text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Nguyễn Đức Hải (sinh ngày 29 tháng 7 năm 1961) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam. Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 13 (2011-2016) cũng thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 13. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Xuất thân. Ông sinh ngày 29 tháng 7 năm 1961, quê quán tại xã Kỳ Hưng, quận Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành), tỉnh Quảng Nam. Ông hiện cư trú ở Số 26, Hồ Xuân Hương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Sự nghiệp. Tỉnh Quảng Nam. 1984.04.08: Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam
1
null
Phạm Thị Hải (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai. Tiểu sử. Bà có quê quán ở Xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai, người dân tộc Kinh, không tôn giáo. Bà có trình độ Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Đại học Ngữ văn, Cử nhân chính trị. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 27/11/1986. Từ 2011 đến 2016, bà là ĐBQH 13 tỉnh Đồng Nai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
1
null
Trần Thanh Hải (sinh năm 1963) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu sử. Trần Thanh Hải sinh ngày 20/10/1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông có trình độ chuyên môn là Thạc sỹ Kinh tế chính trị, trình độ chính trị Cử nhân chính trị. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 4/7/1987. Từ 2011 đến 2016, ông là Đại biểu Quốc hội khoá XIII, nơi ứng cử là TP Hồ Chí Minh. Ông từng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Năm 2018, Trần Thanh Hải là Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
1
null
Nguyễn Thị Thu Hằng (sinh năm 1968) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định. Tiểu sử. Ngày sinh: 7/10/1968 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, Nam Định Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ: Chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định Nơi làm việc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định Ngày vào đảng: 21/5/1996 Nơi ứng cử: Nam Định Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Tôn Thị Ngọc Hạnh (sinh năm 1968) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đắk Nông. Tiểu sử. Ngày sinh: 18/12/1968 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tịnh Ân, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Ngữ văn Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đắk Nông Ngày vào đảng: 10/12/1999 Nơi ứng cử: Đắk Nông Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa II(nhiệm kỳ 2011-2016)
1
null
Trương Thái Hiền (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1958) là một thẩm phán và chính trị gia người Việt Nam. Ông có chức danh Thẩm phán cao cấp. Ông hiện giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang. Xuất thân. Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1958, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang. Giáo dục. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Luật, Đại học An ninh nhân dân. Ông có bằng cao cấp lí luận chính trị. Sự nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 23/8/1983. Từ 2011 đến 2016, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang, đồng thời là Tỉnh ủy viên; Bí thư Ban cán sự; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang. Từ 1/12/2015, ông được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1
null
Nguyễn Đức Hiển (sinh ngày 3 tháng 8 năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Xuất thân. Nguyễn Đức Hiền sinh ngày 3 tháng 8 năm 1955, dân tộc Kinh, quê quán: Xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Học vấn. Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Lịch sử, Cử nhân Luật Sự nghiệp. Ông từng đảm nhiệm chức Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy viên Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 1/10/1982 Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII,XIII Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không Phụ chú: Được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Nghị quyết số 713/NQ-UBTVQH13 ngày 17/11/2013
1
null
Trần Thị Hiền (sinh ngày 22 tháng 12 năm 1974) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Hà Nam. Xuất thân. Quê quán ở Xóm 4, thôn Gốm, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, tı̉nh Hà Nam. Bà hiện cư trú ở Số nhà 48, đường Trần Nhật Duật, Tổ 11, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tı̉nh Hà Nam. Sự nghiệp. Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam 31/3/2009. 2016: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Bí thư Chi bộ, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển hạ tầng Hà Nam; Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Hà Nam; Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ khuyết tật và trẻ em mồ côi tỉnh Hà Nam; Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hà Nam.
1
null
Phùng Quốc Hiển (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam phụ trách tài chính - ngân sách, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội Xuất thân. Ông quê quán tại xã Yên Luật, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ông hiện cư trú ở Phòng 902, nhà công vụ Quốc hội, Số 2 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Ông từng giữ các chức vụ tại tỉnh Yên Bái như: Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Yên Bái, Cục trưởng Cục Thuế, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái (2005) trước khi chuyển công tác về Trung ương (2007), Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Ngày 18 tháng 1 năm 2011, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Ngày 26 tháng 1 năm 2016, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Ngày 5/4/2016, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội. Ngày 22 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông tiếp tục được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 31 tháng 3 năm 2021, tại kỳ họp thứ mười một Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội đối với ông Phùng Quốc Hiển.
1
null
Nguyễn Văn Hiện (sinh ngày 19 tháng 9 năm 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Sơn La. Ông làm Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2002-2007, Phó Trưởng ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương nhiệm kỳ 2007-2011. Tiểu sử. Ông sinh tại xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà, Thái Bình. Giáo dục. Ông có bằng Tiến sĩ Luật, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Sự nghiệp. Từ năm 1999 đến năm 2002, ông là Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Từ 2002 đến 2007, ông là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam.
1
null
Lê Quang Hiệp (sinh năm 1962) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá. Tiểu sử. Ngày sinh: 28/12/1962 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hoá Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Tập đoàn phát triển nhà và đô thị, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng HUD4 tỉnh Thanh Hóa; Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nơi làm việc: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD4. Ngày vào đảng: 3/2/1990 Nơi ứng cử: Thanh Hoá Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Phạm Văn Hổ (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1963, quê quán ở xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) là một đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam và là một chính trị gia người Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Phú Yên. Tiểu sử. Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cao cấp Quân sự Nghề nghiệp, chức vụ: Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên Nơi làm việc: Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Yên Ngày vào đảng: 8/5/1985 Nơi ứng cử: Phú Yên Đại biểu Quốc hội khoá: XIII,XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Ngọc Hòa (sinh năm 1965) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu sử. Ngày sinh: 26/6/1965 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op; Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa IX nhiệm kỳ (2010-2015); Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nơi làm việc: Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) Ngày vào đảng: 2/9/1989 Nơi ứng cử: TP Hồ Chí Minh Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Thanh Hòa là nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà sinh ngày 3 tháng 11 năm 1954, nguyên quán tại xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bắc Ninh.
1
null
Lê Minh Hoan (sinh năm 1961) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, XV thuộc đoàn đại biểu Đồng Tháp. Ông còn là một nhà báo chuyên viết về nông nghiệp với bút danh "Xích Lô". Lí lịch. Ông Lê Minh Hoan sinh năm 1961 tại xã Mỹ Trà, Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XIII, XIV, XV Sự nghiệp. Tỉnh Đồng Tháp. Ông đã từng đảm nhận các chức vụ: Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Thành ủy Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Ngày 28 tháng 4 năm 2014, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp họp bất thường, bầu ông Lê Minh Hoan - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 thay thế người tiền nhiệm là ông Lê Vĩnh Tân được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Ngày 23 tháng 10 năm 2015 tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020 ông tái đắc cử bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Ngày 29 tháng 12 năm 2015, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa VIII họp bất thường, bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, đạt 51/52 phiếu tín nhiệm. Tháng 1 năm 2016 tại Đại hội XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 21 tháng 9 năm 2020, theo quyết định 1433/QĐ-TTg của Thủ tướng, ông được điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2021-2026. Sáng ngày 8 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11 ông được Quốc hội Việt Nam khóa XIV bầu làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo đề nghị của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính thay cho ông Nguyễn Xuân Cường. Ngày 23 tháng 5 năm 2021, ông được bầu làm đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp. Ngày 28 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất ông được Quốc hội Việt Nam khóa XV bầu làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đề nghị của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính.
1
null
Nguyễn Thúy Hoàn (sinh năm 1963) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình. Xuất thân và giáo dục. Bà sinh ngày 4/7/1963, có quê quán ở xã Vũ Công, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Bà có bằng Cử nhân khoa học đại học tự nhiên (ngành tin học), Đại học Trường Đoàn cao cấp trung ương, và bằng Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19/10/1991. Từ 2011-2016, bà là Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Thái Bình, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
1
null
Trương Minh Hoàng (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1962) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Cà Mau. = Thông tin cơ bản = = Quá trình công tác = Ông Trương Minh Hoàng hiện đang giữ các chức vụ: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau; Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ông Trương Minh Hoàng đã đi khắp mọi nơi ông có thể đi, đến với mỗi người dân ông có thể đến. Trên mỗi con đường ông đi, ông đều tranh thủ lắng nghe những phản ánh của nhân dân. Phản ánh nào cũng được ông ghi nhớ, khó khăn nào cũng được ông lưu tâm, để rồi khi cần kiến nghị thì ông kiến nghị, khi có thể vận động được những nguồn lực của xã hội giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn thì ông làm. Khi tham gia các kỳ họp Quốc hội, ông thường đóng góp nhiều ý kiến, ở rất nhiều lĩnh vực và thường xuyên chất vấn các bộ trưởng với nội dung thiết thực với đời sống của nhân dân. Để có được những thành quả đó ông cho rằng đó là nhờ nhân dân, những bài học ông học được là từ nhân dân và không có người thầy nào tốt hơn chính là nhân dân. = Tham khảo =
1
null
Lê Văn Hoàng (sinh năm 1959) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Chính ủy Tổng cục Hậu cần, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1959 tại  Xã Ninh Hiệp, huyện Ninh Hòa, Khánh Hoà Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy Quân khu 5. Năm 2012, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Tổng cục Hậu cần Tháng 11 năm 2019, ông nghỉ hưu Thiếu tướng (2010), Trung tướng (2014)
1
null
Lê Văn Học (sinh năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng. Xuất thân. Ông sinh ngày 2/7/1955, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Nhạo Sơn, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc. Giáo dục. Ông có trình độ học vấn là Phó GS, Tiến sỹ cơ khí giao thông vận tải. Ông có trình độ lí luận chính trị là Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22/2/1985. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
1
null
Peter Scheerer (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1973) là một đạo diễn, nhà sản xuất phim vả nhà biên kịch. Ông cộng tác về phim của ông với bạn đồng nhà làm phim Michael Roesch. Từ thời thơ ấu Scheerer đã yêu phim và bắt đầu quay phim ngắn khi ông còn học cấp dùng phim 8 mm. Sau khi học đại học Scheerer làm việc trong quảng cáo. Sau đó, ông bắt đầu một sự nghiệp thành công bằng người viết kịch với bạn của ông Michal Roesch và làm việc trong các năng lực sản xuất khác nhau. Trong số các khoản tín dụng kịch của họ có Alone in the Dark II, House of the Dead 2 and Far Cry. Trong năm 2006, Roesch và Scheerer đạo diễn tính năng đầu tiên của họ, bộ phim kinh dị về ma cà rồng Brotherhood of Blood, với sự tham gia của Victoria Pratt, Sid Haig và Ken Foree. Bộ phim đã có buổi chiếu đầu tiên ở Sitges Film Festival tại Sitges, Tây Ban Nha vào tháng 10 năm 2007 . Tại Mỹ và Gia nả đại, nhãn Ghosthouse Underground của Sam Raimi mua lại bộ phim, và phát hành nó qua Lionsgate. Trong năm 2007 Roesch và Scheerer đạo Alone in the Dark II, với sự tham gia của Rick Yune, Lance Henriksen và Danny Trejo. Nó là một phần tiếp theo của bộ phim Alone in the Dark từ năm 2005.
1
null
Nội hàm là tập hợp tất cả các thuộc tính chung của các đối tượng được phản ánh trong một khái niệm. Ví dụ: Nội hàm của khái niệm "người" là tập hợp nhiều thuộc tính như: sinh vật duy nhất có dáng đi thẳng trên hai chân sau, có bộ óc phát triển vượt bậc so với động vật, biết suy nghĩ, có khả năng sáng tạo... Nội hàm của khái niệm "nước" là các thuộc tính của nước như: được cấu tạo từ 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxi, trong suốt, không màu, không mùi, không vị... Nội hàm của một từ là : Hàm nghĩa, ý nghĩa nội tại của một từ ngữ, chỉ ra hiện tượng, sự vật được mô tả bằng từ ngữ đó.
1
null
Nguyễn Thái Học (sinh ngày 7 tháng 2 năm 1972) là một chính trị gia, luật sư người Việt Nam. Ông hiện là Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 - 2021 thuộc đoàn đại biểu Phú Yên, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Phú Yên. Xuất thân. Ông quê quán ở xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Sự nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 17/01/1998. Ông từng hành nghề luật sư trong 8 năm. Ông là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2004-2011. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Ban Nội chính Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Phú Yên. Ngày 21/6/2018, Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định số 777-QĐNS/TW ngày 15/6/2018 của Ban Bí thư cho ông chuyển công tác về Ban Nội chính Trung ương và giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Sáng 27 tháng 5 năm 2017, góp ý về dự thảo điều luật "Luật sư tố giác thân chủ", trái với phần lớn các luật sư phản đối điều luật, ông cho rằng điều này phù hợp với trách nhiệm của luật sư, vừa bảo vệ quyền lợi thân chủ của mình, đồng thời bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
1
null
Nguyễn Hội (1931-1974) là một liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiểu sử. Ông còn có tên là Nguyễn Phúc Anh, sinh năm 1931, quê ở xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mẹ đều chết sớm, từ nhỏ, ông sống với người chị gái. Sau vì gia cảnh quá nghèo, ông bỏ nhà lang thang kiếm sống ở nhiều nơi. Năm 1948, ông gia nhập đội du kích địa phương dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chiến đấu chống lại thực dân Pháp. Ông tiếp tục tham gia bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chiến đấu chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, đi từ chiến sĩ lên cán bộ trung đội rồi đại đội. Ngày 5 tháng 5 năm 1965, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng, với chức vụ Đại đội trưởng Đại đội đặc công tỉnh Bình Thuận. Theo báo cáo thành tích, ông đã tham gia chiến đấu 32 trận, tiêu diệt và bắt sống hơn 100 tên địch, thu 41 súng các loại. Trong chiến đấu, ông luôn luôn dũng cảm, xông xáo, nơi nào khó khăn ác liệt nhất đều có mặt, chỉ huy kiên quyết, mưu trí và linh hoạt. Ông thường cùng đi với tổ xung kích mũi nhọn, đánh thọc sâu chia cắt làm rối loạn đội hình địch, tạo điều kiện cho trận đánh dứt điểm nhanh, gọn. Ông hy sinh ngày 9 tháng 9 năm 1974. Tên ông được đặt cho các con đường ở thành phố Phan Thiết, thị trấn Võ Xu (huyện Đức Linh) và thị trấn Liên Hương (huyện Tuy Phong).
1
null
Nguyễn Sỹ Hội (sinh năm 1960) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Ông hiện là, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An. Ông nguyên là Phó Tư lệnh Quân khu 4 Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1960 tại xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Hiện đang cư trú tại 2B Tân Phú, phường Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Ông nhập ngũ vào tháng 11 năm 1978 Sư đoàn 341, Quân khu 4. Ngày vào Đảng: 26/03/1982 Ông học sĩ quan tại trường sĩ quan Lục quân 2, tốt nghiệp ra trường về công tác tại Trung đoàn 26, Sư đoàn 310, Quân khu 9. Sau đó ông về công tác tại phòng quân huấn - Bộ tham mưu quân khu 4. Sau một thời gian ông về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Sư đoàn 324 trước khi về Bộ CHQS tỉnh Nghệ an công tác. Trước năm 2010, ông từng giữ chức Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An Năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An Tháng 5 năm 2014, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 4 phụ trách công tác Hậu cần đồng thời được thăng quân hàm Thiếu tướng Tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Tháng 2 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có Quyết định về việc thôi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý và kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ đến tháng 5 năm 2021 để làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội, Phó Tư lệnh Quân khu 4. Chiều ngày 9 tháng 3 năm 2020, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã tổ chức Lễ bàn giao chức trách, nhiệm vụ Phó Tư lệnh Quân khu 4 giữa đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội và đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn.
1
null
Phạm Thị Thu Hồng (sinh năm 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bình Định. Ngày sinh: 19/7/1961 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm sử - chính trị, cử nhân hành chính Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên BCH TW Hội LHPN Việt Nam, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Nơi làm việc: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Ngày vào đảng: 22/12/1993 Nơi ứng cử: Bình Định Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Sùng A Hồng (sinh năm 1962) là một sĩ quan cấp cao trong Công an nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021) tỉnh Điện Biên, nguyên là Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Ủy viên UBND Tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên (2012-2020), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 (2011-2016) cũng thuộc đoàn đại biểu Điện Biên. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 5 tháng 12 năm 1962 tại xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Ông từng giữ chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên. Tháng 5 năm 2012, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên. Tháng 5 năm 2016, ông được trung ương giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Điện Biên. Kết quả ông thắng cử. Ngày 26 tháng 6 năm 2020, ông thôi giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên. Thay thế ông là Phó Giám đốc Đại tá Tráng A Tủa. Sùng A Hồng được nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí. Ông vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 14 cho đến hết nhiệm kì.
1
null
Nguyễn Công Hồng (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1961) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam Belarus, Ủy viên BCH Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Đồng Nai gồm thị xã Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ. Xuất thân. Nguyễn Công Hồng sinh ngày 15 tháng 8 năm 1961 quê quán ở xã Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông hiện cư trú ở nhà số 7, tổ 6, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 26/12/1990. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Đồng Nai (đại biểu chuyên trách Trung ương) . Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Đảng ủy viên Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội, Bí thư Chi bộ Vụ Tư pháp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, làm việc ở Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Đồng Nai gồm thị xã Long Khánh và các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, được 336.561 phiếu, đạt tỷ lệ 80,59% số phiếu hợp lệ. Ông hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam Belarus, Ủy viên BCH Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội. Ông đang làm việc ở Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (đại biểu chuyên trách Trung ương), ở 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, Tp. Hà Nội.
1
null
Nguyễn Thanh Hồng (sinh năm 1960) là một Tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thiếu tướng và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - New Zealand, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Bình Dương. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, cũng thuộc đoàn đại biểu Bình Dương. Xuất thân. Ông sinh ngày 8 tháng 6 năm 1960 tại phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá. Ông là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông hiện cư trú ở Phòng 1001, số nhà 92, ngõ 97, Nhà Công vụ Bộ Công an, Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Hoạt động trong ngành công an. Từ tháng 12 năm 1979 đến tháng 10 năm 1982, ông là cán bộ giáo vụ, Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát VI Bắc Thái. Ngày 10 tháng 9 năm 1982, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông trở thành đảng viên chính thức vào ngày 10 tháng 3 năm 1984. Từ tháng 11 năm 1982 đến tháng 11 năm 1986, ông đi học Cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 6 năm 1987, ông là cán bộ giáo vụ, Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát VI Bắc Thái. Từ tháng 7 năm 1987 đến tháng 5 năm 1989, ông là cán bộ, đội trưởng, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa. Từ tháng 6 năm 1989 đến tháng 8 năm 1989, ông là Trợ lý Phòng Tham mưu Cảnh sát Công an tỉnh Thanh Hóa. Từ tháng 9 năm 1989 đến tháng 3 năm 1991, ông là đội trưởng Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa. Từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 8 năm 2002, ông là đảng ủy viên, Phó trưởng phòng – Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa. Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 5 năm 2004, ông là phó trưởng phòng, phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa. Từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 8 năm 2005, ông là Bí thư chi bộ, Phó trưởng Ban biên tập chuyên đề Chính trị - Pháp luật, Tạp chí Công an nhân dân. Từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 4 năm 2010, ông là đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Trưởng ban biên tập chuyên đề Chính trị - Pháp luật, Tạp chí Công an nhân dân. Từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011, ông là đảng ủy viên, Phó Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 Bình Dương. Ngày 14 tháng 3 năm 2011, đại tá Nguyễn Thanh Hồng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, cùng với 4 người khác (Đại tướng Lê Hồng Anh, trung tướng Trần Đại Quang, trung tướng Đặng Văn Hiếu, thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến) được Bộ Công an Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông lần đầu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 ở đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Bình Dương gồm huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo và thị xã Dĩ An. Ông đã trúng cử với tỷ lệ 67,48% số phiếu hợp lệ. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 Bình Dương. Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, làm việc ở Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Bình Dương, gồm thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Dĩ An, được 286.534 phiếu, đạt tỷ lệ 66,58% số phiếu hợp lệ. Ông hiện là Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - New Zealand. Ông đang làm việc ở Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (Đại biểu chuyên trách: Trung ương). Suy đoán có tội. Ngày 21 tháng 11 năm 2017, thảo luận về dự án luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi tại nghị trường Quốc hội, ông cho rằng luật Hình sự xác định tội phạm theo nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng đối với phòng, chống tham nhũng nên áp dụng suy đoán có tội, có vi phạm. Phản đối đề xuất xây dựng luật Phòng chống phản bội Tổ quốc. Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2018, tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh đề xuất xây dựng Luật Phòng chống phản bội Tổ quốc để nhận diện đối tượng, hành vi phản bội Tổ quốc theo điều 44 Hiến pháp Việt Nam 2013. Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Hồng đã phản đối đề xuất này với lí do tội phản bội tổ quốc đã được thể chế hóa trong bộ luật Hình sự và các luật bảo vệ Tổ quốc liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia. Lịch sử thụ phong quân hàm. Thiếu tướng (2014)
1
null
Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1967) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đắc Lắk. Tiểu sử. Ngày sinh: 21/6/1967 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật kinh doanh Nghề nghiệp, chức vụ: Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Viết Hiền, Ủy viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần Du lịch cộng đồng KoTam, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Nơi làm việc: Doanh nghiệp tư nhân Viết Hiền; Công ty cổ phần Du lịch cộng đồng KoTam Nơi ứng cử: Đắc Lắk Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trương Thị Huệ (sinh năm 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên. Tiểu sử. Ngày sinh: 28/1/1961 Giới tính: Nữ Dân tộc: Sán Dìu Tôn giáo: Không Quê quán: Xã An Khánh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân thương mại Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên khóa XIII, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Ngày vào đảng: 3/4/1995 Nơi ứng cử: Thái Nguyên Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa XI, XII
1
null
Nguyễn Thanh Hùng (sinh năm 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đồng Tháp. Tiểu sử. Ngày sinh: 27/4/1961 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ hành chính; Kỹ sư công trình thủy, Cử nhân kinh tế ngoại thương Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nơi làm việc: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, Số 533 Quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Ngày vào đảng: 25/9/1989 Nơi ứng cử: Đồng Tháp Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011-2016
1
null
Ngô Văn Hùng (sinh 1956) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 2, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Lào Cai. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 21 tháng 5 năm 1956, quê quán ở Khu 5, An Xuân, Phú Hộ, TX. Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Đào tạo cán bộ chiến dịch-chiến lược. Ông có bằng Cao cấp lý luận chính trị. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10/4/1979. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh x, khóa 13 tỉnh Lào Cai. Trước năm 2008, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 2 Năm 2008, Phó Tư lệnh Quân khu 2 Thiếu tướng (2008)
1
null
Phùng Văn Hùng (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1960) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14, thuộc đoàn đại biểu Cao Bằng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.. Xuất thân. Ông quê quán ở Xã Thái Sơn, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Ông hiện cư trú ở Số 25, ngõ 158, ngách 2, hẻm 49, phố Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Sự nghiệp. Vào ĐCSVN: 08/9/1989 Hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
1
null
Trần Xuân Hùng (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14, thuộc đoàn đại biểu Hà Nam. Tiểu sử. Quê quán: Xã Thanh Tân, huyên ̣Thanh Liêm, tı̉nh Hà Nam Hiện cư trú: Tổ 8, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tı̉nh Hà Nam Sự nghiệp. Kết nạp ĐCS: 27/8/1992 2016: Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Hà Nam. Làm việc ở: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam.
1
null
Nguyễn Văn Hưng (sinh 1958) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, hàm Thiếu tướng. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1958 tại  Xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh - Từ tháng 11 năm 1976 đến tháng 3 năm 1977: Ông là chiến sĩ huấn luyện thuộc Đại đội 4, Trung đoàn Gia Định; - Từ tháng 4 năm 1977 đến tháng 5 năm 1977: Ông là  chiến sĩ Đại đội 2 thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hóc Môn; - Từ tháng 5 năm 1977 đến tháng 8 năm 1983: Ông là nhân viên Ban Chính trị thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hóc Môn. Tháng 5năm 1980 Ông được cử đi học Trường Sĩ quan Chính trị - Quân sự. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1978; - Từ tháng 9 năm 1983 đến tháng 6 năm 1986: Ông được phong quân hàm Trung úy, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Đại đội trưởng Chính trị Đại đội 1, Trợ lý Cán bộ thuộc Ban Chính trị, Trung đoàn Gia Định; - Từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 12 năm 1987: Ông là Thượng úy, Trợ lý Cán bộ thuộc Ban Chính trị, Trung đoàn 742, Mặt trận 779; - Từ tháng 01 năm 1988 đến tháng 12 năm 2000: Ông công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hóc Môn, giữ các chức vụ: Đại úy,Trợ lý Chính trị; Thiếu tá, Trung tá, Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị. Trong thời gian này Ông được cử đi học tại Học viện Chính trị - Quânsự (9/1995 - 8/1996 và 12/1999 - 12/2000); - Từ tháng 12 năm 2000 đến tháng 9 năm 2001: Ông là Thượng tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 317 - Quân khu 7; - Từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 5 năm 2010: Ông là Thượng tá, Phó Trưởng phòng, Quyền Trưởng phòng; Đại tá, Trưởng phòng Cán bộ, Quân khu 7 Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh Tháng 12 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 Thiếu tướng (2012)
1
null
Dương Hoàng Hương (sinh ngày 5 tháng 11 năm 1970) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Phú Thọ. Hiện tại, ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Tiểu sử. Ông quê ở xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. Ngày sinh: 5/11/1970 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Phú Thọ Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật, Thạc sỹ kinh tế phát triển Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Cẩm Khê, Phú Thọ, Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ khóa XIII(kiêm nhiệm),Ủy viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nơi làm việc: Huyện ủy Cẩm Khê, thị trấn Lâm Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ Ngày vào đảng: 28/6/1997 Nơi ứng cử: Phú Thọ Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Lê Thị Hương (sinh năm 1980) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá. Tiểu sử. Ngày sinh: 22/9/1980 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm tiếng Nga Nghề nghiệp, chức vụ: Giáo viên Trung học phổ thông Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá Nơi làm việc: Trường THPT Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa Nơi ứng cử: Thanh Hoá Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Phạm Hồng Hương (sinh năm 1959) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh Việt Nam. Thân thế sự nghiệp. Phạm Hồng Hương sinh ngày 10 tháng 5 năm 1959, quê quán tại Thôn Nguyễn, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngày vào Đảng:14/3/1980. Trước năm 2008, ông là CHT Bộ CHQS tỉnh Hưng Yên. Tháng 3- 2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tham mưu trưởng Quân khu 3, Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 9-2011, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh-TMT Quân khu 3, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân khu. Tháng 9-2013, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 3 thay Trung tướng Phạm Quang Hợi nghỉ hưu Tháng 10 năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 18 tháng 6 năm 2018, Trung tướng Phạm Hồng Hương, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang phong quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 6 năm 2019, ông nghỉ hưu.
1
null
Lê Quang Huy (sinh ngày 19 tháng 9 năm 1966) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, và khóa XII thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu. Xuất thân. Ông sinh ngày 19 tháng 9 năm 1966, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội. Ông hiện cư trú ở Phòng 51, Khu tập thể 31 Hàng Bài, Hà Nội. Giáo dục. Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Công nghệ thông tin, Kỹ sư xây dựng dân dụng Sự nghiệp. Từ tháng 5 năm 1989 đến tháng 12 năm 1990, ông là Cán bộ kỹ thuật Công ty xây dựng số 3, thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 1 năm 1991 đến tháng 12 năm 1992, ông là Chuyên viên kỹ thuật phần mềm, Công ty Ứng dụng Toán Tin học và Xây dựng, Hội Xây dựng Việt Nam. Từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 5 năm 1995, ông là Chuyên viên kỹ thuật máy tính, Văn phòng Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Hồng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1995 đến tháng 5 năm 1996, ông là Chuyên viên kỹ thuật máy tính, Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ thông tin, Văn phòng Chính phủ Việt Nam. Từ tháng 6 năm 1996 đến tháng 7 năm 2007, ông là Chuyên viên, Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư liệu, Ban Khoa giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10/9/1999, ngày chính thức là 10/9/2000. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII tỉnh Bạc Liêu. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (nhiệm kỳ 2007-2011) tỉnh Bạc Liêu. Lúc này theo Website Quốc hội Việt Nam, ông có bằng thạc sĩ tin học, và cao cấp lý luận chính trị, là Nghiên cứu sinh ngành quản trị thông tin. Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 6 năm 2011, ông là Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XII (Đại biểu chuyên trách: Trung ương). Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Bạc Liêu. Ngày 26/4/2011, Hội đồng bầu cử đã công bố danh sách những ngưới ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước. Theo đó, ông ứng cử ở đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Bạc Liêu gồm các huyện Vĩnh Lợi, huyện Hòa Bình và Thành phố Bạc Liêu. Lúc này ông có bằng thạc sĩ Công nghệ thông tin, bằng kỹ sư xây dựng dân dụng và đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ông đã trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016) tỉnh Bạc Liêu. Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 2 năm 2014, ông giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Việt Nam khoá XIII. Tháng 3 năm 2014, ông được luân chuyển giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An. Ông được chuyển sinh hoạt từ Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu về Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết 197/TB-BCTĐB. (Đại biểu chuyên trách: Trung ương). Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Nghệ An. Từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 10 năm 2017, ông công tác ở tỉnh Nghệ An. Ông từng giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIV. Ngày 19 tháng 11 năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố Nghị quyết số 446/NQ-UBTVQH, ngày 31/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều động, phê chuẩn ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội từ ngày 01/11/2017.
1
null
Lưu Thị Huyền (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1971, quê quán ở xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Ninh Bình. Xuất thân. Bà sinh ngày 8 tháng 3 năm 1971, quê quán ở xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Bà cư trú tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Giáo dục. Trình độ học vấn: Đại học; Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm; Sự nghiệp. Nghề nghiệp chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; Nơi làm việc: Ủy ban UBMTTQ huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 16/02/1996; ĐBHĐND khóa, cấp: Không. Trúng cử với số phiếu hợp lệ: 60,09%.
1
null
Trần Văn Huynh (sinh ngày 10 tháng 1 năm 1952, còn có tên Huệ Tín) là một tu sĩ, lương y, chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang. Ông là một trong 21 đại biểu không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trúng cử đại biểu quốc hội khóa 14. Ông đã ứng cử và trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Kiên Giang, gồm có các huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng và Châu Thành với tỉ lệ % số phiếu. Ông hiện là Chánh Phối sư, Trưởng ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Bạch Y, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang. Xuất thân. Ông sinh ngày 10 tháng 1 năm 1952, quê quán ở Xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Ông hiện cư trú ở Số 950, ấp Hòa An, xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Sự nghiệp. Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2004-2011.
1
null
Thiếu tướng Nguyễn Minh Kha (sinh năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Cần Thơ., ông Kha là nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II của Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ.. Tiểu sử. Ngày sinh: 12/2/1958 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Cử nhân chính trị Nghề nghiệp, chức vụ: Thành ủy viên; Đại tá, Phó Giám đốc Công an thành phố Cần Thơ; Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Nơi làm việc: Công an thành phố Cần Thơ Ngày vào đảng: 23/9/1982 Nơi ứng cử: TP Cần Thơ Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Khá (sinh năm 1955), người Khmer, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Trà Vinh. Uỷ viên thường trực Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Ban thường trực Nhóm nữ ĐBQH Việt Nam. Tiểu sử. Tên thường gọi: Tám Khá Ngày sinh: 16/7/1955 Giới tính: Nữ Dân tộc: Khmer(Khơ-me) Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, Trà Vinh Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Cao trung cấp quản lý nhà nước, Trung học y tế Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban TT Nhóm nữ ĐBQH Việt Nam Nơi làm việc: Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Ngày vào đảng: 1/6/1981 Nơi ứng cử: Trà Vinh Đại biểu Quốc hội khoá: XI,XII,XIII Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa X, XI, XII
1
null
Phạm Quang Khải (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bà Rịa – Vũng Tàu. Tiểu sử. Phạm Quang Khải sinh ngày 4 tháng 11 năm 1954, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Long Phước, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông có bằng cử nhân ngành Văn hóa. Ngày 11 tháng 11 năm 1975, Phạm Quang Khải gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó ông học tập và có bằng cử nhân lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Phạm Quang Khải từng là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ 2011 đến 2016, Phạm Quang Khải là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phạm Quang Khải nghỉ hưu từ ngày 01/12/2014 theo Quyết định số 1408-QĐNS/TW.
1
null
Lê Đình Khanh (sinh năm 1956) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương. Tiểu sử. Ngày sinh: 2/1/1956 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thanh Cường, huyện Thanh Hà, Hải Dương Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Kỹ sư nông nghiệp, cử nhân Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Phó Trưởng ban kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh Hải dương khóa XV(2011-2016) Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Ngày vào đảng: 5/6/1984 Nơi ứng cử: Hải Dương Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa XV (nhiệm kỳ 2011-2016)
1
null
Nguyễn Văn Khánh (sinh năm 1956) là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai (2010-2015) và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai. Thân thế và sự nghiệp. Nguyễn Văn Khánh sinh ngày 14 tháng 10 năm 1956 tại phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Ông là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có bằng Thạc sĩ Luật. Ngày 7 tháng 8 năm 1982, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, ông học tập và có bằng Cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Số hiệu 400-010.
1
null
Lê Dân Khiết (sinh năm 1960) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu An Giang. Tiểu sử. Ngày sinh: 19/8/1960 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Nơi làm việc: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang Ngày vào đảng: 19/11/1986 Nơi ứng cử: An Giang Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Thân Văn Khoa (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1958 tại Bắc Giang) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang. Tiểu sử. Tên thường gọi: Thân Văn Khoa Ngày sinh: 20/7/1958 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Giáo dục. Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tài chính Sự nghiệp. Ông từng đảm nhiệm chức vụ: Bí thư Thành ủy TP Bắc Giang (2005-2010); Bí thư Huyện ủy Huyện Việt Yên (2001-2005); trước đó ông cũng từng giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Giang. Ông nguyên là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Bắc Giang; Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nơi làm việc: Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Giang Ngày vào đảng: 30/12/1982 Nơi ứng cử: Bắc Giang Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI (2004-2009), XVII (2011-2016) Chiều 8-8-2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng; trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước và gặp mặt, chia tay một số đồng chí nghỉ chế độ, chuyển công tác. Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Bùi Văn Hải đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đồng chí Thân Văn Khoa, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác. Thực hiện quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã công bố quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1-8-2018 đối với đồng chí Thân Văn Khoa, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
1
null
Nguyễn Kim Khoa (sinh 07/3/1955) là một Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Phú Thọ, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc phòng của Quốc hội khóa 13. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh ngày 7 tháng 3 năm 1955 tại Xã Sơn Dương, huyện Lâm Thao, Phú Thọ Tháng 4-1974, ông nhập ngũ tham gia kháng chiến chống Mỹ. Tháng 5-1975, học viên trường sĩ quân lục quân 1. Tháng 2-1979, tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang. Năm 1985, ông được bổ nhiệm Trung đoàn trưởng. Năm 1989, ông được bổ nhiệm Phó Tham mưu Trưởng Sư đoàn 324, Quân khu 2. Từ 1989-2000 lần lượt giữ chức Tham mưu Phó, Sư đoàn phó-TMT, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 324, Quân khu 2. Năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh Phú thọ. Năm 2004, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 2 Năm 2007, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Năm 2011, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Tháng 10-2016. ông nghỉ hưu.
1
null
Hà Văn Khoát (sinh năm 1955), người Tày, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Bắc Kạn. Tiểu sử. Ngày sinh: 20/1/1955 Giới tính: Nam Dân tộc: Tày Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Ngày vào đảng: 25/5/1975 Giáo dục. Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Đại học Cảnh sát Sự nghiệp. Ông từng phục vụ trong ngành Công an, quân hàm Thiếu tướng, giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bắc Cạn. Sau đó ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Cạn. Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Kạn, tổ 1A, phường Phùng Chí Kiên, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Nơi ứng cử: Bắc Kạn Đại biểu Quốc hội khoá: XI,XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND cấp tỉnh khóa VII, VIII Phụ chú: Nghỉ hưu từ 01/03/2015 theo Quyết định số 1571-QĐNS/TW ngày 15/12/2014
1
null
Lê Văn Lai (sinh năm 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. Tiểu sử. Ngày sinh: 4/9/1954 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế; Cử nhân Ngữ văn Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nơi làm việc: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam Ngày vào đảng: 10/5/1980 Nơi ứng cử: Quảng Nam Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII (2011-2016)
1
null
Nguyễn Minh Lâm (sinh ngày 15 tháng 10 năm 1972) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Long An. Tiểu sử. Ông có quê quán ở Ấp 9, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành, Long An. Ông có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ kỹ thuật - chuyên ngành sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, và trung cấp lí luận chính trị. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 11/5/2005. Năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 ở tỉnh Long An. Ông là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bến Lức, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 13.
1
null
Lê Đắc Lâm (sinh ngày 10 tháng 1 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận. Xuất thân. Ông sinh ngày 10 tháng 1 năm 1958, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Giáo dục. Ông có trình độ học vấn là Cử nhân Kinh tế, Cử nhân chính trị. Ông có trình độ lí luận chính trị là Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20/11/1979. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận, đồng thời là Tỉnh ủy viên, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13.
1
null
Trần Văn Lan (sinh năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang. Tiểu sử. Tên thường gọi: Trần Văn Lan Ngày sinh: 12/10/1958 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang Trình độ chuyên môn: Cử nhân quân sự, Cử nhân Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang Nơi làm việc: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang Ngày vào đảng: 1/9/1979 Nơi ứng cử: Tiền Giang Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Phạm Khánh Phong Lan (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1970) là một nữ chính trị gia, nhà giáo và nhà khoa học người Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, XV thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội dược học, Phó Chủ tịch Hội đông y thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân và giáo dục. Phạm Khánh Phong Lan là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở phường Khánh Thành, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Bà có học vị tiến sĩ dược, học hàm phó giáo sư, bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 8 năm 2007, Phạm Khánh Phong Lan là giảng viên đại học, Phó Chủ nhiệm bộ môn Hóa hữu cơ thuộc Khoa Dược của Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 5 năm 2011, bà giữ các chức vụ Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Thường vụ Hội Dược học Việt Nam; Chủ tịch Hội Dược học thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông Y thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Thường vụ Hội hóa học thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 tại đơn vị bầu cử số 8 Thành phố Hồ Chí Minh gồm các Quận 12 và quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đó bà được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu ra ứng cử ở đơn vị này. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bà hiện là Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội dược học, Phó Chủ tịch Hội đông y thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 14. Ngày 21 tháng 5 năm 2021, bà trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 nhiệm kì 2021-2026 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bà hiện làm việc tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13. Bà ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 ở đơn vị bầu cử số 8 Thành phố Hồ Chí Minh gồm các Quận 12 và quận Gò Vấp. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14. Sáng ngày 22 tháng 5 năm 2018, tại phiên thảo luận ở Quốc hội khóa 14 (kì họp thứ 5), Phạm Khánh Phong Lan đề nghị Quốc hội xây dựng hành lang pháp lý bảo vệ cho bác sĩ, đồng thời chất vấn Bộ y tế về trách nhiệm trong việc để lương bác sĩ thấp.
1
null
Phạm Thị Mỹ Lệ (8 tháng 3 năm 1958 – 30 tháng 6 năm 2018) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bình Phước. Xuất thân và giáo dục. Phạm Thị Mỹ Lệ sinh ngày 8 tháng 3 năm 1958, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán tại huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Bà có trình độ Bồi dưỡng Quản trị kinh doanh, Bồi dưỡng chính trị Nguyễn Ái Quốc. Sự nghiệp. Bà từng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa 8 nhiệm kì 2011 – 2016. Bà từng là Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Phước, nguyên chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Bình Phước. Từ năm 2011 đến 2016, bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Phước, đồng thời là Tổng Giám đốc công ty TNHH Mỹ Lệ, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Năm 2017, bà được bình chọn là 1 trong 20 công dân tiêu biểu của tỉnh Bình Phước. Bà là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa 8 nhiệm kỳ 2014 – 2019. Qua đời. Bà mất đột ngột ngày 30 tháng 6 năm 2018 sau khi xăm lông mày và xăm môi ở cơ sở làm đẹp Phương Nam tại khu phố 3, phường Long Thủy, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước do sốc phản vệ.
1
null
Linh mục Giuse Lê Ngọc Hoàn (sinh 1941) là một giáo sĩ Công giáo Việt Nam, đương kim Linh mục Chánh xứ Lạc Thành, Giáo phận Bùi Chu (thuộc xã Xuân Phú, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII và XIII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Thân thế đạo đời. Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1941 tại Giáo xứ Nam Hưng, Giáo phận Bùi Chu (thuộc xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định). Ông thụ phong Linh mục ngày 8 tháng 12 năm 1963, mang tên Thánh kép là Giuse Maria. Lễ phong chức do Giám mục Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh bí mật thực hiện cho 29 thầy giảng tại đền thánh Phú Nhai. Sau khi thụ phong, ông được bổ nhiệm làm Phó xứ Trung Lao (thuộc xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, Nam Định). Năm 1965, ông được bổ nhiệm Chánh xứ Trung Lao, về sau kiêm quản thêm các xứ Trang Hậu, Nam Hưng, Nam Lạng, và Phú An. Thời gian này, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát chặt chẽ hoạt động tôn giáo, các hoạt động mục vụ bị giới hạn. Chính sách kiểm soát này được chính quyền Việt Nam thống nhất duy trì mãi cho đến năm 1986, ông mới được nới lỏng kiểm soát, được phép tự do thực hiện các hoạt động mục vụ. Năm 2005, ông được chuyển sang làm Chánh xứ Cát Phú, đến năm 2008 thì chuyển làm Chánh xứ Lạc Thành cho đến nay.
1
null
Trần Du Lịch (sinh ngày 19/8/1952) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất thân. Dân tộc: Kinh Tôn giáo: không Quê quán: Xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Nơi cư trú (nơi ở hiện nay): 112/23 Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Giáo dục. Trình độ học vấn: Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế, Cao cấp Quản lý Nhà nước Sự nghiệp. Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh Ngày vào Đảng: 26/7/1993 Trước đó là đại biểu Quốc hội khoá (nếu có): IX Nơi làm việc: Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: Trụ sở Đoàn ĐBQH TP - số 2Bis Lê Duẩn, phương Bến Nghé, quận 1, TP.Hồ Chí Minh Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2021 được thành lập theo Quyết định 1120/QĐ-TTg, ông là một trong 15 thành viên. Ủng hộ phát triển kinh tế biển ở huyện Cần Giờ. Đồng tình với ý kiến của ông Võ Văn Hoan về phát triển kinh tế biển, Tiến sĩ Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố, cho biết chiến lược phát triển kinh tế biển đã có từ thuở sơ khai. Với lợi thế là cửa ngõ cảng biển từ khi mới hình thành, nhiệm vụ chính của Thành phố hiện nay là nâng cấp, mở rộng hệ thống cảng hiện hữu, phát triển mạnh hơn những công ty, tập đoàn vận tải biển, hoàn thiện mô hình đô thị biển đẳng cấp… Để phát triển đô thị biển Cần Giờ, nên giao cho một nhà đầu tư tầm cỡ (như Vingroup) chịu trách nhiệm tổng thể, dưới sự giám sát nghiêm ngặt về quy hoạch và quá trình thực thi theo ý muốn của ông Hoan. Nếu phân nhỏ dự án, chia năm xẻ bảy sẽ rất dễ dẫn tới nát quy hoạch, phá hủy cả khu đô thị.
1
null
Nông Thị Bích Liên (sinh năm 1978) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang. Tiểu sử. Nông Thị Bích Liên sinh ngày 28 tháng 4 năm 1978, người dân tộc La Chí, không theo tôn giáo nào. Bả có quê quán tại xã Bản Díu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Bà có bằng Cử nhân sư phạm. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 6 tháng 7 năm 2006. Từ 2011 đến 2016, bà là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Hà Giang, đồng thời là Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 13.
1
null
Nguyễn Tuyết Liên (sinh năm 1963) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Sóc Trăng. Ngày sinh: 10/8/1963 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Phường Hưng Phú, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Luật học Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Sóc Trăng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Ngày vào đảng: 22/6/1989 Nơi ứng cử: Sóc Trăng Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Trương Thị Yến Linh (sinh ngày 21 tháng 5 năm 1982) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Cà Mau. Xuất thân. Bà quê quán ở Phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Bà hiện cư trú ở 131 Lý Văn Lâm, khóm 2, phường 1, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Sự nghiệp. Bà kết nạp ĐCSVN vào 26/8/2013. Ủy viên UBMTTQ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2009 - 2014 Bà hiện là Bác sĩ chuyên khoa cấp 1 chuyên ngành huyết học truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
1
null
Lê Bộ Lĩnh (sinh năm 1958) là tiến sỹ kinh tế, phó giáo sư, chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu An Giang, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,Phó Tổng thư ký Quốc hội khóa XIV. Xuất thân. Ông sinh ngày 10/9/1958 tại xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Giáo dục. Năm 1975 ông thi đỗ vào Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 1980, tốt nghiệp xuất sắc khoa Kinh tế Chính trị, sau đó ông vào phục vụ trong quân đội.. Từ năm 1986 đến năm 1991 ông làm nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên Lô mô nô xốp, Liên Xô, và nhận bằng Tiến sĩ kinh tế. Năm 1992-1993 ông hoàn thành khóa đào tạo về kinh tế trường và chương trình tiếng Anh kinh tế của Ford Foundation. Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sỹ kinh tế Sự nghiệp. Ngày vào đảng: 18/1/1982 Nghiên cứu và giảng dạy Năm 1982, ông được điều về công tác tại Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam. Năm 1991 sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên Lô mô nô xốp ông trở về công tác tại Viện Kinh tế Thế giới thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia. Năm 1993, ông là Phó Tổng Biên tập tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Năm 1994 – 1995, nghiên cứu theo chế độ Giáo sư tại Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản. Năm 1999, được mời đi nghiên cứu 4 tháng tại Trường Đại học Duisburg, Cộng hòa Liên Bang Đức và Viện Lao động Nhật Bản. Năm 2005 được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời tham gia chương trình quốc tế trao đổi chuyên môn. Từ năm 1995 đến năm 2005 ông làm Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Từ năm 2005 đến năm 2007 là Tổng Biên tập Tạp chí Những vấn đề kinh tế Thế giới,và "Vietnam Economic Review", sau đó ông làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Cùng với hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học,ông cũng đồng thời tham gia công tác giảng dạy,đào tạo đại học và sau đại học và được công nhận là Phó giáo sư kinh tế năm 2002. Từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2016, ông là Đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khoá XII, XIII. Trong thời gian này, ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động nghiên cứu và đào tạo tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội,và các trường đại học khác. Ông đã chủ trì nhiều chương trình,đề tài nghiên cứu như Phó chủ nhiệm chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước " Những vấn đề cơ bản phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020",Chủ nhiệm dự án hợp tác với đại học Tokyo (Nhật Bản) " Quan hệ giữa Nhật Bản và các nước thành viên mới của ASEAN", Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu cấp bộ " "Cộng đồng ASEAN: cơ sở hình thành, nội dung, triển vọng, tác động và phản ứng của các nước thành viên", Ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ của UBTV Quốc hội giai đoạn 2014-2016:"Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với Hiến pháp 2013".Ông là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ khóa XII (2016-2021), Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 2016-2020, thành viên Hội đồng khoa học và Hội đồng biên tập của nhiều Viện nghiên cứu và Tạp chí khoa học. Đại biểu Quốc hội Năm 2007 ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII tại An Giang và sau đó được Quốc hội bầu giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, là Trưởng tiểu ban KHCN trong lĩnh vực kinh tế tổng hợp, nội chính, tư pháp. Năm 2011 ông tiếp tục ứng cử tại An Giang và trở thành ĐBQH khóa XIII, tiếp tục được bầu giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và được phân công Trưởng tiểu ban Chính sách KHCN và Kết cấu hạ tầng, thành viên Hội đồng quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; thành viên Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp 2013. Trên diễn đàn Quốc hội, ông có những phát biểu và chất vấn tâm huyết,có trách nhiệm về những vấn đề quan trọng được cử tri quan tâm.Chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XII ngày 13 -11-2008":" Các cú sốc vừa qua đối với nền kinh tế của chúng ta có nguyên nhân sâu xa từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, mà chúng ta đã theo đuổi trong nhiều năm. Thủ tướng đánh giá như thế nào về giới hạn của mô hình tăng trưởng này, những giải pháp mang tính đột phá mà chúng ta có thể chuyển sang tăng trưởng dựa trên chất lượng và hiệu quả?"." " Trước rất nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước thì trí thức Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đều có những ý kiến rất tâm huyết và có trách nhiệm. Thủ tướng đánh giá như thế nào về các ý kiến đó và Thủ tướng có kế hoạch đối thoại với các nhà khoa học, với trí thức trong năm 2009 về những vấn đề phát triển của đất nước hay không?" Chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII (ngày 25 -11- 2011): "Tôi xin một phút để hỏi Thủ tướng về một vấn đề chưa được đề cập đến trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, đó là liên quan đến vấn đề đối ngoại và đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia." "Trong thời gian vừa qua, cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm theo dõi những hoạt động đối ngoại sôi động của Đảng, Nhà nước và các kết quả quan trọng của chúng ta đã đạt được cả trên diễn đàn quốc tế, khu vực và quan hệ song phương, đã tạo điều kiện quốc tế hết sức thuận lợi cho công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước. Xin Thủ tướng cho biết thêm hai vấn đề trong bối cảnh khu vực Biển Đông hiện nay đang diễn biến phức tạp và chắc là kéo dài." "Một, những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta." "Hai, quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo của chúng ta?" Công tác tham mưu,tư vấn. Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018, ông là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Phó Tổng thư ký Quốc hội khóa XIV. Ông cũng tham gia công tác tư vấn cho Thủ tướng chính phủ với tư cách thành viên của Hội đồng Quốc gia phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình quan trọng ngành giao thông vận tải. Từ năm 2001 ông kiêm nhiệm Thư ký khoa học và Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương các khóa IX,X,XII. Ông cũng tham gia với tư cách cố vấn cho một số tổ chức KHCN. Hoạt động đối ngoại. Ông là Tổng thư ký đầu tiên và sau đó là Chủ tịch Ủy ban IATSS của Việt Nam tuyển chọn các ứng viên tham gia chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ cho các nước Đông Nam Á tại Nhật Bản từ năm 1995 đến năm 2015; là Chủ tịch nhóm nghị sỹ hữu ghị Việt Nam - Ucraina (2011-2016); thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban hòa bình Việt Nam (2009-2019).Ông cũng tham dự nhiều diễn đàn quốc tế lớn như Diễn đàn lãnh đạo trẻ Á - Âu (Áo,1998), Hội nghị thượng đỉnh các nhà lập pháp toàn cầu lần thứ nhất (Rio De janeiro, 2012), các khóa họp Đại hội đồng liên nghị viện Đông Nam Á - AIPA (Pattaya 2009";" Phnom Penh, 2011; Vientian, 2014; Kuala Lumpur, 2015), Đại hội đồng liên minh nghị viện thế giới - IPU và Hiệp hội Tổng thư ký nghị viện- ASGP (Hà Nội 2015; Geneva, 2016; Sant Peterbuorg, 2017...) Khen thưởng. Ông được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3 vì đã có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong quá trình công tác. Ngoài ra, ông còn được nhận nhiều kỷ niệm chương vì đã đóng góp vào sự nghiệp: Khoa học;Giáo dục đào tạo;Giao thông vận tải;Nông nghiệp và phát triển nông thôn,Thông tin truyền thông,Dân vận, Công đoàn, Bảo vệ chủ quyền biển đảo... Sách đã xuất bản. Ông là tác giả và chủ biên trên 50 sách, bài đăng tạp chí khoa học về các lĩnh vực phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có:
1
null
Nguyễn Phước Lộc (sinh ngày 31 tháng 1 năm 1970) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh , Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Ông từng là Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Sự nghiệp. Thanh niên Việt Nam. 1996-2000, Phó Bí Thư Quận Đoàn, Bí thư Quận Đoàn 5; Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận 5; UV Ủy ban MTTQ Việt Nam quận 5, Đại biểu HĐND quận 5 khóa VIII (1999-2004). 2000-2002, UV Ban Thường vụ Thành Đoàn, Trưởng ban An ninh quốc phòng - Địa bàn dân cư; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM; Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM. 2002-2010, UV BCH Trung ương Đoàn, UV Ban Thường vụ Trung ương Đoàn; Phó Chủ tịch Thường trực TW Hội LHTN Việt Nam; Trưởng ban vận động thành lập Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; Thành viên sáng lập Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai; thành viên điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính, Quỹ học bổng Phan Châu Trinh; Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Khóa VII. Năm 2010, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khoá VI (2010 - 2015). Năm 2011, trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016); Ủy viên Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội; thành viên nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Italia. Ban Dân vận Trung ương. 2012-2016, Hàm Vụ trưởng Vụ Đoàn thể Nhân dân, Vụ Trưởng Vụ Tôn giáo, Vụ Trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân Ban Dân vận Trung ương; UV Ban Thường vụ Đảng ủy Ban Dân vận Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy. Năm 2016, trúng cử ĐBQH khoá XIV (2016-2021); Ủy viên thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Hy Lạp; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển. Ngày 18 tháng 09 năm 2018, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Ban Bí thư đã có Quyết định số 424-QĐNS/TW về việc điều động và chỉ định cán bộ tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương. Ngày 06 tháng 01 năm 2022, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định tiếp nhận, phân công đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM. Ngày 26 tháng 9 năm 2023, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định chuẩn y của Bộ Chính trị phân công đồng chí Nguyễn Phước Lộc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
1
null
Vũ Tiến Lộc (sinh 1960) là chính khách người Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa XI, XII, XIII, XIV, XV là Ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách Quốc hội khóa XI, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, XV, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối tác Công Tư của Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Trung ương các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Liên minh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh Châu Á Thái Bình Dương APEC (ABAC), Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương của Việt Nam (PECC), thành viên Ban lãnh đạo Liên đoàn các Phòng Thương mại Thế giới (WFC), Trưởng Ban Chỉ đạo Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia. Tiểu sử. Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1960, tại xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ông có bằng Tiến sĩ kinh tế, tham gia giảng dạy tại các trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội và một số trường đại học trong và ngoài nước khác… Vai trò lãnh đạo VCCI. Là một chính khách có tư duy đổi mới, trên cương vị Đại biểu Quốc hội (2002 - 2026) và Chủ tịch VCCI (2003 - 2021), ông Vũ Tiến Lộc được xem là đã để lại nhiều dấu ấn trên nghị trường và cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Ông đã cùng các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chọn 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam. Ông đã nghiên cứu và tích cực phổ biến tư tưởng Hồ Chí Minh về doanh nghiệp và doanh nhân. Ông là người đầu tiên đưa ra thông điệp "Doanh nhân - người lính thời bình" và lập ra Cúp Thánh Gióng để tôn vinh các doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Ông đã kiến nghị và là Trưởng Ban biên tập Đề án trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.. Ông Lộc đã có sáng kiến đề xuất với Quốc hội khóa XIII lần đầu tiên hiến định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong Hiến pháp cùng các giai tầng khác như công nhân, nông dân, trí thức . Ông có sáng kiến đề xuất chính thức hóa loại hình hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình minh bạch hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế đang đóng góp tới 30% GDP trong nền kinh tế Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Vũ Tiến Lộc đã có những hoạt động có tác động lớn tới sự phát triển doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Ông đã trực tiếp chủ trì và chỉ đạo thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và chương trình khởi nghiệp quốc gia đầu tiên ở Việt Nam, chỉ đạo xây dựng hệ thống hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức của giới chủ ở Việt Nam. Ông đã chỉ đạo nghiên cứu và công bố xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (chỉ số PCI) tạo động lực cho quá trình cải cách, nâng cao năng lực điều hành kinh tế tại các địa phương và Bộ Chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI) để định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ông được giao là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Ông là người chủ trì nhiều diễn đàn, đối thoại chính sách giữa Chính phủ và doanh nghiệp, các hội nghị thượng đỉnh và diễn đàn kinh doanh lớn ở Việt Nam và ở nước ngoài có sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học và các CEO hàng đầu. Ông là Chủ tịch Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit) năm 2006, 2017. Ông Vũ Tiến Lộc là chuyên gia kinh tế và diễn giả có uy tín hàng đầu ở Việt Nam. Ông là người thường xuyên cổ vũ cho công cuộc đổi mới, cho tinh thần kinh doanh và xây dựng hình ảnh người doanh nhân có trách nhiệm xã hội . Ông Vũ Tiến Lộc cũng tham gia trực tiếp vào việc thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư lớn ở tầm quốc gia , góp phần đưa nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế . Ông là người sáng lập và điều hành các Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh hàng năm của Việt Nam (Vietnam Business Summit -VBS). Chiều 12/7/2013, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra tại Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.. Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy VCCI có sai sót nhưng không tham nhũng, tiêu cực. Ngày 19/9/2014, VCCI đón nhận Huân chương lao động hạng Nhất của Chủ tịch nước do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trực tiếp trao tặng, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ vì những thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2009-2013 Tại Đại hội Đại biểu doanh nghiệp toàn quốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày 28/3/2015, với sự tham dự của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, ông Vũ Tiến Lộc được tín nhiệm bầu lại làm Chủ tịch VCCI khoá VI. Ngày 8/9/2021, sau 3 nhiệm kỳ: IV, V, VI (18 năm) đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch VCCI (2003 - 2021), ông nghỉ công tác tại VCCI và được bầu giữ chức Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) - một tổ chức được thành lập từ năm 1993, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, tại cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam Khoá XV ngày 23/05/2021 (nhiệm kỳ 2021 -2026), Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc đã trúng cử với số phiếu cao. Ông là Đại biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội và là Ủy viên Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội.
1
null
Nguyễn Văn Luật (sinh ngày 25 tháng 2 năm 1960) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa 14, khóa 13, khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang. Tiểu sử. Tên thường gọi: Nguyễn Văn Luật Ngày sinh: 25/2/1960 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Luật Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên Nơi làm việc: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Ngày vào đảng: 28/8/1986 Nơi ứng cử: Kiên Giang Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lù Thị Lừu (sinh năm 1975) là nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Lào Cai. Xuất thân. Bà sinh ngày 2 tháng 7 năm 1975, người dân tộc Giáy, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Giáo dục. Bà có trình độ học vấn là Thạc sỹ Nông nghiệp. Bà có trình độ lí luận chính trị là Sơ cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20/9/2009. Bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai, đồng thời là Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính trường Cao đẳng cộng đồng Lào Cai, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, làm việc ở Trường Trung cấp Kỹ thuật tỉnh Lào Cai.
1
null
Ngô Đức Mạnh (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1960) là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp của Việt Nam, là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga đã về hưu năm 2021. Ông nguyên là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV thuộc đoàn đại biểu Bình Thuận., Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Ngô Đức Mạnh sinh ngày 1 tháng 10 năm 1960, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1989, ông bảo vệ luận án phó tiến sĩ luật học tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva MGU, Liên Xô với đề tài "Национальное Собрание СРВ - высший представительный орган народного представительства" ("Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cơ quan đại diện tối cao của đại diện nhân dân") Sự nghiệp. Ngày 16 tháng 4 năm 1994, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có bằng Cao cấp lý luận chính trị. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13 tỉnh Bình Thuận. Ngày 22 tháng 5 năm 2014, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Bình Thuận. Sau đó, ông là Đại biểu Quốc hội chuyên trách trung ương, là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 14, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam-EP, Thành viên Ban chỉ đạo nhà nước về thông tin đối ngoại, ủy viên Ban thường vụ - Ủy ban Hòa Bình Việt Nam. Năm 2017, ông được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch Nước bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga. Ngày 10 tháng 4 năm 2018, ông trình Quốc thư lên Tổng thống Vladimir Putin, chính thức bắt đầu nhiệm kì công tác tại Nga. Ngày 13 tháng 3 năm 2018, Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết cho Ngô Đức Mạnh thôi làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Bình Thuận vì ông sẽ nhận nhiệm vụ Đại sứ tại Liên bang Nga.
1
null
Ngô Văn Minh (5 tháng 9 năm 1959 – 16 tháng 12 năm 2016) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII,khóa XIII,khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. Tiểu sử. Ông sinh tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Ngô Văn Minh là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có bằng Cử nhân Luật. Sự nghiệp. Ngày 1 tháng 3 năm 1985, ông kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có trình độ chính trị Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngô Văn Minh là Đại biểu Quốc hội từ khoá 12, 13, 14 tỉnh Quảng Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Trong khi giữ chức ông được biết đến với những câu chất vấn thẳng thắn, trong đó có vấn đề phòng chống tham nhũng và công tác cán bộ. Một tháng trước khi qua đời ông đã có hỏi với Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về trách nhiệm của Bộ trong vụ Trịnh Xuân Thanh từ việc tặng thưởng huân chương Anh hùng lao động cho đến đề bạt, bổ nhiệm về Hậu Giang.. Ông qua đời đột ngột ở tuổi 58 lúc 21h06' tại nhà riêng vào ngày 16 tháng 12 năm 2016 do mắc bệnh hiểm nghèo. Lễ truy điệu và đưa tang của ông, an táng tại nghĩa trang quê nhà (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam).
1
null
Ngô Thị Minh (sinh ngày 26 tháng 1 năm 1964) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xuất thân. Bà quê ở phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bà hiện cư trú ở Phòng 804, Nhà công vụ Quốc hội, số 2 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Giáo dục. Bà tốt nghiệp ngành sư phạm Toán học, Kỹ sư Quản trị doanh nghiệp. Bà có còn bằng cử nhân chính trị, cao cấp lý luận chính trị. Bà bảo vệ luận án tiến sĩ (chuyên ngành Quản lý giáo dục) với nhan đề ""Hoàn thiện chính sách đối với trường đại học thuộc tỉnh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”" năm 2014 tại Đại học Giáo dục, ĐHQG Hà Nội. Sự nghiệp. Bà được kết nạp đảng ngày 03/7/1991. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII (thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Ninh), khóa XI, XII. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Hiện bà là Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
1
null
Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu sử. Nguyễn Văn Minh sinh ngày 2 tháng 2 năm 1964, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại phường 3, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông có bằng Cử nhân khoa học ngành Luật, Cử nhân Hành chính, Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24 tháng 8 năm 1990. Nguyễn Văn Minh là Đại biểu Hội đồng nhân dân khoá 6 và khoá 7 Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã từng gửi chức vụ Bí thư Quận đoàn Bình Thạnh, Bí thư Đảng uỷ phường 7 quận Bình Thạnh, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh khóa VII,khoá VIII. Phó Trưởng ban Văn hoá- xã hội Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khoá 6 và khoá 7. Tháng 12 năm 2010 làm Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (nay là Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh). Tháng 7 năm 2017 được điều động và chỉ định làm Phó Bí thư Đảng uỷ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 2 năm 2020 Ông được điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty văn hoá Sài Gòn. Ông là Đại biểu Quốc hội khoá XIII (2011-2016) thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh. Được tặng thưởng 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Huân chương Lao động hạng Ba,huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh, nhiều huy chương và kỷ niệm chương.
1
null
Lò Văn Muôn (sinh ngày 3 tháng 4 năm 1961), dân tộc Thái, là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (khóa XIII) tỉnh Điện Biên, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Điện Biên. Tiểu sử. Ông quê ở  xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Chuyên môn, nghiệp vụ của ông là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên, chuyên ngành cơ khí chế tạo máy. Ông vào Đảng vào ngày 14 tháng 8 năm 1990, nhưng chính thức vào ngày 14 tháng 8 năm 1991. Quá trình làm việc công tác:. Từ tháng 8 năm 1985 đến tháng 9 năm 1990: Là nhân viên, sau đó là Phó Trưởng phòng Kỹ thuật, Sở Công nghiệp tỉnh Lai Châu (cũ). Từ tháng 10 năm 1990 đến tháng 6 năm 1994: Là Phó Trưởng phòng Công nghiệp, Phó Trưởng Ban Quản lý dự án Sở Xây dựng - Công nghiệp tỉnh Lai Châu (cũ). Từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 12 năm 1996: Phó Giám đốc Công ty Vật liệu Xây dựng I tỉnh Lai Châu (cũ). Từ tháng 01 năm 1997 đến tháng 02 năm 2003: Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp, Sở Công nghiệp tỉnh Lai Châu (cũ); Ủy viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh (khóa VII, VIII). Từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 12 năm 2003: Phó Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Lai Châu (cũ). Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 7 năm 2004: Phó Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Điện Biên. Từ tháng 8 năm 2004 đến tháng 7 năm 2007: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Điện Biên. Từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 7 năm 2011: Tỉnh ủy viên, đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (khóa XII) tỉnh Điện Biên. Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 02 năm 2013: Tỉnh ủy viên, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII, tỉnh Điện Biên. Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội (khóa XIII) tỉnh Điện Biên. Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Điện Biên. Từ 29/6/2016 đến 29/6/2021: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Điện Biên.
1
null
Triệu Mùi Nái (sinh năm 1964), người Dao, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang. Tiểu sử. Tên thường gọi: Triệu Thị Nái Ngày sinh: 12/4/1964 Giới tính: Nữ Dân tộc: Dao Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Văn Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên BCH Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; thành viên Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội Nơi làm việc: Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - 37 Hùng Vương - Hà Nội Ngày vào đảng: 21/1/1994 Nơi ứng cử: Hà Giang Đại biểu Quốc hội khoá: IX,XII,XIII Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Thân Đức Nam (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1958) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Ông từng là Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (CIENCO 5) thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng. Ông được phong Anh hùng Lao động thời kì đổi mới năm 2011. Xuất thân. Ông sinh ngày 5 tháng 1 năm 1958, quê quán ở xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Từ nhỏ ông đã vất vả làm nhiều việc như bán kem để phụ cha nuôi sống gia đình. Giáo dục. Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ quản trị kinh doanh Sự nghiệp. Năm 1976, khi 18 tuổi, Thân Đức Nam nhập ngũ phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong thời gian quân ngũ, ông được học nghề y tá và phục vụ ở Sư đoàn 859, Quân khu 5, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1980, Thân Đức Nam xuất ngũ, và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Ông khởi đầu bằng buôn gạch, mở lò nung gạch, rồi sau đó buôn đồ cũ như xe máy. Từ năm 1981 đến năm 1990, công việc kinh doanh tiến triển tốt và ông đã tích lũy được một số vốn. Năm 1992, Thân Đức Nam thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Việt Á ở thành phố Đà Nẵng và giữ chức vụ giám đốc. Công ty này chuyên làm thương mại, vận tải, xây dựng và chuyên nhập khẩu ôtô, xe máy, thiết bị xây dựng như máy xúc, xe ben... từ Nhật và Hàn Quốc về. Theo ông Thân Đức Nam thì ông là người đầu tiên nhập xe máy Citi của hãng Daelim Hàn Quốc về bán ở miền Trung Việt Nam. Sau khi doanh số xe máy Citi Hàn Quốc bán ra bị sụt giảm, ông chuyển hướng không nhập khẩu xe máy nữa mà cho nhập hàng loạt máy móc thiết bị xây dựng như máy xúc, máy đào để tham gia làm thầu phụ cho Tổng công ty Sông Đà ở các dự án thủy điện như thủy điện Yaly, đập Thạch Nham. Từ miền Trung, công ty ông mở rộng ra Quảng Ninh chở thuê, xúc thuê cho một số mỏ. Số lượng xe, máy chuyên dụng của ông vào thời điểm năm 1993-1994 có lúc lên tới 100 chiếc. Trong thời gian này ông đi học lớp tại chức đại học ngành Quản trị Kinh doanh. Sau 4 năm ông được cấp bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Năm 2000, chi nhánh của Công ty Nam Việt Á ở Quảng Ninh sáp nhập vào với Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Civil Engineering Construction Coorporation No. 5 joint stock company, viết tắt "CIENCO 5)", một công ty nhà nước thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Ông Phạm Tuân - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 (1996 - 2002) biết ông là người có tài năng thực sự nên đã mời ông về làm giám đốc Xí nghiệp 545 (thuộc CIENCO 5) tại Quảng Ninh vào tháng 9 năm 2000. Ngày 3/2/2002, Thân Đức Nam gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó ông xin đi học lớp cao cấp lí luận chính trị. Tháng 7/2003, Thân Đức Nam được đề bạt là Phó tổng giám đốc CIENCO 5 và kiêm Giám đốc Công ty 507 (thuộc CIENCO 5) thay ông Trần Nhị. Công ty 507 là một công ty lớn đóng tại Đắk Lắk chuyên làm cầu đường với gần 1700 công nhân ở 27 xí nghiệp khác nhau. Cuối năm 2003, ông Phạm Tuân về hưu. Tháng 7 năm 2004, Thân Đức Nam được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc CIENCO 5. Khi này CIENCO 5 bên bờ vực phá sản với số nợ 2000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ hơn 100 tỷ đồng nhưng đã thua lỗ hơn 600 tỷ đồng. Năm 2010, CIENCO 5 đạt doanh thu 4.561 tỷ đồng, đạt 147% so với năm 2009; trong đó lợi nhuận đạt 343 tỷ đồng. Ngày 22/1/2011, nhờ thành tích điều hành CIENCO 5, có công đưa CIENCO 5 thoát khỏi nguy cơ phá sản, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng Công trình giao thông, hạ tầng đô thị, ông được Chủ tịch nước Việt Nam phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 với 90.841 phiếu bầu tại đơn vị bầu cử Số 2, gồm quận Thanh Khê, quận Liên Chiểu, quận Ngũ Hành Sơn và quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng, đạt tỷ lệ 74,29% số phiếu hợp lệ (Đại biểu chuyên trách: Trung ương, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội). Tháng 8/2012, Thân Đức Nam giữ chức vụ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên CIENCO 5. Ngày 29/5/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 609/NQ-UBTVQH13 tiếp nhận ông Thân Đức Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) thuộc Bộ Giao thông Vận tải, về công tác tại Văn phòng Quốc hội và giữ chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm, kể từ ngày 1/6/2013. Tháng 6 năm 2013, ông thôi chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị CIENCO 5, thay thế thông là ông Bạch Ngọc Du, Chủ tịch Công ty cổ phần Xây dựng 573 (công ty con của CIENCO 5). Bê bối. Sai phạm tại CIENCO 5. Năm 2007, Công ty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) đã được thành lập theo hình thức công ty cổ phần, trong đó Cienco 5 sở hữu 49% vốn điều lệ (24,5/50 tỉ đồng). Điều này trái với quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình công ty mẹ - con, khiến cho Cienco 5 (khi đó là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước) không thể giữ vai trò chi phối. Lúc này ông Thân Đức Nam làm Tổng giám đốc CIENCO 5 nên phải chịu trách nhiệm về sai phạm này. Ngày 25 tháng 6 năm 2016, Bộ Công an Việt Nam đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Cienco 5 Land dừng hoạt động huy động vốn tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 do có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Khu đô thị này ở địa bàn phường Phú Lương, Kiến Hưng, quận Hà Đông và xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, có quy mô hơn 400 ha, khởi công từ đầu năm 2008, nay được bán lại cho ông Lê Thanh Thản, ông chủ của chuỗi khách sạn tư nhân Mường Thanh lớn nhất Việt Nam, với giá 3500 tỉ đồng. Ngày 21.4.2016, Công ty cổ phần Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản đã chi 1.500 tỉ đồng để mua lại 95% cổ phần của Cienco 5 Land. Tài sản riêng. Thân Đức Nam có 1400 tỉ đồng vốn đầu tư ở công ty cổ phần đầu tư địa ốc CIENCO 5 và khu Đô thị Thanh Hà A&B giai đoạn 2010-2012 hiện đang được đại gia Lê Thanh Thản nắm giữ. (CIENCO 5 Land). Gia đình. Thân Đức Nam đã kết hôn với bà Đặng Thị Thu Thủy. Bà Thủy sinh năm 1959, tại Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
1
null
Nguyễn Thanh Nam (sinh ngày 2 tháng 3 năm 1958) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục Chính trị Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Cà Mau, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau. Tiểu sử. Ông sinh ngày 2 tháng 3 năm 1958 tại xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 13/9/1982. Ông có trình độ chính trị là Cao cấp lý luận chính trị và trình độ chuyên môn là Thạc sỹ chính trị học, Đại học An ninh, Cử nhân kinh tế, Cử nhân khoa học, Cao đẳng ngoại ngữ. Từ 2011 đến 2016, ông là Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khóa XIII, làm việc ở Số 258 Nguyễn Trãi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015, ông là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân. Tháng 7 năm 2016, ông là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân Việt Nam. Từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018, ông là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Chính trị Công an nhân dân Việt Nam.
1
null
Nguyễn Thị Bạch Ngân (sinh năm 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bà Rịa – Vũng Tàu. Tiểu sử. Ngày sinh: 10/2/1964 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Phường 2, Thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nơi làm việc: Ủy ban nhân dân Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Ngày vào đảng: 19/5/1987 Nơi ứng cử: Bà Rịa – Vũng Tàu Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND Thành phố Vũng Tàu nhiệm kỳ 2011–2016
1
null
Trần Hoàng Ngân (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1964) là phó giáo sư, tiến sĩ kinh tế, giảng viên đại học và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XV, thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ông là một trong 16 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từ tháng 11 năm 2017. Xuất thân và giáo dục. Trần Hoàng Ngân sinh ngày 26 tháng 10 năm 1964, quê quán ở xã Nhị Quý, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trần Hoàng Ngân tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ngành Tài chính - Ngân hàng. Ông có bằng cử nhân ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh. Năm 1995, ông có học vị Tiến sĩ kinh tế của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế 130 trang bằng tiếng Việt với đề tài "Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh" vào năm 1995 tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2002, ông được Nhà nước Việt Nam phong học hàm Phó giáo sư. Sự nghiệp. Từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 11 năm 1985 đến năm 1992, ông là Giảng viên bộ môn Ngân hàng, Bí thư Đoàn Khoa Kế toán-Tài chính-Ngân hàng, Ủy viên Thường vụ Đoàn Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 25 tháng 12 năm 1985. Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Giảng viên, Chủ nhiệm bộ môn Tài chính Tín dụng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1996 đến năm 2003, ông là Giảng viên chính, Phó Trưởng khoa, Bí thư Chi bộ Khoa Tài chính Doanh nghiệp-Kinh doanh Tiền tệ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư kinh tế năm 2002. Từ năm 2003 đến tháng 6 năm 2008, ông là Giảng viên chính, Phó Giáo sư, Trưởng khoa Ngân hàng, Bí thư Chi bộ Khoa Ngân hàng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 2 năm 2015, ông giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Từ tháng 12 năm 2007 đến 2015, ông là Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 2 năm 2015, ông nhậm chức hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing. Tháng 10 năm 2015, ông trúng cử Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2016, ông nhậm chức Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11 năm 2017, ông được bổ sung vào Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016-2021 (thành lập theo Quyết định 1120/QĐ-TTg), ông là một trong 16 thành viên. Ngày 25 tháng 6 năm 2019, Chủ tịch UBND TPHCM trao quyết định điều động và bổ nhiệm ông làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM. Ngày 18 tháng 10 năm 2022, bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM - đã trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM về việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông giữ chức Thư ký cho Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ngày 20 tháng 11 năm 2023, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM công bố quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Trợ lý Bí thư Thành ủy TPHCM. Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Trần Hoàng Ngân trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 10 Thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 8 và huyện Bình Chánh với tỉ lệ số phiếu thuận là 71,77%, cao nhất trong số các đại biểu trúng cử ở đơn vị bầu cử này (hai người còn lại là Phan Thanh Bình 64,17% và Ngô Minh Châu 63,18%). Nên giao đất 70 năm cho nhà đầu tư. Ngày 28 tháng 5 năm 2018, tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, khi thảo luận về Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, ông cho rằng chỉ nên cho thuê đất tối đa 70 năm, sau đó cho gia hạn một lần không quá 30 năm nếu dự án có hiệu quả và bảo vệ môi trường. Phong tặng. Ông đã được tặng thưởng:
1
null
Trương Trọng Nghĩa (tên khai sinh là Trương Đức Cần) (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1953), một Luật sư nổi tiếng tại Việt Nam, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV (nhiệm kì 2016-2021) thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh., Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ, Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố; Chuyên gia tư vấn của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6 năm 1998 đến nay. Ông được nhiều người biết đến với những phát biểu cũng như những chất vấn gai góc tại các kỳ họp Quốc hội. Xuất thân. Ông Trương Trọng Nghĩa quê quán ở Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Hiện cư ngụ tại quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Sự nghiệp. Từ tháng 11 năm 1965 đến tháng 5 năm 1971: Ông tham gia nhóm đánh chiếm Miền Nam tại Ban Trí vận T4, sau đó được điều về Báo Giải phóng của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam. Từ tháng 5 năm 1971 đến tháng 10 năm 1975: Ông ra học tập tại Trường Học sinh Miền Nam số 8, thuộc Cục đón tiếp Cán bộ B - Ban Thống nhất Trung ương. Từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 01 năm 1982: Ông học Đại học Luật và đi thực tập tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Từ tháng 01 năm 1982 đến tháng 7 năm 1994: Ông là Trọng tài viên, công tác tại Trọng tài Kinh tế Thành phố. Sau khi Trọng tài Kinh tế sáp nhập vào Tòa án nhân dân Thành phố, ông là cán bộ Tòa án và đắc cử Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa IV, được bầu làm Phó Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố. Ông là Ủy viên Hội Luật gia Thành phố (1988 - 1993; 1993 - 1998). Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 29 tháng 12 năm 1989. Từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 10 năm 1996: Ông được Thành phố cử đi học Thạc sĩ Luật tại Hoa Kỳ. Sau khi học xong ông trở về công tác tại Tòa án nhân dân Thành phố. Từ tháng 10 năm 1996 đến nay, ông được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đầu tư Thành phố, Ủy viên Ban chấp hành Hội Luật gia Thành phố (1998 - 2003; 2003 - 2008), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ, Luật sư thuộc Đoàn Luật sư Thành phố; Chuyên gia tư vấn của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từ tháng 6 năm 1998 đến nay. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Sáng ngày 21 tháng 11 năm 2017, thảo luận dự luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, ông cho rằng cần phải đưa cả khu vực tư nhân vào trong luật vì đang có tình trạng thông đồng, móc ngoặc giữa khu vực công và tư để tham nhũng, gây thiệt hại cho ngân quỹ quốc gia. Đề nghị thanh tra dự án nạo vét sông Sào Khê ở Ninh Bình. Chiều ngày 28 tháng 5 năm 2018, tại nghị trường Quốc hội, ông đề nghị thanh tra dự án nạo vét sông Sào Khê ở tỉnh Ninh Bình (bắt đầu từ năm 2001) đội vốn hơn 36 lần từ 72 tỉ đồng được phê duyệt ban đầu lên tới 2595 tỉ đồng. Khen thưởng. Huân chương Quyết thắng hạng II; Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng III; Huân chương Kháng chiến hạng III; nhiều bằng khen, giấy khen. Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa IV.
1
null
Đặng Ngọc Nghĩa (sinh năm 1959) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thiếu tướng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên Huế, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14. Vào tháng 12 năm 2018, ông bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật cảnh cáo. Thân thế và sự nghiệp. Đặng Ngọc Nghĩa sinh ngày 11 tháng 7 năm 1959, quê tại Hương Văn, Hương Trà, Thừa Thiên Huế Tháng 8/1978, Đặng Ngọc Nghĩa gia nhập quân đội thuộc Trung đoàn 191, Sư đoàn 313, Quân khu 2 chiến đấu bảo vệ tuyến biên giới phía Bắc. Từ 1980-1984, Đặng Ngọc Nghĩa là học viên, sau đó được tham gia giảng dạy tại trường Sỹ quan Lục quân 1. Từ tháng 10/1984-8/1985, tham gia chiến đấu tại biên giới phía Bắc thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 121, Sư đoàn 345, Quân khu 2. Từ tháng 9/1985-8/1986, Đặng Ngọc Nghĩa tiếp tục tham gia học Khóa giáo viên Quân sự trường Sĩ quan Lục quân 1. Từ tháng 9/1986-8/1990, Đặng Ngọc Nghĩa là trợ lý tác chiến Sư đoàn 968, Quân khu 4, chiến đấu tại chiến trường Lào. Tháng 9/1990, Đặng Ngọc Nghĩa là trợ lý tác chiến Phòng Tham mưu bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1993, Đặng Ngọc Nghĩa được cử về làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháng 12/1999, Đặng Ngọc Nghĩa được điều chuyển giữ chức vụ Phó Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng. Tháng 3-2005, Đặng Ngọc Nghĩa được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháng 3-2012, Đặng Ngọc Nghĩa được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4 Năm 2014, Đặng Ngọc Nghĩa được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam khóa 13. Kỉ luật Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại kì họp thứ 32 vào tháng 12 năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa vì trong thời gian giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế (từ tháng 04-2005 - 01-2012), ông đã có nhiều vi phạm trong việc thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Nam Đông - A Lưới khiến cho công trình kém chất lượng bị hư hỏng nặng nề, không sử dụng được, gây thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, quân đội.
1
null
Phạm Thị Mỹ Ngọc (sinh năm 1986) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Ninh Bình. Tiểu sử. Bà sinh ngày 11/11/1986, Dân tộc Kinh, không tôn giáo. Quê quán ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Bà có Trình độ chuyên môn là Bác sĩ đa khoa. Nghề nghiệp, chức vụ: Bác sĩ Khoa sơ sinh, bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình Nơi làm việc: Khoa sơ sinh, bệnh viện Sản nhi tỉnh Ninh Bình Nơi ứng cử: Ninh Bình
1
null
Hồ Trọng Ngũ (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1958) là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ, Thiếu tướng, Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Nguyên Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát Nhân dân. Tiểu sử và quá trình công tác. Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1958 tại Đại Nài, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông từng giữ các chức vụ, Đảng ủy viên, Đại tá, Cục trưởng Cục X24, Tổng biên tập Tạp chí Công an nhân dân; Thiếu tướng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Phó giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân.Được phong Phó giáo sư 1996, Giáo sư 2007. Đại biểu Quốc hội. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Đoàn Ninh Thuân, khóa XIII đoàn Vĩnh Long. Tên thường gọi: Hoàng Trọng Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sỹ Luật học Nghề nghiệp, chức vụ: Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Thành viên Đoàn thư ký kỳ họp, Ủy viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy viên Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Nơi làm việc: Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Ngày vào đảng: 1/3/1984 Nơi ứng cử: Ninh Thuận( Khóa XII), Vĩnh Long (Khóa XIII) Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII Đại biểu chuyên trách: Trung ương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không Khen thưởng. Huân chương Quân công hạng Nhất , Huy chương vì sự nghiệp KH và CN;, Huy chương vì an ninh Tổ quốc các hạng nhất, nhì, ba; Kỷ niệm chương Hội luật gia Việt Nam, Kỷ niệm chưng vì sự nghiệp dân vận. Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giao thông vận tải, ..
1
null
Lê Thị Nguyệt (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1963) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phụ trách vấn đề kiến nghị của cử tri. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 13, khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 14, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nicaragoa. Xuất thân và giáo dục. Lê Thị Nguyệt sinh ngày 2 tháng 6 năm 1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo thông tin đại biểu Quốc hội khóa 12 thì bà có quê quán ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Lê Thị Nguyệt là Cử nhân Luật, Thạc sĩ Chính trị. Lê Thị Nguyệt còn có bằng Cao đẳng sư phạm ngữ văn. Sự nghiệp. Ngày 3 tháng 2 năm 1985, Lê Thị Nguyệt gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó bà học tập và có bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Lê Thị Nguyệt là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Vĩnh Phúc, kiêm Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 12. Lê Thị Nguyệt là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13 và khóa 14 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 14, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nicaragoa. Ngày 24 tháng 9 năm 2021, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đã trao Nghị quyết số 383/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều động bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội khóa XIV về nhận công tác tại Ban Dân nguyện, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, bà nghỉ hưu.
1
null
Phạm Trọng Nhân (sinh 20/3/1972) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Bình Dương. Ông hiện là tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Xuất thân và giáo dục. Phạm Trọng Nhân sinh ngày 20 tháng 3 năm 1972, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Yên Luông, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. (hoặc xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) Ông có bằng Cử nhân kinh tế, Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, bằng Cao cấp lý luận chính trị - hành chính Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp. Ngày 15 tháng 8 năm 1998, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Bình Dương. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tỉnh Bình Dương. Tháng 5/2021 Ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV (2021-2026) Ông hiện là Tỉnh uỷ viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương
1
null
Nguyễn Viết Nhiên (sinh năm 1957) là một Chuẩn đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 26 tháng 3 năm 1957 tại Xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, Nam Định Năm 2003, bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Vùng 4 Hải quân Năm 2009, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Năm 2017, ông nghỉ chờ hưu. Chuẩn Đô đốc (2009)
1
null
Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1962) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hòa. Xuất thân. Bà sinh ngày 20/5/1962, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Giáo dục. Bà có trình độ học vấn là Đại học, bằng Cử nhân hành chính. Bà có trình độ lí luận chính trị là Cử nhân chính trị. Sự nghiệp. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 6/9/1982. Bà là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Khánh Hòa, đồng thời là Ủy viên BCHTW Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Tỉnh ủy viên; Bí thư Đảng đoàn; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa; Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, làm việc ở Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa. Tranh cãi. Đề xuất quy định phải đặt tên “thuần Việt” khi khai sinh là ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thị Nhung (Khánh Hòa) ở phiên thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Luật hộ tịch ngày 28/10
1
null
Lê Khánh Nhung (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1982) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình. Xuất thân. Quê quán xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Sự nghiệp. Nghề nghiệp hiện tại: Giáo viên bộ môn điều dưỡng Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình. Đại biểu Lê Khánh Nhung là một trong những đại biểu trẻ tham gia Quốc hội. Cô đã từng 1 lần tốt nghiệp Trường Đại học Y Dược Huế và về làm giáo viên bộ môn điều dưỡng Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình. Là một đại biểu trẻ mới tham gia Quốc hội lần đầu, cô luôn ý thức tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và học hỏi kinh nghiệm từ các đại biểu đi trước. Điều mà cô luôn nhắc nhở mình trên cương vị là đại biểu Quốc hội phải luôn lắng nghe tiếng nói của nhân dân. Do công tác trong lĩnh vực y tế nên đại biểu Nhung cũng có sự quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực này. Điều mà cô trăn trở đó chính là mô hình y tế phải làm sao để người dân dễ dàng tiếp cận được với dịch vụ y tế tốt nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục cũng là một lĩnh vực mà cô quan tâm. Theo cô được biết, trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cần thiết phải có sự lồng ghép các vấn đề thiết yếu của cuộc sống đến với giáo dục.
1
null
Y Khút Niê (tên khác Ama Sa Ly, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1960) là chính trị gia người Việt Nam, dân tộc Ê Đê, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đắc Lắk. Xuất thân. Quê quán ở Xã Ea Drông, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk. Hiện cư trú ở Tổ liên gia 14, Tổ dân phố 1, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Sự nghiệp. Vào ĐCSVN: 07/02/1991 Hiện tại: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
1
null
Nguyễn Thị Nương (sinh ngày 22 tháng 7 năm 1955) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 13, Trưởng ban Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương (kiêm nhiệm). Xuất thân. Bà sinh ngày 22 tháng 7 năm 1955, người dân tộc Tày, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Giáo dục. Bà có trình độ học vấn là Tiến sỹ Nông nghiệp. Bà có trình độ lí luận chính trị là Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Bà từng là Đại biểu HĐND tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ (1994-1999; 1999-2004). Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, khóa 12. Bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng, đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội; Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương (kiêm nhiệm), làm việc ở Ban Công tác đại biểu, 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội.
1
null
Nguyễn Văn Pha (sinh ngày 24 tháng 10 năm 1961) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Iran (đại biểu chuyên trách trung ương), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Nam Định, gồm thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, được 382.178 phiếu, đạt tỷ lệ 75,77% số phiếu hợp lệ. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, khóa XII (nhiệm kì 2007-2011), thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Bình. Xuất thân. Ông quê quán ở thôn Siêu Nghệ xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Sự nghiệp. Ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1979 đến năm 1983, sau đó vào học tại Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội)từ tháng 12 năm 1983. Sau khi ra trường ông công tác trong tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ tỉnh Hà Nam Ninh đến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổng cộng 28 năm (từ tháng 8/1988 đến tháng 8 năm 2016).Từ tháng 8/2016 ông chuyển công tác về Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 08/11/1982, Ngày chính thức: 8/5/1984. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII tỉnh Quảng Bình, khóa XIII tỉnh Nam Định. Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Ủy viên Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, làm việc ở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có bằng cao cấp lí luận chính trị. Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1, tỉnh Nam Định, gồm thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, được 382.178 phiếu, đạt tỷ lệ 75,77% số phiếu hợp lệ. Ông hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Iran (đại biểu chuyên trách trung ương). Ông đang làm việc ở Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
1
null
Triệu Tài Quốc (tên thường gọi: Triệu Là Pham, sinh năm 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang. Ngày sinh: 29/12/1964 Giới tính: Nam Dân tộc: Dao Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Hà Giang, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang khóa XIII tỉnh Hà Giang Nơi làm việc: Ban Nội chính - Tỉnh ủy Hà Giang, tổ 5, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang Ngày vào đảng: 23/3/1993 Nơi ứng cử: Hà Giang Đại biểu Quốc hội khoá: XIII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND huyện khóa VI
1
null
Phạm Hồng Phong (sinh năm 1962) là thẩm phán và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hậu Giang. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hậu Giang, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang. Xuất thân và giáo dục. Phạm Hồng Phong sinh ngày 22 tháng 4 năm 1962, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Ông có bằng Cử nhân Quản lý kinh tế nông nghiệp, bằng Thạc sĩ Luật, và bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 5 năm 2016, ông đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ chuyên ngành Luật. Ông có bằng ngoại ngữ Anh văn B1. Sự nghiệp. Từ năm 1982 đến năm 1987, Phạm Hồng Phong là Chuyên viên Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Hậu Giang, học Đại học Quản lý kinh tế nông nghiệp tại Trường Kinh tế kỹ thuật tỉnh Hậu Giang. Từ tháng 4 năm 1987 đến tháng 5 năm 1991, Phạm Hồng Phong là Cán bộ kỹ thuật Sở Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang; Cán bộ Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kho vận, Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang. Từ tháng 5 năm 1991 đến tháng 4 năm 1995, Phạm Hồng Phong là Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch xã Long Trị, huyện Long Mỹ. Ngày 30 tháng 10 năm 1992, Phạm Hồng Phong gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, thành đảng viên chính thức vào ngày 30 tháng 10 năm 1993. Từ tháng 4 năm 1995 đến tháng 7 năm 1997, Phạm Hồng Phong là Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Long Mỹ, Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin – Thể thao huyện Long Mỹ. Từ tháng 7 năm 1997 đến tháng 10 năm 2006, Phạm Hồng Phong là Thẩm phán sơ cấp, Bí thư Chi bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Long Mỹ. Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 4 năm 2014, Phạm Hồng Phong là Thẩm phán Trung cấp, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Chi bộ Tòa án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang. Từ tháng 4 năm 2014 đến ngày 22 tháng 2 năm 2016, Phạm Hồng Phong là Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng bộ Tòa án, Thẩm phán cao cấp, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang. Chiều ngày 23 tháng 7 năm 2014, Phạm Hồng Phong được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Trương Hòa Bình công bố quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang thay cho ông Liêng Quang Thắng hết nhiệm kì. Lúc này Phạm Hồng Phong 52 tuổi, đang là Thạc sĩ Luật, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hậu Giang. Từ năm 2011 đến năm 2016, Phạm Hồng Phong là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hậu Giang. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Phạm Hồng Phong tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Hậu Giang. Lúc này ông là Tỉnh ủy viên, Thẩm phán cao cấp, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội. Ngày 3 tháng 2 năm 2018, Phạm Hồng Phong được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam Nguyễn Hòa Bình bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thay thế ông làm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang là Phó Chánh án Trương Đình Nghệ, sinh năm 1966. Tháng 5 năm 2018, Phạm Hồng Phong là Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Hậu Giang.
1
null
Lê Đông Phong (sinh năm 1960) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh (2015-2020), nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Xuất thân và giáo dục. Lê Đông Phong sinh ngày 15 tháng 10 năm 1960 tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, gia nhập lực lượng Công an nhân dân từ năm 1978, từng trải qua nhiều chức vụ như Phó Chánh văn phòng (nay là phòng tham mưu), Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra, Trưởng phòng an ninh điều tra, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Đông Phong tốt nghiệp Thạc sĩ Luật, Cử nhân khoá D10 Học viện An ninh nhân dân, Cử nhân Anh văn, Đại học Kinh tế, Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Từ tháng 9 năm 1978 đến tháng 8 năm 1983, Lê Đông Phong là học viên khoá D10 trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân) - Hà Nội; Từ tháng 9 năm 1983 đến tháng 10 năm 1992, Lê Đông Phong công tác tại Công an tỉnh Long An, lần lượt giữ các chức vụ: Đội trưởng đội trinh sát Phòng Bảo vệ Chính trị II, Đội trưởng đội tổng hợp Phòng Tham mưu An ninh, Phó trưởng Phòng Tham mưu An ninh, Phó trưởng phòng Tham mưu tổng hợp. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 1984; Từ tháng 11 năm 1992 đến tháng 10 năm 2003, Lê Đông Phong công tác tại Công an Thành phố Hồ Chí Minh, lần lượt giữ các chức vụ: Trợ lý Giám đốc Công an thành phố, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Phó Chánh Văn phòng Công an thành phố, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng An ninh điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh Điều tra; Từ tháng 11 năm 2003 đến tháng 9 năm 2015, Lê Đông Phong là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2010, là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ IX (2010 - 2015). Lê Đông Phong được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 9 năm 2015, thay thế Trung tướng Nguyễn Chí Thành chờ về hưu. Lê Đông Phong là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Công an Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ngày 9 tháng 1 năm 2016, Lê Đông Phong được phong hàm Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 26 tháng 6 năm 2020, ông thôi giữ chức Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, kế nhiệm ông là Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an tỉnh Long An.
1
null
Đinh Tiên Phong (sinh năm 1956), người Mường, là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1956, quê tại Xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá
1
null
Giáo sư, Tiến sĩ y học Bùi Đức Phú (sinh năm 1956), là phẫu thuật viên chuyên ngành Ngoại Tim mạch Lồng ngực, từng làm Trưởng bộ môn Ngoại – Trường Đại học Y Dược Huế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên Huế. Giáo sư hiện đang là Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam. Tiểu sử. GS.TS Bùi Đức Phú sinh năm 1956 tại thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ngay từ khi còn rất nhỏ, khát vọng với nghề y của ông đã được nhen nhóm hình thành. Bố ông Phú là cụ Bùi Phương, quê ở xã Thuận Lộc, Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nay là TX Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh – một chiến sĩ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930–1931, mẹ là bà Phan Thị Thanh Chân, người xã Yên Nhân, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Từng làm Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế (2007–2016), ông đã có nhiều đóng góp lớn cho ngành y tỉnh Thừa Thiên Huế và nước nhà. Đến nay, khi đã nghỉ quản lý tại bệnh viện Trung ương Huế, GS.TS Bùi Đức Phú vẫn tiếp tục tham gia các công tác chuyên môn và giúp đào tạo cho các bác sĩ trẻ tại Huế, giữ chức vụ Ủy viên Ban bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Nguyên Trưởng Bộ môn Ngoại - Trường Đại học Y Dược Huế và Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội ghép tạng Việt Nam, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kỳ 2011–2016. Trên phương diện quốc tế, ông cũng từng giữ vị trí Chủ tịch nhiệm kỳ 2014–2015. Tháng 1 năm 2017, ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Hà Nội và Phó Tổng Giám đốc Hệ thống Y tế Vinmec. Thành công trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch. Ngày 2 tháng 3 năm 2011, ê kíp bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế do GS.TS Bùi Đức Phú trực tiếp Phẫu thuật và chỉ đạo thành công trong ca ghép tim lấy từ người cho chết não. Đây là lần đầu tiên hoàn toàn do người Việt Nam thực hiện. Ngày 6 tháng 6 năm 2014, ông và ê kíp trong và ngoài nước tiếp tục thực hiện phẫu thuật thành công với trường hợp , lần đầu tiên tại Việt Nam. Vinh danh. Cho đến nay GS.TS Bùi Đức Phú đã đạt nhiều thành tựu và khen thưởng như:
1
null
Nguyễn Thị Phúc (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1965) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV đoàn tỉnh Bình Thuận, từng là đại biểu quốc hội khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Bình Thuận. Tiểu sử. Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm chuyên ngành Kỹ thuật - Nữ công, Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nơi làm việc: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Ngày vào đảng: 20/1/1994 Nơi ứng cử: Bình Thuận Đại biểu Quốc hội khoá: XIII,XIV Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Lê Hữu Phước (sinh năm 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Bình Dương. Tiểu sử. Lê Hữu Phước sinh ngày 28 tháng 2 năm 1961, người Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân Tài chính kế toán, Cử nhân Quản lý văn hóa. Ngày 4 tháng 7 năm 1987, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có chứng chỉ cao cấp lý luận chính trị. Ông nguyên là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Dương, trúng cử tại tỉnh Bình Dương, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13.
1
null
Hoàng Hữu Phước (sinh 1957) là một cựu giáo viên, doanh nhân người Việt. Ông từng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, được biết nhiều với những phát biểu gây sốc và công kích cá nhân các nghị sĩ đồng nghiệp. Thân thế cuộc đời. Ông sinh ngày 9 tháng 4 năm 1957 tại Sài Gòn, quê quán ở tỉnh Nam Định sau khi đi cư miền Nam 1954, hiện cư trú tại phường 1, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.. Ông cho biết mình là người tu theo Phật, thường hay đọc kinh, và trong bút hiệu Lăng Tần Hoàng Hữu Phước của ông, chữ "Lăng Tần" được lấy từ "Ca Lăng Tần Già" (迦陵频伽)- con chim ngậm xâu chuỗi bay theo Phật trong Lăng-nghiêm kinh. Sự nghiệp. Ông Hoàng Hữu Phước vốn học tại trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh từ 1976 đến 1981, làm giáo viên tiếng Anh tại trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh từ 1982 đến 1988; sau đó làm việc cho nhiều công ty, tổ chức nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh (1982- 1989: đại diện cho Công ty Tico LTD Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh. 1989-1996: trợ lý đại diện Công ty Cimmco Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh. 1996 -1999: chuyên viên của Công ty Dịch vụ cơ quan nước ngoài (Fosco); Hiệu trưởng Trường Fosco Khai Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 1999-2000: Giám đốc điều hành American Business College (Cao đẳng Doanh thương Hoa Kỳ) tại thành phố Hồ Chí Minh. 2001-2005, Ông là Giám đốc tuyển dụng và Giám đốc nhân sự Công ty Manulife (Canada) tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, ông là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Tư vấn - Đầu tư Doanh Thương Mỹ Á. Sự nghiệp chính trị. Trước khi xảy ra chiến tranh Iraq, ông Phước được cho là từng gửi thư cho Saddam Hussein hiến kế liên hoành với mục đích giúp Iraq chống Mỹ. Thông tin này, trong thư, ông có xin Saddam Hussein cử mình làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đi công du các nước, tạo thế chân vạc để chống Mỹ. Saddam Hussein đã không trả lời. Năm 2011, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đã giới thiệu ông Phước ra ứng cử vào Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đơn vị bầu cử số 1 (gồm các quận 1, 3, 4) của thành phố, và đã trúng cử đại biểu quốc hội. Trong bài phát biểu tại Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011, ông Phước đã đề nghị Quốc hội bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, với các luận điểm: ""Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình" và "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn". Ngày 8 tháng 3 năm 2016, ông Phước nộp đơn ứng cử Quốc hội Khóa XIV tại Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh diện tự ứng cử, diện tái tranh cử, và diện ứng cử viên ngoài Đảng. Tuy nhiên sau đó ông đã bị loại khỏi danh sách ứng cử do có số phiếu tín nhiệm tỷ lệ dưới 50%. Những phát biểu công kích người khác. Ông Hoàng Hữu Phước nhiều lần được báo chí nhắc đến khi công khai đả kích người khác. Phê phán ông Dương Trung Quốc. Ngày 9 tháng 2 năm 2013, Hoàng Hữu Phước đã viết bài đả kích sử gia Dương Trung Quốc với tiêu đề "Dương Trung Quốc - Bốn Điều Sai Năm Cũ (Tứ Đại Ngu)"". Trong đó, Hoàng Hữu Phước đã đả kích các phát biểu của ông Dương Trung Quốc về vấn đề: hợp pháp hóa mại dâm, đa đảng trong nền chính trị Việt Nam Cộng hòa, luật biểu tình, văn hóa từ chức. Theo BBC Việt ngữ thì đây là lần đầu tiên, một đại biểu Quốc hội Việt Nam công khai dùng lời lẽ thóa mạ nặng nề một đại biểu đồng viện khác. Một số người lên tiếng chê trách và đòi bãi nhiệm Hoàng Hữu Phước Ngày 18 tháng 2 năm 2013, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet, ông Hoàng Hữu Phước chính thức xin lỗi ông Dương Trung Quốc và thừa nhận mình đã sai khi nêu ý kiến đả kích qua blog. Sau khi BBC Việt ngữ có đăng bài phòng vấn ông Dương Trung Quốc, ông Hoàng Hữu Phước đã có bài đả phá cơ quan truyền thông này. Chê tiền nhân Việt. Khi bàn về lịch sử Việt Nam vào thời nhà Hồ (1400-1407), Hoàng Hữu Phước viết ""tiền nhân Việt… ngu xuẩn" khi chống lại Nhà Hồ và ông gọi việc đó là "đại ngu". Công kích ông Trương Trọng Nghĩa. Ngày 5 tháng 11 năm 2014, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa gửi báo cáo đến Chủ tịch nước và lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về việc "Bắt đầu từ ngày 8 tháng 7 năm 2014, Hoàng Hữu Phước đã đăng trên blog của ông những bài viết có nội dung công kích, vu khống, bôi nhọ và có chủ đích làm nhục" ông Trương Trọng Nghĩa. Chiều 3 tháng 11, phóng viên báo Tuổi Trẻ tìm gặp ông Hoàng Hữu Phước tại kỳ họp Quốc hội và đề nghị ông trả lời vấn đề trên. Hoàng Hữu Phước không trả lời và nói rằng ông không biết có chuyện ông Trương Trọng Nghĩa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM. Theo BBC, trong bài viết đăng trên blog cá nhân của mình, ông Phước đã tấn công ông Nghĩa bằng những từ ngữ như ‘mông muội’, ‘ngu muội’ và ‘mê muội’. Ngày 5 tháng 11 năm 2014, Hoàng Hữu Phước đã đăng trên blog riêng bài: "Tôi và ông Trương Trọng Nghĩa" cho rằng bài viết phản bác ông Trương Trọng Nghĩa của ông "có cơ sở lập luận và lý luận có dẫn chứng chi tiết rõ ràng" chỉ có điều là "cách hành văn không phù hợp", và ông "sẽ xóa bỏ tên ông Nghĩa và những ghi chú về cá nhân ông Nghĩa ra khỏi bài viết" và "xóa bỏ tất cả những từ ngữ không thích hợp"". Công kích bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Trên blog cá nhân của mình khi kể lại buổi họp của đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM để kiểm điểm việc ông xúc phạm ĐBQH Trương Trọng Nghĩa, ông Hoàng Hữu Phước ghi: "Nguyễn Thị Quyết Tâm, do đó đã phạm một lỗi ngu xuẩn khi dám hỗn láo với nghị sĩ Hoàng Hữu Phước là người chưa bao giờ tha thứ bất kỳ cường quyền nào dám động đến sự đoan chính của nghị sĩ này". Trao đổi với báo chí, ông xác nhận đúng là mình đã viết như vậy và cho biết: "không thấy viết như thế là xúc phạm gì cả. Vì nghĩ như thế và viết như thế"". Về phần mình, khi được hỏi về việc này bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nói: ""Bây giờ, mình nói chuyện với người tỉnh táo đàng hoàng thì mình nói chứ ông Phước thì thôi...""
1
null
Triệu Thị Thu Phương (sinh ngày 5 tháng 9 năm 1977) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Bắc Kạn. Bà là người dân tộc Dao. Tiểu sử. Giới tính: Nữ Dân tộc: Dao Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Đại học Văn hóa Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn, Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Ngày vào đảng: 19/5/2005 Nơi ứng cử: Bắc Kạn Đại biểu Quốc hội khoá: XIII,XIV Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Phan Vân Điền Phương (sinh năm 1965) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu tỉnh An Giang. Tiểu sử. Phan Vân Điền Phương sinh ngày 16 tháng 12 năm 1965, người Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Ông có trình độ chuyên môn là bác sĩ chuyên khoa cấp I. Ngày 25 tháng 10 năm 2003, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có bằng Sơ cấp lý luận chính trị đảng này. Ông nguyên là Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh An Giang, Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 13.
1
null
Trịnh Ngọc Phương (sinh ngày 7 tháng 8 năm 1970) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh. Tiểu sử. Trịnh Ngọc Phương sinh ngày 7 tháng 8 năm 1970. Ông là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Vĩnh Trị, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Ông là Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình. Ngày 21 tháng 8 năm 1999, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông có bằng Cao cấp lý luận chính trị. Trịnh Ngọc Phương là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14 tỉnh Tây Ninh. Ông hiện là Tỉnh ủy viên,Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Tây ninh, nguyên Bí thư Huyện Ủy Tân Biên,nguyên Giám đốc Sở Xây Dựng tỉnh Tây Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Tây Ninh, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, làm việc ở Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh.
1
null
Nguyễn Hoài Phương (sinh năm 1964) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh thường trực phía Nam Bộ đội Biên phòng. Ông còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh ngày 07 tháng 7 năm 1964 ở Thới Thạnh, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ông vào đảng ngày 25 tháng 7 năm 1986. Ông từng giữ chức vụ Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh. Năm 2017, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng. Năm 2018, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh thường trực phía Nam Bộ đội Biên phòng Cũng trong năm 2018, ông được thăng cấp Thiếu tướng.
1
null