text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Harbiye (tiếng Hy Lạp cổ: "Dàphne", Δάφνη; tiếng Ả Rập دفنه hoặc "Harbiyat", حربيات) là một xã thuộc huyện Defne, thành phố Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Từng là một thị trấn thuộc thành phố tỉnh lỵ Antakya, tỉnh Hatay, dân số thời điểm năm 2011 là 25.001 người, năm 2012, Harbiye được nhập về huyện Defne mới thành lập.
Daphne từng là một thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng thời cổ đại dưới thời kỳ vương triều Seleukos. Nơi đây nổi tiếng vì những thác nước, biệt thự và đặc biệt là cây thụy hương (danh pháp khoa học: "Daphne"), một loại thực vật mà tên của nó trong tiếng Hy Lạp được dùng để đặt tên cho thành phố. Tuy nhiên thành phố cũng nổi tiềng vì "đặc sản" động đất, rất nhiều công trình cổ đã bị động đất phá hủy trong suốt chiều dài lịch sử của thành phố. | 1 | null |
Áo giáp tấm Gothic () là một loại áo giáp tấm được làm bằng thép, có xuất xứ từ một số vùng lãnh thổ của nước Đức và Đế quốc La Mã Thần thánh trong giai đoạn hậu kì trung đại cuối thế kỷ thứ 15. Bộ giáp này che phủ gần như toàn bộ cơ thể của người mặc nó, thường là các hiệp sĩ. Kiểu áp giáp tấm che phủ cả thân thể này khá phổ biến ở châu Âu trong thế kỷ thứ 15 và đã gây nhiều ảnh hưởng đến các loại áo giáp tấm của Anh và Ý. Áo giáp tấm kiểu Gothic được coi là kẻ kế tục của áo giáp Kastenbrust (đầu thế kỷ 15). Kỹ nghệ làm áo giáp Gothic được đánh giá là đạt đỉnh cao tại các xưởng quân khí tại Augsburg, Nürnberg và Landshut.
Mô tả.
Bộ giáp Gothic thường khá thanh mảnh và được "chạm trổ" khá sặc sỡ. Chúng được làm từ thép. Phần ngực khá geschiftet và phần "ủng" bọc chân có đầu mũi dài nhọn giống như kiểu giày mũi nhọn thịnh hành thời đó. Người mặc sử dụng loại mũ nồi tên là salade với phần đuôi mũ dài nhọn để che đỡ ót. Loại mũ nồi này bảo vệ rất tốt phần đầu và mặt nhưng để hở phần cằm và cổ - vì vậy người mặc giáp cần phải mang thêm phần giáp che cổ và cằm gọi là giáp trước cổ ("bevor"). Các hiệp sĩ thường không mang giáp che cổ vì cho rằng chúng gây khó chịu cho việc hô hấp, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc này đã khiến nhiều kỹ sĩ bỏ mạng do bị đánh hay đâm vào mặt. Như đã nói, bộ giáp này che phủ toàn thân và cung cấp mức độ bảo vệ tốt cho người mặc. Người hiệp sĩ thường mang kèm với nó một tấm khiên, vũ khí thường là kiếm song thủ, chùy, rìu chiến và nhiều loại vũ khí cận chiến chuyên dùng để đâm thủng giáp. Người mặc bộ giáp này cũng có thể cử động khá thoải mái và ít bị gò bó.
Vào thế kỷ thứ 16, loại áo giáp tấm Gothic lần lần được biến đổi thành áo giáp tấm có nếp máng ("Riefelharnisch") hay áo giáp tấm kiểm Maximilian ("Maximiliansharnischen"). Đến thế kỷ thứ 19, mặc dù kiểu giáp tấm che phủ toàn thân không còn được dùng nữa, ở miền Nam Đức lại hình thành một kiểu giáp tấm có nhiều đặc điểm giống áo giáp tấm Gothic và cũng mang cùng tên gọi với nó. Man unterscheidet deutsche und italienische gotische Plattenpanzer. Hiện nay, những mẫu vật về áo giáp tấm Gothic nguyên bản còn lại rất ít. | 1 | null |
Nhà máy Dệt Nam Định nằm ở tỉnh Nam Định, từng là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Sự ra đời của nhà máy đã tạo điều kiện cho phong trào cách mạng trong giai cấp công nhân hình thành và lớn mạnh không ngừng.
Lịch sử.
Nhà máy Dệt Nam Định từng là 1 cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra.
Năm 1898, Toàn quyền Paul Doumer cho phép lập một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước có 6 lò đặt ngay tại thành phố.
Năm 1900, một số tư bản Pháp trong Công ty bông - vải - sợi Bắc Kỳ đã hùn vốn với một thương nhân người Hoa là Bá Chính Hội cùng kinh doanh.
Sau năm 1954, Nhà máy được Nhà nước tiếp quản từ tay tư bản Pháp.
Cùng với tháp Phổ Minh, nhà máy dệt là một trong hai địa danh của tỉnh Nam Định được in trên đống tiền 100 đồng và 2000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Năm 2016, nhà máy được phá dỡ chỉ để lại một phần cho khu Liên hợp Dệt may hiện đại hơn. | 1 | null |
Giáo sư Robert Ture Olov Janse (sinh 3 tháng 8 năm 1892, tại Norrköping, Thụy Điển – mất tháng 3 năm 1985, tại Washington, D.C., Hoa Kỳ) là nhà khảo cổ học người Thụy Điển.
Olov Janse nổi tiếng với công trình khai quật trong thời kì 1935–1939 tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam, nay thuộc địa phận xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa.
Một số công trình nổi tiếng của Jansen là "Nghiên cứu khảo cổ học Đông Dương": tập I (1947), tập II (1951), tập III (1958) và "Bí mật của cây đèn hình người" (Stockholm 1959), gồm các kết quả nghiên cứu về gốm cổ châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á. | 1 | null |
Lớp tàu tuần dương "Worcester" là một lớp tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Hoa Kỳ được đặt lườn năm 1945 và đưa vào hoạt động trong những năm 1948-1949. Chúng cùng với những tàu tuần dương hạng nặng cùng thời lớp "Des Moines" là những tàu tuần dương toàn súng lớn cuối cùng của Hải quân Mỹ. Mười chiếc đã được dự trù cho lớp tàu này, nhưng chỉ có hai chiếc "Worcester" và "Roanoke" được hoàn tất.
Mặc dù về phương diện kỹ thuật là những tàu tuần dương hạng nhẹ do được trang bị pháo , trong thực tế chúng là những tàu tuần dương lớn nhất từng được chế tạo, dài và nặng hơn đáng kể so với lớp tàu tuần dương hạng nặng "Baltimore" thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sự sắp xếp dàn pháo chính của nó khá đặc trưng vì mang các tháp pháo nòng đôi thay vì ba nòng như các lớp tuần dương hạng nhẹ "Cleveland", "St. Louis" và "Brooklyn" trước đó. Ngoài việc lớp "Worcester" được trang bị pháo thay vì , cách sắp xếp của nó y hệt như lớp tàu tuần dương hạng nhẹ "Juneau" nhỏ hơn nhiều, mang 12 khẩu pháo trên sáu tháp pháo nòng đôi gồm ba phía mũi và ba phía đuôi tàu, chỉ có tháp pháo số 3 và 4 bắn thượng tầng.
Cả hai chiếc trong lớp đều được cho ngừng hoạt động vào năm 1958, là những tàu tuần dương hạng nhẹ thông thường cuối cùng hoạt động cùng hạm đội, và bị tháo dỡ vào đầu những năm 1970. | 1 | null |
Trận Montcornet diễn ra vào ngày 17 tháng 5 năm 1940, khi Chuẩn tướng Charles de Gaulle dẫn Sư đoàn Thiết giáp số 4 (Pháp) từ Laon phản công vào các đơn vị thuộc Quân đoàn Thiết giáp XIX (Đức) của Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian tại Montcornet trong Chiến dịch nước Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù mở màn với một trong những thắng lợi hiếm hoi của quân đội Pháp trong chiến dịch năm 1940, cuộc phản công cuối cùng đã bị Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Đức) được yểm trợ bởi không quân và pháo binh đẩy lui với thiệt hại đáng kể.
Bối cảnh.
Triển khai kế hoạch hành quân của Trung tướng Erich von Manstein, quân đội Đức mở màn chiến dịch tấn công Pháp và Tây Âu ngày 10 tháng 5 năm 1940. Dưới sự chỉ huy của Thống chế Gerd von Rundstedt, 3 cánh quân chủ lực Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân A đã thanh toán nhanh các đạo kỵ binh Bỉ-Pháp trấn giữ miền Ardennes và áp sát phòng tuyến của Tập đoàn quân số 2 Pháp thuộc quyền Đại tướng Charles Huntziger dọc theo sông Meuse vào đêm 12 tháng 5. Hôm sau, Quân đoàn Thiết giáp XIX (Đức) do Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian chỉ huy đã vượt sông Meuse tại Sedan và nghiền nát quân phòng thủ Pháp thuộc Quân đoàn X dưới quyền tướng Charles Grandsard. Từ đầu cầu Sedan, Guderian thúc quân thọc sâu vào vùng đồi núi Pháp, đập tan sự kháng cự của một số lực lượng Pháp thuộc các Tập đoàn quân số 6 (tướng André Corap chỉ huy) và 9 (tướng Robert-Auguste Touchon chỉ huy) – tiêu biểu là Lữ đoàn Spahi số 3 tại La Horgne – và tràn ra đồng bằng vào ngày 16 tháng 5.
Bên sườn phía nam của đoàn quân thiết giáp Đức, ngày 15 tháng 5, Đại tướng Phó Tư lệnh Lục quân Pháp Alphonse Georges cho thành lập Sư đoàn Thiết giáp số 4 từ các đơn vị cơ giới hóa của Touchon đang hối hả tập kết ở Laon – cách Paris 193 km trên mạn đông bắc – và phân công cho Đại tá Charles de Gaulle chỉ huy sư đoàn. De Gaulle nhận lệnh tổ chức phòng thủ khu vực Rethel - La Fère và câu giờ cho quân chủ lực Tập đoàn quân số 6 lui về cố thủ hai sông Aisne và Ailette. Sau khi tiến hành thám sát tình hình, De Gaulle quyết định chủ động đánh chiếm các đầu cầu sông Serre tại Saint-Pierremont và Montcornet, sau đó bắm chắc những vị trí này và tổ chức bắn phá Cụm tác chiến Krüger (Sư đoàn Thiết giáp số 1) gồm Tiểu đoàn Súng trường số 1 và Trung đoàn Thiết giáp số 2 đang tây tiến qua Marle. Với binh lực gồm 2 tiểu đoàn Char B1 bis, 3 tiểu đoàn Renault R35, 1 khối SOMUA S35, 1 đại đội Char D2 (một loại xe tăng hạng nhẹ mới nhưng chất lượng rất kém của Pháp), 1 lữ đoàn bộ binh mô tô hóa và các đơn vị công binh, pháo binh, thông tin và trinh sát, Sư đoàn Thiết giáp 4 mang vẻ bề ngoài của 1 đơn vị thiết giáp mạnh nhất trong quân lực Pháp, song các lính tăng của sư đoàn đều không có nhiều kinh nghiệm tác chiến.
Trận đánh.
Rạng sáng ngày 17 tháng 5, quân Pháp tập trung 14 chiếc tăng Char D2 (Đại đội Tăng độc lập 345), 36 chiếc Char B1 (Tiểu đoàn Tăng 466) và 90 chiếc R-35 (các Tiểu đoàn Tăng 2 và 24) cùng Tiểu đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 164 ở hướng đông Laon. Sau đó, lực lượng này được chia làm 2 mũi tiến công Sư đoàn Thiết giáp 1 của Guderian trên mạn đông bắc. Họ vượt kênh Desschement tại Chivres, tiêu diệt một chi đội Đức thuộc Đại đội Súng trường 4 Cụm tác chiến Nedtwig và bắn cháy một đoàn xe tiếp vận gồm 30 chiếc. Sau thắng lợi mở màn này, các chiến xa Char B1 và D2 rẽ sang hướng Saint-Pierremont trong khi đoàn chiến xa R-35 tiếp tục thẳng tiến về Montcornet.
Tại Saint-Pierremont, quân Đức bố trí Tiểu đoàn Công binh Mô tô hóa 37 trấn giữ các cầu trên sông Serre. Quân thiết giáp Pháp đã đánh bật được tiểu đoàn này ra khỏi vị trí, nhưng Tiểu đoàn Bộ binh Cơ giới hóa 164 (Pháp) đến tiếp viện chậm trễ. Vừa lúc quân cơ giới Pháp tiếp cận sông Serre, Thượng tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn Súng trường số 1 (Đức) Hermann Balck tung 1 tiểu đoàn bộ binh phản công chiếm lại các cầu. Một trận giằng co quyết liệt đã bùng phát trên bờ sông Serre. Cuối cùng, do thiếu hụt bộ binh dự bị, De Gaulle đành thu quân khỏi các đầu cầu vào lúc 17h. Bộ binh Pháp rút lui với sự yểm trợ từ đoàn xe bọc thép của Trung đoàn Thiết giáp số 10
Trong khi đó, 35 chiếc R-35 xâm nhập được vào Montcornet lúc 15h và uy hiếp Sở Chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Đức). Tuy nhiên, đà tiến của xe tăng Pháp đã bị một số đơn vị công binh và pháo phòng không hạng nhẹ của Đại đội Phòng không 83 chặn đứng. Sau đó, một nhóm xe tăng Đức tiến ra từ các trạm sửa chữa và đẩy lùi quân Pháp khỏi Montcornet. Không những thế, quân Đức nhanh chóng huy động không quân mặc sức oanh tạc vào đội hình Sư đoàn Thiết giáp 4, gây ra nhiều tổn thất cho đối phương. Trận đánh kết thúc vào lúc 19h khi đoàn xe tăng Renault rút chạy về hậu cứ dưới hỏa lực dày đặc của pháo bộ binh 15 cm sIG 33 thuộc Đại đội Pháo bộ binh hạng nặng 72 và các chiến đấu cơ Stuka của Đức.
Sau trận đánh.
Theo thống kê của De Gaulle, Sư đoàn Thiết giáp số 4 (Pháp) trong trận Montcornet đã gây thương vong cho vài trăm quân Đức, bắt sống 130 tù binh và bắn cháy một số xe vận tải. De Gaulle cũng cho biết thiệt hại về nhân lực của Pháp là dưới 200 người. Bên cạnh đó, trong khi quân Pháp không phá hủy được 1 xe tăng Đức nào, Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Đức) đã loại khỏi vòng chiến 23 trong 85 xe tăng Pháp thực sự tham gia trận đánh. Trái với huyền thoại của chủ nghĩa Gaulle rằng đòn phản kích ở Montcornet đã kìm hãm đà tiến của Quân đoàn Thiết giáp XIX (Đức), Guderian thật ra đã ngưng hành quân từ trước trận đánh do có lệnh trực tiếp từ Bộ Tổng tư lệnh Đức. Cuộc dừng quân này chỉ kéo dài trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
Hai ngày sau (19 tháng 5), De Gaulle lại đem 112 xe tăng (20 Char B1, 12 Char D2 và 80 R-35) phản kích từ Laon lên Crécy-sur-Serre, đánh vào Sư đoàn Thiết giáp số 10 (Đức) đang hành quân từ đầu cầu Sedan sang phía tây để hội quân với chủ lực của Guderian. Do không có sự yểm trợ sát cận của pháo binh và không quân, cuộc phản công của quân Pháp một lần nữa bị đánh bại. Quân Đức dùng chiến đấu cơ Stuka bắn phá đội hình quân Pháp trong suốt 4 tiếng đồng hồ, tiêu diệt phần lớn Trung đoàn Pháo binh 322 và lực lượng vận tải của De Gaulle. Không chỉ vậy, lục quân Đức tung những đòn phản kích dữ dội đến mức viên sĩ quan quân y Pháp Bernard Lafay cho là "không tưởng tượng nổi". Theo hồi tưởng của Lafay, "họ tấn công từng đợt" và đánh phá "tất cả những gì di chuyển, tất cả những gì có sự sống". Hôm sau, được tin Tập đoàn quân số 6 (Pháp) đã triển khai xong trận địa phòng ngự trên sông Aisne, De Gaulle lui quân về tăng cường cho mặt trận Aisne. | 1 | null |
Các kiểu bơi rất đa dạng. Các kiểu bơi thể thao hiện tại gồm 4 kiểu: Bơi trườn sấp (còn gọi là bơi sải), Bơi bướm, Bơi ngửa, Bơi ếch.
Bốn kiểu bơi trên được áp dụng trong thi đấu thể thao hiện nay, và phần chủ yếu trong hoạt động bơi lội tập luyện, thư giãn tại các bể bơi... Song đó là những kiểu bơi cần ít hoặc nhiều sự học hỏi, luyện tập về kỹ thuật. Ngoài ra cần kể đến một số kiểu bơi hay gặp ở những người bơi tự phát như: Bơi chó, Bơi lặn... | 1 | null |
Grumman G-21 Goose là một loại máy bay vận tải lưỡng cư, nó được thiết kế làm máy bay 8 chỗ chuyên chở doanh nhân tại khu vực Long Island. Goose là loại máy bay một tầng cánh đầu tiên của Grumman. Nó là máy bay đầu tiên có 2 động cơ được đưa vào dịch vụ hàng không. Trong Chiến tranh thế giới II, Goose là máy bay vận tải hiệu quả cho quân đội Hoa Kỳ, cũng như các lực lượng không quân quốc gia khác. | 1 | null |
Khu di tích lò gốm Tam Thọ là di tích lò gốm cổ, nay thuộc địa phận hai làng Tam Thọ và Văn Vật, xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Khu di tích này nằm gần kề quốc lộ 45, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng hơn 7 km về phía tây nam. Năm 2004, khu lò gốm Tam Thọ đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa khảo cổ học cấp tỉnh.
Di tích lò nung cổ.
Khu lò gốm Tam Thọ nhìn từ bên ngoài là các gò đất nhô cao, được nhà khảo cổ người Thụy Điển Olov Janse phát hiện lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1937, lúc đó thuộc tổng Viễn Chiếu, phủ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tại thời điểm được phát hiện, khu lò gốm Tam Thọ là di tích lò nung gốm cổ duy nhất ở Đông Dương. Từ đó đến nay, đã có trên 10 khu lò gốm thuộc giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên được phát hiện và nghiên cứu tại Việt Nam. Tuy nhiên, khu lò gốm Tam Thọ vẫn là khu lò có quy mô lớn nhất, niên đại sớm nhất trong giai đoạn 10 thế kỷ đầu công nguyên. Trong các năm từ 1937 đến 1939, Janse đã tiến hành khai quật 8 lò nung cổ tại đây. Kết quả nghiên cứu về công trình khai quật của Janse về khu lò gốm Tam Thọ được công bố trong 3 tập sách "Nghiên cứu khảo cổ học Đông Dương": tập I (1947), tập II (1951), tập III (1958) và "Bí mật của cây đèn hình người" (Stockhom 1959).
Trong phạm vi hơn 1 km dọc theo kênh Đô nằm giữa hai làng Tam Thọ và Văn Vật, có hàng chục gò đất lớn chứa các lò nung gốm cổ, mỗi gò có chu vi rộng 30 m đến 40 m, chứa ít nhất 3 lò gốm cổ. Tại khu vực gò Quyến thuộc làng Tam Thọ, trong cuộc khai quật năm 2001, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm ra dấu vết của 6 lò gốm cổ. Nền của các lò nung được tôn lên nhiều lần chứng tỏ các lò này còn được sử dụng lâu dài về sau.
Ngoài ra, cũng trên rìa dọc kênh Đô đoạn giữa 2 làng Tam Thọ và Văn Vật còn có một hệ thống lò sành niên đại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Khu lò sành này được coi là gạch nối truyền thống sản xuất gốm trước và sau thời kỳ Bắc thuộc của khu vực này.
Đặc điểm của lò nung.
Hầu hết các lò nung đã khai quật ở Tam Thọ đều không còn nguyên vẹn, phần vòm lò đã bị sập hoàn toàn. Các vòm lò ở đây có dáng hình lòng máng, độ dày trung bình từ 15 cm đến 25 cm, được đắp bằng đất sét vào các phên tre được uốn cong từ trước, sau đó được đầm nện kỹ tạo độ kín, chắc. Cốt tre của vòm lò được trát một lớp bùn chứa nhiều cát, khi nung lớp bùn này sẽ bị thủy tinh hóa tạo ra một lớp liên kết kín cho vòm lò. Loại bùn này cũng được sử dụng vào việc tạo một lớp áo thủy tinh màu xanh khá dày và đều ở phía trong các bộ phận khác của lò như tường lò, bầu lò...
Tại Tam Thọ, có hai dạng lò nung gồm lò cóc và lò ống. Lò cóc là loại lò rất ngắn, chỉ có một bậc từ bầu đốt lên thân lò, nhìn giống một con cóc ngồi. Điển hình của loại lò này là lò nung số IA ở gò Chùa, làng Văn Vật được O. Janse khai quật năm 1937. Lò này chạy theo hướng Đông – Tây, phần bầu lò dài 2,20m, thân lò dài 6,30m, chiều rộng nhất của lò là gần 2m, chỗ cao nhất còn lại của tường lò là 1,60m. Kiểu lò nung này ngày nay vẫn còn thấy ở khu Lò Chum, thành phố Thanh Hóa.
Loại hình lò ống thực chất là loại lò cóc có kích thước kéo dài ra. Điển hình lò nung số IA - Gò Quyến ở thôn Tam Thọ, có chiều dài 9,15m; lò số I- Gò án Lớn thuộc làng Văn Vật dài tới 12,40m. Các lò này không có cấp bậc nên độ dốc của mặt nền lò là rất lớn. Thông thường độ chênh lệch từ bầu đốt đến hậu lò là hơn 1m. Kiểu lò ống ở Tam Thọ còn thấy tồn tại ở các trung tâm gốm cổ khác của Việt Nam như Chu Đậu (Hải Dương) thế kỷ 15-16; Gò Sành (Bình Định) thế kỷ 15-17...
Sản phẩm.
Sản phẩm gốm Tam Thọ gồm có ba dòng: đồ gốm đất nung, đồ sành và đồ gốm tráng men. Trong đó, đồ sành ở lò gốm Tam Thọ chủ yếu là đồ gia dụng có kích thước lớn, thành dày, độ nung không cao.
Có khoảng 18 loại hình hiện vật khác nhau ở Tam Thọ được nhận biết qua khai quật, gồm các nhóm:
Hoa văn trên đồ gốm Tam Thọ rất đa dạng, gồm có ít nhất 10 loại khác nhau. Các loại hoa văn chủ đạo: hoa văn in ô trám (văn trám đơn, văn trám lồng), hoa văn in ô vuông, hoa văn hình hoa thị, hoa văn xương cá hoặc lá dừa, hoa văn phên đan, hoa văn thừng, hoa văn chải, hoa văn sóng nước và văn vòng chỉ chìm, hoa văn đắp nổi...
Một lượng nhất định đồ gốm ở đây được tráng men, với các màu cơ bản như: men ngà, men ngọc non. Đồ gốm men Tam Thọ chưa đạt đến kỹ thuật cao.
Niên đại.
Dựa trên phương pháp so sánh loại hình và phương pháp Định tuổi bằng cacbon-14, niên đại của khu lò gốm Tam Thọ kéo dài từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 4.
Khu lò gốm Tam Thọ nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng Thanh Hóa, gần các sông cổ trong khu vực như kênh Đô, sông Hoàng, sông Nấp, có những mỏ đất sét trắng thuận lợi cho việc khai thác sản xuất gốm. Các mỏ sét trắng này là kết quả trầm tích phù sa sông cổ ở vùng trước đồi núi sót quanh vùng như núi Đa Sĩ, núi Nhồi, núi Nấp, núi Hoàng Nghiêu. Kênh Đô ở Tam Thọ nối liền với hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Chu, là tuyến giao thông giúp gốm Tam Thọ vươn ra khắp vùng đồng bằng và miền núi Thanh Hóa. Vùng đồi núi phía tây nam khu lò gốm có thể là nơi cung cấp nguyên liệu đốt chủ yếu.
Chủ nhân của các lò gốm Tam Thọ có thể là những chủ lò vùng Giang Nam (Trung Quốc) sang lập nghiệp ở Cửu Chân thời thuộc Hán hoặc cũng có thể những người thợ gốm Đông Sơn qua giao lưu tiếp xúc đã học được kỹ thuật sản xuất gốm mới trên nền tảng kĩ thuật sản xuất gốm từ gốm Đa Bút, gốm Hoa Lộc, gốm Cồn Chân Tiên, gốm Quỳ Chữ. Lò gốm Tam Thọ cũng như các lò gốm xuất hiện trong 10 thế kỷ đầu Công nguyên ở miền Bắc Việt Nam như các lò gốm Thanh Lãng, Lũng Ngoại, Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Đại Lai, Luy Lâu, Đương Xá (Bắc Ninh) đã kết hợp được truyền thống gốm Đông Sơn với kỹ thuật sản xuất gốm tiên tiến đương thời của Trung Hoa để sản xuất ra dòng gốm Việt – Hán mang sắc thái bản địa bên cạnh dòng gốm Đông Sơn tồn tại trong các làng Việt cổ.
Thị trường tiêu thụ gốm Tam Thọ.
Các khu mộ lớn được O. Janse khai quật tại Thanh Hóa trong những năm 1930 đã phát hiện thấy đồ gốm tuỳ táng chủ yếu của khu lò Tam Thọ. Các loại gạch, ngói ở Tam Thọ cũng phục vụ cho việc xây dựng các mộ, nhà cửa, thành quách, dinh thự của người Hán. Đặc biệt, gần như tất cả các di tích Đông Sơn muộn ở Thanh Hóa đều xuất hiện gốm Tam Thọ với một tỷ lệ rất cao. Chẳng hạn, tại di chỉ Bái Cường (xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) là một làng cổ của cư dân Đông Sơn có niên đại thế kỷ 2 đến thế kỉ 3, trong 4 m² thám sát vào năm 1999, đã thu được 8,540 kg gốm thô Đông Sơn và 9,376 kg đồ gốm Tam Thọ.
Trong khoảng 4 thế kỷ hoạt động, gốm Tam Thọ đã có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ gốm ở miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Nghệ. Hầu hết các di chỉ và mộ táng ở miền Bắc Việt Nam thời Đông Hán và đầu thời Lục triều đều tìm thấy sản phẩm của lò gốm Tam Thọ. Gốm Tam Thọ đã mở đầu cho một dòng gốm mới bên cạnh dòng gốm Đông Sơn truyền thống.
Gốm Tam Thọ còn có mặt ở phía Nam quận Cửu Chân. Tại các di tích như Trà Kiệu thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, di tích Suối Chình thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi... cũng tìm thấy gốm Tam Thọ. Có khả năng đồ gốm Tam Thọ còn cung cấp cho các nước khu vực Đông Nam Á. | 1 | null |
A Night at the Opera là album phòng thu thứ tư của ban nhạc rock người Anh Queen. Album được phát hành vào ngày 21 tháng 11 năm 1975, đồng sản xuất bởi Roy Thomas Baker và Queen. Đây là album được đầu tư tốn kém nhất trong sự nghiệp của ban nhạc. Thành công rất lớn về mặt thương mại đã đưa "A Night at the Opera" trở thành album được hâm mộ và nổi tiếng nhất của Queen.
Album được lấy tên từ bộ phim cùng tên của Marx Brothers – bộ phim mà cả ban nhạc đã ngồi xem cùng nhau trong một phòng thu ghép trong quá trình thu âm. Tại Anh, album được phát hành bởi EMI và đứng đầu tại đây trong 4 tuần không liên tục, còn tại Mỹ, album được Elektra Records phát hành, vươn lên vị trí cao nhất là số 4 và trở thành album đầu tiên của ban nhạc đạt chứng chỉ Bạch kim tại đây. | 1 | null |
Đỗ Trình Thoại (? - 1861) là quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử.
Không rõ năm sinh, chỉ biết ông là người thôn Yên Luông, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).
Năm Quý Mão (1843), ông thi đỗ Cử nhân tại Trường Hương Gia Định, được bổ làm Tri huyện Tân Hòa (bao gồm khu vực Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay) nên được mọi người quen gọi là Huyện Thoại (các sách Pháp viết là Toại), nhưng sau bị cách chức (chưa rõ lý do).
Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định bị quân Pháp đánh hạ. Với lòng yêu nước, ông tham gia công cuộc chống Pháp ở mặt trận Đại đồn Chí Hòa (Gia Định).
Ngày 25 tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa bị thất thủ, ông trở về Gò Công mộ nghĩa dũng, kết hợp với Phó Lãnh binh Trương Định tiếp tục chống Pháp, và đã gây cho họ những thiệt hại đáng kể.
Vào tờ mờ sáng ngày 22 tháng 6 năm 1861 (Tân Dậu), ông lại trực tiếp điều động nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Gò Công. Với cương vị là tướng chỉ huy, ông đã dũng cảm xông lên phía trước, mặc dù súng của đối phương từ trong đồn bắn ra hết sức dữ dội. Sau khi vượt qua những vòng rào phòng thủ kiên cố, nghĩa quân đã đột nhập được vào bên trong đồn, và một trận giáp chiến kịch liệt đã diễn ra. Bằng tài nghệ, Đỗ Trình Thoại đã dùng gươm tiêu diệt tên lính thủy quân lục chiến Bodiez và đâm trọng thương trung úy Paulin Vial, Trưởng đồn kiêm Giám đốc bản xứ sự vụ Gò Công. Nhưng sau đó, ông bị trúng đạn và hy sinh tại trận địa .
Theo sách "Nguyễn Đình Chiểu toàn tập" (tập 2), thì số nghĩa quân tham chiến khi ấy là 600, và chỉ huy Đỗ Trình Thoại đã hy sinh cùng với 12 bộ hạ.
Sau khi mất, ông được triều đình Huế cho lập đền thờ và truy phục hàm Tri huyện. Hiện nay, ở thành phố Mỹ Tho có một con đường mang tên ông.
Trong văn hóa.
Tri huyện Thoại đã hy sinh anh dũng. Thế nhưng trong phim "Bình Tây đại nguyên soái" (chiếu trên HTV9), các tác giả lại cho rằng nguyên nhân cái chết của ông là do nhẹ dạ cả tin, bị mắc mưu của một tên Việt gian. Có người cho rằng hư cấu như thế là hạ thấp giá trị, và vô tình tầm thường hóa trí tuệ của ông. Xem bài "Về cái chết của Đỗ Trình Thoại" đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 1 tháng 7 năm 2013.
Tưởng nhớ.
Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tên đường bị ghi sai là Huyện Toại. | 1 | null |
Hồ Yên Quang là một hồ nước ngọt ven núi nằm trên địa bàn xã Yên Quang, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình (hồ Yên Quang tiếp giáp với Vườn quốc gia Cúc Phương). Hồ Yên Quang cùng với hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái là những hồ nước lớn nhất ở Ninh Bình với diện tích 300 ha và trữ lượng nước 5,6 triệu m3. Hồ Yên Quang được biết đến với những dự án nuôi trồng thủy sản lớn trên hồ. Đây cũng là một hồ câu cá và phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần ở Ninh Bình.
Hồ Yên Quang có chiều dài 7 km, chiều rộng khoảng 1,2 km, độ sâu trung bình 8m.
Hồ Yên Quang là hệ thống gồm 4 hồ lớn có tên là hồ 1, hồ 2, hồ 3, hồ 4 nằm liền nhau được ngăn cách bằng hệ thống đập thủy lợi. 3 hồ lớn hơn nằm trên địa phận xã Yên Quang, riêng hồ 4 gần như nằm trong địa phận xã Văn Phương. Hồ Yên Quang là một thắng cảnh thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Cúc Phương, giữa hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi miếu thờ và mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều đàn chim nước bơi lội. Trên mặt hồ nước trong xanh in bóng những vách núi, rừng cây và những chiếc thuyền câu nho nhỏ, cảnh sắc khá hoang sơ và tĩnh lặng. Hồ Yên Quang cũng là một hồ câu cá của người dân Ninh Bình và du khách.
Từ hồ 3 leo qua Quèn lá vào một thung đất tương đối bằng phẳng, rộng khoảng 100 ha đó là Thung lá. Vượt qua Thung lá, leo tới chân dẫy núi đã vôi là du khách tới Động Phò mã giáng. Ngay phía ngoài cửa động có một nhũ đá giống hệt hình hài của một vị Phò mã. Bên trong động có nhiều buồng, mỗi buồng lại có cấu tạo lộng lẫy bởi hệ thống nhũ đá, uy nghi như những cung đình.
Hệ thống đập xả ở hồ Yên Quang đã được sửa chữa, nâng cấp thành một hệ thống công trình thủy lợi lớn, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã quanh thị trấn Nho Quan. Với một hệ thống đập tràn, tưới tiêu, hệ thống giao thông thuận lợi chỉ cách thành phố Ninh Bình 45 Km và ngay trung tâm Nho Quan, hồ Yên Quang trở thành một điểm du lịch sinh thái, môi trường du lịch cuối tuần để vui chơi giải trí cho du khách trong và ngoài nước.
Khu du lịch sinh thái hồ Yên Quang.
Khu du lịch sinh thái hồ Yên Quang thuộc địa bàn 2 xã Yên Quang và Văn Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Quy mô, công suất bao gồm: Khu trung tâm; Khu thiền viện, văn hóa tâm linh và tịnh xá; Khu lưu trú cao cấp, Bungalow, làng Việt; Khu đón tiếp; Khu công viên lâm nghiệp; Hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hồ nước. Các danh lam thắng cảnh gồm: Đình Mống, Đình Lá, Động Phò Mã, Động Tiên, Động Múa, Động Ngang và Đền Cô Đôi. | 1 | null |
Hồ Bá Phấn (? - 1920) tục gọi Đội Phấn, là thủ lĩnh nghĩa quân chống Pháp trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử.
Ông sinh ra trong gia đình nông dân ở tỉnh Hà Tĩnh, ít được học chữ, nhưng bản tính vốn khẳng khái và yêu nước.
Đến tuổi trưởng thành, ông phải sung vào hàng ngũ lính tập của quân đội Pháp, mà lòng vẫn ngầm giao kết với các đồng chí bên ngoài, đợi cơ hội đánh trả lại họ. Vài năm sau, ông được thăng làm Đội trưởng.
Tháng 5 năm Mậu Thân (1908), nhân việc kháng sưu thuế nổ ra, ông chỉ huy nhóm nội tuyến nổi lên đánh thành Hà Tĩnh. Bị thực dân Pháp điều động binh lính đến đàn áp, nhóm ông rút chạy lên thượng du hội với các nghĩa đảng ở rừng núi, trong số đó có lực lượng của Ngô Quảng và Lê Văn Quyên (tức Đội Quyên) . Từ ấy, ông thường đưa nghĩa quân đánh phá đồn Pháp ở quanh vùng Nghệ An-Hà Tĩnh. Hào khí của các ông được sĩ phu khen ngợi, trọng vọng. Riêng Đội Phấn, được họ đặt hiệu là Càn Thái, để biểu dương tấm lòng yêu nước và dũng cảm của ông.
Về sau, do bị đàn áp quá, Ngô Quảng cùng gia đình phải trốn sang Thái Lan, gây cơ sở để đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc hoạt động, và rồi mất tại đó (1928). Còn Đội Quyên thì tự sát vào đêm 20 tháng 8 năm 1917, khi bị quân Pháp ra sức truy lùng.
Theo một số tài liệu, thì đến khoảng năm Canh Thân (1920), quân Pháp bắt mới được Đội Phấn. Không chịu khuất phục, họ đem chém chết ông ở quán Thầu Đâu thuộc Vinh (Nghệ An).
Hiện nay ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông. | 1 | null |
Villanúa là một đô thị trong tỉnh Huesca, Aragon, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2012 (INE), đô thị này có dân số là 475 người.
Trung tâm cũ, nhà thờ San Esteban (với một hình ảnh Romanesque bằng gỗ thế kỷ 11 của Đức mẹ Đồng trinh, "Đức Mẹ các Thiên Thần"), hang Las Güixas, cầu cạn đường sắt, mộ đá, nhà thờ San Juan và bị bỏ rơilàng của Cenarbe và Aruej, với nhà thờ La Mã San Vicente (c 12), tất cả trong một môi trường xinh đẹp có sông Aragon chảy ngang qua. Thị trấn nằm trên đường cũ Aragonese hành hương đến Santiago de Compostela, Lối đi thánh St James.
Lễ hội chính là ngày 08 tháng 9 (Giáng sinh của Virgin) và 26 tháng 12 (San Esteban). | 1 | null |
David Owen Russell (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1958) là một đạo diễn và biên kịch Mỹ. Phim của ông bao gômc "Spanking the Monkey" (1994), "Flirting with Disaster" (1996), "Three Kings" (1999), "I ♥ Huckabees" (2004), "The Fighter" (2010), và "Silver Linings Playbook" (2012). Ông đã là chủ đề gây tranh cãi, trong khi nhận được nhiều lời khen ngợi.
Trong Liên hoan phim quốc tế Toronto lần thứ 37, "Silver Linings Playbook" do ông đạo diễn, bộ phim hài kể về câu chuyện của một người đàn ông trở về đoàn tụ với gia đình sau 8 tháng điều trị ở bệnh viện tâm thần đã nhận được giải thưởng cao nhất BlackBerry People’s Choice dành cho phim có số lượng bình chọn của khán giả nhiều nhất. Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Matthew Quick với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên nổi tiếng Bradley Cooper, Jennifer Lawrence và Robert De Niro.
Russell sinh ra ở Thành phố New York, là con trai của bà Maria (nhũ danh Muzio) và ông Bernard Russell, người bán hàng cho Simon & Schuster. Cha của ông là một người Do Thái và mẹ của ông là một người Mỹ gốc Ý và theo Công giáo, và ông lớn lên trong một gia đình "vô thần". | 1 | null |
Cầu Nhị Thiên Đường là một cây cầu bắc qua kênh Đôi thuộc địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.. Cầu được xây dựng vào những năm 1925 là điểm nguồn của Quốc lộ 50 và được đổ bê tông theo kiến trúc hiện đại. Từ lúc xây dựng đến nay cây cầu mang tên "Nhị Thiên Đường", vừa là một cảnh quan hấp dẫn, vừa là một di tích lịch sử ghi dấu thời kỳ Nam Bộ kháng chiến ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, sau thời gian dài sử dụng, cầu đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng, hiện nay cầu đã được tu sửa và khánh thành trở lại vào ngày 19 tháng 10, 2017.
Lịch sử.
Vào giữa tháng 11 năm 1945, quân xâm lược Pháp mở các đợt tấn công quy mô vào mặt trận phía Nam nhằm phá vòng vây của quân Việt Minh, mở rộng chiến tranh về các tỉnh miền Tây. Ngày 20 tháng 11 năm 1945, quân Pháp từ đồn Cây Mai và thành Ô Ma chia làm 3 hướng:
Lực lượng Việt Minh được biết trước đã triển khai sẵn sàng từ cầu Hiệp Ân dọc theo đường Phạm Thế Hiển đến cầu Bà Tàng hộ 17, đồng thời bố trí lực lượng chủ yếu và tấn công mạnh ở đầu cầu Nhị Thiên Đường và các trận địa ở chung quanh để đón đánh địch.
Ngay từ sáng 20 tháng 11 năm 1945, các mũi tấn công của Pháp đồng loạt nổ súng. Quân Việt Minh cũng nổ súng giáng trả ở tất cả các mũi, nhưng chiến đấu dữ dội nhất diễn ra tại mặt trận cầu Nhị Thiên Đường.
Cầu Nhị Thiên Đường 2.
Cầu Nhị Thiên Đường 2 được khánh thành vào năm 2003. Nhằm giảm áp lực cho cầu Nhị Thiên Đường hiện hữu. Từ đó mỗi cầu lưu thông 1 chiều.
Trước đây, cầu Nhị Thiên Đường hiện hữu đã xuống cấp nghiêm trọng và cầu Nhị Thiên Đường 2 phải chịu một lượng lớn xe có tải trọng trên 1,5 tấn vì cầu hiện hữu chỉ có thể chịu được xe có tải trọng ít hơn 1,5 tấn.
Hiện nay cầu Nhị Thiên Đường hiện hữu đã được sửa chữa và trùng tu lại và khánh thành vào ngày 19 tháng 10, 2017. Trong khi tu sửa cầu thì cầu Nhị Thiên Đường 2 phải tạm thời chịu lượng xe lớn hơn nữa và hiện tại thì cầu Nhị Thiên Đường 2 đã giảm bớt áp lực so với trước kia. | 1 | null |
Bơi bướm là kiểu bơi úp sấp ngực, động tác của đôi tay tương tự, đối xứng nhau, kết hợp đạp chân bướm (còn gọi là đạp chân cá heo). Trong khi các kiểu Bơi trườn sấp, Bơi ếch, Bơi ngửa có thể tương thích cho người mới tập bơi, thì bơi bướm là kiểu khó, đòi hỏi kỹ thuật cũng như thể lực thật tốt. Bơi bướm là kiểu bơi mới nhất được đưa vào thi đấu, bơi bướm lần đầu xuất hiện năm 1933, khởi nguồn hình thành từ kiểu bơi ếch.
Tốc độ cực đại trong bơi bướm cao hơn trong bơi trườn sấp, bởi sự kết hợp đồng thời kéo/đẩy nước của 2 tay. Tuy nhiên, sau nhịp đó tốc độ giảm đáng kể trong nhịp hồi khí nên về tổng thể, tốc độ bơi bướm thấp hơn một chút (vẫn cao hơn 2 kiểu bơi còn lại). | 1 | null |
Sabal palmetto (các tện tiếng Anh: cabbage palm, palmetto, cabbage palmetto, palmetto palm, blue palmetto, Carolina palmetto, common palmetto, swamp cabbage và sabal palm) là một trong 15 loài thuộc chi "Sabal" của họ Cau (Arecaceae). Nó là loài bản địa của duyên hải Vịnh Mexico cận nhiệt/nam bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ, cũng như Cuba, quần đảo Turks và Caicos, và Bahamas.
Tại Hoa Kỳ, phạm vi phân bố của "Sabal palmetto" là ở đồng bằng ven biển của các bang vùng Vịnh và các bang Đại Tây Dương từ Cape Fear, Nam Carolina về hướng nam tới Florida. Nó là loài cây biểu tượng của cả Nam Carolina và Florida. | 1 | null |
Hoét đá họng trắng (danh pháp hai phần: "Monticola gularis") là một loài chim trong họ Muscicapidae.
Nó được tìm thấy ở Campuchia, Trung Hoa, Hong Kong, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Lào, Malaysia, Myanma, Nga, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng ôn đới. | 1 | null |
Hoét đá bụng hung (danh pháp hai phần: Monticola rufiventris) là một loại chim trong họ Muscicapidae. Nó được tìm thấy ở các khu vực phía Bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ, về phía đông đến một số khu vực ở Đông Nam Á. Phạm vi của nó bao gồm Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Tây Tạng, Lào, Myanmar, Nepal, Pakistan, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ôn đới. Con trống có bụng hung như tên gọi, nhưng con mái không có bụng màu hạt dẻ hoặc lông sáng màu xanh da trời như con trống. | 1 | null |
Moundou là thành phố lớn thứ nhì của Cộng hòa Sát, và là thủ phủ của khu vực Logone Occidental.
Thành phố nằm bên sông Logone và có cự ly khoảng 475 km về phía nam của thủ đô N'Djamena. Đây là thành phố chính của người Ngambai. Moundou đã phát triển thành một trung tâm công nghiệp, nhà máy bia Gala, trong đó sản xuất bia phổ biến nhất của Tchad và các ngành công nghiệp bông và dầu.
Moundou nằm trên một trong những con đường chính ở miền Nam Tchad. Con đường chạy từ Léré trên biên giới với Cameroon, qua Pala, Kelo, Moundou, Doba, Koumra, và Sarh. Thành phố có sân bay Moundou, với một đường băng.
Lịch sử.
Thành phố được thành lập vào ngày 8 tháng 11 năm 1923 bởi trung sĩ Joseph-François Reste, toàn quyền tương lai của Châu Phi Xích đạo thuộc Pháp. Ông đã quyết định thành lập một đồn quân sự tại đây.
Địa lý.
Khí hậu.
Moundou có khí hậu xavan (phân loại khí hậu Köppen "Aw").
Giáo dục.
Thành phố có một trường đại học công lập. Các cơ sở giáo dục khác bao gồm Trường Truyền giáo Gary, Trường Trung học Phổ thông Adoum d'Allah và Trường Trung học Kỹ thuật Thương mại Moundou.
Đô thị kết nghĩa.
Moundou kết nghĩa với: | 1 | null |
Pavel Petrovich Chistyakov (tiếng Nga: Па́вел Петро́вич Чистяко́в) (5 tháng 7 năm 1832 (Lịch Julius: 23 tháng 6) – 11 tháng 11 1919) là một họa sĩ và giáo sư nghệ thuật người Nga, một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ các tác phẩm liên quan tới các chủ đề về cuộc sống hiện đại (Chủ nghĩa hiện thực). | 1 | null |
"One More Night" là một bài hát của ban nhạc rock Mỹ Maroon 5 nằm trong album phòng thu thứ tư của họ, "Overexposed" (2012). Nó được phát hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2012 như là đĩa đơn thứ hai trích từ album bởi A&M Octone Records. Bài hát được viết lời bởi giọng ca chính của nhóm Adam Levine với Savan Kotecha cũng như những nhà sản xuất của nó Max Martin và Shellback, đồng thời là những cộng tác viên quen thuộc trong sự nghiệp của họ. Đây là một bản pop rock kết hợp với những yếu tố từ raggae mang nội dung đề cập đến việc không hòa hợp với ai đó và người đàn ông thể hiện mong ước được bên cạnh cô gái "một đêm nữa", và được xây dựng trên ý tưởng rằng trái tim, tâm trí và cơ thể thường muốn những điều đối lập, đã thu hút nhiều sự so sánh với đĩa đơn năm 1980 của The Police "The Bed's Too Big Without You". Một phiên bản phối lại chính thức của "One More Night" cũng được phát hành vào ngày 1 tháng 12 năm 2012, với sự tham gia góp giọng từ rapper người Mexico Ezequielized Odyssey.
Sau khi phát hành, "One More Night" nhận được những phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu mang âm hưởng raegae, giọng hát của Levine và gọi đây là "một bản nhạc mùa hè hấp dẫn", mặc dù vấp phải một số chỉ trích bởi giai điệu thiếu quyết đoán của nó. Tuy nhiên, bài hát đã gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm ba đề cử tại giải thưởng âm nhạc "Billboard" năm 2013 cho Top Bài hát Hot 100, Top Bài hát Radio và Top Bài hát Pop. "One More Night" cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu bảng xếp hạng ở New Zealand và lọt vào top 10 ở nhiều thị trường nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở những thị trường lớn như Úc, Canada, Phần Lan, Ba Lan và Thụy Điển. Tại Hoa Kỳ, bài hát đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 trong chín tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân thứ ba của Maroon 5 cũng như tiêu thụ được hơn 4.6 triệu bản tại đây. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 10.4 triệu bản trên toàn cầu, trở thành đĩa đơn bán chạy thứ tám của năm 2012 cũng như một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Video ca nhạc cho "One More Night" được đạo diễn bởi Peter Berg, trong đó Levine hóa thân thành một vận động viên quyền anh đang làm việc để hỗ trợ tài chính cho người bạn gái (do Minka Kelly thủ vai) và con gái. Khi anh bỏ nhiều thời gian để tập luyện cho một trận đấu lớn và ít quan tâm đến gia đình, dẫn đến việc người bạn gái phải đưa con rời khỏi nhà sau đó. Nó đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ từ giới phê bình bởi nội dung cảm xúc và gọi đây là phép ẩn dụ cho những khó khăn Levine phải đối mặt với cuộc sống cá nhân của bản thân, cũng như gặt hái một đề cử tại giải thưởng Âm nhạc Thế giới năm 2014 ở hạng mục Video xuất sắc nhất thế giới. Để quảng bá bài hát, Maroon 5 đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "Late Show with David Letterman", "Saturday Night Live" và "Today", cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của họ. Kể từ khi phát hành, "One More Night" đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi một số nghệ sĩ, như Boyce Avenue và Sam Tsui, cũng như xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, như "Arrow", "Girls" và "Pitch Perfect 3".
Thành phần thực hiện.
Thành phần thực hiện được trích từ ghi chú của "Overexposed", A&M Octone Records. | 1 | null |
PP-Bizon (tiếng Nga: ПП-Бизон) là loại súng tiểu liên được phát triển từ đầu những năm 1990 tại Izhmash. Súng được thiết kế theo yêu cầu của Bộ Nội vụ Nga về một loại vũ khí hiệu quả trong cận chiến với tốc độ bắn nhanh và chính xác dùng cho việc chống khủng bố cũng như trang bị cho các lực lượng thi hành công vụ. Mẫu thử nghiệm đã được Viện Nghiên cứu Thiết bị đặc biệt thử nghiệm năm 1995, nó đã chứng tỏ khả năng của mình so với các mẫu cạnh tranh khác và đã được thông qua để đưa vào phục vụ năm 1996. Súng được trang bị cho các lực lượng phản ứng của Lực lượng An ninh Liên bang và Bộ Tư pháp.
Thiết kế.
Súng được phát triển dựa trên khẩu AKS-74U nên 60% hình dáng cấu trúc của súng giống với súng trường tấn công hơn là súng tiểu liên nhưng cơ chế hoạt động thì hoàn toàn khác.
PP-19 sử dụng cơ chế nạp đan blowback thuần túy để đơn giản hoá việc chế tạo, bắn với khoá nòng đóng để tăng độ chính xác. Khi bắn các loại đạn súng ngắn bình thường thì khoá nòng sẽ lùi rất ngắn nên sẽ làm cho súng có tốc độ bắn cao, nhưng với các loại đạn súng ngắn mạnh áp lực cao khoá nòng sẽ tự động lùi dài hơn, làm giảm tốc độ bắn nhưng cũng sẽ làm giảm độ giật để bắn chính xác hơn. Thân súng được làm bằng thép ép có ba khe thông gió ở mỗi bên phía trước để tăng khả năng tản nhiệt cho nòng súng. Nút khóa an toàn nằm phía bên phải súng với ba chế độ là an toàn, từng viên và tự động. Súng cũng có nút để điều chỉnh tốc độ bắn cho thích hợp. Nòng súng có 4 rãnh xoắn về phía tay phải. Đầu nòng súng có rẵng xoắn để gắn các phụ kiện như bộ phận chống giật.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là thước ngắm và điểm ruồi có tầm ngắm hiệu quả trong khoảng 50 đến 150 m, có thể gắn các loại hệ thống ngắm khác nhau để phù hợp với yêu cầu chiến đấu. Hộp tiếp đạn của súng có hình trụ xoắn ốc gắn song song bên dưới nòng súng nên thường hay bị nhìn nhầm thành ống phóng lựu, có thể chứa được 64 viên đạn cũng như do lắp dọc theo thân súng nên giảm việc chiếm không gian của súng khiến nó trở nên gọn nhẹ hơn, cơ động hơn và cũng được dùng như ốp lót tay để cầm khi chiến đấu. Trọng lượng của hộp tiếp đạn này cũng sẽ kéo nòng súng xuống để tạo sự ổn định cao hơn khi bắn. Báng súng được làm bằng sợi thủy tinh tổng hợp được gia cố để trở nên nhẹ và bền cũng như có thể gấp qua một bên để tiện cho việc di chuyển. | 1 | null |
Vườn quốc gia Zakouma (tiếng Pháp: "Parc national de Zakouma") là một vườn quốc gia nằm giữa Sarh và Am Timan, ở phía nam của Cộng hòa Sát. Được thiết lập vào năm 1963, đó là vườn quốc gia đầu tiên của Chad, và có diện tích gần 3.000 km vuông. Nó hoàn toàn được bao quanh bởi khu bảo tồn động vật Bahr Salamat.
Zakouma đã bị quên lãng trong suốt thời gian của cuộc xung đột dân sự, nhưng một chương trình phục hồi, được hỗ trợ bởi Liên minh châu Âu, bắt đầu vào năm 1989 và đang tiếp tục trong năm 2006. Các khu vực trong và gần vườn quốc gia đã trải qua sự giảm sút đáng kể trong một số loài động vật hoang dã trong những thập kỷ gần đây. Ví dụ, đàn voi đáng kể trong số lượng gần đây nhất là năm 1970 với dân số ước tính khoảng 300.000 cá thể, tuy nhiên, đến năm 2007 con số này đã giảm xuống còn khoảng 10.000 con. Voi châu Phi trên danh nghĩa bảo vệ chính phủ, nhưng sự thực thi của chính quyền (được hỗ trợ với sự giúp đỡ nhất định của EU) đã được chứng minh không đủ để ngăn chặn nạn săn bắn.
Năm 2006, nhà bảo vệ môi trường thiên nhiên J. Michael Fay và nhiếp ảnh gia của National Geographic 'Nick' Nichols đã đến vườn quốc gia Zakouma ghi chép lại những kẻ săn trộm nguy hiểm đối với voi. Kết thúc chuyến đi họ đã có phóng sự "Ivory Wars: Last Stand in Zakouma".
Sâu trong trung tâm địa lý của châu Phi, Vườn quốc gia Zakouma là một ốc đảo của khu bảo tồn voi còn sót lại của lục địa - nơi cuối cùng trên trái đất, nơi hơn một ngàn cá thể có thể được tìm thấy trong một đàn. Được bảo vệ bởi bảo vệ vũ trang, vườn quốc gia này là một nơi bảo vệ phong phú và đa dạng.
Tuy nhiên, ngay bên ngoài ranh giới của vườn quốc gia, những kẻ săn trộm nằm trong chờ đợi cho các loài động vật. Khi những cơn mưa lâu năm đến, con voi di chuyển về phía thức ăn thô xanh tốt hơn bên ngoài chu vi của vườn quốc gia, và rơi vào tay những kẻ săn trộm. Những người thợ săn giết chúng để lấy ngà voi để bán với giá cao trên thị trường chợ đen và họ để lại xác con voi, chỉ lấy cặp ngà. Khu vực lưu trú cho du khách thăm vườn quốc gia đã được mở ra trong vườn quốc gia, tại Tinga, vào năm 2003.
Hệ động vật của vườn quốc gia này gồm 44 loài động vật có vú lớn, và nhiều loài chim. Năm 2005, một nghiên cứu ước tính dân số sư tử của vườn quốc gia này là khoảng 120 con, trong khi số lượng voi bên trong vườn quốc gia được tính vào khoảng 3885 con.
Chính phủ Chad đã đề cử Vườn quốc gia Zakouma làm ứng viên di sản thế giới UNESCO. | 1 | null |
Meknes (, Berber: ⵎⴽⵏⴰⵙ Mknas hay Ameknas, , ) là một trong bốn thành phố thủ đô lịch sử nằm ở phía bắc trung Maroc, và là thành phố lớn thứ 6 của đất nước. Được thành lập vào thế kỷ 11 dưới triều đại Almoravid như một khu định cư quân sự, thành phố trở thành thủ đô của Maroc dưới triều đại của vua Ismail Ibn Sharif (1672–1727), con trai của nhà sáng lập ra Triều đại Alaouite.
Lịch sử.
Một bộ lạc Berber gọi là Miknasa, có nguồn gốc từ phía nam Tunisia, định cư ở đây vào thế kỷ thứ 9.
Almoravid thiết lập ở đây một pháo đài trong thế kỷ thứ 9 để chống lại sự nổi lên của những người Almohad, và do đó đã bị phá hủy bởi họ chỉ được xây dựng lại kích thước lớn hơn với các nhà thờ Hồi giáo và công sự lớn. Dưới thời Merinid nó nhận được thêm các madrasa, kasbah và nhà thờ Hồi giáo đầu trong thế kỷ 14, và tiếp tục phát triển mạnh dưới triều đại Wattasid. Meknes trải qua thời hoàng kim của nó với vai trò là thủ đô đế quốc của Moulay Ismail sau khi gia nhập Vương quốc Hồi giáo Maroc (1672-1727). Ông đã cho xây dưới thành phố cũ một nhà tù lớn để giam giữ những thủy thủ Công giáo bị bắt trên biển, và cũng xây dựng một số dinh th, vườn, cổng tượng đài, nhà thờ Hồi giáo (do đó nó có biệt danh của thành phố của "Thành phố của Trăm Minaret") và bức tường thành có chiều dài 40 km.
Theo Di sản ICOMOS tại báo cáo rủi ro của năm 2000, thành phố lịch sử Meknes chứa các hệ thống thoát nước không đủ, và kết quả là bị ngập lụt và rò rỉ trong một số khu vực.
Địa lý.
Thành phố lân cận phía nam: Azrou, nối với nhau thông qua đường N13.
Khí hậu.
Nằm gần dãy núi Atlas, Meknes có khí hậu mát mẻ vào mùa đông những ngày nóng trong những tháng mùa hè. Những đêm luôn luôn mát mẻ (hoặc lạnh hơn trong mùa đông), với nhiệt độ ban ngày thường tăng khoảng mỗi ngày. Nhiệt độ mùa đông thường chỉ vào tháng 12-tháng 1.
Các đơn vị hành chinh.
Meknes là thủ phủ của tỉnh Meknès, gồm 6 khu đô thị tự quản (gồm thành phố Meknes) và 15 cộng đồng xã nông thôn.
Các cảnh quan chính.
Phế tích thị xã La Mã Volubilis (Oualili) cách thành phố khoảng 1h đi ô tô về phía bắc. | 1 | null |
Moulay Ismaïl Ibn Sharif (1634? hay 1645? – 22 tháng 3 năm 1727), cai trị giai đoạn 1672–1727. () là vị vua thứ nhì của nhà Alaouite trong lịch sử Maroc. Giống như những vị vua khác của triều đại, Ismaïl tuyên bố là một hậu duệ của Muhammad thông qua nguồn gốc của mình Hassan ibn Ali. Ông cũng được biết đến tại quê hương ông là "vua chiến binh".
Ông đã cai trị từ 1672 đến 1727 kế vị anh cùng cha khác mẹ của mình là Moulay Al-Rashid đã băng hà sau khi ngã từ lưng ngựa. Lúc đó 26 tuổi, Moulay Ismaïl thừa kế một đất nước bị suy yếu do nội chiến bộ lạc và kế vị hoàng gia. Meknes, thành phố thủ đô, ông đã xây dựng, đôi khi được gọi là "Versailles của Maroc", vì sự xa hoa của nó. Một số tảng đá đã được đào từ những tàn tích La Mã cổ đại ở Volubilis.
Ông cũng đã được gán danh hiệu "khát máu" vì sự tàn ác huyền thoại của mình. Để đe dọa đối thủ, Ismail đã ra lệnh rằng những bức tường thành phố của mình được trang trí bằng 10.000 đầu lâu của kẻ thù bị giết. Truyền thuyết cho rằng Ismail có thể chém đầu hoặc tra tấn hoặc rất nhiều người hầu mà ông cho là lười biếng. Trong vòng 20 năm dưới thời cai trị của Ismail, ước tính có 30.000 bị giết chết.
Trong suốt triều đại của Moulay Ismaïl, thành phố thủ đô của Marốc đã được di chuyển từ Fez đến "Meknes". Giống như vị vua đương đại Louis XIV của Pháp, Moulay Ismail bắt đầu xây dựng một cung điện hoàng đế xây dựng và các di tích khác.
Năm 1682, ông đã phái Mohammed Tenim làm đại sứ đến gặp vua Louis XIV, và ông thậm chí đã đề nghị kết hôn cô con gái xinh đẹp của Louis XIV Marie Anne Bourbon. Marie Anne từ chối.
Theo sách Kỷ lục Guinness, vị vua này là cha của 888 đứa trẻ. Đây là người nhiều con nhất mà lịch sử thế giới có thể xác nhận. Tuy nhiên, nhà ngoại giao Pháp Dominique Busnot, người từng viếng thăm Maric ghi chép lại rằng, quốc vương có tới 1.171 người con cùng với 4 bà vợ chính thức và 500 thê thiếp, tại thời điểm năm 1704. | 1 | null |
Vương Tu (chữ Hán: 王修, ? - 418), tên tự là Thúc Trì, người Bá Thành, Kinh Triệu , tướng lĩnh nhà Đông Tấn. Ông là một trong 8 viên đại tướng bị bắt hoặc bị giết của quyền thần Lưu Dụ trong chiến dịch Quan Trung.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Khi mới sang miền nam, Vương Tu gặp Hoàn Huyền, Huyền nhận xét: "Anh có thể làm Lại bộ lang trong thời bình."
Lưu Dụ bình định xong nhà Hậu Tần, nghe tin Lưu Mục Chi mất, nên muốn quay về nam. Tháng 12 năm Nghĩa Hi thứ 13 (417), Dụ để con trai thứ 2 là Lưu Nghĩa Chân (407 – 424) ở lại giữ Trường An, lấy Tu, khi đó đang làm Thái úy tư nghị tham quân, nhận chức Trưởng sử, phù tá Nghĩa Chân. Đầu năm thứ 14 (418), An tây trung binh tham quân Thẩm Điền Tử giết An tây tư mã Vương Trấn Ác, Tu bèn trị tội mà bắt giết Điền Tử. Nghĩa Chân buông thả thuộc hạ, còn Tu thường kềm chế, cấm đoán những kẻ ấy, khiến bọn chúng oán giận. Có người nhân việc này gièm với Nghĩa Chân rằng: "Trấn Ác muốn làm phản, nên Điền Tử mới giết đi. Tu nay giết Điền Tử, lại là muốn làm phản đấy!" Nghĩa Chân sai những thuộc hạ thân tín là bọn Lưu Khất bắt giết Tu. Sau khi ông mất, tình hình ở Quan Trung trở nên hỗn loạn, không còn chống đỡ được nữa! | 1 | null |
Phthalate là một chất hóa học được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa, sơn nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu.
Tác dụng.
Nó có thể làm cho nhựa cứng hơn, dẻo hơn, trong suốt hơn hoặc làm cho sơn cứng hơn tùy theo loại Phthalate. Nó cũng được dùng làm chất hòa tan, thường có mặt trong các sản phẩm nội thất ô tô, gạch lát sàn, áo mưa, giả da, sản phẩm đóng gói thực phẩm, dung môi làm bóng móng và mỹ phẩm khác
Lịch sử.
Sự phát triển của xenlulo nitrate vào năm 1846 đã dẫn đến việc phát minh ra dầu thầu dầu vào năm 1856 dùng để sử dụng như là chất làm mềm dẻo đầu tiên. Vào năm 1870, chất long não trở nên phổ biến hơn và khả năng làm mềm dẻo so với xenlulo nitrat. Những chất Phthalate đầu tiên được giới thiệu vào những thập niên 1920 và nhanh chóng thay thế chất long não dễ bay hơi và có mùi này. Vào năm 1931, khả năng thương mại của chất PVC và sự phát triển của Di(2-ethylhexyl) phthalate làm bùng nổ sự phát triển ngành công nghiệp nhựa PVC.
Tác hại.
Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Mailman thuộc Đại học Columbia, Mỹ đăng trên tạp chí Triển vọng về môi trường sức khỏe (Environmental Health Perspectives), phthalate có những tác hại:
Tiêu chuẩn.
Hiện tại, có một số loại Phthalate đang bị cấm sử dụng ở thị trường Mỹ gồm:
Hàm lượng các chất trên phải nhỏ hơn 0.1% theo mỗi chất. Nhưng đối với bang California thì có quy định thêm là tổng của 3 chất BBP, DBP và DEHP hoặc DNOP, DINP và DIDP phải nhỏ hơn 0.1%
Ngoài ra, thị trường châu Âu còn quy định rất nhiều loại Phthalate khác. Các chất này được xếp vào 1 danh sách gọi là REACH. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Smolensk–Roslavl là hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô trong giai đoạn kết thúc các chiến dịch tiến công trên hướng Smolensk năm 1943. Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 3 tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Tây (Liên Xô) đã tiếp tục phát huy chiến quả của Chiến dịch tấn công Yelnya-Dorogobuzh, đánh thiệt hại nặng Tập đoàn quân 4 và Quân đoàn xe tăng 56 trên cánh trái của Tập đoàn quân 9 (Đức). Với sự phối hợp của Phương diện quân Kalinin, các tập đoàn quân 5 và 31 của Phương diện quân Tây đã bẻ gãy sức kháng cự của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) tại Yartsevo, cụm cứ điểm duy nhất còn lại trên tuyến phòng thủ thứ nhất của Tập đoàn quân 4 (Đức). Sau khi loại bỏ nguy cơ hở sườn phải trên hướng Yartsevo, cả tám tập đoàn quân của Phương diện quân Tây đều đồng loạt tấn công, đánh bại 21 sư đoàn Đức, đẩy lùi quân Đức về phía Tây từ 150 đến 200 km, đánh chiếm Smolensk và Roslavl, các cửa ngõ phía đông của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức); tạo dựng các bàn đạp quan trọng trên tuyến sông Dniepr và Pronya phục vụ cho các chiến dịch tấn công quân Đức tại Byelorussia trong năm 1944.
Tình huống mặt trận.
Sau Chiến dịch tấn công Yelnya-Dorogobuzh, các tập đoàn quân cận vệ 10, 21, 33, 10 và 49 (Liên Xô) đã tiến đến phòng tuyến sông Desna, chỉ còn cách tuyến Smolensk - Pochinok - Roslavl từ 35 đến 60 km. Riêng khu vực Yartsevo do Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) phòng thủ, các tập đoàn quân 31, 5 và 68 vẫn chưa vượt qua thượng nguồn sông Volga và phải dừng lại cách Yartsevo 10 km về phía Đông. Trên cánh Bắc, ngày 14 tháng 9, Phương diện quân Kalinin đã phát động Chiến dịch tấn công Dukhovshchina-Demidov và ngay trong ngày đầu tiên đã tiến quân từ 8 đến 13 km. Ở phía Nam, ngày 1 tháng 9, Tập đoàn quân 50 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 từ dải tấn công của Tập đoàn quân 10 đã triển khai cuộc tấn công dọc sông Desna, mở màn cho Chiến dịch tấn công Bryansk.
Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) sau khi bị đánh bật khỏi Yelnya và Dorogobuzh đang cố gắng ổn định tuyến phòng thủ trên sông Desna. Tuy nhiên, sau trận Kursk, lực lượng dự bị của quân đội Đức Quốc xã đang vơi cạn dần. Nhiều sư đoàn Đức được rút từ Pháp, Đan Mạch và Balkan sang đã phải ném vào mặt trận sông Dniepr để đối phó với cuộc tiến công đồng thời của cả bốn phương diện quân Liên Xô đang triển khai Chiến dịch giải phóng tả ngạn Ukraina. Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) gồm các tập đoàn quân 16 và 18 sau thất bại trong Chiến dịch Tia Lửa đã phải liên tiếp chịu các đòn tấn công tổng lực của các phương diện quân Leningrad, Volkhov và Tây Bắc (Liên Xô), không thể còn một sư đoàn nào rảnh rỗi để tăng cường cho hướng trung tâm mặt trận Xô-Đức.
Phương diện quân Tây được tăng cường Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 do STAVKA điều từ Phương diện quân Kalinin đến ngày 10 tháng 9. Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 và Quân đoàn cơ giới 5 cũng được củng cố, bổ sung sau những tổn thất trong hai chiến dịch trước đó. Mỗi quân đoàn đã có đủ biên chế 4 lữ đoàn xe tăng và cơ giới, từ 1 đến 2 trung đoàn pháo tự hành cũng các trung đoàn pháo binh, phòng không, công binh và các đơn vị hậu cần, kỹ thuật đảm bảo khác. Các tập đoàn quân bộ binh đã tổ chức đủ biên chế gồm từ 2 đến 3 quân đoàn bộ binh và 1 đến 3 sư đoàn bộ binh độc lập. Riêng Tập đoàn quân 5 chỉ có 4 sư đoàn bộ binh đang chờ bổ sung biên chế nhưng vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ đánh chiếm Yartsevo cùng với Tập đoàn quân 31.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Phương diện quân Tây (tư lệnh: Đại tướng V. D. Sokolovsky, tham mưu trưởng: Trung tướng A. P. Pokrovskiy)
Theo kế hoạch, đòn đánh chính của Phương diện quân Tây sẽ do Tập đoàn quân cận vệ 10, các tập đoàn quân 21 và 33 đảm nhiệm, tiến công theo hướng Pochinok - Orsha. Mũi trợ công cánh phải gồm các tập đoàn quân 31, 5 và 68 sẽ đánh vào Smolensk. Mũi trợ công cánh trái gồm các tập đoàn quân 10 và 49 sẽ đánh vào Roslavl. Riêng các tập đoàn quân 5 và 31 có nhiệm phải giải quyết dứt điểm cụm phòng thủ Yartsevo do Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) đóng giữ ngay trong những ngày đầu của chiến dịch.
Quân đội Đức Quốc xã.
Cụm Tập đoàn quân Trung tâm (tư lệnh: thống chế Günther von Kluge)
Tổng cộng binh lực có 21 sư đoàn với 5 sư đoàn thiết giáp và cơ giới
Diễn biến.
Đột phá Yartsevo.
Yartsevo là cụm cứ điểm phòng thủ cuối cùng trên tuyến phòng thủ vòng ngoài của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trên khu vực phía Đông Smolensk. Từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 9 năm 1941, thành phố này đã bị quân đội Đức Quốc xã và quân đội Liên Xô giật đi giành lại vài lần trong Trận Smolensk. Vào thời điểm cuối năm 1943, cụm cứ điểm của quân Đức đóng tại đây không những là một trong các cửa ngõ vào Smolensk mà còn uy hiếp sườn trái của Phương diện quân Kalinin và sườn phải của Phương diện quân Tây (Liên Xô). Vì vậy, một trong những nhiệm vụ được quân đội Liên Xô kiên trì thực hiện xuyên suốt chuỗi chiến dịch trên khu vực Smolensk trong hè thu năm 1943 là thủ tiêu cụm cứ điểm này. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch Smolensk, các tập đoàn quân 31, 5 và cánh phải của Tập đoàn quân 68 được giao nhiệm vụ này. Rút kinh nghiệm thất bại của Tập đoàn quân 31 trong các chiến dịch trước đó, lần này, Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây không chọn biện pháp đột kích vào Yartsevo mà đánh vòng qua nó. Các trận đánh sẽ diễn ra đồng thời với các tập đoàn quân của cả hai phương diện quân Tây và Kalinin. Cuộc tấn công được sự tăng cường của pháo binh phương diện quân lên đến 150 nòng súng/km chính diện và sự yểm hộ Tập đoàn quân không quân 1.
6 giờ sáng ngày 15 tháng 9, các cỡ pháo của quân đội Liên Xô bắt đầu bắn phá dọc theo các tuyến đường sắt và đường bộ từ Vyazma đi Yartsevo. Mật độ pháo kích đặc biệt dày đặc tại khu vực bàn đạp của Tập đoàn quân 5 trên bờ Bắc thượng nguồn sông Dniepr. Các sư đoàn bộ binh 113, 337 và Sư đoàn cơ giới 18 (Đức) đang đón chờ cuộc tấn công tại đây. Lợi dụng việc tướng Gotthard Heinrici điều Sư đoàn xe tăng 25 đến cứu nguy cho khu vực Dukhovshchina, Tập đoàn quân 31 đã vượt sông Vop tại phía Bắc Yartsevo. 9 giờ sáng 15 tháng 9, Lữ đoàn xe tăng 42, Trung đoàn cơ giới 52 và Quân đoàn bộ binh 36 đã vượt sang bờ Tây sông Vop và ào ạt tiến công về hướng Kalodnya (???). 10 giờ 30, Quân đoàn bộ binh 71 có Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 2 dẫn đầu cũng sáng sông và tấn công vào phía Bắc Yartsevo. Đòn tấn công của Tập đoàn quân 31 đã chia cắt Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) làm đôi. Sư đoàn xe tăng 25, Sư đoàn bộ binh 35 và Lữ đoàn kỵ binh cơ giới 1 SS bị mắc kẹt trong khu vực giữa hai con sông giữa hai con sông Tsarevich và Khmost. Sư đoàn cơ giới 18 và các sư đoàn bộ binh 113, 337 (Đức) buộc phải co cụm phòng thủ trong khu vực quanh Yartsevo.
10 giờ sáng 15 tháng 9, Tập đoàn quân 5 và cánh phải của Tập đoàn quân 68 (Liên Xô) cùng xuất phát tấn công từ bàn đạp Kovniki (???) nhằm vào phía Nam Yartsevo. 11 giờ sáng, tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 337 phía Nam Yartsevo bị vỡ, Quân đoàn bộ binh 72 (Liên Xô) tiến đến ngoại vi phía Nam thành phố và các trung đoàn pháo tự hành 1435 và 1445 bắt đầu bắn phá các vị trí phòng thủ của quân Đức ở nội đô. Ở phía Đông, Quân đoàn bộ binh 45 (Tập đoàn quân 68) tiếp tục tấn công dọc theo đường sắt Vyazma - Yartsevo và chỉ còn cách thành phố vài km. Trước nguy cơ bị bao vây, đêm 15 tháng 9, tướng Otto Schünemann và tướng Karl-Ludwig Zutavern đều đề nghị lên tư lệnh Gotthard Heinrici cho rút quân. Tướng Gotthard Heinrici đồng ý mặc dù biết rằng đã quá muộn. Ngày 16 tháng 9, cả hai trung đoàn xe tăng của Sư đoàn cơ giới 18 (Đức) cố gắng phản kích vào Quân đoàn bộ binh 71 và Quân đoàn bộ binh 45 (Liên Xô) để yểm hộ cho các sư đoàn bộ binh 113 và 337 rút lui nhưng chỉ giữ được thành phố đến buổi trưa. 16 giờ chiều 16 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 71 và Trung đoàn pháo tự hành cận vệ 2 tiến vào giải phóng Yartsevo.
Từ một thị trấn khá trù phú với 48,6 nghìn dân, đến khi được giải phóng, dân số Yartsevo chỉ còn lại vẻn vẹn hơn 100 người. Hơn hai chục nghìn người đã chết trong thời gian 2 năm quân Đức chiếm đóng thành phố, hơn 6.000 người bị bắt đi lao động cưỡng bức trong các trại tập trung Holocaust. Số còn lại tản cư chạy loạn và phiêu bạt ở nhiều nơi trên nước Nga. Toàn thành phố không còn lấy một ngôi nhà nguyên vẹn.
Hướng Smolensk.
Sau khi đánh chiếm Yartsevo, ngày 17 tháng 9, Tập đoàn quân 31 (Liên Xô) triển khai tấn công theo xa lộ Minsk về phía Bắc Smolensk, lần lượt đánh chiếm Grishino (ngày 19 tháng 9), Kuvshinovo (ngày 21 tháng 9) và đến ngày 22 tháng 9, Tập đoàn quân 31 đã có mặt ở Tây Bắc Smolensk, cách thành phố hơn 10 km. Ở phía Nam Yartsevo, Tập đoàn quân 5 với binh lực mỏng yếu hơn cũng từ bàn đạp Korovniki vượt sông Ustrozh tiến sang phía Tây. Ngày 23 tháng 8, Tập đoàn quân 68 sau khi vượt qua cứ điểm Chelnovaya đã bắt đầu triển khai tấn công vào cứ điểm Kolodnya trên cửa ngõ phía Đông Smolensk.
Ngày 23 tháng 9, Tập đoàn quân 31 chiếm nhà ga đầu mối đường sắt Kozensk, phía Bắc Smolensk và bắt đầu công kích các cứ điểm của quân Đức ở phía Bắc thành phố. Ngày 24 tháng 9, Tập đoàn quân 5 phối hợp với Quân đoàn bộ binh 72 (Tập đoàn quân 68) đánh lui cuộc phản kích của Sư đoàn bảo an 203 (Đức) có 27 xe tăng yểm hộ tại khu vực Kolodnya và bắt đầu tấn công vào Smolensk từ phía Đông. Chiều 24 tháng 9, quân Đức bắt đầu rút khỏi Smolensk theo con đường cao tốc Minsk - Moskva trong làn đạn bắn đuổi theo của pháo binh Liên Xô. 11 giờ ngày 25 tháng 9, Tập đoàn quân 31 từ phía Bắc tiến vào giải phóng thành phố, đi dầu là Sư đoàn bộ binh 133. 13 giờ cùng ngày, Tập đoàn quân 5 cũng tiến vào Smolensk từ phía Đông. Lữ đoàn công binh đặc nhiệm 42 (Liên Xô) của đại tá G. T. Sokolov bắt đầu tiến hành rà phá bom mìn để sớm mở thông các con đường giao thông quanh thành phố.
Sau khi đánh chiếm Smolensk, Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây giao nhiệm vụ cho các tập đoàn quân 5, 31 và 68 tiếp tục tiến công để không chậm hơn ngày 10 đến 12 tháng 10 phải chiếm được Orsha. Ở phía Tây Bắc Smolensk, Tập đoàn quân 31 tiếp tục tấn công và đến ngày 29 tháng 9 đã chiếm được thị trấn Eliseevka, phía nam Rudnya 10 km trên đường phân giới mới giữa Phương diện quân Tây và Phương diện quân Kalinin. Từ phía Tây Nam Smolensk, Tập đoàn quân 5 và Tập đoàn quân 68 tấn công dọc theo đường sắt Smolensk Orsha, đánh chiếm các thị trấn Gusino và Krasny trong hành tiến. Ngày 31 tháng 9, Tập đoàn quân 68 mở cuộc đột kích dọc theo dòng chính sông Dniepr vào Dubrovna, cửa ngõ phía Đông Orsha nhưng không thành công. Sự hao hụt lớn về quân số và thiếu thốn đạn dược trầm trọng do hậu cần không theo kịp đã làm giảm sút nghiêm trọng sức chiến đấu của các tập đoàn quân Liên Xô. Trong quá trình đánh chiếm Smolensk, Sư đoàn bộ binh 133 đã có 1430 người thiệt mạng và 2742 người bị thương trên tổng quân số 6290 người vào lúc bắt đầu cuộc tấn công. Ngày 2 tháng 10, Bộ Tư lệnh Phương diện quân Tây lệnh cho các Tập đoàn quân 31 và 68 tổ chức phòng ngự trên tuyến mặt trận đã chiếm lĩnh từ Eliseevka đến ngã ba sông Dniepr và sông Lyad. Tập đoàn quân 5 quay trở lại Smolensk chờ bổ sung quân số và biên chế.
Hướng Pochinok.
Mặc dù có tên gọi là Chiến dịch Smolensk-Roslavl nhưng hướng tấn công trọng yếu của chiến dịch lại không nằm ở hai tuyến đường hướng về hai thành phố này. Rút kinh nghiệm các trận tấn công vào Yartsevo, Yelnya, Dorogobuzh trước đó, tướng V. D. Sokolovsky nhận thấy rằng cần phải đánh một đòn mạnh vào chỗ tiếp giáp giữa Quân đoàn xe tăng 39 và Quân đoàn bộ binh 12 (Đức), chia cắt Tập đoàn quân 4 và Tập đoàn quân 9 (Đức) mới có thể giải quyết chiến trường một cách dứt điểm. Do đó, Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây đã chọn hướng Pochinok - Monastyrshchina - Krasny - Bayevo (???) làm hướng tấn công chính. Các lực lượng đột kích mạnh nhất của Phương diện quân Tây gồm Tập đoàn quân cận vệ 10, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2, Quân đoàn cơ giới 5, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 đều được huy động vào hướng tấn công này.
6 giờ sáng ngày 15 tháng 9, pháo binh của các tập đoàn quân 21, 33 và cận vệ 10 đã phát huy hỏa lực trong 2 giờ lién vào các vị trí phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) trên các điểm cao phía Tây Yelnya. Do không bị các dòng sông ngăn cản, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2, Quân đoàn cơ giới 5 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 đã nhanh chóng tràn ngập lớp phòng thủ thứ nhất của Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) trên tiền duyên. 15 giờ cùng ngày, cửa đột phá do xe tăng và kỵ binh Liên Xô mở ra đã bị khoét rộng đến 20 km, sâu 10 km. Ngày 17 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 đã tiến ra tuyến sông Khmara (thượng nguồn sông Sozh), cắt đứt đường bộ Smolensk - Pochinok. Cùng ngày, Quân đoàn cận vệ 2 cũng cắt đứt đường sắt Smolensk - Pochinok tại ga Glinka. Ngày 19 tháng 9, Tập đoàn quân 33 đã tiếp cận các vị trí phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) ở phía Đông Pochinok. Ngày 20 tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ 10 bẻ gãy sức kháng cự của Sư đoàn bộ binh 260 (Đức), đánh chiếm thị trấn Lapchyevo (???), phía bờ Tây sông Sozh.
Ở phía Nam Pochinok, ngày 19 tháng 9, Tập đoàn quân 49 đánh chiếm nhà ga Stodolishye, cắt đứt đường sắt Pochinok - Roslavl. Quân đoàn bộ binh 12 (Đức) phòng thủ trên khu vực bị chia cắt với Quân đoàn xe tăng 56 hoạt động trong khu vực Roslavl. Quân đoàn cơ giới 5 và Tập đoàn quân 33 dã đánh lui nhiều cuộc phản kích của Quân đoàn bộ binh 9 (Đức), vòng qua phía Nam Pochinok, vượt sông Sozh và tiến về Gogolevka. Trong một báo cáo gửi về Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã, thượng tướng Friedrich Hoßbach, tư lệnh Quân đoàn xe tăng 56 viết:
Trước tình huống bị bao vây và tiêu diệt, ngày 22 tháng 9, tướng Kurt von Tippelskirch ra lệnh di tản quân Đức khỏi khu vực Pochinok. Ngày 23 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 tiến vào giải phóng Pochinok. Không dừng lại, ngày 25 tháng 9, Tập đoàn quân 33 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 tiến sang phía Tây, giải phóng thị trấn Monastyrshchina. Cùng ngày, Tập đoàn quân 49 phá vỡ tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 267 (Đức) trên sông Sozh và vượt sông tại Khílavichi (???). Ngày 27 tháng 9, Sư đoàn xe tăng 4 (Đức) của tướng Dietrich von Saucken mở một trận phản kích từ điểm cao 244 vào sườn trái của Tập đoàn quân cận vệ 10 đang tấn công Krasny. Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 (Liên Xô) đã xoay chính diện sang cánh trái, bẻ gãy cuộc phản kích này. Ngày 30 tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ 10 đánh chiếm bàn đạp Lyady trên sông Bayev, chi lưu của sông Dniepr, Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 đánh chiếm điểm cao 244. Ngày 1 tháng 10, Tập đoàn quân 21 đánh chiếm thị trấn Bayevo trên thượng nguồn sông Bayev. Cùng ngày, Tập đoàn quân 33 đã tiến đến tuyến sông Mereya, phía Đông thị trấn Lenino. Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 đánh chiếm thị trấn Gory (Hory), cắt đứt con đường bộ nối Mstislav (Mscislau) với Orsha. Cùng ngày, Tập đoàn quân 49 cũng đánh chiếm thị trấn Drybin và tiếp cận tuyến sông Pronya.
Hướng Roslavl.
Tập đoàn quân 10 (Liên Xô) có binh lực không lớn nhưng phải tấn công trên một trong ba hướng trọng yếu của chiến dịch. Phía trước tập đoàn quân là ba dải phòng ngự của Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) dọc theo các tuyến sông Snopot, Desna và Oshtye. Trong đó có những cụm phòng ngự Mileevo, Snopot và Ekimovichi đều gồm các cứ điểm phòng thủ kiên cố. Để tăng cường cho Tập đoàn quân 10, tướng V. D. Sokolovsky đã rút từ lực lượng dự bị của phương diện quân các lữ đoàn xe tăng 196 và cận vệ 2, các trung đoàn xe tăng độc lập 63, 161 và Lữ đoàn công binh 12 phối thuộc cho Tập đoàn quân 10 sử dụng. Sư đoàn pháo binh 8 (pháo binh tầm xa) được cho Phương diện quân Bryansk "mượn" từ đầu tháng 9 năm 1943 cũng được điều trở lại đội hình của tập đoàn quân.
6 giờ sáng ngày 15 tháng 9, ánh lửa đạn pháo các tầm, các cỡ bừng sáng cả một góc trời phía Tây sông Snopot. Các vệt lửa kéo dài của đạn Katyusha át cả ánh bình minh đang rạng từ chân trời phía Đông. Cuộc pháo kích kéo dài 1 giờ 15 phút đã dìm toàn bộ tuyến phòng thủ sông Snopot của quân Đức trong biển lửa. 7 giờ 30 phút, các sư đoàn bộ binh 29, 30 và 85 (Liên Xô) đã vượt sông Snopot tại phía Bắc Mileevka dưới sự yểm hộ của Lữ đoàn xe tăng cận vệ 2. Cùng thời điểm, các sư đoàn bộ binh 95 và 290 cũng vượt sông ở phía nam Mileevka có Lữ đoàn xe tăng 196 mở đường. Tuyến phòng thủ của Sư đoàn bộ binh 131 (Đức) trên sông Snopot nhanh chóng bị đánh chiếm trong hai ngày. Chiều 16 tháng 9, Tập đoàn quân 10 đã tiến đến tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức trên tuyến sông Desna.
Ngày 18 tháng 9, Lữ đoàn công binh đặc nhiệm 12 (Liên Xô) đã bắc hai cây cầu phao, mỗi cây cầu dài 200 m đủ sức chịu tải 40 tấn quan sông Desna tại phía Nam Ekimovichi và phía Bắc Snopot. Họ cũng tổ chức được bốn bến vượt sông giữa hai cụm cứ điểm nói trên. Tập đoàn quân không quân 1 đã hoàn thành nhiệm vụ xua đuổi các máy bay cường kích Ju-87, bảo vệ các cầu phao và bến vượt. Cả ba trung đoàn pháo chống tăng, 5 trung đoàn lựu pháo và trung đoàn Katyusha duy nhất của Tập đoàn quân cũng được điều động đến gần các bến vượt. Rạng sáng ngày 19 tháng 9, trên sông Desna đã tái diễn màn pháo kích tổng hợp như trước đó mấy ngày đã diễn ra tại tuyến sông Snopot. Nhiều xe tăng Đức của Sư đoàn xe tăng 12 bị bắn cháy ngay tại các hố chôn âm dưới đất bởi hỏa lực Katyusha. Ngày 20 tháng 9, toàn bộ Tập đoàn quân 10 đã qua sông Desna, đánh chiếm các cứ điểm phòng ngự Snopot, Ekimovichi và tiếp tục tấn công về Roslavl.
Ngày 23 tháng 9, Pochinok bị quân đội Liên Xô đánh chiếm. Ở phía Nam, Tập đoàn quân 50 (Phương diện quân Bryansk) cũng đánh chiếm Prigorya và tiến nhanh về tuyến sông Iput. Quân Đức tại Roslavl không còn liên lạc với các sư đoàn cánh phải và cánh trái của Quân đoàn xe tăng 56 cũng như Quân đoàn bộ binh 12 đóng ở Stodolishe. Giống như những gì xảy ra tại Pochinok và Smolensk; ngày 24 tháng 9, tướng Friedrich Hoßbach buộc phải rút quân khỏi Roslavl. Ngày 25 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 38 có Lữ đoàn xe tăng 196 dẫn đầu đã tiến vào giải phóng Roslav. Thị trấn Roslavl có lịch sử từ thế kỷ XII sau cuộc chiến đã trở thành một đống đổ nát, hoang tàn. Công viên của thị trấn ngổn ngang hầm hào, vũ khí, đồ dùng quân sự đã hư hỏng. Hầu như tất cả các ngôi nhà trong thị trấn đều sập đổ và vẫn còn cháy âm ỉ mấy ngày sau đó. Nhờ sự chỉ dẫn của người dân, Lữ đoàn xe tăng 196 (Liên Xô) đã tìm thấy một nhà tù của quân Đức trong thị trấn. Song, họ không cứu được ai. Quân Đức đã đốt trụi nhà tù này và thiêu chết hơn 700 tù nhân trong đó.
Ngày 27 tháng 9, Tập đoàn quân 10 tiếp tục tiến sang phía Tây, đánh chiếm Shumyachi và Petrovichi. Ngày 29 tháng 9, họ vượt sông Sozh và phối hợp với Tập đoàn quân 50 giải phóng Krychev, cánh phải của tập đoàn quân tiếp tục giải phóng Mtislavl và đánh chiếm các nhà ga đường sắt Khudotsy (???) và Veremyeki (???). Ngày 1 tháng 10, Tập đoàn quân 10 đã tiến đến tuyến sông Pronya, các thị trấn Chavusy trên đất Belarus 10 km. Ngày 2 tháng 10, họ được lệnh ngừng tấn công, hoàn thành chiến dịch giải phóng Roslavl và tiến sang phía Tây hơn 200 km, đạt cự ly tấn công xa nhất trong tất cả các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây.
Diễn biến sau chiến dịch.
Từ tháng 10 đến tháng 11, các tập đoàn quân 31, 68, cận vệ 10, 21 và 33 đã bốn lần tổ chức các trận tấn công để vượt qua phòng tuyến của quân Đức ở phía Bắc và phía Nam sông Dniepr song quân đội Liên Xô không đạt kết quả nào đáng kể. Ở dải tấn công của các tập đoàn quân 31, 68 và cận vệ 10, sau hai tháng tấn công, quân đội Liên Xô chỉ tiến thêm được từ 1,5 đến 11 km. Ở phía Nam sông Dniepr, Tập đoàn quân 21 và Tập đoàn quân 33 hầu như dẫm chân tại chỗ. Nguyên soái N. N. Voronov đã mấy lần đề nghị Đại bản doanh cho dừng tấn công để củng cố lại đội hình, bổ sung quân số, tăng tích lũy đạn dược, nhiên liệu và lương thực nhưng không ai muốn nghe ông. Từ 23 tháng 12 năm 1943 đến ngày 6 tháng 1 năm 1944, từ ngày 8 đến 25 tháng 1 và từ ngày 3 đến 16 tháng 2 năm 1944, các tập đoàn quân 10, 68, 31 phối hợp với các tập đoàn quân 39 và 43 của Phương diện quân Kalinin đã liên tục mở ba chiến dịch tấn công trên khu vực phía Đông Vitebsk. Những trận đánh đẫm máu đã diễn ra song kết quả mà quân đội Liên Xô thu được rất hạn chế. Với tổng số 44 ngày tấn công, các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây chỉ tiến sâu thêm từ 15 đến 18 km về phía Vitebsk. Trên khu vực tiếp cận Orsha, Tập đoàn quân 33 phải trả giá đắt mới chiếm được bàn đạp Lenino ở bờ Tây sông Mereya. Đúng là các trận tấn công tại đây đã giam chân nhiều sư đoàn mạnh của quân đội Đức Quốc xã và làm tiêu hao các sư đoàn này, song thiệt hại của quân đội Liên Xô cũng không nhỏ. Cuối tháng 2 năm 1944. STAVKA mới chịu ra lệnh ngừng hẳn các trận tấn công trên hướng Tây để chờ đến khi tập trung tích lũy đủ binh lực, đạn dược và phương tiện.
Kết quả và đánh giá.
Kết quả.
Kết thúc chiến dịch, Phương diện quân Tây đã đánh bại 21 sư đoàn Đức, tiêu diệt 5 sư đoàn, đánh thiệt hại nặng 12 sư đoàn khác, giải phóng các thành phố Smolensk, Roslavl và toàn bộ tỉnh Smolensk, đột phá sâu trung bình từ 80 đến 135 km ở cánh Bắc và từ 150 đến 250 km ở cánh Nam. Từ cuối tháng 9, Phương diện quân Tây bắt đầu tiến vào giải phóng những vùng lãnh thổ đầu tiên trên đất Byelorussia. Hoạt động của Phương diện quân Tây đã hỗ trợ rất nhiều cho diễn biến chiến cục tại các chiến dịch tại tả ngạn Ukraina. Để giữ Byelorussia, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã không thể điều động dù chỉ một sư đoàn đi ứng cứu cho Cụm tập đoàn quân Nam đang bị vỡ thế trận trên các vùng Chernovtsy, Poltava, Donbas và trên sông Mius. Các đơn vị chiến đấu xuất sắc của Phương diện quân Tây trong chiến dịch này đã được trao thưởng các tên gọi danh dự mang tên các địa danh được giải phóng, như "Smolensk", "Roslavl" và "Yartsevo".
Mặc dù phải dừng các chiến dịch có tính chiến lược trên hướng Tây từ tháng 10 năm 1943 đến tháng 6 năm 1944 nhưng trong thời gian đó, Phương diện quân Tây, Phương diện quân Baltic 1 (nguyên là Phương diện quân Kalinin), Phương diện quân Byelorussia (trong thành phần có 4 tập đoàn quân của Phương diện quân Bryansk) vẫn mở nhiều chiến dịch nhỏ có tính địa phương nhằm tiêu hao sinh lực và làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức); đánh chiếm một số đầu cầu và bàn đạp quan trọng để bảo đảm thắng lợi cho các chiến dịch có tính chiến lược mùa hè 1944.
Đánh giá.
Khác với các chiến dịch trước đó hơn một tháng, Chiến dịch tấn công Smolensk–Roslavl được tổ chức đồng thời với Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ hai và Chiến dịch tấn công Bryansk khiến cho quân Đức không thể tự do điều động các sư đoàn xe tăng để sử dụng trong tác chiến phòng ngự cơ động. Lực lượng không quân và pháo binh (Đức) cũng bị phân tán, không thể tập trung yểm hộ cho một hướng trọng điểm. Mũi tấn công chủ yếu gồm 1 quân đoàn xe tăng (cận vệ 2), 1 quân đoàn cơ giới (5) và 2 quân đoàn kỵ binh cận vệ (3, 6) đã tạo thành một cụm cơ động xung kích rất mạnh trên mũi chủ công, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ đột phá sâu, chia cắt Tập đoàn quân 4 và Tập đoàn quân 9 (Đức), tạo thuận lợi rất lớn cho hai mũi phụ công hoàn thành nhanh chóng nhiệm vụ đánh chiếm Smolensk và Roslav. Công tác hậu cần đảm bảo đạn dược, nhiên liệu, lương thực... cho chiến dịch được tổ chức tốt. Số lượng đạn pháo dồi dào đủ để kéo dài các trận pháo kích chuẩn bị, phá hủy nghiêm trọng các công trình phòng thủ của quân Đức không chỉ ở tiền tuyên mà còn ở sâu trong các trung tâm phòng ngự. Việc tăng cường sức kéo cũng làm cho pháo binh trở nên cơ động hơn, nhanh chóng tiến theo sau và yểm hộ cho bộ binh, kỵ binh, thiết giáp, làm cho chiến dịch không bị đứt quãng.
Tại chiến dịch này, công tác trinh sát của quân đội Liên Xô được điều hành và chuẩn bị tốt hơn hẳn các chiến dịch trước. Phương diện quân Tây đã tổ chức tổng hợp các lực lượng trinh sát của quân báo, trinh sát pháo binh, trinh sát đường không, phối kiểm với các tin tức địch tình thu thập được từ các đội du kích, các tổ chức cộng sản hoạt động bí mật trong vùng quân Đức tạm chiếm để có một bức tranh tương đối đầy đủ về hệ thống phòng thủ của các tập đoàn quân 4 và 9 (Đức). Những tin tức này cho phép Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây xác định hệ thống phòng thủ của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã bộc lộ điểm yếu nhất tại khu vực có các gò đất cao là đầu nguồn của các con sông Desna và Sozh trên trục Yelnya - Pochinok. Từ đó, tập trung binh lực, phương tiện vào hướng đột kích này, bảo đảm nhanh chóng chọc thủng các tuyến phòng ngự của quân Đức.
Tuy đạt được những thành công lớn về chiến lược nhưng các hoạt động của Phương diện quân Tây vẫn mắc một số nhược điểm có tính chiến thuật và tổ chức. Trước hết, việc để cho Tập đoàn quân 5 bị "lép" (chỉ có 4 sư đoàn bộ binh) tham gia đột phá vào phía Nam Yartsevo đã làm cho Phương diện Tây bỏ lỡ cơ hội hợp vây cụm quân của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) đóng tại đây. Lợi dụng điều này, một số lớn quân Đức thuộc Sư đoàn cơ giới 18 và Sư đoàn bộ binh 337 (Đức) đã rút quân dọc theo sông Vop theo hướng Tây Nam và kéo quân về phòng thủ tại Kolodnya chống lại Tập đoàn quân 68. Chỉ có mũi tấn công vụ hồi từ hướng Bắc của Tập đoàn quân 31 mới giúp cánh Bắc của Phương diện quân Tây nhanh chóng giải quyết mục tiêu Smolensk. Tuy nhiên, các mũi tấn công vu hồi vào Smolensk cũng không đạt được mục tiêu bao vây và tiêu diệt chủ lực của Tập đoàn quân 4 (Đức) do các tập đoàn quân cánh Bắc của Phương diện quân Tây không dám mạo hiểm tiến sâu về phía Tây Smolensk. Mũi chủ công của Phương diện quân Tây có đến 4 binh đoàn xe tăng, cơ giới và kỵ binh mạnh nhưng chỉ được giao nhiệm vụ đột kích chia cắt mà không được giao nhiệm vụ vu hồi vào phía sau các cụm phòng thủ lớn của quân Đức tại Smolensk ở phía Bắc và Roslavl ở phía Nam.
Việc giao nhiệm vụ cho các tập đoàn quân phải tiến đến tuyến Vitebsk, Orsha, Mogilev trong giai đoạn cuối của chiến dịch là một nhiệm vụ quá sức đối với Phương diên quân Tây. Ngày 25 tháng 9, Nguyên soái N. N. Voronov đã cảnh báo STAVKA rằng cần bổ sung gấp từ 130 đến 150 xe tăng T-34 cho các lữ đoàn của Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 và Quân đoàn cơ giới 5, bổ sung từ 20.000 đến 25.000 quân cho các sư đoàn bộ binh có số quân thương vong lớn. Tuy nhiên, trong khi viện binh và xe tăng vẫn chưa ra đến mật trận thì STAVK vẫn yêu cầu tiếp tục tấn công bằng mọi giá. Điều này đã dẫn đến sự "đuối sức" của các tập đoàn quân Liên Xô vào cuối chiến dịch và phải dừng lại trước "Phòng tuyến Panther Wotan" của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trên các tuyến sông Pronya và Bayev.
Quân đội Đức Quốc xã tuy đã suy yếu sau các chiến dịch trước đó nhưng vẫn còn đủ sức mạnh để lập hàng rào phòng thủ trên các tuyến sông, hạn chế tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô để có thời gian rút các binh lực, phương tiện chủ yếu về giữ "Phòng tuyến Panther Wotan". Không quân Đức cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô. Khi Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) càng rút về phía Tây, tiền duyên của họ càng gần các sân bay hơn. Số lần xuất kích của các máy bay Đức tăng lên đáng kể. Nửa đầu tháng 9, trên khu vực tỉnh Smolensk, Tập đoàn quân không quân 6 (Đức) chỉ xuất kích được từ 500 đến 700 phi vụ nhưng đến nửa cuối tháng 9 đã tăng lên 1.200 phi vụ. Trong khi đó, Tập đoàn quân không quân 1 (Liên Xô) chưa thể nhanh chóng sử dụng các sân bay Smolensk, Pochinok và Roslavl do bị phá hoại nặng nề. Số lượng các phi vụ xuất kích của không quân Liên Xô giảm xuống chỉ còn từ 55 đến 65 phi vụ/ngày. Thời gian hoạt động chiến đấu trên không phận cũng bị rút ngắn do tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn trên đường bay dài hơn đến mục tiêu cần bảo vệ.
Sai lầm có tính chiến lược của Cụm tập đoàn quân Trung tâm là họ vẫn cố gắng giữ tuyến phòng thủ trên các tuyến sông Vop và Desna trong khi lực lượng đã vơi cạn qua hai chiến dịch tấn công của Quân đội Liên Xô hồi tháng 8 và đầu tháng 9 năm 1943. Mặc dù thêm một lớp phòng thủ là thêm một chướng ngại ngăn cản khả năng tấn công của quân đội Liên Xô nhưng sông Vop cũng như thượng nguồn sông Desna đều hẹp và nông, không phải là các chướng ngại đáng kể. Các tuyến sông này tạo thành một "chỗ lồi", tuy không sâu bằng "chỗ lồi" Rzhev - Vyazma trước đó nhưng đã là cho mặt trận rộng ra, và mật độ bố trí quân buộc phải dãn cách lớn hơn. Nếu như mở đầu chiến dịch, toàn bộ trận tuyến dài đến gần 600 km thì đến khi kết thúc chiến dịch, nó chỉ còn 411 km. Việc để cho đoạn mặt trận tiếp giáp giữa Quân đoàn bộ binh 12 (Tập đoàn quân 4) và Quân đoàn xe tăng 56 (Tập đoàn quân 9) bị yếu cũng là một sai làm về chiến thuật phòng ngự của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Lý do của hiện tượng này là chủ lực Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) đã bị hút vào việc đối phó với cuộc đột kích của Cụm kỵ binh-cơ giới Liên Xô trong Chiến dịch tấn công Bryansk khởi sự trước đó nửa tháng. Các sư đoàn xe tăng 12 và 20 đều bị thu hút sang dải tấn công của Phương diện quân Bryansk, tạo ra một lỗ hổng lớn của quân Đức trên hướng Pochinok. | 1 | null |
Tirumala septentrionis là một loài bướm trong họ Danainae được tìm thấy ở Đông Nam Á và Nam Á.
Loài bướm này phân bố ở Himalayas từ Simla đến Sikhim, đến Assam, Myanmar và Đông Nam Á. Cả con đực và con cái đều di cư với số lượng dường như bằng nhau.
Sâu bướm giống sâu bướm của loài "T. limniace" (xem Jour. Bomb. N. H. Soc. x, 1896, p. 240). MacKinnon và de Niceville cho rằng chúng ăn "Vallaris dichotoma" (Jour. Bomb. N. H. Soc. xi, 1807, p. 212). Các loài khác gồm "Cosmostigma racemosa", "Heterostemma brownii" và "Cocculus" spp. | 1 | null |
Morococcyx erythropygus (tên tiếng Anh: "Phướn đất nhỏ") là một loài cu cu trong chi đơn loài Morococcyx trong họ Cuculidae. Loài này được tìm thấy ở Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, México, và Nicaragua. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là những khu rừng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới khô, cây bụi khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và rừng trước đây suy thoái nặng. | 1 | null |
Nghệ tây (danh pháp hai phần: Crocus sativus) là một loài thực vật thuộc họ Diên vĩ. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Nghệ tây là loài bản địa của Tây Nam Á và đã được trồng lần đầu ở Hy Lạp. Là bản sao di truyền đơn hình thái, loài này đã từ từ lan truyền khắp Lục địa Á-Âu và sau đó đã được đưa đến các khu vực của Bắc Phi, Bắc Mỹ, và Châu Đại Dương.
Gia vị làm từ nhụy hoa nghệ tây được gọi là saffron. Saffron nằm trong nhóm các gia vị đắt nhất thế giới. Saffron được thu hoạch từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Nhụy hoa được phơi khô đến một mức độ nhất định. Gia vị saffron sẽ được tạo thành với một vị đắng đặc trưng. Sau khi khô, nhụy hoa co lại còn khoảng 1/3 so với hoa tươi. Để có 1 kg saffron người ta cần đến 200.000 bông hoa. | 1 | null |
Mario Mandžukić (; sinh ngày 21 tháng 5 năm 1986 tại Slavonski Brod, Nam Tư) là một cựu cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Croatia từng chơi ở vị trí tiền đạo. Anh hiện là trợ lý cho Zlatko Dalić tại đội tuyển bóng đá quốc gia Croatia. Anh ấy được biết đến với sự năng nổ, đóng góp trong phòng ngự và khả năng không chiến.
Anh bắt đầu sự nghiệp của mình ở câu lạc bộ quê hương Marsonia từ nơi anh chuyển đến hai câu lạc bộ bóng đá thủ đô của Croatia, lần đầu tiên gia nhập NK Zagreb và sau đó ký hợp đồng với Dinamo Zagreb vào năm 2007, nơi anh là tay săn bàn hàng đầu của Prva HNL trong mùa giải 2008–09 . Ghi bàn phong độ của anh ấy đã giúp anh ấy được chuyển đến VfL Wolfsburg vào năm 2010. Sau một số màn trình diễn ấn tượng tại UEFA Euro 2012, nơi anh ấy là đồng Vua phá lưới, anh ấy đã được ký hợp đồng với Bayern Munich. Trong mùa giải đầu tiên của mình với câu lạc bộ, anh ấy đã giành được ba danh hiệu; Bundesliga, DFB-Pokal và UEFA Champions League, đồng thời trở thành người Croatia đầu tiên ghi bàn trong trận chung kết Champions League. Sau khi giành cú đúp quốc nội vào mùa giải tiếp theo, anh ấy rời Bayern đến Atlético Madrid vào năm 2014, và một mùa giải sau đó được Juventus ký hợp đồng với giá 19 triệu euro, nơi anh ấy giành được cú đúp quốc nội trong ba mùa giải đầu tiên, tiếp theo là một chức vô địch khác sau đó. năm. Trong trận Chung kết Champions League 2017, anh ấy đã ghi bàn thắng thứ hai trong trận chung kết Champions League, một cú đá từ trên cao qua đầu thủ môn, giúp anh ấy giành được giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất mùa của UEFA. Mandžukić rời Juventus vào tháng 12 năm 2019 để đến Al-Duhail bên phía Qatar; Tuy nhiên, sau khi vật lộn để thích nghi, anh đã chấm dứt hợp đồng và trở lại Ý vào tháng 1 năm 2021, ký hợp đồng với AC Milan . Anh nghỉ hưu vào tháng 9 cùng năm, mặc dù nhận được hai đề nghị ký hợp đồng với các câu lạc bộ dưới dạng cầu thủ tự do.
Ở cấp độ quốc tế, Mandžukić được ra mắt đội tuyển Croatia vào tháng 11 năm 2007 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Slaven Bilić. Anh đã tham gia bốn giải đấu lớn cùng đội tuyển quốc gia của mình, Euro 2012, World Cup 2014, Euro 2016 và World Cup 2018, lọt vào trận chung kết của giải đấu thứ hai, sau đó anh giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế. Tổng cộng, anh ấy đã có 89 lần ra sân quốc tế, và với 33 bàn thắng, anh ấy là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng thứ hai cho đội tuyển quốc gia Croatia mọi thời đại, sau Davor Šuker. Anh được vinh danh là Cầu thủ bóng đá Croatia của năm vào năm 2012 và 2013.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Sự nghiệp đội trẻ và những ngày đầu sự nghiệp.
Mandžukić bắt đầu chơi bóng ở Đức , nơi anh và cha mẹ chuyển đến do Chiến tranh giành độc lập của Croatia . Năm 1992, anh gia nhập câu lạc bộ Đức TSF Ditzingen , gần Stuttgart . Khi trở về quê hương của mình, Croatia mới độc lập , anh đã trải qua khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2003 tại NK Marsonia trước khi dành một mùa giải tại thành phố NK Željezničar. Mùa giải tiếp theo, anh trở lại Marsonia và vào mùa hè năm 2005, anh chuyển đến NK Zagreb .
Dinamo Zagreb.
Vào mùa hè năm 2007, Mandžukić được đội bóng Croatia Dinamo Zagreb mua với giá 1,3 triệu euro để thay thế cho tiền đạo ngôi sao đang khoác áo Arsenal, Eduardo da Silva. Khi đến, anh ấy đã cố gắng đảm bảo vị trí của mình khi bắt đầu ở vị trí thứ 11, chủ yếu chơi ở vị trí tiền đạo thứ hai. Vào ngày 4 tháng 10 năm 2007, anh đã có một màn trình diễn ấn tượng trước AFC Ajax ở Amsterdam khi ghi hai bàn thắng trong hiệp phụ để đảm bảo chiến thắng 2-3 trên sân khách của Dinamo, khi Dinamo vượt qua vòng bảng UEFA Cup 2007–08. Anh kết thúc mùa giải đầu tiên tại Dinamo với 12 bàn thắng và 11 pha kiến tạo trong suốt 29 trận đấu, nhưng cũng có thành tích kỷ luật kém khi nhận tám thẻ vàng.
Anh bắt đầu mùa giải 2008–09 với hai bàn thắng vào lưới Linfield ở vòng loại UEFA Cup. Tại Prva HNL 2008–09, Mandžukić là cây săn bàn hàng đầu của giải đấu, ghi 16 bàn sau 28 lần ra sân. Anh ấy cũng đã ghi ba bàn trong mùa giải của UEFA Cup. Đây cũng là mùa giải thăng hoa của anh ấy trong đội tuyển quốc gia Croatia, khi anh ấy đã có 8 lần khoác áo các trận đấu vòng loại FIFA World Cup 2010 . Sau khi mùa giải 2008–09 kết thúc, anh được liên kết với đội bóng Đức Werder Bremen, nhưng lời đề nghị trị giá 12 triệu euro đã bị hội đồng quản trị Dinamo từ chối, những người cho rằng giá trị của Mandžukić ít nhất là 15 triệu euro. Anh bắt đầu mùa giải 2009–10 bằng việc ghi một bàn thắng trong trận play-off Champions League với Red Bull Salzburg. Mandžukić nhận thẻ đỏ ở những phút cuối trận. Sau khi nói với trọng tài rằng anh ta đã bị trúng cái chai mà ai đó ném từ trên khán đài xuống, ông ta đã rút thẻ vàng thứ hai và loại anh ta ra khỏi trận đấu. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2009, sau khi Dinamo thua 0-0 trên sân nhà trước Anderlecht ở Europa League, Mandžukić đã bị phạt 100.000 euro sau khi bị buộc tội cố gắng kém. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ có một cầu thủ bị phạt về tài chính. Vào ngày 20 tháng 9, Mandžukić đã dẫn dắt Dinamo giành chiến thắng 6–0 trước HNK Rijeka tại Prva HNL. Trong một cuộc phỏng vấn sau trận đấu, Mandžukić đã bác bỏ mọi suy đoán về việc anh ấy sẽ rời câu lạc bộ sau án phạt, nói rằng đó là ước mơ thời thơ ấu của anh ấy với đội trưởng đội Dinamo và anh ấy sẽ cố gắng hết sức trong bất kỳ trận đấu nào anh ấy chơi cho câu lạc bộ. Trong mùa giải đó, anh đã ra sân trong 24 trận đấu tại giải VĐQG, ghi được 14 bàn thắng. Anh ấy cũng đã xuất hiện trong 5 trận đấu ở Europa League.
VfL Wolfsburg.
Ngày 14 tháng 7 năm 2010, Mandžukić chuyển đến VfL Wolfsburg với giá 7 triệu euro. Khi cập bến đội bóng mới, trong nửa đầu của mùa giải 2010–11, anh ấy chơi thường xuyên nhưng chủ yếu vào sân thay người. Khi đó, anh chủ yếu được sử dụng ở vị trí tiền vệ cánh trái dưới thời HLV Steve McClaren, người chỉ chơi với một tiền đạo duy nhất là Edin Džeko. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi đối với Mandžukić sau sự ra đi của Džeko đến Manchester City vào tháng 1 năm 2011. Mandžukić ghi bàn thắng đầu tiên tại Bundesliga cho Wolfsburg vào ngày 26 đấu với 1. FC Nürnberg dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên tạm quyền Pierre Littbarski. Khi có sự xuất hiện của người quản lý Felix Magath, Mandžukić được chơi ở vị trí tiền đạo cắm. Trong bảy trận đấu cuối cùng của mùa giải quốc nội, anh ấy đã ghi tám bàn thắng, hai trong số đó đến trong trận đấu cuối cùng với TSG 1899 Hoffenheim, và rất quan trọng cho câu lạc bộ khi họ tránh xuống hạng. Trong mùa giải thứ hai của mình ở Wolfsburg, anh ấy đã trở thành một cầu thủ thường xuyên ở Bundesliga và là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho câu lạc bộ với 12 bàn thắng. Trong hai năm ở Wolfsburg, anh đã ghi 20 bàn sau 56 lần ra sân, trở thành một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của Wolfsburg trong thời gian ở lại và nhanh chóng trở thành cầu thủ được yêu thích nhất nhờ khả năng và thái độ ghi bàn của anh.
Bayern Munich.
Vào ngày 26 tháng 6, Mandžukić đã ký hợp đồng với câu lạc bộ Bundesliga Bayern Munich với phí chuyển nhượng 13 triệu euro, đang chờ kiểm tra y tế, sau màn trình diễn ấn tượng của anh ấy tại UEFA Euro 2012 ở Ukraine và Ba Lan, và vì phong độ tuyệt vời của anh ấy cho Wolfsburg ở Bundesliga. Vào ngày 27 tháng 6, vụ chuyển nhượng đã được chính thức công bố bởi Bayern Munich.
Mùa giải 2012–13.
Vào ngày 24 tháng 7 năm 2012, Mandžukić có trận ra mắt cho Bayern trong chiến thắng 6–0 trước đội bóng thi đấu tại Chinese Super League Bắc Kinh Quốc An, ghi bàn thắng thứ năm trong trận giao hữu ở phút 79. Vào ngày 12 tháng 8, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong trận đấu chính thức với nhà đương kim vô địch Bundesliga Borussia Dortmund ở phút thứ sáu, giúp đội của anh giành được Siêu cúp Đức. Anh ghi bàn thắng đầu tiên tại giải đấu cho Bayern trước Greuther Fürth vào ngày đầu tiên và ghi thêm bàn nữa vào ngày tiếp theo trong chiến thắng 6–1 trước VfB Stuttgart. Anh tiếp tục ghi hai bàn vào lưới đội bóng cũ Wolfsburg.
Mandžukić sau đó ghi thêm 4 bàn trong 5 trận nữa tại Bundesliga, nâng tổng số bàn thắng của anh lên 9 bàn sau 11 trận ở giải hạng nhất nước Đức. Sau kỳ nghỉ đông Bundesliga, Mandžukić tiếp tục với hoạt động ghi bàn của mình, ghi thêm ba bàn trong hai trận đầu tiên, trước Greuther Fürth và Stuttgart. Anh ghi một cú đúp nữa vào lưới 1. FSV Mainz 05. Anh ấy đã kết thúc mùa giải Bundesliga đầu tiên với Bayern với tư cách là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của câu lạc bộ, ghi tổng cộng 15 bàn thắng sau 24 trận đấu và có tác động lớn trong việc giành chức vô địch Bundesliga. Anh ghi bàn thắng đầu tiên trong mùa giải Champions League trong trận đấu với Arsenal ở vòng 16 đội. Anh ấy ghi bàn khác trong trận tứ kết với Juventus ở Turin, đưa Bayern dẫn trước 0–1. Vào ngày 25 tháng 5, Bayern đối đầu với Borussia Dortmund trong trận Chung kết UEFA Champions League 2013 và Mandžukić ghi bàn thắng đầu tiên của trận đấu, giúp Bayern dẫn trước 1-0 ở phút 60. Bayern tiếp tục giành chiến thắng với tỷ số 2-1 sau bàn thắng muộn của Arjen Robben. Với bàn thắng này, Mandžukić trở thành cầu thủ Croatia đầu tiên ghi bàn trong một trận chung kết Champions League và nó đã giới hạn mùa giải đầu tiên rất thành công của anh ấy ở Munich, khi câu lạc bộ hoàn thành cú ăn ba mùa giải, giành chức vô địch Bundesliga, Champions League và DFB- Pokal, cũng như Siêu cúp Đức khi bắt đầu chiến dịch ở đầu mùa giải.
Mùa giải 2013–14.
Mandžukić bắt đầu mùa giải đầu tiên một cách chậm chạp, gặp phải những vấn đề nhỏ trong việc điều chỉnh hệ thống của tân huấn luyện viên Bayern, Pep Guardiola. Guardiola đã thay đổi sơ đồ đội hình của Bayern từ 4–2–3–1 mà họ đã sử dụng trước đây dưới thời Jupp Heynckes sang một sơ đồ mới 4–1–4–1. Mặc dù mất một chút thời gian để điều chỉnh, nhưng Mandžukić đã lấy lại phong độ của mình để kịp thời thi đấu. Anh ấy đã mở đầu mùa giải mới tại Bundesliga bằng cách ghi hai bàn sau hai lần ra sân tại giải đấu. Mandžukić ghi bàn thắng đầu tiên tại Champions League trong mùa giải khi Bayern Munich bắt đầu bảo vệ danh hiệu Champions League trước CSKA Moskva với chiến thắng 3–0 tại Allianz Arena. Anh ấy đánh đầu dũng mãnh ghi bàn duy nhất khi Bayern đánh bại FC Viktoria Plzeň vào tháng 11 để bước vào kỷ lục vòng loại trực tiếp UEFA Champions League lần thứ chín liên tiếp. Mandžukić đã ghi bàn thắng thứ 10 trong mùa giải Bundesliga mới trong trận đấu vào tháng 12 với Hamburger SV.
Trong trận bán kết đầu tiên của FIFA Club World Cup 2013, Mandžukić lao xuống đánh đầu từ quả tạt của Thiago Alcântara vào khung thành 2–0 trước Quảng Châu Hằng Đại. Cuối cùng anh ấy đã giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với Bayern sau trận chung kết với Raja Casablanca, kết thúc với chiến thắng 2–0. Vào kỳ nghỉ đông Bundesliga, Mandžukić đã bị loại khỏi danh sách 18 người của Bayern trước trận đấu với Borussia Mönchengladbach, và Guardiola được cho là không ấn tượng với màn trình diễn của anh ấy trong buổi tập. Anh trở lại đội hình chính trong trận đấu tiếp theo gặp VfB Stuttgart. Một tuần sau, gặp Eintracht Frankfurt, Mandžukić đã đáp trả bằng một màn trình diễn chỉ huy trong chiến thắng 5–0 của Bayern, ghi bàn thắng cuối cùng của trận đấu và chuyền chính xác cho Mario Götze mở tỷ số. Vào ngày 12 tháng 2, Mandžukić ghi hat-trick đầu tiên trong mùa giải, khi Bayern Munich dễ dàng tiến vào bán kết DFB-Pokal với chiến thắng 5–0 trước Hamburger SV. Trong trận đấu với Hannover 96, Mandžukić đã kỷ niệm 100 lần ra sân ở Bundesliga bằng cách đón đường chuyền của Rafinha để hoàn thành mục tiêu. Mặc dù là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của câu lạc bộ với 26 bàn thắng, Mandžukić đã bị Guardiola loại khỏi đội hình trước Chung kết DFB-Pokal 2014. Mandžukić nói rằng anh ấy muốn rời Bayern vì "phong cách chơi của huấn luyện viên Pep Guardiola đơn giản là không phù hợp với anh ấy".
Atlético Madrid.
Vào ngày 10 tháng 7 năm 2014, Mandžukić ký hợp đồng 4 năm với câu lạc bộ Tây Ban Nha Atlético Madrid với mức phí không được tiết lộ. Vào ngày 24 tháng 7, Mandžukić đã được ra mắt người hâm mộ Atlético Madrid tại Vicente Calderón, với chiếc áo số 9. Anh có trận ra mắt trong trận lượt đi Supercopa de España 2014 vào ngày 19 tháng 8, trận hòa 1-1 trước Real Madrid, trong đó anh chơi 78 phút trước khi bị thay thế bởi Raúl Jiménez. Trong trận lượt về tại Vicente Calderón, Mandžukić đã ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ, ghi bàn thắng quyết định chỉ sau hai phút. Đó là bàn thắng nhanh nhất trong giải đấu.
Mandžukić ghi bàn thắng đầu tiên ở giải đấu vào lưới SD Eibar, vào ngày 30 tháng 8, khi Atlético ghi chiến thắng đầu tiên của họ trong mùa giải Primera División mới. Trong trận mở màn của chiến dịch Champions League mới, gặp Olympiakos, Mandžukić thu thập đường chuyền của Cristian Ansaldi và đánh đầu vào góc thấp khung thành để nâng tỷ số lên 1–2, chung cuộc thua 2-3. Mandžukić đã giúp Atlético tiến trong khoảng cách hai điểm so với các đội dẫn đầu La Liga là Barcelona và Sevilla vào ngày 26 tháng 10 khi anh tận dụng đường chuyền của Arda Turan để ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng trước Getafe.
Sau khi trở lại hoạt động thể thao, anh ấy đã đi từ sức mạnh này sang sức mạnh khác, ghi 14 bàn thắng trên mọi đấu trường trước kỳ nghỉ đông - bao gồm một cú hat trick kinh hoàng vào lưới Olympiakos trong trận lượt về vòng bảng tại Calderon vào ngày 26 tháng 11, đảm bảo một suất. ở vòng loại trực tiếp Champions League. Mandžukić đã ghi bàn thắng thứ 11 ở La Liga của mùa giải trong lần ra sân thứ 19, trong chiến thắng ấn tượng 4–0 của Los Colchoneros trước đối thủ hàng xóm Real Madrid trong trận derby giải đấu thứ hai trong mùa giải, khi các nhà phân tích thể thao lưu ý rằng Mandžukić đã đặt một trong những trung phong tuyệt vời - những màn trình diễn đơn giản được thấy ở La Liga trong những năm gần đây, góp phần tạo nên mọi thứ tốt đẹp cho đội bóng của anh ấy trước khi đặt dấu chấm lên chiếc bánh với vị trí thứ tư tốt. Tổng cộng, Mandžukić đã ghi được 20 bàn sau 43 lần ra sân trong mùa giải duy nhất của anh ấy ở Madrid, phù hợp với hình ảnh của một cầu thủ ghi bàn chăm chỉ và đã được chứng minh.
Juventus.
Vào ngày 22 tháng 6 năm 2015, nhà vô địch Serie A Juventus thông báo rằng Mandžukić đã gia nhập câu lạc bộ từ Atlético Madrid theo hợp đồng bốn năm với mức phí 19 triệu euro phải trả trong ba đợt, bao gồm thêm 2 triệu euro có thể có trong các tiện ích bổ sung liên quan đến hiệu suất.
Mùa giải 2015–16.
Vào ngày 8 tháng 8, anh ghi bàn mở tỷ số ở phút 69 cho Juventus bằng cú đánh đầu vào lưới Lazio ở Supercoppa Italiana 2015, trong chiến thắng 2–0 tại Thượng Hải. Vào ngày 23 tháng 8 năm 2015, anh có trận ra mắt giải đấu chính thức cho Juventus, bắt đầu và chơi trọn vẹn 90 phút trong trận thua 0-0 trước Udinese, trong trận đấu đầu tiên của mùa giải Serie A 2015–16.
Vào ngày 21 tháng 9 năm 2015, có thông tin xác nhận rằng Mandžukić sẽ phải nghỉ thi đấu 3 tuần sau chấn thương đùi một ngày trước đó trong chiến thắng 2–0 trước Genoa. Tuy nhiên, anh ấy trở lại sớm, ghi bàn thắng đầu tiên cho Juventus, và tạm thời gỡ hòa, khi đội đến từ phía sau giành chiến thắng 2-1 trên sân khách trước Manchester City , trong trận mở màn vòng bảng Champions League, vào ngày 15 tháng 9 năm 2015. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2015, Mandžukić ghi bàn thắng cuối cùng trong chiến thắng 2–0 trên sân nhà của Juventus trước Atalanta ở phút 49; đây là bàn thắng đầu tiên của anh ấy ở Serie A trong lần ra sân thứ 6 của anh ấy với câu lạc bộ. Anh ấy lại ghi bàn hai trận sau đó, giúp Juventus đánh bại Empoli 3–1. Vào ngày 25 tháng 11 năm 2015, Mandžukić đã ghi bàn thắng quyết định trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Manchester City ở trận lượt về vòng bảng Champions League, để đảm bảo cho câu lạc bộ một suất vào vòng 16. Do cho những bàn thắng quan trọng này, cũng như một bàn khác trong chiến thắng 3–0 trước Palermo vào ngày 29 tháng 11, anh được bầu chọn là cầu thủ Juventus của tháng cho tháng 11 năm 2015. Vào ngày 27 tháng 1 năm 2016, Mandžukić duy trì một cơ chấn thương trong trận bán kết đầu tiên của Coppa Italia với Inter Milan, đặt anh ta bên lề trong bốn tuần. Ban đầu người ta lo ngại rằng anh ấy sẽ bỏ lỡ trận lượt đi vòng 16 đội Champions League với đội bóng cũ của anh ấy, Bayern Munich. Tuy nhiên, anh ấy đã trở lại hành động sớm hơn dự kiến, bắt đầu từ trận đấu với Bayern vào ngày 23 tháng 2, và lập công cho Paulo Dybala trong trận hòa 2–2 trên sân nhà.
Mùa giải 2016–17.
Mùa giải thứ hai của Mandžukić với Juventus đặc biệt đáng chú ý, vì anh ấy thường bị huấn luyện viên Massimiliano Allegri của câu lạc bộ đánh mất vị trí; trong suốt mùa giải 2016–17, anh ấy chủ yếu hoạt động như một cầu thủ chạy cánh trái, thay vì là một tiền đạo cắm, vị trí mà anh ấy thường đảm nhiệm trong quá khứ. Mặc dù tỷ lệ ghi bàn của anh ấy giảm xuống, nhưng anh ấy đã thu hút được lời khen ngợi trên các phương tiện truyền thông về tốc độ làm việc, sự linh hoạt, tính nhất quán và chất lượng cao tổng thể của màn trình diễn của anh ấy trong vai trò mới này. Vào ngày 25 tháng 5 năm 2017, Mandžukić ký gia hạn hợp đồng sẽ giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến năm 2020. Vào ngày 3 tháng 6, Mandžukić xuất phát trong trận Chung kết Champions League. Anh ấy ghi bàn thắng gỡ hòa ở phút 27, chỉ bảy phút sau bàn thắng của Cristiano Ronaldo giúp Real Madrid vượt lên dẫn trước. Mandžukić đỡ bóng từ Gonzalo Higuaín và móc bóng qua vai từ 15 thước Anh (14 m), làm tung lưới Keylor Navas. Bàn thắng này được bình chọn là một trong những bàn thắng đẹp nhất từng ghi trong một trận chung kết Champions League, và được so sánh với bàn thắng của Zinédine Zidane trong trận chung kết năm 2002 cho Real Madrid; nhưng Juventus cuối cùng bị đánh bại 4–1. Bàn thắng từ cú đá xe đạp chổng ngược của Mandžukić vào lưới Real Madrid đã giành được giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất mùa giải 2016–17 của UEFA.
Mùa giải 2017–18.
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2017, Mandžukić có trận đấu thứ 100 cho Juventus trong trận hòa 1-1 trên sân khách trước Sporting tại UEFA Champions League. Vào ngày 11 tháng 4 năm 2018, anh ghi hai bàn trong chiến thắng 3–1 trên sân khách trước Real Madrid ở tứ kết Champions League. Bàn thắng đầu tiên được ghi sau 76 giây trở thành bàn thắng nhanh nhất mà Real Madrid để thủng lưới trong trận đấu trên sân nhà tại Champions League và là cầu thủ đối phương đầu tiên ghi được cú đúp trong hiệp một trong một trận đấu tại Champions League tại Bernabeu.
Mùa giải 2018–19.
Vào ngày 25 tháng 8 năm 2018, Mandžukić ghi bàn thắng đầu tiên trong mùa giải 2018–19 trong chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước Lazio. Vào ngày 6 tháng 10, anh có trận đấu thứ 100 tại Serie A cùng câu lạc bộ trong chiến thắng 2–0 trước Udinese, khơi mào bàn thắng thứ hai của trận đấu cho Cristiano Ronaldo lập công. Vào ngày 24 tháng 11, Mandžukić làm đội trưởng đội lần đầu tiên trong chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước SPAL, ghi bàn thắng thứ sáu trong mùa giải. Ba ngày sau, vào ngày 27 tháng 11, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong mùa giải Champions League trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Valencia, với sdduowwngf kiến tạo của Cristiano Ronaldo. Báo chí Ý "La Gazzetta dello Sport" và "La Stampa" ghi nhận sự cộng sinh đang nổi lên giữa Mandžukić và Ronaldo, được mô tả như một sự kết hợp bất ngờ giữa sức mạnh và kỹ năng. Vào ngày 4 tháng 4 năm 2019, Mandžukić gia hạn hợp đồng với Juventus đến năm 2021.
Al-Duhail.
Với sự xuất hiện của tân huấn luyện viên Juventus, Maurizio Sarri vào mùa hè năm 2019, Mandžukić đã phải ngồi ngoài sau khi bị loại khỏi kế hoạch của huấn luyện viên. Do đó, anh cũng bị loại khỏi đội hình tham dự Champions League của Juventus, bên cạnh người đồng đội Emre Can. Sau khi không thể ra sân một lần cho câu lạc bộ trong mùa giải 2019–20, anh đã đồng ý gia nhập Al-Duhail bên phía Qatar vào ngày 24 tháng 12. Vào ngày 29 tháng 12, vụ chuyển nhượng chính thức được thực hiện.
Anh ra mắt giải đấu vào ngày 4 tháng 1 năm 2020 trong trận hòa không bàn thắng với Qatar SC. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 10 tháng 1 trong chiến thắng 2–0 trước Al-Sailiya ở Cúp Qatar. Vào ngày 11 tháng 2 năm 2020, anh ra mắt và ghi bàn thắng đầu tiên ở AFC Champions League, ghi bàn mở tỷ số trong chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước Persepolis ở vòng bảng. Vào ngày 5 tháng 7 năm 2020, sau mười lần ra sân và ghi được hai bàn thắng chung cuộc, Mandžukić chấm dứt hợp đồng với đội Qatar theo sự đồng ý của đôi bên.
AC Milan.
Sau khi chấm dứt hợp đồng, một số câu lạc bộ đã bày tỏ sự quan tâm muốn ký hợp đồng với Mandžukić, bao gồm Fenerbahçe, Beşiktaş, Lokomotiv Moscow, AC Milan, Benevento, Hellas Verona, Fiorentina, Aston Villa, Wolverhampton Wanderers, Marseille, Wolfsburg, Hertha Berlin và Schalke 04.
Vào ngày 19 tháng 1 năm 2021, Mandžukić gia nhập câu lạc bộ Milan ở Serie A theo hợp đồng đến hết mùa giải, với tùy chọn thêm một năm. Anh có trận ra mắt giải đấu vào ngày 23 tháng 1 trong trận thua 0-3 trước Atalanta. Do chấn thương tái phát làm suy giảm thể trạng cùng phong độ không tốt, Mandžukić chỉ có 11 lần ra sân cho Milan, chủ yếu là từ ghế dự bị, mà không ghi được bàn thắng nào. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2021, Mandžukić tuyên bố rời Milan do ban lãnh đạo câu lạc bộ quyết định không gia hạn hợp đồng với anh.
Vào ngày 3 tháng 9 năm 2021, Mandžukić tuyên bố giải nghệ sau 19 năm thi đấu chuyên nghiệp. | 1 | null |
Dante Bonfims (; sinh ngày 18 tháng 10 năm 1983) là trung vệ người Brasil hiện đang chơi cho OGC Nice.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Borussia Mönchengladbach.
Anh là trụ cột của M'gladbach và góp không nhỏ cho thành tích lọt vào top 4 của đội bóng.Anh là mẫu trung vệ thông minh chọn vị trí tốt. Anh cũng đã có 8 bàn/93 trận cho M'gladbach trong những tình huống cố định.
FC Bayern Munich.
Ngày 26 -4- 2012, Dante chuyển đến Bayern Munich với 4.7 triệu dollar. Anh nhanh chóng trở thành trụ cột của hàng phòng ngự đội bóng. | 1 | null |
Israel Shipyards là một trong những xưởng đóng tàu lớn nhất và cơ sở sửa chữa tàu biển lớn ở đông Địa Trung Hải. Công ty cũng quản lý cảng đầu tiên và duy nhất thuộc sở hữu tư nhân ở Israel. Các cơ sở của công ty nằm gần cảng Haifa (một phần của phức hợp cảng Haifa) bao gồm một bến tàu nổi khô 20.000 tấn nâng cao năng lực và một cầu cảng dài 900 mét với 12 mét độ sâu nước. | 1 | null |
"Vegas Girl" là một ca khúc của nam ca sĩ người Anh Conor Maynard lấy từ album phòng thu đầu tay của anh, "Contrast" (2012). Ca khúc được chọn làm đĩa đơn thứ hai của album và được phát hành kỹ thuật số vào ngày 22 tháng 7 năm 2012. "Vegas Girl" được sáng tác bởi Conor Maynard, The Invisible Men, Parker & James, Dion Wardle, Scott Thomas và được sản xuất bởi The Invisible Men, Parker & James. Ca khúc cũng được quảng bá trên MTV Push.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Vegas Girl" được đăng tải trên YouTube vaog ngày 24 tháng 6 năm 2012, với tổng độ dài là ba phút và bốn mươi giây. Video được đạo diễn bởi Travis Kopach và được quay ở New York. | 1 | null |
Dendrobium farinatum là một loài lan rừng, mới được phát hiện (2012) và chỉ có ở Việt Nam. Trên thực tế nó được đưa vào Đức trước đó từ Việt Nam, và được các nhà khoa học Đức chứng thực. Tuy nhiên, do nguồn lan nhập vào nước Đức không phải mẫu thu trực tiếp ở rừng nên họ không biết đích xác vùng sinh thái phân bố. Cho đến khi chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh học nhiệt đới, khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Vườn thực vật Praha thực hiện khảo sát mới tìm ra vị trí phân bố của loài lan trên tại khu bảo tồn Hòn Bà (Khánh Hòa, ở độ cao 1.200-1.500m).
Theo khảo sát ban đầu thì loài lan này ra hoa vào tháng 7 trong năm. Hiện chỉ phát hiện loài Dendrobium farinatum tại khu vực sinh thái Khánh Hòa, các nhà khoa học đang tiến hành khảo sát đánh giá vùng phân bố và sinh thái của loài lan này trong tự nhiên nhằm đưa ra giải pháp bảo tồn cho loài lan đặc hữu của Việt Nam. | 1 | null |
YxineFF 2011 là Liên hoan phim trực tuyến quốc tế dành cho phim ngắn lần thứ 2, được tổ chức tại Diễn đàn điện ảnh Yxine.com, do doanh nhân Marcus Mạnh Cường Vũ sáng lập. YxineFF 2011 được một số tờ báo Việt Nam đánh giá là một trong những sự kiện văn hóa nổi bật năm 2011.
Chủ đề YxineFF 2011.
Chủ đề YxineFF 2011 là "Niềm tin".
Marcus Mạnh Cường Vũ, người sáng lập kiêm chủ tịch hội đồng tuyển phim YxineFF chia sẻ về chủ đề: "Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà sự khủng hoảng về niềm tin đang là một vấn đề lớn của mỗi cá nhân. Và vì thiếu niềm tin, nên còn nhiều điều ngang trái trong xã hội, mất cân bằng về sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của loài người cũng như thiên nhiên. Đó là lý do chính để chúng tôi quyết định chọn lựa Niềm tin làm chủ đề của YxineFF 2011, đồng thời khuyến khích các nhà làm phim tài liệu thể hiện những suy nghĩ của họ về phát triển bền vững"
Hành trình YxineFF 2011.
Với tổng cộng hơn 150 bộ phim được gửi tới, YxineFF 2011 đã phát triển so với năm trước không chỉ về số lượng (tăng 25% so với YxineFF 2010: 120 phim đăng ký) mà còn về chất lượng khi Ban tổ chức đã chọn ra được khoảng 120 phim để trình chiếu trong chương trình của năm (tăng 120% so với YxineFF 2010: 54 phim trình chiếu).
Ngoài các đạo diễn người Việt và gốc Việt, YxineFF 2011 còn nhận được phim của các đạo diễn Campuchia (7 phim), Philippines (6 phim), Lào (5 phim), Malaysia (4 phim), Indonesia (4 phim), Singapore (4 phim), Thái Lan (3 phim)…
Ban giám khảo YxineFF 2011.
Ban giám khảo của YxineFF là những người quyết định cho các giải thưởng quan trọng của YxineFF gồm: Phim (Trái Tim Vàng), Đạo diễn, Kịch bản, Quay phim, Dựng phim, Diễn viên từ hạng mục Tranh giải.
Với bộ phim tốt nghiệp Cuốc xe đêm (2000) cho ngành đạo diễn Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, Bùi Thạc Chuyên đã từng giành giải Ba của mục Cinéfoundation tại Liên hoan phim Cannes 2000 và là đạo diễn Việt Nam đầu tiên được trao một giải thưởng tại LHP quan trọng nhất thế giới Cannes. Anh tham gia tạo dựng thư viện phim và trung tâm hỗ trợ tài năng điện ảnh trẻ tại Hà Nội. Sau bộ phim đầu tay Sống trong sợ hãi (2006) gây tiếng vang lớn, Bùi Thạc Chuyên được trao giải thưởng FIPRESCI cho Chơi vơi (2009) tại mục Orizzonti của Liên hoan phim Venice 2009. Bộ phim thứ ba của anh Lời nguyền huyết ngải (2011) vừa ra mắt vào dịp Tết nguyên đán 2011 vừa qua và nhận được nhiều phản ứng tích cực từ công chúng cũng như từ các nhà phê bình.
Vai diễn đầu tiên của Hồng Ánh là một vai nhỏ trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Người đẹp Tây Đô (1995). Trong suốt 15 năm sau đó, Hồng Ánh đã ghi được dấu ấn trong lòng khán giả qua những vai diễn thành công trong Đời cát (1999), Thung lũng hoang vắng (2001), Người đàn bà mộng du (2003), Trái tim bé bỏng (2007). Đặc biệt, vai diễn chính trong Trăng nơi đáy giếng (2008) đã mang tới cho Hồng Ánh giải thưởng Diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Quốc tế Dubai 2008. Hồng Ánh vừa tái ngộ khán giả với vai chính trong Tâm hồn mẹ (2011) ra mắt vào cuối năm 2011 vừa qua. Hiện nay, ngoài việc đóng phim, Hồng Ánh còn tham gia diễn kịch nói thường xuyên tại Sài Gòn, làm nhà sản xuất phim ngắn trong vai trò giám đốc hãng Blue Productions và bước đầu thử sức với vai trò đạo diễn phim truyền hình.
Nguyễn Nam tốt nghiệp khóa quay phim của trường Cao đẳng Nghệ thuật sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999, cùng thời với K’Linh, Lâm Minh Triết (khoa quay phim) và Vũ Ngọc Đãng, Nguyễn Quang Dũng (khoa đạo diễn). Anh từng cầm máy cho cho nhiều bộ phim điện ảnh khá nổi gần đây như "Đẹp từng cen-ti-mét", "Những nụ hôn rực rỡ", "Hotboy nổi loạn…". Anh cũng vừa nhận giải Bông sen Vàng Quay phim xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17.
Sinh tại Houston nhưng lớn lên tại Los Angeles, Jenni Trang Lê hoàn thành bậc cử nhân ngành Nhân loại học tại UCLA và bắt đầu làm việc với tư cách người quản lý biểu diễn cho Vân Sơn Entertainment. Sau đó, cô chuyển sang lĩnh vực điện ảnh, đảm nhận vị trí trợ lý đạo diễn hay sản xuất cho các bộ phim Dòng máu anh hùng (2007), Cú và chim se sẻ (2007), Bẫy rồng (2009), Bi, đừng sợ! (2010), Giao lộ định mệnh (2010), Cô dâu đại chiến (2011), Khát vọng Thăng Long (2011) và gần đây nhất là làm đồng sản xuất kiêm trợ lý đạo diễn cho Long ruồi (2011). Oh Mommy! (2007) là tác phẩm phim ngắn đầu tay của cô với tư cách đạo diễn và từng được trình chiếu tại YxineFF 2010.
Nguyễn Trương Quý sinh năm 1977 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hiện là Biên tập viên Nhà xuất bản Trẻ. Đã xuất bản: Tự nhiên như người Hà Nội (2004); Ăn phở rất khó thấy ngon (2008); Hà Nội là Hà Nội (2010). Anh cũng là người dịch cuốn Rock Hà Nội và Rumba Cửu Long – câu chuyện âm nhạc Việt Nam của Jason Gibbs (2008), Chuyến tàu mang tên Dục vọng của Tennesse Williams (2011) và một số sách khác. Xe máy tiếu ngạo là tập tản văn mới nhất của anh ra mắt năm 2012.
Cơ cấu giải thưởng YxineFF 2011.
Nhận xét của Ban giám khảo:
"Làm phim hoạt hình cực kỳ khó, bởi người làm phim gần như phải sáng tạo ra tất cả mà không thể nương dựa vào một yếu tố tự nhiên nào như bối cảnh đẹp hay diễn viên xinh. Làm phim hoạt hình đối với các bạn trẻ, đặc biệt ở Việt Nam, còn khó khăn hơn nữa. Dưới bóng cây thực sự xuất sắc khi đã vượt lên được sự ngô nghê thường gặp, mang tới cho khán giả cảm xúc. Điều này có được đặc biệt nhờ cách xây dựng nhân vật đầy thông minh, cá tính kết hợp với kịch bản, diễn xuất, dựng phim, âm nhạc, lồng tiếng,… mang đậm dấu ấn chuyên nghiệp. Hơn nữa, bộ phim phản ánh rất rõ nét chủ đề Niềm tin của YxineFF năm nay."
Giải thưởng Trái Tim Vàng bao gồm: một tượng giải thưởng, một giấy chứng nhận, 20 triệu đồng dành cho việc làm bộ phim ngắn tiếp theo hoặc phát triển kịch bản phim dài, bộ ba cuốn sách mới nhất của Tủ sách điện ảnh.
Đồng thời, tác giả đoạt giải Trái Tim Vàng được Wallpaper Post Asia trao một credit trị giá 5.000 đô la Mỹ cho công tác hậu kỳ phim, trong đó tác giả là đạo diễn, nhà sản xuất hoặc giám đốc hình ảnh, có giá trị thực hiện tại văn phòng Hà Nội của công ty.
Giải Trái Tim Vàng được tài trợ bởi công ty Blue Productions.
Nhận xét của Ban giám khảo:
"Trong phim Dưới bóng cây, xử lý chuyển động của hình ảnh và nhân vật thông minh chính xác, diễn xuất, cắt cảnh kết hợp uyển chuyển với tạo hình nhân vật, âm nhạc và màu sắc đã tạo nên một bộ phim ngắn thú vị và hài hước. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào công tác đạo diễn rất tuyệt vời của bộ phim."
Giải đạo diễn xuất sắc nhất được tài trợ bởi VietCom Film.
Nhận xét của Ban giám khảo:
"Bộ phim Un Interrogatoire có cách thể hiện chững chạc, hiện đại và tiết chế cảm xúc bề mặt, không sa vào triết lý đạo đức hay minh họa ý tưởng. Đặc sắc nhất là người xem tiếp nhận được nội dung qua ngôn ngữ của điện ảnh, nhờ vào chất liệu văn học của kịch bản rất chắc tay. Cuối cùng, bộ phim đáng biểu dương vì sự giản dị trong việc biết làm sáng lên những câu chuyện rất bình thường nhưng phát lộ những bất ngờ của đời sống.
Giải kịch bản xuất sắc nhất được tài trợ bởi Blue Productions.
Nhận xét của Ban giám khảo:
"Bộ phim The Man Who Was There có cách thể hiện hình ảnh đơn giản, không màu mè nhưng rất đời sống, tạo nên không khí thật chứ không phải cảm giác dàn dựng. Bố cục bộ phim không quá cầu kỳ về cỡ cảnh nhưng vẫn chuyển tải tốt không khí và nội dung."
Giải Quay phim xuất sắc nhất được tài trợ bởi Blue Productions.
Nhận xét của Ban giám khảo:
"Un Interrogatoire chọn cách kể rất thách thức là đan xen giữa hiện tại và hồi ức, nhưng bản dựng rất chắc chắn đã khiến cho bộ phim không thừa, không thiếu và diễn tả được mạch phim đầy tinh tế, điều khiển được mạch cảm xúc của người xem như đồng điệu với tác giả."
Giải Dựng phim xuất sắc nhất được tài trợ bởi Blue Productions.
Nhận xét của Ban giám khảo:
"Diễn xuất của Trương Quế Chi tinh tế, tự nhiên, nhẹ nhàng, không lên gân, lôi cuốn người xem theo dõi diễn biến tâm lý của nhân vật, của câu chuyện và để lại một cái kết nhiều cảm xúc."
Giải Diễn viên xuất sắc nhất được tài trợ bởi Blue Productions.
Giải Trái Tim Hồng (Red Heart) cho bộ phim Dưới bóng cây (2011) (Under the Tree’s Shadow) của Đoàn Trần Anh Tuấn và nhóm Colory (TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam)
Giải thưởng Trái Tim Hồng bao gồm: một tượng giải thưởng, một giấy chứng nhận, 20 triệu đồng dành cho việc làm bộ phim ngắn tiếp theo hoặc phát triển kịch bản phim dài, bộ ba cuốn sách mới nhất của Tủ sách điện ảnh.
Giải thưởng Trái Tim Hồng được tài trợ bởi MegaStar Cineplexes.
Giải thưởng Trái Tim Trẻ bao gồm: một tượng giải thưởng, một giấy chứng nhận, 10 triệu đồng, bộ ba cuốn sách mới nhất của Tủ sách điện ảnh.
Giải thưởng Trái Tim Trẻ được tài trợ bởi Lê Quý Dương.
Giải thưởng Trái Tim Xanh bao gồm: một tượng giải thưởng, một giấy chứng nhận, 10 triệu đồng, bộ ba cuốn sách mới nhất của Tủ sách điện ảnh.
Giải thưởng Trái Tim Xanh được tài trợ bởi EcoAid by Manfred Krautter.
Giải thưởng Trái Tim Lửa gồm một tượng giải thưởng, một giấy chứng nhận, một bộ ba cuốn sách của Nhà xuất bản Trẻ, một credit trị giá 30 triệu đồng cho việc thuê thiết bị làm phim của HK Film, trong đó tác giả là đạo diễn, nhà sản xuất hoặc giám đốc hình ảnh, có giá trị sử dụng trong vòng một năm.
Giải thưởng Trái Tim Pha Lê gồm một tượng giải thưởng, một giấy chứng nhận, một bộ ba cuốn sách của Nhà xuất bản Trẻ, một credit trị giá 3.000 đô la Mỹ cho công tác hậu kỳ phim, trong đó tác giả là đạo diễn, nhà sản xuất hoặc giám đốc hình ảnh, có giá trị thực hiện tại văn phòng Hà Nội của công ty.
Giải thưởng gồm một giấy chứng nhận giải thưởng và một bộ ba cuốn sách mới nhất của Tủ sách điện ảnh.
Đánh giá.
YxineFF 2011 đã thu hút 2 triệu lượt người xem trực tuyến phản ánh tính chất chia sẻ và toàn cầu của tiệc phim.
YxineFF 2011 thu hút được sự quan tâm của báo chí, đặc biệt có những tờ báo đã theo sát hành trình của YxineFF 2011. Vd: Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh có bài giới thiệu phim chiếu trên YxineFF hàng tuần, VNExpress có bài chọn danh sách 10 phim nổi bật nhất YxineFF 2011.
Những bộ phim xuất sắc nhất của YxineFF 2011 đã được công chiếu tại Paris (Pháp), Los Angeles (Hoa Kỳ) , Barcelona (Tây Ban Nha) và nhận được những phản ứng tích cực.
Nhìn chung YxineFF 2011 được đánh giá thành công trọn vẹn. Báo Nhân Đạo Đời Sống liệt kê YxineFF 2011 vào một trong những sự kiện văn hóa nổi bật nhất năm 2011 của Việt Nam. | 1 | null |
USS "Spokane" (CL-120) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp "Juneau" của Hải quân Hoa Kỳ. Được đặt tên theo thành phố Spokane thuộc tiểu bang Washington, nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 11 năm 1944 tại xưởng tàu của hãng Federal Shipbuilding and Dry Dock Company ở Kearny, New Jersey, được hạ thủy vào ngày 22 tháng 9 năm 1945, được đỡ đầu bởi Cô Patrice Munsel; và được đưa ra hoạt động vào ngày 17 tháng 5 năm 1946, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng Đại tá Hải quân L. E. Crist. "Spokane" được xếp lại lớp như một tàu tuần dương phòng không với ký hiệu lườn mới CLAA-120 vào ngày 18 tháng 3 năm 1949.
Lịch sử hoạt động.
"Spokane" được chuyển đến Bayonne, New Jersey, rồi đến Brooklyn, New York, nơi nó khởi hành vào ngày 24 tháng 6 đi đến vịnh Guantánamo, Cuba cho chuyến đi chạy thử máy, thực hành tác chiến và tác xạ. Nó quay trở về New York vào ngày 11 tháng 9, rồi được phối thuộc đến Đệ Nhị hạm đội để hoạt động tại các vùng biển Châu Âu, lên đường đi Plymouth, Anh Quốc vào ngày 7 tháng 10.
"Spokane" hoạt động ngoài khơi các cảng Anh cho đến giữa tháng 1 năm 1947. Trong lượt hoạt động này, nó từng ghé thăm Scotland, Ireland, Na Uy và Đan Mạch. Đến ngày 27 tháng 1, nó rời Plymouth quay trở về Hoa Kỳ ngang qua Bồ Đào Nha, Gibraltar và vịnh Guantánamo, nơi nó tiến hành thực tập hạm đội trước khi về đến Norfolk, Virginia vào ngày 18 tháng 3. Sau các đợt thực tập cơ động và bắn phá trong vùng vịnh Chesapeake trong mùa Hè, nó trải qua đợt đại tu tại Xưởng hải quân Brooklyn từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10. Chiếc tàu tuần dương quay trở lại Norfolk vào Ngày Hải quân 27 tháng 10, rồi chuẩn bị cho một đợt bố trí hoạt động khác.
"Spokane" khởi hành từ Norfolk vào ngày 29 tháng 10, gặp gỡ các đơn vị khác của Đệ Nhị hạm đội để thực tập chiến thuật ngoài khơi Bermuda cho đến ngày 8 tháng 11 khi nó lên đường sang Anh Quốc. Nó đi đến Plymouth vào ngày 16 tháng 11 để trình diện hoạt động cùng Lực lượng Hải quân Đông Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Bốn ngày sau, con tàu "trang hoàng đầy đủ" cho lễ hội nhân hôn lễ của một thành viên Hoàng gia Anh, Vương nữ Elizabeth của Anh. Chiếc tàu tuần dương đã viếng thăm Bremerhaven, Đức từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 11, rồi quay trở về Anh Quốc thự tập chiến thuật. Đến tháng 2 năm 1947, nó viếng thăm Rotterdam, Hà Lan, nơi nó được Hoàng tử Bernhard viếng thăm vào ngày 17 tháng 2. Ngày 1 tháng 3, "Spokane" rời Plymouth quay trở về nhà, về đến Norfolk vào ngày 11 tháng 3.
"Spokane" hoạt động dọc theo bờ Đông trong thời gian còn lại của năm, trừ một đợt đại tu tại Xưởng hải quân New York từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 15 tháng 9. Vào ngày 4 tháng 1 năm 1949, nó lên đường cùng với tàu sân bay "Philippine Sea" và tàu tuần dương hạng nhẹ "Manchester" cho các hoạt động tại Địa Trung Hải. Vào ngày 25 tháng 1 tại Athens, con tàu được Vua Pavlos và Vương hậu Friederike của Hy Lạp viếng thăm. "Spokane" tham gia tập trận cùng các đơn vị của Đệ Lục hạm đội, và đã viếng thăm các cảng Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Pháp, Sardinia, Tunisia, Libya và Algeria trước khi quay trở về Norfolk vào ngày 23 tháng 5. Nó hoạt động như một tàu huấn luyện cho lực lượng Hải quân Hoa Kỳ dự bị trong mùa Hè, rồi tham gia thực tập huấn luyện tại khu vực Virginia Capes.
Vào ngày 24 tháng 10 năm 1949, "Spokane" đi đến New York để chuẩn bị ngừng hoạt động. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 27 tháng 2 năm 1950 và được đưa về lực lượng dự bị, neo đậu tại New York. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1966, vẫn trong tình trạng bị bỏ không, nó mang ký hiệu lườn mới AG-191. "Spokane" được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 15 tháng 4 năm 1972; rồi được bán cho hãng Luria Brothers & Company, Inc. vào ngày 17 tháng 5 năm 1973 để tháo dỡ. | 1 | null |
Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam .
Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà thông thương với cửa khẩu quốc tế Banteay Chakrei (còn viết là Bântéay Chakkrei) ở xã Banteay Chakrei huyện Preah Sdach tỉnh Prey Veng, Campuchia .
Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà là điểm cuối của Quốc lộ 30 tại Km 120. | 1 | null |
Air Supply là một nhóm nhạc soft rock của Úc, bao gồm ca sĩ kiêm nhạc sĩ và tay chơi guitar Graham Russell và ca sĩ chính Russell Hitchcock. Họ đã có rất nhiều hit trên toàn thế giới, bao gồm tám bài hát vào Top 10 ở Mỹ vào đầu những năm 1980.
Ban nhạc thành lập ở Úc vào năm 1975 và đã bao gồm nhiều nhạc công và ca sĩ khác nhau. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc (ARIA) đã đưa Air Supply vào Hall of Fame vào ngày 1 tháng 12 năm 2013 tại giải thưởng ARIA hàng năm.
Lich sử.
Air Supply được thành lập vào năm 1975 tại Melbourne, Australia, ban đầu nhóm có 5 thành viên bao gồm: Russell Hitchcock với vai trò ca sĩ chính, Graham Russell là nhạc sĩ của nhóm với những sáng tác tạo nên tên tuổi cho nhóm sau này. Frank Esler Smith đảm nhận vai trò keyboard, David Moyse là Guitar chính của nhóm và David Green là guitar bass. Cho
đến năm 2006 thì nhóm chỉ còn hoạt động với 2 thành viên là Rusell và Graham. Graham Russell (Graham Cyril Russell: sinh 11 Tháng 6 năm 1950, Sherwood, Nottingham, Anh) chơi ghi ta và viết ca khúc và Russell Hitchcock (Charles Russell Hitchcock: sinh 15 tháng 6 năm 1949, Melbourne, Victoria, Úc) chơi ghi ta chính. Air Supply được thành lập năm 1975 tại Melbourne. Họ đã thành công và trở lên nổi tiếng khắp thế giới trong thập kỉ 1980 với những ca khúc hit như "All out of love", "Now and forever" hay "Goodbye", trong đó đầu những năm 1980 họ đã có 8 hit nằm trong Top 10 Billboard ở Hoa Kỳ. Đã có rất nhiều nhạc công và ca sĩ tham gia biểu diễn cùng nhóm.
Album đầu tay của Air Supply được gửi đến những người yêu nhạc vào năm 1977 với tựa đề Love and Other Bruises. Nhưng nói đến Air Supply thì phải nhắn đến album Lost in Love cuối thập niên 80 của nhóm, đã đưa tên tuổi nhóm bay xa và tấn công vào thị trường Mỹ với những ca khúc trở thành bất hủ. Thành công này của nhóm đã được minh chứng qua hơn 2 triệu bản được bán ra vào thời điểm đó.
Thành công nối tiếp thành công, đến năm 1981 Air Supply lại làm điên đảo giới yêu nhạc với ca khúc The One that you love. Họ đã ra cả thảy 18 đĩa nhạc, mới nhất là Mumbo Jumbo (2010). | 1 | null |
Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam - sau đổi tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam - là một tổ chức chính trị hình thức do Trung ương Cục miền Nam thành lập tại chiến khu Tây Ninh vào ngày 1 tháng 1 năm 1962 dựa trên chủ trương của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Căn cứ vào thực tiễn của cách mạng Miền Nam và đề nghị của Đảng bộ miền Nam "đảng bộ Miền Nam phải có tên riêng vì nếu giữ tên cũ công khai thì kẻ thù trong và ngoài dễ vin vào đó mà xuyên tạc, vu cáo Miền Bắc can thiệp lật đổ Miền Nam. Điều đó làm cho Miền Bắc gặp khó khăn trong cuộc vận động đấu tranh cho Miền Nam trên phương diện pháp lý quốc tế. Mặt khác đổi tên Đảng cũng tạo điều kiện cho Đảng bộ Miền Nam công khai hiệu triệu nhân dân Miền Nam dùng mọi hình thức để đánh đuổi kẻ thù .
Chỉ thị của Trung ương Cục ngày 27 tháng 1 năm 1961, chỉ rõ ""…đây chỉ là một sự đổi tên. Tuy danh nghĩa công khai có khác với miền Bắc nhưng bí mật trong nội bộ và về phương diện tổ chức thì Đảng bộ miền Nam trước sau vẫn là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam, chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh", Trong Tuyên ngôn có ghi "Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là đảng của toàn thể nhân dân yêu nước miền Nam Việt Nam"". Đảng xác định "đội tiên phong Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, linh hồn Mặt trận".
Theo tài liệu của Mỹ, Đảng được thành lập và thông báo qua Radio Hà Nội 18 tháng 1 năm 1962 lấy lại từ Thông tấn xã giải phóng. Chủ tịch Võ Chí Công, tổng bí thư là Huỳnh Văn Tâm (sau đó được bổ nhiệm đại diện Mặt trận tại Algeria), và thay thế bởi Trần Nam Trung. Tuy nhiên tài liệu của Mỹ cũng cho biết năm 1963, một "ủy ban giám sát miền nam" được thành lập để giám sát đảng, với đứng đầu là Lê Đức Thọ, ủy viên Bộ chính trị Đảng Lao động, và Nguyễn Văn Vịnh, chủ tịch ủy ban thống nhất của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một tài liệu tình báo khác cho biết Nguyễn Văn Cúc là Chủ tịch, Trần Nam Trung là Tổng Bí thư, còn Võ Chí Công là ủy viên Thường vụ.
Theo công bố khi thành lập Đảng, có trên 100.000 đảng viên.
Lịch sử.
Thực chất, Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam là đảng bộ Miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, do Trung ương Đảng Lao động, Trung ương Cục Miền Nam (một bộ phận công khai của Trung ương Đảng Lao động ở Nam Việt Nam), và các Khu ủy do Trung ương Đảng Lao động lãnh đạo. Sau 30 tháng 4 năm 1975, đảng bộ Miền Nam công khai là một bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam. Danh xưng Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam không tồn tại nữa. Điều này phù hợp với Hiệp định Geneve, 1954 khi Hiệp định quy định tập kết chính trị tại chỗ.
Cơ cấu tổ chức cũng trực thuộc trực tiếp Trung ương Đảng Lao động lãnh đạo, sinh hoạt đảng như các đảng bộ ngoài Bắc, dùng tên Đảng Nhân dân Cách mạng, hay Đảng Lao động, tôn Hồ Chí Minh làm lãnh tụ. Điều lệ Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam cũng do Trung ương Đảng Lao động Việt Nam soạn thảo. Về công khai là lực lượng nòng cốt Mặt trận và chỉ đạo Quân giải phóng.
Lãnh đạo.
Năm thành viên Ban chấp hành Trung ương:
Các chức danh này công khai (công bố năm 1969, cùng với 14 thành viên Trung ương Cục miền Nam của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong đó Nguyễn Văn Cúc đại diện Đảng). Các vị này cũng là thành viên (thời gian khác nhau) Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, và thành viên Trung ương Cục miền Nam, một bộ phận Trung ương đảng Lao động, ban đầu hoạt động hoàn toàn bí mật, sau công khai (12 năm 1969) là đại diện Đảng Lao động tại miền Nam Việt Nam (Trung ương cục Miền Nam của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam). Nguyễn Văn Linh đại diện đảng trong Đại hội thành lập chính phủ cách mạng lâm thời.
Trên thực tế, có sự tách rời giữa "Ban Chấp hành Trung ương" của "Đảng nhân dân cách mạng" với Trung ương Cục Miền Nam, khi công bố nhân sự cho đối phương (với những bí danh khác nhau), ngoại trừ công bố Nguyễn Văn Cúc, Tổng bí thư Đảng nhân dân cách mạng, là đại diện của đảng tại Trung ương cục Miền Nam của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, phó bí thư Trung ương cục Miền Nam.
Đảng bộ Miền Nam từ năm 1961 đứng đầu là Bí thư Trung ương cục Miền Nam. Từ năm 1964 khi tách Đảng bộ Khu V về Trung ương, đứng đầu các đảng bộ khu vực B2 là Bí thư Trung ương Cục Miền Nam, đứng đầu Đảng bộ Khu V là Bí thư Khu ủy Khu V (Võ Chí Công). Từ tháng 4 năm 1966, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tách Trị - Thiên ra khỏi khu V, thành lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế bao gồm Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và thành phố Huế, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam. Bí thư Trần Văn Quang, đến tháng 11 năm 1968 Hoàng Anh thay thế.
Như vậy Đảng bộ Miền Nam gồm B2 (chia tiếp thành nhiều Khu), Khu V và Khu Trị - Thiên - Huế đều dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Cương lĩnh.
Cương lĩnh Đảng Nhân dân Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam tháng 1 năm 1962 là:
Nhận định.
Tác giả Louise Brown nhận định: "Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được điều khiển bởi Đảng ở Miền Nam, nó được thành lập là Đảng Nhân dân cách mạng (PRP) tháng 1 năm 1962. Tuy nhận là đảng Cộng sản Việt Nam - ở miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và ở miền nam là đấu tranh giải phóng, nhưng đủ đảm bảo độc lập của đảng ở miền nam từ Đảng Lao động của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nó có lẽ cũng cần thiết để phong trào cách mạng ở nam Việt Nam một sự thống trị riêng biệt với Hà Nội trong mắt cộng đồng quốc tế. Dẫu PRP là đảng phía nam và các thành viên của nó là người bản địa miền nam, nó liên kết chặt chẽ với Đảng ở Việt Nam dân chủ cộng hòa. Năm 1960, tổ chức vùng của Đảng Lao động ở nam Việt Nam đã được nâng cấp thành Trung ương Cục Miền Nam. Đây là một sự khôi phục quan trọng bộ máy cấp vùng để có được vị thế trong kháng chiến".
Tác giả James Rothrock nhận định: "Một thông tư của đảng đề ngày 7 tháng 12 năm 1961 cho biết "Đảng Nhân dân cách mạng xuất hiện với một sự tồn tại độc lập, quả thực đảng của chúng ta không có gì, nhưng Đảng Lao động Việt Nam được thống nhất từ Bắc vào Nam, dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương của đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ..." Hơn nữa mối quan hệ với Hà Nội qua tài liệu Việt Cộng nhặt được đã nêu rõ, Đảng Nhân dân cách mạng kiểm soát Mặt trận và Việt Cộng, là bộ máy của Đảng Lao động ở nam Việt Nam. Đơn giản, Đảng Nhân dân cách mạng là nhánh phía nam của Đảng cộng sản Lao động ở bắc Việt Nam. Cấu trúc điều khiển cuộc nổi dậy ở nam Việt Nam là một sự hợp nhất phức tạp của các thực thể chính trị và quân sự. Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao động ở Hà Nội điều khiển cuộc nổi dậy thông qua Trung ương Cục Miền Nam (COSVN). COSVN phụng sự như là cầu nối giữa lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội và đảng ở nam Việt Nam. COSVN có chức năng là Ban Chấp hành Trung ương của PRP. Nó chỉ đạo PRP, Quân giải phóng và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam". | 1 | null |
Grumman G-44 Widgeon là một loại máy bay vận tải chờ khách lưỡng cư hai động cơ do hãng Grumman thiết kế chế tạo. Nó được Hải quân Hoa Kỳ, Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ định danh là J4F, còn Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ và Không quân Lục quân Hoa Kỳ lại định danh nó là OA-14. | 1 | null |
Hall PH là một loại tàu bay của Hoa Kỳ trong thập niên 1930. Đây là một loại máy bay hai tầng cánh, hai động cơ, được phát triển từ loại máy bay Naval Aircraft Factory PN. Hải quân Hoa Kỳ và Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đặt mua số lượng nhỏ PH. Loại máy bay này hoạt động trong lực lượng bảo vệ bờ biển cho đến năm 1944, với nhiệm vụ chống tàu ngầm, tìm kiếm và cứu nạn. | 1 | null |
Việt Nam Quốc gia Liên hiệp , tổ chức do Lê Văn Hoạch thành lập ngày 13 tháng 12 năm 1947 ở Hà Nội, quy tụ các nhóm đối lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo. Trước đó Lê Văn Hoạch đã tổ chức Việt Nam quốc gia tập đoàn, lúc đầu chỉ có nhóm Nam kỳ do Lê Văn Hoạch cầm đầu ủng hộ chính phủ Nguyễn Văn Xuân, nhưng sau bao gồm cả các nhóm Trung kỳ, và Bắc kỳ. Ở Nam kỳ, tổ chức thu hút các nhóm bảo hoàng: Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, hay cộng hòa. Khối miền nam gồm đại diện Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo, Công giáo, Tin Lành hội, Liên minh Dân chủ, Việt Nam Quốc dân Đảng tập hợp ngày 25 tháng 12 năm 1947.
Lịch sử.
Ngày 2 tháng 2 năm 1948 tổ chức họp bầu lãnh đạo ở Sài Gòn. Ngày 20 tháng 5 năm 1948 dưới đỡ đầu của Nguyễn Văn Xuân, đại hội thành lập Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam với Nguyễn Văn Xuân làm chủ tịch. Đại hội tháng 12 năm 1948 tại Hà Nội, và sau đó nhóm Bắc kỳ tổ chức hội nghị tháng 5 năm 1949 ủng hộ Bảo Đại. Một nhóm ở Trung kỳ tách ra thành lập Bảo hoàng chính đảng.
Nhìn chung đây là một tổ chức chính trị nhỏ, gồm một số nhóm chính trị chủ yếu Bảo hoàng ở Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. | 1 | null |
Kawanishi E11K là một loại tàu bay của Nhật Bản trong thập niên 1930. Nó được thiết kế làm máy bay trinh sát đêm cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản, nhưng không được chấp nhận. 2 chiếc đã chế tạo được dùng làm máy bay vận tải với tên gọi Tàu bay Vận tải Kiểu 96 trong Chiến tranh thế giới II. | 1 | null |
Dae Jang-geum (; Hán Việt: Đại Trường Kim) là một bộ phim dã sử được sản xuất năm 2003 của truyền hình Hàn Quốc dưới sự chỉ đạo của đạo diễn Lee Byung Hoon và nhà sản xuất là đài MBC.
Bộ phim kể về nhân vật chính là một cô cung nữ mồ côi làm việc trong khu bếp hoàng gia đã trở thành ngự y nữ đầu tiên cho nhà vua. Trong một xã hội phong kiến Nho giáo mà phụ nữ đóng vai trò thứ yếu, cô gái trẻ Dae Jang Geum (Đại Trường Kim) thử sức mình trong việc nấu ăn và phấn đấu để tìm ra những bí mật tạo nên sự độc đáo cho ẩm thực thời Joseon cũng như y học cổ truyền Triều Tiên, từ đó dùng chữa bệnh cho quốc vương cũng như vương tộc. Bộ phim được dựa trên câu chuyện có thật về nàng Jang-geum, ngự y nữ vương gia đầu tiên và duy nhất của Triều đại Joseon. Nội dung xuyên suốt bộ phim khắc họa hình tượng người phụ nữ truyền thống Hàn Quốc với sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi mục tiêu tạo ra những món ăn bồi bổ và có lợi cho sức khỏe theo quan niệm truyền thống và tiến tới bào chế các bài thuốc cổ truyền.
Với chi phí sản xuất khoảng $15 triệu, bộ phim đã nhận được đến 57% tỉ suất người xem tại Hàn Quốc và đã thu về gần $40 triệu cho việc phát sóng ở nhiều nước khác nhau kể từ năm 2003.
Cốt truyện.
Câu chuyện được kể diễn ra kéo dài trong 5 triều đại tại đất nước Triều Tiên từ thời vua Triều Tiên Thành Tông (1457–1494), Yên Sơn Quân (1494–1506), Triều Tiên Trung Tông (1506–1544), Triều Tiên Nhân Tông (1544-1545) và quốc vương Triều Tiên Minh Tông (1545-1567). Câu chuyện được kể qua nhiều tuyến nhân vật, nhưng vẫn xoay quanh nhân vật chính là Seo Jang-geum và có thể tạm chia thành các mốc thời gian sau.
Trước khi ra đời.
Câu chuyện bắt đầu bằng việc quốc vương Triều Tiên Thành Tông ra lệnh hành quyết bằng độc dược vương phi của mình là Tề Hiến Vương hậu (hay Phế vương phi họ Doãn) chính là mẹ ruột của thế tử (quốc vương Yên Sơn Quân tương lai) do lo sợ rằng tính cách độc đoán của bà sẽ ảnh hưởng tới vị quốc vương tương lai. Sau cuộc hành hình, một binh sĩ vương gia là "Seo Cheon-soo (cha Seo Jang-geum tương lai)" đã bị ám ảnh về tội lỗi đó. Trên đường về nhà, anh ta gặp một tai nạn và tình cờ được cứu bởi một ẩn sĩ, người này đưa ra một tiên đoán đầy bí ẩn rằng: "Cuộc sống của anh sẽ được định đoạt bởi 3 người phụ nữ, người đầu tiên sẽ chết dưới tay anh; người thứ 2 sẽ được anh cứu nhưng lại vì anh mà chết; người phụ nữ thứ ba sẽ giết chết anh nhưng ngược lại sẽ cứu được mạng của rất nhiều người".
Nhiều năm sau, sau khi quốc vương Triều Tiên Thành Tông băng hà, quốc vương Yên Sơn Quân kế vị ngai vàng, trở thành vị quốc vương thứ 10 của Triều đại Joseon. Park Myeong-yi (mẹ Seo Jang-geum tương lai) là tân cung nữ phục vụ trong gian bếp vương gia. Cô tình cờ chứng kiến được bạn đồng môn của mình là Choi Seong-geum đang lén bỏ độc dược vào thức ăn của Nhân Túy Đại vương đại phi (tức tổ mẫu của quốc vương) vì bà đang cố gắng triệt để quyền lực của gia tộc họ Choi đã truyền chức vị Tổng quản thượng cung ngự trù thiện phòng qua năm thế hệ, tạo thế lực và lợi ích cho gia tộc họ Choi thông qua việc buôn bán sinh lời các vật phẩm vào vương cung. Cô đã bẩm báo hành vi này của bạn mình cho tổng quản của gian bếp đó, nhưng cô không ngờ rằng Thượng cung Tổng quản Kim và người bạn đồng môn của mình đã thông đồng với nhau lên kế hoạch cho một âm mưu hạ sát Vương đại phi. Lo sợ rằng âm mưu bị bại lộ, họ quyết định trừ khử cô bằng thuốc độc. Một người bạn thân rất tốt của cô là Han Baek-young, tìm cách cứu cô bằng cách pha loãng thuốc độc mà họ ép cô uống, sau đó lén cho cô uống thuốc giải độc. Cô bị hôn mê bên cạnh con suối, rất may cô tình cờ gặp người lính Seo Cheon-soo năm nào, người lính ấy đã cứu sống cô, họ yêu nhau, kết hôn và có với nhau một cô con gái thông minh là Seo Jang-geum.
Tuổi thơ.
Trong một lần được cha dẫn đi tìm mẹ, Seo Jang-geum đã rất trẻ con khi yêu cầu cha mình thử sức tranh tài đấu vật với quân lính. Khi cha cô sắp giành chiến thắng thì không may vào phút cuối, đối thủ dùng dao tự làm mình bị thương và hô hoán cha Seo Jang-geum mưu hại mình. Seo Jang-geum khóc lóc cầu xin tha cho cha và đã vô tình tiết lộ danh tính cha mình từng là quan lính trong triều đình. Chính điều này đã khiến cha Seo Jang-geum bị bắt giải đi. Sau đó mẹ Seo Jang-geum dẫn nàng đi tìm cha nhưng không được và cuối cùng phải tìm cách liên hệ với Han Baek-young là bạn đồng môn xưa kia ở gian bếp chính để nhờ đưa Seo Jang-geum vào làm cung nữ, hy vọng sau này báo thù rửa sạch nỗi oan ức của mình.
Bất hạnh thay, gia đình họ Choi biết được rằng cung nữ Park Myeong-yi (mẹ Seo Jang-geum) vẫn còn sống, họ quyết định phái sát thủ thủ tiêu mẹ Jang-Geum. May thay, Jang-geum được cứu sống và tìm tới một gia đình thường dân nuôi dưỡng. Jang-geum trong một lần được sai đi đưa rươụ cho vương tử Lý Dịch (quốc vương Triều Tiên Trung Tông sau này) đã xin và được đưa vào cung để làm cung nữ. Tại đây, cô lớn lên và duyên số trời định lại được chính Thượng cung Han Baek-young (bạn của mẹ Jang-Guem) hướng dẫn và dạy cách chế biến món ăn.
Lúc làm cung nữ tại bếp Vương gia.
Khi phát hiện Thượng cung Choi gian lận, thượng cung Jung định bẩm báo lên Hoàng Thái Hậu nhưng bà bị đưa ra khỏi cung do có các triệu chứng của dịch bệnh truyền nhiễm, nên Thượng cung Choi làm việc dưới chức Tổng quản, tạm thay thế Thượng cung Jung (Do Thượng cung Park bổ nhiệm). Lúc này, Thượng cung Choi bảo Thượng cung Han và Jang-geum đến Thái Bình quán phục vụ sứ thần nhà Minh. Ở đây, Jang-geum được sứ thần khen và nhận ra tấm lòng tốt của cô. Qua việc này, cô và Thượng cung Han có lợi thế trong cuộc thi tuyển chọn "Thượng cung tổng quản của gian bếp chính"
Trong cuộc thi để chọn ra người làm "Thượng cung tổng quản của gian bếp chính", cô đã giúp đỡ Thượng cung Han chiến thắng cuộc thi trước mọi nỗ lực phá hoại của gia đình họ Choi và Thượng cung Choi (người cung nữ Choi Seong-geum năm xưa, từng lén bỏ độc dược vào thức ăn của Nhân Túy Vương đại phi). Thượng cung Choi ôm mối hận trong lòng và tìm cách để trả thù. Trong một lần quốc vương Triều Tiên Trung Tông đi suối nước nóng nghỉ dưỡng, Thượng cung Han và Jang-geum là người chịu trách nhiệm cho món ăn của quốc vương. Thượng cung Choi âm mưu bỏ chất khoáng vào món vịt do thượng cung Han và Jang-geum làm. Sau khi quốc vương Trung Tông ăn món đó thì bị hôn mê nhiều ngày liền, khi các ngự y chẩn đoán bệnh tình sai lầm thì nhân cơ hội này thượng cung Choi cùng ngự y chính Yoon-Su âm mưu đổ tội cho thức ăn. Thượng cung Choi đã vu oan và tung tin rằng Thượng cung Han và Jang-geum cùng liên kết với Đại nhân Jo Gwang-jo (Triệu Quang Tổ) để làm phản. Vì thương cho học trò của mình, Thượng cung Han đã nhận hết tội về mình, rằng toàn bộ kế hoạch đó là do một mình bà làm, không có liên quan đến Jang-geum.
Tuy vậy, do thế lực thượng cung Choi với sự chống lưng của đại giám Oh Gyeom-Ho (chủ trì vụ án) đã phán quyết cả hai đều bị có tội và bắt trở thành nô lệ phải lưu đày ra đảo Jeju. Trên đường tới đảo Jeju, Thượng cung Han qua đời do thương tích của việc tra khảo. Thượng cung Choi nhanh chóng đẩy cả thượng cung Park và thượng cung Yoon là người từng cùng phe với mình để thay thế vị trí của thượng cung Han và trở thành "Thượng cung Tổng quản gian bếp chính", từ lúc đó Jang-geum hứa với lòng sẽ có ngày quay trở lại Vương cung làm sáng tỏ sự việc và báo thù cho Thượng cung Han.
Cấm vệ quân Min Jeong-ho trong một lần bị thích khách ngoại tặc tấn công bị thương đã vô tình được Jang-geum cứu thương và sống sót, sau đó đã quý mến rồi yêu Jang-geum và đã theo cô đến tận đảo Jeju. Anh đề nghị giúp cô bỏ trốn, tuy nhiên cô từ chối và nói rằng nếu như vậy thì cô không thể nào quay trở lại Vương cung và rửa sạch được nổi oan ức của Thượng cung Han được, đồng thời cũng đi tìm công lý cho cái chết của mẹ cô. Min Jeong-ho quyết định ở lại với cô và giúp đỡ cô chừng nào cô rời khỏi đảo Jeju.
Trên đảo Jeju, Jang-geum gặp một người phụ nữ tên là Jang-deok, cô sớm phát hiện ra Jang-deok là một Y nữ nổi tiếng nhưng lại chọn cách ẩn dật để sống. Ban đầu, tính cách thẳng thắn của Jang-deok đã làm tổn thương Jang-geum, nhưng dần dần, Jang-geum nhận ra rằng nữ y sĩ đó là người rất tận tụy và giàu lòng nhân ái. Ngày qua ngày, Jang-geum nhận ra rằng chỉ có một cách có thể giúp cô được trợ lại Vương cung là học và trở thành một "Y nữ" ("uinyeo"). Cô cầu xin Jang-deok dạy mình y thuật. Jeong Woon-baek, một người bạn của Jang-geum đồng thời cũng là một ngự y lập dị trong triều, phản đối quyết định theo đuổi nghề y để trả thù gia tộc họ Choi của Seo Jang-geum. Bỏ mặc sự phản đối, Jang-geum kiên trì tập luyện và giành được vị trí nữ y thực tập trong cung.
Lúc làm y nữ trong cung.
Nhờ vào tài năng của mình, y nữ Jang-geum đã tìm ra nguyên nhân và cách điều trị chứng mang song thai nhưng một thai nhi bị chết lưu của vương phi Doãn thị và được vương phi ân sủng. Jang-geum đã xin phép vương phi được vào nội y thư khố để đọc tài liệu y thư về lịch sử bệnh tình của vương tộc với mục đích lấy y thư lịch sử bệnh tình của quốc vương đem về sao chép và nghiên cứu. Mục đích là để tìm cách rửa oan cho thượng cung Han trong vụ án món vịt chất khoáng năm xưa. Phát hiện Jang-geum lấy trộm y thư của quốc vương, phủ Nội Thị dưới sức ép của thế lực thượng cung Choi phải buộc tội và bắt Jang-geum xử tử. Rất may tổng quản Thái giám và đại nhân Min Jung-Ho đã đi trước một bước báo lại cho vương phi. Nhờ thế vương phi đã cứu sống Jang-geum và ra lệnh nàng phải tìm ra nguyên nhân chứng bệnh của quốc vương mắc phải trong vụ án đó.
Về phần mình, Jang-geum cũng đã cùng Min Jung-Ho âm thầm điều tra đại giám Oh (phe cánh thượng cung Choi) có âm mưu giao thương với ngoại tặc cũng như có liên quan đến việc nâng đỡ nhằm giúp Choi Pan-soon (anh trai thượng cung Choi) buôn bán sinh lời các vật phẩm vào vương cung. Vương phi Doãn thị rất thích Jang-geum và yêu cầu cô chữa trị qua loa cho thế tử (quốc vương Triều Tiên Nhân Tông sau này) để cho thế tử chết vì bệnh nhằm mục đích con trai bà ta lên nối ngôi (cũng sẽ là quốc vương Triều Tiên Minh Tông trong tương lai). Trước tình thế này, Jang-Geum từ chối, việc đến tai quốc vương khiến cho quốc vương Trung Tông rất ưa thích đức tính của nàng.
Trong một lần xảy ra dịch bệnh lớn, Jang-geum cũng đã lập công khi khống chế được dịch bệnh và nhất là chữa khỏi bệnh phong hàn, chứng mù mắt của quốc vương Triều Tiên Trung Tông và được quốc vương cực kỳ ân sủng. Trong việc này, ngự y Yoon-Soo (cũng là ngự y âm mưu cùng thượng cung Choi trong vụ án năm xưa) và y nữ Yeul-Yee (phe thượng cung Park năm xưa) đã âm mưu đổ tội bệnh của quốc vương là do các món ăn về phía thượng cung Choi như đã làm với thượng cung Han.
Lúc này là sự đấu đá nội bộ giữa thượng cung Choi, đại giám Oh và ngự y Yoon-Soo nên Jang-geum và Min Jung-Ho đã dàn xếp cho ngự y tự vẫn và để lại di chúc để đánh lừa thượng cung Choi, đại giám Oh. Jang-geum đã gặp thượng cung Choi và cháu gái bà ta là Choi Geum-Young để nói rằng mình đang giữ di chúc của ngự y chính Yoon-Soo. Điều này khiến nhà thượng cung Choi bán tín bán nghi, để che đậy sự việc sắp bị bại lộ, thượng cung Choi và anh trai bà ta là thương nhân Choi Pan-Soon đã làm di chúc giả đưa cho y nữ Yeul-Yee đem đến phủ quan báo cáo toàn bộ sự thật nhằm đổ lỗi cho đại giám Oh. Thượng cung Choi và đại giám Oh không ngờ ngự y Yoon-Soo bất ngờ được Min Jung-Ho đem vào đối chất tại phủ quan. Kết cục, Jang-geum và Min Jung-Ho đã vén màn vụ án món ăn vịt năm xưa.
Vụ án kết thúc khi cả nhà Choi Pan-Soon, đại giám Oh Gyeom-Ho bị lưu đày, riêng thượng cung Choi Seong-Geum vì ám ảnh nên trượt chân rơi xuống vực chết, cháu gái bà ta là Choi Geum-Young (người thầm yêu Min Jung-Ho) bị cách chức và trục xuất khỏi gian bếp chính, y nữ Yeul-Yee, quan ngự y Yoon-Soo cũng bị cách chức và tất cả những người khác có liên quan đều bị đuổi khỏi cung.
Sau khi trả thù được gia đình nhà thượng cung Choi, với việc chữa khỏi bệnh đậu mùa cho vương tử Lý Hoàn (tức quốc vương Triều Tiên Minh Tông tương lai) - con trai của Vương phi Doãn thị, Jang-geum đã cởi bỏ sự căng thẳng giữa cô và vương phi (trong chuyện vương phi ép Jang-Geum để mặc thế tử - quốc vương Nhân Tông chết vì bệnh). Nàng cũng được quốc vương Trung Tông rất quý mến tài nằng và đề bạt chức quan lục phẩm làm ngự y cho quốc vương. Tuy nhiên do sự phản đối gay gắt của các quan đại thần, quốc vương đã không thể thực hiện được.
Một điều thú vị xảy ra khi mà quốc vương Triều Tiên Trung Tông đã yêu Jang-geum từ lúc nào không hay, biết được việc quốc vương hay cho gọi Jang-geum đi dạo cùng mình, Vương đại phi ("mẹ đẻ chính thất của quốc vương Triều Tiên Trung Tông") đã yêu cầu quốc vương tấn phong Jang-geum làm phi tần. Thông qua Lee Yeon-Saeng nương nương (bạn thân thời là cung nữ với Jang-geum), quốc vương biết được sự thật Jang-geum và Min Jung-Ho đang yêu nhau; Sau một cuộc thi đấu bắn cung với Min Jung-Ho, quốc vương chấp nhận thua cuộc (thực tế là quốc vương cố ý thua khi bắn trượt) vì không muốn xen vào giữa hai người họ. Để tránh cho Jang-geum trở thành phi tần và làm tổn thương nàng ta, cuối cùng quốc vương cũng đã phá lệ bằng cách phong cho Jang-geum mang họ "Dae" cao quý và mang chức vị Dae Jang-geum tương đương chức quan tam phẩm, chuyên chủ trì ngự ỵ chữa bệnh cho nhà vua. "(Jang-guem chính là ngự y nữ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Triều Tiên đến nay. Nên biết rằng đến tận bây giờ, ở Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn chưa có một ai sau Jang-guem thuộc phái nữ làm người đứng đầu ngự y hay bộ trưởng bộ y tế theo cách gọi ở thời đại này)."
Về phần Min Jung-Ho, dưới sức ép của các quan đại thần, quốc vương buộc phải lưu đày Min Jung-Ho và không được khôi phục thân phận khi nhà vua và con trai tức Triều Tiên Nhân Tông nắm quyền, vì các quan đại thần cho rằng người này là kẻ duy nhất tuân lệnh quốc vương và ủng hộ phong cho Jang-geum làm quan tam phẩm.
Phim kết thúc với việc quốc vương bị bệnh tắc đường ruột, biết mình không thể qua khỏi, và nhầm bảo vệ cho Dae Jang-geum sau khi quốc vương băng hà; quốc vương sai tổng quản thái giám bắt Dae Jang-geum ra khỏi cung đưa đến chỗ lưu đày của Min Jung-Ho. Quốc vương ra lệnh đưa hai người trốn đi nơi khác trước khi những người muốn hãm hại Dae Jang-geum bắt về chịu tội vì không thể chữa khỏi bệnh cho quốc vương. Đồng thời các đại thần ngăn cản ý định của Vương hậu Doãn Thị ("lúc này là nhiếp chính kiêm Vương đại phi") gọi và khôi phục danh phận cho Dae Jang-geum trong Triều đại của quốc vương Trung Tông và quốc vương Nhân Tông.
Sau khi quốc vương băng hà, quốc vương Triều Tiên Nhân Tông lên ngôi, nhưng chỉ sau thời gian ngắn chưa đầy 1 năm quốc vương này cũng qua đời, con trai của vương phi Doãn thị là vương tử Lý Hoàn lên ngôi kế vị là quốc vương Triều Tiên Minh Tông. Biết được Dae Jang-geum và Min Jung-Ho vẫn còn ở trên đất Chosun sau 8 năm trốn chạy, Vương đại phi Doãn thị ("vẫn đang là nhiếp chính cho con trai mình") cho gọi về và khôi phục danh phận cho Dae Jang-geum và Min-Jung-Ho (Do Triều Tiên Nhân Tông qua đời đột ngột). Dae Jang-geum từ chối vương phi Doãn Thị việc mình ở lại hoàng cung để chữa trị bệnh, bà và Min Jung-Ho tiếp tục đi khắp đất nước để chữa trị cho mọi người.
Cảnh cuối của phim kết thúc khi Dae Jang-geum mổ bụng cứu lấy thai nhi và sản phụ của một người nông dân.
Vai diễn.
Nhân vật chính.
Là một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp, nhiệt tình, làm cô nổi bật giữa đám đông. Kể từ khi cha mẹ cô qua đời trong vụ thảm sát Giáp Tý sĩ họa (갑자사화, 甲子士禍), cô đã phải chịu đựng nhiều khó khăn và trở ngại, đặc biệt là trong cung, nhưng cô đã vượt qua chúng với quyết tâm mạnh mẽ và sự kiên trì. Là người có ý chí mạnh mẽ, Jang-geum cố gắng đạt được mục tiêu của mình bất kể những trở ngại mà cô đang phải đối mặt. Chính với kỹ năng và kiến thức y tế xuất chúng của mình, cũng như sự chu toàn và y đức của cô. Cô trở thành nữ ngự y đầu tiên và duy nhất chữa trị cho nhà vua, được nhà vua phong danh hiệu "dae" ("Đại đế") Jang-geum, trở thành một vị quan tam phẩm, một điều chưa từng nghe thấy vào thời điểm đó đối với một người phụ nữ trong thời đại Joseon.
Là một người đàn ông có học thức, rất thông minh và có diện mạo đẹp, ông là một học giả xuất sắc kết hợp cả học tập và võ thuật. Jang-geum cứu Jeong-ho khi ông bị thích khách ngoại tặc tấn công. Sau đó, họ gặp lại nhau và cô luôn nhờ ông để mượn sách. Họ trở nên yêu nhau khi ông chuyển đến "Nae Geum Wee" (Vệ binh Quân đội Hoàng gia) với tư cách là "Jong Sa Gwan."
Đầy tham vọng và kiêu ngạo, Choi Geum-young bắt đầu cuộc sống của mình trong cung điện với tư cách là cháu gái của Thượng cung Choi. Từ một người bạn, cô trở thành đối thủ của Jang-geum. Mặc dù cô là một phần của gia tộc họ Choi, cô luôn khao khát tìm ra con đường riêng của mình - không chấp nhận cách làm việc của Thượng cung Choi nhưng không thể tìm thấy con đường của riêng mình. Trí thông minh và tài năng của cô thường đối đầu với Jang-geum. Cuối cùng, do ảnh hưởng của Thượng cung Choi và Min Jeong-ho không chấp nhận tình yêu của mình, khiến cô phải theo con đường được sắp đặt bởi thượng cung Choi.
Vị vua thứ 11 của triều đại Joseon. Trước khi lên ngôi, ông được biết đến với cái tên Hoàng tử Jinsung. Là người chấp nhận thỉnh cầu của Jang-geum lúc nhỏ để cô được vào cung và trở thành cung nữ.
Là một trong những Sanggung làm việc trong nhà bếp hoàng gia ("soorakgan"), cô sở hữu một tài năng trong nghệ thuật ẩm thực và có thể xác định nguồn gốc của các thành phần trong món ăn. Người bạn thân nhất của mẹ Jang-geum, cô thường hối tiếc vì không thể cứu bạn mình. Cô ấy là một người nghiêm khắc, kiên định. Mặc dù trong tự nhiên, cô thực sự rất tốt bụng. Sự hiện diện của Jang-geum cho phép cô mở lòng và đối xử với jang-geum như một giáo viên nghiêm khắc và một người mẹ tốt bụng.
Em gái của Choi Pan-sul và dì của Geum-young. Với và dòng máu của mình, cô dự kiến sẽ là người kế nhiệm của cấp bậc Sanggung cao nhất "của nhà bếp Hoàng gia". Cô đã học và được dạy về sự tinh tế của thực phẩm từ khi còn nhỏ. Tính cách kiêu ngạo, cô có một ý chí mãnh liệt để có được những gì cô muốn. Đầu óc sắc sảo và hành động nhanh chóng, cô luôn có âm mưu chống lại Jang-geum và Thượng cung Han. Cô không đối xử tốt với Jang-geum, mẹ của Jang-geum và Thượng cung Han
Nhân vật phụ.
Thời còn nhỏ.
Thục viên nương nương, trước đây là một cung nữ, là bạn thân nhất của Jang-geum.
Cung nữ, là một người trung thành với gia tộc họ Choi.
Là cố vấn của Chang-yi và giáo viên thứ hai của Seo Jang-geum và Lee Yeun-seng.
Luôn gần gũi với Lee Yeon-saeng. Rất thích hát và kể chuyện và là người tổ chức cuộc thi chọn "Thượng cung tổng quản của gian bếp chính."
Sau khi Jang-geum và Thượng cung Han bị đày đến đảo Jeju, bà bị Thượng cung Choi lật đổ vì tổ chức các bữa tiệc riêng tư.
Bạn của Jang Geum và Yeun-Seng, rất thích ăn uống.
Là một Vị quan, đồng minh của gia tộc hok Choi trong Nội các Hoàng gia.
Anh trai của Thượng cung Choi và chú của Geum-Young.
Là bảo vệ Hoàng cung
Là một cung nữ nhay ghen tị. Cô ấy tin rằng vì cô ấy là người lớn tuổi nhất, mọi người nên theo dõi và sợ cô ấy. Cô ghen tị với Geum-Young vì cô luôn giành chiến thắng trong cuộc thi khi họ còn trẻ. Khi họ trưởng thành, cô ghen tị với Geum-Young (một lần nữa) và Jang-Geum khi họ được chọn làm người học việc của Thượng cung Choi và Han cho cuộc thi thay vì cô.
Lòng trung thành của ông với nhà vua bị nghi ngờ khi Thượng cung Choi phát hiện ra rằng Bộ hồ sơ y tế của nhà vua (nằm dưới sự chăm sóc của Cục Thái giám) đã bị Jang-geum đánh cắp.
Người vợ thứ 3 của Triều Tiên Trung Tông và mẹ của Hoàng tử Gyeongwon.
Mẹ của Triều Tiên Trung Tông
Ông đã từ chức khi ông không biết nguyên nhân và cách chữa trị bệnh của nhà vua. Cuộc sống của ông gặp nguy hiểm vì ông biết về sự tham gia của Thượng cung Choi và Đại giám Oh trong vụ án vịt chất khoáng
Ông là một ngự y. Khi ông phát hiện ra rằng Jang-geum sẽ học y khoa để trả thù, Ông đã phản đối nó. Ông để Jang Geum lựa chọn giữa y học hoặc trả thù. Sau khi được Jang-Deok chữa lành trên khối u của mình, ông về cung với tư cách là ngự y của Hoàng hậu
Một bác sĩ chu đáo và tận tâm từ Jeju và cũng là người thầy của Jang-geum trong y học.
Một người bạn tốt bụng và đáng tin cậy của Jang Geum. Cô cùng Jang-geum làm việc trong Viện Nội y.
Một y nữ đã đề nghị chính mình giết Jang-Geum để có được sự tin tưởng của gia tộc họ Choi. Nhưng có một điều thú vị: Yeul-Yee là con gái nuôi của cựu Thượng cung, Park Yong-Shin. (Người đã bị Thượng cung Choi lật đổ)
Một huấn luyện viên nghiêm khắc của Jang-geum và Shin-bi khi họ bước vào cung điện. Ông trở nên nghiêm khắc với Jang Geum không phải vì ông không thích cô mà ông muốn Jang Geum trở nên tốt hơn. Ông trở thành bác sĩ của Trinh Hiển Vương hậu, nhưng ban đầu bà không tin tưởng ông vì câu chuyện về bệnh nhân của ông trong quá khứ đã chết dưới sự chăm sóc của ông. Sau đó, ông trở thành ngự y của nhà vua, khi Jang-geum tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị bệnh của nhà vua.
Phát sóng quốc tế.
Sau khi phát sóng ở Hàn Quốc, bộ phim " Nàng Dae Jang Geum" được tiếp tục phát sóng trên 60 quốc gia trên thế giới, với tên là "Jewel in the Palace" và "The Great Jang-Geum ".
Nhạc nền.
Bài hát chủ đề.
Bài hát chủ đề: Onara (tiếng Hàn: 오나라) bằng tiếng Hàn cổ. Điều này tạo ra các lập luận về lời bài hát và cách chúng nên được giải thích. Kết quả là các cách giải thích khác nhau xuất hiện. Cuối cùng, nhạc sĩ Im Se-hyeon đã tiết lộ lời bài hát:
Bài hát theo phong cách Pansori, một loại âm nhạc Hàn Quốc đặc biệt xuất hiện trong triều đại Joseon và rất phổ biến trong thế kỷ 19. Nó sử dụng giọng hát của một ca sĩ, một "sorikkun", một tay trống, một "gosu", để kể một câu chuyện theo chủ đề. Điệp khúc ("He-iya di-iya he-iya naranino") được gọi là "chu-imsae" và trong Pansori truyền thống, nó được cung cấp bởi tay trống để cung cấp nhịp điệu cho bài hát. "Chuimsae" bao gồm những âm thanh nguyên âm vô nghĩa hoặc những lời khuyến khích ngắn gọn. "Chuimsae" tương tự như hát scat trong các âm tiết vô nghĩa jazz như "La, la, la" hoặc "Shoop, shoop ba doop" trong các bài hát phổ biến bằng tiếng Anh.
Phiên bản tiếng Hàn.
Kết thúc mỗi tập của "Dae Jang Geum", đều có bài hát "Onara" được hát bởi ba đứa trẻ Hàn Quốc, Kim Ji Hyeon (tiếng Hàn: 김지현; Hanja: 金智賢), Baek Bo-hyeon (tiếng Hàn: 백보현; Hanja: 白寶賢), Kim Seul-gi (tiếng Hàn: 김슬기; Hanja: 金슬기), là học sinh tiểu học học nhạc cổ điển Hàn Quốc vào thời điểm đó. Album nhạc phim "Dae Jang Geum" cũng có phiên bản chậm hơn của bài hát được hát bởi E Ahn (tiếng Hàn: 이안; Hanja: 李安; tên thật là Lee Dong-hee (tiếng Hàn: 이동희; Hanja: 李冬熙)), một ca sĩ âm nhạc truyền thống Hàn Quốc tốt nghiệp khoa âm nhạc cổ điển Hàn Quốc tại Đại học Quốc gia Seoul.
Phiên bản quốc tế.
"Onara" có một số phiên bản khác đã được sử dụng với việc phát hành "của Nàng Dae Jang Geum" bên ngoài Hàn Quốc. "Hope" (希望 "Hèimohng") là phiên bản được hát bởi Kelly Chen bằng tiếng Quảng Đông cho việc phát hành tại Hồng Kông. "Baby" (娃娃 "Wáwá") được hát bởi Angela Chang bằng tiếng Quan Thoại cho việc phát hành Đài Loan. "Calling" (呼唤 "Hūhuàn") do Tang Can hát, và "Hope" (希望 "Xīwàng") được hát bởi năm người chiến thắng trong cuộc thi hát Super Girl được sử dụng để phát hành tại Trung Quốc.
Đối với bản phát hành của Philippines, Faith Cuneta đã hát một bài hát hoàn toàn khác (trái ngược với công việc trước đó của cô cho chương trình phát sóng "Winter Sonata" của Philippines), có tựa đề "Pangarap na Bituin".
Ở Sri Lanka, phiên bản tiếng Sinhalese được hát bởi Angeline Gunathilake và được viết bởi Athula Ransirilal; nó có tiêu đề "Gaha kola mal gal gesee bala sitinawa" (Cây và hoa đang nhìn cô ấy). Một phiên bản Tamil cũng được phát hành với tiêu đề "Maramilay pukkal urindu parkinrana". Các nhạc cụ địa phương như raban đã được sử dụng trong bản ghi âm, và cả hai bài hát đều rất phổ biến ở trẻ em.
Giải thưởng.
Giải thưởng phim truyền hình MBC 2003
Giải thưởng nghệ thuật Baeksang 2004
Tác động đến văn hoá.
Là một phần của làn sóng văn hóa Hàn Quốc ở Đông Á, sự nổi tiếng to lớn "của Nàng Dae Jang Geum" đã có tác động văn hóa đáng kể:
Du lịch.
Tổ chức Du lịch Hàn Quốc quảng bá du lịch theo định hướng "Dae Jang Geum" ở Đông Á và Hoa Kỳ. Công viên giải trí Dae Jang Geum được khai trương tại Yangju, tỉnh Gyeonggi vào tháng 12 năm 2004, nơi phần lớn quá trình quay phim diễn ra.
Ẩm thực Hàn Quốc.
"Nàng Dae Jang Geum" khơi dậy sự quan tâm của công chúng đối với ẩm thực truyền thống Hàn Quốc, cả trong và ngoài nước.
Phần tiếp theo.
Vào tháng 9 năm 2012, MBC đã công bố kế hoạch sản xuất phần tiếp theo, "Dae Jang Geum 2". Trong bài phát biểu khai mạc tại một diễn đàn nội dung văn hóa ở Seoul vào tháng 10 năm 2013, chủ tịch MBC Kim Jong-guk đã tái khẳng định dự án, nói rằng, "Chúng tôi sẽ thúc đẩy sản xuất trong nửa đầu năm 2015 sau một năm tiền sản xuất."
Vào tháng 3 năm 2014, nhà văn Kim Young Hyun đã xác nhận rằng bộ phim sẽ được phát sóng vào tháng 10 năm 2014, và nữ diễn viên chính Lee Young Ae, người trước đây đã từ chối lời đề nghị về phần tiếp theo kể từ khi nghỉ hưu từ năm 2006, đang "tích cực xem xét" việc tiếp tục vai diễn của mình. Trong bản tóm tắt của Kim, chồng của Jang-geum sẽ qua đời và con gái cô sẽ bị bắt cóc và đưa đến Trung Quốc, để lại Jang-geum cố gắng tìm con. Nửa đầu của bộ phim sẽ là về cuộc hành trình của cô đến Trung Quốc. Nhưng Jang-geum sẽ trở về nhà mà không thành công, và tiếp tục cuộc sống của mình bằng cách tìm kiếm một người kế nhiệm. Jang-geum sẽ chọn đào tạo con gái của Geum-young, đối thủ của Jang-geum từ loạt phim đầu tiên. | 1 | null |
Mai Thị Hậu (sinh ngày 12 tháng 12 năm 1982 tại Bến Tre) nghệ danh Mai Thiên Vân là ca sĩ thuộc Trung tâm Thúy Nga và đã hát dòng nhạc trữ tình.
Cuộc đời và sự nghiệp.
Mai Thị Hậu sinh ra năm 1982 trong gia đình Công giáo tại tỉnh Bến Tre (Việt Nam). Hậu đã sinh hoạt ca đoàn ở nhà thờ, các nữ tu Công giáo dạy Hậu hát thánh ca. Ngoài việc hát lễ cho các thánh lễ trong nhà thờ, Hậu đi hát cho lễ hôn phối và đám cưới để kiếm thêm tiền. Hậu tham dự những cuộc thi ca hát, tiền thưởng nhận được Hậu đều để dành tiền đóng tiền học và mua sách vở.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hậu theo học chuyên ngành âm nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3 tại TPHCM. Hậu đoạt giải cao nhất trong cuộc thi Tiếng hát dân ca do quận 10 tổ chức và Câu lạc bộ chuyên về dân ca Chim Quyên “kết nạp” Hậu làm thành viên. Từ quận 10, Hậu sang quận 1 thi và đoạt giải A Tiếng hát dân ca quận 1.
Hậu ghi danh cuộc thi Tiếng hát Truyền hình HTV và đoạt giải tư lần đầu tham dự vào năm 2002. Tại cuộc thi này Hậu trình bày 2 ca khúc mang âm hưởng dân ca "Khúc hát người đi khai hoang" (Lư Nhất Vũ - Lê Giang) và "Đau xót Lý chim quyên" (Vũ Đức Sao Biển). Ngoài việc dạy học thêm, Hậu còn kiếm thêm tiền bằng cách hát những sáng tác mới của các nhạc sĩ. Từ đó, Hậu trở thành gương mặt của những phòng thu như Saigon Audio, Hãng phim Trẻ, Phương Nam Phim. Thu nhập từ nghề ca sĩ gấp cả chục lần lương giáo viên nên đời sống của Hậu "trở nên khá hơn và có thể giúp đỡ được gia đình". Lúc còn hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam, Hậu lấy nghệ danh là Mai Hậu.
Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, người bạn đã giới thiệu Hậu với Trung tâm Thúy Nga và Tô Văn Lai mời Hậu hát thử cho trung tâm. Bài đầu tiên Hậu hát trước khán giả hải ngoại là "Nước non ngàn dặm ra đi", trung Tâm Thúy Nga chính thức mời Hậu cộng tác nên Hậu đổi nghệ danh thành Mai Thiên Vân. Trên sân khấu các chương trình ca nhạc của Trung tâm Thúy Nga, Vân xuất hiện với bạn diễn là ca sĩ Quang Lê. Có tin đồn trong giới văn nghệ rằng họ đang yêu nhau và họ nói rằng "chỉ là bạn".
Vân kết hôn vào ngày 18 tháng 8 năm 2016 với người là nhân viên của Trung tâm Thúy Nga.
Ngày 26 tháng 2 năm 2017, trung tâm Thúy Nga tổ chức liveshow Nhật Ký Đời Tôi để kỷ niệm 10 năm của Vân trên sân khấu Thúy Nga tại Saigon Performing Art Center. Liveshow có trong 2 xuất trình diễn. Trong chương trình Vân có những chia sẻ về hành trình 10 năm của mình và những kỷ niệm đã trải qua trong cuộc sống. | 1 | null |
Lê Quyên (1859 - 1917), còn được chép là Lê Văn Quyên, hiệu Đại Đẩu, thường gọi là Đội Quyên, là thủ lĩnh nghĩa quân chống Thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam thời cận đại.
Thân thế.
Lê Quyên sinh năm Kỷ Mùi (1859) tại làng Yên Phúc (sau thành xã Đức Phúc, huyện Đức Thọ nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ) tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình làm ruộng và làm nghề rèn. Ông là hậu duệ (đời thứ 11) của Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (1652) Lê Đắc Toàn.
Hành trạng.
Hưởng ứng dụ Cần Vương.
Năm 26 tuổi (1885), hưởng ứng dụ Cần Vương, Lê Quyên tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Ninh lãnh đạo. Cuối năm 1887, thủ lĩnh Lê Ninh mắc bệnh qua đời ở căn cứ, Lê Quyên và Lê Phất (còn gọi là Kiểm Phất) cùng với các em của Lê Ninh (Lê Khai, Lê Phác, Lê Trực) bèn đến gia nhập lực lượng của Phan Đình Phùng.
Biết Lê Quyên và Lê Phất đều là thợ rèn giỏi, thủ lĩnh họ Phan liền phân công về xưởng sản xuất vũ khí do Cao Thắng phụ trách. Bằng tài nghệ và nhiệt tình của mình, ông đã tham gia chế tạo ra hàng trăm khẩu súng trường kiểu 1874 của Pháp, nên được phong chức đội nên gọi là "Đội Quyên".
Ngày 21 tháng 11 năm 1893, Cao Thắng bị trúng đạn mất trong trận đánh đồn Nu ở Thanh Chương (Nghệ An), Đội Quyên liền được cử làm quản đốc sản xuất vũ khí. Trong trận đánh đồn Quả Cảm năm 1895, trợ thủ đắc lực của Đội Quyên là Lê Phất hy sinh, kể từ đó một mình ông phải gánh vác công việc chế tạo và sửa chữa vũ khí.
Ngày 28 tháng 12 năm 1895, thủ lĩnh Phan Đình Phùng mất tại căn cứ vì bị thương nặng trong một trận kịch chiến. Thừa cơ, quân Pháp rầm rộ kéo vào đánh phá căn cứ. Hay tin, Đội Quyên liền cho chôn giấu vật liệu, đốt xưởng, rồi dẫn quân ra Đông Thành (Nghệ An) hiệp cùng Lãnh Ngợi (chưa biết họ tên đầy đủ) tiếp tục kháng Pháp.
Tham gia Duy Tân hội.
Khi Lãnh Ngợi hy sinh, Đội Quyên về Hà Tĩnh định theo Lãnh binh Ngô Quảng nhưng không gặp. Sau đó, ông ra Nam Đàn (Nghệ An) tìm Phan Bội Châu. Ông Phan thấy ông là người có tài năng về quân sự, phân công ông gây dựng cơ sở chống Pháp ở Nam Đàn. Theo "Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam", thì trong khoảng thời gian này, ông liên kết hoạt động với Ngô Quảng, Hồ Bá Phấn và Nguyễn Thị Thanh (chị Nguyễn Ái Quốc). Đến khi quân Pháp truy lùng Đội Quyên gắt gao nhất, cô Thanh đã đưa ông về nhà mình ở Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) ẩn náu, rồi còn tìm nơi an toàn để ông mở lớp dạy võ cho thanh niên.
Trong chuyến về huyện Quỳnh Lưu vận động cách mạng thì Đội Quyên bị quân Pháp bắt. Không biết ông là thủ lĩnh nghĩa quân, nên họ chỉ giam tạm ông ở đồn Can Lộc. Sau đó, ông đã thuyết phục viên quyền trưởng đồn cho mình trốn thoát .
Năm 1904, Đội Quyên có mặt trong ngày thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam do Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) chủ trương. Dự họp xong, ông được phân công trở về Nghệ An làm công tác vận động tài chính cho hội, để đưa thanh niên ra nước ngoài học tập (phong trào Đông Du).
Năm 1905, Đội Quyên cùng Tú Ngô (chưa biết họ tên đầy đủ), Giám Hành (Hoàng Xuân Hành), Cử nhân Vương Thúc Quý và cô Nguyễn Thị Thanh, phát động phong trào chống Pháp trong huyện.
Thực hiện chủ trương của Phan Bội Châu, Đội Quyên và Phạm Văn Ngôn đã lên Yên Thế (Bắc Giang) để thoả thuận với thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám lập "đồn điền Tú Nghệ" ở Phồn Xương, đồng thời phát động phong trào chống Pháp ở Nghệ An - Hà Tĩnh để phối hợp.
Tham gia Quang phục Hội.
Năm 1912, do thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, Phan Bội Châu giải tán Duy Tân hội thành lập Việt Nam Quang phục Hội; thì Đội Quyên và Nguyễn Thị Thanh lại chuyển sang hoạt động cho tổ chức này.
Bằng tài nghệ và kinh nghiệm của mình, ông đã thành lập xưởng chế tạo súng để trang bị cho đội quân (Quang phục quân) của hội. Tại hội nghị của tổ chức Việt Nam Quang phục Hội ở Nghệ An - Hà Tĩnh, Đội Quyên được cử làm Tổng chỉ huy Quang phục quân ở địa bàn này. Sau đó, ông gấp rút xây dựng căn cứ kháng chiến ở Bố Lư ở huyện Thanh Chương.
Tuẫn tiết.
Theo sách "284 anh hùng hào kiệt của Việt Nam", thì trong một đợt đi công tác Đội Quyên bị bệnh phải nằm lại nhà bạn là Đặng Nguyên Cẩn ở Lương Điền (Thanh Chương, Nghệ An) thì bị mật báo. Đêm 20 tháng 8 năm 1917 (Đinh Tỵ), quân Pháp kéo đến vây bắt ông. Mặc dù bị bệnh, ông vẫn chống cự kịch liệt, nhưng rồi tự sát vì không muốn sa vào tay đối phương. Lúc ấy, ông 58 tuổi.
Thông tin liên quan.
Tương truyền Đội Quyên có bài thơ tỏ chí như sau:
Tên của ông được đặt cho đường Đội Quyên ở phường Cửa Nam (Vinh, Nghệ An) và đường Lê Quyên ở Quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh). | 1 | null |
Les Enfants du paradis là phim điện ảnh Pháp công chiếu vào năm 1945. Phim do nhà thơ, nhà văn Pháp Jacques Prévert viết kịch bản và Marcel Carné làm đạo diễn. Phim được bầu chọn là tác phẩm điện ảnh xuất sắc nhất thế kỉ 20 của Pháp.
Nội dung chính của phim lấy bối cảnh Paris năm 1828 xoay quanh cuộc đời cô nàng Garance là diễn viên kịch câm. Bộ phim có thời lượng 3 giờ đồng hồ và gồm hai phần. Francois Truffaut từng nói: "Tôi sẽ từ bỏ hết các phim của tôi để có thể được làm đạo diễn cho "Les Enfants du paradis"". Phim được bình chọn là "phim hay nhất từ trước tới giờ" trong một cuộc thăm dò 600 nhà phê bình và chuyên gia Pháp vào năm 1995. | 1 | null |
Chỉ số đường huyết trong thực phẩm hay chỉ số glycemic (GI) (;) là một chỉ số từ 0 đến 100 được gán cho thực phẩm, với đường tinh khiết tùy ý cho giá trị 100, đại diện cho mức tăng tương đối của mức đường huyết sau hai giờ tiêu hoá loại thức ăn đó. Chỉ số GI của một loại thực phẩm cụ thể phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và loại carbohydrate có trong loại thực phẩm đó; nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi số lượng các phân tử carbohydrate trong thực phẩm, hàm lượng chất béo và protein, lượng axit hữu cơ (hoặc muối của chúng) trong thực phẩm, và liệu thực phẩm đã được nấu chín chưa và nếu có, thực phẩm đã được nấu như thế nào. Bảng chỉ số GI có sẵn liệt kê nhiều loại thực phẩm với chỉ số GI của chúng. Thực phẩm được coi là có "chỉ số GI thấp" nếu nó từ 55 trở xuống; "chỉ số GI cao" nếu từ 70 trở lên; và "chỉ số GI trung bình" nếu từ 56 đến 69.
Thuật ngữ này được đưa ra vào năm 1981 bởi David J. Jenkins và các đồng nghiệp. Chỉ số này tỏ ra hữu ích để định lượng tốc độ tương đối nhanh chóng mà cơ thể phân hủy carbohydrate. Chỉ số GI chỉ tính đến lượng carbohydrate có sẵn (tổng lượng carbohydrate trừ đi lượng chất xơ) trong thực phẩm. Chỉ số glycemic không dự đoán phản ứng đường huyết của một cá nhân với thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng như một công cụ để đánh giá gánh nặng phản ứng insulin của thực phẩm, được tính trung bình trên một quần thể nghiên cứu. Phản ứng của từng cá nhân khác nhau rất nhiều.
Chỉ số glycemic thường được áp dụng với số lượng thực phẩm và lượng carbohydrate trong thực phẩm mà thực sự được tiêu thụ. Một thước đo liên quan, tải lượng đường huyết (GL), tính toán điều này bằng cách nhân chỉ số đường huyết của thực phẩm được đề cập với hàm lượng carbohydrate của khẩu phần thực tế.
Một hạn chế thực tế của chỉ số glycemic là nó không đo lường lượng insulin sinh ra do lượng đường trong máu tăng lên. Kết quả là, hai loại thực phẩm có thể có cùng chỉ số đường huyết, nhưng tạo ra lượng insulin khác nhau. Tương tự như vậy, hai loại thực phẩm có thể có cùng tải lượng đường huyết, nhưng gây ra các phản ứng insulin khác nhau. Hơn nữa, cách đo chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết đều được xác định bởi hàm lượng carbohydrate có trong thực phẩm. Ví dụ, khi ăn bít tết, vốn không có hàm lượng carbohydrate nhưng cung cấp lượng protein cao, thì có tới 50% lượng protein đó có thể được chuyển hóa thành glucose khi tiêu thụ ít hoặc không có carbohydrate. Nhưng vì bản thân nó không chứa carbohydrate nên bít tết không thể có chỉ số đường huyết. Đối với một số so sánh thực phẩm, chỉ số insulin có thể hữu ích hơn.
Đo đạc.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm được định nghĩa là diện tích gia tăng theo đồ thị (AUC) phản ứng đường huyết trong hai giờ sau 12 giờ nhịn ăn và ăn một loại thực phẩm có một lượng carbohydrate có sẵn nhất định (thường là 50 g). Giá trị AUC của thực phẩm thử nghiệm được chia cho giá trị AUC theo tiêu chuẩn (đường glucose hoặc bánh mì trắng, đưa ra hai định nghĩa khác nhau) và nhân với 100. Giá trị GI trung bình được tính toán từ dữ liệu thu thập được ở 10 đối tượng là người. Cả thực phẩm tiêu chuẩn và thực phẩm thử nghiệm phải chứa một lượng carbohydrate có sẵn bằng nhau. Kết quả đưa ra xếp hạng tương đối cho từng thực phẩm được thử nghiệm.
Thực phẩm có carbohydrate bị phân hủy nhanh chóng trong quá trình tiêu hóa và giải phóng glucose nhanh chóng vào máu có xu hướng có chỉ số GI cao; thực phẩm có carbohydrate phân hủy chậm hơn, giải phóng glucose dần dần vào máu, có xu hướng có chỉ số GI thấp.
Chỉ số đường huyết thấp hơn cho thấy tốc độ tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate của thực phẩm chậm hơn và cũng có thể cho thấy việc khai thác nhiều hơn từ gan và vùng ngoại vi của các sản phẩm tiêu hóa carbohydrate.
Các phương pháp đã được xác thực hiện tại sử dụng glucose làm thực phẩm tham chiếu, cho giá trị chỉ số đường huyết là 100 theo định nghĩa. Cách này có ưu điểm là thông dụng và tạo ra giá trị GI tối đa khoảng 100. Bánh mì trắng cũng có thể được sử dụng làm thực phẩm tham khảo, đưa ra một bộ giá trị GI khác (nếu bánh mì trắng = 100, thì glucose ≈ 140). Đối với những người sử dụng nguồn carbohydrate thiết yếu là bánh mì trắng, điều này có lợi thế là truyền tải trực tiếp việc thay thế thực phẩm chủ yếu bằng một loại thực phẩm khác sẽ dẫn đến phản ứng đường huyết nhanh hơn hay chậm hơn. Một bất lợi với hệ thống này là thực phẩm tham chiếu không được xác định rõ ràng, vì không có tiêu chuẩn chung cho hàm lượng carbohydrate của bánh mì trắng.
Độ chính xác.
Bảng chỉ số đường huyết thường chỉ cung cấp một giá trị cho mỗi thực phẩm, nhưng có thể có các biến thể do
Quan trọng hơn, phản ứng đường huyết cho kết quả khác nhau giữa từng người, và ở cùng một người từ ngày này sang ngày khác, tùy thuộc vào mức đường huyết, mức độ kháng insulin và các yếu tố khác.
Chỉ số đường huyết chỉ cho biết tác động đến mức đường huyết hai giờ sau khi ăn thực phẩm đó. Những người mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết tăng cao trong bốn giờ hoặc lâu hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định. | 1 | null |
Thương vũ Nexen là cách báo giới gọi việc mua lại tập đoàn dầu khí Nexen của Canada bởi Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC). Nếu thành công, thì đây được xem là thương vụ mua lại doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc.
Bối cảnh.
Ngày 21.9.2012, Tòa án tỉnh Alberta (nơi Nexen đặt trụ sở) đã bật đèn xanh cho phép CNOOC mua lại Nexen. Một ngày trước đó, các cổ đông của Nexen cũng bỏ phiếu ủng hộ vụ mua bán này. CNOOC đề nghị trả 27,5 USD/cổ phiếu của Nexen, đưa tổng giá trị hợp đồng lên đến 15,1 tỉ USD.
CNOOC hi vọng sẽ thâu tóm Nexen trong quý 4-2012. Tuy nhiên, hợp đồng này lại cần được chính phủ Canada, Mỹ và Anh cùng thông qua (do Nexen có khai thác dầu khí tại Mỹ và Anh). Canada cũng đã bắt đầu mở cuộc điều tra để đánh giá xem liệu thương vụ này có mang lại lợi ích gì cho đất nước mình không.
Giá trị kinh tế của thương vụ.
Nếu mua được Nexen thì CNOOC sẽ nắm quyền khai thác hàng loạt mỏ dầu và khí đốt ở tây Canada, biển Bắc, vịnh México và vùng ngoài khơi Nigeria. CNOOC khẳng định với việc thâu tóm được Nexen, CNOOC sẽ tăng sản lượng khai thác dầu thô và khí đốt lên 20% khi đặt mục tiêu tăng sản lượng dầu và khí đốt lên 6-10% mỗi năm từ năm 2011-2015.
Sự lo ngại trong thương vụ.
Tuy thương vụ được cả hai đối tác rất hào hứng và ưng ý, nhưng điều này đã mang lại lo ngại sâu sắc đối với chính phủ và dân chúng Canada. Theo khảo sát trong 1.200 người được hỏi ý kiến thì có đến 70% là phản đối thương vụ này.
Cơ quan Tình báo an ninh Canada cảnh báo "một số công ty do chính phủ nước ngoài sở hữu có ý đồ mờ ám hoặc nhận được sự hỗ trợ tình báo ngầm trong quá trình đầu tư vào Canada". Do đó, khi một công ty nước ngoài có quan hệ với cơ quan tình báo nước đó muốn kiểm soát những ngành chiến lược của nền kinh tế Canada, thì đó là mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Các tổ chức nước ngoài này có thể sẽ lạm dụng sự kiểm soát đó để ăn cắp công nghệ hoặc thực hiện các hoạt động phản gián.
Trước dư luận phản đối, Bộ Công nghiệp Canada mới đây đã cam kết sẽ kiểm tra kỹ lưỡng mọi khía cạnh của thương vụ CNOOC - Nexen để đảm bảo lợi ích của đất nước.
Ý đồ trong thương vụ Nexe.
Theo một số chuyên gia uy tín phân tích, CNOOC khi mua lại Nexen là để mở rộng khai thác dầu ở các vùng nước sâu trên Biển Đông. CNOOC hiện mới chỉ có khả năng hoạt động ở các vùng nước nông do chưa có kinh nghiệm khai thác dầu ở các vùng nước sâu. Do vậy, tham vọng Biển Đông của CNOOC đang bị cản trở do chi phí khoan dầu tại các vùng nước sâu có thể lên tới 100 triệu USD/mỏ. Nếu mua được Nexen, CNOOC sẽ sở hữu các dự án khai thác dầu nước sâu của công ty Canada ở vịnh México. Nhờ đó, CNOOC có thể áp dụng kinh nghiệm này ở Biển Đông. | 1 | null |
Frommer Stop là loại súng ngắn bán tự động được phát triển bởi nhà thiết kế vũ khí Rudolf Frommer người Hungary cho lực lượng quân đội đế quốc Áo-Hung vào năm 1912. Súng được chế tạo tại nhà máy Fegyver És Gépgyár, Budapest, Hungary từ năm 1929. Lực lượng quân đội và cảnh sát Hungary đã sử dụng loại súng này đến năm 1945 với khoảng 350 đến 360 ngàn khẩu đã được chế tạo.
Thiết kế.
Súng có thiết kế và yêu cầu quy trình bảo dưỡng khá phức tạp nhưng bù lại các khẩu súng được làm có chất lượng rất tốt, rất bền chỉ cần ít thời gian bảo dưỡng trong một thời gian dài và khá đáng tin.
Stop sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng dài, đây là cách hoạt động gần như không được sử dụng cho một loại súng ngắn, thoi nạp đạn xoay với hai móc khóa cố định viên đạn. Khi bắn nòng và thoi nạp đạn sẽ cùng giật lùi sâu vào ống bọc ngoài nòng súng, ống bọc ngoài nòng súng được làm theo hình số 8 một ống chứa nòng và một ống chứa lò xo đẩy. Khi lùi nòng súng sẽ đẩy một lò xo nằm dọc trong ống phía trên nòng súng, khi kết thúc chu kỳ lùi, lò xo này sẽ đẩy nòng súng trở về chỗ cũ trước còn thoi nạp đạn sẽ được giữ bởi một móc nằm ở phía sau, vì khi lùi thoi nạp đạn sẽ đi qua một rãnh xoắn khiến thoi nạp đạn xoay tách ra khỏi nòng súng vỏ đạn cũ sẽ được thoi nạp đạn giữ lại khi nòng súng di chuyển lên và nó sẽ bị đẩy ra ngoài qua khe nhả đạn phía bên phải súng lúc viên đạn mới được đẩy vào thế chỗ. Lúc nòng súng kết thúc chu kỳ di chuyển lên phía trên nó sẽ tự động mở móc đang giữ thoi nạp đạn và lò xo của thoi nạp đạn sẽ đẩy nó lên để nạp viên đạn mới vào nòng cũng như xoay khi qua rãnh xoắn để khóa cố định vào nòng. | 1 | null |
Bộ An ninh Quốc gia (tiếng Đức: "Ministerium für Staatssicherheit", MfS), thường được biết đến là Stasi () (viết tắt , nghĩa là An ninh Quốc gia), là cơ quan tình báo nội vụ và hải ngoại của Cộng hòa Dân chủ Đức (hay còn gọi là Đông Đức). Cơ quan này còn có nhiệm vụ điều tra những hành động phạm pháp về chính trị. Stasi có trụ sở tại Đông Berlin, toạ lạc tại một khu riêng biệt lớn ở Lichtenberg, Berlin cùng với một số văn phòng nhỏ hơn ở khắp thành phố. Bộ này về mặt đối nội là một công cụ để đàn áp và kiểm soát người dân Đông Đức của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức để có thể giữ được quyền lực. Bộ này dùng tất cả mọi phương tiện để kiểm soát, đe dọa, khủng bố và đập tan những phe đối lập và những người chỉ trích chế độ. Đây được coi là một trong những cơ quan tình báo và cảnh sát mật hoạt động hiệu quả nhất thế giới. Khẩu hiệu của nó là "Schild und Schwert der Partei" (Lá chắn và Thanh gươm của Đảng), tức là Đảng Xã hội Thống nhất Đức (SED). Sau năm 1990, một số nhân viên của Stasi đã bị khởi tố do những tội danh của mình.
Bên cạnh MfS còn có một cơ quan tình báo khác ở Đông Đức là cơ quan tình báo Quân đội với trụ sở ở Berlin-Köpenick.
Thành lập Stasi.
Stasi được thành lập ngày 8 tháng hai, 1950. Nó phỏng theo mô hình hoạt động của MGB ("Bộ An ninh Quốc gia" của Liên Xô). Wilhelm Zaisser là bộ trưởng đầu tiên, và Erich Mielke là đại diện của ông. Cho tới cuối năm đó thì bộ này đã có tới 2700 nhân viên. Zaisser, người mà đã cố hạ bệ tổng bí thư SED Walter Ulbricht sau cuộc nổi dậy tại Đông Đức 1953, đã bị Ulbricht thay thế bởi Ernst Wollweber. Wollweber đã từ chức năm 1957 sau khi đụng chạm với Ulbricht và Erich Honecker, và người đại diện cho ông ta, Erich Mielke, lên nắm quyền.
Năm 1957, Markus Wolf trở thành trưởng phòng của cơ quan tình báo hải ngoại với tên gọi là . Wolf đã đạt được nhiều thành công trong nhiệm vụ đưa gián điệp trà trộn vào chính phủ, các giới chính trị và kinh tế của Tây Đức. Một trường hợp mà gây nhiều tiếng vang nhất là vụ Günter Guillaume, khiến thủ tướng Tây Đức, ông Willy Brand phải từ chức vào tháng 5 năm 1974. Năm 1986, Wolf về hưu và được nối tiếp bởi Werner Grossmann.
Tổ chức.
Nhân viên chính thức.
Số nhân viên Stasi càng ngày càng gia tăng. Năm 1949 họ chỉ có 1.150 nhân viên, đến 31 tháng 10 năm 1989 nó tăng lên thành 91.015 (trong đó có 13.073 lính tình nguyện). Từ khi có mặt Stasi đã có tổng cộng 250.000 nhân viên chính thức, trong đó khoảng 100.000 lính tình nguyện. Gần 85 % là đàn ông. Đàn bà thường chỉ làm việc đánh máy, trong nhà ăn, y tá trong bộ phận y tế.
Nhân viên không chính thức.
Thêm vào đó là mạng lưới của những người gọi là nhân viên không chính thức (IM). Khác với số nhân viên chính thức, nhân viên không chính thức không tăng lên dần dần, mà bất chợt tùy theo các cuộc khủng hoảng (Cuộc nổi dậy 17 tháng 6, Xây tường Berlin, Chính sách giảm căng thẳng Đức-Đức). Trong những năm 1975 cho tới 1977 mạng lưới IM lên đến trên 200.000 nhân viên, con số cao nhất. Việc thay đổi quy định về nhân viên không chính thức với mục đích chuyên nghiệp hóa họ, đã làm giảm con số xuống còn 173.081 nhân viên cuối thập niên 1970 (Con số: 31.12.1988). Trong suốt thời gian nó có mặt, Stasi có tất cả là 624.000 người là nhân viên không chính thức.
Sĩ quan Stasi sau khi nước Đức tái thống nhất.
Làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước Nga.
Cựu điệp viên Stasi Matthias Warnig (biệt hiệu "Arthur") hiện thời là giám đốc điều hành hãng Nord Stream, thiết lập các ống gas từ Nga sang châu Âu. Những cuộc điều tra Đức đã tiết lộ một số người điều hành quan trọng của hãng Gazprom Germania trước đây là điệp viên của Đức. | 1 | null |
Trận La Malmaison là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 21 tháng 10 năm 1870. Đây là cuộc phá vây quan trọng thứ ba của quân đội Pháp trong cuộc vây hãm Paris của quân đội Đức, nhưng là hoạt động quân sự đầu tiên chính thức được gọi là phá vây. Trong trận chiến quyết liệt này kéo dài vài tiếng đồng hồ này, trước sự hiện diện của nhà vua Wilhelm I, quân đội Phổ đã giành chiến thắng hoàn toàn trước cuộc phá vây của quân Pháp do tướng Auguste Ducrot, buộc quân Pháp phải rút chạy với không ít thiệt hại.
Bất chấp sự thất bại của các cuộc phá vây trước đó từ Paris đang bị bao vây, Auguste Ducrot đã cố gắng thực hiện một đợt phá vây khác, theo đó quân đội của ông ta – với 3 đội hình hàng dọc – sẽ tiến về hướng tây, qua núi Valerian giữa Rueil và Malmaison tới Buzenval. Cuộc tấn công của quân Pháp đã bắt đầu sau một cuộc pháo kích dữ dội từ núi Valerian và đội tàu sông Seine. Lực lượng tiên phong của các đội hình hàng dọc Pháp đã đánh tràn qua công viên Malmaison, chiếm giữ Buzenval và tiến đánh qua các khu rừng ở dốc phía đông hẻm núi Cucufa. Tuy nhiên, ở dốc phía tây Cucufa và trên đỉnh núi, cứ điểm chính của quân đội Phổ vẫn vững chãi đằng sau các chiến ngại vật của họ. Quân Phổ đã chống trả mạnh mẽ trước cuộc tiến công của đối phương, và, dưới sự quan sát của đích thân vua Wilhelm I, lực lượng Pháo binh Phổ đã gây thiệt hại nặng nề cho đội hậu quân của Pháp. Trước sức kháng trả của quân Phổ, ưu thế về quân số của Pháp bị vô hiệu hóa và sức mạnh tấn công của quân Pháp đã tan vỡ. Quân Pháp đã kiệt quệ, và cuối cùng lực lượng Pháo binh Phổ từ bờ phải sông Seine đã nã pháo vào địch thủ. Trận đánh đã kết thúc khi quân đội Pháp tiến hành triệt thoái về Neuilly và pháo đài núi Valerian.
Quân đội Đức đã thu giữ được 2 khẩu pháo của quân Pháp trong trận chiến La Malmaison. Cuối tháng 10 năm 1870, một cuộc phá vây khác của quân Pháp đã giành thắng lợi ban đầu nhưng cũng bị quân Đức bẻ gãy trong trận Le Bourget lần thứ nhất. | 1 | null |
Tháp Chàm (hay còn gọi là Tháp Chăm) là một kiểu kiến trúc đền tháp Champa của người Chăm.
Ngoài ra, Tháp Chàm còn là địa danh chỉ khu vực phía tây thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Địa danh này vốn đặt theo Tháp Po Klong Garai thuộc địa bàn phường Đô Vinh, là cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Danh xưng này còn được đặt cho: | 1 | null |
Imagine là album phòng thu thứ hai của ca sĩ - nhạc sĩ John Lennon. Được thu âm và phát hành vào năm 1971, album bao gồm những ca khúc nhẹ nhàng hơn, hợp với thị yếu công chúng hơn và ít tính avant-garde hơn so với những sản phẩm trước của anh, nhất là album solo đầu tay vô cùng thành công, "John Lennon/Plastic Ono Band". Đây được coi là album nổi tiếng nhất và tiêu biểu nhất cho sự nghiệp solo của Lennon. Năm 2012, "Imagine" được xếp ở vị trí số 80 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone".
Thu âm và sản xuất.
Dù hầu hết các bản thu gốc của album được Lennon thực hiện tại Ascot Sound Studios ở Tittenhurst Park, tuy nhiên các phần thu cùng nhạc cụ thì lại được anh ghi tại Record Plant ở New York, với dàn dây và phần saxophone của King Curtis. Cũng như album trước, Phil Spector cũng được mời tới tham gia cùng Lennon và Ono, và một trong những cộng tác viên từ thời The Beatles, Klaus Voormann, cũng tham gia trong phần chơi bass. Các phần hậu kỳ của album, như chỉnh hiệu ứng cho vài ca khúc, được quay lại và xuất hiện trong bộ phim "Gimme Some Truth: The Making of John Lennon's Imagine".
Những ca khúc đầu tiên như "It's So Hard" và "I Don't Want to Be a Soldier, Mama, I Don't Want to Die" được ghi vào tháng 2 năm 1971 tại Abbey Road Studios, song song với quá trình thu âm ca khúc "Power to the People" của Lennon (có nguồn cho rằng ở Ascot). Trong những nghệ sĩ được mời có tay trống Jim Gordon, người vừa chia tay với ban nhạc Derek and the Dominos. Bản hát lại ca khúc năm 1958 của ban nhạc The Olympics có tên "Well (Baby Please Don't Go)" sau này có trong "John Lennon Anthology" cũng được thu cùng đợt này. Lennon đã định thâu lại ca khúc "I Don't Want to Be a Soldier" song lúc đó quá trình thực hiện album không thể bị đình trệ được nữa.
Cuối tháng 6, album được thu âm hoàn thiện tại Ascot Sound. Lennon có được sự hỗ trợ của Nicky Hopkins, các thành viên của Badfinger, Alan White và cả Jim Keltner. George Harrison cũng đóng góp phần lead guitar trong khá nhiều ca khúc – một công việc hợp tác mà anh tranh thủ trước khi tổ chức chương trình "The Concert for Bangladesh".
Ca khúc tiêu đề "Imagine" trở thành ca khúc bất hủ của John Lennon và được coi là bản thánh ca cho mọi hoạt động hòa bình thế giới. "Jealous Guy" cũng là một ca khúc nổi tiếng: nó có tên ban đầu là "Child of Nature" được anh sáng tác từ chuyến đi Ấn Độ của ban nhạc The Beatles từ thời kỳ "Album trắng". "Oh My Love" và "How?" lấy cảm hứng từ phương pháp điều trị nguyên cơ: "How?" ("như thế nào?") là câu hỏi mà anh vẫn thường được nghe trong các quá trình trị liệu của việc điều trị, trong khi "Oh My Love" được viết qua niềm vui và tiến triển của Lennon qua quá trình điều trị.
Lennon thể hiện tình yêu của mình với rock 'n' roll thông qua "Crippled Inside" và "It's So Hard". "Gimme Some Truth", từng được thể hiện một vài phần trong quá trình thực hiện "Let It Be" vào năm 1969, xuất hiện trong album với một đoạn chuyển mới.
"Imagine" được thu âm trong một giai đoạn đặc biệt khi đang có những khủng hoảng lớn giữa Lennon và cựu thành viên của The Beatles – Paul McCartney, bắt đầu từ việc The Beatles tan rã và McCartney dành phần thắng trong vụ kiện bản quyền sáng tác tại Toà án tối cao. Harrison đoán rằng một nửa ca khúc của album, nhất là ca khúc "How Do You Sleep?", là câu trả lời của vợ chồng Lennon-Ono cho những lời công kích từ McCartney trong album "Ram" (tháng 5 năm 1971). Cho dù Lennon vẫn nói suốt những năm 70 rằng anh viết "How Do You Sleep?" là để kể về bản thân, thì tới năm 1980, anh đã phải thừa nhận: ""Tôi đã dành hết những tức giận vào Paul... không xấu xa thì cũng đầy thù hằn. Tôi nhét đầy tức giận với Paul và The Beatles vào ca khúc "How Do You Sleep?". Những ý nghĩ đó vẫn luôn luẩn quẩn trong đầu tôi...""
Ca khúc cuối cùng của album là "Oh Yoko!". EMI muốn đưa nó thành đĩa đơn, song Lennon cho rằng nó "pop" quá.
Phát hành.
Album được phát hành ngày 9 tháng 9 năm 1971 tại Mỹ và 1 tháng sau, ngày 8 tháng 10 tại Anh. Những bản LP đầu tiên có theo kèm những tấm ảnh thiệp hình Lennon có bế một con lợn con – một hành động châm biếm với bức ảnh của Paul McCartney với chú cừu ở bìa album "Ram". Đây cũng là bản gốc của phần âm thanh 4-kênh. Ảnh bìa phía trước và sau đều được chụp bởi Yoko Ono. Ono có nói trong cuốn sách "Grapefruit" (Lennon là người quảng bá về nó tại Anh) về phần bìa mặt sau: "Hãy tưởng tượng từng đám mây đang hạ xuống. Bạn đào một cái hố và cố nhét tất cả vào."
Năm 2000, Ono là người quyết định thực hiện quá trình chỉnh âm lại album. Ấn bản năm 2003 được thực hiện bởi Mobile Fidelity Sound Lab với một CD vàng, cùng với đó là một ấn bản đĩa than. Một bản chỉnh âm khác được làm vào năm 2010. Ngày 23 tháng 10 năm 2010, "Imagine" có mặt trong trò chơi điện tử "Rock Band 3".
Thành phần tham gia sản xuất.
Theo phần bìa của "Imagine":
Theo phần ghi chép tại tạp chí "Disc and Music Echo" số ngày 2 tháng 10 năm 1971.
Đánh giá.
Sau khi album được phát hành, tạp chí "Rolling Stone" có viết " "nó mang những thứ chính yếu nhất của thứ âm nhạc hay"", nhưng cho rằng album trước đó tốt hơn hẳn, cùng với đó là lời mỉa mai "thái độ của nó nếu không phải là thiểu năng thì cũng là vô hồn".
Album có được vị trí số 1 tại nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới qua nhiều nhà phân phối, trong khi ca khúc tiêu đề thì có được vị trí số 3 tại Mỹ (tận 4 năm sau, đĩa đơn "Imagine" mới được phát hành tại Anh qua album tổng hợp của Lennon "Shaved Fish").
Bộ phim cùng tên được phát hành vào năm 1972, trong đó ngoài các ca khúc có trong album còn bổ sung thêm một số ca khúc thu âm ngoài dự án.
Tôn vinh.
Trong bài phỏng vấn vào tháng 11 năm 1970 tại tạp chí "Melody Maker", Paul McCartney đánh giá cao "Imagine", cho rằng nó thực sự ấn tượng hơn nhiều so với album trước của Lennon (Lennon phản pháo lại trong cùng bài viết, rằng album là một "Working Class Hero" đối với những kẻ bảo thủ).
Cũng như ca khúc tiêu đề, "Imagine" chỉ thực sự được biết tới nhiều sau cái chết đột ngột của Lennon vào cuối năm 1980. Album trở lại các bảng xếp hạng vào đầu năm 1981, đạt vị trí số 3 tại Na Uy, 5 tại Anh, 34 tại Thụy Điển và 63 tại Mỹ. Tháng 2 năm 2000, bản chỉnh âm cũng có được vị trí số 11 tại Nhật. Tháng 10 năm 2010, nó cũng trở lại "Billboard" 200 và đạt vị trí 88.
Cây piano của Record Plant mà Lennon từng sử dụng trong rất nhiều ca khúc của album được bán đấu giá vào năm 2007. | 1 | null |
Nanda Devi () là ngọn núi cao thứ hai tại Ấn Độ (sau núi Pakistan-Kashmir). Đây là một phần của dãy núi hùng vĩ Himalaya, thuộc tiểu bang Uttarakhand, gần đó là thung lũng Rishiganga về phía Tây và thung lũng Goriganga về phía Đông.
Tự nhiên.
Thực chất của núi Nanda Devi là hai đỉnh núi chạy theo hướng Đông - Tây là núi Nanda Devi Đông (cao 7.817 m) là đỉnh chính và Nanda Devi Tây.
Xung quanh Nanda Devi là rất nhiều sông băng như là Rishi Uttari ở phía Bắc, Nanda Devi Glacier Dakkhni và Rishi Dakkhni ở Tây nam, phía Đông là Glacier Pachu; Nandaghunti và Lawan đổ về thung lũng Milam ở phía Đông; Phía Nam là Glacier Pindari đổ về sông Pindar. Về phía Nam của Nanda Devi Đông là đèo Longstaff Col là cửa ngõ ra vào của khu bảo tồn Nanda Devi.
Lịch sử.
Lịch sử khám phá khu bảo tồn này kéo dài trong suốt 50 năm lịch sử. Để vào được đây là phải trải qua những con vực sâu và hẹp rất nguy hiểm. Hugh Ruttledge là người đã thám hiểm Nanda Devi vào năm 1930 nhưng thất bại. Phải đến năm 1934, đoàn thám hiểm người Anh gồm có Eric Shipton, H.W. Tilman cùng ba người khác đã phát hiện ra cách trinh phục đỉnh núi này bằng con đường qua hẻm núi Rishi Gorge. Đây là một chuyến trinh phục rất đáng chú ý, tuy nó không phải là đỉnh núi cao nhất mà con người đã chinh phục bởi một đoàn thám hiểm người Anh đã chinh phục đỉnh Everest vào năm 1920 nhưng nó lại là một chuyến thám hiểm chỉ có bảy người, với rất ít đồ đạc, dụng cụ và không sử dụng dây cố định. Eric Shipton coi đây là "thành tích leo núi tốt nhất từng được thực hiện ở Himalaya". Nhưng đó chưa phải là nơi cao nhất của Nanda Devi bởi đoàn thám hiểm chỉ chinh phục được 6.200 m, chưa lên được đến đỉnh núi Nanda Devi Đông. Chuyến thám hiểm được đánh dấu như là lần đầu tiên đi vào khu bảo tồn Nanda Devi.
Năm 1939, đoàn thám hiểm Ba Lan do Adam Karpinski đi theo sườn núi phía Nam theo con đường ngọn đèo Longstaff Col. Đây chính là con đường an toàn nhất để leo lên đỉnh núi Nanda Devi.
Năm 1957, đoàn leo núi Ấn Độ đầu tiên chinh phục được Nanda Devi là Nandu Jayal. Tiếp đó, đến năm 1964 đoàn leo núi Ấn Độ do N. Kumar là đoàn leo núi thứ hai của Ấn Độ chinh phục được Nanda Devi theo con đường ở sườn dốc phía Nam.
Hình thành.
Trong những năm 70, ở Nanda Devi môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, chăn thả gia súc và tình trạng phá rừng. Năm 1982, Ấn Độ đã hình thành Khu dự trữ sinh quyển Nanda Devi (bao gồm toàn bộ công viên quốc gia Nanda Devi) và sau đó 1 năm, con đường ra vào khu bảo tồn bị đóng cửa.
Năm 1988, Khu bảo tồn Nanda Devi được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới cùng với Vườn quốc gia thung lũng các loài hoa. Và đến nay, sau nhiều nỗ lực, tình trạng ô nhiễm ở Nanda Devi đã dần được giải quyết. Tuyến đường phía Nam vào khu bảo tồn đã được mở cửa để khách du lịch và đoàn thám hiểm khám phá thưởng ngoạn phong cảnh ngoạn mục pha trộn giữa rừng, núi tuyết, sông băng và những vực thẳm. | 1 | null |
Công nữ Louise Windsor, tên khai sinh Louise Alice Elizabeth Mary Mountbatten-Windsor; (sinh ngày 8 tháng 11 năm 2003) là con đầu lòng và là con gái duy nhất của Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh và Sophie Helen Rhys-Jones và cũng là cháu gái nhỏ nhất của Nữ vương Elizabeth II. Hiện nay cô xếp thứ 16 trong danh sách kế vị ngai vàng nước Anh. Vào thời điểm sinh ra, Louise xếp thứ 8 trong danh sách.
Thời thơ ấu.
Louise sinh ngày 8 tháng 11 năm 2003 (23:32 GMT) (sinh sớm trước thời hạn) tại Bệnh viện Frimley Park tại Surrey. Tên của cô được công bố vào ngày 27 tháng 11 năm 2003. Cô làm lễ rửa tội tại Nhà thờ Private tại Lâu đài Windsor ngày 24 tháng 4 năm 2004. Cha mẹ đỡ đầu của cô là: Phu nhân Alexandra Etherington, Sarah Chatto, Lord Ivar Mountbatten, Rupert Elliott, và Bà Urs Schwarzenbach.
Giáo dục.
Louise đang theo học ở trường St George's Chapel. Nơi Vương tôn nữ Eugenie xứ York cũng từng học.
Thân phận vương thất.
Louise là một trong những phù dâu tại đám cưới của Vương tử William và Catherine Middleton. Cô tham dự Lễ Phục sinh với ông bà, bố mẹ và chị họ - Vương tôn nữ Eugenie xứ York ở St George's Chapel tại Lâu đài Windsor. Louise xuất hiện trong sự kiện vào các năm 2011, 2012, 2013 và cũng đã dự kỷ niệm 60 đăng quang của Nữ vương Elizabeth II vào năm 2013. Vào tháng 4 năm 2015, Louise cùng bố mẹ, em trai James đi đến Nam Phi để tham gia chuyến đi nước ngoài đầu tiên của họ.
Lady Louise nằm trong danh sách Vương nữ Anh, nhưng cô không có tước hiệu Vương tôn nữ và không có kính xưng "HRH" (Điện hạ)
Danh hiệu.
Khi sinh ra, Louise vốn được mang tước hiệu của một Vương tôn nữ, Her Royal Highness Princess Louise of Wessex (Vương tôn nữ Louise xứ Wessex Điện hạ). Nhưng cha mẹ cô muốn cô mang tước hiệu quý tộc hơn là tước hiệu Vương thất. Vì thế, cô trở thành "Lady Louise" Mountbatten-"Windsor". | 1 | null |
Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa (tiếng Anh: "Valley of Flowers National Park") là một vườn quốc gia ở phía Tây của khu bảo tồn Nanda Devi thuộc dãy Tây Himalaya với những đồng cỏ hoa đặc hữu của vùng núi cao. Vườn quốc gia này trải dài trên một diện tích là 87,5 km² (thuộc khu dự trữ sinh quyển Nanda Devi rộng 223,674 km² và vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển này lên đến hơn 5.148 km²) và đã được hình thành từ năm 1982 với đỉnh núi cao nhất trong vườn quốc gia là Gauri Parbat cao 6.719 m.
Tự nhiên.
Vườn quốc gia thung lũng hoa nổi bật với những đồng cỏ sinh thái (cỏ chân ngỗng là chủ yếu), những loài hoa núi cao như: Cúc vạn thọ, anh túc, Brahma kamal, Poppy Blue Himalayan, Lily Cobra (cây rắn hổ mang, một loại cây bắt mồi)..., các loài cây lấy thuốc quý và nhiều loài hoa khác đang bị đe dọa mà không một nơi nào khác có. Rừng ở đây là những khu rừng nhỏ, chủ yếu là bạch dương và đỗ quyên.
Động vật trong vườn quốc gia bao gồm rất nhiều những loài động vật quý hiếm thuộc loài chim (như trĩ, kền kền, đại bàng vàng Himalaya..), cừu xanh, sơn dương, hươu xạ, gấu nâu, gấu đen châu Á, cáo đỏ, voọc, báo tuyết và các loài bướm.
Với phong cảnh nhẹ nhàng, mang vẻ đẹp tự nhiên, thung lũng các loài hoa bổ sung, tô điểm cho vùng núi cao Nanda Devi gồ ghề phủ tuyết trắng gần đó, tạo ra một vùng chuyển tiếp thiên nhiên duy nhất giữa dãy núi núi Zanskar và Great Himalaya.
Lịch sử.
Người dân địa phương ở đây cho rằng nó là nơi sinh sống của tiên. Nó không có tên trên bản đồ cho đến năm 1931, đoàn thám hiểm người Anh gồm Frank S. Smythe, Eric Shipton và R.L. Holdsworth và nhiều người khác bị lạc đường đi sau một chuyến thám hiểm leo núi, và nơi họ lạc đến là một thung lũng với đồng cỏ và rất nhiều các loài hoa đẹp chưa từng thấy ở nơi nào trước đó. Vẻ đẹp của nó thu hút đoàn thám hiểm và họ đặt tên cho nó là "Valley of Flowers" (Thung lũng hoa). Sau đó, rất nhiều nhà thực vật học đến đây nghiên cứu về các loài thực vật ở đây.
Năm 1939, Joan Margaret Legge (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1885 - mất 4 tháng 7 năm 1939) là một nhà thực vật học của Vườn Bách thảo Hoàng gia Kew, đến thung lũng để nghiên cứu hoa và trong khi vượt qua các sườn núi đá để thu thập hoa, cô đã bị trượt chân và mất tại đây. Em gái của cô sau đó đã đến thăm thung lũng và dựng lên một bia tưởng niệm gần ngay tại chỗ Margaret Legge ngã.
Năm 1993, Chandra Prakash Kala là một nhà thực vật học của Viện bảo tồn động thực vật hoang dã Ấn Độ đến đây nghiên cứu và đã thống kê với khoảng 520 loài thực vật núi cao trong đó có 498 loài có hoa ở nơi đây.
Quản lý.
Vườn quốc gia được quản lý bởi Bộ Lâm nghiệp Bang Uttarakhand, Bộ Môi trường và Rừng Quốc gia Ấn Độ. Vườn quốc gia này nghiêm cấm chăn thả gia súc từ năm 1983 và chỉ mở cửa trong mùa hè từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm cho du khách, vì khoảng thời gian còn lại phần lớn vườn quốc gia bị bảo phủ bởi tuyết, rất nguy hiểm cho du khách.
Khí hậu.
Là một thung lũng trong dãy Himalaya, lưu vực sông Nanda Devi có một vi đặc biệt ảnh hưởng tới khí hậu của vườn quốc gia. Điều kiện tự nhiên ở đây thường khô với lượng mưa hàng năm thấp, nhưng có lượng mưa gió mùa lớn từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 9. Sương mù và mây thấp trong mùa mưa khiến đất ở đây ẩm ướt, do đó thảm thực vật phát triển tốt hơn bình thường ở các thung lũng Himalaya khác có khí hậu khô hơn. Từ giữa tháng 4 đến tháng 6, nhiệt độ vừa phải và khá dễ chịu (tối đa 19 °C). Thung lũng các loài hoa cũng có khu vực nhỏ mang đậm chất của khí hậu một thung lũng Himalaya ở phía nam của vườn quốc gia. Đó là thường có sương mù dày đặc và mưa thường diễn ra trong những tháng cuối mùa hè. Cả hai khu vực lưu vực sông Nanda Devi và thung lũng thường có tuyết vào tháng 6-7 và từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 3. Tuyết ở phía Nam thường dày hơn so với phía Bắc của vườn quốc gia. | 1 | null |
là một series phim truyền hình Tokusatsu Nhật Bản. Đây là phần thứ 12 trong loạt phim Kamen Rider Series và là sự hợp tác chung giữa công ty Toei và Ishimori Production. Loạt phim được trình chiếu trên TV Asahi từ ngày 3 tháng 2 năm 2002 đến ngày 19 tháng 1 năm 2003. Khẩu hiệu của loạt phim là . Vào năm 2009, hãng Adness đã mua bản quyền loạt phim này và chuyển thể thành một loạt phim của Mỹ với tên gọi và cũng là loạt phim Kamen Rider thứ hai của hãng Saban, sau Saban's Masked Rider vào năm 1996
Cốt truyện.
Những người dân vô tội của đất nước Nhật Bản đang biến mất mà không để lại dấu vết gì. Nguyên do là bởi những thực thể bí ẩn xuất hiện qua những tấm gương để bắt cóc và ăn thịt nạn nhân của chúng. Kido Shinji - một phóng viên của tạp chí ORE Journal, đã tìm thấy một Advent Card Deck ở căn hộ của một nạn nhân bị mất tích. Khi bị rơi vào thế giới trong gương (Mirror World), Shinji đã tìm được lời giải đáp cho bí ẩn này, vì ở thế giới gương tồn tại những con quái vật, và đặc biệt hơn chính là cuộc chiến giữa 13 Rider. Tại đây Kido Shinji gặp được Akiyama Ren - Kamen Rider Knight. Ren hiện đang làm nhân viên tại tiệm trà của Kanzaki Yui, cô gái này đang tìm kiếm anh trai của mình là Kanzaki Shiro - người tạo ra Mirror World. Phần thưởng dành cho người chiến thắng là một điều ước, nên 13 Rider phải tàn sát lẫn nhau nếu muốn tồn tại trong thế giới này nhằm tìm ra người thắng cuộc. Với Contract Monster của mình - Dragreder, Shinji trở thành Kamen Rider Ryuki với quyết tâm dừng cuộc chiến vô nghĩa này lại.
Riders.
Kido Shinji (城戸 真司, "Kido Shinji") - Kamen Rider Ryuki: là một chàng trai 23 tuổi tốt bụng, thân thiện, và có lý tưởng ngây thơ, làm việc tại Tạp chí ORE Journal với tư cách là một phóng viên tập sự. Trong một lần điều tra vụ mất tích của người đàn ông tên là Koichi Sakakibara, Shinji tìm thấy một Advent Card Deck trong căn hộ của Sakakibara và chạm trán với một con rồng tên là Dragreder, nó đã tấn công anh nhưng bị đẩy lùi một cách bí ẩn bởi thẻ bài Seal anh đang cầm. Cuối ngày hôm đó, anh vô tình ngã vào cửa kính ô tô và bị kéo đến thế giới gương. Anh bị một con Dispider tấn công và được Akiyama Ren - Kamen Rider Knight giải cứu. Shinji được yêu cầu tránh khỏi cuộc xung đột Rider, nhưng anh muốn tiêu diệt các Mirror Monster và ngăn chặn cuộc chiến Rider, do đó anh đã lập Contract với Dragreder và trở thành Kamen Rider Ryuki. Gần cuối phim, Shinji bị một con Raydragoon đâm trọng thương nhưng anh vẫn cố gắng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ dân thường và gục chết trong tay Ren. Shinji và tất cả mọi người được hồi sinh khi Kanzaki Shiro quyết định đảo ngược tất cả các sự kiện vì nhận ra sự vô nghĩa của cuộc chiến Rider.
Akiyama Ren (秋山 蓮, "Akiyama Ren") - Kamen Rider Knight: là một người cô độc lạnh lùng. Anh đã nhận được Advent Card Deck của mình trước khi cuộc chiến Rider bắt đầu. Ren chấp nhận lời đề nghị của Shiro tham gia cuộc chiến Rider để cứu hôn thê của mình là Eri Ogawa, vì cô ấy đang hôn mê bí ẩn từ sau cuộc chạm trán với Darkwing. Ren sau đó đã lập Contract với Darkwing và trở thành Kamen Rider Knight. Mặc dù bên ngoài anh coi Shinji là một tên ngốc nhưng anh vẫn luôn xem Shinji là người bạn tốt nhất của mình và đã cực kỳ đau lòng khi chứng kiến Shinji hy sinh. Trong trận chiến cuối cùng với Kamen Rider Odin, Kanzaki Shiro bị giày vò bởi những lời nói của người em gái Kanzaki Yui nên đã hủy diệt Odin, do đó Ren trở thành Rider cuối cùng dù tưởng chừng đã thua. Anh được Shiro tuyên bố là Rider thắng cuộc sau khi tất cả các Rider khác đều đã chết. Điều ước xuất hiện, Ren đã sử dụng nó để cứu Eri như dự định ban đầu. Quay trở lại bệnh viện nơi Eri đang nằm, cô tỉnh dậy sau cơn hôn mê, thấy chiếc nhẫn đính hôn của Ren trên ngón tay mình và thấy Ren đang nằm dựa vào tường, nhưng không hề biết rằng Ren đã chết vì kiệt sức. Sau khi Shiro khôi phục dòng thời gian trở lại ban đầu sau cái chết của Yui, Ren (và cả Shinji) đã được hồi sinh mà không còn nhớ mình là đã từng là Rider, do đó anh và Shinji đã không thể nhận ra nhau ở một trong các phân cảnh cuối cùng của bộ phim.
Sudo Masashi (須藤 雅 史, "Sudō Masashi") - Kamen Rider Scissors: là một thám tử biến chất, hắn sử dụng công việc của mình làm vỏ bọc che đậy các hoạt động bất hợp pháp. Hắn có một đối tác là Tomoyuki Kaga, chủ sở hữu một cửa hàng sưu tập và buôn bán đồ cổ, cho đến khi yêu cầu chia lợi nhuận nhiều hơn của người đàn ông lớn tuổi khiến Masashi giết ông và giấu xác vào trong bức tường tại cửa hàng của chính mình. Vào lúc đó, Kanzaki Shiro xuất hiện và đưa cho hắn một Advent Card Deck. Masashi vui mừng nhận lấy nó và lập Contract với Mirror Monster Volcancer, trở thành Kamen Rider Scissors. Để tăng cường sức mạnh cho Volcancer, hắn đã cho Mirror Monster của mình ăn thịt các nhân chứng và những người điều tra về hắn. Trong trận chiến với Knight, Advent Card Deck của Scissor bị vỡ sau khi cả hai sử dụng Final Vent (trước đó Knight đã đánh trúng Deck Card của Scissor), dẫn đến việc Volcancer ăn thịt hắn vì Contract đã bị phá vỡ. Trong 13 Riders Special, Masashi là một trong những Kamen Rider tấn công Shinji bằng cách giả làm đồng minh của anh, sau đó bị giết bởi Asakura Takeshi khi hắn cho rằng Rider thì không cần có cảnh sát.
Shuichi Kitaoka (北岡 秀一, "Shuichi Kitaoka") - Kamen Rider Zolda: là một "siêu luật sư" với 45 bằng cấp, anh là người có xu hướng chỉ giúp đỡ người khác vì lợi ích cá nhân và vì tiền. Kitaoka bị ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống được vài tháng nên anh đã chấp nhận lời đề nghị của Kanzaki Shiro để tham gia trận chiến Rider nhằm đạt được sự bất tử, và để tiếp tục cuộc sống xa hoa của mình. Vì căn bệnh của mình, Kitaoka thường xuyên bị chóng mặt và ngất xỉu. Anh có một người quản gia trung thành là Yura Goro (由良 吾郎) và luôn tin tưởng Goro tuyệt đối. Anh luôn coi Shinji là một kẻ ngốc nhưng cũng thừa nhận rằng kẻ ngốc như Shinji còn tốt hơn mình rất nhiều. Anh cũng dành nhiều tình cảm đặc biệt với phóng viên Reiko và đã rất tức giận khi Reiko bị Satoru (Kamen Rider Tiger) tấn công, anh cũng luôn cố gắng sắp xếp một cuộc hẹn hò với cô nhưng luôn bị từ chối. Ở tập cuối, biết mình không thể gắng gượng nổi, Kitaoka đã nhờ quản gia Goro thay thế mình giao chiến với Asakura Takeshi với tư cách Kamen Rider Zolda, và qua đời trên ghế sofa, mặc dù đã được Reiko nhận lời mời ăn tối cùng nhau.
Miyuki Tezuka (手塚 海之, "Miyuki Tezuka") - Kamen Rider Raia: là một thầy bói và luôn nói "Quẻ bói của tôi không bao giờ sai". Anh là một trong những Rider không phải do Kanzaki Shiro chọn từ ban đầu. Người được chọn trước đó là bạn của anh - Saito Yuichi (斉藤 雄一), một nghệ sĩ dương cầm xuất sắc, nhưng phải từ bỏ sự nghiệp sau khi bị một tên côn đồ (sau này được tiết lộ là Asakura Takeshi) hành hung khiến anh bị gãy tay, và bị Guldthunder ăn thịt vì đã khước từ lời đề nghị chiến đấu của Kanzaki Shiro. Tezuka đã thay thế Yuichi trở thành Kamen Rider Raia nhằm trả thù cho bạn của mình và chấm dứt cuộc chiến Rider. Trong khi cố gắng thuyết phục Ren rằng anh ấy không có cơ hội chiến thắng vì sự thiếu tự tin, Tezuka gặp Shinji và trở thành đồng minh của anh. Shiro sau đó đã đưa cho Tezuka một trong hai thẻ bài Survive, nhưng thay vì sử dụng, anh lại chuyển nó cho Ren. Tezuka đã trả thù cho Yuichi bằng cách tiêu diệt Guldthunder. Trong trận chiến với Ouja, anh đã đỡ thay cho Shinji đòn Final Vent của Ouja và chết ngay sau đó. Trong lúc trăn trối Tezuka đã nói rằng trước trận đánh anh đã dự đoán Shinji sẽ thiệt mạng, hành động của anh đã làm thay đổi định mệnh của các Rider, và thừa nhận "Quẻ bói của tôi sai rồi". Sau khi Shiro khôi phục mọi thứ lại như cũ, Tezuka xuất hiện ở một phân cảnh cuối phim khi cảnh báo Shinji rằng hôm nay sẽ là một ngày xui xẻo. Trong tập "13 Riders" special, Tezuka đã bị giết bởi Takamizawa Itsuro (Kamen Rider Verde).
Shibaura Jun (芝浦 淳, "Shibaura Jun") - Kamen Rider Gai: là một sinh viên năm hai đại học Meirin, rất thành thạo về máy tính và lập trình. Là con trai của một chủ tịch công ty, Jun rất kiêu ngạo và hay bỡn cợt với cuộc sống của người khác chỉ để gây cười. Jun tham gia cuộc chiến Rider chỉ đơn giản là để trở thành người chiến thắng vì tất cả chỉ là một trò chơi đối với anh. Trong lúc đang lôi kéo các thành viên thuộc câu lạc bộ của mình giết nhau trong một trò chơi, Jun gặp Shinji và đánh cắp thẻ Dragreder của anh. Sau đó Jun đã sử dụng virus để xâm nhập vào máy tính chính của ORE Journal và trở thành người đứng đầu tòa soạn. Nhưng nhờ vào kỹ năng lập trình, Shimada đã phá hỏng kế hoạch của Jun và khiến anh bị bắt ngay sau đó. Tuy nhiên, cha của Jun đã dàn xếp bảo lãnh anh với sự trợ giúp của Shuichi Kitaoka. Sau khi biết được danh tính của các Rider khác, Jun bắt cóc Yui để bắt đầu một "Rider party" giữa anh, Knight, Raia và Ryuki. Tuy nhiên, trận chiến của họ lại vô tình đan xen với trận chiến giữa Zolda và Ouja, và không may Gai đã bị Ouja sử dụng làm lá chắn nên đã lãnh trọn đòn Final Vent của Zolda trước khi bị Ouja kết liễu bằng Final Vent. Trong "13 Riders special", Jun là một trong những Kamen Rider tấn công Shinji và Ren, sau đó anh bị một Dispider ăn thịt.
Asakura Takeshi (浅倉 威, "Asakura Takeshi") - Kamen Rider Ouja: là một tên tội phạm tâm thần tàn bạo, đã sát hại cả gia đình của mình thời thơ ấu, nổi tiếng là kẻ thích bạo lực và giết người trong cơn thịnh nộ của mình. Do bản tính tàn bạo, trước khi trở thành Rider, Asakura phải chịu trách nhiệm hình sự cho hai tội danh: hành hung Saito Yuichi - bạn của Miyuki Tezuka (khiến anh ta phải kết thúc sự nghiệp piano), và sát hại chị gái của Kirishima Miho (Kamen Rider Femme). Tính cách kiêu ngạo của Asakura khiến cho luật sư bào chữa cho hắn là Shuichi Kitaoka từ chối hợp tác, nên Asakura cực kỳ căm thù Kitaoka. Kanzaki Shiro đã tìm đến tận buồng giam của Asakura, đưa cho hắn Advent Card Deck và bảo rằng trở thành Rider sẽ giúp hắn thoát khỏi nhà tù, Asakura đã vui vẻ chấp nhận lời đề nghị đó. Khi biết được Kitaoka là một Rider, hắn đã tìm tới anh để trả thù. Asakura là một trong những Rider trực tiếp gây ra cái chết cho các Rider khác như kết liễu Gai và Raia, và gián tiếp khi làm vỡ bộ bài của Imperer khiến anh ta tan biến vì không thể ra khỏi gương. Hắn cũng là Rider duy nhất sở hữu nhiều hơn một Mirror Monster (không phải từ ban đầu như Kamen Rider Imperer): Venosnaker, Metalgelas (trước đó thuộc về Gai), Evildiver (trước đó thuộc về Raia), và thể hợp nhất của chúng: Genocider. Ở tập cuối, Asakura đã đánh một trận sống còn với Kamen Rider Zolda mà hắn nghĩ là Kitaoka (thực chất là Goro Yura) và đả bại được đối thủ, nhưng đã vô cùng tức giận khi nhận ra đó không phải là Kitaoka. Sau khi rời khỏi Mirror World trong cơn phẫn nộ, hắn đã chạy ra khỏi nơi trú ẩn và bị cảnh sát bắn hạ (do Kitaoka báo cho cảnh sát mai phục sẵn). Sau khi Kanzaki Shiro khôi phục mọi thứ về ban đầu, Asakura đã làm hỏng xe máy của Shinji sau khi va chạm với anh. Trong "Kamen Rider Ryuki: Episode Final," hắn là người đã sát hại chị gái của Kirishima Miho. Hắn chết sau khi bị Rider Ryuga tiêu diệt Genocider và Miho đâm vỡ Advent Card Deck.
Tojo Satoru (東條 悟, "Tōjō Satoru") - Kamen Rider Tiger: là một người bị ám ảnh bởi 2 chữ "người hùng". Anh luôn tin rằng để trở thành người hùng cần phải giết những người quan trọng bên mình. Ban đầu, Satoru là một trong hai cộng sự của Kagawa Hideyuki (香川 英行) và anh rất kính trọng ông. Anh cũng xem Sano Mitsuru là một người bạn tốt. Nhưng Satoru đã trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại họ để trở thành người hùng theo quan điểm của mình. Satoru đã thiệt mạng khi cố gắng cứu hai cha con người đi đường khỏi một chiếc xe tải và bị đâm trúng. Cuối cùng, anh cũng đã được công nhận là một người hùng, nhưng đáng tiếc là anh đã chết trước khi nhận ra điều đó. Sau khi Shiro khôi phục mọi thứ trở lại ban đầu, Satoru được nhìn thấy khi va vào Shinji và đã xin lỗi ngay sau đó.
Sano Mitsuru (佐野 満, "Sano Mitsuru") - Kamen Rider Imperer: Anh là con của một doanh nhân giàu có, nhưng cha của Mitsuru đã bắt anh ra ngoài tự lực kiếm sống để giúp anh trưởng thành hơn. Tuy nhiên Mitsuru lại nghĩ rằng tất cả mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền. Vì thế, anh đã chấp nhận tham gia cuộc chiến Rider theo lời đề nghị của Kanzaki Shiro nhằm thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ. Mitsuru đã đề nghị đánh thuê cho các Rider khác để đổi lấy tiền nhưng đều bị từ chối. Về sau, Mitsuru được thừa kế công ty sau khi cha anh đã qua đời. Vì thế nên anh không còn muốn chiến đấu nhưng Shiro cảnh báo anh rằng một khi đã tham gia vào cuộc chiến thì không thể dừng lại. Vì vậy, Mitsuru đã tìm đến các Rider khác để đề nghị họ làm việc cho mình, nhưng Ren và Shinji đã từ chối, còn Kitaoka thì không đáng tin cậy. Sau đó Mitsuru đã kết bạn và đề nghị Satoru hợp tác, nhưng Satoru lại trở mặt đánh lén Mitsuru. Mặc dù được Shinji giải vây nhưng lại bị Asakura Takeshi tấn công với đòn Final Vent làm vỡ Advent Card Deck, khiến anh tan biến một lúc sau đó do không thể thoát khỏi Mirror World.
Kamen Rider Odin (仮 面 ラ ダ ー オ ー ン Kamen Raidā Ōdin, Masked Rider Odin): Đây là đại diện cá nhân của Kanzaki Shiro trong cuộc chiến Rider, là "con rối bất bại" sở hữu sức mạnh áp đảo tất cả các Rider khác dù chỉ trong Normal Form, cùng với nhiều Advent Card vô cùng mạnh mẽ như Time Vent (thao túng dòng thời gian) và Survive Mugen. Contract Monster của Odin là Goldphoenix, đây là Monster sở hữu chỉ số tấn công cao nhất trong tất cả các Mirror Monster. Odin tự xưng là "Rider cuối cùng, Rider thứ 13". Danh tính của Odin chưa được làm rõ, tuy nhiên khi ai đó biến hình bằng Odin Advent Card Deck, họ sẽ trở thành một con rối vô tri bị Shiro điều khiển. Kanzaki Shiro tạo ra Odin vì ba lý do:
Trong series "Kamen Rider Ryuki", Odin đã bị tiêu diệt ba lần. Lần đầu là ở cuối trận chiến giữa Knight và Odin, Ren tưởng chừng đã thua, nhưng lại bất ngờ phản kích và đâm chết Odin. Lần thứ hai là nhờ Shinji giữ chân, Ren có thể tung đòn Final Vent kết liễu Odin. Lần cuối cùng là sau khi Yui tan biến, Kanzaki Shiro nhận ra sự vô nghĩa của cuộc chiến Rider nên đã tự tay hủy diệt Odin.
Trong "Rider Time: Kamen Rider Ryuki", Kamen Rider Odin sở hữu cơ chế Card Deck Visor đặc biệt, với quyền trượng Gold Visor có đến hai socket. Không như các Rider khác phải sử dụng thẻ Survive để đạt được Survive Form, Odin đã nạp sẵn thẻ Survive Mugen vào socket phụ nằm bên dưới đôi cánh của Gold Visor, khiến cho hắn tuy bề ngoài là Normal Form nhưng lại sở hữu sức mạnh của Survive Form và các khả năng đặc biệt của Forrm này như dịch chuyển tức thời, tung ra những sợi lông vũ của Goldphoenix gây sát thương cực cao. Điều này cũng khiến cho nhận dạng các thẻ bài của Odin không bị thay đổi (thẻ Survive Final Vent của Ryuki và Knight có những lưỡi kiếm tỏa ra từ Contract Monster Icon, của Odin thì không có), nhưng chi tiết này không xuất hiện trong series.
Kirishima Miho (霧島 美穂, "Kirishima Miho") - Kamen Rider Femme: cô là một kẻ lừa đảo chuyện nghiệp. Miho tiếp cận những người đàn ông giàu có để lừa tiền và tài sản của họ. Chị gái của Miho đã bị Asakura Takeshi sát hại nên cô nhận lời đề nghị của Kanzaki Shiro tham gia cuộc chiến Rider nhằm cứu sống chị gái và trả thù Takeshi, và cô đã thành công khi đâm vỡ bộ bài của hắn. Cô cũng rất biết ơn Shinji vì đã cứu cô (thực chất là Dark Shinji). Cuối cùng, sau khi bị Dark Shinji đánh trọng thương, mặc dù được Shinji cứu nhưng cô đã gục ngã và chết ngay sau khi giúp Shinji sửa lại dây giày và tạm biệt anh.
Dark Side Shinji (Dark Shinji) (鏡像の真司 "Kyōzō no Shinji") - Kamen Rider Ryuga: hắn là một trong 13 Kamen Rider xoay quanh câu chuyện. Bộ giáp của Ryuga giống với Ryuki, nhưng được bao bọc bởi màu đen và trông tương tự như Black Form của Ryuki. Thật ra hắn là bản thể đen tối của Ryuki trong gương, chiến đấu vì muốn có được một mạng sống thực sự. Trong phim, Ryuga cố gắng hợp làm một với Ryuki nhưng cuối cùng đã bị Ryuki tiêu diệt. Có thể hiểu rằng Dark Shinji chính là bản ngã đen tối, đại diện cho những ham muốn và dục vọng vốn dĩ luôn luôn tồn tại trong Shinji cũng như tất cả mọi người, trái ngược với bản ngã tốt đẹp. Việc Shinji tiêu diệt Dark Shinji chỉ mang ý nghĩa anh đã kìm hãm được dục vọng của bản thân, chứ không hề tiêu diệt được nó. Một khi Shinji còn sống, Dark Shinji sẽ luôn luôn tồn tại. Cũng như chúng ta sẽ không bao giờ xóa bỏ được sự tồn tại của bản ngã đen tối trong mỗi người.
Takamizawa Itsuro (高見沢 逸郎, "Takamizawa Itsurō") - Kamen Rider Verde: Itsuro là một doanh nhân 28 tuổi, người đứng đầu Tập đoàn Takamizawa, sở hữu khối tài sản khổng lồ. Itsuro luôn giấu kín bản chất nham hiểm để bảo vệ hình ảnh của mình trước công chúng. Hắn đã chấp nhận lời đề nghị của Kanzaki Shiro về việc tham gia cuộc chiến Rider để có được quyền lực tuyệt đối và thống trị thế giới. Trong "13 Riders Special", Itsuro là người đã giết Kamen Rider Raia. Ngay sau đó, hắn coi Shinji là mối đe dọa cho kế hoạch của mình nên đã tập hợp các Rider có cùng chí hướng, như Shibaura Jun và Shuichi Kitaoka để hợp sức và xử lý kẻ gây rối. Itsuro cũng đã cố gắng làm cho Kamen Rider Knight bị thương nặng bằng Final Vent của mình, nhưng lại bị Knight tiêu diệt bằng Final Vent ngay sau đó.
Kamata (鎌田) - Kamen Rider Abyss: Thực ra Kamata là Paradoxa Undead (パラドキサアンデッド, "Paradokisa Andeddo") - một Category King Undead được mang đến Ryuki's World bởi Narutaki. Hắn giả dạng thành tổng biên tập của Tạp chí Atashi đến để hỗ trợ Tsukasa và công ty điều tra cái chết của tổng biên tập Reiko Momoi nhằm chứng minh Natsumi Hikari vô tội, đồng thời cũng cung cấp bất cứ thông tin nào có thể trước khi hắn và Tsukasa bị triệu hồi đến Mirror World để tham gia Kamen Rider Trial. Khi Kamen Rider Imperer can thiệp vào trận chiến, Abyss đã lợi dụng tình thế này để quan sát khả năng chiến đấu của Decade, giám sát cuộc chiến sau đó giữa Decade và Knight trước khi cố gắng tiêu diệt họ và Ryuki. Nhưng khi Ren có được tấm thẻ Time Vent từ Odin, Shinji đã sử dụng nó để anh và Tsukasa có thể ngăn chặn vụ sát hại Reiko Momoi, và phát hiện ra Kamata là thủ phạm, hắn đã dụng sức mạnh Undead của mình để giết Reiko. Sau khi bị Decade và Ryuki hợp sức đánh bại, Advent Card Deck của Kamata đã bị vỡ, bản chất thực sự của Kamata là một Undead được tiết lộ bởi Narutaki, người sau đó đã đưa hắn ta trở về thế giới của mình - Blade's World.
Quái vật.
Sự ra đời của Mirror Monster không được đề cập trong series "Kamen Rider Ryuki," hưng được làm rõ trong "13 Riders Special". Trong Mirror World tồn tại một tấm guơng đặc việt gọi là Core Mirror. Kanzaki Shiro dán những bức tranh vẽ quái vật xung quanh tấm gương này. Sự phản chiếu lặp lại vô hạn hình dạng của các quái vật đã làm phản xạ chúng ra khỏi Core Mirror và trở thành Mirror Monster.
Mirror World.
Mirror World (ミラーワールド, "Mirā Wārudo") - Thế giới gương: là một thực tại ba chiều hiện diện trong một chiều không - thời gian song song với thế giới thực, chỉ có các Kamen Rider có khả năng tồn tại một cách "an toàn tạm thời" trong đó. Đây chính là nơi trú ngụ của các Mirror Monsters. Thực tại này tồn tại khắp đa vũ trụ, từ Prime Reality đến The Alternate Reality World of Ryuki và cả thế giới bên trong Magic Stone.
Mirror World dường như được mở khóa lần đầu tiên bởi Kanzaki Shiro và Kanzaki Yui khi họ còn nhỏ, điều này chứng minh rằng Mirror World này vốn dĩ vẫn luôn tồn tại chứ không phải được tạo ra bởi Kanzaki Shiro. Anh là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của Mirror World (ngay sau khi Yui qua đời) và là người đầu tiên nghiên cứu thành công cách thức xâm nhập vào Mirror World. Khi Yui qua đời vì bạo bệnh, một tạo ảnh phản chiếu của cô ấy đã từ Mirror World bước ra thế giới thực và được cơ thể của Yui hấp thụ. Biến cố này tạo ra một luồng xung kích phá vỡ tất cả cửa sổ kính trong biệt thự của họ. Với mạng sống mới này, Yui quên đi những ký ức cũ và tiếp tục sống, cho đến năm cô tròn 20 tuổi, đó là lúc mạng sống mà bản thể trong gương trao tặng sẽ hết hiệu lực, và Yui sẽ chết. Ở khoảng thời gian trước khi sự kiện trên xảy ra, Shiro được họ hàng thông báo sẽ đón anh sang Mỹ nuôi dưỡng, nên nỗi sợ cô đơn ngày càng lớn dần trong tâm trí hai anh em, và họ đã chọn cách vẽ tranh để chống lại nỗi sợ này. Yui và Shiro đã vẽ những con quái vật vào những tờ giấy trắng với hi vọng chúng sẽ bảo vệ cô. Khi sang Mỹ, Shiro đã cố gắng học tập và thí nghiệm để tìm cách xâm nhập và thao túng Mirror World. Anh đã dùng những bức vẽ của Yui để tạo ra các Mirror Monster, và dùng chúng để dựng lên cuộc chiến giữa các Rider. Mục đích của Shiro là tìm ra mạng sống mạnh nhất cho em gái mình trước sinh nhật lần thứ 20 của Yui (TIME LIMIT). Nên điều ước mà anh đã hứa ban cho Rider chiến thắng thực chất chỉ là mồi nhử nhằm dẫn dụ họ tham gia vào cuộc chiến này và tàn sát lẫn nhau, mặc dù với quyền năng của mình trong Mirror World thì Shiro hoàn toàn thực hiện được. Bất kể ai là người chiến thắng, Shiro cũng sẽ hạ sát người đó để đoạt lấy mạng sống cho Yui.
Kagawa Hideyuki và các cộng sự của ông thông qua các nghiên cứu và tìm hiểu đã nhận ra rằng Kanzaki Yui chính là nguyên nhân sâu xa khiến Kanzaki Shiro dựng lên Rider War, và họ tin rằng giết Yui sẽ khiến cho Mirror World bị phong ấn, hoặc ít nhất là buộc Shiro phải làm như vậy.
Sau khi Yui tan biến và Akiyama Ren giành chiến thắng trong cuộc chiến Rider, tàn ảnh phản chiếu của Yui đã thuyết phục Shiro sửa chữa mọi sai lầm, và dường như chỉ thông qua sức mạnh ý chí, quá khứ của họ bằng cách nào đó đã bị thay đổi (có thể Shiro đã sử dụng tấm thẻ Time Vent), để họ vẽ ra những khung cảnh vui tươi và hạnh phúc khi còn nhỏ thay vì những con quái vật, toàn bộ các sự kiện sau đó bao gồm việc phát hiện ra sự tồn tại của Mirror World và Rider War được hoàn nguyên, để lại Mirror World với tình trạng không rõ ràng.
Bản chất thực của Mirror World là một thực tại 3 chiều dựa trên "thuyết tương đối hẹp", "trường điện từ" và "quang học", gần như toàn bộ tạo vật từ thế giới thực bị phản chiếu vào trong thực tại này, trở thành một bản thể tồn tại song song với thế giới thực gọi là Mirror World. Trong tập 39 - , Mirror World đã hiện ra như một bản sao đối xứng đảo ngược trái phải của thế giới thực, nơi đây hoàn toàn vắng bóng các sinh vật sống, và các ký tự bị đọc ngược với chiều trái phải thông thường. Mirror World có thể bị xâm nhập thông qua bất kỳ bề mặt phản chiếu ánh sáng nào, thường là những tấm gương hoặc cửa sổ kính. Những âm thanh báo động đáng lo ngại (Ominous noises) có thể được nghe thấy hoặc cảm nhận ở gần những ranh giới ngăn cách giữa Mirror World và thế giới thực. Kanzaki Shiro đã chế tạo ra các Advent Card Deck, đây là những thiết bị đặc biệt có chức năng giúp người sở hữu khởi động Rider Armor System (biến hình), cho phép họ nhìn thấy những tạo vật tồn tại trong Mirror World một cách chân thật, và tạm thời vô hiệu hóa ranh giới ngăn cách giữa Mirror World và thế giới thực mỗi khi tiến hành xâm nhập hoặc đào thoát. Nói cách khác đây là những tấm vé thông hành chỉ dành riêng cho những người sở hữu chúng. Vì thế nên theo lý thuyết, ngoài các Mirror Monsters thì chỉ có những người sở hữu Advent Card Deck mới có thể cảm nhận được những thực thể trong gương, đồng thời có thể xâm nhập và ra khỏi Mirror World. Tuy nhiên khả năng nhìn thấy những thực thể tồn tại trong Mirror World mà không cần sở hữu Advent Card Deck lại không được mô tả rõ ràng, vì các nạn nhân thường phát giác sự hiện diện của các Mirror Monster ở thế giới thực trước khi bị chúng kéo vào trong Mirror World, và các Mirror Monster có thể bị nhìn thấy khi bước ra thế giới thực. Ở phạm vi hẹp hơn, các Blank Rider (Rider chưa lập Contract với Mirror Monster) chỉ có thể rời khỏi Mirror World thông qua bề mặt phản chiếu mà họ dùng để tiến vào thế giới này. Việc xâm nhập hoặc đào thoát khỏi Mirror World có thể bị ngăn chặn bằng việc phá vỡ hoặc che phủ những bề mặt phản chiếu, dù cho chỉ dùng giấy thông thường, miễn là có thể hủy hoại hoặc ngăn bề mặt đó phản chiếu ánh sáng.
Trong series "Kamen Rider Ryuki", các sinh vật sống không thể tồn tại lâu dài trong Mirror World vì thực tại này liên tục đào thải tất cả những tạo vật không bắt nguồn từ nó. Mặc dù mọi sinh vật sống đều có thể bị kéo vào Mirror World, nhưng chỉ riêng bản thân những cá nhân sở hữu Advent Card Deck mới có thể trở về thế giới thực (như đã đề cập ở trên), và xuyên suốt tất cả các tập phim chỉ có tổng cộng 14 Rider, nói cách khác bất luận có bao nhiêu người bị kéo vào, sẽ chỉ có tối đa 14 người có thể đồng thời rời khỏi Mirror World. Vậy nên các nạn nhân thường chỉ có một trong hai kết cục hoặc là bị ăn thịt, hoặc nếu có thể thoát khỏi Mirror Monster thì cũng không thể trở lại thế giới thực và bị Mirror World đào thải dẫn đến cả linh hồn và thể xác đều bị tan biến. Cũng vì lý do này mà một số Rider (chủ yếu là Shinji, Ren và Tezuka) luôn cố gắng hết sức để cứu các nạn nhân khi họ còn đang giằng co với Mirror Monster ở thế giới thực, vì một khi bị kéo vào Mirror World thì kết cục của họ xem như đã được an bài. Ngay cả bản thân các Rider, nếu Advent Card Deck của họ không may bị vỡ thì họ sẽ phải đối diện với cái chết, có thể do Mirror Monster phản chủ như trường hợp của Sudo Masashi, hoặc là bị tan biến vì không thể ra khỏi Mirror World như trường hợp của Sano Mitsuru. Những bộ giáp của các Kamen Rider cũng chỉ có tạm thời thể trì hoãn quá trình đào thải này. Theo Zukan thì một người bình thường được trang bị Rider Armor có thể tồn tại trong Mirror World đúng 9 phút 55 giây bắt đầu tính từ thời điểm xâm nhập, khoảng thời gian này gọi là "Time Limit", và thời gian mà một người không được trang bị Rider Armor có thể tồn tại được trong Mirror World còn ngắn hơn thế rất nhiều. Time Limit này là thời gian tối đa mà Rider Armor có thể bảo vệ Rider khỏi sự đào thải của Mirror World, ý nghĩa của nó khác hoàn toàn với TIME LIMIT. Nhiều trận chiến của các Rider đã bị gián đoạn vì thời gian tồn tại của họ trong Mirror World kể từ thời điểm xâm nhập vào đã gần đạt đến Time Limit (các Rider thường nhận ra điều này khi bộ giáp của bọ bắt đầu bốc hơi) và họ buộc phải đào thoát khỏi Mirror World nhanh nhất có thể trước khi bị tan biến hoàn toàn. Đây chính là lý do vì sao các Rider chỉ có thể tồn tại một cách "an toàn tạm thời" trong Mirror World. Ở chiều hướng ngược lại, các thực thể đến từ Mirror World cũng phải chịu mối nguy hiểm tương tự khi tiếp xúc với thế giới thực, chẳng hạn các Mirror Monster sẽ bị tan biến nếu ở trong thế giới thực quá lâu, cá biệt trường hợp của Kanzaki Yui bằng một cách nào đó có thể kéo dài mạng sống đến năm 20 tuổi. Tuy nhiên phiên bản Mirror World được mô tả trong "Kamen Rider Zi-O" lại không có chi tiết "Time Limit" này. Cũng tại đó, việc tiếp xúc với Mirror World có thể thực hiện được qua việc đập vỡ những tấm gương, có lẽ tỷ lệ thành công chỉ khoảng 1/1000.
Phim và phần đặc biệt.
13 Riders.
được viết bởi Inoue Toshiki và đạo diễn bởi Tasaki Ryuta. Phần này có liệt kê đủ 13 Rider bao gồm cả Verde. Phần này được phát sóng trên TV Asahi vào ngày 19 tháng 9 năm 2002 và được phát hành dĩa DVD vào ngày 21 tháng 7 năn 2003. DVD cũng có thêm một số thông tin về các nhân vật và cuộc phỏng vấn diễn viên Arthur Kuroda và các nhân vật khác
Phần đặc biệt này là phần mở đầu thay thế cho loạt phim "Kamen Rider Ryuki". Kido Shinji, một nhà báo của Tạp chí ORE Journal, bị Dispider Monster kéo vào thế giới gương. Shinji may mắn được cứu thoát bởi Kamen Rider Ryuki (Koichi Sakakibara, do diễn viên Wada Keiichi thủ vai). Tuy nhiên, Sakakibara không thể chiến đấu được nữa. Trước khi tan biến, anh đưa cho Shinji Advent Card Deck của mình và bảo Shinji hãy trở thành Kamen Rider Ryuki thứ hai để chiến đấu với con quái vật. Shinji nhanh chóng làm quen với Kanzaki Yui và Akiyama Ren (Kamen Rider Knight) và biết được luật lệ của cuộc chiến Rider War, cũng như có các Rider khác tham gia. Thấy được sự vô nghĩa của cuộc chiến này, Shinji cố gắng ngăn chặn bằng cách thuyết phục các Rider khác tham gia với mình. Không có Rider nào chấp nhận (trừ Raia, Scissors). Các Rider bắt đầu săn đuổi Shinji và Ren. Cuối cùng, Advent Card Deck của Ryuki bị phá vỡ, Ren chết sau khi giết được Verde. Shinji nhận Advent Card Deck của Ren và trở thành Kamen Rider Knight Survive với Survive Card. Phần này có hai kết thúc được bình chọn bởi người xem qua điện thoại, đó là:
Episode Final.
là một kết thúc thay thế cho series, diễn ra sau các sự kiện trong tập 46. Trong phim, chỉ có 6 Rider còn sống trong cuộc chiến. Đó là Ryuki (Kido Shinji), Knight (Akiyama Ren), Zolda (Shuichi Kitaoka), Ouja (Asakura Takeshi), và Femme (Kirishima Miho). Kanzaki Shiro cảnh báo rằng họ phải giải quyết cuộc chiến tranh này trong vòng ba ngày. Một trong số họ phải chiến thắng để trở thành người sống sót cuối cùng. Cùng lúc đó, một Rider bí ẩn xuất hiện, chính là Kamen Rider thứ 6. Trước khi trận chiến cuối cùng diễn ra, Shinji và Ren đã khám phá được mối quan hệ giữa Kanzaki Yui và Mirror World, cũng như khám phá được sự tồn tại của một bản sao khác của Shinji trong Mirror World, Kamen Rider Ryuga
Hyper Battle: Ryuki vs Agito.
là phần Hyper Battle đặc biệt của loạt phim. Những sự kiện trong tập này diễn ra trong giấc mơ của Shinji Kido. Ở đó, anh cùng với Knight, Zolda, Ouja để chống lại bản thể hắc của Kamen Rider Agito trong gương. Shinji cũng gặp được Kamen Rider Agito, cùng nhau, họ tiêu diệt bản thể hắc của Agito trong thế giới gương
Rider Time: Kamen Rider Ryuki - Kamen Rider Zi-O Spin Off
Rider Time: Kamen Rider Ryuki (RIDER TIME 仮面ライダー龍騎 "Raida Taimu Kamen Raidā Ryūki") là phần thứ hai của Kamen Rider Zi-O Spin-off tập trung vào nhân vật Kido Shinji. Bộ phim có sự tham gia của dàn diễn viên cũ gồm: Suga Takamasa (Kido Shinji), Matsuda Satoshi (Akiyama Ren), Yuge Tomohisa (Yura Goro), Hagino Takashi (Asakura Takeshi), Takano Hassei (Tezuka Miyuki)...cùng với các diễn viên mới khác.
Cốt truyện: Một người phụ nữ đã bắt đầu lại cuộc chiến 13 Rider trong thế giới Mirror World, với điều ước khi sống sót đó là được thoát ra thế giới Mirror World, do đó khiến Kido Shinji và những người tham gia chiến tranh khác lấy lại được ký ức và khả năng biến thân của họ. Với sự xuất hiện của Another Rider Ryuki, Tokiwa Sougo (Kamen Rider Zi-O) và Myokoin Geiz (Kamen Rider Geiz) điều tra sự kiện này, tham gia vào cuộc chiến. Bộ phim được coi như bổ sung nội dung của Kamen Rider Zi-O, vừa là kết thúc cho series 16 năm về Kamen Rider Ryuki.
Video game.
Một trò chơi dựa theo loạt phim này được sản xuất vào năm 2002 bởi hãng Bandai và phát hành tại Nhật Bản cùng năm đó. Trò chơi dành cho máy PlayStation. Là một trò chơi chiến đấu cơ bản. Trong đó, người chơi sẽ chọn một trong 13 Rider với số thẻ tương ứng nhận được để chơi trò chơi. Người chơi cũng có thể làm Nhiệm vụ theo cốt truyện, hoặc đánh nhau với các Rider và các Monster khác. Bốn trong số những quái Hợp đồng (Volcancer, Metalgelas, Destwilder và Gigazelle), hai Zebraskulls (Iron và Bronze) và Megazelle cũng có thể chơi được.
Chương trình ở nước ngoài.
Vào năm 2009, hãng Saban của Mỹ đã mua bản quyền loạt phim Kamen Rider Ryuki để viết thành một cốt truyện riêng với cái tên và được trình chiếu ở các quốc gia. Ở Hàn Quốc, Kamen Rider Ryuki được biết với cái tên "Masked Rider Dragon" ( "Gamyeon Raideo Deuraegeon") và công chiếu ngày 14 tháng 2 năm 2005. Còn ở Philippines, loạt phim được chiếu dưới cái tên "Masked Rider Ryuki" trên kênh ABS-CBN 2, tiếng Mã Lai trên kênh NTV7, và bằng tiếng Indonesia trên đài Indosiar | 1 | null |
Bệnh viện Tim Tâm Đức là một bệnh viện chuyên khoa Tim mạch có trụ sở tại Khu A Phú Mỹ Hưng, đường Nguyễn Lương Bằng, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành.
Từ những năm 2000, được sự khuyến khích của lãnh đạo thành phố, Sở Y tế với mong muốn huy động các nguồn lực xã hội xây dựng thêm một bệnh viện chuyên khoa Tim mạch đồng hành và chia sẻ gánh nặng với Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời Nghị định số 73/1999/NĐCP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Thể thao có hiệu lực mà Bệnh viện Tim Tâm Đức đã được hình thành vào cuối mùa xuân năm 2004. Từ 2006 đến nay đã điều trị và khám chữa bệnh nội - ngoại trú cho hơn 1 triệu lượt bệnh nhân trong cả nước, thực hiện hơn 10 nghìn ca phẫu thuật tim các loại, đồng thời tiếp nhận hơn 5 nghìn trường hợp điều trị và phẫu thuật tim mạch từ thiện do các tổ chức và mạnh thường quân tài trợ với số tiền hơn 300 tỷ đồng.
Chương trình nhân đạo.
Quỹ Nhân đạo Tâm Đức.
Do bệnh viện thành lập, chia sẻ thêm với các nhà tài trợ 10% chi phí phẫu thuật và hỗ trợ chi phí với các bệnh nhân khó khăn khác. | 1 | null |
Bệnh viện đa khoa Bình Dân, Đà Nẵng là một bệnh viện đa khoa có trụ sở tại 376 Trần Cao Vân, chuyên mổ và điều trị bướu cổ, tai biến mạch máu não do Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thị Tư Hằng thành lập năm 1996.
Bệnh viện là bệnh viện tư nhân đầu tiên trên phạm vi cả nước và chuyên môn tốt trong việc điều trị bệnh Bướu cổ ("áp dụng đề tài "Sử dụng Prorranolon để điều trị Basedow bằng phẫu thuật tức thì"").
Lịch sử.
Tiền thân của bệnh viện là Dịch vụ Y tế Miền Trung được thành lập năm 1989 với 25 giường tại 43 Quang Trung, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ngày 14/02/1996, bệnh viện Bình Dân được thành lập tại 158 Nguyễn Thị Minh Khai (Đà Nẵng) với 50 giường nội trú và 65 cán bộ nhân viên trên cơ sở Dịch vụ Y tế Miền Trung. Năm 2005, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, bệnh viện đã xây dựng và di dời về cơ sở mới tại 376 Trần Cao Vân (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) với 100 giường bệnh và mang tên mới là Bệnh viện Đa khoa Bình Dân. Từ năm 2006, lãnh đạo bệnh viện đã thành lập pháp nhân mang tên Công ty trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện Đa khoa Bình Dân thực hiện quản lý bệnh viện theo mô hình doanh nghiệp.
Quy mô.
Bệnh viện hiện có 100 giường bệnh nội trú, 148 cán bộ nhân viên bao gồm 38 bác sĩ (với 29 bác sĩ có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, CKI – CKII), 44 điều dưỡng, 20 kỹ thuật viên, 08 nữ hộ sinh, 02 dược sĩ đại học, 04 dược sĩ trung cấp, 01 dược sĩ sơ cấp.
Thành tựu.
Giám đốc bệnh viện được chọn là doanh nhân ưu tú Top 10 Việt Nam, Bông sen vàng Á Đông, Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh...
Đóng góp xã hội.
Bệnh viện có chế độ miễn giảm viện phí cho người nghèo, đối tượng chính sách. Bệnh viện đã miễn phí hoàn toàn chi phí ca mổ với số tiền 6,6 triệu đồng khi biết được bệnh nhân có hoàn cảnh quá ngặt nghèo. Tính đến nay, bệnh viện đã miễn giảm viện phí cho người nghèo và đối tượng chính sách lên tới 7,4 tỷ đồng. Không những vậy, bệnh viện cũng là đơn vị thường xuyên có các hoạt động từ thiện, nhân đạo rất thiết thực và hiệu quả như khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 1.200 người dân Hội An, khám bệnh phát thuốc miễn phí cho hơn 2.000 người dân ở Gia Lai. Bệnh viện tổ chức các chuyến thăm, tặng 3.000 bộ quần áo và 2 tấn gạo cho trẻ em và đồng bào nghèo ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An… | 1 | null |
Bệnh viện Hoàn Mỹ là một bệnh viện đa khoa thành viên của Tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ - Hệ thống Y tế tư nhân thành lập từ 1997.
Lịch sử hình thành.
- Năm 1997, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ bắt đầu bằng việc thành lập Phòng khám Đa khoa Lý Thường Kiệt tại số 1A Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 1999, thành lập Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ đầu tiên tọa lạc tại số 124 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2002, thành lập cơ sở 2 tại số 4 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình (hiện nay là Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn).
- Năm 2011, đổi tên Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ thành Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn và dời cơ sở 1 từ 124 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh về 60-60A Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh và ổn định cho đến hôm nay. | 1 | null |
Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng là một bệnh viện chuyên khoa theo cơ chế ngoài công lập có trụ sở tại 26C Chu Văn An, Hải Châu, Đà Nẵng.
Tổng quan.
Bệnh viện Phụ nữ được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 19 tháng 5 năm 2009. Tính đến năm 2017, đây là bệnh viện duy nhất tại Việt Nam không thuộc bệnh viện công cũng không thuộc bệnh viện tư. Ban đầu, thành phố Đà Nẵng đã huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó có tài sàn công (ngân sách thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố), để thành lập một bệnh viện nhằm khám chữa bệnh cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Điều này cũng dẫn đến bất cập trong việc quản lý bệnh viện cũng như nhập nhằng mô hình công - tư.
Trong suốt 10 năm thành lập, Bệnh viện Phụ nữ hoạt động như một bệnh viện tư nhưng trực thuộc Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh. Đã từng có nhiều đề xuất về việc chuyện bệnh viện về hình thức công như cách Đà Nẵng đã làm với Bệnh viện Ung Bướu vào năm 2015, nhưng Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh không đồng ý vì cho rằng nếu chuyển sang hình thức công thì khó có thể huy động nguồn tài trợ từ tư nhân để hỗ trợ chi phí cho bệnh nhân khó khăn như trước.
Tháng 12 năm 2017, Bệnh viện Phụ nữ đã tiến hành lắp đặt hệ thống quét khối 3D nhũ tự động (ABVS) tích hợp siêu âm đàn hồi mô định lượng ARFI của Siemens Healthineers nhằm phát hiện sớm ung thư vú ở phụ nữ. Đây là hệ thống thứ 2 ở Việt Nam cũng như đầu tiên tại miền Trung ở thời điểm bấy giờ.
Tháng 11 năm 2019, xuất hiện sự cố tai biến sản khoa khiến 2 sản phụ tử vong, nghi ngờ có liên quan đến thuốc gây tê của bệnh viện đã khiến phòng mổ của Bệnh viện Phụ nữ bị tạm niêm phong. Sau khi điều tra, việc 2 ca tử vong được kết luận do sốc phản vệ và ngộ độc thuốc tê. Sau sự cố liên quan đến tai biến sản khoa này, việc chuyển đổi mô hình của Bệnh viện Phụ nữ sang hẳn bệnh viện công đã được nhiều người đặc biệt quan tâm.
Đầu năm 2021, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã bàn giao nguyên trạng bệnh viện cho Sở Y tế quản lý. Đến ngày 19 tháng 3, bệnh viện chính thức dừng tiếp nhận bệnh nhân để chuyển đổi mô hình hoạt động, sát nhập trở thành cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, chuyên khoa Sản, Nhi. Đến ngày 15 tháng 6, cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ sản Nhi chính thức được khai trương và đi vào hoạt động. | 1 | null |
Chạy trốn (được trình bày như ...chạy trốn) là album phòng thu đầu tay của ca sĩ Tùng Dương. Album được ra mắt vào tháng 7 năm 2004. Đây là sự hợp tác giữa Tùng Dương và nhạc sĩ Lê Minh Sơn – người vừa sáng tác toàn bộ 7 ca khúc, vừa là người biên tập và sản xuất của album. Hầu hết các ca khúc có trong "Chạy trốn" là những bài hát mà Tùng Dương đã thể hiện vô cùng thành công trong cuộc thi "Sao Mai điểm hẹn" mùa đầu tiên (2004) mà ở đó anh đã giành giải Nhất từ Hội đồng nghệ thuật. Thành công của "Chạy trốn" đã đưa tên tuổi của Tùng Dương tới người hâm mộ, hứa hẹn một trong những ca sĩ xuất sắc nhất của làng nhạc nhẹ Việt Nam.
Với "Chạy trốn", Tùng Dương được đề cử giải "Album của năm" và góp phần giúp anh vinh dự được trao giải "Ca sĩ của năm" tại Giải "tiền Cống hiến" (2004). Album cũng là một phần trong liveshow "Tùng Dương – Thập kỷ hoan ca" tổ chức ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2015 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, kỷ niệm 10 năm sự nghiệp của ca sĩ Tùng Dương.
Hoàn cảnh ra đời.
Trước "Sao Mai điểm hẹn 2004", Tùng Dương là một ca sĩ trẻ theo học tại Nhạc viện Hà Nội dưới sự dẫn dắt của Nghệ sĩ Nhân dân Quang Thọ. Anh có được một số giải thưởng cao, như giải ba cuộc thi "Giọng hát trẻ Hà Nội" vào năm 1999, giải ba năm 2001 và giải nhất cuộc thi "Giọng hát hay Hà Nội" năm 2003
Với một format được pha trộn giữa ta và tây, "Sao Mai điểm hẹn" là một làn gió mới, phóng khoáng và tươi trẻ thổi vào các cuộc thi, liên hoan tiếng hát truyền hình. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử các cuộc thi ca hát, khán giả được quyền lựa chọn tài năng cho mình thay vì chỉ có một vài ban giám khảo nào đó. Xuyên suốt cuộc thi, Tùng Dương và Kasim Hoàng Vũ chính là 2 thí sinh được chú ý nhất. Nếu như Kasim có được giải Nhất từ khán giả bình chọn thì Tùng Dương có được 2 giải thưởng khác: 1 là giải khán giả bình chọn qua báo Vietnamnet và 2 đó là giải thưởng quan trọng nhất – giải Ca sĩ xuất sắc nhất từ Hội đồng nghệ thuật của chương trình, kèm với đó là phần thưởng một khóa đào tạo ngắn hạn về nghệ thuật trình diễn tại nước ngoài.
Tại "Sao Mai điểm hẹn 2004", Tùng Dương trình bày tổng cộng 10 ca khúc và 8 trong số đó là những ca khúc sáng tác bởi Lê Minh Sơn – một nhân vật thực sự "vô danh" trong làng nhạc sĩ trước khi chương trình được thực hiện (2 ca khúc còn lại là "Đen và trắng" và "Quê nhà" đều sáng tác bởi Trần Tiến). "Ôi quê tôi" chính là ca khúc tiêu biểu của Tùng Dương khi anh trình bày nó vô cùng thành công tại cả đêm thi đầu tiên lẫn đêm thi chung kết. Với chiến thắng thuyết phục tại "Sao Mai điểm hẹn", Tùng Dương và Lê Minh Sơn gần như phải thực hiện album, một cách thương mại, nhằm phục vụ nhu cầu của khán giả, cũng như đưa tên tuổi mình ra mắt công chúng. Tuy nhiên, không phải toàn bộ 8 ca khúc trên đều được Tùng Dương đưa vào album đầu tay: 2 ca khúc "Guitar cho ta" và "Hồng môi" bị loại bỏ, thay vào đó anh bổ sung một ca khúc mới làm tiêu đề cho album, "Chạy trốn".
Ca sĩ trẻ nhớ lại: ""Nhạc sĩ Lê Minh Sơn từng nói với Tùng Dương rằng: "Một mảng trong sáng tác của anh, Ngọc Khuê thể hiện rất thành công. Anh rất muốn tìm một giọng nam để thể hiện tình cảm của mình về những ca khúc. Anh đã chọn Dương và tin em sẽ làm được điều đó...""" Khao khát thể hiện jazz, một thể loại nhạc không phổ biến tại Việt Nam (không nằm trong hạng mục thi của "Sao Mai điểm hẹn"), Tùng Dương quyết tâm mang âm nhạc này vào album đầu tay với những ấp ủ "có một chút riêng gì đấy của âm nhạc dân gian Việt Nam".
Một nửa số ca khúc được ban nhạc Làn sóng xanh phối khí, còn lại do nhạc sĩ trẻ Trần Mạnh Hùng – giảng viên Nhạc viện Quốc gia phụ trách. Lê Minh Sơn trực tiếp góp mặt và chỉ đạo việc thể hiện các ca khúc. Rất nhiều ca khúc phải thu âm lại nhiều lần do chúng đều đòi hỏi kỹ thuật cao, cùng với đó là những yêu cầu từ chính nhạc sĩ. Tùng Dương nói: "Đôi lúc cũng thấy mệt, nhưng thú thật Dương chưa bao giờ có cảm giác chán nản. Bởi Dương nghĩ CD đầu tiên càng làm kỹ bao nhiều thì càng tốt bấy nhiêu và công chúng chắc cũng đón nhận nhiệt tình."
Phát hành và đón nhận của công chúng.
Báo "Thể thao & Văn hóa" nói về album là "tập hợp những bản tình ca day dứt và thiêu đốt". Báo "Dân trí" nói về album là một sự "dung dị", khác hẳn với những album sau này của Tùng Dương.
Sau "Chạy trốn", Tùng Dương bắt đầu một sự nghiệp vô cùng thành công. Tuy nhiên, anh cũng tuyên bố đây lần cuối cùng album của anh có nhạc của Lê Minh Sơn, song điều đó không có nghĩa là anh sẽ không tham gia vào các dự án của nhạc sĩ này (như album "Một khúc sông Hồng", năm 2005). "Tôi có một lời nói, đó là tôi tạm ngưng hát những bài của anh Sơn một thời gian chứ không phải không hát. Có những thông tin xung quanh chuyện đó, nhưng mọi người ở ngoài không hiểu, quan hệ của tôi và anh Lê Minh Sơn vẫn rất tốt, không có chuyện gì ồn ào", anh nói.
Tại Giải "tiền Cống hiến" (2004), dù không thể đạt được giải "Album của năm" song Tùng Dương cũng vượt qua diva Thanh Lam cùng 2 ca sĩ trẻ là Mỹ Tâm và Kasim Hoàng Vũ để được vinh dự trao giải "Ca sĩ của năm". Album cũng góp phần giúp Lê Minh Sơn giành "Nhạc sĩ của năm" tại lễ trao giải này. Sau đó, "Chạy trốn" giành Giải Mai vàng 2006 cho album xuất sắc nhất của năm. | 1 | null |
Ölüdeniz là một thị trấn thuộc huyện Fethiye, tỉnh Muğla, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2011 là 4.595 người.
Bãi biển ở đây là một khu nghỉ mát, trên bờ biển phía tây nam Turquoise Thổ Nhĩ Kỳ, tại điểm kết nối của Aegea và Địa Trung Hải. Nó nằm 14 km (9 dặm) về phía nam của Fethiye, gần Núi Babadağ. | 1 | null |
Çöğürlü là một xã thuộc thành phố Muş, tỉnh Muş, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2011 là 1.868 người.
Tên cũ của làng là Arinc hoặc Arinch được đổi thành Cogurlu vào thế kỷ 19.
Vào cuối thế kỷ 19, người Chechens đã bắt đầu di cư từ vùng Kavkaz đến miền đông Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1902, ước tính có 1300 người Armenia sống trong hoặc xung quanh làng. Năm 1914, nhà thờ Armenia ước tính chỉ có 613 người Armenia trong hoặc xung quanh làng. Ngôi làng đã bị hủy bỏ vào năm 1914.
Năm 2007 dân số là 2567.
Ngày nay nền kinh tế của một ngôi làng phụ thuộc vào nông nghiệp và chăn nuôi. Có một trường tiểu học trong làng có nước uống và mạng lưới cống, điện và cố định điện thoại. | 1 | null |
Tepeköy là một xã thuộc huyện Saraydüzü, tỉnh Sinop, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2011 là 263 người.
Lịch sử.
Được ra đời vào năm 1925, trước đây nó là một phần của quận Boyabat. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1990, xã trở thành một phần của quận Saraydüzü
Ngôi làng cách trung tâm thành phố Sinop 117 km và cách trung tâm thị trấn Saraydüzü 1 km | 1 | null |
Herekli là một xã thuộc thành phố Sivas, tỉnh Sivas, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2021 là 85 người.
Lịch sử.
Làng Herekli là một làng của bộ tộc ilbeyli;
Tổ tiên của người Thổ Nhĩ Kỳ Sakar được gọi là Ilbegi. Ilbegis, một bộ tộc Turkmen độc lập, đã tham gia vào nông nghiệp, chăn nuôi và săn bắn.
Vì kỹ năng của họ, họ được đặt cho biệt danh ALGIR, có nghĩa là "khéo léo và thành công" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Turkmen, và họ bắt đầu được gọi là "Alger Ilbegis". Thành phần của almar İlbegi được phát âm là Alkırevli và cuối cùng là Alkırevli theo thời gian và trở thành tên của một trong hai mươi bốn bộ lạc Oghuz. Nguồn gốc đã biết của cộng đồng này, mà ngày nay tự cho là hậu duệ của Elbeyli và sống chủ yếu ở trung tâm thành phố Sivas và 42 ngôi làng ở phía tây nam của thành phố, là họ đến từ phía nam, từ vùng Aleppo. Mặc dù thông tin này là chính xác, nhưng câu hỏi về quê hương của họ trước khi có Aleppo vẫn luôn hiện hữu trong đầu. Với những nghiên cứu gần đây, những vấn đề này gần như đã được làm sáng tỏ. Công trình toàn diện của Ağacan Beyoğlu, cũng như các nghiên cứu văn hóa sau khi nước Nga Xô Viết sụp đổ, đã tiết lộ rằng quê hương của Elbeylis chính là địa lý của Turkmenistan ngày nay. Rõ ràng là tổ tiên của họ đã tạo nên Gia tộc Alkırevli trong số 24 Gia tộc Oghuz.
Văn hóa.
Các truyền thống và phong tục của bộ tộc Oghuz (Turkmen) Avşar được tồn tại. Đây là những gì chúng tôi có thể ghi lại về truyền thống của ngôi làng: Có một tandoori trong các ngôi nhà, và bánh lavash và tandoori rất ngon. Ngoài các loại bánh mì được lên men và làm trong tandoor, nó còn được làm bằng các loại bánh mì mỏng dính trên tóc. Làng có nhiều sản phẩm phong phú như bơ, trứng, sữa, sữa chua, kem và pho mát; Đặc biệt chú ý đến các món ngon như bánh nướng khô, burma khăn xếp và bánh baklava, được cán mỏng và làm bằng bơ và nấu trong lò nướng. Thịt viên nhồi khoai tây và thịt băm, thịt viên ngon ngọt làm từ thịt bò xay với bulgur, thịt viên sữa chua, hingel (giống ravioli), cũng như bánh ngọt nước, hingel với sữa chua, súp đậu lăng makarlama (mì nhà), thịt quay, tương cà chua và súp với ớt cay. Các loại bánh ngọt như bột hoa râm, mì trứng, bánh ngọt phyllo được làm và nhiều loại bột và món ăn bulgur được làm. Thịt quay mùa đông và thịt khô được chuẩn bị, và đặc biệt chú ý đến các chế biến của dưa muối, được ưa thích với nhiều tỏi trắng. Mặc dù nó được làm trong các loại dưa chua khác như dưa chua lê, nhưng nó là một món dưa chua phải có. Ngoài các món ăn như gelecoş và keskek, các món ăn truyền thống như vắc xin barberry, một loại trái cây dại, và vắc xin kikimak cũng được phục vụ. Các món ăn sáng như vắc xin thô làm từ kem, kaygana và omaç được chuẩn bị. Anh ấy đứng dậy từ bến tàu, là Abbas Pasha, Có một màu đỏ, một boran, một ngọn núi trước mặt bạn. Elbeyli quý ông, ngựa không dắt. Có một chỗ ở phía trước, bạn lật nó ra và đặt nó vào. Dadaloğlu nói, nếu anh ấy đi ngang qua, Nếu bạn mở đường từ Elbeyli Turk, Nếu Murat vinh quang đang chảy phân tán bọt, Giống như Seyit Battal, anh ấy có một chuyện riêng tư trước mặt.
Dadaloglu | 1 | null |
Şahbey là một xã thuộc thành phố Sivas, tỉnh Sivas, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2011 là 47 người.
Các thành phố, thị trấn và địa điểm gần Şahbey bao gồm Tepeonu, Memedik, Seyfik và Yassıcabel. Các thành phố lớn gần nhất bao gồm Sivas, Kayseri, Malatya và Samsu. | 1 | null |
Trong hình học Riemann, đường trắc địa (hay cung trắc địa) là một đường cong có độ cong trắc địa bằng không tại mọi điểm, và cũng là đường có độ dài cực trị trong các đường nối hai điểm trên một đa tạp Riemann.
Đường trắc địa trên mặt cầu là các (đoạn của) vòng tròn lớn, trên mặt trụ tròn xoay là các (đoạn của) đường xoắn ốc, trên mặt phẳng là các đoạn/đường thẳng.
Đường trắc địa a-phin.
Xét một đa tạp trơn "M" với một liên kết a-phin ∇. Một đường trắc địa a-phin (đối với liên kết ∇) được định nghĩa là một đường cong γ("t") sao cho formula_1.
Sử dụng một hệ tọa độ địa phương, ta có thể viết phương trình trắc địa
với formula_3 và formula_4là các kí hiệu Christoffel của liên kết ∇.
Đường trắc địa giống như là quĩ đạo của một hạt chuyển động tự do trên đa tạp.
Trong trường hợp liên kết Levi-Civita, ta thu được đường trắc địa theo nghĩa Riemann.
Đường dòng trắc địa.
Xét đa tạp "M" được trang bị một liên kết a-phin. Đường dòng trắc địa ("geodesic flow") của đa tạp "M" là một R-tác động địa phương trên phân thớ tiếp xúc "TM" sao cho
với "t" ∈ R, "V" ∈ "TM" và formula_6 là đường trắc địa (cục bộ) với điều kiện ban đầu formula_7. Nói riêng, "formula_8"("V") = exp("tV") là ánh xạ mũ của véc-tơ "tV". Hình chiếu của một đường dòng trắc địa lên "M" là một đường trắc địa trên "M".
Trên một đa tạp Riemann, đường dòng trắc địa được đồng nhất với đường dòng Hamilton trên phân thớ đối tiếp xúc. Đường dòng trắc địa bảo toàn metric, tức là
Hệ quả là, nếu "V" là véc-tơ đơn vị, formula_6 có tốc độ không đổi bằng "1", do đó đường dòng trắc địa luôn nằm trong phân thớ tiếp xúc đơn vị.
Đường dòng trắc địa cũng là đường dòng của một trường véc-tơ trên đa tạp "TM". Trường véc-tơ ấy được gọi là tia trắc địa ("geodesic spray"). Ta cũng có một chùm trắc địa trên phân thớ tiếp xúc đơn vị "S(TM)". | 1 | null |
USS "Roanoke" (CL-145) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp "Worcester" của Hải quân Hoa Kỳ, mà hầu hết bị hủy bỏ do Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, và là một trong những tàu tuần dương toàn súng lớn cuối cùng của Hải quân Mỹ. Mặc dù là tàu tuần dương hạng nhẹ về phương diện kỹ thuật do được trang bị pháo , trong thực tế nó là một trong những tàu tuần dương lớn nhất từng được chế tạo. Kết hợp độ cơ động của tàu khu trục với kích cỡ tàu tuần dương cùng dàn pháo chính không chỉ đối đầu hiệu quả với mục tiêu mặt biển mà với cả máy bay, "Roanoke" bao gồm nhiều bài học có được trong cuộc chiến tranh.
Thiết kế và chế tạo.
"Roanoke" được đặt lườn vào ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 16 tháng 6 năm 1947, được đỡ đầu bởi Cô Julia Ann Henebry; và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân Bernard R. Cadden.
Lịch sử hoạt động.
Sau đợt chạy thử máy tại khu vực biển Caribe, chiếc tàu tuần dương mới tiến hành các cuộc cơ động hạm đội tại Đại Tây Dương như một đơn vị của Lực lượng Thiết giáp-Tuần dương, và vào ngày 6 tháng 1 năm 1950 đã lên đường gia nhập Đệ Lục hạm đội tại Địa Trung Hải trong đợt bố trí dài ngày đầu tiên của nó. Quay trở về Hoa Kỳ vào tháng 5, nó bắt đầu luân phiên các đợt bố trí cùng Đệ Lục hạm đội với những hoạt động dọc bờ Tây Đại Tây Dương cho đến mùa Hè năm 1952, khi nó thực hiện một chuyến đi huấn luyện học viên sĩ quan đến Châu Âu và vùng biển Caribe. Tiếp tục phục vụ cùng Lực lượng Thiết giáp-Tuần dương của Hạm đội Đại Tây Dương cho đến mùa Thu năm 1955, "Roanoke" hoàn tất lượt bố trí thứ sáu tại Địa Trung Hải vào tháng 5, rồi chuẩn bị để được chuyển sang Hạm đội Thái Bình Dương.
Vào ngày 22 tháng 9 năm 1955, khởi hành từ Norfolk, Virginia, băng qua kênh đào Panama để đi sang vùng bờ Tây Hoa Kỳ. Đặt cảng nhà mới tại Long Beach, California, nó thực hiện chín lượt huấn luyện quân nhân Hải quân dự bị, cùng thực hiện hai chuyến đi đến khu vực Tây Thái Bình Dương từ tháng 5 năm đến tháng 12 năm 1956 và từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1958; trước khi được cho ngừng hoạt động vào ngày 31 tháng 10 năm 1958. Được đưa về lực lượng dự bị, nó bị bỏ không và neo đậu tại Mare Island cho đến khi được bán cho hãng Levin Metals Corporation tại San Jose, California vào ngày 22 tháng 2 năm 1972 để tháo dỡ.
Tham khảo.
Thư mục.
Bài này có các trích dẫn từ nguồn Dictionary of American Naval Fighting Ships thuộc phạm vi công cộng. | 1 | null |
USS "Worcester" (CL-144), tên được đặt theo thành phố Worcester thuộc tiểu bang Massachusetts, là chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ mang tên nó của Hải quân Hoa Kỳ, mà hầu hết bị hủy bỏ do Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, và là một trong những tàu tuần dương toàn súng lớn cuối cùng của Hải quân Mỹ. Mặc dù là tàu tuần dương hạng nhẹ về phương diện kỹ thuật do được trang bị pháo , trong thực tế nó là một trong những tàu tuần dương lớn nhất từng được chế tạo. Kết hợp độ cơ động của tàu khu trục với kích cỡ tàu tuần dương cùng dàn pháo chính không chỉ đối đầu hiệu quả với mục tiêu mặt biển mà với cả máy bay, "Worcester" bao gồm nhiều bài học có được trong cuộc chiến tranh.
Thiết kế và chế tạo.
"Worcester" được đặt lườn vào ngày 29 tháng 1 năm 1945 tại xưởng tàu của hãng New York Shipbuilding Corporation ở Camden, New Jersey. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 2 năm 1947, được đỡ đầu bởi Cô Gloria Ann Sullivan, con gái Thị trưởng thành phố Worcester F. G. Sullivan, và được đưa ra hoạt động tại Xưởng hải quân Philadelphia vào ngày 26 tháng 6 năm 1948 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại tá Hải quân T. B. Dugan.
Lịch sử hoạt động.
1949-1950.
Được phân về Đội Tuần dương 10, "Worcester" trải qua năm phục vụ đầu tiên tiến hành các hoạt động trang bị, chạy thử máy và huấn luyện dọc theo bờ biển phía Đông Hoa Kỳ. Vào mùa Hè năm 1949 nó tham gia cuộc thực tập huấn luyện quy mô lớn đầu tiên tại vịnh Guatánamo, Cuba và viếng thăm Kingston, Jamaica. Vào cuối mùa Hè, nó lên đường đi sang Địa Trung Hải, rời Newport, Rhode Island ngày 6 tháng 9 năm 1949 và đi đến Gibraltar 10 ngày sau đó. Chiếc tàu tuần dương được bố trí lượt hoạt động đầu tiên cùng Đệ Lục hạm đội trong những tháng tiếp theo, tham gia các cuộc thực tập và cơ động cùng lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh, bao gồm tàu sân bay "Leyte" và tàu tuần dương hạng nặng "Des Moines"; đồng thời đã viếng thăm Malta; Bizerte, Tunisia; Golfe-Juan, Pháp; Argostoli và vịnh Phaleron, Hy Lạp; Iskenderum, Thổ Nhĩ Kỳ; Trieste và Venice, Ý và Gibraltar. Nó quay trở về Norfolk vào ngày 10 tháng 12.
"Worcester" hoạt động ngoài khơi bờ Đông trải từ Newport đến Norfolk, Virginia, về phía Nam cho đến Puerto Rico, và từng ghé thăm Philadelphia, trước khi nó bắt đầu lượt bố trí hoạt động thứ hai cùng Đệ Lục hạm đội vào mùa Xuân năm 1950. Nó rời Norfolk vào ngày 3 tháng 5, đi đến Lisbon, Bồ Đào Nha vào ngày 13 tháng 5, và tiến vào Địa Trung Hải không lâu sau đó. Giữa các đợt huấn luyện và tập trên, con tàu đã ghé thăm Augusta, Sicilia; Bizerte; Genoa và La Spezia, Ý; và Golfe Juan tại bờ biển phía Nam nước Pháp, trước khi đi vào vịnh Phaleron vào ngày 20 tháng 7. Tuy nhiên nó chỉ ở lại đây một tuần trước khi được lệnh lên đường đi sang Viễn Đông. Trong khi chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ và các tàu tháp tùng hoạt động tại Địa Trung Hải, chiến tranh đã nổ ra tại Triều Tiên vào ngày 25 tháng 6. Vì vậy, "Worcester" khởi hành từ vịnh Phaleron vào ngày 27 tháng 7 cùng với Đội Khu trục 21, bao gồm các tàu khu trục hộ tống "Fred T. Berry", "Keppler", "Norris" và "McCaffrey". Đi đến Port Said thuộc Ai Cập sáng ngày 29 tháng 7, nó đi qua kênh đào Suez xế chiều hôm đó.
Đến Colombo thuộc Sri Lanka, "Worcester" và các tàu hộ tống tạm dừng từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 8 để tiếp tế và tiếp nhiên liệu trước khi tiếp tục di chuyển hướng đến eo biển Malacca. Chúng tiếp tục đi băng qua eo biển Bashi để hướng đến vịnh Buckner, Okinawa, đến nơi vào ngày 19 tháng 8. Trên đường đi, các tàu chiến Mỹ đã chuyển hướng ngang qua Bashi sẵn sàng đánh trả mọi ý định xâm chiếm Đài Loan của lực lượng cộng sản Trung Quốc. Sau khi được tiếp nhiên liệu từ tàu chở dầu "Navasota", "Worcester" rời vịnh Buckner vào ngày 20 tháng 8 năm 1950 hướng đến Keelung, Đài Loan để gia nhập lực lượng Tuần tra Đài Loan.
Gia nhập đơn vị này vào ngày 21 tháng 8, chiếc tàu tuần dương tiếp tục neo đậu tại Keelung từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 8 trước khi lên đường vào ngày 27 tháng 8 sử dụng khả năng phòng không mạnh mẽ của nó hộ tống cho Lực lượng Đặc nhiệm 77, một đơn vị đặc nhiệm tàu sân bay nhanh bao gồm các tàu sân bay "Philippine Sea" và "Valley Forge", để hoạt động trong vùng biển Hoàng Hải dọc bờ biển Triều Tiên.
Chiến tranh Triều Tiên.
Sang ngày hôm sau 28 tháng 8, "Worcester" cùng với tàu khu trục hộ tống "Norris" gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 77, và đã đi sang vùng biển Hoàng Hải để tấn công các vị trí đối phương tại khu vực Trung tâm và Tây Nam Triều Tiên. Trong những ngày tiếp theo, các tàu sân bay tung ra các phi vụ không kích xuống các mục tiêu Bắc Triều Tiên, trong khi "Worcester" và các tàu hộ tống khác bảo vệ cho chúng khỏi mọi nguy cơ từ phía không quân đối phương. Máy bay trực thăng của nó cũng làm nhiệm vụ canh phòng máy bay, tìm kiếm và giải cứu những phi công bị bắn rơi ở vùng biển lân cận.
Vào ngày 4 tháng 9, radar của "Worcester" bắt được mục mục tiêu không xác định lúc 13 giờ 31 phút; bốn máy bay tiêm kích F4U Corsair làm nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trên không (CAP) cất cánh từ "Valley Forge" nhanh chóng xác định đối thủ là một máy bay ném bom hai động cơ có mũi nhọn và kiểu cánh hải âu ngược, mang phù hiệu ngôi sao đỏ. Đến 13 giờ 45 phút, những chiếc F4U được tàu khu trục dẫn đường đã bắn rơi máy bay đối phương ở vị trí cách con tàu . Sang ngày hôm sau, "Worcester" bước vào báo động trực chiến lúc 11 giờ 08 phút, tăng vận tốc lên để cơ động né tránh sau khi radar bắt được tín hiệu một máy bay không rõ nhận dạng tiếp cận từ phía Đông. Ba phút sau, chiếc tàu tuần dương bắn ba phát đạn pháo 6-inch về phía kẻ xâm nhập để cảnh cáo. Mục tiêu hóa ra lại là một tàu bay Anh Short Sunderland đang trong một chuyến tuần tra. Con tàu xuống cấp báo động lúc 21 giờ 43 phút và quay lại đội hình của Lực lượng Đặc nhiệm 77. Sang ngày hôm sau 6 tháng 9, nó tạm thời cho chuyển máy bay trực thăng của mình sang tàu sân bay "Philippine Sea", tạo khoảng trống trên sàn tàu để thực hành tác xạ phòng; rồi nhận lại máy bay của mình và đổi hướng đến Sasebo, Nhật Bản để tiếp nhiên liệu, đạn dược và tiếp liệu.
"Worcester" ở lại Sasebo từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 9, rồi khởi hành lúc 05 giờ 32 phút ngày 11 tháng 9, gia nhập trở lại Lực lượng Đặc nhiệm 77. Nó hướng đến khu vực Hoàng Hải để hỗ trợ cho cuộc đổ bộ quy mô lớn của lực lượng Liên Hợp Quốc lên khu vực Inchon và Seoul tại Triều Tiên. Theo sáng kiến của tướng Douglas MacArthur, đây là cuộc phản công mang tính chiến lược, bọc sườn sâu vào phía sau phòng tuyến lực lượng Bắc Triều Tiên và mang lại kết quả rõ rệt.
"Worcester" hộ tống cho lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh khi máy bay của họ ném bom xuống các mục tiêu Bắc Triều Tiên trên bờ, cho đến khi nó được cho tách ra vào ngày 20 tháng 9 để làm nhiệm vụ bắn phá bờ biển trong thành phần Đội đặc nhiệm 95.2 tại khu vực phụ cận Pohang Dong. Đi đến mục tiêu ngang qua các eo biển về phía Bắc đảo Jeju và về phía Tây đảo Tsushima, nó gặp gỡ tàu tuần dương hạng nặng ở vị trí ngoài khơi bờ biển Triều Tiên, cách Pohang Dong về phía Bắc.
Trong những ngày tiếp theo, "Worcester" cùng Đội đặc nhiệm 95.2 tuần tra ngoài khơi bờ biển. Nó thay phiên cho "Helena" trong vai trò hỗ trợ hỏa lực lúc 06 giờ 00 ngày 24 tháng 9 để chiếc tàu tuần dương hạng nặng quay trở lại Sasebo, Nhật Bản. Trong khi máy bay trực thăng của nó hoạt động tuần tra chống tàu ngầm, nó bắn hải pháo hỗ trợ lúc 08 giờ 05 phút xuống chín vị trí tập trung quân Bắc Triều Tiên. Suốt ngày hôm đó, con tàu bắn hải pháo hỗ trợ theo yêu cầu của nhân sự Đội Cố vấn Quân sự Triều Tiên (KMAG) trên bờ trước khi được tàu khu trục thay phiên. Nó sau đó tuần tra cùng với tàu khu trục ngoài khơi khu vực hỗ trợ hỏa lực vào ban đêm.
"Worcester" quay trở lại gần bờ vào ngày hôm sau, tiếp nối nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực, gây sức ép lên lực lượng đối phương vốn đạng chịu đựng thất bại và đang phải rút lui. Trong suốt ngày 25 tháng 9, nó tiếp tục bắn hải pháo theo yêu cầu của đội KMAG hỗ trợ cho lực lượng Liên Hợp Quốc; rồi trong đêm 25-26 tháng 9 đã tuần tra cách ngoài khơi bờ biển ở khu vực giữa Yonghae và Utchin. Việc lực lượng Liên Hợp Quốc tiến quân nhanh chóng trong ngày 26 tháng 9 đòi hỏi sợ hỗ trợ hỏa lực của "Worcester"; nhưng chiếc tàu tuần dương nhận được tin tức "Brush" trúng một quả thủy lôi tại khu vực Tanchon lúc 12 giờ 20 phút. Chuyển giao lại cho "Samuel N. Moore" nhiệm vụ bắn hải pháo hỗ trợ tại khu vực, "Worcester" di chuyển với tốc độ để đi đến trợ giúp cho "Brush".
"Worcester" tìm thấy "Brush" trong tình trạng đang bị chìm phần mũi và nghiêng 3 độ sang mạn trái, và chịu đựng tổn thất năm người tử trận và 30 người bị thương. Đến 01 giờ 01 phút ngày 27 tháng 9, chiếc tàu tuần dương đón lên tàu những trường hợp bị thương nặng, sau đó là 15 cáng tải thương lúc 02 giờ 28 phút, tất cả thương binh đều bị bỏng nặng, rồi đổi hướng để đi Nhật Bản. Trong ngày hôm đó nó còn đón lên tàu thêm năm thương binh trên cáng, sáu thương binh phải đoạn chi và xác một người tử trận. Cùng lúc đó, hai nhân viên y tế được phái sang "Brush" để chăm sóc những người bị thương đã quay trở về tàu.
"Worcester" sau đó cùng với và hộ tống cho "Brush" bị hư hại rút lui trở về Sasebo, về đến cảng vào xế chiều ngày 29 tháng 9. Tuy nhiên chiếc tàu khu trục không ở lại lâu trong cảng, khi nó lại khởi hành vào ngày 30 tháng 9 để quay trở lại vùng biển Triều Tiên. Đến 06 giờ 00 ngày 1 tháng 10, nó gia nhập lực lượng phong tỏa ngoài khơi bờ biển phía Đông của bán đảo, về phía Nam vĩ tuyến 41, sẵn sàng hỗ trợ hải pháo cho lực lượng Liên Hợp Quốc trên bộ. Trong lúc nó tuần tra dọc bờ biển, máy bay trực thăng của nó cũng được huy động vào việc tuần tra chống tàu ngầm và thủy lôi; thỉnh thoảng các tàu khu trục hộ tống lại phát hiện và phá hủy những quả thủy lôi trôi nổi trên mặt biển.
"Worcester" đã phục vụ như soái hạm của Đội đặc nhiệm 95.2 dưới quyền Chuẩn đô đốc Charles Clifford Hartman, cho đến khi nó quay trở lại Sasebo vào ngày 8 tháng 10 để tiếp nhiên liệu và đạn dược; Chuẩn đô đốc Hartman cũng rời tàu tại đây. Tuy nhiên chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ lại tiếp tục đảm nhiệm vai trò soái hạm một ngày sau đó, khi nó đón lên tàu Chuẩn đô đốc Allan Edward Smith, Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 95, cùng ban tham mưu của ông. Con tàu khởi hành lúc 12 giờ 48 phút ngày 10 tháng 10 để quay trở lại khu vực chiến sự ngoài khơi bờ biển Triều Tiên, lần này là nhằm bảo vệ cho các hoạt động quét mìn ngoài khơi cảng Wonsan đồng thời hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của Sư đoàn 3 Bộ binh Hàn Quốc.
Sáng sớm ngày 11 tháng 10, chiến dịch mang tính quốc tế thực sự, khi các tàu khu trục Anh , tàu khu trục Australia và tàu khu trục Canada tham gia thành phần đội của "Worcester", vốn trước đó đã bao gồm tàu tuần dương hạng nhẹ Anh và tàu tuần dương hạng nặng "Helena"; chưa kể đến các tàu chiến , và của Hoa Kỳ. Sang ngày hôm sau 12 tháng 10, thiết giáp hạm lại gia nhập thành phần của đội, bổ sung những khẩu pháo hạng nặng vào thành phần hỏa lực.
Trong khi máy bay trực thăng của "Missouri" trinh sát dọc theo tuyến di chuyển để dò tìm thủy lôi đối phương, lực lượng Liên Hợp Quốc sắp xếp lại đội hình tác chiến. Lúc 11 giờ 50 phút, một phát đạn pháo bắn từ một khẩu đội pháo bờ biển đối phương đã rơi cách hải đội , giống như một tín hiệu mở màn. Chiếc tàu tuần dương kéo lá cờ xanh trắng của Liên Hợp Quốc lên cột ăn-ten trước và bắt đầu khai hỏa đúng giữa trưa ngày 12 tháng 10. Trong gần 90 phút tiếp theo, đạn pháo của nó dội xuống các xưởng luyện thép và hầm đường sắt tại khu vực Wonsan. Sang ngày hôm sau, mục tiêu bắn phá của con tàu mở rộng sang những ga đầu mối đường sắt lân cận.
"Worcester" quay trở về Sasebo, rồi quay trở lại khu vực Wonsan một thời gian ngắn để chuyển thư tín, nhân sự và máy bay trực thăng của nó cho tàu tuần dương "Rochester" vào ngày 21 tháng 10. Nó cùng tàu tuần dương "Helena" rời khu vực Wonsan vào lúc 17 giờ 23 phút, được các tàu khu trục và hộ tống, và có tàu khu trục gia nhập ít lâu sau đó. "Worcester" tách khỏi hải đội và được "Collett" hộ tống để quay trở về Sasebo, nơi Chuẩn đô đốc Smith rời tàu và chuyển cờ hiệu Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 95 của mình sang tàu tiếp liệu khu trục .
Hoàn tất việc chuyển giao nhân sự, phụ tùng và thiết bị máy bay trực thăng cho Căn cứ Sasebo, "Worcester" lên đường lúc 17 giờ 01 phút ngày 23 tháng 10 để đi sang Yokosuka, đến nơi vào 08 giờ 23 phút ngày 25 tháng 10. Chiếc tàu tuần dương cho thủy thủ nghỉ phép, bảo trì hai nồi hơi và tiếp nhận hàng tiếp liệu trước khi khởi hành vào ngày 27 tháng 10, rời khu vực Viễn Đông để quay trở về Trân Châu Cảng.
1951-1958.
Quay trở về Philadelphia vào ngày 21 tháng 11 năm 1950 qua ngã Trân Châu Cảng và kênh đào Panama, "Worcester" trải qua sáu ngày tại Norfolk, từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 11, trước khi được đại tu tại Xưởng hải quân Boston từ ngày 1 tháng 12 năm 1950 đến ngày 20 tháng 3 năm 1951. Sau một giai đoạn ở lại Norfolk từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 3, chiếc tàu tuần dương tiến hành huấn luyện ôn tập tại vùng biển vịnh Guantánamo, Cuba trong gần một tháng trước khi quay trở lại Norfolk. Rời cảng vào ngày 15 tháng 5, "Worcester" hướng sang Địa Trung Hải cho lượt bố trí hoạt động thứ ba cùng Đệ Lục hạm đội.
"Worcester" còn được bố trí hoạt động cùng Đệ Lục hạm đội thêm bốn lượt khác cho đến giữa những năm 1950, và đã hai lượt viếng thăm các cảng Bắc Âu. Trong thời gian này, nó tham gia các cuộc cơ động hạm đội và thực tập, cũng như các chuyến viếng thăm hữu nghị các cảng, trải rộng từ Bergen, Na Uy; Copenhagen, Đan Mạch; Dublin, Ireland; đến Portsmouth, Anh Quốc. Xen kẻ giữa các lượt bố trí ở nước ngoài là các hoạt động gần cảng nhà dọc theo bờ Đông như Boston và Norfork, cũng như tại vùng nước ấm của biển Caribe và Tây Ấn, trải dài từ vịnh Guatánamo cho đến Kingston, Jamaica.
Được điều động từ Đại Tây Dương sang khu vực Thái Bình Dương vào tháng 1 năm 1956, "Worcester" được bố trí thêm hai lượt phục vụ khác cùng Đệ Thất hạm đội và từng ghé thăm các cảng Viễn Đông Hong Kong; Manila; cũng như các cảng Nhật Bản Sasebo, Yokosuka, Hakodate, Nagasaki, Shimoda, Yokohama và Kobe. Quay về Long Beach, California giữa hai lượt bố trí, chiếc tàu tuần dương tiến hành các hoạt động tại chỗ trong vùng bờ Tây.
Ngừng hoạt động.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 1958, "Worcester" rời Long Beach đi đến Xưởng hải quân Mare Island tiến hành những chuẩn bị ngừng hoạt động. Nó ngừng hoạt động tại Mare Island vào ngày 19 tháng 12 năm 1958 và được đưa về lực lượng dự bị. "Worcester" được cho neo đậu tại San Francisco và sau đó chuyển đến Bremerton, Washington, bị bỏ không cho đến khi được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 12 năm 1970. Nó được bán cho hãng Zidell Explorations, Inc. tại Portland, Oregon vào ngày 5 tháng 7 năm 1972 để tháo dỡ.
Khoảng 200 tấn vỏ giáp của nó đã được gửi đến Phòng thí nghiệm Gia tốc Quốc gia Fermi ở Batavia, Illinois, phía Tây Chicago; được sử dụng như những tấm chắn hấp thu phóng xạ trong các thí nghiệm gia tốc hạt.
Phần thưởng.
"Worcester" được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến đấu do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên. Ngoài ra nó còn được tặng thưởng : | 1 | null |
Trận Villiers, còn gọi là Trận Champigny-Villiers, Trận Champigny hay Trận Đại đột vây từ Paris, diễn ra từ ngày 29 tháng 11 cho tới ngày 3 tháng 12 năm 1870 khi quân đội Phổ-Đức dưới sự chỉ huy của Thượng tướng Bộ binh Helmuth von Moltke vây hãm thủ đô Pháp quốc. Đây là nỗ lực lớn đầu tiên của quân lực Cộng hòa Pháp đồn trú tại Paris nhằm đục thủng vòng vây của liên quân Đức trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Hai bên đánh nhau quyết liệt nhất vào các ngày 29 tháng 11 – khi mũi chủ công của quân Pháp bị bẻ gãy với thương vong ghê gớm – và 2 tháng 12, khi các đợt phản công mạnh mẽ của Đức gần như xé toạc đội hình đối phương. Kết thúc trận đánh, các tướng Pháp thấy không xong bèn rút quân trở vào nội đô và Paris tiếp tục chịu sự bao vây của quân Đức cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1871.
Bối cảnh.
Cuộc Chiến tranh Pháp-Đức bùng nổ vào ngày 19 tháng 7 năm 1870 khi hoàng đế Pháp Napoléon III tuyên chiến với vương quốc Phổ. Dưới sự thống lĩnh của vua Wilhelm I cùng Thượng tướng Bộ binh Helmuth von Moltke, 3 tập đoàn quân Phổ-Đức tràn sang Pháp và liên tiếp đánh bại hai khối quân chủ lực của đối phương. Sau khi quân Đức thuộc các tập đoàn quân số 1 (Thượng tướng Bộ binh Karl Friedrich von Steinmetz chỉ huy) và 2 (Thân vương Friedrich Karl chỉ huy) thắng ba trận Borny-Colombey, Mars-la-Tour, Gravelotte và giam hãm Tập đoàn quân Rhine (Pháp) thuộc quyền Thống chế François Achille Bazaine trong quần thề pháo đài Metz ở mạn Lorraine, Moltke tách ba quân đoàn bộ binh và hai sư đoàn kỵ binh khỏi Tập đoàn quân số 2 để lập ra Tập đoàn quân Meuse dưới sự thống suất của Thái tử Albert xứ Sachsen - một đồng minh của Phổ trong Liên bang Bắc Đức. Cùng với khối quân này, Tập đoàn quân số 3 do Thái tử Phổ Friedrich Wilhelm thống lĩnh đã thanh toán Tập đoàn quân Châlons dưới quyền Napoléon III và Thống chế Patrice de Mac-Mahon trong trận Sedan ngày 1 tháng 9. Tập đoàn quân Châlons chính thức bị xóa sổ vào ngày hôm sau khi Napoléon, MacMahon cùng toàn bộ 83.000 tàn binh được thêm vào danh sách tù binh của Đức. Bất mãn với nền cai trị của Đệ nhị Đế chế, dân Paris làm chính biến lật đổ nhà Bonaparte và thành lập Chính phủ Vệ quốc – chính phủ đầu tiên của chế độ Đệ tam Cộng hòa vào ngày 4 tháng 9. Trái với hy vọng của người Đức rằng đại thắng Sedan sẽ dứt điểm cuộc chiến, chính quyền mới Pháp tuyên bố quyết "không nhượng một tấc đất của đất nước, một viên gạch của pháo đài" cho phe thắng trận.
Từ Sedan, Moltke kéo quân tới Paris và bủa vây thành phố vào ngày 19 tháng 9. Tại Châtillon-sous-Bagneux cùng ngày, đồn binh Paris cố ngăn chặn bước tiến của quân Đức nhưng bị đánh cho tơi bời. Trong tháng tới, quân Pháp tiến hành một số cuộc phá vây nhỏ tại Châtillon và Buzenval nhưng đều không thu được thắng lợi đáng kể. Ngày 27 tháng 10, tướng Carré de Bellemare lại xua quân tiến công Quân đoàn Vệ binh Phổ Tập đoàn quân Meuse trên mạn đông bắc Paris, khai mào trận Le Bourget lần thứ nhất. Quân Pháp chiếm được thị trấn Le Bourget, nhưng chỉ 3 ngày sau thì Albert tiến hành phản công quyết liệt và đoạt lại Le Bourget. Đa số quân Pháp chốt giữ thị trấn đều bị tiêu diệt. Cũng vào ngày 30 tháng 10, thị dân Paris chính thức nhận tin Metz đã thất thủ ngày 27 tháng 10 và toàn bộ 173.000 binh tướng của Tập đoàn quân Rhine đã bị bắt làm tù binh. Các tin thất trận tại Le Bourget và Metz đã nhấn chìm Paris trong bầu không khí khủng hoảng. Dưới áp lực nặng nề của xã hội, quốc trưởng Louis-Jules Trochu sai tướng August-Alexandre Ducrot đem 80.000 quân đánh xuống phía nam nhằm phối hợp với mũi thọc từ Orléans lên mạn bắc của Tập đoàn quân Loire – một đội quân khổng lồ vừa được thành lập đã đánh bại Quân đoàn I Bayern trong trận Coulmiers và chiếm lại Orléans hồi đầu tháng 11 – đồng thời sách nhiễu hậu cần tiếp tế của quân Đức.
Theo kế hoạch cụ thể của Ducrot, sau khi bắc cầu phao vượt sông Marne tại Joinville, Neuilly và Brie cuối ngày 28 tháng 11, quân Pháp vào ngày 29 sẽ đánh đuổi Sư đoàn Württemberg (Tập đoàn quân Meuse) do tướng Phổ Hugo von Obernitz chỉ huy khỏi Champigny và Villiers rồi đặt mình lên tuyến liên lạc trực tiếp giữa đại bản doanh Đức tại Versailles phía tây Paris đến Lagny ở phía đông thành phố, nơi có ga đầu mối của một trong ba tuyến đường sắt chính giữa Pháp và Đức. Nếu thắng lợi, đòn đột vây của Ducrot sẽ phá hỏng kế hoạch pháo kích Paris của Thủ tướng Liên bang Bắc Đức Otto von Bismarck, đồng thời đẩy mọi đơn vị quân Phổ phía tây và nam Paris vào tình cảnh đói ăn và thiếu đạn dược. Không những thế, một khi làm chủ được các cao điểm St. Maur, Avron và một bàn đạp quan trọng tại rừng Bois de Vicennes, đồn binh Paris sẽ mở được cửa cửa đột phá xuống phía đông nam và hội quân với Tập đoàn quân Loire. Tuy nhiên, cơ hội hình thành yếu tố bất ngờ của Ducrot rất mong manh do từ nhiều ngày trước đó Moltke đã ban bố tình trạng báo động cho lực lượng vây hãm Paris và sai Thái tử xứ Sachsen tức tốc đổ hàng ngàn quân dự bị vào cứ địa Brie-Villiers-Champigny nhằm đề phòng tình huống cần thiết.
Trận đánh.
Trái với dự định của Ducrot, công binh Pháp đã tính sai độ sâu và lưu tốc sông Marne, và không thể đưa được cầu phao vào vị trí trong đêm ngày 28. Điều này buộc các tướng Pháp phải hạ lệnh gác lại cuộc tấn công trong vòng 24 giờ đồng hồ. Nhưng lúc này đã quá trễ để trì hoãn việc hình thành hàng loạt khẩu đội pháo trên cao nguyên d'Avron trong tầm nhìn toàn diện của người Đức, cũng như để che giấu việc tập kết một lực lượng lớn binh lính và đại bác Pháp dưới chân tường thành Paris và để ngăn cản tướng Joseph Vinoy mở một mũi tấn công phụ đánh Choisy-le-Roi và L'Hay nhằm hãm chặn quân Đức từ phía tây chi viện cho Sư đoàn Württemberg. Quân Đức đập tan các đợt tấn kích của Vinoy và 1.300 quân của ông bị loại khỏi vòng chiến, trong đó 1.000 người tử trận hay bị thương và 300 người lọt vào danh sách tù binh của Đức. Cũng trong ngày hôm đó, quân Vệ binh cơ động Pháp ("Garde Mobiles") tiến đánh vùng ngoại ô phía tây Paris với mục đích ép Đức phải chia quân từ Villiers và Champigny sang đối phương, nhưng do lính vệ binh cơ động không mặc quần đỏ như bộ binh chính quy nên quân Württemberg hiểu rằng đây không phải là mũi chủ công của quân Pháp và phớt lờ đòn mồi nhử này.
Quân Pháp tổng tấn công.
Sang ngày 30 thì quân Pháp cuối cùng đã bắc được các cầu phao qua sông Marne. Để đảo bảm thắng lợi cho mình, Ducrot lại tổ chức thêm một số cuộc tấn kích phụ trước khi phát động mũi chủ công. Ông huy động một sư đoàn đánh xuống khu vực giữa sông Seine với Marne, đánh chiếm cao điểm Mont Mesly và làng Bonneuil từ tay một lực lượng mỏng của Württemberg. Sau khi tập trung đủ lực lượng, bộ binh Württemberg dưới sự yểm trợ của pháo binh đã xông lên phản công và đánh đuổi quân Pháp về vị trí ban đầu. Bên kia thành phố, một đơn vị thủy quân lục chiến Pháp đã tiến ra từ St. Denis dưới làn mưa đạn pháo binh Đức, đánh chiếm làng Épinay-sur-Seine và giữ được làng này trong cả ngày hôm ấy. Các mũi tấn công thứ yếu này, cùng với một mũi thứ 3 do quân cánh trái của Ducrot tiến hành nhằm vào Neuilly-sur-Marne, đã phần nào kìm chân được quân tiếp viện Đức từ các nơi khác đến Villiers và tạo điều kiện cho Ducrot thực thi kế hoạch chính của mình. Mặc dù phía Pháp nắm ưu thế lớn về quân số, kinh nghiệm từ cuộc thảm bại tại Châtillon đã cho Ducrot thấy rằng chất lượng chiến đấu của binh lính dưới quyền ông rất kém. Do đó, ông quyết định không bày binh theo những đội hình mở mà quân Phổ đã áp dụng rất thành công trong trận Le Bourget vì sợ rằng làm thế sẽ khiến cho đội quân của ông trở nên hỗn loạn và khó kiểm soát.
Dưới sự yểm hộ của các dàn đại bác trên đảo St. Maur và pháo đài Nogent, các đội hình dày đặc của 2 quân đoàn Pháp ồ ạt xông vào phòng tuyến mỏng yếu của Sư đoàn Württemberg giữa Brie và Champigny. Các hỏa điểm pháo binh Phổ đã bị đại bác Pháp làm cho câm tịt và cả hai thị trấn đều nhanh chóng thất thủ trong buổi sáng. Sau đó, quân Pháp leo dốc lên cao nguyên Villiers và bắt đầu vấp phải sự chống cự mãnh liệt của quân Đức. Quân Württemberg và quân Sachsen đã thiết lập các trung tâm đề kháng vững chắc trong sân vườn của hai lâu đài Coeucilly và Villiers, nơi họ ẩn nấp kỹ đến mức mà không một lượng hỏa lực nào của pháo binh Pháp có thể ép họ bỏ cuộc. Từ đằng sau những bức tường đá của hai lâu đài, họ đồng loạt khai hỏa bắn xối xả vào các khối quân địch. Quân Pháp xung phong 3 lần với khí thế hết sức dũng mãnh, khẳng định tinh thần "furia francese" (cơn giận Pháp) vẫn chưa chết đi hẳn sau hàng loạt thất bại trong cuộc chiến. Nhưng quân Đức bẻ gãy được cả ba đợt tấn công này và thây lính áo xanh, quần đỏ nằm la liệt trên khắp chiến địa, trong đó xác nào cũng nằm cách Coeucilly cùng lắm là 137.16 m. Trong các đơn vị Pháp tấn công Coeucilly, chỉ riêng Trung đoàn 42 đã chịu thương vong đến 1 đại tá và 400 binh lính. Tình hình cũng diễn ra tương tự ở Villiers, nơi lính bộ binh Bắc Phi Zouave của Pháp tiến công liên tục với quyết tâm rửa sạch mối nhục bại trận ở Châtillon nhưng bị hỏa lực cực mạnh của Đức đẩy lui với thiệt hại hết sức ghê gớm. Trong khuôn viên lâu đài Villiers, một số đơn vị Württemberg đã kéo các khẩu mitrailleuse (một tiền thân của súng máy) mà họ thu được đến cách phe tấn công 274 m rồi xả đạn dồn dập và xé toạc Trung đoàn 136 Pháp thành từng mảnh đẫm máu. Sau đó, quân Württemberg phản kích mạnh mẽ và đè bẹp hoàn toàn Trung đoàn 136. Một sĩ quan Pháp bị bắt tại Villiers đã bày tỏ nỗi khiếp sợ của lính mình đối với quân Đức: "Họ reo hò ầm ĩ, họ tràn tới như tuyết lở và bỗng chốc mọi thứ đều kết thúc".
Đằng sau mặt trận, Ducrot ngồi bạch mã quan sát cuộc chiến đấu và không ngừng thôi thúc những người bỏ cuộc trở lại tiến công. Từ trước trận đánh, do hiểu rằng cao nguyên Villiers khó thể bị chiếm lĩnh bằng các cuộc xung phong trực diện nên Ducrot đã lên kế hoạch cho tướng d'Exéa đem Quân đoàn III thực hiện một cuộc hành quân bọc sườn lớn. Kế hoạch đó yêu cầu Quân đoàn III băng qua sông Marne tại Neuilly rồi chiếm lấy Noisy-le-Grand và tiến đánh Villiers từ mạn đông bắc. Nhưng do thiếu cầu phao nên Quân đoàn III vượt sông với tiến độ rất chậm chạp và Ducrot quan sát quân cánh trái của mình suốt cả buổi sáng mà vẫn không hề thấy quân d'Exea đâu. Phải đến giữa ngày 30 thì quân chủ lực Quân đoàn III mới băng qua được sông Marne. Mừng rỡ, Ducrot phái một toán kỵ binh đến gặp d'Exéa và thúc giục ông này chiếm nhanh Noisy-le-Grand để thay đổi cục diện trận chiến, nhưng toán kỵ binh chưa kịp đi thì đã bị vấp phải hỏa lực của một đơn vị Sachsen đang trên đường tiếp viện cho chiến trường Villiers. Thấy vậy, Ducrot lập tức ra lệnh cho quân sĩ xung quanh mình nằm rạp xuống và ngắm nhưng chưa bắn ngay; phải đến khi quân Đức nằm trong tầm bắn thẳng thì quân Pháp mới xả súng tới tấp. Bản thân Ducrot cũng tuốt gươm đâm chết một binh sĩ Đức. Cuộc giao chiến kết thúc khi quân Sachsen cắm đầu cắm cổ chạy khỏi trận địa.
Sau khi đặt chân lên bờ trái sông Marne, sư đoàn de Bellemare của d'Exea bắt đầu tiến dần khỏi đầu cầu của mình; nhưng, thay vì di chuyển tới Noisy-le-Grand theo nhiệm vụ mà Ducrot giao phó, họ lại tiến chếch sang Brie là nơi quân Pháp đã chiếm được trong buổi sáng. Thành thử, khi tiến vào Brie, họ trở nên chen chúc lộn xộn với các đơn vị Pháp trấn thủ thị trấn và làm cho Brie bị kẹt cứng trong hỗn loạn. Vào thời điểm 15h, kế hoạch đánh bọc hông Villiers của Ducrot đã hoàn toàn phá sản. Trong khi ấy, quân Pháp tiếp tục mở hàng loạt đợt tấn công trực diện vào Villiers và Coeucilly nhưng vẫn không thể nào phá được phòng tuyến của quân Đức. Từ hướng nam, quân Đức sau đó đã tung nhiều đòn phản công khốc liệt buộc quân Pháp hớt hải chạy ra rìa cao nguyên; và, khi màn đêm buông xuống, Ducrot hiểu rằng cuộc Đại Đột vây đã thất bại nhưng ông quyết không rút quân qua sông Marne vì sợ dân tình nổi loạn thêm một lần nữa. Quân ông được lệnh bám giữ Brie, Champigny và phần rìa cao nguyên Villiers chứ không tiếp tục tiến công vào ngày hôm sau. Theo ước tính của Ducrot, trận đánh ngày 29 kết thúc với 5.236 quân Pháp tử trận hoặc tàn phế (trong đó 4.000 thương vong quanh Villiers và Coeucilly) còn phía Đức chỉ chịu hao tổn 2.091 người. Trong số những tổn thất lớn về đội ngũ chỉ huy của Pháp có thể kể đến lão tướng Renault, Tư lệnh Quân đoàn II và là người đã vào sinh ra tử cùng quân lực Pháp hơn nửa thế kỷ. Ông này bị thương lần thứ 54 trong trận Villiers, phải cắt bỏ một chân của mình và qua đời sau 4 ngày nằm mê sảng chửi bới Trochu. Một lữ đoàn trưởng của Pháp là La Charrière cũng mất mạng sau 3 lần trúng đạn trong chiến đấu. Thêm vào đó, đại tá Franchetti – viên chỉ huy kỵ binh dũng mãnh nhất trong quân đội Ducrot đã bị trúng đạn trái phá của Đức và hô to trước lúc chết: "Theo bước tôi, hỡi các bạn! Việc rất khó, nhưng chúng ta sẽ thành công thôi. Pháp quốc muôn năm!". Chưa hết, một tay chân thân tín của Ducrot là đại úy Neverlée, người từng nói với các đồng cấp rằng ông không thể sống được qua buổi sáng ngày 29, cũng thiệt mạng khi đang xông lên đánh Villiers. Bản thân Ducrot lẫn Trochu đểu nhiều lần suýt mất mạng và một con ngựa cưỡi của Ducrot đã bị bắn gục khi ông ta đang xông xáo giữa trận tuyến.
Quân Đức tổng phản công.
Mặc dù thất bại nhưng các đợt tấn công của quân Pháp ngày 30 tháng 11 năm 1870 đã gây nhiều hoang mang cho Bộ Tổng tư lệnh Đức tại Versailles. Không hài lòng với Thái tử Albert xứ Sachsen vì ông này tiếp viện chậm trễ cho Sư đoàn Württemberg, Moltke sai Trung tướng Leonhard Graf von Blumenthal – Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 3 đem gấp Quân đoàn II và một lữ đoàn thuộc Quân đoàn VI vào mặt trận Champigny-Villiers để ổn định tình hình. Bước sang ngày hôm sau, Moltke truất quyền chỉ huy trực tiếp các hoạt động quân sự giữa hai sông Seine và Marne khỏi tay Albert và trao quyền này cho Tư lệnh Quân đoàn II - Thượng tướng Bộ binh Eduard von Fransecky. Không có một cuộc giao chiến nào diễn ra trong ngày 1 tháng 12 do hai bên tiến hành ngừng bắn để chôn cất tử sĩ và chỉnh đốn lực lượng. Trong khi quân Pháp dốc sức xây dựng hệ thống phòng thủ tại những nơi họ chiếm giữ vào hôm trước, Fransecky chủ trương không phản công vì các tuyến phòng thủ chính của Đức còn nguyên vẹn và ngay nếu quân Đức có giành lại Brie, Champigny thì họ cũng khó thể giữ được hai làng lâu.
Nhưng cũng như trong trận Le Bourget hồi cuối tháng 10, Albert nhất quyết chiếm lại các vị trí đã mất và quân Đức bất ngờ phản công trên khắp mặt trận Brie-Villiers-Champigny vào rạng sáng ngày 2 tháng 12. Dưới sự quan sát trực tiếp của Thái tử Sachsen, quân Đức nhanh chóng đánh bật quân Pháp khỏi Champigny và suýt bẻ gãy được phòng tuyến quân Pháp ở các ngọn đồi phía trên. Do người Pháp đã rút đại bác khỏi bán đảo St. Maur và sương mù che khuất tầm nhìn của pháo binh Pháp ở các địa điểm khác, trận đánh diễn tiến thành một cuộc tranh đấu giữa bộ binh với bộ binh. Sau khi Trochu và Ducrot ngăn được làn sóng tháo chạy của Vệ binh Cơ động Pháp, lực lượng này đã bám trụ lại và chiến đấu rất dũng cảm. Giống như kẻ thù của họ hai ngày trước đó, quân Đức không thể lấn thêm một tấc đất nào trước hỏa lực súng trường dày đặc của quân Pháp. Chưa hết, ngay sau khi sương mù tan biến, pháo Pháp trên cao nguyên St. Avron khai hỏa oanh tạc đội hình quân Đức và tạo điều kiện cho bộ binh Pháp mở nhiều đợt phản công mạnh mẽ. Quân hai bên đánh nhau suốt cả một ngày mà không bên nào giành được thế thượng phong đáng kể; và, khi màn đêm buông xuống, cả quân Đức lẫn Pháp đều mệt mỏi rã rời.
Lo âu trước tình trạng bơ phờ của quân mình, Albert trình lên Bộ Tổng tư lệnh một bản báo cáo bi quan đến nỗi Moltke lập tức lên kế hoạch sơ bộ phòng khi quân Pháp tiếp tục tiến công vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, Ducrot không hề có ý định đó vì ông hiểu rằng quân ông không còn khả năng chịu đựng thêm nữa. Trong khi hầu hết quân Đức đều có chăn để dắp và có củi để sưởng ấm giữa đêm mùa đông lạnh giá, quân Pháp ngủ ngoài trời trong suốt 3 đêm liền trong tình trạng đói khát và không có gì để ủ ấm. Khi đi thị sát toàn quân vào buổi sáng ngày 4 tháng 12, Ducrot thấy lính mình "nằm co trên băng giá, kiệt sức và run rẩy, bị sự mệt mỏi, đau đớn và cái đói làm suy nhược thể xác và tinh thần". Không còn cách nào khác, Ducrot quyết định từ bỏ trận địa và rút toàn bộ lực lượng vào Paris.
Kết cuộc.
Trận Đại Đột vây từ Paris chấm dứt với thất bại nặng nề của quân lực Pháp. Theo thống kê của Julius von Pflugk-Harttung, một sử gia Đức thời cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, thương vong của quân đội Phổ-Đức trong trận này bao gồm 156 sĩ quan và 3.373 binh lính. Mặc dù Pflugk-Harttung công bố phía Pháp tổn thất 9.477 quân nhân, sử gia Hoa Kỳ thế kỷ 21 là Geoffrey Wawro cho biết 12.000 quân Pháp bỏ mạng, bị thương hay bị bắt trong 3 ngày đánh nhau dữ dội. Đêm ngày 4 tháng 12 năm 1870, Ducrot thúc giục Bộ trưởng Ngoại giao Jules Favre tiến hành đàm phán hòa bình với Đức. Sang hôm sau, Trochu nhận được một bức thư mang lời lẽ nhã nhặn từ Moltke, trong đó tướng Phổ thông báo Tập đoàn quân số 2 của Thân vương Friedrich Karl đã phá được Tập đoàn quân Loire và giành lại Orléans. Moltke còn gợi ý Trochu cử một sĩ quan đến Orléans để xác nhận thông tin này là sự thật. Như vậy, kế hoạch hội quân giữa Tập đoàn quân Loire và đồn binh Paris đã bị phá sản hoàn toàn. | 1 | null |
Áo là một nước Cộng hòa Liên bang được tạo nên từ chín bang, trong tiếng Đức gọi là Länder (số ít là Land).
Vị thế của các bang trong nước Áo.
Mỗi bang có hiến pháp riêng, tuy nhiên không được mâu thuẫn với hiến pháp quốc gia; có hội đồng lập pháp riêng (Landtagen) cũng như chính quyền hàng pháp bang nhưng không có ngành tư pháp riêng.
5 trong số 9 bang Áo Niederösterreich, Kärnten, Steiermark, Tirol, Salzburg đã hình thành từ thời Trung cổ, Oberösterreich được độc lập dưới thời hoàng đế Joseph II của Thánh chế La Mã năm 1783/84; Vorarlberg trước đó là một phần của Tirol và trở thành độc lập năm 1861; 1921 thêm vào bang Burgenland, trước đó là một phần của Hungary. Vào năm 1922, Wien được tách rời ra khỏi Niederösterreich và trở thành một bang riêng.
Địa lý.
Chín bang của Áo liệt kê theo thứ tự abc theo tên gọi chính thức trong tiếng Đức là:
Phần lớn diện tích lãnh thổ các bang Upper Austria, Lower Austria, Viên và Burgenland nằm trong thung lũng sông Danube và do đó gần như toàn bộ đất đai ở đây thuận lợi cho canh tác và giao thông.
. Trong khi đó, ngược lại, năm bang kia nằm trên dãy núi Alps và do đó, đất đai không phù hợp cho nông nghiệp.
Dân số thủ đô và các bang.
Danh sách xếp hạng sau liệt kê các bang của Áo theo dân số được ước tính từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 : | 1 | null |
The Grace (tiếng Hàn: 천상지희 더 그레이스; Tiếng Trung: 天上智喜 The Grace, Tiếng Nhật: 天上智喜, Hán Việt: Thiên Thượng Trí Hỷ) là ban nhạc nữ của Hàn Quốc thành lập bởi công ty SM Entertainment vào năm 2005. Nhóm bao gồm 4 thành viên Stephanie, Lina, Sunday và Dana (trưởng nhóm) với các vai trò khác nhau: hát, vũ đạo và diễn xuất. Năm 2011, họ tách thành nhóm song ca The Grace - Dana and Sunday. FC chính thức mang tên Shapley đặt theo tên của chòm sao lớn nhất trong dải ngân hà sở hữu 4 vì sao sáng nhất có thể thấy được từ Trái Đất tương ứng với 4 cô gái của nhóm.
Tên nhóm.
The Grace được biết đến với nghệ danh TSZX khi quảng bá album thứ ba của mình vào cuối năm 2006, khi đó nhóm được thêm THE GRACE vào sau tên của mình. TSZX là viết tắt của tên nhóm trong phiên âm tiếng Hán (Tian Shang Zhi Xi), cũng được gọi là CSJH phiên âm tiếng Hàn (Cheon Sang Ji Hee). Cheon Sang Ji Hee cũng còn được dùng để nhắc đến nhóm dù đã được đổi thành CSJH The Grace. Ở Nhật Bản nhóm còn được biết tới với nghệ danh Tenjochiki (TJCK). Hiện tại tên nhóm được rút gọn lại thành "The Grace".
Các thành viên trong nhóm bao gồm: Dana, Sunday, Stephanie, Lina. Mỗi thành viên đều có nghệ danh khác nhau.
Hiện tại có lẽ nhóm chỉ còn 2 thành viên (dù thông tin chưa chính thức về việc Stephanie và Lina rời nhóm).
Lịch sử của nhóm.
Ra mắt.
Màn biểu diễn ra mắt đầu tiên của The Grace là vào ngày 29 tháng 4 năm 2005 tại Trung Quốc. Họ biểu diễn ca khúc mới của mình mang tên "Too Good" và "Boomerang", và chương trình này được phát sóng vào tuần sau đó trên kênh CCTV. "Boomerang" cũng được hát bằng tiếng Trung. Hai ngày sau đó, CSJH The Grace ra mắt với ca khúc "Too Good" tại Hàn Quốc trên chương trình Inkigayo của đài SBS.
"Too Good" chính là đĩa đơn đầu tay của CSJH The Grace. Họ quảng bá cho đĩa đơn này trong vài tháng trước khi chuyển sang quảng bá cho "Boomerang".
Sau khi quảng bá đĩa đơn đầu tay tại Hàn Quốc sau gần 7 tháng, họ tiếp tục quảng bá đĩa đơn tại Trung Quốc. Họ tung album chính thức vào tháng 3 năm 2006, dựa vào các cửa hàng âm nhạc trực tuyến, phiên bản tiếng Trung của đĩa đơn này có thêm 3 ca khúc khác: phiên bản tiếng Trung của 2 ca khúc "Too Good" và "Boomerang" và ca khúc trước khi nhóm ra mắt "Fight to the end" (trình bày bởi Dana). Sau khi kết thúc đợt quảng bá, họ tiếp tục tiến sang Nhật Bản.
Các đĩa đơn tiếng Nhật.
Đĩa đơn tiếng Nhật đầu tay "Boomerang" đã ra mắt ngày 25 tháng 1 năm 2006. "Boomerang" được thu âm lại để tung ra với lời tiếng Nhật và một bản không lời kèm theo. Đía đơn này còn có một B-side mang tên "Do you know?" được thể hiện bởi Sunday. Single "Boomerang" đã đứng vị trí 110 trong top 200 đĩa đơn đứng đầu tại Nhật.
"The Club" ra mắt 8 tháng 3 với 1 ca khúc solo B-side mang tên "What U Want" do Stephanie thể hiện. "The Club" đạt vị trí 131 trên bảng xếp hạng Oricon của Nhật Bản. Đĩa đơn này cũng được quảng bá tại Hàn Quốc. Sau các hoạt động quảng bá nhanh chóng tại Hàn Quốc, CSJH lại quay lại Nhật Bản để tung ra đĩa đơn thứ 3 mang tên Sweet Flower được dùng làm nhạc chủ đề cho chương trình TBS Radio & Communications của Count Down TV và tháng 4 đó. Sweet Flower xếp thứ 151 trên bảng xếp hạng Oricon. Đĩa đơn này cũng được tung ra ở Hàn Quốc nhưng vẫn là phiên bản Nhật.
Giữa đĩa đơn thứ 3 và thứ 4, một số phiên bản khác cho các nước châu Á khác cũng được tung ra. Single tiếng Nhật "Boomerang" tung ra tại Trung Quốc vào 19 tháng 6 bởi Avex Trax cùng với nhà hợp tác CRSC. Avex Trung Quốc có liệt kê đĩa đơn này trên website của mình nhưng CRSC thì không. Ở Đài Loan và Hồng Kông, một bản với của single tiếng Hàn "The Club" cũng được phát hành, bao gồm một phiên bản tiếng Đài của "The Club" cộng với một DVD MV "The Club" tiếng Hàn.
Tuy một số đĩa đơn đầu tay có doanh số bán ra thấp thì một đĩa đơn khác đã được lên lịch phát hành. Juicy LOVE trái ngược hoàn toàn với các single trước đó của Tenjōchiki, đĩa đơn này có sức ảnh hưởng lớn phù hợp với ngày ra mắt vào mùa hè đó. Ca sĩ người Nhật Corn Head cũng tham gia trong ca khúc này. Lần này, B-side là "Sayonara no Mukō ni" được sáng tác và thể hiện bởi Dana. Giống như các đĩa đơn trước, juicy LOVE cũng được tung ra tại Hàn với phiên bản tiếng Nhật.
Trở lại Hàn Quốc.
SM thay đổi tên gọi từ CSJH thành CSJH The Grace (về sau tên chính thức là "The Grace").
Đĩa đơn "My Everything" ra mắt ngày 3 tháng 11 năm 2006. Ca khúc chủ đề được chọn là tên đĩa đơn, một ca khúc ballad không giống như những single trước đó. Theo Hiệp hội phát hành, ca khúc phù hợp với mùa đông, có giọng hát điêu luyện và tình cảm. Các ca khúc khác trong single gồm có phiên bản acappella "Faith" của George Michael được biểu diễn trong suốt đợt quảng bá cho single thứ nhất, và các ca khúc mới như "The Final Sentence" và "IRIS". Tuy nhiên sự thay đổi này cũng không thể thay đổi nhiều về doanh số bán ra; đĩa đơn chỉ đạt vị trí số 30 trong bảng xếp hạng của hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc.
2009.
Album tiếng Nhật thứ hai.
Album mang tên "Dear" ra mắt vào ngày 7 tháng 1 năm 2009 sau khi đĩa đơn thứ 6 "Stand Up People" và thứ 7 "Here" được phát hành. Album chiếm vị trí số 14 trên bảng xếp hạng Oricon.
Nhạc phim Dance, Subaru.
The Grace thể hiện hai ca khúc cho bộ phim Nhật Bản "Dance, Subaru" mang tên "少しでいいから" (Sukoshi De Ii Kara / A Bit of Good) and "Coming To You" đều rất thành công. "少しでいいから" (Sukoshi De Ii Kara / A Bit of Good) là một ca khúc nằm trong album tiếng Nhật thứ hai của Tenjochiki "Dear...". Bộ phim cũng có sự tham gia của thành viên Stephanie với vai giáo viên dạy ballet.
2011.
Vào ngày 27 tháng 1, SM Entertainment công bố rằng CSJH sẽ quay lại vào tháng tư, không có Stephanie (vì lịch diễn ballet) và Lina (diễn xuất). Vào tháng 7, không có Stephanie và Lina tuy vậy, The Grace - Dana & Sunday ra mắt đĩa đơn kĩ thuật số mang tên ""나 좀 봐줘" (One More Chance)" và biểu diễn tại chương trình Music Bank của kênh KBS.
2012.
Ngày 14 tháng 8, SM Entertainment cùng với Media Line Entertainment thông báo rằng Stephanie sẽ phát hành album solo đầu tay vào mùa thu sắp tới. Lịch ra mắt solo và phát hành album của cô được dự tính sẽ rơi vào hai tuần đầu của tháng 9. Một đại diện của Media Line nói rằng, " Stephanie gần đây đang luyện tập vũ đạo và ghi âm bài hát. Khả năng ca khúc này của Stephanie sẽ thuộc thể loại nhạc dance." Stephanie đã vắng bóng khỏi nền âm nhạc Kpop kể từ khi cô bị đau lưng trong khi đang quảng bá album thứ nhất mang tên "Graceful 4" tại Nhật Bản. Đây là lần trờ lại đầu tiên của cô sau 5 năm vắng bóng. Cô thật may mắn khi hoàn toàn bình phục sau chấn thương lưng. Stephanie đầu quân cho Media Line Entertainment trong lĩnh vực solo và cả múa ballet nữa. Album solo này sẽ là sự kết hợp của cả hai công ty SM Entertainment và Media Line Entertainment. Vào ngày 5 tháng 10, Stephanie ra mắt MV đầu tiên "GAME" nằm trong album solo của cô "The New Beginning".
Nhóm nhỏ: THE GRACE - Dana and Sunday.
Ngày 5 tháng 7 năm 2011, SM công bố thành lập nhóm nhỏ mới cho The Grace. Phong cách âm nhạc của nhóm sẽ khác một chút so với The Grace trước đây, vẻ đẹp mới lạ cùng nhạc điệu vui vẻ sẽ cuốn hút hơn. Đây là nhóm nhỏ đầu tiên của The Grace kết thúc 4 năm vắng bóng trên nền nhạc Hàn Quốc. Nhóm bao gồm hai thành viên Dana và Sunday.
Tour diễn.
Tour diễn tại Nhật Bản
Tours với các nghệ sĩ SM Entertainment | 1 | null |
One More Time, OK? là album đầu tay của CSJH The Grace, ra mắt ngày 4 tháng 5 năm 2007. Ca khcus chủ đề được coi như là đĩa đơn đầu tay của nhóm, cũng gây hiệu ứng một cách mạnh mẽ; đã cả hai vị trí số 1 trên 2 bảng xếp hạng M!Countdown và SBS Inkigayo. Album đứng vị trí số 6 trong doanh số bán đĩa của Hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc với 11.828 bản bán được. TSZX The Grace trở thành nhóm nhạc nữ thứ hai của SM Entertainment sau S.E.S thành công trong nền âm nhạc Hàn Quốc.
Tháng 8 cùng năm, nhóm quảng bá cho đĩa đơn thứ hai "Dancer In The Rain".
Các ca khúc trong single trước của nhóm cũng được tái bản trong album này. Đến hết năm 2007, album đã bán được 15.260 bản. | 1 | null |
Sharjah (phiên âm: "Sa-gia"; ""; tiếng Ả Rập vùng Vịnh: "aš-šārja") là thủ đô của tiểu vương quốc Sharjah, đồng thời là thành phố đông dân thứ ba tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), tạo thành một phần của khu đô thị Dubai-Sharjah-Ajman. Nó cũng từng là thủ đô của Các Quốc gia Đình chiến, tiền thân của UAE ngày nay. Thành phố nằm dọc theo bờ biển phía nam của Vịnh Ba Tư trên Bán đảo Ả Rập.
Thành phố này là một trung tâm văn hóa và công nghiệp và một mình đóng góp 7,4% GDP của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Thành phố có diện tích xấp xỉ 235 km² và có dân số hơn 800.000 người (2008). Việc bán hoặc tiêu thụ đồ uống có cồn bị cấm ở tiểu vương quốc Sharjah. Điều này đã giúp Sharjah tăng số lượng khách du lịch Hồi giáo đến thăm đất nước này. Sharjah đã được chính thức đặt tên là một thành phố lành mạnh của WHO. Phiên bản 2016 của QS Thành phố Tốt nhất cho Sinh viên đã xếp Sharjah là thành phố tốt thứ 68 trên thế giới để cho sinh viên đại học. Sharjah được coi là thủ đô văn hóa của UAE, và là thủ đô văn hóa Hồi giáo năm 2014.
Tổng quan.
Thủ đô của Tiểu vương quốc Sharjah là thành phố lớn thứ ba tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau Dubai và Abu Dhabi. Cung điện của người cai trị Tiểu vương quốc Sharjah, Hoàng thân, Tiến sĩ Sultan bin Muhammad Al-Qasimi nằm phía đông nam của thành phố khoảng 20 kilômét.
Thành phố Sharjah nhìn ra Vịnh Ba Tư và có dân số` hơn 800.000 người (2008). Nó gồm các trung tâm hành chính và thương mại cùng với một loạt các dự án văn hóa và truyền thống, bao gồm một số bảo tàng bao gồm các lĩnh vực như khảo cổ học, lịch sử tự nhiên, khoa học, nghệ thuật, di sản, nghệ thuật và văn hóa Hồi giáo. Các địa danh nổi bật bao gồm hai ngôi chợ (souk) lớn phản ánh thiết kế Hồi giáo và một số khu vực giải trí và công viên công cộng như công viên giải trí Al Montazah và Al Buheirah Corniche. Thành phố cũng đáng chú ý với nhiều nhà thờ Hồi giáo thanh lịch.
Vị trí.
Thành phố Sharjah nằm trên bờ biển Vịnh Ba Tư của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Giáp với Dubai ở phía nam, Ajman và Umm Al Quwain ở phía bắc và Ras Al Khaimah ở phía đông. Đây là tiểu vương quốc duy nhất nhìn ra bờ biển trên Vịnh Ba Tư ở phía tây và Vịnh Oman (Ấn Độ Dương) ở phía Đông, với các thị trấn ven biển phía đông Sharjah như Kalba và Khor Fakkan.
Từ nguyên.
Sultan Al Omaimi, một nhà thơ và nhà nghiên cứu của UAE trong văn học dân gian, một số nhà sử học suy đoán rằng Sharjah là tên của một thần tượng được tôn thờ trong thời kỳ tiền Hồi giáo được gọi là "Abed Al Shareq".
Lịch sử.
Sharjah trong lịch sử là một trong những thị trấn giàu có nhất trong khu vực này với sự định cư tồn tại hơn 5000 năm. Vào đầu thế kỷ 18, bộ tộc Qawasim (bộ lạc Huwayla) đã thành lập tại Sharjah, c.1727 tuyên bố Sharjah độc lập. Vào ngày 8 tháng 1 năm 1820, Sheikh Sultan I đã ký Hiệp ước Hàng hải chung với Anh, chấp nhận một quốc gia bảo hộ để ngăn chặn quân Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Giống như bốn người hàng xóm của nó, Ajman, Dubai, Ras Al Khaimah và Umm Al Quwain, vị trí của nó trên tuyến đến Ấn Độ khiến nó đủ quan trọng để được công nhận là một quốc gia.
Bước sang thế kỷ 20, Sharjah mở rộng vào đất liền đến khu vực hiện được gọi là vùng ngoại ô Wasit, khu vực giữa thành phố và Dhaid nằm dưới sự kiểm soát của các bộ lạc nội địa. Với khoảng 15.000 cư dân, Sharjah có khoảng 4 hoặc 5 cửa hàng ở Layyah và một khu chợ gồm khoảng 200 gian ở Sharjah.
Vào đỉnh điểm của Thế chiến II, tuyên truyền của Đức Quốc xã đã thâm nhập vào thị trấn. Có thể nghe thấy những bài phát biểu ủng hộ Hitler phát ra từ cung điện của Vương quốc Hồi giáo trong khoảng thời gian năm 1940.
Vào ngày 2 tháng 12 năm 1971, Sharjah, cùng với Abu Dhabi, Dubai, Ajman, Umm Al Quwain và Fujairah tham gia Đạo luật Liên minh để thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tiểu vương quốc thứ bảy, Ras Al Khaimah, gia nhập UAE vào ngày 10 tháng 2 năm 1972.
Giống như các quốc gia trước đây khác, tên của Sharjah được nhiều nhà sưu tập tem biết đến vì số lượng lớn tem được phát hành bởi Bưu điện Sharjah ngay trước khi thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trở thành một phần của lớp tem gần như vô giá trị được các nhà sưu tập ưa chuộng. Nhiều mặt hàng trong số này có các chủ đề không liên quan đến các tiểu vương quốc có tên họ, và do đó nhiều danh mục phổ biến không liệt kê chúng.
Điểm nhấn.
Khorfakkan.
Là một thị trấn nằm dọc theo Vịnh Oman trên bờ biển phía đông của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Thị trấn, lớn thứ hai trên bờ biển phía đông sau Fujairah, nằm trên vịnh Khorfakkan đẹp như tranh vẽ, có nghĩa là "Lạch hai hàm". Khorfakkan thuộc Tiểu vương quốc Sharjah nhưng được bao quanh về mặt địa lý bởi tiểu vương quốc Fujairah. Đây là địa điểm của Cảng container Khorfakkan, cảng nước sâu tự nhiên duy nhất trong khu vực và là một trong những cảng container lớn ở tiểu vương quốc.
Quảng trường Rolla.
Được đặt theo tên của cây đa từng đứng ở quảng trường và điều đó đã truyền cảm hứng cho tác phẩm điêu khắc hiện đang ở trung tâm của công viên, Quảng trường Rolla là một địa điểm phổ biến cho công nhân đi dạo trong những ngày cuối tuần.
Al Hisn Sharjah.
Pháo đài Sharjah đã bị phá hủy vào những năm 1970 nhưng được xây dựng lại và ngày nay là một bảo tàng.
Bùng binh 'Smile You're In Sharjah'.
Nằm giữa Blue Souq và chợ cá, gần Tháp ngân hàng công đoàn, Smile You're In Sharjah được khắc trên bùng binh.
Chợ vàng.
Souq Al Markazi, hay Chợ vàng, là một địa điểm du lịch nổi tiếng và bao gồm một khu chợ (souk) vàng, chợ quần áo và các cửa hàng đồ cổ và đồ trang sức. Ngoài ra nó cũng có các thiết bị điện tử...
Pháo đài Mahattah.
Pháo đài được xây dựng để chứa khách du lịch trên tuyến đường Imperial Empire Eastern Empire và là địa điểm của sân bay Sharjah cho đến năm 1977. Hiện tại nó là một bảo tàng hàng không.
Khu di sản.
Heart of Sharjah có một số phòng trưng bày và các bảo tàng bao gồm bảo tàng di sản mang đến cái nhìn sâu sắc về truyền thống văn hóa của quá khứ. Khu vực này cũng là nhà của Souk Al Arsa truyền thống, một khu chợ với một loạt các mặt hàng để bán bao gồm đồ cổ và văn phòng của Trung tâm Truyền thông Văn hóa Sharjah nơi bạn có thể biết thông tin về các điểm tham quan Sharjah.
Bảo tàng di sản Sharjah.
Bảo tàng Di sản Sharjah nằm gần Al Naboodah nằm đối diện với Soouq Al Arsah. Đây là một ngôi nhà hai tầng. Có rất nhiều phòng có trưng bày đồ nội thất truyền thống cùng với các vật dụng gia đình. Hơn nữa, cũng có cung cấp trang phục trẻ em, trò chơi và thậm chí cả đồ trang sức.
Vườn quốc gia Sharjah.
Công viên quốc gia Sharjah có diện tích gần 270 nghìn feet vuông.
Thủy cung Sharjah.
Nằm ở Al Layyeh, thủy cung Sharjah có hơn 250 loài. Du khách có thể đắm mình vào thế giới dưới đáy biển đầy màu sắc, đa dạng và phong phú, nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật biển.
Đảo Al Noor.
Đảo Al Noor nằm trong đầm Khalid và có diện tích 45.470 mét vuông. Dự án có tính năng nghệ thuật và ánh sáng, bao gồm màn hình 'OVO' và 'Torus'.
Trung tâm động vật hoang dã Ả Rập.
Trung tâm Động vật hoang dã Ả Rập mở cửa năm 1999 và là nơi sinh sống của hơn 100 loài động vật. Nằm ở một vị trí thuận tiện, trung tâm này khá gần với sân bay quốc tế Sharjah. Mặc dù điều kiện nóng và khô ở hầu hết các nước Ả Rập, có một số loài động vật có vú đã thích nghi với các điều kiện này.
Bờ sông Al Majaz.
Al Majaz Waterfront là một kết quả của việc mở rộng của công viên hiện có để nâng cao nó thành một khu giải trí thân thiện với gia đình, một địa điểm bên bờ sông Sharjah với đài phun nước, sân golf thu nhỏ và một loạt các nhà hàng.
Khí hậu.
Sharjah có khí hậu sa mạc nóng (phân loại khí hậu Köppen "BWh"), với mùa đông ấm áp và mùa hè cực kỳ nóng và ẩm. Lượng mưa nói chung là ít và thất thường, và xảy ra gần như hoàn toàn từ tháng 11 đến tháng 5. Khoảng hai phần ba lượng mưa của năm rơi vào tháng hai và tháng ba.
Vận tải.
Thành phố có cơ sở hạ tầng giao thông phát triển hợp lý. Giống như nhiều thành phố lớn, Sharjah gặp vấn đề với tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm, đặc biệt là các con đường dẫn đến và đi từ Tiểu vương quốc Dubai.
Vai trò của Tập đoàn Giao thông Công cộng Sharjah (SPTC) là củng cố giao thông công cộng, thiết lập các chính sách và tìm giải pháp chiến lược cho giao thông thông suốt, cung cấp dịch vụ vận tải hiện đại và chuyên nghiệp cho hành khách, lái xe ở Sharjah hoặc trên các tuyến của InterCity ở UAE.
Phát triển dịch vụ vận tải ở Sharjah là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài. Lập kế hoạch bởi SPTC từ 2008, Tàu điện ngầm Sharjah sẽ là tàu điện ngầm thứ ba tại UAE (sau các thành phố lớn của Dubai và Abu Dhabi) và lên kế hoạch kể từ 2015 là Xe điện Sharjah sẽ là tuyến vận tải thứ hai (sau Xe điện Dubai).
Hàng không.
Sân bay quốc tế Sharjah là trung tâm hàng không của thành phố. Theo thống kê chính thức năm 2015 của Hội đồng Sân bay Quốc tế, sân bay Sharjah là trung tâm vận tải hàng không lớn thứ ba ở Trung Đông về trọng tải hàng hóa. Sân bay quốc tế Sharjah là trụ sở của hãng hàng không giá rẻ Air Arabia. Nó có các chuyến bay hàng ngày kết nối Liban, Jordan, Vương quốc Anh, Hà Lan, Ukraine, Ấn Độ, Ai Cập, Syria, Pakistan, Bangladesh, Ả Rập Saudi, Iran, v.v.
Đường phố.
Có hai loại đường cao tốc chính ở Sharjah, đó là "E" và "S". E đại diện cho những con đường kết nối các tiểu vương quốc khác và S cho những con đường trong các tiểu vương quốc.
Những con đường chính trong tiểu vương quốc Sharjah bao gồm
Taxi.
Tổng công ty Vận tải công cộng Sharjah đang tổ chức và giám sát hoạt động của taxi tại Tiểu vương quốc Sharjah. Dịch vụ taxi Sharjah được cung cấp thông qua các công ty nhượng quyền. Chúng bao gồm tất cả các điểm của Tiểu vương quốc và thành phố, bao gồm trung tâm mua sắm, khu dân cư và sân bay. Sau đây là các nhà khai thác taxi lớn trong các tiểu vương quốc.
Tập đoàn vận tải Sharjah cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển chia sẻ với mục đích phục vụ một số tuyến nhất định trong thành phố Sharjah theo tỷ lệ cố định cho từng tuyến mà không cần sử dụng đồng hồ. Các tuyến taxi chia sẻ Sharjah được lựa chọn cẩn thận để hỗ trợ những người có thu nhập thấp và đang đáp ứng các khu vực có nhu cầu thường xuyên để di chuyển nhanh giúp giảm bớt tình trạng hỗn loạn giao thông ở Sharjah.
Intercity Transport.
Tập đoàn giao thông công cộng Sharjah điều hành các dịch vụ xe buýt chở khách giữa thành phố Sharjah, Ras Al Khaimah, Khor Fakkan, Kalba, Fujairah, Masafi, Ajman, Umm Al Quwain, Khu tự do Hamriyah, Dhaid, Al Madam, Dibba Al Hisn, Abu Dhabi, Al Ain và Dubai.
Dịch vụ tiện ích.
Các dịch vụ tiện ích trong tiểu vương quốc được cung cấp bởi SEWA (Cơ quan Điện và Nước Sharjah). Họ cung cấp kết nối điện, nước và LPG cho khoảng 2 triệu người tiêu dùng ở các tiểu vương quốc.
Dịch vụ điện thoại trong tiểu vương quốc cả dịch vụ cố định và dịch vụ di động được cung cấp bởi Truyền thông Etislat và Du Ltd.
Văn hóa.
Văn hóa UAE chủ yếu xoay quanh tôn giáo Hồi giáo và văn hóa Ả Rập truyền thống. Ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo và Ả Rập đến kiến trúc, âm nhạc, trang phục, ẩm thực và lối sống cũng rất nổi bật. Năm lần mỗi ngày, người Hồi giáo được kêu gọi cầu nguyện từ các nhà thờ Hồi giáo nằm rải rác khắp đất nước. Kể từ năm 2006, cuối tuần là Thứ Sáu-Thứ Bảy, như một sự thỏa hiệp giữa sự thánh thiện của Thứ Sáu đối với người Hồi giáo và cuối tuần phương Tây là Thứ Bảy-Chủ Nhật.
Người cai trị Sharjah đã ra lệnh thành lập một số tổ chức văn hóa. Các dự án bao gồm bảo tồn di sản văn hóa, tương tác tích cực với các nền văn hóa khác, xây dựng bảo tàng và các trung tâm văn hóa, khoa học và nghệ thuật khác ở Tiểu vương quốc và thiết lập một kênh truyền hình vệ tinh phản ánh và dự án giá trị của văn hóa.
Năm 1998, Sharjah đã được UNESCO trao danh hiệu "Thủ đô văn hóa của thế giới Ả Rập bởi UNESCO đại diện cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Sharjah đã giữ cho tinh thần của lịch sử của mình tồn tại bằng cách kết hợp truyền thống vào mọi khía cạnh của sự phát triển đương đại.
Một dự án di sản văn hóa, Heart of Sharjah, đã được thực hiện để bảo tồn và khôi phục thị trấn cổ Sharjah và đưa nó trở lại trạng thái của những năm 1950. Một dự án gồm 5 giai đoạn dự định hoàn thành vào năm 2025, dự án này được thực hiện bởi Cơ quan Đầu tư và Phát triển Sharjah, Shurooq, cùng với Viện Di sản Sharjah, Cục Bảo tàng Sharjah và Quỹ Nghệ thuật Sharjah.
Hội chợ sách quốc tế Sharjah là một sự kiện văn hóa được tổ chức hàng năm tại Sharjah. Nó bắt đầu vào năm 1982 và bây giờ nó thu hút các nhà xuất bản, độc giả và diễn giả từ khắp nơi trên thế giới.
Kinh tế.
Sharjah là nơi đặt trụ sở của Air Arabia, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên ở Trung Đông, hoạt động ở Trung Đông, Châu Á và Châu Âu. Trụ sở chính nằm trong Trung tâm vận chuyển hàng hóa Sharjah tại sân bay quốc tế Sharjah.
Khu tự do sân bay quốc tế Sharjah, thường được gọi là Khu vực SAIF, là một trong những khu vực thương mại tự do nổi bật ở UAE. Hơn 6000 công ty hoạt động từ Khu SAIF. Chi phí thành lập doanh nghiệp ở Sharjah ít hơn bất kỳ tiểu vương quốc nào khác của UAE và trọng tâm của công nghiệp hóa trong những năm gần đây đã biến Sharjah thành một trung tâm thương mại. Nhờ sở hữu 100% vốn nước ngoài, hồi vốn, lợi nhuận, miễn thuế thu nhập và thuế doanh nghiệp, Khu SAIF đã thu hút các nhà đầu tư từ hơn 90 quốc gia.
Khu tự do Hamriyah.
Khu tự do Hamriyah: Được thành lập vào năm 1995, nó mang đến cơ hội cạnh tranh và duy nhất để thành lập doanh nghiệp trong môi trường miễn thuế, sở hữu công ty đầy đủ, miễn mọi khoản thuế thương mại và hồi hương vốn và lợi nhuận. Khu vực tự do cho phép tiếp cận cảng nước sâu 14 mét và bến cảng sâu bên trong 6 mét.
Nhân khẩu học.
Theo điều tra dân số năm 2015 do Bộ Thống kê và Phát triển cộng đồng ở Sharjah thực hiện, tổng dân số của tiểu vương quốc này là 1,40 triệu. Người nước ngoài chiếm 87% tổng dân số. Theo điều tra dân số, tổng số người dân Dubai chỉ là 175.432. Mật độ dân số của tiểu vương quốc là 341 người trên km².
Giống như phần còn lại của UAE, tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của tiểu vương quốc. Tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ thứ hai; các ngôn ngữ như Tagalog và của Nam Á như tiếng Hindi, tiếng Urdu, Malayalam được cư dân của các tiểu vương quốc sử dụng rộng rãi. Hồi giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại Tiểu vương quốc Sharjah.
Giáo dục.
Tiểu vương quốc có một số trường công lập và tư thục ngoài ra còn có các trường đại học ở Sharjah, bao gồm Đại học Sharjah, Đại học Hoa Kỳ Sharjah, Đại học Skyline Sharjah, Trường Quản lý Westford, Trường Kinh doanh và Tài chính Exeed, và Trường Cao đẳng Phụ nữ Sharjah. Một số trong những trường đại học này nằm trong một khu vực được gọi là Thành phố Đại học. Các trường tư thục trong thành phố bao gồm Trường Ấn Độ Sharjah, Trường Anh ngữ Sharjah, Trường Quốc gia Emirates, Trường Cộng đồng Hoa Kỳ Sharjah, Trường Quốc tế Choueifat, Sharjah, Trường trung học Sharjah, Trường tư thục DPS Delhi, Trường Anh ngữ vùng Vịnh, Trường trung học Our Own English và trường khoa học sáng tạo của Mỹ.
Y tế.
Chăm sóc sức khỏe ở Sharjah có thể được chia thành hai lĩnh vực khác nhau, Công cộng và Tư nhân. Các bệnh viện công trong các tiểu vương quốc được quản lý bởi Chính phủ Sharjah thông qua Bộ Y tế.
Tiểu vương quốc cũng có 9 trung tâm y tế công cộng để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Danh sách các bệnh viện công ở Sharjah:
Danh sách các bệnh viện tư nhân ở Sharjah:
Thể thao.
Sân vận động cricket Sharjah đã tổ chức gần 218 trận cricket One Day International, nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác và 4 trận Test cricket. Các câu lạc bộ bóng đá bao gồm Al Sharjah và Al-Shaab ở Giải hạng nhất và Al Hemriah, Al Khaleej và Dibba ở giải đấu thứ 2 thi đấu tại đây.
Câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại Sharjah.
Ngoài ra, các nhà tổ chức của Sharjah Grand Prix tổ chức Giải vô địch Powerboating Thế giới Công thức 1 hàng năm tại Al Buhaira Corniche, Sharjah. Năm 2005, nó được tổ chức dưới sự bảo trợ của Sheikh Sultan Bin Mohammad Bin Sultan Al Qasimi, Thái tử và Phó nhà cai trị của Sharjah.
Thành phố kết nghĩa.
Sharjah kết nghĩa với các thành phố: | 1 | null |
Ajman ( "") hay còn viết là Ujman, là một trong bảy tiểu vương quốc của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Với diện tích chỉ 260 km², Ajman là tiểu vương quốc nhỏ nhất xét về diện tích. Chính quyền của nó đóng tại thành phố Ajman, nó có đường biên phía bắc, nam và đông với tiểu vương quốc Sharjah.
Nằm dọc theo vịnh Ba Tư, nhưng Ajman cũng kiểm soát hai phần lãnh thổ nhỏ, nằm kín trong lục địa là hai thành phố Masfut và Manama. Xấp xỉ 95% dân số tiểu vương quốc này cư trú trong thành phố Ajman. Năm 1980, dân số chỉ là 36.000 nhưng đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây do dòng nhập cư từ những tiểu vương quốc lân cận như Dubai, Sharjah, và các quốc gia khác. Ajman được cai trị bởi Humaid bin Rashid Al Nuaimi của dòng họ Al Nuaimi. Thái tử của tiểu quốc này là Sheikh Ammar bin Humaid Al Nuaimi. | 1 | null |
Steven J. Sasson (sinh ngày 4 tháng 7 năm 1950 tại Brooklyn, New York), là một kỹ sư điện người Mỹ và là người sáng chế ra máy ảnh số. Sasson tốt nghiệp từ trường Rensselaer Polytechnic Institute.<ref name="The Rediff Interview/Steven J Sasson, inventor of the digital camera"></ref>
Chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên.
Steven Sasson phát minh ra chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầu tiên vào năm 1975. Nó nặng khoảng 3,5 kg và có độ phân giải chỉ 0,01 megapixel. Bức ảnh được ghi vào một băng cassette và quá trình này mất đến 23 giây. Bức ảnh chụp được ở dạng đen trắng. | 1 | null |
FFOS (遠隔操縦観測システム, Enkaku Soujuu Kansokushi System, Flying Forward Observation System) là loại máy bay trực thăng không người lái được phát triển cho lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản. Nó được dùng để do thám và thu thập tin tức trong một vùng khoảng 100 km từ trên không xung quanh nơi điều khiển. Máy bay hiện được trang bị hầu hết cho các lực lượng mặt đất chủ yếu ở phía Tây Nhật Bản, ngoài ra Cơ quan khí tượng Nhật Bản còn dùng để theo dõi các hoạt động núi lửa cũng như dùng để thu thập tin tức từ các khu vực đang có thảm họa và đang xem xét dùng cho lực lượng cảnh sát biển trong việc đi tuần chống xâm nhập.
Trực thăng có trọng lượng tổng thể là 275 kg, được lắp một động cơ tua bin với các trang bị dùng để đi tuần như máy quay hồng ngoại. Máy bay có thể bay với chế độ tự động để người lái tập trung vào việc quan sát với chương trình lái tự động riêng. FFOS có hệ thống tự hủy để đảm bảo bí mật khi có trục trặc xảy ra với máy bay.
Lịch sử.
Viện nghiên cứu kỹ thuật và Phát triển Nhật Bản đã nghiên cứu loại máy bay này từ năm 1988 nhưng do một vụ tai nạn nên chương trình bị gác qua một bên trong một thời gian. Sau đó tập đoàn nhà máy công nghiệp nặng Fuji đã tiếp tục tiến hành phát triển loại máy bay này và hoàn tất việc thiết kế vào năm 1996 sau các cuộc thử nghiệm với lực lượng phòng vệ mặt đất.
Sau khi kết quả nghiên cứu được báo cáo lên Cục Phòng vệ Nhật Bản (nay là Bộ quốc phòng Nhật Bản) và tập đoàn đã nhận được 5 triệu Yên như một phần thưởng cho việc ra mắt mẫu thử nghiệm này cùng mẫu mới của máy bay Shin Meiwa US-1A và bắt đầu cấp kinh phí để tiếp tục phát triển dự án vào năm 1996. Tuy nhiên giám đốc Cục Phòng vệ Nhật Bản lại bị bắt năm 1998 do nghi ngờ nhận hối lộ và Cục Phòng vệ đã đình chỉ tất cả các giao dịch cũng như kinh phí với tập đoàn Fuji trong vòng một năm nên chương trình phát triển bị tạm hoãn.
Việc sản xuất thử nghiệm loại máy bay này bắt đầu được thực hiện năm 2001. Và đến năm 2004 thì việc chế tạo hàng loạt bắt đầu được tiến hành để trang bị. Đến năm 2007 thì việc nâng cấp hàng loạt cũng được tiến hành và trở thành một phần của hệ thống trinh sát FFRS (新無人偵察機システム, Flying Forward Reconnaissance System) | 1 | null |
Anh Việt Thu (tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang, 1939-1975) là nhạc sĩ người Việt Nam nổi tiếng từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như "Hai vì sao lạc", Tám điệp khúc, "Người ngoài phố".
Cuộc đời.
Anh Việt Thu sinh năm 1939 tại Campuchia, đến năm 1940 thì mới được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Tên "Kim Sang" là tên của vị sư thầy tại ngôi chùa Campuchia mà cha mẹ ông đến cầu tự. Trên bia mộ của Anh Việt Thu có ghi pháp danh của ông là Minh Hạnh. Ông là anh cả, dưới còn có ba người em là Phi Long, Phi Hùng và em út Việt Thu, thế nên mới sinh ra bút danh "Anh Việt Thu" với nghĩa là "Anh của Việt Thu". Theo nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh, là người anh trong gia đình nên khi chứng kiến cảnh hai người em trai ly tán người miền Nam kẻ miền Bắc mà nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác ra ca khúc nổi tiếng "Hai vì sao lạc".
Anh Việt Thu sáng tác rất sớm. Từ năm 1956, ông đã có một số tác phẩm đầu tay như "Giòng An Giang", "Đẹp Bạc Liêu"... Từ đó cho đến lúc qua đời, ông đã sáng tác khoảng hơn hai trăm bài hát.
Bạn bè nhận xét rằng Anh Việt Thu là người ít nói, hiền lành, sống nhiệt thành và có tính nghệ sĩ. Lúc ông dạy nhạc ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá nhưng do tính nghệ sĩ nên vẫn thường túng thiếu, có lúc đã phải bán cả radio để trả tiền thuê nhà.
Anh Việt Thu qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 (nhằm ngày 3 tháng 2 năm Ất Mão) tại Y viện Quảng Đông, Sài Gòn do bệnh hoại thận. Ông được đưa về quê án táng tại nơi mà ngày nay thuộc xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Sự nghiệp âm nhạc.
Niên khoá 1958-1959, Anh Việt Thu là trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội Sinh viên Quốc gia.
Năm 1963, ông đã làm luận án về âm nhạc học tại nhạc viện Tōkyō (Nhật Bản) và sau đó đỗ tốt nghiệp hạng ưu tại Trường Âm nhạc Quốc gia Sài Gòn khóa đầu tiên.
Năm 1964, ông về Tây Ninh dạy nhạc cho Trường Nam Trung học Tây Ninh (nay là Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo).
Từ năm 1965 đến năm 1966, ông thành lập đoàn Du ca Phù Sa gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh, hát từ Cần Thơ ra đến Huế.
Năm 1966, ông là huấn luyện viên các khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động do Bộ Thanh Niên tổ chức tại Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Nguyễn Thanh, Ngô Mạnh Thu.. Khóa sinh do Ty Thanh Niên ở các tỉnh tuyển chọn và đưa về dự. Đây tiền thân của Phong trào Du ca Việt Nam.
Trong các năm 1966 - 1968, ông được Đài Vô tuyến Việt Nam mời về làm chương trình "Phù Sa" và "Tuần báo văn nghệ truyền thanh". Sang năm 1971, ông có riêng chương trình "Giờ âm nhạc Anh Việt Thu" trên Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam (VNCH)
Giai đoạn 1972 - 1973, Anh Việt Thu hợp tác với hãng Đĩa hát Việt Nam thực hiện một số băng nhạc cổ vũ tín hiệu hoà bình từ Hiệp định Paris (1973).
Về cuối đời, ông làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh quân lực Việt Nam Cộng hòa chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Phạm Minh Cảnh.
Viết về Tuyển tập 8 tình khúc Anh Việt Thu - Mùa xuân đó có em (1968):
Mùa xuân đó có em
Tác phẩm.
Danh sách ca khúc.
Những ca khúc in đậm là những ca khúc viết trong khoảng thời gian 1956 - 1958. | 1 | null |
Anh Việt Thanh (tên thật: Đặng Văn Quang, 1936 – 2015) là nhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông có một số tác phẩm phổ biến được thu trong băng nhạc Kim Đằng do hãng Dư Âm ở Sài Gòn phát hành, nổi tiếng nhất là ca khúc "Vùng lá me bay" sáng tác năm 1972.
Thân thế và sự nghiệp.
Anh Việt Thanh sinh năm 1936 tại làng An Hữu, tổng Phong Phú, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Bút danh được đặt theo thần tượng là nhạc sĩ nổi tiếng Anh Việt Thu, vốn là họ hàng bên ngoại ông. Ngoài ra, ông còn có một người bạn cũng có bút danh gần giống là Anh Việt Phương (Dạ Vũ Nhân).
Anh Việt Thanh học hòa âm sáng tác với nhạc sĩ Lê Văn Tài và học ngón đàn độc đáo của nhạc sĩ Nam Huyền, Văn Khánh, Hoàng Bửu. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1958, sau đó dạy đàn và dạy nhạc lý. Từ năm 1960 đến 1975, ông đi dạy nhạc ở nhiều nơi như Đà Lạt, Định Tường, Đà Nẵng, Sài Gòn. Ông là thành viên của nhóm sáng tác thuộc Cục Chính huấn Việt Nam Cộng hòa. Ông còn là phụ tá giám đốc cho hãng băng nhạc Nhã Ca.
Năm 1980, ông cùng gia đình sang định cư tại Troyes, Pháp. Năm 1990, ông chuyển sang viết nhạc phổ thơ. Năm 2001, CD "Tương tư" được phổ biến với 10 tình khúc Anh Việt Thanh phổ thơ Phạm Ngọc. Năm 2005, ông chính thức gia nhập Hội Âm nhạc Pháp (SACEM) và phát hành một số CD.
Nhạc sĩ Anh Việt Thanh mất ngày 12 tháng 3 năm 2015 tại Troyes.
Tác phẩm.
Nhạc của Anh Việt Thanh chủ yếu sử dụng điệu blues nức nở, ngập ngừng, xuyên qua từng câu từng đoạn với cung La thứ. Thỉnh thoảng có một số bài được viết theo nhịp bolero như "Hẹn em ngày về", "Phố cũ người xưa"... Nhìn chung ông viết nhạc theo chiều hướng hiện đại phục vụ cho giới mộ điệu trẻ như sinh viên, học sinh Sài Gòn thời đó. Một số bài hát được Đài phát thanh Sài Gòn, Đài phát thanh Quân đội chọn trình bày trong các kỳ đại nhạc hội với các giọng ca thể hiện như Hùng Cường, Chế Linh, Thanh Phong, Phương Hoài Tâm... "Vùng lá me bay" là tác phẩm cuối cùng được ông viết trong khoảng Mùa hè đỏ lửa 1972.
Ông là đồng tác giả một số ca khúc của Hà Phương như "Mưa đêm tỉnh nhỏ" và "Về Tiền Giang quê em". Anh Việt Thanh đứng tên đồng tác giả bài "Chuyện mưa mây" với Tú Nhi (tức Chế Linh), nhưng nhạc sĩ Phạm Chinh Đông (cư ngụ ở Philadelphia, Hoa Kỳ) cho rằng bản thân mới là tác giả bài này nhưng khi còn là sinh viên thì đã bán bản quyền cho Anh Việt Thanh và Tú Nhi.
Bài "Giã từ thành phố (Trả lại người tình)" đôi khi bị nhầm là của Tú Nhi.
Giải thưởng.
Năm 1966, nhạc phẩm "Phật tử kết đoàn" đoạt giải của Viện Hóa đạo Sài Gòn. Năm 1970, bài "Đón xuân trên đồng" đoạt giải Nhì cuộc thi sáng tác do Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh chính trị phát động xuân Canh Tuất 1970. | 1 | null |
Hong Sung-mi (Hangul: 홍성미, Hán tự: 洪性美, sinh ngày 17 tháng 7 năm 1986), thường được biết tới là Dana, là một ca sĩ Hàn Quốc trực thuộc SM Entertainment, dù cô đã là một ca sĩ solo ra mắt năm 2001. Cô cũng đã trở thành một thành viên của nhóm nhạc nữ The Grace.
Cô đã ra mắt vào năm 2005.
Sự nghiệp.
Bắt đầu là một ca sĩ solo cho hãng đĩa SM Entertainment của Lee Soo Man, Dana được tin tưởng sẽ là "BoA tiếp theo". Trước khi ra mắt, cô được quảng bá qua vai nữ trong bộ phim "Ace of Peace" của ban nhạc thần tượng nổi tiếng H.O.T và video âm nhạc Polaris của Kangta.
Năm 2001, cô tung ra đĩa đơn đầu tay rất thành công "Sesang kkeutkkaji" (Until The End Of The World) một đoạn trích từ ca khúc 'Tell Me No More Lies' của nhà soạn nhạc người châu Âu Stefan Aberg. Cô tiếp tục với "Diamond", một ca khúc nhạc pop/dance kết hợp với Jung Yunho (U-Know, một thành viên của TVXQ năm 2003). Sự nghiệp của cô gặt được nhiều thành công và cô tiếp tục được quảng bá bằng cách xuất hiện trên các show như X-Man, diễn vai chính trong bộ phim sitcom Nonstop 3. Album thứ hai của cô được phát hàng năm 2003, tuy nhiên lại không được ưa chuộng và bán chậm. Từ đó cô biến mất khỏi nền âm nhạc cho đến khi The Grace ra mắt.
Từ năm 2005, cô là một thành viên của CSJH The Grace. Do có sự ra mắt sớm hơn trong nền âm nhạc Hàn Quốc, cô được coi là trưởng nhóm, nhưng trong một buổi phỏng vấn cô đã phủ nhận điều này và phát biểu rằng mỗi thành viên trong nhóm đều có vai trò khác nhau. Trong album tiếng Nhật thứ tư, cô đã sáng tác ca khúc solo cho riêng mình mang tên 'Sayonara No Mukou Ni'.
Bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, Dana thực hiện vai diễn cho vở nhạc kịch Daejanggeum phần 3. Sau đó cùng năm 2010, Dana cùng với bạn cùng nhóm Sunday và các đồng nghiệp Onew của SHINee và Jay của TRAX tham gia nhạc kịch "Musical Rock Of Ages" với vai diễn Sherrie. Cuối năm 2010, cô vào vai Constance trong vở nhạc kịch The Three Musketeers (ba chàng lính ngự lâm) cùng với Kyuhyun của Super Junior và Jay của TRAX. Cô ấy nói rằng cô đã rất lo lắng khi phải hôn Kyuhyun trong một cuộc phỏng vấn.
Tháng 6 năm 2011, SM công bố sẽ ra mắt một đĩa đơn mới với hình ảnh mới. Ngày 8 tháng 7 năm 2011 cô ra mắt với DANA and SUNDAY The GRACE đĩa đơn mang tựa đề "나 좀 봐줘 (One More Chance)" và đĩa đơn được phát hành ngày 11 tháng 7.
Năm 2012, cô tham gia nhạc kịch "Catch Me If You Can" với vai Brenda Strong cùng với Kyuhyun của Super Junior, Key của SHINee và Sunny của Girls' Generation. Hơn nữa, cô còn góp giọng cho nhạc phim "To The Beautiful You" với ca khúc Maybe We đã được ra mắt vào đầu tháng 9. | 1 | null |
Siêu phẳng của không gian n chiều là một không gian con n-1 chiều của nó. Một siêu phẳng trong không gian Euclid tách không gian đó thành hai nửa không gian.
Ví dụ, trong không gian Euclid 3 chiều, siêu phẳng chính là mặt phẳng 2 chiều. Trong không gian Euclid 2 chiều, siêu phẳng là đường thẳng 1 chiều. | 1 | null |
Vườn quốc gia Keoladeo hoặc Vườn quốc gia Keoladeo Ghana trước đây được gọi là Khu bảo tồn chim Bharatpur là một vườn quốc gia nằm ở Bharatpur thuộc bang bang Rajasthan, Ấn Độ. Đây là khu bảo tồn nổi tiếng với hàng ngàn con chim, đặc biệt là vào mùa đông. Được tuyên bố là khu bảo tồn vào năm 1971, nó là nhà của 230 loài chim. Keoladeo được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1985.
Đây là một vùng đất ngập nước nhân tạo, là một vườn quốc gia của Ấn Độ. Nó bảo vệ vùng đất ngập lũ thường xuyên của Bharatpur, tạo thành một sân chim ngập nước mà trước đó từng là nơi chăn thả gia súc. Keoladeo có diện tích là một bức tranh của đồng cỏ khô, rừng cây, đầm lầy rừng và vùng đất ngập nước. Môi trường sống đa dạng này là nhà của 365 loài chim, 379 loài hoa, 50 loài cá, 13 loài rắn, 5 loài thằn lằn, 7 loài lưỡng cư, 7 loài rùa và nhiều loài động vật không xương sống khác. Mỗi năm, hàng ngàn con chim mặt nước di cư đến vườn quốc gia để trú đông và sinh sản, khiến nó là một trong những vùng chim giàu nhất thế giới. Những con sếu Siberia quý hiếm có mặt tại vườn quốc gia này vào mùa đông nhưng số lượng của chúng hiện đang dần tuyệt chủng. Theo người sáng lập Quỹ Động vật hoang dã Thế giới Peter Scott, vườn quốc gia Keoladeo là một trong những khu vực chim đẹp nhất thế giới.
Lịch sử.
Keoladeo được thành lập cách đây 250 năm trước và đặt theo tên của ngôi đền Keoladeo (Shiva) nằm trong ranh giới vườn quốc gia. Trước đây nó là một vùng trũng tự nhiên và bị ngập lụt sau khi công trình thủy lợi Ajan Bund được xây dựng bởi Maharaja Suraj Mal, lúc đó là người cai trị bang Bharatpur giữa 1726–1763. Tường chắn của công trình thủy lợi được tạo ra tại hợp lưu của sông Gambhir và Banganga. Keoladeo là nơi săn bắn truyền thống của các Maharaja của Bharatpur từ năm 1850 và cuộc thi bắn vịt được tổ chức thường niên nhằm vinh danh Toàn quyền Ấn Độ. Trong một lần như vậy vào năm 1938, đã có 4.273 con chim mặt nước gồm Vịt cổ xanh và Mòng két đã bị giết bởi Victor Hope, người sau đó đã trở thành toàn quyền Ấn Độ.
Keoladeo trở thành vườn quốc gia vào ngày 10 tháng 3 năm 1982 trên cơ sở khu bảo tồn chim được thành lập vào ngày 13 tháng 3 năm 1976 và một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar vào tháng 10 năm 1981. Hoạt động săn bắn cuối cùng được tổ chức vào năm 1964 nhưng Maharaja vẫn được quyền săn bắn tại khu vực này cho đến năm 1972. Năm 1985, vườn quốc gia được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hoạt động chăn thả gia súc trong vườn quốc gia bị cấm từ năm 1982 dẫn đến các cuộc đụng độ dữ dội giữa nông dân địa phương và chính quyền.
Địa lý.
Vườn quốc gia nằm ở phía đông của Rajasthan, cách Bharatpur 2 km về phía đông nam và cách Agra 55 km về phía tây. Nó trải rộng trên khu vực có diện tích 29 km vuông. Một phần ba môi trường sống tại đây là vùng đất ngập nước với rất nhiều các loài vi sinh vật sinh sống trong các loài thực vật, gò đất, đê, vùng nước mở, thực vật nổi. Vùng cao hơn là đồng cỏ savan gồm có các loài cỏ cao và cây bụi. Những cây Gáo trắng khổng lồ nằm rải rác.
Hầu hết trong năm, Keoladeo chỉ có khoảng 10 km vuông là vùng ngập nước hiệu quả, phần còn lại là đất khô ráo. Hệ thống đê điều chia khu vực thành mười tiểu khu vực, mỗi khu vực được kiểm soát nước bởi một hệ thống cửa cống. Độ sâu mực nước dao động từ 1-2 mét trong mùa mưa (từ tháng 7 đến 9). Trong những tháng tiếp theo, mực nước hạ dần và bắt đầu vào thời kỳ khô hạn từ tháng 2. Tháng 5 và 6, vườn quốc gia khô cằn ở mức cao nhất khi nước chỉ còn lại ở một số khu vực đất trũng. Quá trình ngập nước và khô hạn này giúp duy trì hệ sinh thái đầm lầy nước ngọt khiến nó trở thành nơi lý tưởng cho các loài chim mặt nước. Những giếng nước ngầm nằm tại khắp các khu vực trũng có nhiệm vụ sử dụng những lượng nước quý giá trong khoảng thời gian khô hạn để duy trì sự sống cho nhiều loài động thực vật.
Nhiệt độ trung bình cao nhất tại vườn quốc gia dao động từ 20,9 °C vào tháng 1 cho đến 47,8 °C vào tháng 5, trong khi thấp nhất là 6,8 °C vào tháng 12 đến 26,5 °C vào tháng 6. Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm dao động từ 5 °C trong tháng 1 cho đến 50 °C vào tháng 5. Độ ẩm không khí trung bình thay đổi từ 62% trong tháng 3 cho đến 83,3% trong tháng 12. Lượng mưa trung bình năm là 662 mm, với số ngày mưa trung bình năm là 36 ngày. Năm 1988 ghi nhận lượng mưa tại đây chỉ đạt 395 mm với 32 ngày mưa trong năm.
Các nhà quan sát địa phương đã nhận thấy sự thu hẹp môi trường sống của các loài thực vật thủy sinh trong vườn quốc gia sau một số năm hạn hán và cạn nước. Và nó đã thu hẹp đi so với những năm 1980. Một số nỗ lực đã được tiến hành để thay đổi điều này, trong đó có việc tận dụng người địa phương để loại bỏ các loài xâm lấn sống trong khu vực tự nhiên cao hơn như "Prosopis juliflora".
Động thực vật.
Thực vật.
Các kiểu thảm thực vật chính là rừng rụng lá khô nhiệt đới, xen kẽ với đồng cỏ khô ở những khu vực rừng bị suy thoái. Ngoài các đầm lầy nhân tạo, phần lớn diện tích được bao phủ bởi những cây và cây bụi cỡ trung bình.
Các khu rừng ở phía đông bắc vườn quốc gia bị chi phối bởi những cây "Mitragyna parvifolia", "Syzygium cumini" và "Vachellia nilotica". Còn những cánh rừng mở là "Prosopis cineraria" và "Ziziphus". "Salvadora oleoides" và "Salvadora persica" cũng được tìm thấy trong vườn quốc gia và hầu như chúng là những cây thân gỗ duy nhất được tìm thấy trong khu vực đất mặn. Thảm thực vật thủy sinh rất phong phú và cung cấp nguồn thức ăn quý giá cho các loài thủy cầm. Những nỗ lực để tiêu diệt các loài xâm lấn gồm "Cineraria" và "Prosopis juliflora" đã được thực hiện trong năm 2007 và 2008.
Động vật.
Động vật không xương sống như giun, côn trùng, động vật thân mềm có số lượng phong phú hơn bất cứ loài nào khác, chủ yếu ở môi trường dưới nước. Chúng là thức ăn cho nhiều loài cá và chim, cũng như một số loài động vật, và do đó, tạo thành một liên kết chính trong chuỗi thức ăn và hoạt động của hệ sinh thái. Côn trùng trên cạn rất phong phú và có tác động tích cực đến việc sinh sản của các loài chim trên cạn.
Keoladeo là thiên đường của các loài chim với 370 loài được ghi nhận. Nó có vị trí chiến lược cho các loài chim di trú đến lục địa Tiểu Ấn trước khi di cư đến các khu vực khác. Chúng hội tụ ở đây trước khi di chuyển đến Cổ Bắc giới để sinh sản. Ngoài ra, nó cũng là nơi trú đông cho nhiều loài chim mặt nước, là khu vực trú đông thường xuyên duy nhất tại Ấn Độ của loài sếu Siberia, một loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp.
Ngoài sếu Siberia, vườn quốc gia là nơi sinh sản cho các loài mặt nước gồm Hạc, Diệc và Cốc và là nơi trú đông quan trọng của các loài Vịt. Các loài phổ biến nhất gồm Vịt cánh trắng, Mòng két, Le khoang cổ, Vịt búi lông, Vịt mồng, Cốc đen, Cốc đế, Cốc đế nhỏ, Chim lội cổ khoang, Giang sen, Cò thìa Á Âu, Cò nhạn, Cò quăm đầu đen, Chim cổ rắn, Choắt nhỏ, Choắt bụng xám, Choắt bụng trắng và Sếu sarus.
Các loài chim thông thường khác gồm Khướu, Chim chích, Trảu, Chào mào, Sẻ đất, Chim cút, Chim nghệ đuôi trắng, Hồng hoàng xám Ấn Độ. Chim săn mồi lớn gồm Ó cá, Cắt lớn, Đại bàng ăn cá Pallas, Đại bàng nâu, Diều hoa Miến Điện. Đại bàng đốm lớn gần đây cũng được phát hiện sinh sản tại Keoladeo.
Động vật có vú tại Keoladeo cũng phong phú không kém khi có 27 loài được xác định. Phổ biến nhất là Linh dương bò lam, Bò nhà, Hươu đốm, trong khi Nai ít gặp hơn. Lợn rừng và Nhím Ấn Độ thường ra khỏi vườn quốc gia để tìm đến các cánh đồng hoa màu bên ngoài. Cầy Mangut, Cầy lỏn và Cầy mangut xám Ấn Độ thi thoảng được tìm thấy. Các loài Mèo rừng, Mèo cá, Cầy vòi hương, Cầy hương cũng có mặt nhưng hiếm thấy. Rái cá lông mượt được thấy khi đi săn hoặc khi chúng băng qua khu rừng. Một số loài đáng chú ý khác là Chó rừng lông vàng, Linh cẩu vằn, Voọc xám Ấn Độ, Cáo Bengal, Mèo ri, Linh dương đen Ấn Độ. Báo hoa mai đã bị tiêu diệt có chủ ý vào năm 1964.
Các loài khác tại Keoladeo gồm 43 loài cá, 7 loài rùa, 5 loài thằn lằn, 13 loài rắn và 7 loài lưỡng cư.
Hình ảnh.
<br><br> | 1 | null |
Ga xe lửa Chhatrapati Shivaji (Mã nhà ga: CSTM/ST) trước đây gọi là Ga xe lửa Victoria là ga đường sắt lịch sử và là Di sản thế giới của UNESCO nằm ở thành phố Mumbai, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ. Đây là trụ sở của Khu đường sắt Trung tâm, là một trong 18 khu vực đường sắt ở Ấn Độ.
Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh Frederick William Stevens theo phong cách kiến trúc Gothic Phục hưng của Ý thời Victoria trở thành biểu tượng của Mumbai như một "thành phố Gothic và cảng quốc tế lớn của Ấn Độ". Nó được xây dựng từ năm 1878 tại nhà ga xe lửa cũ của khu vực Bori Bunder để kỷ niệm Lễ kỉ niệm vàng của Nữ vương Victoria, kéo dài trong 10 năm sau đó. Đây là một trong những nhà ga nhộn nhịp nhất Ấn Độ, phục vụ cả đi lại tới các thành phố có khoảng cách xa và cả vé tháng hàng ngày. Tháng 3 năm 1966, nhà ga được đổi theo tên của Chhatrapati Shivaji, vị hoàng đế sáng lập ra đế quốc Maratha. Năm 2017, nhà ga một lần nữa được đổi tên thành Chhatrapati Shivaji Maharaj, và cả hai cái tên đều được sử dụng ngày nay.
Lịch sử.
Nhà ga đường sắt được xây dựng lại được đặt theo tên của Nữ hoàng Victoria theo mô hình thiết kế của kiến trúc sư Frederick William Stevens. Công việc bắt đầu vào năm 1878. Ông đã dựa theo bản phác thảo của danh họa người Thụy Điển Axel Haig. Thiết kế này có một số điểm tương đồng với Ga đường sắt St Pancras ở London. Phải mất 10 năm để công việc xây dựng được hoàn thành với chi phí 1.614.000 rupee và trở thành tòa nhà dài nhất Bombay ở thời kỳ đó. Điểm nổi bật của công trình là phong cách kiến trúc Gothic Phục hưng và nơi đây trở thành trụ sở của Đường sắt Bán đảo Đại Ấn.
Tổng cộng nhà ga được đổi tên bốn lần. Ban đầu nó được gọi là Bori Bunder từ năm 1853 đến 1888. Nó được xây dựng lại thành Victoria để kỷ niệm Lễ kỷ niệm vàng của Nữ vương Victoria. Sau đó nó được đổi theo tên của hoàng đế Chhatrapati Shivaji, người sáng lập ra Đế quốc Maratha. Vào tháng 12 năm 2016, Chính phủ Đảng Nhân dân Ấn Độ quyết định đổi tên thành Chhatrapati Shivaji Maharaj đã được thông qua trong Hội đồng Maharashtra vào tháng 5 năm 2017, nhà ga chính thức được đổi tên. Cả hai cái tên đều được sử dụng hiện nay.
Kiến trúc.
Công trình này được thiết kế theo kiến trúc Gothic Phục hưng, thể hiện sự hợp nhất của ảnh hưởng kiến trúc Gothic Phục hưng ở Ý với kiến trúc cổ điển Ấn Độ. Các tháp nhỏ, vòm nhọn được bố trí xung quanh tâm mang kiến trúc cổ điển Ấn Độ. Bên ngoài là các tượng khắc gỗ, trụ gạch, phù điêu trang trí, lan can sắt và đồng thau, song cửa phòng bán vé, lan can cầu thang lớn và các chi tiết trang trí khác là sản phẩm của các sinh viên trường nghệ thuật Sir Jamsetjee Jeejebhoy. Đây là ví dụ tuyệt tác của kiến trúc đường sắt thế kỷ 19 về giải pháp kỹ thuật và kết cấu tiên tiến. Vòm trung tâm là cấu trúc dài 330 ft nối sân ga với một kho hàng nhà ga dài 1.200 ft. Khung xương của mái vòm xây dựng nằm ở trung tâm của công trình được coi là thành tựu mới của thời đại.
Bên trong tòa nhà là một loạt các phòng lớn với trần cao được thiết kế theo thực tế sử dụng theo các mục đích của một nhà ga xe lửa. Nó có kiến trúc hình chữ C đối xứng trên trục Đông Tây. Mái vòm trung tâm của tòa nhà cấu trúc gân hình bát giác, trên đỉnh là hình ảnh một người phụ nữ tay phải cầm đuốc hướng lên trời, tay trái cầm một bánh răng. Hai mặt bên bao quanh một sân hướng ra đường lớn là nơi có các tháp canh hoành tráng ở mỗi bốn góc được bố trí cân đối với khung cửa sổ vòm. Mặt tiền của công trình đặc trưng bởi các cửa sổ và những mái vòm đối xứng cùng với đó là các trụ gạch, tượng, phù điêu trang trí với những con sư tử tượng trưng cho nước Anh, những con hổ tượng trưng cho Ấn Độ. Cấu trúc chính được xây dựng từ sự pha trộn của sa thạch và đá vôi Ấn Độ, trong khi đá cẩm thạch Ý được sử dụng cho các yếu tố trang trí quan trọng. Một bức tượng của Nữ hoàng Victoria đứng trên mặt tiền chính đã bị phá hủy
Tầng trệt cánh phía Bắc được gọi là Star Chamber được sử dụng là văn phòng nhà ga là nơi có những chi tiết bằng đá cẩm thạch Ý và đá xanh Ấn Độ bóng loáng. Vòm đá có mái che được trang trí hoa lá và những bức tượng kỳ quái. Bức tường được lót bằng gạch tráng men của Anh
Với lối kiến trúc pha trộn Á - Âu giữa kiến trúc Gothic và kiến trúc truyền thống Ấn Độ trở thành biểu tượng của Mumbai, đồng thời là công trình kiến trúc đường sắt nổi bật thế kỷ 19, phục vụ tốt cho mục đích sử dụng nhờ cấu trúc và kỹ thuật xây dựng, UNESCO đã đưa nhà ga xe lửa vào danh sách Di sản thế giới vào năm 2004. | 1 | null |
Đường cao tốc Châu Á 15 (AH15) là một con đường trong Mạng lưới đường cao tốc Châu Á dài 566 km (352 mi) từ Vinh, Việt Nam đến Udon Thani, Thái Lan, nối AH1 đến AH12.
Trên lãnh thổ Việt Nam.
Dựa theo Quốc lộ 8A. Chiều dài 85 km. Từ thị xã Hồng Lĩnh đến Cửa khẩu Cầu Treo.
Trong tương lai, khi hoàn thành sẽ trở thành đường AH15 thay vì trên Quốc lộ 8A như hiện nay. | 1 | null |
Trận Bagneux là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 13 tháng 10 năm 1870. Trong trận chiến này, quân đội Đức dưới quyền chỉ huy cỷa tướng Jakob von Hartmann đã đánh bật cuộc phá vây của quân đội Pháp khi Paris đang bị người Đức vây hãm , gây cho quân Pháp những thiệt hại nặng.< Một số cuộc phá vây khác của quân Pháp vào cuối năm 1870 cũng đều bị quân Đức bẻ gãy.
Hai tuần sau khi bị đẩy lùi trong trận Chevilly, tướng Joseph Vinoy của Pháp lại tiến hành một cuộc thám sát về hướng nam Paris. Sau một cuộc pháo kích dữ dội từ những pháo đài ở phía nam, Vinoy xua 3 đội hình hàng dọc tiến đánh các cao điểm Clamart. Tướng Von Hartmann của Đức đã thực hiện sách lược để đối phương tiến quá sâu, nhờ đó quân đội của ông sẽ vây bọc đối phương và đẩy họ vào tầm đạn của lực lượng pháo binh và bộ binh Đức. Mở đầu cuộc tiến công, quân Pháp đã đánh bật các tiền đồn của quân đoàn Bayern II khỏi Châtillon và Bagneux. Tuy nhiên, quân đội Đức đã bố trí sẵn lực lượng trừ bị của mình ở đằng sau pháo đài Montrouge, để dùng đến một khi quân Pháp chiếm được các cao điểm tại Châtillon và trận địa pháo của quân đội Bayern. Sau một trận giao chiến kéo dài trong khoảng 6 tiếng đồng hồ (trong đó có sự tham chiến của lữ đoàn Bayern số 8 và sau đó là số 7), cuộc bắn chéo cánh sẻ của quân Đức đã buộc quân Pháp phải tháo chạy. Cũng như trong trận thua của quân Pháp tại Châtillon, pháo binh Pháp trên núi Valérien đã gây khó khăn cho quân Bayern khi họ phản công.
Cuộc phá vây quan trọng tiếp theo của quân đội Pháp sẽ là trận La Malmaison về cuối tháng 10 năm 1870, cũng bị quân đội Đức đập tan. | 1 | null |
Bồ Đằng (tên khác: Bồ Lạp, Bồ Cứ): địa danh lịch sử, nay thuộc xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Là vùng rừng núi hiểm trở, có núi cao trên 500 m; nằm trên đường tiến quân của nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hoá vào Nghệ An cuối năm 1424. Tại Bồ Đằng, nghĩa quân Lam Sơn do Trần Tung chỉ huy đã đánh tan một đạo quân Minh gồm khoảng 2 nghìn người. Đó là "Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật" ("Bình Ngô đại cáo"), mở đầu cho hàng loạt các chiến thắng giải phóng Nghệ An phủ. | 1 | null |
Cung điện Charlottenburg (tiếng Đức: "Schloss Charlottenburg") là cung điện lớn nhất ở Berlin, Đức, và là dinh thự hoàng gia duy nhất còn tồn tại có niên đại từ thời trị vì của Vương triều Hohenzollern. Nó nằm ở khu Charlottenburg của quận Charlottenburg-Wilmersdorf.
Cung điện được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 và đã được mở rộng đáng kể trong thế kỷ 18. Nó bao gồm nhiều trang trí nội thất kỳ lạ theo phong cách baroque và rococo. Chính thức khu vườn lớn bao quanh bởi rừng đã được thêm vào phía sau cung điện, bao gồm cả một belvedere, lăng mộ, một nhà hát và một gian hàng. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cung điện bị hư hỏng nặng nhưng đã được xây dựng lại. Cung điện với khu vườn của nó là một điểm thu hút du lịch lớn. | 1 | null |
Sophie Rhys-Jones có tên đầy đủ là Sophie Helen Rhys-Jones. Cha mẹ cô là ông Christopher Rhys-Jones và bà Mary O' Sullivan. Cô sinh ngày 20 tháng 1 năm 1965. Cô là vợ của Vương tử Edward, Công tước xứ Edinburgh. Cô mang tước hiệu là Công tước phu nhân xứ Edinburgh.
Tiểu sử.
Sophie Rhys-Jones sinh ra ở Radcliffe Infermary, Oxford. Cô là con thứ 2 cũng như là con gái đầu lòng của Christopher Rhys-Jones. Lúc cô còn nhỏ, gia đình cô chuyển đến xứ Wales sinh sống.
Giáo dục.
Từ nhỏ, cô được đào tạo ở Trường Dulwich Preparatory
Kết hôn.
Cô kết hôn ngày 19 tháng 6 năm 1999 với Vương tử Edward, con trai út của Nữ vương Elizabeth II. Lễ cưới được cử hành tại Nhà thờ St' George, Windsor. Bánh cưới trong lễ cưới của cô có kích cỡ khổng lồ, cao đến 7 tầng và mỗi tầng dày đến 10 feets. Cần tổng cộng 515 giờ mới có thể hoàn thành chiếc bánh. | 1 | null |
Máy bơm bê tông là một loại máy xây dựng chuyên dụng để chuyển hỗn hợp vữa bê tông theo cả phương ngang lẫn phương đứng bằng phương pháp bơm đẩy.
Thông thường người ta chia máy bơm bê tông thành hai loại: bơm tĩnh và bơm động. Loại máy bơm động còn gọi là máy bơm cần. Loại này thường gắn trên xe ô tô tải, cũng có khi gắn trên trụ tháp cần trục tháp. Nó gắn liền với một hệ cần ống bơm gấp lại, như một cánh tay robot có điều khiển từ xa, (còn gọi là cần bơm bê tông), để có thể vươn xa tới những vị trí đổ bê tông với độ chính xác nhất định. Loại máy bơm cần gắn trên xe còn gọi là xe bơm bê tông hay cần bơm tự hành. Loại bơm cần gắn trên tháp gọi là tháp bơm bê tông.
Loại bơm tĩnh, là loại máy chỉ gồm phần máy bơm chính không kèm theo hệ đường ống bơm, mà sẽ được đấu vào đường ống bơm đặt sẵn tại công trình, do đó loại máy bơm này còn gọi là máy bơm dòng hay máy bơm đường ống. Thường máy bơm tĩnh không tự di chuyển được, mà phải gắn vào xe tải như một rơ-moóc, để xe tải kéo đến công trường. Tuy nhiên, cũng có loại bơm tĩnh tự hành, nhưng đến công trường nó vẫn được đặt tĩnh tại một vị trí cố định, mà có thể nối vào hệ thống ống bơm bê tông lắp sẵn cố định tại hiện trường. Tuy máy bơm tĩnh không có hệ cần để có thể vươn tới mọi vị trí đổ bê tông trong tầm hoạt động của cần như bơm động, nhưng với nhà siêu cao tầng nó lại thường được dùng để bơm chuyền lên từng đợt độ cao nhà theo từng đợt đường ống đứng. Trong trường hợp này, người ta thường kết hợp nhiều máy bơm tĩnh để bơm vữa bê tông trung chuyển theo từng đợt chiều cao của tòa nhà siêu cao tầng.
Cơ cấu vận hành của máy bơm bê tông kiểu piston.
– Nguyên lý làm việc:
– Piston công tác được điều khiển bởi piston thủy lực và hoạt động ngược chiều nhau. Ống cong nằm trong khoang nạp có tâm quay trùng với tâm của đường ống. Trong quá trình vận hành, ống cong lắc 1 góc nhất định làm che kín đường ra của xylanh.
– Trong hành trình đẩy của piston (14) ống cong sẽ được nối vào xylanh công tác (13), kho đó vữa được đẩy từ xylanh vào ống cong rồi ra ống dẫn. Đồng thời piston(8) co lại, xylanh(9) thông với phễu chứa nên vữa sẽ được hút vào trong xylanh.
– Khi kết thúc hành trình, cả hai xylanh công tác sẽ đổi chiều đồng thời ống cong được lắc từ xylanh(13) sang nối với xylanh(9) để tiếp tục nhận vữa từ xylanh này. Quá trình này lặp đi lặp lại tới khi máy dừng.
Cơ cấu vận hành của máy bơm bê tông kiểu rotor.
– Nguyên lý làm việc:
+ Khoang bơm hình trụ sẽ bố trí roto 5 và hai con lăn thép bọc cao su.
+ Trục 4 được roto 5 dẫn động qua.
+ Hai con lăn thực hiện chuyển động hành tinh quanh trục roto khi roto quay đè lên ống mềm.
+ Hệ thống con lăn ống mềm thực hiện việc bơm nén bê tông theo ống mềm.
+ Khoang bơm được duy trì chân không làm ống mềm luôn phình ra để hút bê tông từ thùng chứa trộn vào qua ống 6.
+ Đổ nước vào thùng 7 sẽ làm sạch đường ống, khi đó bơm bê tông làm việc như một máy bơm nước thông thường.
Phân loại thiết bị bơm bê tông.
Máy bơm tĩnh.
Máy bơm tĩnh bê tông, là loại máy móc phương tiện bơm bê tông mà chỉ gồm phần máy bơm chính, đặt cố định tĩnh tại một vị trí mặt bằng công trường hay công trình, không kèm theo hệ đường ống bơm hay cần phân phối, mà máy bơm sẽ được đấu vào đường ống bơm đặt sẵn tại công trình, do đó loại máy bơm này còn gọi là máy bơm dòng hay máy bơm đường ống. Thường máy bơm tĩnh không tự di chuyển được, mà phải gắn vào xe tải như một rơ-moóc, để xe tải kéo đến công trường. Tuy nhiên, cũng có loại bơm tĩnh tự hành, nhưng đến công trường nó vẫn được đặt tĩnh tại một vị trí cố định, mà vị trí này phải tiếp cận gần kề với đầu nối vào hệ ống bơm để có thể nối vào hệ thống ống bơm bê tông lắp sẵn cố định tại hiện trường. Thông số hoạt động của máy bơm tĩnh là tính năng được chế tạo sẵn cho máy bơm chính, mà nhà sản xuất cung cấp (thông số máy bơm và thông số tại miệng xả máy bơm tại vị trí đấu nối với đường ống bên ngoài), không kèm thông số về đường ống ngoài cấp bê tông đến vị trí thi công. Tuy máy bơm tĩnh không có hệ cần để có thể vươn tới mọi vị trí đổ bê tông trong tầm hoạt động của cần như xe bơm cần (tức là bơm di động), nhưng đây lại là ưu điểm, đối với nhà siêu cao tầng nó lại thường được dùng để bơm chuyền lên từng đợt độ cao nhà theo từng đợt đường ống đứng. Trong trường hợp này, người ta thường kết hợp nhiều máy bơm tĩnh để bơm vữa bê tông trung chuyển theo từng đợt chiều cao của tòa nhà siêu cao tầng.
Xe bơm cần.
Xe bơm cần là loại máy bơm bê tông di động kết hợp cần phân phối đặt trên ô tô. Xe bơm cần bê tông dùng để vận chuyển bê tông theo một đường ống dẫn nối vào bơm, bằng thép hoặc bằng một vật liệu cao su, lắp sẵn và gập gọn trên xe nhưng có thể tự vươn ra từ xe vận chuyển bê tông đến các vị trí thi công, gọi là cần bơm. Xe bơm cần là máy bơm bê tông di động nên nó có thể, cùng với xe bồn chở bê tông, cơ động đến mọi vị trí cung cấp bê tông cùng nằm trên mặt bằng công trường, làm tăng khả năng vận chuyển ngang vữa bê tông. Tại mỗi một vị trí đứng cấp bê tông, tức vị trí đỗ của xe bơm cần, do số lượng và chiều dài các đốt ống bơm của cần bơm gắn trên xe bơm là có hạn, nên độ vươn xa, độ vươn cao và xuống sâu của cần bơm có giới hạn nhất định được thiết lập thành biểu đồ tính năng vùng làm việc của cần bơm đặt trên xe bơm cần. Ngoài biểu đồ tính năng của cần bơm, xe bơm cần còn có hệ thống thông số riêng cho phần máy bơm chính, do nhà sản xuất cung cấp, tương tự như thông số của máy bơm tĩnh. Do tầm với tối đa của cần bơm là cố định nên hao tổn áp lực từ điểm đầu ra của máy bơm bê tông nối với cần và điểm đầu cần cấp bê tông tới vị trí thi công là một khoảng phổ giá trị hữu hạn. Từ đó áp lực bơm tại đầu cuối của xe bơm cần ổn định hơn so với các thiết bị bơm khác. Nhưng cũng vì tầm với tối đa cố định nên xe bơm cần không thể vận chuyển bê tông lên độ cao vượt quá độ vươn cao tối đa của cần bơm xe bơm cần, nên thường xe bơm cần chỉ thích hợp vận chuyển lên cao thi công cho nhà nhiều tầng hay đôi khi nhà cao tầng (độ cao không lớn lắm), mà không thích hợp để cấp bê tông cho nhà cao tầng và siêu cao tầng.
Cần phân phối bê tông.
Cần phân phối bê tông là thiết bị chuyên dùng vận chuyển bê tông lên cao và phân phối diện rộng (Chiều ngang tầm với có thể tới 45 m). Cần phân phối là hệ thống ống bơm chuyên dụng đầu cuối, nằm ở cuối hệ thống đường ống cho bơm tĩnh, cung cấp bê tông đến mọi vị trí mặt bằng công trình nhà cao tầng hay siêu cao tầng. Cần phân phối thường gắn vào trụ tháp neo vào nhà, hay leo trong lỗ mở sàn hay lõi thang nhà cao tầng. Trong trụ tháp có gắn đường ống thẳng đứng dẫn bê tông lên cần. Phần cần và đối trọng cần có thể quay được quanh đỉnh trụ và cần phân phối có thể vươn lên cao hay ra xa so với đỉnh trụ để phân phối vữa bê tông đến mọi vị trí mặt bằng mái nhà cao tầng hoặc siêu cao tầng. | 1 | null |
Trận Skalitz là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1866. Trong trận chiến này, quân đoàn số 5 của vương quốc Phổ do tướng Karl von Steinmetz chỉ huy đã đánh lùi cuộc tiến công của quân đoàn số 8 của đế quốc Áo Đại Công tước Leopold chỉ huy. Với thắng lợi quyết định này, quân đội Phổ đã làm chủ được thị trấn Skalitz. Quân đội Áo bị thiệt hại nặng nề trong một trong những cuộc thất trận thảm hại liên tiếp của họ trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần. Đồng thời, chiến thắng vang dội ở Skalitz của Steinmetz đã góp phần khiến cho binh đoàn thứ hai của Phổ do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy thoát được ra khỏi đường hẻm, tạo điều kiện cho thành công của kế hoạch chiến tranh của người Phổ. Cùng với chiến thắng Nachod, thắng lợi tại Skalitz cũng tạo nên tiếng vang của tướng Steinmetz.
Sau khi bị Steinmetz và quân đoàn số 5 của ông đánh bại trong trận Nachod vào ngày 27 tháng 6 năm 1866, tướng Ramming – tư lệnh quân đoàn số 6 của Áo – đã triệt thoái về Skalitz. "Quân giới" Ludwig von Benedeck đã ra lệnh cho quân đoàn số 8 của Áo tiến đến Skalitz. Về phía Phổ, Steinmetz đã quyết định xuất quân, trong khi quân đoàn số 8 của Áo đã thế chỗ quân đoàn số 6 tại Skalitz để đánh đuổi quân Phổ. Quân đội Áo đã chiếm giữ một vị trí vững chãi tại Skalitz và có quân số áp đảo đối phương, tuy nhiên họ đã sớm mất mọi hy vọng tấn công, và buộc phải tiến hành phòng ngự mạnh mẽ ở phía trước Skalitz, trên đoạn đường và đường ray xe lửa. Trận chiến diễn ra theo thế cù cưa cho đến khi các đoàn quân hùng mạnh hơn, được trang bị tốt hơn của Phổ giành thế thượng phong trước đối phương. Ở hướng bắc, một số trung đoàn và 3 khẩu đội pháo của Phổ đã thực hiện bước tiến của mình, trung đoàn của nhà vua nước Phổ đã vượt qua làn đạn khốc liệt của lực lượng pháo binh Áo và chiếm được khu rừng ở phía nam thị trấn. Trung đoàn của vua Phổ cũng cầm cự được trước các cuộc tiến công của quân Áo trước khi được 4 trung đoàn khác tăng viện. Sau đó, các lực lượng Phổ đã công kích Skalitz, chiếm đoạt vị trí của quân Áo. Leopold buộc rút chạy về một vị trí vững mạnh đằng sau sông Aupa, nơi ông dự định án ngữ với sự hỗ trợ của pháo binh. Tuy nhiên, quân đội Phổ đã chiếm được vị trí này và bắt giữ nhiều tù binh Áo: quân Phổ đã chiếm được hẻm núi sông Aupa. Với hỏa lực mạnh mẽ của mình, thiệt hại của quân Phổ nhẹ nhàng hơn hẳn so với đối phương, và họ cũng thu giữ một số khẩu pháo của quân Áo.
Trong trận thua tại Skalitz, Đại Công tước Leopold được cho là đã bất tuân theo thượng lệnh của Benedeck vốn không yêu cầu tấn công quân đội Phổ (theo đó Leopold chỉ phải rút lui dần dần cho đến khi được tăng viện). Ngoài ra, lòng dũng cảm của các chỉ huy và binh lính Phổ cũng được ghi nhận là đã làm nên chiến thắng này. Họ đã chiếm được một vị trí rất thuận lợi, mà từ đó họ không thể bị đánh bật. Theo một nhà sử học quân sự, thắng lợi này thực sự đã định đoạt chiến dịch cho người Phổ. Trận chiến tại Skalitz, cùng với trận Schweinschädel vào ngày hôm sau (29 tháng 6), đã tạo điều kiện cho Thái tử Friedrich tập trung binh lực của mình ở bờ trái sông Elbe. | 1 | null |
Rắn mamba lục miền đông (danh pháp hai phần: "Dendroaspis angusticeps") là một loài rắn rất độc sống trên cây ở châu Phi có kích cỡ từ vừa đến lớn trong họ Elapidae. Loài rắn này có màu xanh lá cây với bụng màu vàng hơi xanh lá cây sáng nhẹ hơn. Đây là loài Mamba nhỏ nhất, trung bình dài chỉ . Kích thước tối đa cho loài này là , nhưng kích thước này không phổ biến. Con đực nhìn chung lớn hơn con cái.. Loài này có hai răng nanh nọc độc mở rộng cố định vào phía trước của miệng và răng vững chắc trong cả hai hàm. Nó có vảy rất mịn, mỏng và với một cái đầu rất đặc biệt dài và hình chữ nhật và có một cái đuôi dài và mỏng. Đôi mắt của chúng là ở mức trung bình kích thước với con ngươi tròn.
Là một loài nhút nhát và khó tìm thấy, rắn mamba lục miền đông hiếm khi được nhìn thấy. Sự khó tìm thất này thường được cho là do màu xanh lục của loài rắn này hòa hợp với môi trường và lối sống cây cối của chúng. Chúng cũng đã được quan sát thấy sử dụng cách săn mồi "nằm và chờ" hoặc phục kích như nhiều loài rắn độc, không giống như phong cách kiếm ăn tích cực điển hình của các loài rắn hổ khác. Rắn mamba lục miền đông săn mồi các loài chim, trứng, dơi và các loài gặm nhấm như chuột, chuột cống và chuột nhảy.
Nọc độc của rắn mamba lục miền đông bao gồm cả neurotoxin và cardiotoxin. Các triệu chứng bị nhiễm độc loài rắn này bao gồm sưng tấy vết cắn, chóng mặt và buồn nôn, kèm theo khó thở và khó nuốt, nhịp tim không đều và co giật dẫn đến tê liệt hô hấp. Vết cắn tạo ra ngộ độc nặng có thể nhanh chóng gây tử vong.
Phạm vi địa lý.
Đây là loài bản địa bờ biển phía đông của Nam Phi và hiện diện khắp Đông Phi. Nó được tìm thấy gần bờ biển trải dài từ phía tây Nam Phi thông qua Mozambique, Tanzania, Swaziland, và xa đến phía đông tận Nam Kenya, sâu trong nội địa đến tận miền nam Malawi và đông Zimbabwe). | 1 | null |
Khỉ Brazza hay khỉ râu trắng (danh pháp khoa học: ""Cercopithecus neglectus") là một loài khỉ Cựu thế giới đặc hữu của các vùng đất ngập nước của Trung Phi. Đây là một trong những loài linh trưởng phổ biến châu Phi sống trong rừng. Ở địa phương phân bố nó được gọi là khỉ đầm lầy chúng được đặt tên theo nhà thám hiểm Pháp gốc Ý Pierre Savorgnan de Brazza.
Loài khỉ này có bộ lông màu xám, lông ở chân và tay màu đen, râu trắng, chúng có trọng lượng từ 4 kg (con cái) và 7 kg (con đực). Chúng sống thành từng đàn tại các khu vực rừng nhiệt đới, ăn côn trùng, trái cây và các loài thú nhỏ; thời kỳ mang thai kéo dài 5-6 tháng, mỗi lứa đẻ một con.
Khỉ De Brazza phân bố khắp các đầm lầy, rừng núi khô và tre của Angola, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích Đạo, Ethiopia, Gabon, the các đồi Cherangani của Kenya, Sudan, và Uganda. Chúng chủ yếu sinh sống trên cây. | 1 | null |
Lê Duy Điếm, (có tài liệu ghi Lê Duy Điển hay Lê Huy Điển) theo tiểu sử chính thức sinh năm 1906 và mất năm 1930, nguyên là thành viên Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội và An Nam Cộng sản Đảng.
Tiểu sử.
Lê Duy Điếm sinh tại làng Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, trong một dòng họ yêu nước và cách mạng. Dòng họ Lê làng Xuân Viên có cội nguồn ở tỉnh Thanh Hoá vào huyện Nghi Lộc ở,sau đó sang Nghi Xuân, đến đời ông nội Lê Duy Điếm chuyển đến ở làng Xuân Viên.
Lê Duy Điếm là con trai đầu của cụ Lê Duy Hy, từng theo học Quốc học Huế rồi đi làm cách mạng. Tháng 8 năm 1925 Lê Duy Điếm gia nhập Hội Phục Việt tại Vinh. Cuối năm đó sang Xiêm gặp Đặng Thúc Hứa. Đầu năm 1926, Lê Duy Điếm sang Quảng Châu (Trung Quốc), được dự lớp huấn luyện chính trị khoá đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc giảng dạy; đồng thời được kết nạp vào Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Sau đó Lê Duy Điếm về nước làm nhiệm vụ dẫn đường đưa các đoàn sang Quảng Châu dự các lớp huấn luyện chính trị. Ngày 14 tháng 7 năm 1926, Lê Duy Điếm dẫn đoàn cán bộ sang Quảng Châu gồm 9 người trong đó có Trần Phú, Tôn Quang Phiệt, Phan Trọng Bình...Tháng 9 năm 1926, dẫn tiếp đoàn thứ hai có Trần Văn Cung, Võ Mai... tới Quảng Châu.
Năm 1927 Lê Duy Diếm trở về nước làm nhiệm vụ vận động hợp nhất giữa hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt, nhưng không thành. Từ năm 1927-1929, Lê Duy Điếm còn đảm nhận các công tác: Ủy viên Tổng bộ Thanh niên, giảng viên chính trị, viết báo cho báo Thanh niên, tham dự Đại hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Hương Cảng tháng 5 năm 1929. Tháng 8 năm 1929, Lê Duy Điếm tham gia thành lập chi bộ An Nam cộng sản Đảng.
Tháng 10 năm 1929, Lê Duy Điếm bị kết án tử hình vắng mặt tại Toà án Nam triều tỉnh Nghệ An.
Cuối năm 1929, ông được phân công sang Xiêm gặp Nguyễn Ái Quốc để báo cáo tình hình và xin giải pháp thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Theo tiểu sử công bố hiện nay, đầu năm 1930, ông lâm bệnh nặng và mất ở Xiêm.
Tuy nhiên, nhân vật này đã được đưa vào phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông", bối cảnh năm 1931 - 1933. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan, nguyên Giám đốc Bảo tàng Thông tin, nguyên cán bộ nghiên cứu Viện Hồ Chí Minh người phê phán bộ phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, thì việc hư cấu trong phim đã đẩy bộ phim tới chỗ xuyên tạc, bôi xấu lịch sử. Chẳng hạn, nhân vật Lê Duy Điếm là học viên lớp đào tạo cán bộ Quảng Châu, hoạt động ở vùng đông bắc Thái Lan, sau đó mất năm 1929. Trong phim, nhân vật này được cho hoạt động cùng Nguyễn Ái Quốc, đóng vai trò quan trọng trong cuộc giải cứu Người ở Hồng Kông vào thời điểm… 1931? Một mặt, phim "dựng dậy" một người đã khuất, phần kia làm giảm giá trị của luật sư Loseby.
Trong bộ phim này diễn viên Hoàng Phúc đóng vai Lê Duy Điếm. Theo báo chí, "nhân vật có thật nhưng sử sách ghi lại là ông Lê Duy Điếm, người bảo vệ Bác Hồ ở Hong Kong. Cũng như Trọng Hải, khi bất ngờ được mời đóng vai Lê Duy Điếm trong phim Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong, anh đã vội vã lùng sục khắp nơi tìm tư liệu về nhân vật nhưng tuyệt nhiên không thấy ở đâu có. Đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, sau nhiều cố gắng đã đưa cho anh một tấm hình chân dung và nói: "Đó là một nhân vật có thật nhưng vì tuyệt mật nên không thể lộ ra được". Qua bức chân dung cũ úa vàng, Hoàng Phúc chỉ cảm nhận đây là một người tóc chải hai mái và gương mặt toát lên vẻ trí thức."
Tiểu sử của Lê Duy Điếm còn nhiều bí ẩn, và cũng có tin chưa được kiểm định là ông đã ở lại Xiêm và là một trong những lãnh tụ ban đầu của phong trào cộng sản ở Xiêm (theo các tài liệu Quốc tế cộng sản... thì Đảng Cộng sản Biển Nam và sau Đảng Cộng sản Đông Dương có trách nhiệm chỉ đạo tuyên truyền chủ nghĩa Marx - Lenin ở Xiêm), nhưng do quan hệ với Thái Lan hiện nay, nên nhà nước không công bố.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng liệt sĩ vào năm 1998. Tên ông được đặt cho một con đường ở thành phố Hà Tĩnh. | 1 | null |
John Dewey (20 tháng 10 năm 1859 - 1 tháng 6 năm 1952) là nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Dewey là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng, các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và cải cách xã hội. Ông là một đại diện tiêu biểu của trào lưu tân giáo dục (progressive education) và chủ nghĩa tự do.
Ngoài nổi tiếng với các tác phẩm về giáo dục, John Dewey còn viết sách về nhiều chủ đề khác nhau, như kinh nghiệm, tự nhiên, nghệ thuật, logic, dân chủ và luân lý học.
Với việc ủng hộ cho dân chủ, Dewey coi hai thành tố nền tảng - nhà trường và xã hội dân sự - là hai chủ đề cần được quan tâm và xây dựng lại nhằm khuyến khích trí thông minh trải nghiệm (experimental intelligence). Dewey cho rằng dân chủ không thể đạt được chỉ bằng việc mở rộng quyền bầu cử, mà còn phải thông qua việc đảm bảo rằng ý kiến dư luận được hình thành một cách đầy đủ, điều này chỉ đạt được thông qua việc giao tiếp hiệu quả giữa người dân, chuyên gia và những nhà chính trị, trong đó các nhà chính trị phải chịu trách nhiệm cho những chính sách mà họ đưa ra.
Cuộc sống và công việc.
J.Dewey sinh ngày 20 tháng 10 năm 1859 trong một gia đình bình thường tại thành phố Burlington, Vermont. Tại đây, Dewey đã phải trải qua một nền văn hóa Thanh giáo New England nghiêm khắc cùng với lối giáo dục chuyên chế, mà sau này ông mô tả là " cảm giác bị đàn áp đau đớn".
Ông được giáo dục tại Đại học Vermont, lấy bằng cử nhân năm 1879. Sau 2 năm làm giáo viên ở một trường trung học thuộc Oil City, Pennsylvania và 1 năm tại một trường tiểu học ở một xã thuộc bang Vermont, năm 1882, J.Dewey, sau khi nhận ra là việc làm không thích hợp với mình, trở về học cao học tại đại học ở Đại học John Hopkins - một trường đi tiên phong trong giáo dục sau đại học theo mô hình Đức ở Mỹ. Ở đó, ông đã lấy bằng tiến sĩ năm 1884 với luận văn Tâm lý học của Kant mà đã bị thất lạc.
Dewey sau đó dạy triết tại University of Michigan (1884–1888 và 1889–1894) và University of Minnesota (1888). 1894 ông về làm trưởng khoa Triết học, Tâm lý học và Sư phạm tại University of Chicago, vừa mới mở được 4 năm. Từ năm 1904 ông là giáo sư tại Columbia University ở New York và về hưu ở đó 1930.
Từ 1899 tới 1900, Dewey là chủ tịch Hội Tâm lý học Hoa Kỳ và 1911 Hội Triết học Hoa Kỳ. Giữa năm 1919 và 1921 ông đi diễn giảng ở Nhật và Trung Quốc; 1928 ông sang Liên Xô tham quan trường học.
Dewey là một trong những thành viên sáng lập Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ và Viện Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Giữa thập niên 1930 ông cũng làm việc trong một ủy ban xem xét những cáo buộc chống lại Leo Trotsky trong vụ án Moskva.
Ngoài những sách báo và bài viết hàn lâm, ông cũng viết những bài bình luận cho cho các tờ báo như ' và '.
Chủ nghĩa thực dụng và Công cụ luận.
Mặc dù thỉnh thoảng Dewey gọi triết lý của mình là "Thực dụng luận" hơn là chủ nghĩa thực dụng, ông là một trong 3 nhân vật chính của chủ nghĩa thực dụng Hoa Kỳ. Nếu Chales Peirce (1839 - 1914) là người đặt nền móng cho Thực dụng luận; William James (1842 - 1910) là nhà thực dụng lỗi lạc nhất, thì John Dewey lại là nhà thực dụng có ảnh hưởng lớn nhất.
Dewey chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý Hegel, khác với James,mà theo truyền thống triết lý Vương quốc Anh, đưa nhiều tư tưởng Chủ nghĩa kinh nghiệm và Chủ nghĩa công lợi vào.
Quan điểm về giáo dục.
Những ý tưởng về dân chủ và cải cách xã hội liên tục được thảo luận trong các tác phẩm của Dewey về giáo dục. Dewey khẳng định rõ tầm quan trọng của giáo dục không chỉ là nơi để đạt được kiến thức nội dung mà còn là nơi để học cách sống. Trong mắt ông, mục đích của giáo dục không nên xoay quanh việc đạt được một tập hợp các kỹ năng được xác định trước, mà là việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của một người và khả năng sử dụng những kỹ năng đó vì lợi ích lớn hơn. Ông lưu ý rằng "để chuẩn bị cho một người cho cuộc sống tương lai có nghĩa là cho người đó quyền chỉ huy của chính mình; nghĩa là đào tạo người đó để người đó có thể sử dụng đầy đủ và sẵn sàng tất cả các năng lực của mình" (Tín điều sư phạm của tôi, Dewey, 1897).
Ngoài việc giúp học sinh nhận ra tiềm năng đầy đủ của mình, Dewey tiếp tục thừa nhận rằng giáo dục và trường học là công cụ tạo ra sự thay đổi và cải cách xã hội. Ông lưu ý rằng "giáo dục là quy định của quá trình đi đến chia sẻ trong ý thức xã hội; và sự điều chỉnh hoạt động cá nhân trên cơ sở ý thức xã hội này là phương pháp chắc chắn duy nhất để tái tạo xã hội".
Ngoài những ý tưởng của mình về giáo dục là gì và nó phải có tác dụng gì đối với xã hội, Dewey cũng có những quan niệm cụ thể về cách giáo dục nên diễn ra trong lớp học. Trong Đứa trẻ và Chương trình giảng dạy (1902), Dewey thảo luận về hai trường phái tư tưởng mâu thuẫn lớn liên quan đến phương pháp sư phạm giáo dục. Đầu tiên là tập trung vào chương trình giảng dạy và gần như chỉ tập trung vào chủ đề sẽ được giảng dạy. Dewey cho rằng lỗ hổng chính trong phương pháp luận này là học sinh không hoạt động; trong khuôn khổ cụ thể này, "đứa trẻ chỉ đơn giản là một sinh thể chưa trưởng thành sẽ được trưởng thành; nó là sinh vật bề ngoài cần được đào sâu" (1902, trang 13). Ông lập luận rằng để giáo dục có hiệu quả nhất, nội dung phải được trình bày theo cách cho phép học sinh liên hệ thông tin với kinh nghiệm trước đó, do đó làm sâu sắc thêm mối liên hệ với kiến thức mới này.
Đồng thời, Dewey cũng cảm thấy lo lắng trước sự thái quá "lấy trẻ em làm trung tâm" của các nhà sư phạm giáo dục - những người tự nhận mình là tín đồ của mình, và ông cho rằng việc phụ thuộc quá nhiều vào đứa trẻ có thể gây bất lợi không kém cho quá trình học tập. Trong trường phái tư tưởng thứ hai này, "chúng ta phải đứng về phía đứa trẻ và sự rời xa của chúng ta với đứa trẻ. Chính nó chứ không phải chủ thể quyết định cả chất lượng và số lượng học tập" (Dewey, 1902, trang 13–14 ). Theo Dewey, lỗ hổng tiềm ẩn trong lối suy nghĩ này là nó giảm thiểu tầm quan trọng của nội dung cũng như vai trò của giáo viên.
Để khắc phục tình trạng khó xử này, Dewey đã ủng hộ một cấu trúc giáo dục nhằm cân bằng giữa việc cung cấp kiến thức trong khi cũng tính đến lợi ích và trải nghiệm của học sinh. Ông lưu ý rằng "đứa trẻ và chương trình học chỉ đơn giản là hai giới hạn xác định một quá trình duy nhất. Cũng giống như hai điểm xác định một đường thẳng, vì vậy quan điểm hiện tại của đứa trẻ và các dữ kiện và sự thật của các nghiên cứu xác định hướng dẫn" (Dewey, 1902, trang 16).
Chính nhờ lý luận này mà Dewey đã trở thành một trong những người đề xướng nổi tiếng nhất về học tập thực hành hoặc giáo dục trải nghiệm, liên quan đến, nhưng không đồng nghĩa với học tập trải nghiệm. Ông lập luận rằng "nếu kiến thức đến từ những ấn tượng do các đối tượng tự nhiên tạo ra cho chúng ta, thì không thể có được kiến thức mà không sử dụng các đối tượng gây ấn tượng với tâm trí" (Dewey, 1916/2009, trang 217–18). Ý tưởng của Dewey tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều mô hình và những người ủng hộ trải nghiệm có ảnh hưởng khác. Ví dụ, học tập dựa trên vấn đề (PBL), một phương pháp được sử dụng rộng rãi trong giáo dục ngày nay, kết hợp các ý tưởng của Dewey liên quan đến việc học tập thông qua tìm hiểu tích cực.
Dewey không chỉ tưởng tượng lại cách thức diễn ra quá trình học tập mà còn cả vai trò của giáo viên trong quá trình đó. Trong suốt lịch sử của trường học Hoa Kỳ, mục đích của giáo dục là đào tạo học sinh làm việc bằng cách cung cấp cho học sinh một bộ kỹ năng và thông tin hạn chế để làm một công việc cụ thể. Các công trình của John Dewey cung cấp những ví dụ đầy đủ nhất về cách mà quan điểm giáo dục nghề nghiệp hạn chế này đã được áp dụng cho cả hệ thống giáo dục công lập K – 12 và các trường đào tạo giáo viên, những người đã cố gắng nhanh chóng đào tạo ra những giáo viên thành thạo và thực tế với một số lượng hạn chế các kỹ năng hướng dẫn và kỷ luật cụ thể cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động và nhu cầu của lực lượng lao động. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.