text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Phạm Thị Phương (sinh năm 1981) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh.
Ngày sinh: 11/7/1981
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, Thái Bình
Trình độ chính trị: Sơ cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Bác sĩ đa khoa
Nghề nghiệp, chức vụ: Bác sĩ điều trị khoa Tim mạch - Lão học - bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tỉnh, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh khóa XII, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Nơi làm việc: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Ngày vào đảng: 6/8/2012
Nơi ứng cử: Hà Tĩnh
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Ngọc Phương (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1959, quê quán ở xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Trước đó ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIII cũng thuộc đoàn Quảng Bình.
Tiểu sử.
Nguyễn Ngọc Phương sinh ngày 16 tháng 8 năm 1959, quê quán ở xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Ông hiện cư trú tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam ngày 07/11/1982.
Ông xuất thân là thầy giáo dạy văn
Từng làm phó bí thư và bí thư tỉnh đoàn
Trưởng ban tuyên giáo tỉnh ủy
Ông hiện là Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Quảng Bình.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14.
Đề nghị tinh giản cấp phó.
Ngày 30 tháng 10 năm 2017, thảo luận chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tại Quốc hội, ông cho rằng bộ máy hành chính và đoàn thể ngày càng phình to ra, các cơ quan từ trung ương đến địa phương thi nhau đặt ra các cấp phó trái luật và pháp luật có kẻ hở. Ông đề nghị việc cần làm ngay của bộ máy hành chính là "tinh giản cấp phó".
Ủng hộ Luật đặc khu.
Ngày 23 tháng 5 năm 2018, tại kì họp thứ 5 năm 2018, khi thảo luận tại nghị trường Quốc hội Việt Nam về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi là các đặc khu), Nguyễn Ngọc Phương bày tỏ sự ủng hộ ban hành luật này, cho rằng đây là luật đột phá mà nhiều nước trên thế giới đã làm, đồng thời đề nghị làm rõ loại hình kinh doanh được ưu đãi, đề nghị tổ chức Hội đồng nhân dân trong đặc khu, nhất trí tăng quyền lực của Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu.
Đề nghị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia.
Sáng ngày 23 tháng 5 năm 2019, tại buổi góp ý dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, Nguyễn Ngọc Phương đề nghị đưa điều khoản đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia vào luật này để hạn chế người dân dùng rượu, bia.
Đề nghị phạt nặng Nguyễn Hữu Linh.
Trong vụ án ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng dâm ô bé gái dưới 16 tuổi trong thang máy ở Thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh có cáo trạng truy tố Nguyễn Hữu Linh trong đó xét đến các tình tiết giảm nhẹ tội cho ông này như phạm tội lần đầu và tội phạm thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương ngày 24 tháng 5 năm 2019 bày tỏ quan điểm cần tăng nặng hình phạt vì phạm nhân là người nắm rõ luật pháp.
Đề xuất luật cấm để xe dưới hầm chung cư.
Ngày 13 tháng 11 năm 2019, tại kì họp thứ 8 Quốc hội Việt Nam khóa 14, trong khi thảo luận về Báo cáo giám sát công tác phòng chữa cháy giai đoạn 2014-2018, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đã đề nghị trong Luật xây dựng quy định các chung cư, khách sạn cao tầng không để tầng hầm là nơi đậu xe. Đề xuất này đã gây ra nhiều tranh cãi. | 1 | null |
Hoàng Bình Quân (sinh ngày 16 tháng 6 năm 1959) là một chính trị gia Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX, khóa XI, khóa XIII, khóa XIV thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Tuyên Quang.
Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, XI, XII. Ông từng là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VII, khóa VIII.
Ông là lãnh đạo Trung ương Đoàn duy nhất cho đến nay từng giữ cả năm vị trí: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn (2001–2005), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam (2001–2005), Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (2003–2005), Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam (1997–2003) và Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương (1994–1997).
Xuất thân.
Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1959, quê quán ở xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông hiện cư trú ở Nhà B5, khu biệt thự 130 Đốc Ngữ, Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.
Sự nghiệp.
- Ngày vào Đảng: 30/01/1984; ngày chính thức: 30/7/1985.
- Là đại biểu Quốc hội các khóa IX, XI, XIII
- Từ tháng 11/1981 đến tháng 11/1991: Cán bộ Huyện đoàn, Phó Bí thư rồi Bí thư Huyện đoàn, huyện ủy viên huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 12/1991 đến tháng 5/1993: Đại biểu Quốc hội khóa IX, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư rồi Bí thư tỉnh đoàn Thái Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 6/1993 đến tháng 8/1994: Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng ban công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn.
- Từ tháng 9/1994 đến tháng 12/1996: Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương.
- Từ tháng 1/1997 đến tháng 6/2001: Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn.
- Từ tháng 7/2001 đến tháng 4/2005: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa XI, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn.
- Từ tháng 5/2005 đến tháng 5/2009: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X; Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang.
- Từ tháng 6/2009 đến 3/2021: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, khóa XI, khóa XII; Trưởng ban Đối ngoại Trung ương; Đại biểu Quốc hội khoá XIII.
- Từ tháng 10/2022 đến nay: Được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý, Uỷ ban Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (khoá VII) suy tôn là Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. | 1 | null |
Bùi Mậu Quân (sinh năm 1960) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Hải Dương. Ông nguyên là Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam (2018-2020), Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thuộc đoàn đại biểu Hải Dương.
Thân thế và giáo dục.
Bùi Mậu Quân sinh ngày 26 tháng 6 năm 1960, quê quán tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Thân mẫu ông là bà Bùi Thị Tư. Bà sinh năm 1921 tại thôn An Lý, xã Hưng Thái, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Bà nguyên là Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Hưng, từng được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà mất ngày 27 tháng 12 năm 2018 tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 98 tuổi.
Bùi Mậu Quân có bằng tiến sĩ luật.
Ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật, Đại học, Đại học Cảnh sát, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Ông có bằng Cử nhân chính trị.
Sự nghiệp.
Ngày 26 tháng 6 năm 1982, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương
Năm 2013, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tại tỉnh Hải Dương.
Từ tháng 10 năm 2018, ông giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an Việt Nam.
Tháng 12 năm 2018, ông là Trung tướng Công an nhân dân.
Tháng 5 năm 2020, ông nghỉ hưu. Nhưng vẫn còn làm việc với tư cách Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Hải Dương
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14.
Yêu cầu Facebook, Youtube đặt văn phòng tại Việt Nam.
Sáng ngày 29 tháng 5 năm 2018, khi thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng tại nghị trường Quốc hội Việt Nam, Bùi Mậu Quân cho rằng việc dự thảo luật yêu cầu các công ty nước ngoài khi cung cấp dịch vụ trên mạng phải đặt văn phòng tại Việt Nam là cần thiết nhằm chế tài việc sử dụng mạng để bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia. | 1 | null |
Nguyễn Hữu Quang (sinh ngày 1 tháng 5 năm 1962) là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá, khóa XII thuộc đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An.
Tiểu sử.
Nguyễn Hữu Quang sinh ngày 1 tháng 5 năm 1962, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.
Ông có bằng Kỹ sư Chế tạo máy, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, và Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 20 tháng 4 năm 1989, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Nghệ An, khóa 13 tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Niu Dilân.
Khi là ĐBQH khóa 12 Nghệ An, ông giữ chức Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công ty xi măng Hoàng Mai thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam; Uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Nơi làm việc: Công ty xi măng Hoàng Mai thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu cấp tỉnh
Ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Thanh Hóa. | 1 | null |
Hoàng Đăng Quang (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1961 tại xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVII nhiệm kì 2016-2021. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu Quảng Bình. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Quảng Bình nhiệm kì 2015-2020<ref> | 1 | null |
Phan Văn Quý, sinh năm 1954 tại Nghệ An, là Đại biểu Quốc hội khóa XIII thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An và là Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.
Ông nhập ngũ cuối năm 1971 và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng VTND năm 1976. Chiếc xe Zil 157 do ông lái trên tuyến đường Trường Sơn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng ngành Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương do ông sáng lập và làm Chủ tịch HĐQT hiện là sáng lập viên của 3 tổ chức xã hội, từ thiện gồm: Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, Quỹ Tâm Tài Nghệ An và Hội Hỗ trợ gia đình Liệt sĩ Việt Nam.
Ngày sinh: 20/1/1954
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật, Cao cấp hậu cần quân sự
Nghề nghiệp, chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương, Phó Chủ tịch thường trực quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
Nơi làm việc: Tập đoàn Thái Bình Dương - tầng 9, Tòa nhà Hồng Hà, 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Ngày vào đảng: 8/7/1974 | 1 | null |
Bùi Thanh Quyến (sinh 1956) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.và có con trai tên bùi Thanh tùng và có cháu trai tên Bùi Thanh Quang sinh năm 29/5/2011.
Thân thế sự nghiệp.
Ông sinh ngày 1 tháng 8 năm 1956, quê quán tại xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 09/3/1975. Là Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương từ 17/12/2005 - 2015, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương.
Từ ngày 8/12 - 10/12/2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2016 đã tổ chức kỳ họp thứ 10, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV đối với ông Bùi Thanh Quyến, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương khóa XV, nhiệm kỳ 2011-2015.
Tranh cãi về gia đình.
Việc con trai ông Quyến, Bùi Thanh Tùng sinh năm 1980, được bầu làm phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương khi mới 30 tuổi, xây một dinh thự trên một khu đất rộng 4.152 m2 bị cho là có nhiều cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi, gây nhiều tranh cãi.
Ông Tùng phân trần rằng, số tiền bỏ ra là tiền mồ hôi, nước mắt, xuất phát từ trí tuệ, vận động cá nhân chứ không phải là dựa dẫm vào bất kỳ ai, vào mối quan hệ nào.
UBKT Trung ương vào cuộc thanh tra, kiểm tra về mức độ vi phạm, đã chứng nhận ông Tùng đầu tư hơn 4 tỷ đồng để nhận đất. Tuy nhiên, việc chuyển 500m2 đất nuôi trồng thủy sản sang sử dụng vào mục đích đất ở khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là không đúng quy định tại Điều 31, Luật Đất đai năm 2003. Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng đã xác định các loại đá, cây trồng, cây cảnh, non bộ trong khuôn viên không thuộc loại đá quý, bán quý; không có loại cây thuộc danh mục cây rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ủy ban cũng khuyến cáo ông Bùi Thanh Quyến cần rút kinh nghiệm và tự phê bình nghiêm túc việc chưa thường xuyên, khuyên bảo, giáo dục con trai tự giác, gương mẫu chấp hành đầy đủ các quy định của Luật đất đai.
Con rể Lê Hồng Diên (s. 1981) được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, Bí thư Huyện ủy Tứ Kỳ (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Ngày 21/8/2015, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương.
Khen thưởng.
Huân chương Độc lập hạng Nhì (2016). | 1 | null |
Nguyễn Đình Quyền (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1958) quê quán thôn Đa phúc Xã Sài Sơn Huyện Quốc Oai TP. Hà Nội, ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ông có trình độ Tiến sĩ Luật học, Cao cấp lý luận chính trị.
Tính đến năm 2013, Nguyễn Đình Quyền giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội của Việt Nam.
Từ ngày 01/08/2016, TS. Nguyễn Đình Quyền được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội - Cơ quan trực thuộc UBTV Quốc hội
Đến đầu năm 2017, tại Phiên họp thứ Nhất của Hội đồng khoa học của Ủy ban thường vụ Quốc hội. TS. Nguyễn Đình Quyền được bầu làm Phó chủ tịch thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2017-2022
Tiểu sử.
Ngày sinh: 6/8/1958
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Luật học
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Văn phòng Quốc hội
Nơi làm việc: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Ngày vào đảng: 6/12/1988
Nơi ứng cử: TP Hà Nội
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Thích Thanh Quyết là một tu sĩ Phật giáo, chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học Viện Phật Giáo Hà Nội, trưởng ban trị sự Phật Giáo của 4 tỉnh, Quảng Ninh, Hà Nam, Sơn La và Bắc Kạn. Là trụ trì Khu di tích Yên Tử, chùa Non Nước, chùa Phúc Khánh. Tại Hội nghị lần 5 Ban Thường trực Hội đồng Trị sự TW tháng 1/2021 sư được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng.
Tiểu sử.
Thích Thanh Quyết có tên khai sinh là Lương Công Quyết, sinh ngày 15 tháng 6 năm 1962 tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Từ tháng 9 năm 1975 đến tháng 7 năm 1980, sư sơ tâm xuất gia tu học tại chùa Long Đọi Sơn huyện Duy Tiên Tỉnh Hà Nam.
Từ tháng 8 năm 1980 đến tháng 9 năm 1986, sư tu học tại chùa Hương Tích xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Sơn Bình.
Năm 1983 sư được thụ đại giới Tỳ Kheo tại đại giới đàn chùa Đỏ thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây.
Tháng 2 năm 1985 làm trụ trị tổ đình Phúc Khánh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Năm 2001, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Trung Quốc.
Sư là đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành (1950-2002), trụ trì Chùa Hương huyện Mỹ Đức - Hà Nội và trụ trì Chùa Thầy - Quốc Oai Hà Nội, sư được ban pháp danh Thích Minh Định. Pháp danh thường dùng là Thích Thanh Quyết.
Năm 2021 tại Hội nghị Kỳ 5 – Khóa VIII HĐTS GHPGVN Thượng tọa Thích Thanh Quyết được tấn phong lên hàng giáo phẩm Hòa thượng (Thời điểm tấn phong 38 Hạ).
Quan điểm.
Trong phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp ngày 31/10/2014, Thích Thanh Quyết kiến nghị đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
"Bức cung nhục hình là nguyên nhân dẫn đến oan sai, và điều này cần chấm dứt vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan tư pháp. Nguyên nhân, là do cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội, do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật”
Thích Thanh Quyết còn chỉ trích tăng nhân tuân theo giới luật Tỳ kheo-Không ăn phi thời "đã là Phật là Thánh gì đâu mà cứ ăn một ngày một bữa, tối không dám ăn?" | 1 | null |
Điểu K'Rứ (sinh năm 1960) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đắk Nông, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 13.. Ông hiện giữ chức Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Đăk Nông, hàm Đại tá.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 3 tháng 2 năm 1960, người dân tộc M'Nông, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Giáo dục.
Ông có trình độ học vấn là Cao đẳng Chỉ huy nghiệp vụ.
Ông có trình độ lí luận chính trị là Trung cấp lý luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 23/5/1985.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10, khóa 11, khóa 12.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Nông, đồng thời là Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Nông, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 13. | 1 | null |
Lê Trọng Sang (sinh năm 1962) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 3/5/1962
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân hành chính, Cử nhân Tài chính tín dụng
Nghề nghiệp, chức vụ: Bí thư đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Nơi làm việc: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh
Ngày vào đảng: 3/2/1985
Nơi ứng cử: TP Hồ Chí Minh
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Vũ Thị Hương Sen (sinh 1986) là một nữ bác sĩ nhi khoa và chính khách Việt Nam. Bà từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương.
Bà sinh ngày 10 tháng 2 năm 1986, quê quán tại xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, bà công tác tại Bệnh viện Nhi Hải Dương. Bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13. | 1 | null |
Nguyễn Tiến Sinh (sinh năm 1968) là chính trị gia người dân tộc Mường ở Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Hòa Bình, Ông từng là đại biểu khóa 13 cũng thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình.
Xuất thân và giáo dục.
Nguyễn Tiến Sinh sinh ngày 12 tháng 11 năm 1968, người dân tộc Mường, không theo tôn giáo nào.
Ông có quê quán ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Ông có bằng cử nhân luật và cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự nghiệp.
Ngày 12 tháng 8 năm 1990, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 1999-2004.
Ông từng là đại biểu Quốc hội (chuyên trách địa phương) khóa 13, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khóa XIII, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.
Ngày 3 tháng 10 năm 2020,ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình.
Đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Hòa Bình.
Tố cáo đại biểu Quốc hội can thiệp tòa án, dẫn dắt dư luận.
Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2018, phát biểu tại nghị trường Quốc hội về vụ xét xử sơ thẩm bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án 9 bệnh nhân chạy thận bị chết ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình do tồn dư hóa chất trong đường ống, Nguyễn Tiến Sinh cho rằng các đại biểu Quốc hội khác phát biểu ý kiến về vụ án trong khi tòa đang xét xử là can thiệp vào quá trình xử án, dẫn dắt dư luận, tạo sức ép không cần thiết lên cơ quan tố tụng. Ý kiến này đã bị nhiều đại biểu phản ứng mạnh mẽ như Nguyễn Quang Tuấn và Phạm Khánh Phong Lan. | 1 | null |
Trần Thị Hoa Sinh (sinh ngày 18 tháng năm 1959), người Tày, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Lạng Sơn. Bà là Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa XIII. Bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 5/10/1984. Bà từng là Đại biểu HĐND tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2004-2011. Bà có trình độ cử nhân luật và cao cấp lí luận chính trị. | 1 | null |
Huỳnh Ngọc Sơn (sinh năm 1951) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội (2007–2016), Tư lệnh Quân khu 5 (2005–2007), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII, XIII.
Thân thế sự nghiệp.
Huỳnh Ngọc Sơn sinh ngày 10 tháng 10 năm 1951 tại Phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.
Năm 1965, ông tham gia cách mạng
Ông trưởng thành từ Quân đoàn 4. Giữ các chức vụ từ tiểu đội trưởng tới Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9.
Từ ngày 6/8/1971, ông là đảng viên của đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam.
Tháng 2 năm 1993, ông được bổ nhiệm Quyền sư trưởng Sư đoàn 9.
Tháng 9 năm 1993, ông được bổ nhiệm Sư trưởng sư đoàn 9 thay ông Đào Văn Lợi.
Tháng 7 năm 1997, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tư lênh- Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 thay ông Đào Văn Lợi.
Năm 1999, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 5 thay Thiếu tướng Trần Minh Thiệt tử nạn máy bay tại Lào.
Tháng 1 năm 2005, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 5 thay ông Nguyễn Khắc Nghiên.
Ngày 25 tháng 4 năm 2006, ông trúng cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa X.
Ngày 23 tháng 7 năm 2007, ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 18 Tháng 1 năm 2011, ông tái cử Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.
Ngày 23 tháng 7 năm 2011, ông tái cử chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 14 tháng 2 năm 2015, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng hàm Thượng tướng cho đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 5.
Ngày 2 tháng 4 năm 2016, tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và hưu trí theo chế độ. | 1 | null |
Nguyễn Cao Sơn (sinh ngày 09 tháng 5 năm 1969) là một doanh nhân và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa XIII, khóa XV thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình. Ông có nguyên quán ở Xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông hiện cư trú tại tổ 1, Phường Tân Thịnh, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Với nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ Doanh nghiệp, xúc tiến thương mại. Từng nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng năm 2012.
Thông tin cơ bản.
- Họ và tên khai sinh: NGUYỄN CAO SƠN
- Ngày sinh: 09/5/1969
- Giới tính: Nam
- Dân tộc: Kinh
- Tôn giáo: Không
Trình độ:.
- Giáo dục phổ thông: Trình độ 12/12/Phổ thông
- Chuyên môn, nghiệp vụ: Kỹ sư Công nghệ thông tin
- Học vị: Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; học hàm: không
Nghề nghiệp, Chức vụ:.
Nghề nghiệp: Doanh nhân.
Chức vụ:
- Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội khóa XV
- Ủy viên Hội đồng Trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
- Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình
- Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình
- Đại biểu Quốc hội: Khóa XIII, XV
Quốc hội khóa XV
- Đoàn ĐBQH: Hòa Bình
- Tỷ lệ trúng cử: 72,42%
Nghề nghiệp: Doanh nhân.
Ngày vào đảng: 29/8/2013 / Ngày chính thức: 29/8/2014
Chức vụ trong Đảng: Ủy viên Ban Chấp hành Chi bộ
Là Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Khóa XV thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình. | 1 | null |
Thào Hồng Sơn (sinh ngày 27 tháng 6 năm 1965) là chính trị gia người dân tộc H'Mông ở Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang.
Xuất thân và giáo dục.
Thào Hồng Sơn sinh ngày 27/6/1965, người dân tộc Mông, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Ông có bằng kỹ sư nông nghiệp và Cao cấp lý luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ngày 17/5/1990, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa 14, khóa 15.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12.
Từ 2011 đến 2016, ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hà Giang, đồng thời là Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang khóa 13, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khóa 13, làm việc ở Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang.
Ngày 29/6/2016, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII. | 1 | null |
Trần Đình Sơn (sinh ngày 14 tháng 2 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 13, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Lắk.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1958, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Giáo dục.
Ông có trình độ học vấn là Thạc sỹ Luật.
Ông có trình độ lí luận chính trị là Cử nhân chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 9/10/1984.
Từ năm 1996 đến năm 2008, Trần Đình Sơn là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk phụ trách mảng án hình sự. Trần Đình Sơn được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk Đỗ Khắc Tiệp đề bạt giữ chức vụ Viện trưởng khi Đỗ Khắc Tiệp về hưu vào tháng 3 năm 2008.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là Tỉnh ủy viên, Bí thư ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắc Lắk, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 13, làm việc ở Viện KSND tỉnh Đắk Lắk.
Trần Đình Sơn nghỉ hưu từ ngày 1 tháng 3 năm 2018, thay thế ông phụ trách VKSND tỉnh Đắk Lắk là Phó Viện trưởng Lê Quang Tiến.
Sai phạm và kỉ luật.
Trong kết luận thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam ban hành tháng 9 năm 2018, trong thời gian làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Lắk, Trần Đình Sơn đã "vi phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, đầu tư xây dựng cơ bản, để xảy ra thất thoát tài sản nhà nước hơn 1,532 tỉ đồng". | 1 | null |
Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1959, tên thường gọi Nguyễn Sơn) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hà Tĩnh.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 7 tháng 8 năm 1959, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông quê quán ở xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.
Giáo dục.
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Sự nghiệp.
Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Nơi làm việc: Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh
Ngày vào đảng: 18/10/1983
Nơi ứng cử: Hà Tĩnh
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Anh Sơn (sinh 31 tháng 5 năm 1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Nam Định. Ông là tỉnh ủy viên và Phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định
Sự nghiệp.
Nguyễn Anh Sơn quê tại xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Ông có trình độ cử nhân Kinh tế chính trị. Khi được bầu vào quốc hội Việt Nam khóa 13, ông là ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Tại quốc hội, với tư cách một đại biểu, ông có nhiều chất vấn trên nghị trường.
Gia đình.
Con trai ông là Nguyễn Quốc Khánh. | 1 | null |
Đinh Công Sỹ (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1979) là chính trị gia người Việt Nam, dân tộc Mường. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV và XV thuộc Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La, Uỷ viên thường trực, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó chủ tịch Thường trực nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam khoá XIII, XIV, Phó chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thái Lan. Ông đã trúng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV tại tỉnh Sơn La. Ông được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khoá XV ngày 21/7/2021. Hiện nay ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thái Lan,Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp, Phó Chủ tịch thường trực Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ trẻ Việt Nam khóa XV. Trước khi trở thành đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương, ông đã từng công tác nhiều năm ở địa phương.
Xuất thân.
Ông quê quán tỉnh Sơn La. Ông hiện cư trú tại thành phố Hà Nội.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập ĐCSVN vào 02/9/2005.
Ông là đại biểu HĐND Tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2011-2016.
Ông từng công tác tại tỉnh Sơn La với nhiều trọng khách khác nhau. Năm 2014 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội điều động về nhận nhiệm vụ làm Ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó chủ tịch Nhóm đại biểu Quốc hội trẻ khoá XIII, XIV và hiện nay là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại khoá XV nhiệm kỳ 2021-2026. Hiện nay ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Thái Lan,Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Pháp, Phó Chủ tịch thường trực Nhóm Nghị sĩ trẻ Việt Nam khóa XV | 1 | null |
Phạm Văn Tam (sinh năm 1978) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hà Nam.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 28/12/1957, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, Hà Nam.
Giáo dục.
Ông có trình độ học vấn là Chỉ huy tham mưu cao cấp - Quân sự địa phương.
Ông có trình độ lí luận chính trị là Cao cấp lý luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 29/6/1980.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam, đồng thời là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Đại tá, Phó Bí thư Đảng ủy quân sự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam. | 1 | null |
Tô Văn Tám (sinh năm 1963) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, thuộc đoàn đại biểu Kon Tum.
Tiểu sử.
Tên thường gọi: Tô Văn Tám
Ngày sinh: 10/10/1963
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, Nghệ An
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Đại học Luật, Cử nhân Kinh tế - Chính trị
Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, Ủy viên Thường vụ Hội Luật gia tỉnh Kon Tum, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Nơi làm việc: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum
Ngày vào đảng: 13/10/1988
Nơi ứng cử: Kon Tum
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII, XIV
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Lê Thị Tám (sinh năm 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 10/8/1964
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn học
Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Nghệ An; Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nghệ An
Ngày vào đảng: 5/6/1996
Nơi ứng cử: Nghệ An
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Đại biểu HĐND cấp tỉnh khóa XVI | 1 | null |
Trần Khắc Tâm (sinh năm 1972) là Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Tiến sĩ Kinh tế, Tổng giám đốc Công ty TNHH Trần Liên Hưng Sóc Trăng.
Ngày sinh: 8/10/1972
Giới tính: Nam
Dân tộc: Hoa
Tôn giáo: Không
Quê quán: Thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, Sóc Trăng
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: tiến sĩ khoa học quản trị kinh doanh
Nghề nghiệp, chức vụ: Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Trần Liên Hưng, Ủy viên Ủy ban MTTQVN, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQVN tỉnh Sóc Trăng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên BCH VCCI
Nơi làm việc: Công ty TNHH Trần Liên Hưng, số 571 Lê Duẩn, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Ngày vào đảng: 30/4/2011
Nơi ứng cử: Sóc Trăng
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII - IX - X nhiệm kỳ 2011-2016 - 2016 -2021 - 2021 -2026 | 1 | null |
Đỗ Thị Huyền Tâm (sinh năm 1966) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và 13, thuộc đoàn đại biểu Bắc Ninh; cựu ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Hoạt động kinh doanh.
Tính từ năm thành lập công ty cổ phần tập đoàn Minh Tâm năm 2002, bà Tâm đã mở rộng hoạt động kinh doanh đáng kẻ và được nhà nước, báo chí Việt Nam tặng khá nhiều bằng khen, huân chương cá nhân cũng như đơn vị. Về cá nhân, có thể kể đến:
Gia đình.
Nhiều trang báo đưa tin bà kết hôn cùng Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2012 (chưa được bản thân bà và ông Nông Đức Mạnh xác minh).
Đánh giá.
“Trước khi trở thành “thứ phi” của ông Nông Đức Mạnh, bà Đỗ Thị Huyền Tâm đã có lúc lao đao về những món nợ khổng lồ với ngân hàng, theo đó có tin cho biết suýt chút nữa thì bà Tâm đã phải “tra tay vào còng.” Nhưng sau khi trở thành vợ sau của cựu tổng bí thư Mạnh, vị thế của bà Huyền Tâm đột nhiên “mạnh” hẳn lên. Không những chẳng bị hề hấn gì với vòng tố tụng hay lao lý, công ty của bà Huyền Tâm còn thầu được những công trình BOT đáng giá, từ đó trả hết nợ cho ngân hàng và lại còn dôi ra một khoản tích lũy lớn.” | 1 | null |
Lê Văn Tân (sinh năm 1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hà Nam.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 16/2/1957, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở Thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, thành phố Phủ Lý, Hà Nam.
Giáo dục.
Ông có trình độ học vấn là Kỹ sư điện.
Ông có trình độ lí luận chính trị là Cao cấp lý luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10/10/1982.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam, đồng thời là Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Hà Nam, Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội. | 1 | null |
Phạm Minh Tấn (sinh năm 1963) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đắc Lắk. Ông hiện là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 9/5/1963
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý nhà nước
Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Nơi làm việc: Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Ngày vào đảng: 13/9/1989
Nơi ứng cử: Đắc Lắk
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Phạm Văn Tấn (sinh năm 1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 28/8/1957
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Nghệ An
Ngày vào đảng: 29/3/1983
Nơi ứng cử: Nghệ An
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2011-2016 | 1 | null |
Trịnh Đình Thạch (sinh năm 1965) là một tướng lĩnh trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, hiện là Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5.
Thân thế và binh nghiệp.
Ông sinh ngày 10 tháng 9 năm 1965
Ngày vào đảng: 20/11/1986
Ông quê ở xã Tịnh Bắc, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Trước năm 2012, ông là Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2012, ông được bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2014, ông được bổ nhiệm giữ Phó Tham mưu trưởng Quân khu 5.
Tháng 3 năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ Phó Chính ủy Quân khu 5,
Tháng 1 năm 2016, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng.
Tháng 6 năm 2019, ông được bổ nhiệm giữ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5.
Tháng 12 năm 2019, ông được thăng hàm Trung tướng. | 1 | null |
Trần Hồng Thắm (sinh năm 1975) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Cần Thơ.
Tiểu sử.
Tiến sĩ Trần Hồng Thắm sinh ngày: 17/11/1975 tại Trà Vinh
Trình độ: Tiến sĩ Quản lý giáo dục
Cao cấp Lý Luận Chính trị
Ủy viên Ủy ban Văn Hóa Giáo dục, Thanh Thiếu Niên và Nhi Đồng Quốc hội
1/1997-10/2003. Phó Bí thư Đoàn, Giáo Viên Trường THPT BC Phan Ngọc Hiển Cần Thơ
10/2003-3/2005. Phó Hiệu Trưởng Trường THPT BC Phan Ngọc Hiển Cần Thơ
3/2005-6/2006. Phó Trưởng phòng Giáo dục Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
6/2006-11/2009. Quận ủy viên, Trưởng phòng Giáo dục Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ
11/2009-11/2015. Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Và Đào Tạo TP. Cần Thơ
11/2015-2020. Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giáo dục Và Đào Tạo TP. Cần Thơ | 1 | null |
Touneh Drong Minh Thắm (sinh năm 1986) là một nữ chính trị gia người Cơ-ho ở Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng.
Xuất thân.
Bà sinh ngày 26/10/1986, người dân tộc Cơ-ho, theo đạo Tin lành. Bà có quê quán ở xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Giáo dục.
Bà có bằng Cử nhân Lịch sử.
Sự nghiệp.
Bà từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Từ 2011-2016, bà là ĐBQH VN khóa XIII Lâm Đồng, và Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. | 1 | null |
Phạm Xuân Thăng (sinh năm 1966) là nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương. Ông từng là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hải Dương. Là bị can bị bắt giam về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ trong vụ án liên quan đến tiêu cực mua kit-test và sinh phẩm phòng chống dịch Covid-19.
Tiểu sử.
Phạm Xuân Thăng sinh ngày 1 tháng 6 năm 1966, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại làng Thanh Kỳ (làng Trẩy con) xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Ông có bằng: Cử nhân hóa học; Thạc sĩ Quản lý Khoa học Công nghệ Đại học Sư phạm I; Cử nhân chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân hóa học Đại học Sư phạm I, ông dạy học 6 năm. Ngày 6 tháng 8 năm 1994, Phạm Xuân Thăng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó ông thôi làm giáo viên để đi học cử nhân chính trị theo diện học cử đi học để về làm cán bộ đoàn chuyên trách.
Tháng 11 năm 2003, Ông là Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Hải Dương.
Tháng 1 năm 2007 đến tháng 8/2009, Ông là Bí thư Huyện Ủy Bình Giang.
Ông Phạm Xuân Thăng từng là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Phạm Xuân Thăng trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Hải Dương.
Ngày 12 tháng 11 năm 2019, ông được bầu là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương.
Ngày 26 tháng 10 năm 2020, tại Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ tỉnh Hải Dương tổ chức ở Trung tâm Văn hóa xứ Đông, Ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia, ông trúng cử Uỷ viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá XIII.
Sáng ngày 23 tháng 3 năm 2021, HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021 đã tổ chức kỳ họp thứ 17 - kỳ họp tổng kết nhiệm kỳ. Các đại biểu đã bầu ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVI, nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 14 tháng 6 năm 2022, tại Hội nghị lần thứ 65, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương.
Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương do ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng ban; ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và các ông là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương gồm: Vũ Tiến Phụng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Vũ Hồng Hiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Bùi Quang Bình, Giám đốc Công an tỉnh là Phó Trưởng ban. Trong đó, ông Vũ Tiến Phụng, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy được phân công làm Phó Trưởng ban Thường trực.
Liên quan đến Công ty Việt Á trong phòng chống dịch Covid-19.
Trong phòng chống dịch covid-19, tỉnh Hải Dương có sự chỉ đạo để Việt Á được độc quyền cung cấp Kit test covid-19. Vì vậy Hải Dương có tỷ lệ mua Kit test covid-19 của Việt Á lên đến 88% tổng số ngân sách mà tỉnh này đã mua. Ngoài ra còn có sự chỉ đạo để Việt Á được tham gia Test covid-19 tại Hải Dương. Với lợi nhuận từ bán Kit test, bán hóa chất của Việt Á và hoa hồng được chia chác của 1 số quan chức, thì nhiều người cho rằng có thể họ muốn Hải Dương có kết quả test không chính xác, có nhiều ca dương tính, muốn dịch bùng phát, để họ bán và mua nhiều Kit test mà hưởng lợi.
Vì thế ngày 11 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống COVID-19. Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, vi phạm "đến mức phải xem xét kỷ luật".
Ngày 16-9-2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật các tập thể, cá nhân vi phạm. Ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh bị xác định vi phạm: nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Ông Thăng phải chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025; chịu trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; để nhiều tổ chức đảng và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm và quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật "đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ các chức vụ trong Đảng và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Xuân Thăng." Đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật về hành chính theo quy định đối với tập thể, cá nhân đã bị kỷ luật đảng.
Ngày 17-9-2022, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Thăng để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ông bị cáo buộc đưa ra các chỉ đạo trái với quy định của pháp luật trong đấu thầu để Công ty Việt Á thu về lợi nhuận bất chính, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản nhà nước.
Ngày 3-10-2022, Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII, T.Ư đã xem xét kỷ luật ông Phạm Xuân Thăng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HDND tỉnh Hải Dương. Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã biểu quyết, quyết định thi hành kỷ luật khai trừ Đảng đối với ông Phạm Xuân Thăng.
Phát ngôn về vụ bê bối tại CDC Hải Dương.
"Sai phạm của ông Phạm Duy Tuyến là rất nghiêm trọng, đi ngược với nỗ lực chống dịch của cả hệ thống chính trị, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân". "Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hải Dương rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác chỉ đạo, quản lý, giám sát, phòng ngừa tham nhũng, nhất là công tác mua sắm, thanh quyết toán phục vụ phòng chống dịch." "(Phát biểu của ông Phạm Xuân Thăng tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương lần thứ 48, ngày 21/12/2021, bốn ngày sau khi Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương bị bắt)." | 1 | null |
Phạm Tất Thắng (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1970) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương.
Xuất thân.
Ông quê quán ở xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông cư trú ở C12A, khu Hồ Ba Mẫu, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Giáo dục.
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Xã hội học, Cử nhân Luật học, Cử nhân Sinh học - Kỹ thuật nông nghiệp
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 30/3/1996.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV
Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
Nơi làm việc: Ban Dân vận Trung ương
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Vĩnh Long.
Ông được trung ương giới thiệu ứng cử và đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 2, tỉnh Vĩnh Long gồm có thị xã Bình Minh và các huyện: Bình Tân, Trà Ôn, Vũng Liêm, được 260.422 phiếu, đạt tỷ lệ 70,99% số phiếu hợp lệ..
Trung ương Đảng.
Ngày 30 tháng 01 năm 2021, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ban Dân vận Trung ương.
Ngày 13 tháng 05 năm 2021, Tại Hội nghị, ông Hà Ban, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công ông Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng thôi chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Ngày 13 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1397/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông làm Ủy viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương. | 1 | null |
Lê Phước Thanh (sinh 1956) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam. Ông từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (2010-2015) nhưng bị kỷ luật cách chức này mặc dù đã về hưu.
Thân thế sự nghiệp.
Ông sinh ngày 10 tháng 10 năm 1956 tại thôn Trung An, xã Đại Hòa (nay thuộc thi trấn Ái Nghĩa), huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
Từ năm 1983 đến năn 1996, ông tham gia công tác chính quyền, qua nhiều vị trí từ cấp xã đến cấp huyện.
Từ năm 1996 đến năm 2006, ông là cán bộ cấp tỉnh của Quảng Nam, lần lượt giữ các chức vụ Phó giám đốc Sở Tài chính vật giá, Giám đốc Sở Công nghiệp, Tài chính...
Năm 2007, ông giữ cương vị Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam kiêm Trưởng ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai...
Năm 2010, ông là Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Tháng 2/2015, ông này được bầu giữ chức vụ Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam. Ngày 29/7, ông Thanh viết đơn gửi Bộ Chính trị xin phép được nghỉ hưu sớm vì lý do sức khỏe và đã được chấp thuận.
Kỷ luật.
Ngày 5/2/2018, Ban Bí thư nhận thấy "những vi phạm, khuyết điểm của ông Lê Phước Thanh là rất nghiêm trọng (trong đó có việc "để UBND tỉnh quyết định cử ông Lê Phước Hoài Bảo đi học Thạc sỹ tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước không đúng quy định"), làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân", đã quyết định kỷ luật ông Thanh bằng hình thức cách chức Bí thư Tỉnh ủy (nhiệm kỳ 2010-2015).
Gia đình.
Con trai ông Thanh, Lê Phước Hoài Bảo (sinh năm 1985), đã được bổ nhiệm chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam vào tháng 4.2015. Chỉ hơn 5 tháng sau đến ngày 23.9.2015 tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam và như vậy là giám đốc sở trẻ nhất nước.
Bàn về vấn đề này bà Tôn Nữ Thị Ninh cho ý kiến: ""Tôi chưa thấy ở nước Việt Nam này có ai thăng 2 cấp trong vòng 6 tháng như thế. Như vậy là quá khó hiểu, là sai quy trình chung...Tôi nghĩ là một thanh niên biết suy nghĩ, có bản lĩnh sẽ không muốn "ăn" trái chín ép, sẽ từ chối vị trí Giám đốc Sở khi mình vừa trở thành cấp phó trước đó vài tháng"!"
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam cho là, ông Lê Phước Hoài Bảo, với 30 tuổi đời này còn 'thiếu quá nhiều tiêu chuẩn' dù là 'hình thức thôi' và "nói một cách thật là các anh ở Quảng Nam, các anh vội vàng quá, không thể bổ nhiệm kiểu như thế được. Còn thiếu đi mấy tiêu chuẩn như vậy mà vẫn bổ nhiệm thì quá vội vàng. Đi đâu mà vội?"
Về phần mình, ông Lê Phước Thanh tuyên bố "Con tôi xứng đáng làm giám đốc Sở".
Liên quan đến việc bổ nhiệm này, ngày 5/10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã họp với UBND tỉnh Quảng Nam. Trang VietnamNet dẫn lời ông Tuấn nói việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo là “đúng quy trình, thủ tục, không trái với chủ trương, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước".
Giải quyết.
Ngày 16 tháng 12 năm 2017, Ủy ban Kiểm tra trung ương yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ đạo tổ chức Đảng và cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo không đúng.
Ông Lê Phước Hoài Bảo - tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam - bị phán là không trung thực trong việc kê khai quá trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, có ý thức tổ chức kỷ luật kém; vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng, bỏ sinh hoạt Đảng nhiều tháng, không chuyển sinh hoạt Đảng theo quy định trong thời gian đi học thạc sĩ tại nước ngoài.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng quyết định tiến hành quy trình xử lý kỷ luật ông Lê Phước Thanh, bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, bí thư Ban cán sự Đảng, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2011-2016:
- Với cương vị người đứng đầu, ông Thanh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và BCS Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; không gương mẫu, có biểu hiện ưu ái, vun vén cho gia đình trong việc quy hoạch, luân chuyển, điều động và quyết định bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo (là con trai ông Thanh) giữ các chức vụ (trưởng phòng của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, phó giám đốc, giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư) không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vi phạm quy trình, thủ tục;
- Để UBND tỉnh quyết định cử ông Lê Phước Hoài Bảo đi học thạc sĩ tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước không đúng quy định.
Đầu tháng 2/2018, ông Bảo bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên. Đầu tháng 3, quyết định bổ nhiệm ông Bảo làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bị thu hồi. Ông Bảo được phân công làm chuyên viên Phòng Quy hoạch tổng hợp. Hiện ông Bảo giữ chức danh đại biểu HĐND tỉnh và Quảng Nam đang tiến hành thủ tục để bãi nhiệm. | 1 | null |
Nguyễn Thị Tuyết Thanh (sinh năm 1978) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam.
Ngày sinh: 15/11/1978
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kor
Tôn giáo: Không
Quê quán: xã Tam Trà, huyện Núi Thành, Quảng Nam
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị - hành chính
Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học chuyên ngành Lịch sử
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó trưởng ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam
Nơi làm việc: Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam
Ngày vào đảng: 29/12/2005
Nơi ứng cử: Quảng Nam
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 | 1 | null |
Nguyễn Đức Thanh (sinh năm 1962) là một chính khách người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.
Xuất thân.
Nguyễn Đức Thanh sinh ngày 3 tháng 7 năm 1962, quê quán tại xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, nay là Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Sự nghiệp.
Tháng 8 năm 1984, ông được điều làm giảng viên Đại học, dần thăng làm Trưởng Bộ môn Toán - Khoa học cơ bản, Đại học Tại chức Kinh tế - Kỹ thuật Liên tỉnh Cửu Long - Đồng Tháp nay là Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long. Tháng 2 năm 1987, ông được điều chuyển làm Chuyên viên; Phó phòng Kế hoạch; đồng Trưởng phòng Kinh tế thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25 tháng 2 năm 1989, chính thức vào ngày 25 tháng 2 năm 1990.
Tháng 9 năm 1992, ông được cử đi học khóa Lý luận chính trị cao cấp tập trung ở Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Học viện Hành chính quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi hoàn tất khóa học, tháng 7 năm 1994, ông được cử làm Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận. Đến tháng 12 năm 1996, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên, và được cử làm Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận.
Tháng 7 năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Tháng 12 năm 2005, bầu làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, sau đó được phân công làm Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận.
Tháng 5 năm 2008, ông được điều động làm Bí thư Huyện ủy Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, vẫn giữ cương vị Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy. Đến tháng 9 năm 2010, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.
Tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, ông là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận thay cho người tiền nhiệm Nguyễn Chí Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Sáng ngày 24/9/2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020, Nguyễn Đức Thanh được bầu tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận nhiệm kỳ 2015-2020.
Tháng 1 năm 2016, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nguyễn Đức Thanh được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. | 1 | null |
Lương Văn Thành (sinh năm 1960) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính (Cục 3), Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng.
Tiểu sử.
Lương Văn Thành sinh ngày 24 tháng 6 năm 1960.
Ông là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.
Ông có bằng Cử nhân Kinh tế, Thạc sĩ Luật và chức danh là Kiểm sát viên cao cấp
Ngày 2 tháng 3 năm 1993, Lương Văn Thành gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông có bằng Cử nhân lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 (2011-2016) thành phố Hải Phòng, Lương Văn Thành là giữ chức vụ Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Cục 3), Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa 13. | 1 | null |
Nguyễn Lâm Thành sinh năm 1964 tại xã Tô Hiệu huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn (nay là thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV thuộc đoàn đại biểu Lạng Sơn.. Ông hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Hội Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Brazil. Ông vào Đảng ngày 29 tháng 4 năm 1988. | 1 | null |
Nguyễn Thanh Thảo (sinh năm 1974) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đồng Tháp.
Tiểu sử.
Cô có trình độ Thạc sĩ sinh học - thực vật học. Cô cũng là Đảng ủy viên, Phó bí thư chi bộ, Trưởng ban thanh tra trường học, Giáo viên Trường THPT thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Ngày sinh:12/7/1994
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã An Bình, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp
Trình độ chính trị: Sơ cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ sinh học - thực vật học
Nghề nghiệp, chức vụ: Đảng ủy viên, Phó bí thư chi bộ, Trưởng ban thanh tra trường học, Giáo viên Trường THPT thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Nơi làm việc: Trường THPT thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Ngày vào đảng: 10/8/2004
Nơi ứng cử: Đồng Tháp
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) | 1 | null |
Nguyễn Thị Hương Thảo (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1984) là một nữ bác sĩ, chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 13.
Xuất thân và giáo dục.
Nguyễn Thị Hương Thảo sinh ngày 23 tháng 1 năm 1984, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán ở thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bà có trình độ chính trị là Sơ cấp lý luận chính trị. Bà có trình độ chuyên môn là Bác sĩ đa khoa.
Sự nghiệp.
Từ 2011 đến 2016, bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 13.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13.
Chiều 12/6/2015, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, bà đặt câu hỏi về các giải pháp huy động các nhà nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu xã hội học tham gia biên soạn sách giáo khoa để đảm bảo chương trình mới phù hợp với những đặc điểm văn hóa, xã hội Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế, và Giải pháp nâng cao hiệu quả học ngoại ngữ tại các cấp học. | 1 | null |
Đặng Thị Ngọc Thịnh (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959) là một nữ chính khách Việt Nam. Bà từng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long.
Từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10 năm 2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời khi đang tại chức thì bà được giao trách nhiệm Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cho đến ngày Quốc hội bầu ông Nguyễn Phú Trọng lên thay thế (ngày 23/10/2018).
Thân thế và giáo dục.
ngày 25 tháng 12 năm 1959, quê tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, đến 5 tuổi, bà theo gia đình di cư vào Sài Gòn, mang theo nghề dệt truyền thống của người dân xứ Quảng, mưu sinh tại ngã tư Bảy Hiền.
Giáo dục.
Bà có trình độ chuyên môn là thạc sĩ xây dựng Đảng, cử nhân khoa học Sử, cử nhân luật, trình độ chính trị là cử nhân chính trị.
Sự nghiệp chính trị.
Năm 1974, bà tham gia hoạt động bí mật thuộc Ban binh vận Sài Gòn Gia Định.
Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 1979.
Trong quá trình tham gia cách mạng và công tác tại địa phương, bà đã từng trải qua các chức vụ: Chuyên viên Văn phòng Quận ủy Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Dân vận Đảng ủy rồi Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (Quận 1, TP. HCM); Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Quận 1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1; Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TP.HCM; Chủ tịch Hội Phụ nữ TP.HCM. Sau đó, bà được điều động giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2006-2011), bà được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X.
Từ tháng 10 năm 2007, bà giữ chức vụ Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Tháng 5 năm 2009, bà được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long.
Tháng 10 năm 2010, bà được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, thay người tiền nhiệm Trương Văn Sáu.
Tháng 3 năm 2015, theo Quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về việc điều động, phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, bà được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2016-2021.
Phó Chủ tịch nước.
Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội phê chuẩn, với tỷ lệ số phiếu tán thành là 91%, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, bà được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2016–2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 27 tháng 7 năm 2016, tại kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV, bà được Quốc hội phê chuẩn với tỷ lệ số phiếu tán thành là 96,76% tổng số đại biểu Quốc hội, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh tái cử chức vụ Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyền Chủ tịch nước.
Ngày 21 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang đột ngột qua đời. Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, bà sẽ trở thành Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 23 tháng 9, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Thông báo số 317/TB-UBTVQH14 về việc thực hiện Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho bà. Sau đó khi đưa ra Quốc hội bỏ phiếu bầu chức danh Chủ tịch nước mới vào ngày 23 tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đã trúng cử, do đó bà lại quay về với chức vụ cũ của mình là Phó Chủ tịch nước.
Miễn nhiệm và nghỉ hưu.
Tháng 1/2021, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bà quyết định không tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới.
Ngày 6 tháng 4 năm 2021, Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Với 451/452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,96% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.
Sau đó, bà kết thúc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch nước và hưu trí theo chế độ. | 1 | null |
La Ngọc Thoáng (sinh ngày 23 tháng 6 năm 1957) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng, Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Cao Bằng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 23 tháng 6 năm 1957, người dân tộc Tày, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Lang Môn, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Giáo dục.
Ông có trình độ học vấn là Cử nhân Kinh tế Kế hoạch.
Ông có trình độ lí luận chính trị là Cao cấp lý luận chính trị.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 4/9/1982.
Ông từng là Đại biểu HĐND tỉnh 2004-2011; 2011-2016.
Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng, đồng thời Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Cao Bằng, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIII, làm việc ở Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng. | 1 | null |
Lê Minh Thông (sinh năm 1957 tại phường Hoằng Đại, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá.
Ông nguyên là Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tiểu sử.
Lê Minh Thông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1957, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông có quê quán tại phường Hoằng Đại, Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hoá.
Ông là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Luật.
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có bằng Cao cấp lý luận chính trị.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 15 tháng 4 năm 1987.
Lê Minh Thông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 chuyên trách trung ương của tỉnh Thanh Hóa, Phó chủ nhiệm ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa 13, Thành viên Đoàn thư ký kỳ họp, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương khóa 10.
Từ tháng 7 năm 2017 đến năm 2019, ông là Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 14 Nguyễn Thị Kim Ngân. | 1 | null |
Trần Minh Thống (sinh năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Kiên Giang. trình độ chuyên môn: Cử nhân luật và Cử nhân chính trị. Ông Thống đã từng giữ chức vụ Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Rạch Giá, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
Ngày 16/10/2015, Trung ương triển khai quyết định của Bộ Chính trị điều động ông Trần Minh Thống, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa IX, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 để giữ chức Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. | 1 | null |
Trần Đình Thu (sinh năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Gia Lai.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 19/8/1959
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân An ninh
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy; Đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
Nơi làm việc: Công an tỉnh Gia Lai
Ngày vào đảng: 4/7/1984
Nơi ứng cử: Gia Lai
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Trung Thu (sinh năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Long An.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 30/11/1958
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, Long An
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Văn
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Long An khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Đoàn ĐBQH tỉnh Long An
Ngày vào đảng: 22/12/1982
Nơi ứng cử: Long An
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
Phụ chú: Điều động về nhận nhiệm vụ ĐBQH chuyên trách theo Nghị quyết số 748/NQ-UBTVQH13 | 1 | null |
Trần Ngọc Thuận (sinh 26 tháng 11 năm 1960) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Bình Phước.
Quê quán: Xã Quảng Liên, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Cơ khí
Nghề nghiệp, chức vụ (hiện tại): Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, Ủy viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Nơi làm việc: Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
Ngày vào đảng: 26/9/1987 | 1 | null |
Niê Thuật hay Y Niê Thuật (sinh ngày 8 tháng 5 năm 1956), người Ê Đê, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đắk Lắk.
Tiểu sử.
Niê Thuật sinh ngày 8 tháng 5 năm 1956, người dân tộc Ê Đê, không theo tôn giáo nào, quê quán ở xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Ông có trình độ cao cấp quân sự và bằng cao cấp lý luận chính trị.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 10/7/1981.
Ông là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa 6, 7, 8.
Năm 2001 ông là thường vụ tỉnh uỷ, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh Daklak. Kế nhiệm là Đại tá Lê Chiêm F trưởng F2
Năm 2004 Được bầu làm phó bí thư Tỉnh ủy Dak Lak.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13 tỉnh Đắk Lắk.
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 3 khóa 9-10-11(2001-2016)
Bí thư Tỉnh ủy (2005-2015) Daklak, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk khóa 13, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 13.
Tháng 9 năm 2015, khi đang làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thì ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động giữ chức vụ Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây nguyên Việt Nam thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. | 1 | null |
Vũ Chí Thực (sinh 25/10/1956) là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh.
Sự nghiệp.
Ngày 10 tháng 12 năm 2010, Đại tá Vũ Chí Thực, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh thay thế ông Nguyễn Hữu Tước từ ngày 7 tháng 12 năm 2010.
Ngày 9 tháng 6 năm 2015, Thiếu tướng Vũ Chí Thực được trao quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc nghỉ công tác chờ nghỉ hưu theo chế độ nhà nước Việt Nam, thay thế ông làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 là Đại tá Đỗ Văn Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. | 1 | null |
Phạm Xuân Thường (sinh năm 1956) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, và khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Thái Bình.
Ông sinh ngày 16/5/1956, quê quán ở xã Vũ An, huyện Kiến Xương, Thái Bình. Ông là Kỹ sư Khai thác mỏ lộ thiên, Cử nhân Luật, có bằng Cử nhân chính trị.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24/10/1983.
Từ 2007-2011, ông là ĐBQH Việt Nam khóa 12.
Từ 2011-2016, ông là Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Nhận xét.
Thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước sáng 29/3/2016 tại Quốc hội, đại biểu Phạm Xuân Thường đề nghi Chủ tịch nước và Thủ tướng nên giải thích "tại sao trong thời gian chiến tranh, chúng ta có đến hơn 1 triệu quân chính quy, nhưng số lượng cấp tướng trong lực lượng vũ trang của chúng ta chỉ có 72 người cho đến khi kết thúc thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Nhưng, đến thời kỳ hiện nay, chúng ta có khoảng 400 cấp tướng". Trước đó, báo cáo trước Quốc hội, Chủ tịch nước cho biết với quyền thống lĩnh vực lượng vũ trang, trong 5 năm, Chủ tịch nước đã ký quyết định phong thăng hàm cấp tướng cho hơn 300 sĩ quan (gồm 194 sĩ quan quân đội và 119 sĩ quan công an), trong đó có 3 thượng tướng được thăng lên hàm đại tướng, 23 trung tướng lên thượng tướng, 55 thiếu tướng lên trung tướng, 211 đại tá lên thiếu tướng. | 1 | null |
Nguyễn Thị Kim Thúy (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1967) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu Đà Nẵng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 12, TP Đà Nẵng
Xuất thân.
Bà sinh ngày 11 tháng 9 năm 1967, quê quán ở xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Bà hiện cư trú ở Phòng 403, Nhà Công vụ Quốc hội, số 2 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Sự nghiệp.
Ngày 27 tháng 2 năm 1998, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 2007 đến năm 2011, bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 thành phố Đà Nẵng (đại biểu chuyên trách địa phương), Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng.
Từ năm 2011 đến năm 2016, bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thành phố Đà Nẵng (đại biểu chuyên trách trung ương), Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy viên Ban thường trực nhóm nữ Đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Từ 22 tháng 5 năm 2016 đến nay, bà là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thành phố Đà Nẵng (Đơn vị bầu cử Số 2: Gồm các quận: Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và các huyện: Hoàng Sa, Hòa Vang), Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Belarus (đại biểu chuyên trách trung ương). | 1 | null |
Trần Thị Diệu Thúy (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1977) là một nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIII, XIV, XV (Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh), Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà từng là Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Gò Vấp, Bí thư Quận ủy Gò Vấp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV,
Tiểu sử.
Bà sinh năm 1977 quê quán tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện cư trú tại số nhà 258, Nguyễn Thái Bình, phường 12, Quận Tân Bình.
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Cử nhân Kinh tế
Quá trình công tác.
Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 09 tháng 11 năm 2003.
Bà từng đảm nhận các chức vụ: Phó Bí thư Quận đoàn Tân Phú, Quận ủy viên, Bí thư Quận đoàn Tân Phú, Trưởng ban Công nhân Lao động Thành đoàn.
Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2013: Bà là Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Thành phố, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015: Bà là Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy Doanh nghiệp, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Đảng – Đoàn thể quận Gò Vấp.
Từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 4 năm 2018: Bà là Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Gò Vấp, Bí thư Đảng ủy Quân sự quận Gò Vấp.
Từ tháng 5 năm 2011 đến nay: Bà là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII và khóa XVI.
Ngày 4/4/2018, Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức hội nghị Ban chấp hành lần thứ 24 – Khoá X về việc bầu bổ sung Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ, bầu chức danh Chủ tịch LĐLĐ TPHCM nhiệm kỳ 2013-2018. Hội nghị cũng đã bầu bổ sung đồng chí Trần Thị Diệu Thúy tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Chủ tịch LĐLĐ TPHCM khoá X, nhiệm kỳ 2013-2018.
Từ ngày 06 tháng 8 đến ngày 28 tháng 10 năm 2019, bà tham gia Lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ quy hoạch cấp chiến lược khóa XIII của Đảng tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Nguyễn Xuân Thủy (sinh năm 1985) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Phú Thọ.
Ngày sinh: 19/3/1985
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Hành chính; Cử nhân Ngôn ngữ Anh; Cử nhân Luật; Thạc sĩ Chính sách Công; Tiến sĩ Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Sỹ quan nghiệp vụ, Khoa Nghiệp vụ cảnh sát Quản lý nhà nước về An ninh, trật tự - xã hội, Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Học viện cảnh sát nhân dân, phường Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Nơi ứng cử: Phú Thọ
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Thanh Thủy (sinh ngày 10 tháng 3 năm 1965) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14, thuộc đoàn đại biểu Hậu Giang.
Tiểu sử.
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị - hành chính
Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Sử học chuyên ngành lịch sử Đảng
Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang
Ngày vào đảng: 1/1/1994
Nơi ứng cử: Hậu Giang
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII,XIV | 1 | null |
Nguyễn Thanh Thụy (sinh năm 1962) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, XIII, thuộc đoàn đại biểu Bình Định.
Ngày sinh: 9/7/1962
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý giáo dục
Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch nhóm nữ ĐBQH khóa XIII
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định
Ngày vào đảng: 25/10/1990
Nơi ứng cử: Bình Định
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Bá Thuyền (sinh 03/02/1955 quê thôn Nghĩa Hương, xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài, Bắc Ninh) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng, khóa 12, 13.
Ông là cử nhân Luật, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Lâm Đồng, Ủy viên Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội.
Ông cũng là ĐBQH khóa XII và từng là Tỉnh ủy viên, Bí thư ban cán sự; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Ông được biết đến là người có rất nhiều phát ngôn mạnh mẽ, ấn tượng, động chạm đến các vấn đề gai góc cho hay, ông chưa giờ né tránh hay gặp phải sức ép khi phát biểu hay chất vấn trước Quốc hội.
Phát biểu.
Ngày 30.10.2015, góp ý cho Bộ luật hình sự sửa đổi, Nguyễn Bá Thuyền nhận định phi hình sự tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là đang tha cho những cán bộ làm sai. | 1 | null |
Huỳnh Văn Tí (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956) là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa 11, 12 và 13, thuộc đoàn đại biểu Bình Thuận, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận khóa 13, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận.
Năm 2022, ông Tí bị Ban Bí thư Bộ Chính trị kỷ luật khiển trách.
Sự nghiệp.
Ngày 14 tháng 2 năm 2015, Huỳnh Văn Tí được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Việt Nam).
Ngày 30 tháng 11 năm 2016, ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc quyết định cho nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Kỷ luật.
Ngày 26/4/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thi hành kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo của tỉnh Bình Thuận lý do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, thực hiện một số dự án; để một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh bị khởi tố, bắt tạm giam. | 1 | null |
Nguyễn Văn Tiên (sinh năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang, khóa 12.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 20/10/1955
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Y khoa
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Nơi làm việc: Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Ngày vào đảng: 1/11/1983
Nơi ứng cử: Tiền Giang
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Đăng Tiến (sinh năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bắc Giang, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam.
Tiểu sử.
Nguyễn Đăng Tiến sinh ngày 20 tháng 7 năm 1955, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại Tổ 4, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Ngày 1 tháng 12 năm 1978, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông có trình độ cử nhân lí luận chính trị Đảng cộng sản Việt Nam.
Ông là Thạc sĩ Quản lý khoa học công nghệ; Cử nhân Kinh tế; Kỹ sư Nông nghiệp.
Ông từng là Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội khóa 13, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang. | 1 | null |
Phùng Đức Tiến (sinh ngày 24 tháng 10 năm 1964) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14, thuộc đoàn đại biểu Hà Nam, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Hiện nay, Ông là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tiểu sử.
Quê quán: Thôn Kim Đào, thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Hiện cư trú ở Số nhà 215, Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Sự nghiệp.
Gia nhập ĐCSVN: 07/11/1994
2016: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
11/2018: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngày 13 tháng 7 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1161/QĐ-TTg, bổ nhiệm ông làm Ủy viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ. | 1 | null |
Ngô Minh Tiến (sinh năm 1962) là Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng là Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu, Tư lệnh Quân khu 1 và Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 7 tháng 10 năm 1962 quê quán xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. (chỗ ở hiện nay: thôn Cẩm Lang, xã: Tiên Nha, huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang)
Ngày 4 tháng 10 năm 1982, Ngô Minh Tiến gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Giang, Quân khu 1.
Tháng 3 năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 1.
Ngày 15 tháng 4 năm 2015, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.
Tháng 5 năm 2016, ông được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu.
Tháng 3 năm 2018, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5 năm 2019, ông được phong quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 5 năm 2022, ông được thăng quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 01 tháng 11 năm 2022, ông nghỉ hưu | 1 | null |
Huỳnh Văn Tiếp (sinh năm 1954) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Cần Thơ.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 15/12/1954
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Đông Phước, huyện Châu Thành, Hậu Giang
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Thành ủy viên; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ khóa XIII; Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ
Ngày vào đảng: 9/12/1981
Nơi ứng cử: TP Cần Thơ
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
Đại diện nhân dân.
Nói về quá trình tái cơ cấu đầu tư công trong 3 năm qua, ngày 1 tháng 11 năm 2014 đại biểu Huỳnh Văn Tiếp phát biểu: "...Việc đầu tư xây dựng không theo quy hoạch, kế hoạch, nếu có thì ở tầm ngắn hạn, không có tầm chiến lược dài hạn, xây rồi đập, đập rồi xây, có công trình xây xong sử dụng không hết công năng, không phát huy được tác dụng, có công trình xây rồi bỏ hoang. Nhiều dự án vay vốn ODA do Chính phủ bảo lãnh, do không tính toán kỹ, làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán, đến hạn Chính phủ phải bỏ tiền ra thanh toán, từ đó làm cho nợ công, nợ quốc gia gia tăng gần tới ngưỡng không an toàn." | 1 | null |
Mai Hữu Tín (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1969 tại Bình Dương) là một doanh nhân người Việt. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 và 13 (đoàn Bình Dương), từng làm Chủ tịch hội doanh nhân trẻ Việt Nam (khóa IV, 2011-2014) và Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư U&I.
Tiểu sử.
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Quản trị kinh doanh
Khóa 12.
Nghề nghiệp, chức vụ: Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội,Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư U&I, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương; Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Việt Nam
Nơi làm việc: Công ty Cổ phần đầu tư U&I
Khóa 13.
Nghề nghiệp, chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư U&I, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
Nơi làm việc: Công ty cổ phần đầu tư U&I
Nơi ứng cử: Bình Dương
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Bùi Văn Tỉnh (sinh 1958) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.
Thân thế sự nghiệp.
Bùi Văn Tỉnh sinh ngày 12 tháng 5 năm 1958, quê quán tại xã Địch Giáo, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, người dân tộc Mường
Tốt nghiệp Đại học Tài chính Kế toán (nay là Học viện Tài chính), từ tháng 4 năm 1984 đến tháng 5 năm 1992, ông là cán bộ tài chính thuộc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hòa Bình. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 tháng 8 năm 1988, chính thức ngày 6 tháng 8 năm 1989.
Tháng 6 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hòa Bình. Đến tháng 11 năm 1996, đổi sang làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình.
Từ tháng 7 năm 1998, ông được bầu làm Tỉnh ủy viên, đồng thời được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình. Đến tháng 8 năm 1999, được đổi sang làm Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hòa Bình.
Tháng 7 năm 2004, ông được bầu làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Đến tháng 12 năm 2005, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thay người tiền nhiệm Trần Lưu Hải được điều động làm Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tháng 2 năm 2006, ông được bầu làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ngày 31/12/2013, Bùi Văn Tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015, thay cho Hoàng Việt Cường nghỉ hưu theo chế độ. Ngày 15 tháng 1 năm 2014 Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Bùi Văn Tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình.
Ngày 15 tháng 4 năm 2014, tại kỳ họp thứ 8 (bất thường) HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XV, ông Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đã được miễn nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh để giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày 16 tháng 9 năm 2015, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI bầu Bùi Văn Tỉnh tái đắc cử chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2015-2020. | 1 | null |
Lê Hồng Tịnh (sinh ngày 12 tháng 6 năm 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV, đoàn tỉnh Đồng Nai, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hậu Giang.
Hiện ông đang giữ chức vụ Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội.
Ông quê ở Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Ông hiện cư trú ở Số 54, Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Kỹ sư Hệ thống điện
Ông có thời gian công tác trong ngành xây dựng, từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ khí Xây dựng (COMA), Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực Dầu khí PV Power(2007 - 2008) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Sau đó ông được điều động giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang (2008). Năm 2011 ông chuyển công tác về Văn phòng Quốc hội, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội. | 1 | null |
Phan Đình Trạc (sinh năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương và là Đại biểu Quốc hội Việt nam khóa XV thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.
Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An.
Xuất thân.
Phan Đình Trạc sinh ngày 25 tháng 8 năm 1958 tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Sự nghiệp.
Ông cũng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khóa 13, 14, 15, 16 (nhiệm kỳ 2011-2016).
Từ tháng 10/1975 - 8/1980: Học viên, Tiểu đội phó, Trường Đại học An ninh nhân dân
Từ tháng 9/1980 - 10/1981: Cán bộ Bộ Nội vụ (Bộ Công an), công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh
Từ tháng 11/1981 - 4/1988: Cán bộ Đội bảo vệ kinh tế; Đội phó (1983) rồi Bí thư Chi bộ và Đội trưởng Đội An ninh (1984); Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (1985)
Từ tháng 5/1988 - 10/1997: Bí thư Đảng ủy (8/1989), Phó Trưởng Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Từ tháng 11/1997 - 1/2001: Ủy viên Ban Thường vụ (8/1998) rồi Bí thư Đảng ủy (12/2000), Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, đại biểu HĐND tỉnh (11/1999), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An (1/2001)
Từ tháng 2/2001 - 9/2005: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên UBND tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI
Từ tháng 10/2005, ông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tỉnh Nghệ An khóa XII.
Ngày 17/10/2010, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVII nhiệm kì 2010-2015.
Từ tháng 12/2010 - 1/2013: Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An khóa XVII, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tỉnh Nghệ An khóa XIII.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 2011, ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI.
Ngày 20/2/2013, ông thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An và được Bộ Chính trị điều động làm Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Ngày 21/1/2015, ông nhận nhiệm vụ là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương giúp điều hành khi ông Nguyễn Bá Thanh nghỉ chữa bệnh.
Ngày 8/9/2015, ông được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng diễn ra vào ngày 26 tháng 1 năm 2016, ông tái đắc cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.
Ngày 28 tháng 2 năm 2016, Phan Đình Trạc được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phân công làm Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương.
Ngày 6 tháng 10 năm 2017, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã bầu bổ sung Phan Đình Trạc làm Ủy viên Ban Bí thư.
Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại phiên bầu cử Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII.
Ngày 31 tháng 1 năm 2021, tại phiên họp đầu tiên của Trung ương Đảng khóa XIII, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. | 1 | null |
Trương Thị Thu Trang (sinh năm 1984) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Tiền Giang.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 15/9/1984
Giới tính: Nữ
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Dược học
Nghề nghiệp, chức vụ: Giảng viên khoa Dược Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Tiền Giang
Nơi làm việc: Trường Cao đẳng Y tế tỉnh Tiền Giang
Nơi ứng cử: Tiền Giang
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Lê Minh Trọng (sinh năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh.
Ngày sinh: 14/3/1955
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Triết học; Cử nhân Hành chính; Cử nhân Báo chí
Ngày vào đảng: 12/5/1982
Nơi ứng cử: Tây Ninh
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh
Phụ chú: Nghỉ hưu từ ngày 01/04/2015 theo Quyết định số 1642-QĐNS/TW ngày 05/01/2015 | 1 | null |
Đào Việt Trung (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1959 tại tỉnh Hà Nam) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước. Ông đồng thời là Ủy viên Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương, Ủy viên Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Đồng Tháp, đại biểu Quốc hội khoá XIV, thuộc đoàn đại biểu Nam Định, Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
Quá trình công tác.
Ông là đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam từ tháng 5/1983.
Ông có thời gian dài công tác bên ngành ngoại giao, từng giữ chức Tùy viên Đại sứ quán Việt nam tại Thụy Điển, Phó vụ trưởng Vụ văn hóa UNESCO, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan.
Năm 2001 - 2007 ông giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, Chánh Văn phòng, Trợ lý Bộ trưởng.
Năm 2007 ông được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Tổng thư ký Ủy ban Asean (2010).
Năm 2011 ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau đó ông lại tái đắc cử chức Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trong thời gian 2016 – 2021. Ông tiếp tục công tác ở cương vị này trong suốt thời gian trên thì đến cuối tháng 3/2021, ông nghỉ hưu trí theo chế độ. | 1 | null |
Nguyễn Thế Trường (sinh năm 1960) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Phúc. Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện đang giữ chức Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 1/4/1960
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Cao Phong, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Kinh tế, Cử nhân Luật, Kỹ sư Đô thị
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc khoá XIII, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
Nơi làm việc: Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày vào đảng: 4/10/1988
Nơi ứng cử: Vĩnh Phúc
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, XV | 1 | null |
Lê Việt Trường (sinh năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu An Giang.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 15/8/1955
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Nga văn, Cử nhân Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
Nơi làm việc: Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội
Ngày vào đảng: 14/1/1986
Nơi ứng cử: An Giang
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Xuân Trường (sinh năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 26/03/2002
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP Hà Nội
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản lý Giáo dục
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng; Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng - 37 Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP.Hải Phòng
Ngày vào đảng: 2/9/1988
Nơi ứng cử: TP Hải Phòng
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Trần Văn Tư (sinh ngày 15 tháng 9 năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai.
Tiểu sử.
Ông có quê quán ở xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu, người dân tộc Kinh, không tôn giáo.
Ông có trình độ Cử nhân Luật, cao cấp lý luận chính trị.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 năm 1980.
Từ 2011 đến 2016, ông là ĐBQH khóa 13 tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai khoá XIII, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Thành viên Hội nghị sỹ việt Nam – Hàn Quốc.
Tham khảo.
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai | 1 | null |
Lê Tuấn Tứ (sinh ngày 9 tháng 9 năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Khánh Hòa, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hoà.
Xuất thân.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1958 quê quán ở xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông hiện cư trú ở số 1004 đường 2/4, tổ dân phố số 2, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 11/7/1991.
Nghề nghiệp, chức vụ (Hiện tại): Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - Giáo dục tỉnh Khánh Hòa, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Nơi làm việc: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa
Nơi ứng cử: Khánh Hoà
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII,XIV
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Tấn Tuân (sinh năm 1964) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Khánh Hoà..
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 1 tháng 6 năm 1964, quê quán ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, là người dân tộc Kinh.
Trình độ Chính trị: Cử nhân Chính trị.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật.
Tham gia vào Đảng ngày 1 tháng 3 năm 1985.
Sự nghiệp.
Ông Tuân từng giữ các vị trí: Bí thư Tỉnh Đoàn, Bí thư Thị ủy Cam Ranh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Tháng 9/2010, tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVI nhiệm kỳ 2010 - 2015, ông được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Từ năm 2011 đến năm 2016: ông là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Khánh Hòa.
Tháng 9/2015, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVII nhiệm kỳ 2050 - 2020, ông tiếp tục được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.
Ngày 14/6/2016, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VI đã tiến hành bỏ phiếu kín, kết quả ông đã được toàn bộ 100% đại biểu HĐND tỉnh bầu làm chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 21/02/2020, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành thủ tục miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VI đối với ông. Đồng thời, HĐND tỉnh cũng đã bầu ông giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021.
Ngày 5/3/2020, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông. | 1 | null |
Trần Dương Tuấn (sinh ngày 8 tháng 5 năm 1961) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Bến Tre.
Xuất thân.
Trần Dương Tuấn sinh ngày 8 tháng 5 năm 1961, quê quán xã Mỹ Hưng, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Ông hiện cư trú ở Số 252A1,ấp Bình Thạnh, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre, tỉnh
Bến Tre.
Sự nghiệp.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 28 tháng 7 năm 1985.
Ông hiện giữ chức Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Ông làm việc ở Cơ quan Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.
Ông từng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII, VIII, IX.
Ông từng là đại biểu quốc hội khóa XIII. | 1 | null |
Trần Hữu Tuất (1956 – 2022) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, từng là Phó Tư lệnh Quân khu 4 (2009–2016) và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Nghệ An.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm 1956 tại Xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, Nghệ An
Năm 2007, bổ nhiệm giữ chức Phó Tham mưu trưởng Quân khu 4
Năm 2009, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 4
Thiếu tướng (2010)
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Chỉ huy tham mưu cao cấp binh chủng hợp thành
Nghề nghiệp, chức vụ: Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Quân khu, Phó Tư lệnh Quân khu 4; Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội
Ngày vào đảng: 1/3/1979
Đồng chí đã từ trần hồi 21 giờ 55 phút ngày 6-4-2022, tại nhà riêng. Lễ viếng tổ chức hồi 13 giờ ngày 7-4-2022, tại nhà riêng (số 31, đường Hoàng Trọng Trì, xóm Mẫu Đơn, xã Hưng Lộc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An). Lễ truy điệu hồi 17 giờ ngày 7-4-2022; lễ an táng được tổ chức hồi 6 giờ ngày 8-4-2022, tại nghĩa trang quê nhà: Xóm Mẫu Đơn, xã Hưng Lộc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. | 1 | null |
Phan Văn Tường (sinh năm 1960) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, hiện là Phó Tư lệnh Quân khu 1 và là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, khóa 14,thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa 14.
Thân thế và giáo dục.
Phan Văn Tường sinh ngày 2 tháng 7 năm 1960, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Khôi Kỳ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Ông có bằng Cử nhân Khoa học Quân sự và Cao cấp lí luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự nghiệp.
Ngày 27 tháng 7 năm 1982, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phan Văn Tường từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13 tỉnh Thái Nguyên.
Từng giữ chức chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự huyên Đại Từ
Năm 2008, bổ nhiệm giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên, Quân khu 1.
Tháng 12.2011, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 1.
Tháng 2 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có Quyết định về việc thôi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý và kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ đến tháng 5 năm 2021 để làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội đối với đồng chí Thiếu tướng Phan Văn Tường, Phó Tư lệnh Quân khu 1.
Sáng ngày 17 tháng 3 năm 2020, Bộ tư lệnh Quân khu tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ giữa Thiếu tướng Phan Văn Tường, Phó tư lệnh Quân khu và Thiếu tướng Lê Anh Tuấn, Phó tư lệnh Quân khu. Tại hội nghị, Thiếu tướng Phan Văn Tường, Phó tư lệnh Quân khu bàn giao cho Thiếu tướng Lê Anh Tuấn, Phó tư lệnh Quân khu tiếp nhận gồm các nội dung, nhiệm vụ: Kinh tế quốc phòng, công tác hậu cần thường xuyên và đột xuất, các dự án Quân khu làm chủ đầu tư, công tác phòng chống dịch Covid-19… để nghỉ chế độ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 Thái Nguyên.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, Phan Văn Tường trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 tại đơn vị bầu cử số 2 tỉnh Thái Nguyên gồm Thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai, với tỉ lệ 69,69% số phiếu bầu tán thành.
Bấm nút Không tán thành Luật An ninh mạng.
Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Phan Văn Tường là một trong 15 đại biểu Quốc hội ấn nút không tán thành thông qua Luật An ninh mạng Việt Nam. | 1 | null |
Nguyễn Thế Tuy (sinh ngày 11 tháng 12 năm 1956) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Lạng Sơn. Ông có quê quán ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ông có trình độ cử nhân quản lí giáo dục và cao cấp lí luận chính trị. Ông từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn khóa 15 nhiệm kì 2011-2016. Ông là Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy; Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn khoá XIII, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIII. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 4/4/1984. | 1 | null |
Nguyễn Xuân Tỷ (sinh năm 1957) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông nguyên là Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng. Ông từng giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 9, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Bến Tre.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông sinh ngày 15 tháng 10 năm 1957 tại xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang)
Ngày vào Đảng Cộng sản Việt : Ngày chính thức: 10/10/1976.
- Từ 4/1974 đến 12/1974: Du kích xã Phú Kết - Chợ Gạo - Tiền Giang.
- Từ 01/1975 đến 10/1976: Đội trưởng trinh sát huyện Chợ Gạo - Tiền Giang.
- Từ 11/1976 đến 3/1978: Trợ lý dân quân tự vệ BCH QS Chợ Gạo - Tiền Giang.
- Từ 4/1978 đến 10/1978: Học viên Trường sĩ quan Lục quân 2.
- Từ 11/1978 đến 01/1979: Chuẩn úy; Học viên Trường Quân chính Quân khu 9.
- Từ 02/1979 đến 8/1979: Thiếu úy; Quyền Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 20, Sư đoàn 4, Quân khu 9.
- Từ 9/1979 đến 9/1982: Đại đội trưởng, Phó Tiểu đoàn trưởng, Quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 20, Sư đoàn 4, Quân khu 9.
- Từ 10/1982 đến 3/1984: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 20, Sư đoàn 4, Quân khu 9.
- Từ 4/1984 đến 9/1986: Phó tham mưu trưởng, Phó Trung đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Trung đoàn 20, Sư đoàn 4, Quân khu 9.
- Từ 10/1986 đến 7/1988: Học viên Trường Văn hóa Quân khu 9 và Học viện Lục quân.
- Từ 8/1988 đến 8/1994: Trung đoàn trưởng Trung đoàn 20, Phó Tham mưu trưởng, Phó Sư đoàn trưởng – Tham mưu trưởng Sư đoàn 4, Quân khu 9, Thường vụ Đảng ủy Sư đoàn.
- Từ 9/1994 đến 11/1996: Học viên Học viện Quốc phòng.
- Từ 12/1996 đến 11/2002: Phó Phòng,Trưởng phòng Tác chiến Bộ Tham mưu Quân khu 9; Đảng ủy viên Bộ tham mưu.
- Từ 12/2002 đến 8/2003: Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9; Đảng ủy viên Bộ tham mưu.
- Từ 9/2003 đến 12/2004: Học viên Học viện Quốc phòng, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 9.
- Từ 01/2005 đến 9/2007: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Tiền Giang.
- Từ 10/2007 đến 5/2009: Tham mưu trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu; Phó Tư lệnh Quân khu 9 , Đảng ủy viên Quân khu.
- Từ 5/2009, bổ nhiệm giữ chức Phó tư lệnh Quân khu 9 thay Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưỡng nghỉ hưu.
- Từ 1/2015, bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng thay Trung tướng Nguyễn Văn Tuyên nghỉ hưu.
Tháng 12-2017, ông nghỉ chờ hưu | 1 | null |
Lê Thanh Vân (sinh ngày 23 tháng 12 năm 1964) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026 thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Ba Lan.
Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016, khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, đại biểu tham dự Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII.
Xuất thân.
Lê Thanh Vân sinh ngày 23 tháng 12 năm 1964, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại làng cổ Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo gia phả của dòng họ, ông là hậu duệ của Khai quốc công thần Đại đô đốc Lê Lâm, người đã theo cha là Trung túc vương Lê Lai tham gia Hội thề Lũng Nhai, cùng với Lê Lợi và
hàng chục người khác dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống giặc Minh. Khi Lê Lâm mất được truy phong đến chức Thiếu úy. Lê Lâm có con trai là Lê Niệm là một nhà chính trị, quân sự cao cấp lập nhiều chiến công hiển hách trong thời Đại Việt.
Ông Lê Thanh Vân được đánh giá là người nổi tiếng cương trực, khảng khái với những ý kiến thẳng thắn bảo vệ sự đúng đắn trong xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật.
Giáo dục.
Ông từng là sinh viên Đại học Luật Hà Nội.
Ông có bằng Tiến sĩ Luật học và bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự nghiệp.
Năm 1982, sau khi học xong phổ thông, ông nhập ngũ, phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 29 tháng 7 năm 1984, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Năm 1985, ông làm công nhân Trại giống cây trồng huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Từ năm 1985 đến năm 1989, ông là sinh viên, Ủy viên Thường vụ BCH Đoàn trường Đại học Luật Hà Nội.
Năm 1990, ông về công tác tại Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (sau đổi thành Văn phòng Quốc hội) và là chuyên viên Vụ Hoạt động Đại biểu dân cử (sau đổi thành Vụ Công tác đại biểu).
Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng.
Năm 2008, ông đảm nhiệm chức vụ Vụ trưởng, Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Năm 2010, ông được Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Tương đương Tổng cục trưởng).
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII thành phố Hải Phòng.
Năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại thành phố Hải Phòng và giữ chức Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.
Tháng 3 năm 2014, ông được Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam luân chuyển về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương và được chỉ định làm Phó Bí thư tỉnh ủy Hải Dương. Năm 2014 ông được chuyển về sinh hoạt tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.
Tháng 12 năm 2015, tại đại hội đảng bộ tỉnh Hải Dương, ông được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương nhưng không trúng vào Thường vụ Tỉnh ủy nên không thể giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy. Sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã điều động ông trở lại Quốc hội và giữ chức cũ như trước là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIII.
Hoạt động.
Kiến nghị thành lập Hội đồng lập pháp.
Ông cũng quan tâm đến cơ chế làm luật. Ngày 15 tháng 11 năm 2012, ông đưa ra ý kiến về việc thành lập Hội đồng Lập pháp (thay mặt Quốc hội hoạt động quanh năm).Ông cũng là người đưa ra các kiến nghị sâu sắc về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Ông cho rằng, gốc rễ của kiểm soát quyền lực hiệu quả nằm ngay ở cơ chế phân công quyền lực, mà không cần thiết phải quá nhấn mạnh đến sự phối hợp. Phân công rành mạch cũng chính là phối hợp, chính là cơ sở để kiểm soát tốt quyền lực nhà nước và kiểm soát tốt quyền lực sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng lạm quyền.
Kiến nghị ban hành Luật trọng dụng nhân tài.
Đặc biệt quan tâm đến chính sách trọng dụng nhân tài, ngay khi mới vào Quốc hội, tại kỳ họp đầu tiên, ông đã đề xuất ý kiến về việc ban hành Luật trọng dụng nhân tài, coi đó là "Chiếu cầu hiền" của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hiện nay. Ông cho rằng, tài nguyên vật chất nếu cứ khai thác mãi sẽ hết, còn nhân tài là "nguyên khí quốc gia", nếu càng khai thác, sẽ càng thực bồi; trọng dụng nhân tài luôn được coi là chính sách ưu tiên hàng đầu của phép trị quốc.
Đề xuất thi tuyển Thứ trưởng.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, ông đã đề xuất việc thi tuyển chức danh đối với hàm Thứ trưởng trở xuống. Sau đó Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan đầu tiên thực hiện ý kiến này.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tỉnh Cà Mau.
Tranh cử.
Sáng ngày 13 tháng 4 năm 2016, tại Hội nghị hiệp thương lần ba bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV tại Hà Nội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, có 5 trong số 62 thành viên ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không đồng ý giới thiệu ông Lê Thanh Vân ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 với lí do ông không được địa phương tín nhiệm. Cụ thể, tại Đại hội Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hải Dương vào tháng 10 năm 2015, mặc dù được Ban thường vụ tỉnh ủy khóa cũ giới thiệu nhưng ông đã không trúng cử vào Ban thường vụ tỉnh ủy Tỉnh ủy Hải Dương khóa mới. Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến lên tiếng bảo vệ ông và cho rằng, việc ông không trúng vào Ban Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương khóa mới là một rủi ro chính trị ở một địa bàn phức tạp và bản thân ông là người có năng lực, trình độ, có nhiều đóng góp tích cực trong thời gian đi luân chuyển; và rằng ông cũng là người hoạt động tích cực trong Quốc hội khóa XIII. Trước đó, từ tháng 3 năm 2014, ông Lê Thanh Vân được trung ương điều động làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, ông đã giữ chức này được 1 năm 7 tháng.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 ở tỉnh Cà Mau. Ông tiếp tục giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIV.
Hoạt động.
Vụ việc ở Đồng Tâm.
Sáng sớm ngày 19/4/2017, ông là đại biểu Quốc hội đầu tiên lên tiếng trên facebook về vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chỉ sau đó ít phút, hàng loạt báo đã đăng ý kiến của ông. Trong ý kiến của mình, ông đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung sớm tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm. Cuộc đối thoại sau đó đã được tiến hành thành công vào ngày 22/4/2017.
Ý tưởng chất vấn trực tiếp.
Ông Lê Thanh Vân là một trong những người đưa ra ý tưởng chất vấn trực tiếp để làm rạch ròi từng vấn đề và trách nhiệm của các bên tại mỗi kỳ họp Quốc hội, cũng như việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo thuộc sự giám sát của Quốc hội.
Ông cũng nổi tiếng với những câu chất vấn danh thép tại nghị trường và ngay cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên chất vấn trước Quốc hội chiều ngày 17/11/2017 cũng thừa nhận phải đối mặt với "câu hỏi rất hóc búa" mà ông đặt ra.
Bảo vệ Hiến pháp.
Chiều ngày 22 tháng 11 năm 2017, tại phiên thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt của Quốc hội khóa XIV, mặc dù ủng hộ phương án phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho mô hình này, nhưng ông cho rằng, tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo phương án "không tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mà thực hiện thiết chế trưởng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Thủ tướng bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị" là vi hiến (theo điều 111 Hiến pháp Việt Nam 2013) và đề nghị Quốc hội trước hết phải tuân thủ Hiến pháp; nếu lựa chọn phương án theo Tờ trình của Chính phủ, cần phải sửa đổi Hiến pháp. Trong khi đó phần lớn đại biểu chọn phương án này.
Kiến nghị về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ.
Ông cũng là người có nhiều ý kiến sâu sắc về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, khi phát biểu tại các kỳ họp Quốc hội và trên các phương tiện truyền thông. Lo lắng về chất lượng cán bộ hiện nay, năm 2017, ông đã viết tâm thư gửi Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu quan điểm phân loại và tiêu chí từng nhóm cán bộ để trọng dụng nhân tài theo từng lĩnh vực, với phương châm "dụng nhân như dụng mộc". Ngày 07/5/2017, trước giờ khai mạc Hội nghị lần thứ 7 của BCH Trung ương khóa XII, ông đã có bài "Cán bộ cấp chiến lược là ai?" đăng trên báo Dân trí nêu rõ 5 tiêu chuẩn của nhóm cán bộ này, được cư dân mạng đồng tình với hàng chục ngàn lượt chia sẻ (http://dantri.com.vn/xa-hoi/can-bo-cap-chien-luoc-la-ai-20180506233555879.htm). Quan điểm nhất quán của ông là, đối với chức danh bổ nhiệm phải thông qua thi tuyển để lựa chọn người tài; đối với những chức danh bầu cử, thì ứng viên được giới thiệu phải có cương lĩnh, chương trình hành động trình bày trước cơ quan có thẩm quyền bầu và coi đó là cam kết của nhân sự được lựa chọn; nếu sau khi được bầu mà người đó không thực hiện đúng cam kết phải từ chức hoặc bị bãi miễn. Ông coi việc lựa chọn cán bộ phải chú trọng vào thực chứng, lấy hiệu quả làm việc làm căn cứ, thay vì định tính tiêu chuẩn như hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó đã có nhiều nội dung theo tinh thần này.
Chất vấn vụ Mobifone mua AVG.
Chiều ngày 17 tháng 11 năm 2017, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn ở hội trường Quốc hội Việt Nam, ông đã chất vấn về vụ Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) bằng vốn nhà nước (gần 8.890 tỷ đồng). Cụ thể, ông đã có ba câu hỏi trực diện, một là "Từ nhu cầu nào và dựa trên cơ sở nào mà Mobifone sử dụng vốn nhà nước để mua AVG?", hai là "Giá trị chính xác trong vụ chuyển nhượng này là bao nhiêu?", ba là "Từ khi mua AVG về thì hoạt động ra sao, có tương xứng với số tiền bỏ ra mua không?". Tuy nhiên, cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ông Trương Minh Tuấn đều tránh né giải trình và cho biết vấn đề đang được thanh tra và chờ kết quả thanh tra xong sẽ báo cáo sau. Đến tháng 6/2018 vụ việc này mới được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận và kiến nghị xử lý kỷ luật các chức vụ có liên quan.
Chất vấn về hoạt động của Chính phủ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XIV (tháng 6/2017), ông là người đầu tiên đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng:
"Là Tham mưu trưởng cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hiểu như thế nào về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra trên toàn cầu? Việt Nam đang đứng ở đâu, có lợi thế gì và sẽ tranh thủ những gì trong cuộc cách mạng ấy? Bộ trưởng có nghĩ đến việc cần tham mưu cho Chính phủ một chiến lược phát triển đất nước trong cuộc cách mạng này không?"
Câu hỏi chất vấn của ông đã không được trả lời trực tiếp, thay vì tiếng cười của Bộ trưởng và một số đại biểu Quốc hội. Cho đến kỳ họp thứ tư sau đó, cụm từ "cách mạng công nghiệp lần thứ tư" bắt đầu trở thành câu cửa miệng của nhiều ý kiến phát biểu tại nghị trường.
Kiến nghị hoãn xem xét, thông qua Luật đặc khu để xin ý kiến nhân dân.
Tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa XIV, trước những vấn đề còn ý kiến khác nhau cả ở trong Quốc hội và bên ngoài xã hội đối với dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (Luật đặc khu), ông đã lên tiếng đề nghị xem xét thận trọng một số nội dung của dự thảo luật này. Lo lắng về những tác động của dự thảo luật, nếu được thông qua, sẽ tác động lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước và tâm tư nguyện vọng của nhân dân, ông đã gặp lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, được đồn đoán là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 4/6/2018 để kiến nghị dừng thời gian thông qua, để xem xét thận trọng nhiều vấn đề nhạy cảm, nếu cần thiết thì lấy ý kiến nhân dân. Vị lãnh đạo này đã lắng nghe và tiếp thu. Sau đó, vào buổi sáng 11/6/2016, Quốc hội đã thông qua đề nghị lùi thời gian xem xét đạo luật này.
Đề nghị Luật hóa vai trò Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 13 tháng 6 năm 2018, tại kì họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, khi thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi, ông cho rằng cần luật hóa vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đề nghị có "tam công chiến pháp" làm đối sách với Trung Quốc và các giải pháp xây dựng đất nước phát triển
Trong phát biểu tại phiên họp chiều ngày 31/10/2019, ông đã tố cáo hành vi phạm pháp của Trung Quốc trên biển Đông và kiến nghị đối sách với Trung Quốc.
Ông phân tích, Trung Quốc đang có "tam chủng chiến pháp" bao gồm: tâm lý, truyền thông và pháp lý. Về tâm lý, Trung Quốc đã rao giảng cho các thế hệ người dân từ trước tới nay rằng biển Đông là của Trung Quốc. Về truyền thông, họ rêu rao hết các diễn đàn điều tương tự. Về pháp lý, Trung Quốc đang sửa lại, diễn đạt Luật biển quốc tế (UNCLOSS) theo ý chí của mình. Và trên thực địa họ đang tiến hành xâm lấn các quốc gia ven biển.
Vì vậy, ông cho rằng, Việt Nam cần có "tam công chiến pháp" để đối sách với Trung Quốc, đó là công luận, công khai và công pháp. "Về công luận, chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, củng cố hồ sơ chứng minh cho dư luận thế giới biết biển Đông là của Việt Nam. Về công khai, phải công khai hóa các hoạt đông phi pháp của Trung Quốc cho thế giới biết, trong nước biết. Công pháp là sử dụng tối đa công cụ pháp lý từ công ước quốc tế cho tới cơ sở pháp lý mà luật biển Việt Nam đã quy định. Về lâu dài, ta phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ để ngăn chặn sự lấn tới của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên biển Đông".
Cũng trong phần phát biểu của mình, ông cũng đưa ra một số đề xuất cho Quốc hội và Chính phủ. Cụ thể về thể chế tổ chức, ông đề nghị triển khai việc rà soát chức năng, nhiệm vụ của hệ thống hành chính, đặc biệt là các bộ, ngành để tránh trùng lắp về chức năng, phân công mạch lạc và kiểm soát tốt, để bộ máy hành chính tinh thông, tinh nhuệ và thống nhất.
Về thể chế nhân sự, ông đề nghị Chính phủ triển khai sớm chủ trương của Đảng về tiến cử, trọng dụng nhân tài; tổng kết Nghị định 157/2007 về trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, nâng thành luật để trình QH xem xét, thông qua.
Về thể chế kinh tế, ông đề nghị Chính phủ nên tập trung vào ba nhóm vấn đề. Một là hoàn thiện cơ sở pháp lý để bảo đảm năng lực của các thể nhân, pháp nhân trong việc bảo đảm tài sản, cơ chế bảo đảm thực hiện hợp đồng, gây dựng niềm tin, sự yên tâm của các nhà dầu tư để thu hút vào quá trình kinh tế - xã hội của đất nước. Hai là, sớm ban hành các văn bản quy định về năng lực của các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tiếp cận các nguồn vốn, huy động đầu tư cho công nghệ cao, ứng dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, từng bước thay thế các FDI để phát huy nội lực. Ba là, ban hành các chính sách khuyến khích cho doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ rủi ro phi lợi nhuận để sớm hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, phát triển nhanh.
Về hoàn thiện thể chế văn hóa, ông kiến nghị rà soát lại các quan hệ xã hội lâu nay từng điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức để điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật. "Tức là nâng cấp quan hệ đạo đức lên thành quan hệ pháp luật, có như vậy mới bảo vệ được giá trị cốt lõi về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa lịch sử của dân tộchttps://plo.vn/thoi-su/dbqh-le-thanh-van-bien-dong-can-tam-cong-chien-phap-867405.html.
Kiến nghị giám sát tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải
Ngày 8/5/2020, ngay sau khi Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao kết thúc phiên toà giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải với quyết định bác kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Thanh Vân đã trực tiếp trao đổi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân để kiến nghị thực hiện giám sát tối cao đối với vụ án này. Lý do mà ông kiến nghị giám sát tối cao vì quyết định của phiên toà giám đốc thẩm là "chưa thuyết phục trước nhiều vấn đề bất minh mà xã hội đang rất quan tâm trong vụ án này" được ông viết trên dòng trạng thái của trang cá nhân trên Facebook.
Ngày 13/5/2020, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đã chính thức gửi văn bản đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị giám sát tối cao vụ án này https://nld.com.vn/phap-luat/dai-bieu-quoc-hoi-le-thanh-van-kien-nghi-giam-sat-vu-an-ho-duy-hai-20200513155649237.htm. Bằng văn bản này, ông là người đầu tiên lên tiếng trong vụ án Hồ Duy Hải. Tiếp theo sau là các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Trương Trọng Nghĩa đã gửi văn bản đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước có cùng kiến nghị với đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân. | 1 | null |
Trần Văn (sinh năm 1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Cà Mau.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 26/5/1957
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, Nam Định
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Kinh tế
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Trưởng Tiểu ban Đầu tư công Ủy ban Tài chính - Ngân sách; Thành viên Tiểu ban An ninh Ủy ban Quốc phòng An ninh; Thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình trọng điểm giao thông; Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - New Zealand
Nơi làm việc: Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, 37 Hùng Vương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Ngày vào đảng: 25/11/1987
Nơi ứng cử: Cà Mau
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Trung ương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Tấn Vạn (sinh năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Bạc Liêu.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 22/12/1959
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Đông Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Chính trị
Nghề nghiệp, chức vụ: Đại tá, Tỉnh ủy viên, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu
Nơi làm việc: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu
Ngày vào đảng: 4/6/1981
Nơi ứng cử: Bạc Liêu
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Sáng Vang (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1957) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Tuyên Quang,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (từ tháng 1/2015).
Tiểu sử.
Nguyễn Sáng Vang sinh ngày 18 tháng 8 năm 1957 tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam. Ông vốn người dân tộc Tày. Ông là thạc sĩ kinh tế, kỹ sư kinh tế nông nghiệp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21 tháng 5 năm 1986, ngày chính thức 21 tháng 5 năm 1987. Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2006); Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2010). | 1 | null |
Nguyễn Hoàng Việt (sinh năm 1966) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Đồng Tháp.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 25/8/1966
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp
Trình độ chính trị: Trung cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa cấp II Hồi sức cấp cứu
Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Nơi làm việc: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp, Số 144 Mai Văn Khải, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Ngày vào đảng: 3/7/2001
Nơi ứng cử: Đồng Tháp
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Không
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Nguyễn Bắc Việt (sinh năm 1961) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Ninh Thuận, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận khóa 14. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 (2011-2016) thuộc đoàn đại biểu Ninh Thuận,
Tiểu sử.
Nguyễn Bắc Việt sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán tại xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Ông có bằng Cử nhân đại học ngành Triết học và bằng Thạc sĩ Lịch sử.
Ngày 27/11/1987, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Ninh Thuận.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Ninh Thuận.
Hiện nay (2018), ông là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận; Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa 14. | 1 | null |
Trần Xuân Vinh (sinh năm 1969) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Quảng Nam.
Ngày sinh: 3/3/1969
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam
Trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế; Cử nhân Luật
Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam khóa XIII, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Ủy viên Ban thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Quảng Nam
Ngày vào đảng: 27/12/1996
Nơi ứng cử: Quảng Nam
Đại biểu Quốc hội khoá: XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Trần Ngọc Vinh (sinh năm 1955) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Hải Phòng.
Tiểu sử.
Ngày sinh: 16/11/1955
Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Tôn giáo: Không
Quê quán: Xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, Hà Nam
Trình độ chính trị: Cử nhân chính trị
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Chính trị học, Cử nhân Luật, Cử nhân Văn hóa, Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề Luật sư
Nghề nghiệp, chức vụ: Thành ủy viên; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Ủy viên BCH Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Chủ tịch Hội luật gia thành phố Hải Phòng
Nơi làm việc: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP. Hải Phòng - Số 22 Hồ Xuân Hương, Q.Hồng Bàng, TP.Hải Phòng
Ngày vào đảng: 15/11/1980
Nơi ứng cử: TP Hải Phòng
Đại biểu Quốc hội khoá: XII,XIII
Đại biểu chuyên trách: Địa phương
Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không | 1 | null |
Trương Văn Vở (sinh ngày 12 tháng 10 năm 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, XIII, thuộc đoàn đại biểu Đồng Nai.
Tiểu sử.
Ông có quê quán ở Xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, Bình Dương, người dân tộc Kinh, không tôn giáo.
Ông có trình độ Thạc sỹ Quản lý kinh tế, cao cấp lý luận chính trị.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 7/10/1985.
Ông từng là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII (2004-2011).
Từ 2007 đến 2011 ông là ĐBQH 12 tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội,Phó trưởng ban Ban Kinh tế Tỉnh ủy Đồng Nai.
Từ 2011 đến 2016, ông là ĐBQH 13 tỉnh Đồng Nai, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội. | 1 | null |
Cao Thị Xuân (sinh ngày 18 tháng 9 năm năm 1969) là nữ chính trị gia dân tộc Mường người Việt Nam. Bà hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 14, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Rumani. Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 cũng thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa và ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 13.
Tiểu sử.
Cao Thị Xuân sinh ngày 18 tháng 9 năm năm 1969, người dân tộc Mường, không theo tôn giáo nào. Bà có quê quán tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.
Bà có bằng Thạc sĩ xây dựng Đảng, Cử nhân Luật, Cử nhân lí luận chính trị.
Ngày 11/12/1991, bà gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa và ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa 13.
Bà hiện là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 chuyên trách trung ương thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Rumani. | 1 | null |
Trịnh Xuyên (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1959) là một Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thanh Hoá.
Thân thế sự nghiệp.
Trịnh Xuyên quê quán ở xã Định Tân, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Luật học ngành Điều tra tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội và có bằng cử nhân chính trị.
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2018, thiếu tướng Trịnh Xuyên đang nghỉ chế độ, chờ hưu.
Chiều 21/8/2018, tại Công an Thanh Hóa, Bộ Công an công bố quyết định bổ nhiệm tân Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa thay thiếu tướng Trịnh Xuyên.
Thiếu tướng Nguyễn Hải Trung, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) được điều động làm Giám đốc Công an Tỉnh Thanh Hóa.
Phong tặng.
Quân hàm.
Đại tá (2010), Thiếu tướng (2012). | 1 | null |
Phan Thanh Bình (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1960 tại phường Long Phú, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) là phó giáo sư, tiến sĩ vật liệu polymer, chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Ông từng là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 14, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 14, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Ủy viên dự khuyết khóa 10, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 11, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội Tại Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV (7/2016), ông được bầu giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội. | 1 | null |
Nguyễn Mạnh Tiến (sinh năm 1966) là tiến sĩ kinh tế và chính trị gia người Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII chuyên trách trung ương, khóa XIV chuyên trách trung ương, thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Mianma.
Xuất thân và giáo dục.
Nguyễn Mạnh Tiến sinh ngày 21 tháng 5 năm 1966, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông có quê quán ở xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Ông có bằng thạc sĩ luật, tiến sĩ kinh tế và bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sự nghiệp.
Ngày 16 tháng 12 năm 1996, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Tiến nguyên là Phó Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê chuẩn kết quả bầu bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh nhiệm kì 2004-2011, theo đó ông Nguyễn Mạnh Tiến được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (theo Quyết định 590/QĐ-TTg).
Từ năm 2009 đến năm 2011, ông là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh.
Sau kì họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa 13, ông trúng cử chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam khóa 13.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh (chuyên trách trung ương).
Ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Mianma.
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14.
Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh (chuyên trách trung ương).
Hoạt động.
Ngày 22 tháng 5 năm 2018, Tại buổi thảo luận tổ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước kì họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, ông có phát biểu gây tranh cãi về thuế và người nộp thuế. Cụ thể, ông cho rằng trên thực tế thuế tài sản, thuế thu nhập và các loại thuế khác "thu chưa hết, thu chưa kĩ", việc thu thuế dựa trên tỷ suất lợi nhuận là chưa hiệu quả. "Người bán trà đá tại Việt Nam là có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thế giới, 5.000-7.000% nhưng dù có tận thu tiền thuế của họ thì cũng không bù được cho việc lọt mất dù chỉ 1% tiền thuế của những đối tượng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, nhưng thực tế giá trị tuyệt đối của khoản lợi nhuận lại lớn hơn". | 1 | null |
Nguyễn Quốc Cường (sinh năm 1952) là chính khách Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X, XI, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang.
Thân thế và sự nghiệp.
Ông có bằng kỹ sư thủy lợi tại Đại học Thủy lợi Hà Nội năm 1983 sau khi tham gia quân ngũ tại chiến trường B2 từ 1970 đến 1976. Ông công tác tại tỉnh Bắc Giang từ sau khi tốt nghiệp đại học và lần lượt trải qua các chức vụ từ chuyên viên Văn phòng Tỉnh ủy, đến Bí thư Huyện ủy, Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho đến tháng 02 năm 2005. Ông được Trung ương điều ra Hà Nội giữ chức vụ Trưởng ban Tài chính Quản trị Trung ương từ tháng 3 năm 2005 và sau đó là Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (Khóa V, VI) từ tháng 02 năm 2007 đến ngày 21 tháng 4 năm 2016.
Ông đã từng học tại Trường Đảng Cao cấp Matxcơva (Liên Xô cũ) trong thời gian ba năm, từ 1987 đến 1990.
Ông là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa IX, X, XI.
Gia đình.
Ông có vợ là người cùng quê Hiệp Hòa và ba cô con gái. Cha ông được biết đến là một trong những cán bộ tiền khởi nghĩa tỉnh Hà Bắc (cũ). | 1 | null |
Nguyễn Văn Tính (sinh ngày 15 tháng 3 năm 1961, quê quán ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Hậu Giang, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang.
Tiểu sử.
Ông là người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông có trình độ Cao cấp lý luận chính trị và cử nhân đại học Quân sự.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 23/9/1982.
Ông là Tỉnh ủy viên; Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang.
Tháng 6 năm 2017, ông là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang. | 1 | null |
Nguyễn Thanh Tùng (sinh ngày 12/8/1999) là một chính khách Việt Nam, con trai Út trong gia đình tài phiệt phương Bắc . Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu TP.HCM, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 15 tháng 06 năm 1960 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Ông là người dân tộc Kinh.
Ông vào đảng vào ngày 1 tháng 12 năm 1987.
Ông là Tiến sĩ Sử học,
Ngoại ngữ, Tiếng Anh trình độ C
Lý luận Chính trị thuộc loại Cao cấp.
Trước khi được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Nguyễn Thanh Tùng từng kinh qua các chức vụ: Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó bí thư Tỉnh ủy Bình Định.
Ngày 20 tháng 6 năm 2011, HĐND tỉnh Bình Định đã nhất trí bầu ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Võ Vinh Quang, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2006-2010 được bầu giữ chức Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày 6 tháng 12 năm 2020, HĐND tỉnh Bình Định đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 với ông Nguyễn Thanh Tùng | 1 | null |
Nguyễn Thanh Tùng (sinh năm 1959) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13, thuộc đoàn đại biểu Thái Nguyên.
Tiểu sử.
Nguyễn Thanh Tùng sinh ngày 7 tháng 8 năm 1959, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào.
Ông có quê quán tại xã Phú Xuân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Ông có bằng Cử nhân Sư phạm và Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 15 tháng 11 năm 1988, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng là Đại biểu HĐND tỉnh.
Từ 2011 đến 2016, ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Thái Nguyên, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Nguyên. | 1 | null |
Giant's Causeway là vùng bờ biển thuộc hạt Altrim, Bắc Ireland, Vương quốc Anh. Bờ biển này thu hút rất đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu đến đây bởi tại đây có khoảng 40.000 cột đá bazan khổng lồ màu đen được xếp ngay ngắn, kết quả của một vụ phun trào núi lửa cổ xưa. Ngoài ra, nó cũng được gọi là "Clochán an Aifir" hoặc "Clochán na bhFomhórach" trong tiếng Ireland và "Giant's Causey" bởi những người Ulster Scotland.
Nó nằm ở hạt Altrim, trên bờ biển phía đông bắc của Bắc Ireland, cách khoảng về phía đông bắc của thị trấn Bushmills. Năm 1986, khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, và được Bộ Môi trường công nhận thành một khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia vào năm 1987. Trong cuộc thăm dò độc giả năm 2005 của "Radio Times", Giant's Causeway được coi là kỳ quan thiên nhiên xếp thứ tư ở Vương quốc Anh. Các cột bazan xếp với nhau tạo thành những bậc dẫn từ vách đá và từ từ đi xuống biển. Hầu hết các cột có hình lục giác, mặc dù một số cũng có bốn, năm, bảy hay tám cạnh. Cột cao nhất đạt tới , và dung nham đông đặc lại tại những vách đá có chiều cao tới .
Phần lớn Giant's Causeway và bờ biển Causeway được sở hữu và quản lý bởi National Trust, một tổ chức quốc gia cho những nơi có giá trị lịch sử hay vẻ đẹp thiên nhiên. Đây cũng là một trong số những điểm thu hút khách du lịch ghé thăm nhiều nhất Bắc Ireland. Phần còn lại của di sản này là thuộc sở hữu của Crown Estate và một số chủ đất tư nhân.
Địa chất.
Khoảng 50 đến 60 triệu năm trước, trong thời kỳ Paleogen, Antrim đã chịu cường độ cao của các hoạt động núi lửa, các dòng dung nham xâm nhập qua các vách đá phấn để tạo thành một cao nguyên dung nham rộng lớn. Khi nham thạch nguội đi, xảy ra hiện tượng co giãn vì nhiệt. Co ngang dẫn tới gãy một cách tương tự như hình thành bùn khô, các vết nứt truyền xuống và hạ dần nhiệt độ do độ dày, tạo thành các cấu trúc cột. Trong nhiều trường hợp gãy ngang tạo thành mặt phía dưới đó là lồi trong khi mặt trên lại là lõm. Kích thước của các cột được xác định chủ yếu bởi tốc độ dung nham nguội đi. Các cột bazan ngày nay là một phần của một cao nguyên núi lửa rộng lớn ban đầu được gọi là cao nguyên Thulean hình thành trong kỷ Paleogen. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.