kết thúc ở khoảng năm 1991. Truyền thông. Manga. Bộ truyện phát hành trên tạp chí "Weekly Shōnen Jump" bắt đầu từ số 13 năm 1985 đến năm 1990. Truyện được tập hợp thành 35 tập và được Nhà xuất bản Shueisha phát hành dưới nhãn "Jump Comics" từ ngày 15 tháng 1 năm 1986 đến ngày 15 tháng 4 năm 1992. Trong bản quyển thì truyện được chia thành 55 câu chuyện khác nhau hay được gọi là "các episode" thay vì các chương nguyên bản như đăng trên tạp chí. Mỗi câu truyện lại liên quan đến một nhân vật nữ khác nhau. Phiên bản 18 tập được in theo chuẩn khác được Nhà xuất bản Shueisha phát hành từ ngày 18 tháng 6 năm 1996 đến 17 ngày 17 tháng 10 năm 1997. Phiên bản 32 tập được phát hành bởi Nhà xuất bản Tokuma Shoten từ ngày 16 tháng 12 năm 2003 đến ngày 15 tháng 4 năm 2005. Vào năm 2015, kỉ niệm 30 năm phát hành của bộ truyện thì phiên bản thứ tư có tên gọi là "City Hunter XYZ edition" đã được phát hành bởi Tokuma Shoten và có tổng cộng 12 tập. Tập đầu của phiên bản này được phát hành ngày 18 tháng 7 năm 2015. Mangaka Inoue Takehiko là trợ lý của City Hunter khi Hojo Tsukasa thực hiện bộ manga. Vào năm 2001, Hojo bắt đầu manga tiếp theo có tên là "Angel Heart". Bối cảnh của manga là ở một thế giới song song với "City Hunter", ở thế giới này nhân vật Makimura Kaori đã qua đời và trái tim cô ấy được chuyển cho Li Xiang Ying, nhân vật chính của "Angel Heart"'. Bản spin-off mới nhất của manga có tên là "Kyō Kara City Hunter (City Hunter Rebirth)" được thông báo là sẽ bắt đầu đăng trên tạp chí "Monthly Comic Zenon" của Nhà xuất bản Tokuma Shoten kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2017. Nội dung truyện nói về một phụ nữ độc thân 40 tuổi là fan của Saeba Ryo đã đột ngột qua đời sau một tai nạn tàu hỏa, cô ấy đã được trọng sinh vào trong thế giới của manga City Hunter. Anime. Bộ truyện được chuyển thể thành anime dài tập bởi Sunrise, do Kanetsugu Kodama đạo diễn và chiếu trên kênh Yomiuri Television. "City Hunter" có tổng cộng 51 tập và được chiếu từ ngày 6 tháng 4 năm 1987 đến ngày 28 tháng 3 năm 1988, và được phát hành lại dưới dạng băng VHS từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 7 năm 1988. Mùa hai của anime có tên là "City Hunter 2" có tổng cộng 63 tập và chiếu từ ngày 8 tháng 4 đến 14 tháng 7, mùa hai của anime được phát hành lại dưới dạng băng VHS từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 3 năm 1990. Mùa thứ ba của anime có tên "City Hunter 3" dài 13 tập và chiếu từ ngày 15 tháng 10 năm 1989 đến 21 tháng 1 năm 1990 và phát hành lại dưới dạng băng VHS từ tháng 11 năm 1990 đến tháng 4 năm 1991. Phần thứ tư của anime có tên là "City Hunter '91" được chiếu từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 10 tháng 10 năm 1991 được phát hành dưới dạng băng VHS từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1992.  Anime sau còn được phát hành lại dưới dạng 20 video tuyển tập. Bản 32-disca DVD boxset có tên là "City Hunter Complete" được phát hành bởi Aniplex và được phát hành tại Nhật vào ngày 31 tháng 8 năm 2005. Bộ đĩa bao gồm cả bốn phần anime, các tập đặc biệt trên TV, phim điện ảnh đi kèm với một quyển art book và figure (mô hình) của Ryo và Kaori. 26 đĩa lẻ của bốn phần anime được phát hành từ ngày 19 tháng 12 năm 2007 đến 27 tháng 8 năm 2008. Trong dịp kỉ niệm 30 năm manga City Hunter phát hành, những người mua toàn bộ 12 tập truyện của phiên bản "City Hunter XYZ Edition" sẽ nhận được một "motion graphic anime" DVD. DVD là bản chuyển thể từ chương có tên là "Lời cầu hôn của Ryo" trong manga "Angel Heart" và được lồng tiếng bởi dàn diễn viên của anime City Hunter gốc. Phim điện ảnh và OVA. Bộ phim thứ nhất ".357 Magnum" phát hành ngày 17 tháng 6 năm 1989. Bộ phim thứ hai "Bay City Wars" phát hành 25 tháng 8 năm 1990. Bộ phim thứ ba "Million Dollar Conspiracy" phát hành ngày 25 tháng 8 năm 1990. Phiên đặc biệt chiếu trên TV. Có ba bộ phim đặc biệt đã được sản xuất. "Secret Service" chiếu ngày 5 tháng 1 năm 1996. Tiếp sau là "Goodbye My Sweetheart" chiếu ngày 25 tháng 4 năm 1997 và "The Death of Vicious Criminal Saeba Ryo" chiếu ngày 23 tháng 4 năm 1999. Phim người đóng. Bộ phim Hồng Kông tên là "Saviour of the Soul" (九一神鵰俠侶 "Gauyat sandiu haplui") sản xuất năm 1991 có sử dụng nhân vật trong "City Hunter" nhưng cốt truyện đã được thay đổi. Vào năm 1993 thì một bản phim điện ảnh khác được sản xuất, phim được đạo diễn bởi Vương Tinh, Thành Long vào vai Ryo Saeba, Vương Tổ Hiền vai Kaori và thần tượng Nhật Bản Goto Kumiko cũng góp mặt trong phim. Khi quay cảnh hành động, Thành Long từng bị trật khớp vai. Nội dung bộ phim không bám sát nguyên tác, bởi không có những cảnh Ryo Saeba thể hiện khả năng bắn súng thiện xạ. Một bộ phim khác của Hồng Kông sản xuất năm 1996 có tên là "Mr. Mumble" cũng dựa theo nội dung của "City Hunter" nhưng các nhân vật đã được thay đổi. Vào năm 2008 thì một bản live-action mới của City Hunter do Fox Television Studios và công ty truyền thông giải trí SSD của Hàn Quốc hợp tác sản xuất đã được ông bố. Nam diễn viên Jung Woo-sung được chọn vào vai Ryo và phim sẽ quay ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc và thủ đô Tokyo của Nhật Bản. Vào năm 2011 thì bộ truyện được chuyển thể thành Thợ săn thành phố phiên bản Hàn do đài SBS của Hàn Quốc sản xuất, với sự tham gia của Lee Min-ho và Park Min-young. Trò chơi điện tử. Trò chơi "City Hunter" được phát hành Sunsoft cho hệ máy PC Engine vào tháng 3 năm 1990. Đón nhận. "City Hunter" làm một trong những manga bán chạy nhất mọi thời đại trên tạp chí "Weekly Shōnen Jump", với hơn 50 triệu bản in được bán ra tại Nhật Bản tính đến năm 2016 Bộ truyện xếp thứ 19 trong danh sách những bộ truyện "Quyền lực nhất" trên Shonen Jump. Trong cuộc bình chọn năm 2005 bởi TV Asahi, "City Hunter" đứng thứ 66 trong danh sách 100 bộ anime chiếu TV được yêu thích nhất do khác giả xem TV bình chọn. Trên BXH do TV Asahi tổ chức qua website thì "City Hunter" đứng thứ 65. Hai nhân vật Ryo và Kaori rất được đóng nhận bởi người. Ryo đứng thứ hai trong danh sách "Nhân vật nam tuyệt nhất" vào lần bình chọn diễn ra năm 1988 của "Animage" "Anime Grand Prix". In 1989, 1990 and 1991 he was first place. Vào năm 1992 thì Ryo đứng thứ sau. Kaori xếp hạng thứ 15 trong danh sách "Nhân vật nữ tuyệt nhất" vào năm 1988 sau đó leo lên hạng 8 vào ănm 1989. Kaori sau đó đứng thứ 5 vào năm 1990 rồi xuống thứ 6 vào thứ 11 trong năm 1991 và 1992. Di sản. Vào năm 2012 ba nhân vật Ryo, Kaori và Umibozu xuất hiện trong video ca nhạc của nhạc sĩ "Mana". Mana đã hợp tác với tác giả Hojo và nhạc sĩ Komuro Tetsuya của TM Network. Bản sao "Chiếc búa tạ 100 tấn" của Kaori có giá 1.8 triệu yên Nhật trên Yahoo Auctions vào 2007.
1
null
Gỏi nhệch là món gỏi được chế biến từ cá nhệch, được coi là đặc sản tại các vùng ven vịnh Bắc Bộ của Việt Nam thuộc thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa. Chế biến. Cá nhệch được xát muối, có thể dùng tro, lá tre, lá lúa hay lá nhái, rửa sạch cho hết chất nhờn, sau đó được cắt tiết rồi mổ. Thịt nhệch được cắt thành từng miếng nhỏ, lau khô bằng giấy bản rồi bóp thính gạo cùng một số loại gia vị. Cùng với những biến tấu trong cách chế biến thì các loại rau ăn kèm cũng như nước chấm gỏi sẽ tạo hương vị riêng cho gỏi nhệch ở mỗi miền quê. Trong khi ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, gỏi nhệch được gói trong bánh đa nem và sử dụng nước chấm dạng lỏng thì tại Ninh Bình và Thanh Hóa, gỏi nhệch được đặt trực tiếp trên lá sung gói thành hình phễu, chấm với nước chẻo, được làm từ xương nhệch xay hoặc giã nhỏ, sau đó bóp với mẻ rồi nấu lên . Chẻo khá đặc, màu vàng sẫm, vị béo và mùi thơm đặc trưng. Món gỏi nhệch có vị hơi đắng, bùi, ngọt và thơm. Gỏi nhệch Tràng Cát. Gỏi nhệch Tràng Cát, Hải Phòng sử dụng dấm bỗng chua đã nêm các vị cay, mặn, ngọt; ăn kèm lá mơ, sắn thuyền, lá bứa, đinh lăng, mùi ta, các loại húng, khế chua, chuối xanh... Các loại rau gia vị này cho vào miếng bánh đa nem, cuộn thêm với một gắp gỏi nhệch trộn riềng và gia vị, cuốn lại cho chặt rồi chấm vào bát bỗng . Gỏi cá nhệch Tràng Cát cùng với gỏi cá mè (Bắc Giang) và gỏi cá trích Phú Quốc (Kiên Giang) là ba món gỏi cá được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) đã công bố trong danh sách Top 5 đặc sản gỏi nổi tiếng Việt Nam . Gỏi nhệch Thái Thụy. Tại Thái Thụy, Thái Bình, nhệch được làm sạch bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt ruột, bỏ đầu đuôi. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn; mỗi đoạn dài từ 2 cm đến 3 cm, được cắt ra làm nhiều khúc nhỏ nhưng không đứt hẳn, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát, rắc mì chính, ớt khô, riềng giã nhỏ, thính gạo nếp và để đến khi "dậy mùi". Nước dùng được chế biến từ quả chay luộc hay cà chua và nêm đường. Các loại rau gia vị gồm lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô... Gỏi nhệch Giao Thủy. Tại Giao Thủy, Nam Định, người ta dùng tro bếp phủ lên mình nhệch để hút nhờn, hay lấy lá tre hóp tuốt sạch chất nhờn rồi ngâm trong nước muối hay nước vôi trong... Sau khi làm sạch nhệch, người ta mổ nhệch, bỏ ruột, lấy mật đem hoà cùng với rượu trắng (để uống cùng với gỏi nhệch) và lọc tách thịt khỏi xương. Thịt nhệch sau khi lọc được thấm khô, thái nhỏ dọc thớ với độ dài khoảng 3 cm, ướp cùng với các gia vị như riềng giã nhỏ, nước nghệ tươi, hạt nêm, muối, mắm tôm, sả, ớt... sau đó trộn cùng với thính gạo rang. Nước chấm gỏi nhệch Giao Thủy được gọi là dấm. Xương nhệch và phần đầu, đuôi cá nhệch được băm nhỏ, nấu cùng bỗng mẻ cùng với hành, ớt, muối, đường để làm nước chấm. Gỏi nhệch ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, vọng cách, lá mơ lông, khế, sung, ớt; rau thơm có thể nguyên lá hoặc thái nhỏ và trộn lẫn với nhau. Khi ăn thì dùng miếng bánh đa nem cuộn với các loại rau gia vị và một gắp thịt nhệch cuộn chặt lại rồi chấm vào bát dấm. Gỏi nhệch có thể ăn cùng với bánh đa vừng. Gỏi nhệch Nghĩa Hưng. Tại các huyện phía nam tỉnh Nam Định trong đó có Nghĩa Hưng thì câu thành ngữ "Chim gà cá nhệch" nói lên rằng trong các loài cá thì nhệch ngon đầu bảng. Cá nhệch được xử lý bằng cách ngâm nước muối, dùng lá lúa tuốt sạch cho hết nhớt. Mật nhệch được pha vào rượu và xương được róc để làm món rán giòn nhắm rượu. Thịt nhệch róc ra rồi dùng giấy bản lau sạch, thái nhỏ dọc thớ, ướp với riềng, thính gạo rang và nước nghệ tươi. Riêng loại nhệch nghệ có thịt màu vàng nên không cần ngâm nước nghệ. Để gỏi nhệch thêm ngon, người ta dùng thính gạo tám xoan trộn với thính bột đậu xanh và tẩm riềng đã rửa sạch, giã nhỏ. Gỏi nhệch Kim Sơn. Tại Kim Sơn, Ninh Bình, da cá được rán giòn để cuộn với gỏi. Gỏi nhệch ở đây được ăn kèm nhiều loại rau, gia vị như lá sung, lá ổi, lá đinh lăng, lá lộc vừng, lá mơ, khế chua, lá vọng cách. Người ta quấn các loại lá ấy thành một chiếc phễu, cho thịt nhệch vào, quết nước chẻo lên, thêm vài hạt muối trắng, vài lát hành khô và có thể thêm lát ớt tươi rồi gói lại. Ngoài chẻo, món gỏi nhệch Ninh Bình còn dùng nước chấm được làm từ nước mắm, gừng tươi, tỏi, ớt, mì chính, hạt tiêu hoặc chấm với mắm tôm. Gỏi nhệch Nga Sơn. Tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, thịt cá nhệch sau khi cắt lát thì được ngâm với hỗn hợp nước chanh, riềng băm, sả băm trong khoảng 5 phút. Sau đó vắt thịt cá nhệch thật khô rồi mới trộn cùng thính gạo rang. Da và xương nhệch được rán giòn, rồi cho xay nhuyễn với vỏ quýt khô sau đó mới đun thành chẻo. Thứ nước chấm sền sệt này cùng với các loại gia vị đã tạo nét đặc sắc cho gỏi nhệch Nga Sơn. Gỏi nhệch không dùng bánh đa nem để cuốn mà dùng các loại lá như lá sung, lá lộc nhòn, lá cúc tần, rau ngổ, lá mơ, mùi tàu, đinh lăng, rau má, bạc hà… Cuốn lá sung cùng với các loại lá này thành hình phễu, cho lượng cá nhệch vừa ăn vào, rưới chẻo lên trên và thêm ớt tươi, hành củ tươi, riềng, sả, có thể thêm chút mắm tôm. Cuối cùng, đậy lên bằng miếng bánh đa nhỏ đậy cái phễu lại và ăn cả miếng phễu này. Gỏi nhệch Nga Sơn có vị bùi, vị thơm, vị mát, vị cay của rau; vị ngọt, vị béo, bùi, ngậy của chẻo; vị mặn vừa phải của mắm tôm; vị cay, nồng, thơm, nóng của riềng, của ớt, của sả; vị bánh đa bùi và giòn tan và cuối cùng là vị ngọt, dai mà giòn của cá nhệch.
1
null
Sông Nelson () nằm ở bắc-trung của Bắc Mỹ, trên địa giới tỉnh Manitoba của Canada. Chiều dài đầy đủ của sông là , sông có lưu lượng dòng chảy trung bình là , và có diện tích lưu vực đạt , trong đó thuộc lãnh thổ của Hoa Kỳ. Sông thoát nước cho hồ Winnipeg và chảy được trước khi đổ ra vịnh Hudson. Sông Nelson chảy qua khiên Canada ra khỏi hồ Playgreen ở mũi phía bắc của hồ Winnipeg, và sau đó chảy qua hồ Cross, hồ Sipiwesk, hồ Split và hồ Stephens. Vì là sông chảy ra từ hồ Winnipeg, sông Nelson là phần cuối của hệ thống sông Saskatchewan lớn hơn, cũng như là phần cuối của các hệ thống sông Red River và Winnipeg. Hồ Devils có đặc điểm bất thường vì là một hồ hiện nay không có dòng thoát ra, và đã chảy tràn sang sông Red vào ít nhất năm thời kỳ riêng biệt kể từ thời kỳ băng tan. Bên cạnh hồ Winnipeg, các chi lưu chính của sông Nelson bao gồm sông Grass (có lưu vực là một khu vực dài ở phía bắc hồ Winnipeg) và sông Burntwood (chảy qua Thompson, Manitoba). Sông Nelson chảy vào vịnh Hudson tại Port Nelson (nay là một đô thị ma), ngay phía bắc của sông Hayes và York Factory. Các cộng đồng khác về phía thượng lưu của sông bao gồm Bird, Sundance, Long Spruce, Gillam, Split Lake, Arnot, Cross Lake, và Norway House. Sông được đặt theo tên của Thomas Button, một nhà thám hiểm người Wales đến từ St. Lythans, Glamorganshire, ông đã trú đông ở cửa sông vào năm 1612. Khu vực sông là nơi tranh giành của những người buôn bán lông thú, song sông Hayes đã trở thành tuyến đường chính để tiến vào nội địa. Ngày nay, dung tích khổng lồ cùng những đoạn sông dốc đã khiến cho sông Nelson có tiềm năng thủy điện to lớn. Nạn lụt do việc xây đập đã khiến những người da đỏ phản ứng trrong quá khứ, song Hiệp định Lũ lụt phương Bắc được tạo ra vào thập niên 1970 đã giúp bù đắp những thiệt hại do lũ lụt gây ra. Pháo đài Nelson, một điểm giao thương trong lịch sử của Công ty Vịnh Hudson, nằm ở cửa sông Nelson tại vịnh Hudson và là một điểm thương mại quan trọng vào đầu thế kỷ 18. Sau khi đóng vai trò then chốt trong việc thành lập Công ty Vịnh Hudson, Pierre Esprit Radisson, một nhà thám hiểm nổi tiếng người Pháp, là giám đốc thương mại trưởng tại Pháo đài Nelson vào một giai đoạn trong thời gian ông phụng sự cho nước Anh. Ngày nay, pháo đài Nelson không còn tồn tại. Hải cảng bị bỏ hoang Port Nelson vẫn còn lại ở phía đối diện tại cửa sông trên vịnh Hudson.
1
null
(Lưu) Tống Hiếu Vũ Đế (chữ Hán: 劉宋孝武帝; 19 tháng 9 năm 430 – 12 tháng 7 năm 464), tên húy là Lưu Tuấn (), tên tự là Hưu Long (休龍), tiểu tự Đạo Dân (道民), là một hoàng đế của triều Lưu Tống thời Nam-Bắc triều. Ngày 16 tháng 3 năm 453, Hoàng thái tử Lưu Thiệu tiến hành chính biến, sát hại Văn đế Lưu Nghĩa Long, rồi tự xưng là Hoàng đế. Vũ Lăng vương Lưu Tuấn với sự phụ tá của Thẩm Khánh Chi đã khởi binh thảo phạt Lưu Thiệu. Ngày 20 tháng 5 cùng năm, Lưu Tuấn lên ngôi vua. Đến ngày 27 tháng 5, Lưu Tuấn công hạ kinh thành, bắt giữ anh cả Lưu Thiệu và anh hai Lưu Tuân. Trong thời gian tại vị, Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn tăng cường trung ương tập quyền, triệt trừ chức hàm Lục thượng thư sự, đồng thời chia tách châu quận nhằm làm suy yếu thực lực của phiên trấn. Ông cho giết Trung thư lệnh Vương Tăng Đạt, Đan Dương lệnh Nhan Thuân, đánh giết Tùy vương Lưu Đản, diệt trừ cường thần. Hiếu Vũ đế sùng lễ Phật giáo, tôn phụng cao tăng tăng đạo, dẫn công khanh đi nghe Duy Ma Cật kinh. Sử chép rằng Hiếu Vũ đế có thiên tính háo sắc, không kiêng kỵ thân thuộc trong việc lâm hạnh, bị nghi ngờ loạn luân với mẫu hậu Lộ Huệ Nam, lưu truyền hậu thế. Sử sách ghi rằng Hiếu Vũ đế là người sắc bén thông minh, nghe nhiều học rộng, văn chương hoa mĩ, có tinh thần thượng võ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Sau khi ông bệnh mất, Lại bộ thượng thư Thái Hưng Tông tán tụng ông là "dĩ đạo thủy chung". Tuy nhiên, Hiếu Vũ đế sinh tính hỉ xa, dục cầu vô độ, những năm cuối "vưu tham tài lợi", không nghe can gián. Thời trẻ. Lưu Tuấn sinh ngày Canh Ngọ tháng 8 năm Nguyên Gia thứ 7 (tức 19 tháng 9 năm 430) và là con trai thứ ba của Văn Đế. Mẹ ông tên là Lộ Huệ Nam, bà không phải là phi tần được Văn Đế sủng ái, và Lưu Tuấn cũng không được vua cha quá yêu mến. Do mẹ ông không được sủng ái, bà phần lớn đi theo ông thay vì ở trong hoàng cung tại kinh thành Kiến Khang. Năm Nguyên Gia thứ 12 (435), Lưu Tuấn được lập làm Vũ Lăng vương (武陵王), thực ấp 2.000 hộ. Năm Nguyên Gia thứ 16 (439), Lưu Tuấn được phong làm Đô đốc Tương châu (nay là Hồ Nam) chư quân sự, Chinh lỗ tướng quân, lại kiêm Tương Châu Thứ sử, trấn giữ Thạch Đầu. Năm Nguyên Gia thứ 17 (440), Lưu Tuấn được chuyển chức làm Sử trì tiết; đô đốc Nam Dự, Dự, Tư, Ung, Tịnh ngũ châu chư quân sự; Nam Dự châu thứ sử, vẫn là tướng quân, và vẫn trấn giữ Thạch Đầu như cũ. Năm Nguyên Gia thứ 21 (444), ông được thăng làm đốc Tần châu, tiến hiệu là Phủ quân tướng quân. Năm sau, ông được chuyển sang làm đô đốc Ung, Lương, Nam-Bắc Tần tứ châu, Kinh châu chi Tương Dương, Cánh Lăng, Nam Dương, Thuận Dương, Tân Dã, Tùy lục quận chư quân sự; Ninh Man hiệu úy; Ung châu (雍州, nay là tây bắc bộ Hồ Bắc và tây nam bộ Hà Nam) Thứ sử; Trì tiết; vẫn là tướng quân như cũ. (Ung là một châu quan trọng về mặt quân sự do có biên giới với Bắc Ngụy kình địch.) Khi Văn Đế quan tâm đến việc lấy lại các châu bị mất cho Bắc Ngụy dưới thời gian trị vì của Thiếu Đế, Ung châu được coi là một nơi then chốt. Năm Nguyên Gia thứ 25 (448), Lưu Tuấn được chuyển sang đảm nhiệm đô đốc Nam Duyện, Từ, Duyện, Thanh, Ký, U lục châu, Dự châu chi Lương quận chư quân sự; An Bắc tướng quân; Từ châu (nay là bắc bộ Giang Tô và bắc bộ An Huy) thứ sử; trì tiết như cũ; trấn thủ Bành Thành. Sau đó, Văn Đế lại hạ chiếu cho Lưu Tuấn giữ thêm chức Duyện châu thứ sử, Nhị hoàng tử là Thủy Hưng vương Lưu Tuấn giữ chức Nam Duyện châu thứ sử, do vậy triệt tiêu chức đô đốc Nam Duyện châu của ông. Năm Nguyên Gia thứ 27 (450), cuộc bắc phạt của Văn Đế bị Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo đẩy lui, quân Bắc Ngụy tiếp đó đã tấn công phương Nam để trả đũa và nhanh chóng tiếp cận Bành Thành. Tháng 3 ÂL, Văn Đế chiếu lệnh cho Lưu Tuấn lĩnh binh tiến về phía bắc tập kích quân Bắc Ngụy của Vĩnh Xương vương Thác Bạt Chân tại Nhữ Dương. Lưu Tuấn thu thập ngựa trong vòng trăm dặm được 1.500 con, phân làm 5 cánh quân tấn công, quân Bắc Ngụy không phòng bị nên chiến bại. Tuy nhiên, sau đó quân Bắc Ngụy dò xét được quân Lưu Tống không có viện quân nên tiến hành phản công, quân của Lưu Tuấn đại bại. Sau thất bại này, ông bị giáng hiệu làm Trấn quân tướng quân vào ngày Nhâm Tý (22) tháng 4 (19 tháng 5). Ngày Nhâm Tý (26) tháng 11 cùng năm (14 tháng 1 năm 451), quân Bắc Ngụy tiến đến Bành Thành, trong khi đó chú của Lưu Tuấn là Giang Hạ vương Lưu Nghĩa Cung (劉義恭) muốn từ bỏ Bành Thành. Tuy nhiên, theo đề xuất của An Bắc trưởng sử-Phái quận thái thú Trương Sướng (張暢), Lưu Tuấn vẫn nhất định trấn thủ Bành Thành, và Lưu Nghĩa Cung đã từ bỏ kế hoạch chạy trốn. Thái Vũ Đế sau đó tuy chưa chiếm được Bành Thành song tiếp tục tiến về phía nam và đã đến được Trường Giang trước khi rút lui vào năm sau. Mặc dù giữ được Bành Thành, Lưu Tuấn bị giáng làm Bắc trung lang tướng vào ngày Tân Tị tháng 2 năm Tân Mão (13 tháng 4 năm 451). Trong cuộc chiến này, theo xúi giục của Lưu Tuấn, thái tử Lưu Thiệu và Hà Thượng Chi (何尚之), Văn Đế ban chết cho em là Lưu Nghĩa Khang. Năm Nguyên Hy thứ 28 (451), Lưu Tuấn được bổ nhiệm làm đốc Nam Duyện châu, thứ sử Nam Duyện Châu (南兗州, nay là trung bộ Giang Tô). Sau đó, ông chuyển sang đảm nhiệm chức đốc Giang châu, Kinh châu chi Giang Hạ, Dự châu chi Tây Dương, Tấn Hy, Tân Thái tứ quận chư quân sự; Giang châu(江州, nay là Giang Tây và Phúc Kiến) thứ sử; Nam trung lang tướng; sứ trì tiết như cũ.. Nổi dậy chống lại Lưu Thiệu. Năm 452, Lưu Thiệu cùng Thủy Hưng vương Lưu Tuấn (劉濬) bị phát giác chuyện thông đồng với một yểm bùa cho Văn Đế sớm chết với mục đích cho Lưu Thiệu có thể nhanh chóng trở thành hoàng đế, và Văn Đế tính đến việc trừng phạt họ. Thân tín của Lưu Tuấn là Nhan Thuân từng giả sa môn tăng ngữ để lan truyền bịa đặt rằng Lưu Tuấn là "chân nhân", truyện truyền đến kinh sư, Văn Đế muốn tăng hình phạt cho Lưu Tuấn, song vì sự kiện yểm bùa nên tạm thời chưa trị tội. Lưu Thiệu tiến hành chính biến, và sát hại Văn Đế vào ngày Giáp Tý (21) tháng 2 năm Quý Tị (16 tháng 3 năm 453), sau đó tức vị. Trước đó, ngày Mậu Tý tháng 1 cùng năm (8 tháng 2), Văn Đế bổ nhiệm Vũ Lăng vương Lưu Tuấn thống lĩnh quân đội đi đánh người Tây Dương Man ở Ngũ Châu (五洲, một hòn đảo nhỏ trên Trường Giang và nay thuộc Hoàng Cương, Hồ Bắc). Ngày Ất Hợi tháng 3 (27 tháng 3), Điển thiêm Đổng Nguyên Tự (董元嗣) từ Kiến Khang đến và thuật lại việc Thái tử Lưu Thiệu sát hại Văn Đế, Lưu Tuấn liền sai Đổng Nguyên Tự đi thông báo với liêu tá của mình. Trong khi đó, Lưu Thiệu đã viết một mật thư cho tướng Thẩm Khánh Chi (沈慶之, là người khi đó đang ở cạnh Lưu Tuấn), lệnh cho Thẩm ám sát Lưu Tuấn. Tuy nhiên, Thẩm đã không làm theo lệnh của Lưu Thiệu mà lại trình bức thư cho Lưu Tuấn, Thẩm cũng lệnh cho quân của mình ở vào tình trạng khẩn cấp để sẵn sàng cho một cuộc nổi dậy chống lại Lưu Thiệu. Chú của Lưu Thiệu là Nam Tiếu vương Lưu Nghĩa Tuyên (劉義宣) lúc bấy giờ đang là thứ sử Kinh Châu (荊州, nay là Hồ Bắc), và thứ sử Ung Châu là Tang Chí (臧質) đều cử người đưa tin đến chỗ Lưu Tuấn và thỉnh cầu ông hãy xưng đế. Lưu Tuấn ban đầu trở về trị sở Tầm Dương (尋陽, nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây) của Giang Châu, và sau đó kêu gọi các thứ sử và thái thú khác hãy tham gia nổi dậy cùng ông. Lưu Nghĩa Tuyên và Tang Chí đã nhanh chóng đem quân đến, và họ nhanh chóng tiến quân về Kiến Khang. Lúc này, em trai của Lưu Tuấn là Tùy vương Lưu Đản (劉誕), thái thú của quận Hội Kê (會稽, nay gần tương ứng với Thiệu Hưng, Chiết Giang) cũng tuyên bố ủng hộ Lưu Tuấn. Trong vòng chưa đầy một tháng, Lưu Tuấn đã tiến đến vùng lân cận của Kiến Khang; tuy nhiên ông đã bị bệnh nặng trong suốt cuộc hành trình, và khi đó một thuộc hạ tên là Nhan Thuân (顔竣) đã đóng giả ông để tránh tin ông bị ốm bị lộ ra. Ban đầu, quân của Lưu Thiệu đã có được chút ít thành công, song một tướng chính của Lưu Thiệu là Lỗ Tú (魯秀) ngay sau đó đã phá hoại các nỗ lực của ông ta và sau đó chạy trốn đến doanh trại của Lưu Tuấn. Ngay sau đó, Lưu Tuấn xưng đế (tức Hiếu Vũ Đế) trong khi chiến tranh vẫn tiếp tục diễn ra. Bảy ngày sau, hoàng cung thất thủ, Lưu Thiệu và Thủy Hưng vương Lưu Tuấn bị bắt giữ rồi bị giết. Hiếu Vũ Đế chào đón mẹ và vợ là vương phi Vương Hiến Nguyên (王憲嫄) đến kinh thành, tôn mẹ là hoàng thái hậu và phong vương phi là hoàng hậu. Hiếu Vũ Đế cũng lập con trai cả Lưu Tử Nghiệp làm thái tử. Thời gian đầu trị vì. Một hành vi cá nhân của Hiếu Vũ Đế đã ngay lập tức trở thành một vấn đề chính trị, ông được thuật lại là đã có mối quan hệ loạn luân với tất cả những người con gái của Lưu Nghĩa Tuyên còn ở tại Kiến Khang (tức giữa anh và em họ), điều này đã khiến Lưu Nghĩa Tuyên giận dữ. Thêm vào đó, do Lưu Nghĩa Tuyên và Tang Chí đã có đóng góp to lớn cho đại nghiệp của ông, nên họ có thể hành động với quyền hạn tối thượng trong các châu họ quản lý (Kinh Châu và Giang Châu), song Hiếu Vũ Đế cũng cố gắng để thiết lập quyền lực cá nhân của mình. Lưu Nghĩa Tuyên và Tang Chí do đó đã quyết tâm nổi loạn. Đến mùa xuân năm 454, họ cử người đến thuyết phục một người anh em của Lỗ Tú là thứ sử Dự Châu (豫州, nay là trung bộ An Huy) Lỗ Sảng (魯爽) tham gia nổi dậy cùng với họ vào mùa thu. Tuy nhiên, khi những người đưa tin đến, Lỗ Sảng đang ở trong trạng thái say rượu nên đã hiểu sai và ngay lập tức tuyên bố nổi loạn, tuyên bố Lưu Nghĩa Tuyên là hoàng đế. Bên cạnh đó, thứ sử Duyện Châu (兗州, nay là tây bộ Sơn Đông) là Từ Di Bảo (徐遺寶) cũng cùng tham gia với Lỗ. Khi hay tin về hành động của Lỗ Sảng, Lưu Nghĩa Tuyên và Tang Chí cũng đã nhanh chóng tuyên bố nổi dậy, song sau một thời gian ngắn thì họ mới tuyên bố Lưu Nghĩa Tuyên là hoàng đế. Hiếu Vũ Đế hay tin bốn châu nổi loạn, ban đầu nghĩ rằng mình không thể chống chịu được và đã tính đến việc nhường ngôi lại cho Lưu Nghĩa Tuyên, song do em trai là Cánh Lăng vương Lưu Đản phản đối nên cuối cùng Hiếu Vũ Đế đã quyết định chống lại quân nổi dậy. Hầu hết các châu khác đã nhanh chóng tuyên bố ủng hộ Hiếu Vũ Đế, và thứ sử Ký Châu (冀州, nay là tây bắc bộ Sơn Đông) là Viên Hộ Chi (垣護之), cùng với Minh Dận (明胤) và Hạ Hầu Tổ Hoan (夏侯祖歡) đã nhanh chóng đánh bại Từ Di Bảo, buộc người này phải chạy trốn đến chỗ Lỗ Sảng. Mặc dù tàn bạo trên chiến trường song Lỗ Sảng vẫn tiếp tục uống nhiều rượu trong suốt các chiến dịch. Khi Lỗ Sảng gặp phải sức chiến đấu với quân của tướng Tiết An Đô (薛安都), Lỗ Sảng đã bị ngã ngựa và bị giết chết, điều này đã khiến cho quân của Lưu Nghĩa Tuyên và Tang Chí mất hết chí khí. Lưu Nghĩa Tuyên cũng không tin tưởng vào Tang Chí, và đã từ chối chiến lược tấn công trực tiếp vào Kiến Khang của Tang, thay vào đó Lưu Nghĩa Tuyên lại chọn cách giao chiến với quân của Hiếu Vũ Đế tại Lương Sơn (梁山, nay thuộc Sào Hồ, An Huy). Sau một số thất bại ban đầu, quân của Lưu Nghĩa Tuyên đã sụp đổ còn bản thân ông ta đã chạy trốn. Tang Chí cũng buộc phải chạy trốn song đã sớm bị giết chết. Lưu Nghĩa Tuyên cuối cùng đã bị bắt giữ rồi bị hành hình, kết thúc sự kiện do phe chống đối Hiếu Vũ Đế gây ra. Sau cuộc nổi dậy, Hiếu Vũ Đế đã quyết định giảm bớt quyền lực của thứ sử các châu chính (Kinh Châu, Giang Châu, cũng như châu có kinh thành là Dương Châu (揚州, nay là Chiết Giang và nam bộ Giang Tô) bằng cách giảm bớt cương vực của các châu này, lập nên Đông Dương Châu (東揚州, nay là trung bộ và đông bộ Chiết Giang) từ Dương Châu và lập nên Dĩnh Châu (郢州, nay là đông bộ Hồ Bắc) từ Kinh Châu và Giang Châu. Tuy nhiên, việc này cũng khiến triều đình phải gia tăng thêm chi phí hành chính cấp cho các châu. Năm 455, em trai mới 16 tuổi của Hiếu Vũ Đế là Vũ Xương vương Lưu Hồn (劉渾), đồng thời là thứ sử Ung Châu, đã viết lời bông đùa trong một bản văn rằng mình là Sở vương và cải niên hiệu, song Lưu Hồn thực tâm không hề có ý nổi loạn. Tuy nhiên, khi biết chuyện, Hiếu Vũ Đế đã tước bỏ tước hiệu của Lưu Hồn và giáng em làm thứ dân, và sau đó còn buộc Lưu Hồn phải tự sát. Đây là dấu mốc bắt đầu giai đoạn Hiếu Vũ Đế tước bỏ quyền lực của các em trai. Ngoài ra, thẩm quyền các quan giao tế cấp châu bắt đầu được tăng cường rất nhiều, lý do là vì họ có nhiệm vụ liên lạc giữa vua và thứ sử các châu và theo dõi hành động của các thứ sử cho hoàng đế. Sau khi Hiếu Vũ Đế hết tang ba năm Văn Đế, ông bắt đầu dồn sức lực cho những trò tiêu khiển và dự án xây dựng. Thành chủ Kiến Khang là Nhan Thuân (người này đã giúp Hiếu Vũ Đế rất nhiều trong chiến dịch chống lại Lưu Thiệu và đã có một thời gian dài làm thuộc hạ cho Hiếu Vũ Đế) đã nhiều lần thúc giục Hiếu Vũ Đế hãy thay đổi cung cách sống của mình, vì thế Hiếu Vũ Đế trở nên không hài lòng với Nhan và đã cử Nhan đi làm thứ sử Đông Dương Châu. Trong khi đó, Hiếu Vũ Đế cũng trở nên nghi ngờ hoàng đệ Cánh Lăng vương Lưu Đản, Lưu Đản khi đó đang làm thứ sử Nam Yên Châu và đây là một người này có nặng lực và đã tập hợp nhiều chiến binh cho Hiếu Vũ Đế. Hiếu Vũ Đế vì thế đã thiết lập một hệ thống canh gác quân sự nghiêm ngặt giữa trị sở của Lưu Đản tại Quảng Lăng (廣陵, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô) và kinh thành. Năm 458, Cao Đồ (高闍) và nhà sư Đàm Phiêu (曇標) đã âm mưu phản loạn song bị phát hiện, Hiếu Vũ Đế vì thế đã ban hành một chiếu chỉ nhằm giảm mạnh số sư tăng và ni cô, song vì các thành viên trong gia đình Hiếu Vũ Đế thường xuyên có quan hệ với các ni cô nên chiếu chỉ đã không bao giờ được thi hành trên thực tế. (Hiếu Vũ Đế cũng nhân cơ hội này để vu cáo Vương Tăng Đạt (王僧達) có liên quan sau khi người này đã vô lễ với một cháu trai của Lộ Thái hậu tên là Lộ Quỳnh Chi (路瓊之), và Lộ Thái hậu sau đó đã kêu gọi Hiếu Vũ Đế giết chết Vương) Do Hiếu Vũ Đế không tin tưởng các đại thần cấp cao, ông thường tham khảo ý kiến từ những thuộc hạ đã phục vụ lâu năm là Đới Pháp Hưng (戴法興), Đới Minh Bảo (戴明寶), và Sào Thượng Chi (巢尚之). Do đó, ba người này có rất nhiều quyền lực và giàu có, mặc dù trong thực tế thì họ chỉ có chức tước tương đối thấp. Thời kỳ trị vì cuối. Đến năm 459, đã xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng Lưu Đản sẽ nổi loạn hoặc Hiếu Vũ Đế có hành động chống lại Lưu Đản, và đáp lại, Lưu Đản đã lập nên tuyến phòng thủ hùng mạnh xung quanh Quảng Lăng. Trong khi đó, theo các tấu trình về các tội của Lưu Đản (do chính Hiếu Vũ Đế xúi giục), Hiếu Vũ Đế đã ban một chiếu chỉ giáng Lưu Đản xuống tước hầu, và cùng lúc đó đã cử tướng Viên Điền (垣闐) và Đới Minh Bảo thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ vào Giang Lăng. Tuy nhiên, khi họ đến gần, Lưu Đản đã phát hiện ra và tiến hành phản kích, giết chết Viên Điền. Lưu Đản bố cáo thiên hạ rằng Hiếu Vũ Đế có các mối quan hệ loạn luân (trong đó có một điểm được một số sử gia tin là đúng, đó là Hiếu Vũ Đế đã có mối quan hệ loạn luân với mẹ ruột là Lộ Thái hậu). Điều này đã chọn giận Hiếu Vũ Đế, và ông đã cho tàn sát gia đình các thuộc hạ của Lưu Đản. Hiếu Vũ Đế cử Thẩm Khánh Chi đi đánh Lưu Đản, Thẩm đã bao vây Quảng Lăng sau khi cắt đứt tuyến đường Lưu Đản phải sử dụng nếu muốn chạy trốn sang Bắc Ngụy. Lưu Đản trong một thời gian ngắn đã bỏ Quảng Lăng và tìm đường chạy trốn, song do nghe theo lời của các thuộc hạ nên Lưu Đản đã quay trở lại Quảng Lăng và thủ thành. Trong khi đó, Hiếu Vũ Đế cũng cho rằng Nhan Thuân đã tiết lộ các hành động thiếu thận trọng của mình, ông liền vu cáo Nhan Thuân là đồng sự với Lưu Đản trong cuộc phản loạn này, rồi buộc Nhan phải tự sát, Hiếu Vũ Đế cũng hạ lệnh giết chết tất cả các thành viên là nam giới trong gia đình của Nhan sau khi Nhan chết. Sau khi Thẩm Khánh Chi chiếm được Quảng Lăng và giết chết Lưu Đản, theo lệnh của Hiếu Vũ Đế, hầu hết cư dân Quảng Lăng đã bị thảm sát. Một người em có tính khí bốc đồng của Hiếu Vũ Đế là Hải Lăng vương Lưu Hưu Mậu (劉休茂), ông ta đồng thời là thứ sử Ung Châu. Năm 461, Lưu Hưu Mậu tức giận trước việc các quan giao tế là Dương Khánh (楊慶) và Đới Song (戴雙) và quan võ Dữu Thâm Chi (庾深之) kiềm chế quyền lực của mình, Lưu Hưu Mậu đã tiết hành nổi loạn song đã bị chính các thuộc hạ của mình dập tắt. Biết rằng Hiếu Vũ Đế ngày càng trở nên nghi ngờ tất cả các em trai, chú vua là Lưu Nghĩa Cung (lúc này là thái tể, tư đồ và trung thư giám) đã đề xuất về việc cấm các thân vương được sở hữu vũ khí, cấm làm thứ sử tại các châu biên giới và cấm kết giao với những người không phải là thành viên trong gia đình của họ. Tuy nhiên, do phản đối của Thẩm Hoài Văn (沈懷文), đề xuất của Lưu Nghĩa Cung đã không được thực hiện. Năm 462, một ái thiếp của Hiếu Vũ Đế là Ân thục nghi qua đời (Hầu hết các sử gia tin rằng Ân thục nghi thực ra là một con gái của Lưu Nghĩa Tuyên, và bà chính thức được phong làm phi thần sau cái chết của Lưu Nghĩa Tuyên song mối quan hệ loạn luân được che giấu bằng cách tuyên bố bà xuất thân từ gia đình của một viên quan tên là Ân Diễm (殷琰), song một số tin rằng Ân thục nghi thực sự là một thành viên của Ân gia và sau đó được đưa vào nhà Lưu Nghĩa Tuyên). Hiếu Vũ Đế đã rất thương tiếc bà, đến nỗi ông đã không thể xử lý các công việc của đất nước. Hiếu Vũ Đế đã cho xây dựng một lăng mộ và đền thờ tráng lệ cho bà, các công trình này đã tiêu tốn nhiều nhân công cưỡng bức. Năm 464, Hiếu Vũ Đế qua đời, và kế vị ông là con trai Lưu Tử Nghiệp (tức Tiền Phế Đế). Sử gia Tư Mã Quang đã viết trong "Tư trị thông giám" về những năm trị vì cuối cùng của Hiếu Vũ Đế:
1
null
Cúc tần hay cây từ bi, lức, "lức ấn" (tên khoa học: Pluchea indica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cúc. Cây cúc tần chứa hợp chất β-sitosterol và stigmasterol, là những chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường. β-Sitosterol và stigmasterol tách chiết từ rễ cây cúc tần có thể trung hòa nọc độc của các loài rắn hổ bướm "Daboia russelii" và rắn hổ đất "Naja kaouthia".
1
null
Trận Ypres lần thứ hai là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 22 tháng 4 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1915. Là chiến dịch tấn công đầu tiên và duy nhất của quân đội Đế quốc Đức trên Mặt trận phía Tây vào năm 1915, đây cũng là cuộc giao chiến lớn đầu tiên của Canada, đã tạo nên danh tiếng cho quân đội Canada bất chấp thiệt hại không nhỏ của họ. Trong chiến dịch tấn công này, quân đội Đức đã giành chiến thắng trước quân đội Đế quốc Anh, Pháp và Bỉ, gây thiệt hại nặng nề cho liên quân. Mặc dù Lực lượng Viễn chinh Anh đã vẫn làm chủ thị trấn Ypres, thị trấn này không còn giá trị gì về quân sự. Đây cũng là lần đầu tiên mà "khí độc" được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, và chênh lệch về thiệt hại giữa hai phe thể hiện thành công của quân Đức trong việc sử dụng "khí độc" trong trận đánh này. Việc sử dụng khí độc của quân Đức tại Ypres cũng định hướng cho giai đoạn sau của cuộc chiến tranh. Người Đức đã phát động chiến dịch này với hai mục tiêu: thứ nhất là để tránh tạo sự chú ý đến chuyển động của quân đội Đức sang Mặt trận phía Tây để chuẩn bị chiến dịch mà dẫn tới chiến thắng của họ tại Gorlice-Tarnów, thứ hai là để đánh giá tác động của khí độc lên Mặt trận phía Tây. Trước đó, quân Đức đã dùng đến hơi độc trong trận Bolimov (1915) trên Mặt trận phía Đông nhưng tại đây hơi độc đã bị đóng băng do thời tiết lạnh. Chiến tuyến Ypres được các lực lượng Pháp, Canada và Anh phòng ngự. Quân Pháp chiếm giữ phần phía Bắc của chiến tuyến, với 2 sư đoàn gồm thâu lính Zouave, bộ binh nhẹ mang súng trường người châu Phi và người Algeria bản xứ. Về bên phải quân Pháp là sư đoàn Canada, và về bên phải quân Canada là 3 sư đoàn quân chính quy Anh. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1915, sau một cuộc pháo kích ngắn ngủi, sau đó họ thả khí độc về phía quân Pháp tại Gravenstafel. Khí độc "clo" đã gây thiệt hại nặng nề cho quân Pháp, khiến cho chiến tuyến của họ bị tan vỡ. Hơi độc đã tạo nên một lỗ hổng rất lớn trong chiến tuyến của quân đội phe Hiệp Ước về hướng Bắc Ypres, gây hiểm họa cho quân đội Anh và quân Canada. Tuy nhiên, do không có quân trừ bị và bất ngờ trước thành công của mình, quân đội Đức đã không chiếm giữ toàn bộ thế thượng phong. Nhờ đó, tướng Horace Smith-Dorrien đã kịp thời đưa các lực lượng Canada vào lỗ hổng. Quân Canada đã giữ được trận tuyến, mặc dù cho đến cuối ngày quân Đức đã gây tổn thất rất lớn cho địch thủ. Ngày hôm sau, quân Canada tấn công quân Đức nhưng bị đánh thiệt hại nặng, song các cuộc tấn công của quân Canada đã đem lại thời gian cho lực lượng đồng minh bảo vệ sườn của mình. Khối Hiệp Ước không có biện pháp thích ứng để chống lại hơi độc của đối phương. Tuy nhiên, clo tan được trong nước, do đó một biện pháp phòng chống hơi độc nhất thời cho lính Hiệp Uớc là mặc quần áo nhúng nước. Cách này đã khiến cho quân Canada đánh lui được cuộc tấn công bằng hơi độc của quân Đức vào ngày 24 tháng 4 năm 1915. Đối diện với hiểm họa từ khí độc, vào ngày 27 tháng 4 năm 1915 Smith-Dorrien đã quyết định triệt thoái vài dặm về cao điểm Ypres. Trước khi ông có thể thực hiện được quyết định này, tướng Herbert Plumer đã thế chức ông. Đến Ypres, Plumer đã có những kết luận tương tự như Smith-Dorrien và tiến hành rút lui vào ngày 1 tháng 5 năm ấy. Vào ngày 2 tháng 5 năm 1915, quân Đức một lần nữa phát động tiến công nhưng đã bị quân Anh đẩy lùi. Vào ngày 8 tháng 5 năm ấy, quân Đức giành được một thắng lợi nhỏ.Trong các ngày 24 – 25 tháng 5, sau khi thả hơi độc trên một mặt trận dài 4.5 dặm Anh, quân Đức lại tấn công và dù ban đầu thất bại nhưng cuối cùng họ đã buộc quân Anh phải rút lui. Mặc dù quân đội Đức đã không chọc thủng được phòng tuyến của quân đồng minh, thắng lợi trong trận Ypres lần thứ hai đã mang lại cho họ phần lớn vùng đất cao trong khu vực và thu nhỏ "chỗ lồi Ypres". Song, một hậu quả của chiến thắng Ypres là thái độ phản cảm của quốc tế đối với hơi độc của Đức.
1
null
Vọng cách hay gọi cách, cách biển, lá cách (danh pháp khoa học: Premna serratifolia) là loài cây thường xanh thuộc họ Hoa môi, được Carl von Linné mô tả khoa học năm 1771. Cây bụi lớn cao tới 7m, phân nhánh nhiều, mọc thẳng đứng, hiếm khi là leo, có thể có gai. Lá đơn nguyên, mọc đối chữ thập. Có hình dạng và màu sắc rất thay đổi, hình trái xoan hay trái xoan bầu dục, gốc tròn hay hình tim, hơi bất xứng, chóp tù hay có mũi ngắn, dài tới 16 cm, rộng 12 cm hay hơn, rìa lá nguyên hoặc hơi khía răng ở phần trên, có ít lông ở dưới, nhất là trên các gân. Lá non có màu xanh nhạt, khi già màu xanh đậm. Hoa mọc ở đầu cành, hoa tự ngù, kích thước hoa nhở, màu trắng xám. Quả hình trứng, màu đen khi chín, rộng cỡ 3–4 mm, có 4 ô, mỗi ô chứa một hạt. Mùa hoa quả từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, khi cây có hoa thường thu hút nhiều côn trùng ong bướm. Sinh thái và phân bổ. Cây có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được vùng đất thường xuyên ngập nước mặn đến nước lợ và nước ngọt. Xuất hiện từ ven biển, đầm lầy đến ven suối, ven trảng rừng ở cao độ 0–300 m, nơi có ánh sáng toàn phần đến bóng râm một phần. Cây Vọng cách mọc hoang phân bổ từ miền Nam Trung Quốc tới Ấn Độ, khắp vùng Đông Nam Á, Úc và các đảo tây Thái Bình Dương. Sử dụng. Vọng cách được sử dụng làm thuốc, pha nước uống hàng ngày hoặc làm rau gia vị trong ẩm thực, trong đó có thể kể đến các món sử dụng lá cách ăn sống (kèm một số loại lá khác, như lá sung, lá đinh lăng, lá điều, lá đào, cù nèo, bông súng v.v.) như món gỏi cá, bánh xèo; các món um lá cách như lươn um lá cách; các món xào lá cách sử dụng thịt gà, thịt rắn, lươn, ếch, thịt chuột v.v.. Lá khi gặp nhiệt độ cao thì thơm lừng và có tác dụng khử tanh của thực phẩm, biến thực phẩm trở nên thơm ngon. Trong Đông y lá cách có công dụng làm mát gan, thải độc, thanh nhiệt, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, tăng cường chức năng tiêu hoá, điều trị lỵ, thông tiểu, lợi sữa, giúp phòng ngừa và chữa các bệnh về gan, viêm đại tràng, thông tiểu, hạ huyết áp, trị nhức mỏi, điều hòa kinh nguyệt.
1
null
Bơ đậu phộng hay bơ lạc là một dạng bơ thực vật được chế biến từ thành phần chính là đậu phộng và đường với một ít dầu và chế bằng phương pháp xay hoặc dã nhuyễn. Bơ đậu phộng là thức ăn phổ biến ở Bắc Mỹ, Hà Lan, Anh và một phần ở châu Á, thông dụng như ở Philippines, Indonesia và Việt Nam. Khởi đầu của việc chế biến bơ đậu phộng là ở châu Mỹ bởi người Aztec. Công dụng. Bơ đậu phộng có lợi cho tim, vì chúng thay thế cho những lipid có hại và những lipid chưa bão hòa. Ngoài ra nó còn cung cấp chất dinh dưỡng bổ ích cho máu, có chứa lượng vitamin E cao như tất cả các loại đậu sống khác, thành phần dầu chủ yếu trong bơ đậu phộng cũng có tác dụng tốt vì chống lại khí oxy làm giảm vitamin E. Loại bơ này chứa nhiều protein, nguồn chất béo không bão hòa nên cung cấp một phần thiết yếu chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể. Bơ đậu phộng có thể được bảo quản trong tủ lạnh đến 6 tháng khi đã mở ra. Có thể cho bơ đậu phộng này vào vài lát táo hoặc lê hoặc làm gia vị cho món xốt, nước xốt và ăn kèm với các loại thức ăn ưa thích. Nó dùng giống như một loại bơ thông thường, thưởng thức theo khẩu vị của từng người. Ngoài ưu điểm là một trong những thành phần của các món ăn nhanh, bơ đậu phộng còn được sử dụng để kết hợp trong rất nhiều món chính, người ta có thể dùng bơ đậu phộng để thêm vào những món ăn chơi như salad, bánh mỳ nướng hoặc pizza, làm nước chấm, làm kẹo sô-cô-la đậu phộng... Ngoài làm thực phẩm, bơ đậu phộng còn rất nhiều công dụng khác như: Khử mùi tanh, làm sạch nhựa vinyl và da, sửa DVD và CD bị trầy xước, loại bỏ kẹo cao su dính trên tóc, loại bỏ kẹo cao su dính trên thảm, loại bỏ dấu của sticker, loại bỏ keo dính trên tay, tẩy lông...
1
null
Kênh đào Rideau được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 19. Nó có chiều dài 202 km, kéo dài từ thủ đô Ottawa đến cảng Kingston trên hồ Ontario ở phía nam. Người Anh xây dựng nó với mục đích ban đầu là để phục vụ quân sự, nhằm kiểm soát khu vực, bảo vệ thuộc địa chống lại Hoa Kỳ. Rideau là một trong những con kênh đầu tiên trên thế giới được xây dựng để phục vụ cho tàu hơi nước qua lại. Hiện nay, cấu trúc, công sự của kênh đào này vẫn được bảo tồn nguyên vẹn và nó vẫn được sử dụng cho mục đích đi lại. Kênh đào Rideau là ví dụ điển hình cho một kênh đào ở Bắc Mỹ, thể hiện công nghệ xây dựng của người châu Âu. Chính nhờ có Rideau mà người Anh đã bảo toàn được thuộc địa Canada, khiến Bắc Mỹ hiện nay đã tồn tại hai quốc gia (Hoa Kỳ và Canada) thuộc hai thể chế.
1
null
Thất kiếm anh hùng là bộ phim hoạt hình do Trung Quốc dựa theo bộ phim cùng tên do hai nhà làm phim Trung Quốc là Vương Hồng và Hạ Mộng Phàm dựng lên, dựa theo tiểu thuyết "Thất kiếm hạ Thiên Sơn" (七劍下天山) của Lương Vũ Sinh. Tại Việt Nam, phim đã được trình chiếu trên hai kênh truyền hình là HTV3 và kênh BiBi, dài hơn 300 tập phim và được phát sóng liên tục tất cả các ngày trong tuần. Nội dung tổng quát các phần. Bộ phim kể về cuộc hành trình giải cứu thế giới của bảy thiếu hiệp đại diện cho chính nghĩa: Hồng Miêu, Lam Thố, Đậu Đậu, Sa Lệ, Đại Bôn, Khiêu Khiêu, Đạt Đạt với các thế lực tà ác. Những nhân vật chính. Bạch Miêu. Danh Hiệu: Trường Hồng Kiếm Chủ, Bạch Miêu Đại Hiệp Cha của Hồng Miêu, là cựu Trường Hồng Kiếm Chủ, thủ lĩnh Thất Hiệp. 50 năm trước, ông đã cùng mẹ Lam Thố và năm tay kiếm khác Thất Kiếm Hợp Bích đánh bại Giáo chủ Ma giáo Hắc Tâm Hổ. Tuy nhiên, Hắc Tâm Hổ vẫn chưa chết. 50 năm sau, hắn quay lại, và khiến cựu Trường Hồng Kiếm Chủ hy sinh trong tập đầu tiên. Lồng tiếng Trung: Trương Hoài Võ Lồng tiếng Việt: Tạ Bá Nghị Hồng Miêu. Danh Hiệu: (Tân) Trường Hồng Kiếm Chủ, Bạch Y Thiếu Hiệp Là thủ lĩnh của nhóm Thất hiệp, con trai của Cựu thủ lĩnh Thất hiệp Bạch Miêu. Cậu là người giỏi nhất Thất hiệp, có đủ phẩm chất của một người anh hùng: võ công cao cường, đầu óc sắc bén, thông minh, nghĩa hiệp, tài chỉ huy xuất sắc, điềm tĩnh, gan dạ, giàu lòng thương người. Ngoài ra, Hồng Miêu còn có tình cảm đặc biệt với Lam Thố, dù rất nhiều cô gái thích cậu, nhưng cậu chỉ quan tâm giúp đỡ như bạn bè. Lồng tiếng Trung: Phó Dĩ Lâm Lồng tiếng Việt: Nguyễn Anh Tuấn Ngày sinh của cậu là ngày 31 tháng 7 Trong mười hai cung hoàng đạo, Hồng Miêu là cung Sư Tử Sức Mạnh: Hoả (Lửa) Nơi ở: Tây Hải phong lâm (Tương Tây - Trương Gia Giới) Vũ Khí: Trường Hồng Kiếm (dài 3 thước 5 tấc, thân kiếm đỏ đậm như máu, chém sắt như chém bùn) Kiểu võ công: Chí dương chí cương, lấy động chế tĩnh Khinh công: Đạp Tuyết Tìm Mai, Thê Vân Tung, Lăng Ba Vi Bộ Tâm pháp: Phi Hồng Tâm Pháp (Nhất Chiêu Tam Thức, Nhất Thức Cửu Biến) Chiêu thức: Nhất chiêu tam thức Hỏa Vân Mãn Thiên Thải Hồng Mạn Thiên Thái Kiều Hoành Không Hồ Trạng Hồng Nghê Hồng Hà Phi Tiên Quang Mang Vạn Trượng Nhật Chiếu Cửu Châu Phật Quang Phổ Chiếu Phật Quang Hàng Ma Vạn Phật Triều Tông Phi Long Tại Thiên Thần Long Cửu Biến Dục Hỏa Trùng Sinh Phong Sinh Thủy Khởi Xích Cầu Xuất Lung Khí Quán Trường Hồng Trường Hồng Phi Thiên Trường Hồng Tại Thiên Trường Hồng Huyễn Ảnh Trường Hồng Kích Lãng Trường Hồng Lạc Nhật Trường Hồng đại pháp Kiếm chiêu hợp bích: Trường Hồng Quán Nhật Kiếm chiêu song kiếm hợp bích: Long Du Cửu Thiên, Long Phụng Trình Tường. Võ công khác: Càn Khôn Đại Na Di, Giáng Long kiếm, Ngự Kiếm Thuật, Trường Hồng Chân Khí, Thu Phong Táo Lạc Diệp Kiếm chiêu mạnh nhất: Hỏa Vũ Toàn Phong Kiếm chiêu cuối cùng (tự sát chiêu): Thiên địa đồng thọ Lam Thố. Danh Hiệu: Băng Phách Kiếm Chủ, Ngọc Thiềm cung Chủ, Võ Lâm Đệ Nhất Mỹ Nhân, Sứ Giả Hoà Bình Tay kiếm thứ hai trong Thất Hiệp, hậu duệ của Thỏ Ngọc Tiên Nữ. Lam Thố là Cung Chủ Ngọc Thiềm Cung, được người đời phong danh Thiên Hạ Đệ Nhất Mỹ Nhân, sở hữu võ công cao cường. Cô thông minh, xinh đẹp, dịu dàng, tốt bụng lương thiện, tinh thần bằng hữu và chính nghĩa rất mạnh. Là người có địa vị cao, sống trong nhung lụa, nhưng Lam Thố không hề kiêu căng, ngạo mạn mà luôn quan tâm, đối xử dịu dàng với mọi người, kể cả là xa lạ. Tuy nhiên, cũng vì bản tính lương thiện ấy mà cô thường xuyên bị kẻ xấu lợi dụng. Ngoài ra Lam Thố rất tài giỏi trong việc nữ công gia chánh, cũng như Hồng Miêu, cô rất yêu cậu. Lồng tiếng Trung: Yến Đình Lồng tiếng Việt: Võ Ngọc Quyên Ngày sinh của Lam Thố là 1/3 Trong mười hai cung hoàng đạo, cô là cung Song Ngư Sức mạnh: Băng Nơi ở: Thiên Môn Sơn - Ngọc Thiềm Cung Vũ khí: Băng Phách Kiếm (Có nguyên tố là băng, dài 2ft 9inch, nặng 23kg, thân lưỡi hẹp, cực kỳ lạnh, cạnh sắc, người bình thường không thể sử dụng nó) Kiểu võ công: Lấy động chế tĩnh, Lấy nhu khắc cương. Chiêu thức: Băng Hoa Thủy Nguyệt Bách Phụng Hồi Sào Băng Tuyết Tiêu Dung Thiên Lý Băng Phong Băng Đông Tam Xích Tuyết Thượng Gia Sương Tuyết Hoa Phi Tiên Băng Khởi Tuyết Lai Tuyết Nhược Thanh Thiên Tuyết Nhu Vân Khí Phách Băng Xuất Liên Băng Tuyết Giao Gia Băng Tuyết Mạn Dương Mạn Thiên Băng Vân Băng Kích Ngọc Cốt Băng Phách Ngưng Kết Thiên Nữ Tán Hoa Nguyệt Mãn Hàn Băng Thiên Hàn Địa Đống Kiếm Quyền Lê Hoa Lạc Anh Tân Phân Ngũ Nguyên Quy Tâm Họa Long Điểm Tinh Thái Sơn Áp Đỉnh Tiên Nhân Chỉ Lộ Bách Chuyển Thiên Hồi Kiếm chiêu hợp bích: Băng Thiên Tuyết Địa Kiếm chiêu song kiếm hợp bích: Phụng Vũ Thiên Tế. Kiếm chiêu mạnh nhất: Băng Cực Hỏa Chuyển, Băng Sát Cửu Trùng Thiên Sát chiêu: Băng Phách Hàn Khí Trận Võ công khác: Lưu Vân Phi Tụ, Hàn Băng Tỏa, Tú Nữ Thần Trâm (Thần Trâm Hàng Ma Tỏa), Băng Tuyết Lê Hoa Kiếm, Quan Âm Tuyết Liên Hoa, Bát Quái Thiên Băng Tinh Trụ, Tán Phách Thần Công, Hổ Phách Thần Đồng, Băng Phách đại pháp Sa Lệ. Danh Hiệu: Tử Vân Kiếm Chủ Là tay kiếm thứ ba trong Thất Hiệp. Nhưng trước khi Hồng Miêu và Lam Thố biết được điều đó thì cô đã bị Mã Tam Nương (phó giáo chủ ma giáo) khống chế và trở thành "Cô Gái Câm" phục vụ cho việc tam kiếm hợp bích. Sau này, Mã Tam Nương bị Hồng Miêu nghi ngờ, biết rằng nếu giữ mạng cho Sa Lệ thì sẽ bị phát hiện sớm nên đã ra tay đầu độc cô và đổ đi thuốc giải. Về sau, khi Hồng Miêu vô tình biết được Sa Lệ mới thực sự là Tử Vân kiếm chủ, cậu đã nhanh chóng đưa cô đến Lục Kỳ Cát gặp thần y Đậu Đậu để cứu chữa. Nhưng quá muộn, không thể cứu vãn. Sa Lệ mất đi cánh tay phải. Tuy nhiên cô không nản chí mà quyết tâm học bằng được kiếm pháp tay trái để chờ ngày Thất kiếm hợp bích thành công, cô sẽ ra tay giết Mã Tam Nương. Lồng tiếng Trung: Lưu Dung Lồng tiếng Việt: Nguyễn Thụy Thùy Tiên Ngày sinh của cô là 25 tháng 4. Trong mười hai cung hoàng đạo, Sa Lệ là cung Kim Ngưu. Sức mạnh: Vân (Mây) Nơi ở: Quán trọ Kim Tiên Khê. Vũ khí: Tử Vân Kiếm. Tử Vân tâm pháp: Tử khí đông lai, vân tiêu vụ tán Kiểu võ công: Chí Âm Chí Nhu Chiêu thức: Tử Vân Nhất Thức Tử Vân Xung Thiên Tử Tuyết Phi Dương Tử Trúc Phi Tiên Tử Anh Mạn Vũ Tử Hoa Mãn Địa Tử Quang Vạn Đạo Tử Thụ Khai Hoa Tử Hà Mãn Thiên Tử Nhân Phi Tán Tử Chưng Hà Úy Vân Tiêu Vụ Tán Kiếm chiêu hợp bích: Tử Khí Đông Lai Kiếm chiêu mạnh nhất: Thái Cực Phong Ấn (phong ấn thái cực quyền) Khinh công: chưa biết Các võ công khác: Tả thủ kiếm pháp (Kiếm pháp sử dụng tay trái) Đậu Đậu. Danh Hiệu: Vũ Hoa Kiếm Chủ, Thần Y Đậu Đậu là tay kiếm thứ tư, nhỏ tuổi nhất trong Thất kiếm. Tuy vậy cậu lại là một thần y nổi tiếng gần xa. Yêu đùi gà nướng, tình tình nghịch ngợm, nhát gan sợ chết nhưng sẵn sàng lấy thân thử độc, làm tận chức trách của một vị y giả, dũng cảm xông pha không sợ hiểm nguy khi bạn bè gặp nạn. Ngày sinh của cậu là 30 tháng 5 Lồng tiếng Trung: Lưu Quyên Lồng tiếng Việt: Trần Hoàng Sơn Trong mười hai cung hoàng đạo, Đậu Đậu thuộc cung SONG TỬ Sức mạnh: Thủy (Nước) Nơi ở: Lục Kỳ các Vũ khí: Vũ Hoa Kiếm. Kiểu võ công: Cương nhu bính tấn, Hóa thực vi hư Chiêu thức: Phong Vũ Đồng Chu Xuân Phong Hóa Vũ Lê Hoa Phi Vũ Bạo Vũ Lê Hoa Lạc Hoa Mãn Thiên Tật Hoa Kính Thảo Hoa Vũ Mãn Thiên Vị Vũ Trù Mục Nhân Vũ Mông Mông Đại Vũ Bàng Đà Hồng Tiêu Vũ Tế Phong Vũ Hối Minh Hải Khiếu Long Ngâm Sậu Vũ Cấp Phong Thanh Tùng Đĩnh Lập Đại Vũ Phân Phi Kiếm chiêu hợp bích: Đại Vũ Phân Phi Kiếm chiêu mạnh nhất: Thủy Mạn Kim Sơn Võ công khác: Kim châm độ huyệt Đại Bôn. Danh Hiệu: Bôn Lôi Kiếm Chủ Là tay kiếm thứ năm trong Thất Hiệp, rất thích rượu và cá cược, nhưng sau này cai được rượu và cờ bạc để lấy Bôn Lôi kiếm. Đại Bôn là một người hào sảng, suy nghĩ đơn giản, ghét ác như thù, thích ra tay hành hiệp trượng nghĩa, nhưng đôi lúc nóng nảy hấp tấp. Tuy vậy, cậu sống rất có tình có nghĩa. Cậu cũng có tình cảm với Sa Lệ (đôi lúc còn gọi cô là vợ) và cũng rất sợ Sa Lệ. Ngày sinh của cậu là 13 tháng 3 Lồng tiếng Trung: Trương Hoài Võ Lồng tiếng Việt: Lâm Quốc Tín Trong mười hai cung hoàng đạo, Đại Bôn là cung Song Ngư. Sức mạnh: Lôi (Sấm Sét) Nơi ở: Khoái Hoạt Lâm - Bôn Lôi Sơn Trang Vũ khí: Bôn Lôi Kiếm, Thủy Hỏa côn Kiểu võ công: Chí Cường Chí Cương, Tụ hư vi thực Chiêu thức: Nhất Thanh Nhị Bạch Lôi Điện Hợp Nhất Kình Hấp Trường Hồng Bôn Lôi Vạn Lý Bôn Dật Tuyệt Trần Lôi Đình Vạn Điếu Triều Minh Điện Xế Điện Lưu Tinh Tán Điện Siểm Lôi Minh Phong Trì Điện Xế Lôi Điện Giao Gia Lưu Tinh Xế Điện Tinh Trì Xế Điện Tấn Điện Lưu Quang Truy Vân Trục Điện Bôn Lôi Cổn Cổn Kiếm chiêu hợp bích: Cửu Thiên Lôi Động Kiếm chiêu mạnh nhất: Lôi Đình Vạn Điếu Võ công khác: Thủy Hỏa Côn pháp Khiêu Khiêu. Danh Hiệu: Thanh Quang Kiếm Chủ Là tay kiếm thứ sáu trong Thất Hiệp. Lúc đầu, Khiêu Khiêu là gián điệp, trà trộn vào Ma Giáo nhằm mục đích trả thù cho cha mẹ mình. Tuy nhiên, trước khi thực hiện được mục đích, Hắc Tâm Hổ đã phát hiện ra. Vậy nên, cậu cùng Thất hiệp Thất kiếm hợp bích tiêu diệt Hắc Tâm Hổ. Là một người thông minh cơ trí, nếu không nhờ có Khiêu Khiêu bí mật giúp đỡ thì Hồng Miêu chưa chắc đã có thể nhanh chóng tập hợp đủ các tay kiếm để đánh bại Ma giáo. Ngày sinh của cậu là 8 tháng 11 Lồng tiếng Trung: Tiểu Duệ Lồng tiếng Việt: Thái Minh Vũ Trong mười hai cung hoàng đạo, Khiêu Khiêu là cung Bọ Cạp. Nơi ở: Thiên Huyền Luyện Không Vũ khí: Thanh Quang Kiếm. Sức Mạnh: Quang (Ánh Sáng) Kiểu võ công: Âm Dương hợp nhất, Lấy nhanh chế nhanh Khinh công: Thê Vân Tung Chiêu thức: Cửu Cửu Quy Nhất Thanh Vân Trực Thượng Lôi Điện Giao Gia Điện Siểm Lôi Minh Điện Quang Hỏa Thạch Lão Ưng Triển Sí Ưng Kích Trưởng Không Thanh Quang Phổ Chiếu Thanh Quang Vạn Trượng Nhị Nguyệt Xuân Phong Kim Thạch Vi Khai Thanh Quang Tại Thiên Kiếm chiêu hợp bích: Thanh Long Hàng Ma Kiếm chiêu mạnh nhất: Phong Trì Điện Xế Kiếm chiêu được biến hóa: Hàn Băng Chi Nhận Đạt Đạt. Danh Hiệu: Toàn Phong Kiếm Chủ Tay kiếm cuối cùng trong Thất hiệp và là cốc chủ Bách Thảo cốc. Đạt Đạt là người lớn tuổi nhất trong thất kiếm, am hiểu cầm nghệ và y thuật, rất chín chắn, nho nhã lễ độ, văn thao võ lược, lạnh lùng với người ngoài nhưng ấm áp với gia đình và huynh đệ. Tuy chín chắn là vậy nhưng khi bị đụng tới điểm yếu thì rất dễ hoảng. Ngoài ra, cậu cũng là một người rất thương yêu vợ con, nhưng cũng chính vì thế mà gia đình là điểm yếu của Đạt Đạt. Gia đình: Vợ (Đan Đan) và con trai (Hoan Hoan) Ngày sinh của cậu là 5 tháng 1 Lồng tiếng Trung: Lương Thực Chi Lồng tiếng Việt: Hồ Tiến Đạt Trong mười hai cung hoàng đạo, Đạt Đạt là cung Ma Kết Nơi ở: Bách Thảo cốc (Thập Lý Hoa Lan) Vũ khí: Toàn Phong Kiếm Sức Mạnh: Phong (Gió) Kiểu võ công: Trong cương có nhu, trong nhu có cương Chiêu thức: Phong Bình Lãng Tĩnh Toàn Phong Tứ Khởi Bộ Ảnh Hệ Phong Phong Vũ Giao Gia Tham Phong Tứ Hà Thảo Yến Phong Hành Hưng Phong Tác Lãng Bát Thảo Chiêm Phong Bát Diện Sử Phong Phong Quyên Tàn Vân Kiếm chiêu khi hợp bích: Phong Khởi Vân Dũng Kiếm chiêu mạnh nhất: Thiên Toàn Địa Chuyển Chiêu thức khác: Trích Diệp Thương Nhân, Thiên Cầm Thần Công, Phi Hoa Đả Vật, Lưu Vân Phi Tụ Nhân vật hợp bích. Tổng cộng có mười bảy nhân vật có khả năng hợp bích, gồm: Song Kiếm Hợp Bích. Là loại hợp bích cấp thấp nhất. Song kiếm hợp bích chỉ cần hai thanh kiếm nên được sử dụng phổ biến trong hầu hết các phần, tuy nhiên sức công phá không mạnh lắm. Lần đầu: Hồng Miêu và Lam Thố Tam Kiếm Hợp Bích. Là loại hợp bích cần ba thanh kiếm. Sức công phá không mạnh lắm, tuy có nhỉnh hơn so với Song kiếm. Được sử dụng trong hầu hết các phần. Lần đầu: Hồng Miêu, Lam Thố và Mã Tam Nương Tứ Kiếm Hợp Bích. Là loại hợp bích cần bốn thanh kiếm, sức công phá tương đối lớn, một số phần không có loại hợp bích này Lần đầu: Hồng Miêu, Lam Thố, Mã Tam Nương và Đậu Đậu Ngũ Kiếm Hợp Bích. Là loại hợp bích cần năm thanh kiếm, sức công phá lớn, được sử dụng trong các phần một, ba và bốn Lần đầu: Hồng Miêu, Lam Thố, Mã Tam Nương, Đậu Đậu, và Đại Bôn Lục Kiếm Hợp Bích. Là loại hợp bích cần sáu thanh kiếm, sức công phá rất lớn, được sử dụng trong các phần một, ba và bốn Lần đầu: Hồng Miêu, Lam Thố, Đậu Đậu, Mã Tam Nương, Đại Bôn, Khiêu Khiêu. [Sau khi hợp bích thì Hồng Miêu trúng độc (do Sinh Sinh Tạo Hóa Đơn mà Lam Thố lấy được từ Hắc Tiểu Hổ gây ra)] Tiêu diệt: Có thể tiêu diệt Hắc Tiểu Hổ, Trư Vô Giới, Ngưu Toàn Phong, Hắc Sát, Bạch Sát, Linh Sơn Môn Chủ... Thực tế Lục Kiếm Hợp Bích còn có thể tiêu diệt được Hắc Long ở đầu phần bốn (Hay phần ba trên HTV3) Người có khả năng chống lại: Hắc Tâm Hổ và Tam Lang khi biến thành ác ma Thất Kiếm Hợp Bích. Là loại hợp bích cấp cao nhất, cần tới cả bảy thanh kiếm. Loại hợp bích này có sức công phá khổng lồ khiến Kỳ Lân quay về, chỉ xuất hiện hai lần ở tập cuối của phần một và ba để chiến đấu với nhân vật phản diện chính. Lần đầu: Hồng Miêu, Lam Thố, Mã Tam Nương, Đại Bôn, Đậu Đậu, Khiêu Khiêu, Đạt Đạt. Lần thứ hai: Hồng Miêu, Lam Thố, Sa Lệ, Đại Bôn, Đậu Đậu, Khiêu Khiêu, Đạt Đạt. Các lần xuất hiện: Phần một: Thất kiếm hợp bích tiêu diệt Hắc Tâm Hổ Phần ba: Thất kiếm hợp bích chống lại Tam Lang khi đã biến thành ác ma nhưng bất thành. Người có khả năng chống lại: Tam Lang khi đã biến thành ác ma. Phần 1: Hồng Miêu Lam Thố Thất Hiệp Truyền Kỳ (Hồng Miêu Lam Thố Và Tiểu sử Bảy Hào Hiệp). Nội dung phần 1. Hắc Tâm Hổ và bọn thuộc hạ quay lại khu rừng yên bình nơi cha con Bạch Miêu sinh sống nhằm bắt Kỳ Lân xưng bá võ lâm. Lúc này Thất hiệp đã tan rã, chỉ còn Trường Hồng Kiếm Chủ Bạch Miêu. Tuy nhiên ông đã hy sinh trong lần đầu tiên gặp lại Hắc Tâm Hổ. Hồng Miêu - con trai của Bạch Miêu - nhận lệnh đi tìm bảy truyền nhân Thất kiếm để cùng quay lại Thất kiếm hợp bích tiêu diệt Hắc Tâm Hổ. Ma Giáo. Theo chức vụ từ lớn đến bé: Các nhân vật trong Ma Giáo là nhân vật phản diện, ngoại trừ Khiêu Khiêu và Ngưu Toàn Phong [Một quân tử (Không như Trư Vô Giới) hy sinh để cứu bằng hữu (Đại Bôn)] Hắc Tâm Hổ. Giáo chủ Ma giáo, là kẻ thù chính của Thất hiệp ở phần một. Hắn sở hữu một sức mạnh ghê gớm, tới mức chỉ Thất kiếm hợp bích mới có thể địch nổi. 50 năm trước, hắn bị Thất hiệp với thủ lĩnh là Trường Hồng kiếm chủ Bạch Miêu Thất kiếm hợp bích đánh bại. Bởi thế nên bây giờ, Hắc Tâm Hổ quay lại để trả mối thù xưa, đồng thời truy bắt Kì Lân uống máu, bởi hắn mắc một chứng bệnh lạ mà khi phát bệnh, người ta sẽ nổi điên và không thể kiểm soát được bản thân. Máu thường chỉ có thể làm dịu bệnh, còn muốn khỏi hoàn toàn thì cần phải có máu Kì Lân, và ngoài ra, có một lời đồn rằng ai uống máu Kì Lân sẽ trở thành bá chủ thiên hạ. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn bị Thất kiếm hợp bích tiêu diệt. Lồng tiếng Việt: Chơn Nhơn Các chiêu thức: Trường Xà Xuất Độc, Hắc Bạch Xuất Trùng, Điện Lôi Mịt Mù, Đuổi Sét Ngăn Sấm, Hắc Hổ Xuất Tâm, Hắc Tâm Bảo Chưởng, Hắc Tâm Sa Chưởng, Hắc Tâm Sát Chưởng, Hắc Hổ Cuồng Phong Hắc Tiểu Hổ. Hắc Tiểu Hổ là con trai Hắc Tâm Hổ, là Thiếu chủ Ma giáo. Anh có võ nghệ cao cường, hơn cả Hồng Miêu và từng nhân vật khác trong Thất hiệp. Tuy thuộc phe tà ác nhưng (ban đầu) anh xứng đáng là một chính nhân quân tử, ân oán phân minh. Anh có tình cảm với Lam Thố nên cực kì căm ghét Hồng Miêu, cả trên chiến trường lẫn "tình trường", nhất là khi anh thấy Lam Thố quan tâm đến Hồng Miêu mà không chú ý đến mình. Khi đó, anh đã tức uất lên và thề sẽ tiêu diệt toàn bộ Thất hiệp. Trong khi tưởng Hồng Miêu đã chết, anh đã cải trang thành cậu và luyện Trường Hồng Kiếm Pháp, chờ ngày Thất kiếm hợp bích để bắt kỳ lân về cho cha và giết Thất hiệp. Đồng thời khi ấy, anh bắt đầu khống chế thất hiệp bằng chiêu hồn dụ (Chiêu thức trước đây Mã Tam Nương dùng để khống chế Sa Lệ) nhưng may sao nhờ trí thông minh của Lam Thố và Hồng Miêu kèm theo sự bỏ bê trọng trách của Trư Vô Giới nên kế hoạch thất bại. Anh tức máu lên giết chết Trư Vô Giới (có ý định tạo phản) và liều mạng lao tới định giết chết thất hiệp. Tuy nhiên, anh lại tự giẫm vào bẫy của chính mình nên qua đời. Lồng tiếng Việt: Kiêm Tiến Vũ khí: Thiên Ma Tiêu Xa Chiêu thức: Hổ Hạ Cao Sơn Mãnh Hổ Hạ sơn Hắc Tâm Sát Chưởng Hắc Tâm Sa Chuởng Chi Tiêu Hổ Sơn Tiêu Chi Loạn Vũ Liên Sơn Tọa Vũ Hoàng Tiêu Xa. Thiên Ma loạn vũ Mã Tam Nương. Mã Tam Nương là Phó Giáo chủ Ma giáo, thuộc hạ tin cẩn của Hắc Tâm Hổ. Khi Hồng Miêu và Lam Thố đi tìm các truyền nhân của Thất hiệp, ả đã hại Sa Lệ - tay kiếm thứ ba Tử Vân kiếm chủ - và thay thế vị trí của cô trong Thất hiệp. Ả theo Ma giáo nhưng lại muốn Thất kiếm hợp bích vì ả ta muốn nhờ Thất hiệp tiêu diệt Hắc Tâm Hổ, còn mình thì đợi khi mọi việc xong xuôi thì bắt Kì lân để xưng bá võ lâm. Rốt cuộc, ả bị Sa Lệ - lúc này đã khổ luyện thành công kiếm pháp tay trái - đánh bại nhưng không chết. Ả ta vẫn còn sống và xuất hiện ở phần hai với tư cách là mẹ của A Mộc. Lồng tiếng Việt: Lê Hà Chi tiết: Mã Tam Nương từ nhỏ đã sống trong cảnh ăn xin. Cô có một người con trai tên là A Mộc Tinh. Vì nghèo quá nên Mã Tam Nương bất đắc dĩ phải để con lại cho một người tốt bụng nuôi. Xong ả mới theo Ma Giáo và học trộm Tử Vân Kiếm Pháp. Mã Tam Nương thay thế Sa Lệ vào nhóm Thất Kiếm. Phút cuối cùng sau khi Thất kiếm hợp bích, tuy không bắt được Kì Lân nhưng ả ta đã may mắn thoát khỏi mũi đao của Sa Lệ. Ả đi tìm lại con. Nhưng ông lão nhận nuôi A Mộc không cho ả ta gặp. Mã Tam Nương làm đủ mọi cách để gặp con nhưng không được. Bất đắc dĩ, ả đành giết luôn ông lão. Sao đó Mã Tam Nương lợi dụng con mình nhằm mục đích giết Hồng Miêu và Lam Thố để bắt Kì Lân. A Mộc nghe lời mẹ và giết Lam Thố. Lúc Lam Thố hấp hối, A Mộc mới tỉnh ngộ, và hy sinh thân mình để lấy lại mạng sống cho Lam Thố. Lúc A Mộc chết, Mã Tam Nương đã rất hối hận và quyết định bỏ đi tu. Ả ta quả thực là một kẻ lừa gạt, độc ác, nham hiểm, kể cả với con mình. Trư Vô Giới. Trư Vô Giới, hay còn gọi là Trư Tứ Đường Chủ, là thuộc hạ của cha con Hắc Tâm Hổ, có vị trí cao trong Ma giáo. Y là một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Tính y háo sắc, thấy gái đẹp là mê, đã từng đến cung Ngọc Thiềm để cầu hôn Lam Thố nhưng bị khước từ. Ngoài ra, Trư Vô Giới còn là kẻ lừa thầy phản bạn, giết hại Ngưu Toàn Phong. Rốt cuộc, y cũng bị Hắc Tiểu Hổ giết chết. Nhưng hắn đã không chết mà xuất hiện trong Phần 5 (tập 71) và vẫn nham hiểm, độc ác. Trong tập 71 Phần 5 hắn đã siết cổ Hồng Miêu nhưng bất thành. Lồng tiếng Việt: Minh Triết Ngưu Toàn Phong. Ngưu Toàn Phong, hay còn gọi là Ngưu Tam Đường Chủ, là thuộc hạ của Hắc Tâm Hổ. Hắn là bạn rượu của Đại Bôn. Hai người chơi với nhau khá thân thiết, mặc dù Đại Bôn theo Thất hiệp còn Ngưu Toàn Phong bên Ma giáo. Cả hai thường cùng nhau thi uống rượu, chơi cờ bạc với nhau và trong mỗi lần như vậy thường chủ yếu vui là chính. Ngưu Toàn Phong không như Trư Vô Giới, hắn thật thà, thuộc hàng vũ dũng, khoái lập công nhưng cũng biết trọng tình bạn. Sau này, do vụ truy sát Sa Lệ, Ngưu Toàn Phong vì cứu Đại Bôn mà hi sinh tính mạng trước bàn tay tàn độc của Trư Vô Giới. Lồng tiếng Việt: Trường Tân Nhân vật khác phần 1. Lục Tẩu. Mẹ nuôi của Đại Bôn, rất yêu thương con,và có khả năng hợp bích. Lồng tiếng Việt: Huỳnh Anh Tử Thố. Tì nữ trong Ngọc Thiềm Cung và là nô tì thân cận nhất của Lam Thố. Cô hi sinh vì bảo vệ Hồng Miêu, Lam Thố và Đại Bôn. Lồng tiếng Việt: Thanh Hồng Phần 2: Hồng Miêu Lam Thố A Mộc Tinh. A Mộc Tinh. A Mộc Tinh là con trai của Mã Tam Nương. Nhưng từ nhỏ được một người tốt bụng nuôi nấng. Về sau Mã Tam Nương gặp được cậu và đã lợi dụng cậu để giết Hồng Miêu, Lam Thố. Nhưng lần đầu tiên gặp cậu, Hồng Miêu và Lam Thố đã cứu cậu. Đặc biệt Lam Thố lại coi cậu như tiểu đệ của mình và đối xử rất tốt với cậu. Nhờ tình yêu thương của Lam Thố, cậu đã dần hiểu ra bộ mặt phản diện của Mã Tam Nương và đã đánh đổi mạng sống của mình để sửa chữa những việc làm sai lầm trước đây. Phần 3: Hồng Miêu Lam Thố phiêu lưu ký. Nội dung phần 3. Trong ngày kỷ niệm một năm đánh bại Ma giáo của Thất hiệp (cũng là ngày Lam thố mừng chức Sứ giả hòa bình) đã xảy ra hàng loạt các thiên tai kèm theo đó là những âm mưu xung bá võ lâm của Tộc chuột. Lấy năm viên tinh thạch: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, kết hợp với Ngũ nhạc đỉnh sẽ xảy ra hiện tượng Thiên ngoại Phi thiên khiến người dùng có sức mạnh vô địch. Một thế lực khác là Thiên lang môn đã làm phức tạp hơn sự việc, bản chất họ là những người tốt nhưng do Tộc chuột gây hiểu lầm rằng Hồng Miêu bắt Nhị Lang khiến họ đánh nhau với Thất hiệp một cách ác liệt. Phần ba khá phức tạp nhưng thú vị, các sự kiện sau đó diễn biến bất ngờ có người lúc đầu thiện sau ác, lúc đầu ác sau thiện, ở phe thiện nhưng ác, ở phe ác nhưng thiện. Tộc chuột. Theo chức vụ từ lớn đến bé: Linh Nhi. Cô là thánh nữ của bộ tộc chuột, cực ki thích Hồng Miêu. Lúc đầu, cô giả danh là học trò của Thần y Đậu Đậu và làm cho Thiên Lang Môn và Thất hiệp có những bất đồng với nhau. Nhưng về sau, cô luôn giúp đỡ họ làm Hoàng Hậu Chuột phải xóa đi ký ức của cô về Thất hiệp. Cô là người đầu tiên trong Tộc chuột nhận ra sai lầm của tộc mình. Trong lúc mọi người đang tìm cách cứu vãn tình thế thì cô đã hy sinh tính mạng để đổi lấy sự yên bình cho thế giới. Lúc đầu là nhân vật phản diện, sau trở thành chính diện. Lồng tiếng Việt: Lê Hà Các chiêu thức: Tịch Lịch Ba Chưởng, Cửu Cửu Quy Nhất, Phong Quyển Toàn Vân, Tử Vương Chân Khí, Tiên Nhân Chỉ Núi Nghiên Các Cựu Thạch, Lai Cầu Vạn Vân Lương Cát Tựu Thạch, Phong Thiên Cứu Lắm, Thúc Cố Chuyển Công, Tắt Đèn Phá Trận, Toàn Phong Vũ Điệu, Ngàn Cân Trụy, Ma Âm Đại Pháp Hoàng hậu Chuột. Còn gọi là Vương Hậu Chuột. Là mẹ của Linh Nhi. Bà muốn xưng bá thiên hạ nên đã nhờ con gái trà trộn vào trong Thất hiệp và gây mâu thuẫn giữa Thất hiệp và Thiên Lang Môn. Bà rất độc ác không có tình người (kể cả với Linh Nhi con mình), là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Đại Lang, Bạch Sát, Linh Nhi. Chỉ đến khi bị thuộc hạ là Tam Lang phản bội (Đại Tế Tư, Hắc Sát cũng phản bội) và không còn bất cứ cơ hội xưng bá võ lâm, bà mới cầu cứu Thất hiệp một cách hèn hạ và được chấp nhận. Trong hầu hết các tập, bà là nhân vật phản diện, chỉ đến khi quá muộn không còn cứu vãn được tình thế dẫn đến con gái bà hy sinh, bà mới không còn ước mơ xưng bá thiên hạ nữa. Lồng tiếng Việt: Phan Thị Kim Phước Các chiêu thức: Ma Trượng Xuất Thế, Ma Trượng Thần Công, Ma Trượng Sắp Mệnh Tỏa, Ma Âm Thiên Trảo, Ma Âm Đại Pháp, Tỏa Thần Công, Phân Thân Trảm Đại tế tư. Vị đại sư của bộ tộc chuột, vì ngũ nhạc đỉnh mà ông đã chết đi sống lại rất nhiều lần, ông cũng là mấu chốt quan trọng của bộ tộc chuột với những phát minh điên rồ. Ông không trung thành với tộc chuột vì mê ước mơ phi thiên đã bị Tam Lang lợi dụng gây nhiều việc độc ác. Tập cuối ông mới nhận ra sai lầm của mình. Là nhân vật phản diện Lồng tiếng Việt: Đặng Hạnh Phúc Hắc Bạch song Sát. Thuộc hạ cao cấp của tộc chuột, chức vụ hộ pháp gồm Hắc Hộ pháp và Bạch Hộ pháp mặc dù tính tình trái ngược nhau. Hắc Sát. Hộ pháp của tộc chuột. Tính cách tham lam, hèn nhát, ham công danh. Vì ngu ngốc và muốn giết Lam Thố và Linh Nhi nên đã bị Tam Lang biến thành một quả bom sau khi ăn nhân sâm đặc chế của Tam Lang. Những giây cuối đời, Hắc Sát bám vào Tam Lang làm y bị thương sau khi chính hắn bị nổ banh xác và lìa đời một cách đầy đau đớn. Hắn hối hận đã quá muộn khi biết mình chắc chắn đã chết (trước khi biết mình chắc chắn chết hắn vẫn còn tâm địa độc ác, hèn hạ) nên khác với Bạch Sát không được hiển linh về trời. Là nhân vật phản diện thứ 2 (sau Tam Lang). Lồng tiếng Việt: Lê Trường Tân Bạch Sát. Hộ pháp của tộc chuột nhưng không như Hắc Sát. Tuy ở phe phản diện nhưng cũng là một đấng quân tử, giàu lòng nhân hậu. Ngưỡng mộ Hồng Miêu dù là kẻ địch. Là người duy nhất trung thành đến cuối đời với bộ tộc chuột, bất kể nhiều lúc tộc chuột làm nhiều việc sai trái (và đây cũng chính là khuyết điểm lớn nhất của Bạch Sát) sau này vì cứu Hồng Miêu mà hy sinh, trong lúc hấp hối được Hồng Miêu tha thứ và quy tiên về trời, có thể coi là nhân vật chính diện. Ngoài ra, anh có thể có tình cảm với Linh Nhi. Lồng tiếng Việt: Ngô Minh Triết Thiên Lang Môn. Môn phái do Đại Lang làm đại trưởng môn, Nhị Lang (nhị trưởng môn), Tam Lang (tam trưởng môn), môn phái luôn đối xử tốt với mọi người, ban đầu vì bị hiểu lầm nên mới giao chiến với Thất hiệp, sau đó 2 bên là đồng minh, nhưng không lâu sau Tam Lang tạo phản giết chết Đại Lang, bắt giam Nhị Lang nên Tam Lang độc chiếm Thiên Lang Môn gây hàng loạt tội ác với danh nghĩa đại trưởng môn. Đại Lang và Nhị Lang là nhân vật chính diện. Đại Lang. Đại trưởng thiên lang môn, cũng là bác của Tiểu Kính Tử. Người đã vì Hồng Miêu mà ra đi chính nghĩa, vì bị Tam Lang hạ độc giết chết. Trước đó đã đánh nhau với Hồng Miêu vì bị Tộc Chuột và Tam Lang lừa dối. Lồng tiếng Việt: Trần Vũ Nhị Lang. Nhị đệ của Đại Lang, bị tộc Chuột bắt giữ, sau được Tam Lang giải thoát nhưng bị Tam Lang lừa dối. Cuối cùng được giải thoát nhưng bị mất hết võ công vì sử dụng " ngự phong di hàn " để có thể giúp Linh Nhi, Tiểu Kính Tử (là nguyên tố thứ 6) đến kịp để tiêu diệt Tam Lang. Lồng tiếng Việt: Hồ Chơn Nhơn Tam Lang. Tam đệ trong ba anh em, ban đầu y là tam trưởng thiên lang môn dưới quyền 2 anh (Đại lang, nhị lang) là người tốt nên dù có bốc đồng, đố kị, ghen ghét người khác một chút nhưng có lẽ vẫn chưa đến nỗi nào. Từ khi Nhị lang mất tích (bị Tộc chuột bắt) ngày càng lâu y mới bắt đầu dối trá, trù dập Thất hiệp với Đại lang, muốn Nhị lang mãi mãi mất tích để tham vọng ngồi vào ghế nhị trưởng môn, nói những điều trái sự thật về Thất hiệp để mâu thuẫn hai bên ngày càng tăng (mục đích có thể để thúc đẩy Đại lang trừ khử các thành viên trong thất hiệp nhằm làm cho cuộc tìm kiếm nhị lang kết thúc để y mặc nhiên thăng cấp làm nhị trưởng môn). Tham vọng bất chính nhưng y vẫn chưa có ý định phản lại anh mình chỉ khi bị Linh nhi làm cho mù mắt làm mọi cách mà vẫn không có tác dụng, dù cho y cứu Nhị lang để xin nhị ca chữa mắt cho mình mà Nhị lang cũng bảo không có cách nào chữa khỏi, lúc đó hắn mới bộc lộ toàn bộ sự độc ác của mình khi ép nhị lang đưa tinh thạch cho hắn, hắn muốn lấy tinh thạch để xung bá võ lâm, đương nhiên Nhị lang không đưa nên y lợi dụng nhị lang đang bị thương để tấn công Nhị lang và giam giữ ông từ đó. Từ lúc ấy y là một tên lừa thầy phản bạn, bỉ ổi, vô liêm sĩ (chẳng thua kém là bao Trư Vô Giới phần 1). Là nhân vật phản diện chính phần 3. Lồng tiếng Việt: Văn Tài Tiểu Kính Tử. là con gái của Nhị Lang lúc đầu thì bị mù nhưng được Nhị Lang dùng Hóa Thạch Đại Pháp chữa trị không còn mù nữa.Là một cô bé rất dễ thương và nhân hậu và còn rất yêu quý các truyền nhân của Thất Kiếm, coi Hồng Miêu, Lam Thố và Linh Nhi là huynh tỷ của mình. Lồng tiếng Việt: Kiều Oanh Thỏ Ngọc Tiên Nữ. Là tổ tiên của Lam Thố, rất xinh đẹp và tài giỏi Lồng tiếng Việt: Nguyễn Võ Minh Chuyên Phần 4: Hồng Miêu Lam Thố và Quang Minh kiếm. Linh Sơn Môn. Theo chức vụ từ lớn đến bé: Linh Sơn Môn Chủ. Là một người tàn bạo. Lão muốn đúc luyện Hắc Long Kiếm để xưng bá thiên hạ nên đã lừa gạt Tuyết Nhi, nói rằng mình là cha của cô. Khi Linh Sơn Môn Chủ định mở cánh cửa Hắc Ám để thống trị thiên hạ thì Thất kiếm cùng Mạc Tương, Tuyết Nhi vừa đúc xong Quang Minh Kiếm. Duy lão đã phá hủy linh hồn của kiếm, nhưng Tuyết Nhi đã phục hồi lại, tiêu diệt Hắc Long Kiếm và Linh Sơn Môn Chủ. Là nhân vật phản diện chính của phần bốn. Lồng tiếng Việt: Nguyễn Trí Luân Tuyết Nhi. Tuyết Nhi là người của Tuyết Sơn Tộc và là con gái của Tuyết Tinh phu nhân. Cô nàng lạnh lùng. Cô là một trong những Truyền Nhân của Tuyết Sơn Tộc. Cô từng bị Linh Sơn Môn Chủ lừa gạt về thân phận của mình. Sau khi tìm ra sự thật, cô đã cùng mẹ của mình, Thất Hiệp và Mạc Tương hợp sức chống lại Linh Sơn Môn Chủ cùng mưu đồ của hắn. Sau cùng, Tuyết Nhi đã hy sinh bản thân mình để tiêu diệt Linh Sơn Môn Chủ. Cô rất yêu thương mẹ. Sau khi cô nhận ra Mạc Tương là sư huynh, ngày nhỏ vẫn chơi đùa cùng cô, Tuyết Nhi bắt đầu có tình cảm với anh. Đặc biệt cô cũng là họ hàng của Lam Thố vì Cung Tuyết Vũ và Cung Ngọc Thiềm đều thuộc Tuyết tộc. Lồng tiếng Việt: Nguyễn Võ Minh Chuyên Nơi ở: Cung Tuyết Vũ - Tuyết Sơn Tộc Vũ khí: Quạt Hoa Tuyết Chiêu thức: Hồng Băng Tuyết Tan Ánh Băng Chi Linh Tuyết Vũ Chi Hoa Tuyết Vũ Đại Pháp Tuyết Vũ Linh Khí Tuyết Vũ Hoa Ban Tuyết Vũ Tuyệt Kĩ Tuyết Vũ Trị Tuyết Vũ Băng Hội Đại Pháp Tinh Linh Chi Vũ Phi Tuyết Phi Chi Đại Pháp Chi Vũ Phi Tuyết Phi Chi Đại Băng Lăng Ngọc Toái Băng Tuyết Ngự Trị Thần Công Hàn Khí Xuất Công Hàn Băng Chát Quạt Hoa Mưa Băng Vũ Pháp Băng Tiên Quyền Băng Chân Khí Tuyết Ngọc Băng Đóng Tuyết Tuyết Nhi Thiên Hoa Tuyết Tinh Chi Hoa Sinh Mệnh Phục Tô Lực Phách Hoa Sơn Hoa Điệp Đại Pháp Hoa Tiên Mãn Nguyệt Hoa Khai Mãn Nguyên Tuyết Hoa Mãn Nguyệt Hoa Sen Băng Ngọc Đại Pháp Hoa Sen Đại Pháp Tuyết Vũ Thiên Lai Thiên Vũ Chưởng Tuyết Tinh Thiên Các Tuyết Tinh Băng Thiết Tuyết Vũ Tụ Khí Tuyết Vũ Hoa Khí Tuyết Vũ Hàn Khí Tuyết Vũ Thiên Bão Tuyết Vũ Địa Thiên Tuyết Vũ Phách Thiên Ngọc Băng Hoa Tuyết Tuyết Vũ Lôi Địa Tuyết Vũ Ngọc Hoa Băng Ngọc Chi Tuyết Băng Tuyết Chi Linh Tuyết Mây U Ám Tuyết Khí Vạn Trân Tuyết Vi Chi Vũ Tuyết Công Khí Ải Tuyết Hồng Bão Chi Tuyệt Tình Thiên Nhân Tuyết Thiên Địa Chủ Tuyết Băng Giăng Hoa Băng Vị Thiên Cô Tuyết Băng Ngọc Giao Tuyết Phi Hoa Tiễn. Hắc Phong - Hắc Vũ. 2 người là vợ chồng và là thuộc hạ của Linh Sơn Môn Chủ, về sau là đồng minh của Thất hiệp. Hắc Phong. Lồng tiếng Việt: Lê Trường Tăn Rất yêu thương vợ mình, sau cùng đã vì Hắc Vũ mà hy sinh. Hắc Vũ. Lồng tiếng Việt: Cao Thụy Thanh Hồng Cũng yêu thương chồng, tính tình thô lỗ, tự cao, sau vì bị Linh Sơn môn chủ phạt đã hóa câm, sau cái chết của Hắc Phong, cô quá đau buồn nên chỉ sau 1 đêm, tóc đã bạc trắng. Được thất hiệp chữa khỏi câm, cô rất biết ơn. Cuối cùng cô đã đi hy sinh vì thất hiệp, được đoàn tụ với chồng nơi chín suối. Mạc Thù. Mạc Thù là người trong Hoả Sơn Tộc. Vì không được truyền bí kíp tạo Quang Minh Kiếm nên đã đố kị với Mạc Tương. Mạc Thù quyết định phản bội sư phụ và Hỏa Sơn Tộc quay sang làm gián điệp một cách hèn hạ cho Linh Sơn Môn Chủ và có một vị trí cao trong Linh Sơn Môn. Đặc biệt Mạc Thù vô cùng thích Tuyết Nhi. Bằng chứng là khi nghe thấy Linh Sơn Môn Chủ nói Hắc Long Kiếm có thể chữa bệnh cho Tuyết Nhi nên đã ngoan ngoãn giúp hắn đúc kiếm. Khi biết mình bị lừa, cậu đã bỏ cánh tay phải để bảo vệ cho Tuyết Nhi. Lồng tiếng Việt: Hồ Chơn Nhơn Phu nhân Tuyết Tinh. Phu nhân Tuyết Tinh là mẹ của Tuyết Nhi. Bà còn là cung chủ cung Tuyết Vũ. Hơn 10 năm trước Linh Sơn Môn Chủ đã phá huỷ cung Tuyết Vũ của bà, cướp đi Tuyết Nhi. Từ đó bà bị hôn mê và nằm bất tỉnh, cho đến khi Lam Thố và mọi người tới cứu. Bà và Tuyết Nhi rất thân với Đại Bàng Tuyết (Tuyết Nhi gọi là Tuyết Kỳ Nhi). Bằng chứng là khi Mạc Thù giết chết Đại Bàng Tuyết, bà đã không màng đến tuổi thọ của mình mà dùng chiêu thức "Sinh Mệnh Phục Tô" để cứu lấy Đại Bàng Tuyết. Lồng tiếng Việt: Lưu Ái Phương Mạc Tương. Là truyền nhân đúc Quang Minh Kiếm của Hỏa Sơn Tộc. Sư huynh của Tuyết Nhi. Có tình cảm với Tuyết Nhi. Cậu cũng có họ hàng với Hồng Miêu vì cả hai người đều có liên quan đến lửa. Lồng tiếng Việt: Lê Trường Tân Nơi ở: Hỏa Sơn - Hỏa Sơn Tộc Vũ khí: Quang Minh Kiếm Chiêu thức: Thiên địa hàm bi -Hỏa Sơn Tuyệt Kĩ -Hỏa Sơn Tuyền -Hỏa Sơn Chi Vũ Hỏa Vân Kiếm Chủ. Sư phụ của Mạc Tương và Mạc Thù, bị Mạc Thù và Linh Sơn Môn Chủ lừa gạt nhiều lần. Đã hi sinh trong một lần cứu Mạc Tương khỏi đòn tấn công của Linh Sơn Môn Chủ. Lồng tiếng Việt: Văn Tài Hỏa Viêm Kiếm chủ. Sư thúc của Mạc Tương. Đã hy sinh trong một lần cứu Mạc Tương Lồng tiếng Việt: Trần Vũ Phần 5: Hồng Miêu Lam Thố và Phượng Hoàng Lửa [?]. Hắc Long. Là nhân vật phản diện phần năm, đã thoát ra khỏi sự giam giữ dưới đại dương và làm loạn, sau này bị Phượng Hoàng Lửa thu nhỏ lại và trở thành thú nuôi của Tiểu Ly Phượng Hoàng Lửa. Tên thật là Tiểu Phong, là người tiêu diệt Hắc Long, anh của Tiểu Tiểu Hắc. Tiểu Ly. Là một nhà ảo thuật tài ba được sinh ra ở thị trấn Lưu Hoa. Khả năng võ thuật kém, nhưng pháp thuật lại vô cùng tốt. +Thuật Phân Thân +Thiên Lý Băng Phong +Thiên Địa tù lao +Phân Thân ảo ảnh +Trung Cực Băng Đàn +Phản Quang Tiểu Tiểu Hắc. Tiểu Tiểu Hắc xuất hiện ở thị trấn Long Hoa, nơi mà Thất Hiệp đã gặp Tiểu Phong trước đó không lâu. Do Tiểu Tiểu Hắc và Tiểu Phong quá giống nhau nên nó bị người dân tưởng lầm là Tiểu Phong - Phượng Hoàng Lửa đã đánh bại Hắc Long. Nhân cơ hội, nó ăn sung mặc sướng và được mọi người ngưỡng mộ. Tuy nhiên sau này, nó đã gây ra đại họa cho Thất Hiệp, khiến Ngũ hiệp biến thành trẻ con, Lam Thố mất trí nhớ cùng võ công. Còn lại Hồng Miêu, người thiệt hại ít nhất, chỉ mất võ công, cùng Tiểu Ly lên đường tìm cách khôi phục Thất Hiệp. Thủy Đinh Đương. Thủy Đinh Đương là một cô gái tính tình khó ưa, ngang ngược nhưng thông minh và nhanh trí. Đinh Đương là một cô gái rất đam mê học võ nhưng vì quy định trên đảo Phượng Hoàng nên cô không được học võ chính thức. Do hiểu lầm nên ở những tập đầu cô đã gây khó khăn cho Hồng Miêu trong việc gia nhập Võ Quán Phượng Hoàng.Và sau đó cô đã hại Hồng Miêu rất nhiều. Nhưng cuối cùng lại thích Hồng Miêu. Chính vì lẽ đó cô không thích Lam Thố cho lắm VìHồng Miêu để ý đến Lam Thố nên Đinh Đương càng ngày tỏ ra ghét Lam Thố. Và tỏ ra ghét những vật màu xanh. Chiêu thức: +Thực Vật Thao Túng +Thiên La Địa Võng Thủy Linh Linh. Là mẹ của Đinh Đương, lúc đầu thì không cho Đinh Đương học võ, sau đó được Đinh Đương cứu nên đã quyết định cho Đinh Đương học võ. Bà cũng đã có lúc bị thương vì cứu Hồng Miêu. Trình độ nấu ăn rất tệ. Quy Cửu Cửu. Là chủ của Võ Quán Phượng Hoàng, đồng thời lại là cha của Đinh Đương. Tuy là chủ võ quán nhưng ông ta lại không biết tí võ công nào cả. Ông phải nhờ vợ ông giúp mới giữ được võ quán. Hàn Thiên. Cậu mất mẹ từ khi còn nhỏ. Cậu luôn mang theo mình chuỗi ngọc trân châu, vật mẹ cậu để lại và giữ gìn nó rất cẩn thận. Mỗi khi nhìn thấy Lam Thố, cậu tưởng như đang nhìn thấy mẹ mình nên cậu đã cứu Lam Thố lúc sóng thần cuốn đi và quan tâm chăm sóc cô rất nhiều. Khi bị mất trí nhớ, Lam Thố dường như đã dành tình cảm của mình cho cậu, vì cô cảm thấy ở bên cậu rất an toàn. Cũng chính vì điều này nên có đôi lần Hồng Miêu xích mích với cậu. Gấu Kiên Cường. Là một người học ở Võ Quán, tài năng và trí tuệ đều thấp kém, chỉ biết dựa vào ba mình. Gấu Kiên Cường rất có tình cảm với Thủy Đinh Đương, nhưng Đinh Đương thì không thích, chỉ thích một mình Hồng Miêu. Gấu Kiên Cường hay bắt nạt, quậy phá Hồng Miêu và Lam Thố, nhưng đều bị Đinh Đương trả đũa. Tí tẹo. Tay sai của Gấu Kiên Cường. Lư Bảo Bảo. Cũng là tay sai của Gấu Kiên Cường.
1
null
Trương Tuấn (chữ Hán: 張浚, 1097 – 1164), tên tự là Đức Viễn, hiệu là Tử Nham cư sĩ, người Miên Trúc, Hán Châu , là Ngụy Trung Hiến công, tể tướng nhà Nam Tống, lãnh tụ của phái kháng Kim trong lịch sử Trung Quốc. Cùng với Nhạc Phi, Lý Cương, Hàn Thế Trung, Văn Thiên Tường, ông là 1 trong 5 vị quan trong thời Nam Tống được thờ tại Đế vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại. Xuất thân. Tuấn là hậu duệ của Trương Cửu Cao, em trai danh thần Trương Cửu Linh nhà Đường, dòng dõi Lưu hầu Trương Lương nhà Tây Hán. Cha là Trương Hàm, năm Nguyên Phong thứ 2 (1079) đỗ tiến sĩ, từng nhậm các chức thuộc quan của châu huyện; năm Thiệu Thánh đầu tiên (1094), triều đình cất nhắc 2 khoa Hiền, Lương, được thụ Kiếm Nam, Tây Xuyên tiết độ phán quan. Trương Tuấn mồ côi từ năm lên 4, hành vi đoan chính, không hề dối trá, người hiểu chuyện đều cho rằng ông sẽ làm nên nghiệp lớn. Được chừng 20 tuổi, ông vào Thái Học (còn gọi là Quốc Tử Học). Năm Chánh Hòa thứ 8 (1118), đỗ Tiến sĩ. Đầu những năm Tĩnh Khang (1125 -1127), làm đến Thái Thường tự chủ bộ. Phò tá Cao Tông, đề xuất phòng bị. Tháng 5 năm Kiến Viêm đầu tiên (1127), Trương Bang Xương được người Kim đưa lên làm hoàng đế bù nhìn, Trương Tuấn trốn khỏi kinh sư. Nghe tin Triệu Cấu lên ngôi ở phủ Ứng Thiên , ông tìm đến, kịp tham dự nghi thức đăng cơ, được ban hàm Xu mật viện biên tu, rồi đổi làm Ngu bộ lang. Tháng 7, Trương Tuấn được Thượng thư hữu bộc xạ kiêm Trung thư thị lang (dân gian gọi là Hữu tướng) Hoàng Tiềm Thiện cất nhắc làm Điện trung thị ngự sử. Tháng 8, Trương Tuấn giúp Hoàng Tiềm Thiện đàn hặc Thượng thư tả bộc xạ kiêm Môn hạ thị lang (Tả tướng) Lý Cương là chuyên quyền. Sau khi Lý Cương bị bãi chức, lại tiếp tục chịu sự công kích của Trương Tuấn. Quân Kim nam hạ, Tống Cao Tông trốn về miền đông nam, bộ hạ của Hậu quân thống chế Hàn Thế Trung bức nhiều quan viên té xuống nước chết đuối, Trương Tuấn tâu xin đoạt hàm Quan sát sứ của Hàn Thế Trung, để mọi người biết có quốc pháp. Ông dời sang làm Thị ngự sử. Bấy giờ Tống Cao Tông ở Dương Châu, Trương Tuấn dâng lời: "Trung Nguyên là căn bản của thiên hạ, xin hạ chiếu tập kết ở Đông Kinh, Quan Thiểm, Tương Đặng để đợi xa giá giáng lâm." Vì thế trái với chủ trương cầu hòa của Hoàng Tiềm Thiện, Trương Tuấn nhận hàm Tập Anh điện tu soạn, biếm ra ngoài làm Tri Hưng Nguyên phủ. Chưa lên đường, được cất nhắc làm Lễ bộ thị lang, Cao Tông triệu đến dụ rằng: "Khanh biết mà không nói, nói mà không hết, trẫm mới lên ngôi, chính là muốn một bước lên trời mà không có lông cánh, khanh gắng ở lại giúp trẫm" Ông được ban hàm Ngự doanh sứ tư tham tán quân sự. Trương Tuấn dự đoán người Kim ắt lại đến đánh, mà triều đình Nam Tống an nhiên tự đắc, bỏ bê phòng bị, nên ra sức khuyên tể tướng Hoàng Tiềm Thiện, Uông Bá Ngạn, nhưng 2 người đều cười ông quá phận. Dẹp loạn Miêu, Lưu, khôi phục Cao Tông. Mùa xuân năm Kiến Viêm thứ 3 (1129), quân Kim lại tiến xuống phía nam, Tống Cao Tông trốn đến Tiền Đường, để Chu Thắng Phi ở Ngô Môn chống giặc, lấy Trương Tuấn cùng tiết chế quân mã, không lâu sau Chu Thắng Phi được triệu về, chỉ còn một mình Trương Tuấn ở lại. Khi ấy ông tập hợp được mấy vạn quân, phủ dụ, an định giặc cướp các nơi. Bấy giờ thì Miêu Phó, Lưu Chánh Ngạn lật đổ Cao Tông, gởi thư thông báo đổi niên hiệu đến Bình Giang , Trương Tuấn mệnh cho tướng giữ nơi ấy là Thang Đông Dã giấu đi không tuyên. Chưa được bao lâu, bọn Miêu Phó lại truyền hịch đến, ông khóc to, triệu Đông Dã cùng Đề điểm hình ngục Triệu Triết đến bàn mưu dẹp giặc. Bọn Miêu Phó lấy Thừa tuyên sứ Trương Tuấn (張俊) làm Tần Phượng lộ tổng quản; ông ta sắp đưa hàng vạn quân về phía tây, trên đường gặp Trương Tuấn. Ông cho rằng Trương Tuấn là người thành thực có thể cùng mưu việc lớn, vội giữ lại, cầm tay mà nói chuyện, rồi ôm nhau mà khóc, sau đó thông báo sẽ khởi binh hỏi tội Miêu, Lưu. Khi ấy Lữ Di Hạo nắm quyền Kiến Nghiệp, Lưu Quang Thế lĩnh binh Trấn Giang, Trương Tuấn sai người đưa thư gắn sáp, ước với Di Hạo, Quang Thế đem binh đến hội, rồi mệnh cho Trương Tuấn chia binh giữ Ngô Giang. Trương Tuấn dâng sớ xin đưa vua cũ trở lại, bọn Miêu Phó tìm cách ban hàm Lễ bộ thượng thư, mệnh cho ông đưa bộ hạ đến hành tại. Trương Tuấn cho rằng đại binh chưa tập hợp, nên chưa muốn lên tiếng dẹp giặc, bèn nói thác rằng Trương Tuấn đột ngột ra đi, lòng người chấn động, không thể không ở lại phủ dụ bộ hạ của mình. Gặp lúc thủy quân của Hàn Thế Trung đến Thục, Trương Tuấn gửi thư chiêu dụ. Thế Trung đến, Trương Tuấn đại khao tướng sĩ của Trương Tuấn, Hàn Thế Trung, cổ vũ mọi người cùng đánh giặc. Sau đó ông lệnh cho Thế Trung đi gấp đến Tú Châu , giữ đường vận lương để đợi đại quân đến. Bọn Miêu Phó gởi thư chiêu dụ Trương Tuấn, ông cự tuyệt. Khi bọn Di Hạo, Quang Thế đến, Trương Tuấn kể tội bọn Miêu Phó, truyền hịch trong ngoài, soái các lộ quân tiến đánh. Đại quân đến, bọn Miêu Phó sợ không dám ra, khách của Trương Tuấn là Phùng Phan mời tể tướng Chu Thắng Phi dẫn đầu trăm quan mời Cao Tông lên ngôi trở lại. Cao Tông ngự bút lấy Trương Tuấn làm Tri Xu mật viện sự. Ông tiến đến Lâm Bình, bọn Miêu Phó chống lại, bị Hàn Thế Trung đánh tan. Bọn Miêu Phó bỏ trốn, Trương Tuấn và bọn Di Hạo vào triều kiến, lạy rạp trên mặt đất. Cao Tông mấy lần thăm hỏi, lại truyền rằng Thái hậu muốn nhìn Trương Tuấn, đưa ông vào nội điện, trước sân cách rèm cho Thái hậu trông thấy. Cao Tông cởi đai ngọc bên mình ban cho, ông không dám nhận. Sau đó, Trương Tuấn mệnh cho Hàn Thế Trung đuổi bắt bọn Miêu Phó ở Mân Trung, giết hết bọn họ và đồng đảng. Chiêu dụ Tiết Khánh, bắt giết Phạm Quỳnh. Tiết Khánh khởi nghĩa ở ven sông Hoài, lực lượng lên đến mấy vạn người. Trương Tuấn sợ hắn làm bậy, đi tắt đến Cao Bưu, vào lũy của Khánh, chiêu dụ được hắn. Có tin đồn ông bị giặc bắt, bọn Lữ Di Hạo xin bãi các chức vụ mà ông đang quản. Trương Tuấn trở về, Cao Tông kinh ngạc, lập tức cho ông nhận lại chức vụ. Trương Tuấn cho rằng muốn trung hưng phải bắt đầu từ Quan Thiểm, lại lo người Kim muốn vào Thiểm mà chiếm Thục, ắt đông nam không thể giữ, bèn hăng hái xin đi. Triều đình ban chiếu cho ông làm Xuyên, Thiểm tuyên phủ xử trí sứ, được tùy nghi làm việc. Sắp đi, Ngự doanh bình khấu tướng quân Phạm Quỳnh đưa quân từ Dự Chương đến hành tại, xin tha tội chết cho bọn Miêu Phó. Ông tâu Quỳnh đại nghịch bất đạo, xin bắt để trị tội. Hôm sau, Quỳnh bị bắt ở triều đường, giao cho các quan luận tội chết. Quân đội của ông ta bị chia cho Thần Vũ quân. Rồi Trương Tuấn mới lên đường. Thảm bại Phú Bình, mất Thiểm giữ Thục. Cao Tông hỏi đại kế, Trương Tuấn xin đặt Mạc phủ ở Tần Xuyên, sai Hàn Thế Trung trấn Hoài Đông, lệnh Lữ Di Hạo đến giúp Vũ Xương, còn Trương Tuấn, Lưu Quang Thế đầu đuôi giữ Tần Xuyên. Bàn bạc xong, ông lên đường, chưa đến Vũ Xương, thì Di Hạo đòi thay đổi kế hoạch. Trương Tuấn đã đến Hưng Nguyên, người Kim chiếm Phu Duyên tướng địch là Lâu Túc Bột Cận đưa đại quân vượt sông Vị, đánh Vĩnh Hưng , các tướng Tống không đến cứu. Ông lập tức đi Quan Thiểm, hỏi thăm phong tục, bài trừ tệ nạn, kêu gọi hào kiệt ra sức vì nước, các tướng kính sợ mà nghe lệnh. Gặp lúc có tin báo người Kim sắp đánh đông nam, Trương Tuấn mệnh cho chư tướng chỉnh quân đón địch. Không lâu sau người Kim đánh Giang, Hoài, Trương Tuấn lập tức đưa quân về cứu viện. Đến được Phòng Châu, biết người Kim đã quay lại phương bắc, ông lui quân về Quan Thiểm. Bấy giờ Ngột Truật vẫn còn ở Hoài Tây, Trương Tuấn sợ ông ta tiếp tục quấy nhiễu đông nam, muốn khống chế việc ấy, bèn quyết định hợp quân 5 lộ đánh phá Vĩnh Hưng, nhằm đánh động quân Kim. Quả nhiên nhà Kim gấp điều bọn Ngột Truật, Hoàn Nhan Lâu Thất, Hoàn Nhan Tông Phụ đến cứu, đôi bên đại chiến ở Phú Bình. 5 lộ quân Tống đại bại, Trương Tuấn lui về Hưng Châu , rồi lui về Lãng Châu ; kết tội thua trận mà biếm Lưu Tích, chém Triệu Triết; cắt đặt bọn Ngô Giới tổ chức phòng ngự, rồi dâng thư xin nhận tội. Tống Cao Tông tự tay viết chiếu thư xá miễn, không hề truy cứu. Năm Thiệu Hưng đầu tiên (1131), anh em Ngô Giới, Ngô Lân đánh bại Kim soái Ngột Truật xâm phạm Hòa Thượng Nguyên. Năm sau, triều đình bái Trương Tuấn làm Kiểm hiệu thiểu bảo, Định Quốc quân Tiết độ sứ. Ông ở Quan Thiểm 3 năm, huấn luyện tân binh, đủ sức chống lại kẻ địch ngày một bành trướng; cất nhắc các tướng giỏi là Lưu Tử Vũ, Triệu Khai, Ngô Giới. Tuy nhà Tống đã mất Quan Thiểm, nhưng vẫn giữ vững được đất Thục. Chịu sự nghi kỵ, biếm chức phục chức. Ban đầu, Trương Tuấn cất nhắc Khúc Đoan làm Tuyên phủ xứ trí sứ tư Đô thống chế, Tri Vị Châu. Trước trận Phú Bình, Khúc Đoan bất đồng quan điểm, bị Trương Tuấn biếm làm Đoàn luyện phó sứ. Còn Ngô Giới thua trận Bành Nguyên Điếm, tố cáo Khúc Đoan không tiếp ứng. Sau khi quân Tống đại bại, tâm phúc Trương Trung Ngạn của Khúc Đoan đầu hàng người Kim, Trương Tuấn nghe theo mật mưu của Ngô Giới, kết tội Khúc Đoạn cấu kết mưu phản mà hạ ngục, dùng cực hình tra khảo, khiến ông ta phải chết trong ngục. Có người đàn hặc Trương Tuấn giết Triệu Triết, Khúc Đoan là vô cớ; cất nhắc bọn Lưu Tử Vũ là không hợp lẽ; triều đình bắt đầu nghi ngờ ông. Năm Thiệu Hưng thứ 3 (1133), triều đình sai Vương Tự làm phó cho Trương Tuấn. Gặp lúc tướng Kim là Tát Li Hạt cùng quân ngụy Tề của Lưu Dự vào phá Kim Châu, Lưu Tử Vũ làm Hưng Nguyên soái, ước với Ngô Giới cùng giữ Tam Tuyền. Người Kim đến Kim Ngưu, quân Tống bất ngờ tấn công, giết đến mấy ngàn kẻ địch. Ông nghe Vương Tự đến, bất mãn, xin giải binh quyền của ông ta, lại tâu rằng Vương Tự không thể đảm đương nhiệm vụ. Tể tướng Lữ Di Hạo không hài lòng, lại thêm Chu Thắng Phi nói gièm, nên có chiếu gọi Trương Tuấn về triều kiến. Đầu năm Kiến Viên thứ 4 (1130), Tân Bỉnh làm Tri Đàm Châu, Trương Tuấn ở Thiểm, dùng hịch gọi ông ta phát binh, Bỉnh không nghe, ông tâu lên đàn hặc ông ta. Đến nay, Tân Bỉnh làm Ngự sử trung thừa, dẫn đầu một đám người đàn hặc Trương Tuấn. Tháng 3 năm Thiệu Hưng thứ 4 (1134), ông bị bãi hàm Tri Xu mật viện sự, được nhận hàm Động Tiêu cung , cho ở Phúc Châu. Trương Tuấn đến nơi, dâng sớ bày tỏ nỗi lo người Kim dòm ngó đông nam. Tháng 9, con Lưu Dự là Lưu Lân quả nhiên đưa người Kim vào đánh, Cao Tông nhớ lời ông, bèn miễn chức Chu Thắng Phi, vào tháng 11 cùng năm, triệu Trương Tuấn làm Tư Chánh điện học sĩ đề cử Vạn Thọ quan kiêm Thị độc. Ông vào triều, Cao Tông tự tay viết chiếu biện giải rằng mình bị lừa dối, ban cho ông hàm Tri Xu mật viện sự. Dẹp loạn Dương Ma, giữ vững Hoài Nam. Tháng 2 năm Thiệu Hưng thứ 5 (1135), Trương Tuấn được ban hàm Thượng thư hữu bộc xạ, Đồng trung thư Môn hạ bình chương sự kiêm Tri xu mật viện sự, Đô đốc chư lộ quân mã, Triệu Đỉnh ban hàm Tả bộc xạ. Khi ấy Dương Ma (hoặc Dương Yêu) chiếm cứ Động Đình, quan quân chưa dẹp được, ông cho rằng Động Đình ở thượng lưu của Kiến Khang, sợ hắn ta làm hại, xin đi dẹp. Tháng 6, Trương Tuấn đích thân đốc chiến, Nhạc Phi dẹp xong khởi nghĩa Dương Ma. Trương Tuấn bèn tâu xin lấy Nhạc Phi đóng ở Kinh, Tương để tính Trung Nguyên, còn ông từ Ngạc, Nhạc chuyển đến Hoài Đông, đại hội chư tướng, bàn việc tổ chức phòng ngự. Cao Tông sai sứ ban chiếu gọi về hỏi han, Trương Tuấn dâng "Trung hưng bị lãm" 41 thiên, Cao Tông khen ngợi, đặt ghế cho ngồi. Năm Thiệu Hưng thứ 6 (1136), Trương Tuấn hội chư tướng bàn bạc ở thượng du Trường Giang, muốn trị tội ngụy Tề đế Lưu Dự tiếm nghịch. Ông mệnh Hàn Thế Trung từ Thừa nhằm vào Hoài Dương , Lưu Quang Thế tiến đến đóng quân ở Hợp Phì, Trương Tuấn tiến đến ở Hu Dị, lấy Dương Nghi Trung đi sau giúp Trương Tuấn; Nhạc Phi đến ở Tương Dương, nhòm ngó Trung Nguyên. Trương Tuấn vượt Trường Giang, phủ dụ khắp các đòn thú ở thượng du sông Hoài. Khi Trương Tuấn đến Hu Dị, Nhạc Phi đưa quân vào Thái Châu . Ông vào triều, mời Hoàng đế đến Kiến Khang. Xa giá khởi hành, Trương Tuấn đi trước đến thượng du Trường Giang, có tin báo Lưu Dự cùng cháu là Lưu Nghê hiệp với người Kim vào đánh, ông tâu rằng đây chỉ là quân của Lưu Dự mà thôi. Bọn Trương Tuấn, Lưu Quang Thế tỏ ra hoang mang, ông không cho lui quân, rồi mệnh cho Dương Nghi Trung đến đóng quân ở Hào Châu. Lưu Lân bức Hợp Phì, Trương Tuấn xin thêm quân, còn Lưu Quang Thế muốn lui quân, bọn tể tướng Triệu Đỉnh muốn triệu quân đội Nhạc Phi về phía đông. Ngự thư lệnh cho bọn Trương Tuấn, Lưu Quang Thế, Dương Nghi Trung về giữ Trường Giang. Trương Tuấn tâu lên phản đối việc điều động này, cho rằng nếu các cánh quân vượt Trường Giang quay về thì vùng Hoài Nam sẽ mất, có chiếu thư nghe theo lời ông. Dương Nghi Trung đến Hào Châu, Lưu Quang Thế đã bỏ Lư Châu chạy về phía nam, Hoài Tây chấn động. Trương Tuấn nghe tin, vội đến Thái Thạch, lệnh cho chém đầu bất cứ ai dám vượt sông trở về. Lưu Quang Thế đành phải dừng quân lại, cùng Dương Nghi Trung đón giặc. Lưu Nghê tấn công Dương Nghi Trung, bị đánh cho đại bại; Lưu Nghê, Lưu Lân đều nhổ trại bỏ trốn. Cao Tông viết thư khen ngợi, triệu ông về mà úy lạo. Khi ấy Triệu Đỉnh bàn rằng xa giá nên về Lâm An, Trương Tuấn phản đối, Cao Tông nghe theo lời ông, biếm Đỉnh ra làm Tri Thiệu Hưng phủ. Năm thứ 7 (1137), Trương Tuấn nhờ công được Đặc tiến, không lâu sau, gia Kim tử quang lộc đại phu. Nghe tin Tống Huy Tông và Ninh Đức hoàng hậu nối nhau qua đời, ông xin phát chiếu cho quân dân để tang, Cao Tông nghe theo. Chọc giận Tần Cối, nhiều năm lận đận. Lưu Quang Thế sợ giặc ở Hoài Tây, tháng 3 năm thứ 7 (1137), Trương Tuấn tâu xin bãi chức của ông ta, từ chối đem quân đội của ông ta giao cho Nhạc Phi, mà giao lại cho đốc phủ (tức là đặt dưới quyền quản hạt của Trương Tuấn); rồi mệnh cho Tham mưu Binh bộ thượng thư Lữ Chỉ đến Lư Châu chỉ huy. Nhưng Xu mật viện (Xu mật sứ chính là Tần Cối) cho rằng đốc phủ nắm binh có chỗ đáng ngờ, xin đặt chủ soái, triều đình lấy Vương Đức làm Đô thống chế, Lệ Quỳnh làm phó. Lệ Quỳnh không phục Vương Đức, 2 người tố cáo lẫn nhau với Ngự sử đài. Ông bèn mệnh cho Trương Tuấn làm Tuyên phủ sứ, Dương Nghi Trung, Lưu Kĩ làm Chế trí phán quan để phủ dụ bọn họ. Bọn Trương Tuấn chưa đến, tháng 8, Lệ Quỳnh đã làm phản, bắt Lữ Chỉ về với Lưu Dự, Lữ Chỉ không theo nên bị giết. Trương Tuấn nhận tội sắp xếp không thỏa đáng mà xin chịu bãi chức, Cao Tông hỏi Tần Cối có thay ông được không? Trương Tuấn đáp: "Làm việc cùng nhau, thấy ông ta có chỗ mờ ám!" Cao Tông bèn dùng Triệu Đỉnh, Tần Cối vì thế căm ghét Trương Tuấn. Ông được nhận hàm Quan Văn điện Đại học sĩ Đề cử Giang Châu Thái Bình Hưng Quốc cung. Trương Tuấn tiếp tục bị đả kích, phải làm Bí thư thiếu giám phân tư Tây Kinh, biếm ra Vĩnh Châu. Năm thứ 9 (1139), nhân Kim – Tông nghị hòa nên triều đình đại xá, Trương Tuấn được làm Đề cử Lâm An phủ Động Tiêu cung. Không lâu sau, được ban hàm Tư Chánh điện đại học sĩ, Tri Phúc Châu kiêm Phúc Kiến an phủ đại sứ. Sứ giả của Kim đến, trên danh nghĩa là ban chiếu dụ, Trương Tuấn dâng sớ tranh luận. Năm thứ 11 (1141), ông được ban hàm Kiểm hiệu thiểu phó, Sùng Tín quân Tiết độ sứ, sung làm Vạn Thọ quan sứ, miễn Phụng triều thỉnh (tên chức quan, ở đây có nghĩa là không được vào triều nữa). Năm thứ 12 (1142) phong Hòa quốc công. Tháng 7 năm thứ 16 (1146), sao chổi xuất hiện ở phương tây, Trương Tuấn dâng sớ xin giết gian thần, Tần Cối cả giận, lệnh cho Đài gián đàn hặc, ông bị giáng làm Đặc tiến Đề cử Giang Châu Thái Bình Hưng Quốc cung, biếm ra Liên Châu. Năm thứ 20 (1150), bị dời đi Vĩnh Châu. Trương Tuấn bị biếm hơn 20 năm, kẻ sĩ không ai không thương tiếc, tướng lĩnh nhắc đến ông đều không khỏi than thở, đến phụ nữ trẻ con cũng biết đến Trương đô đốc. Người Kim sợ Trương Tuấn, mỗi lần sứ giả đến, đều hỏi ông đang ở đâu, chỉ sợ ông được dùng lại. Tháng 10 năm thứ 25 (1155), Tần Cối chết. Tháng 12, Trương Tuấn được khôi phục hàm Quan Văn điện Đại học sĩ, nhận chức Phán Hồng Châu . Trước đó không lâu, Trương Tuấn đưa linh cữu của mẹ về Tây Xuyên, đến Giang Lăng lại dâng sớ đề nghị kháng Kim. Đồng đảng của Tần Cối là bọn tể tướng Mặc Kỳ Tiết, Thang Tư Thoái,… bất mãn, sai đài gián là bọn Thang Bằng Cử, Lăng Triết đàn hặc, biếm ông đến Vĩnh Châu. Đội tuyết vượt sông, tiết chế Kiến Khang. Tháng giêng năm thứ 31 (1161), quân Kim nam hạ, Tống Cao Tông giải trừ hạn chế đi lại đối với Trương Tuấn. Ông đến Đàm, nghe tin Khâm Tông băng hà, kêu khóc không ăn uống, dâng sớ yêu cầu triều đình định sách lược chiến đấu. Tháng 11, đổi làm Phán Kiến Khang phủ. Chưa được bao lâu, đại quân của Kim Hải Lăng Vương Hoàn Nhan Lượng xâm phạm, trong ngoài chấn động. Tháng 10, ông nhận hàm Quan Văn điện Đại học sĩ, chức Phán Đàm Châu. Tháng 11, ông nhận chức Phán Kiến Khang phủ kiêm Hành cung lưu thủ. Quân Tống thất thế, chủ soái Lưu Kĩ lui về Trấn Giang. Trương Tuấn ở Nhạc Dương mua thuyền, đội gió tuyết lên đường, khi ấy được tin quân Kim đã thiêu hủy Thái Thạch, không ai dám sang bờ bắc, chỉ có 1 chiếc thuyền nhỏ của ông vượt sông. Qua khỏi Trì Dương, được tin Hoàn Nhan Lượng đã chết, ông đến khao thưởng quân đội của Lý Hiển Trung. Sau khi đến Kiến Khang, Trương Tuấn gởi điệp cho Thông phán Lưu Tử Ngang chuẩn bị nghênh đón xa giá. Năm thứ 32 (1162), xa giá đến Kiến Khang, Trương Tuấn lạy ở bên đường, vệ sĩ trông thấy, đều chắp tay vái chào cung kính. Ông bị phế rồi lại được dùng, phong thái thản nhiên, quân dân rất kính trọng. Xa giá sắp về Lâm An, Cao Tông úy lạo rằng: "Khanh ở đây, trẫm không lo gì phương bắc nữa!" Trương Tuấn được kiêm Tiết chế Kiến Khang, Trấn Giang phủ, Giang Châu, Trì Châu, Giang Âm quân (đơn vị hành chính) quân mã. 10 vạn quân Kim vây Hải Châu, Trương Tuấn mệnh Trấn Giang đô thống Trương Tử Cái đi cứu, đại phá địch. Ông chiêu tập trung nghĩa, rồi mộ tráng dũng Hoài Sở, dùng Trần Mẫn làm Thống chế. Ông cho rằng địch giỏi kỵ, ta giỏi bộ; đánh bộ thì cần nỏ, bắn nỏ thì cần xe, nên mệnh cho Trần Mẫn chế nỏ, sửa xe. Được Túc mất Túc, phòng bị Giang, Hoài. Tống Hiếu Tông lên ngôi, triệu kiến Trương Tuấn, nói: "Nghe tiếng ngài đã lâu, nay triều đình chỉ còn mỗi ngài!" rồi ban ghế cho ngồi mà hỏi han. Ông được nhận hàm Thiếu phó, Giang Hoài đông tây lộ Tuyên phủ sứ, tiến phong Ngụy quốc công. Năm Long Hưng đầu tiên (1163), ông nhận hàm Xu mật sứ, Đô đốc Kiến Khang, Trấn Giang phủ, Giang Châu, Trì Châu, Giang Âm Quân quân mã. Quân Kim đóng ở 2 thành huyện Hồng, Linh Bích, nhòm ngó miền nam. Chủ quản điện tiền tư Lý Hiển Trung, Kiến Khang đô thống Thiệu Hoành Uyên hiến kế nhổ 2 thành ấy, ông tâu lên, Hiếu Tông cho phép. Trương Tuấn sai Lý Hiển Trung ra Hào Châu, đánh Linh Bích; Thiệu Hoành Uyên ra Tứ Châu, đánh huyện Hồng; còn tự mình đốc chiến. Lý Hiển Trung đánh bại đô thống Tiêu Kỳ ở Linh Bích, Thiệu Hoành Uyên vây huyện Hồng, thu hàng tướng Kim là Bồ Sát Đồ Mục, Tri Tứ Châu Chu Nhân, thừa thắng tiến chiếm Túc Châu, chấn động Trung Nguyên. Tướng Kim là Hột Thạch Liệt Chí Ninh đến đánh Túc Châu, bọn Lý Hiển Trung thua chạy, Trương Tuấn dâng sớ nhận tội. Có chỉ giáng ông nhận hàm Đặc tiến, đổi làm Giang, Hoài tuyên phủ sứ. Quân Tống thua trận trở về, nhiều người chê bai Trương Tuấn. Tống Hiếu Tông gởi thư cổ vũ ông. Tháng 3 năm Long Hưng thứ 2 (1164), Trương Tuấn lấy Ngụy Thắng giữ Hải Châu, Trần Mẫn giữ Tứ Châu, Thích Phương giữ Hào Châu, Quách Chấn giữ Lục Hợp; đắp thêm 2 thành Cao Bưu, huyện Sào cho thật to, sửa sang các quan ải để chống giặc, tụ thủy quân ở Hoài Âm, mã quân ở Thọ Xuân, ra sức phòng bị Lưỡng Hoài. Tống Hiếu Tông cho ông gia hiệu Đô đốc. Phản đối nghị hòa, tuyệt vọng xin về. Tướng Kim là Bộc Tản Trung Nghĩa đòi Nam Tống nạp 4 quận, tháng 4 năm thứ 2 (1164), Trương Tuấn về triều phản đối, Hiếu Tông cho dừng việc ấy, bái ông làm Thượng thư hữu bộc xạ, Đồng trung thư Môn hạ bình chương sự kiêm Xu mật sứ. Ông nhận chiếu tra xét vùng Giang, Hoài, ở những nơi hiểm yếu đều cho đắp thành, lũy, tăng số chiến hạm, chuẩn bị khí giới của quân đội. Khi xưa người Kim đóng quân ở Hà Nam, ngày nào cũng đòi quyết chiến. Sau khi Trương Tuấn đến, quân Kim rút về. Người Hoài Bắc đến quy phục không ngớt, hào kiệt Sơn Đông đều nguyện chịu sự chỉ huy của ông. Trương Tuấn thấy Tiêu Kỳ là dõng dõi đại tộc của Khiết Đan, tính thâm trầm, dũng cảm lại có mưu, bèn lệnh cho ông ta thống lĩnh hàng quân người Khiết Đan, rồi truyền hịch dụ người Khiết Đan làm nội ứng cho quân Tống. Bọn Thang Tư Thoái kịch liệt đả kích Trương Tuấn, tìm cách bãi bỏ việc phòng bị, ông đành xin giải chức Đốc phủ, triều đình đồng ý, sau đó bãi bỏ nốt vị trí Giang, Hoài đốc phủ. Tả tư gián Trần Lương Hàn, Thị ngự sử Chu Thao nói ông trung thành, cần mẫn, nhân dân yêu mến, không nên biếm ra ngoài. Trương Tuấn được ở lại Bình Giang, nhận thấy công cuộc kháng Kim đã vô vọng, bèn xin trí sĩ, được ban hàm Thiếu sư, Bảo Tín quân Tiết độ sứ, Phán Phúc Châu. Trương Tuấn từ chối, được đổi làm Lễ Tuyền quan sứ. Từ đây triều đình quyết tâm nghị hòa. Tháng 8 cùng năm, Trương Tuấn bệnh mất. Dật sự. Tương truyền sau khi Trương Tuấn đắc tội với Tần Cối, bị biếm đến Linh Lăng, chỉ đem theo một ít vật dụng. Đồng đảng của Tần Cối vu cáo ông liên kết với bộ hạ cũ ở đất Thục, mưu tính làm phản, nên Tống Cao Tông cho người thu hết hành trang của Trương Tuấn. Rốt cục chỉ tìm thấy những thư, từ bày tỏ lòng yêu nước và quần áo cũ rách, Tống Cao Tông than rằng: "Không ngờ Trương Tuấn lại nghèo như vậy!" vì thế sai sứ giả đuổi theo ban cho ông 300 lạng vàng. Biết tin có sứ giả đuổi theo, nhiều người cho rằng triều đình muốn giết Trương Tuấn, ông vẫn bình thản, hỏi xem sứ giả là ai, thì được biết là con trai của Dương Tồn Trung (tức Dương Nghi Trung). Trương Tuấn nói: "Ta chưa đến lúc chết đâu! Tồn Trung là bộ hạ cũ của ta. Nếu muốn giết ta, ắt phải sai người khác đến!" Quả nhiên sứ giả đến giao cho ông 300 lạng vàng. Đánh giá. Trương Tuấn từ nhỏ đã ôm chí lớn. Khi làm một chức mạc quan ở Hi Hà quân, ông đi khắp thành lũy biên thùy, quan sát hình thế sông núi; cùng các tướng lĩnh uống rượu nói chuyện, hỏi han những phương lược trấn thủ từ xưa đến nay, bàn bạc những chỗ đúng sai. Nhờ vậy Trương Tuấn nắm rõ công tác phòng bị biên thùy, sau khi triều đình chạy về nam, luôn cho rằng hình thế cõi đông nam bất lợi, muốn giành lại Trung Nguyên cần phải dời hành tại đến Kiến Khang. Vào buổi đầu của triều đình Nam Tống, ông muốn thăng tiến, nên tích cực tham gia chỉ trích Lý Cương. Sau thất bại Phú Bình, ông vì bất đồng quan điểm mà hãm hại Khúc Đoan. Sau chiến dịch Hoài Nam, ông giành lấy binh quyền ở quân đội Hoài Tây nhưng lại sắp xếp không thỏa đáng, khiến cho tướng phản binh loạn. Theo Chu Mật, Tề Đông Dã Ngữ, trích dẫn từ Vương Minh Thanh, Huy Chủ Lục, chép: "Hiếu Tông dùng lại Trương Tuấn, Đức Thọ Cung (nơi ở của Tống Cao Tông sau khi nhường ngôi, ở đây chỉ Cao Tông) nói rằng: "Đừng tin vào hư danh của Trương Tuấn, tương lai ắt lầm đại kế. Hắn chỉ đem danh dự và tài vật của quốc gia tặng cho người ta mà thôi!"" Quả nhiên quân Tống thua chạy khỏi Túc Châu. Nhưng tấm lòng kiên trung ái quốc của Trương Tuấn là rõ ràng. Theo Tống sử, Tống Cao Tông nhận xét: "Người có tài năng để làm việc thì không ít, nhưng chăm chăm vì nước. thì không ai như Tuấn." Khi đã là Thượng Hoàng, Cao Tông nói với con trai Trương Tuấn là Trương Tấn, một bậc tông sư về Lý học, rằng: "Ta và cha của khanh, nghĩa là vua tôi, tình như cha con." Trọn đời Trương Tuấn phản đối nghị hòa, gặp phải Tần Cối và gian đảng mà lận đận hơn 20 năm. Trong lần bị biếm chức cuối cùng, trên đường đến nơi lưu đày, ông dâng sớ phản đối nghị hòa, kết thúc bản sớ còn viết: "(Hoàng) thượng như muốn dùng lại Tuấn, ngay hôm ấy lập tức lên đường, không dám lấy cớ già bệnh mà chối từ!" Tống sử đánh giá: "Ông ta nói như vậy, đúng là tấm lòng yêu vua lo nước!" Trương Tuấn còn gởi thư cho các con trai, viết: "Ta là tướng quốc, không thể khôi phục Trung Nguyên, rửa mối nhục của tổ tông, chết rồi, đừng táng bên trái mộ của tiền nhân, mà táng dưới Hành Sơn là được rồi!" Trương Tuấn đã đề bạt rất nhiều nhân tài văn, võ, về sau là những danh thần, danh tướng một thời, đóng góp to lớn cho đất nước. Văn là Ngu Doãn Văn, Uông Ứng Thần, Vương Thập Bằng, Lưu Củng, Dương Vạn Lý… võ là Khúc Đoan, Ngô Giới, Ngô Lân, Lưu Kĩ,… Hậu thế ghi nhớ. Nhà Tống. Tống Hiếu Tông vô cùng kính trọng, luôn gọi là "Ngụy công", không nhắc đến tên của Trương Tuấn. Nghe tin ông mất, Hiếu Tông thương tiếc, nghỉ chầu 2 buổi, tặng Thái Bảo, sau đó tặng thêm Thái sư. Năm Càn Đạo thứ 5 (1169), đặt thụy là Trung Hiến. Trong những năm Thuần Hi (1190 – 1194) đời Hiếu Tông, quê hương của ông là Miên Trúc, Tứ Xuyên đã xây dựng "Tiến Đức đường" để thờ cúng. Tống Lý Tông đánh giá Trương Tuấn, Triệu Đỉnh là gương mẫu của tể tướng, cho vẽ hình ông trên Chiêu Huân các, xem Trương Tuấn là một trong 24 công thần của nhà Tống. Nhà Lý học nổi tiếng là Ngụy Liễu Ông xây dựng Tử Nham thư viện để kỷ niệm Trương Tuấn và Trương Tấn. Nhà Nguyên. Quang lộc đại phu Triệu Thế Duyên quyên bổng lộc của mình để xây Từ kỷ niệm Trương Tuấn, triều đình ban tên là Tử Nham thư viện. Năm Duyên Hữu thứ 5 (1318), đại thần, tác giả tán khúc là Trương Dưỡng Hạo trước tác "Sắc tứ Thành Đô Tử Nham thư viện ký". Nhà Minh. Ngày Giáp dần tháng 2 năm Hồng Vũ thứ 21 (1388), Minh Thái Tổ hạ chiếu đưa danh thần các đời vào thờ trong miếu Đế vương, lễ quan tâu lên gồm có Trương Tuấn cùng Chu Công Đán, Thái Công Vọng, Trương Lương, Gia Cát Lượng, Phòng Huyền Linh… cả thảy 36 vị. Năm Gia Tĩnh thứ 3 (1524), Minh Thế Tông hạ chiếu sửa sang phần mộ của cha con Trương Tuấn, ban sắc xây dựng "Trương Tuấn từ ", rồi hạ chỉ cho xây dựng "Nam Hiên thư viện" (hiệu của Trương Tấn là Nam Hiên), ngự thư ban cho biển ngạch; mệnh gọi đất xây mộ của họ là "quan sơn"; ghi lại vị trí mộ của Trương Tuấn, Trương Tấn ở Ninh Hương và cha mẹ Trương Tuấn ở Miên Trúc vào tự điển quốc gia; sai Thủ phụ Dương Đình Hòa soạn ra "Trùng tu Trương Tuấn từ đường ký". Thời Minh Anh Tông, triều đình hạ chỉ miễn sai dịch cho hậu duệ của Trương Tuấn. Nhà Thanh. Thời Thuận Trị, Trương Tuấn nằm trong số 41 vị danh thần các đời được đưa vào thờ trong miếu Đế vương. Năm Càn Long thứ 11 (1746), tuần phủ Truy Bộ Tích Phất tại vị trí cũ của nha môn Đô ti, khôi phục thư viện ở phía nam thành. Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), tuần phủ Tả Hạnh Trang tại vị trí cũ Diệu Cao Phong (đỉnh Diệu Cao) xây dựng lại; rồi trên đỉnh núi cho dựng "Nam Hiên phu tử từ", phía trước làm gác Văn Tinh, được Đạo Quang ngự thư ban cho tấm biển "Lệ Trạch Phong Trường". Năm Đồng Trị thứ 8 (1869), triều đình cho xây dựng lại mộ của cha con Trương Tuấn, rồi hạ chiếu thư: "Quan viên văn võ lớn nhỏ đến đây đều phải dừng chân xuống xe vái lạy." Miễn trừ sai dịch cho hậu nhân của Trương Tuấn. Hiện đại. Năm 1983, chính phủ tỉnh Hồ Nam xác định mộ của cha con Trương Tuấn là văn vật được bảo hộ cấp tỉnh, hiện nay đã là văn vật được bảo hộ cấp quốc gia, lập ra Hội Nghiên cứu tư tưởng Trương Tuấn, Trương Tấn. Tại vị trí cũ của Tử Nham thư viện, ngày nay là Trung học Miên Trúc, Miên Trúc, Tứ Xuyên cho dựng tượng Trương Tuấn và Nhạc Phi, đề thơ "Tống Tử Nham Trương tiên sanh bắc phạt"; tại mộ của cha mẹ Trương Tuấn thuộc công viên Bách Lâm xây dựng "Trương Tuấn Trương Tấn kỷ niệm quán".
1
null
Lớp thiết giáp hạm "Orion" bao gồm bốn thiết giáp hạm siêu-dreadnought — những con tàu đầu tiên kiểu này — của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Chiếc dẫn đầu, "Orion", được hạ thủy vào năm 1910. Chúng là những thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên của Anh được bố trí toàn bộ dàn pháo chính trên trục giữa, một đặc tính tiên tiến do những thiết giáp hạm siêu-dreadnought đầu tiên thuộc lớp "South Carolina" của Hải quân Hoa Kỳ đi tiên phong. Lớp "Orion" khác biệt so với những lớp siêu-dreadnought trang bị pháo 13,5 inch tiếp theo ("King George V" và "Iron Duke") khi ống khói phía trước của nó được đặt trước cột ăn-ten chính. Đây là cách bố trí phổ biến trên những thiết giáp hạm dreadnought đời đầu, nhưng gây ra những vấn đề trở ngại nghiêm trọng cho nhóm điều khiển tác xạ bên trên tháp quan sát. Thiết kế và phát triển. Những chiếc trong lớp "Orion" lớn hơn đáng kể so với lớp "Colossus" dẫn trước, và chi phí chế tạo tốn kém gần 1,9 triệu Bảng Anh cho mỗi chiếc. Vũ khí. Việc dịch chuyển sang cỡ pháo là hoàn toàn cần thiết. Sự cải tiến cỡ nòng pháo sang kiểu Mark XI sau cùng với caliber 50 và lưu tốc đầu đạn cao, đã không thành công. Nó mất đi một phần độ chính xác đồng thời lại gia tăng đáng kể độ mài mòn nòng pháo, làm giới hạn tuổi thọ sử dụng chỉ sau 80 lần bắn. Một kiểu vũ khí có lưu tốc đầu đạn nhỏ hơn được chỉ định, và được xác định với đường kính nòng 13,5 inch và caliber 45 cùng một đầu đạn nặng hơn nhiều, lên đến hoặc so với trước đây. Tầm xa ngắn hơn của pháo có lưu tốc đầu đạn nhỏ được bù trừ bằng cách tăng góc nâng nòng pháo từ 15° lên 20°. Pháo 13,5 inch được xem là một thiết kế thành công, cho dù hiệu quả của chúng bị giới hạn bởi việc thiết kế đạn pháo kém cho đến khi ra đời kiểu đạn pháo "Green Boy" vào năm 1918. Việc áp dụng sự bố trí toàn bộ các tháp pháo trên trục giữa con tàu cũng là điều cần thiết. Các lớp "Colossus" và "Neptune" trước đây đã áp dụng một cặp tháp pháo bắn thương tầng phía đuôi trong một nỗ lực nhằm tiết kiệm chỗ trên sàn tàu, và các thiết kế cạnh tranh của Hoa Kỳ cũng như các nước khác đều đưa đến việc bố trí toàn bộ tháp pháo trên trục giữa. Chi phí đầu tư tốn kém và tải trọng tăng thêm của tháp pháo 13,5 inch đã loại bỏ các tháp pháo mạn, với góc bắn bị giới hạn nên cũng hạn chế hiệu quả trong tác chiến. Cuối cùng, sự bố trí lệch chéo nhau trên các lớp "Colossus" và "Neptune" làm phức tạp sự bố trí bên trong và không được xem là thành công. Tuy nhiên, điều không may là sự giữ lại các chóp quan sát lạc hậu trên nóc tháp pháo những chiếc "Orion", khiến cho tháp pháo trên không thể bắn thượng tầng trực tiếp ngay bên trên tháp pháo bên dưới, do mối lo ngại sức ép tiếng nổ đầu nòng làm tổn thương tháo thủ tháp pháo bên dưới. Ngoài ra, thiết kế có trọng tâm tương đối cao làm cho những chiếc "Orion" có xu hướng dễ bị lật khi biển động mạnh. Cả hai khiếm khuyết này cuối cùng được sửa chữa trên những lớp dreadnought Anh tiếp theo nhờ những cải tiến phù hợp. Vỏ giáp. Chiều dày của đai giáp được tăng lên do xu hướng chung cỡ nòng pháo của đối thủ được trang bị ngày càng tăng cao. Khuynh hướng tiêu biểu trong thiết kế của Anh là độ dày của vỏ giáp lạc hậu hơn so với cỡ pháo, là đặc tính hoàn toàn đối lập so với xu hướng thiết kế của Đức, vốn có độ dày của vỏ giáp tốt hơn cỡ pháo chúng mang theo. Cũng cần lưu ý là việc đánh giá độ dày phù hợp của vỏ giáp vẫn còn dựa trên chiều ngang (đai giáp) hơn là chiều đứng (sàn tàu), vốn càng ngày trở nên quan trọng hơn do khoảng cách tác chiến giữa hai đối thủ bên ngoài ; khi đó đường đạn có xu hướng thẳng đứng nhiều hơn so với dự định của thiết kế con tàu. Tầm xa thực hành tác chiến trước chiến tranh hiếm khi lớn hơn , khi mà đạn đạo hầu như phẳng. Khi các hoạt động tác chiến đầu tiên trong chiến tranh diễn ra ở khoảng cách trên , mọi tàu chiến chủ lực của cả hai phía đều mong manh đối với đạn pháo "bắn đến". Lịch sử hoạt động. Cả bốn chiếc trong lớp có một quãng đời phục vụ ngắn ngũi. Chúng đều đã có mặt trong trận Jutland năm 1916 trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhưng đã không bị hư hại. Sau chiến tranh tất cả đều được cho ngừng hoạt động vào năm 1921, theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. "Orion" và "Conqueror" bị tháo dỡ vào năm 1922; "Monarch" phục vụ như một tiêu, hứng chịu đầy bom đạn suốt ngày 20 tháng 1 năm 1925 trước khi bị hải pháo của chiếc "Revenge" đánh chìm. "Thunderer" sống sót lâu nhất, hoạt động như một tàu huấn luyện từ năm 1922 cho đến khi nó cũng bị tháo dỡ vào tháng 12 năm 1926.
1
null
Kiều Oanh tên thật Nguyễn Kiều Oanh (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1974) là một nữ diễn viên hài kiêm diễn viên điện ảnh, nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Việt Nam. Cô có lối diễn xuất đặc trưng Nam Bộ qua các tiểu phẩm hóm hỉnh và nhiều ý nghĩa. Từ nhỏ cô đã được đào tạo để trở thành diễn viên cải lương nhưng cô lại gắn bó với kịch nói, cô từng tham gia các vở kịch trên sân khấu kịch Sài Gòn như: "Lặng lẽ khóc cười, Em lấy chồng xứ lạ, Vàng ơi là vàng, Bến đục bến trong"... Ngoài ra cô cũng từng tham gia trong các bộ phim như "Đất phương Nam, Những nẻo đường phù sa, Giã từ dĩ vãng, Chuyện ông thần nước"... Tiểu sử. Kiều Oanh quê ở thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kiều Oanh mê cải lương từ thuở bé, mê tới mức có bài ca nào ngọt, có vở tuồng nào hay là Kiều Oanh tìm lại và nghe cho thuộc. Nghe riết tới mức chỉ đưa một đoạn lời, Kiều Oanh nhìn qua là có thể ca được liền. Vì thế, dù không được học hành bài bản nhưng khi thi vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2, Kiều Oanh vẫn trúng tuyển với đoạn trích một lớp vọng cổ. Năm 18 tuổi, Kiều Oanh rời miền quê An Giang lên Sài Gòn để thi vào khoa cải lương trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh). Bốn năm sinh viên, Kiều Oanh đã kịp đem về cho trường tấm huy chương vàng trong Liên hoan Sân khấu Toàn quốc 1995 cùng danh hiệu Diễn viên trẻ tài năng. Tốt nghiệp thủ khoa, Kiều Oanh được nhận vào đoàn cải lương Sài Gòn 3. Nhưng cải lương vào thời thoái trào, rạp hát đóng cửa, diễn viên thì tản mạn mọi nơi. May mắn là vài đạo diễn đã nhìn thấy tài diễn xuất của Kiều Oanh nên mời cô tham gia một số vở kịch truyền hình. Những vở diễn "Một đời oan nghiệt", "Khát vọng"… đã giúp tên tuổi Kiều Oanh dần đi vào lòng người yêu kịch. Khi Kiều Oanh tham gia nhóm hài Hữu Nghĩa, người ta được biết thêm một Kiều Oanh với lối diễn hài tưng tửng, độc và lẳng rất khác biệt. Dù đi diễn hài khá nhiều, khán giả biết tới Kiều Oanh cũng khá nhưng phải tới khi xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Đất phương Nam", cái tên Kiều Oanh mới vụt sáng. Một cô đào hát tài sắc vẹn toàn nhưng đoản mệnh là nét chấm phá cho bộ phim, tạo thêm sự phong phú cho các tuyến nhân vật và phản ánh rõ nét hơn về thân phận những người cùng khổ. Sự nghiệp. Khi bước vào tuổi thanh thiếu niên, cô đã đi tham gia rất nhiều vở hài vui nhộn mặc dù trước đây cô đã từng được đào tạo thành nghệ sĩ cải lương. Hai bạn diễn nam diễn hài rất ăn ý với Kiều Oanh là Tấn Beo và Bảo Chung. Vào những năm 2000, Kiều Oanh tham gia nhóm hài Hữu Nghĩa được nhiều khán giả yêu thích qua những tiểu phẩm hài duyên dáng và nhiều ý nghĩa nhân văn. Năm 2003, Kiều Oanh sang Mỹ hoạt động nghệ thuật và làm việc với trung tâm Thúy Nga. Mãi đến tháng 4 năm 2006, cô có chuyến trở về quê nhà tại Việt Nam và thực hiện liveshow để tri ân khán giả trong nước. Năm 2006, Kiều Oanh kết hôn với nghệ sĩ Lê Huỳnh - một nghệ sĩ hài của trung tâm Vân Sơn và định cư tại Mỹ. Từ khi kết hôn với Lê Huỳnh thì Kiều Oanh đã theo anh qua trung tâm Vân Sơn để trình diễn cùng anh. Hai vợ chồng họ diễn cũng ăn ý không kém gì Kiều Oanh diễn với Tấn Beo và Bảo Chung hồi còn ở Việt Nam. Năm 2008, hai vợ chồng Kiều Oanh đã sinh một đứa con gái và đặt tên là Whitney Huỳnh (tên tiếng Việt: Huỳnh Nguyễn Yến Khang). Nhưng đến năm 2013 thì hai vợ chồng Kiều Oanh - Lê Huỳnh đã ly hôn, cuộc chia tay bất ngờ này khiến nhiều khán giả ngạc nhiên. Hiện tại, Kiều Oanh đã lập gia đình với nghệ sĩ cải lương - diễn viên điện ảnh Hoàng Nhất. Hiện nay, Kiều Oanh xuất hiện khá nhiều trong các gameshow truyền hình trong nước như: Danh hài đất Việt, Hoán đổi, Sàn đấu danh hài, Cặp đôi hài hước... và nhiều phim điện ảnh ăn khách. Nhà ở Củ Chi. Hoạt động nghệ thuật. Hài ở Việt Nam. Tiêu biểu: Kịch sân khấu. Tiêu biểu: Chương trình truyền hình. Tiêu biểu: Liveshow. Hơn 20 năm vào nghề, Kiều Oanh đã tổ chức được nhiều liveshow cho riêng mình trong – ngoài nước và luôn nhận được tình cảm sâu sắc từ khán giả dành cho mình.
1
null
Nậm Cung là một phụ lưu của Sông Minh Khai. Nậm Cung chảy qua các tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn, Việt Nam. Sông có chiều dài 32 km và diện tích lưu vực là 97 km² . Tại "bản Păc Cung" xã Minh Khai huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng thì Nậm Cung đổ vào Sông Minh Khai.
1
null
Suối Thả Cao là một con suối chảy qua các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, Việt Nam. Suối Thả Cao có chiều dài 33 km và diện tích lưu vực là 141 km². Suối bắt nguồn từ vùng đất phía bắc xã Trọng Con huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng với tên "suối Nà Lẹng", theo tên "bản Nà Lẹng", chảy uốn lượn về hướng nam-tây nam. Khi qua "bản Nà Cạo" xã Chí Minh huyện Tràng Định suối còn có tên "khuổi Cạo". Sau đó qua "bản Thà Lừa" xã Chí Minh bắt đầu có tên "suối Thả Cao", do đọc chệch từ "Thà Cạo". Tại "bản Nà Chát" xã Chi Lăng huyện Tràng Định suối Thả Cao đổ ra Sông Bắc Khê.
1
null
Suối Vực Ngườm (tên khác: Suối Cấm Thù) là một con suối đổ ra Sông Hóa. Suối chảy qua các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn. Suối có chiều dài 33 km và diện tích lưu vực là 111 km². Suối Vực Ngườm bắt nguồn từ các suối ở phần đông bắc xã Lâm Sơn huyện Chi Lăng, chảy hướng tây nam. Sông Hóa. Sông Hóa là phụ lưu của Sông Thương, bắt nguồn từ huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn, chảy sang huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, rồi lại chảy sang huyện huyện Hữu Lũng và Chi Lăng, đổ vào Sông Thương ở gần "ga Sông Hóa" thị trấn Chi Lăng. Đập Lang Tính ở xã Hòa Lạc huyện Hữu Lũng chặn Sông Hóa tạo ra hồ Cấm Sơn. Tên suối. Tên suối theo các bản đồ và theo "Danh mục địa danh dân cư... tỉnh Lạng Sơn" là "Suối Vực Ngườm". Bản "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" đánh máy lỗi thành "Suối Vực Ngướm".
1
null
Sông Trung hay sông Rong là phụ lưu của Sông Thương. Sông Trung chảy qua các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn. Sông có chiều dài 71 km và diện tích lưu vực là 1220 km². Dòng chảy. Sông có các tên gọi địa phương khác nhau, trong đó tên gọi ""Sông Trung" và "Sông Rong"" là tên có trong các bản đồ và danh mục sông. Tuy nhiên các tên này không thấy xuất hiện trong các văn liệu khác trên mạng. Sông bắt nguồn từ các suối ở "thung lũng Đình Cả", huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Với tên Sông Rong chảy qua thị trấn Đình Cả. Từ thị trấn Đình Cả, Sông Rong chảy hướng đông nam qua các xã Tràng Xá, Dân Tiến. Tới xã Bình Long thì có tên "Sông Trung", chảy qua các xã của huyện Hữu Lũng và đổ vào sông Thương ở khu vực cầu Na Hoa thuộc xã Hồ Sơn.
1
null
Sông Đồng Mai, còn viết là Sông Đông Mai, là phụ lưu của Sông Kinh Thầy. Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực là 195 km². Sông Đồng Mai chảy qua các tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, Việt Nam Sông Đồng Mai được coi là bắt nguồn từ Hồ Bến Tắm ở phường Bến Tắm thành phố Chí Linh. Tên gọi. Tên gọi Sông Đông Mai được nêu trong ""Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010. Tuy nhiên tên Sông Đồng Mai là tên đúng, theo các bản đồ và văn liệu địa phương như "Giới thiệu về thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương"" .
1
null
Sông Lũng Pô (龙脖河) tên Việt cổ gọi là Long Bồ/Bò (滝𤙭), là phụ lưu cấp 1 của sông Thao, chảy qua các tỉnh Lai Châu và Lào Cai, Việt Nam . Sông là đường tự nhiên cho gần 40 km của biên giới Việt - Trung. Theo Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 thì tên sông bên phía Trung Quốc được ghi là "Hong Yan He" . Sông có chiều dài 38 km và diện tích lưu vực là 138 km² . Dòng chảy. Sông bắt nguồn từ dải núi biên giới Việt - Trung ở phần bắc xã Nậm Xe huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu . Suối nguồn có hướng chảy đông nam đến hết địa phận xã Nậm Xe. Sang vùng đất xã Y Tý huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai thì đổi hướng đông bắc, và chảy đến "bản Lũng Pô" xã A Mú Sung thì đổ vào sông Hồng. Ngã ba sông này chính là ""Nơi con sông Hồng đổ vào đất Việt", và trên bờ thì có "Cột mốc 92"" theo Google Maps .
1
null
Ngòi Sen là phụ lưu của Sông Thao. Ngòi Sen chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ . Sông có chiều dài 16 km và diện tích lưu vực là 68 km² . Ngòi Sen đổ vào bờ trái Sông Thao ở xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, cách ga Văn Phú cỡ 3 km phía hạ lưu sông .
1
null
Bằng Giang (1915-1990) là một Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức Tư lệnh Quân khu Tây Bắc, Phó Tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam. Thân thế. Ông tên thật là Nguyễn Cao Cơ, sinh năm 1915, người dân tộc Tày, quê ở bản Thắc Tháy, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng từ 1932, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935. Sau đó ông là Tỉnh uỷ viên Cao Bằng, tổ chức đội trừ gian, phụ trách binh vận, uỷ viên thường vụ Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng (1941 - 43), Tỉnh uỷ viên Cao Bằng phụ trách quân sự, chỉ huy diệt phỉ và tước khí giới tàn quân Pháp (1944 - 1945). Sau Cách mạng tháng Tám ông luôn giữ cương vị chỉ huy trong quân đội, là Khu phó, Khu trưởng Khu I, Khu X (1946-1947), Tư lệnh Liên khu X, Khu Tây Bắc (1948 - 54), tham gia các Chiến dịch Biên giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ... (1950 - 54). Ngày 26/5/1948 ông Bằng Giang, Đặc phái viên Bộ Tổng chỉ huy được cử giữ chức Liên khu trưởng Liên khu 10. Ông Vũ Hiền, Liên khu phó Liên khu 10, được cử giữ chức Quyền Liên khu trưởng Liên khu 10 từ 25/1/1948, giữ lại chức Liên khu phó. Sau năm 1954 ông giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu Tây Bắc (6/1957 - 1964) (Vũ Nhất là Chính ủy). Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam ở Bắc Lào năm 1962, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân (1965 - 66), Phó Tổng Thanh tra Quân đội (1976 - 78). Ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá III, IV, V, VI.
1
null
Ngòi Lao là phụ lưu cấp 1 ở bờ phải sông Hồng, chảy ở huyện Văn Chấn và Trấn Yên tỉnh Yên Bái, và huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ . Sông có chiều dài 76 km và diện tích lưu vực là 636 km² . Dòng chảy. Ngòi Lao bắt nguồn từ vùng núi tại "bản Ngòi Lao" phía tây nam xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái . Từ thung lũng xã Cát Thịnh sông chảy theo hướng đông bắc rồi đông, qua Nông trường Trần Phú. Sang xã Chấn Thịnh thì hợp lưu với Ngòi Nậm từ phía nam chảy đến. Ngòi Lao có các phụ lưu:
1
null
Đoạn cuối của Ngòi Giành đổ ra sông Hồng ở ranh giới giữa xã Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê) và xã Minh Côi (huyện Hạ Hòa) Ngòi Giành là phụ lưu của Sông Thao. Ngòi Giành chảy qua các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Sông có chiều dài 54 km và diện tích lưu vực là 278 km² . Ngòi Giành khởi nguồn từ các suối ở vùng núi phía tây xã Trung Sơn huyện Yên Lập.
1
null
Suối Pa Ma hay huổi Pa Ma là một con suối đổ ra Nậm Ma. Suối Pa Ma chảy ở xã Chung Chải huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, Việt Nam . Suối có chiều dài 20 km và diện tích lưu vực là 58 km² . Ghi chú. "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" có "lỗi biên tập" là Suối Pa Ma đổ vào ""Suối Ta" . Tuy nhiên "Suối Ta"" không tồn tại ở đâu cả .
1
null
Nậm Mo Phí, hay Suối Mo Phí, là một phụ lưu cấp 2 của sông Đà. Nậm Mo Phí chảy qua các tỉnh Lai Châu và Điện Biên, Việt Nam . Suối có chiều dài 47 km và diện tích lưu vực là 269 km² . Nậm Mo Phí ắt nguồn từ vùng núi cực tây, chỗ có đỉnh Khoan La San ở ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, và có Cửa khẩu A Pa Chải . Suối đổ ra Nậm Ma tại "bản Gò Cú" (Phí Chi) xã Mù Cả huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.
1
null
Nậm Ta Na là một con suối đổ vào dòng "nậm Pồ", chảy ở xã Chà Cang huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, Việt Nam . Suối có chiều dài 15 km và diện tích lưu vực là 52 km² . Nậm Pồ và Nậm Nhạt. "Nậm Ta Na" đổ vào dòng Nậm Pồ, là một con sông bắt nguồn từ biên giới Việt - Lào trên vùng đất xã Vàng Đán huyện Nậm Pồ . Nậm Pồ chảy uốn lượn về hướng bắc rồi đông bắc sang xã Chà Tở rồi Mường Mô. Tại rìa nam xã Mường Mô huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu thì Nậm Pồ hợp lưu với Nậm Chà thành dòng nậm Nhạt. Nậm Nhạt dài cỡ 12 km, chảy hướng đông bắc, qua "bản Nậm Nhạt" xã Mường Mô thì đổ vào bờ phải sông Đà .
1
null
Nậm Ngà là một con sông đổ ra "Nậm Nhé". Sông có chiều dài 38 km và diện tích lưu vực là 206 km². Nậm Ngà chảy qua các tỉnh Lai Châu và Điện Biên, Việt Nam . Sông có "mã sông" là "02 02 63 19 10 06" . Nậm Ngà bắt nguồn từ núi ở xã Tà Tổng , chảy hướng đông nam. Đến "bản Táng Ngá" xã Nậm Chà huyện Nậm Nhùn thì dòng Nậm Ngà đổ ra (hoặc là hợp lưu với) Nậm Nhé, từ đó đổ vào Nậm Chà.
1
null
Nậm Mỳ là một con sông đổ ra Nậm Ngà, chảy tỉnh Lai Châu và Điện Biên, Việt Nam. Sông có chiều dài 10 km và diện tích lưu vực là 60 km². Nậm Mỳ bắt nguồn từ phía nam xã Tà Tổng huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, chảy qua xã Mường Toong huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên thì đổ ra Nậm Ngà
1
null
Nậm Cơ là một con sông đổ ra Sông Đà. Sông có chiều dài 27 km và diện tích lưu vực là 111 km². Nậm Cơ chảy qua các tỉnh Sơn La, Điện Biên . Phần lớn dòng Nậm Cơ hiện ngập nước trong lòng hồ của Thủy điện Sơn La trên sông Đà.
1
null
Nậm Mu là phụ lưu cấp 1 của Sông Đà, chảy ở các tỉnh Lai Châu và Sơn La, Việt Nam . Sông có chiều dài 181 km và diện tích lưu vực là 3.433 km². Dòng chảy. Nậm Mu khởi nguồn từ mạng sông suối ở vùng núi các xã Hồ Thầu, Bản Giang, Bản Hon, Khun Há, Bình Lư thuộc huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Trong số đó dòng lớn nhất là Nậm Pe từ Hồ Thầu chảy theo hướng đông nam. . Tại thung lũng xã Bình Lư hợp lưu có tên là dòng Nậm Mu . Từ đó sông chảy uốn lượn theo hướng chính là đông nam, qua các xã Nà Tăm, Nậm Cần, Tà Mít, Tà Gia, Khoen On tỉnh Lai Châu, Chiềng Lao tỉnh Sơn La, và đến Mường Trai thì đổ vào sông Đà. Thủy điện. Trên dòng Nậm Mu đã và đang xây dựng các thủy điện, và các thủy điện này được đặt tên theo địa danh đặc trưng cho nơi đặt nhà máy. Xem "Chỉ dẫn". Thủy điện Bản Chát công suất 220 MW, xây dựng tại bản Chát, xã Mường Kim huyện Than Uyên, đã vận hành từ năm 2013 . Thủy điện Huội Quảng công suất thiết kế 520 MW, xây dựng tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, dự kiến hoàn thành năm 2016 .. Đây là nơi dòng suối nhỏ "Huổi Quảng" đổ vào bờ trái Nậm Mu ở "bản Tàng Khê", song khi lập ra dự án khảo sát thì trong tên của thủy điện "dấu hỏi" rơi xuống dưới thành "dấu nặng" cho ra "Huội Quảng" .
1
null
Nậm Dê hay Nậm Giê là một phụ lưu của Nậm Mu, phụ lưu cấp 2 của sông Đà. Nậm Dê chảy ở huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, Việt Nam . Sông có chiều dài 22 km và diện tích lưu vực là 217 km² . Thủy điện. Dự án Thủy điện Nậm Giê có công suất 4 MW dự kiến xây dựng ở xã Sơn Bình (trước đây là Bình Lư) huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, khởi động tháng 9/2006 nhưng đến tháng 10/2017 chưa xây dựng .
1
null
Nậm Cộng là một phụ lưu của Nậm Sỏ, phụ lưu cấp 2 của Nậm Mu trong lưu vực sông Đà. Sông có chiều dài 33 km và diện tích lưu vực là 74 km². Nậm Cộng chảy qua các tỉnh Sơn La và­ Lai Châu, Việt Nam . Chỉ dẫn. Nậm Cộng là lỗi biên tập của "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh":
1
null
Nậm Mùa là phụ lưu cấp 2 của sông Đà, một con sông đổ ra Nậm Mu . Nậm Mùa chảy qua các tỉnh Sơn La và Lai Châu, Việt Nam . Sông có chiều dài 32 km và diện tích lưu vực là 73 km² . Dòng chảy. Nậm Mùa khởi nguồn từ vùng giữa xã Chiềng Khay, chảy về hướng bắc . Sang xã Pha Mu thì sông chảy về hướng đông bắc, rồi đổ vào Nậm Mu bên bờ phải. Cửa sông hiện là trong lòng hồ Thủy điện Bản Chát.
1
null
Nậm Mít là phụ lưu cấp 2 của sông Đà, con sông đổ ra Nậm Mu. Nậm Mít chảy qua các tỉnh Lai Châu và Yên Bái, Việt Nam Sông có chiều dài 38 km và diện tích lưu vực là 326 km² . Dòng chảy. Nậm Mít khởi nguồn từ các suối ở xã Hố Mít huyện Tân Uyên, Lai Châu, trong đó có các dòng "Nậm Mít Luông" và "Nậm Mít Nọi", chảy về hướng tây nam. Sau đó qua xã Pắc Ta, nơi có quốc lộ 32 cắt qua, xã Mường Mít huyện Than Uyên, và đến xã Pha Mu thì đổ vào Nậm Mu . Đoạn cửa sông Nậm Mít nay trong lòng hồ Thủy điện Bản Chát.
1
null
Nậm Than là một phụ lưu của Nậm Mít trong mạng lưới sông Đà. Sông có chiều dài 26 km và diện tích lưu vực là 121 km². Nậm Than chảy qua các tỉnh Yên Bái (?) và Lai Châu, Việt Nam . Dòng chảy. Nậm Than khởi nguồn từ các suối ở phần nam xã Mường Than huyện Than Uyên, Lai Châu, chảy về hướng bắc và đổi dần sang tây bắc. Tới "bản Sang Ngà" thì đổ vào Nậm Mít .
1
null
Nậm Kim là một phụ lưu của Nậm Mu trong hệ thống sông Đà, chảy qua các huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái và huyện Than Uyên Lai Châu, Việt Nam . "Nậm Kim" có chiều dài 69 km và diện tích lưu vực là 554 km². Tại đây Quốc lộ 32 được mở dọc theo thung lũng Nậm Kim . Dòng chảy. Nậm Kim khởi nguồn từ mạng sông suối ở vùng núi cao cỡ 2000 m ở vùng đèo Khau Phạ xã Púng Luông huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái . Nậm Kim chảy hướng tây bắc, đến "Ngã Ba Kim" thì có "suối Púng Luông"" đổ vào. Sau đó sông chảy qua các xã Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha. Đến Mồ Dề và thị trấn Mù Cang Chải thì đổi hướng chảy gần tây. Đến xã Mường Kim sông đổi hướng tây nam, đổ vào bờ trái Nậm Mu ở bản Nà E xã Mường Kim huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu. Thủy điện. Đến năm 2015 trên dòng Nậm Kim có 3 nhà máy thủy điện nhỏ đã đưa vào khai thác .
1
null
Nậm Mó, có văn liệu viết là Nậm Mở hay Nậm Mơ, là phụ lưu cấp 1 của Nậm Mu, phụ lưu cấp 2 của sông Đà, Việt Nam . Nậm Mó chảy qua các tỉnh Yên Bái và Lai Châu . Sông có chiều dài 39 km và diện tích lưu vực là 204 km² . Dòng chảy. Nậm Mó khởi nguồn từ các suối ở phần đông xã Lao Chải huyện Mù Cang Chải, Yên Bái . Sông chảy về hướng tây, qua các xã Mường Kim và Khoen On huyện Than Uyên, Lai Châu thì đổi hướng tây nam. Tại "bản Mở" (bên dưới "bản On") xã Khoen On thì Nậm Mó đổ vào Nậm Mu bên bờ trái . Cửa sông nay đã ở hồ nước của "thủy điện Huội Quảng". Thủy điện. Dự án thủy điện Nậm Mở có 3 bậc trên dòng chính.
1
null
Suối Chiến hay nậm Chiến là một phụ lưu cấp 1 của sông Đà, chảy ở huyện Mường La tỉnh Sơn La, Việt Nam . "Nậm Chiến" dài cỡ 53 km và diện tích lưu vực là 467 km². Nó bắt nguồn từ dãy núi phía đông xã Nậm Khắt, đi qua bản Mường Chiến xã Ngọc Chiến, chảy theo gấp khúc với hướng chính là tây nam, đổ vào bờ trái sông Đà ở thị trấn Ít Ong . Dòng chảy. "Nậm Chiến" khởi nguồn từ các suối ở dãy núi phía đông xã Nậm Khắt huyện Mù Cang Chải, hợp lưu ở bản Mường Chiến xã Ngọc Chiến huyện Mường La. . Một nhánh khởi nguồn khác ở đây là dòng Nậm Khắt từ thung lũng xã Nậm Khắt, hợp với Nậm Chiến ở phần phía tây xã Ngọc Chiến. Nậm Chiến chảy uốn lượn với hướng chính là tây nam, qua các xã Chiềng Muôn, Nậm Păm, Chiềng San, đổ vào bờ trái sông Đà ở thị trấn Ít Ong. Thủy điện. Nậm Chiến có tiềm năng thủy điện lớn và đang được khai thác. Tuy nhiên chính tại nơi đặt thủy điện thì dân chưa được cấp điện, và được gọi là "Nghịch lý Ngọc Chiến"" . Thủy điện Nậm Chiến 1 công suất lắp máy 200 MW, thi công 2005 - 2012, trên dòng Nậm Chiến ở xã Ngọc Chiến và Chiềng Muôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La . Thủy điện Nậm Chiến 2 công suất lắp máy 32 MW, hoàn thành năm 2009, trên dòng Nậm Chiến ở xã Chiềng San huyện Mường La, tỉnh Sơn La, cách Thủy điện Sơn La không xa . Thủy điện Pá Chiến công suất lắp máy 22 MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 2/2012 hoàn thành tháng 6/2013 Thủy điện Nậm Khốt công suất lắp máy 14 MW, thi công 2007 - 2010, trên dòng Nậm Khắt (trong các văn liệu về thủy điện thì bị viết nhầm ra "Nậm Khốt") ở xã Ngọc Chiến huyện Mường La, tỉnh Sơn La .
1
null
Suối Khoang là một con suối đổ ra Sông Đà. Suối Khoang chảy qua các tỉnh Sơn La, Hoà Bình. Suối có chiều dài 30 km và diện tích lưu vực là 210 km² . Dòng chảy. "Suối Khoang" là lỗi biên tập của bản "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" . Không tìm thấy "suối Khoang" đổ vào sông Đà ở Sơn La . Tại Hòa Bình có một "suối Khoang" ở xã Thượng Tiến huyện Kim Bôi nhưng không qua Sơn La và không đổ vào sông Đà.
1
null
Suối Đầm Dài là một con suối đổ ra Sông Hồng. Suối có chiều dài 25 km và diện tích lưu vực là 105 km². Suối Đầm Dài chảy qua các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội . Dòng chảy. Bản "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" ghi tên là "Phụ lưu số 64 (Suối Đàm Dài)", và là lỗi hạng nặng trong biên tập văn bản quy chuẩn , vì ranh giới Hà Nội và Phú Thọ là các sông lớn. Trong các bản đồ tỷ lệ 1:50.000 và trong "Danh mục địa danh... tỉnh Phú Thọ" không có đối tượng có tên "Đàm Dài" hoặc "Đầm Dài".
1
null
Ngòi Hi là một con sông đổ ra Ngòi Sảo. Ngòi Hi chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang. Sông có chiều dài 20 km và diện tích lưu vực là 67 km² . Ghi chú. "Ngòi Hi" được nêu trong "" Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" tại Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 . Tuy nhiên trong các bản đổ địa hình , trong "Danh mục địa danh dân cư... tỉnh Hà Giang"" và các văn liệu khác đều không thấy "Ngòi Hi" hoặc "Nậm Hi". Đây có thể là khi biên tập có lỗi đánh máy của "Ngòi Hít" ở xã Bằng Hành huyện Bắc Quang, Hà Giang.
1
null
Suối Khuổi Luông hoặc Ngòi Kim là một phụ lưu của Sông Con, phụ lưu cấp 2 của sông Lô. Khuổi Luông chảy qua các huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Việt Nam . Sông có chiều dài 38 km và diện tích lưu vực là 178 km² . Dòng chảy. Khuổi Luông bắt nguồn từ xã Khánh Thiện huyện Lục Yên, qua các xã Vĩ Thượng huyện Quang Bình, xã Đồng Yên huyện Bắc Quang. Sang xã Vĩnh Hảo và thị trấn Vĩnh Tuy suối có tên "Ngòi Kim" và đổ vào Sông Con. Ghi chú. Tên sống được thể hiện khác nhau trong các nguồn văn liệu:
1
null
Ngòi Mục là phụ lưu của Sông Lô, chảy ở huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang . Sông có chiều dài 16 km và diện tích lưu vực là 71 km² . Dòng chảy. Ngòi Mục bắt nguồn từ xã Bằng Cốc huyện Hàm Yên . Ngòi chảy qua xã Nhân Mục và đến thị trấn Tân Yên thì đổ vào sông Lô Quốc lộ 2 qua ngòi ở "cầu Bắc Mười" ở thôn Tân Tiến thị trấn Tân Yên.
1
null
Suối Ba Ta là một con suối đổ ra Sông Nhiệm. Suối có chiều dài 24 km và diện tích lưu vực là 102 km². Suối Ba Ta chảy qua các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng . Suối Ba Ta là sản phẩm của lỗi biên tập trong "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" . Không thể tìm thấy địa danh "Ba Ta" như vầy trong các "Danh mục địa danh..." tỉnh Hà Giang, tỉnh Cao Bằng , hay trong bản đồ địa hình các tỷ lệ .
1
null
Suối Nà Thin là phụ lưu của Sông Gâm. Suối Nà Thin chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang . Sông có chiều dài 10 km và diện tích lưu vực là 23 km² . Dòng chảy. Sông khởi nguồn từ xã Phiêng Luông huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. Sông chảy hướng nam, đổ vào sông Gâm ở "bản Nà Thin" xã Khuôn Hà huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang .
1
null
Suối Nậm Vàng là phụ lưu cấp 1 của sông Gâm. Nậm Vàng chảy qua các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang . Suối có chiều dài 56 km và diện tích lưu vực là 313 km² . Dòng chảy. Nậm Vàng bắt nguồn từ hợp lưu các suối thành "suối Bản Vàng" ở xã Yên Thổ huyện Bảo Lâm, Cao Bằng . Sông chảy uốn lượn về hướng nam-tây nam, qua các xã Đường Hồng, Đường Âm huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. Sau đó suối chảy sang huyện Na Hang, đổ vào sông Gâm ở "bản Pắc Von" xã Khâu Tinh huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
1
null
Suối Nà Thầy là một con suối đổ ra Suối Nậm Vàng. Suối Nà Thầy chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang . Sông có chiều dài 13 km và diện tích lưu vực là 34 km² . Dòng chảy. Suối Nà Thầy bắt nguồn từ xã Thượng Giáp huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang, chảy hướng tây sang xã Đường Âm huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.
1
null
Ngòi Quẵng hay ngòi Ba là một phụ lưu của sông Gâm, chảy từ tỉnh Hà Giang sang tỉnh Tuyên Quang . Sông có hai tên khác nhau ở hai tỉnh. Sông có chiều dài 66 km và diện tích lưu vực là 736 km² . Tên gọi. Tên sông có sự khác nhau theo các nguồn khác nhau: Về mặt logic thì tên "Ngòi Quẵng" không hợp lý và có thể là lỗi đánh máy khi biên tập. Dòng chảy. Sông bắt nguồn hợp lưu các suối ở vùng núi cao từ 500 đến 1300 m ở xã Đức Xuân và Liên Hiệp huyện Bắc Quang, Hà Giang với tên "Ngòi Ba" chảy đến xã Trung Hà huyện Chiêm Hóa. Qua các xã Tân Mỹ và Xuân Quang ở tỉnh Tuyên Quang thì có tên "Ngòi Quang", đổ vào sông Gâm ở thị trấn Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa. Thác Bản Ba. Thác Bản Ba trên dòng "ngòi Ba" ở vùng đất xã Trung Hà huyện Chiêm Hóa là thác nổi tiếng Thác có 3 tầng, ở độ cao địa hình cỡ 170 m tại Bản Ba xã Trung Hà. Vùng thác là điểm sinh thái đã được nhà nước công nhận là danh thắng cấp quốc gia năm 2007, và là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
1
null
Nậm Dẩn là một con sông đổ ra Sông Chảy ở huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang. Sông có chiều dài 15 km và diện tích lưu vực là 150 km² . Dòng chảy. Nậm Dẩn bắt nguồn từ xã Nậm Dẩn huyện Xín Mần, chảy đến thị trấn Cốc Pài thì đổ ra Sông Chảy . Nậm Dẩn không phải "sông liên tỉnh" như "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" biên tập . Một số văn liệu viết chệch tên thành Nấm Dẩn.
1
null
Nậm Lăng là một con sông đổ ra Sông Bắc Cuông. Nậm Lăng chảy qua các tỉnh Lào Cai và Hà Giang, Việt Nam. Sông có chiều dài 12 km và diện tích lưu vực là 39 km². Nậm Lăng khởi nguồn từ các suối ở phần bắc xã Bản Rịa huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang , chảy về hướng nam.
1
null
Ngòi Thâu hay suối Thâu là phụ lưu của Sông Chảy. Ngòi Thâu chảy ở các huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang và huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai . Sông có chiều dài 20 km và diện tích lưu vực là 42 km² . Dòng chảy. Ngòi Thâu bắt nguồn từ xã Nà Khương huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang. Tại đây thường gọi là "suối Thâu" . Qua xã Xuân Thượng huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai thì đổ vào sông Chảy ở "Làng Thâu" .
1
null
Ngòi Chỉ là phụ lưu của Sông Chảy, chảy qua các huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, Việt Nam Sông có chiều dài 13 km và diện tích lưu vực là 42 km² . Dòng chảy. Ngòi Chỉ bắt nguồn từ "thôn Chỉ Trong" xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai, chảy về hướng tây bắc. Sang "Làng Chả" xã An Lạc huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái sông đổ vào sông Chảy. Quốc lộ 70 vượt ngòi ở "Cầu Ngòi Chỉ".
1
null
Ngòi Nga là phụ lưu của Sông Chảy, chảy ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ và huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái, Việt Nam . Ngòi có chiều dài 10 km và diện tích lưu vực là 46 km² . Dòng chảy. Ngòi khởi nguồn từ xã Bằng Luân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Ngòi chảy hướng đông tới xã Đại Minh huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái đổ vào Sông Chảy.
1
null
Sông Bùi là một con sông đổ ra Sông Đáy. Sông có chiều dài 91 km và diện tích lưu vực là 1.249 km² . Sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình và chảy qua Hà Nội. Sông Bùi đổ vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội . Ngã ba sông đó là ranh giới của ba huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức và Ứng Hòa.
1
null
Sông Can Bầu (hay "sông Canh Bầu", "sông Đập") là một phụ lưu của Sông Bôi (đồng thời cũng là phụ lưu cấp 2 của sông Hoàng Long, phụ lưu cấp 3 của sông Đáy). Sông có chiều dài 31 km và diện tích lưu vực là 94 km². Sông Can Bầu chảy qua các tỉnh Hoà Bình dài 15,5 km và Ninh Bình dài 14,5 km. Phần hạ lưu sông Canh Bầu thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình dài 14,5 km, có điểm đầu tại Chợ Đập (Gia Lâm, Nho Quan) và điểm cuối tại Canh Bầu (Gia Thủy, Nho Quan). Tên sông gắn liền với địa danh chợ Đập ở xã Gia Lâm hoặc làng Canh Bầu ở xã Gia Thủy đều thuộc huyện Nho Quan. Sông Canh Bầu phục vụ vận tải địa phương, hàng hóa vận tải trên sông là VLXD, nông thổ sản, phương tiện 10÷15T đi lại thuận lợi. Theo Số: 2179/ QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì sông Canh Bầu đoạn qua Ninh Bình được duy trì là tuyến đường sông cấp IV.
1
null
Sông Sắt là một con sông phụ lưu của sông Đáy. Sông chảy theo hướng bắc - nam, nối từ sông Châu Giang đổ ra Sông Đáy. Sông có chiều dài 39 km và diện tích lưu vực là km². Sông Sắt chảy qua các tỉnh Hà Nam, Nam Định rồi đổ vào sông Đáy tại vị trí đối diện thành phố Ninh Bình . Lịch sử hình thành. Con sông Sắt được đào từ thời Pháp làm kênh thoát lũ cho sông Châu Giang chảy xuống hạ lưu sông Đáy. Nay khu vực Bình Lục không còn thuộc diện phân lũ, nên sông mất đi vai trò của mình. Bình Lục là vùng chiêm trũng, trũng nhất tỉnh Hà Nam. Nơi mà mảnh đất được coi: Ngày 17 tháng 1 năm 1958 Hồ Chủ tịch có về thăm con sông này tại thôn Cát Tường (xã An Mỹ), ông đã trồng cây đa và cùng bà con đào đất đắp đê khuyến khích công tác thủy lợi của địa phương. Dòng chảy. Sông Sắt chảy qua 3 huyện Bình Lục, Vụ Bản và Ý Yên nhưng điểm khởi đầu và kết thúc lại tiếp giáp với huyện Lý Nhân (trên sông Châu Giang) và thành phố Ninh Bình (trên sông Đáy). Sông rút nước sông Châu Giang rồi chảy vào Bình Lục lần lượt qua các xã bên tả là Hưng Công, Bối Cầu, Trung Lương; các xã bên hữu là Đồng Du, An Mỹ, An Đổ, Tiêu Động, An Lão. Qua Bình Lục, Sông vào ranh giới giữa Vụ Bản với Bình Lục và Ý Yên với bên tả ngạn thuộc các xã Minh Thuận, Tân Khanh, Minh Tân thuộc Vụ Bản; bên hữu là Yên Lợi, Yên Minh, Yên Mỹ, Yên Ninh thuộc Ý Yên. Xuyên vào huyện Ý Yên, sông chảy qua các xã bên tả ngạn là Yên Lương, Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Trị và qua các xã bên hữu là Yên Tiến, Yên Khang.
1
null
Nậm Húa, còn có tên là Nậm Hóa, Nậm Hua, Nậm Khoai , là một phụ lưu của Sông Mã, chảy qua các tỉnh Sơn La và Điện Biên, Việt Nam . Sông có chiều dài 83 km và diện tích lưu vực là 1.518 km² . Dòng chảy. Nậm Húa khởi nguồn từ mạng sông suối ở huyện Mường Ảng và Tuần Giáo thành hai dòng chính. Hai dòng này hợp lưu ở giữa xã Chiềng Sinh . Sau đó nó chảy uốn lượn qua xã Búng Lao, Mường Bám. Tại đầu xã Mường Bám có dòng Nậm É đổ vào . Đến đầu xã Bó Sinh thì đổ vào Sông Mã.
1
null
Nậm É hay Nậm E là một sông trong lưu vực sông Mã, chảy ở các tỉnh Sơn La và Điện Biên, Việt Nam. Sông có chiều dài 40 km và diện tích lưu vực là 380 km², đổ vào Nậm Hua và từ đó đến sông Mã. Dòng chảy. Nậm É bắt nguồn từ hợp lưu mạng sông suối ở các xã Mường É, Phổng Lập và Chiềng Bôm. Tại đây có 3 dòng chính, chảy về phía tây : Từ điểm hợp lưu "Nậm É" chảy cong queo với hướng chính là về phía tây, qua các xã Long Hẹ, É Tòng, tới xã Tênh Phông thì đổ vào Nậm Hua. Tên gọi. Trong các văn bản thì tên đối tượng ở vùng núi thường bị ghi sai âm hoặc dấu. Dựa theo bản đồ địa hình , "Danh mục địa danh dân cư Sơn La" , và các địa danh liên quan là Mường É, É Tòng... thì tên chính xác của sông này là Nậm É.
1
null
Khe Ang (tên khác: Suối Sao) là một con sông đổ ra Sông Hiếu. Sông có chiều dài 27 km và diện tích lưu vực là 90 km². Khe Ang chảy qua các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá. Ngày 6 tháng 9 năm 2014, cầu Khe Ang được khánh thành và chính thức thông xe, trên tỉnh lộ 531, thuộc xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn. Cầu Khe Ang được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép, bố trí 3 nhịp (3x24 mét), chiều dài cầu tính đến đuôi mố là 81 mét, bề rộng cầu 9 mét. Cầu có tổng mức đầu tư 28 tỉ đồng. Dự án do Sở Giao thông Vận tải Nghệ An làm chủ đầu tư, khởi công vào ngày 22 tháng 3 năm 2014.
1
null
Sông Sào, tên khác: Suối Tơ Long, Suối Mây Lu, là một con sông đổ ra Sông Hiếu. Sông Sào chảy qua các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá . Sông có chiều dài 36 km và diện tích lưu vực là 223 km² . Sông Sào đổ vào Sông Hiếu tại thị xã Thái Hòa Nghệ An.
1
null