text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Nguyễn Văn Chia (10 tháng 5 năm 1942 – 2010) là một cựu tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu 7, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Tiểu sử. Nguyễn Văn Chia có biệt danh là "Ba Chia", sinh ngày 10 tháng 5 năm 1942 tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 1961, ông nhập ngũ và bắt đầu phục vụ trong Sư đoàn bộ binh 9 – một trong những đơn vị chủ lực đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Ông từng tham gia Sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 với cương vị Chính trị viên phó của Tiểu đoàn. Sau khi được cử đi học tại Trường Trung cao cấp Quân sự Miền, ông trở về đơn vị cũ đảm nhiệm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 (hay còn gọi là Đoàn Bình Dã), chỉ huy trung đoàn tham gia Chiến dịch Mùa Xuân 1975 và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi học xong tại Học viện Quân sự cấp cao, ông đảm nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9 và tiếp tục chỉ huy Sư đoàn tham gia Chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến đấu tại Campuchia. Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam về nước, Nguyễn Văn Chia lúc này là Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 được bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh biên giới Tây Ninh. Một năm sau, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Năm 2002, trong thời gian đảm nhiệm Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 7, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Đến tháng 7 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 7. Năm 2003, ông được thăng hàm Trung tướng. Ông qua đời vào năm 2010 khi dự định viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình vẫn chưa hoàn thành. Gia đình. Vợ Nguyễn Văn Chia là một y tá; cả hai kết hôn vào năm 1975 và có vài người con, trong đó có một con trai là Trung tá Nguyễn Thành Chung, Chỉ huy trưởng – Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy quân sự quận 8.
1
null
Nguyễn Đức Chính (sinh năm 1997) là chính trị gia Việt Nam. Ông nguyên là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam (2008-2013),đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 và khóa 11 thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là người đã triển khai thí điểm thành công Chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh lúc ông làm Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh năm 1994. Tiểu sử. Nguyễn Đức Chính sinh ngày 14 tháng 02 năm 1997, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông có học vị Phó Tiến sĩ Luật. Ông bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi Khoa Pháp lý được nâng cấp thành Đại học Pháp lý, sau đó thành Đại học Luật Hà Nội, ông được phân công vào giảng dạy tại trường Trung cấp Pháp lý Bình Triệu, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, ông đảm nhận chức vụ Phó trưởng Phân hiệu Đại học Luật Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Khi phân hiệu này chuẩn bị được nâng cấp thành Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thì ông được phân công về làm việc tại Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994, Nguyễn Đức Chính là Phó Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, Nguyễn Đức Chính trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 tại đơn vị bầu cử Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam khóa 10. Sau đó, ông tái trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 cũng đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12 tháng 9 năm 2008, Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam. Ông phụ trách việc Thi hành án và Bỗ trợ Tư pháp. Từ ngày 1 tháng 10 năm 2013, ông nghỉ hưu.
1
null
Lầu Sáy Chứ (sinh 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Sơn La. Tên thường gọi: Lầu Sáy Chứ (Lầu A Chứ) Ngày sinh: 18/8/1958 Giới tính: Nam Dân tộc: Hmông Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, Sơn La Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa 1 Nghề nghiệp, chức vụ: Huyện uỷ viên, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Nơi làm việc: Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La Nơi ứng cử: Sơn La Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thanh Chương (sinh 1949) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá. Tên thường gọi: Nguyễn Thanh Chương Ngày sinh: 15/7/1949 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An Trình độ chính trị: Cao cấp Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Silicat Nghề nghiệp, chức vụ: Giám đốc Công ty xi măng Bỉm Sơn, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nơi làm việc: Công ty xi măng Bỉm Sơn Nơi ứng cử: Thanh Hoá Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Phạm Huy Chưởng (sinh 1944) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên Huế. Năm sinh:  10/8/1944 Quê quán:  xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Ông gia nhập quân đội từ tháng 2/1965 ở đơn vị Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 929. Từ năm 1965 đến 1972 Ông đã tham gia chiến đấu và trưởng thành từ chiến sĩ lên đến vị trí  Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 929. Tháng 3/1972 - 11/1973 Ông lần lượt kinh qua các chức vụTiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 8; Tham mưu Phó Trung đoàn 8; Trung đoàn Phó Trung đoàn 8 (Kiêm Tham mưu trưởng) Tháng 12/1973 - 4/1974 Ông được cử đi học bổ túc cán bộ trung đoàn tại Học viện Trung Cao. Tháng 5/1974 - 11/1976 Ông được đề bạt làm Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3, F 324. Tháng 12/1976- 8/1978 Ông là Trưởng ban Tác chiến Sư đoàn 324, Quân khu 4. Tháng 9/1978 - 6/1980 Ông được cử đi học tại Học viện quân sự Cấp cao. Tháng 7/1981- 8/1981 Ông được đề bạt làm Sư đoàn phó Sư đoàn 348. Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn 348. Tháng 9/1981- 1/1992 Ông là Sư đoàn phó, Tham mưu trưởng Sư đoàn 968, Ủy viên Thường vụ; Sư đoàn trưởng  Sư đoàn 968. Phó Bí thư Đảng ủy, Đảng ủy viên Quân khu. Tháng 2/1992 Ông được giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy. Năm 1997, ông được điều động làm Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng quân khu 4 Năm 2000 chuyển sang làm Phó tư lệnh quân khu 4 cho đến khi nghỉ hưu năm 2005 Ông là đại biểu Quốc hội Khóa X, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế
1
null
Phạm Chuyên (sinh năm 1943) là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X nhiệm kì 1997-2002 thuộc đoàn đại biểu Hà Nội.. Ông từng giữ chức Giám đốc Công an thành phố Hà Nội (đến năm 2005). Tiểu sử. Phạm Chuyên sinh ngày 15/2/1943, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông có trình độ chuyên môn là cử nhân Đại học An ninh, cử nhân ngành Tổng hợp Văn, cử nhân Luật. Từ năm 1997 đến năm 2002, ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu Hà Nội, đồng thời là Giám đốc Công an TP Hà Nội, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội khóa X.
1
null
Đỗ Xuân Công (6 tháng 5 năm 1943 – 19 tháng 3 năm 2022) là một tướng lĩnh và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, hàm Phó đô đốc. Ông cũng là một Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hòa. Tiểu sử. Đỗ Xuân Công còn có tên là Đỗ Xuân Côi, sinh ngày 6 tháng 5 năm 1943, quê xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa. Thời trẻ, ông theo học bậc Trung học tại trường Trường cấp III Quảng Xương (nay là trường Trường Trung hoc phổ thông Quảng Xương 1). Đây cũng là ngôi trường của nhiều tướng lĩnh quân đội khác như Trung tướng Bùi Sỹ Vui, Anh hùng Lao động Nguyễn Đức Lâm, Hoàng Anh Xuân và Nguyễn Thanh Liêm, Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh. Sự nghiệp. Năm 1963, ông nhập ngũ và phục vụ trong lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam. Giữa năm 1964, ông phục vụ trên tàu tuần tiễu T-161 với cấp bậc Binh nhất, chức vụ Tiểu đội trưởng hàng hải (lái chính) của tàu. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, ông cùng với các đồng đội trên tàu T-161 tham gia trận đánh đầu tiên của Hải quân Việt Nam chống lại trận tập kích đường không của Hoa Kỳ tại cảng sông Gianh. Trong trận chiến này, Hải quân Việt Nam và người dân các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh đã bắn rơi 8 chiếc máy bay phản lực của Mỹ, bị hư nhiều chiếc khác và bắt sống 1 phi công. Đây chính là mở đầu cho truyền thống "Đánh thắng trận đầu" của lực lượng Hải quân Việt Nam. Tháng 11 năm 1965, ông bắt đầu theo học tại Trường Sĩ quan Hải quân (nay là Học viện Hải quân). Sau 2 năm, ông được cử sang học tại Trường Đại học Hải quân Baku của Liên Xô. Năm 1974, sau khi tốt nghiệp sĩ quan hải quân tại Học viện Hải quân Baku và về nước, ông được phân công nhiệm vụ chỉ huy các biên đội tàu của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 171 Hải quân (nay là Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam), tham gia chỉ huy các tàu pháo tấn công và tiếp quản các bến cảng từ Cửa Việt, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu và đến cảng Sài Gòn. Đầu tháng 10 năm 1975, ông được Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát giao nhiệm vụ làm thuyền trưởng chiếc tuần dương hạm chiến lợi phẩm "Phạm Ngũ Lão" của Hải quân Việt Nam Cộng hòa bỏ lại. Đây nguyên là tàu USCGC ABSECON – WHEC 374, thuộc lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, hạ thủy năm 1943, được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa ngày 15 tháng 7 năm 1972, với số hiệu HQ-15 và được đặt tên là "Phạm Ngũ Lão". Tàu có chiều dài: 94,79 m, lượng giãn nước tối đa 3.200 tấn, có 4 động cơ diesel, 2 trục, 6000 bhp, vận tốc đạt đến 18 hải lý, tầm hoạt động lên đến 10.000 hải lý, được trang bị vũ khí và thiết bị điện tử tối tân. Đây là chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam bấy giờ, với thủy thủ đoàn 200 người, trong đó có 76 nhân viên kỹ thuật của Hải quân Việt Nam Cộng hòa, được đào tạo nghiệp vụ tại Mỹ, tình nguyện ở lại phục vụ. Tàu được chuyển sang số hiệu mới là HQ-1 và dần thay thế các vũ khí Mỹ bằng các vũ khí của Liên Xô. Sau năm 1975, ông tiếp tục phục vụ trong Hải quân. Trong giai đoạn ông làm Phó Tham mưu trưởng Vùng 4, trên vùng biển Việt Nam đã nổ ra trận hải chiến nổi tiếng – Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao hay còn gọi là Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988. Đến tháng 1 năm 1989, ông giữ chức Trưởng phòng Tác chiến Vùng 4 Hải quân Việt Nam, hàm Trung tá, tham gia công tác phối hợp với Binh đoàn 17, lực lượng đồn trú của Hải quân Liên Xô tại Cam Ranh. Cuối năm 1989, ông được thăng quân hàm Đại tá. Năm 1997, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hòa. Bấy giờ, ông đang là Phó Tư lệnh Hải quân, hàm Đại tá. Ông được bầu vào Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Năm 2000, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Hải quân và giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2004 với cấp bậc Phó đô đốc. Sau khi nghỉ hưu, ông sống cùng gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh và được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố. Ngày 19 tháng 3 năm 2022, ông qua đời tại nhà riêng, thọ 79 tuổi.
1
null
Lữ Ngọc Cư (sinh năm 1955) là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu Đắk Lắk. Quá trình công tác. 02/1968-10/1974: Tham gia cách mạng tại xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi; trong thời gian này làm: Thôn trưởng, Bí thư Xã đoàn; xã ủy viên, Phó Ban An ninh xã Phổ Phong - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi 11/1974-02/1975: Đi học tại trường T74 của Khu ủy Khu 5 tại Trà My - Quảng Nam 3/1975-02/1976: Bí thư Chi bộ xã Hòa Thắng, thị xã Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk 3/1976-10/1981: Cán bộ Ban Tổ chức Thị ủy, Thị ủy viên, Chánh Văn phòng Thị ủy thị xã Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk 11/1981-3/1984: Đi học trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Hà Nội (nay là Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) 4/1984-3/1989: Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Trưởng ban Tổ chức Thị ủy thị xã Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk 3/1994-3/1996: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk 3/1996-3/2006: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, Đại tá - Giám đốc Công an tỉnh; Đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI; Đại biểu HĐND tỉnh khóa IV, V, VI, VII 12/2005: Được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XIV (nhiệm kỳ 2005-2010) 9/02/2006: Được thăng quân hàm Thiếu tướng An ninh nhân dân 02/2006: Được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 10/2010: Được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XIV (nhiệm kỳ 2010-2015) 6/2011: Được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) 5 tháng 10 năm 2012: Ông bị kỷ luật thôi chức Chủ tịch UBND tỉnh Đak lăk điều về giữ chức vụ Ủy viên chuyên trách của Ban chỉ đạo Tây Nguyên. Khen thưởng. Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Ba Kỷ luật. Trước đó, vào hồi tháng 3/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Lữ Ngọc Cư bằng hình thức cảnh cáo do để xảy ra một số sai phạm. Theo đó, ông Cư đã chủ trương cho Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Lộc Phát khảo sát lập dự án trồng cao su tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, đồng thời chủ trương giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý đô thị và Môi trường tỉnh làm chủ đầu tư nhiều dự án, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng đường Trần Quý Cáp, TP. Buôn Ma Thuột, sử dụng nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ (từ nguồn vốn dự phòng của dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên). Ông Lữ Ngọc Cư cũng đã quyết định cấp giấy phép, công nhận điều lệ và cho phép thành lập Quỹ tình thương tự nguyện hoạt động trong phạm vi rộng, quyên góp và nhận tiền tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài; quyết định tách Quỹ Đầu tư phát triển thành đơn vị hoạt động độc lập và bổ nhiệm giám đốc mà không báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngoài ra, ông Cư còn thiếu gương mẫu trong việc đứng tên vay ngân hàng với số tiền lớn trên địa bàn tỉnh, để vợ mua đi bán lại nhiều nhà đất, không báo cáo đầy đủ việc làm trên của vợ với tổ chức đảng, vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm. Tham khảo. bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo thông báo của Ủy ban kiếm tra trung ương đảng vào ngày 14/3/2012.(nguồn TTXVN)
1
null
Hoàng Xuân Cừ (sinh 1946) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Phú Thọ. Ông sinh năm 1946 tại xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (1996 - 2005), Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX (2001 - 2006), Bí thư Đảng ủy khối các quan Trung ương (2007 - 2010)8.
1
null
Vũ Đình Cự (15/2/1936-7/9/2011) là một chính khách, một nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ Vật lý. Ông từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật vào đợt 1 (1996) cho những đóng góp trong nghiên cứu rà phá bom từ trường, ngư lôi. Năm 1997, ông được bầu làm phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Công trình nghiên cứu. 1. "Hiệu ứng Hall phẳng" - Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov - 1967 2. "Phá hủy thủy lôi và bom từ trường" (GK1) - Đại học Bách Khoa Hà Nội - 1972 Tham khảo. 1. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguyen-pho-chu-tich-quoc-hoi-vu-dinh-cu-qua-doi-2205021.html 2. http://www.pcworld.com.vn/articles/kinh-doanh/quan-tri/2011/09/1228082/gs-vu-dinh-cu-va-niem-ham-me-gui-lai/ 3. http://www.na.gov.vn/htx/Vietnamese/C1394/C1410/default.asp?Newid=8190#MIhrVl8050wA 4. http://dbqh.na.gov.vn/daibieu/36/4/Vu-%C4%90inh-Cu.aspx 5. Thương tiếc anh Vũ Đình Cự, Nguyễn Xuân Chánh - Nguyên Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, báo Nhân dân số ra ngày 12/9/2011
1
null
Y Luyện Niêk Đăm (sinh 1943), là một chính khách Việt Nam, người gốc dân tộc Ê Đê. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Đắc Lắk, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa X. Cuộc đời sự nghiệp. Ông còn có tên thường gọi là Ama Hoa ("ông có con gái đầu tiên H'Hoa nên gọi là cha cô Hoa)", sinh ngày 9 tháng 10 năm 1943 tại buôn Tay, xã Krông Jing, huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Năm 1981, ông là Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana. Bí thư Huyện ủy Krông Ana các thời kỳ năm 1983 đến năm 1985 và thời kỳ năm 1989 đến năm 1990, năm 1985, vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Từ 1991 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Đầu năm 1995, ông là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, tháng 11 năm 1999 là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Tháng 12 năm 1999, chuyển sang làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Tháng 2 năm 2001, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa X, ông được bầu là Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu tại buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
1
null
Trần Thị Tâm Đan (sinh 1939) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Nam Định. Bà từng theo học Đại học chuyên ngành hóa ở Liên Xô, sau khi tốt nghiệp loại giỏi được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Năm 1970 bảo vệ xong luận án tiến sĩ, bà về nước, công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sáu năm sau - 1976, bà được bầu làm Phó Chủ nhiệm khoa hóa, làm Bí thư Đảng ủy khoa rồi làm Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Bí thư Đảng ủy Nhà trường (1982 - 1983). Thập niên 90 bà được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1989 - 1993), Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ Hà nội khóa V , đại biểu Quốc hội 5 khóa liền (VII, VIII, IX, X, XI) và là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng từ Quốc hội khóa IX.
1
null
Trần Văn Đăng (sinh 1933) là một chính khách, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Phú Thọ. Ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban đầu ông công tác trong ngành giáo dục, đến năm 1981 ông được cử làm Bí thư huyện ủy Đoan Hùng tỉnh Vĩnh Phú. Khi đó người nông dân đang lao đao trước nỗi lo thiếu đói trong khi tiềm năng đất đai, lao động khá dồi dào, ông đã sớm nhập cuộc, cùng với Thường trực và BCH Đảng bộ huyện tìm ra hướng đi riêng cho huyện để giải quyết vấn đề lương thực, khai thác thế mạnh đồi rừng, để rồi từ thực tiễn ở Đoan Hùng, Ban thường vụ Tỉnh ủy có nghị quyết 24 về phát triển kinh tế đồi rừng, cùng với cơ chế “khoán 10” tạo sự khởi sắc căn bản về đời sống nông dân. Năm 1983 ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Năm 1988 được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú đến năm 1994. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII năm 1991 ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1994 - 2004 ông được Trung ương cử giữ chức vụ Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Năm 2013 ông được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao tặng Huân chương Ít xa la.
1
null
Nguyễn Tấn Đạt (sinh 1938) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Long An. Tiểu sử. Tên thường gọi: Nguyễn Tấn Đạt (Nguyễn Văn Định) Ngày sinh: 20/10/1938 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, Long An Trình độ chuyên môn: 6/10 Quản lý Nhà nước Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Ban thường vụ tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Long An Nơi làm việc: Hội đồng nhân dân tỉnh Long An Nơi ứng cử: Long An Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lý Thị Diện (sinh 1972) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Yên Bái. Tên thường gọi: Lý Thị Diện Ngày sinh: 6/10/1972 Giới tính: Nữ Dân tộc: Dao Tôn giáo: Không Quê quán: Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Hội đồng Dân tộc, Giáo viên Trường PT cấp II + III xã Cẩm Nhân, huyện Yên Bình, Giáo viên Trường PTTH nội trú vùng cao, Thị xã Yên Bái Nơi làm việc: Trường PTTH nội trú vùng cao, Thị xã Yên Bái Nơi ứng cử: Yên Bái Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lư Văn Điền (sinh 1938) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Cần Thơ. Tên thường gọi: Lư Văn Điền (Tám Thanh) Ngày sinh: 25/12/1938 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành, Cần Thơ Trình độ chính trị: Cao cấp Trình độ chuyên môn: Cao cấp Lý luận chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ Nơi làm việc: Hội đồng nhân dân tỉnh Cần Thơ Nơi ứng cử: Cần Thơ Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Cảnh Dinh (sinh 1934) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Nghệ An. Ông quê ở xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, dòng dõi danh tướng Nguyễn Cảnh Hoan thời Lê Trung Hưng, là cựu học sinh trường Trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng Nghệ An . Sau đó ông theo học kỹ sư thủy lợi, những năm 80 ông trở thành Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Ông là đại biểu Quốc hội khóa VII khu vực tỉnh Bình Trị Thiên, khóa VIII khu vực tỉnh Nghệ Tĩnh, khóa X khu vực tỉnh Nghệ An. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa V (dự khuyết), VI , VII , VIII . Ông cũng là chính khách kỳ cựu, từ 22/1/1981 đến 21/10/1995 ông là Bộ trưởng Bộ Thủy lợi, kiêm Trưởng ban chỉ huy phòng, chống lụt bão Trung ương, Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế kỹ thuật Việt Nam – Iraq. Ông là Bộ trưởng cuối cùng của Bộ Thủy lợi trước khi sáp nhập Bộ Thủy lợi vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 1995. Giai đoạn 21/10/1995 đến 1997 là Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông của Việt Nam, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương (1995-1996), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước từ 1997 đến 2003, Cố vấn Văn phòng Chủ tịch nước từ 2003 đến 2006. Ông là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Apganistan, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Trung, Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam; là Chủ tịch Danh dự Hội Thủy lợi, Chủ tịch Danh dự Hội Đập lớn Việt Nam. Năm 2006 ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất .
1
null
Nguyễn Phúc Đình (sinh 1941) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Tên thường gọi: Nguyễn Phúc Đình Ngày sinh: 12/3/1941 Giới tính: Nam Dân tộc: Mường Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Tây Trình độ chuyên môn: Phó giáo sư, Tiến sĩ Y Khoa Nghề nghiệp, chức vụ: Bí thư Đảng uỷ, Uỷ viên UBMTTQ tỉnh, Giám đốc Bệnh viện khu vực Sơn Tây, Uỷ viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nơi làm việc: Bệnh viện khu vực Sơn Tây Nơi ứng cử: Hà Tây Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Cao Văn Đoàn (sinh 1944) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là chính ủy Bộ chỉ Huy Quân sự TP.HCM (đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam). - Trưởng ban Chính Sách - Phòng Chính trị - Bộ Chỉ Huy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh - Phó Chủ nhiệm chính trị - Chủ nhiệm chính trị Bộ Chỉ Huy QS Tp. HCM. - Phó chỉ huy trưởng về chính trị (chính ủy)
1
null
Phạm Quang Dự (sinh 1944) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tên thường gọi: Phạm Quang Dự Ngày sinh: 31/5/1944 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Hoá học Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nơi làm việc: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Nơi ứng cử: TP Hồ Chí Minh Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Hà Quang Dự là nhà chính khách Việt Nam,đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là người dân tộc Tày sinh năm 1945, ở xã Tân An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Ông học ngành nông nghiệp (1964) sau đó trở thành nhà chính trị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nguyên Bộ trưởng phụ trách công tác Thanh niên và Thể thao (1992 - 1997) kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh niên Việt Nam, Bộ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao.. Ông còn đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam trong thời gian 1993 - 2002. Ngoài ra ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Tuyên Quang. Năm 2012, Ông đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
1
null
Hồ Anh Dũng (sinh 1940), quê xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Con đầu liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên (1920 – 1948), cháu nội chí sĩ Hồ Tùng Mậu (1896 – 1951). Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Bình Phước. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học tổng hợp Lomonosov - Moskva. Nguyên Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1989 – 1993), Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (1994 – 2001). Hiện là ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết với nhân dân Palestine, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Nga. Với những cống hiến của mình, ông Hồ Anh Dũng đã được Nhà nước trao tặng: Là nhà báo, nhà văn, các tác phẩm đã xuất bản:
1
null
Hà Trí Dũng (sinh 1954) là một nhà điêu khắc Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều tượng đài điêu khác bằng đá lớn tại Việt Nam. Ông cũng là một Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1954 tại xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tốt nghiệp khoa Điêu khắc, Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Là tác giả các tượng đàiTrần Hưng Đạo trên núi An Phụ (Hải Dương), tượng đài Lê Quý Đôn tại thành phố Thái Bình, tượng đài Nguyễn Đức Cảnh tại Hải Phòng, thành phố Thái Bình, tượng đài trung tâm thành phố Sóc Trăng, tượng đài hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi... tạc bằng chất liệu đá khối Thanh Hóa, cùng nhiều tác phẩm tranh, tượng được lưu trữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và các sưu tập của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các trại sáng tác điêu khắc quốc tế. Ông được ghi tên trong Bộ từ điển các nhà nghệ thuật thế giới ở mọi thời đại, quyển thứ 30 vần D và Đ do Nhà xuất bản K-G-Saur Munchen Leipzig (CHLB Đức) ấn hành năm 2001. Ông hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
1
null
Trương Quang Được (10 tháng 2 năm 1940 - 27 tháng 10 năm 2016) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Đại biểu Quốc hội khóa VIII, khóa X, khóa XI thuộc đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa IX). Tiểu sử. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm 1940, quê ở xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Sự nghiệp. Tháng 5/1952 tham gia cách mạng, làm việc tại Xưởng quân giới Liên khu 5 (xã Ân Khánh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định). Năm 1954 là học sinh miền Nam ra miền Bắc học tập. Đến năm 1961 ông ra Hà Nội học tiếng Nga chuẩn bị đi học đại học. Từ năm 1962 đến năm 1967 học tập tại Trường Đại học Bách khoa Khác-cốp, Liên Xô (cũ). Tại đây, ngày 2/5/1965, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam. Từ tháng 8/1967 trở về nước, ông về Hải Phòng công tác tại Xí nghiệp Cơ khí 19-8; Nhà máy Cơ khí kiến thiết Hải Phòng và Sở Công nghiệp Hải Phòng. Từ năm 1985 đến năm 1989, ông đảm nhiệm các nhiệm vụ Trưởng ban Công nghiệp của Thành ủy Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND Tp Hải Phòng phụ trách công nghiệp. Những năm 1987 - 1989 ông giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hải phòng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII tại khu vực Thành phố Hải phòng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Tp Hải Phòng. Năm 1989-1994 ông giữ chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thay ông Nguyễn Tài. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX, Năm 1994 ông và ông Mai Thúc Lân được Trung ương cử về tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ông làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thay ông Trần Đình Đạm. Ông Mai Thúc Lân làm Bí thư Tỉnh ủy thay ông Nguyễn Văn Chi. Năm 1997 khi chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ông được bầu làm Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên. Người giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng đầu tiên sau khi chia tách tỉnh là ông Nguyễn Bá Thanh. Ông Mai Thúc Lân làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam. Tháng 2 năm 2000 ông chuyển ra Hà Nội giữ chức Trưởng ban Dân vận Trung ương. Năm 2001 ông được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị khóa IX. Năm 2002 ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XI, từ 2003 đến 2007 được phân công kiêm Trưởng ban Công tác Đại biểu. Tháng 1 năm 2008, ông nghỉ hưu theo chế độ. Qua đời và lễ tang. Ông qua đời hồi 8 giờ 37 phút ngày 27/10/2016 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 76 tuổi. Sau khi qua đời lễ tang của ông lại được tổ chức theo nghi lễ cấp nhà nước, do ước nguyện của gia đình trước khi mất. Lễ tang diễn ra trong ngày 1/11/2016. Nhưng do trùng với ảnh hưởng từ 4-5 đợt không khí lạnh ở Hà Nội nên số lượng người đến viếng trong tang lễ bị hạn chế. Lễ truy điệu lúc 10g30 phút cùng ngày, sau đó thể theo di nguyện của ông và ý nguyện của gia đình, linh cữu của ông được đưa đi an táng tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội. Khen thưởng. Với những công lao và đóng góp, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Gia đình. Ông có hai người em là Thượng tướng Trương Quang Khánh (sinh 1953), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trương Quang Nghĩa (sinh 1958), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
1
null
Trịnh Hồng Dương (1938-2008) là một chính trị gia và thẩm phán người Việt Nam. Ông từng là Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX và khóa X. Tiểu sử. Ông sinh ngày 16/8/1938 tại thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Binh), tỉnh Ninh Bình; quê quán xã Đức Tùng (nay là xã Tùng Châu), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có bằng Tiến sĩ luật hình sự, ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1979 tại Liên Xô, với tên đề tài là "Việc bảo vệ pháp lý hình sự về tài sản xã hội chủ nghĩa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Ông học trường Cán bộ Tòa án, sau đó trải qua các công tác: giáo viên Trường cán bộ Tòa án, cán bộ nghiên cứu của Tòa Hình sự, cán bộ Vụ tổng hợp, rồi trở thành Thẩm phán, lên đến Phó Chánh án (1983), rồi Chánh án TAND TP. Hà Nội. Tiếp theo là chính tòa hình sự, Phó Chánh án, rồi Chánh án TANDTC (1997 - 2002). Theo thông tin của trang tin báo Nhân Dân về việc ông từ trần thì ông giữ chức Chánh án TANDTC đến tháng 6 năm 2002, tức là trước khi hết nhiệm kỳ Chính phủ và Quốc hội khóa X. Ông qua đời vào ngày 16/2/2008 (tức ngày 10 tháng 1 năm Mậu Tý), không lâu sau lễ mừng thọ 70 tuổi. Ông được trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba và nhiều phần thưởng cao quý khác.
1
null
Phan Xuân Giá (sinh 1939 tại xã Lũy Lộc, nay là xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên Huế. Ông có học hàm Phó giáo sư, từng làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII và từng là giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tiểu sử. Ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế năm 1966 ở Đại học Kinh tế Quốc dân Plekhanov (Moskva) và lấy bằng Tiến sĩ kinh tế năm 1975 cũng tại Đại học kinh tế quốc dân Plekhanov. Ông tham gia giảng dạy ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội từ năm 1966, đến năm 1977 thì giữ chức chủ nhiệm khoa Vật giá của trường đại học này. Năm 1981, ông tham gia công tác Chính phủ, giữ chức Phó Chủ nhiệm (tương đương Thứ trưởng) Ủy ban Vật giá Nhà nước, và Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng năm 1989. Năm 1993 ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, sau đó là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam khi hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư. Ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2001 và cũng là đại biểu Quốc hội khóa X (1997 -2002). Sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng ông chuyển sang làm Trưởng ban Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải về đổi mới chính sách kinh tế, xã hội và hành chính. Sau khi về hưu ông làm Cố vấn HĐQT Ngân hàng Á Châu (11/2006- 5/2008) và Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu (2008 - 9/2012). Từ Bộ trưởng đến Chủ tịch ACB. Với vai trò là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông được đánh giá là một trong những nhân vật có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. ông được biết tới là người đã tham gia xây dựng và triển khai Luật Doanh nghiệp, một Bộ luật được cho là đã đưa doanh nghiệp Việt Nam từng bước thâm nhập thị trường quốc tế. Ông Trần Xuân Giá, từng làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch. Ông bắt đầu gia nhập ACB từ tháng 11/2006, ngay sau khi nhận quyết định nghỉ hưu từ Bộ Kế hoạch-Đầu tư một tháng trước đó và từng giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng ACB. Ngày ngày 19 tháng 9 năm 2012, ông Trần Xuân Giá đã từ nhiệm chức vụ Chủ tịch ACB vì lý do sức khỏe, và vì liên quan tới vụ việc của nguyên tổng giám đốc Lý Xuân Hải. Trong thông tin của ngân hàng ABC, ông Giá nằm trong số các thành viên có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như. Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB) đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định. Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9.2011, ACB đã ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỷ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. Cơ quan điều tra xác định hành vi này đã vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Khởi tố hình sự liên quan đến ACB. Ngày 27 tháng 9 năm 2012, ông Trần Xuân Giá bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Trước đó, ngày 22 tháng 9, một tờ báo đăng tin ông bị khởi tố đã phải cải chính do tin chưa chính xác. Theo Cáo trạng số 10/VKSTC - V1 ngày ngày 10 tháng 2 năm 2014 của Viện Kiểm sát tối cao, ông Trần Xuân Giá bị quy hai tội là đề ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng và chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 1.406 tỷ đồng. Ngày 20-5-2014, tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm phán Nguyễn Hữu Chính, chủ tọa phiên tòa đã công bố quyết định của Hội đồng xét xử về việc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Xuân Giá vì lý do sức khỏe. Việc tạm đình chỉ này vẫn kéo dài đến hiện nay.
1
null
Lê Thuý Hà (sinh 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng. Ngày sinh: 9/4/1964 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, Thái Bình Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Văn học nước ngoài Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng Tổ Văn học nước ngoài Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hải Phòng Nơi làm việc: Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hải Phòng Nơi ứng cử: TP Hải Phòng Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Phan Như Hải (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Bình Định. Tên thường gọi: Phan Như Hải Ngày sinh: 10/10/1954 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ, Bình Định Trình độ chuyên môn: Đại học Tài chính - Kế toán Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định Nơi làm việc: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định Nơi ứng cử: Bình Định Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trần Mai Hạnh (sinh 1 tháng 1 năm 1943) là một nhà báo Việt Nam. Ông là cựu tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Ủy viên trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Vì có tội trong vụ án Năm Cam nên ông bị mất tất cả chức vụ. Sự nghiệp. Trần Mai Hạnh quê tại phường Quang Trung, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp chuyên ngành văn và sau đó làm nhà báo tại Thông tấn xã Việt Nam. Ông là nhà báo của Thông tấn xã có mặt vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Dinh Độc Lập. Năm 1996 ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam. Với cương vị này ông được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa VIII và IX. Trần Mai Hạnh là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa X và thuộc đoàn đại biểu Bạc Liêu. Đến kỳ vận động bầu cử khóa XI vào năm 2002, Trần Mai Hạnh tiếp tục ứng cử. Tuy nhiên do dính vào vụ án Năm Cam nên ông đã rút khỏi danh sách ứng cử và sau đó hội đồng bầu cử đã xóa tên ông khỏi danh sách ứng viên sau khi xác minh việc ông tham gia trong vụ án này. Vụ án Năm Cam. Trong vụ án này, Trần Mai Hạnh bị buộc tội nhận hối lộ và làm lộ bí mật để chạy tội cho Năm Cam. Ông bị tước tất cả chức vụ. Trong phiên phúc thẩm của vụ án này, ông bị tuyên án 9 năm tù. Tuy nhiên sau 2 năm tù, đến mùng 2 tháng 9 năm 2005 ông được đặc xá. Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục viết báo với bút danh Trần Nhật Thi. Cái tên Trần Mai Hạnh ông sử dụng lại từ năm 2010. Tác phẩm. Trần Mai Hạnh có một số tác phẩm như "“Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”" (1985)", “Ngày tận thế”," "“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75"” (2017), "“A war account 1-2-3-4.75”" (Phiên bản tiếng Anh của "“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75"”, "“Lời tựa một tình yêu”," “"Thời tôi sống"” (2018), Trần Mai Hạnh đã giành được giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ (1970–1971), tiểu thuyết “"Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”" đã giành được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2014 hạng mục văn xuôi, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015
1
null
Trần Thị Hiên (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1965 tại xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, Bắc Ninh) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Bắc Ninh. Tên thường gọi: Trần Thị Hiên Ngày sinh: 3/1/1965 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thái Bảo, huyện Gia Lương, Bắc Ninh Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Lịch sử Nghề nghiệp, chức vụ: Giáo viên Trường PTTH cơ sở Thái Bảo, Cán bộ Hội phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Nơi làm việc: Trường PTTH cơ sở Thái Bảo Nơi ứng cử: Bắc Ninh Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Đức Hiệp (1940–2011) là một linh mục của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông nguyên là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X và XI. Ông nguyên là Uỷ viên Ban Thường trực Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam và là Chủ tịch Uỷ ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Nam Định. Ông thuộc đoàn đại biểu Nam Định. Ông mất năm 2011, thọ 71 tuổi
1
null
Phạm Thị Thu Hòa (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (1997 - 2002). Bà thuộc đoàn đại biểu Thái Bình. Tên thường gọi: Phạm Thị Thu Hoà Ngày sinh: 25/8/1954 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, Thái Bình Trình độ chuyên môn: Đại học Nông nghiệp Nghề nghiệp, chức vụ: Cán bộ Nghiên cứu Trung tâm khảo nghiệm và khuyến nông, lâm, ngư, Phó Giám đốc Trung tâm khảo nghiệm và khuyến nông, lâm, ngư tỉnh Thái Bình Nơi làm việc: Trung tâm khảo nghiệm và khuyến nông, lâm, ngư tỉnh Thái Bình Nơi ứng cử: Thái Bình Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Đức Hoan (sinh 1938) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Quảng Trị. Tên thường gọi: Nguyễn Đức Hoan Ngày sinh: 1/1/1938, từ trần vào hồi 04h8 phút, ngày 9/10/2018 (nhằm ngày 1/9 năm Mậu Tuất), tại nhà riêng ở Phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, hưởng thọ 81 tuổi. Lễ tang ông được tổ chức theo nghi thức lễ tang cấp cao. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Phường 3, thị xã Đông Hà (nay là thành phố Đông Hà), Quảng Trị Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Thủy lợi Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng; Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị, Phó Ban bảo vệ chính trị nội bộ, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nơi làm việc: Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Nơi ứng cử: Quảng Trị Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Lê Ngọc Hoàn (sinh 1937) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Thanh Hóa. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nhiệm kỳ 1996 – 2002. Hoạt động trong ngành giao thông vận tải. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, ông Lê Ngọc Hoàn giữ các nhiệm vụ về giao thông vận tải đường mòn Hồ Chí Minh, đồng thời là trưởng đội Thanh niên xung phong N39 thuộc Binh trạm 16 của Binh đoàn Trường Sơn Năm 1964 - 1988, ông Hoàn nhận chỉ đạo làm Phó Giám đốc Ban Xây dựng 64 để sang Lào thực hiện công tác cải thiện các công trình giao thông và thủy lợi. Năm 1982, Ban Xây dựng 64 chuyển đổi cơ cấu thành Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 8 (nay là Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8), ông được bổ nhiệm Tổng Giám đốc. Năm 1987, Lê Ngọc Hoàn được điều về Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam giữ chức vụ Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Đến năm 1989, ông trở thành Thứ trưởng, và sau đó là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (1997 – 2002) (từ tháng 11 năm 1996 là Quyền Bộ trưởng, thay thế Bộ trưởng Bùi Danh Lưu). Sau khi nghỉ hưu, ông làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam (2010 – 2015) Gia đình. Ông Lê Ngọc Hoàn có ba người con trai đều công tác trong ngành giao thông:
1
null
Nguyễn Thị Thu Hồng (sinh 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên Huế. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Thu Hồng Ngày sinh: 27/7/1959 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Nghề nghiệp, chức vụ: Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nơi làm việc: Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế Nơi ứng cử: Thừa Thiên Huế Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lê Minh Hồng (sinh 1949) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Ninh Bình. Tên thường gọi: Lê Minh Hồng Ngày sinh: 25/1/1949 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, Ninh Bình Trình độ chính trị: Cử nhân Trình độ chuyên môn: Đại học Tổng hợp Lý Nghề nghiệp, chức vụ: Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nơi làm việc: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Nơi ứng cử: Ninh Bình Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Phan Sang (1931–2010 tại Hà Nội ) là nhà báo Việt Nam nổi tiếng với chủ đề thể thao. Ông được bạn bè và đồng nghiệp phong là "Người chép lịch sử thể thao bằng hình ảnh". Ông được xem là "cây đại thụ" trong làng Ảnh thể thao Việt Nam. Gia đình cố nhà báo đã quyết định trao tặng tất cả các tác phẩm với số lượng 19 234 ảnh, 100 237 phim âm bản và 312 cuộn phim, trong đó có những bức ảnh chưa từng được công bố cho Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam. Tiểu sử. Nhà báo Phan Sang sinh ra tại thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Sự nghiệp. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu học nghề ảnh tại Thái Lan. Năm 1960, ông về nước. Sau đó 1 năm, ông được tuyển làm phóng viên nhiếp ảnh đầu tiên của Báo Thể thao Việt Nam.
1
null
Phan Lệ Hồng (sinh 1953) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Sóc Trăng. Tên thường gọi: Phan Lệ Hồng Ngày sinh: 8/5/1953 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau Trình độ chính trị: Cao cấp Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Cà Mau Nơi làm việc: Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Cà Mau Nơi ứng cử: Sóc Trăng Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trần Thanh Hồng (sinh 1948) là một cựu chính khách Việt Nam. Bà từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Trà Vinh, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Bà tên thật là Trần Thị Quắn, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1948, thuộc dân tộc Kinh, quê quán tại xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trước khi được bầu vào Quốc hội, bà từng giữ chức Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Trà Vinh, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh. Bà có bằng Cử nhân Chính trị.
1
null
Lý Khánh Hồng (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1957) là một thẩm phán và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (2015-2018), Chánh tòa Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Trưởng ban Ban Thư ký Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Long. Xuất thân. Ông sinh ngày 30 tháng 9 năm 1957, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông quê quán ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Giáo dục. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, cử nhân Hành chính (đều hệ tại chức) Sự nghiệp. Từ 1997 đến 2002, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X tỉnh Vĩnh Long, đồng thời lần lượt giữ các chức vụ Phó Giám đốc Sở tư pháp, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Ông chuyển sang công tác tại ngành Tòa án từ tháng 1 năm 2006, giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, Bí thư ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy cơ quan. Từ tháng 01/2013 đến ngày 20 tháng 2 năm 2014, ông Hồng là Trưởng Ban thư ký- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Bí thư chi bộ Ban thư ký. Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, ông là một trong ba người được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đề cử làm thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (hai người kia là Lê Văn Minh và Nguyễn Anh Tiến), nhưng bị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bác với lí do ông chưa phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được Quốc hội phê chuẩn. Tháng 7 năm 2015, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu năm 2018, ông nghỉ hưu theo chế độ.
1
null
Nguyễn Thiết Hùng (sinh 1940) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Khánh Hoà. Tên thường gọi: Nguyễn Thiết Hùng Ngày sinh: 10/10/1940 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Vĩnh Trung, TP. Nha Trang, Khánh Hoà Trình độ chuyên môn: Phó tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nơi làm việc: Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà Nơi ứng cử: Khánh Hoà Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Thanh Hưng (sinh 1963) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Thanh Hưng Ngày sinh: 28/6/1963 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế, Trung cấp Báo chí Nghề nghiệp, chức vụ: Huyện uỷ viên; Uỷ viên Ban Thường vụ Thành đoàn; Bí thư huyện Đoàn TNCSHCM huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, Phó Bí thư thành đoàn thành phố Đà Nẵng Nơi làm việc: Thành đoàn thành phố Đà Nẵng Nơi ứng cử: TP Đà Nẵng Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Xuân Hương (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Quảng Ngãi. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Xuân Hương Ngày sinh: 12/3/1954 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Trình độ chuyên môn: Bác sĩ Chuyên khoa cấp 1 Ngành nhi Nghề nghiệp, chức vụ: Hiệu trưởng Trường trung học y tế Quảng Ngãi Nơi làm việc: Trường trung học y tế Quảng Ngãi Nơi ứng cử: Quảng Ngãi Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Hường (sinh 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Hường (Nguyễn Bích Hường) Ngày sinh: 15/10/1961 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Văn Nghề nghiệp, chức vụ: Giáo viên Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Thanh Hóa, Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nơi làm việc: Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Thanh Hóa Nơi ứng cử: Thanh Hoá Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Võ Đức Huy (sinh năm 1950) là một nhà kinh tế và chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX, X, Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Kinh tế Trung ương, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ngãi.
1
null
Nguyễn Văn Khá (1943-2010) là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Nam Định. Xuất thân và giáo dục. Tên thường gọi: Nguyễn Văn Khá Ngày sinh: 20/3/1943 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Sự nghiệp. Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nơi làm việc: Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nơi ứng cử: Nam Định Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Trung ương Ngày 22 tháng 8 năm 2007, ông nghỉ hưu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 2010 ở Nam Định.
1
null
Nguyễn Thị Hồng Khanh (sinh 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Hồng Khanh Ngày sinh: 28/2/1964 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tân Lân, huyện Cần Đước, Long An Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Giáo dục Nghề nghiệp, chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật Công ty May công nghiệp Đồng Nai, Phó Giám đốc Công ty May Công nghiệp Đồng Nai Nơi làm việc: Công ty May Công nghiệp Đồng Nai Nơi ứng cử: Đồng Nai Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Hữu Khánh (sinh 1942) là một cựu chính khách và nhà hoạt động xã hội Việt Nam. Ông nguyên là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu An Giang, Bí thư Tỉnh ủy An Giang giai đoạn 1998-2001. Ông từng giữ chức Chủ tịch Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam, từng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa cá tra, ba sa Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thân thế sự nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Khánh(biệt danh gọi Út Vũ), sinh năm 1942, tại ấp An Ninh, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Sớm ảnh hưởng từ gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng. Trong gia đình có nhiều anh, chị đều tham gia hoạt động trong phong trào Việt Minh trước 1954, cũng như Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trước 1975, ông sớm tham gia hoạt động cho Mặt trận tại địa phương. Năm 1976, ông giữ chức Bí thư xã Hòa Bình. Những năm sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch UBND huyện rồi Bí thư Huyện ủy Chợ Mới. Tháng 10 năm 1985, ông là Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh, sau đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Nông nghiệp rồi kiêm Chủ nhiệm UB Kế hoạch tỉnh. Từ năm 1989 đến 1996 ông là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, rồi Chủ tịch UBND tỉnh. Từ năm 1998 - 2000 ông là Bí thư Tỉnh ủy An Giang. Trong thời gian làm Bí thư, ông được cho là có góp công lớn trong việc cải tạo ruộng đất cho nông dân thông qua xây dựng, mở rộng kênh đào rửa rốn phèn (kênh T5 hay kênh Võ Văn Kiệt) khu vực tứ giác Long Xuyên. Trong phát biểu của mình khi Quốc hội Việt Nam thông qua Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 11 năm 2001 tại hội trường, ông đã “cực lực phản đối” việc Hoa Kỳ không cho cá tra, basa Việt Nam mang tên “catfish”. Bài phát biểu này đã được báo chí trong và ngoài nước đăng tải khắp nơi, có tác động rất lớn đến cách hành xử trong bang giao 2 nước Việt Nam – Hoa Kỳ ở thời điểm đó. Ông được cho là có đóng góp quan trọng trong việc phục hồi và xây dựng đình thần Hội An và chợ dân sinh An Khánh. Dân làng quý ông nên đã đặt tên chợ mới xây cũng là chợ An Khánh (thuộc xã Hòa Bình, Chợ Mới). Hoạt động xã hội. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia thành lập Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA) ngày 19 tháng 1 năm 2003. Hai năm sau khi thành lập AFA, ông đã được tín nhiệm, bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam (năm 2005). Ông cũng tích cực vận động thành lập một quỹ học bổng dành cho các học sinh nghèo tại tỉnh An Giang. Ngày 6 tháng 3 năm 2010, Quỹ Tiếp sức tài năng An Giang được thành lập, do ông làm Chủ tịch. Qua 5 năm hoạt động, quỹ đã tài trợ cho 123 sinh viên, trao thưởng cho 431 tài năng, với số tiền 1,6 tỷ đồng.
1
null
Vũ Đức Khiển (sinh 1940) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Bà Rịa – Vũng Tàu. Những năm 1960 ông học tập tại Trường Cao đẳng kiểm sát, sau đó là một trong số ít cán bộ của ngành Kiểm sát nhận bằng Cử nhân luật của Trường Đại học Tổng hợp Shevchenko ở Kiev, Ukraina và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Luật học ở Viện hàn lâm khoa học xã hội Matxcơva. Ông thông thạo tiếng Nga, Đức, là chuyên gia đầu ngành về khoa học pháp lý. Khi về nước ông giữ nhiều trọng trách như: Trưởng khoa Lý luận Nhà nước Trường Cao đẳng Kiểm sát, Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát, Viện trưởng VKSND thành phố Hà Nội, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (1992 - 1996), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (từ 4-11-1996), và là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật 2 nhiệm kỳ (1997 - 2007).
1
null
Phạm Khuê (7 tháng 8 năm 1925 – 2 tháng 1 năm 2003 ), Giáo sư, Bác sĩ, Nhà giáo nhân dân. Quê xã Thúc Kháng, huyện Cẩm Bình, Hải Dương, là con trai thứ bảy của Phạm Quỳnh, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Hải Dương.. Nguyên Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, Uỷ viên UBTWMTTQ Việt Nam, Uỷ viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
1
null
Nguyễn Sĩ Lâm (sinh 1963) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu An Giang. Tên thường gọi: Nguyễn Sĩ Lâm Ngày sinh: 1/12/1963 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang Trình độ chuyên môn: Kỹ sư trồng trọt Nghề nghiệp, chức vụ: Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nơi làm việc: Trạm Bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nơi ứng cử: An Giang Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Mai Thúc Lân (6 tháng 1 năm 1935 – 29 tháng 10 năm 2014) là một chính khách Việt Nam, sinh tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội khóa X, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh ngày 6 tháng 1 năm 1935, quê xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là là cháu nội của nhà Duy tân Mai Dị. Mẹ ông là con gái tộc Trương Châu Lâu. Khi còn nhỏ đi học ở trường làng, thi đỗ Sơ học yếu lược, tiếp tục học lớp Nhì (cours Moyen) ở trường Phong Thử. Lớn lên đi học trường Đại học Nông lâm ngoài miền Bắc. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Nông Lâm (nay là trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) ông về tỉnh Bắc Ninh công tác làm cán bộ kỹ thuật trồng trọt. Thời gian ông sống và làm việc tại đây gần 40 năm, ông lấy vợ là một kỹ thuật viên Trại giống lúa Hà Bắc. Trong ngành nông nghiệp Hà Bắc, ông trải qua các cương vị Phó phòng, Trưởng phòng Trồng trọt. Ông gắn bó với nông nghiệp ngay từ khi hòa bình vừa mới được lập lại trên miền Bắc được vài ba năm, đóng góp công sức, trí tuệ vào thành công của các phong trào trong nông nghiệp như: làm thủy lợi và cải tạo đất, với điển hình nổi tiếng cả nước là Hợp tác xã Trung Hòa, công thức 4 L (lúa – lang – lạc – lợn), phát triển diện tích lúa xuân trở thành vụ sản xuất chính… Năm 1986 ông đã cùng tập thể lãnh đạo, chỉ đạo, quyết đoán phương án do cán bộ kỹ thuật đề xuất, xử lý thành công "sự cố đê Nội Doi", tránh được thảm cảnh lụt lội cho nhân dân các huyện bắc phần Bắc Ninh. Sau đó ông được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc và làm Phó giám đốc Ty Nông nghiệp rồi Giám đốc Ty Nông nghiệp, Phó Chủ tịch Tỉnh Hà Bắc phụ trách nông lâm thủy lợi. Ông tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang) với tư cách Ủy viên dự khuyết (1976 – 1977) và Ủy viên chính thức (1977 – 1979), Ủy viên Ban Thường vụ (1979 – 1983) Phó chủ tịch tỉnh, Năm 1982 khi đang là Phó chủ tịch tỉnh Hà Bắc, ông được cử làm Phó đoàn chuyên gia giúp nước bạn Campuchia và bị thương. Năm 1986 ông về nước, tiếp tục làm việc tại Hà Bắc, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này (1986 – 1990) Tham gia vào trung ương. Công tác tại Văn phòng Quốc hội. Năm 1990 ông chuyển công tác về Văn phòng Quốc hội tại Hà Nội, làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VIII ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tại Quốc hội khóa IX, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 23-6-1994, căn cứ Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và biên bản kết quả bỏ phiếu ngày 18-6-1994, Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc ông Mai Thúc Lân được thôi giữ các chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội để nhận công tác khác. Ông từng là Đại biểu Quốc hội khóa IX, X. Trước khi nghỉ hưu, ông giữ cương vị Phó chủ tịch Quốc hội khóa X (1997 – 2002). Làm việc tại Quảng Nam. Năm 1994 Mai Thúc Lân và Trương Quang Được cùng quê Quảng Nam được Trung ương cử về làm lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng. Ông làm bí thư còn Trương Quang Được làm phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Năm 1996 tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam , Trương Quang Được làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Giải thưởng và qua đời. Năm 2007 ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Sáng 29 tháng 10 năm 2014 ông qua đời, hưởng thọ 79 tuổi và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
1
null
Nguyễn Trung Lập (sinh 1953) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu An Giang. Tên thường gọi: Nguyễn Trung Lập Ngày sinh: 8/3/1953 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Long An, huyện Tân Châu, An Giang Trình độ chuyên môn: Bác sĩ Nghề nghiệp, chức vụ: Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nơi làm việc: Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nơi ứng cử: An Giang Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trương Thị Hải Lệ (sinh 1973) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Nghệ An. Tên thường gọi: Trương Thị Hải Lệ Ngày sinh: 15/10/1973 Giới tính: Nữ Dân tộc: Thổ Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn., Nghệ An Trình độ chuyên môn: Y sĩ điều trị Nghề nghiệp, chức vụ: Y sĩ điều trị Trạm xá xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Uỷ viên Hội đồng dân tộc của Quốc hội Nơi làm việc: Trạm xá xã Nghĩa Minh, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi ứng cử: Nghệ An Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Cao Thị Lèng (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình. Bà là người dân tộc Chứt, quê quán ở xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình. Bà có trình độ chuyên môn trung cấp y tế. Bà đang là thành viên Uỷ viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
1
null
Đặng Vũ Liêm (sinh 1942) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Phó Tiến sĩ triết học, Nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng. Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 15 tháng 6 năm 1942 tại Xã Việt Hưng, huyện Mỹ Văn, Hưng Yên Năm 1998, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh về Chính trị Bộ đội Biên phòng Năm 2005, ông nghỉ hưu. Thiếu tướng (2000) Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba
1
null
Nguyễn Thị Lĩnh (tên gọi khác: Nguyễn Thị Trâm, sinh ngày 8 tháng 10 năm 1965) là chính trị gia người Việt Nam. Bà là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nhiệm kì 2011-2016. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình. Tiểu sử. Nguyễn Thị Lĩnh sinh ngày 8 tháng 10 năm 1965, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Bà có bằng Đại học Luật. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình, kiêm ủy viên thường vụ, Chánh văn phòng Hội LHPN tỉnh Thái Bình. Ngày 31 tháng 12 năm 2015, tại phiên họp thứ hai kỳ họp lần thứ 11 Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình khóa 15 nhiệm kỳ 2011-2016, các đại biểu đã bầu bà làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nhiệm kì 2011-2016.
1
null
Nguyễn Thị Mai Loan (sinh 1956) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Trà Vinh. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Mai Loan Ngày sinh: 1/12/1956 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Nhị Long, huyện Càng Long, Trà Vinh Trình độ chuyên môn: Cử nhân chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trà Vinh Nơi làm việc: Hội LHPN tỉnh Trà Vinh Nơi ứng cử: Trà Vinh Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Kim Loan (sinh 1952) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Kim Loan Ngày sinh: 6/7/1952 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Cát Tài, huyện Phù Cát, Bình Định Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chăn nuôi Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Nơi làm việc: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng Nơi ứng cử: Lâm Đồng Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Phạm Văn Long (sinh ngày 15 tháng 12 năm 1946) là một tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, nguyên Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 4, nguyên Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh. Xuất thân. Ông sinh sinh ngày 15 tháng 12 năm 1946 tại xóm Đông Tiến, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sự nghiệp. Tháng 4 năm 1965, ông cũng như bao thanh niên yêu nước khác tình nguyện xung phong lên đường nhập ngũ làm chiến sĩ thuộc Đại đội 15, Trung đoàn 803, Sư đoàn 324, Quân khu Trị Thiên. Tháng 10 năm 1966, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 7 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968: Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 15, Trung đoàn 803, Sư đoàn 324, Quân khu Trị Thiên Từ tháng 4 năm 1968 đến tháng 12 năm 1969: Chính trị viên phó, Chính trị viên Đại đội 15, Sư đoàn 324 Từ tháng 1 năm 1970 đến tháng 10 năm 1973: Chính trị viên phó, Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư đoàn 324 Từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 8 năm 1978: Phó Chính ủy Trung đoàn 1, Sư đoàn 324 Từ tháng 9 năm 1978 đến tháng 7 năm1980: đồng chí học tại Học viện Quân sự Cấp cao. Từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 11 năm 1981: Phó Tham mưu trưởng kiêm Trưởng ban Tác chiến Sư đoàn 968, Binh đoàn 678 Từ tháng 12 năm 1981 đến tháng 8 năm 1984: Sư đoàn phó quân sự, Sư đoàn 968, Binh đoàn 678 Từ tháng 9 năm 1984 đến tháng 8 năm 1985: Học tại Học viện Chính trị Quân sự Từ tháng 9 năm 1985 đến tháng 1 năm 1986: Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 968, Quân khu 4 Từ tháng 2 năm 1986 đến tháng 11 năm 1987: Lữ đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Lữ đoàn 176, Quân khu 4 Từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 8 năm 1991: Sư đoàn phó Chính trị Sư đoàn 324, Quân khu 4 Từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 7 năm 1992: Phó chỉ huy trưởng về Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh Từ tháng 8 năm 1992 đến tháng 8 năm 1993: Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 Từ tháng 9 năm 1993 đến tháng 2 năm 1994: Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 Tháng 3 năm 1994 đến tháng 12 năm 1994: đồng chí học lớp Bổ túc A tại Học viện Chính trị Quân sự Tháng 1 năm 1995 đến tháng 6 năm 1995: Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4 Từ tháng 7 năm 1995 đến tháng 11 năm 1997: ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh về Chính trị Quân khu 4 (ngang với chức Chính ủy Quân khu). Bí thư Đảng ủy Quân khu 4 (3/1996÷11/1997) Tháng 12 năm 1997: bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Năm 1998, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng Năm 2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng, ông trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX. Năm 2002, ông được thăng quân hàm Trung tướng Ngày 14 tháng 12 năm 2006, Ông được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1642 kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ theo Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam cùng với 15 tướng quân đội thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 2008, ông nghỉ hưu. Thiếu tướng (1998), Trung tướng (2002)
1
null
Hồng Vinh, tên thật Nguyễn Duy Lự, còn gọi Nguyễn Hồng Vinh (sinh 25 tháng 6 năm 1945), quê huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, từng là tổng biên tập báo Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VIII và IX, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X và khóa XI. Ông thuộc đoàn đại biểu Cần Thơ ở khóa X và Cao Bằng ở khóa XI.. Sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hồng Vinh về làm việc tại báo Nhân dân, khởi đầu bằng công việc của một phóng viên. Ông viết nhiều thể loại báo chí trước khi được giao điều hành Ban Biên tập báo này. Ông được đi bồi dưỡng nâng cao về lý luận chính trị, rồi chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ báo chí tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô. Hồng Vinh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, làm Tổng Biên tập Báo Nhân dân từ năm 1996 đến 2001, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam năm 2000. Ông là người đề xuất và được chấp thuận việc thực hiện lộ trình cải tiến Báo Nhân dân: tăng gấp đôi số trang Nhân dân hàng ngày, đổi mới Nhân dân cuối tuần, xuất bản Nhân dân hàng tháng, ra báo điện tử tiếng Việt rồi tiếng Anh. Sau khi thôi làm Tổng biên tập báo Nhân dân, Hồng Vinh làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Ông vẫn tiếp tục viết cho chuyên mục cho Vấn đề tháng này của báo Nhân dân. Hiện nay, ông Hồng Vinh làm Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nga.
1
null
Nguyễn Hữu Luật (sinh 1947) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Bình Phước. Tên thường gọi: Nguyễn Hữu Luật Ngày sinh: 10/10/1947 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Bình Nghĩa, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi Trình độ chuyên môn: Cử nhân chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Y sĩ, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Bình Phước Nơi làm việc: Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước Nơi ứng cử: Bình Phước Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về phân công cán bộ tỉnh Bình Phước. Theo đó, ông Nguyễn Hữu Luật, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước nghỉ công tác từ ngày 1 tháng 11 năm 2007 để nghỉ hưu.
1
null
Nguyễn Thị Luật (sinh 1948) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Hoà Bình. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Luật Ngày sinh: 28/2/1948 Giới tính: Nữ Dân tộc: Mường Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, Hoà Bình Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế - Lao động Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Hòa Bình, Uỷ viên BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nơi làm việc: Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình Nơi ứng cử: Hoà Bình Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Văn Lưỡng (sinh ngày 2 tháng 5 năm 1949) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 9 (2005-2009), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang. Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]. Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm 1949 tại xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Năm 1997 bổ nhiệm giữ chức CHT Bộ Chỉ Huy QS tỉnh Tiền Giang. Năm 2005 bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời thăng Quân hàm Thiếu tướng. Tháng 5/2009. ông nghỉ hưu tại TP Mỹ tho, tỉnh Tiền Giang.
1
null
Phan Trung Lý (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1954) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Cao Bằng; các khóa XI, XII, XIII (2011-2016) thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An. Ông là Trưởng ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Tiểu sử. Phan Trung Lý sinh ngày 20 tháng 12 năm 1954, quê quán ở xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông có Học hàm Giáo sư, bằng Tiến sĩ Luật.. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, Nghệ An Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sỹ Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy viên thường vụ BCH Trung ương Hội luật gia Việt Nam Nơi làm việc: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội Ngày vào đảng: 25/2/1982 Nơi ứng cử: Nghệ An Đại biểu Quốc hội khoá: X,XI,XII,XIII. Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trần Kim Mai (sinh 1960) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang. Tên thường gọi: Trần Kim Mai (Xuân Mai) Ngày sinh: 17/10/1960 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Cử nhân Kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ: Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Tiền Giang Nơi làm việc: Hội LHPN tỉnh Tiền Giang Nơi ứng cử: Tiền Giang Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trần Văn Mai (sinh 1967) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. Tên thường gọi: Trần Văn Mai Ngày sinh: 10/5/1967 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chủ nhiệm HTX sản xuất dịch vụ kinh doanh tổng hợp Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Nơi làm việc: HTX sản xuất dịch vụ kinh doanh tổng hợp Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Nơi ứng cử: Quảng Nam Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1962) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Tiểu sử. Nguyễn Thị Mai sinh ngày 1 tháng 9 năm 1962, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bà có trình độ chuyên môn sơ cấp mẫu giáo, thợ thủ công. Bà từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 tỉnh Hà Tây, đồng thời là ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
1
null
Châu Văn Mẫn (sinh năm 1950) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuộc đời sự nghiệp. Ông tên thật là Châu Văn Đẹp, sinh ngày 11 tháng 8 năm 1950 tại xã Bình Sa, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 15 tuổi, ông bắt đầu hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, làm nhiệm vụ giao liên, thu thập và chuyển các tin tức tình báo. Đầu năm 1970, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giữ và giam cầm tại nhà tù Buôn Ma Thuột, sau đó đưa ra giam giữ tại Côn Đảo vào tháng 4 cùng năm. Ông bị giam tại đây cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Sau năm 1975, ông ở lại Côn Đảo và công tác trong ngành an ninh tại Công an Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, sau là tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thăng dần lên chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hàm Đại tá. Cuối năm 2000, ông được điều động Phó Tổng cục trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng cục Xây dựng lực lượng, kiêm Phó ban chỉ huy An ninh cụm II (miền Trung – Tây Nguyên), được thăng Thiếu tướng, rồi Trung tướng. Ông giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2011. Ngày 17 tháng 10 năm 2011, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
1
null
Vi Văn Mạn (sinh 1949) là một tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông từng là Chính ủy Quân khu 1 (2004-2011), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Lạng Sơn. Sự nghiệp. Năm 1995 ông là chỉ huy phó về chính trị BCHQS tỉnh Lạng Sơn Năm 1999 ông là Phó Cn Chính trị, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 1 Năm 2004 ông là Chính ủy Quân khu 1 Năm 2006 UVTW Đảng khóa X(2006-2011) Năm 2011 ông nghỉ hưu. Thiếu tướng (2002) Trung tướng (2007) Tham khảo. Quân khu 1
1
null
Vũ Minh Mão (1942 - 2018) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Thái Bình. Vũ Minh Mão là Đại biểu Quốc hội các Khóa IX, X, XI thuộc Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình. Ông Nguyên là Giám đốc Sở điện lực Thái Bình, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh Thái Bình. Năm 1992 ông trúng cử Đại biểu Quốc hội và giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (gần 3 nhiệm kỳ). Sau khi nghỉ hưu ông là Chủ tịch Hiệp hội chiếu sáng đô thị Việt Nam. Tiểu sử. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm trong cuộc chiến tranh thực dân Pháp, Ông là người có ý trí và nghị lực học tập và đã xuất sắc đỗ vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội học chuyên ngành điện. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Ông được giới thiệu và điều động về làm việc tại Sở Điện lực Thái Bình với vai trò Kỹ sư thiết kế cho hệ thống điện và nhà máy điện lúc bấy giờ. Với những đóng góp lớn trong cho ngành điện Thái Bình, Ông lần lượt được bổ nhiệm vào vị trí Phó phòng, Trưởng phòng, Phó Giám đốc và Giám đốc điện lực của Tỉnh Thái Bình và được cử sang Liên Xô làm Nghiên cứu sinh ngành Lý luận chính trị. Khi trở về nước, Ông lại tiếp tục được cử sang Trung Quốc học tập về quản lý Nhà nước và kinh nghiệm trong quản lý và vận hành trong ngành Điện. Ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Hà Nội năm 1990, trước đó, Ông cũng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình rồi Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Năm 1992 ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa IX, và các khóa sau là khóa X, khóa XI. Tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa IX, căn cứ vào Tờ trình của Chủ tịch Quốc hội và biên bản kết quả bầu cử ngày 29-10-1994, Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu ông Vũ Minh Mão giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ông đảm nhận chức vụ Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trong thời gian Hồ Đức Việt kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban và Trưởng ban Tổ chức Trung ương tại Khóa XI. Ông mất ngày 17/03/2018 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, hưởng thọ 77 tuổi
1
null
Lê Công Minh họ Lê, tên Công Minh (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1947, quê quán ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình, bị thôi chức năm 2002 do lợi dụng chức quyền. Tiểu sử. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1947, quê quán ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Thủy Lợi Nghề nghiệp, chức vụ: Phó bí thư Thường trực tỉnh uỷ tỉnh Quảng Bình, Uỷ viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nơi làm việc: Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Bình Nơi ứng cử: Quảng Bình
1
null
Nguyễn Thị Xuân Mỹ (sinh 30 tháng 9 năm 1940) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa 8). Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng. Tiểu sử và sự nghiệp. Nguyễn Thị Xuân Mỹ sinh tại thành phố Hải Phòng, nguyên quán ở xã Quyết Thắng, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Bà còn có tên khác là Đào Thị Xuân Mỹ. Bà đã trải qua nhiều cương vị quản lý ở thành phố Hải Phòng: Bí thư Đoàn thanh niên Công ty Công nghệ phẩm Hải Phòng, Phó Ban Tuyên huấn Thành đoàn Hải Phòng, Trưởng ban Tổ chức Quận uỷ Lê Chân, Phó Bí thư Quận uỷ Lê Chân, Bí thư quận ủy Lê Chân. Tại Đại hội VI của Đảng năm 1986, bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Trung Ương Đảng. Tại Đại hội VII của Đảng năm 1991, bà được bầu vào BCH TƯ và được bầu làm Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung Ương. Tại Đại hội VIII của Đảng năm 1996, bà được bầu vào Bộ Chính trị, đồng thời giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, Nguyễn Thị Xuân Mỹ còn có thời gian làm Chủ tịch Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi.
1
null
Thái Phụng Nê (sinh 1936) là một chính khách và kỹ sư người Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Thứ trưởng Bộ Công nghiệp. Ông cũng từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Phú Yên. Tiểu sử. Ông sinh tại huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ông xuất thân là kỹ sư thủy điện, sau đó bảo vệ Tiến sĩ, được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, học tại hai trường phổ thông danh tiếng ở phía Bắc là Trường Huỳnh Thúc Kháng ở Đô Lương, Nghệ An và Trường Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh. Sau khi học xong và thi tốt nghiệp phổ thông, được đưa ra Hà Nội và cử đi học ở nước ngoài năm 1955. Tại trường Đại học Xây dựng ở Moskva, Thái Phụng Nê được phân công học khoa Thủy công, xây dựng các công trình trên nước như cảng, đập, thủy điện,… Sau 5 năm, tốt nghiệp đại học năm 1961, lại bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ tại Liên Xô năm 1964. Sự nghiệp xây dựng công trình thủy điện. Khi về nước ông xin lên nhà máy thủy điện Thác Bà. Cuộc đời ông gắn bó với các công trình thủy điện 7 năm ở Thác Bà, 14 năm ở Hòa Bình. Năm 1989 ông về làm Cố vấn cho Công ty Khảo sát và Thiết kế Điện 1, rồi lên làm cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng, sau đó là Thứ trưởng Bộ Năng lượng rồi Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Ông từng giữ chức Trưởng Ban Quản lý Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Hoạt động quản lý. Năm 1991, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII. Tháng 10/1992, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Năng lượng. Ông giữ chức vụ này đến ngày 21 tháng 10 năm 1995. Tháng 10/1998, ông làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp khi sáp nhập Bộ Công nghiệp Nhẹ và Bộ Năng lượng. Tháng 10/1999, ông được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên. Năm 2001, sau khi nghỉ hưu ông được cử làm đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ chuyên theo dõi Thủy điện Sơn La, Phó Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước Thủy điện Sơn La - Lai Châu. Ông là một trong những tác giả chính của phương án Thủy điện Sơn la có mực nước dâng bình thường là 265m và 215m. Năm 2012, ông được Văn phòng Chính phủ trao tặng Huy hiệu 50 tuổi đảng.
1
null
Lê Thị Nga (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1964) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam khóa XV, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam. Bà từng là Đại biểu Quốc hội các khoá 10, 11 tỉnh Thanh Hóa, khóa 12, 13, 14 tỉnh Thái Nguyên. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, thành viên Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực Xuất thân và gia đình. Bà quê quán ở phường Bắc Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Bà hiện cư trú tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29/11/1990. Khi là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X (1997-2002), bà kiêm Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Khi là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007), bà kiêm Phó chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa. Bà là Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Thành viên Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội khóa XII (2007-2011) và khóa XIII (2011-2016). Bà hiện là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nữ nghị sĩ Việt Nam, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội. Nơi làm việc: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Quốc hội khóa XIV. Chiều ngày 18 tháng 9 năm 2017, trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIV, bà đề nghị đưa danh sách đại biểu đi họp lên bảng điện tử công khai để cử tri theo dõi. Tuy nhiên, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phản đối đề nghị này.
1
null
Nguyễn Thị Nghĩa (sinh ngày 6 tháng 12 năm 1960) là chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Tp Hải Phòng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021), thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng. Bà từng là đại biểu Quốc hội khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng. Lí lịch và học vấn. Bà có học vị là Cử nhân Kinh tế
1
null
Nguyễn Thanh Nguyên (sinh ngày 10/4/1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Long An. Tóm lược tiểu sử: Ông Nguyễn Thanh Nguyên sinh ra và lớn lên tại Long An, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh ngành xây dựng, ông trở về quê nhà Long An công tác tại Xí nghiệp thiết kế - Sở Xây dựng Long An. Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An từ năm 1996 và là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An 3 nhiệm kỳ (2000 - 2015). Ông còn là Đại biểu Quốc hội khóa IX và X. Quê quán: xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Quá trình công tác: 1957 - 1975 đi học tại tỉnh Tiền Giang. 1975 - 1980 đi học tại trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh ngành xây dựng. 1980 - 1985 Công tác tại Xí nghiệp Thiết kế - Sở xây dựng Long An. 1987 - 1988 được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc và Giám đốc (9/1987) Xí nghiệp Thiết kế - Sở xây dựng Long An. 1988 - 1996 được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng Long An. Từ 1992 là đại biểu Quốc hội khóa IX. 1996 - 2000 được bổ nhiệm là Giám đốc Sở Xây dựng Long An. Đại biểu Quốc hội khóa X; thành viên Ban khoa học công nghệ môi trường Quốc hội. 2000 - 2015 giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cá nhiệm kỳ 2000 - 2005, 2005 - 2010, 2010 - 2015.
1
null
Nguyễn Thị Việt Nhân (sinh 1948) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Việt Nhân Ngày sinh: 20/12/1948 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Vĩnh Phú Tây, huyện Hồng Dân, Bạc Liêu Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Ủy viên BCH Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kiên Giang Nơi làm việc: Liên đoàn lao động tỉnh Kiên Giang Nơi ứng cử: Kiên Giang Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
GS. TS. Nguyễn Trọng Nhân (4 tháng 10 năm 1930 - 6 tháng 7 năm 2017) là một bác sĩ nhãn khoa nổi tiếng và chính khách người Việt Nam. Ông được nhận danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Anh hùng Lao động của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đã từng là Bộ trưởng Bộ Y tế giai đoạn 1992-1995. Tiểu sử. Nguyễn Trọng Nhân sinh ngày 4 tháng 10 năm 1930 tại Bình Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Quá trình học tập và công tác. - 1950-1953: Phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - 1953-1960: Học y khoa tại Trường Đại học Y khoa Sechenov (Matxcơva – Liên Xô). - Bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 1964 tại Viện Philatốp, Odessa, Liên Xô. - 1964-1985: Công tác tại Viện Mắt Trung ương. Sau này tham gia giảng dạy và là Chủ nhiệm Bộ môn Mắt, Trường Đại học Y Hà Nội. - 1975 Phó Viện trưởng Viện Mắt Trung ương. - 1984 Viện trưởng Viện Mắt trung ương - 10/1992 Bộ trưởng bộ Y tế kiêm viện trưởng Viện Mắt trung ương - Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam. - Ủy viên thường vụ Tổng hội Y Dược học Việt Nam. - 1990-1995: Phó Chủ tịch Tổng Hội Y Dược học Việt Nam. - 1986-1996: ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII. - Từ 1992 : Đại biểu Quốc hội khóa IX, X. - 1992-1995: Bộ trưởng Bộ Y tế, Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Bộ Y tế. - 1987-2003: Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. - Phó chủ tịch Hội chất độc màu da cam - Nghỉ hưu từ năm 2003. Thành tích nổi bật:. Trước khi là lãnh đạo Ngành Y tế, GS.TS. Nguyễn Trọng Nhân được biết đến là một trong những chuyên gia đầu ngành của nhãn khoa Việt Nam. GS.TS. Nguyễn Trọng Nhân cũng là người đầu tiên của Ngành Y tế trở thành ủy viên Trung ương Đảng (khóa VI, VII). Thẳng thắn phê phán cái xấu, nghiêm khắc lên án và đòi hỏi chống tham nhũng đến nơi đến chốn là phong cách nổi bật của đại biểu Quốc hội Nguyễn Trọng Nhân trong suốt các nhiệm kỳ mà ông tham gia. Ông cũng là một nhà ngoại giao rất hiệu quả. Với cương vị là Bộ trưởng Bộ Y tế, ông đã cùng ban lãnh đạo Bộ đề ra nhiều chính sách để phát triển sự nghiệp y tế nước nhà, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khen thưởng:. - Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hàng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba; Huy chương Chiến thắng hạng Nhất; Huân chương Chữ thập đỏ Hàn Quốc, Nhật; Bằng khen của Hội Nhãn khoa châu Á, Thái Bình Dương. - Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1985. - Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân năm 1989. Và nhiều danh hiệu cao quý khác
1
null
Nguyễn Thị Nhãn (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Nhãn Ngày sinh: 4/3/1954 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Ủy viên Ban chấp hành Hội nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Tiền Giang, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nơi làm việc: Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang Nơi ứng cử: Tiền Giang Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Văn Nhiệm (sinh 1948) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Sóc Trăng. Tên thường gọi: Nguyễn Văn Nhiệm Ngày sinh: 13/5/1948 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tân Hòa, thị xã Vĩnh Long, Vĩnh Long Trình độ chuyên môn: Cao đẳng điện học Nghề nghiệp, chức vụ: Giám đốc Sở Điện lực tỉnh Sóc Trăng Nơi làm việc: Sở Điện lực tỉnh Sóc Trăng Nơi ứng cử: Sóc Trăng Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lò Thị Nu (sinh 1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Sơn La. Ngày sinh: 20/5/1957 Giới tính: Nữ Dân tộc: La Ha Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Noong Lay, huyện Thuận Châu, Sơn La Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế quốc dân Nghề nghiệp, chức vụ: Phó giám đốc Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Sơn La, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nơi làm việc: Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh Sơn La Nơi ứng cử: Sơn La Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trần Văn Phác (1926–2012) Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam , là nhà văn, nhà báo Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa những năm đầu thời kỳ đổi mới, Chủ nhiệm chính trị Chiến dịch Hồ Chí Minh . Ủy viên Trung Ương Đảng khoá V,VI. Đại biểu Quốc hội Việt Nam Quốc hội Việt Nam khóa IX, khóa X, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội.. Tiểu sử. Ông quê ở huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1945 chàng thanh niên 19 tuổi tham gia Khởi nghĩa tháng Tám ở Yên Mỹ (Hưng Yên). Tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương xong, ông về Hà Nội và vinh dự trực tiếp bảo vệ lễ mít tinh lịch sử khi Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Cách mạng tháng Tám thành công, theo đơn vị Giải phóng quân của tướng Vương Thừa Vũ, Văn Phác chính thức gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhận thấy chất văn trong người lính Văn Phác rất rõ, quân đội điều ông sang báo Khu Hai kháng chiến. Chính ủy khu là Văn Tiến Dũng đã đề nghị nhà báo Xuân Thủy dạy nghề báo thêm cho Văn Phác và sau đó ông về làm tờ báo Liên khu Ba. Rồi ít lâu sau Văn Phác sang làm Chủ nhiệm chính trị mặt trận Tây Tiến... Năm 1949 khi quân đội thành lập một số đơn vị chủ lực, Văn Phác sau khi hoàn thành khóa học đầu tiên trường Nguyễn Ái Quốc được điều động về làm Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Sông Lô, tham gia giải phóng Cao Bắc Lạng. Năm 1954, Văn Phác tham gia đội hình sư đoàn 312 trực tiếp tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau chiến thắng Điện Biên về tiếp quản Thủ đô, Văn Phác được cử làm Chủ nhiệm đầu tiên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, và sau đó là Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân. Ông tham gia Đại hội thành lập Hội Nhà văn VN năm 1957, với tư cách là hội viên sáng lập, rồi cầm bút gần 60 năm. Với bút danh Trần Hương Nam, ông viết tác phẩm 'Không còn con đường nào khác' viết về cuộc đời nữ tướng Nguyễn Thị Định trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 2007, ông ra mắt công chúng Tuyển tập Văn Phác. Năm 1964, sau 10 năm hòa bình được sống cùng gia đình trên miền Bắc, ông lấy tên mới Tám Trần, bắt đầu chặng đường 11 năm cầm súng ngoài mặt trận. Ông cận kề những nhân vật lịch sử lớn: Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Thị Định... Với tư cách là Chánh văn phòng Quân ủy miền, Bí thư riêng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, rồi Chủ nhiệm Cục Chính trị Quân giải phóng, Chính ủy Binh đoàn 232 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông đã là người có mặt khắp các chiến trường Nam bộ cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng... Ngày toàn thắng trở về, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ trọng trách là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đó ông chuyển sang ngành văn hóa, làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa (1986–1987 )rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa khi đất nước bước vào Đổi mới (1987–1990). Thời làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa (16 tháng 2 năm 1987 – 31 tháng 3 năm 1990), ông bắt đầu khơi thông lại lễ hội văn hóa như một di sản, một sân chơi dân gian đặc biệt để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng thời nâng tầm việc công nhận di tích LSVH với tấm Bằng công nhận di tích in đẹp trên giấy tốt khổ lớn có hoa văn tựa như sắc phong thuở trước Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V, khóa VI, Đại biểu Quốc hội khóa VIII (1986–1990). Năm 1990 sau khi nghỉ công tác bên chính quyền, ông chuyển sang công tác đoàn thể, làm Đại biểu Quốc hội khóa IX (1992–1997) và khóa X (1997–2002), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội các khóa VIII (1987–1990), khóa IX (1992–1997); Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với các nước; Chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật, Phó Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Hà Nội. Trần Văn Phác từ trần lúc 15h55 ngày 29 tháng 8 năm 2012 tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
1
null
Nguyễn Tấn Phát (sinh 1944) là khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tên thường gọi: Nguyễn Tấn Phát Ngày sinh: 19/4/1944 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang Nghề nghiệp, chức vụ: Nhà giáo, nhà văn, Uỷ viên BCHTW Đảng khóa VIII, khóa IX, Thành uỷ viên, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng thường trực Bộ GD và ĐT, Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nơi làm việc: Bộ GD và ĐTT và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Nơi ứng cử: TP Hồ Chí Minh Đại biểu Quốc hội khoá: IX, khóa X. Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Ngọc Phi (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1954) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kì 2004-2011, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Phúc. Xuất thân. Nguyễn Ngọc Phi sinh ngày 10 tháng 10 năm 1954, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Giáo dục. Trình độ chính trị: Cử nhân Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Sự nghiệp. Từ 1997 đến 2002, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X tỉnh Vĩnh Phúc, ông đồng thời là Tỉnh uỷ viên, Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch BCH Hội luật gia tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa X. Ngày 11/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1876/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm Nguyễn Ngọc Phi, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngày 1 tháng 12 năm 2010, ông được miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc để nhận nhiệm vụ mới là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam.
1
null
Nguyễn Thái Phúc (sinh 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Ninh Thuận. Tên thường gọi: Nguyễn Thái Phúc Ngày sinh: 12/1/1955 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định Trình độ chuyên môn: Phó Tiến sĩ Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Nơi làm việc: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nơi ứng cử: Ninh Thuận Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Tào Hữu Phùng (1941-2007) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X và khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Hà Tây., Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Tài chính. Cuộc đời và sự nghiệp. Ông sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Xuất thân là một Giáo sư, Tiến sĩ khoa học chuyên ngành tài chính, tín dụng, nhiều năm tham gia công tác giảng dạy, ông đắc cử Đại biểu Quốc hội 2 khóa liên tiếp X và XI, từng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính. Năm 2000, ông chuyển sang làm đại biểu Quốc hội chuyên trách, được bầu vào chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội. Trước đợt bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII, ông từ chối không ra ứng cử. Ngày 9 tháng 5, ông đột tử tại nhà riêng, trước khi hết nhiệm kỳ của mình. Một con người cương trực. Với tư cách là đại biểu Quốc hội, nổi tiếng là người cương trực, dám nói thẳng và đấu tranh với tiêu cực, ông được nhiều người biết đến như một người có nhiều phát biểu, đóng góp thẳng thắn tại diễn đàn Quốc hội. Giữa năm 2005, với vai trò Đại biểu Quốc hội, ông đã chất vấn chính phủ về những lãng phí tại Tổng Công ty gốm sứ Hạ Long (Quảng Ninh). 6 năm làm vụ trưởng, 9 năm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách ngân sách, ông Phùng cũng nổi tiếng là người có nguyên tắc, sống liêm khiết. Ông kể, có lần lãnh đạo một huyện nghèo ra xin tiền cứu đói cho dân nghèo ăn Tết. Quan huyện nọ mua biếu ông ba tút thuốc lá 555 kèm phong bì một triệu. Ông đề nghị lãnh đạo huyện đem bán ba tút thuốc lá và cầm lại một triệu về biếu các gia đình chính sách. Rồi ông vẫn cầm bút ký duyệt chi. Là thành viên của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, nhiều lần ông kiên quyết bảo vệ ý kiến riêng của mình. "Tôi phát biểu mạnh mẽ và quyết liệt, cũng có người phật lòng, nhưng để bảo vệ lẽ phải, tôi không thể im lặng", ông nói. Quan tâm nhiều đến lĩnh vực ngân sách và quản lý tài sản công, đại biểu Quốc hội Tào Hữu Phùng là một trong những "sáng tạo viên" của Luật Ngân sách, một đạo luật đã chấm dứt cơ chế xin - cho, trả quyền phân bổ ngân sách về cho Quốc hội. Nhiều lần ông Phùng nói: "Ngân sách là tiền của dân, mồ hôi nước mắt của dân, chi không đúng mục đích và để lãng phí là có tội với dân".
1
null
Trần Thị Mai Phương (sinh 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Long An. Tên thường gọi: Trần Thị Mai Phương Ngày sinh: 11/4/1955 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Phật giáo Quê quán: Phường Thủ Thiêm, quận II, TP Hồ Chí Minh Trình độ chuyên môn: Đại học Tổng hợp khoa Sinh vật Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Long An Nơi làm việc: Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Long An Nơi ứng cử: Long An Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lý Thị Phương (sinh 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Hà Giang. Tên thường gọi: Lý Thị Phương Ngày sinh: 22/11/1961 Giới tính: Nữ Dân tộc: Pà Thẻn Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tân Trịnh, huyện Bắc Quang, Hà Giang Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên UBMTTQ tỉnh Hà Giang, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nơi làm việc: UBMTTQ tỉnh Hà Giang Nơi ứng cử: Hà Giang Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Phương (sinh 1 tháng 9 năm 1960) là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hóa. Quê quán: Xã Phùng Hưng, huyện Châu Giang, Hưng Yên Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Toán Nghề nghiệp, chức vụ: Giáo viên trường PTTH Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa Nơi làm việc: Trường PTTH Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa
1
null
Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Nguyên Phương (1937 - 2008) là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, khóa IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, khóa XI thuộc đoàn đại biểu Bình Phước. Tiểu sử. Ông sinh ngày 20 tháng 5 năm 1937, tại Hà Nội. Quá trình Công tác. Trong quá trình công tác, Giáo sư Đỗ Nguyên Phương từng đảm nhiệm các vị trí: Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội; Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ trưởng Bộ Y tế (10/1995 - 8/2002); Trưởng ban Khoa giáo Trung ương (10/2002 - 4/2007); Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam (5/2007- 10/2008).
1
null
Lò Văn Puốn (sinh 1940) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Lai Châu. Tên thường gọi: Lò Văn Puốn Ngày sinh: 19/5/1940 Giới tính: Nam Dân tộc: Thái Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thanh An, huyện Điện Biên, Lai Châu Trình độ chính trị: Cao cấp Trình độ chuyên môn: Cao cấp Quản lý Kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên BCHTW Đảng CSVN, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu Nơi làm việc: HĐND tỉnh Lai Châu Nơi ứng cử: Lai Châu Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Phan Quang Diêu (sinh 1928) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Quảng Trị. Tên thường gọi: Phan Quang (Phan Quang Diêu) Ngày sinh: 15/8/1928 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị Trú quán: khu tập thể Đài tiếng nói VN, Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội Trình độ chuyên môn: Đại học Văn Nghề nghiệp, chức vụ: Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nơi làm việc: Hội Nhà báo Việt Nam Nơi ứng cử: Quảng Trị Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Giàng Văn Quẩy (sinh 1946), người Mông, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X và khóa XI, trưởng Đoàn đại biểu tỉnh Hà Giang. Ông quê ở xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ban đầu ông học tập ở Trường Nội trú Dân tộc tỉnh Hà Giang, trải qua chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tuyên. Trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội, ông từng phê phán bệnh thành tích của các địa phương khi báo cáo về xóa đói giảm nghèo và ủng hộ tiếp tục thi hành chương trình 135. Hiện tại ông đã nghỉ hưu. Ông cũng là một nhà thơ, nổi tiếng nhất là bài thơ được nhạc sĩ Thanh Phúc phổ nhạc: "Hát về Quản Bạ quê tôi".
1
null
Nguyễn Thị Lập Quốc (sinh 1951) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Lập Quốc Ngày sinh: 5/5/1951 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phổ An, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi Trình độ chính trị: Cử nhân Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nơi làm việc: Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh Nơi ứng cử: TP Hồ Chí Minh Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Văn Rốp (sinh năm 1949, mất năm 2000) là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Thứ trưởng thường trực Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) (1996-2000), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX, khóa X thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh. Tiểu sử. Nguyễn Văn Rốp sinh ngày 21 tháng 12 năm 1949, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ông có trình độ cử nhân chính trị. Năm 1964, ông tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1967, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1969, ông là Bí thư Đoàn ủy cơ sở Dân vận mặt trận tỉnh, Thư ký tổng hợp cơ quan Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh. Năm 1970, ông là Tổ phó Tổ Cơ yếu Tỉnh ủy, Phó Bí thư chi bộ Văn phòng Tỉnh ủy, Thường vụ Đoàn ủy khối cơ quan Dân Chính Đảng tỉnh Tây Ninh. Năm 1976, ông là Chánh Văn phòng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tây Ninh. Từ năm 1983 đến năm 1996, ông là Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Năm 1996, ông gia nhập lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Từ năm 1996 đến năm 2000, ông là Thứ trưởng Bộ Công an. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, đại biểu Quốc hội khóa IX. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10 tỉnh Tây Ninh, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng thường trực Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an), quân hàm thiếu tướng, Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
1
null
Nguyễn Văn Son (sinh 1946) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Khánh Hoà. Tên thường gọi: Nguyễn Văn Son Ngày sinh: 9/11/1946 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Trung Hưng, huyện Mỹ Văn, Hưng Yên Trình độ chính trị: Cao cấp Trình độ chuyên môn: Cử nhân Văn học Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Bí thư Đảng bộ khối các cơ quan đối ngoại Trung ương, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nơi làm việc: Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nơi ứng cử: Khánh Hoà Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Thanh Sơn (sinh 1949) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Gia Lai. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Thanh Sơn Ngày sinh: 2/5/1949 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Nghề nghiệp, chức vụ: Chánh án TAND tỉnh Gia Lai, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nơi làm việc: TAND tỉnh Gia Lai. Nơi ứng cử: Gia Lai Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Khuất Hữu Sơn (sinh 1945)là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Ông sinh năm 1945 tại xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây, nay là huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội. Ông từng giữ các cương vị chủ chốt tại tỉnh Hà Tây: Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy (1992), Phó Bí thư - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (1996), Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh (2000). Tại Đại hội Đảng IX (2001) ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Sau đó ông giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.
1
null
Chu Phạm Ngọc Sơn (sinh 1936) là một nhà khoa học và là giáo dục danh tiếng tại Việt Nam. Ông từng được bầu là đại biểu Quốc hội Việt Nam 3 nhiệm kỳ (8, 9, 10), từng giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Cuộc đời sự nghiệp. Ông sinh ngày 10 tháng 4 năm 1936 tại Sài Gòn, nguyên quán tại Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Năm 1954, ông theo học tại Đại học Khoa học Sài Gòn. Sau khi thi đỗ chứng chỉ lý hóa sinh PCB và chứng chỉ khoa học lý hóa và tự nhiên SPCN, năm 1955, ông xin vào phòng hóa học của trường làm nghiệm chế viên, làm công việc lau rửa chai lọ thí nghiệm, vệ sinh các cân phân tích, bàn thí nghiệm, chuẩn bị và làm một số thí nghiệm hóa học minh họa trong khi giáo sư đứng trên bục giảng dạy lý thuyết. Năm 1957, ông đỗ Cử nhân Lý Hóa, được giữ lại làm Giảng nghiệm viên tại Đại học Khoa học Sài Gòn, đồng thời chuẩn bị luận văn cao học. Năm 1958, ông đỗ Cử nhân Toán. Năm 1959, ông bảo vệ thành công luận văn cao học và được cử đi làm nghiên cứu sinh tại Đại học Delaware, Mỹ. Năm 1962, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành Hóa Lý hữu cơ. Trở về nước, ông về lại trường Đại học Khoa học Sài Gòn làm Giảng sư, thăng dần lên Giáo sư thực thụ. Sau năm 1975, ông ở lại Việt Nam, tiếp tục công tác giảng dạy, là Giảng viên của Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân của trường Đại học Khoa học Tự Nhiên- Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1981, ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư. Năm 1987, ông chuyển sang làm Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh, kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ông công tác tại đây cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2001. Sau khi nghỉ hưu, ông vẫn tích cực hoạt động giảng dạy và xã hội. Ông giữ nhiều chức vụ trong các tổ chức xã hội như Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Phân tích Lý - Hóa - Sinh Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Hóa học Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là Hội viên Hội Hóa học Mỹ.
1
null