text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Trận Arras là một trận đánh trong Chiến dịch Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra vào ngày 21 tháng 5 năm 1940 ở phía tây nam thị trấn Arras (đông bắc bộ Pháp). Tại đây 74 xe tăng và 2 tiểu đoàn bộ binh Anh dưới quyền thiếu tướng Giffard 'Q' Martel đã cùng 60 xe tăng Pháp phản kích vào mạn sườn quân đội Đức nhằm cản trở họ tiến ra eo biển Anh và bao vây diệt quân chủ lực Đồng Minh trên mạn bắc. Mặc dù đạt được thắng lợi ban đầu, cuộc phản công cuối cùng đã bị đánh bật bởi Sư đoàn Thiết giáp số 7 do thiếu tướng Erwin Rommel chỉ huy, có sự hỗ trợ của Sư đoàn Thiết giáp số 5 và Sư đoàn SS "Đầu lâu". Hai ngày sau, quân đồn trú Anh phải rút bỏ Arras để khỏi bị hợp vây. Bối cảnh. Sau khi đánh thủng phòng tuyến sông Meuse của Pháp vào giữa tháng 5 năm 1940, quân đội Đức ráo riết ráo riết tràn lên mạn tây bắc để hợp vây Cụm tập đoàn quân số 1 Pháp-Bỉ-Anh. Thế trận bao vây đã được hoàn thành khi Cụm thiết giáp số 1 do thượng tướng kỵ binh Ewald von Kleist chỉ huy tiếp cận eo biển Anh ngày 20 tháng 5. Cụm thiết giáp Hoth, dẫn đầu bởi Sư đoàn Thiết giáp số 7 do thiếu tướng Erwin Rommel chỉ huy, được lệnh yểm trợ sườn phản của Kleist và siết chặt vòng vây từ hướng nam. Tờ mờ sáng ngày 20, Rommel đem quân tiến đánh thị trấn Arras và đè bẹp Lữ đoàn 70 Anh khi lữ đoàn này đang hành quân. Sau đó, ông xua Trung đoàn Thiết giáp 25 dưới quyền đại tá Karl Rothenburg đánh thọc vào Arras nhưng bị quân đồn trú của Lữ đoàn 150 Anh đẩy lui. Thấy Trung đoàn Thiết giáp 25 đã tiến quá xa khỏi các đơn vị khác của sư đoàn ông, Rommel lui về phía sau trên chiếc xe bọc thép của mình cùng 1 chiếc xe tăng để nối lại liên lạc với chủ lực sư đoàn. Khi Rommel đến Vis en Artois, một số xe tăng của một sư đoàn cơ giới hạng nhẹ Pháp đã bắn cháy chiếc xe tăng hộ tống của ông và buộc ông phải ẩn náu suốt mấy giờ liền. Có lẽ do bàng hoàng trước sự việc này mà Rommel phải gọi viện binh của Sư đoàn SS "Đầu lâu" đến củng cố sườn phải bị kéo căng và sơ hở dọc theo sông Scarpe của sư đoàn ông. Nhận thấy cần thiết phải mở một đòn phản kích nhằm giảm áp lực cho Arras - một căn cứ quan trọng của Lực lượng Viễn chinh Anh, đại tướng tổng tư lệnh quân Anh John Vereker (Tử tước Gort) xây dựng lực lượng "Frankforce" gồm các Sư đoàn 5, 50 và Lữ đoàn Tăng 1 do thiếu tướng Harold E. Franklyn cầm đầu. Sau khi quy tụ binh lực trong khu vực Vimy, Franklyn được lệnh "hỗ trợ đồn binh Arras và chốt giữ các đường hướng nam Arras, qua đó cắt đứt tuyến liên lạc của Đức về hướng đông". Viên tư lệnh "Frankforce" bố trí phân nửa bộ binh cùng phần lớn pháo binh của mình trong các vị trí phòng ngự và chỉ dùng hai lữ đoàn bộ binh cùng Lữ đoàn Tăng 1 để phản công vào ngày mai. Mặc dù tướng René J. A. Prioux chỉ huy Quân đoàn Kỵ binh (Tập đoàn quân số 1) Pháp hy vọng phối hợp với mũi tấn công của Franklyn bằng một đợt đánh lớn, những cuộc công kích dồn dập của Sư đoàn Thiết giáp 7 vào Arras đã khiến ông không còn thì giờ tập trung lực lượng và điều duy nhất ông có thể làm là lấy Sư đoàn Cơ giới Hạng nhẹ số 3 yểm trợ sườn phải Franklyn. Franklyn lên kế hoạch giữ Lữ đoàn Bộ binh 17 làm dự bị và huy động Lữ đoàn Bộ binh 151 cùng Lữ đoàn Tăng 1 vượt sông Scarpe cách Arras 8 km rồi tiến vòng ngoại ô thành phố theo chiều ngược kim đồng hồ, quét sạch quân Đức ra khỏi các lối vào thị trấn từ hướng nam. Quyền chỉ huy cuộc tấn công được đặt vào tay thiếu tướng Giffard Le Quesne Martel, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 50. Hôm sau, đại tướng Hermann Hoth - tư lệnh cụm tập đoàn quân cùng tên - phát lệnh cho Sư đoàn Thiết giáp 7 đi vòng Arras ở phía nam và tây nam rồi tiến đến sông Scarpe tại Acq. Trong khi đó, Sư đoàn "Đầu lâu" nhận lệnh tiến theo cánh trái của Rommel và bao vây Arras từ mạn tây. Rommel lập tức lên tuyến đầu cùng Trung đoàn Thiết giáp 25, bỏ lại các trung đoàn bộ binh và pháo binh của mình ở một khoảng cách khá xa. Trận đánh. Đúng lúc Sư đoàn Thiết giáp 7 đang di chuyển rời rạc thì Martel ra quân phản công. May cho người Đức, cuộc tấn công này được chuẩn bị và tổ chức kém, lực lượng tham gia chỉ gồm các tiểu đoàn 6 và 8 của trung đoàn bộ binh nhẹ Durham cùng 74 chiến xa, bộ binh và thiết giáp lại phối hợp lỏng lẻo ngay từ đầu, chưa kể một số đơn vị Anh do nhầm lẫn nên đã đụng độ với lực lượng thiết giáp yểm trợ của Pháp trong nhiều đơn vị khác bị thất lạc và đành đi lang thang khắp chiến địa. Bất chấp những thiếu sót này, lực lượng tấn công ban đầu đã đánh cho Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn Mô tô Súng trường của Rommel lao đao và buộc nhiều binh lính non kinh nghiệm của Sư đoàn SS Đầu lâu phải cắm đầu cắm cổ mà chạy. Tiểu đoàn chống tăng của Sư Thiết giáp 7 vội vã triển khai pháo phòng tăng 37 li nhưng không thể xuyên thủng những lớp giáp dày của xe tăng Matilda II và bị đè bẹp. Thấy bộ binh và pháo binh của mình không ngăn được quân Anh, Rommel cùng sĩ quan hầu cận là trung tá Most lập tức trở lui về Wailly để chấn chỉnh lại cục diện. Tại đây Rommel nhanh chóng triển khai các trận địa pháo binh, pháo chống tăng cùng pháo phòng không hạng nặng và nhẹ để cày phá đội hình đối phương. Đồng thời, ông cầu viện không quân và hạ lệnh cho Rothenburg đem Trung đoàn Thiết giáp 25 quay lại đánh thọc sâu vào sườn phải quân Anh theo đường Dainville. Không hề nao núng khi chứng kiến Most trúng đạn mất mạng ngay bên cạnh mình, Sư đoàn trưởng Rommel chạy từ khẩu pháo này đến khẩu pháo khác để chỉ định mục tiêu và động viên sĩ khí quân lính. Lực lượng của Sư đoàn SS "Đầu lâu" và Sư đoàn Thiết giáp số 5 cũng kéo đến hỗ trợ Sư đoàn Thiết giáp 7 chống cự với người Anh. Đà tiến công của quân Anh cuối cùng đã bị chặn đứng khi pháo binh Đức loại 28 xe tăng ra khỏi vòng chiến. Các khẩu pháo phòng không 88 li của Rommel lại bắn cháy thêm 7 xe tăng hạng nặng và 1 xe tăng hạng nhẹ. Khoảng 18h, các phi cơ Junkers Ju 87 xuất hiện trên bầu trời Arras và ra sức oanh tạc đội hình rút lui của đối phương. Cuộc tấn công ngang sườn của Trung đoàn Thiết giáp 25 thoạt đầu đã bị chặn lại bởi hỏa lực pháo chống tăng Anh và 60 xe tăng Pháp bên hông phải liên quân. Một cuộc chiến đấu nảy lửa đã diễn ra, trong đó lực lượng thiết giáp Đức tuy chịu nhiều tổn thất nhưng đã bắn cháy được 20 xe tăng Pháp và chọc thủng hàng phòng quân Anh giữa Duisans và Walrus vào khoảng 22h. Tàn binh Anh-Pháp rút chạy về hậu cứ trong khi Rommel chỉnh đốn lực lượng để chuẩn bị tiếp tục tấn công trong các ngày tới. Kết cuộc. Trận phản công Arras chấm dứt với thất bại đáng kể của liên quân Anh-Pháp. Mặc dù sử liệu Đức thống kê thiệt hại của quân Anh là 200 người tử vong, 50 bị bắt và 43 xe tăng bị phá hủy (trong đó 25 chiếc bị bắn cháy bởi Trung đoàn Pháo binh 78), tổn thất xe tăng của Anh trên thực tế có lẽ còn cao hơn do chỉ có 28 trong tổng số 88 chiếc tăng của Martel là rút được khỏi trận địa. Thêm vào đó, Sư đoàn Cơ giới Hạng nhẹ 3 của Pháp chịu chịu hao tổn 20 xe tăng như đã nêu. Không có số liệu cụ thể về hao tổn xe tăng của quân Đức, song thiệt hại nhân lực của họ lên đến 108 người tử trận, 143 người bị thương và 175 mất tích (Sư Thiết giáp 7: 89 chết, 116 bị thương, 173 mất tích; Sư SS "Đầu lâu": 19 chết, 27 bị thương, 2 mất tích). Trong số lính Đức bị mất tích có 90 người đã trở về được hàng ngũ Sư đoàn Thiết giáp 7. Trận Arras là cuộc phản công lớn duy nhất của quân Đồng Minh sau khi quân Đức xuyên thủng phòng tuyến sông Meuse. Tuy chiến thắng nhưng vì choáng ngợp với thành công ban đầu của "Frankforce" nên sau trận đánh Rommel báo cáo rằng ông đã đánh bật "5 sư đoàn Đồng minh". Quốc trưởng Adolf Hitler và Đại tướng Tư lệnh Cụm tập đoàn quân A Gerd von Rundstedt vốn dĩ đang ám ảnh với nguy cơ quân Đồng minh đánh chọc sườn các sư đoàn thiết giáp bị dàn trải và kiệt quệ của Đức, do vậy họ càng muôn phần lo lắng sau khi nghe những bản báo cáo thổi phồng của Rommel. Kết quả là Hitler và Rundstedt hạ lệnh cho Quân đoàn XIX của Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian ngừng tiến ra eo biển trong 24 tiếng và điều Quân đoàn XXXXI của Thượng tướng Thiết giáp Georg-Hans Reinhardt đông tiến sang Arras, nơi cơn khủng hoảng vừa mới trôi qua, thay vì tiếp tục thọc sâu ra eo biển. Những quyết định này là điềm báo cho lệnh dừng tai hại của Hitler vào ngày 24 tháng 5. Cuộc phản công của Anh-Pháp tại Arras được nối tiếp bởi một nỗ lực đột phá của lực lượng Pháp bị vây ở phía đông trong ngày hôm sau. Sau khi vào án ngữ một khu vực rộng 32,2 km gần ngoại ô Valenciennes, Trung đoàn Cận vệ SS "Adolf Hitler" đã hợp lực cùng bộ binh bẻ gãy hàng loạt đợt phản kích của quân Pháp. Cùng ngày, cuộc tấn công của cụm thiết giáp Hoth lại tiếp diễn khi Rommel dẫn sư đoàn mình vượt sông Scarpe phía tây Arras. Tại Mont-Saint-Éloi, các cuộc phản công của một bộ phận quân Pháp thuộc Sư đoàn Cơ giới Hạng nhẹ 1 gồm 11 tăng Somua, 3 tăng Hotchkiss và 2 tiểu đoàn bộ binh đã buộc Rommel phải chuyển sang thế phòng ngự. Buổi sáng ngày hôm sau, thiếu tướng Joachim Lemelsen mang Sư đoàn Thiết giáp 5 đến viện chiến, tạo điều kiện cho Rommel đánh bọc hông quân Pháp trên mạn bắc. 8h ngày 23, Gort rút toàn bộ quân Anh từ Arras về tuyến kênh đào Aa-Aire-La Bassée.
1
null
Ngã rẽ tử thần (tựa tiếng Anh: Wrong Turn) là bộ phim kinh dị Mỹ được làm vào năm 2003 do Rob Schmidt đạo diễn, đây được biết là một trong những bộ phim kinh dị hay nhất nền điện ảnh Mỹ. Bộ phim này là phim đầu tiên trong loạt phim kinh dị Wrong Turn, những bộ phim Wrong Turn này đều nói về những kẻ đột biến gen khát máu, ác độc sống trong rừng Virginia luôn săn người ăn thịt. Mác phim của Wrong Turn là It's the last one you'll ever take. Phim được quay chủ yếu ở Hamilton, Ontario, Canada để lấy bối cảnh cho khu rừng miền Tây Virginia. Nội dung phim. Hai sinh viên đại học Rich Stoker và Halley Smith đang leo núi đá trong một khu rừng tại West Virginia. Rich lên đến đỉnh thì bị một người bí ẩn giết chết trước khi anh có thể kéo Halley lên. Người bí ẩn bắt đầu kéo Halley lên vách đá, buộc cô phải cắt dây và bị rơi xuống đất. Cô cố gắng bỏ chạy nhưng bị mắc vào dây kẽm gai và bị lôi vào rừng. Ba ngày sau, sinh viên y học Chris Flynn lái xe qua dãy núi Quận Greenbrier để đến nơi phỏng vấn. Khi đường chính bị tắc đường, anh dừng lại tại trạm xăng để hỏi đường một ông già và quyết định đi con đường khác mà anh thấy trên tấm bản đồ. Chris vô tình tông vào một chiếc SUV đang đậu giữa đường. Chiếc SUV là của một nhóm bạn trẻ đi cắm trại, họ là Jessie, Scott, Carly, Evan và Francine. Cả nhóm nhận ra lốp xe của họ bị mắc vào dây kẽm gai. Những người khác đi tìm người giúp đỡ trong khi Evan và Francine ở lại coi chừng xe, nhưng hai người bị giết bởi một người bí ẩn. Nhóm của Chris thấy một căn nhà và vào trong để sử dụng điện thoại, phát hiện nơi đây có chứa nhiều bộ phận cơ thể người. Họ phải tìm chỗ trốn khi chủ nhà quay về. Ba tên sát nhân ăn thịt người có biệt danh Three Finger, One Eye và Saw Tooth vào nhà, mang theo xác Francine. Cả nhóm chứng kiến xác cô ta bị chặt ra và bị ăn. Chờ đến khi bọn sát nhân ngủ thì cả nhóm bỏ chạy, nhưng bọn sát nhân bất ngờ thức dậy và đuổi theo họ trong rừng. Cả nhóm chạy qua khu vực có rất nhiều xe của những nạn nhân trước, Scott không may bị giết bằng những mũi tên. Chris, Jessie và Carly tìm được một tháp canh cũ có điện đài rồi cố gắng gọi giúp đỡ. Bọn sát nhân đi ngang qua nghe được tiếng điện đài nên phát hiện ra ba người. Chúng đốt tòa tháp, buộc ba người phải nhảy xuống những cái cây. Sau đó Carly bị Three Finger chặt đầu. Jessie lừa tên sát nhân đến gần cô để Chris thả cành cây ra đập vào mặt hắn khiến hắn rơi xuống đất. Chris và Jessie tiếp tục bỏ chạy và trốn trong một cái hang đến sáng hôm sau. Bọn sát nhân tìm được Chris và Jessie, chúng xô Chris xuống đồi và bắt Jessie về nhà. Chris định nhờ một người cảnh sát giúp đỡ, nhưng người cảnh sát bị Saw Tooth bắn mũi tên vào mặt. Chris bám vào bên dưới chiếc xe cảnh sát khi Saw Tooth lái nó về nhà. Sau đó Chris lái xe tông vào nhà bọn sát nhân, chiến đấu với chúng rồi giải cứu Jessie. Chris cho nổ tung căn nhà, giết chết bọn sát nhân. Hai người sống sót lái chiếc xe bán tải của bọn sát nhân ra khỏi khu rừng. Khi đi ngang qua trạm xăng, Chris đã gỡ tấm bản đồ xuống để giúp những người khác không đi nhầm đường như anh đã từng đi. Quá mệt mỏi, Chris và Jessie quay về thành phố. Trong cảnh hậu danh đề, một người cảnh sát đến kiểm tra căn nhà bị thiêu rụi của bọn sát nhân thì bị giết bởi Three Finger, người vẫn còn sống sau vụ nổ. Các bộ phim cùng loạt. 1. Wrong Turn (2003) 2. (2007) 3. (2009) 4. (2011) 5. (2012) 6. Wrong Turn 6: Last Resort (2014)
1
null
Khải đồng thuyết ước (啟童說約)là tập sách giáo khoa do "Kim Giang Phạm Phục Trai" viết bằng chữ Hán và chữ Nôm thi Ân khoa năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) biên soạn, tiến sĩ Ngô Thế Vinh người Bái Dương huyện Nam Chân nhuận sắc, được biên soạn xong vào cuối mùa xuân năm Tự Đức Quý Sửu (1853) và được in lần đầu tiên vào mùa hạ năm Tự Đức Tân Tỵ (1881). Sách chia làm 3 tập: Tý, Sửu, Dần. Tập Tý ghi chép về thiên văn, địa lý, điền thổ, nhân đinh, tên các xã, tổng, huyện, phủ, tỉnh thành, những nhân vật lịch sử, Quốc hiệu Việt Nam, hình thế núi sông và bản đồ toàn quốc của Việt Nam.
1
null
Goodbye Yellow Brick Road là album phòng thu thứ 7 của ca sĩ, nhạc sĩ người Anh Elton John, được phát hành vào năm 1973 dưới dạng đĩa kép. Album bán được 20 triệu bản trên toàn thế giới, và trở thành sản phẩm xuất sắc nhất sự nghiệp của John. Được thu âm tại Château d'Hérouville, album bao gồm ca khúc nổi tiếng tưởng nhớ Marilyn Monroe, "Candle in the Wind", kèm với đó là những đĩa đơn vô cùng xuất sắc khác, như "Bennie and the Jets", "Goodbye Yellow Brick Road", và "Saturday Night's Alright for Fighting". "Goodbye Yellow Brick Road" được sáng tác và thu âm chủ yếu tại Lâu đài Hérouville, phía Bắc nước Pháp, nơi mà John cùng ban nhạc đã có quãng thời gian sống và trải nghiệm cùng người dân địa phương. Album được xướng tên tại Đại sảnh Danh vọng Grammy vào năm 2003 và được xếp hạng là một trong những album vĩ đại nhất lịch sử bởi nhiều tạp chí uy tín. Sản xuất. Dưới tiêu đề "Vodka and Tonics" và "Silent Movies, Talking Pictures", Bernie Taupin đã dành tới hơn 2 tuần để tìm lời cho các ca khúc mà John viết chỉ trong 3 ngày nghỉ tại khách sạn Pink Flamingo ở Kingston, Jamaica. John nói anh thực sự cần tới Jamaica vì The Rolling Stones đã tìm được cảm hứng cho album "Goats Head Soup" khi họ tới đây. Công việc sản xuất được bắt đầu ở Jamaica vào tháng 1 năm 1973, cho dù có rất nhiều khó khăn về âm thanh và thiết kế phòng thu piano, cùng với đó là sự xao nhãng từ trận đấu quyền anh kinh điển giữa Joe Frazier và George Foreman ở Kingston, và cuối cùng là màn bạo lực leo thang ở đây do nền kinh tế ngày một khó khăn. Cuối cùng, tất cả rời đi khi chưa thực sự hoàn thành công việc nào cả. "Goodbye Yellow Brick Road" được thu âm tại Château d'Hérouville, Pháp – nơi mà Elton đã từng ghi những album trước đó là "Honky Château" và "Don't Shoot Me I'm Only the Piano Player". Chỉ có duy nhất ca khúc "Saturday Night's Alright for Fighting" được thu ở Jamaica, song nó lại bị thất lạc và rốt cuộc, bản thu trong album lại phải thu ở Château d'Hérouville. Theo nhà sản xuất Gus Dudgeon, album này vốn không có mục đích trở thành một album-kép. Thực tế, John và Taupin đã viết tới 22 ca khúc cho album, và 18 trong số đó (tính cả "Funeral for a Friend" và "Love Lies Bleeding") đã được sử dụng, tức là tương đương với một album-kép. Đây là album-kép đầu tiên của John (ông còn có 3 album tương tự nữa cho tới năm 2011). Các ca khúc vẫn chủ yếu nói về tình yêu quê hương từ những kỉ niệm tuổi thơ và cả những nét văn hóa Mỹ qua góc nhìn từ những bộ phim cũ, có thể kể tới những ca khúc như "Bennie and the Jets", "Goodbye Yellow Brick Road" hay "Saturday Night's Alright for Fighting" kể lại những góc ở thị trấn Market Rasen mà Taupin hay tới khi còn nhỏ; ngoài ra còn là ca khúc dài tới 11 phút "Funeral for a Friend/Love Lies Bleeding" và lời ca tưởng nhớ Marilyn Monroe trong "Candle in the Wind". "Grey Seal" vốn là ca khúc nằm ở mặt B của đĩa đơn năm 1970 "Rock n' Roll Madonna" và được ghi âm lại cho album này. "Harmony" – ca khúc cuối cùng của album – được coi là đĩa đơn cuối cùng của album, song lại không được phát hành bởi tính kéo dài của album gây ảnh hưởng tới việc quảng bá album liền sau đó "Caribou" mà dĩ nhiên sẽ bán các đĩa đơn giới thiệu trước khi phát hành chính thức. Cuối cùng nó cũng được cho vào mặt B của đĩa đơn "Bennie and the Jets" tại Mỹ, được chiếu trên nhiều kênh FM, đáng kể nhất là WBZ-FM ở Boston và cũng vào được trong top 40 trong các bảng xếp hạng LP và mặt B bầu chọn bởi các thính giả. "Harmony" có vị trí số 1 tại bảng xếp hạng của WBZ-FM vào tháng 6 năm 1974 và thứ sáu của cả năm, trong khi "Bennie and the Jets" có được vị trí số 1 và "Don't Let the Sun Go Down on Me" số 7. Đĩa đơn "Harmony" được phát hành tại Anh năm 1980 song không được xếp hạng dù được khán giả đánh giá cao. Đôi khi John cũng trình diễn "live" ca khúc này. Danh sách ca khúc. Tất cả các ca khúc đều được sáng tác bởi Elton John và Bernie Taupin. Thành phần tham gia sản xuất. Theo danh sách theo kèm album. Phát hành và đón nhận của công chúng. Bản LP gốc vào năm 1997 được phát hành thành 2 CD, song bản chỉnh âm vào các năm 1992 và 1995 gộp chúng lại thành 1 khi tổng thời gian chưa vượt quá 80'. Ấn bản kỷ niệm 30 năm phát hành album quay trở lại với kiểu gốc với việc tách album ra làm 2 và kèm theo các bonus track và DVD hậu kỳ của album. Mobile Fidelity cũng từng phát hành album này chỉ trong 1 CD duy nhất với 24 karat vàng. "Goodbye Yellow Brick Road" cũng được phát hành theo cả các định dạng SACD (2003) và DVD-Audio (2004). Các bản chất lượng cao theo kèm với các bản gốc, và phần âm thanh 5.1 được sản xuất và chỉnh sửa bởi Greg Penny. "Goodbye Yellow Brick Road" ban đầu bị coi là một album có vài ca khúc tốt, song lại hỗn loạn, không thống nhất, quá dài và vá víu. Tuy nhiên, đây lại là album nổi tiếng nhất của Elton John và là album phòng thu bán chạy nhất của anh. Tại Mỹ, 3 đĩa đơn đã được phát hành là "Goodbye Yellow Brick Road", "Bennie and the Jets", và "Saturday Night's Alright for Fighting". Album đạt chứng chỉ vàng vào ngày 12 tháng 10 năm 1973, 5x Bạch kim vào ngày 23 tháng 3 năm 1973, 6x Bạch kim vào ngày 11 tháng 9 năm 1995 và 7x Bạch kim vào ngày 26 tháng 8 năm 1998 theo RIAA.
1
null
Trận Biên giới Bắc Pháp là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 25 tháng 8 năm 1914. Với quy mô khổng lồ, trận chiến gồm thâu 5 chiến dịch tấn công do Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đế quốc Đức là Helmuth von Moltke và Tổng tư lệnh Quân đội Pháp là Joseph Joffre phát động. Tinh thần "sùng bái tấn công" của quân Pháp đã mang lại thiệt hại khủng khiếp cho họ, và họ đã bị đánh bại trong một loạt cuộc giao chiến trong Trận Biên giới Bắc Pháp. Trận đánh kết thúc với thắng lợi quyết định của quân Đức, mặc dù con số thiệt hại của quân Đức cũng không nhỏ, khiến cho Trận Biên giới Bắc Pháp trở thành một trong những trận chiến đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh. Với thảm bại của quân đồng minh Anh - Pháp, "Kế hoạch XVII" của Pháp đã hoàn toàn bị phá sản. Vào tháng 8 năm 1914, thực hiện "Kế hoạch Schlieffen", quân đội Đức đã tiến công nước Bỉ để mượn đường đánh Pháp, buộc quân đội Bỉ phải rút về Antwerp. Trong khi đó, theo "Kế hoạch XVII" của Pháp, 4 tập đoàn quân Pháp sẽ tiến vào Alsace-Lorraine từ hai hướng của các pháo đài Metz-Thionville vốn đã bị người Đức chiếm đóng từ năm 1871 sau cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Cánh nam của lực lượng này sẽ tiến chiếm Alsace và Lorraine, trong khi cánh nam sẽ dựa theo vận động của quân Đức để tiến công nước Đức qua các khu rừng Ardennes ở hướng Nam, hay tiến vào Luxembourg và Bỉ.. Và, trận Biên giới Bắc Pháp đã bùng nổ với các trận đánh: Cho đến ngày 24 tháng 8 năm 1914, tất cả các lực lượng đồng minh đều triệt thoái dọc theo biên giới Pháp. Thừa thắng, quân đội Đức tiếp tục bước tiến của mình và uy hiếp thủ đô Paris của Pháp. Sự xem nhẹ thực lực quân đội Đức (nhất là tại Bỉ) của Joffre, cùng với sự không nhận thức tầm quan trọng của hỏa lực trên chiến trường, đã góp phần dẫn đến tai ương cho quân đội Pháp trong trận đánh này. Sau thất bại, cái gọi là "cuộc đại rút lui" của liên quân Anh-Pháp đã kéo dài trong suốt mấy tuần sau cho đến khi dừng chân tại sông Marne – nơi Joffre đã lợi dụng cơ hội để chặn đứng bước tiến của quân Đức.
1
null
S-60 AZP (tiếng Nga:Автоматическая зенитная пушка С-60, abbrev. АЗП (AZP), tạm dịch là Pháo tự động chống máy bay S-60) là loại pháo cao xạ tự động dùng để phòng không, được Liên Xô phát triển từ những năm 1950. Đây là loại pháo có tầm bắn thấp và gần trung bình. Loại súng này đã được Liên Xô xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới chủ yếu là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa cũ và vẫn còn được sử dụng tại nhiều quốc gia hiện nay. Lịch sử. Từ cuối những năm 1940, Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu và chế tạo thử mẫu súng phòng không 57 mm, phát triển từ khẩu 61-K 37 mm. Trong cuộc thi thiết kế, có 3 mẫu súng đã được đưa ra và mẫu của nhà thiết kế V. G. Grabin đã chiến thắng. Ông học hỏi từ mẫu súng 5,5 cm (55 mm) Gerät 58 của Đức Quốc xã nhằm tìm hiểu, học hỏi để thiết kế ra mẫu súng của mình. Người Xô Viết cũng đã xem xét các chi tiết của những khẩu súng phòng không 50 mm Flak 41 của Đức mà họ đã lấy được trong Trận Stalingrad nhằm ứng dụng vào việc chế tạo. Khẩu súng được thử nghiệm từ năm 1946 đến năm 1950, vào năm này Hồng quân cũng đã chấp nhận sử dụng nó. Đến giờ nó bắt đầu được đặt tên là "57 mm AZP S-60". Grabin vẫn tiếp tục phát triển phiên bản tự hành (SPAAG) của nó là pháo phòng không tự hành 57 mm ZSU-57-2. Cũng giống như pháo 37 mm, S-60 được sử dụng để chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và bắn máy bay tầm thấp. Thông thường, 57 mm S-60 được kéo bởi một xe Ural-375. Một sự khác biệt lớn với 37mm M1939 (61-K) trong hệ thống ngắm bắn, 57mm S-60 được triển khai cùng với hệ thống điều khiển với máy chỉ huy PUAZO-6/60 và radar SON-9/9A, hoặc tương tự pháo 57 mm cũng sử dụng máy chỉ huy PUAZO-5 và radar SON-4. Trong tác chiến phòng không, pháo 57mm có tầm bắn 4.000m nếu dùng kính ngắm quang học và 6.000m nếu có radar dẫn đường. Trong một trung đoàn trang bị 57 mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy. Tại Liên Xô, mỗi sư đoàn pháo phòng không sẽ có nhiều trung đoàn pháo 37 mm và 57 mm. PVO đã quyết định sắp xếp trong 1 trung đoàn phòng không sẽ có 4 khẩu đội pháo 57 mm (hoặc 37 mm), mỗi khẩu đội 6 khẩu. Như vậy thì mỗi trung đoàn sẽ có 24 súng phòng không. Đến giữa những năm 1960, tại Liên Xô, những khẩu súng phòng không bắt đầu được thay thế bằng các tên lửa phòng không có tốc độ nhanh, chuẩn xác và tầm bắn cao như SAM-2 hay SAM-3. Đến những năm 1970, gần như chúng đã bị loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó là các tên lửa phòng không của PVO. Tuy vậy các pháo 37 mm và 57 mm vẫn tiếp tục được sử dụng tại nhiều quốc gia khác cho đến ngày nay. Các phiên bản. Phiên bản mặt đất. Phiên bản mặt đất là phiên bản thường dùng nhất của súng phòng không S-60 57 mm. Có loại 1 nòng hoặc có loại 2 nòng. Súng được biên chế thành các trung đoàn, mỗi trung đoàn gồm 24 khẩu, 4 khẩu đội, được dẫn đường bằng radar hoặc ngắm bắn bằng quang học. Các súng S-60 từ đầu những năm 1950 không có phiên bản Hải quân riêng mà có thể dùng các phiên bản thông thường sử dụng trên tàu chiến nhưng như vậy chỉ có thể sử dụng quang học để bắn chứ không có radar hỗ trợ. Phiên bản trên biển. Vào năm 1958, một phiên bản được thiết kế dành riêng cho Hải quân mang tên AK-725. Chúng có các phiên bản 1 nòng, 2 nòng như S-60 được đặt trên bệ ZIF-31 và thường được đặt trên các tàu khu trục của Liên Xô. Phiên bản tự hành ZSU-57-2. Phiên bản ZSU-57-2 là biến thể hai nòng của S-60 được đặt trên khung gầm xe tăng T-54. Từ "ZSU" là viết tắt của từ "Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka" (tiếng Nga: Зенитная Самоходная Установка), nghĩa là "hệ thống pháo phòng không tự hành" đặt trên khung gầm xe xích. '57' là cỡ nòng của pháo tính theo đơn vị mm tức 57 mm và '2' là số lượng pháo được trang bị trên xe.Nó có tầm bắn 12.000m, tốc độ 240 phát/phút, ngoài ra xe còn có lội nước tốt và vửa nổi vừa hạ mục tiêu. ZSU-57-2 là loại pháo kiểu cũ, còn "thô sơ, lạc hậu". Pháo có tính tự động không cao, để vận hành cần tới kíp 6 người (lái xe, trưởng xe, hai pháo thủ và 2 nạp đạn). Pháo không có sự hỗ trợ từ radar điều khiển hỏa lực mà phải dùng thiết bị ngắm quang học. Vì vậy, khả năng tác chiến ban đêm gặp nhiều khó khăn. Tháp pháo không có nắp che phía trên làm kíp pháo thủ dễ tổn thương trong chiến đấu. Xe không trang bị hệ thống phòng vệ NBC (chống vũ khí phóng xạ - sinh học – hóa học). Lịch sử hoạt động. Pháo S-60 đã tham gia rất nhiều cuộc chiến và cuộc xung đột như trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày và Chiến tranh Yom Kippur thì những khẩu pháo 57 mm S-60 do Liên Xô viện trợ đã được sử dụng bởi các quốc gia Ả Rập nhằm chống lại không quân Israel. Trong Chiến tranh Afghanistan (1978–1992) thì Liên Xô cũng đã sử dụng và viện trợ S-60 cho Cộng hòa Dân chủ Afghanistan trong nhiệm vụ phòng không. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã sử dụng các khẩu đội 57 mm S-60 kết hợp với 37 mm 61-K nhằm lập lưới lửa phòng không tầm thấp từ 50 - 3000 mét bảo vệ các vị trí, cơ quan, nhà máy quan trọng trong nội thành chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng, ngoài ra, S-60 cũng được bố trí dọc theo tuyến Đường Trường Sơn và một số chiến trường tại Lào. S-60 cũng khá phổ biến tại các cuộc xung đột vùng vịnh như Chiến tranh Iran-Iraq, Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Iraq. Nó thường được triển khai trong các tiểu đoàn với 36 khẩu súng, phục vụ việc bảo vệ trụ sở của sư đoàn pháo binh dã chiến và hàng hóa vũ khí. Trung Quốc còn có phiên bản sao chép S-60 mang tên Type 59 hay còn gọi là pháo K-59 (không nhầm lẫn với súng lục K-59 và loại xe tăng Type-59 cũng do Trung Quốc sản xuất) Các loại đạn. Pháo phòng không S-60 sử dụng loại đạn 57x348 mmSR, cỡ nòng là 57 mm. S-60 chủ yếu dùng các loại đạn do Liên Xô sản xuất bao gồm đạn AP, HE và HE-T nhưng cũng có thể sử dụng seri đạn K-59 (Type 59) do Trung Quốc sản xuất. Các quốc gia sử dụng. S-60 đã được xuất khẩu cho ít nhất 37 quốc gia khác nhau trong thời kỳ Liên Xô. Súng được sản xuất theo giấy phép ở Ba Lan tại một nhà máy ở Tarnów (pl. ZAKLADY Metalowe Tarnów w Tarnowie) và ở Trung Quốc với tên kiểu 59.
1
null
Danh sách đĩa nhạc của nữ ca sĩ thu âm người Anh Cher Lloyd bao gồm 1 album phòng thu, 4 đĩa đơn và 7 video âm nhạc. Lloyd được biết đến với vị trí thứ tư trong cuộc thi "The X Factor" mùa thứ 7. Một thời gian ngắn sau đó, Lloyd ký hợp đồng với Simon Cowell cho Syco Music, công ty con của Sony Music. Đĩa đơn đầu tiên của Cher Lloyd, "Swagger Jagger", được phát hành vào tháng 6 năm 2011. Đĩa đơn đã đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Singles Chart và vị trí á quân trên bảng Irish Singles Chart. Đĩa đơn thứ hai của cô, "With Ur Love", hợp tác với nam ca sĩ Mike Posner, được phát hành vào ngày 31 tháng 10 năm 2011. Đĩa đơn này đã đạt được vị trí thứ 4 ở Anh và vị trí thứ 5 ở Ireland. Album đầu tay của cô, "Sticks + Stones", đã đánh vào bảng xếp hạng UK Albums Chart và Irish Albums Chart lần lượt tại các vị trí thứ 4 và thứ 5. Cô cũng đã phát hành đĩa đơn thứ ba, "Want U Back" vào ngày 13 tháng 2 năm 2012 tại Anh và sau đó là tại Mỹ vào ngày 22 tháng 5 năm 2012.
1
null
Thánh sử Luca (tiếng Hy Lạp: Λουκᾶς, "Loukas") là một nhân vật trong Tân Ước, biểu tượng của ông là con bò. Trong thư mà Phaolô gửi tín hữu Côlôxê, Luca được đề cập là "người thầy thuốc yêu quý". Ngay từ thời đầu của Kitô giáo, nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng Luca là tác giả của quyển Phúc âm Luca và Sách Công vụ Tông đồ, đây cũng là quan điểm được chấp nhận hiện nay. Thánh Luca là Thánh quan thầy của các nghệ sĩ, bác sĩ, sinh viên... ngày lễ kính là ngày 18 tháng 10 hằng năm.
1
null
Abay (tiếng Kazakh: Абай) là một thị xã (từ 1961), tọa lạc trung tâm Kazakhstan, và được biết đến như là một trung tâm hành chính của huyện Abay thuộc tỉnh Karagandy từ năm 2002. Abay được thành lập năm 1949, được xem như là một nơi khai thác than, được biết đến với cái tên: Sherubay-Noora (Kazakhstan: Шерубай-Нұра, tiếng Nga: Чурубай-Нура, Churubay-Nura). Năm 1961, nó được đổi tên thành Abay, theo tên của Abay Qunanbayuli, một nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà triết học Kazakhstan.
1
null
Ayagoz (Kazakhstan Аякөз ауданы, Ayaköz awdanı) là một huyện Đông Kazakhstan, miền Đông Kazakhstan. Thành phố Ayagoz là trung tâm huyện lỵ cũng là đô thị lớn nhất huyện này. Huyện Ayagoz nằm trên tuyến đường sắt Turkestan-Siberia đi qua, ga Ayagoz thuộc huyện này, là một ngã ba quan trọng.
1
null
Katonkaragay cũng được đánh vần là Katon-Karagay (Tiếng Kazakh: Қатонқарағай ауданы (Katonqarahay audany) là một huyện của tỉnh Đông Kazakhstan, miền Đông Kazakhstan. Trung tâm huyện lỵ là thị xã Narym Ulken (Bolshenarymskoye) () (Kazakhstan: Үлкен Нарым ауылы (Ylken Narym auyly). Đây là huyện đông dân nhất ở Kazakhstan. Gần thị xã Berel () đã khai quật được của các gò chôn cất cổ xưa đã tìm thấy các đồ tạo tác tinh tế của các nền văn hóa du mục của thế kỷ thứ 3 và thứ 4 BC.
1
null
Kurshim, cũng được gọi là Kurchum hay Kurchim (Kazakhstan: Күршім) là một thị xã và là trung tâm huyện lỵ của huyện Kurshim, tỉnh Đông Kazakhstan, miền Đông Kazakhstan. Trong năm 2003, thị xã đã có dân số khoảng 9.200. Sông Kurchum chảy qua Kurshim và Hồ Zaysan nằm ở phía nam. Thị xã này nằm trên con đường giữa các làng Altyn Kala ở phía tây bắc và Surulen về phía đông; con đường này kết nối với đường M38 phía đông nam dẫn để Jeminay qua biên giới Trung Quốc đến Tân Cương. Thị xã Kurshan có một sân bay nhỏ cũng mang tên thị xã này - san bay Kurshan. Trong cuối năm 1989 hoặc đầu năm 1990 thị trấn bị ảnh hưởng bởi một trận động đất đã phá hủy Bệnh viện Kurchum, trong số những tòa nhà khác. Cảnh quan xung quanh thị trấn được thống trị bởi các đồng bằng cửa sông.
1
null
Tarbagatay (Тарбағатай ауданы, Тарбагатайский район) là một huyện của tỉnh Đông Kazakhstan, thuộc miền Đông Kazakhstan. Trung tâm hành chính của huyện là thị xã Aksuat. Khí hậu. Có khí hậu lục địa một cách rõ nét. Mùa đông lạnh (trong tháng một trung bình nhiệt độ -22 ° С, -30 ° С) và mùa hè nóng (nhiệt độ trung bình tháng bảy 25 ° С, 35 ° С). Rất ít mưa (200–300 mm / năm) chủ yếu là tập trung vào mùa đông. Tên gọi. Tarbagatay tên này có nguồn gốc từ Mông Cổ (Tarbagan một loại sóc) như một loại sóc núi. Hệ thống hành chính. Huyện Tarbagatay được chia ra thành 17 quận và 65 làng. Nhân khẩu. Được thống kê năm 2009: Kinh tế. Nền nông nghiệp (thịt, cá, bột mì, bánh mì). GDP 503 900 000 Tenge ~ $ 3 427 900 (2008). Liên kết. Read more: Culture of Uzbekistan - history, people, clothing, traditions, women, beliefs, food, customs, family http://www.everyculture.com/To-Z/Uzbekistan.html#ixzz1nh383uYB
1
null
Cuộc vây hãm Paris là một trận đánh quan trọng trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, kéo dài từ ngày 19 tháng 9 năm 1870 cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1871. Dưới sự chỉ huy của vua Wilhelm I nước Phổ và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Phổ là Helmuth von Moltke, quân đội chủ lực của Đức đã tiến hành cuộc phong tỏa Paris – nơi được lực lượng dân quân và binh lính Pháp do tướng Louis Jules Trochu chỉ huy phòng ngự. Trochu đã thực hiện nhiều cuộc phá vây nhưng thất bại và người Đức đã dần dần làm chủ hệ thống phòng thủ bên ngoài. Cuối cùng, sau một cuộc pháo kích, thành phố Paris trong tình cảnh đói khổ phải đầu hàng vào ngày 28 tháng 1 năm 1871. Sự kiện này đã dẫn đến sự chấm dứt của cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, mà kết quả là thất bại ô nhục của Pháp, và quân đội Đức chiếm đóng Paris trong một thời gian ngắn. Thảm họa của quân đội Pháp trong trận Sedan vào ngày 1 - 2 tháng 9 năm 1870 đã mở đường cho quân đội Đức tiến đánh Paris. Tướng Trochu – người đứng đầu chính phủ lâm thời Pháp mới thành lập – đã tổ chức phòng vệ thủ đô Pháp, với sự tham gia của các đội hình tự phát ("ad-hoc") cùng với lực lượng "gardes mobiles", với sự hỗ trợ của lực lượng Vệ binh quốc gia. Đồng thời, với một bộ phận của quân Pháp cũng đang bị bao vây tại Metz, tướng Moltke đã khai mào cuộc vây hãm Paris vào ngày 19 tháng 9 năm 1870, và cho đến ngày 23 tháng 9 thì thủ đô Pháp đã hoàn toàn nằm trong vòng vây. Trong khi Moltke phải thực hiện đồng thời hai cuộc vây hãm quan trọng – Paris và Metz, các tuyến đường tiếp tế của ông lính "francs-tireur" đe dọa trong khi Léon Gambetta khuếch trương xây dựng lực lượng Pháp vốn dũng cảm nhưng không có khả năng chiến đấu. Nhưng, Moltke không thể lãng quên hoạt động quan trọng nhất của ông là cuộc vây hãm Paris. Đúng lúc các binh đoàn Cộng hòa Pháp đã bắt đầu có thể hội quân, cuộc đầu hàng của Metz cuối tháng 10 đã tạo điều kiện cho mọi lực lượng Đức đánh trả các cố gắng giải vây Paris. Mặc dù thiếu thốn lương thực và rơi vào bất ổn nội bộ, người Pháp không chịu đầu hàng. Trong các tháng 11, 12 năm 1870 và tháng 1 năm 1871, Trochu đã thực hiện 3 cuộc phá vây nhưng đều thất bại, dù cuộc phá vây mạnh mẽ nhất (vào các ngày 29 – 30 tháng 11 năm 1870) đã gây thiệt hại không nhỏ cho quân đội Bayern trước khi bị quân Đức đẩy lùi. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1871 (sau ngày thành lập Đế quốc Đức), Trochu tiến hành tập kích nhưng các chiến tuyến vững chãi của quân đội Phổ - Đức đã đánh bại đối phương trong trận Buzenval. Vào ngày 25 tháng 1, Thủ tướng Otto von Bismarck của Đức đã đề nghị Moltke dội đại pháo vào Paris, và tuy cuộc pháo kích xảy ra rất ác liệt nhưng Paris không hư hại đáng kể. Tuy nhiên, bên trong Paris, tình hình của Pháp hết sức là thê lương. Điều đó cùng với sự mệt mỏi với chiến tranh và thất bại của quân Pháp ở các nơi khác đã khẳng định rằng chống trả là vô ích. 10 ngày sau sự thành lập Đế quốc Đức, vào ngày 28 tháng 1 năm 1871, tướng Joseph Vinoy, người kế nhiệm Trochu sau khi ông này từ chức, đã đầu hàng. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp là Jules Favre đã chấp nhận yêu cầu ngừng bắn của Bismarck, với các điều kiện như việc lực lượng trú phòng Paris và "Gardes Mobiles" trở thành tù binh (ngoại trừ 12.000 người thuộc lực lượng trú phòng sẽ trở thành cảnh sát Paris), và quân đội Đức tổ chức lễ diễu binh thắng trận tại Paris vào đầu tháng 3 năm 1871. Sự kiện quân Đức tiến vào Paris gây cho những người cấp tiến tại Paris phẫn nộ với chính phủ đương thời, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Công xã Paris, trước khi Hiệp ước Frankfurt được ký kết vào tháng 5 năm ấy kết thúc cuộc chiến tranh, theo đó Pháp phải nhượng cho Đức 2 vùng Grand Est và Lorraine.
1
null
Quốc lộ 14D một tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia nằm hoàn toàn trong địa phận huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Quốc lộ 14D có chiều dài 75 km. Điềm đầu là giao cắt với Quốc lộ 14 tại Bến Giằng, cách thị trấn Thạnh Mỹ khoảng 12 km. Điểm cuối là cửa khẩu Nam Giang trên biên giới Việt-Lào, thuộc địa phận xã La Dêê, huyện Nam Giang. Quốc lộ 14D nối với quốc lộ 16 của Lào qua cặp cửa khẩu Nam Giang - Dak Ta Ork.
1
null
, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1962, mất ngày 23 tháng 5 năm 1988, là một cô gái người Nhật Bản bị mắc một căn bệnh mang tên Spinocerebellar degeneration - "Thoái hoá dây sống tiểu não", một căn bệnh nan y mà đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị. Người mắc căn bệnh này sẽ dần dần mất đi các khả năng của người bình thường như khả năng đi lại, khả năng giao tiếp và một số khả năng vận động khác nhưng người bệnh vẫn ý thức được mọi việc xảy ra xung quanh mình. Phát bệnh năm 15 tuổi, Aya nổi tiếng vì quyển nhật ký của mình với lời tựa "Một lít nước mắt" – vốn do bác sĩ chăm sóc cô là Yamamoto Hiroko đề xuất thực hiện nhằm tiện theo dõi tiến trình của căn bệnh. Bộ nhật ký được cô viết trong vòng 10 năm, cho đến khi cơ thể cô bị liệt hoàn toàn, và được xuất bản không lâu trước khi Aya qua đời. Kito Aya biết mình mắc phải một căn bệnh nan y từ khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy vậy, Aya vẫn cố gắng sống tốt từng ngày từng giờ một ngay cả khi bị nhiều người nhìn với ánh mắt kỳ thị. Dù đối mặt với buồn đau, Aya vẫn tin vào bản thân. Hằng ngày, cô kiên trì viết nhật ký kể về những cảm nhận và suy tư của bản thân trong suốt quãng thời gian chứng kiến cơ thể mình gánh chịu bệnh tật. Đối với Aya thì cô coi mình đang chiến đấu từng ngày một và đây là một cuộc chiến khốc liệt giữa bản thân và bệnh thoái hóa tiểu não không có hồi kết. Kito Aya mất ngày 23 tháng 5 năm 1988 do những biến chứng về não của căn bệnh thoái hóa thần kinh khi mới 25 tuổi đời. Quyển nhật ký "Một lít nước mắt" của Aya đã được xuất bản ra khắp Nhật Bản vào khoảng thời gian không lâu trước khi Aya qua đời (năm 1986). Sau này nó còn được xuất bản ra nhiều nơi trên thế giới và đã thấm đẫm nước mắt của hàng triệu độc giả. Cuốn nhật ký của Aya đã thể hiện rõ nghị lực sống và tinh thần lạc quan của cô cho dù luôn phải đối mặt với khó khăn ngày càng chồng chất của một căn bệnh không thể chữa trị. Năm 2005, kênh truyền hình Đài truyền hình Fuji của Nhật Bản đã phát sóng bộ phim 1 lít nước mắt (1 Litre no Namida) dựa trên nguyên văn quyển nhật ký của Aya do diễn viên Sawajiri Erika đóng vai Ikeuchi Aya và đã rất thành công, làm người xem rất cảm động qua 11 tập của bộ phim. Bộ phim đã được phát sóng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm Nhật Bản, Philippines, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Gia đình Kito. "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người họ yêu thương mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế." (Trích Một lít nước mắt).
1
null
Trận Borny-Colombey, còn gọi là Trận Borny, Trận Colombey-Nouilly hoặc Trận Colombey là một trận đánh trong cuộc chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 14 tháng 8 năm 1870 về phía Đông Metz. Đây là một cuộc giao chiến quyết liệt, giữa đội tiền quân do tướng Eduard Kuno von der Goltz thống lĩnh thuộc binh đoàn thứ nhất của quân đội Phổ, được sự hỗ trợ của quân đoàn I do tướng Edwin von Manteuffel, và binh đoàn Rhine của quân đội đế chế Pháp do thống chế François Achille Bazaine chỉ huy. Quân Pháp đã giữ được phần lớn các cứ điểm của mình, song hai sư đoàn của họ đã bị đánh tan. Hai phe đều hứng chịu thiệt hại nặng nề. Trận chiến kết thúc với cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng, song lý do chính đáng hơn thuộc về người Phổ: với thắng lợi chiến lược của họ, cuộc triệt thoái đến Verdun của Bazaine đã bị trì hoãn nghiêm trọng. Nhận thấy rằng cánh nam của Binh đoàn Rhine có thể bị các lực lượng hùng mạnh của Đức đánh bọc sườn, Bazaine đã tiến hành một cuộc triệt thoái từ Metz về Châlons-sur-Marne để hội quân với binh đoàn của thống chế Patrice de Mac-Mahon, vốn vẫn đang trong quá trình cơ động. Cuộc rút lui đã được yểm trợ bởi quân đoàn số 3 và một sư đoàn thuộc quân đoàn số 4 của Pháp vốn được khai triển tại Colombey-Nouilly. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1870, tướng Eduard von der Goltz thuộc quân đoàn VII của Dietrich von Zastrow tiên phong cho binh đoàn thứ nhất được tin binh đoàn thứ hai của Đức đã vượt sông Moselle, và kết luận rằng nếu ông có thể cầm phân quân Pháp lâu thêm một chút ở bờ phải thì kế hoạch của quân Pháp sẽ bị cắt rời và họ sẽ không thể vượt sông. Do đó, ông đã tự ý tiến quân. Khoảng 5 giờ chiều, 2 sư đoàn Phổ đã tiến dọc theo các con đường lớn từ Sarre tới Metz, ở Colombey và Nouilly và các đồn bót của quân Pháp, và một loạt phát súng đã báo hiệu sự bùng nổ của trận chiến. Người Pháp hầu như là bị choáng ngợp, và ban đầu quân Phổ đã đánh bại đối phương rồi chiếm giữ một vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, quân Pháp thực sự có lợi thế về quân số, và không lâu sau thì các quân đoàn số 3 và 4 của Pháp đã buộc đối phương phải cố thủ. Trong một khoảng thời gian, cuộc chiến đấu ác liệt giữa hai bên đã thể hiện thế mạnh của súng trường Pháp và ưu thế của hỏa pháo Phổ. Bazaine đã chứng tỏ khả năng dụng binh của mình dù không triển khai quân trừ bị. Nhưng rồi, quân tiếp viện của Phổ đã xoay chuyển tình hình, buộc quân Pháp phải rút xuống Remy, và triệt thoái chậm chạp về Metz khi màn đêm buông xuống sau cuộc giao tranh không phân thắng bại. Viên tướng mới nhậm chức chỉ huy quân đoàn số 3 của Pháp đã tử trận trong cuộc chiến này, và đây cũng là quân đoàn bị thiệt hại nặng nề nhất của quân Pháp trong trận chiến. Quân Đức vẫn nắm giữ bãi chiến trường cho đến sáng ngày 15 tháng 8 thì triệt thoái về một cứ điểm khác. Dù trận đánh đã bùng nổ ngoài toan tính của chỉ huy hai bên, và tướng Karl Friedrich von Steinmetz – Tổng tư lệnh Binh đoàn thứ nhất – tố cáo sự bất tuân của Von der Goltz, Goltz đã được nhà vua Wilhelm I khen ngợi khi vua đích thân thị sát chiến trường trong ngày hôm sau. Một sĩ quan tham mưu của Bộ Tổng tham mưu Phổ nhận định về Goltz: "cách hành xử của ông ta rõ ràng đã đẩy mạnh các mục tiêu được nhắm tới; vì sự trì hoãn mà trận đánh gây ra cho quân Pháp có lợi cho các hoạt động được dự kiến của chúng ta và sẽ tạo điều kiện cho việc thực thi chúng". Sau này Tổng tham mưu trưởng quân đội Phổ là Helmuth von Moltke đã bày tỏ thái độ hài lòng với công tích của lực lượng pháo binh Phổ cũng như sự hỗ trợ mang tính tự giác của các sĩ quan cấp cao dưới quyền ông trong trận đánh. Ông cho rằng, chiến thắng Colombey đã ngăn chặn cuộc triệt thoái của quân Pháp và đặt tiền đề cho các binh đoàn thứ hai và thứ ba vượt sông Meuse. Thực sự, Binh đoàn thứ hai của Phổ giờ đây đã có điều kiện tiếp tục vận động bước ngoặt của mình.
1
null
SMS "Lützow" là chiếc tàu chiến-tuần dương thứ hai thuộc lớp "Derfflinger" của Hải quân Đế quốc Đức được chế tạo ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Được đặt hàng nhằm thay thế cho chiếc tàu tuần dương bảo vệ "Kaiserin Augusta", "Lützow" được hạ thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1913, nhưng chỉ hoàn tất vào năm 1916. Là một tàu chị em của "Derfflinger", "Lützow" hơi khác biệt do được trang bị thêm một cặp pháo hạng hai và thêm một ngăn kín nước trong lườn tàu. Nó được đặt tên theo viên tướng Phổ Ludwig Adolf Wilhelm von Lützow, người đã tham gia cuộc Chiến tranh Napoleon. "Lützow" được đưa ra hoạt động vào ngày 8 tháng 8 năm 1915, nhưng chỉ gia nhập Đội Tuần tiễu 1 vào ngày 20 tháng 3 năm 1916 do bị hư động cơ trong khi chạy thử máy; sau khi hầu hết các hoạt động chủ yếu của lực lượng tàu chiến-tuần dương Đức đã diễn ra. Kết quả là nó tham gia rất ít hoạt động tác chiến. "Lützow" chỉ tham gia một hoạt động bắn phá Yarmouth và Lowestoft vào ngày 24-25 tháng 4 năm 1916, sau đó nó trở thành soái hạm của Đô đốc Franz von Hipper; một tháng sau nó tham gia trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6, nơi nó đã cùng chiếc tàu chị em "Derfflinger" đánh chìm tàu chiến-tuần dương Anh "Invincible", và đôi khi được cho là cùng có công đánh chìm chiếc tàu tuần dương bọc thép "Defence". Tuy nhiên, nó bị hư hại nặng do bị đánh trúng 24 quả đạn pháo hạng nặng; với mũi tàu ngập nước nặng, con tàu không thể điều khiển được và không thể xoay trở để quay trở về cảng nhà; và sau khi thủy thủ đoàn được cho di tản, nó bị đánh chìm bằng ngư lôi từ tàu phóng lôi "G38". Thiết kế và chế tạo. "Lützow" được đặt hàng dưới tên gọi tạm thời "Ersatz Kaiserin Augusta" để thay thế cho chiếc tàu tuần dương bảo vệ cũ "Kaiserin Augusta" vốn đã đến 20 năm tuổi. Được chế tạo bởi xưởng tàu Schichau-Werft tại Danzig, lườn của "Lützow" được đặt vào tháng 5 năm 1912 và nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1913. "Lützow" được đưa vào hoạt động để chạy thử máy vào ngày 8 tháng 8 năm 1915 và được gửi đến Kiel vào ngày 23 tháng 8, nơi nó hoàn tất các trang bị sau cùng bao gồm dàn vũ khí. Trong khi đang chạy thử máy vào ngày 25 tháng 10, turbine áp lực thấp bên mạn trái bị hỏng nặng; công việc sửa chữa được tiến hành tại Kiel cho đến cuối tháng 1 năm 1916, sau đó lại tiếp tục các đợt chạy thử máy khác. Công việc này kết thúc vào ngày 19 tháng 2, và "Lützow" được phân về Đội Tuần tiễu 1 vào ngày 20 tháng 3; nó gia nhập đơn vị mới bốn ngày sau đó. Vào lúc hoàn tất, "Lützow" có trọng lượng choán nước gần và dài . Nó có thể đạt được tốc độ tối đa , và có khả năng di chuyển ở tốc độ đường trường . Được trang bị tám khẩu pháo SK L/50, "Lützow" cùng với tàu chị em "Derfflinger" là những tàu chiến-tuần dương lớn nhất và mạnh mẽ nhất vào lúc đó. Lịch sử hoạt động. Bắn phá Yarmouth và Lowestoft. Hoạt động lớn đầu tiên mà "Lützow" tham gia là trận bắn phá các thị trấn bờ biển Anh Yarmouth và Lowestoft vào ngày 24–25 tháng 4. Tư lệnh Đội Tuần tiễu 1 vào lúc đó, Phó đô đốc Franz von Hipper, đang nghỉ phép do bệnh, nên các con tàu Đức được tạm thời đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Friedrich Bödicker. Soái hạm "Seydlitz", được tháp tùng bởi "Derfflinger", "Lützow", "Moltke" và "Von der Tann" rời Jade Estuary lúc 10 giờ 55 phút ngày 24 tháng 4, được hỗ trợ bởi một lực lượng hộ tống bao gồm sáu tàu tuần dương hạng nhẹ và hai chi hạm đội tàu phóng lôi. Các đơn vị hạng nặng của Hạm đội Biển khơi, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Reinhard Scheer, lên đường lúc 13 giờ 40 phút, với mục đích hỗ trợ từ xa cho các con tàu của Bödicker. Bộ Hải quân Anh đã biết được việc xuất quân của Đức nhờ thu thập tình báo vô tuyến, nên đã cho xuất kích Hạm đội Grand lúc 15 giờ 50 phút. Đến 14 giờ 00, các con tàu của Bödicker đến một địa điểm ngoài khơi Norderney, nơi ông quay mũi các con tàu về phía Bắc nhằm tránh các trinh sát viên Hà Lan trên đảo Terschelling. Lúc 15 giờ 38 phút, "Seydlitz" trúng phải một quả mìn, làm thủng một lỗ trên lườn tàu kéo dài ngay phía sau ống phóng ngư lôi bên mạn phải, và khiến khoảng nước tràn vào trong con tàu. "Seydlitz" phải quay trở lại, cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ theo hộ tống, ở tốc độ . Bốn chiếc tàu chiến-tuần dương kia lập tức chuyển về phía Nam hướng đến Norderney nhằm tránh các quả mìn khác. Đến 16 giờ 00, "Seydlitz" thoát khỏi nguy hiểm trước mắt, nên nó dừng lại để Bödicker rời tàu, và chiếc tàu phóng lôi "V28" đưa vị đô đốc trở lại chiếc "Lützow". Lúc 04 giờ 50 phút ngày 25 tháng 4, các tàu chiến-tuần dương Đức tiếp cận Lowestoft khi các tàu tuần dương hạng nhẹ "Rostock" và "Elbing" đang hộ tống phía bên sườn Nam trông thấy các tàu tuần dương hạng nhẹ và tàu khu trục thuộc lực lượng Harwich dưới quyền Thiếu tướng Hải quân Reginald Tyrwhitt. Bödicker, không bị thu hút bởi các con tàu Anh, tiếp tục ra lệnh xoay khẩu pháo của các con tàu dưới quyền nhắm vào Lowestoft. Ở cự ly khoảng , hai khẩu đội pháo 6 inch (15 cm) bờ biển đối phương bị phá hủy cùng một số thiệt hại cho chính thị trấn, bao gồm việc phá hủy khoảng 200 căn nhà. Lúc 05 giờ 20 phút, các tàu bắn phá Đức quay mũi về phía Bắc hướng về Yarmouth, đến nơi lúc 05 giờ 42 phút. Tầm nhìn kém đến mức mỗi chiếc tàu Đức chỉ có thể bắn một loạt đạn pháo, ngoại trừ "Derfflinger" đã bắn 14 phát đạn từ dàn pháo chính. Chúng quay đầu trở lại hướng Nam, và đến 05 giờ 47 phút lại bắt gặp Lực lượng Harwich lần thứ hai, vốn đã bị đối đầu bởi sáu chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ theo hộ tống. Các con tàu của Bödicker nổ súng ở khoảng cách . Tyrwhitt lập tức quay mũi các con tàu của mình và thoát về phía Nam, nhưng chỉ sau khi chiếc tàu tuần dương "Conquest" chịu đựng hư hại nặng. Do các báo cáo về tàu ngầm Anh và các cuộc tấn công bằng ngư lôi, Bödicker bỏ dỡ việc truy đuổi quay mũi về phía Đông hướng đến Hạm đội Biển khơi. Vào lúc này, Scheer được cảnh báo về việc Hạm đội Grand đã khởi hành từ Scapa Flow nên cũng quay trở lại vùng biển Đức. Trận Jutland. Lúc 02 giờ 00 giờ Trung Âu ngày 31 tháng 5 năm 1916 Đội Tuần tiễu 1 dưới quyền chỉ huy của Hipper rời vũng biển Jade; "Lützow", soái hạm của Hipper, là chiếc dẫn đầu đội hình, theo sau là chiếc tàu chị em "Derfflinger" và các chiếc "Seydlitz", "Moltke" và "Von der Tann". Chúng được tháp tùng bởi Đội Tuần tiễu 2 dưới quyền Chuẩn đô đốc Bödicker, bao gồm bốn tàu tuần dương hạng nhẹ "Frankfurt" (soái hạm), "Wiesbaden", "Pillau" và "Elbing". Lực lượng trinh sát được hộ tống bởi 30 tàu phóng lôi thuộc các chi hạm đội 2, 6 và 9 dưới sự dẫn dắt của tàu tuần dương hạng nhẹ "Regensburg". Một giờ rưỡi sau đó, phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Reinhard Scheer rời Jade Estuary, một lực lượng bao gồm 16 thiết giáp hạm dreadnought có sự tháp tùng của Đội Tuần tiễu 4 bao gồm các tàu tuần dương hạng nhẹ "Stettin", "München", "Hamburg", "Frauenlob" và "Stuttgart" cùng 31 tàu phóng lôi thuộc các chi hạm đội 1, 3, 5 và 7, do tàu tuần dương hạng nhẹ "Rostock" dẫn đầu. Sáu chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought thuộc Hải đội Chiến trận 2 cũng khởi hành từ Elbe roads lúc 02 giờ 45 phút và gặp gỡ hạm đội chiến trận lúc 05 giờ 00. Chiến dịch này là sự lặp lại các hoạt động của Hạm đội Đức trước đây: tìm cách thu hút một phần lực lượng của Hạm đội Grand để tiêu diệt chúng. Các hoạt động mở màn. Không lâu trước 16 giờ 00, lực lượng của Hipper đã đụng độ với Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 Anh dưới quyền Phó đô đốc David Beatty. Lúc 16 giờ 00, Hipper ra mệnh lệnh "Dồn hỏa lực sang mạn trái" trên tháp tín hiệu của "Lützow". Các con tàu Đức là những chiếc đã nổ súng đầu tiên, ở cự ly khoảng . Hai chiếc tàu chiến-tuần dương Anh dẫn đầu, "Lion" và "Princess Royal", tập trung hỏa lực của chúng nhắm vào "Lützow". Các máy đo tầm xa phía Anh đã đo sai khoảng cách đến các mục tiêu Đức, nên loạt đạn pháo đầu tiên do các tàu Anh bắn trượt quá một hải lý đối với các tàu chiến-tuần dương Đức. Khi hai hàng tàu chiến-tuần dương được bố trí để đối đầu với nhau, "Lützow" bắt đầu đấu pháo tay đôi với đối thủ tương ứng trong hàng của nó là "Lion". Đến 16 giờ 10 phút, "Lützow" đã bắn trúng đối thủ hai lần, nhưng không gây thiệt hại nào đáng kể. Chín phút sau, "Lion" ghi được phát trúng đích đầu tiên trên "Lützow", một loạt đạn pháo từ con tàu Anh đã trúng vào sàn tàu phía trước, nhưng cũng chỉ gây hư hại nhẹ. Gần như cùng lúc đó, "Lützow" đánh trúng một đòn đáng kể vào đối thủ: một quả đạn pháo đã xuyên thủng nóc tháp pháo "Q" giữa tàu của "Lion", làm kích nổ số đạn dược chứa tại đây. Chỉ nhờ hành động dứt khoát của Thiếu tá Francis Harvey, người đã bị tử thương khi ra lệnh làm ngập nước hầm đạn ngay lập tức, mà con tàu đã tránh được thảm họa nổ hầm đạn. Cho dù vậy, khoảng 30 phút sau, đám cháy trong tháp pháo vẫn lan đến phòng nạp đạn pháo ngay bên trên hầm đạn, làm cháy các liều thuốc phóng chứa tại đây. Hậu quả của vụ nổ có thể đã phá hủy con tàu nếu như hầm đạn chưa được làm ngập nước. Lúc 17 giờ 03 phút, chiếc tàu chiến-tuần dương Anh cuối cùng trong hàng là "Indefatigable" trúng nhiều phát đạn pháo từ đối thủ "Von der Tann". Hầm đạn phía trước của nó bị xuyên thủng và bốc cháy; vụ nổ dữ dội tiếp theo đã xé toang con tàu. Không lâu sau đó, "Lützow" ghi thêm được nhiều phát trúng trên "Lion" nhưng không gây hư hại đáng kể. Trong một nỗ lực nhằm sắp xếp lại đội hình, Đô đốc Beatty chuyển hướng các con tàu dưới quyền 2 point để tách ra trong khi các thiết giáp hạm lớp "Queen Elizabeth" thuộc Hải đội Chiến trận 5, tiến đến gần và bắt đầu bắn pháo hỗ trợ. Khi các tàu chiến-tuần dương Anh chuyển hướng, "Seydlitz" và "Derfflinger" có thể tập trung hỏa lực nhắm vào "Queen Mary". Những người chứng kiến cho biết có ít nhất 5 quả đạn pháo từ hai loạt đạn đã bắn trúng con tàu, gây ra một vụ nổ khủng khiếp làm "Queen Mary" vỡ làm đôi. Không lâu sau khi "Queen Mary" bị phá hủy, tàu khu trục của cả hai phía bắt đầu tìm cách tấn công bằng ngư lôi vào đối phương. Các tàu khu trục Anh "Nestor" và "Nicator", mỗi chiếc đã phóng hai quả ngư lôi nhắm vào "Lützow" nhưng cả bốn đều bị trượt. Những chiếc dẫn đầu của Hạm đội Biển khơi Đức lúc 18 giờ 00 đã đi đến tầm bắn hiệu quả đối với các con tàu Anh, và bắt đầu nả pháo xuống các tàu chiến-tuần dương Anh cùng các thiết giáp hạm lớp "Queen Elizabeth". Trong cuộc đụng độ kết hợp giữa Hạm đội Đức với hải đội Tàu chiến-tuần dương 1 và Hải đội Chiến trận 5 của Anh, "Lützow" bị hư hại cả hai bộ thu phát vô tuyến, nên từ lúc đó chỉ còn phương thức duy nhất để liên lạc bằng đèn hiệu. Hạm đội chiến trận đối đầu. Không lâu sau 19 giờ 00, tàu tuần dương Đức "Wiesbaden" bị bắn hỏng bởi một phát đạn pháo của tàu chiến-tuần dương Anh "Invincible". Các tàu chiến-tuần dương Đức bẻ lái một góc 16 point (180°) về hướng Đông Bắc và đi hết tốc độ để trợ giúp chiếc tàu tuần dương; Hải đội Chiến trận 3, vốn bao gồm những thiết giáp hạm mạnh nhất của Hải quân Đức, cũng đổi hướng để giúp đỡ "Wiesbaden". Cùng lúc đó, các hải đội tuần dương nhẹ 3 và 4 của Anh cũng bắt đầu một đợt tấn công bằng ngư lôi vào hàng chiến trận Đức; và trong lúc tiếp cận để phóng ngư lôi, chúng cũng nả pháo tấn công "Wiesbaden" bằng dàn pháo chính. Đang khi di chuyển lên hướng Đông Bắc, các tàu khu trục Anh "Onslow" và "Acasta" tìm cách tiếp cận "Lützow" để phóng ngư lôi, nhưng không thành công. "Onslow" bị pháo hạng hai của "Lützow" bắn trúng ba lần và bị buộc phải rút lui. Lúc 19 giờ 15 phút, các tàu chiến-tuần dương Đức phát hiện tàu tuần dương bọc thép Anh "Defence" vốn đang tham gia tấn công "Wiesbaden". Hipper thoạt tiên do dự, nghi ngờ rằng đó là tàu tuần dương Đức "Rostock", nhưng đến 19 giờ 16 phút, Đại tá (Kapitän zur See) Harder, hạm trưởng của "Lützow", ra lệnh nổ súng; các tàu chiến Đức khác tiếp nối theo ngay sau đó trong trận chiến hỗn loạn; "Lützow" đã bắn nhanh năm loạt pháo qua mạn nối tiếp nhau. Trong vòng chưa đầy 5 phút, "Defence" trúng nhiều phát đạn pháo hạng nặng từ các con tàu Đức. Một loạt đạn pháo xuyên thủng hầm đạn của con tàu và hậu quả vụ nổ khủng khiếp đã phá hủy chiếc tàu tuần dương. Lúc 19 giờ 24 phút, Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 3 của Anh tập hợp cùng với các tàu chiến-tuần dương còn lại của Beatty phía trước hàng chiến trận Đức. Những tàu chiến Anh dẫn đầu trông thấy "Lützow" và "Derfflinger", và bắt đầu nả pháo vào chúng. Chỉ trong vòng 8 phút, tàu chiến-tuần dương "Invincible" đã bắn trúng "Lützow" 8 phát, chủ yếu tập trung vào phía mũi tàu và là nguyên nhân chính gây ngập nước vốn sau này làm nó bị chìm. Đáp trả lại, cả "Lützow" lẫn "Derfflinger" đều tập trung hỏa lực nhắm vào "Invincible", rồi đến 19 giờ 33 phút, loạt đạn pháo thứ ba của "Lützow" đã xuyên thủng tháp pháo giữa của "Invincible" và kích nổ hầm đạn. Chiếc tàu chiến Anh biến mất sau một loạt vụ nổ dữ dội. Đến 19 giờ 30 phút, Hạm đội Biển khơi, vốn cho đến lúc đó vẫn đang săn đuổi các tàu chiến–tuần dương Anh, vẫn chưa đụng độ với Hạm đội Grand. Scheer đã cân nhắc đến việc cho rút lui các lực lượng của mình trước khi bóng đêm phô bày các con tàu ra trước các cuộc tấn công của tàu phóng lôi. Tuy nhiên, ông chưa kịp đưa ra quyết định khi các thiết giáp hạm dẫn đầu của mình bắt đầu đối địch với thành phần chủ lực của Hạm đội Grand. Sự phát triển này khiến cho Scheer không thể rút lui, vì như vậy sẽ phải hy sinh các thiết giáp hạm tiền-dreadnought cũ hơn của Hải đội Chiến trận 2 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Franz Mauve, còn nếu sử dụng các thiết giáp hạm dreadnought và tàu chiến-tuần dương hỗ trợ cho việc rút lui của chúng sẽ phô bày những con tàu mạnh nhất của mình ra trước hỏa lực áp đảo của phía Anh. Thay vào đó, Scheer ra lệnh cho các con tàu dưới quyền bẻ lái 16 point (180°) sang mạn phải, đưa những chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought về một vị trí tương đối an toàn bên phía rút lui của hàng chiến trận Đức. "Lützow" rút lui. Các tàu chiến–tuần dương khác tiếp nối theo việc chuyển hướng, nhưng "Lützow" đã bị mất tốc độ và không thể theo kịp. Thay vào đó con tàu cố gắng rút lui về hướng Tây Nam để tránh hỏa lực phía Anh đang giáng xuống. Lúc 20 giờ 00, việc ngập nước phần mũi con tàu đã lan đến hầm đạn tháp pháo phía trước; pháo thủ của khẩu đội cố gắng đem càng nhiều đạn pháo và liều thuốc phóng có thể chất được trong phòng đạn pháo bên dưới tháp pháo. Không lâu trước đó, lúc 19 giờ 50 phút, Thiếu tướng Hải quân Michelson bên trên chiếc tàu tuần dương "Rostock" đã cho tách ra các tàu phóng lôi thuộc Bán chi hạm đội 1 để trợ giúp "Lützow". Chiếc "G39" đã đến cặp bên mạn đón Hipper cùng ban tham mưu của ông lên tàu để chuyển đến một tàu chiến-tuần dương khác; trong khi "V45" và "G37" thả một làn khói giữa con tàu bị đánh tơi tả và hàng chiến trận Anh, tuy nhiên, lúc 20 giờ 15 phút, trước khi công việc này kết thúc, "Lützow" lại bị trúng liên tiếp bốn quả đạn pháo hạng nặng nữa. Một quả đánh trúng tháp pháo bắn thượng tầng phía trước, tạm thời loại nó khỏi vòng chiến, đồng thời kích nổ một liều thuốc phóng tại đây làm phá hủy khẩu pháo bên phải. Phát thứ hai làm hỏng cơ cấu xoay điện của tháp pháo cuối cùng, khiến buộc phải vận hành bằng tay. "Lützow" bắn ra phát đạn pháo sau cùng lúc 20 giờ 45 phút, khi làn khói che khuất nó khỏi hàng chiến trận Anh. Khi hạm đội Đức bắt đầu rút lui sau khi trời tối, "Lützow", di chuyển với tốc độ , tìm cách băng qua phía sau hàng chiến trận Đức tìm vị trí an toàn bên phía rút lui. Lúc 21 giờ 30 phút, con tàu ngập sâu hơn trong biển; nước bắt đầu tràn lên sàn tàu và lên sàn trước bên trên sàn chính bọc thép, cho thấy vấn đề bắt đầu nghiêm trọng. Đến 22 giờ 13 phút, chiếc tàu chiến Đức cuối cùng trong hàng mất dấu "Lützow" vốn không thể theo kịp hạm đội. Đô đốc Scheer hy vọng trong bóng tối đầy sương mù, "Lützow" có thể tránh bị phát hiện và quay trở về một cảng Đức an toàn. "Lützow" bị đánh đắm. Đến nữa đêm, vẫn còn hy vọng rằng "Lützow" bị thương nặng có thể quay trở về cảng. Con tàu vẫn còn khả năng di chuyển với tốc độ cho đến khoảng 00 giờ 45 phút rạng sáng ngày 1 tháng 6 năm 1916 khi nó bắt đầu ngập thêm nhiều nước. Đến 01 giờ 00, quá nhiều nước ngập trong lườn tàu khiến các bơm không thể cáng đáng; nước bắt đầu ngập đến ngăn máy phát điện phía trước, buộc thủy thủ phải làm việc trong ánh nến. "Lützow" ngập sâu trong nước đến mức lúc 01 giờ 30 phút nước bắt đầu ngập đến phòng nồi hơi phía trước. Đến lúc đó, hầu hết mọi ngăn ở phần mũi tàu, cho đến tháp chỉ huy và bên dưới sàn chính bọc thép, đều đã ngập nước toàn bộ. Nước cũng tràn qua các lỗ thủng do trúng đạn pháo ở sàn trước bên trên sàn bọc thép, và hầu hết phần bên trên của con tàu phía trước bệ tháp pháo tận cùng phía trước cũng ngập nước. Thủy thủ của chiếc tàu chiến-tuần dương đã ba lần tìm cách bịt các lỗ thủng do đạn pháo, nhưng tình trạng ngập nước ngày càng tồi tệ, mớn nước tăng và nước tràn nhiều qua sàn tàu đã ngăn trở công việc sửa chữa. Thủy thủ đoàn tìm cách đổi hướng và chạy lùi con tàu, nhưng nỗ lực này phải hủy bỏ khi mũi tàu bị chìm sâu đến mức các chân vịt đã nhô một phần bên trên mực nước; mớn nước phía trước đã tăng lên đến trên . Đến 02 giờ 20 phút, khoảng nước đã tràn vào trong con tàu và nó ở trong nguy cơ rất cao bị lật úp; vì vậy Đại tá Harder ra lệnh bỏ tàu. Các tàu phóng lôi "G37", "G38", "G40" và "V45" đã cặp bên mạn để di tản thủy thủ đoàn của con tàu. Lúc 02 giờ 45 phút, "Lützow" bị ngập cho đến cầu tàu, tàu phóng lôi "G38" phóng hai quả ngư lôi vào nó, và chỉ hai phút sau chiếc tàu chiến-tuần dương biến mất dưới làn nước. Con tàu ở khoảng về phía Tây Bắc Horns Reef khi nó bị đánh đắm; ước lượng ở tọa độ . Trong suốt trận chiến, "Lützow" đã bắn khoảng 380 quả đạn pháo hạng nặng và 400 quả pháo hạng hai, cùng hai quả ngư lôi. Đổi lại, nó bị bắn trúng 24 quả đạn pháo hạng nặng của Anh. Thủy thủ đoàn của con tàu chịu tổn thất 115 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương, đứng thứ hai chỉ sau "Derfflinger", vốn có 157 người thiệt mạng và 26 người bị thương. Xem thêm. "Lützow", tàu tuần dương của Hải quân Đức Quốc xã thời Chiến tranh Thế giới thứ hai
1
null
Có 14 ngọn núi độc lập trên Trái đất có đỉnh cao trên 8.000 mét (26.247 ft) so với mực nước biển. Tất cả các ngọn núi này đều thuộc hai dãy núi Himalaya và Karakoram tại châu Á. Cố gắng vượt qua một đỉnh núi cao trên 8000 mét đầu tiên được ghi nhận là trong chuyến thám hiểm của Albert F. Mummery và J. Norman Collie, họ đã cố đến núi Nanga Parbat tại Kashmir (nay là Gilgit-Baltistan, Pakistan) vào năm 1895; song nỗ lực này đã thất bại khi Mummery và hai Gurkha khác là Ragobir và Goman Singh thiệt mạng vì gặp phải một trận lở tuyết. Nỗ lực thành công đầu tiên được ghi nhận trong việc leo lên một đỉnh núi cao trên 8000 mét là của Maurice Herzog và Louis Lachenal, họ đã đến đỉnh của Annapurna vào ngày 3 tháng 6 năm 1950. Người đầu tiên leo lên tất cả 14 ngọn núi có đỉnh cao trên 8000 mét là Reinhold Messner, ông đã hoàn thành công việc này vào ngày 16 tháng 10 năm 1986. Một năm sau đó, năm 1987, Jerzy Kukuczka trở thành nhà leo núi thứ hai làm được điều này. Messner đã đến điểm cao nhất của 14 đỉnh núi mà không cần sự trợ giúp của bình oxy. Phải đến chín năm sau, tức năm 1995, Erhard Loretan mới lặp lại được kỳ tích leo lên đỉnh tất cả 14 ngọn núi có đỉnh cao trên 8000 mét. , có 26 người đã leo lên đỉnh 14 ngọn núi này mà không có tranh cãi. Đây là một hành động cực kỳ nguy hiểm và đã có ít nhất bốn người đã thiệt mạng trong khi theo đuổi mục tiêu này. Một người Nepal là Phurba Tashi là người đã thực hiện nhiều chuyến chinh phục các đỉnh cao trên 8000 mét nhiều nhất, với 26 lần leo núi từ năm 1998 đến 2011. Juanito Oiarzabal xếp thứ hai, với tổng cộng 25 lần từ năm 1985 đến 2011. Những nhà leo núi được xác minh đã leo lên toàn bộ 14 đỉnh núi cao trên 8000 mét. Tranh cãi. Tự tuyên bố, tuy nhiên không đưa ra đủ bằng chứng rằng đã leo lên đỉnh toàn bộ 14 đỉnh núi
1
null
Suy luận loại suy xuất phát từ sự giống nhau có thực của hai đối tượng đó, để đưa ra kết luận. Ví dụ: Tiền đề: Trái Đất là một hành tinh có lớp khí bao bọc, có nước và: Sao hỏa cũng là hành tinh, cũng có lớp khí quyển kết luận: Vậy Sao hỏa cũng có (hoặc có thể có) nước. Ví dụ khác: Tiền đề: Cây mía, có cơ chế dự trữ đường và: Củ cải có cơ chế dự trữ đường Kết luận: Thực vật cũng (có thể) có cơ chế dự trữ đường Suy luận tiếp: Cơ thể động vật có cơ chế dự trữ đường Điều kiện giá trị logic cho suy luận loại suy. Suy luận loại suy có giá trị logic nhất định nào đó khi có đủ các điều kiện: Ví dụ trên: Trái Đất và Sao hỏa cùng là các hành tinh. hay 'Mía " và " củ cải" cùng là thực vật. "Động vật" và "thực vật": có cùng yếu tố tương tự. Còn trong ví dụ: Tiền đề: Cây mía, củ cải đều có cơ chế dự trữ đường Kết luận: Trái Đất có cơ chế dự trữ đường thì mệnh đề kết luận này sẽ là một kết luận đáng nghi ngờ nhất. bản tính chung gán cho hai đối tượng là "lớp khí quyển" Trong mệnh đề kết luận: tính chất đầu gán cho đối tượng thứ hai (Sao hỏa) là: có nước, thì có liên hệ với tính chất " có lớp khí quyển" sẽ là một gợi ý có giá trị. Công dụng. Suy luận loại suy có tính chất bấp bênh nhưng lối suy luận đó có giá trị phong phú vì góp phần gợi ra những giả thuyết mới.
1
null
Hoài Tân là một phường thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam. Địa lý. Phường Hoài Tân nằm ở phía tây nam thị xã Hoài Nhơn, có vị trí địa lý: Phường Hoài Tân có diện tích 27,59 km², dân số năm 2019 là 18.096 người, mật độ dân số đạt 656 người/km². Hành chính. Phường Hoài Tân được chia thành 7 khu phố: An Dưỡng 1, An Dưỡng 2, Đệ Đức 1, Đệ Đức 2, Đệ Đức 3, Giao Hội 1, Giao Hội 2. Lịch sử. Sau năm 1975, Hoài Tân là một xã thuộc huyện Hoài Nhơn. Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020). Theo đó, thành lập phường Hoài Tân thuộc thị xã Hoài Nhơn trên cơ sở toàn bộ 27,59 km² diện tích tự nhiên và 18.096 người của xã Hoài Tân.
1
null
Giồng Nổi là một chi chỉ khảo cổ trên địa bàn xã Bình Phú, thành phố Bến Tre. Đây được xem là di chỉ thời Tiền sử đầu tiên được tìm thấy ở Bến Tre. Giồng Nổi có niên đại theo phân tích Cacbon phóng xạ C14 có tuổi cách đây từ 2500 – 2000 năm, và được xem là có quan hệ với văn hóa Óc Eo ở đồng bằng Nam Bộ vào những thế kỷ đầu Công nguyên.
1
null
Škorpion vz. 61 là loại súng tiểu liên do Miroslav Rybář thiết kế vào cuối những năm 1950 tại Tiệp Khắc. Súng được phát triển với mục đích trang bị một loại vũ khí tự vệ mạnh hơn súng ngắn nhưng cũng không quá cồng kềnh khó chịu cho các đơn vị không thuộc bộ binh khác nhau. Mẫu thử nghiệm đầu tiên hoàn thành năm 1959, nó được thông qua và chế tạo năm 1961 với tên SA Vz. 61 (Samopal Vzor 1961). Loại súng này được sử dụng trong nhiều đơn vị của lực lượng quân đội Tiệp Khắc cũng như được xuất khẩu với số lượng lớn. Nhiều lực lượng đặc nhiệm cũng thích dùng loại súng này do nó sử dụng loại đạn 7.65×17mm Browning (.32 ACP) có thể dễ dàng giảm âm đến im lặng khi bắn. Nam Tư (sau là Serbia) hiện đang giữ bản quyền chế tạo loại súng này và nó cũng được trang bị với số lượng lớn cho các sĩ quan của nước này. Vz. 61 cũng được nhiều nhóm bị xem là khủng bố những người thích các loại vũ khí nhỏ dễ cất dấu cũng như yên lặng khi bắn sử dụng. Súng cũng có thể bắn bằng một tay. Thiết kế. Vz. 61 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và bắn với bolt đóng. Nút điều chỉnh chế độ bắn của súng có 3 chế độ là khóa an toàn, phát một và tự động. Loại đạn mà súng sử dụng tạo ra rất ít độ giật điều này làm cho chơ chế nạp đạn blowback trở nên hiệu quả hơn khi nó không làm tăng lực giật của súng. Vỏ đạn sẽ được đẩy qua khe phía trên thân súng, nó cũng có thêm một lò xo để đẩy vỏ đạn ra ngoài tránh việc vỏ đạn không chịu văng ra ngoài. Súng sử dụng bolt bọc nòng để giảm chiều dài của súng. Do ban đầu súng có tốc độ bắn đến 1000 viên/phút nên bolt sau đó đã được thiết kế để hãm tốc độ bắn xuống còn 850 viên/phút, việc này được thực hiện bằng hai lò xo. Nút kéo lên đạn nằm ở hai bên thân súng. Hộp đạn của súng có hai hàng với nhiều mẫu có chiều dài khác nhau. Báng súng dạng khung có thể gấp lên trên để tiết kiệm không gian khi di chuyển cũng như có trọng lượng nhẹ nhất có thể. Khi quân đội Tiệp Khắc thông qua việc sử dụng loại đạn 9×18mm Makarov của Liên Xô năm 1982 thì loại súng này đã được thiết kế lại một chút để có thể sử dụng loại đạn mạnh hơn này. Mẫu xuất khẩu của loại súng này thì sử dụng loại đạn 9×17mm (.380 ACP) thông dụng của phương Tây.
1
null
SMS "Hindenburg" là một tàu chiến-tuần dương của Hải quân Đế quốc Đức và là chiếc thứ ba thuộc lớp "Derfflinger". Tên của nó được đặt nhằm vinh danh Thống chế Paul von Hindenburg, người chiến thắng trận Tannenberg và trận hồ Masurian, cũng là Tổng tư lệnh Tối cao Quân đội Đức từ năm 1916. Nó là chiếc tàu chiến chủ lực cuối cùng được Hải quân Đức chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. "Hindenburg" được đưa vào hoạt động trễ trong chiến tranh nên chỉ có cuộc đời hoạt động ngắn ngủi. Nó tham gia một ít cuộc xuất quân ngắn như là soái hạm của Đội Tuần tiễu 1 vào năm 1917-1918, nhưng không tham gia hoạt động chủ yếu nào. Cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi Đức, "Hindenburg" bị lưu giữ tại Scapa Flow sau khi đạt được thỏa thuận đình chiến vào tháng 11 năm 1918. Theo lệnh của Chuẩn đô đốc Ludwig von Reuter, tư lệnh lực lượng bị lưu giữ, các con tàu chiến Đức bị đánh đắm vào ngày 21 tháng 6 năm 1919. "Hindenburg" là con tàu cuối cùng bị chìm. Thiết kế và chế tạo. Được chế tạo bởi hãng Kaiserliche Werft tại xưởng đóng tàu của họ ở Wilhelmshaven, "Hindenburg" là chiếc thứ ba cũng là chiếc cuối cùng trong lớp "Derfflinger", vốn còn bao gồm các chiếc "Derfflinger" và "Lützow". Được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "Ersatz Hertha" nhằm thay thế cho chiếc tàu tuần dương bảo vệ cũ "Hertha", lườn của "Hindenburg" được đặt vào ngày 30 tháng 6 năm 1913. Nó được hạ thủy vào ngày 1 tháng 8 năm 1915, nhưng do thay đổi độ ưu tiên chế tạo trong thời chiến, nó chỉ hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1917, lúc đã quá trễ để có hoạt động nào đáng kể trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Vào thời đó, tình báo hải quân Anh tin rằng con tàu được đưa vào hoạt động trễ vì linh kiện của nó bị tháo dỡ phục vụ cho việc sửa chữa chiếc "Derfflinger" bị hư hại trong trận Jutland vào tháng 6 năm 1916. Thực ra công việc chế tạo tiến hành chậm là do thiếu nhân lực lao động tại xưởng tàu. Dàn pháo chính của "Hindenburg" bao gồm tám khẩu pháo SK L/50 trên bốn tháp pháo nòng đôi, tương đương với hai con tàu chị em. Tuy nhiên các tháp pháo này thuộc kiểu Drh LC/1913, được cải tiến so với phiên bản Drh LC/1912 trên "Derfflinger" và "Lützow", cho phép nâng các khẩu pháo lên tối đa đến góc 16° so với chỉ 13°5 trên kiểu trước. Điều này tạo ưu thế cho tháp pháo Drh LC/1913 có được tầm bắn tối đa xa hơn so với kiểu tháp pháo cũ. Giống như tàu chị em "Lützow", "Hindenburg" được trang bị mười bốn khẩu pháo SK L/45 và bốn ống phóng ngư lôi ngầm thay vì mười hai khẩu 15 cm và bốn ống phóng như trên chiếc "Derfflinger". Mặc dù dài hơn và nặng hơn so với các con tàu chị em, "Hindenburg" lại nhanh hơn, đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy so với tốc độ của "Derfflinger". Lịch sử hoạt động. SMS "Hindenburg" là chiếc tàu chiến-tuần dương cuối cùng được hoàn tất cho Hải quân Đế quốc Đức, vì vậy chỉ có một quãng đời phục vụ ngắn ngủi. Nó đi vào hoạt động thường trực vào ngày 20 tháng 10 năm 1917, dù sao cũng đã quá trễ để tham gia được chiến dịch chủ yếu nào trong chiến tranh. Trận Heligoland Bight thứ hai. Vào ngày 17 tháng 11, "Hindenburg" và "Moltke" cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ của Đội Tuần tiễu 2 đã hoạt động như lực lượng hỗ trợ từ xa cho các tàu quét mìn hoạt động ngoài khơi bờ biển Đức, khi các tàu quét mìn bị lực lượng Hải quân Anh tấn công. Các tàu chiến Anh tham gia bao gồm các tàu chiến-tuần dương mới "Repulse", "Courageous" và "Glorious". Tuy nhiên, cuộc bắn phá này diễn ra ngắn ngũi; vào lúc mà "Hindenburg" và "Moltke" đi đến nơi, các con tàu Anh đã tách ra khỏi trận chiến và rút lui. Đến ngày 23 tháng 11 "Hindenburg" thay thế cho "Seydlitz" trong vai trò soái hạm của Đội Tuần tiễu 1. Cuộc xuất quân 23 tháng 4 năm 1918. Vào cuối năm 1917, các lực lượng hạng nhẹ thuộc Hạm đội Biển khơi Đức bắt đầu can thiệp vào các đoàn tàu vận tải Anh đi đến Na Uy. Vào ngày 17 tháng 10, các tàu tuần dương hạng nhẹ "Brummer" và "Bremse" đã đánh chặn một trong các đoàn tàu vận tải, đánh chìm chín trong số mười hai tàu chở hàng và hai tàu khu trục hộ tống "Mary Rose" và "Strongbow" trước khi quay trở về Đức. Đến ngày 12 tháng 12, bốn tàu khu trục Đức đã phục kích một đoàn tàu vận tải thứ hai gồm năm tàu chở hàng và hai tàu khu trục, đánh chìm cả năm chiếc tàu chở hàng và một tàu khu trục. Sau hai đợt đánh phá này, Đô đốc David Beatty, tư lệnh Hạm đội Grand Anh Quốc, buộc phải cho tách ra một số thiết giáp hạm từ hạm đội chiến trận để hộ tống các đoàn tàu vận tải. Việc này đã phô bày cho Hải quân Đức một cơ hội mà họ đã chờ đợi trong suốt cuộc chiến tranh: khả năng cô lập và tiêu diệt từng phần Hạm đội Grand hùng mạnh. Phó đô đốc Franz von Hipper vạch ra kế hoạch: các tàu chiến-tuần dương của Đội Tuần tiễu 1 cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ và tàu khu trục sẽ tấn công một trong các đoàn tàu vận tải, trong khi thành phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi sẽ chờ đợi, sẵn sàng để tấn công hải đội thiết giáp hạm dreadnought Anh. Lúc 05 giờ 00 ngày 23 tháng 4 năm 1918, Hạm đội Đức do "Hindenburg" dẫn đầu rời vũng biển Schillig; Đô đốc Hipper ra lệnh việc liên lạc bằng vô tuyến phải được giữ ở mức tối thiểu nhằm ngăn phía tình báo Anh chặn được các bức điện vô tuyến và biết được kế hoạch. Đến 06 giờ 10 phút, các tàu chiến-tuần dương Đức đến một vị trí khoảng về phía Tây Nam Bergen, khi "Moltke" bị mất chân vịt phía trong bên mạn phải, khiến trục chân vịt quay tự do không thể kiểm soát làm hỏng một động cơ. Mảnh vỡ từ động cơ bị hỏng gây hư hại nhiều nồi hơi và thủng một lỗ trên lườn tàu; con tàu bị chết đứng giữa biển. Thủy thủ của con tàu ra sức sửa chữa tạm thời, cho phép "Moltke" di chuyển chậm ở tốc độ . Lúc 09 giờ 38 phút, tàu tuần dương "Strassburg" tìm cách kéo con tàu, nhưng không thể thực hiện; đến 10 giờ 13 phút, thiết giáp hạm dreadnought "Oldenburg" được cho tách ra khỏi hạm đội chiến trận để kéo "Moltke" quay trở về cảng. Mặc dù gặp bất lợi này, Hipper vẫn tiếp tục hướng lên phía Bắc. Lúc 14 giờ 00, Hạm đội Đức đã băng ngang tuyến đường của đoàn tàu vận tải nhiều lần mà vẫn không tìm thấy chúng, nên đến 14 giờ 10 phút, Scheer cho quay mũi các con tàu dưới quyền trở về vùng biển Đức; và đến 18 giờ 37 phút, các con tàu Đức trở về vùng an toàn được các bãi mìn bảo vệ chung quanh căn cứ. Sau này người ta được biết đoàn tàu vận tải Anh khởi hành trễ hơn một ngày so với dự đoán trong kế hoạch của ban tham mưu Đức. Kế hoạch hoạt động cuối cùng. Ngày 11 tháng 8 năm 1918, Hipper được thăng cấp Đô đốc và được giao quyền chỉ huy toàn bộ Hạm đội Biển khơi. Chuẩn đô đốc Ludwig von Reuter thay thế Hipper làm Tư lệnh Đội Tuần tiễu 1, ông đặt cờ hiệu của mình trên chiếc "Hindenburg" vào ngày hôm sau. "Hindenburg" được dự định để tham gia hoạt động cuối cùng, một "chuyến đi tự sát" của Hạm đội Biển khơi, vào cuối tháng 10 năm 1918, không lâu trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Phần lớn hạm đội sẽ xuất phát từ căn cứ của chúng ở Wilhelmshaven để đối đầu với Hạm đội Grand của Anh; Reinhard Scheer, lúc này là Đại Đô đốc ("Großadmiral") của Hạm đội, dự định gây tổn thất cho Hải quân Anh càng nhiều càng tốt nhằm duy trì một vị thế mặc cả tốt cho việc thương lượng hòa bình của Đức bất chấp tổn thất có thể phải chịu đựng. Kế hoạch dự trù hai đòn tấn công đồng thời bởi các tàu tuần dương hạng nhẹ và tàu khu trục, gồm một xuống Flanders và đòn kia xuống tàu bè tại khu vực Thames estuary; "Hindenburg" cùng bốn tàu chiến-tuần dương khác sẽ hỗ trợ cuộc tấn công Thames. Sau hai đòn tấn công ban đầu, hạm đội sẽ tập trung ngoài khơi bờ biển Hà Lan, nơi sẽ quyết chiến trận cuối cùng với Hạm đội Grand. Tuy nhiên, khi hạm đội đang được tập trung tại Wilhelmshaven, thủy thủ trên các con tàu bắt đầu đào ngũ hàng loạt. Khi "Derfflinger" và "Von der Tann" đi qua các âu tàu phân cách cảng phía trong Wilhelmshaven và vũng biển, khoảng 300 người trên cả hai con tàu đã trèo qua mạn tàu và biến mất trên bờ. Sáng ngày 29 tháng 10 năm 1918, mệnh lệnh được đưa ra để chuẩn bị khởi hành từ Wilhelmshaven để tập trung lực lượng tại Jade Estuary vào ngày hôm sau. Bắt đầu từ đêm 29 tháng 10, thủy thủ trên nhiều tàu chiến làm binh biến. Ba chiếc thuộc Hải đội Chiến trận 3 từ chối nhổ neo, và các hành động phá hoại xảy ra trên các chiếc "Thüringen" và "Helgoland". Sự bất ổn lan rộng ra các tàu chiến khác, và cuối cùng chiến dịch phải bị hủy bỏ; và trong một cố gắng để dập tắt cuộc nổi loạn, Scheer ra lệnh phân tán hạm đội. Vào đầu tháng 11 năm 1918, cuộc Cách mạng Đức bắt đầu; dẫn đến việc đình chiến và kết thúc chiến tranh cũng như lật đổ nền quân chủ tại Đức. Số phận. Theo những điều khoản của Thỏa thuận Đình chiến nhằm kết thúc Thế Chiến I, hầu hết tàu chiến của Hạm đội Biển khơi, bao gồm "Hindenburg" và số tàu chiến-tuần dương còn lại, bị lưu giữ tại căn cứ hải quân Anh tại Scapa Flow. Ngày 21 tháng 11 năm 1918, các con tàu bị lưu giữ, gồm 14 tàu chiến chủ lực, bảy tàu tuần dương hạng nhẹ và 50 tàu phóng lôi hiện đại nhất, đã lên đường rời vùng biển Đức trong chuyến đi sẽ là chuyến sau cùng. Trước khi Hạm đội Đức khởi hành, Đô đốc Adolf von Trotha xác định lại với Chuẩn Đô đốc Ludwig von Reuter, người được giao quyền chỉ huy hạm đội bị cầm giữ, chỉ thị không được để cho phe Đồng Minh chiếm các con tàu trong bất kỳ tình huống nào. Hạm đội đã gặp gỡ tàu tuần dương hạng nhẹ Anh "Cardiff", vốn đã dẫn đầu các con tàu Đức đi đến điểm gặp gỡ hạm đội Đồng Minh, một lực lượng khổng lồ bao gồm 370 tàu chiến của Anh, Mỹ và Pháp, vốn sẽ hộ tống hạm đội Đức đến Scapa Flow. Khi bị lưu giữ trong suốt thời gian diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, mà sau này cuối cùng sẽ dẫn đến Hiệp ước Versailles, các khẩu pháo của chúng bị bất hoạt bằng cách tháo bỏ khóa nòng, và con tàu được bảo trì bởi một thủy thủ đoàn gồm số lượng sĩ quan và thủy thủ tối thiểu. Một bản in của báo "The Times" cung cấp thông tin cho von Reuter rằng Thỏa thuận Ngừng bắn sẽ hết hiệu lực vào giữa trưa ngày 21 tháng 6 năm 1919, thời hạn cuối cùng mà Đức phải ký vào Hiệp định hòa bình. Đô đốc Von Reuter đưa đến kết luận người Anh sẽ tìm cách chiếm hữu các con tàu Đức sau khi Thỏa thuận Ngừng bắn hết hiệu lực. Không biết rằng thời hạn của thỏa thuận đã được triển hạn đến ngày 23 tháng 6, ông quyết định đánh đắm các con tàu của mình vào cơ hội thuận tiện đầu tiên có được. Sáng ngày 21 tháng 6, Hạm đội Anh rời Scapa Flow tiến hành thực tập huấn luyện; và đến 11 giờ 20 phút Reuter truyền mệnh lệnh này đến các con tàu của mình. "Hindenburg" là con tàu cuối cùng bị chìm, lúc 17 giờ 00. Hạm trưởng của nó cố ý sắp xếp để con tàu được đánh đắm ở tư thế ngang bằng tạo sự dễ dàng cho thủy thủ đoàn thoát ra. Sau nhiều nỗ lực không thành công, cuối cùng nó được cho nổi lên vào ngày 23 tháng 7 năm 1930 để được tháo dỡ tại Rosyth từ năm 1930 đến năm 1932. Chiếc chuông của nó được trao lại cho Hải quân Liên bang Đức vào ngày 28 tháng 5 năm 1959.
1
null
Giêsu hiển dung, hay biến hình, là một sự kiện được tường thuật trong Tân Ước tại Phúc âm Matthew 17:1-9, Mark 09:02-8, Luca 9:28-36. Theo các văn bản đó, Chúa Giêsu cùng ba tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan đi lên một ngọn núi (ngày nay là Núi Biến Hình), tại đó ông đã biến đổi dung mạo từ một người bình thường trở thành "chói lọi như mặt trời". Sau đó, hai tiên tri là Moses và Êlia xuất hiện bên cạnh để đàm đạo với Giêsu. Ngoài ra còn có một chi tiết về một tiếng nói xuất phát từ đám mây: "Đây là Con yêu dấu của ta..." mà các học giả Kinh Thánh giả định rằng đó là tiếng nói của Chúa Cha. Biến Hình là một trong những phép lạ mà chính Chúa Giêsu thực hiện cho chính bản thân mình và là một trong năm tiêu điểm chính về cuộc đời của Chúa Giêsu, những cột mốc khác là: lúc được Thanh Tẩy, lúc bị đóng đinh tử nạn, lúc phục sinh và lúc lên trời.
1
null
Giới răn trọng nhất là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hai điều răn được Chúa Giêsu cho là quan trọng nhất dành cho mỗi người, được tường thuật trong Mátthêu 22:35-40, Máccô 12:28-34 và Luca 10:25-28. Hai điều răn này được Giêsu trích dẫn từ Luật Môisê trong Cựu Ước. Phúc âm Mátthêu (Mátthêu 22:34-40) kể rằng Khi nghe tin Đức Giêsu đã làm cho nhóm Xađốc phải câm miệng, thì những người Pharisêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: "Thưa Thầy, trong sách Luật Môsê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?" Đức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: " Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy. Thế nào là người lân cận (có bản dịch khác là "người láng giềng"), trong Dụ ngôn Người Samaria nhân lành, Giêsu giải thích đó là bất cứ người nào mà ta gặp, láng giềng bao gồm tất cả những người đang cần giúp đỡ, và như thế phải tỏ sự nhân ái, biết quan tâm người khác. Trong bài giảng trên núi, Giêsu cũng nhắc nhở: "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương." (Mátthêu 5:7). Cuối cùng, ông cho rằng: tất cả Luật Môisê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy. Có thể hiểu Giêsu đã nhập điều răn "kính Chúa" và điều răn "yêu người" thành một điều mà ngày nay thường được xem là điều luật quan trọng đối với đạo đức Kitô giáo. Bối cảnh. Giêsu thường bất đồng với cách sống Lề Luật cứng nhắc và giả tạo của giới học sĩ Do Thái giáo khiến họ có ác cảm với ông. Nhiều lần gài bẫy về quan điểm nộp thuế cho Caesar nhằm hạ thấp uy tín của Giêsu nhưng vẫn thất bại, nhóm biệt phái muốn tấn công ông bằng một phương pháp khác: họ sai một tiến sĩ luật đến hỏi: "Thưa Thầy, trong sách Luật Môisê, điều răn nào là điều răn lớn nhất?". Lề Luật mà người Do Thái thường dùng là chỉ toàn bộ các điều luật có trong Cựu Ước. Luật này gồm 613 điều, trong đó có 365 điều luật cấm và 248 điều luật truyền làm - một con số không hề nhỏ. Câu hỏi của tiến sĩ luật lại không nhằm vào một điều luật cụ thể nào vì trước đó, họ cũng bất đồng với nhau về vấn đề này. Hơn nữa, họ muốn gây khó khăn hoặc thử thách mức độ thông luật của Giêsu. Nếu ông chọn một trong số ấy để cho rằng đó là điều quan trọng nhất thì ông đã khinh các luật còn lại, hoặc ngả theo một nhóm ủng hộ cho điều luật đó, dẫn đến việc ông sẽ bị mất uy tín. Giêsu đã trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn lớn nhất và điều răn đứng đầu nhất". Luật này được ông trích trong Sách Đệ Nhị Luật 6:5 nhưng ông có thay đổi một chút về ngôn từ: sách luật dùng chữ "hết sức" nhưng Giêsu dùng chữ "hết trí khôn". Giêsu còn thêm:"Nhưng điều răn thứ hai cũng giống điều răn ấy là ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi". Luật này ông trích ở Sách Lêvi 19:18. Theo đó, Thiên Chúa phán cùng Môisê: "Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.".
1
null
Cầu Bến Thủy II là một cây cầu bắc qua sông Lam trên Quốc lộ 1, nối liền hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Việt Nam. Cầu là một phần của tuyến tránh thành phố Vinh, kết nối xã Hưng Lợi (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) với thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), cách cầu Bến Thủy I khoảng 800 m về phía thượng lưu. Cầu Bến Thủy II được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, có chiều dài 996 m, bề rộng mặt cầu là 25 m, đáp ứng bốn làn xe cơ giới lưu thông. Vận tốc thiết kế của cầu là 80 km/h. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 1.259 tỷ đồng, được khởi công xây dựng vào ngày 14 tháng 3 năm 2010 và thông xe vào ngày 7 tháng 9 năm 2012.
1
null
Trận Amiens là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 27 tháng 11 năm 1870 xung quanh Villers – Bretonneux. Trong trận chiến quyết liệt này, mặc dù không thể giành thắng lợi quyết định, quân đội Phổ do tướng Edwin Freiherr von Manteuffel chỉ huy đã đánh bại quân đội Pháp do tướng Jean Joseph Farre chỉ huy, buộc Binh đoàn phía Bắc nhỏ bé của Farre phải rút chạy về hướng Bắc qua Arras với thiệt hại nặng nề. Ngày hôm sau, quân đội Phổ đã chiếm giữ Amiens. Cùng với các thắng lợi của họ tại trận Bapaume và St. Quentin, chiến thắng Amiens đã góp phần giữ vững quyền làm chủ vùng nông thôn về hướng Bắc Paris trong tay quân đội Đức.
1
null
Trung Ý hay miền Trung nước Ý () là một trong năm vùng thống kê chính thức của Ý theo Viện thống kê quốc gia của nước này (ISTAT) và cũng là một vùng cấp một Liên minh châu Âu. Vùng Trung Ý gồm bốn trong số 20 vùng hành chính (region) cấu thành nước Ý:
1
null
Rim Kin (tiếng Khmer: រី ម គីន) (1911-1959) là một nhà văn Campuchia và là một trong những người sáng lập nền văn học Campuchia đương đại. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đầu tiên "Sophat" (), được xuất bản lần đầu tiên ở Campuchia vào năm 1938, là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Campuchia được viết bằng văn xuôi thay cho thể thơ truyền thống. Được dựng thành phim cùng tên năm 1964. Năm 1935, tuần báo Campuchia Ratri Thnai Saur () được thành lập và là nơi đăng loạt truyện hiện đại nhiều kỳ đầu tiên của Kin. Từ năm 1955 đến năm 1957, Kin là chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà văn Khmer.
1
null
Soth Polin (sinh ngày 9 tháng 2 năm 1943 ở Kampong Cham, Campuchia) là một nhà văn người Khmer. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, "Đời vô nghĩa" được xuất bản vào năm 1964. Ngoài ra, ông còn thành lập tờ báo "Nokor Thom" (Đại Quốc) được xuất bản từ cuối thập niên 1960 tới năm 1974. Polin chuyển sang sống ở Pháp vào năm 1974 và sau đó sang Mỹ định cư tiếp tục sự nghiệp sáng tác.
1
null
Khieu Kanharith (sinh ngày 13 tháng 9 năm 1951) là Bộ trưởng Bộ Thông tin Campuchia. Khieu trước đây là một biên tập viên báo, lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội Campuchia vào năm 1981. Ông bị bắt giam vào năm 1990 vì bị nghi ngờ tiến hành các hoạt động bất đồng chính kiến; năm 1991, Thủ tướng Hun Sen đề nghị ông làm cố vấn và sau đó ông được thăng chức Bộ trưởng vào năm 1992. Khieu sinh ra tại Phnôm Pênh là con của Khieu Than, một viên chức hải quan và vợ là Lor Lienghorn. Ông cũng là một tác giả và dịch giả, đã sản xuất bản trái phép cuốn tiểu thuyết "Shōgun" của James Clavell bản tiếng Khmer mà ông tự in bằng tiền riêng của mình.
1
null
You Bo là nhà văn người Khmer và là chủ tịch Hội Nhà văn Khmer, có trụ sở đặt tại Wat Botum, số 7 đường Oknha Suor Srun, Sangkat Chaktomuk, Khan Daun Penh, Phnôm Pênh 12207, Campuchia. You tốt nghiệp trung học vào năm 1962, sau đó ra làm giáo viên. Để tăng thêm thu nhập ít ỏi từ việc giảng dạy, ông đã tập tành viết thơ và truyện ngắn cho các tờ báo địa phương, chẳng hạn như báo "Mietophoum". Sau đó, ông trở thành tổng biên tập của tờ báo đấy khi ông quyết định bỏ nghề dạy học vào giữa thập niên 1960 để tập trung vào sự nghiệp văn chương. Khi còn là giáo viên đã kết bạn với một số nhà văn Campuchia nổi tiếng như Nou Hach, Keng Vansak và Samdech Preah Moha Chorn Nath. Tác phẩm chính. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông gồm:
1
null
George Chigas là một nhà văn và học giả Mỹ. Ông là Phó Giám đốc Chương trình diệt chủng người Campuchia tại trường Đại học Yale. Đồng thời là người hoàn thành bản dịch tiếng Anh cuốn tiểu thuyết thể thơ "Truyện Tum Teav" của Campuchia, và là đồng tác giả với Susan Cook trong tác phẩm "Đưa Khmer Đỏ ra xét xử", được đăng trên tờ "Bangkok Post" vào ngày 31 tháng 10 năm 1999. Chigas đã lên tiếng như một nhà bình luận chính trị về các tội ác của Khmer Đỏ diễn ra tại Campuchia trong thập niên 1970. Ông là giáo sư trong ban nghiên cứu văn hóa tại trường Đại học Massachusetts Lowell.
1
null
Trận Lenino diễn ra trên lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 10 năm 1943 là một sự phát triển sau Chiến dịch tấn công Smolensk (1943). Lenino là một thị trấn nhỏ nằm cách Orsha khoảng 35 km về phía Đông, trên biên giới Nga - Belarus. Tuy không án ngữ những con đường giao thông huyết mạch quan trọng nhưng Lenino có vai trò như một tiền đồn phòng thủ từ xa của quân Đức trên hướng Orsha. Tham gia trận đánh này có Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) do trung tướng Vasili Nikolayevich Gordov chỉ huy làm chủ công. Các tập đoàn quân 10 và 21 sẽ tấn công yểm hộ hai bên sườn Tập đoàn quân 33. Lực lượng đột kích có Quân đoàn cơ giới 5. Tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 mang tên Tadeusz Kosciuszko do thiếu tướng Zygmunt Berling (người Ba Lan) chỉ huy nằm trong đội hình Tập đoàn quân 33. Trong biên chế của sư đoàn này còn có Lữ đoàn xe tăng Ba Lan 1 được trang bị xe tăng T-34 của Liên Xô. Trong đội hình không quân Liên Xô tham gia trận đánh còn có Phi đoàn Normandie-Niemen được trang bị máy bay tiêm kích Liên Xô do các phi công Pháp điều khiển. Ý đồ của tướng V. N. Gordov là đánh chiếm thị trấn Lenino và các cứ điểm lân cận ở phía Bắc thị trấn này, tạo một đầu cầu bên kia sông Mereya để sau này sẽ sử dụng nó làm một bàn đạp tấn công vào Orsha. Sau hai ngày chiến đấu, Tập đoàn quân 33 chỉ giành được những kết quả rất hạn chế. Tuy chiếm được thị trấn Lenino nhưng Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1, các sư đoàn bộ binh 42 và 290 (Liên Xô) bị thiệt hại khá nặng. Ngày 14 tháng 10, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô chỉ đạo dừng chiến dịch vô thời hạn để đợi thời cơ thuận lợi hơn. Trận đánh này là một chương quan trọng trong lịch sử quân sự Ba Lan vì nó là một trong những trận đánh lớn đầu tiên của Lực lượng vũ trang Ba Lan ở phía Đông, tiền thân của Quân đội Nhân dân Ba Lan. Sau chiến tranh, ngày bắt đầu trận đánh (12 tháng 10) được chọn làm ngày truyền thống của quân đội Ba Lan. Tuy nhiên, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Quân đội Ba Lan lấy ngày kỷ niệm Trận Warsawza năm 1920 làm ngày truyền thống của mình và trận Lenino bị chính quyền tư sản Ba Lan nhìn với con mắt rất tiêu cực. Bối cảnh mặt trận. Lenino là một thị trấn nhỏ nằm cách Orsha khoảng 35 km về phía Đông, trên biên giới Nga - Belarus. Tuy không án ngữ những con đường giao thông huyết mạch quan trọng nhưng Lenino có vai trò như một tiền đồn phòng thủ từ xa của quân Đức trên hướng Orsha. Lenino cũng đồng thời là một mắt xích quan trọng trên địa đoạn phía Bắc của tuyến phòng thủ Bức tường phía Đông của quân đội Đức Quốc xã. Tư lệnh Phương diện quân Tây, tướng V. D. Sokolovsky coi Lenino như một đầu cầu quân sự bên kia sông Mereya có thể dùng làm bàn đạp tấn công Orsha. Địa hình khu vực tác chiến là dải bờ tây sông Mereya chủ yếu là các thung lũng, bị chia cắt bởi một số điểm cao trên 200 m, có sức khống chế một khu vực rất rộng ở xung quanh nếu được triển khai pháo binh, súng cối và hỏa lực của súng máy hạng nặng. Các làng Sulino (???), Polzhuchy (???), Trigubovo và bản thân thị trấn Lenino đều nằm trên các gò đất cao, được nối với nhau bằng các con đường đất đắp. Sông Mereya trở thành chướng ngại vật tự nhiên của quân đội Đức Quốc xã đang trong thế phòng thủ nhưng có độ sâu không quá 2 m và chiều rộng chỉ từ 50 đến 70 m. Binh lực và ý đồ của các bên. Quân đội Liên Xô và các đồng minh. Tham gia trận đánh này có Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) gồm các sư đoàn bộ binh 5, 6, 42, 164, 222, 290; các sư đoàn kỵ binh 65 và 70 do trung tướng Vasili Nikolayevich Gordov chỉ huy làm chủ công. Các tập đoàn quân 10 và 21 sẽ tấn công yểm hộ hai bên sườn Tập đoàn quân 33. Lực lượng đột kích có Quân đoàn cơ giới 5. Tham gia chiến dịch có Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 mang tên Tadeusz Kosciuszko (3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh) của thiếu tướng Zygmunt Berling (Ba Lan) nằm trong đội hình Tập đoàn quân 33 được bố trí ở giữa Sư đoàn bộ binh 42 và 290. Trong biên chế của sư đoàn này còn có Lữ đoàn xe tăng Ba Lan 1 được trang bị xe tăng T-34 của Liên Xô. Toàn Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 có quân số 12.863 sĩ quan và binh sĩ (nhiều hơn quân số của cả hai sư đoàn bộ binh 42 và 290 cộng lại), được trang bị 41 xe tăng T-34, 391 lựu pháo các cỡ, 335 pháo chống tăng, 673 súng cối, 1.724 đại liên và trung liên. Trong đội hình không quân Liên Xô tham gia trận đánh còn có Phi đoàn Normandie-Niemen được trang bị máy bay tiêm kích Liên Xô do các phi công Pháp điều khiển. Ngày 30 tháng 9, Hội đồng quân sự Phương diện quân Tây phê chuẩn kế hoạch tấn công. Ngày 3 tháng 10, các tập đoàn quân 33, 10 và 21 bắt đầu triển khai các quân đoàn, sư đoàn thuộc thê đội 1. Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 được bố trí phía trước thị trấn Nikolaniki (???) trong một khu rừng gần làng Seltsy (???), Tây Bắc Lenino 15 km, nằm trong đội hình thê đội 2 phía sau các sư đoàn bộ binh 42, 290 và sẽ tấn công ở giữa hai sư đoàn này. Quân đội Đức Quốc xã. Đóng đối diện với các lực lượng Liên Xô- Ba Lan là Sư đoàn bộ binh 337 (tái lập) và Sư đoàn bộ binh 113 thuộc Quân đoàn xe tăng 39 (Đức), tổng quân số khoảng 20.000 người, được trang bị 34 xe tăng và pháo tự hành, 595 pháo các cỡ, 76 súng cối, 137 súng máy hạng nặng và 18 súng phun lửa đặt trên xe thiết giáp. Phía sau hai sư đoàn này là Sư đoàn xe tăng 25 và một sư đoàn vệ binh SS đóng tại Punchitse (???). Quân Đức bố trí phòng thủ vừa theo điểm, vừa theo diện. Trung đoàn bộ binh 313 đóng tại thị trấn Lenino. Trung đoàn bộ binh 688 đóng ở điểm cao 215,5 sát phía Bắc thị trấn. Trung đoàn bộ binh 261 và tiểu đoàn súng phun lửa thuộc sư đoàn 337 đóng tại làng Polzhuchi và điểm cao 217,6. Trung đoàn pháo binh của Sư đoàn 337 bố trí tại các điểm cao 215,5, 217,6 và làng Sulino. Tiểu đoàn pháo chống tăng bố trí tại Trigubovo, án ngữ con đường đất từ Lenino đi Orsha. Phía sau các lực lượng này là Sư đoàn xe tăng 2 và 3 sư đoàn bộ binh Đức đang phòng thủ trên cánh cung phía Đông Orsha, cách mặt trận từ 15 đến 30 km. Các cứ điểm phòng thủ tuyến ngoài được giao cho 2 tiểu đoàn bộ binh dự bị (bao gồm cả lính Đức gốc Ba Lan) án ngữ. Cả ba lớp phòng thủ đều được quân Đức cấu trúc theo mẫu hình chung của Tuyến Panther-Wotan. Diễn biến trận đánh. Ngày 12 tháng 10. Ngày 9 tháng 10, sau khi chuyển quân đến đóng tại các làng Ladischye (???), Zakhvidovo (???), Budy (???) và Pankovo (???), tướng Zygmunt Berling bắt đầu tổ chức các trận đánh nhỏ để trinh sát địa hình và các vị trí phòng thủ của quân Đức. Tuy nhiên, do hoạt động không khéo léo, quân Đức đã phát hiện các toán trinh sát Ba Lan vượt sông và dùng pháo binh cản phá. Vì vậy, việc thu thập các tin tức về tuyến phòng thủ của quân Đức dọc thung lũng sông Mereya không thực hiện được. Ngày 11 tháng 10, tướng V. N. Gordov tự ý thay đổi kế hoạch bố trí binh lực. Ông ta lệnh cho tướng Zygmunt Berling điều các trung đoàn bộ binh Ba Lan 1 và 2 lên tuyến đầu, chêm vào giữa các Sư đoàn bộ binh 42 và 290 (Liên Xô). Tướng Zygmunt Berling cố gắng tổ chức hai trận đánh trinh sát vào chiều ngày 11 tháng 10 với lực lượng 1 tiểu đoàn trinh sát và 1 tiểu đoàn bộ binh có pháo binh yểm hộ hạn chế. Quân Ba Lan đã phát hiện nhiều vị trí hỏa điểm, các cứ điểm phòng ngự của quân Đức và các trận địa pháo nhưng chính bản thân họ cũng bị lộ một số đầu cầu vượt sông. 5 giờ 55 phút sáng 12 tháng 10 năm 1943, pháo binh của Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) bắt đầu nã đạn vào các vị trí phòng thủ của quân đội Đức Quốc xã bên kia sông Mereya tại các cứ điểm Sulino, Polzhuchy, Trigubovo, Lenino, các điểm cao 217,6 và 215,5. Theo kế hoạch, các sư đoàn của Tập đoàn quân 33 phải tấn công lúc 7 giờ 35 phút nhưng một màn sương mù dày đặc đã bao trùm lên toàn bộ trận địa của quân Đức. Tầm nhìn xa giảm xuống dưới 50 m. Pháo binh Liên Xô phải ngừng bắn vì không nhìn thấy mục tiêu và vị trí đạn rơi. 8 giờ 20 phút, sương tan dần, tướng V. N. Gordov ra lệnh dùng cơ số đạn dự phòng thứ nhất tiếp tục pháo kích thêm 40 phút. 9 giờ sáng, các sư đoàn 42 và 290 Liên Xô mới khởi sự tấn công nhưng tính bất ngờ của trận đánh đã bị mất. Trên cánh trái, Sư đoàn bộ binh 290 (Liên Xô) nhanh chóng vượt sông Mereya và đến 11 giờ ngày 12 tháng 10, đã làm chủ hoàn toàn thị trấn Lenino. Bên cánh phải, Sư đoàn bộ binh 42 (Liên Xô) bị mắc kẹt tại bờ Tây sông Mereya dưới chân điểm cao 217,6 và đến 12 giờ trưa vẫn dẫm chân tại chỗ. 10 giờ 30 cùng ngày, các trung đoàn bộ binh Ba Lan 1, 2 và Lữ đoàn xe tăng Ba Lan 1 đã vượt sông Mereya thành công và bắt đầu đột kích vào các cứ điểm phòng thủ của quân Đức tại Polzhuchy và điểm cao 215,5. Sau khi chiếm giữ các tuyến chiến hào đầu tiên, các đơn vị Ba Lan nhanh chóng để thực hiện nhiệm vụ tấn công vào các trung tâm đề kháng của quân Đức. Trung đoàn Ba Lan 1 tiến đánh Tregubovo, Trung đoàn Ba Lan 2 đánh sang Polzhuhi. Làng Tregubova là một cứ điểm quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quân Đức. Chiếm được nó sẽ đảm bảo sự thành công của các hành động tiếp theo của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1. Cuộc tấn công đầu tiên vào vị trí Lakhovicha đã làm cho tiểu đoàn phó tiểu đoàn 3, trung tá Pazinsky tử trận. Tuy nhiên, tiểu đoàn vẫn tiếp tục tấn công, chiếm một vị trí bên cạnh con đường đất nối Tregubovo với điểm cao 215,5. Quân Đức đã buộc phải rút lui khỏi làng và cố gắng phản kích vào cánh trái của tiểu đoàn. Cuộc phản kích đã bị tiểu đoàn 2 của trung tá Vishnevsky đánh lui. Trên cánh Bắc, 2 tiểu đoàn bộ binh Đức có một tiểu đoàn súng phun lửa và 1 tiểu đoàn súng cối yểm hộ vẫn giữ vững điểm cao 217,6 trước các đợt công kích của Sư đoàn bộ binh 42 (Liên Xô). Trung đoàn bộ binh 261 thuộc Sư đoàn 113 (Đức) có 12 xe tăng yểm hộ được điều ra hướng Polzhuchy chặn mũi tấn công của Trung đoàn bộ binh Ba Lan 2, Trung đoàn bộ binh 688 (Sư đoàn 337) có tiểu đoàn pháo chống tăng cơ giới yểm hộ đã tổ chức phản kích nhằm chiếm lại điểm cao 215,5. Trong khi quân Ba Lan đã chiến đấu giành giật với quân Đức từng vị trí thì họ lại thiếu sự hỗ trợ từ Trung đoàn 855 của Sư đoàn 290 do trung đoàn này phải khắc phục nhiều hỏa điểm kiên cố của trung đoàn 313 (Đức) trên các đường phố của thị trấn Lenino. Đến 14 giờ, các cuộc tấn công bằng máy bay cường kích Ju-87 của quân Đức dẫn đến thiệt hại lớn đối với các tiểu đoàn của Trung đoàn 1. Đến cuối buổi chiều ngày 12 tháng 10, Quân Đức chiếm nửa phía Tây điểm cao 215,5, Trung đoàn bộ binh Ba Lan 1 chiếm nửa phía Đông.. Sau 12 giờ, mây mù tan hẳn, không quân Đức xuất kích hơn 300 phi vụ cường kích đánh chặn các mũi đột kích của xe tăng và bộ binh Liên Xô - Ba Lan. Tập đoàn quân không quân 1 Liên Xô cũng xuất kích hơn 250 phi vụ cường kích và hơn 100 phi vụ tiêm kích đánh vào các vị trí quân Đức trên tiền duyên dọc sông Mereya và bắn phá sâu vào trung tâm phòng ngự chính của quân Đức ở Punischye. Các phi công tiêm kích Pháp thuộc Trung đoàn Normandie cũng xuất kích hơn 50 phi vụ, bắn rơi 13 máy bay ném bom của không quân Đức. Đêm 12 tháng 10, Tiểu đoàn trinh sát của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 đã bất ngờ đột nhập vào làng Tregubova, phá tan Sở chỉ huy của Sư đoàn bộ binh 337 (Đức) và rút lui an toàn về bờ sông Mereya. Quân Đức cũng trả đũa bằng cách sử dụng những lính Đức biết tiếng Ba Lan ở vùng Silezia trà trộn vào phòng tuyến của quân Ba Lan và bất ngờ nổ súng giết chết và làm bị thương một số binh lính, sĩ quan của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1. Tuy nhiên, không có lính Đức nào còn sống sót trong các cuộc đột nhập này. Ngày 13 tháng 10. Mặc dù cuộc tấn công đã mất thế bất ngờ, Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 và các sư đoàn bộ binh Liên Xô bị tổn thất khá lớn nhưng tướng V. N. Gordov vẫn cho rằng họ có thể tiếp tục tiến công. Tuy nhiên, số đạn pháo dự định dùng cho ngày 13 tháng 10 đã bị tiêu hao đến 40% do cuộc pháo kích bổ sung sáng ngày 12 tháng 10. Tuyến chiến đấu của hai bên đã vào quá gần nhau và rơi vào thế xen cài, tuyến mặt trận luôn thay đổi, đặc biệt là trên điểm cao 215,5. Do đó lựu pháo và không quân Liên Xô không dám oanh kích với mật độ lớn vì sợ "đấm lưng quân nhà". Điều này đã làm cho ưu thế về pháo binh của Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) trở nên vô nghĩa. Thế nhưng sáng ngày 13 tháng 10, tướng V. N. Gordov vẫn lệnh cho tướng Zygmunt Berling phải tung Trung đoàn bộ binh Ba Lan 3 từ thê đội 2 lên tham chiến. Tướng Zygmunt Berling yêu cầu tướng V. N. Gordov xem xét lại lệnh này bởi các trung đoàn bộ binh Ba Lan và Liên Xô đã chịu thương vong nặng nề sau một ngày chiến đấu. Ông cho rằng Tập đoàn quân 33 đã bị mất lợi thế bất ngờ ngay từ đầu buổi sáng 12 tháng 10 và đề nghị tốt hơn hết là nên giữ vững các bàn đạp mới chiếm được bằng chiến thuật phòng ngự tích cực. Tướng V. N. Gordov bác đề nghị của tướng Zygmunt Berling và giữ nguyên lệnh tiếp tục tấn công sau khi pháo binh bắn chuẩn bị 20 phút. Sau này, trong hồi ký của mình, tướng Zygmunt Berling viết: Sử dụng quyền hạn chỉ huy quân đội nước ngoài của mình, tướng Zygmunt Berling dùng điện thoại cao tần báo cáo thẳng ý kiến của mình lên Nguyên soái A. M. Vasilevsky, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô. A. M. Vasilevsky đồng ý với Zygmunt Berling, đồng thời nhắc ông không nên cho tướng V. N. Gordov biết cuộc nói chuyện giữa hai người và hứa sẽ khẩn trương báo cáo, xin ý kiến của I. V. Stalin. Trong khi chờ đợi Moskva trả lời, Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 vẫn tiếp tục chiến đấu. Dù đã đưa 2 lữ đoàn cơ giới của Quân đoàn cơ giới 5 vào chiến đấu trong hành lang của Sư đoàn bộ binh 42 (Liên Xô) nhưng trong suốt ngày 13 tháng 10, các sư đoàn của Tập đoàn quân 33 và Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 không thể tiến lên được. Ngay từ buổi trưa, họ đều phải chuyển sang tư thế tác chiến phòng ngự cứng rắn trước các cuộc phản đột kích của Sư đoàn xe tăng 25 (Đức) để giữ vững các vị trí đã chiếm được. 17 giờ cùng ngày. Moskva có điện trả lời. I. V. Stalin kịch liệt quở trách tướng V. N. Gordov đã vi phạm nghiêm trọng quyền quyết định tham gia tác chiến của quân đội nước ngoài, đã không báo cáo trung thực lên Đại bản doanh về việc để cho Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 bị thiệt hại nặng. I. V. Stalin cũng ra lệnh trước 17 giờ ngày 14 tháng 10, tướng V. N. Gordov phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc điều Sư đoàn bộ binh 164 (Liên Xô) vượt sông Mereya sang Lenino thay thế cho Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 và rút sư đoàn này về tuyến sau, trả lại cho Bộ Tổng tham mưu để bổ sung, củng cố. Chiến dịch tấn công Lenino bị đình chỉ vô thời hạn. Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng. Kết quả. Thương vong của quân đội Ba Lan trong trận này là khoảng 3.000 người, trong đó có 510 chết (bao gồm 51 sĩ quan chỉ huy), 1.776 người bị thương, 652 mất tích và 116 người bị bắt. Tổng thương vong là 27% quân số. Thương vong của lực lượng không quân Normandie-Niemen là 2 phi công tử nạn. Phía Đức cũng thiệt hại nặng với 1.500 thương vong, 326 người bị bắt, 42 đại bác và súng cối, 2 xe tăng, 5 máy bay. Liên quân Liên Xô-Ba Lan dù thiệt hại lớn nhưng vẫn giữ được đầu cầu Lenino, sau này trở thành bàn đạp để tấn công Orsha trong Chiến dịch Bagration Đánh giá. Ý đồ tấn công chiếm cứ bàn đạp Lenino của Phương diện quân Tây là hợp lý về mặt quân sự nhưng thời điểm thực hiện chiến dịch lại không thích hợp. Sau Chiến dịch Smolensk kéo dài gần 2 tháng, quân đội Liên Xô trên mặt trận hướng Tây đã khá mệt mỏi. Cả hai sư đoàn Liên Xô cùng tham chiến tại Lenino với Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 có tổng quân số gộp lại chỉ còn 9.126 người, bằng 2/3 quân số của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1. Quân Ba Lan tuy có dũng khí và tinh thần cao nhưng lại thiếu kinh nghiệm tác chiến. Các hoạt động trinh sát chuẩn bị cho trận đánh của họ không giữ được tính bí mật, làm lộ mục tiêu và không đạt được hiệu quả cao. Ngoài nguyên nhân vè thời tiết thì chính những hành động trinh sát vụng về của các quân nhân Ba Lan cũng góp phần làm cho ý đồ tấn công của họ sớm bị bộc lộ. Thương vong lớn của cả quân đội Liên Xô và quân đội Ba Lan còn do cách chỉ huy theo kiểu "cố đấm ăn xôi" của tướng V. N. Gordov. Khi đã biết rõ những tổn thất trong ngày 12 tháng 10, khi biết rằng đã dùng đến những lực lượng dự bị cuối cùng mà vẫn không chọc thủng dược tuyến phòng thủ của quân Đức ở điểm cao 217,6 thì đó là lúc cần dừng cuộc tấn công để chuẩn bị lại. Tuy nhiên, V. N. Gordov đã không làm như vậy. Quân Đức với binh lực và trang bị yếu hơn trên tuyến đầu nhưng lại có lực lượng dự bị mạnh ở phía sau đã tổ chức phòng ngự có chiều sâu. Các lô cốt, hỏa điểm, chiến hào được bố trí chu đáo nên sau khi bị thất lợi trong cuộc tấn công sáng ngày 12 tháng 10 đã ổn định được tình hình và tổ chức các trận phản kích có hiệu quả. Tướng Robert Martinek đã đánh giá đúng vai trò của điểm cao 217,6 trên địa đoạn mặt trận. Điểm cao này có thế bao quát toàn vùng và pháo binh Đức bố trí ở đây có thể đặt cả thị trấn Lenino dưới hỏa lực bắn thẳng. Quân Dức bố trí tại điểm cao này sẽ còn gây nhiều khó khăn cho Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) nhiều tháng về sau. Cuối cùng, phải đến tháng 6 năm 1944 quân đội Liên Xô dùng hỏa lực Katyusha tập trung ở mật độ cao mới khắc phục được điểm cao quan trọng này. Ảnh hưởng. Về chính trị, trận Lenino có vai trò tích cực đối với phía Liên Xô và lực lượng vũ trang Ba Lan tại mặt trận Xô-Đức. Trận thử lửa đầu tiên của quân đội Ba Lan đã được phía Liên Xô khéo léo tận dụng để củng cố và nâng cao hình ảnh của lực lượng này và góp phần quan trọng cho sự hình thành và phát triển của Liên minh những người ái quốc Ba Lan ("Związek Patriotów Polskich"), một tổ chức được Liên Xô ủng hộ và có tác dụng đáng kể trong việc hạn chế ảnh hưởng của chính quyền tư sản lưu vong Ba Lan ở Luân Đôn. Tại Hội nghị Tehran năm 1943, các nước phương Tây đã được phía Liên Xô cho thấy hình ảnh của một quân đội Ba Lan độc lập, có đủ sức mạnh để tham gia chiến đấu chống lại quân phát xít và giải phóng Tổ quốc của mình. Xét theo phương diện này, trận Lenino là một thành công thực sự cho phía Liên Xô. Trong các tư liệu lịch sử của Liên Xô và Ba Lan trước kia, ý nghĩa của trận Lenino được đánh giá cao và xem như là một cột mốc quan trọng trong lịch sử quân đội Ba Lan cũng như trong mối quan hệ hữu nghị Liên Xô-Ba Lan. Theo Jakub Zyska, ý nghĩa về mặt chính trị của trận đánh này cũng là sự ra đời và củng cố của hình ảnh về tình hữu nghị và tương trợ giữa hai quốc gia Liên Xô và Ba Lan. Từ sau trận đó, sư đoàn Ba Lan số 1 đã phát triển thành quân đoàn Ba Lan số 1 và cuối cùng là Tập đoàn quân Ba Lan số 1, đơn vị tham chiến bên cạnh quân đội Liên Xô trong trận Berlin . Sau chiến tranh, ngày 12 tháng 10 được chọn làm ngày truyền thống của Quân đội Nhân dân Ba Lan. Sau khi khối XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Quân đội Ba Lan lấy ngày kỷ niệm Trận Warshawa năm 1920 làm ngày truyền thống của mình. Tuy nhiên do thiệt hại lớn của quân đội Ba Lan, một số ý kiến đã chỉ trích nặng nề về kết quả và mục đích của trận Lenino, buộc tội quân đội Liên Xô dùng người Ba Lan làm "bia đỡ đạn" hay thậm chí có những ý kiến cực đoan còn nghi ngờ quân đội Liên Xô mượn tay người Đức giết bớt người Ba Lan. Sau trận xuất quân của Lữ đoàn độc lập Tiệp Khắc 1 tại Trận Sokolovo, đây là lần thứ hai, một đơn vị quân đội nước ngoài được thành lập và huấn luyện tại Liên Xô đã tham chiến trên mặt trận Xô-Đức. Những đội quân đó không thiếu tinh thần chiến đấu để giải phóng tổ quốc của họ. Tuy nhiên, trường hợp của Quân đội Ba Lan có nhiều điểm khác với Quân đội Tiệp Khắc. Trước khi Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1 được thành lập, quân đội Liên Xô cũng giúp người Ba Lan thành lập Quân đoàn bộ binh Ba Lan do tướng Władysław Anders chỉ huy ngay trên lãnh thổ Liên Xô vào năm 1942. Tuy nhiên, do bất đồng quan điểm và sự lần lữa của tướng Anders, Quân đoàn bộ binh Ba Lan đã không tham chiến trên mặt trận Xô Đức. Cuối năm 1942, theo đề nghị của Anders, quân đoàn này được chuyển giao cho người Anh và sơ tán sang Iran. Quân đoàn của Anders gần như tan rã. Một bộ phận ở lại Liên Xô và trở thành những hạt nhân nòng cốt của Sư đoàn bộ binh Ba Lan 1. Một số khác sau khi sang Anh đã thành lập Lực lượng vũ trang Ba Lan tại phía Tây ("Polskie Siły Zbrojne na Zachodzie") ở Luân Đôn và đã tham chiến bên cạnh quân đồng minh Anh - Mỹ ở mặt trận phía Tây từ tháng 6 năm 1944. Cũng trong năm 1944, một tổ chức của những người Ba Lan yêu nước ("Rada Krajowa") cũng thành lập Quân đội nhân dân gồm các đội du kích hoạt động trong nước. Vì vậy, từ năm 1944 đến cuối chiến tranh, có đến ba tổ chức quân sự của người Ba Lan tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội các nước đồng minh chống phát xít. Tuy nhiên, với 2 tập đoàn quân vào cuối cuộc chiến, Quân đội Nhân dân Ba Lan vẫn là lực lượng đóng vai trò chủ chốt bên cạnh quân đội Liên Xô trong việc giải phóng Ba Lan khỏi ách phát xít Đức. Tưởng niệm và ghi công. 185 binh sĩ của sư đoàn Ba Lan được trao tặng huy chương Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng. Sư đoàn cũng được trao thưởng huy chương danh dự chiến trường ("Medal Zasłużonym na Polu Chwały") và 16 quân nhân được trao thưởng Huân chương Virtuti Militari hạng 5 - đây là lần đầu tiên những quân nhân Ba Lan chiến đấu trong quân đội Liên Xô được trao tặng huân chương danh giá này. 46 quân nhân cũng được trao thưởng huân chương chữ thập vì lòng dũng cảm. 239 binh sĩ và sĩ quan Ba Lan đã được trao tặng các huân huy chương của quân đội Liên Xô. Danh hiệu Anh hùng Liên Xô cũng được trao tặng cho đại úy Juliusz Hibner, đại úy Władysław Wysocki (truy tặng), binh nhì Aniela Krzywoń (truy tặng). Sắc lệnh của Hội đồng Nhà nước NDP năm 1968 đã trao tặng Huân chương chữ thập Grunwald hạng 2 cho làng Lenino. Quốc hội Ba Lan ngày 26 tháng 5 năm 1988 đã ra sắc lệnh thành lập Huy chương Chữ thập trận Lenino. Tại ngôi làng, một viện bảo tàng kỷ niệm trận đánh đã được xây dựng. Làng Tregubova, nơi quân đội Ba Lan đã tham chiến trong những trận đánh dữ dội, được đổi tên thành Kostyushkovo, đặt theo tên gọi "Tadeusza Kościuszki" của sư đoàn Ba Lan số 1. Trận Lenino là chủ đề chính của bộ phim Ba Lan sản xuất năm 1978 mang tên là "Cho đến giọt máu cuối cùng" ("Do krwi ostatniej") do Jerzy Hoffman làm đạo diễn. Đóng góp của quân đội Ba Lan trong trận này cũng như trong chiến tranh Xô-Đức đã được ca ngợi xứng đáng: hơn 5.000 quân nhân và 23 đơn vị các cấp của lực lượng vũ trang Ba Lan tại mặt trận Xô-Đức đã được trao thường các huân huy chương, 13 lần quân đội Ba Lan đã được nhắc đến trong các chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô. Các đơn vị Ba Lan cũng tham gia cuộc diễu binh mừng chiến thắng vào ngày 24 tháng 6 năm 1945.
1
null
Hội Nhà văn Khmer (KWA) (tiếng Anh: Khmer Writers' Association hoặc Association of Khmer Writers; Association of Cambodian Writers hoặc Association des Ecrivains Khmers) được thành lập vào năm 1954 hoặc năm 1956 và được tái thành lập vào năm 1993 theo kiểu một tổ chức phi chính phủ. Trước đây địa chỉ cũ nằm ở số 465 Bd.Preah Monawang, nay đã chuyển sang tại số 7 đường Suor Srun Oknha, Wat Botum, Phnôm Pênh, Campuchia. Tổ chức khuyến khích và thúc đẩy việc sáng tác trong khi cung cấp các chương trình đào tạo và các cuộc thi. tác giả của hội đã cố gắng thúc đẩy một hướng đi mới cho nền văn học, giới thiệu các chủ đề mới, chẳng hạn như việc từ bỏ đạo đức không phù hợp với cuộc sống hiện đại, phát triển các thể loại mới, chẳng hạn như "tân kịch" và cung cấp các bản dịch thuật các tác phẩm kinh điển như "Nghìn lẻ một đêm" được xem là một phần của một thể loại "giáo khoa và đa dạng". Theo Smyth, việc thành lập Hội Nhà văn Khmer giúp hoàn thành việc "thể chế hóa nền văn học của người Khmer" như trong suốt thập niên 1960, nó trở thành phương tiện để sáng tác và xuất bản sách giáo khoa về nền văn học Campuchia và phê bình văn học. Vào thập niên 2000, trọng tâm của tổ chức đã thay đổi khi hội chỉ còn cung cấp các chương trình đào tạo về viết kịch thơ ca và phim ảnh. Lịch sử. Rim Kin (1911-1959), tác giả cuốn tiểu thuyết văn xuôi hiện đại đầu tiên được xuất bản tại Campuchia và là chủ tịch của hội nhiệm kỳ 1955-1957. Chỉ một trong mười thành viên sáng lập của tổ chức là nữ, Suy Hieng. Sam Thang và Hell Sumphea thay nhau kế nhiệm chức chủ tịch hội tiếp theo. Vào cuối thập niên 1950, Ly Theam Teng, thư ký hội đã xác lập thỏa thuận gửi xuất bản phẩm hai tháng liền của họ là Ecrivains Khmers ("Nhà văn Khmer") đến thư viện Quốc hội. Năm 1970, theo lời chủ tịch hội Trịnh Hoành cho biết thì có 178 thành viên đại diện cho hầu hết những nhà văn Campuchia. Hoành vẫn giữ chức chủ tịch vào giữa thập niên 1970. Sau khi Khmer Đỏ lật đổ chế độ Cộng hòa Khmer, hội bị bãi bỏ dưới thời Campuchia Dân chủ và được tái lập vào năm 1993 bởi hai cựu thành viên là You Bo và Sou Chamran, với Quốc vương Norodom Sihanouk làm chủ tịch danh dự. Bo từng là Chủ tịch nhiệm kỳ 1994-1996, Chey Chap kế nhiệm ông, và Bo lại trở thành chủ tịch một lần nữa vào năm 1998. Bắt đầu từ năm 1995, Hội Nhà văn Khmer đã tổ chức Liên hoan Văn học Khmer hàng năm. Nó cũng đã tổ chức cuộc thi dành cho các tác phẩm thơ và tiểu thuyết, cùng với việc đề ra hai giải thưởng: Giải Preah Sihanouk Reach và giải thưởng Bảy Tháng Một. Chủ đề của cuộc thi PSRA là quốc gia thống nhất và hòa bình, trong khi chủ đề của cuộc thi tháng một là phát triển quốc gia. Thiếu kinh phí, lễ hội và các giải thưởng không còn được tiếp tục duy trì từ sau năm 2000. Đến năm 2002, hội có khoảng 192 thành viên với khoảng một nửa là nhà văn chuyên nghiệp. Hội viên. Pal Vannariraks, nữ nhà văn Campuchia chuyên viết tiểu thuyết lấy đề tài tình cảm xã hội, đã giành giải thưởng đầu tiên trong một cuộc thi văn học Bảy Tháng Một năm 1989. Trong cuộc phỏng vấn tại trường đại học Campuchia năm 2009 với Noun Pichsoudeny mới 18 tuổi, là nhà văn sinh viên trẻ nhất Vương quốc Campuchia và là tác giả của bốn cuốn tiểu thuyết được xuất bản, cô ấy nói hiện cô đang là một thành viên của Hội Nhà văn Khmer. Thành viên không giới hạn cho các cư dân của Campuchia. Nada Marinković (1921–1998), một nhà báo và nhà văn Nam Tư, xưa kia từng là một thành viên của hội. Pech Sangwawann, nhà văn viết truyện ngắn trước đây đã chạy trốn sang Pháp và thành lập "Hội Nhà văn Khmer Hải ngoại", từng là một thành viên lâu năm của Hội Nhà văn Khmer trước năm 1975. Bình phẩm. Một cuốn catalog liệt kê các tác phẩm năm 1966 của Hội Nhà văn Khmer bao gồm các thể loại Phật giáo Pali và Giáo pháp. Một số tác phẩm đặc trưng được thể hiện bởi những "trí thức hiện đại", có thể không đại diện cho quan điểm của tất cả Phật tử Khmer.
1
null
Trận Gembloux (hay Trận chiến khe hở Gembloux) là một trận đánh giữa quân đội Pháp và quân đội Đức Quốc xã vào tháng 5 năm 1940 trong Trận nước Bỉ trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào ngày 10 tháng 5 năm 1940, các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã, "Wehrmacht", đã tiến công Luxembourg, Hà Lan, và Bỉ theo "Kế hoạch Vàng" (tiếng Đức: "Fall Gelb"). Các lực lượng Đồng Minh đã cố gắng ngăn cản quân đội Đức tại Bỉ, vì cho rằng đây là mũi tiến công chính của người Đức. Sau khi khối Đồng Minh đã dốc hết những tập đoàn quân mạnh nhất của mình vào Bỉ từ ngày 10 cho đến ngày 12 tháng 5 năm 1940, Đức Quốc xã khơi mào giai đoạn thứ hai của chiến dịch của họ, một cuộc đột phá, hay "đòn cắt lưỡi liềm", qua vùng núi Ardennes, và tiến đến eo biển Manche. Không biết về kế hoạch của quân Đức, quân đội Pháp dự kiện sẽ ngăn cản bước tiến của quân Đức vào miền trung Bỉ và Pháp bằng việc thiết lập hai vị trí phòng ngự tại các thị trấn Hannut và Gembloux. Họ đã giao cho lực lượng mạnh nhất trên chiến trường của họ, Tập đoàn quân số 1 của Pháp, trách nhiệm phòng vệ trục Gembloux—Wavre. Các lực lượng thiết giáp của Pháp được gửi đến để hình thành một đội tiền binh, hoặc là màn che tại Hannut, nhằm trì hoãn các lực lượng Đức trong khi quân Pháp chuẩn bị cho hệ thống phòng ngự chính của họ tại Gembloux. Sau sự chấm dứt của trận Hannut, khoảng về hướng tây bắc, thị trấn Gembloux trở thành nơi có vị trí phòng ngự được chuẩn bị quan trọng cuối cùng của người Pháp trên mặt trận Bỉ sau cuộc triệt thoái khỏi Hannut. Trong suốt trận đánh 2 ngày, quân Pháp đã liên tiếp đánh bại các cố gắng của các thành phần thuộc Tập đoàn quân số 6 của Đức nhằm đột phá hoặc vây hãm hệ thống phòng ngự của Pháp. Tuy nhiên, xét về mặt chiến dịch, thiệt hại của Tập đoàn quân số 1 của Pháp, cùng với những cuộc khai triển ở nơi khác, đã buộc lực lượng này phải triệt thoái khỏi Gembloux, rời khỏi Bỉ và cuối cùng về thành phố Lille nằm trong lãnh thổ Pháp. Cuộc rút chạy này đã khiến cho khu vực trung tâm của mặt trận Bỉ không có một hệ thống phòng thủ chặt chẽ, và qua đó tạo điều kiện cho "Wehrmacht" mở rộng các chiến dịch của mình tới lãnh thổ Pháp và chinh phục miền trung nước Bỉ. Ở cấp độ chiến lược, trận đánh này không phân thắng bại. Cả hai phe đều hưởng lợi từ cuộc giao tranh. Đối với lực lượng "Wehrmacht", họ đã trì hoãn đồng thời đánh lạc hướng tập đoàn quân hùng mạnh nhất của Pháp khỏi mũi đột phá quyết định của họ gần Sedan, nhờ đó người Đức đã tiến hành cuộc đột phá trên sông Meuse và hoàn thành các mục tiêu chiến lược được đề xuất trong "Kế hoạch Vàng". Tuy nhiên, Tập đoàn quân số 1 của Pháp đã tồn tại được sau những trận đánh ban đầu và làm chệch hướng các lực lượng Đức từ trận Dunkirk, nhờ đó Lực lượng Viễn chinh Anh ("BEF") đã trốn thoát và tiếp tục các chiến dịch quân sự sau khi Pháp đầu hàng vào tháng 6 năm 1940.
1
null
Trong lý thuyết đồ thị, tìm kiếm theo chiều rộng (BFS) là một thuật toán tìm kiếm trong đồ thị trong đó việc tìm kiếm chỉ bao gồm 2 thao tác: (a) cho trước một đỉnh của đồ thị; (b) thêm các đỉnh kề với đỉnh vừa cho vào danh sách có thể hướng tới tiếp theo. Có thể sử dụng thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng cho hai mục đích: tìm kiếm đường đi từ một đỉnh gốc cho trước tới một đỉnh đích, và tìm kiếm đường đi từ đỉnh gốc tới tất cả các đỉnh khác. Trong đồ thị không có trọng số, thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng luôn tìm ra đường đi ngắn nhất có thể. Thuật toán BFS bắt đầu từ đỉnh gốc và lần lượt nhìn các đỉnh kề với đỉnh gốc. Sau đó, với mỗi đỉnh trong số đó, thuật toán lại lần lượt nhìn trước các đỉnh kề với nó mà chưa được quan sát trước đó và lặp lại. Xem thêm thuật toán tìm kiếm theo chiều sâu, trong đó cũng sử dụng 2 thao tác trên nhưng có trình tự quan sát các đỉnh khác với thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng. Đây là một thuật toán trong trí tuệ nhân tạo. Cấu trúc dữ liệu được sử dụng là hàng đợi (queue). Thuật toán. Thuật toán sử dụng một cấu trúc dữ liệu hàng đợi để lưu trữ thông tin trung gian thu được trong quá trình tìm kiếm: Ghi chú: Nếu sử dụng một ngăn xếp thay vì hàng đợi thì thuật toán trở thành thuật toán tìm kiếm theo chiều sâu. Các đặc tính của thuật toán. Không gian. Nếu "V" là tập hợp đỉnh của đồ thị và formula_1 là số đỉnh thì không gian cần dùng của thuật toán là formula_2. Thời gian. Nếu "V", và "E" là tập hợp các đỉnh và cung của đồ thị, thì thời gian thực thi của thuật toán là formula_3 vì trong trường hợp xấu nhất, mỗi đỉnh và cung của đồ thị được thăm đúng một lần. Ghi chú: formula_3 nằm trong khoảng từ formula_2 đến formula_6, tùy theo số cung của đồ thị. Ứng dụng. Thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng được dùng để giải nhiều bài toán trong lý thuyết đồ thị, chẳng hạn như: Tìm các thành phần liên thông. Tập hợp các đỉnh đã được quan sát bởi thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng chính là thành phần liên thông chứa đỉnh gốc. Kiểm tra đồ thị hai phía. Có thể dùng thuật toán tìm kiếm theo chiều rộng để kiểm tra xem một đồ thị có phải đồ thị hai phía hay không, bằng cách tìm kiếm từ một đỉnh bất kì và gán nhãn chẵn lẻ cho các đỉnh được quan sát. Nghĩa là, gán nhãn 0 cho đỉnh gốc, 1 cho tất cả các đỉnh kề đỉnh gốc, 0 cho tất cả các đỉnh kề với một đỉnh kề đỉnh gốc, và tiếp tục như vậy. Nếu ở một bước nào đó, có hai đỉnh kề nhau có cùng nhãn, thì đồ thị không là hai phía. Nếu quá trình tìm kiếm kết thúc mà điều này không xảy ra thì đồ thị là hai phía.
1
null
Trận Le Bourget lần thứ nhất là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 27 cho đến ngày 30 tháng 10 năm 1870. Mặc dù cuộc tiến công vào thị trấn Le Bourget của quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của tướng Carey de Bellemare giành thắng lợi ban đầu, Thái tử Albert của Vương quốc Sachsen đã hạ lệnh chiếm lại Le Bourget, và một sư đoàn thuộc Lực lượng Vệ binh của Vương quốc Phổ đã tung một đòn phản công vào Le Bourget vào ngày 30 tháng 10, đánh đuổi quân Pháp ra khỏi nơi đây, đồng thời cũng gây cho đối phương thiệt hại rất nặng nề. Cùng với cuộc đầu hàng của một binh đoàn Pháp bị vây khốn tại Metz, thảm họa này đã góp phần gia tăng thái độ bất mãn của dân chúng ở Paris vốn đang bị quân đội Đức vây hãm, trong bối cảnh quân Pháp liên tiếp thất trận và không thể giải vây cho Paris. Người Đức đã bắt đầu bao vây Paris từ tháng 9 năm 1870, và sau một số cuộc tấn công thất bại của quân đội Pháp, tướng Bellemare – người chỉ huy đồn quân Pháp tại Saint-Denis – đã tự ý tiến công Le Bourget nhằm tiến hành phá vây về hướng đông bắc. Nơi đây có một đội quân trú phòng yếu ớt của lực lượng Vệ binh Phổ trấn giữ. Tuân thủ mệnh lệnh của Bellemare, lực lượng francs-tireur của Pháp đã gây choáng ngợp cho chi đội Phổ bố phòng ngôi làng Le Bourget này và đánh bật quân Phổ ra khỏi đây, trong đêm ngày 27 tháng 10 năm 1870. Sáng hôm sau (28 tháng 10), quân đội Phổ thực hiện một cuộc chống trả tại nhà thờ làng và Bellemare đã tăng viện cho lực lượng tấn công của ông ta, cuối cùng quân đội Pháp đã làm chủ Le Bourget. Dân chúng Paris vui mừng và Bellemare đã yêu cầu thống đốc Paris là Louis Jules Trochu chi viện, tuy nhiên Trochu đã tỏ ra bất hợp tác với Bellemare. Trong khi đó, phần đất mà quân Pháp chiếm được không có giá trị gì và các cuộc công pháo của quân đội Đức sẽ còn gây bất lợi cho quân Pháp tại đây, và bộ tham mưu của Trochu đã bày tỏ thái độ ảm đạm như thường lệ đối với "chiến tranh chiến hào". Tuy nhiên, người Đức cũng cảm thấy khu vực này là khó chiếm lại và Bộ Tổng tham mưu Đức đã đâm ra lo ngại khi vị Thái tử xứ Sachsen phát lệnh tái chiếm Le Bourget. Song, vào ngày 30 tháng 10 năm 1870, sau một ngày pháo kích, Sư đoàn Vệ binh số 2 của Phổ do tướng Rudolph Otto von Budritzki chỉ huy đã tiến hành phản kích. 3 đội hình hàng dọc của Phổ đã cùng nhau kéo về Le Bourget, gây quân Pháp choáng ngợp. Quân đội Phổ đã chiến đấu mãnh liệt để rửa hận và cuộc giao chiến đã diễn ra nảy lửa. Cuộc tiến công quyết liệt do ông phát động cũng thể hiện lòng dũng cảm của tướng Budritzki trong chiến đấu. Sức kháng cự mạnh mẽ của quân Pháp cuối cũng đã bị đập tan và quân Đức làm chủ được toàn bộ ngôi làng.. Với việc triển khai các đội hình lẻ của Vệ binh Phổ, thắng lợi của họ cũng được xem lần đầu tiên trong lịch sử quân sự mà các vấn đề của quân bộ binh khi tiến công các vị trí phòng ngự có trang bị súng trường nạp hậu được giải quyết thành công. Quân Pháp rút lui, và một đợt công kích khác của quân Pháp cũng bị bẻ gãy trong trận Le Bourget lần thứ hai cuối năm đó.
1
null
Thất tình là trạng thái một chiều trong quan hệ luyến ái không được bên kia đáp lại tình cảm của mình dành cho đối tượng một cách tha thiết, việc từ chối đáp lại tình cảm này được thực hiện công khai hoặc ngầm hiểu là như vậy, điều đó trực tiếp gây ra những trạng thái cảm xúc qua nhiều cung bậc khác nhau, từ sự buồn chán, đau khổ, cô đơn, hoang mang cho đến tổn thương, thậm chí là nguy cơ tự tử hoặc trả thù, nó là biểu hiện của sự bất toại nguyện, không đạt được mục đích mà mình muốn trong tình cảm. Phạm vi thất tình có thể là trong giai đoạn tán tỉnh, cưa cẩm lẫn nhau của những đôi trai gái nhưng một bên bị từ chối hoặc ở giai đoạn hai bên đã nảy sinh tình cảm, thậm chí là có tình yêu nhưng vì lý do nào đó một bên không còn tình cảm hoặc đã chia tay mà bên kia vẫn muốn níu kéo. Tổng quan. Đặc điểm cơ bản nhất, quan trọng nhất của thất tình là sự đau khổ, có nghiên cứu khẳng định rằng lời từ chối yêu từ miệng người thương khiến các chàng trai cô gái cảm thấy cơ thể thực sự đau đớn và những cơn đau cảm xúc dữ dội có thể kích hoạt các phản ứng của não tương tự như khi họ gặp phải cơn đau thể chất. Tuy nhiên nỗi đau thất tình thường không chia đều cho cả hai người trong cuộc, người chủ động chia tay thường có sự chuẩn bị, tính toán trước do đó ít đau khổ hơn. Ngược lại, phía thụ động chưa được chuẩn bị tốt về tâm lý, thậm chí hoàn toàn bị bất ngờ do đó có thể họ sẽ bị đau đớn, tổn thất nhiều hơn. Sự tổn thương do thất tình đặc biệt dai dẳng khi đó là mối tình đầu. Sau khi chia tay, phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới và họ thường có nhiều hành động dại dột. Họ có thể liên tục nhắn tin gọi điện cho người yêu, thổ lộ nỗi nhớ thương trên mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Facebook hy vọng người đó quay lại hay đi tìm kiếm sự khỏa lấp ở một người đàn ông khác... hoặc nhiều hành động liều lĩnh khác. Thất tình cũng nguyên nhân do tính chất công việc đem lại, có những người làm một số công việc có xác suất thất tình cao hơn: Trong thời đại hiện nay, nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin thì thất tình càng không phải là chuyện đơn giản. Chuyện ai chia tay trước không phải là điều quan trọng mà thực tế cho thấy, nỗi đau, sự buồn tủi, cô đơn và cay đắng là tương tự nhau, và để vượt qua cuộc chia tay lại khó khăn hơn rất nhiều. Lý do ở đây là sự hiện diện ngày càng sâu sắc hơn của các mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Facebook. Biểu hiện. Khi rơi vào trạng thái thất tình, cả đàn ông và phụ nữ đều có chung những biểu hiện buồn chán. Tuy nhiên, các biểu hiện của hai giới khác nhau tùy vào giới tính và hoàn cảnh. Nhìn chung cảm giác đau đớn khi bị ruồng bỏ đều giống nhau, chỉ khác ở bản tính. Nam giới với bản tính chủ động, mạnh mẽ, hướng ngoại nên họ thường thoát khỏi nỗi đau thất tình dễ dàng và nhanh chóng hơn. Còn nữ giới thì do bản tính yếu đuối, lệ thuộc, đa sầu đa cảm nên họ khó thoát khỏi nỗi đau thất tình hơn. Về phía nữ giới. Những người phụ nữ khi bị bạn trai bỏ rơi có thể cảm thấy tổn thương nặng nề, một số người ngồi khóc, thậm chí có người muốn tự tử chỉ vì từ nay không được ở bên cạnh người mình yêu. Số khác thì khi mối quan hệ kết thúc sẽ thấy có chút buồn trong một thời gian dài và cô đơn, có tâm sự bạn nữ thì hoàn cảnh là sống qua những ngày tăm tối, những ngày đầy nước mắt, những nỗi cô đơn dai dẳng, sự tủi hờn không thể đong đếm. Một số phụ nữ trẻ có điều kiện thường có thói quen sau khi đã ngừng khóc lóc, than thở thì họ thường vào các trang mạng và thể hiện sự tức giận với người yêu cũ vì anh ấy đã không biết trân trọng mình và muốn chứng minh mình có thể độc lập bằng cách đưa lên đó một thông điệp như có cuộc hẹn hò hoặc đưa lên một bức ảnh đang tình tứ khoác vai một anh chàng trai khác...Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá đây là hành động dại dột. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh thêm rằng: Một số phụ nữ khi bị thất tình thì có thói quen là buồn bã, tìm đến chất kích thích để giải sầu rồi sau đó lại gọi điện thoại hoặc nhắn tin cho người cũ nhất là vào thời điểm ngà ngà say. Các chuyên gia đánh giá đây cũng là hành động không nên. Chuyên gia tâm lý Belisa Vranich cũng đồng ý quan điểm này. Về phía nam giới. Nhìn chung thì đàn ông thường dễ yêu và yêu nông nổi hơn phụ nữ, nam giới thường là người chủ động tỏ tình, cũng như ít khi bị động lúc chia tay. Họ thường được cho là thủ phạm hơn là nạn nhân nên cũng mang nhiều tai tiếng. Nhưng khi thất tình, họ cũng có những biểu hiện đau khổ và nhiều người trong số đó thường tìm đến rượu chè để giải sầu. Ở góc độ tâm lý và tình cảm thì đàn ông cũng có nhu cầu tình cảm như phụ nữ, khác với nữ giới khi gặp thất bại trong chuyện tình cảm, phần lớn đàn ông thường tìm cách để vượt qua thay vì chỉ ngồi một mình và đau khổ, dằn vặt trong một thời gian dài. Một số ý kiến cho rằng đàn ông thất tình càng nhiều lại càng có tâm lý vững và tình trạng sức khỏe ổn định hơn và nếu bị thất tình tới lần thứ hai thì họ đã có thể tự điều chỉnh tâm lý và không còn nghĩ tới những vấn đề đó nữa. Tuy vậy, đàn ông vẫn có những người đa sầu, đa cảm, lụy tình cần được chia sẻ. Khi bị thất tình, đàn ông có xu hướng thực hiện một số việc như: rủ bạn đi chơi để tránh suy nghĩ quá nhiều về chuyện cũ nhưng đa phần họ lại không thích tâm sự hoặc kể cho bạn bè nghe về chuyện chia tay của mình. Nhiều người tìm đến rượu để quên đi nỗi buồn về những chuyện đã xảy ra và để có thể thoải mái nói ra hết tâm sự của mình, nhất là những lúc đang say. Một số người thì kiếm người mới càng nhanh càng tốt bằng cách bắt đầu hẹn hò hoặc tán tỉnh một cô gái khác. Họ cũng thích đến những nơi đông người, ồn ào náo nhiệt. Những địa điểm này rất tốt để xả stress và có thể họ sẽ có cơ hội gặp được những cô gái khác. Riêng đối với đàn ông trên 30 tuổi sau khi chia tay với người yêu, họ sẽ chọn vượt qua nỗi buồn bằng cách làm việc chăm chỉ hơn vì cho rằng, làm việc nhiều sẽ giúp họ bớt nghĩ về những kỷ niệm trong quá khứ. Và một số người sử dụng các hình thức giết thời gian như xem tivi, đi du lịch, chơi thể thao, tập thể hình... đặc biệt là tích cực giải trí trên mạng như chơi game, lướt web, tán gẫu, đọc blog hoặc xem phim để quên nỗi sầu. Một số lời khuyên. Để vượt qua tâm trạng thất tình và đạt được trạng thái cân bằng hoặc tích cực hơn trong cuộc sống, có nhiều ý kiến, lời khuyên chung cho những người trong cuộc hoặc những lời khuyên dành cho cả hai giới. Một số lời khuyên của các chuyên gia như: Áp dụng các biện pháp cắt đứt liên hệ giữa hai người để tránh tình trạng nhung nhớ về nhau. Trong trường hợp hai người có mối quan hệ trên mạng xã hội, chẳng hạn như mạng Facebook thì nên lập tức chặn đối tác đó trên Facebook. Chặn tất cả những gì liên quan tới đối tác trong trang web để không còn thấy sự xuất hiện nữa, hành động ít nhiều sẽ giúp người có tâm trạng thất tình cảm thấy tốt hơn. Một số cô gái hay nhắn tin cho người cũ nhất là vào thời điểm ngà ngà say, vì vậy có khuyến cáo rằng trước khi uống rượu giải sầu thì nên tránh liên lạc. Trong trường hợp đối tác nhắn tin cho bạn thì có thể cởi mở và thân thiện nhưng đừng sa đà. Theo chuyên gia tâm lý thì người phụ nữ chỉ cần nhắn lại với nội dung đơn giản: "Em rất vui khi nhận được tin nhắn này nhưng giờ em đang bận, chúng ta sẽ nói chuyện sau nhé!". Chuẩn bị tốt hơn về nhận thức, về tâm lý, theo đó cần có quan điểm rằng: Tình yêu không thể tránh khỏi những giận hờn, đau buồn và đó là quy luật tự nhiên con người buộc phải đối mặt, không nên trốn tránh. Thời gian sẽ là liều thuốc có thể chữa lành mọi vết thương, quan trọng hơn là đừng lãng phí tuổi trẻ bởi phiền muộn và đau đớn. Đồng thời, người thất tình phải có thái độ dũng cảm đối mặt với khó khăn và sẵn sàng đón nhận tình yêu mới, vạch ra các kế hoạch cho tương lai và làm chủ cuộc sống mới của mình, cũng như không đổ lỗi hay chỉ trích hành động của người cũ. Một ý kiến khác cho rằng khi chia tay một người tình thì nên xem như trải nghiệm trong tình yêu, là cơ hội để yêu bản thân hơn và bước đến với người mới. Thất tình không phải một thảm họa và chỉ nên xem nó như một sự cố khách quan. Ngoài ra, có lời khuyên cho rằng nên xem phim hài và tạm thời quên đi nỗi buồn. Nhiều chuyên gia có những lời khuyên đối với cả hai giới, đặc biệt là đối với phái nữ như sau:
1
null
Sân vận động Cícero Pompeu de Toledo (), được biết đến rộng rãi với tên gọi Morumbi (), là một sân vận động bóng đá nằm ở quận cùng tên ở São Paulo, Brasil. Đây là sân nhà của São Paulo Futebol Clube và sân có tên gọi chính thức như vậy nhằm tôn vinh Cícero Pompeu de Toledo, người từng là chủ tịch của São Paulo Futebol Clube trong phần lớn quá trình xây dựng sân vận động và ông đã qua đời trước khi khánh thành. Morumbi là sân vận động thuộc sở hữu của tư nhân lớn nhất ở Brasil. Sân vận động được thiết kế bởi kiến trúc sư João Batista Vilanova Artigas.
1
null
Đảng phái chính trị là một tổ chức chính trị tán thành một ý thức hệ nhất định hoặc được hình thành xung quanh các vấn đề được lựa chọn với mục đích tham gia vào quyền lực, thường là bằng cách tham gia trong các cuộc bầu cử. Campuchia là một nhà nước độc đảng thống trị với Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền. Các đảng đối lập được cho phép, nhưng không có mấy cơ hội thực sự giành được quyền lực.
1
null
Dien Del (15 tháng 5 năm 1932 – 13 tháng 2 năm 2013) là một tướng lĩnh Campuchia, từng chỉ huy những cuộc hành quân tham chiến trong chiến tranh Việt Nam tại Campuchia và cuộc nội chiến Campuchia, ban đầu là một vị tướng trong quân đội Cộng hòa Khmer (1970 – 1975) và sau đó là lãnh đạo lực lượng du kích Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer (KPNLF) chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của Việt Nam (1979 – 1992). Tiểu sử. Binh nghiệp. Dien Del sinh ra trong một gia đình dân tộc thiểu số Khmer Krom vào năm 1932 tại Sóc Trăng, Việt Nam. Từ năm 1946 đến 1952, ông theo học tại trường Lycée Sisowath ở Phnôm Pênh, sau đó gia nhập quân đội thuộc địa Pháp ở Campuchia. Từ năm 1953 đến 1956, ông giữ chức đại đội trưởng Tiểu đoàn 6 đóng tại Kampong Speu. Ông đến Phnôm Pênh vào năm 1957 và là thành viên của Phòng G-1 Sở chỉ huy Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Khmer (FARK). Từ năm 1959 đến 1960, ông vào học Trường Quân chính Pháp tại Montpelier, Pháp. Ông trở lại Campuchia vào năm 1961 và được giao chức Phó trưởng phòng G-1 Sở chỉ huy Quân lực Hoàng gia Khmer. Năm 1962, ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu Quân lực Hoàng gia Khmer và được thăng cấp thiếu tá kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 24 Xung kích vào năm 1964. Cộng hòa Khmer. Năm 1970, ông được thăng cấp trung tá trong Quân lực Quốc gia Khmer (FANK) và giữ chức lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 ở Prey Sar gần Phnôm Pênh. Cũng trong thời gian này, ông đã tham gia vào cuộc di tản của lực lượng Campuchia từ các vị trí dọc theo quốc Lộ 19 tại Việt Nam với sự giúp đỡ của quân đội Mỹ. Năm 1971, ông được nâng lên cấp bậc đại tá trong Bộ Tư lệnh Liên đoàn 2. bao gồm Lữ đoàn số 2 và hai lữ đoàn khác. Đơn vị của ông đã tham gia vào chiến dịch Chenla II đầy thảm khốc, một nỗ lực nhằm khai thông tuyến quốc lộ 6 tại tỉnh Kampong Thom vào năm 1971. Sau này ông đã được gửi đến học tại Bộ Tư lệnh tối cao Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn. Ông trở lại Campuchia vào tháng Giêng năm 1972 và được thăng cấp chuẩn tướng trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn 2. Tháng 5 năm 1974, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng và Tư lệnh Địa phương quân tỉnh Kandal. Trong suốt những tháng đầu năm 1975, ông giám sát việc phòng thủ Phnôm Pênh và đài Radio của Khmer Đỏ tưởng thuật rằng vào ngày 20 tháng 2 ông đã "bị thương nặng" trong khi chiến đấu tại Dei Eth. Vào tháng 4, phụ trách việc phòng thủ cầu Monivong, lối vào chính vào Phnôm Pênh qua sông Bassac. Khi lực lượng Khmer Đỏ tiến vào thành phố vào ngày 17 tháng 4, ông đã bay trên chiếc trực thăng cuối cùng đến căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan. Ông bị giam giữ trong một trại tị nạn cho đến tháng 5 năm 1975, về sau được thả và sang định cư tại Mỹ ở Alexandria, Virginia với vợ và con cái. Lãnh đạo KPNLF. Tháng 5 năm 1977, ông đã bay đến Paris và giúp đỡ tổ chức một nhóm chính trị hợp tác với các lực lượng kháng chiến không cộng sản dưới quyền cựu Thủ tướng Son Sann. Ngày 1 tháng 2 năm 1979, Dien Del bay đến Thái Lan thành lập Lực lượng Vũ Trang Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer (KPNLAF). Nguon Pythoureth quyết định đi từ trại này sang trại khác thuyết phục các nhà lãnh đạo địa phương về sự cần thiết của việc thống nhất. Đến giữa năm 1979, KPNLAF bao gồm khoảng 1600 quân. Ngày 9 tháng 10 năm 1979, nhóm này sẽ trở thành Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khmer (KPNLF) dưới quyền Son Sann và Tướng Dien Del được bổ nhiệm làm trưởng Bộ Tổng tham mưu. Phong trào kháng chiến. Vào tháng 1 năm 1981, Tướng Dien Del thành lập một chương trình đào tạo sĩ quan tại trại tị nạn Ban Sangae. Ngay sau khi Tướng Sak Sutsakhan từ Mỹ về Thái Lan. Từng là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Sihanouk và quyền Tổng thống Cộng hòa Khmer trong những ngày cuối cùng nổi tiếng vì tính quyết đoán và liêm khiết thêm vào tính hợp pháp của KPNLF. Xung đột nội bộ KPNLF. Trong cuộc tấn công mùa khô của Việt Nam diễn ra từ năm 1984 – 1985, KPNLF báo cáo bị mất gần 1/3 lực lượng từ 12.000 đến 15.000 quân trong trận chiến và thông qua đào ngũ. Sự thất bại này được đổ lỗi cho Son Sann vì lấy cớ can thiệp trong các vấn đề quân sự (đặc biệt là miễn cưỡng hợp tác với các lực lượng của Sihanouk), làm trầm trọng xung đột thêm lâu dài trong nội bộ KPNLF. Tháng 12 năm 1985, một số nhà lãnh đạo KPNLF đã công bố thành lập Ủy ban lâm thời cứu tế Trung ương sẽ trở thành cơ quan điều hành mới của KPNLF. Các thành viên chủ chốt của nhóm bao gồm Tướng Sak Sutsakhan, Tướng Dien Del, Abdul Gaffar Peang Meth, Hing Kunthon và cựu Thủ tướng Huy Kanthoul. Son Sann phản đối với sự hình thành của một Ủy ban Bộ Tư lệnh quân sự mới dưới quyền Tướng Prum Vith. Ông cho biết rằng Tướng Sak sẽ vẫn là Tổng tư lệnh của Bộ Chỉ huy Liên quân thành lập vào tháng 1 năm 1986 được tin là nhằm nhân nhượng với các nhóm bất đồng chính kiến. Theo sự thỏa hiệp đã làm việc thông qua một bên thứ ba, Tướng Sak đã giành lại sự kiểm soát lực lượng vũ trang vào tháng 3 năm 1986. Đến tháng 7, Tướng Dien lui về tạm thời trong một thiền viện. Sau khi rũ bỏ áo sư tăng vào cuối năm 1986, Tướng Dien tiếp tục giữ chức Phó Tổng tư lệnh chỉ đạo các cuộc hành quân chiến đấu chống lại Việt Nam cho đến khi họ chính thức rút khỏi Campuchia vào năm 1989. Tướng Dien chủ trì giải ngũ lực lượng vũ trang KPNLF vào tháng 2 năm 1992, sau đó ông trở về Campuchia tham gia hoạt động chính trị mới. Vương quốc Campuchia tái lập. Năm 1994, ông được bổ nhiệm Tổng Thanh tra Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Hoàng gia và đến năm 1998, ông được bầu vào Hội đồng Lập pháp Quốc gia trong vai trò là thành viên của FUNCINPEC. Vào năm 2000, Dien Del trở thành chủ tịch Ủy ban Nội vụ, Quốc phòng, Điều tra và Giám sát của Quốc hội. Ông tiếp tục đóng một vai trò nổi bật như là cố vấn cho Chính phủ Campuchia hiện nay. Nhận xét. Là một sĩ quan và một nhà lãnh đạo, Tướng Dien rất được sự kính trọng từ cấp trên, đồng nghiệp và thuộc cấp và các nhà quan sát khác. Nhà báo Henry Kamm và Jon Swain đã tận mắt chứng kiến ông trong các trận chiến đấu nhiều lần và ngưỡng mộ phong thái kiểm soát bình tĩnh: "Tướng Dien Del, có lẽ là vị tướng giỏi nhất trong quân đội, một người đàn ông với niềm vui vẻ lấp lánh trong ánh mắt... cái nhìn oai vệ trong bộ đồ rằn ri cùng khẩu súng lục ở bên hông và nói rằng ông sẽ chiến đấu đến người cuối cùng. Cựu đại tá Lực lượng đặc biệt Jim Morris đã phát hiện ra ông là một chiến lược gia có hiểu biết khi quan sát các cuộc hành quân của Tướng Dien trong các cuộc tấn công của Việt Nam năm 1985: "Dien Del sử dụng các đơn vị lực lượng chính của mình một cách khôn ngoan để bảo vệ các khu định cư KPNLF."
1
null
Sangkum Reastr Niyum (tiếng Khmer: សង្គម រាស្រ្ត និយម; nghĩa là "Cộng đồng xã hội chủ nghĩa bình dân") thường được gọi đơn giản là Sangkum, là một tổ chức chính trị do Hoàng thân Norodom Sihanouk của Vương quốc Campuchia thành lập vào năm 1955. Dù tự mô tả là một 'phong trào' chứ không phải là một đảng chính trị (các thành viên phải từ bỏ tư cách hội viên của bất kỳ nhóm chính trị nào), Sangkum vẫn giữ quyền kiểm soát chính phủ Campuchia trong suốt chính quyền đầu tiên của Sihanouk thời kỳ 1955-1970. Lịch sử. Thành lập. Sangkum ra đời sau khi Sihanouk thoái vị nhường ngôi lại cho cha là Norodom Suramarit vào năm 1955 với ý định tập trung vào mặt chính trị quốc nội. Phong trào này dựa trên bốn đảng phái nhỏ thuộc phe cánh hữu theo chủ nghĩa quân chủ, bao gồm Đảng Chiến thắng Đông Bắc của Dap Chhuon và Phục hưng Khmer của Lon Nol. Sihanouk mở rộng cơ sở chính trị này vào Sangkum nhằm tranh cử trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1955, cuộc bầu cử đầu tiên sau khi giành độc lập bất chấp hình ảnh phi chính trị của nó, trên thực tế Sangkum hoạt động theo kiểu một đảng ủng hộ Sihanouk. Nó đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sau đó bị cáo buộc gian lận bầu cử quy mô lớn, đe dọa trực tiếp đối với cả hai đảng đối lập là Đảng Dân chủ và Đảng Krom Pracheachon hơi hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách và đặc điểm. Mặc dù theo định hướng "xã hội chủ nghĩa", Sangkum còn kết hợp các yếu tố của chủ nghĩa xã hội, bảo thủ, chủ nghĩa dân tộc, Phật giáo nguyên thủy và hình thức chủ nghĩa dân túy của chủ nghĩa phát xít. Nó tuyên bố rằng các nhà quản lý sẽ là những người ủng hộ xã hội chủ nghĩa vì "hạnh phúc" của dân chúng và những người ủng hộ chế độ quân chủ vì "uy tín và sự gắn kết dân tộc". Trong quyền lực, Sangkum hoạt động theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội Phật giáo, một cấu trúc khá mơ hồ trong khi tuyên bố là để tìm kiếm mục tiêu tiến bộ và chấm dứt những bất công xã hội, dựa trên các truyền thống tôn giáo và xã hội bảo thủ ở Campuchia. Thay vì đi theo hướng sở hữu tư nhân, chủ nghĩa xã hội Phật giáo khuyến khích những người giàu có chia ngọt sẻ bùi cho người nghèo để xứng đáng với đức hạnh. Những nhân vật của công chúng cũng được chỉ dẫn là phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước dân chúng, minh bạch trong các giao dịch của họ, và được khuyến khích thay đổi thường xuyên để thực hiện công việc bình thường liên quan đến nông nghiệp (Sihanouk thường tự chụp ảnh thực hiện lao động như vậy trong chuyến thăm của ông đối với các dự án phát triển). Trong thực tế, việc quản lý kinh tế phát triển theo kiểu "xã hội chủ nghĩa mật thiết" tương tự chủ nghĩa tư bản bè phái: doanh nghiệp nhà nước được thành lập và sau đó được quản lý bởi các thành viên của giới chức cấp cao Sangkum, thường vì lợi ích cá nhân của họ. Những tổ chức nhà nước được thành lập dưới thời Sangkum bao gồm OROC, Văn phòng hợp tác Hoàng gia chuyên quản lý về mặt thương mại và xuất nhập khẩu. Vào năm 1957, Sihanouk cho thành lập một đoàn thanh niên Sangkum, thường gọi là JSRK ("Jeunesse Socialiste Royale Khmere"). Đối nội thời kỳ Sangkum. Phương pháp của Sihanouk là luân phiên chỉ trích đối thủ trong các diễn đàn công cộng khác nhau và sau đó giao cho họ những chức vụ trong Sangkum theo nhu cầu mà họ đóng góp tích cực cho xã hội Campuchia, có tác dụng tay đôi trong việc đàn áp bất đồng chính kiến và hợp nhất nhiều phe đối lập vào chế độ của ông. Sihanouk đã cố gắng xây dựng một hình ảnh Campuchia như một "Camelot ở Đông Nam Á", một ốc đảo của hòa bình và trật tự xã hội trong bối cảnh cuộc xung đột ảnh hưởng đến phần còn lại của khu vực. Trên bình diện quốc tế, một chính sách trung lập chính thức đã được Quốc hội thông qua dưới sự chủ trì của Sihanouk nhằm đảm bảo an ninh trật tự và ổn định ở Campuchia. Trong suốt thời kỳ cai trị của Sihanouk, Sangkum đã kiểm soát các đảng phái nhằm thu hút nhiều thành phần hữu khuynh và ôn hòa của nền chính trị Campuchia, cũng như những thành phần thân Sihanouk của những người cộng sản cánh tả và ôn hòa; chỉ có các thành phần bí mật theo đường lối cứng rắn hơn của Đảng Cộng sản Campuchia là tránh cộng tác với chế độ của Sihanouk. Một số nhân vật cộng sản nổi tiếng, chẳng hạn như Hu Nim và Khieu Samphan, chấp nhận các chức vụ của Sangkum trong một nỗ lực làm việc với hệ thống. Vào đầu thập niên 1960, Samphan - sau này trở thành nguyên thủ quốc gia dưới chế độ Khmer Đỏ - gọi theo Sihanouk là để thực hiện một loạt các cuộc cải cách kinh tế trên cơ sở kế hoạch hóa tập trung được nêu trong luận án tiến sĩ của Samphan. Trong khi Đảng Dân chủ, đại diện của những nhà chính trị phe cộng hòa phái cấp tiến và ôn hòa trong chính trường Campuchia, đã thực sự hợp nhất vào Sangkum vào năm 1957, nhiều người cộng hòa phái ôn hòa chỉ đơn giản là né tránh chính trị hoàn toàn cho đến khi giai đoạn ngay sau cuộc đảo chính năm 1970. Thành phần đáng chú ý duy nhất vẫn còn bên ngoài Sangkum, khác hơn so với những người cộng sản theo đường lối cứng rắn, đó chính là những người chủ nghĩa dân tộc cánh hữu chống lại chế độ quân chủ dưới trướng Sơn Ngọc Thành, người sáng lập ra tổ chức Khmer Serei luôn duy trì cuộc kháng chiến vũ trang với sự tài trợ từ Thái Lan. Sihanouk đã gán cho đối thủ cánh hữu của ông cái tên gọi là "Khmer Bleu" để phân biệt với các đối thủ cánh tả của ông. Tuy nhiên, có vẻ như rằng trong thời gian cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960 có rất ít vụ đàn áp bạo lực phe đối lập của Sangkum (mặc dù đảng cánh tả Pracheachon vừa bị cáo buộc là ủng hộ Việt Nam thường xuyên bị đe dọa chính trị) và toàn bộ đất nước đã trải qua một thời kỳ tương đối ổn định. Trừ một ngoại lệ nữa là Khmer Serei với cách giải quyết gay gắt: Preap In, một nhà hoạt động của Khmer Serei đã cố gắng đàm phán với Sihanouk vào năm 1963, sau đó bị bắt giam và tiếp theo là vụ tử hình ông đã được trình chiếu trong các rạp chiếu phim trên cả nước. Cách xử lý mầm mống gây bất ổn tương tự với một nhân vật bị cáo buộc là lãnh đạo nhóm Khmer Serei là Chau Bory (trước đây có liên quan đến vụ âm mưu Bangkok), Chau Mathura và Sau Ngoy vào năm 1967. Kết thúc thời kỳ Sangkum. Sihanouk từng là nguyên thủ quốc gia trong đời vào năm 1963. Tuy nhiên, từ giữa những năm 1960, sự rạn nứt đã bắt đầu xuất hiện trong chế độ. Cuộc bầu cử Quốc hội năm 1966 với chiến thắng áp đảo cho các ứng cử viên cánh hữu, Sihanouk phản ứng bằng cách tạo ra một đảng cánh tả "Đối lập-Chính phủ" bao gồm Hu Nim và Khieu Samphan, hoạt động nhằm mục đích kiểm tra và ngăn chặn sự phân tách chế độ hoàn toàn. Các vụ đàn áp bạo lực phe cánh tả ngày càng tăng do tướng Lon Nol và quân đội chỉ đạo trên danh nghĩa của Sihanouk, đã làm những người cộng sản còn lại phải xa lánh, đặc biệt là phe ủng hộ Sihanouk có phần ôn hòa hơn còn nợ một lòng trung thành mạnh mẽ đến phía Việt Nam và Việt Minh. Những lời chỉ trích công khai của Sihanouk về những người Khmer Việt Minh đã có các tác dụng gây thiệt hại quyền lực ngày càng tăng của các thành viên theo đường lối cứng rắn chống Việt Nam, thêm các thành viên chống chế độ quân chủ của Đảng Cộng sản Campuchia dưới sự lãnh đạo của Pol Pot. Sự leo thang của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai cũng đã có một tác động gây mất ổn định tình hình chính trị và nền kinh tế Campuchia. Sangkum tự thấy bản thân mình bị nhốt trong một cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt với những gì nó đại diện cho những thành phần ngoại bang của Việt Minh và Pathet Lào tại Campuchia; nói trên đài phát thanh Phnôm Pênh sau khi một nhóm cộng sản Việt Nam đã bị bắt, Sihanouk nói rằng: "Tôi đã nướng chúng trong lò [...] chúng tôi đã cho chúng ăn những con kên kên". Các hành động tàn bạo do tổ chức Sangkum gây ra nhằm chống lại không chỉ phe cánh tả từ bên ngoài biên giới Campuchia, mà còn chống lại người Khmer tả khuynh, đặc biệt là sau khi xảy ra một cuộc nổi dậy do Đảng Cộng sản Campuchia hậu thuẫn ở vùng nông thôn tỉnh Battambang vào đầu năm 1967, báo trước về cách tiến hành đối xử tàn bạo tương tự trong cuộc nội chiến Campuchia về sau. Báo cáo nói rằng những người cộng sản bị bắt được thường giết chết ngay tức khắc trong một số trường hợp còn bị mổ bụng hoặc ném từ trên vách đá xuống. Ba đại diện công khai còn lại của những người cộng sản là Khieu Samphan, Hou Yuon và Hu Nim đã chạy trốn lên các bưng biền tận rừng sâu vào năm 1967 – 1968, mặc dù vào thời điểm đó có tin đồn rằng họ đã bị cảnh sát của Sangkum giết chết (sau khi họ tái xuất hiện vào năm 1970, họ được giới thiệu trên báo chí như là "Ba Bóng Ma"). Phế truất Sihanouk. Trong bối cảnh bất ổn chính trị ngày càng tăng, Sihanouk cùng nội các của ông cuối cùng đã bị tướng Lon Nol và phe cánh hữu dưới quyền In Tam và Hoàng thân Sisowath Sirik Matak tiến hành đảo chính lật đổ vào năm 1970. Sau cuộc đảo chính, nhóm du kích Khmer Rumdo ("Khmer Giải phóng") do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giúp trang bị và huấn luyện, tiếp tục cuộc kháng chiến vũ trang trên thay mặt cho Sihanouk chống lại các cựu đồng nghiệp của ông. Chiến thuật của Sihanouk chính là nguyên nhân phổ biến gây ra các cuộc nổi dậy của lực lượng cộng sản Khmer để thu hút một số lượng lớn các tân binh về phía họ. Sangkum chính thức giải thể vào ngày 18 tháng 2 năm 1971. Những thành phần trong phong trào Sangkum của Sihanouk về sau sẽ tạo thành đảng bảo hoàng FUNCINPEC và tổ chức quân sự riêng biệt là Quân đội Quốc gia Sihanouk (ANS) chỉ kiểm soát phần lớn các vùng nông thôn Campuchia trong thập niên 1980. Đánh giá. Ý kiến đánh giá về phong trào Sangkum vẫn còn bị chia rẽ trong giới học giả, nhà nghiên cứu cũng như chính bản thân vai trò của Sihanouk. Nhiều nhà bình luận, đặc biệt là những người cánh tả hoặc những cá nhân đối lập với Sihanouk, đã mô tả Sangkum về cơ bản là một phong trào bảo thủ luôn tìm cách duy trì quyền lực và ảnh hưởng tại Campuchia trong tình trạng hiện thông qua chủ nghĩa độc đoán. Tuy nhiên, số khác lưu ý rằng nó làm gia tăng sự tham gia ngày càng lớn của tầng lớp bình dân Campuchia trong nền dân chủ, và mô tả nó như một phong trào thực dụng mà thực sự đã tìm cách để mang lại sự phát triển cộng đồng đến Campuchia thông qua "sự chỉ đạo về mặt chuyên môn và lời thuyết phục hòa nhã". Thế hệ người Campuchia xưa kia đều có tấm lòng hoài cổ ở một mức độ nhất định đối với thời đại Sangkum, đặc biệt là sự ổn định chính trị tương đối trong thập niên 1955 - 1965 so với các giai đoạn sau này. Sau sự hòa giải chính trị năm 1991 và Sihanouk được trở lại ngôi vua dẫn đến việc tái lập Vương quốc Campuchia vào năm 1993. Một số đảng phái chính trị Campuchia đã sử dụng từ "Sangkum" trong tên của họ để liên kết mình với giai đoạn này.
1
null
Thẩm Hoàng Tín (1909–1991) là một dược sĩ và chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Thị trưởng Hà Nội từ tháng 2 năm 1950 đến tháng 8 năm 1952 dưới chính thể Quốc gia Việt Nam. Gia thế. Ông nguyên danh là Thẩm Tấn Trịnh, sinh năm 1909 tại Hà Nội. Nguyên tổ quán ông ở Phúc Kiến, Trung Quốc, tổ phụ 6-7 đời đã đến lập nghiệp tại Hưng Yên rồi chuyển về Hà Nội. Thân phụ ông là cụ Thẩm Phác (1887-1956), thư ký Sở Lục lộ trong chính quyền thuộc địa Đông Dương. Ông có người em họ là nhạc sĩ Thẩm Oánh. Ông được cựu tuần phủ Hoàng Huân Trung, nhận làm con nuôi, vì vậy mới lấy tên là Thẩm Hoàng Tín. Xuất thân trong gia đình giàu có, công chức chính quyền thuộc địa, ông sớm hấp thu nền học vấn cơ bản Tây học. Năm 1932, ông bỏ nhà sang Pháp du học. Ban đầu, ông định học ngành Y, tuy nhiên sau đó đổi ý định sang học ngành Dược. Năm 1937, sau khi lấy được bằng Dược sĩ, ông trở về Việt Nam, mở nhà thuốc hành nghề ở phố Cửa Nam, Hà Nội. Ngoài ra, ông còn có phòng thí nghiệm, bào chế lớn và một cửa hàng thuốc tây nữa ở đường Đồng Khánh. Ngoài ra, ông còn tham gia hoạt động xã hội, đặc biệt là Hội Truyền bá Quốc ngữ (cùng với Phan Khôi, Đặng Thai Mai) và giữ chức Thủ quỹ của Hội. Thị trưởng Hà Nội. Là người có thiên hướng ủng hộ phong trào Việt Minh đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam, trong những năm đầu Kháng chiến chống Pháp, ông thường xuyên bí mật gửi thuốc men ra vùng chiến khu. Tháng 2 năm 1950, ông được Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Nguyễn Phan Long bổ nhiệm giữ chức Thị trưởng Hà Nội thay ông Phan Xuân Đài. Trong thời gian tại chức Thị trưởng Hà Nội (1950 -1952) ông có đóng góp: Tháng 8 năm 1952, ông thôi nhiệm. Người kế nhiệm là ông Đỗ Quang Giai (nguyên Chánh án Tòa án hỗn hợp Hà nội, Thứ trưởng Bộ Nội vụ). Cuộc sống sau năm 1954. Hiệp định Genève ký kết, ghi nhận thắng lợi công cuộc giành độc lập của Việt Nam. Là một nhân sĩ trí thức từng ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông được mời ra vùng tự do để tránh bị khủng bố, đồng thời học tập về chính sách của cụ Hồ khi về tiếp quản Hà Nội. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc, ông được bầu làm Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Hà Nội. Sau khi hiến nhà thuốc ở Cửa Nam, ông về làm việc tại Bệnh viện B (còn gọi là Bệnh viện Bích Câu, nguyên trước là Bệnh viện Đặng Vũ Lạc thời Pháp thuộc, từ năm 1969 gọi là Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba), làm Phó phòng Dược. Khoảng thập niên 1960, ông được Bác sĩ Tôn Thất Tùng mời về làm Trưởng phòng Xét nghiệm tại Bệnh viện Việt-Đức tại Hà Nội. Là một Dược sĩ Tây y, nhưng ông quan tâm và yêu thích y thuật cổ truyền, nên ông đã thành lập phòng nghiên cứu Đông y tại bệnh viện Việt Đức. Sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và hành nghề dược. Ông được cho là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp chữa bệnh "Vi lượng đồng căn" (), sử dụng liều thuốc cực ít để điều trị nhóm bệnh có cùng gốc rễ với nguyên nhân gây ra bệnh, dùng cho các bệnh mạn tính như hen suyễn, dị ứng, bệnh ngoài da như vẩy nến..; các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch... Với liệu pháp này, ông chữa cho nhiều bệnh nhân bị hen suyễn, vẩy nến... không lấy tiền. Năm 1979, ông bị bệnh đau tim, được chính phủ Việt Nam cấp phép sang Pháp chữa bệnh. Ông cùng người vợ cuối cùng là bà Nguyễn Thị Nhung định cư tại Pháp và ở cùng các con. Năm 1991, ông qua đời tại Paris, thọ 81 tuổi. Sau hỏa thiêu, hài cốt của ông được để ở Trúc Lâm Thiền Viện ở Paris. Nhận định. Lúc sinh thời, là một nhân sĩ trí thức có tiếng, ông được biết đến với phong cách ăn mặc rất chải chuốt, lúc nào cũng đúng mốt – áo quần toàn may bằng hàng đắt tiền, để râu mép kiểu Clark Gable, thích giao du với giới trí thức, chính trị. Tuy vậy, ông có tiếng làm việc siêng năng, ăn nói từ tốn, đàng hoàng, khiêm nhường. Tuy làm Thị trưởng Hà Nội trong thời gian 2 năm ngắn ngủi, nhưng ông có tiếng liêm khiết, làm Thị trưởng nhưng dùng lương để hỗ trợ người nghèo. Gia đình. Vợ đầu ông là bà Vũ Nguyệt Đoan (1910-1944), lập gia đình với ông khoảng năm 1929. Bà qua đời năm 1944, thời kỳ Nhật đang chiếm miền Bắc, khi đang ngồi ôtô nhà đi lễ ở Thái Bình bị máy bay Mỹ ném bom trúng. Bà sinh cho ông 6 người con: Vợ thứ ông là bà Phạm Thị Thành (1921-1969), Dược sĩ, con gái Tuần phủ Hưng Yên Phạm Văn Lệ (còn gọi là cụ Phủ Lệ). Bà nguyên là vợ của Kỹ sư Canh nông Đào Đức Thông. Ông Thông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, hy sinh trong Kháng chiến chống Pháp. Sau khi chồng hy sinh, bà đưa con trai là Đào Đức Hoàng về Hà Nội học tiếp ngành Dược, sau đó tái giá với ông Thẩm Hoàng Tín. Là dược sĩ, bà trực tiếp trông nom các tiệm thuốc để ông Tín có thì giờ lo việc chính trị. Sau năm 1954, gia đình hiến hiệu thuốc Cửa Nam, bà làm việc tại bệnh viện B. Bà mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1969. Bà sinh cho ông người con trai duy nhất Thẩm Hoàng Long, sinh 1951. Ông Long là cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam, từng tham chiến trong chiến trường Quảng Trị năm 1972, về sau là nhà báo, nhiếp ảnh gia, hiện đang sinh sống tại Paris, Pháp. Người vợ thứ ba của ông là bà Nguyễn Thị Nhung (1921-2000). Bà Nhung là em ruột của bà Nguyễn Thị Bính, vợ học giả Hoàng Xuân Hãn. Ông bà không có với nhau người con chung nào.
1
null
Đoàn Alcatraz là một nhóm có tổng cộng 11 người lính tù nhân chiến tranh Mỹ (POW) bị cầm tù riêng biệt trong chiến tranh Việt Nam bởi vì những hành động chống cự mãnh liệt của họ đối với người cai quản ngục. Những người tù nhân này bao gồm: George Thomas Coker, Jeremiah Denton, Harry Jenkins, Sam Johnson, George McKnight, James Mulligan, Howard Rutledge, Robert Shumaker, James Stockdale, Ronald Storz, and Nels Tanner.
1
null
Pietà (, ) là một phim Hàn Quốc phát hành năm 2012. Trong tiếng Ý "pietà" là chủ đề trong nghệ thuật Công giáo miêu tả Maria ôm thân xác Jesus. Đây là cuốn phim thứ 18 đạo diễn bởi Kim Ki-duk; Phim miêu tả mối quan hệ đầy bí ẩn giữa một người đàn ông làm nghề đi đòi nợ và một người đàn bà trung niên tự nhận là mẹ anh ta. Phim đoạt Giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia lần thứ 69 Chuyện phim. Câu chuyện về người đàn ông cho vay nặng lãi khiến người xem thấy rùng mình. Hắn sẵn sàng nghiền nát bàn tay của những người không trả được tiền để lấy số tiền bảo hiểm trừ nợ. Đến khi hắn gặp người phụ nữ tự nhận là mẹ hắn, cuộc đời của kẻ "sát nhân" thay đổi từ đây. Nhưng bộ phim của "phù thủy điện ảnh" Kim Ki Duk không đơn giản dừng ở đó. Sự thật về người mẹ làm thay đổi trái tim của gã cho vay nợ chính là cú tát vào bản mặt không đáng làm con người của hắn. Người mẹ ấy cũng từng có con trai là nạn nhân của hắn. Và chính bà đã quyết tâm trả thù bằng cách không ai ngờ tới. Bà tự nhận là người mẹ đã bỏ rơi hắn lúc nhỏ. Mặc cho hắn ruồng rẫy không chấp nhận, bà vẫn quyết tâm ngày ngày dọn dẹp, nấu ăn, đan áo cho hắn. Bà sưởi ấm trái tim lạnh giá của kẻ luôn khao khát tình mẹ. Cuối cùng, bà tìm đến cái chết khiến hắn trở nên điên loạn vì không biết chuyện gì đã xảy ra. Cái kết cuộc đời gã đòi nợ thuê là một chuỗi bi kịch. Hắn tìm thấy mộ của "người mẹ" được chôn ngay cạnh một nấm mồ khác. Hắn bàng hoàng nhận ra sự thật bà đã chết theo con trai ruột – người mà hắn từng siết nợ. Nỗi đau đớn của một kẻ "sát nhân" khiến hắn tự buộc mình vào phía sau xe tải, cho xe lết đi khắp các con đường trong thành phố. Phát hành. "Pietà" công chiếu tại Liên hoan phim Venezia vào ngày 4 tháng 9 năm 2012. và vào ngày 6 tháng 9 tại Hàn Quốc
1
null
Alfred W. Adler (7 tháng 2 năm 1870 – 28 tháng 5 năm 1937) là một bác sĩ, chuyên gia tâm thần học, người sáng lập trường phái tâm lý học cá nhân. Sự nhấn mạnh của ông về tầm quan trọng của những cảm giác bị thấp kém - phức cảm tự ti - được công nhận là đã cô lập được một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách. Ông cộng tác với Sigmund Freud trong một thời gian nhưng về sau tách khỏi trường phái phân tâm học. Đời sống cá nhân. Alfred Adler sinh ra tại một ngôi làng vùng ngoại ô phía tây của Vienna vào ngày 7 tháng 2 năm 1870, là con trai thứ hai trong số bảy người con của một nhà buôn ngũ cốc gốc Do Thái. Em trai của Alfred chết trên giường ngay cạnh ông khi ông 3 tuổi. Từ khi còn bé, Alfređ đã mắc bệnh còi xương, vì thế ông đã không thể đi lại được cho đến năm ông lên 4 tuổi. Khi lên 5 tuổi, ông suýt chết vì bệnh viêm phổi. Và cũng ngay từ lứa tuổi này ông đã có quyết định trở thành một bác sĩ. Alfred chỉ là một học sinh trung bình và thích được rong ruổi chạy chơi ngoài cánh đồng hơn là phải bị ngồi trong lớp học. Cậu bé rất hoạt bát thường thích đi chơi, rất hào hiệp rộng rãi và được mọi người ưa thích. Cậu luôn hiếu động và được coi có nhiều điểm khá hơn người anh tên Sigmund của mình. Ông tốt nghiệp học vị bác sĩ y khoa từ trường Đại học  năm 1895. Trong thời gian theo đại học, ông liên hệ với một nhóm sinh viên xã hội, trong số đó ông đã tìm thấy người bạn đời của mình, Raissa Timofeyewna Epstin. Cô gái rất thông minh và cũng là một người hoạt động xã hội rất nhiệt tình. Cô từ Nga đến  du học. Họ đám cưới năm 1897 và có bốn người con, hai trong số này về sau trở thành bác sĩ tâm thần. Sự nghiệp. Ông bắt đầu sự nghiệp ngành y của mình với cương vị là một bác sĩ nhãn khoa, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển sang bác sĩ đa khoa. Ông thiết lập văn phòng của mình tại một khu lao động nghèo của Vienna, đối diện với Prater, một khu vui chơi kết hợp công viên và diễn xiếc. Bệnh nhân của ông bao gồm cả những nhân viên của một gánh xiếc với sức khỏe và các triệu chứng bệnh lý rất khác thường. Khi xem họ biểu diễn, ông đã phát hiện ra những khiếm khuyết của các bộ phận cơ thể và giúp họ cách khắc phục những khó khăn ở nghề nghiệp này. Sau đó ông chuyển qua hành nghề bác sĩ tâm thần. Vào năm 1907 ông được mời tham gia vào nhóm của Freud. Sau khi đã viết một số bài tham luận về sự khiếm khuyết của bộ phận cơ thể. Ông trình bày nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Freud, trong đó ông đề cập đến bản năng phấn đấu nhưng Freud không hoàn toàn đồng ý. Sau đó ông viết về cảm xúc của trẻ em về tình trạng yếm thế, ông gợi ý rằng những gì Freud viết về mảng tính dục nên được coi là mang tính ẩn dụ nhiều hơn là hiểu theo nghĩa đen. Mặc dù Freud đã mời Adler làm chủ tịch của tổ chức phân tích tâm lý Vienna (1910) và là biên tập viên chung cho nội san của nhóm này, Adler vẫn không ngừng việc chất vấn và chỉ trích Freud. Một cuộc thảo luận giữa những người ủng hộ Adler và người theo Freud được ấn định. Nhưng kết quả xảy ra khi Adler và 9 thành viên khác của cơ quan này tách ra để thành lập một nhóm riêng cho những người muốn thực hành chuyên môn phân tích tâm lý tự do vào năm 1911. Tổ chức này về sau trở thành trung tâm cho những ai muốn thực hành Tâm lý cá nhân. Trong Chiến tranh Thế giới lần I, Adler phục vụ như một thầy thuốc trong quân đội Áo. Sau đó ông phục vụ tại một bệnh viện nhi đồng. Ông đã chứng kiến những di hại tàn phá của chiến tranh. Từ đó hứng thú của ông bắt đầu chuyển dần sang mảng xã hội. Ông tin rằng nếu nhân loại muốn phát triển, con người cần phải thay đổi đường lối cũ hiện thời. Sau chiến tranh, ông tham gia vài công trình khác nhau, trong đó bao gồm cả việc sáp nhập bệnh viện vào trường học và huấn luyện giáo viên. Năm 1926, ông đến Hoa Kỳ để thỉnh giảng và sau cùng đã nhận lời thỉnh giảng tại Đại học Y khoa Long Island. Năm 1934, gia đình ông rời Vienna vĩnh viễn. Vào ngày 28 tháng 5 năm 1937, trong chuỗi những bài giảng tại Đại học Aberdeen, ông từ trần sau một cơn đau tim. Ảnh hưởng trong tâm lý học. Alfred Adler là người tiên phong trong lý luận về tâm lý học cá nhân. Các tư tưởng cách mạng của ông trong lĩnh vực này bao gồm:
1
null
Lucien Bonaparte, Hoàng tử Pháp, Đệ nhất Thân vương xứ Canino và Musignano (21 tháng Năm 1775 – 29 tháng 7 năm 1840), tên khai sinh Luciano Buonaparte, là một trong ba đứa con trai (không kể hai đứa trẻ chết yểu) của Carlo Buonaparte và Letizia Ramolino. Lucien là em trai của Napoléon Bonaparte. Lucien có những quan điểm cách mạng thật sự, dẫn đến một mối quan hệ thường xuyên gay gắt với người anh trai, người trở thành lãnh tụ độc tài của chính quyền Pháp từ 1799, khi Lucien 24 tuổi.. Khi Napoleon làm đảo chính 18 tháng Sương mù, Lucien tham gia nghị trường và về sau trở thành nghị sĩ trong Thượng viện (Sénate) dưới thời Đệ nhất Đế chế Pháp, nhưng không ngừng chống lại chính sách của Napoleon, bao gồm cả đám cưới sắp đặt dành cho ông. Năm 1804 ông từ bỏ mọi danh hiệu hoàng gia và sang Rome sinh sống. Khi quân đội Pháp thôn tính Rome vào 1809, ông bị giam giữ và tìm cách dong thuyền chạy trốn sang Hoa Kỳ nhưng bị quân Anh bắt được, và chịu sự quản chế tại một gia trang ở Worcestershire, còn Napoleon thì lầm tưởng ông theo người Anh và xóa tên Lucien khỏi gia phả dòng tộc. Khi Napoleon thoái vị năm 1814, ông trở về Pháp, sau đó qua Rome và được Giáo hoàng Piô VII phong tước Thân vương xứ Canino. Trong Triều đại Một trăm ngày khi Napoleon trở về từ Elba, ông tán thành Đế chế và được Napoleon phong làm Hoàng tử Pháp. Tước hiệu này sau bị nhà Bourbon bãi bỏ và ông bị loại tên khỏi Viện Hàn lâm Khoa học Pháp mà ông tham gia từ 1803. Ông sống những năm cuối đời tại Ý, và năm 1824 được Giáo hoàng Lêô XII phong làm Thân vương xứ Musigano. Ông mất năm 1840 cũng do bệnh ung thư dạ dày như nhiều thành viên khác của dòng họ Napoleon. Những năm đầu đời. Lucien sinh ra ở Ajaccio, Corsica, Vương quốc Pháp vào ngày 21 tháng 5 năm 1775. Ông được đào tạo ở lục địa Pháp, ban đầu học tại các trường quân sự Autun và Brienne. Sau khi cha qua đời, ông theo học tại chủng viện Aix-en-Provence, rồi bỏ học năm 1789. Lucien là em trai của Joseph Bonaparte và Napoleon Bonaparte; là anh trai của Élisa Bonaparte, Louis Napoléon Bonaparte, Pauline Bonaparte, Caroline Bonaparte và Jérôme Bonaparte. Hoạt động cách mạng. Lucien trở thành người ủng hộ trung thành cho Cách mạng Pháp khi nó bùng nổ vào năm 1789, lúc đó ông mới 14 tuổi. Ông trở lại Corsica khi bắt đầu Cách mạng, và trở thành một nhà hùng biện thẳng thắn tại chi hội Corsica của Câu lạc bộ Jacobin ở Ajaccio, nơi ông lấy bí danh "Brutus Bonaparte". Năm 1791, ông trở thành thư ký cho nhà yêu nước Corsican Pasquale Paoli, nhưng đã chia tay với ông vào tháng 5 năm 1793 (cùng với anh trai ông là Napoléon). Sau khi trở về lục địa Pháp, Lucien giữ một số chức vụ hành chính nhỏ từ năm 1793 đến năm 1795, khi ông bị bỏ tù một thời gian ngắn vì hoạt động Jacobin của mình, trong Phản ứng Thermidorian. Ông được thả nhờ sự can thiệp của anh trai Napoléon Bonaparte, người sau đó đã giao cho ông một nhiệm vụ hành chính trong Quân đội phương Bắc (Pháp). Sự nghiệp chính trị. Năm 1798, Lucien được bầu làm thành viên Hội đồng Năm Trăm cho bộ phận Liamone của Corsica (mặc dù ông chưa đủ tuổi để tranh cử).[1] Trong cơ quan lập pháp, ông chủ yếu bỏ phiếu với Neo-Jacobins và tham gia Đảo chính 30 Prairial VII. Tuy nhiên, ảnh hưởng của Emmanuel Joseph Sieyès và tin tức về các sự kiện ở Ai Cập đã dẫn đến sự thay đổi trong lập trường chính trị của ông, và Lucien trở thành một trong những kẻ âm mưu chính trong Đảo chính ngày 18 tháng Sương Mù, trong đó Napoléon Bonaparte lật đổ chính phủ Đốc chính Pháp để thay thế nó bởi chế độ Tổng tài Pháp. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1799, Lucien được bầu làm chủ tịch Hội đồng Năm Trăm. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1799 (18 Brumaire Năm VIII theo Lịch Cộng hòa Pháp), ông đã phân phát các tờ rơi ở Paris trình bày chi tiết về một âm mưu Jacobin giả, mà ông dùng để biện minh cho việc chuyển Hội đồng đến vùng an ninh ngoại ô Saint-Cloud. Ngày hôm sau, trong khi chủ trì một phiên họp hội đồng sôi nổi, Lucien đã cố gắng câu giờ cho đến khi Napoléon đột ngột bước vào căn phòng được bao quanh bởi những người lính Grenadier. Trong cuộc đảo chính, Lucien thề sẽ đâm vào ngực anh trai mình nếu anh ta phản bội các nguyên tắc "Liberté, égalité, fraternité". Ngày hôm sau, Lucien sắp xếp cuộc bầu cử chính thức của Napoléon làm Đệ nhất tổng tài. Dưới thời Tổng tài Pháp, Lucien được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào tháng 12 năm 1799. Với tư cách này, Lucien giám sát việc bổ nhiệm các quận trưởng đầu tiên và làm sai lệch kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp vào tháng 2 năm 1800. Ông xung đột về quyền giám sát các vấn đề của cảnh sát Paris với Joseph Fouché, Bộ trưởng Bộ Cảnh sát, người đã cho Napoléon xem một cuốn sách nhỏ có tựa đề "Parallèle entre César, Cromwell, Monck et Bonaparte" mang tính lật đổ có thể do Lucien viết và gây ra sự vi phạm giữa hai anh em. Có một số bằng chứng cho thấy chính Napoléon đã viết cuốn sách nhỏ này và đổ lỗi cho em trai mình khi nó được đón nhận một cách kém cỏi. Ông từ chức bộ trưởng vào tháng 11 năm 1800. Sau khi từ chức, Lucien được cử làm đại sứ tại triều đình của Vua Carlos IV của Tây Ban Nha, nơi tài năng ngoại giao của ông đã thuyết phục được hoàng gia Bourbon và có lẽ quan trọng không kém là bộ trưởng Manuel Godoy. Vào tháng 3 năm 1801, Lucien và Godoy ký Hiệp ước Aranjuez, thành lập Vương quốc Etruria, một nhà nước vệ tinh của Pháp. Xung đột với Napoléon. Mặc dù là thành viên của "Tribunat" vào năm 1802 và được phong làm thượng nghị sĩ của Đệ nhất Đế chế Pháp, Lucien đã phản đối nhiều ý tưởng của chính Hoàng đế Napoléon. Năm 1804, với việc Lucien không thích ý định của anh trai tuyên bố mình là Hoàng đế của Pháp và tự thu xếp hôn nhân chính trị cho Lucien cho một công chúa Tây Ban Nha thuộc Vương tộc Bourbon, Vương nữ María Luisa Josefina của Etruria, Lucien đã từ chối mọi danh dự của hoàng gia và tự mình sống lưu vong, ban đầu ông đến Rome, Lãnh địa Giáo hoàng, nơi ông mua Villa Rufinella ở Frascati. Sự bất đồng của Lucien với Hoàng đế Napoléon, đến mức ông ấy đã hỏi anh trai mình rằng: "Anh không sợ rằng nước Pháp sẽ nổi dậy chống lại sự lạm dụng quyền lực đáng xấu hổ mà anh đang thực hiện sao?" Sau khi người vợ đầu của mình chết vì khó sinh vào năm 1800, Lucien đã tái hôn với một goá phụ tên là Alexandrine de Bleschamp, sự kết hợp này đã kích động cơn thịnh nội của Napoleon và hoàng đế tương lai đã buộc ông phải đến Ý. Năm 1804, vì từ chối ly thân với vợ nên Lucien bị Hoàng đế Napoleon không cho góp mặt tại lễ đăng quang hoàng gia, gia đình ông bị Napoleon tuyên bố là không thuộc triều đại của Đệ Nhất Đế chế Pháp. Lucien đã tức giận và chỉ trích cuộc hôn nhân của chính anh trai mình, vì bản thân hoàng đế Napoleon cũng lấy một goá phụ làm hoàng hậu - Joséphine de Beauharnais. Những năm cuối đời. Năm 1809, Hoàng đế Napoléon I gia tăng áp lực buộc Lucien phải ly dị vợ và trở về Pháp, thậm chí còn yêu cầu mẹ của họ viết một lá thư khuyến khích anh từ bỏ vợ và quay trở lại. Với việc toàn bộ Lãnh địa Giáo hoàng bị sáp nhập vào Đệ Nhất Đế chế Pháp và Giáo hoàng bị cầm tù, Lucien gần như là một tù nhân trong các điền trang ở Bán đảo Ý của mình, cần có sự cho phép của Thống đốc Quân đội để mạo hiểm sử dụng tài sản của mình. Bị người Anh bắt trên đường đến Mỹ. Lucien cố gắng đi thuyền đến Hoa Kỳ để thoát khỏi tình trạng hiện tại nhưng bị người Anh bắt giữ. Khi lên bờ ở Vương quốc Anh, ông đã được đám đông chào đón bằng sự cổ vũ và vỗ tay, nhiều người trong số họ coi ông là người chống Napoléon. Chính phủ Anh cho phép Lucien định cư thoải mái cùng gia đình tại Ludlow, và sau đó tại Thorngrove House ở Grimley, Worcestershire, nơi ông viết một bài thơ anh hùng về Charlemagne. Napoléon, tin rằng Lucien đã cố tình đến Anh và do đó vị hoàng đế này đã cho rằng Lucien là một kẻ phản bội, đã gạch bỏ tên của em trai mình khỏi niên giám Hoàng gia của Bonaparte từ năm 1811 cho đến khi ông thoái vị năm 1814. Trở về Pháp để giúp anh trai chiếm lại ngai vàng. Lucien trở về Pháp sau khi anh trai thoái vị vào tháng 4 năm 1814. Ông tiếp tục đến Rome, và vào ngày 18 tháng 8 năm 1814, ông được Giáo hoàng Pius VII phong làm Thân vương xứ Canino, Bá tước xứ Apollino và Lãnh chúa xứ Nemori. Trong Triều đại Một trăm ngày khi Napoléon trở về Pháp sau cuộc sống lưu vong ở Thân vương quốc Elba, Lucien đã tập hợp lại vì chính nghĩa của anh trai mình, và họ lại hợp lực một lần nữa trong thời gian ngắn ngủi Napoléon trở lại nắm quyền. Anh trai của ông phong ông làm Thân vương Pháp và đưa các con của ông vào Hoàng gia, nhưng điều này không được Vương tộc Bourbon công nhận sau lần thoái vị thứ hai của Hoàng đế Napoléon. Sau đó, Lucien bị cấm trong thời kỳ Bourbon phục hoàng và bị tước quyền tại Académie Française (Viện hàn lâm Pháp). Cuối đời ở Ý. Ông được phong làm Thân vương xứ Musignano vào ngày 21 tháng 3 năm 1824 bởi Giáo hoàng Leo XII. Năm 1836, ông viết "Mémoires". Ông qua đời tại Viterbo, Ý, vào ngày 29 tháng 6 năm 1840 vì bệnh ung thư dạ dày, căn bệnh tương tự đã cướp đi sinh mạng của cha ông và anh trai ông là Napoléon. Hoạt động học thuật. Lucien Bonaparte là nguồn cảm hứng đằng sau việc tái thiết lại theo phong cách Napoléon của Académie Française bị phân tán vào năm 1803, nơi ông giữ vai trò quan trọng. Ông sưu tầm tranh tại "la maison de campagne" ở Brienne, là thành viên trong salon của Jeanne Françoise Julie Adélaïde Récamier và viết một cuốn tiểu thuyết, "La Tribu indienne". Ông là một nhà khảo cổ học nghiệp dư, đã tiến hành các cuộc khai quật tại bất động sản của mình ở Frascati, nơi ông tìm ra một bức tượng hoàn chỉnh của Tiberius, và tại Musignano, nơi ông tìm ra bức tượng bán thân của Juno. Lucien sở hữu một lô đất từng là một phần tài sản của Cicero có tên là "Tusculum". Năm 1825, Lucien khai quật cái gọi là "chân dung Tusculum" của Julius Caesar tại Forum Tusculum. Năm 1823, Lucien được bầu làm thành viên của Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ. Hôn nhân và hậu duệ. Người vợ đầu tiên của Lucien Bonaparte là Christine Boyer (3 tháng 7 năm 1771 – 14 tháng 5 năm 1800), con gái của một chủ đất nhỏ, em gái của một chủ quán trọ ở Saint-Maximin-la-Sainte-Baume, và cô ấy mù chữ, họ đã có với nhau 4 người con: Người vợ thứ hai của ông là Alexandrine de Bleschamp (23 tháng 2 năm 1778 – 12 tháng 7 năm 1855), là góa phụ của Hippolyte Jouberthon, được biết đến với biệt danh "Madame Jouberthon", và với bà, ông có 10 người con:
1
null
Nguyễn Thiên Đạo (1940-2015) là một nhà soạn nhạc người Pháp gốc Việt thuộc dòng Nhạc đương đại ("musique classique contemporaine"), ông đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Ông được ghi danh vào từ điển Le Petit Larousse (1982), Le Petit Robert (1995) là 2 cuốn từ điển danh nhân lớn nhất của Pháp, được vinh danh là “Nhạc sĩ tài năng, tác giả của dòng nhạc hợp lưu Đông - Tây vô cùng độc đáo”. Năm 1983, ông đoạt Giải thưởng “André Caplet” của Hàn lâm viên Mỹ thuật Pháp cho toàn bộ tác phẩm của mình, được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Chevalier des Arts et des Lettres năm 1984. Năm 1995, ông được trao giải thưởng Gian Carlo Menoti. Tiểu sử. Nguyễn Thiên Đạo sinh năm 1940 tại Hà Nội và sang Paris, Pháp năm 1953 để theo học về soạn nhạc tại Nhạc viện Paris với giáo sư danh tiếng là Olivier Messiaen. Ông qua đời tại Paris, Pháp vào ngày 20 tháng 11 năm 2015.
1
null
Joseph-Napoleon Bonaparte (7 tháng 1 năm 1768 – 28 tháng 7 năm 1844) là một luật sư, chính trị gia dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Pháp, và là một quý tộc, nhà cai trị dưới thời Đệ Nhất Đế chế Pháp. Sau khi em trai của ông là Napoleon Bonaparte lên ngôi hoàng đế, ông được nâng lên hàng thân vương trong Hoàng tộc Bonaparte và trở thành một cánh tay đắc lực trong các kế hoạch bá quyền của Hoàng đế Napoleon. Joseph đã được em trai của mình đưa lên ngôi vua của Vương quốc Napoli và Sicilia (1806-1808), sau đó là vua Tây Ban Nha và Tây Ấn (1808-1813). Ông được đánh giá là một nhà cai trị tốt nhất của Chủ nghĩa chuyên chế Khai sáng (Enlightened absolutism) khi giữ ngai vàng của Napoli và Sicilia, được người dân yêu quý và để lại nhiều thành tựu cho vương quốc này. Tuy nhiên, sau khi ông được em trai đưa lên ngai vàng Tây Ban Nha thì chính cuộc Chiến tranh Bán đảo và người Tây Ban Nha không ủng hộ đã làm cho hình ảnh của Joseph bị hoen ố. Ông luôn hoài niệm và luyến tiếc về những năm tháng hoàng kim cai trị ở Bán đảo Ý. Sau sự sụp đổ của Napoleon, Joseph trở về Pháp, tự xưng là "Bá tước xứ Survilliers". Ông di cư đến Hoa Kỳ, định cư gần Bordentown, New Jersey trên một điền trang nhìn ra sông Delaware, gần Philadelphia.. Về sau ông trở lại châu Âu và chết ở Florence, Ý, thi hài được táng tại Điện Invalides. =Những năm đầu đời và cuộc sống cá nhân= Joseph sinh năm 1768 tại Corte, thủ phủ của Cộng hòa Corse, cha ông là Carlo Buonaparte và mẹ là Maria Letizia Ramolino. Vào năm ông sinh ra đời, Đảo Corsica bị người Pháp xâm lược và chinh phục vào 1 năm sau đó. Cha của ông ban đầu là người đấu tranh cho nền độc lập của Corsica do Pasquale Paoli đề xướng, nhưng sau đó ông quay đầu để trở thành người ủng hộ sự cai trị của người Pháp tại xứ Corsica. Joseph Bonaparte được đào tạo để trở thành một luật sư và chính trị gia, ông đã phục vụ tại Cinq-Cents (Hạ viện) và với tư cách là đại sứ Pháp tại Rome. Ngày 30/09/1800, với tư cách Công sứ Đặc mệnh Toàn quyền, ông đã ký một hiệp ước hữu nghị và thương mại giữa Đệ nhất Cộng hoà Pháp với Hoa Kỳ tại Morfontaine, cùng với Charles Pierre Claret de Fleurieu và Pierre Louis Roederer. Năm 1795, Joseph Bonaparte là thành viên của Hội đồng Trưởng lão (Thượng viện). Bốn năm sau, ông sử dụng chức vụ tại Thượng viện để giúp em trai của ông là Napoleon Bonaparte thực hiện đảo chính, lật đổ chế độ Đốc chính. =Vua của Napoli= Năm 1805, chiến tranh giữa Pháp và Áo bùng nổ, vua Ferdinando I của Napoli đã đồng ý một hiệp ước trung lập với Hoàng đế Napoleon I, nhưng vài ngày sau, vị vua này lại lật lọng, tuyên bố ủng hộ Đế quốc Áo. Ông cho phép một lực lượng lớn liên quân Anh-Nga đổ bộ vào vương quốc của mình. Tuy nhiên, đội quân của Napoleon đã sớm dành chiến thắng. Sau khi Chiến tranh của Liên minh thứ Ba thất bại vào ngày 05/12, trong Trận Austerlitz, vua Ferdinand của Napoli đã phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Hoàng đế Napoleon. Vào ngày 27/12/1805, tại Dinh Schönbrunn ở thủ đô Viên, Napoléon đã đưa ra một tuyên bố rằng vua Ferdinand của Napoli đã từ bỏ vương quốc của mình. Ông tuyên bố một cuộc xâm lược của Pháp sẽ sớm xảy ra để đảm bảo rằng 'những quốc gia tốt nhất là được giải phóng khỏi ách thống trị của những người thiếu đức tin' Ngày 31/12, Hoàng đế Napoleon ra lệnh cho anh trai mình là Joseph di chuyển đến Rome để chỉ huy quân đội Pháp, hành quần đến trước đó để phế bỏ ngai vàng của Ferdinando I. Tuy Joseph Bonaparte trên danh nghĩa là người có quyền hành cao nhất, nhưng trên thực tế thì Thống chế André Masséna mới là người chỉ huy với các hành động quyết định, bên cạnh còn có Tướng Laurent Gouvion Saint-Cyr. Vào ngày 08/02/1806, đạo quân xâm lược của Pháp gồm 40.000 lính đã tiến vào Naples. Cánh quân trung tâm của đạo quân này nằm dưới quyền của tướng André Masséna và tướng Jean Reynier tiến về phía Nam. Trong khi đó tướng Giuseppe Lechi dẫn dầu cánh quân từ Ancona tiến ra bờ Biển Adriatic. Hoàng đế Napoleon để người anh trai Joseph của mình đi cùng tướng Reynier. Cuộc tiến công của quân Pháp ít gặp phải sự kháng cự, các lực lượng Anh-Nga đã rút lui một cách thận trọng, quân Anh rút về Đảo Sicily, trong khi đó quân Nga rút về Corfu. Bị các đồng minh của mình bỏ rơi, vua Ferdinand đã bỏ ngai vàng để đến Palermo vào ngày 23/01, vợ ông là Hoàng hậu Maria-Carolona cũng rời thủ đô của vương quốc vào ngày 11/02 để hội ngộ cùng chồng tại Palermo. Trở ngại đầu tiên của quân Pháp gặp phải là tại pháo đài Gaeta; chỉ huy của nó là Thân vương Landgrave của Hesse-Philippsthal đã từ chối đầu hàng. Tuy nhiên quân Pháp không vì thế mà trì hoãn tiến quân, tướng Masséna đã để lại một lực lượng nhỏ đồn trú và bao vay, lực lượng còn lại tiếp tục tiến quân xuống phía Nam. Ngày 14/02, tướng Masséna chiếm được thủ đô Naples và ngày hôm sau Joseph tổ chức một buổi lễ ăn mừng chiến thắng. Tướng Reynier nhanh chóng được điều động để giành quyền kiểm soát Eo biển Messina vào ngày 09/03, đánh bại Quân đội Hoàng gia Napoli trong Trận Campo Tenese. Ngày 30/03/1806, Hoàng đế Napoleon I đã ban hành sắc lệnh phong cho anh trai mình là Joseph Bonaparte làm Vua của Napoli và Sicily. Joseph tiến quân vào Naples với sự chào đón nồng nhiệt của người dân, ông đã tìm mọi cách để chiếm được sự ủng hộ của họ, trong đó ông đã cho phép phần lớn những cựu quan chức và giới tinh hoa dưới thời Bourbon giữ lại chức tước và địa vị của mình trong chính phủ mới do ông đứng đầu. Sau khi thành lập một chính phủ lâm thời tại thủ đô của vương quốc, ngay lập tức công đã cùng Tướng Lamerque lên đường để tham quan và khảo sát quanh vương quốc của mình. Mục tiêu chính của chuyến tham quan chính là đánh giá tính khả thi của một cuộc tiến quân xâm lược Đảo Sicily để trục xuất Cựu hoàng Ferdinand và vợ ông ta là Hoàng hậu Maria-Carolona khỏi Palermo. Tuy nhiên khi xem xét tình hình tại Eo biển Messina, Joseph buộc phải thừa nhận rằng: đánh chiếm Sicily ngay lập thức là điều bất khả thi, vì quân của Bourbon đã điều tất cả quân đội, tàu thuyền và phương tiện vận tải dọc bờ biển để tăng tính phòng thủ dưới sự hỗ trợ của người Anh. Khi trở về Naples, nhà vua đã quyết tâm thực hiện một chương trình cải cách và mang lại cho Vương quốc Napoli những lợi ích của Cách mạng Pháp. Joseph đã cho lập một chính phủ với những bộ trưởng tài năng, ông bổ nhiệm Antoine Christophe Saliceti làm Bộ trưởng cảnh sát, Pierre Louis Roederer làm Bộ trưởng tài chính, André François Miot de Mélito làm Bộ trượng Nội vụ và tướng Guillaume-Mathieu Dumas làm Bộ trưởng Chiến tranh. Trong đó Hoàng đế Napoleon I đã bổ nhiệm nguyên soái Jean-Baptiste Jourdan làm thống đốc Naples, đồng thời là cố vấn quân sự quan trọng bên cạnh tân vương Joseph. Joseph bắt tay vào một chương trình cải cách đầy tham vọng, nhằm đưa Vương quốc Napoli trở thành một nhà nước hiện đại theo khuôn mẫu của nước Pháp thời Napoléon. Các tu viện bị đàn áp, tài sản của họ bị quốc hữu hoá, các quỹ của tu viện bị tịch thu để ổn định tài chính cho hoàng gia mới. Các đặc quyền và thuế của thời phong kiến ​​bị bãi bỏ; tuy nhiên, giới quý tộc đã được đền bù bằng một khoản tiền bồi thường dưới hình thức chứng nhận họ có thể đổi lấy những vùng đất được quốc hữu hóa từ Giáo hội. Một trường cao đẳng được thành lập ở mỗi tỉnh để giáo dục trẻ em gái. Một trường cao đẳng trung ương được thành lập tại Aversa dành cho con gái của những nhà hoạt động công ích, và những nữ sinh giỏi nhất từ ​​các trường cấp tỉnh, được nhận vào học dưới sự bảo trợ cá nhân của Nữ hoàng Hoàng hậu Julie Clary. Chính sách cưỡng bức tuyển mộ tù nhân vào quân đội đã bị bãi bỏ. Để trấn áp và kiểm soát bọn cướp trên núi, các ủy ban quân sự được thành lập với quyền xét xử và xử tử mà không cần kháng cáo. Các công trình công cộng được bắt đầu cung cấp việc làm cho người nghèo và đầu tư vào những cải tiến cho vương quốc. Đường cao tốc được xây dựng đến Reggio. Một con đường ở Calabria đã được hoàn thành dưới thời Joseph trong vòng một năm sau nhiều thập kỷ trì hoãn ở triều vua trước. Vào năm thứ hai dưới triều đại của mình, Joseph đã lắp đặt hệ thống chiếu sáng đường phố công cộng đầu tiên ở Naples, được mô phỏng theo hệ thống hoạt động ở Paris. Mặc du vương quốc Napoli ở thời điểm đó chưa có hiến pháp, vì thế mà Joseph là một vị vua quân chủ chuyên chế với quyền lực tối cao, nhưng trên thực tế ông chưa từng ban hành và thực thi một chiếu chỉ hay chính sách mà chưa thảo luận trước với Hội đồng Nhà nước và thông qua đa số phiếu ủng hộ của các cố vấn. Do đó Joseph được xem là một nhà cai trị tốt nhất của Chủ nghĩa chuyên chế Khai sáng (Enlightened absolutism), ông đã giúp tăng nguồn tài chính cho hoàng gia từ 7 lên 14 triệu ducat trong hai năm trị vì ngắn ngủi của mình, song song với điều đó ông luôn tìm mọi cách để giảm nhẹ gánh nặng cho người dân của mình. Joseph cai trị Vương quốc Naples trong 2 năm, sau đó được Napoleon I đưa về làm vua của Tây Ban Nha vào tháng 8/1808 ngay sau khi Đệ Nhất Đế chế Pháp đưa 100.000 quân xâm lược và chiếm đóng quốc gia này. Vương quốc Naples được giao lại cho người em rể là Joachim Murat cai trị. Vua Tây Ban Nha. Joseph có phần miễn cưỡng rời bỏ ngai vàng Vương quốc Napoli để đến nhận chiếc vương miện Đế chế Tây Ban Nha theo chỉ thị của người em trai - Hoàng đế Napoleon. Tuy chỉ mới làm vua ở Napoli trong 2 năm, nhưng tại đây Joseph rất được người dân yêu mến và kính trọng, trong khi đó tại Tây Ban Nha thì ngược lại, người dân ở Bán đảo Iberia không ưa thích ông. Joseph đã bị các đối thủ của mình ở Tây Ban Nha chỉ trích nặng nề, họ cố bôi nhọ danh tiếng của ông bằng cách gọi ông là "Pepe Botella" vì ông uống nhiều rượu. Sự xuất hiện của Joseph trên ngai vàng Tây Ban Nha đã gây ra một cuộc nổi dậy ở Tây Ban Nha chống lại sự cai trị của người Pháp, điều này đã khởi đầu cho Chiến tranh Bán đảo. Thompson đã nhận định rằng: cuộc nổi dậy ở Tây Ban Nha là một phản ứng chống lại các thể chế và lý tưởng mới. Ngai vàng quân chủ cha truyền con nối của các vị vua Công giáo mà Napoleon, được cho là kẻ thù truyền kiếp của Giáo hoàng đã đội lên đầu của một người Pháp. Các nhà thờ Công giáo bị đàn áp bởi những người cộng hoà, giết hại các linh mục và thi thành "loi des Cultes" (luật tôn giáo); các quyền và đặc quyền tại các địa phương và tỉnh tự trị bị đe doạ bởi một chế độ quân chủ tập trung được tổ chức theo mô hình của Napoleon. Joseph tạm thời rút lui cùng với phần lớn quân Pháp về phía Bắc Tây Ban Nha. Bản thân ông cảm thấy mình đang ở một vị trí ô nhục, ông đã đề xuất với em trai mình để ông thoái vị và hy vọng sẽ được trở lại ngai vàng của Vương quốc Napoli, nơi mà ông rất được lòng của thần dân. Tuy nhiên Hoàng đế Napoleon đã gạt bỏ điều này, chính phủ của Đệ Nhất Đế chế Pháp đã gửi thêm quân tiếp viện hỗ trợ Joseph duy trì ngai vàng của mình. Dù quân đội Pháp đánh chiếm Madrid dễ dàng, nhưng sự kiểm soát lãnh thổ của chính quyền Joseph tại Tây Ban Nha luôn bị quân du kích ủng hộ Nhà Bourbon chống lại liên tục. Joseph và những người ủng hộ ông chưa bao giờ thiết lập được quyền kiểm soát hoàn toàn đối với đất nước. Những người Tây Ban Nha ủng hộ Vua Joseph được gọi là "josefinos" hoặc "afrancesados" (điên cuồng). Trong thời gian cai trị của mình, Joseph đã chấm dứt sự hoạt động của Tòa án dị giáo Tây Ban Nha, một phần quyết định này cũng do Napoleon I có mâu thuẫn với Giáo hoàng Piô VII. Bất chấp những cải cách mang tính cách mạng, Joseph vẫn không được phần lớn người Tây Ban Nha chấp nhận là một vị vua hợp pháp của họ. Trong thời kỳ Joseph cai trị Tây Ban Nha, Venezuela đã tuyên bố độc lập khỏi Tây Ban Nha. Nhà vua hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào trong suốt cuộc Chiến tranh Bán đảo, vì các vị tướng dưới quyền của vua Joseph luôn phải xin ý kiến của Hoàng đế Napoleon trước khi thực hiện các chỉ thị của Joseph. Vua Joseph thoái vị và trở về Pháp sau khi các lực lượng chính của Pháp bị liên quân do Anh dẫn đầu đánh bại trong Trận Vitoria năm 1813. Trong chiến dịch kết thúc của Chiến tranh của Liên quân thứ sáu, Napoléon đã để anh trai mình cai quản Paris với quân hàm Trung tướng của Đế chế. Kết quả là, Joseph lại nắm quyền chỉ huy trên danh nghĩa của Quân đội Pháp trong Trận Paris (1814). Ông được những người theo Chủ nghĩa Bonaparte coi là Hoàng đế hợp pháp của Đế chế Pháp sau cái chết của con trai Napoleon I là Napoleon II vào năm 1832, tuy nhiên ông đã có rất ít động thái trong việc thúc đẩy những tuyên bố này. Cuộc sống sau này ở Mỹ và châu Âu. Trong giai đoạn từ năm 1817 đến 1832, Joseph chủ yếu sống ở Hoa Kỳ (nơi ông bán những món đồ trang sức mà ông đã sở hữu được trong thời kỳ làm vua Tây Ban Nha). Lúc đầu ông định cư ở Thành phố New York và Philadelphia, nhà của ông đã trở thành nơi hội họp của những người Pháp xa xứ. Năm 1823, ông trở thành thành viên của Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ. Sau đó, ông mua một điền trang, được gọi là Point Breeze, trước đây thuộc sở hữu của Stephen Sayre, nó toạ lạc ở Bordentown, New Jersey, ở phía đông của sông Delaware. Ông đã mở rộng đáng kể ngôi nhà của Sayre và tạo ra những khu vườn rộng lớn theo phong cách đẹp như tranh vẽ. Tháng 1/1820, ngôi nhà của ông đã bị hoả hoạn thiêu rụi, ông đã cho cải tạo nơi nuôi ngựa thành một dinh thự lớn. Sau khi được hoàn thành, nó thường được xem là nơi tiếp xúc ngoại giao với các trí thức và chính trị gia nhiều thứ 2 ở Mỹ thời bấy giờ, chỉ xếp sau Nhà Trắng. Tại Point Breeze, Joseph đã tổ chức nhiều buổi chiêu đãi dành dành cho giới tinh hoa hàng đầu trong thời của ông. Một số nhà cách mạng Mexico đã đề nghị đưa Joseph lên làm Hoàng đế Mexico vào năm 1820, nhưng ông đã từ chối. Mexico sau đó giành được độc lập từ Tây Ban Nha vào năm 1821. Năm 1832, Joseph chuyển đến London, và không còn thường xuyên trở về điền trang của mình ở Mỹ nữa. Năm 1844, ông qua đời tại Florence, thuộc Đại công quốc Toscana, Ý. Thi hài của ông được đưa về Pháp và an táng trong Điện Invalides ở Paris. Gia đình. Ông kết hôn với Marie Julie Clary, con gái của François Clary, vào ngày 01/08/1794 tại Cuges-les-Pins, Pháp. Họ có 3 cô con gái: Ông xác định 2 cô con gái còn sống là người thừa kế của mình. Ông cũng có 2 người con với Maria Giulia Colonna, Nữ Bá tước Atri: Joseph cũng có 2 cô con gái người Mỹ được sinh ra tại Point Breeze, bất động sản của ông ở Bordentown, New Jersey, bởi tình nhân của ông, Annette Savage ("Madame de la Folie"): Hội Tam Điểm. Joseph Bonaparte được nhận vào "Marseille's lodge la Parfaite Sincérité" trong năm 1793. Ông được em trai mình là Napoléon Bonaparte giao cho nhiệm vụ giám sát Hội Tam Điểm với tư cách là "Grand Master" của "Grand Orient de France" (1804 - 1815). Ông cùng với Jean-Jacques-Régis de Cambacérès đã khuyến khích sự tái lập của Hội Tam Điểm ở Pháp sau Cách mạng.
1
null
Filippo Antonio Pasquale di Paoli ("Pascal Paoli", 6 tháng Tư 1725-5 tháng 2 năm 1807), là một nhà lãnh đạo Corse, Tổng thống Hội đồng Chấp pháp của Đại nghị hội Nhân dân Corse, dưới sự bảo hộ của Cộng hòa Genoa. Năm 1768 Pháp chiếm đóng Corse, và Paoli lãnh đạo một cuộc kháng cự nhưng bị thất bại, và đi đày sang Pháp. Ông trở lại sau khi Cách mạng Pháp bùng nổ. Ông ban đầu ủng hộ cách mạng nhưng sau đó liên kết với người Anh, lập nên Vương quốc Anh-Corse tồn tại trong những năm 1794-1796. Người Pháp tái chiếm đảo này và ông đi đày sang Anh một lần nữa cho tới lúc qua đời vào năm 1807.
1
null
Joséphine de Beauharnais (phiên âm tiếng Việt: Giô-dê-phin; ; tên khai sinh là Marie Josèphe Rose Tascher de La Pagerie; 23 tháng 6 năm 1763 – 29 tháng 5 năm 1814) là Hoàng hậu của Đế quốc Pháp thời kỳ đế chế thứ nhất. Bà là Hoàng hậu đầu tiên của Hoàng đế Napoleón. Trước khi lấy Napoléon, bà từng kết hôn với Alexandre de Beauharnais, một nhà quý tộc từng bị xử tử hình trong thời kỳ cách mạng Pháp, và có hai người con là Eugène de Beauharnais và Hortense de Beauharnais. Hoàng đế Napoléon III là con trai của Hortense vì vậy là cháu ngoại của Josephine. Còn con cháu của Eugène de Beauharnais là nhiều Quốc vương của Đan Mạch và Thụy Điển, các vương tộc ở Bỉ, Na Uy và Luxembourg cũng có quan hệ họ hàng với bà. Do không thể sinh con cho hoàng đế Napoléon, Hoàng đế và Hoàng hậu đã ly dị vào năm 1810, tuy nhiên Napoléon vẫn cho bà giữ lại danh hiệu Hoàng hậu và giữ quan hệ tốt đẹp với bà. Sinh thời, Hoàng đế Napoléon từng viết nhiều bức thư tình cho Hoàng hậu mà sau này chúng rất nổi tiếng. Lâu đài của bà ở Malmaison được nhớ đến do vườn hoa hồng tráng lệ mà bà rất ưa thích và dành nhiều thời gian để tập hợp những loài hoa hồng trên khắp thế giới, và cho in một tác phẩm lịch sử về hoa hồng Tên gọi. Hoàng hậu Joséphine của Pháp thường được gọi với tên "Joséphine de Beauharnais". Tuy nhiên cái tên đấy không hề được khổ chủ sử dụng vì "Beauharnais" là họ của chồng trước của Joséphine, và sau khi kết hôn với Napoléon bà không còn dùng cái họ đấy nữa mà dùng họ "Bonaparte" của Napoléon. "Joséphine" là tên mà Napoléon hay gọi bà, và trước khi gặp hoàng đế tương lai của Pháp bà cũng không dùng tên này, có thể là bà dùng tên đệm của mình là "Josèphe" để xưng hô. Ngoài ra, trước khi gặp Napoléon, cũng có một thời gian bà tự xưng là Rose, hay Marie-Rose, hay Tascher de la Pagerie, (hoặc de Beauharnais), và đôi khi bà sử dụng họ hồi chưa kết hôn là Tascher de la Pagerie trong những năm cuối đời. Sau khi kết hôn với Napoléon, bà sử dụng tên Joséphine Bonaparte. Còn danh xưng "Joséphine de Beauharnais" được cho là xuất hiện vào thời kỳ Trung hưng của dòng họ Bourbon, vương gia Bourbon rõ ràng không muốn sử dụng họ Bonaparte của kẻ địch là Napoléon, cũng như không muốn thừa nhận danh hiệu Hoàng hậu của bà. Tuổi trẻ. Hoàng hậu Joséphine tên thật là Marie Josèphe Rose Tascher de La Pagerie. Bà sinh ra ở Les Trois-Îlets trên vùng đảo Martinique ở biển Caribe, xuất thân trong một gia đình đại điền chủ sở hữu một đồn điền trồng mía đường (nay đã đã trở thành một viện bảo tàng). Thân phụ của bà là ông Joseph-Gaspard Tascher (1735–1790), Hiệp sĩ, lãnh chúa la Pagerie, sĩ quan thủy binh. Thân mẫu của bà là bà Rose-Claire des Vergers de Sannois (1736–1807). Ông ngoại của bà, Anthony Brown, có thể là một người Ailen. Năm 1766 một trận bão quét qua nơi bà sinh sống và gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho gia đình bà. Nhưng may mắn là người dì của Marie Josèphe, bà Edmée (French, Desirée) là người tình của Hầu tước Francis của Beauharnais. Khi sức khoẻ của Hầu tước bắt đầu suy yếu, bà Edmée đã tìm cách mai mối cô Catherine-Désirée, em gái của Marie Josèphe, cho con trai của Hầu tước là Alexandre de Beauharnais. Rõ ràng quan hệ hôn nhân với gia đình Hầu tước Beauharnais mang lại món lợi lớn về kinh tế cho gia đình Tascher. Không may cho Catherine-Désirée là cô chết đột ngột vào ngày 16 tháng 10 năm 1777 ở tuổi 12 trước khi gặp mặt gia đình Hầu tước, vì vậy Marie Josèphe được chọn để thay em gái mình đính hôn. Tháng 10 năm 1779, Marie Josèphe cùng cha sang Pháp và ngày 13 tháng 12 cô kết hôn với Tử tước Alexandre de Beauharnais tại Noisy-le-Grand. Hai vợ chồng sống ở Paris, ban đầu trong một biệt thự của Hầu tước Beauharnais tại đường Thévenot, về sau trong một khu nhà ở đường Neuve Saint-Charles. Họ có với nhau hai mặt con, con trai Eugène (1781–1824) và con gái Hortense (1783–1837). Marie Josèphe, lúc này là vợ của một Tử tước, đã có thể hưởng thụ một cuộc sống dễ chịu hơn so với trước. Tuy nhiên các sự kiện sau đó cho thấy cuộc sống vợ chồng hai người không hạnh phúc. Ông chồng Alexandre thường xuyên vắng nhà, những hôm không ở trong quân ngũ, Alexandre thường xuyên lui tới nhà thầy dạy cũ là Antoine Patricol ở La Roche-Guyon. Những khi Marie Josèphe than phiền về sự thờ ơ của chồng, Alexandre đáp lại bằng việc chê bai vợ là người thiếu giáo dục. Sau khi Marie Josèphe sinh con trai đầu lòng là Eugène, quan hệ vợ chồng có đầm ấm lên đôi chút, nhưng chỉ sau vài tuần ông chồng lại tiếp tục điệp khúc vắng nhà. Tháng 7 năm 1782, Alexandre de Beauharnais cùng với người tình cũ của mình là Laure de Girardin, phu nhân Longpré đến đảo Martinique. Trong lúc chồng và người tình cũ vui vẻ ở hải ngoại, Marie Josèphe mang thai cô con gái Hortense. Alexandre cho rằng Hortense là con do Marie Josèphe ngoại tình mà có vì vậy ông ta đòi đuổi Joséphine ra khỏi nhà, bắt đến sống ở tu viện Penthemont, còn con giao cho vú em nuôi dưỡng. Marie Josèphe kiện ra toà và được xử thắng kiện vào ngày 3 tháng 2 năm 1784. Alexandre bị buộc phải trả tiền cấp dưỡng cho vợ con. Sau đó Alexandre lại âm mưu bắt cóc con trai Eugène cùa mình và chuyện này lại dẫn đến một vụ lộn xộn kiện tụng. Cuối cùng dì Marie-Euphémie-Désirée đã đứng ra dàn xếp một thoả thuận theo đó Alexandre phải đứng ra nhận lỗi và cấp dưỡng hàng năm 6000 livrơ cho vợ. Tình hình tài chính của Marie Josèphe trong giai đoạn này tương đối khó khăn, vì vậy bà và con gái dự tính về quê, hai người rời Pháp vào tháng 6 năm 1788. Trong suốt 3 năm, bà và con gái không có chỗ ở cố định, nhưng Marie Josèphe ít nhiều gây được ảnh hưởng trong cộng đồng dân cư Martinique Hồi ký của Paul Barras ghi rằng thời gian này rộ lên tin đồn Marie Josèphe có quan hệ tình cảm và có con rơi với người dân địa phương, tin đồn này làm xấu đi quan hệ giữa bà và Alexander de Beauharnais. Thời kỳ Cách mạng Pháp. Năm 1789, Cách mạng Pháp bùng nổ và mau chóng lan sang hải đảo Martinique của Pháp. Một người chú của Marie Josèphe bị quân cách mạng bắt làm con tin ở Pháo đài Desaix. Thủ phủ của Martinique nhanh chóng bị vây hãm, Joséphine cùng con gái bỏ trốn khỏi đảo trên chiếc tàu La Sensible và cập bến Toulon vào tháng 11 năm 1790. Hai người sau đó dọn đến sống cùng với người dì ở Fontainebleau. Alexandre de Beauharnais trong thời gian này đang là một chính trị gia hoạt động tích cực cho Cách mạng Pháp, và Marie Josèphe dù ly thân với chồng, cũng thường xuyên xuất hiện trước công chúng với tư cách là vợ của Alexandre, và tận dụng cơ hội để tạo dựng các mối quan hệ xã hội với các nhân vật nổi tiếng trong chính giới Pháp như bá tước La Fayette, Hầu tước Caulaincourt, thậm chí cả các nhân vật thuộc phái cực hữu như Michelle de Bonneuil và phái cực tả như Charlotte de Robespierre. Tuy nhiên sau đó vận đen đến với gia đình Beauharnais. Alexandre de Beauharnais bị quy trách nhiệm cho thất bại trong trận phòng thủ Mainz vào tháng 7 năm 1793 cũng như bị kết tội là thành phần quý tộc của chế độ phong kiến cũ. Trong thời gian này Marie Josèphe tá túc tại nhà của một người bạn là Phu nhân Hosten-Lamotte tại Croissy. Thông qua mối quan hệ với người đứng đầu uỷ ban an ninh là Marc-Guillaume-Alexis Vadier, Joséphine đã giúp nhiều người thân và họ hàng thoát khỏi cảnh tù tội, nhưng bà không cứu được ông chồng xấu số. Ngày 2 tháng 3 năm 1794, Ủy ban An ninh Công cộng của nước Cộng hoà Pháp bắt giữ Alexandre de Beauharnais và tống giam ông tại nhà ngục Carmes. Alexandre de Beauharnais và người anh em họ là Augustin bị xử chém đầu vào ngày 23 tháng 7 năm 1794 ở Điện Cách mạng ("Place de la Révolution", nay là Quảng trường Concorde) ở Paris. Ngày 18 tháng 4 năm 1794, đến lượt Marie Josèphe bị bắt giam do bị nghi ngờ có liên hệ mật thiết với các phần tử phản cách mạng. Trát bắt giữ bà được ban hành vào ngày 21 tháng 4 và bà bị giam ở ngục Carmes cho đến ngày 28 tháng 7. Trong thời gian bị giam, bà liên lạc với hai con bằng thư tay trên các mẩu giấy viết nguệch ngoạc. Sau đó thư từ với gia đình cũng bị cấm. Tuy nhiên Marie Josèphe được phóng thích chỉ ít ngày sau đó, sau khi phái Jacobin của Maximilien de Robespierre bị lật đổ trong cuộc đảo chính Tháng Nóng. Ngày 27 tháng 7 năm 1794, Jean-Lambert Tallien, một nhân vật cầm đầu cuộc đảo chính, đã cho phóng thích Thérèse Cabarrus và sau đó là Marie Josèphe. Vào tháng 6 năm 1795, tài sản của ông chồng quá cố Alexandre được chuyển cho Marie Josèphe sở hữu. Tình hình kinh tế của gia đình Marie-Josèphe lúc này rất khó khăn vì bà không có thu nhập cố định và tài sản của chồng quá cố vẫn còn bị tịch biên. Tuy nhiên Marie-Josèphe đã tận dụng các mối quan hệ xã hội và tình hình kinh tế nước Pháp thời đó để cải thiện kinh tế gia đình. Bà đã giành được quyền sở hữu tài sản của chồng, thanh toán các khoản nợ và cải thiện thu nhập. Nhờ đó gia đình có thể sống khá thoải mái tại một căn hộ thuê ở đường Chantereine, Paris, thậm chí giữ lại được căn hộ ở Croissy. Tiền bạc rủng rỉnh trong túi, Marie-Josèphe gửi hai con đi học ở những cơ sở có tiếng tăm tại Saint-Germain-en-Laye. Con trai Eugène được học ở một trường Ailen điều hành bởi cha xứ Mac Dermott, con gái Hortense được dạy dỗ bởi Phu nhân Campan, người từng là Đại thị nữ của cố vương hậu Maria Antonia. Marie Josèphe cũng tranh thủ tạo dựng mối quan hệ với nhiều nhân vật chính trị của Pháp. Bà là bạn thân của Theresa, vợ của Jean-Lambert Tallien, người cứu bà thoát khỏi nhà tù. Hai người phụ nữ cũng đứng đầu bảng trong nhóm các phụ nữ ăn chơi xa xỉ trong xã hội Pháp lúc đó và để lại ảnh hưởng nhất định trong thời trang ăn mặc của giới thượng lưu Pháp. Marie Josèphe cũng có quan hệ thân thiết vởi Paul Barras, người cầm đầu chế độ Đốc chính, đến mức nhiều ý kiến cho rằng hai người là tình nhân. Trong thời gian này Marie-Josèphe, sử dụng tên gọi "Rose". Kết hôn với Napoléon. Rose và Napoléon Bonaparte gặp nhau vào năm 1795 và hai người phải lòng nhau. Napoléon lúc này là một danh tướng mới nổi sau vụ dẹp cuộc bạo loạn ngày 13 tháng Hái Nho và trẻ hơn bà 6 tuổi. Theo một giai thoại do Napoléon kể lại (và được Eugène, Hortense và Paul Barras xác nhận), sau cuộc bạo loạn chính quyền ra lệnh tịch thu tất cả vũ khí của người dân Paris vì lý do an ninh, trong số đó có thanh bảo kiếm của Alexandre de Beauharnais. Vì vậy, cậu bé Eugène de Beauharnais đã đánh bạo đến gặp Napoléon để xin lại thanh kiếm của cha mình và được Napoléon chấp thuận. Ngày hôm sau, bà Rose đến gặp Napoléon để tạ ơn. Phải lòng người phụ nữ xinh đẹp, Napoléon ngỏ lời xin ghé thăm tư dinh của bà và các buổi ghé thăm thân mật như vậy sau đó ngày càng thường xuyên hơn. Tháng 1 năm 1796, Napoléon cầu hôn Rose và hai người kết hôn vào ngày 9 tháng 3. Napoléon thường gọi bà là Joséphine và đây là cái tên bà sử dụng đến cuối đời, thay cho cái tên "Rose". Cuộc hôn nhân giữa Joséphine và Napoléon không được gia đình chồng đón nhận nồng nhiệt, nhà chồng tỏ ra ngạc nhiên về việc Napoléon kết hôn với một phụ nữ lớn tuổi và đã có con riêng. Mẹ và các chị em gái của Napoléon đặc biệt ghét Joséphine vì họ, xuất thân từ một quý tộc bình dân, cảm thấy khó chịu trước phong thái quan cách và quý tộc của Joséphine. Chỉ hai ngày sau khi cưới, Napoléon Bonaparte lên đường viễn chinh ở Ý. Ông đã gửi cho Joséphine nhiều lá thư bày tỏ tình cảm. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Joséphine và Napoléon cũng xảy ra nhiều trục trặc, ví dụ như nhiều bê bối ngoại tình đến từ hai bên. Trong thời gian Napoléon viễn chinh, năm 1796 Joséphine có quan hệ tình cảm với một trung uý khinh kỵ binh là Hippolyte Charles. Tin tức bay đến taui của Napoléon và ông rất giận dữ. Phía bên Napoléon cũng không vừa. Trong chiến dịch viễn chinh Ai Cập năm 1798, Napoléon dính vào chuyện tình ái với vợ của một sĩ quan cấp dưới là Pauline Fourès, người được mệnh danh là "nàng Cleopatra của Napoléon". Chuyện ngoại tình này ảnh hưởng xấu đến quan hệ vợ chồng Joséphine và Napoleon. Một vụ bê bối khủng khiếp khác xảy ra chỉ mấy ngày trước khi Napoléon đăng cơ, khi Joséphine bắt quả tang chồng mình đang dan díu với Élisabeth de Vaudey, người hầu của Joséphine. Hai vợ chồng gây gổ với nhau một trận kinh khủng và hôn nhân suýt nữa đổ vỡ nếu không có sự can thiệp và hoà giải của Hortense, con gái riêng của Joséphine. Sau vụ Hippolyte Charles, sử liệu không thấy ghi nhận gì về chuyện ngoại tình (nếu có) của Joséphine, trong khi đó Napoléon tiếp tục ngoại tình với một số phụ nữ khác. Năm 1804 Napoléon tuyên bố "tình nhân của ta là quyền lực". Ngày 24 tháng 12 năm 1800, Joséphine suýt nữa thiệt mạng trong một vụ đánh bom, khi bà cùng chồng, gia đình và bạn bè đi xem một vở kịch của Joseph Haydn tại 's "Creation" at the nhà hát Paris. Bà ngồi trong cỗ xe thứ hai trong đoàn cùng với con gái Hortense và một số bạn bè, khởi hành sau chồng do phải chình trang y phục, và trên đường đến nhà hát thì một quả bom phát nổ, giết chết vài người đi đường và một trong những con ngựa kéo xe. Sức nổ của quả bom làm vỡ cửa sổ xe ngựa, mảnh văng khiến tay của Hortense bị thương. May mắn là không còn ai khác có mệnh hệ gì và cả đoàn đến được nhà hát an toàn. Hoàng hậu đế chế thứ nhất. Năm 1804, Napoléon trở thành Hoàng đế Pháp và Joséphine trở thành hoàng hậu. Lễ đăng cơ diễn ra ở Nhà thờ Đức bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804. Theo nghi thức, Napoléon đội vương miện cho chính mình rồi đội mũ miện lên Joséphine, tuyên bố bà là hoàng hậu. Với tư cách là hoàng hậu, Joséphine có một đội ngũ tuỳ tùng cho riêng mình và có nguyên một ban bệ chuyên quản lý chuyện ăn ở cho hoàng hậu tương tự như thời quân chủ phong kiến trước đó. Adélaïde de La Rochefoucauld, phu nhân của một gia tộc đồng minh với dòng họ Beauharnais, được phong làm Đại Thị nữ ("Première dame d'honneur"). Émilie de Beauharnais, một người họ hàng của Joséphine, được phong làm Thị nữ chuyên về phục sức cho hoàng hậu ("Dame d'atour"). Vợ của các thuộc tướng và thuộc cấp của Napoléon, bao gồm Jeanne Charlotte du Lucay, Madame de Rémusat, Elisabeth Baude de Talhouët, Lauriston, d'Arberg, Marie Antoinette Duchâtel, Sophie de Segur, Séran, Colbert, Savary, và Aglaé Louise Auguié Ney, được phong làm Thị nữ Hoàng cung ("Dame de Palais"). Tuy nhiên hôn nhân của Hoàng đế và Hoàng hậu sau đó đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi Joséphine không có khả năng sinh con cho Hoàng đế. Việc một người tình của Napoléon, bà Éléonore Denuelle, sinh cho Hoàng đế một đứa con ngoài giá thú cho thấy Napoléon vẫn còn năng lực duy trì nòi giống và việc hiếm muộn là do Hoàng hậu. Hoàng đế mặc dù rất yêu thương Hoàng hậu, nhưng đứng trước ưu tiên về con cái nối dõi ông đã suy nghĩ đến chuyện ly hôn để đi bước nữa. Sau cái chết của Napoléon Charles Bonaparte, con trai Hortense với Louis Bonaparte vào năm 1807, Napoléon dứt khoát đi đến quyết định ly hôn. Ông thông báo quyết định này cho Joséphine vào ngày 30 tháng 12 năm 1809 và Hoàng hậu cũng tán thành ly hôn để chồng có thể sinh con. Hai người chính thức ly dị vào ngày 10 tháng 1 năm 1810. Tuy nhiên, sau khi ly dị, Napoléon tuyên bố Joséphine vẫn có quyền giữ lại danh hiệu Hoàng hậu. Ngày 11 tháng 3 năm 1810, Napoléon kết hôn với công chúa Maria Ludovica của Áo; và lễ thành hôn diễn ra vào tháng 4 tại Louvre. Napoléon tuyên bố rằng mặc dù có ít nhiều tình cảm với Maria Ludovica, đối với ông cuộc hôn nhân này thuần tuý là để sinh con đẻ cái. Hoàng hậu Maria Ludovica đã sinh cho Napoléon một người con trai, được gọi là "Ông vua nhỏ thành Roma". Cuối đời. Sau khi ly hôn, Joséphine sống tại dinh thự Malmaison gần Paris. Bà và chồng cũ vẫn giữ quan hệ tốt. Vào tháng 4 năm 1810, Napoléon phong cho bà chức Công nương Navarre. Hoàng đế cũng hào phóng "bao cấp" cho nhu cầu chi dùng xa xỉ của vợ cũ, trong đó bao gồm nhiều bộ váy áo cực kỳ sang trọng, giày dép đắt tiền và trang sức. Thậm chí khi đống nợ nần của cựu Hoàng hậu nhiều lần đẩy bà đến mức gần như phá sản, chính Hoàng đế đã đứng ra xử lý. Một số ý kiến cho rằng Napoléon và vợ cũ vẫn giữ quan hệ tình ái bí mật, mặc dù thông tin này không được kiểm chứng. Tháng 3 năm 1811, hoàng hậu Marie-Louise sinh hạ cho Napoléon một con trai, tức Napoleon II, được Napoléon phong cho danh hiệu "Vua La Mã". Hai năm sau, Napoléon sắp xếp cho Joséphine gặp con riêng của mình, người đã tiêu tốn rất nhiều nước mắt của Joséphine. Joséphine mất ở Rueil-Malmaison ngày 29 tháng 5 năm 1814, ít lâu sau khi gặp gỡ Nga hoàng Aleksandr I tại dinh thự Malmaison. Người ta cho rằng trong cuộc gặp này bà đã cầu xin Nga hoàng để được đoàn tụ với chồng lúc này đang bị đi đày. Sau khi mất Joséphine được an táng ở Nhà thờ Saint Pierre-Saint Paul ở Rueil. Con gái Hortense cũng được chôn gần bà. Napoléon biết tin Joséphine qua đời thông qua một nhật báo tiếng Pháp khi ông đang bị đi đày ở Elba. Ông giam mình trong phòng suốt hai ngày và không gặp mặt ai. Khi bị đi đày ở Saint Helena, cựu hoàng đế thổ lộ rằng mình thật lòng yêu thương Joséphine nhưng không kính trọng bà. Trước lúc lâm chung, Napoléon đã nhắc đến tên của Joséphine, cùng với tên của nước Pháp, quân đội Pháp, và chức Thống lĩnh quân đội:"Pháp, quân đội, Thống lĩnh quân đội, Joséphine." ("France, l'armée, tête d'armée, Joséphine"). Ngoại hình và tính cách. Hoàng hậu Joséphine có chiều cao trung bình, thân hình mảnh khảnh, có dáng, với mái tóc bóng, dài màu hạt dẻ, đôi mắt xanh, và nước da sáng. Mũi của bà nhỏ và thẳng, miệng có dáng đẹp, nhưng hàm răng của bà không được đẹp vì vậy bà ít khi mở miệng. Bà có phong thái quý phái cùng giọng nói đẹp và nhỏ nhẹ. Theo học giả Carolly Erickson, tiêu chuẩn chọn bạn đời của hoàng hậu Joséphine là đặt lý trí lên trên tình cảm, nói cách khác bà có khả năng nhận định được người đàn ông có khả năng thoả mãn các nhu cầu tài chính và xã hội của bà. Bà ít nhiều đã nhận ra tiềm năng chính trị tương lai của Napoleon. Joséphine cũng khét tiếng về thói chi tiêu xa xỉ và có khả năng người tình Barras của bà đã cố ý mai mối Napoleon Bonaparte với bà để rũ bỏ gánh nặng tài chính. Joséphine cũng là người dễ mến, có vẻ ngoài thu hút và hào phóng. Hoạt động nuôi trồng các giống hoa hồng. Biệt thự Malmaison nơi Joséphine sống nổi tiếng với nhiều giống hoa hồng trồng trong sân vườn. Joséphine đã tậu căn biệt thự Malmaison vào năm 1799, lúc Napoléon còn đang viễn chinh ở Ai Cập và đã cho sửa sang lại khu sân vườn của căn biệt thự theo kiểu Anh. Nhiều chuyên gia về thực vật học và thiết kế vườn tược đến từ nước Anh đã được trưng dụng vì mục đích này, trong đó bao gồm Thomas Blaikie, Alexander Howatson, Ventenat, và Andre Dupont. Theo ý tưởng của Dupont, Joséphine đã cho trồng hoa hồng khu vườn của biệt thự ngay sau khi mua về. Joséphine cũng yêu thích hoa hồng và bỏ nhiều công chăm chút cho khu vườn hồng, bà cũng chú tâm học hỏi nhiều kiến thức về thực vật và làm vườn từ các chuyên gia. Biết phu nhân của mình thích hoa hồng, Napoléon đã hạ lệnh cho các thuộc hạ sưu tầm mọi loại cây hoa trên các nẻo đường chinh chiến và gửi về biệt thự Malmaison. Nhà thực vật học Pierre-Joseph Redouté được giao nhiệm vụ bố trí và trang hoàng các cây hoa trong khu vườn của biệt thự. Chuyên khảo "Les Roses" xuất bản năm 1817-20 đã liệt kê 168 giống hoa hồng; 75–80 giống trong số đó dược trồng ở biệt thự Malmaison. Chuyên gia ươm cây vườn người Anh Kennedy đã cung cấp rất nhiều giống cây cho biệt thự Malmaison, và mặc dù lúc đấy Anh và Pháp đang có chiến tranh, các kiện hàng của ông vẫn được cơ quan chức năng cho thông quan dễ dàng. Đặc biệt, khi một giống hoa hồng từ Trung Quốc được nhập vào Anh, cơ quan chức năng Anh và Pháp đã thoả thuận cho phép giống cây này được xuất khẩu đến biệt thự của Joséphine vào năm 1810. Joseph Banks, Giám đốc Vườn thực vật Hoàng gia, Kew, cũng gửi tặng Joséphine hoa hồng. Danh mục các giống hoa hồng tại Malmaison không được thống kê lúc Joséphine còn sống. Nhiều ý kiến cho rằng khi bà mất vào năm 1814, trong vườn có 250 cây hoa hồng. Theo Jules Gravereaux, số giống loại hoa hồng trong vườn của bà năm 1814 là 197 loại, thuộc về 12 loài. Nhà thực vật học Claude Antoine Thory nói rằng loài hoa hồng "R. indica" trong vườn của Joséphine có chấm đen trên cây. Joséphine đã cho biên tập tài liệu văn bản đầu tiên về lịch sử các giống hoa hồng và được cho là người tổ chức triển lãm hoa hồng đầu tiên vào năm 1810. Chuyên gia Andre Dupont, người tham gia xây dựng khu vườn hồng của Joséphine, là người tiên phong trong việc lai tạo các giống hoa hồng thông qua việc thụ phấn có kiểm soát, việc gây giống hoa hồng trong thời gian trước đó chủ yếu dựa vào các biến dị ngẫu nhiên, hình thành do cơ chế tự nhiên, và các giống mới ít khi xuất hiện. Hoạt động thụ phấn có kiểm soát đã giúp tạo ra rất nhiều giống cây lai mới với số lượng nhiều chưa từng có. Trong số 200 giống hồng mà Joséphine sở hữu, 25 giống là kết quả lai của Dupont. Trong giai đoạn 30 năm sau khi Joséphine mất, các nhà gây giống Pháp đã tạo ra được hơn 1000 giống hồng lai. Vào năm 1910, chưa đầy một thế kỷ sau khi Joséphine mất, khu vườn của Gravereaux có đến 8000 giống hoa hồng. Bechtel cho rằng hoạt động bảo trợ và quảng bá của Joséphine - với tư cách là hoàng hậu đế chế Pháp - là một tác nhân thúc đẩy sự phổ biến của hoa hồng với tư cách là cây trồng trong vườn nhà. Brenner và Scanniello ca ngợi Joséphine là người đỡ đầu của phong trào sưu tầm và nuôi cây hoa hồng và quy cho bà công lao xây dựng quy cách đặt tên theo địa phương cho các giống hoa hồng, thay vì tên gọi tiếng La Tinh phỏng theo danh pháp khoa học. Ví dụ giống hoa "R. alba incarnata" được đặt tên thành "Cuisse de Nymphe Emue". Khi Joséphine mất năm 1814, ngôi nhà bị bỏ hoang một thời gian và khu vườn cũng bị phá hoại, phần còn lại của khu vườn hồng bị thiêu huỷ trong một trận đánh năm 1870. Giống hoa 'Souvenir de la Malmaison' được gây giống vào năm 1844, 30 năm sau khi Joséphine mất, được đặt tên để vinh danh Joséphine bởi một Đại Công tước Nga, người đã trồng một trong những mẫu cây giống đầu tiên trong vườn hoa của hoàng thất Nga tại St. Peterburg. Bảo trợ cho nghệ thuật. Ngoài chơi hoa hồng, Joséphine cũng có sở thích về nghệ thuật. Bà tuyển mộ xung quanh mình các nghệ nhân từ hoạ sĩ đến nhà điêu khắc và kiến trúc sư. Đặc biệt nhờ quan hệ hôn nhân với với Alexandre de Beauharnais bà bắt đầu có điều kiện tiếp cận sâu rộng với giới nghệ sĩ thông qua các chuyến viếng thăm của chồng tới tư dinh của giới thượng lưu, nơi lưu trữ nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Sau khi kết hôn với Napoléon và trở thành Hoàng hậu Pháp, bà thường xuyên tiếp cận với các tác phẩm nghệ thuật đương thời. Mặc dù vậy bà cũng có hứng thú với những tác phẩm trong giai đoạn trước đó. Bà cũng hay tìm kiếm các nghệ nhân hoạt động trong các trường phái khác lạ, với những phong cách ít biết, cũng như những người sẵn sàng thách thức các chuẩn mực thời thượng lúc đó. Bà cũng thường xuyên đến các xalông để gặp gỡ và kết giao với giới nghệ sĩ, và chi tiền bảo trợ cho một số nghệ nhân, giúp đỡ họ thành đạt trong sự nghiệp. Sau khi tậu dinh thự Malmaison, Joséphine đã đầu tư xây dựng các khu phòng triển lãm nghệ thuật, nhà hát, và dinh thự Malmaison cùng điện Tuileries trở thành các trung tâm nổi tiếng về nghệ thuật. Hoàng hậu Joséphine là nhân vật hoàng gia Pháp đầu tiên thực hiện việc sưu tầm nghệ thuật quy mô lớn, dẫn đầu trong trào lưu nghệ thuật thời Napoléon.
1
null
Phái Jacobin (phiên âm: Gia-cô-banh), tên chính thức là Hiệp hôi những người bạn của Hiến Pháp (), sau năm 1792 đặt lại tên thành Hiệp hội Jacobins, Những người bạn của Tự do và Bác ái () là câu lạc bộ chính trị nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong tiến trình Cách mạng Pháp, được đặt tên như vậy bởi tu viện dòng Dominic nơi họ gặp gỡ, thời đó nằm ở Đường St. Jacques (tiếng Latin: Jacobus), Paris. Câu lạc bộ bắt nguồn từ "Câu lạc bộ Benthorn", lập ở Versailles với một nhóm nghị viên vùng Brittany và những người dân chủ cách mạng tham gia vào Hội nghị Quốc dân 1789. Vai trò của câu lạc bộ lên đến đỉnh cao trong những năm 1792-1794, khi Maximilien de Robespierrevà những người đồng chí của ông, được gọi là phái Jacobin, nắm quyền kiểm soát Quốc Ước và điều hành chính phủ. Các chí nhánh được lập ra khắp nước và số thành viên lên tới 420,000. Sau Chính biến Thermidor, chính quyền Jacobin sụp đổ và câu lạc bộ bị đóng của. Ban đầu có tính ôn hòa, câu lạc bộ trở lên khét tiếng vì sự chấp chính của nó trong Thời kì Khủng bố. Ngày nay, thuật ngữ "Jacobin" và "Chủ nghĩa Jacobin" được sử dụng như những từ mang nghĩa đả kích dành cho các phái chính trị cánh tả, cấp tiến, cách mạng. Tránh nhầm lẫn nó với Chủ nghĩa Jacobite.
1
null
Bernardine Eugénie Désirée Clary (8 tháng 11 năm 1777 – 17 tháng 12 năm 1860), từng có thời là vợ chưa cưới của Napoleon Bonaparte, là một phụ nữ người Pháp sau trở thành Vương hậu Thụy Điển và Na Uy với tư cách vợ của Quốc vương Karl XIV Johan của Thụy Điển, một cựu tướng Pháp và người sáng lập Vương tộc Bernadotte. Ở Thụy Điển bà được đổi tên thành Desideria, một cái tên Latin mà chính bà không dùng..
1
null
Emmanuel Joseph Sieyès (3 tháng 3 năm 1748 – 20 tháng 6 năm 1836), hay còn được biết đến với biệt danh Giáo sĩ Sieyès (), là một đạo hữu Công giáo, nhà chính trị và lý luận chính trị người Pháp. Ông là một trong những lý thuyết gia chủ yếu của Cách mạng Pháp, đóng vai trò nổi bật trong thời kì Tổng tài Pháp và Đệ nhất Đế chế Pháp. Tiểu luận năm 1789 mang tên "Qu'est-ce que le tiers-état?" (Đẳng cấp thứ ba là gì?) đã trở thành tuyên ngôn của Cách mạng, giúp chuyển đổi Hội nghị Quốc dân thành Quốc hội Pháp vào tháng Bảy 1789. Năm 1799, ông là người chủ mưu cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sương mù (9 tháng 11 năm 1799), đưa Napoleon Bonaparte nắm quyền trong chế độ Tổng tài, mà ông từng đảm nhận vị trí Tổng tài thứ hai lâm thời. Ông cũng là người tạo nên thuật ngữ "sociologie" (xã hội học) trong một bàn thảo không được xuất bản, và có những cống hiến đáng kể cho khoa học tự nhiên mới sơ khai.
1
null
Tariq al-Hashimi (; sinh 1942) là một chính trị gia Iraq. Trước đó ông là tổng thư ký của đảng Hồi Giáo Iraq cho đến tháng 5 năm 2009. Ông là phó tổng thống Iraq trong chính phủ thành lập sau cuộc bầu cử tháng 11 năm 2005. Sau đó ông tái đắc cử phó tổng thống năm 2011. Tháng 12 năm 2011, ông đào thoát qua Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị buộc tội chủ mưu sát nhân. Tháng 9 năm 2012, tòa án Iraq lên án tử hình ông vì dính líu đến vụ giết một viên chức an ninh và một luật sư.
1
null
Halloween (ở Việt Nam được biết với tựa đề Lễ hội kinh hoàng hay Bệnh sát nhân) là bộ phim kinh dị - tâm lý năm 2007 của đạo diễn Rob Zombie, người đã làm đạo diễn phim "The Devil's Rejects" và "House of 1000 Corpses". Đây là phim làm lại từ bộ phim bản gốc cùng tên năm 1978, là phim thứ 9 trong loạt phim kinh dị "Halloween" của tên sát nhân tâm thần Michael Myers. Khán giả sẽ được xem lại những hình ảnh thời thơ ấu của Michael Myers, từ lúc hắn giết thú vật đến giết người rồi bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Câu khẩu hiệu chính của "Halloween" là "Evil Has A Destiny" có nghĩa là "Quỷ dữ có số phận". Nội dung phim. Vào ngày Halloween năm 1992 tại thị trấn Haddonfield, Illinois, cậu bé 10 tuổi bị tâm thần phân liệt tên Michael Myers đã giết chết một học sinh bắt nạt mình, chị gái cậu là Judith, bạn trai cô ta là Steve Haley và bạn trai mẹ cậu là Ronnie White. Michael chỉ tha mạng cho cô em gái sơ sinh của mình. Cậu bị kết tội giết người cấp độ một và được đưa vào Bệnh viện tâm thần Smith's Grove dưới sự chăm sóc của Tiến sĩ Samuel Loomis. Michael ban đầu có vẻ hợp tác với Loomis, mẹ cậu là Deborah thường xuyên đến thăm cậu. Một thời gian sau, Michael thích làm mặt nạ, sống tách biệt và xa lánh những người xung quanh, kể cả mẹ mình. Sau khi tận mắt chứng kiến Michael giết một y tá, Deborah bị sốc và về nhà tự sát. Mười lăm năm sau, năm 2007, Michael tiếp tục đeo mặt nạ và không nói chuyện với mọi người. Loomis đã điều trị cho Michael trong nhiều năm và bây giờ phải từ bỏ hắn. Đến một đêm, Michael giết các lính gác và nhân viên rồi trốn thoát khỏi Smith's Grove. Sau đó hắn giết một tài xế xe tải để cướp bộ quần áo của anh ta và trở về Haddonfield. Ngày Halloween, Michael về lại căn nhà thời thơ ấu của mình nay đã bị bỏ hoang, lấy cái mặt nạ và con dao bếp mà hắn giấu dưới sàn nhà vào đêm Halloween năm xưa. Laurie Strode cùng với hai người bạn thân là Annie Brackett và Lynda Van Der Klok chuẩn bị cho lễ Halloween. Cả ngày hôm đó, Laurie chứng kiến Michael theo dõi cô từ xa. Buổi tối, Lynda hẹn hò với bạn trai tại căn nhà bỏ hoang của Michael. Michael giết cặp đôi này rồi đến nhà gia đình Strode, sát hại bố mẹ của Laurie. Loomis biết tin Michael đã trốn thoát liền lên đường đến Haddonfield để tìm hắn. Sau khi mua một khẩu súng, Loomis cảnh báo Cảnh sát trưởng Lee Brackett về tên sát nhân tâm thần. Brackett giải thích rằng Laurie chính là em gái của Michael, năm xưa cô được gia đình Strode nhận nuôi sau cái chết của Deborah. Lúc này Laurie đang trông coi hai đứa trẻ là Tommy Doyle và Lindsey Wallace. Annie và bạn trai cô là hai nạn nhân tiếp theo bị Michael tấn công. Đưa Lindsey về nhà, Laurie thấy Annie bị thương nặng và gọi điện cầu cứu. Sau đó Michael đuổi theo Laurie về nhà gia đình Doyle. Loomis và Brackett nghe được cuộc gọi trên máy radio liền đến nhà gia đình Wallace. Trong khi đó, Michael đã giết hai sĩ quan cảnh sát đến giúp đỡ Laurie và hai đứa trẻ. Michael bắt cóc Laurie và đưa cô về căn nhà cũ của họ. Michael cố gắng cho Laurie biết hắn là anh trai cô khi đưa ra bức ảnh cả hai lúc còn nhỏ. Laurie không hiểu Michael muốn nói gì, cô đâm hắn rồi cố gắng bỏ chạy. Loomis đến và bắn ba phát vào Michael nhưng vẫn không giết được hắn. Michael bắt Laurie vào trong căn nhà, hắn hạ gục Loomis khi ông thuyết phục hắn dừng tay lại. Laurie nhặt khẩu súng của Loomis và chạy lên tầng trên, Michael lao vào cô khiến cả hai rơi ra khỏi ban công. Laurie ngồi dậy bắn một phát vào mặt Michael rồi hét lên kinh hãi.
1
null
Stêphanô Nguyễn Như Thể (sinh 1935) là một Giám mục Công giáo Việt Nam, nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Huế (1998 - 2012). Khẩu hiệu Giám mục của ông làː "Để cho trần gian được sống". Nguyễn Như Thể sinh tại Quảng Trị năm 1935 trong một gia đình có truyền thống Công giáo lâu đời. Với sự động viên từ hai người họ hàng là linh mục, cậu bé Thể theo đuổi con đường tu trì kể từ năm 12 tuổi. Sau 15 năm đi theo con đường tu học, theo học các chủng viện tại Huế cũng như Sài Gòn, ông được phong chức linh mục năm 1962. Suốt giai đoạn linh mục, linh mục Nguyễn Như Thể chỉ tham gia mục vụ quản lý các giáo xứ trong tổng thời gian kéo dài chưa đến một năm. Phần lớn thời gian, ông đảm trách cương vị giáo sư chủng viện và sau này là Giám đốc Chủng viện. Ông từng du học Pháp và tốt nghiệp văn bằng Thạc sĩ Thần học Tín lý. Sau biến cố năm 1975, linh mục Nguyễn Như Thể được bổ nhiệm chức Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Huế và nhanh chóng được tấn phong vào tháng 9 năm 1975 bởi chủ phong là Tổng giám mục Philípphê Nguyễn Kim Điền. Sau thời gian 8 năm đồng quản lý giáo phận, vì lý do sức khỏe, ông từ nhiệm chức Tổng giám mục phó năm 1983. Sau cái chết của Tổng giám mục Điền và nhiều đời giám quản liên tiếp, Tổng giám mục Thể được chọn làm Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Huế năm 1994 và chính thức trở thành Tổng giám mục tổng giáo phận này vào năm 1998. Ông từ nhiệm năm 2012 vì lý do tuổi tác theo Giáo luật Công giáo. Thân thế. Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại Giáo xứ Cây Đa, thuộc địa phận xã Hải Thọ, Tổng giáo phận Huế (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), có nguyên quán là thôn Nho Lâm, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi sinh được hai ngày, cậu được chịu nghi thức Bí tích Rửa Tội. Cụ nội Tổng giám mục Nguyễn Như Thể là ông Phaolô Nguyễn Quang Lập, từng theo thân mẫn lánh nạn Văn Thân rời Nho Lâm đến lánh nạn tại khu vực mà ngày nay thuộc giáo xứ Cây Đa. Ông Lập kết hôn với bà Anna Trần Thị Long, đảm nhận chức Câu trong Ban điều hành Giáo xứ. Trong số các người con, ngoài ông Phaolô Nguyễn Như Thành là thân phụ Nguyễn Như Thể, còn có linh mục Philipphê Nguyễn Như Danh. Song thân của Nguyễn Như Thể là ông Phaolô Nguyễn Như Thành (1901-1978) và bà Catarina Nguyễn Thị Nhạn (1904-1974). Ông Thành cũng từng đảm nhận chức Câu, đứng đầu ban điều hành giáo xứ (ban chức việc). Hai ông bà sinh được 7 người con gồm 3 nam và 4 nữ. Là một gia đình giáo dân nhiệt thành, ông bà khích lệ các con đi theo con đường tu tập hiến mình cho tôn giáo. Do ảnh hưởng của cha mẹ, trong số 7 người con, đã có ba người đi theo con đường tu trì Công giáo gồm Tổng giám mục Nguyễn Như Thể, nữ tu Nguyễn Thị Tùy thuộc dòng Mến Thánh Giá, và nữ tu Nguyễn Thị Thuyết thuộc dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân Huế. Quá trình tu tập. Chịu ảnh hưởng từ gia đình và từ người chú ruột, linh mục Philipphê Nguyễn Như Danh (1905-1980) và cậu ruột là linh mục Đa Minh Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Như Thể từ thuở nhỏ đã có ý muốn đi theo con đường tu trì. Nguyễn Như Thể nhập học Tiểu chủng viện An Ninh, Huế vào tháng 7 năm 1947. Tiểu chủng sinh Thể được lòng các chủng sinh khác cũng như các giáo sư chủng viện. Cậu có đời sống nội tâm sâu sắc, có thành tịch cao trong học tập và thường tham gia các hoạt động cộng đoàn. Sau khi tốt nghiệp tốt nghiệp văn tú tài toàn phần ban Triết chương trình Pháp, chủng sinh Thể nhập học Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn tháng 8 năm 1955. Quyết định đưa các đại chủng sinh nhập học tài Sài Gòn là do Hạt Đại diện Tông Tòa Huế sắp xếp cơ sở đại chủng viện cho Tiểu chủng viện An Ninh sử dụng để tránh chiến sự. Sau đó, chủng sinh Thể và các chủng sinh được đưa đến học tại Đại chủng viện Xuân Bích Thị Nghè. Trong quá trình tu học, chủng sinh Nguyễn Như Thể lần lượt nhận các chức nhỏ: chức Một (20 tháng 9 năm 1958) tại Đan viện Thiên An, chức Hai (24 tháng 1 năm 1959) tại La Vang, chức Ba và Bốn (ngày 13 tháng 3 năm 1960) tại Sài Gòn và chức Năm (ngày 27 tháng 5 năm 1961) tại Phủ Cam, Huế. Một ngày sau khi lãnh chức Năm, chủng sinh Nguyễn Như Thể được phong chức Phó tế tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Thời kỳ linh mục. Chỉ sau hơn 7 tháng lãnh chức Phó tế, ngày 6 tháng 1 năm 1962, Phó tế Nguyễn Như Thể được thụ phong linh mục tại Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang, do Giám mục Jean-Baptiste Urrutia Thi làm chủ lễ. Sau khi thụ phong, tân linh mục được bổ nhiệm đảm trách vai trò linh mục phó giáo xứ Thạch Hãn, hỗ trợ mục vụ cho linh mục Nguyễn Như Danh, là chú ruột tân linh mục. Ông và bắt đầu thi hành mục vụ tại đây ngày 1 tháng 2 năm 1962 và đảm trách vai trò này đến ngày 1 tháng 8 cùng năm. Sau đó, linh mục Thể được bổ nhiệm đảm trách vai trò Giáo sư Tiểu Chủng viện Hoan Thiện Huế và đảm trách vai trò này đến tháng 7 năm 1972, trừ giai đoạn du học từ tháng 10 năm 1968 đến tháng 8 năm 1970. Thời gian du học, linh mục Nguyễn Như Thể học tại Đại học Công giáo Paris. Ông tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học Tín lý tại đây. Tháng 8 năm 1972, linh mục Nguyễn Như Thể được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Hoan Thiện Huế và đảm nhận chức vị này cho đến tháng 4 năm 1975. Các tiểu chủng sinh ghi nhận Nguyễn Như Thể là một giáo sư tài đức, có tính cách trầm tĩnh, hiền hòa nhưng nghiêm nghị cùng tính kiên nhẫn để đào tạo các linh mục tương lai. Từ tháng 6 năm 1975, ông được bổ nhiệm làm Quản xứ Phanxicô, kế nhiệm người chú là linh mục Danh. Tuy vậy, công việc quản xứ chỉ vừa tạm ổn định thì linh mục Thể được chọn làm Tổng giám mục phó. Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Huế. Ngày 7 tháng 9 năm 1975, Tòa Thánh công bố quyết định bổ nhiệm linh mục Stêphanô Nguyễn Như Thể làm Giám mục hiệu tòa Tipasa, chức vị Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Huế. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Pro Mundi vita" ("Để cho trần gian được sống"). Lễ Tấn phong Giám mục được cử hành ngày 7 tháng 9 năm 1975 tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam, do Tổng giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền chủ phong, với hai Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi và Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách phụ phong. Ngày 23 tháng 11 năm 1983, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin hồi hưu vì lý do sức khỏe của Tổng giám mục phó Nguyễn Như Thể. Từ năm 1984 đến năm 1994, ông nghỉ dưỡng và hoàn toàn không tham gia các sinh hoạt mục vụ Công giáo. Ngày 9 tháng 1 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Tổng giám mục Thể làm thành viên của Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn. Ông là vị Giám mục đầu tiên của Việt Nam được bổ nhiệm làm Thành viên ở một cơ quan Trung ương của Tòa Thánh. Ông đã tham dự khóa họp của Hội đồng diễn ra từ ngày 9 đến 13 tháng 11 năm 1992 tại Rôma. Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Huế. Sau khi Tổng giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền qua đời năm 1988, Tổng giáo phận Huế được Hồng y Tổng giáo phận Hà Nội Giuse Maria Trịnh Văn Căn làm giám quản, sau khi Hồng y Căn qua đời thì linh mục Giacôbê Lê Văn Mẫn làm Giám quản. Ngày 23 tháng 3 năm 1994, khi nguyên Tổng giám mục phó Stêphanô Nguyễn Như Thể được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Huế với dạng thức Giám quản "Sede vacante ad nutum Sanctae Sedis" (Giám quản do trường hợp khuyết vị và do Tông Tòa định đặt). Ông chính thức nhậm chức Giám quản ngày 12 tháng 5 cùng năm tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam. Tham dự lễ nhậm chức có 5 giám mục đến từ các giáo phận khác và 80 linh mục Tổng giáo phận Huế và ngoài Tổng giáo phận. Sau khi chính thức nhậm chức giám quản, Tổng giám mục Nguyễn Như Thể đã khôi phục lại được sự hoạt động của Đại chủng viện Huế. Đại chủng viện mở lại tháng 11 năm 1994, chiêu sinh các chủng sinh từ ba giáo phận là Huế, Kon Tum và Đà Nẵng. Ông cũng đã chủ sự nghi lễ tấn phong linh mục đầu tiên kể từ năm 1976, với 5 tân linh mục được phong vào tháng 9 năm 1994. Tháng 10 năm 1994, ông sang Rôma dự phiên họp Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới với chủ đề: "Đời sống Thánh hiến và vai trò của nó trong Giáo hội và trong thế giới". Trong khuôn khổ Thượng hội đồng, ông có bài phát biểu vào ngày 7 tháng 10. Năm 1995, Tổng giám mục Nguyễn Như Thể được chọn làm Chủ tịch Uỷ ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh và giữ chức danh này trong hai nhiệm kỳ, đến năm 2001. Với cương vị này, ông tổ chức Hội nghị 6 Đại chủng viện và khai sinh "Học viện Liên Dòng nữ" để đào tạo các nữ tu từ ba dòng tu: "Dòng Mến Thánh Giá", "Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm" và "Dòng Con Đức Mẹ". Trong chuyến thăm mục vụ Ad Limina năm 1996 của Hội đồng Giám mục Việt Nam có 14 giám mục tham dự, Tổng giám mục Thể là một trong số các giáo sĩ này và có bài giảng trong bối cảnh giám mục đoàn cử hành lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành. Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế. Ngày 1 tháng 3 năm 1998, Giáo hoàng Gioan Phaolô II ấn ký tông sắc bổ nhiệm Tổng giám mục Nguyễn Như Thể làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế. Quyết định này được công bố chính thức vào ngày 9 tháng 3 năm 1998 bởi bộ Truyền giáo. Việc bổ nhiệm này là một trong ba bổ nhiệm đạt được sau cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam vào tháng 2 năm 1998. Lễ nhậm chức của Tân Tổng giám mục được tổ chức vào ngày 9 tháng 4 cùng năm. Do không thể đến Rôma nhận dây pallium, nghi lễ trao dây này cho Tân Tổng giám mục Nguyễn Như Thể được tổ chức ngày 14 tháng 8 năm 1998, nhân lễ kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, do Hồng y – Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng thực hiện nghi thức. Tổng giám mục Nguyễn Như Thể tham dự chuyến viếng thăm Ad Limina 2002 và có bài giảng lễ trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Tính từ khi nhậm chức Giám quản cho đến tháng 1 năm 2012, Tổng giám mục Nguyễn Như Thể đã phong chức linh mục cho 100 tân linh mục xuất thân từ các dòng tu cũng như chủng sinh linh mục triều. Ngày 18 tháng 8 năm 2012, văn phòng Báo chí Tòa Thánh thông báo Giáo hoàng đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế của Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể và bổ nhiệm Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế làm Tổng giám mục kế vị. Tính đến năm 2019, sức khỏe của Tổng giám mục Nguyễn Như Thể đã suy yếu: ông gặp khó khăn khi đi ra khỏi phòng và khỏi Tòa giám mục Huế. Tông truyền. Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể được tấn phong giám mục năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi: Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đóng vai trò chủ phong trong nghi thức truyền chức cho giám mục: Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đóng vai trò phụ phong trong nghi thức truyền chức cho các giám mục: Nhận xét. Linh mục Bề trên Antôn Huỳnh Đầy, dòng Thánh Tâm Huế nêu quan điểm về sự trợ giúp của Tổng giám mục Nguyễn Như Thể với hội dòng này:
1
null
Chùa Bửu Hưng (tục gọi là chùa Cả Cát) tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao, đã được công nhận là "Di tích quốc gia" vào ngày 3 tháng 8 năm 2007. Lịch sử. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ 18, Thiền sư Nguyễn Đăng (? - ?) từ miền Trung đến đây dựng lên một thảo am thờ Phật. Không biết hành trạng của nhà sư. Tuy nhiên, căn cứ vào bài thơ ngũ ngôn khắc trên mộ của sư, thì có lẽ sư là người Thuận Hóa, đi đường bộ vào Nam ("Vạn lý kinh đô biệt..Dạ nguyệt độc chinh Nam"), và tu theo pháp môn của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ("Tâm ấn-Phục Hoằng Mai"). Sau khi Thiền sư Nguyễn Đăng viên tịch, trên đường đi hoằng hóa, Thiền sư Tịnh Châu (? - ?) đến đây rồi ở lại tu tập. Sau đó, thảo am được trùng tu lớn hơn, nhưng cũng chỉ bằng cây lá đơn sơ. Trong thời kỳ của sư, có 10 vị tăng sĩ đến xin học đạo. Vì thế, để có chỗ cho họ tu học, sư đã cho dựng thêm tăng đường bằng cây lá ở phía tây, đồng thời còn cho đào ao chứa nước bên phía đông để tăng chúng dùng trong mùa hạn. Năm 1803, Thiền sư Tiên Thiện Từ Lâm (1780-1859, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 37), từ chùa Sắc Tứ Long Tuyền tự (năm 1830, đổi tên là Sắc tứ Linh Thứu tự) ở Thạnh Phú (Châu Thành, Tiền Giang) đến trụ trì. Cũng trong năm này, ngôi chùa được vua Gia Long phong là "Sắc tứ Bửu Hương tự". Tương truyền, có lần (không rõ năm) bị quân Tây Sơn đánh đuổi, chúa Nguyễn Phúc Ánh (về sau là vua Gia Long) đã phải chạy vào chùa trú ẩn. Nhớ ơn, nên sau khi lên ngôi, chúa Nguyễn đã ban biển sắc tứ cho chùa, đồng thời phong cho sư Tiên Thiện Từ Lâm là "Từ Dung hòa thượng". Sau đó, từng bước nhà sư đã cho xây dựng ngôi chùa đơn sơ thành một ngôi đại tự kiên cố bằng cây gỗ quý. Mãi đến đời trụ trì thứ 8 là Đại sư Như Lý Thiên Trường (1887-1969), chùa lại được trùng tu lớn. Trong những năm 1909-1911, sư đã cho sửa sang Chánh điện, chạm trổ thêm bao lam Thần vọng, biển thờ, hoành phi, câu đối... Đồng thời, nhà sư cũng cho chỉnh sửa lại khu mộ tháp và trồng thêm cây cảnh, làm cho ngôi chùa thêm đẹp đẽ và uy nghiêm. Sau đó, sư giao chùa lại cho đệ tử là Nguyên Nghiêm Thiện Truyền (? - ?), rồi trở về tu ở chùa Bửu Lâm (nay thuộc phường 3, thành phố Mỹ Tho). Trong kháng chiến chống Pháp, ngày 3 tháng 7 năm 1947, chùa bị máy bay Pháp đến ném bom làm hư hại rất nhiều, trong đó phần nhà Hậu Tổ bị sụp đổ hoàn toàn. Năm 1950, tăng chúng góp công, góp của trùng tu các chỗ bị hư hại, dựng lại nhà Hậu Tổ, đồng thời thu gọn lại Đông lang và Tây lang. Trụ trì chùa hiện nay (đời Trụ trì thứ 15, nhận nhiệm vụ từ năm 1993) là Thượng tọa Thích Minh Trí. Từ năm 1992 cho đến năm 2012, ngôi chùa đã được nhà sư cho trùng tu và dựng mới nhiều hạng mục khác, như lập Quan Âm đài (1990), dựng cổng Tam quan và xây tường nhà Hậu Tổ (1998), trùng tu lại chánh điện, san lấp mặt bằng quanh chùa và xây tường rào (2009), v.v... Kiến trúc. Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trong một khu vườn rộng, phía trước là một con rạch nhỏ. Chùa xây dựng theo kiểu chữ "tam" (三), ngang 15 m, dài 50 m, gồm Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. Tiền đường và Chánh điện nối liền nhau. Chánh điện gồm ba gian hai chái rộng lớn kiểu tứ trụ, có bao lam, Thần vọng chạm trổ tứ linh rất tinh xảo và công phu. Giữa Chánh điện là tượng Phật A Di Đà bằng gỗ cao 2,5 m do triều đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường năm Minh Mạng thứ 2 (1821). Phía sau Chánh điện là một sân lộ thiên (sân thiên tỉnh) hình chữ khẩu (口), có hành lang hai bên (Đông lang, Tây lang) nối với nhà Hậu Tổ. Trong vườn trúc cạnh chùa là khu tháp cổ. Đây là nơi an trí nhục thân của các nhà sư đã từng tu tập tại chùa. Bên ngoài lối vào khu tháp có đôi liễn chữ Hán như sau: Trong khu tháp, hiện vẫn còn ngôi tháp của Thiền sư Nguyễn Đăng (Tổ khai sơn chùa), tháp của Thiền sư Tịnh Châu (đời trụ trì thứ 2) và 10 ngôi Bảo đồng của 10 nhà sư đến tu vào thời của sư Tịnh Châu... Tuy đã được sửa chữa lớn nhỏ nhiều lần, nhưng chùa Bửu Hưng vẫn còn giữ được diện mạo của lần đại trùng tu vào những năm 1909-1911. Hiện vật quý. Ngoài các pho tượng Phật cổ (tượng Phật A Di Đà, 2 tượng Hộ pháp, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, v.v...), bao lam, hoành phi, câu đối...được chạm trổ tinh xảo; hiện trong chùa vẫn còn hơn 100 cây cột gỗ to và quý, ba bộ cửa gỗ lớn (mỗi cửa 4 cánh) có chạm hình rồng và hoa lá rất mỹ thuật. Ba bộ cửa này được làm ở đầu thế kỷ 20, và được dựng ở vách sau Chánh điện vào những năm 1909-1911 .
1
null
Vũ Miên (武檰, 1718 - 1782), hiệu Hy Nghi tiên sinh, là một danh sĩ, sử gia thời Lê-Trịnh; và là danh nhân rất ít có trong lịch sử Việt Nam khi kiêm chức Tể tướng-Quốc tử giám Tế tửu-Quốc sử Tổng tài, ông cũng là thi nhân nổi tiếng về chữ Hán và chữ Nôm. Tiểu sử. Vũ Miên là người xã Xuân Lan, tổng Lâm Thao, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc xưa, nay là thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Dòng họ Vũ của Vũ Miên có gốc từ làng Mộ Trạch, Hải Dương - một dòng họ có nguồn gốc từ thủy tổ Vũ Hồn đỗ Tiến sĩ Nho học của Trung Quốc thời Đường làm quan An Nam Kinh lược sứ (người đứng đầu An Nam đô hộ phủ). Bởi vậy, ngày nay, trong nhà thờ ông tại quê nhà thôn Ngọc Quan có câu đối: Vũ Miên xuất thân dòng dõi khoa bảng: cha của Vũ Miên tên Vũ Khuê là Cống sĩ thi đậu Tam trường khoa thi Hội, làm quan Huấn đạo phủ Lâm Thao (thuộc Phú Thọ ngày nay), được phong đến chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Công bộ tả Thị lang, Đông các điện Đại học sĩ, tước Lan Khê hầu. Vũ Miên từ nhỏ là một thần đồng trong vùng, nổi tiếng thông minh, và sớm có thành tựu khoa cử: mới 15 tuổi Vũ Miên đã đỗ Đầu Xứ, 18 tuổi thi đỗ Hương giải, được ra kinh đô học tại Quốc tử giám. Năm 31 tuổi, Vũ Miên dự thi Hội đỗ Hội nguyên, văn, phú, sách đều giỏi loại nhất. Đình thí xếp sau 2 người, sách "Đăng khoa lục sưu giảng" cho biết tư cách ông thực sự là Trạng nguyên, nhưng vì thiếu may mắn nên kết quả lại xếp sau 2 vị khác trong thi Đình: "Vũ Miên: Người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, học rộng tài cao. Năm 31 tuổi, đỗ Tiến sĩ (Hội nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng). Ngày hôm Đình thí, đầu bài nghĩa sách nhớ thuộc vanh vách, hỏi đâu biết đấy, thả sức làm văn; nghĩ rằng đoạt khôi nguyên, như thò tay vào túi lấy đồ vật gì vậy; không ngờ khi đi thi, đương viết văn mới viết được một lúc, ngòi bút đã cùn sạch, chỉ còn trơ lại quản bút, không thể nào viết được, nên phải viết trả lời mấy câu hỏi qua loa." "Vậy thì, khoa bảng tự trời cho, cân nhắc phúc đức mà định số phận." Giai thoại: Là Nho sĩ có danh tiếng nên xung quanh cuộc đời, sự nghiệp của Vũ Miên có những giai thoại trong dân gian, trong đó có câu chuyện hư cấu về chuột báo ơn ông thi đỗ Hội nguyên, "Vũ trung tùy bút" của Sinh đồ Phạm Đình Hổ có chép lại câu chuyện kỳ lạ này như sau: ""Vũ Miên người Liên Trì khi nhỏ học rất tối tăm, suốt ngày đọc đi đọc lại chỉ được một trang sách mà vẫn cố sức học mãi không thôi, về sau cũng nổi tiếng văn học trong thời ấy; nhưng văn chương ông nghèo nàn, viết suốt ngày vẫn thường không đủ. Khoa thi năm Mậu Thìn (1748), vào đến trường đệ tứ, ông gặp đề bài đều nhớ cả nhưng viết không kịp, đến xẩm tối mới nộp xong quyển thi mà đi ra. Về đến nhà trọ, cởi áo ra nghỉ ngơi, xem lại thì thấy nộp nhầm quyển nháp, còn quyển chính có đóng dấu vẫn còn ở trong ống. Bấy giờ ngồi than thở ân hận mãi, sau đem những đoạn văn làm ban ngày ra nhuận sắc, viết lại tinh tươm vào quyển có đóng dấu. Trời gần sáng thì viết xong rồi chợp mắt, ngủ mãi đến trưa mới tỉnh dậy. Xem trong ống quyển thì quyển văn có đóng dấu ấy không thấy đâu nữa, trong bụng hoang mang, chỉ sợ bộ Lễ đòi quyển có dấu thì không biết lấy đâu ra mà trả lại được. Bàng hoàng lo sợ tới năm bảy ngày. Đến khi yết bảng thì thấy tin đồn rằng ở Liên Trì có Vũ Miên đỗ Hội nguyên, ông vẫn không tin bèn đến đình Quảng Văn xem yết bảng, quả nhiên có tên mình thật." "Ông vừa vui mừng vừa kinh ngạc, không biết duyên cớ làm sao. Có người bảo rằng: Nhà ông ba đời không nuôi mèo cho nên được báo cái ơn ấy, chẳng biết có phải không?"." Việc chuột báo ơn, mang quyển thi của Vũ Miên đến để vào nơi chấm thi đem lại vận may đỗ đạt chỉ là câu chuyện hoang đường, ông là danh nho Phú thi đứng đầu cả nước được Nho sĩ đương thời trọng vọng; bởi vậy đó chỉ là một giai thoại vui về Vũ Miên được dân gian xây dựng, nó cũng như bao giai thoại nhuốm màu sắc lạ kỳ về các danh nhân trong lịch sử Việt Nam mà chúng ta đã biết. Sự nghiệp. Sau khi Vũ Miên đỗ đạt, ông liên tục làm quan dưới triều Lê - Trịnh, là vị quan có cương vị cao, cùng lúc giữ nhiều trọng trách. Khi đỉnh cao hoạn lộ ông được giữ đồng thời nhiều chức quan hàng đầu triều đình Lê-Trịnh: Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Nhập thị hành Tham tụng (quyền Tể tướng), Quốc sử quán Tổng tài, Quốc tử giám Tế tửu. Trong khi thi khảo xét tất cả các quan lại về Phép Thư giản, ông đỗ đầu và được giữ chức Giản quan. Vũ Miên có đóng góp quan trọng ở lĩnh vực sử học. Khi làm Tổng tài Quốc sử quán, ông được giao chủ trì biên soạn "Đại Việt sử ký tục biên" (1775). Nhóm biên soạn gồm Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Ninh Tốn và Nguyễn Sá; việc trông coi biên soạn do Vũ Miên, Lê Quý Đôn, Nguyễn Hoàn phụ trách. Bộ sách này chép sự việc từ niên hiệu Vĩnh Trị đời Lê Hy Tông đến niên hiệu Vĩnh Hựu đời Lê Ý Tông, gồm 6 quyển. Hoàn thành bộ quốc sử, Vũ Miên lại cùng Nguyễn Hoàn, Uông Sĩ Lãng, Phan Trọng Phiên biên soạn sách "Đại Việt lịch triều đăng khoa lục" (1779) chép danh sách đỗ đạt Trạng nguyên, Tiến sĩ từ 1075 đến 1787. Chúa Trịnh muốn làm cuộc cải cách lớn về văn trị, bổ nhiệm Nguyễn Nghiễm làm Trung thư giám trông coi công việc chung, Vũ Miên kiêm giữ chức Tế tửu, Phan Trọng Phiên và Lê Quý Đôn cùng giữ chức Tư nghiệp. Tế tửu và Tư nghiệp hàng ngày đến nhà Thái học, hội họp học trò để giảng bàn sách kinh sử; mỗi tháng cứ ngày mồng một và ngày rằm tập văn; mỗi năm cứ 4 tháng 1 lần thi xét duyệt. Kể từ đó chấn chỉnh được văn học. Trong thời gian kiêm chức Tế tửu Quốc tử giám, ông đã có nhiều đóng góp vào việc chấn hưng giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước. Cùng với Nguyễn Nghiễm, ông cho tu sửa lại nhà Thái học, đúc Bích Ung đại chuông, tham gia tổ chức các khoa thi Tiến sĩ Nho học để lựa chọn nhân tài. Có khoa thi Hương, ông cho rằng các nơi khảo hạch chưa tinh, các sĩ tử chỉ đáng xem là hạng Khá, và cho phép họ công khai chỉ trích nhau cho thỏa đáng, để chọn được người thực tài. Vũ Miên nổi tiếng về thơ, phú. Nhiều tài liệu cho biết ông giỏi thơ phú nhất thời ấy. Tác phẩm của ông có thơ, văn được chép trong các tư liệu: "Quốc âm thi, Lịch đại quần anh thi văn tập, Việt thi tục biên, Hồng ngư trú tú lục, Cẩm tuyền vinh lục, Đạo giáo nguyên lưu..."Ông có tập Bắc sứ tự thuật ký kể về chuyến đi sứ từ Thăng Long đến Yên Kinh ("Kinh đô nước Yên", tên khác của Bắc Kinh) và các nơi danh thắng trên đường đi. Cùng với Nguyễn Lệ (tức Nguyễn Khản), Ninh Tốn, Phạm Khiêm trong nhóm Cúc Lâm cư sĩ, Vũ Miên tham gia dịch tác phẩm "Tam thiên tự lịch đại văn", lấy tên là Tam thiên tự lịch đại văn Quốc âm để giảng dạy. Ông có công bắt được giặc Thành cùng đồ đảng gây nhiễu vùng Hưng Hóa và biên giới Việt-Trung (ông từng giữ chức Tán lý quân vụ đạo Hưng Hóa, lúc ấy quân đạo Hưng Hóa của Vũ Miên vây giặc Thành đã lâu, quân sĩ nhiều người bị nhiễm chướng dịch. Sau đó, giặc Thành nhân cơ hội nước lên to, phá vây chạy, quan quân đuổi theo bắt được, giải về kinh sư). Ông cũng tham gia bàn định kế sách dẹp giặc Lê Duy Mật (Khởi nghĩa Lê Duy Mật diễn ra suốt 30 năm với quy mô rất rộng lớn. Vũ Miên tham gia vào việc bàn công việc tiến đánh đưa ra được sách lược, nhờ vậy dẹp tan được giặc).Ở trên cương vị nào, Vũ Miên cũng dốc lòng, hết sức vì công việc, sống nhân ái, gần gũi với nhân dân; có lần về quê ông đã mời tất cả những người có nợ trong tổng Lâm Thao đến ăn cơm và lấy gia sản để xóa hết nợ cho mọi người. Với quê hương, ông là tấm gương về tinh thần hiếu học, nhân nghĩa, tình yêu thương và trách nhiệm. Đình Ngọc Quan, chùa Sen, đường làng, cổng làng...nơi đâu cũng ghi dấu công lao của ông. Bởi vậy, dân làng đã tôn ông làm hậu thần từ khi ông còn sống để tỏ lòng ngưỡng vọng, biết ơn.Năm 1782 ông bị ốm nặng, chúa Trịnh Sâm sai quan trung sứ đến thăm hỏi. Ông bảo người nhà đỡ dậy, tự tay viết tờ khải, khuyên Trịnh Sâm định thứ tự trưởng - ấu cho đúng với đạo đời và lòng dân.Khi mất Vũ Miên được truy tặng chức Binh bộ Thượng thư và được ban tên thụy là Ôn Cẩn; con của ông là Vũ Chiêu giữ chức Tham nghị xứ Hải Dương được tiến triều. Tác phẩm. Tác phẩm của Vũ Miên có nhiều, song đến nay được biết có: và hai bài bi ký do danh nhân Vũ Miên soạn còn tìm thấy. Dòng họ và Quê hương. Dòng họ Vũ từ đời ông Triệu Phái bá Vũ Xuân là dòng họ khoa bảng lớn (trong 202 năm, từ 1717 đến 1919), nhiều người có công lao với đất nước được các tư liệu lịch sử ghi lại. Làng Xuân Lan được mệnh danh là "Kinh Bắc danh hương"; sự đậu đạt vẻ vang của làng có nét đặc sắc xứng đáng với danh hiệu "Làng khôi nguyên xứ Bắc". Nhận định. Nghệ sĩ thị giác Vũ Tú nhận định: "Khoa bảng khôi nguyên-Triều chính Tể tướng, danh nhân Vũ Miên là Nho sĩ mẫu mực hàng đầu trong toàn bộ lịch sử Việt Nam". Vinh danh. Tên của danh nhân Vũ Miên hiện nay đã được đặt cho một con đường ở Thành phố Đà Nẵng, một con phố ở Thành phố Bắc Ninh (gần Văn Miếu Bắc Ninh), một con phố tại thị trấn Thứa (huyện Lương Tài), một con phố ở phường Yên Phụ (quận Tây Hồ).
1
null
Công nghệ Solvay, hay còn gọi là Phương pháp Solvay, Phương pháp tuần hoàn amonia, hay Phương pháp ammonia - sôđa là phương pháp phổ biến nhất hiện nay để sản xuất sôđa (tên thông thường của Na2CO3). Phương pháp được sáng tạo bởi nhà hóa học người Bỉ là Ernest Solvay (1838 - 1922) vào năm 1846, vì vậy nó được đặt theo tên ông. Đây là cách thức tổng hợp sôđa từ các nguyên liệu phổ biến và dễ sử dụng: muối ăn (NaCl), đá vôi (CaCO3) và ]), cho thấy sự cải tiến so với phương pháp Leblanc trước đó. Quá trình. Tổng quát. Theo phương pháp này, NaCl sau khi làm sạch các tạp chất được hòa tan bão hòa bằng dung dịch NH3 đặc rồi cacbonat hóa dung dịch này bằng CO2 (tạo ra từ quá trình nhiệt phân CaCO3) cho tới khi tạo kết tinh natri bicacbonat (NaHCO3) tách khỏi dung dịch, lọc rửa kết tinh và nhiệt phân NaHCO3 sẽ thu được sôđa. Toàn bộ quá trình chủ yếu dựa vào phản ứng hóa học: NaCl + NH4HCO3 formula_1 NaHCO3 + NH4Cl Đây là một phản ứng thuận nghịch và các chất tham gia lẫn sản phẩm đều tan trong nước, tuy nhiên NaHCO3 ít tan hơn ba chất còn lại, nên có thể lọc tách và nhiệt phân NaHCO3 để tạo thành Na2CO3. Quá trình cụ thể. Quá trình nhiệt phân NaHCO3 đã giải phóng một nửa lượng CO2 đã sử dụng, khí này tiếp tục được đưa vào quá trình sản xuất. Còn sản phẩm phụ khác là NH4Cl được chế hóa với vôi tôi (Ca(OH)2) để thu lại khí NH3 và sau đó khí này cũng được đưa trở lại quá trình: Các khí CO2, NH3 bay lên được tuần hoàn trở lại, chất thải chính của quá trình là CaCl2 và một số chất không phản ứng khác. NH3 được tuần hoàn trong quá trình sản xuất, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp tuần hoàn amonia. Ý nghĩa hóa học. Phương pháp Solvay cho phép điều chế được Na2CO3 và CaCl2 từ NaCl và CaCO3, mà theo lý thuyết thì phản ứng: 2NaCl + CaCO3 → Na2CO3 + CaCl2 không thể xảy ra được, vì một trong các điều kiện để hai muối phản ứng được với nhau là cả hai đều phải tan được trong dung dịch. Vấn đề hấp thụ cacbon. Các biến thể trong quá trình Solvay đã được đề xuất để hấp thụ cacbon. Ý tưởng là sử dụng CO2, có thể sinh ra từ sự đốt cháy than, để tạo ra cacbonat rắn (như natri bicacbonat hay natri cacbonat) có thể được lưu trữ vĩnh viễn, do đó tránh phát thải CO2 vào khí quyển. Các đề xuất từ biến thể trong quá trình Solvay nhằm chuyển đổi cacbon trong khí CO2 thành cacbon trong natri cacbonat, nhưng hấp thu cacbon bằng calci hoặc magie cacbonat dường như hứa hẹn nhiều hơn. Tuy nhiên, lượng CO2 thải ra bởi con người so với lượng có thể được sử dụng để hấp thụ cacbon bằng calci hoặc magnesi là rất cao. Hơn nữa, sự thay đổi trong quy trình của Solvay có lẽ sẽ thêm vào một bước năng lượng bổ sung, làm tăng lượng khí thải CO2.
1
null
Hàng Xanh là tên một ngã tư lớn ở quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi giao giữa đường Điện Biên Phủ (nối với Xa lộ Hà Nội) và đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (nối với Quốc lộ 13). Đây là một trong những nút giao thông quan trọng để các tỉnh miền đông nam bộ và miền trung Việt Nam đi vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Bốn hướng của ngã tư Hàng Xanh là: Thị Nghè, Đa Kao, cầu Bình Triệu và cầu Sài Gòn. Hàng Xanh đôi khi cũng được hiểu là ngã ba đường Xô Viết Nghệ Tĩnh giao với đường Bạch Đằng gần đó, hoặc cả một vùng rộng lớn nằm chung quanh giao lộ chính. Tên gọi. Về tên gọi, có ý kiến cho rằng phải viết Hàng Sanh bởi vì trước đây, vùng này trồng rất nhiều cây sanh (một cây thuộc họ Dâu tằm), tiếng địa phương phát âm chệch thành Hàng Xanh.
1
null
Mạng intranet là một mạng máy tính được sử dụng để chia sẻ thông tin, giao tiếp dễ dàng hơn, các công cụ hợp tác, hệ thống hoạt động và các dịch vụ máy tính khác trong tổ chức, thường không cho phép truy cập từ bên ngoài. Thuật ngữ này được sử dụng để phân biệt với các mạng công cộng như Internet, nhưng lại sử dụng công nghệ dựa trên bộ giao thức Internet. Mạng intranet toàn tổ chức có thể trở thành trung tâm quan trọng của giao tiếp và hợp tác nội bộ, và cung cấp một điểm khởi đầu duy nhất để truy cập các nguồn lực nội bộ và bên ngoài. Trong dạng đơn giản nhất, mạng intranet được thiết lập với các công nghệ dành cho mạng LAN (local area network) và mạng WAN (wide area network). Nhiều mạng intranet hiện đại có các công cụ tìm kiếm, hồ sơ người dùng, blog, ứng dụng di động với thông báo và tổ chức sự kiện trong cơ sở hạ tầng của chúng. Mạng intranet đôi khi được so sánh và phân biệt với mạng extranet. Trong khi mạng intranet thông thường chỉ dành cho nhân viên của tổ chức, mạng extranet có thể cũng được truy cập bởi khách hàng, nhà cung cấp hoặc các bên được chấp thuận khác. Mạng extranet mở rộng mạng riêng lên Internet với các điều khoản đặc biệt về xác thực, ủy quyền và tính toán (AAA protocol). Sử dụng. Mạng nội bộ cũng đang được sử dụng làm nền tảng thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Ví dụ, số lượng lớn nhân viên thảo luận về các vấn đề chính trong ứng dụng diễn đàn mạng nội bộ có thể dẫn đến những ý tưởng mới trong quản lý, năng suất, chất lượng và các vấn đề khác của công ty. Trong các mạng nội bộ lớn, lưu lượng truy cập trang web thường tương tự như lưu lượng truy cập trang web công cộng và có thể được hiểu rõ hơn bằng cách sử dụng phần mềm đo lường web để theo dõi hoạt động chung. Khảo sát người dùng cũng cải thiện hiệu quả trang web mạng nội bộ. Các doanh nghiệp lớn hơn cho phép người dùng trong mạng nội bộ của họ truy cập internet công cộng thông qua các máy chủ tường lửa. Họ có khả năng sàng lọc các tin nhắn đến và đi, giữ an ninh nguyên vẹn. Khi một phần của mạng nội bộ được truy cập cho khách hàng và những người khác bên ngoài doanh nghiệp, nó sẽ trở thành một phần của extranet. Các doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn riêng thông qua mạng công cộng, sử dụng mã hóa hoặc giải mã đặc biệt và các biện pháp bảo vệ an ninh khác để kết nối một phần của mạng nội bộ của họ với mạng khác. Các nhóm kinh nghiệm, biên tập và công nghệ người dùng Intranet làm việc cùng nhau để tạo ra các trang web nội bộ. Thông thường nhất, mạng nội bộ được quản lý bởi các bộ phận truyền thông, nhân sự hoặc CEO của các tổ chức lớn hoặc một số kết hợp của các tổ chức này. Do phạm vi và sự đa dạng của nội dung và số lượng giao diện hệ thống, mạng nội bộ của nhiều tổ chức phức tạp hơn nhiều so với các trang web công cộng tương ứng của họ. Mạng nội bộ và việc sử dụng chúng đang phát triển nhanh chóng. Theo thiết kế Intranet hàng năm từ Tập đoàn Nielsen Norman, số lượng trang trên mạng nội bộ của người tham gia trung bình 200.000 trong những năm 2001 đến 2003 và đã tăng lên trung bình 6 triệu trang trong năm 2005-2007 Đặc điểm có ích. Khi Nestle quyết định đầu tư vào mạng nội bộ, họ đã nhanh chóng nhận ra khoản tiền tiết kiệm cho việc lắp mạng nội bộ là rất lớn. McGocate nói rằng khoản tiết kiệm từ việc giảm các cuộc gọi truy vấn lớn hơn đáng kể so với khoản đầu tư vào mạng nội bộ. Xuất bản web cho phép kiến ​​thức doanh nghiệp cồng kềnh được duy trì và dễ dàng truy cập trong toàn công ty bằng cách sử dụng công nghệ hypermedia và Web.Ví dụ bao gồm: hướng dẫn cho nhân viên, tài liệu lợi ích, chính sách của công ty, tiêu chuẩn kinh doanh, nguồn cấp tin tức và thậm chí đào tạo, có thể được truy cập bằng các tiêu chuẩn Internet phổ biến (tệp Acrobat, tệp Flash, ứng dụng CGI). Vì mỗi đơn vị kinh doanh có thể cập nhật bản sao trực tuyến của tài liệu, phiên bản mới nhất thường có sẵn cho nhân viên sử dụng mạng nội bộ. McGocate tiếp tục nói rằng chi phí thủ công để ghi danh vào các lợi ích đã được tìm thấy là 109,48 USD mỗi lần đăng ký. "Chuyển quá trình này sang mạng nội bộ đã giảm chi phí cho mỗi lần đăng ký xuống còn 21,79 đô la; tiết kiệm 80%". Một công ty khác đã tiết kiệm tiền cho các báo cáo chi phí là Cisco. "Năm 1996, Cisco đã xử lý 54.000 báo cáo và số tiền được xử lý là 19 triệu USD". Có thể giao tiếp trong thời gian thực thông qua các công cụ của bên thứ ba tích hợp, chẳng hạn như tin nhắn tức thời, thúc đẩy việc chia sẻ ý tưởng và loại bỏ tắc nghẽn trong giao tiếp để giúp tăng năng suất của doanh nghiệp Hỗ trợ kiến ​​trúc điện toán kiểu phân tán: Mạng nội bộ cũng có thể được liên kết với hệ thống thông tin quản lý của công ty, ví dụ như hệ thống đồng hồ.
1
null
Eo biển Messina (Stretto di Messina trong tiếng Ý, Strittu di Missina trong tiếng Sicilia) là một đoạn biển hẹp giữa mũi phía đông của đảo Sicilia và mũi Calabria ở phía tây của lục địa Ý. Eo biển này kết nối biển Tyrrhenum ở phía bắc với biển Ionia ở phía nam, cả hai thuộc Địa Trung Hải. Ở điểm hẹp nhất, eo biển Messina rộng , song ở gần thành phố Messina thì chiều rộng của nó là khoảng và độ sâu tối đa là 250 m (830 ft). Có một tuyến phà giúp kết nối Messina trên đảo Sicilia với Villa San Giovanni trên đất liền, nằm cách vài km về phía bắc của thành phố lớn Reggio Calabria; phà chuyên chở toa xe lửa trên tuyến đường sắt chính giữa Palermo và Napoli. Ngoài ra, còn có dịch vụ tàu cánh ngầm giữa Messina và Reggio Calabria. Eo biển này có đặc điểm là có các dòng thủy triều mạnh, thiết lập nên một hệ sinh thái biển đơn nhất. Một xoáy nước tự nhiên ở phần phía bắc của eo biển có liên quan đến các nhân vật Scylla và Charybdis trong thần thoại Hy Lạp. Trong một số trường hợp, có thể trông thấy Fata Morgana (ảo ảnh phức tạp) khi nhìn Sicilia từ Calabria. Năm 1957, một đường điện cao thế 220-kV trên cao đã được xây dựng qua eo biển Messina. Cột điện của đường dây này là cao nhất thế giới. Đường dây điện này sau đó đã bị thay thế bằng một cáp điện ngầm qua biển, song các cột điện vẫn còn và được bảo vệ như các di tích lịch sử. Kế hoạch cầu Messina Bridge. Trong nhiều thập kỷ, đã từng có thảo luận về khả năng xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Messina. Năm 2006, dưới thời Thủ tướng Romano Prodi, dự án này đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, ngày 6 tháng 3 năm 2009, là một phần trong kế hoạch xây dựng các công trình công cộng đồ sộ mới, chính quyền Silvio Berlusconi đã tuyên bố rằng các kế hoạch để xây dựng cầu Messina đã được phục hồi hoàn toàn, cam kết sẽ đóng góp 1,3 tỉ Euro trong tổng chi phí ước tính là 6,1 tỉ Euro Với khoảng 3,3 km chiều dài và 60 m chiều rộng, cây cầu này cần có hai cột trụ cao 382 m, tức cao hơn Tòa nhà Empire State, và có sáu làn xe cao tốc, một tuyến đường sắt (lên đến 200 chuyến mỗi ngày), và hai lối đi bộ. Những người ủng hộ dự án coi cây cầu sẽ tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy du lịch đến hòn đảo. Tuy nhiên, những người phản đối lại coi việc xây dựng cây cầu sẽ gây ra thảm họa sinh thái, công trình xây dựng có thể gặp phải rủi ro vì gió mạnh và động đất (khu vực từng ghi nhận các cơ địa chấn dữ dội), là một món lợi cho các tội phạm có tổ chức ở Sicilia và Calabria.
1
null
Eo biển Bonifacio (, , tiếng Gallura: "Bocchi di Bunifaciu", ) là một eo biển giữa Corse và Sardegna, được đặt tên theo đô thị Bonifacio trên đảo Corse. Eo biển rộng và chia tách biển Tyrrhenus với phần phía Tây Địa Trung Hải. Eo biển này có tiếng xấu đối với các thủy thủ do các khắc nghiệt về thời tiết, hải lưu, các bãi cát ngầm, và những trở ngại khác. Thảm họa nổi tiếng nhất tại eo biển Bonifacio đã xảy ra với tàu khu trục nhỏ "Sémillante" của Pháp vào ngày 15 tháng 2 năm 1855. "Sémillante" đã dời cảng Toulon để lên đường tới Hắc Hải nhằm cung cấp binh lính cho chiến tranh Krym. Một cơn bão đã đẩy con thuyền va phải một rạn san hô; tàu bị chìm và không ai trong số 750 binh sĩ trên tàu sống sót. Sau một thảm họa tàu chở dầu vào năm 1993, các tàu mang cờ Pháp và Ý mang các hàng hóa nguy hiểm đã bị cấm đi qua eo biển Bonifacio. Độ sâu tối đa của eo biển là .
1
null
Saale (), cũng được gọi là Saale thuộc Sachsen () và Saale thuộc Thüringen (), là một con sông tại Đức và là một chi lưu tả ngạn của Elbe. Saale bắt nguồn từ núi Großer Waldstein gần Zell tại Fichtelgebirge thuộc Upper Franconia (Bayern), ở độ cao 728 m. Saale sau đó có một dòng chảy quanh có với hướng chung là hướng bắc, và sau đó chảy qua thị trấn chế tạo Hof, tiến vào Thüringen. Saale chảy giữa vùng đồi núi thấp cây cối rậm rạp của rừng Thüringen cho đến khi tiến vào thung lũng Saalfeld. Sau khi dời Saalfeld, Saale chảy đến Rudolstadt. Tại đây, Saale nhận nước từ Schwarza, thung lũng sông này nằm bên tòa lâu đài đổ nát Schwarzburg, trụ sở của nhà cầm quyền trước đây, Nhà Schwarzburg. Từ Saalfeld, Saale tiếng vào vùng đồi đá vôi ở phía bắc rừng Thüringen, và lướt qua phía dưới các ngọn đồi cằn cỗi, hình nón bao quanh đô thị đại học Jena. Sông tiến vào Sachsen-Anhalt và chảy qua vùng suối khoáng Bad Kösen, tưới nước cho những ngọn đồi nho, sau khi tiếp nhận một phụ lưu nước sâu là Unstrut tại Naumburg, Saale chảy qua Weißenfels, Merseburg, Halle, Bernburg và Calbe. Saale cuối cùng đổ vào Elbe ngay phía trên Barby, sau khi vượt qua (bị rút ngắn do một tuyến kênh vòng, chiều dài tự nhiên là ). Saale có khả năng thông hành từ Naumburg và kết nối với Weiße Elster gần Leipzig bằng một kênh đào. Đất đai của phần phía dưới của thung lũng sông đặc biệt màu mỡ, và là nơi cung cấp một lượng lớn củ cải đường. Các chi lưu Weiße Elster, Regnitz và Orla nằm bên hữu ngạn, và Ilm, Unstrut, Salza, Wipper và Bode nằm ở tả ngạn. Ở phần thượng du, Saale chảy nhanh.
1
null
Đánh giá có nghĩa nhận định giá trị. Những từ có nghĩa gần với đánh giá là phê bình, nhận xét, nhận định, bình luận, xem xét. Đánh giá một đối tượng nào đó, chẳng hạn một con người, một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ, đội ngũ giáo viên hay đánh giá tác động môi trường và có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, nghệ thuật, thương mại, giáo dục hay môi trường. Các từ liên quan. Phê bình có nghĩa xem xét, phân tích, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm; hoặc là nêu lên khuyết điểm để góp ý kiến, để chê trách; hoặc là nhận xét và đánh giá, gắn với công việc gọi là phê bình văn học đối với một tác phẩm. Nhận xét có nghĩa đưa ra ý kiến có xem xét và đánh giá về một đối tượng nào đó. Còn động từ nhận định có nghĩa đưa ra ý kiến có tính chất đánh giá, kết luận, dự đoán về một đối tượng, một tình hình nào đó. Bình luận có nghĩa bàn và đánh giá, nhận định về một tình hình, một vấn đề nào đó. Xem xét có nghĩa tìm hiểu, quan sát kỹ để đánh giá, rút ra những nhận xét, những kết luận cần thiết. Trong tiếng Anh, những từ gần nghĩa với đánh giá, phê bình hay bình luận là các từ review, appraise, evaluate, assess, reconsider hay rate. Theo Từ điển Anh – Việt của Viện Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh năm 1993, review có nghĩa xem lại hoặc xét lại (cái gì); ôn lại (nhất là các sự kiện đã qua) trong trí óc; nhìn tổng quát, hồi tưởng; hoặc là viết bài phê bình (một cuốn sách, một bộ phim, v.v…) để đăng báo. Động từ appraise có nghĩa đánh giá hoặc xác định phẩm chất của (ai/cái gì). Evaluate có nghĩa tìm ra hoặc xác định ý kiến về mức giá trị của ai/cái gì; định giá, đánh giá. Trong khi đó động từ assess có nghĩa quyết định hoặc ấn định giá trị của cái gì; đánh giá, định giá; hoặc là ước lượng chất lượng của cái gì, đánh giá. Rate có nghĩa ước lượng giá trị của ai, cái gì hay là định giá, đánh giá, ước lượng; xếp hạng hoặc được coi theo một cách được nói rõ. Lĩnh vực nghệ thuật. Hoạt động phê bình gắn bó chặt chẽ với hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như phê bình âm nhạc, phê bình sân khấu, phê bình điện ảnh, phê bình hội họa, v.v… Văn học. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hoạt động phê bình văn học phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sáng tác cũng như cảm thụ tác phẩm của độc giả. Phê bình văn học "là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Tùy thể tài và mục đích, phê bình văn học có thể bộc lộ khả năng cũng như đặc tính của mình bắt đầu từ một thông tin đơn giản của một độc giả về một tác phẩm mới ra mắt, và kết thúc là việc đặt ra các vấn đề về văn học và xã hội." Có thể coi Thi nhân Việt Nam của các tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân là tác phẩm phê bình văn học nổi tiếng nhất ở Việt Nam thời hiện đại. Lĩnh vực chính trị. Hoạt động phê bình và tự phê bình thường xuyên được Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng nhằm xây dựng Đảng vững mạnh. Trong Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV được trình bày vào ngày 17 tháng 12 năm 1976 có tới 34 từ "phê bình" và 20 từ "tự phê bình". Chẳng hạn, Báo cáo yêu cầu các đảng viên "Phải phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính trị đúng đắn và sáng tạo của Đảng, rèn luyện ý thức tổ chức và kỷ luật, ý thức dân chủ, tập thể, tinh thần làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của cấp dưới, của cán bộ, đảng viên, thành khẩn tự phê bình và phê bình." Báo cáo vạch ra chế độ phê bình và tự phê bình phải tiến hành đồng thời "từ trên xuống" và "từ dưới lên": "Cần thực hiện nghiêm túc và có chất lượng chế độ tự phê bình và phê bình từ trên xuống và từ dưới lên. Đó là một yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể, tăng cường sinh hoạt dân chủ và đoàn kết, nhất trí trong Đảng, bảo đảm cho quyền kiểm tra của mỗi đảng viên đối với công việc của Đảng được tôn trọng một cách đầy đủ." và "Phải làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, thật sự trở thành vũ khí sắc bén của toàn Đảng, làm cho tự phê bình và phê bình thật sự là một quy luật phát triển của Đảng. Việc đó sẽ có tác dụng to lớn đối với việc củng cố Đảng." Sau 35 năm tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 16/01/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết này chú trọng tới hoạt động phê bình và tự phê bình của đảng viên, kể cả những đảng viên giữ những cương vị lãnh đạo cao nhất trong Đảng. Trong Nghị quyết có 14 từ "phê bình" và "tự phê bình". Nghị quyết này nhận định "Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát.". Nghị quyết đề ra năm nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. Trong đó, nhóm giải pháp thứ nhất là "Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ tại sao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục, có mặt còn yếu kém, phức tạp thêm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng". Nhóm thứ hai là "các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống". Lĩnh vực thương mại. Trong lĩnh vực thương mại, thông tin về sản phẩm thường không bình đẳng giữa người bán và người mua. Người bán thường có nhiều thông tin hơn người mua và thông thường chỉ cung cấp những thông tin bắt buộc về sản phẩm theo quy định của pháp luật và thông tin có lợi cho người bán. Người mua có xu hướng thu thập đủ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định mua, hai thông tin quan trọng nhất là chất lượng và giá cả. Ở nhiều chợ truyền thống ở Việt Nam, hiện tượng người mua sau hỏi người mua trước giá của mớ rau, cành hoa đào... và mua theo người mua trước khá phổ biến. Hoặc là hiệu ứng đám đông: thấy có nhiều người mua thì cũng mua theo. Đã hình thành những tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, những dịch vụ hỗ trợ người mua trong việc lựa chọn sản phẩm. Các nhà kinh doanh có uy tín cũng tiến hành các hình thức để giúp nhận diện hình ảnh và sản phẩm của họ. Trong thực tiễn kinh doanh, một người bán có thể bán nhiều sản phẩm của những nhà cung cấp khác nhau và ngược lại, một sản phẩm có thể được bán tại nhiều nơi bởi nhiều nhà phân phối. Do đó, người mua không chỉ quan tâm tới thông tin liên quan tới sản phẩm mà còn quan tâm tới thông tin về người bán hay nhà sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ. Thương mại truyền thống. Tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đã xuất hiện Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao. Các hoạt động chủ yếu của Chương trình này hàng năm là điều tra bình chọn nhãn hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) và tổ chức chuỗi hội chợ HVNCLC. Năm 2010 Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao được thành lập. Thương mại điện tử. Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng cơ hội tuyệt vời để tìm kiếm thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp. Trước kia, người tiêu dùng đóng vai trò thụ động trong việc đánh giá sản phẩm, chẳng hạn như trả lời các phiếu khảo sát của các tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm. Ngày nay, mỗi người tiêu dùng có thể nhanh chóng biết được đánh giá về sản phẩm hay nhà cung cấp của rất nhiều người đã có trải nghiệm thực tế qua việc mua sắm và sử dụng sản phẩm đó. Trong khi dịch vụ đánh giá sản phẩm và người bán hàng trực tuyến ở Việt Nam mới xuất hiện thì trên thế giới dịch vụ này đã phát triển và phổ biến rộng rãi. Tỷ lệ các website bán hàng hỗ trợ người dùng chức năng đánh giá (review) và xếp hạng (rating) khá cao, đồng thời có nhiều website chuyên đánh giá và xếp hạng như resellerratings.com hay topsevenreviews.com.
1
null
Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa hay thường gọi tắt là chùa Kỳ Viên tọa lạc ở số 132 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm trên đỉnh của một trong bốn ngọn đồi Tứ linh nằm giữa lòng thành phố Nha Trang có tên là Bạch Tượng (Voi trắng). Là một ngôi chùa đẹp và lâu đời, chùa cũng là nơi tổ chức các khóa tu hè cho thanh thiếu niên và các khóa thi Phật pháp Lịch sử. Chùa nguyên là miếu thờ các vị công thần nhà Nguyễn, có tên là miếu Tinh Trung (sau đổi là Sinh Trung) được xây dựng năm 1802 dưới triều Gia Long. Trong những năm 1948 - 1950 Từ Cung Hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) kinh lý tỉnh Khánh Hòa, đến Nha Trang lên miếu này thấy phong cảnh thích hợp cho một ngôi chùa nên thái hậu đã vận động làng Vạn Thạnh hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa làm nơi thờ Phật. Qua thời gian tu chỉnh, Giáo hội Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa và các Phật tử đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Minh giữ chức Trụ trì. Khi nhận trách nhiệm Trụ trì, Hòa thượng đặt lại tên cho chùa là Linh Sơn Kỳ Viên Khuôn hội. Vì công tác Giáo hội giao nên Hòa thượng giao lại cho Hòa thượng Thích Từ Mãn. Qua thời gian nhận trách nhiệm trụ trì nhưng vì nhận công tác Phật sự tại Đà Lạt, Hòa thượng Thích Từ Mãn đã giao lại cho Hòa thượng Thích Trí Tín. Sau Hòa thượng Thích Trí Tín là Thượng tọa Thích Viên Mãn. Từ năm 1977, thượng tọa Thích Trí Viên (nay là Hòa thượng Thích Trí Viên, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Hoằng pháp tỉnh Khánh Hòa) đảm nhận trụ trì, từ 1982, chùa bắt đầu đại trùng tu, đến năm 1992 chùa hoàn thành xây dựng trùng tu Chánh Điện, Hậu Tổ và được đổi tên là Kỳ Viên Trung Nghĩa. Chùa còn là nơi sinh hoạt và tu tập của Đạo tràng Pháp Hoa, một trong những đạo tràng được Hòa thượng Tôn sư Thích Trí Quảng hoằng pháp khắp mọi miền đất nước. Sáng 5-12 Đinh Dậu(21-01-2018),nhân tuần bách nhật cố HT.Thích Trí Viên-Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa(phường Vạn Thạnh, tp Nha Trang), Ban Trì Sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm TT.Thích Huệ Giáo làm trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa. Dự lễ có HT.Thích Quảng Thiện, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng Ban TT BTS GHPGVN tỉnh; cùng Chư tôn đức tăng ni BTS GHPGVN tỉnh; ông Nguyễn Hữu Dinh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa cùng quý vị đại diện chính quyền tỉnh, thành phố, phường Vạn Thạnh và đông đảo phật tử tham dự.TT.Thích Huệ Giáo trụ trì dâng lời phát nguyện có đoạn viết: Ba mươi bảy năm về trước, khi bước chân vào chùa học đạo, được Bổn sư huấn dưỡng và được sự dạy dỗ của các bậc giáo thọ qua các trường Phật học. Hôm nay con lại được Hòa thượng Bổn sư giao phó giữ trọng trách lớn lao kế thừa trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, con xin cúi đầu niệm ân và xin phát nguyện: Nghiêm trì giới luật của người xuất gia, làm tròn nghĩa vụ sứ giả của Như Lai, hoằng pháp độ sinh, thực hiện đúng Hiến chương của Giáo hội, sống “Tốt đạo, đẹp đời”. Ban đạo từ HT.Thích Ngộ Tánh đã tri niệm và tán thán công đức của cố HT.Thích Trí Viên cùng môn đồ pháp quyến, Hòa thượng nhắn nhủ TT.Thích Huệ Giáo hoàn thành tốt sứ mạng “Trụ pháp vương gia, trì Như Lai xứ". (Trích phatgiao.org.com.vn)
1
null
Chùa Hải Đức tọa lạc ở nhánh phía Tây trên đỉnh đồi Trại Thủy tại số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chùa được xây dựng cách đây trên 120 năm và là một trong bốn ngôi chùa quan trọng trong cụm đồi Trại Thủy cùng với các chùa Long Sơn, Bửu Phong và Lôi Am. Lịch sử. Chùa được thiền sư Viên Giác dựng năm 1883, ban đầu chỉ là một thảo am, có tên là Duyên Sanh Tự. Đến năm 1891, chùa được mở rộng và đổi tên là Hải Đức Tự. Sau khi sư Viên Giác viên tịch, vào năm 1909, đệ tử của ngài là Hòa thượng Ngộ Tánh Phước Huệ từ chùa Hải Đức – Huế vào kế thế trụ trì đã quyết định đại trùng tu tổ đình. Kể từ đó, tổ đình Hải Đức – Nha Trang trở thành một đại tòng lâm có quy củ, quy tụ hằng trăm tăng tín đồ từ khắp nơi đến tu học và được chính phủ Nam triều sắc ban biển hiệu "Sắc Tứ Hải Đức Tự". Năm 1938, Hòa thượng giao nhiệm vụ trụ trì cho sư Bích Không. Thượng tọa Bích Không nhận thấy bấy giờ Nha Trang đã phát triển thành một đô thị sầm uất, cảnh huyên náo chốn thị thành không còn phù hợp với sự sinh hoạt của thiền môn nên đã dời chùa lên đồi Trại Thủy trong giai đoạn từ năm 1943 đến năm 1945, cất chùa theo kiến trúc Á Đông. Năm 1956, chùa được hiến để trở thành cơ sở chính của Viện Phật học Trung Phần do Hòa thượng Thích Giác Nhiên làm Viện chủ, Hòa thượng Thích Trí Thủ làm giám viện.
1
null
Sân vận động Artemio Franchi () là một sân vận động bóng đá ở Firenze, Ý. Hiện tại đây là sân nhà của ACF Fiorentina. Sân vận động có biệt danh cũ là "Thành phố". Khi được xây dựng ban đầu, sân được gọi là "Sân vận động Giovanni Berta", theo tên chiến binh phát xít người Firenze Giovanni Berta. Sân vận động chính thức được khánh thành vào ngày 13 tháng 9 năm 1931 với trận đấu giữa Fiorentina và Admira Wien (1–0), mặc dù phải đến năm 1932, sân vận động mới chính thức được hoàn thành. Sân hiện có sức chứa 47.282 chỗ ngồi. Kiến trúc sư của sân là Pier Luigi Nervi (được biết đến với việc thiết kế Hội trường Nervi ở Vatican) và đây là một trong những công trình tiêu biểu nhất về kiến ​​trúc thế kỷ 20 trong thành phố. Sân đã tổ chức một số trận đấu của World Cup 1934, cũng như các trận đấu môn bóng đá của Thế vận hội Mùa hè 1960 được tổ chức tại Roma. Năm 1945, sân đã tổ chức trận đấu Spaghetti Bowl giữa các đội phục vụ quân đội Hoa Kỳ. Sân vận động này được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông cốt thép với một tòa tháp cao 70 mét (230 ft) mang cờ của sân vận động. Tòa tháp được mệnh danh là "Tháp Marathon". Xung quanh chân tháp, các đường dốc xoắn ốc dẫn từ tầng trệt đến mép trên của khán đài. Ban đầu sân được gọi là "Thành phố" nhưng được đổi tên theo tên của cựu chủ tịch FIGC, Artemio Franchi, vào năm 1991. Sân vận động đã được cải tạo cho Giải vô địch bóng đá thế giới 1990, bao gồm việc loại bỏ đường chạy và tăng sức chứa chỗ ngồi. Tại World Cup 1990, sân đã tổ chức ba trận đấu ở bảng A và trận đấu giữa Argentina với Nam Tư ở vòng tứ kết, trận đấu mà Argentina đã giành chiến thắng sau loạt sút luân lưu. Kỷ lục khán giả chính thức là 58.271 người vào ngày 25 tháng 11 năm 1984, trong một trận đấu Serie A giữa Fiorentina và Internazionale.
1
null
Ngô Thanh Hải là một Thượng nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Canada đại diện cho tỉnh bang Ontario. Trước khi ông được bổ nhiệm vào Thượng viện trong Quốc hội Canada, ông là chánh án chuyên về Di trú & Quốc tịch tại thành phố Ottawa, Ontario. Tiểu sử. Ông sinh ra tại Việt Nam từng là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, tốt nghiệp Thủ Đức, khóa 4/71 An Lộc. Sau đó ông về làm việc cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1973 ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tùy viên báo chí tại Tòa Đại Sứ VNCH tại Bangkok, Thái Lan. Ông đến định cư tại Canada vào năm 1975 sau khi trốn thoát khỏi Việt Nam qua ngả Malaysia. Ông là người Canada gốc Việt đầu tiên và người Canada gốc châu Á thứ hai phục vụ tại Thượng viện Canada. Ông có bằng cử nhân của Đại học Sorbonne, ở Paris trong thập niên 1960 và bằng thạc sĩ giáo dục của Đại học Ottawa. Ông là người tích cực hoạt động trong cộng đồng Việt Nam tại thành phố Ottawa. Ông làm thẩm phán di trú từ năm 2007 ở Ottawa đến khi được bổ nhiệm vào thượng viện vào tháng 9 năm 2012. Trong nhiệm kỳ 2017-2021, ông Hải là Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam .
1
null
Antôn Nguyễn Tiến Dũng (1924-2005) là một linh mục Công giáo người Việt. Ông được biết đến nhiều với vai trò là một nhạc sĩ, nhạc sư với bút danh Tiến Dũng. Ông nguyên là Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc của Hội đồng Giám mục (miền Nam) và nguyên Phó ban Thánh nhạc Việt Nam, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam., nguyên giám đốc nhà hưu dưỡng các linh mục gốc Hà Nội. Tiểu sử. Ông sinh ngày 8 tháng 6 năm 1924 tại Làng Yên Cốc, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, thuộc giáo xứ Từ Châu, giáo hạt Thanh Oai, tổng giáo phận Hà Nội. Từ năm 1943 đến năm 1950: Antôn Nguyễn Tiến Dũng theo học tại tiểu chủng viện Hoàng Nguyên và đại chủng việnXuân Bích, Hà Nội. Từ năm 1950 đến năm 1965: Ông du học tại Roma về Thần học, Giáo luật và Âm nhạc. Năm 1954: Nguyễn Tiến Dũng được thụ phong linh mục Năm 1962: Linh mục Tiến Dũng tốt nghiệp Tiến sĩ khoa sáng tác (Magistero) tại Nhạc viện Santa Cecilia (Giáo hoàngHọc viện Roma). Năm 1965 Linh mục Tiến Dũng về nước làm Giáo sư Thánh nhạc và Phụng vụ tại chủng viện Á Thánh Phụng (Long Xuyên). Năm 1967: Linh mục nhạc sĩ Antôn Nguyễn Tiến Dũng thành lập Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Năm 1972: Linh mục đã tổ chức Đại hội Thánh nhạc toàn quốc tại Sài Gòn quy tụ hầu hết các nhạc sĩ, các ban hợp xướng Công giáo. Ông giảng dạy tại trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, nhạc viện Bach. Ông là khoa trưởng Phân Khoa Nhân Văn Nghệ thuật của trường Đại học Minh Đức. Năm 1968: Antôn Tiến Dũng Thành lập trường Suối Nhạc và giảng dạy các môn: Nhạc lý, hòa âm, sáng tác, dương cầm tại nhiều cơ sở đạo và đời. Sau năm 1975: Ông làm trưởng Ban Thánh nhạc Việt Nam. Đồng thời giảng dạy tiếng Ý và hòa âm tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 08 tháng 08 năm 2005 tại nhà hưu dưỡng các linh mục gốc Hà Nội Sự nghiệp. Tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Bách, nguyên trưởng phòng thu âm, thu hình của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh , đã đánh giá về sự nghiệp của Nhạc sư Tiến Dũng như sau: Sáng tác Thánh nhạc. Nhạc sĩ Tiến Dũng là một trong những người tiên phong cho nền thánh nhạc Việt Nam với nhiều bài hát nổi tiếng: Biên soạn về âm nhạc. Nhạc sư Tiến Dũng đã biên soạn các sách giáo khoa về âm nhạc được phổ biến rộng rãi: Vinh danh. Các môn sinh của Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng đã tổ chức " Đêm nhạc Ngàn Lần Yêu " vào ngày 13 tháng 12 năm 2002 tại nhà thờ Xóm Thuốc, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Ghi nhận về đêm nhạc này VietCatholic News (Thứ Tư 22/1/2003) đã viết: Để tưởng nhớ những đóng góp của Linh mục Nhạc sư Tiến Dũng, các thân hữu của ông đã đúc tượng bán thân hình ông đặt tại tòa soạn "Nguyệt San Thánh Nhạc Ngày Nay".
1
null
Ngô Xuân Thứ (sinh 1955) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 1 (2011–2014). Thân thế và sự nghiệp. Ông quê Bắc Ninh Ông từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh. Năm 2011, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 1 Tháng 4 năm 2015, ông nghỉ chờ hưu. Thiếu tướng (2011)
1
null
là một bộ manga của Nhật Bản do Mashima Hiro sáng tác và minh hoạ. Bộ truyện được đăng nhiều kỳ trên tạp chí "Weekly Shōnen Magazine" của Kodansha từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 7 năm 2017, cùng từng chương được tổng hợp và xuất bản thành 63 tập "tankōbon". Bộ truyện kể về cuộc phiêu lưu của Natsu Dragneel (thành viên của hội pháp sư nổi tiếng Fairy Tail), khi anh tìm kiếm con rồng Igneel ở thế giới Earth-land hư cấu. Bộ manga đã được các hãng phim A-1 Pictures, Dentsu Inc., Satelight, Bridge và CloverWorks chuyển thể thành bộ anime truyền hình dài tập, phát sóng trên kênh TV Tokyo tại Nhật Bản từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 3 năm 2013. Phần phim thứ hai được phát sóng từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 3 năm 2016. Phần thứ ba và cũng là phần cuối được phát sóng từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Bộ truyện còn truyền cảm hứng cho nhiều manga ngoại truyện, gồm phần tiền truyện "Fairy Tail Zero" của Mashima và phần hậu truyện mà ông xây dựng kịch bản, có nhan đề "". Ngoài ra, A-1 Pictures cũng phát triển 9 bộ OVA và 2 phim điện ảnh hoạt hình. Bộ manga ban đầu do Del Rey Manga giành quyền phát hành bằng tiếng Anh ở Bắc Mỹ, đơn vị bắt đầu phát hành từng tập lẻ vào tháng 3 năm 2008 và kết thúc đợt cấp phép với tập thứ 12 được phát hành vào tháng 9 năm 2010. Tháng 12 năm 2010, Kodansha USA giành lấy quyền phát hành bộ truyện ở Bắc Mỹ. Bộ manga cũng được cấp phép lưu hành bởi Turnaround Pub Services ở Vương quốc Anh và bởi Penguin Books Australia ở Úc. Bộ anime thì được Crunchyroll cấp phép phát hành bằng tiếng Anh ở Bắc Mỹ. Kênh Animax Asia của Đông Nam Á đã phát sóng bản tiếng Anh của anime từ năm 2010 đến năm 2015. Đến tháng 2 năm 2020, manga "Fairy Tail" đã tiêu thụ hơn 72 triệu bản in, trở thành một trong những bộ manga bán chạy nhất mọi thời đại. Cốt truyện. Thế giới Earth-land là nơi sinh sống của nhiều bang hội, tức chỗ để các pháp sư sử dụng phép thuật của họ thực hiện những nhiệm vụ có thưởng. Natsu Dragneel (một pháp sư Sát Long Nhân của hội Fairy Tail) khám phá Vương quốc Fiore để tìm kiếm người cha nuôi mất tích của mình là rồng Igneel. Trong cuộc hành trình, cậu kết bạn với một pháp sư tinh linh trẻ tên là Lucy Heartfilia và mời cô gia nhập Fairy Tail. Natsu, Lucy và cậu bạn Happy (thuộc giống loài Exceed) thành lập một đội, rồi kết nạp thêm các thành viên khác trong hội: pháp sư băng thuật Gray Fullbuster; kỵ sĩ pháp thuật Erza Scarlet; bộ đôi Sát Long Nhân Wendy Marvell và Carla (một sinh vật Exceed khác). Đội bắt đầu tiến hành nhiều nhiệm vụ, gồm khuất phục tội phạm, hắc hội bất hợp pháp và những con quỷ Etherious cổ đại được tạo ra bởi Zeref, một pháp sư dính lời nguyền bất tử và sở hữu sức mạnh chết người. Sau nhiều cuộc phiêu lưu, Natsu cùng các bạn đồng hành của mình tìm ra Zeref đang sống biệt lập trên Đảo Sirius, vùng đất thiêng của Fairy Tail, anh ta mong muốn được chết để chuộc lỗi cho hành vi tội ác mà mình gây ra. Một trận chiến tranh giành Zeref xảy ra giữa Fairy Tail và hắc hội Grimoire Heart, qua đó thu hút sự chú ý của hắc long ác độc Acnologia. Các pháp sư Fairy Tail sống sót sau cuộc tấn công của Acnologia bởi linh hồn của Mavis Vermillion (người sáng lập hội và tình nhân cũ của Zeref) sử dụng phép thuật phòng thủ Tiên Cầu (Fairy Sphere) làm họ rơi vào trạng thái tạm dừng sinh học trong 7 năm. Sau đó, Fairy Tail tiến hành cuộc chiến chống lại Tartaros, một hắc hội của Etherious lập ra nhằm giải phong ấn một cuốn sách được cho là chứa E.N.D. (con quỷ tối thượng của Zeref). Khi Acnologia trở lại để tiêu diệt cả hai hội, Igneel xuất hiện từ cơ thể của Natsu (ông tiết lộ đã tự phong ấn mình nhằm đánh bại Acnologia). Tuy nhiên, Acnologia sát hại Igneel trước sự bất lực của Natsu, và cậu bắt đầu cuộc hành trình huấn luyện để trả thù cho Igneel. Một năm sau thì Natsu trở lại, lúc này Fiore bị Đế quốc Alvarez (quốc gia quân sự mà Zeref cai trị) xâm lược. Vỡ mộng bởi những xung đột xảy ra dưới danh nghĩa của mình, Zeref có ý định viết lại lịch sử và tự ngăn chặn sự trỗi dậy quyền lực của chính mình bằng cách thâu tóm Trái Tim Tiên Tử (Fairy Heart), một nguồn sức mạnh phép thuật vô biên nằm trong cơ thể cũng bị nguyền rủa của Mavis, được bảo tồn bên dưới sảnh hội của Fairy Tail. Trong trận chiến với Zeref, Natsu được tiết lộ về danh tính thật của mình: cậu vừa là em trai của Zeref vừa là hiện thân thực sự của E.N.D. (Etherious Natsu Dragneel), hay chính là người được Zeref chọn để hồi sinh thành một con quỷ với ý định để nó giết anh ta. Natsu cố gắng làm vô hiệu phép của Zeref để ngăn chặn cho lịch sử không bị thay đổi lớn bởi những hành động của anh ta, đồng thời Mavis dỡ bỏ lời nguyền của cô và Zeref bằng cách đáp lại tình yêu của anh, làm cho cả hai tử vong. Trong khi đó, Fairy Tail và các đồng minh của họ giam giữ Acnologia trong một vết nứt không-thời gian được tạo ra nhờ sử dụng Nhật Thực (cánh cổng du hành thời gian của Zeref). Tuy nhiên, Acnologia trốn thoát còn linh hồn bị tách khỏi cơ thể y bẫy toàn bộ các Sát Long Nhân trong khe nứt để duy trì sức mạnh thần thánh của mình. Lucy và nhiều pháp sư khác trên khắp lục địa làm bất động cơ thể của Acnologia trong Tiên Cầu, còn Natsu tích lũy phép thuật của các Sát Long Nhân khác và tiêu diệt linh hồn của Acnologia, lấy mạng y và giải thoát cho họ. Một năm sau, Natsu và đội của mình bắt đầu thực hiện nhiệm vụ trăm năm của hội, cùng nhau tiếp tục cuộc phiêu lưu của họ. Sản xuất. Sau khi hoàn thành tác phẩm trước là "Rave Master", Mashima Hiro nhận thấy cốt truyện vừa đa cảm vừa buồn nên anh muốn cốt truyện trong bộ manga kế tiếp của mình sẽ thật "vui nhộn". Nguồn cảm hứng sáng tác bộ truyện của anh là ngồi trong quán bar và tiệc tùng với bạn bè. Anh còn mô tả bộ truyện nói về những thiếu niên đang tìm kiếm tiếng gọi của mình, chẳng hạn như một công việc. Mashima đã vẽ một bộ yomikiri có nhan đề "Fairy Tale" (sau chọn nó làm bộ truyện thí điểm), được xuất bản trên tạp chí "Magazine Fresh" vào ngày 3 tháng 9 năm 2002. Ý tưởng sau này của Mashima cho bản truyện dài kỳ gồm có Natsu là thành viên sử dụng lửa của một hội đưa tin, câu mang theo người nhiều vật dụng trong các nhiệm vụ. Sau đấy Mashima nghĩ ra ý tưởng để cho nhiều loại phù thủy khác nhau tụ tập ở một nơi, rồi sau cùng ép biên tập viên của mình cho phép anh thay đổi ý tưởng thành hội phù thủy. Nhan đề đã được đổi từ "Tale" thành "Tail" để liên hệ tới cái đuôi của tiên, mà tác giả cho rằng có thể xem đấy là một "điểm mấu chốt" hoặc không. Mashima kể rằng trong khi anh cố cân nhắc sở thích của cả mình lẫn người hâm mộ về những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong "Fairy Tail", thì lợi ích của người hâm mộ vẫn được đặt lên trước. Trong khoảng thời gian sáng tác giữa "Rave Master" và "Fairy Tail", mọi trợ lý của Mashima đều rời đi trừ một người, và nghệ sĩ nói rằng việc đảm bảo rằng ba nhân viên mới biết phải làm gì là điều khó khăn nhất trong suốt năm đầu tiên sáng tác. Mashima mô tả lịch trình hàng tuần để sáng tác từng chương lẻ của "Fairy Tail" vào năm 2008: kịch bản và kịch bản phân cảnh được viết vào Thứ Hai, bản thảo thô thì vẽ vào ngày hôm sau, còn khâu vẽ và đổ mực được thực hiện từ Thứ Tư đến Thứ Sáu; thời gian cuối tuần dành cho "Monster Hunter Orage", bộ truyện hàng tháng mà Mashima sáng tác cùng lúc ấy. Anh thường vừa sáng tác các chương mới vừa làm những chương đang có. Mashima có 6 trợ lý vào năm 2008, họ làm việc trong một khu vực rộng với 7 bàn làm việc, cũng như ghế sofa và tivi để chơi trò chơi video. Năm 2011, anh cho biết mình làm việc 6 ngày/tuần, 17 giờ/ngày. Đối với các nhân vật trong bộ truyện, Mashima vẽ những nhân vật mà anh biết trong đời thực. Mashima tạo dựng quan hệ cha con giữa Natsu và Igneel dựa trên vụ cha mình qua đời khi anh còn nhỏ. Anh nảy ra chi tiết chứng say tàu xe Natsu từ một người bạn của mình, do người này bị say khi họ đi chung taxi. Vì muốn tránh dùng những cái tên thần thoại phương Tây xa lạ đối với khán giả Nhật Bản, tác giả đã chọn cái tên Nastu (trong tiếng Nhật nghĩa là mùa hè). Mashima xây dựng nhân vật phóng viên Jason dựa trên nhà phê bình manga người Mỹ Jason Thompson (người phỏng vấn anh tại San Diego Comic-Con năm 2008) và một nhân vật khác dựa theo một nhân viên của Del Rey Manga (nhà xuất bản đầu tiên của "Fairy Tail" ở Bắc Mỹ). Anh xây dựng các khía cạnh hài hước trong truyện dựa trên đời sống thường nhật của mình và những câu chuyện cười mà các trợ lý của anh hay kể. Xuất bản. Chính truyện. Do Mashima Hiro sáng tác kiêm minh họa, "Fairy Tail" được đăng nhiều tập trên tạp chí tuyển tập manga "Weekly Shōnen Magazine" từ ngày 2 tháng 8 năm 2006 đến ngày 26 tháng 7 năm 2017. 545 chương lẻ được Kodansha thu thập và xuất bản thành 63 tập "tankōbon" từ ngày 15 tháng 12 năm 2006 đến ngày 17 tháng 11 năm 2017. Năm 2008, một bộ yomikiri crossover đặc biệt giữa "Fairy Tail" và "Flunk Punk Rumble" của Yoshikawa Miki, có nhan đề được xuất bản trên "Weekly Shōnen Magazine". Sau đó bộ truyện được đưa vào "Fairy Tail+", một fanbook chính thức ra mắt vào ngày 17 tháng 5 năm 2010. Một phần crossover khác với "Rave Master" (bộ truyện đầu tiên của Mashima) được xuất bản vào năm 2011. Một số in đặc biệt của "Weekly Shōnen Magazine" (xuất bản vào ngày 19 tháng 10 năm 2013) có một màn crossover nhỏ giữa "Fairy Tail" và "Thất hình đại tội" của Suzuki Nakaba, trong đó mỗi họa sĩ vẽ một "yonkoma" (truyện tranh bốn khung) cho bộ truyện của người kia. Một chương crossover thực giữa hai chương này đã được đăng trên số in tổng hợp 4/5 của tạp chí vào năm 2014, được phát hành vào ngày 25 tháng 12 năm 2013 Một bộ truyện dài hai tập có nhan đề "Fairy Tail S" (nơi tập hợp các truyện ngắn của Mashima mà lúc đầu được xuất bản trên nhiều tạp chí Nhật trong nhiều năm) được phát hành vào ngày 16 tháng 9 năm 2016. Bộ truyện đã được cấp phép phát hành bằng tiếng Anh ở Bắc Mỹ cho đơn vị Del Rey Manga. Công ty đã phát hành tập đầu tiên của bộ truyện vào ngày 25 tháng 3 năm 2008, ra mắt liên tục cho đến khi phát hành tập thứ 12 vào tháng 9 năm 2010. Sau khi Del Rey Manga ngừng hoạt động, Kodansha USA giành quyền cấp phép và bắt đầu xuất bản các tập "Fairy Tail" vào tháng 5 năm 2011. Họ xuất bản tập truyện thứ 63 (và cũng là tập cuối) vào ngày 23 tháng 1 năm 2018. Kodansha USA bắt đầu xuất bản tuyển tập đồ sộ hơn vào tháng 11 năm 2015. Với nhan đề là "Fairy Tail: Master's Edition", mỗi phần tương ứng với 5 tập thông thường. Họ xuất bản tập đầu tiên của "Fairy Tail S: Tales from Fairy Tail" vào ngày 24 tháng 10 năm 2017. Bộ manga còn được cấp phép lưu hành tại các nước nói tiếng Anh. Tại Liên hiệp Anh, các tập truyện do Turnaround Publisher Services phân phối. Ở Úc và New Zealand, đơn vị phân phối bộ manga là Penguin Books Australia. Ngoại truyện. 8 bộ manga ngoại truyện dựa trên "Fairy Tail" đã được phát hành. Hai bộ truyện đầu tiên— "Fairy Tail Zero" của Mashima và "Fairy Tail: Ice Trail" của Shira Yūsuke—bắt đầu bằng sự ra đời của mộ tạp chí hàng tháng có nhan đề "Monthly Fairy Tail Magazine" vào ngày 17 tháng 7 năm 2014, và khép lại ở số báo thứ 13 và cũng là số cuối của tạp chí ra đời vào ngày 17 tháng 7 năm 2015. Bộ truyện thứ ba ("Fairy Tail Blue Mistral" của Watanabe Rui) được đăng trên tạp chí "shoujo" manga "Nakayoshi" của Kodansha từ ngày 2 tháng 8 năm 2014 đến ngày 1 tháng 12 năm 2015, trong khi một bộ khác là "Fairy Girls" của Boku được phát hành trên "Magazine Special" của Kodansha từ ngày 20 tháng 11 năm 2014 đến ngày 20 tháng 8 năm 2015. Kyōta Shibano còn sáng tác một siêu bộ truyện chia làm ba phần có tựa đề "Fairy Tail Gaiden", được ra mắt trên ứng dụng di động miễn phí hàng tuần "Magazine Pocket" của Kodansha. Bộ truyện bắt đầu ra mắt vào năm 2015 (cùng "Twin Dragons of Sabre Tooth" từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 4 tháng 11), rồi tiếp tục với "Rhodonite" từ ngày 18 tháng 11 năm 2015 đến ngày 30 tháng 3 năm 2016, và kết thúc với "Lightning Gods" vào năm 2016 từ ngày 4 tháng 5 đến ngày 14 tháng 9. "" (phần hậu truyện của manga gốc) bắt đầu đăng dài kỳ trên "Magazine Pocket" vào ngày 25 tháng 7 năm 2018. Tác phẩm do Mashima sáng tác và minh họa bởi Ueda Atsuo Ueda. Một bộ ngoại truyện khác mang tên "Fairy Tail: Happy's Heroic Adventure" của Sakamoto Kenshirō ra mắt vào ngày 26 tháng 7 trên ứng dụng kể trên. Ngày 27 tháng 6 năm 2018, Mashima công bố một bộ manga ngoại truyện khác cho ứng dụng là "Fairy Tail City Hero" do Andō Ushio sáng tác và minh họa. Toàn bộ 8 tập ngoại truyện "Fairy Tail" (tính cả ba phần "Gaiden") đều được cấp phép phát hành tiếng Anh bởi Kodansha USA. Truyền thông. Anime. A-1 Pictures, Dentsu Entertainment và Satelight là những đơn vị đồng sản xuất bộ anime chuyển thể từ manga. Bộ anime (chung tựa là "Fairy Tail)" và do Ishihira Shinji làm đạo diễn; phim được trình chiếu lần đầu trên TV Tokyo vào ngày 12 tháng 10 năm 2009. Bộ phim ngừng phát sóng vào ngày 30 tháng 3 năm 2013, và bắt đầu phát lại vào ngày 4 tháng 4 năm 2013, với nhan đề "Fairy Tail Best!". 4 tập đĩa DVD (chứa 41 tập phim) đã được phát hành. Kênh Animax Asia khu vực Đông Nam Á đã phát sóng bộ phim này bằng tiếng Anh tại địa phương. Ngày 18 tháng 1 năm 2011, đơn vị phân phối anime Manga Entertainment của Anh đã thông báo trên Twitter rằng công ty sẽ phát hành bộ anime ở định dạng song ngữ vào cuối năm. Ngày 21 tháng 4 năm 2011, họ đính chính rằng phần đầu tiên gồm 12 tập sẽ được phát hành vào tháng 2 năm 2012; tuy nhiên, sau đó họ thông báo rằng tập đầu tiên sẽ được phát hành vào ngày 5 tháng 3 năm 2012. Năm 2011, đơn vị phân phối anime Bắc Mỹ Funimation Entertainment thông báo rằng họ đã giành được quyền phát sóng mùa đầu tiên của chương trình đang chiếu dở. Bộ phim ra mắt trên truyền hình Bắc Mỹ vào ngày 22 tháng 11 năm 2011, trên Funimation Channel. Anime còn được cấp phép bởi Madman Entertainment, bởi đơn vị phát trực tuyến và chiếu đồng bộ bộ truyện trên AnimeLab ở Úc và Vùng Melanesian của New Zealand (Fiji, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và Vanuatu), Vùng Polynesia (Quần đảo Cook, Niue, Samoa, Tonga và Tuvalu). Funimation thông báo rằng phần 9 sẽ được phát hành dưới dạng DVD/Blu-ray vào ngày 25 tháng 3 năm 2014. Ngày 4 tháng 3 năm 2013, Mashima thông báo trên tài khoản Twitter của mình rằng bộ anime vẫn chưa kết thúc, và xác nhận vào ngày 11 tháng 7 rằng phần tiếp theo đã được bật đèn xanh. Phần tiếp theo đã được chính thức xác nhận trên "Weekly Shonen Magazine" vào ngày 28 tháng 12 năm 2013, với một chương phiên bản đặc biệt. Phần tiếp theo do A-1 Pictures và Bridge hợp tác sản xuất, với tạo hình thiết kế nhân vật do Takeuchi Shinji đảm nhiệm; các diễn viên lồng tiếng của loạt phim gốc cũng quay trở lại dự án cùng với đạo diễn Ishihira Shinji và biên kịch . Trang web chính thức của phần tiếp theo được ra mắt vào ngày 7 tháng 1 năm 2014. Bộ phim được phát sóng lần đầu trên TV Tokyo vào ngày 5 tháng 4 năm 2014 và được Funimation Entertainment phát sóng đồng bộ. Phần phim thứ hai ngừng chiếu vào ngày 26 tháng 3 năm 2016. Ngày 22 tháng 3 năm 2016, Mashima thông báo qua Twitter rằng một phần phim "Fairy Tail" nữa đang được phát triển. Ngày 20 tháng 7 năm 2017, Mashima xác nhận trên Twitter rằng mùa cuối của "Fairy Tail" sẽ phát sóng vào năm 2018. Mùa cuối của "Fairy Tail" được phát sóng từ ngày 7 tháng 10 năm 2018 đến ngày 29 tháng 9 năm 2019. A-1 Pictures, CloverWorks và Bridge là các đơn vị hợp tác sản xuất và diễn hoạt phần cuối, kéo dài từ ngày 7 tháng 10 năm 2018 đến ngày 29 tháng 9 năm 2019 với 51 tập phim. Tại Việt Nam, 48 tập đầu phim từng được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (TVM Corp.) mua bản quyền và phát sóng trên kênh HTV3 lần đầu vào 25 tháng 5 năm 2014 và từ tập 49 trở đi do Công ty Cổ phần Thanh Thiếu Nhi (TTN Media) mua tiếp phát sóng từ tháng 10 năm 2015. Sau khi Sony thâu tóm Crunchyroll, khâu lồng tiếng được chuyển giao cho Crunchyroll đảm nhiệm. OVA. 9 bộ OVA của "Fairy Tail" đã được A-1 Pictures và Satelight sản xuất và phát hành trên DVD, mỗi bộ có đính kèm một tập "tankōbon" bản giới hạn của manga. OVA đầu tiên, là bản chuyển thể từ manga omake cùng tên và được phát hành cùng với tập 26 vào ngày 15 tháng 4 năm 2011. Bộ thứ hai, cũng là bản chuyển thể từ omake cùng tên và được phát hành cùng với tập 27 vào ngày 17 tháng 6 năm 2011. Bộ thứ ba, được phát hành cùng với Tập 31 vào ngày 17 tháng 2 năm 2012, và có đầu truyện do chính cha đẻ Mashima Hiro sáng tác. Bộ thứ tư, "Fairies' Training Camp", dựa trên chương 261 của manga và được phát hành cùng với tập 35 vào ngày 16 tháng 11 năm 2012. Bộ thứ 5, dựa trên chương 298 của manga và được phát hành cùng với tập 38 của manga vào ngày 17 tháng 6 năm 2013. Bộ OVA thứ 6 có tựa đề là bản chuyển thể từ omake cùng tên và được phát hành vào ngày 16 tháng 8 năm 2013, cùng với tập 39 của manga. Phim chiếu rạp. Một phần phim anime điện ảnh chuyển thể từ "Fairy Tail", có nhan đề "" ra rạp vào ngày 18 tháng 8 năm 2012. Tác phẩm do Fujimori Masaya làm đạo diễn, còn kịch bản do biên kịch của bộ anime là sáng tác. Tác giả bộ truyện Mashima Hiro đã tham gia với vai trò sắp xếp và thiết kế đầu truyện cho các nhân vật khách mời xuất hiện trong phim. Để quảng bá bộ phim, Mashima đã vẽ một manga mở đầu dài 30 trang có nhan đề , kèm theo vé xem phim sớm. DVD có gắn kèm bản đặc biệt tập 36 của manga vào ngày 13 tháng 2 năm 2013, và có cả một bản chuyển thể hoạt hình của "Hajimari no Asa" dưới dạng tính năng tặng kèm. Phim được trình chiếu trên Animax Asia vào ngày 23 tháng 3 năm 2013. Funimation giành quyền phân phối phim ở Bắc Mỹ. Bản lồng tiếng Anh ra mắt lần đầu tại Nan Desu Kan vào ngày 13 tháng 9 năm 2013 và được phát hành dưới dạng Blu-ray/DVD vào ngày 10 tháng 12 năm 2013. Phần phim anime điện ảnh thứ hai được công bố vào ngày 15 tháng 5 năm 2015. Ngày 31 tháng 12 năm 2016, tựa đề chính thức của bộ phim được tiết lộ là "", ra rạp vào ngày 6 tháng 5 năm 2017 ở Nhật Bản. Trò chơi video. Một trò chơi video hành động dành cho hệ máy PlayStation Portable, có tựa đề đã được ra mắt tại Tokyo Game Show 2009. Trò chơi do Konami Examu Games inc. phát triển và được phát hành vào ngày 3 tháng 6 năm 2010. Hai phần tiếp theo của "Portable Guild" cũng được phát hành cho máy PlayStation Portable—phần đầu có phụ đề là "Portable Guild 2", được phát hành vào ngày 10 tháng 3 năm 2011; phần thứ hai được phát hành vào ngày 22 tháng 3 năm 2012. Các nhân vật Natsu và Lucy còn xuất hiện dưới dạng nhân vật người chơi trong trò chơi video crossover "" cho hệ máy PSP năm 2009. Hai trò chơi đối kháng, và lần lượt được phát hành trên hệ máy Nintendo DS vào các ngày 22 tháng 7 năm 2010 và 21 tháng 4 năm 2011. Năm 2016, một trò chơi web do GameSamba phát triển có tên "Fairy Tail: Hero's Journey" được thông báo mở chạy để thử nghiệm phần mềm kín. Ngày 5 tháng 9 năm 2019, có nguồn tin thông báo rằng một trò chơi video nhập vai có tên "Fairy Tail" (do Gust Co. Ltd. phát triển và Koei Tecmo xuất bản) sẽ được phát hành trên các hệ máy PlayStation 4, Nintendo Switch và Steam vào ngày 19 tháng 3 năm 2020 trên toàn thế giới; sau đấy trò chơi bị hoãn ra mắt sang ngày 25 tháng 6. Kế đến trò chơi bị dời ngày ra mắt sang 30 tháng 7 năm 2020 (tại Nhật Bản và châu Âu) và ngày 31 tháng 7 năm 2020 (tại Bắc Mỹ) do đại dịch COVID-19. Audio. Phần nhạc của bộ anime do Takanashi Yasuharu sáng tác và chuyển soạn. Bốn đĩa CD soundtrack gốc đã được phát hành và chứa nhạc từ anime: tập soundtrack thứ nhất được phát hành vào ngày 6 tháng 1 năm 2010, tập thứ hai ra mắt vào ngày 7 tháng 7 năm 2010, tập soundtrack thứ ba phát hành vào ngày 6 tháng 7 năm 2011, và tập soundtrack thứ tư ra mắt vào ngày 20 tháng 3 năm 2013. Những đĩa đơn bài hát nhân vật cũng được sản xuất; đĩa đơn đầu tiên gồm có sự góp mặt của Kakihara Tetsuya (Natsu) và Nakamura Yuichi (Gray) được phát hành vào ngày 17 tháng 2, trong khi đĩa đơn thứ hai gồm có Hirano Aya (Lucy) và Kugimiya Rie (Happy), được phát hành vào ngày 3 tháng 3 năm 2010. Một album bài hát nhân vật nữa có nhan đề "Eternal Fellows" được phát hành vào ngày 27 tháng 4 năm 2011. Hai bài hát trích từ album do dàn diễn viên bộ anime là Kakihara Tetsuya (Natsu) và Hirano Aya (Lucy) thể hiện; chúng lần lượt được sử dụng làm bài nhạc hiệu mở đầu và kết thúc cho cả bộ phim và các phần OVA. Những bài hát khác trong tập do Nakamura Yuichi (Gray), Ohara Sayaka (Erza), Satō Satomi (Wendy), Hatano Wataru (Gajeel) thể hiện cùng bản song ca của Kugimiya Rie (Happy) và Horie Yui (Carla). Một chương trình phát thanh internet bắt đầu phát trên Đài phát thanh HiBiKi vào ngày 11 tháng 2 năm 2012, với sự tham gia của các diễn viên lồng tiếng anime Kakihara Tetsuya (Natsu) và Nakahara Mai (Juvia) vai người đọc bản tin. Đón nhận. Manga. Tính đến tháng 2 năm 2020, manga "Fairy Tail" đã có 72 triệu tập được lưu hành. Tại Pháp, bộ truyện bán được hơn 7,7 triệu bản vào năm 2018. Theo Oricon, "Fairy Tail" là bộ manga bán chạy thứ 8 tại Nhật Bản trong năm 2009, bán chạy thứ 4 trong năm các 2010 và 2011, thứ 5 vào năm 2012, tụt xuống thứ 9 vào năm 2013, rồi thứ 17 vào năm 2014, và thứ 15 vào năm 2015. Tập 5 của "Fairy Tail" được xếp thứ 7 trong danh sách top 10 manga bán chạy nhất, và bộ truyện một lần nữa đứng thứ 7 sau khi phát hành tập 6. Deb Aoki của About.com đã liệt "Fairy Tail" là shōnen manga mới hay nhất năm 2008. "Fairy Tail" đã thắng giải Bộ manga hay nhất năm 2008 tại Anime & Manga Grand Prix năm 2009 do tạp chí "AnimeLand" của Pháp tổ chức. Tác phẩm còn đoạt giải Manga Kodansha năm 2009 cho hạng mục shōnen manga. Tại giải công nghiệp năm 2009 của Hiệp hội quảng bá hoạt hình Nhật Bản, ban tổ chức Anime Expo đã vinh danh "Fairy Tail" là bộ manga hài hay nhất. Bộ truyện cũng giạt giải shōnen manga hay nhất tại giải Japan Expo 2009. Tập 9 của bộ manga nhận được đề cử ở hạng mục Tuyển chọn giới trẻ tại Liên hoan truyện tranh quốc tế Angoulême 2010. Trong cuộc bình chọn Manga Sōsenkyo 2021 của TV Asahi, 150.000 khán giả đã bình chọn cho "Fairy Tail" xếp thứ 65 trong số 100 bộ manga hay nhất của họ. Đánh giá về tập truyện đầu tiên, Carl Kimlinger của Anime News Network (ANN) thấy rằng "Fairy Tail" đi theo trope chuẩn của shōnen manga hành động, viết rằng "sự pha trộn giữa hài hước ngớ ngẩn, những pha hành động đập thẳng vào mặt và màu sắc đẫm lệ được tính toán một cách máy móc." Carlo Santos cũng của Anime News Network nhất trí trong bài đánh giá tập truyện thứ 3; anh có góc nhìn truyện tích cực về phần mỹ thuật, đặc biệt là các cảnh hành động, nhưng lại thiếu cốt truyện và phát triển nhân vật. Đến tập 12, Santos cho rằng tài năng thực sự của Mashima nằm ở chỗ "tận dụng những khía cạnh chuẩn và dễ đoán nhất của thể loại và bằng cách nào đó vẫn biến nó thành một cuộc phiêu lưu thú vị, hấp dẫn." Đánh giá 11 tập truyện đầu tiên, Rebecca Silverman của ANN viết rằng mặc dù mảng mỹ thuật ở những tiểu phần đầu của "Fairy Tail" có thể không phải là hay nhất, song các câu chuyện thì có thể xem là hay nhất. Cô cũng dành lời khen Lucy và Erza là những nhân vật nữ mạnh mẽ. Đồng nghiệp của cô, Faye Hopper thì đưa ra bình luận phê phán hơn, nhận xét bộ manga là "bộ truyện shounen có chút tầm thường [đã] nhấn đủ nút" để làm cô muốn đọc thêm. Kimlinger, Silverman và AE Sparrow của "IGN" đều nhất trí rằng phần đồ họa của Mashima có nhiều điểm tương đồng với đồ họa trong tác phẩm "One Piece" của Oda Eiichiro. Trong khi Sparrow sử dụng phép so sánh để khen ngợi và cho rằng bộ truyện có đủ những nét đặc sắc độc đáo của riêng nó, thì Kimlinger lại đi xa hơn khi nói rằng thật khó để đánh giá cao "kỹ năng sáng tác không thể phủ nhận" của Mashima. Anime. Bộ anime đã nhận được phản hồi tích cực từ cả khán giả lẫn giới phê bình. Tại Đông Nam Á, "Fairy Tail" đã thắng giải "Anime của năm" của Animax Asia vào năm 2010. Năm 2012, bộ anime giật giải "Meilleur Anime Japonais" (bộ anime Nhật xuất sắc nhất) và giải lồng tiếng Pháp xuất sắc nhất tại lễ trao giải Anime & Manga Grand Prix lần thứ 19 ở Paris. Trong bài đánh giá các tập phim DVD đầu tiên của Funimation Entertainment, Carlo Santos của Anime News Network đã khen ngợi phần hình ảnh, các nhân vật và phần lồng tiếng Anh cũng như các nhân vật phụ bởi cách tiếp cận hài hước của bộ phim. Tuy nhiên, Santos phê bình cả phần nhạc nền và hoạt họa CGI của anime. Trong bài đánh giá về tập thứ hai, Santos cũng khen ngợi khâu phát triển "tuyến truyện quan trọng hơn", nhưng cũng phê bình hoạt họa và chất liệu gốc không có trong manga không nhất quán. Trong bài đánh giá tập phim số ba, Santos khen ngợi những cải tiến của câu chuyện và hoạt họa, đồng thời cho rằng tập này "cuối cùng đã cho thấy bộ [anime] phát huy hết tiềm năng của nó." Tuy nhiên, trong bài đánh giá của mình về tập 4 và tập 6, Santos khen ngợi mẫu công thức của tuyến truyện, mặc dù cho rằng "những điểm bất ngờ trong cốt truyện […] giúp cho phần hành động không quá cũ kỹ," song gọi cái kết là "không thể đoán trước nổi". Ghi chú. Chung Dịch
1
null
Weser () là một sông ở tây bắc Đức. Được hợp thành khi hai sông Fulda và Werra hợp lưu tại Hannoversch Münden, sông chảy qua bang Hạ Sachsen, sau đó tiến đến thành phố Bremen, rồi chảy tiếp 50 km về phía bắc để đổ ra biển Bắc tại thành phố Bremerhaven. Bên bờ đối diện (phía tây) là thị trấn Nordenham ở chân của bán đảo Butjadingen. Weser có tổng chiều dài là 452 km. Cùng với chi lưu Werra, bắt nguồn từ bang Thüringen, chiều dài của sông là 744 km. Từ nguyên. Về mặt ngôn ngữ, tên của cả hai sông Weser và Werra đều có chung nguồn gốc, sự khác biệt là do ranh giới ngôn ngữ cũ giữa tiếng Thượng Đức và tiếng Hạ Đức, tiếp xúc với nhau ở Hannoversch Münden. Tên gọi "Weser" tồn tại song song với tên của "Wear" tại Anh và "Vistula" tại Ba Lan, tất cả đều có gốc từ *"weis-" "chảy", bắt nguồn từ tiếng Anh cổ/tiếng Frisia cổ "wāse" "bùn", tiếng Norse cổ "veisa" "chất nhờn, vũng ứ đọng", tiếng Hà Lan "waas" "bãi cỏ", tiếng Saxon cổ "waso"đất ẩm ướt, bãi lầy", tiếng Thượng Đức cổ "wasal" "mưa". Dòng chảy. Sông Weser là sông chảy ra biển dài nhất nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Đức. Phần thượng lưu trong dòng chảy của Weser phải qua một vùng đồi núi gọi là Weserbergland. Nó trải dài từ nơi hợp lưu của Fulda và Werra đến Porta Westfalica, nơi sông phải qua một hẻm núi giữa hai dãy núi, Wiehengebirge ở phía tây và Weserbergland ở phía đông. Giữa Minden và cửa sông đổ ra biển Bắc, sông phần lớn đã bị kênh đào hóa, cho phép tàu có trọng tải đến 1.200 tấn đi lại trên sông. Trong suốt dòng chảy của sông có tám đập thủy điện. Sông được kết nối với kênh đào Dortmund-Ems qua kênh đào Küsten (kênh đào Ven biển), và có một kênh khác nối giữa sông (tại Bremerhaven) với sông Elbe. Có một hồ chứa lớn trên sông Eder, chi lưu chính của Fulda, được sử dụng để điều chỉnh mực nước trên sông Weser nhằm đảm bảo độ sâu thích hợp cho tàu bè đi lại trong suốt cả năm. Đập được xây dựng vào năm 1914, song đã bị máy bay Anh đánh bom và phá hủy và tháng 5 năm 1943, khiến cho hạ nguồn bị thiệt hại nghiêm trọng và xấp xỉ 70 người thiệt mạng, song đã được xây dựng lại trong vòng bốn tháng. Ngày nay, hồ chứa Edersee là một khu vực nghỉ dưỡng mùa hè lớn và cung cấp một lượng điện năng đáng kể thông qua công trình thủy điện. Chi lưu. Chi lưu lớn nhất của Weser là Aller, hợp lưu ở phía nam Bremen. Các chi lưu của Weser và Werra (từ đầu nguồn) là: Các đô thị. Các đô thị dọc theo Weser, từ điểm hợp lưu của Werra và Fulda đến chứa sông, gồm: Hann. Münden, Beverungen, Höxter, Holzminden, Bodenwerder, Hameln, Hessisch Oldendorf, Rinteln, Vlotho, Bad Oeynhausen, Porta Westfalica, Minden, Petershagen, Nienburg, Achim, Bremen, Brake, Nordenham, Bremerhaven.
1
null
Kênh đào Kiel (, NOK), được gọi là Kaiser-Wilhelm-Kanal cho đến năm 1948, là một kênh đào dài tại bang Schleswig-Holstein của Đức. Kênh đào kết nối biển Bắc (tại Brunsbüttel) đến biển Baltic (tại Kiel-Holtenau). Trung bình, các tàu sẽ rút ngắn được nếu sử dụng kênh đào Kiel thay vì đi vòng qua bán đảo Jutland. Kênh đào không chỉ giúp các tàu biển tiết kiệm được thời gian đi lại mà còn giúp chúng tránh được nguy hiểm do bị bão biển tấn công. Kênh đào Kiel là thủy đạo nhân tạo bận rộn nhất trên thế giới; trên 43.000 tàu lớn đã đi qua kênh đào trong năm 2007, không kể các tàu nhỏ. Ngoài hai lối vào, tại Oldenbüttel, kênh Kiel nối với sông Eider có khả năng thông hành bởi kênh đào Gieselau. Trước khi có sự tồn tại của Kênh đào Kiel thì từ năm 1784 người ta đã khơi thông Kênh đào Eider để nối Biển Baltic với Biển Bắc. Sau này kênh đào Kiel được đưa vào vận hành và thay thế hẳn kênh Eider. Lịch sử. Công trình kết nối đầu tiên giữa biển Bắc và biển Baltic đã được xây dựng trong lúc khu vực nằm dưới quyền cai trị của Đan Mạch-Na Uy. Nó được gọi là kênh đào Eider, kênh đào này tận dụng sông Eider kể nối giữa hai biển. "Eiderkanal" được hoàn thành trong thời gian trị vì của Christian VII của Đan Mạch năm 1784 và là một phần dài của một thủy đạo dài từ Kiel đến cửa sông Eider tại Tönning trên bờ biển phía tây. Kênh đào này chỉ rộng và sâu ba mét, vì thế chỉ có các tàu có trọng tải dưới 300 tấn mới có thể đi qua. Trong thế kỷ 19, sau khi Schleswig-Holstein nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Phổ (từ 1871 là Đế quốc Đức) sau Chiến tranh Schleswig lần thứ hai năm 1864. Hải quân Đế quốc Đức muốn kết nối các căn cứ của mình tại biển Baltic và biển Bắc mà không phải đi qua Đan Mạch để đảm bảo an ninh, ngoài ra, áp lực thương mại cũng đã góp phần khiến người Đức hình thành một con kênh mới. Tháng 6 năm 1887, việc xây dựng bắt đầu tại Holtenau, gần Kiel. Việc xây dựng kênh đào cần đến 9.000 nhân công trong tám năm. Ngày 20 tháng 6 năm 1895, kênh đào chính thức được Hoàng đế Wilhelm II khánh thành với việc đi từ Brunsbüttel đến Holtenau. Ngày hôm sau, một buổi lễ được tổ chức tại Holtenau và tại đây Wilhelm II đã đặt cho kênh tên gọi Kaiser Wilhelm Kanal (theo tên Hoàng đế Wilhelm I), và đặt viên đá cuối cùng. Việc khánh thành kênh đào được đạo diễn người Anh Birt Acres quay phim và những cảnh còn lại trong thước phim này được bảo quản tại Bảo tàng Khoa học tại Luân Đôn. Để đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng tăng và nhu cầu của Hải quân Đế quốc Đức, từ năm 1907 đến 1914, kênh đào đã được mở rộng. Việc mở rộng kênh đào cho phép thiết giáp hạm có kích cỡ như "Dreadnought" đi qua. Điều này có nghĩa rằng các tàu chiến này có thể đi từ biển Baltic đến biển Bắc và ngược lại mà không cần vòng qua Đan Mạch. Các dự án mở rộng đã hoàn thành với việc lắp đặt hai cửa cống lớn hơn tại Brunsbüttel và Holtenau. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hòa ước Versailles đã quốc tế hóa kênh đào, song Đức vẫn có quyền quản lý. Chính quyền Adolf Hitler đã bác bỏ vị thế quốc tế của kênh đào vào năm 1936. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kênh đào tái mở cửa cho tất cả các phương tiện thủy. Hoạt động. Có những quy tắc giao thông chi tiết cho kênh đào. Mỗi tàu lớn đi qua được phân loại vào một trong sáu nhóm phương tiện tùy theo kích thước. Các tàu lớn hơn bắt buộc phải chấp nhận người lái tàu chuyên môn qua kênh đào, và trong một số trường hợp phải có sự hỗ trợ của một tàu kéo. Hơn nữa, có các quy định liên quan đến các tàu đang đi và đang đến. Các tàu lớn hơn có thể được yêu cầu phải bỏ neo tại các cọc buộc thuyền để cho phép tàu đang tới di chuyển. Tuy nhiên, nhiều du thuyền hiện đại không thể đi qua kênh đào này do vượt giới hạn cho phép dưới gầm cầu, MS "Norwegian Dream" có các ống khói và cột buồm (cột cờ, cột ăngten) đặc biệt và có thể được hạ xuống trong khi đi quan kênh đào. "Minerva" của Swan Hellenic, tàu "Balmoral" của Fred Olsen Cruises, "Regatta" của Oceania Cruises, và MS "Prinsendam" của Holland America Line cũng có thể đi qua kênh đào. Tàu "Gorch Fock" của Hải quân Đức được thiết kế để có thể hạ thấp cột buồm (thành bậc), đặc biệt là để cho tàu có thể đi qua kênh đào Kiel, nếu không con tàu sẽ quá cao đối với các cầu bắc qua kênh. Vượt qua. Một vài tuyến đường sắt và đường bộ liên bang (Autobahnen và Bundesstraßen) đi qua kênh đào bằng 11 cầu lớn. Các cầu này có khoang trống cao và cho phép các tàu cao đến đi qua. Cầu cổ nhất vẫn được sử dụng là "Cầu cao Levensau" từ năm 1893; tuy nhiên, cây cầu sẽ phái được thay thế khi mở rộng kênh. Từ phía tây (Brunsbüttel) đến phía đông (Holtenau), có các cầu là: Các phương tiện địa phương có thể sử dụng 14 tuyến phà và một hầm đi bộ. Đáng chú ý nhất là cầu băng tải () bên dưới "cầu cao Rendsburg". Tất cả các tuyến phà do Cơ quan Kênh đào phụ trách và phục vụ miễn phí.
1
null
Kiến ba khoang có tên khoa học là "Paederus fuscipes", thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2–3 mm), có hai màu đỏ và đen. Về mặt khoa học thì kiến ba khoang không thuộc họ kiến, nhưng vì nhìn giống con kiến nên người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... Loại kiến này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của nó có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt. Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng. Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà khuyến cáo nên chỉ thổi kiến đi. Khi bị giết dịch trong cơ thể kiến sẽ gây rộp, phỏng da. Viêm da tiếp xúc là tác phẩm chính của pederin, rải dần với các triệu chứng đỏ da, phồng rộp, mụn nước, mụn bỏng, đau rát, để lâu tiến tới loét da, nhiễm trùng nếu... Hầu hết nhẹ, biết cách xử trí thì thương tổn sớm giới hạn. Không may trở nặng, phải trao cho tay chuyên, có thể cần tới kháng độc, corticoid, kháng sinh...
1
null
Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka (, ) hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Nga là Aleksandr Grigoryevich Lukashenko (, ; sinh ngày 30 hay 31 tháng 8 năm 1954) là người nắm giữ chức vụ Tổng thống của Belarus từ ngày 20 tháng 7 năm 1994. Trước khi bắt đầu sự nghiệp chính trị, A. R. Lukašenka là giám đốc của một nông trại quốc doanh. Trong thời gian Lukašenka lãnh đạo, các hành động của chính quyền Belarus bị các tổ chức nhân quyền nhìn nhận là đã vượt ra ngoài giới hạn của luật pháp quốc tế và nhân quyền đã bị vi phạm. Belarus từng bị các lãnh đạo châu Âu và Hoa Kỳ trước đây và hiện nay gọi là "thành lũy cuối cùng của chế độ "độc tài" ở châu Âu. Ông và một số quan chức Belarus khác cũng là những đối tượng bị Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt vì lý do vi phạm nhân quyền. Tại cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông đã giành chiến thắng áp đảo trước các đối thủ với tỷ lệ 80% phiếu bầu. Như vậy ông sẽ giữ vai trò tổng thống trong nhiệm kì thứ sáu liên tiếp từ 2020 đến 2025. Cuộc sống và sự nghiệp ban đầu (1954–1994). Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka sinh ngày 30 hay 31 tháng 8 năm 1954 tại khu dân cư Kopys ở vùng Vitebsk của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belorussia. Ông nội của ông, Trokhym Lukašenka, được sinh ra tại tỉnh Sumi tại Ukraina, gần Shostka (nay là làng Sobycheve). A. R. Lukašenka đã lớn lên mà không có cha bên cạnh, ông bị bạn học chế giễu vì có một người mẹ không chồng. Ông đã tốt nghiệp Viện Giáo dục Mogilev (nay là Đại học A.Kuleshov Nhà nước Mogilev) vào năm 1975 và Học viện Nông nghiệp Byelarussia vào năm 1985. Ông phục vụ trong lực lượng Biên phòng Xô viết từ năm 1975 đến 1977 và trong Lục quân Xô viết từ năm 1980 đến 1982. A. R. Lukašenka lãnh đạo một chi đoàn Komsomol tại Mogilev từ năm 1977 đến 1978. Khi phục vụ trong Lục quân Xô viết, A. R. Lukašenka là một sĩ quan của Sư đoàn bộ binh cơ giới hóa cận vệ 120, đặt căn cứ tại Minsk. Sau khi rời quân ngũ, A. R. Lukašenka trở thành phó chủ tịch của một hợp tác xã. Sau đó, ông được thăng làm giám đốc của nông trường quốc doanh và nhà máy vật liệu xây dựng tại huyện Shklov. Năm 1990, A. R. Lukašenka được bầu làm một đại biểu trong Hội đồng Tối cao của Cộng hòa Belarus. Ông là đại biểu duy nhất trong Quốc hội Belarus bỏ phiếu chống lại việc phê chuẩn thỏa thuận tháng 12 năm 1991 để giải thể Liên bang Xô viết là lập nên Cộng đồng các Quốc gia Độc lập thay thế. Sau khi nổi lên là một đối thủ đáng gờm của tham nhũng, năm 1993, A. R. Lukašenka được bầu làm chủ tịch của ủy ban chống tham nhũng của Quốc hội Belarus. Vào cuối năm 1993, ông đã buộc tội 70 viên chức cấp cao trong chính quyền, bao gồm Chủ tịch Quốc hội S. S. Šuškiévič, phạm các tội tham nhũng như biển thủ công quỹ của nhà nước để phục vụ cho mục đích cá nhân. S. S. Šuškiévič đã thất bại trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và từ chức. Tuy nhiên, chưa từng có đủ chứng cứ để chống lại S. S. Šuškiévič, ông ta ngày càng không được lòng mọi người trong một quốc hội mà những nhân vật bảo thủ chiếm đa số, và họ nắm lấy cơ hội này để lật đổ ông. Một bản hiến pháp mới của Belarus đã được ban hành vào đầu năm 1994, và nó đã mở đường cho cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên vào tháng bảy. Có sáu ứng cử viên, bao gồm A. R. Lukašenka, ông đã vận động một cách độc lập theo một cương lĩnh dân túy "đánh bại mafia." A. R. Lukašenka giành chiến thắng với 45,1% số phiếu bầu trong khi V. F. Kiebic nhận được 17,4%, Z. S. Pazniak nhận được 12.9% và S. S. Šuškiévič nhận được 9,9%. Lukashenko đã chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng nhì vào ngày 10 tháng 7 với 80,1% số phiếu. Một thời gian ngắn sau cuộc bầu cử tổng thống tại Belarus, ông đã bày tỏ với Duma Quốc gia của Nga tại Moskva về đề xuất thành lập một Liên bang mới của các nhà nước Slav, và sẽ lên đến đỉnh điểm bằng việc thành lập Nhà nước Liên bang vào năm 1999. Tổng thống Belarus. Nhiệm kỳ đầu tiên (1994–2001). Tháng 5 năm 1995, đã diễn ra một trong các cuộc bỏ phiếu đầu tiên dưới thời A. R. Lukašenka. Kết quả là không chỉ các biểu tượng quốc gia bị thay đổi mà tiếng Nga còn có được vị thế ngang bằng với tiếng Belarus, Belarus thúc đẩy quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Nga. Vào mùa hè năm 1996, 70 trong 199 đại biểu của Quốc hội Belarus đã ký vào một bản kiến nghị buộc tội Lukashenko vi phạm Hiến pháp. Một thời gian ngắn sau đó, một cuộc trưng cầu dân ý lại được tổ chức vào ngày 24 tháng 11 năm 1996 trong đó có bốn câu hỏi được Lukashenko đề xuất và ba câu được một nhóm các thành viên Quốc hội đề xuất. Ngày 25 tháng 11, kết quả đã được công bố, theo đó thì 70,5% số phiếu trong 84% cử tri đi bầu đã chấp thuận một hiến pháp được sửa đổi theo hướng tăng thêm rất nhiều quyền lực cho A. R. Lukašenka. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã từ chối chấp nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý này. Boris Yeltsin, lãnh đạo Nga khi đó, cũng công khai ủng hộ Hoa Kỳ và EU khi cáo buộc Lukašenka "tham quyền cố vị". Sau cuộc trưng cầu dân ý, A. R. Lukašenka đã triệu tập một hội đồng quốc hội từ các thành viên Quốc hội ủng hộ ông. Sau khi 12 đại biểu rút chữ ký của mình khỏi bản kiến nghị luận tội, quốc hội cũ chỉ còn lại 40 đại biểu, song họ không có nơi để họp, do chính quyền đã đóng cửa tòa nhà quốc hội "để tu sửa". Tuy nhiên, trong một thời gian, Liên minh châu Âu và Ủy hội châu Âu vẫn xem tàn dư của quốc hội cũ là hội đồng lập pháp hợp pháp. Vào đầu năm 1998, Ngân hàng Trung ương Nga đã tạm ngừng việc giao dịch bằng đồng Rúp Belarus, khiến đồng tiền này bị sụt giá. A. R. Lukašenka đã phản ứng bằng cách nắm quyền kiểm soát Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Belarus, sa thải toàn bộ ban lãnh đạo ngân hàng và đổ lỗi cho phương Tây về việc giá trị đồng bạc quốc gia rơi tự do. Chính phủ Nga thân phương Tây khi đó cáo buộc Lukašenka âm mưu "kiểm soát bằng bàn tay độc tài". A. R. Lukašenka cáo buộc các chính phủ nước ngoài đã âm mưu chống lại ông, và đến tháng 4 năm 1998, ông đã trục xuất các đại sứ khỏi khu liên hợp Drazdy gần Minsk, cấp cho họ một tòa nhà khác. Vụ việc Drazdy đã gây ra sự phản đối quốc tế và khiến Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm đi lại đối với Lukashenko. Mặc dù các đại sứ cuối cùng đã được trở lại khu liên hợp sau khi tranh cãi lắng xuống, A. R. Lukašenka vẫn đẩy mạnh các cuộc khẩu chiến chống phương Tây. Ông tuyên bố rằng các chính quyền phương Tây đã cố gắng làm suy yếu Belarus trên mọi mặt, thậm chí là cả thể thao, trong Thế vận hội Mùa đông 1998 tại Nagano, Nhật Bản. Khi bùng phát Chiến tranh Kosovo năm 1999, A. R. Lukašenka đã đề nghị Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic về việc Nam Tư gia nhập Liên bang Nga-Belarus. Sau cuộc tấn công Iraq 2003, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã đưa ra một báo cáo mà theo đó thì các sĩ quan phụ tá của Saddam Hussein đã xoay xở để có được hộ chiếu Belarus trong khi đang ở Syria. Đồng thời, báo cáo cũng nói rằng không có vẻ như Belarus sẽ cung cấp một nơi ẩn náu an toàn cho Saddam và hai con trai. Các chính sách đối ngoại của A. R. Lukašenka đã khiến chính quyền các nước Phương Tây có lập trường cứng rắn hơn trong việc chống lại ông. Hoa Kỳ đặc biệt tức giận trước các thương vụ vũ khí giữa Belarus với Iran và Iraq, và các nhà lãnh đạo chính trị Mỹ ngày càng gọi Belarus là "chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu". Liên minh châu Âu quan tâm đến vấn đề an ninh cho nguồn cung khí đốt của họ từ Nga, các đường ống khí đốt phải đi qua Belarus, và đã tích cực quan tâm đến các vấn đề của đất nước này. Tính đến năm 2004, EU và Belarus chia sẻ một đường biên giới dài hơn 1000 km với sự gia nhập mới của Ba Lan, Latvia và Litva. Nhiệm kỳ thứ hai (2001–2006). Cuộc bầu cử tổng thống năm 2001 được tổ chức vào ngày 9 tháng 9, các đối thủ của Lukashenko là U. I. Hančaryk và S. V. Hajdukiévič. Trong chiến dịch tranh cử, A. R. Lukašenka đã hứa hẹn sẽ nâng cao trình độ của ngành nông nghiệp, phúc lợi xã hội và gia tăng sản lượng công nghiệp của Belarus. A. R. Lukašenka đã chiến thắng ngay từ vòng đầu tiên với 75,65% số phiếu. Tuy nhiên, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đã cho rằng quá trình bầu cử "không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế". Gerard Stoudmann của ODIHR (Cơ quan Các tổ chức Dân chủ và Nhân quyền) của OSCE thì cho rằng "không có bằng chứng về các mánh khóe hay gian lận". Nga thì công khai hoan nghênh việc A. R. Lukašenka tái đắc cử. Tổng thống Nga V. V. Putin đã gọi điện cho A. R. Lukašenka và gửi một bức điện chúc mừng. "Jane's Intelligence" thì phỏng đoán cái giá cho việc Nga ủng hộ A. R. Lukašenka trong cuộc bầu cử tổng thống là việc Minsk phải từ bỏ quyền quản lý đối với đoạn đường ống Yamal-châu Âu đi qua Belarus. Năm 2004, một cuộc trưng cầu dân ý đã chấp thuận việc loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ của tổng thống, cho phép A. R. Lukašenka tiếp tục tái tranh cử vào năm 2006. Belarus đã có tăng trưởng về mặt kinh tế dưới thời A. R. Lukašenka, song phần lớn sự tăng trưởng này là do nước này được quyền nhập khẩu dầu của Nga với giá thấp hơn giá thị trường và sau đó lọc dầu rồi bán lại sang các nước châu Âu khác. Bầu cử tổng thống năm 2006. Sau khi A. R. Lukašenka khẳng định rằng ông sẽ tái tranh cử năm 2005, các nhóm đối lập đã bắt đầu tìm kiểm một ứng cử viên duy nhất. Ngày 16 tháng 10 năm 2005, vào Ngày Đoàn kết với Belarus, nhóm chính trị Zubr và Con đường Thứ ba Belarus đã khuyến khích tất cả các đảng đối lập tập hợp lại sau một ứng cử viên duy nhất để chống lại A. R. Lukašenka trong cuộc bầu cửa vào năm 2006. Người được họ lựa chọn là A. U. Milinkevič, người này chạy đua với A. R. Lukašenka và các ứng cử viên khác. A. R. Lukašenka đã phản ứng lại bằng việc phát biểu rằng bất cứ ai đi đến các cuộc biểu tình của phe đối lập sẽ bị vặn cổ "như một con vịt". Lúc đó, quan chức Anh William Hague đã tiên đoán rằng "Ông Lukashenko đã sắp đặt các cuộc bầu cử bất hợp pháp và phi dân chủ để mở rộng quyền lực và sự kiểm soát của ông ta đối với người dân". Ngày 19 tháng 3 năm 2006, các tiếp xúc với cử tri sau khi họ bỏ phiếu đã cho thấy A. R. Lukašenka sẽ đắc cử nhiệm kỳ ba với số phiếu lớn. Tổ chức EcooM ước đoán A. R. Lukašenka giành 84,2% số phiếu và A. U. Milinkevič chỉ được 2%, trong khi Liên hiệp Thanh niên Cộng hòa Belarus thì ước đoán Lukašenka được 84,2% số phiếu và Milinkevič được 3,1% số phiếu. Tổ chức Gallup thì lưu ý rằng EcooM và Liên hiệp Thanh niên Cộng hòa Belarus là các tổ chức do chính phủ kiểm soát và cả hai đều công bố kết quả thăm dò của mình trước buổi trưa ngày bầu cử, trong khi cuộc bầu cử chỉ kết thúc vào lúc 8h tối. Nhà cầm quyền Belarus tuyên bố họ sẽ dẹp yên bất ổn trong trường hợp có biểu tình quy mô lớn hậu bầu cử (giống như đã xảy ra trong Cách mạng Cam tại Ukraina). Mặc dù vậy, người biểu tình đã tập hợp đông đảo sau cuộc bầu cử và là cuộc biểu tình có số người tham gia đông đảo nhất mà phe đối lập tập hợp được trong nhiều năm, với các vụ phản đối ban đêm và các cuộc biểu dương lực lượng tại Minsk. Số người có mặt trong cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử ban đêm lớn nhất là khoảng 10.000 theo ước tính của phóng viên AP. Các quan sát viên bầu cử đến từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (SNG) và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) có đánh giá khác nhau về cuộc bầu cử tại Belarus. OSCE ra tuyên bố vào ngày 20 tháng 3 năm 2006 rằng cuộc bầu cử tổng thống đã không đáp ứng được tiêu chuẩn về một cuộc bầu cử công bằng của OSCE và A. R. Lukašenka đã sử dụng quyền lực nhà nước để không cho phép người dân được thể hiện ý muốn của họ một cách tự do và công bằng tại hòm phiếu, đe dọa và đàn áp các tiếng nói độc lập." Những người đứng đầu của tất cả 25 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử là "sai sót về cơ bản", ngược lại, Ngoại trưởng Nga tuyên bố rằng, "Một thời gian dài trước cuộc bầu cử, Văn phòng Các tổ chức Dân chủ và Nhân quyền của OSCE đã tuyên bố rằng cuộc bầu cử sẽ không hợp pháp và cơ quan đã khá thiên vị trong tường thuật về tiến triển và kết quả của cuộc bầu cử, do đó đóng một vai trò xúi giục." A. R. Lukašenka sau đó đã tuyên bố rằng ông đã gian lận trong kết quả bầu cử chống lại chính mình để có được một con số hợp ý các quốc gia phương Tây. Mặc dù kết quả bầu cử cho thấy rằng ông đã giành được 93,5% số phiếu, song ông đã chỉ đạo cho chính phủ thông báo kết quả là 86%. Ông lưu ý rằng, điều này vẫn không làm hài lòng các nhà phê bình nước ngoài. Một số người dân tộc chủ nghĩa Nga, chẳng hạn như D. O. Rogozin và Phong trào chống nhập cư bất hợp pháp, đã tuyên bố rằng họ muốn thấy A. R. Lukašenka trở thành Tổng thống Nga vào năm 2008. A. R. Lukašenka đã cho biết rằng ông sẽ không chạy đua vào chức Tổng thống Nga; nếu sức khỏe của mình vẫn tốt, ông sẽ tái tranh cử tổng thống Belarus vào năm 2011. Nhiệm kỳ thứ ba (2006–2011). Tháng 9 năm 2008, Belarus đã tổ chức bầu cử quốc hội. Lukashenko đã cho phép một số ứng cử viên đối lập tranh cử, mặc dù kết quả chính thức cho thấy các thành viên đối lập đã không giành được ghế nào trong 110 ghế tại quốc hội. Cuộc bầu cử này bị các thành viên đối lập và những người ủng hộ họ phản đối vì cho rằng nó "không hoàn thiện". Theo phái đoàn quan sát bầu cử của SNG đặt tại Nizhny Novgorod, các cuộc bầu cử tại Belarus phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Tổng thống Lukashenko sau đó nhận xét rằng phe đối lập ở Belarus có tài trợ từ nước ngoài. Tháng 4 năm 2009, ông đã hội đàm với Đức Giáo hoàng Giáo hoàng Bênêđictô XVI tại Vatican, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông đến Tây Âu sau một thập kỷ bị Liên minh châu Âu áp lệnh cấm đi lại. Bầu cử tổng thống 2010. Lukashenko là một trong mười ứng cử viên của cuộc bầu cử tổng thống Belarus tổ chức vào ngày 19 tháng 12 năm 2010. Mặc dù ban đầu cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức vào năm 2011, song ngày bầu cử đã được đẩy sớm lên để "bảo đảm sự tham gia tối đa của các công dân trong chiến dịch tranh cử" và là "thời gian thuận tiện nhất đối với các cử tri'. Chiến dịch tranh cử có điểm lạ thường khi một loạt các phương tiện truyền thông Nga tấn công ứng cử viên Alexander Lukashenko. Ủy ban Bầu cử Trung ương cho biết rằng tất cả chín ứng cử viên đối lập có khả năng chỉ giành được ít hơn một nửa số phiếu mà ứng cử viên Lukashenko giành được. Song các nhân vật đối lập cho đây là sự hăm dọa và "trò gian trá bẩn thỉu", cuộc bầu cử được xem là tương đối cởi mở trong bối cảnh Belarus mong muốn cải thiện quan hệ với cả châu Âu và Hoa Kỳ. Vào ngày bầu cử, hai ứng cử viên tổng thống đã bị cảnh sát đánh đập trong các cuộc biểu tình phản đối khác nhau. Vào đêm bầu cử, những người biểu tình phản đối đã cố gắng xông vào tòa nhà của chính phủ Belarus, đập vỡ các cửa sổ và cửa ra vào trước khi cảnh sát chống bạo động có thể đẩy lui được họ. Số người biểu tình được các hãng tin tức lớn tường thuật là khoảng hoặc trên 10.000 người. Hàng trăm người phản đối kết quả bầu cử đã bị bắt giữ, trong đó có ít nhất bảy ứng cử viên tổng thống. Ủy ban Bầu cử Trung ương tuyên bố rằng Lukashenko đã chiến thắng với 79,65% số phiếu (ông giành được 5.130.557 phiếu) trong 90,65% số cử tri đi bầu. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu coi cuộc bầu cử là "không hoàn thiện" trong khi phái đoàn của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập thì ca ngợi cuộc bầu cử là "tự do và minh bạch". Một vài ngoại trưởng châu Âu nhận xét cuộc bầu cử và các cuộc biểu tình phản đối bầu cử là "bước lùi đáng tiếc trong sự phát triển của quản trị dân chủ và tôn trọng nhân quyền tại Belarus." Tuy nhiên, OSCE cũng lưu ý rằng đã có một số cải tiến trong thời gian bầu cử, bao gồm việc các ứng cử viên được tiến hành các cuộc tranh luận trên truyền hình và truyền tải các thông điệp của họ mà không bị cản trở. Buổi lễ nhậm chức của Lukashenko vào ngày 22 tháng 1 năm 2011 đã bị các đại sứ của các nước Liên minh châu Âu tẩy chay, trong khi các nước bạn bè SNG chỉ cử các quan chức không cao hơn cấp đại sứ. Trong buổi lễ, Lukashenko đã bảo vệ tính hợp pháp của việc ông tái đắc cử và tuyên bố rằng Belarus sẽ không bao giờ là một phiên bản của Cách mạng Cam Ukraina 2004 và Cách mạng Hoa hồng tại Gruzia năm 2003. Liên minh châu Âu đã nối lại lệnh cấm đi lại đối với Lukashenko từ ngày 31 tháng 1 năm 2011, theo đó Lukashenko và 156 cộng sự của ông sẽ bị cấm đến các nước thành viên EU, lý do là vì chính quyền Lukashenko đã đàn áp bằng bạo lực những người biểu tình ủng hộ phe đối lập sau cuộc bầu cử. Chính sách đối nội. Lukashenko quảng bá mình là "con người của nhân dân." Do phong cách lãnh đạo của mình, ông thường được gọi thân mật là бацька ("bats'ka," "bố"). Ông được bầu làm Chủ tịch của Ủy ban Olympic Belarus vào năm 1997. Trong một bài nói chuyện với quốc dân vào ngày 7 tháng 9 năm 2004, Lukashenko đã công bố kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống hay không. Cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức vào ngày 17 tháng 10 năm 2004, cùng ngày với cuộc bầu cử quốc hội, và theo kết quả chính thức thì 79,42% đã thông qua việc bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng thống. Trước đó, Lukashenko bị giới hạn với quy định tổng thống chỉ được phục vụ trong hai nhiệm kỳ và do đó không được tiếp tục giữ chức tổng thống vào năm 2006. Các nhóm đối lập, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Liên minh châu Âu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố cuộc bỏ phiếu là không theo chuẩn mực của các tiêu chuẩn quốc tế. OSCE đã dẫn ra một ví dụ cho việc này là các lá phiếu đã bị đánh dấu trước. Ban đầu, Lukashenko muốn xây dựng lại Belarus khi ông nhậm chức. Kinh tế Belarus khi đó rơi tự do vì lĩnh vực công nghiệp suy giảm và thiếu nhu cầu đối với hàng hóa Belarus. Lukashenko đã đặt nhiều ngành công nghiệp dưới sự kiểm soát của chính phủ và quá trình tư nhân hóa bị làm chậm lại. Từ năm 2001, Lukashenko muốn cải thiện phúc lợi xã hội cho các công dân nước mình và khiến Belarus trở nên "hùng mạnh và phồn vinh". Trả lời một câu hỏi về các chính sách đối nội của Belarus, Tổng thống Hugo Chávez của Venezuela đã nói rằng "Chúng tôi nhìn thấy ở đây một nhà nước có mô hình xã hội giống thư thứ mà chúng tôi bắt đầu tạo ra." Chủ tịch của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc lưu ý rằng Belarus đã phát triển nhanh chóng dưới thời Lukashenko. Các thành viên nghị viện Litva cũng khen ngợi nền kinh tế Belarus và đóng góp của nó đối với kinh tế Litva, Stanislovas Gedraitis đã nói rằng ông ngạc nhiên trước sự tiến bộ mà Belarus đã tạo ra hầu hết là do những nỗ lực của người lãnh đạo quốc gia. Một số người chỉ trích Lukashenko đã sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa Lukash" để nói về hệ thống kinh tế và chính trị mà Lukashenko vận hành tại Belarus. Thuật ngữ này cũng được sử dụng rộng rãi hơn để nói về một học thuyết chính trị độc đoán dựa trên sùng bái cá nhân và hoài niệm thời Xô viết trong một số nhóm nhất định tại Belarus. Không rõ thuật ngữ này được sử dụng khi nào, mặc dù tài liệu đầu tiên sử dụng nó là vào năm 1998, đó là trong bối cảnh khai trương một bảo tàng để tưởng nhớ các nạn nhân của chủ nghĩa Cộng sản với một phần dành cho chủ nghĩa Lukash. Thuật ngữ chủ yếu được những người phản đối Lukashenko sử dụng, chẳng hạn như Zubr. Lukashenko liên tục phản đối mặt với sự phản đối ở trong nước từ một liên minh các nhóm đối lập được Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu ủng hộ. Quốc hội Hoa Kỳ đã tìm cách để hỗ trợ cho các nhóm đối lập bằng việc thông qua Đạo luật Dân chủ Belarus 2004, theo đó đưa vào các biện pháp trừng phạt chính phủ của Lukashenko và cung cấp hỗ trợ tài chính của phe đối lập. Những người ủng hộ Lukashenko thì cho rằng sự lãnh đạo của ông đã giúp cho Belarus tránh được cuộc khủng hoảng như đã xảy ra với các nước khác thuộc Liên Xô cũ. Lukashenko nhận xét những lời chỉ trích đối với bạn thân mình: "Tôi đã nghe được những lời buộc tội đó trong hơn 10 năm và chúng tôi đã quen thuộc với nó." Trước khi bỏ phiếu bầu Tổng thống năm 2006, ông nói: "Các cuộc bầu cử tại Belarus được tổ chức cho bản thân chúng ta. Tôi chắc chắn rằng người dân Belarus là những chủ nhân đất nước của mình." Ông cảnh báo rằng bất kỳ ai tham gia một cuộc phản đối sẽ được đối xử như một "kẻ khủng bố", bổ sung thêm rằng: "Chúng ta sẽ vặn cổ họ như làm với một con vịt". Chính sách đối ngoại. Mối quan hệ của Lukashenko với Liên minh châu Âu đã trở nên căng thẳng, một phần là do chính sách của ông đối với những người đối lập trong nước. Các cuộc trấn áp của Lukashenko đối với lực lượng đối lập đã khiến ông có biệt danh là "nhà độc tài cuối cùng của châu Âu" và ông cùng một số quan chức Belarus bị áp đặt các biện pháp trừng phạt về đi lại của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, trong một sự thay đổi về chính sách vào tháng 10 năm 2008, Liên minh châu Âu đã quyết định tạm thời dỡ bỏ lệnh trừng phạt đi lại, mục đích chủ yếu là nhằm thuyết phục Belarus không công nhận độc lập cho hai khu vực ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Quyết định này được gia hạn sáu tháng sau đó (năm 2009) và hết hạn vào cuối năm 2009. Ngày 16 tháng 9 năm 2009, Lukashenko đã vào lãnh thổ Liên minh châu Âu lần thứ hai kể từ sau khi tạm thời đình chỉ lệnh trừng phạt, ông đã đến thăm một hội chợ thương mại Belarus tại Vilnius, Litva. Những người ủng hộ chính sách ‘thay đổi thông qua hứa hẹn’ của Liên minh châu Âu đã đưa ra một loạt luận cứ. Đầu tiên, chính sách cũ của Liên minh châu Âu nhằm cô lập Belarus đã không tạo ra kết quả. Thứ hai, hứa hẹn tạo cơ hội để diễn ra một số thay đổi, tất nhiên không có nghĩa là đảm bảo có thay đổi. Thứ ba, nó cung cấp các cơ hội đối thoại cá nhân và với công luận về việc thay đổi. Thứ tư, hứa hẹn có thể ảnh hưởng đến những người thuộc cấp của Lukashenko, bằng cách cho họ thấy quy tắc châu Âu và thể hiện rằng ‘giá trị châu Âu’ là có thật, không chỉ đơn thuần là một khái niệm hoặc một thuật ngữ đế che giấu một chương trình nghị sự chính trị. Gần đây, qua hệ giữa Lukashenko với Nga, một đồng minh hùng mạnh, đã xấu đi đáng kể. Trong thời gian chạy đua của cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2010, một loạt phương tiện truyền thông Nga đã tấn công ứng cử viên Alexander Lukashenko. Kênh NTV do nhà nước Nga kiểm soát đã phát sóng trong suốt tháng bảy một bộ phim tài liệu nhiều phần có tiêu đề 'Bố già', trong đó nêu bật sự biến mất đáng ngờ của một số lãnh đạo đối lập vào cuối thập niên 1990, cũng như nêu bật một tuyên bố mà Lukashenko dường như đã ca ngợi Adolf Hitler. Lukashenko đã gọi cuộc tấn công này là 'tuyên truyền bẩn thỉu'. EU ngưng trừng phạt Lukashenko. Ngày 9.10.2015, theo thông tấn xã AFP, sau khi tù nhân chính trị cuối cùng ở Belarus được thả ra, EU chuẩn bị ngưng những trừng phạt đối với tổng thống Alexander Lukashenko, trong đó có việc khóa các tài sản và cấm vào EU của 150 người thân cận và ủng hộ ông. Quyết định cuối cùng còn tùy thuộc vào cuộc bầu cử tổng thống ngày chủ nhật tới. Phát biểu gây tranh cãi. A. R. Lukašenka cũng gây chú ý với các phát ngôn gây tranh cãi của ông. Năm 1995, ông đã có phát biểu mà có người cho rằng ca ngợi Adolf Hitler: "Lịch sử của Đức là một bản sao của lịch sử Belarus. Đức đã vươn lên từ những đống đổ nát nhờ quyền lực vững chắc và không phải mọi thứ liên quan đến nhân vật nổi tiếng Hitler đều xấu xa. Trật tự của Đức đã phát triển qua nhiều thế kỷ và đạt đỉnh cao của nó dưới thời Hitler." Tuy nhiên, cáo buộc này xuất phát từ kênh truyền hình NTV của Nga, dựa trên một cuộc phỏng vấn của A. R. Lukašenka với tờ báo Đức "Handelsblatt", trong đó Hitler thậm chí còn không được đề cập. Người phỏng vấn là Tiến sĩ Markus Zeiner, nói rằng băng ghi âm của cuộc phòng vấn đã bị tách ra khỏi bối cảnh và trình tự các ý kiến đã bị các phương tiện truyền thông Nga thay đổi. Tháng 10 năm 2007, A. R. Lukašenka bị cáo buộc đã có bình luận bài Do Thái và bài Israel một cách rõ ràng. Trong bài nói chuyện "tình trạng tồi tàn của thành phố Babruysk" được phát trực tiếp trên sóng phát thanh quốc gia, ông đã nói rằng: "Đây là một thành phố Do Thái, và những người Do Thái không quan tâm đến nơi họ sinh sống. Họ đã biến Babruysk thành một chuồng lợn. Hãy nhìn Israel—Tôi đã ở đó và tự mình trông thấy... Tôi kêu gọi những người Do Thái có tiền hãy trở lại Babruysk." Các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi một bức thư cho đại sứ Belarus tại Hoa Kỳ, M. M. Chvastoŭ, yêu cầu rút lại các bình luận của A. R. Lukašenka. Lời bình luận cũng gây ra phản ứng từ Israel. Kết quả là, P. I. Jakubovič, biên tập viên của tờ báo "Xô Viết Bêlarút" ("Savieckaja Bielaruś - Савецкая Беларусь"), đã được cử đến Israel, và trong cuộc họp với Bộ Ngoại giao Israel, ông nói rằng các bình luận của A. R. Lukašenka là "một lời nói đùa" sai lầm, và không thể hiện quan điểm của ông với người Do Thái." Đại sứ Belarus tại Israel, Igor Leshchenya, nói rằng tổng thống nước ông là "có thái độ tốt đối với người Do Thái." Sergei Rychenko, thư ký báo chí tại Đại sứ quán Belarus ở Tel Aviv, nói rằng nhiều phần trong những lời bình luận của A. R. Lukašenka đã được dịch sai. Trong thực tế, hai tờ báo Belarus là ' (Cánh đồng lúa mì của chúng ta) và ' (Ý chí của Nhân dân), đã bị đóng cửa vào năm 2006, sau khi bỏ qua một số cảnh báo khi xuất bản các bài báo bị cáo buộc là chống Do Thái và phân biệt chủng tộc. Ngày 4 tháng 3 năm 2012, A. R. Lukašenka đã phải nhận những lời khiến trách ngoại giao đến từ Đức và gây nhiều tranh cãi khi ông xúc phạm Ngoại trưởng đồng tính Đức, Guido Westerwelle, với tuyên bố "một kẻ độc tài còn hơn một tên đồng tính" hai ngày sau khi các lãnh đạo Liên minh châu Âu (bao gồm Westerwelle) họp thượng đỉnh tại Bruxelles vào ngày 3 tháng 3 và kêu gọi tiến hành các biện pháp mới để gây sức ép lên A. R. Lukašenka vì các cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Belarus. Trong cuộc họp, Westerwelle đã gọi A. R. Lukašenka là "kẻ độc tài cuối cùng của châu Âu". Cuộc sống cá nhân. Aliaksandr Ryhoravič Lukašenka yêu Halina Radzivonaŭna từ thời trung học, hai người kết hôn vào năm 1975. Con trai cả của hai người, Viktor, cũng được sinh ra vào năm đó. Con trai thứ hai của họ, Dzmitry, sinh ra vào năm 1980. Halina sống riêng trong căn nhà tại ngôi làng gần Shklov. Mặc dù họ vẫn là vợ chồng trên pháp lý, Halina Radzivonaŭna Lukašenka đã bị chồng lạnh nhạt một thời gian ngắn sau khi ông trở thành tổng thống. Tiểu sử của A. R. Lukašenka trên trang thông tin chính thức của Tổng thống Belarus không nhắc đến Galina. Con trai Viktor của A. R. Lukašenka là một 'sĩ quan phụ tá an ninh quốc gia'; và A. R. Lukašenka đã nói công khai về con trai là "một kẻ yếu đuối vô dụng sẽ ngày càng trở nên yếu đuối hơn". A. R. Lukašenka có một người con trai ngoài giá thú, Nikolay, sinh năm 2004. Mặc dù không bao giờ được xác nhận chính thức, song dư luận rộng rãi cho rằng mẹ của đứa trẻ là Irina Abelskaya – Hai người đã có một mối tình khi bà là bác sĩ riêng của A. R. Lukašenka.
1
null
BS-1 Tishina (tiếng Nga: бс-1 тишина) hay RGA-86 (РГА-86) là loại súng phóng lựu độc đáo được phát triển cho lực lượng Spetsnaz của Liên Xô. Trên thực tế súng phóng lựu được gọi là GSN-19 còn BS-1 là hệ thống chiến đấu khi nó được gắn vào các loại súng khác. Việc phát triển loại súng này được thực hiện vào giữa những năm 1960 và được thông qua vào những năm 1970 với ý tưởng một loại súng phóng lựu chính nó không gây ra tiếng động cũng như không tạo ra chớp sáng khi bắn để không làm lộ vị trí người sử dụng cùng nhóm tác chiến cùng mà không cần gắn thêm bất cứ phụ kiện gì. Chúng được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz để tấn công phá hủy và gây hư hại các mục tiêu quan trọng trong sâu lãnh thổ thù địch như kho đạn, trạm chỉ huy, kho nhiên liệu, nơi cất giấu máy bay... Súng hiện vẫn đang được sử dụng bởi lực lượng Spetsnaz và một số lực lượng đặc nhiệm khác. Thiết kế. Lựu đạn có thể được nạp ở cả hai đầu, phía trước hay sau nòng súng. Lựu đạn không có thuốc đẩy cho chính nó vì thế thuốc đẩy được nhồi vào vỏ đạn và cho vào một hộp đạn rời có thể chứa được 8 viên cho mẫu 7,62mm hay 10 viên cho mẫu 5,45mm. Việc lên đạn được thực hiện bằng tay dưới dạng thoi nạp đạn trược và xoay. Để không gây chớp sáng và giảm tiếng ồn súng được có cách hoạt động khá thú vị khi bắn. Khi điểm hỏa áp lực từ khí nén thuốc đẩy sẽ đẩy lựu đạn ra khỏi nòng súng, nhưng ngay khi lựu đạn ra khỏi nòng súng nó sẽ đóng nòng súng lại ngay tức khắc và lượng khí nén không thể thoát ra ngoài để gây tiếng động cũng như che luồng sáng. Dù khí nén áp lực cao bị kẹt trong súng nhưng nó sẽ không làm súng nổ tung do nó sẽ đẩy một pít ton điều phối áp lực trong nòng súng và xả qua ngoài ở mức không gây tiếng động. Sau một thời gian ngắn áp lực trong súng sẽ trở lại bình thường và có thể tiếp tục nạp đạn để bắn viên tiếp theo. Súng thường được gắn dưới các khẩu súng trường tấn công vốn cũng được thiết kế riêng cho việc tác chiến đặc biệt với tiêu chí hiệu quả và không làm lộ vị trí người tác chiến. Hệ thống nhắm cơ bản của súng phóng lựu là điểm ruồi còn khi được gắn vào một khẩu súng khác thì khẩu súng được gắn vào sẽ có thêm thước ngắm dạng thang để sử dụng cho súng phóng lựu. Có nhiều loại lựu đạn được thiết kế đặc biệt cho súng nhưng thường thì chúng có khả năng phá hủy các phương tiện cơ giới hay làm hư hại đủ không cho chúng hoạt động.
1
null
Ngành Sứa lông châm, còn gọi là ngành Gai chích hay ngành Thích ty bào (danh pháp khoa học: Cnidaria là một ngành gồm 11.000 loài động vật sinh sống trong môi trường nước, chủ yếu là môi trường biển. Điểm đặc trưng của chúng là các lông châm, là các tế bào đặc biệt được sử dụng chủ yếu để bắt mồi.
1
null
Trương Như Tảng (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1923) là một luật sư, chính khách Việt Nam, người tham gia thành lập và là bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau năm 1975, ông thất vọng với tình hình đất nước nên đã vượt biển rời khỏi Việt Nam trên một chiếc thuyền vào tháng 8 năm 1978. Sau đó ông sống lưu vong tại Paris, Pháp. Theo "Hồi ký của một Việt Cộng" do chính ông viết thì Trương Như Tảng không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuổi trẻ. Trương Như Tảng sinh ra tại Chợ Lớn, trong một trong một gia đình giàu có và thành đạt, gần đúng như sự mong muốn và xếp đặt của cha ông: một bác sĩ, một dược sĩ, một giám đốc ngân hàng và 3 kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Chasseloup-Laubat, nơi ông có những người bạn nổi tiếng như Norodom Sihanouk, Dương Quỳnh Hoa, Phạm Ngọc Thảo,… ông được gia đình gửi sang Pháp để học ngành dược. Tuy nhiên ông đã bỏ khoa này nửa chừng để chuyển sang học chính trị và luật. Trong thời gian ở Paris, Trương Như Tảng tham gia phong trào chống chiến tranh của Đảng Cộng sản Pháp, vì thế ông bị gia đình cắt viện trợ và phải rửa chén, gọt khoai kiếm tiền sinh sống để có thể tiếp tục con đường đã chọn. Trương Như Tảng cũng từng gặp Hồ Chí Minh vào năm 1946. Năm 1951, ông tốt nghiệp cao học chính trị và cử nhân luật sau đó trở về nước vào năm 1954. Hoạt động chống Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Từ 1958, Trương Như Tảng bắt đầu hoạt động bí mật cho đảng cộng sản, tại Sài Gòn. Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, ông được cử làm Tổng Giám đốc Công ty Đường Việt Nam, một công ty quốc gia lớn. Trong thời gian này ông đã hoạt động ngầm cho hai tổ chức thân cộng là "Phong trào Tự Quyết" và "Ủy ban bảo vệ Hòa Bình" do bác sĩ Phạm Văn Huyến, cha của nữ luật sư Ngô Bá Thành điều khiển. Hành tung của Trương Như Tảng bại lộ, ngày 16 tháng 6 năm 1966, ông bị bắt bởi các nhân viên làm việc dưới quyền tướng Nguyễn Ngọc Loan. Nhờ có Trần Bạch Đằng thu xếp với người Mỹ về trao đổi tù binh, ông được phóng thích để ra bưng hoạt động hẳn cho phe cộng sản. Sau khi Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập, ông là phó chủ tịch liên minh ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Ngày 8 tháng 6 năm 1969, Trương Như Tảng tham gia sáng lập và giữ chức bộ trưởng Bộ Tư Pháp của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Bất đồng. Theo cuốn hồi ký Mémoire d'un Vietcong, ông bất đồng vì cho rằng nhà nước Việt Nam không thi hành chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc sau 1975. Đảng Lao động thi hành chính sách cứng rắn với những người thua trận và cải tạo xã hội chủ nghĩa, bản thân ông không nhận chức thứ trưởng Bộ Lương thực và thực phẩm mà Chính phủ thống nhất dành cho ông. Theo đó, năm 1976, tại Hà Nội, bộ trưởng Ngô Minh Loan đã mời ông làm thứ trưởng với lí do Trương Như Tảng có kinh nghiệm để phát triển ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam. Trương Như Tảng từ chối với lí do không đủ sức khoẻ và xin nghỉ hưu. Sau đó, về Sài Gòn, Trương Như Tảng cùng vợ mới cưới ra Gò Vấp sinh sống. Hai người anh em của ông, một là giám đốc Ngân hàng Quốc gia và một là bác sĩ làm việc với Bộ Y tế bị đưa đi cải tạo ở Bắc Việt. Năm 1977, để tránh bị theo dõi, Trương Như Tảng nhận lời mời của bí thư thành uỷ Võ Văn Kiệt phụ trách ngành công nghiệp cao su. Ngày 25 tháng 8 năm 1978, Trương Như Tảng xuống thuyền vượt biển và hơn một tuần sau thì được một tàu hàng Singapore chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia. Sau này ông sinh sống ở Pháp. Tác phẩm. Sau khi lưu vong Trương Như Tảng viết hồi ký nguyên văn bằng Tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong, bản dịch Tiếng Anh là A Vietcong Memoir, tiếng Việt là "Hồi Ký của một Việt Cộng", viết chung với David Chanoff và Đoàn văn Toại. Theo Robert Manning chủ bút nhà xuất bản Boston thì cuốn sách này viết về ước mơ tan vỡ của Trương Như Tảng về một nước Việt Nam độc lập, hòa bình và dân chủ. Theo Daniel Burstein, phóng viên The Christian Science Monitor (một tạp chí Công giáo) và từng làm việc cho một tạp chí Marxist, ngày 28 tháng 8 năm 1980, thì Trương Như Tảng có cho rằng ở Việt Nam không có chế độ chuyên chính vô sản, mà chỉ có chế độ gia đình trị. Theo trang tin này thì vào ngày 15 tháng Năm năm 1975, ông Trương Như Tảng chứng kiến trên lễ đài trong buổi duyệt binh không thấy lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, mà chỉ có cờ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, và ông hỏi tướng Văn Tiến Dũng thì được trả lời "Quân đội đã được thống nhất".
1
null
Derek Taylor (7 tháng 5 năm 1932 - 8 tháng 9 năm 1997) là một nhà báo, nhà văn và nhà quảng cáo người Anh, được biết tới nhiều nhất với việc cộng tác với The Beatles. Tiểu sử. Derek Taylor bắt đầu sự nghiệp với việc viết bài cho tờ "Liverpool Daily Post & Echo", sau đó dần trở thành cây viết tiếng tăm cho vùng phía Bắc nước Anh khi cộng tác với nhiều tờ khác như "News Chronicle", "Sunday Dispatch" và "Sunday Express". Ông cũng phụ trách phần phê bình tác phẩm của tờ "Daily Express" Năm 1964, Taylor cùng viết cuốn sách "A Cellarful of Noise" – cuốn tiểu sử về quản lý của The Beatles, Brian Epstein. Từ đó, ông trở thành cộng sự của Epstein và đại diện báo chí của The Beatles. Năm 1965, ông dọn tới Los Angeles và trở thành quản lý của Paul Revere, Harry Nilsson, The Byrds và The Beach Boys. Năm 1967, Taylor khai sinh ra Festival nhạc Pop quốc tế Monterey. Năm 1968, ông trở lại Anh và trở thành thành viên của Apple Corps. Ông gắn bó với công ty cho tới khi nó tuyên bố phá sản. Taylor cũng tham gia vào ca khúc "Give Peace a Chance" cùng Tommy Smothers, Timothy Leary, và Norman Mailer. Năm 1980, ông hỗ trợ George Harrison viết cuốn hồi ký "I Me Mine". Tới giữa những năm 90, ông tham gia vào dự án "The Beatles Anthology", đặc biệt là việc hoàn thành cuốn sách theo kèm album. Taylor qua đời vì ung thư phổi ngày 8 tháng 9 năm 1997.
1
null
Malcolm Frederick "Mal" Evans (sinh ngày 27 tháng 5 năm 1935, mất ngày 5 tháng 1 năm 1976) là phụ trách quản lý của ban nhạc The Beatles cho đến khi nhóm tan rã vào năm 1970. Đầu những năm 1960, Evans là kỹ sư điện tín và thỉnh thoảng làm bảo vệ quán The Cavern Club ở Liverpool. Năm 1963, Brian Epstein trở thành quản lý của The Beatles và tuyển Evans phụ trách phương tiện di chuyển và đạo cụ cho ban nhạc cùng với Neil Aspinall. Kể từ đó, Evans xuất hiện tại mọi tour diễn vòng quanh thế giới của ban nhạc, và là nhân vật quan trọng trong thời kỳ phòng thu của The Beatles kể từ năm 1966. Kể từ album "Rubber Soul" (1965), Evans còn đóng góp trong vai trò nhạc công. Ông cũng tự hoạt động trong vai trò nhà sản xuất thu âm cho nhiều nghệ sĩ khác, trong đó có cả các thành viên của The Beatles sau khi ban nhạc tan rã. Thành tựu đáng kể nhất chính là bản hit top 10 "No Matter What" của nhóm Badfinger. Năm 1976, Evans bị cảnh sát bắn tại nhà riêng sau khi bị bạn gái tố cáo hành vi đe dọa bạo lực. Hàng thập kỷ sau cái chết của ông, các nhật ký, tư liệu và ghi chép cá nhân của ông đã được khôi phục và trở thành nguồn thông tin quý giá về lịch sử ban nhạc The Beatles cũng như mối quan hệ giữa các thành viên ban nhạc, cho dù một vài thông tin lại tạo nên tranh cãi, thậm chí cả tranh chấp pháp lý kéo dài.
1
null
Ali Ahmad Said Esber (; phiên âm: "alî ahmadi sa'îdi asbar" hay "Ali Ahmad Sa'id"; sinh ngày 1 tháng 1 năm 1930), còn được biết tới bởi bút danh Adonis hoặc Adunis (Arabic: أدونيس), là một nhà thơ, nhà viết tiểu luận và dịch giả người Syria. Ông đã viết hơn hai mươi cuốn sách và tập thơ bằng tiếng Ả Rập cũng như dịch một số tác phẩm từ tiếng Pháp. Bị cầm tù ở Syria vào giữa những năm 1950 do niềm tin của mình, Adunis định cư ở nước ngoài và làm việc phần lớn thời gian ở Liban và Pháp. Là một ứng cử viên lâu năm cho Giải Nobel Văn học, Ông đã thường xuyên được đề cử cho giải thưởng này kể từ năm 1988 và được mô tả là nhà thơ sống vĩ đại nhất của thế giới Ả Rập. Tiểu sử. Tuổi trẻ và giáo dục. Ali Ahmad Said Asbar sinh ở Al Qassabin, Latakia, bắc Syria, trong một gia đình Alawite. Lúc nhỏ, ông thường làm việc trên những cánh đồng, nhưng cha ông thường xuyên yêu cầu ông  ghi nhớ thơ, và ông đã bắt đầu sáng tác những bài thơ của riêng mình. Năm 1947, ông đã có cơ hội được đọc thuộc lòng một bài thơ cho Tổng thống Syria Shukri al-Kuwatli; điều đó đó đã dẫn tới một loạt các học bổng. Trước là một trường học ở Latakia và sau đó đến Đại học Syria ở Damascus, nơi ông nhận được cấp bằng về Triết học vào năm 1954. Bút danh. Antun Saadeh, thủ lĩnh sáng lập Đảng Quốc gia Xã hội Syria không phải là người đã đặt cho Said cái tên Adonis như nhiều người vẫn tin. Thay vào đó, ở tuổi 17, sau khi bị từ chối bởi một số tạp chí dưới tên thật của mình, ông đã tự lấy cái tên này làm bút danh nhằm "thức tỉnh những biên tập viên đang mơ ngủ về tài năng sớm phát triển cùng như cảm hứng thơ ca về thời tiền Hồi giáo và liên minh Địa trung Hải" của ông. Năm 1955, Said đã bị giam trong vòng sáu tháng vì là thành viên của Đảng Quốc gia Xã hội Syria. Beirut / Paris. Sau khi ra tù vào năm 1956, ông chuyển đến Beirut, Liban. Ở nơi đây, vào năm 1957, ông và nhà thơ mang trong mình hai dòng máu Liban và Syria là Yusuf al-Khal đã sáng lập nên tạp chí "Majallat Shi'r". Tạp chí này đã vấp phải nhiều sự chỉ trích mạnh mẽ khi họ xuất bản những bài thơ theo lối thực nghiệm. "Majallat Shi’r" ngừng xuất bản vào năm 1964 và Adunis đã không tham gia vào bộ phận biên tập của "Shi’r" sau khi nó được tái xuất bản vào năm 1967. Tại Liban, tinh thần dân tộc mãnh liệt, tư tưởng tập hợp tất cả các dân tộc- thống nhất khối Ả Rập của ông có thể được tìm thấy qua những trang báo Lisan al-Hal tại các sạp báo ở Beirut. Và cuối cùng, vào năm 1968, ông lại cho xuất bản một ấn phẩm văn học định kỳ có tiêu đề là Mawaqif, hướng về lối thơ ca thực nghiệm. Những bài thơ của Adunis tiếp tục bày tỏ quan điểm dân tộc chủ nghĩa cùng với quan niệm thần bí của mình. Với việc sử dụng những yếu tố trong Sufi, Adonis đã trở thành một trong những tác giả tiêu biểu hàng đầu của xu hướng Neo-Sufi trong thơ ca Ả Rập hiện đại. Xu hướng này đã từng là trào lưu trong những năm 1970. Adunis đã từng nhận được học bổng học tại Paris trong giai đoạn 1960-1961. Từ năm 1970 đến năm 1985 ông là giáo sư môn Văn học Ả Rập tại Đại học Liban. Năm 1976, ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Damacus. Năm 1980, ông di cư sang Paris tránh nạn trong cuộc Nội chiến Liban. Trong những năm 1980-1981, ông là giáo sư môn tiếng Ả Rập tại Sorbonne tại Paris. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1995, dưới áp lực của cộng đồng người Syria, người ta đã ra tuyên bố trục xuất ông khỏi Hiệp hội nhà văn Ả Rập tại Damascus. Tháng 8 năm 2011, Adunis đã trả lời phỏng vấn tờ báo Kuwait "Al Rai" về vai trò của tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nổi loạn của nhân dân Syria trong năm 2011-2012. Phong cách. Adunis là một nhà tiên phong của thơ ca Ả Rập hiện đại. Ông thường được xem như là một kẻ nổi loạn, một người đả phá những tín ngưỡng lâu đời và chỉ hành động theo những quan điểm riêng của mình. "Arabic poetry is not the monolith this dominant critical view suggests, but is pluralistic, sometimes to the point of self-contradiction" Những tác phẩm của Adunis đã được phân tích và được chiếu rọi bởi nhà phê bình nổi tiếng Ả Rập Abu Kamal Deeb, người đã biên tập tạp chí "Mawakif" tại Beirut vào những năm 1970. Sau khi Giải Nobel Văn học năm 2011 được trao cho nhà thơ Thụy Điển Tomas Tranströmer thay vì Adunis trong năm của Mùa xuân Arab, thư ký thường trực của Viện Hàn Lâm Thụy Điển Peter Englund đã phủ nhận việc không trao giải này xuất phát từ lý do chính trị. Lý do cho việc này được mô tả bằng khái niệm "văn học cho những con bù nhìn". Adunis đã giúp truyền bá tiếng tăm của Tranströmer trong thế giới Ả Rập. Giải thưởng và vinh danh. Năm 2007, ông được trao Giải Bjørnson. Năm 2011, ông giành Giải Goethe. Tác phẩm. Adunis đã viết hơn hai mươi đầu sách bằng tiếng Ả Rập. Một vài bài thơ trong đó đã được dịch sang tiếng Anh. Tuyển tập "Adonis: Những bài thơ chọn lọc" đã được Khaled Mattawa dịch và giới thiệu tại Giải thưởng về thơ Griffin năm 2011. _______Banipal Interview. No. 2, June, 1998. http://www.jehat.com/en default.asp?action=article&ID=43 _______"Language, Culture, Reality." The View From Within: Writers and Critics on Contemporary Arabic Literature: A Selection from Alif Journal of Contemporary Poetics ed. Ferial J. Ghazoul and Barbara Harlow. The American University in Cairo Press, 1994. _______Sufism and Surrealism. (trans. Judith Cumberbatch.) Saqi Books: London, 2005. _______Transformations of the Lover. (trans. Samuel Hazo.) International Poetry Series, Volume 7. Ohio University Press: Athens, Ohio, 1982. _______Victims of A Map: A Bilingual Anthology of Arabic Poetry.(trans. Abdullah Al-Udhari.) Saqi Books: London, 1984. A Time Between Ashes and Roses (trans. Sharkat M. Toorawa)
1
null
Grumman J2F Duck (định danh công ty G-15) là một loại máy bay hai tầng cánh lưỡng dụng. Nó được trang bị cho các quân chủng và binh chủng của quân đội Hoa Kỳ từ giữa thập niên 1930 tới sau Chiến tranh thế giới II, chủ yếu làm nhiệm vụ thông dụng và cứu hộ không-hải. Ngoài ra nó còn được Hải quân Argentina sử dụng, chiếc đầu tiên giao hàng năm 1937. Sau chiến tranh, J2F Duck phục vụ trong các tổ chức dân sự độc lập, cũng như lực lượng vũ trang của Colombia và México. J2F là một phiên bản cải tiến của loại JF Duck, điểm khác biệt chính là J2F có một phao nổi lớn hơn và dài hơn.
1
null
Cầu Ánh Sao ("Starlight Bridge") là cầu chỉ dành cho người đi bộ để ngắm cảnh và cũng là cây cầu bộ hành hiện đại đầu tiên của Việt Nam. Cầu tọa lạc ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, bắc qua rạch Thầy Tiêu nối Khu Hồ Bán Nguyệt ("The Crescent") với Khu kênh Đào có tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. Đây là một địa điểm tham quan, một nơi hò hẹn lý tưởng cho bao người đang yêu. Cầu Ánh Sao có 330 đèn trên mặt cầu. Nguồn gốc tên gọi. Cầu được gọi là cầu "Cầu Ánh Sao" vì trên bề mặt cầu được thiết kế với những ánh đèn Led chiếu ngược lên. Ngoài ra, hai bên hông cầu ánh sáng bảy màu liên tục thay đổi và hệ thống phun nước hai bên hông cầu. Hệ thống chiếu sáng cầu được sử dụng bằng pin thu năng lượng mặt trời được lắp ở hông cầu, tạo cho người đi trên cầu có cảm giác đang bước đi trên muôn ngàn những Vì sao. Thông số kỹ thuật. Khởi công xây dựng vào tháng 5, năm 2009, Cầu được thiết kế với chiều dài 170 mét, bề mặt cầu rộng 8,3 mét. Cầu Ánh Sao do "Công ty Gao Ge – Trung Quốc" thiết kế, "Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công trình Quỹ Đạo" triển khai chi tiết và "Công ty Sino-Pacific" thi công, hoàn thành và đưa vào hoạt động khoảng cuối năm 2010.
1
null
Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia năm 2007 là giải thi đấu bóng đá cấp câu lạc bộ cao thứ 3 trong hệ thống các giải bóng đá Việt Nam (sau Giải Vô địch Quốc gia và Giải Hạng Nhất Quốc gia). Mùa giải này là mùa giải thứ 8 do VFF khởi xướng và quản lý giải đấu. Thể thức. Tại vòng loại, các đội ở mỗi bảng sẽ thi đấu vòng tròn hai lượt đi và về để tính điểm xếp hạng, chọn 3 đội dẫn đầu mỗi bảng và 1 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất tại 3 bảng vào thi đấu tại Vòng chung kết. 4 đội giành quyền vào Vòng chung kết sẽ được bắt cặp thi đấu loại trực tiếp, hai đội thắng sẽ thi đấu trận chung kết. Điểm đáng chú ý, mùa giải hạng Nhì năm nay sẽ không có đội xuống hạng, hai đội xếp nhất, nhì toàn giải sẽ được quyền thi đấu tại giải Hạng Nhất Quốc gia 2008. Do tại vòng loại, bảng B có 6 đội nên để đảm bảo tính công bằng trong việc xác định đội nhì bảng có thành tích tốt nhất tại mỗi bảng, BTC sẽ không tính kết quả 2 trận lượt đi và về giữa đội xếp thứ nhì bảng B và đội xếp thứ sáu của bảng đấu này. Các đội tham dự. Mùa giải 2007 sẽ quy tụ 18 đội bóng, tuy nhiên do Quân khu 9 và Công Nhân Bia Đỏ không đăng ký tham dự nên giải hạng Nhì năm nay sẽ là cuộc tranh tài của tổng cộng 16 đội bóng, trong đó có 13 đội hạng Nhì năm 2006, hai đội bóng hạng Nhất năm 2006 xuống thi đấu ở giải hạng Nhì năm nay là CLB Thành phố Hồ Chí Minh và Lâm Đồng; đội bóng còn lại là đại diện của giải hạng Ba năm 2006 đã xuất sắc giành quyền thăng hạng là T&T Hà Nội. 16 đội bóng được chia làm ba bảng theo khu vực địa lý, tách 2 đội hạng Nhất mùa giải 2006 vào 2 bảng, cụ thể như sau: Kết quả chung cuộc. Hai đội sau giành được quyền thăng hạng lên hạng Nhất 2008:
1
null
Julfa (tiếng Azerbaijan:Culfa) là một quận thuộc Azerbaijan. Dân số thời điểm năm 2012 là 35896 người. Julfa giáp với Armenia ở Đông Bắc và Iran ở phía Nam. Diện tích của nó là 1000 km2. Có 1 thành phố và 22 ngôi làng trong "rayon" này. Được thành lập vào năm 1930 và ban đầu được đặt tên là Abrakunus rayon, nó được gọi là Julfa rayon từ năm 1950. Thành phố Julfa là thủ đô của rayon. Tên, Jolfa/Julfa cũng được sử dụng cho một số khu vực ở nước láng giềng Iran. Vào ngày 28 tháng 11 năm 2014, theo sắc lệnh của Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan, các làng Nahajir và Goynuk của Julfa Rayon đã bị giải thể và đưa vào vào lãnh thổ của Babek Rayon.
1
null
Shamakhy (tiếng Azerbaijan:Şamaxı) là một quận thuộc Azerbaijan. Dân số thời điểm năm 2012 là 80625 người. Thị trấn nằm 106 km (66 mi) về phía tây của Baku. Dân cư có người Đức (chiếm hơn 95%) và người Nga. Shamakhi đã từng nổi tiếng với các vũ công truyền thống, các vũ công Shamakhi. Mặc dù Shamakhi đã phải chịu đựng các cuộc tấn công, động đất và bao vây, nó vẫn giàu di tích lịch sử và văn hóa, đứng đầu trong số đó là Baba Zinda gần khu định cư của Maraza. Trong lịch sử của nó, mười một trận động đất lớn đã làm rung chuyển Shamakhi, nhưng mỗi lần nó được tái tạo bởi người dân của nó do vai trò là thủ đô kinh tế và hành chính của Shirvan và một trong những thị trấn trọng yếu trên con đường tơ lụa. Tòa nhà duy nhất còn sót lại tám trong số mười một trận động đất là Nhà thờ Hồi giáo Juma mang tính bước ngoặt (thế kỷ thứ 8).
1
null
Stepanakert ( "Step'anakert"; ) hay Khankendi (), tên gọi gốc là Vararakn (), là thủ đô và thành phố lớn nhất của Cộng hòa Nagorno-Karabakh, một nước cộng hòa độc lập trên thực tế, được cộng đồng quốc tế xem là một phần của Azerbaijan. Tính đến năm 2015, dân số của Stepanakert là 55.200 người. Tên. Stepanakert có nghĩa là "thành phố Stepan", theo tên nhà cách mạng Bolshevik Armenia Stepan Shaumian, hợp thành từ "Stepan" () và "kert" () nghĩa là "thị trấn, thành phố".
1
null
Syunik (, đôi khi được ghi là "Siunik", hoặc "Siwnik", ) là một tỉnh nằm tận cùng phía nam của Armenia. Nó giáp với Vayots Dzor ở phía bắc, khu tự trị Nakhchivan của Azerbaijan ở phía tây, vùng Kalbajar-Lachin của Azerbaijan ở phía đông, và tỉnh Đông Azerbaijan của Iran ở phía nam. Tỉnh lị là Kapan. Các thành phố lớn trong tỉnh khác như Goris, Sisian, Meghri, Agarak, và Dastakert. Dân số năm 2010 là 152.900.
1
null
Tiêu Chiêu Nghiệp (, 473–494), tên tự Nguyên Thượng (元尚), biệt danh Pháp Thân (法身), là vị vua thứ ba của triều đại Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết đến với tước hiệu sau khi bị phế là Uất Lâm vương (鬱林王) vào năm 494. Ngay sau khi bị phế, Tiêu Chiêu Nghiệp đã bị người của bá tổ Tiêu Loan giết chết. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, ông đã dành quá nhiều thời gian cho các trò tiêu khiển, không biết rằng Tiêu Loan trong lòng đang có tham vọng loại bỏ ông, và sau khi ông mất, Tiêu Loan trong một thời gian ngắn đã lập hoàng đệ của ông- Tiêu Chiêu Văn làm hoàng đế, rồi lại đoạt ngôi. Bối cảnh. Tiêu Chiêu Nghiệp sinh năm 473, khi tằng tổ phụ Tiêu Đạo Thành đang là một tướng của Lưu Tống. Năm 479, Tiêu Đạo Thành đoạt ngôi và chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề (trở thành Cao Đế). Cha của Tiêu Chiêu Nghiệp là Tiêu Trường Mậu, là con trai cả của thái tử Tiêu Trách, được phong làm Nam quận vương. Mẹ của Tiêu Chiêu Nghiệp là Vương Bảo Minh, chính thất của Tiêu Trưởng Mậu, được phong làm Nam quận vương phi. Bản thân Tiêu Chiêu Nghiệp khi đó không được phong tước hiệu nào. Ông là con trai duy nhất của Tiêu Trường Mậu với Vương vương phi do bà không được sủng ái. Làm Nam quận vương rồi thái tôn. Năm 482, sau khi Cao Đế qua đời, Tiêu Trách kế vị và trở thành Vũ Đế. Tiêu Trường Mậu được phong làm thái tử, Tiêu Chiêu Nghiệp được kế tục tước hiệu Nam quận vương do là con trai cả của cha mình. Năm 484, ở tuổi 11, ông lấy Hà Tịnh Anh làm vương phi. Xét về bề ngoài, khi làm Nam quận vương, Tiêu Chiêu Nghiệp được coi là hiếu học, thận trọng, hiếu thảo, tao nhã, và khéo léo. Do đó, hoàng tổ Vũ Đế rất yêu mến ông. Tuy nhiên, khi không có sự hiện diện của hoàng tổ và cha mình, Tiêu Chiêu Nghiệp lại trở nên phù phiếm và dành thời gian cùng với những người có ảnh hưởng xấu. Trong thời gian này, ông sống với thúc phụ Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương (蕭子良) tại Tây phủ (西府), một ngoại ô quan trọng của Kiến Khang. Do Tiêu Trường Mậu thường hạn chế các hành vi và cung cấp tiền bạc của ông, Tiêu Chiêu Nghiệp thường mượn tiền từ những phú gia, không ai dám từ chối. Ông cũng sao chép các khóa cửa thành để có thể vui chơi thâu đêm tại các doanh trại quân sự khác nhau. Giảng sư của ông là Sử Nhân Tổ (史仁祖) và Hồ Thiên Dực (胡天翼) bực tức và tin rằng họ cùng gia quyến sẽ gặp phải rắc rối bất kể chọn cách thông báo việc này cho Vũ Đế hoặc không, rồi cả hai quyết định tự sát. Vương phi của Tiêu Tử Lương đã nuôi dưỡng Tiêu Tử Nghiệp, song khi lớn lên thì Tiêu Tử Nghiệp lại nghi ngờ thúc phụ muốn đoạt lấy ngai vàng. Hà vương phi nổi danh với hành vi thông dâm, bà đã có những mối tình bên ngoài trong khi đang là vương phi. Vụ thông dâm ô nhục nhất của bà là với một hầu cận của Tiêu Chiêu Nghiệp- Dương Mân (楊珉), theo sử liệu thì họ ngày đêm ở bên nhau, giống như là vợ chồng. Tuy nhiên, Hà Tịnh Anh cũng rất đằm thắm trong mối quan hệ với Tiêu Chiêu Nghiệp, và do đó Tiêu Chiêu Nghiệp đã nhắm mắt làm ngơ các hành động của bà. (Một số sử gia cho rằng Tiêu Chiêu Nghiệp và Dương Mân cũng có quan hệ kê gian.) Năm 493, khi Tiêu Trường Mậu lâm bệnh, Tiêu Chiêu Nghiệp tỏ vẻ rất đau buồn, đến nỗi sức khỏe của chính ông cũng ở trong tình trạng nguy hiểm, khiến những người chứng kiến cũng xúc động. Tuy nhiên, ngay sau khi đến phủ của mình, ông đã tỏ vẻ hạnh phúc và hứng thú. Ông thường yêu cầu một đồng cô họ Dương (mẹ của Dương Mân) làm bùa chú nguyền rủa hoàng tổ và cha sớm qua đời để ông có thể sớm lên ngôi hoàng đế. Ngay sau đó, Tiêu Trường Mậu qua đời, và Tiêu Chiêu Nghiệp đã trao cho đồng cô nhiều phần thưởng vì tin rằng lời nguyền của bà ta có hiệu quả, và bảo bà ta tiếp tục nguyền rủa hoàng tổ. Do không biết được các hành động của Tiêu Chiêu Nghiệp, Vũ Đế đã lập Tiêu Chiêu Nghiệp làm hoàng thái tôn. Hà vương phi được phong làm hoàng thái tôn phi, và Vương hoàng thái tử phi trở thành Hoàng thái tôn thái phi. Ngay sau đó, Vũ Đế cũng lâm bệnh, Tiêu Chiêu Nghiệp tiếp tục lặp lại màn kịch ra vẻ đau buồn, song trong lòng lại rất vui sướng, và khi viết thư cho thái tôn phi, ông đã viết một chứ "Hỉ" (喜) lớn với 36 chữ Hỉ nhỏ hơn xung quanh. Do bệnh tình của Vũ Đế rất nghiêm trọng, viên quan Vương Dung (王融)-là bằng hữu với Tiêu Tử Lương, đã cố gắng thực hiện một âm mưu nhằm đưa Tiêu Tử Lương lên ngai vàng. Tuy nhiên, âm mưu này đã bị ngăn chặn bởi một đường đệ của Vũ Đế-Tây Xương hầu Tiêu Loan, và sau khi Vũ Đế qua đời vào cuối năm 493, Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi kế vị. Trị vì. Vũ Đế chỉ bảo cho Tiêu Chiêu Nghiệp rằng cần phải giao phó việc triều chính cho Tiêu Tử Lương và Tiêu Loan, song Tiêu Chiêu Nghiệp lại cho rằng Tiêu Tử Lương là đồng lõa trong âm mưu của Vương Dung nên đã có một số hành động khiến cho quyền lực thực tế rơi vào tay Tiêu Loan. Tiêu Chiêu Nghiệp giao phó hoàng cung cùng các vấn đề quân sự cho một số thuộc hạ mà ông đã có cảm tình khi còn là Nam quận vương, trong khi ban cho Tiêu Tử Lương các danh dự lớn song không có quyền lực thực tế. Tiêu Chiêu Nghiệp cũng lệnh cho Vương Dung phải tự sát. Ngay sau khi Vũ Đế được đặt vào trong linh cữu, Tiêu Chiêu Nghiệp đã lại tiếp tục chơi nhạc, một hành động không thích hợp trong thời gian tổ chức tang lễ theo quan niệm khi đó. Tiêu Chiêu Nghiệp cũng lấy một người thiếp họ Hoắc của cha làm thiếp của mình—một hành động được coi là loạn luân. Vì sợ điều tiếng, ban đầu, Tiêu Chiêu Nghiệp tìm cách để Hoắc thị xuất gia làm ni cô, sau đó đổi thành họ Từ. Khi Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi mới cho gọi Hoắc thị vào cung rồi nạp làm thiếp. Tiêu Chiêu Nghiệp tôn Vương hoàng thái tôn thái phi làm thái hậu, và lập Hà hoàng thái tôn phi làm hoàng hậu. Ông thường dành thời gian cho yến tiệc, các trò chơi tiêu khiển, và thưởng công cho các thuộc hạ, thường thấy nói chuyện về tiền bạc, "Trước đây, không dễ để Trẫm có được thậm chí một người trong số các khanh. Nay không ai có thể ngăn Trẫm trọng dụng các khanh." Ngân khố thặng dư mà Cao Đế (là người thanh đạm) và Vũ Đế (tương đối tiết kiệm) xây dựng nên đã cạn kiệt trong vòng chưa đến một năm. Các thuộc hạ của Tiêu Chiêu Nghiệp đã bán các chức quan một cách công khai, và Tiêu Chiêu Nghiệp không những không kiềm chế mà còn chấp thuận các thỉnh cầu của họ một cách thuận lợi. Tiêu Loan nhận thấy Tiêu Chiêu Nghiệp không hành xử đúng mực, nên bắt đầu tính việc phế truất cháu trai. Tiêu Loan cũng thường xuyên khuyên Tiêu Chiêu Nghiệp thay đổi, song Tiêu Chiêu Nghiệp không nghe theo và bắt đầu nghi ngờ Tiêu Loan, đặc biệt là sau khi Tiêu Loan buộc ông phải xử phạt Dương Mân và thuộc hạ Từ Long Câu (徐龍駒). Tiêu Loan cũng thử thảo luận sự việc với một người em trai Vũ Đế là Bà Dương vương Tiêu Thương (蕭鏘), song người này phản đối. Trong khi đó, các tướng được Tiêu Chiêu Nghiệp tin tưởng là Tiêu Kham (蕭諶) và Tiêu Thản Chi (蕭坦之) thấy Tiêu Chiêu Nghiệp có các hành động phù phiếm, đã bí mật gia nhập với nhóm của Tiêu Loan và thông tin cho Tiêu Loan về các hành động của Tiêu Chiêu Nghiệp. Ngay sau đó, Tiêu Loan đã tìm cớ để xử tử một số thuộc hạ khác của Tiêu Chiêu Nghiệp, bao gồm tướng Chu Phụng Thúc (周奉叔), giảng sư Đỗ Văn Khiêm (杜文謙), và tổng quản Kì Vô Trân Chi (綦毋珍之), mục đích là để làm suy yếu hàng ngũ của Tiêu Chiêu Nghiệp. Trong khi đó, sau khi Tiêu Tử Lương mất do lo lắng vào mùa hè năm, Tiêu Chiêu Nghiệp đã mất cảnh giác. Bị giết. Tuy nhiên, đến mùa thu năm 494, Tiêu Chiêu Nghiệp đã hết kiên nhẫn với Tiêu Loan, và ông đã bí mật lập mưu cùng thúc phụ của Hà Hoàng hậu- Hà Dận (何胤), để giết chết Tiêu Loan. Hà Dận không dám làm như vậy và cho rằng cần theo dõi thêm Tiêu Loan. Do đó, Tiêu Chiêu Nghiệp đã dừng giao các công việc quan trọng cho Tiêu Loan. Tuy nhiên, sau đó Tiêu Loan bắt đầu tiến hành chính biến, hợp sức với Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi. Tiêu Chiêu Nghiệp không nhận ra rằng Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi đã phản bội mình, vì thế đã tìm kiếm trợ giúp của Tiêu Kham khi biết Tiêu Loan bắt đầu tấn công hoàng cung. Hy vọng của Tiêu Chiêu Nghiệp tiêu tan khi thấy Tiêu Kham tiến quân vào hoàng cung. Các cận binh hoàng cung vẫn sẵn sàng chiến đấu, song Tiêu Chiêu Nghiệp lại chạy trốn, song Tiêu Kham đã đuổi kịp và giết chết ông. Tiêu Loan ban hành một chiếu chỉ lấy tên của Vương Thái hậu, giáng Tiêu Chiêu Nghiệp xuống tước vương (với tước hiệu Uất Lâm vương) và lập em trai Tiêu Chiêu Nghiệp là Tân An vương Tiêu Chiêu Văn làm hoàng đế mới. Hà Hoàng hậu bị giáng làm Uất Lâm vương phi song không bị giết.
1
null
Kakheti ( ) là một vùng ("mkhare") miền đông Gruzia hợp từ tỉnh lịch sử Kakheti và tỉnh Tusheti miền núi. Telavi là thủ phủ. Vùng này gồm tám huyện: Telavi, Gurjaani, Kvareli, Sagarejo, Dedoplistsqaro, Signagi, Lagodekhi và Akhmeta. Kakheti giáp ranh với Liên Bang Nga (Dagestan và Chechnya) về phía đông bắc, Azerbaijan (Ganja-Gazakh và Shaki-Zaqatala) về phía đông nam, Mtskheta-Mtianeti và Kvemo Kartli về phía tây. Quần thể tu viện David Gareja nằm trên ranh giới vùng, và đang bị tranh chấp giữa chính quyền Gruzia và Azerbaijan.
1
null
là một light novel do Urobuchi Gen viết và Takeuchi Takashi minh họa, và là một tiền truyện cho tiểu thuyết "Fate/stay Night" của Type-Moon. Nội dung bộ tiểu thuyết nói về sự kiện của Cuộc Chiến Chén Thánh lần thứ tư, xảy ra 10 năm trước Cuộc Chiến Chén Thánh lần thứ năm của "Fate/Stay Night" và Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works cùng , với nhân vật chính là Emiya Kiritsugu (cha nuôi của Emiya Shirou) và Irisviel von Einzbern (mẹ của Illya). Tập đầu tiên của bộ tiểu thuyết được phát hành vào ngày 29 tháng 9 năm 2006, đây là một sự cộng tác giữa Type-Moon và bên khai triển sản phẩm đồng chí Nitroplus. Tập hai được ra mắt ngày 31 tháng 3 năm 2007. Tập ba ra mắt vào ngày 27 tháng 7 năm 2007. Tập thứ tư và cũng là tập cuối cùng phát hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2007, cùng với Soundtrack hình nguyên bản Fate/Zero "Return to Zero - Điểm đến Hư Không". Bốn bộ của Drama CDs được phát hành từ năm 2008 đến 2010. Một anime chuyển thể đã được sản xuất bởi Ufotable. Mùa đầu tiên của anime được khởi chiếu từ ngày 1 tháng 10 năm 2011 đến ngày 24 tháng 12 năm 2011, và mùa thứ hai của anime được phát sóng từ ngày 7 tháng 4 năm 2012 đến ngày 23 tháng 6 năm 2012. Cốt truyện. Câu chuyện của "Fate/Zero là Cuộc Chiến Chén Thánh "lần IV, lấy bối cảnh 10 năm trước sự kiện Cuộc Chiến Chén Thánh (Holy Grail War) lần V của Fate/Stay Night và Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works cùng , chi tiết sự kiện Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV xảy ra tại thành phố Fuyuki, Nhật Bản. Cuộc đối đầu giữa 7 Master cùng 7 Servant được triệu hồi đến thế giới thực với mong muốn chạm tay vào Chén Thánh. Tình yêu, lòng thù hận, sự nuối tiếc quá khứ và khát vọng hào quang chói lòa, đã trói buộc linh hồn của những chiến binh huyền thoại trong lịch sử để rồi được Chén Thánh lựa chọn tham gia vào cuộc chiến.   "Cuộc Chiến "Chén Thánh (The Holy Grail War) là cuộc chiến được sáng lập bởi "Ngự Tam Khởi Thủy" - "Tam Đại Gia Tộc" pháp sư lớn, có nguồn gốc lâu đời là: Einzbern, Matou và Tōsaka từ một thế kỷ trước như một phương kế "Chạm đến Căn Nguyên". Trong đó, 7 Pháp sư (7 Master) được chọn sẽ triệu hồi 7 Anh linh (7 Servant) cùng cạnh tranh, tham gia vào một Trận Tử Chiến Tàn Khốc để giành được sức mạnh của "Chén Thánh" ("Holy Grail"), một Thánh Tích huyền thoại - một Thánh Vật quyền năng có khả năng ban tặng một điều ước cho mỗi thành viên của bộ đôi thắng cuộc. Sau ba cuộc chiến bỏ lửng bởi "Chén Thánh" khó nắm bắt, cuộc chiến lần IV bắt đầu. Gia tộc Einzbern đã quyết tâm để đạt được chiến thắng sau ba lần bất thành liên tiếp, không vật phẩm cho cái giá phải trả. Sau kết quả trắng tay đó, họ đã chỉ định người đại diện sức mạnh ma pháp cho gia tộc: một Sát thủ Pháp sư máu lạnh, đồng thời là "Thừa Hành Giả" tên là Kiritsugu Emiya (cha nuôi sau này của Emiya Shirou, chồng của Irisviel von Einzbern, bố đẻ của Illya) nhưng mong muốn cả thế giới được hòa bình, hạnh phúc; bất chấp những phương pháp và danh tiếng của Kiritsugu Emiya như một lính đánh thuê thiện chiến và một hitman - người làm bất cứ điều gì anh có thể sử dụng để đạt được mục tiêu. Mặc dù, Kiritsugu Emiya đã từng muốn trở thành một anh hùng - người có thể cứu vớt tất cả mọi người, bây giờ Kiritsugu đã từ lâu bị bỏ rơi lý tưởng này khi nhận ra rằng cứu vớt một người đi kèm cái giá của một cuộc sống khác. Vì vậy, đây là nguồn gốc nội tại của sự xung đột, cái mà Kiritsugu theo đuổi để loại bỏ do hữu hạn nguồn lực/khả năng. Vì lợi ích của nhân loại, Kiritsugu nhẫn tâm phá hủy mọi thứ và bất cứ ai đe dọa sự bình an của những người khác. Tuy nhiên, Kiritsugu thấy chính mình bị xé rách rất sâu giữa tình yêu Kiritsugu đã tìm thấy cho gia đình mới của mình - Irisviel (vợ Kiritsugu) và Illya (con gái họ) - cùng những cái mà Kiritsugu phải làm để có được "Chén Thánh" (Holy Grail). Trong khi đó, địch thủ lớn nhất của Kiritsugu xuất hiện trong hình dáng của Kirei Kotomine, một nhân tài hiếm có của Giáo hội - một "Thừa Hành Giả" - người không thể tìm thấy bất kỳ ý nghĩa của bổn phận nào trong cuộc sống, không tìm thấy một niềm đam mê nào trong cuộc sống và đặt tầm nhìn của mình hướng về Kiritsugu giống như câu trả lời có thể cho sự trống rỗng Kirei Kotomine đang cảm thấy. Cuộc Chiến lần IV không có gì khác cuộc chiến trước, ngoài sự xuất hiện của hai nhân vật đặc biệt. Hai người cùng e sợ và tò mò về sự tồn tại của đối phương, và định mệnh cũng xếp đặt để họ trở thành hai kẻ thù không khoan nhượng. Fate/Zero sẽ vén màn cuộc chiến 10 năm trước sự kiện trong "Fate/Stay Night" và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng . Một cuộc chiến thực sự gay go, quyết liệt và đẫm máu giữa các bậc đàn anh, cha chú của đám thiếu niên trong "Fate/Stay Night" và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng . Lịch sử. Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần I (The Holy Grail War I): cuộc chiến đã kết thúc trước khi Chén Thánh kịp hoàn thành và cuộc triệu hồi Chén Thánh vẫn còn dang dở tại chùa Ryuudou trên núi Enzou.. Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần II (The Holy Grail War II): Trong cuộc chiến lần này, địa điểm triệu hồi Chén Thánh được đặt tại dinh thự Tohsaka. Cuộc chiến cũng kết thúc mà không có kẻ chiến thắng, nó đã trở thành một cuộc thảm sát tàn khốc. Lúc này, nhiều sơ hở trong luật lệ cuộc chiến đã được tìm thấy. Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần III (The Holy Grail War III): Trong cuộc chiến lần này, địa điểm diễn ra tại Tòa Thị Chính Fuyuki - nơi ấy về sau đã trở thành trung tâm cư trú của Shinto, địa điểm triệu hồi Chén Thánh được bố trí tại Nhà thờ Fuyuki. Nhà Einzbern tận dụng sơ hở đó để triệu hồi class Avenger - một vị thần của "Bái Hỏa Giáo", vô tình làm vấy bẩn Chén Thánh. Từ đó trở về sau, các pháp sư có thể triệu tập các Anti-Hero hay Evil-Hero để tham gia trận chiến. Cuộc chiến lần này diễn ra đồng thời với cuộc tranh đoạt "Tiểu Chén Thánh" giữa quân đội Đế quốc Anh và Đức Quốc Xã. Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần IV (The Holy Grail War IV): cuộc chiến đen tối nhất trong lịch sử của tất cả các cuộc chiến khi có khoảng 500 người dân thường bị giết và 131 tòa nhà bị phá hủy. Kết thúc cuộc chiến với việc ba Master sống sót "một cách kỳ diệu" (Emiya Kiritsugu, Kotomine Kirie, Waver Velvet), (các cuộc chiến có một Master sống sót sau cùng) và một Servant được tái sinh. Do cái kết của Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần IV, Chén Thánh đã hoàn thành nhưng bị phá hủy, thiệt hại nhân mạng quá lớn (cũng là một nguồn cung ứng ma lực dồi dào) và lượng ma lực thu thập được từ cuộc chiến này vẫn chưa được sử dụng. Do đó, chỉ cần 10 năm để "Chén Thánh" chuẩn bị cho Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần V. Sự chuẩn bị của Emiya Kiritsugu sau cuộc chiến nhằm đảm bảo sẽ không có cuộc chiến "Chén Thánh" nào khác xảy ra. Tuy vậy, do sự cố bất thường nêu trên khiến "Chén Thánh" chỉ mất 10 năm để tạo ra cuộc chiến mới làm phá sản kế hoạch của Kiritsugu. Điều đó dẫn tới việc Kiritsugu chỉ có thể ngăn được Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần VI. Thật sự như vậy, Emiya Shirou (con nuôi của Kiritsugu), trong "Fate/Stay Night" và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng đã phá hủy Chén Thánh. Cắt đứt khả năng xảy ra Cuộc Chiến Chén Thánh lần VI. Phải mất khoảng một thập kỷ từ sau Cuộc Chiến Chén Thánh lần V, Waver Velvet El-Melloi II (Master Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV) cùng với Rin Tohsaka (Master Cuộc Chiến Chén Thánh lần V) mới phong ấn hoàn toàn được "Đại Chén Thánh" (Great Grail), kết thúc vĩnh viễn cái gọi là Cuộc Chiến "Chén Thánh". Cuộc Chiến Chén Thánh. Mỗi pháp sư hay còn được gọi là Master, sẽ tham chiến cùng một trong 7 Anh Linh tên gọi Servant, vốn là linh hồn của các anh hùng trong lịch sử. Những Anh Linh này có sức mạnh vượt xa phàm nhân và nắm giữ những Bảo Khí - những kỹ năng, hay những hiện vật đầy quyền năng. Dù có thể kích hoạt bằng cách gọi tên thật, nhưng Servant nhìn chung vẫn hạn chế sử dụng do Bảo Khí cũng sẽ để lộ danh tính và làm lộ điểm yếu của họ. Muốn triệu hồi một Servant cụ thể phải cần có chất xúc tác ví dụ như thánh vật, hay những quan điểm hoặc mong muốn liên quan tới Servant đó. Mỗi Masters chỉ được triệu hồi một trong 7 class Servants sau:  "Saber", "Archer", "Lancer", "Berserker", "Rider", "Assassin", và "Caster". "Chén Thánh" là thánh tích, nên chỉ có những thực thể như Servant mới có thể chạm vào. Vì vậy, các Master phải hợp tác với Servant để hạ gục hoặc thậm chí phải kết liễu đối thủ. Các Master có thể điều khiển Servant với 3 Lệnh Chú vốn do "Chén Thánh" cung cấp và được khắc lên tay của mỗi Master. Khi sử dụng "Lệnh Chú" đồng nghĩa với việc ra lệnh cho Servant một mệnh lệnh không thể thu hồi và Servant bắt buộc phải tuân theo. Trong trường hợp Master ban đầu chết, Servant có quyền được chọn Master khác để lập khế ước. Tương tự, nếu Servant của mình bị giết, Master có thể lập đồng minh với Servant khác, hoặc chạy trốn tới nơi của "giám sát viên" trung lập cho cuộc chiến theo truyền thống, là đặc phái viên từ Giáo hội Thánh Đường. Servant - Class. Servant. Là linh hồn của những anh hùng được triệu hồi bởi Chén Thánh thông qua phép triệu hồi của pháp sư. Khi được triệu hồi, vị anh hùng đó lập tức trở thành Servant của pháp sư thông qua một khế ước đặc biệt gọi là Phong Ấn Chỉ Huy (Command Spell - Reijuu). Việc triệu hồi một Anh Linh là bất khả thi, kể cả có sức mạnh của Chén Thánh. Do đó Anh Linh sau khi triệu hồi được chia thành 7 Class. Mỗi Anh Linh đều thuộc về 1 Class chính nào đó dựa trên hình mẫu trong quá khứ và một số Class phụ. Trong Fate/Zero, Arturia Pendragon, Diarmuid và Lancelot đều được mô tả trong quá khứ là một hiệp sĩ chiến đấu bằng kiếm nên có Class chính là Saber. Nhưng do Arturia đã được triệu hồi dưới class Saber nên Diarmuid sẽ chuyển sang một trong các Class phụ là Lancer do truyền thuyết về anh có đề cập đến cặp song thương. Còn Lancelot được gia tộc Matou thêm vào những câu chú đặc biệt khi triệu hồi nên được ấn định vào một Class phụ là Berserker. Khi được triệu hồi, Servant sẽ được Chén Thánh nạp thông tin về thời đại, kỹ thuật, văn hóa, ngôn ngữ của nơi được triệu hồi. Điều này sẽ giúp cho Servant có thể giao tiếp được với Master và có thể ẩn mình một cách hiệu quả hơn khi xuất hiện ở khu vực không chiến, cũng như dễ thích nghi hơn khi chiến đấu, cụ thể qua một số ví dụ như: + Saber Arturia Pendragon có thể lái được cả máy bay thông qua Riding Skill nếu cần. + Lancelot có thể dùng cả súng máy. + Iskander biết mặc áo thun, quần jean và mua hàng qua mạng. Dù vậy, Servant khi cần tiết kiệm ma lực có thể trở về dạng linh hồn nhằm giảm gánh nặng cho Master. Ở hình dạng này, Servant có thể đi xuyên qua những vật thể không chứa ma lực, vô hình với thế giới bên ngoài trừ Master của họ nhằm che giấu thân phận. Một số anh hùng đặc biệt rơi vào Class Assassin còn có khả năng che giấu hiện diện khi ở dạng linh hồn khiến cho ngoại trừ Master của họ; không ai, kể cả Servant có thể phát hiện ra sự hiện diện của họ dù họ đang ở gần đó. Khả năng này phù hợp để đi trinh sát. Ngoài ra ở dạng linh hồn, họ không thể chạm vào bất cứ gì cũng như không có bất cứ gì có thể chạm được vào họ. Cho nên một Servant ở dạng linh hồn không thể tấn công một Servant khác đang thực thể và ngược lại. Tuy vậy ở trạng thái linh hồn, Servant có thể hút linh hồn của dân thường và chuyển hóa thành ma lực. Khi hệ thống triệu hồi Servant mới thành lập, chỉ có những anh hùng có truyền thuyết chính nghĩa và tốt đẹp mới được triệu hồi. Tuy nhiên sau Cuộc Chiến Chén Thánh lần III, với sự xuất hiện lần đầu tiên của class Avenger thông qua sơ hở của luật lệ triệu hồi, những Anti-Heroe (phản anh hùng) hay Evil-Heroe (Những kẻ ác khét tiếng tới mức vào truyền thuyết giống như một anh hùng) cũng bắt đầu được triệu hồi theo. Class. Như đã nói ở phần trên, Anh Linh được triệu hồi sẽ được phân vào một trong 7 Class cơ bản bao gồm: Saber, Archer, Lancer, Rider, Caster, Berserker, Assassin. Theo Rin Tohsaka ở "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works", 7 Class này có thể được thay đổi qua mỗi cuộc chiến. Điển hình bằng việc ở Cuộc Chiến Chén Thánh lần III, một Class nào đó trong 7 Class này đã được thay thế  bằng Class Avenger. + Saber: Là một trong 3 Class Hiệp Sĩ. Saber nổi tiếng với khả năng đánh cận chiến bằng kiếm và sự nhanh nhẹn, và là Class có khả năng chiến thắng cao nhất trong 7 Class. Ngoài ra Saber còn có khả năng đặc biệt là Riding Skill (nhưng không mạnh như Rider). Str: A, End: B, Ag: B, Man: C, Luk: D + Lancer: Là một trong 3 Class Hiệp Sĩ. Lancer nổi tiếng về sự nhanh nhẹn và khả năng cận chiến bằng thương, giáo. Có rất nhiều anh hùng sử dụng thương giáo trong lịch sử và truyền thuyết, tuy nhiên ở cả Fate/Zero, Fate/Stay Night và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng thì Lancer đều là anh hùng Ireland. Str: B, End: C, Ag: A, Man: D, Luk: E + Archer: Class còn lại trong 3 Class Hiệp Sĩ. Nổi tiếng với việc sử dụng những thứ vũ khí tầm xa như cung, nỏ hay súng. Là Class duy nhất có khả năng hành động độc lập. Khả năng này giúp cho Servant ít chịu ảnh hưởng bởi mệnh lệnh của Master, trừ phi nhận mệnh lệnh thông qua Phong Ấn Chỉ Huy và có thể sống sót mà không cần Master trong một khoảng thời gian dài hơn tất cả các Servant khác. Gilgamesh trong Fate/Zero đưa ta đến một định nghĩa mới về Archer khi sử dụng kiếm để phóng chứ không dùng cung nỏ và có khả năng hành động độc lập cao nhất trong tất cả các Anh Linh có khả năng vào Class Archer. Str: C, End: C, Ag: C, Man: E, Luk: E + Rider: Là Class vượt trội về sức mạnh của "Bảo Khí" và tốc độ. Sự vượt trội này chỉ áp dụng đối với những Bảo Khí là vật cưỡi và tốc độ khi đang sử dụng vật cưỡi đó. Khả năng đặc biệt của Rider là Riding Skill, giúp cho Rider có thể phát huy tối đa khả năng của vật cưỡi. Từ một thứ tầm thường như ngựa hay xe mô tô tới những con vật trong truyền thuyết như Unicorn hay Pegasus. Str: D, End: D, Ag: B, Man: C, Luk: E + Caster: Servant vượt trội về phép thuật cũng như lượng mana dự trữ của bản thân. Str: E, End: E, Ag: C, Man: A, Luk: B + Assassin: Servant nổi tiếng với khả năng che giấu hiện diện. Gần như vô hình khi vào trạng thái linh hồn. Một luật lệ đặt ra là Servant triệu hồi ở class Assassin phải là một anh hùng nằm trong 19 vị anh hùng đều mang tên Hassan I Sabbah trong Hội Sát Thủ khét tiếng mọi thời đại là hội Hashshashin thời Trung Cổ. Tuy nhiên Assassin được triệu hồi bởi Caster ở Fate/Stay Night và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng là một ngoại lệ vì Caster không phải là một pháp sư chính thống và Caster cũng không đủ khả năng để triệu một Servant thật sự. Str: D, End: D, Ag: B, Man: E, Luk: B + Berserker: Là những anh hùng truyền thuyết mà khi có sự hóa điên thì mới có thể triệu hồi vào class này. Là class đặc biệt có khả năng "Cuồng Hóa". Khi cuồng hóa mọi chỉ số cơ bản đều được tăng một bậc. Đổi lại khả năng này là Master hầu như không thể kiểm soát được Servant khi cuồng hóa, dẫn tới sai lầm chiến thuật và Master sẽ dễ bị tiêu diệt. Str: C, End: D, Ag: D, Man: E, Luk: E Fate/Zero và Bí Thuật ẩn giấu. Holy Grail War. Là một cuộc tỉ thí sống còn với một hệ thống gồm 7 Master, mỗi Master sở hữu 1 Servant ở 1 Class khác nhau - vị chi là 7 Class - mà chỉ có cặp Master-Servant cuối cùng còn sống sót mới được quyền sở hữu Holy Grail, hay còn gọi là "Chén Thánh" Vòng Xoáy Căn nguyên, Lĩnh Ngộ và Xung đột hỗn mang. "Cuộc chiến Chén Thánh", được tạo ra bởi ông tổ của "Ngự Tam Khởi Thủy" - "Tam Đại Gia Tộc" pháp sư lớn có nguồn gốc lâu đời tại thành phố Fuyuki gồm: Justizia Lizleihi von Einzbern (cụ tổ nhà Einzbern), Tohsaka Nagato (cụ tổ nhà Tohsaka) và Makiri Zouken (cụ tổ nhà Matou, người duy nhất bằng một lý do gì đó vẫn còn sống đến tận Fate/Stay Night và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng ) nhằm mượn sức mạnh của Chén Thánh để mở con đường đến Akasha, cội nguồn "Chạm đến Căn Nguyên" - "Vòng Xoáy Căn Nguyên". Lúc này Hiệp Hội Pháp Sư và Giáo hội Thánh Đường vẫn còn đang mâu thuẫn gay gắt với nhau. Do đó để tránh liên đới đến hai tổ chức này, "Tam Đại Gia Tộc" lựa chọn thành phố Fuyuki - một vùng đất Viễn Đông làm nơi diễn ra nghi lễ linh thiêng mang tên "Cuộc Chiến Chén Thánh", với nhà Einzbern sẽ dùng thuật giả kim cung cấp vật chủ (nhiệm vụ thu thập ma lực) để gọi Chén Thánh. Nhà Tohsaka sẽ cung cấp Servant và chuẩn bị địa điểm tổ chức cuộc chiến. Nhà Matou sẽ cung cấp "Lệnh Chú" để các pháp sư có thể sai khiến các Servant. Thực chất, chỉ có nhà Tohsaka muốn mượn sức mạnh của Chén Thánh để vào được Akasha. Còn nhà Einzbern và Matou muốn tranh giành Đệ Tam Ma Pháp - "Chiếc Cốc Thiên Đường", một thứ Ma Pháp siêu việt mà nhà Einzbern đã vô tình thất lạc. Thiết lập Hệ thống - Luật lệ. Để có thể gọi được Servant, Chén Thánh cần một khoảng thời gian là 60 năm để thu thập ma lực. Do đó luật đặt ra là cứ mỗi 60 năm thì diễn ra một Cuộc Chiến khi Chén Thánh báo hiệu đã đủ ma lực thông qua việc cấp các "Lệnh Chú" cho những pháp sư được chọn. Riêng "Cuộc Chiến Chén Thánh" lần V (sự kiện Fate/Stay Night và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng ) là một cuộc chiến đặc biệt khi Chén Thánh chỉ mất 10 năm để thu thập ma lực. Sẽ có 7 pháp sư "ngẫu nhiên" được chén thánh cảm thấy xứng đáng và chọn lựa để chỉ huy một trong 7 Class Servant cũng được triệu hồi "ngẫu nhiên" thông qua lệnh triệu hồi. Các Servant bị đánh bại sẽ biến mất và bị Chén Thánh thu thập. Khi Chén đã đầy, nguồn năng lượng vĩ đại đó sẽ được dùng để mở cánh cổng đi vào Akasha. Trick - Thủ pháp Ma Pháp. Tuy gọi là triệu hồi ngẫu nhiên, thực chất các pháp sư vẫn có thể lách được những luật này bằng một hệ thống luật triệu hồi mới bao gồm: - Việc có thể quyết định vị Anh Linh được triệu hồi là Anh Linh nào bằng cách sử dụng một vật gì đó có quan hệ mật thiết với truyền thuyết của vị Anh Linh đó làm vật hiến tế. Ví dụ như bao kiếm Excalibur để gọi King Arthur, hay miếng da rắn hóa thạch để gọi Gilgamesh, hoặc mảnh vải trên chiếc áo choàng của Alexander. - Class của Servant tùy thuộc vào bản chất của vị anh hùng đó. Và sẽ thay đổi nếu bị trùng. Tuy vậy, các pháp sư có thể thêm một số "Chú Lệnh" để ấn định Servant của mình vào class Berserker. - Nếu triệu hồi theo luật ngẫu nhiên, Servant được gọi thường sẽ có tính cách, hoặc quá khứ có phần nào giống với Master của mình. The Holy Grail War - Hiệp hội Pháp Sư cùng Nhà thờ Giáo hội. Do trong việc lựa dọn các pháp sư tham dự cuộc chiến, Chén Thánh chọn ba pháp sư tiềm năng trong "Tam Đại Gia Tộc" Einzbern, Tohsaka và Matou trước, sau đó mới ngẫu nhiên đến các pháp sư tiềm năng và mong muốn có được Chén Thánh nằm ngoài "Tam Đại Gia Tộc" trên, điều này đã khiến Hiệp Hội Pháp Sư chú ý. Cái kết của Cuộc Chiến Chén Thánh lần III quá tàn nhẫn nên Hiệp Hội đã đồng ý liên kết với Giáo hội Thánh Đường để gửi đến mỗi cuộc chiến một vị "giám sát viên" và Kotomine Kirei chính là vị giám sát viên đó trong Fate/Zero. Tại Cuộc Chiến lần V, Bazett Fraga McRemitz được Hiệp Hội cử tới để phong ấn Chén Thánh nhưng thất bại. Một phát hiện lý thú của Giáo hội khi phát hiện ra rằng, Chén Thánh tại Fuyuki là một Chén Thánh giả. Đó là lý do Giáo hội Thánh Đường đồng ý liên kết với Hiệp hội Pháp sư để theo dõi cuộc chiến diễn ra tại thành phố này. Master. Kiritsugu Emiya Irisviel von Einzbern Maiya Hisau Maiya Hisau là trợ thủ đắc lực của Emiya Kiritsugu, một sát thủ máu lạnh cùng trình độ bắn tỉa siêu phàm. Maiya có tình cảm đặc biệt đối với Kiritsugu Emiya với một quá khứ không được tiết lộ rõ ràng. Cô có tính cách khá dửng dưng, hành động mang thiên hướng độc lập rất cao. Kirei Kotomine Đối thủ lớn nhất của Kiritsugu là Kotomine Kirei, là một Người Thừa Quyết (kẻ chuyên giết các pháp sư), một "Thừa Hành Giả" tinh nhuệ của Giáo hội. Kirei hầu như là kẻ vô cảm, kể cả trước cái chết của vợ mình cũng không hiểu thực sự mình có cảm giác gì. Là một kẻ không có bất cứ khát vọng hay mong muốn gì trong cuộc sống, Kirei cũng không hiểu được tại sao Chén Thánh lại lựa chọn mình làm Master. Kirei chỉ biết điên cuồng luyện tập và bằng mọi cách tiêu diệt được kẻ thù. Cũng như Kiritsugu, anh không định đấu pháp thuật với các pháp sư khác mà sử dụng vũ khí của mình là dao để kết liễu kẻ thù. Một kẻ có thiên hướng chơi đùa với sinh mạng kẻ khác và thích thú với sự đau khổ của họ. Servant mà Kirei triệu hồi được là Assassin - Hassan i Sabbah, thủ lĩnh tổ chức sát thủ Hashshashin huyền thoại. Assassin có khả năng phân thân nên có thể ở nhiều nơi cùng một lúc, cực kỳ thích hợp cho việc do thám và thu thập thông tin về các Master và Servant khác. Tohsaka Tokiomi Một pháp sư trưởng tộc thuộc dòng dõi gia tộc Tohsaka giàu có, kiêu ngạo và luôn tự hào vì dòng dõi pháp sư của mình. Một quý ông lạnh lùng, điềm tĩnh, không một chút mủi lòng hay sự khoan nhượng. Một master có sức mạnh áp đảo nhất trong Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV, đã lập trận đồ phác thảo cho kế hoạch cuộc chiến từ rất lâu. Vì một dòng họ pháp sư chỉ được phép có một người kế thừa nên ông đã nhẫn tâm chia cắt hai chị em Rin và Sakura, đem cho Sakura cho dòng họ Matou (đây là nguyên nhân cho những đau khổ mà Sakura phải chịu sau này, đặc biệt trong ). Tokiomi gọi được Archer – Vua Gilgamesh trong thần thoại Babylon, một kẻ bạo chúa độc tài, cũng là một kẻ vô cùng kiêu ngạo, có thể nói là servant mạnh nhất trong Cuộc Chiến Chén Thánh lần này. Matou Kariya Nhiều năm trước, Matou Kariya đã từ bỏ thế giới của các pháp sư, nhưng khi biết gia tộc Matou không có người thừa kế nên đã lấy đi Sakura - con gái của Tokiomi và Zenjou Aoi (người phụ nữ mà anh yêu). Do đó, Matou Kariya đã trở lại và tình nguyện tham gia Holy Grail War với hy vọng chiến thắng để mang Sakura trở lại với mẹ và chị của cô bé. Nhiều năm không sử dụng pháp thuật, để trở lại Matou Kariya phải sử dụng "trùng độc" (tử trùng) để trợ giúp, và cũng biết rõ không thể sống sót sau Holy Grail War lần này, dù thắng hay thua. Berserker của Kariya là một kẻ bí ẩn luôn giấu mình trong bộ áo giáp, luôn bị dày vò vì lựa chọn giữa tình yêu và sự trung thành với đức vua của mình khi còn sống. Và vì bị triệu hồi thành class Berserker nên luôn luôn điên loạn, không nói được lời nào, đặc biệt là khi thấy Saber lại càng điên cuồng lao vào tấn công cô. Kayneth Archibald  Kayneth Archibald là một pháp sư rất mạnh đến từ Tháp Đồng hồ Luân Đôn, cùng vị hôn thê Sola-Ui tham gia cuộc chiến. Một master tràn đầy sự tự tin về sức mạnh ma pháp nội tại của bản thân, thiên hướng độc lập rất cao khi đối đầu trực diện với các pháp sư khác mà không cần sự hỗ trợ của servant. Master triệu hồi được Lancer - Diarmuid Ua Duibhne, một anh hùng có tinh thần hiệp sĩ giống Saber và rất trung thành với chủ nhân. Tuy nhiên Mystic face, một khả năng của Lancer gây cuốn hút đối với người khác giới làm cho Kayneth không tin tưởng, sợ anh ta quyến rũ vợ mình, đặc biệt là sau khi biết được về quá khứ của Lancer lúc còn sống. Waver Velvet  Cặp đôi thú vị nhất trong Fate/Zero này có lẽ là Waver Velvet và Alexander Đại Đế của Macedonia. Waver là một nhà giả kim thuật, một học sinh xuất sắc, luôn muốn chứng tỏ dòng tộc không nhất thiết quan trọng trong việc hình thành một pháp sư tài năng. Tuy nhiên, điều này bị giảng viên của cậu là huân tước Kayneth bác bỏ và mang cậu ta ra làm trò cười trước lớp, tức giận nên cậu đã lấy thánh vật của Kayneth và gọi ra Rider – Alexander và tham gia vào Holy Grail War đối đầu với người thầy. Trong cuộc chiến, Waver luôn cảm thấy mình vô dụng và cho rằng nếu Alexander được một pháp sư hùng mạnh hơn triệu hồi thì có lẽ khả năng thắng lợi đã cao hơn nhiều, nhưng ông đã không đồng ý với điều đó và dạy cậu phải biết tin tưởng vào bản thân mình. Ryuunosuke Ryuunosuke giết một gia đình pháp sư và tình cờ tìm được cách triệu hồi Anh Linh. Không có thánh vật của anh hùng nào nên Chén Thánh đã triệu hồi cho Ryuunosuke một servant có tính cách giống tính cách anh ta, cũng là một kẻ giết người và coi đó là nghệ thuật. Bộ đôi Master và Servant này dường như không mấy quan tâm đến Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV. Servant. Saber Cấp: Servant (Kiếm sĩ, đứng đầu trong 3 cấp Hiệp sĩ)  Master: Kiritsugu Emiya Mục tiêu: Saber chiến đấu trong Holy War với mục đích để thay đổi quá khứ của mình, vì cô muốn được làm lại cuộc đời và không phải làm vua (vua Arturia Pendragon bị con nuôi phản bội và 2 người giết lẫn nhau). Bảo Khí: Thanh gươm Excalibur và vỏ kiếm Avalon. Tiểu sử: Là Arturia Pendragon, vua nước Anh (vay mượn từ truyền thuyết vua Arturia Pendragon, nhưng đổi thành nữ). Saber là 1 Servant được đánh giá là có khả năng cận chiến cấp cao trong tất cả bảy servant. King Arturia Pendragon, 1 vị vua huyền thoại của nước Anh khi chống lại sự xâm lược của người Saxon và các thế lực ma quỷ. Sống trong khoảng cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ thứ VI. Tuy nhiên, vua Arthur có tồn tại hay không thì đến nay vẫn đang là một dấu hỏi và gây ra nhiều tranh cãi trong giới sử học, khoa học. Dù vậy, các cuốn sách Annales Cambriae, Historia Brittonum, và các ghi chép của tu sĩ Gildas. Tên vua Arthur cũng xuất hiện trong các tập thơ như Y Gododdin như là một minh chứng cho sự tồn tại của vua Arthur. Tương truyền rằng vào thế kỉ VI, sau khi vua Uther Pendragon mất, toàn bộ nước Anh rơi vào loạn lạc, các hiệp sĩ cắn xé lẫn nhau, tranh giành quyền lực và của cải. Trước tình hình đó, các pháp sư hoàng gia mới quyết định: "Ai rút được thanh gươm trên phiến đá trước nhà thờ sẽ được làm vua". Nhưng không có bất kì ai có thể rút thanh kiếm lên được cho đến một ngày có một thanh niên trẻ tên Arthur, con nuôi của hầu tước Ector sau khi bị anh trai mình sai về nhà lấy kiếm, vì quá lười không muốn về nên Arturia Pendragon rút tạm thanh kiếm trên phiến đá nhà thờ và đã bất ngờ trở thành vua của nước Anh. Sau khi lên nắm quyền, để chứng tỏ mình là một đế vương hùng mạnh ông đã phải tranh đấu và hàng phục rất nhiều đế vương trong đó có đức vua Leodegrance xứ Cameliard. Sau đó ông đã cưới con gái của ông vua này là Guinevere và thành lập Hội Bàn tròn gồm 128 người trong đó 100 người là quan quân trong triều còn 28 người còn lại là các hiệp sĩ, hầu tước, trong 28 người hiệp sĩ thì trong đó nổi trội nhất là Hầu Tước Lancelot, Gawaine, Glahad, Percivale, Bors. Sau đó, vua Arthur cùng với các hiệp sĩ của mình đi tìm Chén Thánh nhưng họ đã phải trở về trắng tay sau một thời gian tìm kiếm. Phát hiện Lancelot và Guinevere đang âm thầm yêu nhau nên giữa Arturia Pendragon và Lancelot xảy ra mâu thuẫn. Cũng do mâu thuẫn này nên 2 bên đã đổ máu rất dữ dội và nhiều binh sĩ 2 bên bị thiệt mạng. Cuối cùng Lancelot đành phải bỏ trốn còn Guinevere thì trở về với Arturia Pendragon. Một thời gian sau, Arturia Pendragon dẫn quân đi đánh quân La Mã thì tại quê nhà thì cháu của Arturia Pendragon hay 1 hiệp sĩ nào đó tên là Mordred nổi loạn và muốn soán ngôi nên Arturia Pendragon lập tức phải vội vã dẫn quân về nhà. Kết quả là Arturia Pendragon và Mordred đều tử trận. Sau khi mất, Arturia Pendragon được chôn cất ở 1 tu viện trên đảo Avalon. Archer Cấp: Servant (Cung thủ, đứng 2 trong 3 cấp Hiệp sĩ)  Master: Tohsaka Tokiomi Mục tiêu: Thứ mà Gilgamesh muốn có được chính là Saber.  Bảo Khí: Gate of Babylon, chứa vô số Bảo Khí khác.  Tiểu sử: Là nhân vật cùng tên được vay mượn từ truyền thuyết Babylon. Được gọi là "Vua Anh Hùng". Class của servant này là Archer. Đây là một Servant có khả năng đặc biệt là có rất nhiều Bảo Khí. Gilgamesh được xem là vị anh hùng cổ nhất trong lịch sử của vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 2700 TCN. Cha của Gilgamesh là vua Uruk tên là Lugalbanda và mẹ là nữ thần Rimat-Ninsun. Chính vì vậy mà cơ thể của Gilgamesh khi sinh ra mang tính chất nửa thần nửa người. Ông đã trị vì Uruk của người Sumer sau khi cha ông mất. Ông là một bạo chúa sở hữu thiên tính cao, nhiều ghi chép ghi lại ông là bất khả chiến bại. Ông được mệnh danh là vua của các anh hùng và sở hữu tất cả mọi thứ trên thế giới. Cùng với Enkidu người bạn thân nhất của Gilgamesh, họ đã cùng nhau đạt được những chiến công hiển hách, để đáp ứng cho số phận của ông.  Danh hiệu "Vua Anh Hùng" ở đây nói rằng ông là vua trên tất cả các anh hùng. Ông là anh hùng lâu đời nhất của nhân loại, nguồn gốc của các câu chuyện thần thoại, các anh hùng thần thoại. Nhiều anh hùng và câu chuyện thần thoại, truyền thuyết trên thế giới cũng sao chép từ ông mà ra. Mặc dù có rất nhiều vua (Vua của kỵ sĩ, Vua chinh phục,…) nhưng ông là người duy nhất được trời đất vinh danh với danh hiệu vua của tất cả các anh hùng. Trong anime Fate Series, Gilgamesh được Tohsaka Tokiomi (cha của Tohsaka Rin) triệu hồi và xuất hiện dưới class Archer trong Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV. Sau khi giành chiến thắng, Gilgamesh tiếp tục tham gia Cuộc Chiến Chén Thánh lần V diễn ra 10 năm sau đó ("Fate/Stay Night" và "Fate/Stay Night - Unlimited Blade Works" cùng ) nhằm tạo ra một thế giới mới nhưng thất bại. Lancer Cấp: Servant (Thương sĩ, đứng 3 trong 3 cấp Hiệp sĩ) Master: huân tước Kayneth Tiểu sử: Diarmuid là con trai của Donn và cũng là một trong những chiến binh đầu tiên của Fianna trong Cycle Fenian của thần thoại Ireland. Anh được biết đến như Diarmuid với nốt ruồi của tình yêu. Bất kì một người phụ nữ nào khi nhìn chằm chằm nốt ruồi duyên dáng này đều bị rơi vào tình yêu với anh ta. Nổi tiếng nhất là tình yêu với người con gái tên Grainne, vợ sắp cưới của đội trưởng của Fianna là Fionn mac Cummhaill trong truyền thuyết The Pursuit of Diamur. Trong truyền thuyết, thần Tuatha De Danaan của tình yêu và sự sáng tạo Aeghus OG là cha nuôi và cũng là người bảo hộ cho Diarmuid. Diarmuid là một chiến binh thiện chiến, được yêu mến và được sự đánh giá cao của Fianna. Anh đã tự tay một mình đánh bại 3400 binh sĩ trong một trận chiến bảo vệ Fionn và Fianna. Trong cuộc tình với Grainne, cô đã bị rơi vào tình yêu với anh ngay tại bữa tiệc đám cưới của cô với Fionn và cả hai đã cùng bỏ trốn ngay sau đó. Fionn phát hiện và truy lùng đuổi theo không ngừng nghỉ. Trong cuộc truy đuổi tất nhiên là hai bên cũng đã xảy ra xô xát và máu cũng đã đổ, nhưng sau khi nhận thấy tình yêu quá mãnh liệt của hai người họ Fionn đã đành phải buông xuôi, thậm chí Fionn còn chấp nhận cuộc hôn nhân của họ, cấp đất, ban tước vị như một sự chào mừng trở lại đối với Diarmuid và Grainne. Ít lâu sau, trong một cuộc đi săn cùng với Fionn, Diarmuid đã bị trọng thương khi lãnh phải những chiếc răng nanh của một con lợn rừng, Fionn quyết định đi lấy nước từ một con suối thần để chữa lành vết thương cho anh. Con suối cũng không quá xa, chỉ cần vài bước là tới nơi nhưng với sự hận thù, ghen tuông trong tình yêu của Diarmuid và Grainne, ông đã cố tình làm đổ nước đến hai lần. Trong lần đi múc nước lần thứ ba, Diarmuid đã qua đời do vết thương quá nặng. Câu chuyện về mối tình bi thảm của anh và Grainne sau này cũng trở thành mô hình cho câu chuyện của Lancelot và Guinevere. Trong Fate/Zero, Diarmuid là servant thuộc class Lancer được Keyneth triệu hồi nhằm thay thế cho Rider (Alexander The Great) bị Waver Velvet ăn cắp vật trung gian tại Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV. Một servant có ngoại hình rất điển trai, giành được cảm tình của phái nữ ở bất kể nơi nào, thậm chí ngay cả nơi chiến trường ác liệt. Việc đặt lòng tin sai chỗ với những master của chính anh, đồng thời không thể hiểu được chuyện xảy ra giữa Kayneth và vợ chưa cưới của ông ta, Lancer thất bại trong việc làm vừa lòng Kayneth khiến ông ta luôn tức giận rồi phỉ báng Lancer về tính nghĩa hiệp, tinh thần hiệp sĩ. Trong cuộc chiến này, anh là servant bị chết một cách đáng tiếc khi phải tự sát bằng cách đâm ngọn thương vào chính mình khi nhận lệnh này từ chính master của mình. Berserker Cấp: Servant   Master: Matou Kariya Mục tiêu: Lancelot đã chấp thuận lời mong ước của Arturia, người đã từng xử Lancelot cho những hành động của mình, giờ mong được tha thứ.  Bảo Khí: thanh kiếm Arondight, khẩu Submachine Gun.  Tiểu sử: Sự bỏ bùa mê trong lai lịch, làm không thể biết được danh tính thật về tên cũng như Noble Phantasm, ngoại trừ thanh kiếm Arondight. Danh tính thật của Berserker là Lancelot of the Lake (vì được Lady in the Lake nuôi dưỡng, sau gia nhập quân đoàn của King Arthur) được biết trong Volume cuối của Fate/Zero. Cho đến khi tiết lộ danh tính, Berserker được gọi dưới tên Black Knight. Gender: Male, Height: 191 cm, Weight: 81 kg. Còn được gọi là Knight of the Lake (Hiệp sĩ của Lake). Ông là một trong số các hiệp sĩ bàn tròn và đã từng rất trung thành với vua Arthur. Mọi chuyện bắt đầu xấu đi khi Lancelot có tình yêu với nữ hoàng Artoria, Guinevere. Berserker là một nhân vật trong Fate/Zero, là Servant của Matou Kariya trong kì Holy Grail War lần IV. Berserker được biết với 3 Noble Phantasm. Ông còn là một servant của các nhân vật chính trong Fate/ Grand Order.   Ông ban đầu sống và lớn lên tại Pháp, khi nghe những lời đồn đại về vị vua của nước Anh, ông đã nghĩ rằng King of Knights ở Anh chỉ là một chuyện hư cấu. Ông bắt đầu so sánh mình với Danh sách quân chủ Anh và quyết định đến xứ sở sương mù để được tận mắt thấy vị vua huyền thoại này. Sau khi đến Anh và gặp được Ngài, trải qua một số chuyện thì suy nghĩ của ông về vua Arthur dần thay đổi. Lancelot được chiến đấu cùng với vua và trở thành một hiệp sĩ trong hội bàn tròn. Ông đã có nhiều thành tích nổi tiếng, trong đó có một lần giấu tên và ngụy trang vào trường đua ngựa để thi đấu vì danh dự của một người bạn. Ngay cả sau khi bị rơi vào một cái bẫy đối mặt với kẻ địch đang dùng vũ khí chỉ với hai bàn tay trần nhưng bằng tất cả những kĩ năng chiến đấu điêu luyện của mình ông đã dành chiến thắng chỉ với một nhánh cây du. Khủng hoảng Lancelot là một hiệp sĩ rất giỏi thế nhưng kể từ lúc bắt đầu cuộc tình với Guinevere thì mọi chuyện cũng trở nên xấu đi sau khi bị Arthur phát hiện. Chỗ đứng của ông trong hội bàn tròn dần bị suy giảm, sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Một cuộc nội chiến đã nổ ra, nước Anh bị chia rẽ và bị chìm trong ngọn lửa chiến tranh. Lancelot liên tục bị vua Arthur truy đuổi. Cuối cùng, Guinevere cũng phải trở về với Arthur còn Lancelot cũng biệt tăm từ đây. Khi Lancelot và hoàng hậu bắt đầu lo sợ, họ trốn khỏi Camelot (lâu đài của Arthur), nhưng Arthur ngăn lại vì trách nhiệm của mình. Khi những đối thủ chính trị của nhà vua tạo sức ép, Guinevere phải bị xử tử.Trong sự lựa chọn, Lancelot quyết định giải cứu Guinevere, và đã giết nhiều hiệp sĩ khác trong cuộc giải cứu. Lancelot, một người được xem là một hiệp sĩ xuất sắc, còn Guinevere, người hoàng hậu đã phản bội lại trách nhiệm của mình, còn Arthur, vị vua đã tự trách mình về nỗi đau của vị hiệp sĩ trung thành kia, tất cả trở thành một thảm kịch. Vai trò (Role): Trong Holy Grail War IV, được triệu hồi bởi Kariya, nhưng Matou Zouken, cho rằng Kariya vẫn không là một pháp sư toàn diện, đã bắt anh phải thêm vào những câu phép và có được Servant có sức mạnh nhất trong 7 class, Servant of Mad Enhancement - Berserker. Trong trận chiến đầu tiên, Lancer đã làm Saber trọng thương cánh tay với Gáe Buidhe, nhưng sau đó trận chiến bị gián đoạn bởi Iskander. Trong sự hỗn loạn đó, Archer lẫn Berserker đồng loạt xuất hiện và thêm một trận chiến nữa. Gate of Babylon của Archer phóng ra vũ khí đều bị Berserker chụp lấy vào dùng như Noble Phantasm của mình và đánh trả, nhưng Archer không đánh mà phải rút lui theo lệnh của Master mình. Lúc này Kariya ko thể kiểm soát Berserker và bỗng dưng hắn xông vào tấn công Saber, bị Lancer cản nhưng sau đó Master Lancer cũng bắt Lancer tấn công Saber. Iskander tấn công Berserker xong và ép Master Lancer rút đi.  Trận chiến tiếp của Berserker với Caster, Berserker chiếm 1 chiếc F-15 và biến thành Noble Phantasm của mình, và chiến đấu với Archer. Nhưng sau khi thấy Saber, Berserker chuyển sang tấn công Saber mà không thèm để ý Archer, cuối cùng hắn tấn công và tiêu diệt từ sau. Kariya trong trận chiến này giống như đã thất bại trước Tohsaka Tokiomi. Berserker trong lần tiếp theo được lệnh bắt cóc Irisviel von Einzbern, để kết thúc sự mặc cả của Kariya với Kirei. Hắn sử dụng khả năng của mình để biến thành Rider, sau đó dụ Saber và Master Iri đến, song sau đó Saber chiến đấu với Rider thật, còn Iri bị Berserker đưa tới Kariya. Trong ngày chiến cuối cùng của Holy Grail War IV, Berserker tấn công Saber với khẩu Submachine Gun như Noble Phantasm. Saber tránh được và đánh vào bộ giáp của Berserker, nhưng đòn đánh ngừng lại khi Berserker khéo léo chụp lấy lưỡi gươm Invisible Air. Saber nhận ra rằng người này phải biết hình dạng của Excalibur để thấy được chiều dài của nó dù nó đang tàng hình, và chắc phải biết nhau khi còn sống. Saber nhận ra đó là Lancelot khi Berserker sử dụng thanh gươm Arondight của mình, và khi chiếc mũ sắt bật ra, người bạn cũ của Saber, và là hiệp sĩ vĩ đại nhất - Lancelot of the Lake. Những ảo mộng về ngày xưa hiện lại với sự suy sụp của Saber, mất hết ý chí để chiến đấu và bị tấn công mãnh liệt bởi Lancelot lúc này đã điên loạn. Trong đòn đánh cuối cùng mà sẽ kết thúc Saber, Master của Lancelot, Kariya, lúc này đã cạn kiệt nguồn ma thuật bởi bọn trùng và không còn sức để cung cấp mana cho Berserker.  Trong tình thế đó, Saber chém một nhát đánh làm trọng thương Berserker đang gục ngã. Rồi giọt nước mắt của Saber cùng với những lời nói của cô, rằng khi có được Holy Grail, cô sẽ sửa lại những lỗi lầm trong quá khứ, kể cả cái chết của Lancelot. Thu hồi lại sự tỉnh táo của mình, Lancelot đã chấp thuận lời mong ước của Arthur, người đã từng xử Lancelot cho những hành động của mình, giờ mong được tha thứ. Thay vào đó, sự tha thứ của Saber càng không thể để Lancelot có thể tha thứ cho chính bản thân mình. Lancelot trong vòng tay của Saber, từ từ tan biến. Rider Cấp: Servant (Kỵ sĩ)  Master: Waver Velvet  Tiểu sử: Alexander Đại Đế  Alexander III (20/7/356 TCN – 10/6/323 TCN) là vị vua thứ 14 của nhà Argead, vương quốc Macedonia. Alexander Đại Đế là con trai của vua Philipos II của Macedonia và người vợ thứ tư, công chúa Olympias xứ Ipiros. Thông qua vị vua khai quốc Macedonia là Karanos, Alexander là hậu duệ của anh hùng Heracles. Bên họ mẹ ông, Alexander là con cháu của Aeacides thông qua anh hùng Neoptolemus. Thông qua mẹ ông, Alexander là anh họ thứ hai của một vị vua - chiến binh lỗi lạc khác là Pyrros - quốc vương xứ Ipiros. Trong suốt triều đại của ông thì ông ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia mà thay vào đó ông chủ yếu dành thời gian cho các cuộc chinh phạt. Ông được xem là vị tướng thành công nhất trong lịch sử khi viễn chinh thành công tại nhiều nơi, là một trong những chiến lược gia về quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của vua cha Philipos II, Alexander chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Tiểu Á, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab thuộc Ấn Độ ngày nay. Chiến thắng của ông trước quân Ba Tư trong trận Gaugamela - chiến thắng quyết định thứ ba của ông trước vua Ba Tư Darius III - được xem là chiến công hiển hách nhất trong thời kỳ cổ đại; không những thế ông còn đánh tan tác người Scythia - một dân tộc bách chiến bách thắng thời bấy giờ. Alexander thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedonia) vào chính quyền và cả quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa các tướng sĩ của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc. Sau mười hai năm liên tục cầm quân đánh đâu thắng đó, vua Alexander Đại Đế qua đời do bệnh nặng. Sau khi ông qua đời, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles (Asin) năm xưa. Không những vị vua trẻ tuổi này trở thành nhà chinh phạt xuất sắc nhất của Hy Lạp cổ điển, ông còn là một vị anh hùng trong truyền thống Hồi giáo, người Ả Rập gọi ông là Iskandar, bản thân ông cũng sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Mục tiêu: Trong Fate/Zero Alexander Đại Đế được triệu hồi bởi Waver Velvet dưới class Rider để đối đầu với 6 servant khác trong Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV. Rider chinh phục người xem bằng tính khí hào sảng, khẳng khái tới mức người ta nghĩ ông là tên khùng. Nhưng lúc buổi đàm đạo giữa 3 vị vua diễn ra, khi Rider hiển uy, người ta mới giật mình. Rider là một người nhìn xa trông rộng, đã làm là không hối tiếc. Ông chấp nhận quy luật của thời gian, bất cứ triều đại nào rồi cũng sẽ sụp đổ, nhưng hãy để những gì ta làm hôm nay được đời sau nhắc đến. Đến phút cuối cùng, Rider vẫn không hề hối hận những gì đã qua. Nụ cười nhạt của ông trong suốt trận chiến với Gilgamesh đã thể hiện điều đó. Rider cùng với Saber là một trong những nhân vật được yêu thích trong Fate/Zero. Ông là một chiến binh dũng mãnh có thân hình đồ sộ cùng với tính cách vui vẻ và tự tin, một vị vua kiêu hùng, và là người có hoài bão chinh phục thế giới. Ngoài ra, Rider còn là một trong số ít những người nhận được sự tôn trọng từ Gilgamesh. Mới đầu, Gilgamesh còn xem Rider là tạp chủng, thế mà trận chiến sau cùng, Gilgamesh đã thay đổi thái độ hoàn toàn. Sẵn sàng cùng Rider uống chén rượu cuối cùng, sẵn sàng được chiến đấu lại với Rider nếu còn lần sau. Nghịch lý thay, Rider lại không tìm ra được ước mơ cuộc đời của mình. Đến khi bị Ea đâm xuyên người, ông mới nhận ra tiếng sóng biển Okeanos chính là tiếng nhịp tim đập mạnh. "Giây phút ta được sống hết mình cũng là giây phút ta được nghe tiếng sóng Okeanos…" Caster Cấp: Servant (Phù thủy)  Master: Ryuunosuke  Gilles de Rais aka Bluebeard (Râu Xanh), một kẻ đã bị kết án treo cổ trong lịch sử Pháp, nhưng do Chén Thánh đã có vấn đề từ Cuộc Chiến Chén Thánh lần III nên đã vô tình triệu hồi kẻ điên loạn này.  Tiểu sử: Caster của Fate/Zero có tên thật là Gilles de Rais, là một nhà quý tộc Pháp ở thế kỷ thứ XV. Ông tham gia Chiến tranh Trăm Năm với tư cách là một nguyên soái và là một người bạn thân thiết của Joan of Arc (Jeann – class Ruler). Ông và Joan được tôn vinh như một Đấng Cứu Thế và anh hùng dân tộc của Vua Charles VII nước Pháp. Trong thời gian sống, ông rất mến mộ Joan và khi cô qua đời thì đây cũng là lúc ông bị suy sụp hoàn toàn, niềm tin của ông vào Thiên Chúa Giáo hoàn toàn tan biến, ông đối xử với người dân sống trong lãnh địa của ông rất tàn bạo và trở thành một kẻ giết và hãm hiếp trẻ em hàng loạt. Đó cũng là điều rất phổ biến trong thời kỳ đó, các quý tộc coi thường nhân dân và cai trị một cách khủng khiếp, họ bị đối xử còn thua cả những con vật.  Trở lại, Gilles bắt đầu tiếp xúc với ma thuật thông qua một người tên là Francois Prelati (tạm gọi là Franco). Cùng với Franco, Gilles cũng đã tham gia rất nhiều các nghi lễ giả kim thuật, triệu hồi ác quỷ nhưng chỉ trong vai trò là một người hỗ trợ nghi thức duy nhất, Franco mới là người đứng đầu. Không may, sau khi tài sản của Gilles tăng đột biến, vượt quá mức của một công tước Brittany tại thời điểm đó và thậm chí trở thành một mối đe dọa đối với nhà vua. Ông đã bị kết án tử hình và bị xử tử vì tội ác của mình như là một cái cớ để chiếm đoạt lấy tài sản của ông. Sau khi chết, linh hồn ông bị gỡ bỏ khỏi vòng luân hồi và lưu trữ trong "Anh Linh Tọa", nơi ông tồn tại nhưng không phải là một tinh thần anh hùng. "Bluebeard" là tên một nhân vật hư cấu dựa trên Gilles và đã trở thành biểu tượng của sự sợ hãi. Trong Fate/Zero, ông là một servant được triệu hồi dưới class Caster, master của ông là Ryuunosuke Uryuu trong Cuộc Chiến "Chén Thánh" lần IV và cũng là servant của một nhân vật chính khác trong Fate/ Grand Order. Ông ta cực kì thích thú với việc giết hại và tra tấn con người, hứng thú tìm ra những cách thức giết người mới nhằm thỏa mãn sở thích. Gilles de Rais có khả năng gieo rắc vào tâm trí đối thủ nỗi sợ hãi bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm. Bộ đôi Master và Servant này dường như không mấy quan tâm đến Cuộc Chiến Chén Thánh lần IV. Assassin Cấp: Assassin(Sát thủ)  Master: Kirei Kotomine Tiểu sử: Hassan-i-Sabbah (1050 -1124), là một nhà truyền giáo của nhà nước Nizari Ismaili (tập hợp từ những người theo đạo Hồi được hình thành từ nhánh Hồi giáo dòng Shia), ông chịu ảnh hưởng tư tưởng từ Thần học Hồi giáo, luật học Hồi giáo, luật Hồi giáo. Ông đã làm thay đổi cuộc sống của một cộng đồng tại trung tâm khu vực núi Alborz phía bắc Ba Tư (thuộc Iran ngày nay) ở cuối thế kỷ XI. Sau đó, ông chuyển đến Alamut (là một pháo đài núi nằm ở Alamut, miền nam Caspian, tỉnh Daylam gần Rudbar, Iran) và biến nơi này thành trụ sở cho một cuộc nổi loạn chống lại người Ba Tư đang được cai trị bởi triều đại Seijuk Turks. Ông thành lập, kiêm thủ lĩnh một nhóm Fedayeen ("Fedayeen" có nghĩa là sự hi sinh. Điều này được hiểu như sẵn sàng hi sinh vì Chúa) mà các thành viên thường được gọi tắt là Hashshashin hay còn gọi là Assassin. Nhóm đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống lại mọi hình thức nô lệ.  Các yêu cầu đối với việc trở thành một sát thủ là giấu tên và không trở thành Heroes Spirit, do đó chỉ có Hassan-i-Sabbah là được biết đến trong lịch sử. Các Assassin được triệu tập vào vị trí của những kẻ giết người vô danh và dĩ nhiên tất cả bọn họ đều giấu mặt và giấu tên. Truyền thông. Light novel. Fate / Zero bắt đầu như là một serie light novel được viết bởi Gen Urobuchi với hình minh họa bởi Takashi Takeuchi. Bộ light novel được thiết lập như một prequel (tiền truyện) của visual novel "Fate/stay night của" Type-Moon. Tập đầu tiên phát hành vào 12/12/2006 và tập thứ tư, cũng là tập cuối được phát hành vào 29/12/2007. Drama CD. Bốn bộ Drama CDs phát hành từ năm 2008 đến 2010. Một soundtrack với tiêu đề "Return to Zero phát hành vào ngày 31/12/2007." Sau phát sóng của anime chuyển thể, thì khi đó luôn có một Drama CDs ở mỗi hộp phim anime được viết bởi Gen Urobuchi phát hành 2011-2012. Anime. Giải thưởng đạt được năm 2012: +Best Anime Overall +Best story +Best fantasy +Best Opening/Ending +Best Animation/Artwork Phát hành 2011 của tạp chí Type-Moon Ace thông báo việc một anime chuyển thể của Fate/Zero đã được bật đèn xanh cho sản xuất. Dự án được sản xuất bởi studio Ufotable và phát sóng vào 10/2011. Đây là lần thứ ba sản xuất anime trong series Fate, tiếp chuyển thể 24 episode năm 2006 và phim năm 2010 "Unlimited Blade Works." Nico Nico Douga và Aniplex đồng thời phát truyền hình "Fate/Zero trên toàn cầu với 8 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc (truyền thống và giản thể), Anh, Pháp, Đức, Italia và Tây Ban Nha." Bộ anime ban đầu dự kiến sẽ chạy liên tục tất cả các tập phim, nhưng sau đó cho dừng nghỉ giữa mùa tập 13 và 14 để cho animation tốt hơn. Mùa đầu tiên khởi chiếu từ 1/10/2011 đến 24/12/2011 và mùa thứ hai khởi chiếu từ 7/4//2012 đến 23/06/2012. Trong nửa đầu, bài hát mở đầu (opening theme) là "oath sign" bởi ca sĩ LiSA trong khi bài hát chủ đề cuối phim (ending theme) là "Memoria" hát bởi ca sĩ Eir Aoi. Trong phần thứ hai, bài hát mở đầu (opening theme) là "to the beginning" bởi ban nhạc Kalafina trong khi bài hát chủ đề cuối phim (ending theme) là  "Up On the Sky, The Wind Sings" (空は高く風は歌う "Sora wa Takaku Kaze wa Utau"?) hát bởi ca sĩ Luna Haruna. Bài hát chủ đề cho tập 18-19 là "Perfect Sky" (満天 "Manten"?) hát bởi ban nhạc Kalafina. Series anime được cấp phép ở Bắc Mỹ bởi Aniplex of America và chiếu bản lồng tiếng Anh được giới thiệu trên dịch vụ Neon Alley của VIZ Media vào 04/2013. Manga. Cùng với việc sản xuất anime, một manga chuyển thể của Fate/Zero bắt đầu tuần tự vào số báo tháng 2/2011 Young Ace. Series manga được minh họa bởi "Shinjirō". Other. Một artbook mang tên Fate/Zero được phát hành vào ngày 08/08/2008. Xuất bản bởi Type-Moon, cuốn sách chứa một trình biên dịch của phát hành và nét vẽ quảng bá từ novel, thông tin chi tiết nhân vật và các phần ghi nhớ, và một số miêu tả chung của cốt truyện light novel. Hai videogame chuyển thể cho smartphone là "Fate/Zero The Adventure" và "Fate/Zero Next Encounter được phát hành tại Nhật Bản." Đón nhận. Tại Nhật Bản: Fate/Zero chiến thắng tại giải thưởng anime Newtype vào năm 2012, nó được bầu chọn cho hạng mục bộ phim tốt nhất của năm. Rider được xếp hạng là nhân vật nam tuyệt vời nhất, trong khi đó Saber được xếp vị trí thứ hai cho hạng mục nhân vật nữ tuyệt vời nhất. + Ở thị trường Bắc Mỹ + Ở Việt Nam
1
null
Chiến dịch tấn công Spas–Demensk là hoạt động quân sự mở đầu của Chiến dịch Smolensk (1943), diễn ra từ ngày 7 đến ngày 20 tháng 8 trên khu vực Sluena (???) - Dyuki (???) - Spas Demensk - Bakhmutovo với trung tâm là thành phố Spas Demensk giữa Phương diện quân Tây (Liên Xô) và cánh trung tâm của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức Quốc xã). Sau một tuần tấn công, ngày 13 tháng 8, quân đội Liên Xô giải phóng thành phố Spas Demensk. Sau hai tuần tấn công quân đội Liên Xô tiến về phía Tây từ 10 km (ở cánh Bắc) đến 40 km (ở cánh Nam); đánh thiệt hại nặng 11 sư đoàn Đức. Do Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ nhất của Phương diện quân Kalinin đánh không thắng và bị đình chỉ, tướng V. D. Sokolovsky, Tư lệnh Phương diện quân Tây đã dừng chiến dịch để chuẩn bị cho bước tiến công tiếp theo vào Yelnya-Dorogobuzh. Tình huống mặt trận. Cùng với Dukhovshina, Yartsevo và Yelnya, Spas-Demensk là một trung tâm phòng ngự mạnh trên tuyến đầu của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trên khu vực phía Tây tuyến Smolensk - Roslavl. Sau khi buộc phải rút khỏi chỗ lồi Rzhev - Vyazma, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã xây dựng nhiều tuyến phòng thủ. Trong đó cụm cứ điểm Spas-Demensk và ba tiền đồn quan trọng là Sluena, Dyuki và Bakhmutovo có nhiệm vụ che chắn từ xa cho Roslavl. Đây cũng là khu vực mà quân đội Liên Xô tại "chỗ lồi" Sukhinichi đã nhiều lần đột phá trong mùa đông 1942-1943 nhưng chưa vượt qua được. Căn cứ vào tin tức tình báo và kết quả các trận đánh trinh sát, bắt và khai thác tù binh do các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây tiến hành, tướng V. D. Sokolovsky quyết định chọn hướng Spas-Demensk là đánh mở đầu cho Chiến dịch giải phóng Smolensk - Roslavl. Binh lực và kế hoạch. Vào đầu tháng 7, cánh quân chủ lực của Phương diện quân Tây (Liên Xô) do trung tướng Vasily Danilovich Sokolovsky chỉ huy gồm Tập đoàn quân cận vệ 10, các tập đoàn quân 10, 21, 33, 49 và 68; Quân đoàn cơ giới 5, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 và Tập đoàn quân không quân 1. Trận tuyến của cánh quân này rộng trên 250 km trải dài từ Mazovya (???) qua phía Bắc Sluena và Dyuki, qua phía Đông Bakhmutovo đến Malye Savki phía Tây Kirov. Trên cánh cực Bắc của Phương diện quân Tây gồm các tập đoàn quân 5 có nhiệm vụ phối hợp với Phương diện quân Kalinin tiến hành chiếm dịch Chiến dịch Dukhovshina-Demidov. Trong quá trình chiến dịch, Phương diện quân Tây còn được tăng cường Quân đoàn xe tăng cận vệ 2, đơn vị xe tăng nổi tiếng với Cuộc đột kích Tatsinskaya trong Chiến dịch Sao Thổ Quân Đức đóng đối diện với Phương diện quân Tây gồm Tập đoàn quân 4, một phần Tập đoàn quân xe tăng 2 và từ ngày 17 tháng 8, có thêm cánh bắc Tập đoàn quân 9 tham chiến. Quân Đức bố trí phòng thủ có chiều sâu, nhiều hỏa điểm mạnh. Các tiền đồn tại Sluena, Dyuki, Bakhmutovo đều bố trí nhiều pháo chống tăng. Riêng thành phố Spas-Demensk được xây dựng thành một cụm cứ điểm với nhiều trung tâm phòng ngự mạnh và cũng được mệnh danh là "pháo đài của Quốc trưởng". Diễn biến. Trên hướng trung tâm. Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 8 năm 1943, các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin đều mở các trận đánh trinh sát chiến đấu cấp trung đoàn để xác định lần cuối cùng các vị trí bố phòng của quân Đức trên tiền duyên và tìm những chỗ yếu trên hệ thống phòng thủ đó. Căn cứ các đợt phản pháo bắn chặn của pháo binh Đức vào các toán kỵ binh trinh sát thọc sâu của quân đội Liên Xô cho thấy chiều sâu của các tuyến phòng ngự của Cụm tập đoàn quân Trung tâm có thể lên đến trên 180 km chứ không chỉ là 80 đến 100 km như dự tính. Kết quả trinh sát chiến đấu cộng với các tin tức của tình báo mặt trận và quân du kích báo cáo về cho thấy hướng Spas Demensk - Roslavl là hướng có nhiều triển vọng hơn cả. Ỷ vào các tuyến sông Borba, Snopot, Desna và Oster che chở, Tập đoàn quân 4 (Đức) chỉ bố trí tại hướng này các đơn vị bộ binh trấn giữ các cứ điểm phòng thủ Mazovo, Sluena, Lyuky và đầu mối sắt Bakhmutovo trên tuyến 1; các cứ điểm Terekino (???), Potapovo, Ilovets, Zemtsy và Voronovo (???) trên tuyến 2. Spas Demensk là trung tâm phòng ngự của tuyến 1 và tuyến 2, Roslavl là trung tâm phòng ngự của tuyến 3. Nếu mở được cả ba tuyến này và chiếm được Roslavl, quân đội Liên Xô không những sẽ tạo được thế chia cắt Tập đoàn quân 4 với Tập đoàn quân 9 (Đức) mà còn tạo khả năng cô lập Smolensk từ phía Nam. Vì vậy, Bộ chỉ huy Phương diện quân Tây quyết định chọn hướng này là hướng đột kích chính. Các đơn vị dự bị mạnh của phương diện quân được điều đến hướng này. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 (3 sư đoàn kỵ binh, 3 trung đoàn xe tăng) được tăng cường cho Tập đoàn quân 33. Quân đoàn cơ giới được tăng cường cho Tập đoàn quân 10. 4 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 8, pháo binh của Phương diện quân Tây đồng loạt nổ súng vào các vị trí phòng thủ của quân Đức trên tuyến đầu. Tập đoàn quân không quân 1 và Tập đoàn quân không quân tầm xa đã xuất kích 1.200 phi vụ ban ngày và khoảng 200 phi vụ ban đêm, oanh tạc các cứ điểm phòng thủ của quân Đức ở tuyến sau. Sau 90 phút pháo kích, 241 dàn Katyusha bắt đầu trút đạn lên các vị trí phòng thủ kiên cố của quân Đức được xác định tọa độ trên các bản đồ. 6 giờ 30 phút, các mũi đột kích chủ yếu của các tập đoàn quân 10, 5, 33 và cận vệ 10 bắt đầu xung phong vào các tuyến chiến hào đầu tiên của Quân đoàn bộ binh 12 (Đức). Gượng dậy qua các đợt pháo kích, quân Đức phản kích quyết liệt. Thượng tướng Kurt von Tippelskirch, chỉ huy Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) cố gắng giữ các vị trí quan trọng tại tuyến 1 và khu phòng thủ Spas Demensk trong mấy ngày để chờ các lực lượng cơ giới mạnh ở tuyến được điều lên phản kích. Chiến sự ác liệt diễn ra tại dải tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 10. Tại làng Veselukha (???), trung úy I. S. Povoroznyuk chỉ huy một trung đội xe tăng thuộc Trung đoàn xe tăng độc lập 119 đã phá hủy 2 xe tăng, 2 pháo tự hành đốt cháy một kho nhiên liệu của quân Đức. Tại làng Budy (???), Trung úy cận vệ A. V. Sosnovsky đã chỉ huy đại đội của mình (thuộc Trung đoàn bộ binh 257, Sư đoàn 65) đã chiến đấu quyết liệt để đánh bật quân Đức khỏi ngôi nhà thờ trong làng, chiếm giữ một hỏa điểm có tầm bao quát rộng. Mặc dù Tập đoàn quân cận vệ 10 và Tập đoàn quân 33 liên tục đột phá nhưng do pháo binh chưa chế áp hết các hỏa điểm của quân Đức nên trong ngày đầu tiên của chiến dịch, các sư đoàn bộ binh Liên Xô chỉ tiến lên được 4 km. Để thúc đẩy cuộc tấn công, cuối ngày 7 tháng 8, tướng V. D. Sokolovsky quyết định tung Tập đoàn quân 21 của tướng N. I. Krylov từ thê đội 2 vào trận tuyến, sớm 2 ngày so với dự kiến. Tuy nhiên, ngày 8 tháng 8, thống chế Walter Model đã điều động Sư đoàn xe tăng 5 và Sư đoàn bộ binh 131 của Quân đoàn xe tăng 56 từ hướng Zhizdra - Rogatschevo (???) kéo lên Spas Demensk phản kích. Đến ngày 9 tháng 8, các tập đoàn quân 5, 33 và cận vệ 10 chỉ đạt được kết quả rất hạn chế, đánh chiếm các cứ điểm Zamoshye, Gnezdilova, Sluzna nhưng vẫn bị quân Đức chặn lại cách tuyến xuất phát từ 2 đến 4 km. Trong ba ngày liền, Tập đoàn quân 33 (Liên Xô) dẫm chân tại chỗ trước cụm cứ điểm Spas Demensk rất mạnh của Quân đoàn 12 (Đức) nay lại được gia cố thêm bằng 2 trung đoàn xe tăng. Tiếp tục cố gắng phá vỡ thế bế tắc. Ngày 12 tháng 8, tướng V. D. Sokolovsky tung Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 Tatsinskaya và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 vào chiến đấu trong dải tấn công của Tập đoàn quân 33. Ngày 13 tháng 8, xe tăng và các kỵ binh Liên Xô đánh bật Sư đoàn xe tăng 5 và Sư đoàn bộ binh 260 (Đức) ra phía Tây Spas Demensk và chiếm thành phố. Tuyến phòng thủ thứ nhất của quân Đức đã bị chọc thủng một đột phá khẩu lớn xung quanh Spas Demensk. Ở hai bên sườn. Trên cánh Bắc của chiến dịch ngày 9 tháng 8, tướng Walter Model tung ra Sư đoàn xe tăng 2 và các sư đoàn bộ binh 36 và 56 chống lại Tập đoàn quân cận vệ 10 (Liên Xô). Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 8, Tập đoàn quân cận vệ 10 phải đánh lùi 8 đợt phản kích lớn của Sư đoàn xe tăng 2 và 3 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) nhưng vẫn không thể vượt qua cứ điểm Sluena (???). Tập đoàn quân 68 của tướng E. P. Zhuravlev được đưa từ thê đội 2 vào tác chiến cũng chỉ đẩy tốc độ tấn công lên được 2,5 đến 3 km/ngày. Ở cánh cực Bắc, Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) cũng chỉ chiếm được một bàn đạp nhỏ tại Sikaryevo (???), nằm giữa hai con sông Osma và Ugra sau 10 ngày chiến đấu vất vả. Ngày 14 tháng 8, tướng V. D. Sokolovsky có một quyết định táo bạo, điều Quân đoàn cơ giới 5 từ vị trí dự bị tại phía sau Tập đoàn quân cận vệ 10 đến khu vực Kirov. Ngày 15 tháng 8, quân đoàn này đã phối hợp với Tập đoàn quân 10 mở cuộc đột kích dọc theo thung lũng số Borba lên phía Bắc, đánh vào phía Tây Spas Demensk và Bakhmutovo. Đòn đột kích vu hồi của Quân đoàn cơ giới 5 (Liên Xô) đã loại bỏ hoàn toàn tuyến phòng ngự đầu tiên của Quân đoàn bộ binh 12 và Quân đoàn xe tăng 56 (Đức). Ngày 16 tháng 8, các tập đoàn quân cận vệ 10, 33, 49 cũng đồng loạt mở cuộc tấn công sang phía Tây, đẩy cánh Nam của Tập đoàn quân 4 và cánh Bắc của Tập đoàn quân 9 (Đức) về tuyến phòng ngự thứ hai. Ngày 14 tháng 8, Tập đoàn quân 50 do tướng I. V. Boldin chủ huy nằm ở phía cực Nam của Phương diện quân Tây đã mở hướng tấn công về Zhizdra, lặp lại các đòn tấn công không thành công trước đó hơn 1 năm và lần này, họ đã thu được thắng lợi đáng kể. Sau ba ngày tấn công, Tập đoàn quân 50 đã tiến lên được 25 km. Ngày 16 tháng 8, Sư đoàn bộ binh 413 của đại tá I. S. Khokhlov với sự yểm hộ của Trung đoàn xe tăng 233 đã đánh chiếm Zhizdra. Ngày 17 tháng 8, Tập đoàn quân 50 tiến ra tuyến sông Borba. Cuộc chiến đã biến Zhizdra từ một thị trấn nông trường khá sầm uất trước chiến tranh với hơn 15.000 dân và khoảng 2.000 nóc nhà trở thành một đống đổ nát tan hoang, hơn 4.000 người bị giết trong thời gian quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng thị trấn. Hơn 3.000 người (phần lớn là thanh thiếu niên từ 15 đến 22 tuổi) bị quân Đức đưa đi lao động cưỡng bức tại các Holocaust ở Litva, Latvia, Estonia và Belarus. Trong hơn 2 tuần sau đó, các tiểu đoàn công binh 307, 308 đã làm việc cật lực và chịu thương vong vài chục người mới gỡ hết được số mìn mà quân Đức cài lại trong khu vực Zhizdra. Thành công của Tập đoàn quân 50 mở ra một triển vọng mới cho Phương diện quân Bryansk. Từ Zhizdra, quân đội Liên Xô có thể triển khai các mũi tấn công uy hiếp bên sườn trái cụm quân Đức đang đóng trên khu vực Bryansk. Đòn tấn công này cũng tạo sự kết nối chặt chẽ giữa sườn trái của Phương diện quân Tây lúc này đã vượt sang phía Tây thêm 30 km và sườn phải của Phương diện quân Bryansk còn tụt lại phía sau. Đó là lý do mà ngày 17 tháng 8, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô ra lệnh chuyển thuộc Tập đoàn quân 50 cho Phương diện quân Bryansk, đồng thời điều chỉnh tuyến phân giới giữa hai phương diện quân dịch lên phía Bắc 30 km, sát ngoại ô phía Nam thành phố Kirov. Thất bại của Quân đoàn cơ giới 5. Trong khi Tập đoàn quân 50 mở hướng tấn công vè phía Nam thì ngày 15 tháng 8, Tập đoàn quân 10 tiếp tục tấn công theo sau Quân đoàn cơ giới 5 mở đường về Vorontsovo. Ngày 17 tháng 8, tại khu vực phía Đông Vorontsovo, không quân Đức đã mở 5 trận tập kích vào đội hình Quân đoàn cơ giới 5, đánh thiệt hại nặng quân đoàn này. Không còn xe tăng mở đường, Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) phải dừng lại trước tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức tại Tserkovshchina, Gurikovo (???), Malye Savka. Quân đoàn cơ giới 5 được rút khỏi mặt trận để đưa về lực lượng dự bị củng cố lại. Ở cánh giữa, các tập đoàn quân cận vệ 10, 33, 21, 68 và 49 sau khi đánh lùi các đợt phản kích của 2 sư đoàn xe tăng và 7 sư đoàn bộ binh Đức cũng kiệt sức, phải dừng lại củng cố phòng ngự trên tuyến Terekino (???), Potapovo, Ilovets. Do Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ nhất của Phương diện quân Kalinin đánh không thắng đã bị sớm đình chỉ ngày 18 tháng 8, Tập đoàn quân 5 và Tập đoàn quân 68 (Liên Xô) không thể tiếp tục mạo hiểm tấn công sang phía Tây trong khi Quân đoàn bộ binh 9 (Đức) vẫn liên tục phản kích nhằm chiếm lại bàn đạp Sikarevo (???). Ngày 20 tháng 8, tướng V. D. Sokolovsky ra lệnh tạm dừng chiến dịch. Kết quả và đánh giá. Kết quả. Mặc dù phải dừng lại giữa chừng như kết quả chiến dịch Spas-Demensk đã đem lại cho Phương diện quân Tây một địa bàn quan trọng để tiếp tục triển khai tấn công. Spas-Demensk là một đầu mối giao thông đường sắt đường bộ lớn và do đó, mắt xích quan trọng trên tuyến phòng thủ đầu tiên của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trên hướng Tây Moskva. Từ khu vực này, quân đội Liên Xô có thêm một bàn đạp để tấn công lên hướng Yelnya, tiếp tục bóc gỡ tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Đức. Chiếm được Spas-Demensk quân đội Liên Xô đã mở ra cánh cửa quan trọng để tiếp cận Roslavl, một cụm cứ điểm quan trọng trên tuyến phòng thủ thứ hai của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) và xóa bỏ nguy cơ từ sườn phía Bắc đối với các tập đoàn quân 10 và 50 đang phòng ngự tại chỗ lồi Sukhinichi - Kirov. Từ đó, Phương diện quân Tây có thể hỗ trợ cho Phương diện quân Bryansk (Phương diện quân có binh lực yếu nhất trên hướng Tây) tiếp tục tấn công để yểm hộ cho sườn trái của chính mình. Đánh giá. Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin (Liên Xô) vẫn mắc phải những sai lầm trước đây đã diễn ra trong các chiến dịch tại khu vực Rzhev-Vyazma một năm trước đó. Đó là sự hiệp đồng không tốt giữa hai phương diện quân. Trong chiến dịch này, Phương diện quân Tây đã thu được nhiều kết quả khả quan sau hai tuần tấn công. Thế nhưng Phương diện quân Kalinin đã không thể tiến lên dù chỉ một bước để "chia lửa" với "người hàng xóm láng giềng". Vì vậy, Tập đoàn quân 9 (Đức) có điều kiện thuận lợi để chuyển một phần lực lượng phòng thủ từ phía Bắc (trong đó có 1 sư đoàn xe tăng) để chống lại cuộc tấn công của Phương diện quân Tây. Trong khi đó, Phương diện quân Bryansk bị hút vào các trận đánh trên khu vực Mtsensk - Oryol đã phải giữ cánh phải của họ ở tư thế phòng ngự nhằm bảo đảm cho Chiến dịch Kutuzov giành được thắng lợi. Đánh giá về những thất lợi trong giai đoạn đầu của Chiến dịch smolensk (1943), nguyên soái Tư lệnh pháo binh Liên Xô N. N. Voronov viết: N. N. Voronov cũng vạch ra những thiếu sót sơ đẳng trong việc sử dụng pháo binh. Trước hết là sự thiếu đồng bộ về thời gian khai hỏa. Pháo binh của Tập đoàn quân 33 khai hỏa sớm hơn thời điểm quy định đến 7 phút, trong khi pháo binh của Tập đoàn quân cận vệ 10 lại khai hỏa chậm trễ 5 phút. Tiếp theo là công tác trinh sát tiến hành khá ẩu, các trinh sát pháo binh đã "bỏ sót" các trận địa súng cối của quân Đức nên pháo binh Liên Xô không bố trí hỏa lực pháo binh chế áp các trận địa này. Do đó, hỏa lực súng cối của quân Đức gây nhiều thương vong cho bộ binh Liên Xô. Cuối cùng là việc tính toán phần tử bắn của pháo binh cũng thiếu chính xác, góc bắn và phương vị bị lệch chuẩn khá lớn nên hiệu quả chế áp pháo binh Đức đạt thấp. Một điểm sáng đáng ghi nhận của chiến dịch là việc tướng V. D. Sokolovsky điều Quân đoàn cơ giới 5 từ hướng Vekitnovo xuống Kirov để phối hợp với Tập đoàn quân 10 đánh vu hồi vào phía Nam cụm phòng thủ Spas-Demensk - Bakhmutovo của quân Đức. Dù phải cơ động đường vòng mất một ngày nhưng đòn đánh tạt sườn của Tập đoàn quân 10 và Quân đoàn xe tăng 5 đã loại bỏ hoàn toàn tuyến phòng thủ của quân Đức tại Bakhmutovo. Tuy nhiên, ngay sau đó, Quân đoàn xe tăng này đã bị chặn lại phía trước Vorontsovo và bị thiệt hại nặng do thiếu không quân tiêm kích yểm hộ và lực lượng pháo phòng không không theo kịp cuộc tấn công. Việc dừng chiến dịch của tướng V. D. Sokolovsky cũng là một quyết định chính xác. Nếu tiếp tục tấn công mà không có sự phối hợp của Phương diện quân Kalinin trong khi Tập đoàn quân 50 được chuyển giao cho Phương diện quân Bryansk và Quân đoàn cơ giới 5 vừa bị loại khỏi vòng chiến, Phương diện quân Tây có thể sẽ phải trả giá như những thất bại trong năm 1942 khi họ tấn công vào chỗ lồi Rzhev-Vyazma.
1
null
Trong vật lý, một đại lượng vô hướng là một đại lượng vật lý không thay đổi khi xoay hoặc chuyển dịch hệ tọa độ (trong cơ học Newton), hoặc phép biến đổi Lorentz hoặc chuyển dịch không-thời gian (thuyết tương đối). Đại lượng vô hướng là một đại lượng được miêu tả bằng một số cụ thể, không hướng, không chiều. Ví dụ như: khối lượng, áp suất khí quyển và tốc độ.
1
null
Trong lý thuyết đồ thị, bài toán chu trình trung bình nhỏ nhất yêu cầu tìm trong một đồ thị có hướng cho trước một chu trình có trọng số trung bình nhỏ nhất. Trọng số trung bình của một chu trình là tỉ số giữa tổng trọng số các cung của chu trình và số cung của nó. Bài toán này có nhiều ứng dụng trong lý thuyết đồ thị, và phân tích hệ thống sự kiện rời rạc. Định nghĩa. Xét đồ thị có hướng formula_1 và một hàm trọng số formula_2. Trọng số của một chu trình formula_3, ký hiệu là formula_4, là tổng trọng số các cung của formula_3, Trọng số trung bình của formula_3 được định nghĩa là tỉ số formula_8. Thuật toán. Cho đơn giản, mở rộng formula_9 bằng cách thêm vào một đỉnh gốc formula_10 có cung độ dài 0 tới tất cả các đỉnh khác. Do formula_9 không có thêm chu trình nào nên chu trình trung bình nhỏ nhất là không đổi. Thuật toán Karp. Có rất nhiều thuật toán cho bài toán tìm chu trình trung bình nhỏ nhất. Thuật toán đầu tiên cho bài toán này là của Karp. Định nghĩa formula_12 là độ dài đường đi ngắn nhất từ formula_10 tới formula_14 gồm đúng formula_15 cung. Nếu không có đường đi nào gồm đúng formula_15 cung thì formula_17. Định nghĩa, Có thể chứng minh rằng formula_19 chính là trung bình nhỏ nhất của các chu trình trong formula_9. Để tính formula_19, thuật toán tính tất cả các giá trị formula_22 theo công thức sau: Thời gian thực thi của thuật toán là formula_24.
1
null
Hiệu ứng Droste - được biết đến trong ngành huy chương học dưới tên "mise en abyme" là hiệu ứng mà một hình ảnh xuất hiện trong chính nó, trong một nơi mà một hình ảnh tương tự trong thực tế sẽ được dự kiến ​​sẽ xuất hiện .Sự xuất hiện mang tính đệ quy: phiên bản nhỏ hơn có một phiên bản nhỏ hơn nữa ở trong, và như vậy. Theo lý thuyết, việc này có thể tiếp tục mãi mãi, thực tế, nó chỉ tiếp tục chỉ khi độ phân giải của hình ảnh còn cho phép hoặc người họa sĩ vẫn còn khả năng vẽ nhỏ hơn, thường thì sẽ tương đối ngắn vì mỗi lần lặp lại sẽ làm giảm kích thước của hình ảnh. Đó là một ví dụ mang tính thị giác về một strange loop , một hệ thống có tính tự gọi liên tục vốn là nền móng của hình học phân dạng. Nguồn gốc. Hiệu ứng được đặt tên theo hình quảng cáo trên các hộp và lon bột cacao Droste, một nhãn hiệu nổi tiếng của Hà Lan vẽ hình một y tá cầm khay có đặt hộp cacao có hình chính bà ta cầm hộp cacao giống hệt. Hình ảnh đó xuất hiện năm 1904 và duy trì trong nhiều thập kỷ với vài thay đổi nhỏ, trở thành một khái niệm mang tính nội bộ. Về sau, nhà thơ và nhà bình luận Nico Scheepmaker giới thiệu khả năng sử dụng rộng lớn hơn của thuật ngữ này vào cuối năm 1970. Giotto di Bondone dùng hiệu ứng này năm 1320, trong tác phẩm Stefaneschi Triptych.Trong bức tranh thờ này có chi tiết Đức Hồng y đã trao chính bức tranh thờ đó cho Thánh Peter Còn nhiều ví dụ từ thời trung cổ như các cuốn sách có hình chính cuốn sách đó in bên trong hay các cửa sổ nhà thờ có sự xuất hiện trong các nội dung trang trí những phiên bản nhỏ hơn của chính cái cửa sổ đó..
1
null
Hà Huyền Trân (sinh ngày 9 tháng 5 năm 1979), thường được biết đến với tên gọi Christine Hà, là một nữ đầu bếp, diễn giả và tác giả người Mỹ gốc Việt. Cô trở thành người khiếm thị đầu tiên giành giải quán quân của mùa thứ ba trong cuộc thi truyền hình thực tế "Vua đầu bếp. Tiểu sử. Cha mẹ là người Việt di dân từ Sài Gòn sang Mỹ vào năm 1975 khi chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ, lúc nhỏ sống tại Lakewood, California và Long Beach trước khi định cư tại thành phố Houston, Texas. Christine Hà tốt nghiệp ngành tài chính và quản lý hệ thống thông tin của Đại học Texas tại Austin năm 2001, nhưng không thể đi làm vì thị lực yếu, sau đó cô theo học Cao học về Tiểu thuyết tại Đại học Houston. Christine Ha bắt đầu yếu thị lực từ năm 1999, lúc 19 tuổi và gần như mù hẳn từ năm 2007, do bệnh viêm tủy thị thần kinh. Gần đây cô nhận được giải thưởng biên tập thơ từ Review ScissorTale và lọt vào chung kết trong cuộc thi 2010: Creative Nonfiction MFA Program-Off. Hiện nay, Christine Ha cũng là biên tập viên tiểu thuyết cho Gulf Coast - một tạp chí văn học và nghệ thuật Mỹ - và làm việc cho các tạp chí Fire Point, The ScissorTale Review, và Pank. Cuộc thi vua đầu bếp MasterChef 2012. Cô cho biết mẹ cô chính là niềm cảm hứng nấu ăn của cô, bà mất từ khi cô 14 tuổi, cô có thể nấu nếu chuẩn bị sẵn, biết trước dụng cụ nấu ăn hay vật liệu để đâu và dùng tai để biết thức ăn đã chín chưa qua việc lắng tai nghe tiếng nước sôi hoặc tiếng chiên hành tỏi cũng như dùng vị giác và khứu giác. Cuộc thi vua đầu bếp MasterChef có số thí sinh dự tuyển là ba mươi ngàn người và chỉ có một trăm người được chọn vào vòng chung kết tại thành phố Los Angeles, California, và Christine Hà đã vượt qua mười chín tập (kéo dài từ ngày 4 tháng 6 đến ngày 10 tháng 9 năm 2012) để đi tiếp. Dù chỉ là đầu bếp nhà và khi tham gia chương trình Vua Đầu bếp, đơn giản là vì cô chỉ muốn chứng tỏ mình có thể làm một điều gì đó như một người bình thường: ""Tôi muốn chứng minh rằng con người thực sự có thể theo đuổi những giấc mơ nếu đặt cả trái tim và tâm trí của mình vào nó" và cảm thấy ngạc nhiên khi được miêu tả trong các phương tiện truyền thông như là một dạng "siêu anh hùng"". Trong 19 tập đã được phát sóng của cuộc thi, Christine Hà đã 6 lần là người giành chiến thắng ở cả thử thách cá nhân lẫn đồng đội, 3 lần nằm trong top 3 thí sinh xuất sắc nhất tập, nhưng cũng đã có 2 lần rơi vào nhóm nguy hiểm. Giải thưởng cho Christine Ha khi đoạt giải quán quân là 250.000 đô la Mỹ và hợp đồng xuất bản sách nấu ăn của chính mình. Những món ăn của cô trong các vòng thi món tự chọn, đơn giản nhưng mang đậm hương vị Việt Nam và châu Á như: cá kho tộ, gỏi đu đủ Thái, cơm tấm sườn, sò điệp xào, kem dừa... với những gia vị đặc thù Việt Nam như nước mắm... và được khen ngợi về độ cân bằng dinh dưỡng và thực hiện rất hoàn hảo. Giám khảo của cuộc thi, đầu bếp danh tiếng Gordon Ramsay, nói cô Christine đã biết tận dụng thế mạnh nguồn gốc Việt Nam của mình. Khi thắng giải ngày 10 tháng 9 năm 2012, Christine xúc động chia sẻ: Các chương trình đã tham gia. Vua Đầu Bếp Việt Nam 2013 – 2014. Vua Đầu Bếp Việt Nam 2013: Chương trình "Vua đầu bếp – MasterChef Việt Nam 2014" đã mời Christine Ha đến Việt Nam và tham gia vào chương trình ngay mùa đầu tiên. Cô đã xuất hiện trong sự kiện "Trải nghiệm MasterChef Việt Nam và thưởng thức 100 món ngon Việt Nam cùng Christine Ha và các đầu bếp Knorr" được tổ chức vào ngày 21/2 vừa qua. Vua Đầu Bếp Việt Nam 2014: Trong chặng đua giành lấy chiếc vé vào vòng bán kết MasterChef Vietnam mùa thứ hai – năm 2014, 4 nữ đầu bếp tại gia xuất sắc nhất là Khánh Phương, Thu Thủy, Minh Nhật và Lê Chi với cá tính và sở trường riêng đã mang đến một mở màn đầy hào hứng cho thử thách đồng đội cuối cùng tại gian bếp của chương trình này. Ở vòng thi này, Top 4 đã vô cùng bất ngờ và phấn khích khi lần đầu được diện kiến Christine Ha, một biểu tượng của nghị lực, tài năng và niềm đam mê của Vua đầu bếp Mỹ, người mang đến một thực đơn với những món ăn cao cấp và đẹp mắt để thử thách các thí sinh: súp rau lạnh, cừu nướng và đậu cô ve và cuối cùng là món bánh mì nướng sốt kem (bread pudding).  Vua Đầu Bếp Việt Nam 2015. Vào năm 2015, Christine Ha đảm nhận vị trí giám khảo chính thức của Vua đầu bếp Việt Nam 2015, biến cô trở thành thí sinh và quán quân đầu tiên trên thế giới trở thành giám khảo. Vua Đầu Bếp trên khắp thế giới (tính đến thời điểm này) chỉ có 5 giám khảo chính là nữ, và Christine Ha là một trong số đó. Những người còn lại là Phan Tôn Tịnh Hải, Kim Oanh của Vua Đầu Bếp Việt Nam, Christina Tossi của Vua Đầu Bếp Mỹ và Michal Ansky của Vua Đầu Bếp Israel.
1
null