text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Tượng đài Thánh Gióng là một công trình điêu khắc tọa lạc trên đỉnh núi Sóc, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tượng đài được xây dựng để tưởng nhớ công đức của Phù Đổng Thiên Vương - một vị thánh trong truyền thuyết Việt Nam. Đây là một trong những công trình văn hóa trọng điểm chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Miêu tả.
Tượng đài được đúc bằng đồng nguyên chất, có chiều cao tới đỉnh là 11,07 m với độ vươn ra là 16 m, trọng lượng ước tính 85 tấn. Tượng được đặt trên đỉnh Vệ Linh - đỉnh cao nhất của núi Sóc, với độ cao tuyệt đối của nơi đặt tượng sau khi hoàn thành cải tạo là 297 m.
Tượng mô phỏng hình ảnh vị thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Chân tượng được tạo hình từ sự cách điệu của mây và hào quang, thể hiện rõ tính "động" cho bức tượng.
Tượng được đặt hướng về phía Nam, được cho là để thể hiện Thánh Gióng đang hướng về quê mẹ ở phương Nam (Phù Đổng, Gia Lâm), đồng thời đang trông coi bờ cõi của toàn nước Việt.
Quá trình hình thành và xây dựng.
Ý tưởng đặt tượng Thánh Gióng tại nơi người hóa thánh đã được lãnh đạo thành phố Hà Nội chú ý từ những năm 90 của thế kỉ 20.
Đến năm 2003, lễ phát động cuộc thi thiết kế mẫu tượng đài Thánh Gióng chính thức được tổ chức. Từ 28 mẫu tượng của các nhà điêu khắc khắp mọi miền đất nước gửi tham gia cuộc thi, Hội đồng thẩm định đã chọn được 4 mẫu tượng trưng bày để lấy ý kiến góp ý của giới chuyên môn cũng như nhân dân thủ đô. Cuối cùng, mẫu được chọn là mẫu thiết kế của nhà điêu khắc Nguyễn Kim Xuân, tuy nhiên tác giả vẫn phải mất thêm 4 năm chỉnh sửa theo góp ý của Hội đồng nghệ thuật để có được mẫu tượng như hiện nay.
Ngày 26 tháng 01 năm 2008, Giáo hội phật giáo Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội đã làm lễ đặt đá xây dựng Tượng đài.
Ngày 26 tháng 10 năm 2009, thớt đồng đầu tiên của tượng Thánh Gióng đã được khởi đúc. Công đoạn đúc tượng Đức Thánh diễn ra trong suốt hơn 2.000 ngày, được giao cho nghệ nhân Vũ Duy Thuấn và ông Nguyễn Văn Năm - Giám đốc Công ty TNHH Nam Đại Phong đảm nhận. Ngày 05 tháng 03 năm 2010, giọt đồng cuối cùng được đổ, hoàn thành việc đúc tượng.
Ngày 19 tháng 05 năm 2010, tượng Thánh Gióng được rước lên đỉnh núi để lắp dựng, ngày 8 tháng 9 là lễ hô thần nhập tượng và ngày 05 tháng 10 năm 2010 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Thánh Gióng.
Khu tượng đài.
Khu tượng đài Thánh Gióng nằm trên đỉnh núi Sóc ở độ cao khoảng 300 m, gồm sân hành lễ rộng 1500 m², nhà phương đình và một số công trình phụ trợ như nhà quản lý, bãi đậu xe, chòi nghỉ chân... Có 3 lối đi dẫn lên khu tượng đài, gồm 1 đường lớn trải nhựa dành cho xe cơ giới và 2 lối nhỏ được làm bậc thang lát đá, cho phép du khách leo bộ từ đền Sóc hoặc chùa Non Nước. | 1 | null |
Bum Nưa là một xã thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam.
Địa lý.
Địa giới hành chính xã Bum Nưa:
Hành chính.
Xã Bum Nưa có diện tích 74,40 km², dân số năm 2011 là 3.103 người, mật độ dân số đạt 42 người/km². Xã Bum Nưa được chia thành 4 bản: Bum Nưa, Mường Bum, Phiêng Khan, Sang Sui.
Lịch sử.
Vùng đất xã Bum Nưa hiện nay, thời xưa thuộc đất Mường Boum, cùng với thị trấn Mường Tè và xã Bum Tở, xưa đều có chung một tên gọi bản địa (thổ âm) là Mường Bẩm (hay Mương Bum, hoặc Mường Boum). Đầu thế kỷ XX, thời Pháp thuộc, Bum Nưa nằm trong khu Mường Boum châu Quỳnh Nhai tỉnh Lai Châu. Khu Mường Boum châu Quỳnh Nhai khi đó gồm các xã: Ban Nam Cao (扳南高, nay thuộc xã Hua Bum), Ta Tung (馱蹤, tức Ta Leng Po, nay thuộc Hua Bum), Ban Na Trát (扳那扎, nay thuộc Bum Nưa), Mường Boum (thị trấn Mường Tè), Mường Mò (猛摸, nay là Mường Mô).
Ngày 14 tháng 10 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP<ref name="97/NQ-CP"></ref>. Theo đó, thành lập xã Vàng San trên cơ sở điều chỉnh 9.521,73 ha diện tích tự nhiên và 2.485 người của xã Bum Nưa. | 1 | null |
Ảo thuật gia (tựa gốc là The Illusionist) là bộ phim 2006 được viết và đạo diễn bởi Neil Burger cùng các diễn viên Edward Norton, Paul Giamatti, và Jessica Biel. Bộ phim dựa một phần nhỏ trên truyện ngắn của Steven Millhauser, "Eisenheim nhà Ảo thuật gia". Bộ phim nói về câu chuyện của Eisenheim, một nhà ảo thuật ở fin de siècle Viên, dùng khả năng của anh để đạt được tình yêu của một người phụ nữ ở cách xa địa vị xã hội với anh. | 1 | null |
Emmanuel Lê Phong Thuận (1930 – 2010) là Giám mục người Việt Nam của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm trách vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Cần Thơ trong suốt 20 năm từ năm 1990 đến năm 2010. Trước đó, ông còn là giám mục phó của giáo phận này từ năm 1975. Khẩu hiệu Giám mục của ông là:"Chính nhờ Người, với Người và trong Người".
Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục Lê Phong Thuận giữ chức Phó Tổng Thư ký Hội đồng, phụ trách Giáo tỉnh Sài Gòn trong ba nhiệm kỳ liên tiếp (1980 – 1989), Tổng Thư ký (1989 – 1995) và Chủ tịch Ủy ban Phụng tự (1995 – 1998).
Thân thế và tu tập.
Emmauel Lê Phong Thuận sinh ngày 2 tháng 12 năm 1930 tại họ đạo Cồn Phước, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, Giáo phận Long Xuyên, (tỉnh An Giang). Cậu bé Thuận là người con thứ 9 trong gia đình. Từ nhỏ, cậu đã có chí hướng đi tu, vì thế, năm 1938, gia đình đưa cậu vào học tại Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng, đến năm 1945 thì cậu nhập học tại Tiểu Chủng viện Nam Vang. Tiếp tục con đường tu trì, năm 1952, chủng sinh Thuận tiếp tục theo học tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.
Linh mục.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1960, phó tế Lê Phong Thuận được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Cần Thơ do Đại diện Tông Tòa Địa phận Cần Thơ Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ phong. Sau khi được thụ phong linh mục, Lê Phong Thuận được bổ nhiệm đảm trách vai trò Giáo sư Tiểu Chủng viện Khánh Hưng, Sóc Trăng và Cái Răng, Cần Thơ. Năm 1964, giám mục giáo phận cử linh mục Thuận đi du học Rôma Và Đức và ông đã tốt nghiệp Tiến sĩ Giáo Luật vào năm 1970.
Sau hành trình 6 năm du học, ông trở về nước, làm Giáo sư Đại Chủng viện Vĩnh Long và Đại Chủng viện Sài Gòn. Từ năm 1971 đến tháng 6 năm 1975, ông đám trách vai trò linh mục Thư ký Quản lý Tòa Giám mục Cần Thơ kiêm Chánh Án Tòa án Hôn Phối Giáo phận Cần Thơ. Ngoài ra, ông còn là trưởng ban Giáo lý Giáo phận.
Năm 1973, Lê Phong Thuận giới thiệu cách dạy giáo lý của châu Âu, ông được đề nghị khai mở lớp cho các chủng sinh đang giúp xứ. Đầu tháng 11 năm 1974, lớp tu nghiệp Giáo Lý đặc biệt dành cho chủng sinh đang giúp xứ năm nhất và năm thứ hai, được mở ra tại Tòa Giám mục. Tháng 5 năm 1975, sau khi không còn chiến tranh, người dân hồi hương, chính vì thế các nhà thờ hoang tàn trong chiến tranh dần hồi phục. Trong các chuyến thăm mục vụ, thăm các nhà dòng, khi thấy nhà kho, căn chòi bỏ hoang, đều ngỏ ý xin các vật liệu này để hỗ trợ các nơi khó khăn.
Giám mục Phó Cần Thơ.
Ngày 6 tháng 6 năm 1975, linh mục Emmanuel Lê Phong Thuận được chọn làm giám mục phó với quyền kế vị tại Giáo phận Cần Thơ với danh nghĩa Giám mục hiệu tòa Abthugni. Trong cùng ngày, tân giám mục Thuận được cử hành nghi thức tấn phong bởi chủ phong là giám mục chính tòa giáo phận Cần Thơ Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang. Lê Phong Thuận chọn cho mình châm ngôn: "Nhờ Người, với Người, trong Người."
Từ năm 1975 đến năm 1980, Lê Phong Thuận đảm trách vai trò quản lý các Đại chủng sinh đang sống rải rác trong giáo phận và ít lâu họ về chủng viện một lần. Ngoài việc giảng dạy Giáo luật, ông tự nguyện tiếp tục đảm trách vai trò phụ trách giáo lý. Vì chưa có tài liệu giảng dạy giáo lý, ông tự soạn và cho phổ biến đến tất cả họ đạo trong giáo phận. Cử hành nghi thức trao Bí tích Thêm Sức, Lê Phong Thuận không những khảo hạch các trẻ em và còn khảo cả phụ huynh các em này. Chính vì thế, lễ thêm sức do ông cử hành có những bất thường: thánh lễ dài 2 giờ, có 2 bài giảng: bài 1 là hỏi giáo lý các trẻ em, bài 2 nhắn nhủ các phụ huynh và giáo dân.
Năm 1980, Lê Phong Thuận được bầu làm Phó Tổng Thư ký của Hội đồng Giám mục Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến khi trở thành Tổng thư ký năm 1989. Từ năm 1995, ông đảm nhiệm vai trò chủ tịch Ban Phụng tự cho đến năm 1998. Trong suốt khoảng thời gian này, lịch trình làm việc của ông khá đều đặn mỗi tháng: Tuần đầu tháng đến Thành phố Hồ Chí Minh, lo việc của Hội đồng Giám mục, tiếp sau hai tuần là đi giảng dạy, trao bí tích Thêm Sức, phong chức tại giáo phận và tuần cuối tháng dự khóa thường huấn với các linh mục.
Các cơ hội để thực hiện các chuyến thăm mục vụ, ông luôn tận dụng để đến thăm các họ đạo. Thông thường, sau khi cử hành lễ, ông thường gặp Hội đồng Giáo xứ và các giới, các nữ tu và ở lại giáo xứ qua một đêm. Mỗi năm vào dịp Tuần Thánh và lễ Giáng sinh, Lê Phong Thuận thường chọn đến hỗ trợ một họ đạo không có linh mục trông coi, ở địa bàn vùng sâu và thường thì sau khi đến thăm một vài tháng, ông sẽ cho một chủng sinh đến hỗ trợ xứ đạo này. Sở dĩ có thể đến thăm các vùng khác nhau, ông dễ ăn và dễ ngủ, thường chỉ cần võng là có thể ngủ qua đêm.
Giám mục chính tòa Cần Thơ.
Ngày 20 tháng 6 năm 1990, Lê Phong Thuận kế vị trở thành Giám mục chính tòa Giáo phận Cần Thơ sau cái chết của giám mục Nguyễn Ngọc Quang. Ngay trong năm này, Lê Phong Thuận quyết định tiếp tục đầu tư vào việc tái thiết Đại chủng viện Thánh Quý và hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho các chủng sinh.
Linh mục giám đốc Đại chủng viện Thánh Quý Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được bổ nhiệm làm giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho năm 1993. Ngày 11 tháng 8 cùng năm, ông chủ sự nghi thức tấn phong cho vị tân chức tại sân banh của Chủng viện. Hai năm sau đó, Lê Phong Thuận cho nới rộng hai bên cung thánh Nhà thờ chính tòa Cần Thơ, với mục đích làm lễ đài ngoài trời, thuận tiện cho các đại lễ đông giáo dân tham dự.
Năm 1997, giám mục Thuận chọn nhà thờ Tắc Sậy, nơi có mộ phần linh mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp làm "Trung tâm truyền giáo", vì nhận thấy địa điềm này có nhiều người không phân biệt tôn giáo đến xin ơn và tạ ơn. Ông cũng quyết định tái thiết, xây dựng mới 2 dãy nhà Tòa giám mục Cần Thơ vào năm 1999 với mục đích sử dụng vào các mục đích của Giáo phận năm 1999.
Năm 2002, Tòa Thánh chọn linh mục Stêphanô Tri Bửu Thiên, giáo sư chủng viện Thánh Quý làm giám mục phó giáo phận Cần Thơ. Tháng 2 năm 2003, Lê Phong Thuận chủ sự nghi thức truyền chức cho tân giám mục. Năm 2006, ông cho khởi công xây dựng Nhà Hưu dưỡng Linh mục và khánh thành ngày vào tháng 12 năm 2007.
Ngoài các công việc địa phận, Lê Phong Thuận cũng hỗ trợ 2 dòng tu nữ giáo phận trong những dịp cần thiết: Dòng CĐM Bình Thủy – Cần Thơ: tháng 1 năm 2000, cung hiến nguyện đường Hội Dòng. Tháng 2 năm 2002, làm phép và Tạ ơn hoàn thành Nhà chính; Dòng Mến Thánh giá Cần Thơ, Lê Phong Thuận hỗ trợ duyệt lại Luật Dòng về việc tuyên khấn, đồng ý cho cử hành nghi thức khấn trọn đời theo Giáo luật. Tháng 9 năm 2000, ông phê chuẩn Hiến chương Dòng Mến Thánh Giá. Tháng 12 năm 2003, cung hiến nhà nguyện cho dòng này.
Ngày 8 tháng 8 năm 2010, giáo phận Cần Thơ tổ chức lễ mừng Thượng thọ bát tuần – mừng Kim khánh linh mục – mừng 35 năm giám mục của giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận.
Trong thời kỳ quản lý giáo phận Cần Thơ, Lê Phong Thuận cho Tổ chức thường huấn các linh mục theo từng nhóm nhỏ, quan tâm đến việc rao giảng giáo lý bằng cách thiết lập Ban Giáo lý và thành lập các lớp giáo lý phổ thông trong toàn Giáo phận; Huấn luyện các Giới sau khi các hội đoàn ngưng hoạt động trong thời bao cấp cũng như chú tâm đến việc truyền giáo cho người Khmer và người Hoa. Trong thời gian cai quản, Lê Phong Thuận rất ít rời khỏi giáo phận, cũng như không sử dụng điện thoại. Ông cũng rất thích các cử hành Bí tích Rửa Tội cho các tín hữu mới gia nhập đạo Công giáo. Thời điểm ông qua đời có 30 giáo điểm trên khắp giáo phận, trong đó có 1 giáo điểm dành cho người Khmer.
Vào lúc 9 giờ 10 phút ngày 17 tháng 10 năm 2010, giám mục Lê Phong Thuận qua đời tại Cần Thơ, Việt Nam. Sáng ngày 21 tháng 10, lễ an táng cố giám mục được cử hành, với 21 hồng y, giám mục thuộc 3 giáo tỉnh và khoảng 350 linh mục. Tham dự lễ tang còn có khoảng hơn 5.000 giáo dân, tất cả đều mang khăn tang trắng. Đa phần giáo dân tham dự lễ qua truyền hình ngoài nhà thờ vì không đủ chỗ. Thi hài ông được chôn cất phía trái cung thánh Nhà thờ chính tòa Cần Thơ.
Nhận định.
Thần phụ Địa phận Cần Thơ Cyprianô Nguyễn Thạnh Mậu có nhận định:
Trong lễ an táng, giám mục Antôn Vũ Huy Chương đưa ra nhận xét:
Tông truyền.
Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận được tấn phong giám mục năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi:
Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận là Giám mục Chủ phong trong nghi thức truyền chức cho các giám mục:
Giám mục Emmanuel Lê Phong Thuận là Giám mục phụ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho các vị: | 1 | null |
Hồ Yên Thắng là một hồ nước ngọt nằm trên địa bàn thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Địa lý.
Hồ Yên Thắng tiếp giáp với các xã, phường: Trung Sơn, Yên Bình, Yên Thắng, Yên Thành). Hồ Yên Thắng cùng với hồ Yên Quang, hồ Đồng Thái là những hồ nước lớn nhất ở Ninh Bình với diện tích mặt nước ~180 ha và trữ lượng nước 6,4 triệu m³. Hồ Yên Thắng được biết đến với những dự án du lịch lớn bên hồ như sân golf Hoàng Gia, khu du lịch Đồi Dù... Đây cũng là một hồ câu cá và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần ở Ninh Bình.
Đặc điểm.
Hồ Yên Thắng dài khoảng 6 km, chu vi khoảng 15 km. Có 2 khu vực "phình to" hơn nằm ở trung tâm thành phố Tam Điệp và xã Yên Thắng, phần còn lại của hồ chạy dài dưới quả đồi của hai xã Yên Thành và Yên Thắng tạo nên một cảnh quan thiên nhiên hài hoà, môi trường sinh thái trong lành. Hạ nguồn hồ Yên Thắng có nhánh sông nối vào sông Bút để thoát nước cho hồ.
Hệ thống thủy lợi hồ Yên Thắng đã được sửa chữa, nâng cấp thành một công trình đập chống lũ, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã Yên Thắng, Yên Thành, Yên Hoà của huyện Yên Mô. Với một hệ thống đập tràn, tưới tiêu, hệ thống giao thông thuận lợi chỉ cách thành phố Ninh Bình 15 Km và thượng nguồn ngay trung tâm thành phố Tam Điệp, hồ Yên Thắng trở thành một điểm du lịch sinh thái, môi trường du lịch cuối tuần để vui chơi giải trí cho du khách trong và ngoài nước.
Sân golf Hoàng Gia.
Dự án sân golf Yên Thắng 54 lỗ lớn nhất Việt Nam đã được xây dựng tại khu du lịch hồ Đồng Thái - Yên Thắng, năm 2008 đưa vào vận hành giai đoạn 1. Giai đoạn 2 hai đã hoàn thành vào năm 2013. Với địa thế thuận lợi, khi dự án này đi vào hoạt động, sẽ đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, giải quyết việc làm, chuyển cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang du lịch dịch vụ. Đây cũng sẽ là địa điểm du lịch và giải trí chất lượng cao. | 1 | null |
Dưỡng Điềm là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Địa lý.
Địa giới hành chính xã Dưỡng Điềm:
Xã Dưỡng Điềm nằm ở hướng tây nam của huyện Châu Thành.
Xã Dưỡng Điềm có 3,44 km² diện tích, dân số năm 2018 là 6.785 người.
Hành chính.
Xã Dưỡng Điềm được chia thành 6 ấp: Bình, Hòa, Nam, Tây, Thuận, Trung.
Lịch sử.
Xã Dưỡng Điềm trước kia là Tân Đức Đông có từ khoảng cuối thế kỷ XVIII ở xứ Thuộc Nhiêu. Đời Thiệu Trị đổi tên là Dưỡng Điềm.
Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876 thuộc hạt tham biện Mỹ Tho.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 thuộc tỉnh Mỹ Tho.
Từ ngày 22 tháng 3 năm 1912 thuộc quận Châu Thành cùng tỉnh.
Từ sau năm 1956 gọi là xã thuộc tỉnh Định Tường.
Ngày 8 tháng 11 năm 1960, thuộc quận Long Định cùng tỉnh.
Ngày 24 tháng 3 năm 1969, thuộc quận Sầm Giang.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, thuộc Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
Kinh tế.
Ngành nghề chính của xã là nông nghiệp, ngoài ra còn có buôn bán nhỏ. | 1 | null |
Bàn Long là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.
Địa lý.
Địa giới hành chính xã Bàn Long:
Xã Bàn Long nằm ở phía tây nam huyện Châu Thành
Xã Bàn Long có 9,41 km² diện tích và dân số năm 2013 là 8.636 người.
Điều kiện tự nhiên - tài nguyên - nhân lực.
Đặc điểm tự nhiên: Diện tích tự nhiên 940,6 ha. Địa bàn xã có sông rạch Gầm chảy qua và hệ thống sông rạch chằng chịt, có đường liên 6 xã đi qua thuận tiện cho giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ. Trong năm có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng, bão lũ ít khi xảy ra. Đất nông nghiệp chủ yếu do phù sa sông Tiền bồi đắp nên rất hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế như: vú sữa, sầu riêng, cây có múi...
Tài nguyên
Nhân lực: Xã có 6 ấp, có 2.205 hộ, 8.636 khẩu. Số người trong độ tuổi lao động 5.682, lao động trẻ 4.470. Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề.
Hành chính.
Xã Bàn Long được chia thành 6 ấp: Long Hoà A, Long Hoà B, Long Thành A, Long Thành B, Long Thạnh, Long Trị.
Lịch sử.
Bàn Long thời xưa thuộc 2 xứ Nam Phong, Bắc Bình dưới triều Gia Long thuộc Kiến Lợi, huyện Kiến Đăng, Kiến An, trấn Định Tường. Triều Minh Mạng thuộc Lợi Trường, Kiến Đăng, Kiến An, Định Tường.
Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, gọi là làng, thuộc hạt Tham biện Mỹ Tho.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, thuộc Mỹ Tho.
Từ ngày 22 tháng 3 năm 1912, thuộc Châu Thành, cùng tỉnh.
Ngày 19 tháng 11 năm 1927, thuộc Thuận Bình cùng quận.
Từ ngày 22 tháng 10 năm 1956, thuộc Định Tường.
Ngày 8 tháng 11 năm 1960, thuộc Long Định, cùng tỉnh.
Ngày 24 tháng 3 năm 1969, thuộc Sầm Giang, cùng tỉnh. Trong kháng chiến chống pháp, xã Bàn Long thuộc Châu Thành, Mỹ Tho, đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, xã Bàn Long thuộc huyện Châu Thành Nam, Mỹ Tho.
Năm 1970, xã Bàn Long có diện tích tự nhiên 10,2 km², dân số 385 người.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang. | 1 | null |
Cá hồi trắng Bắc Cực (danh pháp khoa học: Coregonus autumnalis) là một loài cá hồi trắng nước ngọt sinh sống ở các khu vực Bắc Cực của Siberia, Alaska và Canada. Nó cũng có một loài bà con sinh sống ở nước ngọt ở nhiều hồ của Ireland, gọi là pollan, có khả năng được xem là cùng loài với nó hoặc là một loài riêng biệt.
Loài cá hồi Omul của hồ Baikal, trước đây được xem là một phân loài "Coregonus autumnalis migratorius" của cá hồi trắng Bắc Cực, không có mối quan hệ di truyền với nó, nay được phân loại là một loài riêng biệt "Coregonus migratorius". | 1 | null |
Cua ẩn sĩ, hay cua ký cư, cua ẩn cư, ốc mượn hồn, ốc bù chằn (danh pháp khoa học: "Paguroidea") là một siêu họ giáp xác decapoda có danh pháp khoa học Paguroidea. Phần lớn 1100 loài có một bụng không đối xứng và, chúng chui vào trong một vỏ ốc rỗng và mang theo vỏ ốc khi di chuyển.
Mô tả sinh học.
Phân loại.
Cua ẩn sĩ được chia thành hai loại theo môi trường sống:
Thức ăn.
Cua ẩn sĩ là loài ăn tạp:
Ăn được: Rau củ, hoa quả, trái cây, thịt cá..
+ Thức ăn từ thực vật cung cấp cho cua ẩn sĩ một lượng vitamin và một số chất khoáng cần thiết như: Rau, cải, củ, quả, trái cây: Salad, rau muống, càng cua, mồng tơi, dưa leo/dưa chuột, cà chua, cà rốt, bí ngô, ớt chuông, chuối, đu đủ, xoài. Đặc biệt là cơm dừa.
+ Thức ăn từ động vật cung cấp cho ốc mượn vỏ một lượng protein. Chất sắt, chất béo và một số chất cần thiết như: Thịt, thịt heo, thịt bò, thịt gà...
+ Các loại thức ăn từ thủy – Hải sản như: Cá, tôm, mực, Cua đồng loại nhỏ, Giun, trùng chỉ.
Không ăn được: Đồ ăn có gia vị, có vị cay, chua, đắng, nhiều dầu mỡ...
+ Một số loại thức ăn cua ẩn sĩ không ăn được như: Đồ ăn có gia vị, có vị cay, chua, đắng... Chúng sẽ không thích mùi hương của trái cây có múi như chanh và cam. Chúng cũng không thích mùi thảo mộc (bạc hà, cây hương thảo).
Kích thước.
Cua ẩn sĩ có phạm vi kích thước và hình dạng, từ các loài có một mai (carapace) dài chỉ vài mm đến những loài Coenobita brevimanus, cua dừa (Birgus latro) có thể sống 12-70 năm và có thể đạt đến kích thước của một quả dừa trong đó cua dừa là loài động vật không xương sống trên cạn lớn nhất thế giới.
Giai đoạn phát triển.
Con non phát triển trong các giai đoạn, từ ấu trùng giáp xác (crustacean larvae) diễn ra bên trong trứng. Hầu hết ấu trùng cua ẩn sĩ nở ở giai đoạn thứ ba, giai đoạn zoea. Trong giai đoạn này, cua ấu trùng có nhiều gai (spine) dài, bụng (abdomen) dài hẹp, và râu (antennae) có tua (fringed) lớn. Một vài thay lông (molts) theo sau bởi các giai đoạn ấu trùng cuối cùng (megalopa hoặc post-larva).
Lột xác.
Khoảng thời gian cho 1 lần lột xác là tùy loài cũng như kích thước: Từ 1 đến 2 tuần
Trước khi lột xác, một con cua ẩn sĩ sẽ lưu trữ thêm chất béo và nước trong một "bong bóng" thường là ở phía bên trái của bụng, ngay dưới cặp thứ năm của đôi chân. Những dấu hiệu lột xác khác, chẳng hạn như: Hay bò lang thang, hoạt động của râu ít, và màu da bên ngoài bị xỉn, màu sắc cơ thể chuyển sang màu xám hoặc tái nhợt, đầu chân hoặc càng có màu hơi trắng.
Nhiều con cua ẩn sĩ khi lột xác sẽ tự cô lập mình ra khỏi đàn. Chúng sẽ tự tìm đến một gõ khuất nào đó cho đến ngày lột xác.
Văn hóa.
Truyện cổ tích
Nơi bờ biển xuất hiện một loài tôm giấu mình trong vỏ ốc, lớp vỏ ốc rắn chắc như yêu thương, che chở phần mềm yếu cho nó thể hiện sự mạnh mẽ, rắn rỏi ... Mọi người vẫn thường gọi nó là "ốc mượn hồn" nhưng với dân làng thì đó là chính là chàng trai và cô gái ngày xưa giờ đây đã được ở bên nhau, chàng trai vẫn như lớp vỏ ốc cứng rắn bên ngoài để chở che và làm chỗ dựa cho cô gái thể hiện mình.
Kịch.
NSƯT Thành Lộc hóa thân thành ốc mượn hồn trong vở kịch "Ngày xửa ngày xưa 14: Sơn Tinh Thủy Tinh". | 1 | null |
Mobutu Sese Seko Kuku Ngbendu wa Za Banga (nơi sinh Joseph-Désiré Mobutu, 14 tháng 10 năm 1930 - 7 tháng 9 năm 1997), thường được gọi là Mobutu hoặc Mobutu Sese Seko, là Tổng thống của nước Cộng hòa Dân chủ Congo (còn được gọi là Zaire dưới thời cai trị của ông) từ 1965 đến 1997. Trong khi còn tại chức, ông đã thành lập một chế độ độc đoán, đã tích lũy được lớn tài sản cá nhân, và cố gắng tẩy tất cả các ảnh hưởng văn hóa thuộc địa trong nước, trong khi cũng duy trì một lập trường chống Cộng sản.
Ông bị đánh giá là " tên Tổng thống Độc tài " của Zaire khi thực hiện nhiều hành động nhằm loại bỏ các đối thủ chính trị. | 1 | null |
Pagurus bernhardus là một loài cua ẩn sĩ biển phố biến ở bờ biển Đại Tây Dương của châu Âu. Nó dài khoảng , và được tìm thấy ở cả các khu vực cát và đá, từ các vùng biển Bắc Cực của Iceland, Svalbard và Nga xa tận phía nam đến Bồ Đào Nha, nhưng không kéo đến tận Địa Trung Hải. Nó có thể được tìm thấy ở các vũng nước trên bờ biển và tại mức thủy triều trung bình đến độ sâu khoảng , với một số tiêu bản thường được tìm thấy ở các vũng nước trên đá quanh các khu vực giữa bờ và bờ thấp hơn, với các cá thể lớn hơn ở dưới sâu. "P. bernhardus" là một loài ăn mảnh vụn ăn tạp và ăn xác chết một cách cơ hội, và cũng ăn lọc khi cần thiết.
"Pagurus bernhardus" sử dụng vỏ sò của một số loài sò để làm nơi bảo vệ nó, bao gồm vỏ của "Littorina littorea", "Littorina obtusata", "Nassarius reticulatus", "Gibbula umbilicalis", "Nucella lapillus" và "Buccinum". Trong các khu vực ấm hơn của phạm vi phân bố, hải quỳ "Calliactis parasitica" thường mọc trên vỏ có "Pagurus bernhardus". Ở các xứ lạnh hơn, loài hải quỳ là "Hormathia digitata". Loài cua ẩn sĩ này đánh nhau để tranh giành vỏ sò và chỉ ưa thích vỏ một số loài sò. | 1 | null |
Triệu Thị Bình (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1977).
Quê quán: xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Là một nữ Chính trị gia Người Việt Nam. Là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, thuộc đoàn đại biểu Yên Bái..
Bà hiện là Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái. | 1 | null |
Trần Tiến Cảnh (sinh 1951) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam.
Phát ngôn.
Ngày 8 tháng 6 năm 2010 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII, khi Chính phủ trình dự án đường sắt cao tốc ra Quốc hội, ông đã phát biểu ủng hộ dự án với lập luận: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc" | 1 | null |
Nguyễn Minh Chữ (sinh 1946) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó tư lệnh Quân khu 9 (1999-2006). Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Trà Vinh.
Thân thế và sự nghiệp.
Năm 1991, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh về chính trị Quân đoàn 4
Năm 1995, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 4.
Năm 1999, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 9
Thiếu tướng (1992)
Ông được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1972.
Nghỉ hưu năm 2006. | 1 | null |
Lương Phan Cừ (sinh ngày 10 tháng 1 năm 1950, quê quán ở xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, thuộc đoàn đại biểu Đắk Nông. Ông hiện là Chủ tịch Hội bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Uzebekistan, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội nạn nhân chất độc da cam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Tiểu sử.
Lương Phan Cừ người dân tộc Kinh.
Ông có quê quán ở xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Ông có bằng cử nhân luật và bằng hành chính cao cấp, bằng cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk (chuyên trách trung ương), Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Thư ký kỳ họp Quốc hội khóa 11. | 1 | null |
Trần Thị Kim Cúc (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1949) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang.
Xuất thân.
Bà sinh ngày 10 tháng 6 năm 1949, quê quán xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, người dân tộc Kinh.
Giáo dục.
Bà có trình độ chuyên môn là trung học phổ thông hệ 12/12.
Sự nghiệp.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang. Khi đó bà là Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Tiền Giang.
Ngày 22 tháng 12 năm 2005, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang nhiệm kỳ 2006-2010, hai phó bí thư tỉnh ủy là Đỗ Tấn Minh và Nguyễn Hữu Chí. | 1 | null |
Lê Văn Cuông (sinh 1951) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hóa.
Xuất thân và giáo dục.
Lê Văn Cuông sinh ngày 6 tháng 3 năm 1951, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông có quê quán ở xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ông có bằng Kĩ sư cơ khí luyện kim và trình độ chính trị Cử nhân chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự nghiệp.
Ngày 25 tháng 11 năm 1978, Lê Văn Cuông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa.
Ông từng là ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 12, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa. | 1 | null |
Đinh Hồng Đe (1947-2023) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Kon Tum.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông tên thật là A Đe sinh ngày 20 tháng 10 năm 1947 tại Xã Blô, huyện Đắk GLei, Kon Tum. Ông thuộc dân tộc Dẻ-Triêng.
Năm 1963, A Đe làm du kích. Việc của rừng núi, con suối, cái cây A Đe rất giỏi, rất thạo từ nhỏ.
Ông trải qua nhiều chức vụ công tác tại Đồn Biên phòng 673 ở Kon Tum
Năm 1995, ông là Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum.
Năm 2004, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Thăng quân hàm Thiếu tướng
Năm 2009, ông nghỉ hưu.
Ông qua đời vào hồi 06h00 ngày 24 tháng 12 năm 2023 tại nhà riêng. | 1 | null |
Lê Văn Đông (sinh 1999) là Reviewer, Youtuber Việt Nam. Anh từng là reviewer của kênh Truesmart rồi chuyển sang kênh youtube Shopdunk trước khi chuyển sang thành lập kênh youtube riêng là Lê Văn Đông Official.
Anh có rất nhiều video triệu view về thủ thuật công nghệ, mẹo hay, video hài hước khiến cho rất nhiều bạn trẻ thích thú. | 1 | null |
Nguyễn Hữu Đồng (1860-1920), còn gọi Khóa Bảo, là một chí sĩ trong phong trào Cần Vương.
Tiểu sử.
Nguyễn Hữu Đồng quê ở huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Ông là khóa sinh nên còn gọi là Khóa Bảo, là có ăn học, có tài văn võ nhưng không lựa chọn con đường khoa cử. Năm 1885, Kinh thành Huế thất thủ, Khóa Bảo dẫn đường cho vua Hàm Nghi lên Sơn phòng Tân Sở. Sau 5 ngày, ông rời triều đình kháng chiến.
Khi phong trào Cần Vương bị dập tắt, Khóa Bảo mở trường dạy học tại quê. Năm 1903, khi về kinh dự thi, ông đã vận động sĩ tử phản đối triều đình. Năm 1907, ông dẫn đầu một đoàn biểu tình về tòa công sứ Pháp tại Quảng Trị yêu sách cải cách sưu thuế cho dân và đòi Pháp rút khỏi Việt Nam. Bởi lý do trên, ông bị chính quyền thực dân cảnh giác nhưng cũng đồng thời trở nên có uy tín và tiếng tăm với những chí sĩ chống Pháp.
Năm 1916, Khóa Bảo được vua Duy Tân mời tham gia khởi nghĩa, được phong Tổng lãnh binh phụ trách từ Quảng Trị ra Thanh Hóa. Khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt giam vào nhà tù Thành cổ Quảng Trị. Năm 1920, ông qua đời sau khi ra tù. | 1 | null |
Nguyễn Mạnh Đức (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1945) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Yên Bái.
Tiểu sử.
Nguyễn Mạnh Đức sinh ngày 13 tháng 8 năm 1945, quê quán ở xã Văn Phú, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, người dân tộc Kinh.
Ông có trình độ chuyên môn trung học phổ thông hệ 10/10, cao cấp quân sự.
Lúc là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Yên Bái, ông giữ chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Yên Bái. | 1 | null |
Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1963) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Thời còn thi đấu, ông chơi ở vị trí tiền đạo cho đội Nam Định và đội tuyển Việt Nam. Ông là thành viên của đội tuyển Việt Nam tại một số các giải đấu như SEA Games 16 (1991) và Tiger Cup 1998.
Tiểu sử.
Tại câu lạc bộ.
Nguyễn Văn Dũng khoác áo đội Công nghiệp Hà Nam Ninh (Dệt Nam Định) từ đầu sự nghiệp bóng đá của mình. Thành công đến, nhưng chất ngang tàng bên ngoài cuộc đời theo anh vào đến trong sân cỏ. Việc phản ứng với trọng tài vào năm 1990 khiến cả anh (đội trưởng) và Dệt Nam Định bị cấm thi đấu 1 năm. Khi đó các cầu thủ Dệt Nam Định đuổi đánh trọng tài Nguyễn Thu ở trận lượt về với Sông Lam Nghệ Tĩnh (28-3) và toàn đội bị kỷ luật cấm thi đấu 1 năm. Năm 1991, Nguyễn Văn Dũng bất ngờ đầu quân Sông Lam Nghệ Tĩnh của huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh và đeo băng đội trưởng, làm "đàn anh" nhóm Nguyễn Hữu Thắng, Văn Sỹ Hùng. Nhưng cũng trụ lại có 1 mùa, Nguyễn Văn Dũng tiếp tục đầu quân cho Công an Thanh Hóa chơi 4 mùa, trước khi chính thức trở lại Nam Định.
Ông là cầu thủ nội dành được danh hiệu vua phá lưới V-League nhiều nhất (4 lần).
Sự nghiệp thi đấu quốc tế.
Nguyễn Văn Dũng lần đầu tiên được gọi tập trung đội tuyển vào năm 1991 để tham gia SEA Games 16 (1991) ông đã ghi cả ba ban thắng cho đội tuyển (2 bàn vào lưới của Philippines và 1 bàn vào lưới Malaysia). Tuy nhiên, tại các giải đấu quốc tế sau đó, ông không được gọi vào đội tuyển nữa.
Sau này, nhờ phong độ xuất sắc tại giải bóng đá vô địch quốc gia năm 1998 và giành danh hiệu Vua phá lưới ở tuổi 35, Nguyễn Văn Dũng bất ngờ được ông Riedl gọi trở lại đội tuyển tham dự Tiger Cup 1998 và giành huy chương bạc. Ông là tuyển thủ quốc gia Việt Nam lớn tuổi nhất tại giải đấu này. Tuy nhiên, đây là giải đấu không thành công với cá nhân ông. Nguyễn Văn Dũng phải ngồi ghế dự bị trong hầu hết các trận đấu nhưng được ra quân trong đội hình xuất phát của đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết gặp Singapore do tiền đạo Văn Sỹ Hùng bị thẻ đỏ trong trận bán kết trước đó. Nhưng Nguyễn Văn Dũng đã không thể hiện được nhiều tại trận đấu mà Việt Nam đã thúc thủ 0-1.
Sự nghiệp huấn luyện viên.
Năm 2023, Nguyễn Văn Dũng trở lại dẫn dắt câu lạc bộ Đồng Nai thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia 2023–24. | 1 | null |
Mai Thế Dương (sinh 1954), người Tày, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Bắc Kạn.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IX, X, XI.
Từng giữ các chức vụ:
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Cạn (1997)
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Cạn
Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông nghỉ hưu năm 2016. | 1 | null |
Tô Minh Giới (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Cần Thơ.
Tham khảo.
Giám đốc Sở Giáo dục Và Đào Tạo tỉnh Cần Thơ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ
Ủy viên Chuyên Trách Ban Chỉ Đạo Tây Nam Bộ
Đại biểu Quốc hội Khóa 11 | 1 | null |
Nguyễn Ngọc Hai (sinh 1962) là một chính khách người Việt Nam. Ông từng là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận.
Tiểu sử.
Nguyễn Ngọc Hai sinh ngày 31 tháng 12 năm 1962, quê quán tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Ông có trình độ chuyên môn là kỹ sư thủy lợi.
Ông còn có chứng chỉ chuyên viên cao cấp.
Ông là đảng viên Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có trình độ cử nhân lí luận chính trị của đảng này.
Trước khi trở thành Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Nguyễn Ngọc Hai từng giữ các chức vụ: Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh, Bí thư Thị ủy thị xã La Gi, đại biểu Quốc hội khoá XI (Bình Thuận).
Tháng 8 năm 2007, lúc còn đương chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, Nguyễn Ngọc Hai bị kỉ luật Đảng với hình thức cảnh cáo do để xảy ra vụ phá rừng La Dạ vào tháng 4 năm 2005.
Tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê chuẩn việc miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Ngọc Hai.
Ngày 11 tháng 12 năm 2015, tại kì họp thứ 12 HĐND tỉnh Bình Thuận khóa 9, Nguyễn Ngọc Hai, Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận đã được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Chiều 18/01/2021, HĐND tỉnh - khóa X đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ VIII để thông qua nhiều nội dung quan trọng. HĐND tỉnh cũng đã thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với đồng chí Nguyễn Ngọc Hai, lý do không đủ thời gian tái cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Điều tra và khởi tố.
Ngày 10-2-2022, Bộ Công an cho biết trước đó ngày 3-5-2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an thực hiện Quyết định của Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an về phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm tại 9 dự án đất đai, đầu tư phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Với cáo buộc Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (Bình Thuận), Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Ngọc Hai, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Kỷ luật.
Ngày 26/4/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thi hành kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo của tỉnh Bình Thuận lý do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, thực hiện một số dự án; để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam. | 1 | null |
Ông Trần Hữu Hậu (sinh ngày 09/10/1960), ông hiện là Đại biểu Quốc hội khóa 15 thuộc Đoàn tỉnh Tây Ninh ()
Xuất thân, Học vấn.
Quê quán: Xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Sinh ngày: 9 tháng 10 năm 1960 tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là Quận Hà Đông, Hà Nội).
Từ 1979 đến 1984, ông học khoa Cơ khí, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một trong những sinh viên đầu tiên của trường Đại học Bách khoa TPHCM được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam (Năm 1982).
Ông tốt nghiệp Đại học kinh tế TP HCM năm 1993; Cử nhân Chính trị (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) năm 1997; Cử nhân Luật (Đại học Luật TP HCM) năm 2011) và được công nhận Luật sư năm 2020.
Quá trình công tác.
Từ năm 1984, ông làm việc tại Công ty Cơ khí Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh (Khi ấy có tên là Xí nghiệp Cơ khí Nông nghiệp Tây Ninh).
Năm 1989 ông là người đầu tiên của tỉnh Tây Ninh được bầu làm Giám đốc một đơn vị của nhà nước. Ông làm Giám đốc Công ty Cơ khí Tây Ninh đến năm 2007.
Trong thời gian này, Công ty Cơ khí Tây Ninh được nhiều người biết đến khi là đơn vị chủ chốt thực hiện 2 Chương trình lớn của Việt Nam là:
1. Chương trình"Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em Việt Nam đến năm 2000" do Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam và Hội đồng Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chủ trì.
2. Chương trình "Thanh niên xóa Cầu Khỉ xây dựng cầu nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chủ trì ()
Ông là Đại biểu Quốc hội khóa 11, đơn vị tỉnh Tây Ninh (2002 – 2007). Tại nghị trường, ông phát biểu không nhiều nhưng những phát biểu của ông luôn được các đại biểu Quốc hội và giới truyền thông chú ý (,,,).
- Từ 1994 đến 2000, Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa III.
- Từ 1994 đến 2002, Ông tham gia vận động thành lập Hội Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam, là Ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Lâm Thời, Trung ương Hội Doanh Nghiệp trẻ Việt Nam (Hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam). ()
Từ năm 2007 đến 2012, ông là Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Tây Ninh. ()
Từ 10/2010, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh.
Từ tháng 8/2012 ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. () Ông đã góp phần nâng cấp thị xã Tây Ninh lên Thành phố và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Thành phố Tây Ninh. ().
Ông được nhiều người biết đến khi thúc đẩy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào Cải cách hành chính và thực hiện xây dựng "Phường xã vì dân", "Thành phố thông minh" (); đặc biệt là sử dụng Facebook để giao tiếp với người dân, tiếp nhận thông tin và xử lý, giải quyết các khó khăn, bức xúc của người dân. (), (), (). Vì vậy, năm 2016, Ông được vinh danh, trao giải thưởng Lãnh đạo công nghệ thông tin và an ninh thông tin (CIO/CSO) tiêu biểu Đông Nam Á (), ().
Từ tháng 11/2015 đến tháng 8/2018, Ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, được phân công làm Bí thư Thành ủy Tây Ninh. () Trong thời gian này, ông có 12 tháng đồng thời làm Chủ tịch UBND Thành phố Tây Ninh (), (), ().
Ông được tuyên dương là Điển hình Tiên tiến toàn quốc năm 2017. () (), ().
Từ tháng 9/2018, ông được Ban Bí Thư Trung ương Đảng và Tỉnh ủy Tây Ninh cho nghỉ hưu trước tuổi vì lý do sức khỏe. ()().
Từ tháng 11/2018, ông là Chuyên gia, Ủy viên Thường trực Hội đồng Hòa giải của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), tham gia hòa giải các tranh chấp thương mại trong nước và quốc tế của ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh hạt Điều; Đồng thời là Ủy viên Thường trực Hội đồng Thông tin của VINACAS. Ông hiện là Phó Tổng thư ký của VINACAS (), ().
Tháng 1/2019 ông được công nhận là Hòa giải viên Thương mại đầu tiên của tỉnh Tây Ninh ().
Năm 2021, ông là Luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Tây Ninh; Hội viên, Hội Luật gia tỉnh Tây Ninh
Tháng 5/2021, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá 15 (), đơn vị tỉnh Tây Ninh. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15 (Tháng 7/2021) ông được bố trí tham gia làm Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc Hội khóa 15. | 1 | null |
Dương Hiền (sinh 1955), người Tày, là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 1 và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI và XII, thuộc đoàn đại biểu Lạng Sơn.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1955, quê tại Xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn
Năm 2000, bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.
Năm 2011, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 1
Tháng 2 năm 2015, ông nghỉ chờ hưu
Thiếu tướng (2009) | 1 | null |
Nguyễn Thị Mai Hoa (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1967) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - México, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 15 nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.
Bà được trung ương giới thiệu ứng cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Đồng Tháp gồm có thành phố Cao Lãnh và các huyện: Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 (2002-2007), thuộc đoàn đại biểu Nghệ An.
Xuất thân.
Bà sinh ngày 22/4/1967, quê quán ở Xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà hiện cư trú ở Số 1, ngõ 562/27 đường Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Sự nghiệp.
Ba gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 20/9/1988.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 thuộc đoàn tỉnh Nghệ An.
Khi được trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam (lần thứ 2) khóa 14 vào tháng 5 năm 2016 bà đang là Đảng ủy viên Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, làm việc ở Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có bằng cao cấp lí luận chính trị.
Bà đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Đồng Tháp gồm có thành phố Cao Lãnh và các huyện: Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười, được 335.540 phiếu, đạt tỷ lệ 63,27% số phiếu hợp lệ.
Bà hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - México
Bà đang làm việc ở Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội (Đại biểu chuyên trách: Trung ương). | 1 | null |
Huỳnh Đức Hòa (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng và là nguyên Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng.
Sự nghiệp.
Ngày 7 tháng 9 năm 2011, ông Huỳnh Đức Hòa, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng được Bộ Chính trị phân công giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Biệt thự triệu đô.
Sau vụ ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ, báo Người Cao Tuổi lại công bố về bất động sản của ông Huỳnh Đức Hòa. Về việc này "báo Tuổi Trẻ" cũng đã dò hỏi. Ngày 20 tháng 9 năm 2014, Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng thay thế ông Hòa mà đã về hưu vào ngày 1 tháng 8. | 1 | null |
Trần Thị Minh Hòa (sinh ngày 8 tháng 2 năm 1956) là một giáo viên và chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình.
Xuất thân.
Quê quán xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
Sự nghiệp.
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên tỉnh Quảng Bình
Nơi làm việc: Trường THPT chuyên tỉnh Quảng Bình | 1 | null |
Nguyễn Duy Hùng (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1953) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An.
Tiểu sử.
Nguyễn Duy Hùng sinh ngày 1 tháng 2 năm 1953, người dân tộc Kinh, quê quán ở Khu phố 5, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ông có trình độ Cử nhân Khoa học xã hội và nhân văn.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An, Phó Bí thư Đảng uỷ, Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An. | 1 | null |
Nguyễn Tấn Hưng (sinh 1955) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI; đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Bình Phước, nguyên Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước.
Quá trình hoạt động.
Ông xuất thân trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Ông tham gia cách mạng từ năm 1969, đến năm 1973 được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 1 năm 1969 đến tháng 3 năm 1971, ông là cơ sở mật của cách mạng tại xã Tân Khai. Từ tháng 4 năm 1971 đến tháng 4 năm 1975, ông thoát ly gia đình, nhận công tác tại Tân Khai, là đoàn viên, Tiểu đội phó rồi Tiểu đội trưởng bảo vệ Huyện ủy Hớn Quản. Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 12 năm 1975, là Thượng sĩ công an, bảo vệ Huyện ủy Hớn Quản. Từ tháng 1 năm 1976 đến tháng 10 năm 1979, là cán bộ Ban Tổ chức Huyện ủy, Chi ủy viên - Bí thư chi đoàn Huyện ủy Bình Long. Từ tháng 11 năm 1979 đến tháng 1 năm 1982 là Chi ủy viên, Phó Bí thư chi bộ Trường Bổ túc văn hóa huyện Bình Long. Từ tháng 1 năm 1982 đến tháng 1 năm 1985, là Huyện ủy viên, Phó ban Tổ chức Huyện ủy, Bí thư chi bộ Ban Tổ chức - Kiểm tra Huyện ủy Bình Long. Từ tháng 2 năm 1985 đến tháng 3 năm 1987, ông đi học ở Trường đảng Nguyễn Ái Quốc II (Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh). Từ tháng 4 năm 1987 đến tháng 10 năm 1989, ông là Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Long. Từ tháng 11 năm 1989 đến tháng 12 năm 1991, là Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Long. Từ tháng 1 năm 1992 đến tháng 12 năm 1996, là Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Long.
Từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 12 năm 1999, ông là Tỉnh ủy viên rồi Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000, là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước. Từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 4 năm 2006, là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XI, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Từ tháng 4 năm 2006, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XI. Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 5 năm 2016, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước. | 1 | null |
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Hương (sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm 1945) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đoàn đại biểu Hà Tĩnh.. Ông nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tiểu sử.
Nguyễn Đình Hương sinh ngày 5 tháng 5 năm 1945, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyễn Đình Hương có học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông có trình độ cao cấp lí luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Đình Hương là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 11 chuyên trách trung ương thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 11, Thư ký Kỳ họp Quốc hội khóa 11.
Đời tư.
Ông có một người con gái là Nguyễn Thị Phú Hà, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội. Một người con trai là PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. | 1 | null |
Y Ly Niê Kdăm (sinh 14 tháng 10 năm 1944) là một chính khách Việt Nam, người gốc dân tộc Ê Đê. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Đắc Lắk., nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, Phó ban chỉ đạo Tây Nguyên, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XI.
Ông sinh ngày 14 tháng 10 năm 1944 tại xã Ea Pôč, huyện Čư̌ M'Gar, Đắk Lắk. Ông là con trai trưởng của Y Ngông Niê Kdăm với người vợ đầu tên Liễu một đại biểu Quốc hội Việt Nam 9 khóa (từ khóa 1 đến khóa 9), nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam khóa VIII và khóa IX. Bà H'linh Niê Kdăm, còn gọi là Linh Nga Niê Kdăm, nhà văn, Phó Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân tộc thiểu số Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk, là em cùng cha khác mẹ với ông.
Liên kết ngoài.
Đồng chí Tòng Thị Phóng thăm các gia đình cán bộ nguyên là lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh qua các thời kỳ. | 1 | null |
Nghiêm Vũ Khải (sinh năm 1953) là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan, Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa 14.
Tiểu sử.
Nghiêm Vũ Khải sinh ngày 20 tháng 9 năm 1953, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Nghiêm Vũ Khải tốt nghiệp Đại học Quốc gia Azerbaijan.
Ông có trình độ Tiến sĩ khoa học.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập đảng vào ngày 20 tháng 11 năm 1987, đã có bằng Cao cấp lí luận chính trị của đảng này.
Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang (đại biểu chuyên trách trung ương).
Từ 2007 đến 2011, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 chuyên trách trung ương thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Điện Biên, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 12, Thành viên Đoàn thư ký kỳ họp, có bằng Cao cấp lý luận chính trị đặc biệt (A6).
Nghiêm Vũ Khải là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan, Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa 14. | 1 | null |
Nguyễn Kim Khanh (sinh năm 1946) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Bình Phước.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 21 tháng 5 năm 1946 tại Xã Lô Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình
Ông từng giữ chức Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh
Năm 2000, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,
Tháng 12 năm 2007, ông nghỉ hưu
Thiếu tướng (2000) | 1 | null |
Cao Tấn Khổng (sinh 1958) là một chính khách Việt Nam.Ông nguyên là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kì từ năm 2008-2018,Trước khi giữ chức vụ này, ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Bến Tre, phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ 1999-2009.
Kỷ luật.
Ngày 24 tháng 4 năm 2007 Thủ tướng chính phủ đương nhiệm thời kỳ này là ông Nguyễn Tấn Dũng căn cứ theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương đã ký ban hành quyết định kỉ luật ông Cao Tấn Khổng chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc ông Khổng đã không thực hiện theo đúng quy định khi cho con đi học nước ngoài. | 1 | null |
Trần Công Kích (sinh 1945) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Ninh Bình.
Ông từng là Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch thường trực hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình.
Ủy viên ủy ban kinh tế và ngân sách Quốc hội. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình.
Ông sinh năm 1945 tại xóm Ngọc Động, xã Gia Phong, huyện Gia Viễn, Ninh Bình | 1 | null |
Điểu K'Ré (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1968) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông là Nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông.
Xuất thân.
Điểu K'Ré sinh ngày 9 tháng 8 năm 1968, người dân tộc Mnông, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Đắk R'Tíh, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.
Giáo dục.
Ông có bằng cử nhân hành chính và cao cấp lí luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 6/11/1993.
Ông từng là Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện đoàn huyện Đắk R'lấp, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Nông; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, Tỉnh ủy viên rồi Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông.
Ngày 25 tháng 9 năm 2015, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông.
Ông từng là Ủy viên ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X, XI, Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Gia Nghĩa, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông.
Năm 2016, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Sau đó, ông được Bộ Chính trị phân công làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên được giải thể. Tháng 1 năm 2018, ông được Bộ Chính trị phân công làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương.
Ngày 30 tháng 01 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2021-2026.
Ngày 8 tháng 5 năm 2021, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tại hội nghị bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã trao Quyết định số 85/QĐ-TW của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công ông Điểu K’Ré, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông nhiệm kỳ 2020-2025.
Gia đình.
Ông đã lập gia đình. Bố vợ ông là Điểu Krơi, năm 2012 được 78 tuổi, cựu giáo viên ở bon Bu M’Blanh A, cháu ruột của anh hùng N’Trang Lơng. N’Trang Lơng là em trai của M’Brưnh, cha của Điểu Krơi.
Kỷ luật và thôi chức.
Trong hai ngày 16 - 17/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 31, do Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông Điểu K'ré, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, ông Điểu K'ré đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân. Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo, đề nghị Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Ngày 2/10/2023 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết, thống nhất để ông Điểu K'ré - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. | 1 | null |
Nguyễn Thị Lan (sinh ngày 3/11/1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Lào Cai.
Tiểu sử.
Nguyễn Thị Lan sinh ngày 3 tháng 11 năm 1959, người dân tộc Kinh, quê quán tại xã Ấm Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Bà có bằng Cử nhân luật, và cử nhân Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Lào Cai, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai. | 1 | null |
Nguyễn Hữu Thái ‘’’ ( sinh năm 1965 mất 2013) tại Việt Trì Phú Thọ là sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân Việt Nam
Từng tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới phía bắc
Và chiến dịch tây nam tại chiến trường K
Ông từng giữ các chức vụ quan trọng trong sư đoàn 371
Năm 2009 ông giữ chức sư đoàn phó tham mưu trưởng sư đoàn không quân 371
Năm 2013 ôg ra đi đột ngột sau cơn đột quỵ
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ra và lớn lên tại Việt Trì Phú Thọ
Trước đó ông là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng sư đoàn không quân 371 Quân khu 3
Năm 2013 ông ra đi đột ngột sau cơn đột quỵ khi ông mất mang quân hàm thượng tá. | 1 | null |
Nguyễn Hồng Lĩnh (sinh ngày 27/8/1964 tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Xuất thân.
Nguyễn Hồng Lĩnh sinh ngày 27 tháng 8 năm 1964 quê quán ở xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Ông hiện cư trú ở số 05, đường Ngô Văn Huyền, phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ông là cán bộ xuất thân từ phong trào Đoàn của Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/11/1986, Ngày chính thức: 03/11/1987
Sự nghiệp.
Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
- 07/1982 - 03/1983: Cán bộ Ban Thiếu nhi trường học cơ quan Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo
- 03/1983 - 03/1985: Học lớp Trung cấp Chính trị và Cao đẳng Thanh vận tại Trường Đoàn Trung ương
- 03/1985 - 03/1986: Cán bộ Ban Tuyên huấn - An ninh quốc phòng Đặc khu Đoàn Vũng Tàu - Côn Đảo, Phó Bí thư Đoàn cơ sở cơ quan
- 03/1986 - 07/1987: Phó Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Đặc khu Đoàn, Bí thư Đoàn cơ sở Đặc khu Đoàn Vũng Tàu - Côn Đảo
- 07/1987 - 01/1991: Ủy viên Ban Thường vụ Đặc khu Đoàn Vũng Tàu - Côn Đảo, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa, Phó Bí thư Chi bộ
- 01/1991 - 01/1995: Phó Bí thư, Bí thư Thành Đoàn Vũng Tàu, Thành ủy viên, Đại biểu HĐND Thành phố Vũng Tàu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn
- 01/1995 - 03/1997: Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Phó Bí thư Chi bộ Tỉnh Đoàn
- 03/1997 - 08/2004: Bí thư Tỉnh Đoàn, Tỉnh ủy viên, Đại biểu HĐND tỉnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Đại biểu Quốc hội khóa XI
- 08/2004 - 04/2006: Bí thư Huyện ủy Long Điền, Tỉnh ủy viên
- Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X khi mới 42 tuổi. Ông được xem là hạt giống đỏ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 04/2006 - 10/2010: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IV nhiệm kỳ 2005-2010, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Đại biểu Quốc hội khóa XII
- 10/2010 - 01/2011: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu khóa V nhiệm kỳ 2010-2015
- Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
- 07/2011 - 01/2015: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V nhiệm kỳ 2011-2016
- 01/2015 - 10/2015: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng Đoàn HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V nhiệm kỳ 2011-2016
- 10/2015 - 01/2016: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VI, nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Đảng Đoàn HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa V nhiệm kỳ 2011-2016
- Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- 01/2016 đến tháng 7 năm 2020: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VI nhiệm kỳ 2015-2020, Bí thư Đảng Đoàn HĐND tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2016-2021, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh.
Ban Dân vận Trung ương.
- Ngày 30 tháng 7 năm 2020, ông nhận Quyết định của Bộ Chính trị điều động làm Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương.
- Ngày 4 tháng 6 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 855/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông làm Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Tỉnh ủy Đồng Nai.
- Ngày 7 tháng 8 năm 2021, ông được Bộ Chính trị cho thôi giữ Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, đồng thời điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. | 1 | null |
Nguyễn Ngọc Minh (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1917)- mất năm 1989 tại Bình Đà - Bình Minh - Thanh Oai - Hà Nội, là Giáo sư, Tiến sĩ Luật Kinh tế, Tiến sĩ học trường của Pháp năm 1943.
Quá trình công tác.
25/3/1946-: Chủ nhiệm Pháp chế thuộc Bộ Quốc phòng.
1975-1978: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Chính phủ.
1978-1979: Quyền Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Chính phủ.
11/1979-10/1982: Hiệu trưởng Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.
Gia quyến.
Ông có bốn người con: TS. Nguyễn Ngọc Quán (nguyên Vụ Trưởng Vụ Khoa học hợp tác kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam), PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long (nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), Thiếu tướng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Dương (nguyên Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Quốc phòng) và con gái, NGƯT Nguyễn Thị Thanh Hương (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Mây tre Việt Nam). | 1 | null |
Nguyễn Thị Hồng Minh (sinh 1951) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu An Giang. Bà là đại Biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX và XI, thứ trưởng Bộ Thủy Sản (1994-2007), Trưởng ban Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước Bộ Thủy sản. Một trong những người sáng lập và là chủ tịch trong 6 năm đầu tiên của Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Sáng lập Hội Chợ Vietfish International. Tiên phong trong việc quản lý theo chuỗi, mở rộng thị trường bằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn quóc tế, phát triển dựa trên nghề cá nhân dân và đồng quản lý. Sau khi nghỉ hưu năm 2007, bà tham gia Ban Thường vụ Hội Người Cao tuổi Việt Nam (2006-2010), sáng lập công tyTraceverified chuyên cung cấp dịch vụ Truy xuất nguồn gốc cho thực phẩm.
Hiện là Chủ tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Minh bạch.
Bà đồng thời là thành viên Liên Minh Nông nghiệp Việt Nam.
Sự nghiệp.
Năm 1975, bà Nguyễn Thị Hồng Minh tốt nghiệp Đại học Công nghiệp cá ở Liên Xô. Sau khi về Việt Nam, bà Hồng Minh nhận nhiệm vụ tại phòng kỹ thuật công ty xuất nhập khẩu ở quê nhà Cần Thơ. Năm 1977, bà kết hôn rồi theo chồng về Cà Mau với công việc là ca Trưởng Nhà máy đông lạnh Cà Mau nay là Camimex. (1977-1990). Nhận nhiệm vụ Giám đốc từ năm 1988 bà đã đưa Nhà máy Đông lạnh Cà Mau từ thua lỗ liên tục trở thành doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và nộp ngân sách cao nhất trong các cơ sở chế biên thủy sản tương tự tại Cà Mau. Năm 1990 chuyển về làm Phó Giám đốc Sở Thủy Sản Minh Hải, tại đây năm 1995 bà đã khởi xướng việc thành lập cơ quan khuyến ngư (lần đầu tiên tại Việt Nam) để cung cấp kiến thức và đào tạo nông dân nuôi trồng thủy sản trong tỉnh.
Là đại biểu Quốc hội các khóa 7,8,9 đại diện cho tỉnh Minh Hải, bà đã có nhiều phát đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp/ thủy sản, là tiếng nói thẳng thắn có trách nhiệm trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực tại Quốc hội, đóng góp nhiều ý kiến cho việc xây dựng Hiến pháp năm 1992 (trách nhiệm của Chính phủ với việc quản lý tài sản tại các DN nhà nước), Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Luật Thủy Sản...
Năm 1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bổ nhiệm bà giữ nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Thủy Sản (1994-2007). Phụ trách lĩnh vực Hợp tác quốc tế, Xuất khẩu, An toàn vệ sinh Thục Phẩm và Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, bà đã góp phần quan trọng vào việc đưa thủy sản Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn cao của EU, nhờ đó xuất khẩu thủy sản thành công sang thị trường các nước phát triển (EU, Mỹ, Nhật...).
Là người sáng lập Hiệp hội Chế Biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP, 1998- nay) đồng thời là Chủ tịch nhiệm kỳ I, bà đã cùng với Ban Lãnh đạo VASEP đưa tổ chức này trở thành đại diện tin cậy của doanh nghiêp Hội viên, là đối tác quan trọng của nhiều tổ chức quốc tế và của Chính phủ. Cho đến nay, VASEP đóng vai trò quan trọng trong việc đấu tranh với các rào cản kỹ thuật bất hợp lý và hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ kiện bán phá giá.
Năm 2002, bà tiếp tục được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa 11, đại biểu tỉnh An Giang, tỉnh trọng điểm của nghề nuôi cá tra xuất khẩu của Việt Nam.
Sau khi nghỉ hưu năm 2007, bà tham gia Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đối Ngoại Hội Người Cao Tuổi Việt Nam (2007-2010) góp phần đưa nhiêu dự án hỗ trợ người cao tuổi;
Tổng Giám đốc cồng ty cổ phần VDA (2007-2008); Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Sắc Ký Hải Đăng (SKHD, 2008-2015), Chủ tịch HĐQT công ty CP Giải pháp và Dịch vụ Truy Xuất Nguồn gốc điện tử (TraceVerified 2016- nay), Chủ tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Minh Bạch (2017-nay)
Khen thưởng.
Huân chương Độc lập hạng hai,Huân chương Lao động hạng ba.
Câu nói.
-Liên quan đến sự việc Chi Cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị công bố thông tin phát hiện phenol là chất cực độc tuyệt đối cấm không có trong thực phẩm trong mẫu cá nục
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Người họ Nguyễn tại Việt Nam]]
[[Thể loại:Người Hà Nội]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII Minh Hải]]
[[Thể loại:Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII Minh Hải]]
[[Thể loại:Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX Minh Hải]]
[[Thể loại:Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI An Giang]]
[[Thể loại:Nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI]]
[[Thể loại:Tiến sĩ Kinh tế Việt Nam]]
[[Thể loại:Thứ trưởng Bộ Thủy sản Việt Nam]] | 1 | null |
Nguyễn Tuấn Minh (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1953) là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tiểu sử.
Nguyễn Tuấn Minh sinh ngày 15 tháng 8 năm 1953, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Long Phước, thị xã Bà Rịa (nay là thành phố Bà Rịa), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông có bằng cử nhân Tài chính và cử nhân lí luận chính trị.
Nguyễn Tuấn Minh từng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tháng 12 năm 2003, ông được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX.
Khi làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, Uỷ viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội khóa 11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Phó Bí thư tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại Hội nghị lần 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 12 tháng 1 năm 2004, Nguyễn Tuấn Minh bị kỷ luật Đảng dưới hình thức khiển trách vì khi làm giám đốc Sở Tài chính Bà Rịa – Vũng Tàu, ông đã xử lý sai số ôtô nhập lậu của công ty liên doanh Vicarrent.
Tháng 5 năm 2004, ông được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2005, Nguyễn Tuấn Minh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được tạm quyền giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu theo Quyết định số 1305-QĐNS/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 23 tháng 10 năm 2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa V, với tư cách Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu khóa V nhiệm kỳ 2010–2015.
Nguyễn Tấn Minh nghỉ công tác từ ngày 1 tháng 4 năm 2016 và nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 10 năm 2016 theo Quyết định số 66-QĐNS/TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. | 1 | null |
Phan Anh Minh (sinh ngày 8 tháng 4 năm 1959) là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thiếu tướng và là chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh (2002-2019), Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kỳ 2002–2007.
Xuất thân và giáo dục.
Phan Anh Minh sinh ngày 8 tháng 4 năm 1959 tại xã Lợi Bình Nhơn, thị xã Tân An, tỉnh Long An, người dân tộc Kinh.
Ông tốt nghiệp thủ khoa khóa D9, Đại học An ninh nhân dân (Nay là Học viện An ninh nhân dân C500).
Sự nghiệp.
Tính đến khi về hưu vào năm 2019, Phan Anh Minh đã công tác 43 năm trong ngành công an và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh gần 18 năm.
Từ 2002 đến 2007, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, cấp bậc Thượng tá, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2002, ông là Trung tá, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2004, ông là Thượng tá, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2010, ông là Đại tá, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 12 năm 2011, ông là Đại tá, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2012, ông là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 1/5/2019, ông nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí.
Sự kiện đáng chú ý.
Phản đối Chỉ thị 15 Bộ Chính trị.
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X nhiệm kì 2006-2011 do ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư đã có "Chỉ thị số 15-CT/TW" ngày ngày 7 tháng 7 năm 2007 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có đoạn: "Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt...thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng." Vì thế, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh tại "Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015" vào ngày 8 tháng 3 năm 2016 đã thể hiện sự bất bình vì "công an không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên" nên không thể phát hiện được tham nhũng. | 1 | null |
Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Hoài Nam (sinh 1949) là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1996 - 2001); IX (2001-2006) và X (2006-2011), đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng.
Ông là Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2011 (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Hiện ông là Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội. | 1 | null |
Trần Văn Nam (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1963) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. Ông cũng từng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa XIV (được bầu Khóa XV nhưng không được xác nhận ) .
Xuất thân.
Trần Văn Nam sinh ngày 30 tháng 8 năm 1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương.
Giáo dục.
Ông có bằng Cử nhân Luật, Cao cấp Thanh vận, Cử nhân lí luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ngày 3/10/1986, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, thay thế ông Lê Thanh Cung về hưu với 57/58 phiếu thuận.
Ngày 27 tháng 10 năm 2015, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X đã công bố ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 10 tháng 12 năm 2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đối với ông Trần Văn Nam và bầu ông Trần Thanh Liêm làm chủ tịch mới nhiệm kì 2011-2016.
Trần Văn Nam từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương khóa 14, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá 11, khóa 12.
Bê bối và Kỷ luật.
Không được xác nhận Tư cách đại biểu quốc hội Khóa XV.
Ngày 10 tháng 6 năm 2021, Hội đồng bầu cử quốc gia bác Tư cách đại biểu quốc hội Khóa XV đối với ông Trần Văn Nam mặc dù đạt gần 81% số phiếu bầu. Theo bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác Đại biểu, Phó Ban Tổ chức Trung ương cho biết: ông Nam vi phạm Quy định số 47 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm; thứ hai trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của ông Trần Văn Nam từ khi còn là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, trong quyết định liên quan đến quản lý nhà nước, nhất là vấn đề về đất đai gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối chiếu với các quy định của pháp luật thấy ông Trần Văn Nam vi phạm pháp luật của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ngày 6/7/2021, Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, kết luận, biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Bình Dương bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng 3 nhiệm kỳ: 2010 - 2015, 2015 - 2020 và 2020 - 2025. Ông Nam vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (TCT 3/2); buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát; chỉ đạo hợp thức hoá tài liệu để che giấu vi phạm; gây thất thoát lớn tài sản, ngân sách của Đảng, Nhà nước và nhiều cán bộ, đảng viên của tỉnh vi phạm kỷ luật đảng, bị khởi tố hình sự. Ngoài ra, ông Nam chịu trách nhiệm trực tiếp khi giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước; thực hiện trái chủ trương về phương án sử dụng 43 ha đất tại TCT 3/2; hợp thức việc chuyển nhượng trái phép dự án Tân Phú cho tư nhân; để Tổng công ty 3/2 đưa 145 ha đất góp vốn vào Công ty Tân Thành trái pháp luật.
Bị kết án tù.
Ngày 27-7-2021, ông Nam bị khởi tố, bị bắt tạm giam trong vụ án "vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (còn gọi là Tổng công ty 3-2, doanh nghiệp vốn Tỉnh ủy Bình Dương chiếm chi phối).
Ông Trần Văn Nam bị cáo buộc có động cơ vụ lợi, để 188 ha "đất vàng" rơi vào tay tư nhân, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng, cùng tội danh là cựu chủ tịch tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm, cả hai ngày 30-8-2022 bị kết án 7 năm tù. Trong vụ án này, ông Nguyễn Văn Minh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty SX- XNK Bình Dương, bị cáo buộc với vai trò chủ mưu, tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát và tội Tham ô tài sản, bị kết án 27 năm tù. , | 1 | null |
Nguyễn Văn Nghinh (sinh 1950) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Thủ đô. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 15 tháng 3 năm 1950 tại Xã Yên Khang, huyện Ý Yên, Nam Định
Ông từng học Trường THPT Tống Văn Trân của Ý Yên, Nam Định
Năm 2000, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu Thủ đô
Năm 2008, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô
Năm 2010, ông nghỉ hưu.
Thiếu tướng (2002) | 1 | null |
Nguyễn Thị Bích Ngọc (sinh 1961) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà nguyên là Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội nhiệm kì 2016-2021, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
Thân thế sự nghiệp.
Nguyễn Thị Bích Ngọc sinh ngày 4 tháng 4 năm 1961, quê ở thôn Cao Kiêng, xã Đông Quang, huyện Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội).
Từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 6 năm 1983, bà theo học tại khoa Văn, trường Đại học Sư phạm 1. Thời gian theo học tại đây, bà tham gia hoạt động công tác Đoàn và được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IV.
Từ tháng 12 năm 1983 đến tháng 6 năm 1996, bà công tác tại Tỉnh đoàn Hà Tây, từng giữ chức Phó Bí thư rồi Bí thư Thị đoàn Hà Đông, được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa V. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 9 năm 1986. Từ tháng 8 năm 1988 đến tháng 7 năm 1989, bà được cử đi học tại trường Đoàn cao cấp Cộng hòa Dân chủ Đức.
Từ tháng 6 năm 1996, bà chuyển sang công tác Đảng và chính quyền tại tỉnh Hà Tây, lần lượt giữ các chức vụ Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Hà Đông, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Hà Đông, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tây, Ủy viên BCH Trung ương Hội LHPN Việt Nam.
Từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005, bà là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tây, Đại biểu Quốc hội khóa XI. Từ tháng 7/2005 - 10/2007 là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Từ tháng 11/2007 - 7/2008 là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tây, Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, từ tháng 8/2008 - 3/2011 là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ban Cán sự Đảng UBND TP, Giám đốc Sở Nội vụ, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 5 năm 2015, bà là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP, đại biểu HĐND TP khóa XIV, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Ngày 25 tháng 5 năm 2015, bà được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, thay người tiền nhiệm Ngô Thị Doãn Thanh được điều động sang làm Phó trưởng ban Dân vận Trung ương. | 1 | null |
Hà Sơn Nhin (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1954), tên thật là A Nhin, người Ba Na, là một chính khách Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, 12 và khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Gia Lai. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nhiệm kỳ 2010-2015.
Xuất thân.
A Nhin sinh ngày 10 tháng 4 năm 1954, người Ba Na, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Giáo dục.
Cố có trình độ cao cấp lí luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/10/1971.
Ngày 6/10/2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ 14 nhiệm kỳ 2010-2015, ông Hà Sơn Nhin tái cử làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Phạm Đình Thu, Phạm Thế Dũng, Bùi Văn Cường giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, 12 và khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Gia Lai.
Từ 2011 đến 2016, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai khóa XIII, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. | 1 | null |
Bùi Đình Phái (sinh 1953), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Hòa Bình.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông là người Mường, sinh ngày 19 tháng 6 năm 1953 tại Xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc, Hòa Bình
Năm 1970, ông nhập ngũ quân đội và huấn luyện tại Sư đoàn 320B.
Ông từng giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 831, Sư đoàn 347, Quân khu 1
Từ năm 1992, ông lần lượt được bổ nhiệm các chức vụ Phó Tham mưu trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình
Năm 2001, ông được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình
Năm 2013, ông nghỉ hưu.
Thiếu tướng (2009)
Khen thưởng.
Huân chương Chiến công hạng nhì
Huân chương Chiến công hạng ba
Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng nhất, nhì, ba
Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhì | 1 | null |
Lê Thanh Phong (sinh năm 1950) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng.
Tiểu sử.
Lê Thanh Phong sinh ngày 22 tháng 4 năm 1950, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Ông có bằng Cao cấp quân sự chính trị Chỉ huy tham mưu.
Ngày 31 tháng 12 năm 1968, Lê Thanh Phong gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông có bằng Cao cấp lí luận chính trị ĐCSVN.
Lê Thanh Phong từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Lâm Đồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Việt Nam khóa 12. | 1 | null |
Phạm Đình Phú (sinh năm 1948) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Hưng Yên. Ông từng giữ các chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên. | 1 | null |
Hồ Xuân Phương (1943 - 2013, tại Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An) là một nhà kinh tế và chính khách Việt Nam. Ông có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sỹ kinh tế, nguyên là Uỷ viên Thường trực chuyên trách Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội. Giảng viên cao cấp, Nhà giáo nhân dân, Uỷ viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, Uỷ viên Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Kinh tế - Luật - Luật, Uỷ viên Hội đồng khoa học ngành Tài chính đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nguyên GĐ Học viện Tài chính, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An.
Tham khảo.
Từ năm 1978-1982: Nghiên cứu sinh tại LB Nga
1990-1999: Hiệu trưởng trường Đại học tài chính kế toán hà nội (nay là Học viện Tài chính) | 1 | null |
Lê Hồng Phương (1954-2021), tên gọi khác: Lê Minh Hải, nguyên là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai.
Tiểu sử.
Lê Hồng Phương tên thường gọi là Lê Minh Hải, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1954, người dân tộc Kinh, quê quán tại phường Tân Bình, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông có học vấn Cử nhân Luật, Cử nhân Xây dựng Đảng chính quyền Nhà nước, Cử nhân kinh tế.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai, ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Ông mất ngày ngày 7 tháng 5 năm 2021. | 1 | null |
Trịnh Huy Quách (sinh năm 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Yên Bái.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 16/2/1954
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Khoa học kinh tế
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội, Thư ký Kỳ họp Quốc hội
Nơi làm việc: Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội
Nơi ứng cử: Yên Bái
Đại biểu Quốc hội khoá: XI
Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Đỗ Hồng Quân (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1956) là một nhạc sĩ, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, diễn viên người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam, nguyên là Quyền Trưởng phòng Nghệ thuật Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V, Phó Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI, Trưởng ban Biên tập Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XI. Ông còn là hội viên Hội Điện ảnh, Hội Nhà báo, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII.
Hiện nay Đỗ Hồng Quân là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Xuất thân và giáo dục.
Đỗ Hồng Quân sinh ngày 1 tháng 8 năm 1956 tại Hà Nội. Quê nội ở Thái Học, Bình Giang, Hải Dương. Ông là con trai nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Từ nhỏ đã được học nhạc do thân phụ truyền dạy. Từ năm 8 tuổi, dưới sự hướng dẫn của nhà sư phạm âm nhạc Thái Thị Liên, ông học piano. Tốt nghiệp Trung cấp Piano và Sáng tác, ông lại tiếp tục học hệ Đại học tại Nhạc viện Moskva dưới sự hướng dẫn của Giáo sư A. Leman từ năm 1976 đến năm 1981. Ông tốt nghiệp bằng đỏ với bản Concerto cho violon và dàn nhạc giao hưởng. Là một trong không nhiều nhạc sĩ Việt Nam được đề nghị chuyển thẳng lên hệ nghiên cứu sinh (1982-1985). Trong thời gian này, ông đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh là bậc học cao nhất về chuyên ngành Sáng tác, đồng thời theo học lớp Chỉ huy Dàn nhạc Giao hưởng với Giáo sư L. Nikolaev.
Sự nghiệp.
Về nước năm 1986, Đỗ Hồng Quân tham gia giảng dạy môn Sáng tác, Phối khí tại Nhạc viện Hà Nội, liên tục hơn 25 năm cho đến nay, vừa sáng tác và dàn dựng chỉ huy nhiều chương trình hòa nhạc lớn. Ông đã từng tu nghiệp về Sáng tác và Chỉ huy tại Nhạc viện Paris (1990-1991). Trong nhiều năm qua, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã viết các tác phẩm khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu… Có thể kể tới: "Rhapsodie Việt Nam," ballet "Hồng hoa"ng, nocturne "Tiếng vọng", fantasy-symphonie "Mở đất, Trio cho ba flỷte", "Toccata cho piano", "Concerto cho violon" "và dàn nhạc", "Variations cho piano", "Bốn bức tranh cho oboe, bộ gõ và piano", "Tứ tấu đàn dây","Ngũ hành cho bộ gõ," và gần đây là "Sắc xuân" cho đàn bầu và dàn nhạc Giao hưởng dân tộc, "Trổ Một" cho Dàn nhạc Giao hưởng (2007), "Dáng rồng lên" (2010), "Lời của Đá, Chiếc lá đầu tiên, Hoa Gạo, Gửi về sông Lục núi Huyền". Tác phẩm khí nhạc của ông đã được biểu diễn tại nhiều nước như: Pháp, Nga, Đức, Nhật, Thái Lan, Singapore, Uzơbeckistan, Latvia, được xuất bản tại Nga và Mỹ (2002).
Trong lĩnh vực thanh nhạc, Đỗ Hồng Quân là tác giả âm nhạc hai kịch hát mới: "Câu chuyện tình" (dựa theo tiểu thuyết "Love Story", 1989) và "Nàng Silami" (1991) được dàn dựng tại Nhà hát Tuổi trẻ…, là tác giả của hàng chục ca khúc. Đã xuất bản Album-Audio tác giả "Chiếc lá đầu tiên" (1996). Ông là tác giả của "ASEAN ca Việt Nam, Công đoàn ca, Tạm biệt SEAGAMES, Mái nhà trung màu xanh…"
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam tháng 7 năm 2010, ông được tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII.
Diễn viên.
Đỗ Hồng Quân từng đóng phim "Thằng Cuội".
Giải thưởng.
Đỗ Hồng Quân được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật năm 2012.
Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam: 1993, 1994, 1995; 2008; nhiều lần đượcGiải thưởng Âm nhạc Liên hoan Phim toàn quốc; Giải Nhất cuộc thi sáng tác về Môi trường do Tổ chức UNEF (UNESCO) phát động (2001) với ca khúc "Mái nhà chung màu xanh".
Gia đình.
Năm 1987, Đỗ Hồng Quân kết hôn với nữ diễn viên Việt Nam Chiều Xuân (sinh năm 1967, kém Đỗ Hồng Quân 11 tuổi). Khi kết hôn, Đỗ Hồng Quân vừa tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky (Nga) còn Chiều Xuân đang là sinh viên năm thứ hai lớp diễn viên điện ảnh. Hiện nay, Chiều Xuân đã được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.
Đỗ Hồng Quân và Chiều Xuân có hai cô con gái tên là Đỗ Thị Hồng Mi (sinh năm 1987, tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, có bằng thạc sĩ ở Pháp) và Đỗ Thị Hồng Khanh (sinh năm 2004). Hồng Mi làm kinh doanh, đã kết hôn và có một con trai, còn Hồng Khanh lại có thiên hướng về âm nhạc. | 1 | null |
Trương Văn Sáu (sinh năm 1959) là một chính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa VIII, tái đắc cử Chủ tịch HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021.
Xem thêm.
Phan Đức Hưởng
Tiểu sử.
Ngày 20 tháng 6 năm 2016, tại kì họp lần thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa 9, Trương Văn Sáu tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Lúc này ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long nhiệm kì 2016-2021 với tỉ lệ phiếu thuận là 97,95%.
Ngày 31 tháng 5 năm 2019, Trương Văn Sáu nghỉ hưu, người thay ông làm Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long là Bùi Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Long. | 1 | null |
Lê Hữu Sinh (sinh 1949) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá.
Ông là Ủy viên BTV tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Phó Bí thư Đảng ủy quân sự, Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa. | 1 | null |
Nguyễn Kim Sơn (sinh năm 1951) là thẩm phán và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.
Tiểu sử.
Nguyễn Kim Sơn sinh ngày 1 tháng 8 năm 1951, quê quán tại xã Nghĩa Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, người dân tộc Kinh.
Nguyễn Kim Sơn có bằng Cử nhân Luật Quốc tế, trình độ chính trị cử nhân.
Khi làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nhiệm kì 2002-2007, ông là Tỉnh ủy viên, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương. | 1 | null |
Lê Xuân Thân (sinh ngày 2 tháng 5 năm 1961) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hòa.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hòa , Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa (nhiệm kì 2015 - 2020), Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Khánh Hòa (2016 - 2019), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 2 tháng 5 năm 1961 quê quán tại xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà.
Sự nghiệp.
Ngày 15/4/1983, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI tỉnh Khánh Hòa.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hòa
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tỉnh Khánh Hòa.
Bảo vệ Hiến pháp.
Chiều ngày 22 tháng 11 năm 2017, tại phiên thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Quốc hội khóa XIV, ông cho rằng tổ chức chính quyền địa phương đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo phương án "không tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mà thực hiện thiết chế trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Thủ tướng bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị" là vi hiến (theo điều 111 Hiến pháp Việt Nam 2013) và đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cần thực hiện quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật. Trong khi đó phần lớn đại biểu chọn phương án này. | 1 | null |
Nguyễn Văn Thân (sinh 1945) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, Tiến sĩ, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1945, quê tại thông Xuân Vũ, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Nhập ngũ tháng 4 năm 1962, được kết nạp vào Đảng ngày 26 tháng 3 năm 1965 (chính thức 26.3.1966).
Tháng 4 năm 1962, chiến sĩ bộ binh Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 68, Sư đoàn 304, rồi chiến sĩ Trung đoàn 228B
Tháng 3 năm 1965, văn thư bảo mật rồi trắc thủ (8.1965) Đại đội 1, Tiểu đoàn 61, Trung đoàn Tên lửa 236, Quân chủng Phòng không Không quân.
Tháng 4 năm 1967, sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 61, Trung đoàn Tên lửa 236, Bộ Tư lệnh Binh chủng Tên lửa
Tháng 11 năm 1967, học viên Trường Cao đẳng Phòng không Ô-đéc-xa (Liên Xô)
Tháng 12 năm 1972, dịch tiếng Nga tại Trung đoàn 172, Bộ Tư lệnh Hải quân
Tháng 12 năm 1973, tiểu đoàn phó quân sự Tiểu đoàn 52, Trung đoàn Tên lửa 267, Sư đoàn Phòng không 365, Quân chủng Quân chủng Phòng không
Tháng 8 năm 1974, phiên dịch tiếng Nga cho Đoàn Học viên Cán bộ Cao cấp Quân chủng Phòng không Không quân tại Liên Xô.
Tháng 7 năm 1975, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 81, Trung đoàn Tên lửa 238, Sư đoàn Phòng không 363, Quân chủng Phòng không Không quân
Tháng 9 năm 1977, nghiên cứu sinh cao học tại Học viện Quân sự Cấp cao
Tháng 8 năm 1978, tham mưu trưởng Trung đoàn Tên lửa 277 chuyển loại tên lửa Von-ga tại Trường Sĩ quan Phòng không Quân chủng Phòng không.
Tháng 3 năm 1979, phó trung đoàn trưởng, tham mưu trưởng, trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa 277, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không
Tháng 8 năm 1981, trung đoàn trưởng Trung đoàn 277
Tháng 10 năm 1983, nghiên cứu sinh khoa học quân sự tại Liên Xô.
Ngày 18 tháng 2 năm 1987, phó sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 369, Quân chủng Phòng không
Ngày 14 tháng 10 năm 1987, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Phòng không 378, Quân chủng Phòng không, Phó Bí thư Đảng ủy Lữ đoàn
Tháng 8 năm 1991, phó Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Bộ Tham mưu.
Tháng 9 năm 1993, tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không
Tháng 4 năm 1994, học bổ tục tại Học viện Chính trị Quân sự
Tháng 7 năm 1995, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không
Tháng 2 năm 1996, học bổ túc tại Học viện Quốc phòng
Tháng 2 năm 1997, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không
Tháng 3 năm 1998, Phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng, phụ trách Tư lệnh Quân chủng Phòng không
Tháng 6 năm 1999, phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân
Ngày 7 tháng 2 năm 2002, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, phó bí thư Đảng ủy Quân chủng
Tháng 2 năm 2007, nghỉ hưu.
Khen thưởng.
• Huân chương Quân công hạng Nhì
• Huân chương Chiến công hạng Nhất
• Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì
• Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba)
• Huy chương Quân kỳ Quyết thắng. | 1 | null |
Đoàn Văn Thắng (sinh 1952) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ông từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long. Ông cũng là một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Long.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Ông sinh năm 1952 (Tài liệu "Nhân vật lịch sử con người Đồng Tháp" lại ghi ông sinh năm 1949), quê quán tại xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp) trong một gia đình nông dân. Mẹ mất sớm, cha ông là Đoàn Văn Cứng từng tham gia hoạt động bí mật, là cơ sở của Mặt trận Việt Minh rồi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.
Từ nhỏ, ông thường xuyên giúp cha hoạt động bí mật cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 14 tuổi, ông thôi học, tham gia du kích xã. Tháng 2 năm 1967, ông xin tham gia vào Tiểu đoàn 857, Tỉnh đội Cửu Long, nhưng vì còn nhỏ tuổi nên được phân công làm nhiệm vụ liên lạc. Cuối năm 1967, ông được Ban chỉ huy Tiểu đoàn cho học thông tin rồi phân công phụ trách Đội thông tin liên lạc của Tiểu đoàn. Từ đó đến năm 1974, với vai trò phụ trách thông tin vô tuyến điện, ông đã nhận và chuyển chính xác, kịp thời hơn 1.000 bức điện, ghi nhận và giải mã hơn 1.300 bức điện có giá trị của đối phương, bảo vệ và giữ vững đường dây liên lạc thông suốt, góp phần không nhỏ trong 81 trận lớn, nhỏ mà Tiểu đoàn 857 tham gia.
Năm 1974, ông được cử đi học lớp cán bộ đại đội ở Rạch Giá. Sau khi hoàn thành khóa học, ông trở về Tiểu đoàn tiếp tục công tác. Năm 1976, ông được phong quân hàm Trung úy và giữ chức vụ Phân đội trưởng Thông tin thuộc Tiểu đoàn 857.
Năm 1977, ông cùng Tiểu đoàn chiến đấu tại biên giới Tây Nam trong đội hình của Trung đoàn 1, Sư đoàn 330. Tháng 3 năm 1978, đơn vị ông cải phiên hiệu thành Tiểu đoàn 4, chuyển thuộc Trung đoàn 9, Sư đoàn 339. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, ông được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tháng 1 năm 1979, ông cùng đơn vị sang chiến đấu tại Campuchia. Năm 1984, ông được điều về nước để đi học văn hóa, sau đó được phân công công tác tại Quân khu 9. Năm 1987, ông được cử đi học ở Học viện Quân sự cấp cao tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khóa học, ông trở về công tác tại Quân khu 9.
Năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long, với cấp bậc Đại tá. Năm 2002, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Long.
Ông được thăng hàm Thiếu tướng năm 2008.
Cuối năm 2010, ông nghỉ hưu. | 1 | null |
Lê Thị Kim Thanh (sinh 1952) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 25/3/1952
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Trình độ chuyên môn: Đại học Nông nghiệp
Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Hà Tĩnh
Nơi làm việc: Hội nông dân tỉnh Hà Tĩnh
Nơi ứng cử: Hà Tĩnh
Đại biểu Quốc hội khoá: XI
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Lê Văn Thành (tên thường gọi: Lê Thành, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1947) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XI Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Công an (Việt Nam). Ông là con của Đại tá Lê Văn Bích, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội.
Xuất thân.
Lê Văn Thành, tên thường gọi: Lê Thành, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1947, người dân tộc Kinh, quê quán ở xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Giáo dục.
Ông có bằng Cao cấp lí luận chính trị và bằng Cử nhân Luật, Kỹ sư an toàn phòng cháy chữa cháy.
Sự nghiệp.
Từ 2002 đến 2007, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI thuộc đoàn đại biểu Hưng Yên, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XI, Thường vụ Đảng ủy Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ công an.
Ngày 25 tháng 4 năm 2007, ông được thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam cùng 11 người khác là Trần Đại Quang, Trương Hòa Bình, Đặng Văn Hiếu, Trịnh Lương Hy, Hoàng Đức Chính, Nguyễn Xuân Xinh, Sơn Cang, Phạm Văn Đức, Phạm Nam Tào, Vũ Hải Triều, Nguyễn Văn Thắng. Lúc này, ông đang là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục II, Bộ Công an.
Ngày 21 tháng 8 năm 2007, ông nhận quyết định nghỉ hưu (từ 1/12/2007). Chức vụ cuối cùng của ông là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. | 1 | null |
Trần Đình Thành (sinh 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng 2 khoá X, XI, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai (2004 - 2015), Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai. Ông là bị can, bị cáo trong vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhận hối lộ khi mua sắm trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đồng Nai.
Bê bối Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
Ngày 19 tháng 10 năm 2022 ông cùng với ông Đinh Quốc Thái - cựu chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Bộ Công an (C03) bắt giam vì tội nhận hối lộ. Vụ việc nằm trong quá trình mở rộng điều tra vụ án hình sự "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan. Chỉ riêng tại dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, bà Nhàn đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho ông Thành 14,5 tỉ đồng. Việc đưa hối lộ của bà Nhàn diễn ra từ năm 2010 đến tận năm 2021.
Tháng 12 năm 2022, ông Phan Huy Anh Vũ (55 tuổi, cựu giám đốc Bệnh viện Đồng Nai, cựu giám đốc Sở Y tế Đồng Nai) bị Viện Kiểm sát đề nghị 9-10 năm tù về tội "Nhận hối lộ" và 10-11 năm tù vì tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng," tổng 19-21 năm tù. Ông cho rằng "có gan trời" cũng không dám chống lệnh Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành khi AIC đấu thầu.
Kỷ luật.
Chiều 30-12-2022, tại Hội nghị Trung ương bất thường, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Trần Đình Thành, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bí thư Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai.
Tài sản.
Vợ chồng ông Thành là chủ sở hữu 2 khu đất, khu thứ nhất có diện tích gần 4,3 nghìn m2, liền kề bên là khu thứ 2 với trên 2,1 nghìn m2, có 3 mặt tiền ngay tại TP Biên Hòa. Ngoài ra, họ còn có một ngôi biệt thự khác nằm ở trung tâm TP. Biên Hòa, cạnh đường Đồng Khởi, trục đường trung tâm. | 1 | null |
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện () là hoà thượng của Phật giáo tại Việt Nam. Hòa thượng từng giữ cương vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, hoà thượng cũng từng được bầu giữ cương vị Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI – XIV, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam.
Thân thế.
Hòa thượng thế danh Nguyễn Hội, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1942 (nhằm ngày 24 tháng 10 năm Nhâm Ngọ) tại làng Dưỡng Mong thượng, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Tiến, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Kiều. Sư là con út trong gia đình gồm 10 anh chị em.
Xuất thân trong gia tộc tín đồ Phật giáo nhiều đời, từ nhỏ Hòa thượng đã sớm bộc lộ niềm tin và ý nguyện xuất thế. Từ năm đệ Tứ (Lớp 9) khi đang theo học tại trường Nguyễn Tri Phương và sau đó là Quốc Học, Hòa thượng đã phát nguyện trường trai, tích cực tham gia sinh hoạt gia đình Phật tử tại Tổ đình Tường Vân, thân cận phụng sự các tăng sĩ để học hỏi nếp sống phạm hạnh, được tăng sĩ ở Tổ đình yêu quý.
Xuất gia học đạo.
Năm 1960, Hòa thượng được Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, bấy giờ là Trụ trì Tổ đình Tường Vân cho xuất gia, lấy pháp danh Tâm Ngộ, pháp tự Chơn Thiện, pháp hiệu Viên Giác, đồng thời cho làm Thị giả cho Hòa thượng Thích Tịnh Khiết. Hòa thượng thọ Sa-di giới ngày 17 tháng Một (11) năm Quý Mão (1963) tại Tổ đình Tường Vân. Bảy tháng sau, tức năm Giáp Thìn (1964), Hòa thượng được Hòa thượng Thích Tịnh Khiết cho thọ Cụ-túc giới tại Đại giới đàn Quảng Đức, Việt Nam Quốc Tự, Sài Gòn, do chính Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Đàn đầu.
Dưới ảnh hưởng của thầy mình là Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tăng thống Tổng hội Phật giáo Việt Nam và sau là Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, sau khi thọ Cụ-túc giới, Hòa thượng được bổn sư gửi theo học chương trình Cử nhân Phật học tại Pháp Hội và sau đó học Cử nhân Văn khoa tại Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Năm 1968, Hòa thượng tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa cùng Cử nhân Phật học - Triết học Đông Phương.
Từ tháng 8 năm 1968 đến tháng 3 năm 1969, Hòa thượng đảm nhiệm công tác Quản trị Nội xá Đại học Vạn Hạnh. Từ năm 1969 đến năm 1972, Hòa thượng được cử sang du học tại Hoa Kỳ, theo học bổng Cơ quan Văn hóa Á châu (Asia Foundation) và tốt nghiệp Cao học Tâm lý Giáo dục tại Đại học Ohio, Hoa Kỳ.
Hành đạo.
Sau khi về nước, từ năm 1972 đến năm 1975, hoà thượng được cử làm Phó Giám đốc Sinh viên vụ đặc trách Hướng dẫn Tâm lý Giáo dục, Viện Đại học Vạn Hạnh, tham gia giảng dạy và đóng góp cho tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh.
Sau ngày Việt Nam thống nhất, từ tháng 4 năm 1977 đến tháng 9 năm 1984, Hòa thượng được mời phụ tá cho Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Phật học Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, và làm Giảng sư tại Viện, đồng thời tham gia giảng dạy chương trình cao cấp Phật học tại Già Lam. Trong khoảng thời gian này, Hòa thượng đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tác phẩm Phật học có giá trị trong lãnh vực học thuật và hành trì cho Tăng Ni và Phật tử.
Từ tháng 10 năm 1984 đến năm 1988, Hòa thượng làm Giảng sư tại chùa Linh Sơn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Nhiều bài giảng của Hòa thượng được ghi âm, trở thành tài liệu định hướng tu tập cho nhiều tín đồ Phật giáo trong và ngoài nước. Thời gian này, Hòa thượng cũng tiếp tục biên soạn một số tác phẩm Phật học có giá trị.
Từ năm 1988 đến tháng 7 năm 1992, Sư được mời phụ tá Viện trưởng kiêm Trưởng ban Học vụ, đồng thời tham gia giảng dạy tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh). Trong khoảng thời gian này, Sư là thành viên Ban giám hiệu, đóng góp rất lớn vào việc biên soạn chương trình Giáo dục Tăng Ni các cấp.
Từ tháng 8 năm 1992 đến tháng 6 năm 1996, Sư được cử sang du học tại Đại học Delhi - Ấn Độ theo học bổng của Bộ Ngoại giao, Chính phủ Ấn Độ, tốt nghiệp Phó Tiến sĩ và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Phật học. Với luận án "Lý thuyết Nhân tính qua Kinh tạng Pali" ("The Concept of Personality Revealed through Panca Nikayas"), Sư được Hội đồng Khoa học Đại học Delhi phê chuẩn học vị Tiến sĩ Triết học, được Ủy ban Phát triển Nguồn nhân lực Ấn Độ (Human Resources Development Communitiy) đánh giá cao và được Tổng thống Ấn Độ mời tiếp kiến và ngợi khen.
Từ tháng 7 năm 1996 đến tháng 5 năm 2002, Sư được mời giữ chức vụ Phó Viện trưởng Thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó Trưởng ban Thường trực và Quyền Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; là thành viên sáng lập và Trưởng ban thư ký Hội đồng Phiên dịch và Ấn hành Đại tạng kinh Việt Nam.
Từ tháng 6 năm 2002 đến tháng 11 năm 2016, Sư được giới thiệu ứng cử và đắc cử Đại biểu Quốc hội liên tiếp các khóa XI đến XIV; đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cùng thời gian này, Sư cũng đảm nhiệm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế.
Từ tháng 12 năm 2007, Sư được suy cử Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Từ tháng 3 năm 2008, Sư được mời giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo.
Từ tháng 7 năm 2015, Sư được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thời gian cuối đời, Sư được cung thỉnh làm Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó được Tông môn Pháp phái thỉnh vào ngôi vị Trụ trì Tổ đình Tường Vân, Thành phố Huế.
Viên tịch.
Qua 74 năm hiện diện ở đời, với 52 hạ lạp, Hòa thượng đã tận tụy vì Đạo pháp và Dân tộc. Với trí huệ trong sáng, đức hạnh cao vời, Hòa thượng đã để lại nhiều tiếng thơm cho đạo và cho đời, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng Giáo hội vững bền, đất nước phồn vinh, góp phần đưa Đất nước và Giáo hội hội nhập thế giới.Với dáng vẻ thanh thoát, cách gợi chuyện nhẹ nhàng mà sâu lắng, cùng với nụ cười hoan hỷ, từ ái, Hòa thượng luôn để lại trong lòng mọi người niềm hân hoan quý kính sau những lần được tiếp xúc với Người. Thân giáo của Hòa thượng không chỉ là tấm gương mẫu mực cho Tăng Ni Phật tử mà còn đem lại những ấn tượng tốt đẹp về một mẫu tu sĩ Phật giáo trong quá trình dấn thân hành đạo. Vì lý do này, các vị lãnh đạo đất nước rất kính trọng và tán dương Hòa thượng:
"Chùa Tường Vân cõi Phật duyên lành"
"Thầy Chơn Thiện chân tu gương sáng." (Phạm Dũng, Trưởng ban TGCP)
Thuận theo quy luật vô thường, những việc cần làm đã làm xong, vào lúc 10g50 ngày 08/11/2016 nhằm ngày 09 tháng 10 năm Bính Thân, Phật lịch 2560, Hòa thượng xả báo thân, an nhiên thị tịch tại Tổ đình Tường Vân, để lại bao nỗi niềm kính tiếc cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho Đất nước, cho Tông môn Tường Vân, chư Tăng Ni và quần chúng Phật tử.
Biên soạn và phiên dịch.
Bên cạnh đó, Hòa thượng còn tiêu biểu cho tiếng nói trí tuệ của một bậc chân nhân, thể hiện qua một số công trình nghiên cứu và dịch thuật giá trị, trở thành nguồn tài liệu căn bản cho việc tham cứu học tập và giảng dạy tại các cấp Phật học, cho việc thuyết giảng Phật pháp ở các tỉnh thành, đặc biệt cho việc vận dụng Phật pháp một cách sáng suốt và có hiệu quả nhằm đáp ứng cho các thách thức mang tính thời đại. Các công trình nghiên cứu và dịch thuật Hòa thượng để lại gồm:
I. Nghiên cứu biên soạn:
II. Biên dịch:
Công xây dựng và giáo dục.
Năm 1995, Hòa thượng tham gia Ban kiến thiết Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, và làm trưởng Ban xây dựng Học viện.
Từ năm 2009 đến năm 2013, Hòa thượng tiến hành các thủ tục xin cấp đất xây dựng cơ sở mới Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Lễ đặt đá khởi công xây dựng được long trọng tổ chức vào ngày 14 tháng 9 năm 2015, đến nay đã có 13 hạng mục được xây dựng hoàn tất và chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Tháng 05 năm 2013, Hòa thượng cùng với chư Tôn đức trong môn phái Tổ đình Tường Vân tiến hành đại trùng tu ngôi Tổ đình, và lễ khánh thành được tổ chức vào tháng 03 năm 2015.
Trong sự nghiệp giáo dục, ngoài việc tham gia điều hành các cơ sở giáo dục, Hòa thượng trực tiếp giảng dạy cho nhiều khóa học tại Đại học Vạn Hạnh, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; thuyết giảng Phật pháp cho Tăng Ni và Phật tử ở nhiều tỉnh thành; đóng góp tiếng nói trí tuệ cho các tạp chí và báo chí như Tư tưởng Đại học Vạn Hạnh, báo Giác ngộ, tập văn của Ban Văn hóa Trung ương, tạp chí Văn hóa Phật giáo, báo Đại biểu Dân Nhân. Đặc biệt, Ngài đã nỗ lực giới thiệu Pháp tạng Pali, kết nối thống nhất tư tưởng Phật giáo từ Nguyên thủy đến Phát triển.
Chức danh và tặng thưởng.
Trong quá trình hành đạo và hoạt động, Đại lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã đảm nhiệm các cương vị:
"- Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam."
"- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam."
"- Đại biểu Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI – XIV."
"- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam."
"- Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam."
"- Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương."
"- Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế."
"- Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế."
"- Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo Việt Nam."
"- Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế, phường Thủy Xuân, Tp. Huế."
"- Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh."
Với những đóng góp lợi lạc to lớn cho đạo và cho đời, Hòa thượng được Nhà nước và Giáo hội trân trọng ghi nhận và tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương và Bằng khen cao quý: | 1 | null |
Phạm Văn Thọ (sinh 1945), quê quán xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương . Ông là Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Bắc Ninh.
Ngày 18/10/1997 Bộ Chính trị đã chỉ định ông Phạm Văn Thọ thôi chức Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương để làm Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình thay cho Vũ Mạnh Rinh.
Tham khảo: | 1 | null |
Trần Công Thuật (sinh ngày 27 tháng 6 năm 1961) là chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch thứ 16 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Bình, nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007), thuộc đoàn tỉnh Quảng Bình.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 27 tháng 6 năm 1961, quê quán ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Ông hiện cư trú ở Tổ dân phố 11, Phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Sự nghiệp.
Ngày 1 tháng 12 năm 1986, Trần Công Thuật gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Trần Công Thuật từng là Bí thư Tỉnh đoàn (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tỉnh Quảng Bình, Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đồng Hới.
Trần Công Thuật là Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 1999-2004, 2004-2011.
Trần Công Thuật từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 nhiệm kì 2002-2007 tỉnh Quảng Bình.
Ông từng là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình.
Tháng 5 năm 2016, Trần Công Thuật trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Quảng Bình.
Sau đó ông được bầu làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Quảng Bình.
Ngày 6 tháng 12 năm 2018, tại Kỳ họp cuối năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, 46 trên tổng số 47 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu Trần Công Thuật giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kì 2016-2021 thay ông Nguyễn Hữu Hoài nghỉ hưu.. Ngày 20 tháng 11 năm 2020, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình tổ chức kỳ họp lần thứ 17 để tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kì 2016-2021 đối với ông Trần Công Thuật (nghỉ hưu theo chế độ). | 1 | null |
Lê Kim Toàn (sinh 1965) là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Bình Định, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, khóa XIV thuộc đoàn đại biểu Bình Định. Theo hồ sơ lý lịch ông có bằng Tiến sĩ quản lý giáo dục.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1965, quê quán ở phường Hoài Hảo, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông hiện cư trú ở số 36 đường Tôn Thất Tùng, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ngày vào đảng: 08/10/1992
Vụ khai bằng Tiến sĩ.
Ngày 28-7-2016, một lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Định cho biết Vụ Địa phương V Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương Đảng đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định để xác minh, kiểm tra thông tin phản ánh của một số cán bộ lão thành liên quan đến ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đại biểu Quốc hội (QH) nhiệm kỳ 2016-2021. Nội dung kiểm tra chủ yếu là việc học tiến sĩ (TS) và khai bằng cấp trong lý lịch của ông Toàn.
Theo Quy định một số chính sách đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ trình độ cao do UBND tỉnh Bình Định ban hành ngày 17/12/2007, một trong các điều kiện đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài là tuổi đời không quá 30. Nhưng năm 2011 ông Toàn đã 46 tuổi, không phù hợp điều kiện trên. | 1 | null |
Mạc Kim Tôn (sinh 1951) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình.
Tháng 11 năm 2006, do lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Mạc Kim Tôn đã bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội . Năm 2007, ông bị đưa ra xét xử. Ở phiên toà sơ thẩm ông nhận mức án 8 năm tù, sau đó ở phiên phúc thẩm được giảm xuống còn 7 năm tù . | 1 | null |
Đàm Đình Trại (sinh năm 1947) là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên.
Thân thế và sự nghiệp.
Năm 1988 - 1991 ông là chỉ huy phó chính trị bộ chỉ huy QS tỉnh Lạng Sơn
Năm 1998 -2004, ông là Phó Tư lệnh về chính trị Quân khu 1.
Năm 2005, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Năm 2008, ông nghỉ hưu.
Thiếu tướng (1998), Trung tướng (2002)
Hiện nay ông đang ở tại đường Lương Ngọc Quyến thành phố Thái Nguyên. | 1 | null |
Nguyễn Văn Trì (sinh ngày 1 tháng 9 năm 1962) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa 16 nhiệm kì 2016-2021. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa 15 nhiệm kì 2011-2016, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI nhiệm kì 2002-2007, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Phúc.
Xuất thân.
Nguyễn Văn Trì sinh ngày 1 tháng 9 năm 1962, người dân tộc Kinh, quê quán tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giáo dục.
Ông có bằng cử nhân kinh tế và thạc sĩ chính trị.
Sự nghiệp.
Từ 2002 đến 2007, Nguyễn Văn Trì là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Phúc, ông đồng thời là Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 11, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 11-1997 đến tháng 10/2002: Tỉnh ủy Viên, Bí thư Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc.
Từ tháng 11-2002 đến tháng 3-2007:Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 3-2007 đến tháng 7-2007: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tam Đảo, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 8/2007 đến tháng 6/2008L Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tam Đảo.
Từ tháng 7/2008 đến 9/2010: Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 10/2010 đến tháng 6/2011: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 7/2011 đến tháng 8/2015; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2015: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 28/9/2015, ông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011-2016. | 1 | null |
Lê Quốc Trung (sinh năm 1943) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, thuộc đoàn đại biểu Bình Thuận, nguyên Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (2001-2006).
Tiểu sử.
Lê Quốc Trung sinh ngày 1 tháng 12 năm 1943, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông có quê quán tại xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Ông là cử nhân văn học học, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có trình độ cao cấp lí luận chính trị của đảng này.
Khi là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 tỉnh Bình Thuận, ông đang làm việc ở Thông tấn xã Việt Nam.
Ông giữ các chức vụ: Bí thư Ban cán sự Đảng, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Thông tấn xã Việt Nam, Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 11. | 1 | null |
Nguyễn Hữu Tước (sinh ngày 23 tháng 4 năm 1953) là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam và đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh. Ông là ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 11, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh.
Tiếu sử.
Nguyễn Hữu Tước là người dân tộc Kinh, có quê quán ở xã Lang Sơn, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Ông có trình độ cử nhân lí luận chính trị và đại học An ninh. Ngày 4 tháng 6 năm 2008, ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam.
Ngày 10 tháng 12 năm 2010, Nguyễn Hữu Tước được trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an cho thôi giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, chờ nghỉ hưu theo chế độ nhà nước Việt Nam. Thay thế ông làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh từ ngày 7 tháng 12 năm 2010 là Đại tá Vũ Chí Thực, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. | 1 | null |
Phạm Minh Tuyên (26 tháng 12 năm 1949 - 5 tháng 4 năm 2022) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Ninh Bình.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1949, tại xã Khánh Thành, Yên Khánh, Ninh Bình.
Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX (2001 - 2006), Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội.
Ngày 5 tháng 4 năm 2022, ông cùng vợ tử vong sau tai nạn giao thông khi điều khiển xe ô tô cá nhân tại địa phận Ninh Bình. | 1 | null |
Nguyễn Đình Xuân (sinh 1971) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh. khóa 12.
Tham khảo.
là đai biểu Quốc hội khoa 11 va 12, tu năm 2002 đến 2011
hiên là giám đốc ban quan ly vuon Quoc gia lo go xa mat, Tây Ninh. | 1 | null |
Phạm Quốc Anh (sinh 1940) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai.
Tiểu sử.
Tên thường gọi: Quốc Anh
Ngày sinh: 11/4/1940
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Bình Mình, huyện Khoái Châu, Hưng Yên
Trình độ chính trị: _
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư hóa chất; Cử nhân Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; Ủy viên Đoàn chủ tịch TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá 2004 - 2009.
Nơi làm việc: Hội Luật gia Việt Nam, số 261 A2 Thụy Khuê, Hà Nội
Ngày vào đảng: 26/11/1961
Nơi ứng cử: Đồng Nai
Đại biểu Quốc hội khoá: XII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Lương Ngọc Bính (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 (nhiệm kỳ 2007-2011), thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình (2011-2016), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (2007-2015).
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 12/10/1988.
Sau khi có bằng tiến sĩ ngữ văn, ông giảng dạy tại đại học Huế. Sau đó ông quay trở về Quảng Bình làm giám đốc sở Giáo dục Đào tạo, sau đó trải qua các chức vụ Bí thư thị ủy Đồng Hới, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.
Ông được phong chức danh Phó giáo sư.
Ngày 16 tháng 6 năm 2011, 100% đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa 16 đã bỏ phiếu bầu ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa 16 nhiệm kì 2011-2016. | 1 | null |
Lê Thanh Bình (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1956) là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Bộ Công an Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất thân.
Ông nội của Lê Thanh Vân là đại địa chủ nhưng đã sớm gắn bó với cách mạng. Ông nội ông từng làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Thạnh Phú, còn bà nội thì tham gia Hội mẹ chiến sĩ ở xã Đại Điền, Thạnh Phú, Bến Tre. Ông bà nội ông từng nuôi và bảo vệ Tiểu đoàn 307 những ngày đầu khi tiểu đoàn này mới thành lập.
Cha ông là Đại tá Lê Thanh Vân (biệt danh "Sáu Ngọc", "Năm Tú", sinh năm 1921, ở Bến Tre), được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 16 tháng 8 năm 2016. Lê Thanh Vân từng là Phó trưởng ban an ninh T4, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban an ninh nội chính Thành uỷ TPHCM.
Mẹ ông là bà Đào Thị Hồi (đã mất), công an của đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949, mẹ ông bị địch bắt khi làm giao thông liên lạc cho cơ quan điệp báo Sài Gòn, bị giam 5 năm ở bót Catinat, khám Chí Hòa.
Cả hai người con lớn của Lê Thanh Vân (trong đó có Lê Thanh Bình) đều theo nghiệp công an.
Giáo dục.
Ông có trình độ chuyên môn là cử nhân chính trị, kĩ sư cơ khí, Đại học An ninh nhân dân và trình độ chính trị là đại học.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 14/4/1984.
Từ 2007 đến 2011, Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Thành ủy viên; Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại tá, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Đỗ Căn (sinh năm 1962) là một sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông từng là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Chính ủy Quân khu 3 (2014–2016), Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (2005–2007), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 26 tháng 10 năm 1962 tại đội 8, thôn 3, Xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội
Năm 1978 ông tốt nghiệp cấp 3 tại trường cấp 3 Thạch Thất.
Năm 1979 ông nhập ngũ rồi sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Căm pu chia.
Năm 2005, bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô
Năm 2008, là Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 3
Năm 2011, Phó Chính ủy Quân khu 3, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân khu.
Năm 2014, Chính ủy Quân khu 3, Bí thư Đảng ủy Quân khu.
Năm 2016, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Ngày 16 tháng 3 năm 2023, ông nghỉ hưu. | 1 | null |
Tất Thành Cang (sinh năm 1971) là cựu chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 12/2018 ông bị cách chức, nguyên là Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo công trình "Lịch sử TP.HCM", Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX do Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM quản lý.
Ngày 16/12/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Tất Thành Cang để điều tra về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Chiều 20/12/2020, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã có quyết định tạm đình chỉ 3 tháng chức vụ Phó ban biên soạn lịch sử đảng bộ TP.HCM đối với ông Tất Thành Cang để phục vụ công tác điều tra. Trước đó, Thường trực HĐND TP cũng đã có quyết định tạm đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Tất Thành Cang, nguyên Phó Bí Thư Thường Trực Thành ủy.
Thân thế.
Tất Thành Cang sinh ngày 5 tháng 2 năm 1971, quê quán xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Trước thời điểm bị bắt giam và thi hành án tù, ông cư ngụ tại số 142, đường Chợ Lớn, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo dục.
Tháng 6 năm 1993 đến tháng 9 năm 1998, Tất Thành Cang học tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1999 đến năm 2001, ông học tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (tại Hà Nội).
Tất Thành Cang có học vị cử nhân chính trị và thạc sĩ luật.
Sự nghiệp.
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 2 năm 1990, Tất Thành Cang đi bộ đội lần lượt qua các nhiệm vụ, chiến sĩ, Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng huấn luyện chiến sĩ mới tại D40 thuộc Lữ đoàn 477 - Quân khu 7. Sau đó, ông về làm Trung đội phó Vệ binh, C32 thuộc Sư đoàn 5 - Quân khu 7, cấp bậc Thượng sĩ.
Ngày 7 tháng 9 năm 1991, Tất Thành Cang được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đoàn Thanh niên.
Tháng 6 năm 1993 đến tháng 9 năm 1998, Tất Thành Cang theo học tại Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian học này, ông đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội sinh viên Trường, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố, Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Ban Đại học chuyên nghiệp Thành Đoàn.
Tháng 7 năm 2001 đến tháng 3 năm 2003, ông là Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Đại học chuyên nghiệp.
Năm 2003 đến năm 2004, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Phó Bí thư rồi Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố, Trưởng ban Mặt trận Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 12 năm 2004 đến năm 2009, Tất Thành Cang là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.
Tất Thành Cang là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2007 - 2011 thuộc Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh, ông cũng là Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XII.
Chính quyền, thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2009 đến năm 2012, ông là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2.
Ngày 18 tháng 1 năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Tất Thành Cang được bầu giữ chức vụ Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI.
Ngày 29 tháng 9 năm 2012, Tất Thành Cang được Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín trao quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày 14 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 13 HĐND TPHCM khóa VIII, Tất Thành Cang được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2016, với tỷ lệ tán thành là 81,9%.
Ngày 17 tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ TP HCM khoá X, Tất Thành Cang được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020. Tháng 12 năm 2015, ông được miễn nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Tất Thành Cang được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII. Tháng 2 năm 2016, ông được Thành ủy phân công làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thay ông Võ Văn Thưởng nhận nhiệm vụ khác.
Tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX với 68,1% số phiếu bầu hợp lệ.
Bị điều tra và khởi tố.
Ngày 2 tháng 6 năm 2018, Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM đã thống nhất đề xuất kỷ luật ông Tất Thành Cang vì những vi phạm: quyết định không đúng thẩm quyền, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước, về kinh doanh bất động sản, không bảo đảm quy trình, nguyên tắc xử lý công việc của Đảng bộ TP và thiếu kiểm tra trong triển khai thực hiện các quyết định của mình.
Chiều 6/12, Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương kỷ luật ông Tất Thành Cang, cho rằng “xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, cơ quan kiểm tra đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Tất Thành Cang”.
Dù đang bị đề nghị kỉ luật nhưng tối ngày 11 tháng 7 năm 2018, Tất Thành Cang vẫn bình thản vui vẻ đi xe ô tô công đi ăn nhậu ở nhà hàng sang trọng ở 272 đường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng "Đây là bài học sâu sắc cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không chỉ đối với đồng chí Tất Thành Cang mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta".
Chiều 30/3/2019, bên hành lang hội nghị lần thứ 26 Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020, ông Tất Thành Cang cho biết được phân công làm Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công trình "Lịch sử TP HCM".
Chiều 16 tháng 12 năm 2020, Công an TP HCM thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở của nguyên Phó Bí Thư Thường Trực Thành ủy Tất Thành Cang.
Tại cuộc họp ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ông Cang đã bị đề nghị khai trừ khỏi Đảng. Ngày 7/4/2021, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng đối với Tất Thành Cang.
Sai phạm.
Phần đất công sản trên 32,4 ha ở Phước Kiển (Nhà Bè) được cho là có giá thị trường hơn 2.400 tỷ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bán cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ hơn 419 tỷ đồng. Tối 18/4/2018, Văn phòng Thành ủy TP.HCM thông báo: ngày 5/6/2017, công ty TNHH đã ký chuyển nhượng cho công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai không báo cáo cho tập thể Thường trực Thành ủy và tập thể Ban Thường vụ Thành ủy theo Quy chế quản lý tài sản của Thành ủy.
Theo Báo Người Tiêu dùng (nay là tạp chí Chất lượng và Cuộc sống), người chịu trách nhiệm là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM đương nhiệm, ông Tất Thành Cang. Cụ thể, ngày 1 tháng 6 năm 2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, chấp thuận cho thương vụ mua bán này. Thời điểm khu đất được bán, TP HCM trống vị trí Bí thư Thành ủy do ông Đinh La Thăng đã được Bộ Chính trị điều động làm Phó ban Kinh tế Trung ương, còn ông Nguyễn Thiện Nhân chưa về TP HCM. Thành ủy lúc này do Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang điều hành.
Hiện tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bị đình chỉ công tác.
https://vietnamnet.vn/ong-tat-thanh-cang-lai-bi-de-nghi-truy-to-vi-chuyen-nhuong-dat-cong-2030999.html : Theo kết luận điều tra, các cá nhân tại Công ty Tân Thuận (là công ty Nhà nước) và Văn phòng Thành uỷ TP.HCM đã có sai phạm nghiêm trọng trong vụ bán rẻ 32ha đất công ở xã Phước Kiển và 169.229m2 đất của Dự án khu dân cư Ven Sông Tân Phong cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Tháng 8/20216, Công ty Quốc Cường Gia Lai đề nghị đầu tư theo tỷ lệ 75:25 hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án. Bị can Trần Công Thiện (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận, đã chỉ đạo thuộc cấp thuê Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học TPHCM xác định giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2. Sau đó Công ty Tân Thuận xây dựng đơn giá chuyển nhượng là 1,25 triệu đồng/m2.
Đến tháng 6/2017, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng 32ha Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2, gây thiệt hại cho Nhà nước 215,5 tỷ đồng.
Tại dự án KDC Ven Sông Tân Phong, tháng 11/207, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2, gây thiệt hại cho nhà nước 283 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc, đối với bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng Giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, CQĐT sẽ tiếp tục xem xét xử lý trách nhiệm trên cơ sở kết luận giám định của Bộ Tài nguyên Môi trường và kết quả điều tra.
Trước khi bị đề nghị truy tố trong vụ án này, ông Tất Thành Cang vừa bị TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù vì bán rẻ 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim.
Kiểm tra.
Theo kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chiều 15/11, ông Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố. Ngoài ra, ông Cang cũng đã vi phạm "các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp". Ông Cang còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố. Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM, ông Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. "Những vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật"
Theo kết luận điều tra (KLĐT) của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) được công bố hôm 14/11/2021, ông Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư Thành uỷ TPHCM, và đồng phạm có sai phạm trong việc phát hành chín triệu cổ phần của Công ty Sadeco cho Công ty Nguyễn Kim không qua đấu giá, gây thiệt hại cho Sadeco 1.103 tỉ đồng.
Nhận xét.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Kiệm - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, căn cứ vào hồ sơ vụ việc mua bán thì rõ ràng đã có sự vi phạm nghiêm trọng trong việc bán chỉ định tài sản Nhà nước này trong đó việc không thực hiện bán đấu giá theo quy định đã gây ra thất thoát rất lớn đối với tài sản Nhà nước. Trách nhiệm để xảy ra sai phạm này trước hết thuộc về Tổng Giám đốc Công ty Tân Thuận và người phê duyệt chủ trương, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang. Đối với CTCP Quốc Cường Gia Lai nếu có căn cứ chứng minh được có sự cấu kết, thông đồng trong việc mua bán tài sản trên trái pháp luật cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào mức độ, hành vi vi phạm theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
Lãnh án.
Chiều 8-1, TAND TP.HCM đã tuyên án trong vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần SADECO cho Công ty Nguyễn Kim. Theo đó, ông Tất Thành Cang nhận 10 năm tù.
Khen thưởng.
Ngày 9 tháng 7 năm 2018, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ trao tặng Tất Thành Cang kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp đối ngoại Đảng”. | 1 | null |
Trần Văn Châu (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1964) là một thẩm phán và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thẩm phán cao cấp. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Bến Tre, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 15 tháng 8 năm 1964, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Thành An, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Giáo dục.
Trình độ chính trị: Đại học
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật, Cử nhân chính trị, Cử nhân hành chính
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29/11/1986.
Từ 2007 đến 2011, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Bến Tre, đồng thời là giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre; Bí thư chi bộ và Bí thư Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre. Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ông có thời gian làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân. Trong thời gian này ông được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngày 1 tháng 11 năm 2013, từ vị trí Phó Tổng biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân, ông được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Việt Nam) bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (Việt Nam) tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kì 5 năm từ 1/11/2013.
Tháng 7 năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Nguyễn Hữu Chí (sinh ngày 9 tháng 3 năm 1957) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Thứ trưởng Bộ Tài chính
Xuất thân.
Ông sinh ngày 9 tháng 3 năm 1957, quê quán ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Giáo dục.
Ông có trình độ chính trị là Cử nhân chính trị, trình độ chuyên môn là Cử nhân kinh tế.
Sự nghiệp.
Ngày 12/6/1985, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 (2007-2011), thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang, đồng thời là Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội khóa 12. | 1 | null |
Võ Quyết Chiến (sinh 1959) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh đoàn 16Bộ Quốc phòng, hàm Thiếu tướng.
Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Bình Phước..
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 5 tháng 4 năm 1959 tại xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên, Bình Dương
- Tỉnh ủy viên; Đại tá, Phó Chính ủy Binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng; Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XII
- Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh đoàn 16
- Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 | 1 | null |
Nguyễn Hữu Cường (sinh 1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên là Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 4
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 20 tháng 9 năm 1954 tại Quảng Trung, Quảng Trạch, Quảng Bình. Quê quán: xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
Tháng 5 năm 1972, đồng chí nhập ngũ, huấn luyện tại Tiểu đoàn 51, Đoàn 22B, Quân khu 4.
Tháng 10 năm 1972 đến tháng 8 năm 1973, đồng chí chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị thuộc Trung đoàn 209, Sư đoàn 312.
Từ tháng 9 năm 1973 đến tháng 9 năm 1977, đồng chí học tại trường Sĩ quan Lục quân 1. Sau khi tốt nghiệp, đồng chí được điều động công tác tại Trường Sỹ quan Lục quân 2 và giữ các chức vụ: Trung đội trưởng, Đại đội phó (10/1977 – 6/1980); Đại đội trưởng (7/1980 – 3/1982), Tiểu đoàn 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2.
Từ tháng 9 năm 1982 đến tháng 10 năm 1985 đồng chí học lớp đào tạo chỉ huy tham mưu cấp chiến dịch, Học viện Lục quân. Hoàn thành khóa học, đồng chí công tác tại Quân khu 4 và được bổ nhiệm các chức vụ: Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 968 (11/1985 – 1/1988); Học viên lớp Chỉ huy quân sự địa phương, trường Quân chính Quân khu 4 (02/1988 – 9/1988); Phó Tham mưu trưởng Trung đoàn 6, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình – Trị – Thiên (10/1988 – 02/1989); Chỉ huy phó, Tham mưu trưởng, sau đó là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Bố Trạch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (3/1989 – 8/1994).
Từ tháng 9 năm 1994 đến tháng 12 năm 1996, đồng chí học lớp chỉ huy tham mưu cao cấp chiến dịch, chiến lược tại Học viện Quốc phòng. Sau khóa học, đồng chí trở lại công tác tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình và giữ các chức vụ: Phó Tham mưu trưởng (01/1997 – 3/1999); Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình (4/1999 – 7/2000); Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy (8/2000 – 02/2004).
Năm 2004, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Năm 2009, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 4.
Năm 2014, nghỉ hưu
Thiếu tướng (2004) Trung tướng (2009) | 1 | null |
Nguyễn Danh (sinh 1952) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Gia Lai.
Ngày sinh: 13/1/1952
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ lâm sinh học
Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên; Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội,Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
Nơi làm việc: Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
Ngày vào đảng: 3/6/1983
Nơi ứng cử: Gia Lai
Đại biểu Quốc hội khoá: XII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương | 1 | null |
Ông Chu Văn Đạt sinh 1952, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Ông nguyên là giám đốc sở Tài chính tỉnh Nam Định, nguyên bí thư tỉnh ủy Nam Định, nguyên phó trưởng ban tuyên giáo Trung ương.
Ông nghỉ hưu năm 2012
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định. | 1 | null |
Nguyễn Tiến Dĩnh (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1954 tại Hà Nội) là một chính khách người Việt Nam.
Tiểu sử.
Nguyễn Tiến Dĩnh sinh năm 1954 tại huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội và là người dân tộc Kinh. Ông là người con út trong gia đình có nhiều anh chị em.
Sự nghiệp.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội.
Ông từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (1993 - 1996), Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hà Nội, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn, Hà Nội (2005); Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội (2005 - 2009), Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (2009 - 2014). | 1 | null |
Nguyễn Thị Thu Hà (sinh năm 1970) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Bà hiện cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kì 2021-2026.
Tiểu sử.
Bà sinh ngày 27/5/1970 tại xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Trình độ chuyên môn: PGS.TS Tâm lý học.
Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân.
Anh trai bà là ông Nguyễn Hoàng Hiệp, hiện giữ chức Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Quá trình công tác.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Từ tháng 3/2010 đến tháng 3/2012: Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Giám đốc Trường cán bộ phụ nữ Trung ương nay là Học viện Phụ nữ Việt Nam
Từ tháng 5/2012 đến tháng 3/2014: Giám đốc Học viện Phụ Nữ Việt Nam
Từ tháng 3/2012 đến tháng 2/2014: Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện
Từ tháng 3/2014 đến tháng 11/2015: Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long
Tại Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Hội LHPN Việt Nam lần thứ 7, ngày 25/12/2015 được bầu là Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPNVN khóa XI (ngày 8/4/2016), bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPNVN, đã được bầu làm Chủ tịch Hội LHPNVN khóa XI (nhiệm kỳ 2012 – 2017).
Ngày 9/3/2017, Đại hội báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất của BCH T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khóa XII. Hội nghị đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 31 ủy viên; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN khóa XI tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN khóa XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022.
Tỉnh ủy Ninh Bình.
Ngày 24/4/2020, Ban Tổ chức Trung ương công bố Quyết định số 1961-QĐNS/TW ngày 28/3/2020 của Bộ Chính trị phân công, chỉ định bà tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ngày 8/5/2020, Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH14 về việc chuyển sinh hoạt đoàn đại biểu Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Thu Hà chuyển sinh hoạt từ đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đến đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình.
Ngày 19/5/2020, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình được bầu làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình, nhiệm kỳ 2016 -2021, thay đồng chí Nguyễn Thị Thanh đã được điều động về Trung ương và bổ nhiệm chức vụ mới.
Ngày 4/6/2020, Tại Nghị quyết số 946, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn kết quả bầu bà Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, đại biểu Quốc hội khóa XIV - giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Ninh Bình.
Ngày 22 tháng 10 năm 2020, Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ngày 15/3/2023, Tại Hội nghị Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bà Nguyễn Thị Thu Hà được 100% đại biểu có mặt nhất trí cử giữ chức Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.
Trước đó, Bộ Chính trị quyết định bà Nguyễn Thị Thu Hà thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; điều động bà giữ chức Phó bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, giới thiệu hiệp thương giữ chức Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ 2019-2024.
Ngày 12 tháng 5 năm 2023, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và Đảng ủy Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Minh, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã công bố quyết định chỉ định bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, xét đề nghị của Đảng ủy Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương quyết định chỉ định bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy Cơ quan Trung ương MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025. | 1 | null |
Nguyễn Thị Thanh Hà (sinh 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Bến Tre.
Tiểu sử.
Nguyễn Thị Thanh Hà sinh ngày 9 tháng 12 năm 1954, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Bà có trình độ Đại học (Cử nhân kinh tế).
Ngày 29 tháng 11 năm 1986, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bà là Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Việt Nam khóa 12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. | 1 | null |
Trần Thị Hằng (sinh 1962) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 7/11/1962
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Đông Mạc, phường Lộc Hạ, TP Nam Định, Nam Định
Trình độ chính trị: _
Trình độ chuyên môn: Bác sĩ
Nghề nghiệp, chức vụ: Bác sĩ Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định
Nơi làm việc: Bệnh viện Mắt tỉnh Nam Định
Nơi ứng cử: Nam Định
Đại biểu Quốc hội khoá: XII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Hà Văn Hiền (sinh 1948) quê ở thôn An Cư, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Hà Nội.
Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam các khóa IX, X (2001 - 2011), trước đó làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (1994-2001), Phó bí thư Tỉnh ủy (1996), Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh(2001-2005), Bí thư Tỉnh ủy Hà Tây (2005 - 2007), Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2007-2011). | 1 | null |
Trần Thị Phương Hoa (sinh 1972) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 12.
Tiểu sử.
Trần Thị Phương Hoa sinh ngày 20 tháng 8 năm 1972, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Trực Tuấn, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Bà có bằng cử nhân luật.
Ngày 3 tháng 2 năm 1999, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ 2007 đến 2011, bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 12, đồng thời là Phó trưởng thi hành án, Chi uỷ viên Chi uỷ thi hành án dân sự thành phố Nam Định, Chủ tịch Công đoàn cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Từ tháng 5/2019 bà được nhận chức Phó Tổng Cục Trưởng Thi Hành Án Dân Sự, Thuộc Bộ Tư Pháp. | 1 | null |
Triệu Xuân Hòa (sinh 1953) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Nguyên Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên, nguyên Tư lệnh Quân khu 7, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Thân thế sự nghiệp.
Ông sinh ngày 23 tháng 12 năm 1953 tại Xã Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Vào đảng ngày 19/9/1975.
Trước năm 1996, là Sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 5, Quân khu 7
Trước năm 2009, là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7.
Năm 2009, giữ chức Tư lệnh Quân khu 7.
Năm 2011, giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây nguyên
Trung tướng (2009)
Khen thưởng.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (1983) | 1 | null |
Phạm Quang Hợi (sinh 1953), là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân khu 3, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hưng Yên.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 24 tháng 8 năm 1953, quê quán thôn Hòa Nhuệ, xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Trước đó ông từng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự Thành phố Hà Nội
Năm 2005, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 3
Năm 2011, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 3
Năm 2013, nghỉ hưu.
Thiếu tướng (2006), Trung tướng (2010) | 1 | null |
Nguyễn Thái Hùng (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1952) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình.
Tiểu sử.
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, Thái Bình
Trình độ chính trị: Đại học
Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên; Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình
Nơi làm việc: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: 11/3/1972
Nơi ứng cử: Thái Bình
Đại biểu Quốc hội khoá: XII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu cấp tỉnh | 1 | null |
Trần Văn Hùng (sinh 1955) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, rồi Phó Chính ủy Quân khu 7, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất thân.
Trần Văn Hùng sinh ngày 15 tháng 11 năm 1955, quê quán tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông hiện cư trú ở phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Binh nghiệp.
Từ tháng 1 năm 1972 đến tháng 4 năm 1975, Trần Văn Hùng là chiến sĩ B14 Phân khu 6 (Sài Gòn - Gia Định), Trung sĩ, Chiến sĩ Thành đội Sài Gòn - Gia Định.
Từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 2 năm 1978, ông là Thượng sĩ, Đội trưởng Điện ảnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 3 năm 1978 đến tháng 12 năm 1978, ông học tại Trường sĩ quan Lục quân II, cấp bậc Chuẩn úy.
Từ tháng 1 năm 1979 đến tháng 02 năm 1981, ông công tác tại Đại đội 18, Trung đoàn 747, Sư đoàn 317 - Campuchia với các chức vụ: Trung đội Trưởng, Đại đội Phó rồi Đại đội Trưởng, cấp bậc Chuẩn úy.
Ngày 26 tháng 11 năm 1979, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ tháng 3 năm 1981 đến tháng 12 năm 1981, ông học tại Trường Quân chính Quân khu 7, cấp bậc Thiếu úy.
Từ tháng 01 năm 1982 đến tháng 8 năm 1992, ông là Trợ lý tác chiến Đoàn 778, Quân khu 7, cấp bậc Trung úy; Trợ lý bảo vệ An ninh Đoàn 778, Quân khu 7, cấp bậc Thượng úy ; Trợ lý Cán bộ Đoàn 778, Quân khu 7, cấp bậc Đại úy ; Phó Chủ nhiệm Chính trị Đoàn 778, Quân khu 7, cấp bậc Thiếu tá.
Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 4 năm 1999, ông là học viên bổ túc văn hóa Trường Quân sự Quân khu 7, học viên tích lũy học phần Học Viện Chính trị Quân sự. Sau khi học xong Ông trở về làm trợ lý nhân sự Phòng cán bộ - Cục Chính trị Quân khu 7, cấp bậc Trung tá.
Từ tháng 5 năm 1999 đến tháng 7 năm 2001, ông là Phó Trưởng phòng Cán bộ Cục Chính trị Quân khu 7. Ông được cử đi học hoàn thiện Đại học tại Học viện Chính trị Quân sự, cấp bậc Thượng tá.
Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 10 năm 2003: Ông là Trưởng phòng Cán bộ Cục Chính trị Quân khu 7, cấp bậc Đại tá.
Từ tháng 11 năm 2003 đến năm 2010, ông là Đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Chính trị Bộ Chỉ Huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh.
Từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014, Trần Văn Hùng là Thiếu tướng, Phó chính ủy Quân khu 7. | 1 | null |
Phạm Mạnh Hùng (sinh ngày 28 tháng 9 năm 1958) là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên, nguyên là Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nguyên Cục trưởng cục nhà giáo Việt Nam, nguyên Chánh văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo.
Tiểu sử.
Phạm Mạnh Hùng sinh ngày 28 tháng 9 năm 1958.
Ông nhập ngũ ngày 01/4/1975.
Ông tốt Nghiệp Cử nhân Ngữ Văn Trường Đại Học Việt Bắc, Thái Nguyên
Thạc sĩ Lý Luận Văn Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
"Tiến Sĩ Lý Thuyết Lịch sử Văn Học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội"
Trải qua nhiều cương vị công tác trong ngành Giáo dục: giảng viên, Phó Trưởng khoa, Trưởng khoa; Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học sư phạm; Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên
Phong Phó Giáo sư (PGS): 2006
5/2007. Đại biểu Quốc hội khóa 12
10/2012-2018. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo
2012-2017. Chủ tịch Hội Chiến Binh Cơ quan Bộ
2013-2018. Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Bỉ
2015-2018. Phó Chủ tịch hiệp Hội Các Trường Đại Học Cao đẳng Việt Nam
8/2015-2018. Bí thư Đảng ủy Bộ, Bộ Giáo dục và Đào Tạo
4/2013-9/2014. Bí thư Đảng uỷ, Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Cục trưởng cục nhà giáo Việt Nam
Chánh văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo.
Từ ngày 1 tháng 10 năm 2018, Phạm Mạnh Hùng nghỉ hưu. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.