text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Đinh Văn Hùng (sinh 1953) là chính khách Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Ninh Bình. Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1953, quê quán của ông là xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 11 năm 1978, ông lần lượt kinh qua các chức vụ trong Đảng và chính quyền, từng giữ đến các chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Ngày 14 tháng 10 năm 2010, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật cảnh cáo ông, để ông thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, nghỉ công tác để nghỉ hưu với lý do ông phải chịu trách nhiệm cho những khuyết điểm, vi phạm của thường trực Tỉnh ủy, vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, cấp ủy viên và phẩm chất, đạo đức, lối sống
1
null
Phan Đức Hưởng (sinh 1951) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Long. Chức vụ. Ông từng giữ chức Bí thư đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Long, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long. Ông nghỉ hưu từ ngày 20 tháng 6 năm 2011
1
null
Nguyễn Duy Hữu (sinh ngày 1 tháng 4 năm 1963) là thẩm phán cao cấp và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Đắc Lắk. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân và giáo dục. Nguyễn Duy Hữu sinh ngày 1 tháng 4 năm 1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông có trình độ Tiến sỹ Luật và Cao cấp lí luận chính trị. Sự nghiệp. Ngày 24 tháng 12 năm 1987, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, Chủ tịch Hội luật gia tỉnh Đắk Lắk. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tỉnh Đắk Lắk. Ông hiện là Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
1
null
Nguyễn Thị Thủy Khiêm (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam (2008-2018), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII (2007-2011) thuộc đoàn đại biểu Long An. Xuất thân và giáo dục. Nguyễn Thị Thủy Khiêm sinh ngày 18 tháng 4 năm 1958, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bà có bằng Cử nhân luật. Sự nghiệp. Ngày 22 tháng 9 năm 1984, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Bà từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Long An. Bà từng là Tỉnh ủy viên; Phó bí thư Đảng ủy cơ quan, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, Bí thư Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Long An. Từ năm 2008, Nguyễn Thị Thủy Khiêm là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tháng 12 năm 2011, Nguyễn Thị Thủy Khiêm là Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngày 13 tháng 4 năm 2015, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ký Quyết định bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho Nguyễn Thị Thủy Khiêm, Phó Viện trưởng VKSNDTC. Tháng 4 năm 2018, Nguyễn Thị Thủy Khiêm thôi giữ chức vụ Viện Phó Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghỉ hưu trí.
1
null
Nguyễn Đăng Kính (sinh 1939) là chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội. Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1939, quê quán tại xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông từng có thời gian phục vụ trong quân đội, tốt nghiệp Học viện chính trị quân sự Bộ Quốc phòng, làm công tác sĩ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 6 tháng 1 năm 1961. Ông bắt đầu tham gia hoạt động Hội Cựu chiến binh từ năm 1995, làm đến chức Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Hà Tây, được bầu vào Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây vào năm 1999 và Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam. Năm 2007, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hà Tây, tham gia Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, ông tiếp tục cương vị Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, giữ chức Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội và Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 cho đến hết nhiệm kỳ.
1
null
Vi Trọng Lễ (sinh 1959), quê quán xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ. là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Phú Thọ. Hiện nay là Tỉnh ủy viên, phó chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XVII (nhiệm kỳ 2011 - 2016).
1
null
Võ Văn Liêm (sinh 1955) là một cựu sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam mang hàm Trung tướng. Ông nguyên là Phó Chính ủy Quân khu 9, phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương (2011-2016) và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Long. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 10 tháng 12 năm 1955, quê tại xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Trước đó ông từng là Cục trưởng Cục Chính trị, Quân khu 9. Năm 2007, ông là Phó Chính ủy Quân khu 9 Năm 2011, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Năm 2016, ông nghỉ hưu theo chế độ. Ông được phong hàm Thiếu tướng vào năm 2007 và mang hàm Trung tướng vào năm 2011. Bê bối. Sự việc với cảnh sát giao thông năm 2017. Ngày 14 tháng 7 năm 2017, công an giao thông thành phố Cần Thơ chặn xe chở ông Võ Văn Liêm với lý do vi phạm tốc độ, tuy nhiên ông Liêm không chấp nhận và tranh cãi, thậm chí thoá mạ, chửi bới viên cảnh sát, thậm chí còn đòi đuổi việc cả viên cảnh sát lẫn cấp trên của anh ta. Vụ việc được biết đến khi có người tung video quay lại cảnh này lên mạng. Các quan sát viên Lê Sỹ Dũng và Lê Đăng Doanh bình luận rằng đây là một sự việc bộc lộ sự tha hóa của quyền lực và là sự phân biệt đối xử giữa người có quyền lực và dân thường.
1
null
Nguyễn Thị Minh Lợi (sinh 13/7/1976) là một giảng viên đại học và chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình. Xuất thân. Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình Giáo dục. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Hoá học Sự nghiệp. Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội,Giảng viên, Phó trưởng bộ môn Sinh hoá-Kỹ thuật Nông nghiệp trường ĐH Quảng Bình Nơi làm việc: Khoa tự nhiên - kỹ thuật trường Đại học Quảng Bình Ngày vào đảng:02/06/2017
1
null
Nguyễn Văn Lưu (sinh ngày 16 tháng 2 năm 1951, tên thường gọi: Phi Hùng, quê quán ở ấp Mương Điều, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Cà Mau. Ông có trình độ Cử nhân luật, có bằng lí luận chính trị cử nhân, là Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 1/4/1971.
1
null
Bùi Tuyết Minh (sinh năm 1962) là nữ Thiếu tướng đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang (2011-2020). Thân thế và giáo dục. Bà sinh ngày 16 tháng 10 năm 1962, quê quán tại huyện Hà Tiên, tỉnh Rạch Giá (nay là thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang). Song thân của bà là ông Bùi Nhứt Bình (bí danh Trần Bình hay Mười Bình) và bà Nguyễn Kim Lựu (bí danh Bảy Hồng), đều là những người hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nằm trong diện bị lực lượng an ninh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa lưu tâm đặc biệt. Vì vậy, ngay khi vừa chào đời, bà được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột để làm con, đổi sang họ Phan theo họ người dượng, về danh nghĩa là cha của bà. Ở Sài Gòn được 3 năm, bà ngoại (thật ra là bà nội của bà) đưa bà về nương náu tại chùa Thần, Hà Tiên. Trước năm 1975, bà chỉ được một lần duy nhất gặp ba mẹ đẻ trong căn cứ ở vùng ven Sài Gòn. Năm 1975, bà mới chính thức nhận cha mẹ ruột và đổi lại họ từ họ Phan sang họ Bùi. Bà có bằng Cử nhân Luật, Đại học An ninh nhân dân. Sự nghiệp. Năm 1981, khi học xong cấp III, bà gia nhập lực lượng Công an và trở thành nữ trinh sát lúc 19 tuổi. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16 tháng 4 năm 1984. Trong những năm sau đó, bà lần lượt thăng tiến qua các chức vụ Đội phó Đội Trinh sát ngoại tuyến trực thuộc Giám đốc, Phó trưởng phòng Tham mưu Ban Chỉ huy an ninh (năm 1989), Trưởng phòng Công tác chính trị (năm 1996), Trưởng phòng Tổ chức (năm 1999). Năm 2004, bà được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang với cấp hàm Thượng tá. Bà trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên giữ chức Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh, thành phố. Tháng 5 năm 2007, bà được bầu vào Quốc hội với tư cách là đại biểu của tỉnh Kiên Giang. Bà trở thành nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam duy nhất của lực lượng Công an tại khóa XII. Tại kỳ họp đầu tiên, bà được phân công là Ủy viên của Ủy ban Các vấn đề xã hội. Tháng 6 năm 2011, bà được Bộ Công an bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, hàm Đại tá. Bà đã trở thành người phụ nữ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay giữ chức vụ giám đốc công an cấp tỉnh và thành phố. Ngày 13 tháng 7 năm 2013, bà được thăng quân hàm Thiếu tướng và trở thành nữ Thiếu tướng đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Ngày 26 tháng 6 năm 2020, bà thôi giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, thay thế bà là Đại tá Đỗ Triệu Phong, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an. Bà nghỉ công tác chờ hưởng hưu trí từ ngày 1 tháng 7 năm 2020. Gia đình. Bà lập gia đình năm 30 tuổi, với ông Trần Quốc Thắng, hiện đang làm tại bộ phận xuất nhập cảnh trực thuộc Công an tỉnh Kiên Giang. Hai người có với nhau 2 người con, 1 trai và 1 gái. Thành tích. Bà Bùi Tuyết Minh, khi còn làm trinh sát công an, đã góp sức lớn trong việc triệt phá các vụ tổ chức vượt biên đi nước ngoài và nhiều băng nhóm tội phạm hoạt động tại Kiên Giang.. Bà đã đạt được các danh hiệu chiến sĩ thi đua, chiến sĩ thi đua Quyết thắng của lực lượng công an nhân dân.
1
null
Trần Văn Mừng (sinh 1954) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Bình, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3, hàm Thiếu tướng. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình, Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội (Việt Nam).
1
null
Nguyễn Nhật (sinh ngày 1 tháng 2 năm 1961) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh. Xuất thân. Nguyễn Nhật sinh ngày 1 tháng 2 năm 1961, quê quán phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Giáo dục. Theo website Quốc hội Việt Nam thì ông có bằng cử nhân ngoại ngữ (không rõ của trường nào cấp) lúc ông làm đại biểu Quốc hội khóa XII (2007-2011). Nguyễn Nhật là kỹ sư không rõ ngành gì, tốt nghiệp chính quy Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Báo VnEconomy, Infonet (báo điện tử của Bộ thông tin và truyền thông), Báo Hà Tĩnh nói ông có bằng cử nhân Đại học Hàng hải không rõ ngành gì. Ông có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và có trình độ cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp. Nguyễn Nhật gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 7/8/1980. Tổng giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Ông đã từng công tác trong ngành hàng hải, từng đi tàu biển và tham gia nhiều chuyến hải trình, làm giám đốc cảng. Nguyễn Nhật được biết đến là một trong những người đầu tiên quyết định bỏ vốn đầu tư vào khu vực cảng Vũng Áng khi ông là quản lý doanh nghiệp tại Hà Tĩnh. Tháng 6 năm 2005, Nguyễn Nhật được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản Hà Tĩnh (MITRACO) thay thế Võ Kim Cự (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Mitraco) vừa được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khi công ty khai khoáng này đang trên đà phát triển. Lúc làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản Hà Tĩnh (MITRACO), ông cũng tham gia quản lý Cảng Vũng Áng. Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Hà Tĩnh. Từ năm 2007 đến năm 2011, Nguyễn Nhật là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh (đơn vị bầu cử gồm các huyện Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Lộc Hà, với tỉ lệ phiếu thuận/số phiếu hợp lệ là 87,97%). Lúc này ông là Tỉnh ủy viên Hà Tĩnh; Uỷ viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh và có trình độ cao cấp lí luận chính trị, thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, cử nhân ngoại ngữ. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Từ tháng 7 năm 2010, Nguyễn Nhật đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Thay thế ông làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản Hà Tĩnh là ông Dương Tất Thắng, sau này cũng được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 4 năm 2016 (Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI, kì họp thứ 16) Năm 2011, Nguyễn Nhật trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVI nhiệm kỳ 2011-2016. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Tháng 9 năm 2012, từ vị trí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Nguyễn Nhật được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay cho Dương Chí Dũng, người bị bắt giữ để điều tra trong vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Khi có dư luận về trình độ học vấn của ông Nguyễn Nhật, ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết ông không quan tâm tới trình độ thạc sĩ hay tiến sĩ của ông Nhật, và "chỉ riêng việc tốt nghiệp Đại học Hàng hải và có trình độ kỹ sư, ông Nhật đã đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam". Nguyễn Nhật sau khi được bổ nhiệm chức Cục trưởng cho biết sẽ đẩy mạnh công nghiệp đóng tàu và khai thác cảng. Tháng 11/2014, do để xảy ra sai phạm tại 3 công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải lớn nhất Việt Nam năm 2013 là Hòn Gai - Cái Lân, Vũng Tàu - Thị Vải và Soài Rạp - Hiệp Phước, ông cùng với một số cán bộ khác đã bị Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phê bình nghiêm khắc. Cụ thể, Nguyễn Nhật - Cục trưởng và Đỗ Hồng Thái - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, bị phê bình nghiêm khắc vì là chủ đầu tư ba công trình trên đã để xảy ra sai sót của tổ tư vấn giám sát hiện trường (quyết định phê bình do Thứ trưởng Nguyễn Văn Công ký). Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Sau ba năm làm Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, ngày 9/6/2015, Nguyễn Nhật được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam theo Quyết định 799/QĐ-TTg. Sau khi được bổ nhiệm, ông là thứ trưởng thứ 7 của Bộ Giao thông Vận tải dưới quyền Bộ trưởng Đinh La Thăng, sáu thứ trưởng còn lại là Nguyễn Hồng Trường, Phạm Quý Tiêu, Nguyễn Ngọc Đông, Nguyễn Văn Công, Lê Đình Thọ, Nguyễn Văn Thể (sau này là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam). Sáng ngày (28/5/2021), thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trao quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6/2021 cho Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật. Bê bối và Kỷ luật. Vụ xe biển xanh. Năm 2010, dư luận ở Hà Tĩnh cho rằng Nguyễn Nhật, Tổng giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (MITRACO) đi xe biển xanh Camry 3.0 V6 38A - 7777 sau khi tổng công ty này đã cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước là trái quy định. Xe này vốn là xe của Võ Kim Cự sử dụng lúc làm Tổng giám đốc MITRACO. Sau đó khi Võ Kim Cự được thăng chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thì chuyển giao xe lại cho Nguyễn Nhật. Các xe ô tô mang biển kiểm soát xanh mà MITRACO lúc đó đang "tự ý" sử dụng gồm xe ô tô Camry 3.0 V6 38A - 7777, Camry 2.4 38A - 7788, Camry 2.4 38A - 7787 và Camry 38A - 6886. Tuy nhiên, theo lời Nguyễn Thanh Bảo, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Hà Tĩnh thì việc giao xe biển số xanh cho ông Nhật sử dụng là hoàn toàn có cơ sở và đúng pháp luật vì Nguyễn Nhật lúc đó đang là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII (2007-2011) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh. Vụ BOT Cai Lậy. Ngày 25 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kí quyết định sô 1248/QĐ-TTg thi hành kỉ luật Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, với hình thức Khiển trách do "đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng" (Đảng Cộng sản Việt Nam).
1
null
Nguyễn Quy Nhơn (sinh 1955) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 (2010–nay), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 16 tháng 2 năm 1955, quê tại Đại Hiệp, Đại Lộc, Quảng Nam Ông từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Phó tư lệnh Quân khu 5 Tháng 4 năm 2015 ông nghỉ hưu Thiếu tướng (2008)
1
null
Danh Nhưỡng (1929 – 2017) là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam. Sinh thời, ông là Trưởng lão Hòa thượng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Nguyên thủy Khmer, Giáo phẩm Hệ phái Nguyên thủy Khmer. Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm 1929, quê quán tại Thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Ông được chính phủ Myanmar trao tặng tước hiệu Agga Maha Saddhamma Jotikadhaja ("Tối thượng Đại Pháp sư"), một tước hiệu cao quý của chính phủ Myanmar nhằm tôn vinh những đóng góp cao quý của các tu sĩ giáo phẩm Phật giáo nguyên thủy các nước trong sự nghiệp về Hoằng pháp (Saddhamma Jotikadhaja) và Trí tuệ (Pandita) tại các nước Phật giáo trên thế giới. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang. Trưởng lão Hòa thượng Danh Nhưỡng đã thu thần viên tịch vào lúc 15 giờ 45 phút, ngày 26 tháng 8 năm 2017 (nhằm ngày mùng 05 tháng 7 năm Đinh Dậu), tại chùa Rantanaransi (Láng Cát), phường Vĩnh Lạc Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
1
null
Trương Văn Nọ (sinh 1/1/1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Long An. Tiểu sử. Ngày sinh: 1/1/1964 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã An Ninh Tây, huyện Đức Hòa, Long An Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh tế Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Long An nhiệm kỳ 2014-2019, 2019-2024. Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBHQ tỉnh Long An. Ngày vào đảng: 23/2/1990 Nơi ứng cử: Long An Đại biểu Quốc hội khoá: XII Đại biểu chuyên trách: Địa phương Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Đình Phách (sinh 1954) nguyên là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, Hưng Yên. Thân thế sự nghiệp. Ông sinh ngày 6 tháng 10 năm 1954, quê ở thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông có trình độ chuyên môn Cử nhân kinh tế. Ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 25 tháng 12 năm 1974. Nguyễn Đình Phách giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên từ ngày 23 tháng 12 năm 1999. Ngày 2 tháng 1 năm 2001, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên. Ngày 22 tháng 1 năm 2006, ông thôi giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và đồng thời được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 (nhiệm kỳ 2007-2011), thuộc đoàn đại biểu Hưng Yên. Ông từng kinh qua các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên; Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên; Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI (2011 – 2016). Từ ngày 1 tháng 5 năm 2011, ông được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm từ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương sang làm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ông được bổ nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên từ tháng 2 năm 2013. Thay thế ông Phạm Xuân Đương, người được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
1
null
Nguyễn Văn Quynh (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1953) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII nhiệm kì 2007-2011, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh khóa 12, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội khóa 12. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng; Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Xuất thân. Ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 1953, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng. Giáo dục. Ông có trình độ chuyên môn là Cử nhân sư phạm Hóa, Cử nhân Tuyên giáo ngành KT Ctrị học, và có bằng Cao cấp lý luận chính trị. Sự nghiệp. Ông gia nhập ĐCSVN vào ngày 5/12/1979. Khi là ĐBQH 12 tỉnh Quảng Ninh, ông đồng thời là Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng; Phó Ban Tổ chức Trung ương; Ủy viên Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, làm việc ở Ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN (2A Hoàng Văn Thụ, Hà Nội).
1
null
Lê Thành Tâm (sinh 1942) là là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Phó Tư lệnh chính trị Quân khu 7 nhiệm kỳ 1997 - 2004, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2007 - 2016. Thân thế. Ông sinh ngày ngày 22 tháng 12 năm 1942 tại Cần Thơ. Trong suốt quá trình công tác, ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội.
1
null
Nguyễn Thanh Tân (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1955) là Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh. Hiện đã nghỉ hưu. Tiểu sử. Nguyễn Thanh Tân sinh ngày 28 tháng 2 năm 1955, quê quán ở xã Thạch Môn, thị xã Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có trình độ Đại học an ninh. Ngày 26 tháng 1 năm 1978, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Từ 2007 đến 2011, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy; Bí thư Đảng ủy, Giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh, Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
1
null
Trần Hoàng Thám (sinh 1953) là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.
1
null
Trần Hữu Thế (sinh năm 1973) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Phú Yên. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan, doanh nghiệp tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2020-2025. Sự nghiệp. Ngày 15 tháng 6 năm 2016, ông được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, lúc này ông đang là Bí thư Thị ủy Sông Cầu. Ngày 15 tháng 10 năm 2020, ông được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, lúc này ông đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên. Ngày 16 tháng 11 năm 2020, ông được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, lúc này ông đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên. Ngày 21/9, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký quyết định 1106/QĐ-TTg thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 2021-2026, do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật về Đảng. Ngày 01 tháng 11 năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Trần Hữu Thế. Ngày 24 tháng 2 năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên điều động, phân công, chỉ định đồng chí Trần Hữu Thế, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan, doanh nghiệp tỉnh, giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan, doanh nghiệp tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, kể từ ngày 27/2/2023. Tham khảo. https://baochinhphu.vn/mien-nhiem-chuc-chu-tich-ubnd-tinh-phu-yen-voi-ong-tran-huu-the-102221101143242837.htm
1
null
Trần Bá Thiều (sinh năm 1955) là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, từng giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 4 tháng 12 năm 1955, nguyên quán tại thôn Bãi Cát xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông từng giữ chức vụ Phó Giám đốc, sau là Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Năm 2010, bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng Công an nhân dân Tháng 1 năm 2015, bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Bộ Công an Tháng 1 năm 2017, ông nghỉ hưu. Ngày 29 tháng 6 năm 2018, Trung tướng Trần Bá Thiều được trao quyết định hưởng chế độ hưu trí. Khen thưởng. Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (năm 2017).
1
null
Nguyễn Văn Thời (sinh ngày 27 tháng 1 năm 1958) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 12; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Nguyễn Văn Thời là một kyto hữu, Tiểu sử. Nguyễn Văn Thời sinh ngày 27 tháng 1 năm 1958, người dân tộc Kinh, theo đạo Công giáo, quê quán ở xã Thái Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ông có trình độ chuyên môn là kĩ sư cơ điện mỏ, cử nhân kinh tế, trình độ chính trị là cử nhân chính trị. Ngày 28/1/1989, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 2007 đến 2011, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 12; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.
1
null
Nguyễn Thanh Toàn (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1952) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thừa Thiên Huế. Ông nguyên là Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiểu sử. Nguyễn Thanh Toàn sinh ngày 23 tháng 9 năm 1952, quê quán ở xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Năm 1967 Ông tham gia vào phong trào đấu tranh của học sinh - sinh viên Huế thuộc Thành đoàn Huế và đã bị bắt giam tại Lao Thừa Phủ Huế. Đến năm 1968 sau khi giải phóng nhà lao, ông trở thành cán bộ tình báo Ban An ninh khu Trị Thiên Huế, Ty An ninh Thừa Thiên và Công an Bình Trị Thiên. Năm 1978 đến năm 1988 Ông học tại Trường Trung học An ninh nhân dân 1, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ông được thăng cấp hàm Thiếu uý, Trung uý, Đội trưởng Đội An ninh; Trưởng Công an thị trấn Phú Bài, huyện Hương Phú, tỉnh Bình Trị Thiên. Sau thời gian công tác Thượng uý Nguyễn Thanh Toàn là Phó Trưởng phòng, rồi Trưởng phòng PC 13 Công an tỉnh Bình Trị Thiên và được cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ cảnh sát tại Kiep, Ucraina, Liên Xô trong thời gian từ 1988 - 1989. Về nước ông tiếp tục công tác tại Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, tốt nghiệp Đại học Cảnh sát. Quá trình công tác Ông được thăng cấp hàm Đại tá Phó giám đốc Công an tỉnh. Từ tháng 10/2005 Ông là Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đại tá Giám đốc Công an tỉnh. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2009. Ông đã được thăng cấp hàm Thiếu tướng (năm 2008) trong thời gian giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháng 10-2012 ông nghỉ hưu. Ông là đại biểu Quốc hội khóa XII, ứng cử trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Ông có bằng Đại học Cảnh sát nhân dân. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 21/6/1974. Ông có trình độ lí luận chính trị cử nhân.
1
null
Phạm Minh Toản (sinh 1953) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ngãi. Sự nghiệp. Ngày 20 tháng 6 năm 2011, tại Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI nhiệm kỳ 2011-2016, đã bầu ông Phạm Minh Toản làm Chủ tịch HĐND tỉnh, bà Trương Thị Xuân Hồng làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
1
null
Dương Văn Trang (sinh ngày 20 tháng 12 năm 1961) là một Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum. Xuất thân và giáo dục. Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1961. Ông có quê quán ở xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có trình độ chuyên môn là Đại học Quân sự, có trình độ chính trị là Cao cấp lí luận chính trị. Sự nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 27/1/1982. Từ 2007 đến 2011, ông là Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XII, Thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai. Ngày 15 tháng 10 năm 2015 tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020 ông được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy. Trước đó ông từng giữ các chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai phụ trách xây dựng tổ chức cơ sở Đảng nhiệm kỳ 2011-2015. Ngày 28 tháng 6 năm 2016, tại phiên bầu cử kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai khóa XI, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai (nhiệm kì 2016-2021). Lúc này ông đang là Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Ba Phó bí thư là Võ Ngọc Thành, Hồ Văn Niên và Châu Ngọc Tuấn. Ngày 31 tháng 5 năm 2020, Bộ Chính trị điều động, phân công ông Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, nhiệm kỳ 2015-2020. Ngày 24 tháng 9 năm 2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI đã họp phiên thứ nhất để bầu Ban thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra. Đồng chí Dương Văn Trang tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khóa XVI. Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII. Ngày 1 tháng 7 năm 2021, tại kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Kon Tum khóa XII nhiệm kỳ 2021-2026, ông Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy được 100% đại biểu HĐND tỉnh có mặt tại kỳ họp bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh khóa XII, nhiệm kỳ 2021-2026.
1
null
Nguyễn Danh Trình (sinh năm 1950) là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương (7/2006 - 6/2010), đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương Xuất thân. Nguyễn Danh Trình sinh ngày 16 tháng 6 năm 1950, tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, Tỉnh Hải Dương. Ngày vào Đảng: ngày 10 tháng 2 năm 1972. Hoạt động trong quân ngũ. Tháng 5/1968 đến tháng 8/1968, Nguyễn Danh Trình nhập ngũ, chiến sĩ huấn luyện đi chiến trường B tại D2, E2, F304 Tháng 9/1968 đến tháng 3/1973, Nguyễn Danh Trình thăng hàm Thượng sĩ, A Trưởng trinh sát D2, E12 mặt trận phía Nam. Tháng 4/1973 đến tháng 3/1974, ông bị thương bởi mảnh lựu đạn nổ găm vào đùi, được đưa ra Bắc điều trị và an dưỡng tại Đoàn 155, Quân khu 3. Quá trình công tác. Tháng 9/1974 đến tháng 11/1978: Tổ trưởng tổ đảng, trường Đại học Kinh tế - Kế hoạch Hà Nội (nay là trường Đại học Kinh tế Quốc dân) Tháng 12/1978 đến tháng 4/1979: Cán bộ Phòng Kế hoạch huyện Ninh Giang (sau là huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng) Tháng 4/1979 đến tháng 4/1982: Đại biểu Hội đồng Nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện Ninh Thanh. Tháng 4/1982 đến tháng 9/1986: Huyện ủy viên, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, Trưởng phòng Kế hoạch huyện Ninh Thanh, tỉnh Hải Hưng. Tháng 10/1986 đến tháng 7/1987: Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Ninh Thanh. Tháng 12/1989 đến tháng 3/1996: Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ninh Thanh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Hưng. Tháng 4/1996 đến tháng 11/1997: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Ninh Giang. Tháng 11/1997 đến tháng 12/2004: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương Tháng 1/2005 đến tháng 4/2006: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương. Tháng 4/2006 đến tháng 7/2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương Tháng 7/2006 đến tháng 6/2010: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương khóa 12. Khen thưởng. Huân chương Lao động hạng Nhì; Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất; Bằng khen Mặt trận 559 (các năm 1969, 1970, 1971); Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1
null
Nguyễn Tấn Trịnh (20/12/1936 - 17/12/2016) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, VIII, XII thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. Ông là Kỹ sư, Tiến sĩ; nguyên là Bộ trưởng Bộ Thủy sản thứ nhất trong 15 năm liên tục; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII; nguyên Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Tiểu sử. Ông Nguyễn Tấn Trịnh sinh ngày 20/12/1936 tại xã Tam Thanh (nay là xã Tam Phú), thị xã Tam Kỳ (nay là thành phố Tam Kỳ), trực thuộc tỉnh Quảng Nam trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước. Ông có cha và em trai là liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông sớm được giác ngộ và hăng hái tham gia phong trào cách mạng. Từ tháng 07/1952 đến tháng 07/1954, ông là cán bộ tuyên huấn xã. Từ tháng 07/1954 đến tháng 01/1955, ông là nhân viên liên lạc Huyện uỷ. Từ tháng 02/1955 đến tháng 12/1956, ông tập kết từ miền Trung ra Bắc, là cán bộ công trình Đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Từ tháng 01/1957 đến tháng 01/1959, ông là cán bộ Ban Kế hoạch - Nhà máy tỉnh Lào Cai. Ông có bằng Tiến Sĩ chuyên ngành Thủy Sản. Hoạt động trong ngành Thủy sản Việt Nam. Năm 09/1959, ông về Ban Kiến thiết nhà máy ắc quy Hải Phòng rồi được cử đi học khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa này cũng là tiền thân của Trường Đại học Nha Trang) tại huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, là sinh viên khóa 1. Năm 08/1963, ông tốt nghiệp xuất sắc, được cử làm Giảng viên tại trường , Bí thư Liên chi đoàn, Liên chi uỷ viên. Tháng 09/1965 đến 08/1965, ông được cử sang Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa rồi Liên bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) (cũ) làm Nghiên cứu sinh Chuyên ngành Nông nghiệp, Bí thư Chi bộ lưu học sinh tại Liên Xô. Tháng 03/1969 đến 04/1973, ông là nghiên cứu sinh tại Trường Tổng hợp Ođécxa, Bí thư Đảng uỷ lưu học sinh tại thành phố Ođécxa. Năm 1975-1980, được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng uỷ trường các khoá V,VI,VII Năm 03/1975-1978, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng giáo vụ, Quyền Hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng trường. Khi làm Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy sản, ông đã cho chuyển cả hàng nghìn con người cùng hàng trăm tấn thiết bị, từ Hải Phòng vào Nha Trang, Khánh Hòa. Tháng 11/1978 đến 12/1980, ông được Thủ tướng Phạm Văn Đồng điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Hải sản, ủy viên Đảng đoàn, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Hải sản khi 42 tuổi. Ngày 22/1/1981, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Hải sản kiêm Bí thư Ban Cán sự Đảng bộ trong 3 nhiệm kỳ dài 16 năm, kế nhiệm Bộ trưởng Bộ Hải sản Đỗ Chính. Năm 1982, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá Việt nam và được bầu bổ sung chính thức năm 1983. Khi ông làm Bộ trưởng sản lượng cá khi đó thảm hại tới mức chỉ có 480.000 tấn cá/năm. Bằng những quyết sách bất ngờ, táo bạo, sản lượng, chất lượng của ngành nuôi trồng thủy sản dưới sự dẫn dắt của ông đã tăng tốc. Từ tháng 1/1986 đến tháng 11/1996, ông liên tục được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VI, VII, VIII; + Bộ trưởng Bộ Thủy sản (đến 11/1996, được thay bởi Tạ Quang Ngọc). + Chủ tịch Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) khoá II. + Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết với nhân dân Li bi (nay là Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Li bi) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO). + Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam. Từ 11/1996 đến tháng 12/2006, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, + Bí thư Đảng uỷ khối Kinh tế Trung ương (nay sáp nhập về Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương (Việt Nam)). + Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. + Ủy viên Ban chỉ đạo của Trung ương Đảng thực hiện nghị quyết TW 6, khoá VIII. + Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Biển Việt Nam. Ông nguyên là Đại biểu Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam các khoá VII (1981-1987); VIII (1987-1992); XII (2007-2011). Khen thưởng và Tôn vinh cho những cống hiến. Với những công lao và thành tích đóng góp Đảng, Nhà nước, Cách mạng và Dân tộc, đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: - Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (có 56 tuổi đảng). - Huân chương Độc Lập hạng Nhất. - Huân chương Lao Động hạng Nhất. - Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Ba. - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) và các ban, ngành, đoàn thể khác. - Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Ban năm 2002. - 3 Bằng khen của Ban Kinh tế Trung ương. - Huy chương (Vì sự nghiệp): Tổ chức xây dựng Đảng, Tổ chức xây dựng Nhà nước, Vì sự nghiệp kiểm tra, Bảo vệ nội bộ, Kinh tế của Đảng, Giai cấp công nhân, Giai cấp nông dân, Phát triển nông nghiệp và nông thôn, Phát triển nghề cá Việt Nam, Bảo vệ an ninh Tổ quốc, Thế hệ trẻ, Giáo dục đào tạo, Giải phóng phụ nữ. - 10 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp ngành Thủy sản. và nhiều huân, huy chương, kỷ niệm chương, giải thưởng, giấy khen, bằng khen cao quý khác. Cuộc sống sau nghỉ hưu. Đến năm 2013, ông được Đảng, Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục tham gia vào Ban lãnh đạo Hội Người cao tuổi Việt Nam.Tháng 01/2007 đến năm 2011, ông là Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam khoá III kiêm Bí thư Đảng uỷ cơ quan Hội Người cao tuổi Việt Nam. Sau nghỉ hưu theo chế độ, ông thường trú tại số 17 phố Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tại đây, ông sống cùng người vợ là Trịnh Thị Thanh Ninh cho đến cuối đời. Bà cũng từng đi kháng chiến chống Mỹ và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Sau khi tang lễ của ông diễn ra 2 năm (2018), bà chuyển đi nơi khác. Tang lễ. Do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 20h50 ngày thứ năm 17/12/2016, tức ngày 24/11 năm Bính Thân tại Bệnh viện Hữu Nghị, hưởng thọ 80 tuổi. Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cử hành trọng thể lễ tang đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trịnh - nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Thủy sản, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương theo nghi thức lễ tang cấp cao. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; các Phó thủ tướng Trương Hoà Bình, Vũ Đức Đam, Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh; nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã gửi vòng hoa viếng đồng chí Tiến sĩ Nguyễn Tấn Trịnh. -Đoàn Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn vào viếng. -Đoàn Chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm trưởng đoàn vào viếng. -Đoàn Chính phủ do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm trưởng đoàn vào viếng. -Đoàn Ban kinh tế TW do Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế TW Cao Đức Phát làm trưởng đoàn vào viếng. -Đoàn Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam do Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền, làm trưởng đoàn vào viếng. Và các bộ, ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến Địa Phương bao gồm Hội Người cao tuổi các tỉnh thành phố như: Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Nam...đã đến viếng và chia buồn cùng gia đình. Lễ viếng được tổ chức từ 7h30 ngày 22/12/2016; Lễ truy điệu bắt đầu từ 9h45 cùng ngày tại Nhà Tang Lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Di hài của đồng chí an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Đánh giá. 🇻🇳 - Chủ tịch nước Trần Đại Quang viết trong sổ tang tại lễ viếng:" Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII; nguyên Đại biểu Quốc hội các khoá VII, VIII, XII; nguyên Bộ trưởng Bộ Thủy sản; nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Kinh tế Trung ương. Đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh sinh trưởng trong một gia đình có công với cách mạng, có cha và em trai là liệt sỹ, mẹ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bản thân đồng chí có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng huân, huy chương cao quý, huy hiệu 55 tuổi Đảng. Chúc đồng chí yên nghỉ cõi vĩnh hằng và xin bày tỏ chia buồn sâu sắc tới gia quyến, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp từng gắn bó trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh". 🇻🇳 - Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam viết trong sổ tang:" Vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh. Xin được chia buồn cùng gia quyến. Chúc đồng chí an nghỉ nơi suối vàng. Hội Người cao tuổi Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công lao và tình cảm của đồng chí với Hội và những người cao tuổi".
1
null
Võ Tiến Trung (sinh 1954) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Ủy viên Quân ủy Trung ương (2011-2016), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng. Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm 1954 tại Xá Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam nhưng tập kết ra Bắc. Vào đảng ngày 16/12/1977 Năm 1974, ông học tại Trường Sĩ quan Đặc công. Năm 1977, tốt nghiệp được phân công làm giáo viên khoa Chiến thuật, Trường Sĩ quan Đặc công. Năm 1979, ông đi học tại Học viện Lục quân. Năm 1985, ông được phân công đảm nhiệm Trợ lý Phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 5 Năm 1990, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Trung đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Trung đoàn 143, Sư đoàn 315, Quân khu 5 Năm 1990, ông được bổ nhiệm giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 143, Sư đoàn 315, Quân khu 5 Năm 1993, ông học chỉ huy tham mưu trung cấp tại Học viện Quốc phòng Năm 1996, ông được phân công giữ chức Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 315, Quân khu 5 Năm 1999, ông được bổ nhiệm giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 315, Quân khu 5 Năm 2004, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 5. Năm 2009, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Năm 2010, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Học viện Quốc phòng Tháng 4 năm 2016, ông nghỉ chờ hưu.
1
null
Nguyễn Đăng Trừng (sinh 1942) là một luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1995 cho tới nay (tháng 8 năm 2014), đại biểu quốc hội khóa XII. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1971 cho tới ngày 31 tháng 7 năm 2014, khi ông bị khai trừ ra khỏi đảng. Tiểu sử. Ông sinh tại thôn Trước Bàu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, trước 1975 là sinh viên Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn. Ông từng là chủ tịch Ban Đại diện Sinh viên đoàn Luật khoa và là chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn nhiệm kỳ 1967-1968. Ông từng tham gia nhiều phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh; Chủ nhiệm Báo Sinh viên và từng bị tòa án chính quyền Sài Gòn kết án vắng mặt 10 năm khổ sai. Sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân thì ông ra chiến khu giải phóng (bưng) và từ năm 1969 đến năm 1972, ông Trừng là cán bộ Ban Thanh vận Trung ương Cục Miền Nam, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1971. Từ năm 1972 đến năm 1975, là cán bộ Ban An ninh T4 thuộc khu Sài Gòn - Gia Định; Từ năm 1975 đến năm 1982, là Phó Trưởng phòng Phòng bảo vệ chính trị III thuộc Công an TP HCM; Từ năm 1982 đến năm 1989, là Bí thư Chi bộ Sở Tư pháp TP HCM. Từ năm 1989 đến năm 1995, là Phó Chủ nhiệm Thường trực Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh; Từ năm 1995 đến trước khi bị khai trừ Đảng, là Chủ nhiệm kiêm Bí thư Đảng Đoàn Đoàn Luật sư TP HCM, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Thái Bình Dương. Ông từng tham gia bào chữa nhiều vụ án lớn như vụ Năm Cam, Lê Công Định. Luật sư Trừng nguyên là đại biểu quốc hội đoàn TP HCM khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng tham gia vào vai trò Uỷ viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng nói trước Quốc hội: "Chống tham nhũng ở nước ta giống như dòng văn học cuối thế kỷ XIX - hiện thực phê phán - thấy hiện trạng nhưng không có giải pháp tháo gỡ’". Ông có nhiều tiếng nói phê phán phản biện tại Quốc hội, nhất là phê phán sự yếu kém của các tập đoàn doanh nghiệp nhà nước. Ông từng là Ủy viên danh dự Hội đồng (distinguished council member) (2010-2011) Hội Luật châu Á Thái Bình Dương LAWSIA (the Law Association for Asia and the Pacific); Thành viên Hội nghị Chủ tịch các Đoàn Luật sư châu Á POLA (Presidents of Law Associations in Asia) (2006-2011); Phó Chủ tịch Quốc gia đại diện Việt Nam (National vice President for Viet Nam) Hiệp hội Luật sư quốc tế UIA (Union Internationale des Avocats or International Asociation of Lawyers). Ông đã được tặng thưởng: Huân chương Quyết thắng hạng I; Huân chương Kháng chiến hạng III. Khai trừ khỏi Đảng CSVN. Chiều 31 tháng 7 năm 2014, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM công bố kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy thành phố về thi hành kỷ luật Đảng viên bằng hình thức khai trừ đối với ông Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn - Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM nhiệm kỳ 5 (2008 - 2013). Kết luận của Thành ủy nêu Luật sư Nguyễn Đăng Trừng "có khuyết điểm, vi phạm: xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư TP HCM; không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng đoàn theo quy chế". Nhật báo Calitoday cho là, "ông Nguyễn Đăng Trừng bị khai trừ khỏi đảng CSVN và sắp tới đây có thể bị mất chức Chủ nhiệm Đoàn Luật sư ở Sài Gòn bởi vì ông đã dám tranh đấu độc lập cho Đoàn Luật sư để tổ chức này không bị chi phối, bị kiểm soát, quản lý của chính quyền, biến Đoàn Luật sư trở thành tổ chức của đảng CSVN." Trong một thông báo ngày 1 tháng 8 năm 2014 do ông Trừng ký tên cho biết: "Tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh".
1
null
Nguyễn Thị Tuyến (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1971) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội. Xuất thân. Bà Nguyễn Thị Tuyến sinh ngày 25 tháng 7 năm 1971, quê quán tại xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Giáo dục. Bà có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ xây dựng Đảng, cử nhân luật, đã qua lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn cao cấp của Trung ương. Sự nghiệp. Bà xuất thân từ cán bộ Đoàn, từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng như Tỉnh ủy viên, bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh Hà Tây (cũ), Ủy viên BCH Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Từ năm 2007 là Đại biểu Quốc hội Khóa XII thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Tây, sau đó là đoàn đại biểu thành phố Hà Nội. Sau khi sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội bà là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy. Sau đó bà được điều động về giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ. Năm 2011, tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bà được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chiều 3/4/2015, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc đã trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy điều động, phân công bà Nguyễn Thị Tuyến (SN 1971), Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thành ủy viên, thôi giữ chức Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ, đến nhận công tác tại Liên đoàn Lao động TP Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Tuyến đã được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2013-2018 thay đồng chí Trần Văn Thực đã nghỉ chế độ. Sau đó, bà được bầu bổ sung làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Vào tháng 4/2018, tại Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVI nhiệm kỳ 2018 – 2023, bà Nguyễn Thị Tuyến tiếp tục trúng cử chức Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội. Tháng 9 năm 2018, bà Nguyễn Thị Tuyến được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII tại Đại hội Công đoàn Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2019, Bà Nguyễn Thị Tuyến nhận quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy điều động, phân công thôi giữ chức Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2018-2023 để giữ chức vụ Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội. Từ ngày 05 tháng 11 năm 2019, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến bắt đầu tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày 12 tháng 10 năm 2020, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tín nhiệm bầu bà Nguyễn Thị Tuyến giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
1
null
Nguyễn Thị Vân (sinh 1979) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh. Tiểu sử. Ngày sinh: 2/10/1979 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh Trình độ chính trị: _ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ văn hoá học Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Cán bộ phòng xây dựng nếp sống văn hoá gia đình Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Hà Tĩnh. Nơi làm việc: Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Hà Tĩnh. Nơi ứng cử: Hà Tĩnh Đại biểu Quốc hội khoá: XII Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Bàn Đức Vinh (sinh năm 1957) là một chính khách Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang. Ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1957 tại thôn Tân Sơn, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, người dân tộc Dao. Có trình độ Đại học, được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 1991, sự nghiệp chính trị của ông đạt đỉnh cao với chức vụ Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang.
1
null
Phan Văn Vĩnh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955) là cựu Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, chính trị gia và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục II), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương Việt Nam. Sau khi nghỉ hưu, ông bị tước bỏ danh hiệu công an nhân dân, bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và chịu án tù do phạm tội bảo kê đường dây đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng lúc đương chức. Tiểu sử. Phan Văn Vĩnh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1955 tại thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Ngày 16 tháng 9 năm 1978, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2000, khi đang là Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, ông được Chủ tịch nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Có nhiều giai thoại về việc Phan Văn Vĩnh "mưu trí" phá án giai đoạn trước năm 2000, như việc ông cho đốt đống rơm nhà kẻ tình nghi trộm thóc hợp tác xã, lợi dụng chữa cháy để tìm tang vật vụ án; bắt cóc tội phạm trùm bao giải rút lên đầu và đặt anh ta nằm ngang trên đường ray xe lửa để buộc anh ta phải cung khai, hay đưa tiền cho đầu gấu giang hồ để chúng dạt sang vùng khác tạm lánh khỏi tỉnh Nam Định (3 nhà văn Minh Chuyên, Nguyễn Kế Nghiệp, Nguyễn Hồng Lam làm chứng). Tháng 5 năm 2005, ông là Đại tá Công an nhân dân, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. Ngày 25 tháng 4 năm 2007, Đại tá Phan Văn Vĩnh, Giám đốc Công an tỉnh Nam Định, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăng quân hàm Thiếu tướng. Từ năm 2007 đến năm 2011, Phan Văn Vĩnh là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định. Tháng 1 năm 2012, Phan Văn Vĩnh là Thiếu tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm, Bộ Công an (Việt Nam) (Tổng cục VI). Trong thời gian này, ông là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra tại Bắc Giang. Phan Văn Vĩnh cũng là Trưởng ban chuyên án vụ bắt giữ "bầu" Kiên. Tháng 5 năm 2012, Phan Văn Vĩnh là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an. Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 4 năm 2017, ông là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam. Tháng 4 năm 2017, Phan Văn Vĩnh nghỉ hưu. Ngày 06 tháng 4 năm 2018, Phan Văn Vĩnh bị bắt tạm giam 4 tháng vì liên quan tới đường dây đánh bạc trên Internet. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phan Văn Vĩnh cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 30 tháng 11 năm 2018, Phan Văn Vĩnh bị Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ tuyên án (sơ thẩm) phạt 9 năm tù và 100 triệu đồng với tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" trong vụ án đường dây đánh bạc ngàn tỉ xuyên Việt Nam trên mạng Internet sau 13 ngày xét xử sơ thẩm công khai và 5 ngày nghị án. Ngày 10/9/2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội "Ra quyết định trái pháp luật" theo quy định tại Khoản 2 Điều 371 Bộ luật hình sự năm 2015. Quyết định khởi tố bị can trên đã được VKSND tối cao (Vụ 6) phê chuẩn. Bê bối. Ngày 6 tháng 4 năm 2018, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố theo điều 356 Bộ luật hình sự với tội danh "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Văn Vĩnh để điều tra hành vi liên quan đến đường dây đánh bạc xuyên quốc gia với số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Ông Vĩnh đã ký và trình một số văn bản cho Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC do Nguyễn Văn Dương (bị can cầm đầu trong đường dây đánh bạc) là chủ tịch HĐQT được hoạt động dưới danh nghĩa đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an. Cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông. Phan Văn Vĩnh cũng bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 10/9/2019, Cơ quan điều tra VKSND tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an về tội "Ra quyết định trái pháp luật" theo quy định tại Khoản 2 Điều 371 Bộ luật hình sự năm 2015. Quyết định khởi tố bị can trên đã được VKSND tối cao (Vụ 6) phê chuẩn.
1
null
Nguyễn Văn Vượng là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K20). Thân thế và sự nghiệp. Ông sinh ra ở vùng quê nghèo nông thôn thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Lúc 17 tuổi, ông nhập ngũ, tham gia kháng chiến chống Mỹ ở các mặt trận Thượng Lào, Thành cổ Quảng Trị và chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1974, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ở mặt trận Quảng Trị. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, ông chuyển công tác sang lực lượng cảnh sát. Khởi đầu từ một lính cảnh sát bảo vệ, ông phấn đấu và được thăng đến chức Cục trưởng Cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp. Cục này là tiền thân của Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động ngày nay. Trong 9 năm ông làm Cục trưởng, cục này luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, đồng thời đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 2009, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (K20). Ông nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2016. Gia đình. Ông đã lập gia đình, có vợ con. Ông có một con gái tên Nguyễn Thanh Huyền, sinh năm 1984. Năm 2012, Thanh Huyền kết hôn với Phan Tuấn Tú (s. 1984), là người dẫn chương trình Đài truyền hình Việt Nam. Sau khi kết hôn Phan Tuấn Tú chuyển công tác sang ngành công an năm 2016, được phong Thiếu tá ở tuổi 32, Phó Ban tuyên giáo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Khi vào ngành vào năm 2011, Phan Tuấn Tú mang quân hàm thượng úy, giữ chức Đội trưởng Đội Nghệ thuật tuyên truyền.
1
null
Bo Bo Thị Yến (sinh 20 tháng 12 năm 1977), người Ra Glai, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hoà. Cô có nguyên quán tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà. Cô có trình độ Cử nhân cao đẳng ngành Địa-Sử, công tác tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Cô trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 5 tháng 2 năm 2007.
1
null
Juan Manuel Sánchez Gordillo (sinh ngày 5 tháng 3 năm 1952 tại Marinaleda, Tây Ban Nha) là một nhà chính trị người Tây Ban Nha kiêm lãnh đạo công đoàn và là một thầy giáo dạy sử. Từ năm 1979 ông trở thành Thị trưởng của một thị trấn nhỏ Marinaleda ở Andalusia trong suốt 30 năm và là thành viên của Đảng Cánh tả Tây Ban Nha. Sánchez Gordillo được biết đến và ca ngợi như một chàng Robin Hood thời hiện đại khi dẫn đầu một nhóm người đi cướp siêu thị để phân phát cho những người dân nghèo khó. Hành động nghĩa hiệp. Thị trưởng Sánchez Gordillo vào lúc 59 tuổi đã tập hợp và dẫn đầu một nhóm 7 người là thành viên của liên đoàn lao động đi cướp 2 siêu thị trong vùng Andalusia. Ông Gordillo không trực tiếp vào siêu thị mà đứng bên ngoài chỉ đạo và bảo lãnh cho cấp dưới của mình. Những nggười của ông chỉ lấy những thực phẩm thiết yếu như đậu, mì, dầu hay bánh quy để chia cho những người dân đang khổ cực vì đói nghèo và thiếu ăn. Bị xử lý. Tuy nhiên, nhóm người của ông này đã bị bắt ngay sau đó, kể cả Thị trưởng Gordillo. Chính phủ Tây Ban Nha cho rằng hành động của Gordillo là coi thường pháp luật, đồng thời người phát ngôn Alfonso Alonso của Đảng Nhân dân cầm quyền cho rằng ông Sanchez Gordillo dường như đang muốn gây chú ý bằng hành động khiến nhiều người phải chịu liên lụy. Do quá trình cống hiến trong suốt 30 năm làm thị trưởng, đồng thời là thành viên của đảng cánh tả tại Andalusia nên ông Gordillo được tại ngoại và miễn truy tố trước pháp luật. Tuy nhiên, Gordillo cho biết sẵn sàng rời khỏi vị trí này và không hề hối tiếc về hành động của mình.
1
null
Quốc hội Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 1997-2002) có 450 đại biểu, được bầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1997. Kỳ họp đầu tiên được tổ chức vào 18 tháng 9 đến 29 tháng 9 năm 1997. Các chức danh. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội bầu ra các vị trí: Cơ cấu thành phần của Quốc hội. Quốc hội Việt Nam khóa X được bầu vào ngày 20/07/1997 với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là 99,59%. Thành phần các đại biểu Quốc hội khóa X gồm có: Các văn bản pháp quy được thông qua. Quốc hội khóa X đã ban hành và sửa đổi 31 Luật, bộ luật và ban hành 36 Pháp lệnh
1
null
KvKK 62 (Kevyt KoneKivддri) là loại súng máy hạng nhẹ của Phần Lan do Valmet phát triển vào cuối những năm 1950 cho lực lượng phòng vệ Phần Lan, mẫu thử nghiệm được giới thiệu vào đầu những năm 1960 và khẩu đầu tiên được đưa vào biên chế năm 1966. Loại súng này vẫn còn được sử dụng nhưng đã có kế hoạch thay thế bằng các loại súng máy đa chức năng khác có thể là PKM với độ tin cậy cao hơn. Thiết kế. KvKK 62 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với bolt chèn nghiêng khá giống với khẩu Vz. 52. Hình dáng tổng thể có các điểm giống với khẩu ZB vz. 26. Thân và các bộ phận của súng được làm bằng thép, báng súng rỗng có lò xo giảm giật cho bộ phận nạp đạn giúp giảm độ giật của súng khi bắn. KvKK 62 nạp đạn bằng dây đạn từ phía bên phải, hộp đạn dùng để chứa dây đạn có thể gắn vào súng. Điểm bất tiện của súng là nó không có khả năng thay nòng nhanh vì thế dễ dàng bị quá tải nhiệt khi bắn lâu không thể duy trì khả năng bắn áp đảo vì thế nó thích hợp cho chiến thuật đánh và chạy hơn. Nòng súng có một quai xách có thể gấp lại để dễ dàng cho việc di chuyển và tác chiến, súng còn được tích hợp một chân chống chữ V. Súng sử dụng đạn 7,62×39mm vốn là loại đạn tiêu chuẩn của lực lượng quân đội Phần Lan để có thể tác chiến chung với các khẩu súng trường tấn công khác như Rk 62 đến Rk 95 TP. Nó được đánh giá là có độ chính xác tốt ở khoảng cách xa do độ giật thấp cũng như có tốc độ bắn cao. Điểm yếu của loại súng này là nó rất nhạy cảm với môi trường nhất là bụi đất nên cần phải được bảo dưỡng nhiều hơn các loại súng trường tấn công.
1
null
Calliactis parasitica là một loài hải quỳ có mối quan hệ với cua ẩn sĩ. Nó sinh sống ở đông Đại Tây Dương và Địa Trung Hải ở độ sâu từ khu vực từ bờ biển có thủy triều lên xuông và . Nó có kích thước đến với 700 xúc tu và có màu sắc rất đa dạng. Mối quan hệ giữa "C. parasitica" và cua tu sĩ là hỗ sinh: hải quỳ bảo vệ cua tu sĩ bằng các ngòi độc của mình và thu lợi từ thức ăn kéo lên bởi cử động của cua ẩn sĩ. Mô tả. "Calliactis parasitica" cao đến và rộng đến , với chân cột hơi rộng hơn một chút. Mặt cột xù xì và như da với bề ngoài có nổi hạt, nhưng không có sần và được chia thành các phần. Nó có nhiều màu khác nhau, nhưng thường có màu kem hoặc màu da bò với các vệt và những vệt đỏ hoặc nâu xám, mà có xu hướng hình thành các đường sọc dọc. Phân bố. "Calliactis parasitica" được tìm thấy ở đông bắc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Dải phân bố ở Đại Tây Dương kéo dài từ tây nam châu Ấu đến tận cùng bờ phía bắc của Wales và Ireland, và Eo biển Manche. Mặc dù loài này đã được ghi nhận từ phía Nam Biển Bắc, các ghi nhận được coi là đáng ngờ.
1
null
Dardanus calidus là một loài cua ẩn sĩ. "D. calidus" có thể dài đến . Nó sử dụng vỏ sò của loài "Tonna galea" và "Charonia" mà thường trang hoàng bằng hải quỳ "Calliactis parasitica". Mối quan hệ giữa nó và hải quỳ là quan hệ hỗ sinh. "Dardanus calidus" là loài ăn các vật chất phân hủy trên đáy biển. Nó đã được thu thập từ độ sâu hơn , nhưng thông thường hơn được tìm thấy ở vùng nước nông hơn. "Dardanus calidus" đã được mô tả lần đầu bởi Antoine Risso vào năm 1827, với danh pháp "Pagurus calidus", và đã được chuyển sang chi "Dardanus" bởi Jacques Forest vào năm 1958. The larval form "Glaucothoë rostrata", được mô tả bởi Edward J. Miers vào năm 1881, cũng được ấn định danh pháp "D. calidus".
1
null
Shake It Up! là một bộ phim truyền hình thiếu nhi của kênh Disney Channel. Các diễn viên chính bao gồm Bella Thorne, Zendaya Coleman, Davis Cleverland và Roshon Fegan. Bộ phim thực hiện theo dạng "chương trình truyền hình có nội dung nói về một chương trình truyền hình" (show-within-a-show). Phim khởi chiếu 7/11/2010. Năm 2011, Disney Channel tiết lộ một phim điện ảnh dựa trên bộ phim này đang được sản xuất. Nội dung. Hai người bạn thân (CeCe Jones và Rocky Blue) được nhận vào múa minh họa làm nền trong một chương trình truyền hình "Shake It Up Chicago!" nhờ vào sự giúp đỡ của Deuce - bạn của họ. Bộ phim xoay quanh quá trình vừa đi học vừa tham gia khiêu vũ của CeCe và Rocky với những khó khăn mà gặp phải như địa vị mới của họ, sự nổi tiếng, sự ganh tỵ của các bạn nhảy khác, và cả tình bạn thân của họ gặp thử thách.
1
null
, còn được biết với biệt danh "Búp bê Nhật Bản", là một nữ diễn viên truyền hình người Nhật Bản. Vai diễn chính thức đầu tiên của cô là nhân vật Osada Yuka trong bộ phim truyền hình Kamen Rider 555. Đời sống. Nguyên tên của cô là , sinh ngày 12 tháng 2 năm 1985, có bố là người mang hai dòng máu Nhật và Trung Quốc, còn mẹ cô thì mang dòng máu của Nhật Bản và Hawaii. Tháng 7 năm 2008, cô đổi tên thành Gaja Leilani.
1
null
Cải chân vịt, các tên gọi khác: tần ô, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc; cải chân vịt, rau chân vịt tên khoa học Glebionis coronaria, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu vực Đông Á. Đây là một loại rau lá thuộc họ Cúc, được Carl von Linné miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753 dưới danh pháp "Chrysanthemum coronarium".. Mô tả. Cải chân vịt sống quanh năm, thân có thể cao tới 1,2 mét, lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, bông hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm. Hạt có hình chữ nhật. Khi hạt còn xanh đầu hạt màu xanh, chân hạt có màu trắng. Khi hạt già tất cả ngả sang màu vàng rồi đến màu đen rồi tự rụng. Mùa hoa tần ô rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Người ta thường dùng lá cải chân vịt làm rau để chế biến thức ăn. Sử dụng. Cải chân vịt được trồng lấy hoa và thân lá non làm thực phẩm. Rau rừ thân lá của cải cúc được chế biến các món hầm, xào, súp, canh ở Việt Nam, Quảng Đông (Trung Quốc), Hồng Kông và Hàn Quốc.
1
null
Robert Devereux Bá tước thứ 2 xứ Essex (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1565 - mất ngày 25 tháng 2 năm 1601) là một nhà quý tộc người Anh và bồi thần sủng ái của Nữ hoàng Elizabeth I, là một nhà chính trị đầy tham vọng và thích can dự triều chính, ông bị quản thúc tại gia sau một chiến dịch ở Ái Nhĩ Lan trong cuộc chiến tranh chín năm vào năm 1599. Vào năm 1601, ông đã lãnh đạo một cuộc đảo chính ​​chống lại triều đình nhưng thất bại và đã bị xử tử vì tội phản quốc. Ông được cho là có một cuộc tình bí mật với nữ hoàng Elizabeth I - người được coi là đồng trinh trong thời kỳ ông còn hầu hạ bà này và chính mối tình cuồng nhiệt và phóng túng với Nữ hoàng rốt cuộc đã làm cho Bá tước xứ Essex này phải mất mạng. Cuộc đời và mối tình. Vào cung. Robert Devereux chào đời vào năm 1567 tại vùng Netherwood gần Bromyard, ở Herefordshire, ông là con của một quan chức có nhiều công trạng. Vào năm Robert 17 tuổi thì được người cha dượng kiêm cha đỡ đầu là Bá tước Leicester giới thiệu vào Cung điện Hoàng gia ở Luân Đôn. Người ta cũng đồn đoán rằng Bá tước Leicester từng có mối quan hệ thầm kín với Nữ hoàng và sau khi ông qua đời năm 1588, Nữ hoàng Elizabeth mới tìm đến Robert Devereux. Về ngoại hình Robert Devereux là một người đẹp trai, nhanh nhẹn và tỏ ra hoàn toàn thần phục trước Nữ hoàng, ông cũng có nét kiêu ngạo trẻ con, tuy vậy Robert Devereux tận hưởng sự sủng ái của Nữ hoàng và tận dụng triệt để thái độ cư xử thất thường của Elizabeth giữa sự ghen tuông, niềm đam mê và sự hào phóng. Vào năm 1589, Robert Devereux mới 22 tuổi, trong khi Elizabeth đã 56 tuổi, họ bị đồn đoán rằng có một mối quan hệ thân mật. Kết hôn. Năm 1590, Bá tước Robert Devereux xứ Essex kết hôn với cô gái trẻ Frances Walsingham và Elizabeth I đã nổi cơn thịnh nộ khi nghe tin về đám cưới này. Robert Devereux đã lập tức xoa dịu bằng cách viết những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Nữ hoàng. Thăng tiến. Từ năm 1591, Nữ hoàng Elizabeth I cất nhắc, đề bạt và đưa Robert Devereux tham gia việc triều chính. Đặc biệt, ông ta được nhận chức Tư lệnh một quân đoàn hỗ trợ cho Vua Heinrich IV của Pháp. Năm 1593, Robert Devereux được bổ nhiệm trở thành uỷ viên Hội đồng cơ mật quốc gia và năm 1596, ông được trao một nhiệm vụ quân sự tấn công thành phố cảng Cadiz của Tây Ban Nha. Việc Elizabeth xen lẫn vấn đề cá nhân và vấn đề chính trị làm các cố vấn của bà rất bất bình. Năm 1597, được phong làm Tư lệnh pháo binh, Robert Devereux một lần đã có cách xử sự một cách hống hách tới mức Nữ hoàng Elizabeth I đã bạt tai ông nhưng vẫn có đồn đoán rằng bà không thể rời bỏ sự quyến rũ của ông. Được cử dẹp loạn. Năm 1598, Nữ hoàng đã phong cho ông làm Phó vương Ái Nhĩ Lan và phái ông đi dẹp cuộc nổi dậy ở đó dưới sự lãnh đọa của Bá tước Tyrone. Tháng 3 năm 1599, Robert Devereux dẫn đầu 16.000 binh sĩ tới Ái Nhĩ Lan để trấn áp quân nổi dậy, tuy vậy với khả năng quân sự còn hạn chế đến mức quá kém cỏi nên quân đội Hoàng gia Anh đã phải gánh chịu thất bại liên tiếp trước lực lượng nổi dậy trang bị nghèo nàn và đến ngày 6 tháng 9 năm 1599, Robert Devereux đã phải ký kết ngừng bắn với Bá tước Tyrone, một điều được coi là thất bại nhục nhã đối với nước Anh. Bị mất chức. Ngày 28 tháng 9 năm 1599 Robert Devereux đã lao vào cung điện với đôi ủng đi ngựa bẩn thỉu đi qua phòng nghị triều và Viện cơ mật, xô đẩy những người phục vụ trong Cung để đi vào phòng ngủ của Nữ hoàng, ông đã có hành vi vô lễ với Nữ hoàng và Elizabeth đuổi Robert Devereux ra ngoài và tống giam. Robert Devereux bị đưa ra toà xét xử về những thất bại ở Ái Nhĩ Lan. Ngày 3 tháng 6 năm 1600, Robert Devereux bị tước bỏ mọi chức vụ, nhưng được trả tự do, Robert Devereux đã lạm dụng sự khoan hồng của Nữ hoàng. Đảo chính và bị xử tử. Tháng 2 năm 1601, Robert Devereux đã tiến hành một kế hoạch chiếm tháp và toà lâu đài, đòi Nữ hoàng phong cho ông làm người bảo hộ nước Anh. Nhưng cuộc nổi loạn bất thành và Nữ hoàng Elizabeth đã không còn kiên nhẫn được nữa với người đàn ông phóng túng này. Ngày 24 tháng 2 năm 1601, Tòa án đã kết án tử hình Robert Devereux vì tội phản quốc. Nữ hoàng Elizabeth ký bản án tử hình. Ngày 25 tháng 2 năm 1601, Robert Devereux đã bị xử trảm đầu ngay trước Cung điện.
1
null
Madison Nguyễn (tên tiếng Anh: Madison Pham-Nguyen; sinh năm 1975) là một chính trị gia của Hoa Kỳ từ California. Cô hiện là phó thị trưởng thành phố San Jose, California, làm việc trong Hội đồng thành phố kể từ tháng 9 năm 2005, đại diện cho khu vực 7. Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào hội đồng thành phố, cũng được coi là một trong những quan chức cấp cao nhất của người Việt Nam được bầu cử tại Hoa Kỳ. Cuộc sống thời ấu thơ. Nguyên tên Việt Nam của cô là Nguyễn-Phạm Phượng-Tú, sinh năm 1975 tại Nha Trang, Việt Nam. Cô là con thứ 5 trong gia đình có chín người con. Cha cô, Nguyễn Nho, là một ngư dân và mẹ cô tên Đặng. Cô và gia đình vượt biên khỏi Việt Nam bằng thuyền, khi đó cô mới chỉ 4 tuổi. Ban đầu gia đình cô được tái định cư ở một trại tị nạn ở Philippines cho đến khi một gia đình theo Giáo hội Luther ở Scottsdale, Arizona, tài trợ cho họ để đến Hoa Kỳ đầu những năm 1980. Cha cô làm việc gác cổng, nhận được tiền lương $10/hour để nuôi vợ và 9 người con. Cuối cùng, ông chuyển cả gia đình tới Modesto, California để tìm kiếm mức lương cao hơn từ công việc hái hoa quả trong các thung lũng Central Valley; Madison đã làm việc cùng ông trên các cánh đồng khi cha cô còn trai tráng. Nguyễn nói rằng, cô thẳng thắn hơn so với hầu hết các cô gái cùng văn hóa của mình, đồng nghiệp người Mỹ gốc Á thường nhạo báng gọi cô là "quả chuối", vàng bên ngoài nhưng trắng bên trong. Cô mang quốc tịch Hoa Kỳ vào khoảng 18 tuổi, chọn tên "Madison". Trong nhiều nguồn khác nhau, cô đã tuyên bố rằng cô chọn tên này là do cố Tổng thống James Madison hay Daryl Hannah, nhân vật trong bộ phim Splash, cô cảm thấy nó phản ánh được mong muốn của mình bằng cảm nhận sự tinh tế. Cô tiếp tục học và nhận được bằng Cử nhân nghệ thuật trong lịch sử từ Đại học California, Santa Cruz và bằng thạc sĩ Khoa học Xã hội từ Đại học Chicago. Năm 2000 cô trở về California để theo đuổi bằng tiến sĩ xã hội học tại Đại học UC Santa Cruz. Sự nghiệp chính trị. Hội đồng quản trị trường học. Vào năm 2001 Nguyễn bắt đầu trở nên tham gia nhiều hơn chính trị, trong khi làm việc như một giảng viên xã hội học tại trường Cao đẳng Cộng đồng De Anza; lấy cảm hứng chiến dịch từ MTV "Rock the Vote. Cô và một đồng nghiệp đã tổ chức một giao ước cử tri mà trong đó 5.500 gốc Việt đăng ký bỏ phiếu lần đầu tiên. Sau đó cô tranh cử vào một vị trí Ủy viên Giáo dục học khu Franklin Mckinley hội đồng giáo dục khu học chánh, hy vọng rằng vị trí bầu cử của cô sẽ giúp đỡ để giảm bớt sự nghi ngờ là người Mỹ gốc Việt, cộng đồng thường được chứng minh về khuynh hướng chính trị. Chiến thắng của cô khiến cô trở thành một trong hai quan chức đầu tiên gốc Việt hội đồng quản trị trường trong toàn bộ Hoa Kỳ, còn người kia là Lan Nguyễn của Garden Grove, một thành phố ở miền nam quận Cam, tiểu bang California. Tuy nhiên, cô đã tổ chức các cuộc biểu tình hỗ trợ Trần Thị Bích Câu, một người phụ nữ gốc Việt bị cảnh sát San Jose bắn chết, nên cô đã đứng đầu trong tâm trí của người dân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nguyễn cảm thấy vụ việc đã bị bỏ qua bởi công chúng và các phương tiện truyền thông, tổ chức một cuộc biểu tình với 250 người tham gia. Vào thời điểm đó, cô phủ nhận có bất kỳ nguyện vọng chính trị lớn hơn, và nhấn mạnh rằng mục đích của cô là trở thành một giáo sư tại một trường đại học khu vực.
1
null
Lâu đài Pembroke (tiếng Wales: Castell Penfro) là một lâu đài thời trung cổ ở Pembroke, phía Tây xứ Wales. Nằm cạnh sông Cleddau, tòa lâu đài đã trải qua các đợt phục chế quan trọng trong đầu thế kỷ 20. Lâu đài là nơi đặt trị sở ban đầu của lãnh địa bá tước của Pembroke. Năm 1093, Roger của Montgomery đã xây dựng tòa lâu đài đầu tiên tại địa điểm này khi ông củng cố doi đất trong cuộc xâm lược Norman đối với xứ Wales. Một thế kỷ sau lâu đài này đã được Richard I. Marshall trao cho William Marshal, Richard I. Marshall sau đó trở thành một trong những người có quyền lực mạnh mẽ nhất ở nước Anh thế kỷ 12, ông đã cho xây dựng lại Pembroke bằng đá và đã tạo ra hầu hết các cấu trúc còn lại ngày nay.
1
null
Nguyễn Văn Thuận (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1952, quê quán Xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam, khóa 11 thuộc đoàn tỉnh Quảng Bình, là đại biểu chuyên trách trung ương. Xuất thân. Quê quán: xã Liên Bảo, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Giáo dục. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Luật Sự nghiệp. Nghề nghiệp, chức vụ: chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Đảng ủy viên Đảng bộ Văn phòng Quốc hội, Thư ký kỳ họp Quốc hội Nơi làm việc: Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội. Đại biểu chuyên trách: Trung ương
1
null
Chồng (chữ Nôm: 伕; tiếng Anh: "Husband"), theo chữ Hán là Tướng Công (相公) hoặc Phu (夫) là một người đàn ông tham gia vào một mối quan hệ hôn nhân và cam kết trở thành một đối tác suốt đời của một người vợ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một người chồng về gia đình. Pháp luật. Thông thường, chồng được pháp luật và cộng đồng công nhận một cách chính thức thông qua hình thức hôn nhân, trong đó chồng là chú rể và vào lúc kết thúc của một đám cưới một người đàn ông được gọi là một người chồng, trong khi một người phụ nữ được gọi là một người vợ. Mặt khác, nếu hai bên nam nữ mới làm lễ đính hôn mà chưa làm lễ cưới thì trường hợp này người đàn ông được gọi là chồng chưa cưới. Ngày nay pháp luật rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam đều xác lập địa vị pháp lý bình đẳng giữa vợ và chồng. Theo đó, vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, có tư cách pháp lý như nhau trong quan hệ hôn nhân và gia đình cũng như về quyền sở hữu tài sản, pháp luật còn quy định chặt chẽ thủ tục kết hôn, ly hôn, phân chia tài sản khi ly hôn. Trong một số trường hợp, pháp luật có ưu tiên nhất định cho người phụ nữ với chính sách quyền phụ nữ, bảo vệ bà mẹ và trẻ em để tiến tới thực hiện bình đẳng giới. Văn hóa. Trong quan niệm của các nền văn hóa khác nhau thì người chồng có vai trò, vị trí khác nhau. Trong quan niệm của người Á Đông thì người chồng (phu) là trụ cột của gia đình. Một số nước vẫn còn tồn tại thói gia trưởng trong đó đề cao quá mức người chồng. Trong một số trường hợp, nếu vai trò trụ cột gia đình đổi sang cho người vợ thì khả năng gia đình đó sẽ bị sứt mẻ. Tại các nước theo Hồi giáo, người chồng có địa vị rất cao, họ có quyền có nhiều vợ, trong khi ở một số nền văn hóa theo chế độ mẫu hệ hoặc chế độ mẫu hệ còn tồn tại thì địa vị của người chồng thấp hơn nhiều. Trong Văn hóa Việt Nam có nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về vợ, chồng như:
1
null
Thảm sát cưa máy tại Texas hay là Tử thần vùng Texas (tựa tiếng Anh: The Texas Chainsaw Massacre) là một bộ phim kinh dị của Mỹ công chiếu vào năm 2003 do Marcus Nispel làm đạo diễn, bộ phim này làm lại từ một bộ phim bản gốc cùng tên năm 1974. Bộ phim này là phim thứ 5 trong loạt phim "The Texas Chainsaw Massacre". Nội dung. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1973; một nhóm bạn gồm có Erin, Kemper, Morgan, Andy và Pepper; tất cả bọn họ đang trên đường về Mỹ sau chuyến du lịch từ México. Lúc này thì họ đang đi ngang qua Hạt Travis, bang Texas, bỗng dưng họ thấy một cô gái có dáng đi mệt mỏi. Nhóm bạn tưởng rằng cô ấy cần quá giang nên mời cô ấy lên xe, nhưng xe vừa chạy thì cô gái lấy súng ra tự tử ngay trên xe. Nhóm bạn rất hốt hoảng vì vụ này, họ đành phải vào tiệm bán thịt của người đàn bà tên Luda Mae Hewitt để mượn điện thoại gọi cho cảnh sát. Khi nghe bà chủ tiệm và đứa con của bà đều nói rằng đồn cảnh sát ở ngay phía sau khu rừng vắng gần đó thì Erin và Kemper cùng nhau đi tìm cảnh sát trưởng, để 3 người kia ở lại tiệm thịt. Đi hết khu rừng nhưng họ vẫn không thấy đồn cảnh sát, chỉ thấy một căn nhà to lớn. Erin đi vào đó hỏi thăm ông chủ nhà bị tật nguyền tên Monty Hewitt về chuyện gọi điện thoại cho cảnh sát một lần nữa, nhưng khi cô đang gọi điện thì Kemper bị tên sát nhân Leatherface giết chết. Erin đi ra không thấy Kemper đâu cả, cô một mình trở lại với những người bạn mình. Cô không biết rằng trong lúc cô và Kemper vừa đi khỏi thì có ông cảnh sát trưởng đến đem xác cô gái đi, ông ấy chính là Charlie Hewitt, lão già điên rồ giả mạo cảnh sát. Erin quay về kể lại cho bạn mình nghe chuyện Kemper mất tích vừa rồi. Erin và Andy lén đi vào nhà của gia đình Hewitt để tìm xem Kemper có trong đó không, không may bị tên Leatherface cầm máy cưa truy đuổi. Vì Erin chạy rất nhanh nên đã thoát được, còn Andy bị Leatherface cưa đứt chân trái, sau đó Leatherface khiêng Andy xuống tầng hầm. Erin nhanh chân chạy về chỗ những người bạn mình, cô đòi phải đi khỏi nơi đây cho bằng được mặc cho những người bạn thắc mắc. Charlie Hewitt xuất hiện, hắn bắt Morgan về nhà. Chỉ còn lại Erin và Pepper, họ lên xe đề máy toan chạy đi thì Leatherface chạy ra giết chết Pepper. Erin bị Leatherface đuổi theo trong rừng, trớ trêu thay, cô ngất đi giữa chừng. Khi tỉnh dậy cô mới thấy mình đang nằm trong căn nhà của gia đình Hewitt, lúc này cô mới hiểu ra những người vừa qua nhóm bạn của cô gặp được đều là người trong gia đình này. Erin bị Leatherface ném xuống tầng hầm, cô thấy Morgan và dìu anh ta đi ra bằng một đường hầm bí mật. Leatherface cầm máy cưa đuổi theo rồi dùng máy cưa đâm chết Morgan. Erin lại tiếp tục bỏ chạy vào rừng, cô chạy vào một nhà máy thịt bị bỏ hoang. Cô lừa Leatherface chạy vào đó rồi cô lấy một con dao to chặt đứt cánh tay phải của hắn. Erin chạy nhanh ra khỏi nhà máy, mặc cho Leatherface chảy máu đến chết. Cô chạy về nhà của gia đình Hewitt, cướp chiếc xe cảnh sát của Charlie Hewitt rồi tông hắn đến chết, cô chạy nhanh ra khỏi bang Texas. Điều đặc biệt là Erin đã chở theo một bé trai 2 tuổi mà gia đình Hewitt cướp được từ những nạn nhân bọn chúng sát hại, cô cứu đứa bé ấy bởi vì không muốn nó trở thành đứa con sát nhân thứ hai trong gia đình Hewitt. Đột nhiên, Leatherface xuất hiện và tấn công chiếc xe. May mắn thay, Erin đã tẩu thoát thành công.
1
null
Juan Hipólito del Sagrado Corazón de Jesús Irigoyen Alem (; 12 tháng 7 năm 1852 – 3 tháng 7 năm 1933) từng hai lần giữ chức Tổng thống Argentina (1916-1922, và 1928-1930). Hoạt động của ông trở thành động lực chính đằng sau ban hành phổ thông đầu phiếu (nam giới) tại Argentina vào năm 1912. Ông được gọi là "cha của người nghèo," chủ trì nâng cao chất lượng sinh hoạt của giai cấp công nhân Argentina cùng với thông qua một số cải cách xã hội tiến bộ, trong đó có cải thiện điều kiện nhà máy, quy định về giờ làm việc, lương hưu bắt buộc, và thi hành một hệ thống giáo dục công phổ thông có thể tiếp cận. Nhà hoạt động tự do. Ông sinh tại Buenos Aires, và là một giáo viên phổ thông trước khi tham gia chính trị. Năm 1882, ông trở thành một hội viên Tam Điểm. Năm 1891, ông đồng sáng lập Liên minh Công dân Cấp tiến ("Unión Cívica Radical") cùng với chú là Leandro Alem. Yrigoyen (ông viết như vậy để phân biệt bản thân với tư tưởng chính trị của Bernardo de Irigoyen) được biết đến phổ biến với tên ""el peludo" (tatu có tóc) do cá tính hướng nội và không muốn bị trông thấy tại nơi công cộng. Sau khi Leandro Alem tự sát vào năm 1896, Hipólito Yrigoyen đảm nhận người thủ lĩnh duy nhất của Liên minh Công dân Cấp tiến. Phái này thông qua một chính sách không khoan nhượng, có quan điểm phản đối hoàn toàn chế độ. Chế độ đương thời được thiết lập nhờ gian lận bầu cử, điều này là một cách thức được thỏa thuận giữa các chính đảng đương thời nhằm luân phiên nắm quyền lực. Liên minh Công dân Cấp tiến tiến hành chiến đấu vào năm 1893 và tiếp tục vào năm 1905. Tuy nhiên, sau đó Yrigoyen theo một chính sách bất bạo động, theo đuổi chiến lược tẩy chay bầu cử, tổng tẩy chay kéo dài cho đến năm 1912, khi Tổng thống Roque Sáenz Peña buộc phải chấp thuận thông qua luật Sáenz Peña, theo đó cấp quyền bỏ phiếu cho nam giới một cách riêng tư, phổ thông, và cưỡng bách. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (1916–1922). Yrigoyen được bầu làm tổng thống của Argentina vào năm 1916. Tuy nhiên, ông luôn thấy bản thân bị bó buộc khi Thượng nghị sĩ do cơ quan lập pháp của các tỉnh chỉ định, hầu hết trong số đó là người của phái đối lập. Một vài lần, Yrigoyen dùng đến can thiệp liên bang vào một số tỉnh bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp, loại bỏ các thống đốc ngoan cố, và làm sâu sắc thêm sự đối đầu với địa chủ. Những ủng hộ viên chính trị thân Yrigoyen được gọi là "personalistas", một cách nói thẳng rằng họ là người bợ đỡ Yrigoyen, các thành phần chống Yrigoyen được gọi là "anti-personalistas"". Tuy nhiên, Yrigoyen được ủng hộ trong các cử tri trung lưu và công nhân, họ lần đầu cảm thấy được tích hợp trong quá trình chính trị, và kinh tế Argentina thịnh vượng trong thời gian ông lãnh đạo. Yrigoyen duy trì Argentina tại vị thế trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đại chiến lại đem đến một lợi ích cho quốc gia do giá thịt bò cao hơn và mở cửa nhiều thị trường mới đối với hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Argentina (thịt và ngũ cốc). Yrigoyen cũng xúc tiến độc lập năng lượng cho một quốc gia đang tăng trưởng nhanh chóng, giành được ủng hộ của Quốc hội cho việc thành lập hãng dầu quốc doanh YPF, và bổ nhiệm Tướng quân Enrique Mosconi làm giám đốc đầu tiên, nhân vật nổi bật nhất tán thành công nghiệp hóa trong quân đội Argentina vào đương thời. Tín dụng và trợ cấp hào phóng cũng được mở rộng đến các nông dân nhỏ, trong khi Yrigoyen giải quyết các tranh chấp tiền lương theo hướng ủng hộ các công đoàn. Sau bốn năm suy thoái do thiếu hụt tín dụng và nguồn cung do chiến tranh, kinh tế Argentina trải qua tăng trưởng đáng kể, phát triển trên 40% từ năm 1917 đến 1922. Argentina được gọi là "kho thóc của thế giới", GDP đầu người của quốc gia nằm trong hàng thịnh vượng nhất trên Trái đất. Yrigoyen cũng mở rộng bộ máy công chức và tăng chi tiêu công để hỗ trợ các cử tri thành thị của mình sau một cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1919, song nâng cao về chất lượng sinh hoạt thành thị phải trả với giá là lạm phát cao hơn, điều này tác động bất lợi đến kinh tế xuất khẩu. Yrigoyen bị ngăn tái cử theo hiến pháp, Marcelo Torcuato de Alvear là người kế nhiệm. Nhiệm kỳ tổng thống thứ nhì (1928–1930). Khi Alvear mãn hạn nhiệm kỳ vào năm 1928, Yrigoyen lại được bầu làm tổng thống với chiến thắng áp đảo. Tháng 12 năm đó, người mới đắc cử tổng thống của Hoa Kỳ là Herbert Hoover đến Argentina trong một hành trình thiện chí, họp với Tổng thống Yrigoyen về các chính sách liên quan đến mậu dịch và thuế quan. Các thành phần vô chính phủ cấp tiến nỗ lực ám sát Hoover bằng cách đặt bom, song những người đặt bom bị bắt giữ trước khi hoàn thành. Tổng thống Yrigoyen tháp tùng Hoover sau đó như một sự đảm bảo cá nhân về an toàn cho đến khi tổng thống sắp nhậm chức của Hoa Kỳ rời khỏi Argentina. Trong những năm gần 80 tuổi, ông phát hiện thấy bao quanh mình là các phụ tá kiểm duyệt tiếp cận tin tức của ông, giấu ông về tác động thực tế của Đại khủng hoảng bắt đầu vào cuối năm 1929. Ngày 24 tháng 12, ông sống sót sau một nỗ lực ám sát. Các phái phát xít và bảo thủ trong quân đội mưu tính công khai về một sự thay đổi chế độ, cùng chí hướng với họ là hãng Standard Oil of New Jersey do phản đối các nỗ lực của tổng thống nhằm kiềm chế buôn lậu dầu từ tỉnh Salta sang Bolivia, cũng như sự hiện diện của bản thân YPF. Ngày 6 tháng 9 năm 1930, Yrigoyen bị phế truất trong một cuộc đảo chính quân sự do Tướng quân José Félix Uriburu lãnh đạo. Đây là cuộc đảo chính quân sự đầu tiên kể từ khi thông qua Hiến pháp Argentina. Cuộc sống cuối đời. Sau khi bị phế truất, Yrigoyen bị quản thúc tại gia và bị giam giữ vài lần tại đảo Martín García. Ông mất tại Buenos Aires vào năm 1933. Hipólito Yrigoyen được tan táng tại Nghĩa trang La Recoleta tại Buenos Aires.
1
null
Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu ) là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, tọa lạc tại 156 đường Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc. Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng cách Hà Nội 764 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 958 km. Nhà thờ này được khởi công từ tháng 2 năm 1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và chủ công xây dựng. Nhà thờ chính tòa Đà Nẵng cũng là một trong những công trình được xây dựng trong thời gian rất ngắn, đến ngày 10 tháng 3 năm 1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành. Nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với những đường nét cao vút, những vòm cửa quả trám. Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và thánh tượng minh họa theo sự kiện trong Kinh Thánh theo mô-típ các nhà thờ phương Tây. Trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này còn có tên là "Nhà thờ Con Gà".
1
null
Viên Sùng Tổ (; 440 – 483), tên tự là Kính Viễn, sinh quán Hạ Bi , nguyên quán Hoàn Đạo, Lược Dương, là tướng lĩnh nhà Lưu Tống, nhà Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Thời Thạch Hổ, họ Viên dời nhà đến Nghiệp. Ông cụ Viên Sùng Tổ là Viên Sưởng làm Trường Nhạc quốc Lang trung lệnh nhà Tiền Tần. Vua Nam Yên là Mộ Dung Đức chiếm Thanh Châu, lấy Sưởng làm Xa kỵ trưởng sử. Cháu Đức là Siêu nối ngôi, ông bác của Sùng Tổ là Tuân và ông nội là Miêu lại được nhà Nam Yên ủy nhiệm. Tuân làm Thượng thư, Miêu làm Kinh Triệu thái thú. Lưu Dụ vây Quảng Cố, Tuân, Miêu trèo thành ra hàng, được làm Thái úy hành tham quân. Trong những năm Nguyên Gia thời Lưu Tống Văn Đế (424 – 453), Tuân làm Viên ngoại tán kỵ thường thị, Miêu làm Đồn kỵ hiệu úy. Bác ông là Viên Hộ Chi, cha ông là Viên Tuân Chi. Làm tướng nhà Lưu Tống. Hưởng ứng Tiết An Đô. Năm Sùng Tổ lên 14 tuổi, tỏ ra rất có tài năng, Viên Hộ Chi nói với người trong họ rằng: "Đứa trẻ này ắt mở mang cửa ngõ nhà ta, các người không theo kịp đâu!" Thứ sử Lưu Đạo Long gọi làm Chủ bộ, đãi ngộ rất hậu. Năm Cảnh Hòa (465) thời Lưu Tống Tiền Phế đế, Đạo Long xin ra nắm Lương Châu, tâu chuyển Sùng Tổ làm Nghĩa Dương vương Chinh bắc hành tham quân, cùng đi với Đạo Long. Ông được phái về Hạ Bi mộ thêm người. Lưu Tống Minh đế lên ngôi, Đạo Long bị giết. Tiết An Đô phản, Minh Đế sai Trương Vĩnh, Thẩm Du Chi đánh dẹp, An Đô sai tướng Bùi Tổ Long, Lý Thế Hùng chiếm cứ Hạ Bi. Tổ Long đưa Sùng Tổ đi chiến đấu với đài quân, gặp phải Quân chủ Lưu Di Chi của viện quân Thanh Châu phản bội đầu hàng, quân đội của Tổ Long tự thua, Sùng Tổ và vài mươi người thân cận trong đêm cứu Tổ Long, cùng chạy về Bành Thành. Không theo Bắc Ngụy. Tiết An Đô đầu hàng Bắc Ngụy, Sùng Tổ trên danh nghĩa là tướng Ngụy, nhưng vẫn cầm quân quanh quẩn trong vùng Lang Tà, người Ngụy không thể khống chế. Ông bí mật sai người đến Bành Thành đón mẹ, muốn chạy về miền nam. Việc bị tiết lộ, quân Ngụy bắt mẹ của ông làn con tin. Em rể của Sùng Tổ là Hoàng Phủ Túc có anh trai là con rể của Tiết An Đô, nên Túc được người Ngụy tin tưởng. Túc đem gia thuộc cùng mẹ của Sùng Tổ chạy đến Cù Sơn, ông nhân đó đưa bộ khúc chiếm cứ nơi ấy, sai sứ xin quy hàng nhà Lưu Tống. Tiêu Đạo Thành đang ở tại Hoài Âm, đồn thú Cù Sơn nằm dưới quyền của ông ta, nên Đạo Thành đưa mẹ của Sùng Tổ về kinh sư, được Minh đế tiếp nhận. Trấn thủ Cù Sơn. Cù Sơn giáp biển, trơ trọi và hiểm trở, lòng người chưa yên, Sùng Tổ thường thả thuyền bên mép nước, có việc nguy cấp thì chạy ra biển. Hoạn Thành đô tướng, Đông Từ Châu thứ sử Thành Cố nhà Bắc Ngụy sai 2 vạn bộ kị đến tập kích Sùng Tổ, đóng quân ở Lạc Yếu, cách thành Cù Sơn 20 dặm. Sùng Tổ ra ngoài tiễn khách chưa về, trong thành sợ hãi, đều xuống thuyền muốn bỏ đi. Ông trở về, nhận xét đây chỉ là một toán quân nhỏ, không cần phải cuống lên; bèn sai bọn tâm phúc kêu to lên rằng viện quân sắp đến, người trong thuyền vui mừng, tranh nhay lên bờ. Sùng Tổ đưa họ vào thành, sai những người gầy yếu ra đảo, lệnh cho họ đốt 2 đống lửa lớn rồi lên núi đánh trống reo hò. Kỵ binh do thám của Ngụy cho rằng đối phương rất mạnh, bèn lui đi. Sùng Tổ tâu lên Minh đế, mượn cớ chính danh mà xin quan chức, được làm Phụ quốc tướng quân, Bắc Lang Tà, Lan Lăng 2 quận thái thú. Tư Mã Tòng Chi mưu khởi binh, ông đánh dẹp rồi bắt chém đi. Dứt lo Hoài Nam. Bấy giờ người Ngụy đánh tiếng muốn xâm phạm Hoài Nam, Minh Đế đem việc ấy hỏi Sùng Tổ. Ông tâu rằng: " Nên lấy khinh binh thâm nhập, xuất kì bất ý, tiến có thể lập công lao phi thường, lui có thể dứt được nỗi lo dòm ngó của kẻ địch." Đế đồng ý. Sùng Tổ đem mấy trăm người vào sâu 700 dặm biên giới Bắc Ngụy, chiếm cứ Nam Thành, củng cố Mông Sơn, chấn động quận huyện. Đại quân Bắc Ngụy đến đánh, mẹ của bộ tướng Lương Trạm của ông bị bắt làm con tin, lòng quân rối bời, đều muốn lui chạy. Sùng Tổ cổ vũ tướng sĩ, ra sức đánh bại truy binh. Nhờ công khó nhọc, được phong Hạ Bi huyện tử. Lập thú Long Tự. Năm Thái Dự đầu tiên (472), Sùng Tổ coi việc Từ Châu, dời đến đồn thú Long Tự, phía nam Cù Sơn. Ông tâu xin ngăn sông rót nước xuống đồng bằng để ngăn trở kỵ binh Bắc Ngụy. Đế hỏi Lưu Hoài Trân, ông ta nói có thể làm được. Sùng Tổ soái quân đi lấp sông, chưa xong, mấy vạn kỵ binh Ngụy đến. Ông cưỡi ngựa cầm sóc xông pha mà vẫn không địch nổi, bèn đắp thành mà giữ. Trời mưa hơn 10 ngày, quân Ngụy rút lui, Long Tự cũng không làm xong. Sùng Tổ nhận chức Hu Dị, Bình Dương, Đông Hải 3 quận thái thú, tướng quân như cũ. Chuyển làm Thiệu Lăng vương Nam trung lang tư mã, rồi lại làm Đông Hải thái thú. Tâm phúc Tiêu Đạo Thành. Khi xưa Sùng Tổ gặp Tiêu Đạo Thành ở Hoài Âm, Đạo Thành thấy ông vũ dũng, đãi ngộ rất tốt. Sùng Tổ cảm kích, trở thành tâm phúc của Đạo Thành. Cuối những năm Nguyên Huy (473 - 477), Đạo Thành lệnh Sùng Tổ đem người nhà gởi cho Hoàng Phủ Túc, đưa mấy trăm người vào biên giới Ngụy, nghe ngóng tình hình. Vào lúc phế Thương Ngô vương, Đạo Thành triệu Sùng Tổ lĩnh bộ khúc về đô, nhận chức Du kích tướng quân. Dẹp xong Thẩm Du Chi, Đạo Thành lấy Sùng Tổ làm Trì tiết, Đốc Duyện, Thanh, Ký 3 châu chư quân sự, rồi dời làm Quan quân tướng quân, Duyện Châu thứ sử. Làm tướng nhà Nam Tề. Mượn nước làm thành. Tiêu Đạo Thành lên ngôi, là Nam Tề Cao đế. Bắc Ngụy giúp Lưu Sưởng vây Từ Châu, Cao đế khích lệ Sùng Tổ, sai ông đi trấn thủ Thọ Xuân, nhận chức Sứ trì tiết, Giám Dự, Ti 2 châu chư quân sự, Dự Châu thứ sử, tướng quân như cũ. Được phong Vọng Thái huyện hầu, thực ấp 700 hộ. Năm Kiến Nguyên thứ 2 (480), Bắc Ngụy sai Lương vương Thác Bạt Úc Đậu Quyến cùng Lưu Sưởng đưa 20 vạn kỵ bộ vào cướp Thọ Xuân. Sùng Tổ triệu văn vũ bàn bạc: "Giặc đông ta ít, phải dùng kỳ mưu mà chế ngự. Bây giờ (ta) muốn đắp (thêm 1 lớp) thành ngoài để đợi địch, mà thành (ngoài sẵn có) quá rộng, không dùng nước không xong, nay (ta) muốn xây đập ngăn sông Phì, tức là mượn nước giữ hiểm 3 mặt, ý các ngươi thế nào?" có người nói năm xưa quân đội của Nam Bình vương Lưu Thước nhà Lưu Tống mạnh mẽ, gặp phải đại quân của Bắc Ngụy Thái Vũ đế, vẫn phải bỏ thành ngoài vào thành trong mà cố thủ, cho rằng tình hình hiện tại còn bất lợi hơn gấp chục lần, có dùng thêm 1 lớp thành ngoài cũng chẳng ích gì! Cần phải lui vào thành trong mà cố thủ. Ông nói: "Anh biết một mà không biết hai. Nếu bỏ thành ngoài, giặc ắt chiếm lấy, ngoài dựng lầu cao, trong đắp lũy dài, không gặp trở ngại gì, trong ngoài có địch, (tức là) ngồi một chỗ đợi người ta đến bắt. Giữ thành (ngoài) xây đập, là kế sách mà ta đã quyết, không ai ngăn được!" rồi ở tây bắc thành làm con đập ngăn sông Phì, phía bắc đập dựng 1 tòa thành nhỏ, chung quanh có hào sâu, sai mấy ngàn người đến giữ. Sùng Tổ suy đoán lương thực của quân Ngụy thiếu thốn, ắt ra sức đánh gấp tòa thành nhỏ, mưu đồ phá đập. Họ thấy hào hẹp thành nhỏ, cho rằng đánh là phá được ngay. Quả nhiên quân Ngụy đến đánh thành, chia làm 2 lộ đông – tây. Đạo phía tây tập kích phía nam đập, đạo phía đông đánh thành. Ông đội mũ sa trắng, đứng trên thành chỉ huy tướng sĩ. Đến trưa, Sùng Tổ sai Trưởng sử Phong Duyên Bá khơi đập, thế nước càng lúc càng lớn, quân Ngụy chết đuối đến mấy ngàn người, buộc phải rút lui. Ông nhờ công được tiến hiệu làm Đô đốc, Bình tây tướng quân, tăng phong 1500 hộ. Sùng Tổ nghe biết nghi lễ của Trần Hiển Đạt, Lý An Dân đều được tăng cấp, bèn tâu xin mấy bộ nhạc Cổ xuy, Hoành xuy. Cao đế ban cho 1 bộ Cổ xuy. Giữ đồn Hạ Thái. Sùng Tổ lo người Ngụy lại cướp Hoài Bắc, tâu xin dời về đồn thú Hạ Thái ở Hoài Đông. Mùa đông năm ấy, quân Ngụy nói phao lên muốn san bằng Cố Thành của họ để dời vị trí đồn thú vào sâu hơn trong nội địa. Có người ngờ quân Ngụy đang lập đồn thú ở Cố Thành, ông cho rằng Cố Thành ở quá gần Hạ Thái, đây là người Ngụy muốn đánh Hạ Thái. Quả nhiên quân Ngụy đến đánh, Sùng Tổ tự soái quân vượt sông Hoài, đại phá địch, đuổi theo mấy chục dặm, giết được hàng ngàn người. Cao đế có sắc cho ông tổ chức doanh điền, không được tiếp tục gây hấn. Vua ngờ tôi chết. Nam Tề Vũ đế Tiêu Trách nối ngôi, triệu Sùng Tổ về làm Tán kỵ thường thị, Tả vệ tướng quân. Ít lâu có chiếu giữ bổn nhiệm, gia hiệu An tây. Rồi dời làm Ngũ binh thượng thư, lĩnh Kiêu kị tướng quân. Khi xưa Vũ đế còn là Thái tử, Sùng Tổ được đối đãi rất hậu, nhưng lại tỏ ra lạnh nhạt, khiến cho Vũ đế ngậm hờn. Cao đế vừa băng, Vũ đế nghi ngờ, lập tức lệnh cho ông chuyển về triều. Ngày 9 tháng 4 năm Vĩnh Minh đầu tiên (483), ông cùng Tuân Bá Ngọc bị ban chết. Con là Huệ Long bị đày đến Phiên Ngu, chết ở đấy. Nam Tề thư đánh giá việc Vũ đế giết những công thần của Cao Đế là Viên Sùng Tổ và Trương Kính Nhi là "cẩu phanh cung tàng" (chó bị mổ, cung bị xếp xó). Dật sự: Không thẹn Hàn, Bạch. Khi xưa Sùng Tổ ở Hoài Âm gặp Tiêu Đạo Thành, tự sánh mình với Hàn Tín, Bạch Khởi. Sau chiến thắng Thọ Xuân, Cao đế nói với triều thần rằng: "Sùng Tổ nói vì ta chống giặc, quả như lời ông ta. Ông ta luôn tự nhận là Hàn, Bạch, nay thật là được như vậy!"
1
null
Các đảo thuộc Quần đảo St.Kilda là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu nằm ở vùng đảo xa xôi nhất thuộc quần đảo Anh. Nó nằm cách Bắc Uist, quần đảo Outer Hebrides khoảng 64 km (40 dặm) về phía tây-tây bắc, bao gồm các đảo phía tây của quần đảo Outer Hebrides, Scotland Đảo Hirta là hòn đảo lớn nhất với những vách đá cao nhất tại Vương quốc Anh, cùng ba hòn đảo khác là Dun, Soay và Boreray từng là nơi chăn thả gia súc và săn bắn chim biển. Về mặt hành chính, các hòn đảo là một phần của chính quyền địa phương Comhairle nan Eilean Siar. Nguồn gốc của cái tên đến nay có rất nhiều phỏng đoán khác nhau. Những di sản trên đảo bao gồm rất nhiều tính năng kiến trúc độc đáo có từ thời tiền sử, mặc dù những ghi chép sớm nhất trên đảo có từ Trung cổ muộn. Kinh tế của người dân trên đảo chủ yếu là các sản phẩm từ các loài chim trên đảo, nông nghiệp và nuôi cừu đã có truyền thống từ rất lâu (2000 năm). Các bằng chứng khảo cổ tại ngôi làng Bay và làng Gleann Mor (thuộc đảo Hirta) là bằng chứng về thời đại đồ đồng và những chuyến ghé thăm của người Viking trên đảo. Những ngôi nhà, tường được xây bằng đá cleits, trong điều kiện khắc nghiệt trên đảo. Ngoài ra là dấu tích về nhà thờ tồn tại trên đảo từ thế kỷ 19. Nhưng những ảnh hưởng bên ngoài, tôn giáo, bệnh đậu mùa đã khiến người dân sơ tán vào năm 1930. St Kilda có thể đã có người cư trú trong ít nhất là hai thiên niên kỷ, dân số có thể không bao giờ vượt quá 180 người (và chắc chắn không quá 100 người sau năm 1851). Toàn bộ dân số còn lại đã được sơ tán khỏi đảo Hirta (hòn đảo duy nhất có người ở) vào năm 1930. Hiện nay, người dân thường xuyên tại đây chỉ là những nhân viên quân sự. Một loạt các công nhân bảo tồn, tình nguyện viên và các nhà khoa học dành nhiều thời gian ở đó trong những tháng mùa hè Đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương, Hải âu Fulmar phương Bắc và Ó biển phương Bắc. Ở đây, trên các vách đá có số lượng chim sinh sống rất lớn trong khi khu vực là tương đối nhỏ, kết hợp với môi trường biển tạo ra sự đa dạng sinh học đáng kể. Ngoài ra, tại đây còn có hai phân loài đặc hữu là Hồng tước ("troglodytes troglodytes hirtensis") và chuột đồng St Kilda ("Apodemus sylvaticus hirtensis"). Cùng với đó, hai loài cừu trên đảo Soay và Boreray đã tồn tại từ thời kỳ đồ đá mới và đồ sắt. St.Kilda có vẻ đẹp tự nhiên, nó hỗ trợ môi trường sống cho các loài chim cư trú, kết hợp với cảnh quan ngoạn mục của núi tạo ra sự đa dạng sinh học. St.Kilda là minh chứng về truyền thống tự cung tự cấp trong điều kiện khắc nghiệt và biệt lập trên đảo. Vì vậy, cảnh quan văn hóa St.Kilda được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1986. Đọc thêm. Fiction
1
null
Diablo II là một trò chơi điện tử nhập vai hành động hack and slash được Blizzard North phát triển và được Blizzard Entertainment phát hành vào năm 2000 cho Microsoft Windows, Mac OS cổ điển và Mac OS X. Trò chơi có chủ đề kinh dị và tưởng tượng đen tối. được David Brevik và Erich Schaefer thiết kế, người cùng với Max Schaefer đóng vai trò dẫn đầu dự án trong trò chơi. Các nhà sản xuất là Matthew Householder và Bill Roper. Dựa trên sự thành công của trò chơi trước đó Diablo (1996), Diablo II là một trong những game nổi tiếng nhất năm 2000. Các yếu tố chính góp phần vào sự thành công của Diablo II bao gồm việc tiếp tục các chủ đề tưởng tượng phổ biến từ trò chơi trước đó và truy cập vào dịch vụ chơi trực tuyến miễn phí của Battle.net của Blizzard. Một bản mở rộng cho Diablo II, , được phát hành vào năm 2001. Phần tiếp theo, Diablo III, được công bố vào năm 2008 và được phát hành vào ngày 15 tháng 5 năm 2012.
1
null
Súng phóc là một loại (súng) đồ chơi của trẻ em gồm nòng súng là một đoạn ống thường làm bằng lóng tre hình trụ rỗng và một chiếc/cây que/đũa gỗ/tre dùng để thụt đạn hoạt động giống piston ống tiêm. Tên gọi. Súng phóc còn có tên gọi khác như súng phốc, súng đốp súng bốp, súng thụt, súng tanh tách, ống thụt, ống phóc, ống thục, ống tooc, ống hóp, ống phắp, ống bụp hay ống cò ke. Cấu tạo. Cấu tạo súng gồm nòng súng và que thụt đạn. Nòng súng hay thân ống là 1 đoạn ống bằng lóng tre hoặc hóp hoặc mò o/lồ ô với chiều dài từ 25 cm trở lên, đường kính rỗng từ 0.5 đến 1 cm, độ dày nên từ 1 cm trở lên để đảm bảo độ bền không bị nứt, tét ống khi thụt đạn. Ngoài ra còn có thể làm từ vỏ bút bi, sau này còn được làm bằng hợp kim bán trên các website thương mại điện tử bán hàng online. Que thụt được làm bằng gỗ/tre trụ tròn được vót từ thân tre, gỗ hoặc mò o có dạng giống chiếc đũa, được gọi là "chìa" hay "chòng". Thường thì chìa sẽ dài hơn thân ống ~5–10 cm, khoảng dôi ra này sẽ được gắn chặt vào 1 ống tre khác để làm cán cho dễ cầm, phần còn lại của chìa sẽ ngắn hơn chiều dài của thân ống từ 0.5-1 cm. Đường kính của chìa sao cho có thể đưa ra đưa vào ống tre một cách dễ dàng nhưng không quá bé vì sẽ dễ gãy. Độ dài chìa khi nhét vào thân súng thì phải ngắn hơn thân súng chừng 1-1.5 cm. Đạn được làm từ quả/trái cây nhỏ cứng như bời lời nhớt, cò ke, cơm nguội (sếu/cơm nguội Trung Quốc), xoan, đay tròn, quả rau ngót hoặc quả còn non như quả bưởi nhỏ mới nhú khỏi hoa, quả dâu da hoặc giấy nhúng nước xé nhỏ vo viên để khô. Cách chơi. Ống thụt được chơi với giấy ngâm nước cho mềm vo viên, hoặc các loại trái tùy theo địa phương như trái cò ke, trái bồ đề (trái cò ke có dạng hình tròn đường kính ~0.3–1 cm, trái bồ đề lớn hơn nhưng mềm hơn), quả đay, quả xoan,v.v. Người chơi nhét "đạn" đầu tiên vào ống thụt và dùng chìa đẩy (thụt) về phía bên kia của ống. Do chiều dài của chìa ngắn hơn ống thụt 0.5 đến 1 cm nên trái đạn không đẩy lọt ra khỏi ống thụt mà vẫn được giữ lại ở phía đầu ống. Người chơi tiếp tục nhét trái thứ 2 vào ống, và dùng chìa đẩy thật mạnh trái thứ 2 về phía trái cò ke đầu tiên. Khi đó, 1 tiếng nổ "bộp" khá lớn vang lên và trái đạn đầu tiên bị bắn bay ra ngoài. Cứ như thế, người chơi tiếp tục nhét trái thứ 3 và thụt mạnh, trái thứ 2 sẽ phóng ra. Nguy hiểm. Trẻ con thường được người lớn cảnh báo là trái cò ke có thể phóng vào mắt, gây tổn thương mắt và thậm chí là mù lòa. Theo kinh nghiệm của dân gian thì trái bồ đề gây nguy hiểm cho mắt nhiều hơn trái có ke do trong trái bồ đề có chứa mủ của nó.
1
null
Davis Cleveland (sinh ngày 5/2/ 2002) là một diễn viên, người mẫu, rapper, ca sĩ người Mỹ,được biết đến nhiều nhất với vai Flynn Jones trong loạt phim truyền hình "Shake It Up" của Disney Channel. Đời tư. Davis Cleveland sinh ngày 5/2/ 2002 tại Houston, Texas. Cleveland hiện sống ở Los Angeles. Davis có sở thích học võ, guitar cũng như trượt ván và chơi game Tháng 3/ 2011, Cleveland nói với Tanya Rivero trong chương trình "Good Morning America" về trải nghiệm trong lúc đóng phim "Shake It Up" - "It's the best experience ever. It's like Disney World every morning.". Ngoài ra Davis cũng tham gia các hoạt động từ thiện.
1
null
Vương Thế Sung (? - 621), tên tự Hành Mãn (行滿), là một tướng lĩnh của triều Tùy. Ông là một trong số ít các tướng Tùy đã đánh bại được các đội quân khởi nghĩa, trong đó có Lý Mật. Tuy nhiên, sau đó ông đã phế truất hoàng đế Dương Đồng của triều Tùy và trở thành hoàng đế của nước Trịnh. Trước áp lực từ quân Đường, ông đã buộc phải cầu viện Hạ vương Đậu Kiến Đức. Sau khi Đậu Kiến Đức bị quân Đường bắt, ông đầu hàng. Mặc dù được Đường Cao Tổ tha tội, song ông đã bị Độc Cô Tu Đức ám sát để trả thù giết cha. Sự nghiệp ban đầu. Tổ tiên của Vương Thế Sung vốn mang họ Chi (支), có nguồn gốc từ Tây Vực và không phải là người Hán. Sau khi tổ phụ Chi Đồi Nậu (支頹耨) mất sớm, tổ mẫu của ông tái giá với một người họ Vương. Cha của Vương Thế Sung là Chi Thu (支收), Chi Thu do được kế phụ nuôi dưỡng nên đã cải sang họ Vương. Vương Thu sau đó trở thành một trưởng sử cho thứ sử Biện châu (汴州, nay gần tương ứng với Khai Phong, Hà Nam). Vương Thế Sung được đánh giá là một người hiếu học vào thời niên thiếu, đặc biệt tập trung vào binh pháp, cũng như pháp luật và kinh sử. Những năm Khai Hoàng triều Tùy, Vương Thế Sung là một tả dực vệ, do có quân công nên được phong chức 'nghi đồng', binh bộ 'viên ngoại lang'. Ông khéo léo trong việc áp dụng luật pháp và ăn nói, ngay cả khi ông nói ra những điều không hợp lý, người ta cũng không thể bác lại lý lẽ của ông. Năm 610, sau khi Giang Đô cung giám Trương Hành (張衡) không còn nhận được sự tín nhiệm của Tùy Dạng Đế, Vương Thế Sung trở thành người thay thế. Do Dạng Đế thường xuyên đến Giang Đô (江都, nay thuộc Dương Châu, Giang Tô), Vương Thế Sung được cho là đã khéo xu nịnh hoàng đế và trang hoàng cung điện cực kỳ phung phí, khiến hoàng đế tín nhiệm. Thậm chí, người ta còn nói rằng Vương Thế Sung đã biết trước Tùy sớm muộn sẽ lâm vào nhiễu loạn, vì thế ông đã vun đắp quan hệ với các dũng sĩ. Bất cứ khi nào có người trong số đó bị bắt giam, ông cũng đều thường tìm cách để họ được phóng thích, mục đích là để khiến họ biết ơn. Năm 613, khi tướng Dương Huyền Cảm nổi dậy gần đông đô Lạc Dương, các đội quân khởi nghĩa nông dân ở bờ nam Trường Giang cũng vùng dậy, thủ lĩnh của họ là Lưu Nguyên Tiến (劉元進). Ban đầu, Tùy Dạng Đế phái các tướng Thổ Vạn Tự (吐萬緒) và Ngư Câu La (魚俱羅) dẫn quân đi đánh Lưu Nguyên Tiến, song hai tướng này đã không thể giành được thắng lợi. Tùy Dạng Đế vì thế đã cho xử tử Ngư Câu La, còn Thổ Vạn Tự thì sợ hãi mà chết. Sau đó, Vương Thế Sung được Tùy Dạng Đế cho thống soái tướng sĩ đi đánh Lưu Nguyên Tiến, kết quả đã đánh bại và giết chết được Lưu. Ban đầu, Vương Thế Sung hứa sẽ không sát hại các binh sĩ của Lưu Nguyên Tiến nếu họ chịu đầu hàng, song đến khi họ đầu hàng, ông lại cho giết hết họ. Tuy nhiên, Tùy Dạng Đế cho rằng Vương Thế Sung là một tướng tài nên qua việc này thì càng tín nhiệm hơn. Năm 614, một thủ lĩnh khởi nghĩa là Mạnh Nhượng (孟讓) đã tiến về phía nam từ quê hương Tề quận (nay gần tương ứng với Tế Nam, Sơn Đông), đến Hu Dị (盱眙, nay thuộc Hoài An, Giang Tô). Vương Thế Sung đã dẫn quân đi đánh Mạnh Nhượng và cho xây năm lũy để cản bước tiến của Mạnh, trong khi giả vờ là một đội quân yếu kém. Mạnh Nhượng cho rằng Vương Thế Sung là một kẻ bất tài nên đã cho trải quân tấn công Vương Thế Sung và cướp bóc khu vực. Vương Thế Sung thừa cơ đã phản công, quân của Mạnh Nhượng bị đánh bại và bản thân vị thủ lĩnh này phải chạy trốn. Năm 615, trong lúc Tùy Dạng Đế đang ở tại Nhạn Môn (雁門, nay thuộc Hãn Châu, Sơn Tây), Thủy Tất khả hãn A Sử Na Đốt Cát Thế của Đột Quyết đã tiến hành tập kích và bao vây Nhạn Môn. Vương Thế Sung đã đem quân từ Giang Dô tiến đến Nhạn Môn cần vương bất chấp khoảng cách xa xôi, và trong hành trình, ông thường xuyên khóc lóc và tâm trạng rối bời, lo sợ cho sự an nguy của hoàng đế. Sau khi Nhạn Môn được giải vây, Tùy Dạng Đế được nghe kể về điều này nên càng tin tưởng vào lòng trung thành của Vương Thế Sung. Năm 616, Vương Thế Sung trở thành Giang Đô thông thủ. Sau khi tướng Dương Nghĩa Thần đánh bại và giết chết thủ lĩnh khởi nghĩa Cách Thiên (格遷) ở Hà Bắc, Vương Thế Sung đã đánh tan dư bộ của Cách Thiên, cũng như quân của thủ lĩnh Lô Minh Nguyệt (盧明月) ở Nam Dương. Tùy Dạng Đế cảm kích trước các chiến thắng của Vương Thế Sung, và đã đích thân thưởng rượu cho Vương. Giao chiến với Lý Mật. Vào mùa thu năm 617, Lạc Dương bị Ngụy công Lý Mật uy hiếp, Ngõa Cương quân của Lý Mật đã chiếm được các kho lương lớn gần Lạc Dương và khiến cho quân Tùy lưu thủ trong thành bị đói. Tùy Dạng Đế lúc đó đang ở Giang Đô và đã phái Vương Thế Sung cùng các tướng Vương Long (王隆), Vi Tễ (韋霽), và Vương Biện (王辯), đem quân từ những nơi khác nhau trong nước đến cứu viện Lạc Dương. Họ nằm dưới quyền thống soái của Tiết Thế Hùng (薛世雄)- người cũng được lệnh đem quân từ Trác quận (涿郡, nay gần tương ứng với Bắc Kinh) đến Lạc Dương. Tuy nhiên, Tiết Thế Hùng đã bị Đậu Kiến Đức ngăn chặn và đánh bại, buộc phải triệt thoái về Trác quận và qua đời tại đó, khiến các tướng khác không có một chỉ huy chính. Khi Vương Thế Sung, Vương Biện và Vi Tễ đến Lạc Dương, họ lâm vào thế bế tắc với quân Lý Mật tại Lạc Hà, Tùy Dạng Đế đã trao quyền thống soái quân Tùy cho Vương Thế Sung. Vài tháng sau đó, Vương Thế Sung giao chiến với Lý Mật, mỗi bên đều giành được một số chiến thắng song tình thế vẫn chưa ngã ngũ, song quân của Vương Thế Sung thua là chính. Trong khi đó, Vương Thế Sung hy vọng Lý Mật và bộ tướng Trạch Nhượng sẽ trở nên bất hòa để ông có thể tận dụng thời cơ, song đến mùa đông năm 617, Lý Mật đã giết Trạch Nhượng mà không để cho Vương Thế Sung có cơ hội nào. Vào mùa xuân năm 618, sau khi được bổ sung thêm 7 vạn quân, Vương Thế Sung tiến hành tiến công Lý Mật song chiến bại, Lý Mật sau đó cũng tiêu diệt các đội quân Tùy khác. Trước tình hình này, một số tướng Tùy và thủ lĩnh khởi nghĩa đã quy phục Lý Mật, đề nghị Lý Mật xưng đế song Lý từ chối. Vương Thế Sung triệt thoái về Lạc Dương và không đương đầu với Lý Mật một thời gian sau đó. Cũng trong mùa xuân năm 618, Vũ Văn Hóa Cập đã lãnh đạo một cuộc binh biến tại Giang Đô và sát hại Tùy Dạng Đế. Khi tin tức truyền đến Lạc Dương, các quan lại triều Tùy trong thành đã tôn Dương Đồng làm hoàng đế. Vương Thế Sung là một trong những người đứng đầu của "Môn Hạ tỉnh" (門下省), được ban chức Lại bộ thượng thư và thụ phong tước Trịnh quốc công. Ông cùng sáu hạ thần khác: Đoàn Đạt (段達), Nguyên Văn Đô (元文都), Hoàng Phủ Vô Dật (皇甫無逸), Lô Sở (盧楚), Quách Văn Ý (郭文懿), và Triệu Trường Văn (趙長文), hợp thành một tập thể lãnh đạo gọi là "thất quý". Vũ Văn hóa Cập dẫn Kiêu Quả quân tiến về phía bắc, hướng đến Lạc Dương, điều này khiến cho cả các quan lại triều Tùy trong thành Lạc Dương và Lý Mật đều lo sợ. Đến mùa hè, sau khi được Nguyên Văn Đô và Lô Sở tán thành, Dương Đồng tiến hành thỏa thuận hòa bình với Lý Mật, theo đó Lý Mật được nhận chức tước của triều Tùy và phải chịu thần phục Dương Đồng trên danh nghĩa. Sau đó, Lý Mật đã đẩy lui được các cuộc tấn công của Vũ Văn hóa Cập, khi các tin tức đó truyền đến Lạc Dương, các quan lại đều phần lớn hài lòng, song riêng Vương Thế Sung thì không. Điều này đã thu hút sự nghi ngờ từ Nguyên Văn Đô và Lô Sở, họ nghĩ Vương Thế Sung định dâng thành hàng phục Vũ Văn hóa Cập. "Thất quý" do đó mà nghi kị lẫn nhau. Vương Thế Sung bắt đầu kích động binh lính dưới quyền mình bằng cách nói rằng họ sẽ sớm rơi vào bẫy của Lý Mật, và rằng nếu Lý Mật nhận được quyền thống soái họ (do Lý Mật còn được ban tước 'hành quân nguyên soái'), Lý Mật chắc chắn sẽ giết chết hết họ vì tội đã từng chống lại ông ta. Khi Nguyên Văn Đô biết được hành động của Vương Thế Sung, ông ta đã lên kế hoạch phục kích Vương Thế Sung. Tuy nhiên, do được Đoàn Đạt tiết lộ về âm mưu, Vương Thế Sung đã tiến hành chính biến trước, giết chết Lô Sở và bao vây cung điện. Hoàng Phủ Vô Dật chạy đến Trường An (tức đến triều Đường). Do sức ép từ Vương Thế Sung, Dương Đồng đành phải giao nộp Nguyên Văn Đô- người đã nhận xét về Dương Đồng: "Nếu thần chết vào buổi sáng, Bệ hạ sẽ chết vào buổi tối." Dương Đồng khóc lóc song vẫn đưa Nguyên Văn Đô đến chỗ Vương Thế Sung, Vương cho hành quyết Nguyên. Vương Thế Sung sau đó gặp Dương Đồng và cam kết trung thành, thề rằng tất cả dự định của ông đều là để tự cứu mình và cứu lấy quốc gia. Dương Đồng đưa Vương Thế Sung vào cung để gặp Lưu thái hậu, và Vương Thế Sung cũng đã thề trước bà. Tuy vậy, từ thời điểm này, tất cả quyền lực đều nằm trong tay Vương Thế Sung, còn bản thân Dương Đồng không có quyền hành. Quách Văn Ý và Triệu Trường Văn cũng bị bắt giữ và xử tử. Ban đầu, Vương Thế Sung vẫn tiếp tục tỏ vẻ kính cẩn với thiếu hoàng đế, trong khi xu nịnh Lưu thái hậu bằng việc đề nghị được làm giả tử của bà và tôn phong bà là "Hiếu Cảm hoàng thái hậu" (聖感皇太后). Nhiếp chính triều Tùy. Khi biết tin về cái chết của Lô Sở và Nguyên Văn Đô, Lý Mật đã phá vỡ quan hệ hòa bình với chính quyền của Dương Đồng- nay nằm dưới quyền kiểm soát của Vương Thế Sung. Tuy nhiên, Lý Mật lại đánh giá thấp về Vương Thế Sung, vì vậy đã không có nhiều đề phòng trước việc sẽ bị Vương Thế Sung tấn công. Khi đó, quân của Lý Mật thiếu y phục, còn quân của Vương Thế Sung thiếu thực phẩm. Do thấy có thể kiếm lợi từ giao dịch, Bỉnh Nguyên Chân (邴元真) đã thuyết phục Lý Mật trao đổi thực phẩm với Vương Thế Sung để đổi lấy y phục. Kết quả là người dân Lạc Dương đã không còn đi hàng phục Lý Mật, sau đó Lý Mật dừng việc trao đổi. Trong khi đó, Ngõa Cương quân kiệt sức và bị thiệt hại nặng nề khi giao chiến với Kiêu Quả quân của Vũ Văn hóa Cập. Trước đó, Lý Mật đã tiếp nhận các thành viên trong gia tộc của Vương Thế Sung đến: huynh Vương Thế Vĩ (王世偉) cùng các nhi tử Vương Huyền Ứng (王玄應), Vương Huyền Thứ (王玄恕), và Vương Huyền Quỳnh (王玄瓊); Lý Mật đã cho giam giữ họ tại thành Yển Sư (偃師, nay thuộc Lạc Dương) với hy vọng sau này sẽ dùng họ để khiến Vương Thế Sung hàng phục. Vương Thế Sung nhân cơ hội này đã tiến đánh Lý Mật trên quy mô lớn vào mùa thu năm 618. Sau khi Vương Thế Sung thuyết phục binh lính rằng Chu công đã hiển linh báo mộng về chiến thắng, ông ta đã giành chiến thắng trước Lý Mật, sau đó Vương tìm kiếm một người có dung mạo tương tự như Lý Mật để tuyên bố rằng Lý Mật đã bị bắt, mục đích là nhằm nâng cao hơn nữa tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Tiếp theo, Vương Thế Sung công chiếm Yển Sư, giải thoát cho các thành viên trong gia tộc và bắt được gia quyến của nhiều tướng Ngõa Cương quân. Vương Thế Sung tiếp tục tấn công Lý Mật, lần này Lý Mật phản ứng chậm chạp và không thể chống lại. Các tướng Bỉnh Nguyên Chân và Đan Hùng Tín của Ngõa Cương quân đã hàng phục Vương Thế Sung. Thoạt đầu, Lý Mật suy tính đến việc trốn chạy để hợp quân với Từ Thế Tích, song ruốt cuộc đã chạy về phía tây để hàng phục Đường Cao Tổ Lý Uyên. Sau khi Lý Mật rời khỏi khu vực, hầu hết lãnh thổ do Ngõa Cương quân kiểm soát đều hàng phục chính quyền của Dương Đồng. Một thủ lĩnh khởi nghĩa lớn là Chu Xán cũng hàng phục triều đình Lạc Dương, còn Hạ vương Đậu Kiến Đức trên danh nghĩa cũng quy phục Dương Đồng. Vương Thế Sung ban cho mình chức "thái úy", "thượng thư lệnh", và bắt đầu thu nhận các quan lại có danh tiếng tốt, làm thuộc quan cho mình. Vương Thế Sung khuyến khích mọi người đề xuất các ý kiến, cho đặt ba bảng ở phủ ngoại, cầu ba loại người: Mặc dù hoan nghênh các đề xuất hay kiến nghị, song Vương Thế Sung không thực sự hành động theo chúng. Trong khi dùng lời hay ý đẹp để úy lạo các binh sĩ thậm chí ở cấp thấp nhất, song thực tế Vương Thế Sung cũng ít có hành động nhằm tạo phúc lợi cho họ. Vào mùa xuân năm 619, các thuộc cấp của Vương Thế Sung là Độc Cô Vũ Đô (獨孤武都), Độc Cô Cơ (獨孤機), Dương Cung Thận (楊恭慎), Tôn Sư Hiếu (孫師孝), Lưu Hiếu Nguyên (劉孝元), Lý Kiệm (李儉), và Thôi Hiếu Nhân (崔孝仁) đã âm mưu dâng Lạc Dương hàng quân Đường, song đã bị phát hiện, và toàn bộ những người này đều bị xử tử. Trong khi đó, tại một yến tiệc tại cung điện của Dương Đồng, Vương Thế Sung bị ngộ độc thực phẩm nặng, ông cho rằng mình bị đầu độc nên từ đó đã từ chối gặp mặt Dương Đồng. Dương Đồng lo lắng cho số mệnh của mình, vì thế đã ban của cải trong ngân khố triều đình cho dân nghèo để mong được thần linh phù trợ, tuy nhiên Vương Thế Sung đã cho quân bao vây cung điện để chấm dứt việc này. Cũng trong mùa xuân năm 619, Vương Thế Sung buộc Dương Đồng phải hạ chiếu phong cho ông là Trịnh Vương, thụ cửu tích. Ông cũng lệnh cho các thuộc hạ tiến hành bàn luận công khai về việc làm thế nào để ông lên ngôi được danh chính ngôn thuận. Vào mùa hạ năm 619, Vương Thế Sung phái Đoàn Đạt và Vân Định Hưng (雲定興) vào cung thuyết phục Dương Đồng thiện nhượng, thậm chí còn phái sứ giả đến chỗ Dương Đồng nói rằng: Sau đó, Vương Thế Sung ra thánh chỉ nhân danh Dương Đồng, thiện vị cho mình, kết thúc triều Tùy và lập ra nước Trịnh. Trị vì. Vương Thế Sung lập con trai trưởng là Vương Huyền Ứng làm thái tử và lập con trai thứ Vương Huyền Thứ làm Hán vương. Vương Thế Sung phong vương cho 19 người họ hàng khác, còn cựu hoàng Dương Đồng thì bị giáng làm Lỗ quốc công. Vương Thế Sung không có nơi làm việc cố định, thay vào đó ông đến một số nơi khác nhau trong thành, và có thói quen đích thân tiếp nhận tấu trình từ người dân để thể hiện rằng mình là người cởi mở đối với các kiến nghị, song do có quá nhiều người dâng tấu nên ông không thể đọc hết chúng. Ông cũng được mô tả là nói nhiều trong lúc tiếp triều, khiến các buổi tiếp triều thường kéo dài quá lâu. Trong khi đó, do hậu quả từ hành động soán vị của ông, một số quận trước đây quy phục Dương Đồng thì nay chuyển sang quy phục triều Đường hay nước Hạ của Đậu Kiến Đức, Đậu Kiến Đức cũng chính thức ngừng quy phục. Sau khi Vương Thế Sung tấn công Lê Dương (黎陽, nay thuộc Hạc Bích, Hà Nam)- là vùng mà Hạ đã đoạt được của Đường- vào mùa đông năm 619, Đậu Kiến Đức đã trả đũa bằng cách tiến đánh Ân châu (殷州, nay gần tương ứng với Tân Hương, Hà Nam), hai nước trở thành kẻ thù. Một tháng sau, Bùi Nhân Cơ và nhi tử Bùi Hành Nghiễm (裴行儼), cũng như các hạ thần Vũ Văn Nho Đồng (宇文儒童), Vũ Văn Ôn (宇文溫), và Thôi Đức Bản (崔德本) đã lập mưu giết chết Vương Thế Sung và phục vị cho Dương Đồng. Tuy nhiên, tin tức bị lộ và những người chủ mưu cùng gia quyến của họ đều bị giết hại. Tề vương Vương Thế Uyển (王世惲) sau đó đã thuyết phục Vương Thế Sung rằng để ngăn ngừa một âm mưu như vậy lại tái diễn, cần phải giết chết Dương Đồng. Vương Thế Sung chấp thuận và phái Đường vương Vương Nhân Tắc (王仁則) cùng gia nô Lương Bách Niên (梁百年) đi giết Dương Đồng. Trong khi đó, giữa Trịnh và Đường đã xảy ra các trận đánh liên tiếp gần Lạc Dương, cũng như ở phía tây và phía nam, hai bên đều có được các trận thắng. Vào mùa thu năm 620, Đường Cao Tổ ủy thác cho hoàng nhi là Tần vương Lý Thế Dân đem quân tiến công Lạc Dương, Vương Thế Sung tiến hành chuẩn bị phòng thủ và phản công. Vương Thế Sung cầu hòa với Lý Thế Dân, song bị Lý Thế Dân từ chối, các thành của Trịnh dần bị công chiếm hoặc đầu hàng Lý Thế Dân. Vào mùa đông năm 620, Trịnh ở trong tình thế tuyệt vọng, vì thế Vương Thế Sung đã phái sứ giả đến chỗ Đậu Kiến Đức để xin quân Hạ cứu viện. Đậu Kiến Đức nghĩ rằng nếu như Đường diệt được Trịnh thì nước Hạ của ông ta sẽ bị dồn vào đường cùng, vì thế đã chấp thuận, thuyết phục Lý Thế Dân triệt thoái theo đường ngoại giao, song Lý Thế Dân cũng từ chối. Trong khi đó, vào mùa xuân năm 621, Lý Thế Dân đã tiến hành bao vây Lạc Dương. Quân của Vương Thế Sung có các máy lăng đá và nỏ có mức sát thương cao, khiến quân Đường chịu nhiều thương vong, nhiều tường Đường do vậy đã muốn triệt thoái. Tuy nhiên, Lý Thế Dân tin tưởng rằng Lạc Dương sẽ sớm thất thủ nên đã từ chối. Đến khi hay tin Đậu Kiến Đức tiến đến gần, Lý Thế Dân đã quyết định tiến về phía đông bố trí phòng thủ tại Hổ Lao quan nhằm chặn bước tiến của quân Hạ, chỉ để lại một đội quân nhỏ dưới quyền thống soái của Tề vương Lý Nguyên Cát tại Lạc Dương. Vương Thế Sung thấy quân của Lý Thế Dân đã di chuyển song vì không nắm rõ tình thế nên đã không tấn công hậu quân của Lý Thế Dân. Trong khi đó, chống lại lời khuyên bảo của quân sư Lăng Kính (凌敬) và Tào hoàng hậu, Đậu Kiến Đức đã tiến đến Hổ Lai quan vào mùa hè năm 621. Thoạt đầu, Lý Thế Dân từ chối giao chiến với Đậu Kiến Đức, song sau đó phản công, đánh bại và bắt được Đậu Kiến Đức. Lý Thế Dân cũng cho đưa Đậu Kiến Đức và các sứ thần của Vương Thế Sung là Đại vương Vương Uyển (王琬) và Trưởng Tôn An Thế (長孫安世) đến Lạc Dương để phô trương trước Vương Thế Sung. Sau khi nói chuyện với Đậu Kiến Đức, Vương Thế Sung ứa nước mắt. Vương Thế Sung tính đến chuyện chạy khỏi vòng vây và chạy đến Tương Dương (襄陽, nay thuộc Tương Dương, Hà Bắc)- một thành do Ngụy vương Vương Hoằng Liệt (王弘烈) của ông trấn thủ. Các tướng lĩnh chỉ ra rằng Vương Thế Sung dựa vào trợ giúp của Đậu Kiến Đức, và nay Đậu Kiến Đức đã bị bắt giữ, cho nên không thể làm được gì nữa. Do đó, Vương Thế Sung ra khỏi thành và đầu hàng Lý Thế Dân. Lý Thế Dân cho xử tử một số hạ thần cao cấp của Vương Thế Sung, song lại tha cho Vương Thế Sung cùng gia quyến của ông và các hạ thần khác. Qua đời. Lý Thế Dân cho giải Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức về kinh thành Trường An của Đường để trình cho Đường Cao Tổ. Khi bị Đường Cao Tổ quở trách, Vương Thế Sung nói: "Xét ra thần có tội đáng bị giết không thể dung tha, song Tần vương đã hứa rằng thần không phải chết". Vào mùa thu năm 621, Đường Cao Tổ tha cho Vương Thế Sung song giáng ông làm thứ dân, cho lưu đày ông cùng gia tộc đến đất Thục, trong khi xử tử Đậu Kiến Đức. Trong khi Vương Thế Sung cùng các thành viên trong gia đình ông đang trên đường đi lưu đày, họ bị bắt giữ tại doanh trại ở châu có kinh thành là Ung châu (雍州). Vũ Lâm tướng quân Độc Cô Tu Đức (獨孤修德) nhân cơ hội này đã tiến vào doanh trại, tuyên bố rằng Đường Cao Tổ muốn gặp Vương Thế Sung. Vương Thế Sung và Vương Thế Uẩn bước ra để chào đón Độc Cô Tu Đức, song Độc Cô Tu Đức đã sát hại họ để trả thù giết chết cha Độc Cô Cơ. Đường Cao Tổ chỉ miễn chức quan thứ sử Định châu (定州, nay gần tương ứng với Bảo Định, Hà Bắc) của Độc Cô Tu Đức. Các thành viên khác trong gia tộc họ Vương bị đưa đi lưu đày, song sau đó họ đều bị xử tử do họ định nổi dậy trên đường đi. Đánh giá. Trong số các quân chủ tự xưng vào giai đoạn triều Tùy tan rã, Vương Thế Sung là một trong những người bị các sử gia truyền thống thóa mạ gay gắt nhất. Sử gia thời Hậu Tấn là Lưu Hu- chủ biên của Cựu Đường thư, nhận xét:
1
null
Tiết Nhân Cảo (薛仁杲, ? - 618), cũng viết là Tiết Nhân Quả (薛仁果), là một hoàng đế của nước Tần thời Tùy mạt Đường sơ. Tiết Nhân Cảo được đánh giá là một tướng lĩnh dũng mãnh song lại quá tàn bạo, ông chỉ giữ được ngôi vị hoàng đế trong ba tháng trước khi buộc phải hàng phục tướng Đường là Lý Thế Dân rồi bị xử tử. Phụng sự phụ thân. Năm 617, Kim Thành (huyện) lệnh Hác Viện (郝瑗) thụ mệnh mộ binh trấn áp các cuộc nổi dậy, vì thế đã chiêu mộ vài nghìn lính và giao cho hiệu úy Tiết Cử (cha của Tiết Nhân Cảo) chỉ huy. Vào mùa hè năm 617, sau khi Hác Viện phát khôi giáp và vũ khí cho binh sĩ và thiết tiệc binh sĩ trước khi xuất quân, Tiết Cử cùng trưởng tử Tiết Nhân Cảo và 13 dũng sĩ khác đã bắt Hác Viện và tuyên bố nổi dậy chống lại triều Tùy. Tiết Cử xưng là "Tây Tần Bá Vương", phong Tiết Nhân Cảo làm Tề công, sau đó thăng làm Tề vương. Được đại tướng Tông La Hầu (宗羅睺) trợ giúp, Tiết Nhân Cảo đã suất quân tiến đánh các quận lân cận, sáp nhập chúng vào nước Tần của cha. Vào mùa thu năm 617, Tiết Cử xưng là Tần Đế, lập Tiết Nhân Cảo làm thái tử. Sau đó, Tiết Nhân Cảo suất quân công chiếm Thiên Thủy, nước Tần rời đô đến đó. Tiết Nhân Cảo dũng mãnh, có tài cưỡi ngựa bắn cung, được binh lính kính trọng, ông có đến một vạn lính nằm dưới quyền chỉ huy của mình. Tuy nhiên, ông cũng được mô tả là tham lam và tàn bạo. Giả dụ, khi ông bắt giữ Dữu Lập (庾立)- nhi tử của quan Tùy Dữ Tín (庾信), do tức giận vì Dữu Lập dám chống lại, Tiết Nhân Cảo đã treo Dữu Lập lên ngọn lửa và nướng, trong lúc nướng thì chặt dần chân tay và cắt thịt để cho binh lính ăn. Khi ông chiếm được Thiên Thủy, ông tập hợp tất cả phú ông và treo ngược họ lên, đổ giấm vào mũi họ để buộc họ phải giao nộp tài sản đã tích lũy được. Tiết Cử cảnh báo Tiết Nhân Cảo: "Con trí lược tung hoành, làm giúp gia sự cho ta, song lại nghiêm ngặt và tàn ác, vô ơn với người, rốt cuộc sẽ làm nghiêng đổ tông xã của ta." Khoảng tết năm 618, Tiết Cử phái Tiết Nhân Cảo xuất quân tiến công quận Phù Phong (扶風, nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây), song quân Tần đã bị quân nổi dậy của Lý Hoằng Chi (李弘芝) và Đường Bật (唐弼) ngăn cản. Tiết Cử phái sứ giả đến thuyết phục Đường Bật quy hàng, Đường Bật đã giết chết Lý Hoằng Chi và sau đó hàng phục Tần. Tuy nhiên, sau đó Tiết Nhân Cảo đã tấn công Đường Bật và đoạt lấy binh sĩ của Đường Bật. Quân Tần tiếp tục tiến về Phù Phong, dự tính sẽ tiếp tục công chiếm kinh thành Trường An của Tùy (đang do tướng Lý Uyên kiểm soát). Lý Uyên phái nhi tử là Lý Thế Dân suất quân tiến công Tiết Nhân Cảo, Tiết Nhân Cảo đại bại. Vào mùa thu năm 618, Tiết Cử giành được một trận đại thắng trước Lý Thế Dân, buộc Lý Thế Dân phải triệt thoái về kinh thành Trường An của triều Đường. Tiết Cử dự định tiếp tục tiến quân công chiếm Trường An song ngay sau đó đã qua đời, Tiết Nhân Cảo đăng cơ kế vị. Trị vì. Do Tiết Cử qua đời, Tiết Nhân Cảo dừng tiến quân trong một thời gian ngắn. Một tháng sau đó, ông đã đánh bật được một cuộc tấn công của tướng Đường là Đậu Quỹ (竇軌). Khi tướng Đường là Lý Thúc Lương (李叔良, nhi tử của lục thúc của Đường Cao Tổ) đem quân đến, Tiết Nhân Cảo đã cho một số tướng sĩ giả vờ đầu hàng, sau đó phục kích Lý Thúc Lương, đánh tan quân Đường. Sau đó, Tiết Nhân Cảo cũng chiếm ưu thế và bắt được tướng Thường Đạt (常達) của Đường. Tuy nhiên, khi còn là thái tử, ông có mối quan hệ không tốt đẹp với nhiều bộ tướng của cha, và sau khi đăng cơ trở thành hoàng đế, các tướng lĩnh này trở nên lo sợ và không hết lòng ủng hộ ông. Ngoài ra, mưu chủ Hác Viện do quá thương tiếc Tiết Cử nên bản thân cũng lâm bệnh mà qua đời. Ba tháng sau khi Tiết Nhân Cảo đăng cơ, Lý Thế Dân suất quân tiến đến, và sau một trận chiến khốc liệt giữa Lý Thế Dân và Tông La Hầu, Lý Thế Dân đã chiến thắng và tiến đánh Tiết Nhân Cảo. Tiết Nhân Cảo buộc phải lui vào trong thành Cao Chỉ (高墌, nay thuộc Hàm Dương, Thiểm Tây), binh sĩ Tần thấy tình thế vậy liền bắt đầu lũ lượt đầu hàng Lý Thế Dân. Bản thân Tiết Nhân Cảo cuối cùng cũng phải đầu hàng. Cuộc chiến giữa phụ tử Tiết Cử-Tiết Nhân Cảo với triều Đường được gọi là chiến tranh Thiên Thủy Nguyên (淺水原之戰). Lý Thế Dân tha cho các em trai của Tiết Nhân Cảo và Tông La Hầu, cho họ giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội Đường. Tuy nhiên, khi Lý Thế Dân giải Tiết Nhân Cảo đến Trường An, Đường Cao Tổ đã cho xử tử Tiết Nhân Cảo cũng các bộ tướng Ngỗ Sĩ Chính (仵士政, vì tội đã phục kích Thường Đạt) và Trương Quý (張貴, vì tội vô đạo).
1
null
Ngư dân hay ngư phủ, dân chài, dân chài lưới, dân đánh cá, dân đi biển là người dùng lưới, cần câu cá, bẫy hoặc các dụng cụ khác để bắt và thu gom cá hoặc các loại sinh vật thủy sinh từ sông, hồ hoặc đại dương để làm thức ăn cho con người hoặc cho những mục đích khác. Khái niệm này bao gồm cả những người làm việc tại các trại nuôi cá. Con người đã đi đánh cá để làm nguồn thức ăn từ thời đại đồ đá giữa. Lịch sử. Vào thời Ai Cập cổ đại, ngư dân cung cấp phần lớn lượng thực phẩm cho người Ai Cập. Đánh cá vừa là một phương thức mưu sinh vừa là một ngành kinh doanh. Ngay cả tôn giáo Ai Cập cổ đại cũng chịu ảnh hưởng bởi nghề đánh cá và ngư dân. Người thời đó thờ cúng cá đối như một biểu tượng của lũ lụt. Thần Bastet của Ai Cập thường được thể hiện với hình dáng của một con cá da trơn. Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, cách mà vị thần Amun tạo nên thế giới cũng tương tự như cách cá rô phi ấp trứng bằng miệng. Đánh cá thương mại. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, trên thế giới có 38 triệu ngư dân sinh sống dựa vào nghề đánh bắt cá thương mại cũng như tự nuôi cá trong năm 2002, gấp hơn ba lần so với con số của năm 1970. Trong số này, có 74% là đánh bắt cá tự nhiên và 26% là tự nuôi cá. Tổng sản lượng ngư nghiệp đạt 133 triệu tấn, tương đương với năng suất 3,5 tấn/người. Đa phần tăng trưởng trong ngành ngư nghiệp đến từ châu Á, nơi chiếm 4/5 số dân chài và người nuôi cá toàn thế giới. Phần lớn ngư dân là nam giới, tham gia vào các hoạt động đánh bắt xa bờ và đánh bắt ở nơi biển sâu. Phụ nữ làm nghề này thường tập trung ở ven bờ với những ghe thuyền nhỏ hoặc đơn giản là thu lượm động vật có vỏ và rong biển. Ở những cộng đồng theo nghề đánh cá thủ công, phụ nữ đảm trách nhiệm vụ đan sửa lưới đánh cá, sơ chế sau thu hoạch và buôn bán sản phẩm. Đánh cá giải trí. Đánh cá giải trí là đánh bắt cá nhằm mục đích tìm kiếm sự vui thú. Đây là hoạt động trái ngược với đánh bắt cá thương mại (mục đích kinh tế) hay đánh cá theo phương pháp thô sơ (kế sinh nhai). Hình thức đánh cá giải trí phổ biến nhất là câu cá giải trí với cần câu, dây câu, móc câu và mồi câu. Mồi câu có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo. Có những nơi người ta còn tổ chức đi bắt cá ngừ đại dương, cá mập hoặc cá maclin.
1
null
Phạm Đình Hổ là một phường thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Địa lý. Phường Phạm Đình Hổ nằm ở phía bắc quận Hai Bà Trưng, có vị trí địa lý: Phường Phạm Đình Hổ có diện tích 0,48 km², dân số năm 2022 là 12.962 người, mật độ dân số đạt người/km². Lịch sử. Địa bàn phường Phạm Đình Hổ hiện nay trước đây vốn là phường Phạm Đình Hổ và phần lớn phường Ngô Thì Nhậm thuộc quận Hai Bà Trưng. Đến năm 2019, phường Phạm Đình Hổ có diện tích 0,30 km², dân số là 7.355 người, mật độ dân số đạt 24.517 người/km². Phường Ngô Thì Nhậm có diện tích 0,19 km², dân số là 6.168 người, mật độ dân số đạt 32.463 người/km². Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 895/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hà Nội (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020). Theo đó, sáp nhập 0,18 km² diện tích tự nhiên và 5.526 người của phường Ngô Thì Nhậm sau (trừ mặt phố Huế từ số nhà 52 đến số nhà 214 sáp nhập vào phường Nguyễn Du) vào phường Phạm Đình Hổ.
1
null
Dornier Do 18 là một phát triển từ mẫu tàu bay Do 16. Nó được trang bị cho "Luftwaffe" (không quân Đức), nhưng hãng hàng không "Lufthansa" cũng mua 5 chiếc và dùng để thử nghiệm tuyến đường bay liên lục địa giữa Azores và Bắc Mỹ vào năm 1936. Ngoài ra nó còn được dùng làm máy bay chở bưu phẩm vượt Bắc Đại Tây Dương giai đoạn 1937-39. Vào các ngày 27–29 thang 3, 1938, một chiếc "Do 18 W" đã thiết lập một kỷ lục thủy phi cơ bay thẳng không nghỉ trên tuyến đường dài 8.391 km (5.214 mi) từ Start Point, Devon tới Caravelas ở Brazil.
1
null
Dornier Do 26 là một loại tàu bay làm hoàn toàn bằng kim loại, được hãng Dornier Flugzeugwerke chế tạo trước và trong Chiến tranh thế giới II. Nó có kíp lái 4 người và có tải trọng 500 kg (1.100 lb) hoặc chở 4 hành khách trên tuyến Lisbon tới New York.
1
null
Cảnh lực Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (Tiếng Anh: "The Republic of Vietnam National Police" / RVNP, tiếng Pháp: "Police Nationale de la République du Vietnam" / PNRVN) hay Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa (gọi tắt: "Cảnh sát Quốc gia" / CSQG) là Lực lượng Bảo an Bán Quân sự của Việt Nam Cộng hòa, tồn tại từ 1955 đến năm 1975. Đây là một trong những Lực lượng góp vai trò quan trọng trong công tác phối hợp với Quân lực Việt Nam Cộng hòa để đương đầu với cuộc Chiến tranh Việt Nam. Lịch sử. Kế thừa Hệ thống Cảnh sát Thuộc địa. Trong suốt thời gian chiếm đóng Đông Dương, Sở Liêm phóng Đông Dương sử dụng khá nhiều người Việt phục vụ trong Hệ thống An ninh và Cảnh sát Thuộc địa để chống lại phong trào đấu tranh đòi lại quyền độc lập dân tộc của người bản xứ, nhằm duy trì quyền thống trị lâu dài của thực dân tại Đông Dương. Mặc dù phục vụ tích cực cho người Pháp và phải chịu sự xa lánh từ những người đồng bào, những người Việt tham gia vào Hệ thống An ninh và Cảnh sát Thuộc địa rất ít có cơ hội thăng tiến. Họ chỉ là những nhân viên thừa hành cấp thấp bởi vì quyền điều hành chỉ huy chỉ dành cho người Pháp. Sau khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, để giảm bớt hình ảnh của thực dân xâm lược trước đây, người Pháp đã cho phép các nhân sĩ trí thức người Việt tán thành quyền cai trị của Pháp đối với Đông Dương được phép thành lập cho phép họ xây dựng các cơ quan hành chính địa phương như Hội đồng Tư vấn Nam Kỳ, Ủy ban Lâm thời Trung Kỳ và Ủy ban Lâm thời Hành chính và Xã hội Bắc Kỳ, đặt dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Phủ Cao ủy Pháp. Các Cơ quan Hành chính Địa phương này được thành lập các cơ quan an ninh riêng, tuy nhiên Sở Liêm phóng liên bang và các Sở Liêm phóng Địa phương do người Pháp điều hành, luôn có thẩm quyền và quyền hạn trên cả các Cơ quan An ninh Địa phương. Trước nhu cầu chiến tranh lan rộng, nhằm cô lập Việt Minh trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, người Pháp đã thỏa hiệp với các Lực lượng Chính trị Vũ trang chống Cộng, miễn là đặt dưới quyền kiểm soát toàn phần hoặc bán phần của Chính quyền Liên bang. Tại các vùng không kiểm soát được, họ giao lại nhiệm vụ Cảnh sát cho các Lực lượng Vũ trang cát cứ chống Cộng. Tại các vùng kiểm soát, các Sở Công an được thành lập ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn, ở mỗi Thị xã thành lập một Ty Cảnh sát. Tại Sài Gòn, người Pháp còn đi xa hơn khi giao nhiệm vụ cảnh sát lại cho Lực lượng Công an Xung phong của Quân đội Bình Xuyên để rảnh tay chống lại các Đơn vị Vũ trang của Việt Minh. Các nhân viên an ninh cảnh sát hầu hết là cựu công chức người Việt thuộc các ngành an ninh hoặc các ngạch hành chính hay chuyên môn trong Chính quyền Thuộc địa Pháp trước năm 1945. Một số được tuyển dụng tạm thời. Về danh nghĩa, lương bổng của các nhân viên an ninh và cảnh sát do Chính quyền Địa phương trả, dù trên thực tế là trích từ ngân sách của Phủ Cao ủy. Hình thành cơ cấu tổ chức Trung ương. Năm 1948, người Pháp thỏa hiệp, chấp thuận cho Cựu hoàng Bảo Đại đứng ra thành lập một Chính phủ Lâm thời Quốc gia Việt Nam với tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng. Sắc lệnh 48/SG ngày 18 tháng 2 năm 1948 cũng ấn định tổ chức các cơ quan trực thuộc Thứ trưởng Nội vụ, trong đó có một cơ quan an ninh và cảnh sát toàn quốc với tên gọi "Ty Giám đốc Cảnh sát và Mật thám Quốc gia". Thực hiện Thỏa ước Việt-Pháp ngày 8 tháng 3 năm 1949, một số bộ phận an ninh do người Pháp điều hành bắt đầu chuyển giao cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, nhưng công tác tình báo vẫn do Sở Liêm phóng Liên bang đảm trách. Đào tạo Cảnh sát Quốc gia. Việt Nam Cộng hòa có một cơ sở đào tạo nhân sự cho ngành cảnh sát là Học viện Cảnh sát Quốc gia.
1
null
Rừng nguyệt quế của Madeira (tiếng Bồ Đào Nha: "Floresta Laurissilva da Ilha da Madeira") là một địa điểm tự nhiên được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1999. Đây là một khu rừng đẹp tựa như trong chuyện cổ tích với thực vật chính là cây nguyệt quế, và 90% diện tích là rừng nguyên sinh. Những nghiên cứu cho thấy chúng đã tồn tại trên hòn đảo này từ ít nhất 1,8 triệu năm trước. Đây được cho là phần còn lại lớn nhất của khu rừng nguyệt quế nguyên sinh trong quá khứ từng tồn tại khắp châu Âu, và ngày nay thực tế hầu hêt là đã tuyệt chủng. Khu rừng này còn là một địa điểm đa dạng sinh học về các loài thực vật với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm như là rêu, dương xỉ, thực vật có hoa, đáng chú ý nhất là các loài thuộc họ Hoa môi. Động vật không xương sống cũng rất phong phú, trong số các loài đặc hữu của hòn đảo đáng chú ý có Bồ câu nguyệt quế Madeira. Rừng nguyệt quế của Madeira từng bao phủ khắp hòn đảo chính nhưng sau khi đế quốc Bồ Đào Nha thực dân hóa hòn đảo thì khu rừng nguyệt quế đã bị đốt cháy và chỉ có 15.000 hecta còn sốt lại, tương ứng với 20% diện tích. Khu rừng tập trung ở phía bắc hòn đảo, độ cao dao động từ 300-1400 mét. Trên bờ biển phía nam, nó xuất hiện ở các khu vực có độ cao từ 700 đến 1.600 mét. Ngoài khu rừng nguyệt quế ở Madeira thì vẫn còn có các khu rừng nguyệt quế ở quần đảo Azores và Canaria. Ở lục địa châu Âu, chỉ có một khu vực có là Công viên tự nhiên Los Alcornocales nằm ở cuối phía nam bán đảo Iberia. Lịch sử. Hàng triệu năm trước, rừng nguyệt quế đã phổ biến rộng rãi xung quanh lưu vực Địa Trung Hải. Sự khô hạn của khu vực kể từ thế Thượng Tân và lạnh đi trong kỷ Băng hà khiến những khu rừng nhiệt đới này càng bị thu hẹp. Một số loài cây trong rừng nguyệt quế Địa Trung Hải sinh sống chẳng hạn như nguyệt quế, nhựa ruồi châu Âu khá phổ biến xung quanh Địa Trung Hải. Ở Địa Trung Hải có những khu vực khác có các loài thích nghi với cùng một môi trường sống, nhưng nhìn chung không tạo thành rừng nguyệt quế, ngoại trừ rất cục bộ ở cực nam của bán đảo Iberia. Quan trọng nhất là dây thường xuân, một loại cây dây leo có mặt ở hầu hết các khu vực châu Âu lan rộng trở lại sau kỷ Băng hà. Nguyệt quế Bồ Đào Nha là loài duy nhất sống sót ở một số khu vực sông của Iberia, đặc biệt là ở Extremadura và một phần nhỏ ở phía đông bắc. Trong các trường hợp khác, sự hiện diện của nguyệt quế Địa Trung Hải cung cấp một dấu hiệu về sự tồn tại trước đây của rừng nguyệt quế. Loài này tồn tại nguyên bản ở Maroc, Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, các đảo Địa Trung Hải và một số khu vực của Tây Ban Nha, bao gồm cả Công viên tự nhiên Los Alcornocales ở tỉnh Cádiz và ở các vùng núi ven biển, đặc biệt là ở tỉnh Girona, và bị cô lập ở khu vực Valencia. Đào kim nương lan rộng khắp Bắc Phi. Thạch nam mọc ở nam Iberia nhưng không đạt đến kích thước quan sát được trong rừng thường xanh ôn đới hoặc Bắc Phi.
1
null
Thắng cảnh khu trồng nho trên đảo Pico là một Di sản thế giới của UNESCO nằm trên đảo Pico, thuộc nhóm đảo Azores, Bồ Đào Nha. Nó bao gồm các vườn nho được chia thành các khoảnh đất dung nham đen và được bảo vệ bởi các bức tường được xây dựng từ các khối đá bazan bị phong hóa xếp chồng lên nhau mà không cần vữa. Các bức tường đá này có nhiệm vụ bảo vệ những vườn nho trước nước và gió biển trong khi vẫn đảm bảo lượng ánh sáng Mặt trời cần thiết cho sự trưởng thành của vườn nho. Cảnh quan văn hóa này có nguồn gốc từ thế kỷ 15 ngoài các vườn nho thì còn có các ngồi nhà tư nhân, hầm rượu, lò chưng cất rượu, nhà thờ, cảng biển, giếng nước và nhà năng lượng Mặt trời.
1
null
Ngọc Trạo là một địa danh, tên của một bản dân tộc Mường thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1941, Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định thành lập chiến khu du kích tại đây để làm căn cứ địa cách mạng của tỉnh. Hiện nay, một số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được đặt theo danh xưng này, bao gồm:
1
null
Lưu Tống Thuận Đế (chữ Hán: 劉宋順帝; 467–479), tên húy là Lưu Chuẩn (), tên tự Trọng Mưu (仲謀), biệt danh Trí Quan (智觀), là một hoàng đế của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành hoàng đế vào năm 477 sau khi vị hoàng huynh hung bạo Hậu Phế Đế bị hầu cận ám sát theo sự xúi giục của tướng Tiêu Đạo Thành. Tuy vậy, Thuận Đế chỉ là con rối trong tay Tiêu trong suốt hai năm trị vì. Năm 479, Tiêu Đạo Thành đã buộc Thuận Đế phải nhường ngôi cho ông ta, kết thúc triều Lưu Tống và khởi đầu triều Nam Tề. Cũng trong năm đó, cựu hoàng đã bị các binh sĩ giám thị sát hại, hoàng tộc Lưu Tống sau cũng bị tàn sát. Bối cảnh. Lưu Chuẩn sinh năm 467, và bề ngoài thì cha của ông là Minh Đế còn mẹ là sung hoa Trần Pháp Dung. Theo sử sách được viết dưới thời triều Nam Tề kế tục, Minh Đế bị bệnh liệt dương, và rằng việc Minh Đế có 12 con trai là kết quả của việc ông ta đã cho bắt giữ các thê thiếp mang thai của huynh đệ mình và giữ lại đứa trẻ nếu chúng là nam, hoặc lệnh cho các thê thiếp của mình giao hợp với người khác. (Tuy nhiên, chính thất của Minh Đế là Hoàng hậu Vương Trinh Phong có hai con gái và không có con trai.) Các tư liệu này cho rằng cha ruột của Lưu Chuẩn là em trai Minh Đế, Quế Dương vương Lưu Hưu Phạm (劉休範), và mẹ đẻ của Lưu Chuẩn là một thê thiếp của Lưu Hưu Phạm. Tuy nhiên, dù thế nào đó nữa, Trần chiêu hoa là người đã nuôi dưỡng ông. Năm 471, Lưu Chuẩn được phong làm An Thành vương. Sau khi Minh Đế qua đời vào năm 472, huynh trưởng của Lưu Chuẩn là Thái tử Lưu Dục trở thành hoàng đế (tức Hậu Phế Đế). Bản thân Lưu Chuẩn được phong làm thứ sử tại châu có kinh thành là Dương Châu (揚州, nay là Chiết Giang và nam bộ Giang Tô), song quyển quản lý trên thực tế nằm trong tay những người được cử trợ giúp cho ông. Năm 474, sau khi Lưu Hưu Phạm nổi loạn và bao vây kinh thành Kiến Khang, phò mã đô úy Trữ Trừng (褚澄) không biết rằng Tiêu Đạo Thành đã cử người đi hành thích Lưu Hưu Phạm, vì thế Trữ đã bắt Lưu Chuẩn và dâng đại bản doanh của Lưu Chuẩn cho quân của Lưu Hưu Phạm, tuyên bố rằng Lưu Hưu Phạm đã công nhận Lưu Chuẩn là con ông ta. (Bản thân Lưu Hưu Phạm không tuyên bố công khai như vậy trước khi chết.) Tuy nhiên, sau đó quân của Lưu Hưu Phạm đã phát hiện ra chủ tưởng đã chết nên tự sụp đổ, Lưu Chuẩn không bị làm hại. Năm 477, Hậu Phế Đế với các hành vi của mình đã tỏ rõ là một hôn quân, ông ta thường đi cùng với các cận binh ra ngoài hoàng cung và sát hại bất kỳ người hay sinh vật nào gặp phải. Tiêu Đạo Thành lo sợ sẽ bị Hậu Phế Đế sát hại nên đã cùng với các thuộc hạ lập mưu ám sát hôn quân. Sau đó, Tiêu dùng quyền kiểm soát quân binh của mình để buộc hai đại thần cấp cao khác là Viên Xán (袁粲) và Lưu Bỉnh (劉秉) phải cấp cho ông ta quyền lực gần như của hoàng đế. Tiêu Đạo Thành sau đó lập Lưu Chuẩn làm hoàng đế (tức Thuận Đế), song vị hoàng đế 10 tuổi này chỉ là con rối của Tiêu. Trị vì. Hay tin về cái chết của Hậu Phế Đế, tướng Thẩm Du Chi (沈攸之) đã cáo buộc Tiêu Đạo Thành muốn cướp ngôi, và ông ta đã bắt đầu nổi loạn từ đại bản doanh của mình tại Kinh Châu (荊州, nay là trung bộ và tây bộ Hồ Bắc). Tuy nhiên, Thẩm Du Chi sau đó đã lâm bệnh và bị sa lầy khi bao vây Dĩnh Thành (郢城, nay thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc). Trong khi đó, một nỗ lực của Viên Xán và Lưu Bỉnh nhằm lấy lại quyền lực cho hoàng tộc đã thất bại vào cuối năm 477, cả Viên Xán và Lưu Bỉnh đều bị giết chết, cho phép Tiêu tiếp tục củng cố quyền lực của mình. Đến mùa xuân năm 478, Thẩm Du Chi bị đánh bại, còn bản thân Thẩm đã tự sát. Từ đó, không còn thế lực nào chống đối Tiêu Đạo Thành. Tiêu Đạo Thành bắt đầu tự phong cho mình các chức vụ và tước hiệu cao hơn nữa. Tiêu Đạo Thành cũng dần ám sát một số em trai Thuận Đế. Mùa đông năm 478, Thuận Đế lập Tạ Phạm Cảnh, cháu gái của viên quan Tạ Trang (謝莊), làm hoàng hậu. Năm 479, Tiêu Đạo Thành ban đầu buộc Thuận Đế lập ông ta làm Tề công và ban cho ông ta cửu tích, và sau đó lại buộc Thuận Đế phong cho ông ta làm Tề vương. Đến mùa hè năm 479, Tiêu Đạo Thành đã chuẩn bị cho việc đoạt ngôi, và ông ta đã chuẩn bị một buổi lễ mà trong đó Thuận Đế sẽ lên một bục cao và ban một chiếu chỉ nhường ngôi cho Tiêu. Tuy nhiên, Thuận Đế trở nên sợ hãi và ông đã trốn dưới một bức tượng Phật rồi khóc. Tiêu Đạo Thành cử tướng Vương Kính Tắc (王敬則) tiến vào hoàng cung, Vương Thái hậu lo sợ sẽ xảy ra đại họa nên đã đích thân dẫn các hoạn quan đi tìm Thuận Đế, và cuối cùng đã tìm thấy ông. Vương Kính Tắc trấn tĩnh Thuận Đế bằng một lời hứa giả dối, và cuối cùng đã đưa được Thuận Đế lên chiếc xe mà Vương Kính Tắc đã chuẩn bị. Thuận Đế đã hỏi Vương là "Ngươi sẽ giết ta sao?" và Vương đáp lại, "Thần sẽ không giết bệ hạ, chỉ đưa người đi sống ở nơi khác. Đừng buồn, đây cũng là những gì mà Lưu gia đã làm với Tư Mã gia" (ý nói đến việc cụ của Thuận Đế là Lưu Tống Vũ Đế đã đoạt ngôi nhà Đông Tấn vào 60 năm trước). Thuận Đế tiếp tục khóc và nói rằng: "Khi ta đầu thai, nguyện rằng sẽ không bao giờ phải sinh ra trong gia đình đế vương nữa!" Vương đưa Thuận Đế lên bục và buộc ông phải hoàn thành buổi lễ. Tiêu Đạo Thành tiếp nhận ngôi báu, chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề. Qua đời. Tiêu Đạo Thành lập Lưu Chuẩn làm Nhữ Âm vương và xây cho ông một phủ ở vùng lân cận kinh thành Kiến Khang, nhưng phái binh giám quản nghiêm ngặt. Chưa đầy một tháng sau khi Cao Đế lên ngôi, có ai đó đã cưỡi một con ngựa gần phủ của Lưu Chuẩn, và các binh lính đã lầm tưởng là có ai đó muốn bắt Lưu Chuẩn và tiến hành biến loạn, vì thế họ đã sát hại Lưu Chuẩn. Cao Đế không những không trừng phạt mà còn trao thưởng cho các binh lính này, và sau đó tàn sát các thành viên trong hoàng tộc Lưu Tống trước đây. Tuy nhiên, Cao Đế vẫn chôn cất Lưu Chuẩn với vinh dự của hoàng đế.
1
null
Nam Tề Cao Đế (chữ Hán: 南齊高帝; 427–482), tên húy là Tiêu Đạo Thành (), tên tự Thiệu Bá (紹伯), tiểu húy Đấu Tương (鬥將), là hoàng đế sáng lập nên triều đại Nam Tề thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Ông từng là tướng nhà Lưu Tống trong thời gian trị vì của hai vị hoàng đế Minh Đế và Hậu Phế Đế. Đến năm 477, do lo sợ sẽ bị Hậu Phế Đế sát hại, ông ám sát Hậu Phế Đế và đoạt lấy quyền lực, đến năm 479 thì đoạt ngôi nhà Lưu Tống. Bối cảnh. Tiêu Đạo Thành sinh năm 427. Gia tộc của ông tuyên bố họ là hậu duệ của thừa tướng Tiêu Hà của triều Hán, và nếu đó là sự thật, Tiêu Đạo Thành là hậu duệ đời thứ 24 của Tiêu Hà. Dưới thời hai triều Tấn và Lưu Tống, các tổ tiên của Tiêu Đạo Thành là các quan cấp thấp. Cha ông là Tiêu Thừa Chi (蕭承之) - tướng phục vụ Lưu Tống Văn Đế, và vì có đóng góp trong các chiến dịch chống lại triều Bắc Ngụy kình địch nên Tiêu Thừa Chi được phong làm "Tấn Hưng huyện ngũ đẳng nam" (晉興縣五等男), tức nam tước. Bản thân Tiêu Đạo Thành vào năm 12 tuổi đã học tập điển tịch tại học đường do Văn Đế thành lập và kinh học gia Lôi Thứ Tông (雷次宗) đứng đầu song đến năm 15 tuổi ông đã phục vụ trong quân binh. Ông tiếp tục là một quan quân dưới thời trị vì của Văn Đế và Hiếu Vũ Đế (con trai của Văn Đế). Dưới thời Minh Đế. Con trai của Hiếu Vũ Đế là Tiền Phế Đế bị ám sát vào năm 465, sau đó đã diễn ra cuộc chiến tranh giành quyền kế vị giữa Lưu Tống Minh Đế (em trai của Hiếu Vũ Đế) và Lưu Tử Huân (con trai của Hiếu Vũ Đế). Khi đó, Tiêu Đạo Thành đang là tướng quân và ông trung thành với Minh Đế. Tiêu Đạo Thành tham gia vào chiến dịch chống lại đội quân của Tầm Dương vương Lưu Tử Phòng (劉子房, em trai của Lưu Tử Huân)-thái thú quận Hội Kê (會稽, nay gần tương ứng với Thiệu Hưng, Chiết Giang), và sau đó ông đã đánh bại đội quân do Tiết An Đô (薛安都)-thứ sử Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ Giang Tô và bắc bộ An Huy) cử tiến về phía nam. Vì những đóng góp này, Minh Đế đã ban tước hầu cho Tiêu Đạo Thành và phong cho ông làm quyền thứ sử của Nam Từ Châu (南徐州, nay là phía tây trung bộ Giang Tô). Sau đó, Tiêu Đạo Thành trở thành thứ sử của Nam Duyện Châu (南兗州, nay là phía đông trung bộ Giang Tô), trấn thủ trọng thành Hoài Âm (淮陰, nay thuộc Hoài An, Giang Tô). Theo sử sách thì trong thời gian trấn thủ, ông bắt đầu tuyển mộ một nhóm gồm những thuộc hạ có tài. Trong thời gian Minh Đế trị vì, có các tin đồn về việc Tiêu Đạo Thành có các nét bất thường trên khuôn mặt và chúng là điềm báo về việc ông sẽ trở thành hoàng đế. Minh Đế đã ra tay sát hại hầu hết các anh em và một số đại thần cấp cao vì lo sợ họ sẽ không còn trung thành với Thái tử Lưu Dục sau khi ông ta qua đời. Đến năm 471, Minh Đế trở nên nghi ngờ Tiêu Đạo Thành, đặc biệt là vì có những tin đồn về việc Tiêu Đạo Thành đã bí mật liên lạc với Bắc Ngụy. Minh Đế đã cử tướng Ngô Hỉ (吳喜), một bằng hữu của Tiêu Đạo Thành, mang một bình rượu đã được niêm phong đến Hoài Âm để đưa cho ông. Tiêu Đạo Thành trở nên lo sợ vì nghĩ rằng trong rượu có độc và đã chuẩn bị chạy trốn sang Bắc Ngụy. Tuy nhiên, Ngô Hỉ đã bí mật nói với Tiêu rằng rượu không có độc và còn tự mình uống trước một ít, sau đó Tiêu Đạo Thành đã dám uống bình rượu này. Khi Ngô Hỉ trở về kinh thành Kiến Khang, ông ta đảm bảo với Minh Đế rằng Tiêu Đạo Thành là người trung thành, song đến khi Minh Đế biết việc Ngô đã bí mật thông tin cho Tiêu, Minh Đế đã buộc Ngô Hỉ phải tự sát, song đã không có bất kỳ hành động nào nhằm chống lại Tiêu. Ngay sau đó, Minh Đế triệu hồi Tiêu Đạo Thành về Kiến Khang. Những người theo Tiêu Đạo Thành phần lớn nghi ngờ rằng Minh Đế sẽ sát hại ông và đề xuất ông chống lại, song ông tin rằng Minh Đế sẽ không làm như vậy nên vẫn về Kiến Khang, tại đây ông trở thành một tướng chỉ huy các cận binh của Thái tử Lưu Dục. (Trong bí mật, ông đã kể với những người theo mình rằng ông tin Lưu Tống sẽ không còn tồn tại lâu hơn nữa, và rằng ông cần sự giúp đỡ của họ để có cơ hội.) Khi Minh Đế lâm bệnh nặng năm 472, theo khuyến nghị của vị quan cấp cao Trữ Uyên (褚淵), và Viên Xán (袁粲) (hai người được Minh Đế giao phó giúp sức cho Thái tử), cũng là một bạn bè của Tiêu, Tiêu đã trở thành một tướng chỉ huy binh lính trấn thủ kinh thành. Minh Đế qua đời ngay sau đó, và Thái tử Dục lên ngôi kế vị, tức Hậu Phế Đế. Dưới thời Hậu Phế Đế. Năm 474, hoàng thúc của Hậu Phế Đế là Quế Dương vương Lưu Hưu Phạm (劉休範)-thứ sử Giang Châu (江州, nay là Giang Tây và Phúc Kiến), tức giận vì mình không được làm nhiếp chính nên đã tiến hành nổi loạn và tiến quân nhanh chóng về Kiến Khang. Tiêu Đạo Thành đề xuất chiến lược mà theo đó thì triều đình sẽ không cử quân ra ngoài đánh Lưu Hưu Phạm mà sẽ trấn giữ các thành đồn xung quanh Kiến Khang và không tích cực giao chiến với Lưu Hưu Phạm, đưa Hưu Phạm vào thế bế tắc và khiến ông ta cạn kiệt nguồn lương thảo. Do không có sự phản đối đáng kể, kế hoạch của Tiêu đã được thông qua. Quân của Lưu Hưu Phạm sau đó tiến đến và tấn công trực diện vào vị trí trấn thủ của Tiêu. Với sự chấp thuận của Tiêu, các thuộc hạ Hoàng Hồi (黃回) và Trương Kính Nhi (張敬兒) đã giả vờ đầu hàng Lưu Hưu Phạm, và sau đó còn thông tin cho Lưu Hưu Phạm là Tiêu cũng có ý muốn được đầu hàng. Hoàng và Trương sau đó đã ám sát Lưu Hưu Phạm. Tuy nhiên, hai người đã buộc phải bỏ lại thủ cấp của Lưu Hưu Phạm do lo sợ sẽ bị các cận vệ của ông ta phát hiện, vì thế tin tức ban đầu chưa được mọi người biết đến, và quân của Lưu Hưu Phạm vẫn tăng cường bao vây các vị trí trấn thủ khác nhau. Tiêu Đạo Thành chỉ có thể giữ được vị trí trấn thủ của mình, trong khi đó thì tướng Đinh Văn Hào (丁文豪) của Lưu Hưu Phạm đã có thể đánh bại và giết chết Lưu Miễn (劉勔) và Vương Đạo Long (王道隆) rồi bao vây hoàng cung. Tuy nhiên, ngay sau đó, tin tức về cái chết của Lưu Hưu Phạm dần dần bị lộ ra, và quân của Đinh đã tự sụp đổ. Sau khi cuộc nổi loạn của Lưu Hưu Phạm thất bại, Tiêu Đạo Thành được thăng chức và ông cùng với Viên Xán, Trữ Uyên và một họ hàng xa của Hậu Phế Đế là Lưu Bỉnh (劉秉), được gọi là "tứ quý" (四貴) phụ trách việc ra các quyết định. Năm 476, anh họ của Hậu Phế Đế là Lưu Cảnh Tố (劉景素)-thứ sử Nam Từ Châu nhận được thông tin sai rằng Kiến Khang đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, vì thế đã tiến hành nổi loạn. Tiêu Đạo Thành đã phối hợp tiến hành chiến dịch chống lại Lưu Cảnh Tố (mặc dù không trực tiếp chỉ huy), cuối cùng Lưu Cảnh Tố đã bị đánh bại và bị giết chết. Năm 477, Hậu Phế Đế nay đã 14 tuổi và ngày càng trở nên bốc đồng và hung bạo. Hậu Phế Đế thường cùng với các cận binh đi ra ngoài hoàng cung và giết chết bất kỳ người hay động vật nào mà họ gặp phải. Vào một ngày đặc biệt, Hậu Phế Đế đã tấn công đại bản doanh của Tiêu Đạo Thành và trông thấy Tiêu đang ngủ lõa thể. Hậu Phế Đế thích thú với cái bụng lớn của Tiêu, và đã đánh thức Tiêu dậy, ngắm một mục tiêu trên bụng của Tiêu và chuẩn bị sẵn sàng dùng mũi tên để bắn. Tiêu Đạo Thành đã cầu xin tha mạng, và một hầu cận của Hậu Phế Đế là Vương Thiên Ân (王天恩) đã chỉ ra rằng nếu giết chết Tiêu Đạo Thành bằng một mũi tên, nhà vua sẽ mất một mục tiêu tuyệt vời là bụng của Tiêu. Theo đề xuất của Vương, Hậu Phế Đế đã bắn Tiêu bằng một mũi tên đầu tròn làm bằng xương và hài lòng khi ông đã có thể bắn thành công vào mục tiêu là rốn của Tiêu. Sau sự việc này, Tiêu trở nên sợ hãi và đã ban đầu thảo luận với Viên và Trữ về khả năng phế truất Hậu Phế Đế, song không thể lôi kéo được họ tham gia vào kế hoạch của mình. Thay vào đó, ông lên kế hoạch một cách độc lập với một số cộng sự của mình, và ông cũng đạt được thỏa thuận với một số hầu cận của Hậu Phế Đế. Vào đêm Thất Tịch năm 477, một hầu cận của Hậu Phế Đế là Dương Ngọc Phu (楊玉夫), là người trước đó bị Hậu Phế Đế đe dọa giết, đã cắt thủ cấp của Hậu Phế Đế khi vua đang ngủ, và đưa thủ cấp đến cho Tiêu Đạo Thành thông qua thuộc cấp của ông là Vương Kính Tắc (王敬則). Ngay lập tức, Tiêu tiến vào hoàng cung với thủ cấp của hoàng đế, các cận binh hoàng cung quá khiếp sợ khi hay tin về cái chết của vua. Tiêu sau đó đã ban hành một chiếu chỉ có tên của Vương Thái hậu nhằm hợp pháp hóa vụ ám sát và giáng thụy hiệu của Hậu Phế Đế thành "Thương Ngô vương". Sau đó, Tiêu Đạo Thành lập người em trai Hậu Phế Đế là An Thành vương Lưu Chuẩn làm hoàng đế, tức là Lưu Tống Thuận Đế. Tiêu còn buộc Viên Xán và Lưu Bỉnh phải trao cho mình quyền lực gần như của một hoàng đế, và điều này đã dấy lên các lo ngại về việc ông sẽ đoạt ngôi. Dưới thời Thuận Đế. Hay tin về cái chết của Hậu Phế Đế, tướng Thẩm Du Chi (沈攸之) đã cáo buộc Tiêu Đạo Thành muốn cướp ngôi. Trong khi đó, Viên Xán và Lưu Bỉnh cũng tin rằng Tiêu Đạo Thành thật sự có ý định này và khi Tiêu đang chuẩn bị chiến dịch chống lại Thẩm, hai người này đã bí mật nổi dậy bên trong thành Kiến Khang để lật đổ Tiêu nhằm lấy lại quyền lực cho hoàng tộc. Tuy nhiên, Viên Xán lại cho rằng âm mưu sẽ không thể thành công nếu không có sự ủng hộ của Trữ Uyên nên cũng đã kể cho người này về âm mưu, tuy nhiên, do Trữ là bằng hữu của Tiêu nên đã nhanh chóng báo tin cho Tiêu. Viên Xán không nhận thức được điều này vẫn tiếp tục chuẩn bị cho âm mưu cùng một số tướng. Tuy nhiên, Lưu Bỉnh đã trở nên hoang mang trong lúc chuẩn bị và đã chạy trốn đến vị trí trấn thủ của Viên là thành Thạch Đầu vài giờ trước thời điểm dự kiến khởi sự. Tiêu Đạo Thành đã bắt đầu tiến hành phản kích lại cuộc nổi loạn, bắt giữ và giết chết một số tướng lĩnh liên kết với Viên Xán và Lưu Bỉnh trước khi họ có thể hành động. Quân của Tiêu sau đó bao vây Thạch Đầu, giết chết Viên Xán và Lưu Bỉnh. Trong khi đó, những thứ sử mà Thẩm Du Chi mời tham gia nổi loạn cùng ông ta đều từ chối hoặc chống lại. Tuy vậy, Thẩm Du Chi đã có sẵn một đội quân hùng mạnh, và các tướng lĩnh triều đình tỏ ra sợ hãi khi phải đối mặt với ông ta. Ban đầu, Thẩm Du Chi nhanh chóng tiến quân hướng về Kiến Khang, song khi qua Dĩnh Thành (郢城, nay thuộc Vũ Hán, Hồ Bắc), Thẩm Du Chi đã bị khích bác bởi những lời lăng mạ của Liễu Thế Long (柳世隆), một thuộc hạ của Vũ Lăng vương Lưu Tán (劉贊) nên đã dừng lại và bao vây Dĩnh Thành, song thành này được phòng thủ vững chắc. Năm 478, quân của Thẩm Du Chi vẫn không thể chiếm được Dĩnh Thành, các binh sĩ của ông ta thì bắt đầu đào ngũ. Thẩm Du Chi còn làm trầm trọng thêm tình hình với việc áp đặt hình phạt nặng đối với các chỉ huy của những binh lính đào ngũ, khiến họ cũng quay sang đào ngũ. Một thuộc hạ của Thẩm Du Chi là Lưu Nhương Binh (劉攘兵) sau đó đã đầu hàng Lưu Thế Long, khiến cho quân của Thẩm sụp đổ. Thẩm đã cố gắng rút về Giang Lăng (trị sở của Kinh Châu). Tuy nhiên, Trương Kính Nhi đã chuẩn bị sẵn để tấn công Thẩm từ phía sau, Trương chiếm Giang Lăng và giết chết Thẩm Nguyên Diễm (沈元琰), là người Thẩm Du Chi để lại trấn giữ Giăng Lăng. Đội quân còn lại của Thẩm Du Chi thấy Giang Lăng thất thủ thì đã sụp đổ hoàn toàn, và Thẩm Du Chi ban đầu đã cố gắng chạy trốn song đã tự sát khi biết tất cả mọi ngả đều đã bị chặn. Tiêu Đạo Thành không còn đối thủ, đặc biệt là sau khi giết chết Hoàng Hồi. Ông bắt đầu đưa các con trai của mình vào các chức vụ quan trọng. Tiêu Đạo Thành cũng trọng dụng một viên quan có xuất thân quý tộc là Vương Kiệm (王儉), và với thỏa thuận ngầm cùng Trữ Uyên, Tiêu Đạo Thành tiến gần hơn đến ngai vàng, bao gồm cả việc lặng lẽ ám sát các em trai Thuận Đế. Năm 479, chỉ trong hai tháng, ông đã buộc Thuận Đế phong cho mình làm Tề công, và sau đó là Tề vương, ban cho ông cửu tích. Đến mùa hè năm 479, Tiêu Đạo Thành buộc Thuận Đế phải nhường ngôi cho mình, chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề. Trị vì. Sau khi lên ngôi, Cao Đế đã bắt đầu cố gắng chống lại việc phung phí và xa hoa. Bản thân ông khá thanh đạm, mặc dù không rõ về tác động thực tế của các chiếu chỉ ông đã ban ra đối với các quan lại và quý tộc. Cũng trong năm 479, khi có ai đó cưỡi một con ngựa gần phủ của Thuận Đế (nay là Nhữ Âm vương), các lính canh mà Cao Đế cử đến để giám thị cựu hoàng đế đã hoảng sợ và cho rằng một người nào đó đang định tiến hành nổi loạn, và họ đã sát hại cựu hoàng đế. Cao Đế không những không trách phạt mà còn thưởng công cho các binh lính này rồi sau đó cho thảm sát hoàng tộc Lưu Tống. Cuối năm đó, Cao Đế lập con trai Tiêu Trách, cũng là một tướng có tài, làm thái tử, và phong vương cho các con trai khác cùng đích tôn. Trong khi đó, Cao Đế nhận được tấu trình rằng Bắc Ngụy tiến hành tấn công và tuyên bố phục Lưu Tống cho Đan Dương vương Lưu Sưởng (劉昶), một người con trai của Lưu Tống Văn Đế đã chạy đến Bắc Ngụy vào năm 465 vì lo sợ rằng Tiền Phế Đế sẽ sát hại mình. Cao Đế đã chuẩn bị phòng thủ vùng biên giới phía bắc, và Bắc Ngụy đã phát động chiến dịch vào mùa đông năm 479. Tuy nhiên, sau đó quân Bắc Ngụy đã thất bại trong việc bao vây Thọ Dương. Sau đó, Cao Đế nhận thấy Kiến Khang có khả năng phòng thủ tương đối kém (trong suốt thời Đông Tấn và Lưu Tống, chưa từng có một bức tường nào được xây quanh Kiến Khang), ông bắt đầu kế hoạch xây dựng một tuyến tường bao quanh kinh thành. Quân Bắc Ngụy và Nam Tề sau đó vẫn tiếp tục các trận chiến nhỏ ở biên giới cho đến mùa xuân năm 481, song giữa hai bên không xảy ra các chiến dịch lớn nữa. Mùa xuân năm 482, Cao Đế qua đời. Thái tử Trách lên kế vị, tức là Tề Vũ Đế.
1
null
Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) là công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 2007, trên cơ sở sáp nhập các "Công ty Internet Viettel", "Điện thoại cố định Viettel" và "Điện thoại di động Viettel". Lịch sử hình thành và phát triển. Chặng đường phát triển. Năm 1989, thành lập "Công ty Điện tử thiết bị thông tin", là tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Năm 1995, đổi tên "Công ty Điện tử thiết bị thông tin" thành "Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội" (tên giao dịch là "Viettel") chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam. Năm 2000, Viettel được cấp giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng "công nghệ VoIP" tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với "thương hiệu 178" và đã triển khai thành công. Năm 2003, Viettel bắt đầu đầu tư vào những dịch vụ viễn thông cơ bản, lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Ngày 15 tháng 10 năm 2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của Viettel Mobile và Viettel. Ngày 2 tháng 3, năm 2005, "Tổng Công ty Viễn thông quân đội" theo quyết định của Thủ tướng Phan Văn Khải và ngày 6 tháng 4 năm 2004, theo quyết định 45/2005/BQP của Bộ Quốc phòng Việt Nam thành lập "Tổng Công ty Viễn thông quân đội". Ngày 5 tháng 4 năm 2007, "Công ty Viễn thông Viettel" (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel được thành lập, trên cơ sở sáp nhập các "Công ty Internet Viettel", "Điện thoại cố định Viettel" và "Điện thoại di động Viettel". Đến nay, Viettel Telecom được cho là đã ghi được những dấu ấn quan trọng và một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của khách hàng: Trung tâm VAS Viettel. Trung tâm Kinh doanh VAS Viettel ("VAS-Viettel") được thành lập từ năm 2006, là đơn vị triển khai kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng của "Công ty Viễn thông Viettel", với những dịch vụ Vas đầu tiền: GPRS, MCA (misscall: cuộc gọi lỡ), Pay 199, đầu số ngắn 6x, 8x và dịch vụ 1900….. góp phần vào sự phát triển của "Công ty Viễn thông Viettel". Đến năm 2012, trung tâm Vas đã cung cấp chính thức 40 dịch vụ, doanh thu kế hoạch 8.000 tỷ đồng. Phát triển. Năm 2006, các dịch vụ như "GPRS, MCA, pay 199, đầu số ngắn 6x, 8x và dịch vụ 1900..." ra đời được cho là đã đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự hình thành phát triển của trung tâm. Năm 2007, cung cấp thêm các dịch vụ như "nhạc chuông chờ Imuzik, ứng tiền, đọc báo online..." Năm 2008, cung cấp dịch vụ "Imail, call blocking, Ishare".Đến năm 2009 các dịch vụ như "Game Portal, DailyExpress, websurf", các dịch vụ trên 3 G như "Mstore, Vmail, mobile TV / VOD, music 3G, game online"... được ra đời đánh dấu thêm một giai đoạn mới cho trung tâm Vas. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2011 triển khai các dịch vụ "Icomic, chat 1338, talk sms, Ilive, AMS, bulksms, sms plus, Voice blogging (bubly), calling signature..." đặc biệt đến năm 2012 cung cấp thêm các dịch vụ mới như "Isign, Alome, Imap, zozo, magic voice, busy sms, voice emotion..." Tổng đài 106x. Tổng đài 106x là hệ thống tổng đài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập vào ngày 1 tháng 12 năm 2010, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông với các sản phẩm cung cấp những thông tin về tình hình kinh tế-xã hội trong phạm vi Việt Nam. Ngoài việc được hỗ trợ thông tin từ các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, Viettel còn ký hợp đồng với các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực cung cấp thông tin cho khách hàng. Đây được cho là một hình thức dịch vụ mới mẻ. Nguyễn Lân Dũng cho rằng "việc ra đời các đơn vị tư vấn có uy tín để giải đáp cho người dân là rất cần thiết và đáng khích lệ. Doanh nghiệp cần chú trọng vào chất lượng tư vấn thì mới khiến cho khách hàng tin tưởng, từ đó phát triển được dịch vụ". Thành tựu đạt được. Viettel được đánh giá là:
1
null
Sông Gambia là một sông chính tại Tây Phi, có chiều dài từ cao nguyên Fouta Djallon ở phía bắc Guinea và chảy về phía tây qua Sénégal và Gambia rồi đổ ra Đại Tây Dương ở thành phố Banjul, thủ đô của Gambia. Tàu bè có thể đi lại trên một nửa chiều dài của sông. Dòng sông này có liên chặt chẽ với Gambia, quốc gia nhỏ nhất tại đại lục châu Phi và chỉ bao gồm một nửa hạ du của sông cùng vùng đất hai bờ sông. Từ Fouta Djallon, sông chảy theo hướng tây bắc vào vùng Tambacounda của Sénégal, nơi nó chảy qua vườn quốc gia Niokolo-Koba, sau đó hợp lưu với Nieri Ko và Koulountou trước khi tiến vào Gambia tại Fatoto. Tại điểm này, sông có hướng chung là phía tây, song có nhiều khúc uốn với các hồ móng ngựa. Khoảng 100 km từ cửa sông, lòng sông dần được mở rộng và rộng đến trên 10 km tại nơi giáp với biển. Gần cửa sông, gần Juffure, là đảo James, một nơi từng được sử dụng để buôn bán nô lệ và đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới. Quần thể động vật nước ngọt tại lưu vực sông Gambia có quan hệ chặt chẽ với lưu vực sông Sénégal, và cả hai thường được gộp thành một vùng sinh thái suy nhất được gọi là vùng lưu vực Senegal-Gambia. Mặc dù có sự phong phú về loài ở mức cao trung bình, chỉ có ba loài ếch và cá là loài đặc hữu của vùng này.
1
null
Sông Sénégal () là một sông dài ở Tây Phi, tạo thành biên giới giữa hai nước Sénégal và Mauritanie. Đầu nguồn của sông Sénégal là các sông Semefé (Bakoye) và sông Bafing, và cả hai đều bắt nguồn từ Guinea; chúng tạo thành một phần nhỏ của biên giới Guinea-Mali trước khi hợp lưu tại Bafoulabé ở Mali. Từ đó, sông Sénégal chảy về phía tây rồi phía bắc qua Hẻm núi Talari gần Galougo và qua thác Gouina, sau đó chảy qua Kayes, nơi nó nhận nước từ Kolimbiné. Sau khi nhận nước của Karakoro, sông Sénégal tạo thành khoảng vài chục ki-lô-mét biên giới giữa Mali-Mauritanie cho đến Bakel, nơi nó nhận nước của sông Falémé. Sông Sénégal chảy qua vùng đất bán khô hạn ở phía bắc của Sénégal, tạo thành biên giới với Mauritanie và đổ ra Đại Tây Dương. Tại Kaedi, nó nhận nước của sông Gorgol bắt nguồn từ Mauritanie. Sau khi chảy qua Bogué, sông tiến đến Richard Toll nơi nó lại nhận nước của sông Ferlo bắt nguồn từ vùng Lac de Guiers tại nội địa Sénégal. Sông Sénégal sau đó chảy qua Rosso và ở gần cửa sông, sông đổi hướng nam và tiến đến Saint-Louis. Sông Sénégal chia tách Đại Tây Dương với một dải cát được gọi là Langue de Barbarie trước khi đổ vào đại dương. Trên dòng chảy của sông Sénégal có hai đập lớn và đa mục đích là đập Manantali tại Mali và đập Maka-Diama tại biên giới Mauritanie-Senegal, gần cửa thoát ra biển nhằm ngăn xâm nhập mặn. Sông Sénégal có diện tích lưu vực là 270.000 km², lưu lượng dòng chảy bình quân là 680 m³/s và tổng lưu lượng nước hàng năm là 21,5 km³. Các chi lưu quan trọng là sông Falémé, sông Karakoro, và sông Gorgol. Xuôi dòng từ Kaédi, sông chia làm hai nhánh. Nhánh bên trái gọi là Doué và chảy song song với nhánh chính ở phía bắc. Sau 200 km hai nhánh lại hợp nhất chỉ vài km về phía xuôi dòng từ Pondor. Dải đất dài giữa hai nhánh được gọi là Île á Morphil. Năm 1972, Mali, Mauritanie và Senegal đã thành lập Organisation pour la mise en valeur du fleuve Sénégal (OMVS) để quản lý lưu vực sông. Guinea gia nhập vào năm 2005. Ngày nay, việc vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sông Sénégal đã trở nên rất hạn chế. OMVS đã xem xét tính khả thi của việc tạo ra một tuyến kênh thông hành rộng 55 m giữa thị trấn Ambidédi tại Mali và Saint-Louis, dài 905 km. Kênh này sẽ cung cấp đường tiến ra Đại Tây Dương cho đất nước Mali không có biển. Quần thể động vật nước ngọt tại lưu vực sông Sénégal có quan hệ chặt chẽ với lưu vực sông Gambia, và cả hai thường được gộp thành một vùng sinh thái suy nhất được gọi là vùng lưu vực Senegal-Gambia. Mặc dù có sự phong phú về loài ở mức cao trung bình, chỉ có ba loài ếch và cá là loài đặc hữu của vùng này.
1
null
Sông Kagera, cũng gọi là sông Akagera, là một sông tại Đông Phi, tạo thành một phần thượng nguồn của sông Nin và mang nước đến từ nơi xa xôi nhất trong hệ thống sông Nin. Đoạn sông có tên Kagera bắt đầu từ Burundi, chảy ra khỏi hồ Rweru. Từ hồ, sông chảy về phía đông dọc theo biên giới Rwanda-Burundi và Rwanda-Tanzania đến một điểm hợp lưu với sông Ruvubu. Nước của sông Kagera được cung cấp từ hai chi lưu chính, Nyabarongo tại Rwanda, đổ vào hồ Rweru, và Ruvubu ở Burundi. Từ điểm hợp lưu, Kagera chảy về phía bắc dọc theo biên giới Rwanda-Tanzania, qua thác Rusumo và vườn quốc gia Akagera. Sông sau đó đổi sang hướng đông, theo biên giới Tanzania-Uganda và đổ vào hồ Victoria tại Uganda. Sông Kagera giữ vai trò nổi bật trong lịch sử của những nước mà nó chảy qua, đặc biệt là Rwanda. Năm 1894, một người Đức tên là Gustav Adolf von Götzen đã băng qua Kagera tại thác Rusumo, bắt đầu thời kỳ thuộc địa hóa Rwanda; và đến năm 1916, trong Thế chiến I, người Bỉ đã đánh bại người Đức và tiến vào Rwanda cũng bằng đường tương tự. Sông được quốc tế biết đến vào năm 1994 khi nó đã đưa nhiều thi thể của các nạn nhân trong nạn diệt chủng Rwanda vào hồ Victoria, khiến Uganda phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại những nơi mà các thi thể dạt vào.
1
null
Sông Vaal là phụ lưu lớn nhất của sông Orange tại Nam Phi. Sông khởi nguồn từ dãy núi Drakensberg tại Mpumalanga, phía đông của Johannesburg và cách khoảng 30 km về phía bắc của Ermelo và chỉ cách Ấn Độ Dương khoảng 240 km. Sông sau đó chảy về phía tây rồi hợp lưu vào sông Orange ở tây nam của Kimberley thuộc tỉnh Bắc Cape. Sông có chiều dài 1.120 km, và tạo thành ranh giới giữa các tỉnh Mpumalanga, Gauteng và tỉnh Tây Bắc ở bờ bắc, và Free State ở phía nam. Các phụ lưu. Một số phụ lưu của sông Vaal: sông Harts, sông Vals, sông Waterval, sông Bamboes, Blesbokspruit, sông Mooi, sông Vet, sông Renoster, sông Riet và sông Wilge. Tầm quan trọng với công nghiệp và nông nghiệp. Vaal là một trong các sông quan trọng nhất tại Nam Phi. Người ta lấy nước của Vaal để phục vụ cho các ngành công nhiệp tại vùng Đại đô thị Johannesburg và một phần lớn của tỉnh Free State. Sông là một phần của hệ thống tưới tiêu Vaal-Hartz, và là một nguồn cung cấp nước chính. Nước Vaal được cung cấp cho 12 triệu người tại Gauteng và các khu vực xung quanh. Lịch sử. Về mặt lịch sử, sông tạo thành biên giới phía bắc của vương quốc Basotho của Moshoeshoe I vào lúc đỉnh cao, sau đó trở thành biên giới giữa các cộng hòa Boer, mà về sau trở thành các tỉnh, Transvaal và Orange Free State. Tên gọi địa lý "Transvaal" xuất phát từ tên sông, nghĩa là "Bên kia sông Vaal". Điều này phản ánh việc Thuộc địa Cape và Thuộc địa Natal, tức các khu vực chính có những điểm định cư của người Âu, nằm ở phía nam của Vaal. Vaal là một tên gọi tiếng Hà Lan (sau là Afrikaans), được người Griqua hay Boer dịch từ tên tiếng Kora Khoikhoi lúc đầu "Tky-Gariep" (/hei !garib, sông buồn tẻ). Cả Vaal và "Tky" đều có nghĩa là "buồn tẻ" hay "xám xịt", ám chỉ đến màu nước sông, đặc biệt là trung mùa lũ khi có nhiều bùn. Ở phần thượng du, sông được gọi là "Likwa" (Sindebele), "Ikwa" (isiZulu), "ilikwa" (siSwati), "lekwa" (Sesotho), hay "cuoa" bởi người Khoikhoi, tất cả đều ám chỉ vùng bằng phẳng mà sông chảy qua.
1
null
Sông Orange (, tiếng Afrikaans/tiếng Hà Lan: Oranjerivier), hay còn gọi là sông Gariep, sông Groote hay sông Senqu là sông dài nhất tại Nam Phi. Sông khởi nguồn từ dãy núi Drakensberg ở Lesotho, chảy về phía tây qua Nam Phi rồi đổ ra Đại Tây Dương. Sông tạo thành một đoạn biên giới giữa Nam Phi với Namibia và giữa Nam Phi với Lesotho, cũng như ranh giới giữa một số tỉnh tại Nam Phi. Mặc dù sông Orange không chảy qua một thành phố lớn nào song nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nam Phi vì đây là nguồn cung cấp nước cho việc tưới tiêu, cũng như thủy điện. Sông được Robert Jacob Gordon đặt tên theo hoàng tộc Hà Lan. Dòng chảy. Orange khởi nguồn từ dãy núi Drakensberg dọc theo biên giới giữa Nam Phi và Lesotho, cách khoảng về phía tây của Ấn Độ Dương và có cao độ trên 3.000 m. Tại Lesotho, sông được gọi là Senqu và có một đoạn sông bị đóng băng trong mùa đông do có độ cao lớn. Với tổng chiều dài là , sông Orange là con sông dài nhất Nam Phi. Sông Orange sau đó chảy theo hướng tây qua Nam Phi, tạo thành đường ranh giới tây-nam của tỉnh Free State. Tại đoạn này, trên dòng chảy của sông có đập Gariep (lớn nhất đất nước), và sau đó là đập Vanderkloof. Từ biên giới Lesotho đến bên dưới đập Vanderkloof, lòng sông nằm dưới vách sâu. Xa hơn về hạ lưu, đất đai bằng phẳng hơn, và người ta dùng nhiều nước sông cho nông nghiệp. Ở điểm cực tây của tỉnh Free State, tây nam của Kimberley, Orange nhận được nước từ chi lưu chính của nó là sông Vaal, bản thân sông Vaal cũng tạo thành phần lớn đường ranh giới phía bắc của tỉnh. Từ đây, sông Orange tiếp tục chảy về phía tây qua các vùng đất hoang dã khô cằn ở miền nam hoang mạc Kalahari và Namaqualand tại tỉnh Bắc Cape rồi đến Namibia tại 20° kinh Đông. Từ đó, sông chảy theo hướng tây trong 550 km, tạo thành biên giới giữa tỉnh Bắc Cape của Nam Phi và vùng Karas của Namibia. Sông chảy qua thị trấn Vioolsdrif, cửa khẩu chính giữa Nam Phi và Namibia. Trong cuối, sông Orange được tiếp nước từ nhiều dòng chảy và có một số suối cạn hướng đến sông. Tại đoạn này, sa mạc Namib kết thúc ở bờ phía bắc của sông, và trong điều kiện bình thường thì lượng nước từ các sông nhánh đổ vào là không đáng kể. Tại đây, lòng sông lại một lẫn nữa nằm dưới vực sâu. Thác Một trăm hay thác Augrabies nằm trên đoạn này của sông Orange, tại đây dòng sông hạ độ cao 122 m (400 ft) chỉ trong . Sông Orange đổ vào Đại Tây Dương tại vịnh Alexander, nằm cách đều giữa Cape Town và Walvis Bay. Khoảng từ cửa sông, sông Orange bị cản trở bởi các ghềnh và bãi cát và thường không thể thông hành trên một đoạn dài. Các chi lưu của sông Orange. Các chi lưu tại Lesotho: Koakoatsi, Tlhanyaku, Moremoholo, Mokhotlon, Sehonghong, Khubelu, Makhoaba, Bobatsi, Mphelebeko, Semena, Nashai, Litsoeyse, Matebeng, Liboleng, Tsoelike, Linakeng, Qabane, Kolo-La-Tsoene, Senqunyane, Qhoali, Meletsunyane, Qhuasing, Outing, Sebapala, Thaling, Masitise và Tele (sông biên giới giữa Nam Phi và Lesotho. Các chi lưu tại Nam Phi: Makhaleng (biên giới phía tây của Lesotho), Kromspruit, Bamboesspruit, Gryskopspruit, Winnaarspruit, Knoffelspruit, Wilgespruit, Nuwejaarspruit, Kraai River, Melkspruit, Sanddrifspruit, Stormbergspruit, Moddelbulspruit, Palmietspruit, Caledon River, Oudagspruit, Broekspruit, Bossiespruit, Brakspruit, Suurbergspruit, Donkerpoortspruit, Oorlogspoort, Rietkuilspruit, Vanderwaltsfonteinspruit, Otterspoortspruit, Paaiskloofspruit, Seekoei River, Kattegatspruit, Knapsak, Hondeblaf River, Berg River, Lemoenspruit, Vaal, Withoekskloof, Lanyonspruit, Diep, Brak, Karabeeloop, Prieska, Rooiloop, Kat, Marydale, Soutloop, Elmboog, Eselfontein, Matjies, Donkerhoekspruit, Helbrandkloofspruit, Hartbeer, Slang, Brabees, Molopo, Bul, Kourop, Bak, Kraalputs de Loop, Narrie se Loop, Samoep, Kaboep, Mik, Hartbees, Brak, Matjies, Groen, Kahams Các chi lưu tại Namibia: Kleinap, Ham, Udabis, Velloor, Sambok, Eendoorn, Girtus, Hom, Davignab, Haib, Sambok, Gamkap. Lưu lượng và lượng mưa. Trong những tháng mùa thu khô hạn, lưu lượng nước sông giám đáng kể. Ở đầu nguồn, lượng mưa của khu vực sông Orange là xấp xỉ 2.000 mm mỗi năm song về phía tây thì lượng mưa lại giảm; tại cửa sông Orange, lượng mưa chỉ là 50 mm mỗi năm. Ngoài ra, sự bốc hơi của nước sông có xu hướng tăng lên về phía tây. Tuy nhiên, vào mùa hè ẩm ướt, sông Orange trở thành một dòng nước chảy xiết và có màu nâu. Lượng trầm tích lớn là một mối đe dọa lâu dài đối với các công trình kỹ thuật trên sông. Tổng diện tích lưu vực sông Orange (bao gồm cả Vaal) là 973.000 km², tức tương đương với 77% diện tích đất liền của Nam Phi (1.268.5358 km²). Tuy nhiên, xấp xỉ 366.000 km² (38%) diện tích lưu vực sông Orange nằm tại Lesotho, Botswana và Namibia.
1
null
Bờ biển kỷ Jura là một Di sản thế giới nằm bên bờ Eo biển Manche thuộc miền nam vương quốc Anh. Nó trải dài từ Exmouth ở Đông Devon tới vịnh Studland của Dorset với tổng chiều dài . Khu vực này trải qua 185 triệu năm lịch sử địa chất, xói mòn bờ biển đã tạo ra một chuỗi hình thành đá gần như liên tục từ kỷ Trias, Jura và Creta. Vào những thời điểm khác nhau của lịch sử, khu vực này từng là sa mạc, biển nhiệt đới nông, đầm lầy, và tàn tích hóa thạch của nhiều sinh vật sống khác nhau ở đây đã được bảo tồn nguyên vẹn trong các phiến đá. Các đặc điểm tự nhiên nhìn thấy trên bờ biển này bao gồm vòm tự nhiên, vát đá nhọn và đá xếp chồng lên nhau. Ở một số nơi, biển đã phá vỡ các bờ đá để tạo ra các vịnh nhỏ với các lối dẫn vào nhỏ hẹp, tại một nơi được gọi là đảo của Portland dẫn lên đất liền bằng một mũi đất hẹp. Ở một số nơi trên bờ biển, sạt lở đất khá phổ biến. Chúng đã phơi bày một loạt các hóa thạch, các loại đá khác nhau, mỗi loại có hệ động thực vật điển hình riêng, do đó cung cấp bằng chứng về cách thức động thực vật phát triển trong khu vực này. Xung quanh vịnh Lulworth có một khu rừng hóa thạch và 71 tầng đá khác nhau đã được xác định tại thị trấn Lyme Regis, mỗi khu vực có một Phân lớp Cúc đá riêng. Nhà sưu tập hóa thạch Mary Anning sống ở đây và những khám phá lớn của bà về các loài bò sát biển và các hóa thạch khác được thực hiện vào thời điểm mà nghiên cứu về cổ sinh vật học mới bắt đầu phát triển. Trung tâm Bờ biển Di sản Charmouth là nơi cung cấp thông tin về bờ biển di sản, và toàn bộ chiều dài của nó có thể được khám phá thông qua đường Bờ biển Tây Nam.
1
null
Bình đẳng trước pháp luật hay quyền bình đẳng trước pháp luật là những nguyên lý của pháp quyền được thể hiện qua các quy định cụ thể (các quy phạm pháp luật) thiết lập về quyền được đối xử một cách như nhau, công bằng giữa mọi công dân trước pháp luật, theo đó, mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã nêu lên trong điều 7: Theo Liên Hợp Quốc thì nguyên lý này rất quan trọng cho những người thiểu số và người nghèo. Khát quát. Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nhất là quyền bình đẳng trong lĩnh vực pháp lý, tư pháp, tố tụng. Tiêu chí của một đất nước văn minh hiện nay là luật pháp phải được thượng tôn bất kể vị thế giữa người vi phạm và bị xâm phạm. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người. Nhà nước phải có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng, công dân cần thực hiện tốt các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật xác định là điều kiện để sử dụng quyền của mình. Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng là một trong những nguyên tắc pháp lý cơ bản ở nhiều nước. Hiến pháp Việt Nam quy định: Mọi công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào quốc hội, hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Hiến pháp xác định quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Một số khía cạnh. Quyền và nghĩa vụ. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau, thể hiện qua việc Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình: Một số quyền cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế… Trách nhiệm pháp lý. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Ví dụ như khi truy cứu trách nghiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý. Khi xét xử thì mọi người phải bình đẳng trước tòa án. Trên thực tế nhiều nước chưa thật sự có sự bình đẳng trong trách nhiệm pháp lý, nhất là trong quá trình tố tụng, như tại Việt Nam, với triết lý Nho giáo đã ăn sâu từ lâu là: "Hình phạt thì không tới bậc đại phu, lễ nghi không tới bậc thứ dân" tức là tức là hình luật chẳng thể phạm đến những kẻ bề trên, cho nên một số ý kiến cho rằng chỉ khi mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật như nhau thì mới gọi là công bằng, mới không có cái gọi là nhờn luật, mặt khác sự can thiệp của hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp vào pháp luật đã tạo ra một quy trình bên ngoài pháp luật đồng thời những bản án tuyên phạt của tòa án nước này trong nhiều trường hợp chưa được sự đồng tình của xã hội vì quá cả nể, nhẹ tay với kẻ có quyền thế, địa vị, hoặc tiền bạc nhưng quá hà khắc đối với người yếu thế, nghèo khó nên đã nêu lên vấn đề về sự bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước và công dân. Chính Nhà nước cũng được xem như một pháp nhân: Các quyết định của chính quyền như vậy cũng phải tuân thủ nguyên tắc hợp pháp như bao chủ thế pháp lý khác. Nguyên tắc này cho phép đóng khung hoạt động của quyền lực công và đặt hoạt động đó vào khuôn khổ của nguyên tắc pháp chế, vốn trước tiên dựa trên các nguyên tắc hiến định. Trong khuôn khổ đó, các cưỡng chế hướng lên Nhà nước sẽ mạnh mẽ: Các quy định mà Nhà nước đưa ra và các quyết định mà Nhà nước ban hành phải tuân thủ toàn thể các quy phạm pháp luật cao hơn đang có hiệu lực (các luật, điều ước quốc tế và các nguyên tắc mang tính Hiến pháp), không được quyền hưởng bất kì ưu tiên về mặt tài phán. Các cá nhân cũng như pháp nhân của luật tư như thế là đối lập tranh cãi với các quyết định của cơ quan công quyền bằng các đối lập với các quy phạm mà cơ quan này ban hành. Trong khuôn mẫu này, vai trò của các cơ quan tài phán là vô cùng cần thiết và sự độc lập của tư pháp là bắt buộc.
1
null
Sự kiện tuyệt chủng Tam Điệp – Jura đánh dấu ranh giới giữa kỷ Tam Điệp và kỷ Jura, cách đây 199,6 triệu năm, và là một trong những sự kiện tuyệt chủng lớn trong liên đại Hiển sinh, và có tác động sâu sắc đến đời sống sinh vật trên đất liền và trong các đại dương. Trong đại dương toàn bộ lớp conodont và 20% các họ sống đã biến mất. Trên đất liền tất cả các loài Crurotarsi lớn (archosaur không phải khủng long) khác với cá sấu, một số therapsida còn lại, và phần lớn các loài lưỡng cư đã biến mất. Ảnh hưởng. Ít nhất có phân nửa số loài đã sống trên Trái Đất mà chúng ta biết được đến nay đã bị tuyệt chủng. Sự kiện này đã để lại những hốc sinh thái trên đất liền, có thể là yếu tố cho phép khủng long chiếm vị trí thống trị trong kỷ Jura. Sự kiện này đã diễn ra kéo dài ít nhất 10.000 năm và chỉ ngay trước khi Pangaea bắt đầu tan rã. Ở khu vực Tübingen (Đức), người ta phát hiệu một "nghĩa địa xương" Trias-Jura, đây là yếu tố đặc trưng cho ranh giới này. Phân tích thống kê về việc mất đi các loài trong biển vào lúc này chỉ ra rằng sự suy giảm đa dạng sinh học do suy giảm về biệt hóa hơn là sự gia tăng tuyệt chủng. Các giả thuyết hiện tại. Đã có những giả thuyết đưa ra để giải thích về nguyên nhân xảy ra sự kiệt tuyệt chủng này, nhưng tất cả vẫn còn là những thách thức chưa có lời giải:
1
null
Liên đoàn Công giáo Việt Nam là một tổ chức chính trị xã hội của người Công giáo tại Việt Nam, thành lập tháng 12 năm 1945 bởi Giám mục Lê Hữu Từ, tại giáo phận Phát Diệm, Ninh Bình. Ban đầu tổ chức được lãnh đạo bởi ông Nguyễn Mạnh Hà, Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nguyễn Mạnh Hà ở lại Hà Nội và là nhân vật đối lập với chính phủ do Việt Minh làm nòng cốt. Lịch sử. Tổ chức sau chịu sự chi phối của Ngô Đình Diệm, và cùng Giám mục Lê Hữu Từ, đưa tổ chức này tham gia Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp, ủng hộ Bảo Đại.
1
null
Ian Edward Wright, MBE (Sinh ngày 3 tháng 11 năm 1963, Woolwich, London) là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh, một người nổi tiếng trên truyền hình và radio. Anh hiện đang là bình luận viên của BBC Sport và ITV Sport. Là cầu thủ giành được nhiều thành công với các câu lạc bộ của London như Crystal Palace và Arsenal, trong 7 năm tại Arsenal, anh đã một lần vô địch Premier League, 2 cúp FA, 1 cúp liên đoàn và một lần nâng cao danh hiệu UEFA Cup Winners' Cup. Anh đã thi đấu tổng cộng 581 trận, ghi 387 bàn thắng cho 7 câu lạc bộ ở Anh và Scotland và 33 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Anh. Ngoài ra, Wright còn từng thi đấu tại Premier League cho West Ham United và Nottingham Forest, tại Scottish Premier League cho câu lạc bộ Celtic và ở giải hạng nhì Anh cho Burnley. Sau khi giã từ sân cỏ, anh hoạt động tích cực trong lĩnh vực truyền thông, chủ yếu trong các chương trình truyền hình và radio liên quan đến bóng đá. Con trai cả của anh Shaun Wright-Phillips và người con thứ hai Bradley Wright-Phillips đều là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Tuổi thơ. Wright đến với bóng đá chuyên nghiệp tương đối muộn. Mặc dù đã từng thử việc tại Southend United và Brighton thời còn niên thiếu, anh vẫn không thể có được một hợp đồng bóng đá chuyên nghiệp và chỉ chơi cho các đội không chuyên và nghiệp dư. Anh từng phải ngồi trong Nhà giam Chelmsford 2 tuần do lái xe mà không nộp thuế hay có bảo hiểm. Sự nghiệp cầu thủ. Crystal Palace. Quan sát viên của Crystal Palace, Peter Prentice, tình cờ được xem Wright đá cho Dulwich Hamlet và đã mời anh về thử việc tại sân Selhurst Park. Sau khi gây ấn tượng với huấn luyện viên Steve Coppell, anh đã ký hợp đồng chuyên nghiệp với Crystal Palace vào tháng 8 năm 1985, chỉ 3 tháng trước khi anh tròn 22 tuổi. Anh nhanh chóng tạo dấu ấn ngay trong mùa giải đầu tiên khi ghi 9 bàn thắng để trở thành cây săn bàn thứ hai của Palace. Sau khi tiền đạo Mark Bright chuyển đến Palace vào năm 1986, họ sớm trở thành một cặp đôi tiền đạo ăn ý và đã ghi được rất nhiều bàn thắng giúp câu lạc bộ giành vé đá playoffs và lên chơi giải hạng nhất năm 1989. cũng trong mùa giải đấy, Wright đã có 24 lần lập công tại giải hạng nhì và ghi tổng cộng 33 bàn ở mọi giải đấu. Wright được gọi lên đội tuyển Anh B vào tháng 12 năm 1989 nhưng chấn thương mà anh gặp phải đã làm ảnh hưởng đến phong độ của anh tại giải hạng nhất. Dẫu vậy, sau khi hồi phục, anh đã có một màn ra mắt ấn tượng khi đóng vai trò một 'siêu dự bị', trong trận chung kết cúp FA 1990 gặp Manchester United. Anh đã cân bằng tỉ số cho Palace chỉ sau vài phút có mặt trên sân và buộc hai đội phải đá hiệp phụ. Mặc dù Wright đã ghi bàn giúp Palace vươn lên dẫn trước nhưng trận đấu vẫn kết thúc với tỉ số 3-3 và Palace sau đó vẫn thất bại 1–0 trong trận đấu lại. Ở mùa giải kế tiếp, anh đã đạt được cột mốc 100 bàn thắng cho Crystal Palace và lập cú đúp giúp Palace đánh bại Everton để giành Zenith Data Systems Cup trên sân Wembley. Wright trở nên nổi tiếng với khả năng săn bàn nổi bật của mình khi anh lập một hat-trick chỉ trong 18 phút trong vòng đấu áp chót gặp câu lạc bộ Wimbledon trên sân khách ở mùa giải 1990–91. Wright đã có 253 lần góp mặt trong đội hình xuất phát và 24 lần vào sân thay người trong 6 mùa giải đá cho Crystal Palace. Với 117 bàn thắng trên tất cả các giải đấu, anh đứng thứ 3 trong danh sách các cây săn bàn của câu lạc bộ và là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho Palace sau chiến tranh Năm 2005, anh được cổ động viên Crystal Palace bầu chọn vào đội hình xuất sắc nhất (Centenary XI) nhân kỉ niệm 100 năm thành lập câu lạc bộ. Arsenal. Wright chuyển đến Arsenal vào tháng 9 năm 1991 với mức giá 2,5 triệu £, phí chuyển nhượng kỉ lục của câu lạc bộ vào thời điểm đó. Anh ghi bàn thắng đầu tiên trong trận ra mắt gặp Leicester City tại cúp liên đoàn, và lập hat-trick trong trận đấu đầu tại giải gặp Southampton. Anh giành giải thưởng chiếc giày vàng ngay trong mùa giải đầu tiên với 29 bàn thắng. Anh đã ghi một hat-trick trong vòng đấu cuối của mùa giải gặp Southampton; Bàn thắng thứ ba của anh cũng là bàn thắng cuối cùng được ghi ở giải hạng nhất cũ. Wright trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu của câu lạc bộ trong 6 mùa giải liên tiếp và đóng vai trò quan trọng trong thành công của câu lạc bô trong thập niên 90 khi giành cú đúp cúp FA và cúp liên đoàn năm 1993; Anh ghi bàn trong cả trận chung kết cúp FA và trận đấu lại gặp Sheffield Wednesday. Wright còn giúp Arsenal lọt đến trận chung kết UEFA Cup Winners' Cup 1994, Mặc dù anh bị treo giò trận chung kết nhưng Arsenal vẫn đánh bại Parma với tỉ số 1–0. Mùa giải đó họ kết thúc ở vị trí thứ 4 tại Premier League.
1
null
Maburaho (まぶらほ) là loạt light novel do Tsukiji Toshihiko thực hiện và Komatsu Eeji minh họa. Loạt tiểu thuyết đã đăng trên tạp chí Gekkan Dragon từ tháng 10 năm 2001. Cốt truyện lấy bối cảnh tại thế giới nơi mà phép thuật và khoa học cùng tồn tại với nhau và xoay quanh Shikimori Kazuki một nam sinh năm thứ hai vốn không thể sử dụng được nhiều phép thuật nhưng khi sử dụng phép thuật sức mạnh của cậu có thể tác động lên một phạm vi rất rộng và rất mạnh. Cuộc sống của cậu yên bình cho đến khi một cô gái xuất hiện và nói cô là vợ của cậu, sau đó thêm hai cô gái nữa xuất hiện và cuộc sống của cậu trở nên rối tung lên khi được cho biết là mã gen của cậu có thể tạo ra một pháp sư hùng mạnh vì thế cậu trở thành mục tiêu của nhiều người. Dù cuộc sống rối lên nhưng Kazuki vẫn cố gắng giúp đỡ mọi người và hiểu về họ nhiều hơn. Loạt tiểu thuyết này cũng đã được chuyển thể thành loạt manga do Miyashita Miki minh họa và đăng trên tạp chí Gekkan Dragon Age. J.C.Staff thì thực hiện hiện chuyển thể anime và phát sóng tại Nhật Bản từ ngày 14 tháng 10 năm 2003 đến ngày 06 tháng 4 năm 2004. Sơ lược cốt truyện. "Maburaho" lấy bối cảnh ở một thế giới mà mọi nhân vật đều có khả năng sử dụng phép thuật , tuy nhiên phép thuật của mỗi người không giống nhau. Mỗi người trong câu chuyện có một mức độ phép thuật khác nhau và một số lần nhất định mà họ có thể sử dụng phép thuật của mình. Một người bình thường có thể sử dụng phép thuật ít hơn một trăm lần, tuy nhiên một số người có thể sử dụng phép thuật hàng nghìn lần. Do đó, địa vị xã hội của một người được xác định bởi số lần người đó có thể thực hiện phép thuật. Nếu ai đó sử dụng hết phép thuật của mình, cơ thể của họ sẽ biến thành tro bụi và bị gió cuốn đi. Đầu tiên, bộ truyện giới thiệu cho chúng ta Kazuki Shikimori, một học sinh năm thứ hai của một trường phép thuật ưu tú, Học viện Aoi. Tuy nhiên, không giống như các bạn cùng lớp, Kazuki chỉ có thể sử dụng phép thuật của mình tám lần trước khi biến thành cát bụi. Kết quả là, anh ta đứng cuối bảng xếp hạng xã hội của trường. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào một ngày nọ khi Yuna Miyama xuất hiện trong phòng ký túc xá của anh ấy và tuyên bố rằng cô ấy là vợ của anh ấy. Một lúc sau, Kuriko Kazetsubaki và Rin Kamishiro xuất hiện tại ký túc xá của Kazuki, khi Kuriko Kazetsubaki đến để lấy gen của anh ta còn Rin Kamishiro đến để giết anh ta để thoát khỏi nghĩa vụ kết hôn với anh ta. Kazuki biết rằng mình là hậu duệ của hầu hết các pháp sư vĩ đại nhất thế giới từ cả thế giới phương đông và phương tây. Mặc dù anh ta có số lượng phép thuật yếu, nhưng con cái của anh ta có tiềm năng trở thành một pháp sư mạnh mẽ. Mặc dù số lượng phép thuật của anh ấy yếu, nhưng mỗi câu thần chú anh ấy thực hiện được coi như một sự kiện hoành tráng. Phép thuật của Kazuki được coi là phép thuật mạnh nhất trên thế giới có thể đạt được điều kỳ diệu. Do lòng tốt của Kazuki, số lần sử dụng phép thuật của anh ấy bắt đầu giảm xuống khi anh ấy sử dụng phép thuật của mình thay cho từng cô gái. Đầu tiên là làm cho tuyết rơi vào giữa mùa hè để khiến Yuna vui lên. Thứ hai bằng cách kéo Yuna ra khỏi vòng xoáy cũng hợp nhất ký túc xá nam và nữ với nhau. Kazuki lại sử dụng phép thuật của mình để tiêu diệt hai con Behemoth để cứu Kuriko, người đã không thể đánh bại chúng. Và sau đó, Kazuki đảo ngược thời gian để cứu hộp cơm tự làm của Rin. Anh ấy cũng sử dụng nó để cứu người bạn thời thơ ấu của mình Chihaya Yamase sau khi một con quái vật được các bạn cùng lớp của Kazuki triệu hồi xuất hiện tại lễ hội trường. Không lâu sau, Yuna vô tình giải phóng một loại virus retrovirus không thể chữa được vào chính mình, loại virus này cũng tạo ra một bản sao của cô ấy với những phẩm chất trái ngược với tất cả các phẩm chất của cô ấy (ví dụ: Yuna thật yêu Kazuki, bản sao muốn giết anh ấy). Kazuki sử dụng phép thuật thứ sáu của mình để tiêu diệt bản sao. Cuối cùng, Kazuki sử dụng hai lần tấn công cuối cùng của mình để cứu mạng Yuna khỏi virus. Mỗi sự kiện đều để lại ấn tượng cho các cô gái và họ cố gắng ngăn Kazuki sử dụng thêm bất kỳ phép thuật nào của mình và cuối cùng tìm cách tăng số lượng phép thuật của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực của họ đã thất bại khi giữa chừng bộ truyện, Kazuki sử dụng phép thuật cuối cùng của mình để cứu Yuna khỏi retrovirus ma thuật. Tuy nhiên, trong khi Kazuki biến thành tro và rải rác, hồn ma của anh vẫn còn. Tại thời điểm này của câu chuyện, Shino Akai xuất hiện để bắt Kazuki và thêm anh vào bộ sưu tập ma của cô. Các cô gái cố gắng bảo vệ Kazuki khỏi Shino và cuối cùng biết rằng tro cốt của Kazuki đã được rải vào trái tim của mỗi người. Nhưng trước khi tro cốt của Kazuki được trả lại hoàn toàn cho anh ấy, Shino đã thông báo cho Rin và sau đó là những cô gái còn lại rằng đây không phải là lần đầu tiên tro cốt của ai đó bị rải và sau đó được phục hồi. Tuy nhiên, khi tro cốt của Kazuki được trả lại cho anh ấy và cơ thể của anh ấy được phục hồi, anh ấy sẽ mất hết ký ức. Biết được điều này, các cô gái vẫn trả lại tro cốt của Kazuki cho anh ấy. Ở phần cuối của bộ anime, người ta thấy rằng thay vì mất ký ức do tác dụng phụ của quá trình phục hồi cơ thể, Kazuki giờ đã chia thành mười cơ thể khác nhau. Trong tiểu thuyết, tác dụng phụ của việc Kazuki được phục hồi là có được một cơ thể phép thuật đặc biệt có thể gây ra thảm họa cho toàn thế giới nếu cậu giải phóng sức mạnh phép thuật của mình. Một tác dụng phụ khác của quá trình phục hồi của Kazuki là sức mạnh ma thuật của anh ấy thỉnh thoảng tràn ra ngoài, gây ra những rủi ro nhỏ và đôi khi là hỗn loạn lớn. Truyền thông. Light novel. Loạt light novel do Tsukiji Toshihiko thực hiện và Komatsu Eeji minh họa. Loạt tiểu thuyết đã đăng trên tạp chí Gekkan Dragon từ tháng 10 năm 2001 và hiện vẫn còn xuất bản. Fujimi Shobo sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành các bunkobon tính đến tháng 9 năm 2012 thì đã có 30 tập được phát hành. Trong đó có 4 tập truyện dài, 20 tập truyện ngắn, 1 tập ngoại truyện dài và 5 tập ngoại truyện. Drama CD. Dragon Magazine đã phát hành một loạt 3 đĩa drama CD có tên "Barentain CD" (バレンタインCD) được phân phối bằng việc đính kèm với tạp chí đặc trước và giao qua thư tín. Đĩa đầu tiên đính kèm với tạp chí phát hành vào tháng 4, đĩa thứ hai đính kèm tạp chí pháng hành tháng 7 và đĩa cuối cùng phát hành đính kèm tạp chí phát hành tháng 10 tất cả đều trong năm 2002, bộ hộp chứa cả ba đĩa drama CD này được phát hành vào tháng 2 năm 2003. Manga. Miyashita Miki đã minh họa chuyển thể manga của loạt tiểu thuyết và đăng trên tạp chí Gekkan Dragon Age của Kadokawa Shoten. Kadokawa Shoten sau đó đã tập hợp các chương lại và phát hành thành 2 tankōbon vào tháng 12 năm 2003 và ngày 25 tháng 12 năm 2004, một ấn bản đặc biệt đã được phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2004. Ấn bản màu 2 tập của loạt manga cũng đã được phát hành vào ngày 01 tháng 9 năm 2005 và ngày 29 tháng 8 năm 2006. ADV Manga đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt mang để phát hành tại thị trường Bắc Mỹ còn Madman Entertainment đăng ký tại Úc và New Zealand. Sách. Hai cuốn sách artbook dành cho người đã được phát hành. Cuốn đầu tiên có tựa "Choukai! Maburaho" (超解!まぶらほ) đã phát hành vào tháng 9 năm 2003. Cuốn thứ hai có tựa "MABURAHO SPECIAL" đã phát hành vào tháng 3 năm 2005. Anime. J.C.Staff đã thực hiện chuyển thể anime và phát trên kênh WOWOW từ ngày 14 tháng 10 năm 2003 đến ngày 06 tháng 4 năm 2004 với 24 tập. ADV Films đã đăng ký bản quyền tiếng Anh của bộ anime để tiến hành phân phối tại thị trường Bắc Mỹ, Madman Entertainment thì đăng ký tại Úc và New Zealand còn Proware Multimedia International thì đăng ký tại Đài Loan. Âm nhạc. Bộ anime có hai bài hát chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Koi no MAHOU" (恋のマホウ) do ICHIKO trình bày, bài hát kết thúc có tên "We'd Get There Someday" cũng do ICHIKO trình bày nhưng ở tập cuối thì bài hát được trình bày bởi 3 nhân vật nữ chính. Đĩa đơn chứa bài hát mở đầu và kết thúc đã phát hành vào ngày 19 tháng 11 năm 2003. Hai album chứa các bản nhạc dùng trong bộ anime đã phát hành vào ngày 21 tháng 1 và 24 tháng 3 năm 2004. Ba album do ba nhân vật nữ chính trình bày đã phát hành vào ngày 21 tháng 4 năm 19 tháng 5 và ngày 23 tháng 6 năm 2004. Một album do cả ba nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Một album gồm 5 đĩa có tên "MABURAHO Essential CD Box" tập hợp các bản nhạc dùng trong bộ anime với hai đĩa, album do cả ba nhân vật trình bày, một đĩa chứa các đoạn drama và một chứa các đoạn drama cùng một số bài hát mới phát hành vào ngày 24 tháng 3 năm 2006.
1
null
Help! là bộ phim ca nhạc được sản xuất vào năm 1965 với sự tham gia của The Beatles cùng Leo McKern, Eleanor Bron, Victor Spinetti, John Bluthal, Roy Kinnear và Patrick Cargill. Đây là bộ phim thứ hai của The Beatles và là bộ phim đầu tiên nói về những quan điểm của họ chống lại tôn giáo lỗi thời. Soundtrack của bộ phim này nằm trong album cùng tên, "Help!". Bộ ảnh đi kèm bộ phim được nhiếp ảnh gia Michael Peto chụp song song với quá trình làm phim và vẫn đang được lưu trữ tại trường Đại học Dundee, Anh. Đánh giá. Hầu hết các đánh giá đều khá tích cực, song những nhận xét đều cho rằng dù được đầu tư lớn, ban nhạc không có được thành công lớn như với "A Hard Day's Night". Leslie Helliwell viết: "Họ đã kiệt sức để tạo một sản phẩm điên rồ nhằm vượt qua "A Hard Day's Night", song đôi khi tài năng lại tỏa sáng chỉ với một nguồn kinh phí thấp. Một sự pha trộn giữa Hellzapoppin', The Goons, Goofy, Mr. Magoo và Monty Python. Một sản phẩm tốt song hơi mệt mỏi nếu để giải trí." Ronnie D. Lankford, Jr. của tờ Allmusic miêu tả bộ phim như "tiền thân của thể loại phim ca nhạc... Lester dường như tìm thấy những giai điệu phù hợp với Help!, tạo ra một bức chân dung thú vị của Beatles mà không bao giờ cho phép chính họ trở nên quá nghiêm túc. Phong cách của ông sau này được hỗ trợ bởi Bob Rafaelson trong serie truyền hình 'Monkees trong những năm 60 đã tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhạc rock, điển hình là với bộ phim "Spice World" năm 1998."
1
null
"Ticket to Ride" là một ca khúc của ban nhạc The Beatles nằm trong album năm 1965 của họ, "Help!". Ca khúc được ghi âm ngày 15 tháng 2 và được phát hành 2 tháng sau. Năm 2012, "Ticket to Ride" được xếp ở vị trí 394 trong danh sách "500 ca khúc vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Sáng tác. Ca khúc được sáng tác bởi John Lennon (được ghi cho Lennon-McCartney), phần đóng góp của Paul McCartney còn nhiều tranh cãi. Lennon nói rằng đóng góp của McCartney "hạn chế ở việc hướng dẫn cách Ringo chơi trống". McCartney nói rằng điều đó không chính xác, anh nói: "chúng tôi đã ngồi và viết cùng nhau... tôi viết cho anh ấy 60% ca khúc... chúng tôi đã viết và làm việc trong 3 tiếng đồng hồ." Đây cũng là ca khúc đầu tiên mà McCartney tham gia trong vai trò lead guitar. Ca khúc cũng có một phần coda với nhiều nhịp khác nhau khiến cho nó trở thành đĩa đơn đầu tiên của The Beatles kéo dài tới hơn 3 phút. Lennon nói đoạn này (với câu "My baby don't care") là một trong những đoạn ưa thích của anh. "Ticket to Ride" nói về một cô gái "đi ra khỏi cuộc đời người kể chuyện", song nguồn gốc của tiêu đề lại hơi khó hiểu. McCartney nói đó là "chiếc vé tàu British Rail đi tới thị trấn Ryde của đảo Wight", còn Lennon thì bình luận nó nói về những chiếc thẻ bảo hiểm y tế ở Hamburg trong những năm 60. The Beatles chơi nhạc ở Hamburg trong những ngày đầu của sự nghiệp và từ "ride" là từ lóng ám chỉ việc quan hệ tình dục. Phát hành. "Ticket to Ride" được phát hành dưới dạng đĩa đơn ngày 9 tháng 4 tại Anh và 19 tháng 4 năm 1965 tại Mỹ với ca khúc "Yes It Is" ở mặt B. Đĩa đơn đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ trong 1 tuần và tại UK Singles Chart trong 3 tuần. Đĩa đơn tại Mỹ lấy nhãn đĩa là United Artists Records và được phát hành dưới tên "Eight Arms to Hold You". Đây là tên gọi đầu tiên của bộ phim thứ hai của The Beatles, sau này được đổi thành "Help!" sau khi đĩa đơn cùng tên được phát hành. Ca khúc này cũng nằm trong album "Help!" phát hành ngày 6 tháng 8 tại Anh và 13 tháng 8 tại Mỹ. Đây là đĩa đơn thứ 3 trong số 6 đĩa đơn số 1 tại Mỹ của ban nhạc, bao gồm "I Feel Fine", "Eight Days a Week", "Help!", "Yesterday", và "We Can Work It Out". Ca khúc được thực hiện thành video đạo diễn bởi Joe McGrath. Đánh giá. Cả hai cây viết danh tiếng Richie Unterberger của Allmusic và Ian MacDonald đều miêu tả ca khúc như một viên gạch quan trọng trong quá trình xây dựng phong cách của The Beatles. Unterberger viết: ""Phần nhịp của "Ticket to Ride" nhanh và mạnh mẽ hơn so với bất kỳ ca khúc nào mà họ từng viết, đặc biệt từ Ringo Starr"". MacDonald thì nhận thấy ca khúc "sâu lắng về nội tâm hơn so với rất nhiều ca khúc của The Beatles..., (và) vô cùng đặc biệt ở thời điểm đó với tiếng gảy guitar mạnh, nhịp nặng và tiếng tom-tom sôi động". Mac Donald cũng ghi chú ban nhạc sử dụng phần bè Ấn Độ mà họ học hỏi từ ca khúc "See My Friends" của The Kinks. Thành phần tham gia sản xuất. MacDonald cũng ghi chép rằng Lennon chơi cây Jetglo Rickenbacker 325 12 dây, còn Harrison "có thể" chơi cây Rickenbacker 360/12 12 dây. Bản hát lại của The Carpenters. Năm 1969, The Carpenters ra mắt album của họ "Offering". Ca khúc này được hát lại theo phần bè của Richard Carpenter khác với bản gốc của The Beatles, đưa ca khúc theo một cảm xúc khác với giai điệu ballad. Ca khúc đạt vị trí cao nhất là 54 tại Billboard Hot 100 trong 12 tuần tại đây và 19 tại Billboard Adult Contemporary. Các bản hát lại khác. "Ticket to Ride" được hát lại bởi rất nhiều nghệ sĩ như The Bee Gees (1966), Vanilla Fudge (1967), The 5th Dimension (1967 trong "The Magic Garden"), Hüsker Dü (1986), Gwen Guthrie (1987), The Punkles, Kids Incorporated (1993), Atomic Kitten (2007), và Chris Cornell trong tour acoustic năm 2011.
1
null
Trận Malakoff là một trận đánh trong cuộc vây hãm Sevastopol (1854–1855) trong Chiến tranh Krym, diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1855. Trong trận đánh này, quân đội Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Jean-Jacques Pélissier đã đột chiếm "Tháp Malakoff" trong tay quân đội Đế quốc Nga do Vương công A. M. Gorchakov điều khiển, mặc dù một cuộc tấn công đồng thời của quân đội Anh do tướng Ngài James Simpson chỉ huy vào trận địa pháo Redan đã thất bại. Cuộc tập kích cuối cùng này của liên quân Pháp - Anh đã buộc quân Nga phải triệt thoái khỏi Sevastopol vào ngày 9 tháng 8. Sự thất thủ của Sevastopol đã dẫn đến sự chấm dứt của cuộc chiến tranh. Sau khi đánh bại quân Nga trong trận cao điểm Traktir, phe đồng minh tin chắc vào sự thất thủ của Sevastopol. Sau 4 ngày pháo kích dữ dội, quân đội Pháp đã bất ngờ tiến công Malakoff: ban đầu các sĩ quan Pháp dời chiến hào của mình đến gần mục tiêu, sau đó quân Pháp tấn công ào ạt mà không theo một hiệu lệnh nào, trong buổi chiều khi quân Nga còn chưa kịp chuẩn bị. Quân Pháp đã chiếm giữ các công sự trên đường tiến, và quân Nga đã giằng co từng tất đất với địch thủ, song quân Pháp do tướng Pierre Bosquet đã chiếm được Malakoff. Cuộc tiến công của quân Anh vào trận địa pháo Redan đã không thành công do nơi đây có địa hình hiểm trở, song người Pháp đã nã pháo vào Redan buộc quân Nga phải rút lui khỏi đây với thiệt hại nặng nề (dù liên quân cũng mất hơn 10.000 người trong các trận chiến Malakoff và Redan). Sau khi triệt phá các nguồn tiếp tế trong thành phố, các lực lượng Nga đã triệt thoái khỏi Sevastopol. Liên quân Pháp - Anh đã làm chủ thành phố đổ nát này. Cuộc tiến công trận địa pháo Malakoff của quân đội Pháp được xem là cuộc tập kích tuyệt vời duy nhất trong cuộc chiến. Ngoài ra, thắng lợi của quân Pháp tại đây kết hợp với thất bại của quân Anh tại Redan đã khiến cho Pháp được xem là nước có quân đội mạnh nhất châu Âu khi đó.
1
null
Trần Huệ công (chữ Hán: 陳惠公; trị vì: 529 TCN-506 TCN), tên thật là Quy Ngô (媯吳), là vị vua thứ 24 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Được vua Sở phục quốc. Trần Huệ công vốn là con của thế tử Quy Yển Sư, cháu nội Trần Ai công – vua thứ 23 nước Trần. Trần Ai công yêu mẹ công tử Lưu giao Lưu cho công tử Chiêu và công tử Quá chăm sóc. Năm 534 TCN, Trần Ai công ốm nặng. Công tử Chiêu và công tử Quá bèn giết thế tử Yển Sư, lập công tử Lưu làm thế tử. Trần Ai công phẫn uất tự vẫn, công tử Chiêu và công tử Quá lập Quy Lưu lên ngôi. Một người em công tử Yển Sư (người chú khác của Quy Ngô) là công tử Thắng sang tố cáo với Sở Linh vương. Sở Linh vương sai công tử Khí Tật mang quân diệt nước Trần, Trần Lưu chạy sang nước Trịnh. Sở Linh vương phong Khí Tật làm Trần công cai trị nước Trần. Được 5 năm, công tử Khí Tật đảo chính giết Linh vương lên làm vua Sở, tức là Sở Bình vương. Năm 529 TCN, Sở Bình vương trả lại nước Trần cho họ Quy, bèn tìm Quy Ngô lập làm vua, tức là Trần Huệ công. Quan hệ với chư hầu. Năm 522 TCN, Hoa Hợi, Hoa Định và Hướng Ninh nước Tống mâu thuẫn với Tống Nguyên công, bị đánh bại bèn chạy trốn sang nước Trần. Trần Huệ công giúp họ Hoa và họ Hướng. Năm 521, hai họ mang quân về đất Nam Lý chống lại vua Tống, bị quân chư hầu Tề, Tấn, Vệ, Tào hợp lại đánh bại. Họ Hoa cuối cùng phải chạy lưu vong sang nước Sở. Năm 520 TCN, Sở và Ngô xảy ra chiến tranh. Trần Huệ công sai tướng Hạ Khiết mang quân giúp Sở chống Ngô. Ngô vương Liêu theo kế công tử Quang, dồn quân tấn công vào cánh quân 3 nước Trần, Hồ và Trầm, kết quả đánh bại quân 3 nước, bắt sống Hạ Khiết cùng vua 2 nước kia. Quân Sở thua trận rút chạy. Năm 519 TCN, Ngô vương Liêu sai công tử Quang mang quân đánh nước Trần, chiếm đất Hồ. Năm 506 TCN, Trần Huệ công qua đời. Ông ở ngôi được 24 năm. Một số sách sử viết niên đại Trần Huệ công liền tiếp ngay sau Trần Ai công mà bỏ qua thời kỳ chiếm đóng của nước Sở (công tử Khí Tật), nên ghi là ông ở ngôi từ năm 533 TCN, được 28 năm. Con ông là Quy Liễu lên nối ngôi, tức là Trần Hoài công.
1
null
Trần Hoài công (chữ Hán: 陳懷公; trị vì: 505 TCN-502 TCN), tên thật là Quy Liễu (媯柳), là vị vua thứ 25 của nước Trần – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Quy Liễu là con của Trần Huệ công – vua thứ 24 nước Trần. Năm 506 TCN, Huệ công mất, Quy Liễu lên nối ngôi, tức là Trần Hoài công. Khi Trần Hoài công vừa lên ngôi thì vua nước Ngô là Hạp Lư mang quân đại phá nước Sở, tiến vào Sính đô. Sở Chiêu vương phải bỏ chạy. Ngô Hạp Lư triệu tập Trần Hoài công đến triều kiến. Hoài công muốn đi, quan đại phu can không nên, vì tuy Ngô chiếm được Sở nhưng sẽ có ngày vua Sở trở lại. Trần Hoài công bèn sai sứ mang lễ sang chúc mừng Ngô Hạp Lư. Năm 502 TCN, Ngô Hạp Lư lại triệu kiến Trần Hoài công. Hoài công sợ hãi phải lên đường sang nước Ngô. Hạp Lư giận ông không đến lần trước, bèn giữ ông lại không cho về. Cuối cùng Trần Hoài công mất tại nước Ngô. Theo Kinh Xuân Thu thì Hoài công mất trong năm 502 TCN. Người nước Trần lập con ông là Quy Việt lên nối ngôi, tức là Trần Mẫn công.
1
null
Gaël Kakuta (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá người CHDC Congo sinh ra tại Pháp hiện đang chơi cho câu lạc bộ Lens theo dạng cho mượn từ Amiens. Là một tuyển thủ trẻ của Pháp, anh đã từng thi đấu cho các đội tuyển U17, U18, U19, U20 Pháp và đã ghi được tổng cộng 15 bàn thắng trong 48 trận cho các đội tuyển trẻ. Mặc dù có thể chơi cho đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp vì đây là nơi anh sinh ra và lớn lên, tuy nhiên anh quyết định chơi cho đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dân chủ Congo vì bố mẹ anh là người CHDC Congo.
1
null
Suy luận Diễn dịch, tiếng Anh là "deductive reasoning", là một phương pháp suy luận nhờ dựa vào các quy luật luận lý để rút ra kết quả tất yếu từ một (hay nhiều) mệnh đề gọi là tiền đề. Trong triết học, diễn dịch được coi là phương pháp tư duy đi từ cái phổ biến đến cái cá biệt, từ cái chung đến cái riêng, tức là căn cứ vào thuộc tính và quan hệ phổ biến của một loại sự vật hiện tượng nào đó mà rút ra kết luận một sự vật hiện tượng cá biệt trong loại đó cũng có thuộc tính và quan hệ như vậy.
1
null
Giuse Nguyễn Tích Đức (1938 – 2011) là một giám mục Công giáo Việt Nam. Ông nguyên là Giám mục chính tòa Giáo phận Ban Mê Thuột từ năm 2000 đến năm 2006. Trước đó, ông từng đảm nhận vai trò giám mục Phó giáo phận này từ năm 1997. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Đạt tới người mới". Nguyễn Tích Đức quê quán tại Hà Nam. Theo con đường tu trì từ năm 10 tuổi, sau khoảng thời gian dài tu học, chủng sinh Đức được phong chức linh mục năm 1967. Tân linh mục Nguyễn Tích Đức được chọn làm giáo sư Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh trước khi trở thành Giám đốc chủng viện này. Từ năm 1986, ông là linh mục chánh xứ Hưng Đạo. Tòa Thánh loan tin chọn Nguyễn Tích Đức làm giám mục Phó giáo phận Ban Mê Thuột vào tháng 4 năm 1997. Nghi thức truyền chức cử hành vào tháng 6 cùng năm. Cuối năm 2000, ông kế vị chức vụ giám mục chính tòa Ban Mê Thuột. Vì sức khỏe suy yếu, giám mục Đức viết đơn xin hồi hưu và được chấp thuận vào tháng 5 năm 2006. Thân thế và tu tập. Nguyễn Tích Đức sinh ngày 22 tháng 2 năm 1938 tại Giáo xứ Bút Đông, Giáo hạt Lý Nhân, Tổng giáo phận Hà Nội (thuộc phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) nhưng theo gia đình di cư vào Nam 1954. Từ năm 10 tuổi, cậu bé Đức đã bắt đầu con đường tu trì của mình bằng việc theo học Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên tại Hà Nội cho đến năm 1950. Từ năm 1951, chủng sinh Đức học Tiểu chủng viện Piô XII (tại Hà Nội và Sài Gòn). Sau mười năm học Tiểu chủng viện Piô, từ năm 1958, Nguyễn Tích Đức theo học Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt. Linh mục. Sau quá trình tu học dài hạn, ngày 21 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Tích Đức được truyền chức chức linh mục tại Sài Gòn với nghi thức truyền chức cử hành bởi giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai. Sau khi thụ phong linh mục, linh mục trẻ Nguyễn Tích Đức được bổ nhiệm giữ vai trò Giáo sư Tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh – Ban Mê Thuột từ năm 1968. Ông là một trong bốn giáo sư đầu tiên của chủng viện này. Trên đường về sau khi tiễn con trai ra sân bay nhận nhiệm sở mới, thân phụ linh mục Đức gặp tai nạn và qua đời. Năm 1978, chủng viện Lê Bảo Tịnh bị giải tán lần 2, các chủng sinh trở về quê sinh sống, các linh mục giáo sư chủng viện cũng được bổ nhiệm giữ các chức vụ tại các vùng trung tâm. Trong hoàn cảnh khó khăn này, giám mục Phêrô Nguyễn Huy Mai chính thức bổ nhiệm linh mục Nguyễn Tích Đức làm Giám đốc Chủng viện Lê Bảo Tịnh.. Sau gần 20 năm đảm nhận vai trò Giáo sư và Giám đốc chủng viện, từ năm 1986, linh mục Nguyễn Tích Đức giữ nhiệm vụ linh mục chánh xứ giáo xứ Hưng Đạo (Ban Mê Thuột). Chính vì khoảng thời gian dài chỉ đào tạo chủng sinh, khi được bổ nhiệm giữ vai trò linh mục giáo xứ, Nguyễn Tích Đức lo lắng vì hoàn toàn không có kinh nghiệm mục vụ giáo xứ. Trong khoảng thời gian này, vì công việc không quá áp lực, ông vẫn quan tâm đến việc đào tạo ứng sinh. Giám mục. Ngày 21 tháng 4 năm 1997, Tòa Thánh bổ nhiệm linh mục Nguyễn Tích Đức làm Giám mục phó Giáo phận Ban Mê Thuột. Khi quyết định nhận bổ nhiệm làm giám mục, ông lo lắng và từng chia sẻ: ""Cuộc đời của cha chỉ muốn dành hết tâm huyết của mình cho việc đào chủng sinh, cánh đồng truyền giáo của Giáo Phận còn bao la. Cương vị Giám mục thật nặng nề với cha. Tuy nhiên trong hoàn cảnh này cha phải chia sẻ gánh nặng với Đức cha chính"." Lễ tấn phong cho giám mục Tân cử được cử hành sau đó vào ngày 17 tháng 6 cùng năm tại Ban Mê Thuột với phần nghi thức truyền chức chính yếu cử hành bởi chủ phong là giám mục chính tòa Ban Mê Thuột Giuse Trịnh Chính Trực và hai vị phụ phong gồm Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang và giám mục chính tòa Giáo phận Qui Nhơn Phaolô Huỳnh Đông Các. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: "Đạt tới người mới". Ngày 29 tháng 12 năm 2000, giám mục chính tòa Trịnh Chính Trực được Tòa Thánh chấp thuận đơn xin hồi hưu ví lý do tuổi tác và được chấp thuận, với vai trò giám mục Phó, Nguyễn Tích Đức kế vị làm Giám mục Chính toà Giáo phận Ban Mê Thuột. Huấn quyền qua lời truyền giảng của Nguyễn Tích Đức mang tính triết học hơn mang tính sự kiện của đời thường, nỗi trăn trở của ông là sự hiệp nhất trong giáo phận. Trong thời kỳ giám mục Đức quản nhiệm, ban Giáo lý của Giáo phận Ban Mê Thuột hệ thống hóa để đưa chương trình giáo lý của Giáo phận vào một tổ chức nhất quán. Nguyên giám mục Trịnh Chính Trực vẫn hỗ trợ bằng cách công tác mục vụ trong giáo phận. Giám mục Nguyễn Tích Đức mắc chứng bệnh nan y, có dấu hiệu hoại tử ngón chân vì di chứng của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, mỗi lần đến tham mục vụ tại các giáo xứ, các giáo dân thường dành các món kiêng như nước trái cây và trứng luộc cho ông. Sức khỏe ngày càng suy yếu, giám mục Nguyễn Tích Đức không thể điều hành giáo phận. Nhận thấy việc này gây tổn hại đến lợi ích giáo phận, ông viết đơn xin từ chức Giám mục. Ngày 17 tháng 5 năm 2006, Tòa Thánh chấp thuận đơn xin từ chức của giám mục Nguyễn Tích Đức vì lý do sức khỏe. Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa được chọn làm Giám quản quản lý giáo phận Ban Mê Thuột từ ngày 29 tháng 5. Khoảng thời gian sau khi hồi hưu, di chứng bệnh xuất hiện ngày càng nhiều khiến giám mục Nguyễn Tích Đức đi lại khó khăn. Tuy vậy, nhiều người cho rằng vị tiền nhiệm Trịnh Chính Trực, vốn bị tai biến sẽ qua đời trước giám mục Đức. Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức qua đời ngày 23 tháng 5 năm 2011 (nhằm ngày 21 tháng 4 năm Tân Mão). Lễ an táng cố giám mục cử hành sau đó vào ngày 26 tháng 5, với sự tham gia chủ sự của 15 giám mục và hơn 200 linh mục. Ông được an táng tại Tòa giám mục Ban Mê Thuột. Nhận xét. Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục giáo phận Nha Trang, nguyên Giám quản Giáo phận Ban Mê Thuột, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nói về những đóng góp của Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức cho giáo hội Việt Nam và Giáo phận Ban Mê Thuột: Tông truyền. Giám mục Giuse Nguyễn Tích Đức được tấn phong giám mục năm 1997, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:
1
null
Bộ quy tắc ứng xử là một tập hợp các điều luật điều chỉnh tố tụng trọng tài nêu rõ các trách nhiệm hoặc cách hành xử thích hợp của một cá nhân, một bên hoặc một tổ chức. Các khái niệm liên quan bao gồm quy tắc đạo đức (tiêu chuẩn đạo đức) và quy tắc danh dự. Năm 2007, Hiệp hội Kế toán Quốc tế đã đưa ra định nghĩa như sau trong bộ tài liệu Hướng dẫn Hành nghề Đúng Quốc tế (phần "Xác định và Phát triển một Bộ quy tắc Ứng xử Hiệu quả dành cho Các tổ chức"):
1
null
Thorgan Ganael Francis Hazard (; sinh ngày 29 tháng 3 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá người Bỉ hiện đang thi đấu cho PSV tại theo dạng cho mượn từ Borussia Dortmund. Anh là em trai của cầu thủ Eden Hazard và giống như người anh của mình, Thorgan cũng có thể thi đấu tốt ở vị trí tiền vệ công và tiền đạo cánh. Hazard là một tuyển thủ trẻ và từng thi đấu ở các cấp độ đội tuyển U-16, U-17, U-18, U-19 và U-21 của Bỉ. Hazard đã được huấn luyện viên đội trẻ của Lens - Eric Assadourian mô tả là "Một cầu thủ có kĩ thuật tài năng, người có thể tự mình quyết định trận đấu một cách dễ dàng" và Eden Hazard cũng khẳng định rằng anh tin Thorgan là cầu thủ giỏi hơn trong 2 anh em.
1
null
Alexis Phạm Văn Lộc (1919 – 2011) là một Giám mục thuộc Giáo hội Công giáo Rôma người Việt Nam. Ông từng đảm trách vai trò Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum trong vòng 20 năm, từ năm 1975 đến năm 1995. Ông cũng là giám mục người Việt Nam đầu tiên giữ vai trò Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum. Thiếu thời và tu học. Giám mục Phạm Văn Lộc sinh ngày 17 tháng 3 năm 1919 tại phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nguyên quán thuộc giáo xứ Kẻ Hạc, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, thuộc Tổng giáo phận Huế (nay khu vực này thuộc Giáo phận Hà Tĩnh). Thân phụ là ông Phạm Văn Hi, là một công chức thời Pháp và thân mẫu là bà Trương Thị Báu. Phạm Văn Lộc còn có ba người em trai, tất cả năm người đều đã qua đời. Lên 6 tuổi, gia đình cho cậu bé Lộc theo học tiểu học tại trường Lasan Bình Linh, Huế. Tiếp tục con đường học tập, từ năm 1933, cậu học trung học tại Thiên Hựu, Huế. Trong hai năm 1940 và 1941, Phạm Văn Lộc đậu tú tài phần hai tại trường Khải Định, Huế. Trong khoảng thời gian ngắn từ 1943 đến năm 1944, Phạm Văn Lộc đảm trách vai trò giáo sư Chủng viện Thừa sai Kon Tum. Kể từ năm 1944, Phạm Văn Lộc bắt đầu theo học Đại chủng viện Quy Nhơn. Do hoàn cảnh chiến tranh, một năm sau cậu vào học tại Đại chủng viện Thừa sai Kon Tum, đến năm 1946 thì vào học ở Đại chủng viện Huế. Linh mục. Sau quá trình tu học, Phạm Văn Lộc được thụ phong linh mục ngày 21 tháng 8 năm 1951 do Giám mục Jean-Baptiste Urrutia Thi cử hành tại Huế. Sau khi thụ phong, Phạm Văn Lộc được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại chủng viện Thừa sai Kon Tum. Năm 1955, ông được bổ nhiệm đảm trách vai trò linh mục chánh xứ giáo xứ Tân Hương, Kon Tum. Chỉ hai năm sau đó, linh mục Phạm Văn Lộc được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Tiểu chủng viện Thừa sai Kon Tum. Năm 1969, Phạm Văn Lộc du học tại Pháp đến năm 1972 thì về Việt Nam và đảm nhận vai trò linh mục chính xứ giáo xứ Kon Mahar, Kon Tum. Năm 1974, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trường Giáo phụ Cuenot. Giám mục. Trong tình hình chiến sự căng thẳng, Tòa Thánh ủy quyền cho giám mục Paul Léon Seitz Kim chọn giám mục phó. Với sự giới thiệu của Thánh bộ Loan báo Tin Mừng, Giáo hoàng Phaolô VI chuẩn thuận chọn linh mục Alexis Phạm Văn Lộc làm giám mục phó giáo phận Kon Tum. Trong cùng ngày và là dịp cử hành lễ Truyền dầu - ngày 27 tháng 3 năm 1975, linh mục Phạm Văn Lộc được công bố bổ nhiệm làm giám mục phó với quyền kế vị tại Giáo phận Kon Tum kiêm thêm vai trò giám mục hiệu tòa Respecta, lễ tấn phong cho vị tân chức được cử hành tại Nhà thờ Phương Nghĩa, Kon Tum với phần nghi thức truyền chức chính yếu cử hành bởi Giám mục Paul Léon Seitz Kim, giám mục Kon Tum, với vai trò chủ phong. Tân giám mục chọn cho mình khẩu hiệu: "Omnium servum" (Tôi tớ mọi người). Ngày 12 tháng 8 năm 1975, Ủy ban Quân quản yêu cầu giám mục Kim và các linh mục ngoại quốc phải hồi hương. Với việc ra đi của các giáo sĩ này, công việc mục vụ tại giáo phận bị đình trệ, các công tác khác như điều hành trường tư thục, y tế và đào tạo giáo sĩ cũng bị ảnh hưởng. Ngày 2 tháng 10 năm 1975, giám mục phó Phạm Văn Lộc chính thức kế vị Giám mục Paul Léon Seitz Kim làm Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum. Sau chiến tranh Việt Nam và trong thời kỳ quân quản, Giám mục Phạm Văn Lộc bị tra hỏi với nhiều chủ đề về tài chính, vật tư tại các cơ sở Công giáo. Tòa giám mục Kon Tum cũng bị khám xét. Một số linh mục, yao phu và những người tham gia mục vụ giáo xứ bị đưa đi tập trung cải tạo. Các cơ sở tôn giáo bị tịch biên. Trong tình hình này, việc sinh hoạt mục vụ bị đình trệ và giám mục giáo phận không thể cử hành các chuyến thăm mục vụ. Giám mục Lộc lo âu và mong muốn ổn định các giáo xứ thuộc giáo phận. Dù trong hoàn cảnh phức tạp, giám mục Phạm Văn Lộc cho triệu tập các chủng sinh về Chủng viện Thừa sai Kon Tum để tiếp tục đào tạo. Ngày 6 tháng 8 năm 1976, Ủy ban Quân quản gửi quyết định yêu cầu Tòa giám mục đóng cửa Chủng viện này và từ ngày 25 tháng 8 cùng năm, Chủng viện Thừa sai Kon Tum đã bị đóng cửa. Sau 1975, tình hình xã hội khó khăn, dân chúng đói khổ, giám mục Phạm Văn Lộc tìm đến Quy Nhơn, Bình Định mua bột mì để các nữ tu làm bánh tráng với mục đích tiếp tế cho dân chúng. Ngoài ra, giám mục Lộc cũng tham gia các hoạt động thiện nguyện khác như theo các nữ tu nấu cơm tại Cô nhi viện và Trại cùi, vào các dịp như lễ Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán. Trước tình hình bị cô lập và công việc mục vụ khó khăn, Giám mục Phạm Văn Lộc đề nghị Tòa Thánh cho tấn phong một giám mục phó với quyền kế vị. Ông đã chọn linh mục Phêrô Trần Thanh Chung, tấn phong chức giám mục cho linh mục này vào chiều tối ngày 22 tháng 11 năm 1981 tại Chủng viện Thừa sai Kon Tum. Nhân dịp chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hạt Đại diện Tông toà Kon Tum, giám mục Phạm Văn Lộc họp bàn với các linh mục về việc khôi phục Chủng viện Thừa sai Kon Tum. Ngày 6 tháng 11 năm 1991, Giám mục Phạm Văn Lộc đề nghị các chủng sinh giáo phận hỗ trợ xây dựng cơ sở đào tạo chủng sinh mới. Ông cũng đề nghị các dòng tu hỗ trợ đào tạo cho các củng sinh đang học dở dang trước năm 1975. Ngoài ra, giám mục Lộc tìm nơi ăn ở cho các chủng sinh xa nhà và loan báo nhận các chủng sinh mới cho giáo phận. Các linh mục và chủng sinh dạy tiếng Pháp và các phân môn khác để các chủng sinh dự bị thi đại học và có kết quả khả quan. Khóa chủng sinh dự bị này đã vào Đại chủng viện Huế năm 1993. Ngày 14 tháng 11 năm 1994, ông chủ sự lễ tu sửa Nhà thờ chính tòa Kon Tum. Đây là lần đầu tiên sau khi xây dựng 83 năm, nhà thờ này được tu sửa. Ngày 8 tháng 4 năm 1995, Tòa Thánh công bố thông tin chấp thuận theo lời thỉnh nguyện xin hồi hưu của giám mục Phạm Văn Lộc, chấp thuận cho ông rời vị trí giám mục chính tòa Kon Tum. Giám mục phó Trần Thanh Chung trở thành giám mục chính tòa. Lễ bàn giao giáo phận cử hành sau đó vào ngày 13 tháng 4, vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Thời kỳ ông cai quản giáo phận, con số giáo dân tăng đáng kể, chỉ tính từ năm 1991, với số giáo dân là 120.000, đến bốn năm sau đó là năm 1995, khi bàn giao giáo phận cho giám mục kế vị Trần Thanh Chung, con số giáo dân đã lên đến hơn 136.000 người. Nhận thấy tình trạng sức khỏe Giám mục Phạm Văn Lộc suy yếu, trong tháng 11, các đoàn linh mục, nữ tu lần lượt đến thăm ông. Chiều này 15 tháng 11 năm 2011, tình hình sức khỏe giám mục Lộc suy kiệt, nhưng khỏe lại trong thời gian ngắn ngày 16 tháng 11. Giám mục Phạm Văn Lộc qua đời vào chiều ngày 17 tháng 11 năm 2011, với sự hiện diện của linh mục Tổng đại diện Nguyễn Vân Đông, các linh mục và nữ tu. Tối cùng ngày, giám mục Micae Hoàng Đức Oanh đã hướng dẫn các ban ngành, đoàn thể và các linh mục tổ chức tang lễ cho cố giám mục. Giám mục Oanh cũng đã đón tiếp nhiều phái đoàn từ chính quyền đến viếng cố giám mục. Linh cữu được quàn tại Nhà thờ Chính toà Kon Tum và lễ An táng cử hành vào lúc 06 giờ 00, thứ hai ngày 21 tháng 11. Mộ ông được đặt tại khuôn viên nhà thờ Chính toà Kon Tum. Cá nhân. Trong thời kỳ làm Giám mục, 3 nữ tu thuộc Hội dòng Ảnh Phép Lạ là Yă Gong, Yă Mar và Yă Nhưn được phân công chăm sóc phục vụ giám mục Phạm Văn Lộc. Giám mục Lộc để lại ấn tượng sâu sắc với các nữ tu vì sống giản dị: ông không chấp nhận dùng sữa tốt vì cho rằng nó tốn kém. Chiếc áo sơ mi đen dùng để đi cầu nguyện được chọn từ bao tải quần áo cũ quyên góp, khăn mặt rách tả tơi không cho phép các nữ tu thay khăn mới, dù đã nhiều lần nài nỉ. Chính vì chiếc khăn này, các nữ tu bị chỉ trích vì không biết quan tâm đến vị giám mục. Ấn tượng thứ hai với các nữ tu là sự quan tâm các hoàn cảnh khó khăn của giám mục Phạm Văn Lộc. Các lần vào Thành phố Hồ Chí Minh điều trị, giám mục Lộc khi xin về với người nghèo, lúc lại căn dặn các nữ tu hỗ trợ người nghèo. Trong thời gian điều trị bệnh, khi có tiền hỗ trợ, giám mục Lộc đều dành cho người nghèo và khi qua đời không còn tiền riêng. Ước nguyện cuối cùng của ông là các nữ tu, cùng với sự hỗ trợ của mọi người cùng sự tin tưởng nơi Thiên Chúa tiếp tục chăm lo cho các hoàn cảnh khó khăn. Tông truyền. Giám mục Alexis Phạm Văn Lộc được tấn phong năm 1975, thời Giáo hoàng Phaolô VI, bởi: Giám mục Alexis Phạm Văn Lộc là Giám mục Chủ phong cho giám mục: Giám mục Alexis Phạm Văn Lộc là Giám mục Phụ phong cho giám mục:
1
null
Chiến dịch Michael đã diễn ra từ ngày 21 tháng 3 cho đến ngày 5 tháng 4 năm 1918, tại Pháp trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Được một số người biết đến với tên gọi Trận sông Somme năm 1918, Trận sông Somme lần thứ nhất, (có tài liệu ghi là Trận sông Somme lần thứ hai), Trận Picardy lần thứ hai hay Trận đại chiến tại Pháp (tiếng Đức: "Grosse Schlacht von Frankreich") đây là chiến dịch đầu tiên trong 5 chiến dịch tấn công đại quy mô của tướng Erich Ludendorff của Đế quốc Đức trong mùa xuân năm 1918. Mặc dù quân đội Đế quốc Đức đã đánh tan quân đội Anh trong giai đoạn đầu của chiến dịch này và tạo nên bước tiến lớn nhất trong cuộc chiến tranh kể từ năm 1914, họ giành thắng lợi chiến thuật chứ không phải là thắng lợi chiến lược. Quân đội phe Hiệp Ước bị thiệt hại nặng nề, song, cuộc tiến công của quân Đức cuối cùng đã bị khối Hiệp Ước chặn đứng trong khi bản thân quân Đức cũng hứng chịu thiệt hại nặng nề, cho dù thắng lợi của họ đã khuyến khích Ludendorff tiếp tục các chiến dịch mùa xuân của mình đồng thời gây khủng hoảng chính trị tại Anh. Ludendorff đã phát động một loạt chiến dịch tấn công trên Mặt trận phía Tây để mang lại thắng lợi cho Đức trước khi Hoa Kỳ có thể tham chiến với quân số đông đảo. Chiến dịch Michael đã được khơi mào với mục tiêu là nơi hội quân giữa quân đội Anh và Pháp. Sau một cuộc pháo kích bất ngờ và dữ dội, quân đội Đức đã tiến công trên một mặt trận dài 50 dặm Anh (kéo dài từ La Fèrre đến Arras), do Tập đoàn quân số 3 của Đế quốc Anh án ngữ về hướng Bắc và Tập đoàn quân số 5 của Anh án ngữ về hướng Nam. Quân Đức dễ dàng đánh bại Tập đoàn quân số 5 của Anh – vốn còn đang trong quá trình hồi phục sau trận Passchendaele đẫm máu năm 1917. Ngày hôm sau, người Anh mất liên lạc với quân đội Pháp ở cánh phải của họ và Tập đoàn quân số 5 của Anh phải triệt thoái về phía sau sông Somme. Tập đoàn quân số 18 của Đức giành được thắng lợi, tuy nhiên về phía Bắc các Tập đoàn quân số 2 và số 17 phải đối mặt với hệ thống phòng ngự tốt hơn của Tập đoàn quân số 3 của Anh. Ludendorff vẫn có thể giành một thắng lợi quyết định nếu ông tập trung vào giao điểm đường ray quan trọng tại Amiens, nhưng do nghĩ rằng quân Anh đã bị đè bẹp, ông phát lệnh cho 3 tập đoàn quân của mình tiến công theo 3 mũi chệch nhau. Cho dù quân đội Anh tiếp tục rút lui – quân đội Đức chiếm được Bapaume vào ngày 24 tháng 3 và Albert vào ngày 26 tháng 3 - chiến tuyến của họ vẫn đứng vững. Quân Đức đã kéo căng đường hậu cần của mình và không có đủ quân dự bị để chọc phá. Phi cơ Anh cũng gây khó khăn cho đối phương. Nhìn chung, người Đức đã giành thắng lợi chiến thuật rực rỡ mà một phần là do giới chỉ huy khối Hiệp Ước thiếu hợp tác. Điều đó đã buộc phe Hiệp Ước phải trao quyền tổng chỉ huy quân đội trên Mặt trận phía Tây cho tướng Ferdinand Foch của Pháp. Giờ đây, ông dốc các lực lượng trừ bị ra để chặn đứng quân Đức. Sau khi chiến dịch tấn công Somme của ông đã dừng lại, Ludendorff chuẩn bị một cuộc tấn công khác. Vào ngày 25 tháng 3, ông chuyển trọng tâm của đợt tấn công sang trung quân và cánh phải, nơi các Tập đoàn quân số 2 và số 17 của ông mang trọng trách. "Chiến dịch Sao Hỏa" đã mở màn vào ngày 25 tháng 8 với trọng tâm là Arras. Quân Anh với hệ thống phòng thủ vững chắc đã đứng vững. Cuối tháng này, Ludendorff đã chuyển sang tiến đánh Amiens, song lực lượng của ông đã kiệt quệ. Thời tiết thuận lợi đã khiến cho cho phi cơ đồng minh gây tổn thất cho quân đội Đức, và vào ngày 5 tháng 4 Ludendorff chấm dứt chiến dịch tấn công. Với thất bại chiến thuật này, tư lệnh Tập đoàn quân số 5 của Anh là Hubert Gough bị Tổng tư lệnh Douglas Haig huyền chức bất chấp cuộc rút lui thành công của ông. Chiến dịch Michael cũng cho thấy thành công của "lực lượng xung kích" ("Stoßtruppen") trong việc thực hiện kỹ nghệ "thẩm thấu" của bộ binh.
1
null
"Help!" là bài hát của The Beatles trở thành tên của bộ phim và bản soundtrack vào năm 1965. Ca khúc được phát hành dưới dạng đĩa đơn và đứng đầu tại Mỹ và Anh cùng trong 3 tuần. "Help!" được viết bởi John Lennon, song vẫn được ghi cho Lennon-McCartney. Trong bài phỏng vấn trên tạp chí "Playboy" vào năm 1964, Paul McCartney nói nhan đề của ca khúc phản ánh "đỉnh điểm của sự chán chường". Năm 2004, "Help!" được tạp chí "Rolling Stone" xếp ở vị trí số 29 trong danh sách "500 ca khúc vĩ đại nhất mọi thời đại".
1
null
Hồ Volta là hồ chứa có diện tích bề mặt lớn nhất thế giới, và đứng thứ tư về dung tích nước. Hồ Volta nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Ghana, và có diện tích bề mặt khoảng 8.502 km² (3.275 sq mi). Hồ Volta nằm dọc theo kinh tuyến gốc, và nằm ở 6° vĩ Bắc. Điểm cực bắc của hồ nằm gần thị trấn Yapei, và điểm cực nam của hồ là đập Akosombo, 520 km về phía hạ du từ Yapei. Đập Akosombo ngăn cả Volta Trắng và Volta Đen, hai sông này trước đây hợp lưu ở nơi mà nay là trung tâm của hồ chứa, để tạo thành sông Volta duy nhất. Sông Volta chảy ra từ hồ và đổ ra Đại Tây Dương tại cực nam của Ghana. Hồ được hinh thành nhờ đập Akosombo, được nhà địa chất học Albert Ernest Kitson tính đến từ năm 1916, song chỉ được xây dựng vào năm 1961 và hoàn thành vào năm 1965. Do sự hình thành của hồ Volta, khoảng 78.000 người đã phải di dời đến các thị trấn và làng mạc mới, cùng với khoảng 200.000 động vật của họ. Khoảng 120 tòa nhà đã bị phá hủy, không bao gồm các nhà ở nhỏ, và khoảng diện tích lãnh thổ bị ngập.
1
null
Volta là một sông tại Tây Phi, đổ ra Vịnh Guinea. Sông Volta có ba chi lưu chính là Volta Đen, Volta Trắng và Volta Đỏ. Người ta đã lấy tên sông để đặt cho Thượng Volta thuộc Pháp và sau đó là Thượng Volta trước khi đất nước này đổi tên thành Burkina Faso vào năm 1984. Hồ Volta tại Ghana là hồ chứa lớn nhất thể giới, trải rộng từ đập Akosombo ở đông nam Ghana đến thị trấn Yapei, cách khoảng về phía bắc. Hồ phục vụ cho thủy điện, hỗ trợ giao thông thủy nội địa, và tạo ra tiềm năng cho việc tưới tiêu và thủy sản. Người Bồ Đào Nha đã mua được nhiều vàng từ các cư dân trong khu vực sông vào thời Phục hưng. Độ sâu trung bình của sông là tại hồ Volta. Sông được những người buôn vàng Bồ Đào Nha đặt tên; đó là nơi họ thám hiểm xa nhất trước khi trở về ("volta" trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "trở về").
1
null
Hồng tú cầu, Huyết hoa hay hoa quốc khánh (danh pháp hai phần: Scadoxus multiflorus) là một loài thuộc Họ Loa kèn đỏ. Chín loài của chi Scadoxus trước đây được xem là thuộc chi Huyết hoa (Haemanthus). Các phân loài. Một số phân loài của Hồng tú cầu: Nguồn gốc. "Hồng tú cầu" có nguồn gốc từ châu Phi; chúng chủ yếu xuất hiện tại vùng nhiệt đới của châu lục này (ngoại trừ các vùng rất khô hạn), song bên cạnh đó cũng có mặt tại các vùng phía dưới chí tuyến Nam của Nam Phi (trừ hai tỉnh miền nam Đông Cape và Tây Cape), Swaziland, Mozambique, Zimbabwe, Namibia và Botswana. Vùng phân bố của hồng tú cầu vươn đến Kenya ở phía đông bắc và Sénégal ở phía tây. Hồng tú cầu mọc cả ở vùng đất thấp và vùng rừng núi. Chúng thường mọc dưới bóng râm của các cây nằm gần bờ sông. Mô tả. Hồng tú cầu là cây thân thảo lâu năm, củ hành có áo. Có 3-5 lá dài 12–15 cm theo kiểu giả thân, mặt lá lượn sóng, hình xoan, ngọn giáo; cuống lá có nhiều đốm tím. Cán hoa béo và cao 30–40 cm, mo màu hơi tím bao lấy tán hoa gồm 40-50 hoa màu đỏ. Hoa Hồng tú cầu là hoa lưỡng tính, tam bội và nhị có bao phấn màu vàng. Quả có màu đỏ cam. Thường ra hoa vào mùa xuân (riêng phân loài katharinae vào cuối mùa hè). Tại Việt Nam, hồng tú cầu thường ra hoa vào dịp Quốc khánh Việt Nam. Độc tố. Trong củ của hồng tú cầu đã phân tích đã tách được các alcaloid độc trong đó có buphanin, lycorin, haemanthin, coccinin, menthidin, menthin, montanin, natalensin, tazettin và distichin. Trong đó, montanin, natalensin và một số ít khác có tác dụng hạ huyết áp. Tại châu Phi, củ hồng tú cầu được dùng làm thuốc duốc cá. Ở Ấn Độ, dịch ép từ củ hồng tú cầu được dùng ngoài để trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương. Nó cũng có độc với lợn.
1
null
Chiến dịch tấn công Đông Phổ đã diễn ra trên Mặt trận phía Đông của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, là cuộc tiến công của quân đội Đế quốc Nga vào tỉnh Đông Phổ thuộc Đế quốc Đức trong tháng 8 và tháng 9 năm 1914. Quân đội Đức đã đẩy lùi được cuộc tiến công này, gây thảm họa cho quân Nga, mặc dù một lực lượng khác của quân Nga trong thời gian đó đã chiếm được miền Đông Galicia từ tay Đế quốc Áo-Hung. Chiến thắng to lớn của quân đội Đức do hai tướng Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff trong trận Tannenberg và trận hồ Masuren lần thứ nhất đã khiến cho họ được tôn vinh như những vị anh hùng dân tộc cũng như là "cứu tinh" của Đông Phổ, đồng thời cũng khiến cho tinh thần quân đội Nga bị suy sụp trầm trọng. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1914, các tập đoàn quân số 1 và số 2 của Nga đã bắt đầu cuộc tấn công vào Đông Phổ, theo lời hứa của Nga với Pháp rằng Nga sẽ tiến công Đức từ hướng Đông nhanh nhất có thể đã phân rẽ nguồn lực của Đức và giảm áp lực cho Pháp trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. Tập đoàn quân số 8 của Đức do Thượng tướng Maximilian von Prittwitz chỉ huy, án ngữ tại Đông Phổ, đã được lệnh cầm cự trên Mặt trận phía Đông trong suốt 40 ngày từ ngày 1 tháng 8 năm 1914 cho đến khi các đoàn quân Đức trên Mặt trận phía Tây chiến thắng trở về vào ngày 1 tháng 9. Dưới sự chỉ huy của tướng Hermann von François, quân đoàn I của Đức đã đẩy lui các đơn vị tiên phong của Tập đoàn quân số 1 của Nga do tướng Paul von Rennenkampf chỉ huy trong trận Stallupönen vào ngày 17 tháng 8. Dù vậy, Rennenkampf đã tiếp tục tiến vào Đông Phổ và đánh bại cuộc tấn công của Prittwitz trong trận Gumbinnen không lâu sau đó. Nhưng, Rennenkampf đã không phát triển thành quả, song Tập đoàn quân số 2 của Nga do A. V. Samsonov chỉ huy cũng tiến đánh Đông Phổ từ hướng Nam. Trái với thượng lệnh của Bộ Tổng Tham mưu Đức, Prittwitz triệt thoái và ông ta đã bị thay thế bằng vị lão tướng Paul von Hindenburg cùng với Tham mưu trưởng Erich Ludendorff - một anh hùng mới nổi của nước Đức. Người Đức đã dùng đường "nội tuyến" để tiếp tế (nhất là hỏa xa), để chuyển hết các lực lượng sẵn có của mình đến chống chọi với cuộc tiến công của Nga. Trong khi đó, quân Nga gặp rối loạn và hai tập đoàn quân đã không thể hợp đồng với nhau dù có lợi thế về quân số. Cuối tháng 8 năm 1914, quân đội Đức giành chiến thắng lừng lẫy trong trận Tannenberg: Tập đoàn quân số 2 của Nga bị hợp vây và tiêu diệt (với khoảng 90.000 người bị bắt làm tù binh). Đại thắng tại Tannenberg của Hindenburg và Ludendorff đã thực sự chấm dứt cuộc xâm lược Đông Phổ của quân Nga. Vốn đã triệt tiêu một gọng kìm của cuộc tấn công của Nga, Hindenburg giờ đây chuyển sang gọng kìm thứ hai – đó là lực lượng của Rennenkampf. Và, đầu tháng 9 năm 1914, tập đoàn quân này đã bị đánh đại bại trong trận hồ Masuren lần thứ nhất, và phải rút lui. Hai thất bại tại Tannenberg và hồ Masuren đã xóa sạch hy vọng giành thắng lợi nhanh chóng của người Nga. Nhưng, tuy quân Nga thất bại nặng nề,: cuộc tấn công nhanh chóng của họ đã cứu vãn Pháp: họ đã tấn công nhanh chóng, trái ngược với những tính toán của kế hoạch Schlieffen của Đức, buộc người Đức phải tăng viện cho mặt trận phía Đông và dẫn tới thắng lợi của liên quân Pháp - Anh trong trận sông Marne lần thứ nhất. Mặt khác, thắng lợi của quân đội Đức tại Đông Phổ đã đem lại cho họ quyền chủ động chiến lược trên mặt trận phía Đông, và sang năm 1915 chiến thắng của họ trong trận hồ Masuren lần thứ hai đã bẻ gãy một cuộc xâm lược khác của quân Nga vào Đông Phổ khởi đầu từ tháng 10 năm 1914. Chú thích.
1
null
SMS "Derfflinger" là một tàu chiến-tuần dương của Hải quân Đế quốc Đức được chế tạo ngay trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Nó là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó gồm ba chiếc; các tàu chị em với nó là "Lützow" và "Hindenburg". Lớp tàu chiến-tuần dương "Derfflinger" lớn hơn và có nhiều cải tiến đáng kể so với các tàu chiến-tuần dương Đức trước đây về vũ khí, vỏ giáp bảo vệ và tầm xa hoạt động. Con tàu được đặt tên theo Thống chế Georg von Derfflinger, người đã tham gia cuộc Chiến tranh ba mươi năm. "Derfflinger" nằm trong thành phần Đội Tuần tiễu một trong hầu hết thời gian của chiến tranh, và đã tham gia nhiều hoạt động của hạm đội trong cuộc xung đột. Nó tham gia các cuộc bắn phá các thị trấn bờ biển nước Anh, cũng như các trận Dogger Bank và Jutland, nơi sự chịu đựng ngoan cường của nó khiến đối thủ Anh đặt cho nó biệt danh "Iron Dog". Con tàu đã góp công vào việc đánh chìm hai tàu chiến-tuần dương Anh trong trận Jutland: "Derfflinger" đã cùng với "Seydlitz" tiêu diệt "Queen Mary" và cùng với tàu chị em "Lützow" đánh chìm "Invincible". Sau khi đạt được thỏa thuận đình chiến vào tháng 11 năm 1918, "Derfflinger" cùng với phần còn lại của Hạm đội Biển khơi Đức bị lưu giữ tại Scapa Flow. Theo lệnh của Chuẩn đô đốc Ludwig von Reuter, tư lệnh lực lượng bị lưu giữ, các con tàu chiến Đức bị đánh đắm vào ngày 21 tháng 6 năm 1919. "Derfflinger" bị chìm lúc 14 giờ 15 phút ngày hôm đó. Thiết kế và chế tạo. Được chế tạo bởi hãng Blohm & Voss tại xưởng tàu của họ ở Hamburg, "Derfflinger" được đặt lườn vào tháng 1 năm 1912. Nó được dự định để hạ thủy vào ngày 14 tháng 6 năm 1913, nhưng trong buổi lễ hạ thủy, một trong những tấm gỗ trượt lót dưới lườn tàu bị kẹt và nó chỉ di chuyển được 30-40 cm; một lần cố gắn thứ hai để hạ thủy nó thành công gần một tháng sau đó, vào ngày 12 tháng 7. Một thủy thủ đoàn là công nhân xưởng tàu đã lái nó từ Hamburg vòng qua Skagen để đến Kiel. Đến cuối tháng 10, con tàu được phân về Đội Tuần tiễu 1; tuy nhiên, sự cố turbine bị hư hại trong khi đang chạy thử máy đã ngăn trở nó hoạt động thường trực cho đến ngày 16 tháng 11. Vào lúc hoàn tất, "Derfflinger" có trọng lượng choán nước gần và dài . Thủy thủ đoàn của con tàu bao gồm 44 sĩ quan và 1.068 thủy thủ. Nó được trang bị được trang bị hai bộ turbine hơi nước, mỗi bộ bao gồm một cặp turbine áp lực cao và áp lực thấp; hơi nước được cung cấp từ 14 nồi hơi đốt than và dẫn động bốn trục chân vịt. Nó có thể đạt được tốc độ tối đa , và có khả năng di chuyển ở tốc độ đường trường . Vào đầu tháng 8 năm 1915, một bệ phóng được gắn giữa tàu và các thử nghiệm với thủy phi cơ Hansa-Brandenburg W được tiến hành. Được trang bị tám khẩu pháo SK L/50, "Derfflinger" là chiếc tàu chiến-tuần dương lớn nhất và mạnh mẽ nhất vào lúc đó. Chúng được bổ túc bằng mười hai khẩu pháo SK L/45 bố trí trong các tháp pháo ụ nòng đơn và tám khẩu pháo SK L/45 cũng trong các tháp pháo ụ, cho dù bốn khẩu bị tháo dỡ vào năm 1916. Thêm bốn khẩu 8,8 cm Flak phòng không được trang bị giữa tàu. Nó còn mang theo bốn ống phóng ngư lôi ngầm, gồm một trước mũi, hai ống hai bên mạn và một ống phía đuôi tàu. Lịch sử hoạt động. Bắn phá Scarborough, Hartlepool và Whitby. Hoạt động lớn đầu tiên mà "Derfflinger" tham gia là trận bắn phá các thị trấn bờ biển Anh Scarborough, Hartlepool, và Whitby. Trước đó, một cuộc bắn phá tương tự đã được Đội Tuần tiễu 1 tiến hành nhắm vào thị trấn Yarmouth vào cuối năm 1914. Đô đốc Friedrich von Ingenohl, Tổng tư lệnh Hạm đội Biển khơi Đức, quyết định tiến hành thêm một cuộc bắn phá khác vào bờ biển Anh Quốc với hy vọng lôi kéo một phần Hạm đội Grand vào cuộc chiến, nơi có thể bị tiêu diệt từng phần. Lúc 03 giờ 20 phút ngày 15 tháng 12, Chuẩn đô đốc Franz von Hipper, với cờ hiệu đặt trên chiếc tàu chiến-tuần dương "Seydlitz", đã khởi hành từ Jade Estuary. Theo sau "Seydlitz" còn có các tàu chiến-tuần dương "Derfflinger", "Moltke", "Von der Tann", tàu tuần dương bọc thép "Blücher", các tàu tuần dương hạng nhẹ "Kolberg", "Strassburg", "Stralsund" và "Graudenz" cùng hai chi hạm đội tàu phóng lôi. Các con tàu của Hipper di chuyển lên phía Bắc, vượt qua Heligoland để đi đến hải đăng Horns Reef, nơi chúng chuyển hướng sang phía Tây hướng đến Scarborough. Mười hai giờ sau đó, thành phần phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi cũng lên đường để hỗ trợ từ xa, bao gồm 14 chiếc thiết giáp hạm dreadnought và 8 thiết giáp hạm tiền-dreadnought cùng một lực lượng hộ tống gồm 2 tàu tuần dương bọc thép, 7 tàu tuần dương hạng nhẹ và 54 tàu phóng lôi. Khoảng bốn tháng trước đó, vào ngày 26 tháng 8 năm 1914, tàu tuần dương hạng nhẹ Đức "Magdeburg" bị mắc cạn trong vịnh Phần Lan; xác tàu bỏ lại bị Hải quân Nga chiếm, và cùng với các hải đồ của Bắc Hải, họ đã tìm thấy các quyển sổ mật mã được Hải quân Đức sử dụng. Người Nga đã chuyển những tài liệu này cho Hải quân Hoàng gia Anh, và được Phòng 40 bắt đầu giải mã. Vào ngày 14 tháng 12, họ bắt được những thông điệp liên quan đến kế hoạch bắn phá Scarborough. Không thể biết được chi tiết chính xác của kế hoạch, họ chỉ đoán rằng Hạm đội Biển khơi Đức sẽ ở lại một cách an toàn trong cảng như trong đợt bắn phá trước. Bốn tàu chiến-tuần dương của Phó đô đốc David Beatty, được Hải đội Tuần dương 3 và Hải đội Tuần dương nhẹ 2 hỗ trợ cùng với sáu thiết giáp hạm dreadnought của Hải đội Chiến trận 2 sẽ phục kích các tàu chiến-tuần dương của Hipper. Trong đêm 15 tháng 12, thành phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi Đức đã bắt gặp các tàu khu trục Anh. Lo sợ một cuộc tấn công bằng ngư lôi ban đêm, Đô đốc Ingenohl ra lệnh cho các con tàu rút lui. Hipper đã không biết được sự thoái lui của Ingenohl, vẫn tiếp tục cuộc bắn phá theo kế hoạch. Khi đến được khu vực bờ biển Anh, lực lượng của Hipper được cho tách ra làm đôi: "Von der Tann" và "Derfflinger" hướng về phía Nam để bắn phá Scarborough và Whitby, trong khi "Seydlitz", "Moltke" và "Blücher" đi lên phía Bắc để bắn phá Hartlepool. Đến 09 giờ 45 phút ngày 16 tháng 12, hai nhóm tập hợp trở lại và bắt đầu rút lui về phía Đông. Vào lúc này, các tàu chiến-tuần dương của Beatty đã ở vào vị trí ngăn chặn con đường mà Hipper lựa chọn để rút lui, trong khi các lực lượng khác đang trên đường tiến đến để hoàn thành việc bao vây. Đến 12 giờ 25 phút, các tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải đội Tuần tiễu 2 bắt đầu băng qua lực lượng Anh để tìm kiếm lực lượng của Hipper. Một trong các tàu tuần dương của Hải đội Tuần dương nhẹ 2 phát hiện "Stralsund" và gửi một thông báo đến Beatty. Lúc 12 giờ 30 phút, Beatty đổi hướng các tàu chiến-tuần dương dưới quyền về phía các con tàu Đức, dự đoán rằng các tàu tuần dương Đức là lực lượng tiên phong bảo vệ cho các con tàu của Hipper; nhưng thực ra các tàu chiến-tuần dương Đức còn ở cách về phía trước. Hải đội Tuần dương nhẹ 2 vốn đang bảo vệ cho các con tàu của Beatty đã được cho tách ra để truy đuổi các tàu tuần dương Đức; nhưng do việc diễn dịch sai tín hiệu từ các tàu chiến-tuần dương Anh đã gửi chúng quay trở lại vị trí hộ tống. Sự nhầm lẫn này cho phép các tàu tuần dương nhẹ Đức chạy thoát và báo động cho Hipper vị trí của các tàu chiến-tuần dương Anh. Các tàu chiến Đức lẻn về phía Đông Bắc lực lượng Anh và đã chạy thoát. Cả hai phía Đức và Anh đều thất vọng vì đã không chiến đấu lại đối thủ một cách hiệu quả. Uy tín của Đô đốc Ingeholh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của sự nhút nhát. Thuyền trưởng của "Moltke" tỏ ra gay gắt, ông cho rằng Ingenohl đã rút lui "vì ông lo sợ mười một chiếc tàu khu trục Anh vốn có thể loại bỏ dễ dàng... dưới sự lãnh đạo như thế này chúng ta sẽ chẳng đạt được gì." Lịch sử chính thức của Hải quân Đức phê phán Ingenohl đã không sử dụng lực lượng hạng nhẹ của mình để thăm dò quy mô lực lượng của hạm đội Anh, cho rằng: "Ông đưa ra quyết định không chỉ gây nguy hại đáng kể cho lực lượng phía trước ngoài khơi bờ biển Anh, mà còn cất đi khỏi Hạm đội Đức một thắng lợi chắc chắn và đáng kể." Trận Dogger Bank. Vào đầu tháng 1 năm 1915, Bộ tư lệnh Hải quân Đức nhân được tin tức về việc các tàu chiến Anh tiến hành trinh sát tại khu vực Dogger Bank. Đô đốc Ingenohl thoạt tiên do dự không muốn tiêu diệt các lực lượng này, do Đội Tuần tiễu 1 tạm thời bị yếu kém trong khi "Von der Tann" đi vào ụ tàu để bảo trì định kỳ. Tuy nhiên, Chuẩn đô đốc Richard Eckermann, Tham mưu trưởng Hạm đội Biển khơi, cứ nhất định đòi thực hiện chiến dịch, nên Ingenohl bị thuyết phục và ra lệnh cho Hipper đưa các tàu chiến-tuần dương còn lại dưới quyền đến Dogger Bank. Ngày 23 tháng 1, Hipper khởi hành với cờ hiệu của mình trên chiếc "Seydlitz", được tiếp nối bởi "Moltke", "Derfflinger" và "Blücher" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Graudenz", "Rostock", "Stralsund" và "Kolberg" và 19 tàu phóng lôi thuộc chi hạm đội 5 và các bán-chi hạm đội 2, 18. "Graudenz" và "Stralsund" được phái đi hộ tống phía trước hải đội, trong khi "Rostock" và "Kolberg" lần lượt được phân sang mạn phải và mạn trái tương ứng, mỗi tàu tuần dương hạng nhẹ có một bán-chi hạm đội tàu phóng lôi phối thuộc. Một lần nữa, việc thu thập và giải mã tín hiệu vô tuyến của Đức đã đóng một vai trò quan trọng. Cho dù nhân viên giải mã Phòng 40 không thể biết được chính xác kế hoạch, họ vẫn có thể đoán được rằng Hipper sẽ tiến hành một chiến dịch tại vùng Dogger Bank. Để đối phó, Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 của Beatty, Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 2 của Chuẩn đô đốc Archibald Moore và Hải đội Tuần dương nhẹ 2 của Thiếu tướng Hải quân William Goodenough được cho tập trung để hội quân cùng Lực lượng Harwich của Thiếu tướng Hải quân Reginald Tyrwhitt lúc 08 giờ 00 ngày 24 tháng 1 ở vị trí khoảng về phía Bắc Dogger Bank. Lúc 08 giờ 14 phút, "Kolberg" nhìn thấy chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ "Aurora" cùng nhiều tàu khu trục thuộc Lực lượng Harwich. "Aurora" khiêu khích "Kolberg" bằng một đèn pha, vào lúc mà "Kolberg" tấn công "Aurora" và ghi được hai phát trúng đích. "Aurora" bắn trả và cũng bắn trúng đối phương hai phát. Hipper lập tức cho chuyển hướng các tàu chiến-tuần dương của mình đến nơi nổ súng, trong khi hầu như đồng thời vào lúc đó, "Stralsund" trông thấy một lượng khói lớn về phía Tây Bắc vị trí của nó. Đây được xác định là một số lượng tàu chiến lớn đang hướng về phía các con tàu của Hipper. Hipper quay mũi về phía Nam để chạy thoát, nhưng bị giới hạn ở tốc độ , là tốc độ tối đa mà chiếc tàu tuần dương bọc thép cũ "Blücher" có thể đi được. Các tàu chiến-tuần dương Anh truy đuổi di chuyển với tốc độ , và nhanh chóng bắt kịp các con tàu Đức. Lúc 09 giờ 52 phút, "Lion" nổ súng nhắm vào "Blücher" ở khoảng cách , rồi đến lượt "Queen Mary" và "Tiger" cũng bắt đầu nổ súng không lâu sau đó. Lúc 10 giờ 09 phút, các tàu chiến Anh ghi được phát bắn trúng đầu tiên trên "Blücher"; hai phút sau, các tàu chiến Đức bắt đầu bắn trả, chủ yếu tập trung nhắm vào "Lion" ở khoảng cách . Đến 10 giờ 28 phút, "Lion" bị bắn trúng ngay mực nước, làm xé toang một lỗ hổng bên mạn tàu và làm ngập nước một khoang chứa than. Lúc 10 giờ 30 phút, "New Zealand", chiếc thứ tư trong hàng chiến trận của Beatty, tiếp cận "Blücher" trong tầm bắn và bắt đầu nổ súng; đến 10 giờ 35 phút, khoảng cách được rút ngắn xuống còn , khi toàn bộ hàng chiến trận Đức nằm trong tầm bắn hiệu quả của các tàu chiến Anh. Beatty ra lệnh cho các tàu chiến-tuần dương của mình nổ súng vào đối thủ Đức tương ứng đối diện song song. Tuy nhiên, sự lẫn lộn bên trên chiếc "Tiger" đã khiến thuyền trưởng của nó tin rằng nó phải nhắm vào "Seydlitz", khiến cho "Moltke" hoàn toàn tự do để bắn mà không bị ngăn trở. Trong suốt giai đoạn này của trận chiến, "Derfflinger" bị bắn trúng một phát nhưng chỉ gây hư hại nhẹ. Hai tấm thép giáp lườn tàu bị uốn cong vào bên trong và một số hầm chứa than bảo vệ bị ngập nước. Đến 10 giờ 40 phút, một quả đạn pháo của "Lion" bắn trúng "Seydlitz", gây hư hại nặng suýt thành thảm họa khi loại bỏ cả hai tháp pháo đuôi và làm 159 người thiệt mạng. Nhờ hành động nhanh chóng của vị sĩ quan cao cấp (hạm phó) đã ra lệnh làm ngập nước cả hai hầm đạn, đám cháy đã được ngăn chặn không cho lan vào các hầm đạn, vốn có thể gây tai họa phá hủy con tàu. Vào lúc này, các tàu chiến-tuần dương Đức tập trung hỏa lực nhắm vào "Lion", liên tiếp bắn trúng nhiều phát. Lúc 11 giờ 01 phút, "Seydlitz" bắn trả trúng "Lion" bằng một quả đạn pháo , làm hỏng hai máy phát điện của "Lion". Đến 11 giờ 18 phút, hai quả đạn pháo từ "Derfflinger" lại đánh trúng "Lion", một quả trúng bên trên mực nước và xuyên thủng đai giáp, làm tràn nước biển vào thùng cấp nước bên mạn trái. "Lion" buộc phải tắt động cơ bên mạn trái do bị nhiễm nước mặn, và do đó bị tụt lại khỏi đội hình hàng chiến trận Anh. Vào lúc này, "Blücher" bị hư hại nặng sau trúng nhiều phát đạn pháo hạng nặng. Tuy nhiên, cuộc săn đuổi kết thúc khi có nhiều báo cáo về hoạt động của tàu ngầm U-boat phía trước các con tàu Anh; Beatty nhanh chóng ra lệnh cơ động lẩn tránh, cho phép các con tàu Đức gia tăng khoảng cách với những kẻ săn đuổi. Đúng lúc đó, máy phát điện duy nhất còn hoạt động của "Lion" bị hỏng, làm giảm tốc độ của nó xuống còn . Bên trên chiếc "Lion" bị hỏng hóc, Beatty ra lệnh cho các tàu chiến-tuần dương còn lại "Tấn công đoạn hậu đối phương", nhưng sự nhầm lẫn trong việc truyền tín hiệu đã khiến các con tàu chỉ tập trung hỏa lực nhắm vào "Blücher", cho phép "Moltke", "Seydlitz" và "Derfflinger" chạy thoát. "Blücher" bị bắn trúng trên 70 quả đạn pháo hạng nặng từ các tàu chiến-tuần dương Anh trong suốt trận chiến; chiếc tàu chiến bị hư hại nặng đã lật úp và chìm lúc khoảng 13 giờ 10. Khi Beatty nắm trở lại sự chỉ huy các con tàu của mình sau khi chuyển sang chiếc "Princess Royal", các con tàu Đức đã ở quá xa để có thể bắt kịp; nên đến 13 giờ 50 phút, ông từ bỏ việc truy đuổi. Sau trận chiến, công việc sửa chữa "Derfflinger" được tiến hành, kéo dài cho đến ngày 16 tháng 2. Turbine bên mạn phải của nó bị hư hại vào ngày 28 tháng 6, và con tàu lại phải trở vào ụ tàu để sửa chữa cho đến tháng 8. Bắn phá Yarmouth và Lowestoft. "Derfflinger" cũng tham gia cuộc bắn phá Yarmouth và Lowestoft vào ngày 24–25 tháng 4. Đô đốc Hipper đang nghỉ phép do bệnh, nên các con tàu Đức được đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn đô đốc Friedrich Bödicker. "Derfflinger" cùng với tàu chiến-tuần dương "Lützow" vừa mới đưa vào hoạt động cùng các cựu binh "Moltke", "Seydlitz" và "Von der Tann" rời Jade Estuary lúc 10 giờ 55 phút ngày 24 tháng 4, được hỗ trợ bởi một lực lượng hộ tống bao gồm sáu tàu tuần dương hạng nhẹ và hai chi hạm đội tàu phóng lôi. Các đơn vị hạng nặng của Hạm đội Biển khơi, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Reinhard Scheer, lên đường lúc 13 giờ 40 phút, với mục đích hỗ trợ từ xa cho các con tàu của Bödicker. Bộ Hải quân Anh đã biết được việc xuất quân của Đức nhờ thu thập tình báo vô tuyến, nên đã cho bố trí Hạm đội Grand lúc 15 giờ 50 phút. Đến 14 giờ 00, các con tàu của Bödicker đến một địa điểm ngoài khơi Norderney, nơi ông quay mũi các con tàu về phía Bắc nhằm tránh các trinh sát viên Hà Lan trên đảo Terschelling. Lúc 15 giờ 38 phút, "Seydlitz" trúng phải một quả mìn, làm thủng một lỗ trên lườn tàu kéo dài ngay phía sau ống phóng ngư lôi bên mạn phải, và khiến khoảng nước tràn vào trong con tàu. "Seydlitz" phải quay trở lại, cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ theo hộ tống, ở tốc độ . Bốn chiếc tàu chiến-tuần dương kia lập tức chuyển về phía Nam hướng đến Norderney nhằm tránh các quả mìn khác. Đến 16 giờ 00, "Seydlitz" thoát khỏi nguy hiểm trước mắt, nên nó dừng lại để Bödicker rời tàu, và chiếc tàu phóng lôi "V28" đưa vị đô đốc trở lại chiếc "Lützow". Lúc 04 giờ 50 phút ngày 25 tháng 4, các tàu chiến-tuần dương Đức tiếp cận Lowestoft khi các tàu tuần dương hạng nhẹ "Rostock" và "Elbing" đang hộ tống phía bên sườn Nam trông thấy các tàu tuần dương hạng nhẹ và tàu khu trục thuộc lực lượng Harwich dưới quyền Thiếu tướng Hải quân Reginald Tyrwhitt. Bödicker, không bị thu hút bởi các con tàu Anh, tiếp tục ra lệnh xoay khẩu pháo của các con tàu dưới quyền nhắm vào Lowestoft. Ở cự ly khoảng , hai khẩu đội pháo 6 inch (15 cm) bờ biển đối phương bị phá hủy cùng một số thiệt hại cho chính thị trấn, bao gồm việc phá hủy khoảng 200 căn nhà. Lúc 05 giờ 20 phút, các tàu bắn phá Đức quay mũi về phía Bắc hướng về Yarmouth, đến nơi lúc 05 giờ 42 phút. Tầm nhìn kém đến mức mỗi chiếc tàu Đức chỉ có thể bắn một loạt đạn pháo, ngoại trừ "Derfflinger" đã bắn 14 phát đạn từ dàn pháo chính. Chúng quay đầu trở lại hướng Nam, và đến 05 giờ 47 phút lại bắt gặp Lực lượng Harwich lần thứ hai, vốn đã bị đối đầu bởi sáu chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ theo hộ tống. Các con tàu của Bödicker nổ súng ở khoảng cách . Tyrwhitt lập tức quay mũi các con tàu của mình và thoát về phía Nam, nhưng chỉ sau khi chiếc tàu tuần dương "Conquest" chịu đựng hư hại nặng. Do các báo cáo về tàu ngầm Anh và các cuộc tấn công bằng ngư lôi, Bödicker bỏ dỡ việc truy đuổi quay mũi về phía Đông hướng đến Hạm đội Biển khơi. Vào lúc này, Scheer được cảnh báo về việc Hạm đội Grand đã khởi hành từ Scapa Flow nên cũng quay trở lại vùng biển Đức. Trận Jutland. Hầu như ngay sau cuộc bắn phá Lowestoft, Đô đốc Reinhard Scheer bắt đầu vạch kế hoạch cho một cuộc xâm nhập khác vào Bắc Hải. Thoạt tiên ông dự định tiến hành chiến dịch vào giữa tháng 5, nhưng những hư hại của "Seydlitz" do mìn tỏ ra khó sửa chữa, và Scheer lại không sẵn lòng tiến hành một cuộc bắn phá lớn mà không có đầy đủ sức mạnh của lực lượng tàu chiến-tuần dương. Đến giữa trưa ngày 28 tháng 5, công việc sửa chữa "Seydlitz" hoàn tất, và nó gia nhập trở lại Đội Tuần tiễu 1. "Derfflinger" cùng các tàu chiến-tuần dương khác thuộc Đội Tuần tiễu 1 dưới quyền Hipper đã thả neo phía bên ngoài vũng biển Jade trong đêm 30 tháng 5 năm 1916. Sáng hôm sau, lúc 02 giờ 00 giờ Trung Âu, các con tàu chậm rãi hướng đến Skagerrak với tốc độ . "Derfflinger" là chiếc hai tư trong hàng chiến trận bao gồm năm chiếc, dẫn trước "Seydlitz" và phía sau "Lützow", soái hạm của hải đội. Đội Tuần tiễu 2, bao gồm các tàu tuần dương hạng nhẹ "Frankfurt" (soái hạm của Chuẩn đô đốc Bödicker), "Wiesbaden", "Pillau" và "Elbing" cùng 30 tàu phóng lôi thuộc các chi hạm đội 2, 6 và 9, tháp tùng theo lực lượng của Hipper. Một giờ rưỡi sau đó, phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Reinhard Scheer rời Jade Estuary, một lực lượng bao gồm 16 thiết giáp hạm dreadnought có sự tháp tùng của Đội Tuần tiễu 4 bao gồm các tàu tuần dương hạng nhẹ "Stettin", "München", "Hamburg", "Frauenlob" và "Stuttgart" cùng 31 tàu phóng lôi thuộc các chi hạm đội 1, 3, 5 và 7, do "Rostock" dẫn đầu. Sáu chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought thuộc Hải đội Chiến trận 2 cũng khởi hành từ Elbe roads lúc 02 giờ 45 phút và gặp gỡ hạm đội chiến trận lúc 05 giờ 00. Không lâu trước 16 giờ 00, lực lượng của Hipper đã đụng độ với sáu tàu chiến Anh thuộc Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 của Phó đô đốc Beatty và Hải đội 2. Các con tàu Đức là những chiếc đã nổ súng đầu tiên, ở cự ly khoảng . Khi các con tàu Anh bắt đầu bắn trả, sự lẫn lộn mục tiêu giữa các tàu chiến-tuần dương Anh đã khiến "Moltke" bị đối đầu bởi cả "New Zealand" lẫn "Tiger". Các máy đo tầm xa phía Anh đã đo sai khoảng cách đến các mục tiêu Đức, nên loạt đạn pháo đầu tiên do các tàu Anh bắn trượt quá một hải lý đối với các tàu chiến-tuần dương Đức. Do lỗi trong liên lạc của phía Anh, "Derfflinger" đã không bị đối đầu trong suốt 10 phút đầu của trận chiến. Sĩ quan tác xạ của "Derfflinger", Thiếu tá Hải quân (Korvettenkapitän) Georg von Hase sau này ghi lại: "Do một lỗi nào đó, chúng tôi bị bỏ quên. Tôi cười thầm và bắt đầu đối đầu với địch thủ với sự bình tỉnh hoàn toàn, cứ như trong thực tập, và với độ chính xác ngày càng tăng." Lúc 17 giờ 03 phút, tàu chiến-tuần dương Anh "Indefatigable" nổ tung sau 15 phút chịu đựng hỏa lực của "Von der Tann". Không lâu sau đó, một nửa lực lượng còn lại của Beatty, bốn thiết giáp hạm lớp "Queen Elizabeth" thuộc Hải đội Chiến trận 5, tiến đến tầm bắn và bắt đầu nổ súng vào "Von der Tann" và "Moltke". Sau khi "Lützow" đã gây hư hại đáng kể cho "Lion", "Derfflinger" mất dấu các tàu chiến Anh, nên lúc 17 giờ 16 phút, nó chuyển sang nhắm vào "Queen Mary". "Seydlitz" cũng đối đầu với "Queen Mary", và hỏa lực kết hợp của hai con tàu khiến chiếc tàu chiến-tuần dương Anh bị bắn trúng liên tiếp. Quan sát viên trên "New Zealand" và "Tiger", những chiếc đi ngay phía sau và phía trước trong hàng chiến trận tương ứng, báo cáo ba phát trong loạt đạn pháo bốn viên đã bắn trúng con tàu cùng một lúc, rồi hai phát bắn trúng khác tiếp nối theo, đưa đến hậu quả một vụ nổ khủng khiếp bộc phát ngay giữa tàu và một cụm khói đen dày đặc bốc lên từ con tàu bị cháy, vốn đã vỡ làm đôi. Những chiếc dẫn đầu của Hạm đội Biển khơi Đức lúc 18 giờ 00 đã đi đến tầm bắn hiệu quả đối với các con tàu Anh, và bắt đầu nả pháo xuống các tàu chiến-tuần dương Anh cùng các thiết giáp hạm lớp "Queen Elizabeth". Trong khoảng từ 18 giờ 09 phút đến 18 giờ 19 phút, "Derfflinger" bị bắn trúng một quả đạn pháo , có thể từ "Barham" hoặc "Valiant". Đến 18 giờ 55 phút, "Derfflinger" lại bị bắn trúng vào mũi tàu, xé toang một lỗ hổng khiến cho khoảng nước tràn vào con tàu. Không lâu sau 19 giờ 00, tàu tuần dương Đức "Wiesbaden" bị bắn hỏng bởi một phát đạn pháo của tàu chiến-tuần dương Anh "Invincible". Các tàu chiến-tuần dương Đức bẻ lái một góc 16 point về hướng Đông Bắc và đi hết tốc độ để trợ giúp chiếc tàu tuần dương. Lúc 19 giờ 15 phút, chúng phát hiện tàu tuần dương bọc thép Anh "Defence" vốn đang tham gia tấn công "Wiesbaden". Hipper thoạt tiên do dự, nghi ngờ rằng đó là tàu tuần dương Đức "Rostock", nhưng đến 19 giờ 16 phút, Đại tá Harder, hạm trưởng của "Lützow", ra lệnh nổ súng; các tàu chiến Đức khác tiếp nối theo ngay sau đó. Trong trận chiến hỗn loạn sau đó, "Defence" trúng nhiều phát đạn pháo hạng nặng, trong đó một loạt đạn pháo xuyên thủng hàm đạn của con tàu và hậu quả vụ nổ khủng khiếp đã phá hủy chiếc tàu tuần dương. Đến 19 giờ 24 phút, Hải đội Chiến trận 3 phía Anh đã hội quân cùng với những tàu chiến-tuần dương còn lại của Beatty phía trước hàng chiến trận Đức. Các tàu chiến Anh dẫn đầu trông thấy "Lützow" và "Derfflinger" và bắt đầu bắn vào chúng. Trong vòng tám phút, tàu chiến-tuần dương "Invincible" ghi được tám phát trúng đích vào "Lützow"; đổi lại, "Lützow" và "Derfflinger" cũng tập trung hỏa lực vào đối thủ. Lúc Đến 19 giờ 31 phút, "Derfflinger" bắn loạt đạn pháo cuối cùng nhắm vào "Invincible", không lâu sau đó hầm đạn phía trước của chiếc tàu chiến-tuần dương Anh bị phát nổ, và con tàu biến mất sau một loạt các vụ nổ dữ dội. Đến 19 giờ 30 phút, Hạm đội Biển khơi, vốn cho đến lúc đó vẫn đang săn đuổi các tàu chiến–tuần dương Anh, vẫn chưa đụng độ với Hạm đội Grand. Scheer đã cân nhắc đến việc cho rút lui các lực lượng của mình trước khi bóng đêm phô bày các con tàu ra trước các cuộc tấn công của tàu phóng lôi. Tuy nhiên, ông chưa kịp đưa ra quyết định khi các thiết giáp hạm dẫn đầu của mình bắt đầu đối địch với thành phần chủ lực của Hạm đội Grand. Sự phát triển này khiến cho Scheer không thể rút lui, vì như vậy sẽ phải hy sinh các thiết giáp hạm tiền-dreadnought cũ hơn của Hải đội Chiến trận 2 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Franz Mauve, còn nếu sử dụng các thiết giáp hạm dreadnought và tàu chiến-tuần dương hỗ trợ cho việc rút lui của chúng sẽ phô bày những con tàu mạnh nhất của mình ra trước hỏa lực áp đảo của phía Anh. Thay vào đó, Scheer ra lệnh cho các con tàu dưới quyền bẻ lái 16 point sang mạn phải, đưa những chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought về một vị trí tương đối an toàn bên phía rút lui của hàng chiến trận Đức. "Derfflinger" và các tàu chiến-tuần dương khác tiếp nối theo việc chuyển hướng, đưa chúng đến phía sau "König". Các con tàu bị đánh tơi tả của Hipper có được một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Việc không chắc chắn về vị trí chính xác và hướng đi của các con tàu của Scheer đã khiến Đô đốc Anh John Jellicoe quay mũi các con tàu dưới quyền về phía Đông, về hướng mà ông nghĩ có thể là con đường rút lui của phía Đức. Thay vì vậy, hạm đội Đức đang di chuyển về hướng Tây, nhưng Scheer lại ra lệnh bẻ lái 16 point lần thứ hai, lộn ngược lại và hướng thẳng các con tàu của ông vào ngay giữa hạm đội Anh. Hạm đội Đức phải chịu đựng hỏa lực ác liệt từ hàng chiến trận Anh, và Scheer tung "Derfflinger", "Seydlitz", "Moltke" và "Von der Tann" ra hướng về phía hạm đội Anh với tốc độ cao, tìm cách phá vỡ đội hình của chúng tranh thủ thời gian cho lực lượng chính của mình rút lui. Lúc 20 giờ 17 phút, các tàu chiến-tuần dương Đức tiến đến gần chiếc "Colossus" ở khoảng cách , lúc mà Scheer chỉ thị cho các con tàu đối đầu với chiếc dẫn đầu của hàng chiến trận Anh. Tuy nhiên, ba phút sau đó, các tàu chiến-tuần dương Đức quay mũi rút lui dưới sự che chở của một cuộc tấn công của tàu phóng lôi. Sự tạm ngừng chiến trận vào lúc trời sụp tối cho phép "Derfflinger" và các tàu chiến-tuần dương Đức cắt bỏ các mảnh xác tàu làm kẹt tháp pháo, dập tắt các đám cháy, sửa chữa thiết bị điều khiển hỏa lực và tín hiệu, và chuẩn bị đèn pha cho các hoạt động đêm. Vào giai đoạn này, hạm đội Đức được tái tổ chức thành đội hình chặt chẽ theo thứ tự lộn ngược, khi lực lượng hạng nhẹ Đức đụng độ với các tàu hộ tống Anh không lâu sau 21 giờ 00. Cuộc đấu pháo mới đã thu hút sự chú ý của Beatty, nên ông chuyển hướng các tàu chiến-tuần dương về phía Tây. Lúc 21 giờ 09 phút, ông trông thấy các tàu chiến-tuần dương Đức, tiếp cận đến gần ở khoảng cách trước khi nổ súng lúc 21 giờ 20 phút. Trong trận chiến lộn xộn, "Derfflinger" bị bắn trúng nhiều lần; lúc 21 giờ 34 phút, một quả đạn pháo hạng nặng đã bắn trúng tháp pháo cuối cùng của nó còn hoạt động, loại nó ra nốt khỏi vòng chiến. Các con tàu Đức bắn trả bằng mọi khẩu pháo có được, và đến 21 giờ 32 phút đã bắn trúng cả "Lion" lẫn "Princess Royal" trong bóng đêm. Việc cơ động của các tàu chiến-tuần dương Đức đã buộc Hải đội Chiến trận 1 (Đức) phải quay sang phía Tây để tránh va chạm; điều này đã đưa các thiết giáp hạm tiền-dreadnought thuộc Hải đội Chiến trận 2 lên ngay phía sau giữa hai hàng tàu chiến-tuần dương đối địch, ngăn trở các con tàu Anh săn đuổi các tàu chiến-tuần dương Đức khi chúng quay mũi về phía Nam. Các tàu chiến-tuần dương Anh nổ súng vào các thiết giáp hạm cũ, phía Đức đổi hướng về phía Tây Nam để xoay mọi khẩu pháo hướng vào các con tàu Anh. Tuy nhiên cuộc đối đầu này chỉ diễn ra trong vài phút trước khi đô đốc Mauve chuyển hướng các con tàu dưới quyền 8 point sang mạn phải; các con tàu Anh đã không truy đuổi một cách khó hiểu. Vào cuối trận chiến, lúc 03 giờ 55 phút, Hipper chuyển một báo cáo cho đô đốc Scheer thông báo cho ông những hư hỏng nặng nề mà các con tàu dưới quyền phải chịu đựng. Vào lúc đó "Derfflinger" và "Von der Tann" mỗi chiếc chỉ có hai khẩu pháo còn khả năng hoạt động, "Moltke" bị ngập khoảng 1.000 tấn nước, và "Seydlitz" bị hư hại nặng. Hipper báo cáo: "Đội Tuần tiễu 1 do đó không còn là một đơn vị chiến đấu hiệu quả, nên được Tổng tư lệnh chỉ thị quay trở về cảng, trong khi bản thân ông chờ đợi kết quả trận chiến ngoài khơi Horns Reef của hạm đội chiến trận." Trong quá trình trận chiến, "Derfflinger" bị bắn trúng tổng cộng 17 phát đạn pháo hạng nặng cùng 9 phát đạn pháo hạng hai; việc sửa chữa nó trong ụ tàu kéo dài cho đến ngày 15 tháng 10. "Derfflinger" đã bắn tổng cộng 385 quả đạn pháo hạng nặng và 235 quả đạn pháo hạng hai cùng một quả ngư lôi. Thủy thủ đoàn của con tàu chịu tổn thất 157 người thiệt mạng và 26 người khác bị thương, cao nhấttrong số những con tàu không bị chìm của Đức trong trận này. Sự chịu đựng ngoan cường của nó trong trận Jutland đã khiến đối thủ Anh đặt cho nó biệt danh "Iron Dog" Các hoạt động sau cùng. Trong trận Heligoland Bight thứ hai vào tháng 11 năm 1917, "Derfflinger" đã xuất phát từ cảng để hỗ trợ cho các tàu tuần dương hạng nhẹ Đức thuộc Đội Tuần tiễu 2, nhưng khi nó cùng các tàu chiến-tuần dương khác đến nơi, các đối thủ Anh đã rút lui về phía Bắc. Đến cuối năm 1917, Hạm đội Biển khơi bắt đầu tiến hành hoạt động cướp phá các đoàn tàu vận tải tại Bắc Hải giữa Anh và Na Uy. Vào tháng 10 và tháng 12 năm 1917, các tàu tuần dương và tàu khu trục Đức đã chặn đánh và tiêu diệt hai đoàn tàu vận tải Anh đi đến Na Uy, buộc đô đốc Beatty, giờ đây là Tổng tư lệnh Hạm đội Grand, phải cho tách ra nhiều thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương để bảo vệ các đoàn tàu vận tải. Việc này đã phô bày cho đô đốc Scheer cơ hội mà ông đã chờ đợi trong suốt cuộc chiến tranh: khả năng cô lập và tiêu diệt từng phần Hạm đội Grand. Lúc 05 giờ 00 ngày 23 tháng 4 năm 1918, Hạm đội Biển khơi rời cảng với ý định đánh chặn một trong các đoàn tàu vận tải được hộ tống mạnh mẽ. Liên lạc bằng vô tuyến được giữ ở mức tối thiểu nhằm ngăn phía Anh biết được về chiến dịch. Đến 14 giờ 10 phút vẫn không tìm thấy đoàn tàu vận tải Anh, nên Scheer cho quay mũi Hạm đội Biển khơi trở về vùng biển Đức. "Derfflinger" được dự định để tham gia hoạt động cuối cùng, một "chuyến đi tự sát" của Hạm đội Biển khơi, vào cuối tháng 10 năm 1918, không lâu trước khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Phần lớn hạm đội sẽ xuất phát từ căn cứ của chúng ở Wilhelmshaven để đối đầu với Hạm đội Grand của Anh; Reinhard Scheer, lúc này là Đại Đô đốc ("Großadmiral") của Hạm đội, dự định gây tổn thất cho Hải quân Anh càng nhiều càng tốt nhằm duy trì một vị thế mặc cả tốt cho việc thương lượng hòa bình của Đức bất chấp tổn thất có thể phải chịu đựng. Tuy nhiên, khi hạm đội đang được tập trung tại Wilhelmshaven, thủy thủ trên các con tàu bắt đầu đào ngũ hàng loạt. Khi "Derfflinger" và "Von der Tann" đi qua các âu tàu phân cách cảng phía trong Wilhelmshaven và vũng biển, khoảng 300 người trên cả hai con tàu đã trèo qua mạn tàu và biến mất trên bờ. Sáng ngày 29 tháng 10 năm 1918, mệnh lệnh được đưa ra để chuẩn bị khởi hành từ Wilhelmshaven để tập trung lực lượng tại Jade Estuary vào ngày hôm sau. Bắt đầu từ đêm 29 tháng 10, thủy thủ trên nhiều tàu chiến làm binh biến. Ba chiếc thuộc Hải đội Chiến trận 3 từ chối nhổ neo, và các hành động phá hoại xảy ra trên các chiếc "Thüringen" và "Helgoland". Sự bất ổn lan rộng ra các tàu chiến khác, và cuối cùng chiến dịch phải bị hủy bỏ; và trong một cố gắng để dập tắt cuộc nổi loạn, Scheer ra lệnh phân tán hạm đội. Vào đầu tháng 11 năm 1918, cuộc Cách mạng Đức bắt đầu; dẫn đến việc đình chiến và kết thúc chiến tranh cũng như lật đổ nền quân chủ tại Đức. Số phận. Sau khi Đức đầu hàng, hầu hết tàu chiến của Hạm đội Biển khơi, kể cả "Derfflinger", bị lưu giữ tại căn cứ hải quân Anh tại Scapa Flow, dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Ludwig von Reuter. Trước khi Hạm đội Đức khởi hành, Đô đốc Adolf von Trotha khẳng định lại với von Reuter chỉ thị không được để cho phe Đồng Minh chiếm các con tàu trong bất kỳ tình huống nào. Hạm đội đã gặp gỡ tàu tuần dương hạng nhẹ Anh "Cardiff", vốn đã dẫn đầu các con tàu Đức đi đến điểm gặp gỡ hạm đội Đồng Minh, một lực lượng khổng lồ bao gồm 370 tàu chiến của Anh, Mỹ và Pháp, vốn sẽ hộ tống hạm đội Đức đến Scapa Flow. Khi bị lưu giữ trong suốt thời gian diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình, mà sau này cuối cùng sẽ dẫn đến Hiệp ước Versailles, các khẩu pháo của chúng bị bất hoạt bằng cách tháo bỏ khóa nòng, và con tàu được bảo trì bởi một thủy thủ đoàn gồm số lượng sĩ quan và thủy thủ tối thiểu. Một bản in của báo "The Times" cung cấp thông tin cho von Reuter rằng Thỏa thuận Ngừng bắn sẽ hết hiệu lực vào giữa trưa ngày 21 tháng 6 năm 1919, thời hạn cuối cùng mà Đức phải ký vào Hiệp định hòa bình. Đô đốc Von Reuter đưa đến kết luận người Anh sẽ tìm cách chiếm hữu các con tàu Đức sau khi Thỏa thuận Ngừng bắn hết hiệu lực. Không biết rằng thời hạn của thỏa thuận đã được triển hạn đến ngày 23 tháng 6, ông quyết định đánh đắm các con tàu của mình vào cơ hội thuận tiện đầu tiên có được. Sáng ngày 21 tháng 6, Hạm đội Anh rời Scapa Flow tiến hành thực tập huấn luyện; và đến 11 giờ 20 phút Reuter truyền mệnh lệnh này đến các con tàu của mình. "Derfflinger"chìm lúc 14 giờ 45 phút. Nó được cho nổi trở lại vào năm 1939, và vẫn đang trong tư thế lật úp, nó được kéo về neo đậu ngoài khơi đảo Rysa cho đến năm 1946. "Derfflinger" được gửi đến Faslane nơi nó được tháo dỡ vào năm 1948. Chiếc chuông của con tàu được trao trả cho Hải quân Liên Bang Đức vào ngày 30 tháng 8 năm 1965. và hiện đang được trưng bày tại nhà thờ St. Michael trên đảo Outer Hebrides thuộc Eriskay.
1
null
Uk vz. 59 (tiếng Séc: Univerzální kulomet vzor 59) là loại súng súng máy đa chức năng được phát triển bởi nhà máy sản xuất vũ khí Zbrojovka Vsetin tại Tiệp Khắc vào giữa những năm 1950. Súng vẫn còn được sử dụng và trang bị trong lực lượng quân đội Cộng hòa Séc và Slovakia cũng như đã được xuất khẩu với số lượng khá lớn. Thiết kế. Uk vz. 59 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với khóa nòng mở và chèn nghiêng chống vào khe trong thân súng. Ống trích khí nằm ở bên dưới nòng súng, khi bắn vỏ đạn sẽ được nhả ra qua một khe nằm bên dưới thân súng, khe này được che bởi một miếng chống bụi, nó sẽ mở ra khi bóp cò. Súng không có nút kéo lên đạn, thay vào đó nếu muốn lên đạn hay bỏ viên đạn còn trong nòng xạ thủ sẽ bấm vào một nút trên thân súng sau đó bóp giữ cò để miếng che bụi mở ra và đẩy cả tay cầm cò súng và cò súng ra phía trước sau đó kéo lại chỗ cũ. Nòng súng có thể thay một cách nhanh chóng giúp chống việc bị quá tải nhiệt khi bắn lâu. Súng sử dụng loại đạn 7.62×54mmR nhưng sau đó cũng có mẫu để sử dụng loại đạn 7.62×51mm NATO, sử dụng dây đạn để nạp đạn. Dây đạn của súng là 50 viên có thể gắn nối niếp theo bất kỳ chiều dài nào. Súng có thể chuyển đổi qua lại giữa hai mẫu súng máy hạng trung và súng máy hạng trung chỉ bằng việc thay nòng súng và chân chống. Với mẫu hạng nhẹ nòng súng sẽ nhẹ và gắn chân chống chữ V, với mẫu hạng trung nòng súng sẽ nặng hơn để bắn được nhiều hơn trước khi quá nóng và gắn vào bệ chống ba chân. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng cũng có thể gắn thêm ống nhắm 4X.
1
null