text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam là một tổ chức tôn giáo - xã hội dựa trên nền tảng là Phật giáo nhưng độc lập với Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động với phương châm hành đạo là "Tu học-hành thiện-ích nước-lợi dân" Theo điều tra dân số năm 2009 thì Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam có khoảng 11.093 tín đồ tuy nhiên theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam thì cả nước có gần 1,5 triệu tín đồ thuộc về giáo hội cùng với 4.800 chức sắc, 350.000 hội viên; gần 900 lương y, huấn viên y khoa, y sĩ, y sinh; trên 3.000 người làm công việc chế biến thuốc Nam, hiện diện ở 24 tỉnh, thành phố phía Nam từ Khánh Hoà tới Cà Mau . Phúc trình về tự do tôn giáo ở Việt Nam của Hoa Kỳ năm 2011 cũng đưa ra con số 1,3 triệu Phật tử thuộc về giáo hội Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Cơ cấu giáo hội. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam quản lý theo hệ thống từ trung ương xuống đến các chi hội tại 21 tỉnh/thành phố từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Có 4 cấp quản lý là Ban Trị sự trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. đứng đầu Ban Trị sự Trung ương là ông Chánh Hội trưởng lãnh đạo chung. Đứng đầu các Ban Trị sự Tỉnh hội là ông Hội trưởng. Đứng đầu các ban cấp quận, huyện hội gọi là Trưởng ban Y tế phước thiện. Trụ sở chính đặt tại Tổ đình Hưng Minh Tự, số 45 đường Lý Chiêu Hoàng, phường 10, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở thờ tự của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam được gọi là hội quán, hiện tại giáo hội có 206 hội quán, mỗi hội quán đều có 1 phòng thuốc Nam phước thiện. Trong hội quán, những cư sĩ hội viên làm công tác lãnh đạo được gọi là chức sắc, chức việc. Có sáu loại chức sắc hội viên: hội viên sáng lập, hội viên danh dự, hội viên phước thiện, hội viên tán trợ, hội viên hành sự, hội viên huấn đạo. Tín đồ được xem là những người theo đạo và có quy y. Giáo lý cơ bản. Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam lấy giáo lý Phật giáo làm gốc, nhưng diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đời sống của đa số người dân. Giáo lý tập trung ở các quyển kinh, luật, luận căn bản như: Về lễ tiết, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam hành lễ đơn giản nhưng thành kính. Hàng năm có hai ngày lễ lớn là lễ Phật đản (8 tháng 4 âm lịch) và lễ kỷ niệm ngày viên tịch của Đức Tông Sư Minh Trí (Ngày 23 tháng 8 âm lịch). Hàng tháng vào ngày mùng một và mười lăm âm lịch là những ngày lễ sóc vọng, làm lễ quy y cho tín đồ mới nhập đạo và thuyết giảng giáo lý. Ngoài ra giáo hội còn tổ chức những ngày lễ chung của đạo Phật như Tết Nguyên tiêu, Lễ Vu Lan... Theo quy định lễ Phật 24 lạy, lễ Quán Thế Âm 12 lạy, lễ Đức Tông Sư Minh Trí 6 lạy. Lịch sử giáo hội. Người sáng lập và là giáo chủ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là Đức Tông Sư Minh Trí tên thật là Nguyễn Văn Bồng sinh năm Bính Tuất (1886) tại xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc, là con thứ bảy của ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị An. Từ thuở còn nhỏ, ông đã nghiên cứu các bài thuốc chữa bệnh cứu người và giác ngộ giáo lý nhà Phật. Với nền tảng sẵn có cộng với tư chất thông tuệ, ông đã mau chóng tinh thông y dược cổ truyền Việt Nam, chủ trương dùng y học dân tộc để giúp đời, hoằng dương Phật pháp. Đầu năm 1934, ông thành lập Tịnh độ Cư sĩ Phật hội và được giấy phép của chính phủ bảo hộ Pháp ngày 20-2-1934, lúc đó tên chính thức là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội. Tông Sư Minh Trí chuyển tải giáo lý, kinh sách nhà Phật qua ngôn ngữ thơ ca, văn vần và dưới dạng đối đáp ngắn gọn dễ hiểu, đồng thời hướng mọi người vào hoạt động phước thiện để giúp đỡ người nghèo khó. Hoạt động Phật pháp được gắn với từ thiện nhân đạo, nên số tín đồ ngày một đông. Ngày 22 tháng 12 năm 1953, chính phủ Quốc gia Việt Nam xác định tính hợp pháp của Giáo hội bằng Nghị định số 83/MI/DAP với tên gọi đầy đủ như hiện nay là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Ngày 27 tháng 11 năm 2007 Giáo hội được nhà nước Việt Nam chính thức công nhận tư cách pháp nhân
1
null
Ctenosaura defensor là một loài kỳ nhông đặc hữu của bán đảo Yucatán, México. Môi trường sống của chúng đang suy giảm. Chúng còn bị bắt để làm thú nuôi trong nhà. Số cá thể có thể giảm thiểu đến 30% trong vòng 10 năm tới. Người ta ước lượng chúng chỉ còn khoảng vài ngàn con.
1
null
Chi Guột danh pháp khoa học Gleichenia là một chi thực vật thuộc họ Guột "(Gleicheniaceae)" Các loài. Cho đến hiện tại chi này được ghi nhận gồm khoảng gần 20 loài (nó được dự kiến là nhiều hơn) phân bố trên khắp thế giới từ các vùng nhiệt đới đến ôn hòa nam bán cầu:
1
null
Nikolaus Ludwig, Bá tước xứ Zinzendorf và Pottendorf (tiếng Đức: "Nikolaus Ludwig Graf von Zinzendorf und Pottendorf"; 26 tháng 5 năm 1700 – 9 tháng 5 năm 1760), là nhà cải cách tôn giáo và xã hội người Đức, ông cũng là Giám mục Giáo hội Moravian. Zinzendorf bẩm sinh là người nhạy bén, năng động, và đầy nhiệt huyết. Tính cách này đã biến cuộc đời ông thành một chuỗi những ngày lập kế hoạch và hoạt động không ngơi nghỉ. Giống Martin Luther, ông thường chịu tác động bởi cảm xúc, vì vậy dễ dàng để mình chuyển đổi từ trạng thái buồn bã sang hưng phấn hoặc ngược lại. Zinzendorf là người chân thành tìm kiếm chân lý, và không thể hiểu nổi tại sao người ta cứ cố bám giữ mãi một nếp nghĩ một khi nó đã được hình thành trong não trạng. Ông có sức thuyết phục lớn, đặc biệt khi luận bàn về vấn đề tôn giáo, ngay cả khi đối thoại với người khác biệt về niềm tin. Ít có ai chịu quan tâm sâu sắc đến niềm hạnh phúc và sự hài lòng của người khác như ông, ngay cả trong những chi tiết nhỏ. Đôi khi, tài năng đa dạng và lối sống tích cực mang đến cho ông không ít phiền toái vì bị hiểu lầm là phô trương hoặc giả hình. Zinzendorf là nhà hùng biện bẩm sinh. Dù trang phục giản dị, ngoại diện của ông tạo ấn tượng với người khác về sự xuất chúng và sức mạnh nội tâm. Người ta thường đánh giá sai các đề án của ông đến nỗi trong năm 1736, ông bị trục xuất khỏi Saxony, nhưng đến năm 1749, chính quyền thu hồi lệnh trục xuất và nài nỉ ông quay trở lại để thành lập những khu định cư như ông đã làm ở Herrnhut. Xuất thân. Zinzendorf xuất thân từ một trong những dòng dõi quý tộc lâu đời nhất ở vùng đông bắc nước Áo. Họ sở hữu nhiều lãnh địa trong vùng Wachau thuộc thung lũng sông Danube. Nhiều thành viên của dòng tộc giữ những vị trí quan trọng trong triều đình. Khi bùng nổ cuộc Cải cách Kháng Cách, họ trở thành tín hữu Lutheran. Trong số các tổ phụ của Zinzendorf có Hoàng đế Maximillian I. Ông cố của Zinzendorf được tấn phong công tước của Đế chế. Con trai của công tước, Maximillian von Zizendorf, quyết định bán gia sản ở Áo để di cư đến Franconia vì không muốn bị ép buộc cải đạo sang Công giáo. Con cháu ông phục vụ Tuyển đế hầu Brandenburg và Tuyển đế hầu Saxony. Vào thời điểm Zinzendorf chào đời, cha ông làm việc cho Tuyển đế hầu Saxon tại Dresden. Ông qua đời sáu tuần sau đó, đứa bé được gởi đến sống với bà ngoại và dì. Cha mẹ Zinzendorf rất sùng đạo, Philipp Jakob Spener được mời làm cha đỡ đầu của cậu. Khi lên bốn, mẹ cậu tái hôn, cậu bé Zinzendorf ở dưới sự chăm sóc và giáo dục của bà ngoại, Henriette Catharina von Gersdorff, với niềm xác tín của một tín hữu Lutheran, bà đã định hình tính cách của cậu bé. Năm 1716, Zinzendorf đến học luật tại Đại học Wittenberg, chuẩn bị cho sự nghiệp trong ngành ngoại giao. Ba năm sau, cậu được gởi đến Hà Lan, Pháp, và nhiều nơi ở Đức để gặp gỡ những nhân vật có uy tín trong các giáo hội. Khi trở về, cậu ghé thăm bà con họ hàng ở Oberbürg gần Nuremberg và tại Castell. Trong lần viếng thăm dài ngày ấy, Zinzendorf phải lòng cô em họ Theodora, nhưng mẹ cậu không đồng ý, sau này cô gái thành vợ của Công tước Henry XXIX của Reuss. Năm 1722, Zinzendorf kết hôn với Erdmuthe Dorothea, em gái của Công tước Reuss. Ơn gọi. Trái với kế hoạch của gia đình muốn ông trở thành nhà ngoại giao, Zinzendorf muốn sử dụng tài sản của mình để giúp đỡ các tá điền. Ông mua điền trang Berthelsdorf của bà ngoại, Nữ Nam tước von Gerdorf, rồi mời Johann Andreas Rothe cai quản một giáo sở Lutheran để đón nhận các tín hữu Kháng Cách di cư từ Moravia (nay thuộc Cộng hòa Czech) vì bị bách hại tôn giáo, ông cũng cho xây tòa nhà Bê-tên – Nhà của Chúa, ngay trung tâm điền trang. Tháng 12, 1721, dưới sự hướng dẫn của người thợ mộc Christian David, những di dân đầu tiên đặt chân đến lãnh địa của Zizendorf và họ bắt tay xây dựng thành phố Herrnhut. Về sau có vài trăm người tị nạn từ vụ bách hại tôn giáo ở Moravia đến gia nhập. Mục đích của Zinzendorf là thực thi các lý tưởng sùng tín của Spener mà không hề nghĩ đến việc thành lập một giáo hội mới tách khỏi Giáo hội Luther. Tuy vậy, khi các nhóm tín hữu đi ra rao giảng phúc âm, phổ biến sách và tiểu luận tôn giáo, đồng thời làm việc từ thiện đã đánh thức giáo hội đang trong tình trạng thụ động và trì trệ. "Nhóm bốn anh em" (Rothe, mục sư tại Berthelsdorf, Melchior Schäffer, mục sư ở Görlitz, Friedrich von Watteville, một người bạn từ thuở ấu thơ, và Zinzendorf) bằng cách thuyết giảng, viết sách, đi thăm viếng, và liên lạc thư tín đã khởi phát một cuộc chấn hưng tôn giáo, và qua những buổi nhóm cầu nguyện được tổ chức thường xuyên nhằm duy trì lòng sốt sắng và sự tin cậy Chúa của mỗi cá nhân. Từ một nhà in ở Ebersdorf, nay là Thuringia, một số lượng lớn sách, tiểu luận, sách giáo lý, thánh ca, và Kinh Thánh đã được ấn hành, cùng bản dịch quyển "Cơ Đốc giáo thật" của Johnann Arndt được phát hành và phổ biến ở Pháp. Tự do tôn giáo. Không hài lòng với Giáo hội Luther chính thống nhưng khô cứng, Zinzendorf nhận thấy rằng phương pháp tốt nhất để phát triển Cơ Đốc giáo thật là tập hợp những nhóm tín hữu để thờ phượng Chúa và rao giảng Phúc âm, đến thời điểm chín muồi sẽ trở thành các giáo hội độc lập với nhà nước. Những ý tưởng này đã khiến ông đến với nhóm Anh em Bohemia. Năm 1722, Zizendorf cung cấp chỗ tị nạn cho một nhóm tín hữu bị bách hại đến từ Moravia và Bohemia (nay thuộc Cộng hòa Czech), cho phép họ xây dựng làng Herrnhut trong lãnh địa Berthelsdorf. Phần lớn những người tị nạn đầu tiên đến từ những vùng trước đây các giáo hội Kháng Cách như "Unitas Fratrum" chiếm đa số dân cư trước khi xảy ra Chiến tranh Ba mươi năm. Khi làng Herrnhut phát triển và nổi tiếng như là một địa điểm tự do tôn giáo, nhiều người từ các nhóm tôn giáo đang bị bách hại cũng tìm đến. Từ đó nảy sinh sự bất đồng và tranh chấp về niềm tin. Sự bất đồng càng trở nên căng thẳng khi Johann Sigismund Krüger khởi sự giảng dạy về thuyết Chúa tái lâm. Sự bất hòa ngày càng gia tăng. Một số người, trong đó có Christian David, đi theo thuyết cực đoan về giáo lý Chúa tái lâm và quay sang đả kích Zinendorf và Rothe. Zinzendorf buộc phải rời khỏi nhiệm sở ở Dresden trở về lãnh địa của mình, và dành hết thời gian để giải quyết cuộc tranh chấp. Ông khởi sự đi đến từng gia đình, cùng cầu nguyện với họ, kêu gọi dân làng nhóm lại để nghiên cứu Kinh Thánh. Họ tập chú vào chủ đề Kinh Thánh đã miêu tả như thế nào về đời sống Cơ Đốc trong nếp sống cộng đồng. Chính việc học và suy ngẫm Kinh Thánh cùng với sự khẩn thiết cầu nguyện đã khiến nhiều người nhận ra rằng họ được kêu gọi để sống với nhau trong tình yêu thương, cũng như hiểu rằng sự bất hòa và tranh chấp là trái nghịch với giáo huấn của Kinh Thánh. Hòa giải và Thỏa thuận Anh em. Nhờ học Kinh Thánh và cầu nguyện mà cộng đồng thiết lập một văn kiện gọi là "Brüderlicher Vertrag" (Thỏa thuận Anh em), là bộ quy tắc dựa trên tinh thần kỷ luật tự nguyện của cộng đồng Cơ Đốc. Ngày 12 tháng 5 năm 1727, các thành viên của cộng đồng ký tên trên văn kiện này. Sau nhiều năm, văn kiện được hiệu đính và gọi là "Giao ước Moravian về nếp sống Cơ Đốc". Tiếp tục học Kinh Thánh và cầu nguyện theo từng nhóm nhỏ đã sản sinh một tình cảm mạnh mẽ về tinh thần hòa giải trong cộng đồng, dẫn đến một cuộc chấn hưng tâm linh bùng nổ trong ngày 13 tháng 8 năm 1727 khi giáo đoàn đang dự lễ Tiệc Thánh tại nhà thờ Berthesdorf. Trải nghiệm này, vẫn được nhắc đến như là "Lễ Ngũ Tuần của Hội thánh Moravian", đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn mới về sự tăng trưởng thuộc linh tại Herrnhut, cũng là thời điểm khởi phát những thực nghiệm về nếp sống cộng đồng như được miêu tả trong nền thần học của Zinzendorf. Truyền giáo. Zinzendorf bắt đầu quan tâm đến sứ mạng truyền giáo từ lần gặp gỡ hai đứa trẻ thuộc bộ tộc Inuit tiếp nhận đức tin Cơ Đốc tại một cơ sở truyền giáo của Hans Edgede ở Greenland, và khi gặp một nô lệ đã được giải phóng, Anthony Ulrich, để được nghe kể về sự áp bức kinh khiếp mà người nô lệ ở Tây Ấn phải chịu đựng. Năm 1732, cộng đồng khởi sự cử giáo sĩ đến sống giữa dân nô lệ ở vùng Tây Ấn dưới quyền kiểm soát của Đan Mạch, và giữa bộ tộc Inuit ở Greenland. Mối quan hệ thân tộc của Zinzendorf và của cá nhân ông với triều đình Đan Mạch và Vua Christian VI đã mở lối cho những nỗ lực này. Năm 1736, các cáo buộc từ những nhà quý tộc sống gần Zinzendorf cùng những tra vấn về tính chính thống về quan điểm thần học của ông khiến ông bị trục xuất khỏi Saxony. Zinzendorf và một nhóm người trung thành với ông di chyển đến Marienborn (gần Buedingen), bắt đầu một giai đoạn lưu vong và di chuyển thường xuyên, từ đó ông có biệt danh "Công tước Hành hương". Công cuộc truyền giáo gây tranh cãi lớn tại châu Âu, nhiều người cho rằng Zinzendorf cử những nhà truyền giáo trẻ tuổi đi đến những vùng đất hiểm nghèo chỉ để đánh mất mạng sống mình ở đó. Zinzendorf quyết định tự đặt mình vào tình huống của những nhà truyền giáo. Năm 1739, ông rời Âu châu đến thăm một cơ sở truyền giáo tại St Thomas trong quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ. Nghĩ rằng có thể sẽ không bao giờ trở về, ông từ biệt hội thánh bằng bài giảng cuối cùng, và để di chúc cho vợ. Song, cuộc viếng thăm là một sự thành công vượt bậc, ông cũng có cơ hội can thiệp để một số giáo sĩ bị giam cầm bất hợp pháp được trả tự do. Chính vì bị những người quản lý các đồn điền ngược đãi, mà các giáo sĩ đã thu phục được lòng tin của những nô lệ, và công cuộc truyền giáo ngày càng phát triển. Năm 1741, Zinzendorf viếng thăm Pennsylvania, Hoa Kỳ; ông là một trong số rất ít nhà quý tộc châu Âu thế kỷ 18 đặt chân đến Mỹ. Không chỉ tiếp xúc với những nhà lãnh đạo ở Philadelphia như Benjamin Franklin mà còn gặp gỡ các thủ lĩnh bộ tộc Iroquois, và với sự hỗ trợ từ Conrad Weiser, ông có được những thỏa thuận giúp các nhà truyền giáo Moravian hoạt động tự do trong vùng. Năm 1749, Zinzendorf thuê Dinh Lindsey, một tòa nhà rộng lớn ở Chelsea trong lãnh địa của Sir Thomas More, làm trụ sở tại Anh. Ông sống ở đó cho đến năm 1755. Vào thời điểm ấy, các cơ sở truyền giáo đã được thiết lập tại vùng Tây Ấn (1732), Greenland (1733), trong vòng thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ (1735). Trước khi Zinzendorf từ trần, các nhà truyền giáo đã được cử đi từ Herrnhut đến Livonia và vùng duyên hải phía bắc của biển Baltic, đến truyền giáo cho người nô lệ ở North Carolina, đến Suriname, rao giảng phúc âm cho người nô lệ ở Nam Mỹ, đến Tranquebar và quần đảo Nicobar ở Đông Ấn, đến với người Copt ở Ai Cập, và bộ tộc Inuit ở Labrador, và bờ biển phía tây ở Nam Phi. Đến năm 1760, khi Zinzendorf từ trần tại Herrnhut, có ít nhất 226 nhà truyền giáo được sai phái rao truyền phúc âm tại nhiều xứ sở trên thế giới. Thần học. Zinzendorf là nhà thần học có tư tưởng phóng khoáng. Ông gọi nhóm của ông là "Hội thánh của Thiên Chúa trong Thánh Linh". Nền thần học của Zinzendorf tập chú vào Chúa Giê-xu – hết lòng yêu Chúa và phụng sự Ngài. Thay vì câu nệ vào giáo lý và nghi thức, nền thần học này nhấn mạnh đến sự tăng trưởng trong mối tương giao mật thiết giữa tín hữu với Cứu Chúa của họ. Như được thể hiện tại các cộng đồng do Zinzendorf thành lập, ông tin rằng tín hữu Cơ Đốc nên theo đuổi nếp sống tràn đầy tình yêu thương tích cực và thuận hòa với nhau. Ông dạy rằng mỗi tín hữu đều có mối tương giao với Chúa Cứu Thế, nhưng có các mức độ thông công khác nhau với giáo đoàn. Sự luận giải Kinh Thánh phụ thuộc vào cộng đồng, không phải cá nhân. Ông tin rằng giáo đoàn - cộng đồng của các tín hữu chứ không phải là một định chế tôn giáo hay chính trị - là hội thánh thật của Chúa Giê-xu. Thần học của Zinzendorf không chỉ quan tâm đến lĩnh vực tri thức mà còn nhấn mạnh đến khía cạnh cảm xúc của tín hữu. Ông phê phán phương pháp tiếp cận thuần lý cách khô cứng của thời đại ông, và xây dựng một hệ thống thực hành đức tin xoay quanh sự chuyển hóa của cảm xúc, ông gọi đó là "tôn giáo của trái tim". Cuối đời. Cộng đồng nguyên thủy ở Herrnhut, từ đó khởi phát một chuỗi các khu định cư khác, cũng cạn kiệt tài chính. Do di chuyển thường xuyên, Zinzendorf không còn thời gian dành cho việc quản lý tài sản, và buộc phải vay nợ, đến năm 1750 ông gần như phá sản. Điều này dẫn đến việc thành lập các ban tài chính trong giáo hội, từ sáng kiến của John Frederick Köber, một luật sư, đã hoạt động tốt để gây quỹ cho giáo hội thay thế nguồn tài trợ từ Zinzendorf. Cái chết của con trai ông, Christian Renatus, trong năm 1752 đã tác động mạnh đến Zinzendorf. Bốn năm sau, vợ ông, Erdmuthe Dorothea, cũng qua đời. Tháng 6, 1757, Zinzendorf tái hôn với Anna Nitschmann, một người bạn gần gũi của gia đình, bà cũng là nhà lãnh đạo tinh thần của phụ nữ trong giáo hội. Ba năm sau, do làm việc quá sức, Zinzendorf ngã bệnh và tạ thế vào ngày 9 tháng 5 năm 1760. Hơn bốn ngàn người đưa tiễn Zinzendorf, trong đó có những mục sư, giáo sĩ Moravian đến từ Hà Lan, Anh, Ireland, Bắc Mỹ, và Greenland có mặt tại Herrnhut vào thời điểm Zinzendorf từ trần. Chỉ ít lâu sau, ngày 21 tháng 5, Anne cũng qua đời. Ảnh hưởng của Zinzendorf lan tỏa bên ngoài Giáo hội Moravian. Quan điểm "tôn giáo của trái tim" của ông đã tác động sâu sắc trên John Wesley, nhà sáng lập Phong trào Giám Lý. Ngày nay, Zinzendorf được nhớ đến có lẽ như là "con người chân thật duy nhất đam mê Chúa Giê-xu trong thời hiện đại", theo cách diễn tả của Karl Barth, hoặc như Học giả George Forell nhận xét về ông cách ngắn gọn, "Người say mê Chúa Giê-xu, cách cao cả và quý phái". Tác phẩm. Zinzendorf viết nhiều bản thánh ca, nổi tiếng nhất là "Jesus, Thy blood and righteousness" (được John Wesley dịch từ nguyên tác tiếng Đức "Christi Blut und Gechtigkeit") và "Jesus, still lead on". Bộ sưu tập các bài giảng của ông được Gottfried Clemens phát hành gồm 10 cuốn, Nhật ký (1716-1719) của ông xuất bản năm 1907. Phim tài liệu. Bộ phim bốn tập "Công tước Zinzendorf" do Tổ chức Comenius sản xuất năm 2000 với sự trợ giúp của Viện Lịch sử Cơ Đốc. John Jackman đạo diễn, phát sóng trên Kênh Hallmark, và được Vision Video phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada. Phiên bản tiếng Đức "Der Graf Ohne Grenzen" (Công tước không biên giới) do Haenssler Verlag phát hành.
1
null
Vùng hoa Mũi Hảo Vọng là một vùng hoa nằm gần mũi phía nam của Nam Phi. Đây là vùng hoa duy nhất của Vương quốc hoa Mũi Hảo Vọng và chỉ bao gồm một phạm vi trồng hoa được gọi là phạm vi hoa Mũi Hảo Vọng. Vùng hòa Mũi Hảo Vọng có diện tích nhỏ nhất trong sáu vương quốc hoa được công nhận trên thế giới, là một khu vực có tính đa dạng và đặc hữu cực kỳ cao, và là nhà của hơn 9.000 loài thực vật có mạch, trong đó 69% là loài đặc hữu. Phần lớn sự đa dạng này có liên quan đến quần xã sinh vật thảm thực vật cây bụi ("Fynbos"), một loại cây bụi dễ cháy ở Địa Trung Hải. Giá trị kinh tế của đa dạng sinh học này là việc thu hoạch các sản phẩm hoa dại và du lịch sinh thái, ước tính đạt 77 triệu Rand. Do đó, vùng hoa Mũi Hảo Vọng có cả giá trị sinh học và kinh tế với bản chất là một điểm nóng đa dạng sinh học. Vị trí. Đây là nơi tập trung các loài thực vật bậc cao phi nhiệt đới lớn nhất trên thế giới, đây là điểm nóng về đa dạng sinh học duy nhất tại Nam Phi, bao gồm toàn bộ vương quốc hoa Mũi Hảo Vọng. Tại đây có 12 họ thực vật đặc hữu trong đó có 160 chi đặc hữu của Nam Phi. Với diện tích 78.555 km², vùng hoa này nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Nam Phi. Đây là một trong năm kiểu khí hậu ôn hòa Địa Trung Hải trong danh sách các điểm nóng đa dạng sinh học, và là một trong hai điểm nóng bao gồm toàn bộ vương quốc hoa, cùng với Nouvelle-Calédonie. Vùng này bao gồm vùng Khí hậu Địa Trung Hải của Nam Phi từ phía tây nam của Tây Cape, kéo dài về phía đông đến Đông Cape, một vùng chuyển tiếp giữa vùng mưa mùa đông ở phía tây và vùng mưa mùa hè ở phía đông ở KwaZulu-Natal.
1
null
JO.LO.AR. (Jose de Lopez Arnaiz) là loại súng ngắn bán tự động do Jose de Lopez Arnaiz một nhà buôn vũ khí người Tây Ban Nha hợp tác phát triển cùng công ty Hijo de Calixto Arrizabalaga và bắt đầu sản xuất với số lượng lớn từ năm 1924. Nó có một thiết kế hình dáng khá lạ và một đòn bẩy nằm một bên súng gọi là "palanca", đòn bẩy này hiệu quả với việc giúp xạ thủ có thể lên đạn bằng một tay mà không cần dùng tay kia để kéo khối trượt vì thế loại súng này trở nên hữu dụng với lực lượng cảnh sát cưỡi ngựa vì thường phải một tay cầm cương còn tay kia cầm súng. Lịch sử. Jose de Lopez Arnaiz một lái buôn vũ khí đã nhận được một bằng sáng chế vào ngày 12 tháng 9 năm 1919. Năm năm sau đó, là năm 1924 ông bắt đầu sử dụng thiết kế này để bán tại Eibar vốn là trung tâm sản xuất và buôn bán súng của Tây Ban Nha khi đó. Dù vậy ông không phải là người thiết kế ra bất kỳ loại súng nào, ông không tạo ra cơ chế nạp đạn hay một loại đạn mới mà ông đã phát triển và nhận bằng sáng chế cho đòn đẩy palanca (những người có xu hướng thân Tây Ban Nha luôn gọi hệ thống này như thế). Arnaiz là một nhà buôn có tiếng tại quê của mình và việc đó đã khiến công ty chuyên chế tạo súng Hijo de Calixto Arrizabalaga mời ông đến để bàn về việc chế tạo các loại súng. Công ty đã bị thu hút bởi ý tưởng về đòn bẩy này và muốn mang vào chế tạo ngay, cũng như thay vì mất thời gian để thiết kế một khẩu súng mới họ áp dụng nó ngay lên một khẩu súng có sẵn. Thiết kế này được áp dụng lên khẩu Sharpshooter vốn đã được chế tạo trong vòng 4 năm nhưng lại không có doanh số tốt lắm nhưng thiết kế của nó lại rất phù hợp với đòn bẩy palanca. Súng được dự định được đổi tên để tăng doanh số bán. Arnaiz vốn rất hãnh diện vì thiết kế của mình nên ông muốn đặt tên súng là Arnaiz Auto Arm nhưng nhà sản xuất thấy không ổn với cái tên này do nó dễ gây nhầm vì chữ "Auto" trong khi đây là súng bán tự động nên họ đã đặc tên súng là JO.LO.AR. (Jose de Lopez Arnaiz) để thỏa mãn niềm kiêu hãnh của Arnaiz. Arniaz vốn là một nhà buôn khôn ngoan ông không muốn bán bằng sáng chế palanca, ông cũng không muốn đăng ký bản quyền thiết này. Ông muốn sản phẩm sẽ mang tên ông và chính nó sẽ làm ông nổi tiếng và giúp ông giữ bản quyền thiết kế. Ông lập ra một công ty riêng dù chỉ là trên giấy và công ty Fabrica de Armas y Dispositivos lo việc chế tạo súng còn công ty của Arniaz sẽ gắn hệ thống vào. Súng trở nên nổi tiếng với các đội cảnh sát cưỡi ngựa vì thiết kế của chúng giúp họ cảm thấy dễ dàng hơn khi chiến đấu. Súng được chế tạo với nhiều cỡ khác nhau để sử dụng nhiều loại đạn. Nhưng thông dụng nhất là loại sử dụng đạn 9mm mà chính nó lại có thể sử dụng được nhiều loại đạn 9mm với các chiều dài khác nhau miễn là nhét vừa vào nòng súng dù không an toàn lắm khi bắn loại đạn dài đến cỡ 23mm. Lực lượng cảnh sát cưỡi ngựa Peru đã mua một lượng lớn loại súng này còn Bồ Đào Nha cũng mua một số lượng nhỏ loại súng này. Súng cũng đã được thấy sử dụng trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Vì một lý do nào đó mà Arniaz đã cắt đứt hợp đồng với công ty Fabrica de Armas y Dispositivos. Thiết kế. JO.LO.AR. sử dụng cơ chế nạp đạn blowback. Nó có một điểm thú vị là đòn bẩy palanca giúp cho xạ thủ có thể lên đạn bằng một tay mà không cần dùng tay kia để kéo khối trượt. Nòng súng có thể tách lên trên bằng việc đẩy một nút ở phía trái súng để kiểm xem có đạn trong nòng không và lấy viên đạn ra nếu cần. Đòn bẩy dù trông tòng ten có thể nện vào tay của thủ bất cứ lúc nào khi bắn lúc khối trượt lùi ra sau nhưng trên thực tế khi bắn khối trượt lùi rất nhanh khiến cho quán tính của đòn bẩy kéo đòn bẩy lên phía trên tránh ra khỏi tay của xạ thủ. Súng không có vành bảo vệ cò súng vì nó chỉ làm hệ thống đòn bẩy bị vướng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Súng có thể sử dụng được nhiều loại đạn khác nhau ngoài loại đạn tiêu chuẩn mà nhà sản xuất khuyên sử dụng miễn là nhét vừa vào nòng súng nhưng kết quả hoạt động có tốt hay không thì còn tùy vì đôi khi có đạn quá mạnh gây hư hại súng và nguy hiểm cho chính xạ thủ nếu không biết cách sử dụng cũng như có đạn quá yếu dù có thể tự động nạp viên đạn mới vào nhưng không đủ mạnh để tự động lên cò mà phải làm bằng tay.
1
null
Đảo Robben () là một đảo trong vịnh Bàn, cách bờ biển Bloubergstrand, Cape Town về phía tây. Tên của hòn đảo trong tiếng Hà Lan có nghĩa là "đảo hải cẩu". Đảo Robben nhìn từ trên không có hình bầu dục, dài theo chiều bắc nam, và rộng , với diện tích . Hòn đảo bằng phẳng và chỉ cao trên mặt nước biển vài mét, do hoạt động xói mòn từ thời cổ đại. Người đã từng dành giải Nobel và là cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã bị bắt và giam cầm tại đây 18 năm trong tổng số 27 năm sống ở tù trước khi chế độ Apartheid sụp đổ. Tính tới nay, ba trong số các cựu tù nhân trên đảo Robben đã trở thành Tổng thống Nam Phi là Nelson Mandela, Kgalema Motlanthe, và Jacob Zuma. Đảo Robben là một Di sản Quốc gia Nam Phi đồng thời cũng là một Di sản thế giới của UNESCO từ năm 1999. Lịch sử. Kể từ cuối thế kỷ 17, đảo Robben đã được sử dụng chủ yếu như là nơi cách ly các tù nhân chính trị. Những người định cư Hà Lan là những người đầu tiên sử dụng đảo Robben làm nhà tù. Tù nhân đầu tiên bị giam cầm ở đây có lẽ là Autshumato, nhà lãnh đạo của Strandloper vào giữa thế kỷ 17. Trong số những cư dân thường trú đầu tiên của nó, có các nhà lãnh đạo chính trị từ nhiều thuộc địa khác nhau của Hà Lan, bao gồm cả Indonesia, và người lãnh đạo cuộc Binh biến nô lệ trên con tàu "Meermin". Sau khi Hải quân Hoàng gia Anh giành chiến thắng sau Trận Vịnh Saldanha năm 1781, một con tàu đã ra ngoài khơi để gặp tàu hải quân Anh. Trên tàu là những vị vua của Ternate, Tidore và các hoàng tử. Người Hà Lan từ lâu đã giữ họ trên đảo "Isle Robin", nhưng sau đó đã chuyển họ đến Vịnh Saldanha. Vào năm 1806, người đánh bắt cá voi Scotland John Murray đã mở một trạm săn cá voi tại vịnh được che chắn trên bờ biển phía đông bắc của hòn đảo, được biết đến với tên vịnh Murray, liền với cảng ngày nay có tên là Cảng Vịnh Murray được xây dựng từ 1939–40.
1
null
Hải âu mặt trắng (danh pháp hai phần: "Calonectris leucomelas") là một loài chim sống chủ yếu ngoài biển khơi, có chiều dài cơ thể là 48 cm và sải cánh là 122 cm. Loài này sống ở Thái Bình Dương, làm tổ ở Nhật Bản và các đảo xa bờ của nước này. Sau khi sinh nở, chim hải âu mặt trắng sẽ di trú về phía nam nước Úc. Người ta cũng tìm thấy loài chim này ở ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ. Hải âu mặt trắng chủ yếu ăn cá và mực ống. Chúng bám theo các tàu đánh cá đang đi đánh bắt các loài cá trổng. Hải âu mặt trắng thích làm tổ trong các hốc ở vùng đồi núi nhiều cây cối. Loài chim này rất đông đảo và phân bố rộng rãi, nhưng đôi khi chúng bị mắc vào lưới đánh cá hoặc bị mèo hay chuột cống ăn thịt. Vài nền văn hoá địa phương truyền thống còn bắt chim này.
1
null
Dương Trung (, 507 – 568), tên lúc nhỏ là Nô Nô, tướng lĩnh nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu, được con trai là Tùy Văn đế Dương Kiên truy tôn làm Hoàng đế, miếu hiệu Thái Tổ, thụy hiệu Vũ Nguyên hoàng đế. Ông là một trong 12 Đại tướng quân của nhà Tây Ngụy, được quyền thần Vũ Văn Thái ban họ Tiên Ti là Phổ Lục Như (Puliuru), tự là Yểm Vu. Xuất thân. Dương Trung vốn là quân nhân của trấn Vũ Xuyên, một trong 6 trấn quân sự của Đại Bắc (phía bắc quận Đại) . Hoàng thất nhà Tùy tự nhận là hậu duệ của sĩ tộc họ Dương ở quận Hoằng Nông nhà Tây Hán, nguyên quán là huyện Hoa Âm . Cha là Dương Trinh, làm Ninh viễn tướng quân nhà Bắc Ngụy. Năm Trung được 18 tuổi, Trinh tử trận khi tham gia đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của cựu quân nhân trấn Hoài Sóc là Tiên Vu Tu Lễ. Chu thư miêu tả: ông mày râu đẹp đẽ, mình dài 7 thước 8 tấc, dáng vẻ khôi ngô, võ nghệ tuyệt luân, tính hiểu biết, độ lượng lại thầm trầm, có tài tướng soái. Luân lạc nam bắc. Sau khi cha mất, Trung theo nạn dân chạy đến Thái Sơn, Sơn Đông. Chưa yên ổn được lâu, quân nhà Lương xâm phạm, ông nằm trong số dân chúng bị bắt đến Giang Nam. Trung ở miền nam 5 năm, nhân Bắc Hải vương Nguyên Hạo được tướng nhà Lương là Trần Khánh Chi hộ tống quay về bắc, Trung nhận chức Trực các tướng quân, tham gia quân đội của Nguyên Hạo tiến vào Lạc Dương. Không lâu sau, Nhĩ Chu Vinh từ phía bắc quay về, Nguyên Hạo thua chạy và bị giết, Trần Khánh Chi phải cạo đầu giả làm hòa thượng trốn về miền nam, ông trở thành tù binh, được cháu trai của Vinh là Nhĩ Chu Độ Luật thu nhận, làm Thống quân. Trung theo Nhĩ Chu Triệu từ Tịnh Châu tiến vào Lạc Dương bắt Hiếu Trang đế, được ban tước Xương huyện bá, bái làm Đô đốc, lại riêng phong Tiểu Hoàng huyện bá. Ông ở dưới quyền của Độc Cô Tín (về sau 2 người kết làm thân gia), tham gia đánh hạ một số đồn thú của nhà Lương. Bắc Ngụy phân liệt làm 2 nước Đông – Tây. Trung theo Độc Cô Tín về với Tây Ngụy, được tiến tước làm hầu. Tín nhận lệnh giành lại Kinh Châu, Trung tham gia đánh hạ Đồng Quan, thành Hồi Lạc, được ban làm An tây tướng quân, Ngân thanh Quang lộc đại phu. Tín lấy Trung, Khang Lạc Nhi và Nguyên Trường Sinh làm 3 vị tiên phong, tập kích Kinh Châu. Thứ sử Tân Toản thua chạy không kịp trở về, bị Dương Trung chém chết, quân Tây Ngụy chiếm cứ Kinh Châu. Nửa năm sau, tướng Đông Ngụy là bọn Cao Ngao Tào, Hầu Cảnh đến đánh, bọn Tín không địch nổi, trốn sang nhà Lương. Bọn họ ở Giang Nam 3 năm, năm Đại Thống thứ 3 (537), được Lương Vũ đế trả về Quan Trung. Vũ Văn Thái giữ Trung lại dưới trướng. Làm tướng Tây Ngụy. Ông thường cùng Thái săn bắn ở Long Môn, một mình bắt thú dữ, tay trái khống chế, tay phải nhổ lưỡi. Thái hết lời ca ngợi sự dũng cảm của Trung, vì người Tiên Ti gọi mãnh thú là"yểm vu", nên ban làm tên tự của ông. Trung tham gia các chiến dịch Tiểu Quan, Sa Uyển, được ban chức Chinh tây tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, tiến tước Lương Thành huyện công. Trong trận Hà Kiều, ông cùng 5 vị tráng sĩ đảm trách việc giữ cầu, quân Đông Ngụy thấy bọn họ dũng mãnh, không dám đến gần. Nhờ công được ban chức Tả quang lộc đại phu, Vân Châu thứ sử, kiêm Đại đô đốc. Trung cùng Lý Viễn phá người Kê Hồ ở Hắc Thủy, rồi cùng Di Phong giải vây cho Ngọc Bích. Trong trận Mang Sơn, ông lại 1 ngựa xông pha, nhờ công được ban chức Đại đô đốc, tiến Xa kị đại tướng quân, Nghi đồng tam tư, Tán kỵ thường thị. Truy phong mẹ là Cái thị làm Bắc Hải quận quân. Ít lâu sau được ban chức Đô đốc Sóc, Yến, Hiển, Úy 4 châu chư quân sự, Sóc Châu thứ sử, gia Thị trung, Phiếu kị đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư. Khi quân Đông Ngụy vây Toánh Xuyên, người Man làm loạn ở Thanh Châu, ông cất quân đánh dẹp. Nhà Lương nổ ra loạn Hầu Cảnh, Vũ Văn Thái nhiệm mệnh Trung làm Đô đốc 3 Kinh, 2 Tương, 2 Quảng, Nam Ung, Bình, Tín, Tùy, Giang, 2 Dĩnh, Tích 15 châu chư quân sự, trấn thủ Nhương Thành. Ông lấy tướng nhà Lương mới về hàng là Mã Bá Phù làm hướng đạo, tiến chiếm quận Tề Hưng và Xương Châu của nhà Lương. \ Ung Châu thứ sử, Nhạc Dương vương Tiêu Sát nhà Lương tuy đã quy phục Tây Ngụy, nhưng vẫn có bụng khác. Ông bày kế nghi binh, cho 2000 kỵ binh liên tục thay đổi cờ xí mà đi đi lại lại, Tiêu Sát trên lầu cao của Phàn Thành từ xa quan sát, ngỡ rằng có đến 3 vạn quân, nên không dám làm gì. Ti Châu thứ sử Liễu Trọng Lễ nhà Lương soái quân tấn công Tương Dương, lưu bộ hạ ở lại giữ An Lục. Vũ Văn Thái nghe tin, sai Trung đánh chiếm quận Tùy, bao vây An Lục. Liễu Trọng Lễ lập tức quay về cứu, Trung dùng kế vây thành diệt viện, tuyển 2000 kỵ binh tinh nhuệ, ngậm tăm mà đi trong đêm, phục kích quân nhà Lương ở Tông Đầu. Ông đi trước sĩ tốt, bắt sống Trọng Lễ, diệt sạch quân nhà Lương. Tướng giữ An Lục là Mã Tu nghe tin, không đánh mà hàng. Năm Đại Thống thứ 17 (551), Thiệu Lăng vương Tiêu Luân nhà Lương trốn đến Nhữ Nam, muốn đưa con tin sang Bắc Tề. Lương Nguyên đế Tiêu Dịch báo tin, Vũ Văn Thái bèn lệnh cho Trung đi dẹp. Buối sáng ông đến dưới thành, buổi chiều thì hạ được. Năm xưa, Trung bắt được Liễu Trọng Lễ, đãi ngộ rất hậu. Trọng Lễ đến Trường An gặp Thái, vu cáo ông giấu diếm tài vật. Thái muốn tra xét, lại tiếc ông có công lớn, chỉ cách đi chức vụ. Trung lấy làm căm phẫn, hối hận đã không giết Trọng Lễ, nay bắt được Luân và đồng bọn, đều chém cả đi. Trong lần được phục chức này, ông thừa thắng đánh chiếm mấy tòa thành nữa, lấy trọn vùng Hán Đông. Được tiến tước Trần Lưu quận công. Đầu thời Cung đế (554 – 556), Trung được ban họ Phổ Lục Như. Vũ Văn Thái nhân lúc binh lực nhà Lương đang tập trung ở hạ du Trường Giang, lấy Vu Cẩn cùng bọn Vũ Văn Hộ, Dương Trung, Vương Kiệt soái 5 vạn tấn công Tiêu Dịch đang ở Giang Lăng trên thượng du. Vu Cẩn tiến quân thần tốc, trước tiên lệnh cho Vũ Văn Hộ và Dương Trung chiếm Giang Tân, hòng cắt đứt liên lạc của Giang Lăng và miền đông của nhà Lương, ngăn trở viện quân. Quân Tây Ngụy nhanh chóng chiếm được Giang Lăng, bắt sống Tiêu Dịch cùng toàn bộ triều thần. Bình xong Giang Lăng, Trung nhận lệnh trấn thủ Nhương Thành, giúp đỡ Tiêu Sát. Ông tiến quân đánh dẹp người Man ở Miện, Khúc. Làm tướng Bắc Chu. Nhà Bắc Chu kiến lập, Trung vào triều làm Tiểu tông bá. Quân Bắc Tề xâm phạm, ông ra trấn thủ Bồ Phản. Tướng Bắc Tề là Tư Mã Tiêu Nan về hàng, ông và Đạt Hề Vũ đi đón, vào sâu nội địa Bắc Tề 500 dặm, 3 lần phái sứ giả liên lạc mà không được. Qua khỏi Dự Châu 30 dặm, Vũ nghi có biến, muốn về, Trung thà chết không lui, tiếp tục tiến lên, cuối cùng đón được Tiêu Nan. Ông lĩnh 3000 kỵ binh yểm hộ phía sau cho toàn quân quay về. Đến bờ nam Lạc Thủy, Trung cho phép binh sĩ cởi yên nghỉ ngơi, thì quân đội Bắc Tề vừa đến bờ bắc Lạc Thủy, ông an ủi mọi người rằng quân Tề sẽ không dám vượt sông. Phát hiện quân Tề thăm dò tìm cách vượt sông, Trung lên ngựa rong ruổi đi lại, ra dáng muốn vượt sông tấn công, quân Tề quả nhiên không dám đối địch, dần dần rút đi, quân Chu trở về an toàn. Đạt Hề Vũ vốn tự phụ là kiện tướng, nhưng không thể không thán phục ông. Năm Bảo Định thứ 2 (562), Trung được thăng làm Đại tư không. Triều đình muốn liên kết Đột Quyết cùng phạt Tề, nhiều người e ngại Bắc Tề lớn mạnh, lại có danh tướng Hộc Luật Quang, Trung nói:"Đại quân thắng lợi dựa vào lòng người chứ không phải nhiều người, có 1 vạn kỵ binh là đủ rồi, thằng nhãi Hộc Luật Minh Nguyệt (tên tự của Quang) có thể làm được gì?"Năm thứ 3 (563), Bắc Chu tiến hành phạt Tề, chia làm 2 lộ Bắc – Nam. Ông làm Nguyên soái, lĩnh bọn Dương Toản, Lý Mục, Vương Kiệt, Nhĩ Chu Mẫn, Khai phủ Nguyên Thọ, Điền Hoằng, Mộ Dung Duyên… hon 10 viên đại tướng, soái Bắc lộ quân, dự tính hội họp với Nam lộ quân của Đạt Hề Vũ ở Tấn Dương . Trung đi qua cố hương Vũ Xuyên, bái tế tiền nhân, úy lạo tướng sĩ, rồi tiến chiếm hơn 10 tòa thành của Bắc Tề. Tháng giêng năm thứ 4 (564), ông hội họp với 10 vạn quân Đột Quyết cùng đánh Tấn Dương. Gặp lúc trời đổ tuyết lớn, đại quân Bắc Tề tiến đánh, người Đột Quyết không dám ra, Trung cổ vũ tướng sĩ, tự soái 700 người đi bộ quyết chiến, đẩy lui quân Tề. Vì Đạt Hề Vũ không đúng hẹn, nên toàn quân Chu phải triệt thoái. Chu Vũ đế sai sứ nghênh đón, úy lạo ở Hạ Châu. Về đến kinh sư, đế lại bày tiệc khoản đãi. Đế muốn lấy Trung làm Thái phó, quyền thần Tấn công Vũ Văn Hộ thấy ông không ăn cánh với mình, không đồng ý. Trung được làm Tổng quản Kính, Bân, Linh, Vân, Diêm, Hiển 6 châu chư quân sự, Kính Châu thứ sử. Trong năm ấy, Bắc Chu lần nữa phạt Tề, Đại trủng tể Vũ Văn Hộ cất đại quân vây thành Lạc Dương, còn Trung nhận lệnh ra trấn Ốc Dã đón quân Kê Hồ. Do lương thực thiếu thốn, lòng người lo lắng, ông nghĩ ra 1 kế, ngầm sai Vương Kiệt chỉnh đốn quân đội, nổi trống tiến đến nơi trú quân. Trung vờ hỏi có việc gì, Kiệt đáp Vũ Văn Hộ đã bình định Lạc Dương, triều đình nghe tin Kê Hồ làm loạn, sai ông ta đến hiệp trợ thảo phạt. Rồi lại có sứ giả Đột Quyết (?) đến báo tin quân Đột Quyết đã tiến vào Tấn Dương, bày 10 vạn quân dưới Trường Thành, sẵn sàng trấn áp Kê Hồ. Người Kê Hồ cả sợ, tranh nhau biểu thị lòng trung thành, dâng cho quân Chu lương thực, vật dụng. Sau đó Vũ Văn Hộ không chiếm được Lạc Dương, ông cũng lui về. Trung được khen ngợi là giỏi làm việc, thưởng 30 vạn tiền, 500 xúc vải, 2000 hộc lúa. Năm Thiên Hòa thứ 3 (568), Ông có bệnh phải quay về Trường An, Chu Vũ đế đến tận nhà thăm hỏi. Không lâu sau bệnh mất, được tặng Thái bảo, Đồng, Sóc… 13 châu chư quân sự, Đồng Châu thứ sử, quan chức như cũ. Con là Dương Kiên kế tự.
1
null
Nhàn trắng (danh pháp hai phần: Gygis alba) là một loài chim biển nhỏ thuộc họ Nhàn, sinh sống ở khắp các vùng nhiệt đới thuộc các đại dương trên thế giới. Phân loài. Nhàn trắng có 3-4 phân loài: "G. a. alba", "G. a. leucopes", "G. a. candida" (nhàn trắng Thái Bình Dương); ngoài ra loài nhàn trắng nhỏ ("G. microrhyncha") cũng thường được xếp là phân loài của nhàn trắng. Mô tả. Nhàn trắng là loài chim nhỏ, lông toàn màu trắng với mỏ dài màu đen, gốc mỏ xanh, mắt nâu và một vòng lông đen hẹp ở xung quanh mắt, chân vàng. Loài chim này phân bố rộng rãi khắp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và còn làm tổ ở một số đảo thuộc Đại Tây Dương. Chim nhàn trắng làm tổ trên các đảo san hô, thường là trên các cành cây mảnh hoặc có khi là trên các rìa đá và cấu trúc nhân tạo. Thức ăn của loài này là những con cá nhỏ mà chúng bắt được khi lao xuống nước tìm mồi. Tập tính. Loài này nổi tiếng vì thói quen đẻ trứng ở những chạc cây trên các cành mảnh và trơ trụi thay vì đẻ vào tổ, khác hẳn với các loài nhàn khác (thường đẻ trứng trên mặt đất). Lý do có thể là để giảm bớt các loài chim ký sinh khác (loại chim chuyên đẻ trứng vào tổ của chim khác). Dù có lợi ích là vậy nhưng không phải là không có tai hại, nhất là khi những cơn gió lớn có thể hất trứng và chim non xuống. Vì lý do này mà nhàn trắng cũng tìm cách thích nghi; chim non mới nở đã có đôi chân phát triển đầy đủ để có thể bám vào cái tổ cheo leo của mình. Loài chim này sống thọ; người ta từng ghi nhận tuổi đời của chúng là mười bảy năm.
1
null
Nhạc thế giới hay nhạc toàn cầu, nhạc quốc tế (tiếng Anh: "world music", "global music" hay "international music") là một thuật ngữ có nhiều định nghĩa đa dạng khác nhau, nhưng thường chủ yếu dùng để chỉ một thể loại âm nhạc. Bằng chứng là những định nghĩa về "nhạc thế giới" là "tất cả âm nhạc trên thế giới", "âm nhạc địa phương của dân tộc khác" hoặc "âm nhạc không phải từ phương Tây". Trong định nghĩa cổ điển, "nhạc thế giới" là âm nhạc truyền thống hoặc âm nhạc dân gian của một nền văn hóa được tạo ra và chơi bởi nghệ sĩ bản địa và liên quan chặt chẽ đến âm nhạc tại khu vực xuất xứ của họ Thuật ngữ này ban đầu được dùng để chỉ âm nhạc dân tộc cụ thể, cho dù toàn cầu hóa đang dần mở rộng phạm vi, thuật ngữ này thường bao gồm nhiều phân loại lai ví dụ như world fusion, global fusion, ethnic fusion và worldbeat. Những thuật ngữ này cũng có thể được coi là một phân khúc trong thể loại nhạc pop, cho nên thuật ngữ "nhạc thế giới" để chỉ thể loại âm nhạc mà cũng được phân loại theo các thể loại khác. Thuật ngữ. Thuật ngữ này đã được cho là do nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Robert E. Brown, người đã đặt ra khái niệm này trong những năm 1960 tại Wesleyan University ở Connecticut, nơi ông đang theo học năm cuối các chương trình tiến sĩ. Để nâng cao quá trình học tập, ông đã mời hơn mười người biểu diễn từ châu Phi và châu Á và bắt đầu một loạt chương trình biểu diễn "world music".. Thuật ngữ này đã trở thành hiện thực vào những năm 1980 như là một phương tiện tiếp thị/phân loại trong lĩnh vực truyền thông và công nghiệp âm nhạc, và nó thường được sử dụng để phân loại bất kỳ loại âm nhạc nào ngoài-phương Tây. Có một vài định nghĩa xung đột về "world music". Một là nó bao gồm "tất cả âm nhạc trên thế giới", mặc dù một định nghĩa rộng như vậy làm cho từ này trở nên hầu như vô nghĩa.. Thuật ngữ này cũng dùng như là một phân loại âm nhạc trong đó kết hợp phong cách nhạc pop phương Tây với một trong những dòng nhạc ngoài-phương-Tây mà thường được mô tả là âm nhạc dân gian hay "âm nhạc dân tộc". Tuy nhiên, "World music" không phải là âm nhạc dân gian truyền thống đơn thuần. Nó cũng có thể bao gồm nhiều khía cạnh của phong cách nhạc pop. Nói ngắn gọn, nó có thể được mô tả như là "âm nhạc địa phương ở bên ngoài kia", ", or "someone else's local music".. Nó là một thuật ngữ thể loại rất mơ hồ với một số lượng ngày càng tăng các thể loại phụ dưới cái khái niệm "world music" để nắm bắt xu hướng phong cách và hình thái của âm nhạc dân tộc kết hợp, bao gồm cả các yếu tố "phương Tây" (ví dụ được lưu ý trong phần này). "World music" có thể kết hợp quy mô âm nhạc, mô hình âm nhạc đặc biệt không thuộc phương Tây và/hoặc âm nhạc láy, và thường có giao thoa với những nhạc cụ dân tộc truyền thống đặc biệt, chẳng hạn như kora (kèn Tây Phi), trống thép, sitar hay didgeridoo. Âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới tạo ra những ảnh hưởng giao lưu văn hóa rộng rãi vì các phong cách ảnh hưởng đến nhau một cách tự nhiên, và trong những năm gần đây "world music" cũng đã được bán trên thị trường và là một thể loại nhạc thành công. Nghiên cứu học thuật về "world music", cũng như các thể loại âm nhạc và các nghệ sĩ cá nhân có liên quan, có thể tìm thấy trong các lĩnh vực chẳng hạn như nhân loại học, nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu các buổi biểu diễn và âm nhạc dân tộc. Sự phát triển của thuật ngữ. Trong thời đại của nhạc kỹ thuật số, sự phong phú của âm nhạc chất lượng cao, âm nhạc dân tộc, trích đoạn âm thanh và loop từ mọi khu vực nổi tiếng thường được sử dụng trong nhạc thương mại, điều này đã mở ra một không gian âm nhạc bản địa to lớn cho các nghệ sĩ độc lập và phát triển. Những ảnh hưởng này sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng trong một ngành công nghiệp âm nhạc dựa trên web và đang lan ra ngày càng rộng, mà phần lớn là "tự quảng bá", thông qua số lượng ngày càng nhiều nghệ sĩ -âm nhạc-thân thiện-độc lập, các tùy chọn kênh âm nhạc trên internet, chẳng hạn như Last.fm, Rhapsody, Live365, Jango Artist Airplay và ReverbNation. Một sự pha trộn của âm nhạc cội rễ trong môi trừơng toàn cầu, dòng đương đại đã trở nên rõ ràng, điều này đã làm yếu đi vai trò quan trọng mà các hãng đĩa có thể có được trong việc nhận thức văn hóa của ranh giới thể loại. Kết quả là, định nghĩa của thể loại này đã trở nên biến đổi đặc biệt khác nhau, và được xác định bởi các ý kiến đa dạng và trên phạm vi rộng. Cách gọi tương tự giữa các phân loại phụ khác nhau rõ ràng theo thể loại âm nhạc chính, chẳng hạn như world, rock và pop có thể là mơ hồ và khó hiểu cho những người quản lý ngành công nghiệp âm nhạc cũng như là cho người tiêu dùng. Điều này đặc biệt đúng trong bối cảnh của "World music", vì xu hướng nhạc pop chịu ảnh hưởng nhạc dân tộc là thể loại được xác định bởi "nhận thức của người tiêu dùng" hoặc cũng là do các diễn đàn âm nhạc chi phối nền tảng để phân biệt chủng loại. Các học giả có xu hướng đồng ý rằng, trong thế giới ngày nay, chính những đánh giá âm nhạc của người tiêu dùng hay viết blog, và nhận thức của con người về văn hóa âm nhạc toàn cầu là cơ sở cuối cùng để thiết lập định nghĩa từ sự không rõ ràng thể loại, bất chấp việc diễn đàn tiếp thị của các công ty và báo chíâm nhạc có phân biệt rõ ràng danh mục này hay không.Việc chuyển đổi dần dần của thể loại world music từ một bối cảnh rõ ràng có cội rễ âm nhạc truyền thống sang một danh sách mở rộng các thể loại pha trộn nhỏ là một ví dụ tốt cho thấy ranh giới thể loại có thể chuyển động trong nền văn hóa pop toàn cầu hóa toàn cầu hóa. Định nghĩa nguyên thủy cổ điển của "World music" đã được phần nào tạo ra để hướng dẫn người ta có một nhận biết cảm nhận được và phân biệt giữa các âm nhạc bản địa truyền thống với những dòng nhạc đang dần bị pha loãng bởi văn hóa pop, và cuộc tranh luận hiện đại về việc làm sao có thể duy trì nhận thức đó trong các thể loại phong phú đa dạng của world music đang diễn ra. Ví dụ. Ví dụ về các hình thức phổ biến của world music bao gồm các hình thức khác nhau của âm nhạc cổ điển ngoài-châu-Âu (ví dụ như nhạc koto Nhật Bản, nhạc [raga] Ấn Độ, nhạc tụng kinh Tây Tạng, âm nhạc dân gian Đông Âu (vd. nhạc của các làng Balkans), âm nhạc dân gian Bắc Âu và nhiều hình thức âm nhạc dân gian và của các bộ tộc ở Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Nhạc sĩ Breton- Alan Stivell đã tiên phong trong việc kết nối giữa âm nhạc dân gian truyền thống, rock hiện đại và "World music" trong album năm 1970 mang tên Renaissance của Celtic Harp". Sự đa dạng của world music bao gồm các hình thức riêng biệt của âm nhạc dân tộc từ các vùng địa lý đa dạng. Những thể loại khác biệt của âm nhạc dân tộc thường được phân loại với nhau bằng sự thuần khiết về nguồn gốc bản địa của nó. Trong thế kỷ 20, sự phát minh ghi âm, du lịch hàng không quốc tế chi phí thấp và khả năng giao tiếp toàn cầu giữa các nghệ sĩ và công chúng nói chung đã được tăng lên đến mức một hiện tượng liên quan được gọi là âm nhạc "đan xen ". Nghệ sĩ đến từ các nền văn hóa đa dạng và các nơi có thể dễ dàng kiếm được các bản (ghi âm) nhạc từ khắp nơi trên thế giới, xem và nghe các nhạc sĩ lưu diễn đến từ các nền văn hóa khác và lưu diễn tại các nước khác để chơi âm nhạc của riêng họ, điều này tạo ra một sự pha trộn giữa các phong cách. Trong khi công nghệ truyền thông cho phép tiếp cận nhiều hơn các hình thức âm nhạc ít người biết, áp lực thương mại hóa cũng tạo ra nguy cơ đồng nhất âm nhạc ngày càng tăng, làm mờ bản sắc khu vực, và làm tuyệt chủng dần việc sản xuất ra những dòng âm nhạc truyền thống của địa phương. Ví dụ về âm nhạc lai. Kể từ khi ngành công nghiệp âm nhạc đưa ra thuật ngữ này, thì phạm vi đầy đủ hơn về cái mà một người tiêu dùng trung bình của âm nhạc định nghĩa về âm nhạc "world" trong thị trường hiện nay đã phát triển lên bao gồm một sự "pha trộn" hỗn hợp của âm nhạc dân tộc truyền thống, về mặt phong cách và trình diễn, và thể loại "world music" phái sinh đã được đặt ra để chỉ các lai, chẳng hạn như World fusion, Global fusion, Ethnic fusion hay Worldbeat. Ví dụ điển hình về dạng lai, world fusion là, Ailen / Tây Phi pha trộn của nhóm nhạc Afro Celt Sound System, ]], âm nhạc đa văn hóa của Aomusic và nhạc jazz / dân gian Phần Lan của Värttinä, ]], mỗi loại nhạc này đều nhuốm màu đương đại, chịu ảnh hưởng Phương Tây - một yếu tố ngày càng đáng chú ý trong thể loại mở rộng của "world music". World fusion/Worldbeat/Ethnic fusion/Global fusion cũng có thể pha trộn những âm thanh bản địa với các yếu tố Western pop trắng trợn hơn nữa. Ví dụ rõ ràng nhất là album Graceland của Paul Simon, trong đó chúng ta có thể nghe thấy nhạc Mbaqanga của Nam Phi, hay tác phẩm của Peter Gabriel với ca sĩ Sufi của Pakistan, Nusrat Fateh Ali Khan và dự án Deep Forest, trong đó giọng hát Tây Phi được pha trộn với kết cấu nhịp điệu và cấu trúc giai điệu đương đại và phương Tây. Những ban nhạc gần đây thử nghiệm với hình thức lai world music bao gồm Vampire Weekend, The Very Best & Yeasayer, nhiều nhóm trong số đó đã có cảm hứng từ tác phẩm của Paul Simon. Tùy thuộc vào phong cách và bối cảnh, World music đôi khi có thể bị xếp chung với thể loại [New age], đây là một thể loại thường bao gồm nhạc Ambient và thể hiện kết cấu từ các nguồn âm nhạc bản địa và cội rễ. Ví dụ điển hình là Tibeten bowls (âm nhạc tụng kinh có nguồn gốc từ Tây Tạng), Tuvan throat singing (kỹ thuật hát trong cổ họng của người Tuva), Gregorian Chant (nhạc thánh ca Gregory) hoặc Native American flute (nhạc bằng thổi sáo của người Mỹ bản địa). "World music" pha trộn với âm nhạc "New age" là một dạng âm thanh, có thể phân loại như thể loại lai, Ethnic fusion. Ví dụ về Ethnic fusion là bản "Face-to-Face" từ album "Beyond Grand Canyon" của Nicholas Gunn, trong đó nhạc thổi sáo của người Mỹ bản địa kết hợp với bộ nhạc tổng hợp synthesizer, và bài "Four Worlds " từ album "The Music of the Grand Canyon", trong đó đặc biệt có tiếng nói của Saltboy Razor, một người Mỹ bản địa thuộc dân tộc Navajo India Nation. World fusion. Thể loại nhỏ World fusion thường bị nhầm lẫn cho là chỉ dành riêng để chỉ sự pha trộn của các yếu tố jazz fusion phương Tây với "world music". Mặc dù một hình thức lai dễ rơi vào thể loại World fusion, thì hậu tố "fusion" (có nghĩa là "hợp nhất") trong khái niệm World fusion không nên hiểu là chỉ jazz fusion. Jazz phương Tây được kết hợp với các yếu tố mạnh mẽ của world music được gọi chính xác hơn là World fusion jazz, Ethnic jazz hoặc jazz-không-phải-của- phương Tây.. World fusion và Global fusion gần như đồng nghĩa với thuật ngữ "Worldbeat", và mặc dù chúng được coi là thể loại nhỏ trong dòng nhạc phổ biến, chúng cũng có thể ám chỉ tính "phổ quát" của thuật ngữ tổng quát hơn:" World music".. Trong suốt những năm 70 và 80, fusion trong thể loại nhạc jazz là ngụ ý sự pha trộn của nhạc jazz và nhạc rock, đó chính là nguồn gốc của giả thiết gây hiểu nhầm này. Những thể loại nhạc ngoài-phương-Tây phổ biến. Mặc dù chủ yếu mô tả âm nhạc truyền thống, thể loại "world music" cũng bao gồm âm nhạc phổ thông từ các cộng đồng đô thị ngoài-phương-Tây (ví dụ như âm nhạc "thị trấn" Nam Phi) và các hình thức âm nhạc ngoài-châu-Âu mà đã bị ảnh hưởng bởi cái gọi là âm nhạc thế giới thứ ba (ví dụ như âm nhạc Afro-Cuba), mặc dù những ca khúc phổ biến theo phong cách châu Âu có nguồn gốc từ các nước không nói tiếng Anh ở Tây Âu (ví dụ: nhạc pop của Pháp) sẽ không được coi là "World music". Paris là một trong các thủ đô châu Âu tuyệt vời cho "world music". Trong nhiều năm, thành phố này đã thu hút rất nhiều nhạc sĩ từ các thuộc địa cũ ở Tây Phi và Bắc Phi. Sự phát triển này được tăng cường bởi một thực tế là có rất nhiều buổi biểu diễn và nhiều tổ chức giúp thúc đẩy dòng nhạc này. Âm nhạc Algeria n và Maroc hiện diện quan trọng tại thủ đô Pháp. Hàng trăm ngàn người nhập cư Algeria và Maroc đã định cư tại Paris, mang lại âm thanh của Amazigh (Berber), rai, và âm nhạc Gnawa. Nhạc rai của Algeria cũng có một lượng lớn khán giả Pháp. Cộng đồng Tây Phi cũng rất lớn, hội tụ những người từ Senegal, Mali, Ivory Coast (Bờ Biển Ngà), Guinea. Họ đã giới thiệu nhạc Manding jeli, mbalax và những phong cách khác. Sau năm 1987: WOMAD và sau này. Một nguồn gốc của thuật ngữ này bắt đầu từ Ngày World Music (World Music Day, Fête de la Musique) vào năm 1982 tại Pháp. Kể từ đó, Ngày World music đã được tổ chức vào ngày 21 tháng 6 hàng năm. Vào thứ Hai ngày 29 tháng 6 năm 1987, một cuộc họp của các bên liên quan tập trung để tìm cách quảng cáo cho thể loại này. Sự quan tâm của công chúng đã xuất hiện với việc phát hành album Graceland năm 1986 của Paul Simon. Ẩn chứa đằng sau album này thể hiện sự nhạy cảm của ca sĩ bằng cách sử dụng các âm thanh mà ông say mê khi nghe các nghệ sĩ từ Nam Phi, gồm có Ladysmith Black Mambazo và Savuka. Dự án này và công việc của Peter Gabriel và Johnny Clegg cùng những người khác, ở một mức độ nào đó, đã giới thiệu âm nhạc-ngoài-Châu Âu đến một đối tượng rộng lớn hơn. Họ nhận thấy đây là một cơ hội không nên bỏ qua. Trước năm 1987, "World music" đã có lượng thính giả, nhưng vẫn còn khó cho các bên quan tâm nếu muốn bán âm nhạc của họ đến các cửa hàng âm nhạc lớn hơn. Mặc dù các cửa hàng âm nhạc chuyên nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể loại này trong nhiều năm qua, những hãng thu âm, đài truyền hình và các nhà báo đã thấy rất khó để xây dựng một lượng fan hâm mộ vì bản thân âm nhạc này dường như quá khan hiếm. Tuy nhiên, họ nhận thức rằng jazz và thị trường cổ điển đã phát triển một đối tượng thính giả đan chéo và quyết định rằng cách tốt nhất sẽ là phải có một chiến lược tập thể nhằm mang âm nhạc này đến đối tượng rộng lớn hơn. Vào khoảng thời gian này, tổ chức Cultural Co-operation (Hợp tác văn hóa) đã bắt đầu Music Village festival (Lễ hội âm nhạc làng mạc). Một dạng lễ hội "World music" tự do đang còn tiếp tục cho đến ngày nay. Một mạng lưới các nghệ sĩ World music cũng được thiết lập để quảng bá công việc của họ. Hội nghị năm 1987. Tại mở đầu của hội nghị năm 1987, nhạc sĩ Roger Armstrong thông báo lý do tại sao cần phải được thực hiện một cái gì đó: Mối quan tâm đầu tiên của cuộc họp là để chọn một cái tên chung mà sau này dòng nhạc "mới" này sẽ được đưa vào. Đề xuất bao gồm "world beat" và những từ tiền tố như "hot" hay "tropical" (nhiệt đới) thêm vào cái tên thể loại hiện có. Thuật ngữ "World music" đã chiến thắng sau khi họ biểu quyết bằng cách giơ tay, nhưng ban đầu nó không có nghĩa là tiêu đề cho một thể loại hoàn toàn mới, mà là một cái gì đó mà tất cả các hãng thu âm có thể ghi trên bìa đĩa để phân biệt chúng trong những chương trình sắp tới. Sau đó, họ đã đồng ý rằng cho dù có hay không những chiến lược công khai, đây không phải là một câu lạc bộ độc quyền và đây là vì lợi ích của tất cả, cho nên bất kỳ hãng thu nào bán loại nhạc này sẽ có thể tận dụng ưu thế đó. Một vấn đề cần được giải quyết là các phương pháp phân phối tồn tại vào thời điểm đó. Hầu hết các hang đĩa không hài lòng với việc thiếu kiến thức chuyên môn của người bán hàng dẫn đến dịch vụ kém; đó cũng là sự ngần ngại của các cửa hàng lớn trong việc bán thể loại nhạc này, bởi vì rõ ràng dễ hiểu là họ thích phát hành số lượng lớn hơn mà có thể được quảng bá trong phạm vi cửa hàng. Rất khó để biện minh cho một chi phí trưng bày lớn nếu số lượng tồn kho ở các cửa hàng bị hạn chế. Marketing. Một trong những chiến lược marketing được sử dụng trong thị trường đĩa nhựa vào thời điểm đó là việc sử dụng các thẻ duyệt, mà những thẻ này sẽ xuất hiện trong các rãnh đĩa. Một phần trong chiến dịch "world music" đã quyết định rằng đây sẽ có 2 màu được thiết kế để mang một ý nghĩa đặc biệt, để hỗ trợ các nhà bán lẻ thì một tập hợp các nhãn hãng đĩa sẽ có chung, có lẽ dành cho viền kệ hay giá. Trong một động thái chưa từng thấy, tất cả các thể loại "World music" được phối hợp với nhau và phát hành một băng cassette tổng hợp cho trang bìa của tạp chí âm nhạc NME. Tổng thời gian là 90 phút, mỗi băng là chứa một danh mục mini thể hiện các bài khác trong đĩa. Trước khi có cuộc họp thứ 2, mọi thức đã trở nên rõ ràng rằng để cho chiến dịch thành công, cần phải có nhân viên báo chí chuyên về nhạc này. Các nhà báo sẽ có thể sắp xếp thời hạn khác nhau và cũng có thể bán âm nhạc như là một khái niệm cho các đài phát thanh quốc gia, và cả cho DJ khu vực là những người muốn mở rộng sự đa dạng của âm nhạc mà họ cung cấp. Các DJ là một nguồn lực quan trọng đối với "World music" như đã chứng kiến khi một thứ gì đó trở nên quan trọng đối với những cư dân bên ngoài London - hầu hết các khu vực có một di sản dân gian phong phú tương tự như vậy có thể được khai thác. Một cách tiết kiệm để đạt được tất cả những điều này sẽ là chiến dịch phát tờ rơi. Bước tiếp theo là phát triển một bảng xếp hạng "World music", trong đó tập hợp lại thông tin bán từ khoảng 50 cửa hàng, để có thể biết cửa nơi nào bán thể loại này nhiều - điều này cho phép người nghe mới biết được cái gì đang đặc biệt phổ biến. Người ta đã đồng ý rằng tờ NME một lần nữa có thể tham gia vào việc in bảng xếp hạng và cả các tờ Music Week, tờ tạp chí được xếp hạng của London City Limits. Người ta cũng đề xuất rằng Andy Kershaw có thể được thuyết phục để điều hành bảng xếp hạng này trên chương trình thường xuyên của ông. Tháng "World Music". Tháng 10 năm 1987 được dành cho "Tháng World musi". Một lễ hội âm nhạc, xuyên biên giới, được tổ chức tại Town & Country Club ở London, và nó là khởi đầu mùa đông của cả WOMAD và "Art Worldwide". Thông cáo báo chí chính nhấn mạnh các vấn đề vốn có trong chiến dịch. Kể từ đầu những năm 80, sự nhiệt tình đối với âm nhạc "bên ngoài" văn hóa pop phương Tây đã được gắn kết ổn định. Ngày càng nhiều nghệ sĩ quốc tế, nhiều người trong số họ là những ngôi sao lớn ở đất nước mình, đến Anh và Bắc Mỹ trong chuyến lưu diễn. Họ bắt đầu, chẳng hạn như Bhundu Boys, chơi ở các câu lạc bộ và quán nhỏ, nhưng bây giờ nhiều hoạt động phổ biến và họ được chơi ở nhiều địa điểm lớn hơn. Ví dụ về các chương trình của đài phát thanh chuyên về "world music" bao gồm "World of music" trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, "Transpacific Sound Paradise| Thiên đường âm xuyên Thái Bình Dương" của WFMU,"The Planet|Hành tinh" của đài ABC Radio National Úc, DJ Edu giới thiệu "DNA: Destination Africa (Điểm đến châu Phi)" trên BBC Radio 1Xtra, Adil Ray trên BBC Asian Network, chương trình củaAndy Kershaw trên BBC Radio 3 và của Charlie Gillett on the BBC World Service. Ngày nay. Những chương trình phát thanh "World music" ngày nay thường chơi nhạc hip hop Châu Phi hoặc của các nghệ sĩ reggae (điệu nhảy với nhịp mạnh phổ biến của người Tây ấn (quần đảo Antilles)), các nhóm nhạc jazz chơi âm nhạc đan xen giữa nhạc Bhangra và nhạc Mỹ La tinh,… Các phương tiện truyền thông phổ biến cho "world music" bao gồm đài phát thanh công cộng, webcasting, BBC, NPR, và ABC (Australian Broadcasting Corporation]]). Phạm vi của khái niệm "world music" đã tăng lên. Theo mặc định, những dự án không-khu vực-cụ thể hoặc đa-văn -hóa thường được liệt kê vào thể loại chung của "World music". Những chỉ trích. Tiêu chuẩn địa lý chung được chấp nhận cho những gì gọi là "world music" đang phải hứng chịu những lời chỉ trích vì tính phổ quát không đối xứng của nó, mà gần như tất cả các khu vực được phân loại theo thuật ngữ này đã được xác định, liên quan đến văn hóa âm nhạc phương Tây; chủ yếu là do thực tế rằng cáccông ty chiếm lĩnh việc phân phối và xúc tiến dòng nhạc này đều bắt nguồn từ Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như tạo ra các diễn đàn để thiết lập thể loại nhạc này. Vì vậy, trong bối cảnh thị trường, âm nhạc "dân tộc" được xác định trong phạm vi bán kính mở rộng từ tâm là phương Tây. Một số nhạc sĩ và người phụ trách bảo tàng âm nhạc đã không thích "world music". Đối với những nhà phê bình này, "World music" là một thuật ngữ tiếp thị và thiển cận đề chỉ tất cả các thể loại âm nhạc ngoài phương Tây. Ngày 3 tháng 10 năm 1999, David Byrne, người sáng lập của hãngLuaka Bop]], đã viết một bài xã luận trên tờ "The New York Times" nhan đề "I Hate world music" (Tôi ghét World music) trong đó ông giải thích sự phản đối của mình đối với thuật ngữ này. Byrne cho rằng việc dán nhãn và phân loại nền văn hóa khác như "kỳ lạ" sẽ thu hút một mối quan tâm không thành thật của khách hàng và hạn chế những khách hàng tiềm năng khác. Giải thưởng. BBC Radio 3 Awards cho "World music". Giải [BBC Radio 3 Award for "world music"] là một giải thưởng cho nghệ sĩ world music từ năm 2002 đến 2008, được tài trợ bởi BBC Radio 3. Giải thưởng này được nghĩ ra bởi biên tập viên Ian Anderson của tạp chí fRoots, lấy cảm hứng từ BBC Radio 2 Folk Awards. Danh mục giải thưởng bao gồm: châu Phi, châu Á / Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi, Những nghệ sĩ mới, Giao thoa Văn hóa, Club Global, Album của năm, và giải khán giả. Danh sách đề cử ban đầu trong mỗi hạng mục được lựa hàng năm bởi một ban gồm hàng ngàn các chuyên gia ngành âm nhạc. Ứng cử viên lọt vào danh sách sẽ được bầu chọn bởi một ban giám khảo gồm 12 thành viên, họ sẽ chọn người chiến thắng trong từng thể loại trừ giải Khán giả. Các thành viên ban giám khảo là do BBC bổ nhiệm và chủ trì. Lễ trao giải hàng năm được tổ chức tại BBC Proms và người chiến thắng sẽ được nhận một giải thưởng được gọi là một "Planet" (Hành tinh). Trong tháng 3 năm 2009, đài BBC đã quyết định bỏ giải BBC Radio 3 Awards for "world music".. Songlines Music Awards. Để phản ứng với quyết định của BBC về việc kết thúc chương trình giải thưởng đó, tạp chí World music của Anh, Songlines đã giới thiệu giải thưởng âm nhạc Songlines Music Awards vào năm 2009 "để công nhận tài năng xuất sắc trong "World music". WOMEX Awards. Giải WOMEX ("The Music World Expo") được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1999 để tôn vinh những thành tích world music trên cấp độ quốc tế và thừa nhận những tài năng âm nhạc xuất sắc, tầm quan trọng đối với xã hội, thành công về mặt thương mại, có ảnh hưởng đến chính trị và thành tựu trọn đời.. Tháng 10 hằng năm, tại sự kiện WOMEX, bức tượng giải thưởng - một bức tượng mẹ nữ thần cổ đại có niên đại khoảng 6000 năm tuổi vào thời kỳ đồ đá mới - được trao tặng trong một buổi lễ trao giải cho một thành viên xứng đáng của cộng đồng world music. Lễ hội. Có rầt nhiều lễ hội được xác định là "World music" và ở đây chỉ giới thiệu một vài đại diện: Croatia. Ethnoambient Ethnoambient là 1 festival "World music" trong 2 hoặc 3 ngày được tổ chức mỗi mùa hè (bắt đầu từ năm 1998) tại Solin một thị trấn ở trung tâm của Dalmatia, phía nam của Croatia. Tây Ban Nha. Những lễ hội world music quan trọng nhất của Tây Ban Nha là:
1
null
Chiến dịch tấn công Dukhovshchina lần thứ nhất là hoạt động quân sự của quân đội Liên Xô trong khuôn khổ Chiến dịch Smolensk (1943) chống lại quân đội Đức Quốc xã. Diễn ra chỉ trong vỏn vẹn 5 ngày (13 đến 18 tháng 8 năm 1943) trên đoạn mặt trận kéo dài hơn 250 km từ Velizh đến Dukhovshchina, đây là một chiến dịch không thành công của Phương diện quân Kalinin (Liên Xô). Thời gian bắt đầu chiến dịch theo kế hoạch là ngày 8 tháng 8 đã bị lùi lại đến ngày 13 tháng 8 làm cho quân Đức trên tiền duyên có thời gian tạm lui quân, đánh lừa trinh sát của Phương diện quân Kalinin và tiến hành phản kích quyết liệt ngay sau khi pháo binh Liên Xô ngưng bắn phá. Sau 5 ngày chiến đấu, 4 tập đoàn quân cánh trái của Phương diện quân Kalinin chỉ đạt được chiều sâu 6 đến 7 km trong tấn công. Trên hướng Demidov, Tập đoàn quân 43 và cánh trái của Tập đoàn quân xung kích 4 hầu như bị đẩy về tuyến xuất phát. Nhận thấy chiến dịch tấn công khó có thể thành công do nó đang biến thành một trận tao ngộ chiến giữa 4 tập đoàn quân Liên Xô và 13 sư đoàn Đức, trong đó có 2 sư đoàn xe tăng từ tuyến trong kéo ra phản công, ngày 18 tháng 8, tướng A. I. Yeryomenko ra lệnh ngừng tấn công và báo cáo lên Đại bản doanh về những thất lợi đang gặp phải. Đại bản doanh đồng ý cho phép dừng chiến dịch. Bối cảnh mặt trận. Sau Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943), Phương diện quân Kalinin đã tiến ra tuyến Tây Dvina - Verdino - Kapyrevshchina và dừng lại trước tuyến phòng thủ Velizh - Demidov - Dukhovshina - Yartsevo của cánh phải Tập đoàn quân xe tăng 3 và cánh trái Tập đoàn quân 4 (Đức). Thượng tướng A. I. Yeryomenko, tư lệnh Phương diện quân Kalinin từ sau Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943) nhận thấy các cụm cứ điểm Dukhovshchina và Yartsevo đều là những "điểm nút" chặn đường tiến của phương diện quân đến Smolensk. Trong đó, các trung tâm phòng ngự Demidov, Dukhovshchina, Yartsevo của quân Đức đều cách xa tuyến mặt trận từ 10 đến 18 km, riêng Demidov cách tiền duyên tới 25 km. Phía trước các cụm cứ điểm này, quân Đức đều bố trí các tuyến chiến hào phòng thủ dày đặc. Trên đường tiến quân dự kiến của Phương diện quân Kalinin đến Smolensk, có các con sông Vop, Khmost và Kasplys cản đường tiến công. Trong khu vực còn có nhiều rừng, đồng lầy, đất trũng xen lẫn những gò đất cao, rất khó triển khai xe tăng nhưng lại khá thuận lợi trong phòng thủ khi bố trí các cứ điểm hỏa lực trên các gò đất cao, nơi quân Đức đang đóng giữ. Ngày 3 tháng 8, I. V. Stalin ra mặt trận phía Tây, ông gặp tướng V. D. Sokolovsky tại sở chỉ huy Phương diện quân Tây đóng ở Yukhnov, nghe báo cáo tình hình, xem xét việc lập kế hoạch, nhiệm vụ và việc chuẩn bị của các tập đoàn quân, pháo binh, xe tăng. Sáng ngày 5 tháng 8, I.V. Stalin đến làng Khorosheevo gần Rzhev để gặp tướng A. I. Yeryomenko, tư lệnh mới được bổ nhiệm của Phương diện quân Kalinin, sau khi phê duyệt những điểm cơ bản của kế hoạch chiến dịch do A. I. Yeryomenko đệ trình, ông yêu cầu nguyên soái pháo binh N. N. Voronov điều chỉnh mật độ pháo binh trên hướng tấn công chính lên 170 khẩu/km chính diện. Ông cũng yêu cầu Bộ Tư lệnh các lực lượng dự bị điều động bổ sung Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 của tướng N. S. Oslikovsky và 3 sư đoàn không quân cho Phương diện quân Kalinin. Do đạn pháo chưa vận chuyển đến kịp nên mới chỉ đạt 2 cơ số trong khi mật độ pháo tăng dày, I. V. Stalin đồng ý cho Phương diện quân Kalinin dời thời điểm tấn công đến ngày 13 tháng 8. Ngày hôm sau, (6 tháng 8), báo chí Liên Xô và đài phát thanh Moskva đưa tin rộng rãi về cuộc thị sát 2 mặt trận quan trọng trên hướng Tây Moskva của I. V. Stalin. Cuộc tấn công của Phương diện quân Tây bắt đầu từ ngày 7 tháng 8 nhưng quân đội Liên Xô chỉ tiến lên mạnh mẽ ở cách Nam của chiến dịch. Các tập đoàn quân 5 và 68 Phương diện quân Tây vẫn không vượt qua được cụm cứ điểm Dorogobuzh. Riêng Tập đoàn quân 31 được lệnh chờ 5 ngày để phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Kalinin tấn công cụm cứ điểm Yartsevo. Binh lực và kế hoạch của các bên. Quân đội Liên Xô. Phương diện quân Kalinin do thượng tướng Andrei Ivanovich Yeryomenko huy động 4 tập đoàn quân cánh trái đảm nhận hướng tấn công phía Bắc của Chiến dịch Smolensk (1943). Thành phần bao gồm: Ý đồ của tướng A. I. Yeryomenko là sử dụng Tập đoàn quân 39 và Tập đoàn quân 31 (phối thuộc) đồng loạt tấn công vào 2 cụm cứ điểm chính của quân Đức tại Dukhovshina và Yartsevo. Tập đoàn quân 43 có nhiệm vụ thọc sâu vào Demidov, đánh vào sau lưng tuyến phòng ngự chủ yếu của quân Đức. Cánh trái của Tập đoàn quân xung kích 4 đánh một đòn bổ trợ vào Velizh, che chở sườn phải cho Tập đoàn quân 43. Lực lượng dự bị của chiến dịch gồm Quân đoàn kỵ binh cận vệ 3 đóng tại Kholm Zhirkovsky và Quân đoàn bộ binh cận vệ 5 đóng tại Prechistoye, sẵn sàng cơ động đến bất kỳ cửa đột phá nào có triển vọng. Quân đội Đức Quốc xã. Quân Đức chờ đón cuộc tấn công của Phương diện quân Kalinin từ sau Chiến dịch tấn công Rzhev-Vyazma (1943) nhưng quân đội Liên Xô vẫn thủ thế trên mặt trận này qua mùa hè trong khi đang diễn ra các chiến dịch trên hướng Oryol - Kursk - Belgorod - Kharkov. Ngày 7 tháng 8, khi đài phát thanh Moskva đưa tin về chuyến thị sát mặt trận của I. V. Stalin nhưng không nói rõ địa điểm, tướng Gotthard Heinrici phán đoán cuộc tấn công sẽ diễn ra chính ngay tại mặt trận của ông ta. Khác với các động thái phòng ngự thông thường, tướng Gotthard Heinrici ra lệnh rút các đơn vị phòng ngự ở tuyến đầu về tuyến phòng ngự phía sau kiên cố hơn, dựa vào các cụm cứ điểm mạnh quanh các thành phố, thị trấn lớn. trên tuyến đầu chỉ để lại các hỏa điểm tiền tiêu do các đơn vị cấp trung đội, đại đội đóng giữ. Ý đồ của tướng Gotthard Heinrici rất đơn giản, khi quân đội Liên Xô xông lên tấn công và dễ dàng vượt qua lớp phòng thủ thứ nhất sẽ bị sa vào các bãi mìn và rơi vào "cái túi hỏa lực" của các trận địa pháo binh, các hỏa điểm súng máy và xe tăng chôn âm dưới đất. Tuy nhiên, do Phương diện quân Tây đã nổ súng tấn công ngày 7 tháng 8 nên chỉ có cánh trái của Tập đoàn quân 4 (Đức) thực hiện được lệnh này. Diễn biến. Quân đội Liên Xô tấn công. Tối 12 tháng 8, trinh sát của các tập đoàn quân 39 và 43 báo cáo về các hiện tượng di chuyển của quân Đức. Tư lệnh các tập đoàn quân này cho rằng quân Đức đang thay quân. Trinh sát Liên Xô cũng báo cáo rằng họ phát hiện mấy chục hỏa điểm trên tiền duyên, mỗi hỏa điểm do một hoặc hai trung đội đóng giữ với 2 đến 3 khẩu pháo và một số súng máy. Tuy nhiên, trinh sát Liên Xô không biết rằng ở phía sau các tiền đồn này là một dãy dài xe tăng được chôn âm dưới đất và các trận địa pháo chủ lực. 7 giờ 00 ngày 13 tháng 8, pháo binh của Phương diện quân Kalinin khai hỏa. Tuy nhiên, cuộc pháo kích chỉ kéo dài được 35 phút do đạn được không đủ. Lúc 7 giờ 35 phút, Tập đoàn quân 39 chia làm hai cánh bắt đầu tấn công. Cánh trái là mũi chủ công gồm Quân đoàn bộ binh 83 và Quân đoàn bộ binh cận vệ 2 tấn công trên dải Kapeshnya (???) - Velenye (???) - Sharevich (???) - Volnyi (???) - Myshkovo (???) - Utkino (???) - Labrevo (???) - Uzvalye (???) có chính diện dài 22 km. Cánh phải là mũi phụ công gồm Quân đoàn bộ binh 84 tấn công trên dải Yefremovo (???) - Lomonosovo - Akulino (???) trên chính diện 7 km. Tập đoàn quân 43 sử dụng cụm xung kích có Trung đoàn xe tăng 105 mở đường tấn công qua Mokhan về hướng Ribshevo. Đến giữa trưa, cánh chủ công của Tập đoàn quân 39 đã chiếm được lớp phòng ngự đầu tiên của quân Đức tại Kapeshnya - Pankratovo (???). Cụm xung kích của Tập đoàn quân 43 đã đánh chiếm làng Gorokhovo (???) và điểm cao 202,5. Không quân Đức bắt đầu phản kích, từ 13 giờ đến 15 giờ chiều, 124 phi vụ máy bay ném bom Đức liên tục trút xuống khu vực tấn công của các sư đoàn bộ binh 134 và 234 hơn 400 quả bom các cỡ. Pháo phòng không Liên Xô với mật độ thưa thớt (chỉ có 12 khẩu/km chính diện) đã không thể ngăn chặn cuộc tấn công này. Các máy bay tiêm kích Liên Xô đã xuất kích hơn 40 phi vụ, bắn rơi 13 máy bay ném bom Đức và chịu mất 7 chiếc. 16 giờ chiều, 2 sư đoàn Đức được pháo binh và 13 xe tăng yểm hộ tiến hành phản kích vào Sersky (???), Shaburi (???), Ribshevo và Gorokhovo. Các sư đoàn bộ binh 306, 935 và 938 đã đẩy lùi ba đợt phản kích của bộ binh và xe tăng Đức nhưng không thể tiến lên được. Ngày 14 tháng 8, Sư đoàn bộ binh 179 chiếm được điểm cao 264,3 và một điểm cao không tên cách thị trấn Ivashino 700 m về phía Bắc và bắt đầu công kích Sư đoàn bộ binh 197 (Đức) đóng trong thị trấn và các khu vực lân cận. 13 giờ chiều 14 tháng 8, Sư đoàn bộ binh cận vệ 19 (Liên Xô) kéo đến tiếp sức đã cùng Sư đoàn bộ binh 179 đánh chiếm thị trấn Ivashino (???), tiêu diệt gần 4.000 sĩ quan và binh lính Đức, bắt 146 tù binh, thu giữ 1 xe tăng, 24 pháo, 7 dàn hỏa tiễn M-40, 16 súng cối, 44 súng máy 6 kho đạn và quân dụng. Tàn quân của Sư đoàn 197 (Đức) bỏ chạy về Demidov. Theo lời khai của một tù binh Sư đoàn 197, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) được báo động trước đó ba ngày và từ 4 giờ sáng ngày 12 tháng 8 đã đón đợi cuộc tấn công. Tướng A. I. Yeryomenko nhận định: Quân Đức đã biết về cuộc tấn công trước khi nó diễn ra. Trong khi cánh phải của Tập đoàn quân 39 thu được một số kết quả hạn chế, đã lấn sâu vào tuyến phòng thủ của quân Đức từ 4 đến 5 km thì cánh trái của tập đoàn quân này (cánh chủ công) vẫn không thể đột phá qua lớp phòng ngự thứ hai của quân Đức phía trước Dukhovshina. Tập đoàn quân 31 có nhiệm vụ phối hợp chiến dịch với Tập đoàn quân 39 sau khi đánh chiếm Safonovo cũng phải dừng lại trước tuyến phòng ngự của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) ở ngoại vi Yartsevo. Trên hướng tấn công của Tập đoàn quân 43, các sư đoàn bộ binh Liên Xô cũng chỉ tiến lên được không quá 3 km trong ngày. Ngày 16 tháng 8, Các tập đoàn quân 39 và 43 (Liên Xô) tiếp tục tấn công. Tập đoàn quân 39 phải giành giật từng ngọn đồi với Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) mới tiến được đến bờ Bắc sông Tsarevich và đánh chiếm thị trấn Pavlovo (???). Trong suốt ngày 16 tháng 8, các sư đoàn của Tập đoàn quân 39 vẫn mắc kẹt tại bờ sông Tsarevich, binh lực hao hụt dần. Tập đoàn quân 43 cũng thất bại trong những cố gắng vượt sông Kasplya. Quân đội Đức Quốc xã phản công. Ngày 17 tháng 8, cánh trái của Tập đoàn quân 39 đang cố gắng đột phá về hướng Dukhovshchina bỗng vấp phải đòn phản kích của 2 sư đoàn bộ binh Đức có 60 xe tăng yểm hộ. Đến cuối ngày, Quân đoàn bộ binh 83 bị đánh bật khỏi thị trấn Pavlovo vừa mới chiếm được ngày hôm trước. Trong ngày hôm đó, 8 sư đoàn Đức thuộc Tập đoàn quân 9 đã được điều động từ hướng Oryol lên tăng viện cho hướng Dukhovshina - Demidov. Ngày 18 tháng 8, quân Đức tổ chức phản công trên toàn tuyến mặt trận. Mỗi sư đoàn bộ binh Đức phản công đều có xe tăng và pháo tự hành yểm hộ. Trời nhiều mây và đổ mưa đã làm cho không quân của cả hai bên không hoạt động được. Quân đoàn bộ binh cận vệ 2 bị đẩy lùi khỏi tuyến Kapeshnya - Velenye - Sharevich - Volnyi. Quân đoàn bộ binh 83 đã để mất các bến vượt qua sông Tsarevich. Cuộc chiến diễn ra ác liệt quanh các đầu cầu qua sông Tsarevich. Lữ đoàn pháo chống tăng 17 (Liên Xô) đã đối đầu với Sư đoàn xe tăng 25 (Đức) tại các làng Borka (???), Zhukovka (???) và điểm cao 229,6. Sau khi tiêu diệt 11 xe tăng Đức, Lữ đoàn này cũng bị mất 20 khẩu pháo. 14 khẩu còn lại vẫn tiếp tục chống cự. Điểm cao 229,6 đã bốn lần bị đánh đi chiếm lại. Ở phía Tây, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) huy động Sư đoàn xe tăng 18, Sư đoàn cơ giới 1, Sư đoàn bộ binh 29 và Lữ đoàn dù SS đánh bật Tập đoàn quân 43 (Liên Xô) khỏi bờ Bắc sông Kasplya. Giao tranh dữ dội đã diễn ra quanh làng Maleevka (???) giữa các sư đoàn bộ binh cận vệ 9, 22 (Liên Xô) với Sư đoàn bộ binh 29 và Sư đoàn cơ giới 1 (Đức). Phát hiện sự có mặt của các lực lượng dự bị mạnh được quân Đức đưa đến mặt trận, chiều 18 tháng 8, tướng A. I. Yeryomenko báo cáo tình huống lên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô và đề nghị dừng chiến dịch để củng cố, bố trí lại binh lực chờ thời cơ thuận lợi hơn. Tối 18 tháng 8, Đại bản doanh Liên Xô chuẩn y đề nghị này. Chiến dịch tấn công Dukhovshchina-Demidov lần thứ nhất của quân đội Liên Xô kết thúc chóng vánh sau 5 ngày giao chiến ác liệt. Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng. Kết quả. Ngoài việc lần sâu thêm vào tuyến phòng thủ của quân Đức thêm từ 6 đến 7 km, Phương diện quân Kalinin chưa đạt được bất kỳ một mục tiêu nào của chiến dịch. Quân đội Đức Quốc xã đã chuyển 8 sư đoàn từ mặt trận Oryol - Bryansk và 3 sư đoàn từ hướng Gorodok đến mặt trận Dukhovshchina-Demidov và cản phá thành công chiến dịch tấn công của Phương diện quân Kalinin. Cho đến nay không có thống kê về thương vong của hai bên trong Chiến dịch tấn công Dukhovshchina-Demidov lần thứ nhất. Đánh giá. Ngoài những đánh giá về 8 nguyên nhân thất lợi của quân đội Liên Xô trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Smolensk (1943), tướng P. A. Beloborodov, chỉ huy Quân đoàn bộ binh cận vệ 2 thuộc Tập đoàn quan 39 (Liên Xô) cũng nêu lên một số nguyên nhân khác. Theo ông, cuộc tấn công của Phương diện quân Kalinin có thời gian chuẩn bị không đủ. Mặc dù đã kéo dài ngày khởi sự thêm một tuần nhưng với hệ thống giao thông yếu kém, pháo binh là lực lượng bị ảnh hưởng lớn hơn cả do không vận chuyển kịp đủ cơ số đạn dược ra mặt trận. Việc cơ động pháo binh lên tuyến đầu tiến hành một cách vội vàng đã làm cho trinh sát pháo binh và các pháo thủ không đủ thời gian để xác định các điểm chuẩn trong xạ kích. Việc tăng mật độ pháo binh trên khu vực tấn công nhưng với cơ số đạn thiếu hụt đã làm giảm hiệu quả pháo kích, đồng thời làm giảm cả thời gian pháo kích. Về chiến thuật, Tập đoàn quân 39 đã lặp đi lặp lại một chiến thuật tấn công vỗ mặt, không khai thác được những điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của quân Đức để tiến hành các cuộc đột kích vu hồi. Do dó, họ đã không loại bỏ các hỏa điểm mạnh trong lớp phòng ngự đầu tiên của quân Đức bằng các đòn đánh từ phía sau. Một nguyên nhân thất bại khác của Tập đoàn quân 39 là việc ngụy trang và giữ bí mật không tốt. Các cuộc chuyển quân lộ liễu đã làm cho trinh sát đường không và biệt kích thám báo Đức không những xác định được hướng đột kích chính của Tập đoàn quân 39 trên khu vực Kapeshnya - Velenye - Sharevich - Volnyi mà còn xác định được cả vị trí của một số sở chỉ huy tiền phương cấp sư đoàn. Qua khai thác tù binh của Sư đoàn xe tăng 18 (Đức) sau khi chiến dịch bị tạm đình chỉ cho thấy quân Đức đã biết trước cuộc tấn công khoảng 3 ngày và đã kịp điều đến đây một số binh lực mạnh để tiến hành phản công. Trong khi đó, tướng A. I. Zygin, mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng đã không kiểm soát được tình hình đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại các đầu cầu trên sông Tsarevich. Ngay cả khi được chuyển giao Quân đoàn bộ binh cận vệ 5 của tướng V. G. Poznyak, ông đã không giao cho họ nhiệm vụ vượt sông Tsarevich để nhanh chóng đánh vào sườn Quân đoàn bộ binh 27 (Đức) mà lại chỉ cho hai trung đoàn của Sư đoàn bộ binh 134 đã suy yếu làm nhiệm vụ này. Kết quả là mọi nỗ lực vượt qua con sông nhỏ đó của Quân đoàn bộ binh 83 đều thất bại Quân Đức, do biết trước cuộc tấn công đã đánh lừa được pháo binh Liên Xô. Việc rút bớt các đơn vị tiền tiêu về tuyến sau của tướng Gotthard Heinrici đã làm cho pháo binh Liên Xô gần như bắn vào chỗ trống, chỉ phá được các bãi mìn, hàng rào dây thép gai và gây thương vong cho mấy tiểu đoàn tiền tiêu ít ỏi. Trong khi đó, lực lượng bộ binh chủ yếu ở phía sau kết hợp với pháo binh và các lực lượng xe tăng Đức, sau khi chặn được các đợt xung phong của quân đội Liên Xô đã nhanh chóng phản công, đẩy các sư đoàn Liên Xô đang tấn công vào thế bị động. Ngoài ra, việc phối hợp tác chiến giữa pháo binh và bộ binh cũng không được ăn ý. Khi bộ binh cần pháo binh yểm hộ thì pháo binh đang phải bắn dè xẻn cơ số đạn ít ỏi còn lại. Khi bộ binh đã vượt xa lên phía trước thì pháo binh còn tụt lại sau do đường giao thông xấu, không có thời gian để củng cố hoặc thiếu sức kéo. Trong khi đó, địa hình rừng rậm và đầm lầy trong khu vực đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của pháo binh nên dù quân đội Liên Xô có tăng mật độ pháo lên 160-170 nòng súng/km chính diện cũng vẫn là không thể đủ để "dọn bãi" cho các cuộc tấn công bằng bộ binh và xe tăng. Cuối cùng, chỉ có quyết định dừng chiến dịch của tướng A. I. Yeryomenko là một hành động chính xác. Không thể tiếp tục tấn công khi đối phương đã biết trước và củng cố phòng ngự, tăng cường lực lượng. Thậm chí, quân Đức còn đạt được ưu thế binh lực trên những hướng phòng ngự quan trọng như Dukhovshina, Yartsevo, Demidov. Ảnh hưởng. Chiến dịch tấn công Dukhovshina-Demidov lần thứ nhất thất bại dã ảnh hưởng đến cuộc tấn công của Phương diện quân Tây. Hai ngày sau khi chiến dịch này tạm dừng, Phương diện quân Tây cũng buộc phải tạm dừng Chiến dịch tấn công Spas-Demensk do họ lo ngại bị hở sườn phải trên khu vực Dukhovshina - Yartsevo, nơi có các lực lượng mạnh của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) đóng giữ và các lực lượng Đức được tăng viện từ hướng Oryol lên. Tại cuộc họp của Hội đồng quân sự Phương diện quân Kalinin ngày 22 tháng 8 năm 1943, Hội đồng đã kết luận sở dĩ chiến dịch thất bại có nguyên nhân chính là Tập đoàn quân 39 đã không hoàn thành nhiệm vụ và trường hợp thất bại của Tập đoàn quân 39 là bài học chung để các cấp chỉ huy của Phương diện quân rút kinh nghiệm. Tướng A. I. Zygin đã nhận những sai lầm trong chỉ huy tác chiến của mình và đề nghị được thôi chức vụ. Tháng 9 năm 1943, tướng A. I. Zygin bị huyền chức tư lệnh Tập đoàn quân 39. Thay thế ông là trung tướng N. E. Berzarin.
1
null
Ngô Minh Loan (1915 11 tháng 2 năm 2001) là nhà hoạt động cách mạng và chính khách người Việt Nam, ông là Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương khóa III, Cục trưởng Cục Bảo vệ Quân đội, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Nhẹ, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm. Quê quán. Ông còn có tên gọi khác: Ngô Xuân Long, Minh, Hải Quê quán: Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ khi tham gia cách mạng, viết văn, làm thơ, lấy bút danh là Minh, Quang Minh. Cha là ông Ngô Văn Tư, mẹ là bà Hồ Thị Tư. Thuở nhỏ, vì nhà nghèo nên Ngô Minh Loan không được đi học. Quá trình hoạt động cách mạng. Lên 7 tuổi, Ngô Minh Loan đã phải vào làm việc trong nhà máy Diêm - Bến Thủy. Được các anh Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc, Vi Nình… làm việc trong nhà máy Diêm tận tình giúp đỡ, Ngô Minh Loan nhanh chóng hòa chung cuộc sống với giai cấp công nhân Vinh - Bến Thủy nên sớm giác ngộ cách mạng. Năm lên 13 tuổi Ngô Minh Loan được các đồng chí Lê Mao, Lê Viết Thuật, Nguyễn Lợi, Nguyễn Phúc hoạt động trong tổ chức Đảng Tân Việt giao nhiệm vụ làm liên lạc và canh gác các cuộc họp bí mật. Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân ngày Quốc tế lao động 1-5-1930, Đảng phát động công-nông mít tinh, biểu tình chống áp bức, đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm, giảm sưu, giảm thuế. Ngô Minh Loan đã mang theo gậy đi biểu tình, hòa trong dòng người trên đường phố, hô vang các khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nông và thợ thuyền. Sau cuộc đấu tranh của công nông Vinh - Bến Thủy trong ngày 1-5-1930, nhà máy Diêm bị đóng cửa, Ngô Minh Loan xin sang làm công nhân nhà máy gỗ. Được mấy tháng, công việc nặng nhọc, có lần thấy tên cai đánh đập một anh công nhân ốm yếu, Ngô Minh Loan thấy chuyện bất bình liền đến can thiệp. Vì chống lại tên cai, hôm sau Ngô Minh Loan bị đuổi việc, anh lại xin sang nhà máy rũa cưa (Braseur) thuộc hãng SIFA. Được các đồng chí đảng viên đi trước tuyên truyền, bày cách, Ngô Minh Loan hăng hái đi treo cờ, rải truyền đơn, đi mít tinh, biểu tình chống bọn chủ nhà máy để đòi các quyền lợi… Năm 1932, khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp khủng bố trắng, các đồng chí Đảng viên người bị giết, người bị tù, bọn cai xếp trong các nhà máy thừa cơ đánh đập, cúp phạt, đuổi thợ, cuộc sống của công nhân bị bóp nghẹt. Cũng may lúc bấy giờ bà Hồ Thị Tư mẹ Ngô Minh Loan nhờ khéo tay có nghề làm bánh đa, bánh phở nên kiếm được đồng ra đồng vào. Cuộc sống và cái ăn của gia đình tạm đủ, bà Tư cho Ngô Minh Loan nghỉ việc ở nhà máy để đi học. Thời gian đầu Ngô Minh Loan xin vào học tại trường Phan Bá Tuân. Nhờ sáng dạ, thông minh nên anh đã thi đỗ vào trường Cao Xuân Dục tại Vinh. Sau 5 năm học hành chăm chỉ, Ngô Minh Loan đã đỗ bằng Tiểu học. Học xong nhưng vẫn chưa xin được việc làm, Ngô Minh Loan lại tham gia phong trào Mặt trận dân chủ. Năm 1937, anh tham gia các cuộc mít tinh của nhân dân Nghệ An đón tiếp GôĐa để đưa bản dân nguyện. Ngô Minh Loan có ấn tượng sâu sắc khi được nghe trưởng đoàn Hà Huy Giáp nói chuyện tại thành phố Vinh. Anh được đồng chí Nguyễn Thị Nhuận và Siêu Hải giúp đỡ, bố trí công việc cùng Hồ Mỹ Xuyên mở quầy bán sách báo, phục vụ nhân dân nhằm nâng cao dân trí. Trong những năm đầu hoạt động cách mạng tại Thành phố Hải phòng, ông hoạt động trong phong trào công nhân cùng các đồng chí Tô Hiệu, Bùi Đình Đổng (sau là Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Nhà máy Xi măng Hải phòng). Năm 1939 ông bị thực dân Pháp bắt đưa lên giam cầm 3 năm tại nhà tù Sơn La. Từ đó ông có biệt danh hùm xám Sơn la. Thời gian bị giam tại nhà tù Sơn La, Ngô Minh Loan bị tăng án đến hai lần. Lần đầu do ông đã đánh lại một tên lính coi tù để giải thoát cho chính trị vượt ngục. Lần thứ hai vì tội bí mật tổ chức cướp súng cho quân Việt Minh. Khi bị bắt lần hai, Ngô Minh Loan bị giam trong xà lim, cạnh phòng đồng chí Tô Hiệu, người tù chính trị mà tên tuổi đã đi vào sử sách. Khi mặt trận Việt Minh ra đời, Ngô Minh Loan càng hăng hái luyện tập quân sự, mong ngày ra tù được phục vụ nhiều nhất cho cách mạng. Lãnh đạo giành chính quyền tại Yên bái. Sau đó ông hoạt động cách mạng tại tỉnh Yên bái, giữ cương vị Bí thư tỉnh ủy, lãnh đạo xây dựng chiến khu cách mạng Vần - Hiền Lương ở địa bàn của 3 tổng Lương Ca, Giới Phiên (thuộc huyện Trấn Yên) và Đại Lịch thuộc huyện Văn Chấn. Ngày 30/6/1945 Ban cán sự liên tỉnh Phú - Yên (Phú Thọ - Yên Bái) được thành lập do ông làm Bí thư lãnh đạo cách mạng tại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ. Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ thị cho Tỉnh ủy Phú Thọ - Yên Bái gấp rút chuẩn bị để giành chính quyền. Ủy ban quân sự cách mạng được thành lập do Bình Phương làm chỉ huy trưởng, Ngô Minh Loan làm Chính ủy. Ủy ban quân sự cách mạng có nhiệm vụ chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức các hoạt động quân sự làm nòng cốt cho phong trào quần chúng và các cuộc khởi nghĩa. Từ đây đã phát triển hoạt động cách mạng rộng lên Lào Cai và một phần Sơn La, lập nên chính quyền cách mạng tại 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và Phù Yên (Sơn La) góp phần tích cực vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc trong cuộc tổng khởi nghĩa có một không hai của lịch sử cách mạng tháng 8 năm 1945. Ngày 22 tháng 8 năm 1945 ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái. Lãnh đạo giải phóng tỉnh Lào Cai. Tháng 10 năm 1945 ông cùng Lê Thanh, Lê Đức Bình được Xứ ủy Bắc kỳ cử lên Lào Cai lãnh đạo phong trào cách mạng tại đây..Nhiệm vụ của đoàn là tranh thủ lúc quân đội Tưởng Giới Thạch chưa lập chính quyền tay sai, lập chính quyền cách mạng, xây dựng các đoàn thể quần chúng. Đoàn cán bộ lên Lào Cai còn mang theo thư Hồ Chủ tịch. Đoàn đã tổ chức họp với các công chức cũ trong tỉnh vận động thành lập chính quyền liên hiệp lâm thời tỉnh. Tuy nhiên, do áp lực của Quốc dân đảng Trung Hoa làm hậu thuẫn, bọn phản động Quốc dân đảng Lào Cai nổi dậy "đảo chính" chiếm đóng Lào Cai trong 1 năm (11/1945 - 11/1946). Ngày 12/11/1946, Lào Cai được giải phóng khỏi ách cai trị của Việt Nam quốc dân đảng. Chính quyền cách mạng và các đoàn thể quần chúng từng bước được thành lập. Hoạt động ở Đồng bằng Bắc Bộ. Năm 1947 ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh từ tháng 2 đến tháng 6. Sau đó ông làm Khu ủy viên Khu XII (các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Ninh, Hòn Gai, Quảng Yên) từ tháng 7/1947. Năm 1948, do yêu cầu của cuộc cách mạng trong giai đoạn mới. Thời kỳ chuyển sang giai đoạn kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, kết hợp 3 lực lượng quân sự: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Với tài tổ chức, Ngô Minh Loan lại được điều động về làm Liên Khu ủy viên Khu 3 kiêm phó Bí thư Quân khu 3. Công tác bảo vệ an ninh trong quân đội, công an. Năm 1950 ông chuyển sang quân đội, giữ chức Trưởng phòng Đảng vụ Cục chính trị, sau đó là Cục trưởng đầu tiên của Cục Bảo vệ, kiêm chức Cục trưởng Cục Quân pháp (từ 7/1950) thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thay Đại tá Phạm Trinh Cán. Khi mới thành lập, Cục Bảo vệ đóng tại bản Khâu Lầu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Khâu Lầu là một bản nhỏ của người Tày, thuộc vùng an toàn khu (ATK), giữa chiến khu Việt Bắc. Việc Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị giao nhiệm vụ cho ông và sự định hình bước đầu về tổ chức cơ quan Bảo vệ, được xem như sự kiện vô cùng quan trọng - sự kiện thành lập cơ quan Bảo vệ - An ninh quân đội. Với ý nghĩa đó, ngày 20 tháng 7 năm 1950 được xác định là ngày truyền thống của ngành Bảo vệ - An ninh và Cục Bảo vệ - An ninh Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời ông giữ các chức vụ: Chủ tịch lâm thời Ban Căn cứ địa Trung ương, đảm nhiệm công tác Bảo vệ an ninh, Tòa án binh Trung ương và cơ quan công tố viên trong quân đội. Năm 1953 ông la Ủy viên Ban chỉ đạo cuộc chỉnh huấn trong quân đội. Năm 1957 ông chuyển sang Bộ Công an giữ chức Vụ trưởng Vụ Bảo vệ kinh tế. Hoạt động ngành Công thương. Năm 1959 ông chuyển sang ngành Công thương. Ngày 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch nước bãi bỏ Bộ Công Thương, thành lập các bộ: Bộ Thủy lợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Vật tư. Ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, có lúc làm Quyền Bộ trưởng. Năm 1960 tại đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1967 ông được cử làm Đại sứ Việt nam tại Trung quốc. Ông là đại sứ thứ tư sau ông Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Khang và Trần Tử Bình. Đây cũng là những năm gay cấn vào bậc nhất trong công tác ngoại giao vì Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc lên tới đỉnh điểm. Ông giữ cương vị này đến hết năm 1968 khi ông Ngô Thuyền thay thế. Ngày 13-11-1969, Quốc hội bổ nhiệm Ngô Thuyền làm Đại sứ tại Trung Quốc thay Ngô Minh Loan về nước nhận công tác khác. Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Lương thực và Thực phẩm. Từ 11-8-1969 đến 1975 ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm khi Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực thuộc Chính phủ và ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp Nhẹ. Phụ tá cho ông có các Thứ trưởng: Trịnh Xuân Tiến (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Lương thực), Đặng Văn Thiên (nguyên Tổng cục phó Tổng cục Lương thực). Tháng 6 năm 1975 ông đảm nhận chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương, hàm Bộ trưởng cùng với Nghiêm Xuân Yêm. Chủ nhiệm Ủy ban là Võ Thúc Đồng. Năm 1976 ông tiếp tục giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm cho đến 23-4-1979. Người thay thế ông là Hồ Viết Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Sau khi thôi chức vụ Bộ trưởng, ông được cử làm Trưởng ban chỉ đạo Trung ương cải tiến quản lý xí nghiệp thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1987 ông nghỉ hưu. Năm 2001 do tuổi cao, ông đã từ trần vào hồi 4h 50 phút ngày 11-2-2001, hưởng thọ 87 tuổi, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Vinh danh. Năm 1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 37/SL, tặng thưởng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất cho 29 cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam trong đó có tên ông. Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng (truy tặng) năm 2008, Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. Tên của ông được UBND Thành phố Yên Bái đặt cho một con đường từ cầu Yên bái đến xã Âu lâu.
1
null
Phan Thanh Hưng (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Câu lạc bộ bóng đá Quảng Nam tại V.League 1 và Đội tuyển quốc gia Việt Nam.. Anh và người anh trai Phan Thanh Phúc đều là cháu ruột của huấn luyện viên Phan Thanh Hùng
1
null
Huỳnh Quốc Anh (sinh ngày 13 tháng 1 năm 1985) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam thi đấu ở vị trí tiền vệ. Là cầu thủ nằm trong nhóm tuyển thủ bán độ tại SEA Games 23 ở Philippines, mặc dù là một trong những cầu thủ trẻ đầy triển vọng, anh vẫn bị nhận mức án ba năm tù treo và bị Liên đoàn bóng đá Việt Nam cấm thi đấu ba năm. Sau khi được xóa án treo giò năm 2008, anh cùng hai người đồng đội khác là Châu Lê Phước Vĩnh và Trần Hải Lâm đã được huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức điền tên vào danh sách thi đấu lượt về mùa giải 2008. Kể từ đó đến nay, anh cùng với SHB Đà Nẵng đã có 2 chức vô địch ở mùa giải 2009, 2012 và một cúp quốc gia 2009. Huỳnh Quốc Anh là chủ nhân danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam năm 2012. Ngày 14 tháng 6 năm 2012, anh được huấn luyện viên Phan Thanh Hùng gọi trở lại ĐTQG chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Mozambique. Năm 2020, sau một thời gian làm trợ lý HLV đội U15, Quốc Anh được là HLV đội U17 Đà Nẵng. Tuổi thơ. Quốc Anh sinh ra tại Trà My, Quảng Nam, có bố là ông Huỳnh Quốc Thu từng là công nhân lái xe cho một xí nghiệp ở địa phương, mẹ là bà Lê Thị Tuyển - giáo viên tiểu học. Giống với đàn anh Nguyễn Minh Phương, Quốc Anh được biết đến là một người được học hành đầy đủ và sức học rất tốt. Nhưng cùng với đó anh có một niềm đam mê mãnh liệt với bóng đá mặc cho sự ngăn cản từ gia đình. Sự nghiệp cầu thủ. Những ngày đầu. Một năm sau khi tỉnh Quảng Nam tái lập và Đoàn bóng đá Quảng Nam tổ chức tuyển sinh lớp năng khiếu, Quốc Anh lặng lẽ ứng tuyển. Thời điểm đó, một cậu trò lớp 8 từ miền núi Bắc Trà My xuống Tam Kỳ học bóng đá khó được cha mẹ đồng ý. Huống gì, theo lời kể của bà Tuyển, Quốc Anh đi thi gia đình không biết. Chiều ý con, gia đình đồng ý với điều kiện sau 1 năm phải về vì “đá bóng đâu có tương lai”. Nhưng 1, 2 rồi 3 năm chẳng thấy con về! Với tố chất kỹ thuật khá tốt cùng thái độ tập luyện chăm chỉ, Quốc Anh tiến bộ nhanh chóng. Sau 3 năm khăn gói vào lớp năng khiếu, ở mùa giải hạng nhì quốc gia năm 2001, vừa 16 tuổi, Huỳnh Quốc Anh đã được huấn luyện viên (HLV) Bùi Thông Tuân đôn từ đội trẻ lên đội 1. Sự có mặt của chàng trai trẻ đã tạo nét tươi mới của đội Quảng Nam lúc đó. Chỉ 1 năm sau, cậu học trò lớp 11 đã được tin tưởng giao suất chính thức trong đội hình tuyển Quảng Nam tại mùa giải hạng nhì năm 2002. Từ thành công ban đầu này, sự nghiệp cầu thủ của cậu bé người Trà My đã bước sang trang mới với việc gia nhập đội bóng Đà Nẵng. Lúc đầu, lãnh đạo Sở TDTT và Đoàn bóng đá Quảng Nam không đồng ý. Nhưng vì mối quan hệ giữa 2 địa phương nên buộc lòng, lãnh đạo ngành TDTT tỉnh nhà để cầu thủ trẻ nhiều triển vọng của mình ra đi. Biết chuyện, ba mẹ Quốc Anh không đồng ý vì sợ con xa nhà, học hành dở dang. Lại thêm nhiều lần thuyết phục, gia đình mới gật đầu. Theo lời kể của HLV Nguyễn Thiên, lúc đầu khi mới vào lớp năng khiếu Đoàn Bóng đá Quảng Nam Huỳnh Quốc Anh thi đấu thuận chân phải. Tuy nhiên, sau một thời gian, không hiểu sao Quốc Anh lại đá tốt chân trái hơn. Hiện nay, Quốc Anh là một trong số rất ít cầu thủ Việt Nam thi đấu đều cả 2 chân. Thế nhưng, chân trái của anh vẫn đá tốt hơn. Năm 2003, Quốc Anh là trụ cột của U21 Đà Nẵng giúp đội giành chức vô địch U21 Quốc tế Báo Thanh Niên đầu tiên trong lịch sử khi đánh bại U21 Sông Lam Nghệ An của Công Vinh với tỉ số 1-0 tại An Giang. Đại án Bacolod. Tại SEA Games 23 tại Phillipines, Quốc Anh nằm trong đường dây 6 cầu thủ tham gia vụ giàn xếp tỉ số trận U23 Việt Nam gặp U23 Myanmar. Vụ án này được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 25 tháng 1 năm 2007 và phúc thẩm ngày 20 tháng 4 năm 2007. Kết thúc phiên tòa, chỉ có Lê Quốc Vượng bị án tù (4 năm), còn các cầu thủ khác chỉ bị án treo do có các tình tiết giảm nhẹ. Cụ thể như sau: Trong thời gian chịu án, Quốc Anh được tặng một suất học bổng và theo học Lập trình viên từ trung tâm FPT. Quốc Anh cũng được một gia đình ở Phillipines mà anh quen biết khi tham dự SEA Games 23 đề nghị nhận nuôi và cho học đại học (chi phí họ sẽ tài trợ) - nhưng vì niềm đam mê với bóng đá quá lớn nên anh đã từ chối. SHB Đà Nẵng. Khác với những cầu thủ “dính chàm” năm ấy, Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm vẫn đến sân tập Tuyên Sơn thường xuyên vào những buổi chiều để duy trì phong độ, chính Nguyễn Bá Thanh đã chỉ đạo lãnh đạo CLB Đà Nẵng trả 50% lương cho bộ ba này để có tiền sinh hoạt. Mùa giải 2008. Sau thời gian chịu án, Quốc Anh được HLV Lê Huỳnh Đức điền tên vào danh sách thi đấu của đội từ giai đoạn lượt về V-League 2008. Trước đó, anh được CLB tạo điều kiện cho ở lại tập chay, và thường được bố trí như trọng tài biên trong các trận đá tập của đội. Những ngày đầu trở lại sau gần 3 năm xa bầu không khí thi đấu đỉnh cao, Quốc Anh gần như phải “bịt tai” mà đá. Trên các khán đài, mỗi khi Quốc Anh chạm bóng lại vang lên điệp khúc: “bán độ, bán độ” được nhóm cổ động viên đối phương hô vang. Ngày 27 tháng 4, tại vòng 14 V-League, Quốc Anh có trận đấu đầu tiên kể từ khi nhận án phạt trong trận thua 0-4 trước Hải Phòng. Ngày 1 tháng 7, Quốc Anh có bàn thằng đầu tiên sau Đại án Bacolod trong trận thắng 4-0 trước Hoàng Anh Gia Lai tại vòng 19, anh kết thúc mùa giải với 3 bàn thắng giúp SHB Đà Nẵng cán đích ở vị trí thứ 4. Trong đó nổi bật hơn cả là bàn thắng ấn định tỉ số 4-3 trước Thể Công tại vòng 22. Mùa giải 2009. Mùa giải này đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của Quốc Anh khi anh trở thành trụ cột của đội trong chiến tích giành cú đúp Vô địch V-League và Cup Quốc gia 2009 của SHB Đà Nẵng, anh được chắc một suất thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh trái trong sơ đồ 4-4-2 của HLV Lê Huỳnh Đức. Tiếc rằng nỗ lực của Quốc Anh vẫn không được HLV Henrique Calisto tin tưởng, không được triệu tập trong đội hình chuẩn bị AFF Cup 2010. Sự thất vọng còn lên đến cùng cực, khi Quốc Anh dính chấn thương gối rất nặng ở mùa giải năm sau. Mùa giải 2012. Phải đến nửa cuối V-League 2012, Quốc Anh mới thực sự bùng nổ. Anh chính là nhân tố quan trọng giúp SHB Đà Nẵng đăng quang ngôi vô địch. Không chỉ bám biên như thường lệ, Quốc Anh đã toả sáng rực rỡ khi được khuyến khích dâng cao, thâm nhập vòng cấm như một tiền đạo ảo bên cạnh Nicolas Hernandez sau khi chân sút chủ lực Gaston Melo dính chấn thương. Nhờ cái duyên ghi bàn cần thiết, 7 bàn thắng của Quốc Anh, trong đó có cú đúp vào lưới Ninh Bình trong chiến thắng 3-1 ngay tại vòng đấu cuối cùng giúp SHB Đà Nẵng vô địch V-League khi chỉ hơn Sài Gòn Xuân Thành đúng 1 điểm. Và cũng nhờ mùa giải này, Quốc Anh được trao giải Quả bóng vàng Việt Nam 2012 và được trở lại Đội tuyển Quốc gia dự AFF Cup 2012. Những năm cuối sự nghiệp. Năm 2014, Quốc Anh dính chấn thương đầu gối, và kể từ đó anh không còn được HLV Lê Huỳnh Đức trọng dụng và không thường xuyên được ra sân. Ở mùa giải cuối cùng trong sự nghiệp, anh chỉ có vỏn vẹn 4 lần ra sân tại V-League và giã từ sự nghiệp trong âm thầm. Sự nghiệp Quốc tế. Sau mùa giải 2012 thăng hoa cùng SHB Đà Nẵng, Quốc Anh được triệu tập trở lại trong màu áo Đội tuyển Quốc gia. Ở trận đấu đầu tiên sau nhiều năm vắng bóng, Quốc Anh đã chơi một trận để đời khi gặp Malaysia tại Shah Alam. Cả trận đấu, Quốc Anh như "cơn lốc" tốc độ khiến hậu vệ Mohd Umar vô cùng vất vả theo kèm. Vẫn là những pha bứt tốc cực nhanh, cộng như pha đảo bóng bằng 2 chân rất gọn. Quốc Anh có tên trong Danh sách tham dự AFF 2012. Dù thi đấu rất nổ lực nhưng Việt Nam đã có một giải đấu đáng quên khi bị loại ngay tại vòng bảng. Đây cũng là giải đấu duy nhất của Quốc Anh trong màu áo Đội tuyển Quốc gia. Trong các trận đấu ở vòng lại Asian Cup 2015, Quốc Anh vẫn nhận được sự tín nhiệm từ các HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc. Năm 2014, sau khi dính một chấn thương và không thể theo kịp các giáo án của tân HLV khi ấy là Toshiya Miura, Quốc Anh tuyên bố giã từ sự nghiệp Quốc tế. Cá nhân. Một thời gian ngắn sau khi giành danh hiệu cao quý “Quả Bóng vàng Việt Nam”, Huỳnh Quốc Anh quay trở lại trường THCS Nguyễn Huệ (TP.Tam Kỳ), nơi anh học tập những năm 1998-2000. Ngoài thăm lại thầy cô giáo cũ, Quốc Anh còn làm một việc rất ý nghĩa là trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của trường. Nhưng không phải đợi đến khi đã trưởng thành, giành được nhiều thành công thì “Quả Bóng vàng Việt Nam” mới nhớ đến những người đã giúp đỡ mình thời thơ ấu. HLV Nguyễn Thiên từng làm công tác đào tạo bóng đá trẻ tại Đoàn bóng đá Quảng Nam và là người thầy đầu tiên khi Huỳnh Quốc Anh tập tễnh vào lớp năng khiếu bóng đá Quảng Nam năm 1998 nhận xét, Quốc Anh là cậu học trò rất có tình nghĩa và thường xuyên quan tâm đến người khác. Chia tay Quảng Nam để ra Đà Nẵng thời gian dài nhưng mỗi lần về Bắc Trà My thì cậu học trò cũ đều tranh thủ ghé thăm thầy. Dù chỉ là vài câu hỏi thăm sức khỏe, kể về công việc ở đội bóng mới nhưng điều đó đã nói lên tấm lòng của học trò đối với thầy. Quốc Anh còn chơi rất thân với Phước Vĩnh, thậm chí anh còn đứng ra gánh phần tội cho bạn trong đại án Bacolod. Dù là cầu thủ nhưng Quốc Anh là mẫu người rất ham học và học rất khá, ngoài ra anh còn có thú vui là đọc sách - Cuốn sách ưa thích của anh là "Chuyện Núi Đồi Và Thảo Nguyên" của Chingzin Aitmatov. Ngoài công việc đào tạo trẻ, Quốc Anh còn mở cho mình một Trung tâm Bóng đá Cộng đồng mang tên mình và có một quán cafe gọi là "Cafe Không tên" ở Sơn Trà - Đà Nẵng.
1
null
Nguyễn Minh Đức (sinh ngày 14 tháng 9 năm 1983) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam chơi ở vị trí trung vệ hiện đã giải nghệ. Anh từng là đội trưởng của đội tuyển quốc gia Việt Nam. Hiện tại, anh đang làm công tác huấn luyện đội trẻ Câu lạc bộ bóng đá Sông Lam Nghệ An với tư cách là HLV phó với Phạm Văn Quyến tại U-17 Sông Lam Nghệ An. Danh hiệu. Câu lạc bộ. Sài Gòn Xuân Thành Sông Lam Nghệ An
1
null
Nguyễn Văn Biển (sinh 27 tháng 4 năm 1985) là một huấn luyện viên và cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam. Hiện nay, anh đang làm trợ lý huấn luyện viên tại câu lạc bộ Viettel. Thời còn thi đấu, Văn Biển chơi ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Nam Định và Hà Nội. Anh cũng có 27 lần ra sân cho đội tuyển quốc gia Việt Nam và ghi được 2 bàn thắng. Sự nghiệp quốc tế. Văn Biển có trận ra mắt đội tuyển quốc gia vào ngày 24 tháng 12 năm 2006 trong trận giao hữu với Thái Lan. Ngày 17 tháng 1 năm 2007, anh lập một cú đúp góp công vào chiến thắng 9–0 của đội tuyển Việt Nam trước Lào tại vòng bảng AFF Cup 2007. Danh hiệu. Hà Nội
1
null
Nguyễn Thanh Bình (sinh ngày 11 tháng 8 năm 1987) là một cầu thủ bóng đá Việt Nam hiện đang chơi cho câu lạc bộ SHB Đà Nẵng và đội tuyển bóng đá Việt Nam ở vị trí thủ môn. Sự nghiệp. Anh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1987, quê ở Đà Nẵng. Sự nghiệp của anh khởi đầu tại đội bóng quê hương ngay từ khi còn nhỏ và đã sớm trổ tài ở đội 1 của Đà Nẵng. Từ khi được gọi lên đội 1 đến nay anh luôn luôn được đá chính dù thua hay thắng. Đội tuyển Việt Nam. Dưới thời của huấn luyện viên Phan Thanh Hùng anh được gọi vào đội tuyển. Nhưng vì quá non kinh nghiệm nên anh chỉ được ngồi trên băng ghế dự bị. Dưới thời của huấn luyện viên Hoàng Văn Phúc anh cũng được gọi vào tuyển. Vì ông Phúc muốn trọng dụng nhân tố trẻ nên anh và Trần Bửu Ngọc liên tiếp thay phiên nhau phục vụ tuyển. Tuy chưa gặt hái được thành công nhưng cổ động viên nước nhà tin rằng anh sẽ nỗ lực hết mình để sánh tầm với đàn anh Dương Hồng Sơn hay Bùi Tấn Trường.
1
null
Chùa Đọi Sơn là một ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Chùa nằm trên đỉnh núi Đọi, hiện nay thuộc địa phận xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội 50 km về phía nam; cách thành phố Phủ Lý 10 km về phía đông bắc. Khái quát. Nguyên tên chữ của chùa là Sùng Thiện Diên Linh Tự, được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông, nằm trên đỉnh núi Đọi, với độ cao 79m so với mặt nước biển. Ban đầu, chùa chỉ được xây dựng với quy mô nhỏ. Đến năm 1118, đời vua Lý Nhân Tông, chùa được xây dựng bề thế, với tháp Sùng Thiện Diên Linh đã được xây dựng với ý nghĩa cầu thiện. Quần thể di tích Long Đọi Sơn có kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng tới 10.000m2. Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn. Cũng có rất nhiều cách lý giải về cái tên Đọi Sơn mà nhân dân quanh vùng truyền nhau như: do núi trông giống hình dạng cái bát úp (“bát” trong tiếng cổ có nghĩa là Đọi). Núi Đọi nằm ở giữa xã, cao chừng khoảng 400m, chu vi khoảng chừng 2500m. Mặt bằng chùa rất rộng, lưng tựa vào núi Điệp với ba dòng sông uốn khúc bao quanh. Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ, có cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, chân núi có dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa đào uốn quanh. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “ Đại danh lam ” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ. Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Đọi Sơn phải kể đến là ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thì được hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122) nhà vua mở hội khánh thành chùa tháp. Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Ngôi chùa cũng đã từng trải qua rất nhiều lần tu bổ vào các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Lần tu bổ lớn nhất là vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian lớn, nhỏ, thiết kế kiểu nội công ngoại quốc. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi. Ngay cổng chính trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh - ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bia do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác và sai Thượng thư Bộ hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia, viết chữ để khắc là Thượng thư Bộ công Lý Bảo Cung. Bia được khắc chữ cả hai mặt. Mặt trước khắc chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình Phật giáo thời Lý… Mặt sau bia ghi việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc, việc Thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang và khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa. Sau nhà bia là tòa Tam bảo, rồi đến chùa chính gồm 6 gian. Chùa hiện còn bảo lưu nhiều di vật quý mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như: tượng Di Lặc bằng đồng, 6 pho tượng kim cương, tượng đầu người mình chim Kinari, nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung, gạch hoa văn thời Lý, đặc biệt là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh… Hàng năm, chùa tổ chức lễ hội vào các ngày 17-21 tháng 3 ÂM LỊCH. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất trong phạm vi tỉnh Hà Nam. Văn bia Sùng Thiện Diên Linh. Đây là tấm bia của tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý được tạo tác năm 1121. Bia là hiện vật độc bản, có kích thước lớn nhất thời Lý. Bia Tháp Sùng Thiện Diên Linh còn khá nguyên vẹn về hình dạng, chạm khắc. Tuy nhiên một số đoạn chữ khắc bị mờ, mất song vẫn xác định được nội dung ghi chép. Bốn đầu rồng ở bệ bia đã bị vỡ. Hình thức bia độc đáo bởi toàn hai phần trang trí: Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh có nhiều giá trị lớn cho việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa thời Lý. Toàn bộ bia là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo, phản ánh mỹ thuật và kỹ thuật thời Lý đạt đến đỉnh cao rực rỡ. Bài minh trên bia phản ánh văn chương thời Lý với lối văn biền ngẫu cầu kỳ, phức tạp, mang đặc trưng của văn chương thời Lý. Nội dung minh văn phản ánh các đức tính cao cả, tốt đẹp của vua Lý Nhân Tông, phản ánh tinh thần sùng Phật của Đại Việt thời Lý, phản ánh một nghi lễ và lễ hội đặc sắc của thời Lý. Đây cũng là văn bản gốc duy nhất còn lại của thời Lý trong đó có nói đôi chút về Kinh đô Thăng Long như Đoan Môn, Cấm Thành, chùa Diên Hựu (chùa Một Cột). Minh văn bia còn trực tiếp miêu tả tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý với nhiều chi tiết đặc sắc mà ngày nay ta không còn thấy được. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu tháp Lý, Phật giáo Lý …
1
null
Đường 200 là một tỉnh lộ quan trọng của tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Lộ trình. Toàn tuyến dường như chạy theo hướng Bắc - Nam, càng xuống phía Nam chiều đường hơi chết về phía Đông. Dự án có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 5 ở địa bàn huyện Yên Mỹ (phần đất ruộng thôn An Lạc, xã Trưng Trắc nay là ngã tư khu công nghiệp phố Nối A), điểm cuối kết nối với quốc lộ 39A, địa bàn thôn Chiến Thắng xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, cách cầu Triều Dương (Tiên Lữ) khoảng 1 km. Theo thiết kế thì nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, được trải thảm bê tông nhựa dày 7 cm, vận tốc thiết kế 60 km/h. Toàn tuyến có chiều dài khoảng 37,6 km. Tỉnh lộ 200 đường chạy qua 19 xã, thị trấn của 5 huyện thuộc tỉnh Hưng Yên, tính từ bắc xuống nam lần lượt là: Giai Phạm, Ngọc Long, Tân Lập, TT. Yên Mỹ, Trung Hòa, Tân Việt (thuộc huyện Yên Mỹ) – Vân Du, Quang Vinh, TT. Ân Thi, Nguyễn Trãi, Hồ Tùng Mậu, Hồng Vân, Hồng Quang (thuộc huyện Ân Thi) – Hưng Đạo, Ngô Quyền, TT. Vương (Phố Giác), Dị Chế, Hải Triều, Thiện Phiến (thuộc huyện Tiên Lữ). Lịch sử. Tỉnh lộ 200 được khởi công dự án, cải tạo và nâng cấp vào ngày 15.7.2010, với tổng số vốn đầu tư là 974 tỷ VND từ trái phiếu Chính phủ. Toàn tuyến được giao hoàn toàn cho Cty Cổ phần, tập đoàn xây dựng DĐK thiết kế và thi công, dự tính trong vòng 15 tháng toàn tuyến đường sẽ được đưa vào sử dụng, nhưng sau khi chậm tiến độ 8 tháng nhưng tỉnh lộ 200 vẫn còn ngổn ngang. Thanh tra chính phủ đã vào cuộc và đưa ra kết luận: "quá trình tổ chức chỉ định thầu, hồ sơ yêu cầu chỉ phát hành cho một nhà thầu duy nhất là Cty DĐK cho tất cả các gói thầu xây lắp của tỉnh lộ 200 là không đúng quy định của Luật Đấu thầu". Tầm quan trọng. Đây được xem là tuyến đường quan trọng của tỉnh Hưng Yên, được chính quyền tỉnh đưa vào "diện cấp bách" cần xây dựng sớm vì nó giải quyết vấn đề giao thông quan trọng, nhất là trao đổi hàng hoá nông sản giữa Hưng Yên và Thái Bình, đồng thời phục vụ sản xuất và kinh doanh của 3 khu công nghiệp lớn ở Hưng Yên.
1
null
Trong khoa học máy tính và lý thuyết đồ thị, thuật toán Edmonds–Karp là một trường hợp đặc biệt của thuật toán Ford–Fulkerson cho việc tìm luồng cực đại trong mạng. Nó có độ phức tạp tính toán "O"("V" "E"2). Độ phức tạp tính toán của nó cao hơn của thuật toán gán lại nhãn-lên đầu ("O"("V"3)), nhưng nó thường chạy nhanh hơn trên đồ thị thưa. Thuật toán này được xuất bản lần đầu tiên bởi Yefim (Chaim) Dinic năm 1970 và một cách độc lập bởi Jack Edmonds và Richard Karp năm 1972. Thuật toán Dinic có thêm một số cải tiến giúp giảm thời gian chạy xuống "O"("V"2"E"). Thuật toán. Cấu trúc của thuật toán giống hệt như thuật toán Ford–Fulkerson, chỉ khác cách lựa chọn đường tăng luồng. Đường tăng luồng được chọn là đường tăng có ít cung nhất. Có thể tìm đường tăng này bằng tìm kiếm theo chiều rộng. Có thể chứng minh thời gian chạy của thuật toán là "O"("VE"2) như sau. Thời gian để tìm mỗi đường tăng là "O"("E"). Sau mỗi lần tăng luồng, ít nhất một cung của đồ thị trở thành bão hòa. Mỗi lần một cung trong "E" trở nên bão hòa (một cung có thể trở thành bão hòa nhiều lần), khoảng cách từ nguồn tới cung bị bão hòa tăng lên ít nhất 1 so với lần cuối cùng nó bị bão hòa trước đó. Khoảng cách này không bao giờ vượt quá "V". Một tính chất nữa là khoảng cách từ nguồn tới một đỉnh bất kì là không giảm trong suốt quá trình tăng luồng. Có thể tham khảo một chứng minh đơn giản cho tính chất này ở . Như vậy số lần tăng luồng là không quá "O"("VE") và thời gian chạy là "O"("VE"2). Mã giả. "Xem mô tả chi tiết hơn tại Thuật toán Ford-Fulkerson" Ví dụ. Xét một mạng gồm bảy đỉnh, đỉnh phát A, đỉnh thu G, và khả năng thông qua được cho trong hình dưới đây: Trong cặp số formula_1 trên mỗi cung, formula_2 là luồng hiện tại, và formula_3 khả năng thông qua. Khả năng thông qua còn dư từ formula_4 đến formula_5 là formula_6, hiệu của khả năng thông qua và luồng hiện tại. Nếu luồng từ formula_4 đến formula_5 là âm, nó làm tăng khả năng thông qua còn dư từ formula_4 đến formula_5. Chú ý là chiều dài đường tăng luồng (màu đỏ) không bao giờ giảm. Đường tăng tìm được luôn là ngắn nhất có thể. Luồng tìm được bằng tổng khả năng thông qua của lát cắt cực tiểu trong đồ thị chia cắt đỉnh phát và đỉnh thu. Có đúng một lát cắt nhỏ nhất trong đồ thị này, chia tập hợp đỉnh thành formula_11 và formula_12, và có khả năng thông qua
1
null
Kars (, , tiếng Armenia: Կարս, còn được viết là Ղարս "Ghars") là một thành phố miền đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ và là tỉnh lỵ tỉnh Kars. Với dân số 78.100 , đây là thành phố lớn nhất nằm ven biên giới hiện đang đóng cửa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia. Trong một thời gian ngắn, Kars từng đóng vai trò kinh đô Vương quốc Bagratuni Armenia. Đây cũng là kinh đô vương quốc Vanand vào thế kỷ IX-X. Đến thế kỷ XIX, thành phố dần trở nên quan trọng khi cả đế quốc Ottoman và đế quốc Nga tranh nhau thâu tóm thành phố, với phần thắng về phía Nga sau cuộc chiến 1877-1878. Trong Thế Chiến I, người Ottoman chiếm được thành phố năm 1918 nhưng rồi nhượng lại cho Đệ nhất Cộng hòa Armenia. Thành phố kết nghĩa. Kars kết nghĩa với:
1
null
Maurits Cornelis Escher (17 tháng 6 năm 1898 – 27 tháng 3 năm 1972) là một nghệ sĩ đồ họa người Hà Lan, người đã tạo ra các bức tranh khắc gỗ, bản in thạch bản và bản in khắc nạo lấy cảm hứng từ toán học. Mặc dù được nhiều người quan tâm, Escher trong một thời gian dài đã bị bỏ quên trong thế giới nghệ thuật, ngay cả ở quê hương Hà Lan; khi một triển lãm hồi tưởng của ông được tổ chức, ông đã 70 tuổi. Vào cuối thế kỷ XX, ông đã được đánh giá cao hơn, và trong thế kỷ XXI, ông đã được vinh danh trong các cuộc triển lãm trên khắp thế giới. Tác phẩm của ông có các vật thể và hình học toán học bao gồm các vật thể bất khả thi, khám phá về vô cực, phản xạ, đối xứng, phối cảnh, các khối đa diện cụt và hình sao, hình học hyperbol và các lưới tổ ong. Mặc dù Escher tin rằng mình không có khả năng toán học, nhưng ông đã tương tác với các nhà toán học George Pólya, Roger Penrose, Harold Coxeter và nhà tinh thể học Friedrich Haag, và tiến hành nghiên cứu của riêng mình về lưới tổ ong. Khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, ông đã lấy cảm hứng từ thiên nhiên, nghiên cứu về côn trùng, phong cảnh và các loài thực vật như địa y, tất cả đều được ông sử dụng làm chi tiết trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. Ông đã đi du lịch ở Ý và Tây Ban Nha, phác thảo các tòa nhà, cảnh quan thị trấn, kiến trúc và mái ngói của Alhambra và Mezquita của Cordoba, và dần dần quan tâm hơn đến cấu trúc toán học của chúng. Các tác phẩm nghệ thuật của Escher trở nên nổi tiếng trong giới khoa học và toán học, và trong văn hóa đại chúng, đặc biệt là sau khi nó được Martin Gardner giới thiệu trong chuyên mục Trò chơi Toán học tháng 4 năm 1966 trên tạp chí "Scientific American". Ngoài việc được đăng trong nhiều loại tạp chí khoa học kỹ thuật, tác phẩm của ông đã xuất hiện trên trang bìa của nhiều cuốn sách và album. Ông là một trong những nguồn cảm hứng chính cho cuốn sách "Gödel, Escher, Bach" đoạt giải Pulitzer năm 1979 của Douglas Hofstadter.
1
null
Nam Xang, biến âm theo tiếng địa phương của Nam Xương, là tên cũ trước đây của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay. Tên Nam Xương được nhắc đến trong tác phẩm nổi tiếng "Chuyện người con gái Nam Xương", câu chuyện xảy ra từ thời Trần, lưu truyền trong dân gian và được Nguyễn Dư được chép lại vào cuối thế kỷ 16 trong tập Truyền kỳ mạn lục. Nam Xương là một trong 5 huyện của phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội: Nam Xương, Duy Tân (Duy Tiên), Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng khi vua Minh Mạng cho thành lập tỉnh Hà Nội năm 1831 cho tới khi người Pháp tách phủ Lý Nhân ra để thành lập tỉnh Hà Nam. Thời nhà Lý, nhà Trần vùng đất Hà Nam ngày nay được gọi là châu Lị Nhân. Sử sách còn chép lại các vua Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông từng cho dựng hành cung ở châu Lị Nhân (theo Toàn thư). Chùa Long Đọi được xây dựng từ đời vua Lý Thánh Tông. Thời Hậu Lê, Lê Thái Tổ chia nước ta thành 4 đạo (Bắc, Nam, Tây, Đông, sau đó đặt thêm Hải Tây đạo gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa). Nam đạo gồm có các trấn: Khoái Châu, Lị Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Trường. Đến đầu thời vua Lê Thánh Tông, nước ta được chia thành 12 đạo: Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Trấn Lị Nhân thuộc về đạo Thiên Trường. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), các đạo được đổi thành thừa tuyên, trong đó đạo Thiên Trường đổi thành thừa tuyên Sơn Nam gồm 11 phủ (Thường Tín, Ứng Thiên, Lị Nhân, Khoái Châu, Thiên Trường, Nghĩa Hưng, Thái Bình, Tân Hưng, Kiến Xương, Trường An, Thiên Quan) và 42 huyện. Đến những năm Hồng Đức, vua cho vẽ lại bản đồ lại đổi thừa tuyên ra xứ. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, xứ Sơn Nam chia làm 2 trấn: Nam Thượng (Thượng trấn) lỵ sở ở Châu Cầu (thành phố Hà Nam ngày nay) và Nam Hạ (Hạ trấn) lỵ sở ở Vị Hoàng. Phủ Lị Nhân thuộc trấn Sơn Nam Thượng. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), trấn Sơn Nam Thượng lại được gọi là trấn Sơn Nam (nhỏ hơn Sơn Nam thời Lê trước đây), trấn Sơn Nam Hạ đổi tên thành trấn Nam Định. Phủ Lị Nhân được gọi là Phủ Lý Nhân (里仁府) gồm 5 huyện: Nam Xương (南昌), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm và Bình Lục thuộc về trấn Sơn Nam. Lỵ sở của phủ Lý Nhân được đặt ở Châu Cầu, do vậy nơi đây thường được nhân dân quen gọi là Phủ Lý (cái tên này vẫn được mang theo cho tới nay khi lỵ phủ đã nâng cấp lên thành phố!). Đến năm 1831, vua Minh Mạng cho thành lập tỉnh Hà Nội, phủ Lý Nhân nhập về tỉnh Hà Nội. Theo sách "Đồng Khánh địa dư chí- 同慶地輿誌, Nhà xuất bản Thế giới, 2003, trang 77", được soạn thảo vào thời vua Đồng Khánh (1886- 1888) thì Phủ Lý Nhân có 33 tổng, trong đó huyện Nam Xương khi ấy gồm 9 tổng: 1. Trần Xá, 2. Công Xá, 3. Ngô Khê, 4. Trác Bút, 5. Ngu Nhuế, 6. Vũ Điện, 7. An Trạch, 8. Đồng Thủy, 9. Thổ Ốc, 10. Cao Đà Sau này, các tổng Ngô Khê và Trác Bút bị cắt một phần trả về các huyện Bình Lục và Duy Tiên, phần còn lại thành lập các tổng Văn Quan và Mạc Xá. Năm Thành Thái thứ 3 (1890), phủ Lý Nhân được tách ra khỏi Hà Nội để thành lập tỉnh Hà Nam. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, tên huyện Nam Xương được chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa đổi thành huyện Lý Nhân.
1
null
Mut (nghĩa là "Mẹ" trong tiếng Ai Cập cổ), là một vị thần nguyên thủy của Ai Cập cổ đại và được biết đến như mẹ của các vị nữ thần và nhiều khía cạnh khác nhau trong nền văn hóa thay đổi qua hàng ngàn năm. Một số cách viết khác của tên thần là Maut hay Mout. Bà được biết với nhiều tên gọi như: "Người mẹ của thế giới", "Con mắt của thần Ra", "Người phụ nữ trên thiên đường", "Mẹ của các vị thần", "Người không được sinh ra từ bất cứ gì". Thần thoại. Nữ thần Mut thay thế hình ảnh của thần Amaunet - một người vợ của Amun trong thời kỳ Trung vương quốc. Sau khi Amun trở thành vị thần đứng đầu thì bà trở thành Nữ hoàng của các vị thần trong thời kỳ Tân vương quốc. Ban đầu thần chiến tranh Montu được xem là con của 2 người, nhưng dần bị thay thế bởi vị thần mặt trăng Khonsu. "Bộ ba Theban" gồm Amun, Mut và Khonsu được thờ cúng tại đền Amun ở Luxor. Khi Amun kết hợp với thần mặt trời Ra, tức Amun-Ra, Mut được mang danh hiệu "Con mắt của thần Ra" (các nữ thần khác như Sekhmet, Hathor, Tefnut, Bastet và Wadjet cũng nhận danh hiệu này). Bà cũng liên kết sức mạnh với nhiều nữ thần khác như Mut - Isis - Nekhbet, Mut - Wadjet (có khi là Sekhmet) - Bastet, hoặc Mut- Sekhmet - Bastet - Menhit. Thờ cúng. Có nhiều đền thờ dành riêng cho bà trên khắp Ai Cập nhưng tập trung nhiều nhất vẫn tại đền Karnak. Việc thờ cúng, tế tự thần Mut đều do các nữ tu quản lý. Vương triều thứ 8 của Ai Cập, Pharaoh Hatshepsut đã tái lập khu đền thờ của bà vốn bị phá hoại do những ông vua ngoại quốc thuộc người Hyksos cai trị. Nữ hoàng Hatshepsut tự cho mình là hậu duệ của Mut, khiến bà có một tổ tiên khác là một vị thần và cha cùng ông bà, các pharaon cũng đã trở thành các vị thần sau khi chết. Akhenaten đã đàn áp sự thờ phượng thần Mut cũng như các vị thần khác khi ông truyền bá tôn giáo độc thần. Tutankhamun và những người kế nhiệm đã tái thiết lập lại sự tôn thờ thần Mut. Ramesses II đã cho xây dựng nhiều công trình trong ngôi đền của Mut, tu sửa một ngôi đền trước đó để thờ mình và Amun. Vợ ông, Nefertari Meritmut, tên bà cò nghĩa là "Nefertari, người được Mut yêu thương", cho thấy sự tôn sùng vị nữ thần này vào thời đó.
1
null
Vườn Ba Tư (tiếng Ba Tư باغ ایرانی) hay còn gọi là Vườn Iran là truyền thống và phong cách thiết kế sân vườn đã ảnh hưởng đến thiết kế của khu vườn từ Andalusia đến Ấn Độ và xa hơn nữa. Các khu vườn của Alhambra cho thấy ảnh hưởng của triết học và phong cách Vườn Ba Tư trong việc xây dựng cung điện của người Moor dưới thời đại Al-Andalus ở Tây Ban Nha. Lăng mộ Taj Mahal và Humayun là hai trong số những Vườn Ba Tư lớn nhất thế giới, được xây dựng dưới thời đại của Đế quốc Mogul ở Ấn Độ. Tên. Từ thời của Đế quốc Achaemenes, ý tưởng về thiên đường trên Trái Đất được mô tả rộng rãi qua Văn học Ba Tư và ví dụ của nhiều nền văn hóa khác, từ những khu vườn của Hy Lạp, Seleukos cho đến Ptolemies ở Alexandria. Trong Tiếng Avesta "pairidaēza-", Ba Tư cổ "paridaida-" và Media "paridaida-" đều có nghĩa là Vườn có tường xung quanh được mượn từ Tiếng Akkad thuộc Ngữ tộc Semit "pardesu" có nghĩa là nơi râm mát hay nơi có thời tiết mát mẻ. Biến thể của nó trong Tiếng Hy Lạp cổ đại là "παράδεισος" có nghĩa là "parádeisos", sau đó là Tiếng Latinh "paradīsus" và sau đó có trong ngôn ngữ châu Âu, ví dụ như trong tiếng Pháp "paradis", tiếng Đức là "Paradies" và tiếng Anh là "paradise" (có nghĩa là thiên đường). Nó cũng được thêm vào Tiếng Hebrew ("pardes") và tiếng Ả Rập ("firdaws"). Khi từ này được thể hiện thì sẽ đi kèm với những khu vườn. Và mục đích của những khu vườn là cung cấp nơi thư giãn được bảo vệ theo nhiều cách từ yếu tố tâm linh cho đến nơi đem đến sự tao nhã, về cơ bản là một "Thiên đường trên Trái Đất". Trong tiếng Proto-Irania mô tả không gian kín là "pari-daiza-" (Avesta là "pairi-daēza-"), một thuật ngữ được Kitô giáo chấp nhận khi mô tả về Vườn Eden hay Thiên đường dưới Trái Đất. Lịch sử. Vườn Ba Tư có thể bắt nguồn ngay từ 4000 năm TCN. Niên đại của gốm trang trí tại các khu vườn Ba Tư đã thể hiện điều đó. Các phác thảo của khu vườn Ba Tư Pasargadae cho thấy công trình được xây dựng khoảng năm 500 TCN. Trong suốt Triều đại của Sassanid và dưới ảnh hưởng của Zoroastrianism, nước trong nghệ thuật ngày càng trở nên quan trọng. Xu hướng này thể hiện trong chính các thiết kế sân vườn, với sự nhấn mạnh nhiều hơn vào đài phun nước và ao trong vườn. Đối với những người Ả Rập, khía cạnh thẩm mỹ của khu vườn càng quan trọng. Trong thời gian này, các quy tắc thẩm mỹ chi phối vẻ đẹp của các khu vườn. Một ví dụ của việc này là phong cách bố trí vườn Ba Tư (چهارباغ) để tạo ra vẻ đẹp như Vườn Eden, với bốn con sông và trục tọa đại diện cho thế giới. Thiết kế này có thể kéo trục dài hơn, và có thể có các kênh nước chảy qua mỗi khu vườn và kết nối với một hồ bơi trung tâm. Cuộc xâm lược Ba Tư của Mông Cổ trong thế kỷ 13 dẫn đến một sự nhấn mạnh mới về trang trí tỉ mỉ các cấu trúc trong vườn. Ví dụ này bao gồm trồng hoa mẫu đơn và hoa cúc. Người Mông Cổ sau đó đưa truyền thống vườn Ba Tư đến các khu vực khác thuộc đế chế của họ (đặc biệt là Ấn Độ). Hoàng đế của Đế quốc Mogul là Babur đã "đưa" vườn Ba Tư đến Ấn Độ. Khu vườn Ram Bagh ở Agra là khu vườn đầu tiên trong số các khu vườn Ba Tư ông đã tạo ra. Sau đó, Taj Mahal là hiện thân của khái niệm và ý tưởng tao ra các khu vườn thiên đường. Các Triều đại Safavid (XVII đến thế kỷ XVIII) xây dựng và phát triển bố trí lớn và sử thi coi là vượt ra khỏi một kiến trúc xây dựng đơn giản thành một lâu đài, trở thành một phần thẩm mỹ và chức năng không thể thiếu của nó. Trong những thế kỷ sau đó, phong cách châu Âu với các thiết kế sân vườn đã bắt đầu ảnh hưởng đến Ba Tư, đặc biệt là thiết kế ở Pháp, Nga và Anh. Phương Tây ảnh hưởng dẫn đến những thay đổi trong việc sử dụng nước và các loài thực vật được trồng. Hình thức và phong cách truyền thống vẫn được áp dụng trong khu vườn Iran hiện đại. Ngay cả các di tích lịch sử, bảo tàng và những ngôi nhà của những người giàu đều thấy được điều này. Di sản thế giới. Di sản thế giới Vườn Ba Tư bao gồm 9 khu vườn tại Iran, đó là: Một số vườn Ba Tư khác trên thế giới là các địa danh vô cùng nổi tiếng, nhiều trong số chúng cũng là Di sản thế giới được UNESCO công nhận có thể kể đến: Các khu vườn trên là tiêu biểu cho lối kiến trúc và sự đa dạng của vườn Ba Tư phù hợp với khí hậu khác nhau ở các vùng nhưng vẫn giữ được nguyên tắc của nó. Chúng được xây dựng trong các thời gian khác nhau trong khoảng thời gian thế kỷ thứ 6 TCN. Các khu vườn Ba Tư đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố là: không khí, đất, nước và thực vật (cây cối). Các công trình của vườn Ba Tư bao gồm tòa nhà, các bức tường, các khu vườn, đài phun nước, hệ thống tưới tiêu phức tạp và hệ thực vật cây trồng phong phú.
1
null
"Back in Time"là một ca khúc của nam rapper người Mỹ Pitbull, và cũng là đĩa đơn chính thức cho album nhạc phim "Men in Black 3". Nhưng không rõ vì lý do nào, ca khúc này lại không được xuất hiện trong album."Back in Time"được phát hành kĩ thuật số vào ngày 26 tháng 3 năm 2012, trước khi đĩa CD được phát hành ở Đức vào ngày 25 tháng 5 năm 2012. Đĩa đơn đến nay đã được tiêu thụ 1.3 triệu bản.<ref name="Hip Hop Digital Singles Sales: The Week Ending 7/29/2012"></ref> Biên soạn. "Back in Time"là một kết hợp của hip hop, electro và dubstep với ảnh hưởng của R&B và rock and roll từ những năm 1950. Nó có một đoạn nghỉ với các âm bass dao động thường tìm thấy trong đoạn gần cuối của các bài hát dubstep. Ca khúc còn có một đoạn nhạc mẫu lấy từ"Love Is Strange"của Mickey & Sylvia, có thể thấy rõ ở cảnh trong một thang máy trong video âm nhạc. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho"Back in Time"được phát hành lần đầu tiên trên VEVO chính thức của Pitbull vào ngày 20 tháng 4 năm 2012. Một vài giờ sau khi video được đăng tải, VEVO đã xóa video này đi. Video này được đăng lại vào ngày 21 tháng 4 năm 2012 với một chút chỉnh sửa. Phiên bản này loại bỏ ba giây cuối video, do xác nhận quyền sở hữu bản quyền. Video mở đầu với cảnh Pitbull ở trong một căn phòng bị khóa kín, và một cô gái đến giải thoát anh. Họ cùng nhau ăn tối ở một nhà hàng. Sau đó, nhưng người ngoài hành tinh tấn công nhà hàng đó, và cô gái kia đã bắn chúng bằng khẩu súng của cô. Tiếp đó, video chuyển sang cảnh Pitbull và người bạn gái ở một buổi tiệc. Đoạn cuối cùng, Pitbull dùng chiếc máy xóa trí nhớ để kết thúc video, với dòng chữ"MIB/PIT".
1
null
Çanakkale là một thành phố tỉnh lỵ ("merkez ilçesi") thuộc tỉnh Çanakkale. Thành phố này nằm trên bờ biển miền nam Dardanelles thuộc châu Á ở điểm hẹp nhất. Dân số của thành phố theo ước tính năm 2010 là 106.116 người. Khí hậu. Çanakkale có khí hậu Địa Trung Hải (Köppen: Csa hoặc Trewartha: Cs) với mùa hè khô nóng và mùa đông ẩm ướt, mát mẻ.
1
null
Theo Van Gogh (23 tháng 7 năm 1957 - 2 tháng 11 năm 2004) là một nhà sản xuất phim, đạo diễn, người viết báo người Hà Lan. Sau khi làm ra cuốn phim Submission chỉ trích cách đối xử tàn tệ của những người phụ nữ Hồi giáo, ông ta bị ám sát trong khi đang chạy xe đạp trong thành phố Amsterdam. Ông bị Mohammed B., một người Hà Lan gốc Maroc bắn, đâm và để lại mẫu giấy trong đó có ghi những dòng trong kinh Qur'an. Phim Submission dài 11 phút, nói tiếng Anh và miêu tả sự hành hạ, hiếp đáp, cưỡng bức những phụ nữ Hồi giáo qua 4 vai diễn là phụ nữ. Một cảnh trong phim mô tả một phụ nữ mặc áo nhìn xuyên có kinh Qur'an viết trên người cô ta và da thịt lộ ra dấu bầm roi.
1
null
Uchishiba Masato (chữ Nhật: 内柴 正人; sinh ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Kōshi, Kumamoto, Nhật Bản) là một vận động viên Judo người Nhật Bản và là Nhà vô địch Thế vận hội ở môn này. Thành tích. Uchishiba Masato từng 2 lần giành Huy chương vàng tại Thế vận hội trong đó giành 01 huy chương vàng tại hạng cân 66 kg dành cho nam tại Thế vận hội năm 2004 tại Athen và huy chương vàng tại Thế vận hội năm 2008 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Uchishiba từng được tôn vinh là anh hùng của Nhật Bản khi anh trở thành vận động viên đầu tiên của quốc gia này giành huy chương vàng Thế vận hội tại Bắc kinh 2008. Tai tiếng. Vào năm 2011, anh bị cáo buộc tấn công tình dục một cô gái đang tuổi dậy thì, vốn là một thành viên trong đội nhu đạo trường học, tức học trò của anh (Danh tính của nạn nhân được giữ kín vì bản chất nhạy cảm của vụ việc và tuổi chính xác của nạn nhân cũng không được công bố). Theo các công tố viên thì Uchishiba đã tấn công nạn nhân trong phòng khách sạn sau khi cô này ngủ gật tại quán karaoke do uống rượu bia quá say. Khi tỉnh dậy thì nạn nhân vô cùng bàng hoàng, cô thét lên rằng: "Ông làm gì vậy, dừng lại ngay". Nhưng Uchishiba đã điểu chỉnh tăng âm lượng tivi trong phòng và bịt miệng nạn nhân để giở trò đồi bại. Sau khi bị cáo cuộc Uchishiba bị sa thải khỏi Đại học Điều dưỡng và phúc lợi xã hội Kyushu - nơi anh chịu trách nhiệm huấn luyện nhu đạo cho đội tuyển nữ từ tháng 4 năm 2010. Bác bỏ. Ngày 12 tháng 9 năm 2012, trước tòa án ở Tokyo anh đã phủ nhận cáo buộc tấn công tình dục học trò của mình, Uchishiba chỉ thừa nhận đã quan hệ tình dục với nạn nhân nhưng phủ nhận cáo buộc anh cưỡng hiếp cô. Anh khẳng định rằng vào tháng 9 năm 2011, cô gái được coi là nạn nhân của vụ việc này thực ra đã tự nguyện trao thân cho thầy sau bữa tiệc cắm trại ở Tokyo.
1
null
Te Wahipounamu là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm ở phía tây nam Đảo Nam của New Zealand. Khu vực này có diện tích lên tới 26.000 km² (2.600.000 hecta) kéo dài từ các đảo trên biển Tasman sâu vào nội địa Đảo Nam đến 90 km và trải dài trên một bờ biển tới 450 km. Khu vực này bao gồm bốn vườn quốc gia nằm gần nhau là Fiordland, Núi Aspiring, Aoraki/Núi Cook và Westland Tai Poutini. Mô tả. Te Wahipounamu trải dài 450 km dọc theo bờ biển phía tây nam của Đảo Nam. Độ cao của khu vực này dao động từ mực nước biển đến 3.724 mét tại Aoraki, ngọn núi cao nhất New Zealand. Ở một số nơi nó kéo dài sâu vào trong đất liền đến 90 km. Tại đây bao gồm vô số các đặc điểm tự nhiên gồm các đỉnh núi phủ tuyết, các hồ có màu ngọc bích, thác nước, vịnh hẹp (đáng chú ý nhất là Milford Sound), thung lũng, vách đá bên bờ biển. Đây cũng là nơi có hàng trăm sông băng hoạt động mạnh nhất thế giới, đáng chú ý nhất là Sông băng Franz Josef và Fox. Đây là khu vực lớn nhất nhưng có hệ sinh thái tự nhiên ít bị thay đổi nhất ở New Zealand. Và như vậy, hệ động thực vật của khu vực này là đại diện tiến hóa hiện đại nhất của thế giới về các loài sinh vật cổ đại Gondwanaland. Thực vật. Thảm thực vật ở Te Wahipounamu rất đa dạng và về cơ bản đều trong điều kiện nguyên sơ. Phần lớn diện tích của nó được bao phủ bởi những khu rừng sồi và thông. Trên núi có một thảm thực vật núi phong phú về các loài cây bụi, đồng cỏ, thảo dược. Các khu rừng nhiệt đới ấm hơn và thấp hơn bị chi phối bởi các loài Kim giao trong khi về phía bắc là các khu rừng ôn đới. Có nhiều rừng mưa và đất ngập nước ở phía tây, và vùng đất ngập nước ngọt tự nhiên rộng lớn nhất và ít biến đổi nhất ở New Zealand được tìm thấy ở khu vực này. Đồng bằng ven biển Westland đặc trưng bởi các đầm lầy màu mỡ cao và các đầm lầy than bùn có độ phì thấp. Động vật. Te Wahipounamu là nơi sinh sống của nhiều loài động vật bản địa và chứa số lượng chim tự nhiên lớn nhất và đáng kể nhất New Zealand. Khu vực là nơi có 170 cá thể hoang dã chim Takahē Đảo Nam trong các thung lũng ở vịnh cảng Fiordland. Dọc theo bờ biển phía tây nam, hầu hết số lượng Hải cẩu lông mao của New Zealand được tìm thấy. Cũng được tìm thấy tại khu vực này là Kiwi nâu phương Nam, Kiwi đốm lớn, Vẹt đuôi dài trán vàng, Chim cánh cụt Fiordland, Cắt New Zealand, Vẹt kea và Mòng két nâu. Loài vẹt hiếm nhất và nặng nhất Kakapo đã được tìm thấy ở khu vực này cho đến đầu những năm 1980. Hiện tại người ta tin rằng nó đã tuyệt chủng trên đất liền. Dân cư. Khu vực Te Wahipounamu là khu vực ít dân cư nhất của New Zealand. Hầu hết cư dân làm công việc liên quan đến du lịch nhưng có những nghề sử dụng đất khác. Trên bờ biển, cư dân tham gia đánh bắt cá, chăn thả và khai thác quy mô nhỏ. Ở phía đông là khu vực đất đai được sử dụng bởi các mục vụ. Chăn thả cừu và gia súc được cho phép theo giấy phép hoặc cho thuê, mặc dù việc công nhận Te Wahipounamu là Di sản thế giới đã làm giới hạn các vùng đất sẵn có cho các hoạt động này. Địa chất. Te Wahipounamu là một trong những khu vực hoạt động địa chấn mạnh nhất trên thế giới. Nó nằm trên ranh giới của hai mảng Thái Bình Dương và Ấn-Úc. Những ngọn núi trong khu vực là kết quả của quá trình kiến ​​tạo trong năm triệu năm qua. Sông băng cũng là một tính năng chính của khu vực. Chúng đã được thiết lập trong các lần băng hà Pleistocene mặc dù đã có những thay đổi đáng kể hậu băng hà. Những thay đổi này ở Nam Alps lớn hơn so với Fiordland.
1
null
là Hoàng hậu của Thượng Hoàng Akihito. Bà là người có xuất thân thường dân đầu tiên kết hôn với thành viên của Hoàng thất Nhật Bản. Từng là Hoàng thái tử phi và sau là Hoàng hậu, bà trở thành Hoàng hậu xuất hiện trước công chúng nhiều nhất và đi thăm viếng trong phạm vi rộng rãi nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sau khi chồng bà thoái vị vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, bà cũng trở thành Thượng hoàng hậu. Tiểu sử. sinh ra tại bệnh viện Đại học Hoàng gia Tokyo (東京大学医学部附属病院) ở Hongō, Tokyo (nay là phía đông Bunkyo, Tokyo) có bố là ông Shōda Hidesaburō (正田 英三郎), chủ tịch danh dự của Tập đoàn Bột mì Nisshin Seifun và mẹ là Shoda Fumiko (正田富美子, 1909-1988). Bố của bà, Hidesaburo, là con trai của nhà tư bản công nghiệp Shoda Teiichiro và vợ là Shoda Kinu (正田きぬ). Thông qua công việc truyền giáo của cha xứ có tên Joseph Flaujac tại ngôi làng Ueno gần Tatebayashi, Gunma đã gieo niềm tin vào Công giáo cho gia tộc Shoda. Mẹ là bà Fumiko thuộc dòng họ danh giá Soejima (副島) gốc ở tỉnh Saga nhưng sinh ra và lớn lên tại Thượng Hải trong 16 năm, thông thạo tiếng Hán, con gái của ông Soejima Kosho (副島 纲雄), uỷ viên tổ chức "Quốc sách hội xã" đồng thời làm quản lý chi nhánh "Giang Thương Thượng Hải". Bà trở về quê hương vào tháng 9 năm 1923, sống tại Tokyo và theo học trường nữ sinh Futaba ở khu Kōjimachi. Trong một cuộc mít tinh cầu nguyện thường diễn ra của trường nữ Futaba, bà có dịp gặp mẹ chồng tương lai, sau đó kết hôn năm 19 tuổi. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng sống ở Đức 2 năm và sinh con trai đầu Shoda Iwao (正田 巌) tại Berlin. Sau khi về nước, sinh Michiko, Emiko và con trai út Shoda Osamu (正田 修) nay là chủ tịch của Nisshin. Bà từng được ca ngợi là "người phụ nữ quý phái với thần thái và khí chất của thời đại Minh Trị" nhưng khi con gái Michiko bước chân vào hoàng gia, bà đã chịu đả kích nặng nề. Sau này hôn sự của Michiko diễn ra, nhóm quý tộc Kazoku cũ bên hoàng thất công kích mạnh mẽ về quá khứ sống ở Thượng Hải của người mẹ, theo đó Michiko gặp áp lực về cả thể chất lẫn tinh thần trong thời gian này. Và để ngăn chặn việc bôi nhọ vô lý này, bà Fumiko gần như không tham gia vào các tổ chức xã hội nào nữa. Michiko đã lớn lên trong gia đình đại tư sản và tiếp nhận nền giáo dục toàn diện của truyền thống lẫn phương Tây như học nói tiếng Anh, chơi dương cầm và được hướng theo các môn nghệ thuật như hội họa, nấu ăn và Kodo. Bà là cháu gái của các học giả trong đó có Kenjirō Shōda, nhà toán học từng là chủ tịch của Đại học Osaka từ năm 1954 đến năm 1960. Năm 1927, bà nội của Michiko được cha xứ làm lễ rửa tại nhà thờ Tokyo Sekiguchi và trở thành một người Công giáo sùng đạo. Tang lễ của bà nội và ông nội Shoda (người thành lập nên Tập đoàn Nisshin Seifun) và người cô, Shoda Shoda đều được tổ chức tại nhà thờ Thánh Ignatius ở Sakaimachi, Chiyoda-ku. Mẹ và em gái Emiko cũng được rửa tội tại Bệnh viện Quốc tế St. Luke (St. Luke's International Hospital). Dù được sinh ra trong gia đình Công giáo và theo học các trường tư Công giáo nhưng Michiko lại chưa từng làm lễ rửa tội. Thời thơ ấu. Lúc bé, Michiko có biệt danh là "Temple-chan" nhờ mái tóc được tạo kiểu uốn sóng màu ánh đỏ khá hiếm với các bé gái thời đó, giống kiểu tóc của ngôi sao nhí Shirley Temple. Cô bé từng học các trường mẫu giáo Yamatomura Yochien (大和郷幼稚園) và Futaba (雙葉小学校附属幼稚園) thuộc hệ thống trường tư Futaba Gakuen (学校法人雙葉学園). Năm 1941, vào học trường tiểu học Futaba (雙葉学園雙葉小学) ở Chiyoda, Tokyo nhưng phải tạm nghỉ vào năm lớp 4 do quân Mỹ ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau đó bà tiếp tục về học ở các tỉnh Kanagawa (trong thị trấn Katase, nay là một phần của thành phố Fujisawa), Gunma (tại Tatebayashi, quê hương của gia đình Shōda) và Nagano (thị trấn Karuizawa, nơi Shōda từng có 1 ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ 2). Michiko quay lại Tokyo năm 1946 và hoàn thành bậc tiểu học tại Futaba, sau đó là trường trung học Seishin (聖心女子学院) ở Minato, Tokyo và tốt nghiệp năm 1953. Sau khi vào đại học, được người nhà gọi bằng tên "Mitchi" (ミッチ). Năm 1957, bà tốt nghiệp loại xuất sắc (summa cum laude) từ khoa Văn của Đại học tư thục Thánh Tâm, Tokyo với bằng cử nhân ngành Văn học Anh. Bà cũng theo học các khoá học tại Harvard và Oxford. Do xuất thân từ một gia đình đặc biệt giàu có nên bố mẹ bà chọn lọc rất kỹ lưỡng đối tượng kết hôn cho con gái. Thực tế, đã có vài ứng viên được nhắm đến cho hôn nhân với bà trong những năm 1950. Những người viết tiểu sử về nhà văn Mishima Yukio trong đó có Henry Scott Stokes (tác giả cuốn "Cuộc đời và cái chết của Mishima" "Yukio" xuất bản bởi Cooper Square Press năm 2000) cho rằng nhà văn đã từng tính đến việc kết hôn với Shoda Michiko, và ông đã được giới thiệu đi xem mặt với bà trong thập niên 1950. Hôn nhân. Tháng 8 năm 1957, Michiko gặp gỡ hoàng thái tử Akihito tại một sân quần vợt ở Karuizawa. Hội nghị Hoàng thất (một cơ quan ban gồm Thủ tướng Nhật Bản, các viên chức chủ tọa của hai viện trong Quốc hội Nhật Bản, thẩm phán tối cao, và hai thành viên trong hoàng tộc) đã chính thức tán thành việc để Shōda Michiko lên làm Hoàng thái tử phi vào ngày 27 tháng 11 năm 1958. Trong thập niên 1950, nền quân chủ Nhật Bản trong đó có Cung Nội Sảnh (宮内庁 - Kunaicho) sẽ chọn hôn thê cho Hoàng thái tử Akihito từ tầng lớp quý tộc cũ ("Kazoku" hay "Hoa tộc") hoặc một nhánh xa trong hoàng tộc. Một số người bảo thủ phản đối hôn sự, do Michiko theo trường Công giáo (mặc dù bản thân cô dâu tương lai không phải là Kitô hữu) cùng với việc Hoàng hậu Kojun cũng không đồng tình. Khi hoàng hậu Kojun qua đời vào năm 2000, Reuters đưa tin rằng Hoàng hậu Kojun đã khiến con dâu phải suy nhược thần kinh vào đầu thập niên 1960.. Hai người kết hôn vào ngày 10 tháng 4 năm 1959. Họ có ba người con là: Sau khi Thiên hoàng Hirohito qua đời vào ngày 7 tháng 1 năm 1989, phu quân của bà trở thành Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản và bà trở thành Hoàng hậu. Thiên hoàng và Hoàng hậu mới được đưa lên ngôi ("Sokui Rei Seiden no Gi") tại Hoàng Cư ở Tokyo vào ngày 12 tháng 11 năm 1990. Từng bị mất đi giọng nói trong bảy tháng trong đợt mắc chứng suy nhược thần kinh vào thập niên 1960, Hoàng hậu lại bị mất giọng nói trong vài tháng vào mùa thu năm 1993. Trách nhiệm chính thức. Hoàng hậu được trông đợi sẽ là hiện thân của các giá trị như tính thùy mị và sự thanh khiết. Bà đã thể hiện một ý thức mạnh mẽ trong khi thi hành các bổn phận của mình, khiến bà được dân chúng Nhật Bản ngưỡng mộ. Khi còn là Hoàng thái tử và Hoàng thái tử phi, Akihito và Michiko đã thực hiện các chuyến thăm chính thức đến 37 quốc gia. Từ khi đăng cơ, hai người đã viếng thăm thêm mười tám quốc gia khác, và đã làm nhiều điều để Hoàng thất trở nên gần gũi hơn với xã hội Nhật Bản đương đại. Các bổn phận chính thức của bà, ngoài việc thăm viếng ngoại quốc, còn bao gồm tham dự các sự kiện và buổi lễ, cả trong và ngoài Hoàng Cư, thăm các cơ sở phúc lợi và văn hóa cũng như tiếp các khách chính thức bao gồm cả khách cấp nhà nước. Ví dụ, năm 2007, bà đã tham dự trên 300 cuộc họp. Bà cũng tham gia các nghi lễ tôn giáo với Thiên hoàng, như viếng thăm các đền thờ Thần đạo và Lăng mộ Hoàng thất để cúng tế cho linh hồn của tổ tiên. Ngoài ra, bà là một nghệ sĩ chơi đàn dương cầm cổ điển hoàn hảo. Một trong các bổn phận quan trọng nhất của bà là trong lễ kỉ niệm thu hoạch tằm tơ tại Ngự dưỡng tàm sở Momijiyama, là trang trại dâu tằm tơ trong khu đất của Hoàng Cư. Đích thân hoàng hậu sẽ nuôi tằm bằng lá dâu và chăm sóc chúng, và thu hoạch. Từ năm 1994, một phần sản phẩm tơ do bà sản xuất được đưa đến kho Shōsōin ("Chính Thương viện") tại Nara. Sản xuất và thu hoạch sản phẩm tơ là một phần bổn phận của bà trong nghi lễ, có nguồn gốc từ Thần đạo, văn hóa và truyền thống Nhật Bản. Ngày 30 tháng 4 năm 2019, Thiên hoàng Akihito thoái vị và nhường ngôi cho Hoàng thái tử Naruhito và trở thành Thượng hoàng. Hoàng hậu Michiko, theo quy định mới trong hiến pháp cũng không còn là Hoàng hậu nữa mà chính thức trở thành 「Thượng hoàng hậu; 上皇后」, tiếng Anh là "Empress Emerita", đồng thời nhường vị trí Hoàng hậu cho Thái tử phi Masako.
1
null
iPhone 5 là điện thoại thông minh màn hình cảm ứng thế hệ thứ sáu của Apple Inc, chính thức ra mắt ngày 12/9/2012. So với những phiên bản tiền nhiệm của nó, nó có màn hình 4 inch (lớn hơn so với 3,5 inch của các bản trước), và một cổng kết nối 8-pin Lightning nhỏ hơn, nhẹ hơn, mỏng hơn, và nhanh hơn. Đây là iPhone đầu tiên hỗ trợ LTE và có một màn hình với một tỉ lệ gần 16:09. Lịch sử. Suy đoán về iPhone 5 và thông số kỹ thuật của nó xuất hiện ngay sau khi Apple công bố iPhone 4S ngày 4/10/2011. Tuy nhiên, tin đồn và rò rỉ chi tiết đã không xuất hiện cho đến tháng 6 năm 2012. Ngay từ ngày 30 tháng 7 năm 2012, có những nguồn tin xác định chính xác ngày ra mắt và phát hành của chiếc điện thoại này cùng với các tính năng có thể có. Ngày 4 tháng 9 năm 2012, Apple mời các hãng truyền thông đến dự một sự kiện ​​ngày 12 tháng 9 tại Trung tâm Nghệ thuật ở San Francisco Yerba Buena. Nhiều nguồn tin cho rằng điều này sẽ được liên quan đến hệ iPhone tiếp theo do cái bóng của chữ số 5 đặc trưng trong thiết kế của thiệp mời. Hãng Apple sau đó đã công bố một số sản phẩm mới bao gồm iPhone 5, iPod Nano (thế hệ thứ 7), và iPod Touch (thế hệ thứ 5). Phiên bản điện thoại này đã có sẵn để đặt hàng trước vào ngày 14 tháng 9 năm 2012 và sẽ có mặt vào 21 tháng 9 tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Ireland, Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản, Hồng Kông, và Singapore. Trong thông báo ra mắt phiên bản điện thoại này, Phil Schiller tuyên bố rằng, với 7,6 mm, iPhone 5 là "smartphone mỏng nhất thế giới", tuy nhiên trên thị trường đã có những smartphone mỏng hơn từ trước. Cụ thể, Oppo Finder là 6,65 mm và 7,1 mm (nếu tính cả đoạn lồi do ống kính máy ảnh). Đặc điểm. iPhone 5 sử dụng iOS, hệ điều hành di động của Apple, có độ mỏng 7,6mm, chiều ngang của máy vẫn được giữ nguyên như các phiên bản trước đó (58.6 mm), trong khi chiều dài đã được kéo dài ra. Nặng 112 gam, iPhone 5 nhẹ hơn iPhone 4S tới 20%. iPhone 5 có màn hình kích thước 4 inch với độ phân giải 1136 x 640 pixel, tỷ lệ 16:9, hiển thị 5 hàng icon trên màn hình, hỗ trợ người dùng xem phim tốt hơn, độ bão hòa màu cũng cao hơn 44% so với phiên bản tiền nhiệm. Máy hỗ trợ kết nối LTE Cat3 100/50 Mbps, HSPA 42.2/5.76 Mbps, EV-DO Rev.A 3.1 Mbps cùng Wi-Fi 802.11 a/b/g/n băng tần kép. Bộ vi xử lý A6 tiến trình 32 nm trên iPhone 5 có tốc độ nhanh gấp 2 lần so với chip A5 được sử dụng trên iPhone 4S, và mạnh gấp 2 lần về khả năng hiển thị đồ họa. iPhone 5 được trang bị PowerVR SGX543MP4 3 nhân (266 MHz) và CPU lõi kép 1.3 GHz Swift - ARM v7 based. So với iPhone 4s, RAM của iPhone 5 tăng gấp đôi: 1 GB (LPDDR2-1066 eDRAM). Tương tự phiên bản trước, bộ nhớ trong có các phiên bản tùy chọn là 16GB, 32GB và 64GB. iPhone 5 có máy ảnh cảm biến 8 megapixel giống như trên iPhone 4S, nhưng cảm biến nhỏ hơn đến 25% so phiên bản trước kế nó. Đặc biệt camera của phiên bản mới hỗ trợ chế độ chụp toàn cảnh Panorama, cho dung lượng ảnh chụp tương đương với 28 megapixel. iPhone 5 có thể quay video 1080p với khả năng chống rung, nhận diện được khuôn mặt 10 người và đặc biệt hơn là có thể chụp ảnh ngay khi quay phim. Camera trước 1.3 MP có khả năng quay video HD 720p 30fps. iPhone 5 có hệ thống âm thanh bao gồm 3 microphone: một ở dưới chân máy, một ở gần Camera trước của máy và một ở giữa Camera sau và đèn Flash - microphone thứ 3 này có tác dụng chống ồn cho iPhone khi bạn nghe điện thoại ở những nơi ồn ào, hỗ trợ 5 loa với 2 loa ở phía trước. Diện tích loa của iPhone 5 bé hơn 20% so với người tiền nhiệm. iPhone sử dụng cổng kết nối 8 chân "Lightning" có thể đảo ngược, và nhỏ hơn đến 80% so với cổng 30 chân của các thế hệ iPhone trước. iPhone 5 sử dụng Nano-SIM. Pin Li-Po cung cấp thời gian sử dụng lên đến 8 giờ khi dùng LTE, mạng 3G để duyệt web, 10 giờ khi dùng WiFi duyệt web, 10 giờ xem video, thời gian chờ 225 giờ, và nghe nhạc liên tục trong 40 giờ. Những khác biệt nổi bật so với iPhone 4s. Vì màn hình có kích thước và tỉ lệ màn hình khác iPhone 4s (4 inch so với 3.5 inch và 16:9 so với 3:2), dẫn đến kích thước máy cũng dài hơn. Không chỉ vậy, iPhone 5 còn có nhiều thay đổi so với người tiền nhiệm. Tuy nhiên, trong sử dụng thực tế, màn hình iPhone 5 khá dễ rạn vỡ và vỏ nhôm bị móp khi va chạm. Đón nhận. Trước khi iPhone 5 ra mắt một tuần, đã có một số người xếp hàng với các vật dụng cá nhân và túi ngủ trước cửa hàng của Apple ở Thành phố New York chờ màn ra mắt của iPhone 5. Họ bắt đầu xếp hàng theo thứ tự tại cửa hàng Apple ở đại lộ số 5 và chờ tới ngày 21 tháng 9. Trong vòng 24 giờ sau khi Apple cho phép khách hàng đặt mua trước, mẫu iPhone 5 đã nhận được hơn 2 triệu đặt hàng mua và trở thành dòng iPhone bán chạy nhất, so với mức 1 triệu chiếc của iPhone 4S xác lập hồi tháng 10 năm 2011. Việc số lượng đặt mua lớn đã khiến giá cổ phiếu của Apple thiết lập trần kỷ lục mới khi chạm mức 700 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17 tháng 9 năm 2012. Tại Việt Nam, hai nhà mạng Vinaphone và Viettel là một trong những nhà phân phối chính thức.
1
null
Trần Mẫn công (chữ Hán: 陳湣公; trị vì: 501 TCN-478 TCN), tên thật là Quy Việt (媯越), là vị vua thứ 26 và là vua cuối cùng của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Giữa Ngô và Sở. Trần Mẫn công là con của Trần Hoài công – vua thứ 24 nước Trần. Năm 502 TCN, Hoài công sang nước Ngô và bị Ngô Hạp Lư giam giữ. Người nước Trần bèn lập Quy Việt lên nối ngôi, tức là Trần Mẫn công. Năm 499 TCN, em Tống Cảnh công là công tử Địa vì có mâu thuẫn nên chạy sang nước Trần. Một người em khác là công tử Thìn cùng các đại phu Trọng Đà, Thạch Khu cũng chạy sang Trần. Cùng năm, Trần Mẫn công cử Công Tôn Đà Nhân mang quân hợp với quân nước Sở đánh diệt nước Đốn. Năm 498 TCN, công tử Thìn, công tử Địa nước Tống cùng Trọng Đà và Thạch Phu được nước Trần giúp sức, mang quân tiến về nước Tống, tiến vào đất Tiêu, đến năm 497 TCN thì thua trận chạy sang nước Lỗ. Năm 496 TCN, Ngô vương Phù Sai mới lên ngôi, mang quân đánh Trần, chiếm 3 ấp của nước Trần. Năm 495 TCN, Trần Mẫn công cùng vua Tùy và vua Hứa mang quân theo Sở Chiêu vương đi đánh nước Sái. Năm 488 TCN, Ngô Phù Sai lại đánh nước Trần. Trần Mẫn công cầu cứu nước Sở. Sở Chiêu vương mang quân đến cứu Trần, tiến đến Thành Phụ. Quân Ngô phải rút lui. Năm 486 TCN, Phù Sai đại phá quân nước Tề ở Ngải Lăng, sai sứ triệu tập Trần Mẫn công. Trần Mẫn công sợ hãi phải sang triều kiến. Do Trần quy phục Ngô, Sở Huệ vương tức giận sai Tử Kỳ mang quân đánh Trần. Trần Mẫn công cố thủ và cầu cứu nước Ngô. Năm 485 TCN, Ngô Phù Sai sai Quý Trát đi cứu nước Trần. Quý Trát thuyết phục tướng Sở là Tử Kỳ nên bãi binh để dân được nghỉ, không nên vì lợi ích của vua Ngô và vua Sở để dân nhọc sức. Tử Kỳ nghe theo, hai bên cùng lui binh. Nước Trần được giải vây. Năm 480 TCN, Sở Huệ vương gặp loạn Bạch công Thắng, bị phế truất. Nhân khi nước Sở có loạn, Trần Mẫn công cậy có dân đông, lương thực nhiều, bèn tới đánh phá nước Sở. Nhờ có Thẩm Chư Lương giúp, Huệ vương diệt được Bạch Thắng, phục hồi ngôi vua. Sang năm 478 TCN, Sở Huệ vương sai Vũ Thành Doãn (con Lệnh doãn Tử Tây) mang quân đánh nước Trần. Trần Mẫn công mang quân ra chống bị thua trận, phải lui về thành. Quân Sở vây thành. Tháng 7 năm đó, thành bị hạ, Trần Mẫn công bị bắt và bị giết. Trần Mẫn công ở ngôi được 24 năm. Sở Huệ vương diệt nước Trần. Nước Trần từ thời Trần Hồ công đến Trần Mẫn công truyền được 26 đời vua.
1
null
Cumalıkızık là một xã thuộc huyện Yıldırım, tỉnh Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi làng nằm tại chân núi Uludağ, cách thành phố Bursa khoảng 10 km về phía đông, tại chân của núi Uludağ. Ngôi làng nằm trong ranh giới của Yıldırım như là một khu phố và được thành lập như là một làng bất khả xâm phạm. Kết cấu lịch sử của ngôi làng đã được bảo vệ tốt và các cấu trúc kiến ​​trúc nông thôn dân sự của thời kỳ đầu Ottoman vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian. Chính vì đó mà Cumalıkızık đã trở thành một trung tâm nổi tiếng nhưng vẫn còn hoang sơ cho khách du lịch. Một nhóm các làng tương tự nằm gần nhau quanh chân núi Uludağ và các thung lũng được gọi là "Kızık" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Tên này là viết tắt của một trong hai mươi bốn gia tộc của người Thổ Nhĩ Kỳ Oghuz và người dân từ các ngôi làng cũng được gọi là Kızık. Những ngôi làng tương tự khác gần đó nhưng không được bảo quản tốt bằng Cumalıkızık, là Değirmenlikızık, Derekızık, và Hamamlıkızık. Hamamlıkızık là ngôi làng của phòng tắm địa phương (nhà tắm Thổ Nhĩ Kỳ) còn cái tên Cumalıkızık được đặt bởi vì mọi người thường tụ tập ở đó vào thứ Sáu để cầu nguyện. Bảo tàng dân tộc học Cumalıkızık nằm tại quảng trường của làng trưng bày lịch sử từ các làng. Tháng sáu hàng năm, nơi đây diễn ra một lễ hội. Các ngôi nhà của Cumalıkızık nổi tiếng nhờ được làm bằng gỗ, gạch không nung, đá dăm. Hầu hết trong số đó có ba tầng ngăn cách riêng biệt. Các cửa sổ trên lầu thường được đóng lưới sắt và được thiết kế là một cửa sổ lồi. Tay cầm và gõ vào cửa ra vào chính được làm từ sắt non. Con đường lát sỏi rất hẹp và không có vỉa hè, nhưng lại có một rãnh thời trung cổ ở giữa để thoát nước mưa và nước thải. Một nhà thờ Hồi giáo, đài phun nước Zekiye Hatun bên cạnh và một phòng tắm công cộng có một mái vòm là bản gốc từ Đế quốc Ottoman. Ngoài ra còn có một phế tích đổ nát của một nhà thờ được xây dựng bởi Byzantine. Cumalıkızık lưu giữ 270 ngôi nhà lịch sử. Một số đó đang trong quá trình tu bổ và bảo dưỡng, trong số đó có 180 ngôi nhà vẫn còn đang được sử dụng làm nhà ở. Năm 1969, một nhà thờ Byzantine đã được khai quật phía đông nam của ngôi làng ở chân của núi Uludağ. Một số công trình kiến trúc đang được trưng bày tại Bảo tàng khảo cổ học Bursa. Còn các chương trình phim và chương trình truyền hình với các thiết lập lịch sử thường được chiếu ở Cumalıkızık.
1
null
là một loạt phim truyền hình thuộc thể loại Tokusatsu của Toei Company, là series thứ 23 của loạt phim Kamen Rider Series và thứ 14 trong thời Heisei. Tên của bộ phim và logo đã được Toei hé lộ ngày 21 tháng 6, 2012. Bộ phim bắt đầu phát sóng từ ngày 2 tháng 9, 2012, nằm trong khung giờ Super Hero Time cùng với Tokumei Sentai Go-Busters và Zyuden Sentai Kyoryuger. Khẩu hiệu của bộ phim là "Nào, showtime!" (さあ、ショ-タイムだ! Saa, shōtaimu da!?). Cốt truyện. Một nghi lễ bí ẩn diễn ra vào một ngày nhật thực đã tạo ra một nhóm sinh vật ma quỷ gọi là Phantom. Souma Haruto, một người sống sót trong nghi lễ, đã được Bạch Ma Pháp Sư lựa chọn làm Kamen Rider Wizard chiến đấu chống lại Phantoms cùng với Koyomi- một nạn nhân khác của Phantom, cảnh sát Daimon Rinko, chàng trai mê phép thuật Nara Shunpei và người làm ra Wizard rings Wajima. Nhân vật. Riders:. Trong phim được gọi là các : Phantom:. Là các quái vật được sinh ra từ những người được gọi là Gate bằng nghi lễ sabbath diễn ra vào ngày nhựt thực,những người sau khi biến thành phantom sẽ tìm những Gate khác làm cho những người đó tuyệt vọng rồi sinh ra phantom mới Tập phim. Mỗi tập phim của Kamen Rider Wizard được gọi là "Ring". Phim. "Space, Here We Come!". Wizard đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên trong Kamen rider Fourze the movie: Space, here we come! khi Fourze và Meteor đang gặp khó khăn khi phải chiến đấu với 12 Horoscopes. MOVIE Taisen Ultimatum. Là movie War giữa Fourze và Wizard, sẽ được trình chiếu ngày 8 tháng 12, 2012. Ngoài sự xuất hiện của cá nhân vật trong Fourze và Wizard, các nhân vật trong các series Tokusatsu khác của Shotaro Ishinomori như "Bishōjo Mask Poitrine","Akumaizer 3" và "Sanagiman" cũng sẽ xuất hiện. Bên cạnh đó các Kamen rider của các series trước như OOO, Birth, Double, Accel cũng sẽ quay trở lại. Super Hero Taisen Z. là một bộ phim giao chéo sắp ra mắt vào mùa xuân 2013, giữa ba dòng phim tokusatsu, Kamen Rider, Super Sentai, và Uchū Keiji Series. Các nhân vật từ "Kamen Rider Wizard", "Zyuden Sentai Kyoryuger", và ' sẽ tham gia bộ phim. Vũ Trụ Thiết Nhân Kyodain từ ' cũng xuất hiện. Đoạn phim quảng bá được trình chiến sau "". "In Magic Land". là bộ phim điện ảnh thường niên của Kamen Rider Wizard, công chiếu song song với bộ phim điện ảnh của Kyoryuger vào ngày 3 tháng 8, 2013. "Tenkawakeme no Sengoku Movie Daigassen". là bộ phim điện ảnh mùa đông với sự gặp gỡ giữa Kamen Rider Wizard và Gaim. Bộ phim dự kiến phát hành vào ngày 14 tháng 12, 2013. Hyper Battle DVD. The Hyper Battle DVD của "Wizard" mang tên . Haruto và Kosuke đi vào Underworld của chủ cửa hàng Donut và thi triển sức mạnh của Dance Ring.
1
null
Bệnh viện Thể thao Việt Nam ( - VSH) là bệnh viện chuyên về y học thể thao đầu tiên và duy nhất của nước ta, chuyên điều trị cho vận động viên, người dân bị chấn thương trong quá trình tham gia hoạt động thể thao. Bệnh viện có diện tích 15.000 m², nằm trong Khu liên hợp thể thao quốc gia được coi như một tiền đề, một khâu đột phá cho sự phát triển của y học thể dục thể thao tại nước ta,góp phần quan trọng vào chu trình đào tạo vận động viên cấp cao Việt Nam.Với quá trình lịch sử lâu đời,cơ sở vật chất được đầu tư chuyên nghiệp cùng đội ngũ bác sĩ chuyên gia về y học thể thao, Bệnh viện Thể thao Việt Nam là lựa chọn hàng đầu dành cho những người bị chấn thương và các vấn đề khác liên qua đến thể thao. Lịch sử. Bệnh viện Thể thao Việt Nam tiền thân là Ban Y sinh học của "Viện Khoa học Thể dục Thể thao" được thành lập theo Quyết định số 35/CP ngày 24/01/1979 ngày 24/01/1979 của Chủ tịch Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ) Năm 1998 theo Quyết định số: 1303/1998/QĐ-UBTDTT của "Ủy ban Thể dục thể thao", Trung tâm Y học Thể thao thuộc Viện Khoa học TDTT được thành lập trên cơ sở Ban Y sinh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao phục vụ công tác Y học Thể thao trong toàn quốc. Sau 8 năm thành lập Trung tâm Y học Thể thao đã giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn về Y học Thể thao của Việt Nam như: tuyển chọn, kiểm tra đánh giá trình độ luyện tập của vận động viên, khám và chữa trị các bệnh lý chấn thương và bệnh lý do luyện tập thể thao gây nên, tư vấn và hướng dẫn dinh dưỡng thể thao và tham gia phục vụ tốt công tác Y tế của các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế. Tuy nhiên trước nhu cầu phát triển của xã hội về công tác chăm sóc sức khỏe không những cho vận động viên chuyên nghiệp mà còn cho những người tập luyện thể dục thể thao nghiệp dư, phong trào,Bệnh viện Thể thao Việt Nam ra đời trên cơ sở của Trung tâm Y học thể thao (theo Quyết định:1171/2006/QĐ-UBTDTT ngày 30/6/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao) nhằm đáp ứng nhu cầu đó, đồng thời còn là cơ quan đầu ngành của Y học Thể thao tham mưu cho Tổng cục Thể dục Thể thao (Việt Nam); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Y học Thể thao trong giai đoạn mới. Chức năng. Bệnh viện Thể thao Việt Nam là Bệnh viện đa khoa hạng II, trực thuộc Tổng cục Thể dục Thể thao có chức năng tổ chức khám bệnh, chữa trị chấn thương, phục hồi chức năng cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, cán bộ, công chức, viên chức ngành Thể dục thể thao và nhân dân. Nhiệm vụ và Quyền hạn. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của Bệnh viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. + Tiếp nhận các trường hợp vận động viên, người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. + Giải quyết toàn bộ các bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu ngoại khoa. + Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của Bệnh viện và vượt quá thẩm quyền theo quy định tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. + Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. + Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu. + Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ chuyên ngành y học thể thao và cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học. + Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, viên chức trong bệnh viện và cán bộ y tế của ngành thể dục thể thao. + Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học, chú trọng nghiên cứu về y học thể thao. + Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc + Nghiên cứu, triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu. + Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện. + Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, cơ sở thể thao của các địa phương thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn, y học thể thao. + Phối hợp với các cơ sở y tế thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho vận động viên và nhân dân và trên địa bàn và trong ngành thể dục thể thao.
1
null
New Lanark là một ngôi làng nằm bên bờ sông Clyde, cách Lanark 2,2 km (1,4 dặm) thuộc hạt Lanarkshire, và cách khoảng về phía đông nam Glasgow, Scotland. Được thành lập vào năm 1786 bởi David Dale, người đã xây dựng các nhà máy bông và nhà ở cho những công nhân. Ông đã xây dựng nó nhờ vào mối quan hệ với nhà phát minh và doanh nhân Anh Richard Arkwright để tiến hành tận dụng nguồn nước trên sông Clyde. Robert Owen, là một nhà cải cách xã hội và từ thiện là người có quan hệ như là đối tác với Dale đã biến New Lanark trở thành một mô hình cộng đồng doanh nghiệp, trở thành một ví dụ sớm về một khu định cư quy hoạch, trở thành một cột mốc quan trọng trong sự phát triển lịch sử của quy hoạch đô thị. New Lanark hoạt động cho đến năm 1968. Sau sự suy giảm, ủy ban bảo tồn New Lanark được thành lập năm 1974 để ngăn chặn việc hư hại của di sản công nghiệp này. Đến năm 2006, hầu hết các tòa nhà đã được khôi phục và ngôi làng đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch lớn. Đây là một trong sáu Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Scotland và là điểm dừng của Tuyến đường di sản công nghiệp châu Âu.
1
null
Trận Westport, thỉnh thoảng được gọi là "Gettysburg của miền Tây," đã diễn ra vào ngày 23 tháng 10 năm 1864 tại Kansas City, Missouri ngày nay, trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Lực lượng Liên bang miền Bắc do Thiếu tướng Samuel R. Curtis chỉ huy đã giành thắng lợi quyết định trước một lực lượng Liên minh miền Nam bị áp đảo về quân số do Thiếu tướng Sterling Price chỉ huy, gần như là tiêu diệt binh đoàn của Price. Cuộc giao tranh này là bước ngoặt của cuộc viễn chinh Missouri của Price, buộc binh đoàn của ông ta phải rút chạy về Arkansas và chấm dứt chiến dịch quan trọng cuối cùng của quân miền Nam về hướng Tây sông Mississippi. Đây cũng là một trong những trận đánh lớn đã diễn ra ở khu vực, với quân số tham chiến lên đến hơn 3 vạn người. Chiến thắng Westport của quân miền Bắc đã chấm dứt sự kháng cự có tổ chức của quân miền Nam tại Missouri, mặc dù chiến tranh du kích hãy còn tiếp diễn.
1
null
Saltaire là một làng kiểu mẫu thời kỳ Victoria nằm ở trung tâm của quận đô thị Bradford, Tây Yorkshire, Anh. Nhà máy Salts thời Victoria và khu dân cư liên quan nằm bên cạnh sông Aire và kênh đào Leeds và Liverpool đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đồng thời nó cũng là một điểm mốc của Tuyến đường di sản công nghiệp châu Âu. Lịch sử. Saltaire được xây dựng vào năm 1851 bởi Sir Titus Salt, một nhà công nghiệp len hàng đầu ở Yorkshire. Tên của làng là một sự kết hợp giữa tên họ của người đã sáng lập ra ngôi làng và tên của dòng sông chảy bên cạnh nó. Titus Salt đã chuyển việc kinh doanh của mình (gồm năm nhà máy riêng biệt) từ Bradford tới Shipley, một địa điểm gần Saltaire để thành lập số lượng lớn các nhà máy dệt và sắp xếp công việc cho công nhân tại đây, bởi đây là một địa điểm gần đường sắt và kênh đào Leeds và Liverpool. Salt đã thuê các kiến trúc sư địa phương là Henry Lockwood và Richard Mawson. Tương tự như thế nhưng nhỏ hơn đáng kể về quy mô, các dự án cũng đã được bắt đầu vào khoảng cùng thời điểm bởi Edward Akroyd tại Copley và Henry Ripley tại Ripley Ville. Ngoài ra, các nhà máy bông ở làng New Lanark được thành lập bởi David Dale năm 1786 cũng trở thành một di sản thế giới của UNESCO. Titus Salt đã xây dựng những ngôi nhà bằng đá cho công nhân một cách rất khoa học và gọn gàng (tốt hơn nhiều so với các khu ổ chuột ở Bradford), với nước máy để sử dụng, nhà tắm công cộng, một bệnh viện,cơ sở đào tạo kỹ thuật để giải trí và giáo dục,thư viện, phòng đọc sách, phòng hòa nhạc, phòng chơi thể thao bi-a, phòng thí nghiệm khoa học và một phòng tập thể thao. Ngôi làng cũng có một trường học cho trẻ em của những công nhân, nhà dưỡng lão, một khu vườn công cộng, một công viên và một nhà thuyền. Do sự kết hợp giữa nhà ở, nơi việc làm và các dịch vụ xã hội, thị trấn ban đầu thường được xem là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử thế kỷ 19 về quy hoạch đô thị. Sir Titus mất vào năm 1876 và được chôn cất tại lăng mộ liền kề với nhà thờ giáo đoàn. Khi con trai của Sir Titus Salt là Titus Salt Junior chết, làng Saltaire đã có một mối giao kết với Sir James Roberts từ Haworth. Sir James Roberts đã từng làm việc trong các nhà máy len từ khi mới chỉ mười một tuổi. Ông có sở thích kinh doanh và từng kinh doanh ở Nga, và có thể nói tiếng Nga một cách lưu loát. Roberts đã sở hữu Saltaire, trong hoàn cảnh thất bại nặng nề ở Nga, khi mất đi một số tài sản lớn trong cuộc cách mạng Nga. Ông được đề cập tới trong tác phẩm trường ca "Đất hoang" của nhà thơ T. S. Eliot. Roberts được chôn cất tại Fairlight, Đông Sussex. Di sản của ông vẫn có thể được nhìn thấy ở Saltaire, trong một công viên phía bắc của dòng sông, mà ông đặt tên là công viên Roberts sau khi con trai của ông đã chuyển giao Saltaire cho Hội đồng Bradford vào năm 1920. Ngày nay. Trong tháng 12 năm 2001, Saltaire được chỉ định là di sản thế giới của UNESCO. Điều này có nghĩa rằng, chính phủ Anh sẽ phải có nhiệm vụ bảo vệ di sản công nghiệp quý giá này. Các tòa nhà được liệt kê, với mức độ bảo vệ cao nhất là nhà thờ giáo đoàn Saltaire. (kể từ năm 1972 là nhà thờ Giáo hội Cải cách chung Saltaire) được liệt kê như là công trình lớp I. Ngôi làng đã tồn tại khá nguyên vẹn trải qua thời gian, nhưng vẫn cần được bảo vệ như là hành động cần thiết bởi có lưu lượng lớn phương tiện giao thông đi các thung lũng sông Aire, một tuyến đường Đông-Tây quan trọng. Một cây cầu bắc qua sông được đề xuất xây dựng như là một giải pháp để giải tỏa áp lực giao thông. Công viên Roberts nằm về phía bắc của dòng sông đã từng bị bỏ rơi và phá hoại nhưng đã được khôi phục bởi Hội đồng Quận Trung tâm Thành phố Bradford. Victoria Hall (ban đầu là Viện Saltaire) ngày nay cũng đã được sử dụng là nơi cho các cuộc họp hội nghị và các buổi hòa nhạc. Nhà máy Salts Mill bị đóng cửa vào tháng 2 năm 1986 và đã được Jonathan Silver mua lại một năm sau đó để cải tạo nó ngày nay trở thành một khu phức hợp của nhiều doanh nghiệp với rất nhiều các hoạt động, bao gồm cả giải trí, thương mại và nơi ở. Còn New Mill là một tòa nhà bên kia con kênh là nơi có văn phòng của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và nhiều căn hộ dân cư. Phương tiện truyền thông. Một số cảnh quay về ngôi làng và tuyến đường sắt xe điện Shipley Glen có thể được thấy trong bộ phim Shipley Glen (1914) hay trong bộ phim truyền hình "An Inspector Calls" của BBC.
1
null
Tổng hành dinh quốc gia Cảnh sát Israel, hay Tổng bộ Cảnh sát Israel, là cơ quan lãnh đạo của Cảnh sát Israel, có trụ sở chính tại Jerusalem. Trong hai thập kỷ đầu tiên sau ngày lập quốc của Israel, cơ quan này đặt trụ sở tại Tel Aviv. Khi lực lượng cảnh sát Israel phát triển, trụ sở cũ rõ ràng không thể đáp ứng được nhu cầu làm việc của số lượng nhân viên đông đảo. Sau cuộc Chiến tranh 6 ngày, khi đó Israel đã kiểm soát được thành phố Jerusalem, một vị trí mới đã được lựa chọn ở Đông Jerusalem, giữa núi Scopus và một phần phía tây của thành phố. Xây dựng ban đầu, lần đầu tiên được lên kế hoạch trong thời gian Jordan như một bệnh viện, đã được thiết kế lại bởi kiến trúc sư Dan Eytan và khánh thành vào năm 1973, mà tại đó buộc một tòa nhà thứ hai và lớn hơn được bổ sung. Trụ sở Bộ An ninh Công cộng Israel sau đó cũng được xây dựng bên cạnh trụ sở Tổng hành dinh quốc gia Cảnh sát Israel.
1
null
Thuật toán Dinitz là một thuật toán thời gian đa thức mạnh cho việc tìm luồng cực đại trên đồ thị luồng, tìm ra năm 1970 bởi nhà nghiên cứu khoa học máy tính người Israel (trước đó ở Liên Xô) Yefim Dinitz. Thuật toán chạy trong thời gian formula_1 và tương tự như thuật toán Edmonds–Karp, chạy trong thời gian formula_2, ở chỗ nó cũng dùng đường tăng luồng ngắn nhất (ít cung nhất). Việc sử dụng các khái niệm "đồ thị tầng" và "luồng ngăn chặn" cho phép thuật toán Dinitz đạt được thời gian nhanh hơn. Định nghĩa. Giả sử formula_3 là một mạng lưới với khả năng thông qua formula_4 và luồng formula_5 trên cung formula_6. Thuật toán. Thuật toán Dinitz Phân tích. Có thể chứng minh rằng khoảng cách (tính theo số cung) từ đỉnh phát đến đỉnh thu tăng lên ít nhất 1 sau mỗi lần tăng luồng bằng luồng ngăn chặn nên chỉ cần tìm không quá formula_45 luồng ngăn chặn, trong đó formula_46 là số đỉnh của đồ thị. Có thể xây dựng đồ thị tầng formula_26 bằng tìm kiếm theo chiều rộng trong thời gian formula_48 và có thể tìm luồng ngăn chặn trong thời gian formula_49. Do đó thời gian chạy của thuật toán Dinitz là formula_1. Bằng cách sử dụng cấu trúc dữ liệu cây động, có thể giảm thời gian tìm mỗi luồng ngăn chặn xuống còn formula_51 và do đó giảm thời gian chạy của thuật toán Dinitz xuống formula_52. Trường hợp đặc biệt. Trong mạng với khả năng thông qua đơn vị, thời gian chạy của thuật toán nhanh hơn rất nhiều so với trường hợp tổng quát. Có thể tìm mỗi luồng ngăn chặn trong thời gian formula_48, và có thể chứng minh rằng số lần tìm luồng ngăn chặn là không quá số nhỏ hơn giữa formula_54 và formula_55. Do đó thuật toán chạy trong thời gian formula_56. Trong mạng lưới xây dựng từ bài toán ghép cặp trên đồ thị hai phía, số lần tìm luồng ngăn chặn là formula_57, nên thời gian chạy là không quá formula_58. Thuật toán này còn được biết đến là thuật toán Hopcroft–Karp. Tổng quát hơn, chặn trên cho thời gian chạy này đúng cho mọi "mạng đơn vị" — mạng trong đó mỗi đỉnh, ngoại trừ đỉnh phát và đỉnh thu, hoặc có đúng một cung vào với khả năng thông qua bằng một, hoặc đúng một cung ra với khả năng thông qua bằng một và tất cả các cung khác có khả năng thông qua là số nguyên tùy ý. Ví dụ. Dưới đây là một ví dụ thực hiện thuật toán Dinitz. Trong đồ thị tầng formula_26, nhãn đỏ của các đỉnh là các giá trị formula_16. Các đường màu xanh tạo thành một luồng ngăn chặn. Lịch sử. Thuật toán Dinitz được xuất bản năm 1970 bởi nhà nghiên cứu khoa học máy tính người Nga (khi đó) Yefim (Chaim) A. Dinitz, nay là thành viên của khoa Khoa học Máy tính tại đại học Ben-Gurion (Israel), trước thuật toán Edmonds–Karp, xuất bản năm 1972 nhưng được phát hiện trước đó. Họ chứng minh một cách độc lập rằng trong thuật toán Ford–Fulkerson, nếu mỗi đường tăng luồng luôn là đường tăng ngắn nhất, chiều dài của đường tăng luồng là không giảm.
1
null
Tiêu Chiêu Văn (, 480–494), gọi theo thụy hiệu là Hải Lăng Cung vương (海陵恭王), tên tự Quý Thượng (季尚), là vị vua thứ tư của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông bị ông bác của mình là Tiêu Loan phế truất rồi giáng xuống tước vương vào năm 494. Đầu năm 494, cũng chính Tiêu Loan là người đã đưa ông lên ngai vàng sau khi Tiêu Loan ám sát anh trai ông là Tiêu Chiêu Nghiệp. Sau khi Tiêu Loan phế truất Tiêu Chiêu Văn và đoạt lấy ngai vàng, ông ta đã hạ độc Tiêu Chiêu Văn. Bối cảnh. Tiêu Chiêu Văn sinh năm 480 và là con thứ hai của Nam quận vương Tiêu Trường Mậu, Mậu là con trai cả của thái tử Tiêu Trách. Mẹ của ông là Hứa cung nhân, một thê thiếp của Tiêu Trường Mậu. Sử sách không viết gì nhiều về thời thơ ấu của ông. Sau khi Cao Đế qua đời vào năm 482, Tiêu Trách trở thành hoàng đế (tức Vũ Đế), và Tiêu Trường Mậu trở thành thái tử. Năm 486, lúc 6 tuổi, Tiêu Chiêu Văn được phong làm Lâm Nhữ công. Năm 490, ông kết hôn với Vương Thiều Minh, con gái của viên quan Vương Từ (王慈), làm Lâm Nhữ công phu nhân. Đầu năm 493, Tiêu Trường Mậu qua đời, anh trai cả của Tiêu Chiêu Văn-Tiêu Chiêu Nghiệp trở thành Hoàng thái tôn. Sau đó, cũng trong năm 493, Vũ Đế cũng qua đời, và Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi hoàng đế. Tiêu Chiêu Nghiệp phong cho Tiêu Chiêu Văn làm Tân An vương. Tiêu Chiêu Nghiệp là một quân chủ phù phiếm và hoang phí, dành nhiều thời gian cho những buổi yến tiệc và trò chơi tiêu khiển. Vào mùa thu năm 494, thị trung thượng thư đại tướng quân là Tây Xương hầu Tiêu Loan, anh họ của Vũ Đế, nhận thấy Tiêu Chiêu Nghiệp không có năng lực và tin rằng Tiêu Chiêu Nghiệp sẽ có hành động chống lại ông ta, vì thế đã tiến hành chính biến và sát hại Tiêu Chiêu Nghiệp. Tiêu Loan sau đó đưa Tiêu Chiêu Văn lên ngai vàng. Trị vì. Khi lên ngôi, Tiêu Chiêu Văn mới 14 tuổi, quyền lực trên thực tế nằm trong tay Tiêu Loan, và Tiêu Loan tự phong cho mình tước Tuyên Thành quận công, sau đó là Tuyên Thành vương. Dưới danh nghĩa Tiêu Chiêu Văn, Tiêu Loan ngay sau đó đã tiến hành xử tử một số lượng lớn các thân vương là con trai của Cao Đế và Vũ Đế, những người mà ông ta xem là một mối đe dọa với mình: Ban đầu, em trai Tiêu Chiêu Văn là Lâm Hải quận vương Tiêu Chiêu Tú (蕭昭秀), cũng đã bị định tội chết, song vào lúc cuối cùng lại được tha. Để thay thế vị trí của các thân vương bị giết, Tiêu Loan đã đưa các cháu trai (do con trai ông ta còn nhỏ) là Tiêu Diêu Quang (蕭遙光), Tiêu Diêu Hân (蕭遙欣), và Tiêu Diêu Xương (蕭遙昌) vào các chức vụ quan trọng. Chưa đầy ba tháng sau khi Tiêu Chiêu Văn lên ngôi, Tiêu Loan đã ban một chiếu chỉ nhân danh chính thất của Tiêu Trường Mậu-Thái hậu Vương Bảo Minh (王寶明), viết rằng Tiêu Chiêu Văn không đủ thông minh và khỏe mạnh để làm hoàng đế, trao ngai vàng lại cho Tiêu Loan. Sau khi bị phế. Theo chiếu chỉ mà Tiêu Loan sử dụng, Tiêu Chiêu Văn bị giáng làm Hải Lăng vương. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau khi ông bị phế, Tiêu Loan đã giả vờ thông báo Tiêu Chiêu Văn lâm bệnh và cử thái y đến điều trị, song lại lệnh cho thái y hạ độc ông. Tiêu Chiêu Văn được ban thụy hiệu "Cung" (恭) và được chôn cất với vinh dự cao quý song không phải là vinh dự dành cho hoàng đế.
1
null
Quyền được chết là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn của con người cụ thể để tìm đến cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoái khỏi đau khổ, bệnh tật hoặc các lý do khác. Ở góc độ hẹp hơn, quyền được chết là một hành vi chọn cái chết của người đã thành niên đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh lý không thể cứu chữa, rơi vào tình huống y tế không lối thoát. An tử đề cập đến việc thực hành chấm dứt sinh mạng một con người với mục đích làm giảm thời gian chịu đau đớn và đau khổ về mặt thể lý cho người bệnh. The British House of Lords Select Committee on Medical Ethics (Ủy ban đặc biệt của Thượng Nghị viện Anh về Đạo đức y học) định nghĩa về an tử là "một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa." Do những tranh cãi gay gắt về đạo đức và lo ngại những hệ lụy xấu do việc trợ tử gây ra, tính đến năm 2015, trong tổng số 221 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ có 3 nước cho phép trợ tử bệnh nhân là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan.. Mới nhất là Cuba đã thông qua Luật an tử. Tổng quan. Quyền được chết ban đầu xuất hiện gắn liền với khái niệm cái chết êm dịu. Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là "euthanatos". Trong đó, "eu" là tốt và "Thanatos" là chết. Biểu hiện ban đầu của cái chết êm ả chính là trợ tử, xuất hiện đầu tiên trong lời thề Hippocrates và sau đó bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sĩ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người sắp chết thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Quyền được chết đang là một khái niệm được bàn cãi. Về tổng quan, các quyền của con người – nhân quyền như quyền được sống, quyền tự do, quyền chính trị pháp lý… được quy định trong Hiến pháp nhiều nước, còn quyền nhân thân đối với những con người cụ thể được quy định trong Luật dân sự, còn các quyền công dân khác được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Trên thế giới chưa có văn bản pháp luật nào cũng như chưa có quốc gia nào công nhận "quyền được chết" mà chỉ có một số văn bản pháp luật ở một vài quốc gia cho phép sử dụng an tử trong một vài trường hợp nhất định. Quyền được chết được nhắc tới từ lâu nhưng hiện tại, chỉ có một số ít nước hợp pháp hóa nó với tư cách là quyền lựa chọn của bệnh nhân. Nếu chưa được công nhận về mặt pháp luật, một người thực hiện hành vi nhằm hiện thực hóa quyền được chết (trợ giúp tự tử, thực hiện trực tiếp đưa bệnh nhân chết... sẽ bị quy vào một số tội: giết người, giúp người khác tự sát, không cứu giúp người bị nạn… Một số ý kiến cho rằng việc kết thúc nhanh sự sống rõ ràng là một cách để làm giảm sự đau khổ của người bệnh, tránh đau khổ cho bệnh nhân bằng cách rút ngắn cuộc sống một cách có chủ đích. Một số ý kiến khác cho rằng việc bảo vệ mạng sống và làm giảm đau khổ là nhiệm vụ chính của ngành y tế, khuyến khích tự sát là điều trái với y đức. Nhiều người phản đối vì cho rằng con người không có quyền can thiệp vào sự sống chết của người khác (trừ khi đó là tội phạm đã bị toà tuyên án tử hình). Mọi sự can thiệp hay giúp đỡ để người bệnh được chết đều phải bị coi là giết người. Các nền luân lý đạo đức đều kịch liệt phản đối phương pháp này vì hành vi trợ giúp tự sát được coi là sự xem thường giá trị của sinh mệnh con người. Sinh mệnh con người do tạo hóa ban tặng thông qua cha mẹ, nếu không phạm tội thì chỉ có tạo hóa được quyền lấy đi sinh mạng con người chứ không phải bản thân hay bất kỳ một ai khác. Do những tranh cãi gay gắt về đạo đức và lo ngại những hệ quả xấu do việc trợ tử gây ra, tính đến năm 2015, trong tổng số 221 nước trên thế giới, chỉ có 3 nước cho phép trợ tử bệnh nhân là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan. Ngoài ra có Thụy Sĩ, Argentina, 5 bang ở Mỹ (Washington, Oregon, Vermont, New Mexico và Montana) cho phép bệnh nhân tự nguyện dừng điều trị để tự tìm cái chết nhưng cấm mọi người khác (kể cả người thân và bác sĩ) gợi ý, kê đơn hoặc cung cấp phương tiện cho họ tự sát (nếu cung cấp thì vẫn sẽ bị xử lý hình sự). Năm 2014, tòa án tỉnh Quebec (Canada) từng cho phép trợ tử nhưng năm 2015, tòa án tối cao nước này đã bác bỏ phán quyết này do nó vi phạm Điều 7 Hiến chương về quyền và tự do và Điều 14 Luật hình sự, theo đó nghiêm cấm mọi hành vi tước đoạt sinh mạng người khác mà không có phán quyết của tòa án. Hậu quả pháp lý-xã hội. Việc chấp nhận quyền được chết sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng khó lường trước về pháp luật và xã hội, ví dụ như: Bác sĩ Huỳnh Văn Bình, chuyên ngành ung bướu Việt Nam, chia sẻ: Trong Phật giáo. An tử thường bị phản đối trong mọi nền luân lý tôn giáo lớn, như Phật giáo; và điển hình là Công giáo Rôma phản đối mọi hình thức an tử. Trong giới luật của Phật giáo, đức hiếu sinh luôn được đề cao, do vậy tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, khi Ngài đang ngụ tại Tỳ-xá-li (Vaiśāli), có một Tỳ kheo bị bệnh nặng, lâu ngày rồi mà điều trị không lành. Thầy Tỳ-kheo bệnh nói với người chăm sóc mình: "Thế thì phải làm sao? Tôi cũng chán ngán nỗi đớn đau này, không thể chịu đựng được nữa. Nếu thầy giết tôi thì tốt lắm". Tỳ-kheo nuôi bệnh đáp: "Thầy chỉ cầu được sống không muốn chết, chứ nếu muốn chết thì có thiếu gì cách để chết". Sau đó, Tỳ-kheo bị bệnh đã tự sát. Đức Phật Thích Ca biết được sự việc ấy, Ngài cho gọi thầy Tỳ-kheo chăm sóc người bệnh đến và quở trách: "Ông không từng nghe Như Lai dùng vô số phương tiện khen ngợi những người sống phạm hạnh, có thân từ ái, miệng từ ái, tâm từ ái, và khuyên cúng dường cung cấp cho họ những thứ cần thiết hay sao? Nay vì sao ông lại mở miệng ca ngợi sự chết? Điều đó là phi pháp, phi luật, không đúng lời ta dạy, không thể dùng việc này để nuôi lớn thiện pháp". Luận điệu cổ vũ cho việc hợp pháp hoá tự tử là: việc tự nguyện đi tìm cái chết là một vấn đề do cá nhân tự chủ và tự quyết định. Nếu có một cá nhân nào muốn tìm cái chết như là một giải pháp hợp lý để chấm dứt đau đớn, nên cho phép họ làm điều đó, hay giúp họ làm điều đó để chấm dứt đau đớn. Đối với giáo pháp Phật giáo, cách suy nghĩ này là thiển cận và sai lầm. Chết không phải là chấm dứt, và đau khổ sẽ không chấm dứt sau khi chết, mà vẫn tiếp tục cho đến khi nào giải được tất cả Ác nghiệp, người bệnh dù tự sát vẫn phải tiếp tục chịu đau đớn trong kiếp sau chứ không thể nào trốn tránh được. Tự sát cũng là một loại Ác nghiệp, việc tự giết mình - hay giúp người khác tự sát - không thể giúp trả cho hết Ác nghiệp, mà chỉ sinh ra Ác nghiệp mới cho bản thân và xã hội mà thôi. Tự sát tạo Ác nghiệp cho mình, giúp tự sát tạo Ác nghiệp cho xã hội, Ác nghiệp cứ chất chồng thì sẽ đến ngày chính xã hội phải gặt lấy Ác quả: cha mẹ muốn ông bà bệnh tật phải tự sát để đỡ "gánh nặng", rồi đến đời con cháu cũng sẽ học theo mà làm vậy với cha mẹ, tất cả chỉ muốn đưa người thân bệnh tật vào cửa tử để đỡ tốn công chăm sóc. Dần dần qua vài thế hệ thì cả xã hội sẽ quên đi thế nào là đức hiếu sinh, đạo hiếu nghĩa mà Phật đã dạy. Vì lẽ Nhân-Quả đó, Đức Phật dạy: Nếu một người bệnh đang chờ chết, nếu có một cơ hội nào để cho họ hoặc người thân có những ý nghĩ an lành và đạo đức, thì vẫn phải cố cho họ sống thêm dù chỉ thêm 5 phút, bởi 5 phút đó đủ để vãng sinh một vong linh và gieo thêm mầm Thiện nghiệp cho xã hội. Đặc điểm. Cách thức thực hiện trong y học gồm: Trên thế giới. An tử và tự tử được hỗ trợ về mặt y tế (trợ tử) đã bị hầu hết các tôn giáo phản đối. Điều này gây ra tranh cãi lớn trên khắp thế giới, nơi chỉ một số quốc gia cho phép thực hành này và một số coi nó là tội giết người. Thụy Sĩ, Hà Lan, Luxembourg, Canada, Úc, Tây Ban Nha, Đức, New Zealand và một số tiểu bang ở Mỹ cũng cho phép an tử. Giáo hội Công giáo La Mã Cuba chưa đưa ra bình luận về quyết định của quốc hội Cuba thông qua luật an tử. Tính tới năm 2015, trong tổng số 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 3 quốc gia chấp nhận việc trợ giúp tự tử là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan. Châu Âu. Tại Hà Lan, việc hợp pháp hóa việc tự tử với sự trợ giúp của bác sĩ, và đến năm 2002 chính thức cho phép an tử. Cũng trong năm 2002, Bỉ cho phép việc tự tử được bác sĩ trợ giúp. Tại Áo, một tỉnh ở nước này đã thông qua Luật an tử năm 1995 cho đến khi Quốc hội Áo quyết định bãi bỏ luật này năm 1997, tại Anh, mặc dù cấm an tử nhưng thái độ đối với các bác sĩ trợ giúp an tử trong một số trường hợp cũng không quá gay gắt. Tại Ý, từng diễn tra tranh cãi cay gắt về quyền được chết, sau vụ việc cô Eluana Englaro qua đời do bệnh viện rút ống cung cấp thức ăn khỏi người cô. Englaro đã sống thực vật từ năm 1992 sau một tai nạn giao thông. Tuy vậy Tòa thánh Vatican đã phản ứng gay gắt. Ý là nước không cho phép cái chết êm ái, bệnh nhân được quyền từ chối chữa trị nhưng không được quyền hướng dẫn trước cách thức chữa trị mà họ mong muốn trong trường hợp họ rơi vào hôn mê. Châu Mỹ. Tại Hoa Kỳ, Mỹ từng tranh cãi xung quanh quyền được chết của một phụ nữ là cô Terri Schiavo một người sống thực vật từ năm 1990, gia đình họ yêu cầu toà án cho phép nối lại ống truyền dinh dưỡng cho cô sau khi ống được tháo ra theo yêu cầu của người chồng. Vụ việc biến thành cuộc chiến giữa toà án và các chính trị gia, cả Quốc hội và Tổng thống. Ở bang Florida cũng có tranh cãi liên quan đến quyền được chết. Pháp luật ở Mỹ nhìn chung cấm an tử, nhưng bang Oregon đã cho phép tự tử được bác sĩ hỗ trợ vào năm 1994 và Tòa tối cao Oregon tán thành luật này năm 1997. Bang Texas cũng cho phép cái chết êm ái vào năm 1999. Tại Argentina, Thượng viện Argentina đã thông qua đạo luật cái chết êm ái (Luật chết êm ái). Tức là những người bị bệnh nan y có quyền kiểm soát cái chết của mình, có quyền từ chối điều trị. Trước đó, phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng vốn bất hợp pháp ở đa số các vùng trên khắp Argentina. Tuy nhiên, luật nước này chỉ công nhận việc chấm dứt điều trị nếu do chính người bệnh đề nghị và cái chết sẽ đến với người bệnh một cách tự nhiên do chính căn bệnh đó, còn lại bất kỳ hành vi tác động nhân tạo nào khác (bác sĩ hoặc người thân chấm dứt điều trị mà không có sự đồng ý của người bệnh, trợ giúp người bệnh tự tử, tiêm thuốc để giúp người bệnh chết, gợi ý cách tự tử cho người bệnh...) đều bị xử lý hình sự. Ở châu Mỹ thì Cuba đã trở thành quốc gia thứ hai ở Mỹ Latinh và Caribe cấp phép cho hình thức an tử, sau Colombia. Quốc hội Cuba đã thông qua biện pháp này như một phần của luật cập nhật khung pháp lý quốc gia cho hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và miễn phí. Dự thảo cuối cùng của đạo luật An tử nêu rõ: ""Quyền được chết một cách được tôn trọng của con người được công nhận trong các quyết định cuối đời, có thể bao gồm việc hạn chế nỗ lực điều trị, chăm sóc liên tục hoặc [hình thức điều trị] giảm đau, và các thủ tục hợp lệ để kết thúc cuộc sống". Tại Viện Ung thư và Sinh học phóng xạ ở thủ đô Havana, trung tâm ung thư hàng đầu của Cuba thì Tiến sĩ Alberto Roque, thạc sĩ về đạo đức sinh học, hoan nghênh biện pháp này và cho biết nó đã thiết lập "khuôn khổ pháp lý cho cái chết êm dịu trong tương lai dưới bất kỳ hình thức nào"". Các phương tiện truyền thông nhà nước Cuba hầu như không đề cập việc chính phủ sẽ phê duyệt phương pháp này và không có cuộc tranh luận công khai nào. Tiến sĩ Roque nói rằng điều đó sẽ thay đổi khi các quy định được ban hành. Châu Á. Ở Trung Quốc, trong một kỳ họp Quốc hội Trung Quốc nhận được một thư điện tử của cô Lý Dương, cô này bị ung thư thần kinh vận động từ khi mới đẻ, cô đã mất khả năng vận động toàn thân và không thể thực hiện bất cứ một chức năng cơ bản nào của cơ thể mà không có sự trợ giúp. Hiện cô chỉ còn lúc lắc, gật được đầu và cử động được một số ngón tay. bức thư này gửi tới đề nghị các nhà làm luật đưa ra dự luật về an tử. Tại Hàn Quốc, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã yêu cầu các bác sĩ gỡ bỏ thiết bị hỗ trợ cuộc sống cho một phụ nữ bị hôn mê sâu ở nước này, đây là trường hợp đầu tiên tòa án cho phép việc dừng điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên đây chỉ là trường hợp cá biệt, quyền được chết không được pháp luật nước này công nhận và mọi hành động giúp tự tử đều bị coi là sát nhân. Việt Nam. Tại Việt Nam, quyền được chết không được pháp luật nước này quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có những ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Vào năm 2004, Quốc hội Việt Nam đã có một buổi thảo luận về Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề xuất đưa những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội như: quyền được chết, hiến nội tạng, xác định lại giới tính, mang thai hộ vào trong luật. PGS. TS. Phùng Trung Tập cho rằng: "Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân. Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường. Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên (vấn đề phòng bệnh, chữa bệnh luôn luôn được coi trọng)." Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về "quyền được chết". Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng "mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện". Theo pháp luật Việt Nam, chỉ có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc tòa án xét xử và cho thi hành án phạt tử hình. Việc đưa quyền được chết vào Bộ luật Dân sự (hoặc bất cứ luật nào khác) đều là sự vi phạm Hiến pháp khá rõ ràng. Mặt khác, Điều 101 Bộ luật hình sự 2009 cũng quy định "Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát", việc đưa ra quyền được chết cũng sẽ là vi phạm quy định tại Bộ luật hình sự.
1
null
Chủ nghĩa Putin (tiếng Nga: "Путинизм", tiếng Anh: "Putinism"), cũng gọi là chế độ Putin (tiếng Anh: "Putin regime"), là hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế được hình thành ở Nga dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin. Những thuật ngữ này thường đi đôi với nghĩa tiêu cực, dùng để mô tả hệ thống chính trị Nga dưới sự điều hành của Vladimir Putin trên cương vị Tổng thống (2000 - 2008, 2012 -) và Thủ tướng (giữa nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba), nơi nhiều quyền lực chính trị và tài chính được kiểm soát bởi "Siloviki" - tức là những người có chân trong guồng máy an ninh quốc gia, thuộc về một trong tổng số 22 cơ quan an ninh và tình báo chính phủ, chẳng hạn như FSB, cảnh sát và quân đội. Nhiều người trong số này cùng chung nền tảng nghề nghiệp (tình báo) với Putin, hoặc là bạn thân của ông. Những điểm căn bản quan trọng của chủ nghĩa Putin là chủ nghĩa dân tộc, bảo thủ về xã hội và đạo giáo, chủ nghĩa tư bản nhà nước và sự chi phối của chính phủ về phương tiện truyền thông. Những điểm này khác hẳn và đe dọa những giá trị cấp tiến của phương tây như tự do cá nhân, khoan dung, chủ nghĩa thế giới (cosmopolitanism) và chủ nghĩa quốc tế (internationalism). Chỉ trích. Hệ thống chính trị dưới sự điều hành của Putin chủ yếu được định rõ bởi một số yếu tố của chủ nghĩa tự do kinh tế, sự thiếu minh bạch trong quản trị, chủ nghĩa thân hữu và tham nhũng tràn lan, được nhìn nhận trong "Nước Nga Của Putin" (Putin's Russia) ""một hệ thống và dạng thể chế" (a systemic and institutionalized form), theo một báo cáo của Boris Nemtsov cũng như các nguồn khác. Từ giữa năm 1999 cho đến mùa thu năm 2008, nền kinh tế nước Nga tăng trưởng với một tốc độ ổn định, mà một số chuyên gia cho là liên quan đến sự kiện đồng Rúp mất giá (1998), thời kỳ cải cách cơ cấu của Boris Yeltsin, giá dầu tăng và tín dụng giá rẻ từ những ngân hàng Tây phương. Theo Michael McFaul (tháng 6 năm 2004), sự tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, một "ấn tượng"" đáng nể của nước Nga "đ"ến đồng thời với sự tàn phá phương tiện tự do báo chí, mối đe dọa cho xã hội dân sự và sự tham nhũng không ngừng về mặt công lý"". Trong suốt hai nhiệm kỳ Tổng thống, Putin đã ký thành luật một loạt các cải cách kinh tế, chẳng hạn như thuế thu nhập bằng phẳng 13%, lợi nhuận giảm thuế, một điều lệ mới về đất đai và một phiên bản mới (2006) của bộ luật dân sự. Trong giai đoạn này, tình trạng thiếu thốn ở Nga đã được cắt giảm hơn một nửa và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng trưởng nhanh chóng. Về chính sách ngoại giao, chế độ bị nghi ngờ đã tìm cách thi đua với sự hùng vĩ của Liên Xô cũ, tình trạng giao tranh và chủ nghĩa bành trướng. Vào tháng 11 năm 2007, Simon Tisdall - cây bút của tuần báo The Guardian - nêu rằng "cũng giống như khi nước Nga xuất khẩu cuộc cách mạng Marxist, giờ đây nó có thể tạo ra một thị trường quốc tế cho chủ nghĩa Putin… đa phần phi dân chủ một cách bản năng, thành phần chính trị đầu sỏ và tham nhũng cấp quốc gia nhận thấy rằng sự xuất hiện của nền dân chủ, với cái bẫy hiện hình của nghị viện và sự giả dối của thuyết đa nguyên, hấp dẫn hơn, dễ quản lý hơn giá trị thật". Nhà kinh tế học người Mỹ Richard W.Rahn (tháng 9 năm 2007) gọi chủ nghĩa Putin là ""một nước Nga với chính phủ độc tài dân tộc chủ nghĩa dưới vỏ bọc nền dân chủ mang tính thị trường tự do… một chủ nghĩa mang nặng tính cách phát xít hơn là cộng sản"; ông lưu ý rằng "chủ nghĩa Putin dựa vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nga trong mức độ hầu hết mọi người đều tăng mức sống, thi với điều kiện trao đổi, họ sẵn sàng chịu đựng sự đàn áp với tính chất hòa hoãn", ông dự đoán rằng "cũng như việc nền kinh tế Nga thay đổi một cách may mắn, chủ nghĩa Putin có thể trở nên áp chế hơn". Nhà sử học Nga Andranik Migranyan nhận thấy chế độ Putin như khôi phục lại những gì ông tin tưởng là những chức năng tự nhiên của một chính phủ sau giai đoạn thập niên 1990, khi nước Nga đặt dưới sự lãnh đạo của những nhà tư bản độc quyền, nhưng lại chỉ có cái nhìn hạn hẹp. Ông nói "nếu dân chủ được lãnh đạo bởi đa số và bảo vệ quyền lợi cũng cơ hội của thiểu số, thì thể chế chính trị hiện tại có thể được mô tả như là dân chủ, ít nhất về mặt hình thức. Một hệ thống đa đảng chính trị tồn tại ở Nga, trong khi một số khác, hầu hết đại diện cho phe đối lập, có ghế trong Viện Duma Quốc gia"". Ảnh hưởng của FSB. Theo một số học giả, nước Nga dưới thời Putin đã biến thành một nước công an trị ("FSB state"). Nhà xã hội học Nga Olga Kryshtanovskaya hồi tháng 8 năm 2004 cho rằng, không phải "siloviki" đã nổi lên nắm quyền, mà chính là giới chính trị Nga đã giao quyền lực cho họ, thế lực của họ đã bắt đầu từ năm 1996, khi Yeltsin được bầu lại. Cựu trung tướng An ninh Romania Ion Mihai Pacepa, đã xin tị nạn chính trị tại Đức, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo "FrontPage Magazine" vào năm 2006, những cán bộ KGB cũ đang điều hành nước Nga, và FSB, ông cho đó là những "người nối nghiệp KGB", được quyền kiểm soát dân chúng bằng điện tín, kiểm soát các hoạt động chính trị, lục soát các cơ sở tư nhân, điều hành các nhà tù riêng của họ. Nhiều phỏng đoán khác nhau vào năm 2006 cho rằng nước Nga có khoảng chừng 200,000 nhân viên FSB, cứ mỗi 700 dân Nga lại có một người của FSB. Nhà chính trị học Julie Anderson viết trong năm 2006: "dưới thời Tổng thống liên bang Nga, trước đó là nhân viên tình báo hải ngoại Vladimir Putin, một 'Quốc gia FSB' bao gồm những nhân viên mật vụ (chekists) được thiết lập và củng cố quyền lực. Những người làm việc thân cận nhất của họ là xã hội đen." Một bài tường trình của Andrew Kuchins vào tháng 11 năm 2007 nói: "Việc ưu thế của cơ quan an ninh là một điểm chính trong nước Nga của Putin đánh dấu một sự gián đoạn quan trọng đáng lưu ý không chỉ từ thập niên 1990 mà đối với cả lịch sử Liên Xô cũng như nước Nga. Dưới thời kỳ Liên Xô, đảng Cộng sản với chủ nghĩa của nó là miếng keo kết hợp xã hội. Trong thập niên 1990 không có một cơ sở trung ương nào, hay chủ nghĩa nào. Bây giờ, với Putin, các nhân viên chuyên nghiệp KGB cũ chi phối giới ưu tú thống trị Nga. Đây là một loại "tình nghĩa anh em" đặc biệt, một kiểu văn hóa mafia mà ít người ta có thể tin cậy. Văn hóa làm việc của họ thì bí mật và không minh bạch." Phản ứng. Nhà văn Michail Schischkin từ chối tham dự hội chợ sách "Book Expo America" với lý do là ông không muốn đại diện cho một chế độ tội ác. Ông ta xấu hổ cho sự phát triển hiện thời của nước Nga. Ông ta không muốn là tiếng nói của một nước, trong đó một chính phủ đầy tham nhũng, và tội ác đã giành lấy quyền lực, nhà nước là một kim tự tháp của sự trộm cắp. (07 tháng 3 năm 2013) Áp dụng chủ nghĩa Putin. Chủ nghĩa Putin dùng mô hình chính trị Dân chủ Phi Tự do làm mất dần đi việc độc lập của ngành tư pháp và giới hạn các quyền căn bản cá nhân, nơi mà những biện pháp kiểm soát thường tinh vi hơn là những kiểm duyệt thông thường. Theo như Fareed Zakaria, nhiều chính trị gia đã áp dụng các nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Putin. Họ là Recep Tayyip Erdoğan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ; Marine Le Pen của Pháp; Viktor Orbán, thủ tướng Hungary; Geert Wilders của Hà Lan; và Nigel Farage của Anh Quốc.
1
null
Rừng Białowieża ('; ';   ) là một trong những nơi cuối cùng và là khu vực còn lại lớn nhất của những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn từng bao phủ khắp vùng Đồng bằng châu Âu. Nó là nhà của khoảng 800 con Bò bison châu Âu được biết đến là động vật trên cạn nặng nhất châu Âu. Khu vực "Białowieża" tại Ba Lan được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1976, và "Belovezhskaya Puschcha" tại Belarus cũng được trao danh hiệu này vào năm 1993. Khu rừng được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO., là một khu bảo tồn đặc biệt tại châu Âu nằm trong danh sách Natura 2000. Tháng 6 năm 2014, Ủy ban Di sản thế giới đã phê duyệt việc mở rộng và đổi tên “Belovezhskaya Pushcha/Rừng Białowieża, Belarus, Ba Lan” thành “Rừng Białowieża, Belarus, Ba Lan”. Nó nằm giữa tỉnh Podlaskie của Ba Lan với vùng Brest của Belarus, cách thành phố Brest, Belarus về phía bắc và về phía đông nam của Białystok, Ba Lan. Khu vực được công nhận là Di sản thế giới có diện tích . Vì biên giới giữa hai nước chạy qua khu rừng nên tại đây có một cửa khẩu dành cho người đi bộ và xe đạp có thể đi qua để khám phá khu rừng. Tên. Rừng Białowieża được đặt theo tên của ngôi làng Białowieża ở Ba Lan nằm giữa khu rừng và có lẽ là một trong số những khu định cư đầu tiên của con người trong khu vực. Białowieża trong tiếng Ba Lan có nghĩa là "Tòa tháp Trắng". Cái tên bắt nguồn từ trang viên săn bắn gỗ trắng được thiết lập trong ngôi làng bởi Władysław II Jagiełło, quốc vương Ba Lan cai trị từ năm 1386 đến 1434 là người thích săn bắn tại khu vực. Cái tên của khu rừng trong tiếng Belarus là "Biełaviežskaja pušča" (Белавежская пушча), mặc dù UNESCO và Chính phủ Belarus đã quyết định sử dụng tên chính thức trong danh sách di sản thế giới theo tiếng Nga là "" (), cái tên có từ trước khi Liên Xô tan rã.<ref name="list/33">"Belovezhskaya Pushcha/Białowieża Forest" at the UNESCO official webpage. Retrieved ngày 28 tháng 11 năm 2012.</ref> Khu vực bảo vệ. Vườn quốc gia Białowieża. Về phía Ba Lan, một phần khu rừng được bảo vệ trong Vườn quốc gia Białowieża () có diện tích . Ngoài ra, còn có một khoảng rừng thưa Białowieża () là nơi có quần thể các tòa nhà từng thuộc sở hữu của các Sa hoàng Nga trong thời kỳ Phân chia Ba Lan. Hiện tại có một khách sạn và nhà hàng có một bãi đậu xe đặt tại đó. Các tour du lịch có hướng dẫn vào các khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia có thể được sắp xếp bằng những chuyến đi bộ, xe đạp hoặc xe ngựa. Mỗi năm, vườn quốc gia này đón khoảng 120.000–150.000 du khách ghé thăm, trong đó có khoảng 10.000 du khách quốc tế. Trong số các điểm tham quan, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều loài động vật quý hiếm như Cú vọ và Bò rừng bison, hoạt động cưỡi ngựa và đốt lửa trại. Vườn quốc gia Belovezhskaya Pushcha. Về phía lãnh thổ của Belarus, khu rừng được bảo vệ bởi Vườn quốc gia Belovezhskaya Pushcha có diện tích . Vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích với vùng đệm và vùng chuyển tiếp rộng . Phần diện tích được công nhận Di sản thế giới có diện tích . Trụ sở chính của vườn quốc gia nằm tại Kamyanyuki bao gồm một phòng thí nghiệm và một vườn thú.
1
null
Hầu Uyên (, ? - ?), người Tiêm Sơn, Thần Vũ , tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy. Do Bắc sử được soạn vào đời Đường, Lý Duyên Thọ phải kỵ húy Đường Cao Tổ Lý Uyên, nên chép chệch tên của ông là Hầu Thâm (侯深). Phục vụ Nhĩ Chu Vinh. Uyên tính khôn khéo, nhạy bén lại có can đảm, mưu lược. Thời Bắc Ngụy Hiếu Minh đế, 6 trấn nổi dậy, Uyên tham gia khởi nghĩa Đỗ Lạc Chu. Sau đó ông cùng anh vợ Niệm Hiền bỏ Lạc Chu đi theo Nhĩ Chu Vinh, trên đường gặp cướp, mất hết hành trang, được Vinh ban cho áo mũ, đãi ngộ rất hậu, dùng làm Trung quân phó đô đốc. Hiếu Trang đế lên ngôi, ông được phong Yếm Thứ huyện tử, theo Nhĩ Chu Vinh dẹp Cát Vinh ở Phũ Khẩu, lập nhiều chiến công, được ban chức Yên Châu thứ sử. Khi biệt tướng của Cát Vinh là bọn Hàn Lâu, Hác Trường chiếm cứ Kế Thành, Nhĩ Chu Vinh sai Uyên đi dẹp, giao cho rất ít quân. Có người ngờ vực, Vinh đáp Uyên có sở trường lâm cơ ứng biến, nhưng không có khả năng nắm đại quân. Vì thế ông chỉ được cấp 700 kỵ binh. Uyên hư trương thanh thế, tiến đến Kế Thành. Còn cách sào huyệt của Hàn Lâu hơn trăm dặm, quan quân gặp hơn 1 vạn nghĩa quân, Uyên đại phá được, bắt sống hơn 5000 người. Ông tha cho tù binh, trả lại ngựa, xe, lệnh bọn họ quay về thành. Có người can, Uyên cho rằng mình ít quân, không thể chiến đấu trực diện, chỉ có thể ly gián kẻ địch. Ông ước chừng bọn họ đã vào thành, bèn soái kỵ binh nhân đêm tối tiến đánh, lúc mờ sáng phá cửa thành. Hàn Lâu ngờ rằng trong bọn tù binh được thả có nội ứng, nên bỏ trốn. Uyên đuổi theo bắt được, nhờ công được ban tước hầu. Ít lâu sau được ban chức Bình Châu thứ sử, trấn thủ Phạm Dương. Sau cái chết của Nhĩ Chu Vinh. Khi Nhĩ Chu Vinh bị hại, thái thú Lư Văn Vĩ dụ Uyên ra ngoài săn bắn, đóng cửa thành chống lại. Ông đưa bộ khúc đến đóng đồn ở phía nam của quận, cử ai cho Vinh, rồi đi về hướng nam. Hiếu Trang đế sai Đông Lai vương Nguyên Quý Bình làm đại sứ, úy lạo Yên, Kế, Uyên bèn trá hàng. Quý Bình tin, ông bèn bắt Quý Bình mà đi. Tiến đến Trung Sơn, Hành đài bộc xạ Ngụy Lan Căn đón đánh, Uyên đánh bại ông ta. Trường Quảng vương Nguyên Diệp lên ngôi, thụ ông làm Nghi đồng tam tư, Định Châu thứ sử, Tả quân đại đô đốc, Ngư Dương quận công, thực ấp 1000 hộ. Tiết Mẫn đế lập lên ngôi, được gia Khai phủ. U Châu thứ sử Lưu Linh Trợ nổi dậy đòi báo thù cho Hiếu Trang đế, Uyên cùng bọn Sất Liệt Duyên Khánh đánh bại và bắt được ông ta. Sau đó Nhĩ Chu Triệu cất quân báo thù, Uyên lại đi theo liên quân họ Nhĩ Chu chống lại Cao Hoan ở Quảng A. Triệu thua chạy, ông theo Cao Hoan phá liên quân họ Nhĩ Chu ở Hàn Lăng. Đầu những năm Vĩnh Hi (532 -535), được ban chức Tề Châu thứ sử. Cuối thời Hiếu Vũ đế, Uyên cùng Cổn Châu (Ngụy thư chép là Duyện Châu) thứ sử Phàn Tử Hộc, Thanh Châu thứ sử Đông Lai vương Nguyên Quý Bình gởi thư qua lại, liên kết với nhau. Ông lại sai sứ giao thiệp với Cao Hoan. Khi Hiếu Vũ đế chạy vào Quan Trung, Uyên có ý bất bình. Người Nhữ Dương là Ngũ Xiêm đã được làm Tề Châu thứ sử, ông không chịu đón. Người trong thành là bọn Lưu Đào Phù ngầm đưa Xiêm vào, chiếm cứ tây thành. Uyên tranh cửa không được, cưỡi ngựa bỏ chạy, vợ con và bộ khúc đều bị Xiêm bắt mất. Đi đến Quảng Lý, Cao Hoan cho ông coi việc Thanh Châu, lại viết thư chiêu dụ. Uyên quay về, Xiêm trả lại bộ khúc của ông. Khi ấy Thanh Châu thứ sử Nguyên Quý Bình là đồng đảng của Hộc Tư Xuân, không chịu quy phục. Uyên tập kích được quận Cao Dương, an trí gia quyến trong thành, tự soái khinh kỵ, trong đêm đến Thanh Châu. Người trong thành bắt Quý Bình ra hàng. Ông biết mình nhiều lần phản phúc, lo sợ không yên, bèn chém Quý Bình, truyền đầu về Nghiệp, tỏ rõ bất đồng với Hộc Tư Xuân. Cao Hoan bình xong Phàn Tử Hộc (536), lấy Phong Duyên Chi làm Thanh Châu thứ sử. Uyên không còn được nhậm chức ở Châu, đâm ra sợ hãi, đi đến Quảng Xuyên, bèn cướp kho Quang Châu làm phản. Ông sai kỵ binh đến Bình Nguyên, bắt Giao Châu thứ sử tiền nhiệm là Giả Lộ, trong đêm tập kích tường thành phía nam của Thanh Châu, bắt ép Đình úy khanh tiền nhiệm là Thôi Quang Thiều để mê hoặc lòng người, cướp bóc các quận huyện. Bị bộ hạ phản đối, ông chạy sang nhà Lương. Đến biên giới phía nam của Thanh Châu, Uyên bị người hàng nước chém chết, truyền đầu về Nghiệp, cả nhà đều bị hại.
1
null
Đại Việt Duy dân Cách mệnh Đảng (tiếng Hán: 大越維民革命黨) - còn được gọi tắt là Việt Duy dân Đảng (tiếng Hán: 越維民黨) - là một chính đảng do triết gia Lý Đông A thành lập tại Hòa Bình Đảng Đại Việt Duy dân được thành lập với tiêu chí làm cách mạng dựa trên tinh thần nhân bản và lấy con người làm tiền đề triết lý. Ngay từ tuyên bố khi thành lập Đảng, Lý Đông A đã nêu mục tiêu đấu tranh chống thực dân Pháp và tự coi là đối trọng của Việt Minh. Toàn bộ quan điểm chính trị của Đảng Đại Việt Duy dân xoay quanh chủ nghĩa duy dân do Lý Đông A xây dựng. Lịch sử. Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình, Đảng Đại Việt Duy dân đã có hai cuộc đụng độ quân sự dữ dội với lực lượng Việt Minh. Trận Hòa Bình (1946). Trong thời gian quân Tưởng vào miền Bắc, Đại Việt Duy dân tìm cách thâm nhập gây cơ sở ở Hòa Bình, xây dựng Hòa Bình thành căn cứ. Đại Việt Duy dân liên kết với một số lang đạo chống chính quyền, lôi kéo một số lang đạo có thái độ hai mặt trong bộ máy chính quyền các cấp và được số này che chở. Vì vậy, cơ sở Đại Việt duy dân phát triển khá nhanh bao gồm một số huyện của tỉnh Hà Đông (cũ), Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình. Đảng Đại Việt Duy dân chọn Mường Diềm làm căn cứ chính của Đại Việt Duy dân ở Hòa Bình. Được các lang đạo giúp đỡ, Đại Việt Duy dân đã tích cực xây dựng lực lượng vũ trang bằng cách đưa thành viên từ miền xuôi lên, tập hợp thành viên ở địa phương, thành lập được một số đơn vị, mở một vài lớp huấn luyện quân sự... Giữa năm 1946, Đại Việt Duy dân bị chính quyền tấn công mạnh tại Hà Nội và các tỉnh ở đồng bằng. Đảng trưởng Đại Việt Duy dân Lý Đông A (tức Trần Khắc Tường) phải rời Hà Nội về Gia Viễn (Ninh Bình). Tại đây, Lý Đông A lại bị truy đuổi phải chạy lên Hòa Bình và về vùng Diềm. Nhiều thành viên Đại Việt Duy dân ở các nơi khác bị truy quét cũng chạy lên Hòa Bình. Trong thế bị truy đuổi, dồn ép, các lãnh đạo Đại Việt Duy dân dựa vào sự giúp đỡ của lang đạo chống chính quyền và có được một vài đơn vị vũ trang trong tay dự định đánh chiếm Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ, Suối Rút rồi tiến lên đánh chiếm thị xã Hòa Bình, làm chủ toàn bộ tỉnh Hòa Bình. Lấy Hòa Bình làm bàn đạp chiếm Sơn La, xây dựng Hòa Bình - Sơn La thành một căn cứ rộng lớn ở miền núi rừng Tây Bắc để chống lại chính quyền do Việt Minh lãnh đạo. Nhưng kế hoạch của Đại Việt Duy dân đã bị phát giác. Ban cán sự Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Hòa Bình thông qua con trai lang cun Mường Diềm là cán bộ phụ trách lực lượng vũ trang của huyện Mai Đà đã nắm được những tin tức quan trọng về tổ chức, hoạt động của Đại Việt Duy dân và đặc biệt là nắm được âm mưu kế hoạch bạo loạn của Đại Việt Duy dân. Do nắm được kế hoạch của Đảng Đại Việt Duy dân nên trước ngày Đại Việt Duy dân định khởi sự, Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo lực lượng vũ trang, công an tiêu diệt các toán vũ trang của Đại Việt Duy dân ở Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, thị xã Hòa Bình. Để tiêu diệt căn cứ của Lý Đông A tại vùng Mường Diềm, Ban cán sự Đảng tỉnh đã dùng mưu dụ toán vũ trang của Đại Việt Duy dân ra khỏi căn cứ. Lực lượng chiến đấu của Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đã tiêu diệt và bắt sống đại bộ phận lãnh đạo và lực lượng vũ trang của Đại Việt Duy dân tại Bến Chương. Đảng trưởng Lý Đông A chết tại Bến Chương thuộc xã Hiền Lương - Mai Đà.
1
null
Chiến dịch tấn công Yelnia-Dorogobuzh là hoạt động quân sự mở đầu cho giai đoạn 2 của Chiến dịch Smolensk (1943). Từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 16 tháng 9 năm 1943, Phương diện quân Tây (Liên Xô) đã mở nhiều cuộc tấn công vào Tập đoàn quân 4 và cánh trái của Tập đoàn quân 9 (Đức). Trọng điểm tác chiến nằm ở hai cụm cứ điểm Yelnya và Dorogobuzh trên tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Đức tại hướng Smolensk - Roslavl. Đây là lần thứ hai, quân đội Liên Xô tổ chức một chiến dịch quân sự lớn tại khu vực Yelnya sau trận phản công Yelnia năm 1941. Diễn ra chỉ trong 10 ngày, Phương diện quân Tây (Liên Xô) đã đánh bại 25 sư đoàn (trong đó có 5 sư đoàn xe tăng và cơ giới) của Tập đoàn quân 4 và cánh trái của Tập đoàn quân 9 (Đức), giải phóng hơn 1.500 điểm dân cư, trong đó hai đô thị quan trọng là Yelnya và Dorogobuzh, bóc gỡ hàng chục cứ điểm trên tuyến 1 của phòng tuyến phía Đông do Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) trấn giữ. Kết thúc chiến dịch, các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây đã tiến gần đến tuyến Smolensk - Roslavl thêm 30 đến 35 km và nắm chắc trong tay chiếc "chìa khóa" mở "cánh cửa" Smolensk để tiếp tục đánh đuổi quân đội Đức Quốc xã về phía Tây. Tình huống mặt trận. Đến giữa tháng 8 năm 1943, đã có những thay đổi lớn diễn ra trên mặt trận Xô-Đức do sự thất bại của quân đội Đức Quốc xã trong trận Kursk và trên hướng chiến lược phía tây nam. Trên hướng Bryansk và phía trước Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô), đến ngày 20 tháng 8, các lực lượng Đức đã rút lui về "phòng tuyến Hagen" từ Lyudinovo qua Bryansk đến Sevsk. Chếch về phía Tây Nam, Phương diện quân Voronezh và Phương diện quân Thảo nguyên đang chiến đấu ác liệt quanh Kharkov. Ở phía Nam, Phương diện quân Tây Nam và Phương diện Nam đã phát động chiến dịch giải phóng Donbass. Trong thời gian đó, Phương diện quân Volkhov và Phương diện quân Tây Bắc đã tổ chức đánh chiếm các vị trí tiền tiêu của Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức), phối hợp với Phương diện quân Leningrad nới rộng hành lang Slissenburg, đẩy lùi liên quân Đức - Phần Lan trên eo đất Karelian và phía nam của thành phố, cải thiện việc tiếp tế cho Leningrad. Các cấp chỉ huy quân đội Đức Quốc xã tung ra tất cả các biện pháp để có thể ngăn chặn cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô. Quân Đức tiếp tục chú trọng rất cao để bảo vệ hướng Smolensk và Roslavl. Một lực lượng đáng kể đã được rút từ khu vực Orel, khu vực Bryansk và từ lực lượng dự bị được đưa đến đây. Vì vậy, hoạt động tấn công qua Bryansk lên phía Tây Nam Roslavl từ hướng của Phương diện quân Trung tâm như kế hoạch được vạch ra trước thời điểm diễn ra Trận Kursk là không còn phù hợp. Trong điều kiện mới đó, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô đã quyết định thay đổi hướng tấn công chính của Phương diện quân Tây với trọng điểm tập trung vào tuyến Yelnya, Roslavl, Smolensk. Bây giờ, hướng tấn công chính ở cánh bắc được tập trung vào Smolensk với sự phối hợp của cánh trái Phương diện quân Kalinin. Trọng điểm tấn công trong tuần đầu của Phương diện quân Tây là Yelnya, chiếc chìa khóa để mở ra "cửa khẩu" Smolensk trong điều kiện đối phương đã đặc biệt chú ý phòng thủ tại thành phố này. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Hơn một tuần trôi qua kể từ khi Chiến dịch tấn công Spas-Demensk buộc phải dừng lại, tuyến mặt trận phía Đông Smolensk không có thay đổi lớn. Quân đội Liên Xô tranh thủ 8 ngày tạm dừng chiến dịch để bổ sung binh lực, vũ khí, đạn dược và bố trí lại. Quân đoàn cơ giới 5 sau khi được củng cố đã trở lại đội hình chiến đấu. Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 được bổ sung thêm 30 xe tăng T-34 mới và pháo tự hành để thay thế cho 11 xe tăng các loại "Churchill", "Matilda" bị bắn cháy và 13 chiếc "Valentine" bị hỏng chưa có phụ tùng thay thế. Từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 8, Lữ đoàn pháo binh 1 được tăng cường cho Tập đoàn quân 21, Lữ đoàn pháo binh được tăng cường cho Tập đoàn quân 10. Mặc dù chính diện tấn công trên các hướng đột kích chủ yếu được mở rộng gấp 1,5 lần so với chiến dịch Spas Demensk nhưng mật độ pháo binh của quân đội Liên Xô vẫn bảo đảm có từ 150 đến 160 khẩu/km chính diện. Các trận địa pháo được công binh công trình gia cố bằng đất đắp, các hỏa điểm súng cối hạng nặng được giấu dưới hầm để đối phó với không quân ném bom của Đức và các hoạt động phản pháo của pháo binh Đức. Đội hình tấn công của quân đội Liên Xô không khác về biên chế so với đội hình đã thực hiện Chiến dịch tấn công Spas-Demensk nhưng đã được bố trí lại trên cánh Bắc. Tập đoàn quân 31 được trả về Phương diện quân Tây và vẫn chịu trách nhiệm tấn công cụm cứ điểm Yartsevo. Tập đoàn quân 68 được chuyển lên phía Bắc, phối hợp với Tập đoàn quân 5. Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 Tatsinskaya, Quân cơ giới 5 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 hợp thành cụm cơ động tấn công, phối hợp với Tập đoàn quân cận vệ 10 tấn công Yelnia. Các tập đoàn quân 33 và 49 có nhiệm vụ tiến ra tuyến sông Desna. Riêng Tập đoàn quân 10 tập trung vào hướng Roslavl do Tập đoàn quân 50 đã chuyển cho Phương diện quân Bryansk và tuyến phấn giới giữa hai phương diện quân Tây và Bryansk đã dịch chuyển 20 km lên phía Bắc, từ phía Nam Kirov qua Snopot, Prigorye đến Karachev. Mục tiêu chiến dịch là loại bỏ hoàn hoàn tuyến phòng ngự đầu tiên của các Tập đoàn quân 4 và 9 (Đức) và đột phá qua tuyến phòng ngự thứ hai. Nếu thời cơ thuận lợi thì tiếp tục đột phá đến tuyến Smolensk - Pochinok - Roslavl. Quân đội Đức Quốc xã. Do bị mất cụm cứ điểm Spas Demensk, quân Đức tích cực củng cố các cụm cứ điểm phòng thủ Yelnya, Dorogobuzh và Yartsevo bằng pháo chống tăng. Các cứ điểm tiền tiêu quan trọng tại Voronovo và Mitishkovo cũng được gia cố, tăng cường thêm các hỏa điểm cối, súng máy và các bãi mìn chống tăng. Cánh Nam của Tập đoàn quân 4 (Đức) thiết lập thêm hai lớp phòng thủ đệm trên các con sông Ugra và Uzha. Cánh Bắc của Tập đoàn quân 9 cũng lập thêm hai lớp phòng thủ dọc theo các sông Snopot và Desna. Sau khi đánh lui cuộc tấn công của Phương diện quân Kalinin, Tập đoàn quân 4 (Đức) rút bớt 2 sư đoàn bộ binh trên hướng này và điều nó đến tăng cường cho khu phòng thủ Yelnia. Quân đoàn xe tăng 56 (Đức nhận được 1 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới được điều từ Roslavl đến Voronovo; 1 sư đoàn bộ binh cũng được điều từ Roslavl đến tuyến sông Snopot, tăng cường cho Quân đoàn bộ binh 12. Mặc dù được gia cố bằng các sư đoàn mới được bổ sung như quân Đức vẫn giữ nguyên đội hình phòng ngự như trước ngày 7 tháng 8. Trừ khu vực Spas Demensk đã bị quân đội Liện Xô thu hồi. Cáng Đông của Tập đoàn quân 4 Đức gồm 1 quân đoàn xe tăng và 2 quân đoàn bộ binh. Quân đoàn xe tăng 39 giữ hướng Yartsevo - Smolensk. Quân đoàn bộ binh 9 giữ hướng Yelnya - Smolensk. Quân đoàn bộ binh 12 giữ hướng Pochinok. Cánh Bắc của Tập đoàn quân 9 có 2 quân đoàn bộ binh. Quân đoàn bộ binh 56 giữ hướng Voronovo - Yekimovichi. Quân đoàn bộ binh 55 giữ hướng Mileevo - Roslavl. Tại khu vực Dorogobuzh - Yelnya - Voronovo, quân Đức đã lợi dụng các khu rừng lớn, các đầm lầy, các vùng đất ngập nước và vùng đồng bằng ngập lũ dọc theo các con sông Ugra, Desna, Snopot để xây dựng các lớp phòng thủ mạnh mẽ ở đây. Các công sự kiên cố nhất được xây dựng tại các điểm cao của các thành phố, thị trấn. Diễn biến. Sáng 28 tháng 8, pháo binh của Phương diện quân Tây khai hỏa với mật độ dày đặc như đợt thứ nhất. Tại hướng tấn công chính (hướng Yelnya) có 170 khẩu pháo và súng cối từ 76 mm trở lên trên 1 km chính diện. Trên hướng phụ công Dorogobuzh, mật độ pháo binh cũng lên đến 150 nòng súng trên 1 km chính diện. Thời gia bắn pháo chuẩn bị kéo dài đến 90 phút. Trong đó, 20 phút pháo kích cuối cùng có sự tham gia của hơn 200 dàn hỏa tiễn Katyusha. Sau 15 phút pháo kích đầu tiên, trong khoảng cách 600 đến 700 m tính từ tiền duyên, các hỏa điểm pháo chống tăng và súng máy của quân Đức hầu như bị dập tắt hoàn toàn. Trong quá trình chuyển làn bắn sâu vào phía trong tuyến phòng thủ của quân Đức từ 1 đến 10 km, pháo binh Liên Xô cũng ngăn chặn có hiệu quả các đòn phản pháo của pháo binh Đức. Trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công, đột phá khẩu được mở rộng đến 25 km với chiều sâu từ 6 đến 8 km. Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 tấn công trong dải của Tập đoàn quân cận vệ 10 đã phối hợp tốt với bộ binh, thọc sâu vào tuyến phòng ngự thứ hai của Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) 10 km, đánh chiếm các cứ điểm phòng ngự quan trọng ở Koshelevo (???) và Novo Berezovka (???), gây rối loạn hậu cứ của Tập đoàn quân 4 (Đức). Ngày 29 tháng 8, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 đánh bật Sư đoàn bộ binh 337 và 131 (Đức) về bờ Tây sông Ugra và nhanh chóng vượt sông, đánh chiếm cây cầu đường sắt. Cánh phải của Tập đoàn quân cận vệ 10 cũng vượt sông Ugra ở Mitishkovo và tấn công sang phía Tây. Trên cánh Bắc Tập đoàn quân 5 từ bàn đạp Sikarevo (???) mở cuộc tấn công vu hồi vào Tây Nam cụm cứ điểm Dorogobuzh, phối hộ với cánh trái của Tập đoàn quân 31 (5 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn xe tăng) tấn công từ phía Bắc xuống. Hỗ trợ cho Tập đoàn quân 5, Tập đoàn quân 68 đã đẩy lùi chủ lực Quân đoàn bộ binh 9 (Đức) sang bên kia sông Uzha. Ở phía Nam, Tập đoàn quân 33 có Quân đoàn cơ giới 5 yểm hộ đã tấn công sâu đến 10 km, đánh chiếm các làng Koshelevo và Novo Berezovka. Sáng 29 tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ 10 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 đã đánh chiếm nhà ga Yelnya và bắt đầu đột phá vào các cụm phòng ngự của quân Đức quanh phía Bắc thành phố. Cùng ngày, Tập đoàn quân 10 ở phía cực Nam của chiến dịch đã đánh chiếm trung tâm phòng ngự Voronovo và đột phá về tuyến sông Snopot. Tập đoàn quân 49 cũng tiến về phía Tây 5 km trong ngày tấn công đầu tiên. Đến cuối ngày 29 tháng 8, cửa đột phá đã mở rộng thành 30 km ở cả phía Bắc và phía Nam Yelnya, có chiều sâu lên đến 15 km. Để phát huy chiến quả, tư lệnh Tập đoàn quân 21, tướng N. I. Krylov quyết định đưa Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 Tatinskaya vào chiến đấu trên khu vực Prechistoye (???) - Byvalka. Ngày 30 tháng 8, Tập đoàn quân cận vệ 10 tấn công Yelnya từ phía Bắc, Tập đoàn quân 21 tấn công từ phía Nam lên. Cùng ngày, Sư đoàn cơ giới SS "Đại Đức" được điều từ Rudnya tấn công từ Mutishe (???) vào đội hình của Quân đoàn xe tăng cận vệ 2 nhưng các đợt công kích của xe tăng Đức đều bị hỏa lực của pháo tự hành chống tăng Liên Xô đánh lui. Đếm 30 rạng ngày 31 tháng 8, quân Đức tại Yelnya bỏ thành phố tháo chạy. Ngày 31 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 29 và 76, các lữ đoàn xe tăng 25, 26 và Lữ đoàn tăng cận vệ 23 tiến vào giải phòng Yelnya. Tối 31 tháng 8, Moskva bắn đại bác cấp 3 chào mừng Phương diện quân Tây chiếm lại Yelnya lần thứ hai. Mất cụm cứ điểm Yelnya, quân Đức tại cụm cứ điểm Dorogobuzh bị bao vây ba mặt. Đêm 1 tháng 9, quân Đức đặt mìn phá hủy các công trình xây dựng, cầu cống, đường sắt, nhà ga tại Dorogobuzh để cản đường quân đội Liên Xô và chuẩn bị rút quân. Các làng Korovino, Belyaevka, Karevskye, Yakovlevo, Vyovks, Mazenko, Lozya và các thị trấn khác đều bị đốt phá. Lửa cháy đỏ rực cả một góc trời. Tướng V. S. Polenov, tư lệnh Tập đoàn quân 5 đã quyết định tấn công ngay mà không đợi đến khi trời sáng. Đến trưa ngày 2 tháng 9, các sư đoàn bộ binh 207 và 312 (Liên Xô) đã hoàn toàn làm chủ Dorogobuzh. Ngày 3 tháng 9, Tập đoàn quân 5 (Liên Xô) tiến ra tuyến thượng nguồn sông Dniepr. Sư đoàn bộ binh 154 đã đánh chiếm Ustom (???), một đầu cầu quan trọng trên con sông nhỏ này. Sư đoàn bộ binh 187 cũng áp sát Mileevo. Tập đoàn quân 31 sau khi đánh chiếm lại cứ điểm Safonovo đã phối hợp với chủ lực Tập đoàn quân 5 tiến thêm 25 km về phía Tây, chỉ còn cách Yartsevo 10 km. Ngày 5 tháng 9, Quân đoàn xe tăng 39 (Đức) sử dụng cả hai sư đoàn xe tăng (2 và 8) và Sư đoàn cơ giới "Đại Đức" thiết lập vành đai phòng thủ vững chắc quanh Yartsevo, chặn đứng cuộc tấn công của Tập đoàn quân 31 (Liên Xô), Ngày 6 tháng 9, Tập đoàn quân 68 (Liên Xô) tiến đến bờ Đông thượng nguồn sông Dniepr, các tập đoàn quân 21, cận vệ 10, 33, 49 và 10 cũng tiến đến tuyến sông Desna. Chiến dịch kết thúc thắng lợi. Chiếc "chìa khóa" vào Smolensk đã nằm trong tay quân đội Liên Xô. Kết quả. Chiến dịch tấn công Yelnya-Dorogobuzh của Phương diện quân Tây đã đẩy quân đội Điức Quốc xã lùi thêm 35 đến 40 km về hướng Smolensk - Roslavl. Tuyến phòng ngự thứ nhất rất kiến cố của quân đội Đức Quốc xã trên hướng Đông Smolensk gồm các cụm cứ điểm phòng ngự mạnh tại Yelnya, Dorogobuzh và các cứ điểm tiền tiêu dọc theo các tuyến sông Ugra, Uzha và Snopot bị quân đội Liên Xô đánh sập. Tuy phải tạm dừng trên tuyến sông Desna ở phía Nam và tuyến thượng nguồn sống Dniepr ở phía Bắc nhưng quân đội Liên Xô vẫn chiếm lợi thế khi tạo ra những sự uy hiếp đối với tuyến phòng thủ chính của Cụm tập đoàn quân Trung tâm Dức từ Vitebsk qua Smolensk, Pochinok, Roslavl đến Bryansk. Chiến dịch tấn công Yelnya-Dorogobuzh của Phương diện quân Tây thắng lợi đã tạo điều kiện cho phương diện quân Bryansk, "người láng giềng" của nó ở phía Nam liên tục tấn công trong nửa cuối tháng 8 đến tháng 10 năm 1943 mà không lo bị hở sườn ở cánh phải. Phương diện quân Kalinin có thêm thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng cho chiến dịch tấn công cuối cùng trên khu vực, tiêu diệt các cụm cứ điểm phòng ngự mạnh của quân Đức tại Dukhovshchina, Demidov, phối hợp với Phương diện quân Tây tiêu diệt cụm cứ điểm Yartsevo. Đến đầu tháng 10 năm 1943 thì và cả ba phương diện quân trên hướng Tây của quân đội Liên Xô cùng tấn công đánh chiếm tuyến phòng thủ của quân Đức từ Smolensk qua Pochinok, Roslavl, Bryansk đến Novgorod-Seversky và đến cuối năm 1943, đã đánh đuổi quân Đức đến biên giới Nga - Belarus.
1
null
Phó Dung (chữ Hán: 傅肜, ? – 222), không rõ tên tự, người Nghĩa Dương, tướng lĩnh nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Tam quốc diễn nghĩa chép là Phó Đồng (傅彤). Cuộc đời. Năm Chương Vũ thứ 2 nhà Thục Hán, ông làm Biệt đốc, theo Lưu Bị đánh Ngô. Tướng Ngô là Lục Tốn thiêu hủy doanh trại, quân Thục đại bại, Phó Đồng chặn hậu cho Lưu Bị, tướng Ngô dụ hàng, ông mắng rằng: Sau đó ông tiếp tục chiến đấu cho đến chết. Con ông là Phó Thiêm được làm Tả trung lang, về sau cũng hi sinh vì nước Thục. Trần Thọ đánh giá là "thụ mệnh lúc lâm nguy, cha con nối đời trung nghĩa".
1
null
Phó Thiêm (chữ Hán: 傅佥, ? - 263), không rõ tên tự, người quận Nghĩa Dương , tướng lĩnh nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời. Cha Phó Thiêm là Phó Đồng, mất trong trận Di Lăng. Thiêm được làm Tả trung lang, sau làm đến Quan Trung đô đốc. Tháng 8 năm 263, Tư Mã Chiêu hưng binh phạt Thục, Chung Hội vây đánh 2 thành Hán, Nhạc, sai biệt tướng tấn công cửa quan. Thiêm cùng Tưởng Thư cùng giữ thành. Thư giả ra đánh, rồi đầu hàng tướng Ngụy là Hồ Liệt. Quân Ngụy thừa cơ tập kích, Thiêm ra sức chiến đấu đến chết. Con là Phó Trứ, Phó Mộ không chịu nhận chức Hề quan (quan chăm sóc ngựa) của nhà Tấn, bị miễn làm dân. Đánh giá. Trần Thọ đánh giá: "thụ mệnh lúc lâm nguy, cha con nối đời trung nghĩa". Tư Mã Chiêu đánh giá: "Thục tướng quân Phó Thiêm, trước ở Quan thành, một mình chống lại quan quân, đến chết không thôi."
1
null
Olympiad cờ vua 2012 là Olympiad Cờ vua lần thứ 40, do Liên đoàn cờ vua thế giới tổ chức, gồm giải mở và giải nữ. Olympiad này diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ 27 tháng 8 đến 10 tháng 9 năm 2012. Ngoài ra có một số hoạt động bên lề Olympiad để thúc đẩy phong trào cờ vua. Istanbul từng tổ chức Olympiad năm 2000. Hơn 1 700 kỳ thủ cùng lãnh đội tham dự với 162 đội ở giải mở và 131 đội ở giải nữ . Hội trường thi đấu tại Trung tâm thương mại thế giới Istanbul. Tổng trọng tài là Panagiotis Nikolopoulos người Hy Lạp. Đăng cai. Istanbul giành quyền đăng cai Olympiad 2012 vào tháng 11 năm 2008, tại Phiên họp Đại hội đồng FIDE lần thứ 78 ở Olympiad Cờ vua 2008 ở Dresden . Istanbul giành số phiếu vượt trội 95–40 so với ứng cử viên còn lại Budva. Bối cảnh ở quốc gia đăng cai. Việc Istanbul tổ chức Olympiad cờ vua năm 2000 đã tạo ra một cuộc cách mạng cờ vua ở đất nước này. Thổ Nhĩ Kỳ kể từ đó đã đăng cai hơn 100 sự kiện cờ vua quốc tế, gồm Giải vô địch châu Âu, Giải vô địch trẻ thế giới, Olympiad cờ vua trẻ. Hội viên của Liên đoàn cờ vua Thổ Nhĩ Kỳ tăng từ 3 000 lên khoảng 250 000 chỉ trong vòng tám năm. Ali Nihat Yazıcı, chủ tịch Liên đoàn cờ vua Thổ Nhĩ Kỳ, được coi là người thúc đẩy hầu hết các phong trào phát triển cờ vua ở trong nước Ông sau này được bầu làm Phó chủ tịch của FIDE. Olympiad. Thể thức thi đấu. Giải đấu tổ chức theo hệ Thuỵ Sĩ. Mỗi kỳ thủ có 90 phút cho 40 nước đầu tiên, sau đó được cộng thêm 30 phút để hoàn thành ván cờ (với 30 giây tích lũy cho một nước đi). Đấu thủ được quyền đề nghị hoà ở bất kỳ thời điểm nào của ván đấu. Giải diễn ra trong 11 vòng đấu, mỗi trận đấu gồm 4 ván. Mỗi đội ngoài 4 kỳ thủ chính được quyền có một kỳ thủ dự bị . Việc xếp hạng dựa trên điểm trận: thắng 2, hoà 1 và thua 0 điểm. Trong trường hợp điểm trận bằng nhau thì các tiêu chí sau lần lượt được xét đến để xếp hạng: 1. Chỉ số Sonneborn-Berger ; 2. Điểm ván; 3. Tổng điểm trận của các đối thủ, trừ đối thủ thấp nhất . Giải mở. Giải mở gồm 162 đội tham dự, đại diện cho 159 quốc gia. Chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ được cử 3 đội, trong khi đó như thường lệ có sự hiện diện của các đội cờ khuyết tật (IPCA), khiếm thị (IBCA) và khiếm thính (ICSC) Đội tuyển Armenia với chủ công là kỳ thủ số 2 thế giới Levon Aronian đã lần thứ ba giành danh hiệu vô địch sau hai lần vào năm 2006 và 2008. Đội tuyển Nga, ứng cử viên vô địch hàng đầu trước khi giải đấu diễn ra một lần nữa lại lỗi hẹn với huy chương vàng, về thứ hai. Đây là lần thứ năm liên tiếp họ không đoạt được chức vô địch. Đương kim vô địch Ukraina về hạng ba. Trước vòng đấu cuối cùng 3 đội tuyển Trung Quốc, Armenia và Nga đồng điểm trận, với Trung Quốc chiếm ưu thế về chỉ số phụ. Ở vòng cuối trong khi Armenia vượt qua Hungary và Nga thắng Đức thì Ukraina với chủ công Vassily Ivanchuk đã vượt qua Trung Quốc với tỉ số 3–1 và làm Trung Quốc tuột mất huy chương. Armenia và Nga cùng điểm trận nhưng Armenia có hệ số phụ cao hơn và giành ngôi vô địch. Ukraina giành huy chương đồng. Huy chương cá nhân. Huy chương cá nhân của các bàn được tính dựa theo hiệu suất thi đấu. Mamedyarov ở bàn 3 có hiệu suất thi đấu cao nhất giải. Giải nữ. Giải mở gồm 131 đội tham dự, đại diện cho 126 quốc gia. Cũng như giải mở. chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ được cử 3 đội và có đầy đủ các đội cờ khuyết tật, khiếm thị và khiếm thính . Nga giành huy chương vàng thứ hai liên tiếp. Trung Quốc với chủ công là đương kim vô địch thế giới Hầu Dật Phàm về nhì và Ukraina giành hạng ba. Ba đội này cũng là ba đội bất bại tại giải. Vòng đấu cuối thì Trung Quốc và Nga lần lượt gặp Bulgaria và Kazakhstan, với Trung Quốc có ưu thế chỉ số phụ. Trong khi Nga thắng dễ Kazakhstan 4–0 thì Trung Quốc chật vật vượt qua Bulgaria với tỉ số tối thiểu 2,5–1,5. Hai đội bằng điểm trận chung cuộc, tuy nhiên xét chỉ số phụ Nga đã vượt lên để bảo vệ được chức vô địch. Ukraina cũng thắng ở vòng cuối 3,5–0,5 trước Đức, giành huy chương đồng. Huy chương cá nhân. Huy chương cá nhân ở các bàn được tính dựa theo hiệu suất thi đấu. Nadezhda Kosintseva ở bàn 3 có hiệu suất thi đấu cao nhất giải nữ. Cúp Gaprindashvili. Cúp Gaprindashvili, mang tên cựu vô địch thế giới nữ (1961–78) Nona Gaprindashvili, được trao cho đội tuyển có tổng điểm trận của đội mở và đội nữ cao nhất. Nếu điểm trận bằng nhau thì xét đến các chỉ số phụ tương tự như hai giải. Cúp này có từ năm 1997.
1
null
"Sexy, Free & Single" là đĩa đơn quảng bá từ album phòng thu thứ sáu "Sexy, Free & Single" của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Super Junior, và là đĩa đơn tiếng Hàn thứ 13 của nhóm. Đĩa đơn được phát hành dưới dạng nhạc số vào ngày 1 tháng 7 năm 2012 bởi SM Entertainment tại các trang nghe nhạc trực tuyến tại Hàn Quốc. Ngày 22 tháng 8 năm 2012, đĩa đơn phiên bản tiếng Nhật cũng đã được phát hành tại Nhật Bản. Sáng tác. Ca khúc chủ đề "Sexy, Free & Single", là một ca khúc thuộc thể loại soulful Eurohouse với đoạn điệp khúc dễ thuộc và dễ gây nghiện, miêu tả về cuộc sống tự do của một người đàn ông thành đạt quyến rũ và còn độc thân. Ca khúc do các nhạc sĩ người Đan Mạch Daniel Klein, Thomas Sardorf và Lasse Lindorff thực hiện phần sản xuất nhạc kiêm phối khí, nhạc sĩ người Hàn Quốc Yoo Young-jin chỉ tham gia phần sáng tác lời cho ca khúc. Câu hát "Sexy, Free & Single I'm ready too, Bingo" được lặp đi lặp lại trong cả bài, có ý nghĩa: "Là một người quyến rũ, tự do và độc thân, tôi luôn sẵn sàng để có được những phút thăng hoa trong cuộc đời tươi đẹp này." Trong đó, từ "Bingo" thường dùng để thể hiện âm thanh của một sự thăng hoa, một cảm xúc hưng phấn khi phát hiện ra một điều mới mẻ hoặc đạt được một điều tuyệt vời gì đó. Ca khúc này đánh dấu sự trở lại của Kangin với Super Junior sau khi anh hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào tháng 4 năm 2012. Music video. Music video vẫn được ghi hình trong studio như hầu hết tất cả các MV trước của Super Junior, chỉ tập trung vào vũ đạo của nhóm và các cảnh quay từng thành viên chứ không được dựng thành câu chuyện và không có những cảnh quay ngoài trời. Từ khoảng phút thứ 2:30 của MV ta có thể hiểu thông điệp mà Super Junior muốn truyền tải: Khi các thành viên của nhóm đi theo những hướng khác nhau, hay không đồng lòng, thì vòng tròn liên kết sẽ bị phá vỡ. Chỉ khi tất cả cùng chung một con đường, cùng nhìn về một hướng, thì vòng tròn liên kết mới là hoàn hảo và bền chắc nhất. Phải luôn đoàn kết để có thể làm việc một cách hiệu quả. Nhóm đã ghi hình cho music video ở Namyangju, tỉnh Gyeonggi, với vũ đạo cho ca khúc chủ đề "Sexy, Free & Single" được dàn dựng bởi Devin Jamieson, người đã từng cộng tác với các nghệ sĩ như BoA, Michael Jackson, Britney Spears và Hilary Duff. Ngoài ra, vũ đạo còn có sự tham gia dàn dựng của những vũ sư khác như Lyle Beniga, Nick Baga và Devon Perri. Điểm nhấn của vũ đạo là những đoạn vỗ tay ở các câu hát "Sexy, Free & Single I'm ready too, bingo", tạo nên sự vui vẻ và hưng phấn, khá phù hợp với nội dung diễn đạt của câu hát này. Vào ngày 29 tháng 6, teaser MV đã được phát hành trên kênh Youtube chính thức của SM Entertainment là SMTOWN, và ngay sau đó thì MV chính thức cũng đã được phát hành vào ngày 3 tháng 7. Hiện nay, teaser MV đã đạt đến hơn 4 triệu lượt xem còn MV chính thức đã có khoảng 67 triệu lượt xem trên kênh youtube SMTOWN. Chiến thắng trên các chương trình âm nhạc. Super Junior đã quảng bá ca khúc "Sexy, Free & Single" trong vòng 5 tuần trên các chương trình âm nhạc hàng tuần là Show Champion, M! Countdown, Music Core, Inkigayo và 3 tuần trên Music Bank (trừ tuần đầu và tuần cuối). Nhóm đã giành được Triple Crown (ca khúc thắng 3 tuần liên tiếp) tại Show Champion và M! Countdown, được đề cử cho vị trí thứ nhất ngay tuần đầu tiên trở lại trên Music Bank và cũng đã có 2 tuần chiến thắng tại đây. Tổng cộng nhóm đã giành được 8 chiến thắng trong cả đợt quảng bá. Phiên bản tiếng Nhật. Vào ngày 29 tháng 6, trong buổi họp báo tại Mnet 20's Choice Awards, các thành viên Super Junior đã xác nhận rằng họ cũng đã tiến hành thu âm và quay một MV phiên bản Nhật cho ca khúc chủ đề album lần này, "Sexy, Free & Single", cùng lúc với các ca khúc khác trong album thứ 6. Tuy nhiên nhóm vẫn chưa có dự định hoạt động cho việc quảng bá chính thức tại thị trường Nhật. Vào ngày 17 tháng 7, SM Entertainment thông báo rằng phiên bản này sẽ được phát hành vào ngày 22 tháng 8 dưới tư cách là đĩa đơn tiếng Nhật thứ tư của Super Junior. Danh sách bài hát. CD DVD tracklist Bảng xếp hạng và doanh số trên Oricon. Thứ hạng từng ngày. Ngay ngày đầu tiên ra mắt, đĩa đơn đã đứng thứ hai trên bảng xếp hạng danh tiếng Oricon của Nhật Bản với 80,000 bản được bán ra. Đến ngày thứ 2, nó đã vươn lên vị trí #1 và giữ vững vị trí này trong suốt 3 ngày. Đến hết tuần đầu tiên, đĩa đơn đã bán được tổng cộng 109,831 bản và đứng ở vị trí thứ 2. Nó còn đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng doanh số bán album tháng 8 của Oricon.
1
null
Dương Quỳnh Hoa (6 tháng 3 năm 1930 – 25 tháng 2 năm 2006 ) là người tham gia sáng lập và giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, và là một trong các nguyên đơn trong Vụ kiện chất độc da cam đệ đơn lên tòa án Hoa Kỳ. Năm 1979, bà Dương Quỳnh Hoa xin ra khỏi Đảng. Tuổi trẻ. Dương Quỳnh Hoa sinh ngày 6 tháng 3 năm 1930 tại Sài Gòn, trong một gia đình tầng lớp thượng lưu. Cha là giáo sư Dương Minh Thới, được đánh giá là một "trí thức yêu nước" (từng là cơ sở cách mạng nội thành) và anh là luật sư Dương Trung Tính (mất năm 1966). Bà theo học trung học tại trường Chasseloup (bạn học của Trương Như Tảng, Phạm Ngọc Thảo). Sau đó bà học y khoa tại Sài Gòn, sang Pháp năm 1948, đỗ bác sĩ năm 1953, tốt nghiệp chuyên ngành nhi khoa và sản khoa và trở về nước vào năm 1957. Hoạt động. Trong thời gian ở Pháp bà đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, tham gia viết sách, viết báo, làm phim, nội dung vận động binh sĩ và nhân dân Pháp chống chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bà được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam năm 1959 (trước đó bà được sinh hoạt Đảng với tư cách đảng viên do Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu về). Năm 1960, Dương Quỳnh Hoa tham gia sáng lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam dưới bí danh Thùy Dương, sau đó hoạt động trong nội thành. Sau sự kiện Tết Mậu Thân bà chạy vô "bưng" qua ngõ Ba Thu, Mõ Vẹt. Trong bưng, Bà gặp và kết hôn với giáo sư Huỳnh Văn Nghị. Trong thời gian ở bưng con trai bà Huỳnh Trung Sơn bị bệnh viêm màng não mà không có thuốc để chữa trị (có tài liệu cho biết bị nhiễm chất độc da cam) và mất vào lúc 8 tháng tuổi. Đây là một trong những sự kiện được cho là đau buồn nhất của đời bà Năm 1969, Dương Quỳnh Hoa tham gia sáng lập và giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Dương Quỳnh Hoa tiếp tục giữ chức bộ trưởng trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cho đến khi chính phủ này chấm dứt hoạt động vào tháng 7 năm 1976. Bà được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa VI, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách phía Nam. Bà thôi chức Thứ trưởng Bộ Y tế Chính phủ Thống nhất năm 1979 và trình bày nguyện vọng xin ra khỏi đảng với thủ tướng Phạm Văn Đồng do bất đồng chính sách cải tạo hợp tác hóa nông thôn ở Miền Nam Việt Nam. Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, bà vận động giới trí thức và y khoa Pháp, giúp đỡ thành lập Trung tâm Nhi khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em miễn phí. Liên kết ngoài. Dương Quỳnh Hoa: Sự chọn lựa của một trí thức yêu nước
1
null
Vektor СР1 là loại súng ngắn bán tự động do công ty Lyttleton Engineering Works nay là Denel Land Systems tại Nam Phi phát triển từ năm 1996 đến năm 2001. Nó có hình dáng khí động học nên trông khá lạ. Loại súng này được phát triển để thích hợp với luật mang vũ khí để người bình thường có thể trang bị loại súng này cho việc tự vệ, ngoài thị trường dân sự thì súng còn được các lực lượng thi hành công vụ chủ yếu tại Nam Phi sử dụng. Thiết kế. СР1 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback có hãm khí nén với một xi lanh nằm bên dưới nòng súng. Nút khóa an toàn của súng nằm ngay phía trước vòng bảo vệ cò súng. Nút khóa an toàn khác nằm ngay trên cò súng để tự động khóa an toàn giữ cố định cò súng không cho di chuyển chỉ khi xạ thủ bóp cò thì hệ thống khóa mới mở và khai hỏa cùng lúc. Hệ thống nhắm cơ bản của loại súng này là điểm ruồi. Hộp đạn rời của súng chứa hai hàng đạn với 10 hay 12 viên, cũng có một loại hộp đạn chứa 13 viên với một phần nhô ra thêm ở dưới khớp với bàn tay để cầm cho vững.
1
null
HMS "Ajax" là một thiết giáp hạm dreadnought thuộc lớp "King George V" thứ nhất được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó từng tham gia trận Jutland năm 1916 và sau đó hoạt động tại Địa Trung Hải và Hắc Hải trước khi ngừng hoạt động vào năm 1924."Ajax" bị tháo dỡ vào năm 1926 do những giới hạn của Hiệp ước Hải quân Washington Thiết kế và chế tạo. "Ajax" là chiếc cuối cùng trong số bốn chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp "King George V" được đặt lườn. Lớp tàu này dự định lặp lại lớp "Orion" dẫn trước, nhưng những kinh nghiệm với lớp này cho phép tích hợp những cải tiến vào "Ajax" và chiếc chị em "Audacious" vào giai đoạn đầu của quá trình chế tạo. Điều đáng kể nhất và góp phần lớn nhất vào hiệu quả tác chiến là việc bố trí lại cột ăn-ten trước phía trước ống khói trước thay vì phía sau. Người ta thấy trên những con tàu mà cột ăn-ten và tháp quan sát đặt sau ống khói, như trên chính "Dreadnought" và những chiếc lớp "Colossus", khói thoát ra từ ống khói làm cho tháp quan sát hoàn toàn không sống được. Nó cùng với "Audacious" cũng được thiết kế, không giống như các tàu chị em "King George V" và "Centurion", để được trang bị bộ kiểm soát hỏa lực, vốn đòi hỏi một cột ăn-ten chắc chắn hơn so với dự khiến trước đây. Lớp vỏ giáp bảo vệ bên trong và vũ khí chống tàu phóng lôi cũng được cải tiến so với lớp trước và tốc độ tăng thêm khoảng 1 knot. Dàn pháo chính. Dàn pháo chính của "Ajax" bao gồm mười khẩu hải pháo BL Mark V được đặt trên năm tháp pháo nòng đôi, tất cả đều được bố trí ngay trên trục dọc của con tàu, với tháp pháo "B" và "X" bắn thượng tầng bên trên tháp pháo "A" và "Y". Do được đặt giữa tàu, giữa ống khói phía sau và khối cấu trúc thượng tầng phía sau, tháp pháo "Q" là tháp pháo duy nhất có góc xoay giới hạn. Tuy nhiên trong thực hành, do các nóc quan sát được đặt trên nóc tháp pháo, việc bắn thượng tầng của "B" và "X" ngay bên trên "A" và "Y" gây ảnh hưởng mạnh đến pháo thủ tháp pháo bên dưới, nên chúng bị giới hạn ở góc 30° từ trục giữa. Góc xoay của các tháp pháo "A", "B", "X" và "Y" trên danh nghĩa là 300°, nhưng người ta thấy bắn quá gần cấu trúc thượng tầng sẽ gây hư hại đáng kể cho nó. Tháp pháo "Q" cũng được ghi là xoay được 300° dựa trên cơ sở các nòng pháo được nâng tối đa sẽ vượt qua cấu trúc thượng tầng phía sau; khi hạ nòng pháo thấp hơn, góc xoay chỉ đạt 115 °Cả hai bên mạn, một lần nữa với nguy cơ gây hư hại bởi ánh chớp lửa nếu bắn quá gần cấu trúc thượng tầng phía trước và phía sau. Góc nâng tối đa của các khẩu pháo là 20°, một sự cải tiến đáng kể so với các lớp dreadnought trước đó. Các khẩu pháo bắn ra đạn pháo nặng với tốc độ bắn hai phát mỗi phút, cho dù nó thường chỉ bắn ở tốc độ một phát mỗi phút nhằm mục đích trinh sát điểm rơi của loạt đạn pháo. Dàn pháo hạng hai. Dàn pháo hạng hai của "Ajax" bao gồm mười sáu khẩu pháo BL Mark VII nạp bằng khóa nòng đặt trên các bệ nòng đơn. Nhằm đối phó lại suy đoán cho rằng mối đe dọa của tàu phóng lôi nhiều khả năng đến từ bên mạn phía trước, mười hai khẩu được bố trí phía trước và chỉ có bốn khẩu phía sau. Khi hoàn tất, các khẩu phía trước được phân chia trên ba sàn: mỗi bên mạn gồm một khẩu bên dưới tháp chỉ huy ngang với tháp pháo "Y", ba khẩu trên cấu trúc thượng tầng ngang mức sàn trước và hai khẩu trên lườn sàn trước ngang bệ tháp pháo "B". Các khẩu phía sau được bố trí chồng lên nhau ngay trước tháp pháo "X". Tất cả các khẩu pháo đều được bảo vệ bởi vỏ giáp dày . Các khẩu pháo trên sàn trước hầu như không thể hoạt động trong bất kỳ hoàn cảnh thời tiết nào và được tháo dỡ với các tấm thép bịt lại trong giai đoạn Thế Chiến I. Vào lúc nó được thiết kế, mọi thiết giáp hạm dreadnought của các cường quốc hải quân khác trang bị dàn pháo hạng hai với cỡ nòng lớn hơn: đối với Hoa Kỳ, đối với Pháp và đối với Đức, Nhật Bản và Áo. Tuy nhiên, "Ajax" và các tàu chị em chỉ được trang bị cỡ nòng nhỏ hơn vì hai lý do: Chính phủ đang theo đuổi chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng nên đã không chuẩn bị cho khoản chi phí bổ sung thêm 170.000 Bảng Anh cần thiết; và thứ hai là do Thứ trưởng Hải quân Anh, Đô đốc Jackie Fisher, người chịu trách nhiệm chính cho các ý tưởng thiết kế vũ khí căn bản, phản đối việc tăng thêm cỡ nòng cho dàn pháo hạng hai vì ông tin rằng chúng sẽ vô dụng khi thời tiết xấu. Vào năm 1915 hai khẩu pháo phòng không 4 inch được bổ sung ở sàn sau. Nó cũng mang theo một khẩu 12-pounder, bốn khẩu pháo chào 3-pounder, năm súng máy Maxim và mười súng máy Lewis. Giống như mọi thiết giáp hạm dreadnought cùng thời, "Ajax" được trang bị ba ống phóng ngư lôi gồm một ống sau đuôi và một ống mỗi bên mạn; chúng bắn ra loại ngư lôi Whitehead . Vỏ giáp. Đai giáp chính dày và kéo dài từ ngang bệ tháp pháo "A" đến ngang bệ tháp pháo "Y". Đai giáp trên cũng có cùng chiều dài dọc theo con tàu, và dày phía giữa tàu, vuốt mỏng cả hai đầu còn . Ử tải trọng thông thường, đai giáp trải rộng bên trên mực nước và bên dưới mực nước. Vùng thành trì trung tâm, khu vực bao gồm những thành phần thiết yếu của con tàu đảm bảo độ nổi và sức chiến đấu, được đóng lại bởi vách ngăn dày trải rộng từ mép đai giáp và sáp nhập với lớp vỏ giáp trước của bệ tháp pháo; tương tự, một vách ngăn dày 10 inch đóng lại phần sau của thành tri. Cả hai vách ngăn giảm bớt độ dày bên dưới sàn bọc thép: phía trước còn và phía sau còn . Mặt trước của tháp pháo có lớp giáp dày , các mặt hông vốn không dự định xoay ra phía đối phương chỉ dày trong khi nóc tháp pháo dày . Có ba lớp sàn tàu được bọc thép: sàn chính dày , sàn giữa dày ; cuối cùng là sàn dưới vốn được thiết kế như là lớp phòng thủ chính chống lại đạn pháo bắn tới và được bố trí bên trên hầm đạn, phòng đạn pháo và các khoang động cơ, có độ dày phía trước và phía sau. Bệ tháp pháo được bảo vệ bởi lớp vỏ giáp dày , độ dày thay đổi tùy mức độ bảo vệ có được của các kết cấu lân cận. Tháp chỉ huy có vỏ giáp dày trong khi đối với tháp điều khiển hỏa lực phía sau là . Hệ thống động lực. "Ajax" được trang bị bốn turbine hơi nước Parsons, dẫn động trực tiếp bốn trục chân vịt mà không có hộp số giảm tốc. Hơi nước được cung cấp bởi 18 nồi hơi Babcock and Wilcox, được phân đều trong ba phòng nồi hơi với sáu nồi hơi mỗi phòng. Công suất thiết kế là , cho phép con tàu đạt được tốc độ thiết kế tối đa . Lượng nhiên liệu mang theo tối đa là than và dầu đốt, cho phép có tầm xa hoạt động tối đa khi di chuyển ở tốc độ đường trường . Công suất tối đa có thể tạm thời tăng lên trong một lúc, cho phép "Ajax" có tốc độ trung bình trong vòng bốn giờ. Bán kính hoạt động ở tốc độ là . Chế tạo. Được đặt hàng trong chương trình chế tạo hải quân năm 1910, "Ajax" được đóng bởi hãng Scotts Shipbuilding and Engineering Company tại xưởng đóng tàu Greenock của họ trên sông Clyde. Nó được đặt lườn vào ngày 27 tháng 2 năm 1911, được hạ thủy vào ngày 21 tháng 3 năm 1912 và hoàn tất vào tháng 3 năm 1913. "Ajax" được đưa ra hoạt động cùng Hải đội Chiến trận 2 thuộc Hạm đội Grand tại Devonport vào ngày 31 tháng 10 năm 1913. Lịch sử hoạt động. "Ajax" trải qua các cuộc chạy thử máy ngoài biển vào tháng 4 năm 1913, rồi được đưa vào hoạt động tại Đội 1 của Hải đội Chiến trận 2. Hoạt động nổi bật duy nhất trước chiến tranh là cùng với các tàu chị em "King George V", "Audacious" và "Centurion" tham gia các lễ hội tại kênh đào Kiel vào tháng 6 năm 1914. Nó cùng với phần còn lại của Hạm đội Grand được chuyển đến Scapa Flow vào ngày 29 tháng 7 năm 1914 do sự căng thẳng chính trị ngày càng tăng cao tại Châu Âu. "Ajax" tiếp tục ở lại cùng Hạm đội Grand trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trận chiến duy nhất mà nó tham gia là trận Jutland vào ngày 31 tháng 5 năm 1916, trong thành phần Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 2 dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Martyn Jerram, bao gồm "King George V", "Ajax", "Centurion" và "Erin". Chiếc thứ tư cùng lớp "Audacious" đã bị chìm do trúng thủy lôi vào ngày 27 tháng 10 năm 1914. Nó đã nhìn thấy những chiếc dẫn đầu trong hàng chiến trận Hạm đội Biển khơi Đức cùng các tàu chiến-tuần dương đối phương, và đã nổ súng vào chúng. Bản thân "Ajax" không bị bắn trúng; và bởi vì số lượng quá lớn các tàu chiến tham gia nên không thể xác định nó có bắn trúng mục tiêu hay không. Chiếc tàu buôn tuần dương vũ trang HMS "Princess" đã hoạt động như một phiên bản giả của "Ajax" bắt đầu từ năm 1916. "Ajax" tiếp tục ở lại Scapa Flow cho đến tháng 6 năm 1919, được điều động về Hải đội Chiến trận 3 cho bốn tháng sau cùng tại đây. Vào tháng 6 năm 1919, nó được chuyển sang Hải đội Chiến trận 4, là một phần của Hạm đội Địa Trung Hải. Nó cùng với phần còn lại của hải đội trong các hoạt động chống lại lực lượng Bolshevik Nga và lực lượng Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1919 tại Hắc Hải và biển Marmora. Khi Vua Thổ Nhĩ Kỳ bị phế truất vào năm 1923, ông đã bị giải đến Mecca trên chiếc "Ajax". Vào tháng 4 năm 1924, nó quay về Devonport và thuộc thành phần Hạm đội Dự bị cho đến tháng 10 năm 1926, lúc nó bị đưa vào danh sách loại bỏ để tuân thủ hạn ngạch về tàu chiến chủ lực mà Hiệp ước Hải quân Washington quy định. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1926, nó bị bán cho hãng Alloa Shipbreaking Company, và bị tháo dỡ tại Rosyth từ ngày 14 tháng 12 năm 1926.
1
null
Veronica Lake (14 tháng 11 năm 1922 – 7 tháng 7 năm 1973) là một nữ diễn viên người Mỹ. Trong những năm 1940, cô là một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất ở Hollywood. Sau một vài buổi biểu diễn ở các nhà hát Veronica Lake chơi vào năm 1939 lần đầu tiên trong một bộ phim. Các bước đột phá quốc tế đến với bà để bộ phim "This Gun for Hire".Đây là lần đầu tiên trong bốn bộ phim trong đó cô đóng vai chính cùng với Alan Ladd. Khi vai trò của mình tốt nhất, tuy nhiên, là của Olivia D'Arcy trong bộ phim "So Proudly We Hail!". Sau năm 1944, sự nghiệp của cô, tuy nhiên, đã nhanh chóng quá. Năm 1973, Veronica Lake đã chết từ những ảnh hưởng của nhiều thập kỷ nghiện rượu.
1
null
John Christopher "Chris" Stevens (18 tháng 4 năm 1960 tại Hoa Kỳ – 11 tháng 9 năm 2012) là một luật sư và nhà chính trị Hoa Kỳ. Ông là đại sứ Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ tại Libya từ tháng 6/2013 đến tháng 9 năm 2012.. Ngày 13 Tháng 9/2013, ông bị giết chết trong một vụ tấn công ở Benghazi, Libya vào ngày 11 tháng 9 năm 2012.. Ông sinh ngày 18 tháng 4 năm 1960 ở Grass Valley, California, là con trưởng trong số 3 người con, của Jan S. Stevens – thẩm phán tòa phúc thẩm ở quận Yolo, ủy viên hội đồng thành phố Davis và Phó tổng chưởng lý California, với người vợ đầu tiên của ông là Mary Floris. Ông lớn lên ở Bắc California. Cha mẹ ông ly hôn vào đầu thập niên 1970. Họ đều đi bước nữa và Christopher có một em gái cùng cha khác mẹ; mẹ ông trở thành một nghệ sĩ cello với dàn nhạc giao hưởng Marin từ năm 1976, và bà đã tái hôn với Robert Commanday – một nhà phê bình âm nhạc cho tờ "San Francisco Chronicle".
1
null
Nam Tề Minh Đế (chữ Hán: 南齊明帝; 452–498), tên húy là Tiêu Loan (), tên tự Cảnh Tê (景栖), biệt danh Huyền Độ (玄度), là vị vua thứ năm của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông là cháu (gọi bằng chú) của hoàng đế sáng lập nên triều đại-Cao Đế. Ông trở thành đại tướng quân dưới thời trị vì của cháu nội Cao Đế-Tiêu Chiêu Nghiệp. Cho rằng Tiêu Chiêu Nghiệp là một hoàng đế không đủ năng lực và có ý định chống lại mình, Tiêu Loan đã tiến hành một cuộc chính biến và sát hại Tiêu Chiêu Nghiệp. Sau đó ông đưa em trai của Tiêu Chiêu Nghiệp là Tiêu Chiêu Văn lên ngôi, song chỉ sau một thời gian ngắn lại phế truất Tiêu Chiêu Văn và đoạt lấy ngai vàng. Trong thời gian trị vì, ông có những yêu cầu cao và đòi hỏi khắt khe, song lại thanh đạm. Ông được nhìn nhận là một nhân vật rất đen tối trong lịch sử vì đã thảm sát những người con trai còn sống sót của Cao Đế và Vũ Đế, mặc dù họ từng đối xử tốt với ông. Thân thế. Tiêu Loan sinh năm 452. Sử sách không rõ về tên của mẹ ông, cha ông là Tiêu Đạo Sinh (蕭道生), một viên quan cấp trung-thấp của triều Lưu Tống. Tiêu Đạo Sinh mất sớm, vì thế Tiêu Loan được người chú là Tiêu Đạo Thành-một tướng của Lưu Tống nuôi dưỡng. Ông có hai người anh em ruột, anh trai Tiêu Phượng (蕭鳳) và em trai Tiêu Miễn (蕭緬). Sử sách chép rằng Tiêu Đạo Thành rất yêu quý Tiêu Loan, thậm chí còn hơn các con trai mình. Năm 472, ở tuổi 20, Tiêu Loan được ban cho chức huyện lệnh, và trong vài năm sau đó, khi quyền lực của người chú tăng lên, ông được thăng cấp và kinh qua một số chức vụ, rồi trở thành một tướng quân vào năm 478. Khi Tiêu Đạo Thành đoạt ngôi từ Lưu Tống Thuận Đế vào năm 479, Tiêu Loan được phong làm Tây Xương hầu. Dưới thời Cao Đế và Vũ Đế. Trong thời gian trị vì của Cao Đế và Vũ Đế, Tiêu Loan được thăng chức đều đặn cho đến cuối thời gian trị vì của Vũ Đế. Tiêu Loan cũng được công chúng và các quan lại kính mến vì có tính tiết kiệm và có thái độ khiêm tốn, ông không sử dụng các mặt hàng xa xỉ và mặc quần áo như một nho sĩ bình thường. Có một lần, Vũ Đế đã tính đến việc phong Tiêu Loan làm thượng thư phụ trách vấn đề công vụ, song vị hoàng đế này đã đổi ý sau khi ý định này bị Vương Yến (王晏) phản đối, người này cho rằng Tiêu Loan có năng lực song không hiểu biết tốt về các gia tộc hùng mạnh, và do đó không được trang bị đủ để xử lý các công việc đó, là lĩnh vực mà các dòng tộc quan lại có ảnh hưởng mạnh trong việc ra các quyết định. Tiêu Loan là bằng hữu với con trai của Vũ Đế-Cánh Lăng vương Tiêu Tử Lương (蕭子良), người giữ chức tư đồ. Tuy nhiên, thái tử Tiêu Trường Mậu của Vũ Đế lại không ưa ông, và Tiêu Tử Lương đã phải bảo vệ Tiêu Loan trước Tiêu Trường Mậu, và thường ca ngợi Tiêu Loan trước Vũ Đế. Do vậy, sau khi Tiêu Trường Mậu qua dời vào năm 493, Vũ Đế (cũng lâm bệnh sau đó) đã chỉ định Tiêu Tử Lương và Tiêu Loan sẽ chịu trách nhiệm phụ chính cho thái tôn Tiêu Chiêu Nghiệp. Tiêu Loan sau đó đã phát hiện ra và cản trở âm mưu của Vương Dung (王融) khi người này cố gắng để khiến quyền thừa kế ngai vàng rơi vào tay Tiêu Tử Lương. Ngay sau đó, Vũ Đế qua đời, Tiêu Chiêu Nghiệp lên kế vị. Dưới thời Tiêu Chiêu Nghiệp. Do âm mưu của Vương Dung, Tiêu Chiêu Nghiệp không tin tưởng Tiêu Tử Lương, và mặc dù Tiêu Tử Lương được trao các tước hiệu vinh dự lớn song quyền lực thực tế lại rơi vào tay Tiêu Loan. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tiêu Chiêu Nghiệp lại tỏ ra mình là một quân chủ phù phiếm, ông ta dành hầu hết thời gian cho các yến tiệc và các trò chơi tiêu khiển và dùng cạn ngân khố thặng dư mà Cao Đế và Vũ Đế tiết kiệm mới có được. Tiêu Loan từng vài lần cố khuyên nhủ Tiêu Chiêu Nghiệp thay đổi song không có kết quả, thậm chí Tiêu Chiêu Nghiệp còn bắt đầu nghi ngờ Tiêu Loan và muốn giết chết Tiêu Loan, song đã không thể làm như vậy, đặc biệt là sau khi tham khảo ý kiến của thúc tổ (con trai Cao Đế) là Bà Dương vương Tiêu Thương (蕭鏘), và Tiêu Thương đã phản đối hành động. Trong khi đó, Tiêu Loan cũng nghi ngờ rằng Tiêu Chiêu Nghiệp muốn sát hại mình, và do đó ông bắt đầu thiết lập quan hệ với các trọng tướng như Tiêu Kham (蕭諶) và Tiêu Thản Chi (蕭坦之), cả hai người này đều được Tiêu Chiêu Nghiệp tin tưởng. Ngoài ra, Tiêu Loan cũng tìm cớ để loại bỏ các thân tín của Tiêu Chiêu Nghiệp, bao gồm người tình của Hoàng hậu Hà Tịnh Anh là Dương Mân (楊珉), hoạn quan Từ Long Câu (徐龍駒), tướng Chu Phụng Thúc (周奉叔), giảng sư Đỗ Văn Khiêm (杜文謙), và tổng quản Kì Vô Trân Chi (綦毋珍之). Tuy nhiên, Tiêu Chiêu Nghiệp dường như đã không biết gì về các ý định thực sự của Tiêu Loan, và tinh thần cảnh giác của Tiêu Chiêu Nghiệp đã suy giảm sau khi Tiêu Tử Lương chết trong lo lắng vào hè năm 494. Tuy nhiên, đến mùa thu năm 494, Tiêu Chiêu Nghiệp đã hết kiên nhẫn với Tiêu Loan, và ông đã bí mật lập mưu cùng thúc phụ của Hà Hoàng hậu- Hà Dận (何胤), để giết chết Tiêu Loan. Hà Dận không dám làm như vậy và cho rằng cần theo dõi thêm Tiêu Loan. Do đó, Tiêu Chiêu Nghiệp đã dừng giao các công việc quan trọng cho Tiêu Loan. Tuy nhiên, sau đó Tiêu Loan bắt đầu tiến hành chính biến, hợp sức với Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi. Tiêu Chiêu Nghiệp không nhận ra rằng Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi đã phản bội mình, vì thế đã tìm kiếm trợ giúp của Tiêu Kham khi biết Tiêu Loan bắt đầu tấn công hoàng cung. Hy vọng của Tiêu Chiêu Nghiệp tiêu tan khi thấy Tiêu Kham tiến quân vào hoàng cung. Các cận binh hoàng cung vẫn sẵn sàng chiến đấu, song Tiêu Chiêu Nghiệp lại chạy trốn, song Tiêu Kham đã đuổi kịp và giết chết ông. Tiêu Loan ban hành một chiếu chỉ lấy tên của Vương Thái hậu, giáng Tiêu Chiêu Nghiệp xuống tước vương (với tước hiệu Uất Lâm vương) và lập em trai Tiêu Chiêu Nghiệp là Tân An vương Tiêu Tử Văn làm hoàng đế mới. Dưới thời Tiêu Chiêu Văn. Khi lên ngôi, Tiêu Chiêu Văn mới 14 tuổi, quyền lực trên thực tế nằm trong tay Tiêu Loan, và Tiêu Loan tự phong cho mình tước Tuyên Thành quận công, sau đó là Tuyên Thành vương. Dưới danh nghĩa Tiêu Chiêu Văn, Tiêu Loan ngay sau đó đã tiến hành xử tử một số lượng lớn các thân vương là con trai của Cao Đế và Vũ Đế, những người mà ông ta xem là một mối đe dọa với mình: Ban đầu, em trai Tiêu Chiêu Văn là Lâm Hải quận vương Tiêu Chiêu Tú (蕭昭秀), cũng đã bị định tội chết, song vào lúc cuối cùng lại được tha. Để thay thế vị trí của các thân vương bị giết, Tiêu Loan đã đưa các cháu trai (do con trai ông ta còn trẻ) là Tiêu Diêu Quang (蕭遙光), Tiêu Diêu Hân (蕭遙欣), và Tiêu Diêu Xương (蕭遙昌) vào các chức vụ quan trọng. Chưa đầy ba tháng sau khi Tiêu Chiêu Văn lên ngôi, Tiêu Loan đã ban một chiếu chỉ nhân danh chính thất của Tiêu Trường Mậu-Thái hậu Vương Bảo Minh (王寶明), viết rằng Tiêu Chiêu Văn không đủ thông minh và khỏe mạnh để làm hoàng đế, trao ngai vàng lại cho Tiêu Loan. Tiêu Loan lên ngôi vào ngày Quý Hợi (22) tháng 10, tức 5 tháng 12, tức Nam Tề Minh Đế. Trị vì. Minh Đế thường được xem là một quân chủ thông minh và có tính thanh đạm. Tuy nhiên, ông cũng có tính đa nghi, và chỉ có vài đại thần cấp cao là có thể cảm thấy an toàn trong thời gian ông trị vì. Ông cũng tiếp tục sát hại (định kỳ) các hậu duệ của Cao Đế và Vũ Đế do nghĩ rằng họ sẽ là mối đe dọa với các con trai ông. Mỗi lần tiến hành các vụ giết chóc, đầu tiên ông sẽ thắp hương cúng (có lẽ là Cao Đế và Vũ Đế) và than khóc cay đắng trước khi thực hiện các hành động. Minh Đế lập con trai thứ hai-Tiêu Bảo Quyển làm thái tử, lý do là vì người con trai cả Tiêu Bảo Nghĩa (蕭寶義) không thể nói được (và cũng không phải là con trai của chính thất Lưu Huệ Đoan (劉惠端), người đã qua đời năm 489). Do các con trai của Minh Đế đều còn nhỏ, ông đã giao phó các trách nhiệm lớn cho những cháu trai của mình là Tiêu Diêu Quang, Tiêu Diêu Hân, và Tiêu Diêu Xương. Khi Tiêu Chiêu Văn bị phế truất, chiếu chỉ mà Minh Đế ban hành nhân danh Vương Thái hậu đã giáng tước hiệu Tiêu Chiêu Văn xuống thành Hải Lăng vương. Tuy nhiên, khoảng một tháng sau khi Tiêu Chiêu Văn bị phế, Minh Đế đã giả vờ thông báo Tiêu Chiêu Văn lâm bệnh và cử thái ý đến điều trị, song lại lệnh cho thái y hạ độc ông. Tiêu Chiêu Văn được ban thụy hiệu "Cung" (恭) và được chôn cất với vinh dự cao quý song không phải là vinh dự dành cho hoàng đế. Trong khi đó, Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế đã sử dụng việc Minh Đế soán ngôi làm cớ để tiến hành một cuộc tấn lớn chống lại Nam Tề vào cuối năm 494. Tuy nhiên, sau một số trận đánh bất phân thắng bại, quân Bắc Ngụy đã từ bỏ chiến dịch vào mùa xuân năm 495. Ngay sau khi chiến dịch kết thúc, Minh Đế đã xử tử Tiêu Kham, một tướng cộng tác với ông trong cuộc chính biến chống lại Tiêu Chiêu Nghiệp, và các huynh đệ của Tiêu Kham do ông nghi ngờ Tiêu Kham âm mưu tiến hành chính biến. Ngoài ra, Minh Đế cũng vu cáo một số thân vương (con trai của Vũ Đế) là đồng mưu với Tiêu Kham, bao gồm Tây Dương vương Tiêu Tử Minh (蕭子明), Nam Hải vương Tiêu Tử Hãn (蕭子罕), và Thiệu Lăng vương Tiêu Tử Trinh (蕭子貞). Năm 497, ông cũng cho xử tử đại thần cấp cao Vương Yến do nghi ngờ người này có ý phản nghịch. Vào mùa thu năm 497, Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế lại mở một cuộc tấn công lớn khác chống Nam Tề. Lần này, hai bên phần lớn vẫn bất phân thắng bại, song trọng thành biên giới là Uyển Thành (宛城, nay thuộc Nam Dương, Hà Nam) đã rơi vào tay Bắc Ngụy cùng với Tân Dã (新野, cũng thuộc Nam Dương ngày nay). Trong khi đó, trong suốt chiến dịch, do Minh Đế lâm bệnh, ông đã tham khảo ý kiến với Tiêu Diêu Quang rồi cho xử tử thêm 10 thân vương, tức tất cả những người con trai còn sống sót của Cao Đế, Vũ Đế và Tiêu Trường Mậu: Trong các vụ việc, Minh Đế đã làm một điều đặc biệt bất thường, ông ra lệnh cho các đại thần cấp cao buộc tội các thân vương và thỉnh cầu xử tử họ, Minh Đế ban đầu sẽ từ chối các đề xuất rồi sau lại chấp thuận. Vào mùa hè năm 498, tướng về hưu Vương Kính Tắc (王敬則) cho rằng Minh Đế có ý muốn xử tử mình nên đã nổi loạn từ Cối Kê (會稽, nay thuộc Thiệu Hưng, Chiết Giang). Vương tuyên bố muốn ủng hộ cho cháu nội của Cao Đế (con trai của Dự Chương Văn Hiến vương Tiêu Nghi) là Nam Khang công Tiêu Tử Khác (蕭子恪) làm lãnh đạo. Do đó, Minh Đế lại bàn luận với Tiêu Diêu Quang, sau đó hạ lệnh rằng tất cả các hậu duệ là nam giới của Cao Đế và Vũ Đế phải vào hoàng cung để hạ độc họ. Tuy nhiên, sau khi Tiêu Tử Khác chạy về kinh thành Kiến Khang và thể hiện rằng mình không tham gia cuộc nổi loạn của Vương, Minh Đế đã đổi ý vào phút chót và than cho họ. Khoảng 20 ngày sau khi Vương bắt đầu nổi loạn, ông ta bị giết trong chiến trận, cuộc nổi loạn tan vỡ. Ba tháng sau, ngày Minh Đế qua đời vào ngày Kỉ Dậu (30) tháng 7 năm Mậu Dần, tức 1 tháng 9 năm 498 ở Chính Phúc điện. Thái tử Bảo Quyển lên ngôi kế vị (sau được biết đến với tước Đông Hôn hầu).
1
null
Trần Bửu Kiếm (1920 - 2022) là một chính khách Việt Nam. Ông sinh năm 1920 tại Cần Thơ, tốt nghiệp Luật tại Hà Nội, tham gia Tổng hội Sinh viên và tham gia giành chính quyền tại Sài gòn năm 1945 trong Cách mạng Tháng Tám. Ông là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng cộng sản. Năm 1960 ông tham gia thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, sau là thành viên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Ông là Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ông từng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ủy viên Đoàn Chủ tịch khóa I, II (đến 1988). Đầu thập niên 2000 ông qua Pháp đoàn tụ với gia đình. Trần Bửu Kiếm mất ngày 28 tháng 1 năm 2022 tại Paris, Pháp. Gia đình ông có phát tang và tổ chức lễ viếng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1
null
Một loạt trận động đất ở Vân Nam vào tháng 9 năm 2012 tại huyện Di Lương, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, làm thiệt mạng ít nhất 81 người và hơn 821 người khác bị thương. Theo các giới chức, ít nhất có 100.000 sơ tán và hơn 20.000 ngôi nhà bị phá hỏng. Động đất. Có hai trận động đất với cường độ trên 5, và chúng hợp thành một trận động đất kép. Hai đợt rung động lớn nhất này được thông báo là các sự kiện chính trong một chuỗi gồm trên 60 dư chấn. Ngoài Vân Nam và Quý Châu ra thì rung động còn cảm nhận được ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh.
1
null
Trong toán học, một chuỗi hình học (hay chuỗi cấp số nhân) là một chuỗi có tỉ lệ giữa các số hạng kế tiếp nhau là một hằng số. Ví dụ, chuỗi là một chuỗi hình học, bởi vì mỗi số hạng đều bằng 1/2 số hạng kế trước nó. Chuỗi hình học là một trong những chuỗi vô hạn đơn giản nhất có tổng hữu hạn, mặc dù không phải chuỗi nào trong số này đều có tổng hữu hạn. Trong lịch sử, chuỗi hình học đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của vi tích phân và nó vẫn tiếp tục là chủ đề trung tâm trong việc nghiên cứu tính chất hội tụ của chuỗi. Chuỗi hình học có nhiều ứng dụng quan trọng trong toán học và cả các lĩnh vực khác như vật lý, khoa học kỹ thuật, sinh học, kinh tế học, khoa học máy tính, lý thuyết hàng đợi, và tài chính. Công bội. Các số hạng của chuỗi hình học thường hình thành nên một cấp số nhân, điều này có nghĩa là tỉ số giữa một số hạng bất kỳ với một số hạng đứng kế trước nó là không đổi (gọi là "công bội"). Bảng dưới đây cho thấy một số công bội trong một số chuỗi hình học: Tính chất của các số hạng tùy thuộc vào công bội của chuỗi (tạm ký hiệu là "r"): Tính tổng. Tổng của một chuỗi hình học là hữu hạn nếu chuỗi này tiến về 0; với những số gần bằng 0, thì nó trở thành các số vô cùng bé cho nên có thể bỏ qua và vẫn có thể tính được tổng mặc dù chuỗi này tiến đến vô cùng. Máy tính cũng có thể tính được tổng này bằng cách sử dụng chuỗi tự đồng dạng. Ví dụ. Xét tổng của chuỗi hình học sau: Chuỗi này có công bội là 2/3. Nếu ta nhân cả hai vế phương trình trên với 2/3, ta có: Trừ 1 và cộng 1 vào vế phải: Đối với các chuỗi tự đồng dạng khác cũng có thể giải bằng cách này. Công thức. Cho formula_7, thì tổng của "n" phần tử đầu tiên của chuỗi: Với "a" là phần tử đầu tiên của chuỗi, "r" là công bội. Ta có thể biến đổi công thức như sau: Đặt: Nhân 2 vế với r: Suy ra: Khi "n" tiến đến vô cùng, công bội "r" phải nhỏ hơn "1" thì chuỗi mới có thể hội tụ, tổng của chuỗi khi đó là: Nếu , dễ dàng ta có: Vế trái là một chuỗi hình học với công bội "r", ta biến đổi công thức: Đặt: Nhân 2 vế với "r": Suy ra: Tính chất hội tụ. Vì (1 + "r" + "r"2 +... + "r""n")(1−"r") = 1−"r""n"+1 và đối với | "r" | < 1. Ứng dụng. Số thập phân vô hạn tuần hoàn. Một số thập phân vô hạn tuần hoàn có thể được xem như là một chuỗi hình học với công bội bằng 1/10. Ví dụ: Sử dụng công thức tính tổng một chuỗi hình học có thể biến đổi một số thập phân vô hạn tuần hoàn thành một phân số: Công thức này không những có thể áp dụng cho những số thập phân với 1 chữ số tuần hoàn, mà nó có thể áp dụng cho cả 1 cụm nhiều số tuần hoàn: Từ đó có thể rút ra được cách biến đổi đơn giản hơn: Tính diện tích của parabol bằng phương pháp Archimedes. Archimedes đã sử dụng công thức tính tổng của một chuỗi hình học để tính diện tích được bao bởi một parabol và một đường thẳng (cát tuyến). Phương pháp của ông là chia phần diện tích này thành vô số các hình tam giác. Archimedes đã tính ra rằng tổng phần diện tích trong parabol bằng 4/3 diện tích của tam giác màu xanh dương. Archimedes xác định rằng diện tích mỗi tam giác màu xanh lá cây bằng 1/8 diện tích hình tam giác màu xanh dương, diện tích tam giác màu vàng bằng 1/8 diện tích tam giác màu xanh lá cây, và v.v. Giả sử tam giác màu xanh dương có diện tích 1, thì tổng diện tích là tổng của một chuỗi vô hạn: Số hạng đầu tiên là diện tích tam giác màu xanh dương, số hạng tiếp theo là diện tích 2 tam giác màu xanh lục, số hạng kế tiếp là diện tích 4 tam giác màu vàng, và cứ thế cho đến vô cùng. Rút gọn các phân số, ta có: Đây là một chuỗi hình học với công bội bằng 1/4: Tổng là: Phép tính trên gọi là phương pháp vét cạn, là một dạng sơ khai của tích phân. Trong vi tích phân hiện đại, phần diện tích này có thể tính bằng tích phân xác định. Hình học phân dạng. Trong ngành hình học phân dạng, chuỗi hình học thường dùng để tính chu vi, diện tích, hay thể tích của một hình tự đồng dạng. Ví dụ, phần diện tích bên trong bông tuyết Koch là một tổ hợp gồm vô số tam giác đều (xem hình). Mỗi tam giác xanh lục có cạnh bằng 1/3 cạnh của tam giác xanh dương, do đó diện tích của nó bằng 1/9 diện tích tam giác xanh dương. Tương tự như thế, mỗi tam giác màu vàng có diện tích bằng 1/9 diện tích tam giác lục, và cứ thế. Cho diện tích tam giác xanh dương bằng 1 đơn vị diện tích, thì tổng diện tích của hình bông tuyết sẽ là: Phần tử đầu tiên của chuỗi này chính là diện tích tam giác xanh dương, phần tử thứ 2 là tổng diện tích của 3 tam giác xanh lục, phần tử thứ 3 là tổng diện tích của 12 tam giác màu vàng, và cứ thế. Với số đầu tiên là 1 không thuộc vào chuỗi hình học, phần còn lại trong chuỗi số trên là một chuỗi hình học có công bội "r" = 4/9, phần tử đầu tiên của chuỗi hình học này là "a" = 3(1/9) = 1/3, vậy tổng của cả chuỗi trên sẽ là: Do đó diện tích của cả bông tuyết Koch bằng 8/5 lần diện tích tam giác cơ bản (xanh dương). Những nghịch lý Zeno. Sự hội tụ trong chuỗi hình học cho thấy rằng tổng của một chuỗi có số phần tử là vô hạn vẫn có thể hữu hạn, điều này cho phép giải quyết được nhiều nghịch lý Zeno. Ví dụ như trong nghịch lý chia đôi quãng đường của Zeno, ông cho rằng một người (H) không thể đi đến một điểm B cách đó 1 quãng "s", vì trước khi đi đến B thì H phải đi qua điểm "s/2", mà trước khi qua điểm "s/2" thì H phải qua được điểm "s/4", trước khi qua "s/4" thì phải qua "s/8", trước khi qua "s/8" thì phải qua "s/16", và cứ thế đến vô cùng. formula_32 Biểu diễn dạng chuỗi toán học: Do đó, muốn đến được điểm B thì H phải qua vô số bước, Zeno cho rằng điều này không thể hoàn thành được và cũng không thể bắt đầu được, do đó ông cho rằng mọi chuyển động phải là ảo tưởng. Sai lầm của Zeno là ông đã giả định rằng tổng của vô hạn các phần tử hữu hạn (thời gian thực hiện 1 bước) không thể là một số hữu hạn (tổng thời gian đi đến B). Điều này không đúng với sự thật, vì bằng chứng là chuỗi hình học trên có thể hội tụ với công bội formula_34. Euclid. Trong sách Cơ sở của Euclid, quyển IX, mệnh đề 35, có đưa ra công thức tính tổng của chuỗi hình học, công thức này tương đương với công thức hiện đại. Kinh tế học. Trong kinh tế học, chuỗi hình học dùng để tính giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ (tổng của số tiền được trả theo định kỳ).
1
null
Jas Hennessy & Co., thông thường được biết đến đơn giản là Hennessy (), là một nhà sản xuất cognac Pháp, có trụ sở chính tại Cognac, Charente. Đây là một trong những "bốn gia đình" lớn của cognac, cùng với Martell, Courvoisier, và Rémy Martin, cộng lại tạo ra khoảng 85% sản lượng cognac trên thế giới. Hennessy bán khoảng 102 triệu chai cognac mỗi năm, làm cho nó trở thành nhà sản xuất cognac lớn nhất thế giới, và vào năm 2017, doanh số bán hàng của Hennessy chiếm khoảng 60% thị trường cognac tại Hoa Kỳ. Ngoài việc chưng cất "eaux-de-vie" cognac chính mình, công ty còn hoạt động như một "negociant". Thương hiệu này thuộc sở hữu của Moët Hennessy kể từ việc sáp nhập rượu sâm panh và cognac vào đầu những năm 1970, mà lại được sở hữu bởi LVMH (66%) và Diageo (34%), Diageo đóng vai trò nhà đầu tư không kiểm soát. Hennessy đã tiên phong trong việc thiết lập một số quy trình tiêu chuẩn trong ngành cognac, và sự liên kết của nó với sang trọng đã làm cho nó trở thành một điểm tham chiếu thường xuyên trong văn hóa đại chúng, đặc biệt là trong thể loại hip hop. Lịch sử. Nhà máy chưng cất rượu cognac Hennessy được thành lập bởi sĩ quan quân đội Jacobite người Ireland Richard Hennessy vào năm 1765, người đã phục vụ trong quân đội của Louis XV. Ông nghỉ hưu về vùng Cognac, Pháp và bắt đầu chưng cất và xuất khẩu rượu brandy, trước hết là đến Vương quốc Anh và quê hương Ireland, sau đó là Hoa Kỳ. Năm 1813, con trai của Richard Hennessy là James Hennessy đặt tên thương hiệu của công ty là Jas Hennessy & Co. Ông cũng là người chịu trách nhiệm chọn Jean Fillioux làm Người pha trộn chính của nhà. Một thành viên trong gia đình Fillioux đã giữ vai trò này từ đó, một mối quan hệ kinh doanh kéo dài qua tám thế hệ và hơn 250 năm. Hennessy trở thành nhà xuất khẩu brandy hàng đầu thế giới vào những năm 1840, một tư cách mà nó chưa bao giờ mất đi. Đến năm 1860, nó đại diện cho một trong mỗi bốn chai cognac được bán trên toàn cầu. Hennessy cũng thiết lập một số quy ước được sử dụng rộng rãi trong ngành cognac ngày nay. Nó là một trong những nhãn hiệu đầu tiên bán chai thay vì thùng của cognac, một quy trình đã giúp nó tồn tại qua cuộc khủng hoảng Great French Wine Blight vào giữa thế kỷ 19. Đây cũng là nhà cognac đầu tiên sử dụng hệ thống đánh giá dựa trên số sao và các phân loại V.S.O.P và XO, hiện nay được sử dụng bởi hầu hết các nhà sản xuất cognac khác. Việc sử dụng ký hiệu V.S.O.P. được áp dụng lần đầu vào năm 1817, khi Hoàng tử Nhiếp chính (sau này là Vua George IV) của Anh yêu cầu Hennessy tạo ra một loại cognac "rất cũ và nhạt" (very superior old pale), một miêu tả trước đây đã được áp dụng cho rượu sherry. Maurice Hennessy, cháu trai của Richard Hennessy, sau đó giới thiệu hệ thống phân loại cognac dựa trên số sao vào năm 1865 (một hệ thống đồng thời được áp dụng bởi đối thủ cạnh tranh của Hennessy là Martell), mà trở thành tiêu chuẩn ngành công nghiệp để chỉ tuổi của cognac cho đến những năm 1960. Maurice Hennessy cũng tạo ra ký hiệu XO ("extra old") vào năm 1870, để chỉ những loại cognac đã trải qua quá trình chưng cất trong thùng kéo dài. Một nhánh của gia đình Hennessy chuyển từ Pháp sang Anh vào đầu thế kỷ 20. Họ đã xây dựng ảnh hưởng trong quân đội và chính trị Anh, cuối cùng đạt được danh hiệu baron Windlesham. Mặc dù tình huyết gia đình vẫn còn sống, nhưng nhánh Anh không còn liên quan đến ngành công nghiệp cognac. Vào năm 1944, Kilian Hennessy, một hậu duệ trực tiếp thế hệ thứ năm của Richard Hennessy, bắt đầu giúp đỡ người anh họ Maurice Hennessy trong việc điều hành công việc kinh doanh. Killian Hennessy ban đầu dự định trở thành một ngân hàng nhưng lại đưa Hennessy trở thành một thương hiệu quốc tế, đi du lịch đến Ireland, Hoa Kỳ và Châu Á để quảng bá thương hiệu. Ông đã đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 1946, và từ đó, nước này đã trở thành thị trường cognac lớn thứ hai trên thế giới. Năm 1947, mối quan hệ kinh doanh giữa Hennessy và Martell cũng chấm dứt sau khi Maurice Firino-Martell qua đời. Hennessy cũng đã trở thành một phần quan trọng của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu. Năm 1971, Kilian Hennessy dẫn đầu quá trình sáp nhập của công ty với Moët et Chandon, để tạo ra Moët Hennessy, cuối cùng đã niêm yết công khai và phát triển mạnh mẽ về mặt tài chính. Sau đó, Moët Hennessy thông báo sáp nhập với Louis Vuitton, một tập đoàn đã sở hữu các thương hiệu rượu sâm panh, vào năm 1987, tạo ra tập đoàn thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới, Louis Vuitton • Moët-Hennessy hoặc LVMH. Năm 1988, một cuộc khủng hoảng quản lý dẫn đến việc tập đoàn bị Bernard Arnault, chủ sở hữu nhà thời trang cao cấp Christian Dior, mua lại, với sự hỗ trợ từ tập đoàn ngành bia Guinness. Vụ việc được gọi là "vụ LVMH" gây tranh cãi đến mức Tổng thống Pháp François Mitterrand đã nhắc đến nó trong một bài phát thanh truyền hình. Kilian Hennessy tiếp tục giữ vị trí trong Hội đồng tư vấn của công ty cho đến khi ông qua đời vào năm 2010, ở tuổi 103. Maurice-Richard Hennessy, đại diện thế hệ thứ tám của triều đại Hennessy, đang hoạt động như một trong những đại sứ toàn cầu của thương hiệu. Ông đã được đào tạo ban đầu làm nông dân trước khi gia nhập công việc gia đình. Từ năm 2018 trở đi, Hennessy đã trải qua tình trạng thiếu hụt sản xuất do một phần là do nhu cầu tăng, thiếu hụt chai và trận băng giá. Tiếp thị. Hennessy sở hữu bộ sưu tập lớn nhất của "eaux-de-vie" cognac trên thế giới, với hơn 470.000 thùng trong hầm rượu của mình. Qua quá trình pha trộn và chưng cất kéo dài khác nhau, nó tạo ra một số loại cognac độc đáo. Bên cạnh các phân loại V.S và V.S.O.P, chiếm phần lớn doanh số bán hàng, Hennessy còn nổi tiếng với những loại cognac chuyên môn đắt đỏ, một số trong số đó vẫn được pha trộn bởi gia đình Fillioux. Các phiên bản giới hạn của Hennessy có thể chứa hơn một trăm "eaux-de-vie" khác nhau, một số trong số đó có thể đã trải qua hàng thế kỷ; chúng thường được kèm theo những đồ trang trí sang trọng như hộp đựng đặt làm riêng và bình rượu được thổi thủ công. Một chai Richard Hennessy, ví dụ, có giá khoảng 7.000 USD và đi kèm với một bình rượu Baccarat crystal và các ly kính tương ứng, một cây súng đeo vai và một khay, tất cả đều được thiết kế bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Kể từ năm 2009, Hennessy đã phát hành một số phiên bản sưu tầm để kỷ niệm các sự kiện lễ kỷ niệm, dịp đặc biệt hoặc hợp tác với các nghệ sĩ, nhà thiết kế và tổ chức như NBA. Họ đã hợp tác với Zhang Enli, Les Twins, Refik Anadol, Kaws và Marc Newson, và nhiều người khác. Hennessy cũng được sử dụng như một thành phần trong các cocktail và đồ uống pha trộn, và thường được phục vụ tại các quán bar và câu lạc bộ đêm. Công ty đã tung ra nhiều sản phẩm mới nhằm nhắm đến thị trường này, bao gồm Pure White, Hennessy Black và Fine de Cognac, và quảng cáo cho chúng theo cách tương ứng. Rapper Nas đã đóng vai trò đại sứ thương hiệu cho Hennessy. Hennessy có một lượng người tiêu dùng đáng kể trong số người Mỹ gốc Phi, người tiêu thụ phần lớn cognac ở Hoa Kỳ. Do đó, thương hiệu cũng đã tiếp thị bản thân với các hoạt động xung quanh doanh nghiệp của người Mỹ gốc Phi và Tháng Lịch sử Người Mỹ gốc Phi. Trong văn hóa đại chúng. Hennessy có một mối quan hệ lâu dài với văn hóa người Mỹ gốc Phi, đặc biệt là hip hop. Nó đã được miêu tả là "đồng nghĩa với âm nhạc rap và người Mỹ gốc Phi, là những người tiêu thụ và ủng hộ chính của thương hiệu". Trong khi âm nhạc, đặc biệt là bài hát "Hennessy" của 2Pac năm 1992, đã được cho là đã làm phổ biến loại đồ uống này, một số nhà sử học đã chỉ ra mối quan hệ cổ xưa hơn nhiều, bắt đầu khi các binh sĩ Mỹ gốc Phi gặp gỡ cognac ở Pháp trong thời kỳ Chiến tranh thế giới I và Chiến tranh thế giới II. Hennessy đã tích cực tiếp cận nhóm người tiêu dùng này trong nhiều thập kỷ. Công ty đã nhắm đến các khán giả thuộc các dân tộc thiểu số ngay từ những năm 1950, khi đặt quảng cáo trên các tạp chí người Mỹ gốc Phi như "Ebony" và "Jet", sử dụng người mẫu người Mỹ gốc Phi và thuê nhân viên người Mỹ gốc Phi. Theo một số ước tính, hơn hai phần ba Hennessy được bán ra tại Hoa Kỳ được tiêu thụ bởi người Mỹ gốc Phi (xem rượu nhập khẩu). Nó thường được gọi là "Henny". Hennessy thường xuất hiện trong lời bài hát của âm nhạc phổ biến, và theo một ước tính, từ "Hennessy" hoặc "cognac" đã được đề cập trong hơn 1.000 bài hát. Một số ví dụ nổi bật bao gồm "KC Tea" (2010) của Tech N9ne, "Hennesey" (1992) của 2Pac, "Hennesey n Buddah" (2000) của Snoop Dogg, "Hennessy" (2021) của Kodoku, "Love Scars" (2017) của Trippie Redd, "We Be Burnin'" (2005) của Sean Paul, "Boombayah" của nhóm Blackpink thuộc thể loại K-pop, "Hennessy and Sailor Moon" (2016) của Yung Lean, "The Humpty Dance" (1990) của Digital Underground, "Pass Me Da Green" của Master P (1997), "Moodz" của Blackbear, "Red Bull & Hennessy" của Jenny Lewis, "6 Inch" của Beyoncé, "Blame It" của Jamie Foxx, "Henny & Gingerale" của Mayer Hawthorne, "Whistle" của D-Block Europe, "Better Now" và "Rockstar" (ft. 21 Savage) của Post Malone. Cognac cũng được nhắc đến trong đoạn hát của bài hát đơn "One Dance" (2016) của Drake, đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100. Đôi rap Mobb Deep cũng mặc áo jersey Hennessy trong video âm nhạc cho đĩa đơn năm 1995 của họ "Shook Ones (Part II)". Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với "South China Morning Post", Maurice-Richard Hennessy cho biết rằng "từ 'Hennessy' rất hợp trong một bài hát" và tiết lộ rằng ông đã gặp gỡ nhiều nghệ sĩ rap, ông nghĩ rằng họ là "những người tốt lành". Ông cho biết trong cuộc phỏng vấn: "Họ thường xuất phát từ môi trường nghèo khó và hỏi tôi về những gợi ý, cách uống và quy trình sản xuất nó." Hennessy là loại đồ uống được nghệ sĩ Blues Del Paxton chọn trong bộ phim "That Thing You Do!". Trong bộ phim James Bond "On Her Majesty's Secret Service", Bond, được cứu mạng bởi một chú chó St. Bernard ở Thụy Sĩ, gạt bỏ chó một cách lạnh nhạt và yêu cầu chú mang đến Hennessy năm sao. Tại sự kiện 2009 VMAs, Kanye West được cho là đã say rượu sau khi uống Hennessy và các loại đồ uống có cồn khác trước sự gián đoạn nổi tiếng của mình đối với Taylor Swift. Giải thưởng Văn học Hennessy. Hennessy tài trợ cuộc thi New Irish Writing trên tờ báo "Irish Independent", và Giải thưởng Văn học Hennessy hàng năm liên quan, đã giới thiệu các nhà văn Ireland như Joseph O'Connor, Dermot Bolger, Colm Ó Clúbhán, Patrick McCabe, Colum McCann, Frank McGuinness, Anne Enright, Hugo Hamilton, Dermot Healy và Neil Jordan. Những người tiêu dùng nổi tiếng. Hennessy là thức uống ưa thích của Kim Jong-il, cựu Lãnh đạo Tối cao của Triều Tiên. Hennessy từng thông báo rằng Kim đã chi hơn 700.000 đô la mỗi năm để mua cognac Paradis.
1
null
Việt Nam Quốc dân quân (chữ Hán: 越南國民軍) là tên gọi lực lượng vũ trang tự vệ của Việt Nam Quốc dân Đảng và Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam, tồn tại từ 1929 đến 1946. Lịch sử. Tiền thân của Việt Nam Quốc dân quân là Việt Nam Cách mạng quân (chữ Hán: 越南革命軍), do Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập năm 1929 nhằm chuẩn bị lực lượng cho cuộc Khởi nghĩa Yên Bái - nổ ra ngày 10 tháng 2 năm 1930. Sau khi sự kiện Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhiều yếu nhân của Việt Nam Quốc dân Đảng bị chính quyền thực dân Pháp bắt và xử tử, cơ sở tổ chức Đảng cũng tan vỡ, Việt Nam Cách mạng Quân giải tán. Đến thềm Thế chiến II, lực lượng này được tái lập với tên gọi mới là Việt Nam Quốc dân quân, mưu cầu dựa vào chính phủ Trung Hoa Dân quốc nhằm gạt Pháp khỏi Việt Nam, tiến tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân quân sau đó trở thành lực lượng vũ trang chung của Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam và tồn tại đến năm 1946 thì giải tán do những cuộc trấn áp đẫm máu của phe Việt Minh. Khởi nghĩa Yên Bái. Ngày 17 tháng 9 năm 1929, Chủ tịch Đảng Nguyễn Thái Học đã triệu tập Hội nghị Đại biểu toàn quốc Việt Nam Quốc dân Đảng tại Lạc Đạo, Hải Dương, để bàn bạc và thống nhất kế hoạch khởi nghĩa. Tại hội nghị, Việt Nam Quốc dân Đảng bị chia thành phái "chủ hoà" (Lê Hữu Cảnh) và "chủ chiến" (Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu). Phái "chủ chiến" chiếm ưu thế trong hội nghị. Sau đó, Việt Nam Quốc dân Đảng triệu tập Hội nghị Bắc Ninh, thống nhất kế hoạch và phương thức tiến hành khởi nghĩa. Tăng cường vận động binh lính. Các cơ sở chế tạo vũ khí được triển khai và đẩy mạnh. Công tác chuẩn bị sau đó gặp một số sự cố như vụ sơ suất khi chế tạo bom, làm chết 3 đảng viên tại Bắc Ninh. Trong Hội nghị tiếp theo nhóm họp ở làng Võng La, xã Hạ Bì, Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ ngày 25 tháng 12 năm 1929, Quốc dân Đảng khẳng định rằng cần phải tiến hành một cuộc khởi nghĩa để phản công lại sự đàn áp của Pháp. Phạm Thành Dương phản bội tổ chức tại Hội nghị. Ngày 26 tháng 1 năm 1930, hội nghị tiếp theo được tổ chức tại làng Mỹ Xá, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong phiên họp ấy, đa số các đại biểu đều tán thành kế hoạch "Tổng khởi nghĩa". Cũng trong cuộc họp này, Việt Nam Quốc dân Đảng đã vạch ra kế hoạch tấn công một số đô thị và những yếu điểm quân sự của Pháp, bao gồm: Sơn Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Bắc Ninh, Đáp Cầu, Phả Lại, Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, và Hà Nội. Chỉ huy các mặt trận cũng được chỉ định trong phiên họp lịch sử đó. Trong một cuộc họp bí mật khác, trên núi Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh, giữa các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, và Nguyễn Khắc Nhu, ngày giờ phát động cuộc Tổng Khởi Nghĩa được ấn định là ngày 10 tháng 2 năm 1930. Mâu thuẫn và tái hợp. Năm 1945, lực lượng quân sự Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) dưới sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa trở về Việt Nam. Việt Quốc đã đánh chiếm Lào Cai và cướp chính quyền ở Sa Pa. Theo tài liệu của tổ chức Việt quốc, trong giai đoạn 1945 - 1946: Tại miền Bắc và Trung Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập các chiến khu: Tại mỗi chiến khu, Quốc Dân Quân được tổ chức thành đội ngũ "lên tới cấp sư đoàn vào năm 46". Quốc Dân Quân thời đó cũng kiểm soát các tỉnh dọc biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Móng Cáy, "với sự hậu thuẫn của các sắc dân thiểu số địa phương như Nùng, Tầy, Thái"... Trong Nam, Nguyễn Hòa Hiệp thành lập Đệ Tam Sư đoàn Dân quân, qui tụ Việt Nam Quốc dân Đảng và một số đảng phái không theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam Quốc gia Đảng, Huỳnh Long Đảng, Việt Nam Ái Quốc Đoàn, và một nhóm Phật giáo. Nguyễn Hòa Hiệp, cựu sĩ quan cấp tướng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc, giữ chức Sư Đoàn Trưởng, "mở các mặt trận chống Pháp" tại miền Đông cho đến Tây Ninh và Gia Định. Mặt trận Quốc dân Đảng. Ngày 15 tháng 12 năm 1945, ở phố Jambert, khu Ngũ Xã (Hà Nội), thực hiện nghị quyết Trùng Khánh, Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam gồm ba đảng công khai với Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc dân đảng), làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) làm Bí thư trưởng và Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính Đảng) làm Tổng Thư ký. Phần chỉ huy tối cao bí mật có: Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam. Tuy nhiên, sự liên hiệp này rất lỏng lẻo. Tháng 7 năm 1946, nhân vụ án phố Ôn Như Hầu (Hà Nội), Việt Minh tấn công lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng, các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Trung Hoa. Trương Tử Anh mất tích (có giả thuyết cho rằng ông bị bắt cóc và thủ tiêu). Khi Pháp tái chiếm Đông Dương thì lực lượng Quốc dân Đảng đã bị tan rã. Riêng Bồ Xuân Luật thì theo Việt Minh.
1
null
Bùi Văn Nam Sơn (sinh năm 1947) là một triết gia, tác giả và dịch giả nổi tiếng và có uy tín tại Việt Nam. Ông đã dịch và hiệu đính một số tác phẩm triết học và khoa học xã hội đã được xuất bản tại Việt Nam. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nhiều thông tin cho rằng ông có họ gần với thi sĩ Bùi Giáng. Từ 1964-1968: Học triết học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Từ năm 1968, sang Đức du học, học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Ông là học trò của hai nhà triết học hàng đầu thế giới là Karl Otto Apel (1922 - 2017) và Habermas (sinh năm 1929). Ông đã dịch và hiệu đính nhiều tác phẩm triết học và khoa học xã hội. 2007 ông được trao giải thưởng Phan Châu Trinh về Dịch thuật. Ông hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Hiệu đính và viết lời giới thiệu một số tác phẩm:. Ngoài ra ông còn viết lời giới thiệu cho nhiều cuốn cũng như viết hàng chục bài báo về nhiều chủ đề triết học.
1
null
Các cuộc tấn công vào các phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 11/9/2012 được cho là phản ứng lại một đoạn video giới thiệu trên YouTube với nhan đề "Sự ngây thơ của người Hồi giáo" ("Innocence of Muslims") bị cho là báng bổ Hồi giáo. Các cuộc tấn công bắt đầu ở Cairo, Ai Cập và Venghazi ở Libya rồi nhanh chóng lan ra khắp thế giới Hồi giáo. Tại Benghazi, súng phóng rocket và vũ khí hạng nhẹ đã bắn vào lãnh sự quán Hoa Kỳ và làm bùng lên một ngọn lửa giết chết Đại sứ Hoa Kỳ ở Libya Christopher Stevens, Vụ trưởng quản lý thông tin đối ngoại Sean Smith American private security employee Glen Doherty, cán bộ an ninh Hoa Kỳ Glen Doherty, Tyrone Woods, cũng như các cán bộ Hoa Kỳ khác và 10 cảnh sát Libya, và làm hai người khác bị thương. Trong các báo cáo sau đó, các quan chức nói rằng cuộc tấn công Benghazi dường như là "phức tạp" và thực hiện một cách chuyên nghiệp. Các quan chức Hoa Kỳ, phát biểu nhưng không cho biết danh tính, cho rằng cuộc tấn công Benghazi đã được lên kế hoạch trước, và phải bị thúc đẩy bởi bộ phim trên YouTube. Trong phát ngôn ngày 15 tháng 9 năm 2012, tổ chức Al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập (AQAP) đã kêu gọi cộng đồng người Hồi giáo tiếp tục các cuộc biểu tình bạo lực chống Mỹ để phản ứng lại cuốn phim nói xấu đạo Hồi nói trên. AQAP đồng thời chính thức thừa nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào lãnh sự Mỹ ở Benghazi (Libya) để trả thù cho vụ không kích bằng máy bay không người lái giết chết Libyan Abu Yahya al-Libi, một lãnh đạo al-Qaeda. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cho rằng Chính phủ Mỹ không thể cấm đoán việc phát hành phim này vì Hiến pháp Hoa Kỳ quy định công dân Hoa Kỳ được tự do bày tỏ quan điểm. Nguyên nhân. Nguyên nhân dẫn đến cuộc tấn công được cho là vì một số người Công giáo Coptic Ai Cập đang sinh sống tại Mỹ đã sản xuất và dự kiến phát sóng một bộ phim dài 13 phút mang tên "Phiên tòa xét xử Mohamed" nhân kỷ niệm 11 năm cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Hoa Kỳ. Ngay lập tức, bộ phim này đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong cộng đồng Hồi giáo tại Ai Cập. Đảng Salafist Nour, đóng vai trò hàng đầu trong cuộc biểu tình ở Ai Cập, đã gửi yêu cầu đến Đại sứ quán Mỹ đòi chính phủ Mỹ cấm phát sóng bộ phim và có lời xin lỗi chính thức. Liên đoàn Arập cũng lên án bộ phim và cho biết các cộng đồng Hồi giáo và Thiên chúa giáo trong toàn thế giới Arập đều phản đối bộ phim này. Giáo hội Chính thống giáo Coptic và Giáo hội Tin lành Ai Cập cũng lên án bộ phim và cho rằng bộ phim không đại diện cho cộng đồng Công giáo Ai Cập. Love Our Prophet Day. Love Our Prophet Day là một ngày lễ được quan sát ở Pakistan để phản đối Sự ngây thơ của người Hồi giáo và để thể hiện tình đoàn kết với nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad. Cả hai cuộc biểu tình ôn hòa và bạo loạn đã xảy ra. Bối cảnh. Sự ngây thơ của người Hồi giáo, là một bộ phim. Quan chức cảnh sát Hồi giáo Mohammed Iqbal đã báo cáo hơn 1.000 người phản đối video tại thủ đô của Pakistan, hầu hết là sinh viên. Các cuộc biểu tình đã ra khỏi tầm tay và dẫn đến việc sử dụng hơi cay và dùi cui để điều hướng đám đông ra khỏi các tòa nhà chính phủ và đại sứ quán. Quân đội Pakistan đã được gửi đến để bảo vệ các đại sứ quán nước ngoài vào thứ Năm ngày 20 tháng 9 khi đám đông đụng độ với cảnh sát. Quan sát và dòng thời gian. Chính phủ Pakistan là chính phủ duy nhất tuyên bố một kỳ nghỉ để thể hiện tình yêu dành cho nhà tiên tri Muhammad và phản đối bộ phim. Nó được quan sát như một ngày lễ. Tất cả các lớp tham gia vào nó. Bộ phim chống Hồi giáo là chủ đề của tất cả các phương tiện truyền thông của Pakistan. Các chương trình đặc biệt đã được trình bày. Bạo loạn, hỗn loạn và thiệt hại. Các cuộc biểu tình biến thành bạo lực. Vào ngày 14 tháng 9, lực lượng an ninh đã đụng độ với những người biểu tình tức giận bên ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ ở Islamabad về bộ phim chống Hồi giáo. Người biểu tình kêu gọi xử tử nhà làm phim và kêu gọi Islamabad đóng cửa Đại sứ quán Mỹ và trục xuất các nhà ngoại giao của họ. Tại thành phố phía đông của thành phố Lahore, những người biểu tình đã đốt cờ Mỹ bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ và hô khẩu hiệu chống lại Hoa Kỳ và Israel. Vào ngày 16 tháng 9, Voice of America News đưa tin rằng cảnh sát đã bắn hơi cay và súng nước vào hàng trăm người biểu tình khi họ tiếp cận lãnh sự quán được bảo vệ nghiêm ngặt ở thành phố phía nam của thành phố Karachi. Vào ngày 20 tháng 9, CNN đã báo cáo rằng các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở Karachi, theo một quan chức cảnh sát, nhiều trẻ nhỏ đã lặp lại các khẩu hiệu chống Mỹ trong một cuộc biểu tình. Những đứa trẻ, trong độ tuổi từ 6 đến 8 và được dẫn dắt bởi ít nhất bốn giáo viên, đã trình diễn từ Câu lạc bộ Báo chí Hà Nội. Tại Islamabad, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và bắn những phát súng cảnh cáo lên không trung để giải tán đám đông. Cảnh sát trưởng Islamabad Bin Yamin cho biết tám cảnh sát bị thương. Vào ngày 21 tháng 9, một ngày lễ công cộng đã được tổ chức tại Pakistan khi các cuộc biểu tình dưới biểu ngữ "Yêu nhà tiên tri của chúng tôi" đã được tổ chức trên khắp đất nước. Tin tức Al Jazeera báo cáo rằng ít nhất 17 người đã thiệt mạng trong ngày. Tại Hà Nội, một đám đông gồm 15.000 người đã hành hạ "sáu rạp chiếu phim, hai ngân hàng, một KFC và 5 xe cảnh sát" trong khi một số bắn vào cảnh sát, giết chết hai sĩ quan cảnh sát. Nó đã được báo cáo thêm rằng 10 trong số những người biểu tình đã bị bắn chết sau đó. Trong khi đó ở Peshawar, bốn người biểu tình và một cảnh sát đã bị giết. Ghulam Ahmed Bilour, một bộ trưởng nội các Pakistan đã tuyên bố tiền thưởng 100.000 đô la vì đã giết Nakoula Basseley Nakoula. Chính phủ Pakistan đã tìm cách tránh xa giải thưởng này. Một số nghị sĩ Anh đã kêu gọi lệnh cấm các chuyến thăm của Bilour tới Anh. Phản ứng quốc tế. Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã lên án các vụ tấn công nhằm vào cơ sở ngoại giao của Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Obama gọi vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi là một hành động "tàn bạo". Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Italia Mario Monti, Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cũng kịch liệt lên án vụ tấn công trên, đồng thời yêu cầu chính phủ Libya nhanh chóng đưa thủ phạm ra trừng trị trước pháp luật. Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Chủ tịch Quốc hội Libya Mohamed al-Megaryef đã lên tiếng xin lỗi chính phủ và người dân Mỹ cũng như toàn thế giới về vụ việc trên, cam kết sẽ sớm đưa thủ phạm ra trước pháp luật, đồng thời cho biết các cơ sở nước ngoài ở Libya đang được lực lượng an ninh nước này bảo vệ. Bộ Ngoại giao Ai Cập cũng khẳng định sẽ thực thi tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh cho tất cả các phái đoàn ngoại giao. - Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã lên án các vụ tấn công nhằm vào phái bộ ngoại giao Mỹ và một số nước phương Tây tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước những vụ tấn công này. Hội đồng kêu gọi các nhà ngoại giao thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa. - Liên minh châu Âu phản đối các vụ tấn công nhằm vào Đại sứ quán Đức và Anh ở Sudan. Các quan chức Liên minh châu Âu bày tỏ hy vọng rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đồng thời thúc giục giới lãnh đạo tại các nước Ảrập và cộng đồng người Hồi giáo thông qua việc thúc đẩy đối thoại và lòng khoan dung để kiềm chế bạo lực. – Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gửi một điện tín đến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cho rằng ông "bị sốc bởi những cái chết thảm" của ngài đại sứ và các nhân viên ngoại giao khác, và nhờ bà ngoại trưởng chuyển lời chia buồn đến các gia đình nạn nhân. Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công và gửi lời chia buồn đến các gia đình nạn nhân
1
null
Chủ nghĩa bài Hoa Kỳ là sự căm ghét, sợ hãi hoặc kỳ thị đối với Hoa Kỳ; chính phủ và chính sách ngoại giao của nước này; hoặc người Mỹ nói chung. Khái niệm này phát sinh sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1948 khi một tài liệu sử dụng thuật ngữ này để ghi nhận nhiều sự bài xích đối với văn hóa và chính trị của Mỹ kễ từ khi nó đi ra thế giới. Vì những lý do khác nhau và với các nền tảng ý thức hệ khác nhau đã và đang xảy ra, không thể xem khái niệm này chỉ để nói nói về một ý thức hệ duy nhất và sẽ được đại diện bởi các kẻ thù của Mỹ. Nó cũng có thể hình thành ngay trong lòng các nước liên minh với Mỹ và trong chính Mỹ. Timothy Garton Ash đã xem tâm lý chống Mỹ như là một "sự oán giận xen kẽ ghen tị". Các sử gia như Dan Diner thì nói rằng nó như là một hệ quả tất yếu cho tất cả các tội ác mà Mỹ đã làm trên thế giới và được hình thành như một hệ thống miễn dịch tự nhiên khi có mầm bệnh chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Mỹ lên nơi những người chỉ trích đang sống, ép buộc hay tự nhiên làm mai một đi những giá trị vốn có. Quan điểm tiêu cực hoặc chỉ trích Hoa Kỳ hoặc bài trừ sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ đã lan rộng ở Nga, Trung Quốc, Serbia, Bosnia Belarus và vùng Đại Trung Đông, tuy nhiên xu hướng bài Mỹ lại vẫn còn thấp ở Việt Nam (từng là cựu thù), Israel (đồng minh thân cận), Châu Phi cận Sahara, Hàn Quốc (đồng minh nơi Mỹ đang đồn trú) và một số nước ở Trung Âu và Đông Âu (ghét Nga, thân Mỹ).
1
null
Geranyl acetat là một hợp chất có công thức là CH3COOC10H17, có mùi hoa hồng, trong tự nhiên có trong tinh dầu hoa hồng. Đây là một hợp chất có nhiệt độ sôi thấp. Nó là một chất lỏng không màu. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên. "Geranyl acetat" là chất lỏng dạng đặc có màu vàng. Geranyl acetat không hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong một số dung môi hữu cơ như rượu và dầu. Geranyl acetat là một thành phần tự nhiên của hơn 60 loại tinh dầu, bao gồm cả Ceylon citronella, palmarosa, cỏ chanh, hạt petit, dầu hoa cam, phong lữ, rau mùi, cà rốt, Camden woollybutt, xá xị. Chất này có thể được thu được bằng cách chưng cất phân đoạn của các loại dầu thiết yếu. Điều chế. Geranyl acetat là một ester có thể được điều chế bán tổng hợp bằng cách đun chất geraniol phổ biến trong tự nhiên với acid acetic. Ứng dụng. Geranyl acetat được sử dụng chủ yếu như là một thành phần của nước hoa cho các loại kem và xà phòng với vai trò là thành phần hương liệu. Trong danh mục chất của Cục Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ, nó được xếp vào nhóm "nhìn chung được công nhận là an toàn".
1
null
Trận Le Bourget lần thứ hai là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 21 tháng 12 năm 1870 trong cuộc vây hãm Paris do quân đội Đức tiến hành. Trong trận giao tranh quyết liệt này, lực lượng Vệ binh Phổ đã đập tan một cuộc phá vây của quân đội Pháp, đồng thời cũng bắt giữ bắt giữ 3 sĩ quan và 356 binh lính Pháp. Cuộc phá vây từ Paris này được các tướng Pháp là Jules Trochu và Auguste-Alexandre Ducrot thực hiện (với mong muốn của Ducrot về việc hợp nhất với binh đoàn phía Bắc của Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy), theo đó quân Pháp sẽ tiến về hướng đông nam tới làng Le Bourget – địa điểm của cuộc phá vây thất bại của quân Pháp trong trận Le Bourget lần thứ nhất – nơi được một tiểu đoàn Vệ binh và 2 đại đội xạ thủ bắn tỉa của Vệ binh Phổ án ngữ. Giữa thời tiết mùa đông khắc nghiệt, quân đội Pháp tiến đánh trên một khoảng đất rộng mở và tạm thời chiếm giữ ngôi làng. Tuy nhiên, quân đội Đức về bên trái của ngôi làng đã chống trả mạnh mẽ. Hỏa lực của quân đội Đức ngay từ đầu đã gây khó khăn cho địch thủ, và hỏa lực của họ kết hợp với việc chết cóng đem lại thiệt hại nặng nề cho quân Pháp trong trận chiến này. Cuối cùng, quân Đức với sự hỗ trợ của quân tiếp viện của mình đã đánh đuổi được quân Pháp ra khỏi ngôi làng vào buổi chiều. Với chiến thắng của mình tại Le Bourget, lực lượng Vệ binh Phổ đã củng cố sự cô lập của binh đoàn của Faidherbe. Bước sang năm 1871, một cuộc phá vây khác của quân Pháp cũng bị quân Đức bẻ gãy trong trận Buzenval.
1
null
Rayo Vallecano de Madrid, SAD, thường viết tắt Rayo, là một câu lạc bộ bóng đá Tây Ban Nha có trụ sở tại Madrid, trong khu phố của Vallecas. Câu lạc bộ được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 1924, và hiện đang chơi ở La Liga, với sân nhà là Campo de Futbol de Vallecas có sức chứa 14.708 chỗ ngồi. Tiểu sử. Sự ra đời. Câu lạc bộ bóng đá Rayo Vallecano được thành lập vào năm 1924 tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha. Người sáng lập ra Rayo là ông - cựu chủ tịch Julián Huerta. Ông Raúl Martín Presa đã mua lại câu lạc bộ bóng đá này vào năm 2011- bởi Teresa Rivero Sân vận động. Campo de Vallecás là một sân vận động bóng đá nằm ở Calle Payaso Fofó. Mở cửa ngày 10 tháng 5 năm 1976, ban đầu tên sân được gọi là "New Stadium Vallecas", nhưng vào tháng 1 năm 2004 sân vân động "New Stadium Vellecas" được đổi tên thành Campo de Vallecás. Sức chứa của sân vận động này là 15.500 người và kích thước 102x64m Tháng 6 năm 2009, Rayo lên kế hoạch xây dựng một sân vận động mới! Mùa giải 2010-11. Mùa bóng 2010-11, Rayo xếp vị trí thứ 2 vã được thăng hạng lên giải đấu danh giá nhất Tây Ban Nha là La Liga sau 8 năm phải chơi tại Segunda División. Họ đã có tổng cộng 14 - 34 - 5 và 11 mùa giải chơi ở La Liga - Liga Adelante - Segunda División B - Tercera División. Mùa giải 2011-12. Sau khi thăng hạng, mùa bóng 2011-2012 La Liga Rayo xếp ở vị trí thứ 15 trên bảng xếp hạng La Liga mùa giải 2011-2012. Mùa giải 2015-16. Rayo xếp ở vị trí thứ 18 trên bảng xếp hạng và phải xuống chơi tại Segunda División sau 5 mùa giải thi đấu tại La Liga. Mùa giải 2016-17. Rayo xếp ở vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng Segunda División. Mùa giải 2017-18. Rayo giành chức vô địch Segunda División với 76 điểm sau 42 vòng đấu và có suất thăng hạng trực tiếp lên chơi tại La Liga 2018-19. Mùa giải 2018-19. Sau khi thăng hạng, Rayo thi đấu không tốt và cán đích ở vị trí cuối cùng (thứ 20) và tiếp tục phải chơi ở Segunda División. Mùa giải 2019-20. Rayo xếp ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng Segunda División. Mùa giải 2020-21. Rayo tăng một bậc so với mùa giải trước đó, đứng ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng Segunda División. Họ vượt qua CD Leganes ở bán kết playoff tranh vé thăng hạng La Liga 2021-22 với tổng tỉ số 5-1 sau 2 lượt trận để tiến vào chung kết gặp Girona FC. Họ để thua 1-2 ở trận đấu lượt đi. Tại trận lượt về, mặc dù phải chơi thiếu người với tấm thẻ đỏ của Emiliano Velazquez trong hiệp 2 sau khi có 2 bàn thắng dẫn trước ở hiệp 1, Rayo vẫn bảo toàn được thắng lợi 2-0 trước Girona FC để giành tấm vé cuối cùng lên chơi tại La Liga 2021-22.
1
null
Trần Thị Băng Thanh (sinh 1938) là một nhà nghiên cứu văn học người Việt Nam. Bà được mệnh danh là "Bà đồ nho" với rất nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, viết sách, dịch thuật văn học phương Đông nổi tiếng và là nữ giảng viên đầu tiên dạy Hán Nôm bậc Đại học tại miền Bắc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp. Bà sinh ngày 20 tháng 3 năm 1938, nguyên quán tại Lý Nhân, Hà Nam. Tháng 9 năm 1961 đến tháng 9 năm 1964, bà dạy văn học ở trường Trung cấp Ngoại ngữ. Tháng 10 năm 1964 đến hết năm 1965, bà là biên tập viên của Tổ Thuật ngữ thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước, sau tách ra thành Ủy ban Khoa học Xã hội. Tháng 1 năm 1969, bà công tác tại Ban Văn học Cổ Cận đại thuộc Viện Văn học Việt Nam. Từ năm 1984, bà được thăng ngạch nghiên cứu viên và được bổ nhiệm làm Phó ban Văn học Cổ cận đại Việt Nam. Từ năm 1986 đến năm 1989, bà được giao kiêm Phó chủ nhiệm lớp Chuyên tu Hán Nôm, tham gia giảng dạy chuyên đề Trang Tử, Đường Thi, Hán Thi cho lớp chuyên tu Hán do Viện Văn học tổ chức. Năm 1987, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn học cổ Việt Nam. Năm 1991, bà được phong học hàm Phó giáo sư. Bà nghỉ hưu năm 1999 và hiện sống tại Hà Nội. Tuy nghỉ hưu, bà vẫn tham gia công tác nghiên cứu. Một số tác phẩm tiêu biểu. Bà là tác giả của hơn 40 bài viết đặng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Hán Nôm, Tạp chí văn học, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, … cũng như nhiều tham luận tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế như Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), 1998; Đại học Sư phạm Thiên Tân (Trung Quốc), 2001... Dưới đây liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu: Giải thưởng. PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2010 cho cụm công trình về văn học Trung đại Việt Nam của bà, bao gồm hai cuốn "Những suy nghĩ từ văn học trung đại", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.1999; "Ngô Thì Sĩ - những chặng đường thơ văn", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.1992.
1
null
Bành Nhạc (, ? - 551) tự Tử Hưng, người quận An Định , tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy, Đông Ngụy. Cuộc đời và sự nghiệp. Thời Bắc Ngụy: phản phúc vô thường. Ông vốn kiêu dũng, lại giỏi cưỡi ngựa bắn tên. Ban đầu tham gia khởi nghĩa Đỗ Lạc Chu, rồi về hàng Nhĩ Chu Vinh. Nhạc theo quân phá Cát Vinh ở Phũ Khẩu. Ông làm Đô đốc, theo Cao Hoan và Hành đài bộc xạ Vu Huy đánh đuổi Dương Khản ở Hà Khâu. Không rõ vì sao ông đầu hàng nghĩa quân Hàn Lâu, được phong Bắc Bình vương. Khi Nhĩ Chu Vinh sai Đại đô đốc Hầu Uyên đánh Lâu, Nhạc lại bỏ Lâu hàng Uyên. Cao Hoan khởi binh ở Sơn Đông, Nhạc đi theo ông ta. Trong trận Hàn Lăng, Nhạc xung phong phá trận, được phong Nhạc Thành huyện công. Sau đó nhờ quân công, được tiến tước Mịch Dương quận công, ban chức Tứ Châu thứ sử. Thời Đông Ngụy: không giết Vũ Văn Thái. Năm Thiên Bình thứ 4 (537), ông theo Cao Hoan đánh Tây Ngụy, giao chiến với Vũ Văn Thái ở Sa Uyển. Cao Hoan muốn trì hoãn, Nhạc hăng hái xin quyết chiến, nói: "Ta nhiều giặc ít, trăm người bắt một, thì không thể thua được!", Cao Hoan nghe theo. Nhạc trong lúc say rượu vào sâu trận địch, bị đâm ở bụng, nhịn đau tiếp tục chiến đấu, trên người có mấy vết thương, quân đội tan rã, buộc phải lui về. Cao Hoan thường nhắc lại chuyện này để răn ông. Cao Thận làm phản, Vũ Văn Thái đến cứu, giao chiến với Cao Hoan ở Mang Sơn. Nhạc đem mấy ngàn kỵ binh xông vào góc phía bắc của quân địch, có người tố cáo ông làm phản, Cao Hoan nói: "Nhạc bỏ Hàn Lâu làm việc cho Nhĩ Chu Vinh, phản bội họ Nhĩ Chu về với ta, lại làm phản về với Tây (Ngụy). Việc thành bại có phải ở một mình Nhạc đâu? Nhưng nghĩ thật là kẻ tiểu nhân phản phúc vậy!" Ít lâu sau bụi mù ở phía tây bắc nổi lên, Nhạc sai sứ báo tiệp, bắt Lâm Thao vương Đông, Thục quận vương Vinh Tông, Giang Hạ vương Thăng, Cự Lộc vương Xiển, Tiếu quận vương Lượng, Chiêm sự Triệu Thiện, đốc tướng, quan viên 48 người của Tây Ngụy. Quân Đông Ngụy thừa thắng xông lên, chém hơn 3 vạn thủ cấp. Quân Tây Ngụy lui chạy, Cao Hoan hạ lệnh truy kích. Nhạc đuổi gấp, Vũ Văn Thái nói: "Thằng nhãi ngốc! Hôm nay ta mất, ngày mai mày có còn không? Sao không mau đến doanh trại của ta để lấy vàng bạc bảo vật?" Ông làm theo lời ấy, bắt được 1 sợi đai vàng mà về. Thái tiết lộ việc ấy, Hoan vặn hỏi, Nhạc đành phải thừa nhận. Hoan tuy mừng vì thắng trận nhưng vẫn giận lắm, bắt ông quỳ rạp dưới đất, nhắc lại trận thua Sa Uyển, mấy lần vung đao muốn chém, nghiến răng hồi lâu, rồi tha. Nhạc xin 5000 kỵ binh đi bắt Thái, Hoan nói: "Mày đã tha lại còn đòi bắt làm gì?" rồi sai người đem ra 3000 xúc lụa ban cho ông. Năm Vũ Định thứ 7 (549), Nhạc được thăng làm Tư đồ. Năm Thiên Bảo đầu tiên (550), Cao Dương kiến lập nhà Bắc Tề, Nhạc được phong Trần Lưu vương, thăng làm Thái úy. Năm sau (551), ông bị bọn Hành Tương Châu sự (tiền nhiệm) Lưu Chương tố cáo mưu phản, nên bị giết, nhưng không có sử liệu nào ghi chép đầy đủ về vụ án này.
1
null
Cuộc vây hãm Maubeuge là một hoạt động quân sự trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ ngày 25 tháng 8 cho đến ngày 8 tháng 9 năm 1914, và được xem là cuộc vây hãm lâu dài nhất trong cuộc chiến tranh. Quân đội Đế quốc Đức đã chiếm được pháo đài Maubeuge từ tay quân đội Pháp, mãi đến tháng 11 năm 1918 khi quân đội Anh giải phóng Maubeuge. Sự thất thủ của Maubeuge cũng mang lại cho quân Đức một số lượng tù binh lớn. Thắng lợi của người Đức trong cuộc vây hãm Maubeuge cũng loại bỏ một trong những pháo đài chủ chốt ngăn cản đường tiến của họ vào Bỉ, mặc dù nó cũng khiến cho kế hoạch Schlieffen của họ bị trì hoãn. Đồng thời, thành công của ông trong cuộc vây hãm cũng khiến cho tướng Johann von Zwehl, tư lệnh Quân đoàn Trừ bị VII của Đức trở thành người thứ tư được nhận Huân chương Quân công cao quý của Phổ trong cuộc chiến. Tại thị trấn Maubeuge của Pháp có một pháo đài quan trọng tọa lạc tại biên giới phía bắc của Pháp với Bỉ trên sông Sambre. Do đó, vào tháng 8 năm 1914, Maubeuge nằm trong trái tim của kế hoạch Schlieffen của người Đức. Vào tháng 8 năm 1914. Ban đầu người Pháp không tin vào sự hiện diện của một lực lượng lớn của Đức về hướng Bắc sông Sambre, nhưng cuối cùng họ đã nhận thấy điều này. Tập đoàn quân số 5 của Pháp đã được lệnh phòng ngự chiến tuyến sông Sambre. Trong khi đó, về phía Bắc Maubeuge, Lực lượng Viễn chinh Anh ("BEF") để chuẩn bị một cuộc tiến công của khối Hiệp Ước vào đất Bỉ. Tuy nhiên, sau thất bại của mình trong các trận đánh tại Charleroi và Mons, quân đồng minh Anh - Pháp triệt thoái khỏi lực lượng phe Hiệp Ước và bị quân đội Đức bao vây vào ngày 25 tháng 8. Trong khi Maubeuge có một đạo quân trú phòng với 14 đồn bót, trọng trách vây hãm Maubeuge thuộc về Quân đoàn trừ bị VII của Đức với sự hỗ trợ đắc lực của trọng pháo. Trọng pháo của quân Đức đã triệt tiêu đồn bót của quân Pháp tại Maubeuge. Vào ngày 1 tháng 9, quân đội Đức đã đập tan một cuộc phá vây của quân Pháp. Cuộc tiến công của quân Đức tiếp tục gặp thuận lợi, vào ngày 5 tháng 9, sau một tuần lễ công pháo, một lỗ hổng đã hiện ra ở hàng phòng ngự của quân Pháp. Tuy tình hình quân đội Pháp tại Maubeuge đã rơi vào nguy kịch, tướng Fournier vẫn quyết tâm tử thủ. Tuy nhiên, ngày hôm sau (7 tháng 9), quân đội Đức nã pháo vào một đồn bót, buộc người Pháp phải đầu hàng. Sau cuộc chiến, Fournier bị đưa ra tòa án quân sự nhưng cuối cùng đã được xóa tội.
1
null
Hanok (trong thời cận đại gọi là Hàn Ốc) là một kiểu kiến trúc ngôi nhà truyền thống của người Triều Tiên và người Hàn Quốc ảnh hưởng kết hợp giữa Triều Tiên và Nhật Bản, đều được thiết kế, sử dụng cho cả quý tộc cũng như nông dân. Ngày nay, Hanok được dùng để sáng tạo kiến trúc, làm nhà nghỉ, chùa, quán ăn... Kiến trúc. Ngôi nhà này được thiết kế theo dạng kiến trúc phù hợp với địa hình và lũ, cùng với sự ảnh hưởng bởi theo tư tưởng Nho học, Hanok đã được nhiều người dân Triều Tiên và Hàn Quốc cũng rất ưa chuộng và được hình thành cho đến ngày nay, ngoài ra ngôi nhà được xây dựng trên nền đất rất thân thiện với môi trường và khí hậu mang nét đặc trưng bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông. Hiện tại trên thế giới đã công nhận ngôi nhà này là một quần thể kiến trúc hình mẫu và nhiều kiến trúc sư trên thế giới đánh giá cao về ngôi nhà phù hợp với từng điều kiện, có thể nói dựa vào các khâu thiết kế của ngôi nhà này cũng sẽ làm nên những ngôi nhà có khả năng chịu được lũ và cơn địa chấn bất ngờ xảy ra. Vật liệu. Các nguyên liệu chủ yếu của ngôi nhà này là gỗ, kết hợp với đất, đá và vật liệu tự nhiên, có thể tái chế và không gây ô nhiễm. Hanok có mái nhà riêng lát gạch (Giwa), dầm bằng gỗ và đá xây dựng khối. Cheoma là cạnh mái nhà cong Hanok. Độ dài của các Cheoma có thể được điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời vào nhà. Hanji (giấy truyền thống Hàn Quốc) được bôi trơn với dầu đậu làm cho nó không thấm nước và đánh bóng. Cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng Hanji là đẹp và thoáng khí. Tùy theo khu vực. Các hình dạng của Hanok có sự khác nhau tuỳ từng khu vực. Do thời tiết ấm hơn ở miền nam, người Hàn Quốc xây Hanok thành một đường thẳng như số 1. Để gió lưu thông tốt, nhà ở đây có khu vực sinh hoạt lát sàn gỗ thoáng đãng và có nhiều cửa sổ. Hanok ở miền trung có hình dạng phổ biến nhất là chữ "L" hoặc chữ Hàn Quốc "ㄱ", một loại kiến ​​trúc kết hợp giữa miền bắc và miền nam. Hanok ở khu vực miền bắc lạnh có dạng hình hộp giống chữ Hàn Quốc "ㅁ" để kín gió hơn. Nhà ở đây không có các khu vực sàn gỗ để mở, nhưng tất cả các phòng đều được nối lại với nhau. Hình dạng theo tầng lớp xã hội. Cấu trúc của Hanok cũng được phân loại theo tầng lớp xã hội. Điển hình những ngôi nhà của tầng lớp lưỡng ban (tầng lớp trên), trung nhân (tầng lớp giữa) và dân thường thành thị có giwa (mái nhà lát gạch) không chỉ thể hiện chức năng của ngôi nhà, mà còn có giá trị nghệ thuật tuyệt vời. Mặt khác, các ngôi nhà của dân thường tỉnh lẻ (cũng như một số lưỡng ban nghèo khó) có choga (mái nhà bằng rơm) chỉ hướng đến chức năng để ở. Khu phố Hanok. Ngày nay những ngôi nhà Hanok được xây dựng trên một vùng đất ở khu vực Samcheong-dong nơi có nhiều dinh thự được thiết kế theo kiểu Hanok, từ những thời phong kiến cho đến nay, khu phố này được xem là cái nôi của kiến trúc Hàn ngày xưa kết hợp với nhịp sống đô thị ngày nay, từ cuối thế kỷ 20, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định quy hoạch lại khu phố này và xem khu phố này là một trong những cửa ngõ quan trọng của kiến trúc tại Hàn Quốc Khu phố này còn là một điểm du lịch rất thú vị và du khách từ trong nước đến nước ngoài có dịp chiêm ngưỡng những ngôi nhà trù phú và không hề thua kém bởi các kiến trúc Á Đông và châu Âu khác.
1
null
Lesula (danh pháp hai phần: Cercopithecus lomanmiensis) là một loài khỉ Cựu thế giới được tìm thấy ở lưu vực Lomani ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Nó được phát hiện năm 2007 và được xác nhận trong một ấn phẩm xuất bản năm 2012. Nó là loài khỉ châu Phi mới thứ nhì được phát hiện kể từ năm 1984. Loài lesula sinh sống trong rừng mưa ở Cộng hòa Dân chủ Congo, với tiêu bản 2007 được tìm thấy trong điều kiện nuôi nhốt ở làng Opala. Kể từ khi nhìn thấy ở làng này, nó cũng được nhìn thấy trong tự nhiên. Phạm vi phân bố của nó nằm giữa hai con sông Lomami và Tshuapa ở miền trung nước này. Lesula dễ thương tổn trước nạn săn bắn để lấy thịt thú rừng. Việc bảo vệ loài có thể là một thách thức, do các loài với phạm vi phân bố nhỏ như vậy có thể dễ dàng chuyển từ nhóm dễ bị tổn thương sang nhóm loài bị đe dọa nghiêm trọng có nguy cơ tuyệt chủng trong một vài năm tới. Nhà nhân chủng học Kate Detweiler cảm thấy rằng điều may mắn là loài khỉ này được phát hiện khi vẫn còn ở tình trạng an toàn. Vườn quốc gia Lomami đã được đề xuất để làm nơi bảo vệ loài này. Lesula có kích thước trung bình với cơ thể mảnh dẻ. Con đực trưởng thành đạt đến chiều dài cơ thể (đầu và cơ thể) 47–65 cm và trọng lượng từ 4 đến 7,1 kg. Con cái cận trưởng thành dài 40–42 cm và nặng 3,5 đến 4 kg. Nó có da mặt, mí mắt và tai khác nhau về màu sắc từ màu xám / hồng sang màu nâu vàng. Má, cổ họng và cổ, phần trên là màu nâu vàng, tương phản với màu đen trên phần dưới của cổ và ngực.
1
null
Chiến dịch tấn công Bryansk là chiến dịch tấn công lớn nhất của Phương diện quân Bryansk trong các hoạt động quân sự trên hướng Smolensk năm 1943 và là chiến dịch tấn công cuối cùng của phương diện quân này trước khi giải thể. Từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 2 tháng 10 năm 1943, bằng các hoạt động đột kích sâu, đánh tạt sườn đạt trình độ nghệ thuật quân sự cao, Phương diện quân Bryansk đã đánh bại chủ lực Tập đoàn quân 9 (Đức), giải phóng các thành phố Bryansk, Lyudinovo, Krichev, Klintsy, Novozybkov và hơn 1.500 làng mạc, thị trấn. Trong 45 ngày tấn công, Phương diện quân Bryansk đã tiêu diệt 5 sư đoàn Đức, đánh thiệt hại nặng 7 sư đoàn khác, đẩy lùi chủ lực Tập đoàn quân 9 (Đức) về tuyến sông Pronya và sông Sozh, áp sát tuyến phòng thủ Đông Nam Byelorussya của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức), bao vây Gomen từ ba phía. Bằng chiến dịch này, Phương diện quân Bryansk đã khép chặt sườn phải của họ với sườn trái của Phương diện quân Tây trong một hoạt động hiệp đồng chặt chẽ, phá vỡ các tuyến phòng thủ của quân đội Đức Quốc xã trên hướng Roslavl, đánh chiếm thành phố này và tiến sâu từ 150 km đến 200 km về phía Tây. Sau khi giải thể ngày 10 tháng 10 năm 1943, Bộ chỉ huy Phương diện quân Bryansk được điều đến mặt trận Baltic để thành lập Phương diện quân Baltic 2. Các tập đoàn quân của nó gia nhập đội hình của Phương diện quân Byelorussia đã tiếp tục phát huy chiến quả trong Chiến dịch Gomel - Rechitsa, phá vỡ phòng tuyến sông Sozh của Tập đoàn quân 9 (Đức), đánh chiếm Gomel và các bàn đạp có lợi cho Chiến dịch Bagration sau đó. Bối cảnh của chiến dịch. Do kết quả của Chiến dịch tấn công Oryol - Orlovsky, tuyến mặt trận từ phía Nam Kirov đến Dmitrovsk-Orlovsky đã được nắn thẳng. Cái "chèn sắt" do các sư đoàn xe tăng Đức tạo nên tại "chỗ lồi" Oryol - Mtsensk chia cắt mặt trận của Phương diện quân Bryansk đã bị quân đội Liên Xô đập vỡ. Phương diện quân Bryansk đã tiến ra tuyến tiếp cận thành phố mục tiêu chính của họ: Bryansk. Tuy nhiên, sau khi phải rút chạy khỏi Oryol, tướng Walter Model, tư lệnh Tập đoàn quân 9 (Đức) đã dựng lên "Phòng tuyến Hagen" chạy dọc phía Đông sông Desna. Trong đó, Bryansk vừa đóng vai trò là một trung tâm phòng ngự của toàn bộ phòng tuyến, vừa là đầu mối đường sắt quan trọng trong vùng. Lợi dụng tuyến đường sắt chạy dọc mặt trận từ Lyudinovo qua Dyatkovo, Bryansk, Navlya đến Suzemka, Tập đoàn quân 9 đã sử dụng chiến thuật phòng ngự cơ động, chặn đứng các đợt tấn công của Phương diện quân Bryansk và cánh phải của Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô). Toàn bộ khu vực mà Phương diện quân Bryansk dự định sẽ tác chiến có chiều rộng chính diện tấn công hơn 220 km và chiều sâu từ 200 km (phía Bắc) đến 250 km (phía Nam). Địa hình bị chia cắt bởi sáu con sông chảy theo hướng Bắc Nam gồm: sông Desna ở phía Đông Bryansk; sông Sudost và sông Borba là hai chi lưu của sông Desna; các con sông Iput, Besed và sông Sozh đều là các chi lưu thượng nguồn của sông Dniepr. Khu vực này gồm phần lớn là rừng rậm ôn đới, các thung lũng ven sông. Những dải rừng lớn dọc theo các con sông đều rất thuận tiện cho việc giấu quân. Các thành phố, thị trấn, làng mạc đều đóng trên những gò đất cao cũng có thể sử dụng làm các trung tâm phòng thủ. Địa hình này cản trở khá lớn đến việc sử dụng không quân và pháo binh. Xe tăng cũng có thể triển khai được nhưng với số lượng hạn chế do đường giao thông kém phái triển. Chỉ còn bộ binh và kỵ binh có thể giải quyết được những khó khăn do điều kiện tự nhiên đem lại. Binh lực. Quân đội Liên Xô. Phương diện quân Bryansk do thượng tướng Markian Mikhailovich Popov làm tư lệnh, biên chế đến ngày 1 tháng 9 năm 1943 gồm có: Quân đội Đức Quốc xã. Chủ lực Tập đoàn quân 9 (Đức) do thượng tướng Walter Model chỉ huy và cánh Bắc của Tập đoàn quân 2 (Đức) phòng thủ trên khu vực. Thành phần gồm có: Tập đoàn không quân 4 (Cụm tập đoàn quân Nam) và Tập đoàn không 6 (Cụm tập đoàn quân Trung tâm) yểm hộ từ trên không cho 5 quân đoàn Đức đóng tại khu vực tác chiến. Quân đội Đức Quốc xã bố trí phòng thủ trên ba tuyến. Diễn biến. Chuẩn bị chiến dịch. Đây là lần thứ hai, quân đội Liên Xô tiến hành chiến dịch tấn công trên khu vực Byransk sau thất bại của Chiến dịch Bryansk lần thứ nhất do Phương diện quân Trung tâm tiến hành diễn ra ngay trước Trận Kursk. Sau đó, tuy chiến thắng trong Chiến dịch Kutuzov nhưng quân đội Liên Xô vẫn phải dừng lại trước "phòng tuyến Hagen" chạy từ Lyudinovo đến phía Đông Dmitrovsk-Orlovsky. Việc đột phá qua phòng tuyến này đặt ra cho Bộ tư lệnh Phương diện quân Bryansk những bài toán mới. Tư lệnh Phương diện quân Bryansk, tướng M. M. Popov nhận thấy binh lực và phương tiện "không được sung túc lắm" của Phương diện quân Bryansk không đủ cho việc thực hiện chiến thuật "đánh bóc vỏ" đối với "Phòng tuyến Hagen". Cần tìm một giải pháp khác để vượt qua phòng tuyến này. Ngày 16 tháng 8, qua hệ thống chia sẻ tin tức tình báo giữa các phương diện quân, báo cáo của trinh sát của Tập đoàn quân 10 có nhắc đến việc cánh trái của Tập đoàn quân này đã đánh chiếm các điểm cao 26 và 28,8 tại nơi tiếp giáp giữa hai Phương diện quân mà quân đội Liên Xô lâu nay vẫn phải dừng lại do sức phòng thủ cứng rắn của quân Đức. Trinh sát mặt trận cũng cho biết quân Đức điều Sư đoàn bộ binh 211 (Quân đoàn bộ binh 55) đi nơi khác, thay vào đó là Sư đoàn bộ binh 321 mới được đưa từ tuyến sau lên. Phát hiện thấy đây là hướng đột kích có nhiều triển vọng, thượng tướng M. M. Popov liền thay đổi kế hoạch tấn công. Thay vì các cuộc tấn công vỗ mặt vào phòng tuyến Hagen và tiếp tục phải bóc gỡ từng lớp phòng thủ trên các tuyến sông từ Bắc xuống Nam trên đường tấn công từ Đông sang Tây, M. M. Popov muốn "mượn" vị trí thuận lợi của Tập đoàn quân 10 để đánh đòn đột kích từ Bắc xuống Nam vào phía sau các lớp phòng thủ ấy. Tuy nhiên, việc sử dụng dải tấn công của phương diện quân "láng giềng" không hề đơn giản vì quy định khá "cứng" của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô về tuyến phân giới giữa các phương diện quân. Ngày 17 tháng 8, thượng tướng M. M. Popov điện đàm với thượng tướng V. D. Sokolovsky, tư lệnh Phương diện quân Tây, đề nghị phương diện quân bạn cho "mượn" bàn đạp Kirov để tổ chức tấn công. Theo đó, Tập đoàn quân 50 sẽ chuyển từ Zhizdra lên phía Nam Kirov, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng V. V. Kryukov sẽ chuyển lên Dubrovka để từ đó, giáng một đòn đột kích xuống ngã ba đường sắt Zhukovka phía Tây Bryansk, trên chỗ hợp lưu giữa sông Nerussa. Tập đoàn quân 50 và Tập đoàn quân 3 cùng đột kích vào phía sau khu phòng thủ Lyudinovo - Dyatkovo - Bryansk từ hướng Đông Bắc, phối hợp với Tập đoàn quân 63 từ phía Nam tấn công qua Lokot lên Pochep. Đòn đột kích bọc hậu dọc sông Desna không những sẽ giúp Phương diện quân Bryansk không phải tiến hành các trận đánh công kiên để vượt sông mà còn giúp loại bỏ toàn bộ hai lớp phòng thủ phía Đông và phía Tây Bryansk của các quân đoàn bộ binh 55, 53, 23 và 35 (Đức) trên phòng tuyến Hagen. Thượng tướng V. D. Sokolovsky đồng ý với phương án "mượn" bàn đạp Kirov. Sau khi nghiên cứu báo cáo của hai tư lệnh phương diện quân về ý đồ tác chiến, Đại bản doanh Liên Xô không đồng ý với kế hoạch này vì nó quá mạo hiểm. Việc cơ động cả một tập đoàn quân và một quân đoàn ngay sát nách quân Đức chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro. Thắng lợi của chiến dịch chỉ trong cậy vào tính bất ngờ. Vì thế, không thể nhanh chóng chuyển pháo binh sang hướng tấn công mới mà không bị trinh sát của quân đội Đức Quốc xã phát hiện. Tướng M. M. Popov lại đề xuất phương án nhờ tướng V. D. Sokolovsky cho "mượn" cả pháo binh của Tập đoàn quân 10. Tướng V. D. Sokolovsky đồng ý nhưng cũng cho tướng M. M. Popov biết rằng đạn pháo của Phương diện quân Tây đang trong tình trạng cạn kiệt. Để tháo gỡ vướng mắc, tướng M. M. Popov chọn giải pháp sư dụng bộ binh của Tập đoàn quân 50, trong khi chuyển quân sẽ dùng sức người kết hợp mang vác đạn pháo cho pháo binh của Tập đoàn quân 10 là đơn vị sẽ yểm hộ cuộc tấn công. Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin đã mấy lần hỏi Bộ Tổng tham mưu Liên Xô về triển vọng của chiến dịch. Câu trả lời của Bộ Tổng tham mưu trước sau như một là họ hoàn toàn tin tưởng chiến dịch sẽ thành công sau khi đưa ra các luận cứ và tính toán cụ thể. Ngày 5 tháng 9, kế hoạch tấn công của Phương diện quân Bryansk được Đại bản doanh thông qua, bao gồm cả phương án "mượn" dải tấn công và "mượn" pháo binh của Tập đoàn quân 10. Trong 40 giờ sau đó, Tập đoàn quân 50 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 đã tập kết tại vị trí mới. Số lượng đạn pháo được mang vác trên vai những người lính, kể cả đạn tên lửa Katyusha, đủ dùng cho năm trung đoàn pháo binh hạng nặng phát huy hỏa lực. Đột phá trên sông Desna. 6 giờ sáng ngày 1 tháng 9, pháo binh của Tập đoàn quân 10 (Phương diện quân Tây) đã khai hỏa theo đúng kế hoạch phối hợp. Tuy nhiên, do chỉ có lựu pháo nên các trung đoàn pháo binh 188, 564, 572 của Tập đoàn quân 10 chỉ có thể với đến cự ly không quá 10 km tính từ tiền duyên. Tướng M. M. Popov ra lệnh sử dụng Lữ đoàn pháo nòng dài 93 và Lữ đoàn hỏa tiễn Katyusha 102 hỗ trợ hỏa lực. Dải phòng ngự của các sư đoàn bộ binh 36, 321, 283 và Sư đoàn xe tăng 20 thuộc các quân đoàn 55 và 56 (Đức) hứng chịu hỏa lực pháo kích trong suốt 1 giờ. 7 giờ sáng, Tập đoàn quân 50 và Cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô mà nòng cốt là Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 của tướng V. V. Kryukov bắt đầu xuất phát tấn công. Từ điểm cao 26 và 28,5 do Sư đoàn bộ binh 385 và Lữ đoàn bộ binh 9 (Tập đoàn quân 10) đánh chiếm trước đó nửa tháng, Tập đoàn quân 50 tiến công dọc sông Snopot và ngay trong ngày tấn công đầu tiên, đã vượt sông Desna ở phía nam thị trấn Snopot trên ngã ba sông Snopot và dòng chính của sông Desna. Ngày 3 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 (Liên Xô) đã bao vây và tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 95 (Đức) tại Lyudinovo và đột phá vào Nemerichi. Ngày 5 tháng 9, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) tấn công Dyatkovo. Ở phía Nam Bryansk, ngày 4 tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ 11 Liên Xô) mở mũi đột kích từ Khoteeva vào Sư đoàn bộ binh 299 thuộc Quân đoàn bộ binh 35 (Đức) đóng ở Navlya. Ngày 6 tháng 11, sau khi đánh bại tuyến phòng thủ mỏng yếu của Sư đoàn bộ binh 299 (Đức) Tập đoàn quân cận vệ 11 vượt sông Robna ở phía Đông Lopush, uy hiếp tuyến phòng ngự chính của quân Đức phía Nam Bryansk. Dựa trên kinh nghiệm trong cuộc rút quân khỏi Oryol mùa hè năm 1943, ngày 13 tháng 9, tướng Walter Model điều các sư đoàn xe tăng 4, 16 và toàn bộ Quân đoàn bộ binh 46 (Đức) tổ chức trận phản kích lớn trên các bến vượt qua sông Desna tại thị trấn Vygonichi, nơi có cây cầu quan trọng và con đường sắt chiến lược Bryansk - Klintsy chạy qua. Tập đoàn quân cận vệ 11 (Liên Xô) bị thiệt hại nặng và phải rút về Karachev. Tập đoàn quân 63 trên cánh cực Nam của Phương diện quân Bryansk vẫn chưa vượt quan được cụm phòng ngự Lokot của Quân đoàn bộ binh 20 (Đức). Trong khí hướng tiến công phía Nam của Phương diện quân Bryansk đang gặp khó khăn thì Cụm kỵ binh cơ giới (Liên Xô) đã phát huy được lợi thế bất ngờ của họ trên cánh Bắc. Ngày 15 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và Lữ đoàn xe tăng 29 đánh chiếm cứ điểm Zhukovka trên ngã ba sông Desna, uy hiếp sau lưng Quân đoàn bộ binh 23 (Đức) đang phòng thủ trên tuyến Dyatkovo - Bryansk. Ngày 16 tháng 9, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) vượt sông Borba, đánh chiếm Dyatkovo và ngày hôm sau đã đánh chiếm các bến vượt sông Desna ở thị trấn Seltso. Buổi chiều 16 tháng 9, tướng M. M. Popov tung Quân đoàn xe tăng 1 đánh chiếm đầu cầu Bezhitsa (???), Tây Bắc Bryansk 5 km. Cùng ngày, Tập đoàn quân 11 đột kích vào Suponevo, Tây Nam Bryansk 9 km. Ngày 17 tháng 9, Tập đoàn quân 11 và Quân đoàn xe tăng 1 (Liên Xô) giải phóng Bryansk. Tối 17 tháng 9, Moskva bắn đại bác cấp 2 chào mừng Phương diện quân Bryansk giải phóng thành phố cùng tên gọi. Mất Bryansk, phòng tuyến Hagen của tướng Walter Model sụp đổ. Các quân đoàn 56, 55, 23, 46 và 20 (Đức) đều đồng loạt rút quân sang phía tây sông Desna. Kết thúc giai đoạn 1, quân đội Liên Xô giải phóng Bryansk, Lyudinovo, Dyatkovo, Trubchevsk; hình thành hai bàn đạp tấn công rộng lớn bên bờ Tây sông Desna tại phía Tây Snopot và cả một dải thung lũng bờ Tây sông Desna từ Bryansk đến Trubchevsk. Từ sông Desna đến sông Iput. Để tăng thêm sức mạnh đột kích trên hướng tấn công chính của phương diện quân, ngày 19 tháng 9, tướng M. M. Popov điều Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 từ Zhukovka đến bàn đạp Peklino bên kia sông Desna. Quân đoàn xe tăng 1 cùng 1 sư đoàn pháo nòng dài, 1 lữ đoàn pháo chống tăng, 4 trung đoàn súng cối và 1 sư đoàn phòng không cũng được diều động từ lực lượng dự bị của phương diện quân đến khu vực này, hợp thành một Cụm kỵ binh-cơ giới có sức mạnh chiến đấu tương đương một tập đoàn quân đoàn. Tập đoàn quân cận vệ 11 sau khi được bổ sung, củng cố cũng được điều đến khu vực Vysokoye - Muzhinovo (???), ngay phía sau dải tấn công của Cụm kỵ binh-cơ giới. Sau khi dừng lại một ngày để bố trí lại lực lượng, bổ sung binh lực, vũ khí và đạn dược, ngày 20 tháng 9, cả năm tập đoàn quân của Phương diện quân Bryansk tiếp tục tấn công. Trên cánh Bắc, Tập đoàn quân 50 sử dụng Quân đoàn bộ binh 46 và sư đoàn bộ binh 413 từ bàn đạp Snopot bên bờ Tây sông Desna tấn công đánh chiếm Prigorye, Dubrovka, điểm cao 288. Sư đoàn xe tăng 20 và Sư đoàn bộ binh 211 (Đức) bị đánh bật sang bên kia sông Vorpnitsa. Các sư đoàn bộ binh 108, 324 và 380 cũng chọc thủng tuyến phòng thủ của các sư đoàn bộ binh 283 và 321 (Đức) tại phía Bắc thị trấn Kletnya. Ngày 22 tháng 8, các sư đoàn bộ binh 108, 324 và 380 (Liên Xô) bằng các phương tiện thô sơ đã vượt sông Iput ở phía Bắc Bolotnya và chiếm được một bàn đạp rộng lớn đối diện với cụm cứ điểm Khotimsk. Trước nguy cơ bị bao vây phía sau, Sư đoàn xe tăng 20 và Sư đoàn bộ binh 211 (Đức) phải bỏ phòng tuyến sông Vorpnitsa, rút về phòng tuyến sông Iput. Quân đoàn bộ binh 46 và Sư đoàn bộ binh 413 (Liên Xô) đã lấn sang phía Bắc khúc cong trên thượng nguồn sông Iput. Trên hướng tấn công chủ yếu, Ngày 20 tháng 9, Cụm kỵ binh-cơ giới Liên Xô gồm Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và Quân đoàn xe tăng 1 chia làm hai mũi tấn công song song từ bàn đạp Peklino giáng một đòn đột kích mạnh về hướng Mglin - Unecha. Ngày 22 tháng 9, Quân đoàn xe tăng 1 đánh chiếm Vysokoye, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 đánh chiếm Muzhinovo. Theo sau Cụm kỵ binh-cơ giới, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) đánh chiếm Kletnya và tấn công dọc sông Iput về hướng Livnoye (???). Ngày 23 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 đánh chiếm Mglin, Quân đoàn xe tăng 1 đánh chiếm Divovka. Ngày 24 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 đánh chiếm Surazh trên bờ Đông sông Iput, Quân đoàn xe tăng 1 đánh chiếm Unecha. Cùng ngày, Tập đoàn quân cận vệ 11 được đưa từ lực lượng dự bị của Phương diện quân đến tập kết tại khu vực Vysokoye - Muzhinovo, bọc lót sau lưng cho Cụm kỵ binh-cơ giới đang tiến mạnh xuóng phía Nam. Ở phía Nam, ngày 22 tháng 9, tận dụng sự rối loạn trên tuyến phòng ngự của quân Đức do đòn vu hồi của Cụm kỵ binh-cơ giới Liên Xô gây ra, Tập đoàn quân 11 sử dụng cả hai quân đoàn bộ binh 25 và 53 tấn công từ bàn đạp Bryansk, chọc thủng nhiều chỗ trên tuyến phòng thủ của các sư đoàn bộ binh 134, 253 và 383 (Đức). Ngày 23 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 53 đánh thiệt hại nặng các sư đoàn bộ binh 134 và 253 (Đức), chiếm Vorobeynya. Cùng ngày, Quân đoàn bộ binh 25 đánh chiếm Pochep. Ngày 24 tháng 9, Tập đoàn quân 11 hội quân với Quân đoàn xe tăng 1 ở Unecha và cùng truy kích tàn quân của các sư đoàn bộ binh 134, 253 và 296 (Đức) đến bờ Đông sông Iput, đánh chiếm các thị trấn Krasnovichi, Lyalichi và điểm cao 233. Ở cực nam của chiến dịch, Tập đoàn quân 63 từ bàn đạp Trubchevsk đột kích vào phòng tuyến của các sư đoàn bộ binh 6, 45, 216 và 292 (Đức), vượt sông Sudost trong hành tiến, đánh chiếm Gremyach (???) và truy kích một mạch qua Pogar và Starodub đến ngày 24 tháng 9 đã tiến đến cửa ngõ thành phố Klintsy. Sau khi "bàn giao" chính diện Bolotnya-Surazh cho Tập đoàn quân 3, ngày 25 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 cơ động từ phía Bắc xuống đã hỗ trợ cho Tập đoàn quân 63 đánh chiếm Klintsy, một trung tâm phòng ngự mạnh do các sư đoàn bộ binh 102 và 137 (Đức) đóng giữ. Cùng ngày, Quân đoàn xe tăng 1 đã phối hợp với Tập đoàn quân 48 (Phương diện quân Trung tâm) đánh chiếm Novozybkov, cũng là một trung tâm phòng ngự mạnh của Tập đoàn quân 2 (Đức), đánh bật các sư đoàn bộ binh 266 và 299 (Đức sang bên kia sông Iput. Ngày 26 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 80 thuộc Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) tổ chức vượt sông, đánh chiếm một bàn đạp nhỏ ở phía Bắc Surazh nhưng phải dừng lại, không mở rộng thêm được vì các đơn vị hậu cần đảm bảo còn đang tụt lại phía sau. Tiến vào Belarus. Sau khi tạm dừng 1 ngày để chuẩn bị phương tiện và kéo pháo binh và các đơn vị hậu cần ở tuyến sau theo kịp, ngày 28 tháng 9, Phương diện quân Bryansk đồng loạt vượt sông Iput. Ngay trong ngày 27 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 40 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 đã vượt sông Iput, đánh chiếm Ushcherpye mở rộng diện tấn công xuống phía Nam. Ngày 30 tháng 9, Quân đoàn xe tăng 1 cũng đánh bại Sư đoàn bộ binh 299 Đức và vọt tiến lên phía trước. Quân đoàn bộ binh 35 bị rớt lại sau một ngày đường. Ngày 1 tháng 10, Quân đoàn xe tăng 1 vượt sông Sozh đánh chiếm một bàn đạp không lớn lắm tại Vietka, sát phía Bắc Gomel. Tuy nhiên, do không có bộ binh yểm hộ nên tiểu đoàn xe tăng hỗn hợp gồm 15 xe T-34 và 3 xe bọc thép AES MK-III thuộc Lữ đoàn xe tăng 89 đã rơi vào cái "túi hỏa lực" của các pháo chống tăng Đức được bố trí dày đặc trên tuyến phòng thủ bắn cháy hơn 10 chiếc. Bị thiệt hại nặng nhưng được sự chi viện của Lữ đoàn xe tăng 158, Lữ đoàn xe tăng 89 vẫn giữ được bàn đạp Vietka. Ở cánh Bắc, Tập đoàn quân 50 (Liên Xô) do đã ở bên bờ Tây sông Iput phối hộp với Tập đoàn quân 3 từ bàn đạp Nivnoye tràn sang phía Tây. Ngày 27 tháng 9, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) vượt sông Besed, đánh chiếm Kostyokovich (Kastsyukovichi) và thừa thắng tiến chiếm Krasnopolye. Tập đoàn quân 50 sau khi khắc phục được hai cứ điểm mạnh của các sư đoàn bộ binh 110, 129 và 211 (Đức) tại Khotimsk và Ershichi đã đánh chiếm Klimovichi, phối hợp với Tập đoàn quân 10 (Phương diện quân Tây) đánh chiếm thành phố Krichev. Ngày 29 tháng 9, Tập đoàn quân 50 vượt sông Oster đánh chiếm thị trấn Cherikov và đến ngày 30 tháng 9 đã tiến đến bờ Đông sông Pronya tại Propoysk (Slavgorod). Tập đoàn quân 3 cũng đánh bại các trận phản kích của các sư đoàn bộ binh 296 và 383 (Đức), ngày 1 tháng 10 đã tiến đến sông Sozh. Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) phải điều động các sư đoàn bộ binh 36, 260, 267 và 268 được tăng viện từ Balkan đến mới ổn định được tuyến phòng ngự trên bờ Tây sông Sozh, đoạn từ Cherikov qua Slavgorod đến Dobyryevka (???). Ở giữa mặt trận, Tập đoàn quân 11 cũng vượt sông Iput ngay trong buổi sáng 27 tháng 9, lần lượt đánh chiếm Belynkovichi (???) và Krasnaya Gora. Ngày 29 tháng 9, Tập đoàn quân 11 tiếp tục vượt qua sông Besed, dánh chiếm Smotevichi (???), Kashkovka và đến ngày 1 tháng 10 đã tiến đến bờ đông sông Sozh, đoạn từ Dobyryevka đến Chechersk (Cacersk). Ngày 2 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 46 (Tập đoàn quân 50) tổ chức vượt sông Pronya tại Propoysk nhưng đã bị Quân đoàn bộ binh 41 (Đức) phòng ngự trên bờ Tây đánh bật trở lại. Cùng ngày, Quân đoàn bộ binh 25 (Tập đoàn quân 11) đã tổ chức vượt sông Sozh tại phía Bắc Chechersk và chiến được một dải bàn đạp hẹp có chiều sâu 0,5 km tại bờ Tây Sông Sozh. Ngày 3 tháng 10, tướng M, M, Popov ra lệnh cho cả năm tập đoàn quân của Phương diện quân chuyển sang phòng ngự cứng rắn trên bờ Đông sông Sozh. Kết quả và đánh giá. Kết quả. Sau hơn 1 tháng tấn công, quân đội Liên Xô tại mặt trận Bryansk đã đập vỡ "Phòng tuyến Hagen" mà quân đội Đức Quốc xã đã dựng lên cách đó chưa đầy một tháng sau Chiến dịch Kutuzov. Phương diện quân Bryansk dã tiến về phía Tây từ 150 đến 200 km, đẩy chiến tranh ra khỏi tỉnh Bryansk và bắt đầu tiến quân trên những dặm đường đầu tiên ở lãnh thổ Byelorussya. Đánh giá. Giống như những gì đang diễn ra tại khu vực Smolensk - Roslavl, trong Chiến dịch tấn công Bryansk, quân đội Đức Quốc xã đã sử dụng linh hoạt chiến thuật phòng ngự cơ động theo tuyến kết hợp với những "con nhím nhỏ" sau khi chiến thuật phòng ngự tập trung kiểu "con nhím lớn" bị đánh bại tại Stalingrad, trung lưu sông Đông và Velikiye Luki. Chiến thuật này không những cho phép sử dụng linh hoạt các lực lượng thiết giáp và cơ giới để ứng cứu cho những điểm nóng bị tấn công, bịt lại các cửa khẩu bị đối phương đột phá mà còn cho phép di tản về tuyến phòng ngự phía sau khi không khả năng chống đỡ. Chiến thuật này đã gây nhiều khó khăn cho quân đội Liên Xô trên hướng Tây vốn thường hay tổ chức các cuộc tấn công mở đột phá khẩu rồi sau đó mở rộng chính diện tấn công và phát triển chiều sâu nhiệm vụ đột kích. Theo quy định về tuyến phân giới giữa các phương diện quân của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, các phương diện quân không được xâm phạm ranh giới này. Tập đoàn quân 10 (Phương diện quân Tây) không có nhiệm vụ tiến quân xuống phía Nam, hướng tấn công chính của nó là Roslavl - Mtislavl - Bắc Krichev. Nhưng trên mặt trận Bryansk hồi đó, các cụm cứ điểm và dải phòng tuyến Hagen trên sông Desna đã cản đường tiến của Phương diện quân Bryansk. Vốn là một phương diện quân "lép" được thành lập lại lần thứ ba và "chêm" vào giữa để bảo đảm hai bên sườn cho Phương diện quân Tây và Phương diện quân Trung tâm có binh lực mạnh hơn, Phương diện quân Bryansk vẫn phải bảo đảm một dải tiến công rộng đến 200 km nhưng binh lực chỉ có 5 tập đoàn quân (Tập đoàn quân cận vệ 11 chỉ tham gia giai đoạn đầu của chiến dịch). Lực lượng đột kích ít ỏi chỉ có 1 quân đoàn xe tăng (phối thuộc từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh) và 1 quân đoàn kỵ binh. Triển khai xe tăng trên địa bàn có nhiều rừng rậm và sông ngòi cắt ngang hướng tấn công là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng. Giải pháp "mượn" dải tấn công của Tập đoàn quân 10 bên cánh trái Phương diện quân Tây để tổ chức đột kích của Phương diện quân Bryansk là một giải pháp sáng tạo. Phương diện quân Bryansk đã dám mạnh dạn để chính diện trên hướng Bryansk bị yếu để chuyển hướng đột kích chủ yếu qua dải tấn công của Phương diện quân bạn bên cánh phải. Việc sử dụng pháo binh của Tập đoàn quân 10 để chi viện cho Phương diện quân Bryansk cũng là một quyết định sáng suốt của Bộ tổng tham mưu Liên Xô, cho phép giữ được bí mật hướng đột kích chính của kỵ binh và xe tăng Liên Xô đến tận giờ khởi sự. Đòn đột kích chéo sườn của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và Quân đoàn xe tăng 1 từ phía Bắc xuống đã khắc phục được các chướng ngại tự nhiên là sông Desna mà quân Đức dựa vào đó để phòng thủ. Đòn đột kích vu hồi đó cũng loại bỏ hoàn toàn cánh Bắc Phòng tuyến Hagen của quân Đức, khiến cho các cứ điểm phòng ngự quan trọng của quân Đức tại Lyudinovo, Dyatkovo và cụm cứ điểm Bryansk có nguy cơ bị bao vây. Kết quả là quân Đức buộc phải rút bỏ Phòng tuyến Hagen và vội vã lập tuyến phòng thủ mới trên sông Iput. Tuy nhiên, với sức mạnh đột kích của Cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô, phòng tuyến này chỉ tồn tại không quá 10 ngày sau khi bị kỵ binh và xe tăng Liên Xô chọc thủng tại nhiều bến vượt sông. Việc đánh chiếm và giữ vững đầu cầu Vietka có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động quân sự tiếp theo của Quân đội Liên Xô trên hướng Đông Nam Byelorussia. Chỉ một tháng sau đó, đầu cầu này trở thành bàn đạp để Phương diện quân Byelorussia mở Chiến dịch Gomel - Rechitsa, tiếp tục đẩy lùi Tập đoàn quân 9 (Đức) vào sâu trong lãnh thổ Belarus.
1
null
Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ thắng cử (tiếng Hà Lan: "Volkspartij voor Vrijheid en Democratie", viết tắt VVD) là một chính đảng tự do-bảo thủ ở Hà Lan. Lãnh đạo đảng này thời điểm năm 2012 là ông Mark Rutte. Trong cuộc bầu cử tháng 9 năm 2012, công bố kết quả vào ngày 13 tháng 9 năm 2012, đảng này đã giành được 41 ghế trong Quốc hội Hà Lan, nhiều hơn đối thủ là Đảng Lao động 2 ghế. Đảng Xã hội về thứ ba với 15 ghế. VVD ủng hộ doanh nghiệp tư nhân ở Hà Lan và là một đảng có đường lối tự do về kinh tế. Sau khi nội các Balkenende thứ tư được thành lập, VVD là đảng đối lấp lớn thứ hai trong Hạ viện Hà Lan. Trong cuộc bầu cử tổng của Hà Lan năm 2010, VVD thu được số phiếu bầu cao nhất và đã giành được 31 trong số 150 ghế trong Hạ viện. VVD hiện là một đảng lớn trong một liên hiệp chính phủ thiểu số trung hữu cùng với Đảng khẩn cầu dân chủ Thiên chúa giáo (CDA) dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo đảng VVD Mark Rutte. Rutte đã làm lãnh đạo của VVD kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2006. Đa số quốc hội của nội các Rutte đã được bổ sung bởi Đảng tự do của Geert Wilders (PVV), nhưng đa số này đã trở nên không ổn định khi đảng của Wilders từ chối hỗ trợ các biện pháp thắt lưng buộc bụng liên quan đến cuộc khủng hoảng đồng Euro. Do đó, các cuộc bầu cử Hạ viện đã được tổ chức vào ngày 12 tháng 9 năm 2012. VVD được thành lập vào năm 1948 như là một sự tiếp nối của Đảng Tự do, là một sự tiếp nối của Đảng quốc gia tự do interbellum, mà nó lại là sự tiếp nối của Liên minh Tự do. Các đảng phái này đã tập hợp lại bởi Comite -Oud, một nhóm các thành viên tự do của Công đảng (PvdA), lãnh đạo bởi Pieter Oud. Các đảng viên theo chủ trương tự do trong Công đảng chủ yếu là các thành viên của Liên minh dân chủ tự do tư duy tự do xã hội tiền chiến tranh (VDB), tổ chức đã gia nhập Công đảng trong phong trào bước đột phá sau chiến tranh Doorbraak. Họ không hài lòng với định hướng xã hội dân chủ của Công đảng. Giữa năm 1948 và 1952, VVD đã tham gia vào nội các rộng lãnh đảo bởi Công đảng của Thủ tướng Willem Drees. Đảng này là một đối tác nhỏ với chỉ tám ghế so với Đảng nhân dân Công giáo (KVP) và Công đảng, cả hai đã có khoảng 30 ghế (trong số 100 ghế). Lãnh đạo của đảng là trong tay của các cựu đảng viên Công đảng Oud. Nội Drees đã đặt nền móng cho nhà nước phúc lợi và giải phóng thuộc địa Đông Ấn Hòa Lan.
1
null
Amadora là một huyện thuộc tỉnh Lisboa, Bồ Đào Nha. Huyện này có diện tích 24 km², dân số thời điểm năm 2001 là 175872 người. Một trong những cộng đồng huyện lớn nhất ở Bồ Đào Nha, Amadora tạo thành một liên hợp với Lisbon, chia sẻ cùng một mạng lưới tàu điện ngầm, xe buýt và tàu hỏa. Nó được thống trị bởi khối nhà chung cư lớn, khu thương mại, khu công nghiệp và một số trụ sở của các công ty quốc tế.
1
null
Angra do Heroísmo (), thường gọi là Angra, là một município và thành phố trên đảo Terceira trong vùng tự trị Azores của Bồ Đào Nha. Dân số năm 2011 là 35.402 người, trên diện tích 239,00 km². Thành phố là nửa nam Terceira, còn nửa bắc thuộc Praia da Vitória. Cùng Ponta Delgada trên đảo São Miguel và Horta trên đảo Faial, Angra là một trong ba thủ phủ địa phương của Azores. Mỗi thủ phủ là nơi đặt trụ sở quản lý một phần quyền lực chính quyền. Thành phố được lập nên vào nửa sau thế kỷ XV. Angra là nơi Almeida Garrett lánh nạn trong các cuộc chiến Napoléon. Đây cũng là nơi nữ hoàng Maria II của Bồ Đào Nha ẩn thân từ năm 1830 đến 1833. Trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983. Tên. Angra là một từ tiếng Bồ Đào Nha nghĩa là "vịnh", "vũng tàu". Phần "" ("[thuộc] Anh hùng tính", "[thuộc] chủ nghĩa Anh hùng") được Maria II đặt ra nhằm ca ngợi sự quả cảm trong việc bảo vệ thành công hòn đảo khỏi cuộc tấn công phe Miguelista năm 1829.
1
null
Elvas () là một đô thị, thành phố giám mục cũ và pháo đài vùng biên ở cực đông của miền trung thuộc tỉnh Portalegre, Bồ Đào Nha. Nó nằm cách thủ đô Lisboa khoảng về phía đông và cách pháo đài Badajoz của Tây Ban Nha khoảng về phía tây bằng tuyến đường sắt Madrid-Badajoz-Lisboa. Dân số của đô thị vào năm 2011 là 23.078 người, trên khu vực có diện tích . Elvas là một trong những ví dụ điển hình về việc sử dụng pháo đài hình sao trong kiến ​​trúc quân sự và nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào ngày 30 tháng 6 năm 2012 với tên gọi Thị trấn đồn trú vùng biên Elvas và các công sự của nó. Lịch sử. Elvas nằm trên một ngọn đồi cách về phía tây bắc của sông Guadiana. Cầu máng nước Amoreira dài là nguồn cung cấp nước sạch cho thành phố. Nó được xây dựng vào đầu thế kỷ 15 và hoàn thành vào năm 1622. Một số đoạn nó co bốn tầng vòm xếp chồng lên nhau với tổng chiều cao là . Elvas được vua Afonso I của Bồ Đào Nha giành quyền kiểm soát trước người Moor vào năm 1166 nhưng sau đó lại bị tái chiếm lại trước khi người Bồ Đào Nha chiếm đóng lần cuối vào năm 1226. Năm 1570, nó trở thành một tòa giám mục của Giáo phận Công giáo Elvas cho đến năm 1818. Nhà thờ chính tòa Lễ thăng thiên của Đức Mẹ mang kiến trúc Gothic muộn mang nhiều nét ảnh hưởng của kiến trúc người Moor có niên đại từ thời kỳ trị vì của vua Manuel I của Bồ Đào Nha (1495–1521). Elvas được bảo vệ bởi bảy pháo đài và hai công sự là Santa Luzia và Nossa Senhora da Graça. Từ năm 1642, nó là pháo đài vùng biên chính ở phía nam Tagus đã vượt qua được các cuộc vây hãm của người Tây Ban Nha vào các năm 1659, 1711 và 1801. Elvas là địa điểm diễn ra Trận Phòng tuyến Elvas năm 1659, với thắng lợi của Bồ Đào Nha trước Tây Ban Nha Habsburg. Quân đội Napoléon của dưới sự chỉ huy của Jean-Andoche Junot đã chiếm đóng được Elvas trong Chiến tranh Bán đảo vào năm 1808 nhưng đã rời khỏi đây vào tháng 8 cùng năm sau Công ước Cintra. Pháo đài Campo Maior nằm cách về phía đông bắc được biết đến với cuộc bao vây thời Napoléon của người Pháp trước khi được thống chế William Beresford hỗ trợ vào năm 1811, một chiến công đã được tưởng niệm trong tác phẩm ballad của Walter Scott.
1
null
Évora ( , ; ) là một thành phố và đô thị ở Bồ Đào Nha. Dân số năm 2011 là 56.596 người, với diện tích 1307,08 km². Đây là thủ phủ lịch sử của Alentejo và đóng vai trò là tỉnh lỵ của Évora. Do trung tâm thị trấn cổ được bảo tồn tốt, vẫn được bao bọc một phần bởi các bức tường thời Trung Cổ và nhiều di tích có niên đại từ các thời kỳ lịch sử khác nhau bao gồm cả Đền thờ La Mã, Évora đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1986. Évora nằm sâu trong đất liền nên nó là một trong những thành phố nóng nhất của Bồ Đào Nha vào mùa hè, thường xuyên phải hứng chịu những đợt nắng nóng. Mặc dù vậy, tại đây còn dễ chịu hơn so với các khu vực xa hơn trong đất liền phía bên kia biên giới của Tây Ban Nha. Évora được xếp hạng thứ hai trong cuộc khảo sát các thành phố đáng sống nhất của Bồ Đào Nha về điều kiện sống do "Expresso" công bố hàng năm. Nó được xếp hạng nhất trong một nghiên cứu liên quan đến khả năng cạnh tranh của 18 thủ phủ của Bồ Đào Nha, theo một nghiên cứu năm 2006 do các nhà nghiên cứu kinh tế của Đại học Minho thực hiện. Hình ảnh. <br>
1
null
Figueira da Foz là một huyện thuộc tỉnh Coimbra, Bồ Đào Nha. Huyện này có diện tích 379 km², dân số thời điểm năm 2001 là 62601 người. Figueira da Foz nằm ở cửa sông Mondego, cách Coimbra 40 km về phía tây, và được bao bọc bởi những ngọn đồi (Serra da Boa Viagem). Thành phố Figueira da Foz phù hợp có dân số 46.600. Đây là thành phố lớn thứ hai trong tỉnh Coimbra. Đây là một thành phố ven biển với nhiều bãi biển, bãi biển và các cơ sở cảng biển trên bờ Đại Tây Dương. Là một thành phố du lịch, nó đóng một vai trò quan trọng ở trung tâm của đất nước. Một khu cờ bạc hợp pháp, người ta có thể tìm thấy ở Figueira một trong những sòng bạc lớn nhất của bán đảo Iberia - Casino Figueira.
1
null
Guarda () là một thành phố và "município" thuộc tỉnh Guarda, phân vùng Beira Interior Norte của vùng Centro, Bồ Đào Nha. Dân số tính đến năm 2011 là 42.541 người, với diện tích 712,10 km². Thành phố Guarda được lập nên bởi Vua Sancho I năm 1199. Địa phận. Guarda là thành phố đông dân nhất tỉnh Guarda. Thánh phố giáp với Pinhel về phía bắc, Almeida về phía đông, Sabugal về phía đông nam, Belmonte và Covilhã về phía nam, Manteigas và Gouveia về phía tây và Celorico da Beira về phía tây bắc. Guarda là thành phố cao nhất trên Bồ Đào Nha lục địa (độ cao 1.056 m), nằm bên mạn tây bắc của Serra da Estrela (dãy núi cao nhất Bồ Đào Nha lục địa). Điểm thu hút chính ở Guarda là nhà thờ chính tòa, gọi là Sé da Guarda. Freguesia. Guarda bao gồm 43 freguesia sau: Khí hậu. Guarda có khí hậu Địa Trung Hải lục địa mát mẻ.
1
null
Miranda do Douro () hay Miranda de l Douro () là một thị trấn và "município" của tỉnh Bragança, đông bắc Bồ Đào Nha. Thị trấn có dân số 7.482 (2011), và diện tích 487,18 km². Khu trung tâm có dân số 1.960 năm 2001. Được gọi là "Cidade Museu" của vùng Trás-os-Montes, nó nằm cách thành phố Bragança 86 km, và là nơi lưu giữ nhiều truyền thống và kiến trúc từ thời Trung Cổ/Phục Hưng. Nơi đây có ngôn ngữ của riêng mình, tiếng Miranda, với địa vị chính thức trong khu vực. Thị trấn tọa lạc cạnh biên giới với Tây Ban Nha, với sông Douro phân tách hai đất nước. Thị trấn gần nhất tại Tây Ban Nha là Zamora.
1
null
Odivelas là một huyện thuộc tỉnh Lisboa, Bồ Đào Nha. Huyện này có diện tích 27 km², dân số thời điểm năm 2001 là 133847 người. Nằm trong khu phố cổ của Lisbon (tỉnh Estremadura lịch sử), huyện Odivelas nằm trong Khu vực Thủ đô của Lisbon, giáp với các huyện Loures, Sintra, Amadora và Lisbon. Vùng nằm ở vùng đồng bằng rộng lớn kéo dài từ Pontinha đến Póvoa de Santo Adrião, chạy qua Odivelas và Olival Basto. Phần còn lại của lãnh thổ được hình thành bởi các ngọn đồi và thung lũng bán cứng, rải rác với rừng thông và một số vùng đất nông nghiệp nhỏ (một số con chiên chăn thả gia súc). Caneças duy trì một đặc điểm nông nghiệp, thông qua trồng trọt trong các nhà kính và các cánh đồng, đặc biệt là hoa và cây cảnh.
1
null
Trận Beaune-la-Rolande là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra vào ngày 28 tháng 11 năm 1870 tại Pháp. Trong trận chiến quyết liệt này, quân đội Phổ do Hoàng thân Friedrich Karl chỉ huy đã giữ vững trận địa và giáng một thất bại nặng nề vào cuộc tiến công của quân đội Pháp do tướng Jean-Baptiste d'Aurelle chỉ huy, và gây cho quân Pháp những thiệt hại nặng nề, bất chấp lợi thế về quân số của quân Pháp. Trong khi đó, quân Phổ chỉ chịu thiệt hại nhỏ nhoi. Đây là một trong không ít thất bại của Tập đoàn quân Loire nói riêng và của quân đội cộng hòa non trẻ của Pháp trong cuộc chiến tranh. Tinh thần chiến đấu bền bỉ và sự am tường về chiến tranh của Quân đoàn X của Đức, cùng với khả năng chỉ huy quân sự của tướng Voigts-Rhetz, được ghi nhận là những yếu tố đã khiến họ đập tan cuộc tấn công của đội quân đông hơn rất nhiều của nền Cộng hòa Pháp non trẻ. Cùng với chiến thắng của quân đội Đức trong các trận đánh tại Loigny-Poupry và Beaugency sau đó, chiến thắng Beaune-la-Rolande của "Hoàng tử Đỏ" Karl đã góp phần khiến cho họ tái chiếm Orléans. Sau khi quân Pháp đoạt lại Orléans bằng thắng lợi của mình trong trận Coulmiers, tướng Aurelle chỉ huy Tập đoàn quân Loire đã xuống lệnh cho quân đoàn XX dưới quyền tướng Joseph Constant-Crouzat tiến đánh Beaune-la-Rolande về hướng đông bắc, nơi có mấy lữ đoàn Phổ thuộc quân đoàn X do tướng Konstantin Bernhard von Voigts-Rhetz chỉ huy (một phần thuộc biên chế của Tập đoàn quân số 2 dưới quyền Hoàng thân Karl Friedrich) đã được lệnh trấn giữ. Trước khi hội đủ tại Beaune-la-Rolande, vào ngày 24 tháng 11 năm 1870, hai lữ đoàn thuộc Quân đoàn X của Đức đã đánh bại một đợt tấn công của d'Aurelle trong trận Ladon và Mézières. Trong ngày 28 tháng 11 năm 1870, lực lượng đông đảo của Paladines đã tiến công ngôi làng Beaune-la-Rolande từ 3 hướng và điều này đồng nghĩa với việc họ tiến công sườn trái của Karl Friedrich – Tư lệnh Tập đoàn quân số 2 của Đức-Phổ. Binh lính Hanover trú phòng tại Beaune đã vài lần chịu áp lục nghiêm trọng, và thậm chí có khi gần như là bị vây hãm. Mặc dù bất lợi về quân số nhưng lính Hannover giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ và chỉ huy bài bản, đồng thời có nhiều lính pháo binh kỳ cựu và dồi dào đạn dược. Trong các căn cứ công sự của mình tại thị trấn, quân Đức đã đứng vững hàng tiếng đồng hồ. Crouzat lo ngại không dám triển khai toàn bộ pháo lực của mình, vì, mặc dù điều này có thể giúp ông đập tan cuộc kháng cự của đối phương, nó cũng sẽ gây cho đô thị bị tàn phá nặng nề. Thay vì đó, vị tướng Pháp lệ thuộc vào các đội hình bộ binh, và các đợt tấn công của quân Pháp nhằm chiếm giữ các căn nhà đều bị bẻ gãy. Có một thời điểm (độ trước 2 giờ chiều), Voigts-Rhetz đã gần như là phát lệnh rút quân, khiến Tham mưu trưởng của ông là Đại tá Caprivi phải ngăn cản ông một cách khó nhọc. Cho đến chiều, Friedrich Karl đã đích thân kéo quân đoàn III của ông đến ứng chiến, xoay chuyển thế trận với lợi thế thuộc về quân đội Đức. Cùng với quân tiếp viện của mình, quân đoàn X của Đức đã giành thắng lợi trong cuộc tiến công vào quân Pháp về hướng đông ngôi làng. Quân Pháp tiến công đã bị bọc sườn, và Crouzat tin rằng quân đội mình đã thất bại. Cuộc rút chạy về Bellegarde (bên ngoài rừng Orléans) của quân Pháp bại trận đã rơi vào hỗn loạn nghiêm trọng. Không những quân đội Đức mà quân đội Pháp cũng được ghi nhận là đã chiến đấu rất dũng cảm trong trận đánh này, và trận chiến cũng không mang tính chất quyết định. Tuy nhiên, với chiến thắng vang dội của người Đức trong trận Beaune-la-Rolande, họ đã đập tan kế hoạch tiến theo con đường Fontainebleau vào Paris đang bị quân Đức vây hãm của người Pháp. Trận chiến cũng thể hiện ưu thế của lực lượng quân đội nhà nghề của Đức trước các lực lượng trừ bị chưa được rèn luyện của Pháp, và cái giá rất đắt mà nền Cộng hòa Pháp phải trả trong trận chiến này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp tục chiến tranh của họ với nước Đức. Không lâu sau đó, quân Đức tiếp tục giành thắng lợi toàn diện trước quân Pháp trong trận chiến Loigny-Poupry.
1
null
Trương Bội Công (; 1909 - 1945) một người dân tộc chủ nghĩa, phục vụ trong Quốc quân Trung Hoa Dân quốc. Sau khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930, Trương Bội Công chạy sang Nam Kinh. Năm 1941 Trương Phát Khuê giao cho ông và Hồ Học Lãm tổ chức những người yêu nước ở Trung Hoa, sau bổ nhiệm ông làm tư lệnh của lớp học đào tạo đặc biệt tại Ching HSi (Quảng Tây). Thời gian này ông có hợp tác với nhóm những người cộng sản tại Trung Hoa (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...), và thống nhất thành lập Việt Nam giải phóng dân tộc Hội, tiền thân của Đồng minh Hội, năm 1942. Do theo chủ nghĩa quốc gia, nên Trương Bội Công sau từ chối tham gia Việt Minh. Năm 1945, quân Nhật mở nhiều cuộc tấn công vào Quảng Tây, Trương Bội Công là sĩ quan quân đội nên có tham chiến và từ đó biệt tích.
1
null
Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng (chữ Hán: 大越國家社會黨) là một chính đảng trong Hội Phục Việt (với Việt Nam Ái quốc Đảng và An Nam Dân tộc Đảng), theo chủ nghĩa quốc xã, lấy ý tưởng từ Hiến binh Nhật, do Nguyễn Xuân Tiếu sáng lập vào năm 1936, Trần Trọng Kim làm Tổng Bí thư, là lực lượng với khoảng 2 nghìn thành viên, ảnh hưởng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là tổ chức chính trị thân Nhật ủng hộ việc thành lập Đế quốc Việt Nam. Đây là một nhóm của nhánh phía Bắc của Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội (nhánh phía Nam chính là nhánh thân Nhật trong Đại Việt Quốc dân Đảng), và liên kết với các nhóm thân Nhật trong Đại Việt Quốc dân Hội. Lịch sử. Tháng 3, năm 1945, chính thể Đế quốc Việt Nam được tuyên bố thành lập, lãnh đạo bởi Quốc trưởng Bảo Đại và Đảng Đại Việt Quốc Xã. Đế quốc tồn tại đến tháng 8 thì Bảo Đại buộc phải thoái vị. Và đến ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra lệnh giải thể Đại Việt Quốc gia Xã hội Đảng với cáo buộc đảng này âm mưu liên Minh với nước ngoài, tiến hành các hoạt động làm hại nền độc lập.
1
null
Joseph Fouché, còn được gọi là Fouché của Nantes, Công tước Otrante, bá tước Fouché, là một chính trị gia người Pháp, sinh ngày 21 tháng 5 năm 1759 ở Pellerin gần Nantes, Pháp và mất ngày 26 tháng 12 năm 1820 ở Trieste, Ý. Ông được biết đến với vai trò trong vụ thảm sát những người chống Quốc ước ở Lyon năm 1793 và chính sách đàn áp dã man khi cầm quyền dưới các thời Đốc chính và Đế chế. Ông thường xuyên thay đổi quan điểm chính trị của mình và nắm bắt chiều hướng quyền lực để nghiêng theo, nhờ vậy duy trì được vị trí trong nội các trải qua các thời Quốc hội lập hiến, Thời kì Khủng bố, Đốc chính, Đế chế Napoleon và nhà Bourbon trung hưng. Chức vụ cao nhất ông từng đảm nhiệm là Thủ tướng chính phủ thời kì Một trăm ngày. Chủ nghĩa cơ hội chính trị của Fouché khiến cho tên ông thường được dùng để chỉ chung những kẻ phản bội, cơ hội. Từng thảm sát những người Bảo hoàng trong thời Cách mạng, ông bị thất sủng dưới triều vua Louis XVIII, cuối cùng bị đẩy đi Ý và chết ở đây. Tên ông xuất hiện trong một số tác phẩm văn học và điện ảnh, chẳng hạn cuốn tiểu sử "Joseph Fouché" của Stefan Zweig.
1
null
Album thứ tư của ban nhạc rock người Anh Led Zeppelin được phát hành vào ngày 8 tháng 11 năm 1971. Dù không có một dòng chữ nào trên bìa đĩa, song nó vẫn được biết tới rộng rãi với tên gọi Led Zeppelin IV, theo cách đặt tên của ban nhạc cho 3 album trước đó của họ. Album còn có nhiều tên gọi khác như "Bộ tứ biểu tượng", "Số 4", "Vô danh", "Ký tự", "Tu sĩ" hay "ZoSo" – biểu tượng của Jimmy Page trên bìa album. Page thường xuyên in biểu tượng này theo trang phục diễn của mình. Kể từ khi phát hành, album luôn nhận được vô số những thành công cả về mặt thương mại cũng như chuyên môn. Đây là một trong những album bán chạy nhất thế giới với ít nhất 32 triệu bản đã bán. Riêng tại Mỹ, "Led Zeppelin IV" đã bán được 23 triệu bản và trở thành album bán chạy thứ 3 tại đây. Năm 2003, tạp chí "Rolling Stone" xếp "Led Zeppelin IV" ở vị trí số 66 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất mọi thời đại". Thu âm. Album ban đầu được thu vào tháng 12 năm 1970 ở phòng thu mới Basing Street Studios của hãng Island Records, cùng lúc với album "Aqualung" của Jethro Tull. Theo lời gợi ý của Fleetwood Mac, cả nhóm rời tới Headley Grange, tại căn nhà cũ của nữ hoàng Victoria ở Đông Hampshire, Anh. Tại đây họ sử dụng phòng thu di động của The Stones. Jimmy Page nhớ lại: "Chúng tôi cần chút thoải mái, một nơi mà chúng tôi có thể nhâm nhi tách trà và dạo bước trong những khu vườn rồi làm những gì mình thích." Quang cảnh yên bình và thư giãn của Headley Grange thực sự đem lại nhiều điều cho ban nhạc. Theo Dave Lewis, "với việc rời tới Headley Grange suốt quá trình thu âm, rất nhiều ca khúc của album đã được thực hiện và thu âm ngay mà không có nhiều khác biệt về sau này." Dựa vào những phần nền đã thâu, ban nhạc tiến hành ghi đè sau đó tại Island Studios, và quá trình chỉnh âm được hãng Sunset Sound ở Los Angeles phụ trách. Tuy nhiên sản phẩm lại không được ưng ý, dẫn tới việc album bị trì hoãn ngày phát hành. Những phần chỉnh âm thêm được thực hiện sau đó tại London, khiến cho album ra mắt muộn hơn kế hoạch vài tháng. Một vài ca khúc được thu trong giai đoạn này, như "Down by the Seaside", "Night Flight" và "Boogie with Stu" (với Ian Stewart của The Stones chơi piano) không xuất hiện trong album mà nằm trong album-kép của Led Zeppelin 4 năm sau đó, "Physical Graffiti". Tiêu đề. Sau quãng thời gian dài thờ ơ, phản ứng của người hâm mộ với "Led Zeppelin III" vào cuối năm 1970 hoặc là lẫn lộn, hoặc là e dè. Page quyết định album tiếp theo của ban nhạc sẽ không có nhan đề, thay vào đó sẽ có 4 biểu tượng riêng của mỗi thành viên vẽ tay mà họ in ở cổ tay áo và ở nhãn đĩa. "Chúng tôi quyết định sẽ không để tên nhóm trong album thứ tư nữa, và không có một thông tin nào khác xuất hiện ngoài những chiếc áo khoác cả", Page giải thích, "Tên, nhan đề, hay bất kể điều gì khác cũng chẳng có ý nghĩa gì hết." Page cũng nhấn mạnh rằng việc cho phát hành album mà không có tiêu đề ở bìa đĩa lại rất tương phản với việc anh bị báo chí dè bỉu khi họ cho rằng năm 1971 – năm mà ban nhạc không có bất kể hoạt động nào kể cả ra mắt album lẫn thực hiện tour – là một năm "tự sát". Anh nói: "Có vẻ như đang có quá nhiều kỳ vọng được đặt vào chúng tôi." Trong bài phỏng vấn trên "The Times" vào năm 2010, Page bình luận: "Thực sự là không hề dễ dàng. Công ty thu âm rất muốn có một cái tên theo kèm. Còn chúng tôi thì hiểu đâu là con đường để dẫn tới thiên đường. Họ cho rằng điều đó che giấu việc ban nhạc đang tự sát với một album không tiêu đề. Thực tế thì chúng tôi lại có rất nhiều bình luận nghiêm túc xung quanh nó. Vào thời điểm đó, mỗi album mới ra mắt sẽ lại có nhiều vấn đề đi kèm khi mọi người thích so sánh với những album trước đó. Nhưng thẩm mỹ của ban nhạc thì luôn dồi dào, điều mà chúng tôi khai thác triệt để vào lúc đó. Album vô danh này đã giúp tôi có được câu trả lời rõ ràng nhất với những đánh giá – vì chúng tôi hiểu con đường mà âm nhạc vừa có thể đạt doanh thu mà lại vừa có thể chiếm lĩnh các buổi diễn." Vì không có tiêu đề, Atlantic buộc phải tiến hành quảng bá album thông qua việc in bìa đĩa cùng các biểu tượng trong mọi buổi họp báo. Đây có lẽ là sản phẩm đầu tiên được sản xuất mà không có thương hiệu cụ thể – một cách đơn giản để chống lại kiểu thương mại truyền thống (đặc biệt với hãng Atlantic Records). Phát hành album mà không có tiêu đề thực sự là một việc rất khó để nhận dạng, vậy nên hầu hết người hâm mộ gọi đây là "Led Zeppelin IV". Catalogue của Atlantic Records thì ghi album là "Bộ tứ biểu tượng" và "Số 4". Nó cũng được gọi tên là "ZoSo" (biểu tượng của Page), "Vô danh" hay "Ký tự". Page vẫn thường gọi album là "Số 4" hay "Led Zeppelin IV" trong các bài phỏng vấn, còn Plant thì nói "Đó là album số 4". Đây không phải là album duy nhất không có tiêu đề, song lại là album duy nhất không có một dòng chữ nào được ghi ở cả bìa trước lẫn sau, thậm chí cả mã số trong catalogue ở phần gáy (ít nhất là trong bản LP gốc). Bộ tứ biểu tượng. Ý tưởng thể hiện mỗi thành viên theo một biểu tượng xuất phát từ Jimmy Page. Trong một bài phỏng vấn năm 1977, anh nhớ lại: "Sau cả đống bầy nhầy mà chúng tôi có từ các đánh giá, tôi tiến tới việc thống nhất với các thành viên khác rằng tốt nhất chúng ta cần phải ẩn danh. Đầu tiên, chúng tôi chỉ muốn dùng chung 1 biểu tượng thôi, song chúng tôi thấy đây sẽ là album thứ tư, mà chúng tôi thì cũng có bốn người, vậy nên mỗi người nên có riêng 1 biểu tượng. Tôi tự thiết kế cái của tôi, và những người khác có lý do riêng để sử dụng những biểu tượng của họ." Jimmy Page hiển nhiên tự thiết kế biểu tượng của mình, song lý do đằng sau nó thì luôn được anh giữ kín. Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng nó có liên hệ tới một hình ảnh từ năm 1557 tượng trưng cho Saturnus. Biểu tượng này vẫn được gọi đơn giản là "ZoSo", cho dù Page luôn khẳng định nó không liên quan gì tới các chữ viết cả. Tay bass John Paul Jones chọn cho mình một hình ảnh từ cuốn "Book of Signs" của Rudolf Koch với 1 hình tròn lồng vào giữa 3 vesica piscis. Đây là hình ảnh biểu trưng cho một con người vừa có khả năng, vừa rất tự tin. Đây cũng là logo sau này của bộ phim truyền hình của Mỹ nổi tiếng "Phép thuật" (1998-2006). Tay trống John Bonham lựa chọn hình ảnh của 3 chiếc nhẫn lồng vào nhau mà anh cũng lấy từ cuốn sách ở trên của Koch. Đây là hình ảnh tượng trưng cho gia đình với bố, mẹ và con cái. Đây cũng là logo của hãng bia Ballantine Brewery. Robert Plant chọn hình ảnh chiếc lông chim nằm trong một hình tròn, thứ mà anh nói là biểu tượng của lục địa Mu đã từng tồn tại. Ngoài ra còn có biểu tượng thứ 5 nữa của Sandy Denny khi cô tham gia góp giọng trong "The Battle of Evermore". Nó xuất hiện trong phần giới thiệu thành phần tham gia sản xuất của bản LP, mang hình một ngôi sao cấu thành từ 3 hình tam giác chụm lại tại 1 điểm. Trong tour diễn của Led Zeppelin tại Anh vào mùa đông năm 1971, trùng với thời điểm phát hành album, ban nhạc cũng mang cả bốn biểu tượng này lên sân khấu. Page để biểu tượng của mình lên chiếc ampli Marshall, Bonham dán nó ở mặt tiền chiếc trống bass, Jones thì dán chúng ở rất nhiều nhạc cụ, và dễ nhìn thấy nhất ở trên chiếc Fender Rhodes của mình còn Plant thì dính biểu tượng của mình ở mặt bên chiếc hộp đựng mic. Chỉ có những biểu tượng của Page và Bonham là còn theo nhóm trong các buổi diễn sau này của Led Zeppelin. Bìa album và thiết kế. Bức tranh sơn dầu từ thế kỷ 19 làm mặt bìa trước được Plant mua trong một cửa hàng bán đồ cổ ở Reading, Berkshire, Anh. Bức tranh được sắp đặt như được treo cân đối trên một bức tường đã bị phá hủy của một ngôi nhà ở ngoại ô. Page nói bìa album thứ tư này có mục đích làm nổi bật hơn sự khác biệt thành thị/nông thôn mà "Led Zeppelin III" đã đề cập tới: "Nó nói về sự thay đổi trong tính cân bằng. Chỉ còn hình ảnh một ông già với một bó củi trên lưng là chưa bị đập đi. Điều đó có ý nghĩa rằng chúng ta nên quan tâm tới trái đất chứ không phải là tận dụng và phá hủy nó." Tuy nhiên, cũng nói về ý nghĩa của phần bìa này, anh lại có ý kiến: "Bìa đĩa phải là một thứ gì đó để những người khác thưởng thức chứ không phải là để tôi đánh vần ra tất cả mọi thứ, điều đó sẽ làm làm bạn thất vọng nhiều vào việc khám phá ra tính âm nhạc của album." Đây là một trong 10 bìa album được Royal Mail chọn làm "Bìa album tiêu biểu" trong bộ tem phát hành vào tháng 1 năm 2010. Phần minh họa bên trong có tên "The Hermit" (Tu sĩ) được thiết kế bởi Barrington Colby MOM lấy ý tưởng từ lá bài cùng tên trong bộ bài nổi tiếng Rider-Waite. Jimmy Page sau này thủ vai chính nhân vật này trong bộ phim ca nhạc của Led Zeppelin, "The Song Remains the Same" (1976). Bức tranh có trong bộ phim này có tên "View in Half or Varying Light" được bán đấu giá vào năm 1981. Rất nhiều ấn bản theo phần bìa album này đã từng được giới thiệu. Một số phiên bản mô tả một người tiếp tế tóc râu rậm đang leo núi, trong khi một số phiên bản khác không hiển thị ngôi sao sáu cánh trong lồng đèn của tu sĩ. Nếu để phần ảnh trong của album đối xứng dọc qua tấm gương, ta có thể nhìn thấy hình một khuôn mặt trên các phiến đá. Có nhiều ý kiến cho rằng đó đơn giản là mặt của một "con chó đen". Phần lời gõ máy của ca khúc "Stairway to Heaven", được in ở phần trong của mặt sau, là sản phẩm của Page. Anh tìm thấy một vài ký tự viết này trên một tạp chí rất xưa về nghệ thuật và chữ viết có tên "The Studio" từ thế kỷ 19. Page thấy chúng rất thú vị và quyết định phóng tác toàn bộ bảng chữ cái theo chúng. Phát hành và đón nhận của công chúng. Với mục đích quảng bá cho việc phát hành album, một chuỗi hoạt động giới thiệu các biểu tượng được theo kèm các buổi họp báo. Album có được một thành công rất lớn về mặt thương mại. Tại Anh, "Led Zeppelin IV" đứng đầu UK Albums Chart trong vòng 62 tuần. Tại Mỹ, đây trở thành album tồn tại lâu nhất trong "Billboard" 200 của Led Zeppelin và là album tồn tại lâu nhất dù chưa từng xếp quán quân (vị trí cao nhất là số 2). "Đỉnh cao!", Lewis viết, "Album thứ tư của Led Zeppelin có thể trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong mọi cuốn catalogue và là album tiêu biểu và thành công nhất đại diện cho ban nhạc này." Nhà phê bình Robert Christgau miêu tả album như "một kiệt tác". Tôn vinh. Năm 1998, tạp chí "Q" bầu chọn "Led Zeppelin IV" là album xuất sắc thứ 26 của mọi thời đại, tới năm 2000, tạp chí trên xếp album cũng ở vị trí số 26 trong danh sách "100 album của Anh xuất sắc nhất". Năm 2003, tạp chí "Rolling Stone" xếp "Led Zeppelin IV" ở vị trí 66 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất". Đây cũng là album đứng thứ 7 trong danh sách "100 Album của thập kỷ 70" của Pitchfork Media. Năm 2006, "Led Zeppelin IV" chiếm vị trí số một trong danh sách "100 album của Anh xuất sắc nhất" theo tạp chí "Classic Rock". Cùng năm, nó cũng có vị trí số 1 tại danh sách "100 album vĩ đại nhất" của "Guitar World" và vị trí số 7 tại danh sách "10 album xuất sắc nhất" của đài ABC.
1
null
Andrelândia là một đô thị của Braxin thuộc bang Minas Gerais. Nó nằm ở phía Đông Nam và Nam Mesoregion Minas và bao gồm các vùng Tiểu vùng Andrelândia, Andrelândia nằm cách Belo Horizonte -thủ phủ của bang khoảng 300 km (190 mi) về phía nam. Andrelândia có diện tích 4.833 km vuông và dân số là 12.206 người vào năm 2020, trở thành thành phố đông dân thứ 294 ở bang Minas Gerais và thứ hai của tiểu vùng. Lịch sử. Nó được thành lập vào ngày 20 tháng 7 năm 1868, với tên Vila Bela do Turvo và bao gồm năm quận: Turvo, Arantes, Bom Jardim, Madre de Deus do Rio Grande và San Vicente Ferrer. Qua nhiều năm, các quận đã biến thành thành phố, chỉ còn lại Andrelândia ở lại, một quận duy nhất của nó. Thành phố đã thay đổi rất nhiều tên theo thời gian Nhưng hiện tại nó đã có tên là Andrelandia kể từ khi luật tiểu bang 1160 được ban hành kể từ ngày 19 tháng 9 năm 1930. Bài Liên Quan. Danh sách các thành phố tự trị ở Minas Gerais
1
null
Trung tâm hội nghị Tel Aviv (trước kia: Trung tâm Hội nghị và Hội chợ Thương mại Israel (tiếng Do Thái: מרכז הירידים והקונגרסים בישראל - tiếng Anh: Israel Trade Fairs & Convention Center) là một trung tâm hội chợ và hội nghị ở miền Bắc Tel Aviv, Israel cạnh nhà Ga Đại học Tel Aviv. Được thành lập vào năm 1932 là "chợ Đông" (Phương Đông Fair), nó thu hút lên đến 2 triệu khách tham quan và tổ chức từ 45 đến 60 sự kiện lớn hàng năm. Hội chợ có mười sảnh và gian hàng và một không gian rộng lớn ngoài trời.
1
null
Sự ngây thơ của người Hồi giáo (tiếng Anh: "Innocence of Muslims"), tên trước đây Sự ngây thơ của Bin Laden, tựa trên YouTube là "The Real Life of Muhammad" (cuộc sống thật của Muhammad) và "Muhammad Movie Trailer", là một bộ phim chống Hồi giáo nghiệp dư năm 2012 sản xuất bởi Nakoula Basseley Nakoula. Nhiều tháng trước khi nó được trình chiếu ở một nhà hát Hollywood, hai trailer phim đã được phát hành trên YouTube vào tháng 6 năm 2012. Bộ phim này đã nhận được tài trợ bởi các thành viên của nhóm thiểu số thành viên của nhóm Thiên Chúa giáo Cổ Ai Cập và đã được quảng bá bởi mục sư Cơ đốc ở Florida, Terry Jones, người đã đốt Kinh Qur'an tại nhà thờ của ông. Trong phim này, Tiên tri Muhammad được mô tả dưới hình thức biếm họa. Bộ phim đã châm ngòi cho các vụ tấn công vào các trụ sở ngoại giao của Hoa Kỳ ở Ai Cập và Libya. Như lời Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố ngày 14 tháng 9: " Tôi biết rằng đối với một số người thật khó mà hiểu được tại sao Hoa Kỳ không thể cấm được loại video như thế. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một điều là, với những công nghệ hiện đại, không thể làm được điều đó. Mà cho dù có chặn được, thì đất nước chúng tôi có một truyền thống lâu dài về quyền tự do ngôn luận đã được ghi khắc trong Hiến pháp và các đạo luật của chúng tôi. Chúng ta không thể ngăn cản công dân bày tỏ quan điểm, cho dù chúng ta không đồng ý quan điểm đó". Phản ứng của thế giới Hồi giáo. Một loạt các cuộc tấn công vào các phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 9 năm 2012 được cho là phản ứng lại một trailer trên Youtube của phim "Sự ngây thơ của người Hồi giáo" (Innocence of Muslims) phụ đề tiếng Ả Rập bị cho là báng bổ Hồi giáo. Các cuộc tấn công bắt đầu ở Cairo, Ai Cập và Venghazi ở Libya và nhanh chóng lan ra khắp thế giới Hồi giáo, Cairo, Ai Cập' Chennai, Ấn Độ; Benghazi, Libya; Sana'a, Yemen; Tunis, Tunisia. Các cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Ai Cập, Libya, và Yemen bị tấn công, khiến 14 người chết tại Libya, trong đó có đại sứ Hoa Kỳ Christopher Stevens nhân viên an ninh Mỹ Glen Doherty, cán bộ an ninh Hoa Kỳ Glen Doherty, Tyrone Woods. Tại Benghazi, súng phóng rocket và vũ khí hạng nhẹ đã bắn vào lãnh sự quán Hoa Kỳ và làm bùng nên một ngọn lửa giết chết Đại sứ Hoa Kỳ ở Libya Christopher Stevens, Vụ trưởng quản lý thông tin đối ngoại Sean Smith.
1
null
Gõ kiến xanh châu Âu (danh pháp hai phần: Picus viridis) là một loài chim gõ kiến. Có bốn phân loài và hiện diện ở hầu hết các khu vực châu Âu và Tây Á. Tất cả đều có màu xanh lá cây trên lưng, phần dưới màu vàng nhạt màu, một chiếc mào và sọc dưới cằm màu đỏ trong đó có một trung tâm màu đỏ ở con trống, nhưng là tất cả màu đen ở con mái. Chim gõ kiến ​​xanh châu Âu ăn kiến trên mặt đất và không thường gõ trên cây như loài chim gõ kiến ​​khác. Nó là một loài chim nhút nhát nhưng thường thu hút sự chú ý với tiếng kêu lớn của nó. Nó làm tổ ở một lỗ đục trong thân cây, nó đẻ từ 4-6 quả trứng và nở sau 19-20 ngày ấp. Phân phối và môi trường sống. Hơn 75% phạm vi của chim gõ kiến ​​xanh châu Âu là ở châu Âu, nơi mà nó không hiện diện ở một số khu vực phía bắc và đông và từ Ireland, Greenland và quần đảo Macaronesia, còn nơi khác thì phân bố rộng rãi. Hơn một nửa số lượng loài này ở châu Âu được cho là ở Pháp, Tây Ban Nha và Đức, với một số lượng đáng kể cũng ở Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Nga, Croatia, România và Bulgaria.. Nó cũng hiện diện ở phía tây châu Á. Chim gõ kiến ​​xanh châu Âu có một phạm vi lớn và mức độ toàn cầu ước khoảng giữa 1 triệu đến 10 triệu km vuông, và số lượng trong khu vực của 920.000 đến 2,9 triệu cá thể. Số lượng các cả thể tỏ ra được ổn định, do đó, loài này được xem là loài ít quan tâm. Loài này rất ít di cư và cá nhân hiếm khi di chuyển nhiều hơn khoảng 500 m giữa mùa sinh sản.
1
null
Trận Hannut (tránh nhầm lẫn với Trận chiến khe hở Gembloux) là một trận đánh trong Trận nước Bỉ trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra từ ngày 12 cho đến ngày 14 tháng 5 năm 1940 tại Hannut, Bỉ. Trong thời gian đó, trận đánh Hannut được xem là trận đấu tăng lớn nhất đã từng xảy ra. Mục tiêu hàng đầu của quân đội Đức Quốc xã ("Wehrmacht") là để giam chân các thành phần mạnh nhất của Tập đoàn quân số 1 của Pháp và để đánh lạc hướng lực lượng này khỏi mũi đột phá chính yếu của Cụm Tập đoàn quân A của Đức qua vùng núi Ardennes, theo đề xuất của "Tướng" Erich von Manstein trong kế hoạch chiến dịch "Fall Gelb" của người Đức. Theo lịch sử, cuộc đột phá tại Ardennes của quân Đức sẽ được thực hiện vào ngày 15 tháng 5 năm 1940, sau các cuộc tiến công của quân đội Đức vào Hà Lan và Bỉ. Sở dĩ quân Đức trì hoãn là để cho khối Đồng Minh tin rằng mũi đột phá chính của quân Đức sẽ xuyên qua Bỉ và theo đó vào thẳng nước Pháp, giống như Kế hoạch Schlieffen thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, Khi quân đội Đồng Minh tiến vào Bỉ, họ sẽ bị các chiến dịch tấn công của quân Đức ở miền đông nước Bỉ tại Hannut và Gembloux kìm chân. Với cánh sườn của Tập đoàn quân số 1 của Pháp bị hở, quân Đức có thể thọc sâu về eo biển nước Anh, theo đó hợp vây và tiêu diệt các lực lượng Đồng minh. Trong khi đó, theo kế hoạch của quân đội Pháp, quân Pháp sẽ chuẩn bị một hệ thống phòng ngự cho cuộc phòng thủ lâu dài tại Gembloux, cách Hannut khoảng 21 dặm Anh về hướng tây. Người Pháp phải 2 sư đoàn thiết giáp tới Hannut, để trì hoãn bước tiến của quân Đức và mang lại các lực lượng hùng mạnh của Pháp thời gian để tổ chức phòng ngự tại Gembloux. Không cần biết điều gì sẽ xảy ra tại Hannut, quân Pháp đã dự kiến sẽ triệ thoái về Gembloux. Quân đội Đức kéo đến khu vực Hanner chỉ hai ngày sau khi họ bắt đầu cuộc tấn công Bỉ, Quân Pháp giành thắng lợi trong một loạt cuộc giao chiến trì hoãn chiến thuật tại Hannut và rút lui về Gembloux theo dự kiến. Tuy nhiên, chiến thắng của quân Pháp đã trở nên vô nghĩa:[ quân Đức thành công trong việc cầm chân các lực lượng hùng hậu của quân Đồng minh tại Hannut vốn có thể tham gia trong đòn giáng quyết định qua vùng núi Ardennes. Mặc dù chịu nhiều thiệt hại về xe tăng hơn quân Pháp, do vẫn chiếm giữ khu vực này, quân Đức đã có thể hồi phục và sửa chữa khoảng 100 xe tăng của mình, trong khi quân Pháp thì ngược lại. Quân đội Đức không thể hoàn toàn vô hiệu hóa Tập đoàn quân số 1 của Pháp tại Hannut, mặc dù quân Pháp đã bị thiệt hại nặng nề và thoái lui về Gembloux. Nơi đây, quân đội Pháp một lần nữa giành những thắng lợi chiến thuật trong trận Gembloux vào các ngày 14 – 15 tháng 5. Sau trận chiến này, mặc dù hủy hoại nghiêm trọng, Tập đoàn quân số 1 của Pháp đã có thể triệt thoái về Lille, tại đây họ cầm chân quân đội Đức và tạo điều kiện cho Lực lượng Viễn chinh Anh tiến hành cuộc tháo chạy khỏi Dunkirk.
1
null
Quốc lộ 14E dài 88 km, nằm hoàn toàn trong tỉnh Quảng Nam. Quốc lộ 14E có điểm đầu là sông Trà Đóa bên sông Trường Giang, huyện Thăng Bình. Điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 14 tại ngã ba Làng Hồi, xã Phước Xuân, cách thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn là 7 km về phía Tây Nam. Quốc lộ 14E giao cắt với Quốc lộ 1 tại Hà Lam (Thăng Bình). Nó cũng đi qua thị trấn Tân Bình của huyện Hiệp Đức. Quốc lộ 14E là một phần Đường Xuyên Á AH17.
1
null
Yeşildere là một quận của thành phố Erzurum và là huyện thuộc tỉnh Erzurum, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2011 là 183.500 người. Dân số khu vực trung tâm của huyện là 181.980 người. Huyện này ngoài khu vực trung tâm là thành phố cùng tên còn có 10 làng:
1
null
Astra Modelo 400 là loại súng ngắn bán tự động do nhà máy Astra-Unceta y Cia SA chế tạo để thay thế cho khẩu Campo-Giro. Đây là loại súng ngắn tiêu chuẩn cho lực lượng quân đội Tây Ban Nha và được sử dụng trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha cũng như được thấy quân đội Đức sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được thay thế trong lực lượng quân đội Tây Ban Nha bằng khẩu Star modelo A vào năm 1946. Lịch sử. Năm 1920 lực lượng quân đội Tây Ban Nha đã quyết định thay thế loại súng ngắn tiêu chuẩn Gampo-Giro và ba mẫu thiết kế đã tham gia vào việc lựa chọn. Astra 400 là một trong ba mẫu này và nó đã chiến thắng và nhận quyết định trở thành loại súng ngắn tiêu chuẩn vào tháng 8 năm 1921. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha Astra 400 đều được sử dụng ở cả hai bên chiến tuyến. Nhận thấy rằng nhà máy Astra sẽ không thể nào đáp ứng kịp nhu cầu rất cao về loại súng này chính quyền Cộng hòa Tây Ban Nha đã cho xây dựng thêm hai nhà máy nữa để sản xuất Astra 400. Xưởng công binh Tarrasa đã sản xuất 8000 khẩu với tên F. Ascaso và một công ty tư nhân tại Valencia đã sản xuất 15000 khẩu với tên Republica Española. Hai mẫu này có thể phân biệt bởi tay cầm và thiết kế điểm ruồi khác nhau. Tổng cộng 105000 khẩu đã được bán cho cả bên tham chiến trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha cũng như xuất khẩu cho lực lượng quân đội Chile, Xứ Basque và Đức Quốc xã cũng như dân sự. Việc sản xuất Astra 400 đã bị ngừng lại vào năm 1946. Thiết kế. Astra 400 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback. Lò xo đẩy khối trược nằm bao quanh nòng súng. Súng không có nút điều chỉnh khóa an toàn mà thay bằng nút khóa nằm ở sau tay cầm cò súng, xạ thủ sẽ mở nút khóa này bằng cách nắm mạnh vào tay cầm cò súng để bắn còn nếu tay của xạ thủ rời ra khỏi khẩu súng thì súng sẽ ngay lập tức tự khóa an toàn. Một cơ chế khóa tự động khác nằm ở trong khẩu súng sẽ không cho kết nối giữa cò súng và búa điểm hỏa nếu khối trượt chưa trở về vị trí cũ. Súng được đánh giá là khá chính xác nhờ có nòng dài và trọng lượng khá nặng để hấp thu một lượng khá lớn lực giật do viên đạn và cơ chế blowback bắn tạo ra. Astra 400 có thể bắn nhiều loại đạn ngoài loại đạn mà nhà sản xuất khuyên sử dụng với chiều dài khác nhau miễn là nhét vừa vào nòng súng nhưng phải biết cách sử dụng nếu không muốn làm hỏng súng và gây nguy hiểm chính xạ thủ cũng như mỗi loại đạn sẽ làm súng có hiệu quả hoạt động khác nhau.
1
null
Trận Loigny-Poupry, còn gọi là Trận Loigny, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1870 tại Pháp. Trong trận chiến này, quân đội Đức do Friedrich Franz II, Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin đã giành chiến thắng vang dội, đẩy lui binh đoàn Loire của Pháp do tướng Louis d'Aurelle chỉ huy, bất chấp lợi của quân đội Pháp về quân số (thực chất đây không phải là lần duy nhất trong cuộc chiến tranh mà quân Pháp với quân số đông hơn đã bị đánh bại). Với thất bại toàn diện trong trận Loigny, binh đoàn Loire rệu rã buộc phải triệt thoái. Những thất bại này của quân Pháp chủ yếu là xuất phát từ sức mạnh vượt trội của quân đội dày dạn của Đức. Mặc dù quân Đức bị thiệt hại không nhỏ trong trận chiến Loigny, thiệt hại của quân Pháp bại trận còn nặng nề hơn, và quân Đức cũng chiếm được một số hỏa pháo từ tay địch thủ. Sau khi đoạt lại Orléans sau trận Coulmiers, tướng Aurelle đã phái tướng Antoine Chanzy tiến đánh quân đội Đức về hướng tây bắc. Sau khi đánh đuổi quân Đức thuộc quyền Đại Công tước xứ Mecklenburg – người đang trên đường đi hội quân với Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ – ra khỏi làng Villepion vào ngày 1 tháng 2 năm 1870, Chanzy chỉu quân đoàn số 17 tiến công Loigny và các ngôi làng phụ cận. Với quân số áp đảo của mình, quân đội Pháp đã đánh bại quân đội Bayern do tướng Von der Tann. Tuy nhiên, trong cơn khủng hoảng này, vị tướng Bayern đã được sư đoàn số 17 của Đức hỗ trợ ở cánh trái của ông, trong khi các sư đoàn kỵ binh thuộc quyền Hoàng thân Albrecht yểm trợ cho ông bên cánh phải. Bất chấp sức tấn công mạnh mẽ của Chanzy, quân đội của Đại Công tước Mecklenburg đã giành lấy quyền chủ động, tái chiếm toàn bộ khu vực mà Chanzy đã chiếm được trước đó, và, quân đoàn số 16 của Pháp đã bị đánh bọc cả hai bên sườn. Với sức tiến công mạnh mẽ của sư đoàn số 17 của Đức, quân Pháp buộc phải bỏ Loigny và để lại nó cho đối phương. Quân Pháp sẽ không thể nào đoạt lại được Loigny trong trận chiến này. Với 2 sư đoàn quân đoàn số 15 bên cánh phải của Chanzy trong cùng lúc đó cũng giao chiến với sư đoàn số 22 của Đức, nhưng bị quân Đức đánh bật, phải rút về Artenay. Quân đoàn số 17 của Pháp không thể tiếp ứng cho đạo quân của Chanzy, ngoại trừ một sư đoàn của quân đoàn này tham chiến trong cuộc giao tranh giữa Poupry và Loigny, nhưng cũng bị đập tan tác và toàn bộ cánh quân của họ đã bị đánh đuổi tới Terminiers. Với thắng lợi vang dội của quân đội Đức trong trận chiến quyết liệt này, bước tiến của binh đoàn Loire của Pháp đã bị chặn đứng và binh đoàn này rơi vào tình cảnh hỗn loạn. Đúng lúc Chanzy thảm bại tại các làng Loigny và Poupry, Friedrich Karl đã xuống lệnh tiến đánh Orléans, và dốc toàn bộ binh đoàn của mình vào cuộc tiến công trong ngày hôm sau (3 tháng 12), và giành thắng lợi trong cuộc tấn công đoạt lại Orléans trong tay quân Đức trong các ngày 3 – 4 tháng 12 năm 1870.
1
null
Chiến dịch Lý Thường Kiệt tiến hành từ 25-9 đến 10-10-1951, do Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến hành nhằm chiếm vùng thung lũng Nghĩa Lộ của thực dân Pháp ở mặt trận Tây Bắc thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, Yên Bái ngày nay. Bối cảnh. Sau chiến dịch Thu đông 1950, trực tiếp là chiến trường Biên Giới Tây Bắc đã thu hẹp phạm vi phân khu Nghĩa Lộ của quân đội Pháp và chư hầu (Quốc gia Việt Nam, Xứ Thái tự trị). Tinh thần của quân Pháp sa sút trầm trọng và có nguy cơ rất cao là sẽ thất bại trước Việt Minh. Chính nguy cơ này đã dẫn tới việc Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp để chống lại cuộc kháng chiến của Việt Nam. Sang năm 1951, lực lượng du kích của Quân đội Nhân dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn tại vùng địch hậu, nhất là ở Nam Bộ, các căn cứ thường xuyên nằm trong tình trạng bị bao vây, chia cắt sau khi thực dân Pháp và tay sai với sự gia tăng nguồn lực từ Mỹ tăng cường tấn công. Sau Chiến dịch Hà Nam Ninh, tại đồng bằng Bắc Bộ, Pháp ra sức củng cố công sự, tăng cường càn quét, phá cơ sở; đồng thời Pháp đẩy mạnh kế hoạch củng cố vùng Tây Bắc. Phối hợp với những cuộc càn quét liên tiếp, quân Pháp đẩy mạnh Da vàng hóa chiến tranh, dùng nhiều cách bắt lính người Việt để xây dựng được 68 tiểu đoàn ở toàn miền. Báo cáo của Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết: "Tại nhiều nơi cơ sở của ta gần như mất trắng. Có nơi 80% cán bộ Đảng viên bị bắt, nhiều ku du kích, xóm làng bị triệt hạ, đồng bào bị thiệt hại vùng du kích thu hẹp khá nhiều. Phong trào kháng chiến ở vùng địch hậu giảm sút rõ rệt" Pháp tăng cường lực lượng củng cố Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái để giữ vựa thóc lớn của Tây Bắc và uy hiếp phía tây căn cứ Việt Bắc. Ngày 11/9/1951, Bộ chính trị ra chỉ thị mở chiến dịch Lý Thường Kiệt ở Tây Bắc nhằm tiêu diệt sinh lực địch, xây dựng cơ sở, đẩy mạnh chiến tranh du kích, phá khối Ngụy quân người Thái. Bộ tư lệnh Đại đoàn 312 được Tổng quân ủy trao trách nhiệm điều hành chiến dịch. Mục tiêu. Nghĩa Lộ là một đồn cách đông bắc Sơn La khoảng 100 km và cách Yên Bái khoảng 80 km về phía tây nam. Nghĩa Lộ nằm trong một thung lũng rộng lớn phì nhiêu, dài 10 km và rộng 4 km, có khoảng 40 ngàn dân, ngay trên trục giao thông để Việt Minh chuyển vận đồ tiếp tế từ Trung Quốc viện trợ qua Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Sơn La, Điện Biên Phủ. Thị trấn Nghĩa Lộ nằm giữa một thung lũng rộng lớn có đông đúc dân cư. Quân Pháp ở đây có hai đơn vị trấn giữ, chia ra Đồn thượng trên ngọn đồi cao nhòm xuống thị trấn và Đồn hạ, một đồn thấp nằm ngay trong thị trấn. Quân đội Nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Lý Thường Kiệt với chủ đích nắm tất cả vùng tây bắc Việt Nam. Nghĩa Lộ là trạm trung chuyển quan trọng và cũng là một vựa thóc lớn. Về phía Pháp, ngày 20 tháng 9, Raoul Salan đã cam kết với de Lattre (đang ở Washington DC kể thuyết phục Mỹ viện trợ) là sẽ cố thủ tại Nghĩa Lộ. Đây sẽ là một cuộc thử nghiệm quan trọng cho năng lực chiến đấu của quân Pháp để từ đó có thể tạo sự tin tưởng từ phía Mỹ. Lực lượng. Quân đội Pháp. Tại phân khu Nghĩa Lộ, lực lượng Pháp có một tiểu đoàn lính người Thái (1e RTA) và bốn đại đội bổ sung chiếm đóng (LCSM), phân ra làm bốn điểm: Nghĩa Lộ, Gia Hội, Ba Khe, Thượng Bằng La, mỗi nơi có một đại đội, do một quan tư chỉ huy chung. Tất cả khoảng chừng 1.000 binh sĩ, trong số đó có 150 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, cộng với 60 lính pạc-ti-dăng người Nùng, cùng 1 tiểu đoàn sơn pháo 75mm hỗ trợ. Ngày 2-10-51, khi Nghĩa Lộ bị uy hiếp mạnh, một tiểu đoàn dù khoảng 1.000 lính do đại úy Gauthier chỉ huy, được thả xuống Gia Hội cách Nghĩa Lộ 20 km về phia bắc để tiếp viện. Sáng ngày 4-10, một tiểu đoàn dù khác do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier, và đến 5-10 thì Pháp huy động thêm 1 tiểu đoàn dù nữa để chi viện. Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại đoàn 312 gồm: Ngoài ra có Trung đoàn 148 độc lập cùng một liên đội sơn pháo 75mm. Được 2 đại đội và 1 tiểu đoàn bộ đội và du kích địa phương hỗ trợ. Căn cứ vào nhiệm vụ chiến dịch và nghiên cứu thực địa, Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Đại đoàn 312 quyết định kế hoạch tác chiến như sau: Về đảm bảo hậu cần, ngoài việc bố trí các kho gạo dọc đường đủ cung cấp cho bộ đội hành quân từ Phú Thọ lên Yên Bái, còn bố trí bên tả ngạn sông Hồng một số lượng gạo bổ sung cho toàn đại đoàn mỗi người 10 ngày ăn và mỗi dân công 21 kg trước khi sang sông. Kho dự trữ của đại đoàn khi tác chiến, một đặt ở Nậm Mười để cung cấp cho hai trung đoàn 141 và 209, một đặt ở gần Ca Vịnh để cung cấp cho trung đoàn 165. Để phục vụ chiến dịch, vận chuyển hàng hoá, làm lán trại, bè mảng cho bộ đội qua sông, quân dân Tây Bắc đã huy động trên 29.000 dân công, cung cấp 522 ngựa thồ, vận chuyển 96.411 kg lương thực, thực phẩm, vũ khí, trang bị cho bộ đội. Diễn biến. Hạ tuần tháng 9 lên đường, đến ngày 25/9 đại đoàn 312 vượt sông Hồng tiến vào Tây Bắc, chia làm hai cánh tiến vào phân khu Nghĩa Lộ: Tới cuối tháng 9-1951 thì Pháp biết rằng trung đoàn 141 và trung đoàn 209 đã tiến tới Nam Muội cách Nghĩa Lộ khoảng 10 km về phía bắc. Trung đoàn 165 đã tiến tới Ca Vinh cách Nghĩa lộ 40 km về phía đông. Ngày 30/9 cánh phụ tiêu diệt Ca Vinh. Lực lượng Pháp ở Ca Vịnh có 135 lính, do quan hai Roch chỉ huy, vũ khí có 12 trung liên, hai súng cối 61mm, một đại liên và nhiều súng trường, lựu đạn. 3 giờ 10 phút thì nổ súng, đến 7 giờ 30 phút thì phá huỷ được một phần công sự, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam không giải quyết được hoàn toàn cứ điểm và phải rút ra ngoài vì thương vong cao (hy sinh 36 người, bị thương 118 người). Ngày 1 tháng 10, Pháp bỏ Ca Vịnh rút về Ba Khe. Ngày 1/10, ở cánh chính, tiểu đoàn 166 trung đoàn 209 đánh chiếm Bản Tú. Quân Pháp ở đây có 120 tên, do quan một Renoult chỉ huy, vũ khí có 6 trung liên, hai cối 61mm và tiểu liên, súng trường. 23 giờ 30 phút, Quân đội Nhân dân Việt Nam nổ súng, sau 5 phút đã mở được cửa mở và phát triển vào tung thâm. 24 giờ, Pháp rút về phía Nghĩa Lộ khoảng hai trung đội. Đến 24 giờ 40 phút, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm xong đồn, diệt 12 lính, bắt 16 (có cả đồn trưởng). Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh 9 người, bị thương 71 người. Ngày 2/10/1951, Raoul Salan ném tiểu đoàn dù 8 "(8th BPC)" do đại úy Gauthier chỉ huy xuống Gia Hội, cách Nghĩa Lộ 20 km về phia bắc để tiếp viện, đe dọa sau lưng cánh quân 312 đang tiến về Nghĩa Lộ. Nhiệm vụ tiểu đoàn này là phá rối trung đoàn 141 và 209 để cầm chân và làm giảm nhẹ áp lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào Nghĩa Lộ. Đêm ngày 2/10, trung đoàn 141 cùng một liên đội pháo tăng cường (năm khẩu), hai đại đội công binh, tiến công đồn hạ phía nam Nghĩa Lộ nhưng không thành công. Thiếu tá Girardin trưởng đồn bị tử trận, có lúc Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ còn cách đồn chỉ huy 50m, nhưng cuối cùng đồn vẫn giữ vững không bị thất thủ sau nhiều đợt xung phong của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Về phía bắc, 7 giờ 30 phút ngày 3 tháng 10, hai tiểu đoàn 154 và 166 thuộc trung đoàn 209 vận động đánh quân dù hành quân từ Gia Hội đến tiếp viện cho Nghĩa Lộ, cách Gia Hội 8 km. Sau một giờ chiến đấu, quân Pháp bị cắt làm hai bộ phận. Bộ phận đi đầu khoảng một đại đội cơ bản bị diệt, số còn lại chạy về Gia Hội bị đại đội 612, đại đội 606 truy kích diệt 40 lính. Bị đánh mạnh, tiểu đoàn dù của Gauthier phải rút về giữ thế thủ ở đèo Gia Hội. Suốt ngày 3 đến sáng ngày 4-10-51, tiểu đoàn 546 của trung đoàn 165 tiến công đồi Cửa Nhì ở phía đông, cùng lúc trung đoàn 141 Quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công đồn Sơn Búc, cách Nghĩa Lộ khoảng 10 km phía đông nam, nhưng vấp phải sức kháng cự mãnh liệt của đại uý Bes de Berc và lính người Nùng. Quân Pháp còn có sự yểm trợ của không quân, các máy bay ném bom B-26 Invader và F8F Bearcat liên tục ném bom vào các vị trí Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến 4 giờ sáng ngày 4-10, Quân đội Nhân dân Việt Nam rút lui. Kết quả hai trận đánh ở Nghĩa Lộ (đêm 2 và 4 tháng 10), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã diệt khoảng 150 lính, bắt 19, nhưng bị hy sinh 118 người, bị thương 200 người. Sáng ngày 4/10, Salan được tin tiểu đoàn dù bị thiệt hại nặng đã ném tiếp tiểu đoàn 2 dù xuống Gia Hội. Tiểu đoàn dù 2 do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier. Nhưng cả hai tiểu đoàn dù đều bị chặn đánh ở Văn Tông và gần Nậm Mười, không liên lạc được với nhau. Ngày 5/10, Salan ném thêm tiểu đoàn 10 dù xuống Nghĩa Lộ, định cắt đường tiếp tế của đại đoàn 312 đang ở trên cánh đồng Nghĩa Lộ. Tiểu đoàn 2 và 8 dù tiến về phía rừng núi Khâu Vác. Những phân đội của Đại đoàn 312 phát hiện quân dù lập tức nổ súng. Tiểu đoàn 154 phục kích cánh quân của tiểu đoàn 8 dù ở bản Văn Tông, sau 10 phút nổ súng và truy kích đến 2 giờ sáng, diệt và bắt 26 lính. Cũng trong thời gian đó, cánh quân của tiểu đoàn 2 dù tiến đến Nậm Mười, bị tiểu đoàn 130 nổ súng chặn đánh. Sau năm đợt xung phong, quân Pháp yếu thế phải bỏ chạy. Quân đội Nhân dân Việt Nam truy kích đến 4 giờ ngày 7 tháng 10 thì rút quân. Kết quả toàn trận, Pháp chết 60 línn; Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh 15 người, bị thương 62 người. Cả hai tiểu đoàn dù bị thiệt hại nặng phải rút về Gia Hội, đại úy Gauthier chỉ huy Tiểu đoàn dù 8 bị thương nặng rồi sau đó mất tích. Đêm đó, một lính Lê dương Pháp vì tức giận do đơn vị bị thiệt hại quá nhiều, đã dùng dao cắt cổ một số tù binh người Việt một cách man rợ. Sau trận đánh, lính Lê dương này bị tòa án quân sự kết án tù. Trên hướng thứ yếu Phong Thổ, từ đêm 29 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10; trung đoàn 148 cùng bộ đội địa phương Lào Cai bao vây, tiến công các đồn Yên Na (4 tháng 10), diệt 113 lính, thu 12 súng các loại và 20 tấn quân trang quân dụng. Ngày 9 tháng 10, tiểu đoàn 930 tiến công Than Thuộc, Pác Tà. Sau 30 phút chiến đấu Pháp bỏ đồn chạy. Tiểu đoàn 910 tiến công Than Uyên, không kết quả. Về phía Việt Nam, lực lượng của đại đoàn 312 cũng bị tiêu hao nhiều sau 10 ngày chiến đấu liên tục (287 người hy sinh, 702 người bị thương, 22 người mất tích), lương thực chỉ còn 2 ngày. Ngày 10 tháng 10, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định thời cơ đánh địch đã hết và ra lệnh kết thúc chiến dịch. Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn ra lệnh thu quân. Kết quả. Quân đội Nhân dân Việt Nam tuyên bố chiến thắng và cho biết đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.258 lính (trong đó có 255 bị bắt); thu trên 300 súng các loại gồm 20 trung liên, một đại liên, 76 tiểu liên, năm súng cối, 229 súng trường, 28 súng ngắn; và 20 tấn quân lương, 11 tấn đạn dược. Riêng hướng chính tiêu diệt 476 lính, bắt 42 lính. Từ khi nổ súng (29 tháng 9 đến 31 tháng 10) đã đánh 16 trận công đồn, sáu trận phục kích, ba trận tao ngộ, hai trận đánh quân nhảy dù, hai trận truy kích. Qua 29 trận đánh trên các hướng, đã diệt chín đại đội địch, diệt sáu cứ điểm Than Thuộc, Hua Tà, Ca Vịnh, Bản Tu, Tan Man, Pa Pé, bức rút tám vị trí Thượng Bằng La, Đồng Bò, Đèo Pho, Khe Tùa, Cốc Báng, Cửa Nhì, Khang Tiêu, Sài Lương. Giải phóng một vùng rộng lớn từ Quang Huy lên Ca Vịnh, Ba Khe, Sài Lương và từ Phong Tô qua Bình Lư tới Than Uyên. Nhưng chiến dịch cũng bộc lộ những khuyết điểm chính là: công tác chuẩn bị thiếu chặt chẽ, không giữ được bí mật nên sớm bị Pháp phát hiện được ý định. Đại đoàn 312 chưa quen điều hành nên gặp khó khăn, lúng túng. Lê Trọng Tấn, Tư lệnh đại đoàn cho rằng: "Việc di chuyển bộ đội quá chậm, nên địch đã biết và chuẩn bị đối phó. Từ Yên Bái vào Nghĩa Lộ, ta mất năm ngày hành quân vất vả, nhưng địch tăng cường quân dù từ Hà Nội lên chỉ mất một giờ! Tây Bắc là địa hình rừng núi, nhưng trong thực tế, bộ đội ta đánh nhau với quân dù trên đồng ruộng ban ngày như ở chiến dịch Trung Du, có pháo binh và không quân yểm trợ, chúng vẫn gây cho ta nhiều khó khăn thiệt hại. Ở địa bàn này tiếp tế cho bộ đội bằng quang gánh của dân công trên hàng trăm km vẫn là vấn đề nan giải. Trước khi mở chiến dịch đại đoàn chưa nhìn thấy hết những khó khăn này" Theo hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì: "Anh Lê Trọng Tấn từ Tây Bắc trở về báo cáo với Bộ, chiến dịch Lý Thường Kiệt đã thất bại. Ta diệt và bắt khoảng 500 quân địch, không rõ số bị thương, nhưng lực lượng ta bị tiêu hao nhiều: 253 hi sinh, 964 bị thương, 87 mất tích. Anh Tấn tự nhận là lần đầu chỉ đạo một chiến dịch nên còn nhiều sai sót... Nhìn chung cả nước, nửa cuối năm 1951, địch đã giành thắng lợi trên mặt trận vùng địch hậu, một thắng lợi chúng chưa hề có được những năm trước đó... Về so sánh lực lượng ta vẫn ở thế yếu. Địch không những đông về số lượng mà còn hơn hẳn về vũ khí, trang bị mọi mặt. Nhưng với khối chủ lực hiện có, số lượng tương đương với khối cơ động của địch, chúng ta vẫn có thể tạo thời cơ giành thắng lợi trên chiến trường chính, chỗ mạnh của ta là hoàn toàn chủ động tiến hành những trận đánh do ta lựa chọn" Tháng 12 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 312, khen ngợi thành tích trong Chiến dịch và căn dặn cán bộ chiến sĩ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Sau vụ tấn công hồi tháng 10-1951, Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn không bỏ ý định chiếm Nghĩa Lộ bởi đây là nút chặn quan trọng trên đường tiếp tế vùng tây bắc Việt Nam, vì vậy tháng 10 năm 1952, Quân đội Nhân dân Việt Nam lại kéo các đại đoàn 308 và đại đoàn 312 về khu vực đó trong chiến dịch Tây Bắc, và lần này thì Nghĩa Lộ đã thất thủ ("Xem Trận Nghĩa Lộ (1952)").
1
null