text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Quốc lộ 14B là một tuyến giao thông cấp quốc gia nối cảng Tiên Sa và thành phố Đà Nẵng với Tây Quảng Nam và Tây Nguyên, một phần của đường Xuyên Á AH17.
Quốc lộ 14B có điểm đầu là cảng Tiên Sa thành phố Đà Nẵng. Điểm cuối là nơi giao cắt với quốc lộ 14 ở phía bắc thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam. Toàn tuyến dài 74 km đi qua trung tâm thành phố Đà Nẵng, qua huyện Hòa Vang của Đà Nẵng và qua thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam). Đoạn từ Hà Nha tới Hội Khánh trước đây bên trái sông Vu Gia và qua sông bằng cầu phao Hội Khánh. Năm 2006, cầu Hà Nha được đưa vào sử dụng, đoạn từ Hà Nha tới Hội Khánh nằm bên phải sông Vu Gia. | 1 | null |
Macaronesia là một tập hợp bốn quần đảo núi lửa ở ngoài khơi châu Phi và châu Âu về phía Bắc của Đại Tây Dương. Chúng thuộc về ba nước: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Cabo Verde. Tên gọi (đôi khi viết sai chính tả "Macronesia" tương tự với Micronesia) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp nghĩa lá "hòn đảo của những người may mắn" μακάρων. νῆσοι makárōn NESOI, một thuật ngữ được sử dụng bởi các nhà địa lý Hy Lạp cổ đại cho hòn đảo phía tây của eo biển Gibraltar.
Macaronesia bao gồm năm quần đảo:
Quần đảo này có nguồn gốc núi lửa và được cho là sản phẩm của một số điểm nóng địa chất. | 1 | null |
Scout Taylor-Compton (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1989) là một nữ diễn viên điện ảnh người Mỹ. Cô được biết đến qua nhiều vai diễn nhỏ trong những loạt phim trên tivi cũng như nhiều phim điện ảnh, chủ yếu là thể loại phim kinh dị. Vai diễn đáng chú ý nhất của cô là Laurie Strode trong phim Halloween (2007) và Halloween II (2009), cũng như vai Lita Ford trong phim The Runaways (2010).
Thân thế và sự nghiệp.
Scout Taylor-Compton sinh ra tại thành phố Long Beach, California. Cô là một trong những diễn viên khá nổi tiếng hiện nay, không những là diễn viên mà cô cũng từng là ca sĩ, người chơi trống trong ban nhạc. Scout tiết lộ rằng khi xưa lúc cô còn bé thì cô thích bơi lội, chơi bóng chuyền, làm cổ động viên, nhảy múa và chơi nhạc rock. Ngoài ra cô cũng thích xăm mình bởi vì cô có 4 hình xăm nhỏ trên người. Trước khi bước vào nghề diễn viên, Scout là một người bơi đua và có ý định sẽ tham gia vào AAU Junior Olympics trước khi tập trung vào sự nghiệp diễn xuất.
Scout là fan hâm mộ của thể loại phim kinh dị, cô nói rằng: "Tôi yêu Michael (Michael Myers), Jason (Jason Voorhees) và búp bê ma Chucky". Ngoài loạt phim Friday the 13th, Child's Play, cô cũng thích nhiều phim kinh dị khác như là Thirteen Ghosts, và . Scout còn là fan hâm mộ của nữ diễn viên Danielle Harris, thật trùng hợp là cả hai người đều đóng chung phim Halloween và phần tiếp theo Halloween II, trong bộ phim Charmed thì hai người cũng đóng chung.
Scout được biết là đã chơi trống cho một ban nhạc nào đó vào năm 2003, cô có hi vọng sẽ thành lập một ban nhạc của riêng mình. Cô rất thích mua sắm tại Urban Outfitters, xem chương trình MTV và The History Channel; chương trình tivi yêu thích của cô là Degrassi: The Next Generation. Cô đã tham gia vào công việc từ thiện, tham gia như là một thành viên trẻ nổi tiếng của chương trình Kids With a Cause và tham gia vào các sự kiện của các tổ chức. | 1 | null |
Danh sách quân chủ nhà Chu bao gồm những người đứng đầu bộ tộc Chu ở phía tây Trung Quốc tới khi họ Cơ làm thiên tử cai quản thiên hạ và chấm dứt vào năm 249 TCN. Niên đại của những vị quân chủ này được các nguồn sử liệu ghi chép có những điểm không thống nhất. | 1 | null |
The Immortals là một chuỗi các tiểu thuyết được viết bởi Alyson Noël. Hai cuốn sách đầu tiên, "Bất Tử" và "Trăng Xanh", là hai quyển sách bán chạy nhất theo bình chọn của "New York Times" Bộ truyện được phát hành ở Việt Nam bởi Nhà Xuất Bản Trẻ, tập đầu tiên, "Bất Tử", được phát hành vào tháng 2 năm 2010. | 1 | null |
Hoá lỏng đất là hiện tượng xảy ra đối với đất bão hoà nước hoặc đất bão hòa một phần dẫn đến mất cường độ và sức kháng, xảy ra khi chấn động địa chất như động đất hoặc những thay đổi điều kiện ứng suất đột ngột. Khi đất bị hoá lỏng sẽ mất hết ma sát gây giảm đáng kể sức chịu tải của cọc hoặc biến dạng lớn cho công trình.
Tuy nhiên, không phải loại nền nào và điều kiện địa chất nào cũng xảy ra hoá lỏng vì hiện tượng hoá lỏng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Niên đại của nền đất, độ sâu mực nước ngầm, hàm lượng hạt sét... | 1 | null |
Tiêu Bảo Quyển () (483–501), tên lúc mới sinh là Tiêu Minh Hiền (蕭明賢), thường được biết đến với tước hiệu sau khi bị phế là Đông Hôn hầu (東昏侯), tên tự Trí Tàng (智藏), là vị vua thứ sáu của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông được xem là một quân chủ bạo lực, đã cho xử tử các đại thần cấp cao một cách bốc đồng, và điều này đã khiến Nam Tề xảy ra nhiều cuộc nổi loạn lớn. Cuộc nổi loạn cuối cùng là của Tiêu Diễn, người này đã lật đổ được Tiêu Bảo Quyển và cả triều đại Nam Tề, thiết lập nên triều Lương. Sau khi Tiêu Bảo Quyển bị sát hại trong một cuộc vây hãm kinh thành Kiến Khang, Tiêu Diễn đã giáng tước hiệu của ông thành Đông Hôn hầu.
Thân thế.
Tiêu Bảo Quyển sinh năm 483, khi đó cha của ông Tiêu Loan đã là một viên quan bậc trung-cao và có tước Tây Xương hầu do là anh họ của Vũ Đế. Tên ban đầu của ông là Tiêu Minh Hiền. Ông là con trai thứ hai của Tiêu Loan, và mẹ của ông là Tây Xương hầu phu nhân Lưu Huệ Đoan (劉惠端). (Huynh trưởng Tiêu Bảo Nghĩa (蕭寶義) do Ân quý tần sinh.) Lưu phu nhân còn có ba người con trai khác là Tiêu Bảo Huyền (蕭寶玄), Tiêu Bảo Dần (蕭寶寅), và Tiêu Bảo Dung (蕭寶融), trước khi qua đời vào năm 489.
Năm 494, người cháu nội phù phiếm và không đủ năng lực của Vũ Đế-Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi hoàng đế, Tiêu Loan trở thành đại tướng quân. Tiêu Loan đã tiến hành chính biến và lật đổ Tiêu Chiêu Nghiệp. (Trong khoảng thời gian này, ông đổi tên từ Minh Hiền sang Bảo Quyển.) Lúc đầu, Tiêu Loan lập người em trai của Tiêu Chiêu Nghiệp là Tiêu Chiêu Văn làm hoàng đế, rồi tiếp tục củng cố thêm quyền lực, sát hại nhiều con trai của Vũ Đế và Cao Đế, cuối cùng Tiêu Loan đoạt lấy ngai vàng về mình (tức Minh Đế). Do huynh trưởng của Tiêu Bảo Quyển là Tiêu Bảo Nghĩa bị tàn tật và không thể nói chuyện, Tiêu Bảo Quyển được phong làm thái tử.
Làm thái tử.
Không biết nhiều về các hoạt động của Tiêu Bảo Quyển khi là thái tử. Minh Đế thường kể với ông về việc Tiêu Chiêu Nghiệp muốn sát hại mình, và cảnh báo rằng ông cần hành động dứt khoát. Ngoài ra, ông không thích học mà thích dành nhiều thời gian cho các trò chơi tiêu khiển, và rằng ông là một người hướng nội-không thích nói chuyện. Năm 495, phụ hoàng ban cuộc hôn nhân giữa ông với con gái của viên quan Trữ Trừng (褚澄), Trữ Lệnh Cừ, bà trở thành thái tử phi. Năm 496, ông đã được tổ chức lễ thành niên. Năm 498, trong cuộc nổi loạn của tướng về hưu Vương Kính Tắc (王敬則), mặc dù quân của Vương còn ở cách xa kinh thành Kiến Khang, song Tiêu Bản Quyển đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng một ngọn lửa báo hiệu quân của Vương đang ở gần kinh thành và thay một bộ y phục liền thân để cố gắng chạy trốn, song quân của Vương cuối cùng đã bị đánh bại.
Vào mùa thu năm 498, Minh Đế qua đời. Tiêu Bảo Quyển trở thành người kế vị ngai vàng.
Trị vì.
Minh Đế đã để lại một nhóm các đại thần cấp cao để phụ chính gồm: anh họ của Tiêu Bảo Quyển-Thủy An vương Tiêu Diêu Quang (蕭遙光), thượng thư Từ Hiếu Tự (徐孝嗣), người thân tín Giang Tự (江祀) và người anh em Giang Hựu (江祐), cậu của Lưu Bảo Quyển-Lưu Huyên (劉暄), và tướng Tiêu Thản Chi (蕭坦之). Tiêu Bảo Quyển lo âu về việc làm thế nào để thiết lập quyền lực trên toàn đế quốc, song thường dành thời gian của mình cho các trò chơi tiêu khiển cùng với các thuộc hạ thân tín, và thường trao thưởng tiền bạc cho họ. Các đại thần cấp cao, chủ yếu là Giang Tự, đã cố gắng kiềm chế các hành động của ông, và điều này đã khiến cho vị hoàng đế trẻ tuổi chứa oán hận tỏng lòng. Tiêu Bảo Quyển được mô tả lại rằng không thích nghị triều với các quan lực mà chỉ thích chơi với các hoạn quan, lính gác và các sứ giả. Ông lập Thái tử phi của mình làm hoàng hậu, và lập người con trai có tên Tiêu Tụng (蕭誦) làm thái tử, song thái tử là con trai của Hoàng thục nghi.
Tiêu Bảo Quyển ngày càng tỏ ra mình là một quân chủ thiếu đức hạnh, Giang Tự vì thế đã bắt đầu thảo luận với các đại thần cấp cao nhằm phế truất ông và đưa hoàng đệ là Giang Hạ vương Tiêu Bảo Huyền lên thay thế. Tuy nhiên, Lưu Huyên không ưa Tiêu Bảo Huyền, và Tiêu Diêu Quang đã sử dụng tình tiết này để hướng cuộc thảo luận đến quyết định đưa mình lên làm hoàng đế. Tuy nhiên, Lưu Huyên cũng phản đối việc này, và đến năm 499, Tiêu Diêu Quang trọng giận dữ đã ám sát bất thành Lưu, Lưu sau đó tấu trình âm mưu với Tiêu Bảo Quyển. Ngay lập tức, Tiêu Bảo Quyển cho bắt giữ và xử tử Giang Tự cùng Giang Hựu. Trong sợ hãi, Tiêu Diêu Quang đã già vờ bị bệnh và từ nhiệm, song sau đó do sợ rằng Tiêu Bảo Quyển vẫn không tha cho mình, Tiêu Diêu Quang đã bắt đầu tiến hành một cuộc nổi loạn, bao vây hoàng cung. Quân của Tiêu Bảo Quyển dưới quyền chỉ huy của Tiêu Thản Chi cùng hai tướng Tả Hưng Thịnh (左興盛) và Tào Hổ (曹虎) đã tiến hành phản công, bao vây đại bản doanh của Tiêu Diêu Quang, cuối cùng bắt giữ và hành quyết Diêu Quang.
Sau cuộc nổi loạn của Tiêu Diêu Quang, Tiêu Bảo Quyển có được nhiều quyền lực hơn trước, và ban đầu ông thăng chức cho Từ Hiếu Tự, Tiên Thản Chi, Lưu Huyên, Tào Hổ, cũng như Thẩm Văn Quý (沈文季) nhằm thưởng công cho các đóng góp và lòng trung thành của họ. Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau, theo bẩm báo của những thuộc hạ (không ưa Tiêu Thản Chi), Tiêu Bảo Quyển đã cho bắt giữ và xử tử Tiêu Thản Chi. Ngay sau đó, Lưu Huyên và Tào Hổ cũng phải chịu số phận tương tự, và từ thời điểm đó trở đi, toàn bộ triều đình đều run sợ, không biết ai sẽ là người bị sát hại tiếp theo. Hai tháng sau đó, Từ Hiếu Tự và Thẩm Văn Quý cũng bị giết. Khi hay tin về việc Tiêu Bảo Quyển sát hại các đại thần cấp cao, lão tướng Trần Hiển Đạt (陳顯達), khi đó đang là thứ sử Giang Châu (江州, nay là Giang Tây và Phúc Kiến), đã bắt đầu nổi loạn, nhanh chóng tiến quân về Kiến Khang và đến được vùng bên ngoài kinh thành chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, khoảng tết năm 500. Tuy nhiên, sau đó Trần đã chết trận, cuộc nổi loạn của ông bị đánh bại.
Sau khi Trần Hiển Đạt bị đánh bại, Tiêu Bảo Quyển càng trở nên bốc đồng hơn trong các hành vi của mình. Ông thích đi thăm nhiều nơi bên ngoài hoàng cung, song lại không muốn mọi người trông thấy dung mạo của mình, và vì thế ông sẽ cử các cận vệ đi đuổi người dân ra khỏi nhà và hàng quán của họ trước khi đến. Bất cứ ai không di tản, dù cố ý hoặc không, cũng đều bị giết. Vào thời điểm này, các thường dân cũng bắt đầu trở nên phẫn nộ với hoàng đế. Đến mùa xuân năm 500, do lo sợ, tướng Bùi Thúc Nghiệp (裴叔業), thứ sử Dự Châu (豫州, nay là trung bộ An Huy), đã dâng trọng thành Thọ Dương cho kình địch Bắc Ngụy.
Sau đó, Tiêu Bảo Quyển cử các tướng Thôi Huệ Cảnh (崔慧景) và Tiêu Ý (蕭懿) đi lấy lại Thọ Dương. Tuy nhiên, ngay sau khi họ rời khỏi khu vực kinh thành, Thôi Huệ Cảnh đã bố cáo rằng vì hoàng đế là người hung bạo nên ông ta bắt đầu nổi dậy để phế truất hôn quân. Ông đã thuyết phục em trai Tiêu Bảo Quyển là Tiêu Bảo Huyền cùng tham gia và chỉ trong vòng 12 ngày họ đã tiến đến kinh thành và bao vây hoàng cung. Tuy nhiên, lúc này Thôi Hạo do nghĩ rằng thắng lợi đã nằm trong tầm tay nên đã không tích cực tiến hành tiếp các cuộc tấn công, Tiêu Bảo Quyển đã cử người đưa tin đến triệu hồi Tiêu Ý về ứng cứu kinh thành. Tiêu Ý nhanh chóng quay trở lại kinh thành và đánh bại Thôi Huệ Cảnh, bản thân Thôi bị giết trong khi chạy trốn còn Tiêu Bảo Huyền bị xử tử.
Sau cái chết của Thôi Huệ Cảnh, Tiêu Bảo Quyển trở nên tự tin hơn, và các thuộc hạ của ông nhanh chóng kiểm soát triều đình. Ông sủng ái quý phi Phan Ngọc Nhi, trao tặng nhiều thứ cho bà cùng nhạc phụ Phan Bảo Khánh (潘寶慶). Phan Bảo Khánh thường vu cáo những người khác phạm tội và khiến họ bị xử tội chết nhằm tước đoạt lấy tài sản. Tiêu Bảo Quyển cũng cho xây dựng nhiều công trình và thường yêu cầu người dân phải cống nạp những đồ xa xỉ, các thuộc hạ của ông nhân cơ hội này đã bắt dân chúng phải nộp thậm chí còn nhiều hơn nữa.
Sau khi đánh bại được Thôi Huệ Cảnh, Tiêu Bảo Quyển đã phong cho Tiêu Ý chức thừa tướng, song ngay sau đó cũng trở nên nghi ngờ Tiêu Ý, và do bị các thuộc hạ thuyết phục, ông đã buộc Tiêu Ý phải tự sát vào mùa đông năm 500. Tam đệ của Tiêu Ý là Tiêu Diễn, khi đó đang giữ chức thứ sử Ung Châu (雍州, nay là tây bắc bộ Hồ Bắc) đã tuyên bố nổi dậy từ trị sở tại Tương Dương. Tiêu Bảo Quyển đã cử tướng Lưu Sơn Dương (劉山陽) đi đánh Tiêu Diễn. Tiêu Dĩnh Trụ (蕭穎冑), đã tham gia cùng Tiêu Diễn và giết chết Lưu Sơn Dương (Tiêu Dĩnh Trụ là người của Tiêu Bảo Dung, khi đó đang là thứ sử trên danh nghĩa của Kinh Châu (荊州, nay là trung bộ và tây bộ Hồ Bắc). Cả Tiêu Diễn và Tiêu Dĩnh Trụ sau đó đều tuyên bố rằng muốn phế truất Tiêu Bảo Quyển và đưa Tiêu Bảo Dung lên làm hoàng đế. Tiêu Dĩnh Trụ vẫn ở lại Giang Lăng cùng với Tiêu Bảo Dung, trong khi Tiêu Diễn tiến về phía đông.
Tiêu Diễn tiến quân không nhanh song đều đặn, và đến mùa xuân năm 501 thì nửa phía tây của đế quốc đã nằm dưới quyền kiểm soát của quân nổi dậy. Trong khi đó, Tiêu Dĩnh Trụ buộc Tiêu Bảo Dung xưng đế (tức Hòa Đế). Trong vài tháng sau đó, Nam Tề có hai hoàng đế. Trong lúc này, tại Kiến Khang đã có hai âm mưu khác nhằm giết chết Tiêu Bảo Quyển, một là của Ba Lăng vương Tiêu Bảo Trụ (蕭昭冑) (cháu nội của Cao Đế), và một là của Trương Hân Thái (張欣泰), song đều thất bại. Đến mùa đông năm 501, Tiêu Diễn đã tiến về Kiến Khang và bao vây kinh thành và có được các chiến thắng ban đầu trước quân của Tiêu Bảo Quyển, song kinh thành được các tướng Vương Trân Quốc (王珍國) và Trương Tắc (張稷) phòng thủ tốt. Lúc này, Tiêu Dĩnh Trụ, người đã duy trì một thế cân bằng quyền lực với Tiêu Diễn, đã lâm bệnh qua đời, và từ thời điểm này, Tiêu Diễn là người đứng đầu quân nổi dậy.
Khoảng tết năm 501, các thuộc hạ của Tiêu Bảo Quyển nói với ông rằng, theo quan điểm của họ, Vương Trân Quốc và Trương Tắc không toàn tâm toàn ý đánh bại quân của Tiêu Diễn. Hay được tin này, trong lo sợ, Vương và Trương đã ám sát Tiêu Bảo Quyển và đem thủ cấp đến trình Tiêu Diễn. Tiêu Bảo Quyển bị giáng thụy hiệu thành Đông Hôn hầu. Phan quý phi và các thuộc hạ khác của ông đều bị xử tử, còn Trữ Hoàng hậu và Thái tử Tiêu Tụng bị giáng làm thường dân. Năm 502, Tiêu Diễn đoạt ngôi từ Tiêu Bảo Dung, chấm dứt triều Nam Tề và lập nên triều Lương. | 1 | null |
Trăng Xanh (tựa gốc: Blue Moon) là tập thứ hai trong bộ truyện The Immortals của nữ tác giả Alyson Noël. Blue Moon đã lọt vào top những cuốn sách bán chạy nhất theo bình chọn của "New York Times" trong vòng 12 tuần, đến hết ngày 11 tháng 10 năm 2010. Sách đã được phát hành ở Việt Nam vào tháng 10 năm 2010 bởi Nhà Xuất Bản Trẻ.
Nội dung.
Ngay khi Ever vừa mới được người tình Damen dạy cho những bài học vỡ lòng về thế giới kỳ bí, ẩn chứa những sắc màu huyền hoặc của bóng đêm, vào lúc cô vừa mới học được cách khám phá những năng lực của một người bất tử, thì một điều gì đó thật kinh khủng cũng xảy đến với người yêu của cô. Năng lượng của Ever càng tăng lên, thì Damen cũng đồng thời trở nên nhợt nhạt… Một chứng bệnh bí ẩn xuất hiện, đe dọa trí nhớ, đe dọa nhân dạng, và cả cuộc sống của anh.
Liều lĩnh cứu người yêu, Ever đã tìm đến chiều không gian kỳ diệu của Khu vườn mùa hè, nơi cô khám phá được những bí mật về quá khứ của Damen - một quá khứ đau đớn kinh hoàng mà anh hi vọng có thể giữ kín. Không chỉ thế, Ever còn tìm ra được một tài liệu cổ xưa để biết cách biến chuyển cả thời gian, trở về quá khứ. Chọn được thời khắc Trăng Xanh, nhưng giờ đây, Ever lại bị đẩy vào một tình huống nan giải: Cô buộc phải chọn lựa giữa việc vặn ngược chiếc đồng hồ thời gian, trở về quá khứ để cứu gia đình của mình khỏi tai nạn bằng cách cảnh báo cho họ - hoặc ở lại với hiện tại và cứu Damen, người đang yếu đi từng giờ từng khắc, từng phút từng giây… | 1 | null |
HMS "Orion" là một thiết giáp hạm dreadnought được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Được hạ thủy vào năm 1910, nó là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó, vốn được xem là những chiếc "siêu-dreadnought" đầu tiên của Anh trang bị dàn pháo chính với cỡ nòng lớn hơn 12 inch cũng như bố trí toàn bộ các tháp pháo trên trục giữa con tàu.
"Orion" hoạt động cùng Hạm đội Grand trong chiến tranh, đã có mặt trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916 và tự nhận đã bắn trúng tàu chiến-tuần dương Đức bốn phát, nhưng điều này không thể kiểm chứng. Sau chiến tranh nó được đưa về lực lượng dự bị, rồi bị tháo dỡ vào năm 1922 theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington.
Thiết kế và chế tạo.
Bối cảnh.
"Orion" và những chiếc chị em được đặt lườn vào lúc chính phủ Đảng Dân chủ Tự do Anh buộc phải thực hiện cam kết lúc tuyển cử sẽ cắt giảm mức độ chi tiêu vũ trang. Những thông tin sai lệch được Tùy viên Hải quân tại Đức cung cấp cho thấy họ đang chế tạo dreadnought với một tốc độ, nếu như không đối đầu, cũng sẽ xấp xỉ ngang bằng với lực lượng Anh. Vào lúc đó đang tồn tại một chính sách có tên "Tiêu chuẩn hai thế lực", đòi hỏi hạm đội chiến trận Anh phải luôn luôn mạnh hơn 10% so với lực lượng của hai cường quốc hải quân tiếp theo cộng lại. Theo như được báo cáo lên chính phủ Anh, kế hoạch của Đức được xem như rõ ràng phá vỡ chính sách này. Vì vậy Reginald McKenna, Bộ trưởng Hải quân Anh, đã thúc đẩy trình kế hoạch chế tạo lớp "Orion" sang Quốc hội Anh dưới sự ủng hộ của Thủ tướng Anh H.H. Asquith nhưng dưới sự phản đối của David Lloyd-George và Winston Churchill.
Đặc tính chung.
"Orion" là những thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên của Anh, và cũng là đầu tiên trên thế giới ngoại trừ "South Carolina" và "Michigan" của Hải quân Hoa Kỳ, trang bị toàn bộ dàn pháo chính trên trục giữa con tàu. Thiết kế này được đưa ra trước khi có quyết định sau cùng về cỡ pháo. Người ta biết phía Đức sản xuất một số lượng lớn nòng pháo cỡ và , trong khi kiểu pháo 12 inch/50 calibre đã đạt đến cuối chu kỳ phát triển, nên có nhu cầu phải tăng cỡ nòng pháo chính lên . Điều này đến lượt nó đưa đến sự gia tăng đáng kể kích thước con tàu so với những chiếc dreadnought trước đó, và trọng lượng choán nước tăng thêm khoảng .
"Orion" có chiều dài chung ; nó có mạn thuyền rộng tối đa và mớn nước . Trong lượng choán nước của nó là ở tải trọng thông thường và lên đến khi đầy tải nặng. Cột ăn-ten trước được bố trí ngay phía sau ống khói trước, giống như trường hợp của HMS "Dreadnought" và "Colossus" (nhưng không như các lớp "Bellerophon" và "St. Vincent"). Việc này khiến bệ điều khiển hỏa lực bên trên cột hầu như không sống được bởi khói và hơi nóng khi đi vào hướng gió. Lý do duy nhất cho sự sắp xếp này là thuận tiện để bố trí móc treo các chiếc xuồng của con tàu. Để giảm nhẹ phần nào sự bất tiện này, ống khói trước có đường kính nhỏ hơn và chỉ thoát hơi cho sáu nồi hơi, 12 nồi hơi còn lại được thoát qua ống khói sau. Chiều cao của cột ăn-ten chính được hạ thấp và lưới chống ngư lôi được tháo dỡ vào năm 1915; bệ điều khiển hỏa lực được mở rộng sau trận Jutland năm 1916 cũng như một bệ phóng máy bay được đặt trên nóc tháp pháo "B".
Hệ thống động lực.
"Orion" được vận hành bởi bốn turbine hơi nước Parsons dẫn động bốn trục chân vịt. Các trục chân vịt giữa được nối với các turbine áp lực cao trước và sau với một tầng hộp số phía trước để đi đường trường, sẽ ngắt ra khỏi turbine chính bởi một van nối tắt. Các trục chân vịt bên mạn được nối với các turbine áp lực thấp trước và sau; khi đi đường trường chúng được tắt bớt và con tàu chỉ thuần túy dựa vào các trục giữa. Hơi nước cho các turbine được cung cấp từ 18 nồi hơi Babcock and Wilcox, phân thành ba phòng nồi hơi với sáu nồi hơi mỗi phòng. Chúng chủ yếu đốt than, nhưng được phun thêm dầu để làm tăng nhanh áp suất hơi nước.
Công suất thiết kế là cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa . Bình thường con tàu mang theo than, nhưng có thể chở tối đa cộng với dầu đốt; phạm vi hoạt động của nó là ở tốc độ đường trường , hoặc ở tốc độ . Khi chạy thử máy nó đạt đến công suất tối đa và tốc độ tối đa . Vận tốc nhanh nhất mà "Orion" từng được ghi nhận là .
Vũ khí.
Dàn pháo chính bao gồm mười khẩu pháo BL /45 caliber Mark V đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều trên trục giữa con tàu. Tháp pháo "A" bố trí trên sàn trước với góc bắn không giới hạn bên trên sàn tàu khoảng 300°. Tháp pháo "B" được đặt ngay sau tháp pháo "A" một sàn cao hơn; trên lý thuyết nó cũng có góc bắn tương đương, nhưng do việc Bộ Hải quân Anh khăng khăng giữ lại vòm quan sát trên các nóc tháp pháo, việc khai hỏa ngay bên trên tháp pháo "A" gây hiệu ứng áp lực nổ không chịu nổi cho những người bên trong, nên chỉ giới hạn trong góc bắn qua mạn tàu. Tháp pháo "Q", được đặt giữa ống khói sau và cấu trúc thượng tầng phía sau và một sàn thấp hơn tháp pháo "A", có góc bắn 120° qua cả hai bên mạn nhưng không thể bắn trực tiếp ra phía trước hay phía sau. Tháp pháo "X" được đặt ngang mức tháp pháo "A" trên sàn sau và bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "Y"; nó có góc bắn lý thuyết và giới hạn tương tự như trường hợp tháp pháo "B" do cùng một lý do. Tháp pháo "Y" được đặt trên sàn sau ngang với tháp pháo "Q" với góc bắn không giới hạn ra phía sau trên 300°. Lượng đạn dược mang theo tối đa của con tàu là 100 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo.
Kiểu pháo BL 13,5 inch Mark V dài trên , nòng pháo nặng hơn và có tuổi thọ hơn 450 lượt bắn. Chúng bắn ra đạn pháo xuyên thép (CAP) nặng với thuốc nổ hoặc đạn pháo nổ mạnh (HE) nặng với thuốc nổ. Sử dụng liều thuốc phóng cordite, chúng đạt tầm xa tối đa ở góc nâng 20°. Ở khoảng cách đạn pháo xuyên thép (CAP) có thể xuyên thủng vỏ giáp Krupp dày . Tháp pháo kiểu Mark V trang bị cho "Orion" nặng khoảng .
Mười sáu khẩu pháo BL Mk VII nạp bằng khóa nòng được trang bị cho dàn pháo hạng hai. Chúng được bố trí đối xứng với tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía trước có góc bắn ra phía trước và bên mạn, và tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía sau bắn ra bên mạn và phía sau; chúng bắn ra đạn pháo nặng đến tầm xa tối đa và có tốc độ bắn từ 6 đến 8 phát mỗi phút. Số khẩu pháo được giảm còn 13 khẩu trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và một khẩu 4 inch phòng không được trang bị trên sàn sau. Nó còn có bốn khẩu pháo chào 3-pounder gắn cao trên cấu trúc thượng tầng, cùng ba ống phóng ngư lôi ngầm gồm một ống mỗi bên mạn và một phía đuôi. Lớp "Orion" sử dụng kiểu ngư lôi Whitehead Mark II có tầm xa tối đa ở tốc độ hoặc ở tốc độ và đầu đạn chứa thuốc nổ TNT. Có tổng cộng 20 quả ngư lôi được mang theo.
Kiểm soát hỏa lực.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực của con tàu bao gồm một máy đo tầm xa đặt trên nóc kiểm soát hỏa lực. Thông tin về tầm xa và phương hướng của mục tiêu được chuyển đến Bảng điều khiển hỏa lực Dreyer, một máy tính cơ khí sơ khai do Frederic Charles Dreyer sáng chế và phát triển; nó tính toán đối chiếu hướng và tốc độ gió, hướng và tốc độ của con tàu, hướng và tốc độ của mục tiêu, nhiệt độ và độ hao mòn của nòng pháo cùng những hiệu chỉnh cho hiệu ứng Coriolis. Kết quả tính toán góc xoay và góc nâng các khẩu pháo được truyền bằng điện trở lại tháp pháo, nơi các pháo thủ làm theo chỉ thị được hướng dẫn. Khi đạn pháo nạp xong, nút chuyển trên khóa nòng đóng lại làm bật sáng đèn chỉ thị trên tháp chỉ huy; các khẩu pháo được sĩ quan hỏa lực khai hỏa bằng điện.
Vỏ giáp.
Vào lúc thiết kế lớp "Orion", cỡ nòng pháo lớn nhất trang bị cho thiết giáp hạm của mọi nước khác là . Tuy nhiên, người ta tin rằng trong xu hướng tiếp tục tăng thêm kích thước của các lớp tàu chiến, cỡ nòng pháo chắc chắn sẽ tăng lên. Vì thế "Orion" và các tàu chị em được trang bị vỏ giáp mạnh và rộng rãi hơn so với những chiếc dreadnought Anh trước đó. Đai giáp ở mực nước dày , kéo dài từ ngang giữa bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y"; mép dưới của đai giáp mở rộng bên dưới mực nước ở tải trọng thông thường. Bên trên đai giáp này là một đai giáp trên dày có cùng chiều dài và mở rộng lên phía trên nhiều hơn so với những chiếc dreadnought trước đó; mép trên của nó ngang với sàn giữa, cung cấp một chiều cao toàn bộ của đai giáp là . Phía trước bệ tháp pháo "A", đai giáp kéo dài một khoảng ngắn dày vuốt mỏng còn ; và phần sau đuôi của đai giáp tiếp tục một khoảng ngắn dày . Mũi và đuôi con tàu không được bọc giáp.
Một đai giáp chống ngư lôi chạy dài từ bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y", mở rộng từ sàn dưới đến đáy tàu; nó có độ dày thay đổi và được dự định ngăn ngừa ngư lôi hay thủy lôi có thể kích nổ hầm đạn. Một vách ngăn bọc thép dày bố trí ở phần cuối của đai giáp chung quanh bệ tháp pháo "Y", và thêm một vách ngăn khác ở giữa nó và đuôi tàu dày ; cả hai mở rộng từ sàn dưới đến sàn trên. Vách ngăn phía trước kéo dài từ mép trước của đai giáp cả hai bên mạn đến mặt bệ tháp pháo "A" dày giữa sàn trước và sàn chính, và giữa sàn chính và sàn dưới. Một vách ngăn khác dày được bố trí giữa nó và mũi tàu, khoảng một-phần-ba khoảng cách từ mũi đến bệ tháp pháo phía trước.
Có bốn lớp sàn tàu bọc thép. Sàn trên và sàn chính dày , sàn giữa dày trong khi sàn dưới dày vuốt mỏng còn 1 inch phía trước và vuốt mỏng còn phía sau. Chỗ dày nhất được bố trí bên trên hầm đạn và động cơ. Mặt trước của các tháp pháo dày , đai của bệ tháp pháo dày . Chỗ dày nhất của bệ tháp pháo là , nhưng vuốt mỏng còn nơi các cấu trúc hoặc sàn tàu tiếp giáp đã cung cấp một mức độ bảo vệ nào đó. Tháp chỉ huy được bảo vệ bởi vỏ giáp dày .
Lịch sử hoạt động.
"Orion" được đặt lườn tại xưởng tàu Portsmouth vào ngày 29 tháng 11 năm 1909. Nó được hạ thủy vào ngày 20 tháng 8 năm 1910, bắt đầu chạy thử máy vào tháng 9 năm 1911 và được đưa ra hoạt động từ ngày 2 tháng 1 năm 1912. Nó gia nhập đội 2 của Hải đội Chiến trận 2 như là soái hạm thứ hai, thay phiên vai trò của chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought cũ "Hibernia". Vào ngày 7 tháng 1 năm 1912, nó bị tai nạn khi chiếc "Revenge" bị đứt dây neo khỏi nơi neo đậu và va chạm với "Orion", gây hư hại nhẹ bên mạn trái.
Trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, nó mang cờ hiệu của Chuẩn đô đốc Arthur Leveson, Tư lệnh thứ hai của Hải đội Chiến trận 2 của Hạm đội Grand. Nó tham gia giai đoạn chính trận chiến, không bắn trúng phát nào và cũng không bị trúng phát nào. Đến giai đoạn cuối, nó tự nhận bắn trúng bốn phát vào tàu chiến-tuần dương Đức Lützow, nhưng không thể xác nhận điều này vì con tàu đối phương đã bị chìm trong trận đánh.
Nó tiếp tục ở lại cùng Hạm đội Grand, nhưng giống như các đơn vị khác của hạm đội chiến trận, nó không có hoạt động tác chiến nào khác trong thời gian còn lại của cuộc xung đột. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1919 "Orion" trở thành soái hạm của Hạm đội Dự bị tại Portsmouth, rồi đến tháng 6 năm 1921 nó đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tác xạ đi biển tại Portland. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1922, nó được đưa vào danh sách loại bỏ nhằm tuân thủ các điều khoản giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington. Đến ngày 19 tháng 12 nó bị bán cho hãng tháo dỡ tàu Cox and Danks, và được tháo dỡ tại Upnor từ tháng 2 năm 1923. | 1 | null |
HMS "Monarch" là một thiết giáp hạm dreadnought lớp "Orion" được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã phục vụ cùng Hải đội Chiến trận 2 thuộc Hạm đội Grand trong chiến tranh, và đã chiến đấu trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916 không bị hư hại. Sau chiến tranh, do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington, "Monarch" được cho ngừng hoạt động năm 1921 để sử dụng như một tàu thí nghiệm và mục tiêu. Nó bị chiếc thiết giáp hạm "Revenge" đánh chìm vào năm 1925.
Thiết kế và chế tạo.
Bối cảnh.
"Monarch" và những chiếc chị em được đặt lườn vào lúc chính phủ Đảng Dân chủ Tự do Anh buộc phải thực hiện cam kết lúc tuyển cử sẽ cắt giảm mức độ chi tiêu vũ trang. Những thông tin sai lệch được Tùy viên Hải quân tại Đức cung cấp cho thấy họ đang chế tạo dreadnought với một tốc độ, nếu như không đối đầu, cũng sẽ xấp xỉ ngang bằng với lực lượng Anh. Vào lúc đó đang tồn tại một chính sách có tên "Tiêu chuẩn hai thế lực", đòi hỏi hạm đội chiến trận Anh phải luôn luôn mạnh hơn 10% so với lực lượng của hai cường quốc hải quân tiếp theo cộng lại. Theo như được báo cáo lên chính phủ Anh, kế hoạch của Đức được xem như rõ ràng phá vỡ chính sách này. Vì vậy Reginald McKenna, Bộ trưởng Hải quân Anh, đã thúc đẩy trình kế hoạch chế tạo lớp "Orion" sang Quốc hội Anh với sự ủng hộ của Thủ tướng Anh H.H. Asquith nhưng dưới sự phản đối của David Lloyd-George và Winston Churchill.
Được đặt hàng theo Ngân sách Hải quân 1909, "Monarch" được chế tạo với chi phí 1.888.736 Bảng Anh bởi hãng Armstrong Whitworth tại xưởng tàu Walker của họ ở Newcastle on the Tyne. Nó được đặt lườn vào ngày 1 tháng 4 năm 1910, hạ thủy vào ngày 30 tháng 3 năm 1911 và đưa ra hoạt động vào tháng 2 năm 1912.
Đặc tính chung.
Lớp "Orion" là những thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên của Anh, và cũng là đầu tiên trên thế giới ngoại trừ "South Carolina" và "Michigan" của Hải quân Hoa Kỳ, trang bị toàn bộ dàn pháo chính trên trục giữa con tàu. Thiết kế này được đưa ra trước khi có quyết định sau cùng về cỡ pháo. Người ta biết phía Đức sản xuất một số lượng lớn nòng pháo cỡ và , trong khi kiểu pháo 12 inch/50 calibre đã đạt đến cuối chu kỳ phát triển, nên có nhu cầu phải tăng cỡ nòng pháo chính lên . Điều này đến lượt nó đưa đến sự gia tăng đáng kể kích thước con tàu so với những chiếc dreadnought trước đó, và trọng lượng choán nước tăng thêm khoảng .
"Monarch" có chiều dài chung ; nó có mạn thuyền rộng tối đa và mớn nước . Trong lượng choán nước của nó là ở tải trọng thông thường và lên đến khi đầy tải nặng. Cột ăn-ten trước được bố trí ngay phía sau ống khói trước, giống như trường hợp của HMS "Dreadnought" và "Colossus" (nhưng không như các lớp "Bellerophon" và "St. Vincent"). Việc này khiến bệ điều khiển hỏa lực bên trên cột hầu như không sống được bởi khói và hơi nóng khi đi vào hướng gió. Lý do duy nhất cho sự sắp xếp này là thuận tiện để bố trí móc treo các chiếc xuồng của con tàu. Để giảm nhẹ phần nào sự bất tiện này, ống khói trước có đường kính nhỏ hơn và chỉ thoát hơi cho sáu nồi hơi, 12 nồi hơi còn lại được thoát qua ống khói sau. Chiều cao của cột ăn-ten chính được hạ thấp và lưới chống ngư lôi được tháo dỡ vào năm 1915; bệ điều khiển hỏa lực được mở rộng sau trận Jutland năm 1916 cũng như một bệ phóng máy bay được đặt trên nóc tháp pháo "B".
Hệ thống động lực.
"Monarch" được vận hành bởi bốn turbine hơi nước Parsons dẫn động bốn trục chân vịt. Các trục chân vịt giữa được nối với các turbine áp lực cao trước và sau với một tầng hộp số phía trước để đi đường trường, sẽ ngắt ra khỏi turbine chính bởi một van nối tắt. Các trục chân vịt bên mạn được nối với các turbine áp lực thấp trước và sau; khi đi đường trường chúng được tắt bớt và con tàu chỉ thuần túy dựa vào các trục giữa. Hơi nước cho các turbine được cung cấp từ 18 nồi hơi Babcock and Wilcox, phân thành ba phòng nồi hơi với sáu nồi hơi mỗi phòng. Chúng chủ yếu đốt than, nhưng được phun thêm dầu để làm tăng nhanh áp suất hơi nước.
Công suất thiết kế là cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa . Bình thường con tàu mang theo than, nhưng có thể chở tối đa cộng với dầu đốt; phạm vi hoạt động của nó là ở tốc độ đường trường , hoặc ở tốc độ .
Vũ khí.
Dàn pháo chính bao gồm mười khẩu pháo BL /45 caliber Mark V đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều trên trục giữa con tàu. Tháp pháo "A" bố trí trên sàn trước với góc bắn không giới hạn bên trên sàn tàu khoảng 300°. Tháp pháo "B" được đặt ngay sau tháp pháo "A" một sàn cao hơn; trên lý thuyết nó cũng có góc bắn tương đương, nhưng do việc Bộ Hải quân Anh khăng khăng giữ lại vòm quan sát trên các nóc tháp pháo, việc khai hỏa ngay bên trên tháp pháo "A" gây hiệu ứng áp lực nổ không chịu nổi cho những người bên trong, nên chỉ giới hạn trong góc bắn qua mạn tàu. Tháp pháo "Q", được đặt giữa ống khói sau và cấu trúc thượng tầng phía sau và một sàn thấp hơn tháp pháo "A", có góc bắn 120° qua cả hai bên mạn nhưng không thể bắn trực tiếp ra phía trước hay phía sau. Tháp pháo "X" được đặt ngang mức tháp pháo "A" trên sàn sau và bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "Y"; nó có góc bắn lý thuyết và giới hạn tương tự như trường hợp tháp pháo "B" do cùng một lý do. Tháp pháo "Y" được đặt trên sàn sau ngang với tháp pháo "Q" với góc bắn không giới hạn ra phía sau trên 300°. Lượng đạn dược mang theo tối đa của con tàu là 100 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo.
Kiểu pháo BL 13,5 inch Mark V dài trên , nòng pháo nặng hơn và có tuổi thọ hơn 450 lượt bắn. Chúng bắn ra đạn pháo xuyên thép (CAP) nặng với thuốc nổ hoặc đạn pháo nổ mạnh (HE) nặng với thuốc nổ. Sử dụng liều thuốc phóng cordite, chúng đạt tầm xa tối đa ở góc nâng 20°. Ở khoảng cách đạn pháo xuyên thép (CAP) có thể xuyên thủng vỏ giáp Krupp dày . Tháp pháo kiểu Mark V trang bị cho "Monarch" nặng khoảng .
Mười sáu khẩu pháo BL Mk VII nạp bằng khóa nòng được trang bị cho dàn pháo hạng hai. Chúng được bố trí đối xứng với tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía trước có góc bắn ra phía trước và bên mạn, và tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía sau bắn ra bên mạn và phía sau; chúng bắn ra đạn pháo nặng đến tầm xa tối đa và có tốc độ bắn từ 6 đến 8 phát mỗi phút. Số khẩu pháo được giảm còn 13 khẩu trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và một khẩu 4 inch phòng không được trang bị trên sàn sau. Nó còn có bốn khẩu pháo chào 3-pounder gắn cao trên cấu trúc thượng tầng, cùng ba ống phóng ngư lôi ngầm gồm một ống mỗi bên mạn và một phía đuôi. Lớp "Orion" sử dụng kiểu ngư lôi Whitehead Mark II có tầm xa tối đa ở tốc độ hoặc ở tốc độ và đầu đạn chứa thuốc nổ TNT. Có tổng cộng 20 quả ngư lôi được mang theo.
Kiểm soát hỏa lực.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực của con tàu bao gồm một máy đo tầm xa đặt trên nóc kiểm soát hỏa lực. Thông tin về tầm xa và phương hướng của mục tiêu được chuyển đến Bảng điều khiển hỏa lực Dreyer, một máy tính cơ khí sơ khai do Frederic Charles Dreyer sáng chế và phát triển; nó tính toán đối chiếu hướng và tốc độ gió, hướng và tốc độ của con tàu, hướng và tốc độ của mục tiêu, nhiệt độ và độ hao mòn của nòng pháo cùng những hiệu chỉnh cho hiệu ứng Coriolis. Kết quả tính toán góc xoay và góc nâng các khẩu pháo được truyền bằng điện trở lại tháp pháo, nơi các pháo thủ làm theo chỉ thị được hướng dẫn. Khi đạn pháo nạp xong, nút chuyển trên khóa nòng đóng lại làm bật sáng đèn chỉ thị trên tháp chỉ huy; các khẩu pháo được sĩ quan hỏa lực khai hỏa bằng điện.
Vỏ giáp.
Vào lúc thiết kế lớp "Orion", cỡ nòng pháo lớn nhất trang bị cho thiết giáp hạm của mọi nước khác là . Tuy nhiên, người ta tin rằng trong xu hướng tiếp tục tăng thêm kích thước của các lớp tàu chiến, cỡ nòng pháo chắc chắn sẽ tăng lên. Vì thế "Monarch" và các tàu chị em được trang bị vỏ giáp mạnh và rộng rãi hơn so với những chiếc dreadnought Anh trước đó. Đai giáp ở mực nước dày , kéo dài từ ngang giữa bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y"; mép dưới của đai giáp mở rộng bên dưới mực nước ở tải trọng thông thường. Bên trên đai giáp này là một đai giáp trên dày có cùng chiều dài và mở rộng lên phía trên nhiều hơn so với những chiếc dreadnought trước đó; mép trên của nó ngang với sàn giữa, cung cấp một chiều cao toàn bộ của đai giáp là . Phía trước bệ tháp pháo "A", đai giáp kéo dài một khoảng ngắn dày vuốt mỏng còn ; và phần sau đuôi của đai giáp tiếp tục một khoảng ngắn dày . Mũi và đuôi con tàu không được bọc giáp.
Một đai giáp chống ngư lôi chạy dài từ bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y", mở rộng từ sàn dưới đến đáy tàu; nó có độ dày thay đổi và được dự định ngăn ngừa ngư lôi hay thủy lôi có thể kích nổ hầm đạn. Một vách ngăn bọc thép dày bố trí ở phần cuối của đai giáp chung quanh bệ tháp pháo "Y", và thêm một vách ngăn khác ở giữa nó và đuôi tàu dày ; cả hai mở rộng từ sàn dưới đến sàn trên. Vách ngăn phía trước kéo dài từ mép trước của đai giáp cả hai bên mạn đến mặt bệ tháp pháo "A" dày giữa sàn trước và sàn chính, và giữa sàn chính và sàn dưới. Một vách ngăn khác dày được bố trí giữa nó và mũi tàu, khoảng một-phần-ba khoảng cách từ mũi đến bệ tháp pháo phía trước.
Có bốn lớp sàn tàu bọc thép. Sàn trên và sàn chính dày , sàn giữa dày trong khi sàn dưới dày vuốt mỏng còn 1 inch phía trước và vuốt mỏng còn phía sau. Chỗ dày nhất được bố trí bên trên hầm đạn và động cơ. Mặt trước của các tháp pháo dày , đai của bệ tháp pháo dày . Chỗ dày nhất của bệ tháp pháo là , nhưng vuốt mỏng còn nơi các cấu trúc hoặc sàn tàu tiếp giáp đã cung cấp một mức độ bảo vệ nào đó. Tháp chỉ huy được bảo vệ bởi vỏ giáp dày .
Lịch sử hoạt động.
Khi được đưa ra hoạt động vào tháng 2 năm 1912, "Monarch" là chiếc thứ hai trong lớp "Orion" được hoàn tất, tiếp nối bởi "Thunderer" vào tháng 6 và "Conqueror" vào tháng 11 cùng năm đó; tất cả cùng với "Orion" hình thành nên Đội 2 của Hải đội Chiến trận 2. Hoạt động trước chiến tranh của chúng tiêu biểu cho mọi tàu chiến chủ lực của hạm đội Anh vào lúc đó, bao gồm các cuộc cơ động hạm đội và thực hành chiến trận.
Ngay đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất, "Monarch" bị tàu ngầm Đức tấn công bất thành vào ngày 8 tháng 8 năm 1914 ngoài khơi eo biển đảo Fair. Chiếc "U15", một tàu ngầm chạy xăng đời đầu, tiến hành chuyến tuần tra đầu tiên cũng là cuối cùng của nó; sau đó "U15" bị tàu tuần dương "Birmingham" phát hiện khi nó đang nổi trên mặt biển. Sau khi "Birmingham" nổ súng nó lặn xuống rồi bị chiếc tàu tuần dương húc chìm với tổn thất nhân mạng toàn bộ 25 thành viên thủy thủ đoàn. Vào ngày 27 tháng 12 năm 1914, "Monarch" gặp tai nạn húc phải tàu chị em "Conqueror", làm hư hại đáng kể mũi tàu. Nó được sửa chữa tạm thời tại Scapa Flow trước khi được chuyển đến Devonport để sửa chữa đầy đủ. Nó gia nhập trở lại hải đội vào ngày 20 tháng 1 năm 1915. "Conqueror" cũng bị hư hại đáng kể trong tai nạn này.
Trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, cả bốn chiếc trong lớp "Orion" đều hiện diện dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Arthur Leveson, đặt cờ hiệu của mình trên chiếc "Orion"; chỉ huy của "Monarch" là Hạm trưởng Đại tá Hải quân G.H. Borret. "Monarch" tham chiến lúc 18 giờ 33 phút khi nó trông thấy năm thiết giáp hạm Đức gồm ba chiếc lớp "König" và hai chiếc lớp "Kaiser". Nó khai hỏa vào chiếc lớp "König" dẫn đầu, nhưng chỉ bắn được hai loạt đạn pháo xuyên thép trước khi đối thủ lẫn khuất trong làn khói và sương mù; sau đó nó bắn thêm một loạt đạn pháo chiếc lớp "Kaiser" dẫn đầu. Mặc dù nó khai nhận chỉ bắn vây quanh chiếc lớp "König" dẫn đầu, thực ra một quả đạn pháo 13,5 inch của nó đã bắn trúng tháp pháo ụ 5,9 inch bên mạn trái của chiếc "König". Đến 19 giờ 14 phút, "Monarch" nhìn thấy tàu chiến-tuần dương "Lützow" và đã bắn năm loạt đạn pháo xuyên thép ở khoảng cách trước khi mục tiêu lẫn khuất trong khói và sương mù. "Lützow" bị bắn trúng năm phát vào lúc này, và chỉ có thể từ "Orion" hoặc "Monarch", nó lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn và chỉ có thể tránh bị thiệt hại thêm nhờ ẩn náu sau làn khói do các tàu khu trục hộ tống thả và rút lui về phía Nam.
Trong suốt trận chiến "Monarch" đã bắn tổng cộng 53 quả đạn pháo xuyên thép 13,5 inch, và giống như các tàu chị em, nó không sử dụng đến dàn pháo hạng hai và cũng không bị thiệt hại gì. Sau trận này Hạm đội Biển khơi Đức rất ít khi xuất hiện tại Bắc Hải nên nó chỉ hoạt động thuần túy trong nhiệm vụ tuần tra và càn quét.
Sau chiến tranh, do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington, "Monarch" được cho ngừng hoạt động năm 1921 để sử dụng như một tàu thí nghiệm và mục tiêu. Vào ngày 14 tháng 6 năm 1924, nó được giao vai trò sau cùng khi được cho ngừng hoạt động và tháo dỡ mọi thứ có giá trị tại xưởng tàu Portsmouth. Sau đó nó được tàu kéo của xưởng tàu kéo ra biển khơi, và vào ngày 21 tháng 1 năm 1925 nó là mục tiêu của nhiều đợt không kích bởi máy bay ném bom và bị đánh trúng nhiều phát. Tiếp theo sau là các cuộc thực tập tác xạ pháo 6 inch của các tàu tuần dương hạng nhẹ lớp "C": "Carysfort", "Caledon", "Curacoa" và "Calliope" cũng như pháo 4 inch của chiếc tàu khu trục lớp "V và W" "Vectis". Sau cùng là đợt thực tập của các tàu chiến-tuần dương "Hood" và "Repulse" cùng năm thiết giáp hạm lớp "Revenge": "Revenge", "Royal Oak", "Royal Sovereign", "Ramillies" và "Resolution" với các khẩu pháo hạng nặng 15 inch của chúng. Không rõ số phát đạn bắn trúng, nhưng sau 9 giờ bị bắn phá, cuối cùng nó chìm lúc 22 giờ 00 sau cú bắn trúng sau cùng từ "Revenge", ở vị trí khoảng phía Nam đảo Scilly. | 1 | null |
Nam Tề Hòa Đế (chữ Hán: 南齊和帝; 488–502), tên húy là Tiêu Bảo Dung (), tên tự Trí Chiêu (智昭), là hoàng đế cuối cùng của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông được các tướng Tiêu Dĩnh Trụ (蕭穎冑) và Tiêu Diễn đưa lên ngai vàng vào năm 501 để làm đối trọng với người anh cả là Tiêu Bảo Quyển hung bạo và độc đoán. Năm 502, khi Tiêu Bảo Quyển bị đánh bại và bị giết, Tiêu Diễn đã đoạt ngôi của nhà Tề, chấm dứt triều Nam Tề và mở đầu triều Lương. Ngay sau đó, cựu hoàng mới 14 tuổi bị Tiêu Diễn đưa đến cái chết.
Thân thế.
Tiêu Bảo Dung sinh năm 488, khi đó cha Tiêu Loan đang là Tây Xương hầu và là một quan chức cấp trung-cao dưới sự trị vì của Vũ Đế (em họ của Tiêu Loan). Mẹ của ông là chính thất của Tiêu Loan-Lưu Huệ Đoan (劉惠端), bà qua đời vào năm sau (489). Sau đó, Tiêu Loan đoạt lấy quyền lực và sát hại Tiêu Chiêu Nghiệp (cháu nội của Vũ Đế) trong một cuộc chính biến vào năm 494, và năm sau lại đoạt ngôi của Tiêu Chiêu Văn (em trai Tiêu Chiêu Nghiệp), trở thành Minh Đế. Khi đó, Tiêu Bảo Dung được phong làm Tùy quận vương. Năm 499 (sau khi Minh Đế qua đời vào năm 498), huynh trưởng Tiêu Bảo Quyển của Tiêu Bảo Dung, tức người kế vị, đã cải phong tước hiệu của ông thành Nam Khang vương. Một thời điểm nào đó từ 494 đến 499, Tiêu Bảo Dung đã kết hôn với Vương Thuấn Hoa, cháu nội của thừa tướng thời Nam Tề sơ là Vương Kiệm. Cũng trong năm 499, Tiêu Bảo Quyển đã ban cho Tiêu Bảo Dung chức thứ sử một châu quan trọng là Kinh Châu (荊州, nay là trung bộ và tây bộ Hồ Bắc), song quyền lực trên thực tế lại nằm trong tay các quan tham mưu, đặc biệt là Tiêu Dĩnh Trụ.
Nổi loạn chống lại Tiêu Bảo Quyển.
Tiêu Bảo Quyển là một vị vua độc đoán và bạo lực, thường xuyên xử tử các quan lại cấp cao vì cho rằng họ là mối đe dọa đối với quyền lực của ông ta. Vào mùa đông năm 500, ông ta xử tử thừa tướng Tiêu Ý (蕭懿), vì thế em trai của Tiêu Ý là Tiêu Diễn-thứ sử Ung Châu (雍州, nay là tây bắc bộ Hồ Bắc) đã tuyên bố nổi loạn từ trị sở Tương Dương (襄陽, nay thuộc Tương Dương, Hồ Bắc). Đáp lại, Tiêu Bảo Quyển cử tướng Lưu Sơn Dương (劉山陽) đến Kinh Châu, lệnh cho tướng này đến gặp Tiêu Dĩnh Trụ và sau đó tiến đánh Tương Dương. Tuy nhiên, Tiêu Diễn đã thuyết phục Tiêu Dĩnh Trụ rằng Lưu nhận được lệnh đánh cả Kinh Châu lẫn Ung Châu. Tiêu Dĩnh Trụ sau đó đã khiến Lưu Sơn Dương tin tưởng bằng cách xử tử sứ giả của Tiêu Diễn là Vương Thiên Hổ (王天虎), song lại đột nhiên sát hại Lưu và đoạt được đội quân của ông ta. Sau đó, Tiêu Dĩnh Trụ tuyên bố nổi dậy và ủng hộ Tiêu Bảo Dung làm lãnh đạo (trên danh nghĩa). Tiêu Dĩnh Trụ và Tiêu Bảo Dung vẫn ở tại Giang Lăng (江陵, nay thuộc Kinh Châu, Hồ Bắc), đô phủ của Kinh Châu và khi đó trở thành kinh đô lâm thời, còn Tiêu Diễn tiến về phía đông để giao chiến với quân của Tiêu Bảo Quyển. Đến mùa xuân năm 501, Tiêu Bảo Dung xưng đế (tức Hòa Đế), song quyền lực thực tế nằm trong tay Tiêu Dĩnh Trụ.
Chiến dịch tiến về phía đông của Tiêu Diễn ban đầu bế tắc tại Dĩnh Thành (郢城, nay thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc), song đến mùa thu năm 501 Diễn đã chiếm được thành và tiếp tục tiến về phía đông. Tiêu Diễn nhanh chóng tiến quân đến kinh thành Kiến Khang và bao vây kinh thành. (Trong lúc bao vây Kiến Khang, Tiêu Dĩnh Trụ đã mắc bệnh rồi qua đời; từ lúc đó, Hòa Đế do Hạ Hầu Tường (夏侯詳) và Tiêu Đảm (蕭憺) kiểm soát, cả hai người này đều ủng hộ Tiêu Diễn. Quân của Tiêu Bảo Quyển do các tướng Vương Trân Quốc (王珍國) và Trương Tắc (張稷) chỉ huy ban đầu đã có thể thủ thành. Tuy nhiên, sau đó các thuộc hạ của Tiêu Bảo Quyến lại bẩm báo rằng họ tin việc Kiến Khang vẫn còn bị bao vây là do hai tướng Vương và Trân đã không tận lực chiến đấu, hai tướng trở nên sợ hãi nên đã ám sát Tiêu Bảo Quyển rồi đầu hàng.
Sau khi đánh bại Tiêu Bảo Quyển.
Sau khi chiến thắng Tiêu Bảo Quyển, Tiêu Diễn đã để mẹ của Tiêu Chiêu Nghiệp-Thái hậu Vương Bảo Minh làm người nhiếp chính trên danh nghĩa tại Kiến Khang và nắm quyền trên thực tế nhân danh bà. Tiêu Diễn đã buộc bà phải ban cho ông ta các tước hiệu dần cao hơn, bao gồm cả tước Lương Công và Lương vương, và ban cho ông ta cửu tích. Các anh em của Tiêu Bảo Dung dần dần đều bị sát hại, ngoại trừ Tấn An quận vương Tiêu Bảo Nghĩa (蕭寶義) do người này bị tàn tật, và Bà Dương vương Tiêu Bảo Dân do người này đã chạy trốn sang Bắc Ngụy. Đến cuối mùa xuân năm 502, Tiêu Đảm mới đưa Hòa Đế tiến về phía đông để đến kinh thành, song trước khi ông đến nơi, Tiêu Diễn đã buộc Hòa Đế ban chiếu chỉ nhường ngôi lại cho ông ta, chấm dứt triều Nam Tề và mở ra triều Lương. Chiếu chỉ được Vương Thái hậu xác nhận.
Tiêu Diễn (tức Lương Vũ Đế) ban đầu phong Tiêu Bảo Dung là Ba Lăng vương, ra lệnh để một phủ ở Cô Thục (姑孰, nay thuộc Mã An Sơn, An Huy) cho Tiêu Bảo Dung. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, theo lời khuyên của Thẩm Ước rằng Tiêu Bảo Dung sẽ là một mối đe dọa trong tương lại, Tiêu Diễn đã cử người đến buộc Tiêu Bảo Dung phải tự sát bằng rượu độc. Tiêu Bảo Dung từ chối tự sát, song tỏ ý rằng ông sẵn sàng để bị giết, và uống rượu cho say. Người do Tiêu Diễn cử đến là Trịnh Bá Cầm (鄭伯禽) sau đó đã giết chết ông. Ông được an táng theo nghi lễ hoàng đế. | 1 | null |
HMS "Conqueror" là một thiết giáp hạm dreadnought lớp "Orion" được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã phục vụ cùng Hải đội Chiến trận 2 thuộc Hạm đội Grand trong chiến tranh, và đã chiến đấu trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916 không bị hư hại. Sau chiến tranh, do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington, "Conqueror" được cho ngừng hoạt động năm 1921 và bị tháo dỡ.
Thiết kế và chế tạo.
Bối cảnh.
"Conqueror" và những chiếc chị em được đặt lườn vào lúc chính phủ Đảng Dân chủ Tự do Anh buộc phải thực hiện cam kết lúc tuyển cử sẽ cắt giảm mức độ chi tiêu vũ trang. Những thông tin sai lệch được Tùy viên Hải quân tại Đức cung cấp cho thấy họ đang chế tạo dreadnought với một tốc độ, nếu như không đối đầu, cũng sẽ xấp xỉ ngang bằng với lực lượng Anh. Vào lúc đó đang tồn tại một chính sách có tên "Tiêu chuẩn hai thế lực", đòi hỏi hạm đội chiến trận Anh phải luôn luôn mạnh hơn 10% so với lực lượng của hai cường quốc hải quân tiếp theo cộng lại. Theo như được báo cáo lên chính phủ Anh, kế hoạch của Đức được xem như rõ ràng phá vỡ chính sách này. Vì vậy Reginald McKenna, Bộ trưởng Hải quân Anh, đã thúc đẩy trình kế hoạch chế tạo lớp "Orion" sang Quốc hội Anh với sự ủng hộ của Thủ tướng Anh H.H. Asquith, nhưng dưới sự phản đối của David Lloyd-George và Winston Churchill.
Được đặt hàng theo Ngân sách Hải quân 1909, "Conqueror" được hãng William Beardmore and Company chế tạo tại xưởng tàu Dalmuir ở Clydebank với chi phí 1.891.164 Bảng Anh. Nó được đặt lườn vào ngày 5 tháng 4 năm 1910, hạ thủy vào ngày 1 tháng 5 năm 1911 và đưa ra hoạt động vào tháng 11 năm 1912.
Đặc tính chung.
Lớp "Orion" là những thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên của Anh, và cũng là đầu tiên trên thế giới ngoại trừ "South Carolina" và "Michigan" của Hải quân Hoa Kỳ, trang bị toàn bộ dàn pháo chính trên trục giữa con tàu. Thiết kế này được đưa ra trước khi có quyết định sau cùng về cỡ pháo. Người ta biết phía Đức sản xuất một số lượng lớn nòng pháo cỡ và , trong khi kiểu pháo 12 inch/50 calibre đã đạt đến cuối chu kỳ phát triển, nên có nhu cầu phải tăng cỡ nòng pháo chính lên . Điều này đến lượt nó đưa đến sự gia tăng đáng kể kích thước con tàu so với những chiếc dreadnought trước đó, và trọng lượng choán nước tăng thêm khoảng .
"Conqueror" có chiều dài chung ; nó có mạn thuyền rộng tối đa và mớn nước . Trong lượng choán nước của nó là ở tải trọng thông thường và lên đến khi đầy tải nặng. Cột ăn-ten trước được bố trí ngay phía sau ống khói trước, giống như trường hợp của HMS "Dreadnought" và "Colossus" (nhưng không như các lớp "Bellerophon" và "St. Vincent"). Việc này khiến bệ điều khiển hỏa lực bên trên cột hầu như không sống được bởi khói và hơi nóng khi đi vào hướng gió. Lý do duy nhất cho sự sắp xếp này là thuận tiện để bố trí móc treo các chiếc xuồng của con tàu. Để giảm nhẹ phần nào sự bất tiện này, ống khói trước có đường kính nhỏ hơn và chỉ thoát hơi cho sáu nồi hơi, 12 nồi hơi còn lại được thoát qua ống khói sau. Chiều cao của cột ăn-ten chính được hạ thấp và lưới chống ngư lôi được tháo dỡ vào năm 1915; bệ điều khiển hỏa lực được mở rộng sau trận Jutland năm 1916 cũng như một bệ phóng máy bay được đặt trên nóc tháp pháo "B".
Hệ thống động lực.
"Conqueror" được vận hành bởi bốn turbine hơi nước Parsons dẫn động bốn trục chân vịt. Các trục chân vịt giữa được nối với các turbine áp lực cao trước và sau với một tầng hộp số phía trước để đi đường trường, sẽ ngắt ra khỏi turbine chính bởi một van nối tắt. Các trục chân vịt bên mạn được nối với các turbine áp lực thấp trước và sau; khi đi đường trường chúng được tắt bớt và con tàu chỉ thuần túy dựa vào các trục giữa. Hơi nước cho các turbine được cung cấp từ 18 nồi hơi Babcock and Wilcox, phân thành ba phòng nồi hơi với sáu nồi hơi mỗi phòng. Chúng chủ yếu đốt than, nhưng được phun thêm dầu để làm tăng nhanh áp suất hơi nước.
Công suất thiết kế là cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa . Bình thường con tàu mang theo than, nhưng có thể chở tối đa cộng với dầu đốt; phạm vi hoạt động của nó là ở tốc độ đường trường , hoặc ở tốc độ . Khi chạy thử máy "Conqueror" đạt đến công suất tối đa và tốc độ tối đa .
Vũ khí.
Dàn pháo chính bao gồm mười khẩu pháo BL /45 caliber Mark V đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều trên trục giữa con tàu. Tháp pháo "A" bố trí trên sàn trước với góc bắn không giới hạn bên trên sàn tàu khoảng 300°. Tháp pháo "B" được đặt ngay sau tháp pháo "A" một sàn cao hơn; trên lý thuyết nó cũng có góc bắn tương đương, nhưng do việc Bộ Hải quân Anh khăng khăng giữ lại vòm quan sát trên các nóc tháp pháo, việc khai hỏa ngay bên trên tháp pháo "A" gây hiệu ứng áp lực nổ không chịu nổi cho những người bên trong, nên chỉ giới hạn trong góc bắn qua mạn tàu. Tháp pháo "Q", được đặt giữa ống khói sau và cấu trúc thượng tầng phía sau và một sàn thấp hơn tháp pháo "A", có góc bắn 120° qua cả hai bên mạn nhưng không thể bắn trực tiếp ra phía trước hay phía sau. Tháp pháo "X" được đặt ngang mức tháp pháo "A" trên sàn sau và bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "Y"; nó có góc bắn lý thuyết và giới hạn tương tự như trường hợp tháp pháo "B" do cùng một lý do. Tháp pháo "Y" được đặt trên sàn sau ngang với tháp pháo "Q" với góc bắn không giới hạn ra phía sau trên 300°. Lượng đạn dược mang theo tối đa của con tàu là 100 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo.
Kiểu pháo BL 13,5 inch Mark V dài trên , nòng pháo nặng hơn và có tuổi thọ hơn 450 lượt bắn. Chúng bắn ra đạn pháo xuyên thép (CAP) nặng với thuốc nổ hoặc đạn pháo nổ mạnh (HE) nặng với thuốc nổ. Sử dụng liều thuốc phóng cordite, chúng đạt tầm xa tối đa ở góc nâng 20°. Ở khoảng cách đạn pháo xuyên thép (CAP) có thể xuyên thủng vỏ giáp Krupp dày . Tháp pháo kiểu Mark V trang bị cho "Conqueror" nặng khoảng .
Mười sáu khẩu pháo BL Mk VII nạp bằng khóa nòng được trang bị cho dàn pháo hạng hai. Chúng được bố trí đối xứng với tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía trước có góc bắn ra phía trước và bên mạn, và tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía sau bắn ra bên mạn và phía sau; chúng bắn ra đạn pháo nặng đến tầm xa tối đa và có tốc độ bắn từ 6 đến 8 phát mỗi phút. Số khẩu pháo được giảm còn 13 khẩu trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và một khẩu 4 inch phòng không được trang bị trên sàn sau. Nó còn có bốn khẩu pháo chào 3-pounder gắn cao trên cấu trúc thượng tầng, cùng ba ống phóng ngư lôi ngầm gồm một ống mỗi bên mạn và một phía đuôi. Lớp "Orion" sử dụng kiểu ngư lôi Whitehead Mark II có tầm xa tối đa ở tốc độ hoặc ở tốc độ và đầu đạn chứa thuốc nổ TNT. Có tổng cộng 20 quả ngư lôi được mang theo.
Kiểm soát hỏa lực.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực của con tàu bao gồm một máy đo tầm xa đặt trên nóc kiểm soát hỏa lực. Thông tin về tầm xa và phương hướng của mục tiêu được chuyển đến Bảng điều khiển hỏa lực Dreyer, một máy tính cơ khí sơ khai do Frederic Charles Dreyer sáng chế và phát triển; nó tính toán đối chiếu hướng và tốc độ gió, hướng và tốc độ của con tàu, hướng và tốc độ của mục tiêu, nhiệt độ và độ hao mòn của nòng pháo cùng những hiệu chỉnh cho hiệu ứng Coriolis. Kết quả tính toán góc xoay và góc nâng các khẩu pháo được truyền bằng điện trở lại tháp pháo, nơi các pháo thủ làm theo chỉ thị được hướng dẫn. Khi đạn pháo nạp xong, nút chuyển trên khóa nòng đóng lại làm bật sáng đèn chỉ thị trên tháp chỉ huy; các khẩu pháo được sĩ quan hỏa lực khai hỏa bằng điện.
Vỏ giáp.
Vào lúc thiết kế lớp "Orion", cỡ nòng pháo lớn nhất trang bị cho thiết giáp hạm của mọi nước khác là . Tuy nhiên, người ta tin rằng trong xu hướng tiếp tục tăng thêm kích thước của các lớp tàu chiến, cỡ nòng pháo chắc chắn sẽ tăng lên. Vì thế "Conqueror" và các tàu chị em được trang bị vỏ giáp mạnh và rộng rãi hơn so với những chiếc dreadnought Anh trước đó. Đai giáp ở mực nước dày , kéo dài từ ngang giữa bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y"; mép dưới của đai giáp mở rộng bên dưới mực nước ở tải trọng thông thường. Bên trên đai giáp này là một đai giáp trên dày có cùng chiều dài và mở rộng lên phía trên nhiều hơn so với những chiếc dreadnought trước đó; mép trên của nó ngang với sàn giữa, cung cấp một chiều cao toàn bộ của đai giáp là . Phía trước bệ tháp pháo "A", đai giáp kéo dài một khoảng ngắn dày vuốt mỏng còn ; và phần sau đuôi của đai giáp tiếp tục một khoảng ngắn dày . Mũi và đuôi con tàu không được bọc giáp.
Một đai giáp chống ngư lôi chạy dài từ bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y", mở rộng từ sàn dưới đến đáy tàu; nó có độ dày thay đổi và được dự định ngăn ngừa ngư lôi hay thủy lôi có thể kích nổ hầm đạn. Một vách ngăn bọc thép dày bố trí ở phần cuối của đai giáp chung quanh bệ tháp pháo "Y", và thêm một vách ngăn khác ở giữa nó và đuôi tàu dày ; cả hai mở rộng từ sàn dưới đến sàn trên. Vách ngăn phía trước kéo dài từ mép trước của đai giáp cả hai bên mạn đến mặt bệ tháp pháo "A" dày giữa sàn trước và sàn chính, và giữa sàn chính và sàn dưới. Một vách ngăn khác dày được bố trí giữa nó và mũi tàu, khoảng một-phần-ba khoảng cách từ mũi đến bệ tháp pháo phía trước.
Có bốn lớp sàn tàu bọc thép. Sàn trên và sàn chính dày , sàn giữa dày trong khi sàn dưới dày vuốt mỏng còn 1 inch phía trước và vuốt mỏng còn phía sau. Chỗ dày nhất được bố trí bên trên hầm đạn và động cơ. Mặt trước của các tháp pháo dày , đai của bệ tháp pháo dày . Chỗ dày nhất của bệ tháp pháo là , nhưng vuốt mỏng còn nơi các cấu trúc hoặc sàn tàu tiếp giáp đã cung cấp một mức độ bảo vệ nào đó. Tháp chỉ huy được bảo vệ bởi vỏ giáp dày .
Lịch sử hoạt động.
"Conqueror" được đưa ra hoạt động vào tháng 11 năm 1912 và là chiếc cuối cùng trong số bốn chiếc trong lớp "Orion" được hoàn tất, sau các chiếc "Orion", "Monarch" và "Thunderer"; tất cả hình thành nên Đội 2 của Hải đội Chiến trận 2. Đơn vị này gia nhập Hạm đội Nhà vào năm 1914; và vào ngày 27 tháng 12 năm 1914 nó bị con tàu chị em "Monarch" húc phải, gây hư hại đáng kể cho cả hai con tàu. "Conqueror" được sửa chữa tạm thời tại Scapa Flow và Invergordon trước khi được sửa chữa hoàn toàn tại Devonport. Nó gia nhập trở lại hạm đội vào tháng 3 năm 1915.
Trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, cả bốn chiếc trong lớp "Orion" đều hiện diện dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Arthur Leveson, đặt cờ hiệu của mình trên chiếc "Orion"; chỉ huy của "Conqueror" là Hạm trưởng Đại tá Hải quân O. Backhouse. Người ta cho rằng "Conqueror" đã gặp trục trặc động cơ trong trận chiến và không thể duy trì tốc độ , vì một tín hiệu của Đô đốc John Jellicoe lúc 17 giờ 17 phút chỉ thị cho "Thunderer" sẵn sàng thay vị trí nếu "Conqueror" không giữ được tốc độ. "Conqueror" tham chiến lúc 18 giờ 31 phút khi nó trông thấy một thiết giáp hạm Đức thuộc lớp "König" ở khoảng cách và đã bắn ba loạt đạn pháo 13,5 inch; không phát nào trúng đích và mục tiêu nhanh chóng biến mất trong làn khói và sương mù. Vài phút sau chiếc tàu tuần dương "Wiesbaden" bị đánh hỏng xuất hiện, nó đã bị tàu chiến-tuần dương "Invincible" đánh bất động, và giờ đây bị một số lớn thiết giáp hạm Anh nả pháo. Đến 19 giờ 12 phút, "Conqueror" đụng độ với các tàu khu trục thuộc các chi hạm đội 3, 6 và 9 của Đức đang tung ra đợt tấn công bằng ngư lôi nhằm thu hút Hạm đội Grand để Hạm đội Biển khơi Đức thoát về phía Nam, đồng thời cũng nhằm cứu những người sống sót của "Wiesbaden". "Conqueror" đối đầu với chúng bằng đạn pháo 13,5 inch nhưng không trúng phát nào.
Trong suốt trận chiến "Conqueror" đã bắn tổng cộng 57 quả đạn pháo 13,5 inch, gồm 16 quả đạn xuyên thép và 41 quả đạn nổ mạnh; nó không chịu bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào. Sau trận này Hạm đội Biển khơi Đức rất ít khi xuất hiện tại Bắc Hải nên nó chỉ hoạt động thuần túy trong nhiệm vụ tuần tra và càn quét. Sau chiến tranh, do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington, "Conqueror" được cho ngừng hoạt động vào năm 1921 và bị bán để tháo dỡ vào năm 1922. | 1 | null |
HMS "Thunderer" là một thiết giáp hạm dreadnought lớp "Orion" được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó đã phục vụ cùng Hải đội Chiến trận 2 thuộc Hạm đội Grand trong chiến tranh, và đã chiến đấu trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5-1 tháng 6 năm 1916 không bị hư hại. Sau chiến tranh, do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington, "Thunderer" được cho ngừng hoạt động năm 1921 và trở thành một tàu huấn luyện học viên sĩ quan, rồi bị bán để tháo dỡ vào năm 1926.
Thiết kế và chế tạo.
Bối cảnh.
"Thunderer" và những chiếc chị em được đặt lườn vào lúc chính phủ Đảng Dân chủ Tự do Anh buộc phải thực hiện cam kết lúc tuyển cử sẽ cắt giảm mức độ chi tiêu vũ trang. Những thông tin sai lệch được Tùy viên Hải quân tại Đức cung cấp cho thấy họ đang chế tạo dreadnought với một tốc độ, nếu như không đối đầu, cũng sẽ xấp xỉ ngang bằng với lực lượng Anh. Vào lúc đó đang tồn tại một chính sách có tên "Tiêu chuẩn hai thế lực", đòi hỏi hạm đội chiến trận Anh phải luôn luôn mạnh hơn 10% so với lực lượng của hai cường quốc hải quân tiếp theo cộng lại. Theo như được báo cáo lên chính phủ Anh, kế hoạch của Đức được xem như rõ ràng phá vỡ chính sách này. Vì vậy Reginald McKenna, Bộ trưởng Hải quân Anh, đã thúc đẩy trình kế hoạch chế tạo lớp "Orion" sang Quốc hội Anh với sự ủng hộ của Thủ tướng Anh H.H. Asquith nhưng dưới sự phản đối của David Lloyd-George và Winston Churchill.
"Thunderer" đặt hàng theo Ngân sách Hải quân 1909 và được chế tạo bởi hãng Thames Ironworks với chi phí 1.892.823 Bảng Anh, đắt nhất trong tất cả những chiếc trong lớp. Nó được đặt lườn vào ngày 16 tháng 4 năm 1910, hạ thủy vào ngày 1 tháng 2 năm 1911 và đưa ra hoạt động vào tháng 5 năm 1912. "Thunderer" là chiếc thiết giáp hạm cuối cùng được chế tạo trên sông Thames trước khi hãng tàu phải đóng cửa do phá sản; hầu hết các đơn đặt hàng lúc đó đều đi đến các xưởng đóng tàu phía Bắc.
Đặc tính chung.
Lớp "Orion" là những thiết giáp hạm dreadnought đầu tiên của Anh, và cũng là đầu tiên trên thế giới ngoại trừ "South Carolina" và "Michigan" của Hải quân Hoa Kỳ, trang bị toàn bộ dàn pháo chính trên trục giữa con tàu. Thiết kế này được đưa ra trước khi có quyết định sau cùng về cỡ pháo. Người ta biết phía Đức sản xuất một số lượng lớn nòng pháo cỡ và , trong khi kiểu pháo 12 inch/50 calibre đã đạt đến cuối chu kỳ phát triển, nên có nhu cầu phải tăng cỡ nòng pháo chính lên . Điều này đến lượt nó đưa đến sự gia tăng đáng kể kích thước con tàu so với những chiếc dreadnought trước đó, và trọng lượng choán nước tăng thêm khoảng .
"Thunderer" có chiều dài chung ; nó có mạn thuyền rộng tối đa và mớn nước . Trong lượng choán nước của nó là ở tải trọng thông thường và lên đến khi đầy tải nặng. Cột ăn-ten trước được bố trí ngay phía sau ống khói trước, giống như trường hợp của HMS "Dreadnought" và "Colossus" (nhưng không như các lớp "Bellerophon" và "St. Vincent"). Việc này khiến bệ điều khiển hỏa lực bên trên cột hầu như không sống được bởi khói và hơi nóng khi đi vào hướng gió. Lý do duy nhất cho sự sắp xếp này là thuận tiện để bố trí móc treo các chiếc xuồng của con tàu. Để giảm nhẹ phần nào sự bất tiện này, ống khói trước có đường kính nhỏ hơn và chỉ thoát hơi cho sáu nồi hơi, 12 nồi hơi còn lại được thoát qua ống khói sau. Chiều cao của cột ăn-ten chính được hạ thấp và lưới chống ngư lôi được tháo dỡ vào năm 1915; bệ điều khiển hỏa lực được mở rộng sau trận Jutland năm 1916 cũng như một bệ phóng máy bay được đặt trên nóc tháp pháo "B".
Hệ thống động lực.
"Thunderer" được vận hành bởi bốn turbine hơi nước Parsons dẫn động bốn trục chân vịt. Các trục chân vịt giữa được nối với các turbine áp lực cao trước và sau với một tầng hộp số phía trước để đi đường trường, sẽ ngắt ra khỏi turbine chính bởi một van nối tắt. Các trục chân vịt bên mạn được nối với các turbine áp lực thấp trước và sau; khi đi đường trường chúng được tắt bớt và con tàu chỉ thuần túy dựa vào các trục giữa. Hơi nước cho các turbine được cung cấp từ 18 nồi hơi Babcock and Wilcox, phân thành ba phòng nồi hơi với sáu nồi hơi mỗi phòng. Chúng chủ yếu đốt than, nhưng được phun thêm dầu để làm tăng nhanh áp suất hơi nước.
Công suất thiết kế là cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa . Bình thường con tàu mang theo than, nhưng có thể chở tối đa cộng với dầu đốt; phạm vi hoạt động của nó là ở tốc độ đường trường , hoặc ở tốc độ .
Vũ khí.
Dàn pháo chính bao gồm mười khẩu pháo BL /45 caliber Mark V đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều trên trục giữa con tàu. Tháp pháo "A" bố trí trên sàn trước với góc bắn không giới hạn bên trên sàn tàu khoảng 300°. Tháp pháo "B" được đặt ngay sau tháp pháo "A" một sàn cao hơn; trên lý thuyết nó cũng có góc bắn tương đương, nhưng do việc Bộ Hải quân Anh khăng khăng giữ lại vòm quan sát trên các nóc tháp pháo, việc khai hỏa ngay bên trên tháp pháo "A" gây hiệu ứng áp lực nổ không chịu nổi cho những người bên trong, nên chỉ giới hạn trong góc bắn qua mạn tàu. Tháp pháo "Q", được đặt giữa ống khói sau và cấu trúc thượng tầng phía sau và một sàn thấp hơn tháp pháo "A", có góc bắn 120° qua cả hai bên mạn nhưng không thể bắn trực tiếp ra phía trước hay phía sau. Tháp pháo "X" được đặt ngang mức tháp pháo "A" trên sàn sau và bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "Y"; nó có góc bắn lý thuyết và giới hạn tương tự như trường hợp tháp pháo "B" do cùng một lý do. Tháp pháo "Y" được đặt trên sàn sau ngang với tháp pháo "Q" với góc bắn không giới hạn ra phía sau trên 300°. Lượng đạn dược mang theo tối đa của con tàu là 100 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo.
Kiểu pháo BL 13,5 inch Mark V dài trên , nòng pháo nặng hơn và có tuổi thọ hơn 450 lượt bắn. Chúng bắn ra đạn pháo xuyên thép (CAP) nặng với thuốc nổ hoặc đạn pháo nổ mạnh (HE) nặng với thuốc nổ. Sử dụng liều thuốc phóng cordite, chúng đạt tầm xa tối đa ở góc nâng 20°. Ở khoảng cách đạn pháo xuyên thép (CAP) có thể xuyên thủng vỏ giáp Krupp dày . Tháp pháo kiểu Mark V trang bị cho "Thunderer" nặng khoảng .
Mười sáu khẩu pháo BL Mk VII nạp bằng khóa nòng được trang bị cho dàn pháo hạng hai. Chúng được bố trí đối xứng với tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía trước có góc bắn ra phía trước và bên mạn, và tám khẩu trên cấu trúc thượng tầng phía sau bắn ra bên mạn và phía sau; chúng bắn ra đạn pháo nặng đến tầm xa tối đa và có tốc độ bắn từ 6 đến 8 phát mỗi phút. Số khẩu pháo được giảm còn 13 khẩu trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và một khẩu 4 inch phòng không được trang bị trên sàn sau. Nó còn có bốn khẩu pháo chào 3-pounder gắn cao trên cấu trúc thượng tầng, cùng ba ống phóng ngư lôi ngầm gồm một ống mỗi bên mạn và một phía đuôi. Lớp "Orion" sử dụng kiểu ngư lôi Whitehead Mark II có tầm xa tối đa ở tốc độ hoặc ở tốc độ và đầu đạn chứa thuốc nổ TNT. Có tổng cộng 20 quả ngư lôi được mang theo.
Kiểm soát hỏa lực.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực của con tàu bao gồm một máy đo tầm xa đặt trên nóc kiểm soát hỏa lực. Thông tin về tầm xa và phương hướng của mục tiêu được chuyển đến Bảng điều khiển hỏa lực Dreyer, một máy tính cơ khí sơ khai do Frederic Charles Dreyer sáng chế và phát triển; nó tính toán đối chiếu hướng và tốc độ gió, hướng và tốc độ của con tàu, hướng và tốc độ của mục tiêu, nhiệt độ và độ hao mòn của nòng pháo cùng những hiệu chỉnh cho hiệu ứng Coriolis. Kết quả tính toán góc xoay và góc nâng các khẩu pháo được truyền bằng điện trở lại tháp pháo, nơi các pháo thủ làm theo chỉ thị được hướng dẫn. Khi đạn pháo nạp xong, nút chuyển trên khóa nòng đóng lại làm bật sáng đèn chỉ thị trên tháp chỉ huy; các khẩu pháo được sĩ quan hỏa lực khai hỏa bằng điện.
Vỏ giáp.
Vào lúc thiết kế lớp "Orion", cỡ nòng pháo lớn nhất trang bị cho thiết giáp hạm của mọi nước khác là . Tuy nhiên, người ta tin rằng trong xu hướng tiếp tục tăng thêm kích thước của các lớp tàu chiến, cỡ nòng pháo chắc chắn sẽ tăng lên. Vì thế "Thunderer" và các tàu chị em được trang bị vỏ giáp mạnh và rộng rãi hơn so với những chiếc dreadnought Anh trước đó. Đai giáp ở mực nước dày , kéo dài từ ngang giữa bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y"; mép dưới của đai giáp mở rộng bên dưới mực nước ở tải trọng thông thường. Bên trên đai giáp này là một đai giáp trên dày có cùng chiều dài và mở rộng lên phía trên nhiều hơn so với những chiếc dreadnought trước đó; mép trên của nó ngang với sàn giữa, cung cấp một chiều cao toàn bộ của đai giáp là . Phía trước bệ tháp pháo "A", đai giáp kéo dài một khoảng ngắn dày vuốt mỏng còn ; và phần sau đuôi của đai giáp tiếp tục một khoảng ngắn dày . Mũi và đuôi con tàu không được bọc giáp.
Một đai giáp chống ngư lôi chạy dài từ bệ tháp pháo "A" đến bệ tháp pháo "Y", mở rộng từ sàn dưới đến đáy tàu; nó có độ dày thay đổi và được dự định ngăn ngừa ngư lôi hay thủy lôi có thể kích nổ hầm đạn. Một vách ngăn bọc thép dày bố trí ở phần cuối của đai giáp chung quanh bệ tháp pháo "Y", và thêm một vách ngăn khác ở giữa nó và đuôi tàu dày ; cả hai mở rộng từ sàn dưới đến sàn trên. Vách ngăn phía trước kéo dài từ mép trước của đai giáp cả hai bên mạn đến mặt bệ tháp pháo "A" dày giữa sàn trước và sàn chính, và giữa sàn chính và sàn dưới. Một vách ngăn khác dày được bố trí giữa nó và mũi tàu, khoảng một-phần-ba khoảng cách từ mũi đến bệ tháp pháo phía trước.
Có bốn lớp sàn tàu bọc thép. Sàn trên và sàn chính dày , sàn giữa dày trong khi sàn dưới dày vuốt mỏng còn 1 inch phía trước và vuốt mỏng còn phía sau. Chỗ dày nhất được bố trí bên trên hầm đạn và động cơ. Mặt trước của các tháp pháo dày , đai của bệ tháp pháo dày . Chỗ dày nhất của bệ tháp pháo là , nhưng vuốt mỏng còn nơi các cấu trúc hoặc sàn tàu tiếp giáp đã cung cấp một mức độ bảo vệ nào đó. Tháp chỉ huy được bảo vệ bởi vỏ giáp dày .
Lịch sử hoạt động.
Khi được đưa ra hoạt động vào tháng 6 năm 1912, "Thunderer" cùng với các tàu chị em "Orion", "Monarch" và "Conqueror" hình thành nên Đội 2 của Hải đội Chiến trận 2. Hoạt động trước chiến tranh của chúng tiêu biểu cho mọi tàu chiến chủ lực của hạm đội Anh vào lúc đó, bao gồm các cuộc cơ động hạm đội và thực hành chiến trận. Nó được tái trang bị vào tháng 12 năm 1914.
Trong trận Jutland vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, cả bốn chiếc trong lớp "Orion" đều hiện diện dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Arthur Leveson, đặt cờ hiệu của mình trên chiếc "Orion"; chỉ huy của "Thunderer" là Hạm trưởng Đại tá Hải quân J.A. Fergusson. Nó nhìn thấy các tàu chiến Đức lần đầu tiên lúc 18 giờ 30 phút ở khoảng cách , nhưng vì là chiếc cuối cùng trong hàng của Đội 2 và tầm nhìn bị che khuất bởi khói của ba con tàu chị em đi trước, nó đã không thể nổ súng. Đến 19 giờ 15 phút, nó nhìn thấy hai thiết giáp hạm đối phương qua khoảng trống giữa hai chiếc "Royal Oak" và "Iron Duke", và đã bắn hai loạt đạn pháo xuyên thép (CAP) nhằm vào chiếc dẫn đầu nhưng đều trượt. Đó là lần cuối cùng "Thunderer" nhìn thấy đối phương. Khi Hạm đội Biển khơi Đức tách ra khỏi trận chiến và rút lui về phía Nam, tàu chiến-tuần dương "Moltke" trông thấy bốn tàu chiến lớn của đối phương lúc 22 giờ 40 phút; đó chính là bốn chiếc thuộc lớp "Orion", và con tàu Đức đã may mắn thoát đi vì các trinh sát viên Anh không nhìn thấy nó.
Trong suốt trận chiến "Thunderer" chỉ bắn ra tổng cộng 37 quả đạn pháo xuyên thép 13,5 inch, và giống như các tàu chị em, nó không sử dụng đến dàn pháo hạng hai và cũng không bị thiệt hại gì. Sau trận này Hạm đội Biển khơi Đức rất ít khi xuất hiện tại Bắc Hải nên nó chỉ hoạt động thuần túy trong nhiệm vụ tuần tra và càn quét. Vào năm 1917 "Thunderer" được bổ sung các bệ phóng máy bay trên nóc các tháp pháo "B" và "X". Sau chiến tranh nó hoạt động như một tàu huấn luyện học viên sĩ quan từ năm 1921, và với vai trò này nó là chiếc duy nhất còn lại trong lớp khi các tàu chị em phải tháo dỡ hay đánh chìm theo những điều khoản mà Hiệp ước Hải quân Washington quy định. Cuối cùng vào tháng 11 năm 1926 nó cũng bị bán để tháo dỡ tại Rosyth. | 1 | null |
Tiêu Trưởng Mậu (蕭長懋) (458–493), tên tự Vân Kiều (雲喬), biệt danh Bạch Trạch (白澤), tước hiệu chính thức là Văn Huệ thái tử (文惠太子), sau được truy thụy Văn hoàng đế (文皇帝) cùng miếu hiệu Thế Tông (世宗), là một thái tử của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai cả của Vũ Đế Tiêu Trách, song đã qua đời trước phụ hoàng. Sau khi ông qua đời, con trai Tiêu Chiêu Nghiệp của ông trở thành Hoàng thái tôn và cuối cùng đã có thể kế vị Vũ Đế, song đã sớm bị anh họ của Vũ Đế- Tiêu Loan đoạt lấy quyền lực. Năm 498, tất cả hậu duệ của Tiêu Trưởng Mậu đều bị tiêu diệt.
Thân thế.
Tiêu Trưởng Mậu sinh năm 458, khi đó cha Tiêu Trách mới 18 tuổi, và do là cháu đích tôn của Tiêu Đạo Thành, người khi đó đang là một tướng của Lưu Tống, ông nội đã rất yêu quý Trường Mậu. Mẹ của ông là Bùi Huệ Chiêu (裴惠昭), chính thất của Tiêu Trách. Năm 477, sau khi Tiêu Đạo Thành đoạt lấy quyền lực khi ám sát Lưu Tống Hậu Phế Đế, và lập em trai của Hậu Phế Đế là Lưu Chuẩn làm hoàng đế (tức Thuận Đế), Tướng Thẩm Du Chi (沈攸之) đã nổi dậy chống lại Tiêu Đạo Thành từ Kinh Châu (荊州, nay là trung bộ và tây bộ Hồ Bắc), và Tiêu Trách được giao trấn thủ Bồn Khẩu (湓口, nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây) để chuẩn bị chống lại một cuộc tấn công cuối cùng có thể xảy ra của quân Thẩm, Tiêu Trưởng Mậu đã giúp đỡ cha trong việc duyệt binh. Sau khi Thẩm Du Chi bị đánh bại, Tiêu Trưởng Mậu ban đầu đã trở về kinh thành Kiến Khang để phụng sự cho ông nội, song sau đó được phong làm thứ sử Ung Châu (雍州, nay thuộc tây nam bộ Hà Nam và tây bắc bộ Hồ Bắc).
Khi là Nam quận vương.
Năm 479, Tiêu Đạo Thành đoạt ngôi từ Thuận Đế, chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề. Tiêu Trách được phong làm thái tử, và trong một hành động chưa từng có tiền lệ, Tiêu Trưởng Mậu được phong làm Nam quận vương. (Trước đó, tại Nam triều, không có con trai nào của một thái tử được phong vương.) Năm 480, ông được triệu hồi về Kiến Khang để trấn thủ Thạch Đầu thành. Khi Bùi thái tử phi qua đời trong năm đó, theo đề xuất của thừa tướng Vương Kiệm (王儉), Tiêu Trưởng Mậu bị ngăn không được thực hiện đầy đủ các nghi lễ trong tang lễ của mẹ do tầm quan trọng của chức vụ mà ông đang nắm giữ, song vị trí trấn thủ của ông đã được chuyển từ Thạch Đầu về vùng ngoại vi Tây Châu (西州). Năm 482, ông được ban chức thứ sử Nam Từ Châu (南徐州, nay là phía tây trung bộ Giang Tô). Sau khi Cao Đế qua đời vào năm 482, Tiêu Trách đã lên ngôi kế vị (tức Vũ Đế), Tiêu Trưởng Mậu được phong làm thái tử. Vương phi Vương Bảo Minh được phong làm thái tử phi, và con trai cả Tiêu Chiêu Nghiệp của ông được phong làm Nam quận vương.
Làm thái tử.
Tiêu Trưởng Mậu gần gũi với em trai của mình, Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương (蕭子良), và cả hai đều là tín đồ của Phật giáo. Tuy vậy, mặc dù có đức tin Phật giáo, Tiêu Trưởng Mậu lại có tính hoang phí và xa xỉ trong lối sống, ông sử dụng nhiều đồ vật chỉ thích hợp cho hoàng đế, song ông được đánh giá là có lòng tốt và hiếu khách. Tuy nhiên, ông e sợ người em trai bốc đồng song có đầu óc quân sự là Ba Đông vương Tiêu Tử Hưởng (蕭子響). Tiêu Tử Hưởng đã cho xử tử một số thành viên quân sư cho ông ta vào năm 490, điều này đã khiến Tiêu Trách nổi giận và đưa quân đi đánh, Tiêu Trưởng Mậu đã bí mật chỉ thị cho tướng Tiêu Thuận Chi (蕭順之) không được để cho Tiêu Tử Hưởng trở về Kiến Khang mà còn sống, và sau đó, thậm chí cả khi Tiêu Tử Hưởng đã chịu khuất phục trước Tiêu Thuận Chi và yêu cầu được gặp phụ hoàng để nhận tội, Tiêu Thuận Chi đã bóp cổ sát hại Tiêu Tử Hưởng.
Tiêu Trưởng Mậu không ưa anh họ của Vũ Đế (cháu trai của Cao Đế) Tây Xương hầu Tiêu Loan. Tiêu Tử Lương là một bằng hữu với Tiêu Loan nên đã cố bảo vệ người này, song Tiêu Trưởng Mậu không biết được điều này.
Cuối thời gian trị vì của Vũ Đế, ông ta muốn dành thời gian để tham gia yến tiệc và đi du ngoạn, và thường trao quyền cho Thái tử Trưởng Mậu xử lý các vấn đề quan trọng, và do đó quyền lực của thái tử được thiết lập trên khắp đế chế. Tuy nhiên, Tiêu Trưởng Mậu cũng thường bị ốm, và thân hình to lớn của ông có thể đã khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Vào mùa xuân năm 493, ông qua đời. Ngay sau đó, Vũ Đế lập con trai của ông-Tiêu Chiêu Nghiệp làm thái tôn, và đến khi Vũ Đế qua đời cũng trong năm đó, Tiêu Chiêu Nghiệp trở thành hoàng đế, song đã bị Tiêu Loan phế truất và sát hại và năm 494. Ban đầu, Tiêu Loan đưa một người con trai khác của Tiêu Trưởng Mậu- Tiêu Chiêu Văn làm hoàng đế, sau sau vài tháng cũng phế truất và sát hại Chiêu Văn rồi tự mình lên ngôi hoàng đế (tức Minh Đế). Năm 498, Minh Đế tiếp tục sát hại hai người con trai khác còn sống của Tiêu Trưởng Mậu là Ba Lăng vương Tiêu Chiêu Tú (蕭昭秀) và Quế Dương vương Tiêu Chiêu Xán (蕭昭粲), khiến dòng dõi của Tiêu Trưởng Mậu bị tuyệt tự. Các sử gia xưa quy việc Minh Đế sát hại các con trai của Tiêu Trưởng Mậu là kết quả của việc Tiêu Trưởng Mậu không ưa ông ta, song sử gia hiện đại Bá Dương thì lưu ý rằng Minh Đế cũng sát hại các con trai của Cao Đế và Vũ Đế trong khi cả hai đều đối xử tốt và tôn trọng ông ta. | 1 | null |
Quốc lộ 14G (tên cũ là tỉnh lộ 604) là con đường nối liền tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Quốc lộ 14G có lý trình từ Km0+000 đến Km66+000 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý và khai thác. Chiều dài toàn tuyến 66 km. Điểm đầu là giao cắt với Quốc lộ 14 ở thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Điểm cuối là giao cắt Quốc lộ 14B tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Vào ngày 5 tháng 9, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng ra Quyết định số 998/QĐ-BGTVT về việc nâng cấp tỉnh lộ ĐT.604 lên thành Quốc lộ 14G. Mục đích của quyết định nhằm nâng cao việc khai thác tuyến đường Hồ Chí Minh, do đó mang đến nhu cầu giao thông giữa tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng thuận tiện hơn, từ đó có thể phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương. | 1 | null |
Henri-Gatien, Bá tước Bertrand (28 tháng Ba 1773 – 31 tháng 1 năm 1844), là một vị tướng người Pháp mà phần lớn binh nghiệp phục vụ trong quân đội Đế chế thứ nhất Pháp, làm tùy tướng của Napoléon trong một thời gian dài, và theo hầu vị hoàng đế trong những năm lưu đày cuối dời.
Ông sinh ở Châteauroux, Indre trong một gia đình tư sản. Khi Cách mạng Pháp bùng nổ, ông vừa kết thúc việc học tập ở trường quân sự quốc gia Prytanée, và tham gia vào quân đội như tình nguyện quân. Ông tham chiến trong Tập đoàn quân Ý ("Armée d'Italie") dưới sự chỉ huy của Napoleon và tỏ ra xuất sắc trong trận Kim Tự Tháp. Được Napoleon biết đến, ông được phong đại tá (1798), chuẩn tướng, và sau trận Austerlitz thành trung tướng ("aide-de-camp"). Cuộc đời ông từ đó gắn chặt với Napoleon, người đặc biệt tin tưởng vào ông. Năm 1808 ông được ban tước bá tước và cuối năm 1813 ông trở thành "Đại nguyên soái của Cung điện" (Grand Maréchal du Palais). Chính Bertrand năm 1809 chỉ đạo việc xây cầu bắc mà nhờ đó quân Pháp qua được sông Danube và chiến thắng trận Wagram. Năm 1811, Hoàng đế bổ nhiệm Bertrand làm thống đốc các tỉnh Illyria và trong chiến dịch ở Đức năm 1813, ông chỉ huy quân đoàn IV tham gia các trận Grossbeeren, Dennewitz và Leipzig. Trong trận Leipzig khi Pháp đại bại, chính nhờ sự nhanh nhạy của ông mà quân đội Pháp không bị hủy diệt hoàn toàn. Ông đồng hành cùng Napoleon đi đày ở Elba năm 1814, rồi trở lại năm 1815 và giữ một vị trí chỉ huy trong trận Waterloo và sau thất bại, lại theo tới đảo Saint Helena. Bị kết án tử hình bởi nhà Bourbon năm 1816, ông không trở về Pháp cho đến khi Napoleon qua đời năm 1821. Vua Louis XVIII ân xá và cho phép ông giữ lại quân hàm. Ông được bổ nhiệm lãnh đạo trường École Polytechnique, được bầu làm hạ nghị sĩ năm 1830 tới 1834. Năm 1840 ông được chọn để tháp tùng Hoàng tử de Joinville (con trai vua Louis-Philippe tới St. Helena để khai quật và đưa di hài của Napoleon về Pháp, một chuyến đi nổi tiếng được biết dưới tên "retour des cendres".
Ông mất ở quê hương ngày 31 tháng 1 năm 1844 và được an táng tại Cung Invalides, nơi cũng đặt thi hài vị Hoàng đế của ông.
Alexandre Dumas (1802-1870) đã đề cập tới Bertrand trong các trang đầu của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Bá tước Monte Cristo". | 1 | null |
Ngũ giác hay hình năm cạnh, Pentagon (tiếng Hy Lạp) là một hình thể hình học phẳng. Nó thuộc về nhóm các đa giác và được xác định bởi năm điểm. Một ngũ giác đều có năm cạnh và năm góc bằng nhau, mà tất cả nằm trong một mặt phẳng. | 1 | null |
Một hình lục giác hoặc hình sáu cạnh hoặc "Hexagon" [] (tiếng Hy Lạp "ἑξα, héxa", "sáu" và "γονία, gonía", "góc") là một đa giác, một hình thể trong hình học phẳng, bao gồm sáu góc và sáu cạnh.
1 cạnh của lục giác đều là 120 độ .Nếu sáu cạnh có chiều dài bằng nhau, nó được gọi là một hình lục giác sáu cạnh đều. Chỉ khi tất cả các góc có cùng kích thước, và các cạnh bằng nhau, mới gọi là lục giác đều. Một hình khối với hai đáy hình lục giác gọi là lục lăng.
Tam giác đều xây dựng trên các cạnh của một lục giác.
Dựng sáu tam giác đều trên các cạnh của một lục giác bất kỳ sao cho chúng cùng hướng ra ngoài hoặc vào trong, khi đó trung điểm của các đoạn thẳng nối các trọng tâm của ba cặp tam giác đều đối diện nhau tạo thành một tam giác đều. Đây là định lý mở rộng của định lý Napoleon.
Lục giác nội tiếp.
Một lục giác có sáu đỉnh nằm trên một đường tròn gọi là một lục giác nội tiếp. | 1 | null |
Trong toán học, nguyên lý chuồng bồ câu, nguyên lý hộp hay nguyên lý ngăn kéo Dirichlet có nội dung là nếu như một số lượng "n" vật thể được đặt vào "m" chuồng bồ câu, với điều kiện "n" > "m", thì ít nhất một chuồng bồ câu sẽ có nhiều hơn 1 vật thể. Định lý này được minh họa trong thực tế bằng một số câu nói như "trong 3 găng tay, có ít nhất hai găng tay phải hoặc hai găng tay trái." Đó là một ví dụ của một đối số đếm, và mặc dù trông có vẻ trực giác nhưng nó có thể được dùng để chứng minh về khả năng xảy ra những sự kiện "không thể ngờ tới", tỉ như 2 người có cùng một số lượng sợi tóc trên đầu, trong 1 đám đông lớn có một số người mặc kiểu quần áo giống nhau, hoặc bất thình lình trong hộp thư nhận được một số lượng cực lớn thư rác.
Người đầu tiên đề xuất ra nguyên lý này được cho là nhà toán học Đức Johann Dirichlet khi ông đề cập tới nó với tên gọi "nguyên lý ngăn kéo" ("Schubfachprinzip"). Vì vậy, một tên gọi thông dụng khác của nguyên lý chuồng bồ câu chính là "nguyên lý ngăn kéo Dirichlet" hay đôi khi gọi gọn là "nguyên lý Dirichlet" (tên gọi gọn này có thể gây ra nhầm lẫn với nguyên lý Dirichlet về hàm điều hòa). Trong một số ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Đức, nguyên lý này cũng vẫn được gọi bằng tên "ngăn kéo" chứ không phải "chuồng bồ câu".
Nguyên lý ngăn kéo Dirichlet được ứng dụng trực tiếp nhất cho các tập hợp hữu hạn (hộp, ngăn kéo, chuồng bồ câu), nhưng nó cũng có thể được áp dụng đối với các tập hợp vô hạn không thể được đặt vào song ánh. Cụ thể trong trường hợp này nguyên lý ngăn kéo có nội dung là: "không tồn tại một đơn ánh trên những tập hợp hữu hạn mà codomain của nó nhỏ hơn tập xác định của nó". Một số định lý của toán học như bổ đề Siegel được xây dựng trên nguyên lý này.
Nguyên lý Dirichlet mở rộng.
Mở rộng hơn nữa, ta có thể viết nguyên lý ngăn kéo Dirichlet như sau:
Chú thích:
Diễn đạt theo "ngôn ngữ" xác suất thống kê.
với ("n")"m" là giai thừa giảm . Với "m" = 0 và "m" = 1 (và "n" > 0), xác suất bằng không; nói cách khác, nếu chỉ có một con chim thì sẽ không có chuyện nhiều chim ở chung 1 chuồng. Với "m" > "n" (số chim nhiều hơn số chuồng) thì chắc chắn sẽ có chuyện "chung đụng", trong trường hợp này nó trùng khớp với nguyên lý chuồng bồ câu nguyên bản. Nhưng mà ngay cả khi số chim không vượt quá số chuồng ("m" ≤ "n"), do tính ngẫu nhiên của việc xếp chim vào chuồng, vẫn có khả năng nhiều chim sẽ phải ở chung 1 chuồng với nhau. Ví dụ nếu 2 chim được xếp vào 4 chuồng thì vẫn có 25% khả năng 2 chim này ở chung chuồng, với 5 chim và 10 chuồng thì khả năng có nhiều chim trong 1 chuồng là 69.76%; và với 10 chim - 20 chuồng thì con số này là 93.45%. Nếu số chuồng chim không đổi, thì dĩ nhiên xác suất nhiều chim ở trong 1 chuồng sẽ càng tăng khi tổng số chim càng tăng. Vấn đề này được xem xét ở quy mô lớn hơn trong nghịch lý ngày sinh.
Một dạng mở rộng khác của nguyên lý này theo ngôn ngữ xác suất thống kê:
Điều này có nghĩa là, đặt "m" chim bồ câu vào "n" chuồng và gọi "X" là số chim trong 1 tổ được chọn ngẫu nhiên. Giá trị trung bình của "X" là "m"/"n", vì vậy nếu số chim nhiều hơn số chuồng thì giá trị trung bình của "X" sẽ lớn hơn 1. Vì vậy, tồn tại khả năng X có giá trị lớn hơn 2.
Đối với tập hợp vô hạn.
Nguyên lý ngăn kéo Dirichlet có thể được mở rộng để ứng dụng cho tập hợp vô hạn bằng cách diễn dạt lại theo thuật ngữ của cơ số:
Tuy nhiên theo cách viết này, nguyên lý Dirichlet mang tính chất lặp thừa, bởi vì rõ ràng nếu số phần tử của tập A lớn hơn tập B thì đương nhiên không có phép nội xạ nào từ A sang B cả. Điều khiến cho trường hợp tập vô hạn trở nên thú vị là, nó cung cấp thêm ít nhất một yếu tố cho một tập hợp là đủ để đảm bảo rằng sự gia tăng lực lượng.
Một số ví dụ.
Đếm tóc.
Theo các nghiên cứu, trung bình mỗi người chỉ có chừng 100.000 đến 150.000 sợi tóc. Như vậy, ví dụ, ở Singapore có dân số hơn 3 triệu người thì ít nhất sẽ có 61 người có số lượng sợi tóc giống hệt nhau.
Nghịch lý ngày sinh.
Nghịch lý ngày sinh hay luận đề ngày sinh đề cập đến khả năng về một số người có chung 1 ngày sinh trong 1 đám đông m người được chọn ngẫu nhiên. Theo nguyên lý ngăn kéo Dirichlet, ví dụ, nếu n=366 thì ít nhất sẽ có hai người có chung 1 ngày sinh (số ngày trong năm là 366 ngày, tính cả ngày 29 tháng 2 của năm nhuận).
Nếu xét công thức formula_5 thì chỉ cần m = 57 là xác suất hai người có chung 1 ngày sinh đã lên tới 99%. | 1 | null |
Charles Tristan, hầu tước de Montholon (21 tháng Bảy 1782 - 21 tháng 8 năm 1853) là một viên tướng người Pháp tham gia vào Chiến tranh Napoléon. Ông là một sĩ quan tham mưu của Napoléon, gần gũi với hoàng đế và chịu lưu đày cùng Napoléon ở đảo Saint Helena.
Charles Tristan sinh ở Paris năm 1782, từ nhỏ đã được giáo dục để trở thành sĩ quan. Ông gia nhập quân đội vào năm 1797, bắt đầu phục vụ cho Napoléon trong vụ đảo chính 18 tháng Sương mù cho tới trận Waterloo. Ông công tác lâu năm trong Bộ Tổng tham mưu, thăng nhanh tới hàm Đại tá nhưng cũng từng chỉ huy một số đơn vị chiến đấu. Ông được phong tước bá tước Montholon năm 1811, sau đó là hầu tước. Sau trận Fontainebleau mà quân Pháp thất bại trong việc cản Liên minh thứ sáu tiến vào Paris, ông là một trong số ít các sĩ quan ủng hộ tiếp tục những nỗ lực chiến đấu. Sau khi Napoléon thoái vị ông ở lại quân đội và được vua Louis XVIII phong hàm chuẩn tướng; tuy nhiên ông tỏ ra bất mãn và tham gia quân đội Napoléon trong thời kì Một trăm ngày. Sau khi Napoléon thua trận Waterloo, ông đem vợ theo cựu hoàng đế đi đày ở đảo Saint Helena cùng một số tùy tùng khác. Napoléon đã đọc cho Montholon ghi chép những bình luận về cuộc đời và sự nghiệp của mình. Sau cái chết của Napoléon ông trở về Pháp, xuất bản hồi ký về những năm đi đày, nhưng bị phá sản và phải vào tù. Nền Quân chủ tháng Bảy về sau phục hồi quân hàm của ông nhưng không cho cầm quân. Ông rời sang Bỉ, sau đó đi theo Louis-Napoléon Bonaparte lưu lạc khắp châu Âu. Cách mạng năm 1848 bùng nổ, ông trở về Pháp và được bầu làm nghị sĩ của Hội đồng Lập pháp. Ông được Napoléon III ban thưởng hậu hĩnh, phục hồi tước hiệu và quân hàm, nhưng sớm qua đời sau đó vào năm 1853 cũng ở Paris.
Một trong các biệt danh của Montholon thời kì ở Saint Helena là "Bugiardo", tiếng Ý có nghĩa là "kẻ nói dối". Điều này dẫn đến một số phỏng đoán thiếu cơ sở rằng ông đã đầu độc Napoléon. Cũng có nhiều tranh cãi xoay quanh con người ông, chẳng hạn có những nghi ngờ rằng ông nhận tiền những người Bảo hoàng để cho đơn vị mình đầu hàng, hay có chứng cớ cho thấy ông đã bịa đặt về binh nghiệp của mình trong các hồi ký. | 1 | null |
Johann Gottlieb Fichte (; : Giôhan Gôtlíp Phíchtơ; 19 tháng 5 năm 1762 – 27 tháng 1 năm 1814) là một triết gia người Đức. Ông là một trong những nhân vật sáng lập của phong trào triết học được biết dưới tên chủ nghĩa duy tâm Đức, vốn phát triển trừ những bài viết về triết lý và đạo đức của Immanuel Kant. Fichte thường được xem là một nhân vật người mà triết học của ông đã bắc cây cầu giữa các tư tưởng của Kant với nhà duy tâm Đức Georg Wilhelm Friedrich Hegel. Gần đây, nhiều nhà triết học và học giả bắt đầu đánh giá như một nhà triết học quan trọng tự thân do những tầm nhìn độc đáo của ông vào bản chất của sự tự nhận thức hay tự ý thức. Giống Descartes và Kant đi trước, ông được thúc đẩy bởi vấn đề tính chủ quan và nhận thức. Fichte cũng viết các tác phẩm về triết học chính trị và được coi là một trong những người hình thành nên chủ nghĩa dân tộc Đức. | 1 | null |
Nguyễn Kinh Chi (1899 – 1986) là một học giả, nhà y học, chính khách Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
Xuất thân và sự nghiệp.
Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi sinh năm 1899, xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước tại làng Đông Thượng xã Ích Hậu, Can Lộc, Hà Tĩnh nay là làng Thống Nhất, xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh. Chú ruột ông là Nguyễn Hàng Chi, người cầm đầu phong trào Chống Thuế của Nghệ Tĩnh, bị thực dân Pháp xử chém năm 1908 tại thị xã Hà Tĩnh. Cha ông là nhà giáo dục học Nguyễn Hiệt Chi, đồng sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh ở Phan Thiết, nơi Nguyễn Tất Thành có thời gian dạy học ở đây. Bản thân Nguyễn Kinh Chi cũng từng là người học trò được Nguyễn Tất Thành trực tiếp dạy dỗ tại Trường Dục Thanh.
Những hoạt động trong suốt cuộc đời Nguyễn Kinh Chi xoay quanh những công trình nghiên cứu y khoa và những trăn trở vì người bệnh. Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi đã có 2 sáng kiến táo bạo: chủ trương bóc vỏ rừng cây canh-ki-na ở Lâm Đồng làm thuốc chữa bệnh sốt rét trước khi kháng chiến nổ ra, và thành lập Xưởng Chế tạo dụng cụ y tế ở Liên khu IV trong những ngày gian khó nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Năm 1945, Nguyễn Kinh Chi đã từ chối lời mời tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế, mà bí mật tham gia nhóm Responsable của Tôn Quang Phiệt đứng dưới tôn chỉ của Mặt trận Việt Minh.
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, bác sĩ Nguyễn Kinh Chi lần lượt được Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa tín nhiệm cử giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ngành y tế Việt Nam. Ngay trong năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Nha Y tế Trung Bộ. Ngày 19 tháng 11 năm 1946 ông được đề bạt chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Ông là đại biểu Quốc hội suốt 30 năm từ 1945–1975.
Sau Cải cách Ruộng đất, bằng sự nhạy cảm của một tri thức ông mường tượng ra có điều gì đó không ổn, ông đã xin từ chức về quê dưỡng bệnh và chăm mẹ già. Sau nhiều lần trình bày khẩn thiết, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận và viết vào sổ lý lịch "Một cán bộ cao cấp có tinh thần liêm khiết không tham quyền cố vị".
Sau đó, ông lại được đề cử làm Giám đốc Y tế Liên khu IV kiêm Trưởng ty Y tế Nghệ An, rồi Phó vụ trưởng Vụ phòng bệnh Bộ Y tế, Trưởng ty Y tế chuyên gia thuộc Cục chuyên gia Phủ thủ tướng cho đến lúc về hưu năm 1965.
Nguyễn Kinh Chi là một tri thức bản lĩnh, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, trung thực, tự trọng và không màng danh lợi. Tư chất đó có lẽ xuất phát từ truyền thống của một Chi Gia Trang vốn có nhiều bậc hiền tài, cương trực.
Con ruột Nguyễn Kinh Chi là nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi.
Trước tác.
Nguyễn Kinh Chi là tác giả cuốn "Du lịch Quảng Bình" và "Công nghệ Quảng Bình", điều cho thấy ông là người nhận thức được rất sớm vai trò của các ngành du lịch và công nghệ trong phát triển kinh tế của đất nước. Đặc biệt, ông viết chung cùng người em trai Nguyễn Đổng Chi cuốn sách nổi tiếng "Mọi Komtum", tác phẩm dân tộc học đầu tiên của người Việt viết về vùng đất Tây Nguyên. Công trình được hai tác giả thực hiện trong vòng 10 tháng vào hai năm 1933 và 1934, sau này do Mộng Thương Thư Trai xuất bản ở Huế năm 1937. Năm 2011 được Nhà xuất bản Tri thức tái bản dưới tên gọi "Người Ba-na ở Kom Tum" và Viện Viễn Đông bác cổ Pháp ở Hà Nội dịch sang tiếng Pháp.
Phong tặng, vinh danh.
Biểu dương và ghi nhận những đóng góp của ông, Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng ông Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ hạng nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tên ông được đặt cho hai con đường, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đường Nguyễn Kinh Chi. | 1 | null |
Trong hình học, một hình bát giác hay "octagon" (tiếng Hy Lạp "ὀκτάγωνον oktágōnon", "tám góc") là một đa giác có tám cạnh. Một bát giác đều được thể hiện bằng biểu tượng Schläfli {8}. Mỗi chiều 135 độ.
Hình bát giác đều được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật và kiến trúc.
Tính chất của bát giác.
"Cho bát giác A1A2···A2, gọi Cj với j=1,2...,8, là tâm của các hình vuông đều dựng ra ngoài hoặc vào trong cạch AjAj+1. Khi đó trung điểm C1C5, C2C6, C3C7, C4C8 là các đỉnh của một tứ giác có hai đường chéo vuông góc và bằng nhau. Đây là kết quả mở rộng của định lý Van Aubel."
Một số công thức của bát giác đều.
Tổng của tất cả góc của một hình bát giác đều nội bộ là 1080° và có nguồn gốc từ công thức:
Góc nội thất của hình bát giác đều | 1 | null |
YxineFF, viết tắt từ "Yxine Film Fest" ("Tiệc phim Yxine") là chương trình tiệc phim trực tuyến dành cho phim ngắn của Diễn đàn điện ảnh Yxine.com, được sáng lập bởi Marcus Mạnh Cường Vũ, Phan Xi Nê (tên thật: Phan Gia Nhật Linh) và Vũ Quỳnh Hà với sự hỗ trợ của các bạn trẻ yêu điện ảnh người Việt làm việc tình nguyện từ khắp nơi trên thế giới, với mục tiêu giới thiệu tác phẩm của các nhà làm phim mới và sáng tạo đến khán giả, đồng thời tạo dựng một cộng đồng các nhà làm phim để cùng giúp đỡ nhau phát triển tiếng nói của điện ảnh độc lập Việt Nam trên thế giới. Khời đầu chỉ là một sân chơi dành cho cộng đồng người Việt toàn cầu, YxineFF 2012 đã có hạng mục cho phim quốc tế.
Cũng tứ năm 2010, YxineFF hợp tác với Đại hội Điện ảnh Việt Nam Quốc tế tại Mỹ, để đưa những phim ngắn ra trình chiếu tại quốc tế.
YxineFF hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận và độc lập.
Cơ cấu giải thưởng.
YxineFF có 3 hệ thống giải thưởng:
Các kỳ YxineFF.
YxineFF 2010.
YxineFF 2010 thu hút hơn 1 triệu lượt xem trên internet.
YxineFF 2011.
YxineFF 2011 thu hút hơn 2 triệu lượt xem trên internet và được hơn 20 tờ báo lớn nhỏ đưa tin, đăng bài về sự kiện.
YxineFF 2012.
"(chưa có)"
YxineFF 2014.
Tổ chức từ ngày 22 đến 28 tháng 9 năm 2014 | 1 | null |
Thuật toán ghép cặp của Edmonds (còn gọi là thuật toán bông hoa) là một thuật toán trong lý thuyết đồ thị để tìm cặp ghép cực đại trong đồ thị. Thuật toán được tìm ra bởi Jack Edmonds năm 1961, và xuất bản năm 1965. Cho trước một đồ thị vô hướng "G" = ("V", "E"), thuật toán tìm ra cặp ghép "M" sao cho mỗi đỉnh trong "V" kề với tối đa một cạnh trong "M" và |"M"| là lớn nhất có thể. Cặp ghép được xây dựng bằng cách khởi đầu từ cặp ghép rỗng và tăng dần lên bằng các đường tăng. Không như cặp ghép cho đồ thị hai phía, ý tưởng mới quan trọng nhất ở đây là có thể thu gọn một chu trình lẻ (bông hoa) thành một đỉnh, và việc tìm kiếm được thực hiện trên đồ thị đã thu gọn.
Thuật toán này là chứng minh đầu tiên cho việc có thể tìm cặp ghép cực đại trong thời gian đa thức. Một đóng góp quan trọng nữa là nó giúp mô tả đa diện quy hoạch tuyến tính của bài toán cặp ghép, từ đó xây dựng thuật toán tìm cặp ghép "trọng số" nhỏ nhất.
Theo Alexander Schrijver, một điểm nổi bật nữa là đa diện này là đa diện đầu tiên được chứng minh là nguyên "không suy ra trực tiếp từ đơn môđula hoàn toàn, và mô tả của nó là một bước đột phá trong tổ hợp đa diện."
Đường tăng.
Xét đồ thị "G" = ("V", "E") và cặp ghép "M" của "G". Đỉnh "v" là tự do, nếu không có cạnh nào của "M" kề với "v". Một đường trong "G" là một đường luân phiên, nếu các cạnh của nó luân phiên nhau không nằm trong "M" và nằm trong "M" (hoặc trong "M" và không trong "M"). Một đường tăng "P" là một đường luân phiên bắt đầu và kết thúc ở hai đỉnh tự do. Một phép tăng cặp ghép dọc theo đường tăng "P" là việc thay "M" bằng cặp ghép formula_1.
Có thể chứng minh cặp ghép "M" là cực đại khi và chỉ khi không tồn tại đường tăng cho "M" trong "G". Do đó, hoặc một cặp ghép là cực đại, hoặc tồn tại đường tăng cho nó. Vì vậy, xuất phát từ một cặp ghép ban đầu (có thể rỗng), có thể tìm cặp ghép cực đại bằng cách tăng cặp ghép dọc theo đường tăng chừng nào còn tồn tại đường tăng, và trả về cặp ghép cuối cùng khi không tồn tại đường tăng nào. Có thể tóm tắt thuật toán như sau:
Dữ liệu vào: Đồ thị "G", cặp ghép ban đầu "M" trên "G"
Dữ liệu ra: cặp ghép cực đại "M*" trên "G"
1 function "tìm_cặp_ghép_cực_đại"("G", "M"): "M*"
2 "P" ← "tìm_đường_tăng"("G", "M")
3 if "P" khác rỗng
4 return "tìm_cặp_ghép_cực_đại"("G", tăng "M" dọc theo "P")
5 else
6 return M
Một điểm chưa rõ trong mô tả trên là cách tìm đường tăng một cách hiệu quả. Việc tìm đường tăng sẽ sử dụng khái niệm bông hoa và thu gọn hoa.
Bông hoa và thu gọn hoa.
Xét đồ thị "G" = ("V", "E") và cặp ghép "M" của "G". Một "bông hoa" "B" là một chu trình trong "G" gồm "2k + 1" cạnh trong đó đúng "k" cạnh nằm trong "M", và có một đỉnh "v" của chu trình ("đế hoa") sao cho tồn tại một đường luân phiên độ dài chẵn ("cuống hoa") từ "v" đến một đỉnh tự do "w".
Định nghĩa đồ thị thu gọn "G’" là đồ thị thu được từ "G" bằng cách thu gọn toàn bộ "B" vào đỉnh đế hoa, và định nghĩa cặp ghép thu gọn "M’" là cặp ghép trong "G’" tương ứng với "M".
Có thể chứng minh rằng "G’" có đường tăng cho "M’" khi và chỉ khi "G" có đường tăng cho "M" và mỗi đường tăng "P’" cho "M’" trong "G’" có thể được nâng lên thành một đường tăng cho "M" trong "G" bằng cách đảo ngược thao tác thu gọn "B" sao cho nếu "P’" đi qua đỉnh đế hoa "vB" thì mở rộng nó bằng một đường tương ứng trong "B". Cụ thể hơn:
Như vậy có thể thu gọn các bông hoa và việc tìm đường tăng có thể được thực hiện trên đồ thị thu gọn. Thao tác này là ý tưởng chủ đạo của thuật toán Edmonds.
Tìm đường tăng.
Việc tìm đường tăng sử dụng một cấu trúc dữ liệu hỗ trợ để lưu trữ một rừng "F" trong đó mỗi cây ứng với một phần của đồ thị "G" mà thuật toán đã tìm ra đường luân phiên từ đỉnh gốc của cây tới các đỉnh còn lại trong cây. Rừng "F" giống như rừng được dùng trong việc tìm cặp ghép trên đồ thị hai phía (ngoại trừ việc thu gọn bông hoa).
Thuật toán gán nhãn cho các đỉnh "v" của đồ thị. Nhãn gồm hai phần: đỉnh gốc của cây chứa "v", và tính chẵn lẻ của độ dài đường luân phiên từ gốc của cây chứa "v" đến "v".
Thuật toán lần lượt xem xét các đỉnh "v" và cạnh "e" của "G" và thay đổi"F" một cách thích hợp. Nếu "v" nằm trong một cây "T" trong rừng "F", đặt "gốc(v)" là đỉnh gốc của "T". Nếu cả "u" và "v" nằm trong cùng một cây "T" trong "F", đặt "khoảng_cách(u,v)" là chiều dài đường đi duy nhất từ "u" đến "v" trên cây "T".
Dữ liệu vào: Đồ thị "G", cặp ghép "M" trên "G"
Dữ liệu ra: đường tăng "P" trên "G" hoặc thông báo không tồn tại đường tăng
01 function "tìm_đường_tăng"("G", "M"): "P"
02 "F" ← rừng rỗng
03 gán nhãn chưa thăm mọi đỉnh và mọi cạnh của "G", gán nhãn đã thăm cho mọi cạnh trong "M"
05 for each đỉnh tự do "v"
06 tạo một cây chỉ gồm đúng một đỉnh { "v" } và thêm nó vào "F"
08 while tồn tại đỉnh "v" chưa được thăm trong "F" với "khoảng_cách(v, gốc(v))" là chẵn
10 if "w" không nằm trong "F"
// Cập nhật "F".
11 "x" ← đỉnh ghép với "w" trong "M"
12 thêm cạnh { "v", "w" } và { "w", "x" } vào cây của "v"
13 else
14 if "khoảng_cách(w, gốc(w))" là lẻ
15 không làm gì
16 else
17 if "gốc(v)" ≠ "gốc(w)"
// trả về đường tăng trong F formula_2 { "e" }.
18 "P" ← đường ("gốc"("v") →... → "v") → ("w" →... → "gốc"("w"))
19 return "P"
20 else
// thu gọn bông hoa trong "G" và tìm đường tăng trong đồ thị thu gọn.
21 "B" ← bông hoa tạo bởi "e" và các cạnh trên đường "v" → "w" trong "T"
22 "G’, M’" ← thu gọn "G" và "M" bằng "B"
23 "P’" ← "tìm_đường_tăng"("G’", "M’")
24 "P" ← nâng "P’" lên đường tăng trong "G"
25 return "P"
26 end if
27 đánh dấu đã thăm "e"
28 end while
29 đánh dấu đã thăm "v"
30 end while
31 return không tồn tại đường tăng
32 end function | 1 | null |
Tảo hôn là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa đến tuổi dậy thì). Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ. Nó thường đi kèm với một phong tục khác là hôn nhân sắp đặt. Trong nhiều trường hợp, chỉ một trong hai bên là trẻ em, thường là phụ nữ, vì lý do trinh tiết hoặc vì lý do người phụ nữ ở một cộng đồng xã hội nhất định không được coi có khả năng kiếm tiền và vì khả năng sinh sản của phụ nữ mau kết thúc hơn so với nam giới. Trước tình hình nữ quyền và quyền trẻ em ngày càng được coi trọng, tập tục tảo hôn đang dần dần biến mất ở nhiều khu vực trên thế giới.
Từ nguyên.
Chữ Hán: 早婚, nghĩa là "sớm", trong "hôn nhân, kết hôn".
Tảo hôn tại các nước.
Tây Á.
Yemen.
Trên phân nửa các thiếu nữ tại Yemen làm hôn thú trước 18 tuổi, một số từ lúc 8 tuổi. Ủy ban lập pháp Sharia của chính quyền Yemen đã ngăn cản dự định tăng tuổi cưới lên 15 hay cả 18, với nguyên nhân là bất cứ luật nào định tuổi tối thiểu để làm hôn thú đều trái với đạo Hồi. Một số người đạo Hồi tích cực ở Yemen lý luận là một số thiếu nữ đã đủ phát triển để cưới khi 9 tuổi. Theo tổ chức HRW, vào năm 1999 tuổi được làm hôn thú tối thiểu từ 15 cho thiếu nữ bị hủy bỏ; tuổi dậy thì được giải thích theo một số người bảo thủ đã bắt đầu từ 9 tuổi, và như vậy 9 tuổi được cho là đủ điều kiện để được cưới hỏi. Trên thực tế, " Luật tại Yemen cho phép các thiếu nữ, con gái làm hôn thú bất cứ vào tuổi nào, nhưng cấm việc giao du tình dục với họ cho tới khi họ đủ phát triển ".
Vào tháng 4 năm 2008 Nujood Ali, một cháu bé 10 tuổi, đã thành công trong việc đòi ly dị người chồng 30 tuổi vì bị hãm hiếp. Trường hợp của cháu này đưa tới việc kêu gọi tăng tuổi cưới hợp pháp lên 18. Cuối năm 2008, ủy ban tối cao về người mẹ và trẻ em đề nghị định tuổi cưới tối thiểu là 18. Luật này đã được thông qua vào tháng 4 năm 2009. Nhưng luật này đã bị hủy bỏ ngay sau đó bởi những đại biểu quốc hội chống đối.
Đông Nam Á.
Indonesia.
Tại Indonesia, tòa án tôn giáo có quyền cho phép đám cưới với các trường hợp còn nhỏ tuổi hơn luật quy định. Giữa tháng 4-2018, hai trẻ em chú rể 15 tuổi và cô dâu 14 tuổi được tổ chức lễ cưới một cách hợp pháp ở đảo Sulawesi, sau khi bị văn phòng phụ trách các vấn đề về tôn giáo (KUA) - nơi chịu trách nhiệm về việc tổ chức cưới xin - từ chối nhưng kháng cáo của gia đình họ thành công tại tòa án tôn giáo. Hiện tại, tuổi tối thiểu tại nước này để kết hôn cho nữ là 16 và nam là 19 theo luật từ năm 1974.
Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) năm 2017, khoảng 14% phụ nữ Indonesia kết hôn khi chưa tròn 18 và 1% kết hôn trước tuổi 15. Báo cáo về tảo hôn đầu tiên của Indonesia thực hiện bởi chính quyền và UNICEF năm 2016 khẳng định tảo hôn là vi phạm nghiêm trọng quyền con người của trẻ em gái, bao gồm quyền đi học, quyền sức khỏe, quyền có thu nhập trong tương lai và quyền được đảm bảo an toàn.
Hậu quả của tảo hôn.
Nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Plan cho thấy tảo hôn "gây ra những hậu quả mang tính tàn phá, dẫn đến đói nghèo lâu dài, rủi ro về sức khỏe liên quan đến việc mang thai sớm". Các cô dâu trong những trường hợp tảo hôn cũng thường là nạn nhân của bạo hành gia đình. | 1 | null |
Lớp tàu tuần dương "Fargo" là một phiên bản cải biến dựa trên thiết kế của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ "Cleveland" dẫn trước. Khác biệt chính là một cấu trúc thượng tầng hình tháp gọn gàng hơn với một ống khói hợp nhất, dự định sẽ cải thiện góc bắn của dàn vũ khí phòng không. Sự cải tiến tương tự cũng là đặc điểm phân biệt các lớp tàu tuần dương hạng nặng "Baltimore" và "Oregon City".
Có tổng cộng 13 chiếc trong lớp được đặt hàng, nhưng chỉ có "Fargo" và "Huntington" được hoàn tất; số còn lại bị hủy bỏ ở các mức độ hoàn tất khác nhau do sự xuống thang của Chiến tranh Thế giới thứ hai.
"Fargo", chiếc dẫn đầu trong lớp, được hạ thủy vào ngày 25 tháng 2 năm 1945, nhưng chỉ đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 12 năm 1945, không lâu sau khi cuộc xung đột kết thúc. "Huntington" được đưa ra hoạt động vào đầu năm 1946. Cả hai con tàu đều được cho ngừng hoạt động vào năm 1949- 1950 và không bao giờ hoạt động trở lại. | 1 | null |
Gioan Baotixita Bùi Tuần (hay Jean Baptiste Bùi Tuần; sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927 tại Cam Lai, Thái Bình) là một Giám mục Công giáo người Việt. Ông từng đảm nhiệm chức Giám mục Phó rồi Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên từ năm 1975 đến năm 2003.
Năm 1954, ông sang Hồng Kông tu học đến ngày 2 tháng 7 năm 1955 thì chịu chức linh mục. Cuối năm 1955, ông về Việt Nam sau đó tiếp tục sang Rôma, Thụy Sĩ và Đức và nhận được bằng tiến sĩ Triết học. Năm 1964, ông lại trở về miền Nam Việt Nam làm Giáo sư nhiều chủng viện tại miền này.
Ngày 15 tháng 4 năm 1975, Tòa Thánh chọn linh mục Gioan Baotixita Bùi Tuần làm Giám mục Phó Giáo phận Long Xuyên. Lễ tấn phong diễn ra trưa 30 tháng 4 cùng năm, do Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên Micae Nguyễn Khắc Ngữ chủ phong. Ông cũng là vị giám mục Việt Nam duy nhất tấn phong vào ngày lịch sử này. Ông trở thành Giám mục chính tòa của giáo phận Long Xuyên sau khi Giám mục Ngữ nghỉ hưu vào năm 1997, lúc đó Giám mục Tuần đã 69 tuổi. Ông tại vị đến năm 2003 thì về hưu, trao giáo phận lại cho Giám mục Phó Giuse Trần Xuân Tiếu.
Ngoài công việc một Giám mục, ông còn là một người rất yêu thích thơ văn. Giám mục Bùi Tuần thường gặp gỡ các nhà văn, ông đã xuất bản nhiều tựa sách mà nổi bật nhất là bộ "Thao thức" phát hành vào năm 2007. Giám mục Bùi Tuần đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập và Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.
Thiếu thời.
Bùi Tuần sinh ngày 24 tháng 6 năm 1928 tại Cam Lai, nay thuộc xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, thuộc Giáo phận Thái Bình. Ngày sinh trên chỉ là ngày sinh trên giấy tờ, trên thực tế, ông sinh ngày 21 tháng 1 năm 1927. Cha ông là ông Gioan Baotixita Bùi Tuyển và mẹ là bà Maria Vũ Thị Tần và ngoài ông thì ông bà còn có người con làm linh mục khác là linh mục Gioan Baotixita Bùi Châu Thi.
Tuổi thơ ông sống trong nghèo khó, ông kể về thời thơ ấu của mình: "“Quê tôi ở Thái Bình. Gia đình gốc nông dân nghèo lắm. Bố đi ở, mẹ đi ở. Bố không đủ tiền nộp thuế bị trói đánh ngoài đình. Thuở nhỏ tôi đã trải qua cảnh cơn bão lớn, nước dâng lên cao, mẹ ôm tôi trên mái nhà nhai gạo sống cho con ăn. Đã có lần tôi thấy lính đi đốt làng, bắt người kẹp chân lên băng ghế, dùng búa đập. Nỗi đau thương của đất nước nó vào thành vết thương đời mình”."
Trong lễ cải táng cha mẹ, ông cũng chia sẻ cảm xúc của mình đối với họ:"Tôi nhớ Mẹ tôi ! Tôi nhớ Bố Mẹ tôi nhiều lắm ! Bố tôi hay khuyên tôi hãy tin tưởng vào Thánh Giu-se và hãy lo cho những người nghèo. Mẹ tôi thường nhắc cho tôi là hãy nhớ Chúa trước mặt. Đừng quá lo cho gia đình nhưng hãy dùng sức lực lo cho ích chung của Hội Thánh. Những lời khuyên dậy đó vẫn dẫn dắt tôi cho đến bây giờ.”"
Tu học.
Năm 1954, khi Hiệp định Genevè được ký kết, Bùi Tuần được cho rằng cùng hàng vạn giáo dân miền Bắc đã lên đường di cư vào Nam. Nhưng thực chất, thay vì đi miền Nam, ông đã sang Hồng Kông tu học tại Trường Dòng Đa Minh tại Hồng Kông.
Về sau, ông chia sẻ về cái yêu thơ văn khi ông còn là một thầy giảng:"“Thời kỳ làm thầy giảng mỗi ngày tôi làm một bài thơ định để gửi cho Xuân Diệu”. Trong thơ, có màu xanh nhưng các lá xanh khác nhau ra sao, ban đêm tiếng sáo khác tiếng tiêu thế nào. “Chính những quan sát đó giúp tôi học triết tốt sau này."
Linh mục.
Ngày 2 tháng 7 năm 1955, Gioan Baotixita Bùi Tuần được thụ phong linh mục tại Hồng Kông. Trong sách "Tâm tình với linh mục", có đoạn ông viết: "Tối ngày mùng 1 tháng 7 năm 1955 tại Trường Dòng Đa Minh trên quả đồi Rosary Hồng Kông, trong bầu không khí tĩnh tâm, tôi quỳ trước cha Linh Hướng để bày tỏ nỗi sợ của tôi. Tôi sợ lãnh chức Linh mục vì tôi thấy mình quá bất xứng… nhưng lời cầu chối từ không thành"
Cuối năm 1955, ông về Việt Nam, sống trong trại di cư Long Phước Thủ Đức, sau đó được "bề trên" cử đi du học tại Roma nước Ý. Nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hòa tình nghi nên hoãn và không cho đi. Ông phải liên hệ với Khâm sứ Tòa thánh nhờ can thiệp. Tòa thánh liên lạc với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vài hôm sau sau, thư ký của Tổng thống cho xe đón linh mục Tuần vào dinh Gia Long và thông báo Ngô Đình Diệm đồng ý cho ông sang Roma học. Tốt nghiệp cử nhân triết học Roma, nhờ học giỏi, được học bổng, ông được chọn đi học tiến sĩ triết học tại Trường Đại học Thụy Sĩ và tốt nghiệp bằng tiến sĩ triết học. Sau đó, ông đến Trường Đại học Pheu-bua (Đức) học chương trình nâng cao tiến sĩ triết học… Sau gần 10 năm tu học, ông trở về miền Nam Việt Nam.
Năm 1964, ông được bổ nhiệm dạy học tại Trường viện Châu Đốc rồi làm Giám đốc Đại Chủng viện Long Xuyên sau đó tiếp tục dạy học tại Chủng viện Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang... Hơn 10 năm tiếp theo, ông đi làm mục vụ cho giáo dân trong bối cảnh đất nước có nội chiến.
Giám mục.
Giám mục phó Long Xuyên.
Ngày 15 tháng 4 năm 1975, linh mục Gioan Baotixita Bùi Tuần được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục phó giáo phận Long Xuyên (Việt Nam) hiệu tòa Tabunia, ngày 17, Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ báo cho ông biết việc bổ nhiệm này và lễ tấn phong được cử hành vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Lễ truyền chức giám mục của Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần do Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên Micae Nguyễn Khắc Ngữ chủ phong, Giám mục Réginald-André-Paulin-Edmond Jacq Mỹ phụ phong, linh mục Antôn Nguyễn Văn Thành và Giuse Trần Xuân Tiếu phụ giúp lễ. Số người tham dự chỉ có chừng 100 người, phần đông là các linh mục và các chủng sinh, một số nữ tu và giáo dân. Buổi lễ đã diễn ra trong bầu khí trầm lắng, không kèn không trống, không đàn hát, không rước kiệu, không quay phim, không tiệc tùng, không diễn văn chúc mừng. Có lẽ ít có một lễ tấn phong giám mục nào lại đơn giản đến vậy. Nhắc nhớ về ngày lễ này, Giám mục Tuần bồi hồi: "Lẽ ra là một ngày quan trọng nhất của đời người nhưng lại là ngày số phận run rủi đã đẩy tôi vào trước họng súng. Hôm đó, lực lượng quân cách mạng ập vào nhà thờ, chĩa súng vào người tôi, dọa bắt tôi và kết án tử hình. Họ cho tôi 3 phút suy nghĩ trước khi họ hành động. Bỗng đức tin lại trỗi dậy trong tôi. Tôi tin những việc làm của tôi không có gì tội lỗi. Tôi không phải là người phản bội dân tộc. Người cắm lá cờ giải phóng đầu tiên trên nóc nhà xứ Long Xuyên trước lúc quân giải phóng tiến vào nhà thờ là tôi." Ông còn bị nghi ngờ là do CIA đưa vào Việt Nam chống phá chính quyền, nhưng sau khi đọc các bản ghi của ông kêu gọi đồng bào giáo xứ không hợp tác với người nước ngoài, vận động các gia đình có người thân đi theo quân đội và chính quyền Việt Nam cộng hòa ra đầu thú, kêu gọi đồng bào ủng hộ, giúp đỡ chính quyền cách mạng... nên việc tra xét trở nên dịu nhẹ hơn.
Dự định làm Giám mục phụ tá Sài Gòn.
Khi qua Rôma đem Thư chung 1980 và lưu lại tại đó, Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình nói với ông: "“Tòa Thánh có dự định đưa Đức cha về Sài Gòn làm phụ tá, dự phòng cho tương lai phức tạp. Sau một thời gian cân nhắc, tôi đã trình với Tòa Thánh là theo tôi dự kiến đó không thích hợp. Vì lý do sức khỏe, Đức cha nên ở lại Long Xuyên. Vừa sẽ có lợi cho Hội Thánh, vừa sẽ có lợi cho tất cả Đất Nước. Tòa Thánh đã đồng ý rút lại dự định”." Vậy là ông đã từng được Tòa Thánh chọn làm người phụ tá cho Tổng giám mục Bình nhưng sự việc không thành.
Giám mục chính tòa Long Xuyên.
Ngày 30 tháng 12 năm 1997, Giám mục phó Gioan Baotixita Bùi Tuần kế nhiệm Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên.
Gioan Baotixita Bùi Tuần là người đã phong chức linh mục (vào ngày 31 tháng 5 năm 1991) và Giám mục (vào ngày 29 tháng 6 năm 1999) cho Giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng Giuse Ngô Quang Kiệt, người mà đến năm 2005 trở thành Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
Ông cũng là Giám mục Việt Nam chủ phong cùng lúc cho hai vị tân Giám mục là Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục chính tòa giáo phận Long Xuyên, và Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội.
Ngày 2 tháng 10 năm 2003 ông được Giáo hoàng Gioan Phaolô II chấp nhận đơn từ nhiệm của ông, ông nghỉ hưu tại tòa Giám mục giáo phận Long Xuyên, Việt Nam. Giáo hoàng tiếp tục xác nhận việc bổ nhiệm Giám mục Phó Long Xuyên Giuse Trần Xuân Tiếu kế vị ông.
Các hoạt động sau khi về hưu.
Ngày 30 tháng 4 năm 2007, Giáo phận Long Xuyên mừng thượng thọ bát tuần, 32 năm giám mục và đón bộ sách “Thao thức” 5 tập của Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần. Hơn 300 vị khách, đại biểu Ban tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc tỉnh An Giang, Cần Thơ, các linh mục, cựu chủng sinh Long Xuyên đã đến dự.
Ngày 30 tháng 4 năm 2014, tại nhà nguyện Tôma Tòa Giám mục Long Xuyên diễn ra lễ tạ ơn, cầu nguyện cho ông và cho giáo phận Long Xuyên nhân dịp kỷ niệm 39 năm ông Tấn phong Giám mục. Lễ do Đức Giám mục chính tòa Giuse Trần Xuân Tiếu chủ tế, có sự hiện diện dự lễ của Giám mục Bùi Tuần, đồng tế với Giám mục Tiếu là Tân Giám mục Phụ tá Giuse Trần Văn Toản, linh mục Tổng Đại diện, các linh mục Tòa Giám mục và nhà thờ chính tòa, cấc sơ, các dự tu Nhà Têrêxa, dự tu sinh viên ngoại trú, và những người thân quen ông tham dự.
Ngày 2 tháng 7 năm 2015, Giáo phận Long Xuyên kỉ niệm 60 năm linh mục cho ông, chủ tế là Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết Giuse Vũ Duy Thống, đồng tế có ông, Giám mục kế vị Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên Giuse Trần Văn Toản và khoảng 30 linh mục và họ hàng, tu sĩ nam nữ, giáo dân.
Ngày 9 tháng 1 năm 2016, Giám mục Phụ tá Long Xuyên Trần Văn Toản đã đến giáo xứ Tân Thành để chủ sự lễ cầu nguyện cho cha mẹ ông nhân lễ bốc mộ. Ông cũng gửi thư chia sẻ tâm tình mình về cha mẹ của mình cũng như gửi lại cảm ơn đến Giám mục Toản.
Như mọi hoạt động thường niên, năm 2016, cũng nhân dịp kỉ niệm Lễ tấn phong Giám mục của ông, sáng ngày 30 tháng 4, Giáo phận Long Xuyên lại tổ chức kỉ niệm 41 năm Giám mục của ông, lễ do Giám mục chính tòa Trần Xuân Tiếu chủ sự, đồng tế có Giám mục Phụ tá Trần Văn Toản, linh mục Tổng Đại Diện Luy Gozaga Huỳnh Phước Lâm và đông đảo các linh mục, tham dự có một ít tu sĩ nam nữ.
Sự nghiệp văn học.
Ngoài trách vụ Giám mục, Gioan Baotixita Bùi Tuần còn được biết đến như một nhà văn, nhà báo với nhiều tác phẩm được đăng và xuất bản. Nói về việc viết sách ông nhận định rằng ông là một người thích quan sát, phân tích, tổng hợp. Việc viết sách của ông có sự chuẩn bị từ lâu. Những bài cảm nghiệm nhiều, không phải lý thuyết. Cái “gắn liền” nhiều và gắn lý thuyết với kinh nghiệm, đức tin với thực tế, đất nước với Giáo hội. Ông cũng chia sẻ nhiều người nói với nhau: "Đức cha đọc sách nào mà viết hay vậy nhỉ." và rổi chia sẻ: "Đó là vốn sống thao thức với thời cuộc mấy chục năm. Không đánh mất mình, tìm sự thật và yêu mến sự khôn ngoan."
Giao lưu văn học.
Khoảng trong những năm 80, ông đã ra Hà Nội tìm đến nhạc sĩ Văn Cao và ông chia sẻ do thấy Văn Cao cùng cảnh ngộ nghèo khó giống mình, ông cũng chia sẻ thêm là ông thích bài Đàn chim Việt và bài Thiên Thai và rất xúc động khi nghe những bài này. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu còn cho biết: sau lần Giám mục Bùi Tuần tìm gặp Văn Cao, do không vào Nam và Văn Cao muốn đáp lễ, đã đến thăm Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng ở Hà Nội. Một lần khác, ông cũng đến gặp gỡ nhà văn Võ Hồng.
Tác phẩm nổi bật.
Giám mục Bùi Tuần viết rất nhiều. Tuy vậy, ông không bao giờ nhớ và đồng thời chia sẻ thêm rằng có ba thứ ông không bao giờ nhớ: số điện thoại của mình, tiền để đâu và sách viết ra. Ông chỉ ngủ một đêm hai tiếng. Trong căn phòng nhỏ, không có vi tính, tất cả đều ông viết tay trên một tấm gỗ giấu bên dưới mặt chiếc bàn nhỏ có thể kéo ra, đẩy vào. Viêc này thật kì lạ nên nhà báo Khổng Thành Ngọc viết nên bài báo “Từ bàn viết của một cụ già”.
Tác phẩm nổi bật là bộ sách "Thao Thức". Bộ này được ra mắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2007. Đây là một bộ sách được tuyển chọn từ các bài viết của Giám mục trong cả một quãng thời gian dài. Bộ sách dài hơn 2.500 trang, do Nhà Xuất Bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, gồm 5 tập. Chỉ chưa đầy một giờ đồng hồ trong ngày ra mắt, số lượng đăng ký mua sách đã lên tới 1.150 bộ. Trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã điện thoại và cũng nhã ý muốn đọc bộ sách này.
Ý nguyện.
Ông chia sẻ việc mà việc mà ông suy nghĩ nhất trong cuộc đời của mình:
Nhận xét.
Trong quá trình hoạt động, có một số ý kiến nhận xét về ông như sau:
Khi nói về đồng liêu của mình, Giám mục chính tòa kế vị Giuse Trần Xuân Tiếu viết:
Thủ tướng Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng cũng thường hay gọi điện thoại trao đổi với ông về "các mối tương quan giữa chính trị và tín ngưỡng, giữa sự ổn định chính trị và sự phát triển đời sống đồng bào, giữa Nhà nước và Giáo hội, giữa Việt Nam và Tòa thánh..." do ông có chủ trương là sự hòa hợp trong đất nước, trong Công giáo, muốn dân tộc hòa hợp nhau, thương yêu thật sự vì theo ông thì bản tính người Việt cũng có khi hay có sự chia rẽ, ngôi thứ không chan hòa...
Nhận xét về công việc viết văn của ông, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải – báo SGGP viết: | 1 | null |
Douro là một vùng rượu vang nằm hai bên sông Douro thuộc tỉnh Trás-os-Montes e Alto Douro ở phía đông bắc Bồ Đào Nha. Đôi khi nó được gọi là "Alto Douro" (Thượng Douro) vì nó nằm ở thượng nguồn của con sông được che chở bởi các dãy núi tránh ảnh hưởng của bờ biển. Đây là vùng rượu vang cao nhất ở Bồ Đào Nha được bảo hộ về xuất xứ. Trong khi khu vực này chủ yếu sản xuất loại rượu vang Port là rượu vang cường hóa thì Douro chỉ sản xuất loại rượu vang thường để bàn. Các loại rượu vang không cường hóa thường được gọi là "rượu vang Douro".
Alto Douro là một trong 13 vùng của lục địa Bồ Đào Nha được xác định bởi nhà địa lý Amorim Girão trong một nghiên cứu được công bố từ năm 1927 đến năm 1930. Cùng với vùng Trás-os-Montes nó hình thành tỉnh Trás-os-Montes e Alto Douro.
Các loại rượu vang ở đây bao gồm rượu vang nhẹ mang phong cách rượu vang Bordeaux cho đến rượu vang Bourgogne phong phú được ủ trong thùng gỗ sồi mới.
Lịch sử.
Có bằng chứng khảo cổ về việc sản xuất rượu vang trong khu vực có niên đại từ cuối Đế quốc Tây La Mã trong thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên mặc dù hạt nho cũng đã được tìm thấy tại các địa điểm khảo cổ lâu đời hơn. Trong thời kỳ Trung Cổ từ giữa thế kỷ 12, những tu sĩ của dòng Xitô có ảnh hưởng quan trọng đến việc sản xuất rượu vang trong khu vực, thể hiện qua ba tu viện của họ ở khu vực là Salzedas, São João de Tarouca và São Pedro das Águias.
Vào thế kỷ 17, các vườn nho của khu vực được mở rộng, và việc đề cập đến cái tên "rượu vang Port" sớm nhất được biết đến là từ năm 1675. Hiệp ước Methuen giữa Bồ Đào Nha và Anh vào năm 1703, và sự thành lập sau đó của nhiều nhà nghỉ của Anh ở Porto đồng nghĩa với việc rượu vang Port trở thành sản phẩm chính của khu vực và nó trở nên rất quan trọng về mặt kinh tế đối với Bồ Đào Nha. Hiến chương của hoàng gia Bồ Đào Nha ngày 10 tháng 9 năm 1756 đã xác định khu vực sản xuất rượu vang Port. Do đó, nó trở thành vùng sản xuất rượu vang đầu tiên trên thế giới có ranh giới chính thức. Các vườn nho giới hạn bởi ranh giới này nằm ở phía tây của khu vực hiện tại. Sau đó, các vườn nho đã dần dần mở rộng về phía đông hình thành những khu vực nóng và khô hơn.
Trong khoảng thời gian dài, loại rượu vang này ít được thấy bên ngoài khu vực. Các trạm gác Port tập trung vào sản xuất và xuất khẩu rượu vang Port vì đây là sản phẩm độc nhất của họ trên thị trường xuất khẩu, và ít quan tâm đến các phong cách rượu vang khác. Vì vậy mặc dù rượu vang có thể ngon nhưng trong một thời gian dài, người ta đã không có nỗ lực sử dụng nho Douro để sản xuất loại rượu vang để bàn đầy tham vọng hơn. Người có công trong việc tạo ra loại rượu Douro đầy tham vọng đầu tiên là Fernando Nicolau de Almeida, người từng làm việc như một nhà nghiên cứu khoa học về rượu vang. Ông đã đến thăm Bordeaux trong Thế chiến II, điều này đã mang lại cho anh cảm hứng để tạo ra một loại rượu để bàn chất lượng hàng đầu.
Cảnh quan văn hóa ở đây bao gồm những ruộng bậc thang trên các sườn đồi dốc và những thung lũng bên cạnh các con sông uốn lượn. Dọc theo sông Douro là những ruộng bậc thang ở Varosa, Corgo, Távora, Torto và Pinhão tạo ra một hệ thống cảnh quan văn hóa trồng nho nối tiếp nhau. Khí hậu khắc nghiệt và gió Đại Tây Dương nhưng nghề trồng nho và sản xuất rượu vang rất phát triển. Rất nhiều các bằng chứng khảo cổ tìm thấy những phiến đã có những hình chạm khắc cho thấy Douro là một thung lũng định cự, sản xuất rất cổ xưa, đại diện cho một nền văn hóa nổi bật nằm giữa thung lũng sông Côa và Águeda.
Với truyền thống lâu đời trên 2000 năm, sản phẩm rượu nho ở đây đã nổi tiếng khắp trên thế giới và nghề trồng nho ở Douro đã tạo ra một cảnh quan văn hóa tuyệt đẹp. Cảnh quan văn hóa này bao gồm khu sản xuất rượu, những hầm chứa rượu, nhà thờ có từ thế kỷ 18, những ngôi nhà, đường sá và những ruộng bậc thang trồng nho. Đây là một ví dụ nổi bật của một khu sản xuất rượu vang truyền thống ở châu Âu, phản ánh quá trình lao động sản xuất của con người và sự phát triển của hoạt động con người theo thời gian. Năm 2001, vùng sản xuất rượu Douro đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. | 1 | null |
Thị trấn đồn trú vùng biên Elvas và các công sự của nó là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2012. Elvas là một thành phố Bồ Đào Nha ở Alentejo, gần biên giới Bồ Đào Nha-Tây Ban Nha.
Khu vực này, được củng cố từ thế kỷ 17 đến 19, đại diện cho hệ thống bức tường thành ở nơi khô cạn lớn nhất thế giới. Trong các bức tường của nó, thị trấn chứa đồn trú và các tòa nhà quân sự khác cũng như nhà thờ và tu viện. Trong khi Elvas chứa tàn tích có từ thế kỷ thứ 10, công sự của nó bắt đầu trong Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha. Các công sự đóng một vai trò quan trọng trong Trận chiến Phòng tuyến Elvas năm 1659. Các công sự được thiết kế bởi tu sĩ dòng Tên Hà Lan-Bỉ Padre João Piscásio Cosmander và là đại diện cho ví dụ còn lại được bảo tồn tốt nhất của trường phái pháo đài Hà Lan. Các địa điểm của Di sản này bao gồm: | 1 | null |
Mateba Model 6 Unica thường được biết với tên Mateba Autorevolver là loại súng lục bán tự động độc đáo do Emilio Ghisoni thiết kế vào những năm 1980 và được sản xuất với số lượng giới hạn bởi công ty Macchine Termo Balistiche.
Thiết kế.
Mateba Autorevolver sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật để tự động lên cò và xoay ổ đạn. Súng chia ra làm hai phần trên và dưới phần trên gồm ổ đạn và nòng, phần dưới chứa các bộ phận hoạt động như cò, búa điểm hỏa… Hai phần này được gắn với nhau thông qua một thanh trượt với một thanh truyền động và lò xo. Không giống như các loại súng ổ quay khác nòng súng nằm ở dưới ổ đạn chứ không phải ở trên. Khi bắn toàn bộ phần trên sẽ giật lùi lại tác động vào thanh truyền động, thanh truyền động này sẽ tác động vào một hệ thống để quay ổ đạn và lên cò sau đó lò xo sẽ đẩy phần trên trở về chỗ cũ.
Khi nạp đạn xạ thủ sẽ đẩy một cần phía sau ổ đạn bên trái súng và đẩy ổ đạn lên phía trên sau đó bẻ qua trái. Nếu có vỏ đạn cũ xạ thủ sẽ nhấn vào đầu xi lanh ở phía trước để đẩy các vỏ đạn cũ ra sau đó sẽ nạp các viên đạn mới vào. Nòng súng có thể tháo ráp dễ dàng với nhiều chiều dài khác nhau.
Và vì có cơ chế hoạt động phức tạp hơn các loại súng ổ quay truyền thống nên loại súng này nặng hơn nhưng được thiết kế ít giật hơn khi bắn. Cũng như do sử dụng cơ chế nạp đạn tự động nên độ tin cậy cũng được quan tâm, súng chỉ nên bắn loại đạn mà nhà sản xuất chỉ định nếu sử dụng loại đạn yếu hơn sẽ không tạo ra đủ độ giật để súng hoạt động, nhưng dù cơ chế tự động không hoạt động thì súng vẫn có thể bắn như các loại súng ổ quay bình thường vì khi bóp cò ổ đạn cũng sẽ xoay và lên cò để bắn nhưng sẽ nặng hơn nhiều. | 1 | null |
USS "Fargo" (CL-106), tên được đặt theo thành phố Fargo thuộc tiểu bang North Dakota, là chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên nó của Hải quân Hoa Kỳ, mà hầu hết bị hủy bỏ do Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Lớp "Fargo" là một phiên bản cải biến dựa trên thiết kế của lớp "Cleveland" dẫn trước, với khác biệt chủ yếu là một cấu trúc thượng tầng hình tháp gọn gàng hơn với một ống khói hợp nhất, dự định sẽ cải thiện góc bắn của dàn vũ khí phòng không.
"Fargo" được hạ thủy vào ngày 25 tháng 2 năm 1945 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey; nó được đỡ đầu bởi Bà F. O. Olsen, và được đưa ra hoạt động vào ngày 9 tháng 12 năm 1945 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Hải quân Wyatt Craig.
Lịch sử hoạt động.
"Fargo" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 15 tháng 4 năm 1946 có sự hiện diện của Phó đô đốc Bernard H. Bieri trên tàu cho một chuyến viếng thăm hữu nghị đến Bermuda, Trinidad, Recife, Rio de Janeiro và Montevideo; rồi lên đường vào ngày 31 tháng 5 đi sang Địa Trung Hải. Trong lượt hoạt động này, chiếc tàu tuần dương đã viếng thăm một loạt các cảng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Hy Lạp, Ý và Pháp cũng như tại Bắc Phi, và đã đại diện cho quyền lợi của Hoa Kỳ tại Trieste, khi thành phố này đang chịu một tình trạng căng thẳng do mâu thuẫn giữa Ý và Nam Tư.
Quay trở lại thành phố New York vào ngày 2 tháng 3 năm 1947, "Fargo" một lần nữa khởi hành đi Địa Trung Hải vào ngày 20 tháng 5, và trong lượt bố trí này đã phục vụ một tháng như là soái hạm của Tư lệnh Lực lượng Hải quân Địa Trung Hải. Quay trở về Newport vào ngày 13 tháng 9, nó chuẩn bị cho những đợt tập trận kéo dài của Hạm đội Đại Tây Dương trong tháng 9 và tháng 10 tại khu vực giữa Bermuda và Newfoundland, có sự hiện diện của Phó đô đốc Arthur W. Radford, Tư lệnh Đệ Nhị hạm đội trên tàu.
Trong hai năm phục vụ còn lại, "Fargo" hoàn tất thêm hai lượt hoạt động khác tại Địa Trung Hải và đã hai lần tham gia các cuộc tập trận quy mô lớn tại vùng biển Carribe. Nó được cho ngừng hoạt động và đưa về lực lượng dự bị vào ngày 14 tháng 2 năm 1950, được cho neo đậu cùng Hạm đội Dự bị tại Bayonne, New Jersey. "Fargo" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 3 năm 1970, rồi được bán cho hãng Union Minerals and Alloys Corporation tại Kearney, New Jersey vào ngày 18 tháng 8 năm 1971 để tháo dỡ.
Một mô hình lớn của "Fargo" được trưng bày tại chi nhánh chính của Thư viện Công cộng Fargo trong nhiều năm; mô hình này hiện đang đặt tại Bảo tàng Hàng không Fargo. | 1 | null |
Diêu Tương (chữ Hán: 姚襄, bính âm: Yáo Xiāng, 330 – 357), tự Cảnh Quốc, thủ lĩnh dân tộc Khương giai đoạn đầu đời Ngũ Hồ thập lục quốc (trước trận Phì Thủy).
Cuộc đời và sự nghiệp.
Trung Nguyên đại loạn, lánh sang miền nam.
Tương là con trai thứ năm của thủ lĩnh Diêu Dặc Trọng, anh trai của Diêu Trường (sau này là hoàng đế Hậu Tần). Lên 17 tuổi, ông mình dài 8 thước 5 tấc, tay dài quá gối, mạnh mẽ lắm tài nghệ, sáng suốt giỏi phủ dụ. Mọi người trên dưới trong bộ tộc yêu mến, xin lập ông làm người kế tự, Dặc Trọng không chịu. Số người cầu xin lên đến mấy ngàn, Dặc Trọng mới cho ông nắm quân đội riêng. Thạch Chi nhà Hậu Triệu lên ngôi (350), lấy Tương làm Sứ trì tiết, Phiếu kị tướng quân, Hộ Ô Hoàn hiệu úy, Dự Châu thứ sử, Tân Xương công. Năm sau (351), Thạch Chi bị giết, Hậu Triệu diệt vong, nhà Tấn sai sứ bái Tương làm Trì tiết, Bình bắc tướng quân, Tịnh Châu thứ sử, Tức Khâu huyện công.
Dặc Trọng mất, Tương giữ kín không phát tang, soái 6 vạn hộ tiến về phía nam đánh Dương Bình, Nguyên Thành, Phát Kiền, đều phá được, giết chóc, cướp bóc hơn 3000 gia đình, đóng đồn ở bến Nghiêu Ngao. Ông dùng người Thái Nguyên là Vương Lượng làm Trường sử, người Thiên Thủy là Doãn Xích làm Tư mã, người Lược Dương là Phục Tử Thành làm Tả bộ soái, người Nam An là Liễm Kỳ làm Hữu bộ soái, người Lược Dương là Hắc Na làm Tiền bộ suất, Cường Bạch làm Hậu bộ suất, người Thái Nguyên là Tiết Tán, người Lược Dương là Vương Quyền Dực làm Tham quân.
Ông đi về phía nam đến Huỳnh Dương mới phát tang. Sau đó Tương cùng bọn tướng cũ của Hậu Triệu là Cao Xương, Lý Lịch giao chiến ở Ma Điền, ngựa chết vì trúng tên lạc, ông được em trai Diêu Trường cứu thoát.
Nhà Tấn cho ở Tiếu Thành, Tương sai các em trai coi sóc công việc, một mình vượt sông Hoài, đến Thọ Xuân gặp Dự Châu thứ sử Tạ Thượng. Thượng bỏ hết các thứ giáp binh, đội khăn để đợi. Hai người vừa gặp mà như quen biết đã lâu!
Ân Hạo nghi kỵ, quay về miền bắc.
Tương khi còn nhỏ đã có tiếng tăm, vũ dũng trùm đời, học rộng biết nhiều, đàm luận nho nhã, tài – danh vang dội miền nam. Trung quân tướng quân, Dương Châu thứ sử Ân Hạo kiêng dè uy danh của ông, nhiều lần sai thích khách đến giết Tương. Những người này đều nói thật với ông, được ông đãi ngộ như bạn cũ. Hạo ngầm sai Ngụy Cảnh soái 5000 quân tập kích Tương, ông chém Cảnh rồi thu lấy bộ hạ của hắn ta. Hạo càng ghét Tương, bèn sai Lưu Khải giữ Tiếu Thành, dời ông đi Lê Đài, nước Lương, dâng biểu xin cho ông thụ chức Lương quốc nội sử.
Tương sai Vương Quyền Dực trách Hạo lòng dạ hẹp hòi, Hạo tố cáo ông tăng cường quân đội là có ý làm phản, không ai chịu ai. Hạo sai Tạ Vạn đi dẹp Tương, bị ông đánh bại. Hạo giận lắm, gặp lúc Quan Trung sinh biến (353), Hạo soái quân bắc phạt, Tương tập kích ông ta ở Sơn Tang, chém được hàng vạn người, thu lấy xe cộ quân nhu, sai anh trai Diêu Ích giữ lũy Sơn Tang, còn mình quay về giữ Hoài Nam. Hạo sai Lưu Khải, Vương Bân đánh Sơn Tang, Tương từ Hoài Nam tiêu diệt bọn họ, nổi trống vượt sông Hoài, đóng đồn ở Hu Dị, chiêu tập lưu dân, đông đến 7 vạn, chia nhau coi giữ, khuyến khích nông nghiệp. Ông sai sứ đến Kiến Nghiệp, tố cáo tội trạng của Ân Hạo.
Lưu dân là bọn Quách Dịch hơn ngàn người bắt Đường ấp nội sử Lưu Sĩ đầu hàng Tương, triều đình chấn động, lấy Lại bộ thượng thư Chu Mẫn làm Trung quân tướng quân, men Trường Giang phòng bị. Bộ hạ của Tương đều là người miền bắc, nên khuyên ông quay về bắc. Tương cũng muốn vậy, bèn tự xưng Đại tướng quân, Đại đan vu, tấn công Ngoại Hoàng, bị quân Tấn đánh bại. Ông thu nhặt tàn binh, ân cần phủ dụ, vì thế sĩ khí được chấn hưng.
Y Thủy thua chạy, Quan Trung bỏ mình.
Tương chiếm cứ Hứa Xương, muốn đi Hà Đông để lấy Quan Hữu, từ Hứa Toại đánh Lạc Dương (356), hàng tháng không hạ được. Trưởng sử Vương Lượng can ông nên đi Hà Bắc, không cần cố lấy tòa thành trơ trọi này. Tương lại cho rằng Lạc Dương là căn bản của thiên hạ, nên không nghe. Ít lâu sau, Lượng mất, Tương rất thương tiếc.
Chinh tây đại tướng quân Hoàn Ôn nhà Tấn từ Giang Lăng thảo phạt Tương, giao chiến ở phía bắc Y Thủy, ông bị Ôn đánh bại, soái mấy ngàn kỵ binh chạy đến Bắc Sơn. Đêm ấy có hơn 5000 người bỏ vợ con đi theo Tương, đóng trại ở Dương Hương. Lại có hơn 4000 hộ tìm đến. Ông tuy trước sau thua chạy mấy lần, mọi người biết được chỗ ở của ông, già trẻ đều dắt nhau chạy đến. Bấy giờ có tin đồn Tương bị thương nặng không qua khỏi, những người bị quân đội của Hoàn Ôn bắt được đều nhìn sang bờ bắc mà rơi nước mắt. Trước đó, người Hoằng Nông là Dương Lượng đi theo Tương, được đãi theo lễ dành cho khách. Về sau ông ta chạy đến với Hoàn Ôn. Ôn hỏi về Tương, Lượng đáp: "Thần minh khí vũ, ngang tầm Tôn Sách, mà hùng tráng uy vũ còn hơn!"
Tương không nản lòng, muốn lấy Quan Trung, tiến đóng quân ở Hạnh Thành, sai anh họ Diêu Lan cướp thành Địa Phu, sai anh trai Diêu Ích cùng tướng quân Vương Khâm Lô chiêu mộ binh lương ở Bắc Địa, người xin quy phụ có hơn 5 vạn hộ. Phù Sanh sai Phù Phi chống lại, đánh bại và bắt sống Lan. Tương đưa mọi người về phía tây, Sanh lại sai bọn Phù Kiên, Đặng Khương đuổi theo. Tương muốn đánh, Sa môn Trí Thông cố can, khuyên ông bảo toàn quân đội để mưu sự về sau. Tương tỏ ra không bằng lòng, gặp lúc Đặng Khương đến bức, ông giận, bèn xông ra, giao chiến ở Tam Nguyên. Tương bại, bị Phù Kiên giết chết, khi ấy được 27 tuổi, đó là năm Thăng Bình đầu tiên (357) nhà Tấn. Phù Sanh táng theo lễ công tước.
Diêu Trường kiến lập nhà Hậu Tần, truy thụy là Ngụy Vũ Vương, phong cháu nội của Tương là Duyên Định làm Đông Thành hầu. | 1 | null |
Bão nhiệt đới Linda, được biết đến ở Philippines với tên gọi Áp thấp nhiệt đới Openg, được biết đến tại Việt Nam với tên gọi cơn bão số 5 , là cơn bão thảm khốc nhất khi tấn công vào miền Nam Việt Nam trong vòng ít nhất 100 năm. Hình thành vào ngày 31 tháng 10 năm 1997 trên Biển Đông, Linda mạnh lên khi di chuyển về phía Tây và đã đổ bộ vào khu vực Nam Bộ Việt Nam trong ngày 2 tháng 11 với sức gió 100 km/giờ (tương đương với một cơn bão nhiệt đới) cùng với mưa lớn tận 500mm-700mm. Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Hoa Kỳ thì khi Linda tiến vào vịnh Thái Lan đã tăng cấp thành bão cuồng phong cấp 1, nhưng đã suy yếu lại thành bão nhiệt đới trước khi vượt bán đảo Mã Lai và đi vào vịnh Bengal. Tại đây, Linda một lần nữa đạt đến cường độ bão cuồng phong theo JTWC, tuy nhiên không lâu sau độ đứt gió tăng lên và dòng dẫn suy yếu trước khi bão tan vào ngày 9 tháng 11.
Tại Việt Nam, cơn bão Linda gây thiệt hại rất nghiêm trọng. Số người thiệt mạng lên tới 3.111 người, tổng thiệt hại vật chất là 385 triệu USD. Mưa lớn đã gây lũ lụt tàn phá khoảng 200.000 ngôi nhà và khiến khoảng 383.000 người mất nhà cửa. Tổn thất về mùa màng trên diện rộng, cùng việc hệ thống đường giao thông bị hư hại đã cản trở những nỗ lực cứu trợ sau này. Một vài quốc gia trên thế giới đã gửi hàng cứu trợ, bao gồm các đội ngũ y tế, thực phẩm và quần áo. Tuy nhiên, quá trình cung cấp thực phầm và tình trạng sức khỏe các nạn nhân của cơn bão đã chứng minh hậu quả không đáng ngại như ban đầu. Bão Linda sau đó đã đổ bộ Thái Lan, gây lũ quét khiến ít nhất 164 người thiệt mạng. Cơn bão cũng tác động đến Myanmar, Indonesia, Malaysia, và Campuchia nhưng với mức độ thấp hơn.
Lịch sử khí tượng.
Nguồn gốc của bão Linda là từ một vùng mây đối lưu trên vùng biển phía Đông Philippines được chú ý đến lần đầu vào ngày 26 tháng 10 năm 1997. Khi đó, một áp cao cận nhiệt đới tồn tại ở phía Bắc đã buộc vùng nhiễu động di chuyển chủ yếu về phía Tây. Vào ngày 29 tháng 10, hệ thống đã vượt Philippines và tiến vào Biển Đông. Sau đó, vùng nhiễu động bắt đầu dần trở thành bão, và đến cuối ngày 31 Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã ban hành những thông báo đầu tiên về áp thấp nhiệt đới 30W. Khi đó, hệ thống nằm cách Borneo về phía Tây Bắc, và nó đã được Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) đặt tên là "Openg".
Không lâu sau, áp thấp nhiệt đới đã nhanh chóng mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới và được JTWC đặt tên là "Linda". Di chuyển theo hướng Tây, cơn bão tiếp tục tăng cường, JTWC ước tính bão đạt đến vận tốc gió 65 dặm/h (100 km/h) khi nó tiếp cận miền Nam Việt Nam. Trước khi đổ bộ vào Cà Mau, Việt Nam ghi nhận bão mạnh cấp 10-11 giật trên cấp 12 (theo thang Beaufort), tại Côn Đảo đã ghi nhận gió mạnh trên 30 m/s, giật tới 42 m/s (tương đương cấp 11 thang Beaufort). Vào thời điểm 9:00 (UTC+0) ngày 2 tháng 11, Linda đổ bộ vào tỉnh Cà Mau. Cơn bão suy yếu đi một ít khi đi qua đất liền Cà Mau. Bão sau đó nhanh chóng đạt tới cấp 1 (thang đo Mỹ) khi tiến vào vịnh Thái Lan. Sau khi chuyển hướng Tây Bắc, Linda đã suy yếu lại thành bão nhiệt đới trước khi đổ bộ vào Thái Lan trong ngày 3 tháng 11 với sức gió 65 dặm/h (100 km/h).
Linda tiếp tục suy yếu thêm khi ở trên địa hình núi của bán đảo Mã Lai, và cơn bão tiến vào biển Andaman khi vận tốc gió đã giảm xuống còn 50 mph (85 km/h). Điều này giúp Linda trở thành xoáy thuận nhiệt đới đầu tiên đi vào Ấn Độ Dương từ Thái Bình Dương kể từ cơn bão Forrest năm 1992. Lúc này, Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) phân loại Linda là bão xoáy (Cyclonic Storm) BOB 08 với vận tốc gió 40 mph (70 km/h). Nhờ nhiệt độ nước biển ấm, Linda dần tăng cường trở lại khi nó giảm tốc độ di chuyển do sự suy yếu của áp cao cận nhiệt. Vào ngày 6 tháng 11, cơn bão một lần nữa đạt cấp độ bão cuồng phong tại địa điểm ngoài khơi phía Tây Nam bờ biển Myanmar. Linda chỉ duy trì được cường độ tối đa trong khoảng 18 tiếng, do độ đứt gió tăng lên từ rãnh thấp ở vĩ độ trung gần đó. Ban đầu, cơn bão được dự kiến sẽ vượt vịnh Bengal và đổ bộ vào khu vực gần biên giới Ấn Độ/Bangladesh. Tuy nhiên, Linda đã trở nên ít di chuyển, và suy yếu dần trong vài ngày tiếp theo. Vào ngày 9 tháng 11, Linda tan biến trên khu vực cách Yangon, Myanmar khoảng 375 mile (600 km) về phía Tây Nam. IMD cũng đã chấm dứt ban hành những thông báo trong ngày hôm đó.
Tác động và hậu quả.
Việt Nam.
Trước khi bão đổ bộ vào Nam Bộ, Chính phủ cùng các cơ quan dự báo khí tượng, truyền thông tại Việt Nam đã ban hành và phát đi những cảnh báo đến người dân. Tuy nhiên, cơn bão Linda di chuyển nhanh hơn dự kiến và Nam Bộ cũng là khu vực hiếm khi gặp phải xoáy thuận nhiệt đới nên người dân cũng như chính quyền địa phương mang tâm lí chủ quan và ít có kinh nghiệm đối phó, cộng thêm việc hiếu kì muốn đi xem bão của người dân khiến thiệt hại càng nặng nề hơn. Bão nhiệt đới Linda đã trút xuống một lượng mưa lớn trên khắp miền Nam Việt Nam, tối đa đạt 233 mm tại Cần Thơ. Thiệt hại ở khu vực này là rất nặng nề, đặc biệt là tại tỉnh cực Nam Cà Mau nơi cơn bão tấn công trực tiếp. Một số tỉnh khác cũng chịu tổn thất nghiêm trọng là Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang.
Tầng lớp chịu ảnh hưởng lớn nhất là cộng đồng ngư dân nghèo ở đây. Tổng cộng, bão nhiệt đới Linda đã phá hủy 76.609 ngôi nhà và làm hư hại 139.445 ngôi nhà khác, khiến 383.045 người mất nhà cửa. Ngoài ra, cơn bão còn phá hủy ít nhất 3.112 tàu thuyền của ngư dân. Mưa cũng đã làm ngập 4.500 km² diện tích cánh đồng lúa, khoảng một nửa trong đó là tại Cà Mau. Tổng thiệt hại sơ bộ ước tính 7,18 nghìn tỉ đồng (385 triệu USD thời điểm năm 1997, 720.4 triệu USD ở thời điểm năm 2023).
Bão Linda đã gây tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng tại Việt Nam. Rất nhiều thủy thủ và ngư dân đã phải bỏ mạng ngoài khơi do hệ thống trang thiết bị của ngư dân còn yếu kém, va chạm tàu thuyền mạnh nên không thể thoát khỏi quỹ đạo di chuyển của cơn bão. Chỉ trong vòng 3 ngày, số người thiệt mạng đã lên tới hơn 150 cùng hàng ngàn trường hợp mất tích, hầu hết trong số đó là ngư dân. Bốn ngày sau cơn bão, con số người chết đã tăng lên 390, và đến ngày 14 tháng 11, tám ngày sau cơn bão, con số này tăng lên thành 464. Cuối cùng, tổng số người chết đạt tới con số rất lớn: 3.070. Tám ngày sau khi Linda đi qua, một báo cáo của bộ phận phụ trách về các vấn đề nhân đạo của Liên hiệp quốc (DHA) cho thấy số người bị thương do bão là 857. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng thành lập các đội tìm kiếm và cứu hộ, đặc biệt ưu tiên cho các ngư dân đang còn mất tích, và có tổng cộng 3.513 người được giải cứu sau bão. Bên cạnh đó, đã có hàng trăm thi thể bị sóng cuốn vào bờ ở Việt Nam và Thái Lan được phát hiện trong vòng vài tuần sau cơn bão.
Chính phủ Việt Nam xác định rằng cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản là việc cần phải làm ngay lập tức; gồm có thực phẩm, quần áo, thuốc men, chỗ ở cho người dân, và các trang thiết bị vệ sinh. Việt Nam đã chính thức đề nghị sự viện trợ của cộng đồng quốc tế, nhấn mạnh rằng đây là cơn bão thảm khốc nhất trong vòng 100 năm, và chính quyền chỉ có nguồn lực hạn chế do sự tàn phá là ngoài dự kiến. Trước lời đề nghị này, chính phủ Thụy Sĩ đã gửi khoảng 500.000 Franc Thụy Sĩ (360.000 USD) để viện trợ khẩn cấp. Sau đó, mười quốc gia khác cũng đã gửi tiền mặt hoặc hàng cứu trợ với tổng trị giá 2,6 triệu USD; bao gồm các nơi trú ẩn, khám chữa bệnh y tế từ Mỹ, quần áo từ Vương quốc Anh, lều bạt từ Nga, và các loại hàng hóa vận chuyển từ Nhật Bản.
Do hệ thống giao thông còn nhiều yếu kém, các nhân viên của Tổ chức Chữ thập Đỏ đã phải di chuyển bằng đường sông để trợ giúp cho những nơi có người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sau hai tháng, Hội Chữ thập Đỏ đã phân phối 65.401 tấm lợp mái, 390 tấn gạo, 11.990 chiếc màn, 6.871 chăn, 3.664 bộ dụng cụ y tế, và cung cấp nhiều loại quần áo cho khoảng 150.000 người chịu thiệt hại bởi cơn bão, các nguồn viện trợ này được tiếp nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối cùng, quá trình cung cấp thực phẩm và tình trạng sức khỏe các nạn nhân đã chứng minh hậu quả không đáng ngại như ban đầu. Sau khi đã phân phối viện trợ, Hội Chữ thập Đỏ chuyển sang tập trung vào việc tái thiết khu vực. Quá trình tái thiết diễn ra chậm chạp, một phần do các hoạt động kinh tế bị chững lại vào những ngày Tết Nguyên Đán. Thêm vào đó là việc hai nhà máy chính sản xuất thép và khung xây dựng hoạt động ngắt quãng và không liên tục, do một số máy móc bị hỏng.
Các quốc gia khác.
Ở những nơi khác như Thái Lan, tổn thất được báo cáo là trung bình. Tại đây đã có ít nhất 12 người trên đất liền và 152 ngư dân trên biển đã thiệt mạng. Lũ quét đã xảy ra tại sáu quận, làm hư hại một vùng diện tích 230 km² đất trồng trọt đồng thời phá hủy 12 ngôi nhà. Hệ thống giao thông đường bộ cũng chịu tác động với 184 con đường và 14 cây cầu bị hư hỏng. Chính phủ Thái Lan đã cử 20 đội y tế đến những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài ra sau bão đã có khoảng 10.600 người bị mắc các bệnh liên quan đến lũ lụt hay tình trạng ô nhiễm môi trường. Tại vùng Tanintharyi ở miền Đông Nam Myanmar đã xảy ra mưa lớn, dù vậy gió không mạnh nên thiệt hai là không đáng kể. Cơn bão cũng làm gia tăng lượng khói bụi và sương mù ở Indonesia và Malaysia, tình trạng này kéo dài trong vài tuần. Tại Indonesia, Linda đã làm giảm độ ẩm không khí, hạ thấp khả năng mưa cho những khu vực đang chịu tác động của cháy rừng. Campuchia cũng là nước chịu tác động nhỏ bởi rìa của cơn bão.
Bão số 5 – Linda đã được nhắc đến trong bộ phim "Những ngôi sao biển" do Công ty điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh – Hãng phim Phương Đông sản xuất vào năm 2003, 6 năm sau khi cơn bão tàn phá Nam Bộ. | 1 | null |
USS "Huntington" (CL-107) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp "Fargo" của Hải quân Hoa Kỳ. Là chiếc tàu chiến thứ hai được đặt tên theo thành phố Huntington thuộc tiểu bang Huntington, West Virginia, nó được đóng trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng chỉ hoàn tất sau khi chiến tranh đã kết thúc và chỉ được sử dụng trong vài năm.
"Huntington" được hạ thủy vào ngày 8 tháng 4 năm 1945 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey; nó được đỡ đầu bởi Bà M. L. Jarrett, Jr., và được đưa ra hoạt động vào ngày 23 tháng 2 năm 1946 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Hải quân Donald Rex Tallman.
Lịch sử hoạt động.
Sau chuyến đi chạy thử máy huấn luyện ngoài khơi vịnh Guantánamo, Cuba, "Huntington" khởi hành từ Philadelphia vào ngày 23 tháng 7 năm 1946 để phục vụ cùng Đệ Lục hạm đội tại Địa Trung Hải. Trong lượt hoạt động này nó đã ghé thăm một loạt các cảng, bao gồm Naples, Malta, Villefranche và Alexandria, góp phần làm ổn định tình hình sôi động tại Châu Âu sau chiến tranh. Rời Gibraltar vào ngày 8 tháng 2 năm 1947, chiếc tàu tuần dương tham gia các cuộc tập trận ngoài khơi vịnh Guantánamo, ghé qua Norfolk và Newport, Rhode Island, rồi lên đường vào ngày 20 tháng 5 năm 1947 cho một lượt phục vụ khác tại Địa Trung Hải.
Quay trở về sau chuyến đi vào ngày 13 tháng 9 năm 1947, "Huntington" rời Philadelphia vào ngày 24 tháng 10 cùng các quân nhân Hải quân Dự bị cho chuyến đi huấn luyện ngoài khơi Bermuda và Newfoundland cho đến ngày 14 tháng 11 năm 1947. Nó vào Xưởng hải quân Philadelphia trải qua một đợt đại tu lớn kéo dài đến ngày 12 tháng 4 năm 1948. Trong giai đoạn này, vị Trưởng phòng Hành quân Hải quân Hoa Kỳ tương lai, Đô đốc Arleigh Burke, lúc đó còn là Đại tá, đã nhận quyền chỉ huy con tàu từ tháng 12 năm 1947 đến tháng 12 năm 1948. Quay trở về Norfolk sau chuyến đi huấn luyện ôn tập tại vùng biển Caribe, "Huntington" đi đến Newport rồi khởi hành cho một lượt phục vụ khác tại Địa Trung Hải vào ngày 1 tháng 6 năm 1948.
"Huntington" ghé thăm nhiều cảng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1948, và sau khi băng qua kênh đào Suez vào ngày 22 tháng 9, thực hiện chuyến viếng thăm hữu nghị đến Châu Phi và Nam Mỹ, đi đến Buenos Aires, Argentina vào ngày 6 tháng 11. Con tàu có vinh dự được Tổng thống Juan Perón chính thức viếng thăm, rồi tiếp tục đi đến Uruguay, nơi nó được Tổng thống Luis Batlle Berres thị sát vào ngày 10 tháng 11. Chiếc tàu tuần dương ghé lại Rio de Janeiro và Trinidad trước khi kết thúc chuyến đi thiện chí hữu ích này vào ngày 8 tháng 12 năm 1948.
Chiếc tàu tuần dương thực hiện một chuyến đi ngắn từ Philadelphia đến vùng biển Caribe, quay trở về Newport vào ngày 22 tháng 1 năm 1949, và được cho ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 6 năm 1949. Sau hơn mười năm bị bỏ không cùng Hạm đội Dự bị, "Huntington" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 9 năm 1961, rồi được bán cho hãng Boston Metals tại Baltimore, Maryland vào ngày 16 tháng 5 năm 1962 để tháo dỡ. | 1 | null |
Conor Paul Maynard (sinh ngày 21 tháng 11 năm 1992) là một nam ca sĩ đến từ Brighton, anh đã kĩ hợp đồng với hãng thu âm EMI, Parlophone. Maynard được nhiều người biết đến vào năm 2012, khi anh được đề cử, và đã thắng, trong hạng mục "Nghệ sĩ mới năm 2012" của MTV. Đĩa đơn đầu tay của anh, "Can't Say No", đã được phát hành ở Anh vào ngày 16 tháng 4 năm 2012.
Tiểu sử.
2008–11: Bắt đầu sự nghiệp và YouTube.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2006, Maynard đăng ký thành viên trên trang web chia sẻ video trực tuyến YouTube. Anh đăng tải video đầu tiên của mình, hát lại ca khúc "Breathe" của nhạc sĩ người Anh Lee Carr, vào ngày 1 tháng 12 năm 2008. Từ năm 2009 đến nay, anh đã đăng tải nhiều video hát lại mà anh, cùng với người bạn thân của mình, Anthony "Anth" Melo, đã thực hiện. Cùng nhau, họ đã hát lại rất nhiều ca khúc, có thể kể đến như "Crawl" (Chris Brown), "Dynamite" (Taio Cruz), "Only Girl (In the World)" (Rihanna). Maynard nhận được sự quan tâm từ các hãng ghi âm khi nam ca sĩ/nhạc sĩ người Mỹ Ne-Yo xem được bản hát lại một ca khúc của mình, "Beautiful Monster". Và cuối cùng, Ne-Yo trở thành người hướng dẫn của Maynard.
2011—nay: Giải "MTV Award" và "Contrast".
Vào tháng 11 năm 2011, Maynard có một đề cử cho hạng mục "Nghệ sĩ mới năm 2012" của MTV, cùng với Delilah, Michael Kiwanuka, Lana Del Rey và Lianne La Havas. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2012, anh được thông báo là đã giành chiến thắng trong hạng mục này, với 48% tổng số lượt bình chọn. Cuối năm 2011, Maynard ký hợp đồng với hãng thu âm Parlophone, và sau đó vào tháng 2 năm 2012 với EMI. Và từ đó anh bắt đầu thực hiện album phòng thu đầu tay của mình, "Contrast". Anh phát hành video cho đĩa đơn đầu tay của mình, "Can't Say No" vào ngày 1 tháng 3 năm 2012, và cho đến tháng 9 năm 2012, video đã đạt được 14 triệu lượt xem. Đĩa đơn đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nhà phê bình, như Lewis Corner (từ Digital Spy) đã miêu tả ca khúc "rất vui tươi, vui vẻ" còn nhiều nhà phê bình khác lại ví Maynard với nam ca sĩ người Canada Justin Bieber, cả về giọng hát lần sự nghiệp trên YouTube. Tuy nhiên, Conor phản đối sự so sánh này, rằng "Tôi không giống Justin Bieber.", nhưng sau đó anh cho biết, anh và Bieber chỉ giống nhau ở việc đều nổi tiếng khi còn trẻ, và đều được biết đến nhờ YouTube.
Đĩa đơn đầu tay của Conor Maynard, "Can't Say No" được phát hành ở Anh vào ngày 15 tháng 4 năm 2012, đạt vị trí á quân trên bảng xếp hạng UK Singles Chart ở tuần lễ kết thúc ngày 28 tháng 4 năm 2012, với 74,792 bản được tiêu thụ. Ca khúc này cũng khá thành công ở Ireland và Scotland, lần lượt đạt vị trí 13 và 3. Vào ngày 1 tháng 5 năm 2012, Maynard phát hành ca khúc "Drowning" miễn phí cho những ai đặt hàng trước album sắp phát hành của anh, "Contrast". Vào ngày 5 tháng 5 năm 2012, Maynard biểu diễn "Can't Say No" tại lễ trao giải TRL Awards lần thứ 7 ở Ý. Sau đó vào ngày 9 tháng 6 năm 2012, Conor Maynard cũng biểu diễn ca khúc này tại Capital Summertime Ball trước 80.000 khán giả.
Maynard phát hành đĩa đơn thứ hai của mình, "Vegas Girl", vào ngày 21 tháng 7 năm 2012 ở Anh, và ca khúc ngày đã ra mắt ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart. Vào ngày 30 tháng 7 năm 2012, anh phát hành album "Contrast", album đạt vị trí quán quân trên bảng UK Albums Chart vào ngày 11 tháng 8 năm 2012. Album đã được tiêu thụ 17,000 bản trong tuần đầu phát hành. | 1 | null |
Gấu đen Bắc Mỹ (danh pháp hai phần: "Ursus americanus") là một loài gấu kích thước trung bình có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Nó là loài gấu nhỏ nhất và phổ biến nhất của châu lục này. Gấu đen Bắc Mỹ là loài ăn tạp với chế độ ăn khác nhau đáng kể tùy thuộc vào mùa và vị trí sinh sống. Chúng thường sống ở khu vực chủ yếu là rừng, nhưng lại rời khỏi rừng để tìm kiếm thức ăn. Đôi khi chúng xâm nhập vào các cộng đồng dân cư vì sự sẵn có thức ăn cho chúng. Gấu đen Bắc Mỹ thường đánh dấu trên các cây bằng cách sử dụng răng và móng vuốt của chúng như là một hình thức giao tiếp với những con gấu khác, một hành vi phổ biến của nhiều loài gấu.
"Gấu đen Bắc Mỹ" là loài gấu phổ biến nhất trên thế giới. Nó được liệt kê như là loài ít quan tâm trong danh mục của IUCN, do sự phổ biến rộng rãi của nó và số lượng toàn cầu lớn với ước tính gấp đôi so với tổng số tất cả các loài gấu khác cộng lại. Cùng với gấu nâu, nó là một trong hai loài duy nhất trong số tám loài gấu hiện đại được xem như là không bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu theo đánh giá của IUCN. Ngày nay, số lượng gấu đen ở châu Mỹ được ước tính vào khoảng 850.000 đến 950.000 cá thể.
Phân loại và tiến hóa.
Nguồn gốc.
Mặc dù sống ở Bắc Mỹ, gấu đen Bắc Mỹ không có quan hệ gần gũi với gấu nâu và Gấu trắng Bắc Cực; nghiên cứu di truyền cho thấy chúng tách ra từ một tổ tiên chung khoảng 5,05 triệu năm trước. Các loài gấu đen Bắc Mỹ và gấu đen châu Á (gấu ngựa) được coi là các loài chị em, và có quan hệ gần gũi với nhau hơn so với các loài gấu khác.. Gấu chó cũng được tách ra từ nhánh này tương đối gần đây.
Loài gấu nhỏ nguyên thủy Ursus abstrusus là hóa thạch lâu đời nhất của chi "Ursus" được biết đến ở Bắc Mỹ, cách đây 4,95 Ma. Điều này cho thấy "U. abstrusus" có thể là tổ tiên trực tiếp của gấu đen Bắc Mỹ, mà nó đã tiến hóa ở Bắc Mỹ. Mặc dù Wolverton và Lyman vẫn coi "U. vitabilis" là loài "tiền thân của gấu đen hiện đại", nó cũng được đặt trong loài "U. americanus".
Tổ tiên của gấu đen Bắc Mỹ và gấu ngựa tách ra khỏi loài gấu chó từ khoảng 4,58 Ma. Gấu đen Bắc Mỹ sau đó tách ra khỏi gấu ngựa khoảng 4,08 Ma. Các hóa thạch gấu đen Bắc Mỹ sớm nhất, nằm tại Cảng Kennedy, bang Pennsylvania, rất giống với loài gấu ngựa, mặc dù các mẫu vật muộn hơn đã có kích thước tăng lên tương đương với gấu xám Bắc Mỹ. Từ thế Holocen đến nay, gấu đen Bắc Mỹ dường như đã bị thu hẹp về kích thước, nhưng điều này đã gây tranh cãi vì những vấn đề với niên đại của những mẫu hóa thạch này.
Gấu đen Bắc Mỹ đã sống cùng một thời kỳ với gấu mặt ngắn ("Arctodus simus" và "A. pristinus") và gấu đeo kính Florida ("Tremarctos floridanus"). Những con gấu này đã tiến hóa từ những con gấu di cư từ châu Á đến Bắc Mỹ các đây khoảng 7-8 Ma. "Gấu mặt ngắn" được cho là loài ăn thịt nhiều hơn và "gấu đeo kính Florida" ăn thực vật nhiều hơn, trong khi những con gấu đen Bắc Mỹ là động vật ăn tạp sống trên cây, giống như tổ tiên của châu Á của chúng. Lối sống của gấu đen cho phép nó khai thác các loại thực phẩm đa dạng hơn và được xem như là một lý do tại sao, chỉ một mình nó trong số 3 chi này sống sót mặc dù sự thay đổi khí hậu và hệ thực vật trong suốt thời kỳ băng hà cuối cùng, khi mà những loài săn mồi khác, chuyên biệt hơn ở Bắc Mỹ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, cả hai chi "Arctodus" và "Tremarctos" đã sống sót qua nhiều thời kỳ băng hà khác. Sau đó những loài gấu tiền sử này đã bị tuyệt chủng trong thời kỳ băng hà cuối cùng cách đây 10.000 năm, và gấu đen Bắc Mỹ có lẽ là loài gấu duy nhất có mặt ở Bắc Mỹ cho đến khi có sự xuất hiện của gấu nâu ở phần còn lại của châu lục này.
Các phân loài.
Có tất cả 16 phân loài của gấu đen được công nhận theo liệt kê dưới đây.
Tên thường gọi: Gấu đen Olimpic
Phân bố: bờ biển phía tây bắc (Thái Bình Dương) từ trung tâm British Columbia tới miền bắc California và phía bắc Idaho
Tên thường gọi: Gấu đen New Mexico
Phân bố: Colorado, New Mexico, miền tây Texas và nửa phía đông của bang Arizona tới phía bắc Mexico, phía đông nam Utah
Tên thường gọi: Gấu đen miền đông
Phân bố: Đông Montana đến bờ biển Đại Tây Dương, phía nam và phía đông của Alaska và Canada đến Đại Tây Dương và phía nam Texas; được cho là ngày càng tăng ở một số vùng; phổ biến ở miền đông Canada và Hoa Kỳ bất cứ nơi nào mà môi trường sống thích hợp được tìm thấy
Mô tả: Đó là một trong số các phân loài lớn nhất và gần như tất cả chúng đều có màu đen
Tên thường gọi: Gấu đen California
Phân bố: Vùng núi phía nam California qua trung tâm Valley tới miền nam Oregon
Mô tả: Có thể sống ở các vùng khí hậu khác nhau, trong rừng mưa ôn đới ở miền Bắc và vùng cây bụi ở miền Nam. Một số lượng nhỏ có đặc trưng bộ lông màu nâu quế
Tên thường gọi: Gấu đen Nữ hoàng Chalote
Phân bố: Đảo Haida Gwaii/Nữ hoàng Chalote và Alaska
Mô tả: Thường lớn hơn so với các đối tác lục địa với một hộp sọ và răng hàm lớn, và chỉ được thấy với bộ lông đen
Tên thường gọi: Gấu lông quế
Phân bố: Idaho, tây Montana, Wyoming, miền đông Washington, Oregon và đông bắc Utah
Mô tả: Có màu lông nâu hoặc nâu đỏ, kiểu màu quế
Tên thường gọi: Gấu sông băng
Phân bố: phía đông nam Alaska; quần thể ổn định
Mô tả: Phân biệt bởi lông hai bên sườn của nó có màu xám bạc với ánh màu xanh
Tên thường gọi: Gấu đen Mexico
Phân bố: đông bắc Mexico và vùng biên giới Mỹ với bang Texas. Rất có nguy cơ tuyệt chủng
Mô tả: Thường xuyên nhất được tìm thấy trong Vườn quốc gia Big Bend và vùng sa mạc biên giới với Mexico. Số lượng ở Mexico chưa được biết, nhưng được cho là rất thấp
Tên thường gọi: Gấu đen Florida
Phân bố: Florida, miền Nam Georgia và Alabama
Mô tả: Có một cái mũi màu nâu sáng và bộ lông màu đen sáng bóng. phổ biến với một miếng vá trắng trên ngực. Con đực trung bình nặng 136 kg
Tên thường gọi: Gấu đen Newfoundland
Phân bố: Newfoundland
Mô tả: Thường lớn hơn thân các họ hàng đất liền, kích thước thay đổi từ 90–270 kg và trung bình là 135 kg. Chúng cũng nằm trong số những con gấu có chu kỳ ngủ đông dài nhất ở Bắc Mỹ. Thích tìm kiếm thức ăn trong các cánh đồng của các loài việt quất
Tên thường gọi: Gấu Kermode
Phân bố: bờ biển miền trung của British Columbia
Mô tả: Khoảng 10% dân số của phân loài này có bộ lông màu trắng hoặc màu kem do gen lặn và được gọi là gấu Kermode hoặc gấu thần. Còn lại 90% là gấu đen có màu bình thường
Tên thường gọi: Gấu đen Louisiana
Phân bố: Đông Texas, Louisiana, Nam Mississippi; bị đe dọa (danh sách liên bang)
Mô tả: Có hộp sọ tương đối dài, hẹp, và bằng phẳng, và răng hàm tương đối lớn. Ưa thích môi trường sống kiểu rừng gỗ cứng phía dưới và nhánh sông
Tên thường gọi: Gấu đen tây Mexico
Phân bố: bắc - trung tâm Mexico
Tên thường gọi: Gấu đen Kenai
Phân bố: bán đảo Kenai, Alaska
Tên thường gọi: Gấu đen Dall
Phân bố: Alexander Archipelago, Alaska
Tên thường gọi: Gấu đen Vancouver
Phân bố: đảo Vancouver, British Columbia
Mô tả: Được tìm thấy ở khu vực phía bắc của hòn đảo, nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong vùng ngoại ô của khu vực đô thị Vancouver
Phân bố và môi trường sống.
Phân bố và số lượng.
Trong quá khứ, gấu đen Bắc Mỹ chiếm phần lớn các khu vực rừng ở Bắc Mỹ. Hiện nay, chúng bị giới hạn chủ yếu tại các khu vực rừng yên tĩnh, rải rác.
Gấu đen Bắc Mỹ hiện đang sinh sống nhiều ở Canada. Chúng bị tuyệt chủng tại đảo Hoàng tử Edward Island kể từ năm 1937. Tổng số lượng của gấu Canada là từ 396.000 đến 476.000, dựa trên các cuộc khảo sát được thực hiện trong những năm 1990 tại bảy tỉnh của Canada, mặc dù ước tính này không bao gồm các quần thể gấu đen Bắc Mỹ ở New Brunswick, vùng lãnh thổ Tây Bắc, Nova Scotia, và Saskatchewan. Số lượng của gấu đen tại tất cả các tỉnh ổn định trong suốt thập kỷ qua.
Phạm vi hiện tại của gấu đen Bắc Mỹ tại Hoa Kỳ là không đổi trong suốt hầu hết vùng đông bắc (từ dưới dãy núi Appalachian gần như liên tục đến Virginia và Tây Virginia), phía bắc vùng trung tây, khu vực dãy núi Rocky, bờ biển phía tây và Alaska. Tuy nhiên phân bố của chúng ngày càng bị chia nhỏ hoặc vắng mặt trong các khu vực khác. Mặc dù vậy, gấu đen Bắc Mỹ ở những khu vực dường như đã mở rộng phạm vi phân bố của chúng trong thập kỷ qua, chẳng hạn như mới thấy gần đây ở Ohio, mặc dù chúng có thể chưa đại diện cho các quần thể sinh sống ổn định. Khảo sát thực hiện từ 35 bang trong những năm 1990 cho thấy quần thể gấu đen là ổn định hoặc tăng, ngoại trừ ở Idaho và New Mexico. Toàn bộ số lượng gấu đen ở Hoa Kỳ được ước tính dao động từ 339.000 đến 465.000, mặc dù không tính đến các quần thể ở Alaska, Idaho, Nam Dakota, Texas, và Wyoming, mà số lượng quần thể chưa được biết.
Tính đến năm 1993, quần thể gấu đen Mexico được biết đã tồn tại trong bốn khu vực, mặc dù thông tin về sự phân bố của các quần thể bên ngoài những khu vực này chưa được cập nhật kể từ năm 1959. Mexico là quốc gia duy nhất mà gấu đen được xếp loại là có nguy cơ tuyệt chủng.
Môi trường sống.
Trong toàn bộ phạm vi phân bố, môi trường sống ưa thích của gấu đen Bắc Mỹ có một vài đặc điểm chung. Chúng thường được tìm thấy trong các khu vực có địa hình tương đối khó tiếp cận, thực vật dưới tán dày và một số lượng lớn các vật liệu ăn được (đặc biệt là quả sồi). Sự thích nghi với rừng và thảm thực vật dày của loài này có thể ban đầu là do gấu đen đã phát triển cùng với các loài gấu lớn hơn, hung dữ hơn, chẳng hạn như loài gấu mặt ngắn đã tuyệt chủng và gấu xám Bắc Mỹ vẫn còn tồn tại, mà chúng chiếm giữ môi trường sống thoáng hơn và sự hiện diện của các loài động vật ăn thịt tiền sử lớn hơn như Smilodon và sư tử Bắc Mỹ mà chúng có thể đã săn đuổi gấu đen.
Mặc dù đa phần sống ở khu vực hoang dã, vắng vẻ và khu vực nông thôn, gấu đen Bắc Mỹ có thể thích ứng để sống sót ở một số lượng nào đó ở các vùng ven đô, miễn là ở đó có thực phẩm dễ kiếm và một số khu vực cây cối bao phủ. Trong hầu hết các vùng biên giới Hoa Kỳ, gấu đen ngày nay thường được tìm thấy ở các khu vực miền núi rất nhiều thảm thực vật, ở độ cao từ 400 đến 3.000. Đối với những con gấu sống ở vùng Tây Nam Mỹ và Mexico, môi trường sống thường gồm các vùng cây thông bách và cây bụi. Trong khu vực này, đôi khi các con gấu di chuyển đến các khu vực thoáng hơn để ăn các cây xương rồng lê gai. Có ít nhất hai loại môi trường sống chính khác biệt mà chúng sinh sống trong khu vực Đông Nam Hoa Kỳ. Gấu đen ở dãy núi Appalachian miền nam tồn tại chủ yếu là trong các khu rừng sồi và rừng hỗn hợp. Tại các khu vực ven biển phía đông nam (chẳng hạn như tiểu bang Louisiana hoặc Florida), các con gấu sống trong các hỗn hợp đồng cỏ cây lá kim, vịnh ven biển, và khu vực gỗ cứng đầm lầy. Trong khu vực phân bố phía đông bắc (Hoa Kỳ và Canada), môi trường sống chính bao gồm các tán rừng gỗ cứng như sồi, phong, và bạch dương, và các loài cây lá kim. Cây ngô và quả sồi cũng là những nguồn thực phẩm phổ biến của chúng trong một số vùng phía đông bắc; khu vực đầm lầy nhỏ, rậm rạp cung cấp cho chúng nơi trú ẩn tuyệt vời phủ kín hầu khắp các vùng cây tuyết tùng trắng. Dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, cây gỗ đỏ, vân sam, và sam chiếm ưu thế như là các khu bảo tồn lâu dài. Ngoài các loại rừng phía bắc này khu vực quan trọng kế tiếp đối với gấu đen là các khu vực cây bụi, đồng cỏ ẩm và khô, vùng thủy triều cao, khu vực ven sông và một loạt các bãi cây thân gỗ. Rừng vân sam, linh sam chiếm ưu thế trong nhiều khu vực phân bố của gấu đen trong vùng Rockies. Khu vực không phủ rừng quan trọng ở đây là đồng cỏ ẩm ướt, khu vực ven sông, vách núi tuyết lở, lề đường, các dòng suối, công viên ven đồi, và vùng núi tương đối cao. Ở những khu vực nơi con người tác động tương đối ít, chẳng hạn như vùng kéo dài của Canada và Alaska, gấu đen Bắc Mỹ có xu hướng được tìm thấy thường xuyên hơn ở các vùng đất thấp. Trong khu vực đông bắc Canada, đặc biệt là Labrador, gấu đen đã thích nghi với các khu vực bán thưa thớt, là môi trường sống điển hình của gấu nâu ở Bắc Mỹ (có thể là do ở đây không có gấu nâu và gấu trắng Bắc Cực cũng như các loài động vật ăn thịt lớn khác).
Mô tả.
Đặc điểm cơ thể.
Hộp sọ của gấu đen Bắc Mỹ rất rộng, với cái mũi hẹp và quai hàm lớn. Tổng chiều dài hộp sọ trung bình của gấu đen trưởng thành tại Virginia, là 262–317 mm. Chiều dài hộp sọ lớn nhất của loài này đã được thông báo là 23,5 tới 35 cm. Đôi mắt nhỏ màu đen hoặc nâu. Đôi tai nhỏ và tròn, ở phía sau trên đầu. Cái mõm dài và nhọn với mũi dài, màu nâu. Con cái có xu hướng có mảnh mai hơn và có khuôn mặt nhọn hơn con đực. Lưỡi và môi có thể chuyển động linh hoạt.
Gấu đen có 42 cái răng thích nghi với một chế độ ăn tạp. Các răng cửa có thể được sử dụng để cắt thịt nhưng thường được sử dụng để cắt cỏ và các thực vật trên sàn rừng. Răng nanh có thể được sử dụng để bắt mồi và làm bị thương đối thủ, nhưng thường được sử dụng để xé các tổ ong, kiến và chỗ cư trú của côn trùng. Các răng hàm rất rộng và bằng phẳng được sử dụng để nghiền các loại hạt và quả hay nhai thức ăn thực vật. Gấu đen ít ăn thịt, do đó chúng không cần răng hàm sắc và có hình cắt kéo giống như các động vật ăn thịt điển hình như chó sói và các loài họ mèo. Chúng có cơ hàm khỏe với vết cắn rất mạnh mẽ, đặc biệt là của những con đực .
Chân sau của gấu đen hơi dài hơn so với chân trước và tương đối dài hơn so với chân sau của gấu ngựa. Các bàn chân của loài này tương đối lớn, với chiều dài chân sau là 13,7-22,5 cm, là lớn hơn so với các loài gấu kích thước trung bình khác, nhưng nhỏ hơn nhiều so với bàn chân gấu nâu trưởng thành lớn và đặc biệt là gấu trắng Bắc Cực. Lòng bàn chân có màu đen hoặc nâu, với lớp đệm thịt trần trụi, phủ da và có nếp nhăn sâu. Mỗi bàn chân có năm ngón với móng vuốt không thể thu vào được sử dụng để xé thức ăn, đào bới, cào và trèo cây. Móng vuốt của chúng thường là màu đen hoặc xám. Các móng vuốt ngắn (2–3 cm) và tròn, dày ở phía đáy và thuôn nhọn. Các móng vuốt ở cả hai chân trước và sau gần như là có chiều dài như nhau, mặc dù móng vuốt trước có xu hướng cong nhọn hơn.
Gấu đen rất khéo léo và thông minh, có khả năng mở lọ nắp xoáy và tháo các chốt cửa. Chúng có thể đứng và đi trên hai chân sau. Chúng cũng có sức mạnh tuyệt vời. Một cú tát bằng chân trước của gấu đen cũng đủ để giết chết một con hươu lớn. Ngay cả các con gấu nhỏ cũng có thể lật ngửa các phiến đá có trọng lượng 141–147 kg bằng một chân trước. Chúng di chuyển trên bàn chân một cách chắc chắn nhịp nhàng và có thể chạy với tốc độ 40–50 km/h.
Gấu đen có thị lực tốt, đồng thời, thính giác và khứu giác cũng rất phát triển. Chúng có thị lực tốt hơn và thính giác mẫn cảm hơn so với con người. Gấu đen đã được chứng minh bằng thực nghiệm có khả năng học các bài tập phân biệt thị giác dựa trên màu sắc nhanh hơn so với tinh tinh và ngang bằng chó. Chúng cũng có khả năng học hỏi nhanh chóng khi phân biệt các hình dạng khác nhau, chẳng hạn như hình tam giác, hình tròn và hình vuông nhỏ. Tuy nhiên, giác quan ý nghĩa nhất của chúng là khứu giác, tốt hơn so với chó khoảng 7 lần.
Kích thước.
Trọng lượng gấu đen có xu hướng thay đổi theo tuổi, giới tính, sức khỏe, và mùa. Biến đổi trọng lượng theo mùa là rất rõ rệt: vào mùa thu, trọng lượng trước khi ngủ đông của chúng có xu hướng cao hơn 30% so với mùa xuân, khi gấu đen ra khỏi hang. Gấu đen trên bờ biển phía Đông có xu hướng trung bình nặng hơn so với những con gấu ở bờ biển phía Tây, và các con gấu ở phía tây bắc thường hơi nặng hơn so với những con gấu ở phía đông nam. Con đực trưởng thành thường nặng từ 57–250 kg, trong khi con mái nhẹ hơn 33% vào khoảng 41–170 kg. Cá thể trưởng thành thường có chiều dài đầu và thân từ 120 đến 200 cm, và chiều cao vai 70–105 cm. Đuôi ngắn và thường dài 7,7-17,7 cm.
Gấu đen trưởng thành tại Khu bảo tồn hoang dã quốc gia Yukon Flats ở phía đông-trung tâm của Alaska có khối lượng trung bình 87,3 kg đối với con đực và 63,4 kg đối với con cái, trong khi trên đảo Kuiu ở phía đông nam Alaska (nơi loài cá hồi nhiều dinh dưỡng sẵn có) gấu trưởng thành có khối lượng trung bình khoảng 115 kg. Trong Công viên quốc gia Great Smoky Mountains, con đực trưởng thành trung bình là 112 kg và con cái trưởng thành trung bình là 47 kg. Trong Công viên quốc gia Yellowstone, một nghiên cứu quần thể thấy rằng con đực trưởng thành trung bình là 119 kg và con con trưởng thành trung bình 67 kg. Trong tiểu bang California, các nghiên cứu đã cho thấy khối lượng trung bình là 86 kg đối với con đực trưởng thành và 58 kg ở con cái trưởng thành. Trong tiểu bang New York, cân nặng trung bình của hai giới được báo cáo là 135 kg và 74 kg tương ứng.
Mặc dù gấu đen là loài gấu nhỏ nhất ở Bắc Mỹ, con đực lớn nhất cũng vượt quá kích thước của các loài gấu khác ngoại trừ gấu nâu và gấu trắng Bắc cực. Con gấu đen Bắc Mỹ hoang dã lớn nhất từng được ghi nhận là một con đực ở New Brunswick, bị bắn vào tháng 10 năm 1972, nặng 409 kg sau khi nó đã bị lột da, nghĩa là nó nặng khoảng 500 kg khi còn sống, và có chiều dài 2,41 m. Một con gấu đen hoang dã ngoại cỡ, nặng 408 kg, đã bị bắn vào tháng 12 năm 1921 tại Khu bảo tồn Moqui ở Arizona. Một con gấu có kích thước kỷ lục đã bị bắn ở Morris County, New Jersey vào tháng 12 năm 2011 có kích thước 376,5 kg. Thậm chí ở Pennsylvania một con gấu đen lớn hơn (một trong sáu cá thể có cân nặng trên 363 kg bắn trong 15 năm qua trong tiểu bang) được ghi nhận có cân nặng 399 kg và bị bắn vào tháng 11 năm 2010 tại Pike County. Trung tâm Gấu Bắc Mỹ, nằm ở Ely, Minnesota, là quê hương của con đực và con cái nuôi nhốt lớn nhất thế giới. Ted, là tên con gấu đực, nặng 431-453,5 kg vào mùa thu năm 2006, và Honey, con gấu cái, có cân nặng 219,6 kg vào mùa thu năm 2007
Bộ lông.
Bộ lông gấu đen mềm mại, với lông bên trong dày đặc và lông cứng bảo vệ to, dài, thô. Các sợi lông không xù xì hoặc thô như của gấu nâu. Bộ lông gấu đen Bắc Mỹ khác biệt với gấu ngựa ở chỗ thiếu một khoảng trắng dưới cằm và lông cứng ở bàn chân. Mặc dù có tên như vậy, bộ lông gấu đen có rất nhiều màu sắc. Màu lông có thể nằm trong khoảng từ màu trắng, vàng, quế, hoặc nâu nhạt đến nâu sẫm sô cô la, hoặc đen tuyền, với nhiều biến thể trung gian tồn tại. Cá thể bạch tạng cũng đã được ghi nhận.
Khoảng 70% toàn bộ gấu đen có màu đen, mặc dù chỉ có 50% gấu đen ở dãy núi Rocky là màu đen. Gấu đen sinh sống dọc theo bờ biển Alaska và British Columbia có bộ lông ngả màu xanh. Gấu đen với bộ lông màu trắng đến kem có ở các đảo ven bờ và vùng đất liền lân cận phía tây nam British Columbia. Bộ lông đen có xu hướng chiếm ưu thế ở các khu vực ẩm ướt như New England, New York, Tennessee, Michigan và phía tây Washington. Nhiều gấu đen ở Tây Bắc Bắc Mỹ có màu quế, vàng hoặc nâu nhạt, và do đó đôi khi có thể bị nhầm lẫn với gấu xám Bắc Mỹ. Tuy nhiên, có thể phân biệt được gấu grizzly (và các loại gấu nâu khác) bởi bướu vai, kích thước lớn và vai rộng hơn, cùng với hộp sọ lõm hơn.
Tập tính và hành vi ứng xử.
Lối sống.
Trong tự nhiên gấu đen Bắc Mỹ có xu hướng ở trong lãnh thổ và không thích giao du. Hầu hết chúng sống đơn độc, ngoài trừ gấu mẹ đang nuôi con và đàn con nhỏ của mình. Tuy nhiên, khi nguồn thức ăn phong phú (ví dụ khi cá hồi đẻ trứng hoặc ở bãi rác) gấu đen có thể tụ tập và có sự phân cấp thống trị hình thức, với con đực lớn nhất, mạnh nhất thống trị các điểm kiếm ăn hiệu quả nhất. Chúng đánh dấu lãnh thổ của mình bằng cách cọ xát cơ thể vào thân cây và cào lên vỏ cây. Phạm vi hàng năm của gấu đen đực trưởng thành có xu hướng rất lớn nhưng có một số sự thay đổi. Ở Long Island ngoài khơi bờ biển Washington, dao động trung bình 13 km2, trong khi trên bán đảo Ungava ở Canada dao động trung bình có thể lên đến 2.600 km2, với một số con gấu đực di chuyển nhiều đến 11.260 km2 trong thời gian thiếu lương thực.
Gấu đen thường xuyên leo lên cao để kiếm ăn, trốn thoát khỏi kẻ thù hoặc ngủ đông. Một nửa trong số loài gấu đen có thói quen sống trên cây (các loài có lối sống trên cây nhất, là gấu đen Bắc Mỹ, gấu ngựa và gấu chó, có quan hệ khá chặt chẽ). Khả năng sống trên cây của chúng có xu hướng giảm theo tuổi tác. Gấu đen có thể hoạt động bất cứ lúc nào trong cả ngày lẫn đêm, mặc dù chủ yếu là kiếm ăn vào ban đêm. Gấu đen sống gần nơi cư trú của con người có xu hướng hoạt động về đêm rộng rãi hơn và các con gấu đen sống gần gấu nâu có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban ngày. Gấu đen là loài bơi lội tuyệt vời và mạnh mẽ, chúng xuống nước để giải khuây và để kiếm ăn (chủ yếu là cá).
Trong cuốn sách Great Bear Almanac, Gary Brown liệt kê 20 loại tiếng kêu của gấu đen trong tám bối cảnh khác nhau. Âm thanh thể hiện sự giận dữ bao gồm gầm, gừ, khịt mũi, rống và rú. Âm thanh thể hiện sự mãn nguyện bao gồm lầm bầm, tiếng rít và hổn hển.
Hoạt động hàng năm.
Gấu đen thường kết thúc ngủ đông, rời khỏi hang và bắt đầu chu kỳ hoạt động hàng năm từ tháng Tư theo chu kỳ thời tiết và khí hậu.
Tháng Tư: Tuyết bắt đầu tan và các con gấu bắt đầu rời khỏi hang sau kỳ ngủ đông. Con đực trưởng thành rời khỏi hang đầu tiên trong khi các con gấu có con nhỏ sẽ rời khỏi hang cuối cùng. Thức ăn vẫn còn khan hiếm. Con đực trưởng thành bắt đầu đi lang thang, trong khi hầu hết các con gấu khác vẫn còn chưa tỉnh ngủ. Tất cả gấu giảm cân tại thời điểm này trong năm.
Tháng Năm: Cây xanh phát triển và bắt đầu mọc lá. Những con gấu trở lên hoạt động. Chúng ăn thảo mộc mới mọc và lá non. Gấu con bắt đầu học kiếm ăn từ mẹ, nhưng ăn rất ít mà vẫn chủ yếu dựa vào sữa mẹ. Gấu mẹ đang nuôi con vẫn tiếp tục giảm cân trong khi các con gấu khác bắt đầu tăng cân nhẹ.
Tháng Sáu: Cây xanh trưởng thành và cứng hơn, và hầu hết trong số chúng trở lên khó ăn đối với các loài gấu. Ấu trùng nhộng bắt đầu phong phú và các con gấu đưa chúng vào chế độ ăn uống của mình. Mùa giao phối bắt đầu và các con đực đi lang thang khắp nơi để tìm con cái không nuôi con. Con non bắt đầu ăn thức ăn rắn, đặc biệt là ấu trùng kiến từ các tổ kiến mà mẹ nó kiếm được. Gấu mẹ ngừng giảm cân còn những con khác vẫn tăng cân nhẹ.
Tháng Bảy: Anh đào, quả việt quất, các quả mọng hoang dã khác và quả mâm xôi chín trở thành thức ăn chính. Tất cả các con gấu tăng cân nhanh chóng nếu các loại cây này phát triển tốt.
Tháng Tám: Các loại hoa như mận, táo, hay các loại quả mọng khác và hạt dẻ đã chín. Đây là những thức ăn ưa thích của gấu đen.Tất cả các con gấu tiếp tục tăng cân.
Tháng Chín: Quả sồi chín. Quả mọng và hạt dẻ trở nên khan hiếm. Trong trường hợp quả sồi rất nhiều, gấu sẽ tiếp tục tăng cân, nếu không chúng sẽ bắt đầu giảm cân. Con non ngừng bú. Gấu bắt đầu chậm chạp và một số đi vào hang và bắt đầu ngủ đông.
Tháng Mười: Hầu hết những con gấu đã vào hang và bắt đầu ngủ đông nhẹ. Gấu non còn nhỏ sẽ ngủ đông cùng gấu mẹ.
Tháng Mười một: Ngủ đông sâu. Nhịp tim của gấu ngủ đông chậm lại xuống mức thấp (8 nhịp mỗi phút). Hô hấp chậm lại (45 giây một lần). Trứng đã thụ tinh vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè được cấy vào trong tử cung và bắt đầu phát triển.
Tháng Mười Hai: Tiếp tục ngủ đông. Gấu con sẽ ngủ qua sinh nhật đầu tiên của mình (tháng Một).
Tháng Một: Đàn con gấu đen thường được sinh ra trong tháng Một. Gấu mẹ liếm chúng sạch sẽ, giữ cho chúng ấm áp và di chuyển chúng vào vị trí dễ dàng chăm sóc.
Tháng Hai: Tất cả gấu tiếp tục ngủ đông. Đàn con sơ sinh tiếp tục phát triển nhờ sự chăm sóc của gấu mẹ.
Tháng Ba: Tất cả gấu tiếp tục ngủ đông. Mức testosterone (hormone giới tính) của gấu đực trưởng thành bắt đầu tăng lên.
Ngủ đông.
Gấu đen từng không được xem là ngủ đông thực sự hay ngủ đông "sâu", nhưng từ những khám phá về những thay đổi chuyển hóa cho phép gấu đen duy trì hoạt động trong nhiều tháng mà không cần ăn, uống, hay đi vệ sinh, hầu hết các nhà sinh vật học đã định nghĩa lại sự ngủ đông của động vật có vú như là "việc giảm sự trao đổi chất theo mùa, chuyên biệt, gắn liền với sự khan hiếm thực phẩm và thời tiết lạnh". Gấu đen bây giờ được coi là loài ngủ đông hiệu quả cao.
Khi ngủ đông, một hormone đặc biệt, leptin, được sinh ra, đi vào các hệ thống của gấu đen, để ngăn chặn sự thèm ăn. Trong thời gian này, nhịp tim của chúng giảm từ 40-50 nhịp mỗi phút đến 8 nhịp mỗi phút. Bởi vì chúng không đi tiểu hoặc đi vệ sinh khi ngủ, các chất thải nitơ từ cơ thể của gấu được tái sử dụng sinh hóa vào protein của chúng. Điều này cũng phục vụ mục đích ngăn ngừa sự mất cơ bắp, nhờ quá trình sử dụng các sản phẩm chất thải xây dựng cơ bắp trong thời gian dài không hoạt động. Bàn chân bóc da trong khi chúng ngủ đông, để tạo chỗ cho mô mới. So với ngủ đông thật sự, nhiệt độ cơ thể của chúng giảm không đáng kể (ở khoảng 35 độ C) và chúng vẫn còn hơi tỉnh táo và hoạt động. Nếu mùa đông là đủ nhẹ nhàng, chúng có thể thức dậy và tìm thức ăn thô. Trong khu vực phân bố của gấu đen ở phía cực nam (Florida, Mexico, Đông Nam Hoa Kỳ) chỉ gấu đang mang thai và các gấu mẹ có con nhỏ dưới một năm tuổi là sẽ bước vào chế độ ngủ đông. Con cái cũng sinh con vào tháng Hai và nuôi dưỡng đàn con của mình cho đến khi tuyết tan.
Gấu đen vào trong hang của mình vào tháng Mười và tháng Mười Một. Trước thời điểm đó, chúng có thể chứa đến 13.6 kg mỡ cơ thể để chúng có thể trải qua bảy tháng nhịn ăn. Sự ngủ đông của gấu đen thường kéo dài 3-5 tháng. Trong suốt mùa đông, gấu đen tiêu thụ 25-40% trọng lượng cơ thể. Chúng dành thời gian trong các hang rỗng trong hốc cây, dưới gỗ hoặc đá, tại các hố đất, các hang động, hoặc cống ngầm, và các chỗ lõm nông. Tuy nhiên, con cái đã được chứng minh là kén chọn hơn trong việc lựa chọn hang cho mình, so với con đực. Mặc dù các hang tự nhiên đôi khi được sử dụng, hầu hết các hang được đào bởi chính con gấu đó. Sau khi ra khỏi hang mùa đông của mình vào mùa xuân, chúng đi lang thang trong khu vực của mình trong hai tuần để làm quen với sự trao đổi chất khi hoạt động. Tại các khu vực miền núi, chúng tìm kiếm thức ăn ở sườn phía nam ở độ cao thấp hơn và di chuyển đến sườn phía bắc và phía đông ở độ cao cao hơn khi mùa hè diễn ra. Gấu đen sử dụng lớp phủ rậm rạp để che giấu hang và giữ nhiệt, cũng như để trải nền.
Chế độ ăn uống.
Nhìn chung, phần lớn gấu đen Bắc Mỹ có hoạt động tìm kiếm thức ăn vào lúc hoàng hôn, mặc dù chúng có thể chủ động kiếm ăn bất cứ lúc nào. Ngay khi ra khỏi chế độ ngủ đông, chúng sẽ tìm thức ăn từ xác động vật chết trong mùa đông và động vật móng guốc mới sinh. Gấu đen sống ở các khu vực gần khu dân cư hoặc xung quanh khu vui chơi giải trí của con người, thường đến kiếm thức ăn được cung cấp vô tình từ con người, đặc biệt là trong mùa hè. Chúng bao gồm rác, hạt cho chim ăn, các sản phẩm nông nghiệp và mật ong từ chỗ nuôi ong.
Thực vật chiếm tới 85% trong chế độ ăn của gấu đen, mặc dù chúng có xu hướng khai thác thực vật ít hơn, ăn uống rất ít rễ, củ, thân và ống cây hơn so với gấu nâu. Khi nhiệt độ mùa xuân ấm áp, gấu đen tìm chồi mới của nhiều loài thực vật, đặc biệt là các loại cỏ non, thực vật vùng đất ngập nước và cây hướng dương. Cành non và chồi từ các cây và cây bụi trong thời gian mùa xuân cũng đặc biệt quan trọng đối với gấu đen mới ra khỏi chế độ ngủ đông, do chúng hỗ trợ xây dựng lại cơ bắp và làm chắc xương và thường chỉ là các loại thực phẩm dễ tiêu hóa có sẵn tại thời điểm đó. Vào mùa hè, chế độ ăn uống bao gồm chủ yếu bởi các loại trái cây, đặc biệt là hoa quả và quả mềm như chồi và quả hạch. Trong mùa thu, thức ăn trở nên khá nhiều việc ăn uống ngấu nghiến là công việc toàn thời gian của gấu đen. Trong thời gian này, chúng có thể ăn đến 20.000 calo mỗi ngày để nhanh chóng tích lũy mỡ dự trữ cho mùa đông . Quả cứng trở thành một phần quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của con gấu đen vào mùa thu và thậm chí có thể phần nào điều chỉnh sự phân bố của loài này. Quả cây được ưa chuộng như quả phỉ, quả sồi và hạt thông có thể được tiêu thụ hàng trăm lần mỗi ngày bởi một con gấu đen duy nhất trong mùa thu. Trong thời gian mùa thu, gấu đen Bắc Mỹ có thể cũng thường xuyên đột kích nơi cất giữ hạt của sóc cây. Các loại quả mọng như việt quất và quả trâu cũng vô cùng quan trọng vào mùa thu.
Phần lớn chế độ ăn động vật của gấu đen bao gồm các loài côn trùng như ong mật, ong vàng, kiến và ấu trùng của chúng. Gấu đen cũng rất thích mật ong, và sẽ gặm xuyên qua cây nếu tổ ong được đặt quá sâu vào thân cây để có thể tiếp cận với bàn chân của chúng. Khi tổ ong bị xâm phạm, gấu đen sẽ cạo tổ ong bằng bàn chân của mình và ăn chúng, bất kể bị những con ong đốt. Gấu đen sống ở các vùng ven biển phía Bắc (đặc biệt là bờ biển Thái Bình Dương) sẽ bắt cá hồi trong ban đêm, vì bộ lông màu đen của chúng có thể dễ dàng bị cá hồi phát hiện vào ban ngày. Tuy nhiên, những con gấu đen có lông màu trắng của các hòn đảo miền tây Canada có một tỷ lệ thành công cao hơn 30% trong việc săn bắt cá hồi hơn so với đồng loại có bộ lông màu đen của chúng. Chúng cũng sẵn sàng bắt các loài cá khác bao gồm cá mút, cá hồi sông và cá da trơn khi có thể.
Mặc dù gấu đen không thường xuyên tham gia vào các hoạt động ăn thịt động vật lớn khác trong nhiều năm, loài này cũng thường xuyên săn hươu đuôi đen và hươu đuôi trắng vào mùa xuân khi có cơ hội. Ngoài ra chúng cũng được ghi nhận đã săn bê con của hươu Bắc Mỹ ở Idaho và bê con của nai sừng tấm ở Alaska. Gấu đen ăn thịt hươu trưởng thành là rất hiếm nhưng đã được ghi lại. Chúng thậm chí có thể săn con mồi lên đến kích thước của con nai sừng tấm cái trưởng thành, lớn hơn đáng kể so với chúng, bằng cách phục kích. Có ít nhất một báo cáo rằng một con gấu đen đực giết chết hai con hươu Bắc Mỹ trong suốt sáu ngày bằng cách đuổi chúng vào hố tuyết sâu nơi mà sự di chuyển của chúng bị cản trở. Tại Labrador, gấu đen đặc biệt ăn thịt, sống chủ yếu nhờ vào tuần lộc, thường là những con ốm yếu, con non hay sắp chết, và các loài gặm nhấm như chuột đồng. Điều này được cho là do số lượng ít ỏi của các loại thực vật ăn được trong khu vực phụ cận Bắc cực này và thiếu động vật ăn thịt địa phương lớn cạnh tranh (bao gồm các loài gấu khác).
Giống như loài gấu nâu, gấu đen cố gắng sử dụng việc phục kích bất ngờ của mình với con mồi và nhắm mục tiêu vào các cá thể ốm yếu trong đàn. Khi một con hươu bị bắt, gấu đen thường xé xác con mồi sống trong khi ăn. Nếu bắt được một con hươu mẹ vào mùa xuân, gấu đen thường ăn đầu tiên bầu vú của hươu mẹ đang cho con bú, nhưng nhìn chung là thích thịt nội tạng. Gấu đen thường kéo con mồi đi che giấu, và thích ăn ở chỗ yên tĩnh. Da của con mồi lớn bị tước trở lại và quay từ bên trong ra ngoài với bộ xương thường để lại hầu như nguyên vẹn. Không giống như chó sói xám và sói đồng có, gấu đen hiếm khi phân tán phần còn lại của con mồi. Gấu đen thường lau chùi thân thể ngay tại thảm thực vật xung quanh xác chết và phân của chúng thường được tìm thấy gần đó. Gấu đen có thể cố gắng để che giấu phần xác còn lại của động vật lớn hơn, mặc dù chúng không làm như vậy nhiều như báo sư tử và gấu xám Bắc Mỹ. Chúng cũng sẵn sàng tiêu thụ trứng và chim non của các loài chim khác nhau và có thể dễ dàng truy cập nhiều tổ chim trên cây, thậm chí cả tổ rất lớn của đại bàng đầu trắng. Gấu đen cũng đã được báo cáo là ăn cắp hươu nai và các động vật khác từ các thợ săn con người.
Mối quan hệ với các loài ăn thịt.
Trong nhiều khu vực phân bố, gấu đen có thể yên tâm ăn xác thối nhờ ưu thế kích thước lớn và sức mạnh đáng kể của mình, để đe dọa và, nếu cần thiết, là thống trị những kẻ săn mồi khác trong cuộc đối đầu bên xác chết. Tuy nhiên, đôi khi mà chúng gặp phải gấu Kodiak hoặc gấu xám Bắc Mỹ, hai phân loài gấu nâu lớn hơn này sẽ thống trị chúng. Gấu đen có xu hướng né tránh khỏi sự cạnh tranh từ những con gấu nâu bằng cách tích cực hoạt động hơn vào ban ngày, và sống ở khu vực có mật độ rừng cao hơn. Tương tác bạo lực dẫn đến cái chết của gấu đen đã được ghi nhận trong Vườn quốc gia Yellowstone.
Gấu đen không cạnh tranh với báo sư tử trên xác chết. Giống như loài gấu nâu, đôi khi chúng ăn cắp xác chết từ báo sư tử. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai loài gấu đã tìm đến 24% con mồi mà báo sư tử giết chết trong các công viên quốc gia Yellowstone và Glacier, chiếm đoạt 10% xác chết. Các trận đánh giữa hai loài rất hiếm, mặc dù chúng có thể là bạo lực. Báo sư tử đôi khi giết chết gấu trưởng thành, một hành vi được báo cáo là đã được chứng kiến trong thế kỷ 19. Ngoài ra còn có hồ sơ ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 về việc gấu giết chết báo sư tử, trong khi phòng vệ hoặc trong tranh chấp lãnh thổ, và các cuộc chiến đấu đôi khi kết thúc mà cả hai chiến binh đều tử thương.
Tương tác giữa gấu đen với sói xám là hiếm hơn nhiều so với gấu nâu, do sự khác biệt trong sở thích của môi trường sống. Phần lớn các cuộc đối đầu của những con sói với gấu đen xảy ra trong khu vực phân bố phía bắc của loài vật này, không có tương tác được ghi lại ở Mexico. Mặc dù gấu đen là mạnh hơn trên cơ sở một chọi một, các đàn sói được báo cáo là đã nhiều lần giết chết các con gấu đen mà không ăn chúng. Không giống như gấu nâu, gấu đen thường xuyên thất bại trước những con sói trong tranh chấp con mồi đã bị giết chết. Các bầy sói thường giết chết gấu đen khi loài động vật lớn đang trong chu kỳ ngủ đông của mình.
Có ít nhất một báo cáo về việc một con gấu đen giết chết một con chồn sói trong một cuộc cạnh tranh về thức ăn ở Công viên quốc gia Yellowstone. Gấu đen có thể đôi khi có thói quen săn mồi trên các tổ cá sấu mõm ngắn Mỹ. Đôi khi, chúng chiến thắng các con cá sấu cái, nhưng thi thoảng chúng sẽ bị thương hoặc thậm chí bị giết chết bởi một con cá sấu trưởng thành, mặc dù có vẻ như không loài nào đối đầu trực tiếp với một con trưởng thành lớn của loài khác. Các trường hợp có tính giai thoại của cá sấu ăn thịt gấu đã được thông báo, mặc dù các trường hợp như thế có thể liên quan đến các cuộc tấn công trên gấu con.
Sinh sản và phát triển.
Sinh sản.
Gấu cái thường sinh con lứa đầu tiên ở độ tuổi từ 3-5 năm tuổi. Gấu cái sinh sống tại các khu vực phát triển hơn có xu hướng mang thai ở độ tuổi trẻ hơn. Cả hai giới đều không chung thủy. Con đực cố gắng giao phối với một số con cái, nhưng những con lớn, thống trị chiếm ưu thế mạnh có thể chiếm giữ một con cái nếu một con đực trưởng thành khác đến gần. Con cái có xu hướng nóng giận ngắn với đối tác sau khi giao hợp. Chỉ một mình gấu mẹ nuôi con.
Thời gian giao phối kéo dài 2-3 tháng và thường diễn ra trong giai đoạn tháng Sáu - tháng Bảy mặc dù có thể mở rộng đến tháng Tám trong phạm vi phân bố phía bắc của loài này. Những quả trứng được thụ tinh được giữ chậm phát triển và không được cấy vào trong tử cung của con cái cho đến tháng 11 để tránh sinh con vào mùa thu. Gấu cái sau khi giao phối sẽ cố gắng ăn thật nhiều trong mùa hè và mùa thu để có trọng lượng cao nhất có thể. Nếu trọng lượng gấu cái trên 70 kg trước khi vào hang ngủ đông thì các phôi thai có nhiều cơ hội được cấy vào tử cung và tiếp tục mang thai. Thời kỳ mang thai kéo dài 235 ngày, và lứa con thường được sinh ra trong cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai. Lứa đẻ là từ một đến sáu con gấu con; thường là hai hoặc ba.
Khi mới sinh, gấu con nặng 280-450 g, và dài 20,5 cm. Chúng được sinh ra với bộ lông tơ, màu xám, mịn và trong ba tháng sau vẫn còn kém phát triển. Chúng thường mở mắt sau 28-40 ngày, và bắt đầu đi bộ sau 5 tuần. Con non phụ thuộc vào sữa mẹ trong 30 tuần, và sẽ đạt được sự độc lập vào thời điểm 16-18 tháng tuổi. Ở sáu tuần tuổi, chúng đạt 900 g, 8 tuần chúng đạt đến 2,5 kg và khi 6 tháng tuổi chúng cân nặng 18–27 kg. Chúng có tuổi trưởng thành sinh dục là 3 năm tuổi, và đạt được độ trưởng thành đầy đủ khi 5 năm tuổi. Con đực vẫn còn lớn tới tận lúc 7 tuổi, trong khi con cái ngừng phát triển sớm hơn.
Tuổi thọ và tỷ lệ tử vong.
Tuổi thọ trung bình trong tự nhiên của gấu đen là 18 năm, mặc dù cá thể hoang dã hoàn toàn có thể tồn tại tới hơn 23 năm. Tuổi kỷ lục của một cá thể hoang dã là 31 năm, trong khi bị giam cầm là 44 năm. Tỷ lệ sống trung bình hàng năm cho những con gấu trưởng thành có thể thay đổi, dao động từ 86% ở Florida đến 73% ở Virginia và Bắc Carolina. Trong vùng Minnesota, theo một nghiên cứu có đến 99% trong số những con gấu trưởng thành có thể sống sót sau chu kỳ ngủ đông. Một nghiên cứu đáng chú ý về gấu đen ở Nevada cho thấy rằng số lượng tử vong hàng năm của quần thể gấu đen trong khu vực hoang dã là 0%, trong khi ở khu vực phát triển trong bang này con số này đã tăng lên 83%. Sự sống còn của các con gấu chưa trưởng thành thường ít được đảm bảo. Ở Alaska, theo một nghiên cứu chỉ có 14-17% con đực và 30-48% con cái chưa trưởng thành tồn tại đến tuổi trưởng thành. Trên khắp phạm vi phân bố, tỷ lệ gấu con sống sót qua năm đầu tiên ước tính là 60%.
Ngoài ngoại lệ đối đầu hiếm hoi với một con gấu nâu trưởng thành hoặc một bầy sói xám, gấu đen trưởng thành thường không có kẻ săn mồi tự nhiên. Gấu đen còn nhỏ có xu hướng dễ bị ăn thịt hơn các con trưởng thành. Động vật ăn thịt gấu con được biết đến bao gồm Linh miêu đuôi cộc, sói xám, báo sư tử, sói đồng cỏ, gấu nâu và các con gấu đen khác. Nhiều con trong số này sẽ lén lút cướp các con nhỏ ngay bên con mẹ khi nó đang ngủ. Có một ghi chép duy nhất là một con đại bàng vàng bắt một con nhỏ dưới một tuổi. Sau khi thôi ngủ đông, gấu mẹ có thể chống lại hầu hết các động vật săn mồi tiềm năng. Ngay cả báo sư tử cũng sẽ bị gấu mẹ hung dữ đuổi đi nếu nó bị phát hiện đang rình rập các con gấu con.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, gấu đen Bắc Mỹ tử vong phần lớn là do các hoạt động của con người. Theo mùa, hàng chục ngàn con gấu đen bị săn bắt một cách hợp pháp trên khắp Bắc Mỹ, với lượng nhiều hơn bị săn bắt hoặc đặt bẫy bất hợp pháp. Các vụ va chạm với xe ô tô cũng gây nhiều tử vong cho gấu đen hàng năm. Nạn lũ lụt các hang ổ sau khi sinh đôi khi cũng có thể làm chết gấu con sơ sinh. Gấu con đôi khi cũng bị chết vì đói, do ngã từ trên cây hoặc lạc khỏi gấu mẹ. Gấu đen cũng có thể bị nhiễm giun sán và mắc một số bệnh tật như bệnh lao, viêm khớp, viêm phổi, phế quản.
Sự lai giống.
Gấu đen Bắc Mỹ được xem có khả năng sinh sản với một số loài gấu khác, như gấu ngựa hay gấu nâu, và có đôi khi tạo ra con lai. Một con gấu đen bị bắn vào mùa thu năm 1986 tại Michigan đã được xem là một con gấu lai giữa gấu đen và gấu xám, do kích thước lớn bất thường và tỷ lệ lớn hơn của vỏ não so với hộp sọ. Thử nghiệm DNA đã không thể xác định được nó là một con gấu đen lớn hay gấu xám.
Mối quan hệ với con người.
Trong dân gian, thần thoại và văn hóa.
Gấu đen nổi bật trong những câu chuyện của một số người dân bản địa Mỹ. Một câu chuyện kể rằng gấu đen là một sáng tạo của Chúa vĩ đại, trong khi gấu xám grizzly được tạo ra bởi quỷ dữ. Trong thần thoại của người Haida, Tlingit, Tsimshian ở vùng bờ biển Tây Bắc, loài người đầu tiên học được cách tôn trọng gấu khi một cô gái kết hôn với con trai của gấu đen Chieftain. Trong thần thoại Kwakiutl, gấu đen và gấu nâu trở thành kẻ thù khi Gấu grizzly mẹ đã giết Gấu đen mẹ do sự lười biếng. Những đứa con của Gấu đen, đến lượt mình, lại giết đàn con của Gấu grizzly. Người Navajo tin rằng Gấu đen lớn là ông chủ của những con gấu trong bốn hướng xung quanh ngôi nhà của Mặt trời, và sẽ cầu nguyện cho nó để được nó bảo vệ trong cuộc tấn công.
Sleeping Bear Dunes (Đụn cát gấu ngủ) được đặt theo một huyền thoại của người Mỹ bản địa, nơi mà một con gấu cái và con của nó bơi qua hồ Michigan. Kiệt sức từ cuộc hành trình của chúng, những con gấu nghỉ ngơi trên bờ biển và rơi vào giấc ngủ. Trong những năm qua, cát bao phủ lên chúng, tạo ra một đụn cát khổng lồ.
Morris Michtom, người tạo ra những con gấu bông teddy, đã lấy cảm hứng để làm cho đồ chơi khi đi ngang qua một phim hoạt hình về việc Theodore Roosevelt từ chối để bắn một chú gấu đen nhỏ bị mắc kẹt trên một cái cây. Winnie-the-Pooh được đặt tên sau khi "Winnipeg", một con gấu đen cái nhỏ sống tại vườn thú London từ năm 1915 cho đến khi qua đời vào năm 1934 Một con gấu đen nhỏ bị bắt vào mùa xuân năm 1950 trong vụ cháy Capitan Gap đã được đưa vào làm đại diện sống Smokey Bear, linh vật của Sở lâm nghiệp Hoa Kỳ. Gấu đen Bắc Mỹ là linh vật của Đại học Maine và Đại học Baylor, nơi mà có hai con gấu đen sống trong khuôn viên trường.
Tấn công con người.
Xem thêm: Gấu tấn công
Mặc dù một con gấu lớn là có khả năng giết chết người, gấu đen Bắc Mỹ thường tránh đối đầu với con người khi có thể. Không giống như gấu xám Bắc Mỹ, mà đã trở thành một chủ đề của truyền thuyết đáng sợ trong những người định cư châu Âu ở Bắc Mỹ, gấu đen hiếm khi bị đánh giá là quá nguy hiểm, mặc dù chúng sống ở những nơi có những người đầu tiên định cư. Gấu đen hiếm khi tấn công khi đối mặt với con người, và thường tự giới hạn mình với việc gầm gừ dọa dẫm, phát ra những tiềng ồn phì phò và đập mạnh vào mặt đất bằng bàn tay trước. Tuy nhiên, theo Stephen Herrero trong tác phẩm "Gấu tấn công: Nguyên nhân và cách tránh", 23 người đã bị giết bởi gấu đen từ năm 1900 đến năm 1980. Số lượng các cuộc tấn công con gấu đen trên con người là cao hơn so với loài gấu nâu ở Bắc Mỹ, mặc dù điều này phần lớn là do số lượng loài gấu đen nhiều hơn đáng kể so với gấu nâu chứ không phải là hung hăng hơn.
So với các cuộc tấn công con gấu nâu, các cuộc đối đầu bạo lực với gấu đen hiếm khi dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc tấn công con gấu đen có xu hướng được thúc đẩy bởi sự đói chứ không phải là lãnh thổ, và do đó nạn nhân có một xác suất sống sót qua các trận đánh lại hơn là chịu thua. Không giống như gấu grizzly, gấu đen cái không biểu thị cùng một mức độ cho sự bảo vệ đàn con, và hiếm khi tấn công con người trong vùng lân cận của chúng. Tuy nhiên, đôi khi, cuộc tấn công của các con gấu mẹ để bảo vệ xảy ra. Sự cố tử vong tồi tệ nhất được ghi nhận xảy ra ở tháng 5 năm 1978, trong đó một con gấu đen giết chết ba thiếu niên đang câu cá ở Công viên Algonquin ở Canada. Một cuộc tấn công khi giải trí đặc biệt khác xảy ra vào tháng 8 năm 1997 tại Công viên Liard River Hot Springs Provincial ở Canada, khi một con gấu đen gầy tấn công một đứa trẻ và người mẹ, giết chết người mẹ cũng như một người đàn ông trưởng thành đã cố gắng can thiệp. Con gấu này đã bị bắn trong khi đang đánh một nạn nhân thứ tư.
Phần lớn các cuộc tấn công xảy ra ở các công viên quốc gia, thông thường gần khu trại, nơi những con gấu đã trở nên quen đến gần con người và thực phẩm bảo quản. 1.028 tai nạn do gấu đen gây ra bạo lực đối với con người, 107 trong số đó dẫn đến chấn thương, đã được ghi lại từ 1964-1976 trong Vườn quốc gia Great Smoky Mountains, và xảy ra chủ yếu ở các điểm nóng du lịch, nơi mọi người thường xuyên ăn các đồ ăn mà gấu hay nhặt được. Trong hầu hết các trường hợp nơi mà rác hoặc đồ ăn phế thải trước đây đã thu hút gấu đen không còn, số lượng các cuộc đối đầu bạo lực với những con gấu đen đã giảm nhanh chóng theo thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp của cuộc tấn công trong công viên Liard River Hot Springs nói trên, con gấu tấn công được cho là trước đó gần như hoàn toàn phụ thuộc vào một bãi rác địa phương đã đóng cửa và đã bị đói do mất nguồn thức ăn. Những nỗ lực để di chuyển gấu đen thường không thành công, do gấu đen dường như có thể quay trở lại khu vực phân bố của mình thậm chí không có các dấu hiệu ngoại cảnh quen thuộc.
Săn bắt động vật nuôi và cây trồng.
Sự hạn chế của nguồn thực phẩm vào đầu mùa xuân và thiếu cây quả mọng và có hạt hoang dã trong những tháng mùa hè có thể là yếu tố chính để gấu đen thường xuyên kiếm ăn từ các nguồn thực phẩm thương mại dựa trên con người. Những con gấu thường xuyên ăn các cây trồng, đặc biệt là trong sự phàm ăn mùa thu khi thực phẩm tự nhiên khan hiếm. Cây trồng ưa chuộng của chúng bao gồm táo, yến mạch và ngô. Gấu đen có thể làm thiệt hại lớn ở một số vùng phía tây bắc Hoa Kỳ do việc bóc vỏ cây và ăn trên tầng phát sinh.
Việc sát hại động vật nuôi của gấu đen chủ yếu xảy ra vào mùa xuân. Mặc dù gấu đen có khả năng (và đôi khi đã thực hiện) việc săn bắt bò và ngựa trưởng thành, chúng có vẻ thích các con nhỏ hơn, những con mồi dễ dàng bị choáng ngợp hơn như cừu, dê, bê con và lợn. Chúng thường giết mồi bằng cách cắn cổ và vai, mặc dù chúng có thể bẻ gãy cổ hoặc lưng của con mồi với những cú tát từ bàn chân. Bằng chứng về một cuộc tấn công của gấu bao gồm dấu móng vuốt và thường được tìm thấy trên cổ, lưng, vai của các loài động vật lớn hơn. Giết quá số lượng cừu và dê là phổ biến. Gấu đen đã được biết đến là gây ra cảm giác lo sợ cho đàn gia súc trên vách đá, gây thương tích và tử vong cho nhiều loài động vật; mặc dù điều này là có cố ý hay không thì không được biết.
Thỉnh thoảng, các con vật nuôi, đặc biệt là chó, quấy rối gấu đen, và bị nó giết. Việc sử dụng chó để ngăn cản gấu trong các cuộc tấn công là không được khuyến cáo. Mặc dù những con chó lớn, hung dữ đôi khi có thể làm một con gấu bỏ chạy, nhưng nếu bị ép vào đường cùng, những con gấu giận dữ thường xuyên tấn công lại chó. Khi con gấu đuổi theo chó nuôi có khả năng đe dọa cho mạng sống của cả người và chó.
Săn bắn và khai thác.
Trong lịch sử, gấu đen bị săn bắn bởi cả người Mỹ bản địa và người định cư châu Âu. Một số bộ lạc người Mỹ bản địa, ngưỡng mộ đối với trí thông minh con gấu đen, sẽ trang trí đầu con gấu bị họ giết chết với nữ trang, và đặt chúng vào chăn. Người Kutchin thường săn bắt gấu đen trong chu kỳ ngủ đông của chúng. Không giống như săn bắn của gấu grizzly ngủ đông, một công việc hiểm nguy, gấu đen mất nhiều thời gian để thức dậy, và do vậy an toàn hơn và dễ dàng hơn.
Theo Dwight Schuh trong Bách khoa toàn thư về săn bắn bằng cung của ông, gấu đen là những con mồi bị săn phổ biến nhất thứ ba sau hươu và hươu Bắc Mỹ. Trong quá trình thực dân hóa của miền đông Bắc Mỹ, hàng ngàn con gấu đen bị săn bắt để lấy thịt, mỡ và lông. Theodore Roosevelt đã viết nhiều về săn bắn gấu đen trong tác phẩm Hunting the Grisly của mình và các bản phác thảo khác. Ông viết rằng có nhiều khó khăn khi săn gấu đen bằng cách rình rập, do môi trường sống sở thích của chúng, mặc dù là dễ bẫy. Roosevelt được mô tả tại các bang miền nam Hoa Kỳ, người trồng rừng thường xuyên đi săn bắt gấu đen trên lưng ngựa với những con chó săn. Tướng Wade Hampton được biết đã có mặt tại 500 cuộc săn gấu thành công, hai phần ba trong số đó là ông đã tự mình giết chết. Ông đã giết ba mươi hay bốn mươi con gấu đen với chỉ có một con dao, mà ông sử dụng để đâm những con gấu giữa hai bả vai trong khi chúng bị phân tâm bởi những con chó săn của ông. Trừ khi được đào tạo tốt, ngựa thường vô dụng trong các cuộc săn lùng con gấu đen, vì chúng thường đứng trôn chân tại chỗ khi những con gấu đứng trước mặt chúng. Năm 1799, 192.000 bộ da gấu đen được xuất khẩu từ Quebec. Năm 1822, 3.000 bộ da được xuất khẩu từ Công ty Vịnh Hudson. Năm 1992, một bộ da gấu đen tươi, đã muối, chưa thuộc được bán với giá trung bình là 165 $.
Tại Canada, gấu đen được coi là loài thú tiêu khiển lớn và là loài thú lấy da trong tất cả các tỉnh, trừ New Brunswick và vùng lãnh thổ Tây Bắc, nơi mà chúng chỉ được phân loại như là loài thú tiêu khiển lớn. Hiện tại có 80.822 giấy phép thợ săn gấu đen trong toàn bộ Canada. Săn gấu đen Canada diễn ra vào mùa thu và mùa xuân, và cả gấu đực và gấu cái có thể được săn bắt một cách hợp pháp, mặc dù một số tỉnh nghiêm cấm việc săn bắn gấu cái với đàn con, hoặc cá thể dưới một tuổi.
Hiện nay, 28 tiểu bang của Hoa Kỳ có mùa săn bắn gấu đen. Mười chín tiểu bang đòi hỏi phải có giấy phép săn bắn gấu, với một số cũng đòi hỏi phải có giấy phép săn bắn loài thú tiêu khiển lớn. Trong tám tiểu bang, chỉ có một giấy phép săn bắn loài thú tiêu khiển lớn là cần thiết để săn gấu đen. Nhìn chung, có trên 481.500 giấy phép săn bắn gấu đen được bán mỗi năm. Các phương pháp và mùa săn bắn thay đổi rất nhiều theo tiểu bang, với một số mùa săn bắt gấu bao gồm chỉ mùa thu, mùa xuân và mùa thu, hoặc quanh năm. Bang New Jersey, vào tháng 10 năm 2010, đã phê duyệt của một mùa săn bắn gấu sáu ngày vào đầu tháng 12 năm 2010 để làm chậm sự tăng trưởng của quần thể gấu đen. Săn gấu đã bị cấm ở New Jersey trong 5 năm. Một cuộc thăm dò của Đại học Fairleigh Dickinson phát hiện ra rằng 53% số cử tri New Jersey sẽ phê duyệt mùa giải mới nếu các nhà khoa học kết luận rắng gấu đen đã rời khỏi môi trường sống bình thường của chúng và phá hoại tài sản cá nhân. Đàn ông, cử tri lớn tuổi, và những người sống ở khu vực nông thôn có nhiều khả năng chấp nhận một mùa giải săn gấu ở New Jersey hơn so với phụ nữ, các cử tri trẻ tuổi, và những người sống ở các vùng phát triển hơn của tiểu bang. Trong các bang miền tây, nơi có số lượng gấu đen lớn, có mùa săn bắn vào mùa xuân và quanh năm. Khoảng 18.845 con gấu đen bị giết mỗi năm tại Hoa Kỳ trong các năm1988-1992. Trong thời gian này, số cá thể bị giết chết hàng năm dao động trong khoảng từ sáu con gấu ở Nam Carolina tới 2.232 tại Maine.
Thịt và các bộ phận cơ thể.
Thịt gấu đen trong lịch sử đã được xem là quý trọng cao trong số những người bản địa và những người thực dân Bắc Mỹ. Gấu đen là loài gấu duy nhất mà người Kutchin săn bắt để lấy thịt, mặc dù nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống của họ.
Theodore Roosevelt cho rằng thịt của những con gấu đen còn nhỏ giống như thịt lợn, và không tồi hay nhạt nhẽo như thịt của gấu grizzly. Phần thịt gấu đen được ưa thích nhất tập trung ở chân và thắt lưng. Thịt từ cổ, chân trước và vai thường được nghiền thành thịt xay hoặc sử dụng cho món hầm và ninh. Việc giữ các chất béo có xu hướng làm cho thịt có hương vị mạnh. Do gấu đen có thể có giun ký sinh trichinellosis, nhiệt độ nấu ăn cần phải cao để tiêu diệt các ký sinh trùng.
Mỡ gấu đen có giá trị trong đồ mỹ phẩm mà nó thúc đẩy sự phát triển của tóc và độ bóng. Các chất béo được ưa chuộng nhất cho mục đích này là loại mỡ cứng màu trắng được tìm thấy bên trong cơ thể. Do chỉ có một tỷ lệ nhỏ chất béo này có thể được thu hoạch, đối với mục đích này, dầu thường được trộn lẫn với một lượng lớn mỡ lợn Tuy nhiên các hoạt động bảo vệ động vật trong thập kỷ qua đã làm chậm lại sự thu hoạch từ những con vật này, do đó mỡ lấy từ gấu đen đã không được sử dụng trong những năm gần đây cho mục đích mỹ phẩm. | 1 | null |
Chiều tím ("Ruellia simplex"), còn gọi là cỏ nổ thân cao, là một loài thực vật thuộc chi "Ruellia", họ Ô rô (Acanthaceae). Đây là loài đặc hữu của México, vùng Caribe và Nam Mỹ.
Mô tả.
Cỏ nổ thân cao là loài cây thân thảo đa niên cao đến 1 m, có các lá hình mũi mác dẹt, nhọn đầu, dài 15–20 cm và rộn đến 2 cm. Các hoa dạng chuông, màu tím, có năm cánh hoa, rộng 7–8 cm. Cũng có một giống cỏ nổ lùn chỉ cao khoảng 30 cm.
Danh pháp.
""Ruellia simplex" C.Wright" là tên được chấp nhận của loài này, vốn cũng được rộng rãi biết đến với các danh pháp "Ruellia angustifolia" (Nees) Lindau, "Ruellia brittoniana" Leonard, và "Cryphiacanthus angustifolius" Nees, cùng với một số tên đồng nghĩa khác. Tên của chi thực vật này được đặt theo tên nhà thực vật học Pháp Jean de la Ruelle, còn tên loài đề cập đến dạng lá đơn của loài. | 1 | null |
Gấu nâu Himalaya hay Gấu đỏ Himalaya (danh pháp ba phần: "Ursus arctos isabellinus") là một phân loài của loài gấu nâu. Phân loài gấu này (với tên Dzu-Teh) được cho là nguồn gốc của huyền thoại Yeti.
Gấu nâu Himalaya con đực dài 1,5-2,2 m, con cái dài 1,37-1,83 m. Chúng là loài động vật lớn nhất ở Himalayas và thường có màu cát hoặc nâu đỏ. Chúng phân bố ở Nepal, Ấn Độ, Pakistan và Tây Tạng. Người ta cho rằng chúng đã tuyệt chủng ở Bhutan. | 1 | null |
Lớp tàu tuần dương "Juneau" là những tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ là một phiên bản được cải tiến dựa trên lớp "Atlanta". Những con tàu này được trang bị dàn pháo chính như trên chiếc "Oakland" nhưng với dàn hỏa lực phòng không, nhưng các đường ray thả mìn sâu chống tàu ngầm và các ống phóng ngư lôi được tháo dỡ, và cấu trúc thượng tầng được tái cấu trúc nhằm giảm trọng lượng và tăng độ ổn định. Ba chiếc đã được đặt hàng và chế tạo, tất cả đều hoàn tất không lâu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, và chỉ có chiếc dẫn đầu "Juneau" tham gia hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên.
Thiết kế.
Những tàu tuần dương lớp "Atlanta" đã tăng thêm thành phần thủy thủ đoàn và vũ khí trong chiến tranh; và việc bị mất hai chiếc "Atlanta" và "Juneau" (CL-52) bộc lộ những điểm yếu về sự ổn định và độ kín nước của lườn tàu, vốn được sửa chữa trong việc tái thiết kế lại vào năm 1942, đồng thời với việc thiết kế một phiên bản cải tiến của lớp "Cleveland" là lớp "Fargo". Các con tàu này có dàn pháo chính giống như trên chiếc "Oakland", nhưng cầu tàu và cấu trúc thượng tầng được thiết kế lại để loại bỏ trọng lượng và tăng tầm nhìn; trọng lượng giảm bớt cho phép tăng cường vũ khí phòng không với độ ổn định tốt hơn. Độ kín nước của lườn tàu được cải thiện bằng cách loại bỏ các cửa trên các hầm tàu bên dưới giữa các vách ngăn. Ngoài ra vũ khí chống tàu ngầm và vũ khí ngư lôi cũng được tháo dỡ.
Đặc tính.
Dàn pháo chính của lớp "Juneau" bao gồm sáu tháp pháo /38 caliber đa dụng nòng đôi. Dàn hỏa lực phòng không hạng hai bao gồm 32 khẩu pháo Bofors 40 mm/56 caliber và 16 khẩu pháo Oerlikon 20 mm/70 caliber, tất cả đều bố trí trên các bệ nòng đôi và bắn đạn nổ mạnh (HE). Sau chiến tranh, có kế hoạch thay thế một số khẩu Bofors 40 mm trên các con tàu bằng kiểu pháo /50 caliber, nhưng chỉ có "Juneau" được thay thế.
Lớp tàu này được vận hành tương tự như với lớp "Atlanta", với bốn nồi hơi áp lực nối với hai turbine hơi nước hộp số, tạo ra công suất cho phép các con tàu duy trì được tốc độ tối đa . Khi chạy thử máy "Juneau" đạt được tốc độ với công suất . Các con tàu có vỏ giáp tương đương với lớp "Atlanta": đai giáp bên dày tối đa , vỏ thép bảo vệ cho cầu tàu chỉ huy và mặt tháp pháo 5 inch chỉ dày . Các con tàu nguyên được thiết kế với 47 sĩ quan và 695 thủy thủ.
Lịch sử hoạt động.
Ba chiếc thuộc lớp "Juneau" đã được chế tạo, tất cả đều được đóng tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Drydock Company ở Kearny, New Jersey; không có chiếc kịp hoàn tất để tham gia Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc "Juneau" dẫn đầu của lớp, vốn được đặt tên theo chiếc "Juneau" (CL-52) bị mất trong chiến tranh, được hạ thủy vào ngày 15 tháng 7 năm 1945 và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 2 năm 1946; "Spokane" được hạ thủy vào ngày 22 tháng 9 năm 1945và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 5 năm 1946; và "Fresno" được hạ thủy vào ngày 5 tháng 3 năm 1946 và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 11 năm 1946.
"Spokane" và "Fresno" được cho ngừng hoạt động tương ứng vào năm 1949 và 1950, trước khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ; riêng "Juneau" lúc này được xếp lớp lại như một tàu tuần dương phòng không với ký hiệu lườn CLAA-119, đã tham gia vào cuộc xung đột. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1950, cùng với các tàu chiếc của Hải quân Hoàng gia Anh HMS "Jamaica" và HMS "Black Swan", "Juneau" bị bốn xuồng phóng lôi và hai tàu pháo của Hải quân Bắc Triều Tiên tấn công; hỏa lực phối hợp của lực lượng Anh-Mỹ đã đẩy lùi cuộc tấn công, bắn chìm ba xuồng phóng lôi và cả hai tàu pháo trong trận Chumonchin Chan. Không lâu sau chiến tranh, "Juneau" được cho ngừng hoạt động vào năm 1955. Cả ba chiếc từng được cân nhắc để tái trang bị như những tàu tuần dương tên lửa điều khiển hoặc chống tàu ngầm, nhưng cuối cùng chúng đều bị bán để tháo dỡ trong những năm 1960. | 1 | null |
Thống kê kinh doanh là một bộ môn khoa học đưa ra quyết định tốt khi phải đối mặt với các tình huống không chắc chắn và được sử dụng trong nhiều ngành như phân tích tài chính, kinh tế lượng, kiểm toán, sản xuất và vận hành bao gồm cải tiến dịch vụ và nghiên cứu thị trường.
Thống kê kinh doanh nghiên cứu hiện tượng số lớn để loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên.
Thống kê là phương pháp định lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong kinh doanh. Nó là có liên quan với chiết xuất thông tin từ dữ liệu tốt nhất có thể để hỗ trợ quá trình ra quyết định. Nó thường được áp dụng để dự báo bán hàng, kiểm soát chất lượng và nghiên cứu thị trường. Dữ liệu được sử dụng trong kinh doanh bao gồm các cuộc tổng điều tra dân số, các cuộc thăm dò dư luận, cơ sở dữ liệu của người tiêu dùng, và doanh số bán hàng và dữ liệu nhu cầu. Vai trò của các nhà thống kê là xác định, cho một câu hỏi nhất định, các loại dữ liệu đó là cần thiết, cách nó phải được thu thập và làm thế nào nó nên được phân tích để tốt nhất trả lời câu hỏi.
Thống kê đã được mô tả như là "khoa học của việc học từ dữ liệu". Điều này bao gồm tất cả mọi thứ từ lập kế hoạch cho việc thu thập dữ liệu và quản lý dữ liệu tiếp theo để hoạt động như đưa ra suy luận từ dữ liệu và trình bày kết quả.
Thống kê làm việc trong các doanh nghiệp cần phải có những kỹ năng sau:
• thể hiện một câu hỏi chung được đặt ra như là một câu hỏi thống kê;
• phải làm quen với một loạt các kỹ thuật thường được sử dụng và các mô hình nằm dưới chúng;
• phải làm quen với nền tảng toán học thường sử dụng kỹ thuật thống kê trong phạm vi có thể để làm cho sửa đổi đơn giản trong những tình huống thích hợp;
• có thể sử dụng phần mềm thống kê để thực hiện các tính toán có liên quan;
• được trang bị một loạt các kỹ thuật đồ họa để hiển thị dữ liệu;
• hiểu được phạm vi và giới hạn của suy luận thống kê và vai trò thích hợp của nó trong quá trình điều tra;
• có thể quyết định làm thế nào để có được một mẫu phù hợp dữ liệu;
• có thể suy nghĩ rõ ràng và mạch lạc;
• có thể làm việc hiệu quả như là một cá nhân hoặc hợp tác với những người khác;
• có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ;
• có thể viết rõ ràng và chính xác. | 1 | null |
Đèo Mẹ Bồng Con là là một đoạn dốc hơi sâu, có một phần ngoạn mục trên Quốc lộ 1 gần "Ngã tư Dầu Giây", nằm giữa phường Suối Tre, thành phố Long Khánh và thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Đèo này được biết với tên gọi là "Mẹ bồng con" nhưng cũng chưa có ai có thể giải thích về nguồn gốc tên gọi của nó. Có những thông tin giải thích về tên gọi như nhìn từ máy bay thì nhìn uốn lượng như hình "Mẹ đang bồng Con", có giả thuyết khác lại cho rằng ở đây có đèo lớn và đèo nhỏ...tuy nhiên đến bây giờ tên gọi vẫn là một bí ẩn. | 1 | null |
Hoàng Vĩnh Giang (1946 – 11 tháng 9 năm 2021) là một nhà hoạt động thể thao tại Việt Nam. Ông đã giữ các vị trí Phó chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì những đóng góp của ông đối với nền thể thao Việt Nam và là người đầu tiên trong ngành Thể dục thể thao được phong tặng danh hiệu này.
Thân thế.
Ông sinh năm 1946 tại Hà Nội. Cha ông là Giáo sư Hoàng Minh Giám , cháu ngoại của đại thần nhà Nguyễn Cao Xuân Dục. Gia tộc của ông có truyền thống nhiều đời đỗ khoa bảng, giữ chức vụ cao và đã có đến hai Thượng thư Bộ lễ.
Ông vốn có năng khiếu thể thao, thời trẻ là vận động viên thi đấu chuyên nghiệp và từng là kỷ lục gia nhảy cao của Việt Nam.
Ngoài hoạt động thể thao, ông còn là Phó chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Trung (trung ương), Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Trung Hà Nội.
Trưa ngày 11 tháng 9 năm 2021, ông từ trần tại nhà riêng, chỉ mấy tháng sau lễ mừng thọ 75 tuổi.
Vinh danh.
Do những đóng góp của mình đối với thể thao Việt Nam, ông đã được trao tặng:
Đời tư.
Ông lập gia đình 2 lần. Cuộc hôn nhân đầu tiên sớm tan vỡ do sự khác biệt tính cách giữa 2 người. Người vợ thứ hai của ông là bà Trương Thị Ngọc Lan, huấn luyện viên đội nhảy cầu của Việt Nam. | 1 | null |
Vòng vây Điện Biên Phủ là quá trình diễn biến chiến sự từ tháng 1 đến đầu tháng 3, ngay trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Trong giai đoạn này, Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện chiếm giữ các ngọn đồi xung quanh lòng chảo Điện Biên Phủ để tạo bàn đạp đánh chiếm cứ điểm.
Kế hoạch.
Cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ sẽ diễn ra trên cả địa hình đồi núi và đồng bằng. Những cứ điểm nằm trên dãy đồi phía Đông tạo thành bức bình phong che chở vững chắc cho khu Trung tâm.
Từ lâu, người ta đã nói tới vai trò của một đồn nhỏ bé đặt ở một vị trí hiểm trở, cũng như nhiều đồn như vậy được nối liền với nhau ở vùng rừng núi trong chiến tranh. Carl von Clausewitz, nhà lý luận quân sự kinh điển, mặc dù đã nhấn mạnh vào những nhược điểm cơ bản của một cuộc chiến tranh phòng ngự tuyệt đối ở vùng rừng núi, cũng đã viết: "Đương nhiên, phải thấy là một số lớn những đồn như vậy được xây dựng sát bên nhau, tạo thành một mặt trận có sức mạnh to lớn, hầu như không thể công phá được".
Mọi cuộc tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) trên cánh đồng đều phải vượt qua hỏa lực của máy bay, đại bác, xe tăng và sự phản kích của quân cơ động, kể cả quân dù, trước khi đối đầu với hỏa lực bắn thẳng, hàng rào dây kẽm gai và bãi mìn của bản thân cứ điểm. Nhiều nhân vật cao cấp của cả Pháp và Mỹ tới thăm Điện Biên Phủ đều đánh giá đây là một "pháo đài không thể công phá".
Trung ương Đảng đã hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Vấn đề quyết định là phải tìm ra cách đánh thích hợp với trình độ của bộ đội, khoét sâu những nhược điểm cơ bản của Pháp, hạn chế tới mức thấp nhất sức mạnh phi pháo và phát huy tới mức cao nhất khả năng tác chiến của bộ đội và tính năng các loại vũ khí. Trung ương Đảng đã nhìn thấy hai nhược điểm lớn của "con nhím" Điện Biên Phủ:
Do đó, QĐNDVN đã chọn cách "đánh chắc tiến chắc". Thay vì một cuộc tiến công vào "toàn bộ" tập đoàn cứ điểm, QĐNDVN sẽ xây dựng trận địa bao vây quang khu lòng chảo, chia cắt quân Pháp, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt các cứ điểm trong tầm bắn, khống chế sân bay, tiếp đến sẽ tiến hành một loạt trận công kiên, tiêu diệt "từng" trung tâm đề kháng, bắt đầu từ tiêu diệt phân khu Bắc, mở đường đưa bộ đội vào cánh đồng Mường Thanh, cắt đứt sân bay, tiến tới bóp nghẹt "con nhím" Điện Biên Phủ.
Để tiến hành công tác chuẩn bị, Đảng ủy đề ra một số công việc phải thực hiện ngay:
- Tổ chức đường cơ động cho lựu pháo.<br>
- Tổ chức trận địa lựu pháo thật kiên cố.<br>
- Xây dựng trận địa tiến công và bao vây.<br>
- Chuẩn bị sức khỏe cho bộ đội, quân số chiến đấu, chiến thuật, kĩ thuật (nhất là xây dựng trận địa và hiệp đồng bộ binh - pháo binh).<br>
- Chuẩn bị công tác cung cấp.
Diễn biến.
Phát hiện lực lượng lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tiến về lòng chảo Điện Biên, Chỉ huy trưởng quân Pháp tại Điện Biên Phủ Christian de Castries liên tục tung lực lượng giải tỏa các ngọn đồi. Tuy cứ điểm bắt đầu bị bao vây nhưng chỉ huy Pháp vẫn rất tự tin vào chiến thắng. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp René Pleven đã báo cáo với Chính phủ Pháp sau chuyến đi thị sát tình hình Đông Dương: ""Tôi không tìm được bất cứ ai tỏ ra nghi ngờ về tính vững chắc của tập đoàn cứ điểm. Nhiều người còn mong ước cuộc tiến công của Việt Minh"."
Về phía QĐNDVN, công tác chính trị ngay trước trận đánh được triển khai một cách sâu rộng. Cán bộ, chiến sĩ được phổ biến chỗ mạnh, chỗ yếu của Pháp, những điều kiện tất thắng của mình. Ý nghĩa to lớn của chiến dịch thấm tới từng người: ""Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch Nava, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến"."
Tổng Quân ủy gửi thư hiệu triệu toàn thể cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ Trung ương Đảng đã trao. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân 22 tháng 12 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho mỗi đại đoàn, mỗi quân khu một lá cờ "Quyết chiến Quyết thắng" làm giải thưởng luân lưu. Các chi bộ đều mở hội nghị xác định thái độ đảng viên, kêu gọi đảng viên dẫn đầu trong chiến đấu, cắm bằng được lá cờ trên nóc sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đã trở thành một biểu tượng trong cả chiến dịch, trong mỗi trận đánh.
Ngày 28 tháng 12 năm 1953, toán quân báo của Đại đoàn 308 do Đại đội trưởng Kim Giao chỉ huy, phục kích tại một bản gần đồi Độc Lập, nổ súng giết chết Trung tá Gaston Louis Guth, Tham mưu trưởng của tập đoàn cứ điểm, thu được một cặp tài liệu quan trọng và một bản đồ về cấu trúc của tập đoàn cứ điểm. Trinh sát Trần Mạnh Phấn, người bắn hạ Trung tá Guth và thu chiếc cặp, được Bộ Chỉ huy tặng thưởng ngay Huân chương Chiến công hạng Nhì. Tuy nhiên đây chỉ là tấm bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được vẽ tay từ nhiều năm trước và còn sơ sài, chưa thể hiện được hết địa thế khu vực.
Cuối cùng vào đầu tháng 2 năm 1954, chiến sĩ quân báo Nguyễn Ngọc Bảo thuộc Đại đội 42, Tiểu đoàn 426 của Cục Quân báo đã lấy được một tấm bản đồ chi tiết hơn chụp bằng máy bay. Sự kiện này đã được Bernard Fall ghi lại: "Ngày 1 tháng 2 năm 1954, hồi 15 giờ 30, Tiểu đoàn Thái số 2 đang tiến về cao điểm 628 nhằm mục đích phát hiện trận địa pháo của địch thì bị một loạt đạn dữ dội quét vào cuối đội hình. Trung úy Nègre (Negơrơ) cùng với 16 binh lính gục ngã ngay tại trận địa. Sau đó một trận đánh giáp lá cà diễn ra. Nhờ sự can thiệp nhanh của một đơn vị dù mà tiểu đoàn này tránh khỏi bị tiêu diệt. Những thiệt hại về sinh mạng đã là một đòn nặng, nhưng cộng vào đó còn một đòn khác mang điềm dữ hơn nhiều. Trong người trung úy Nègre, có một tấm bản đồ 1/25.000 mới in về thung lũng Điện Biên Phủ mà quân đội vừa kịp dựng lại từ những bức ảnh do máy bay chụp được. Có tấm bản đồ này, Việt Minh sẽ có điều kiện hiệu chỉnh đường bắn pháo binh của họ với độ chính xác cao nhất".
Ngày 31 tháng 1 năm 1954, lần đầu đường băng sân bay bị oanh tạc bằng sơn pháo 75 ly. Một máy bay nằm trên đường băng bị phá hủy. Bộ Chỉ huy quân Pháp cho rằng có ít nhất 2 trận địa pháo nằm trên những cao điểm ở ngay bên trong thung lũng, nên đã điều động Tiểu đoàn Algérie số 5 ("5e bataillon du 7e régiment de tirailleurs algériens" - V/7e RTA) và Tiểu đoàn Thái số 3 ("3e bataillon thaï" - BT 3) xuất phát từ "Gabriel" tiến về cao điểm 633, nằm cách đồi Độc Lập không đầy 1 km về phía bắc, nhằm tấn công tiêu diệt các trận địa pháo này. Trong ngày hôm đó, quân Pháp mở liên tiếp 7 đợt tiến công lên cao điểm 633. Tại đây, QĐNDNVN chỉ có một trung đội của Đại đội 915 thuộc Tiểu đoàn 542 (Trung đoàn 165, Đại đoàn 312), với 27 người đóng giữ, nhưng đã chiến đấu ngoan cường đẩy lui các cuộc tấn công, buộc Pháp phải bỏ cuộc. Trung đội được Bộ Chỉ huy chiến dịch tặng huân chương. Cao điểm 633 từ đó được gọi là đồi 75.
Khu vực quanh Điện Biên Phủ, Đồi Xanh (cao điểm 781) có vị trí chiến lược, ngăn cách cánh đồng Mường Thanh với dãy Tà Lèng và là lá chắn phía đông đối với khu vực chỉ huy của Pháp trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đối với QĐNDVN thì Đồi Xanh án ngữ con đường kéo pháo vào trận địa và là bàn đạp quan trọng để tấn công địch ở khu trung tâm Mường Thanh. Vì vậy QĐNDVN đã ra tay trước, nhân lúc Pháp sơ hở, chiếm lĩnh trận địa phòng ngự trên Đồi Xanh. Ngay trong đêm mồng Một Tết Giáp Ngọ (3 tháng 2 năm 1954), Tiểu đoàn 439 thuộc Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 đã hành quân ra chiếm lĩnh trận địa phòng ngự trên Đồi Xanh.
Sở Chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ bất ngờ khi biết tin Đồi Xanh đã do bộ đội Việt Nam chiếm giữ và xây dựng một trận địa pháo nằm ở sườn núi đối diện với Điện Biên Phủ, trực tiếp đe dọa nhiều cứ điểm bằng đạn bắn thẳng, được ngụy trang rất kỹ. Không thể tiêu diệt những khẩu pháo này bằng những trận phản pháo cũng như các loại máy bay ném bom như B-26, Bearcat, Sở Chỉ huy quân Pháp đành phải sử dụng lực lượng bộ binh để tìm cách tiêu diệt trận địa pháo này. Tuy nhiên họ đều không thành công. Đặc biệt, với trận đánh ngày 6 tháng 2, Pháp sử dụng lực lượng Tiểu đoàn Maroc số 1 ("1er bataillon du 4e régiment de tirailleurs marocains" - I/4e RTM) và Tiểu đoàn Thái số 2 ("2e bataillon thaï" - BT 2), mở liên tiếp 6 đợt tấn công nhưng đều thất bại. Nhật ký hành quân trong ngày của Pháp ghi cụ thể: 93 người chết, trong đó có 3 sĩ quan và 12 hạ sĩ quan. Riêng tiểu đoàn Maroc chết 1 người, bị thương 50 người, trong đó có những người bị trúng đạn pháo của Pháp bắn yểm hộ quá gần, mất tích 5 người. Một đại úy (Faisti ?) bị thương và chết ngày 11 tháng 2.
Liên tiếp trong các ngày từ 6 đến 8 tháng 2 tức mồng 4 Tết đến mồng 6 Tết, Tiểu đoàn 439 và các đơn vị phối thuộc đã liên tiếp đánh bại 3 lần tiến công, diệt gần 400 lính Pháp, bắn hỏng một xe tăng, bắn rơi 2 máy bay, trận địa Đồi Xanh được giữ vững. Đại đoàn 316 đã biến khu vực Đồi Xanh gồm nhiều cao điểm 781, 754, 518, 502... thành một bức thành ngăn cản Mường Thanh với dãy núi Tà Lũng ở phía trong, nơi bộ đội đang triển khai xây dựng trận địa.
Ngày 11 tháng 2, Chỉ huy trưởng Binh đoàn Đổ bộ Đường không số 2 ("Groupement Aéroporté 2" - GAP 2) Pierre Langlais tung ra một cuộc hành quân nhằm mục đích quét sạch tuyến cao điểm ở phía đông, nơi nghi là có những trận địa pháo binh và cao xạ của QĐNDVN. Lực lượng gồm Ban Tham mưu của Binh đoàn Không vận số 2, Tiểu đoàn Dù Lê dương số 1, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Lê dương số 3, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Algérie số 3, hai trung đội xe tăng, một bộ phận công binh, một đại đội của Tiểu đoàn Dù xung kích số 8 và một đại đội Thái. Tiểu đoàn Algérie chiếm cao điểm 477 và tiến đến cao điểm 781. Tiểu đoàn Lê dương Dù 1 chiếm cao điểm 670 để có thể tiến sang cao điểm 781 tiếp theo Tiểu đoàn Algérie số 3. Tiểu đoàn 3 Lê dương tiến lên cao điểm 700. Ở các hướng quân Pháp đều bị chặn đánh bằng những hỏa lực rất mạnh hoặc những trận phản kích tạt sườn.
Ngày 12 tháng 2, lúc 7 giờ, cuộc hành binh tiếp tục với xe tăng mở đường. Một mũi tiến công hướng lên phía đông bắc. Sự yểm trợ của những máy bay ném bom B-26 Invader đã cổ vũ tinh thần của đoàn quân. 10 giờ, lính Algérie tới được sườn phía đông cao điểm 674, nhưng đã bị chặn đứng tại chỗ cho tới buổi chiều. Trên cao điểm 674, QĐNDVN chỉ có một tiểu đội cùng với năm chiến sĩ quân báo của Trung đoàn 14 nhưng đã đánh lui bốn đợt xung phong. Mặc dù bị pháo bắn phá rất dữ dội, QĐNDVN vẫn trụ vững trong những công sự trên đồi 674, ngăn chặn có hiệu quả mọi đợt tiến công. 15 lính Algérie chết và bị thương. 16 giờ, quân Pháp phải quay về.
Sang đầu tháng 3, quân Pháp lại tổ chức những đợt tấn công ào ạt lên Đồi Xanh, không quân và pháo binh bắn phá dữ dội. Ngày 5 tháng 3, 4 tiểu đoàn Âu-Phi và 7 xe tăng từ Mường Thanh tiến về phía Đồi Xanh. Toán đi đầu vấp phải bãi mìn làm gần một trung đội bị thương vong, một xe tăng bị hỏng. Pháp cho pháo binh và máy bay đổ bom đạn dữ dội xuống trận địa, khói lửa bao trùm hầu hết các chiến hào. Pháp chiếm được một số chiến hào, QĐNDVN phản kích, đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê và báng súng. Đến trưa, quân Pháp phải rút khỏi trận địa, QĐNDVN bắn rơi thêm một máy bay, tiêu diệt thêm gần 100 trăm lính, trong đó có một quan ba, bắt sống 3 lính Âu-Phi.
Chiều ngày 5/3, sau khi củng cố, quân Pháp liên tiếp mở 4 đợt tấn công. QĐNDVN chống trả quyết liệt. Tổ trưởng Đặng Đức Song (sau này được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân) chỉ huy các chiến sĩ 3 lần đánh bật quân địch, bảo vệ trận địa và lợi dụng lúc địch sơ hở, xuất kích đánh thọc sườn để tổ bạn phản xung phong khôi phục lại trận địa. Đến 16 giờ, quân Pháp đã phải rút lui khỏi Đồi Xanh, Tiểu đoàn 439 tung lực lượng cơ động đuổi đánh, diệt thêm hàng chục lính.
Trải qua 32 ngày đêm phòng ngự Đồi Xanh vào đầu xuân Giáp Ngọ, QĐNDVN phòng ngự Đồi Xanh đã tiêu diệt 680 lính Pháp, phá hỏng nhiều vũ khí, phương tiện. Đặc biệt trong ngày 5-3-1954, Trung đội 10 của Đại đội 28 đã đánh lui 2 tiểu đoàn Pháp có máy bay và xe tăng yểm trợ. Trung đội 10 đã được tặng danh hiệu "Dũng sĩ Đồi Xanh". 20 cán bộ, chiến sĩ của trung đội được tặng thưởng Huân chương.
Khu vực Điện Biên Phủ: Chuẩn bị cho chiến dịch.
Việt Nam.
Ngày 31/1/1954, Sở Chỉ huy chiến dịch của QĐNDVN chuyển từ Nà Tấu vào Mường Phăng, rặng núi cao nằm ở phía đông cánh đồng Mường Thanh. Sở Chỉ huy đóng tại Mường Phăng cho tới kết thúc chiến dịch.
Về pháo binh, những ngày đầu tháng 2/1954, QĐNDVN được lệnh kéo pháo ra. Khẩu pháo nào từ rừng sâu kéo ra được đưa ngay về đường Tuần Giáo. Sau khi kéo pháo ra, bộ đội cùng dân công suốt ngày đêm làm đường, bất chấp máy bay Pháp ném bom, bắn pháo sáng suốt đêm. Máy bay trinh sát săm soi tìm mục tiêu cho những chiếc máy bay tiêm kích lao xuống trút bom phá, bom napan. Đại bác Pháp bắn phá ngày đêm những nơi nghi ngờ. Những đỉnh đèo, khu rừng nham nhở hố bom, hố đại bác, cây cối đổ gãy, xơ xác.
Các chiến sĩ xông vào giữa đám cháy chiến đấu với lửa, không để lan tới nơi đặt pháo. Ở những đoạn đường trống, việc chuyển pháo phải tiến hành ban đêm. Liên tục xuất hiện những ánh chớp giật, tiếp theo là tiếng nổ ầm ầm, mảnh đạn cháy bỏng chém gãy những cành cây cắm vào vách núi. Các chính trị viên hô to: "Các đồng chí! Quyết không rời pháo!" Các chiến sĩ bám chặt dây kéo, chân như đóng xuống đất, nghiến răng ghìm pháo, miệng hát bài "Quốc tế ca" trầm hùng.
Một lần dây kéo pháo đứt, một khẩu pháo cao xạ 37mm có nguy cơ lao xuống vực sâu. Khẩu đội trưởng Tô Vĩnh Diện không ngần ngại, lao vào ghì lấy càng pháo mong chặn khẩu pháo cao xạ nặng hai tấn rưỡi lại. Chiến sĩ pháo thủ Nguyễn Văn Chức ở lựu pháo đã từng làm như vậy khi kéo pháo vào. Hai chiến sĩ cứu được khẩu pháo khỏi lao xuống vực, nhưng đã trở thành liệt sĩ.
Bài "Hò kéo pháo" của Hoàng Vân ở Đại đoàn 312 ra đời trong dịp này:
Ngoài Trung đoàn công binh 151 làm nòng cốt, phần lớn các đại đoàn 312, 316 và Trung đoàn 675 được huy động vào nhiệm vụ làm đường cơ động pháo. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn dẫn đầu đơn vị mở lối tiến vào rừng sâu nhận cọc dấu, và bổ những nhát cuốc đầu tiên. Công binh phải làm những cây cầu vượt suối có sức chịu đựng 10 tấn, bảo đảm cho xe qua lại trong mùa mưa lũ. Chỉ sau hơn hai chục ngày lao động khẩn trương, cả sáu tuyến đường cơ động pháo, dài 70 km, đã hoàn thành. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, đoàn tù binh đi qua những con đường này về trại tập trung, đã nhận xét: "Riêng với việc làm được những trục đường này, các ông cũng đủ thắng chúng tôi rồi!"
Việc xây dựng các hầm pháo tốn khá nhiều công sức. Hầm pháo nằm sâu trong lòng núi, có công sự bắn, công sự ẩn nấp riêng, đủ rộng để pháo thủ thao tác dễ dàng khi chiến đấu. Nắp hầm dày trên 3 mét, gồm nhiều lớp gỗ, đất, xen với những lớp bó trút, đủ sức chịu đựng pháo 105 ly. Cạnh hầm pháo là hầm chỉ huy và hầm chứa đạn. Cứ bốn khẩu đội lại có chung một hầm làm nơi hội họp hoặc vui chơi. Nối liền các hầm pháo là hào giao thông khá rộng và sâu, có rãnh thoát nước và hố tránh bom napan. Lại có đường hào nối từ trận địa pháo về tuyến cung cấp, nơi có đủ hầm ăn, hầm ở, hầm thương binh, hầm nấu ăn, hầm giấu xe... Bên mỗi trận địa thật đều có một trận địa giả để thu hút bom đạn địch. Gỗ lát nóc hầm có đường kính từ 30 cm trở lên. Toàn bộ số gỗ này phải lấy từ xa, khoảng 9 – 10 km, đưa về để không làm lộ trận địa.
Khoảng ngày 11-12/3/1954, các khẩu pháo lại tấp nập qua đường, xuyên rừng vào trận địa. Đêm 12/3, tất cả đại đội dân công vác đạn pháo 105 ly còn để nguyên trong hộp cát-tông đi qua bản Tấu, Nậm Khâu U, Bãi Cháy vào trận địa, đưa xuống hầm dự phòng.
Pháp.
Thời gian đầu, việc xây dựng công trình phòng ngự ở Điện Biên Phủ do đại đội công binh của Binh đoàn Không vận số 2 chịu trách nhiệm. Công việc chủ yếu của lính công binh là sửa chữa đường băng sân bay và bắc cây cầu gỗ qua sông Nậm Rốm nối liền sân bay với làng Mường Thanh và đường 41.
Việc xây dựng công trình phòng ngự lâu dài chỉ thực sự bắt đầu khi Bộ Chỉ huy Pháp biết tin những đại đoàn chủ lực của QĐNDVN đang vận động lên Tây Bắc. Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Tiểu đoàn Công binh số 31 được đưa lên Điện Biên Phủ thay thế đại đội công binh dù. Công việc trước tiên của tiểu đoàn là dùng ghi sân phủ toàn bộ 6.000 m² đường băng cho máy bay vận tải hạng nặng hạ cánh. Những tấm ghi này có thể thay thế hữu hiệu đường băng bê tông trong một thời hạn nhất định.
Những ngày sau đó là cuộc không vận tăng viện ồ ạt cho Điện Biên Phủ. Một số đơn vị dù được đưa về Hà Nội làm lực lượng dự bị và thay thế bằng những đơn vị Lê dương thích hợp với cuộc chiến đấu phòng ngự hơn. Súng không giật và những khẩu pháo 105 ly kém chất lượng chuyển từ Lào sang thời kỳ đầu cũng được thay thế bằng pháo 105 ly, 155 ly và cối 120 ly, nhiều khẩu mới nhận của Mỹ.
Ngày 16/12/1953, Đờ Cát ra lệnh cho tất cả các đơn vị phải củng cố vị trí chống được pháo 105 ly của đối phương. Muốn vậy, nắp hầm phải có hai lớp khúc gỗ đường kính 15 cm cách nhau một mét đất được lèn nhặt, bên trên có những bao tải đất để chống mảnh nổ. Việc bảo vệ một tiểu đội chiến đấu chống lại pháo 105 cần tới 30 tấn nguyên liệu. Sudrat, chỉ huy tiểu đoàn công binh, tính toán muốn xây dựng một công trình phòng ngự cho 12 tiểu đoàn ở Điện Biên Phủ phải có 36.000 tấn vật liệu.
Quân Pháp ra lệnh phá nhà sàn của dân thu được 2.200 tấn gỗ tốt. Cuộc không vận tăng viện cho Thượng Lào thu hút phần lớn máy bay vận tải. Cuối cùng, bộ chỉ huy Pháp chỉ đáp ứng được con số tối thiểu: 8.000 tấn; trong đó, có 3.000 tấn dây kẽm gai, 510 tấn ghi lát cho sân bay chính ở Mường Thanh và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, 44 tấn cấu kiện xây dựng một chiếc cầu Bailey, 70 tấn gồm 5 chiếc xe ủi đất, 4,5 tấn thép, 130 khối gỗ và 30.767 trái mìn các loại. Số còn thiếu phải do các đơn vị tự xoay xở bằng cách thu thập tại chỗ.
Đầu tháng 12, Đờ Cát thấy cần phải có những xe tăng hạng nhẹ cho Điện Biên Phủ, 10 trong số 18 chiếc M24 Chaffee của Hoa Kỳ mới viện trợ, được chuyển tới Điện Biên Phủ bằng một cầu hàng không đặc biệt gồm năm chiếc máy bay C-47 và hai máy bay vận tải Bristol của Anh. Thiếu tá Vôn (Vaughn), cố vấn Mỹ ở tập đoàn cứ điểm, khuyên Đờ Cát nên yêu cầu Hà Nội chuyển cho mình loại trọng liên cao xạ 12,7 ly bốn nòng; những khẩu súng này có thể biến những đợt tiến công của bộ binh "thành những mảnh vụn thịt và xương". Và Đờ Cát đã được đáp ứng.
Từ thời Napoleon, nước Pháp đã tự hào về pháo binh. Người ta quyết định chọn cho Đờ Cát một viên phó chỉ huy đặc trách pháo binh. Đó là Trung tá Pirốt (Charles Piroth). Pirốt đã mất cánh tay trái trong một trận đánh tại Ý năm 1943, và vẫn được giữ lại trong quân đội vì những kinh nghiệm chuyên môn giỏi của mình.
Theo Henri Navarre thì: ""Điện Biên Phủ đã thực sự trở thành một tập đoàn cứ điểm khổng lồ. Màu xanh của cây cỏ, đồng lúa đã hoàn toàn biến mất nhường chỗ cho màu đỏ sậm nhức nhối pha với màu chì dữ dội của đất và dây kẽm gai, nhung nhúc những hầm hào, ụ súng chuẩn bị khác nữa. Những trung tâm đề kháng có bãi mìn bao quanh, gồm mìn "cổ điển", mìn "nhảy" sẵn sàng tiêu diệt những đợt xung phong của bộ binh khi họ vừa chạm tới hàng rào. Hơn thế, công binh đã chôn giấu bên sườn núi dựng đứng những thùng đựng 40 lít "nagel", khi cháy ra sẽ thành những làn sóng lửa biến những người tiến công thành bó đuốc sống. Những vị trí chủ yếu đều được trang bị súng có kính ngắm điện tử (fusils à lunette électronique) có thể phát hiện kẻ địch đang tiến gần trong cả những đêm trời tối đen. Binh đoàn đồn trú vẫn tin rằng sức mạnh của con nhím Điện Biên Phủ cùng với sức mạnh không quân Pháp, những tàu sân bay Mỹ trên biển Đông cũng sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết"."
Những đơn vị pháo binh giỏi được điều lên Điện Biên Phủ. Đó là Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Pháo thuộc địa thứ 10 (3110è RAC), một đơn vị pháo phối thuộc với Bán Lữ đoàn Lê dương thứ 13. Tiểu đoàn thứ hai thuộc Trung đoàn Pháo thuộc địa thứ tư (4è RAC), trung đoàn pháo kỳ cựu nhất của Pháp ở châu Á, đã có mặt tại Bắc Kỳ từ những năm 1883-1885 và trong cuộc xâm lăng vào Trung Quốc năm 1890 ở Thiên Tân, Bắc Kinh. Trọng pháo 155 ly, loại pháo lớn nhất của Pháp tại Đông Dương, được đưa lên Điện Biên Phủ. Ngoài hai tiểu đoàn pháo rất đáng tin cậy, còn có ba đại đội súng cối hạng nặng 120 ly, với cách bắn cầu vồng có thể phá hoại các giao thông hào của đối phương. Loại pháo này được trang bị cho các trung tâm đề kháng trọng yếu.
Theo cách đánh giá của phương Tây thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5 km vuông đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120mm và 81mm và một số dự trữ đạn dược đồ sộ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh) là quá mạnh.
Đến ngày 13/3/1954, trước khi nổ ra trận Him Lam, các trận địa pháo binh của Pháp ở trung tâm Mường Thanh và Hồng Cúm cũng đã sẵn sàng, có từ 6-8 cơ số đạn tùy theo cỡ súng với số lượng như sau: 27.400 đạn pháo 105mm; 22.000 đạn súng cối và 2.500 đạn pháo 155mm.
Khu vực Lai Châu: Cuộc hành quân Pollux.
Tướng Gilles muốn phát hiện những nơi đóng quân của đối phương và chuẩn bị cho kế hoạch tiếp theo cuộc hành quân Castor, tức là đón đoàn quân từ Lai Châu rút xuống, rời bỏ pháo đài cuối cùng của Pháp ở vùng thượng du vì biết trước không thể nào đương đầu nổi với các đại đoàn 308 và 316 của Việt Minh. Cuộc hành quân rút khỏi Lai Châu được mang tên mật là Pollux.
Điều rủi ro là các sư đoàn Việt Nam có thể ngăn chặn cuộc rút quân từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Để hạn chế mối nguy hiểm này, Trung tá Trancart, Chỉ huy Binh đoàn tác chiến Tây Bắc đã nhận được chỉ thị phân chia số binh lính đóng ở Lai Châu làm ba bộ phận:
Giai đoạn ba của cuộc hành quân đã biến thành một cuộc chạy trốn hỗn loạn. QĐNDVN đã có mặt ở Lai Châu sớm hơn dự đoán của Pháp, lính chặn hậu của Pháp bị bộ đội chủ lực của Đại đoàn 316 đuổi đánh quyết liệt, bám sát gót lính Thái đã bị phát hiện. Đối đầu với một sư đoàn chủ lực, những lính người Thái trang bị kém, thường chỉ thường dùng vào việc biệt kích phá hoại, không quen với chiến đấu chính quy đã bị đánh tan tác.
Những tốp lính Thái đi chân đất chạy trốn, không còn lương thực, đạn dược. Sáng ngày 10 tháng 12, 200 lính Thái này do Trung sĩ Blanc chỉ huy bị vây chặt ở Mường Pồn là một bản nhỏ cách Điện Biên Phủ 18 km, trên đường Pavie từ Điện Biên Phủ đi Lai Châu, và bị tiêu diệt sau 36 giờ chống cự. Tiểu đoàn Dù Lê dương tới chi viện bị phục kích. Đại đội 2 thuộc tiểu đoàn dù lê dương là đơn vị thương vong nặng nhất trong cuộc hành quân: 11 người bị chết, khoảng 30 người bị thương và mất tích.
Nếu so sánh với cánh quân lính Thái từ Lai Châu rút về mà lính Dù Lê dương có nhiệm vụ đi đón thì thiệt hại của đơn vị dù lê dương vẫn còn nhẹ. Khi rời khỏi Lai Châu ngày 8 tháng 12, toàn bộ các đại đội lính Thái có 2.101 người trong đó có 3 sĩ quan, 34 hạ sĩ quan người Pháp. Khi những binh lính sống sót cuối cùng đến được Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 12, chỉ còn lại có 1 sĩ quan là Trung úy Ulpat, 9 hạ sĩ quan và 175 lính Thái.
Kết quả.
Theo nhà báo Bernard Fall thì từ ngày 6/12/1953 đến 13/3/1954, Đờ Cát đã huy động già nửa lực lượng của tập đoàn cứ điểm vào những cuộc hành binh giải tỏa: "Theo những bản kê mới nhất từ Điện Biên Phủ gửi về, thiệt hại của binh đoàn đồn trú từ 20 tháng 11 [năm 1953] đến 15 tháng 2 [năm 1954] đã lên tổng số 32 sĩ quan, 96 hạ sĩ quan và 836 binh lính, tương đương với 10% số sĩ quan và hạ sĩ quan và 8% binh lính ở thung lũng. Nói cách khác, số tổn thất của người Pháp tương đương với một tiểu đoàn bộ binh nhưng số sĩ quan là của hai tiểu đoàn. Trong tổng số này còn chưa tính đến số thiệt hại của các đơn vị trong cuộc hành binh Pollux".
Nava đã viết trong cuốn hồi ký của mình: "Trong thời gian này, Đại tá Đờ Cát thực hành những trận chiến đấu mạnh mẽ có tính thăm dò xung quanh Điện Biên Phủ. Ở khắp nơi, quân Pháp đều vấp phải những đơn vị bộ đội vững vàng và phòng ngự rất giỏi của địch. Chúng ta bị thiệt hại khá nặng nề. Rõ ràng là vòng vây chung quanh tập đoàn cứ điểm không hề bị rạn nứt".
Ngày 11/3/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới các chiến sĩ: "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn khó khăn nhưng rất vinh quang... Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới... Chúc các chú thắng to!"
Cùng ngày, lệnh động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được gửi tới các đơn vị: "Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch Nava, giáng một đòn chí tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ. Chiến dịch thắng lợi sẽ có ảnh hưởng vang dội trong nước và ngoài nước, sẽ là một cống hiến xứng đáng vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến! Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Hồ Chủ tịch".
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Mặt trận hiệu triệu: "Trận này là trận công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước đến nay, là những trận đánh đầu tiên có trọng pháo, pháo cao xạ phối hợp. Tôi kêu gọi: - Hiệp đồng chặt chẽ - Chiến đấu liên tục - Tiêu diệt toàn bộ địch tại Điện Biên Phủ giành thắng lợi lớn cho chiến dịch." | 1 | null |
USS "Juneau" (CL-119) là chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên nó của Hải quân Hoa Kỳ. Là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này tiếp nối theo chiếc tuần dương hạng nhẹ "Juneau" (CL-52) bị mất vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó được đặt lườn bởi hãng Federal Shipbuilding and Drydock Company tại Kearny, New Jersey vào ngày 15 tháng 9 năm 1944; được hạ thủy vào ngày 15 tháng 7 năm 1945; được đỡ đầu bởi Bà B. L. Bartlett; và được đưa ra hoạt động vào ngày 15 tháng 2 năm 1946 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Rufus E. Rose.
Lịch sử hoạt động.
Địa Trung Hải 1946- 1949.
"Juneau" trải qua năm đầu tiên trong quãng đời phục vụ hoạt động hoạt động dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và vùng biển Caribe. Trước Chiến tranh Triều Tiên, nó từng ba lần được bố trí hoạt động tại Địa Trung Hải. Chiếc tàu tuần dương rời thành phố New York vào ngày 16 tháng 4 năm 1947 và gia nhập Đệ Lục hạm đội tại Trieste vào ngày 2 tháng 5, nơi nó giúp vào việc ổn định tình hình đang căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ giữa Ý và Nam Tư, và một lượt hiện diện khác tại Hy Lạp phô trương lực lượng trước mối đe dọa bất ổn bởi lực lượng cộng sản. Nó quay trở về Norfolk vào ngày 15 tháng 11 để huấn luyện, rồi quay lại phục vụ cùng với Đệ Lục hạm đội từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 3 tháng 10 năm 1948 và một đợt khác từ ngày 3 tháng 5 đến ngày 26 tháng 9 năm 1949. Được xếp lớp lại với ký hiệu lườn mới CLAA-119 như một tàu tuần dương phòng không vào ngày 18 tháng 3 năm 1949, "Juneau" rời Norfolk vào ngày 29 tháng 11 hướng sang Thái Bình Dương.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1952.
"Juneau" đi đến Bremerton, Washington vào ngày 15 tháng 1 năm 1950 và tham gia các hoạt động dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Ngày 22 tháng 4, nó trở thành soái hạm của Chuẩn đô đốc J. M. Higgins, Tư lệnh Đội tuần dương 5 và trình diện để hoạt động tại Yokosuka, Nhật Bản vào ngày 1 tháng 6, nơi nó bắt đầu các cuộc tuần tra trinh sát tại eo biển Tsushima. Khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào ngày 25 tháng 6, "Juneau" là một trong số ít con tàu có mặt sớm nhất đặt dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc C. Turner Joy, Tư lệnh Lực lượng hải quân Viễn Đông. Nó tuần tra ở khu vực phía Nam vĩ tuyến 38 ngăn ngừa các cuộc đổ bộ của đối phương, rồi tham gia cuộc bắn phá đầu tiên vào ngày 29 tháng 6 tại Bokuko Ko, phá hủy các cơ sở đối phương trên bờ. Chiếc tàu tuần dương cũng tham gia trận Chumonchin Chan vào ngày 2 tháng 7 nơi nó cùng với hai tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh HMS "Jamaica" và HMS "Black Swan" đánh chìm ba xuồng phóng lôi của Bắc Triều Tiên. Đến ngày 18 tháng 7, lực lượng của "Juneau" bao gồm các đơn vị Hải quân Hoàng gia, kể cả chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ HMS "Belfast", đã tung ra màn hỏa lực dày đặc xuống điểm tập trung quân của đối phương gần Yongdok nhằm kìm hãm bước tiến của lực lượng Bắc Triều Tiên về phía Nam.
Con tàu rời cảng Sasebo vào ngày 28 tháng 7 tiến hành đợt càn quét qua eo biển Đài Loan trước khi trình diện để phục vụ cùng Đệ Thất hạm đội tại vịnh Buckner vào ngày 2 tháng 8. Nó trở thành soái hạm của Lực lượng Tuần tra Đài Loan vào ngày 4 tháng 8, và tiếp tục ở lại đây cho đến ngày 29 tháng 10, khi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay nhanh để hoạt động ngoài khơi bờ biển phía Đông bán đảo Triều Tiên. Nó đã hộ tống cho các tàu sân bay, rồi quay trở về Long Beach, California vào ngày 1 tháng 5 năm 1951 để đại tu, tiếp nối bằng một giai đoạn hoạt động ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương và vùng biển Hawaii. "Juneau" lại đi đến Yokosuka vào ngày 19 tháng 4 năm 1952, tiến hành các cuộc tấn công dọc theo bờ biển Triều Tiên, phối hợp với các cuộc không kích của máy bay từ tàu sân bay, cho đến khi quay trở về Long Beach vào ngày 5 tháng 11.
Đại Tây Dương 1953-1955.
"Juneau" tham gia các cuộc cơ động huấn luyện cùng các hoạt động tại bờ Đông cho đến ngày 7 tháng 4 năm 1953 khi nó đi đến Norfolk gia nhập trở lại Hạm đội Đại Tây Dương. Vào ngày 13 tháng 5, chiếc tàu tuần dương lên đường cho một lượt phục vụ khác cùng Đệ Lục hạm đội, và quay trở về nhà vào ngày 23 tháng 10. Nó tiếp tục hoạt động tại Đại Tây Dương và vùng biển Caribe cho đến ngày 18 tháng 11 năm 1954, rồi quay lại Địa Trung Hải cho một lượt phục vụ sau cùng tại đây.
Ngừng hoạt động.
Sau khi quay trở lại khu vực bờ Đông vào ngày 23 tháng 2 năm 1955, "Juneau" được đưa về lực lượng dự bị tại Philadelphia vào ngày 23 tháng 3 năm 1955 và ở trong tình trạng không hoạt động cho đến khi được cho chính thức ngừng hoạt động vào ngày 23 tháng 7 năm 1955. Con tàu được đưa về Đội Philadelphia của Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương cho đến ngày 1 tháng 11 năm 1959, khi nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân. "Juneau" được bán cho hãng Union Minerals and Alloys Corporation ở New York để tháo dỡ vào năm 1962.
Phần thưởng.
"Juneau" được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên. | 1 | null |
Cục Công Thương địa phương (tiếng Anh: "Agency for Regional Industry and Trade", viết tắt là ARIT) là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (bao gồm làng nghề tiểu thủ công nghiệp); khuyến công; cụm công nghiệp; doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa; tổng hợp chung tình hình phát triển công nghiệp và thương mại tại các địa phương trong cả nước; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Cục Công Thương địa phương thành lập ngày 18/8/2017, theo Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ, trên cơ sở Cục Công nghiệp địa phương thành lập từ tháng 7/2003.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Công Thương địa phương được quy định tại Quyết định số 3768/QĐ-BCT ngày 2/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Nhiệm vụ và quyền hạn.
Theo Điều 2, Quyết định số 3768/QĐ-BCT ngày 2/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương có các nhiệm vụ, quyền hạn chính:
Cơ cấu tổ chức.
"(Theo Điều 3, Quyết định số 3768/QĐ-BCT ngày 2/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)" | 1 | null |
Eo biển Bass là một eo biển chia cách Tasmania với phía nam của Úc thuộc địa phận bang Victoria.
Nơi hẹp nhất của eo biển khoảng 240 km và thường sâu khoảng 50 m, bao gồm nhiều hòn đảo, trong đó đảo King và đảo Flinders có người định cư.
Giao thông.
Cách nhanh nhất và rẻ nhất để qua lại eo biển Bass là bằng máy bay. Các hãnh hoạt động là Jetstar Airways và Virgin Australia; Qantas và Tiger Airways Australia cũng cung cấp dịch vụ này. Các sân bay chính ở Tasmania như sân bay quốc tế Hobart và sân bay Launceston; các sân bay nhỏ hơn ở phía bắc của bang và trên các đảo trong eo biển được vận hành bởi hoặc Regional Express Airlines, QantasLink hoặc King Island Airlines.
Tuyến đường biển nội địa phục vụ hành khác giữa hai bờ là phà. Các chuyến phà hoạt động hàng ngày theo hai chiều giữa Devonport và Station Pier ở Melbourne, cũng có các chuyến tăng cường đi qua đêm vào thời gian cao điểm của mùa hè. | 1 | null |
USS "Fresno" (CL-121) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp "Juneau" của Hải quân Hoa Kỳ. Được đặt tên theo thành phố Fresno thuộc tiểu bang California, nó được hạ thủy vào 5 tháng 3 năm 1946 tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Dry Dock Company ở Kearny, New Jersey, được đỡ đầu bởi Bà Ruth R. Martin; và được đưa ra hoạt động vào ngày 27 tháng 11 năm 1946, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Elliott Bowman Strauss. Nó được xếp lại lớp như một tàu tuần dương phòng không với ký hiệu lườn mới CLAA-121 vào ngày 18 tháng 3 năm 1949.
Lịch sử hoạt động.
Trong chuyến đi hoạt động đầu tiên từ ngày 13 tháng 1 đến ngày 7 tháng 5 năm 1947, "Fresno" không chỉ tiến hành việc huấn luyện tại vùng biển Caribe mà còn viếng thăm Montevideo, Uruguay nhân dịp nhậm chức của tân tổng thống, và ghé qua Rio de Janeiro. Vào ngày 1 tháng 8, nó khởi hành từ Norfolk, Virginia cho một lượt hoạt động đưa nó đến các cảng Bắc Âu và Địa Trung Hải, và quay trở về Norfolk vào ngày 1 tháng 12 năm 1947.
Một chuyến đi ra nước ngoài thứ hai từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 19 tháng 6 năm 1948 đã đưa "Fresno" viếng thăm Amsterdam, Dublin, Bergen và Copenhagen từ căn cứ của nó ở Plymouth, Anh Quốc. Quay trở lại vùng biển nhà, nó đã hoạt động tại khu vực trải rộng từ Norfolk đến vùng đảo Prince Edward và Bermuda trước khi được cho ngừng hoạt động tại Xưởng hải quân New York vào ngày 17 tháng 5 năm 1949. Đực đưa về lực lượng dự bị, nó neo đậu bỏ không tại cho đến khi được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào tháng 4 năm 1965 và bị bán để tháo dỡ vào ngày 17 tháng 6 năm 1966. | 1 | null |
My name is Khan ("Tên tôi là Khan") là một bộ phim truyền hình Ấn Độ sản xuất năm 2010, được Karan Johar đạo diễn, Shibani Bathija viết kịch bản. Phim có sự tham gia của các ngôi sao Bollywood Shahrukh Khan và Kajol trong các vai chính. Chi phí sản xuất phim là .
Tham khảo.
California | 1 | null |
"Can't Say No" là đĩa đơn đầu tay của nam ca sĩ người Anh Conor Maynard. Ca khúc được phát hành lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 3 ở Bỉ, và sau đó vào ngày 29 tháng 4 năm 2012 ở Anh Quốc. Đây cũng là đĩa đơn đầu tiên từ album phòng thu đầu tay của anh, "Contrast". "Can't Say No" được sáng tác và sản xuất bởi The Invisible Men và một số bổ sung sản xuất của The Arcade. Ngoài ra, ca khúc còng được sáng tác bởi Sophie Stern, Jon Mills, Joe Dyer, Kurtis McKenzie và Maynard.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Can't Say No" được đăng tải trên YouTube vào ngày 1 tháng 3 năm 2012 với tổng độ dài là ba phút và mười lăm giây. Trong video, Maynard gặp bạn bè của mình và họ cùng nhau đến tham gia một bữa tiệc. Video được đạo diễn bởi Rohan Blair-Mangat. | 1 | null |
Chùa Dụ Tiền thuộc xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, Hà Nội là sản phẩm gắn liền với tôn giáo Phật giáo. Chùa Dụ Tiền ra đời và tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của người dân thôn Dụ Tiền.
Lịch sử.
Chùa Dụ Tiền là một ngôi chùa có lịch sử ra đời từ thời Trần, trải qua thời gian cũng như thăng trầm lịch sử nên hình dáng của ngôi chùa cổ không còn. Hiện tại, kiến trúc chùa gồm các hạng mục: cổng, Tiền đường, Thượng điện, Nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Khách.
Chùa Dụ Tiền ngoài thờ Phật theo phái Đại Thừa còn thờ Đức Thánh Tổ. Lai lịch và hành trạng của Đức Thánh Tổ được nhân dân Dụ Tiền thánh hóa như sau: Ngài được vua Thủy Tề phái xuống làm cỗ chay cho vua. Ngài xuống long cung từ Đầm Lâu (nay thuộc Thanh Văn, Thanh Oai), bỗng nhiên có hai ông Lốt rẽ nước đưa ngài xuống. Sau khi Ngài làm cỗ mừng cho vua Thủy Tề xong, vua biết ơn và ban cho Ngài một mâm cam vàng. Ngài đã khước từ và chỉ nhận một quả rồi lên mặt đất ở khu vực Mục Xá (nay thuộc Cao Dương, Thanh Oai). Chỗ Ngài lên vua Thủy Tề đã cho dựng một ngôi chùa bằng đá (Hiện tại ngôi chùa chỉ còn chân cột, nóc bị bay mất vì khi vua Thủy Tề ban cho một ngôi chùa thì Ngài chỉ nói một câu "chùa đẹp nhưng thấp" lập tức nóc chùa bay mất.
Sau đó, Ngài quay về quê hương làm việc thiện giúp đỡ dân lành. Trước khi qua đời, Ngài tự cho đúc tượng mình rồi lấy củi chất xác và hóa. Sau khi Ngài mất, người dân đã an táng thi thể của Ngài ở cánh đồng, chỗ mộ của Ngài được nhân dân dựng bia, tấm bia có niên đại Cảnh Trị tam niên.
Tượng của Ngài được nhân dân đưa vào chùa phối thờ thành một vị Thánh tăng, tạo thành một kiểu kiến trúc thờ: Tiền Thánh hậu Phật.
Kiến trúc.
Qua thời gian tồn tại, đến nay chùa Dụ Tiền vẫn giữ được những di vật quý với nhiều chất liệu khác nhau:
- 4 câu đối
- 3 hoành phi
- 1 quả chuông: đề Dụ Tiền Tự Chung, niên đại Thành Thái cửu niên thập nhất nguyệt nhị thập ngũ nhật.
- 9 bia hậu ghi tại Bảo Thái tứ niên, 1 bia đề thắng nghiệp kỷ niệm bi chí, niên đại Bảo Đại 7 thất niên. Đặc biệt là 1 bia có niên đại Đại Trị tam niên, hoa văn và chất liệu đá của thời Trần nhưng được trùng khắc chữ vào thời Lê. Ngoài ra còn có nhiều di vật có giá trị khác.
Trải qua nhiều thăng trầm và biến thiên của lịch sử nên hiện nay chùa không còn giữ nguyên được dáng vẻ như ngày đầu khởi dựng. Nhưng với tấm lòng thành kính biết ơn tổ tiên, những người đã khơi nguồn vun gốc, nhân dân địa phương dưới sự chỉ đạo của chính quyền xã Thanh Thùy đã quan tâm từng bước để ngôi chùa khang trang hơn. | 1 | null |
Vinh Sơn Nguyễn Văn Long (Vincent Long Van Nguyen, sinh năm 1961) là một giám mục người Úc gốc Việt, hiện giữ chức giám mục chính tòa giáo phận Parramatta, Australia và Chủ tịch Ủy ban Công lý, Truyền giáo và Phục vụ thuộc Hội đồng Giám mục Úc. Trước đó ông từng giữ chức chức giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne 2011 – 2016). Giám mục Nguyễn Văn Long là giám mục gốc Việt Nam đầu tiên và gốc châu Á đầu tiên tại Australia.
Sinh tại Biên Hòa trong một gia đình nông dân nghèo khó, Nguyễn Văn Long bắt đầu con đường tu tập sớm từ khi mới 11 tuổi và việc tu học buộc phải dừng phải vì hoàn cảnh thời đại. Năm 1980, cựu chủng sinh Long vượt biên bằng đường biển, đến Malaysia rồi Úc vào năm 1981.
Tiếp tục ước mơ tu trì, Nguyễn Văn Long gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu (OFM Conv.) và trở thành linh mục dòng này năm 1989. Ông theo học Rôma, trở về mục vụ tại Úc. Trong tỉnh dòng, linh mục Long dần thăng tiến lên chức vụ Tổng Quyền Quốc Tế, đặc trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tháng 5 năm 2011, Giáo hoàng bổ nhiệm linh mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne. Ông được tấn phong tháng 6 cùng năm và được bổ nhiệm quản lý vùng phía Tây Tổng giáo phận. Tháng 5 năm 2016, ông được chọn làm Giám mục Giáo phận Parramatta.
Là một thuyền nhân và cũng là một nạn nhân bị lạm dụng tình dục, Giám mục Nguyễn Văn Long nhiều lần nói về chính trị tại Việt Nam cũng như các vấn đề khác như khủng hoảng lạm dụng tình dục, quan điểm về người đồng tính.
Thân thế và tu tập.
Giám mục Nguyễn Văn Long sinh ngày 3 tháng 12 năm 1961 tại Gia Kiệm, tỉnh Biên Hòa (nay là xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), thuộc Giáo xứ Ninh Phát, Giáo phận Xuân Lộc. Thân phụ ông là một nông dân cần cù, và song thân Nguyễn Văn Long đã di cư vào miền Nam năm 1954. Nguyễn Văn Long là người con thứ tư trong gia đình có 5 nam và 2 nữ. Thân phụ ông là ông Giuse Nguyễn Văn Quang (1925 - 2014).
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó, cậu bé Nguyễn Văn Long dành nhiều thời gian quây quần cùng gia đình trong hầm tránh bom. Năm 1972, cậu bé Long gia nhập Tiểu Chủng viện Thánh Phaolô Xuân Lộc cho đến năm 1975 thì về sống tại gia đình do Chủng viện bị buộc đóng cửa và biến thành doanh trại. Nguyễn Văn Long cho biết ông có ý định trở thành giáo sĩ để hỗ trợ những người đau khổ, do tác động của chiến tranh. Mong muốn này của ông chỉ bắt đầu vào năm 13 tuổi.
Cựu chủng sinh Nguyễn Văn Long được dự tính sẽ được đưa vào quân đội, trong bối cảnh Việt Nam có hai cuộc chiến tranh, Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979 và Chiến tranh Việt Nam–Khmer Đỏ. Cùng trong năm 1979, hai người anh của cậu Long đã vượt biên đến Hà Lan. Chia sẻ về điều này, Nguyễn Văn Long cho biết đó là việc những gia đình vượt biên làm: để người trẻ đi trước, sau đó đến trẻ em và đến cha mẹ của chúng. Sau nhiều chuyến vượt biên, tổng cộng ba anh trai của Nguyễn Văn Long sống ở Hà Lan, một người em trai và em gái cùng song thân sinh sống tại Melbourne và còn một chị gái ở lại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 8 năm 1980, chàng thanh niên Nguyễn Văn Long cùng 147 người khác trên một con thuyền dài 17 mét tiến hành vượt biên tị nạn. Sau tám ngày, họ đến Malaysia. Trong hành trình này, kể từ ngày thứ hai, con thuyền chở nhóm người vượt biên đã hết lương thực, do số lượng người nhảy lên tàu vào giờ chót. Chính vì những người đến trễ này, đoàn người trên thuyền phải giảm tải trọng bằng cách vứt bỏ những vật dụng, trong đó có cả nguồn nước, thực phẩm và xăng dầu. Mười sáu tháng sau đó, Nguyễn Văn Long sinh sống ở trại tị nạn. Tại đây, cậu tự mày mò học tiếng Anh và hỗ trợ những người tị nạn khác, nhằm nuôi dưỡng ước mơ trở thành linh mục.
Chàng thanh niên Nguyễn Văn Long đến Úc ngày 2 tháng 12 năm 1981 và trong thời gian đầu tiên, cậu sinh sống ở trại tị nạn ở Springvale, ngoại ô Melbourne. Đây cũng là nơi khởi phát ý định tu trì của Nguyễn Văn Long, xuất phát từ ấn tượng của cựu chủng sinh về các tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn (dòng Phanxicô). Thời gian ngắn ngủi trước khi chọn tiếp tục đời sống tu trì, Nguyễn Văn Long sống tách biệt với gia đình và chọn sống cùng một cặp vợ chồng lớn tuổi người Việt Nam. Nguyễn Văn Long cho biết nhiều lần có cảm giác không được chào đón, nhưng dần cảm thấy sự chấp nhận của xã hội Úc đối với mình khi dần gia nhập đời sống xã hội. Cũng trong năm 1981, khi vừa đặt chân đến Úc, cựu chủng sinh Nguyễn Văn Long bị một tu sĩ lạm dụng tình dục. Vụ việc này được ông chia sẻ trong phiên điều trần với Ủy ban Hoàng gia về Định chế đối phó trước nạn lạm dụng trẻ em tháng 2 năm 2017.
Hai năm sau khi đến Úc, Nguyễn Văn Long gia nhập dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu vào năm 1983, khấn lần đầu ngày 8 tháng 12 năm 1984 và khấn trọng thể ngày 14 tháng 1 năm 1989. Trước khi khấn trọn, tu sĩ Nguyễn Văn Long đậu cử nhân thần học tại Viện thần học ở Melbourne năm 1988.
Linh mục.
Phó tế Nguyễn Văn Long được thụ phong linh mục ngày 30 tháng 12 năm 1989, bởi Giám mục George Pell, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne. Sau khi được truyền chức linh mục, vị linh mục trẻ tuổi được bổ nhiệm làm phó xứ Giáo xứ Springvale. Hai năm sau đó, ông được cử đến Roma du học và nhận bằng Cao học thần học tu đức và bằng Kitô học năm 1994 tại Học viện Seraphicum của dòng Anh Em Hèn Mọn Viện Tu. Ông cảm thấy ấn tượng trải nghiệm sống chung với nhiều giáo sĩ đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ông cảm nhận đó là tính phổ quát của Giáo hội Công giáo Rôma, một trật tự hoạt động tuy hỗn loạn nhưng có sức hấp dẫn riêng.
Trở về Úc, linh mục Vinh Sơn Long được bổ làm Giám đốc thỉnh sinh của nhà dòng tại Úc và đảm nhiệm cương vị này đến năm 1998. Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm linh mục chính xứ giáo xứ Kellyville, bang New South Wales, Giáo phận Parramatta. Tính đến thời điểm này, ông vẫn là linh mục người Úc gốc Việt Nam đầu tiên. Giáo xứ Kellyville hầu như không có giáo dân gốc Việt. Với việc quản lý giáo xứ này, linh mục Long đã thực hiện các công tác mục vụ khi giáo xứ gặp tình trạng "bùng nổ dân số": nhiều gia đình cần chào đón, nâng cấp hoặc xây mới các cơ sở như nhà thờ và trường học... Ngày ông rời giáo xứ là ngày thánh hiến trung tâm mục vụ mới vừa hoàn thành.
Năm 2002, linh mục Vinh Sơn Long được điều chuyển làm linh mục chính xứ giáo xứ Springvale và đảm nhận cương vị này cho đến năm 2005. Giáo xứ này chủ yếu là người gốc Á và tỉ lệ dự thánh lễ Công giáo cao. Linh mục Long cho rằng vấn đề mục vụ khó nhất tại đây là tạo sự hài hòa trong đa dạng, tránh thiên vị. Song song với các chức vị trên, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, ông là Tổng thủ quyền dòng Anh Em Hèn Mọn Australia (Dòng Phanxicô) và từ năm 2005 đến năm 2008 là giám tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Australia. Song song với thời gian đảm nhận vai trò Giám tỉnh dòng tại Úc, ông kiêm nhiệm chức Chủ tịch Dòng Phanxicô tại Châu Á - Úc.
Từ năm 2008 đến năm 2011, ông là thành Viên Tổng Quyền Quốc Tế của Dòng Phanxicô, cư trú tại Nhà Tổng Quyền Roma. Từ ngày 22 tháng 4 năm 2008, ông là Tổng cố vấn dòng Anh Em Hèn Mọn, là tu sĩ đặc trách vùng châu Á - Thái Bình Dương (FAAMC).
Giám mục.
Giám mục phụ tá Melbourne.
Ngày 20 tháng 5 năm 2011, Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm linh mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Melbourne, Giám mục Hiệu tòa Thala. Tin tức về việc bổ nhiệm lan nhanh trong công đồng Công giáo gốc Việt tại Úc và toàn thế giới. Nhiều giáo sĩ và giáo dân gốc Việt định cư tại Úc đã bày tỏ niềm vui trong các lễ ta ơn tổ chức tại nhiều nơi tại quốc gia này. Với việc bổ nhiệm này, Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long là Giám mục phụ tá thứ tư của Tổng giám mục đương nhiệm của Melbourne là Denis James Hart. Tổng giám mục Hart đánh giá đây là một bổ nhiệm mang tính lịch sử. Tờ National Catholic Reporter đánh giá đây là dấu mốc đánh dấu việc giáo hội Công giáo từ những giáo dân gốc Á đã "trưởng thành", đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong Giáo hội Công giáo tại Úc.
Hoàn cảnh nhận tin bổ nhiệm của Giám mục Nguyễn Văn Long là sau chuyến đi dài từ Rôma về Úc và đến Văn phòng Hội đồng Giám mục. Vị giám mục tân cử nhận định đây là một bổ nhiệm bất thường từ giáo hoàng, vì ông không phải người Úc chính gốc, là một người tị nạn. Ông cho biết mình vừa vui, vừa e ngại trước trách vụ mới. Trả lời phỏng vấn Viet Catholic, tân giám mục còn cho biết mình bàng hoàng và sững sờ trước quyết định bổ nhiệm. Trong những phát biểu đầu tiên sau khi tin bổ nhiệm được công bố, Tân giám mục Nguyễn Văn Long cho biết ông cảm thấy mình nhỏ bé trước trách vụ nặng nề mới. Tuy vậy, ông bày tỏ sự tin tưởng vào "Đấng đã thành hình tôi trong dạ mẹ". Với việc bổ nhiệm này, ông là giám mục gốc Việt Nam thứ tư được bổ nhiệm ngoài Việt Nam. Đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng là Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã gửi thư chúc mừng giám mục tân cử vào ngày 20 tháng 5 năm 2011.
Trong bối cảnh trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông Công giáo VietCatholic, Giám mục Nguyễn Văn Long trả lời về lý do chọn hiệu tòa Tula (tiếng Ý: Tala) là một vùng đất ở Tunisia. Nơi đây từng là nơi những thánh tông đồ và những nhà truyền giáo đầu tiên đã đặt chân. Ông cho biết "Tôi đã nghĩ đến những anh chị em khao khát tự do, và công bằng, khao khát công lý và dân chủ" khi chọn vùng đất hiệu tòa này. Với tư cách một giám mục xuất thân là dân tị nạn, ông cho rằng Giáo hội Công giáo không thể hờ hững trước vấn đề của xã hội Việt Nam. Ông mong muốn mình có thể đồng hành cùng với Giáo hội Công giáo Việt Nam, chia sẻ các vấn đề của Việt Nam đến Giáo hội Úc. Nói về việc bổ nhiệm, vị tân chức cho rằng đây là dấu chỉ từ Tòa Thánh và Giáo hội Công giáo Úc đánh giá cao đóng góp của hàng giáo sĩ và giáo dân gốc Việt tại Úc.
Nhận trả lời phỏng vấn của website Hội đồng Giám mục Việt Nam giữa tháng 4 năm 2011, Giám mục Tân cử Nguyễn Văn Long cho biết vai trò của ông là quản lý vùng phía Tây của Tổng giáo phận, hỗ trợ Tổng giám mục Tổng giáo phận điều hành giáo phận trng các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, xây dựng, mục vụ.. Ông cho biết khó khăn của mình là hỗ trợ các sắc dân đoàn kết nhưng vẫn giữ các yếu tố đặc thù của riêng mình. Nói về khẩu hiệu "Hãy ra khơi" mà mình đã chọn, giám mục Long cho rằng nó có ý nghĩa về nguồn gốc và tâm niệm sống của ông. Vị giám mục tân cử cho biết ông không muốn đeo tên "thuyền nhân" nhưng không thể che đậy quá khứ cá nhân và tập thể những thuyền nhân. Ông đánh giá các cuộc vượt biên là "bi thảm, vĩ đại và vô tiền khoáng hậu". Nêu quan điểm về khẩu hiệu, ông cho biết "Hãy ra khơi" như lời mời gọi dấn thân của cá nhân. Nói về kinh nghiệm mục vụ, Giám mục Nguyễn Văn Long cho biết kinh nghiệm quản lý giáo xứ và nhà dòng sẽ giúp ích cho ông trong vai trò giám mục. Ông hy vọng mình sẽ là cầu nối giữa Giáo hội Công giáo tại Việt Nam và Úc và được đồng hành cùng giáo dân Việt Nam.
Tân giám mục chọn thiết kế huy hiệu của linh mục Guy Selvester và ông Richard d'Apice. Ý nghĩa huy hiệu được linh mục Selvester và ông Sandy Turnbull giải nghĩa như sau:
Nhằm chuẩn bị về tinh thần cho lễ truyền chức, Giám mục Nguyễn Văn Long đến viếng thăm một thánh Phanxicô Assisi tại Ý. Ông cũng đã dành thời gian kéo dài một tuần để tĩnh tâm, sau chuyến đi từ Rôma trở về Úc cuối tháng 5 năm 2011. Lễ tấn phong cho giám mục tân cử cũng được truyền hình trực tuyến trên trang nhà Tổng giáo phận Melbourne. Lễ tấn phong diễn ra vào ngày 23 tháng 6 cùng năm tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick, Melbourne. Chủ phong trong nghi thức truyền chức là Tổng giám mục Tổng giáo phận Melbourne Denis Hart và hai vị trong vai trò phụ phong gồm Hồng y - Tổng giám mục Tổng giáo phận Sydney George Pell và Khâm sứ Tòa Thánh tại Úc Giuseppe Lazzarotto. Tổng số giám mục tham gia lễ tấn phong là 29 hoặc 21. Về các giám mục người Việt có giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt, Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu và Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu. Phát biểu trong bài cảm tạ, giám mục Nguyễn Văn Long bà tỏ sự cảm kích sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc cũng như Úc đã đón nhận cá nhân ông và hàng trăm nghìn người Việt Nam là thuyền nhân. Tham gia lễ ước tính có khoảng 4.000 giáo dân, chủng sinh và 200 linh mục đồng tế.
Giám mục Nguyễn Văn Long là giám mục phụ tá quản lý Vùng phía Tây Tổng giáo phận Melbourne. Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Đại diện Giám mục cho Di dân. Ngoài ra, ông cũng là Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo Victoria. Vùng phía Tây là vùng có diện tích lớn nhất và là vùng trọng tâm phát triển kinh tế của bang Victoria.
Từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2 năm 2014, Giám mục Nguyễn Văn Long đến thăm các cộng đồng giáo dân gốc Việt Nam tại Đài Loan.
Trong bối cảnh chính quyền Úc chấp nhận nhận 12.000 người tị nạn Syria và các chuyên gian kêu gọi nâng con số lên 30.000 hằng năm. Giám mục Nguyễn Văn Long, tư cách Chủ tịch Hội đồng Hòa bình, Truyền giáo và Phục vụ hoan nghênh động thái đón nhận người tị nạn. Tháng 9 năm 2015, giám mục Long thay mặt Hội đồng Giám mục Úc đưa ra "Tuyên bố công bằng xã hội hàng năm". Chia sẻ về chính bản thân mình, là một người tị nạn, ông phát biểu: "Tôi chẳng mang gì cả, về tài sản vật chất. Nhưng tôi đã mang chính bản thân và sự nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn, quyết tâm tạo dựng cuộc sống cho chính tôi ở Úc. Sự tháo vát đó là món quà vô giá mà người tị nạn mang đến Úc."
Giám mục Giáo phận Parramatta.
Ngày 5 tháng 5 năm 2016, Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, làm tân Giám mục chính tòa giáo phận Parramatta, Australia. Bằng việc bổ nhiệm này, ông là vị quản lý 324.000 giáo dân Công giáo được tổ chức trong 48 giáo xứ. Giáo phận cũng có 67 linh mục triều và 70 linh mục dòng, 250 nữ tu và 118 nam tu sĩ. Ông cũng là giám mục gốc Việt Nam đầu tiên đảm nhận vai trò giám mục chính tòa ngoài Việt Nam. Giáo phận Parramatta là một trong những giáo phận lớn nhất nước Úc, và là địa điểm những người nhập cư.
Nói về việc bổ nhiệm, Giám mục Nguyễn Văn Long cho rằng đó không phải là một danh dự cho cá nhân ông, mà là sự công nhận của Giáo hội Công giáo, chứng tỏ về những gì người tị nạn và di cư có thể làm, trong bối cảnh xã hội không có thiện cảm với những người nhập cư từ những con thuyền tị nạn. Tuyên bố sau khi tin bổ nhiệm được loan đi, Giám mục Long cho biết ông ý thức được trách nhiệm và vinh dự khi được chọn làm giám mục giáo phận Parramatta. Ông cho biết ưu tiên của mình là làm quen với hàng giáo sĩ và giáo dân giáo phận. Quyết định bổ nhiệm cũng giúp giáo phận Parramatta kết thúc thời gian trống tòa sau khi giám mục Anthony C. Fisher được thăng Tổng giám mục Sydney.
Lễ nhậm chức của Giám mục Nguyễn Văn Long tại giáo phận Parramatta diễn ra ngày 16 tháng 6 năm 2016. Cùng với việc trở thành giám mục chính tòa, huy hiệu giám mục của Giám mục Nguyễn Văn Long có sự thay đổi, trong đó, huy hiệu được chia thành hai nửa, bên trái là huy hiệu của Giáo phận và bên phải là huy hiệu cá nhân. Mục đích của việc thay đổi huy hiệu là bày tỏ sự gắn kết giữa vị giám mục và giáo phận vị đó quản lý. Nửa huy hiệu cá nhân, ngoài màu xanh tượng trưng nước Úc, hình ảnh biểu tượng dòng Phanxicô và mỏ neo đỏ tượng trưng cho điểm tựa là Chúa Giêsu của người Công giáo, còn có các dải uốn lượn vàng và đỏ, tượng trưng cho quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là giám mục gốc Việt ở hải ngoại duy nhất có hình lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên huy hiệu. Nửa trái, vốn là huy hiệu giáo phận thiết kế bởi Michael McCarthy trong khi nửa phải, là huy hiệu cá nhân được thiết kế bởi linh mục Guy Selvester và ông Richard d’Apice. Mẫu huy hiệu kết hợp gồm hai nửa trên thiết kế bởi Sandy Turnbull.
Tháng 2 năm 2017, trong phiên điều trần trước Ủy ban Hoàng gia về Định chế đối phó với Lạm dụng trẻ em, Giám mục Nguyễn Văn Long công bố ông từng bị lạm dụng năm 1981, khi vừa đặt chân đến nước Úc. Trong phiên điều trần, Giám mục Long nêu quan điểm rằng việc thiếu giáo dân và phụ nữ trong các cơ cấu lãnh đạo Giáo hội đã đóng góp vào các vụ lạm dụng trẻ em. Ông cho rằng nỗ lực gia tăng quyền hành hàng giáo dân đối với các linh mục và văn hóa giai cấp trong Giáo hội Công giáo Rôma cần được xóa bỏ. Cuộc điều trần từ giám mục Nguyễn Văn Long nằm trong bối cảnh liên tục 10 ngày trước đó, Ủy ban đã tham vấn ý kiến từ 6 tổng giám mục, giám mục tại Úc. Ông cho rằng các linh mục đang ở trong một mớ hỗn loạn, gánh chịu sự giận dữ và mất lòng tin của công chúng. Giám mục Long cho rằng đây là "một trong những thời điểm khó khăn nhất để trở thành linh mục." Ngoài ra, ông cũng gây chú ý khi đề nghị xem xét lại luật buộc độc thân giáo sĩ, việc ông cho rằng là làm tách biệt giáo sĩ và giáo dân.
Trong bối cảnh Úc khảo sát trưng cầu ý dân về thay đổi câu từ tron Luật Hôn nhân để nhằm bao gồm các đối tượng mới là người đồng tính giữa tháng 9 năm 2017, các giám mục Công giáo Úc đã lặp lại giáo huấn của Giáo hội Công giáo cho tín hữu. Chỉ có hai giám mục, bao gồm Giám mục Nguyễn Văn Long, cho rằng giáo dân được bỏ phiếu cách tự do theo lương tâm. Ông cho rằng cuộc khảo sát không phải nhằm thay đổi Giáo huấn của giáo hội, ví dụ như hợp pháp hóa ly dị trước đó. Viểt trong thư mục vụ trước đó và nói về những người đồng tính, Giám mục Nguyễn Văn Long cho rằng nhiều hoàn cảnh, những người đồng tính không cảm thấy được chấp nhận, chào đón và yêu mến từ Giáo hội. Giám mục Long cho rằng những giáo dân có thể tự trải nghiệm sự hấp dẫn đồng giới, hoặc nhìn nhận thông qua những người quen biết. Giám mục Long cho rằng những người trên trở nên giằng xé giữa tình yêu Giáo hội và mối quan hệ đối với những người đồng tính.
Tháng 6 năm 2018, Giám mục Nguyễn Văn Long đồng thuận quan điểm của các nhóm cải cách và các quan chức Úc, kêu gọi công bố các báo cáo lạm dụng tình dục mà Giáo hội Công giáo điều tra được. Trả lời America Magazine giữa tháng 9 năm 2018 trong bối cảnh Giáo hội Công giáo tại Mỹ đang gặp vấn đề khủng hoảng về lạm dụng tình dục, Giám mục Nguyễn Văn Long nhận định cuộc khủng hoảng như một cơn sóng thần, có thể gây thiệt hại lâu dài cho Giáo hội Công giáo cũng như viễn cảnh ly giáo. Cá nhân ông cho rằng đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Cải cách Kháng nghị. Đánh giá sự kiện cựu sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ tổ cáo Giáo hoàng, Giám mục Nguyễn Văn Long cho rằng một số giám mục đã tận dụng thời điểm tấn công vào ý đồ cải cách của giáo hoàng. Chia sẻ về hướng đi các giám mục cần tiếp cận để chấm dứt nạn lạm dụng, vị giám mục gốc Việt cho rằng cuộc khủng hoảng phát xuất từ nền văn hóa suy đồi, rối loạn và hủy hoại trong giáo hội. Ông cũng nhận định chủ nghĩa giáo sĩ trị, các cấu trúc điều hành và lạm dụng quyền lực trong giáo hội cũng góp phần gây nên khủng hoảng. Trong cuộc phỏng vấn, ông cũng trả lời các vấn đề về che đậy các vụ lạm dụng và cho rằng nên xóa bỏ mô hình giáo sĩ hiện tại trong giáo hội.
Trong vụ việc cưỡng chế vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh giáp dịp Tết Nguyên Đán năm 2019, chia làm hai đợt vào ngày 4 và ngày 8 tháng 1 năm 2019. Phía chính quyền Việt Nam cho rằng nhữngt hộ này xây dựng trái phép trên đất công, trong khi phía Công giáo cho đó là đất của Hội Thừa sai Paris (MEP). Giám mục Nguyễn Văn Long, với cương vị Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình (Ủy ban Công lý, Truyền giáo và Phục vụ) viết thư bày tỏ tính hiệp thông với các người dân liên quan đến vụ việc. Đầu thư, Giám mục Long cho biết ông đau lòng trước hình ảnh chính quyền dùng các phương tiện, nhân lực cưỡng chế tài sản tại Lộc Hưng. Ông cho rằng đây là khu đất của nhừng người di cư từ Bắc vào Nam khai hoang và hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, cựu tù nhân lương tâm và thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Giám mục Long nhận định đây là một động thái đi ngược với văn minh và quyền lợi người dân. Ông kêu gọi nhà cầm quyền dừng cách hoạt động và tìm phương án thỏa đáng cho người dân. Lá thư này ngoài được gửi đến những người dân có liên quan, các tổ chức chính trị, tôn giáo, xã hội quan tâm đến vụ việc, Giám mục Long còn đồng gửi đến Thánh bộ Phát triển Toàn diện Con người tại Tòa Thánh Vatican, Hội đồng Giám mục Việt Nam, Bộ Ngoại giao Úc và Toà Đại Sứ Úc tại Việt Nam.
Cuối tháng 9 năm 2019, các giám mục Công giáo Úc đưa ra tuyên bố về truyền thông kỹ thuật số. Thông qua tuyên bố chung này, các giám mục kêu gọi các cấp trong xã hội vượt qua sự thù hận, chia rẽ và bóc lột trực tuyến. Tuyên bố này được công bố tại Sydney bởi Giám mục Nguyễn Văn Long, với vai trò Chủ tịch Ủy ban Giám mục Công lý Xã hội - Truyền giáo và Phục vụ.
Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long hiện là Chủ tịch Ủy ban Công lý, Truyền giáo và Phục vụ thuộc Hội đồng Giám mục Úc, một trong số 8 ủy ban của Hội đồng.
Tông truyền.
Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long được tấn phong giám mục năm 2011, thời Giáo hoàng Biển Đức XVI, bởi: | 1 | null |
Trận Hallue, còn gọi là Trận La Hallue, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra từ ngày 23 cho đến ngày 24 tháng 12 năm 1870. Dù không phải là một trận đánh quyết định, đây là một trận chiến dai dẳng và quyết liệt. Sau một số thắng lợi của quân Đức trong cuộc tấn công của mình, họ đẩy lùi được các cuộc phản kích của quân Pháp. Với chiến thắng của quân đội Phổ do tướng Edwin Freiherr von Manteuffel chỉ huy trong trận chiến này, binh đoàn phía bắc của Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy – với thiệt hại nặng nề (chưa kể một số lượng lớn binh lính đào ngũ) – đã bị buộc phải thực hiện cuộc triệt thoái về các pháo đài ở hướng bắc.
Một chiến dịch tấn công của quân đội Pháp đã cho thấy tướng Faidherbe cố gắng tái chiếm Amiens, và thiết lập một vị trí vững mạnh ở đằng sau sông Hallue – chi lưu của sông Somme. Manteuffel – người chỉ huy Binh đoàn thứ nhất của Đức – đã nhanh chóng tiến đánh đối phương, và trong trận đánh diễn ra sau đó: quân đội Đức đã quyết tâm đánh bọc sườn phải của Faidherbe, như ở trận Gravelotte, và tiến công cứ điểm của Faidherbe vào ngày 23 tháng 12 năm 1870. Quân Đức đã giành một số thắng lợi ban đầu, nhưng sau đó gặp bất lợi, và trận chiến đã khiến cho những đội quân tuyển mộ được tổ chức gấp rút của Pháp được đánh giá cao. Từ giữa ngày, quân đội Đức cũng giành thêm thắng lợi, mặc dù có khi Pháo binh Pháp đã chống trả thành công trước sức mạnh của Pháo binh Đức. Quân đội Đức đã làm chủ được nhiều thôn xóm trên sông Hallue, song cái ngày ngắn ngủi đã ngăn cản bước tiến của họ. Trong đêm, Faidherbe đã phát động các cuộc phản công. Vốn không được tổ chức bài bản, đợt phản kích của quân Pháp đã khiến tình hình trở thành một cuộc hỗn chiến, và quân đội Đức đã giành được mọi vị trí mà họ đã chiếm. Thậm chí quân Phổ còn chiếm thêm Daours sau khi đánh bật một cuộc tấn công của quân Pháp. Sang ngày hôm sau (24 tháng 12), Manteuffel tiến hành phòng ngự, song Faidherbe không hề tiến công. Lực lượng trừ bị của Đức cũng đe dọa đến cánh trái của đối phương.
Do quân tiếp viện của Đức đã đến gần, Faidherbe đã tiến hành cuộc rút quân về Arras trong trật tự. Quân Đức không truy đuổi mạnh mẽ, song cũng tóm gọn hàng ngàn tù binh. Không lâu sau đó, Faidherbe đã tiến công quân đội Đức trong trận Bapaume (1871) và một lần nữa bị Manteuffel đánh bại. | 1 | null |
Người Lào (tiếng Lào: ລາວ, tiếng Isan: ลาว, IPA: láːw) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là một phần bắc bán đảo Đông Dương. Họ là một phân nhóm của các sắc tộc Thái tại Đông Nam Á.
Tên gọi.
Từ nguyên của từ "Lào" chưa được biết một cách rõ ràng, song nó có thể liên hệ với các bộ tộc được gọi là "Ai Lao" (tiếng Lào: ອ້າຽລາວ, tiếng Isan: อ้ายลาว, ) xuất hiện trong các ghi chép từ thời nhà Hán tại khu vực mà nay là tỉnh Vân Nam. Các bộ tộc có nguồn gốc từ người Ai Lao bao gồm các sắc tộc Thái đã di cư xuống Đông Nam Á. Người Lào, giống như nhiều sắc tộc Thái khác cũng tự gọi mình là "Thái" (Lào: ໄທ, Isan: ไท, IPA: tʰáj) và cụ thể hơn là "Thái Lào" (ໄທລາວ, ไทลาว). Tại Thái Lan, người Lào bản địa được phân biệt với người Lào tại Lào và các sắc tộc Thái khác bằng thuật ngữ "Thái Isan" (tiếng Lào: ໄທຍ໌ອີສານ, tiếng Isan: ไทยอีสาน, IPA: i: să:n), một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Phạn có nghĩa là "đông bắc", song 'Lào' vẫn dược sử dụng.
Lịch sử.
Thời kỳ người Thái di cư.
Theo một thần thoại chung của các sắc tộc Thái, một vị vua có thể là thần thoại, Khun Borom Rachathiriat (ຂຸນບໍຣົມຣາຊາທິຣາດ, ขุนบรมราชาธิราช, , sinh thời: 712 - 748) của Mueang Thaen (ເມືອງແຖນ, เมืองแถน, , Mường Thanh) (nay là Điện Biên Phủ) là cha của một số người con trai và những người con này đã định cư và cai trị các mường khác nhau trên khắp Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Là sắc dân có nguồn gốc từ những người cổ đại được người Hán gọi là Việt và Ai Lao, các sắc tộc Thái bắt đầu di cư đến Đông Nam Á vào đầu thiên niên kỷ thứ 1, song hoạt động di cư quy mô lớn chỉ diễn ra từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, đặc biệt là từ nơi mà nay là Tây Song Bản Nạp của Vân Nam và Quảng Tây. Lý do khiến người Thái phải di cư là vì sức ép từ sự bành trướng của người Hán, những cuộc xâm lược của người Mông Cổ, tìm kiếm những vùng đất phù hợp với canh tác lúa nước và sự sụp đổ của các quốc gia như Nam Chiếu.
Người Thái đã đồng hóa hoặc đẩy lui những người Môn-Khmer Nam Á, và định cư ở ven rìa các vương quốc Ấn hóa của người Môn và Đế quốc Khmer. Đã có sự pha trộn giữa các sắc tộc và người Thái đã tiếp nhận triết học, tôn giáo, ngôn ngữ và phong tục Ấn Độ cùng một số yếu tố Nam Á thông qua các sắc tộc láng giềng, song họ vẫn duy trì liên hệ với các mường Thái khác.
Lan Xang.
Các nhà nước của người Thái đã tận dụng thời cơ đế quốc Khmer suy yếu và nổi lên với vị thế độc lập. Người Lào coi đây là thời điểm bắt đầu lịch sử quốc gia của họ, với nhiều di tích, đền chùa, tác phẩm nghệ thuật, và các khía cạnh khác của văn hóa Lào bắt nguồn từ thời kỳ này. Từ đó, người ta có thể gọi các nhà nước Thái ở thung lũng sông Chao Phraya là Xiêm và Lan Xang là Lào. Vương quốc Lan Xang (ອານາຈັກລ້ານຊ້າງ, อาณาจักรล้านช้าง, ), hay Vạn Tượng, khởi đầu từ năm 1354, khi Somdej Phra Chao Fa Ngum (ສົມເດດພຣະເຈົ້າຝ້າງູ່ມ, สมเด็จพระเจ้าฝ้างู่ม) (1354 - 1373 AD) trở về Mueang Sua (ເມືອງຊວາ, เมืองซวา), đổi tên thành Xieng Thong (ຊຽງທອງ, เซียงทอง). Từ căn cứ này, Lan Xang đã mở rộng lãnh thổ ra toàn bộ nước Lào ngày nay cùng cao nguyên Khorat và nhiều phần của Tây Song Bản Nạp (Sipsongbanna, ສິບສອງພັນນາ, สิบสองพันนา), Sipsong Chau Tai (ສິບສອງຈຸໃທ, สิบสองจุไทย), Xieng Tung (ຊຽງຕຸງ, เซียงตุง), và Xieng Taeng (ຊຽງແຕງ, เซียงแตรง) cùng nhiều phần ở Tây Bắc Việt Nam.
Vương quốc Lan Xang hùng mạnh, giàu có và có ảnh hưởng do kinh đô của nó nằm ở nơi giao nhau của tuyến đường tơ lụa và là trung tâm của Phật giáo tại Đông Nam Á. Vương quốc thịnh vượng này có hoạt động vận tải đường thủy dọc theo Mê Kông và các tuyến đường lữ hành trên bộ đến các cảng của Xiêm. Những vị khách phương Tây đầu tiên đã đến trong thời gian trị vì của Phra Chao Sourigna Vongsa (ພຣະເຈົ້າສຸຣິຍະວົງສາທັມມິກຣາດ, พระเจ้าสุริยวงศาธรรมิกราช) (1634 - 1697), họ ghi chép cách vương quốc thịnh vượng này xuất khẩu vàng, nhựa thông benzoin, đồ sơn mài, thảo dược, ngà voi, tơ lụa và quần áo tơ lụa, và gỗ. Nhiều đền chùa, đặc biệt là tại Xieng Thong (nay là Luang Phrabang) và Vientiane đã chứng thực cho giai đoạn thịnh vượng này. Trong thời kỳ này, những truyền thuyết về Khun Borom đã được ghi lại trên lá cọ và sử thi cổ xưa "Sin Xay" của người Lào cũng được sáng tác ra. Phật giáo tiểu thừa trở thành quốc giáo, và Vientiane là một thành phố quan trọng của việc học tập giáo lý Phật giáo. Bên cạnh Phật giáo, người Lào còn chịu ảnh hưởng văn hóa từ những nơi định cư xa xôi của người Môn (mà về sau đồng hóa vào Lan Xang) và từ người Khmer. Một triều đại liên minh giữa Lannathai và Lanxang dưới thời Phra Chao Sai Sethathirath (ພຣະເຈົ້າໄຊເສດຖາທິຣາດ, พระเจ้าไชยเชษฐาธิราช) (1548 - 1572) đã giúp phát triển kiến trúc và mỹ thuật, phỏng theo phong cách Lannathai. Các loại sách của Lannathai được Lan Xang sao chép, bao gồm nhiều tài liệu tôn giáo. Điều này có thể đã dẫn đến việc tiếp nhận, hoặc thậm chí là tái tiếp nhận chữ Tua Tham dựa trên tiếng Môn, hoặc 'chữ cái Phật pháp' đối với các tác phẩm tôn giáo
Sau đó, Lan Xang bị phân chia thành ba thế lực kình địch, cai trị từ Luang Phra Bang, Vientiane, và Champasak (ຈຳປາສັກ, จำปาศักดิ์). Các vương quốc nhanh chóng rơi vào tay Xiêm. Những tàn dư của Lan Xang đã gặp phải tai họa vào thế kỷ XVIII và XIX, trong các chiến dịch do vua Taksin của Xiêm tiến hành để trừng phạt Nổi dậy Lào chống lại Xiêm của Chao Anouvong (ເຈົ້າອນຸວົງ, เจ้าอนุวงศ์) trong thời gian trị vì của Rama III. Trong cả hai thời kỳ này, Vientiane và các thành phố khác đã bị cướp phá và các bức tượng và tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đã bị đưa đến Thái Lan. Các thành phố, phần lớn cư dân bị ép buộc phải di dời và đến định cư tại các vùng dân cư thưa thớt hơn của Isan và miền Trung Thái Lan và những người khác bị bắt làm nô lệ để phục dịch trong các công việc nặng nhọc dẫn đến nghệ thuật và ngôn ngữ Lào đã tiến vào miền Trung Thái Lan. Vào lúc người Pháp đến Lào vào năm 1868, họ chỉ thấy một khu vực với dân cư giảm sút và thậm chí thành phố Vientiane cũng biến mất trong các cánh rừng.
Người Lào hậu Lan Xang.
Người Lào tại Lào.
Lào sau đó đã bị sáp nhập vào Xiêm, tuy nhiên, trong cuộc thám hiểm của Auguste Pavie, người Pháp đã quan tâm đến việc kiểm soát Mê Kông. Khi đó, người Pháp đã đô hộ Việt Nam và muốn chiếm cứ tất cả các chư hầu của nhà Nguyễn, bao gồm cả các vùng lãnh thổ còn lại của Lan Xang. Điều này đã khiến Pháp tiến hành ngoại giao pháo hạm và những vụ đụng độ biên giới với tên gọi Chiến tranh Pháp-Xiêm vào năm 1893, khiến Xiêm buộc phải từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết nước Lào ngày nay.
Người Pháp đã ngăn chặn và giữ cho người Lào không trở thành một phân nhóm của dân tộc Thái (Thái Lan), như đồng bào của họ tại Isan, hay còn gọi là 'người Thái Đông Bắc'. Giống như sự ganh đua trong lịch sử giữa quốc vương ba nước Luang Phrabang, Champasak và Vientiane, nước Lào sau độc lập đã nhanh chóng bị chia rẽ giữa những người bảo hoàng dưới sự lãnh đạo của hoàng tử Boun Oum của Champasak (ເຈົ້າບຸນອຸ້ມ ນະ ຈຳປາສັກ, เจ้าบุญอุ้ม ณ จำปาศักดิ์), những người trung lập dưới sự lãnh đạo của hoàng thân Souvanna Phouma (ເຈົ້າສວັນນະພູມາ, เจ้าสุวรรณภูมา), và Pathet Lào (ປະເທດລາວ, ประเทศลาว, pá tʰêːt lá:w) theo chủ nghĩa cộng sản dưới sự lãnh đạo của em trai cùng cha khác mẹ với ông (Souvanna Phouma) là hoàng thân Souphanouvong (ເຈົ້າສຸພານນະວົງ, เจ้าสุภานุวงศ์). Những chia rẽ nội bộ, cùng với Chiến tranh Lạnh đã khiến Lào nhanh chóng bị lôi kéo vào Chiến tranh Việt Nam, dẫn đến xung đột kéo dài và kết thúc với sự chiến thắng của cộng sản vào năm 1975.
Nội chiến Lào đã gây nên nhiều thiệu hại cho đất nước, Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất nước này đã nới lỏng nhiều hạn chế và có những bước phát triển về kinh tế.
Người Lào tại Thái Lan.
Mặc dù nhiều phần của Isan đã có người định cư và là một phần của Lan Xang từ trước, song nhiều người Lào đã bị buộc phải định cư tại các khu vực ít dân cư ở các vùng phía nam và phía tây hoặc bị gửi đến các mường Lào trung thành với người Xiêm. Khu vực Isan tương đối cô lập với phần còn lại của Thái Lan do có dãy núi Phetchabun và dãy núi Sankambeng chia cắt. Sự cô lập này còn kéo dài cho đến tận đầu thế kỷ XX, khi một tuyến đường sắt được xây dựng nối đến Nakhon Ratchasima. Sự cô lập của vùng Isan đối với miền Trung Thái Lan và việc có một lượng dân số lớn tại Isan, những người vẫn còn gắn bó với di sản văn hóa của họ, đã giúp bảo tồn văn hóa Lào.
Mặc dù Isan là một vùng đa sắc tộc với sự pha trộn của người Lào, người Việt, người Chăm, người Môn, người Khmer và các nhóm Thái khác, người Thái miền Trung nhận thấy mối đe dọa từ sự thống trị của người Lào đối với văn hóa và chính trị tại vùng Isan vì thế chính quyền Thái Lan đã có các chính sách Thái hóa khác nhau để tích hợp người dân Isan vào Thái Lan. Do sự thống trị của người Lào được coi là mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực, mục 'người Lào' đã bị chính quyền Thái Lan gỡ bỏ trong danh mục dân tộc trong điều tra dân cư, và các chính sách mạnh tay đã được ban hành. Các chỉ dấu về người Lào hay quá khứ của họ bị gỡ bỏ và tiếng Lào bị cấm trong trường học và trong sách.
Isan là một vùng mà nông nghiệp mang tính chủ đạo và nghèo hơn so với các vùng khác của Thái Lan, nhiều người đã dời khỏi khu vực để tìm kiếm việc làm tại Vientiane, Bangkok hoặc ra nước ngoài, khu vực có được mối quan tâm mới vì văn hóa truyền thống của nó có sự khác biệt mặc dù tương đồng với văn hóa Thái. Isan ngày càng đô thị hóa, và nhiều thành phố lớn đã nổi lên. Do có dân số lớn và có một lượng phiếu quan trọng trong các cuộc bầu cử, chính phủ quốc gia Thái Lan ngày càng quan tâm đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng, thương mại và giáo dục của Isan, song nghèo đói và chủ nghĩa vùng miền vẫn còn là trở ngại đối với sự phát triển của vùng này.
Phân bổ.
Có khoảng 3,6 triệu người Lào tại Lào, chiếm xấp xỉ 68% dân số (còn lại chủ yếu là các bộ tộc vùng cao). Người dân tộc Lào tại Lào tạo thành nhóm "Lào Lùm" ("người Lào vùng thấp") (tiếng Lào: ລາວລຸ່ມ, tiếng Thái: ลาวลุ่ม, IPA: laːw lum). Một cộng đồng nhỏ người Lào xuất hiện tại Thái Lan và Campuchia, sinh sống chủ yếu tại vùng trước khi thuộc về Lào là Stung Treng (Xieng Teng trong tiếng Lào), và tại Việt Nam. Ngoài ra còn có một số lượng đáng kể người Lào tại hải ngoại và có thể lên đến 500.000 người. Hầu hết người Lào tại hải ngoại là những người tị nạn từ Lào sau Chiến tranh để trốn tránh Pathet Lào. Những nơi có nhiều người Lào tị nạn là Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Úc, Đức, Canada, Singapore, và Anh Quốc; cũng có nhiều người sống tại Argentina, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Thụy Sĩ, Myanmar và Brasil.
Theo số liệu điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, tại nước này có 168.707 người Lào và con số vào năm 2005 là 200.000 không tính người H'Mông, song bao gồm người Dao, Thái Đen, Khơ Mú và các nhóm khác.
Ngôn ngữ.
Tiếng Lào là một ngôn ngữ có thanh điệu thuộc Ngữ hệ Thái-Kadai, có quan hệ gần gũi với tiếng Thái và các ngôn ngữ của các sắc tộc Thái khác. Hầu hết từ vựng trong tiếng Lào có nguồn gốc Thái bản địa, song cũng có những đóng góp quan trọng từ tiếng Pali và tiếng Phạn cũng như các ngôn ngữ Môn-Khmer. Chữ cái tiếng Lào dựa trên chữ cái Ấn. Mặc dù tiếng Lào có năm phương ngữ chính, những người sử dụng các phương ngữ khác nhau đều có thể hiểu lẫn nhau và người Lào tin rằng họ đang nói các biến thể của cùng một thứ ngôn ngữ.
Tiếng Lào tại Lào.
Tiếng Lào (ພາສາລາວ) là ngôn ngữ chính thức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và chữ viết chính thức là chữ cái Lào. Là ngôn ngữ chiếm ưu thế trong hầu hết nhóm Lào Lùm và do đó là hầu hết cư dân nước Lào, tiếng Lào là ngôn ngữ thống trị trong giáo dục, chính quyền, và ở những nơi chính thức khác. Các ngôn ngữ thiểu số được khoảng gần một nửa dân số sử dụng, và bao gồm các ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ Nam Á, Hán Tạng, Nam Đảo và H'Mông-Miền. Chính tả không hoàn toàn thống nhất, đã có một vài cải cách để khiến ngôn ngữ Lào tiến gần hơn đến các hệ thống ngữ âm để giúp ổn định ngôn ngữ. Tiếng Lào không có chuẩn chính thức, song phương ngữ Vientiane được coi là chuẩn trên thực tế.
Tiếng Lào tại Thái Lan.
Ranh giới các phương ngữ tiếng Lào cũng được mở rộng đến vùng Đông Bắc Thái Lan, được gọi là Isan (I-sản), song tiếng Lào được nói tại Thái Lan đã tiếp nhận nhiều từ vựng và mã chuyển đổi của tiếng Thái (tiếng Xiêm). Tại Thái Lan, tiếng Lào không được giảng dạy hay sử dụng tại trường học, chính quyền và hầu hết các phương tiện truyền thông. Chính sách Thái hóa đã loại bỏ chữ viết Lào và tiếng Lào tại Thái Lan nay được viết bằng chữ cái Thái, ngoài ra, tên gọi "tiếng Lào" cũng được đổi thành "tiếng Isan" để cắt đứt các mối liên hệ chính trị với nước Lào. Mặc dù vậy, tiếng Lào vẫn là ngôn ngữ của gần một phần ba dân cư Thái Lan và là ngôn ngữ chính của 88% hộ gia đình tại Isan. Tiếng Lào vẫn là một ngôn ngữ khu vực quan trọng và là một biểu tượng của bản sắc Isan, nhưng nó cũng đang phải trải qua một sự suy giảm do sự lấn át của tiếng Thái
Tôn giáo.
Tôn giáo tại Lào mang tính hổ lốn cao, và bắt nguồn từ ba nguồn chính, hầu hết người Lào tự xem mình là tín đồ Phật giáo tiểu thừa, nhiều truyền thống của họ bắt nguồn từ Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Phật giáo.
Phật giáo (ພຣະພຸດທະສາສນາ, พุทธศาสนา, ) là tôn giáo phổ biến nhất tại Lào, được 67% dân số nước này và gần như toàn bộ dân tộc Lào tin theo. Con số "Phật tử" có thể còn cao hơn, do Phật giáo cũng có ảnh hưởng đến nhiều nhóm bộ tộc khác, song những nhóm này lại thường tự xem mình là người theo thuyết vật linh. Phật giáo cũng là tôn giáo chiếm ưu thế tại Isan và hầu hết các quốc gia láng giềng của Lào. Bên trong Phật giáo, hầu hết người Lào theo phái tiểu thừa (ເຖຣະວາດ, เถรวาท, ) song vẫn có ảnh hưởng lịch sử từ Đại thừa và đây cũng là phái chính của những người Việt và người Hoa thiểu số định cư giữa những người Lào.
Trong một cộng đồng người Lào, đền chùa là trung tâm của các hoạt động cộng đồng, nơi dân làng tập hợp để thảo luận về các mối quan tâm hoặc thỉnh cầu nhà sư suy xét và hướng dẫn cho họ, và hầu hết đàn ông sẽ vào chùa ở trong một số thời điểm nhất định để tiếp nhận thêm kiến thức tôn giáo và để làm công đức.
Ngũ giới (ປັນຈະສິນ, , เบญจศีล, ) của Phật giáo khuyên con người không được sát sinh, trộm cướp, tà dâm, gian dối, say sưa. Văn hóa và cách cư xử của người Lào mang những nét tiêu biểu xuất phát từ niềm tin Phật giáo, bao gồm khoan dung, tôn trọng người lớn tuổi và cấp bậc trong gia đình, lòng vị tha, vô tư với thế gian, chu đáo với em ruột, lịch sự, tự phủ định, và khiêm tốn. Các niềm tin căn bản là đầu thai và nghiệp.
Các ngày lễ có liên quan đến Phật giáo bao gồm Boun Phra Vet (Phật hóa thân, ບຸນພຣະເວດ, บุญพระเวส, ), Magha Puja (Tăng đoàn, ມະຄະບູຊາ, มาฆบูชา), Songkhan (tết, ສັງຂານ, สงกรานต์), Phật đản (ວິສາຂະບູຊາ, วิศาขบูซา), Vassa (an cư, ວັນເຂົ້າພັນສາ, วันเข้าพรรษา), Wan Awk Pansa (ວັນອອກພັນສາ วันออกพรรษา), Kathina (ກະຖິນ, กฐิน). Ngoài những ngày này, các ngày an tức nguyệt của Phật giáo (ວັນພຣະ, วันพระ, ), trong các tuần trăng, và hội chùa cũng là những lúc người ta đến viếng thăm các chùa để cầu nguyện và thỉnh cầu lời giáo huấn của các nhà sư về các mối quan tâm tinh thần, và cúng thực phẩm, tiền hoặc giúp đỡ các công việc của nhà chùa, được gọi trong tiếng Lào là "tambun" (ທຳບຸນ, ทำบุญ, ).
Thuyết vật linh.
Thuyết vật linh là tôn giáo bản địa của hầu hết những người Môn–Khmer và gần đây là thiểu số H'Mông-Miền và Tạng-Miến, và cũng là tôn giáo truyền thống của các sắc tộc Thái trước khi họ tiếp nhận Phật giáo, thậm chí một số bộ tộc Thái nay vẫn là những người theo thuyết vật linh. Đối với người dân tộc Lào, thuyết vật linh đan xen với Phật giáo và một số yếu tố Ấn Độ giáo. Mặc dù bị đàn áp vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử, thuyết vật linh vẫn tiếp tục là một bộ phận lớn trong truyền thống tôn giáo của người Lào.
Người Lào tin vào ba mươi hai vị thần linh được gọi là "khwan" (ຂວັນ, ขวัญ, ) bảo vệ thể xác con người, và các nghi lễ "basi" (ບາສີ, , ใบสี, ) được thực hiện trong các sự kiện quan trọng hoặc trong những lúc lo lắng để trói buộc các linh hồn và thể xác, nếu thiếu vắng chúng thì người ta sẽ tin rằng đã mời bệnh tật hoặc tai họa đến. Ngoài ra, có các thần linh khác, được gọi là "phi" (ຜີ, ผี, ); cụ thể là bảo vệ các ngôi nhà hoặc các lãnh thổ, chúng là các địa điểm, sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên; linh hồn tổ tiên và các linh hồn khác bảo vệ con người; và các linh hồn độc ác. Các thần linh bảo hộ của các địa điểm, như "phi wat" (ຜີວັດ, ผีวัด) của các chùa và "lak mueang" (ຫລັກເມືອງ, หลักเมือง, ) của các đô thị được cộng đồng tổ chức cúng tế với thực phẩm.
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết người Lào phải cúng tế các thần linh được cho là cư trú trong các điện thờ để mong được bình an. Đồ cúng gồm hoa, hương, và nến, và người ta sẽ cầu nguyện các thần linh phù hộ. Các thần linh tự nhiên bao gồm các thần sống trong cây cối, đồi núi, hoặc trong rừng. Các thần linh bảo vệ người dân thường là tổ tiên hoặc các thánh thần đến vào các thời điểm khác nhau trong cuộc sống, được gọi là thewada. Các thần linh ác độc bao gồm những người xấu xa trong kiếp trước hoặc đã chết một cách bi thảm, chẳng hạn như "phi pob" (ຜີປອບ, ผีปอบ) rùng rợn và "phi dip" (ຜີດິບ, ผีดิบ) hút máu. Một số "phi" là các vị thần bản địa và phi Ấn Độ giáo, như "phi thaen" (ຜີແຖນ, ผีแถน)
Các pháp sư tâm linh (ໝໍຜີ, หมอผี) là những người địa phương được đào tạo để thực hiện các lễ nghi và giao tiếp giữa linh hồn của họ với các linh hồn nói chung. Sử dụng thôi miên, các khách thể tinh thần thấm nhuần với sức mạnh thiên nhiên, hoặc saksit, các tài sản, và các nghi thức như lam phi fa (ລຳຜີຟ້າ, ลำผีฟ้า, ) hoặc basi, pháp sư thường được người dân đến tham khảo ý kiến những lúc họ gặp rắc rối, bị ma ám ảnh, bị bệnh tật hoặc các bất hạnh khác mà họ cho rằng có thể do các linh hồn độc ác hoặc không hạnh phúc gây ra. Các pháp sư cũng thường hiện diện trong các lễ hội vật linh.
Ấn Độ giáo.
Ấn Độ giáo là tôn giáo có ảnh hưởng chủ yếu đến đế quốc Khmer, đề tài Ấn Độ giáo có thể được tìm thấy trong các đền chùa của họ, như Vat Phou. Các đền chùa thường được xây dựng trên các địa điểm của các đền thời Ấn Độ giáo cổ đại, và các bức tượng hoặc họa tiết của các vị thần Ấn Độ giáo thường được tìm thấy bên ngoài các ngôi đền. Mặc dù các nghi lễ Ấn Độ giáo có ảnh hưởng lớn, song người Lào không công khai chúng như những người Xiêm láng giềng.
Người Lào đã tiếp nhận và phỏng tác Ramayana thành một phiên bản địa phương, được gọi là Phra Lak Phra Ram (ພຣະລັກພຣະຣາມ, พระลักษมณ์พระราม, ). Phiên bản Lào của sử thi được xen vào những thần thoại của người Lào, và Bản sinh kinh cũng được coi trọng. Nhiều điệu múa cung đình dựa trên các tình tiết của câu chuyện. Ấn Độ giáo đã đan xen một cách dễ dàng vào cả thuyết vật linh và Phật giáo, do đó nhiều vị thần Ấn Độ giáo được coi là Thaen và các nhà sư Phật giáo đã kết hợp nhiều nghi thức Bà-la-môn. Người dân Lào đặc biệt tôn kính Naga, các á thần giống con rắn và cai trị các tuyến đường thủy.
Văn hóa.
Ẩm thực Lào tương đồng với các nền ẩm thực khác trong khu vực như ẩm thực Thái Lan và ẩm thực Campuchia, song có một số đặc điểm riêng biệt. Các món ăn nổi tiếng nhất của ẩm thực Lào là lạp và "tam mak hoong", cả hai đều có nguồn gốc từ nước Lào. Ẩm thực của người Lào tại Lào và tại Isan chỉ khác nhau về chi tiết, khác biệt chủ yếu là ẩm thực Lào thiếu ảnh hưởng của ẩm thực Thái, ẩm thực Isan thì thiếu ảnh hưởng của ẩm thực Pháp. Gạo là loại lương thực chính, và chủng loại chính là gạo nếp hoặc "khao nio" (ເຂົ້າຫນຽວ, ข้าวเหนียว, ), và nó cũng là đặc điểm trên bàn ăn của người Isan và Bắc Thái do cả hai đều chịu ảnh hưởng của ẩm thực Lào. Mặc dù thỉnh thoảng gạo được thay thế bằng mì, hoặc các chủng loại gạo ít phổ biến hơn, bàn ăn của người Lào thường sẽ có kèm theo các món canh khác nhau, rau sống, và mọi người cùng chia sẻ các món ăn với nhau. Nhiều món ăn rất cay nồng do trong đó có ớt, cộng thêm các thảo mộc và nước mắm.
Người Lào nói chung vẫn chủ yếu sinh sống tại nông thôn, và nông nghiệp là kế sinh nhai của họ, trong đó gạo là lương thực quan trọng nhất. Người Lào sống định cư lâu dài giống như các cư dân vùng thung lũng sông và vùng đất thấp khác trong khu vực, trong khi các bộ tộc vùng cao của nước Lào thường du canh du cư.
Âm nhạc truyền thống của người Lào được gọi là "lam lao" (ລຳລາວ, ลำลาว, ), mặc dù nó cũng được biết đến với tên morlam (Lào: ໝໍລຳ, Isan: หมอลำ, ) một thuật ngữ được ưa chuộng trong tiếng Isan. Các nghệ sĩ đến từ Thái Lan nổi tiếng tại Lào và ngược lại, trong khi văn hóa Lào tại Isan chịu ảnh hưởng mạnh của chính sách Thái hóa. Âm nhạc truyền thống Lào nổi bật với việc sử dụng nhạc cụ khene (khèn, Lào: ແຄນ, Isan: แคน, ).
Phân nhóm người Lào.
Tại Lào, ít có sự phân biệt giữa người Lào với các sắc tộc Thái có liên hệ gần gũi và có ngôn ngữ thông hiểu lẫn nhau, họ được xếp thành một nhóm gọi là "Lào Lùm" hay 'Lào vùng thấp' (tiếng Lào: ລາວລຸ່ມ "láːu lūm ", tiếng Thái: ลาวลุ่ม, IPA: laːw lum). Hầu hết các thành viên trong nhóm chia sẻ nhiều đặc điểm chung về văn hóa và nói các phương ngữ hoặc ngôn ngữ rất tương đồng với nhau, chỉ có một số khác biệt nhỏ trong thanh điệu, từ vựng, và phát âm một số từ nhất định, song không đủ để cản trở họ nói chuyện, song nhiều thành viên trong nhóm này, như Nyaw và Phuthai tự xem mình là các nhóm riêng biệt, và thường có sự khác biệt trong trang phục và từ đó có thể nhận biệt được họ. | 1 | null |
Hố va chạm Popigai là một hố va chạm ở Siberia, Nga cùng với hố va chạm Manicouagan là hố va chạm đã được kiểm tra lớn thứ 7 trên thế giới.. Hố va chạm này đã được tạo ra khi một thiên thạch khổng lồ lao xuống Trái Đất khoảng 35,7 ± 0,2 (2σ) triệu năm trước cuối thế Eocen (niên đại tầng Priabona), để lại hố sâu đường kính 100 km. Hố va chạm này cách Khatanga 1½ giờ đi máy bay trực thăng. Hố này được UNESCO đưa vào danh mục công viên địa chất thế giới..
Mỏ kim cương.
Khu vực này được phát hiện từ năm 1970, nhưng không được công bố vì chính quyền Liên Xô viết muốn tập trung vào việc sản xuất kim cương nhân tạo phục vụ công nghiệp.
Trong tháng 9 năm 2012, Nga đã chính thức tuyên bố có dự trữ kim cương lớn dưới miệng núi lửa có chứa "hàng nghìn tỷ cara" (hàng trăm ngàn tấn) và tuyên bố có đủ kim cương trong khu vực này để đảm bảo nhu cầu kim cương cho toàn cầu trong 3.000 năm tới. Kim cương hình thành trong hố này có đặc tính là độ cứng đặc biệt cao, độ cứng cao hơn 58% so với kim cương thường, chỉ thích hợp dùng cho mục đích khoa học và công nghiệp thay vì trở thành những vật trang sức đắt tiền. Nhiều viên kim cương tại Popigai chứa tinh thể lonsdaleite, một thù hình của carbon có một mạng tinh thể hình lục giác. Những viên kim cương cũng có các tính năng mài mòn khác thường và kích thước hạt lớn có thể khiến cho chúng cực kỳ hữu ích cho các ứng dụng công nghiệp và khoa học.
Những viên kim cương thuộc loại này còn được biết đến như là "kim cương va chạm" vì chúng được cho là được tạo ra khi một thiên thạch lao vào một mỏ graphit với tốc độ cao. Chúng có thể có công dụng công nghiệp nhưng được coi là không ổn định cho mục đích sử dụng làm đá quý. | 1 | null |
Tiago Manuel Dias Correia (sinh ngày 12 tháng 7 năm 1990), biệt danh Bébé, là cầu thủ hiện đang chơi cho Rayo Vallecano ở vị trí tiền đạo.
Bébé là con trai của gia đình cha mẹ là những người nhập cư Cabo Verde và là cầu thủ thứ tư gốc Cabo Verde gia nhập Manchester United, những người kia là Nani, Patrice Evra, Henrik Larsson. Anh đã được anh trai đặt biệt danh là Bébé, có nghĩa là em bé trong tiếng Bồ Đào Nha.
Lúc còn là đứa bé, Bébé đã cha mẹ bị bỏ rơi. Cậu bé đã được nuôi dưỡng bởi bà ngoại sống ở ngoại ô thành phố Lisbon, cho đến khi cậu 12 tuổi, khi một tòa án đã phán quyết việc chăm sóc cậu cho nhà thờ. Cậu chuyển từ nhà Casa do Gaiato ở Santo Antão đến Tojal, 20 km bên ngoài Lisbon. Trong thời gian ở đó, cậu và bảy cư dân khác của nhà Casa do Gaiato đã được mời chơi cho đội tuyển Cais tại Lễ hội bóng đá đường phố châu Âu năm 2009 ở thị trấn Bosnia Foča.. Mặc dù Bébé ghi 4 bàn trong sáu trận đấu, Cais không tiến bộ vượt quá giai đoạn nhóm thứ hai của giải đấu.
Một số nguồn tin đã cho rằng Bébé đã tham gia ở giải World Cup người vô gia cư, nhưng sau đó người ta phát hiện thấy nguồn tin này là sai. Anh được coi là lựa chọn cho đội tuyển quốc gia vô gia cư sau khi thi đấu trong Lễ hội bóng đá đường phố châu Âu, nhưng cuối cùng anh đã không chơi cho giải.
Trước đó anh chơi cho đội bóng nghiệp dư Loures, Bébé đã ký kết hợp đồng với giải hạng hai Bồ Đào Nha, Estrela da Amadora trong mùa hè năm 2009. Được coi là ngôi sao câu lạc bộ cầu thủ, anh kết thúc mùa giải với bốn bàn thắng trong 26 trận đấu. Tuy nhiên, Amadora đã gặp phải các vấn đề tài chính và đề nghị anh mức giá khoảng 125.000 £, nhưng anh không chấp thuận. | 1 | null |
Anh Bố (chữ Hán: 英布; ?-196 TCN), hay còn gọi là Kình Bố, là vua chư hầu thời Hán Sở và đầu thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến lật đổ sự thống trị của nhà Tần và cuộc chiến tranh Hán Sở.
Thời trẻ.
Anh Bố vốn là người huyện Lục thuộc quận Cửu Giang. Thời nhà Tần, ông là người áo vải nhà nghèo. Khi ông còn nhỏ, có người xem tướng ông và cho rằng, Anh Bố sẽ bị hình phạt rồi được làm vương.
Khi trưởng thành, Anh Bố bị tội và bị bắt đày đi Ly Sơn. Khi bị bắt, Anh Bố không những không buồn, lại cười hớn hở và cho rằng lời nói của thầy tướng có nghiệm và tin vào tương lại mình sẽ được làm vương. Vì vậy mọi người nghe đều cười nhạo ông.
Do Anh Bố bị hình phạt chạm chữ vào mặt nên mặt ông bị sẹo và bị mọi người gọi là Kình Bố.
Trong thời gian bị đi đày, Anh Bố giao kết với những người cầm đầu trong đám tù bị đày và những người hào kiệt. Được một thời gian, ông cầm đầu những người này bỏ trốn, đến sông Dương Tử làm thành một toán cướp.
Chống Tần.
Tháng 7 năm 209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, tự xưng là Trương Sở vương. Anh Bố nhân đó cùng đồ đảng của mình cũng phản lại nhà Tần để hưởng ứng Trần Thắng.
Ông đến yết kiến Bà quân Ngô Nhuế (trấn trị vùng Bà Dương), được Ngô Nhuế gả con gái cho. Anh Bố tụ tập binh sĩ lên đến mấy nghìn người.
Tháng chạp năm 208 TCN, tướng nhà Tần là Chương Hàm diệt Trần Thắng. Khi Chương Hàm rút đi, bộ tướng của Trần Thắng là Lã Thần chiếm lại đất Trần. Bộ tướng của Chương Hàm mang quân đánh đất Trần, Lã Thần bỏ chạy. Đúng lúc đó Anh Bố mang quân đến liên hợp với quân Lã Thần, cùng nhau tiến về phía Bắc quấy rối hai cánh quân tả và hữu của quân Tần, phá quân Tần ở Thanh Ba rồi đem quân đi về hướng Đông.
Anh Bố tách khỏi quân Lã Thần. Nghe tin Hạng Lương đã bình định được vùng Cối Kê thuộc Giang Đông, Anh Bố bèn vượt qua sông Trường Giang đi về hướng Tây. Ông và Bồ tướng quân đem quân đến theo Hạng Lương. Ông được Hạng Lương cử làm tiên phong, vượt qua sông Hoài đi về hướng Tây, đánh lực lượng ly khai của Tần Gia và Sở giả vương Cảnh Câu, tiêu diệt lực lượng này.
Hạng Lương đến đất Tiết nghe tin Trần Thắng đã chết, bèn lập Sở Hoài Vương. Hạng Lương hiệu là Vũ Tín Quân, Anh Bố hiệu là Đương Dương Quân. Sau đó Hạng Lương bại trận chết ở Định Đào, Anh Bố cùng cháu Hạng Lương là Hạng Vũ mang quân về giữ Bành Thành.
Chương Hàm vây đánh nước Triệu rất gấp, Sở Hoài vương sai Hạng Vũ và Tống Nghĩa đi cứu Triệu, Anh Bố cùng đi với cánh quân này. Vì bất đồng ý kiến, Hạng Vũ giết Tống Nghĩa và được Hoài Vương nhân đấy cho làm Thượng tướng quân. Hạng Vũ sai Anh Bố và Bồ tướng quân vượt sông Hoàng Hà để đánh quân Tần. Dù chỉ có ít quân, Anh Bố vẫn đánh thắng quân Tần mấy lần. Thấy tình hình chiến sự thuận lợi, Hạng Vũ bèn đem tất cả binh sĩ qua Hoàng Hà, đại phá quân Tần. Chương Hàm phải đầu hàng.
Hạng Vũ đem binh vào nước Tần, đến Tân An, vì sợ hàng binh Tần nổi loạn nên sai Anh Bố đang đêm đánh và chôn sống hai mươi vạn binh của Chương Hàm.
Khi đến cửa ải Hàm Cốc thì biết tin Lưu Bang đã vào trước và ngăn quân Hạng Vũ. Hạng Vũ lại sai Anh Bố đi trước theo con đường tắt đánh phá quân ở cửa ải. Cuối cùng quân Hạng Vũ qua ải đi đến Hàm Dương.
Cửu Giang vương.
Hạng Vũ tự xưng Tây Sở Bá vương, phong các tướng làm chư hầu, trong đó Anh Bố làm Cửu Giang Vương, đóng đô ở đất Lục.
Tháng tư năm 206 TCN, chư hầu bãi binh trở về nước. Hạng Vũ tôn Sở Hoài Vương làm Nghĩa Đế, dời đô đến Trường Sa và ngầm ra lệnh cho Cửu Giang Vương Anh Bố đánh Nghĩa Đế trên đường đi. Tháng tám năm ấy, Anh Bố sai tướng đón đánh Nghĩa Đế, đuổi theo Nghĩa Đế và giết chết ở Sâm huyện.
Năm 205 TCN, vua Tề là Điền Vinh làm phản, Hạng Vương đi đánh nước Tề, sai người triệu tập Cửu Giang Vương đem binh đến giúp. Anh Bố cáo bệnh không đến, sai viên tướng đem mấy ngàn quân đi.
Nhân lúc Hạng vương sa lầy ở Tề, Hán vương Lưu Bang mang quân đánh từ Hán Trung về phía đông, thu phục nhiều nước chư hầu và tiến vào kinh đô Tây Sở là Bành Thành. Hạng vương mang 3 vạn quân từ Tề về đánh Hán, và lệnh cho Anh Bố cùng tiếp ứng để diệt Hán vương. Quân Hán bị Hạng vương đánh cho đại bại ở Bành Thành nhưng Anh Bố lại cáo bệnh không mang quân phối hợp giúp Sở Bá vương. Vì vậy Hạng Vương giận Anh Bố, mấy lần sai sứ giả đến trách ông và triệu tập ông đến. Anh Bố càng sợ không dám đến.
Hạng Vương bấy giờ phía Bắc đang lo về các nước Tề, Triệu; phía Tây lo về Hán, chư hầu đi theo chỉ còn một mình Cửu Giang Vương. Hạng Vương lại quý tài năng của ông nên muốn hậu đãi, vì vậy chưa đánh Cửu Giang.
Theo Hán.
Năm 204 TCN, Hán Vương sai mưu sĩ Tùy Hà đi Cửu Giang dụ Anh Bố theo Hán. Nghe lời dụ của Tùy Hà, Anh Bố đồng ý theo Hán phản Sở nhưng chưa dám tiết lộ. Lúc đó sứ giả của Sở cũng đang ở Cửu Giang, giục Anh Bố đem binh giúp Sở, còn nghỉ ở tại trạm xá. Tùy Hà đi thẳng vào ngồi ở trên ghế sứ giả nước Sở và nói:
Anh Bố hoảng sợ, sứ giả nước Sở đứng dậy. Tùy Hà nhân giục Anh Bố giết sứ nước Sở. Anh Bố làm theo, rồi mang quân theo Hán.
Hạng vương nghe tin Anh Bố phản Sở, bèn sai Hạng Thanh, Long Thư đánh Cửu Giang, còn Hạng Vương ở lại Tề đánh Hạ Ấp. Sau mấy tháng, Anh Bố bị Long Thư đánh bại. Anh Bố muốn đem quân bỏ chạy về với Hán Vương, nhưng sợ Hạng vương chặn đường giết, nên lẻn đi cùng đường với Tùy Hà. Hán vương dùng bổng lộc hậu đãi nên Anh Bố rất mãn nguyện.
Anh Bố sai người vào Cửu Giang dẫn dụ những người cùng cánh theo Hán. Lúc đó Hạng vương đã sai Hạng Bá thu binh sĩ Cửu Giang, giết tất cả vợ con ông, rồi cử Chu Ân giữ Cửu Giang. Tuy vậy, sứ giả ông vẫn thu thập được những người quen biết cũ và những bầy tôi trước kia được tin cậy, đem mấy nghìn người quay về với Hán. Hán Vương cho ông thêm quân và cùng ông đi về hướng Bắc đến Thành Cao.
Tháng bảy năm 203 TCN, Hán Vương lập Anh Bố làm Hoài Nam Vương. Ông sai người vào Cửu Giang lấy được mấy huyện.
Năm 202 TCN, Anh Bố và Lưu Giả vào Cửu Giang dụ đại tư mã của Sở là Chu Ân. Chu Ân phản lại Sở, đem quân của Cửu Giang cùng Hán đánh quân Sở trong trận quyết định ở Cai Hạ. Hạng Vũ bị tiêu diệt.
Do góp công diệt Sở, Anh Bố được phong làm Hoài Nam Vương, đóng đô ở Lục. Các quận Cửu Giang, Lư Giang, Hành Sơn, Dự Chương đều thuộc quyền kiểm soát của ông.
Phản Hán.
Hàng năm, Hoài Nam vương vẫn đến chầu Hán Cao Đế ở kinh đô. Năm 196 TCN, Lã Hậu giết danh tướng Hàn Tín. Anh Bố nghe tin, trong lòng lo sợ. Chỉ vài tháng sau, Hán Cao Đế lại giết Lương Vương Bành Việt, muối thịt rồi phân phát cho tất cả chư hầu. Khi người đem thịt muối đến Hoài Nam thì ông đang đi săn. Hoài Nam Vương thấy thịt muối thì sợ quá, sai bộ hạ tập hợp binh sĩ để cố thủ.
Đúng lúc đó người thiếp Anh Bố yêu quý mắc bệnh, xin đến nhà thầy thuốc điều trị. Nhà thầy thuốc đối diện với nhà quan trung đại phu Bồn Hách. Người thiếp mấy lần đến nhà thầy thuốc, Bồn Hách thân hành theo hầu. Bồn Hách tặng nhiều lễ vật và cùng người thiếp ăn uống ở nhà thầy thuốc. Khi về nhà, người thiếp thường khen ngợi Bồn Hách là người trung hậu. Anh Bố nổi giận, nghi ngờ người thiếp của mình tư thông với Bồn Hách.
Bồn Hách sợ hãi cáo bệnh không đến gặp Anh Bố. Ông muốn bắt Hách. Hách bèn lấy cớ có việc biến cố lên xe trạm đi Trường An. Anh Bố sai người đuổi theo nhưng không kịp. Bồn Hách đến Trường An báo với Hán Cao Tổ rằng Anh Bố có ý định làm phản. Lưu Bang theo kế của Tiêu Hà, chưa vội tin Bồn Hách mà sai sứ đi Hoài Nam dò xét.
Hoài Nam Vương Anh Bố thấy Hách bỏ trốn, sau đó lại thấy sứ giả nhà Hán đến có vẻ dò xét mình, bèn giết cả nhà Bồn Hách và cất quân làm phản.
Hạ Hầu Anh mang người khách là Tiết Công đến gặp Lưu Bang hiến kế. Tiết công khẳng định rằng Anh Bố sẽ làm theo hạ sách là phía Đông lấy Ngô, phía Tây lấy Hạ Thái, chú trọng về phía đất Việt, tự mình về Trường Sa; như vậy Anh Bố sẽ thất bại. Tiết công lý giải việc Anh Bố chọn hạ sách vì ông không có tầm nhìn xa, tính toán nông cạn.
Đúng như Tiết Công đã trù tính, Anh Bố phía Đông đánh đất Kinh. Kinh Vương Lưu Giả bỏ chạy, chết ở Phù Lăng. Anh Bố thu tất cả binh của đất Kinh, vượt qua sông Hoài đánh Sở. Sở vương Lưu Giao đem binh đánh nhau với Anh Bố, đánh ở giữa huyện Từ và huyện Đông. Tướng Sở chia làm ba đạo quân, muốn để cứu lẫn nhau.
Anh Bố dồn binh lực đánh tan một cánh quân. Quân Sở chiến đấu ở trong nước, dễ nhớ nhà, hai cánh quân kia đều bỏ chạy toán loạn. Anh Bố mang quân đánh về hướng tây. Ông cho rằng Lưu Bang đã già, ngại việc binh, sẽ sai tướng khác đi thay. Nhưng Lưu Bang đích thân cầm quân ra trận. Hai bên gặp nhau ở đất Tụy.
Quân của Anh Bố vốn là quân đất Sở từng theo Hạng Vũ, rất tinh nhuệ. Lưu Bang xây thành lũy tại Dung Thành để cố thủ, trông thấy quân của Bố dàn trận như quân của Hạng Vũ nên rất căm ghét. Hai bên dàn quân ác chiến. Anh Bố thua trận, bỏ chạy, vượt qua sông Hoài.
Mấy lần Anh Bố dừng lại đánh nhưng đều bị quân Hán đánh bại. Ông chỉ còn hơn trăm người chạy đến Giang Nam.
Anh Bố vốn là con rể Trường Sa vương Ngô Nhuế nên con Ngô Nhuế là Trường Sa vương Ngô Thần sai người giả vờ cùng chạy trốn với Anh Bố và dụ ông chạy vào đất Việt. Anh Bố tin theo, chạy vào Phiên Dương. Khi Anh Bố vào nghỉ trong một ngôi nhà ở đồng quê, người Phiên Dương giết chết ông.
Lưu Bang lập hoàng tử thứ 7 là Lưu Trường làm Hoài Nam Vương, phong Bồn Hách làm Kỳ Tư Hầu.
Anh Bố theo Hạng Vũ được 4 năm, theo Lưu Bang được 9 năm, chết năm 195 TCN, không rõ bao nhiêu tuổi. | 1 | null |
Berkeley Open Infrastructure for Network Computing (BOINC) là nền tảng mã nguồn mở dành cho tính toán phân tán.
Ban đầu BOINC được tạo ra để hỗ trợ cho dự án SETI@home trước khi nó trở nên hữu dụng cho các dự án tính toán phân tán khác trong các lĩnh vực như toán học, khoa học, vật lý và khí hậu. Mục tiêu của BOINC là để các nhà khoa học có thể tiếp cận tới một nguồn sức mạnh tính toán khổng lồ được tạo bởi các máy tính cá nhân trên toàn thế giới.
BOINC được quản lý bới một nhóm gồm một vài cá nhân trong Phòng Khoa học Vũ trụ, Trường đại học UC Berkeley. Người dẫn đầu nhóm, David Anderson cũng là người thành lập dự án SETI@home. Hiện tại, tổng số máy chạy BOINC là 672.124 máy với khả năng xử lý đến 18,017 petaFLOPS (18 triệu tỷ phép tính dấu chấm động trên 1 giây).
Lịch sử.
BOINC được tạo ra ban đầu là để thay thế cho phần mềm quản lý của SETI@home.
Phần mềm máy trạm đầu tiên của SETI@home không chạy trên nền tảng BOINC và chỉ có thể được sử dụng cho SETI@home. Vì SETI@home là một trong những dự án tính toán phân tán đầu tiên nên nó không được thiết kế để có độ bảo mật cao. Một vài người tham gia chơi gian lận để giành được nhiều 'Credit', là thứ mà người tham gia nhận được khi tham gia dự án. Từ đó BOINC được thành lập để vá các lỗi đó.
Dự án BOINC được bắt đầu vào tháng 2 năm 2002 và phiên bản đầu tiên được ra mắt vào ngày 10/4/2002. Dự án đầu tiên dựa trên BOINC là Predictor@home vào ngày 9/6/2004. Vào năm 2009. AQUA@home là dự án đầu tiên có chương trình chạy trên nhiều nhân CPU và có chương trình chạy trên GPU đầu tiên vào năm 2010.
Thiết kế và kiến trúc.
BOINC được thiết kế để trở thành một nền tảng miễn phí mà ai cũng có thể sử dụng để tạo ra một dự án mới. Hầu hết các dự án chạy dựa trên BOINC đều phi thương mại và khá nặng tùy theo vấn đề cần phải giải quyết.
Theo nghĩa đen thì BOINC là một phần mềm sử dụng số năng lượng chưa dùng tới của CPU và GPU để thực hiện các tác vụ xử lý khoa học. Vào cuối năm 2008, NVIDIA đã phát triển CUDA, cho phép các dự án có thể dùng sức mạnh tính toán của GPU để thực hiện các tác vụ nặng. Nhờ sự hỗ trợ từ NVIDIA, các dự án như SETI@home, Einstein@home đã phát triển được ứng dụng dựa trên CUDA. Bắt đầu từ năm 2009, BOINC đã hỗ trợ thêm các dòng GPU từ ATI. Các chương trình chạy trên card ATI xử lý các tác vụ nhanh hơn năm tới mười lần nếu so sánh với tốc độ chạy trên CPU.
BOINC có 2 thành phần, máy chủ và máy trạm. Chúng kết nối với nhau để phân phát, tính toán và trả kết quả.
Giao diện người dùng.
BOINC có thể được điều khiển thông qua RPC, qua dòng lệnh cmd hay thông qua Hệ thống Quản lý Tài khoản BOINC (BOINC Account Manager).
BOINC Manager có 2 giao diện: đơn giản (Simplified GUI) và phức tạp (Advanced View). Kiểu lưới (Grid View) đã được loại bỏ từ phiên bản 6.x.x trở đi.
Mọi người đều có thể thiết kế một giao diện riêng cho giao diện Simplified GUI. | 1 | null |
Văn hóa pháp lý hay còn gọi là văn hóa pháp luật là thuật ngữ dùng để mô tả mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa các giá trị pháp luật và các giá trị về văn hóa, là tống thể các hoạt động hàm chứa các giá trị pháp luật được hình thành trên cơ sở tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đối với pháp luật và hành vi pháp lý thực tiễn. Khái niệm văn hóa pháp lý hay nền văn hóa pháp lý vẫn còn có nhiều các hiểu khác nhau.
Đặc điểm.
Văn hoá pháp lý đề cập đến hành vi của con người dưới sự chi phối của pháp luật và cách thức hành xử của họ trong khung pháp lý, đồng thời phát huy năng lực bản chất của con người trong các hoạt động pháp lý như phát huy các quyền và nghĩa vụ của mình. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá pháp lý là khát vọng của con người hướng tới các giá trị pháp lý được định chuẩn bởi pháp luật. Các hoạt động đó về bản chất là hướng tới các giá trị tích cực và mang tính sáng tạo, phổ biến.
Văn hoá pháp lý luôn chứa đựng tính chất nhân văn và mang đặc điểm dân tộc sâu sắc. Ở Việt Nam, người Việt Nam có truyền thống chủ trương giải quyết mọi tranh chấp thông qua con đường hòa giải, nhất là hòa giải ở cơ sở mà rất ngại phải giải quyết tại các cơ quan nhà nước hay các cơ quan tố tụng như câu tục ngữ: "Vô phúc đáo tụng đình", đây được coi là một nét văn hóa pháp lý, một truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam.
Văn hóa pháp lý trong hoạt động lập pháp, lập quy còn được hiểu một cách cụ thể là các giá trị của các hoạt động này của Nhà nước, tức là những giá trị được hình thành trong quá trình xây dựng và ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật. Và, hệ thống văn bản pháp luật là một trong những biểu hiện của văn hóa pháp lý, nó hàm chứa những quy tắc chung nhất của xã hội, những giá trị văn hóa phổ quát của xã hội đó.
Nền văn hóa pháp lý ở mỗi quốc gia, vùng văn hóa có sự khác biệt, một số quốc gia phương Tây có nền văn hóa pháp lý tương đối cao, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân cho đến cơ quan nhà nước rất rõ ràng, luôn coi trọng sự thượng tôn của pháp luật. Một số quốc gia như Mỹ, Anh có văn hóa khiếu kiện, theo đó nêu không vừa lòng đối với những sự việc cụ thể mà có căn cứ thì người ta có thể đưa nhau ra tòa từ những quan hệ kinh tế, dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình và các lĩnh vực đời sống xã hội khác...
Tuy vậy ở một số nước như Việt Nam, văn hóa pháp lý còn ở trình độ thấp, mặt bằng dân trí và dân trí pháp lý thấp, ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật còn hạn chế, ảnh hưởng của các phong tục, tập quán lạc hậu và lối sống cũ rất nặng nề, ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ về tư duy và cách ứng xử còn rất lớn như tư duy quan liêu bao cấp, cơ chế xin cho, tùy tiện, bừa bãi trong hành xử, các tệ nạn tham ô, tham nhũng, hủ hóa, suy đồi về đạo đức, lối sống đạo đức giả, đồi bại, mị dân hết sức bại hoại của lãnh đạo, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức... | 1 | null |
SB LAG 40 (LAG, Lanzagrenadas Automático) là loại súng phóng lựu tự động phát triển bởi công ty tư nhân Empresa Nacional Santa Bárbara cho lực lượng quân đội Tây Ban Nha. Nó được thiết kế để có thể gắn trên bệ chống ba chân hay trên các phương tiện cơ giới thể thực hiện tác chiến. Quân đội Tây Ban Nha đã mua khoảng 60 khẩu để trang bị thử nghiệm vào năm 1992 và sau đó đã được trang bị rộng rãi trong quân đội Tây Ban Nha.
Thiết kế.
LAG 40 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật với hệ thống lùi nòng dài. Thiết kế này được sử dụng để súng có trọng lượng nhẹ nhất có thể nhưng cũng không tạo ra độ giật quá mạnh vì nòng đã hấp thu chúng khi lùi. Việc lùi nòng dài cũng làm súng có tốc độ bắn chậm nhưng bù lại làm súng trở nên dễ điều khiển hơn khi bắn tự động. Súng khá đơn giản để bảo trì với việc có thể tháo ra mà không cần công cụ nào với 7 phần chính.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi và thước ngắm dạng thang nhưng cũng có thể gắn thêm các hệ thống nhắm khác phù hợp hơn với yêu cầu tác chiến. Cơ chế nạp đạn của súng là dây đạn, có thể nạp từ cả hai bên súng. | 1 | null |
Họ Hải âu mày đen (danh pháp khoa học: Diomedeidae), là một họ chim bao gồm khoảng 21-22 loài chim biển lớn có quan hệ họ hàng gần với các loài hải âu khác trong các họ như Procellariidae, chim báo bão (Hydrobatidae) và hải âu pêtren lặn (Pelecanoididae) thuộc bộ Procellariiformes. Chúng phân bố rộng rãi ở Nam Đại Dương và Bắc Thái Bình Dương. Chúng không hiện diện ở Bắc Đại Tây Dương, mặc dù các hóa thạch chỉ ra rằng chúng từng có mặt tại đây và thỉnh thoảng có những cá thể lang thang đến khu vực này.
Các chi.
Họ này gồm 4 chi như sau:
Việt Nam.
Tại Việt Nam chỉ có 1 loài là hải âu mày đen ("Thalassarche melanophris"). | 1 | null |
Thẩm Văn Tú (chữ Hán: 沈文秀, 425 – 486), tự Trọng Viễn, người Vũ Khang, Ngô Hưng, tướng lĩnh nhà Lưu Tống. Ông có quan hệ họ hàng với danh tướng Thẩm Khánh Chi.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Khuyên giết Tiền Phế đế.
Cha là Thẩm Thiệu Chi, làm Nam trung lang Hành tham quân. Văn Tú ban đầu làm Quận chủ bộ, công tào sứ. Sau khi Thẩm Khánh Chi được trọng dụng, ông được thăng làm Phủ quân hành tham quân cho Đông Hải vương Lưu Y; rồi thăng lên Đông trung lang phủ cho Nghĩa Dương vương Lưu Sưởng, sang miền đông làm Tiền Đường lệnh, Phủ quân tham quân cho Tây Dương vương Lưu Tử Thượng, Vũ Khang lệnh, Thượng thư Khố bộ lang, bổn ấp (tức Vũ Khang) Trung chính, Kiến Khang lệnh. Văn Tú buộc tội Tầm Dương vương Lưu Tiên giết gia nô, bị miễn quan, phạt thêm 100 trượng. Ít lâu sau được khôi phục quan chức.
Tiền Phế đế lên ngôi, ông được làm An nam lục sự tham quân cho Kiến An vương Lưu Hưu Nhân, Xạ Thanh hiệu úy. Năm Cảnh Hòa đầu tiên (465), Văn Tú được thăng làm Đốc chư quân sự 2 quận Đông Hoàn, Đông An thuộc Thanh Châu, Kiến uy tướng quân, Thanh Châu thứ sử. Khi sắp đến trấn, trong lúc bộ khúc đã đóng trại ở Bạch Hạ, ông mượn cớ từ biệt mà khuyên Thẩm Khánh Chi giết Tiền Phế đế, nói đi nói lại mãi nhưng ông ta vẫn không theo. Văn Tú đi rồi, Khánh Chi quả nhiên bị Đế giết chết. Sau đó, Đế sai Trực các Giang Phương Hưng lĩnh binh đi giết ông. Phương Hưng đến, bị Văn Tú bắt giữ. Trước đó, Phương Hưng chưa đến, Minh đế đã lên ngôi, nên sau đó ông tha cho ông ta về kinh sư.
Hưởng ứng Lưu Tử Huân.
Khi Tấn An vương Lưu Tử Huân ở Tầm Dương xưng đế, triều đình gọi Văn Tú tham gia đánh dẹp, ông sai bọn Lưu Di Chi, Trương Linh Khánh, Thôi Tăng 3 cánh quân đi giúp. Bấy giờ Từ Châu thứ sử Tiết An Đô hưởng ứng Lưu Tử Huân, sai sứ báo Văn Tú, cho biết phần lớn sứ quân các nơi đã hưởng ứng Tử Huân, ông lập tức lệnh bọn Di Chi quay về hưởng ứng An Đô. Đài quân hội họp ở Bắc Hải, giữ thành để chống lại Văn Tú. Ông phát giác Tư mã Phòng Văn Khánh âm mưu hưởng ứng triều đình, giết chết ông ta, rồi sai Quân chủ Giải Ngạn Sĩ đánh thành Bắc Hải, hạ được.
Văn Tú hơn 10 lần đánh bại các cánh đài quân của bọn Thanh Châu thứ sử Minh Tăng Hạo, Đông Hoàn, Đông An 2 quận thái thú Lý Linh Khiêm, Bình Nguyên, Nhạc An 2 quận thái thú Vương Huyền Mặc, Thanh Hà, Quảng Xuyên 2 quận thái thú Vương Huyền Mạc, Cao Dương, Bột Hải 2 quận thái thú Lưu Thừa Dân. Tháng 8 năm Thái Thủy thứ 2 (466), đài quân bình định xong Tầm Dương, Minh đế sai em Văn Tú là Văn Bỉnh ban chiếu chiêu dụ. Tháng 2 năm sau (467), ông quy hàng xin nhận tội, lập tức có chiếu cho giữ nguyên quan chức.
Thất thủ thành Thanh Châu.
Trước đó, Văn Tú cùng Ký Châu thứ sử Thôi Đạo Cố mời quân Bắc Ngụy vào giúp, tướng Ngụy là Mộ Dung Bạch Diệu soái đại quân đến. Ông đã thụ mệnh, bèn thừa lúc người Ngụy không phòng bị, thả quân tập kích, giết hại rất nhiều. Quân Ngụy tiến quân vây thành, Văn Tú khéo phủ dụ, tướng sĩ đều ra sức chiến đấu, lần nào cũng đẩy lui được địch. Minh đế cho ông tiến hiệu Phụ quốc tướng quân. Trong năm ấy quân Ngụy nhiều lần tấn công, đều bị quân Tống đẩy lui. Năm thứ 4 (468), ông được tiến hiệu Hữu tướng quân, phong Tân Thành huyện hầu, thực ấp 500 hộ. Cùng năm, em trai của ông là Văn Tĩnh đi cứu anh, phải dừng lại ở thành Bất Kỳ, quận Đông Lai. Quân Ngụy phá được thành, Văn Tĩnh bị giết.
Thanh Châu bị vây 3 năm, cứu binh đều không dám đến. Sĩ tốt dưới quyền ông không ai làm phản, ngày đêm chiến đấu, đến nỗi mũ giáp sinh chấy, rận. Ngày 24 tháng 5 năm thứ 5 (469), thành vỡ. Hôm ấy, Văn Tú cởi giáp, ngồi xếp bằng khoan thai, lệnh cho người cầm cờ trì tiết ở bên cạnh. Quân Ngụy xông vào, hươ binh khí hỏi: "Thanh Châu thứ sử Thẩm Văn Tú ở đâu?" ông lớn tiếng đáp: "Ta đây!" Ông bị lột mất y phục, đưa đến gặp Bạch Diệu. Quân Ngụy lệnh cho ông phải vái chào, Văn Tú đáp: "Đều là đại thần của 2 nước, không có cái lễ vái nhau!" Bạch Diệu nghe được, bèn trả lại y phục cho ông, bày rượu thịt tiếp đãi, rồi giải về kinh sư Bình Thành.
Hiến Văn đế kính trọng tiết nghĩa của ông, đãi ngộ rất hậu, bái làm Ngoại đô hạ đại phu. Năm Thái Hòa thứ 3 (479) đời Hiếu Văn đế, được thăng làm Ngoại đô đại quan. Đế khen ngợi lòng trung thành của ông, ban cho 200 xúc lụa. Sau đó được ban chức Hoài Châu thứ sử, Giả Ngô quận công. Ông sống thanh bần, thi hành chính sự khoan dung.
Văn Tú ở Ngụy 19 năm, mất khi đang ở chức. Đó là năm Vĩnh Minh thứ 4 nhà Nam Tề, tức năm Thái Hòa thứ 10 nhà Bắc Ngụy (486), hưởng thọ 61 tuổi. | 1 | null |
Mười ba con ma hay Mười ba oan hồn (tựa gốc tiếng Anh: Thirteen Ghosts, đôi khi gọi là 13 Ghosts và Thir13en Ghosts) là một bộ phim kinh dị Mỹ năm 2001 do Steve Beck làm đạo diễn. Bộ phim này làm lại từ bộ phim năm 1960, "13 Ghosts". Đoàn làm phim chỉ quay vài cảnh ở Mỹ rồi liền bay sang Vancouver, British Columbia, Canada để quay những cảnh lớn khác.
Nội dung phim.
Mở đầu phim là cảnh thợ săn ma Cyrus Kriticos và người trợ lý Dennis Rafkin dẫn một nhóm người đi bắt hồn ma Juggernaut. Hồn ma đã bị bắt giữ, nhưng vài người đã chết, trong đó có cả Cyrus.
Arthur Kriticos là cháu trai của Cyrus, ông đang sống cùng với hai đứa con Kathy và Bobby và cô giúp việc Maggie, vợ ông đã mất trong một vụ hỏa hoạn. Một ngày, luật sư Ben Moss đến gặp Arthur và nói rằng Cyrus có ngôi nhà muốn để lại cho Arthur. Do đang sống trong căn nhà chật hẹp nên Arthur quyết định chuyển đến ngôi nhà mới.
Dennis giả làm nhân viên điện lực để gặp gia đình Arthur khi họ đến tham quan ngôi nhà. Ngôi nhà rất rộng lớn, khắp nơi đều đặt những tấm kính dày có ký tự Latin. Dennis xuống tầng hầm và bị choáng váng, anh phát hiện ra 12 hồn ma do anh và Cyrus bắt đang bị giam trong ngôi nhà này. Dennis đi cảnh báo Arthur, trong khi Moss xuống tầng hầm lấy vali tiền. Moss vô tình khởi động cỗ máy của ngôi nhà, mở cửa cho từng hồn ma. Moss chết khi cánh cửa đóng lại cắt thân thể anh ra làm hai.
Bobby ra khỏi tầm mắt của Kathy và Maggie, cậu xuống tầng hầm chơi. Cậu bé bị vài hồn ma hù dọa, đồng thời nhìn thấy hồn ma Withered Lover - hiện thân của bà Jean, mẹ cậu. Bobby bị đánh ngất xỉu và bị bắt đi. Dennis phát hiện ra Jackal - hồn ma vô cùng hung dữ đã được thả ra, và tính mạng gia đình đang bị đe dọa. Jackal tấn công Kathy lúc cô và Arthur đang đi tìm Bobby, nhưng họ được người phụ nữ tên Kalina Oretzia giúp đỡ. Kathy bỗng dưng biến mất, bốn người lớn còn lại đến chỗ thư viện, nơi Arthur biết được hồn ma của Jean đang bị nhốt trong ngôi nhà này.
Kalina giải thích rằng ngôi nhà là một cỗ máy, hoạt động nhờ có năng lượng của các hồn ma, giúp cho chủ nhân thấy được quá khứ và tương lai. Cách duy nhất để tắt cỗ máy là tạo ra hồn ma thứ 13, từ một người sống dám hi sinh thân mình cho tình yêu đích thực. Arthur nhận ra ông phải trở thành hồn ma đó để cứu con ông.
Arthur và Dennis mang theo một tấm kính xuống tầng hầm tìm bọn trẻ. Dennis cho Arthur ra phía sau tấm kính vì muốn bảo vệ ông khỏi hai hồn ma Hammer và Juggernaut, để rồi anh bị hai hồn ma này đập chết. Thực ra Cyrus đã làm giả cái chết của hắn để dụ Arthur đến ngôi nhà này, Kalina là cộng sự bí mật của hắn. Hồn ma thứ 13 sẽ làm cỗ máy được kích hoạt thêm, chứ không hề tắt nó. Cyrus chính là người bắt cóc Kathy và Bobby nhằm ép buộc Arthur trở thành hồn ma thứ 13. Cyrus giết chết Kalina và cho triệu tập các hồn ma.
Arthur đến đại sảnh thấy 12 hồn ma đang đứng tạo thành một vòng tròn, còn hai đứa con ông đang ở giữa. Arthur đánh Cyrus trong khi Maggie phá hoại bàn điều khiển cỗ máy. Những hồn ma ném Cyrus vào trong cỗ máy, cắt thân thể hắn ra thành nhiều mảnh. Arthur liều lĩnh nhảy vào cái máy để đến bên các con của ông. Lúc đó mấy bức tường kính trong nhà bị vỡ tan, giải thoát cho các hồn ma. Hồn ma của Jean xuất hiện trước mặt bố con Arthur rồi cũng biến mất. Khi gia đình ra khỏi ngôi nhà, Maggie mệt mỏi tuyên bố sẽ nghỉ việc.
Danh sách các hồn ma.
Lưu ý: Những hồn ma sau đây chỉ là hư cấu, không có thật ngoài đời. | 1 | null |
Cuộc hành quân Castor là chiến dịch quân sự do Pháp phát động từ 20 đến 22 tháng 11 năm 1953, ngay trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Quân đội Liên hiệp Pháp cho quân nhảy dù chiếm khu lòng chảo Điện Biên Phủ để thiết lập Tập đoàn cứ điểm phòng ngự tại đây.
Bối cảnh.
Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở tây bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do người Thái cầy cấy. Một sân bay bỏ phế từ lâu, có từ thời Nhật, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng bao quanh tứ phía, rừng già khắp nơi làm chỗ ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô Vạn Tượng (Luang Prabang). Chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kỳ, tướng René Cogny nhấn mạnh: "Điện Biên Phủ là một căn cứ bộ binh - không quân (base aéroterrestre) lý tưởng, là "chiếc chìa khoá" của Thượng Lào".
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tấn công và, theo kế hoạch của Pháp, QĐNDVN sẽ bị nghiền nát tại đó.
Kế hoạch.
Khi biết tin QĐNDVN sẽ tiến lên Tây Bắc, với lý do bảo vệ Lai Châu, Tổng Chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương Henri Navarre đã quyết định chiếm Điện Biên Phủ. Ngày 2 tháng 11 năm 1953, tướng Navarre đã chỉ thị cho tướng Cogny từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, chậm nhất là ngày 1 tháng 12, phải đánh chiếm Điện Biên Phủ để thiết lập một điểm ngăn chặn bảo vệ cho Thượng Lào. Cuộc hành binh đánh chiếm Điện Biên Phủ có bí danh là "Hải Ly" ("Cuộc hành quân Castor"), chỉ huy là tướng Jean Gilles.
Ngày được chọn là 20 tháng 11 để quân dù có thể đứng vững chắc, đủ khả năng chiến đấu khi những đơn vị đi đầu của đối phương tới nơi. Một binh đoàn gồm 6 tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo (súng không giật 75mm) sẽ bất ngờ đổ xuống chiếm Điện Biên Phủ. Sửa xong sân bay, 3 tiểu đoàn dù sẽ được thay thế bởi một binh đoàn cơ động đưa lên từ đồng bằng, được đưa lên bằng máy bay. Theo đề nghị của tướng Gilles, Chỉ huy hành quân, 3 tiểu đoàn còn lại sẽ tổ chức thành đội dự bị chung để phản kích địch, một nhiệm vụ phải do những binh đoàn thật tinh nhuệ đảm đương, lực lượng ở Lai Châu sẽ rút về Điện Biên Phủ khi có nguy cơ uy hiếp nghiêm trọng. Chiến dịch lấy mật danh là "Castor", mọi chi tiết được xác định xong trong cuộc họp ngày 17 tháng 11 tại nhiệm sở của Navarre ở Hà Nội, do đích thân Navarre chủ trì.
Ngày 17 tháng 11 năm 1953, Navarre từ Sài Gòn ra Hà Nội cùng với Marc Jacket, Bộ trưởng chịu trách nhiệm về điều hành chiến tranh, và Maurice Dejean, Tổng ủy Đông Dương, để quyết định lần cuối về cuộc hành binh Castor đánh chiếm Điện Biên Phủ. Các tướng trực tiếp thi hành nhiệm vụ tiếp tục nêu những lý do về chiến thuật, kỹ thuật phản đối cuộc hành binh. Riêng Cogny, trước đó đã trình riêng với Navarre một tập những phiếu phản đối của cơ quan tham mưu dưới quyền mình, giữ im lặng. Cuối cùng, Navarre vẫn giữ quyết định thực hiện cuộc hành quân Castor và đưa ra các lập luận: về chiến lược là để bảo vệ Lào, về kinh tế là để nắm lấy nguồn lúa gạo, nhất là trong lòng chảo Điện Biên Phủ.
Lực lượng.
Quân Pháp có:
Diễn biến.
Lúc 6 giờ 52 ngày 20 tháng 11 năm 1953, phi cơ trinh sát gửi một bức điện mật mã tới Sở chỉ huy của Thiếu tướng Cogny - Chỉ huy các lực lượng mặt đất ở Bắc Bộ: "Sương đang tan ở Điện Biên Phủ". Lúc 8 giờ 15, sáng ngày 20 tháng 11 năm 1953, 33 máy bay Dakota cất cánh từ sân bay Bạch Mai hướng về Tây Bắc. 32 chiếc khác sẵn sàng chờ lệnh tại sân bay Gia Lâm. Tổng cộng 65 chuyến máy bay C-47 Dakota đã thả 3.000 lính dù và chiến cụ xuống thung lũng Điện Biên Phủ.
Phi đội C-47 đầu tiên đã tới Điện Biên Phủ lúc 10 giờ 30. Mệnh lệnh được phát ra "hook up". Một số lính kiểm tra lại các khẩu tiểu liên MAT-49; một số khác chỉnh lại những túi đạn và lựu đạn nặng trĩu. 10 giờ 35, lính dù bắt đầu nhảy. Thiếu tá Marcel Bigeard và tiểu đoàn 6e BPC, nhảy xuống điểm tập kết (dropping zone - DZ) tây bắc, Thiếu tá Jean Bréchignac và tiểu đoàn II/1e RCP nhảy xuống điểm DZ phía nam lòng chảo.
QĐNDVN chỉ bị bất ngờ chốc lát. Mệnh lệnh được truyền đi qua các cánh đồng lúa khi binh sĩ QĐNDVN chạy nước rút để bảo vệ Sở chỉ huy tiểu đoàn. Quân Pháp vấp phải sự kháng cự của Tiểu đoàn 910, Trung đoàn 148 địa phương của QĐNDVN có mặt ở đây. Tiểu đoàn của Bigeard nhảy trúng khu vực tiểu đoàn này đang tập dượt nên bị chống cự mãnh liệt. Bigeard cho biết: "Chúng tôi được cấp trên cho biết là ở đó không có quân Việt Minh. Nhưng chính xác là đã có hai đại đội. Một vài lính của tôi đã bị bắn chết khi đang còn lơ lửng trên không trung, số khác thì bị đâm chết khi chạm đất."
Thiếu tá Bigeard cùng với radio đi về phía làng, cố gắng thoát ra khỏi những gì mà sau này ông mô tả như một "mớ hỗn độn". 11 giờ 30, Bigeard thành lập bốt chỉ huy cách làng 250 m, làm việc với 4 chiếc đài phát mới có được. Với sự giúp đỡ của một máy bay phát hiện mục tiêu, ông yêu cầu các máy bay B-26 Invader tấn công vào những tốp lính đối phương, cố gắng liên lạc với Bréchignac hoặc nhóm chỉ huy đã nhảy dù cùng ông.
13 giờ 30, một số pháo hỏng đã kịp thời được phục hồi để bắn chặn vào làng trước đợt tấn công. Những chiếc B-26 bay thấp để bắn phá các đơn vị đối phương đã bắt đầu rút về phía nam. Trận đánh ở làng là một cuộc chiến đấu khá dữ dội. Máy bay Pháp phải yểm trợ đến 4 giờ chiều QĐNDVN mới rút lui. Pháp thiệt hại 16 người chết, 47 bị thương.
Ông Trần Can (tức Trần Cân), nguyên Đại đội trưởng Đại đội 634, Tiểu đoàn 910, Trung đoàn 148, nhớ lại buổi sáng sớm ngày 20 tháng 11 năm 1953:
Hai ngày sau, ngày 21 và 22 tháng 11, liên tiếp 3 tiểu đoàn Dù nữa được thả xuống cùng với một đại đội Pháo binh. Ngày 24 tháng 11, phi đạo được sửa chữa xong, phi cơ lại đáp xuống được. Từ ngày 20 tới ngày 22 tháng 11 năm 1953, Pháp đã ném xuống cánh đồng Mường Thanh 6 tiểu đoàn dù, khoảng 4.595 quân
Ngày 26, một binh đoàn cơ động ở Lai Châu, có nhiệm vụ bảo vệ cuộc hành quân Castor từ xa, mới đến Điện Biên Phủ: 7 đại đội lính Thái từ vùng Yên Cừ ở phía Bắc xuống, mỗi hàng quân có lá cờ Pháp đi đầu để tránh máy bay ném bom nhầm, dưới quyền chỉ huy của viên Đại úy Bodier, con rể của người đứng đầu xứ Thái tự trị: Đèo Văn Long, một tù trưởng người Thái, giữ chức chủ tịch. Điện Biên Phủ là một phủ trực thuộc tỉnh này, nằm trong lãnh thổ hoàng gia và được hưởng quy chế đặc biệt dành cho dân tộc thiểu số. Trung tá Trancart chỉ huy vùng Lai Châu, quan hệ giữa Bộ Chỉ huy quân sự và quyền lực phong kiến của Đèo Văn Long được giao cho Đại úy Bordier.
Ngày 27 tháng 11, Đại tá Christian de Castries được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng căn cứ Điện Biên Phủ thay tướng Gilles, người đã chỉ huy cuộc nhảy dù đầu tiên. Ngày 29 tháng 11, tám ngày sau khi chiến dịch "Hải ly" bắt đầu, tướng Navarre và tướng Cogny đích thân thị sát Điện Biên Phủ và rất hài lòng với kết quả ban đầu của chiến dịch. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ hai là chiến dịch tấn công lớn của Phương diện quân Bryansk diễn ra đồng thời với Chiến dịch tấn công Smolensk-Roslavl trong khuôn khổ Cuộc tấn công chiến lược trên hướng Smolensk năm 1943. Đây là một trong hai chiến dịch tấn công lớn cuối cùng của phương diện quân này trước khi nó được chuyển đổi thành Phương diện quân Baltic 1. Mở lại chiến dịch này, Phương diện quân Kalinin đã rút kinh nghiệm thất bại một tháng trước đó nên chỉ trong hơn nửa tháng, từ ngày 14 tháng 9 đến ngày 2 tháng 10 năm 1943, họ đã tấn công với sự yểm hộ hỏa lực dày đặc, chắc chắn và có đủ đạn để xạ kích suốt nửa tháng chiến đấu của pháo binh. Tuy không trực tiếp giải phóng Smolensk nhưng ba tập đoàn quân cánh trái của Phương diện quân Kalinin đã đánh bại cánh phải của Tập đoàn quân xe tăng 4 và cánh trái Tập đoàn quân 9 (Đức), giải phóng các thành phố Dukhovshina, Demidov, Rudnya, hỗ trợ cho Tập đoàn quân 31 của Phương diện quân Tây bẻ gãy sức kháng cự của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) tại cụm cứ điểm Yartsevo. Kết thúc chiến dịch Phương diện quân Kalinin đã tiến sát biên giới Byelorussia, bao vây Vitebsk từ ba phía và chiếm nhiều bàn đạp thuận lợi cho Chiến dịch Bagration sau này.
Tình huống mặt trận.
Sau Chiến dịch tấn công Dukhovshchina-Demidov lần thứ nhất thất bại, tình hình trên mặt trận Smolensk đã có nhiều thay đổi. Phương diện quân Tây đã tiến lên phía trước thêm từ 35 đến 45 km, giải phóng Yelnya và Dorogobuzh. Tuy nhiên, cánh phải của Phương diện quân Tây mặc dù có hai tập đoàn quân 31 và 68 vẫn bất lực trước cụm cứ điểm Yartsevo rất cứng rắn của Quân đoàn xe tăng 35 (Đức). Cụm cứ điểm này đe dọa bên sườn trái của Phương diện quân Kalinin và sườn phải của Phương diện quân Tây khiến cho các chỉ huy tập đoàn quân Liên Xô không dám tiến sâu thêm về hướng Smolensk. Tình hình đòi hỏi hai Phương diện quân phải cùng lúc mở hai chiến dịch song song để phân tán lực lượng của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) mới có thể đạt mục tiêu mở "cánh cửa Smolensk" và tiến ra biên giới Byelorussia. Ngày 2 tháng 9, Đại bản doanh Liên Xô đồng thời phê duyệt kế hoạch tấn công của hai phương diện quân Tây và Kalinin.
Theo kế hoạch, cuộc tấn công được ấn định bắt đầu vào ngày 8 tháng 9. Tuy nhiên, chiều ngày 7 tháng 9, khi thị sát kiểm tra các trung đoàn pháo binh hỏa lực chủ yếu đang chuẩn bị cho cuộc tán công, nguyên soái N. N. Voronov phát hiện việc các khẩu đội mới tích lũy được 40 đến 50% số đạn pháo cần dùng. Không muốn để tái diễn tình cảnh pháo binh phải "bắn mổ cò" như tại Phương diện quân Kalinin trước đó mấy tuần, N. N. Voronov gọi điện cho I. V. Stalin báo cáo tình hình đạn dược còn thiếu nghiêm trọng, cơ số bảo đảm còn đang trên đường vận chuyển ra mặt trận. Ông yêu cầu lùi lại thời điểm tấn công. I. V. Stalin trả lời gọn lỏn: "Cộng với sáu" và không thêm nữa, (nghĩa là ngày khởi sự theo kế hoạch cộng với 6 ngày nữa là ngày 14). Hiểu ý Tổng tư lệnh N. N. Voronov chào kết thúc cuộc điện đàm. Ngay sau đó, N. N. Voronov thông báo cho các tướng A. I. Yeryomenko và V. D. Sokolovsky yêu cầu các đơn vị tiếp tục chuẩn bị. Ông cũng nói rõ quyết định của Tổng tư lệnh tối cao không cho hoãn chiến dịch thêm một lần nữa.
Có thêm 6 ngày để chuẩn bị, Phương diện quân Kalinin đã tích lũy đủ 8 cơ số đạn pháo có thể dùng trong hai tuần với mật độ xạ kích cao đến 140 khẩu/km chính diện. 6 ngày quý giá này cũng được dùng để chuyển quân đến chính diện đột kích chủ yếu đã có nhiều thay đổi so với chiến dịch trước đó. Sau khi trinh sát phương diện quân phát hiện sự có mặt của Sư đoàn xe tăng 25 và Sư đoàn cơ giới 18 (Đức) cùng Lữ đoàn kỵ binh-cơ giới 1 SS trên tuyến sông Tsarevich để chờ đón cuộc tấn công trên cánh trái của Tập đoàn quân 39, Tư lệnh Phương diện quân Kalinin A. I. Yeryomenko quyết định chuyển chính diện đột kích chủ yếu đến tuyến Spas-Ugly, Ribshevo, nơi chỉ có Sư đoàn bộ binh 256 (Đức) đã suy yếu đóng giữ. Sự thay đổi đó đã bảo đảm thắng lợi cho Phương diện quân Kalinin trong chiến dịch này.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Cánh trái của Phương diện quân Kalinin do thượng tướng A.I.Yeryomenko chỉ huy tham gia chiến dịch. Biến chế đến ngày 10 tháng 9:
Nhiệm vụ của cánh trái Phương diện quân Kalinin đã được STAVKA quy định lại. Do Tập đoàn quân 31 trở lại đội hình Phương diện quân Tây, Phương diện quân Kalinin được gỡ bỏ nhiệm vụ phối hợp với Phương diện quân Tây đánh chiếm Smolensk mà chỉ còn nhiệm vụ tấn công sang phía Tây, che chắc sườn phải của Phương diện quân Tây. Tuyến phân giới giữa hai phương diện quân cũng được điều chỉnh dịch lên phía Tây Bắc, từ Kapyrevshina qua Grishina, Kuvshinovo (phía Bắc Smolensk 25 km) đến Yeliseevka. Chính diện tấn công được thu hẹp lại từ 180 km xuống còn 120 km bảo đảm mật độ binh lực đột phá trong điều kiện phương diện quân có ít xe tăng.
Viêc nghi binh được thực hiện khá tinh vi, việc chuyển cụm quân xung kích của Tập đoàn quân 39 từ cánh trái sang cánh phải được tiến hành vào ban đêm. Các tiểu đoàn trinh sát của Quân đoàn bộ binh 83 vẫn tiếp tục hoạt động trên sông Tsarevich. Pháo binh của quân đoàn vẫn tổ chức bắn cầm canh theo lịch pháo kích như cũ. Không quân của Phương diện quân đã bố trí hơn 30 phi vụ rải truyền đơn của tổ chức "Phong trào sĩ quan giải phóng nước Đức" xuống các vị trí đóng quân của quân Đức dọc sông Tsarevich. Tất cả đều nhằm thu hút sự chú ý của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) về hướng sông Tsarevich.
Nửa tháng sau thất bại của chiến dịch lần thứ nhất, công tác hậu cần, đảm bảo của Phương diện quân Kalinin được chú trọng hơn. Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 9, Phương diện quân Kalinin đã nhận được gần 200 toa xe lửa và hơn 1.000 chuyến ô tô chở hàng từ hậu phương đến. Đạn dược, nhiên liệu, vũ khí dự trữ, lương thực, thuốc men, dụng cụ y tế đã được tích lũy đầy đủ. Đến một ngày trước chiến dịch, các khẩu đội pháo nòng dài và lựu pháo đều có các khẩu đội súng cối đi kèm để chống lại chiến thuật "phản pháo tầm gần" bằng súng cối của quân đội Đức Quốc xã. Trình tự pháo kích cũng được quy định lại cho phù hợp với trình tự tấn công mà không cần đến sự hiệu chỉnh tầm đạn của các chủng loại pháo binh. Trong 30 phút đầu, lựu pháo và sơn pháo sẽ khai hỏa. Ngay sau đó, pháo nòng dài tầm xa sẽ đóng vai trò chủ yếu. Lựu pháo sẽ hiệu chỉnh tầm bắn xa hơn trong khi pháo tầm xa hoạt động. Thời gian 20 phút cuối cùng của đợt pháo kích dành cho tên lửa đất đốt đất tầm ngắn Katyusha. Chiến thuật "pháo kích gối tầm" sẽ bảo đảm cho bộ binh và thiết giáp tấn công sớm theo kế hoạch định sẵn mà không cần phải chờ đến khi có thông báo chính thức về việc chuyển làn của pháo binh đến tuyến sâu hơn trên chính diện tấn công. Đến ngày 13 tháng 9, ở hướng tấn công chính, mật độ pháo binh đã đạt 145-150 khẩu/km chính diện tấn công. Các lữ đoàn xe tăng 28, 46, Trung đoàn xe tăng cận vệ 11, các trung đoàn xe tăng 105 và 203 có 240 xe tăng đã sẵn sàng ở cả hai thê đội.
Quân đội Đức Quốc xã.
Quân đội Đức Quốc xã hầu như không thay đổi đội hình phòng ngự từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1943, ngoại trừ Sư đoàn xe tăng 25, Sư đoàn cơ giới 18 và Lữ đoàn kỵ binh cơ giới 1 SS được điều động tăng cường cho Quân đoàn xe tăng 39.
Trên cánh đông, quân Đức chọn tuyến sông Tsarevich là tuyến phòng thủ chính, bao gồm 3 lớp phòng nhự trên bờ Nam sông Tsarevich và bao quanh cụm phòng ngự Dukhovshina. Sư đoàn xe tăng 25 và Sư đoàn cơ giới 18 đều bố trí ở đây. Ở cánh Tây, tuyến phòng thủ của quân Đức gồm hai lớp. Lớp ngoài chạy dọc theo tiền duyên từ Velizh đến phía Nam Berdono. Lớp trong được bố trí dọc bờ Nam sông Kasplya với ba trung tâm phòng ngự mạnh tại Ponizovye, Demidov và Kasplya (Đông bắc Smolensk 35 km).
Diễn biến.
Giải phóng Dukhovshina.
9 giờ sáng 14 tháng 9, pháo binh các cỡ và các dàn Katyusha của Phương diện quân Kalinin bắt đầu trút đạn lên các vị trí phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức). Pháo binh Đức phản ứng yếu ớt do hầu hết các khẩu đội pháo để lộ thiên trên mặt đất đều bị phá hủy. Chỉ có một số khẩu đội đặt trong hầm hoặc trong các lô cốt còn phản pháo nhưng do không xác định được mục tiêu nên hỏa lực không chính xác và thưa thớt. Trận pháo kích kéo dài 1 giờ 15 phút đã làm tan hoang hệ thống lô cốt, hầm hào của quân Đức. Một tù binh Đức thuộc Trung đoàn 481, Sư đoàn bộ binh 35 (Đức) khai:
20 phút trước khi trận pháo kích kết thúc, những quả đạn Katyusha đã "dọn dẹp" nốt những gì còn sót lại trên các tuyến phòng thủ của quân Đức xung quanh Demidov và Dukhovshina.
Trên hướng tấn công của Tập đoàn quân 39, xe tăng và bộ binh tấn công theo sau màn đạn pháo binh đang chuyển làn vào sâu trong tuyến phòng thủ của quân Đức chỉ với khoảng cách từ 100 đến 200 mét Khoảng cách đó đủ đảm bảo an toàn cho bộ binh và xe tăng nhưng cũng khá gần để bộ binh Liên Xô có thể tiếp cận và đánh chiếm các tuyến chiến hào trước khi quân Đức kịp hồi phục sau trận pháo kích và tổ chức chống trả. Một tù binh khác của Trung đoàn 163, Sư đoàn bộ binh 252 xác nhận:
Đến khi cuộc tấn công đã diễn ra được 2 giờ, tướng Paul Völckers mới nhận ra được hướng tấn công chính của Tập đoàn quân 39 (Liên Xô) không nhằm vào tuyến sông Tsarevich mà nhằm vào Spas-Ugly, Ribshevo. Ông này vội điều Sư đoàn xe tăng 25 và Lữ đoàn kỵ binh cơ giới 1 SS từ Dukhovshchina tiến sang phía Tây để đối phó. Song mọi việc đã muộn. Sư đoàn pháo binh 21 của Tập đoàn quân 39 đã huy động cả sáu lữ đoàn dựng một màn đạn dày đặc giữa hai con sông Tsarevich và Khmost. Sư đoàn xe tăng 25 (Đức) bị thiệt hại nặng do hỏa lực pháo binh Liên Xô đã phải dừng lại trên bờ sông Khmost, tuyến phòng thủ của quân Đức tại hướng Bắc và phía Tây Dukhovshina bị hổng một mảng lớn.
Đến cuối ngày 14 tháng 9, Tập đoàn quân 39 đã tiêu diệt 5 trung đoàn Đức gồm các trung đoàn bộ binh 397, 352 thuộc Sư đoàn 197, Trung đoàn bộ binh 404 thuộc Sư đoàn bộ binh 296, Trung đoàn bộ binh 103 thuộc Sư đoàn 252 và Trung đoàn bộ binh 427 thuộc Sư đoàn 129; lần lượt giải phóng các điểm dân cư Kishkenitsa (???), Malyi Beresnevu (???), Ponomari, Kulmichino (???) và Mikayevo (???). Trong các ngày 15 và 16 tháng 9, các tập đoàn quân 39 và 43 tiếp tục tấn công và tiến sâu thêm 13 km, đánh chiếm các cứ điểm Ribshevo, Kolodezi (???), Bolshoi Sykorvashino (???), Malyi Sykorvashino (???), Braklitsy (???), giải phóng hơn 50 điểm dân cư. Ngày 17 tháng 9, lợi dụng sơ hở trên tuyến phòng thủ của quân Đức ở Tây Bắc Dukhovshina, Sư đoàn bộ binh cận vệ 91 và Sư đoàn bộ binh 174 có Lữ đoàn xe tăng 28 và Trung đoàn xe tăng 203 yểm hộ đã đánh chiếm các cứ điểm Lomonosov (???), Kulagino (???), Pankratov (???), áp sát Dukhovshchina. Ngày 18 tháng 9, Chiến sự nổ ra khắp các đường phố của Dukhovshchina. Trung đoàn bộ binh 181 và Tiểu đoàn xe tăng 152 thuộc Sư đoàn bộ binh 252 (Đức) tổ chức nhiều ổ đề kháng trên các tòa nhà kiên cố của thành phố. Lữ đoàn pháo chống tăng 4 của Tập đoàn quân 39 được điều đến trợ chiến đã phối hợp với Trung đoàn 33 công binh phá nổ lần lượt dập tắt các hỏa điểm của xe tăng và bộ binh Đức. Toàn bộ Trung đoàn bộ binh 181 (Đức) chỉ còn 7 người sống sót và bị bắt làm tù binh.
17 giờ 00 ngày 19 tháng 9, quân đội Liên Xô đã làm chủ hoàn toàn thành phố Dukhovshchina. 20 giờ tối 19 tháng 9, Moskva bắn đại bác cấp 3. 12 khẩu pháo đã tung lên trời 124 loạt pháo hoa chúc mừng Phương diện quân Kalinin giải phóng thành phố Dukhovshchina.
Đánh chiếm Demodov và Velizh.
Trên cánh Tây của chiến dịch, trong ngày 14 tháng 9, Tập đoàn quân 43 đã nhanh chóng vượt qua lớp phòng thủ vòng ngoài của quân Đức và đánh chiếm các bến vượt trên bờ Bắc sông Kasplya. Ngày 16 tháng 9, các sư đoàn bộ binh 145, 179 (Liên Xô) với sự yểm hộ của Lữ đoàn xe tăng 46 đã tổ chức vượt sông Kasplya ở phía Tây Demidov, đánh bại ba cuộc phản kích của các sư đoàn bộ binh 205, 83 và 291 thuộc Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) hình thành tuyến vây bọc phía Tây Demidov. Các sư đoàn bộ binh 262, 306 và Lữ đoàn bộ binh 114 cũng tổ chức vượt sông Kasplya ở phía Nam Demidov. Tướng K. D. Golubev chỉ để lại Lữ đoàn bộ binh xung kích 5 và Trung đoàn xe tăng 105 trấn giữ chính diện sông Kasplya, phía Bắc Demidov. Ngày 20 tháng 9, sau khi đánh chiếm Dukhovshchina, Tập đoàn quân 39 cũng ào ạt tiến sang phía Tây và đánh chiếm thị trấn Kasplya và vượt qua con sông cùng tên ở phía Nam Demidov 30 km. Thành phố Demidov bị nửa hợp vây từ phía Tây sang phía Nam.
Yểm hộ cho cánh phải của Tập đoàn quân này, ngày 14 tháng 9, cánh trái của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô) mở cuộc tấn công vào thành phố Velizh. Đây là lần thứ ba, quân đội Liên Xô mở cuộc tấn công vào thành phố này sau hai cuộc tấn công không thành hồi tháng 3 và tháng 8 năm 1943. Rút ra bài học của các lần tấn công trước đây, trinh sát Tập đoàn quân xung kích 4 phát hiện Sư đoàn bộ binh 201 của không quân và Sư đoàn bộ binh xung kích 391 (Đức) đã đào nhiều căn hầm kiên cố tại các vị trí phòng thủ quan trọng như pháo đài cổ Velizh, nhà máy gỗ Velizh và các tòa nhà bằng gạch và đá của thành phố. Hai ống khói cao của khu lò sấy gỗ cũng được tận dụng làm các hỏa điểm súng máy có tầm xạ giới bao quát rất rộng, có thể vừa dùng trong tác chiến phòng không, vừa dùng để chống bộ binh. Các công trình này rất khó bị phá hủy bởi pháo binh và không quân cường kích. Đây chính là các vị trí phòng thủ đã gây nên sự tổn thất của 2 trung đoàn bộ binh Liên Xô trong hai trận tấn công trước đó.
Tướng A. I. Yeryomenko quyết định dùng công binh để giải quyết vấn đề. Ngày 15 tháng 9, Lữ đoàn 5 công binh đặc nhiệm được điều động từ lực lượng dự bị của Phương diện quân Kalinin đến khu vực Velizh. Dưới sự phối hợp yểm hộ của Sư đoàn bộ binh 358 và Lữ đoàn bộ binh 101 (Quân đoàn bộ binh 92), Lữ đoàn 5 công binh đã từ bờ sông Tây Dvina đào một đường hầm sâu dài hơn 300 m đến pháo đài Velizh, ngay dưới căn hầm chính được sử dụng làm Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn bộ binh xung kích 391 (Đức). Ngày 19 tháng 9, đường hầm đã được đào xong trong sự ngụy trang kín đáo. Một nhánh đường hầm khác cũng được công binh Liên Xô đào xuyên đến phía dưới văn phòng của nhà máy gỗ, nơi đặt sở chỉ huy của Sư đoàn bộ binh 201 (Đức). Thuốc nổ đã được công binh Liên Xô nhồi vào trong các hầm và quân Đức vẫn không hay biết về tai họa sắp đến. 6 giờ sáng ngày 20 tháng 9, vụ nổ long trời của gần 3 tấn thuốc nổ đã làm rung chuyển thành phố Velizh. Những tốp lính Đức còn sống sót ra hàng không kháng cự. Pháo đài Velizh bị hạ đã làm cho tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh xung kích 391 và Sư đoàn bộ binh 201 Đức) tại Velizh nhanh chóng sụp đổ. Ngày 25 tháng 9, cánh trái của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô) đã tiếp sâu thêm 45 km về phía Tây Nam đến Surazh trên biên giới Nga - Belarus. Tận dụng tháng lợi của Tập đoàn quân xung kích 4, ngày 26 tháng 9, Sư đoàn bộ binh 145 (Tập đoàn quân 43) đánh chiếm thị trấn Ponizovye.
Pháo đài cổ Velizh thất thủ và các thị trấn Surazh, Ponizovye, những mắt xích quan trọng trên tuyến phòng thủ sông Kaplya rơi vào Tây Quân đội Liên Xô đã làm cho các sư đoàn bộ binh 263, 87, 206 của Quân đoàn bộ binh 6 (Đức) có nguy cơ bị bao vây. Trưa ngày 20 tháng 9, tướng Hans Jordan hạ lệnh di tản khẩn cấp khỏi Demidov. 2 sư đoàn Đức đang phòng thủ Demidov và tàn quân của 4 sư đoàn bại trận trên tuyến sông Kasplya tháo chạy về phía Tây trong sự truy kích của các tập đoàn quân 39 và 43 (Liên Xô). Ngày 21 tháng 9, các sư đoàn bộ binh 262, 270 và Lữ đoàn bộ binh 114 (Liên Xô) tiến vào giải phóng Demidov. Ngày 23 tháng 9, Tập đoàn quân 39 đánh chiếm Elkovo (???), Tập đoàn quân 43 chiếm Lelekvilsk (???). Ngày 28 tháng 9, Tập đoàn quân 43 tiếp tục tiến chiếm Mikulino, Butrovo, Sutoki, Khlystovka và Lyady. tiến ra biên giới Nga - Belarus phía Đông Vitebsk. Ngày 29 tháng 9, sau một trận công kiên kéo dài cả ngày, Quân đoàn bộ binh 5 (Tập đoàn quân 39) đánh chiếm thành phố Rudnya, một trung tâm giao thông lớn và là mắt xích quan trọng trên tuyến phòng thủ của quân Đức phía Đông Nam Vitebsk. Ngày 2 tháng 10, cánh trái của Phương diện quân Kalinin dừng tấn công và củng cố các vị trí phòng thủ trên tuyến Surazh - Ponizovye - Rudnya.
Kết quả.
Chiến dịch Dukhovshchina-Demidov được tổ chức lại đã đạt kết quả tốt. Cánh trái của Phương diện quân Kalinin đã tiêu diệt 4 sư đoàn Đức, đánh thiệt hại nặng 8 sư đoàn khác, tiến về phía Tây từ 50 km (Tập đoàn quân xung kích 4) đến 180 km (Tập đoàn quân 39) giải phóng hơn 1.000 khu dân cư, trong đó có thành phố Dukhovshchina cổ kính được thành lập từ năm 1777, thành phố Demidov, pháo đài cổ Velizh và các đầu mối giao thông quan trọng trong vùng. Phương diện quân Kalinin đã đánh bại cả ba chiến thuật phòng ngự theo tuyến, phòng ngự cơ động và phòng ngự tập trung của quân đội Đức Quốc xã. Thành công của Phương diện quân Kalinin đã tạo điều kiện thuận lợi cho Phương diện quân Tây giải quyết cụm cứ điểm Yartsevo và triển khai thắng lợi chiến dịch Smolensk - Roslavl và đồng loạt tiến ra biên giới Belarus ciúng với các Phương diện quân trên hướng Tây.
Thắng lợi của quân đội Liên Xô trên cánh trái của Phương diện quân Kalinin cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cánh phải của Phương diện quân này tiếp tục thực hiện Chiến dịch Gorodok (1943) như một phần tiếp theo của Chiến dịch tấn công Nevel nhằm bao vây, áp sát cụm cứ điểm Vitebsk của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức), chiếm lĩnh nhiều bàn đạp quan trọng và tạo thế có lợi để tiếp tục tấn công, đánh bại Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trong Chiến dịch Bagration vào mùa hè năm 1944. | 1 | null |
Lonsdaleit (được đặt theo tên Kathleen Lonsdale), hay còn gọi là kim cương lục phương khi xét về cấu trúc tinh thể, là một dạng thù hình của cacbon với ô mạng lục phương. Trong tự nhiên, nó hình thành khi các thiên thạch chứa than chì va vào Trái Đất. Lượng nhiệt và áp suất lớn của vụ va chạm đã biến đổi than chì thành kim cương, nhưng cấu trúc ô mạng tinh thể lục phương của than chì vẫn được bảo tồn. Lonsdaleit được nhận dạng lần đầu tiên năm 1967 trong thiên thạch Canyon Diablo, thiên thạch này xuất hiện các tinh thể rất rất nhỏ có liên quan đến kim cương.
Kim cương lục phương cũng có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm (1966 hoặc sớm hơn; được công bố năm 1967) bằng cách nén ép và nung than chì hoặc trong áp suất tĩnh hoặc sử dụng phương pháp nổ. Nó cũng có thể được tạo ra bằng lắng đọng hơi hóa học, và cũng bằng phương pháp phân hủy nhiệt của polymer poly(hydridocarbyne) ở áp suất khí quyển trong môi trường argon với nhiệt độ .
Lonsdaleit mờ, màu vàng ánh nâu, có chiết suất 2,40-2,41 và tỷ trọng riêng 3,2-3,3. Độ cứng của nó về mặt lý thuyết là tốt hơn của kim cương lập phương (lên đến 58% trở lên) theo các mô phỏng tính toán nhưng các mẫu vật tự nhiên thể hiện độ cứng thấp hơn một chút trong một khoảng rộng giá trị (7-8 trên thang độ cứng Mohs). Nguyên nhân được suy đoán là do các mẫu vật đã bị thủng lỗ do các khuyết tật mạng tinh thể và các tạp chất.
Thuộc tính của lonsdaleit như một vật liệu riêng biệt đã bị nghi ngờ, do các mẫu vật khi được kiểm tra về mặt tinh thể học cho thấy nó không phải là mạng tinh thể lục phương mà thay vì thế là kim cương lập phương bị chi phối bởi các khiếm khuyết cấu trúc bao gồm cả các chuỗi lục phương. Một phân tích định lượng bằng nhiễu xạ tia X dữ liệu lonsdaleit đã chỉ ra rằng khoảng một lượng bằng nhau của các chuỗi lục phương và lập phương xếp chồng lên nhau. Do đó, người ta gợi ý rằng "kim cương xếp chồng hỗn loạn" là mô tả cấu trúc chính xác nhất của lonsdaleit. Mặt khác, các thí nghiệm va chạm gần đây với nhiễu xạ tia X tại chỗ cho thấy bằng chứng mạnh mẽ cho việc tạo ra lonsdaleit tương đối tinh khiết trong các môi trường áp suất động lực học cao như các va chạm của thiên thạch.
Thuộc tính.
Theo hình ảnh truyền thống, lonsdaleit có ô đơn vị lục phương, liên quan với ô đơn vị kim cương theo cùng một cách mà các hệ tinh thể bó chặt lục phương và lập phương có liên quan với nhau. Cấu trúc kim cương có thể được coi là tạo thành từ các vòng sáu nguyên tử cacbon cài vào nhau, trong cấu hình ghế. Thay vì thế, trong lonsdaleit thì một số vòng ở cấu hình thuyền. Trong kim cương, tất cả các liên kết cacbon-cacbon, cả trong một lớp của vòng lẫn giữa các vòng, là trong cấu hình chữ chi, do đó làm cho tất cả bốn hướng đường chéo của lập phương là tương đương; trong khi ở lonsdaleit thì các liên kết giữa các lớp là trong cấu hình che khuất, mà theo đó xác định trục đối xứng lục phương.
Lonsdaleite được mô phỏng là 58% cứng hơn kim cương trên mặt <100> và chịu được áp suất gây lõm 152 GPa, trong khi kim cương bị phá vỡ ở áp suất 97 GPa. Điều này là chưa vượt qua được độ cứng của chóp <111> của kim cương IIa là 162 GPa.
Sự xuất hiện.
Lonsdaleit xuất hiện như các vi tinh thể kết hợp với kim cương trong một số thiên thạch: Canyon Diablo, Kenna và Allan Hills 77283. Nó cũng xuất hiện tự nhiên trong kim cương của các mỏ sa khoáng phi sao băng ở Cộng hòa Sakha. Vật liệu với các không gian d phù hợp với lonsdaleit đã được tìm thấy trong trầm tích với niên đại rất không chắc chắn tại hồ Cuitzeo, ở bang Guanajuato, Mexico, bởi những người ủng hộ giả thuyết va chạm Dryas Trẻ đầy tranh cãi. Sự hiện diện của nó trong các mỏ than bùn được tuyên bố là bằng chứng cho rằng sự kiện Tunguska được sao băng gây ra chứ không phải một mảnh sao chổi. | 1 | null |
Sberbank (tiếng Nga: Сбербанк России - Sberbank Rossii, viết gọn của "сберегательный банк" - sberegatelʹnyĭ bank; nghĩa là: "Ngân hàng tiết kiệm Liên bang Nga") là ngân hàng nhà nước lớn nhất của Nga và Đông Âu, là ngân hàng lớn thứ ba châu Âu. Trụ sở công ty đóng ở Moskva, ngân hàng này có lịch sử từ thời cải cách tài chính Cancrin năm 1841. Ngân hàng này thực hiện các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm và đầu tư và cho vay. Khẩu hiệu của ngân hàng là: всегда рядом (vsegda ryadom) - tiếng Nga nghĩa là "luôn ở bên cạnh bạn".
Tháng 9 năm 2012, Chính phủ Nga thông báo sẽ bán đi 5 tỷ USD, tương đương 7,6% cổ phần của ngân hàng này.
Lịch sử.
Thời kỳ trước cách mạng.
Hoàng đế Nicholas I thành lập các thể chế tiết kiệm tư nhân đầu tiên tại Nga vào năm 1841 khi ông đã thông qua một đạo luật "với mục đích cung cấp một phương tiện cho người dân thuộc mọi tầng lớn gửi tiết kiệm một cách đáng tin cậy và có lợi nhuận". Năm sau đó, các văn phòng tiết kiệm mở cửa ở các cục ngân khố nhà nước bạc ở Moskva và Saint Petersburg. Trong 20 năm tiếp theo, khoảng 45 văn phòng mở cửa trong gần như tất cả những thủ phủ trong khu vực của Nga. Ngân hàng Nhà nước Nga, hay Gosbank, được thành lập năm 1860 và các văn phòng tiết kiệm sau đó đã được chuyển giao thuộc thẩm quyền quản lý của ngân hàng nhà nước Nga.
Hoạt động.
Theo nhà băng này 110 triệu người có chương mục và nhận tiền lương và học bổng từ đó. | 1 | null |
YxineFF 2012 là Liên hoan phim trực tuyến quốc tế dành cho phim ngắn lần thứ 3, được tổ chức tại Diễn đàn điện ảnh Yxine.com, do doanh nhân Marcus Mạnh Cường Vũ sáng lập. Từ một sân chơi dành cho cộng đồng người Việt toàn cầu, YxineFF 2012 lần đầu tiên đã có hạng mục cho phim quốc tế.
Chủ đề YxineFF 2012.
Chủ đề của tiệc phim ngắn YxineFF 2012 là Cá nhân (sau Tình yêu - 2010 và Niềm tin - 2011).
Marcus Mạnh Cường Vũ, người sáng lập kiêm chủ tịch hội đồng tuyển phim YxineFF chia sẻ về chủ đề năm nay: "Điều chúng tôi đang làm là kết nối mọi người, chia sẻ ý tưởng và cho mọi người thấy rằng chúng ta là một. Thế giới tươi đẹp này đang ngày càng thu nhỏ lại và chúng ta có thể soi rọi nó bằng hàng triệu nguồn sáng khác nhau. Vì vậy, chúng tôi chọn chủ đề ‘Cá nhân’ cho YxineFF 2012 với mong muốn người làm phim ghi dấu ấn riêng biệt và độc đáo của họ vào bộ phim. Chúng tôi tìm kiếm những bộ phim có ý tưởng sáng tạo cao tôn vinh giá trị và vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội"
Hành trình YxineFF 2012.
Các tác giả phim hầu hết có độ tuổi từ 18-30. Trong các bộ phim tham dự có sự góp mặt của một số gương mặt quen thuộc của điện ảnh như Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc, Lê Bình, Hạnh Thúy, Quỳnh Hoa,…
Một điểm nổi bật của năm nay là có nhiều phim lấy đề tài trẻ em và thiếu niên học đường làm chủ đạo. Những câu hỏi như đi tìm cái tôi, sự đấu tranh cho tình thương yêu và che chở lẫn nhau, hay bạo lực học đường được thể hiện với cái nhìn nhiều chiều, đa dạng, đầy biến hóa.
Tại mục Tranh giải quốc tế, 15 bộ phim đến từ 11 quốc gia: Có 5 phim được sản xuất tại Việt Nam, 6 phim đến từ các nước Châu Á khác, 1 phim Pháp/Đức, 1 phim Mỹ và 2 phim Úc. Đặc biệt, có 6/15 phim là của đạo diễn nữ.
Mục Tranh giải khu vực dành riêng cho tác giả người Việt gồm 10 bộ phim có một nửa là phim của tác giả Hà Nội, 4 phim đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và 1 phim Singapore. Xét về thể loại, đây là danh mục phim tài liệu chiếm ưu thế với 4 phim, bên cạnh 2 phim hoạt hình và 4 phim truyện.
Ngoài hai phần Tranh giải, mục Toàn cảnh giới thiệu cái nhìn chung về phim ngắn Việt Nam trong ba năm qua với 18 phim đến từ ba miền đất nước.
Cận cảnh YxineFF 2012 gồm 7 chương trình chọn lọc theo chủ đề: "7 Individual Experiments", "Cambodian Connection", "Nippon Connection", "Rainbow Heart", "Women in Doclab", "Chúng ta làm phim", "48 giờ".
Ban giám khảo YxineFF 2012.
Ban giám khảo của YxineFF là những người quyết định cho các giải thưởng quan trọng của YxineFF gồm: Phim (Trái Tim Vàng), Đạo diễn, Kịch bản, Quay phim, Dựng phim, Diễn viên nam, Diễn viên nữ từ hạng mục Tranh giải quốc tế.
Phan Đăng Di tốt nghiệp Khoa Biên kịch, Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.Anh bắt đầu sự nghiệp đạo diễn bằng hai phim ngắn là Khi Tôi Hai Mươi (2006) và Sen (2005), hai bộ phim đã được lựa chọn vào những liên hoan phim uy tín như Liên hoan phim ngắn Clermont Ferrent và Liên hoan phim quốc tế Venice 2008. Kịch bản phim Chơi Vơi (Đạo diễn Bùi Thạc Chyên) do anh viết đã giành giải thưởng FIPRESC tại Liên hoan phim Venice năm 2009. Bộ phim truyện dài đầu tay của Phan Đăng Di với nhan đề Bi, đừng sợ! (2009) đã được trình chiếu tại hàng chục liên hoan phim lớn trên thế giới và giành được rất nhiều giải thưởng, trong đó có hai giải thưởng uy tín tại Liên hoan phim Cannes năm 2010. Hiện anh là một nhà làm phim tự do và tham gia giảng dạy tại Dự án đào tạo điện ảnh - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. Anh đang chuẩn bị cho dự án phim tiếp theo Cha, con và...
Đỗ Thị Hải Yến tốt nghiệp trường múa Việt Nam và được đạo diễn người Pháp gốc Việt nổi tiếng Trần Anh Hùng mời tham gia bộ phim Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng khi mới 17 tuổi. Sau đó, cô nhận vai trong bộ phim Vũ Khúc Con Cò của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và Jonathan Foo. Năm 2001, vượt qua 2000 diễn viên trong và ngoài nước, cô vinh dự diễn chung với hai ngôi sao Hollywood là Michael Caine và Brendan Fraiser trong Người Mỹ trầm lặng. Sau đó, Hải Yến tiếp tục tham gia những phim nghệ thuật được chào đón ở các liên hoan phim và giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước như Chuyện Của Pao (2007), Chơi vơi (2008), Cánh Đồng Bất Tận (2010). Với Cánh đồng bất tận, cô nhận được giải Nữ diễn viên xuất sắc Đại hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 5 (ViFF) tại Mỹ.
Trần Thị Bích Ngọc tốt nghiệp chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh khóa 1994 – 1998 tại Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Ngọc hiện đang làm sản xuất phim và giữ vị trí Giám đốc sản xuất tại Hãng phim Thiên Ngân. Chị đã tham gia nhiều phim Việt Nam hợp tác sản xuất với nước ngoài như The Quiet American, Act of Valor, Beautiful Country, Pinkville… và phụ trách sản xuất nhiều phim chiếu rạp thành công trên thị trường Việt Nam.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh khóa II (1997 – 2000), Nguyễn K’Linh hiện là một trong số những Đạo diễn hình ảnh/Nhà quay phim trẻ hàng đầu của Việt Nam thế hệ sau này. Hai bộ phim gần đây nhất của anh là Cô Dâu Đại Chiến và Thiên Mệnh Anh Hùng, đều nhận được những đánh giá phản hồi tích cực từ phía khán giả.
Tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Cao Việt Dũng cùng một lúc theo học văn chương hiện đại tại hai trường đại học lớn của Pháp là École Normale Supérieure de Paris và Sorbonne. Hiện tại, công việc chính của anh là nghiên cứu văn học, viết phê bình văn học, dịch sách và xuất bản sách.
Cơ cấu giải thưởng YxineFF 2012.
YxineFF 2012 có 4 hệ thống giải thưởng:
Giải thưởng YxineFF 2012 sẽ được công bố vào Lễ Bế mạc và trao giải dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 12 năm 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Nguyễn Thiện Dương (?-1888), còn gọi là Lãnh Giang, là 1 thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp của khởi nghĩa Bãi Sậy trong phong trào Cần Vương.
Thân thế.
Năm sinh của ông không rõ. Chỉ biết ông là người làng Xuân Dục, huyện Đường Hào (nay là làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, thị xã Mỹ Hào), tỉnh Hưng Yên, thuộc dòng họ hậu duệ của Nguyễn Trãi. Cha ông là Nguyễn Tuy, làm nghề dạy học, từng đỗ Tú tài. Các anh của ông là Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Hiển về sau đều là thủ lĩnh trong Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Ông là em trai thứ 4 trong gia đình. Thời trẻ, ông có tiếng là người đức độ, võ nghệ siêu quần. Ông cùng các anh Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Hiển theo giúp việc quân cho Nguyễn Thiện Thuật khi Nguyễn Thiện Thuật nhận chức Sơn phòng Chánh sứ Hưng Hoá, kiêm Tán tương Quân thứ Sơn Tây.
Cùng anh chiến đấu chống Pháp.
Ngày 10 tháng 7 năm Quý Mùi (tức 9 tháng 8 năm 1883), quân Pháp do Đại úy Briolval chỉ huy hạ thành Hải Dương. Triều đình cử Nguyễn Thiện Thuật làm Tổng đốc Hải Yên, đồng thời làm Phó nguyên súy Đạo binh Đông Bắc dưới quyền Tiết chế Bắc Kỳ quân vụ Hoàng Tá Viêm, ông cũng theo anh về giúp việc quân.
Ngày 20 tháng 8 năm 1883, Đại Nam ký với Pháp Hiệp ước Harmand. Triều đình ra lệnh cho các quân thứ Bắc Kỳ: "Phải lập tức triệt binh dũng lui để tỏ điều tin đối với nước Đại Pháp", yêu cầu "quan lại đang đánh Pháp ở Bắc Kỳ về Kinh đợi chỉ". Ông cùng Nguyễn Thiện Kế một lòng ủng hộ Nguyễn Thiện Thuật từ quan để phản đối chỉ dụ bãi binh của vua Tự Đức về Đông Triều, Chí Linh chiêu mộ anh hùng hào kiệt chống Pháp. Năm 1885, thành Lạng Sơn thất thủ, Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Long Châu (Trung Quốc). Ông cùng anh là Nguyễn Thiện Kế ở lại quốc nội, hô hào nhân dân các phủ, huyện ở tỉnh Hải Dương bất cộng tác với Pháp, lên án triều đình chủ trương đầu hàng.
Tháng 7 năm Ất Dậu (1885), Nguyễn Thiện Thuật được tin vua Hàm Nghi ra Sơn phòng Quảng Bình, đã về nước gặp Lễ bộ thượng thư Nguyễn Quang Bích được vua Hàm Nghi giao cho chủ trương chống Pháp ở Bắc Kỳ rồi lãnh trách nhiệm phục hồi cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy vì Đổng Quế ốm nặng, phong trào đang sa sút. Tháng 9 năm Ất Dậu, Nguyễn Thiện Thuật tổ chức lễ Tế cờ khởi nghĩa ở Văn chỉ Bình Dân. Nguyễn Thiện Dương được phong chức Lãnh binh và giao cho phụ trách vùng Đáp Cầu (nay thuộc thành phố Bắc Ninh), phía thượng lưu, hạ lưu sông Cầu và vùng phụ cận. Ngoài nhiệm vụ xây dựng lực lượng và tổ chức tác chiến, ông còn lãnh trách nhiệm bảo vệ con đường bí mật chuyên chở vũ khí từ vùng biên giới Đông Bắc do Lưu Kỳ mua và vận chuyển về căn cứ Đáp Cầu.
Trong năm 1887, ông chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh mẽ ở vùng Bắc và Tây Hải Dương, Nam Bắc Ninh, Bắc Hưng Yên. Về tài thao lược của Lãnh Giang, người Pháp phải thừa nhận: "Tán Thuật có hai tướng giúp việc là anh em của ông là Lãnh Giang và Hai Kế. Hai người này thực sự là những chỉ huy có tài đã khiến cho cuộc nổi dậy này phải khó khăn và lâu dài mới đàn áp nổi". Tháng 1 năm 1887, Lãnh Giang, Đốc Khoát, Đội Văn, Đề Quý phối hợp với nghĩa quân Ba Báo thành một đạo quân lớn tấn công các hạm tàu, xà lúp của quân Pháp vận chuyển quân lính, khí tài, lương thực, thư từ trên sông Luộc. Kết quả ba chiếc xà lúc trên sông Luộc bị tấn công, một chiếc tất cả thủy thủ sợ hãi bỏ trốn, nghĩa quân trèo xuồng ra thu hết vũ khí, quân trang, lương thực, đốt phá xà lúc. Người Pháp phải thừa nhận: "Năm 1887 trong thời gian chờ đợi công cuộc bình định chỉ được tiến những bước yếu ớt. Từ tháng 1 năm 1887 Lãnh Giang lại trở về trong tỉnh và liên kết với Khoát, Ba Báo, Quý. Kết quả của việc này chẳng bao lâu đã thấy rõ. Vụ nọ tiếp vụ kia, ba tàu buôn nhỏ bị tấn công trên sông Luộc. Một tàu bị bỏ lại và bị cướp. Trong những cuộc truy lùng địch, các đội lính Khố đỏ và Khố xanh của chúng ta luôn luôn xung đột với các đám giặc đương đầu với họ, có một bốt suýt nữa bị họ chiếm".
Tựu nghĩa tại Bần Yên Nhân.
Ngày 9 tháng 2 năm 1888, ông cùng 15 binh sĩ từ căn cứ về Bãi Sậy họp. Trên đường, đến Bần Yên Nhân thì trời sẩm tối, ông cùng các binh sĩ nghỉ trong một ngôi chùa. Bất ngờ, toán tuần tiễu Pháp do viên đội người Pháp là Trung sĩ Fillipe, chỉ huy đồn Ghênh, cùng 15 lính khố đỏ từ Kẻ Sặt về đồn Ghềnh, khi qua Bần Yên Nhân thì phát hiện ra toán của Lãnh Giang liền bao vây tấn công.
Tuy nhiên, người Pháp đã đánh giá sai đối thủ. Mặc dù có lợi thế công sự bao vây, toán quân Pháp bị quân Lãnh Giang chống trả kịch liệt, làm tiêu sao sinh lực. Sau nhờ tiếp viện của hai toán tuần tra khác do 2 viên quản (Thượng sĩ) Soler và Sumaran chỉ huy nghe tiếng súng liền tới tiếp viện. Lãng Giang chỉ huy quân sĩ nhiều lần đánh bật quân Pháp ra xa ngôi chùa, tuy nhiên ông lại trúng đạn tử trận. Các binh sĩ mở đường máu đưa xác ông vào trong làng, được nhân dân giấu trong đống rơm, quân Pháp không tìm ra. Khi quân Pháp rút, nghĩa quân đưa xác ông về Bãi Sậy.
Sau khi đưa thi hài ông về đến căn cứ Bãi Sậy, một tang lễ được cử hành trọng thể, có đông đủ các tướng lĩnh, nghĩa quân, nhân dân đến để tang. Lửa đốt suốt đêm, sáng rực cả một vùng. Quân Pháp và Hoàng Cao Khải ở các đồn xung quanh biết nhưng không dám đem quân đến đánh. Mộ ông đắp to trên một khu đất cao tại căn cứ. Về sau lại thiên đi nơi khác, cuối cùng con cháu ông mới đưa về táng tại khu Mả Quan xã Xuân Dục. | 1 | null |
Quốc lộ 27B là con đường chạy trong địa phận hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.
Quốc lộ 27B bắt đầu từ Km 238+996 trên Quốc lộ 27 thuộc thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và điểm cuối là giao cắt với Quốc lộ 1 tại km1515+900 thuộc xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Chiều dài toàn tuyến là 53 km trong đó đoạn qua tỉnh Ninh Thuận là 40 km thuộc các huyện Ninh Sơn, Bác Ái và đoạn qua Khánh Hòa chỉ 13 km thuộc về thành phố Cam Ranh. | 1 | null |
Tâm vật lý học điều tra một cách định lượng mối quan hệ giữa các kích thích vật lý với cảm giác và nhận thức mà nó tác động. Tâm vật lý học được mô tả là "sự nghiên cứu một cách khoa học mối liên hệ giữa kích thích mà cảm nhận" hoặc đầy đủ hơn là "sự phân tích các tiến trình nhận thức bằng cách nghiên cứu tác động lên kinh nghiệm hoặc hành vi của một đối tượng bằng cách điều chỉnh có hệ thống các thuộc tính của một nhân tố kích thích trên một hoặc nhiều thước đo vật lý".
Tâm vật lý học cũng đề cập đến một tập hợp các phương pháp nói chung có thể áp dụng để nghiên cứu một hệ thống nhận thức. Các ứng dụng hiện này có xu hướng dựa nhiều vào phân tích người quan sát hoàn hảo và lý thuyết phát hiện tín hiệu.
Tâm vật lý học có những ứng dụng thực tiễn quan trọng. Ví dụ trong nghiên cứu xử lý tín hiệu số, tâm vật lý học đã báo trước sự phát triển của các mô hình và phương pháp nén mất mát. Những mô hình này giải thích vì sao con người ít nhận ra sự suy giảm của chất lượng tín hiệu khi tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh bị định dạng bằng phương pháp nén mất mát. | 1 | null |
Đồ họa vector trong đồ họa máy tính sử dụng các tọa độ trong mặt phẳng 2 chiều để biểu diễn hình ảnh. Các tọa độ này sẽ góp phần tạo nên các path và các path này còn có thể có các thuộc tính như màu nét, hình dạng, độ dày... Ảnh được tạo thành bằng kỹ thuật này được gọi là ảnh vector. Các định dạng ảnh vector phổ biến hiện nay bao gồm: SVG, EPS, PDF.
Ưu điểm và Khuyết điểm.
Ảnh vector có thể kéo to nhỏ tùy ý mà không bị vỡ, các đường viền cũng không bị giảm chất lượng. Dữ liệu có trong ảnh vector ít hơn ảnh bitmap, do đó ít tốn dung lượng lưu trữ hơn.
Khi tạo và chỉnh sửa ảnh vector, có thể thực hiện các thao tác như: xoay, lật, kéo giãn, tô màu và tô màu chuyển sắc, dùng nhiều lớp hình ảnh, thay đổi độ trong suốt của hình; đồng thời cắt, nối, cắt phần giao nhau và thực hiện nhiều thao tác khác.
Người ta có thể thay đổi hình dạng của ảnh bằng cách thêm, bớt, xoay, di chuyển các điểm mút. Tuy nhiên, dạng ảnh này cũng có mặt hạn chế là nhìn không thật, sự chuyển màu, sắc độ ít tinh tế hơn ảnh bitmap.
Ứng dụng của ảnh Vector.
Ảnh Vector thường được sử dụng trong các trường hợp như:
Định dạng tập tin ảnh Vector.
Các tập tin Vector có định dạng mở rộng như: SVG, WMF, CDR, AI. | 1 | null |
Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam thành lập ngày 15/3/1953 là đơn vị doanh nghiệp đầu tiên của ngành Văn hoá ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đánh dấu sự ra đời của nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam với nhiệm vụ chính là tuyên truyền, biểu dương và giáo dục nhân dân thông qua chiếu bóng và chụp ảnh. Những nhiệm vụ này đã chi phối toàn bộ hoạt động của điện ảnh Việt Nam trong một thời gian dài. Từ năm 2010 ngày 15/3 hằng năm được chọn là Ngày Điện ảnh Việt Nam.
Lịch sử.
Ngày 2-9-1945 Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, với bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình ở Hà Nội. Những hình ảnh về ngày lịch sử đó đã được một ống kính quay phim bí mật ghi lại (mãi đến năm 1974, nhân có đoàn làm phim của đạo diễn Phạm Kỳ Nam sang Pháp làm bộ phim tài liệu "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh", những thước phim trên mới được trao lại cho những ngời làm điện ảnh Việt Nam như món quà tặng của một nhà quay phim vô danh nào đó cho đến nay vẫn dấu tên).
Những bộ phim tài liệu đầu tiên trong giai đoạn này do người Việt Nam quay (có tiếng thuyết minh, có âm nhạc phụ hoạ) là các phim "Hồ Chủ tịch tại Pháp", "Hội nghị Fontainebleau", "Phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp" do một nhóm sinh viên Việt Nam học tại Pháp lúc bấy giờ thực hiện nhân chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giữa năm 1946 cùng diễn biến của Hội nghị Fontainebleau của hai phái đoàn Việt Pháp để bàn về quan hệ giữa 2 nước trong bối cảnh mới.
Từ những năm tháng đầu tiên hoạt động của mình, chính quyền Cách mạng trong muôn vàn công việc đầy khó khăn, bề bộn đã sớm quan tâm đến điện ảnh với những việc làm cụ thể và thiết thực như:
Nhận thức tác dụng to lớn của việc tuyên truyền bằng hình ảnh, tháng 3 năm 1946 Chính phủ mới đã thành lập một bộ phận gọi là Điện - Nhiếp ảnh nằm trong Bộ Thông tin Tuyên truyền. Khi Nha Tổng Giám đốc Thông tin, Tuyên truyền được thành lập - ngày 13/5/1946 (đến ngày 27/11/1946 đổi tên là Nha Thông tin), Nhiếp ảnh và Điện ảnh là một tổ thuộc phòng 5. Tổ này do Phan Nghiêm phụ trách.
Vốn liếng của Bộ phận điện ảnh này chỉ có một máy chiếu bóng nhãn hiệu Debri 16mm và mấy bộ phim tài liệu do kiều bào bên Pháp gửi về tặng. Tuy vậy người ta cũng tổ chức một toa xe lửa lưu động để đem những phim trên đi chiếu suốt từ Bắc chí Nam dọc theo con đường sắt xuyên Việt. Đội chiếu bóng lưu động đầu tiên (gồm Chánh văn phòng Nha Thông tin, tuyên truyền Trần Kim Xuyến và Phan Nghiêm, Hoàng Thái, Phạm Đình Măng...), di chuyển từng chặng bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam - cuối mùa Thu sang đầu mùa Đông năm 1946, chiếu các phim phóng sự cỡ 16mm do nhóm Việt kiều yêu nước mang tên "Sao Vàng" của họa sĩ Mai Trung Thứ thực hiện. Sau một tuần lễ chiếu ở Hà Nội, Đội chiếu bóng lưu động lần lượt chiếu tại Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Do Pháp đã tấn công vào Tuy Hoà (Phú Yên), Đội chiếu bóng lưu động không thể đi tiếp vào Nam Bộ, phải quay trở ra Hà Nội, ngược theo Đường 1 lên chiếu tại thị xã Lạng Sơn. Tại đây, vì quân Pháp gây hấn và bao vây thị xã, Đội chiếu bóng lưu động buộc phải rút khỏi vòng vây, trở về Hà Nội.
Sự thành lập.
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, các cơ quan Trung ương duy chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Bộ Phận Điện ảnh, Nhiếp ảnh cùng các cơ quan trực thuộc Nha Thông tin rút từ Hà Nội ra Chùa Trầm (Sơn Tây), rồi lên Việt Bắc khu vực cây số 3 (Bắc Cạn). Sau một vài lần chuyển địa điểm, bộ phận Điện ảnh, Nhiếp ảnh đến Công Bằng, Sơn Dương, Tuyên Quang, tại đây, tháng 7/1950, Phòng Điện, Nhiếp ảnh được thành lập do Nguyễn Hùng phụ trách. Ít lâu sau đó Phòng Điện, Nhiếp ảnh, lúc này do Phạm Văn Khoa phụ trách, dời về xây dựng cơ sở ổn định tại khu rừng cọ ở Bản Bắc, Điềm Mạc, Định Hoá, Thái Nguyên. Và chính tại nơi này, trên cơ sở phòng Điện, Nhiếp ảnh được tăng cường về một số văn nghệ sĩ, cán bộ chính trị, công nhân, học sinh trung học các trường ở vùng tự do và có thêm một số máy móc, phim ảnh (do Trung Quốc, Liên Xô, Tiệp Khắc viện trợ). Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam thuộc Nha tuyên Truyền và văn nghệ (trước là nha Thông tin) đã ra đời –theo sắc lệnh số 147/SL ngày 15/3/1953 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh, với 4 nhiệm vụ:
Tổ chức và mục tiêu ban đầu.
Nhà hoạt động văn hoá nghệ sĩ Phạm Văn Khoa được giao trọng trách đứng đầu Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Trong ban phụ trách đầu tiên của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam còn có Lê Viên, Nguyễn Hùng, Phan Nghiêm, Phan Trọng Quang, Mai Lộc, Vũ Phạm Từ, Trần Quốc Phi.
Thời gian này có người từng ở trong Ban phụ trách Phòng Điện-Nhiếp ảnh đã đi học trường Đảng (Nguyễn Ngọc Trung).
15 tháng 3 năm 1953 trở thành "ngày khai sinh chính thức Điện ảnh Cách mạng Việt Nam", đồng thới đó cũng là ngày ghi cột mốc đánh dấu "sự ra đời của tổ chức phổ biến phim thuộc lực lượng điện ảnh cách mạng" nước ta. Và khu đồi cọ ở Bản Bắc, xã Điềm Mạc, huyện Định Hoá từ đó được coi là "cái nôi" của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Cũng chính tại khu rừng cọ bản Bắc này, trước ngày doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam ra đời, vào cuối năm 1951 có một cuộc hội tụ của những người kháng chiến hoạt động về Điện ảnh ở chiến khu Việt Bắc và Nam Bộ Thành đồng tổ quốc, với sự có mặt của một số gương mặt tiêu biểu của điện ảnh kháng chiến Nam Bộ là Nguyễn Phụ Cấn, Võ Thành Tắc, Nguyễn Công Son (điện ảnh khu 8), Lê Minh Hiền, Nguyễn Thế Đoàn (Điện ảnh khu 9). Nhà quay phim kiêm đạo diễn Mai Lộc.
Ngay sau đó được bổ sung vào Ban phụ trách của Phòng Điện - Nhiếp ảnh - Tổ chức tiền thân của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Từ thời điểm ấy, năm 1951, trên thực tế phòng Điện - Nhiếp ảnh mặc nhiên đã trở thành cơ quan chăm lo chung cho mọi hoạt động Điện ảnh của nước ta.
Với sự ra đời của Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam, từ đấy, ở nước ta có thêm một thành viên tích cực trong đội ngũ của những người xây dựng nền văn hoá mới của Việt Nam với ba tính chất của dân tộc, khoa học và đại chúng, chung sức chung lòng thực hiện lời chỉ dạy của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946): "Văn hoá phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ; phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm đối tượng phản ánh; đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của nền văn hoá xưa và nay"
Sự phát triển và mở rộng trong chiến tranh.
Đi đôi với việc cử các đoàn chiếu bóng lưu động đến các nơi phục vụ bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biện, thanh niên xung phong và các vùng mới được giải phóng, từ năm 1953 Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam bắt đầu tiến hành thí điểm hoạt động kinh doanh với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Chính phủ. Ngoài vốn cố định là số máy móc, thiết bị chiếu phim có trong tay, vốn lưu động của Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam buổi ban đầu chỉ gồm có vài chục bộ phim truyện, tài liệu, hầu hết là phim của Liên Xô, Trung Quốc viện trợ và 5 tấn thóc do Bộ Tài chính cấp theo đề nghị của "Nha Truyên truyền và văn nghệ".
Đoàn chiếu bóng lưu động số một (Trưởng đoàn Phạm Đình Măng) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của anh Phan Trọng Quang, được giao nhiệm vụ làm thí điểm bán vé thu tiền (vé người lớn 1 hào, vé trẻ em 5 xu). Rồi lần lượt các đoàn khác cùng tham gia thực hiện. Trong nửa năm cuối 1953 các đoàn đã chiếu 120 buổi chiếu 752.000 lượt người xem. Thành công của đợt chiếu thí điểm này khẳng định chủ trương đúng đắn về doanh thu chiếu bóng, làm giảm bớt phần kinh phí do Nhà nước phải cấp phát và làm rõ khả năng lấy thu bù chi trở thành hiện thực và tiến tới kinh doanh có lãi, hỗ trợ cho khâu sản xuất phim, tạo điều kiện cho ngành phát triển.
Do hoạt động theo phương thức kinh doanh đạt hiệu quả tốt, "Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam" có điều kiện phát triển nhanh, quy mô hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ cuối năm 1953 đến mùa thu năm 1954, các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ về phổ biến phim chính thức bắt đầu hình thành và làm việc chuyên trách: Bảo quản và tu sửa phim, tài vụ... Cơ sở sửa chữa, bảo quản máy móc, thiết bị chiếu phim phát triển thành Ban Xưởng Máy. Ban điều hành của Ban gồm Nguyễn Việt Tường (Trưởng ban), Đinh Quang An (Phó ban), Phi Công Quảng, Trần Đức Nhung (Uỷ viên). Ban Xưởng máy vừa làm việc tại cơ quan, vừa đi đến từng đoàn chiếu bóng lưu động để sửa chữa, lại mở chỗ đào tạo công nhân kỹ thuật chiếu phim.
Năm 1954, trên toàn miền Bắc riêng lực lượng chiếu bóng quốc doanh thực hiện được 6.425 buổi chiếu cho 15.200.000 lượt người xem. Chỉ mới năm thứ hai hoạt động theo phương thức kinh doanh, đi đôi với việc phục vụ quân, dân ta đánh thắng giặc Pháp xâm lược, "Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam" đã tự trang trải được mọi chi phí thực hiện của mình.
Thời kỳ này Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam được đặc biệt ưu tiên trong việc tuyển chọn người và đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên chuyên ngành. Nhờ vậy, ở bất kỳ khâu chuyên môn, nghiệp vụ nào điện ảnh cũng có đủ số người tay nghề vững và tận tụy với công việc.
Trong số những người hoạt động điện ảnh thời kỳ ở chiến khu Việt Bắc có những người ở các thời kỳ sau này có nhiều cống hiến quan trọng cho ngành. Nhiều người trở thành nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà kỹ thuật điện ảnh có công lao lớn, nhà biên kịch có uy tín. Một số trở thành những người lãnh đạo Cục điện ảnh và Hội điện ảnh Việt Nam. Một số khác trở thành những người lãnh đạo chủ chốt ở các lĩnh vực đào tạo, sản xuất phim, kỹ thuật in tráng phim, cơ khí điện ảnh và phổ biến phim. Phần lớn trong số đó, hoặc ít hoặc nhiều năm, đều đã từng có mặt trong "Đội quân chiếu bóng" thủa ban đầu.
Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách riêng làm hai bộ phận: Xưởng phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam (FAFILM VIETNAM). Các chi nhánh mở rộng ra các tỉnh thành và tiếp tục hoạt động đến Thời kỳ Đổi mới. | 1 | null |
Vong Sarendy (1929-1975) là Thiếu tướng Hải quân Quân lực Quốc gia Khmer. Nguyên Tư lệnh Hải quân Quốc gia Khmer (MNK) từ năm 1970 đến 1975 và là thành viên Ủy ban tối cao nước Cộng hòa Khmer hoạt động trong thời gian thủ đô Phnôm Pênh bị toàn quân Khmer Đỏ vây hãm.
Tiểu sử.
Thiếu thời.
Vong Sarendy sinh ra tại Phnôm Pênh vào ngày 3 tháng 10 năm 1929. Suốt thời thơ ấu sống cùng gia đình ở làng Mong tỉnh Battambang. Vào năm 11 tuổi, cha ông qua đời vì bạo bệnh, ít lâu sau ông cùng người anh trai đến Phnôm Pênh để hoàn thành việc học theo đúng di nguyện của người cha trước khi mất. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông bắt đầu vào học quân sự tại Pháp. Năm 1963, ông kết hôn với Nareine Saphon có ba con là Narendy (1963), Sirenda (1964) và Saphira (1966).
Binh nghiệp.
Tốt nghiệp năm 1954, Vong Sarendy nhận được học bổng vào học trường sĩ quan hải quân Brest ở Pháp. Ra trường với tấm bằng loại ưu và trở về Campuchia vào năm 1957, được bổ nhiệm làm Trung tá căn cứ hải quân Ream. Năm 1963, ông từ bỏ chức vụ để nhận học bổng quân sự tại Monterey, California, Mỹ nhưng phải vội về nước sau vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy, 2 tháng trước thời hạn. Quá trình thực tập của ông bị hủy bỏ khi Quốc trưởng Norodom Sihanouk quyết định đứng về phía Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Vong Sarendy tiếp tục trải qua 2 năm thực tập tại Trường Quân sự "École Militaire" ở Paris vào năm 1968. Ngay khi trở về nước liền được thăng bậc Đại úy Hải quân và Tư lệnh Hải quân thứ hai trong Hải quân Quốc gia Khmer.
Sau cuộc đảo chính do tướng Lon Nol cùng phe nhóm thân tín tiến hành lật đổ chính phủ Sihanouk cũng như phế truất ông ta, Hải quân Hoàng gia Khmer được đổi tên thành Hải quân Quốc gia Khmer. Vong Sarendy được thăng lên tới cấp bậc Chuẩn Đô đốc và thay thế Pierre Coedes, viên chỉ huy cũ làm Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Quốc gia Khmer. Cộng hòa Khmer mới thành lập đã tiếp nhận một đợt tàu thuyền và các trang thiết bị được tiêu chuẩn hóa do Hoa Kỳ viện trợ. Thêm vào đó, tới tháng 9 năm 1974, quân số Hải quân Quốc gia Khmer đã tăng gấp mười lần với tổng cộng 16.500 quân dưới sự chỉ huy của ông. Ngày nay, Vong Sarendy được công nhận là một trong những viên tư lệnh kiệt xuất nhất của Hải quân Quốc gia Khmer.
Theo một báo cáo của CIA hiện đang được giải mật từ ngày 14 tháng 8 năm 1970, một hội đồng bí mật mang tên "Ủy ban Cách mạng" đã tổ chức và lên kế hoạch vụ đảo chính nhằm lật đổ Hoàng thân Sihanouk và dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Khmer. Vong Sarendy được ghi nhận là một trong mười hai thành viên của ủy ban này.
Trong suốt cuộc nội chiến Campuchia giữa Khmer Đỏ và Cộng hòa Khmer, Vong Sarendy được dư luận trong và ngoài nước khen ngợi coi ông như một ví dụ điển hình về tính kỷ luật và đạo đức trong lực lượng của mình. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ bắt đầu khởi động chiến dịch Eagle Pull sơ tán tất cả các công dân Mỹ còn lại ở Phnôm Pênh đang bị lực lượng Cộng sản vây hãm cũng như quyền Tổng thống Saukham Khoy và nội các của ông. Sau khi Saukham Khoy ra đi, một ủy ban tối cao, bao gồm Vong Sarendy và sáu quan chức cấp cao khác được thành lập để tạm điều hành nước cộng hòa trong những ngày cuối cùng. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Phnôm Pênh bị đánh chiếm hoàn toàn đánh dấu sự sụp đổ của chế độ cộng hòa và ủy ban này chỉ ở lại nhiệm sở trong 5 ngày thì chính thức giải tán, hầu hết các thành viên trong ủy ban đều bị Khmer Đỏ sát hại.
Ảnh hưởng văn hóa.
Vong Sarendy xuất hiện ngắn ngủi trong bộ phim năm 1969 do chính Sihanouk đạo diễn là "Shadow Over Angkor" (Hình bóng Angkor). Ông vào vai một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Khmer. Trớ trêu thay, bộ phim lại xoay quanh vào một âm mưu lật đổ chính phủ Campuchia.
Ngoài ra, ông còn được đề cập đến trong cuốn sách của John Marcinko với tựa đề "The Rogue Warrior" (Chiến sĩ thầm lặng). Tác phẩm của ông là một bài tường thuật sinh động về cuộc nội chiến Campuchia. | 1 | null |
Egbert (cũng được viết Ecgberht, Ecgbert hoặc Ecgbriht; 771/775 - 839) là vua của Wessex từ 802 cho đến khi ông qua đời năm 839. Cha của ông là Ealhmund của Kent. Trong thập niên 789, Egbert bị buộc phải sống lưu vong bởi Offa của Mercia và Beorhtric của Wessex, khi Beorhtric qua đời năm 802 Egbert trở lại và lên ngôi.
Thông tin chung.
Vào năm 802, sau khi Beohtric mất, Egbert đã kế vị ngai vàng và ngay lập tức loại bỏ Wessex khỏi liên minh Mercia và củng cố quyền lực của mình như một nhà cai trị độc lập. Năm 825, Egbert đánh bại Beornwulf của Mercia và kết thúc quyền lực tối cao của Mercia trong trận Ellandun, và tiến hành kiểm soát các xứ phụ thuộc ở miền đông nam nước Anh. Năm 829, Egbert đánh bại Wiglaf của Mercia và tạm thời cầm quyền Mercia trực tiếp. Cuối năm đó, ông nhận sự quy phục của vua Northumbrian tại Dore. Biên niên sử Anglo-Saxon sau đó mô tả Egbert như là một bretwalda ( hay "Người cai trị của Anh").
Egbert không thể duy trì vị trí thống trị này, và trong vòng một năm và Wiglaf giành lại được ngai vàng của Mercia. Tuy nhiên, Wessex đã giữ lại kiểm soát của Kent, Sussex và Surrey, những vùng lãnh thổ đã được trao cho Egbert của con trai Æthelwulf để cai trị như là một phó vương dưới Egbert. Khi Egbert qua đời năm 839, Æthelwulf kế nhiệm ông, các vương quốc đông nam cuối cùng đã bị thôn tính và sáp nhập vào vương quốc Wessex sau cái chết của Æthelwulf trong năm 858. | 1 | null |
Mercia (, ) là một trong các vương quốc của thất quốc Anglo-Saxon. Vương quốc này tập trung vào các thung lũng của sông Trent và các nhánh của nó trong khu vực hiện nay được gọi là Trung du Anh. Tên được Latin hóa tiếng Anh cổ là "Mierce" hoặc "Myrce", có nghĩa là "dân biên giới". Các nước láng giền của Mercia gồm có Northumbria, Powys và các vương quốc ở miền nam xứ Wales, Wessex, Sussex, Essex và East Anglia. Tên gọi Mercia vẫn còn trong sử dụng ngày nay bởi một loạt các tổ chức, bao gồm cả các đơn vị quân đội, các cơ quan công cộng, thương mại và tự nguyện, và là một tên cho nữ. | 1 | null |
Hải âu mày đen (Tên khoa học: Thalassarche melanophris) là một loài chim biển trong họ Diomedeidae. Chúng là loài phân bố rộng rãi nhất của họ.
Nguồn gốc tên gọi.
Nguồn gốc của tên khoa học "melanophris" đến từ hai từ tiếng Hy Lạp "melas" hoặc "melanos", có nghĩa là "đen", và "ophris", có nghĩa là "lông mày", đề cập đến vùng lông đen xung quanh mắt.
Mô tả.
Hải âu mày đen là một loại hải âu cỡ vừa, độ dài khoảng với độ sải cánh và cân nặng trung bình . Nó có thể có tuổi thọ hơn 70 năm. Nó có yên và phần trên cánh màu xám ngược lại với mày trắng của các phần khác. Phần dưới cánh hầu hết trắng với rìa đen bất thường. Nó có lông mày tối với mỏ vàng cam và phần cuối mỏ mày đỏ cam. Con trưởng thành có mỏ màu tối hơn, cổ và đầu màu xám với cánh dưới màu tối. Cách phân biệt nó với các loài hải âu khác là lông mày tối và viền cánh đen nhưng bên trong trắng và bỏ màu cam nhưng phần cuối mỏ đậm màu hơn. Hải âu Campbell có đặc điểm rất giống nhưng mắt màu nhạt hơn.
Số lượng và Hành vi.
Chúng rất ồn ào vì chúng kêu be be để đánh dấu lãnh hổ.
Chế độ ăn.
Hải âu mày đen ăn cá, mực, giáp xác, xác thối và rác thải của ngư dân. Loài này đã được chứng kiến lấy trộm thức ăn từ các loài khác.
Sinh sản.
Loài này thông thường làm tổ trên dốc bao phủ bởi bụi cỏ cao và đôi khi trên vách đá, tuy nhiên, trên quần đảo Falklands nó tổ trên đồng cỏ trên bờ biển. Chúng sinh sản hàng năm mỗi năm 1 quả trứng từ khoảng 20 tháng chín đên 1 tháng mười một, mặc dù giống ở Falklands, Crozet, và Kerguelen đẻ khoảng 3 tuần sớm hơn. Ấp trứng được thực hiện bởi cả hai giới và kéo dài 68-71 ngày. Sau khi trứng nở, những đứa con có 120 đến 130 ngày để đủ lông đủ cánh. Con trưởng thành sẽ trở lại lãnh thổ sống sau hai đến ba năm nhưng chỉ để luyện tập nghi lễ tán tỉnh tán tỉnh, vì chúng bắt đầu phối giống lúc khoảng 10 tuổi.
Hải âu mày đen phổ biến ở phí nam. Chúng phối giống ở 12 đảo khác nhau
Bảo tồn.
Cho đến năm 2013, Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN phân loại loài này là có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng giảm mạnh. Chúng suy giảm 67% số lượng sau hơn 64 năm. Do sự gia tăng đánh bắt cá ở nam dương, đặc biệt là xung quanh Nam Georgia đã được cho là nguyên nhân chính của sự suy tàn của loài chim này, Hải âu mày đen đã được tìm thấy bị giết phổ biến nhất bởi người đánh cá. Đánh cá bằng dướng ở Nam Phi cũng là 1 nguyên nhân chính. Những nỗ lực bảo tồn đang bắt đầu với loài này được đang được tiến hành ở các đảo và trung tâm phối giống. Đảo Heard, đảo McDonald, Đảo Macquarie, và đảo New Zealand là Di sản thế giới. Cuộc điều tra số lượng ban đầu ở Chile cũng đã hoàn tất. | 1 | null |
Chaetodon melannotus là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rabdophorus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801.
Từ nguyên.
Từ định danh "melannotus" được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: "mélanos" (μέλανος; "đen") và "nôtos" (νώτου; "lưng"), hàm ý đề cập đến phần lưng sẫm đen ở loài cá này, thường chỉ nhìn thấy được vào ban đêm hoặc khi cá sợ hãi.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ Biển Đỏ dọc theo bờ biển Đông Phi, "C. melannotus" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo Samoa và Tonga, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến bờ đông Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Nouvelle-Calédonie.
Ở Việt Nam, "C. melannotus" được ghi nhận tại cù lao Chàm (Quảng Nam) và quần đảo Hoàng Sa; đảo Lý Sơn và vùng bờ biển Quảng Ngãi; Phú Yên; vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa); Ninh Thuận; cù lao Câu và một số đảo đá ngoài khơi Bình Thuận; cũng như tại Côn Đảo và quần đảo Trường Sa.
"C. melannotus" sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ hoặc trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 25 m; cá con thường ẩn mình giữa các nhánh của san hô "Montipora".
Mô tả.
"C. melannotus" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 18 cm. Loài này có màu xám trắng với các sọc chéo màu đen ở hai bên thân (các sọc ngắt đoạn thành các hàng chấm ở bụng, dọc gốc vây hậu môn và lưng trước). Vùng lưng sẫm đen. Đầu có một sọc đen từ gáy băng dọc qua mắt; mõm vàng. Vây ngực trong suốt và có đốm vàng ở gốc, các vây còn lại có màu vàng tươi, trừ nửa sau của vây đuôi trong suốt. Ở phía trước của gốc vây hậu môn có các đốm đen hợp thành cụm. Nửa trên của cuống đuôi có một đốm đen (đốm này của cá trưởng thành không lan rộng toàn bộ cuống đuôi như cá con).
Số gai ở vây lưng: 12; Số tia vây ở vây lưng: 18–20; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 16–18; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 33–39.
Phân loại học.
Trong phân chi "Rabdophorus", "C. melannotus" hợp thành nhóm chị em gần nhất với "Chaetodon selene" và "Chaetodon ocellicaudus". Cả ba loài đều có vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn màu vàng, nhưng "C. melannotus" và "C. ocellicaudus" là hai loài có kiểu hình giống nhau nhiều nhất.
"C. ocellicaudus" không có cụm đốm đen ở gốc vây hậu môn và lưng không sẫm đen như "C. melannotus", và nếu quan sát kỹ, đốm đen trên cuống đuôi của "C. ocellicaudus" sẽ nằm ngay giữa (không lệch về phía rìa trên như "C. melannotus").
Sinh thái học.
"C. melannotus" là loài ăn san hô chuyên biệt, bao gồm cả san hô cứng (đặc biệt là san hô của chi "Acropora" và "Montipora") và san hô mềm.
"C. melannotus" thường kết đôi với nhau, nhưng cũng có thể sống đơn độc hoặc hợp thành đàn. Những cá thể cùng giới ở loài này cũng thường bắt cặp với nhau, có thể là để tăng cường cảnh giác trước những loài săn mồi.
Thương mại.
"C. melannotus" thường được xuất khẩu trong ngành thương mại cá cảnh. | 1 | null |
Bão tại Hải Phòng năm 1881 là một cơn bão đã tấn công Hải Phòng thuộc vùng Bắc Kỳ của nước Đại Nam vào ngày 8 tháng 10 năm 1881; trước đó nó cũng đã tấn công khu vực phía Bắc vùng Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha. Tổng số nạn nhân thiệt mạng do bão lên tới con số khoảng 23.000, 20.000 trong số đó là tại vùng Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha, ngày nay là Philippines, khiến nó trở thành một trong những cơn bão thảm khốc nhất trong lịch sử. Đây là cơn bão chết chóc nhất tại Philippines, con số người chết nhiều gấp 3 lần so với bão Haiyan. Một số thông tin nhầm lẫn cho rằng bão đã khiến 300.000 người chết tại Hải Phòng, nhưng thực tế theo số liệu dân số năm 1897, thành phố chỉ có 18.480 người sinh sống.
Tại Việt Nam, nếu tính theo thang bậc được sử dụng tại quốc gia này hiện tại, cơn bão đổ bộ vào Hải Phòng tháng 10 năm 1881 đạt sức gió cấp 13-14, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam không khẳng định và cũng không phủ nhận con số thiệt hại nhân mạng vì cơ quan này không có đủ hồ sơ dữ liệu song cũng cho rằng "thiệt hại nhân mạng là không nhỏ với những vùng đồng bằng trũng như ở nước ta một khi không có sự đề phòng". | 1 | null |
Sisu SA-150 là một loại xe tải đi đường địa hình, có kích thước trung bình, hai trục được chế tạo bởi Hãng chế tạo xe hạng nặng Oy SISU-Auto Ab từ năm 1982 đến năm 1991. Xe tải bốn bánh với công suất tải của 6 400 kg đã được phát triển để kéo các khẩu pháo hạng nặng của lực lượng Quốc phòng Phần Lan.
Phát triển.
Dựa trên kinh nghiệm từ SISU A-45 và do các khẩu pháo mới, các khẩu pháo nặng hơn, cần đến một nhu cầu cho xe mạnh mẽ hơn trong Các lực lượng quốc phòng Phần Lan. Do đó, Sisu-Auto bắt đầu một dự án phát triển của một xe tải địa hình cỡ trung hoàn toàn mới. [4]
Công tác thiết kế kỹ thuật bắt đầu vào năm 1978 ở văn phòng chính của Sisu-Auto lúc đó tọa lạc ở phố Fleming, Helsinki. Giám đốc quản lý dự án là Seppo Kokkola, kỹ sư trưởng của công ty. Các thành viên khác là Kari Lindholm, Veli Vallinoja, Uoti Hartikainen và Kalevi Kakko các kỹ sư đáng chú ý nhất của Sisu-Auto. Điểm khởi đầu là khả năng tương thích NATO, có thể được nhìn thấy ví dụ trên kích thước lốp 14,00-20 và hình dáng chung của chiếc xe. Việc lắp ráp nguyên mẫu đầu tiên được bắt đầu vào tháng 11 năm 1979 và chạy thử nghiệm đầu tiên được thực hiện tại tháng hai sau tiếp đó. Trong tháng tư, các mẫu thử nghiệm đã được đưa đến Rovajärvi để thử nghiệm tại hiện trường và trong mùa thu tiếp đó đã bắt đầu một chương trình thử nghiệm nửa năm. Chiếc xe đã vượt qua các bài kiểm tra của các lực lượng quốc phòng.
Nguyên mẫu được gọi là SA-140. Nó có động cơ được hỗ trợ bởi một tăng áp Valmet tăng áp 611 công suất 140 kW. Tốc độ tối đa là 100 km / h và với tỉ số truyền lớn nhất, tốc độ tối đa là 1,6 km / h. Chiếc xe rõ ràng là lớn hơn và mạnh mẽ hơn so với A-45. Trọng lượng hạn chế của nó là gần giống như tổng trọng lượng từ A-45.
Tại giai đoạn phát triển ban đầu của nó A-45 đã được biệt danh là "Proto-SISU", đề cập đến nguyên mẫu bởi các sĩ quan quân đội Phần Lan. Rõ ràng, Sisu-Auto không thích tên gọi này và đặt tên xe là Masi, mà đi kèm từ Maasto-SISU, ″Terrain Sisu″. Masi cũng là tên Phần Lan Beetle Bailey. | 1 | null |
Sisu SA-110 là một nguyên mẫu một loại xe tải chạy địa hình hai trục hạng nhẹ sản xuất bởi hãng sản xuất xe tải hạng nặng Phần Lan Oy Sisu-Auto Ab vào năm 1986. Tổng cộng có 6 chiếc đã được sản xuất. Xe này có một phần bọc thép.
Sáng kiến cho sự phát triển xe đến từ Lực lượng Quốc phòng Phần Lan khi họ đã gửi một yêu cầu đối với một chiếc xe tải chạy địa hình hạng nhẹ cho hãng Sisu-Auto vào tháng 4 năm 1983. Vào thời điểm đó, các lực lượng Quốc phòng đã được lập kế hoạch để mua 1 000 chiếc xe đó. Sisu-Auto bàn giao một nguyên mẫu để thử nghiệm vào cuối năm 1986.
Thông số kỹ thuật.
Sisu-Auto chọn hai động cơ loại: Deutz BF 6 L 913 và Valmet 411 DSJ. Loại động cơ sau sử dụng trong bốn chiếc xe. Hộp số ZF-S5-35/2 được kết nối với một đơn bánh răng truyền động giảm thuộc thiết kế của riêng của Sisu. Các trục là loại cần trục và chúng được trang bị hệ thống phanh đĩa và hệ thống CTI.
Không giống như trong Masi, khung cứng và tốc độc di chuyển cao của bánh xe chỉ thực hiện bằng hệ thống treo. Trục trước được bung với lò xo cuộn, trục sau với lò xo lá parabol.
Đặc điểm.
Các thử nghiệm cho thấy, từ tính lưu động thì nó là chiếc xe tốt nhất trên thị trường. Động cơ bắt đầu ở -25 °C. SA-110 chạy trong tuyết sâu 60 cm và nước sâu 75–85 cm mà không có bất kỳ vấn đề. Nó có thể leo lên ngọn đồi dốc 30° và nó chạy lên một đống sỏi với một góc 25 ° dễ dàng. Do những đặc điểm này, chiếc xe được gọi là "sát thủ Unimog".
Những nhược điểm của nó là một sức mạnh động cơ quá nhỏ và mô-men xoắn quá thấp và cũng có một mức độ tiếng ồn quá cao, giá trị âm lượng cao nhất đo được trong cabin là 88 dB. Các vòng tròn quay 9,4 m được coi quá lớn và tỷ lệ của các bánh răng thứ 3 và thứ 4 bị chỉ trích.
Giá quá cao của chiếc xe là một trong những lý do tại sao không bắt đầu sản xuất hàng loạt. Xe có giá 85% của Masi và 50% của giá Pasi. | 1 | null |
Sân bay vũ trụ hay sân bay không gian là cơ sở phóng tàu không gian phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, khám phá vũ trụ hoặc mục đích thương mại. Một số nước có sân bay vũ trụ riêng trên thế giới như: Liên Xô (cũ)/Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Israel, Triều Tiên, Hàn Quốc, Brasil.
Sân bay vũ trụ của Nga nằm trong sa mạc thảo nguyên của Kazakhstan, có diện tích 6.717 km², cự ly 200 km (124 dặm) về phía đông của biển Aral, phía bắc sông Syr Darya, gần ga tàu hỏa Tyuratam, 90 mét trên mực nước biển. Khu đất này chính phủ Kazakhstan cho Nga thuê (hiện nay cho đến năm 2050) và được quản lý phối hợp của Cơ quan Không gian Liên bang Nga và lực lượng Không gian Nga. Hình dạng của khu vực cho thuê là một hình elip, kích thước đông-tây dài 90 km và bắc-nam dài 85 km, với sân bay vũ trụ nằm ở trung tâm. Ban đầu nó được Liên Xô xây dựng vào cuối những năm 1950 để làm cơ sở hoạt động cho chương trình không gian của Liên Xô. Theo chương trình không gian của Nga hiện nay, Baikonur vẫn còn là một cổng không gian bận rộn, với nhiều thiết bị thương mại, quân sự và khoa học phóng hàng năm. Vostok 1, tàu vũ trụ có người lái đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đã được đưa ra từ một trong bãi phóng Baikonur, mà hiện nay được biết đến như là Start Gagarin. | 1 | null |
Co thắt âm đạo hay hội chứng co thắt âm đạo hay chứng co thắt âm đạo (Danh pháp khoa học: Vaginismus) là triệu chứng xảy ra ở phụ nữ theo đó âm đạo của phụ nữ xảy ra hiện tượng co thắt trong quá trình quan hệ tình dục nam nữ. Đây là trạng thái co thắt mạch và không chủ ý của các cơ gần âm hộ. Trạng thái này xảy ra khi đưa bất cứ một vật lạ vào âm đạo làm cho lỗ ngoài của âm đạo co chặt lại.
Người phụ nữ bị chứng bệnh này sẽ không thể giao hợp được hoặc rất đau khi cứ cố giao hợp. Chứng co thắt âm đạo có thể dẫn đến dương vật của người đàn ông bị mắc kẹt dẫn đến việc hai người rơi vào tình trạng nam nữ dính liền theo kiểu "dính như sam" tuy nhiên về góc độ sinh lý, việc này khó có thể xảy ra do người phụ nữ tuy bị co thắt âm đạo bộc phát, không giãn ra nhưng dương vật của nam giới thì hoàn toàn có thể thu nhỏ và thoát ra.
Nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng co thắt, tuy nhiên chủ yếu gồm::
Triệu chứng.
Biểu hiện của chứng co thắt âm đạo thường gặp đó là khi quan hệ tình dục, người nữ cảm giác nóng rát ở âm đạo, dương vật của người nam đi vào khó khăn hoặc không thể thâm nhập được, sau đó cả hai cảm thấy đau đớn, không thỏa mãn, khó thở bức bối, người nữ còn bị co thắt ở phần chân, hông như thể bị chuột rút.
Hậu quả.
Co thắt âm đạo gây đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống gối chăn đôi lứa. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể khiến người phụ nữ bị đau trong những lần quan hệ, về lâu dài sẽ dẫn đến sự không hoà hợp tình dục vợ chồng và thậm chí là tan vỡ gia đình. Nam giới có thể coi thái độ lẩn tránh như là sự thờ ơ của vợ hoặc nghi ngờ nam tính của mình.
Vì rất đau đớn mỗi khi dương vật đưa vào âm đạo nên người phụ nữ rơi vào trạng thái tâm lý khó chịu, bực bội, từ đó phát triển tâm lý trầm cảm và tự kỷ ám thị tiêu cực về bản thân. Kết quả, nhiều phụ nữ bị chứng bệnh này tìm cách tránh mọi hoạt động tình dục, nhưng càng tránh, chứng rối loạn càng trầm trọng.
Chẩn đoán và điều trị.
Co thắt âm đạo là bệnh có thể chữa khỏi bằng cách tập kiểm soát và thả lỏng các cơ vùng âm đạo, đây được coi là có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát các cơ vùng âm đạo và khung xương chậu.
Chẩn đoán chứng bệnh này có thể thực hiện được ngay trong lần khám phụ khoa. Khi đó, người phụ nữ co rúm lại và khép chặt chân khi thầy thuốc khám. Cũng có phụ nữ chịu đựng tốt hơn khi khám, điều đó phụ thuộc vào người khám và ai có mặt trong lúc khám ví dụ như có chồng hoặc người thân đi theo sẽ có cảm giác an tâm.
Bản chất chứng co thắt đau âm đạo là sự co thắt các cơ ở âm đạo nên một số thầy thuốc cho rằng phải chữa sự co thắt này. Họ tiêm thuốc gây te tại chỗ vào khu vực âm đạo để giảm sự đau đớn mỗi khi giao hợp, một số cho bệnh nhân dùng Valium (thuốc an thần tạo sự yên tĩnh và chuẩn bị tốt hơn cho giao hợp).
Phương pháp của Masters và Johnson, thầy thuốc sẽ giao cho cặp bạn tình bộ nong Hegar. Với sự giúp đỡ của vợ, chồng sẽ đưa nong Hegar vào âm đạo vợ theo kích thước tăng dần. Khi chiếc nong to nhất đã đưa được vào trong âm đạo không gây đau đớn thì cần để trong âm đạo của vợ vài giờ vào ban đêm. Phần lớn sự co thắt có thể biến mất trong 3-5 ngày nếu cặp vợ chồng sử dụng số nong hàng ngày. Sau đó, có thể bắt đầu thử giao hợp.
Những khía cạnh tâm lý của chứng co thắt âm đạo cũng cần được quan tâm giải quyết. Tránh cảm giác lo lắng, sợ sệt của người phụ nữ
Ghi nhận về sự cố.
Co thắt âm đạo là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ, nhưng hiện tượng mắc kẹt thì rất hiếm vì âm đạo phụ nữ được cấu tạo để phù hợp với mọi dương vật cho nên trường hợp dính liền chỉ là hi hữu đến nỗi nó chỉ có trong những câu chuyện thần thoại mang tính nhục dục của con người, tình trạng dương vật bị giữ lại, không rút ra được sau khi quan hệ tình dục đã được đồn đại từ rất lâu trong lịch sử y học và được thêm bớt thành nhiều câu chuyện hài hước. Một số ghi nhận về hiện tượng này trong lịch sử và thần thoại.
Nhà nghiên cứu Rolesston cũng cho biết rằng có một trường hợp co thắt âm đạo và cầm tù dương vật đã xảy ra ở Warsaw, Ba Lan và kết thúc bằng sự tự tử của cả cặp vợ chồng. Tuy nhiên khi nghiên cứu những tài liệu từ thời Trung cổ cho đến tài liệu được đăng trên tờ tạp chí Piltz số 3 năm 1923, Rolesston cho rằng hiện tượng này đáng bị nghi ngờ vì nó chỉ là sự liên tưởng thoáng qua của trí nhớ và không có thực.
Một bác sĩ tên là Scanzoni báo cáo về một cặp bệnh nhân của ông ta, người chồng thường xuyên phải trì hoãn chuyện yêu đương vì mỗi lần như vậy, các cơ âm đạo của vợ lại co cứng quá mức. Trong lúc khoái cảm cực độ, các cơ âm đạo co thắt rất mạnh, giữ chặt dương vật và gây đau cho cả hai. Chúng có thể duy trì co thắt như thế trong một thời gian dài nên không thể rút dương vật ra được.
Tác giả người Anh Kraupl Taylor trong bài viết đăng trên tạp chí y học của Anh quốc tháng 2 năm 1979 đưa ra những dẫn chứng, nhận định về hiện tượng mắc kẹt này, theo đó co thắt âm đạo là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ, nhưng hiện tượng mắc kẹt thì rất hiếm, đến nỗi nó chỉ có trong những câu chuyện thần thoại mang tính nhục dục của con người. | 1 | null |
"Turn Around" là một ca khúc của nam ca sĩ người Anh Conor Maynard hợp tác với nam ca sĩ/nhạc sĩ, nhà sản xuất người Mỹ Ne-Yo, có trong album phòng thu đầu tay của Maynard, "Contrast" (2012). Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ ba của album, và được phát hành vào ngày 8 tháng 10 năm 2012. "Turn Around" được sáng tác bởi Chris Brown, Mikkel S. Eriksen, Tor Erik Hermansen, Benjamin Levin, Shaffer Smith và được sản xuất bởi Stargate, Benny Blanco, Plan J.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Turn Around" được phát hành đầu tiên trên YouTube vào ngày 9 tháng 9 năm 2012, với tổng độ dài là bốn phút và ba giây. Video được quay ở Los Angeles, California và được đạo diễn bởi Colin Tilley. | 1 | null |
Tuyến tùng (hay còn gọi là thể tùng, epiphysis cerebri, epiphysis, conarium hay con mắt thứ ba) là một tuyến nội tiết nhỏ trong thần kinh động vật có xương sống.
Nó tạo ra melatonin dẫn xuất từ melatonin, một hóc-môn tác động lên nhịp thức/ngủ và các chức năng theo mùa.
Hình dạng của nó giống như một quả tùng nhỏ (nên có tên đó) và nằm gần trung tâm của não, giữa hai bán cầu, chui trong rãnh chỗ gặp nhau của hai đồi não.
Cấu tạo.
Tuyến tùng nằm ở giữa não, ở giữa hai bán cầu, có hình hạt đậu.
Rối loạn chức năng tuyến tùng.
Tuyến tùng có thể tích tụ khoáng calci. Đây là hiện tượng vôi hóa (tích tụ calci) ở não hay còn gọi là "cát não" (brain sand). | 1 | null |
Chelmon rostratus, còn được gọi là cá bướm mỏ nhọn hoặc cá bướm môi nhọn trong một số tài liệu tiếng Việt, là một loài cá biển thuộc chi "Chelmon" trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.
Từ nguyên.
Tính từ định danh "rostratus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "giống như mỏ", hàm ý đề cập đến phần mõm dài và nhọn của loài cá này.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ biển Andaman, "C. rostratus" được phân bố trải dài về phía đông, băng qua vùng biển các nước Đông Nam Á đến quần đảo Solomon, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản và đảo Đài Loan, giới hạn phía nam từ vịnh Exmouth (Tây Úc) vòng qua phía bắc đến Sydney (Úc), bao gồm rạn san hô Great Barrier.
Tại Việt Nam, "C. rostratus" được ghi nhận tại quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và Hà Tiên (Kiên Giang), Côn Đảo, rừng ngập mặn Cần Giờ, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), vịnh Xuân Đài (Phú Yên), cù lao Chàm (Quảng Nam), vùng biển Quảng Ninh, đảo Phú Quốc và quần đảo Trường Sa.
"C. rostratus" sinh sống trên các rạn viền bờ, thường ở những vùng nước đục, và cũng được tìm thấy ở khu vực cửa sông (nước lợ), độ sâu đến ít nhất là 25 m. Tại Quảng Ninh, "C. rostratus" có thể được tìm thấy tại cửa sông Hà Cối.
Mô tả.
Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở "C. rostratus" là 20 cm. "C. rostratus" có màu trắng với 4 dải sọc cam ở hai bên thân (hai dải sọc ở đầu và thân trước hẹp hơn và thường có viền đen). Trên cuống đuôi có một dải màu nâu cam viền xanh; vây đuôi trong mờ, màu trắng. Vây lưng và vây hậu môn có màu vàng cam với một dải màu xanh lam ở gần rìa. Một đốm đen lớn viền xanh trên vây lưng.
Số gai ở vây lưng: 9; Số tia vây ở vây lưng: 28–30; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 19–21; Số tia vây ở vây ngực: 14–15; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 48–55.
Sinh thái học.
Mõm dài và nhọn giúp "C. rostratus" thích nghi với việc kiếm ăn ở các khe hốc nhỏ. Thức ăn của chúng bao gồm cua, giun nhiều tơ và một số loài thủy sinh không xương sống.
"C. rostratus" sống đơn độc và ghép đôi vào mùa sinh sản. Tuổi thọ lớn nhất được ghi nhận ở loài này là 10 năm.
Thương mại.
"C. rostratus" thường được xuất khẩu trong ngành buôn bán cá cảnh. | 1 | null |
Brügger & Thomet MP9 là loại súng tiểu liên được phát triển bởi công ty Brügger & Thomet tại Thụy Sĩ. Trên thực tế thì súng được phát triển với tên Steyr TMP năm 1992 bởi công ty Steyr-Mannlicher tại Áo nhưng do gặp khó khăn trong việc đăng ký để xuất khẩu theo luật Áo nên Steyr đã bỏ việc chế tạo loại súng này vào năm 2001 và công ty Brügger & Thomet đã mua lại thiết kế và phát triển hoàn thiện hơn với tên MP9. Súng đã được trang bị cho một số lực lượng cảnh sát tại Thụy Sĩ để sử dụng.
Thiết kế.
MP9 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với nòng xoay để khóa mở cũng như thoi nạp đạn bọc nòng. Thân súng được làm bằng nhựa tổng hợp để có trọng lượng nhẹ vì thế nó có thể có màu tùy thích. Súng bắn với thoi nạp đạn đóng để có độ chính xác tốt hơn, nó có ba cơ chế khóa an toàn là nút chọn chế độ bắn, khóa cố định cò và khóa an toàn phòng ngừa rơi súng. Nòng súng có rẵng để gắng các phụ kiện như ống hãm thanh.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng có thể gắn thêm các hệ thống nhắm khác phù hợp hơn với thanh răng phía trên thân súng. Hộp đạn rời của súng có thể chứa 15, 20, 25 hay 30 viên với hai hàng đạn. | 1 | null |
Centro là quận trung tâm của thành phố Madrid, Tây Ban Nha. Quận có diện tích khoảng 5,23 km² và dân số 148.714 người với mật độ dân số 28.434,8 người/km².
Địa lý.
Phân cấp hành chính.
Quận được chia thành 6 phường ("Barrios"):
Các khu phố khác là La Latina, Lavapiés và Puerta del Sol. | 1 | null |
Kore wa Zombie Desu ka? (これはゾンビですか?) có thể gọi tắt thành Korezon (これゾン) là loạt light novel do Shinichi Kimura thực hiện với sự minh họa của Kobuichi và Muririn. Loạt tiểu thuyết đã phát hành thẳng thành các tập với nhãn nhà xuất bản Fujimi Fantasia Bunko của Fujimi Shobo từ ngày 20 tháng 1 năm 2009 đến ngày 20 tháng 6 năm 2015.
Loạt tiểu thuyết đã được chuyển thể thành các loại hình truyền thông khác nhau. Sacchi đã thực hiện chuyển thể manga và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo. Studio Deen đã thực hiện hai chuyển thể anime của tiểu thuyết cùng các OVA khi phát hành phiên bản DVD. Bộ anime đầu tiên đã phát sóng từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 30 tháng 3 năm 2011, bộ anime thứ hai có tựa "Kore wa Zombie Desu ka? of the Dead" đã phát sóng từ ngày 05 tháng 4 đến ngày 07 tháng 6 năm 2012.
Sơ lược cốt truyện.
Cốt truyện xoay quanh Aikawa Ayumu, một người bị giết trong một vụ án giết người hàng loạt và được triệu hồi về bởi một người gọi hồn hùng mạnh và trở thành zombie. Anh cố gắng hết mình để có một cuộc sống bình thường nhưng khi gặp một cô gái là một masou shoujo thì anh lại vô tình lấy hết sức mạnh của cô và trở thành masou shoujo và anh phải chống lại các yêu quái gọi là Megalo thay cho cô, với năng lực mới và sức mạnh vốn không bị giới hạn của zombie anh đã cùng những người bạn của mình chiến đấu cũng như tìm hiểu nguyên nhân cái nhân cái chết của mình để tìm ra thủ phạm.
Truyền thông.
Light novel.
Loạt light novel do Kimura Shinichi thực hiện với sự minh họa của Kobuichi và Muririn đã phát hành thẳng thành các tập với nhãn nhà xuất bản Fujimi Fantasia Bunko của Fujimi Shobo từ ngày 20 tháng 1 năm 2009 đến ngày 20 tháng 6 năm 2015. Tổng cộng đã có 19 tập được phát hành.
Drama CD.
Marine ENTERTAINMENT đã thực hiện chuyển thể drama CD và phát hành một bộ 4 đĩa vào ngày 30 tháng 12 năm 2009. Các diễn viên tham gia lồng tiếng trong bộ đĩa này khác với các diễn viên lồng tiếng cho chuyển thể anime sau đó. Drama CD đã được phát hành với hai phiên bản giới hạn và bình thường, cả hai phiên bản đều có một áp phích khổ B-2 đính kèm, phiên bản giới hạn thì đính kèm thêm một cuốn sách nhỏ được viết bởi Kimura Shinichi và các tấm thẻ điện thoại được vẽ bởi Kobuichi và Muririn.
Victor Entertainment đã phát hành ba đĩa drama CD cho bộ anime thứ nhất. Đĩa đầu tiên là tổng hợp các cuộc phỏng vấn trả lời thư của người xem với các nhân vật trong bộ anime, phát hành vào ngày 09 tháng 2 năm 2011. Hai đĩa còn lại tổng hợp các chương trình radio internet vốn được phát sóng song song với bộ anime, phát hành vào ngày 09 tháng 3 và 13 tháng 4 năm 2011.
Victor Entertainment cũng đã phát hành một đĩa drama CD cho bộ anime thứ hai vào ngày 04 tháng 7 năm 2012.
Manga.
Sacchi đã thực hiện chuyển thể manga và đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age của Fujimi Shobo từ ngày 09 tháng 1 năm 2010 đến ngày 09 tháng 11 năm 2013. Fujimi Shobo sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 8 tankōbon. Yen Press đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga để tiến hành phát hành tại thị trường Bắc Mỹ và Kadokawa Media cũng tiến hành phát hành tại Đài Loan.
Một loạt manga chuyển thể khác có tựa "Kore wa Zombie Desu ka? Hai, Anata no Yome desu" (これはゾンビですか? はい、アナタの嫁です) được thực hiện bởi Hasemi Ryō cũng đăng trên tạp chí Monthly Dragon Age và đã phát hành thành 5 tập tính đến ngày 25 tháng 5 năm 2013.
Loạt manga có tựa "Kore wa Zombie Desu ka? Hai, Yonkoma Fūmi Desu" (これはゾンビですか? はい、4コマ風味です) theo phong cách 4 hình đã được thực hiện bởi Mūpa. Cũng như Matsubayashi Satoru đã thực hiện loạt manga có tựa "Kore wa Zombie Desu ka? Īe, Tteka kore dare!?" (これはゾンビですか? いいえ、ってかコレ誰!?). Mỗi loạt đều đã được phát hành thành 1 tập.
Anime.
Studio Deen đã thực hiện chuyển thể anime của loạt tiểu thuyết với bộ đầu từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 30 tháng 3 năm 2011 với 12 tập. Một tập OVA cũng được thực hiện khi phát hành phiên bản DVD/BD của bộ anime, đính kèm với phiên bản đặc biệt tập 8 của loạt light novel. Funimation Entertainment đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime này để phát hành tại Bắc Mỹ, Madman Entertainment đăng ký tại Úc và New Zealand còn Proware Multimedia International đăng ký tại Đài Loan.
Một tập OVA khác đã được phát hành ngày 25 tháng 4 năm 2012 để đính kèm với phiên bản đặc biệt tập 10 của loạt light novel. Tập này được xem như tập 0 của bộ anime thứ hai.
Bộ anime mùa thứ hai có tựa "Kore wa Zombie Desu ka? Jigokuhen" (これはゾンビですか? オブザデッド) cũng đã được Studio Deen thực hiện và phát sóng từ ngày 05 tháng 4 đến ngày 07 tháng 6 năm 2012 với 10 tập. Một tập OVA cũng được thực hiện khi phát hành phiên bản DVD/BD của bộ anime đính kèm với phiên bản đặc biệt tập 6 của loạt manga. FUNimation Entertainment đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của bộ anime để phát hành tại thị trường Bắc Mỹ.
Internet radio.
Một chương trình phát thanh trên mạng có tên "Kore wa ○▼× desu ka? Hai, Radio desu" (これは○▼×ですか? はい、ラジオです) đã được thực hiện và phát sóng trên mạng từ ngày 24 tháng 12 năm 2010 đến ngày 20 tháng 4 năm 2011 với 11 chương trình. Người dẫn chương trình là hai nhân vật Haruna và Hiramatsu Taeko.
Âm nhạc.
Bộ anime đầu có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu là bài "Ma・Ka・Se・Te Tonight" (魔・カ・セ・テ Tonight) được trình bày bởi Nomizu Iori. Bài hát kết thúc là bài "Kizuite Zombie-sama, Watashi wa Classmate Desu" (気づいてゾンビさま、私はクラスメイトです) được trình bày bởi Yamaguchi Rie và manzo. Hai đĩa đơn chứa hai bài hát này đã phát hành vào ngày 09 tháng 2 năm 2011. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 09 tháng 3 năm 2011. Một album khác chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime cùng các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 20 tháng 4 năm 2011.
Bộ anime thứ hai cũng có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu là bài "***Passionate" do Nomizu Iori trình bày, đĩa đơn chứa bài hát này đã phát hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2012 với hai phiên bản giới hạn và bình thường, phiên bản giới hạn có đính kèm một đĩa chứa các đoạn anime ngắn có tên Cajon's Saga. Bài hát kết thúc là bài "Koi no Beginner Nan Desu (T_T)" do Yamaguchi Rie trình bày, đĩa đơn chứa bài hát này đã phát hành vào ngày 25 tháng 4 năm 2012. Album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 04 tháng 7 năm 2012, album này có hai đĩa, đĩa đầu chứa cả các bản nhạc trong bộ đầu còn đĩa sau chứa các bản nhạc của bộ thứ hai.
Đón nhận.
"Kore wa Zombie Desu ka?" đã được trao giải danh dự Grand Fantasia lần thứ 20 cho loạt tiểu thuyết dài của Fujimi Shobo. Loạt tiểu thuyết đã bán được 2,5 triệu bản tính đến tháng 11 năm 2011. | 1 | null |
Bộ tăng áp động cơ "()" là hệ thống nạp nhiên liệu cưỡng bức trong động cơ để một động cơ có kích thước nhất định tạo nhiều công suất hơn. Bộ tăng áp khác với bơm tăng nạp thông thường ở chỗ bộ tăng nạp được chạy bằng lực kéo cơ khí của động cơ thông dây cu roa nối với maniven còn bộ tăng áp động cơ được chạy bằng năng lượng khí thải tua bin. Bộ tăng áp được gắn vào họng xả động cơ, khi động cơ hoạt động, khí xả làm quay tua bin của nó, tua bin này vận hành máy nén (lắp giữa bộ lọc gió và họng nạp nhiên liệu) máy nén nạp nhiên liệu cho động cơ, khí xả thoát ra từ động cơ thổi vào các cánh tuốc bin làm quay tua bin, vì thế lượng khí thải càng đi qua tua bin càng nhiều thì tua bin quay càng nhanh.
Bộ tăng áp động cơ thường được dùng cho xe tải, xe hơi, tàu hoả và các máy xây dựng. Các bộ tăng áp thường dùng với động cơ đốt trong chu kỳ Otto, chu kỳ diesel. Chúng cũng tỏ ra hữu ích trong tế bào nhiên liệu.
Lợi điểm của việc nén nhiên liệu là xy lanh được nạp nhiều nhiên liệu hơn, vì thế công suất máy sẽ tăng. Động cơ tăng áp luôn mạnh hơn động cơ không tăng áp có cùng dung tích xy lanh.
Bộ tăng áp hoạt động dựa vào luồng khí thải tạo ra khi động cơ hoạt động. Khí thải được dẫn qua bộ tăng áp làm quay một tua bin, tua bin này quay máy nén khí. Tua bin quay với tốc độ rất cao, lên đến 150.000 vòng phút (gấp 30 lần tốc độ của hầu hết các động cơ ô tô hiện nay). Bộ tăng áp gắn với họng xả động cơ nên nhiệt độ làm việc của tua bin rất cao.
Bộ tăng áp giúp động cơ đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn bằng cách nén thêm nhiên liệu vào xy lanh trong mỗi chu kỳ nổ. Một bộ tăng áp có thể tăng áp suất hút nhiên liệu lên 6 đến 8 psi (đơn vị đo áp suất: cân Anh trên mỗi phân vuông) Vì áp suất không khí khoảng 14,7 psi nên động cơ sẽ nạp thêm 50% nhiên liệu. Công suất động cơ sẽ tăng khoảng 30-40%. | 1 | null |
Vệ Tuyên công (chữ Hán: 衞宣公; trị vì: 718 TCN-700 TCN), tên thật là Cơ Tấn (姬晉), là vị vua thứ 15 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông mang tiếng xấu nổi tiếng là hoang dâm vô đạo, lúc chưa lên ngôi đã tư thông với vợ lẽ của cha (mẹ kế) là Di Khương, sau khi lên ngôi thì lại cướp vợ chưa cưới của con trai là Tuyên Khương. Sau khi Tuyên công chết, một người con trai của ông cũng học theo thói loạn luân vô đạo của cha, lấy Tuyên Khương (mẹ kế), tạo ra tiếng xấu loạn luân 3 đời của nước Vệ.
Đối ngoại.
Vệ Tuyên công là con của Vệ Trang công – vua thứ 12 nước Vệ, em của Vệ Hoàn công và Vệ Châu Dụ - các vua thứ 13 và 14 nước Vệ. Năm 719 TCN, Châu Dụ giết Vệ Hoàn công giành ngôi. Theo thỉnh cầu của đại phu Thạch Thước, Trần Hoàn công giết Châu Dụ.
Lúc đó Cơ Tấn đang ở quê mẹ là nước Hình. Người nước Vệ đón ông về lập lên làm vua, tức là Vệ Tuyên công.
Năm 707 TCN, Trịnh Trang công bỏ không vào triều kiến thiên tử nhà Chu. Chu Hoàn Vương tức giận huy động nước Sái, nước Vệ và nước Trần đánh Trịnh. Vệ Tuyên công mang quân giúp Chu Hoàn vương, hai bên chạm trán ở Nhu Cát. Liên quân thiên tử và chư hầu bị quân Trịnh đánh bại, bản thân vua Chu bị thương.
Sau đó Vệ Tuyên công vài lần đi hội chư hầu, liên minh với nước Tề và nước Trịnh.
Đối nội.
Vệ Tuyên công lúc chưa lên ngôi đã tư thông với vợ lẽ của cha là Di Khương sinh được một trai tên là Cấp Tử. Sau khi lên ngôi, ông lập Cấp Tử làm thế tử, giao cho công tử Chức giúp đỡ.
Khi Cấp Tử lớn, Vệ Tuyên công cho người sang hỏi con gái Tề Ly công về làm vợ cho Cấp Tử. Nghe nói con gái của vua Tề có nhan sắc tuyệt trần, Vệ Tuyên công bèn lấy luôn làm vợ mình, gọi là Tuyên Khương. Tuyên Khương sinh được hai con trai là Cơ Thọ và Cơ Sóc, giao cho công tử Tiết giúp đỡ.
Di Khương uất ức tự vẫn. Tuyên Khương cùng công tử Sóc muốn hại Cấp Tử, việc này được Vệ Tuyên công đồng tình. Tuyên công sai Cấp Tử đi sứ nước Tề và ngầm sai quân cướp đón đường giết con.
Công tử Thọ không đồng tình với mẹ và em, đi báo cho Cấp Tử biết, nhưng Cấp Tử không muốn trái ý cha. Công tử Thọ bèn chuốc rượu cho Cấp Tử say, rồi cắm cờ tinh lên thuyền mình, đi trước cho quân cướp giết để chết thay cho Cấp Tử.
Cấp Tử tỉnh dậy không thấy Thọ, biết Thọ đã chết thay, bèn cho thuyền mình đi lên gặp bọn cướp và xưng là thế tử nước Vệ cho quân cướp giết để thực hiện đúng ý muốn của cha. Quân cướp bèn giết luôn Cấp Tử. Vệ Tuyên công lập Cơ Sóc làm thế tử.
Năm 700 TCN, Vệ Tuyên công qua đời. Ông ở ngôi 19 năm. Thế tử Sóc lên ngối ngôi, tức là Vệ Huệ công. | 1 | null |
Hội nghị Đại Đông Á (tiếng Nhật: 大東亜会議 Dai Tōa Kaigi) là hội nghị thượng đỉnh quốc tế được tổ chức ở Tokyo từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 11 năm 1943. Tại hội nghị này, chủ nhà Nhật Bản đã tiếp đón các nguyên thủ của các quốc gia thành viên thuộc Thịnh vượng chung Đại Đông Á. Sự kiện này đôi khi cũng được gọi là "Hội nghị Tokyo".
Bối cảnh.
Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Đại Đông Á, Nhật Bản đã mập mờ hứa hẹn về viễn cảnh độc lập cho các quốc gia và lãnh thổ mà họ đang chiếm đóng. Nhưng ngoại trừ một số chính phủ bù nhìn được thành lập ở Trung Quốc, những lời hứa đó chỉ là nói suông. Giờ đây, tình hình chiến sự chiến tranh Thái Bình Dương đang bất lợi cho Nhật Bản, các viên chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản và những người ủng hộ thuyết Liên Á trong chính phủ và quân đội đã thúc đẩy một chương trình ban phát "độc lập" nhanh chóng đến nhiều nơi khác nhau của châu Á, nhằm tăng sức đề kháng tại đó. | 1 | null |
Hải âu lớn đuôi ngắn (danh pháp hai phần: Phoebastria albatrus) là một loài chim biển lớn có nguồn gốc từ khu vực Bắc Thái Bình Dương, thuộc họ Hải âu mày đen. Hải âu lớn đuôi ngắn được mô tả lần đầu tiên bởi nhà tự nhiên học người Đức Peter Simon Pallas từ mẫu da được thu thập bởi Wilhelm Georg Steller (người mà tên gọi của ông sau này đã trở thành tên gọi khá phổ biến của loài Hải âu này). Mặc dù có họ hàng gần gũi với những loài hải âu lớn Bắc Thái Bình Dương khác nhưng chúng cũng bộc lộ nhiều hành vi và hình thái tương tự với những loài Hải âu lớn ở Nam Thái Bình Dương. Sau khi được biết đến rộng rãi, loài hải âu này đã nhanh chóng phải đối mặt với nguy cơ của sự tuyệt chủng do việc buôn bán lông của chúng gây ra. Tuy nhiên những năm sau này, nguy cơ đó đã được giảm thiểu đáng kể từ nỗ lực bảo tồn của nhiều tổ chức, cá nhân và chính phủ.
Mô tả.
Hải âu lớn đuôi ngắn là loài hải âu có kích thước trung bình, với sải cánh dài từ 215–230 cm, chiều dài cơ thể vào khoảng 84–94 cm và trọng lượng cơ thể có thể đạt từ 4,3 đến 8,5 kg. Bộ lông của những con trưởng thành chủ yếu là màu trắng, những chiếc lông cánh và đuôi (hoặc là phần cuối của chúng) có thể là màu đen. Phần sau gáy của chúng có màu vàng kéo dài xuống tạo thành một chiếc vòng màu vàng bao quanh nửa trên chiếc cổ. Mỏ của chúng khá lớn và có màu hồng. Những con hải âu lớn đuôi ngắn khi già sẽ có đầu màu xanh, những con chim non thường có màu nâu và trở thành màu trắng khi đạt tuổi trưởng thành, thường vào độ tuổi 10-20 năm.
Môi trường sống.
Loài chim hải âu này hiện nay chủ yếu làm tổ trên bốn hòn đảo với đa số làm tổ trên đảo Torishima cùng với rất nhiều loài chim khác, trong khi phần lớn còn lại thường làm tổ trên các hòn đảo Minami và Kojima thuộc quần đảo Senkaku. Một cặp chim cái bắt đầu làm tổ trên đảo san hô vòng Kure vào cuối thập niên 2000, nhưng cho đến nay chúng chưa đẻ một quả trứng còn sống. Đồng thời cũng có một chú chim con đã được chào đời tại đảo san hô vòng Midway vào ngày 14 tháng 1 năm 2011. Cả hai đảo Midway và Kure đều nằm trong khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hawaii.
Trong suốt cả mùa sinh sản, phạm vi hoạt động của chúng là toàn bộ khu vực Bắc Thái Bình Dương, những con đực trưởng thành và sắp thành niên thường tụ tập trong biển Bering và với những con cái là các khu vực ngoài khơi bờ biển Nhật Bản và vùng bờ biển phía Đông của Nước Nga. Chúng cũng có thể xuất hiện cả ở vùng biển ngoài khơi phía đông của khu vực California. Trên thực tế, loài hải âu này cũng nằm trong danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng (Sách Đỏ) của Hoa Kỳ.
Thức ăn của loài hải âu lớn đuôi ngắn này chủ yếu là cá mực. Tuy nhiên chúng cũng thường hay bay theo các tàu đánh cá để thu nhặt những phần hải sản thừa mà những con tàu này thải ra.
Bảo tồn.
Theo phân loại của IUCN, loài này thuộc nhóm loài dễ thương tổn, with an occurrence range of và dải sinh sản rộng .
Hải âu lớn đuôi ngắn trước đây từng đi đến vực tuyệt chủng. Chúng bị săn bất ở quy mô công nghiệp để lấy lông vào nửa cuối thế kỷ 19, với ước tính lên đến 10 triệu con bị săn. Cho đến thập niên 1930 chỉ có những cá thể còn tồn tại trên đảo Torishima, trong những năm từ 1927 cho đến 1933 việc săn bắt tiếp tục diễn ra khu chính phủ Nhật Bản tuyên bố cấm săn bắt để bào tồn loài này, sau đó loài này dừng sinh sản trên đảo. Ở thời điểm đó loài này được cho là đã tuyệt chủng và việc nghiên cứu chúng trở nên không thể thực hiện được khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Năm 1949 một nhà nghiên cứu người Mỹ đã đến đảo này và tuyên bố loài hải âu lớn đuôi ngắn tuyệt chủng, nhưng một ước tính khác thì có khoảng 50 cá thể hầu hết trong số chúng là con chưa trưởng thành chống trên biển. Sau khi chim quay trở lại chúng được bảo vệ cẩn thận hơn, cà trứng đầu tiên được đẻ vào năm 1954.
Có rất nhiều biện pháp được áp dụng để bảo vệ loài chim này. Nhật Bản, Canada, và Hoa Kỳ liệt kê loài này là một loài được bảo vệ. Torishima là một khu bảo tồn động vật hoa dã quốc gia, và các loài thực vật bản địa đang được trồng trên đảo để hỗ trợ vật liệu làm tổ cho chúng. | 1 | null |
Cơ Đồi (chữ Hán: 姬颓; trị vì: 675 TCN-673 TCN), hay vương tử Đồi (王子颓), là vị vương thất cướp ngôi vua nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Đồi là con thứ của Chu Trang Vương - vua thứ 16 nhà Chu - và sủng thiếp Diêu cơ.
Năm 677 TCN, anh ông là Chu Ly Vương qua đời, người cháu là Chu Huệ Vương lên ngôi.
Năm 675 TCN, Chu Huệ vương chiếm đoạt vườn tược của các đại thần làm chỗ thả thú. Đại thần Biên Bá bất mãn, cùng 4 đại thần khác ngầm mượn quân chư hầu của Yên Trang công và Vệ Huệ công về đánh Chu Huệ vương. Huệ vương bỏ chạy về đất Ôn rồi sang nương nhờ nước Trịnh.
Biên Bá lập vương tử Đồi lên ngôi vua. Từ khi được lập lên ngôi vua, Cơ Đồi chỉ ăn chơi hưởng lạc, mở yến tiệc, không thiết việc triều chính.
Năm 673 TCN, Trịnh Lệ công cùng Quắc công liên minh giúp Huệ vương, mang quân đánh kinh đô Lạc ấp, giết chết Cơ Đồi và dựng lại Huệ vương.
Cơ Đồi chỉ làm vua được 2 năm và không được xem là một vị vua chính thức của nhà Chu. | 1 | null |
Ngữ hệ Nam Đảo () là một ngữ hệ lớn phân bổ rộng rãi tại các hải đảo Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Madagascar và một phần nhỏ tại đại lục châu Á. Ngữ hệ Nam Đảo được khoảng 386 triệu người nói.
Otto Dempwolff, một học giả người Đức, là nhà nghiên cứu đầu tiên đã khảo sát một cách rộng rãi Ngữ hệ Nam Đảo bằng cách sử dụng phương pháp so sánh. Một học giả người Đức khác là Wilhelm Schmidt, đã đặt ra từ tiếng Đức "austronesisch" bắt nguồn từ tiếng Latinh "auster" "gió nam" cộng với tiếng Hy Lạp "nêsos" "đảo". Đúng như tên gọi, phần lớn Ngữ hệ Nam Đảo được nói trên các hòn đảo, chỉ có một vài ngôn ngữ, như tiếng Mã Lai và nhóm ngôn ngữ Chăm là các ngôn ngữ bản địa tại lục địa châu Á. Nhiều ngôn ngữ Nam Đảo chỉ có rất ít người nói, song các ngôn ngữ Nam Đảo chính có hàng chục triệu người nói và đặc biệt, tiếng Mã Lai có đến 180 triệu người nói và là ngôn ngữ được nói nhiều thứ tám trên thế giới. Khoảng hơn hai mươi ngôn ngữ Nam Đảo là ngôn ngữ chính thức của các quốc gia.
Các nguồn khác nhau đưa ra số lượng các ngôn ngữ khác nhau, song Nam Đảo và Niger–Congo là hai ngữ hệ lớn nhất trên thế giới về số lượng ngôn ngữ, mỗi ngữ hệ chiếm khoảng một phần năm tổng số ngôn ngữ được ước tính trên thế giới. Phạm vi địa lý của Ngữ hệ Nam Đảo lớn hơn bất kỳ ngữ hệ nào khác trước khi Ngữ hệ Ấn-Âu mở rộng phạm vi trong thời kỳ thuộc địa. Ngữ hệ Nam Đảo kéo dài từ Madagascar ở ngoài khơi đông nam châu Phi đến đảo Phục Sinh ở phía đông của Thái Bình Dương. Tiếng Hawaii, tiếng Rapa Nui, và tiếng Malagasy (nói tại Madagascar) là các ngôn ngữ phân bổ ở những vùng địa lý xa nhất của Ngữ hệ Nam Đảo.
Theo Robert Blust (1999), Ngữ hệ Nam Đảo được chia thành một số nhánh chính, ngoại trừ một nhánh duy nhất thì tất cả các nhánh còn lại đều ở Đài Loan. Nhóm ngôn ngữ Formosa tại Đài Loan được phân thành 9 phân nhóm bậc đầu tiên của Ngữ hệ Nam Đảo. Toàn bộ các ngôn ngữ Nam Đảo được nói bên ngoài Đài Loan (bao gồm tiếng Yami ở ngoài khơi của đảo) thuộc nhánh Malayo-Polynesia, thỉnh thoảng được gọi là "Ngoài-Formosa".
Cấu trúc.
Không dễ để khái quát về các ngôn ngữ của một ngữ hệ đa dạng như Nam Đảo. Ngữ hệ này được nói trên một phạm vi rộng rãi, các ngôn ngữ Nam Đảo có thể được chia thành ba nhóm ngôn ngữ: các ngôn ngữ kiểu Philippines, các ngôn ngữ kiểu Indonesia và kiểu hậu Indonesia .
Các ngôn ngữ Nam Đảo có xu hướng sử dụng điệp từ (lặp lại tất cả hoặc một phần của một từ, như wiki-wiki hay agar-agar), và, giống như các ngôn ngữ Đông và Đông Nam Á khác, hầu hết chúng có phương pháp tổ hợp ngữ âm rất hạn chế, với các âm vị thường có số lượng hạn chế và phần lớn là các âm tiết phụ âm-nguyên âm.
Từ vựng.
Ngữ hệ Nam Đảo được hình thành theo phương pháp so sánh ngôn ngữ dựa trên cơ sở từ cùng nguồn gốc, các tập hợp từ tương tự trong cách phát âm và ý nghĩa có thể thể hiện chúng có nguồn gốc từ những từ tổ tiên giống nhau trong tiếng Nam Đảo nguyên thủy theo quy tắc thông thường. Một số tập hợp từ cùng gốc rất ổn định. Từ "mắt" trong nhiều ngôn ngữ Nam Đảo là mata (các ngôn ngữ Nam Đảo xa nhất về phía bắc miền Bắc, nhóm ngôn ngữ Formosa như tiếng Bunun và tiếng Amis đến phía nam như tiếng Maori). Các từ khác có khó khăn hơn để xây dựng mối liên hệ. Từ "hai" cũng là một từ ổn định, nó xuất hiện trên toàn bộ phạm vi của các ngôn ngữ Nam Đảo, song một số dạng (tiếng Bunun rusya, lusha; tiếng Amis tusa; tiếng Māori tua, rua) yêu cầu cần phải được một số chuyên gia ngôn ngữ học công nhận. Cơ sở dữ liệu từ vựng cơ bản Nam Đảo đưa ra một danh sách từ cho xấp xỉ 500 ngôn ngữ Nam Đảo.
Phân loại.
Các ngôn ngữ Nam Đảo có kết cấu nột bộ phức tạp. Ngữ hệ gồm có nhiều ngôn ngữ tương tự và có liên hệ chặt chẽ với một số lượng lớn các phương ngữ liên tục, khiến việc xác định ranh giới ngôn ngữ giữa các nhánh gặp khó khăn. Tuy nhiên, có điều rõ ràng là tính đa dạng lớn nhất trong phả hệ ngôn ngữ là nhóm ngôn ngữ Formosa tại Đài Loan, và đây cũng là đảo có ngôn ngữ đa dạng nhất tại Thái Bình Dương, điều này ủng hộ luận điểm ngữ hệ Nam Đảo bắt nguồn từ Đài Loan hay Trung Quốc đại lục. Phân loại toàn diện đầu tiên để phản ánh điều này là .
Các bài viết chuyên đề về việc phân loại các ngôn ngữ Formosa và, bằng cách mở rộng, cấu trúc cấp cao nhất của Ngữ hệ Nam Đảo—là . Các học giả chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ Formosa còn tranh luận về một số đặc điểm, và vẫn còn là vấn đề để các nhà ngôn ngữ học hiện đại nghiên cứu. Nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesia thường được xếp vào trong nhánh Đông Formosa của Blust do chúng chia sẻ việc đồng nhất âm Nam Đảo nguyên thủy *t, *C thành /t/ và *n, *N thành /n/, chúng thay đổi *S thành /h/, và các tư vựng như *lima "năm" mà không được chứng thực trong các ngôn ngữ Formosa khác.
Có vẻ như đã có hai cuộc di cư vĩ đại của ngôn ngữ Nam Đảo và nó đã nhanh chóng bao phủ một khu vực rộng lớn. Đầu tiên là nhóm ngôn ngữ Malayo-Polynesia phân bố đến Philippines, Indonesia, và Melanesia. Các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Trung Malayo-Polynesia cũng tương tự như nhau sau không phải vì mối quan hệ phả hệ chặt chẽ, mà bởi chúng phản ánh sự tác động nền tảng mạnh mẽ của các ngôn ngữ phi Nam Đảo. Cuộc di cư thứ hai là các ngôn ngữ châu Đại Dương mở rộng đến Polynesia và Micronesia.
Ngoài Malayo-Polynesia, mười ba nhóm ngôn ngữ Formosa được chấp thuận rộng rãi. Cuộc tranh luận giữa các nhà ngôn ngữ học chủ yếu xoay quanh mối quan hệ giữ các ngữ hệ này. Trong một số phương pháp phân loại được trình bày trong bài, liên kết hai ngữ hệ vào nhóm Đồng bằng miền Tây, hai hệ nữa vào nhóm Tây Bắc Formosa, và ba hệ nữa vào nhóm Đông Formosa, trong khi liên kết năm hệ vào một nhóm Bắc Formosa. Cơ sở dữ liệu từ vựng cơ bản Nam Đảo (2008) chấp thuận nhóm phía Bắc, từ chối nhóm phía Đông, liên kết Tsou và Rukai (hai ngôn ngữ khác nhau khá lớn), và liên kết nhóm Malayo-Polynesia với nhóm Paiwan thành nhóm Paiwan. chia tách nhóm Tsou, và lưu ý rằng Tsou, Rukai, và Puyama nằm ngoài việc phục dựng lại tiếng Nam Đảo nguyên thủy.
Các nghiên cứu khác trình bày về bằng chứng âm vị học để bác bỏ việc nhóm Paiwan gồm Paiwan, Puyuma, Bunun, Amis, và Malayo-Polynesia, song điều này không được phản ánh trong từ vựng. Những người nói tiếng Đông Formosa như Basay, Kavalan, và Amis cùng chia sẻ một câu chuyện rằng họ có nguồn gốc từ một hòn đảo gọi là "Sinasay" hay "Sanasay" . Người Ami, đặc biệt, vẫn duy trì quan niệm rằng họ đến từ phía đông, và bị người Puyuma đối xử như là một nhóm phục tùng .
Lý Nhâm Quý (2008).
Cách phân loại của Lý giữ lại nhóm Đông Formosa của Blust, và kết hợp hai ngữ hệ miền Bắc khác. Lý Nhâm Quý đề xuất một tổ tiên ngôn ngữ Formosa nguyên thủy (F0) tương đương với Nam Đảo nguyên thủy (PAN), theo mô hình của Starosta (1995). Rukai và Tsou được xem là rất khác biệt, mặc dù vị trí của nhóm Rukai là điều gây tranh cãi.
Cơ sở dữ liệu từ vựng cơ bản Nam Đảo (2008).
Nghiên cứu này giữ nhóm Bắc Formosa của Lý Nhâm Quý, song tách nhóm Đông Formosa của Blust, và đề xuất Paiwan có thể là nhóm gần nhất với Malayo-Polynesia. Nó cũng kết hợp Tsou và Rukai, hai ngôn ngữ khác biệt nhất theo Lý Nhâm Quý.
Ross (2009).
Năm 2009, Malcolm Ross đã đề xuất một cách phân loại mới cho Ngữ hệ Nam Đảo dựa trên bằng chứng hình thái học từ các ngôn ngữ Formosa khác nhau. Ông đề xuất rằng hiện nay thì việc tái dựng ngôn ngữ Nam Đảo nguyên thủy thực sự tương ứng với một giai đoạn trung gian, mà ông gọi với thuật ngữ "Nam Đảo hạt nhân nguyên thủy". Đáng chú ý, cách phân loại của Ross không ủng hộ tính thống nhất của nhóm ngôn ngữ Tsou, thay vào đó, ông coi nhóm ngôn ngữ Nam Tsou gồm Kanakanavu và Saaroa là một nhánh riêng biệt. Điều này ủng hộ tuyên bố của Chang (2006) rằng Tsou không phải là một nhóm hợp lý. | 1 | null |
Chaetodon ephippium, một số tài liệu tiếng Việt gọi là cá nàng đào đốm đen, là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi "Rabdophorus") trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.
Từ nguyên.
Danh từ định danh "ephippium" bắt nguồn từ ἐφίππιον ("ephíppion") trong tiếng Hy Lạp cổ đại và có nghĩa là "cái yên", hàm ý đề cập đến đốm đen nổi bật ở góc trên của thân sau của loài cá này.
Phạm vi phân bố và môi trường sống.
Từ Sri Lanka (có thể là những cá thể lang thang), "C. ephippium" được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), quần đảo Marquises và Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc (gồm cả quần đảo Cocos (Keeling) ở phía tây) và Rapa Iti (Polynésie thuộc Pháp).
Ở Việt Nam, "C. ephippium" được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa; đảo Lý Sơn và ven bờ Quảng Ngãi; Phú Yên; Ninh Thuận; vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa).
Môi trường sống của "C. ephippium" khá đa dạng, có thể bắt gặp chúng ở những khu vực có sự phát triển phong phú của san hô trong các đầm phá hay trên các rạn viền bờ, độ sâu đến ít nhất là 30 m.
Mô tả.
"C. ephippium" có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 30 cm. Thân của "C. ephippium" có màu xám phớt xanh, đặc trưng bởi vệt đen lớn ở góc trên của thân sau, được viền dải trắng dày. Vệt đen này lan rộng sang phần lớn vây lưng, trừ phần phía cuối vây lưng là màu cam sẫm, được viền dải xanh óng. Vây lưng có một sợi tia vươn dài ngược ra sau ở cá trưởng thành. Nửa thân dưới và bụng có các sọc ngang màu xanh lam. Màu cam bao quanh vùng mõm, lan xuống ngực. Vây hậu môn có dải màu vàng dọc theo viền ngoài, sát bên trong là một viền mỏng màu cam. Vây bụng màu vàng cam. Vây đuôi trong suốt, viền mỏng màu vàng ở rìa sau; cuống đuôi màu cam. Vây ngực cũng trong suốt, có đốm cam ở gốc.
Số gai ở vây lưng: 12–14; Số tia vây ở vây lưng: 21–24; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 20–22; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 33–40.
Sinh thái học.
"C. ephippium" là loài ăn tạp, thức ăn của chúng bao gồm tảo, hải miên (bọt biển) và một số loài thủy sinh không xương sống. Loài này đôi khi cũng ăn các polyp san hô nhưng đây không phải thức ăn chính của chúng. Ở rạn san hô Great Barrier, "C. ephippium" ít ăn san hô nhưng ăn chủ yếu những con mồi nhỏ trên chất nền không phải san hô.
Phân loại học.
"C. ephippium" có quan hệ gần nhất với hai loài "Chaetodon ocellicaudus" và "Chaetodon melannotus" dựa theo kết quả phân tích phát sinh chủng loại phân tử.
Lai tạp.
Những cá thể lai tạp giữa "C. ephippium" và 3 loài "Chaetodon" khác là "Chaetodon auriga", "Chaetodon semeion" và "Chaetodon xanthocephalus" đã được quan sát và ghi nhận trong tự nhiên.
Thương mại.
"C. ephippium" là một loài được xuất khẩu phổ biến trong ngành thương mại cá cảnh. | 1 | null |
Malacca (Malay: "Bandaraya Melaka" hoặc "Kota Melaka") là thành phố lớn nhất và đồng thời là thủ phủ của tiểu bang Malacca, Malaysia. Dân số năm 2010 của thành phố là 484.885 người. Đây là thành phố lâu đời nhất của Malaysia trên Eo biển Malacca, trở thành một trung tâm trung chuyển trong thời đại của Vương quốc Malacca. Thành phố ngày nay được thành lập bởi vua Parameswara, một hoàng tử Sumatra đã trốn thoát đến bán đảo Mã Lai khi Srivijaya hủy diệt Majapahit. Sau khi thành lập Vương quốc Hồi giáo Malacca, thành phố đã thu hút sự chú ý từ các thương nhân Trung Đông, Nam Á và Đông Á, cũng như người Bồ Đào Nha, những người có ý định thống trị tuyến đường thương mại ở châu Á. Sau khi Malacca bị Bồ Đào Nha chinh phục, thành phố trở thành một khu vực xung đột khi các tiểu vương của Aceh và Johor cố gắng giành lại quyền kiểm soát từ người Bồ Đào Nha.
Sau một số cuộc chiến giữa các vương quốc, Aceh đã suy giảm trong khi Johor sống sót và mở rộng ảnh hưởng đối với lãnh thổ trước đó đã thua Aceh ở Sumatra khi Johor bắt tay với người Hà Lan đến để thiết lập quyền thống trị trên quần đảo Java và Maluku. Tuy nhiên, do xung đột nội bộ của hoàng gia giữa Malay và Bugis, đế chế Johor-Riau bị chia cắt thành các vương quốc Johor và Riau-Lingga. Sự tách biệt này trở thành vĩnh viễn khi người Anh đến để thiết lập sự hiện diện của họ ở bán đảo Mã Lai. Người Hà Lan nhận thấy sự đe dọa trước sự hiện diện của người Anh, và họ bắt đầu chinh phục Vương quốc Hồi giáo Riau-Lingga cùng với phần lãnh thổ Sumatra còn lại, trong khi Johor chịu ảnh hưởng của Anh khi ký Hiệp ước Anh-Hà Lan năm 1824.
Khi người Anh thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng của họ trên bán đảo Mã Lai, thành phố này nhanh chóng trở thành một khu vực phát triển như là một phần của Các khu định cư Eo biển thuộc Đế quốc Anh. Tuy nhiên, sự phát triển và thịnh vượng đang trên đà bỗng dừng lại khi người Nhật đến trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai và chiếm đóng khu vực này từ năm 1942 đến năm 1945. Trong thời gian chiếm đóng, nhiều người dân thành phố đã bị bắt và đưa đến xây dựng Tuyến đường sắt Chết ở Miến Điện, tức Myanmar ngày nay. Sau chiến tranh, thành phố được trao trả lại cho người Anh và vẫn là thủ đô của Malacca. Nó vẫn là một thủ đô cho đến khi Malaysia hình thành vào năm 1963. Năm 2008, thành phố cùng với George Town của Penang đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhờ lịch sử lâu đời của nó.
Nền kinh tế của thành phố Malacca chủ yếu dựa vào du lịch. Là trung tâm kinh tế của bang Malacca, nó cũng tổ chức một số hội nghị và hội chợ thương mại quốc tế. Thành phố nằm dọc theo Con đường tơ lụa trên biển, được Trung Quốc đề xuất xét công nhận Di sản thế giới vào năm 2013. Một số điểm du lịch ở thành phố Malacca đáng chú ý gồm A Famosa, Phố đi bộ Kê Trường, Tiểu Ấn, Khu định cư Bồ Đào Nha, Stadthuys, Bảo tàng Hàng hải, Nhà thờ Chúa Kitô, Bảo tàng Cung điện Vương quốc Malacca, Tháp Taming Sari.
Địa lý.
Thành phố tọa lạc hai bên bờ sông Malacca, gần cửa sông, nơi dòng sông đổ ra eo biển Malacca. Những di tích cổ của thành phố nằm ở trung tâm, trên những bờ biển như đồi thánh Phaolo, với những tàn tích của các pháo đài Bồ Đào Nha. Thành phố Malacca ngày nay được hình thành từ nền móng cũ có trước đó và phát triển ra hai bên bờ của con sông Malacca, con sông này chảy quanh co qua các khu phố cổ nằm ở trung tâm thành phố. | 1 | null |
Contrast là album phòng thu đầu tay của nam ca sĩ người Anh Conor Maynard, được phát hành vào ngày 30 tháng 7 năm 2012. Album bao gồm các đĩa đơn "Can't Say No", "Vegas Girl" và "Turn Around". "Contrast" đã đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Albums Chart, ngoài ra album còn có mặt trên các bảng xếp hạng của Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Ireland và Thụy Sĩ. | 1 | null |
Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo (gọi tắt là Minh Sư đạo) là một giáo hội tôn giáo có giáo lý dựa trên Phật giáo Thiền Tông, Đạo giáo và Nho giáo tại Việt Nam và là nhánh chính trong năm nhánh của Ngũ chi Minh đạo. Phương châm tu của đạo là "Phổ độ chúng sinh - Chân tu giải thoát".
Giáo hội đã được công nhận tổ chức giáo hội từ năm 1920 và hiện có hệ thống tổ chức từ Trung ương tới cơ sở với hơn 300 chức sắc, 1262 chức việc, trên 11224 tu sĩ, tín đồ và gần 100 chùa hoạt động tại 18 tỉnh, thành phố. Chính quyền Việt Nam đã cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho giáo hội từ ngày 17 tháng 8 năm 2007 và công nhận hoạt động ngày 1 tháng 10 năm 2008.
Lịch sử.
Minh Sư Đạo tự nhận là mình có nguồn gốc từ môn phái Phật Đường của Phật giáo Thiền tông tại Trung Quốc, mặc dù trong Lịch sử Thiền Tông Trung Quốc không có chi phái chính thống nào tên là Phật Đường và các giáo lý, quan điểm mà Minh Sư Đạo truyền bá không phải là Thiền Tông hay Phật Giáo Chính Thống, mà pha trộn giữa các tôn giáo ở Trung Quốc. Đến cuối nhà Minh, vào năm Thiên Khải thứ 3 (1623) môn phái Phật Đường tiếp tục được chấn hưng nhờ công của Hoàng Đức Huy. Tuy nhiên, nó chỉ hưng thịnh một thời gian ngắn rồi suy tàn khi người Mãn Châu diệt nhà Minh thành lập nhà Thanh.
Những năm đầu triều Thanh, đạo Minh Sư hình thành mượn tư tưởng của Phật Đường. Minh Sư Đạo bộc lộ tư tưởng Phản Thanh Phục Minh, nhưng vẫn giải thích rằng Minh Sư là người thầy sáng suốt. Triều đình nhà Thanh do đó đã nhiều lần đàn áp khiến một bộ phận tín đồ theo dòng người Hoa ra hải ngoại trong đó có Việt Nam
Cuối thế kỷ 19, Kim Tổ Sư - Lâm Y Bí (truyền thừa thứ 16) đã phân công cho Trưởng lão Đông Sơ Trương Đạo Dương sang Việt Nam năm 1863 . Vị này đã lập tại Cầu Kho (Chợ Lớn) một Phật Đường gọi là Chiếu Minh Phật Đường. Sau đó trở về Trung Quốc rồi lại sang Thái Lan truyền đạo. Sau này khi 3 tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm, ông có ghé qua Hà Tiên lập 1 ngôi Phật Đường nữa có tên là Quảng Tế Phật Đường.
Sau khi lập Quảng Tế Phật Đường, số bổn đạo Minh Sư phát triển ngày càng đông. Những ngôi chùa Minh Sư đầu tiên được xây dựng chủ yếu thu hút tín đồ trong cộng đồng người Hoa. Tuy nhiên tư tưởng cứu thế theo tinh thần Tam giáo và có những hình thức sinh hoạt tôn giáo gần gũi với người Việt Nam. khẩu hiệu Phục Minh bài Thanh sau đó cũng đã được đổi thành Phục Nam bài Pháp tại Việt Nam, nên trong thời gian ngắn Minh Sư đã có ảnh hưởng tới cộng đồng người Việt ở Nam Bộ. Cơ cấu tổ chức của giáo hội được hình thành từ năm 1962
Trong quá trình hình thành và phát triển ở Việt Nam, đạo Minh Sư đã góp phần phục vụ dân tộc, xây dựng hòa bình và có nhiều hoạt động gắn bó với xã hội trên tinh thần "nước có vinh thì đạo mới sáng" Trong hai cuộc chiến tranh, nhiều Phật Đường của Minh Sư là cơ sở cách mạng, làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tiêu biểu là Thái Lão sư Nguyễn Đạo Cơ (Nguyễn Giác Nguyên) trụ trì Nam Nhã Phật Đường đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, Nam Nhã Phật Đường cũng đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.
Giáo lý cơ bản.
Tư tưởng Minh Sư Đạo có nguồn gốc từ phái Phật Đường, theo tinh thần Tam giáo: thờ Phật nhưng mục đích hướng đến là tu Tiên và sinh hoạt theo tư tưởng Nho Giáo. Giáo lý có hai phần: phần đốn giáo với chủ trương phổ độ chúng sinh, phần tiệm giáo đề cao thuyết Di Lặc, tạo niềm tin, sự chờ đợi về một đấng cứu thế.
Minh Sư đạo chia thế giới thành ba cõi: Hạ giới là cõi âm phủ, Trung giới là thế giới loài người, Thượng giới là cõi trời. Ngọc Hoàng Thượng đế là vị ngự trị ở cõi trời, nhưng quyền năng chưởng quản hai thế giới còn lại. Còn chư Phật và các vị Bồ Tát ở cõi Tây Phương, các vị Thần Tiên ở cõi Bồng Lai.
Giáo lý mang tính căn bản nhất là chia thời gian thành ba kỳ tức Tam nguyên; Thượng nguyên tức giai đoạn đầu có 12 Hội, Trung nguyên là giai đoạn giữa có 12 Hội, Hạ nguyên là giai đoạn cuối có 12 Hội; mỗi Hội thời gian là 10.800 năm. Thượng nguyên là lúc Diêu Trì Kim Mẫu bắt đầu tạo lập trời đất; lúc bấy giờ có 96 ức Linh căn xuống trần, đến nay đã trải qua đời Thượng nguyên, Trung nguyên và sắp hết đời Hạ nguyên mà chỉ có 4 ức Linh căn trở về với mẹ. Như vậy còn 92 ức Linh căn, số lượng quá nhiều, đang chìm trong biển trầm luân, đời mạt kiếp sắp tới, Bồ Tát Di Lặc sẽ xuống trần lập Hội Long Hoa, tế độ tất cả các Linh căn đó.
Chùa Minh Sư có hai chữ Phật Đường sau tên chùa, thờ Diêu Trì Kim Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng đế, Tam giáo Thánh nhân (Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Khổng Tử Chí Thánh, Đức Thái Thượng Đạo Tổ) và chư Phật Thánh Tiên; trước điện thờ có treo vòng Vô Cực Huyền Đăng (vòng tròn bằng đồng, chính giữa là ngọn đèn dầu được thắp sáng liên tục), phía dưới là bình tịnh thủy. Tôn chỉ, mục đích là tự tu, tự độ, tự tha thuần túy tu hành, tu giải thoát, nhằm hiệp nhất tinh hoa của ba nền tôn giáo lớn Nho - Thích - Đạo để tìm lại cội gốc là Đạo (qui nguyên Tam giáo).
Giáo luật.
Minh Sư đạo chia ra hai thành phần trong Giáo hội:
Cấp tu trong Minh Sư đạo gồm ba bậc:
Nữ phái chỉ được cầu đạo trong phạm vi hai bậc là Hạ thừa và Trung thừa (phẩm cao nhất là Bảo ân). Nữ phái ở phẩm Thiên ân, Chứng ân, Dẫn ân được gọi bằng Sư Cô; phẩm Bảo ân được gọi bằng Sư Thái.Giáo hội quy định người tu phải ăn chay trường, giữ giới luật Đạo pháp và trải qua các khóa sơ thừa của bậc Sám hối. Kinh sách tu học bao gồm: kinh Thiên Ngươn, Cảm ứng Thiên kinh, Liên Hoa Bửu Sám kinh, kinh Cứu Khổ, kinh Bắc Đẩu, kinh Thiện Môn Nhật Dụng, Ngọc Hoàng kinh, Địa Mẫu kinh, Minh Thánh kinh, Thanh Tịnh kinh, Khổng Tử Tâm kinh, kinh Di Đà, kinh Hồng Danh, kinh Phổ Môn, kinh Địa Tạng, Ba La Mật kinh, …
Nghi lễ.
Hàng ngày tại các Phật Đường có cúng tứ thời: 5 giờ (sáng), 11 giờ (trưa), 17giờ (chiều), 23 giờ (tối). Hàng tháng thì cúng Sóc, Vọng, và hàng năm có các ngày lễ: mùng 9 tháng giêng âm lịch, Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng 2 âm lịch (vía Thái Thượng Đạo Tổ), 19 tháng 2 âm lịch, 8 tháng 4 âm lịch (vía Thích Ca Văn Phật), 30 tháng 4 âm lịch (kỷ niệm thành đạo Tổ Sư Vương Đạo Thâm), ngày 18 tháng 10 âm lịch (vía Địa Mẫu Nguyên Quân), ngày 4 tháng 11 âm lịch (vía Khổng Tử Chí Thánh)... Lễ phẩm chỉ dùng đồ chay, hương đăng hoa quả phẩm, cơm nước, nghiêm cấm dùng rượu, các sản phẩm có nguồn gốc động vật, không dùng ngũ vị như hành, hẹ, nén, kiệu…
Hệ thống tổ chức.
Hệ thống tổ chức hành chính Giáo hội Phật Đường Nam Tông Minh Sư đạo gồm:
Hiện nay, Minh Sư đạo có 53 Phật Đường hoạt động ở 18 tỉnh, thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Long An) với 300 chức sắc, 1.262 chức việc và trên 11.224 tu sĩ, tín đồ. Tổ đình của Minh Sư đạo đặt tại Quang Nam Phật Đường, số 17 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ theo Quyết định về việc công nhận tổ chức tôn giáo số 196/ QĐ-TCCP của Ban Tôn Giáo Chính phủ, người đứng đầu của đạo là Đại Trưởng Lão Trần Đạo Như (thế danh Trần Tích Định). Đại Trưởng Lão là chức sắc cao nhất trong hệ thống các chức sắc của Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo. Đại Trưởng Lão Trần Đạo Như hiện là trụ trì của Tổ đình Quang Nam Phật Đường. | 1 | null |
Trận pháo đài Eben-Emael trên Mặt trận Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là một trận đánh giữa quân đội Bỉ và Đức đã diễn ra từ ngày 10 cho đến ngày 11 tháng 5 năm 1940, và là một phần của Trận Hà Lan, Trận nước Bỉ và "Kế hoạch Vàng" ("Fall Gelb") – cuộc tiến công của Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp và Pháp. Một lực lượng tấn công của "Binh chủng nhảy dù Đức" ("Fallschirmjäger") đã được giao trọng trách tập kích và chiếm giữ pháo đài Eben-Emael, một pháo đài của Bỉ có những khẩu pháo chiếm giữ một số cây cầu quan trọng qua kênh Albert mà các lực lượng Đức dự kiến sử dụng để tiến vào nước Bỉ. Trong khi một số lính nhảy dù Đức tập kích pháo đài và loại lực lượng trú phòng cùng với các khẩu pháo ở trong đó ra khỏi vòng chiến, các lực lượng nhảy dù khác của Đức đồng luật chiếm giữ 3 cây cầu bắt qua kênh Albert. Vốn đã vô hiệu hóa pháo đài, các lực lượng nhảy dù Đức đã được lệnh bảo vệ các cầu trước các cuộc phản kích của quân Bỉ cho đến khi họ hội quân với các lực lượng mặt đất thuộc Tập đoàn quân số 18.
Bản thân Lãnh tụ Đức Quốc xã ("Führer") Adolf Hitler đã triển khai kế hoạch cho trận đánh này, và chiến thắng của quân đội Đức tại pháo đài Eben-Emael được xem là một điển hình cho khả năng thành công của các chiến thuật hợp vây từ trên không mới mẻ. Các lực lưỡng nhảy dù Đức đã đổ bộ lên nóc pháo đài nhờ việc sử dụng các tàu lượn, và dùng thuốc nổ cùng với súng phun lửa để chọc thủng hàng phòng ngự bên ngoài pháo đài. Sau đó, lính nhảy dụ Đức tiến vào pháo đài, tiêu diệt một số lượng quân phòng thủ và kìm chân phần còn lại của đối phương tại những khu vực thấp hơn trong pháo đài. Cùng lúc đó, phần còn lại của lực lượng tấn công của Đức đã đổ bộ gần 3 cây cầu bắc qua kênh Albert, phá hủy một số công sự bê tông ngầm và vị trí phòng thủ, đồng thời đánh bại quân Bỉ trấn giữ các cầu, chiếm giữ chúng và đặt chúng giữa quyền kiểm soát của quân Đức. Binh chủng nhảy dù đã bị thiệt hại nặng nề trong chiến dịch, nhưng họ đã giữ được các cầu cho đến khi được các lực lượng mặt đất của Đức tăng viện, sau đó các lực lượng mặt đất đã hỗ trợ binh chủng nhảy dù Đức tập kích pháo đài lần thứ hai và buộc các thành phần còn lại của lực lượng trú phòng Bỉ phải đầu hàng. Quân đội Đức sau đó đã tận dụng được hai cây cầu bắc qua kênh để đi vòng qua một số vị trí phòng thủ của quân Bỉ và tiến vào Bỉ để tiếp sức cho cuộc tấn công nước này. Cây cầu ở Kanne đã bị phá hủy.
Cuộc tiến chiếm pháo đài "không thể đánh chiếm được" Eben-Emael đã trở thành một chiến thắng vang dội cho quân Đức, đồng thời là thất bại nặng nề về mặt tâm lý của quân Bỉ. Trong khi Hitler vô cùng vui sướng khi nghe tin Eben-Emael thất thủ, Bộ chỉ huy tối cao của Bỉ đã hoàn toàn mất thế cân bằng. Trận Eben-Emael đã đập tan chiến tuyến kênh Albert và quân đội Bỉ buộc phải rút chạy về phía Tây, trong khi bị Tập đoàn quân số 6 của Đức theo sát. Nước Bỉ đầu hàng chỉ sau vài tuần. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.