text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Sông Nước Chè là một con sông đổ ra "Đắk Mi", tên ở phần thượng nguồn của sông Vu Gia. Sông Nước Chè chảy qua các huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum và huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam, Việt Nam .
Sông có chiều dài 38 km và diện tích lưu vực là 284 km² . | 1 | null |
Sông Thanh, tên khác Sông Đắk Peng, là một con sông đổ ra sông Vu Gia. Sông Thanh chảy qua các tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, Việt Nam .
Sông có chiều dài 72 km và diện tích lưu vực là 552 km² .
Dòng chảy.
Sông bắt nguồn từ xã Đăk P'Lô huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum với tên "sông Đắk Peng" .
Sông chảy về hướng tây bắc rồi bắc, sau chuyển hướng đông bắc .
Đến xã Cà Dy huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam sông đổ ra sông Cái, tên sông Vu Gia ở vùng này. | 1 | null |
Sông Vĩnh Điện là một con sông đào ở Quảng Nam và Đà Nẵng. Sông có chiều dài là 23 km.
Đặc điểm.
Sông Vĩnh Điện là một trong tám con sông đào lớn ở Việt Nam dưới triều Nguyễn, bắt nguồn từ sông Thu Bồn tại địa phận Điện Bàn. Theo tư liệu chính sử, sông Vĩnh Điện trước kia là một con sông nhỏ, đường nước nông hẹp. Vào tháng 3 năm Minh Mạng thứ 5 (1824), nhà vua cho 3000 dân phu đào một đoạn sông dài 1.640 trượng thông từ xã Câu Nhi đến xã Cẩm Sa thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, cho đặt tên là sông Vĩnh Điện. Sông đào đến tháng 5 năm 1824 xong. | 1 | null |
Sông Quá Giáng, tên khác sông La Thọ, là một phân lưu của sông Vu Gia và đổ vào sông Vĩnh Điện. Sông Quá Giáng chảy qua các tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng, Việt Nam .
Sông có chiều dài 15 km và diện tích lưu vực là km² . | 1 | null |
Sông Ayun là một phụ lưu của sông Ba, chảy hoàn toàn trên địa phận tỉnh Gia Lai, Việt Nam .
Sông có chiều dài 192 km và diện tích lưu vực là 2.855 km² .
Dòng chảy.
Sông bắt nguồn từ các suối ở phía bắc xã xã Ayun huyện Mang Yang với tên "đăk A Yun".
Sông chảy hướng tây nam, làm ranh giới huyện Chư Sê và Mang Yang.
Từ đó sông đổi hướng nam và đông nam, và có tên là "Ia A Yun".
Sông đổ vào sông Ba ở thị xã Ayun Pa. | 1 | null |
Sông Ea Sol, tên khác: Suối Ea Y, là một phụ lưu bờ phải sông Ba A Yun. Sông Ea Sol chảy ở huyện Ea H'leo tỉnh Đắk Lắk và huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai, Việt Nam .
Sông có chiều dài 63 km và diện tích lưu vực là 350 km²
Dòng chảy.
Sông Ea Sol bắt nguồn từ xã Ea Sol huyện Ea H'leo tỉnh Đắk Lắk, chảy về hướng bắc. Đến xã Chư A Thai và thị trấn Phú Thiện huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai đổ vào sông Ba A Yun. | 1 | null |
Sông Ea Bal (các tên khác: sông Ia Bal, sông Ea Zin, sông Ea Znin tùy theo đoạn sông) là một phụ lưu bờ trái của Sông Ea Sol. Sông Ea Bal chảy qua các tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, Việt Nam .
Sông có chiều dài 24 km và diện tích lưu vực là 81 km². | 1 | null |
Suối Ea Chro Tao là một phụ lưu của sông Ia Hiao trong hệ thống sông Ba. Suối Ea Chro Tao chảy ở các huyện Ea H'leo tỉnh Đắk Lắk và huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai, Việt Nam .
Suối có chiều dài 12 km và diện tích lưu vực là 16 km² .
Dòng chảy.
Ea Chro Tao khởi nguồn từ các suối ở xã Ea Sol huyện Ea H'leo, chảy về hướng bắc.
Ea Chro Tao đổ vào sông Ia Hiao ở ranh giới giữa xã Ia Hiao huyện Phú Thiện và thị xã Ayun Pa tỉnh Gia Lai .
Tên gọi.
Theo Bản đồ hành chính và địa hình thì tên sông là "Ea Chro Tao". Do lỗi đánh máy mà trong "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ tên sông đã viết là Suối Ea Chro Lao . | 1 | null |
Sông Ea Rbol (tên khác: Sông Ea Rơ Ban, Sông Ea R'Bol) là một phụ lưu bờ phải của sông Ba. Sông Ea Rbol chảy qua các tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, Việt Nam .
Sông có chiều dài 42 km và diện tích lưu vực là 224 km² .
Dòng chảy.
Ea Rbol khởi nguồn từ các suối ở xã Ea Hiao và Dliê Yang huyện Ea H'leo tỉnh Đắk Lắk, chảy uốn lượn theo hướng bắc.
Ea Rbol đổ vào sông Ba ở rìa phía nam thị xã Ayun Pa . | 1 | null |
Sông Cà Lúi là một phụ lưu của sông Ba. Sông Cà Lúi chảy qua các tỉnh Gia Lai và Phú Yên, Việt Nam .
Sông có chiều dài 56 km và diện tích lưu vực là 191 km² .
Sông khởi nguồn từ vùng đất xã Cà Lúi huyện Sơn Hòa. Một đoạn dài sông là ranh giới giữa huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai và huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên.
Quốc lộ 25 cắt sông tại Km69 ở "cầu Cà Lúi", còn gọi là "cầu Klúi", là tên ban đầu của địa danh theo tiếng dân tộc. Cầu ở nơi giáp ranh giữa xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai với xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên . | 1 | null |
Sông Krông Năng hay sông Krông H'Năng là một phụ lưu của sông Ba chảy qua địa bàn ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Phú Yên tại miền Trung Việt Nam.
Sông bắt nguồn từ dãy núi Chư Tun có độ cao 1200 m. Sông có chiều dài 130 km, diện tích lưu vực 1.753 km². Đây là một dòng sông nhỏ, hiền hoà vào mùa khô nhưng tương đối dữ dội vào mùa mưa.
Phụ lưu.
Suối Ea Krông Jing (hay Ea Krông H'Ding) là phụ lưu của Krông H'Năng, dài khoảng 30 km chảy từ dãy Chư Prông cao 1.108 m ở phía nam thị trấn M'Drắk, theo hướng tây bắc, và đổ vào Krông H'Năng tại ranh giới 3 xã Ea Sô huyện Ea Kar, xã Ea Pil và Cư Prao huyện M'Drắk .
Thủy điện.
Thủy điện Krông H'năng xây dựng trên dòng Krông H'Năng tại vùng đất xã Ea Ly huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên và xã Ea Sô huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk, có công suất lắp máy 64 MW với 2 tổ máy, khởi công tháng 5/2005, hoàn thành tháng 3/2011.
Tọa độ: . | 1 | null |
Suối Ea D'Hông Reng là một con suối đổ ra Sông Krông Năng. Suối Ea D'Hông Reng chảy qua các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên .
Suối có chiều dài 10 km và diện tích lưu vực là 26 km² .
Ea D'Hông Reng đổ vào Krông H'Năng ở vị trí chân đập của hồ thủy điện Krông H'năng. | 1 | null |
Sông Ea Kra (tên khác: Suối Ea Kner) là một con sông đổ ra Sông Ea Puich trong hệ thống sông Ba. Sông Ea Kra chảy qua các tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, Việt Nam .
Sông có chiều dài 24 km và diện tích lưu vực là 101 km² . | 1 | null |
Sông Đắk R' Keh (tên khác: sông Đắk Anh Kống) là một con sông đổ ra sông Đồng Nai. Sông Đắk R' Keh chảy qua các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông .
Sông có chiều dài 50 km và diện tích lưu vực là 324 km² .
Dòng chảy.
Sông Đăk R'Keh bắt nguồn từ xã Kiến Thành, Đắk R'lấp , chảy hướng nam.
Qua xã Đăk Sin và Hưng Bình huyện Đăk R’lấp tỉnh Đắk Nông và xã Đồng Nai huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước thì đổ vào sông Đồng Nai.
Thủy điện Đăk Sin.
Thủy điện Đắk Sin hiện có 1 bậc là Đăk Sin 1, xây dựng trên dòng Đắk R'Keh tại vùng đất xã Đăk Sin và Hưng Bình huyện Đăk R’lấp.
Thủy điện Đắk Sin 1 công suất lắp máy 28 MW với 2 tổ máy, hoàn thành tháng 10/2015. | 1 | null |
Sông Đắk Kar là một con sông đổ ra Đắk R'Keh. Sông Đắk Kar chảy qua các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông
Sông có chiều dài 30 km và diện tích lưu vực là 119 km².
Sông Đắk Kar bắt nguồn từ các suối ở xã Kiến Thành, Đắk R'lấp , chảy về hướng tây nam và đổ vào Đắk R'Keh ở xã Đăk Sin huyện Đắk R'lấp tỉnh Đắk Nông .
Thủy điện.
Thủy điện Đăk Kar có công suất lắp máy 12 MW (điều chỉnh 2014), năm 2017 đã hoạt động. | 1 | null |
Sông Đa Huoai hay Sông Đa Hoai là một phụ lưu cấp 1 của sông Đồng Nai . Sông có chiều dài 47 km và diện tích lưu vực là 389 km².
Sông Đa Huoai chảy các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng, và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. | 1 | null |
Sông Đa Sê Pô hay Dac Sé Po là một con sông đổ ra sông Đa Huoai. Đa Sê Pô chảy qua các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, Việt Nam.
Sông có chiều dài 17 km và diện tích lưu vực là 67 km².
Đoạn thượng nguồn của sông có tên là "suối Tà Pứa", dòng suối bắt nguồn từ vùng núi xã Nghị Đức huyện Tánh Linh, chảy hướng tây rồi tây bắc.
Sang xã Đức Phú suối đổi hướng bắc và ở đoạn này có thác nước gọi là "thác trượt Tà Pứa".
Tới xã Đạ Ploa huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng thì suối có tên là "Đa Sê Pô" và đổ vào dòng Đa Huoai trong hệ thống sông Đồng Nai.
Đường tỉnh 713 mở qua vùng này, nối huyện Tánh Linh với huyện Đạ Huoai có đoạn theo lũng suối Tà Pứa.
Thác trượt Tà Pứa và đèo Tà Pứa (hay đèo Bà Sa) là các điểm du lịch hấp dẫn hợp thành "tour Tà Pứa" ở Bình Thuận. | 1 | null |
Sông Đa Guy (tên khác: Sông Da Guy) là một con sông đổ vào sông Đa Huoai. Sông Đa Guy chảy qua các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng .
Sông có chiều dài 19 km và diện tích lưu vực là 75 km².
Dòng chảy.
Sông Đa Guy khởi nguồn từ phía đông "thị trấn Ma Đa Gui" huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng. Sông chảy về hướng tây, qua xã Ma Đa Gui thì chuyển hướng bắc, là ranh giới giữa huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng với huyện Tân Phú, Đồng Nai, rồi đổ vào sông Đa Huoai | 1 | null |
Sông Đa S'Răng hay Da S' Răng là một con sông đổ ra sông La Ngà. Sông Đa S'Răng chảy qua các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, Việt Nam.
Sông có chiều dài 14 km và diện tích lưu vực là 53 km² .
Sông Đa S'Răng khởi nguồn từ sườn bắc khối núi ở vùng bắc xã Bắc Ruộng huyện Tánh Linh. Chảy tới xã Lộc Nam huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng thì sông đổ vào sông La Ngà, tên địa phương là "Sông Đa R'Nga". | 1 | null |
Sông Đắk B' Lấp (tên khác: Sông Đắk Noh) là một con sông đổ ra Sông Đắk R' Lấp. Sông Đắk B' Lấp chảy qua các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Việt Nam.
Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực là 91 km² .
Sông Đắk Noh bắt nguồn từ phía bắc xã Quảng Tín huyện Đăk R'Lấp | 1 | null |
Sông Đắk Huýt (tên khác: Sông Prek Đắk Hươp, Sông Prêk Đắk Dang) là một con sông đổ ra Sông Bé. Sông Đắk Huýt chảy qua các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông .
Sông có chiều dài 120 km và diện tích lưu vực là 570 km² .
Dòng chảy.
Sông Đắk Huýt bắt nguồn từ vùng núi xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông, với dòng chính là suối Prek Đăk Dang . Một số dòng khác là ở bên Campuchia.
Sông chảy hướng tây nam, một đoạn dài là đường biên giới thiên nhiên giữa Việt Nam - Campuchia. | 1 | null |
Sông Đắk Đo là một con sông đổ vào Sông Đắk Huýt. Sông Đắk Đo chảy qua các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông .
Sông có chiều dài 10 km và diện tích lưu vực là 32 km² .
Đắk Đo khởi nguồn từ các suối ở xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông, trong vùng lõi Vườn quốc gia Bù Gia Mập . Sông chảy hướng tây tây bắc qua "thôn Bù Chấp". | 1 | null |
Sông Đắk Soi là một con sông đổ ra Sông Đắk Huýt. Sông Đắk Soi chảy qua các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông .
Sông có chiều dài 35 km và diện tích lưu vực là 94 km² .
Đắk Soi khởi nguồn từ các suối ở xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông, trong vùng lõi Vườn quốc gia Bù Gia Mập , chảy về hướng tây. | 1 | null |
Rạch Dơi – Sông Kinh, hay còn gọi là sông Đồng Điền, là một con sông đổ ra sông Soài Rạp, có chiều dài 9 km. Con sông này chảy qua Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Các cây cầu bắc qua sông: cầu Rạch Dơi, cầu Hiệp Phước, cầu Đồng Điền. | 1 | null |
Sông Chợ Đệm – Bến Lức là một con sông chảy qua địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, thông ra sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một tuyến đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sông bắt đầu từ ngã ba nơi giao với kênh Đôi và sông Cần Giuộc, chảy qua huyện Bình Chánh (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Bến Lức (tỉnh Long An) rồi thông với sông Vàm Cỏ Đông tại thị trấn Bến Lức. Đoạn sông thuộc địa phận Thành phố Hồ Chí Minh được gọi là sông Chợ Đệm còn đoạn thuộc tỉnh Long An được gọi là sông Bến Lức.
Một số cây cầu lớn bắc qua sông là cầu Bình Điền, cầu Chợ Đệm và cầu cạn thuộc đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
Tên gọi "sông Bến Lức" đôi khi còn được người dân địa phương sử dụng một cách không chính thức để chỉ sông Vàm Cỏ Đông đoạn qua huyện Bến Lức. | 1 | null |
Sông Đăk Bla hay Krông B'Lah là phụ lưu hợp thành chính của Sông Sê San. Đăk Bla chảy qua các tỉnh Kon Tum, Gia Lai .
Sông có chiều dài 157 km và diện tích lưu vực là 3.436 km .
Tại rìa xã Ia Khai huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai thì dòng Krông B'Lah hợp lưu với dòng sông Ia Grai thành sông Sê San . | 1 | null |
Đăk Pơ Ne hay Đăk Pô Ne là phụ lưu hợp thành của dòng Đăk Bla trong mạng lưới sông Sêrêpôk, chảy ở huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum, Việt Nam .
Sông có chiều dài 56 km và diện tích lưu vực là 490 km². Sông Đăk Pơ Ne chảy qua các tỉnh Kon Tum.
Dóng chảy.
Đăk Pơ Ne bắt nguồn từ phía đông xã Măng Cành huyện Kon Plong , chảy về hướng tây nam. Đến thị trấn Măng Đen thì chuyển hướng nam.
Tại xã Đăk Pne huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum sông đổi hướng tây nam, tiếp nhận dòng Đăk Pne .
Tại vùng giáp nhau giữa xã Đăk Ruồng và xã Tân Lập, Đăk Pơ Ne hợp lưu với dòng Đăk Snghé thành dòng Đăk Bla.
Thủy điện.
Thủy điện Đăk Pône xây dựng trên dòng Đăk Pơ Ne tại vùng đất các xã Măng Cành và Đăk Long huyện Kon Plong . Thủy điện Đăk Pône có hai bậc A và B, tổng công suất lắp máy 15,6 MW (bậc A 14 MW và bậc B 1,6 MW), khởi công tháng 01/2006 hoàn thành tháng 12/2008 . Trong các văn liệu thủy điện tên sông viết thành Đăk Pône. | 1 | null |
Sông Đắk Đăm (Campuchia gọi là prek Dak Dam) là một phụ lưu của sông Sêrêpôk, chảy ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia ở các tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk, Việt Nam và các tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri, Campuchia .
Sông dài khoảng 111 km, diện tích lưu vực 229 km² . Hầu hết dòng sông là đường biên giới tự nhiên Việt Nam - Campuchia.
Dòng chảy.
Đăk Đăm bắt nguồn từ vùng núi phía tây xã Thuận Hạnh huyện Đăk Song tỉnh Đắk Nông, chảy về hướng đông bắc .
Sau đó sông đổi hướng bắc, đến huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk thì đổ vào sông Sêrêpôk. | 1 | null |
Kênh Chắc Băng (tên khác: Kênh Xáng Vĩnh Thuận) là một con sông đổ ra Sông Ông Đốc. Sông có chiều dài 33 km. Kênh Chắc Băng chảy qua các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang.
Kênh xáng Chắc Băng nối ngã ba sông Trẹm tại thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến ngã ba sông Cái Lớn tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, dài hơn 40 cây số. Ngược dòng lịch sử tìm hiểu về cái tên Chắc Bằng càng cho ta thấy sự thú vị của con kênh này. Trong cuốn “Bạc Liêu xưa” ghi nhận rằng, cái tên Chắc Băng có từ câu trăn trối của vua Nguyễn Ánh lúc lâm bệnh trong thời gian chạy trốn nghĩa quân Tây Sơn về đây ("chắc trẫm băng hà..."). Còn theo Nhà văn Sơn Nam lý giải, địa danh Chắc Băng là do đọc trại từ tiếng Cao Miên “Chap tung”, nghĩa là chim chằng bè, loại chim có nhiều ở vùng đất này. | 1 | null |
Sông Cái Tàu (tên khác: Rạch Tiểu Dừa) là một con sông thuộc huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, bắt nguồn từ con Sông Trẹm (địa phận Tắc Thủ) chạy dài đến ngã tư rạch Tiểu Dừa tiếp giáp xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang rồi đổ ra Vịnh Thái Lan. Sông có chiều dài 42 km, chảy qua các xã Khánh An, Nguyễn Phích, thị trấn U Minh, Khánh Hòa, Khánh Thuận và điểm cuối là Khánh Tiến.
Nơi bắt đầu con sông là ngã ba nên có tên gọi là ngã ba Cái Tàu. Cửa sông hay gọi là vàm (vàm Cái Tàu). Vàm có nhiều người dân sinh sống đông đúc gọi là xóm Cái Tàu; từ xóm người ta lập ra chợ gọi là chợ Cái Tàu... các địa danh mang tên Cái Tàu vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Sông Cái Tàu mùa mưa có 3 màu nước:
Sông Cái Tàu là nơi lưu lại nhiều dấu tích của lưu dân thời kỳ khai phá đất rừng U Minh. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm, quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến công oanh liệt. Trong đó có cuộc nổi dậy chống giặc Pháp của hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự vào cuối thế kỷ 19 và nhiều trận chiến nhận chìm tàu giặc trên sông Cái Tàu trong những năm chống Mỹ. | 1 | null |
Kênh Xáng Xà No là một con kênh đổ ra Sông Cần Thơ. Kênh có chiều dài 39 km. Kênh Xáng Xà No chảy qua thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Theo nguồn gốc địa danh, Xà No bắt đầu từ Srak No (xóm có cây Điên điển).
Địa lý.
Kênh Xáng Xà No Kênh rộng khoảng 60 m, sâu từ 2,5 – 9m, dài khoảng 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền (Cần Thơ) chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra Biển Tây.
Lịch sử.
Trong 3 năm (1901 - 1903) sau đó, Pháp đào xong con kênh Xà No nối rạch Cần Thơ từ Vàm Xáng - Phong Điền, với rạch Cái Tư (một nhánh của sông Cái Lớn) ăn thông tới vịnh Xiêm La. Đây là công trình thủy nông lớn nhất Nam Kỳ thời đó. Bởi việc đầu tư kinh phí, phương tiện máy móc cũng như các thông số kỹ thuật thi công đều hết sức quy mô.
Theo nhà Nam bộ học Sơn Nam: kênh Xà No dài tổng cộng 34 km, bề ngang trung bình 60m, dưới đáy 40m, tổng phí tổn: 3.680.000 quan Pháp. Việc thi công hoàn toàn do 4 chiếc xáng, mỗi chiếc mạnh 350 mã lực, mỗi gàu múc 375 lít, thổi bùn xa đến 60m. Xáng hoạt động nhờ đốt nồi súp - de bằng củi.
Kênh xáng Xà No đang đào, dân cư ùn ùn kéo tới cất nhà, dành địa thế làm ăn thuận tiện. Cho đến khi kênh đào hoàn tất thì hai bên bờ, đất gần như đã có chủ. | 1 | null |
Kênh Xáng Quản Lộ – Phụng Hiệp là một con kênh đổ ra Sông Gành Hào. Kênh có chiều dài 121 km. Kênh Xáng Quản Lộ – Phụng Hiệp chảy qua các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Lịch sử.
Kinh Quản Lộ – Phụng Hiệp là con kinh nối liền từ một đoạn sông ở tỉnh Cà Mau lên đến Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Kinh này qua thị xã Giá Rai và các huyện Phước Long, Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu. Nhưng con kinh này được một số nhà nghiên cứu cho rằng có tên là Quan Lộ – Phụng Hiệp chớ không phải Quản Lộ – Phụng Hiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do căn cứ vào sách Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam hoặc vài bản đồ in thời Pháp thuộc. Trong sách nêu trên còn ghi rõ: “Gọi Quan Lộ vì kinh này khởi nguồn từ rạch Quan Lộ” (sách đã dẫn, Đông Phố, 1973, trang 268).
Con kinh này nối tới Ngã Bảy thuộc huyện Phụng Hiệp (tên gọi trước đây – nay thuộc thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang).
Nếu gọi xuôi chiều từ nơi bắt đầu đào đến nơi kết thúc thì phải gọi là kinh Phụng Hiệp – Quản Lộ bởi bắt đầu đào từ Ngã Bảy và kết thúc vào nơi tiếp giáp với rạch Quản Lộ. Nhưng do đã quen gọi là kinh Quản Lộ – Phụng Hiệp. Lại có cách gọi tắt là kinh Quản Lộ (theo sách đã dẫn của Sơn Nam thì lại gọi là kinh Quan Lộ).
Kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp được khởi công vào năm 1905, đoạn bắt đầu từ Ngã Bảy (TP. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang); nơi kết thúc giáp với rạch Quản Lộ thuộc tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 140 km; đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bạc Liêu dài 48,5 km (qua thị xã Giá Rai và các huyện Phước Long, Hồng Dân).
Ban đầu, con kênh này được đào bằng thủ công từ Ngã Bảy đến Phố Dương. Đến năm 1908, tiếp tục được nạo vét thêm và đào tiếp đến rạch Quản Lộ bằng xáng. Do được đào bằng xáng nên còn được gọi là kênh xáng.
Thông thường, kênh đào được đào thẳng (nhất là nhìn trên bản đồ). Trên thực tế, tuy cơ bản là được đào thẳng nhưng vẫn có một số đoạn kênh đào là “nương” theo lòng sông rạch đã có sẵn. Kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp cũng thế. Trên kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, chỉ có đoạn thuộc tỉnh Bạc Liêu là thẳng, còn đôi chỗ thuộc tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng cũng “quam quam”, riêng đoạn gần tới TP. Cà Mau do nương theo con rạch sẵn có là rạch Quản Lộ nên độ cong càng cao (dĩ nhiên đã được nạo vét và mở rộng ra thêm so với trước đây), sau đó mới tiếp tục đào thẳng thông kênh ra sông Gành Hào (thuộc phường 7, TP. Cà Mau). | 1 | null |
Kênh T5 hay Kênh Võ Văn Kiệt là một con kênh đổ ra Kênh Rạch Giá - Hà Tiên. Kênh có chiều dài 28 km. Kênh T5 chảy qua các tỉnh Kiên Giang, An Giang.
Lịch sử.
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thường cùng lãnh đạo các tỉnh, các nhà khoa học khảo sát vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tứ giác Long Xuyên và luôn trăn trở làm cách nào để thoát nhanh nước lũ từ Campuchia tràn về tránh tình trạng ngập lũ nặng, đồng thời khai thác vùng đất hoang hóa, thường xuyên ngập phèn, để phát triển nông nghiệp.
Năm 1996, ông Võ Văn Kiệt vào An Giang, xắn quần đi kiểm tra tình hình lũ. Hiệu quả thoát lũ của kênh Vĩnh Tế và những tiện lợi của nó đối với dân chúng được Thủ tướng đặc biệt quan tâm. Ông hỏi han cặn kẽ cán bộ địa phương và gặp trực tiếp người dân. Ý tưởng thoát lũ ra biển Tây và làm thêm đê bao để phát triển vùng đất này đã được cán bộ địa phương trình bày.
Lúc đó cũng có một số người phản đối với lý do làm thay đổi lối sống truyền thống và có thể làm hụt lượng phù sa vào đồng. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp, thủy lợi và các nhà khoa học như giáo sư Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Hiệu, Hồ Chín, Tô Văn Trường... lại cùng quan điểm trị thủy để phát triển nông nghiệp. Họ còn nghiên cứu thực địa, đề xuất những giải pháp chi tiết. Thủ tướng đặc biệt quan tâm đến đê bao chống lũ “vùng O” của ba xã Mỹ Lương, Tân Hòa, Phú Hưng thuộc huyện đầu lũ Phú Tân. Đây là công trình đê chống lũ để làm lúa 2-3 vụ đầu tiên ở An Giang do địa phương đề xuất và tự tổ chức thực hiện bằng kinh nghiệm dân dã nhưng đã thành công trên mong đợi.
Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát và lên kế hoạch tỉ mỉ đến chi tiết, Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết định cho thi công hệ thống kênh T4,T5,T6 vào năm 1997.
Hiệu quả kinh tế - xã hội.
Người dân địa phương đánh giá Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc khai phá vùng Tứ giác Long Xuyên để biến vùng đất được ví như "túi phèn" này thành vựa lúa của cả nước. Kênh T5 do cố Thủ tướng phát lệnh khởi công vào ngày 22-4-1997 đã khởi đầu công trình thoát lũ ra biển Tây và đánh thức tiềm năng của cả vùng Tứ giác Long Xuyên. Khi công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng, nó đã biến đổi nơi đây thành vùng đất trù phú với hơn 1 vạn hecta đất trồng lúa 2-3 vụ/năm. Cũng từ đó, người dân khắp nơi đổ xô về đây lập nên cơ nghiệp. Người dân ở 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang luôn biết ơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt nên gọi dòng kênh T5 này là 'kênh Ông Kiệt' hay 'kênh Ông Sáu'.
Đặt tên Võ Văn Kiệt.
Ngày 10-7-2009, HĐND tỉnh An Giang đã quyết định đặt tên kênh T5 là kênh Võ Văn Kiệt và dựng bia tưởng niệm cố thủ tướng. Trong hệ thống kênh đào mới năm 1997, kênh T5 dài 48 km, có quy mô lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất nên được chọn làm đại diện để đặt tên kênh Võ Văn Kiệt, đồng thời dựng bia tưởng niệm tại đầu tuyến kênh. | 1 | null |
Kênh Láng Trâm là một con sông đổ ra Kênh Xáng Cà Mau - Bạc Liêu. Sông có chiều dài 29 km và diện tích lưu vực là km². Kênh Láng Trâm chảy qua các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau.
Theo hồ sơ của UBND xã Tân Thạnh xác định nguồn gốc con kênh có từ năm 1984, là kênh đào, hình thành gọi là kênh xáng Láng Trâm. Con kênh này có chiều dài hàng chục km, nối liền kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau từ địa phận thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu đến huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. | 1 | null |
Sông Thị Long là một con sông đổ ra Sông Yên. Sông có chiều dài 62 km và diện tích lưu vực là 293 km². Sông Thị Long chảy qua các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An. Một đoạn sông Thị Long từ thế kỷ X được Vua Lê Đại Hành khơi thông để nối với nhiều tuyến sông khác tạo thành kênh Nhà Lê phục vụ mục đích chở quân lương từ kinh đô Hoa Lư tới Đèo Ngang. Ngày nay sông Nhà Lê được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông ở Việt Nam. | 1 | null |
Sông Mỏ Đá là một con sông đổ ra Sông Hoàng Mai. Sông có chiều dài 11 km và diện tích lưu vực là km². Sông Mỏ Đá chảy qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Sông Mỏ Đá thực chất là một đoạn của tuyến sông Nhà Lê được đào từ thời vua Lê Đại Hành. | 1 | null |
Sông Sa Lung, phần thượng nguồn còn gọi là Rào Quang, là một con sông đổ ra Sông Bến Hải. Sông có chiều dài 59 km và diện tích lưu vực là 410 km².
Sông Sa Lung chảy qua các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình .
Ghi chú.
Trong "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" có nêu Sông Sa Lung (Quảng Trị) là "sông liên tỉnh", song thực tế sông nằm gọn trong huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị . | 1 | null |
Sông Thác Ma, còn có tên là sông Thác Mã, sông Mỹ Chánh, là một con sông đổ ra sông Ô Lâu. Sông có chiều dài 51 km và diện tích lưu vực là 172 km². Sông Thác Ma chảy qua các huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam .
"Dư địa chí Phong Điền" giới thiệu thêm tên sông là "Sông Thác Mã" . | 1 | null |
Suối Nước Long là một con suối đổ ra Sông Re. Suối Nước Long chảy qua các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi, Việt Nam .
Suối có chiều dài 15 km và diện tích lưu vực là 100 km² .
Tại "thôn Ca Rên" xã Ba Ngạc huyện Ba Tơ suối Nước Long đổ ra Sông Re . | 1 | null |
Sông La Ê là một con sông đổ ra sông Re trong hệ thống sông Trà Khúc. Sông La Ê chảy qua các huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum và huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam .
Sông có chiều dài 10 km và diện tích lưu vực là 29 km² .
Dòng chảy.
Sông bắt nguồn ở xã Pờ Ê huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, chảy về hướng đông.
Sang xã Ba Tiêu huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi thì đổ vào sông Re .
Sông Re thường được coi là dòng thượng nguồn của sông Trà Khúc. | 1 | null |
Sông Đắk Lô là một con sông đổ ra Sông Trà Khúc. Sông Đắk Lô chảy qua các tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi, Việt Nam
Sông có chiều dài 66 km và diện tích lưu vực là 1.880 km² .
Thủy điện.
Thủy điện Đăk Lô có công suất lắp máy 22 MW với 2 tổ máy, trên vùng đất xã Ngok Tem huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, khởi công tháng 2/2012, hoàn thành tháng 1/2016 . | 1 | null |
Sông Đắk Tmeo hay Đăk T'Meo, còn gọi là suối Nước Meo, suối Ta Meo, là một phụ lưu của Đăk Đrinh trong hệ thống sông Trà Khúc. Đăk T'Meo chảy ở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum và huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam .
Sông có chiều dài 24 km và diện tích lưu vực là 158 km² .
Dòng chảy.
Phần đầu nguồn có tên là "suối Nước Meo", khởi nguồn từ các suối ở xã Trà Vân huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam , chảy về hướng đông nam.
Tại ranh giới xã Đăk Ring huyện Kon Plông và xã Sơn Bua, Sơn Liên huyện Sơn Tây thì suối Đăk T'Meo đổ vào Đăk Đrinh . | 1 | null |
Sông Tang, sông Nước Trong hay Sông Tung là một phụ lưu của sông Đắk Drinh. Sông Tang chảy qua các huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam và huyện Tây Trà, Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
Sông có chiều dài 47 km và diện tích lưu vực là 491 km² .
Tại "làng Lổ" xã Sơn Bao thì sông đổ vào Đăk Đrinh. Đoạn cuối này có tên gọi "sông Nước Trong".
Thủy điện.
Thủy điện Nước Trong có công suất lắp máy 16,5 MW với 3 tổ máy, xây dựng trên vùng đất xã Sơn Bao huyện Sơn Hà, hoàn thành tháng 10/2012 . | 1 | null |
Suối Nước Nghèo là một con suối đổ ra Sông Tang. Suối Nước Nghèo chảy qua các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam
Suối có chiều dài 11 km và diện tích lưu vực là 39 km² .
Suối Nước Nghèo là ranh giới giữa xã Trà Ka huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi và Trà Giáp huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. | 1 | null |
Sông Đắk Trúc (tên khác: Sông Đăk Riêng) là một con sông đổ ra Sông Trà Sơn trong mạng lưới sông Kôn. Sông có chiều dài 18 km và diện tích lưu vực là 83 km². Sông Đắk Trúc chảy qua các tỉnh Gia Lai, Bình Định.
Sông Đắk Trúc bắt nguồn từ vùng núi với đỉnh núi cao 1884 m ở đông nam xã Sơn Lang huyện Kbang tỉnh Gia Lai. Sông chảy uốn lượn về đông nam sang tỉnh Bình Định, đỏ vào Sông Trà Sơn.
Thủy điện.
Thủy điện Trà Xom xây dựng với đập chính trên dòng Đăk Trúc , tại vùng đất xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định. Nhà máy điện ở xã Vĩnh Kim, bên bờ Sông Trà Sơn . Thủy điện có công suất lắp máy 20 MW, sản lượng điện hàng năm 86 triệu KWh, khởi công tháng 01/2008, hoàn thành năm 2013. | 1 | null |
Sông Chò, còn viết là sông Trò, là một con sông đổ ra Sông Cái Nha Trang. Sông chảy qua các tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hoà, Việt Nam.
Sông Chò có chiều dài 74 km và diện tích lưu vực là 555 km².
Sông bắt nguồn từ phần tây xã Ea Trang huyện M'Drắk tỉnh Đắk Lắk , và có tên địa phương là "Ea Pal".
Sông chảy hướng đông nam sang xã Khánh Hiệp huyện Khánh Vĩnh có tên "sông Chò". Tới xã Diên Đồng huyện Diên Khánh sông Chò đổ ra Sông Cái Nha Trang.
Thủy điện Sông Chò 2 công suất lắp máy 7 MW, được xây dựng trên một phụ lưu của sông Chò (coi là "sông Chò 2") ở vùng đất xã Khánh Hiệp. Công trình khởi công tháng 9/2016, hoàn thành tháng 12/2018. Ngày 20/01/2019 khánh thành nhà máy thủy điện Sông Chò 2 tại thôn Ba Cẳng xã Khánh Hiệp.
Nhánh "sông Chò 2" khởi nguồn từ vùng đất phía tây xã Khánh Hiệp, đổ vào sông Chò ở thôn Ba Cẳng . | 1 | null |
Sông Hàm Leo là sông đổ ra sông Tô Hạp (tức Sông Dinh Ninh Thuận) trong lưu vực Sông Cái Phan Rang. Sông Hàm Leo chảy ở huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hoà và huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận .
Sông có chiều dài 21 km và diện tích lưu vực là 90 km² .
Dòng chảy.
Sông Hàm Leo khởi nguồn từ các suối ở phần bắc xã Thành Sơn huyện Khánh Sơn.
Sông chảy hướng đông nam, là ranh giới xã Phước Bình huyện Bác Ái và xã Thành Sơn huyện Khánh Sơn.
Sông Hàm Leo đổ vào sông Tô Hạp (tức Sông Dinh Ninh Thuận) tại "thôn Tà Giang" xã Thành Sơn huyện Khánh Sơn. | 1 | null |
Sông Ông hay sông Tầm Ngân là một con sông đổ ra Sông Cái Phan Rang. Sông Ông chảy qua các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng .
Sông có chiều dài 28 km và diện tích lưu vực là 215 km² .
Dòng chảy.
Phần thượng nguồn sông có tên Sông Tầm Ngân, khởi nguồn từ vùng núi giáp ranh với thị trấn Đ'Ran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng. Tên sông Tầm Ngân gắn với "buôn Tầm Ngân" của xã Lâm Sơn . .
Tại xã Lâm Sơn sông Tầm Ngân hợp lưu với sông Pha thành sông Ông, chảy về hướng đông nam.
Sông Ông đổ vào Sông Cái Phan Rang tại phần đông xã Quảng Sơn huyện Ninh Sơn .
Chỉ dẫn.
Bản "Danh mục lưu vực sông liên tỉnh" có "lỗi đánh máy" ghi thành "Sông Tâm Ngân" và xếp nó là phần thượng nguồn của sông Ông . Theo "Danh mục địa danh dân cư..." thì "Tầm Ngân" ghi là "suối Tầm Ngân" . Dòng chính thượng nguồn của sông Ông là sông Pha.
Trong thực tế giao thông theo quốc lộ 27 dẫn đến Sông Pha được coi là chảy liên tục từ đèo Sông Pha đến chỗ đổ vào Sông Cái Phan Rang, như thể hiện trên Google Maps. Tên "sông Ông" là tên lịch sử hiện ít dùng. | 1 | null |
Sông Than hay Sông Ma Nới là một con sông đổ ra Sông Cái Phan Rang. Sông Than chảy qua các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng .
Sông có chiều dài 39 km và diện tích lưu vực là 489 km² .
Dòng chảy.
Đoạn thượng nguồn có tên "Sông Ma Nới" bắt nguồn từ vùng núi xã Pró huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.
Sông chảy về hướng đông đông nam qua xã Ma Nới thì đổi hướng đông đông bắc. Đến phần đông xã Hòa Sơn huyện Ninh Sơn Sông Ma Nới tiếp nhận dòng Sông Dầu, và từ đây có tên chính thức Sông Than.
Sông Than đổ vào Sông Cái Phan Rang tại phần đông xã Quảng Sơn huyện Ninh Sơn . | 1 | null |
Sông Dầu (tên khác: Suối Kyao, Suối K Lang Bah) là một con sông đổ ra Sông Than trong lưu vực Sông Cái Phan Rang. Sông Dầu chảy qua các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng .
Sông có chiều dài 21 km và diện tích lưu vực là 136 km² .
Dòng chảy.
Sông Dầu khởi nguồn từ vùng núi xã Ka Đô huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng.
Sông Dầu đổ vào Sông Than tại phần đông xã Hòa Sơn huyện Ninh Sơn . | 1 | null |
Sông Giá (tên khác: Sông Chế) là một con sông đổ ra Sông Cái Phan Rang. Sông Giá chảy qua các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận .
Sông có chiều dài 57 km và diện tích lưu vực là 493 km² .
Sông Giá khởi nguồn từ vùng núi phía nam xã Ma Nới với tên là "sông Ya"
Từ thị trấn Phước Dân sông có tên Sông Chế, đổ chung cửa biển với sông Dinh | 1 | null |
Sông Luỹ là một sông đổ ra Biển Đông, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận .
Sông có chiều dài 96 km và diện tích lưu vực là 2.014 km² .
Dòng chảy.
Sông khởi nguồn từ các suối ở sườn nam một núi cao 1664 m ở xã Gung Ré huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng và có tên gọi là "sông Nhum" .
Tuy là sông miền núi xa biển, nhưng tên sông Nhum, cầu Nhum... được người du lịch gắn vào món ăn đặc sản chế biến từ "con nhum", tên địa phương của con nhím biển hay cầu gai, là loài phổ biến ở vùng biển Bình Thuận
Sông Lũy đổ ra vịnh Phan Rí ở cửa biển tại thị trấn Phan Rí Cửa | 1 | null |
Sông Cái Phan Thiết, tên khác: Sông Quao, là một con sông đổ ra Biển Đông. Sông Cái Phan Thiết chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận.
Dòng chảy.
Sông có chiều dài 92 km và diện tích lưu vực là 1.239 km². Chiều dài lưu vực 54 km, chiều rộng bình quân lưu vực 19 km, mật độ lưới sông 0,44 km/km², hệ số uốn khúc sông 2,5. Trên thượng nguồn sông Quao, tại xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc đã xây hồ chứa nước sông Quao với dung tích 73 triệu m³.
Sông bắt nguồn từ sườn nam vùng núi cao phía Tây thuộc cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) trên 1.600 m ở phần nam xã Gung Ré huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, sát với quốc lộ 28, và có tên "Đa Kron". . Chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam sau khi qua khỏi hồ sông Quao sông chuyển hướng Bắc – Nam.
Sông chảy sang huyện Hàm Thuận Bắc, qua thị trấn Ma Lâm và đổ ra vịnh Phan Thiết ở thành phố Phan Thiết tại cửa Phú Hài . | 1 | null |
Kampong Speu (tiếng Khmer: កំពង់ស្ពឺ, nghĩa đen: "Bến cây khế") là thủ phủ của tỉnh Kampong Speu nằm ở trung tâm Vương quốc Campuchia.
Kampong Speu nổi tiếng ở với đường cọ và rượu vang. Người dân ở đây chủ yếu dùng tiếng Khmer trong đời sống, nhưng có một số còn sử dụng tiếng Trung Quốc (sử dụng ở các quán cà phê, nhà hàng...)
Kampong Speu có khá là nhiều trường học và trại trẻ mồ côi, được thành lập và điều hành bởi các tổ chức xã hội và hội truyền giáo Singapore, Philippines cũng như các nước khác.
Trung tâm thị xã có một trung tâm buôn bán, được bao quanh bởi các cửa hàng xe đạp, bệnh xá và nhà hàng nhỏ. Có một nhà khách (Pheng Ang Guesthouse) chủ yếu dành cho khách du lịch. | 1 | null |
Trận Wœrth theo cách gọi của người Đức (người Pháp gọi là Trận Frœschwiller-Wœrth hay Trận Reichshoffen), là một trong những trận lớn đầu tiên của cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870–1871), diễn ra vào ngày 6 tháng 8 năm 1870 giữa hai ngôi làng Wœrth và Frœschwiller thuộc địa phận Alsace ở miền Đông Bắc nước Pháp. Dưới sự thống lĩnh của Thái tử Friedrich Wilhelm và sự chỉ đạo chiến lược của Tham mưu trưởng Leonhard von Blumenthal, 96.750 quân Phổ-Đức thuộc Binh đoàn số 3 đã đánh tan tác 48.550 quân của 5 sư đoàn Pháp do Thống chế Patrice de Mac-Mahon chỉ huy. Chiến thắng toàn diện này góp phần đem lại quyền làm chủ Alsace cho người Đức đồng thời mở đường cho họ tiến vào nội địa Pháp và theo đó uy hiếp Paris. Cùng ngày, các đơn vị thuộc các binh đoàn 1 và 2 của liên quân Đức cũng đánh thắng Quân đoàn II Pháp trong trận Spicheren trên biên giới Lorraine. Hai cuộc thất trận ngày 6 tháng 8 đã giáng đòn nặng nề vào tinh thần cũng như ý chí chiến đấu của quân tướng Pháp.
Trận Wœrth-Frœschwiller được nhìn nhận là một trận đánh điển hình của cuộc chiến năm 1870-1871, trong đó phía Đức nắm ưu thế áp đảo về quân số cũng như pháo binh. Các tướng chỉ huy Binh đoàn 3 đã điều động được 4 quân đoàn Phổ-Bayern và sư đoàn Württemberg để tấn công Quân đoàn I và một sư đoàn thuộc Quân đoàn VII của Pháp. Được bố trí trên một tuyến phòng thủ cứng rắn và trang bị loại súng trường nạp hậu hiện đại Chassepot, quân Pháp đã gây nhiều thương vong cho những đội hình tiến công trực diện của bộ binh Đức, song đội ngũ pháo binh hùng mạnh của Đức đã khoét nên những lỗ hổng to lớn trong hàng ngũ đối phương. Đây là lần đầu tiên quân Pháp nhận thức được đầy đủ sự ưu việt của loại đại bác nạp hậu tối tân hiệu Krupp mà pháo binh Phổ-Bayern sử dụng. Với tầm bắn, tốc độ bắn và độ chính xác vượt trội, pháo Krupp dễ dàng làm câm tịt các khẩu pháo nạp tiền của Pháp và khiến nhiều binh sĩ Pháp khiếp sợ đến mức phải tự giao nộp mình cho người Đức. Trong khi những đợt xung phong ác liệt của kỵ binh Pháp đều bị hỏa lực bộ binh và pháo binh Đức bẻ gãy với thiệt hại hết sức ghê gớm, các cuộc tấn công ngang sườn của quân đội Phổ-Nam Đức cuối cùng đã quét sạch đối phương ra khỏi trận địa.
Trận đánh dữ dội này đã mang lại cho lực lượng dưới quyền MacMahon tổn thất đến non nửa binh lực của họ, trong số đó hơn 9.000 người bị bắt làm tù binh. Mặc dù Quân đoàn V Pháp dưới quyền tướng De Failly ở Bitche đã không kịp tiếp viện theo yêu cầu của MacMahon, tin tức về sự thảm bại của viên thống chế tại Wœrth-Frœschwiller buộc Quân đoàn V rời bỏ Bitche và cùng tàn binh Quân đoàn I cuống cuồng tháo chạy qua dãy núi Vosges theo hướng tây nam. Trong cơn chạy loạn, các đơn vị Pháp phải bỏ lại mọi nhu yếu phẩm của mình. Con đường triệt thoái của MacMahon và De Failly đã kéo theo sự chia cắt giữa 3 quân đoàn I, V và VII ở mạn nam với bộ phận chủ lực Binh đoàn sông Rhin khai thác tình hình đó, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ Helmuth von Moltke quyết định huy động hai binh đoàn số 1 và 2 tập trung giải quyết cánh quân chủ lực Pháp trong khi Friedrich Wilhelm tiếp trục truy đuổi cánh quân phía nam vào giai đoạn kế tiếp của chiến dịch.
Bối cảnh.
Không lâu sau khi cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ-Đức Helmuth Graf von Moltke đã hội đủ các đạo binh hùng hậu của mình của mình trên một diện rộng từ Koblenz xuống Karlsruhe vào đầu tháng 8 năm 1870. Cánh trái của ông gồm Binh đoàn số 1 (50.000 quân) dưới quyền Thượng tướng Bộ binh Karl von Steinmetz và Binh đoàn số 2 (134.000 quân) dưới quyền Vương tử Friedrich Karl trên mạn bắc, cánh phải gồm 125.000 quân của Binh đoàn số 3 do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy ở phía nam. Cuối ngày 3 tháng 8, Moltke đánh điện cho Friedrich Wilhelm: "Chúng tôi dự định tiến hành một đợt tổng tiến công; ngày mai Binh đoàn 3 sẽ vượt biên giới tại Wissembourg". Chủ trương của vị Tổng tham mưu trưởng là tập kết Binh đoàn 2, với Binh đoàn 1 yểm trợ sườn phải, trên bờ đông sông Saar để cầm chân chủ lực Binh đoàn sông Rhin của Pháp dưới quyền Napoléon III trong khi Binh đoàn 3 (125.000 quân) tràn vào Alsace, đánh quỵ bộ phận quân Pháp tại đây rồi vượt dãy Vosges. Tiếp theo đó, Binh đoàn 2 sẽ tấn công quân chủ lực Pháp trong khu vực từ Saarbrücken đến Sarreguemines trong khi Binh đoàn 1 từ Tholey quành xuống phía nam bao vây sườn trái và Binh đoàn 3 vòng lên phía bắc để bọc kín sườn phải.
Chấp hành chỉ thị của Moltke, Thái tử Friedrich Wilhelm cùng tham mưu trưởng của mình là Trung tướng Leonhard von Blumenthal thúc quân tiến công Alsace vào buổi sáng ngày 4 tháng 8 năm 1870. Blumenthal hiểu rằng ông chỉ phải đương đầu với một lực lượng mỏng hơn của Pháp gồm Quân đoàn I (4 sư đoàn) dưới quyền Thống chế Patrice de Mac-Mahon tại khu vực biên giới và Quân đoàn VII (3 sư đoàn) dưới quyền tướng Felix Douay tại Belfort. Thêm vào đó, trong khi khoảng cách giữa 2 quân đoàn Pháp quá xa để có thể hỗ trợ lẫn nhau, các sư đoàn của Mac-Mahon lại bị dàn trải một cách tai hại. Trong trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến, 50.000 quân Đức thuộc các Quân đoàn V, XI (Phổ) và II (Bayern) đã đè bẹp hàng phòng thủ của Sư đoàn 2 – đơn vị đi đầu của Quân đoàn I – gồm 8.600 quân Pháp do tướng Abel Douay chỉ huy ở thị trấn biên ải Wissembourg. Bản thân Douay bị thiệt mạng khi một xe đạn phát nổ và người kế nhiệm ông là tướng Jean Pélle phải rút tàn binh Sư đoàn 2 chạy về phía tây nam theo hướng Strasbourg, bỏ lại 1.092 người bị bắt làm tù binh cùng tất cả số đạn dược.
Tổ chức phòng ngự của Quân đoàn I Pháp.
Cuộc thua trận tại Wissembourg (Weissenburg) đã cho MacMahon thấy được mối đe dọa sát sườn với các đơn vị của ông. Tuy nhiên, do tin mình còn có thể tổ chức phòng ngự hiệu quả trên một chiến tuyến vững mạnh với trọng điểm là làng Frœschwiller, viên Thống chế vẫn hành động một cách bị động. Để tăng cường quân phòng vệ, MacMahon đã mượn một sư đoàn của Quân đoàn VII ở Belfort; và, theo như ông đánh điện về Metz vào đêm ngày 4 tháng 8, vị Thống chế thậm chí còn hy vọng có thể sẽ chuyển sang phản công nếu như trong tay ông có thêm một quân đoàn nữa. Để đáp ứng nhu cầu của MacMahon, Hoàng đế Pháp đã đặt Quân đoàn V (tướng Pierre de Failly) dưới sự điều khiển trực tiếp của ông. Ngày 5 tháng 8, trong khi các sư đoàn của Quân đoàn I tập kết quanh Frœschwiller và sư đoàn Conseil Dumesnil từ Belfort được đưa đến từng phần một bằng đường sắt, MacMahon hiệu triệu cho Failly nam tiến qua dãy Vosges. Nhưng Failly tỏ ra thụ động do ông không muốn bỏ mặc khu vực biên giới từ Sarreguemines đến Bitche, nơi các đơn vị của ông đang trấn giữ. Không có Quân đoàn V, MacMahon chỉ nắm được trong tay 42.800 bộ binh, 5.570 kỵ binh và 167 đại bác để đối mặt với 3 đội hình hàng dọc của Thái tử nước Phổ, với 89.000 bộ binh, 7.500 kỵ binh và 342 đại bác.
Vào ngày 5 tháng 8, MacMahon khai triển 5 sư đoàn của mình trong một cứ điểm phòng ngự vững chắc nằm trên một dãy đồi cao, dốc và phủ rừng chạy dài theo hướng bắc-nam và nhìn về phía đông qua thung lũng sông Sauer. Dãy đồi này cũng chế ngự làng Wœrth – nơi MacMahon không đóng quân vì ông tránh sự tái diễn trường hợp xảy ra với sư đoàn đơn độc của Douay ở Wissembourg. Giống như trận địa phòng thủ của Quân đoàn II Frossard trong trận Spicheren cùng ngày, hệ thống phòng thủ của MacMahon được xem là một trong những "vị trí tuyệt vời" ("position magnifique") của quân đội Pháp. Ở bên trái, ông chốt Sư đoàn số 1 dưới quyền tướng Auguste Ducrot tại Nehwiller và Niederbronn. Ở trung tâm, vị thống chế bố trí Sư đoàn số 3 dưới quyền tướng Noel Raoult phòng ngự chặt chẽ quanh ngôi làng chủ chốt Frœschwiller cùng với lực lượng pháo binh chủ lực của ông. Ở cánh phải, cánh yếu nhất trong đội hình phòng ngự của Pháp, MacMahon bài trí sư đoàn Lartigue và các thành phần của sư đoàn Dusmenil tại Morsbronn và Rừng Hạ ("Niederwald"). Chỉ có một lữ đoàn của sư đoàn Dusmenil kéo tới trận tuyến phòng ngự của MacMahon vào ngày 5 tháng 7; các đơn vị còn lại của sư đoàn – ngoại trừ lực lượng pháo binh – tới đây trong buổi sáng ngày hôm sau.
Ở đằng sau các đơn vị cánh phải, MacMahon đặt sư đoàn tàn tạ của Pelle và lữ đoàn thiết kỵ Michael (sư đoàn kỵ binh Xavier Duhesme), làm trừ bị. Phía sau Frœschwiller, vị thống chế bố trí sư đoàn kỵ binh trừ bị của tướng Bonnemain, gồm 4 trung đoàn thiết kỵ binh (khoảng 2.000 lính). Các vị trí phòng thủ của ông rắn chắc đến mức mà MacMahon khẳng định rằng Thái tử Phổ sẽ không dám phát động tấn công.
Hoạch định của Binh đoàn số 3 Đức.
Do các đơn vị kỵ binh Phổ không thể tiếp tục truy kích ra ngoài Wissembourg, Friedrich và Blumenthal bị mất dấu bộ phận chủ lực Quân đoàn I Pháp vào ngày 5 tháng 8. Trước tình hình này, hai ông quyết định lùng sục khu vực phía đông dãy Vosges trước khi rẽ vào vùng núi và tiến ra Lorraine. Trong khi kỵ binh được lệnh thám sát về hai hướng tây và nam, Thái tử và Blumenthal đã ban lệnh cho Binh đoàn 3 tiếp tục hành binh xuống phía nam theo hướng Haguenau và Strasbourg. Hai ông tổ chức đội hình Binh đoàn 3 theo một khối vuông nhằm dễ bề ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra:
Friedrich và Blumenthal ban đầu đặt giả định rằng MacMahon đang chạy vào ẩn náu tại pháo đài Strasbourg. Nhưng đầu chiều ngày 5 tháng 8, một toán kỵ binh Đầu lâu ("Totenkopf") khi đi tuần tiễu qua Wœrth đã phát hiện ra các cứ điểm quân Pháp trên sông Sauer. Đến đêm, Friedrich và Blumenthal đã xác định rõ: MacMahon hồ như chưa hề rời Frœschwiller, nơi ông ta đóng giữ trong thời gian diễn ra trận Wissembourg. Frœschwiller có thể bị hợp vây bởi một đạo quân lớn. Do vậy, buổi tối ngày 5 tháng 8, Thái tử Phổ và Tham mưu trưởng của ông bắt tay vào việc dàn dựng kế hoạch huy động toàn bộ Binh đoàn 3 tổ chức thế trận bao vây tiêu diệt ("Kesselschlacht") vào ngày 7 tháng 8. Cùng đêm, quân tiền vệ Quân đoàn V di chuyển vào các vị trí đối diện với phòng tuyến quân Pháp bên kia sông Sauer. Do binh lính đã mỏi mệt sau những cuộc hành quân dài trên những đoạn đường chật ních trong khi việc tổ chức các tuyến đường tiếp tế vẫn chưa hoàn tất, Blumenthal quyết định cho quân nghỉ ngơi và chấn chỉnh đội ngũ vào ngày 6 tháng 8.
Trận đánh.
Trong suốt một đêm mưa gió, các đơn vị tiền đồn của Quân đoàn V Phổ đã chạm súng với các tiền đồn quân Pháp đối diện với họ qua sông Sauer. Tuy vậy, đến thời điểm tờ mờ sáng ngày 6 tháng 8, người Pháp vẫn chưa hề hay biết về quy mô triển khai lực lượng của Thái tử Phổ trong các ngôi làng và căn nhà bên kia sông. Lúc 5h, khi một toán quân mỏi mệt của Lartigue tiến xuống sông Sauer để tìm nước uống, quân Phổ đã nã súng về phía toán quân này. Xa về phía bắc, các tiền đồn Quân đoàn V đối diện Wœrth đã để ý thấy hoạt động huyên náo của quân Pháp trong thị trấn này – khi một số lượng lớn binh sĩ Pháp tìm đến các quán rượu ở Wœrth để giải khuây sau một đêm ẩm ướt. Được tin, viên tướng chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh số 20 sai pháo binh khai hỏa, buộc lính Pháp phải nháo nhào chạy về chiến tuyến của mình. Khi một trung đoàn bộ binh Phổ tiến vào trong thị trấn, họ không còn thấy một mống quân Pháp nào. Đến 8h30, tình hình có lẽ đã trở nên ổn định khi quân Phổ rút về vị trí trên các sườn dốc phía đông thung lũng.
Thế nhưng, cuộc pháo kích ngắn ngủi này đã làm dấy lên một trận đánh khốc liệt. Cách đó 3,22 km về hướng bắc, gần làng Langensulzbach, tướng Hartmann chỉ huy Quân đoàn II Bayern sau khi nghe tiếng đạn pháo và nhìn lướt qua những doanh trại quân Pháp trên các sườn dốc phía trên, đã kết luận rằng Quân đoàn V đang bị tấn công. Từ thung lũng Sulzbach phủ rừng và chật hẹp, Hartman không thể xác định tuyến phòng ngự quân Pháp, nhưng ông kiên quyết đưa Sư đoàn số 4 do Thượng tướng Bộ binh Friedrich von Bothmer tràn lên cao điểm ngay lúc các đơn vị tiền tiêu Quân đoàn V vừa mới rút khỏi Wœrth. Tiến công trên những sườn dốc nơi có nhiều khu rừng dày đặc, người của Bothmer nhanh chóng bị mất phương hướng và trở nên rối loạn. Không lâu sau 9h sáng, các đội hình quân Bayern từ bìa phía nam của các khu rừng Langensulzbach đã ra đến khu vực địa hình mở và vượt qua làn đạn pháo binh Pháp. Ngay lập tức, họ biến thành mồi ngon cho hỏa lực tập trung của các khẩu súng trường nạp hậu hiện đại Chassepot mà lính bộ binh Pháp sử dụng. Đến 10h30, cuộc tấn công của Sư đoàn 4 Bayern đã bị Ducrot chặn đứng.
Chiến sự cũng bùng phát ở đầu kia chiến tuyến quân Pháp, nơi tướng Lartigue cho pháo khai hỏa vào lúc 8h30. Các đơn vị đi đầu của Quân đoàn XI Phổ vốn đang di chuyển vào vị trí ở bên trái Kirchbach khi họ bị cuốn hút bởi tiếng đạn đại bác từ mặt trận Quân đoàn V và cảnh tượng những tuyến quân Pháp quanh Frœschwiller. Do vậy, người của Bose đã gấp rút tiến lên phía trước vừa lúc Lartigue đang triển khai hỏa lực pháo binh của mình vào 8h30. Để đối phó, Sư đoàn 22 (Quân đoàn VI) do tướng Schachtmeyer chỉ huy đã khai triển 4 khẩu đội pháo ở các ngọn dốc phía trên Gunstett. Họ phản pháo với tốc độ, độ chính xác và tầm bắn cao đến mức mà quân Pháp phải khiếp sợ. Chỉ sau vòng vài phút, hỏa lực pháo binh Pháp đã bị câm tịt và pháo binh Phổ làm chủ chiến địa.
Mặc dù không có động tĩnh gì trong làng Wœrth vào thời điểm 8h30, những tiếng đại bác vang lên từ hai hướng bắc-nam đã gây cho vị Tham mưu trưởng Quân đoàn V, Đại tá Karl Wilhelm von der Esch, e sợ rằng đây là sự báo hiệu cho một cuộc tấn công quy mô lớn vào sườn quân đoàn ông. Tuy không hề có ý định tiến công, Esch xuống lệnh cho toàn bộ pháo binh của Quân đoàn V khai hoả để kìm chân trung quân Pháp và ngăn chặn cái mà ông tin là đòn tấn công của MacMahon. Sau khi được triển khai trên đoạn đường chính theo hai hướng bắc-nam, 14 khẩu đội pháo Phổ bắt đầu giã trận địa quân Pháp vào lúc 9h30. Chỉ có hai khẩu đội pháo Pháp là dám bắn trả, song hỏa lực pháo binh Pháp thiếu chính xác và kém hiệu quả đến mức các chỉ huy của họ phải nhanh chóng ra lệnh ngừng bắn để tiết kiệm đạn pháo.
Giao chiến lan rộng.
Tới lúc này, người chỉ huy Quân đoàn V – Thượng tướng Bộ binh Hugo von Kirchbach đã xuất hiện trên trận địa pháo của Quân đoàn V. Được nhìn nhận là một trong những vị tướng táo bạo nhất của quân đội Phổ từ cuộc chiến tranh với Áo năm 1866, Kirchbach đã bị thương trong trận Wissembourg và đến giờ vẫn chưa thể cưỡi ngựa. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản ông phát lệnh cho bộ binh của mình tấn công chiếm Wœrth và "những cao điểm phía bên kia". Cùng lúc, được cổ vũ bởi thắng lợi của pháo binh, các đơn vị bộ binh dẫn đầu Quân đoàn XI đã tiến công qua khúc sông đối diện Gunstett. Như vậy, trong thời điểm 10h, ba quân đoàn II Bayern, V và XI Phổ chiếm hơn nửa quân số Binh đoàn 3 đã bị lôi kéo vào một trận đánh nằm ngoài dự kiến của Bộ Tổng chỉ huy Phổ.
Trong khi mũi tiến công của Sư đoàn 4 Bayern bị Sư đoàn 1 Pháp bẻ gãy ở bên trái, Sư đoàn 3 Pháp trên các sườn dốc giữa Frœschwiller và Wœrth đã đẩy lui các đợt tấn công của Quân đoàn V Phổ. Thậm chí các đơn vị bị dàn mỏng của sư đoàn Lartigue ở Rừng Hạ cũng ngăn được những nỗ lực đầu tiên của Quân đoàn VI nhằm vượt sông Sauer. Không chỉ giữ chắc tuyến phòng ngự cứng rắn của mình, quân zouaves của MacMahon liên tục mở các cuộc phản công bằng lưỡi lê buộc các đơn vị Phổ-Bayern phải chạy xuống các ngọn dồi và rút về phía bên kia sông.
Trước tình thế bất lợi, viên sĩ quan chỉ huy quân Phổ tại Wœrth khẩn cấp thỉnh cầu Kirchbach tăng viện. Kirchbach còn một sư đoàn trong tay mình, nhưng ông chưa được phép sử dụng nó. Tại tổng hành dinh Binh đoàn 3 ở Soultz, những tiếng súng trận càng lúc càng lớn từ mặt trận của Quân đoàn V đã gây cho Friedrich và Blumenthal hoảng hốt. Họ sai sứ giả mang đến cho Kirchbach một mệnh lệnh cấp bách yêu cầu viên tướng "chấm dứt cuộc chiến đấu, và tránh xa tất cả những gì có thể gây nên một trận chiến mới". Nhưng thượng lệnh đến quá trễ để có thể các lực lượng Phổ trên chiến trường có thể tổ chức triệt thoái. Thêm vào đó, vị Tướng tư lệnh Quân đoàn V đã phớt lờ thượng lệnh. Ông thông báo cho quân Bayern ở bên phải rằng ông đang tiếp tục tấn công và thỉnh cầu họ làm điều tương tự. Đồng thời, Kirchbach nhận được những lời hứa hẹn giúp sức từ Quân đoàn XI dưới quyền Bose, một viên tướng được sử gia Geoffrey Wawro đánh giá là hăng máu hơn cả Kirchbach. Với niềm tin được củng cố, Kirchbach đánh điện cho Thái tử để báo cáo về quyết định tấn công bằng sư đoàn trừ bị và sự kỳ vọng của ông vào kết quả tốt nhất.
Tình hình diễn tiến thuận lợi hơn cho quân Phổ trên mặt trận của Quân đoàn XI. Sau khi nhìn thấy những đội hình hàng dọc của Phổ từ phía đông hội tụ về cứ điểm mỏng yếu của sư đoàn ông, Lartigue báo cáo với MacMahon về mối hiểm họa đang càng lúc gia tăng. Nhưng MacMahon không thể giúp gì và Lartigue bị buộc phải tự lực cánh sinh; nếu như tình hình trở nên tồi tệ nhất có thể, lữ đoàn kỵ binh Michel sẽ được tung vào trận để hỗ trợ ông ta. Vào buổi trưa, Trung tướng Bose đã hội đủ binh lực Quân đoàn XI quanh Gunstett, và người Pháp chứng kiến "những toán quân áo đen của Phổ hiện lên trên đường tiến từ các ngọn cầu Gunstett với đầy vẻ hỗn loạn. Từ cái tổ kiến này, như thể là bằng phép thuật, các đội hình cấp đại đội đã tự dàn ra và nhanh chóng hình thành một đội hình chính quy tuyệt hảo mà không chút do dự". Quân cánh phải của ông đã chiếm được Rừng Hạ; và, được rừng yểm trợ khỏi làn đạn pháo của Pháp, bộ binh Phổ hất quân Pháp lên ngọn đồi ở phía sau. Đồng thời, cánh trái Quân đoàn XI phát động tiến công Morsbronn. Khi quân Phổ đang tiến về phía ngôi làng, hai đại đội Pháp chốt giữ Morsbronn đã rút khỏi đây để bảo toàn lực lượng. Chiếm được Morsbronn, quân Phổ đã tiến ra ngoài làng khi mà Lartigue huy động kỵ binh tấn công họ.
Cuộc xung phong của thiết kỵ binh Pháp.
Giờ đây Lartigue cho rằng hy vọng duy nhất để giữ vững vị trí của mình nằm ở việc tái lập một chiến tuyến từ đông sang tây dọc theo bìa phía nam của Rừng Hạ. Do vậy, ông điều động lữ đoàn thiết kỵ của Michel tiến công để cầm chân quân Phổ trong khi bộ binh Pháp ồ ạt rút qua các về dốc về vị trí phòng ngự mới của họ. Tướng Michel đã xua toàn bộ lữ đoàn của mình xuống các ngọn dốc và lao tới Morsbronn với khí thế cao độ. Lính thiết kỵ Pháp sớm rơi vào một khu vực đầy những hàng rào, vườn nho, hàng cây và tường lũy. Từ đằng sau những chiến ngại vật này, bộ binh Phổ bắn xối xả vào đội hình địch, gây cho kỵ binh Pháp nhiều tổn thất. Thêm vào đó, đạn pháo quân Phổ từ phía bên kia sông Sauer cũng xé toạc hàng ngũ kỵ binh Pháp. Những khối kỵ binh tiếp cận được làng Morsbronn đã mắc kẹt trên một con đường bị chắn ở cả hai đầu, và từ trong các ô cửa sổ hai bên đường, lính bộ binh Phổ mặc sức xả súng thảm sát quân kỵ mã Pháp. Những khối kỵ binh còn lại đi vòng hai bên làng, nhưng bị bộ binh Phổ đón đánh và bị kỵ binh Phổ bố ráp. Quân kỵ binh Pháp phải bỏ chạy về trận tuyến của mình. Vào khoảng 14h, cuộc tấn công của kỵ binh Pháp đã kết thúc thảm hại, trong đó 9 khối kỵ binh Pháp bị xóa sổ nhưng có lẽ không lính bộ binh nào của Phổ bị thiệt mạng.
Quân Đức thắng thế.
Một tiếng đồng hồ trước đó, ngạc nhiên do tiếng súng trận càng lúc càng lớn thay vì lắng xuống theo mệnh lệnh của mình, Thái tử Friedrich Wilhelm cùng Tham mưu trưởng Blumenthal đã thân hành đến chiến trường. Nhận thấy việc hủy bỏ trận chiến là hoàn toàn bất khả thi, Thái tử đành chấp nhận tình hình. Ông truyền lệnh cho tướng Von der Tann mang Quân đoàn I Bayern đến yểm trợ sườn phải của quân đoàn Kirchbach. Từ trước đó, tướng Von Werder đã điều Sư đoàn Dã chiến Württemberg đến hỗ trợ cánh trái của Bose. Tình hình đó đã tạo thuận lợi cho quân Phổ kẹp quân Pháp bằng hai gọng kìm lớn (mỗi gọng kìm là 4 vạn quân) theo như kế hoạch mà Thái tử và Blumenthal đã đề ra. Hai người đã ra huấn dụ cho các chỉ huy cấp quân đoàn của Binh đoàn 3 áp dụng kế hoạch này. Nhưng do Kirchbach từ trước đã điều sư đoàn trừ bị của ông tràn qua hai làng Wœrth và Spachbach để đánh thẳng vào phòng tuyến quân Pháp, vị chỉ huy năng động của Quân đoàn V không thể hoãn tấn công nhằm chờ đợi đến khi đối phương bị bọc sườn từ hai hướng theo thượng lệnh.
Một đợt phản công của quân Pháp ban đầu đã đẩy lùi sư đoàn trừ bị Phổ. Không hề nao núng, tướng Kirchbach điều toàn bộ quân đoàn của mình tiến công. Các đơn vị quân đoàn đã hội đủ quanh Wœrth và tiến lên dốc theo những đội hình dọc cấp đại đội dày đặc. Từ bên kia sông Sauer, đoàn pháo binh Phổ đã tiến lên những ngọn cầu mà đội ngũ kỹ sư đã thả trên sông và, sau khi triển khai đội hình dọc theo con đường thung lũng, họ bắn thẳng vào những hàng ngũ quân Pháp mà họ có thể nhìn thấy qua làn khói súng cách đó 500 yard. Cuộc giao chiến ác liệt đã diễn ra giữa Quân đoàn V và quân phòng thủ Pháp trên các con dốc dưới làng Frœschwiller và làng Elsasshausen kề bên. Với sức mạnh quân số và pháo binh áp đảo, quân Phổ đã chống đỡ các đợt phản công dữ dội và dần dần khống chế được đối phương.
Hai quân đoàn Bayern.
Tình hình thoạt đầu ở cánh phải cũng không diễn tiến theo dự định của Thái tử. Trong khi Quân đoàn II Bayern không còn sức tiếp tục tấn công, Quân đoàn I Bayern di chuyển trên những con đường làng dốc và lầy lội và phải sau một quãng thời gian dài, họ mới tiếp cận chiến trường. Nhưng sau khi đến nơi họ trở nên do dự trong việc tấn công. Thái tử Phổ phải sai tùy viên quân sự Bayern tại tổng hành dinh Binh đoàn 3 là Đại úy Celsius Girl đến khuyên những người đồng hương của ông không nên bỏ rơi đồng minh của mình hoặc tự làm nhục bản thân. Nhưng Girl không thuyết phục được tướng Von der Tann, và phải sau khi bộ chỉ huy Binh đoàn 3 phái 4 sứ giả đến thúc giục, Von der Tann mới chịu tấn công. Trên thực tế, theo nhà sử học Anh Michael Howard, nhiệm vụ của quân Bayern là không dễ chút nào: họ phải tiến công trên một khu vực dốc và rậm rạp hơn nhiều so với địa bàn tấn công của quân cánh trái Phổ. Khu vực này rất khó kiểm soát và không có đủ khoảng trống để khai triển pháo binh. Song cũng phải nói thêm là quân Bayern không có được tổ chức và kỷ luật chặt chẽ như quân Phổ. Trước làn hỏa lực chassepot và mitrailleuse của quân Pháp, người của Von der Tann bị mất phương hướng, nã súng lẫn nhau và ào ạt tháo chạy. Lính bộ binh Bắc Phi zouaves của Ducrot nhanh chóng khai thác tình hình này.
Nhưng sau cùng lợi thế cũng nghiêng về phe có quân số áp đảo. Trong khi phía Pháp chỉ có một bộ phận của sư đoàn Ducrot và một trung đoàn ở cánh trái của Raoult cố thủ khu rừng phía đông bắc Frœschwiller, những thành phần mạnh nhất của hai quân đoàn Bayern đều được huy động để tấn công họ. Vào buổi chiều, tình hình quân Pháp dần dần trở nên bất lợi. Trong khi khu rừng bị nhấn chìm trong lửa đạn, thiệt hại của các đơn vị Pháp ngày càng lên cao và đạn dược của họ trở nên cạn kiệt. Họ phải gửi nhiều thông điệp cầu cứu đến các chỉ huy cấp lữ đoàn và sư đoàn – những người cũng không kém phần tuyệt vọng và chỉ hồi đáp bằng những lời kêu gọi binh sĩ hãy cố gắng tử thủ hết mình. Ducrot cuối cùng đã điều các lực lượng trừ bị cuối cùng của ông vào trấn giữ khu rừng; song, người Pháp giờ đây không thể làm gì để đối phó với cuộc hành quân bọc sườn rộng lớn của người Bayern về phía Nehwiller cũng như cuộc tiến quân của Kirchbach từ Wœrth qua các vườn nho tới bên phải hậu quân Pháp. Khoảng 16h, sư đoàn Ducrot hoàn toàn rơi vào vô vọng.
Quân đoàn XI Phổ.
Cánh trái là nơi duy nhất mà cuộc tiến công của quân Đức diễn ra thật sự suôn sẻ theo ý bộ chỉ huy Binh đoàn 3, song cần lưu ý là Quân đoàn XI đã tiến công do ý thức tự giác của mình hơn là do tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Phải mất một tiếng đồng hồ để các đạo binh của Bose mở đường tiến ra ngoài Rừng Hạ. Trong môi trường rừng cây, các lực lượng tấn công của Phổ chỉ nhận được sự yểm trợ hạn chế của pháo binh trong khi họ bị bắn tỉa bởi các đơn vị lính zouaves núp sau những bụi cây. Mặc dù vậy họ đã giáng cho quân Pháp những thiệt hại nặng nề – riêng Trung đoàn 3 Zouaves chịu thương vong 45 trên tổng số 66 sĩ quan và 1.775 trên tổng số 2.200 lính. Trước tình hình tồi tệ, Lartigue thu tàn binh rút theo hướng tây bắc về bên kia sông Eberbach để tránh bị quân cánh trái Đức bọc hậu. Vào khoảng 14h30, bộ binh Quân đoàn XI với sự theo sát của lực lượng pháo binh yểm trợ đã bắt đầu tràn ra từ bìa bắc rừng Rừng Hạ và về phía sườn phải của các lực lượng Pháp đang ra sức chống giữ Elsasshausen trước các đợt tiến công của Quân đoàn V từ hướng đông.
Lúc 15h, các lực lượng của MacMahon đã bị nén thành một hình tứ giác có diện tích 2.6 km², và đại bác Đức dễ bề bắn vỡ từng mảnh của tứ giác này. Vào thời điểm ấy, mặc dù quân của Ducrot và Raoult vẫn đang cầm cự trước các cuộc tấn công của quân Đức với số lượng áp đảo về hướng đông và hướng bắc, các đơn vị hỗn tạp của Pháp ở phía nam đã không ngăn được quân của Bose đột chiếm ngôi làng đang rực cháy ở Elsasshausen và hội quân với cánh trái của Kirchbach từ sau 2h30, trong khi ở hướng tây đường rút của quân Pháp đã bị đe dọa bởi kỵ binh cánh phải Quân đoàn XI và Sư đoàn Dã chiến Württemberg dưới quyền tướng Phổ Hugo von Obernitz, đơn vị đã tiến qua mặt trận của Quân đoàn XI để tiếp cận hậu quân Pháp theo huấn lệnh của Thái tử. May cho MacMahon là quân Württemberg sau khi đến nơi đã bị lôi cuốn vào trận đánh quanh Elsasshausen thay vì thẳng tiến về Reichshoffen. Theo sử gia Howard, điều này cùng với tiến độ chậm của cuộc hành quân bọc sườn qua Nehwiller của quân Bayern ở phía bắc có lẽ đã cứu vãn quân Pháp khỏi nguy cơ bị bao vây toàn diện như ở Sedan 3 tuần sau. Dù gì, tình hình trước mắt của MacMahon là hết sức nguy khốn. Ông không hề nhận được sự giúp đỡ nào từ Quân đoàn V; thay vì "hành quân theo tiếng đạn pháo" như các tướng Phổ-Đức, Failly chỉ ngồi lại ở Belfort với nỗi lo sợ bị tấn công khi nghe những tiếng đại bác vang khắp dãy Vosges. Giống như Lartigue một giờ trước, MacMahon vào lúc 15h đã hạ lệnh sư đoàn kỵ binh Bonnemain xung kích vào các đơn vị bộ binh Phổ đang tiến từ phía nam.
Các cuộc phản công cuối cùng của quân Pháp.
MacMahon tin rằng cuộc xung phong ồ ạt của kỵ binh sẽ gây cho quân Đức hoảng loạn trong một thời gian đủ lâu để bộ binh Pháp chấn chỉnh hàng ngũ và rút lui. Xung phong trên một khu vực đầy những hàng rào, vườn nho, hàng cây và tường lũy, kỵ binh Pháp không thể gây đối phương rối loạn như MacMahon mong muốn. Trong khi đó, quân Phổ đã chia nhỏ đội hình, núp sau các chiến ngại vật và mang súng trường ra bắn tan tác kỵ mã Pháp. Chỉ trong vòng 10 phút, hỏa lực bắn thẳng của bộ binh và pháo binh Phổ đã đập tan cuộc tấn công của lữ đoàn thứ nhất của Bonnemain, loại được các sĩ quan cấp trung đoàn và 3/4 lực lượng lữ đoàn ra ngoài vòng chiến. Trong khi tìm cách tránh né đống xác người và ngựa trên đường tiến của mình, lữ đoàn thứ hai của Bonnemain cũng chịu số phận tương tự. Cuộc tấn công của quân thiết kỵ Pháp đã bị thảm hại mà không một lính thiết kỵ nào tiếp cận được chiến tuyến quân Phổ.
Trong tay MacMahon lúc này vẫn còn lực lượng trừ bị gồm 8 khẩu đội pháo và tàn binh Sư đoàn 2 Pelle. Ông bèn triển khai đại bác ở phía trước Frœschwiller, nhưng đã quá muộn. Bộ binh Phổ đã tiếp cận đủ gần để giương súng bắn chết các pháo thủ Pháp, và các khẩu đội Pháp bị buộc phải rút chạy sau khi mới bắn được vài phát.
Với sự thất bại của pháo binh trừ bị, MacMahon chỉ còn Sư đoàn 2 để chống giữ khu rừng phía đông bắc Frœschwiller và mở đoạn đường Reischhoffen cho quân chủ lực Pháp rút lui. Khoảng 15h30, MacMahon đưa một trung đoàn của Pelle tiến qua lên cao điểm. Sau khi vấp phải làn hỏa lực mãnh liệt của quân Đức, quân Pháp bỏ chạy tán loạn. Nhưng họ đã quy tập lại lực lượng và các đội hình lộn xộn của họ tràn xuống đồi theo hướng băng qua Elsasshausen về phía Rừng Hạ. Cuộc phản công của trung đoàn bộ binh Pháp cũng trở nên vô ích không kém các đợt xung phong của quân thiết kỵ binh Pháp trước đó. Đã ba lần quân Pháp bị tan vỡ dưới làn đạn quân Đức, song lần nào các sĩ quan chỉ huy cũng thúc giục họ tiên lên lần nữa. Cuối cùng, phần lớn trung đoàn Pháp đã bị tiêu diệt và số quân còn lại phải rút chạy.
Tàn cuộc.
Thời điểm quyết định của trận chiến đã đến khi quân đội Đức khai triển 25 khẩu đội pháo trên một khu vực trải về hướng nam và hướng đông Frœschwiller. Những trận mưa đạn của pháo binh Đức đã phá tan tành khu vực phòng thủ bị thu hẹp của quân Pháp. Vào khoảng 16h, sức kháng cự của quân Pháp bị nghiền nát. Từ ba phía bắc, nam và đông, quân Phổ và quân Bayern nhất tề đánh chiếm làng Frœschwiller. Rất ít quân Pháp cố thủ trong khu rừng phía đông nam Frœschwiller chạy được khỏi đây; trong một trung đoàn Pháp gồm 2.300 người, chỉ có 3 sĩ quân và 250 binh lính chạy thoát. Trong một quãng thời gian dài sau khi Frœschwiller thất thủ, quân Bayern ráo riết truy lùng những lính Pháp còn sót trong rừng. Vào lúc 16h30, trận chiến dứt điểm với thắng lợi toàn diện của Thái tử Friedrich Wilhelm, người đã dong ngựa qua các vườn nho để đón nhận tiếng reo hò của các binh sĩ dưới quyền ông ở Frœschwiller. Theo như Thái tử Phổ kể lại, "xác chết quân Pháp nằm chất đống, và màu áo đỏ của họ đập vào mắt người ở khắp mọi nơi".
Trong lúc MacMahon thảm bại, sư đoàn Guy de Lespart (Quân đoàn V) đã xuất hiện tại Reichshoffen, nhưng chỉ kịp lúc để triển khai về hai bên Niederbronn và trì hoãn sự truy kích của quân Đức gồm Lữ đoàn Kỵ binh Württemberg (Thiếu tướng von Scheler), Trung đoàn Long kỵ binh 14 và Trung đoàn Khinh kỵ binh 14 Phổ trong khi tàn binh Quân đoàn I cuống cuồng tháo chạy. Đây là đơn vị duy nhất mà Failly điều đến hỗ trợ MacMahon trong ngày hôm ấy. Viên chỉ huy Quân đoàn V trụ lại Belfort cho đến 18h30, khi ông nhận được tin báo của một nhân viên đường sắt: "Địch ở Niederbronn. Tan vỡ trên toàn tuyến". Hoảng hốt, tướng Failly quyết định từ bỏ Bitche và rút qua dãy Vosges theo hướng Phalsbourg. Để không bị cồng kềnh khi di chuyển, Quân đoàn V đã bỏ lại mọi trang bị cầm tay, kho dự trữ và thậm chí cả tiền phí của mình tại Belfort. Họ rút lui mà không hề được yểm trợ bên sườn do sư đoàn Lespart đã hội quân với MacMahon ở Niederbronn trong khi một lữ đoàn khác đã được điều đến Sarreguemines để hỗ trợ cho cánh quân Pháp ở phía bắc.
Về phía nam Reichshoffen, quân kỵ binh Phổ và đặc biệt hơn cả là hai trung đoàn kỵ binh Württemberg đã bắt được một số lượng lớn tù binh, đồng thời thu giữ vài cỗ đại bác và kho dự trữ của đoàn quân bại trận.
Sau thảm họa Wœrth-Frœschwiller, MacMahon đã thành thực gửi đến Hoàng đế một bản báo cáo về tình hình hiện thời của quân ông: "Tôi đã thua một trận đánh; chúng tôi đã chịu nhiều thiệt hại về người và của. Cuộc triệt binh hiện đang được tiến hành, một phần về Bitche, một phần về Saverne. Tôi sẽ cố gắng đến địa điểm này để chấn chỉnh quân lực". Hiểu rằng việc rút qua Bitche để hội với chủ lực Binh đoàn sông Rhin sẽ nhét cánh quân của mình vào một hẻm núi khó thể phòng bị, MacMahon hạ lệnh rút chạy qua Ingwiller và Saverne lên thượng lưu sông Moselle về hướng tây-nam. Nhưng các lực lượng dưới quyền ông đã trở nên rải rác và nhất thời chưa thể được kiểm soát. Khung cảnh hỗn loạn bao trùm những con đèo và đường mòn của vùng núi Vosges trong suốt đêm với những mớ tàn quân, ngựa chiến, xe goòng và đại bác lẫn lộn của cả ba quân đoàn I, V và VII.
Kết cục.
Phóng viên thời báo "London Times", khi đó đang tháp tùng quân đội Đức, đã ca ngợi tinh thần kiên dũng của cả hai phe trong tác chiến:
Trận chiến khốc liệt tại Wœrth-Frœschwiller đã đem lại tổn thất ghê gớm cho quân đội Phổ-Đức, với 489 sĩ quan và 10.153 binh sĩ chết hoặc bị thương – 6/7 trong số này thuộc về hai quân đoàn Phổ. Nhưng MacMahon đã thiệt mất phân nửa lực lượng quân đoàn mình. Số quân Pháp bị giết và bị thương lên đến 11.000 người và phần lớn con số này là do pháo binh Đức gây nên. Hãi hùng trước sự xuất hiện của quân Đức từ các bên sườn và đằng sau, 9.212 sĩ quan và binh lính Pháp còn lành lặn đã nộp mình cho quân Đức (trước sự phấn khởi của các binh sĩ Đức, nhiều tù binh Pháp sau trận đánh đã gọi Napoléon III là "mụ già" và MacMahon là "con lợn" - "le cochon").. Chưa hết, quân đội Phổ-Đức còn lấy được 6 khẩu mitrailleuse, 30 khẩu đại bác, 1 ngọn hiệu kỳ và 4 ngọn quân kỳ. Sự tổn thất những lá hiệu kỳ và quân kỳ này đã đánh một đòn đau vào niềm tự hào và tinh thần chiến đấu của người Pháp.
Trung tướng Bose đã hai lần bị thương trong trận đánh và phải giao lại quyền chỉ huy Quân đoàn XI Phổ cho Trung tướng Hermann von Gersdorff. Về phía Pháp, cuộc huyết chiến ở Froeschwiller đã lấy mạng tướng Raoult – Tư lệnh Sư đoàn 3, tướng Colson – Tham mưu trưởng Quân đoàn I – cùng phần lớn các sĩ quan tham mưu quân đoàn này.
Tuy nằm ngoài dự định của ông, trận Wœrth là một chiến thắng toàn diện cho vị Thái tử nước Phổ. Thắng lợi này đã khai lối cho Binh đoàn 3 vượt dãy Vosges tiến về nội địa Pháp và Paris, đồng thời dọn đường cho họ đánh xuống Strasbourg – thủ phủ vùng Alsace – ở mạn nam.. Ông viết vào nhật ký của mình sau trận chiến: "Hôm nay ta đã đánh bại hoàn toàn Thống chế MacMahon, đẩy quân của ông ta vào một cuộc tháo chạy toàn diện và nhốn nháo". Không chỉ bị quân chủ lực của Friedrich Wilhelm đuổi khỏi những đỉnh núi dễ cố thủ của dãy Vosges và cô lập khỏi quân chủ lực Binh đoàn sông Rhin, Quân đoàn I phải bỏ lại mọi lều trại, gà mèn, bếp dã chiến, nồi niêu, thực phẩm, đạn súng trường, đạn đại bác trong cuộc bỏ chạy tán loạn của mình và hoàn toàn không còn khả năng chiến đấu trong suốt tuần lễ tới. Trước khi rẽ sang phía tây để vượt dãy Vosges, Thái tử Phổ sai tướng Werder dẫn Sư đoàn Baden và một số đơn vị Phổ đi vây hãm Strasbourg vào ngày 7 tháng 8.
Ngoài ra, theo nhà sử học quân sự Anh David J. A. Stone, trận chiến Wœrth-Froeschwiller cũng là cơ hội cho hai quân đoàn Bayern và Quân đoàn Baden-Württemberg bộc lộ năng lực của mình trong liên minh chiến đấu với Liên bang Bắc Đức do Phổ lãnh đạo, qua đó thắt chặt mối quan hệ đồng minh với Phổ và các bang Bắc Đức.
Mặc dù chiến thắng Wœrth-Frœschwiller hoàn toàn đáp ứng sách lược của Moltke nhằm bao vây xóa sổ chủ lực Binh đoàn sông Rhin ngay tại biên giới Saarbrücken-Lorraine, những diễn biến trên mạn bắc đã làm hỏng chiến lược ngay từ trước trận đánh: bất chấp mệnh lệnh nghiêm cấm vượt sông Saar của Moltke, vào ngày 5 tháng 8 Steinmetz đơn phương quay binh đoàn nhỏ bé của mình xuống mạn nam và tiến đánh Saarbrücken theo những lộ trình hành quân mà Moltke dành riêng cho Binh đoàn 2, đẩy binh đoàn Đức vào một chiến dịch tấn công trực diện ngoài ý muốn của Bộ Tổng tham mưu. Cùng ngày với trận Wœrth, Binh đoàn 1 và Quân đoàn III (Trung tướng von Alvensleben) của Binh đoàn 2 đánh bại Quân đoàn II của Pháp do tướng C. A. Frossard chỉ huy trong trận Spicheren cách Wœrth 64.4 km về phía bắc, buộc Frossard phải rút quân chạy về Sarreguemines. Thiệt hại của hai bên trong trận đánh lên đến khoảng 5.000 quân Đức và 4.000 quân Pháp.
Đúng như sự dự đoán của Thủ tướng Phổ-Bắc Đức Otto von Bismarck, tin tức về các trận Wœrth và Spicheren đã gây choáng ngợp cho các đồng minh tiềm ẩn của Pháp ở châu Âu: người Áo, Đan Mạch và Ý. Họ từ bỏ mọi ý định tham gia cuộc chiến mà người Pháp xem ra đã bị đánh bại.
Phân tích chiến thuật.
Cũng như nhiều trận đánh khác trong giai đoạn này, trận Wœrth-Frœschwiller cho thấy lợi thế to lớn mà những tay lính nhà nghề của Pháp có được từ loại súng trường hiện đại của mình. Với tầm bắn và độ chính xác vượt trội các khẩu súng trường nạp hậu Dreyse và Podewils mà bộ binh Đức sử dụng, súng Chassepot đã bắn hạ khoảng 16.000 quân Đức – nhiều hơn gấp đôi tổng số quân Pháp chết và bị thương – trong những trận đánh đầu tiên của chiến dịch năm 1870. Để khắc phục khuyết điểm này, quân Đức ở các trận như Wœrth và Spicheren đã áp dụng một phương pháp thô sơ: họ khai triển bộ binh theo các đội hình dọc cấp đại đội, cố lao thật nhanh cho tới khi các chốt phòng thủ của đối phương nằm trong tầm bắn của súng Dreyse. Đến lúc này, mọi đội hình tấn công của Đức mới phân tán thành một tuyến tản khai, rồi nằm sấp hoặc dựa vào sự yểm trợ của địa hình để tiến hành đấu hỏa lực nhằm thăm dò và tiêu hao sinh lực địch theo phong cách điển hình của họ.
Mặc dù chiến thuật nói trên chưa đủ để hạn chế đáng kể con số tổn thất của phía Phổ-Đức, đại thắng của họ đã được quyết định bởi hai yếu tố then chốt của chiến tranh hiện đại:
Sau những chiến thắng mở màn ở Wissembourg, Wœrth và Spicheren, Thượng tướng Bộ binh Helmuth von Moltke thực hiện các nước đi kế tiếp của mình một cách nhanh chóng đến mức người Pháp không còn thời gian để tìm cách chế ngự chiến thuật ứng biến dựa vào quân số và pháo binh của đối phương.
Cuộc chiến tại Wœrth-Frœschwiller còn báo hiệu sự chấm dứt của một thời đại trong lịch sử chiến tranh. Qua những các đợt tấn công thất bại của quân thiết kỵ Pháp dưới quyền Michel và Bonnemain, trận đánh cho thấy kỵ binh không còn chỗ đứng trên những chiến trường được chi phối bởi súng trường nạp hậu của chiến tranh hiện đại. Tuy nhiên, các quân đội châu Âu đã lãng quên bài học này trong một thời gian dài trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào mùa hè năm 1914.
Những diễn biến kế tiếp.
Hai cuộc thua trận ngày 6 tháng 8, nổi bật trong đó là cảnh tượng pháo binh Đức khoét những lỗ hổng to lớn vào trận tuyến của mình, đã làm sa sút tinh thần quân lực Pháp đồng thời đánh đòn nặng nề vào ý chí của Napoléon. Buổi sáng ngày 7 tháng 8, ông truyền lệnh cho toàn bộ quân lực rút về Châlons-sur-Marne, để lại mọi quyền chủ động chiến lược trong tay Bá tước von Moltke. Nhưng, trong khi con đường tháo chạy về hướng tây-nam của MacMahon và Failly sau trận Wœrth đã mở rộng khoảng trống giữa 3 quân đoàn I, V, VII ở phía nam và 5 quân đoàn chủ lực Pháp trên mạn bắc, Frossard lại tự ý quyết định rút quân từ Sarreguemines về Metz mà không hỏi ý Napoléon khi hay tin MacMahon đại bại. Cuối ngày 7 tháng 8, sau khi xác định lại tình hình, hoàng đế Pháp đành hạ lệnh cho cánh quân phía nam triệt thoái về Châlons để thành lập một binh đoàn mới do MacMahon chỉ huy, còn chủ lực Binh đoàn sông Rhin lui về tập kết tại pháo đài Metz rồi rút tới Châlons theo đường Verdun để hội quân với MacMahon. Chỉ sau một tuần lễ chiến đấu, quân đội Pháp đã hoàn toàn triệt thoái. Đến ngày 12 tháng 8, Napoléon trao quyền chỉ huy Binh đoàn sông Rhin cho Thống chế F. A. Bazaine, nguyên Tư lệnh Quân đoàn III.
Sau khi nhận định lại cục diện chiến tranh, Moltke ra huấn lệnh cho Thái tử Friedrich Wilhelm tiếp tục theo sau cánh quân của MacMahon trong khi ông tập trung điều động các Binh đoàn số 1 và số 2 truy kích tiêu diệt chủ lực Binh đoàn sông Rhin. Dưới sự chỉ đạo của Thái tử và Blumenthal, các đơn vị chủ lực của Binh đoàn 3 vượt dãy Vosges mà không vấp phải sự kháng cự nào từ tàn binh Pháp. Trong vùng núi, quân Bayern và Württemberg đã vây chiếm một số pháo đài đơn lẻ của Pháp như Lichtenberg và Marsal. Đến ngày 12 tháng 8, Binh đoàn 3 đã ra được khỏi dãy Vosges và nối lại liên lạc với Binh đoàn 2 trên mạn bắc. Vào ngày 16 tháng 8, Bộ Tư lệnh Binh đoàn 3 thiết lập tổng hành dinh tại Nancy để yểm trợ các hoạt động chủ lực của các binh đoàn 1 và 2 đồng thời chuẩn bị ứng phó với mọi tình huống. Sau khi hai binh đoàn Phổ-Đức giành thắng lợi trong các trận Borny-Colombey (14 tháng 8), Mars-la-Tour-Vionville (16 tháng 8), Gravelotte-St. Privat (18 tháng 8) và cô lập hoàn toàn Bazaine trong pháo đài Metz, tướng Moltke bắt đầu xoáy trọng tâm sang MacMahon. Để lại Binh đoàn 1 và 4 quân đoàn của Binh đoàn 2 vây hãm Metz, ông rút 3 quân đoàn khỏi biên chế Binh đoàn 2 để thành lập Binh đoàn sông Maas do Thái tử Albert của Sachsen chỉ huy, và truyền lệnh cho Binh đoàn sông Maas cùng với Binh đoàn 3 tiến về Châlons để dứt điểm chiến dịch.
Về phía mình, MacMahon đã có mặt cùng Napoléon ở Châlons từ ngày 16 tháng 8. Sau khi được tăng cường lực lượng, hai ông thành lập Binh đoàn Châlons vào ngày 21 tháng 8. Dưới sức ép của dư luận Pháp, Napoléon và MacMahon mang quân đến Rheims và sau đó đến Montmédy trong một nỗ lực nhằm đi vòng qua sườn của Moltke và giải vây cho Metz. Nhưng tướng Moltke đã phát giác được cuộc hành quân này vào ngày 25 tháng 8 và ông điều các đạo quân hùng mạnh của hai thái tử Bắc Đức rẽ sang hướng tây bắc để đuổi bắt đối phương. Ngày 30 tháng 8, quân của hai thái tử đã bắt kịp và đánh tan Quân đoàn V Pháp ở Beaumont, buộc MacMahon phải rút quân vào Sedan. Tại đây, 20 vạn quân Đức đã vây kín Binh đoàn Châlons vào ngày 1 tháng 9 năm 1870. Hôm sau, Napoléon III, MacMahon cùng toàn bộ lực lượng của mình ra đầu hàng. Chẳng bấy lâu sau, Paris rơi vào vòng vây của hai vị thái tử Đức.
Đọc thêm.
Các sử liệu chính thức của Đức và Pháp về trận chiến này: | 1 | null |
Koh Kong (tiếng Khmer: ក្រុង កោះកុង) (phiên như Krông Koh Kong) hay Krong Khemarak Phoumin (nâng cấp, đổi tên từ huyện Smach Mean Chey cũ) là thủ phủ của tỉnh Koh Kong. Nó nằm gần cửa sông Bpow Kah đổ ra Vịnh Thái Lan. Thành phố này nằm chỉ cách biên giới Thái Lan 10 km. Thành phố này cách thủ đô Phnom Penh 310 km và cách Sre Ambel 138 km theo trục Quốc lộ 4. Năm 2008, thành phố có dân số là 36.053 người. | 1 | null |
Cừu sừng lớn ("Ovis canadensis") là một loài cừu sống ở Bắc Mỹ. Đúng như tên gọi, loài này có đôi sừng khá lớn, có thể nặng đến 14 kg trong khi bản thân chúng có thể nặng đến 140 kg. Một nghiên cứu di truyền học mới đây đã kết luận rằng có ba phân loài "Ovis canadensis" riêng biệt, một trong số đó đang trong tình trạng nguy cấp: "Ovis canadensis sierrae". Loài cừu này đã đến Bắc Mỹ từ Siberia thông qua cầu đất Bering. Số lượng cừu sừng lớn ở Bắc Mỹ từng đạt đến hàng triệu con và chúng đã có mặt trong thần thoại của thổ dân châu Mỹ. Tuy nhiên, đến 1900 số lượng loài đã suy giảm chỉ còn vài nghìn cá thể. Những nỗ lực bảo tồn (trong đó một phần thuộc về Hội Nam Hướng đạo Mỹ) đã giúp khôi phục số lượng loài.
Mô tả.
Cừu sừng lớn được gọi tên theo cặp sừng lớn, cong ở trên đầu con cừu đực. Cừu cái cũng có sừng nhưng nhỏ và ít cong hơn. Chúng có màu từ nâu nhạt cho đến xám nhạt hoặc nâu sôcôla. Con đực nặng 58–143 kg, chiều cao tính đến vai là 91–100 cm, dài 180–200 cm tính từ mũi đến đuôi. Con cái nặng 34–85 kg, cao 76–91 cm, dài 140–170 cm. Cừu sừng lớn sở hữu cặp sừng nặng hơn toàn bộ xương trong cơ thể cộng lại và đủ khả năng húc chết người. | 1 | null |
Kratié là tỉnh lỵ của tỉnh Kratié ở miền đông Campuchia. Đây là một thị xã nhỏ với dân số khoảng 13.000 và nằm trên bờ sông Mekong. Kratié còn khá nhiều các khu nhà có kiến trúc thời Pháp còn lại, nằm xen lẩn các kiến trúc hiện đại. Tiếng Việt gọi thị trấn này là Cần Ché.
Kratié được mô tả là một đô thị đẹp như tranh vẽ, với những hòn cù lao trải dài cát trắng trên sông Mekong. Đoạn sông phía bắc thị xã là một ngôi nhà trú ẩn của loài cá heo Irrawaddy có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi đây và những con cá heo là địa điểm thu hút khách du lịch chủ yếu.
Một cuộc khảo sát tiến hành năm 2007 bởi Dự án Bảo tồn cá heo Mekong ở Campuchia (CMDCP), một dự án hợp tác giữa WWF, Hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới, Quản lý Nghề cá và Nhóm phát triển nông thôn Campuchia (CRDT), ước tính có từ 66 đến 86 cá thể cá heo còn lại trên sông Mekong thuộc khu vực này. | 1 | null |
Samraong (tiếng Khmer: សំរោង) là thủ phủ của tỉnh Oddar Meancheay tọa lạc tây bắc Vương quốc Campuchia. Thành phố Samrong được nâng cấp từ huyện Samrong theo Tiểu Nghị định số 17, ngày 9 tháng 1 năm 2009.
So với các đô thị khác, Samraong là nơi có sự phát triển kém hơn, lý do chính là do cuộc nội chiến kéo dài. Thành phố có cơ sở hạ tầng yếu kém. Samraong nằm không xa biên giới Thái Lan. | 1 | null |
Cầu Năm Căn là cây cầu bắc qua sông Cửa Lớn nối liền hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau.
Thông tin - thông số kỹ thuật.
Dự án nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn – Đất Mũi có điểm đầu tại Km8+500 thuộc xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, điểm cuối tại Km11+890 thuộc xã Viên An Đông huyện Ngọc Hiển. Cầu Năm Căn có chiều dài là 3.390 m, với tổng vốn đầu tư 650 tỷ đồng. Kết cấu cầu chính với 4 nhịp chính và do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành khởi công xây dựng cầu vào sáng ngày 29 tháng 8 năm 2012 với tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Cầu được thiết kế với khổ thông thuyền: tĩnh không đứng 10 m, tĩnh không ngang 80 m.
Cầu Năm Căn được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, chiều dài dự kiến trên 3.300m, trong đó cầu chính dài 816,8m, mặt cầu rộng 12m với 2 làn xe. Diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng cầu là 80.957m² với 26 hộ dân cư 2 bờ sông bị ảnh hưởng.
Trong đó, phía bắc Năm Căn là 27.480m² có 6 hộ bị ảnh hưởng, bờ Nam phía Ngọc Hiển là 53,477m² với 20 hộ ảnh ảnh. Hiện tỉnh Cà Mau đã thực hiện xong việc chi bồi hoàn cho 26 hộ này với kinh phí trên 3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý bổ sung dự án vào danh mục trái phiếu giai đoạn 2012 - 2015.
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện theo quy định và bố trí vốn cho dự án, hoàn lại cho tỉnh Cà Mau theo quy định. Trước mắt bố trí vốn từ nguồn dự phòng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 để thực hiện.
Sáng ngày 7 tháng 2 năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải đã khánh thành cầu Năm Căn. | 1 | null |
Thành phố trực thuộc trung ương (, Hán-Việt: "trực hạt thị") là một phân cấp hành chính của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Hiện nay Đài Loan có sáu thành phố trực thuộc trung ương gồm Cao Hùng, Đài Bắc, Đài Nam, Đài Trung, Đào Viên và Tân Bắc.
Thành phố trực thuộc trung ương là cấp bậc thành phố cao nhất trong ba cấp bậc thành phố tại Đài Loan:
Lịch sử.
Giai đoạn còn kiểm soát đại lục.
Trong giai đoạn lịch sử khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc còn kiểm soát đại lục Trung Quốc, có tất cả mười hai thành phố trực thuộc trung ương, gồm:
Hệ thống cấp bậc thành phố trực thuộc trung ương được ra đời vào năm 1927 sau khi chúng được phân cấp là "thành phố" trong thập niên 1920. Các thành phố này lúc đầu được gọi là các thành phố đặc biệt (, Hán-Việt: "đặc biệt thị"), sau đó đổi thành thành phố trực thuộc Viện (, Hán-Việt: "Viện trực thị").
Giai đoạn không còn kiểm soát đại lục.
Sáu thành phố trực thuộc trung ương ở Đài Loan được thành lập sau khi Trung Hoa Dân Quốc lấy lại quyền kiểm soát đảo này sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đài Bắc trở thành thành phố trực thuộc Viện vào năm 1967; Cao Hùng là năm 1979; Đài Trung và Đài Nam và Tân Bắc là năm 2010, Đào Viên năm 2014. Từ năm 1994, thành phố trực thuộc Viện (Viện trực thị) chính thực được gọi là thành phố trực thuộc trung ương (trực hạt thị) nhằm nhấn mạnh tính tự chủ của các thành phố này. Ngoài sự phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá thì luật pháp Trung Hoa Dân Quốc còn quy định loại thành phố này phải có dân số trên 1.250.000 người.
Quản lý hành chính.
Tại các thành phố trực thuộc trung ương của Đài Loan, thị trưởng là quan chức cấp cao nhất. Nhiệm kì của thị trưởng là bốn năm và dân chúng đăng ký cư trú tại thành phố đó sẽ bầu ra họ. | 1 | null |
Cừu Barbary (danh pháp hai phần: "Ammotragus lervia") là một loài động vật bản địa núi đá ở Bắc Phi. Chúng được Peter Simon Pallas miêu tả cấp loài năm 1777 và Edward Blyth miêu tả cấp chi năm 1840.
Dù là một loài hiếm ở Bắc Phi, nó đã được nhập nội vào Bắc Mỹ, phía nam châu Âu, và nơi khác. Nó cao 80–100 cm đến vai và cân nặng 40–140 kg. Trong tự nhiên nó hiện diện ở bắc Mali, Mauritanie, Maroc, Niger và Sudan (phía tây sông Non và phía đông sông Nin ở Red Sea Hills).
Phân loài.
Chi này có 6 phân loài được miêu tả. | 1 | null |
Sơn dương Hoa Nam (danh pháp hai phần: "Nemorhaedus griseus" hay "Naemorhedus griseus"; là một loài động vật phân bố ở Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và có thể ở Lào. Tên thông thường của loài này trong tiếng Anh là "Chinese goral". Trong một số văn bản pháp quy tiếng Việt, nó được gọi là sơn dương Trung Quốc, trùng tên với một loài khác cũng có trong các văn bản trên là "Capricornis milneedwardsii" (trong một số văn bản khác, "Capricornis milneedwardsii" được định danh là sơn dương, còn gọi là dê rừng hoặc con than). Tại Wikipedia tiếng Việt, nó được đặt tên là Ban linh Trung Hoa, vì những loài "goral" (thuộc chi "Naemorhedus") có tên gọi theo tiếng Trung Quốc là 斑羚, phiên âm Hán Việt là "ban linh". Tuy nhiên bản tiếng Trung của Wikipedia gọi loài này là sơn linh Hoa Nam. | 1 | null |
Trần Thị Ngọc Đài (陳氏玉台, 1577 - 1669), thụy Từ Huyên (慈萱), là một phi tần của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, mẹ của Tây Định Vương Trịnh Tạc.
Bà là người làng Đồng Đợi, huyện Thiên Bản, nay là thôn Đồng Đội, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà là con gái Khải quận công.
Hiện đền thờ bà tại quê nhà được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. | 1 | null |
Triệu Thị Hà (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1992) là một hoa hậu, người mẫu tại Việt Nam. Cô là người dân tộc Nùng và là người giành chiến thắng tại Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2011. Cô đã giành được chiến thắng trong đêm chung kết được tổ chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2011. Khi đó, cô là sinh viên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, cô cũng cho biết vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cô đã phải nỗ lực nhiều. Trong phần thi ứng xử và phần thi tài năng, Triệu Thị Hà gây được ấn tượng và được khán giả ủng hộ khi ôm cây đàn tính đặc trưng của dân tộc Nùng để thể hiện "Điệu nàng ới", một làn điệu dân ca Nùng. | 1 | null |
Maria Montessori (31 tháng 8 năm 1870 – 6 tháng 5 năm 1952) là nhà trị liệu đồng thời là nhà giáo dục người Ý. Bà nổi tiếng vì phương pháp giáo dục Montessori mang tên bà. Phương pháp của bà ngày nay được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Phương pháp giáo dục.
Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng không giống nhau và tương ứng là các phương pháp tiếp cận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn
Sách.
Bốn cuốn sách của bà đã được dịch sang tiếng Việt: "Trẻ thơ trong gia đình", "Dạy con trước tuổi lên 3 - Phương pháp giáo dục của Montessori", "Sổ tay giáo dục trẻ em" và "Giúp con tự học". | 1 | null |
Trận Le Mans diễn ra từ ngày 10 cho đến ngày 12 tháng 1 năm 1871 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 71), khi Tập đoàn quân số 2 (Đức) do Thân vương Friedrich Karl chỉ huy tấn công Tập đoàn quân Loire (Pháp) do tướng Alfred Chanzy chỉ huy ở ngoại ô thành phố Le Mans mạn tây nước Pháp. Kết thúc trận đánh, Tập đoàn quân Loire bị thảm bại và Chanzy phải rút tàn binh chạy tới Laval. Chiến thắng của quân đội Phổ-Đức tại Le Mans đã đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của quân lực Cộng hòa Pháp ở miền tây.
Bối cảnh.
Sau khi bị quân Đức thuộc Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Thân vương Friedrich Karl và phân bộ quân Mecklenburg đánh tan trong trận Orléans lần thứ hai, Tập đoàn quân Loire của Pháp bị cắt làm đôi: trên bờ bắc sông Loire, Tập đoàn quân Loire thứ hai được hình thành từ 2 quân đoàn XVI, XVII và được đặt dưới sự điều khiển của tướng Alfred Chanzy. Phía nam sông Loire, Tập đoàn quân Miền Đông được lập thành từ 3 quân đoàn XV, XVIII, XX do tướng Charles Denis Bourbaki chỉ huy và rút về Bourges. Thấy quân Pháp đã đuối sức, Tổng Tham mưu trưởng liên quân Phổ-Đức Helmuth von Moltke truyền lệnh cho Friedrich Karl đánh dứt điểm đối phương trước khi các cuộc đàm phán đình chiến có thể khai mạc. Để vây diệt Bourbaki, Friedrich Karl sai Trung tướng Constantin von Alvensleben dẫn Quân đoàn III ngược dòng tiến đến Gien trong khi Quân đoàn IX của Thượng tướng Bộ binh Albrecht von Manstein và một lữ đoàn kỵ binh vượt sang bờ trái sông Loire tại Orléans và thọc xuống Bourges. Một khi đến Gien, Alvensleben sẽ quay quân xuống phía nam để phối hợp với Manstein. Đồng thời, Moltke sai Đại Công tước Mecklenburg đem quân xuôi dòng tiến đánh Tours, nơi có lẽ Chanzy sẽ tiến hành một cuộc tử thủ cuối cùng.
Mặc dù một bộ phận lớn của Quân đoàn XVI Pháp đã bỏ chạy về Blois ngoài tầm kiểm soát của Chanzy, Chanzy vẫn còn đủ lực lượng để dàn tuyến phòng thủ trước thị trấn Beaugency, nơi quân ông đụng độ với Phân bộ quân Mecklenburg trong các ngày 8 – 9 tháng 12. Quân Đức thắng thế, song Mecklenburg ngừng tấn công vào đêm ngày 9 vì sợ nếu thọc quá sâu thì 24.000 quân của ông sẽ bị 100.000 quân Pháp của Chanzy bủa vây tiêu diệt. Nhận thấy nhiệm vụ của Mecklenburg là quá nặng, Moltke truyền cho Friedrich Karl ngừng truy kích Bourbaki và trao cho ông này toàn quyền chỉ huy chiến dịch Loire để thanh toán Chanzy. Thừa lệnh, Friedrich Karl cho Quân đoàn III dừng chân tai Gien và cấp tốc hành quân trở lại Orléans, nơi họ sẽ theo chân Quân đoàn X vào trận tại Beaugency. Đối với Chanzy, mọi hy vọng bây giờ được đặt vào sự tiếp viện nhanh chóng của Bourbaki từ Bourges. Phía nam sông Loire, Sư đoàn Hessen, Quân đoàn IX Phổ đã đánh chiếm thành Chambord vào đêm ngày 9-10 và đánh đến tận Blois trong ngày 10, giành được một ngọn cầu và uy hiếp hậu quân của Chanzy. Thế nhưng 150.000 quân của Bourbaki tại Bourges không hề động đậy. Bourbaki sai quân chiếm các ngả đường từ Bourges và Viezon tới Orléans, nhưng các đạo binh tàn tạ của ông phớt lờ thượng lệnh. Trước tình hình đó, Chanzy đành triệt binh về phía tây theo hướng Le Mans, một giao điểm đường sắt lớn ở miền nam.
Đói ăn và run rẩy trong giá rét và mưa tuyết, hàng nghìn binh sĩ Pháp đã ồ ạt đào ngũ trên đường rút. Tình hình quân lực Pháp trở nên khủng hoảng, nhưng may mắn cho Chanzy là Friedrich Karl chỉ truy đuổi chậm. Cũng giống như quân Pháp, các đoàn quân Phổ-Đức đã trở nên lạnh cóng, đói khát, và kiệt sức vào cuối năm 1870. Nhiều lính quân dịch được huấn luyện vội vã của Đức phải nhập viện do không thích nghi nổi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa đông. Thêm vào đó, càng xa Orléans thì Friedrich Karl càng sợ đường tiếp tế bị kéo căng, và ông vẫn không khỏi quan ngại nguy cơ bị cánh quân của Bourbaki đánh úp từ phía sau. Trong bộ dạng thê thảm, đoàn quân của Chanzy cuối cùng đã tiếp cận được Le Mans.
Quân Đức tổng tiến công Le Mans.
Hiểu rằng các tướng Pháp đã ráo riết xây lại lực lượng tại Bourges và Le Mans trong khi tình hình Paris trở nên nguy cấp, Moltke nhận định quân Pháp sẽ sớm tấn công để giải nguy cho Paris, và nếu Friedrich Karl còn trì trệ thì đại quân của ông sẽ bị hủy diệt. Do đó, vào ngày Tết Dương lịch, Moltke phát lệnh cho Friedrich Karl tiến quân về hướng tây để giải quyết Chanzy trước khi ông ta có thể mở một cuộc tấn công phối hợp cùng Bourbaki. Friedrich Karl dàn Tập đoàn quân số 2 thành một vòng cung rộng để tập trung tấn công Le Mans: ở bên phải có 2 sư đoàn 17 và 20 của Mecklenburg – giờ đã trở thành Quân đoàn XIII – từ Chartres tiến xuôi dòng sông Huisne; ở trung tâm, các Quân đoàn III và IX nối đuôi nhau tiến theo con đường chính qua St. Calais về Le Mans; bên trái có Quân đoàn X tiến xuôi dòng sông Loir. Sau khi khởi hành ngày 6 tháng 1, đại quân Đức đã quét sạch những sư đoàn lẻ mà Chanzy đưa đến để cầm chân họ.
Ở ngoại ô Le Mans, Chanzy đã xây dựng một hệ thống công sự và chiến hào vững chắc. Trong tay ông giờ đây có 3 quân đoàn cùng 20 tiểu đoàn Vệ binh Cơ động Bretagne mà ông triệu tập từ trại Conlie, cách Le Mans 15 km về hướng bắc. Tại cánh cực trái, Chanzy bài trí Quân đoàn XXI ở phía bắc thung lũng sông Huisne để đối mặt với mũi tiến công của Mecklenhurg. Bên cánh trái, Quân đoàn XVII chốt giữ cao nguyên dài giữa Yvré và Champagné, được yểm trợ ở phía trước bởi hỏa lực pháo binh từ các ngọn đồi phía tây Yvré và ở hai bên sườn bởi sông Huisne. Cánh phải (gồm Quân đoàn XVI và Vệ binh Cơ động Bretagne) dưới quyền Đô đốc Bernard Jauréguiberry cố thủ cao nguyên Chemin aux Boeufs giữa hai sông Sarthe và Huisne.
Diễn biến trận đánh.
Vào ngày 10 tháng 1 năm 1871, quân Đức mở màn tiến công trận địa phòng thủ của Pháp gần Le Mans. Đây là một cuộc tấn công phối hợp kém - trong đó binh lính và đại bác di chuyển chậm trên những con đường quanh co, chật hẹp và phủ tuyết - và không đạt được tiến triển nào. Hôm sau, tướng Alvensleben xua Quân đoàn III Brandenburg tấn công dồn dập cánh trái quân Pháp. Quân Đức đánh đuổi được quân Pháp khỏi dãy đồi phía trên Champagné, nhưng khi truy kích, họ bị pháo binh Pháp từ bên kia sông Huisne dập mạnh và chịu thương vong cao. Sau đó, bộ binh Pháp phản công giành lại được một phần các cao điểm bị mất. Trong khi đó, về phía bắc thung lũng Huisne, quân Pháp trụ vững trước các cuộc tấn công của quân đoàn Mecklenburg.
Lúc 19h tối, tướng Voigts-Rhetz mang Quân đoàn X Phổ đến trước cao nguyên Chemin aux Boeufs và sớm phát hiện ra hệ thống phòng ngự kiên cố của quân cánh phải Pháp. Mặc dù vậy, ông tấn công ngay tức khắc; và sau khi quét sạch các tiền đồn quân Pháp, ông huy động một tiểu đoàn xông thẳng vào trận địa đối phương theo các đội hình dày đặc. Chẳng may cho quân Pháp, đòn đánh táo bạo của Voigts-Rhetz đã giáng trúng các đơn vị Vệ binh Cơ động Bretagne được huấn luyện và trang bị rất kém. Bị choáng ngợp, quân Vệ binh Cơ động Bretagne nhanh chóng tan tác và kéo theo đó là sự đổ vỡ của toàn bộ cánh phải quân Pháp. Trước đà tấn công mãnh liệt của quân Đức, Jauréguiberry phải dành cả đêm để chỉnh đốn hàng ngũ và tiến hành phản công, nhưng thất bại. Đói khát, rét buốt và mất ngủ, các đơn vị quân cánh phải Pháp hoàn toàn tan rã và mạnh ai nấy cắm đầu chạy vào Le Mans. Tình hình Tập đoàn quân Loire trở nên náo loạn hơn bao giờ hết. Không còn cách nào khác, vào buổi sáng ngày 12 tháng 1, Jauréguibery thỉnh cầu Chanzy tiến hành triệt binh ngay lập tức. Mặc dù Chanzy đã bác bỏ nhiều bản hung tin của các bộ tướng khác trong suốt đêm ngày 11, ông tin tưởng Jauréguibbery và chấp thuận đề xuất của ông này.
Do cánh trái quân Pháp phần nào còn nguyên vẹn và quân Đức chưa nhận thức rõ được sự tan vỡ toàn diện của cánh phải, người Pháp đã dời được một số kho quân trang, quân dụng khỏi Le Mans trước khi đối phương truy đuổi tàn binh của Jauréguibbery. Bên cánh trái, các đợt phản công của quân Pháp đã giữ chân Quân đoàn III Phổ đủ lâu cho toàn bộ lực lượng Pháp rút an toàn qua sông Sarthe. Sau đó, các tàn binh bại tướng của Tập đoàn quân Loire bắt đầu rút qua những đống tuyết dày đặc về Laval ở mạn tây. Một sĩ quan Vệ binh Cơ động Pháp đã viết vào ngày 13 tháng 10: "Khi tôi viết chuyện về cuộc triệt thoái của quân ta tới Le Mans, tôi đã nghĩ là tôi sẽ không bao giờ chứng kiến một tai ương lớn hơn nữa. Tôi đã nhầm... Nước Pháp đang rơi từ vực thẳm này xuống vực thẳm khác". Viên sĩ quan không thể quên được vẻ mặt "tái mét" của những mớ tàn quân và cảnh tượng "...tất cả súc vật đã chết hoặc đang hấp hối đều biến thành những bộ xương và bị lõm sâu vào băng tuyết, trong khi chúng còn thở".
Kết cục.
Trận chiến Le Mans đã gây cho quân Pháp tổn thất đến 25.000 tử trận, bị thương và bị bắt, cộng thêm 50.000 đào ngũ. Thương vong của phía Đức lên đến 158 sĩ quan và 3260 binh lính, trong số đó 107 sĩ quan và 1.730 binh lính thuộc về Quân đoàn III. Quân Đức cũng thu được 20 cỗ pháo và 2 cờ hiệu.
Sau 6 ngày chinh chiến, đại quân Đức giờ đã thấm mệt và Friedrich Karl chỉ cử một lực lượng tối thiểu cần thiết theo chân đối phương. Dù gì, cuộc thảm bại tại Le Mans đã đánh dấu chấm hết cho Tập đoàn quân Loire dưới tư cách là một lực lượng chiến đấu hữu hiệu. Từ những gì anh ta tai nghe mắt thấy, một binh nhì Phổ trên chiến trường Le Mans đã viết vào ngày 12: "tình hình cho chúng tôi thấy quân Pháp không chỉ thua trận mà còn suy sụp tinh thần. Các ba lô và súng trường của họ nằm vươn vãi khắp đường sá. Hàng loạt đơn vị tìm đến đầu hàng chúng tôi. 30 tên bộ binh Pháp đầu hàng một người bạn tôi... Chúng tôi tự hỏi làm sao đội quân này đã có thể gây chúng tôi thật bận tâm, do họ tuyệt nhiên không hề được huấn luyện, không thể hành quân hay bắn, và không chịu đựng được những cú sốc tâm thần trong chiến tranh." Đối với đoàn quân tả tơi của Chanzy cùng đại bộ phận dân chúng Pháp, cuộc chiến giờ đây đã chấm dứt với phần thua thuộc về nước họ. | 1 | null |
Quần đảo Paklinski () hay quần đảo Pakleni () là một quần đảo nằm ngoài bờ tây nam của đảo Hvar thuộc Croatia, đối diện với lối vào hải cảng của thành phố Hvar. Người ta thường dịch tên quần đảo này là quần đảo Địa Ngục (pakleni: địa ngục), nhưng thực chất từ "pakleni" là biến thể của từ cổ "paklina" (chỉ một loại nhựa thông từng được dùng để sơn lên thân của những con tàu khai thác nhựa thông tại đây).
Tổng quan.
Danh sách các đảo (từ tây sang đông):
Đảo chính Sveti Klement còn có tên gọi khác là "Veliki otok" hay "đảo Lớn". Trên đảo có ba khu tạm cư là Palmižana, Momica Polje và Vlaka. Có một bến du thuyền lớn với an ninh tốt tại Palmižana.
Chuỗi đảo đá vôi Paklinski có chiều dài khoảng 10 km với đường bờ biển rất lồi lõm. Tại đây có các cánh rừng thông đen châu Âu và thông aleppo. Điểm cao nhất của quần đảo có độ cao là 94 m. Quần đảo là điểm đến quen thuộc của khách du lịch bằng đường thủy với tàu thuyền nhỏ, đặc biệt là du thuyền. Nơi đây có vô số các vịnh nhỏ dành cho lặn biển, câu cá dưới nước, bơi lội và thể thao dưới nước. | 1 | null |
Thú túi đuôi nắm (Didelphis virginiana) là loài thú có túi duy nhất được tìm thấy ở Bắc Mỹ phía bắc México. Nó là loài động vật sinh hoạt về đêm và đơn độc và có kích thước khoảng bằng mèo nhà do đó là loài Didelphidae lớn nhất, nó là loài cơ hội thành công. Đây là loài quen thuộc với người dân Bắc Mỹ do nó thường hiện diện gần các đô thị và lục thức ăn trong các hộp thực phẩm vứt đi, hay nằm giữa đường và đo đó là loài thường bị xe cán. | 1 | null |
Họ Cá nóc (danh pháp khoa học: Tetraodontidae) là một họ thuộc bộ Cá nóc. Chúng vẫn được coi là động vật có xương sống độc thứ hai trên thế giới, chỉ sau ếch độc phi tiêu vàng. Các nội tạng như gan, và đôi khi cả da của chúng có chứa nhiều độc tố. Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa sinh sản, chất độc đó gọi là tetrodotoxin. Đây là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.200 lần so với xyanua. Độc tố của một con cá đủ giết chết 30 người.
Một điều thú vị là bản thân con cá nóc không thể sinh tổng hợp được độc tố; chất tetrodotoxin trong cá nóc là do các vi khuẩn cộng sinh (symbiotic bacteria), chủ yếu là nhóm Pseudomonas và Vibrio vì một vài loại khác sinh tổng hợp ra. Do đó, nếu cá nóc được nuôi dưỡng cách ly thì độc tố không hiện diện.
Bình thường độc tố tồn tại trong cá ở dạng tiền độc tố tetrodomin không độc. Khi cá bị ươn hoặc bị bầm dập, tetrodomin sẽ biến đổi thành tetrodotoxin gây độc. Đun sôi ở nhiệt độ 1.000C trong 6 giờ độc tố tetrodotoxin mới giảm đi 50%, nó chỉ mất đi hoàn toàn khi đun sôi 2.000C trong 10 phút. Vì thế, chúng ta không thể làm mất độc cá nóc bằng cách nấu và chế biến thông thường. Tuy nhiên thịt của một số loài trong họ Cá nóc được coi là cao lương mỹ vị tại Nhật Bản (河豚 nghĩa là "lợn sông"), Hàn Quốc (bok), Trung Quốc (河豚), Việt Nam gọi là "cá đùi gà", thường được chế biến bởi những đầu bếp giàu kinh nghiệm, biết được bộ phận nào an toàn để ăn được.
Họ Cá nóc gồm ít nhất 120 loài thuộc 26 chi. Phần lớn các loài sinh sống ở vùng nhiệt đới, khá là hiếm gặp ở vùng ôn đới và hoàn toàn vắng bóng ở địa cực. Chúng có kích thước từ nhỏ đến vừa, mặc dù một vài loài có thể dài đến quá 100 cm. | 1 | null |
Sveti Klement (nghĩa là "Thánh Clêmentê" trong tiếng Croatia) là một đảo không người nằm trong phần biển Adriatic thuộc Croatia. Diện tích của đảo là 5,28 km², lớn nhất trong cả quần đảo Paklinski. Đường bờ biển của Sveti Klement dài tổng cộng 29,89 km.
Trong khi bờ biển của đảo khô cằn và đầy đá thì những khu vực phía trong lại được bao phủ bởi nhiều loại cây bụi. Có ba khu tạm cư trên đảo, gồm Palmižana, Momića Polje và Vlaka. Có một bến du thuyền mở cửa từ tháng ba đến tháng mười tại Palmižana. | 1 | null |
Vụ án Thái Khắc Chuyên ("The Green Beret Affair") là những diễn tiến xoay quanh vụ sát hại của thông dịch viên người Việt Nam tên Thái Khắc Chuyên xảy ra trong tháng 6 năm 1969.
Câu chuyện.
B-57 là một đơn vị lính mũ xanh (tức lực lượng đặc biệt của Mỹ) có nhiệm vụ mật là theo dõi tin tình báo ở miền Nam Việt Nam. Thái Khắc Chuyên là một nhân viên Việt Nam thông dịch cho đội này. Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm 1969 một số nhân viên nằm vùng cho B-57 đột nhiên không nghe lời hoặc là không cung cấp tin tình báo về nữa. Rõ ràng là có điều gì không ổn. Một vài tuần sau, khi rọi một cuồn phim tịch thu được, cấp trên của Chuyên thấy anh nói chuyện với một sĩ quan của quân đội nhân dân Việt Nam. Họ bắt đầu theo dõi Chuyên . Tháng 6, Chuyên bị bắt vào thẩm vấn trong vòng 10 ngày; Chuyên không vượt được máy nói dối nhưng không thú nhận gì cả. Lực lượng đặc biệt hỏi ý CIA tại Sài gòn xem phải giải quyết chuyện này ra sao. Nhưng CIA tỏ thái độ im lặng và lập lửng. Cuối cùng Đại tá Bob Rheault là chỉ huy tối cao lực lượng đặc biệt tại Việt Nam lúc đó đã ra lệnh hạ sát Chuyên. Tối 20 tháng 6 năm 1969, Chuyên bị chích thuốc mê, đem ra khơi Nha Trang bắn vào đầu và ném xuống biển.
Họ dựng nên câu chuyện là đã giao cho Chuyên đi một chuyến công tác nguy hiểm ở Campuchia để giải thích sự mất tích của Chuyên.
Đột nhiên vì lý do gì đó, bỗng CIA liên lạc với tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam lúc bấy giờ là đại tướng Creighton Abrams và nói với ông về chuyện đó. Ông Abrams gọi Rheault về Sài Gòn trình diện. Khi đến Sài Gòn thì Rheault đem câu chuyện bịa đặt Chuyên đi Campuchia kể ra trước một nhóm sĩ quan cao cấp Mỹ lúc đó không có Abrams có mặt. Tưởng là chuyện đã xong nhưng lúc đó một sĩ quan mũ xanh cấp trên của Chuyên lại đến tổng hành dinh CIA tại Nha Trang và khai ra đầu đuôi câu chuyện vụ sát hại Chuyên. Ông Abrams phẫn nộ và cho tiến hành một cuộc điều tra và lần lượt tám người lính mũ xanh có dính líu đều bị bắt, người cuối cùng là đại tá Rheault.
Sau khi cả CIA và đại tướng Abrams đều từ chối không ra làm chứng trước tòa, tòa án tuyên bố bãi bỏ vụ án và tha bổng 8 người lính ngủ mũ xanh. Nhà trắng công nhận tổng thống Nixon có dính líu đến quyết định bãi bỏ vụ án. Đại tá Rheault xin giải ngũ ngay sau đó. Câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong và ngoài nước Mỹ vì chuyện có tầm quan trọng đạo đức, luân lý và tội ác. Không ai thật sự biết được Thái Khắc Chuyên có làm gián điệp 2 phe hay không. Nếu thật sự Chuyên là gián điệp thì quyết định thủ tiêu anh có đúng hay không. | 1 | null |
Viên Tuân Chi (, ? – 464), nguyên quán Hoàn Đạo, Lược Dương, là tướng lĩnh nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Thời Thạch Hổ, họ Viên dời nhà đến Nghiệp. Ông nội là Viên Sưởng làm Trường Nhạc quốc Lang trung lệnh nhà Tiền Tần. Mộ Dung Đức chiếm Thanh Châu, lấy Sưởng làm Xa kỵ trưởng sử. Cháu Đức là Siêu nối ngôi, bác là Tuân, cha là Miêu lại được ủy nhiệm. Tuân làm Thượng thư, Miêu làm Kinh Triệu thái thú.
Lưu Dụ vây Quảng Cố, Tuân, Miêu trèo thành ra hàng, được làm Thái úy hành tham quân. Trong những năm Nguyên Gia (424 – 453), Tuân làm Viên ngoại tán kỵ thường thị, Miêu làm Truân kỵ hiệu úy.
Anh trai là Viên Hộ Chi.
Cuộc đời.
Tuân Chi dũng cảm lại có sức mạnh, thái tử Lưu Thiệu biết tiếng, dùng làm phó cho Phụ quốc tướng quân Trương Giản. Khi Trương Siêu giúp Lưu Thiệu giết hại Lưu Tống Văn đế, ông đang ở dưới quyền Giản. Tuân Chi muốn quay về giết Siêu, lo Giản không theo. Giản vốn có chí ấy, lại không biết ý Tuân Chi. Gặp lúc Siêu đến bàn việc, sắc mặt Giản thay đổi, Tuân Chi nhận ra, lập tức cùng ông ta bàn mưu. Họ gởi thư mời Siêu, hắn nghi ngờ nên không đến, mà muốn gặp mặt tại nhà của mình. Tuân Chi không thay đổi ý định, đi tắt đến chỗ Siêu, giết hắn ta ngay ở bên giường. Ông cùng Giản bỏ trốn về phía nam, Giản chết đuối dưới sông Hoài, còn Tuân Chi chạy thoát.
Lưu Tống Hiếu Vũ đế lên ngôi, lấy Tuân Chi làm Tích nỗ tướng quân. Ông tham gia đánh dẹp cuộc nổi dậy của Lưu Nghĩa Tuyên – Tang Chất, ở Lương Sơn trúng tên mà chết, được truy tặng Ký Châu thứ sử.
Con trai là Viên Sùng Tổ. | 1 | null |
Đàng Thánh Giá hay "Đường Thánh Giá" (Latinh: "Via Crucis") là một loạt gồm mười bốn hình ảnh nghệ thuật, thường là điêu khắc, mô tả diễn tiến Cuộc thương khó của Chúa Giêsu, từ khi Người bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.
Thánh Giá được thể hiện qua hình thức tôn thờ bằng cách đi chuyển đến từng chặng (từng hình ảnh) theo thứ tự rồi đọc kinh nguyện và suy tư tương ứng với sự kiện tại chặng đó. Đàng Thánh Giá thường được cử hành vào các ngày Thứ Sáu trong tuần (đặc biệt là Mùa Chay, vì Kitô hữu tin rằng đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết).
Truyền thống Đàng Thánh Giá bắt nguồn từ Thánh Phanxicô thành Assisi và kéo dài suốt thời trung cổ của Giáo hội Công giáo Rôma. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện trong các Giáo hội Luther và Anh giáo. Trong các nhà thờ Công giáo, Đàng Thánh Giá thường được bố trí dọc theo hai bên tường gian chính, thường là các phù điêu, tranh ảnh cỡ nhỏ, có đánh số thứ tự từ I đến XIV. | 1 | null |
Chầu Thánh Thể (Latinh: "Adoratio Eucharistica") là một nghi thức sùng bái trong Giáo hội Công giáo Rôma, một vài giáo hội Anh giáo và Luther. Theo đó, Mình Thánh Chúa Giêsu được đưa ra khỏi nhà tạm hoặc nơi cất giữ để tín hữu nhìn trực tiếp và tôn thờ. Thông thường được đặt trong một vật gọi là "mặt nhật" hoặc "hào quang" để tránh sự tiếp xúc bằng tay. Chầu Thánh Thể là dấu hiệu của lòng sùng mộ và tôn thờ Chúa Giêsu, mà theo người Công giáo thì ngài đang hiện diện hữu bằng thân xác và thần tính qua hình bánh rượu. | 1 | null |
Thánh Giá được xem như là hình ảnh tiêu biểu nhất liên hệ đến cuộc đóng đinh của Chúa Giêsu Kitô, là biểu tượng đặc trưng của các giáo hội Kitô giáo. Hình tượng Thánh Giá thường gồm hai thanh thẳng đan chéo vuông góc nhau với hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh trên đó. Thánh Giá có nghĩa khác với "thập giá" vì "thập giá" chỉ mang nghĩa đơn giản là giá có hình chữ thập và trên nó không có những chi tiết liên quan đến tôn giáo. Thánh giá được coi là biểu tượng của Thánh đạo.
Theo nghĩa thần học, trước khi Chúa Giêsu chịu khổ hình thì cây gỗ (giá) treo ông lên chỉ được gọi là cây "thập giá", "thập tự" hoặc "thập tự giá" (không viết hoa), đó một hình thức xử tử của Đế quốc La Mã. Khi ấy, mọi người coi cây thập giá là một biểu tượng của sự chết, là sự ô nhục, điên rồ và ngu xuẩn. Sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên cây thập giá để chuộc tội cho thiên hạ (theo thần học Kitô Giáo) thì mới xuất hiện khái niệm "Thánh Giá". "Thánh Giá" được xem như biểu tượng của "Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa" và "Công nghiệp Cứu Chuộc Nhân Loại của Chúa Giêsu" (theo quan niệm của Kitô Giáo).
Hiện nay, có nhiều loại Thánh Giá dược sử dụng trong các tôn giáo: Thánh Giá Hy Lạp (có hình như dấu +), Thánh Giá La Tinh (có thanh đứng dài và thanh ngang ngắn hơn †), Thánh giá Thánh Phanxicô (giống chữ T), Thánh Giá Chính thống giáo hình ☦︎... | 1 | null |
Kính lạy Thánh Thể (Latinh: "Ave verum corpus") là một bài thánh ca chủ đề về Thánh Thể mà nhiều nhạc sĩ khác nhau đã phổ nhạc, nhưng bản nổi tiếng nhất có lẽ là bản của Wolfgang Amadeus Mozart. Bản văn của kinh có từ thế kỷ 14, tương truyền do Giáo hoàng Innôcentê VI viết. | 1 | null |
Food, Inc. là một phim tài liệu sản xuất năm 2008 do Robert Kenner - người từng đạt giải thưởng Emmy - làm đạo diễn. Nội dung bộ phim nói về lĩnh vực nông nghiệp tập đoàn tại Hoa Kỳ và qua đó khẳng định rằng nền nông nghiệp như vậy là có hại cho sức khỏe con người, có hại cho môi trường và mang tính chất ngược đãi, bóc lột các gia súc, gia cầm cũng như các công nhân làm việc trong ngành. Michael Pollan và Eric Schlosser đóng vai trò "người dẫn truyện" trong bộ phim.
Nội dung.
Phần đầu tiên của bộ phim nói về ngành công nghiệp sản xuất thịt (thịt heo, bò, gà), nhận xét nền công nghiệp sản này là vô nhân đạo và không bền vững về mặt môi trường. Phần thứ hai nói về ngành công nghiệp sản xuất ngũ cốc và hoa màu (chủ yếu là ngô và đậu nành) và một lần nữa nhấn mạnh là nó không bền vững về mặt môi trường. Phần cuối của bộ phim nói về sức mạnh kinh tế và sức mạnh luật pháp - tỉ như luật nhãn hiệu thực phẩm - của các công ty thực phẩm lớn, lợi nhuận của các công ty này chủ yếu đến từ việc cung cấp các loại thực phẩm rẻ nhưng độc hại, việc lạm dụng các chất hóa học chiết xuất từ dầu hỏa (chủ yếu trong thuốc trừ sâu và phân bón hóa học) và việc quảng bá mạnh mẽ sự tiêu thụ các loại thực phẩm có hại trong dư luận Hoa Kỳ. Bộ phim cũng cho thấy một số công ty lớn như Wal-Mart đang chuyển đổi dần về việc kinh doanh các loại thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ, điều này có nghĩa là ngành công nghiệp thực phẩm có xu hướng phát triển mạnh theo chiều "có lợi cho sức khỏe" trước các phòng trào vì sức khỏe và môi trường gần đây.
Sản xuất.
Michael Pollan đóng vai trò cố vấn và ông cũng xuất hiện trong phim. Eric Schlosser là nhà đồng sản xuất và cũng xuất hiện ở trong phim. Participant Media là công ty sản xuất phim. Đoàn làm phim đã bỏ mất 3 năm để hoàn thành sản phẩm của mình. Đạo diễn Kenner khẳng định rằng, phần lớn chi tiêu của ông trong bộ phim này là dành cho việc bảo vệ bản thân trước việc kiện tụng của các công ty sản xuất thực phẩm, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và các công ty khác có ý muốn chống đối bộ phim.
Một chiến dịch quảng bá quy mô lớn cũng được tiến hành để giới thiệu bộ phim đến với công chúng. Ví dụ, một quyển sách cùng tên đã được phát hành vào tháng 5 năm 2009. Stonyfield Farm, một nhà sản xuất sữa chua có nguồn gốc hữu cơ tại New Hampshire đã quảng bá cho bộ phim này bằng cách in thông tin về phim trên bao bì của 10 triệu cốc sữa chua của hãng vào tháng 6 năm 2009.
Phát hành và doanh thu.
Bộ phim được trình chiếu tại Liên hoan phim Thật/Giả tổ chức tại Columbia, Missouri vào tháng 2 năm 2009. Nó cũng được trình chiếu ở vài liên hoan phim trong mùa xuân năm đó trước khi chính thức phát hành ra thị trường Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 6 năm 2009 ở Thành phố New York, Los Angeles và San Francisco. Doanh thu của nó đạt 61.400 Mỹ kim trong tuần đầu tiên. Sau đó bộ phim được chiếu tại 51 rạp chiếu bóng khác trên các thành phố lớn của Hoa Kỳ và Canada vào ngày 19 tháng 6. Trong tuần phát hành thứ 2, thêm 280.000 Mỹ kim được thên vào doanh thu của nó.
Theo dự kiến, bộ phim sẽ được trình chiếu tại Anh vào mùa hè năm nhưng ngày phát hành của nó đã bị hoãn lại đến ngày 12 tháng 2 năm 2010.
Phản ứng.
Theo bộ phim, nhiều công ty thực phẩm lớn Công ty Monsanto, Tyson Foods, Smithfield Foods, Perdue Farms... đã được đoàn làm phim mời phỏng vấn nhưng tất cả đều từ chối. Về phía mình, Monsanto nói rằng công ty này đã mời đoàn làm phim, đến xem một buổi triển lãm hàng hóa, tuy nhiên họ khẳng định rằng they were denied press credentials tại sự kiện đó và không được phép tham gia and were not permitted to attend. Một số công ty thực phẩm (đứng đầu bởi Viện Thịt Hoa Kỳ) đã cùng thành lập trang mạng SafeFoodInc.org, nhằm phản ứng lại những cáo buộc mà bộ phim đưa ra. Monsanto cũng thành lập trang mạng riêng của họ có nội dung chuyên đề cập đến những cáo buộc của bộ phim về các sản phẩm của công ty. Công ty Cargill thì thông báo trên "Minneapolis Star Tribune" rằng họ sẵn sàng tiếp nhận "những quan điểm khác nhau về cách thức mà nền nông nghiệp toàn cầu có thể nuôi sống thế giới trong khi hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm và cung cấp những công việc có ý nghĩa trong cộng đồng nông nghiệp.", tuy nhiên Cargill đã chỉ trích bộ phim về việc nó nêu ra những giải pháp mang tính chất "một giải pháp dùng cho tất cả mọi tình huống" trong khi yêu cầu thực tế - việc nuôi sống 6 tỉ dân trong đó các cộng đồng dân cư có tính chất, đặc điểm, hoàn cảnh rất khác nhau - thì lại rất phức tạp và không thể áp dụng một khuôn mẫu duy nhất cho tất cả trường hợp như vậy được.
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Chipotle cũng phản ứng trước nội dung của bộ phim bằng việc cung cấp các đoạn phim về quá trình kinh doanh của các chi nhánh của nó, qua đó muốn nêu ra thông điệp rằng cách kinh doanh của họ khác với cách làm của các công ty mà bộ phim nêu ra và phù hợp với tôn chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm và môi trường.
Đạo diễn Robert Kenner thanh minh rằng ông không có ý định công kích toàn bộ nền sản xuất thực phẩm hiện tại, như trong một bài phỏng vấn ông nói: "Tất cả những gì chúng tôi muốn là tính minh bạch và một cuộc thảo luận tích cực về tất cả các vấn đề này." Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông nói ""...cả một hệ thống như thế này tồn tại do chính phủ đã trợ cấp cho một số công ty cỡ lớn như corn. Nó là một dạng chủ nghĩa xã hội khiến chúng tôi phát ớn."
On ngày 10 tháng 6 năm 2009, REACT to FILM screened "Food, Inc." at the SoHo House in Manhattan, NY followed by a moderated Q&A with executive producer Eric Schlosser.
Đánh giá.
Nhìn chung, bộ phim được giới phê bình đánh giá cao, với mức độ đánh giá tổng hợp lên tới 96% tên Rotten Tomatoes, và 80/100 trên Metacritic. "Staten Island Advance" nhận xét bộ phim là "xuất sắc" và "đúng mực", kết luận rằng: "Phim tài liệu phát huy tác dụng khi chúng giúp ta khai sáng đầu óc, thay đổi cách suy nghĩ của ta, điều này cho thấy "Food, Inc." là một thành công thực sự và là một bộ phim đáng xem." "Toronto Sun" miêu tả bộ phim là "tuyệt vời" và "hoàn toàn có sức cuốn hút". "San Francisco Examiner" cũng đưa ra những đánh giá tích cực tương tự, nhận xét bộ phim "đặc sắc về mặt hình ảnh" và là "một trong những bộ phim quan trọng nhất của năm" Tờ báo nhận định sự tiếp cận của hình ảnh tới chủ đề đang tranh cãi mang ý nghĩa "một lời kêu gọi vô tư đến cách nhìn nhận thông thường" và tán thưởng "sự nghiên cứu cẩn trọng và lời bình luận công bằng, sâu sắc" của bộ phim. "Los Angeles Times" cũng ca ngợi kỹ thuật quay phim của "Food, Inc.'s" và nhận xét bộ phim là "hùng hồn" và "cần phải xem" "Montreal Gazette" chú giải rằng mặc dù bộ phim chỉ tập trung nói về nền công nghiệp thực phẩm Bắc Mỹ, tuy nhiên bất cứ ai sống ở một quốc gia có nền sản xuất thực phẩm quy mô lớn đều nên xem bộ phim này. Tờ báo cũng cho rằng "Food, Inc." "đáng để xem" nhưng khuyến cáo về một số cảnh phim "không dành cho người yếu tim". "St. Louis Post-Dispatch" nhận định nhiều phim tài liệu và sách báo khác cũng nghiên cứu về vấn đề tương tự trong quá khứ, tuy nhiên "Food, Inc." vẫn có giá trị vì: ""Lĩnh vực thực phẩm đã được trình bày trong một bộ phim ít tham vọng hơn như "King Corn", một bộ phim tham vọng hơn như "The Corporation", động chạm đến sự đe dọa của các công ty đa quốc gia; tuy nhiên bộ phim này đánh trúng chỗ "ngọt" của vấn đề và thể hiện nó với phong cách riêng biệt."" Tờ báo kết luận rằng phần có sức mạnh nhất của bộ phim tập trung vào chính sách của Monsanto trong việc thực thi các biện pháp "đúng theo pháp luật" nhằm "trừng trị" các nông dân mà họ cho rằng đã lén lút lưu giữ, bán và trồng các hạt giống do Mosanto nắm giữ bản quyền - điều trái với hợp đồng giữa công ty và các nông dân là không được tự ý lưu giữ và bán các cây trồng từ hạt giống của Monsanto.
"San Francisco Chronicle" đánh giá bộ phim là "có sự tinh ý đối với kịch tính" và kết luận rằng: "...bộ phim liên tiếp tung ra những khoảnh khắc chấn động, giải thích các quan điểm của nó với một sức mạnh của một cái cào bùn đang hoạt động cẩn thận và không ngưng nghỉ, cố gắng thức tỉnh hay ít nhất lay động một cộng đồng đang mơ ngủ." Environmental Blog đồng tình với thông điệp của bộ phim và thuyết phục người xem "biểu quyết để thay đổi hệ thống hiện tại." Tuy nhiên một số ý kiến khác có cách đánh giá tiêu cực hơn. Một nhà bình luận trên "Forbes" nhận xét rằng bộ phim rất thuyết phục nhưng không hoàn chỉnh vì "không thành công trong việc nêu ra phương pháp giúp chúng ta nuôi sống đất nước - hay cả thế giới" dựa trên một hình mẫu nông nghiệp bền vững mà những người làm phim đang muốn hướng tới, và nó cũng không thành công trong việc đề cập đến các vấn đề về chi phí và khả năng thực hiện. "The Washington Times" cho rằng bộ phim còn nhiều hạn chế vì một số thành viên thuộc ban quản trị của các tập đoàn thực phẩm mong muốn được phỏng vấn trong các bộ phim tài liệu như thế (nhưng đã không được phỏng vấn), mặc dù tờ báo đồng ý rằng những người làm phim đã nỗ lực để xây dựng bộ phim sao cho thật cân bằng.
Giải thưởng.
Bộ phim được xếp hạng 4 (đồng hạng với phim "Facing Ali") trong danh sách các phim tài liệu xuất sắc nhất trong Liên hoan phim quốc tế Seattle lần thứ 35.
Bộ phim được đề cử giải thưởng "Phim tài liệu xuất sắc nhất" trong Giải Oscar lần thứ 82, nhưng bị phim "The Cove" đánh bại. | 1 | null |
Badulla (tiếng Sinhala: බදුල්ල, tiếng Tamil: பதுளை) là một thành phố lớn của quốc đảo Sri Lanka. Là thành phố thủ phủ (Capital City) của huyện Badulla và tỉnh Uva. Thành phố này cách Kandy 60 km và phía Đông Nam, gần như được bao quanh bởi sông Oya Badulu, nằm trên độ cao 680 m so với mực nước biển. Xung quanh thành phố là những ngọn đồi với phong cảnh như tranh vẽ, đa phần trong số đó là những cánh đồng chè bạt ngàn. | 1 | null |
Leatherface có biệt danh là Tử thần vùng Texas, Lưỡi cưa Texas là một nhân vật phản diện chính trong loạt phim kinh dị nổi tiếng vào năm 1974 với tên gọi The Texas Chainsaw Massacre. Leatherface được gia đình Hewitt đem về nuôi khi hắn còn là trẻ sơ sinh và đặt tên là Thomas Hewitt, hắn cũng chỉ là nhân vật hư cấu như các nhân vật sát nhân khác, hình tượng Leatherface này được dựa theo Ed Gein, một kẻ sát nhân hàng loạt có thật trong lịch sử nước Mỹ. Leatherface có tính thích giết người rồi lột da mặt họ để sưu tầm mặt nạ giống như nhân vật Ed Gein.
Tiểu sử.
Vào ngày 7 tháng 8 năm 1939 tại hạt Travis, Texas, nước Mỹ, một người nhân viên nữ đang có thai trong nhà máy sản xuất thịt Blair đã sinh con rồi chết tại chỗ đó. Tất cả nhân viên và giám đốc thấy cảnh tượng đó diễn ra thật bất ngờ, thay vì phải báo cho cảnh sát thì họ tự ý chôn xác người phụ nữ còn vứt bỏ đứa bé vào thùng rác vì hình dạng nó quá xấu xí. Chiều hôm đó có người đàn bà tên là Luda May Hewitt đang lục thùng rác thì thấy đứa bé, bà đem nó về nhà của gia đình bà nuôi nấng. Gia đình Hewitt đã đặt tên đứa bé là Thomas Hewitt, nuôi nấng, dạy dỗ nó đến khi khôn lớn y như con ruột của họ.
Những người trong gia đình Hewitt này cũng đã từng làm việc trong nhà máy sản xuất thịt Blair nhưng lại bị sa thải, quá đói nên sau này họ chuyển sang việc bắt cóc, ăn thịt người. Thực ra gia đình Hewitt này chỉ xem Leatherface như là con thú nuôi hơn là một thành viên trong gia đình. Họ chỉ nhờ Leatherface giết những người nạn nhân nếu như họ không đối phó nổi, nhất là ông Charlie Hewitt mỗi khi gặp trường hợp nào khó khăn ông đều gọi lớn "Tommy, cứu bố". Khi Leatherface lên 6 tuổi, cậu bé đã tự cắt mũi mình ăn vì quá đói, chuyện đó làm gia đình Hewitt phải kinh ngạc đồng thời chứng tỏ là Leatherface cũng bị tâm thần phân liệt từ nhỏ giống nhân vật Michael Myers trong loạt phim kinh dị Halloween.
Đến 30 năm sau, Leatherface được nhận vào làm việc cho nhà máy sản xuất thịt Blair, nơi mà ngày xưa mẹ hắn đã làm việc, người giám đốc của hắn chính là người giám đốc của mẹ hắn năm xưa. Công việc của hắn hằng ngày là chặt thịt, Leatherface làm việc được khoảng 3 tuần thì ông giám đốc thông báo rằng từ nay sẽ đóng cửa không sản xuất thịt nữa, ông ta bảo Leatherface về nhà nhiều lần nhưng hắn cứ đứng lì. Ông giám đốc bực bội chửi hắn là "Đồ thú vật ngu ngốc" mà ông ta không hề biết rằng chính câu nói ấy sẽ là dụng cụ gián tiếp giết chết ông ta. Leatherface điên tiết lên sau khi bị ông giám đốc chửi, hắn vồ lấy cái búa to đập chết ông ta. Sau khi giết chết ông giám đốc, Leatherface lấy chiếc máy cưa cũ kỹ trên bàn làm việc của ông ta rồi đi về nhà.
Một lát sau cảnh sát trưởng Winston Hoyt đến nhà máy vì muốn gặp ông giám đốc bàn một số việc, nhưng khi vào thì ông thấy ông giám đốc đã chết. Cảnh sát trưởng liền lấy xe chạy ngay đến nhà gia đình Hewitt, cho ông Charlie Hewitt biết tin con trai ông ta giết người và bảo ông Charlie đi theo mình. Xe đang chạy thì cảnh sát trưởng Hoyt thấy Leatherface đang đi bộ trên đường, trên tay vẫn cầm chiếc máy cưa. Ông bước xuống xe, chĩa súng vào Leatherface bảo hắn đã bị bắt vì tội giết người, ông Charlie lấy khẩu súng săn trên xe sau đó bắn chết cảnh sát trưởng Hoyt.
Ông Charlie lột đồ của cảnh sát trưởng Hoyt mặc vào, ông và Leatherface về nhà, tối hôm đó gia đình Hewitt đã ăn thịt cảnh sát trưởng Hoyt. Ông Charlie tuyên bố với gia đình bắt đầu từ bây giờ ông sẽ là cảnh sát trưởng Hoyt. Leatherface và gia đình Hewitt đã giết chết tổng cộng là 33 người khi họ đi qua bang Texas này. Chủ yếu những người trong gia đình Hewitt giết người là để ăn thịt họ sống qua ngày còn Leatherface giết người để lột da mặt họ sưu tập mặt nạ.
Cái tên Leatherface chính là do khán giả đặt cho Leatherface, bởi vì hắn có sở thích giết người để sưu tập mặt nạ từ da mặt họ, "leather" có nghĩa là da, "face" có nghĩa là mặt. Vũ khí chính của Leatherface là chiếc máy cưa, nhưng nhiều lúc hắn còn dùng cái búa để giết nạn nhân khi không có máy cưa bên cạnh, như trong bộ phim The Texas Chainsaw Massacre bản gốc năm 1974. Mỗi khi nhắc đến bang Texas, nước Mỹ hầu hết khán giả khắp nơi trên thế giới đều nhớ đến tiếng vang của chiếc máy cưa cũ kỹ, chiếc tạp dề đẫm máu của Leatherface cũng như nhớ đến những vụ lột da mặt nạn nhân của hắn.
Leatherface là một gã khổng lồ, to lớn, cao 1,9 m có sức khỏe ghê gớm như Jason Voorhees và Michael Myers. Tuy sở hữu thân hình nặng nề nhưng Leatherface cũng rất nhanh nhẹn với chiếc máy trên tay. Cũng như Jason Voorhees trong loạt phim 'Thứ sáu ngày 13', mục tiêu truy đuổi ưa thích của Leatherface thường là những cặp đôi nam, nữ hoặc những thanh thiếu niên. Một khi nạn nhân không thể chạy thoát khỏi chiếc máy cưa trên tay của hắn thì họ phải chịu một kết cục đau đớn và bi thảm. Có lúc hắn cũng gào thét, tỏ ra đau đớn khi bị chính chiếc cưa máy của hắn cưa trúng. | 1 | null |
Negombo (tiếng Sinhala මීගමුව [mi ː ɡamuʋə]; tiếng Tamil: நீர்கொழும்பு [NIR koɭumbu]) là một thành phố lớn nằm ở bờ phía tây của đảo quốc Sri Lanka. Nằm bên cửa đầm, phá Negombo, thuộc tỉnh Tây, Sri Lanka.
Negombo là thành phố lớn thứ năm ở trong nước sau sau cố đô Colombo, Kandy, Jaffna và Galle và nó là thành phố lớn thứ hai của tỉnh Tây, sau Colombo. Thành phố là thủ phủ của Division Negombo, đây là một trong những trung tâm thương mại lớn ở Sri Lanka với khoảng 128.000 cư dân trong thành phố, cách thành phố Colombo khoảng 37 km về phía bắc. Negombo được biết đến với ngành công nghiệp đánh bắt cá rất lớn và những chợ cá lâu đời, sầm uất, và những bãi biển cát trắng đẹp với khách sạn hiện đại, nhà khách, nhà hàng, quán rượu và cuộc sống đêm.
Nhân khẩu.
Theo các số liệu thống kê năm 2001, 12% dân số của huyện Gampaha, sống ở thành phố Negombo. Đó là một thành phố đa sắc tộc. | 1 | null |
Bão Isaac là một cơn bão ở Bờ biển Vịnh của Hoa Kỳ, bao gồm tây Cán xoong Florida, Alabama, Mississippi và Louisiana. Cơn bão này hình thành từ một đợt sóng nhiệt đới ở phía đông Tiểu Antilles vào ngày 21 tháng 8 năm 2012, mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới vào ngày đó. Nó vượt qua Hispaniola và Cuba và thành bão mạnh, khiến 29 người thiệt mạng khi nó đi vào vịnh Mexico. Ít nhất 36 người thiệt mạng sau khi bão Isaac (hình vệ tinh) đổ bộ lên duyên hải vịnh Mexico tại Mỹ, vịnh Mexico, vùng Tiểu Antilles, vùng Đại Antilles và quần đảo Bahamas.
Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Quốc gia Hoa Kỳ, Isaac là cơn bão lốc xoáy có cường độ mạnh quét qua khu vực Louisiana, sau 7 năm kể từ khi xảy ra cơn bão lịch sử Katrina tháng 8 năm 2005. Isaac có đường đi gần giống Katrina. | 1 | null |
Trận Artois lần thứ ba, còn gọi là Chiến dịch tấn công Artois – Loos, là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 25 tháng 9 cho đến ngày 14 tháng 10 năm 1915 tại miền Bắc nước Pháp. Đây là cuộc tiến công của quân đồng minh Anh - Pháp nhằm vào quân đội Đế quốc Đức, và kết thúc với thất bại của quân đội đồng minh kèm theo thiệt hại nặng nề cho họ, trong khi quân Đức chịu thiệt hại nhẹ hơn. Thất bại của liên quân trong chiến dịch tấn công này cũng mang nhiều đặc điểm của trận Artois lần thứ hai trước đó. Trận Artois lần thứ ba là trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến ở miền Bắc Pháp vào năm 1915, xảy ra đồng thời với trận Champagne lần thứ hai nơi quân Pháp cũng tấn công quân Đức nhưng thất bại.
Cũng như trong trận Artois lần thứ nhất và trận Artois lần thứ hai, phe Hiệp Ước đã chủ trương thực hiện một cuộc thọc sâu vào cao điểm Vimy, với sự yểm trợ của các cuộc tiến công ở cả hai bên sườn. Mặc dù Tập đoàn quân số 6 của Đế quốc Đức do Thái tử Rupprecht xứ Bayern chỉ huy bị trải mỏng, binh lính của ông được bố phòng vững chãi và được hỗ trợ bởi một chiến tuyến thứ hai vốn hầu như là nằm ngoài tầm đạn pháo của quân đồng minh. Trong khi đó, tướng Joseph Joffre của Pháp có suy nghĩ lạc quan và thực hiện một kế hoạch tấn công rất đơn giản: quân đội phe Hiệp Ước sẽ tiến hành pháo kích trong vòng 4 ngày trước khi 4 tiếng đồng hồ cuối cùng pháo kích đập tan các vị trí phòng ngự của đối phương, tạo điều kiện cho quân bộ binh tấn công dữ dội. Dưới sự chỉ đạo của tướng Ferdinand Foch – tư lệnh phân khu phía Bắc của Joffre, quân Pháp đã tiến hành pháo kích vào ngày 25 tháng 9 năm 1915 nhưng không thành công, vài tiếng trước khi quân đội Anh tiến công trong trận Loos. Trưa hôm đó, quân bộ binh Pháp cũng tấn công cao điểm. Cuộc tiến công chậm rãi nhưng đầu ngày 28 tháng 9 năm 1915 quân Pháp chiếm được đồi 140 trên cao điểm 45. Thái tử Rupprecht đã phát động phản công đánh bật quân Pháp. Bất chấp thắng lợi ban đầu, quân Anh cũng bị đánh lui tại Loos vào ngày 28 tháng 9 năm 1915.
Vào tháng 10, Thái tử Rupprecht nhận thêm viện binh, và vào ngày 11 tháng 10 năm 1915 quân Đức lại bẻ gãy một nỗ lực của quân Pháp nhằm chiếm giữ toàn bộ cao điểm Vimy. Quân Anh cũng không thành công tại Loos và cuối tháng 10, thời tiết khó khăn đã khiến cho liên quân phải chấm dứt chiến dịch. Một lần nữa, cố gắng của Foch đã thất bại. Trận Artois lần thứ ba cho thấy các lực lượng quân đội trên Mặt trận phía Tây chưa tập trung đủ hỏa lực và chưa có khả năng để đột phá các vị trí phòng thủ kiên cố.
Chú thích.
| 1 | null |
Freddy Krueger có biệt danh Sát thủ Springwood, Ác mộng bóng đêm và Mr. Krueger, tên thật là Frederick Charles Krueger là một nhân vật hư cấu, nhân vật phản diện chính trong loạt phim kinh dị A Nightmare on Elm Street. Hắn xuất hiện lần đầu tiên trong phim A Nightmare on Elm Street bản gốc do Wes Craven đạo diễn năm 1984. Trong loạt phim hắn là kẻ giết người hàng loạt bằng cách đi vào giấc mơ của nạn nhân và giết họ, ai bị giết trong giấc mơ cũng sẽ bị chết thật ngoài đời. Chính điều đó đã làm hắn trở thành nhân vật luôn gây ám ảnh cho trẻ em lẫn người lớn trên toàn thế giới.
Tiểu sử.
Freddy Krueger là con của Amanda Krueger và một bệnh nhân bị mắc bệnh tâm thần. Vào ngày 18 tháng 9 năm 1942, Freddy ra đời và được nhân nuôi bởi ông Underwood, một kẻ nát rượu. Freddy khi đi học từng giết con chuột lang của lớp. Năm trung học, Freddy đã giết Underwood khi dùng một lưỡi dao cạo rạch cổ ông. Ông đã từng làm người làm vườn cho một trường mẫu giáo tại thị trấn Springwood, tiểu bang Ohio, nước Mỹ. Ông rất thích trẻ em, ông thường chơi đùa với những đứa trẻ vào giờ ra chơi, tất cả trẻ em trong trường đều yêu mến ông. Nhưng có một bé gái ông Frederick yêu thương nhất tên là Nancy Thompson, mỗi lần có chuyện vui buồn gì thì ông đều trò chuyện hoặc tâm sự với Nancy.
Một hôm nọ, ông tự thiết kế cho mình một găng tay có gắn những ngón tay sắc bén như dao, ông nghĩ thứ vũ khí này sẽ giúp ông tự vệ chống kẻ gian, ông thử nghiệm nó bằng cách bắt cóc những đứa trẻ trong trường mẫu giáo về nhà, làm chúng bị thương nhiều cách với chiếc găng tay đó và hậu quả là có 20 đứa trẻ đã chết. Tất cả phụ huynh biết được chuyện này liền kéo nhau đi tìm Frederick, ông bị họ đuổi theo suốt mấy con phố. Đang chạy thì thấy một căn nhà hoang, ông Frederick chạy vào đó khóa cửa lại, những người phụ huynh đã nhiều lần bảo ông hãy ra nhận tội nhưng ông vẫn trốn mãi trong căn nhà hoang đó. Thế là họ hết kiên nhẫn, họ lấy hàng đống bom xăng ném vào căn nhà, cứ nghĩ rằng ông sẽ sợ chết mà chạy ra. Vì khóa cửa quá kỹ nên ông Frederick không chạy ra kịp, ông chết cháy ngay trong căn nhà hoang đó, tất cả phụ huynh lên xe về nhà sau khi căn nhà hoang ấy hóa thành một đống tro tàn.
Gần 20 năm sau, thị trấn Springwood bỗng dưng xuất hiện một chuyện kinh hoàng, người dân trong thị trấn đồn nhau rằng họ thấy trong giấc mơ có một người đàn ông mặt mày bị biến dạng, đội một chiếc nón phớt màu nâu, mặc chiếc áo thun sọc đen đỏ và tay đeo chiếc găng tay với những ngón tay bén ngót. Họ khẳng định rằng ông Frederick đã biến thành quỷ, hồn của ông không siêu thoát nên quay trở lại thị trấn Springwood để trả thù, điều đặc biệt là ông Frederick đã có một cái tên mới cho mình, Freddy Krueger. Thay vì giết những người phụ huynh trung niên lớn tuổi đã giết hắn khi xưa thì hắn lại đi giết những người thanh thiếu niên trẻ tuổi, con cái của những người phụ huynh. Người nào gặp hắn trong giấc mơ là coi như đã đi vào địa ngục cũng như thế giới của riêng hắn, họ sẽ chết trong mơ và sẽ chết như ngoài đời.
Khi vào cơn ác mộng của Freddy thì số phận của nạn nhân sẽ được Freddy quyết định, hắn muốn họ sống là họ sống và nếu hắn muốn họ chết thì họ sẽ chết ngay. Vũ khí thứ nhất Freddy dùng để giết người chính là chiếc găng tay, còn vũ khí thứ hai là phép thuật ví dụ như Freddy dùng ngón tay chỉ vào nạn nhân rồi chỉ vào tường, nạn nhân đó bị đập vào tường ngay lập tức, Jason Voorhees đã từng bị Freddy dùng phép thuật hành hạ một cách tàn nhẫn trong lúc Jason đang ngủ. Nhưng may mắn là hắn chỉ sử dụng được phép thuật trong thế giới giấc mơ chứ không thể dùng ở thế giới thật. Trong khoảng thời gian từ 1984-1991, Freddy Krueger đã hết trẻ em ở Springwood và Elm Street. Hắn bị đánh bại vào năm 1991 khi con gái hắn, Maggie Burrough đâm vào bụng bằng chính găng tay của mình, tiếp theo bị Maggie đâm bằng một cái bom ống và làm hắn nổ tung.
Freddy Krueger được xếp hạng là kẻ phản diện đứng thứ 40 trong Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ. Chỉ có hắn và nhân vật Jason Voorhees trong loạt phim Friday the 13th mới xứng đáng là đối thủ của nhau, và hãng phim New Line Cinema biết được điều đó nên đã quyết định cho 2 nhân vật này đối đầu với nhau trong bộ phim kinh dị năm 2003, Freddy vs. Jason. Trong phim này kẻ đáng chú ý nhất là Jason Voorhees chứ không phải Freddy Krueger bởi vì trong suốt bộ phim Freddy chỉ giết được duy nhất 1 người do không đủ sức mạnh, còn Jason giết được 17 người nếu tính luôn Freddy sẽ thành 18. Bộ phim Freddy vs. Jason này cũng là bộ phim cuối cùng của nam diễn viên Robert Englund trong vai Freddy Krueger. Bắt đầu từ bộ phim làm lại năm 2010 A Nightmare on Elm Street vai Freddy sẽ do Jackie Earl Harley thủ diễn.
Câu nói.
Câu nói thường của Freddy là "Hãy đến với Freddy" (Come to Freddy) hoặc là "Chào mừng đến thế giới của tao, đồ khốn" (Welcome to my world, bitch) và bài hát mỗi khi Freddy xuất hiện là:
One, two, Freddy's coming for you.
Three, four, better lock your door.
Five, six, grab your crucifix.
Seven, eight, gonna stay up late.
Nine, ten, never sleep again.(or he'll back again)(ở phần 5)
Dịch sang tiếng Việt:
1, 2, Freddy đang đến với bạn.
3, 4, hãy khóa cửa lại.
5, 6, hãy lấy thập tự giá.
7, 8, hãy thức khuya.
9, 10, không bao giờ ngủ được nữa.(hoặc là ông ấy sẽ trở lại lần nữa) | 1 | null |
Rachel Aliene Corrie (ngày 10 tháng 4 năm 1979 - 16 tháng 3 năm 2003) là một nhà hoạt động chính trị Hoa Kỳ, được biết đến với hoạt động ủng hộ người Palestine. Là một thành viên của Phong trào Đoàn kết quốc tế (ISM), cô đã bị giết chết trong khi nhảy vào đường của một chiếc máy ủi bọc thép Caterpillar D9 tại Rafah sau khi đã bị các binh sĩ Các lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) nhiều lần ra lệnh rời đi khỏi khu vực, vì bà tin rằng đây là sự phá hủy một ngôi nhà của người Palestine ở dải Gaza Bản chất chính xác cái chết của cô và hành động của người lái chiếc xe ủi đất vẫn là điều gây tranh cãi. Gia đình cô ch rằng cô bị giết một cách phi pháp và đã nộp một đơn kiện dân sự ở thành phố Haifa ở miền bắc Israel sau khi một cuộc điều tra của quân đội kết luận là quân đội không làm điều gì sai. Ngày 28 tháng 8 năm 2012, một Tòa án Israel phán quyết rằng chết của Corrie là một tai nạn và bác đơn kiện của gia đình cô với cáo buộc Các lực lượng Phòng vệ Israel đã gây ra cái chết của cô.
Thẩm phán Oded Gershon đưa ra phán quyết cho rằng cái chết của cô Corrie là "một tai nạn đáng tiếc" nhưng Các lực lượng Phòng vệ Israel không chịu trách nhiệm vì vụ này xảy ra trong một tình huống "tình hình thời chiến". | 1 | null |
Quan chế nhà Lý là định chế cấp bậc phẩm hàm quan lại phong kiến dưới thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
Khái quát.
Những ghi chép trong sử sách không hoàn thiện và đầy đủ về quan chế thời Lý, không cụ thể từng cấp bậc, phẩm hàm theo trật tự từ trên xuống. Về cơ bản, quan chế nhà Lý được phỏng theo kiểu Quan chế nhà Tống của Trung Hoa. Các sử gia căn cứ theo các tài liệu khác nhau để mô phỏng chế độ quan lại từ trung ương tới địa phương.
Hệ thống quan lại thời Lý gồm có: quý tộc, công thần, tăng quan và nho sĩ. Quan chế thời kỳ này đã được chia thành 9 phẩm (từ nhất phẩm tới cửu phẩm, nhưng sử không chép rõ từng phẩm có những chức gì), phía trên là các vương hầu quý tộc, bên dưới chia làm 2 ban văn võ, các quan trong (trung ương) và quan ngoài (địa phương). Các sử gia theo nhận định của Phan Huy Chú trong sách "Lịch triều hiến chương loại chí" thống nhất rằng nhiều chức quan trong bộ máy chính quyền phong kiến Việt Nam được đặt ra từ thời nhà Lý.
Chế độ.
Tước vị.
Nhà Lý có tham khảo rất lớn chế độ các triều đại Trung Hoa. Trong hoàng tộc cũng vì thế quy định chặt chẽ tước vị, và một số tước vị phong tặng cho công thần.
Sau thời Lý Thái Tông, bắt đầu xuất hiện một số tước vị riêng biệt:
Ngoài ra, cũng như Tống, nhà Lý thiết lập hệ thống tán quan huân quan, dùng để tán thưởng gia tặng, trước mắt nhận thấy có:
Bộ máy.
Nhà Lý phỏng theo chế độ nhà Tống; đứng trên trăm quan, thay mặt vua giải quyết mọi việc trong triều là Tể tướng, thời Lý chân chính Tể tướng là Thái úy.
Vị quan đầu triều đầu tiên của nhà Lý là Trần Cảo, được phong chức danh Tướng công dưới thời Lý Thái Tổ. Tuy nhiên, sang thời Lý Thái Tông đặt ra chức Phụ quốc Thái úy nắm chính sự, vai trò của vị quan đầu triều mới thực sự lớn. Sang thời Lý Nhân Tông, vị quan đầu triều được gia tăng thêm mấy chữ Bình chương quân quốc trọng sự (平章軍國重事), lại thêm các danh hiệu khác như Đồng trung thư môn hạ (同中書門下) hoặc Thượng trụ quốc (上柱國). Các vị quan Tể tướng thường được gia phong thêm các chức vụ Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) hoặc Tam thiếu (Tư không, Thiếu phó, Thiếu bảo). Các vị quan Tể tướng có danh vọng dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt làm "Thái phó phụ quốc thượng tướng quân"; Lý Đạo Thành làm "Thái phó bình chương quân quốc trọng sự"; Tô Hiến Thành làm "Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự".
Cũng theo chế độ nhà Tống, triều Lý thiết đặt giúp đỡ Tể tướng là các chức Tham tri chính sự, Khu mật sứ các chức, còn có Văn Minh điện Đại học sĩ (文明殿大學士) có vai trò cố vấn trực tiếp cho Hoàng đế. Lại có Gián nghị đại phu khuyên răn Hoàng đế, Trung thừa (中丞) thực thi giám sát, Thái sử (太史) để làm việc thiên văn.
Ngoài ra, nhà Lý cũng dựa vào nhà Tống thiết đặt các cơ quan:
Quan chế.
Cứ theo Việt sử lược, ta có đại khái quan chế:
Căn cứ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, quan chế nhà Lý có vài cái bất đồng với Việt sử lược, cụ thể:
Trang phục.
Từ tháng 8 năm 1059, Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu mẫu triều phục cho các quan.
Hoàng đế cấp cho trăm quan mũ cánh chuồn (đương thời gọi là mũ phốc đầu) và hia, quy định triều phục vào chầu là đội mũ cánh chuồn và đi hia. Các bộ chính sử đều xác nhận việc đội mũ cánh chuồn và đi hia của các quan khi vào chầu vua bắt đầu từ đó.
Triều đại nhà Trần về sau tiếp tục dùng áp dụng những đồ dùng đó làm triều phục.
Chế độ tuyển dụng và bổ nhiệm.
Để có đội ngũ quan lại phục vụ trong bộ máy chính quyền, nhà Lý đã áp dụng nhiều phương thức. Trong thời gian đầu, triều đình chỉ áp dụng chế độ tuyển cử, nhiệm tử và nộp tiền:
Từ thời Lý Nhân Tông bắt đầu áp dụng chế độ khoa cử, cho thi tuyển chọn lấy người tài làm quan.
Từ thời Lý Anh Tông, vua áp dụng chế độ sát hạch lại (khảo khóa) đối với những người đương chức, thành lệ 9 năm 1 lần.
Năm 1179 thời Lý Cao Tông, triều đình thực hiện khảo xét công trạng các quan, người giữ chức siêng năng tài cán nhưng không thông chữ nghĩa làm một loại, người có chữ nghĩa tài cán làm một loại, người tuổi cao hạnh thuần, biết rõ việc xưa nay làm một loại, cứ theo thứ tự mà trao cho chức vụ trị dân coi quân, khiến cho quan chức không lạm quyền tham nhũng.
Nhìn chung, đội ngũ quan lại triều Lý được tuyển chọn tương đối kỹ càng, nên cơ bản xứng với thực tài và chức vụ.
Chế độ lương bổng.
Sử sách chép không nhiều và không đầy đủ về chế độ lương bổng của quan lại nhà Lý. Năm 1067, vua Lý Thánh Tông đặt ra chế độ cấp lương bổng. Ông cho Đô hộ phủ sĩ sư và người làm án ngục lại hàng năm như sau:
Việc ban bổng lộc nhằm để nuôi đức liêm khiết của họ. Theo tính toán và so sánh của Lê Văn Siêu, mức bổng lộc này là cao. Lê Văn Siêu dẫn căn cứ từ sách Lĩnh Ngoại đại đáp cho thấy, những viên quan lãnh trọng trách đi sứ nhà Tống năm 1156 mỗi ngày được hưởng 10 đồng để tiêu ở nước ngoài (ngoài ra được gạo); trong khi quan đô hộ phủ sĩ sư được hưởng 50 quan 1 năm tức là 1 ngày được trên 80 đồng, còn quan ngục lại tính ra mỗi ngày cũng được trên 30 đồng.
Theo ghi chép của sử sách, các quan làm việc trong kinh thành không có lương bổng, chỉ thỉnh thoảng được vua ban thưởng. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ phải sống nghèo túng. Mỗi người trong số các quan có chức vụ đều có vài chục người hầu, nếu dùng không hết thì vẫn lĩnh lương theo danh nghĩa để nuôi những người hầu đó; ngoài ra, họ còn được hưởng thổ sản ở các địa phương trong nước tiến cống về và các tặng phẩm của vua. Tuy không hưởng chế độ lương bổng thường xuyên, nhưng họ được hưởng chức tước và bổng lộc (ruộng đất và quyền thu thuế ruộng) và nhiều hình thức khác nên các quan lại thời Lý có cống hiến tốt, góp phần tạo nên sự hưng thịnh và duy trì triều đại nhà Lý trong hơn 200 năm. | 1 | null |
Mại dâm ở Việt Nam là một chủ đề về hoạt động mại dâm tại Việt Nam, cũng như những quy định của pháp luật về hành vi mua bán dâm, chủ chứa, môi giới mại dâm...
Gần đây, có những ý kiến cho rằng Việt Nam nên hợp pháp hóa mại dâm, coi đây là một ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, những ý kiến này đã vi phạm Hiến pháp năm 2013 (Khoản 2 Điều 36 quy định "Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình", Khoản 3 Điều 60 quy định "Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc"); đồng thời cũng vi phạm công ước về quyền con người của quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp quốc về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949 (Điều 1 quy định "trừng phạt bất cứ người nào, để làm thoả mãn dục vọng của người khác, mà: 1. Môi giới, dụ dỗ hoặc dẫn dắt một người khác nhằm mục đích mại dâm, thậm chí với sự đồng ý của người đó; 2. Bóc lột mại dâm người khác, thậm chí với sự đồng ý của người đó"). Ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, khẳng định rằng Việt Nam cần phải tôn trọng Hiến pháp và các công ước về quyền con người của quốc tế; theo đó không thể coi mại dâm là hợp pháp mà cần phải loại bỏ những hình thức tổ chức mại dâm khỏi đời sống xã hội, đặc biệt là ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ và trẻ em để phục vụ mại dâm
Tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch, diễn ra tại Hội An ngày 9 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam sẽ không chấp nhận vì lợi ích trước mắt mà phải gánh chịu hậu quả xã hội lâu dài, nên sẽ không coi mại dâm là hợp pháp: "Việt Nam sẽ không có phố đèn đỏ, không làm casino tràn lan. Chúng ta không phát triển theo hướng đó".
Trong lịch sử.
Thời phong kiến, do kết cấu làng xã với hệ thống tôn ti chặt chẽ, quy chuẩn đạo đức và thuần phong mỹ tục nghiêm ngặt, nên mại dâm ở Việt Nam dường như không chính thức tồn tại. Các bộ luật Việt Nam thời phong kiến đều không thấy nhắc đến vấn đề này.
Một số tác phẩm như Truyện Kiều lấy đề tài về kỹ nữ lầu xanh, nhưng thực ra Truyện Kiều lấy bối cảnh ở nhà Minh (Trung Quốc) chứ không phải Việt Nam.
Thời kỳ Pháp thuộc.
Đến thời Pháp thuộc, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và sự du nhập kinh tế thị trường dẫn đến ra đời các đô thị. Nhu cầu mua dâm của thị dân và binh lính Pháp đóng tại các thành phố dẫn đến mại dâm xuất hiện và hình thành các nhà chứa nhiều tầm cỡ . Vấn đề mãi dâm được báo chí đề cập đến lần đầu tiên là trên báo Phụ nữ tân văn ngày 12/12/1929.
Vào những năm 1930, vấn đề mại dâm ở Việt Nam đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Các báo đã mô tả tình trạng "lúc nhúc xóm bình khang, đầy rẫy phường bán phấn" trong các đô thị Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. "Nếu đi qua các ngõ Sầm Công ở Hà Nội, phố Hạ lý Hải Phòng, phố Bến Củi Nam Định... ta sẽ thấy một cảnh tượng đau lòng, một sự dâm ô đê tiện hơn hết trong sự mãi dâm, chắc không có nước nào mà mãi dâm lại đê tiện hơn mãi dâm ở nước ta: Họ ra tận đường phố lôi kéo khách hàng, họ nói những câu, hát những giọng khiêu dâm tục tằn..."
Dưới chế độ thuộc địa, thực dân Pháp cho phép mại dâm công khai, vừa để kiếm tiền từ thuế vừa để làm thui chột truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong xã hội nảy sinh hai loại gái mại dâm. Một loại có giấy phép hành nghề và phải nộp thuế cho chính quyền thuộc địa, một loại bán dâm chui mà báo chí thường gọi là loại "gái đi ăn mảnh", "gái lậu" (Lậu thuế). Hầu hết gái bán dâm ở Việt Nam thuộc loại không có giấy phép và tự kiếm khách, bởi đây là hành vi vô đạo đức nên cả người mua dâm lẫn người bán dâm thường không muốn lộ mặt công khai. Đối với người mua dâm, phần lớn cảm thấy xấu hổ khi chường mặt trước thiên hạ để vào các nhà chứa hợp pháp.
Tình trạng mắc bệnh hoa liễu trong gái mãi dâm rất cao. Năm 1933 ở Sài Gòn, một bệnh viện chuyên trị các bệnh hoa liễu đã phải chữa cho hơn 20.000 người. Một bệnh viện chuyên chữa bệnh lậu "một ngày không dưới 30 đàn ông đến chữa bệnh, đàn bà là 150 người" (chỉ là chữa bệnh lậu, chưa kể các bệnh khác). Ở bệnh viện Bạch Mai thì cứ 100 gái bán dâm, thì có đến 70 mắc bệnh. Còn ở Hà Nội cũng có khoảng 5000 gái bán dâm mà trong đó tới 99% mắc bệnh hoa liễu. Mại dâm là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội.
Trong những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ 20, một biến tướng khác của mại dâm là "hát cô đầu" đã trở thành "một cái ung nhọt" của xã hội. Ở vùng ngoại ô Hà Nội năm 1938 có tới 216 nhà hát cô đầu và gần 2000 cô đầu. Henri Virgitti và bác sĩ B. Joyeux cho biết: ít nhất ở Hà Nội vào năm 1938 có khoảng 250 nhà hát cô đầu với khoảng 1.100 người và số gái bán dâm có từ 1500 tới 2000 người. Hầu hết trong số họ mắc bệnh hoa liễu. Còn ở Vinh, một thị xã nhỏ cũng có tới 8 nhà hát cô đầu với khoảng hơn 300 cô đầu. Nguyễn Doãn Vượng đã nhận xét về "hầu hết những kẻ đi hát bây giờ đều là thanh niên... do đó sự kém sút về sức khoẻ, sự truỵ lạc về tinh thần, những bệnh hoa liễu cũng từ đó mà về thăm gia đình và vợ con những thanh niên đó; lại còn bao nhiêu kẻ trong cơn mê muội đớn hèn lỗi đạo vì đi hát, ăn trộm, ăn cắp vì mê hát và khuynh gia bại sản vì những cô đầu hát."
Trọng Quỳnh trên Đông Pháp năm 1940 đã phân tích quá trình "từ ngây thơ đến bán dâm" của một số cô gái quê" vì quá đua đòi "theo mới", kém suy nghĩ, yếu đạo đức, đã bỏ nhà ra đi và cuối cùng sa vào con đường lầm lạc. Bài báo vạch rõ sự cám dỗ của cuộc sống tiêu thụ nơi thành thị đã biến một cô gái quê trong trắng trở thành một cô gái làng chơi với những vũ trường, khách sạn, nhà hát... Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng: mại dâm phát triển là do nguyên nhân kinh tế, là sản phẩm của chế độ thực dân tư bản, nơi con người mờ mắt vì đồng tiền và hưởng lạc.
Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã viết báo lên án: "Hai tệ nạn: Đa thê và mại dâm, nay được tổ chức theo kiểu châu Âu. Đây là đặc điểm của thực dân Pháp, vì ở các thuộc địa Anh, nạn đa thê bị huỷ bỏ và nạn mại dâm bị cấm", và "Nước Pháp núp sau lá cờ ba sắc tự do, bình đẳng, bác ái, đang đưa vào các thuộc địa của nó rượu, thuốc phiện, mại dâm và gieo rắc nghèo đói, lụn bại và chết chóc cho dân bản xứ bên cạnh sự giàu sang kiếm được bằng cách bất lương của nó"
Ngay sau khi thành lập (năm 1930), Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương "chống chế độ đa thê, phản đối chính phủ Pháp duy trì và lợi dụng chế độ làm đĩ để thu thuế" Vì vậy, trên các truyền đơn của Đảng thường đề ra các khẩu hiệu như: chống nạn mại dâm, vận động phụ nữ tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng một xã hội mới văn minh, bình đẳng. Xoá bỏ nạn mại dâm trong xã hội được Đảng Cộng sản xem là một biện pháp để nâng cao địa vị xã hội cũng như tôn trọng phẩm giá của phụ nữ.
Thời kỳ 1945-1975.
Tại Hà Nội vào năm 1954 (trước khi Pháp rút đi), tài liệu cho thấy có khoảng 12.000 gái điếm làm việc trong 45 nhà chứa và 55 quán rượu, trong đó 6.000 đã đăng ký với chính quyền thực dân Pháp. Sau 1954, mại dâm trở thành bất hợp pháp và bị loại trừ phần lớn theo Điều 202 của Bộ luật Hình sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, hằng năm khoảng 300-400 người vẫn bị phát hiện có liên quan tới hoạt động này.
Tại miền Nam Việt Nam, giữa những năm 1959 đến 1962, bà Trần Lệ Xuân đã cho đóng cửa hết tất cả các nhà chứa và phạt tiền các chủ nhà chứa, và do đó mại dâm có tổ chức dường như đã bị dập tắt. Tuy nhiên, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các tổ chức mại dâm lại nổi lên, và đến cuối thập niên 1960, đã có khoảng 32 nhà chứa tồn tại ở Sài Gòn.
Trong giai đoạn 1960-1975, hàng triệu lính viễn chinh Mỹ ào ạt đổ bộ vào Việt Nam vào thời chiến tranh Việt Nam. Từ đó nở rộ các những chủ thầu cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho lính Mỹ, những người làm sở Mỹ... đến bọn ma cô, gái điếm, gái nhảy, gái tắm hơi... Sự phân hóa về kinh tế đó dẫn tới sự đảo lộn các giá trị đạo đức truyền thống. Người miền Nam thời đó có câu vè: "Thứ nhất sở Mỹ, thứ nhì gái đĩ, thứ ba ma cô, thứ tư tướng tá".
Để "giúp vui" cho đạo quân viễn chinh, Mỹ - Thiệu cho phép mở cửa hàng loạt bar, phòng tắm hơi, hộp đêm, vũ trường và nhất là nhà thổ, hiện diện ở khắp Sài Gòn, đặc biệt là xung quanh các cư xá Mỹ. Mại dâm - gọi nôm na là "chợ heo" - được Việt Nam Cộng hòa công khai và hợp pháp hóa. Ước tính toàn miền Nam năm 1975 có trên 200.000 gái bán dâm. So với số gái bán dâm trên toàn Việt Nam vào năm 2012 thì con số này cao gấp 7 lần, nếu xét về tỉ lệ dân số thì gấp 30 lần. Một quan chức Sài Gòn còn công khai phát biểu: "Người Mỹ cần gái, chúng ta cần đôla. Tại sao chúng ta phải hạn chế, đó là nguồn thu đôla vô tận".
Năm 1966, từ Sài Gòn về, Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright nhận xét: "Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm". Một tạp chí xuất bản ở Sài Gòn mô tả: "Tại chợ heo đó, hằng ngày có hai ba trăm người con gái Việt Nam đứng sắp hàng... cho lính Mỹ đến chọn dắt đi như một con vật. Với một nắm đôla trong tay, lính Mỹ thật là nhiều tự do: tự do phá hoại văn hóa Việt Nam"
Chủ trương nói trên của Mỹ - Thiệu gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân. "Sự sa đọa, sự trụy lạc trong xã hội... đã gây ra biết bao thảm cảnh gia đình, bao nhiêu đổ vỡ hạnh phúc, bao nhiêu chuyện bi đát thương tâm...". Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: sự tha hóa của đạo đức xã hội là một trong các nguyên nhân khiến chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày càng mất lòng dân, cuối cùng sụp đổ hoàn toàn.
Hiện nay.
Giai đoạn 1975-1985, với chính sách "đời sống văn hóa mới", chính phủ Việt Nam đã hầu như đã quét sạch nạn mại dâm trên toàn Việt Nam, nhất là những ổ mại dâm tại miền Nam từ thời quân Mỹ để lại.
Đến giai đoạn Đổi mới 1986 về sau, mại dâm bắt đầu xuất hiện trở lại. Mặt khác, tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, tình hình mua bán người vì mục đích mại dâm và bắt cóc phụ nữ để đưa sang Trung Quốc cũng trở thành vấn đề đáng báo động.
Thống kê.
Số lượng người bán dâm.
Hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm năm 2013 của Việt Nam cho thấy: cả nước ước tính có gần 33.000 người bán dâm, phần lớn là nữ; nhưng chỉ có khoảng 9.000 gái bán dâm có hồ sơ quản lý. Độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Về học vấn, 17,1% chỉ tốt nghiệp tiểu học, 39,3% đã tốt nghiệp trung học và đáng lưu ý là khoảng 10,3% đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Quan niệm cho rằng gái mại dâm do "học vấn thấp" thực tế không còn đúng nữa
Một số liệu của Bộ Nội vụ vào đầu thập niên 1990 cho rằng con số này là 400.000. Nguồn khác thì cho là 600.000 (năm 1994) khi xét đến phương thức chống bệnh hoa liễu và HIV.
Tại "Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Pháp lệnh phòng, chống mại dâm" sáng 19/12/2014, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đến tháng 11/2014, cả nước có 11.240 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Trước đó, ngày 13/6/2014, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cả nước hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm.
Năm 2012, tần suất bán dâm trung bình của mỗi gái mại dâm là 60 lần/tháng, riêng Hải Phòng là 187 lần/tháng (162 lần cho khách lạ và 25 lần cho khách quen) Khảo sát của Bộ Lao động thương binh xã hội cho biết, vào đầu năm 2012, thu nhập trung bình của gái mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam. Mức thu nhập cao đã lôi cuốn ngày càng nhiều phụ nữ tham gia bán dâm
Điều tra quốc gia năm 2005 cho biết: trong số nam thanh niên ở độ tuổi 22-25 và chưa lập gia đình, có khoảng 11,2% ở thành thị và khoảng 5% ở nông thôn đã từng có quan hệ tình dục với gái mại dâm. Dù tỉ lệ không phải là cao, nhưng đây vẫn là điều đáng lo ngại vì thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và sẽ tiếp quản đất nước trong trung và dài hạn.
Thời gian gần đây, gái mại dâm hoạt động tinh vi hơn. Nhiều gái mại dâm là lưu động, không nằm trong đường dây lớn mà tự hoạt động theo kiểu đơn lẻ hoặc theo nhóm 2-3 người, không ở trong nhà chứa hoặc đứng đường mà tự quảng cáo, chào mời trên các trang web đen ở Internet hoặc điện thoại di động. Những đối tượng này rao bán dâm trên mạng, tung thông tin, hình ảnh, số điện thoại hoặc sử dụng nickname để chatsex với sự hỗ trợ của webcam. Sau khi móc nối với khách và xác minh đúng "mật khẩu", gái mại dâm sẽ cho khách địa chỉ hoặc sẽ đi đến địa chỉ của khác. Ngoài ra, hoạt động mại dâm theo phương thức gái bao theo tour du lịch đang gia tăng.
Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động mại dâm vẫn là lợi dụng các dịch vụ ăn nghỉ, vũ trường, karaoke, cà phê, tẩm quất... Đã hình thành các đường dây liên tỉnh, hoặc có sự móc nối với các hướng dẫn viên du lịch để cung cấp gái mại dâm cho khách đến các địa điểm du lịch trong nước hoặc nước ngoài.
Trung bình khoảng 66% người bán dâm được điều tra hoạt động độc lập, trong đó tỉ lệ hoạt động độc lập của nam là 70,4% so với 61,8% của nữ. Việc có ít bán dâm qua môi giới là do sự phát triển của công nghệ thông tin, người bán dâm có nhiều cơ hội để giao dịch trực tiếp với khách hàng hơn, do đó không phụ thuộc vào các chủ chứa. Lý do khác là vì pháp luật Việt Nam trừng phạt môi giới mại dâm rất nặng, nhưng lại nhẹ tay với người bán dâm và mua dâm. Môi giới phải lĩnh án hình sự và bị tù nhiều năm, nhưng mua và bán dâm thì lại chỉ bị phạt hành chính vài trăm nghìn. Trình độ học vấn của gái bán dâm cao hơn so với trước nên cũng tìm những cách hoạt động tinh vi hơn (như Internet, điện thoại di động...) mà không cần qua môi giới. Việc pháp luật Việt Nam chỉ xử nặng kẻ môi giới mà nương nhẹ xử lý hành vi mua bán dâm khiến việc chống mại dâm thiếu tính răn đe, tác dụng phòng chống không có hiệu quả.
Sau khi Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực, gái mại dâm không còn bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội mà chỉ bị phạt hành chính với số tiền rất nhỏ (100-300 nghìn đồng). Biện pháp xử lý quá nhẹ khiến số lượng người bán dâm ngày càng tăng. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, thống kê năm 2016 ước tính cả thành phố có 3.600 người bán dâm, kích dục, tăng tới 20% so với năm 2015
Nạn buôn người để phục vụ mại dâm.
Số liệu của Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm cho thấy, tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, các địa phương đã phát hiện gần 2.000 vụ buôn bán người với hơn 3.800 nạn nhân. Trong đó, trên 85% số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Phần lớn phụ nữ bị buôn bán để làm gái mại dâm tại các đô thị hoặc đưa sang Trung Quốc làm gái mại dâm tại nước này, ngoài ra đã có những trường hợp bị lừa sang Malaysia làm nô lệ tình dục
Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp đấu tranh và ngăn chặn tội phạm buôn người bằng việc thông qua Luật Phòng chống mua bán người và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người. Tuy nhiên, do phần lớn nạn nhân của tội phạm buôn người là để phục vụ mại dâm, trong khi các quy định về phòng chống mại dâm của Việt Nam còn khá nương nhẹ, nên hiệu quả thu được không cao.
Lây nhiễm HIV/AIDS.
Khảo sát năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm nghiện ma túy và 27% bị nhiễm HIV, chưa kể các bệnh khác như viêm gan, lậu mủ, giang mai... Tại Hà Nội ước tính có khoảng 7.000 gái mại dâm, trong đó 2.000 là gái đứng đường, 80% số này nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Tỷ lệ gái mại dâm nghiện hút chích chung bơm kim tiêm chiếm tới 44,2%, và tỷ lệ này trong nhóm nhiễm HIV lên đến 77,1%. Đáng báo động, tỷ lệ gái mại dâm sử dụng bao cao su thường xuyên là 65,4%, trong khi ở nhóm nhiễm HIV lại chỉ có 23,3% (do tâm lý buông xuôi và muốn "trả thù đời" khi biết mình đã nhiễm bệnh).
Thống kê của Bộ Y tế, năm 2000 chỉ có 25.000 khách làng chơi nhiễm HIV từ gái bán dâm nhưng 5 năm sau đó đã lên tới 60.000. Thống kê 6 tháng đầu năm 2012 đã phát hiện thêm gần 6.000 ca nhiễm HIV mới, lây qua đường tình dục là nguyên nhân đứng đầu với tỷ lệ 45,6%, chủ yếu là do mua bán dâm gây ra.
Theo Thạc sĩ Võ Hải Sơn (Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế), chỉ trong 3 tháng đầu năm 2015, số người nhiễm HIV mới phát hiện đã lên tới trên 1.504 người, tức là mỗi ngày có thêm khoảng 20 người nhiễm HIV. Một nghiên cứu ở Hà Nội với khoảng 200 - 250 người cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bán dâm nhiễm HIV lên tới 17%, cao gấp 5 lần Thành phố Hồ Chí Minh và gần 6 lần so với tỉ lệ gái bán dâm nhiễm HIV trong cả nước (3%). Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Phó cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết: tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng cao, đã chiếm tới gần 40% so với khoảng 30% của thời kỳ trước.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng tăng, chiếm tới 57,5% (ở giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ này chỉ là 24%). Trên phạm vi cả nước, trong 10 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tới 56%, tăng rất nhanh so với tỷ lệ 45% của năm 2013. Nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục tăng nhanh là do các quy định bất hợp lý tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: gái mại dâm không còn phải vào trung tâm chữa bệnh như trước đó (trong khi có nhiều người trong số họ nhiễm HIV), cho nên họ cứ tiếp tục tái phạm và lây nhiễm bệnh cho những người mua dâm mà không ai ngăn chặn được.
Năm 2017, viện trợ của quốc tế cho chương trình chống HIV của Việt Nam đã chấm dứt hoàn toàn. Nhiều chương trình phân phát bao cao su, thuốc điều trị HIV cho gái mại dâm không còn kinh phí thực hiện. Nếu tiếp tục duy trì chính sách xử phạt nhẹ người bán dâm như hiện nay (không giáo dục bắt buộc tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh) thì tỷ lệ lây nhiễm HIV từ nhóm đối tượng này sẽ ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân bán dâm.
Trên 53% gái bán dâm thú nhận nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao, trong khi bản thân họ lười lao động, sợ vất vả nhưng lại thích ăn chơi và đua đòi, trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự đi bán dâm, thậm chí có cả những người mẫu, diễn viên, hoa hậu, ca sĩ vì muốn sống xa hoa nên cũng làm gái gọi. Nguyên nhân khác là muốn thỏa mãn nhu cầu sinh lý.
Gái bán dâm luôn lấy lý do là "nhà nghèo" nên phải đi bán dâm. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2012 sau khi thực hiện khảo sát tại 3 thành phố Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh của Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam cho thấy: đa phần gái bán dâm có gia cảnh trung bình (42,4% nhà nghèo, 52,2% có gia cảnh trung bình và 2,4% có gia đình khá giả). 27,6% đi bán dâm là do bạn bè rủ rê, 63,9% là do lôi kéo bởi chính những gái mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa hoặc cưỡng bức. Một bộ phận khác bán dâm là để có tiền thỏa mãn cơn nghiện ma túy (51% gái mại dâm nghiện ma túy). 34,9% muốn tiếp tục bán dâm trong khoảng 3 năm tới vì muốn duy trì khoản thu nhập cao trong khi bản thân đã quen tiêu xài phung phí.
Nhận xét về lý do bán dâm, Chuyên gia tâm lý – Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý - đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: ""Nhà nghèo luôn là điệp khúc được nhiều cô gái trẻ thanh minh cho vấn đề tại sao lại đi bán dâm... Tuy nhiên, không phải ai nghèo cũng đem thân thể mình ra mua bán. "Nghèo" chỉ là lý do bên ngoài của cái sự lười lao động... Các bạn trẻ lười lao động sẽ rất dễ sa chân khi thấy kiếm tiền cách này quá dễ."
Thu nhập nhiều nhưng phần lớn thu nhập kiếm được lại được gái bán dâm ném vào nghiện ngập, hút chích, vũ trường, cờ bạc nên "tiền vào thì nhanh mà ra cũng nhanh"." Càng kiếm nhiều thì càng ăn chơi nhiều, một bài báo cho biết ít nhất 70% gái bán dâm ở Hà Nội phải tìm đến bọn cho vay nặng lãi. Vay ít thì là 5 triệu, không ít vay nợ tới cả trăm triệu. Lãi suất thì rất cao, có khi tới 5-10%/ngày. Ăn chơi, cờ bạc tiếp rồi chẳng mấy mà hết, chưa kịp trả hết món nợ này, họ lại vay món khác. Nợ chồng nợ, họ càng cật lực bán dâm để trả nợ thì lại càng lao vào ăn chơi, lô đề, rồi lại càng nợ. Cái vòng luẩn quẩn này khiến con đường hoàn lương càng thêm mịt mù.
Một số gái bán dâm có học vấn không hề thấp. Công an đã làm rõ một số đường dây mại dâm bao gồm cả giáo viên, viên chức, đặc biệt là những sinh viên có ngoại hình đẹp, thích ăn chơi đua đòi tại các trường đại học, cao đẳng được các tú bà tuyển mộ để bán dâm giá cao. Gái bán dâm trong các đường dây này là sinh viên, nhưng lại thích đua đòi, ăn chơi ở những chốn sành điệu, dù bố mẹ chu cấp đầy đủ nhưng vẫn đi bán dâm chỉ để có tiền thỏa mãn sĩ diện. Có cô cho biết: "Nhà em không phải là nghèo, giàu là khác nhưng ông bà già quản tiền chặt. Chơi với bạn, cái sỹ nổi lên, không có tiền thì tự mình kiếm. Bạn em nó gợi ý cái là em đồng ý luôn." Có sinh viên, thậm chí cả học sinh Trung hoc phổ thông mới 17 tuổi đã vừa bán dâm vừa kiêm luôn vai trò môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ với những chiêu tinh vi như "bán trinh giả" Nhu cầu tiền bạc và lối sống buông thả, ăn chơi đua đòi của một bộ phận sinh viên đang trở nên phổ biến, sức hút của đồng tiền khiến nhiều sinh viên chấp nhận bán dâm để thỏa mãn lối ăn chơi xa xỉ cho xứng với "đẳng cấp của dân chơi".
Đặc biệt, một số gái mại dâm còn là người mẫu, diễn viên, hoa hậu... có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi xa hoa mà đi bán dâm. Điển hình ở Việt Nam là các diễn viên, người mẫu, ca sĩ như Yến Vy, Kim Tính, Hồng Hà, Võ Thị Mỹ Xuân, Thiên Kim, Lâm Nhật Ánh. Một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm... Giá bán dâm của các đối tượng này lên tới hàng ngàn USD/đêm, năm 2015 đã phát hiện trường hợp Lại Thu Trang (sinh năm 1986, quê ở Quảng Ninh), diễn viên, từng giành danh hiệu Á khôi cuộc thi sắc đẹp của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, bán dâm với giá tới 7.000 USD/ngày. Người mẫu bán dâm Hồng Hà từng nói về động cơ đi bán dâm của mình là để nhanh "mua được nhà lầu, xe ôtô".
Một tuyên truyền viên chống HIV cho biết: "Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều gái mại dâm, số cô mà tôi đã gặp, đã trò chuyện, chắc phải đến đôi trăm. Trong số đó, có lẽ chỉ 1/10 là hoàn cảnh thực sự quá khó khăn, buộc phải làm gái. Còn lại, đa số là lười lao động, thích chưng diện, thích ăn sung mặc sướng... Với những người đó, tôi không thể thông cảm hay xót xa được..."
Nhà báo Remy Favre trên tạp chí La Croix dẫn một nghiên cứu do Liên minh chống buôn người thực hiện cho hay: 54% người bán dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hoạt động này với mục đích kiếm tiền dễ dàng, và "Những cô gái đó muốn mua điện thoại, xe máy đẹp, quần áo hàng hiệu". Có rất ít người bán dâm có ý định bỏ công việc này do thu nhập cao, lại không phải lao động vất vả. Tổ chức phi chính phủ Médecins du Monde đã mời một số người bỏ việc và hứa bố trí công việc mới, nhưng "Thông thường, họ từ chối ngay. Mức lương hàng tháng mà chúng tôi đề nghị, họ có thể kiếm được chỉ trong vòng 1 ngày. Bên cạnh đó, họ cũng không muốn bị gò bó về thời gian biểu và những quy tắc làm việc"
Có gái mại dâm mới 16 tuổi khi bị bắt đã trả lời tỉnh queo: ""Ở nhà mỗi lần xin 5-10 ngàn đi chơi game mà ông bà già cứ cằn nhằn nên em mới đi làm kiếm tiền chơi, khỏi bị cằn nhằn nhức đầu"." Có gái mại dâm thì nói thẳng với nhà báo: ""Chị không bỏ nghề đâu, vì nghề này vừa sướng lại vừa có tiền"." Thậm chí, có ngôi làng đua nhau đẩy con gái đi bán dâm để làm giàu. Nhiều gia đình của làng còn có hẳn một kế hoạch đưa ra cho con gái họ, bắt phải bán dâm bao lâu, để gia đình mua sắm thế nào. Có bà mẹ vì hám tiền đã bất chấp nhân phẩm và tình mẫu tử, ép con đi bán dâm.
Theo thượng tá Đào Thanh Hải - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Hà Nội thì nếu trước đây, đối tượng bán dâm thường có văn hóa thấp, hoàn cảnh khó khăn, thì qua những vụ bắt mại dâm vừa qua cho thấy, gái bán dâm đã có sự thay đổi. Chuẩn mực đạo đức suy thoái, nhiều cô gái dù có học thức vẫn không ngần ngại kiếm tiền từ con đường này (ước tính 10,3% gái bán dâm có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề). Do học đòi "phong cách Tây", nhiều cô coi rẻ trinh tiết, sẵn sàng làm theo bản năng, chấp nhận dùng thân xác mình làm vật trao đổi vì tiền bạc danh lợi Trong điều kiện xã hội hiện nay, nếu vẫn cho rằng gái mại dâm là "nạn nhân của số phận, vì hoàn cảnh mới phải bán dâm" thì xem ra không còn phù hợp, nhiều trường hợp chẳng đói nghèo, dốt nát gì vẫn đi bán dâm. Việc liên tiếp nhiều vụ án mại dâm sinh viên, người mẫu bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông báo động về lối sống ngày càng tha hóa của một bộ phận con người trong xã hội.
Pháp luật.
Mại dâm ở Việt Nam là bất hợp pháp. Ngày 15 tháng 4 năm 2003, Pháp lệnh Phòng chống mại dâm được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc loại trừ mại dâm. Ngày 15 tháng 10 năm 2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
Theo Điều 22, 23 của Pháp lệnh, người mua dâm và bán dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nếu người mua/bán dâm chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi chứa mại dâm bị truy cứu hình sự theo Điều 254, với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng công an các cấp đã truy quét, triệt phá 6.109 vụ mại dâm, với 19.443 đối tượng (gồm 4.113 chủ chứa, môi giới; 9.067 gái bán dâm; 6.263 khách mua dâm), đưa hơn 5.100 gái mại dâm vào cơ sở chữa bệnh. Viện kiểm sát Nhân dân đã khởi tố 4.585 bị can về mại dâm. Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử 3.542 vụ với 4.866 bị cáo. Bên cạnh việc xử lý các bị cáo là chủ chứa, môi giới mại dâm, thời gian qua Tòa án các cấp đã xét xử 114 vụ án với 178 bị cáo phạm tội mua dâm người vị thành niên. Trong năm 2011, công an cả nước đã khám phá 717 ổ mại dâm, xử lý gần 2.800 đối tượng.
Theo ông Tô Văn Huệ, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính trật tự xã hội, hầu hết những cơ sở nghi là có hoạt động mại dâm, đều nằm dưới sự bảo lãnh của những nhân vật có "uy" với địa phương. Chính vì thế nhiều khi chỉ bằng một cú điện thoại cũng có thể ngăn bước các cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra. Theo ông, Công an sở tại "biết tuốt", vấn đề là có sự tiếp tay bao che hay không. Bà Lê Thị Hà, Cục trưởng Cục Phòng chống Tệ nạn xã hội, cho biết cả nước hiện có hơn 20.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Tuy nhiên cách quản lý những cơ sở này bị buông lỏng, nhất là tại những thành phố lớn. "Chẳng hạn ngay ở TP.HCM, nhiều nơi siết chặt cấp giấy phép cơ sở kinh doanh nhạy cảm song nhiều nơi lại cấp phép tràn lan khó quản lý". Sự phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ, các ban ngành đoàn thể còn lỏng lẻo hoặc cứng nhắc do đó không phát huy được tác dụng..
Các vướng mắc trong pháp luật về chống mại dâm hiện nay.
Đối với người bán dâm.
Mức phạt không đủ răn đe.
Trước năm 2012, tại Việt Nam có các Trung tâm bảo trợ xã hội chuyên dành cho gái mại dâm. Gái mại dâm nếu không thể trả về địa phương quản lý thì sẽ được đưa vào đó giáo dục, dạy nghề để sau này có nghề nghiệp mưu sinh, không phải quay lại con đường cũ. Có gái mại dâm tâm sự: "Bao nhiêu tiền kiếm được, em lại ném vào nghiện ngập, hút chích. Bây giờ bị bắt đưa vào đây rồi, được quản lý trại tạo công ăn việc làm, em mới thấm thía giá trị của đồng tiền kiếm được bằng nghề lương thiện"
Tuy nhiên, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định gái mại dâm sẽ không phải bắt buộc vào các trung tâm bảo trợ xã hội mà chỉ bị phạt tiền (300 ngàn nếu lần đầu và 3-5 triệu nếu tái phạm). Lý do của việc bãi bỏ áp dụng hình thức đưa gái mại dâm vào trại là để "tăng cường áp dụng các biện pháp xã hội để gái mại dâm tự nguyện hoàn lương". Tuy nhiên, thực tế là các cơ sở hỗ trợ xã hội ở Việt Nam còn rất thiếu và quy mô nhỏ, mỗi tỉnh cả năm chỉ hỗ trợ được mấy chục người, trong khi số gái bán dâm cả nước lên tới hàng vạn. Ví dụ, Chi cục Phòng chóng tệ nạn Hà Nội chỉ đặt mục tiêu hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm được cho khoảng 60-80 người bán dâm trong suốt 3 năm. Tại TP Hồ Chí Minh, mỗi năm chỉ hỗ trợ được 30 suất vay vốn tạo việc làm. Ở Khánh Hòa, suốt năm 2011 chỉ có 2 đối tượng mại dâm được hỗ trợ hoàn lương và 6 đối tượng được tư vấn, hỗ trợ vay vốn tạo việc làm. Mặt khác, tiền học nghề cũng không được là bao (5 triệu đồng/người), thu nhập thấp hơn trong khi lại vất vả hơn nhiều so với đi bán dâm nên phần lớn gái bán dâm lại bỏ học nghề và tiếp tục bán dâm. Việc bãi bỏ quy định bắt buộc gái mại dâm vào các trung tâm bảo trợ xã hội, trên thực tế lại phản tác dụng và càng làm công tác hỗ trợ gái mại dâm hoàn lương thêm phần khó khăn.
Việc áp dụng Luật mới trong khi không cân nhắc đến tình hình thực tế đã khiến mại dâm lan tràn bởi mức xử phạt quá nhẹ, không có tính răn đe, trong khi các biện pháp quản lý tại xã hội thì yếu và lỏng lẻo. Mặt khác, thu nhập từ bán dâm cao hơn nhiều so với lao động thông thường lại ít nặng nhọc, một tỷ lệ lớn gái bán dâm chẳng phải vì nghèo khổ mà vì muốn có nhiều tiền để ăn chơi. Vấn đề chung được nhiều cán bộ chi cục và bản thân người bán dâm nhìn nhận: đó là thu nhập quá chênh lệch của những công việc khác so với việc bán dâm, trong khi đã quen thói tiêu xài phung phí, nên họ rất khó từ bỏ công việc mang lại cuộc sống dư dả cho bản thân. Do vậy, việc bãi bỏ biện pháp cưỡng chế vào trung tâm xã hội đã khiến việc hoàn lương của người bán dâm là rất khó khăn, trong khi sẽ ngày càng có nhiều cô gái trẻ sẵn sàng bước vào con đường này vì không còn sợ bị xử phạt nặng.
Theo báo cáo của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), thực tế cho thấy sau 1 năm luật mới được áp dụng với mức phạt nhẹ, tổng số người bán dâm cả nước năm 2013 ước tính khoảng 32.700 người, đã tăng tới 9,3% so với năm 2012 Tại TP Hồ Chí Minh, mại dâm gia tăng mạnh trong năm 2015, số gái bán dâm tăng 20% chỉ sau 1 năm (từ 3.000 lên 3.600 người).
Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: tình trạng "bắt rồi lại thả" này đã làm gia tăng mại dâm; khi bị bắt quả tang gái mại dâm sẵn sàng nộp phạt rồi sau đó tiếp tục hoạt động bình thường, thậm chí công khai. Thu nhập bình quân của gái mại dâm khoảng 10 triệu đồng/tháng, gái gọi cao cấp tới 150 triệu đồng/tháng, phạt tiền 300 nghìn đồng thì chẳng bõ bèn gì. Nếu số tiền nộp phạt lớn, gái bán dâm sẽ tăng giá, không ảnh hưởng đến túi tiền. Một gái bán dâm không che giấu: "Sau một thời gian làm nhân viên phục vụ cho các quán ăn, vừa mệt lại không có tiền nhiều, nghe lời mấy đứa bạn bảo làm gái vừa sướng vừa có tiền nên em theo. Lúc mới vào nghề phải lén lén lút lút, sợ công an bắt giam, giờ chỉ bị phạt hành chính thì chẳng còn gì phải sợ nữa… Tính ra, một ngày em có thể tiếp đến 10 khách, mỗi lượt cũng được 200.000 – 300.000 đồng thì nộp phạt cũng chẳng đáng là bao".
Về phía cơ quan công an, mức xử phạt hành chính hiện nay đối với gái mại dâm cũng đẩy họ vào thế khó, bởi thời gian từ lúc truy bắt, hỏi cung tới khi ra mức xử phạt, chỉ được giới hạn trong 24 giờ. Nhiều vụ, công an phải nhờ các trung tâm lao động giáo dục xã hội cho đối tượng lưu trú 10 ngày để có thời gian thẩm tra. Tuy nhiên, hiện nay các trung tâm không còn chức năng này nữa, công an buộc phải thả gái mại dâm dù chưa kịp điều tra, xử phạt được gì. Có những trường hợp gái mại dâm là con nhà khá giả, đi bán dâm vì ăn chơi đua đòi, tuy nhiên với chế tài chỉ xử phạt hành chính nên cơ quan điều tra không thể làm gì được để răn đe. Với quy định này, những gái mại dâm đơn lẻ (không qua môi giới) dù có bị bắt thì cũng chỉ có thể phạt hành chính với số tiền rất nhỏ, sau khi bị phạt họ sẽ vẫn tiếp tục tái phạm nhiều lần vì không còn sợ bị xử phạt nặng.
Tiêu biểu của việc gái bán dâm chỉ bị phạt hành chính nên liên tục tái phạm là trường hợp Lại Thu Trang (sinh năm 1986, quê ở Quảng Ninh), là diễn viên, từng giành danh hiệu Á khôi cuộc thi sắc đẹp của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Năm 2015, Thu Trang bị phát hiện tham gia đường dây mại dâm cao cấp với giá tới 7.000 USD/ngày Sau khi bị phạt hành chính, Lại Thu Trang vẫn tiếp tục bán dâm. Đến năm 2016, cô này lại bị phát hiện tham gia đường dây bán dâm cao cấp với giá 3.000 USD/đêm.
Không quản lý được người bán dâm.
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã bãi bỏ biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm, nhưng lại không đưa ra cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý người bán dâm tại cộng đồng. Do vậy, hiện nay các địa phương không còn khả năng để tập trung chữa bệnh, giáo dục, đào tạo nghề cho đối tượng này, việc quản lý người bán dâm và hỗ trợ người bán dâm hoàn lương cũng không thể thực hiện được. Ngay cả người bán dâm nhiễm HIV/AIDS, giang mai... cũng không có biện pháp để cách ly, ngăn chặn họ lây nhiễm cho người khác.
Ông Lê Văn Quý, Phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TP Hồ Chí Minh lý giải:
Tại Hà Nội, từ khi biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh được gỡ bỏ, việc xử lý gái bán dâm đứng đường gặp rất nhiều khó khăn. Sau một thời gian tạm yên, hiện tượng gái mại dâm vẫy khách nơi công cộng ở Hà Nội có dấu hiệu phức tạp trở lại. Gái mại dâm bị bắt nhưng lại phải thả ra vì không có chế tài xử lý, sau khi được thả gái mại dâm ngay lập tức dạt sang địa bàn phường khác vẫy khách. Hoặc tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi luật mới được áp dụng, công tác ngăn chặn mại dâm trở nên cực kỳ khó khăn, đối tượng bán dâm hoạt động công khai hơn vì họ biết nếu bị bắt quả tang thì cũng chỉ bị xử phạt hành chính chứ không phải giáo dục tại địa phương và đưa vào cơ sở chữa bệnh như trước đây. Gái mại dâm còn đưa tiền cho bảo kê giữ, nếu bị đưa về công an phường, sau khi lấy lời khai, gái mại dâm quyết không nộp phạt trong khi công an chẳng làm gì được. Có trường hợp còn đứng phắt dậy, bỏ về và tuyên bố thẳng thừng: "Nhà nước đã bỏ việc đưa chúng tôi vào trại, các ông chả có lý do gì mà giữ chúng tôi. Còn phạt thì tôi chẳng có tiền".
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện huyện Củ Chi cho biết: trước kia mại dâm chỉ hoạt động ở trung tâm nhưng nay "đã bung ra toàn thành, chỗ nào cũng có". Đại diện Hội Phụ nữ thành phố cho biết: do mức phạt quá nhẹ nên người bán dâm cứ thoải mái tái phạm. Những người bán dâm đã quen kiếm nhiều tiền lại nhàn hạ, mức phạt lại nhẹ nên rất khó động viên họ từ bỏ bán dâm để kiếm việc làm khác. Mỗi người bán dâm chỉ được cấp 5 triệu đồng học nghề, số nghề có thể học lại hạn chế, học xong rồi thì thu nhập khi đi làm cũng thấp hơn nhiều so với đi bán dâm, lại vất vả nên phần lớn họ lại bỏ nghề và tiếp tục đi bán dâm, vì mức phạt nhẹ nên dù có tái phạm liên tiếp họ cũng không sợ. Vì pháp luật không có tính răn đe nên công tác hỗ trợ gái mại dâm hoàn lương chỉ thu được kết quả rất hạn chế.
Ông Trần Ngọc Lợi - Chi cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Vĩnh Long, cho biết: quy định mức phạt vi phạm hành chính đối với người bán dâm vẫn còn quá nhẹ (từ 100.000- 300.000 đồng/lần). Người bán dâm dù tái phạm nhiều lần cũng chỉ được phép lập hồ sơ vi phạm và phạt một số tiền nhỏ, không áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội. Qua theo dõi, nhiều đối tượng bán dâm thường không về lại địa phương cư trú mà chuyển sang địa bàn khác tiếp tục hành nghề, thậm chí chấp nhận phạt tiền để tiếp tục bán dâm nên rất khó tiếp cận để tư vấn, tạo điều kiện cho họ hòa nhập cộng đồng.
Phó trưởng CA xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội), ông Nguyễn Xuân Long chia sẻ: dù đã có 15 năm làm công tác giữ gìn trật tự an ninh ở xã, nhưng chưa bao giờ việc đấu tranh phòng chống mại dâm lại khó như bây giờ. Sau một năm nay, việc không đưa vào cơ sở chữa bệnh, không giáo dục tại xã, phường đối với người bán dâm mà chỉ phạt tiền khiến hoạt động của gái mại dâm ngày càng công khai, phức tạp hơn. Cần phải có những chế tại mạnh hơn thì mới có thể đủ sức răn đe.
Mặt khác, về lâu dài, việc xử phạt nhẹ, thả lỏng gái mại dâm sẽ dẫn tới nguy cơ lan tràn bệnh hoa liễu. Tỷ lệ rất cao gái mại dâm trong các trung tâm này đã mang mầm bệnh như AIDS, lậu mủ, giang mai... hoặc nghiện ma túy. Ví dụ, ở Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 (Ba Vì - Hà Nội) có 208 học viên, số nghiện ma túy lên tới 50%, số nhiễm HIV lên tới 10%, nếu tính cả lậu mủ, giang mai thì có tới 142 người (70%) bị nhiễm. Khi thả họ ra thì không ai biết họ sẽ đi đâu và làm gì, phần lớn sẽ tiếp tục đi bán dâm, hút chích và sẽ lây bệnh cho nhiều người nữa. Khi phát hiện bị bệnh thì cũng chẳng ai đưa họ vào bệnh viện, họ cứ thế mà gieo rắc mầm bệnh.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng tăng, chiếm tới 57,5% (ở giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ này chỉ là 24%). Trên phạm vi cả nước, trong 10 tháng đầu năm 2016, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm tới 56%, tăng rất nhanh so với tỷ lệ 45% của năm 2013 Nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục tăng nhanh là do các quy định bất hợp lý tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012: gái mại dâm không còn phải vào trung tâm chữa bệnh như trước đó (trong khi có nhiều người trong số họ nhiễm HIV), cho nên họ cứ tiếp tục tái phạm và lây nhiễm bệnh cho những người mua dâm mà không ai ngăn chặn được.
Kể từ năm 2015, viện trợ của quốc tế cho chương trình chống HIV của Việt Nam đã bị cắt giảm và sẽ chấm dứt hoàn toàn vào năm 2017. Nhiều chương trình phân phát bao cao su, thuốc điều trị HIV cho gái mại dâm sẽ không còn kinh phí thực hiện. Nếu tiếp tục duy trì chính sách xử phạt nhẹ người bán dâm một cách bất hợp lý như tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (không giáo dục bắt buộc tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh) thì tỷ lệ người mua dâm bị lây nhiễm HIV từ nhóm đối tượng này sẽ ngày càng tăng cao.
Giải pháp của Đà Nẵng.
Để khắc phục những vướng mắc này, tháng 3/2016, chính quyền Đà Nẵng đã ban hành văn bản cho phép tiếp nhận người bán dâm vào trung tâm bảo trợ xã hội. Việc tiếp nhận đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội không bị coi là xử lý vi phạm hành chính. Cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, quản lý, chăm sóc đối tượng được đặt tại thôn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Thời gian đối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội tối đa 3 tháng. Trường hợp đối tượng được đào tạo nghề ngắn hạn tại cơ sở bảo trợ xã hội thì được gia hạn đến khi hết thời gian đào tạo nghề. Các hành vi đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội khi chưa được người có thẩm quyền giải quyết là không được phép. Ông Lê Minh Hùng, Chi cục trưởng Phòng chống tệ nạn xã hội Đà Nẵng lý giải việc ban hành quyết định này:
Theo tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà - Ban Thư ký Bộ Tư pháp, cần bổ sung thêm tội danh "Bán dâm" vào luật Hình sự để tăng thêm tính răn đe. Việc không xử lý hình sự người bán dâm, nhất là những đối tượng bán dâm chuyên nghiệp, đã bị xử lý hành chính mà vẫn còn tái phạm rõ ràng là bỏ lọt tội phạm, không ngăn chặn được tệ nạn mại dâm. Vì vậy, đã đến lúc cần trừng trị cả người bán dâm nếu họ đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà vẫn còn tái phạm
Đối với người mua dâm.
Một vấn đề khác là mức phạt hành vi mua dâm. Ở nhiều nước như Mỹ, Thụy Điển, Na Uy, Pháp, Hàn Quốc... hành vi mua dâm bị phạt nặng để răn đe tối đa những người có ý định mua dâm (khi đó tự khắc số gái bán dâm cũng giảm đi). Ở những nước này, mua dâm là tội hình sự, có thể bị phạt hàng ngàn USD và đi tù nhiều tháng. Cảnh sát cũng công khai danh tính kẻ mua dâm nơi công cộng để họ phải cảm thấy hổ thẹn. So với những nước này, mức phạt tại Việt Nam nhẹ hơn rất nhiều, chỉ bị phạt tiền 300-500 nghìn đồng, cũng không bị giam giữ hoặc công khai danh tính. Nghị định 178/2004/NĐ-CP quy định: nếu là cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang thì ngoài việc xử lý hành chính còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người đó để xử lý. Nhưng thực tế trong nhiều năm qua, có không ít cán bộ, công chức bị bắt khi mua dâm nhưng đa số đều không bị thông báo về cơ quan vì "nể tình" hoặc có sự can thiệp từ nhiều mối quan hệ, khiến pháp luật mất tính răn đe.
Mức xử phạt thấp như vậy chẳng thấm tháp gì so với túi tiền của khách mua dâm nên không có sức răn đe, bị phạt cũng không ai sợ, việc chống mại dâm do vậy chỉ như "chống ngọn mà chưa chống gốc, giơ thì cao nhưng đánh thì khẽ". Việc xử lý như hiện nay là phạt ít tiền rồi lại thả nên chẳng khác gì "bắt cóc bỏ đĩa", theo chiều hướng này sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu: bán dâm thì chẳng e ngại gì, còn kẻ mua dâm thì cứ mặc sức mà mua.
Thực tế này đòi hỏi cần phải có chế tài mới nghiêm khắc tương xứng. Có những đề nghị phải tăng mức phạt, đồng thời công khai danh tính đối tượng mua dâm để nâng cao tính răn đe những đối tượng này. Đây là hoạt động "có cầu có cung" nên phải xử lý nghiêm từ cả hai phía là mua dâm và bán dâm. Bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Ba Vì nói: "Về việc này, tôi nhận thấy là không công bằng. Trong hoạt động mại dâm có cầu mới có cung... nếu chúng ta hạn chế được người mua dâm, thì gái mại dâm không có cơ hội để hành nghề". Tiến sĩ xã hội học Tống Văn Trung nói: "Việc không công khai danh tính người mua dâm là dung túng đối với người mua dâm... cần công khai danh tính để răn đe, khi phạt thì cũng phải phạt nặng. Nếu chỉ phải xử phạt hành chính thì không ai dám chắc rằng họ không tái phạm, bởi dù có bị bắt thì chỉ nộp phạt là xong."
Theo một chuyên gia xã hội học, thuốc đặc trị để dẹp mại dâm không hề khó, nhưng phải được nhiều ngành phối hợp làm nghiêm túc và triệt để. Đó là sửa đổi Pháp lệnh Phòng chống mại dâm theo hướng tăng nặng, đặc biệt là việc thông báo về gia đình, nơi công tác của người mua dâm cần được thực hiện thật nghiêm túc. Không chỉ cán bộ, công chức mà bất cứ ai mua dâm đều bị đưa ra kiểm điểm trước gia đình, tổ dân phố, cơ quan... Các đối tượng bảo kê cũng cần có chế tài xử lý về hình sự.
Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, Trưởng khoa nhân học, Trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu:
Đề xuất.
Ngày 23 tháng 8 năm 2015, Phó chi cục trưởng Chi cục Phòng chống Tệ nạn xã hội TP HCM, ông Lê Văn Quý đề xuất: để phòng chống tệ nạn mại dâm hiệu quả hơn, cần phải gom các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh mại dâm vào một khu riêng. Ông Quý nhấn mạnh: việc thành lập khu vực này không phải là để công nhận mại dâm hợp pháp, mà là để tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với những cơ sở dịch vụ dễ phát sinh mại dâm (mát xa, karaoke...). Các cơ sở kinh doanh ở đây nếu để xảy ra tệ nạn mại dâm thì vẫn bị xử phạt theo pháp luật.
Theo TS Khuất Thu Hồng, cách ngăn chặn mại dâm lỏng lẻo như hiện nay không xoá bỏ được mại dâm mà nó vẫn ngày càng phát triển phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều bất ổn về đạo đức, trật tự, an toàn xã hội, nguy cơ lây lan một số bệnh truyền nhiễm. Cho nên bà tán thành đề xuất của ông Quý vì những ưu điểm của nó: người làm ở đây được quản lý ở một khu vực nhất định, nơi phải đăng ký hoạt động, họ được cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo sức khoẻ, tránh việc mại dâm trá hình phát sinh. Cách quản lý này cũng giảm thiểu được tình trạng buôn bán phụ nữ, giảm bóc lột và bạo lực đối với người lao động tại các cơ sở. Tuy nhiên, áp dụng mô hình này thì cũng phải làm sao đảm bảo để mại dâm không tồn tại ở các khu vực khác, đó là việc rất khó. Nếu luật pháp thực hiện không nghiêm, mại dâm vẫn sẽ hoạt động bí mật ở khu vực khác
Hiện có một số đề xuất hợp pháp hóa mại dâm gây nhiều tranh luận, đặc biệt sau các vụ việc các người mẫu hoa hậu bị phát hiện bán dâm. Theo ông Nguyễn Văn Minh, Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, thì: "trước đây cũng đã có những ý kiến kiểu như vậy. Đó chỉ là số ít và tôi không hiểu phát biểu như vậy thì nhận thức của họ về vấn đề này như thế nào. Nếu muốn sửa, thay đổi điều này thì phải sửa cả hiến pháp, pháp luật, mà hiến pháp, pháp luật của ta hiện hành đều bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em, bảo vệ nhân phẩm, danh dự người phụ nữ, hạnh phúc gia đình họ...", ông còn cho biết: "việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của một bộ phận giới trẻ về mại dâm. Chỉ cần bỏ ra một ít tiền là nam thanh niên sẽ sa đà vào con đường chơi bời, gái gú. Còn với nữ giới, thấy việc bán dâm vừa nhàn lại có tiền sắm sửa nên nhiều em sẽ sẵn sàng đi bán dâm... xã hội sẽ loạn vì không kiểm soát được đại dịch HIV/AIDS, làm hư hỏng cả một bộ phận giới trẻ".
Nếu phân tích điều kiện xã hội tại Việt Nam thì việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm nảy sinh nhiều hệ lụy:
Theo tiến sĩ Đỗ Đức Hồng Hà - Ban Thư ký Bộ Tư pháp, cần bổ sung thêm tội danh "Bán dâm" vào luật Hình sự để tăng thêm tính răn đe. Việc không xử lý hình sự người bán dâm, nhất là những đối tượng bán dâm chuyên nghiệp, đã bị xử lý hành chính mà vẫn còn tái phạm rõ ràng là bỏ lọt tội phạm, không ngăn chặn được tệ nạn mại dâm. Đã đến lúc cần trừng trị cả người bán dâm nếu họ đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà vẫn còn tái phạm | 1 | null |
Gezin là một ngôi làng thuộc huyện Maden của tỉnh Elazığ, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi làng nằm trên quốc lộ D885 của Thổ Nhĩ Kỳ, trên bờ phía đông của Hazar Gölü, cách Maden và cách Elazığ . Dân số của nó là 1.075 người (2021). Trước đây, Gezin nằm cách vài km về phía đông so với vị trí hiện tại của nó, nhưng đã được di chuyển đến vị trí hiện tại bên cạnh hồ. Gezin từng là một thị trấn ("belde") từ năm 1992 đến năm 2013 khi tổ chức lại chính quyền địa phương Thổ Nhĩ Kỳ. | 1 | null |
Phân chim (tức "guano" trong tiếng Tây Ban Nha, xuất phát từ từ "wanu" trong tiếng Quechua) là tên gọi chung cho các chất thải (phân và nước tiểu) của chim biển, dơi và hải cẩu hải cảng (một loại hải cẩu thuộc họ Hải cẩu thật sự). Đây được xem là một loại phân bón hữu cơ tốt nhờ hàm lượng phosphor và nitơ cao nhưng lại ít mùi hôi nếu so với các loại phân hữu cơ khác (ví dụ phân ngựa). Trong quá khứ, con người còn lấy nitrat từ phân chim để làm thuốc súng.
Thành phần.
Phân chim có thành phần gồm amôni oxalát (C2H8N2O4) và urát, axit phôtphoric và một số loại muối và tạp chất khác; nitrat cũng chiếm hàm lượng cao trong phân chim. Theo phân tích hóa học, phân chim có 11-16% là nitơ (chủ yếu là axit uric), 8-12% là axit phôtphoric và 2-3% là kali carbonat. Phân chim từ chim biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây cao hơn phân của dơi và hải cẩu.
Khai thác.
Loại phân chim tốt nhất được tìm thấy ở những vùng có khí hậu thật khô bởi vì nước mưa sẽ làm mất dần nitrat trong phân. Người ta khai thác phân chim tại nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương và các đại dương khác. Những hòn đảo này là nơi cư ngụ của rất nhiều đàn chim biển trong hàng thế kỉ, do vậy lớp phân chim ở đây dày tới nhiều mét. Peru là quốc gia nổi tiếng về phân chim trong thế kỉ 19.
Việc khai thác phân dơi trong các hang động làm suy giảm đa dạng sinh học tại đây. Lý do là vì nhiều loài sinh vật không xương sống (thích nghi với môi trường hang động) xem phân dơi là nguồn dinh dưỡng duy nhất của chúng. Không chỉ có vậy, việc khai thác còn làm xáo động những lớp địa tầng (chứa các bằng chứng hữu ích cho môn cổ khí hậu học) đã được tạo lập từ hàng ngàn năm qua, tước mất cơ hội nghiên cứu của giới khoa học.
Tuy vậy, dơi vẫn là loài chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất từ hoạt động khai thác phân của con người do sinh vật này rất dễ bị tổn thương khi có ai đó quấy rầy nơi trú ẩn của chúng. Có vài loài (ví dụ "Phyllonycteris aphylla") có lượng mỡ dự trữ trong cơ thể thấp và sẽ chết đói nếu bị con người phá rối hay làm cho sợ hãi trong thời gian dơi nghỉ ngơi. Nhiều loài còn đẻ rơi con non trong trạng thái sợ hãi và tất nhiên con non sẽ chết, dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng cá thể. Nghiên cứu ở Jamaica cho thấy, việc khai thác phân dơi là mối đe dọa lớn nhất đối với các hang dơi trên đảo; hoạt động này có mối liên quan trực tiếp với sự suy giảm số lượng loài dơi, động vật không xương sống và các loài nấm.
Ứng dụng.
Phân chim có nhiều ứng dụng trong nông nghiệp và làm vườn, ví dụ dùng để bón đất, chăm sóc cỏ, làm thuốc diệt nấm, làm thuốc diệt giun tròn và làm chất xúc tác trong việc ủ phân hữu cơ. | 1 | null |
Khu bảo tồn vườn quốc gia Nahanni là một vườn quốc gia nằm tại Dehcho, Các Lãnh thổ Tây Bắc, Canada. Nó nằm cách khoảng 500 km (311 dặm) về phía tây của thủ phủ Yellowknife. Nahanni bảo vệ một phần khu vực tự nhiên của Dãy núi Mackenzie. Trung tâm của vườn quốc gia này là sông Nam Nahanni. Bốn hẻm núi đáng chú ý đạt độ sâu 1.000 m (3.300 ft), lần lượt được gọi theo thứ tự từ một tới bốn. Tên Nahanni bắt nguồn từ tiếng Dene bản địa của khu vực, "Nahʔa Dehé" có nghĩa là "sông trên vùng đất của người Nahʔa"., là bộ tộc được suy đoán là tổ tiên của người Navajo ngày nay.
Lịch sử.
Người Dene đôi khi được gọi là Slavey là những người đã sử dụng các vùng đất xung quanh Khu bảo tồn Vườn quốc gia Nahanni hàng ngàn năm. Con người định cư ở khu vực này được ước tính cách đây 9.000-10.000 năm trước. Bằng chứng về việc con người sử dụng từ thời tiền sử đã được tìm thấy tại hồ Yohin và một vài địa điểm khác trong vườn quốc gia. Lịch sử truyền miệng của địa phương có nhiều tài liệu tham khảo về bộ tộc Naha, một nhóm người dân ở vùng núi đã từng tấn công các khu định cư ở vùng đất thấp liền kề. Những người này được cho là đã biến mất nhanh chóng và bí ẩn.
Tiếp xúc với các thương nhân buôn lông thú châu Âu lan rộng tới khu vực này vào thế kỷ 18, và được nhân lên khi Alexander Mackenzie thăm dò sông Mackenzie (Deh Cho), và xây dựng các điểm giao dịch tại Fort Simpson và Fort Liard. John McLeod, một nhà thám hiểm người Scotland cùng với Mackenzie, cả hai đều là quản lý công việc tại đây. Trong thế kỷ 19, hầu hết các gia đình Dene rời bỏ lối sống du mục của họ và định cư tại các cộng đồng dân cư lâu dài hơn, thường gần với các điểm giao dịch bán lông thú. Các khu định cư thường xuyên được thành lập tại các địa điểm như Nahanni Butte, Fort Liard và Fort Simpson.
Địa lý.
Một số dạng địa hình trong vườn quốc gia này mất hàng triệu năm để hình thành, và cung cấp cho nó một sự đa dạng không thể nhìn thấy tại bất kỳ vườn quốc gia nào khác ở Canada. Trầm tích còn sót lại của một biển nội hải cổ đại cách đây từ 500-200 triệu năm trước. Những lớp đá được xếp chồng lên nhau khoảng và chứa đầy các hóa thạch, tàn dư của đáy biển cổ này. Khi các lục địa chuyển dịch, mảng Bắc Mỹ và Thái Bình Dương va chạm, đẩy các lớp đá lên trên. Đỉnh của đá bị phá vỡ và cong xuống tạo thành dãy núi như hiện tại. Tác động tương tự này cũng gây ra hoạt động núi lửa, dung nham nóng chảy. Mặc dù không có núi lửa trong vườn quốc gia, nhưng các tháp đá nóng được gọi là Batholith hình thành, đẩy trầm tích dày lên. Lớp đá trầm tích trên cùng sau đó đã bị xói mòn, tạo thành các tháp đá granit.
Trong hai triệu năm qua, các sông băng đã bao phủ hầu hết Bắc Mỹ. Trong khi thời kỳ băng hà ảnh hưởng đến khu vực vườn quốc gia, gần đây nhất là kỳ băng hà Wisconsin (85.000-10.000 năm trước) chỉ chạm vào phần phía tây và phía đông của vườn quốc gia. Điều này đã để lại nhiều tính năng địa chất trong vườn quốc gia này có nhiều thời gian để phát triển hơn so với hầu hết các khu vực khác ở Bắc Mỹ.
Đặc điểm trung tâm của vườn quốc gia là sông Nam Nahanni chạy dọc theo chiều dài của vườn quốc gia, bắt đầu gần Moose Ponds và kết thúc khi nó giao với sông Liard gần Nahanni Butte. Nam Nahanni là một ví dụ hiếm hoi của một con sông tiền sử. Những ngọn núi tăng đủ chậm, và con sông đủ mạnh đến mức nó duy trì dòng chảy của nó trong suốt lịch sử, có nghĩa là nó có trước khi những ngọn núi hình thành lên. Khi con sông đang uốn khúc, những hẻm núi được nó chạm khắc cũng uốn khúc theo. Hầu hết du khách chỉ ghé thăm Thác nước Virginia ("Nailicho") trên sông Nam Nahanni.
Có bốn hẻm núi chính nằm dọc theo sông Nam Nahanni, được đặt tên bởi những người tìm kiếm, đánh số khi họ đi ngược theo con sông. Hẻm núi thứ tư, còn được gọi là Painted Canyon hay Five Mile Canyon do chiều dài của nó, bắt đầu từ thác Virginia, và được tạo thành khi thác bị làm xói mòn đá vôi xung quanh sông. Hẻm núi thứ ba chạy qua Dãy Funeral, dài khoảng 40 km (25 dặm). Bởi vì các bức tường bao gồm một tầng đá phiến, đá sa thạch và đá vôi, hẻm núi này có những sườn dốc dài thay vì dốc, những bức tường bằng phẳng. Big Bend là điểm mà con sông chạy nghiêng 45 độ, đánh dấu sự kết thúc của hẻm núi thứ ba và sự bắt đầu của hẻm núi thứ hai. Hẻm núi thứ hai dài 15 km (9,3 mi), nó chạy qua dãy Headless. Hẻm núi thứ nhất được coi là đẹp nhất. Bắt đầu sau Thung lũng Deadmen, hẻm núi tự hào có những bức tường đá cao nhất, thẳng đứng nhất, cắt xuyên qua đá vôi rất bền. Nó kết thúc gần Kraus Hotsprings, với chiều dài khoảng 30 km (19 dặm). Sau đó, con sông chảy chậm lại qua các nhánh nhỏ, băng qua ranh giới của vườn quốc gia và đến gần với nhau tại khu vực gần làng Nahanni Butte. Qua khỏi thị trấn, Nam Nahanni hợp lưu vào dòng sông Liard.
Những ngọn núi đáng chú ý gồm có núi Nirvana cao là ngọn núi cao nhất tại Các Lãnh thổ Tây Bắc. Xa hơn về phía bắc là ngọn núi Sir James MacBrien ở độ cao là ngọn cao núi cao thứ hai. Nó được đặt theo tên của người đứng đầu lực lượng Dân quân Canada trong những năm 1920 là thiếu tướng James Howden MacBrien. Một ngọn núi đáng chú ý khác là Lotus Flower Tower nằm trên sườn tây nam của Sir James MacBrien là nơi có bức tường đá dựng thẳng đứng tuyệt đối. | 1 | null |
Holly Marie Combs (sinh ngày 3 tháng 12 năm 1973) là một diễn viên và nhà sản xuất phim truyền hình người Mỹ. Holly được biết đến qua vai diễn Piper Halliwell trên đài The WB trong sê-ri phim truyền hình "Phép thuật" (1998-2006), và vai Kimberly Brock trên đài CBS trong sê-ri phim "Picket Fences" (1992-1996), vai diễn đã mang về cho cô giải Young Artist Award.
Holly Combs cũng từng đóng vai chính trong nhiều bộ phim như "Sweet Hearts Dance" (1998), "Born on the Fourth of July" (1989), "Dr. Giggles" (1992), "Sins of Silence" (1996), "Daughters" (1997) và "Love's Deadly Triangle: The Texas Cadet Murder" (1997). Gần đây, Holly cũng xuất hiện trên đài ABC Family trong sê-ri phim "Pretty Little Liars" (tên tiếng Việt: Những thiên thần nói dối) với vai Ella Montgomery.
Cuộc sống.
Holly Marie Combs sinh ra ở San Diego, California. Ngay sau khi cô được sinh ra thì mẹ cô, Lauralei Combs (tên thời con gái là Berckhem) chỉ mới 16 tuổi và cha cô thì chỉ mới 17. Cha mẹ của Holly đã kết hôn, nhưng cuối cùng sau 2 năm thì "đường ai nấy đi" vì họ cảm thấy còn quá trẻ để chịu trách nhiệm gia đình. Khi Holly đang tập đi, cô đã té ngã và đập đầu vào bàn đá hoa cương, dẫn đến một vết sẹo bên trên lông mày phải. Cô đã phải cùng với mẹ chuyển nhà liên tục và lúc nào cũng bị soi mói khi mẹ cô, Lauralei Combs quyết định đi theo nghiệp diễn xuất. Khi Holly được 7 tuổi, cô ấy và mẹ chuyển đến sống ở thành phố New York. Mẹ của Holly "đi bước nữa" khi cô 12 tuổi. Ở New York, Holly đã theo học tại trường trung học Beekman Hill và sau đó là trường Professional Children's School.
Nghề nghiệp.
Công việc ban đầu: 1988–1997.
Khi Holly 13 tuổi, cô tham gia vai diễn đầu tiên trong "Sweet Hearts Dance" (1988), một bộ phim hài được đạo diễn bởi Robert Greenwald. Holly vào vai Debs Boon, con gái của Wiley Boon (Don Johnson thủ vai) và Sandra Boon (Susan Sarandon thủ vai). Vai chính kế tiếp của cô là trong bộ phim "Born on the Fourth of July" (1989) của Oliver Stone, một bộ phim dựa trên cuốn hồi ký cùng tên nổi tiếng của cựu chiến binh Mỹ tại chiến tranh Việt Nam Ron Kovic. Trong phim, Holly thủ vai Jenny cùng với Tom Cruise. Những vai diễn khác của cô bao gồm Helena trong phim "New York Stories" (1989), và Kim Fields trong phim "Simple Men" của Hal Hartley (1992). Cũng trong năm 1992, Holly đã xuất hiện trong bộ phim "Chain of Desire" của Temístocles López với vai Diana; và trong bộ phim "Dr. Giggles" với vai Jennifer Campbell, đứa con gái 19 tuổi của Tom Campbell (Cliff De Young thủ vai) và bạn gái của Max Anderson (Glenn Quinn thủ vai).
Vai diễn mang tính đột phá lớn nhất của Holly là vào năm 18 tuổi, trong sê-ri phim truyền hình "Picket Fences" trên đài CBS. Trong phim, Holly thủ vai Kimberly Brock, con gái của cảnh sát trưởng Jimmy Brock (Tom Skerritt thủ vai) và bác sĩ Jill Brock (Kathy Baker thủ vai) trong 4 phần (từ năm 1992-1996). Holly cũng đã từng đi thử giọng cho một vai diễn ở New York. Giám khảo đã nói với Holly rằng cô không phù hợp bởi vì cô "có trái tim không đủ bao dung". Holly đã vặn lại rằng, "Nếu các ông đang tìm một người có trái tim bao dung thì các ông làm cái quái gì ở New York vậy?". Sau đó, Holly đã được gọi lại và được chọn cho vai diễn đó. Holly đã giành giải Young Artist Award (Giải nghệ sĩ trẻ) cho vai diễn đó của cô. Trong năm 1996, Holly đóng vai Sophie DiMatteo trong phim "Sins of Silence", một bộ phim truyền hình kinh dị, được đạo diễn bởi Sam Pillsbury. Trong năm kế tiếp, Holly thủ vai người phụ nữ có thật bị kết án giết người Diane Zamora trong bộ phim "Love's Deadly Triangle: The Texas Cadet Murder", và cũng xuất hiện trong bộ phim dựa trên câu chuyện có thật "Daughters" với vai Alex Morell, một trong hai người con gái của người thừa kế bị giết.
Công việc hiện tại: 1998– hiện tại.
Năm 1998, Holly tham gia diễn xuất trên đài The WB trong sê-ri phim truyền hình "Phép thuật" với vai Piper Halliwell, chị kế trong gia đình có 3 chị em, những người khám phá ra rằng mình là những phù thủy. Bạn thân của cô, Shannen Doherty cũng tham gia bộ phim với vai chị cả Prue Halliwell, và Alyssa Milano trong vai cô em út Phoebe Halliwell. Cùng với sự ra đi Shannen Doherty sau phần 3 (2000-2001) do cái chết của nhân vật của Shannen, Holly trở thành chị lớn trong 5 phần tiếp theo của bộ phim, va Rose McGowan đã thay thế Shannen Donerty để vào vai Paige Halliwell từ phần 4 (2002-2003). Holly cũng đồng thời trở thành nhà sản xuất cho "Phép thuật" từ phần 5 (2002-2003) trở đi. Sê-ri phim kết thúc vào ngày 21 tháng 5 năm 2006. Vào năm 2008, AOL đã đưa nhân vật Piper Halliwell của Holly là phù thủy vĩ đại thứ 3 trong lịch sử phim truyền hình.
Trong quá trình quay bộ phim "Phép thuật", Holly cũng đã xuất hiện trong bộ phim truyền hình "Panic Button" trên đài Lifetime với vai Kathy Alden, vợ và mẹ của một cô bé có gia đình đã di chuyển đến "một nơi tươi đẹp và thật sự an toàn sau khi cô bé là nạn nhân của việc bạo hành gia đình". Vào năm tiếp theo, Holly đã ký hợp đồng với hãng Lifetime để sản xuất và tham gia trong sê-ri phim truyền hình "Mistresses", một bộ phim dựa trên sê-ri phim cùng tên của Anh. Tuy nhiên, bộ phim đã không được lên sóng. Vào năm 2010, Holly Combs tham gia thử vai Ella Montgomery, mẹ của nhân vật chính Aria Montgomery (Lucy Hale thủ vai) trong sê-ri phim "Pretty Little Liars" (Những thiên thần nói dối) của đài ABC Family. Bộ phim hiện đang phát sóng phần 3 của sê-ri.
Cuộc sống cá nhân.
Năm 1993, Holly kết hôn với Bryan Travis Smith; họ li hôn năm 1997. Sau đó, Holly kết hôn với người quản lý nhân viên hậu đài cũ của "Phép thuật" và là bạn trai lâu năm David Donoho vào ngày 14 tháng 2 năm 2004. Họ có ba người con trai là: Finley Arthur Donoho (sinh ngày 26/4/2004), Riley Edward Donoho (sinh ngày 26/10/2006) và Kelley James Donoho (sinh ngày 26/5/2009) đều được sinh mổ. Holly đã giữ bí mật về việc mang thai lần thứ 3 bởi vì thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm, và được sinh ra khi chỉ mới 35 tuần. Holly đã nộp đơn li hôn với người chồng thứ hai vào tháng 11 năm 2011 vì những khác biệt khó hòa giải.
Holly Combs đã từng hút thuốc từ năm 15 tuổi đến khi cô mang thai đứa con đầu lòng.
Sự nghiệp.
Biên kịch.
=Các giải thưởng và đề cử= | 1 | null |
Đại học Tự trị Quốc gia México ("Universidad Nacional Autónoma de México", tên viết tắt "UNAM") là một trường đại học nghiên cứu công nằm thành phố thủ đô México, México. Nó được coi là trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh. UNAM được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1910 bởi Justo Sierra như là một thay thế cho Hoàng gia và Đại học Giáo hoàng México (thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1551 bởi sắc lệnh hoàng gia của Karl V của Thánh chế La Mã và dẫn đến sự kết thúc của Đảng Tự do vào năm 1867). Ngày nay, Đại học Tự trị Quốc gia México sở hữu và vẫn sử dụng các tòa nhà cũ nằm ở trung tâm thành phố México, tài sản đã từng thuộc về Hoàng gia và Đại học giáo hoàng cũ của México cho các hoạt động học tập. UNAM tự chủ ngân sách vào năm 1929, đã cho thấy sự tự lập để xác định chương trình đào tạo riêng và quản lý ngân sách riêng mà không cần sự can thiệp của chính phủ. Điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình đào tạo tại các trường đại học trong khu vực.
UNAM đã cho ra đời số lượng lớn các ấn phẩm khác nhau trong các lĩnh vực đa dạng, như toán học, vật lý và lịch sử. Đây cũng là trường đại học duy nhất ở México có các cựu sinh viên đã từng đạt giải Nobel: Alfonso García Robles (Hòa Bình), Octavio Paz (Văn học), và Mario Molina (Hóa học).
Bên cạnh đó, trong khuôn viên của nó là một cảnh quan lớn nhất và duy nhất về kiến trúc nghệ thuật của một trường đại học. Nó là một Di sản thế giới của UNESCO vào năm 2007, một địa điểm được thiết kế bởi một số kiến trúc sư nổi tiếng nhất của México trong thế kỷ 20. Bức tranh trong khuôn viên chính được vẽ bởi một số các nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử México như Diego Rivera và David Alfaro Siqueiros. UNAM cũng góp mặt trong nhiều bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới, và là một trong số các trường đại học hàng đầu ở cộng đồng các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.
Cơ sở vật chất.
Ciudad Universitaria.
Ciudad Universitaria ("Thành phố Đại học") là khuôn viên chính của UNAM, nằm ở Coyoacán, một quận ở phía nam thành phố. Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Mario Pani, Enrique del Moral, Domingo García Ramos, Armando Franco Rovira, Ernesto Gómez Gallardo và những người khác. Nó được thiết kế với kiến trúc bao quanh Estadio Olimpico Universitario. Tại đây bao gồm khoảng 40 khoa và các viện, các trung tâm văn hóa, dự trữ sinh thái, Thư viện trung tâm, và một vài bảo tàng. Được xây dựng trong những năm 1950 trên một nền nham thạch kiên cố cổ xưa để thay thế cho các tòa nhà học tập nằm rải rác ở trung tâm thành phố México. Công trình được hoàn thành vào năm 1954, và gần như là một khu vực riêng biệt trong thành phố México, với các quy định riêng, hội đồng quản lý, và cả cảnh sát riêng (một mức độ nhất đinh), chính là các điều đặc biệt so với hầu hết các trường đại học khác trên toàn thế giới.
Trong tháng 6 năm 2007, khuôn viên chính của Ciudad Universitaria, được tuyên bố một Di sản thế giới của UNESCO.
Cơ sở vệ tinh.
Ngoài Ciudad Universitaria, UNAM còn có một số cơ sở trong Đại đô thị México (Acatlán, Aragón, Cuautitlán, Iztacala, và Zaragoza) cũng như một số địa điểm khác trên khắp Mexico (ở Santiago de Querétaro, Morelia, Mérida, Sisal, Ensenada, Cuernavaca, Temixco và Leon) chủ yếu cho mục đích nghiên cứu và sau đại học. Ngoài ra, nó còn có một trung tâm giảng dạy cho người nước ngoài ở Taxco de Alarcón, tập trung chủ yếu là về ngôn ngữ Tây Ban Nha và văn hóa México. | 1 | null |
VTV Cần Thơ là kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), phục vụ đối tượng khán giả ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cũng như khán giả Việt Nam quan tâm đến khu vực này. Các chương trình của VTV Cần Thơ trải dài trên nhiều thể loại: chính luận, khoa giáo, thể thao, văn hóa - giải trí, phim truyện và thông tin quảng cáo. Đồng thời, VTV Cần Thơ còn sản xuất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện đặc biệt ở khu vực Tây Nam Bộ để phát sóng trực tiếp trên VTV Cần Thơ và các kênh sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trước đây, VTV Cần Thơ từng là một trong các kênh truyền hình khu vực của VTV, với hai kênh VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2 do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ quản lý. Thực hiện Đề án Quy hoạch báo chí quốc gia, từ 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, kênh VTV Cần Thơ 1 cùng với kênh VTV9 khu vực được sáp nhập lại và trở thành kênh truyền hình quốc gia VTV9, hướng tới khán giả toàn khu vực Nam Bộ. Trong khi đó, kênh VTV Cần Thơ 2 được chuyển đổi thành VTV5 Tây Nam Bộ (trực thuộc Ban Truyền hình Tiếng dân tộc - VTV5) nhằm phục vụ cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam.
Ngày 8 tháng 9 năm 2022, theo Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của Đài Truyền hình Việt Nam, theo đó Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ được chia tách để tái lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ. Đến ngày 10 tháng 10 năm 2022, VTV Cần Thơ được phát sóng trở lại sau 6 năm ngừng phát sóng, thay thế cho kênh VTV6 trước đây. Hiện Tổng khống chế của VTV Cần Thơ được đặt tại Đài Truyền hình Việt Nam và Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ.
Lịch sử.
VTV Cần Thơ (cũ, 1975 - 2015).
Tiền thân của VTV Cần Thơ là Đài Truyền hình Cần Thơ, được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 1966. Đây là đài truyền hình thứ hai của Việt Nam (tính cả hai miền Nam - Bắc) sau Đài Truyền hình Sài Gòn (thuộc Việt Nam Cộng hòa) thành lập năm 1965. Lúc đầu, đài Cần Thơ được phát sóng qua hệ thống phát hình trên máy bay giống như Đài Truyền hình Sài Gòn, đến ngày 11 tháng 11 năm 1968 thì chính thức phát trên băng tần số 7.
Sau ngày Việt Nam thống nhất, Đài Truyền hình Cần Thơ cũng nhanh chóng đi vào hoạt động (2 tháng 5 năm 1975) nhằm kịp thời đáp ứng đời sống nghe nhìn và văn hóa tinh thần của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của Đài Truyền hình Cần Thơ lúc bấy giờ đã bắt tay thiết kế chuyển đổi hệ thống phát hình và thiết bị trung tâm từ hệ FCC của chế độ Việt Nam Cộng hòa để lại, sang hệ OIRT. Trung đoàn Thông tin Quân khu 9 hỗ trợ linh kiện điện tử để thiết kế ghe ghi hình lưu động và xe ghi hình lưu động giúp đơn vị. Sau đó, cán bộ kỹ thuật của Đài tiếp tục thiết kế chuyển đổi từ hệ OIRT sang phát hình màu SECAM III B và sang hệ PAL – DK, thiết bị cũng dần chuyển sang phát hình hệ UMATIC, BETACAM.
Năm 1980, truyền hình tại Cần Thơ có 2 kênh phát sóng: kênh 11 VHF (THTPCT ngày nay) và kênh 6 VHF (CVTV1 – VTV Cần Thơ 1).
Những năm 1983-1984, Đài Truyền hình Cần Thơ cử cán bộ, kỹ sư giúp Campuchia thành lập Đài Truyền hình Quốc gia, xây dựng hệ thống từ trung tâm đến đài phát sóng và đảm trách việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, phóng viên. Năm 1984, truyền hình Cần Thơ cũng giúp truyền hình Đà Nẵng chuyển từ OIRT sang phát hình SECAM III B. Những năm này, các đài phát thanh và truyền hình các tỉnh Tây Nam Bộ cũng đã bắt đầu hình thành. Truyền hình Cần Thơ còn làm nhiệm vụ cử đội ngũ cán bộ kỹ thuật giúp các đài địa phương lắp đặt thiết bị trung tâm, máy phát sóng và giúp đào tạo cả đội ngũ phóng viên, biên tập,…
Năm 1992, Đài Truyền hình Cần Thơ trở thành đài truyền hình khu vực trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và được phát sóng trên kênh 6, với logo lúc đầu là THCT, sau đó là CTV từ năm 1997. Ngày 1 tháng 1 năm 2004, Đài Truyền hình Cần Thơ có tên gọi mới Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ, với biểu trưng là CVTV.
Ngày 1 tháng 9 năm 2004, kênh CVTV2 chính thức được phát sóng nhằm phục vụ cộng đồng người dân tộc Khmer sinh sống tại miền Tây Nam Bộ, với thời lượng 18 giờ. Kênh này cũng phát sóng các chương trình tổng hợp như CVTV1, nhưng dành một phần thời lượng phát sóng các chương trình tiếng Khmer.
Năm 2010, VTV Cần Thơ chuyển kênh tần số và máy phát của kênh CVTV1, từ kênh 6 VHF thành kênh 49 UHF (vị trí của kênh VTV3 phát tại Cần Thơ trước năm 2009).
Ngày 5 tháng 6 năm 2011, CVTV chuyển đổi nhận diện sang VTV Cần Thơ. Các kênh CVTV1 và CVTV2 cũng lần lượt được đổi tên thành VTV Cần Thơ 1 và 2. Đến năm 2013, kênh VTV Cần Thơ 1 được nâng thời lượng phát sóng lên 24/24h.
Ngày 1 tháng 1 năm 2016, thực hiện Quy hoạch báo chí quốc gia, kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ – VTV9 được hình thành trên cơ sở sáp nhập kênh VTV Cần Thơ 1 với VTV9 khu vực, trong khi VTV Cần Thơ 2 được chuyển đổi thành kênh VTV5 Tây Nam Bộ, phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Khmer tại Việt Nam.
Ngày 17 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ra Nghị định số 34/2020/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của VTV. Trong đó, thành lập Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ trên cơ sở sáp nhập Trung tâm THVN tại TP.HCM và Trung tâm THVN tại TP. Cần Thơ. Trung tâm THVN tại TP. Cần Thơ trở thành Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ.
VTV Cần Thơ (mới, 2022 - nay).
Ngày 8 tháng 9 năm 2022, Chính phủ ra Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về việc cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc của VTV. Theo đó, Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ được chia tách thành Trung tâm THVN tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ (trên cơ sở Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ). Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ có nhiệm vụ sản xuất các chương trình cho kênh truyền hình VTV Cần Thơ và các kênh truyền hình khác của VTV. Ngày 6 tháng 10 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất kênh truyền hình tổng hợp Tây Nam Bộ với tên gọi VTV Cần Thơ.
Từ 05:27 ngày 10 tháng 10 năm 2022, phát sóng thử nghiệm kênh VTV Cần Thơ.
Từ 18:00 ngày 13 tháng 10 năm 2022, phát sóng chính thức kênh VTV Cần Thơ.
Từ ngày 21 tháng 11 đến hết ngày 18 tháng 12 năm 2022, trong thời gian diễn ra FIFA World Cup 2022 tại Qatar, kênh VTV Cần Thơ tạm thời nâng thời lượng phát sóng lên 24/24h hàng ngày.
Từ ngày 19 tháng 12 năm 2022, sau khi sự kiện FIFA World Cup 2022 diễn ra tại Qatar kết thúc, kênh VTV Cần Thơ chính thức quay trở lại phát sóng với thời lượng 18/24h, bắt đầu từ 05h30 đến 23h30 hàng ngày.
Thời lượng phát sóng.
Hiện tại.
VTV Cần Thơ (mới), 2022 - nay
Trước đây.
CTV (Truyền hình Cần Thơ), 1994 - 2003
CVTV/CVTV1/VTV Cần Thơ 1 (cũ), 2004 - 2015
Các chương trình của VTV Cần Thơ.
Chuyên đề.
Truyền hình thực tế
An ninh, quốc phòng.
Ngoài ra kênh còn phát lại các chương trình thể thao (07:00 hàng ngày). | 1 | null |
HMS "Agincourt" là một thiết giáp hạm dreadnought được chế tạo vào đầu những năm 1910. Nguyên được Brasil đặt hàng dưới tên gọi "Rio de Janeiro", nhưng sự sụt giá cao su trên thị trường cộng với việc giảm bớt căng thẳng với Argentina đã đưa đến việc bán lại nó cho Đế quốc Ottoman đang khi còn đang được chế tạo. Hải quân Ottoman đã đổi tên con tàu thành "Sultan Osman I", nhưng khi việc chế tạo hoàn tất đúng vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, nó lại bị Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trưng dụng, một động thái được cho là đã góp phần thúc đẩy Đế quốc Ottoman tham chiến cùng phía với Đế quốc Đức trong Liên minh Trung tâm.
Hải quân Hoàng gia đã đổi tên nó thành "Agincourt", và nó gia nhập Hạm đội Grand tại Bắc Hải. Nó trải qua hầu hết thời gian chiến tranh trong nhiệm vụ tuần tra và tập trận, mặc dù đã tham dự trận Jutland vào năm 1916. "Agincourt" được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1919, rồi bị bán để tháo dỡ vào năm 1922 do những giới hạn mà Hiệp ước Hải quân Washington đặt ra.
Thiết kế.
Bối cảnh.
"Agincourt" được đặt hàng vào năm 1911, dưới tên gọi "Rio de Janeiro", như một phần của cuộc chạy đua dreadnought Nam Mỹ giữa Brasil, Argentina và Chile trong thập niên đầu tiên của Thế kỷ 20. Brazil muốn sở hữu một con tàu vượt hơn mọi chiếc tàu chiến đang được chế tạo. Thiết kế trưởng của hãng Armstrong Whitworth, Eustace Tennyson d'Eyncourt, đã phải đích thân đi đến Brazil để thảo luận về thiết kế và ký kết hợp đồng. Ông mang theo một loạt nhiều lựa chọn khác nhau cho chính phủ để xem xét, và họ đã chọn một kiểu trang bị pháo , một phần là để tương thích với các thiết giáp hạm khác đang hoạt động.
Các đặc tính chung.
"Agincourt" có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và tầm nước khi đầy tải. Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải cùng một chiều cao khuynh tâm khi đầy tải. Nó có đường kích quay vòng lớn, nhưng cơ động tốt bất chấp chiều dài lớn. "Agincourt" được xem là một bệ pháo tốt.
Nó được xem là một trong những con tàu thoải mái nhất của Hải quân Hoàng gia và rất được ưa thích nếu được bổ nhiệm phục vụ. Cần phải am hiểu tiếng Bồ Đào Nha để làm việc với một số thiết bị, kể cả trong nhà vệ sinh, do những bảng hướng dẫn nguyên thủy chưa kịp thay thế sau khi bị Anh trưng dụng.
Hệ thống động lực.
"Agincourt" có bốn bộ turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp, mỗi chiếc nối với một trục chân vịt. Các turbine áp lực cao trước và sau dẫn động các trục phía ngoài trong khi các turbine áp lực thấp trước và sau dẫn động các trục phía trong. Chân vịt ba cánh có đường kính . Hệ thống động lực này được thiết kế để có công suất tổng cộng , nhưng khi chạy thử máy đã đạt hơn , vượt hơn đôi chút so với tốc độ thiết kế .
Hơi nước được cung cấp từ 22 nồi hơi ống nước Babcock and Wilcox với áp suất hoạt động . Thông thường "Agincourt" mang theo than, nhưng có thể mang tối đa đến than cùng dầu đốt để phun lên than hầu làm gia tăng tốc độ cháy. Ở trữ lượng nhiên liệu tối đa, nó có thể đi được ở tốc độ đường trường . Điện năng được cung cấp bởi bốn máy phát điện chạy bằng động cơ hơi nước.
Vũ khí.
"Agincourt" trang bị mười bốn khẩu pháo BL Mk XIII/ 45 caliber đặt trên bảy tháp pháo nòng đôi vận hành bằng thủy lực, được gọi một cách không chính thức theo các ngày trong tuần từ Chủ nhật đến Thứ bảy theo thứ tự từ trước ra sau. Đây là số tháp pháo và số khẩu pháo hạng nặng lớn nhất từng được trang bị cho một thiết giáp hạm. Các khẩu pháo có thể hạ cho đến góc −3° và nâng lên đến 13,5°. Chúng bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn ; ở góc nâng tối đa 13,5° chúng cho phép có tầm xa tối đa trên với kiểu đạn pháo xuyên thép AP 4chr. Trong chiến tranh các tháp pháo được cải biến để tăng góc nâng tối đa lên 16°, nhưng cũng chỉ giúp đưa tầm bắn tối đa lên . Tốc độ bắn của các khẩu pháo là 1,5 phát mỗi phút. Khi bắn toàn bộ dàn pháo chính qua mạn, các trinh sát viên cho rằng: "Hậu quả của toàn bộ ánh lửa đầu nòng lớn đến mực gây ấn tượng là chiếc tàu chiến như bị nổ tung, thật là một cảnh tượng ghê sợ." Việc bắn toàn bộ dàn pháo chính qua mạn không gây hư hại cho cấu trúc con tàu như người ta thường nghĩ, nhưng làm cho hầu hết bát đĩa và ly tách trên tàu bị vỡ.
Vào lúc chế tạo, "Agincourt" được trang bị mười tám khẩu pháo BL Mark XIII/50 caliber hạng hai, gồm mười bốn khẩu đặt trong các tháp pháo ụ bọc thép trên sàn trên, và hai khẩu trên mỗi cấu trúc thượng tầng trước và sau bảo vệ bằng các tấm chắn. Có thêm hai khẩu bố trí trên các trục xoay đặt ngang cầu tàu được bổ sung vào lúc con tàu được Anh Quốc mua lại. Các khẩu pháo có thể hạ cho đến góc −7° và nâng lên đến 13°, nhưng sau này được nâng lên đến 15°. Chúng có tầm xa tối đa ở góc nâng 15° khi bắn đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn . Tốc độ bắn của chúng là từ năm đến bảy phát mỗi phút, nhưng bị giảm xuống còn ba phát mỗi phút sau khi bắn hết số đạn dự trữ tại chỗ vì thang nâng tiếp đạn chậm và không đủ cho các khẩu pháo được cấp đủ đạn. Các khẩu pháo này mang theo khoảng 150 viên đạn pháo mỗi khẩu.
Việc phòng thủ tầm gần chống lại tàu phóng lôi được giao cho mười khẩu pháo QF /45 caliber. Chúng được bố trí trên các trục xoay trên cấu trúc thượng tầng và chỉ được bảo vệ bởi các tấm chắn. "Agincourt" còn mang theo ba ống phóng ngư lôi ngầm , gồm một ống mỗi bên mạn và ống thứ ba phía đuôi. Nước xâm nhập vào ống phóng sau mỗi lần bắn được xả vào phòng ngư lôi để giúp vào việc nạp đạn rồi được bơm trở ra; điều đó có nghĩa là các pháo thủ phải làm việc ở mực nước ngập nếu được yêu cầu bắn nhanh. Con tàu mang theo tổng cộng mười quả ngư lôi.
Kiểm soát hỏa lực.
Mỗi tháp pháo được trang bị một máy đo tầm xa bọc thép đặt trên nóc tháp pháo, ngoài ra còn có một bộ bổ sung bên trên tháp quan sát trước. Vào lúc diễn ra trận Jutland năm 1916, "Agincourt" có lẽ là chiếc dreadnought duy nhất của Anh không được trang bị bảng điều khiển hỏa lực Dreyer. Một bộ điều khiển hỏa lực sau đó được trang bị bên dưới tháp quan sát, và một tháp pháo được cải biến để điều khiển toàn bộ dàn pháo chính vào giai đoạn cuối chiến tranh. Một bộ dẫn hướng khác dành cho pháo được trang bị mỗi bên mạn vào những năm 1916-1917.
Vỏ giáp.
Phần quá lớn trọng lượng của "Agincourt" được dành cho vũ khí nên chỉ có ít còn lại dành cho vỏ giáp. Đai giáp ở mực nước chỉ dày , so với hay hơn nữa trên những chiếc dreadnought Anh Quốc khác. Nó có chiều dài , bắt đầu từ mép trước tháp pháo ‘Thứ Hai’ cho đến giữa tháp pháo ‘Thứ Sáu’. Phía trước khoảng này, đai giáp vuốt mỏng còn trong khoảng trước khi tiếp tục vuốt mỏng còn suốt cho đến mũi. Ở phía đuôi, đai giáp vuốt mỏng còn 6 inch trong khoảng rồi còn 4 inch nhưng không kéo dài đến tận đuôi, mà kết thúc ở vách ngăn phía sau. Đai giáp trên trải từ sàn trên đến sàn chính và dày ; nó kéo dài từ tháp pháo ‘Thứ Hai’ đến tháp pháo ‘Thứ Năm’. Các vách ngăn bọc thép ở mỗi đầu con tàu nghiêng vào bên trong từ mép các đai giáp giữa tàu đến cạnh các bệ tháp pháp pháo và dày . Bốn lớp sàn tàu của "Agincourt" được bọc thép với độ dày thay đổi trong khoảng .
Lớp vỏ giáp dành cho bệ tháp pháo là một điểm yếu nghiêm trọng trong sơ đồ bảo vệ của "Agincourt". Chúng dày bên trên sàn tàu trên, nhưng giảm còn giữa sàn trên và sàn chính, và hoàn toàn không bọc giáp bên dưới sàn chính ngoại trừ tháp pháo ‘Chủ Nhật’ (3 inch), ‘Thứ Năm’ và ‘Thứ Bảy" (2 inch). Vỏ giáp của tháp pháo dày ở mặt trước, ở các mặt hông và ở mặt sau; nóc của chúng dày 3 inch ở phía trước và ở phía sau. Các tháp pháo ụ của dàn pháo hạng hai được bảo vệ bằng vỏ giáp dày và vách ngăn bằng các tấm chắn chống đạn lia cũng dày 6 inch.
Tháp chỉ huy chính được bảo vệ bởi lớp giáp dày ở các mặt hông và trên nóc. Tháp chỉ huy phía sau (đôi khi còn gọi là tháp chỉ huy ngư lôi) có các mặt hông dày và nóc dày . Các ống liên lạc xuống mỗi vị trí dày bên trên sàn trên và phía dưới. Mỗi hầm đạn được bảo vệ bởi hai tấm thép mỗi bên như như vách ngăn chống ngư lôi, tấm thứ nhất dày và tấm thứ hai dày .
"Agincourt" còn một điểm yếu nghiêm trọng khác khi lườn tàu của nó không được phân ngăn theo tiêu chuẩn của Hải quân Hoàng gia. Phía Brazil đã muốn loại bỏ mọi vách ngăn kín nước vốn giới hạn kích thước các khoang tàu và ảnh hưởng đến sự thoải mái của thủy thủ đoàn. Một ví dụ là phòng ăn của sĩ quan có kích thước lên đến , lớn hơn nhiều so với bất kỳ tàu chiến nào khác của Hạm đội Grand.
Các cải biến trong chiến tranh.
Khoảng thép với độ co dãn cao được bổ sung cho sàn tàu chính sau trận Jutland để tăng cường việc bảo vệ hầm đạn. Hai khẩu pháo phòng không được trang bị trên sàn sau vào những năm 1917-1918; đồng thời một máy đo tầm xa cũng được gắn trên bệ đèn pha tìm kiếm của cột ăn-ten trước vào cùng thời gian đó. Cuối cùng, một máy đo tầm xa góc cao được bổ sung trên tháp quan sát vào năm 1918.
Chế tạo.
"Rio de Janeiro", tên được đặt bởi nước đặt hàng, được đặt lườn vào ngày 14 tháng 9 năm 1911 tại xưởng tàu Armstrongs ở Newcastle upon Tyne, và được hạ thủy vào ngày 22 tháng 1 năm 1913. Tuy nhiên, việc kinh doanh xuất khẩu cao su mà Brasil lệ thuộc bị giảm sút trên thị trường, và con tàu bị rao bán vào tháng 10 năm 1913. Brazil đã bán "Rio de Janeiro" cho Hải quân Ottoman với giá 2.750.000 Bảng Anh vào ngày 28 tháng 12 năm 1913. Được đổi tên thành "Sultan Osman I", con tàu trải qua các đợt chạy thử máy vào tháng 7 năm 1914 và hoàn tất vào tháng 8 năm đó, đúng vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra.
Trưng dụng.
Chiến tranh nổ ra vào lúc nó đang được cho chạy thử máy trước khi bàn giao. Mặc dù một thủy thủ đoàn người Thổ đã có mặt để nhận con tàu, Chính phủ Anh vẫn quyết định trưng dụng con tàu nhằm phục vụ trong Hải quân Hoàng gia. Cùng lúc đó Anh cũng trưng dụng một thiết giáp hạm thứ hai của Ottoman, chiếc "Reshadiye", vốn dựa trên thiết kế của lớp thiết giáp hạm "King George V", và được đổi tên thành "Erin". Hành động như vậy là hoàn toàn hợp pháp vì đã được quy định trong hợp đồng đóng tàu, do Bộ trưởng Hải quân Anh vào lúc đó Winston Churchill không muốn thấy nguy cơ các con tàu này chống lại chính Đế quốc Anh.
Tuy nhiên, việc trưng dụng đã gây ra những ác cảm đáng kể tại Đế quốc Ottoman, nơi mà sự quyên góp của công chúng tài trợ một phần cho chi phí đóng tàu. Khi chính phủ Ottoman mắc phải các khó khăn tài chính cho kinh phí đóng các thiết giáp hạm, việc quyên góp từ công chúng đã được thực hiện. Tại các quán rượu, cà phê, trường học và chợ búa nhiều người đã đóng góp các khoản tiền cho Hải quân Ottoman; và để khuyến khích cho chiến dịch gây quỹ, những ai có khoản tiền quyên góp lớn được trao tặng một huy chương có tên "Huy chương Quyên góp Hải quân". Đây được xem là một yếu tố quan trọng khiến quan điểm công luận Ottoman ngã theo xu hướng bài Anh, đặc biệt là khi Hải quân Ottoman có xu hướng thân Anh trong khi Lục quân lại thân Đức. Điều này đã thúc đẩy Đế quốc Ottoman tham chiến cùng với Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung trong Liên minh Trung tâm chống lại phe Liên minh Entente gồm Anh, Pháp và Nga vào ngày 29 tháng 10 năm 1914.
Cải biến để phục vụ cho Hải quân Hoàng gia Anh.
Hải quân Hoàng gia Anh tiến hành những cải biến trước khi đưa nó ra hoạt động, đặc biệt là việc tháo dỡ các bệ cất cánh trên hai tháp pháo trung tâm. Con tàu ban đầu cũng được trang bị bồn vệ sinh kiểu Thổ cần được thay thế. Tên của nó, "Agincourt", là do ý thích của Churchill, thoạt tiên dự định đặt cho chiếc thứ sáu thuộc lớp thiết giáp hạm "Queen Elizabeth" được đặt hàng trong Ngân sách Hải quân tài khóa 1914-1915, nhưng chưa được bắt đầu khi chiến tranh nổ ra. Tên lóng của nó, "The Gin Palace", xuất phát từ những trang bị xa xỉ cũng như rút gọn từ tên nó (A Gin Court), Pink Gin là một thức uống phổ biến trong giới sĩ quan Hải quân Hoàng gia vào thời đó.
Bộ Hải quân Anh đã không thể chuẩn bị nhân sự cho một con tàu lớn như cỡ "Agincourt" trong một thời gian ngắn. Thủy thủ đoàn của nó "được tuyển từ những thành phần cao nhất và thấp nhất trong Hải quân: các thuyền buồm hoàng gia và các trại cải huấn". Hạm trưởng và sĩ quan cao cấp (hạm phó) đến từ thuyền buồm hoàng gia "Victoria and Albert III"; phần lớn thủy thủ đoàn được chuyển đến "Agincourt" vào ngày 3 tháng 8 năm 1914. Do hầu hết quân nhân dự bị hải quân đã được gọi tái ngũ vào lúc này và đã được gửi đến các con tàu khác, nên cũng có một số người phạm tội nhẹ có thời gian giam giữ còn lại được ân xá từ nhiều nhà tù hải quân và trại cải huấn khác nhau.
Lịch sử hoạt động.
"Agincourt" được cho chạy thử máy cho đến ngày 7 tháng 9 năm 1914 khi nó gia nhập Hải đội Chiến trận 4 thuộc Hạm đội Grand. Nơi neo đậu của hạm đội tại Scapa Flow không thực sự đảm bảo về an ninh chống lại sự tấn công bằng tàu ngầm nên phần lớn hạm đội được giữ ngoài biển, nơi "Agincourt" trải qua 40 trong số 80 ngày đầu tiên cùng Hạm đội Grand, bắt đầu một khoảng thời gian "một năm rưỡi không hoạt động, chỉ thỉnh thoảng thực hiện những chuyến "càn quét" Bắc Hải để thu hút đối phương ra khỏi căn cứ."
"Agincourt" được điều về Hải đội Chiến trận 1 trước trận Jutland vào ngày 31 tháng 5 năm 1916. Nó là chiếc cuối cùng trong đội hình của Đội 6 thuộc Hải đội Chiến trận 1, cùng với các chiếc "Hercules", "Revenge" và soái hạm "Marlborough", một đội hình ô hợp nhất vì mỗi chiếc đều thuộc một lớp khác nhau. Đội 6 là đơn vị tận cùng bên mạn phải của Hạm đội Grand khi chúng hướng về phía Nam để gặp gỡ Hải đội Tàu chiến-Tuần dương dưới quyền Đô đốc David Beatty, lúc đó đang giao chiến với các đối thủ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức tại Bắc Hải. Đô đốc John Jellicoe, Tư lệnh Hạm đội Grand, duy trì đội hình di chuyển đường trường cho đến 18 giờ 15 phút, khi ông ra lệnh dàn từ đội hình cột sang đội hình hàng dọc duy nhất dựa trên đội tàu bên mạn trái, mỗi chiếc tuần tự bẻ lái 90°. Sự cơ động này khiến Đội 6 trở thành đơn vị gần nhất của Hạm đội Grand đối với các thiết giáp hạm của Hạm đội Biển khơi Đức, và đã thu hút hỏa lực dày đặc từ đối thủ khi chúng lần lượt bẻ lái sang mạn trái. Việc tập trung hỏa lực ác liệt này sau đó được phía Anh gọi là "Windy Corner" khi các con tàu ngập trong mưa đạn pháo Đức cho dù không có phát nào trúng đích.
Lúc 18 giờ 24 phút, "Agincourt" khai hỏa vào một tàu chiến-tuần dương Đức với dàn pháo chính của nó. Dàn pháo hạng hai 6 inch của nó tiếp nối không lâu sau đó, khi các tàu khu trục Đức mở một cuộc tấn công bằng ngư lôi yểm trợ cho Hạm đội Biển khơi Đức rút lui về phía Nam. "Agincourt" lẩn tránh thành công hai quả ngư lôi. Tầm nhìn được cải thiện lúc 19 giờ 15 phút và nó đối đầu với một thiết giáp hạm lớp "Kaiser" không thành công trước khi đối thủ lẫn khuất vào làn khói và sương mù. Đến khoảng 20 giờ 00, "Marlborough" bị buộc phải giảm tốc độ do áp lực lên các vách ngăn của nó sau hư hại bởi ngư lôi, nên những chiếc tháp tùng cùng giảm tốc độ theo nó. Trong hoàn cảnh tầm nhìn bị hạn chế, Đội 6 mất liên lạc với thành phần chủ lực của Hạm đội Grand trong đêm, và đã băng qua sát chiếc tàu chiến-tuần dương Đức "Seydlitz" mà không nổ súng. Đến sáng nó chỉ còn trông thấy những mảnh vụn của cuộc chiến đấu ngày hôm trước, và đội thiết giáp hạm quay trở về Scapa Flow vào ngày 2 tháng 6. "Agincourt" đã bắn tổng cộng 144 quả đạn pháo 12 inch và 111 quả đạn pháo 6 inch trong suốt trận chiến, nhưng không rõ có bắn trúng phát nào hay không.
Cho dù Hạm đội Grand thực hiện nhiều cuộc xuất quân khác trong những năm tiếp theo, không rõ là có sự tham gia của "Agincourt" hay không. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1918, nó cùng với "Hercules" đặt căn cứ tại Scapa Flow để bảo vệ cho các đoàn tàu vận tải Scandinavia đi lại giữa Anh và Na Uy, khi Hạm đội Biển khơi xuất quân với ý định tiêu diệt đoàn tàu vận tải. Tuy nhiên, bản báo cáo của tình báo Đức bị chệch ngày, khi cả hai đoàn tàu vận tải đi và về đều nằm trong cảng khi lực lượng Đức tiến đến tuyến đường giao thông thường lệ. Cuối cùng Đô đốc Reinhard Scheer phải ra lệnh rút lui trở về Đức sau khi không phát hiện thấy bất kỳ tàu bè Anh nào.
"Agincourt" sau đó được chuyển sang Hải đội Chiến trận 2, và nó đã có mặt khi Hạm đội Biển khơi Đức đầu hàng vào ngày 21 tháng 11 năm 1918. Nó được đưa về lực lượng dự bị tại Rosyth vào tháng 3 năm 1919. Sau khi những dự định bán lại nó cho Chính phủ Brazil bị thất bại, nó được đưa trở lại hoạt động một thời gian ngắn cho những mục đích thử nghiệm vào năm 1921. "Agincourt" bị bán để tháo dỡ vào ngày 19 tháng 12 năm 1922 để tuân thủ theo những giới hạn tải trọng tàu chiến do Hiệp ước Hải quân Washington quy định, cho dù nó chỉ bị thực sự tháo dỡ vào cuối năm 1924. | 1 | null |
Sầm là một họ của người Đông Á. Họ Sầm có mặt ở Việt Nam, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên… Trong danh sách Bách gia tính họ Sầm đứng thứ 67.
Những người họ Sầm Việt Nam có danh tiếng.
Người họ Sầm ở Việt Nam có thể là người Hoa, Mường, Thái, H'Mông, Kinh, Tày, Cao Lan… Những người họ Sầm sống ở khắp toàn quốc như gia tộc Sầm Nhân ở xã Cao Răm- Lương Sơn- Hòa Bình, họ Sầm ở xã Mường Nọc- Quế Phong- Nghệ An, họ Sầm ở Tuyên Quang…
Một số người họ Sầm tiêu biểu như: | 1 | null |
Vườn quốc gia Wood Buffalo, nằm ở phía đông bắc tỉnh Alberta và phía nam Các Lãnh thổ Tây Bắc, là vườn quốc gia lớn nhất Canada với diện tích 44.807 km² (17.300 dặm vuông). Với diện tích rộng hơn Thụy Sĩ, đây cũng là vườn quốc gia lớn thứ hai trên thế giới và là khu vực bảo vệ lớn thứ mười ba thế giới. Vườn quốc gia này được thành lập năm 1922 (mở rộng thêm vào năm 1926) để bảo vệ đàn bò rừng bizon núi lớn nhất thế giới, ước tính khoảng hơn 5.000 con. Đây là vườn quốc gia bảo tồn bò rừng bizon lớn nhất Bắc Mỹ cũng như là một trong hai địa điểm làm tổ được biết đến của loài sếu Mỹ.
Vườn quốc gia bao phủ bởi nhiều dãy núi và đồng bằng sông Peace-Athabaska, vùng đồng bằng rộng lớn ở Bắc Trung tâm Canada. Cảnh quan tự nhiên tại cửa sông Peace và sông Athabasca cùng với những khu rừng lá kim, những đồng cỏ rộng lớn (đồng cỏ cói Bắc Mỹ còn tồn tại duy nhất ở nơi đây), kết hợp với núi đá, đồng bằng muối tạo ra cảnh quan thiên nhiên đầy màu sắc. Nó cũng được biết đến với những hố đá vôi sụt ở phía đông bắc của vườn quốc gia. Suối Alberta là dòng suối lớn nhất (về khối lượng, tốc độ dòng chảy ước tính 8 m³/giây) nằm trong hệ thống thoát nước sông Jackfish. Wood Buffalo nằm tiếp giáp phía bắc của mỏ hắc ín Athabasca.
Khu vực này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 với sự đa dạng sinh học của vùng đồng bằng sông Peace-Athabasca, một trong những vùng đồng bằng nước ngọt lớn nhất thế giới, cũng như là một khu vực bảo tồn loài bò rừng hoang dã lớn nhất thế giới.
Ngày 28 tháng 6 năm 2013, Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Canada đã công nhận Vườn quốc gia Wood Buffalo là Khu vực Bảo tồn Bầu trời đêm mới nhất của Canada và lớn nhất thế giới. Những công viên Canada xác nhận việc công nhận sẽ giúp bảo tồn nền sinh thái ban đêm cho quần thể lớn của các loài dơi, diều hâu đêm và cú trong vườn, cũng như tạo cơ hội cho du khách để trải nghiệm cực quang phía Bắc. Vườn quốc gia Wood Buffalo đã lên kế hoạch tổ chức một buổi công nhận mới với Lễ hội Bầu trời đêm từ ngày 23-25 tháng 8 năm 2013, bao gồm các hoạt động cắm trại, thuyết trình thiên văn học, trải nghiệm cung thiên văn và những cơ hội chiêm ngưỡng bầu trời đêm.
Lịch sử.
Trước khi là vườn quốc gia.
Khu vực này bắt đầu có sự xuất hiện của nền văn minh loài người từ cuối kỷ băng hà cuối cùng. Những người thổ dân đã biến đổi theo cách sống vùng cận Bắc cực, dựa vào săn bắn, câu cá và hái lượm. Tọa lạc ở điểm giao của ba con sông chính được sử dụng làm tuyến đường cho xuồng bè đi lại là sông Slave, Peace và Athabasca, vùng đất sau này trở thành công viên quốc gia đã trải qua hàng thiên niên kỷ.
Canada đã mua lại quyền sở hữu của Công ty vịnh Hudson đối với khu vực năm 1986. Nông nghiệp chẳng bao giò phát triển trong phần này ở miền Tây Canada, không sống như miền Nam, do đó săn bắn và bẫy vẫn là ngành công nghiệp chính ở khu vực này vào thế kỉ hai mươi cũng như đóng vai trò quan trọng đối với những người dân ở đây. Tuy nhiên sau Vụ khai thác vàng Klondike năm 1987, chính phủ Canada đã quan tâm đến việc dập tắt quyền sở hữu của thổ dân với vùng đất, do đó bất kì tài nguyên khoáng sản nào được tìm thấy trong tương lai đều có thể khai thác bất chấp sự phản đối từ những thổ dân đầu tiên. Việc này dẫn đến ký kết hiệp ước Treaty 8 vào ngày 21 tháng 6 năm 1899. Vùng đất sau đó thuộc về chính phủ liên bang với tên gọi "đất Vua".
Trở thành vườn quốc gia.
Thành lập năm 1922, vườn quốc gia được tạo ra trên đất Vua sau khi mua lại khu đất trong Treaty 8 giữa Canada và thổ dân địa phương. Vườn tự bao quanh một vài khu đất Ấn Độ dành riêng như Peace Point và ?Ejere K'elni Kue (còn gọi là Trại Hay).
Từ 1925 đến 1928, khoảng 600 con bò bizon đồng bằng được giới thiệu tới vườn, nơi chúng lai giống với loài bò rừng địa phương, cũng như giới thiệu bệnh lao bò và bệnh vi khuẩn bò vào trong bầy. Năm 1965, 23 con bò bizon được chuyển tới phía nam Vườn quốc gia Đảo Elk và 300 con còn lại ngày nay đều là những con bò rừng thuần chủng sót lại. Năm 1990, một kế hoạch được công bố để chọn lọc toàn bộ bầy và cung cấp thêm các con vật khỏe mạnh từ Vườn quốc gia Đảo Elk. Kế hoạch này sau đó bị hủy bỏ bởi phản ứng dư luận tiêu cực tới lời công bố.
Một hợp đồng thuê 21 năm được cấp phép cho Tập đoàn Sản phẩm rừng Canada để chặt một khu vực 50,000 Hecta của vườn quốc gia Wood Buffalo. Một vụ kiện được Hiệp hội vườn và vùng bỏ hoang Canada đưa ra nhằm chống lại Cục Công viên Quốc gia Canada vì vi phạm Luật vườn quốc gia. Trước khi phiên tòa bắt đầu năm 1992, Cục Công viên Quốc gia Canada đã đồng ý và công nhận rằng việc cho thuê là không hợp lệ và lạm dụng theo quy định của Luật.
Khí hậu.
Trong vườn, mùa hè vô cùng ngắn nhưng ngày thì rất dài. Nhiệt độ dao động từ 10 đến 30 °C trong suốt mùa năm nay. Trung bình, mùa hè được đặc trưng bởi những ngày ấm và khô mặc dù trong vài năm, nó đã có những ngày mát mẻ và ẩm ướt. Nhiệt độ cao trong tháng bảy là trong khi nhiệt độ thấp là . Mùa thu thường có những ngày mát mẻ, lộng gió và khô trong đó đợt tuyết rơi đầu tiên thường diễn ra vào tháng 10. Mùa đông lạnh với nhiệt độ có thể giảm xuống tới dưới trong tháng 1 và tháng 2, những tháng lạnh nhất trong năm. Nhiệt độ cao nhất trong tháng 1 là trong khi thấp nhất là . Trong mùa xuân, nhiệt độ ấm dần lên vì ngày trở nên dài hơn.
Các loài động vật hoang dã.
Vườn quốc gia Wood Buffalo có chứa một lượng lớn loài động vật hoang dã như Nai sừng tấm miền tây, Bò rừng bizon núi, Hù xám lớn, Gấu đen Bắc Mỹ, Diều hâu, Cú lông đốm, Sói thung lũng Mackenzie, Linh miêu Canada, Hải ly châu Mỹ, Cú trắng, Marmota, Đại bàng đầu trắng, Chồn thông châu Mỹ, Chồn sói, Cắt lớn, Sếu Mỹ, Gấu nâu, Lepus americanus, Sếu đồi cát và Bonasa umbellus và quần thể động vật cực Bắc lớn nhất thế giới Rắn sọc đỏ mặt, tạo nên các tụ điểm công cộng bên trong vườn.
Năm 2007, chiếc đập hải ly lớn nhất thế giới, dài khoảng - được phát hiện trong vườn bằng hình ảnh vệ tinh; Con đập nằm ở tọa độ , trải dài từ Fort Chipewyan chỉ nhìn thấy được bằng hình ảnh vệ tinh và máy bay cánh cố định đến tháng 7 năm 2014.
Phương tiện di chuyển.
Đường vào quanh năm có sẵn đến Fort Smith bằng con đường trên Quốc lộ Mackenzie, nối liền Quốc lộ Fort Smith đến Sông Hay, Các Lãnh thổ Tây Bắc. Những chuyến bay thương mại cũng có sẵn đến Fort Smith và Fort Chipewyan từ Edmonton. Lối vào mùa đông cũng có sẵn khi sử dụng con đường mùa đông và băng từ Fort McMurray qua Fort Chipewyan. | 1 | null |
Trận Beaumont, còn gọi là Trận Beaumont-en-Argonne, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ., diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1870 tại Beaumont, về phía nam Sedan, Pháp. Trong trận chiến này, với sự hỗ trợ của quân đội Bayern và Sachsen, Quân đoàn IV của Vương quốc Phổ đã đột kích Quân đoàn V của Đế chế Pháp, và đánh bật quân đội Pháp về Mouzon. Quân Pháp chịu nhiều thiệt hại hơn quân Đức trong cuộc chiến này – vốn có tính quyết định hơn các trận thắng trước của quân đội Đức trong chiến tranh Pháp-Phổ, chưa kể là hàng chục khẩu pháo của Pháp đã bị quân đội Đức thu giữ.
Thống chế Pháp là Patrice de MacMahon đã vượt sông Meuse tại thị trấn Douzy cùng với một phần của Tập đoàn quân Châlons dưới quyền ông ta. Trong khi đó, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Phổ là Helmuth Karl Bernhard Graf von Moltke đang tập trung binh lực của mình. Tập đoàn quân Maas do Thái tử Sachsen là Albert chỉ huy (gồm có Quân đoàn IV của Sachsen do chính Thái tử xứ Sachsen chỉ huy, Quân đoàn I của Bayern do tướng Ludwig von der Tann chỉ huy và Quân đoàn IV của Phổ do tướng Gustav von Alvensleben) có nhiệm vụ làm cái đe cho ngọn búa của Tập đoàn quân số 3 lớn hơn nhiều do Thái tử Friedrich Wilhelm của Phổ chỉ huy. Vào ngày 29 tháng 8 năm 1871, Quân đoàn V của Pháp do tướng Pierre Louis Charles de Failly đã bị các đơn vị tiền vệ của Albert đã bắt kịp tại ngôi làng Nouart. Ngày hôm sau, một trận đánh lớn bùng nổ tại Beaumont, khi hai quân đoàn Bayern (vốn đã gia nhập Quân đoàn XII) đột ngột kéo tới doanh trại của Quân đoàn V của Pháp. Quân Pháp khi ấy không có lính gác, trong khi hỏa pháo của họ chưa được tháo đầu xe và ngựa chiến của họ chưa được thắng yên.
Giữa lúc người Pháp đang dùng bữa, người Đức lập tức tiến công đối phương từ trong rừng bằng pháo binh và bộ binh. Quân Pháp nhanh chóng phản hồi và tiến hành kháng cự mạnh mẽ, nhưng quân đội Phổ - Sachsen - Bayern đã chiếm giữ thế thượng phong trong cuộc giao chiến quyết liệt. Bị đánh đại bại, Quân đoàn V của Pháp buộc phải triệt thoái qua sông Meuse và hội quân với MacMahon. Sức tấn công như vũ bão của quân Đức cũng như đại thắng của họ tại Beaumont đã gây chấn động trên mọi nẻo đường tới Villers và Sedan.. Và, tai ương của Quân đoàn V tại Beaumont đã góp phần thúc ép viên Thống chế rút quân về pháo đài Sedan tối hôm đó. Mặc dù quân Đức không truy đuổi, họ đã thu giữ không ít tù binh và chiến lợi phẩm từ tay quân Pháp, trước khi quân đội Pháp rơi vào thảm họa Sedan đầu tháng 9 năm ấy. | 1 | null |
Mùi cỏ cháy (tựa tiếng Anh: The Scent of Burning Grass) là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại tâm lý xã hội và chiến tranh công chiếu vào năm 2012. Bối cảnh chính của phim là sự kiện Mùa hè đỏ lửa 1972 với trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị. Nhân vật chính trong phim là bốn sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là: Hoàng, Thành, Thăng và Long theo lệnh tổng động viên lên đường nhập ngũ năm 1971, được huấn luyện tốc hành và sau cùng đã tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Tại đây, Thành, Thăng và Long đã hi sinh còn Hoàng thì may mắn sống sót trở về. Bộ phim được kể lại từ ký ức của Hoàng, khi ông thăm lại chiến trường xưa.
"Mùi cỏ cháy" do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất. Kịch bản của phim do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đảm nhiệm, dựa trên quyển nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Khởi quay từ tháng 12 năm 2010, bộ phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại Tuy Hòa, Phú Yên, được công chiếu giới thiệu tại Lễ Khai mạc tuần phim và đoạt giải Bông Sen Bạc.
Ngày 17 tháng 3 năm 2012, phim đã được trao bốn giải Cánh diều vàng cho Phim điện ảnh xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc cho nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Biên kịch xuất sắc cho Hoàng Nhuận Cầm và Quay phim xuất sắc nhất cho Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà tại Giải Cánh diều 2011. Bộ phim được Cục Điện ảnh chọn chiếu khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn tháng 4–5 năm 2012 và tiếp tục công chiếu trong tuần phim kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Phim cũng được Hãng phim Phương Nam phát hành dưới dịnh dạng DVD vào năm 2012.
Nội dung.
Bộ phim được chia làm 2 phần: phần 1 là giai đoạn bốn chàng sinh viên nhập ngũ và trở thành tân binh, phần 2 là cuộc chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị. Phim bắt đầu bằng cảnh bốn chàng sinh viên là Hoàng, Thành, Thăng và Long nhận được lệnh nhập ngũ trước khi lên đường đã cùng hẹn nhau vào công viên Thống Nhất và chụp ảnh kỷ niệm. Bốn người đã chụp ảnh xung quanh bức tượng cô gái ngồi đọc sách trong công viên với tiếng cười đùa tinh nghịch. Người thợ chụp ảnh (do NSND Nguyễn Hải đóng vai) không lấy tiền chụp ảnh mà hẹn ngày các anh chiến thắng trở về sẽ chụp thêm tấm nữa. Tiếp theo là cảnh bốn người trở lại giảng đường trường đại học Tổng hợp Hà Nội để viết những lời tạm biệt lên tấm bảng đen. Long trước khi nhập ngũ phải chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn tại tòa án và anh trở về nhà lấy đi tấm ri-đô ngăn đôi căn phòng, xếp hai chiếc giường ly thân lại cùng với một lá thư gửi bố mẹ.
Sau đó cả bốn người bạn lần lượt nhập ngũ. Trong ngày đầu lên xe đến nơi đóng quân, Hoàng gảy đàn cho những tân binh cùng hát chế lời từ bài "Bước chân trên dải Trường Sơn": "Ta là con của bố ta mẹ ta/Nhớ nhà là ta trốn ta về/Ta không cần balô không cần nên cố không cần hăng gô/Ta về mấy phút xong ta lại vô..." Đại đội trưởng Phong, chỉ huy trưởng của bốn người, cho dừng xe lại và nghiêm khắc giáo huấn những người lính trẻ về tác phong và kỷ luật quân đội. Trong doanh trại, xen lẫn giữa những buổi tập luyện khắc nghiệt, gian khổ là những cảnh trốn ngủ tâm sự, đọc thơ, hát chèo, tắm truồng, chọc phá nhau hồn nhiên của những người lính trẻ và trong balô của họ vẫn còn mang theo những chú ve kim, những hòn bi đủ màu. Trong một lần đóng quân ở nhà dân, Long bằng tiếng đàn đã yêu và tỏ tình với một cô thôn nữ giặt áo bên giếng làng. Ngày chuyển quân, cô thôn nữ trao cho Long chiếc khăn tay thêu gói trong chiếc cặp ba lá với dòng chữ "Kỷ niệm 1971", hẹn ngày anh trở về. Những người lính trong đoàn xe trên đường hành quân đã ném vội thư xuống vệ đường để nhờ những phụ nữ nông dân nhặt lên gửi hộ. Khi gần đến mặt trận, Hoàng không may bị trúng đạn pháo, bị thương nặng và không thể tham gia chiến đấu đợt đầu cùng với ba người bạn của mình.
Trận chiến tại Thành cổ Quảng Trị bắt đầu bằng việc những người lính phải vượt sông Thạch Hãn để vào trận địa, chịu thương vong nặng nề bởi bom và pháo trong lúc vượt sông. Đơn vị có 107 người, sau khi qua sông chỉ còn 49 người, dòng sông đầy máu và xác người. Ngay khi vừa qua sông, những anh tân binh đã phải chứng kiến cảnh thương binh nằm la liệt tại chốt cứu chữa, nhiều bao xác tử sĩ được khiêng ra từ trong thành. Tinh thần của Long trở nên hoảng loạn trước khung cảnh chiến trường, sau đó anh bị trúng mảnh pháo và hi sinh. Đồng đội của anh đã chôn anh cùng với tấm ri-đô, cây đàn guitar cháy rụi và chiếc khăn tay đã thấm đỏ vì máu. Nấm mồ vừa được đắp xong đã lại bị một quả đạn pháo hất tung lên. Tại thành cổ, những người lính giải phóng trẻ phải đối đầu với những người lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa tinh nhuệ thuộc đơn vị nhảy dù, Thủy quân lục chiến được yểm trợ bởi bom, pháo và xe bọc thép M-113. Chiến sự ngày càng khốc liệt, nhất là trong bối cảnh Hội nghị Paris đang diễn ra. Giữa giờ nghỉ giao tranh, những người lính giải phóng trẻ vẫn chui ra từ hầm trú ẩn và đùa nghịch, Thành giả gái hát vở chèo "Thị Mầu" giữa những ngọn khói đen. Hoàng sau đó đã hồi phục và cũng lên đường đến chiến trường thành cổ, gặp lại Thành và Thăng nhưng chiến đấu khác đơn vị. Thăng, đảm nhận vai trò lính thông tin, bị trúng đạn và hi sinh khi cố nối lại đường dây liên lạc bị đứt.
Càng về cuối trận đánh, quân Việt Nam Cộng hòa càng đẩy mạnh tấn công nhằm đạt được mục tiêu cắm cờ chiến thắng trên thành cổ. Trong nỗ lực ngăn chặn những binh sĩ Cộng hòa cắm cờ, những khẩu AK-47 của Thành và đồng đội đều đã hết đạn, đồng đội của anh cũng đã lần lượt hi sinh. Trong phút lâm nguy, Thành dùng AK-47 gắn lưỡi lê xông lên đâm chết một lính Cộng hòa đang cầm cờ vàng ba sọc đỏ nhưng ngay sau đó anh cũng bị trúng đạn ngay ngực và hi sinh. Mỗi lần một trong bốn người bạn hi sinh, bức tượng cô gái nơi công viên Thống Nhất đều rơi những giọt nước mắt bằng máu. Cuối phim là cảnh cuộc Tổng tiến công Mùa xuân năm 1975, kết thúc bằng hình ảnh xe tăng Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng Dinh Độc Lập. Hoàng gặp lại Đại đội trưởng Phong ngay trong sân dinh, hai người ôm nhau khóc khi Phong đưa trả tấm ảnh chụp bốn người bạn trước khi nhập ngũ bên bức tượng cô gái.
Liên hệ thực tế.
"Mùi cỏ cháy" là phim lịch sử, lấy bối cảnh giai đoạn 1971–1972, với lệnh gọi nhập ngũ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với các sinh viên đang trên giảng đường đại học để có đủ nhân lực tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 6 tháng 9 năm 1971, đã có hàng nghìn sinh viên nhập ngũ, riêng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có tới 300 sinh viên, trong đó có Hoàng Nhuận Cầm và Nguyễn Văn Thạc. Sau khoảng 5 tháng huấn luyện ở Hà Bắc, những sinh viên này tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Nơi các nhân vật chính hi sinh là Thành cổ Quảng Trị, nơi diễn ra một trong những trận chiến ác liệt bậc nhất trong Chiến dịch Xuân – Hè 1972 kéo dài 81 ngày đêm, từ ngày 28 tháng 6 năm 1972 đến ngày 16 tháng 9 năm 1972. Theo Hoàng Nhuận Cầm, nhân vật Thăng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, còn nhân vật Hoàng mang hình ảnh của chính ông nhưng thông qua hình ảnh của 4 người lính còn có thể thấy hình ảnh của những người lính, liệt sĩ khác như Vũ Đình Văn, Hoàng Giao Kim, Hoàng Thượng Lân...
Trong phim, đạo diễn Hữu Mười còn lấy lại một chi tiết từ nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của Nguyễn Văn Thạc để xây dựng thành tình tiết nhân vật Thăng làm thơ tặng bạn gái và hẹn sẽ gặp nhau vào tháng 4 năm 1975. Ông chia sẻ: "Trong một bức thư liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc gửi bạn gái là Như Anh đã viết, "Hẹn đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 sẽ trả lời cho bạn câu hỏi, hạnh phúc là gì?". Câu này anh Thạc viết 2 lần. Và không ai giải thích được, tại sao anh lại biết được ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày toàn thắng? Trong phim, tôi có ý xây dựng nhân vật Thăng mang hình ảnh anh Thạc. Tôi xây dựng Thăng là một chàng trai trẻ, bình thường, yêu thơ ca. Không phải là người có khả năng dự đoán tương lai. Tôi cũng bỏ ngày 30 đi, chỉ dám để tháng 4 năm 1975 là ngày hẹn gặp. Anh Thạc đã tiên liệu quá chính xác, nếu đưa vào phim, đôi khi thành khiên cưỡng. Nhưng điều đó thật kỳ diệu, không ai giải thích được".
Sản xuất.
Phát triển.
Biên kịch của phim là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cũng là sinh viên khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971 và chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị 1972. Ý tưởng kịch bản được ông bắt đầu sau khi nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc ra mắt vào năm 2005, và sau đó là hàng loạt nhật ký thời chiến của các liệt sĩ khác như Đặng Thùy Trâm, Vũ Xuân, "Tài hoa ra trận" của liệt sĩ Hoàng Thượng Lân, "Sống để yêu thương và dâng hiến" của Hoàng Kim Giao, những bài thơ "Nửa sau khoảng đời", "Lạy mẹ con đi" của Vũ Đình Văn. Hoàng Nhuận Cầm viết "Mùi cỏ cháy" còn là viết về thế hệ của ông và câu chuyện chính ông đã giã từ giảng đường đại học để lên đường vào chiến trường, cũng như mơ ước làm phim về Thành cổ trong những ngày chiến đấu tại đây năm 1972. Ngoài ra, Hoàng Nhuận Cầm đã đọc cuốn nhật ký Nguyễn Văn Thạc rất sớm do gia đình liệt sĩ gửi tặng và trong quyển nhật ký này đã có nhiều dòng nhắc đến ông như: "Cầm viết được nhiều, quả thực ở nó có tài năng, hay ít ra, đó cũng là một khả năng tốt… Nhưng vì sao nó nắm bắt mạch thơ đúng thế. Tưởng như lời nào của nó cũng là thơ (!)" khiến ông rất cảm động và đã gọi điện cho anh trai Nguyễn Văn Thạc để nói về ý tưởng làm phim. Ngay sau đó, được sự gợi ý của anh Đinh Trọng Tuấn là "Hãy từ những bài thơ của Cầm – nhật ký chiến tranh viết bằng thơ chuyển thành hình ảnh", Hoàng Nhuận Cầm quyết định bắt tay ngay với kịch bản phim "Mùi cỏ cháy".
Tên phim được phát triển từ bài thơ "Mùi cỏ cháy" mà Hoàng Nhuận Cầm viết từ năm 1978:
Và câu thơ trích trong bài thơ "Phương ấy" cũng của ông
Việc đặt tên bốn nhân vật là Hoàng – Thành – Thăng – Long để thay mặt những người lính khi nói lên tình yêu với Hà Nội. Chi tiết bức ảnh 4 người lính, 3/4 người hi sinh và bức tượng màu trắng trong tấm ảnh được gợi ý từ một tấm ảnh thật cùng truyện ngắn "Bức tượng" dài ba trang do nhà biên kịch Đoàn Tuấn tặng cho ông. Người duy nhất còn sống sau này trở về trong số bốn người trong ảnh cũng chính là Đoàn Tuấn.
Trong quá trình xây dựng kịch bản, dù là người tham gia trực tiếp trận đánh nhưng ông vẫn sưu tầm nhiều bản thảo, sách báo, băng đĩa làm tư liệu. Hoàng Nhuận Cầm còn tâm sự thời gian này ông dường như được các liệt sĩ, được những người bạn đã hi sinh của ông phù hộ với nhiều tài liệu bất ngờ đến với ông. Cuối cùng kịch bản được viết từ ngày 27 tháng 7 năm 2005 đã kết thúc lúc 5 giờ sáng một ngày tháng 11 cùng năm. Đến năm 2010 thì kịch bản hoàn thiện qua nhiều lần sửa chữa, Cục Điện ảnh, Hội Điện ảnh quyết định đầu tư nâng cao và đưa vào sản xuất. Trước khi được dựng thành phim, Hoàng Nhuận Cầm và đạo diễn Hữu Mười đã đưa Đinh Thế Huynh (Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đọc và góp ý với tư cách người đồng đội cũng lên đường nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971. Ngoài ra đạo diễn Hữu Mười để xây dựng kịch bản chi tiết cho bộ phim cũng đã đến thăm thành cổ Quảng Trị, nghe và đọc về 81 ngày đêm, tìm đọc những cuốn hồi ký, nhật ký của các liệt sĩ, của những cựu chiến binh đã từng tham gia cuộc chiến.
Trước khi đạo diễn Hữu Mười nhận làm phim, đã có từ 10–15 đạo diễn xem qua kịch bản "Mùi cỏ cháy" và đều không nhận bộ phim có kinh phí chỉ hơn 5 tỷ đồng. Đầu tháng 7 năm 2009, đạo diễn Hữu Mười được Hãng Phim truyện Việt Nam gọi lên giao kịch bản và sau nửa tháng suy nghĩ, ông đã đồng ý làm phim. Tuy nhiên sau đó Cục Điện ảnh đã không muốn để Hữu Mười làm nữa mà muốn giao cho đạo diễn khác giàu kinh nghiệm làm phim chiến tranh hơn cho đến khi ông được Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam dẫn lên Cục Điện ảnh để hứa với Cục là sẽ làm được.
Tuyển vai.
Việc tuyển chọn diễn viên cho 4 nhân vật chính đã được tiến hành liên tiếp trong hơn nửa năm. Hàng trăm thanh niên ở độ tuổi 19, 20 đã đến thử vai, hầu hết các nam diễn viên trẻ của các đoàn nghệ thuật trong nước cũng được chú ý đến. Cuối cùng 3 sinh viên Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đã được chọn là Lê Văn Thơm – sinh viên năm thứ ba khoa kịch hát dân tộc đóng vai Thành, Tô Tuấn Dũng – năm hai lớp diễn viên sân khấu đóng vai Thăng và Nguyễn Thanh Sơn – cũng là sinh viên năm hai lớp diễn viên sân khấu đóng vai Long. Riêng nhân vật Hoàng lúc 20 tuổi do Nguyễn Năng Tùng, sinh viên năm cuối khoa Vật lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, từng tham gia lớp diễn viên đào tạo ba tháng do Hãng Phim truyện Việt Nam tổ chức thủ vai, còn Hoàng lúc 60 tuổi do đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đảm nhận. Trong khi đó, nhân vật Đại đội trưởng Phong được giao cho diễn viên Lê Chí Kiên, công tác tại Nhà hát Múa rối Thăng Long trong vai trò đạo diễn và diễn viên.
Quay phim.
Trước khi khởi quay, đoàn làm phim cũng đã đến viếng mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Ngày 25 tháng 12 năm 2010, những thước phim đầu tiên của bộ phim đã chính thức được khởi quay sau hơn 1 năm chuẩn bị. Bức ảnh chụp 4 anh lính trẻ quây quần bên bức tượng cô gái đọc sách trong công viên Thống Nhất là cảnh khai máy của bộ phim. Kinh phí làm phim là 5,2 tỷ đồng trong đó 2 tỷ đồng để khấu hao máy móc và trả lương cho cán bộ, công nhân viên; gần 1 tỷ đồng dành làm hậu kỳ phim. Do hạn chế về kinh phí nên nhiều cảnh hay trong kịch bản đã không được thực hiện hoặc quay không đúng với ý đồ như cảnh đoàn tàu chở những người lính về thủ đô với những lá thư được ném qua cửa sổ. Tuy nhiên, trong quá trình làm phim, đoàn phim đã được sự ủng hộ của gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Hội Cựu chiến binh chiến sĩ Quảng Trị nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971 và nhiều cá nhân khác về tài chính; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ủng hộ 1.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện đóng trong cảnh cuối phim; Hãng phim Giải Phóng ủng hộ máy quay và nhân lực phục vụ các cảnh quay tại Thành phố Hồ Chí Minh; báo "An ninh Thế giới" nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các cảnh quay lớn (cảnh các tân binh thả thư ở Cửa Nam – Hà Nội, cảnh chiến đấu ở đầu cầu Sài Gòn) và lo chuyện ăn, ở cho đoàn phim trong thời gian quay ngoại tỉnh...
Bối cảnh phim được thực hiện chủ yếu tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Sơn Tây, Hà Nội; ngôi nhà cổ số 87 phố Mã Mây, Hà Nội; và Thành cổ Quảng Trị... Việc làm bối cảnh tốn thời gian nhiều tháng cho những cảnh quay chỉ có một tới hai ngày. Riêng bối cảnh thành cổ phải mất đến 4 tháng và chiếm phần lớn kinh phí làm phim. Các cảnh quay đầu tái hiện lại cuộc sống Hà Nội những năm 1970 đã sử dụng những cảnh quay sinh hoạt tại gia đình ở nhà cổ 87 phố Mã Mây. Để dựng lại cảnh chiến trận Thành cổ, đoàn làm phim đã tái hiện một phần Thành cổ ở Làng văn hóa Đồng Mô, do họa sĩ Nguyễn Quốc Trung thực hiện. Cảnh chiến đấu còn được sự ủng hộ của quân đội như 2 chiếc xe bọc thép M113 chiến lợi phẩm thời chiến tranh được Binh chủng Tăng – thiết giáp cho đoàn "mượn" để quay và sự hỗ trợ về người và vật chất từ phía Tiểu đoàn 93, Binh chủng Công binh với tổng số gần 600 quả nổ, bom lửa, xe cộ, xăng dầu... Tháng 9 năm 2011, bộ phim đã được đóng máy sau những cảnh quay cuối cùng tại Làng văn hóa Đồng Mô. Phim được làm hậu kỳ tại Thái Lan.
Phát hành.
Khi "Mùi cỏ cháy" hoàn tất, đạo diễn Hữu Mười đã mời những khán giả đầu tiên đến xem phim, đó là Hội cựu chiến binh 6/9, những người lính đã lấy ngày giã từ giảng đường (ngày 6 tháng 9) để lưu nhớ kỷ niệm. Bộ phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên và được chiếu giới thiệu tại Lễ Khai mạc tuần phim vào tối ngày 2 tháng 12 năm 2011. Ngay trong đêm ra mắt, phòng chiếu số 2 Trung tâm Chiếu Phim Quốc gia đã kín chỗ khiến nhân viên phải bố trí thêm ghế phía trên và thậm chí nhiều khán giả phải đứng dọc cánh gà. Tham gia buổi chiếu ra mắt có đại diện một số gia đình liệt sĩ, trong đó có ông Nguyễn Văn Thục, anh trai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.
Phim được Cục Điện ảnh chọn chiếu khai mạc đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn tháng 4 và tháng 5 năm 2012, sau đó được chiếu có doanh thu trong bốn đợt từ ngày 24 tháng 4 đến 15 tháng 6 tại các địa điểm chiếu phim ở các thành phố lớn như Hà Nội (Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Trung tâm Văn hóa Kim Đồng, Lotte Cinema Việt Nam), Thành phố Hồ Chí Minh (Lotte Cinema Việt Nam) và tại trung tâm phát hành phim, chiếu bóng của hơn 40 tỉnh thành. Trong tuần phim kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ diễn ra trong phạm vi cả nước từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 7 năm 2012, "Mùi cỏ cháy" tiếp tục được Cục Điện ảnh chọn công chiếu. Sau đó, phim được Hãng phim Phương Nam phát hành dưới dạng DVD.
Đón nhận.
Đánh giá chuyên môn.
Phim được đánh giá đã lay động khán giả sâu sắc với những bi kịch đời thường và những hi sinh của tuổi trẻ thời chiến mang theo khát vọng về gia đình, tình yêu, tình bạn. Hoàng Nhuận Cầm tỏ ra khá cứng tay khi chọn lựa các chi tiết, các câu thoại thật đắt, lời các bài ca, bài thơ... để khắc họa gương mặt và số phận bốn nhân vật Hoàng, Thành, Thăng, Long của mình. Những cảnh hành quân hay trú quân, mô tả chiến trận ở cung bậc quyết liệt nhất, bút pháp lọc lựa, chấm phá cũng được ông tận dụng triệt để (tiếng gọi "Mẹ ơi!" lặp lại trên dòng sông Thạch Hãn; cảnh khiêng trên vai những bao xác tử sĩ; cảnh chôn cất nhau trong cơn mưa tháng bảy...).
Đạo diễn Hữu Mười và êkíp làm phim cũng được nhận xét đã làm chủ được cách kể chuyện phức điệu của mình, tiết chế được tham vọng thi ca, tạo những tiếng cười chân thực hồn nhiên, tả chiến tranh chết chóc theo kiểu phương Đông, tập trung vào những khoảnh khắc bạo liệt để điểm huyệt gây ấn tượng, tạo nên những điểm nhấn nghệ thuật kết nối tất cả những ký ức hồn nhiên dễ thương của nhân vật làm người xem phải trào nước mắt. Những cảnh thương vong trong phim khiến không ít khán giả xúc động và nhỏ lệ. Các diễn viên cũng đã diễn xuất dung dị tự nhiên, lột tả được sự trong sáng hồn nhiên và tính cách riêng của 4 nhân vật chính, trong đó Lê Chí Kiên có những khoảnh khắc diễn xuất tuyệt vời khiến nhiều người cảm động. Đạo diễn Hữu Mười đã tự chấm điểm 10/10 cho mình trong vai trò đạo diễn cho bộ phim này vì khả năng gây xúc động người xem và vượt qua khó khăn về kinh phí làm phim.
Nhưng "Mùi cỏ cháy" cũng bị phê bình có nhiều bối cảnh quá đơn sơ. Nhiều cảnh phim bị lộ sự dàn dựng của đạo diễn và phim chưa thể hiện được sự khốc liệt cần có của một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ. Chiến trường Thành cổ Quảng Trị bị bó hẹp trong bối cảnh chỉ vỏn vẹn vài trăm m² ở Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam và tỏ ra không thực ở một số chi tiết. Những trận đánh cũng bị xem là quá đơn giản, ít máy bay, ít xe tăng, những điểm nổ thưa thớt, những đụn khói bom, khói đạn bốc lên còn mỏng manh, mờ nhạt. Công nghệ làm phim cũng bị đánh giá lạc hậu khi những cảnh thương vong, đổ máu tỏ ra không thật, cảnh những chiến sĩ vượt sông bị trúng bom, khán giả còn nhìn rõ đó là những hình nộm cao su, họa sĩ phải dùng những tranh vẽ thay cho kỹ xảo 3D. Giải Cánh diều vàng cho phim cũng bị đánh giá là thiếu thuyết phục khi xét về sáng tạo nghệ thuật, chỉ đạo diễn xuất và xử lý trong phim.
Giải thưởng.
"Mùi cỏ cháy" đã nhận giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tổ chức ở Tuy Hòa, Phú Yên, ngoài ra Hoàng Nhuận Cầm còn được giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc nhất. Tuy nhiên trước đó phim đã có dấu hiệu phạm quy do những phim truyện nhựa dự thi phải được sản xuất từ ngày 1 tháng 10 năm 2009 đến ngày 30 tháng 9 năm 2011 nhưng cuối cùng mặc dù chưa hoàn thiện phần hậu kỳ và Hội đồng duyệt mới chỉ xem phần hòa âm nhưng phim được đặc cách tham dự Liên hoan phim do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định có chất lượng nghệ thuật tốt và được sản xuất trong thời gian cho phép dự thi.
Ngày 17 tháng 3 năm 2012, "Mùi cỏ cháy" đã được trao 4 giải Cánh diều vàng tại Lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2011 cho phim điện ảnh xuất sắc nhất, âm nhạc xuất sắc cho nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, biên kịch xuất sắc cho Hoàng Nhuận Cầm và quay phim xuất sắc nhất cho Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thanh Hà. Đạo diễn Hữu Mười, Hoàng Nhuận Cầm và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân khi lên phát biểu nhận giải đều dành những lời tri ân cho các liệt sĩ. Đạo diễn Hữu Mười nói: "Vinh danh "Mùi cỏ cháy", là vinh danh quá khứ, câu chuyện cách đây 40 năm về những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Chúng ta không bao giờ được phép quên quá khứ, nếu quên quá khứ sẽ không có tương lai".
Đoàn làm phim "Mùi cỏ cháy" còn được Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) trao tặng bằng khen cho phim hay nhất về đề tài chiến tranh cách mạng. Tháng 9 năm 2012, "Mùi cỏ cháy" đã được Hội đồng tuyển chọn phim thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn làm đại diện cho Việt Nam tranh đề cử ở hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 85. Phim cũng thỏa mãn tất cả các tiêu chí của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đề ra với hạng mục Phim nước ngoài hay nhất: phát hành trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 10 năm 2011 đến ngày 30 tháng 9 năm 2012, được chiếu thương mại liên tục ít nhất 7 ngày tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, phim đã không được Viện Hàn lâm nghệ thuật điện ảnh và khoa học Mỹ đưa vào danh sách xem xét đề cử tranh giải. | 1 | null |
Lớp tàu chiến-tuần dương "Derfflinger" là một lớp bao gồm ba tàu chiến-tuần dương của Hải quân Đế quốc Đức. Các con tàu này được đặt hàng trong Kế hoạch Chế tạo Hải quân 1912-1913 như là sự đáp trả lại việc Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo ba chiếc tàu chiến-tuần dương mới thuộc lớp "Lion" vốn được hạ thủy vài năm trước đó. Lớp "Moltke" dẫn trước cùng với chiếc "Seydlitz" được nâng cấp đôi chút là tiêu biểu cho việc kết thúc sự tiến hóa thế hệ tàu chiến-tuần dương thứ nhất của Đức. Lớp "Derfflinger" tích hợp nhiều cải tiến đáng kể, bao gồm dàn pháo chính lớn hơn và được bố trí toàn bộ trên trục dọc nhằm loại bỏ việc tháp pháo giữa tàu có góc bắn giới hạn. Con tàu cũng lớn hơn đáng kể so với lớp dẫn trước; tuy nhiên, lớp "Derfflinger" lại sử dụng cùng một hệ thống động lực như lớp trước, và kết quả là với một trọng lượng choán nước lớn hơn, chúng chậm hơn đôi chút.
Lớp tàu này bao gồm ba chiếc: "Derfflinger", "Lützow" và "Hindenburg", cả ba đều đã hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Derfflinger" được đưa vào hoạt động không lâu sau khi chiến tranh nổ ra, và đã hiện diện trong hầu hết các hoạt động hải quân tại Bắc Hải, bao gồm trận Dogger Bank và trận Jutland. "Lützow" được đưa vào hoạt động vào tháng 8 năm 1915 và chỉ tham gia cuộc bắn phá Yarmouth trước khi bị đánh chìm trong trận Jutland. "Hindenburg" chỉ được đưa vào hoạt động cùng hạm đội vào tháng 5 năm 1917 nên đã không tham gia hoạt động đáng kể nào. "Derfflinger" và "Hindenburg" đã bị lưu giữ tại Scapa Flow sau khi có thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 11 năm 1918. Trong khi số phận của chúng còn chưa được định đoạt, Chuẩn đô đốc Ludwig von Reuter, người chỉ huy Hạm đội Đức bị lưu giữ, đã ra lệnh đánh đắm các con tàu trong một nỗ lực tránh cho chúng khỏi bị Hải quân Hoàng gia Anh chiếm.
Thiết kế.
Lớp tàu chiến-tuần dương "Derfflinger" là kết quả của Đạo luật Hải quân thứ tư, cũng là sau cùng, được thông qua vào năm 1912. Đô đốc Alfred von Tirpitz sử dụng phản ứng mạnh mẽ của công luận đối với việc Anh Quốc can thiệp vào vụ Khủng hoảng Agadir năm 1911 nhằm gây áp lực đối với Quốc hội Đức để phân bổ thêm ngân sách cho Hải quân. Đạo luật Hải quân thứ tư đảm bảo kinh phí đóng ba tàu chiến dreadnought mới, hai tàu tuần dương hạng nhẹ và tăng cường thêm 15.000 sĩ quan và thủy thủ cho Hải quân vào năm 1912. Ba chiếc dreadnought được thông qua bởi đạo luật này chính là "Derfflinger", "Lützow" và "Hindenburg". Việc thiết kế hai chiếc đầu tiên được bắt đầu vào tháng 10 năm 1910 và tiếp tục cho đến tháng 6 năm 1911; "Hindenburg" được chế tạo với một thiết kế cải biến đôi chút, vốn được tạo ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1912.
Khi công việc thiết kế bắt đầu, Hải quân được yêu cầu đưa ra những đề nghị nhằm khắc phục những khiếm khuyết tìm thấy trên những lớp tàu chiến-tuần dương dẫn trước, chủ yếu bao gồm hệ thống động lực và dàn pháo chính. Các tàu chiến-tuần dương trước đây sử dụng bốn trục động cơ; việc giảm xuống còn ba trục cho phép các con tàu mới trang bị một động cơ diesel cho trục giữa, vốn sẽ giúp làm tăng tầm xa hoạt động, thuận tiện trong việc tiếp nhiên liệu đồng thời giảm số nhân sự cần đến cho phòng động cơ. Hải quân cũng tranh luận về việc gia tăng kích cỡ dàn pháo chính từ lên kiểu vũ khí mạnh mẽ hơn. Đó là do trong thực tế các thiết giáp hạm mới nhất của Anh có đai giáp dày hơn, cho đến . Vì các tàu chiến-tuần dương Đức được dự định để hoạt động trong hàng chiến trận, vũ khí của chúng phải đủ mạnh để xuyên thủng vỏ giáp của các đối thủ Anh. Trọng lượng tăng thêm được bù trừ bằng cách giảm số khẩu pháo từ 10 xuống còn 8, nên việc gia tăng cỡ nòng dàn pháo chính chỉ làm trọng lượng choán nước của con tàu tăng thêm . Tuy nhiên Đô đốc Tirpitz lại phản đối việc gia tăng cỡ nòng dàn pháo chính khi ông cho rằng pháo đã đủ mạnh.
Một phương thức chế tạo mới được áp dụng nhằm tiết kiệm trọng lượng. Các tàu chiến-tuần dương trước đây có cấu trúc kết hợp các khung thép ngang và dọc; những chiếc thuộc lớp "Derfflinger" loại bỏ các khung ngang, chỉ sử dụng các khung dọc; nó cho phép con tàu duy trì được sức mạnh cấu trúc mà lại nhẹ hơn. Giống như những tàu chiến chủ lực trước đó, khoảng trống giữa vách lườn và vách ngăn chống ngư lôi được dùng để chứa than.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1910, ủy ban thiết kế chọn kiểu pháo 30,5 cm bố trí trên bốn tháp pháo nòng đôi đặt trên trục dọc của con tàu. Sơ đồ vỏ giáp được giữ lại như trên chiếc "Seydlitz". Cũng trong thời gian đó, áp lực từ phía công luận và báo chí Anh đã thúc đẩy Quốc hội Anh tăng cường việc đóng tàu chiến. Kaiser Wilhelm II yêu cầu thời gian đóng các tàu chiến-tuần dương mới phải được rút ngắn xuống hai năm thay vì ba năm. Việc này được xem là không khả thi, vì các nhà thầu vỏ giáp và vũ khí không thể cung cấp vật liệu kịp thời theo tiến độ.
Các đặc tính chung.
"Derfflinger" và "Lützow" có chiều dài ở mực nước và chiều dài chung ; "Hindenburg" dài hơn đôi chút với ở mực nước và chiều dài chung. Cả ba có chiều rộng mạn thuyền , và độ sâu của mớn nước từ phía mũi đến phía đuôi. Hai chiếc đầu được thiết kế với trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và tải trịng chiến đấu là ; "Hindenburg" hơi nặng hơn với trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và khi đầy tải. Lườn tàu được cấu trúc bởi các khung thép dọc, trên đó các tấm thép vỏ tàu được ghép bằng đinh tán. Lườn của "Derfflinger" có 16 ngăn kín nước, "Lützow" và "Hindenburg" có thêm một ngăn kín nước bổ sung thứ 17. Cả ba con tàu đều có một đáy kép chiếm 65% chiều dài con tàu. Đây là một điểm thụt lùi so với các tàu chiến-tuần dương trước đó, vốn có một đáy kép kéo dài ít nhất 75% chiều dài lườn tàu.
Các con tàu được Hải quân Đức đánh giá như những tàu đi biển xuất sắc. Những chiếc trong lớp "Derfflinger" được mô tả có chuyển động nhẹ nhàng, cho dù chúng bị ướt ở sàn bố trí tháp pháo ụ. Các con tàu bị mất cho đến 65% tốc độ khi cặp bánh lái được bẻ gắt, và nghiêng cho đến 11°. Điều này lớn hơn so với mọi thiết kế tàu chiến-tuần dương trước đó, và kết quả là các thùng chống lật được trang bị cho "Derfflinger". Cả ba chiếc trong lớp đều có chiều cao khuynh tâm là . Thủy thủ đoàn tiêu chuẩn của mỗi con tàu gồm 44 sĩ quan và 1.068 thủy thủ; và khi phục vụ như là soái hạm của Đội tuần tiễu 1, các con tàu còn nhận thêm 14 sĩ quan và 62 thủy thủ. Những chiếc trong lớp "Derfflinger" mang theo một số xuồng nhỏ, bao gồm bao gồm một xuồng gác, ba xuồng chỉ huy, hai xuồng đổ bộ, hai xuồng yawl và hai xuồng nhỏ.
Hệ thống động lực.
Vào lúc mà công việc chế tạo "Derfflinger" được bắt đầu, người ta xác định động cơ diesel đã không sẵn sàng để hoạt động. Vì thế kế hoạch sử dụng một hệ thống động lực gồm ba trục bị hủy bỏ và các con tàu quay trở lại cách sắp xếp bốn trục tiêu chuẩn. Mỗi con tàu được trang bị hai bộ turbine hơi nước kiểu thủy quân, mỗi bộ dẫn động một cặp chân vịt có đường kính đối với "Derfflinger" và "Lützow", và đối với "Hindenburg". Mỗi bộ turbine bao gồm một cặp turbine áp lực cao và áp lực thấp, trong đó turbine áp lực cao dẫn động trục chân vịt phía ngoài còn turbine áp lực thấp dẫn động trục chân vịt phía trong. Hơi nước được cung cấp đến các turbine từ 14 nồi hơi kép đốt than kiểu thủy quân và 8 nồi hơi đốt dầu hai đầu kiểu thủy quân. Mỗi con tàu còn được trang bị một cặp máy phát turbine và một cặp máy phát diesel, cung cấp tổng cộng 1.660 kw ở điện áp 220 V.. Mỗi con tàu có hai bánh lái.
Hệ thống động lực của hai chiếc đầu được dự định thiết kế để cung cấp công suất ở tốc độ động cơ 280 vòng mỗi phút; vốn sẽ cho phép chúng đạt được tốc độ tối đa . Tuy nhiên khi chạy thử máy, động cơ của "Derfflinger" cung cấp công suất lên đến nhưng chỉ đạt tốc độ tối đa . Động cơ của "Lützow" đạt được công suất và có tốc độ tối đa . Hệ thống động lực của "Hindenburg" được thiết kế để cung cấp công suất ở tốc độ động cơ 290 vòng mỗi phút, cho phép nó đạt được tốc độ tối đa ; khi chạy thử máy nó đạt được công suất và tốc độ . "Derfflinger" có thể mang theo than và dầu đốt; ở tốc độ đường trường nó có tầm hoạt động . "Lützow" mang theo than và 1.000 tấn dầu đốt, cho dù nó không đạt được ưu thế nào hơn so với con tàu chị em "Derfflinger". "Hindenburg" cũng mang theo 3.700 tấn than và dầu đốt, cho phép nó có tầm hoạt động khi đi đường trường ở tốc độ 14 knot.
Vũ khí.
Những chiếc trong lớp "Derfflinger" được trang bị tám khẩu pháo SK L/50 bố trí trên bốn tháp pháo nòng đôi, gồm một cặp bắn thượng tầng phía trước cấu trúc thượng tầng và một cặp tương tự phía đuôi. Trên hai chiếc đầu, các khẩu pháo được đặt trên bệ kiểu Drh.L C/1912, và nâng cấp lên bệ kiểu Drh.L C/1913 trên chiếc "Hindenburg"; các tháp pháo được xoay bằng động cơ điện nhưng bản thân khẩu pháo được nâng bằng thủy lực cho đến góc 13°5. Các khẩu pháo bắn ra đạn pháo xuyên thép nặng ở lưu tốc đầu đạn . Ở góc nâng 13°5, đạn pháo có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách . Các tháp pháo được cải tiến vào năm 1916 để tăng góc nâng tối đa lên 16°, giúp gia tăng tầm bắn tối đa lên . Các con tàu mang theo tổng cộng 720 quả đạn pháo, tức 90 quả đạn cho mỗi khẩu, bao gồm 65 quả đạn pháo xuyên thép (AP) và 35 quả đạn pháo bán xuyên thép (semi-AP) dành cho các mục tiêu bọc giáp kém hơn. Kiểu pháo 30,5 cm có tốc độ bắn từ 2 đến 3 phát mỗi phút, và được hy vọng sẽ bắn được 200 phát trước khi cần phải thay nòng. Chúng còn có khả năng bắn loại đạn nổ nặng . Đạn pháo được nạp hai liều thuốc phóng RPC/12: liều chính chứa trong vỏ đồng nặng và liều mồi chứa trong bao lụa nặng . Hầm chứa thuốc phóng được bố trí bên dưới phòng đạn pháo cho hai tháp pháo phía trước cũng như tháp pháo bắn thượng tầng phía sau, nhưng đảo ngược lại đối với tháp pháo tận cùng phía đuôi.
Các con tàu ban đầu được thiết kế để mang theo mười bốn khẩu pháo SK L/45 bố trí trong các tháp pháo ụ dọc theo cấu trúc thượng tầng. Vì "Derfflinger" phải được trang bị các thùng chống lật, hai trong số các tháp pháo ụ của nó phải tháo dỡ để lấy chỗ trống trong lườn tàu; còn "Lützow" và "Hindenburg" trang bị đủ số pháo như thiết kế. Mỗi khẩu pháo được cung cấp 160 quả đạn pháo, bắn ra với lưu tốc đầu đạn và có tầm bắn xa tối đa , và sau này được mở rộng lên . Các khẩu pháo duy trì được tốc độ bắn từ năm đến bảy phát mỗi phút; mỗi quả đạn pháo nặng và được nạp một liều thuốc phóng RPC/12 nặng chứa trong vỏ đồng. Nòng pháo được kỳ vọng sẽ bắn được 1.400 phát trước khi phải thay thế.
Số lượng pháo SK L/45 mà mỗi con tàu mang theo thay đổi theo những cấu hình khác nhau. Ban đầu chúng được thiết kế để mang tám khẩu pháo như vậy, tất cả đều được đặt trên các bệ nòng đơn gồm bốn ở cấu trúc thượng tầng phía trước và bốn ở cấu trúc thượng tầng phía sau. Các con tàu cũng mang bốn khẩu 8,8 cm Flak L/45 phòng không đặt chung quanh ống khói trước ngoại trừ "Lützow" bố trí chúng chung quanh ống khói sau. Sau năm 1916, bốn khẩu ở cấu trúc thượng tầng phía trước được tháo dỡ. Các khẩu Flak được đặt trên bệ MPL C/13, cho phép có góc hạ tối đa −10° và nâng tối đa 70°. Kiểu vũ khí này bắn đạn pháo nặng và có trần bắn hiệu quả ở góc nâng 70°.
Các con tàu còn được trang bị ống phóng ngư lôi ngầm dọc theo lườn tàu, gồm một ống trước mũi, một phía đuôi và một ống mỗi bên mạn tàu. "Derfflinger" có kiểu ống phóng , trong khi những chiếc sau được trang bị kiểu mạnh mẽ hơn. Kiểu ngư lôi 50 cm G7 của "Derfflinger" dài và trang bị đầu đạn chứa chất nổ Hexanite; chúng có tầm xa khi cài ở tốc độ hoặc ở tốc độ . Ngư lôi 60 cm trên những chiếc sau thuộc kiểu H8, dài với đầu đạn Hexanite; chúng có tầm xa ở tốc độ nhưng khi cài ở tốc độ sẽ có tầm xa mở rộng đáng kể lên đến .
Vỏ giáp.
Những chiếc trong lớp "Derfflinger" được bảo vệ bằng thép giáp Krupp như là tiêu chuẩn cho mọi tàu chiến chủ lực của Đức vào thời đó. Chúng có đai giáp chính dày ở phần giữa thành trì của con tàu, nơi được bố trí hầu hết các thành phần trọng yếu bao gồm hầm đạn và các khoang động cơ. Đai giáp được làm mỏng hơn ở các khu vực ít quan trọng, dày cho đến ra phía trước và ra phía sau. Đai giáp được vuốt mỏng còn ở mũi tàu, nhưng phía đuôi hoàn toàn không được bọc giáp. Một vách ngăn chống ngư lôi dày chạy suốt chiều dài con tàu cách vài mét phía sau đai giáp. Lớp bọc giáp cho sàn tàu chính có độ dày từ ở những nơi ít quan trọng cho đến ở những vùng trọng yếu của con tàu.
Tháp chỉ huy phía trước được bảo vệ bởi một vỏ giáp nặng: các mặt hông dày và nóc dày . Tháp chỉ huy phía sau được bảo vệ kém hơn, các mặt hông chỉ dày và nóc có vỏ giáp dày . Các tháp pháo của dàn pháo chính cũng được bảo vệ rất mạnh: các mặt tháp pháo dày và nóc tháp pháo dày . Riêng trên chiếc "Hindenburg", độ dày vỏ giáp nóc tháp pháo được tăng lên . Tháp pháo ụ dành cho dàn pháo hạng hai 15 cm được bọc giáp dày ; trong khi bản thân khẩu pháo còn có một lá chắn dày bảo vệ cho các pháo thủ tránh mảnh đạn pháo.
Chế tạo.
Trong tổng số ba chiếc trong lớp, chỉ có "Derfflinger" được đặt hàng như một bổ sung cho hạm đội dưới cái tên tạm thời "K". Hai chiếc kia được dự định nhằm thay thế cho các con tàu cũ đã lạc hậu: "Lützow" được đặt hàng dưới cái tên "Ersatz Kaiserin Augusta" để thay thế cho chiếc tàu tuần dương bảo vệ cũ "Kaiserin Augusta", còn hợp đồng chế tạo "Hindenburg" được phát hành dưới cái tên tạm thời "Ersatz Hertha" để thay thế cho chiếc tàu tuần dương bảo vệ "Hertha".
"Derfflinger" được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg dưới số hiệu chế tạo 213. Nó là chiếc ít tốn kém nhất với chi phí 56 triệu Mác Vàng Đức. Con tàu đã sẵn sàng để được hạ thủy vào ngày 14 tháng 6 năm 1913, nhưng trong buổi lễ hạ thủy, một trong những tấm gỗ trượt lót dưới lườn tàu bị kẹt, nên nó chỉ thực sự xuống nước gần một tháng sau đó, vào ngày 12 tháng 7. Nó được đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Biển khơi Đức vào ngày 1 tháng 9 năm 1914, không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. "Lützow" được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Schichau ở Danzig dưới số hiệu chế tạo 885 và với chi phí 58 triệu Mác; con tàu được hạ thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1913, và sau những đợt chạy thử máy kéo dài, nó được đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 8 năm 1915. "Hindenburg", thành viên cuối cùng của lớp, được chế tạo tại Xưởng tàu Đế chế ở Wilhelmshaven dưới số hiệu chế tạo 34. Nó được đóng với chi phí 59 triệu Mác, đắt nhất trong số ba con tàu. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 8 năm 1915 và được đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 5 năm 1917.
Lịch sử hoạt động.
SMS "Derfflinger".
Được đặt tên theo Georg von Derfflinger, một Thống chế Đức từng tham gia cuộc Chiến tranh ba mươi năm, "Derfflinger" được đưa ra hoạt động vào ngày 1 tháng 9 năm 1914. Một thủy thủ đoàn là công nhân xưởng tàu đã lái nó từ Hamburg đến Kiel ngang qua Skagen. Con tàu được phân về Đội Tuần tiễu 1 vào cuối tháng 10; tuy nhiên, turbine bị hư hại trong khi đang chạy thử máy đã ngăn trở nó hoạt động thường trực cho đến ngày 16 tháng 11. Vào ngày 15 tháng 12 năm 1914, "Derfflinger" tham gia cuộc bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby. Nó cũng hiện diện trong trận Dogger Bank vào ngày 24 tháng 1 năm 1915, nơi nó bị bắn trúng một quả đạn pháo từ một trong các tàu chiến-tuần dương Anh. Đáp trả lại, nó cũng gây hư hại nặng cho chiếc tàu chiến-tuần dương "Lion". Công việc sửa chữa "Derfflinger" hoàn tất vào ngày 16 tháng 2, nhưng turbine bên mạn phải của nó lại bị hư hại vào ngày 28 tháng 6, và con tàu lại phải trở vào ụ tàu cho đến tháng 8. Vào ngày 24 tháng 4 năm 1916 "Derfflinger" tham gia cuộc bắn phá Yarmouth.
Vào ngày 31 tháng 5, "Derfflinger" tham gia Trận Jutland và là chiếc thứ hai trong hàng tàu chiến-tuần dương Đức. Nó chịu đựng 21 phát đạn pháo hạng nặng bắn trúng trong suốt trận chiến, nhưng cũng gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng tàu chiến-tuần dương Anh Quốc. Lúc 16 giờ 26 phút, "Queen Mary" chìm sau một vụ nổ hầm đạn làm vỡ đôi con tàu; nó đã phải chịu đựng một cơn mưa đạn pháo hạng nặng của "Derfflinger" và "Seydlitz". Hai giờ sau, lúc 18 giờ 30 phút, "Invincible" chịu đựng một số phận tương tự, cho dù "Derfflinger" được sự trợ giúp từ con tàu chị em "Lützow". Trong quá trình trận chiến, cả hai tháp pháo phía đuôi của "Derfflinger" đều bị bắn hỏng bởi hỏa lực pháo phía Anh; thủy thủ đoàn của nó chịu đựng tổn thất gồm 157 người thiệt mạng và 26 người bị thương, cao nhất trong số những con tàu không bị chìm. Sự chịu đựng ngoan cường khiến cho nó được đặt biệt danh "Iron Dog" từ các đối thủ Anh. Công việc sửa chữa kéo dài cho đến ngày 15 tháng 10, bao gồm việc thay thế cột ăn-ten hình trụ thành cột ăn-ten ba chân. Con tàu tiến hành huấn luyện cho đến tháng 11, lúc nó quay trở lại hoạt động thường trực cùng hạm đội.
Sau khi có thỏa thuận đình chiến vào tháng 11 năm 1918, "Derfflinger" cùng đa số lực lượng của Hạm đội Biển khơi Đức bị lưu giữ tại Scapa Flow. Sáng ngày 21 tháng 6 năm 1919, trong khi Hạm đội Anh rời Scapa Flow tiến hành thực tập huấn luyện, Chuẩn Đô đốc Ludwig von Reuter, quyền chỉ huy hạm đội Đức bị lưu giữ, truyền mệnh lệnh đánh đắm hạm đội. Kết quả là khoảng 66 con tàu thuộc nhiều loại khác nhau đã bị đánh chìm, trong số đó có "Derfflinger", vốn chìm lúc 14 giờ 45 phút. Con tàu được cho nổi trở lại vào năm 1939 để tháo dỡ, nhưng việc Chiến tranh Thế giới thứ hai đã làm trì hoãn việc này. Vẫn trong tình trạng bị lật úp, con tàu được neo ngoài khơi đảo Risa cho đến năm 1946, khi nó được kéo về cảng Faslane nơi nó được tháo dỡ. Chiếc chuông của nó được trao trả cho Hải quân Liên bang Đức vào ngày 30 tháng 8 năm 1965.
SMS "Lützow".
"Lützow" được đặt tên theo Ludwig Adolf Wilhelm von Lützow, vị Trung tướng người Phổ từng tham gia cuộc Chiến tranh Napoleon. Con tàu được đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 8 năm 1915, và sau đó tiến hành các cuộc chạy thử máy. Vào ngày 25 tháng 10, trong lúc đang chạy thử máy ngoài biển, turbine áp lực thấp bên mạn trái của nó bị hư hại nặng. Nó được gửi đến Kiel để sửa chữa, vốn kéo dài cho đến cuối tháng 1 năm 1916. Con tàu lại tiếp tục chạy thử máy cho đến ngày 19 tháng 2, lúc "Lützow" được xem hoàn toàn sẵn sàng hoạt động thường trực, và được phân về Đội Tuần tiễu 1 vào ngày 20 tháng 3 năm 1916. Nó tham gia hai cuộc xuất quân hạm đội, lần đầu vào ngày 25 tháng 3, và sau đó vào 21-22 tháng 4 mà không gặp sự kiện gì. Ngày hôm sau, 23 tháng 4, cùng với con tàu chị em "Derfflinger" và các tàu chiến-tuần dương "Seydlitz", "Moltke" và "Von der Tann", "Lützow" tham gia cuộc bắn phá Yarmouth. Trên đường đi đến mục tiêu, "Seydlitz", soái hạm của Phó đô đốc Franz von Hipper, bị hư hại nặng do trúng thủy lôi; vì vậy "Lützow" phải đảm nhận vai trò soái hạm của hải đội. Trong trận chiến diễn ra sau đó, lực lượng tàu chiến-tuần dương Đức đụng độ với lực lượng hạng nhẹ của Anh; "Lützow" đối đầu với tàu tuần dương hạng nhẹ Anh "Conquest" và đã bắn trúng nó nhiều phát.
Trong trận Jutland, "Lützow" là chiếc dẫn đầu trong hàng tàu chiến-tuần dương và là soái hạm của Hipper; nó thu hút hỏa lực từ các tàu chiến-tuần dương Anh kể cả những phát bắn trúng bên dưới mực nước. Không lâu sau khi hai lực lượng đối địch nhau, "Lützow" bắn trúng đối thủ "Lion" nhiều phát; một phát đã trúng tháp pháo "Q" của "Lion", và vụ nổ hầm đạn diễn ra tiếp theo đã suýt phá hủy chiếc tàu chiến Anh. Không lâu sau 19 giờ 00, các tàu tuần dương bọc thép Anh "Defence" và "Warrior" vô tình chạm trán với hàng chiến trận Đức; "Lützow" lập tức nổ súng, rồi được tiếp nối bởi các tàu chiến Đức khác. Kết quả là hầm đạn của "Defence" nổ tung và nó bị chìm. Cũng trong khoảng thời gian đó, các tàu chiến-tuần dương mới nguyên thuộc Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 3 Anh Quốc bắt đầu đụng độ các đối thủ Đức. Từ 19 giờ 26 phút đến 19 giờ 34 phút, "Lützow" trúng bốn phát đạn pháo 12 inch từ các tàu chiến-tuần dương Anh vào phần mũi tàu, sau này trở thành những vết tử thương của nó. Dù vậy, lúc 19 giờ 30 phút, hỏa lực phối hợp của "Lützow" và "Derfflinger" đã phá hủy tàu chiến-tuần dương Anh "Invincible". Đến 20 giờ 15 phút, "Lützow" trúng thêm năm phát nữa, bao gồm những phát trúng vào hai tháp pháo phía trước.
Cho đến 22 giờ 15 phút, "Lützow" đã bị ngập khoảng nước, và con tàu ngập sâu phía mũi một cách nguy hiểm. Sau nữa đêm, các nỗ lực tìm cách lái lui con tàu được tiến hành, nhưng mọi thứ đã không thành công vì phần mũi ngập sâu đã nâng phần đuôi tàu lên cao; và đến 02 giờ 20 phút ngày 1 tháng 6, chân vịt và cả hai bánh lái đều nhô cao khỏi mặt nước khiến nó hoàn toàn không thể điều khiển được nữa. Lệnh bỏ tàu được đưa ra, và đến 02 giờ 47 phút, "Lützow" bị tàu phóng lôi "G38" đánh chìm. Con tàu bị mất do không thể kiểm soát được sự ngập nước phía mũi; hệ thống bơm phía trước bị hỏng và hệ thống trung tâm không đối phó được việc nước dâng cao. Thủy thủ đoàn được vớt bởi bốn tàu phóng lôi tháp tùng; và nó bị tổn thất 116 người thiệt mạng trong suốt trận chiến.
SMS "Hindenburg".
"Hindenburg" là chiếc tàu chiến-tuần dương cuối cùng được hoàn tất cho Hải quân Đế quốc Đức, và vì vậy chỉ có một lịch sử hoạt động ngắn ngũi. Nó được đưa ra hoạt động vào ngày 10 tháng 5 năm 1917 và hoàn toàn sẵn sàng tác chiến vào ngày 20 tháng 10 năm 1917, quá trễ để có thể tham gia hoạt động đáng kể nào trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Vào ngày 17 tháng 11, cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ của Đội Tuần tiễu 2, "Hindenburg" và "Moltke" đã hoạt động như lực lượng hỗ trợ xa cho các tàu quét mìn Đức ngoài khơi bờ biển Đức khi chúng bị các tàu chiến-tuần dương Anh tấn công. Tuy nhiên, cuộc bắn này khá ngắn ngũi; vào lúc "Hindenburg" và "Moltke" đi đến nơi, các con tàu Anh đã tách ra khỏi trận chiến và rút lui. Sáu ngày sau, "Hindenburg" thay phiên cho "Seydlitz" trong vai trò soái hạm của Đội Tuần tiễu 1. Ngày 23 tháng 4 năm 1918, con tàu tham gia một cuộc xuất quân vào Bắc Hải với ý định đánh chặn một đoàn tàu vận tải Đồng Minh. "Moltke" gặp phải trục trặc kỹ thuật trên đường đi, và kết quả là Phó đô đốc Hipper quyết định hủy bỏ chiến dịch. Vào ngày 11 tháng 8, Hipper được thăng lên Đô đốc và được giao quyền chỉ huy toàn bộ Hạm đội Biển khơi. Chuẩn đô đốc Ludwig von Reuter thay thế cho Hipper là tư lệnh Đội Tuần tiễu 1; ông đặt cờ hiệu của mình trên chiếc "Hindenburg" vào ngày hôm sau.
"Hindenburg" bị lưu giữ tại Scapa Flow cùng với con tàu chị em "Derfflinger" và các tàu chiến-tuần dương Đức còn lại. Nó bị đánh đắm vào ngày 21 tháng 6 năm 1919 và chìm lúc 17 giờ 00. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện nhằm trục vớt nó đã không thành công; cuối cùng vào ngày 23 tháng 7 năm 1930 con tàu cuối cùng cũng được cho nổi lên. Nó được tháo dỡ tại Rosyth từ năm 1930 đến năm 1932. Chiếc chuông của nó được trao trả cho Hải quân Liên bang Đức vào ngày 28 tháng 5 năm 1959. | 1 | null |
VAHAN (tiếng Armenia: ՎԱՀԱՆ) là loại súng trường tấn công do một kỹ sư và là người thiết kế vũ khí Vahan S. Manasian tại Armenia phát triển. Súng sử dụng cơ chế nạp đạn blowback có hãm để dễ dàng chế tạo cũng như có thể gắn lưỡi lê, ống phóng lựu GP-30 và ống nhắm. Súng rất giống với MBC-2 loại súng mà Manasian từng phát triển năm 1952 khi ông vẫn là người lính trong lực lượng Hồng Quân và ông đã dùng nó để phát triển khẩu VAHAN với ý định thay thế khẩu AK-47 trong lực lượng quân đội Armenia. Nhưng đến năm 2009 chính phủ Armenia vẫn không quan tâm đến việc thử nghiệm và sử dụng loại súng này vì lý do kinh tế. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.