text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Chuyện nữ tiếp viên hàng không (tiếng Nhật: スチュワーデス物語) là một bộ phim tâm lý do Yasuzô Masumura và Toshiaki Kunihara đạo diễn, ra mắt lần đầu năm 1983 tại Nhật Bản, và phát sóng tại Việt Nam trên kênh VTV1 vào các tối thứ hai hàng tuần trong năm 1996 với sự đồng hành của hãng Kao Việt Nam. Lịch sử. Truyện phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của tác giả Yusuke Fukada. Nội dung. Truyện phim kể về một cô gái trẻ với ngoại hình nhỏ nhắn và dễ thương Matsumoto Chiaki (Hori Chiemi). Điểm đáng chú ý của cô gái này là một người vụng về, hậu đậu và có phần chậm chạp, bạn bè cũng đặt cho cô biệt danh là "rùa". Thế mà cô lại mơ ước trở thành nữ tiếp viên hàng không - một nghề đòi hỏi những đức tính hoàn toàn trái ngược với Chiaki. Matsumoto Chiaki xuất thân trong một gia đình mà bố cô đã qua đời từ khi Chiaki còn nhỏ, mẹ tái giá với một người đàn ông khác và trở thành dượng của cô, một người cha vũ phu và gia trưởng. Từ nhỏ, Chiaki đã có ươc mơ sau này trở thành một nữ tiếp viên cho JAL mặc dù gia đình cô thì ra sức phản đối vì cho rằng nghề đó không phù hợp với con người như Chiaki. Nhưng bất chấp sự can ngăn của cả gia đình, Chiaki vẫn ghi danh vào học viện Hàng không Nhật Bản, nơi cô dính tiếng sét ái tình và đem lòng yêu chàng thầy giáo trẻ, điển trai Murasawa Hiroshi (Kazama Morio) đồng thời là quản lý của Học viện này. Hiroshi vốn đã có đính ước với Shindo Mariko (Katahira Nagisa), con gái ngài chủ tịch hội đồng quản trị JAL. Murasawa ngay từ đầu đã có ấn tượng bởi vẻ ngây thơ và có vẻ ngô nghê của cô gái trẻ Chiaki, nhưng anh luôn tỏ ra lạnh lùng và thờ ơ với Chiaki. Anh luôn tìm cách tạo ra nhiều những tình huống và thách thức khó khăn, khắc nghiệt nhất dành cho cô học trò vốn chậm chạp và ngờ ngệch này. Thế rồi giữa hai người họ cũng phát sinh tình cảm yêu đương sau những tháng ngày cả hai cùng sát cánh bên nhau trong suốt khóa học. Trong quá trình học tập ở đây, Chiaki vốn chậm chạp và vụng về đã gặp phải không ít khó khăn cũng như thách thức mà bình thường vốn đã không hề đơn giản đối với những người bạn khác của cô. Ở JAL, Chiaki phải học bơi, nâng cao sức khỏe, giao tiếp, tiếng Anh, sơ cứu… Những hoạt động trên lớp cũng như các khóa học đã đem hai con người Chiaki và Hiroshi đến gần với nhau hơn. Hiroshi luôn là người tận tình chỉ bảo vào bên cạnh để giúp đỡ Chiaki. Thế nhưng, chuyện tình cảm của họ đã gặp phải sự ghen ghét và hận thù của người đã từng đính ước với anh là Mariko. Cô từng bị tai nạn và đó là lý do mà cô mất 10 ngón tay, thường xuyên phải đeo găng để che giấu khuyết điểm đó trên cơ thể. Ngoài ra, mối tình của Chiaki và Hiroshi còn gặp phải sự cản trở của người cha dượng quái ác và ngược đãi của Chiaki. Trước bao nhiêu khó khăn cũng như thử thách, nhưng với tình yêu mãnh liệt cũng như nghị lực phi thường và đầy quyết tâm được truyền từ Murasawa Hiroshi cũng như những người bạn tốt bụng trong lớp, Chiaki cũng đã vượt qua được và giành được tình yêu cũng như đạt được ước mơ là trở thành một nữ tiếp viên hàng không xuất sắc, tìm được hạnh phúc riêng cho cuộc sống của cô.
1
null
Gustaf V của Thụy Điển (Oscar Gustaf Adolf, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1858 - băng hà ngày 29 tháng 10 năm 1950) là vua của Thụy Điển từ năm 1907. Ông là con trai cả của vua Oscar II của Thụy Điển và Sophia, Vương hậu Thụy Điển, em gái cùng cha khác mẹ của Adolphe của Luxembourg. Trị vì sau khi cha ông là Oscar II băng hà vào năm 1907 cho đến khi ông băng hà 43 năm sau đó, ông giữ kỷ lục là vị vua cao tuổi nhất của Thụy Điển và có thời gian trị vì dài thứ nhì sau Magnus IV, là người có thời gian trị vì dài nhất khi đã là người trưởng thành. Ông cũng là vị vua cuối cùng của Thụy Điển có quyền lực chính trị thực tế, và tầm quan trọng chính trị của nền quân chủ của Thụy Điển chủ yếu đã mất đi cùng với cái chết của ông, mặc dù đặc quyền của nó đã được chính thức bãi bỏ chỉ với việc ban hành lại hiến pháp Thụy Điển vào năm 1974. Lên ngôi vào năm 1907, triều đại đầu tiên của ông đã nhìn thấy sự gia tăng của việc cai trị nghị viện ở Thụy Điển, mặc dù việc dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất đã giúp ông giành quyền phủ đầu trong việc lật đổ Thủ tướng Karl Staaff vào năm 1914, thay thế thủ tướng băng nhân vật bù nhìn Hjalmar Hammarskjöld của mình (cha Dag Hammarskjöld) cho hầu hết các cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi các đảng Tự Do và đảng Dân chủ xã hội bảo đảm đa số trong quốc hội dưới thời người kế vị Staaff, Nils Eden, ông cho phép Eden hình thành một chính phủ mới mà trên thực tế đã tước các chế độ quân chủ của tất cả các quyền hạn ảo và ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu và bình đẳng, kể cả đối với phụ nữ, vào năm 1919. Chấp nhận đầy đủ các nguyên tắc dân chủ nghị viện, ông vẫn là một người không có quyền lực trong thời gian còn lại 31 năm cai trị mình, mặc dù không phải là hoàn toàn không có ảnh hưởng - trong Thế chiến II, ông bị cáo buộc đã kêu gọi chính phủ hiệp Albin Hansson của chấp nhận các yêu cầu từ Đức Quốc xã để hỗ trợ hậu cần, từ chối mà có thể đã gây nên một cuộc xâm lược. Điều này vẫn còn gây tranh cãi cho đến nay.
1
null
Università Cattolica del Sacro Cuore (UCSC) là một trường đại học nằm ở Milan, Italia. Trường được thành lập vào năm 1921 và được tổ chức thành 14 khoa. UCSC đã mở rộng lĩnh vực hoạt động trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu của một xã hội phát triển nhanh. Số khoa đã được tăng lên.
1
null
Chiến dịch phòng ngự Tikhvin là tên một chiến dịch phòng ngự của quân đội Liên Xô trong chiến tranh Xô-Đức diễn ra tại tỉnh Leningrad, kéo dài từ ngày 16 tháng 10 đến 18 tháng 11 năm 1941. Một số sử gia cho rằng tên chiến dịch này phải là Chiến dịch phòng ngự Tikhvin-Volkhov. Mục tiêu của quân Đức trong trận đánh này là quét sạch quân đội Liên Xô khỏi hồ Ladoga, hội quân với quân đội Phần Lan ở Svir (sông) và qua đó, cắt đứt toàn bộ đường tiếp vận đối với Leningrad để có thể tiến hành vây đói thành phố này. Tuy nhiên, mặc dù tạm thời chiếm được Tikhvin nhưng quân Đức đã không đạt được mục tiêu nào trong trận đánh này và chịu thiệt hại hết sức nặng nề. Kiệt quệ và cách xa các đơn vị hậu cần, quân Đức đã bị quân đội Liên Xô đánh bại trong một cuộc phản công diễn ra ngay sau đó. Thời gian và địa điểm. Trận đánh diễn ra ở khu vực phía Đông của tỉnh Leningrad. Rìa phía Bắc của nơi xảy ra chiến dịch là tuyến đường sắt Sinyavino - Voybokalo - Volkhov, rìa phía Nam là Volkhov. Tuyến đường sắt (nhiều đoạn bị quân Đức chiếm) chạy qua Tikhvin ở phía Bắc, Đông và Nam, bao quanh nó, và chạy qua hướng Tây Nam qua ga Taltsy Berezhok (Taltsy), băng qua khu vực phía Đông và Đông Nam Malaya Vishera, và chạy tới Volkhov ớ phía Bắc Dubrovka (???). Rìa phía Tây của chiến dịch chạy qua Volkhov và Kirishi, và rìa này lại quay ngược về hướng Tây Bắc chạy qua Voronovo (???) và trở về tuyến đường sắt. Chiến dịch kéo dài 43 ngày (16 tháng 10 - 18 tháng 11 năm 1941) và chiến sự diễn ra trên một mặt trận dài 300-350 cây số và chiều sâu 100-120 cây số . Các mốc thời gian này được xác định trong các tài liệu lịch sử chính thức của Liên Xô tuy nhiên nó mang tính quy ước cao và được xác định bởi thời điểm Tập đoàn quân số 4 tại Tikhvin bắt đầu phản công vào ngày 19 tháng 11 năm 1941. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô ở khu vực Malaya Vishera đã bắt đầu phản công ngay từ ngày 12 tháng 11, còn ở phía Bắc thì đợt phản công bắt đầu vào ngày 25 tháng 11 và ở Voybokalo thì mãi đến tuần đầu tiên của tháng 12. Chiến dịch phòng ngự Tikhvin diễn ra ngay trước chiến dịch phòng ngự chiến lược Leningrad và chiến dịch phản công Tikhvin. Thời gian xảy ra chiến dịch có vài chỗ trùng khớp với chiến dịch tấn công Sinyavino lần thứ hai. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Đức Quốc xã. Binh lực. Binh lực của quân Đức bao gồm quân đoàn thiết giáp số 39 và Quân đoàn số 1. Quân đội Đức tập trung ở 2 khu vực bên bờ trái sông Volkhov: Gruzino (Gruzino estate) và gần cây cầu đường sắt tại tuyến Đường sắt Tháng Mười Volkhov. Xe tăng được bố trí ngay sau bộ binh, sẵn sàng tràn qua bờ bên kia sông khi cầu đã bị đánh chiếm. Chỉ huy của các đơn vị tham gia trận đánh là tư lệnh Quân đoàn số 1 Kuno-Hans von Both. Kế hoạch. Vào giữa tháng 9 năm 1941, Bộ Tư lệnh tối cao Đức Quốc xã quyết định tổ chức một đòn tấn công chí mạng vào Leningrad bằng cách cắt đứt tuyến tiếp vận và liên lạc giữa thành phố khỏi phần còn lại của nước Nga và buộc thành phố đầu hàng trước sự thiếu hụt lương thực và nhu yếu phẩm. Các đợt tấn công sau đó của quân Đức đã cắt đứt các tuyến liên lạc đường bộ với Leningrad, tuy nhiên thành phố vẫn còn được kết nối với nội địa Liên Xô thông qua một "cửa sổ" trên hồ Ladoga vì bờ Đông, Đông Nam và một phần bờ Tây của hồ vẫn nằm trong sự kiểm soát của quân đội Liên Xô. Nhằm cắt đứt những tuyến tiếp vận cuối cùng của Leningrad, cụm Tập đoàn quân Bắc quyết định phát triển tấn công vào khu vực Volkhov theo hướng Tikhvin rồi sau đó đánh chiếm Svir để hội quân với quân đội Phần Lan, hoàn tất vòng vây đối với Leningard. Đòn tấn công chính là một mũi đột kích ở cánh phải theo hướng Malaya Vishera - Bologoye, sau đó hội quân với mũi trợ công cánh trái đang đánh theo hướng Kalinin (Tver) - Vishny Volochok. Nếu đòn hợp vây tại Tikhvin thành công, quân Đức sẽ loại trừ hoàn toàn mối nguy bị phản kích từ phía Nam và thậm chí cắt đứt toàn bộ Phương diện quân Tây Bắc tại khu vực hồ Seliger khỏi lực lượng chính. Thêm vào đó, lực lượng cơ giới hóa ở cánh phải nếu đánh chiếm được Malaya Vishera thì sẽ tiếp tục phát triển lên phía Đông nhằm tiến tới Tikhvin từ phía Nam. Cánh trái của quân Đức cũng sẽ tổ chức một đợt tấn công hạn chế lên phía Bắc nhằm quét sạch quân đội Liên Xô khỏi bờ Nam của hồ Ladoga. Quân đội Liên Xô. Kế hoạch. Ở một mức độ nào đó, cuộc tấn công tại Tikhvin của quân đội Đức là một bất ngờ đối với phía Liên Xô, lúc này đang tập trung đến 70% binh lực trong khu vực tại phía Nam hồ Ladoga và mở cuộc phản công tại Sinyavino với hy vọng đánh tan quân Đức ở đây và lấy lại tuyến liên lạc trên bộ đối với Leningrad. Trên thực tế, đòn tấn công của quân Đức đánh ngay vào chỗ có binh lực rất mỏng yếu của quân đội Liên Xô - một phần do phần lớn binh lực tại đây đã bị điều đi bảo vệ thủ đô Moskva. Vì vậy, kế hoạch phòng ngự Tikhvin thực chất là phản ứng tức thời của quân đội Liên Xô dựa theo tình hình tấn công của quân Đức. Diễn biến. Ngày 16 tháng 10 năm 1941, các sư đoàn bộ binh số 11 và 21 của phát xít Đức bắt đầu vượt sông Volkhov và, mặc dù gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của các sư đoàn bộ binh số 267 và 268 (Liên Xô), quân Đức thiết lập một đầu cầu vượt sông ở Gruzino. Đến ngày 18 tháng 10, tại bờ phải của sông Volkhov, các sư đoàn thiết giáp số 12 và sư đoàn cơ giới hóa số 20 - mũi tấn công chính - hành tiến theo hướng Budogoshch và sư đoàn thiết giáp số 8 cùng với sư đoàn cơ giới hóa số 18 và sư đoàn bộ binh số 126 đi kèm tiến theo hướng Malaya Vishera. Cùng lúc đó, sư đoàn bộ binh số 11 và sư đoàn bộ binh số 21 tại phía Bắc tiến dọc theo sông Volkhov tới Kirishi. Trước sức tấn công của quân Đức, ngày 20 tháng 10 năm 1941 tập đoàn quân số 52 (Liên Xô) triệt thoái về phía Đông và Đông Nam, tạo ra một khoảng hở giữa tập đoàn quân số 52 và số 4. Quân Đức nhanh chóng thọc sâu vào khoảng hở này và tiến thẳng tới Budogoshch. Cánh Nam, 16 tháng 10 - 12 tháng 11 năm 1941. Mũi tấn công ở cánh Nam của quân Đức đánh vào lực lượng Tập đoàn quân số 52 (Liên Xô), trên đường hành tiến vòng qua Malaya Vishera và tiếp cận Tikhvin từ phía Nam. Sau những trận chiến khốc liệt, ngày 22 tháng 10 Tập đoàn quân số 52 buộc phải rút bỏ Bolshaya Vishera. Tuy nhiên, đối mặt với sức kháng cự mạnh mẽ của quân đội Liên Xô, quân Đức quyết định tấn công hạ gục Malaya Vishera chứ không vòng qua nó nữa, trong khi sư đoàn thiết giáp số 8, rút về phía Bắc Malaya Vishera với mục đích không phải tấn công Tikhvin từ phía Nam mà là từ phía Bắc. Lúc đó, vào chiều 23 tháng 10 (theo các tài liệu Liên Xô là 24 tháng 10), Malaya Vishera chỉ còn do sư đoàn bộ binh số 126 chống giữ. Trước tình hình khẩn cấp, sư đoàn bộ binh số 259 và sư đoàn kỵ binh số 25 tại khu vực Demyansk được gấp rút điều lên phía Bắc để tăng cường cho Tập đoàn quân số 52. Nhận được quân tăng viện, Tập đoàn quân số 52 đã chặn đứng quân Đức tại cửa ngõ phía Đông của thành phố tại khúc cong của sông Malaya Vishera. Kế hoạch thọc sâu vào phía Nam Tikhvin của quân Đức đã thất bại. Trong suốt cuối tháng 10 cho đến 12 tháng 11, tình hình mặt trận tại đây vẫn giữ nguyên và quân Đức không thể tiến thêm thước tấc nào. Trước tình hình "cái dằm" Malaya Vishera vẫn đứng vững, bộ chỉ huy quân Đức buộc phải rút sư đoàn thiết giáp số 8 về và sau đó vào đầu tháng 11 là sư đoàn cơ giới hóa số 18 (thay thế nó là sư đoàn bộ binh Tây Ban Nha số 250), đơn vị mà ngày 18 tháng 10 đã vượt sông Volkhov ở phía Nam Shevelovo. Cánh phải của Cụm tác chiến chiến dịch cấp tập đoàn quân Novgorod có sự tham gia hạn chế vào trận chiến ở phía Nam Tikhvin, cụ thể là tổ chức phòng ngự cứng rắn ở các cứ điểm tại cánh phải quân Đức, đặc biệt là trại lính Muravyevsky, và tổ chức các đợt phản kích vào cạnh sườn quân Đức. Tuy nhiên các hoạt động hạn chế của cụm quân Novgorod không ảnh hưởng nhiều đến chiến cục. Khu vực trung tâm, ngày 16 tháng 10 - 19 tháng 11 năm 1941. Sau khi đánh chiếm đầu cầu Gruzino, vào ngày 18 tháng 10 các đơn vị xe tăng của Đức (sư đoàn thiết giáp số 12 và sư đoàn cơ giới hóa số 20) bắt đầu vượt sông Volkhov và thẳng tiến đến Tikhvin. Đến ngày 20 tháng 10, quân Đức đẩy cánh phải của sư đoàn bộ binh số 288 (Liên Xô) về phía Đông Nam tới thượng nguồn sông Osku. Cánh cửa dẫn tới Budogoshch gần như đã mở ra cho quân Đức (ngoại trừ khu vực phía Bắc do một phần của sư đoàn bộ binh số 292 (Liên Xô) chống giữ). Tuy nhiên do thời tiết xấu, quân Đức phải mất 3 ngày mới tiến được tới Budogoshch. Ngày 23 tháng 10, quân Đức đánh chiếm Budogoshch, thọc vào hậu cứ của Tập đoàn quân số 4 (Liên Xô) và buộc nó phải triệt thoái. Quân đội Liên Xô lập tức thi hành các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn mũi đột phá của quân Đức: ngày 29 tháng 10 sư đoàn bộ binh cận vệ số 4 được điều từ Sinyavino về trấn thủ tuyến đường sắt Budogoshch - Sitomlya; sư đoàn bộ binh số 191 cũng được điều về ngoại vi Sitomlya cùng ngày và đến đầu tháng 11 thì sư đoàn bộ binh số 44 từ Leningrad cũng được điều về đây. Cùng ngày 29, sư đoàn bộ binh số 92 và sư đoàn xe tăng số 60 nhanh chóng được điều đến tăng cường cho Tikhvin. Về phía mình, từ Budogoshch, sư đoàn thiết giáp số 12 (Đức) tiếp tục tấn công vào Sitomlya và ngày 31 tháng 10, quân đội Liên Xô triệt thoái khỏi thành phố này. Trong khi đó, sư đoàn cơ giới hóa số 18 (Đức) vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân đội Liên Xô và buộc phải vòng xuống phía Đông Nam và tiếp tục tấn công vào các nhà ga kế tiếp Taltsy, theo hướng Budogoshch - Gruzino. Đầu tháng 11, sư đoàn thiết giáp số 12 hội quân với sư đoàn cơ giới hóa số 18 và tiếp đó là sư đoàn thiết giáp số 8 đến từ Malaya Vishera. Từ ngày 4 tháng 11, phía Liên Xô ngưng các hoạt động phản kích cường độ mạnh và đến ngày 5, quân Đức tiếp tục cuộc tấn công. Đêm ngày 9 tháng 11, sư đoàn bộ binh số 51 của Đức, không cần nổ một tiếng súng, đã đánh chiếm Tikhvin. Về việc này, tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Quốc xã Franz Halder có nhận xét như sau: Ngày 12 tháng 11, sư đoàn thiết giáp số 12 (Đức) tổ chức tấn công từ Tikhvin dọc theo tuyến đường sắt Volkhov, và từ ngày 18 tháng 11 quân Đức chiếm Kudrovo (Sugorovo) và tiến sát tới Ostrov nằm trên bờ sông Syas. Tình hình diễn biến xấu buộc Đại bản doanh phải ra những quyết định thay đổi nhân lực: trung tướng V. F Yakovlev bị huyền chức và người thay thế ông chỉ huy tập đoàn quân số 4 là đại tướng K. A. Meretskov. Tiếp đó, bố trí binh lực tại khu vực cũng thay đổi kèm theo sự hiện diện của quân tiếp viện. Đến ngày 10 tháng 11, tập đoàn quân số 4 được tổ chức thành 3 cụm tác chiến bao gồm: Đến ngày 19 tháng 11, giai đoạn phòng ngự tại Tikhvin chấm dứt. Tập đoàn quân số 4 bắt đầu phản công. Cánh Bắc, ngày 16 tháng 10 - 4 tháng 12 năm 1941. Bộ Tư lệnh Tối cao Lục quân Đức đã chuyển sư đoàn bộ binh số 254 từ Kirishi sang tăng cường cho mũi tấn công tại cánh Bắc - theo hướng Voybokalo và Volkhov - (từ Gruzino tới Kirishi quân Đức có thể tự do di chuyển mà không gặp phải sức kháng cự đáng kể nào). Trên bờ Tây của sông Volkhov, sư đoàn bộ binh số 254 được bố trí ở cánh trái của quân Đức, trên sông Volkhov là sư đoàn bộ binh số 11 (chủ lực của sư đoàn này vượt sông Volkhov và hành tiến dọc theo con sông tới Kirishi và quay trở lại bờ Tây), còn trên bờ Đông là sư đoàn bộ binh số 21. Sư đoàn bộ binh số 11 sau một thời gian ngắn tái tổ chức và củng cố, ngày 24 tháng 10 đã tiến hành tấn công lên phía Bắc vào vị trí của sư đoàn bộ binh số 285 (Liên Xô) ở Posadnikov Ostrov. Trong ngày đầu tiên, quân đội Liên Xô phải triệt thoái 5-10 cây số. Triệt thoái cùng với sư đoàn bộ binh số 285 là các sư đoàn bộ binh số 311. Sư đoàn bộ binh số 21 cùng với một số đơn vị của sư đoàn bộ binh số 311 và sư đoàn bộ binh số 292 tiến đến trám chỗ và tổ chức phòng ngự dọc theo hữu ngạn sông Volkhov. Ngày 30 tháng 10, quân Đức tiến vào khu vực Volkhov. Trong tình trạng bị chia cắt và đánh tan, các ổ để kháng của quân đội Liên Xô vẫn chống cự quyết liệt và gây nhiều thương vong cho quân đội Đức quốc xã. Các tài liệu Đức đã ghi nhận: Trong quá trình tấn công, cánh trái của sư đoàn bộ binh số 254 (Đức) thường xuyên gặp phải sự uy hiếp nặng từ Tập đoàn quân số 54 và vì vậy từ tháng 11 họ đã phát triển tấn công lên phía Tây Bắc theo hướng Voybokalo và hướng Tây để đảm bảo hộ sườn cho mũi tấn công. Lúc này, do bận bịu với chiến sự ở Sinyavino từ ngày 20 tháng 10, Tập đoàn quân số 54 không thể huy động một lượng binh lực lớn để mở đòn đánh thọc sườn vào khối quân Đức đang tiến về Volkhov. Đến đầu tháng 11, các chỉ huy Liên Xô đã nhận thức rõ mối nguy bị tại Volkhov và ở phía sau lưng Tập đoàn quân số 54, vì vậy một lượng lớn binh lực tăng viện đã được điều đến khu vực này và khu vực Tikhvin. Vào lúc cuối tháng Mười, sư đoàn bộ binh số 310 được điều từ Sinyavino về phía Nam Volkhov, và vào đầu tháng 11 là lữ đoàn hải quân đánh bộ số 6. Tình hình tại Volkhov vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp vào nửa đầu tháng 11 khi đà tiến công của quân Đức - tuy chậm - nhưng vẫn không dừng lại. Các sư đoàn bộ binh số 285 và 311 đã hao tổn nặng nề và khó có thể chống giữ lâu hơn được nữa. Trong khi đó, sư đoàn bộ binh số 21 (Đức) tiếp tục đánh vào khu vực của sư đoàn bộ binh số 310 (Liên Xô vốn đã triệt thoái trước mũi tấn công của quân Đức tại Volkhov, và chiến đấu với một số đơn vị của sư đoàn bộ binh số 292. Ngày 4 tháng 11, sư đoàn bộ binh số 21 tiến lên phía Bắc Zarechye. Từ ngày 5 đến ngày 12 tháng 11, chiến sụ giữa sư đoàn bộ binh số 21 (Đức) và lữ đoàn hải quân đánh bộ số 6 (Liên Xô) tiếp tục diễn biến một cách giằng co và quyết liệt. Quân Đức lúc này đang dần dần tiếp cận Volkhov và tiến tới khu làng Veltsa. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô vẫn giữ vững khu vực bờ Đông của sông Volkhov gần khu làng Prusynya. Cùng lúc đó, sư đoàn bộ binh số 11 của Đức tiếp tục hành tiến trên bờ Tây sông Volkhov và đến ngày 4 tháng 11 tiến tới Olomna, và ngày 12 tháng 11 tiếp cận khu vực phía Bắc Glazhevo. Sau một giai đoạn ngắn tạm dừng, từ ngày 14 tháng 11 quân Đức tiếp tục tấn công. Tuy nhiên lực lượng Liên Xô chống giữ tại đây bao gồm lữ đoàn hải quân đánh bộ số 6. lữ đoàn xe tăng số 16, phần còn lại của sư đoàn bộ binh số 310 và một số đơn vị khác tiếp tục chiến đấu mạnh mẽ và gây nhiều khó khăn cho quân Đức. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh tối cao Lục quân Đức chuyển hướng tấn công tại Volkhov từ phía Tây sang hướng tớiShum. Đến ngày 14 tháng 11, sư đoàn bộ binh số 311 (Liên Xô) bị thiệt hại nặng nề đã được rút ra và thay vào đó là các sư đoàn bộ binh cận vệ số 3 cùng lữ đoàn xe tăng số 122. Trước đó, vào ngày 28 tháng 10, lực lượng Liên Xô chống giữ tại Volkhov đã được tổ chức lại thành cụm tác chiến Volkhov, tập đoàn quân số 4 và đến ngày 12 tháng 11, thuộc quân đoàn 54. Về phía quân Đức, ngày 20 tháng 11 đã thành lập ở khu vực này cụm tác chiến Beckman, trong đó bao gồm sư đoàn bộ binh số 223 được tăng cường sang hướng này từ hồi 14 tháng 11 và một số đơn vị của sư đoàn thiết giáp số 8. Mặc dù hướng tấn công chính đã thay đổi, chiến sự tại hướng chính diện Volkhov vẫn diễn biến ác liệt, với từng khu làng bị giành đi giật lại nhiều lần bởi hai bên. Đến ngày 25 tháng 11, cuối cùng quân Đức đã bị chặn đứng tại vị trí chỉ cách Volkhov 6 cây số. Ở phía Đông Volkhov, các đơn vị công binh của sư đoàn bộ binh số 21 đã xâm nhập và phá hoại tuyến đường sắt Volkhov ở hướng Petrozavodsk, còn tại phía Tây Volkhov, các lực lượng trinh sát của sư đoàn bộ binh số 11 đã tạm thời đánh chiếm một đoàn đường bộ Volkhov - Leningrad. Tuy nhiên đó là điểm xa nhất về phía Bắc mà quân Đức có thể tiến tới được. Chiến sự vẫn tiếp diễn cho tới đầu tháng 12; vào ngày 1 tháng 12 quân đoàn số 1 của tướng Kuno-Hans von Both đã bị chặn đứng, đến ngày 3 tháng 11 quân đội Liên Xô đã bắt đầu phản công. Kết quả. Chiến dịch phòng ngự Tikhvin là một trong những trận phòng ngự đầu tiên của quân đội Liên Xô đã khiến quân Đức không thể đạt được mục tiêu chiến dịch của mình. Mặc dù trong trận đánh này, tại hướng trung tâm quân Đức đã đánh chiếm Tikhvin và cắt đứt tuyến đường sắt tiếp tế cho Leningard, tuy nhiên ở các hướng tấn công khác họ đã thất bại. Mục tiêu kết nối với quân Phần Lan tại Svir và hoàn tất việc bao vây Leningrad cũng không đạt được, và vì vậy những nỗ lực của quân đội Liên Xô tại Tikhvin đã cứu sống Leningrad cũng như hạm đội Baltic. Các mũi phụ công của quân Đức ở phía Bắc và phía Nam cũng thất bại: ở phía Nam quân Đức không thể đột phá được chiều sâu chiến dịch và không kết nối được Cụm Tập đoàn quân Bắc với Cụm Tập đoàn quân Trung tâm đang ở Kalinin, tại phía Bắc quân Đức cũng không thể tiếp cận được bờ Nam của hồ Ladoga. Tuy nhiên việc để mất Tikhvin cũng khiến việc tiếp tế vào Leningrad trở nên khó khăn hơn, dẫn đến những thương vong thê thảm cho dân chúng thành Leningrad trong nạn đói mùa đông 1941-1942. Đồng thời, sức kháng cự mãnh liệt của quân đội Liên Xô cùng với thiệt hại nặng nề về người và của quân Đức và tuyến tiếp tế, hậu cần kéo dài của quân đội phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho đợt phản công giải phóng Tikhvin của quân đội Liên Xô diễn ra ngay sau đó.
1
null
Trường nội trú () đem đến nền giáo dục cho các học sinh sống trong khuôn viên trường, trái ngược với một trường học ban ngày. Từ "boarding" được sử dụng theo nghĩa "room and board" (căn phòng và tiền ăn) tức là chỗ ở và bữa ăn. Vì chúng đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, và bây giờ trải rộng trên nhiều quốc gia, chức năng và đặc điểm của chúng rất khác nhau. Theo truyền thống, học sinh ở lại trường trong thời hạn; một số trường tạo điều kiện cho học sinh trở về nhà vào mỗi cuối tuần và một số học sinh mới đến. Một số dành cho cả bé trai hay bé gái trong khi một số khác là dạy học cho cả nam và nữ. Tại Vương quốc Anh, nơi có lịch sử lâu đời với các trường như vậy, nhiều trường độc lập (tư thục) cung cấp giáo dục nội trú, nhưng cũng có vài chục trường công lập, nhiều trường phục vụ trẻ em từ các nơi xa. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các trường nội trú đều học lớp bảy hoặc chín đến lớp mười hai, những năm học trung học. Một số trường nội trú Mỹ có một năm "post-graduate" để giúp sinh viên chuẩn bị vào đại học. Trong một số thời điểm và các trường nội trú là lựa chọn giáo dục ưu tú nhất (như Eton và Harrow, nơi đào tạo ra một số thủ tướng), trong khi trong các bối cảnh khác, chúng đóng vai trò là nơi để cách ly trẻ em được coi là một vấn đề đối với cha mẹ hoặc xã hội rộng lớn hơn. Canada và Hoa Kỳ đã cố gắng đồng hóa trẻ em bản địa trong hệ thống trường lưu trú Ấn Độ-Canada và các trường nội trú Ấn Độ-Mỹ tương ứng. Một số chức năng cơ bản làm trại trẻ mồ côi, ví dụ: G.I. Trường nội trú Rossolimo số 49 ở Nga. Hàng chục triệu trẻ em nông thôn hiện đang được giáo dục tại các trường nội trú ở Trung Quốc. Trường nội trú trị liệu cung cấp điều trị cho những khó khăn tâm lý. Học viện quân sự cung cấp kỷ luật nghiêm ngặt. Giáo dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt có mối liên hệ lâu dài với nội trú; xem, ví dụ, giáo dục người điếc và Hội đồng các trường học và dịch vụ dành cho người mù. Một số trường nội trú cung cấp một sự hòa nhập vào giáo dục dân chủ, chẳng hạn như Trường Summerhill. Những số khác là trường quốc tế, chẳng hạn như United World College. Lịch sử. Các trường nội trú có bản chất khác nhau tùy theo loại hình xã hội. Ví dụ, trong một số xã hội, trẻ em bước vào độ tuổi sớm hơn so với những nơi khác. Trong một số xã hội, một truyền thống được phát triển trong đó các gia đình khi gửi con cái họ đến trường nội trú trong nhiều thế hệ. Một quan sát dường như được áp dụng trên toàn cầu là số lượng bé trai lớn hơn đáng kể so với bé gái học trường nội trú và trong một khoảng thời gian dài hơn. Việc gửi trẻ em đặc biệt là các bé trai, đến các gia đình khác hoặc đến các trường học để chúng có thể học cùng nhau có từ rất lâu, được ghi lại trong văn học cổ điển và trong các tư liệu ở Vương quốc Anh từ hơn 1.000 năm trước. Ở châu Âu, phương thức đầu tiên có từ thời trung cổ là các bé trai được gửi đến và được dạy bởi các giáo sĩ biết chữ, trong các tu viện hoặc như làm người hầu trong gia đình quý tộc lớn. King School, Canterbury, được cho là trường nội trú lâu đời nhất trên thế giới, bắt nguồn từ sự phát triển của trường tu vào khoảng năm 597 sau Công nguyên. Tác giả của "Biên niên sử Croyland" nhớ lại việc được Nữ hoàng Editha, vợ của Edward Sám hối (Edward the Confession) kiểm tra về ngữ pháp trong tòa lâu đài tu viện khi còn là một học sinh ở trường nam sinh Westminster, vào khoảng những năm 1050. Các trường tu như vậy thường bị giải thể với chính các tu viện dưới thời Henry VIII, mặc dù trường Westminster được bảo tồn đặc biệt bởi giấy chứng nhận đặc quyền (letters patent) của nhà vua và dường như hầu hết các trường học đã được thay thế ngay lập tức. Winchester College được thành lập bởi Giám mục William xứ Wykeham vào năm 1382 và trường Oswestry School được thành lập bởi David Holbache vào năm 1407 là những trường nội trú lâu đời nhất hoạt động liên tục.
1
null
Gustaf VI Adolf của Thụy Điển ("Oscar Fredrik Wilhelm Olaf Gustaf Adolf", 11 tháng 11 năm 1882 – 15 tháng 9 năm 1973) là vua Thụy Điển từ 29 tháng 10 năm 1950 cho đến khi băng hà. Ông là con trai cả của Quốc vương Gustaf V và mẹ là Victoria của Baden. Ông sinh ra tại Cung điện Vương thất ở Stockholm và lúc sinh được phong là Công tước xứ Skåne. Gustaf Adolf là một hậu duệ của các vị vua Bernadotte của Thụy Điển, cũng như nhà Vasa. Thông qua Victoria mẹ của mình, ông cũng là một hậu duệ của Gustav IV Adolf của Thụy Điển của nhà Holstein-Gottorp bị lật đổ. Ngày 29 tháng 10 năm 1950, Vương thái tử Gustaf Adolf trở thành vua ở tuổi 67 sau khi cha mình là vua Gustaf V băng hà. Ông lúc đó là thái tử lâu đời nhất của thế giới. Phương châm cá nhân của ông là Plikten framför allt, "Nhiệm vụ trước tất cả".
1
null
Al-Hasakah ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat al-Ḥasakah"; "") là một tỉnh ở cực đông bắc của Syria. Tỉnh có các vùng đất màu mỡ, nguồn nước đồi dào, thiên nhiên tươi đẹp và có trên một trăm di chỉ khảo cổ học. Nó bao gồm một phần của tỉnh Al-Jazira cũ. Phía bắc giáp các tỉnh Şanlıurfa, Mardin và Şırnak của Thổ Nhĩ Kỳ, phía nam giáp tỉnh Deir ez-Zor, phía đông giáp các tỉnh Dohuk và Nineveh của Iraq, phía tây giáp tỉnh Ar-Raqqah. Các huyện. Tỉnh được chia thành bốn huyện (Mintaqa's): Chúng được chia tiếp thành một số phó huyện ("nawahi"). Nhân khẩu. Cư dân của tỉnh Al Hasakah đa dạng về dân tộc và văn hóa, nhóm đông nhất là người Kurd và Assyria, các nhóm nhỏ hơn gồm người Ả Rập, người Armenia và các sắc tộc khác. Năm 2007, dân số của tỉnh ước tính đạt 1.377.000 người. Các đô thị nổi bật trong tỉnh và dân số ước tính năm 2006: Theo điều tra dân số năm 2004, Qamlishli có 232.258 cư dân, Al Hasakah có 254.622 cư dân, Ra's al 'Ayn có 121.708 cư dân và Al Malikiyah có 110.327 cư dân; song các con số này là của "nawahi" bao gồm các đô thị đó. Khảo cổ. Sông Khabur chảy qua al-Hasakah với chiều dài , nó đã chứng kiến sự ra đời của một số những nền văn minh cổ nhất trên thế giới. Các di chỉ khảo cổ nổi tiếng là:
1
null
Aleppo ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Ḥalab" / ) là một trong 14 tỉnh của Syria, giáp biên giới với các tỉnh Hatay, Kilis, Gaziantep và Şanlıurfa của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là tỉnh đông dân cư nhất tại Syria với 4.045.166 người (điều tra năm 2004 census), chiếm 23% tổng dân số Syria. Tỉnh đứng thứ năm về diện tích với 18.482 km², khoảng 10% tổng diện tích Syria. Thủ phủ là thành phố Aleppo. Cùng với tỉnh Idlib (và Sanjak of Alexandretta), tỉnh Aleppo tạo thành Vùng phía Bắc của Syria. Về mặt lịch sử, vùng phía Bắc là nơi màu mỡ nhất và đông dân cư nhất tại Syria; điều này giải thích lý do vì sao tỉnh Aleppo có số lượng lớn nhất các đô thị (32), làng (1430), và trang trại (1424) tại Syria (so với 28 đô thị, 190 làng, và 82 trang trại tại tỉnh Rif Dimashq). Nó cũng giải thích lý do vì sao vùng phía Bắc có một con số lớn các di chỉ khảo cổ và nhiều hơn những nơi khác tại Syria. Thành phố. Các thành phố và huyện lị của tỉnh Aleppo (2004): Huyện. Tỉnh được chia thành 10 huyện (Mintaqa's) tính đến năm 2011: Các huyện được chia tiếp thành 42 phó huyện (Nāḥiyas).
1
null
Dara`a ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Dara‘ā") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở phía tây-nam của đất nước và có diện tích 3.730 km². Tỉnh giáp với các tỉnh Irbid và Mafraq của Jordan ở phía nam, Quneitra ở phía tây, Rif Dimashq ở phía bắc và Al-Suwayda (tỉnh) ở phía đông. Theo điều tra dân số chính thức năm 2010, dân số của tỉnh là 998.000 người. Thành phố thủ phủ của tỉnh cũng mang tên Daraa. Huyện. Tỉnh được chia thành 3 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành các phó huyện (nawahi).
1
null
Deir ez-Zor ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Dayr az-Zawr") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở phía đông của Syria, giáp với các tỉnh Nineveh và Al Anbar của Iraq. Tỉnh có diện tích 33.060 km² và dân số theo điều tra năm 2010 là 1.202.000 người. Thành phố thủ phủ là Deir ez-Zor. Các huyện. Tỉnh được chia thành 3 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành các phó huyện (nawahi). Chiến dịch vườn cây ăn quả. Deir ez-Zor là tỉnh bị Israel tàn phá trong Chiến dịch Vườn cây ăn quả vào ngày 6 tháng 9 năm 2007. Israel đã ném bom một khu liên hiệp ở miền bắc Syrian gần nơi bị nghi ngờ là có chứa các vật liệu hạt nhân từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
1
null
Hama ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Ḥamā") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở tây-trung Syria. Diện ích của tỉnh là 8.844 km² hoặc 8.883 km². Theo điều tra dân số năm 2010, dân số của tỉnh là 1.593.000 người. Thành phố thủ phủ là Hama. Hama là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp quan trọng tại Syria, diện tích đất canh tác của tỉnh là , tức hơn một phần ba diện tích tự nhiên. Tỉnh sản xuất trên một nửa lượng khoai tây và quả hồ trăn của quốc gia, cũng như trồng nhiều loại rau khác nhau. Các trại chăn nuôi gia súc là phổ biến trong tỉnh. Huyện. Tỉnh được chia thành 5 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành 22 phó huyện (nawahi).
1
null
Homs ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Ḥimṣ") là một trong "muhafazat" (tỉnh) của Syria. Tỉnh nằm ở miền Trung Syria. Diện tích của tỉnh là 40.940 km². hoặc 42.223 km². Về mặt địa lý, đây là tỉnh lớn nhất tại Syria. Theo điều tra năm 2010, tỉnh Homs có dân số 1.763.000 người. Thủ phủ là thành phố Homs. Tỉnh Homs được chia thành 6 huyện ("mantiqah"). Homs cũng là thủ phủ của huyện Homs. Phía bắc giáp các tỉnh Tartus, Hama, Ar-Raqqah và Deir ez-Zor, phía nam giáp tỉnh Rif Dimashq, phía đông giáp tỉnh Al Anbar của Iraq và tỉnh Mafrad của Jordan, phía tây giáp các tỉnh Bắc và Beqaa của Liban. Huyện. Tỉnh được chia thành 6 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành 23 phó huyện (nawahi).
1
null
Idlib ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Idlib") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm tại tây bắc của Syria, giáp với tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ. Diện tích của tỉnh là 5.933 km² hay 6.097 km². Theo điều tra năm 2010, dân số của tỉnh là 1.464.000 người. Tỉnh lị là thành phố Idlib. Huyện. Tỉnh được chia thành 5 huyện ("manatiq"): Các huyện được chia tiếp thành các phó huyện (nawahi).
1
null
Latakia ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat al-Lādhiqīyah") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở phía tây Syria, giáp với tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc và Địa Trung Hải ở phía tây. Diện tích của tỉnh là 2.297 km² hay 2.437 km². Theo số liệu năm 2010, dân số của tỉnh là 991.000 người và là một trong số ít các tỉnh của có cộng đồng Alawi chiếm đa số. Người Alawi sống tập trung ở trung tâm và phía nam tỉnh, còn người Ả Rập Sunni và người Turkmen sống tập trung ở phía đông bắc tỉnh. Thành phố tỉnh lị là Latakia có 400.000 dân cư, trong đó người Alawi chiếm 50%, người Sunni 40% và người Cơ đốc giáo 10%. Tỉnh là một phần lịch sử của Nhà nước Alaouites, tồn tại từ 1920–1936. Thành phố Latakia là thủ đô của nhà nước này. Huyện. Tỉnh được chai thành bốn huyện ("manatiq"): Các huyện được chia tiếp thành các phó huyện (nawahi).
1
null
Quneitra ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Al-Qunayṭrah") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở miền Nam Syria, bao gồm cả Cao nguyên Golan. Tỉnh giáp với tỉnh Nabatieh của Liban, tỉnh Irbid của Jordan và quận Bắc của Israel. Tỉnh có diện tích đang quản lý là 685 km² và diện tích lý thuyết là 1.861 km². Theo ước tính năm 2010, dân số của tỉnh là 87.000 người. Tỉnh lị trên danh nghĩa là thành phố bị bỏ hoang Quneitra. Hầu hết tỉnh bị Israel chiếm giữ trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 và 1973 Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 và gây nên vấn đề Cao nguyên Golan. Huyện. Tỉnh được chia thành 2 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành 6 phó huyện (nawahi).
1
null
Ar-Raqqah ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat ar-Raqqah") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở miền bắc của đất nước, giáp biên giới với tỉnh Şanlıurfa của Thổ Nhĩ Kỳ và có diện tích 19.616 km². Theo điều tra năm 2010, dân số của tỉnh là 921.000 người. Thành phố thủ phủ là Ar-Raqqah. Huyện. Tỉnh được chia thành 3 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành các phó huyện (nawahi).
1
null
Rif Dimashq ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Rīf Dimashq"; nghĩa là, "Tỉnh vùng nông thôn của Damascus") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở phần tây nam của đất nước. Tỉnh giáp với các tỉnh Quneitra, Daraa và al-Suwayda (bao gồm vùng Hauran lịch sử) ở phía tây nam, Homs ở phía bắc, Beqaa và Nabatieh của Liban ở phía tây và Mafraq của Jordan ở phía nam. Tỉnh hoàn toàn bao quanh tỉnh-thành phố Damascus, cũng là tủng tâm hành chính của Rif Dimashq. Tỉnh có diện tích 18.032 km² và dân số theo điều tra năm 2004 là 2.273.074 người. Huyện. Tỉnh được chia thành 9 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành 36 phó huyện (nawahi).
1
null
As-Suwayda ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat as-Suwaydā’") là tỉnh cực nam trong tỉnh của Syria. Tỉnh có diện tích 5.550 km² và tạo thành một phần của vùng lịch sử Hawran. Tỉnh lị và thành phố chính là as-Suwayda. Về mặt địa lý, tỉnh bao gồm toàn bộ Jabal al-Druze, và phần phía đông của Lejah, và một phần của thảo nguyên khô cằn phía đông Harrat Ash Shamah. Phía bắc giáp tỉnh Rif Dimashq, phía nam và phía đông giáp tỉnh Mafraq của Jordan, phía tây giáp tỉnh Daraa. Nhân khẩu. Theo ước tính năm 2011, tỉnh có khoảng 417.000 cư dân. Và là tỉnh duy nhất tại Syria có một cộng đồng Druze chiếm đa số. Trên địa bàn tỉnh có một thiểu số đáng kể tín đồ Chính Thống giáo Đông phương và một cộng đồng nhỏ Hồi giáo. Hầu hết các cư dân sinh sống tại các phần phía tây của tỉnh, đặc biệt là tại sườn phía tây của Jabal ad-Duruz. Trong khi chỉ có bộ tộc du mục Bedouin sống trong khu vực cằn cỗi Harrat Ash Shamah. Huyện. Tỉnh được chia thành 3 huyện (manatiq): Các huyện được chia tiếp thành 9 phó huyện (nawahi). Tỉnh có 3 thành phố: As-Suwayda, Salkhad, Shahba
1
null
Tartus ( / ALA-LC: "Muḥāfaẓat Ṭarṭūs") là một trong 14 tỉnh của Syria. Tỉnh nằm ở phía tây Syria, giáp với tỉnh Bắc của Liban ở phía nam, Địa Trung Hải ở phía tây, Latakia ở phía bắc, và Homs và Hama ở phía đông. Đây là một trong số ít các tỉnh có cộng đồng Alawi chiếm đa số tại Syria. Diện tích của tỉnh là 1.890 km² hay 1.892 km² . Theo con số năm 2010, dân số của tỉnh là 785.000 người. Thành phố thủ phủ là Tartus. Tỉnh là một nhà lịch sử của Quốc gia Alaouites, tồn tại từ 1920–1936. Huyện. Tỉnh được chia thành 5 huyện ("manatiq"): Các huyện được chia tiếp thành 27 phó huyện (nawahi).
1
null
Syria được chia thành các cấp hành chính lần lượt như sau: Mỗi tỉnh và huyện có một thành phố thủ phủ, ngoại trừ tỉnh Rif Dimashq và huyện Markaz Rif Dimashq. Tất cả các phó huyện đều có trung tâm hành chính riêng của mình. Tại tất cả các huyện của Syria, huyện có cùng tên với huyện lị trừ một ngoại lệ; huyện Núi Simeon có huyện lị là Aleppo. Các phó huyện cũng tương tự với ngoại lệ là phó huyện Markaz Jabal Sam'an có trung tâm là Aleppo. Tỉnh lị và huyện lị. Số liệu theo điều tra dân số chính thức năm 2004:
1
null
Syria được chia làm 14 vùng thủ hiến, hay "muhafazat" (số ít: "muhafazah"), đôi khi được gọi là tỉnh hat hạt Các vùng này được chia thành 60 huyện, hay "manatiq" (số ít: "mintaqah"), và tiếp tục được chia thành các phó huyện, hay "nawahi" (số ít: "nahia"). "nawahi" bao gồm các làng, làng cũng là đơn vị hành chính nhỏ nhất. Thống đốc các vùng thủ hiến sẽ dược bổ nhiệm dựa trên đề nghị của Bộ tưởng Bộ Nội vụ, nội các sẽ phê chuẩn việc này. Thống đốc chịu trách nhiệm về y tế, hành chính, các dịch vụ xã hội, giáo dục, du lịch, công trình công cộng, giao thông vận tải, nội thương, nông nghiệp, công nghiệp, phòng hộ dân sự, duy trì pháp luật và trật tự trên địa bàn của tỉnh mình.
1
null
Rắn lục đầu bạc (danh pháp hai phần: Azemiops feae) là một loài rắn lục thuộc chi "Azemiops" trong phân họ đơn chi Azemiopinae. Hiện tại, chưa có phân loài nào của nó được công nhận. Mẫu vật đầu tiên được nhà thám hiểm người Ý Leonardo Fea sưu tập, và loài mới cùng chi mới được Boulenger mô tả vào năm 1888. Được xem là một trong các loài rắn lục nguyên thủy nhất, nó được tìm thấy trong các dãy núi ở Đông Nam Á tại Trung Quốc, đông nam Tây Tạng và bắc Việt Nam. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu bạc phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Lạng Sơn.
1
null
Rắn lục sừng (danh pháp khoa học: "Trimeresurus cornutus") là một loài rắn pitviper độc được tìm thấy ở Việt Nam. Trước đây, nó được biết đến từ chỉ hai tiêu bản nhưng gần đây các phát hiện lại ở miền trung Việt Nam. Không có phân loài được công nhận. Đầu chúng có hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm. Đặc điểm nhận dạng. Là một loài rắn nhỏ. Đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ. Mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt và phát triển thành cái sừng trên mắt, có hõm trên má. Mặt trên lưng có 2 dãy vết sẫm lớn, các vết này thường nối với nhau thành vạch ngang, mặt của bụng màu trắng có những vết chấm nâu. Kích thước trung bình của rắn lục sừng : khoảng 50 cm. Sinh học, sinh thái. Rắn lục sừng được tìm thấy trên mặt đất trong rừng thường xanh và trên núi đá vôi hoặc các mõm đá granit. Chúng săn mồi ban đêm ở các khu rừng phục hồi ở các khu vực núi đá vôi. Phạm vi địa lý. Được tìm thấy ở vườn quốc gia Bạch Mã và Bắc Bộ Việt Nam. Nó xuất hiện ở các rừng mưa ở cao độ thấp. Rắn lục sừng sống ở rừng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Thừa Thiên Huế.. Gumprecht "et al." (2004) viết rằng trước đây loài này chỉ được biết đến từ hai tiêu bản nhưng đã được phát hiện lại ở Miền trung Việt Nam (Phong Nha-Kẻ Bàng vào năm 2011 (Ziegler and Herrmann, 2002). Tình trạng bảo tồn. Loài này được xếp vào nhóm thiếu dữ liệu (DD) trong sách đỏ IUCN (v2.3, 1994).
1
null
Rắn lục Trùng Khánh (danh pháp khoa học: Protobothrops trungkhanhensis) là một loài rắn đặc hữu của Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi "Protobothrops". Mô tả. Rắn lục Trùng Khánh có các đặc điểm: màu sắc mặt lưng, đầu của con đực và con cái tương tự như nhau có màu nâu xám nhạt. Chúng sống ở độ cao khoảng từ 500 - 700 mét trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới.
1
null
Tortola là hòn đảo lớn nhất và đông dân cư nhất của Quần đảo Virgin thuộc Anh, một nhóm các hòn đảo tạo thành một phần của quần đảo Virgin. Người Hà Lan định cư và gọi đảo là Ter Tholen, theo tên một hòn đảo ven biển tạo thành một phần bờ biển phía tây của Hà Lan. Khi người Anh đến, họ đã đổi tên đảo thành Tortola, tên gọi vẫn được sử dụng cho đến nay. Người châu Âu bắt đầu xuất hiện trong lịch sử của Tortola sau năm 1493, khi Cristoforo Colombo phát hiện ra những hòn đảo mà nay được gọi là Quần đảo Virgin thuộc Anh và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ và đặt tên cho chúng theo 11.000 trinh nữ của Thánh tử đạo Ursula. Người Tây Ban Nha đã thực hiện một vài nỗ lực để có thể định cư tại khu vực, song những tên hải tặc như Râu đen và Thuyền trưởng Kidd mới là những người Âu đầu tiên định cư trên các đảo. Đến thế kỷ 17, người Anh đã chiếm đoạt quyền kiểm soát khu vực từ tay người Hà Lan, họ thành lập một thuộc địa đồn điền lâu dài tại đảo Tortola và các đảo xung quanh. Ngành công nghiệp mía đường, phụ thuộc vào các lao động nô lệ người châu Phi được vận chuyển đến, đã thống trị Tortola trong 150 năm sau đó. Đến giữa thế kỷ 19 thì kinh tế trên đảo giảm sút sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ. Một tỷ lệ lớn số địa chủ người da trắng đã dời Quần đảo Virgin thuộc Anh trong thời gian suy thoái kinh tế, nhưng mối quan hệ chính trị giữa đảo và người Anh vẫn tiếp tục được duy trì. Tortola là một hòn đảo đồi núi, dài 13,5 mi (19 km) và rộng 3 mi (5 km), với diện tích 21,5 dặm vuông (55,7 km²). Được tạo thành bởi hoạt động núi lửa, đỉnh cao nhất trên đảo là núi Sage với cao độ 1750 feet (530 m). Tortola nằm gần một đới đứt đoạn động đất, và thường xuyên xảy ra động đất nhỏ. Dân số Tortola là 23.908 người. Khu định cư chính là Road Town, thủ phủ của Quần đảo Virgin thuộc Anh.
1
null
Manuel I Komnenos "Đại đế" (hay Comnenus) (tiếng Hy Lạp: Μανουήλ Α 'Κομνηνός, "Manouēl I Komnenos"; ngày 28 tháng 11 năm 1118 - 24 tháng 9 năm 1180) là một Hoàng đế Byzantine vào thế kỷ 12, người trị vì trong một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của Đế quốc Đông La Mã và Địa Trung Hải. Mong muốn khôi phục lại đế chế của ông như thời kỳ vinh quang trong quá khứ của nó như từng là một siêu cường của thế giới Địa Trung Hải, Manuel theo đuổi một chính sách ngoại giao năng động và đầy tham vọng. Trong quá trình này, ông đã liên minh với Đức Giáo hoàng và phía tây đang hồi sinh, xâm lược Italia, thành công trong việc cho phép quân đội Thập tự chinh thứ hai nguy hiểm hành quân qua lãnh thổ của mình, và đặt quyền bảo hộ của Byzantine lên tiểu quốc Thập tự quân Outremer. Đối mặt với bước tiến vượt mặt của người Hồi giáo tại Đất Thánh, ông đã liên kết với Vương quốc Jerusalem và tham gia vào một cuộc xâm lược kết hợp vào Nhà Fatima ở Ai Cập. Manuel định hình lại bản đồ chính trị các nước vùng Balkan và Địa Trung Hải phía đông, đặt các vương quốc Hungary và Outremer dưới quyền bá chủ Byzantine và triển khai các chiến dịch tấn công hung hăng đối với các nước láng giềng của mình ở phía tây và ở phía đông. Tuy nhiên, vào cuối thời kỳ trị vì của ông, những thành tựu ở phía đông của Manuel đã bị tổn hại bởi một thất bại nghiêm trọng tại Myriokephalon, trong đó phần lớn nguyên nhân là do tính kiêu ngạo của ông khi tấn công một vị trí Seljuk được phòng vệ kỹ. Mặc dù đế chế Byzantine phục hồi và Manuel đã ký kết một hiệp ước hòa bình rất có lợi với Sultan Kilij Arslan II của Hồi quốc Rûm, nhưng Myriokephalon đã chứng minh rằng đây là trận đánh cuối cùng, và người Byzantine không bao giờ có thể tái chiếm vùng Anatolia từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ. Được người Hy Lạp xưng tụng là "ho Megas" (, dịch nghĩa là "Đại đế"), Manuel được biết là người đã truyền cảm hứng cho sự trung thành của những người phục vụ ông. Ông cũng xuất hiện như là một vị anh hùng cứu nhân độ thế trong lịch sử bởi những gì được viết ra trợ lý của ông, Ioannes Kinnamos, khi mà ông đều chứa đủ mọi đức hạnh. Manuel, người đã bị ảnh hưởng do sự tiếp xúc của ông với quân đội Thập tự chinh phương Tây, được hưởng danh tiếng là "vị hoàng đế có phúc nhất của Constantinopolis" trong phần thế giới Latin. Tuy vậy các sử gia hiện đại không thể hiện sự ủng hộ với ông. Một số người trong số họ khẳng định rằng sức mạnh vô địch mà ông có không phải do chính ông làm nên, nhưng nó cũng đại diện cho Triều đại của ông, họ cũng cho rằng, dù đế quốc Byzantine suy kiệt sau cái chết của Manuel, nó chỉ là điều tự nhiên vì nguyên nhân sự suy yếu này xuất phát từ chính Triều đại của ông. Lên ngôi hoàng đế. Manuel Komnenos là con trai thứ tư của Ioannes II Komnenos và Piroska của Hungary và vì thế mà dường như chuyện ông kế vị cha là điều khó có thể xảy ra. Ông ngoại ông là vua László I của Hungary. Sau những gì đã thể hiện trong cuộc chiến chống lại người Thổ Seljuk của Ioannes, vào năm 1143 Manuel đã được vua cha ưu tiên chọn làm thái tử thay vì anh trai Isaac của ông. Sau khi Ioannes mất vào ngày 8 tháng 4 năm 1143, con trai ông Manuel đã được quân đội tôn lên làm hoàng đế. Tuy vậy, không có gì có thể đảm bảo cho sự kế vị này: Ngồi bên giường hấp hối của cha tại Cilicia cách xa Constantinopolis, ông nhận ra rằng mình cần phải quay trở lại kinh đô càng sớm càng tốt. Tuy vậy, ông phải ở lại coi tang cho cha và phong tục tập quán đòi hỏi ông phải mở một tu viện ngay tại chỗ đất mà cha ông qua đời. Ông nhanh chóng hạ lệnh cho viên "megas domestikos" Ioannes Axouch tức tốc đi trước, với lệnh bắt khẩn kẻ thù nguy hiểm tiềm tàng nhất là anh trai Isaac của ông, người đang sống trong Đại Cung điện và có thể lập tức tiếp cận kho báu và biểu chương hoàng gia. Axouch quay về kinh đô trước khi tin tức về cái chết của hoàng đế lan truyền đến đó. Ông ta nhanh chóng thu phục nhân tâm, và khi Manuel hồi kinh trong tháng 8 năm 1143, ông đã được tân thượng phụ Mikhael Kourkouas tôn lên làm vua. Ít ngày sau, khi không còn điều gì đáng ngại vì ngôi vị hoàng đế của mình đã được bảo đảm, Manuel đã hạ lệnh thả Isaac. Sau đó, ông hạ lệnh phân phát cho mỗi hộ ở Constantinoplis hai miếng vàng và hiến dânh 200 cân vàng (bao gồm 200 miếng bạc hàng năm) cho Giáo hội Đông La Mã. Đế quốc mà Manuel được thừa kế từ cha ông đã trải qua nhiều thay đổi lớn kể từ khi nó được sáng lập bởi Constantinus Đại đế tám thế kỷ trước. Dưới triều đại của tiên đế Justinianus I (527–565), một phần của đế quốc Tây La Mã bao gồm Ý, Bắc Phi và miền nam Tây Ban Nha đã được phục hồi. Tuy nhiên, đế quốc bắt đầu thu nhỏ kể từ đó. Sự thay đổi rõ ràng nhất đã xảy ra trong thế kỷ thứ 7 khi quân Hồi giáo chiếm Ai Cập, Palestine và phần lớn Syria. Người Hồi giáo tiến hành tây tiến vào Bắc Phi và Tây Ban Nha — tiến vào vùng đất mà vào thời Constantinus là những tỉnh phía tây của Đế quốc La Mã. Những thế kỷ tiếp đó, các vị hoàng đế La Mã cai quản một vùng đất bao gồm phần lớn là Tiểu Á ở phía đông và vùng Balkan ở phía Tây. Đến những năm cuối thế kỷ thứ 10, Đế quốc Đông La Mã bước vào một giai đoạn đánh dấu sự suy tàn quân sự và chính trị. Phần lớn những điều này đã được khắc phục dưới triều đại của ông nội và cha của Manuel. Tuy nhiên, đế quốc mà Manuel thừa kế là một chính thể phải đối mặt với những thách thức kinh khủng. Vào cuối thế kỷ 11, người Norman ở Sicilia đã đưa Italia ra khỏi tầm kiểm soát của các hoàng đế Đông La Mã. Những người Thổ Seljuk cũng đã làm tương tự với khu vực miền trung Anatolia. Và tại Levant, một lực lượng mới đã xuất hiện - các tiểu quốc Thập tự chinh - những người mang đến cho Đế quốc Đông La Mã nhiều thách thức mới. Vào lúc này, nhiệm vụ mà hoàng đế phải đối mặt trở nên thực sự khó khăn hơn bất cứ lúc nào trong những thế kỷ trước. Thập tự chinh thứ hai và Renaud de Châtillon. Thân vương xứ Antiochia. Năm 1144, Manuel phải đối mặt với thử thách đầu tiên kể từ khi lên ngôi khi Thân vương Raymond xứ Antiochia yêu cầu Đông La Mã nhượng lại khu vực Cilicia. Tuy vậy, chỉ một năm sau xứ Edessa ở phía đông lãnh địa của Raymond đã bị nhấn chìm bởi làn sóng jihad (thánh chiến) Hồi giáo vừa mới nổi lên do Imad ad-Din Atabeg Zengi cầm đầu. Raymond lúc này mới nhận ra rằng sự giúp đỡ trực tiếp từ phương tây (chỉ Đế quốc Đông La Mã) không còn là vấn đề nữa. Với việc sườn phía đông của mình giờ đây đang phải đối mặt với mối nguy hiểm mới này, ông ta dường như không có lựa chọn nào khác ngoài việc ông chuẩn bị cho một chuyến viếng thăm nhục nhã tới Constantinopolis. Ngậm cay nuốt đắng, Raymond phải kìm nén tính tự cao của mình mà đến phương bắc yêu cầu Manuel bảo vệ. Sau khi giao nộp mình cho Manuel, Raymond nhận được lời hứa giúp đỡ từ hoàng đế và qua đó mà lòng trung thành của Raymond đối với Đông La Mã được đảm bảo. Chinh phạt Konya. Năm 1146, Manuel tập hợp quân đội của mình tại căn cứ quân sự Lopadion và tiến hành một cuộc viễn chinh trừng phạt Sultan Masud của Rûm, người đã nhiều lần lấn chiếm biên giới của Đế quốc Đông La Mã ở miến tây Anatolia và Cilicia. Không có toan tính xâm chiếm lãnh thổ một cách có hệ thống, nhưng quân đội của Manuel đã đánh bại quân Thổ tại Acroënus trước khi chiếm đóng và phá huỷ thị trấn Philomelion kiên cố, rồi di dời quần thể Kitô hữu còn lại của nó. Quân đội Đông La Mã đã tiến đánh thủ đô Konya của Masud, tàn phá khu vực xung quanh thành phố, nhưng không thể tấn công tường thành. Trong số những động cơ của Manuel cho cuộc xâm lược này, có một điều đó là ông mong muốn được xem như là một người ủng hộ ý tưởng Thập tự chinh ở các nước phương Tây. Theo lời sử gia Hy Lạp đương thời Ioannes Kinnamos thì Manuel khát khao chứng tỏ sức võ lực của mình trước tân nương của ông ta. Cũng trong chiến dịch này, Manuel nhận được một lá thư từ Louis VII của Pháp tỏ ý sẽ đưa một đội quân đến cứu các quốc gia thập tự chinh. Phả hệ. Ancestors of Manuel I Komnenos of Byzantium
1
null
Rắn lục xanh (danh pháp hai phần: Trimeresurus stejnegeri), là loài rắn độc thuộc phân họ Crotalinae. Loài này được Karl Patterson Schmidt mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1925.. Nó được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Có ba phân loài được công nhận, bao gồm cả phân loài danh định mô tả ở đây. Bề ngoài loài này tương tự với loài "Trimeresurus popeiorum", nhưng bộ phận sinh dục của nó có cấu trúc khác nhau về cơ bản. Loài này thường sống ở khu rừng trên núi có độ cao lên đến 2.845 m. Chúng là loài săn mồi về đêm và vừa sinh sống trên cây vừa sinh sống trên mặt đất. Đôi khi chúng nghỉ hoặc săn lùng thức ăn gần các con suối trên núi. Thức ăn của chúng là động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn.
1
null
Thái Bình Thiên Quốc bắc phạt (chữ Hán: 太平天國北伐) là hành động quân sự trọng yếu của Thái Bình Thiên Quốc, diễn từ năm 1853 đến 1855, mục tiêu cuối cùng là Bắc Kinh của nhà Thanh, kết quả thất bại nặng nề, toàn quân bị tiêu diệt. Bối cảnh, diễn biến và kết cục. Năm 1853, sau khi Thái Bình Thiên Quốc đánh chiếm Nam Kinh, tháng 5, Đông vương Dương Tú Thanh phái Lâm Phượng Tường, Lý Khai Phương, Cát Văn Nguyên ngồi thuyền, từ Dương Châu xuất phát đến Phố Khẩu lên bờ, soái 9 cánh quân, hơn 2,5 vạn người lên phía bắc. Rồi phái Chu Tích Côn, Hứa Tông Dương, Hoàng Ích Vân làm hậu đội theo sau. Bấy giờ mục tiêu là chiếm lĩnh Thiên Tân, sau đó đợi viện quân, tiếp tục đánh lấy Bắc Kinh. Hậu đội sau khi lên bờ ở Phố Khẩu thì đi lạc đến Lục Hợp, còn chưa gặp được tiền đội thì phát sinh hỏa hoạn, tử thương nặng nề. Hoàng Ích Vân mất mạng, Chu Tích Côn trốn đến hội họp với Lâm Phượng Tường, Hứa Tông Dương quay về Thiên Kinh. Sau khi từ Dương Châu xuất phát. quân Bắc Phạt đi qua Lâm Hoài quan và phủ Phượng Dương của An Huy, vào tháng 6 đi qua Bạc Châu tiến vào Hà Nam. Họ đánh hạ phủ Quy Đức của Hà Nam, cướp được hơn 2 vạn cân thuốc nổ cùng vô số đại bác, nhưng không có lương thực. Quân Bắc Phạt vốn muốn quay về Lưu Gia khẩu cách phủ Quy Đức 40 dặm về phía bắc để cướp thuyền vượt Hoàng Hà, nhưng quân Thanh đã đem toàn bộ thuyền bè thu được ở bờ bắc toàn bộ thiêu hủy. Họ đành tiếp tục tây tiến, đi qua huyện Trần Lưu, Chu Tiên trấn, Trung Mưu, Trịnh Châu, cuối cùng đến được Tỷ Thủy khẩu của huyện Củng mà vượt sông. Do người nhiều thuyền ít, trong lúc đó quân Thanh đã đuổi đến. Số quân chưa vượt sông chừng 3000 người đành phải quay về nam, đi qua Hồ Bắc trở về An Huy, gia nhập đội quân tây chinh. Cánh quân đã vượt sông từ tháng 6 bắt đầu vây đánh phủ Hoài Khánh (nay là thành phố Thấm Dương, Hà Nam), hơn 50 ngày vẫn chưa hạ được, đành phải bỏ qua, sau đó tiến vào Sơn Tây, đi qua phủ Bình Dương (nay là Lâm Phần, Sơn Tây), huyện Hồng Động ngoặt qua phía đông đến Đồn Lưu, Lê Thành rồi từ Thái Hành Sơn vào Vũ An, huyện Thiệp tiến thẳng đến Trực Lệ. Vào ngày 28 tháng 8 đánh hạ Lâm Minh quan của Trực Lệ, kinh thành chấn động, không dưới 3 vạn gia đình trốn khỏi Bắc Kinh. Nhà Thanh một mặt tuyên bố giới nghiêm kinh thành, Hàm Phong đế nhiệm mệnh hoàng thúc Miên Du làm Phụng mệnh đại tướng quân, Khoa Nhĩ Thấm (Horqin) quận vương Tăng Cách Lâm Thấm làm Tham tán đại thần, tăng cường binh lực quanh Bắc Kinh; một mặt chuẩn bị rút khỏi Bắc Kinh nếu tình hình nguy cấp. Vì quân Thanh chắn giữ Bảo Định, quân Bắc Phạt bèn từ Thâm Châu tiến quân, tính toán đi qua Thương Châu, Tĩnh Hải rồi vào mặt đông mà chiếm Bắc Kinh. Nhưng cả một dải đất này bị nước lũ dâng cao, khiến họ hết cách tiến lên. Mãi đến cuối năm, khoảng 4 vạn nghĩa quân vẫn ở dừng lại ở Tĩnh Hải và khu vực gần Độc Lưu của vùng phụ cận Thiên Tân. Trong thời gian này, nhà Thanh tranh thủ điều động quân đội, khiến cho quân triều đình ở Bắc Kinh tăng lên gấp bội, còn quân Bắc Phạt chủ yếu là người phương nam, không chịu nổi cái rét của mùa đông phương bắc, dần rơi vào thế yếu. Đầu năm 1854, nghĩa quân hết lương, buộc phải rút về nam. Trong lúc quân Bắc Phạt bị trở ngại ở Tĩnh Hải, phái người về Thiên Kinh xin viện quân, chính quyền Thiên Kinh phái bọn Tằng Lập Xương, Hứa Tông Dương và Trần Sĩ Bảo soái lĩnh 7500 người lên phía bắc tăng viện. Tháng 3 năm 1854, viện quân vượt Hoàng Hà, trên đường thu nạp không ít tân binh. Trong tháng 4, viện quân đến Lâm Thanh Châu thuộc Sơn Đông, không lâu sau vì tân binh không nghe hiệu lệnh nên tan rã thua chạy, Tằng Lập Xương đành rút về nam. Ông ta và Trần Sĩ Bảo trước sau chiến tử, còn Hứa Tông Dương chạy thoát về Thiên Kinh, bị bắt giam ở Đông lao. Quân đội của Lâm Phượng Tường, Lý Khai Phương vào tháng 3 lui về Phụ Thành, Cát Văn Nguyên chiến tử ở đất ấy. Nghĩa quân lại lui về phía nam đến Liên trấn (nay thuộc huyện Đông Quang, Hà Bắc), Lâm Phượng Tường nghe tin viện quân đã đến Sơn Đông, phái Lý Khai Phương chia quân đi nghênh tiếp. Lý Khai Phương chưa gặp được thì viện quân đã tan rã, ông ta đành phải cố thủ ở Cao Đường Châu thuộc Sơn Đông. Chính quyền Thiên Kinh phái Tần Nhật Cương soái lĩnh cánh viện quân thứ 2 lên bắc, ở Thư Thành thuộc An Huy bị quân Thanh đánh bại, đành phải quay về. Quân Thanh vây khốn quân Bắc Phạt ở Liên trấn và Cao Đường Châu, khiến cho nghĩa quân ở 2 nơi không cách gì liên lạc với nhau, sau nhiều tháng cố thủ, do hết lương mà dần không chống nổi nữa. Tháng 3 năm 1855, tướng Thanh là Tăng Cách Lâm Thấm đánh hạ Liên trấn, Lâm Phượng Tường thụ thương nên bị bắt, sau đó bị áp giải về Bắc Kinh xử tử. Tăng Cách Lâm Thấm soái binh đến Cao Đường Châu, Lý Khai Phương biết tin toàn quân của Lâm Phượng Tường bị tiêu diệt, bèn từ Cao Đường Châu đột vây đến đồn Phùng Quan, lại bị quân Thanh vây khốn, không lâu sau bị bắt, vào tháng 6 bị xử tử ở Bắc Kinh. Đánh giá và ảnh hưởng. Nhà sử học Trung Quốc cận đại Quách Đình Dĩ nhận định: cuộc Bắc Phạt của Thái Bình Thiên Quốc thất bại vì 2 nguyên nhân chính: 1 là binh lực không đủ, vả lại bộ binh chiếm phần lớn, không quen giao chiến trên đồng bằng, không địch nổi kỵ binh của Tăng Cách Lâm Thấm. 2 là người phương bắc thận trọng, ít người hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, không như thời kỳ ở Lưỡng Hồ, người đi theo kể đến hàng vạn. Nguyên nhân thứ 1 nhận được sự đồng tình của nhiều người, trong đó nhà sử học La Nhĩ Cương và Trung vương Lý Tú Thành của Thái Bình Thiên Quốc. Trong Tự thuật của mình, Lý Tú Thành cho rằng hành động này là điều đầu tiên trong 10 sai lầm lớn của cuộc khởi nghĩa. Cũng có quan điểm cho rằng hành động Bắc Phạt phản ánh tâm lý cầu an của Đông vương Dương Tú Thanh. Năm 1852. ông ta từng nói: "Ngày nay thượng sách chẳng bằng bỏ Việt không giữ, đánh thẳng về phía trước, men (Trường) Giang mà chiếm lấy thành bảo, bỏ qua những chỗ yếu hại, giữ chắc Kim Lăng, lấy chỗ này làm căn bản. Về sau sai tướng ra đánh 4 mặt, chia nhau quấy nhiễu nam bắc. Cho dù không nên việc, Hoàng Hà về phía nam, ta cũng có thể giữ được!" Hành động Bắc Phạt thất bại đã làm tổn thất của Thái Bình Thiên Quốc một lượng lớn tinh binh lương tướng, nhưng đã thu hút sự chú ý của chính quyền nhà Thanh, tạo điều kiện cho sự thành công của các cuộc Đông chinh và Tây chinh sau này.
1
null
Đảo Macquarie là một hòn đảo nằm ở tây nam Thái Bình Dương, giữa New Zealand và Nam Cực. Nó thuộc lãnh thổ của tiểu bang Tasmania của Úc kể từ năm 1900 và là một khu vực được bảo vệ của bang vào năm 1978. Hòn đảo đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1997. Nó là một phần của đô thị Esperance cho đến năm 1993 khi đô thị này được sáp nhập với các đô thị khác để thành lập Hội đồng địa phương Huon Valley. Macquarie được biết đến là nơi sinh sống của toàn bộ số lượng loài Chim cánh cụt hoàng gia trong mùa làm tổ hàng năm của chúng. Về mặt sinh thái, hòn đảo là một phần của hệ sinh thái đài nguyên quần đảo cận Nam cực Antipodes. Kể từ năm 1948, Bộ phận Nam Cực của Úc (AAD) đã duy trì một căn cứ thường trực tại Trạm đảo Macquarie nằm trên eo đất ở cuối phía bắc của hòn đảo ở dưới chân đồi Wireless. Số lượng người thường trực tại trạm này duy trì từ 20 đến 40 người. Gần đó là một sân bay trực thăng. Vào tháng 9 năm 2016, Bộ phận Nam Cực Úc cho biết, họ sẽ đóng cửa trạm nghiên cứu trên đảo vào năm 2017. Tuy nhiên ngay sau đó, chính phủ Úc đã đáp lại các phản ứng dữ dội sau quyết định này bằng cách thông báo tài trợ để nâng cấp cơ sở hạ tầng và tiếp tục hoạt động tại đảo Macquarie. Lịch sử. Frederick Hasselborough đã vô tình phát hiện ra hòn đảo không người ở vào ngày 11 tháng 7 năm 1810 khi tìm kiếm khu vực săn bắt hải cẩu mới. Ông tuyên bố, hòn đảo Macquarie là thuộc chủ quyền của Anh và nó được sáp nhập vào thuộc địa New South Wales vào năm 1810. Hòn đảo này lấy tên của đại tá Lachlan Macquarie, người trở thành Thống đốc bang New South Wales từ năm 1810 đến 1821. Hasselborough báo cáo về một xác tàu có một thiết kế cổ. Điều này đã làm nảy sinh suy đoán rằng, hòn đảo có thể đã được viếng thăm trước đó bởi người Polynesia hoặc nhóm dân tộc khác. Richard Siddins và những thủy thủ đoàn cuối cùng của ông bị đắm ở vịnh Hasselborough vào ngày 11 tháng 6 năm 1812. Sau đó, Joseph Underwood đã gửi hai con tàu là "Elizabeth" và "Mary" đến đảo để giải cứu các thủy thủ đoàn còn lại. Khi Siddins đến hòn đảo Macquarie vào năm 1812, ông đã gặp nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen ở đó. Kỷ nguyên săn hải cẩu trên đảo kéo dài từ năm 1810 đến 1919, trong thời gian đó đã có tổng cộng 144 con tàu đến thăm hòn đảo được ghi nhận lại, 12 trong số đó kết thúc bằng việc bị đắm tàu. Hiện tại còn nhiều di vật của những tàu săn bắt hải cẩu gồm thùng, tàn tích lều, mộ, chữ khắc.. Fabian Gottlieb von Bellingshausen là người đã khám phá khu vực này theo lệnh của Aleksandr I của Nga là người đã tạo ra bản đồ đầu tiên của đảo Macquarie. Bellingshausen đã đặt chân lên đảo vào ngày 28 tháng 11 năm 1820. Tại đây, ông đã xác định vị trí địa lý của nó, trao đổi rượu rum và thức ăn của mình đổi lấy động thực vật của đảo Macquarie với những người săn bắt hải cẩu. Từ năm 1810 đến 1919, hải cẩu và sau đó là chim cánh cụt đã bị săn lùng đến mức gần tuyệt chủng. Điều kiện trên đảo và vùng biển xung quanh khắc nghiệt đến mức, một kế hoạch sử dụng nó như một địa điểm thi hành hình phạt đã bị bác bỏ. Năm 1877, phi hành đoàn của tàu lặn "Bencleugh" bị đắm ​​trên đảo trong bốn tháng. Chủ của con tàu là John Sen Inches Thomson đã viết một cuốn sách về những chuyến đi biển của mình, bao gồm cả thời gian ở trên đảo. Cuốn sách được viết vào năm 1912 có tựa đề "Voyages and Wanderings In Far-off Seas and Lands" (Hành trình và Lang thang ở Vùng biển và Đất xa xôi). Chính quyền Tasmania đã cho Joseph Hatch thuê hòn đảo trong khoảng thời gian từ 1902 đến 1920 cho ngành công nghiệp dầu đốt dựa trên việc săn bắt chim cánh cụt. Từ năm 1911 đến 1914, hòn đảo đã trở thành căn cứ cho cuộc thám hiểm Nam Cực của người Úc dưới thời Sir Douglas Mawson. George Ainsworth vận hành một trạm khí tượng trên đảo trong khoảng thời gian từ 1911 đến 1913, sau đó là Harold Power (từ năm 1913 đến 1914) và Arthur Tulloch từ năm 1914 cho đến khi nó ngừng hoạt động vào năm 1915. Năm 1933, chính quyền tuyên bố hòn đảo là khu bảo tồn động vật hoang dã theo Đạo luật Bảo vệ Động vật và Chim của Tasmania năm 1928. Đến năm 1972, nó đã trở thành Khu bảo tồn bang theo Đạo luật Vườn quốc gia và Động vật hoang dã Tasmania 1970. Hòn đảo là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1977 theo Chương trình Con người và Sinh quyển cho đến năm 2011, khi nó được rút ra khỏi chương trình. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1997, hòn đảo được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một địa điểm có ý nghĩa bảo tồn địa chất quan trọng, đồng thời là nơi duy nhất trên Trái đất có những tảng đá từ lớp phủ đang được đẩy lên trên mực nước biển. Vào ngày 23 tháng 12 năm 2004, một trận động đất mạnh độ 8.1 theo Thang độ lớn mô men đã làm rung chuyển hòn đảo nhưng không gây ra thiệt hại đáng kể nào. Cơ quan Khoa học Địa chất Úc đã ban hành một lời cảnh báo nguy cơ sóng thần cho trạm đảo Macquarie. Năm 2018, Bộ phận Nam Cực của Úc đã công bố bản đồ báo hiệu các khu vực đất trên đảo với xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm bẩn bởi amiăng. Ít nhất có hơn một nửa đất đai trên đảo bị nghi ngờ nhiễm amiăng. Địa lý và địa chất. Hòn đảo có chiều dài khoảng , rộng với tổng diện tích . Hòn đảo được hình thành bởi hai phần cao nguyên chính có độ cao từ tại phía bắc và nam, được lối với nhau bởi một dải đất hẹp cao gần bằng mực nước biển. Những cao điểm trên đảo gồm núi Elder cao nằm ở phía đông bắc, Núi Hamilton và Fletcher cao ở phía nam. Hòn đảo nằm ở vị trí tương đối giữa đảo Tasmania và Bán đảo Anderson trên lục địa Nam Cực với khoảng cách . Macquarie cũng cách về phía tây nam của Đảo Auckland, và cách về phía bắc của Quần đảo Balleny. Gần đảo Macquarie là Các đảo nhỏ Judge và Clerk nằm cách về phía bắc, và các đảo nhỏ Bishop và Clerk nằm cách về phía nam. Bishop và Clerk cũng là một phần của tiểu bang Tasmania, nó đánh dấu điểm cực nam của Úc. Vào thế kỷ 19, một hòn đảo ma có tên là Emerald được cho là nằm ở phía nam của Macquarie. Hòn đảo là một phần lộ ra của Đứt gãy Macquarie tại nơi mảng Úc gặp mảng Thái Bình Dương và nằm rìa của mảng lục địa ngập nước Zealandia hưng không được coi là một phần của nó vì đứt gãy Macquarie là vỏ đại dương chứ không phải vỏ lục địa. Đây là nơi duy nhất ở Thái Bình Dương mà đá từ lớp phủ được đẩy lên trên mực nước biển. Khí hậu. Khí hậu của đảo Macquarie được điều tiết bởi biển và tất cả các tháng đều có nhiệt độ trung bình trên mức đóng băng, mặc dù tuyết thường rơi vào giữa tháng 6 đến 10 và thậm chí có thể xảy ra vào mùa hè trên đảo Macquarie. Khí hậu của nó được định nghĩa là Khí hậu lãnh nguyên theo Phân loại khí hậu Köppen với mùa hè mát mẻ. Nhiệt độ trung bình tối đa ngày dao động từ vào tháng 7 đến trong tháng 1. Lượng mưa xảy ra khá đều trong cả năm và trung bình năm đạt . Đảo Macquarie là một trong những nơi nhiều mây nhất trên Trái đất với trung bình chỉ có 856 giờ nắng mỗi năm, tương tự như Tórshavn trên Quần đảo Faroe, trong đó bao gồm 315,4 ngày mưa, 289,4 ngày nhiều mây, 3,5 ngày quang đãng và 55,7 ngày tuyết rơi. Động thực vật. Hệ thực vật có sự giống nhau về cấu trúc với các đảo cận Nam Cực khác, đặc biệt là các đảo ở phía nam New Zealand. Thực vật trên đảo hiếm khi phát triển chiều cao hơn 1 mét, mặc dù cỏ "Poa foliosa" hình thành cây bụi có thể cao tới 2 mét trong các khu vực được che chắn. Trên đảo có hơn 45 loài thực vật có mạch, hơn 90 loài rêu cùng nhiều loài rêu tản và địa y. Các cây thân gỗ hoàn toàn vắng mặt trên đảo. Hòn đảo có 5 thành tạo thực vật chính gồm: đồng cỏ, cánh đồng thảo mộc, đầm lầy kiềm, đầm lầy toan, cánh đồng núi. Hệ thực vật đặc hữu bao gồm "Azorella macquariensis" (Yareta Macquarie), "Puccinellia macquariensis" và hai loài lan quý hiếm là "Corybas dienemus" và "Corybas sulcatus". Các loài động vật có vú trên đảo gồm Hải cẩu lông mao cận Nam Cực, Hải cẩu lông mao Nam Cực, Hải cẩu lông New Zealand, Hải tượng phương nam. Sự đa dạng của các loài trong Bộ Cá voi ít được biết đến hơn. Phổ biến nhất là Cá voi trơn phương nam và Cá voi sát thủ cùng các loài cá voi di trú theo mùa là Cá nhà táng, Cá voi mõm khoằm. Cái tên gọi là "Hải cẩu nội đia" được tìm thấy tại Nhóm đảo Antipodes và Macquarie được tuyên bố là phân loài của hải cẩu lông với lớp lông dày hơn, mặc dù không rõ liệu những con hải cẩu này có khác biệt về mặt di truyền hay không. Chim cánh cụt hoàng gia và Cốc mào Macquarie là những loài lai tạo đặc hữu. Cánh cụt vua, Chim cánh cụt Rockhopper phương Nam và Chim cánh cụt Gentoo cũng sinh sản ở đây với số lượng lớn. Hòn đảo đã được BirdLife International công nhận là Vùng chim quan trọng vì nó hỗ trợ môi trường sống của 13 loài chim với khoảng 3,5 triệu con.
1
null
FAMAE SAF là loại súng tiểu liên được phát triển và bắt đầu chế tạo năm 1993 bởi công ty quốc phòng FAMAE. Súng được dùng để trang bị thay thế cho hầu hết các loại súng tiểu liên cũ của các lực lượng quân đội và cảnh sát của Chile cũng như dùng cho việc xuất khẩu. Thiết kế. SAF sử dụng cơ chế nạp blowback và bắn với bolt đóng. Súng được phát triển dựa trên khẩu súng sturmgewehr SIG SG 540 của Thụy Sĩ vốn được sản xuất với giấy phép bản quyền tại Chile từ những năm 1980. Nên hình dáng của súng khá giống với một mẫu thu ngắn của SG 540 nhưng cách hoạt động thì khác để thích hợp với một loại tiểu liên. Kim điểm hỏa của súng không được cố định bằng lò xo trong bolt đây là đặc điểm của SG 540. Thân và vòng bảo vệ cò súng được làm bằng thép, cò súng và tay cầm được làm bằng nhựa tổng hợp. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm ở cả hai bên thân súng phía trên tay cầm với 4 chế độ là an toàn, từng viên, ba viên và tự động. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn làm bằng nhựa trong để nhẹ và xạ thủ có thể xem còn bao nhiêu đạn cũng như hộp đạn có rãnh ngoài để gắn với nhau để tiện cho việc thay hộp đạn nhanh. Báng súng có thể gấp sang một bên để tiện cho việc di chuyển. Biến thể. SAF có bốn mẫu: Hai mẫu với báng cố định và báng gấp, một mẫu tích hợp ống hãng thanh và báng kéo ra đẩy vào, mẫu còn lại là Mini-SAF. Mẫu Mini-SAF ngắn hơn các mẫu khác cũng như không có báng súng để tăng độ cơ động.
1
null
Horace Clement Hugh Robertson (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1894 mất ngày 28 tháng 4 năm 1960), là trung tướng quân đội Hoàng gia Úc và ông đã tham gia thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai và chiến tranh Triều Tiên. Ông là sinh viên tốt nghiệp hạng nhất trường Đại học sĩ quan Hoàng gia Duntroon. Trong thế chiến thứ nhất, Robertson phục vụ trong trung đoàn kinh kỵ 10 Úc trong chiến dịch Gallipoli, tham gia vào trận Nek, nơi mà trung đoàn này bị xóa sổ. Sau đó, ông tham gia chiến dịch Sinai và Palestine, tại đây ông bắt được 1 tướng Thổ Nhĩ Kỳ và đã được trao tặng Huân chương Distinguished Service. Trong thế chiến thứ hai, Robertson chỉ huy lữ đoàn bộ binh 19 Úc tại trận Bardia và chấp nhận sự đầu hàng của Hải quân Ý tại Benghazi và sau đó, ông chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp 1 Úc ở Tây Úc. Vào giai đoạn cuối thế chiến thứ hai, ông chấp nhận sự đầu hàng của tướng Đế quốc Nhật Bản Adachi Hatazo. Robertson là một nhân vật quan trọng trong việc thành lập Quân đoàn Thiết giáp Úc. Trụ sở chính quân đoàn tại Darwin được đặt tên doanh trại Robertson để vinh danh ông.
1
null
Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu (tên tiếng Anh thông dụng: Vincent Nguyen; sinh 1966) là một Giám mục Công giáo người Việt, hiện giữ chức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada. Ông là người Việt đầu tiên làm Giám mục tại Canada. Tiểu sử. Giám mục Nguyễn Mạnh Hiếu sinh ngày 8 tháng 5 năm 1966 tại Gia Định, Sài Gòn (nay thuộc phường 2, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), thuộc giáo xứ Gia Định, tổng giáo phận Sài Gòn, nguyên quán thuộc giáo xứ Giáp Nam, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, thuộc dòng tộc một trong các thánh tử đạo Việt Nam. Năm 17 tuổi (1983), ông rời Việt Nam và đến Canada vào năm 1984 thông qua nước thứ ba là Nhật Bản. Tại Canada, ông theo học ngành điện ứng dụng tại Đại học Toronto với bằng kỹ sư. Năm 1993, ông gia nhập Đại chủng viện thánh Augustine tại Toronto và đậu Thạc sĩ thần học tại đây. Ngày 9 tháng 5 năm 1998, ông được thụ phong linh mục thuộc tổng giáo phận Toronto. Sau đó, linh mục Hiếu lần lượt đảm nhận các công tác quản xứ tại nhiều giáo xứ thuộc tổng giáo phận này từ năm 1998 – 2005 như phụ tá linh mục giáo xứ Thánh Patrick "Mississauga" (1998 – 2001), quản trị viên của giáo xứ Thánh Monica tại Toronto (2001 – 2003) và linh mục giáo xứ Thánh Cecilia và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Toronto (2003 – 2005). Từ năm 2005, ông được cử đi Roma du học và đậu cử nhân giáo luật tại Đại học Giáo hoàng thánh Tôma Aquinô năm 2008. Trở về Canada, ông làm phó đại diện tư pháp Tổng giáo phận Toronto. Tháng 10 năm 2009, ông được chọn làm Đại diện Tư pháp kiêm Chưởng ấn. Ngày 6 tháng 11 năm 2009, Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm linh mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm Giám mục hiệu tòa Ammaedara, phụ tá Tổng giáo phận Toronto. Lễ tấn phong cử hành vào ngày 13 tháng 1 năm 2010 tại Nhà thờ chính tòa Thánh Micae của Tổng giáo phận Toronto. Tổng giáo phận Toronto, là giáo phận lớn nhất tại Canada với gần 1,9 triệu tín đồ trên tổng số 5.560.000 triệu dân và Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu là Giám mục gốc Á đầu tiên tại Canada. Cho đến trước tháng 9 năm 2011, ông cũng là Giám mục trẻ nhất Canada (hiện nay Giám mục trẻ nhất Canada là ông Thomas Dowd). Đánh giá. Linh mục Terence Fay, tác giả của cuốn sách "New Faces of Canadian Catholics: The Asians", xem việc bổ nhiệm cha Nguyễn là một cơ hội lịch sử. Thêm nữa, linh mục Fay cho rằng: "Giáo hội đã nhận thấy sự cần thiết phải có các Giám mục gốc Á và chính bản thân cộng đồng cũng vậy. Sự phát triển của giáo hội gần đây đến từ lượng người nhập cư và người Cadana gốc Á đã cảm thấy có sự phân biệt đối xử." Linh mục Thomas Rosica, Giám đốc điều hành mạng lưới truyền hình "Salt and Light Catholic" ("Muối và Ánh sáng") ca ngợi kỹ năng của Giám mục Nguyễn Mạnh Hiếu và cho biết: "Ông có sự kết hợp của tuổi trẻ, trí thông minh, sự thánh thiện và khả năng xã giao với công chúng".
1
null
Benzylbutylphthalate (BBzP), hay còn gọi là n-butyl benzyl phthalate (BBP) hoặc benzyl butyl phthalate, là một loại phthalate, một loại ester của axit phthalic, cồn benzin và n-butan. Nó có nhiều loại tên thương mại khác nhau như: Palatinol BB, Unimoll BB, Sicol 160, hoặc Santicizer 160. Chất Phthalate này được sử dụng trong hầu hết trong các sản phẩm nhựa và PCV. Và được xem như là một chất độc tố và bị nghiêm cấm. BBzP thì thường được sử dụng như là chất làm mềm dẻo cho các loại bọt cao su vinyl, thường dùng để sản xuất gạch lát nền. Và nó cũng được sử dụng sản xuất đèn tín hiệu giao thông, dây cua roa, và da nhân tạo. BBP là chất được phân loại như là chất độc bởi Ủy ban châu Âu (ECB) và do đó nó bị cấm sử dụng tại châu Âu vào thập niên trước. Chỉ còn 2 nhà sản xuất chất này tại châu Âu. Vào năm 2008, 4 công ty buôn bán chất BBP đã bị phạt bởi Ủy ban cạnh tranh Bỉ cho các thành viên trong một tập đoàn. Ảnh hưởng sức khỏe. Sự tiếp xúc với BBP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú với phụ nữ về sau này. Trong khi đó, để tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở giai đoạn trưởng thành, cả trẻ sơ sinh lẫn người mẹ phải được bảo vệ khỏi tác nhân này.Tháng 11/2007, bang California (Mỹ) đã ra luật cấm các đồ chơi, các sản phẩm dành cho trẻ có chứa chất BBP.
1
null
Margaret LeAnn Rimes Cibrian (sinh ngày 28 tháng 8 năm 1982), nghệ danh LeAnn Rimes, là một ca sĩ nhạc đồng quê, nhạc pop của Mỹ. Cô được biết tới với chất giọng ấm áp, âm vực rộng. Rimes đã sớm trở thành một ngôi sao khi mới 13 tuổi sau khi bản nhạc "Blue" được giới thiệu, trở thành ngôi sao nhạc đồng quê trẻ nhất kể từ ca sĩ Tanya Tucker giành được năm 1972.. Cho tới nay cô đã phát hành 10 album, bán được hơn 37 triệu album và giành được nhiều giải thưởng cao quý như Grammy, ACMs, CMA. Tóm tắt. Margaret LeAnn Rimes được sinh ra tại Star, tiểu bang Mississippi. Cô là con duy nhất của Belinda Butler Rimes và Wilbur Rimes. Gia đình cô chuyển tới Garland, Texas khi cô 6 tuổi. Cô sớm bộc lộ khả năng ca hát của mình: 2 tuổi bắt đầu biết hát, 5 tuổi trình diễn tại các show năng khiếu tại địa phương. Chín tuổi, Rimes đã như 1 ca sĩ thực thụ. Cô đi tour xuyên quốc gia với cha và thường hát đệm a cappella quốc ca Mỹ tại các trận đấu của đội Dallas Cowboys. Muốn con gái được chú ý nhiều hơn, cha cô Wilbur Rimes bắt đầu ghi âm các bài hát của con gái dưới nghệ danh Nor Va Jak khi cô 11 tuổi, 3 album đã được giới thiệu từ năm 1991 tới 1996. Rimes đã tạo được bước ngoặt trong sự nghiệp năm 1996 với album chính thức đầu tiên, "Blue", đạt được vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Top Country Albums và đã nhận được nhiều đĩa bạch kim của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ (RIAA). Single mang tên album "Blue", lọt top 10 và Rimes đã giành được rất nhiều khen ngợi. Khi giới thiệu album thứ 2 vào năm 1997, "", cô đã sử dụng chất liệu nhạc country pop, mà sau đó là xu hướng cho rất nhiều album những năm sau đó.. Các album tiếp theo như "Sittin' on Top of the World", "LeAnn Rimes", "Twisted Angel"... đều rất thành công, nhận nhiều chứng nhận vàng, bạch kim, với các single nổi tiếng như "How Do I live", "Sittin" on Top of The World"... Rimes đã giành được nhiều giải thưởng bao gồm 2 giải Grammy, ba giải ACM, một giải CMA, 12 giải "Billboard" Music Awards, và một Giải Âm nhạc Mĩ. Cô đã giới thiệu 10 album phòng thu, ba album tổng hợp, 2 album greatest, một phát hành tại Mỹ và 1 trên thế giới, thông qua hãng đĩa Asylum-Curb, đưa hơn 40 single của mình lên các bảng xếp hạng toàn cầu kể từ năm 1996. Cô đã bán hơn 37 triệu album trên toàn thế giới, trong đó 20.3 triệu album tại Mỹ theo Nielsen SoundScan. "Billboard" xếp cô ở vị trí thứ 17 trong danh sách nghệ sĩ của thập kỷ 1990-00.. Cô cũng phát hành 4 cuốn sách 2 tiểu thuyết và 2 cuốn cho trẻ em.
1
null
Vernon Sturdee (sinh ngày 16 tháng 4 năm 1890 mất ngày 25 tháng 5 năm 1966), là trung tướng quân đội Úc và là một trong 47 tướng Úc tham gia thế chiến thứ hai. Ông là tổng tham mưu trưởng hai nhiệm kỳ. Là một sĩ quan chính quy của công binh hoàng gia Úc, ông đã tham gia lực lượng dân quân vào năm 1908, ông là một trong những Anzac ban đầu trong chiến tranh thế giới thứ nhất đã tham gia đổ bộ tại Gallipoli ngày 25 tháng 4 năm 1915. Trong chiến dịch sau đó, ông đã chỉ huy đại đội chiến trường 5, trước khi chỉ huy đại đội 8 và tiểu đoàn tiên phong 4 trên mặt trận phía Tây. Năm 1918, ông được biệt phái đến tổng hành dinh Lực lượng viễn chinh Anh làm một sĩ quan tham mưu. Được phong đại tá tại thời điểm bùng nổ của thế chiến 2, Sturdee thăng hàm trung tướng vào năm 1940 và trở thành tổng tham mưu trưởng. Ông tiến hành một cuộc phòng vệ thất bại trong những hòn đảo phía bắc của Úc chống lại các lực lượng Đế quốc Nhật Bản đang tiến tới. Năm 1942, ông đã tham mưu thành công cho chính phủ chuyển hướng các lực lượng quân đội hoàng gia Úc thứ nhì trở về từ Trung Đông đến Úc. Sau đó, ông trở thành người đứng đầu của phái đoàn quân sự Úc Washington, nơi ông đại diện Úc trước khi người đứng kết hợp của cán bộ. Là chỉ huy của quân đội đầu tiên ở New Guinea trong 1944-45, Sturdee chỉ huy chiến đấu tại Aitape, và trên New Britain và Bougainville. Ông được giao nhiệm vụ tiêu diệt kẻ thù khi có cơ hội, nhưng đã làm như vậy với nguồn lực hạn chế, và không có cam kết quân đội của mình cho các trận chiến đã vượt quá sức của họ. Khi chiến tranh kết thúc, Sturdee nhận sự đầu hàng của lực lượng Nhật Bản trong khu vực Rabaul. Lúc đó là một trong những sĩ quan cao cấp nhất của quân đội, ông đã kế nhiệm tướng Thomas Blamey làm chỉ huy trưởng các lực lượng quân sự của Úc trong tháng 12 năm 1945. Ông trở thành tổng tham mưu trưởng lần thứ hai vào năm 1946, nắm giữ vị trí này cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1950.
1
null
George Alan Vasey (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1895 mất ngày 5 tháng 3 năm 1945) là thiếu tướng quân đội Úc và ông tham gia cả hai cuộc thế chiến. Năm 1945, ông mất trong một vụ tai nạn máy bay gần Cairns. Năm 1915, tốt nghiệp trường Đại học sĩ quan Hoàng gia Duntroon Ngay sau khi thế chiến thứ hai bùng nổ, tháng 9 năm 1939, trung tướng Thomas Blamey bổ nhiệm Vasey làm tham mưu sư đoàn bộ binh 6 Úc. Tháng 3 năm 1941, Vasey nắm quyền chỉ huy Lữ đoàn bộ binh 19 Úc danh tiếng. Trở về Úc năm 1942, ông được thăng cấp thiếu tướng; đến tháng 9 cùng năm, ông nhận quyền chỉ huy sư đoàn bộ binh 7 Úc và tham gia cuộc chiến chống sự bành trướng Đế quốc Nhật Bản Đến giữa năm 1944, sức khỏe của ông đã xấu đi đến mức ông đã được sơ tán về Úc. Ngày 3 tháng 5 năm 1945. ông mất.
1
null
John Stewart Whitelaw (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1894 mất ngày 21 tháng 4 năm 1964) là thiếu tướng quân đội Úc và một trong 47 tướng tham gia thế chiến thứ hai. Ông nằm trong khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp trường Đại học sĩ quan Hoàng gia Duntroon.
1
null
Irn-Bru là một thức uống có ga nổi tiếng của hãng Barrs, Scotland, Anh Quốc, được sáng chế tại Glasgow năm 1901. Thức uống này có màu cam sáng và có biệt danh "Scotland's other national drink" (một thức uống quốc gia khác của Scotland). "Thức uống quốc gia" còn lại là whisky. Nó được mô tả là có vị trái cây họ cam chanh nhẹ dịu. Tên gọi Irn-Bru theo lời kể bắt nguồn từ quá trình xây lại Nhà Ga trung tâm Glasgow năm 1901 khi các công nhân của William Beardmore and Company Steel Works ở Glasgow uống quá nhiều bia để chống lại cơn khát do môi trường làm việc nóng bức khắc nghiệt. Công ty cần tìm cho họ một thức uống khác thay cho bia và hãng giải khát A.G. Barr đã giành được hợp đồng cung cấp loại nước uống này cho các công nhân. Thức uống không tên này về sau gọi là Iron Brew hay viết tắt là Irn-Bru (tạm dịch: chất lượng sắt) do có mối liên quan với các công trình sắt thép. Công thức. Công thức của Irn-Bru tới nay vẫn là bí mật, các hãng giải khát cạnh tranh khác đã thử pha chế Irn-Bru nhiều lần nhưng không thành công. Câu khẩu hiệu thương mại nổi tiếng của Irn-Bru là "Made in Scotland from girders" (Hàng Scốt-len làm từ... dầm cầu). Dù không thực sự làm từ dầm cầu hay xà nhà, Irn-Bru vẫn thực sự chứa một lượng đáng kể kim loại sắt: năm 1999 người ta đo được nồng độ 0.002% sắt amoni citrate. Năm 1999, Irn Bru được đưa vào "Oxford Companion to Food" cùng với trứng cá muối, chim cút và cá hồi như một trong những thực phẩm tuyệt nhất thế giới và được nhận xét là quan trọng cả về giá trị biểu tượng lẫn tính giải khát. Tài trợ. Irn-Bru là đơn vị tài trợ cho Scottish Football League, Scottish First Division, Scottish Second Division và the Scottish Third Division. Sản xuất. Irn-Bru và các nước giải khát hiệu Barr như Pineappleade, Cream Soda, Tizer, Red Kola, Barr Cola, và Limeade vẫn còn dạng chai thủy tinh tái chế 750 ml. Các vỏ chai có thể được trả lại cho nhà sản xuất thông qua bất kỳ cửa hàng bán lẻ mà bán cho họ.). Irn-Bru và Diet Irn-Bru được sản xuất theo các cỡ sau: Tháng 5/2007, Irn-Bru tái thiết kế toàn bộ chai và lon. Ảnh hưởng. Irn-Bru có thể pha với vodka và whisky. Bảo tàng quốc gia Scotland, ở Edinburgh, có một buổi trưng bày các hiện vật do các ngôi sao chọn; hiệp sĩ - diễn viên Sean Connery chọn một thùng Irn-Bru. Nhóm The Fratellis đã đặc biệt giới thiệu Irn-Bru trong chuyến lưu diễn năm 2008 của mình và uống Irn-Bru suốt thời gian lưu diễn. Elvis Costello nhắc tới Irn-Bru trong "The St. Stephen's Day Murders," so sánh với một hỗn hợp thức uống Tia Maria và nhận xét "that drink made from girders". Nhóm The Orchids nhắc tới Irn-Bru trong đĩa đơn đầu tay, "I've Got A Habit." Nhóm nhạc Folk-n-Roll Scocha sáng tác bài hát về Irn-Bru trong album "ScattyBoo".Tên bài hát đó cũng là "Irn Bru" Phân bố. Irn-Bru được sản xuất tại năm nhà máy ở Nga và sản xuất nhượng quyền tại Canada, Mỹ và từ 5/ 2008 tại Na Uy. Irn-Bru và các sản phẩm Barr khác được xuất khẩu sang Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Gibraltar, Hy Lạp, và Cyprus, cũng như các phần của châu Phi và châu Á. Nó được bán ở Ba Lan, Úc, Canada, Trung Đông, Na Uy, Đan Mạch, Mỹ, cũng như có bán ở Ai Len, Malta, Bỉ và ở Phần Lan từ năm 2005 và Ai Len năm 2011.
1
null
Lao động trẻ em đề cập đến vấn đề sử dụng trẻ em trong bất kỳ công việc gì mà tước đi thời thơ ấu của trẻ, cản trở việc đi học thường xuyên, và gây tác hại về tinh thần, thể chất, xã hội hay đạo đức, nguy hiểm và độc hại. Nhiều tổ chức quốc tế coi lao động trẻ em là bóc lột. Pháp luật tại nhiều nước trên thế giới cấm lao động trẻ em. Những luật này không coi tất cả các hình thức trẻ em làm việc là lao động trẻ em, trường hợp ngoại lệ bao gồm công việc của các nghệ sĩ trẻ, công việc nhà, đào tạo có giám sát, một số loại công việc của trẻ em thuộc nhóm Amish, và các nhóm khác. Lao động trẻ em đã tồn tại trong lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, rất nhiều trẻ em độ tuổi 5-14 từ các gia đình nghèo đã phải làm việc ở châu Âu, Hoa Kỳ và các thuộc địa khác nhau của các cường quốc châu Âu. Những trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp, lắp ráp tại nhà, nhà máy, khai thác mỏ và trong các dịch vụ như trẻ em bán báo. Một số trẻ phải làm đêm, lâu đến 12 tiếng/ ngày. Nhờ thu nhập của hộ gia đình ngày càng tăng, trường học thuận tiện và thông qua luật lao động trẻ em, tỷ lệ lao động trẻ em đã giảm đáng kể. Ở các nước đang phát triển, tỉ đói nghèo cao và thiếu cơ hội đến trường, lao động trẻ em vẫn còn phổ biến. Trong năm 2010, những quốc gia châu Phi gần sa mạc Sahara có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất, với một số quốc gia châu Phi có đến hơn 50% trẻ em độ tuổi 5-14 phải lao động. Nền nông nghiệp toàn thế giới sử dụng lao động trẻ em nhiều nhất. Đa số lao động trẻ em nằm ở vùng nông thôn và nền kinh tế đô thị, trẻ em chủ yếu làm việc cho cha mẹ, chứ không phải là các nhà máy. Nghèo đói và thiếu trường được coi là nguyên nhân chính của lao động trẻ em. Tỷ lệ lao động trẻ em trên thế giới giảm từ 25% xuống còn 10% giữa năm 1960 và 2003, theo Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, tổng số trẻ em lao động vẫn còn cao, UNICEF và ILO thừa nhận có khoảng 168 triệu trẻ em tuổi từ 5-17 trên toàn thế giới, đã tham gia vào lao động trẻ em vào năm 2013. Theo một thống kê của UNICEF ngày 10/6/2021 như sau: Lao động trẻ em theo quốc gia. Việt Nam. Theo ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hiện nay (tháng 12 năm 2016) tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho biết có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 5 - 17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong những điều kiện có hại cho sức khỏe. Tỷ lệ lao động trẻ em tập trung đông nhất chủ yếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do khoảng cách giữa giàu và nghèo là quá lớn. Mexico. Theo Khảo sát về Lao động trẻ em ENTI, đến thời điểm cuối năm 2019, tại Mexico có khoảng 3,3 triệu trẻ em và người chưa thành niên (từ 5 - 17 tuổi) đang phải lao động, chiếm 11.5% số người thuộc độ tuổi đó tại Mexico. 61% trong số đó là nam và 39% là nữ (lần lượt 2 triệu người và 1.3 triệu người). Các bang có số trẻ em lao động cao nhất là: Oaxaca, Puebla, Chiapas, Michoacán và San Luis Potosí.
1
null
"Better Than You" là một bài hát của nam ca sĩ người Anh Conor Maynard, với sự góp giọng của nữ ca sĩ đồng hương Rita Ora. Bài hát này nằm trong album đầu tay của Maynard, "Contrast" (2012). Ca khúc được sáng tác bởi Conor Maynard, Kyle Abrahams, George Astasio, Jon Shave, Jon Mills, Joe Dyer, Kurtis McKenzie, Rita Ora, Tony Nilsson, John Buchanan và được sản xuất bởi The Invisible Men, The Arcade.
1
null
My Everything là đĩa đơn thứ ba của The Grace trực thuộc công ty SM Entertainment, ra mắt ngày 6 tháng 11 năm 2006. Không giống như các đĩa đơn trước, chỉ gồm R&B/dance, ca khúc chủ đề của album này là một ca khúc ballad kết hợp với hình ảnh mới giản dị hơn. Để thể hiện sự thay đổi, tên nhóm đã được đổi thành "TSZX the Grace", mỗi thành viên đều được thêm phần tên vào nghệ danh của mình. Music video "My Everything" có sự tham gia của Kim Kibum của Super Junior và YoonA của Girls' Generation. Thêm vào đó ca khúc chủ đề là một ca khúc ballad "열정 (My Everything)", đĩa đơ này còn có một bản hát lại ca khúc "Faith" của George Michael. Mặc dù đã được quảng bá rộng rãi nhưng đĩa đơn này chỉ xếp thứ 30 trong bảng xếp hạng âm nhạc của hiệp hội âm nhạc Hàn Quốc năm 2006 với 2,447 bản.
1
null
Hà Thị Quế (1921–2012) tên thật là Lương Thị Hồng là một chính trị gia, lão thành cách mạng Việt Nam. Trước cách mạng bà được mệnh danh không chính thức là "Bà tướng Việt Minh". Bà từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như đại biểu Quốc hội các khóa II, III, IV, V, VI, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III và IV, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội. Xuất thân. Bà sinh năm 1921 tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Theo gia phả, bà Hà Thị Quế là hậu duệ của trạng nguyên và nhà toán học Lương Thế Vinh. Trong họ tộc của bà nhà nào nghèo đến mấy cũng cho con đi học. Vì thế, bà Hà Thị Quế được đi học ở trường hàng tổng. Nổi tiếng là thông minh, nhanh nhẹn từ bé nên bà được ông chú họ đỗ tú tài dạy dỗ về kiến thức cũng như về lòng yêu nước và chí khí cách mạng. Ông và bố của bà đều là những Đảng viên đầu tiên của tỉnh Ninh Bình, rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái và đều là những người đứng đầu trong phong trào chống bất công ở làng, bà sớm trở thành một con người sắc sảo, gan dạ. Trước và trong Cách mạng Tháng Tám. Ngay từ năm 14, 15 tuổi, bà đã tham gia vào công tác giao thông, liên lạc trong Hội Cứu tế do bố và chú ruột thành lập. Năm 17 tuổi, bà vừa tham gia phường cấy, vừa làm Bí thư Hội Phụ nữ Phản đế và Đoàn Thanh niên Phản đế để sau rồi là Bí thư Phụ nữ Cứu quốc ở xã. Sau đó, bà được cử đi học lớp quân sự của xứ ủy mở. Năm 1941, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được cử làm Bí thư Chi bộ xã. Khi mới 23 tuổi, bà về phụ trách quân sự hai huyện Yên Thế, Việt Yên (Bắc Giang), nơi có nhiều đồi núi, nhưng là trung tâm liên lạc nối Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh và có nhiều cơ quan đầu não của Trung ương đóng. Bà có tài chỉ huy vũ trang trừ phỉ, diệt gian, phá đồn binh Nhật, xây dựng lực lượng vũ trang, đánh tan mọi âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp hòng triệt phá cứ điểm này. Lúc đó, bà nổi tiếng khắp vùng với biệt danh "Bà tướng Việt Minh" làm kẻ thù khiếp vía (kẻ địch cũng phải kính nể gọi là "Tướng Việt Minh đàn bà"). Tham gia Ban cán sự Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, bà tổ chức quần chúng tập luyện quân sự, lập đội du kích thoát ly. Trong Cách mạng Tháng Tám bà chỉ huy lực lượng vũ trang giành chính quyền ở phủ Yên Thế. Sự nghiệp chính trị. Năm 1950, trong Đại hội Phụ nữ toàn quốc, bà Quế được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, đồng thời tham gia Ban chấp hành Hội Nông dân Cứu quốc, rồi Ban chấp hành Nông thôn và làm Phó ban Nông nghiệp Trung ương. Đại hội này đánh dấu sự thành công của bà trong vai trò người tổ chức một đại hội lớn gồm hàng trăm cán bộ của Nhà nước và đặc biệt có cả Bác Hồ về dự. Được tín nhiệm, đến Đại hội Phụ nữ Toàn quốc lần thứ II, bà cũng được cử làm Trưởng ban tổ chức Đại hội. Tại Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 và Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1977, bà được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và được bầu là Phó ban Kiểm tra Trung ương Đảng hai khóa III và IV. Năm 1961, tại Đại hội III của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Hội và là Phó chủ tịch Hội. Liên tiếp trong các nhiệm kỳ Quốc hội từ khóa II đến khóa VI, bà luôn được giao giữ những chức vụ quan trọng. Là người rất quan tâm đến đời sống chị em phụ nữ, những người bà cho là mất mát và hy sinh nhiều nhất nên bà luôn mong muốn giúp chị em có cuộc sống khá hơn. Bà mạnh dạn đề bạt các cán bộ nữ, không những nữ nông dân mà cả đội ngũ trí thức. Ngay cả trong các bản tham luận ở Quốc hội hay trong các hội nghị, bà luôn nêu ra yêu cầu cải thiện cuộc sống cho người phụ nữ; Đồng thời, đấu tranh để phát huy vai trò của người phụ nữ nhằm đưa tỷ lệ phụ nữ tham gia các cấp ủy Đảng, chính quyền ngày càng cao. Bà là một trong những người đầu tiên mạnh dạn đề nghị Đảng, Nhà nước thực hiện việc sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1963, Đại hội Phụ nữ họp ở Moskva, bà Hà Thị Quế tham gia với tư cách là Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Quốc tế (từ năm 1962), Trưởng đoàn Phụ nữ miền Bắc Việt Nam. Bản dự thảo nghị quyết chỉ ghi là phản đối chiến tranh mà không ghi rõ là phản đối "chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ" ở miền Nam Việt Nam nên bà đã bỏ phiếu trắng cho dự thảo nghị quyết. Sau đó, bà được ông Hồ Chí Minh động viên, khen ngợi và mời ăn cơm chung với ông. Có thể nói, sau Nguyễn Thị Minh Khai, bà Hà Thị Quế là người đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động quốc tế. Bà đã tham gia nhiều cuộc họp ở Áo, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, Mông Cổ, Liên Xô, với tư cách là Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới và cũng là Ủy viên thường vụ Hội đồng Phụ nữ Quốc tế. Năm 1974, bà Hà Thị Quế được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà là người phát động phong trào "Phụ nữ 3 đảm đang", phong trào "Phụ nữ 5 tốt" chăm lo sản xuất phát huy kinh tế gia đình và phục vụ tiền tuyến. Đánh giá. Không chỉ hoàn thành xuất sắc trách nhiệm xã hội nặng nề, bà Hà Thị Quế cũng là một phụ nữ của gia đình. Chồng bà là ông Nguyễn Trọng Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang năm 1945 sau giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản những năm 1960–1974. Bà có sáu người con, công việc bận rộn nhưng bà vẫn chăm lo cho gia đình chu toàn. Cả cuộc đời sống giản dị, thanh bạch, khi về hưu bà vẫn năng nổ tham gia các phong trào làng, xóm.
1
null
Triệu Lăng là một xã thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Địa lý. Xã Triệu Lăng thuộc huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý: Là một xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển miền Trung. Cách thành phố Đông Hà trên 30 km, thị trấn Ái Tử khoảng 12 km, thị xã Quảng Trị 7 km về phía đông nam. Tài nguyên thiên nhiên. Xã Triệu Lăng có tổng diện tích đất khoảng 30 km². Địa hình đồi cát thoải, trung bình, sườn dốc thoải (triền dốc lớn nhất khoảng 5 - 9%), chia cắt nhiều tầng, đất hiện trạng chỉ là cồn cát trắng và rừng cây chắn sóng ven biển. Các cồn cát có cao độ chênh nhau khá nhiều. Đất cát và cồn cát ven biển Triệu Lăng chủ yếu là cát dùng để xây dựng nhà cửa. Hành chính. Xã Triệu Lăng được chia thành 5 thôn: 1, 2, 5, 6, Ba Tư.<ref name=21/NQ-HĐND>Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên thôn, khu phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đang công tác dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị</ref> Giao thông. Tại xã Triệu Lăng có con đường Quốc phòng đi ngang qua các thôn từ Cảng Cửa Việt đến Bãi biển Mỹ Thủy. Tại làng Nhật Tân có con đường giao thương với hai thôn An Phú và An Lưu của xã Triệu Sơn thông ra bãi tắm Triệu Lăng. Tại làng An Hội có con đường giao thương với thôn Phương Sơn của xã Triệu Sơn. Kinh tế. Hướng phát triển của vùng này là chủ yếu trồng rừng và trồng một số loại cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày như: rau, khoai, lạc, đỗ, cây ném, vừng... Và nuôi tôm nước lợ thâm canh hoặc bán thâm canh. Trồng rừng chủ yếu cây keo lai, cây Tràm, cây Phi lao để làm nguyên liệu gỗ hoặc làm củi đốt. Rừng tự nhiên, hiện nay đang được huyện đưa vào khoanh nuôi, bảo vệ phục hồi một cách tích cực. Biển Triệu Lăng là nơi trú ngụ của nhiều loại hải sản quý như: Các loại tôm, cua, cá hố, cá mối, cá thu, cá nục, cá trích, cá bạc, cá cơm, con ruốc, chành chành, mực ống, mực nang... Tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của địa phương là khá lớn, với diện tích đất, mặt nước có khả năng sử dụng nuôi trồng thủy, hải sản lên đến 5 km², có thể nuôi được các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: tôm sú, tôm càng xanh, tôm he chân trắng, cua xanh và một số loại cá là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Ngoài tiềm năng biển nói trên, xã còn có bãi tắm Triệu Lăng thu hút du khách chủ yếu trong tỉnh. Văn hóa. Nét đặc trưng của các thôn. Các thôn ở xã Triệu Lăng chủ yếu làm nghề biển, đánh bắt thủy hải sản. Bên cạnh đó, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và gia cầm, thâm canh cây lương thực và thực phẩm ngắn ngày. Thôn Gia Đẳng. Thôn Gia Đẳng nổi tiếng với nghề làm nước Mắm với một số cơ sở sản xuất nhỏ hoặc theo cơ cấu hộ gia đình. Làng Gia Đẳng chia thành 3 thôn Thôn 1, Thôn 2 và Thôn 3. Làng Gia Đẳng là nơi có nhiều nhân tài, quê hương của đại tướng Đoàn Khuê - nguyên bộ trưởng bộ quốc phòng, trung tướng Đoàn Chương, Lê Hữu Phúc, Nguyên UVTƯ Đảng, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Gia Đẳng là làng quê có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời. Trải qua hàng trăm năm tọa lạc trên mảnh đất trung dũng kiên cường, đình làng Gia Đẳng là nơi hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dòng họ chủ yếu là con cháu họ Lê, họ Đoàn, họ Đặng. Thôn Nhật Tân. Làng Nhật Tân được coi là trung tâm của xã Triệu Lăng gồm trường học, ủy ban nhân dân xã và các điểm văn hoá xã. Nơi đây vốn được mọi người biết đến với bãi biển Triệu Lăng. Từ năm 2020, thôn 3 và thôn 4 hợp nhất thành thôn Ba Tư. Thôn Ba Lăng. Làng Ba Lăng nổi tiếng với chăn nuôi gia súc và gia cầm như lợn gà, trâu bò theo mô hình trang trại, nuôi cá nước ngọt, thâm canh cây lương thực và thực phẩm ngắn ngày như: rau, khoai, lạc, đỗ, cây ném, vừng... Dòng họ chủ yếu là con cháu họ Phan, họ Nguyễn, họ Hoàng nổi tiếng đánh bắt cá theo mô hình lưới xăm, đi câu cá biển. Thôn An Hội. Làng An Hội có chùa An Hội với tính ngưỡng Phật giáo. Một số số hộ dân nuôi trang trại con Nhông và nuôi Đà Điểu trên cát. Dòng họ chủ yếu là con cháu họ Trần nổi tiếng với nghề đánh bắt cua biển. Dân số đông nhất xã nên lực lượng lao động dồi dào.
1
null
Adham hay Dham, hoặc Atham, là một nhóm địa phương của người Ê đê. Người Adham cư trú ở phía tây bắc Đăk Lăk, chủ yếu ở vùng Buôn Hồ, Cư Mgar, Krông Buk và Êa Hleo. Đây là nhóm địa phương đông dân số nhất của người Ê đê. Khoảng giữa thế kỷ 18 vào đầu thế kỷ 19, người Ê đê Adham đã từng di cư ồ ạt xuống phía tây nam của Dak Lak và dừng lại cộng cư với người Ê đê Kpă ở vùng Buôn Ma Thuột ngày nay để tránh những cuộc tấn công từ các Mtao Ea-Mtao Pui (Vua Lửa-Vua Nước) của tiểu quốc Jarai. Nhờ con đường buôn bán với người Lào, Xiêm, Khmer tại các cửa sông Bản Đôn ngày nay, thế kỷ 18- 19 được coi thời kỳ phát triển mạnh của Ê đê Adham với sự cai quản của nữ thủ lĩnh Yă Wam, được người E đê gọi Mtao Yă (Vua Bà). Yawam cai trị một khu vực rộng lớn từ Krông Năng, Buôn Hồ, Ea Sup, Cư Mgar, Buôn Đôn. Do vậy, bà được người Lào, người Xiêm kính nể và so sánh ngang với thế lực Mtao Pui, Mtao Êa. Cho đến đầu thế kỉ 20, người Adham là nhóm hùng mạnh và thịnh vượng nhất so với các nhóm Ê đê khác như người Kpă.. Địa bàn của người Adham gồm '"...Nam phần Đăk Lăk cho tới lưu vực sông Ya Liau, phía Đông Bắc, họ vượt qua sông Krong Bouk và lan tới tận thượng nguồn sông Nang". Việc bà Yawam cắt đất Buôn Đôn cho Y-Thu Knul để định cư cho một số dân người gốc Lào, Thái Lan lập ra Buôn Đôn, chấm dứt cuộc nam tiến của người Lào theo dọc các nhánh sống Mekong, cùng với câu chuyện tình ái giữa Nữ thủ lĩnh danh tiếng và thủ lĩnh săn voi tài giỏi này, là nguyên nhân để tiểu vương quốc Ê đê Adham suy tàn sau khi người Pháp đặt chân đến Buôn Đôn. Lúc này thế lực Ê đê Kpă vùng Buôn Ma Thuột bắt đầu lớn mạnh nhờ dựa vào thế lực người Pháp thay thế hẳn vai trò của người Ê đê Adham. Cùng khoảng thời kỳ này năm 1904 cùng với xóa sổ Tiểu quốc Jarai thì thực dân Pháp cũng xóa sổ luôn Tiểu quốc Adham của người Ê đê. Thay thế vào đó hệ thống chính quyền kiểu thuộc địa hoàn toàn là do người Pháp nắm giữ.
1
null
Julian Schieber (sinh 13 -2- 1989 tại Backnang) là tiền đạo người Đức đang chơi cho CLB ở Bundesliga là Borussia Dortmund. Sự nghiệp. VfB Stuttgart. Schieber lên đội 1 của VfB Stuttgart từ đội trẻ của chính đội bóng này và là một tiền đạo tiềm năng của đội tuyển Đức. Borussia Dortmund. Mùa giải 2012–13 Schieber chuyển sang Borussia Dortmund..Anh là tiền đạo rất khỏe, được coi là một Mario Gomez mới ở khả năng chọn vị trí và dứt điểm tốt. Sự nghiệp thi đấu quốc tế. Schieber chơi cho U21 Đức trận đầu tiên trong chiến thắng 6-1 trước San Marino Thống kê sự nghiệp. Câu lạc bộ. "Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2015".
1
null
Jakub "Kuba" Błaszczykowski (; sinh ngày 14 tháng 12 năm 1985) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ba Lan chơi ở vị trí tiền vệ cánh, hiện là một doanh nhân và là chủ sở hữu một phần của Wisła Kraków. Anh bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp tại Wisła Kraków, gây dựng tiếng tăm khi còn trẻ. Năm 2007, anh gia nhập Borussia Dortmund, nơi anh ấy đã dành phần lớn sự nghiệp của mình, có hơn 250 lần ra sân và giành được hai danh hiệu Bundesliga, hai danh hiệu DFL-Supercup và một DFB-Pokal. Błaszczykowski hai lần được xướng tên Cầu thủ bóng đá Ba Lan của năm vào các năm 2008 và 2010. Với 109 lần ra sân, anh là cầu thủ số lần khoác áo nhiều thứ hai của Đội tuyển quốc gia Ba Lan, và là đội trưởng của họ khi họ đồng tổ chức UEFA Euro 2012, đồng thời xuất hiện tại UEFA Euro 2016 và Giải vô địch bóng đá thế giới 2018. Sự nghiệp câu lạc bộ. Cho mượn tại Fiorentina. Vào ngày 31 tháng 8 năm 2015, Błaszczykowski gia nhập Fiorentina theo dạng cho mượn một mùa giải từ Borussia Dortmund. VfL Wolfsburg. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2016, Błaszczykowski gia nhập VfL Wolfsburg theo hợp đồng ba năm với mức phí được báo cáo là 5 triệu €. Vào tháng 1 năm 2019, hợp đồng của anh ấy với Wolfsburg bị chấm dứt. Trở lại Wisła Kraków. Vào ngày 7 tháng 2 năm 2019, Błaszczykowski tái gia nhập câu lạc bộ cũ Wisła Kraków theo dạng chuyển nhượng tự do. Vào tháng 4 năm 2020, anh trở thành chủ sở hữu một phần của câu lạc bộ. Anh ấy đã bỏ lỡ hầu hết các chiến dịch 2021–22 và 2022–23 sau khi bị rách ACL vào tháng 11 năm 2021. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2023, trước thềm mùa giải 2023–24, Błaszczykowski tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp ở tuổi 37. Đời tư. Jakub có một tuổi thơ khá bi kịch trước khi đi đến con đường bóng đá. Vào tháng 9 năm 1996, bố anh đã ra tay sát hại mẹ anh ngay trước mặt Jakub, và điều này đã khiến cho cầu thủ này bị ảnh hưởng tâm lý. Sau khi bố phải vào tù vì tội giết người, Jakub và anh trai Dawid được bà nuôi dưỡng và nhận sự chăm sóc của người chú, cựu đội trưởng và cũng đang là huấn luyện viên Đội tuyển quốc gia Ba Lan, Jerzy Brzęczek. Đã có khoảng thời gian, Jakub định từ bỏ bóng đá, song nhờ sự giúp sức của người chú, anh quay trở lại Raków Częstochowa để tiếp tục theo đuổi ước mơ. Jakub coi bà anh là nguồn cảm hứng cho thành công tương lai của anh, và trong mỗi lần anh ghi bàn, anh luôn ăn mừng bằng việc chỉ tay lên trời để thể hiện sự tưởng nhớ với người mẹ.
1
null
REACH, viết tắt từ Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Ch"emicals", là một quy định mới trong EU về hóa chất và sử dụng an toàn hóa chất, gồm các nội dung Đăng ký (Registration), Đánh giá (Evaluation), Chứng nhận (Authorisation) và Hạn chế các chất hóa học (Restriction of Chemical substances). Quy định này được ban hành ngày 01/06/2007 và sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn trong vòng 10 năm. Mục đích của quy định này nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU. Trong danh mục bắt buộc khai báo bao gồm tất cả các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp, liên quan đến hàng tiêu dùng như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất liệu tạo hương thơm trong nến, sơn... REACH là Quy Định pháp luật của EU áp dụng trong tất cả 27 nước thuộc EU. Ngoài ra, Iceland, Lichtenstein và Na Uy, những nước nằm trong vùng kinh tế châu Âu đang có kế hoạch coi REACH như là luật của họ. Khi áp dụng luật này thì việc xuất khẩu vào các quốc gia này cũng phải tuân thủ REACH y như các nước thuộc EU.
1
null
Hirundo neoxena là một loài chim thuộc họ Nhạn. Nó là một loài có nguồn gốc từ Úc và các đảo gần đó, và du nhập vào New Zealand giữa của thế kỷ 20. Nó rất giống nhạnThái Bình Dương mà nó thường được xem là cùng loài. Loài chim này sinh sản ở miền nam và miền đông Úc trong nhiều môi trường sống, chủ yếu ở các khu vực mở, các khu vực phát quang nhân tạo hoặc môi trường đô thị, nhưng không phải là sa mạc hay rừng rậm. Số quần thể ở phía Đông chủ yếu là nhóm di cư, trú đông ở miền bắc Australia. Chim phương Tây và quần thể ở New Zealand chủ yếu là ít di chuyển xa.
1
null
Chiến dịch tấn công Nevel là một chiến dịch độc lập do cánh phải của Phương diện quân Kalinin tiến hành từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 năm 1943 tại thành phố Nevel và các vùng phụ cận. Tham gia chiến dịch này là các đơn vị cánh trái của Tập đoàn quân xung kích 3 và cánh phải của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô), nhằm vào chỗ tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 16 thuộc Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) với Tập đoàn quân xe tăng 3 thuộc Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Tuy không nằm trong kế hoạch tấn công chiến lược trên hướng Smolensk - Roslavl nhưng chiến dịch này là sự phát huy những kết quả của Chiến dịch tấn công Dukhovshchina-Demidov lần thứ hai trong các cuộc tấn công thu-đông 1943 của quân đội Liên Xô trên hướng Tây Bắc. Mục tiêu của chiến dịch là thành phố Nevel, có vị trí rất quan trọng trong giao thông đường sắt và đường bộ kết nối các đơn vị trên tiền duyên của Cụm tập đoàn quân Bắc và Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức). Nevel cũng là một bàn đạp quan trọng để triển khai tấn công ra vùng Pribaltic và có thể từ phía Bắc uy hiếp cụm phòng thủ Vitebsk - Gorodok của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức). Sau 5 ngày đột phá, Tập đoàn quân xung kích 3 (Liên Xô) đã chiếm được thành phố Nevel. Cánh phải của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô) cũng tiến sâu 25 km ra tuyến sông Lovat và sông Obol. Tình huống mặt trận. Đầu tháng 10 năm 1943, Phương diện quân Tây và cánh trái của Phương diện quân Kalinin đã kết thúc Chiến dịch Smolensk (1943) kéo dài gần 2 tháng. Quân đội Liên Xô đã bắt đầu hoạt động tác chiến trên lãnh thổ Byelorussia. Vì các lực lượng dự bị của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đều được điều động sử dụng cho Chiến dịch Kursk và các chiến dịch phản công trên hướng Tây Nam mặt trận Xô-Đức và cánh trái của Phương diện quân Kalinin còn tụt lại phía sau nên cánh phải của phương diện quân này sau khi hoàn thành thắng lợi Chiến dịch Velikiye Luki đã phải dừng lại gần 10 tháng trên tuyến Novosokoniki - Usvyaty. Sau thắng lợi trong các chiến dịch hè thu 1943, mục tiêu giải phóng Byelorussia của quân đội Liên Xô dã dần trở thành hiện thực. Tuy nhiên, với "Phòng tuyến Panther Wotan", Cụm tập đoàn quân trung tâm (Đức) đã tỏ chức phòng ngự vững chắc trên tuyến biên giới Nga - Belarus. Quân Đức sử dụng hệ thống đường sắt phát triển dày đặc từ phía Nam Leningrad qua Pskov, chạy dọc biên giới Belarus - Nga xuống phía Nam để cơ động các lực lượng xe tăng, cơ giới, pháo binh đi ứng cứu cho những vị trí bị quân đội Liên Xô chọc thủng trên phòng tuyến. Các trung tâm phòng ngự mạnh được bố trí từ Novgorod qua Staraya Russa, Novosokoniki, Nevel xuống Vitebsk, Orsha, Mogilev, Gomen, Chernigov đến Kiev. Giống như Novosokoniki, Nevel là một đầu mới trung tâm đường sắt và đường bộ lớn trong khu vực Tây Bắc Nga. Ở đây có các tuyến đường sắt qua Novosokoniki đi Pskov ở phía Bắc, qua Velikiye Luki đi Rzhev ở phía Đông Bắc, qua Polotsk đi Minsk ở phía Tây Nam, qua Vitebsk, Orsha, Mogilev, Mozyr đi Kiev ở phía Nam. Ngoài các con đường bộ chạy song song với đường sắt, Nevel còn các đường bộ nối với Riga, Vinius và Minsk, nối với các thành phố lớn ở các tỉnh Tver, Smolensk của Nga. Địa hình trong khu vực Nevel gần giống với địa hình khu vực Velikiye Luki, gồm nhiều khu đất trũng xen lẫn với rừng Taiga, hồ và đầm lầy. Bản thân thành phố Nevel cũng nằm trên những khu đất cao phía bắc hồ Nevel, cùng tên với thành phố. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô. Binh lực. Cánh phải của Phương diện quân Kalinin do thượng tướng A.I.Yeryomenko làm tư lệnh tham gia chiến dịch này. Binh lực tấn công bao gồm: Kế hoạch tấn công. Mục tiêu tổng quát của chiến dịch do trung tướng K. N. Galitsky vạch ra là cần nhanh chóng phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức, chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi để đột phá vào Nevel. Yếu tố quan trọng nhất bảo đảm thành công là cần hành động mau lẹ. Mọi sự chậm trễ đều có thể làm gián đoạn cuộc tấn công vào tạo điều kiện cho quân Đức có thêm thời gian để tung các lực lượng dự bị đến khu vực bị uy hiếp và tăng cường phòng thủ. Tập đoàn quân xung kích 3 sẽ đóng vai trò chính trong cuộc tấn công. Lực lượng cơ bản trên tuyến 1 bao gồm 4 trong số 6 sư đoàn bộ binh, 2 trong số 3 lữ đoàn bộ binh của tập đoàn quân. Toàn bộ lực lượng xe tăng và hầu như tất cả pháo binh của tập đoàn quân cũng được huy động cho cuộc tấn công. Mỗi sư đoàn của Tập đoàn quân sẽ tập trung tấn công trên một dải hẹp chỉ rộng 4 km. Hơn 100 km còn lại trên chính diện phòng ngự của tập đoàn quân sẽ do hai sư đoàn và 1 lữ đoàn còn lại đảm nhận. Theo kế hoạch chiến dịch, Tập đoàn quân xung kích 3 sẽ thực hiện các hoạt động đột phá sâu. Các sư đoàn bộ binh 28 và 357 nằm trong thê đội 1 sẽ đột phá vào tuyến phòng ngự đầu tiên của quân Đức với sự yểm hộ của hai trung đoàn súng cối. Thê đội 2 gồm Sư đoàn bộ binh cận vệ 21 và Lữ đoàn cơ giới 78 với ba trung đoàn pháo binh yểm hộ sẽ tiếp tục khoan sâu vào tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức. Thê đội 3 gồm các sư đoàn bộ binh cận vệ 31, 46 và Lữ đoàn bộ binh 100 sẽ được dùng để phát triển tấn công mở rộng chính diện. Kế hoạch chiến dịch cũng vạch ra 5 giai đoạn. Trước hết, các đơn vị phải chuẩn bị và huấn luyện chu đáo, tích lũy đủ các nguồn lực vật chất, đặc biệt là đạn dược. Trong giai đoạn 2, các đơn vị phải bí mật chiếm lĩnh các vị trí bàn đạp tấn công ở phía trước và hai bên sườn. Giai đoạn 3, pháo binh sẽ pháo kích chuẩn bị với mật độ lớn và bộ binh, thiết giáp sẽ tấn công ngay sau đó. Dự kiến chiều sâu đột kích trong ngày đầu tiên phải đạt 6 đến 7 km. Ở giai đoạn thứ tư, thê đội 2 sẽ được đưa vào cửa đột phá để giáng đòn quyết định, đánh tan các trung tâm phòng ngự của quân Đức, nhanh chóng đánh chiếm Nevel và các vùng ngoại vi. Giai đoạn thứ 5, thê đội 3 được đưa vào chiến đấu thay thế thê đội 1 được rút về lực lượng dự bị, phối hợp với thê đội 2 nới rộng phạm vi chiếm đóng và tổ chức các tuyến phòng thủ vững chắc và sẵn sàng để đẩy lùi các trận phản kích của lực lượng dự bị của đối phương. Trong kế hoạch cũng quy định phải sử dụng tập trung 814 pháo và súng cối, chiếm 91% số pháo và súng cối của Tập đoàn quân xung kích 3. Các khẩu đội vừa có nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh tấn công, vừa tiến hành đối pháo để tiêu diệt các khẩu đội pháo binh Đức, sẵn sàng sử dụng các cơ số đạn dự phòng để pháo kích vào sâu trong trung tâm phòng thủ của quân Đức, ngăn chặn bộ binh và xe tăng Đức tiến ra phản kích. Pháo binh phải tích lũy đủ đạn để có thể pháo kích chuẩn bị từ 35 phút đến 90 phút và duy trì hỏa lực yểm hộ các cuộc tấn công trong suốt chiến dịch. Để yểm hộ cho sườn trái Tập đoàn quân xung kích 3, tướng K. N. Galitsky đề nghị Bộ tư lệnh Phương diện quân cho cánh phải của Tập đoàn quân xung kích 4 tổ chức tấn công theo hướng chung đến hồ Ezerishe và phát triển theo hướng đến Gorodok nếu Sư đoàn bộ binh 236 và Lữ đoàn xe tăng 143 thu được thành công. Nhiệm vụ chính của cánh quân này là cắt đứt đường cao tốc Nevel - Vitebsk. Tập đoàn quân không quân 3 được lệnh sử dụng sư đoàn cường kích 211 để yểu hộ tấn công mặt đất. Sư đoàn tiêm kích 240 sẽ đối phó với các máy bay ném bom Đức và bảo vệ cho các máy bay cường kích. Sư đoàn 211 cũng tham gia ném bom đồng thời với các trận pháo kích chuẩn bị tấn công và yểm hộ từ trên không cho các trận công kích các cứ điểm phòng thủ của quân Đức. Sau đó, Sư đoàn cường kích 211 phải tổ chức đánh phá rộng ra khu vực xung quanh Nevel, khống chế chặt chẽ từ trên không các tuyến đường từ Polotsk đi Dretun và từ Nevel đi Gorodok. Trinh sát đường không phải canh chừng chặt chẽ các hướng Pustoshka và Vitebsk để kịp thời phát hiện các lực lượng cứu viện của quân Đức được điều đến khu vực Nevel. Ngày 1 tháng 10, thượng tướng A. I. Yeryomenko, tư lệnh Phương diện quân Kalinin phê duyệt kế hoạch này. Quân đội Đức Quốc xã. Binh lực. Tại thời điểm quân đội Liên Xô bắt đầu tấn công, quân đội Đức Quốc xã tại khu vực Nevel gồm có: Các lực lượng tăng viện trong quá trình chiến dịch: Kế hoạch. Quân Đức phòng thủ tại khu vực Nevel trên tiền duyên kéo dài gần 100 km từ Zhary (???) qua Gorovatka (???) - Shugurovo (???) - Hồ Derganovskoye - Balashov (???) - Minino, tiếp tục trên bờ đông sông Lovat đến Balabanovo và Khondoshky. Tuyến phòng thủ tiếp theo ở phía Tây Velikiye Luki chạy từ Nasva qua Novosokoniki, Izocha đến Chernozem (???). Đóng quân tại khu vực phòng thủ này là một phần Quân đoàn bộ binh 43 (Đức) gồm các sư đoàn bộ binh 263, 291 và Sư đoàn đổ bộ đường không 2. Phía sau và hai bên các đơn vị này là các sư đoàn bộ binh 58, 83, 129 281 và Sư đoàn xe tăng 20. Những lực lượng dự bị chủ yếu của quân Đức đóng thành ba cụm lớn tại Polotsk - Dretun ở phía Bắc, Gorodok - Vitebsk ở phía Nam và ngay tại Nevel - Pustoshka. Trinh sát pháo binh Liên Xô đã phát hiện hơn 100 lô cốt hỏa lực các loại, hơn 80 hầm trú ẩn, 20 trận địa súng cối, 150 hỏa điểm súng máy, 12 trận địa pháo, 6 khẩu đội pháo ở các khu vực lân cận bên ngoài. Mỗi lớp chiến hào phòng thủ sâu từ 40 đến 60 m, có bố trí các hàng rào dây thép gai và các bãi mìn. Chiều sâu chiến thuật phòng ngự của quân Đức ước tính từ đạt 6 đến 7 km. Binh lực phòng ngự được bố trí chủ yếu ở hướng Đông và Đông Nam Nevel. Diễn biến. Giai đoạn chuẩn bị. Tư lệnh Phương diện quân Kalinin, tướng A. I. Yeryomenko yêu cầu các cấp chỉ huy các tập đoàn quân xung kích 3 và 4 phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho chiến dịch. Các cơ quan tham mưu và pháo binh diễn tập chỉ huy tấn công trên sa bàn và mô hình bằng đất đắp. Các đơn vị bộ binh tổ chức diễn tập thực binh ở khu vực ven hồ Serutskoye, cách tiền duyên 15 km. Mỗi đơn vị bộ binh tham gia chiến dịch đều được huấn luyện các khoa mục riêng gồm: bí mật tiềm nhập các vị trí tiền tiêu; hiệp đồng chiến thuật cấp đại đội, tiểu đoàn trong tấn công; phương pháp vượt qua các vùng đất trũng ngập nước; tối ưu hóa cự li khi tấn công sau màn đạn pháo của pháo binh. Các trung đoàn pháo binh tổ chức trinh sát, đo đạc, tính toán tỷ mỷ các phần tử bắn, tổ chức liên lạc để hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh và thiết giáp. Các đơn vị công binh phối hợp với pháo binh tổ chức rà phá các bãi mìn, phá rào thép gai và các chướng ngại vật. Trinh sát của các tập đoàn quân thường xuyên tổ chức các hoạt động bí mật luồn sâu, bắt tù binh, khai thác nóng các thông tin về sự biến động của quân Đức để cập nhật thường xuyên cho pháo binh và không quân. Trinh sát đường không tăng số lần xuất kích, tăng cường quan sát, phát hiện sớm các trận địa pháo, súng cối, các hỏa điểm súng máy. Các biện pháp bảo mật cũng được tăng cường. Các cuộc tập trận được tổ chức ở xa các khu dân cư. Các đơn vị phản gián SMERSH tích cực hoạt động truy bắt gián điệp, biệt kích Đức ở các vùng giáp mặt trận. Các biện pháp ngụy trang cất giấu pháo binh, xe tăng được thực hiện ráo riết và được giám sát bằng trinh sát đường không. Mọi hoạt động tập trung quân đều tiến hành vào ban đêm. Để che giấu pháo binh trên hướng tấn công chính, mỗi tiểu đoàn pháo binh khi tập trung tại khu vực đột phá phải để lại một khẩu đội tại vị trí cũ của tiểu đoàn, thường xuyên di chuyển và bắn cầm canh để đánh lừa trinh sát của quân Đức. Trước khi diễn ra cuộc tấn công 5 ngày, Bộ tư lệnh Phương diện quân tung thêm một số toán quân dù đổ bộ và vùng hậu phương của mặt trận như Nevel, Idritsa, Sebezh, Polotsk... phối hợp với quân du kích địa phương tiến hành các hoạt động phá hoại tại các nhà ga, kho hàng, đánh mìn các tuyến đường sắt và cầu cống, tiêu diệt một số đồn binh lẻ do các trung đội trắc vệ và an ninh Đức đóng giữ rồi rút lui vào rừng. Vào đêm mùng 5 rạng ngày 6 tháng 10, tất cả công tác chuẩn bị đã được hoàn thành, các đơn vị xung kích thuộc thê đội 1 và thê đội 2 đã tập trung tại tuyến xuất phát tấn công. Pháo binh đã vào trận địa và hiệu chỉnh xong tầm bắn, hướng bắn theo các phần tử đã được đo đạc, tính toán chính xác. Hai tháng và một ngày. 3 giờ sáng ngày 6 tháng 10, các sư đoàn trên tiền duyên bắt đầu tổ chức trinh sát chiến đấu. Tại khu vực của Sư đoàn bộ binh 28, các đại đội trinh sát và công binh đã bí mật luồn sâu vào phía trong tuyến phòng thủ của quân Đức, tháo gỡ mìn bộ binh trên một hành lang hẹp trong bãi mìn sâu khoảng 200 m. Trinh sát Liên Xô cũng tìm và cắt các đường dây điện thoại, tóm bắt vài tù bình để khai thác thêm về cách bố trí phòng ngự của quân Đức trên tiền duyên. Tại khu vực của Sư đoàn bộ binh 357, các hoạt động trinh sát đang tiến hành dở dang thì một công binh vô tình làm nổ một quả mìn. Toán trinh sát Liên Xô phải rút lui. Pháo binh Đức lập tức phản ứng và pháo kích vào khu vực mà đội trinh sát vừa rút đi. Qua đó, một số trận địa hỏa lực pháo binh và súng cối của quân Đức chưa bị phát hiện đã lộ mục tiêu. 5 giờ sáng, tướng K. N. Galitsky đến Sở chỉ huy tiền phương của ông tại Vereninovo, chỉ cách tiền duyên khoảng 1 km. Tại đây, ông gọi điện thoại cho các chỉ huy sư đoàn, kiểm tra lại lần cuối cùng cách bố trí quân. Ông cũng liên lạc với Bộ tư lệnh tập đoàn quân không quân 3, kiểm tra lần cuối cùng các tín hiệu phối hợp, đồng thời, báo cáo tư lệnh Phương diện quân về tư thế sẵn sàng tấn công của Tập đoàn quân xung kích 3. 8 giờ 40 phút sáng ngày 6 tháng 10, hơn 800 khẩu pháo các cỡ của Tập đoàn quân xung kích 3 (Liên Xô) đã cùng lúc khai hỏa. Các lớp chiến hào phòng ngự trên tuyến đầu của quân Đức chìm ngập trong khỏi lửa, chất nổ và sắt thép. Sau 40 phút, lựu pháo và pháo tầm xa bắt đầu chuyển làn vào tuyến phòng thủ thứ hai của quân Đức thì các khẩu đội súng cối hạng nặng vẫn tiếp tục pháo kích vào các tuyến chiến hào đầu tiên thêm 20 phút. 9 giờ 40, các dàn hỏa tiễn Katyusha thực hiện loạt bắn với tầm xa tối đa khi trinh sát đường Liên Xô không phát hiện các đơn vị quân Đức ở tuyến sau đang di chuyển ra ứng cứu cho tuyến đầu. 10 giờ sáng, các sư đoàn bộ binh 28 và 357 đồng loạt xung phong. Ngay trong giờ tấn công đầu tiên, Sư đoàn bộ binh 28 của Đại tá Mikhail Fomich Bukshtynovich đã thâm nhập sâu đến 2,5 km, vượt qua năm lớp chiến hào phòng ngự của Sư đoàn bộ binh 291 (Đức) Trong khi Sư đoàn bộ binh 28 đã vượt qua cả hai lớp phòng ngự của quân Đức trên hướng Shestikha (???) thì Sư đoàn bộ binh 357 lại không thể tiến lên được do các bãi mìn dày đặc trên hướng Emenka (???) do Sư đoàn bộ binh 263 (Đức) phòng thủ. Không thể chờ đợi các đội công binh đến phá mìn, tướng K. N. Galitsky lệnh cho Trung đoàn pháo binh 872 dùng hỏa lực quét sạch bãi mìn, mở một hành lang rộng 200 m để bộ binh xông lên. Quân Đức đóng tại bàn đạp Turovka (???) bên bờ Đông sông Lovat vội vã rút sang phía Tây. Cùng thời điểm 10 giờ sáng ngày 6 tháng 10, các Sư đoàn bộ binh 117 và 360 của Tập đoàn quân xung kich 4 đã giáng tiếp một đòn đột kích vào cụm cứ điểm Bolshoy Budnitsa (???) do Sư đoàn đổ bộ đường không 2 (Đức) phòng thủ. Thời gian pháo kích chuẩn bị khoảng 1 giờ và tiếp đó là các cuộc tấn công mặt đất kéo dài nửa giờ của Sư đoàn cường kích 211 (Liên Xô) đủ để phá hủy những trận địa pháo và những hỏa điểm quan trọng của quân Đức. 11 giờ cùng ngày, Lữ đoàn xe tăng 236 được đưa đến cửa đột phá và khoét sâu thêm 5 km vào tuyến phòng thủ trong cùng của quân Đức. 18 giờ cùng ngày, Sư đoàn bộ binh 47 (Liên Xô) hoàn toàn làm chủ Bolshoy Budnitsa, Sư đoàn bộ binh 350 cũng đánh chiếm cứ điểm Malyi Budnitsa (???). Lữ đoàn xe tăng 236 thọc sâu sang phía Tây đã cắt đứt đường sắt Nevel - Gorodok. Nhận thấy thời cơ thuận lợi xuất hiện trong dải tấn công của Sư đoàn bộ binh 28, tướng K. N. Galitsky thay đổi phương án. Ông điều Sư đoàn bộ binh cận vệ 21 và Lữ đoàn xe tăng 78 vào cửa đột phá do Sư đoàn bộ binh 28 mở ra, chỉ để lại Lữ đoàn xe tăng 143 chờ cơ hội đột phá theo sau Sư đoàn bộ binh 257. 14 giờ ngày 6 tháng 10, Lữ đoàn xe tăng 78 và Sư đoàn bộ binh 21 (Liên Xô) đã quét sạch bờ Nam hồ Nevel và bắt đầu công kích thành phố. Chiều tối ngày 6 tháng 10, Sư đoàn bộ binh 21 và Lữ đoàn xe tăng 78 đánh bật Sư đoàn bộ binh 291 (Đức) khỏi Nevel và truy kích sang phía Tây. Tuy nhiên, sức kháng cự quyết liệt của các sư đoàn bộ binh 58 và 263 (Đức) trước cuộc tiến công của Sư đoàn bộ binh 357 (Liên Xô) có nguy cơ làm hỏng toàn bộ chiến dịch. Lữ đoàn xe tăng 143 (Liên Xô) tiếp tục được tướng K. N. Galistky đưa đến khu vực đột phá. Sư đoàn bộ binh 28 cũng được điều động lật cánh lên phía Bắc, hỗ trợ cho Sư đoàn bộ binh 257. Ngày 7 tháng 10, được sự trợ giúp của Sư đoàn bộ binh 28, Sư đoàn bộ binh 357 đã vượt qua phía Nam hồ Ibak và đánh chiếm Bykovo (???). Sư đoàn bộ binh 28 đánh bật các cuộc phản kích của Sư đoàn bộ binh 263 (Đức), đánh chiếm Verkhitno (???), phía Bắc Nevel. Chuẩn bị kỹ lưỡng trong hai tháng để rồi thắng lợi rất chóng vánh, Tập đoàn quân xung kích 3 đạt được chiến thắng chỉ trong một ngày. Tướng A. I. Yerypmenko, một con người luôn lạc quan cũng không dám tin vào điều đó. Ông nghi ngờ độ chính xác của các báo cáo. Ngay cả khi đích thân K. N. Galitsky báo cáo phúc đáp, xác nhận tình huống và đề xuất phát triển một cuộc tấn công mới vào Idritsa và Polotsk thì A. I. Yeryomenko cho tình hình trên mặt trận Kalinin vẫn căng thẳng nên không ủng hộ đề xuất đó và ra lệnh củng cố phòng ngự quanh Nevel. Đến cuối ngày 7 tháng 10, quân đội Liên Xô đã triển khai phòng thủ ở phía Bắc và phía Tây thành phố. Hai lữ đoàn xe tăng và Sư đoàn bộ binh 357 được triển khai ở các lối đi hẹp giữa các hồ Nevel và Iban. Các sư đoàn bộ binh 21, 28 và các trung đoàn pháo chống tăng được bố trí chặn các tuyến đường sắt đi Polotsk, Novosokoniki và tuyến đường bộ đi Pskov Ở phía Nam, Sư đoàn bộ binh 46 (Tập đoàn quân xung kích 3) và Quân đoàn bộ binh cận vệ 2 (Tập đoàn quân xung kích 4) dựa vào địa hình tự nhiên bố trí phòng thủ trên các lối đi hẹp giữa các hồ Nevel, Yemnets, Ordovo, Yezerishe và Senitsa. Các con đường sắt và đường bộ từ Gorodok đi Nevel được giao cho các sư đoàn bộ binh 360, 117, Sư đoàn bộ binh 16 Litva và Lữ đoàn xe tăng 283 trấn giữ. Chiến tuyến quanh khu vực Nevel hình thành một cánh cung lồi dài hơn 160 km, sâu từ 30 đến 45 km về phía Tây. Các hoạt động phòng thủ khu vực Nevel. Ngày 7 tháng 10, các sư đoàn bộ binh 28 và 375 tiếp tục nới rộng phạm vi kiểm soát sang phía Tây, đánh chiếm 2 nhà ga Bykovo và Verkhitno, làm chủ đoạn đường sắt phía Bắc Nevel, có ý nghĩa quân sự rất quan trọng trong quá trình phòng thủ sau này. Sư đoàn bộ binh 21 cũng mở rộng tấn công sang phía Tây Bắc theo con đường cao tốc Nevel - Pskov. Các sư đoàn bộ binh 291 và 263 (Đức) đã tận dụng các tuyến khe sâu và hệ thống giao thông cố gắng cầm cự để chờ viện binh tới. Tuy bất ngờ khi bị mất Nevel một cách nhanh chóng nhưng quân Đức lập tức có những trận phản kích. Ngày 8 tháng 10, tướng Christian Hansen, tư lệnh Tập đoàn quân 16 (Đức) tung các sư đoàn bộ binh 58, 83 và Trung đoàn cơ giới 85 SS của Sư đoàn an ninh 281 phản kích vào phía Tây Bắc và Tây Nam Nevel. 10 giờ sáng, quân Đức đánh bật Lữ đoàn cơ giới 78 (Liên Xô) ra khỏi trạm máy kéo phía Bắc Nevel, 13 giờ chiều, Sư đoàn bộ binh 83 cũng đẩy lùi Sư đoàn bộ binh cận vệ 21 về khu vực nhà ga Nevel. Tối mùng 8 tháng 10, Lữ đoàn bộ binh 31 và Lữ đoàn pháo chống tăng 548 thuộc lực lượng dự bị của Tập đoàn quân xung kích 3 được điều đến khu vực bị đột phá, đánh bật xe tăng Đức ra khỏi trạm máy kéo, khôi phục lại chiến tuyến trước ngày 8 tháng 10. Ở Tây Nam Nevel, Sư đoàn bộ binh cận vệ 46 và Lữ đoàn bộ binh 10 đã chặn đứng cuộc tấn công của Sư đoàn bộ binh 83 (Đức), giữ vững tuyến phòng ngự từ phía Tây hồ Nevel đến hồ Ordovo. Tình hình ở dải tấn công của Tập đoàn quân xung kích 4 cũng bắt đầu diễn biến phức tạp. Tướng Georg-Hans Reinhardt, tư lệnh tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) điều đến đây Sư đoàn bộ binh 129 lấy từ hướng Rudnya, Sư đoàn xe tăng 20 rút từ Vitebsk và Trung đoàn cảnh binh SS của Sư đoàn an ninh 281. Ngày 8 tháng 10, quân Đức bắt đầu phản kích dọc theo đường sắt và đường bộ từ Vitebsk đi Nevel. Tướng V. I. Svetsov điều thê đội 2 của Tập đoàn quân xung kích 4 gồm Sư đoàn bộ binh 16 Litva, Sư đoàn bộ binh cận vệ 47 và Lữ đoàn xe tăng 238 chốt giữ trên các gò đất cao giữa hai hồ Ordovo và Ezerishe. Ngày 9 tháng 10, trên khu vực phía Tây thị trấn Blinky (???) đã diễn ra các trận tao ngộ chiến ác liệt giữa 2 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Liên Xô. Tướng A. I. Yeryomenko yêu cầu Tập đoàn quân không quân 3 sử dụng toàn bộ máy bay tiếm kích và cường kích của hai sư đoàn 240 và 211 yểm hộ cho cuộc phòng thủ. Ngày 8 tháng 10, Sư đoàn không quân cường kích 211 (Liên Xô) tổ chức hơn 120 phi vụ, phá hủy 11 xe tăng Đức, bắn cháy 16 chiếc khác. Ngày 9 tháng 10, không quân Đức tổ chức một trận đánh quy mô vào các trận địa phòng thủ của Quân đoàn bộ binh cận vệ 2. 40 máy bay ném bom Ju-87 và Dornier-215 được 20 chiếc tiêm kích-bom Fw-190 yểm hộ đã liên tục tấn công vào đội hình phòng ngự của Sư đoàn bộ binh 16 Litva. Các đại tá G. V. Zimin và P. M. Kuchma tung ra toàn bộ số máy bay còn sử dụng được để phản kích đường không. 5 chiếc cường kích Ju-87, 4 chiếc Dornier-215 và 6 chiếc Fw-190 bị bắn rơi. Sư đoàn 240 mất 3 chiếc Yak-1 và 2 chiếc MiG-3, Sư đoàn 211 mất 2 chiếc IL-2. Số máy bay Đức còn lại phải quay về, bỏ dở cuộc tấn công. Ngày 10 tháng 10, Sư đoàn bộ binh 117 và Sư đoàn bộ binh 16 Litva có Lữ đoàn cơ giới 143 dẫn đầu đã tổ chức phản công, đẩy Sư đoàn xe tăng 20 (Đức) lùi lại 5 km về Ezerishche. Các sư đoàn bộ binh 47, 360 và Lữ đoàn xe tăng 83 cũng tổ chức phản công và tiêu diệt gần hết Sư đoàn đổ bộ đường không 2 (Đức), nới rộng tuyến kiểm soát sâu thêm từ 8 đến 10 km trên khu vực Zhukovo (???), Khvoshno đến hai bên bờ hồ Sennitsa. Ngày 11 tháng 10, quân Đức buộc phải ngừng tiến công. Tuy nhiên, trong một tháng sau đó, các trận tấn công và phản công nhỏ cấp sư đoàn và trung đoàn vẫn diễn ra hàng ngày trên khắp chiến tuyến. Đến tháng 11 năm 1943, Tập đoàn quân xung kích 3 và cánh trái của Tập đoàn quân xung kích 4 (Liên Xô) vẫn giữ vững tuyến phòng thủ, bảo vệ thành công "bàn đạp" Nevel, tạo thế thuận lợi cho chiến dịch tấn công về hướng Gorodok - Vitebsk diễn ra vào tháng 12 năm 1943. Kết quả và đánh giá. Chỉ trong một ngày, Tập đoàn quân 16 (Đức) đã để mất một đầu mối giao thông quan trọng phục vụ cho việc phòng thủ của họ dọc "tuyến Panther Wotan". Thiệt hại của quân đội Đức Quốc xã khoảng hơn 7.400 người chết và bị thương, 8 xe tăng, 215 pháo và 236 súng cối bị phá hủy; 65 khẩu pháo, 104 súng cối, 237 súng máy, 215 ô tô, 24 kho hàng quân sự rơi vào tay quân đội Liên Xô. Quân đội Liên Xô đã đóng một cái "nút" chặn giữa tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Cụm tập đoàn quân Trung tâm) và Tập đoàn quân 16 (Cụm tập đoàn quân Bắc) của quân đội Đức Quốc xã. Vị trí tự nhiên của Nevel còn là bàn đạp thuận lợi để tấn công lên Pskov (hướng Tây Bắc), sang Polotsk (hướng Tây Nam), xuống Gorodok và Vitebsk (hướng Nam). Tuyến phòng thủ của quân Đức tại khu vực Tây Bắc Liên Xô đã hình thành một lỗ hổng lớn. Trong hồi ký của mình, tướng Kurt von Tippelskirch chỉ huy Quân đoàn bộ binh 12 và đến tháng 3 năm 1944 là tư lệnh Tập đoàn quân 4 (Đức) nhận xét: Trong vòng hai tháng trước và trong chiến dịch tấn công, các đội du kích địa phương và các toán quân biệt kích nhảy dù Liên Xô trong khu vực dã đẩy mạnh các hoạt động phá hoại ở các khu vực phía sau mặt trận và sâu trong hậu tuyến của quân Đức. Họ đã lật đổ 45 đoàn tàu quân sự, phá hủy 117 toa xe lửa chở hàng của quân Đức, làm nổ tung 73 cây cầu đường sắt và đường bộ, tấn công và đốt cháy 5 nhà ga, gây thương vong cho khoảng 23.000 sĩ quan và binh lính Đức. Kết quả giành thắng lợi chỉ trong một ngày tấn công sau hai tháng chuẩn bị đã cho thấy rõ tác dụng của việc chuẩn bị tấn công một cách kỹ lưỡng sẽ đem lại hiệu quả cao đúng như ngạn ngữ "Nuôi quân 3 năm, đánh giặc một ngày" (nguyên văn "Cả đêm mài gươm chỉ để sáng hôm sau có một nhát chém quyết định"). Ngày 7 tháng 10, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin ký sắc lệnh của Chính phủ Liên Xô truy tặng danh hiẹu Anh hùng Liên Xô cho đại tá Viktor Leontievich Nedogovorov, chỉ huy trưởng Lữ đoàn pháo chống tăng 17 và hạ sĩ, y tá Manshuk Zhiengaleyeva Mametova (người Kazakhstan), tặng Huân chương Cờ đỏ cho trung sĩ Aleksandr Tokarev, pháo thủ của Trung đoàn pháo chống tăng 721 đã lập thành tích bắn cháy 3 xe tăng Đức. Sư đoàn bộ binh cận vệ 21, Sư đoàn bộ binh 28, Sư đoàn bộ binh 47, Lữ đoàn cơ giới 78 và Lữ đoàn cơ giới 14 được trao danh hiệu vinh dự "Nevel". hơn 4.000 sĩ quan, binh sĩ được chính phủ Liên Xô khen thưởng. Tối mùng 7 tháng 10 năm 1943, Moskva bắn đại bác cấp 3, 124 khẩu pháo đã bắn 12 loạt pháo hoa chúc mừng Phương diện quân Kalinin giải phóng Nevel.
1
null
Dykh-Tau hay Dykhtau (, ó nghĩa là núi Jagged), là một ngọn núi nằm ở Kabardino-Balkaria, Nga, đỉnh cao của nó là có cự ly 5 km (3 dặm) về phía bắc của biên giới với Gruzia. Đây là núi cao thứ hai của dãy núi Kavkaz, sau Elbrus. Con đường thuận lợi nhất đến Dykh-Tau là từ phía bắc (Nga). Có thể đến làng Bezingi từ Nalchik ở Kabardino-Balkaria với phương tiện giao thông công cộng không thường xuyên, ở đây phải thuê một chiếc xe 4 bánh. Như vậy Trại núi Bezingi đạt được độ cao ở mức 2180m. Từ đây, phải mất thêm 2 ngày nữa để tiếp cận với cơ sở lên cao.
1
null
Shkhara () là núi cao thứ ba trong dãy núi Kavkaz, là núi cao nhất Gruzia. Núi này cao 5.201 mét và có phần nhô lên cao 1.365 m. Núi nằm ở Gruzia. Nằm trong khu vực Svaneti dọc theo biên giới với Nga, Shkhara có cự ly 88 km (55 dặm) về phía bắc của thành phố Kutaisi, thành phố lớn thứ hai của Gruzia. Đỉnh núi nằm ở phần trung tâm của dãy núi Đại Kavkaz, phía đông nam của núi Elbrus, ngọn núi cao nhất của châu Âu. Shkhara là đỉnh cao thứ ba ở vùng Kavkaz, chỉ đứng sau Dykh-Tau. Shkhara là điểm cao và neo phía đông của một khối núi được gọi là tường Bezingi (hoặc Bezengi), sườn núi dài 12 km (7 dặm). Nó là một đỉnh dốc lớn trong một khu vực đóng băng nặng, và tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho người leo núi. Mặt Bắc (phía Nga) cao 1.500 mét (4.900 ft) và có một số các tuyến đường khó cổ điển. Các đỉnh phụ đáng kể Shkhara Tây, 5.068 m (16.627 ft), là một mục tiêu leo núi.
1
null
Đậu phụ thối (臭豆腐 xú đậu phụ) là một loại đậu phụ lên men khá nặng mùi. Đây là một món ăn nhẹ, bình dân, thường được bày bán ở các chợ đêm hoặc lề đường hơn là trong các nhà hàng. Đậu phụ thối có mùi thum thủm giống với mùi bít tất thối hoặc phân bón mục rữa. Có người so sánh vị của nó với pho mát xanh trong khi người khác thì nghĩ nó giống thịt thối rữa. Với những người sành ăn thì đậu phụ thối càng nặng mùi thì càng ngon. Chế biến. Đậu phụ thối có thể dùng để ăn sống, hoặc hấp, hầm, hoặc thông dụng nhất là rán và ăn kèm với tương ớt. Màu sắc của đậu phụ thối cũng khá đa dạng, ở Triết Giang, đậu hũ thối được chiên vàng còn ở Hồ Nam, đậu hũ thối có màu đen. Nguồn gốc. Tương truyền vào đời Khang Hy nhà Thanh có một người tên Vương Trí Hòa đã phát minh ra đậu phụ thối. Có nhiều dị bản về nguồn gốc món ăn này. Đậu phụ thối mềm. Do thi trượt khoa cử và không còn lộ phí về nhà, chàng thư sinh nghèo Vương Trí Hòa phải ở lại kinh thành bán đậu phụ kiếm sống qua ngày. Một ngày kia, đậu phụ bị ế nhiều, anh đành phải dùng dao xắt nhỏ đậu phụ và cho vào một cái chum ướp muối. Vài ngày sau, khi mở chum ra, anh nhận thấy đậu phụ đã hơi chuyển sang màu lục và có mùi rất hắc. Anh nếm thử thứ "đậu phụ thối xanh" đó và thấy nó ngon kinh ngạc. Anh mạnh dạn mang loại đậu hũ đặc biệt đó ra bán. Kể từ đó đậu hũ thối được lan truyền rộng rãi. Đậu phụ thối rán. Vào thời Khang Hy, Vương Trí Hòa là một người bán đậu phụ kiêm chăn lợn. Một ngày nọ, anh ta cho đậu phụ rán vào chum. Sau khi đã cho đủ gia vị vào chum, anh bị những con lợn làm sao nhãng và quên đậy nắp, do đó vôi trắng ở trên tường đã rơi vào trong chum. Một lúc sau, khi anh ta đã xử lý xong lũ lợn thì đậu phụ rán đã chuyển hết thành đậu phụ thối rán.
1
null
FMK-3 là loại súng tiểu liên được phát triển bởi công ty Fabricaciones Militares tại Argentina vào khoảng năm 1974 và được sản xuất tại nhà máy vũ khí Domingo Matheu. Súng đã được trang bị cho các lực lượng quân đội và cảnh sát Argentina, mẫu bán tự động cũng được làm để bán trên thị trường dân sự. Thiết kế. FMK-3 Sử dụng cơ chế nạp đạn blowback với bolt bọc nòng. Thân và cò súng được làm bằng thép dập, nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm ở phía bên trái súng phía trước cò súng, súng còn có một nút khóa tự động nằm ở phía sau cò súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi có tầm nhắm hiệu quả trong khoảng 50 – 100 m. Báng súng dạng khung có thể đẩy vào kéo ra. Hộp đạn của súng có hai hàng đạn. Súng được đánh giá là dễ sử dụng và khá chính xác cho dù là bắn ở chế độ tự động.
1
null
là một series truyền hình Tokusatsu Nhật Bản. Đây là phần thứ 13 trong loạt phim Kamen Rider Series, là sự hợp tác chung giữa Toei và Ishimori Production. Loạt phim được phát sóng trên TV Asahi từ ngày 26 tháng 1 năm 2003 đến ngày 18 tháng 1 năm 2004. Đây cũng là loạt phim đầu tiên có logo của TV Asahi khi công chiếu. Khẩu hiệu của loạt phim là . Cốt truyện. Smart Brain, công ty mạnh nhất trên thế giới, đang lợi dụng những sinh vật được gọi là Orphnoch. Các Orphnoch được gọi là "sự tiến hóa tiếp theo của loài người. Chúng hằng ngày đi tìm kiếm con người và hút lấy trái tim (sự sống) của họ và biến họ thành những Orphnoch. Để che giấu điều này, công ty Smart Brain đã tạo ra 3 thắt lưng được gọi là Rider Gear: Faiz, Kaixa và Delta để tìm kiếm và bảo vệ cho vua của loài Orphnoch. Rider Gear đã bị đánh cắp bởi Hanagata - chủ tịch của công ty Smart Brain, Goat Orphnoch và tổng giám đốc tiền nhiệm công ty Smart Brain. Ông gửi cho con nuôi của mình (được gọi là "Ryuseji") sau khi họ tham dự lễ tốt nghiệp với hy vọng có thể phá vỡ kế hoạch của các Orphnoch. Tuy nhiên, công ty Smart Brain đã rất khôn khéo khi chế tạo 3 Rider Gear. Không có một con người bình thường nào có thể sử dụng được nó, chỉ có những người mang trong mình DNA của Orphnoch mới có thể sử dụng. Vào đêm mà các Ryuseji tham dự lễ tốt nghiệp, khi họ đang vui chơi thì nhìn thấy 1 Orphnoch (sau này được xác định là 1 thành viên của Lucky Clover) và các Orphnoch khác mai phục và tiêu diệt. Trước khi chết, một người trong đó còn thấy rõ một Orphnoch cố gắng cứu lấy Ryuseji. Một chàng trai trẻ lang thang tên Inui Takumi, vô tình bị lôi vào cuộc xung đột giữa con người và Orphenoch khi anh cố gắng cứu lấy Sonoda Mari (một trong những "Ryuseji"), khi cô bị một Orphnoch tấn công. Takumi trở thành Kamen Rider Faiz để tiêu diệt con Orphnoch đó. Công ty Smart Brain bắt đầu nhắm vào Takumi trong nỗ lực lấy lại Faiz Gear. Tuy nhiên, một số Orphnoch không muốn giết con người. Họ mong muốn được sống chung, gần gũi với con người. Để đảm bảo điều đó, họ đã tiêu diệt những Orphnoch muốn săn lùng, gây hại cho con người và bắt đầu chống lại công ty Smart Brain. Hầu hết các Orphnoch đó đều bị tiêu diệt, giữ lại, trung lập hoặc đứng theo bên các Ryuseji để chống lại Smart Brain. Khi cảnh sát Tokyo khám phá ra được đằng sau những Orphnoch đó là những vụ giết người bí ẩn, họ bắt đầu nghi ngờ, giết chết những con Orphnoch đó, và giữ lại để nghiên cứu vũ khí có thể hạ được, mặc dù không cho ra kết quả như mong đợi. Vua Orphnoch đã được đánh thức bên trong người của một cậu bé có tên Suzuki Teruo, người mà Naoya Kaido và Kikuchi Keitaro đã kết bạn. Các Rider phải liên kết với nhau để tiêu diệt nhằm đảm bảo sự sống còn cho nhân loại. Masked Rider System. Trong "Kamen Rider 555", hệ thống biến hình thành Kamen Rider được gọi là Rider Gear, được chế tạo bởi công ty Smart Brain. Nó được thiết kế dành riêng cho các Orphnoch và chỉ có Orphnoch mới có thể sử dụng. Mỗi Rider Gear có thể cho người dùng một bộ giáp được tạo bởi những đường kẻ màu. Người dùng có thể phát huy hết sức mạnh của chiếc thắt lưng. Những thắt lưng đều được kích hoạt bằng một chiếc điện thoại (riêng Delta Gear được kích hoạt bằng giọng nói). Những bộ giáp của các Kamen Rider dựa trên các ký hiệu của Bảng chữ cái Hy Lạp. Những hiệu ứng âm thanh của Rider Gear đã được nhắc đến trong tập 17 của Kamen Rider Kabuto. Series bao gồm ba thắt lưng chính Faiz Gear, Kaixa Gear và Delta Gear. Trong series, cha nuôi của Ryuseji và tổng giám đốc công ty Smart Brain đã cố gắng chế tạo những Rider Gear mới nhưng không thành công. Hai thắt lưng không tạo ra áo giáp dẫn đến tử vong cho người mặc. Khi Takuma Itsuro mặc chiếc thắt lưng khác, thì nó chỉ cho ra bộ giáp trong vài giây rồi biến thành cát. Trong , công ty Smart Brain đã chế tạo thành công hai chiếc thắt lưng khác là Psyga Gear và Orga Gear dựa trên Delta Gear. Riotrooper. Những Riotrooper được giới thiệu trong phim và xuất hiện gần cuối series, được lãnh đạo bởi Naoya Kaido. Họ đeo một chiếc thắt lưng gọi là Smart Buckle để biến đổi thành một Riotrooper. Trong series, số Smart Buckle được chế tạo là 6. Trong movie, số Smart Buckle lên đến 10000 chiếc. Tên gọi. Mỗi Rider Gear bao gồm một chiếc thắt lưng và dụng cụ kích hoạt riêng, phần lớn là dùng điện thoại, duy nhất Delta Gear được kích hoạt bằng giọng nói. Những chiếc thắt lưng này được chế tạo để dành riêng cho các Orphnoch, nhưng con người cũng có thể sử chúng để tiêu diệt Orphnoch. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được, điển hình là khi Sonoda Mari và Kikuchi Keitaro sử dụng Faiz Gear thì thắt lưng này phát ra âm thanh "ERROR", và họ không thể biến hình được. Còn muốn sử dụng Kaixa Gear thì phải được tiêm DNA Orphnoch vào cơ thể. Mỗi Rider Gear, trừ Riotrooper Gear, được mã hoá bằng một mật mã riêng gồm 3 chữ số. Đối với Faiz Gear, mật mã nhập là 5-5-5, đọc là "five five five" nhưng viết tắt lại thành "fives" (đọc giống như Fais). Theo tiếng Nhật, từ Fais viết lại thành "Faiz". Đối với Kaixa Gear, mã nhập là 9-1-3, đọc giống như "Ka-I-Sa" (Kaixa). Delta Gear được kích hoạt bằng giọng nói, nhưng được mã hóa với mật mã 3-3-3. Đối với Psyga Gear, mã nhập là 3-1-5, đọc là "Sa-I-Go" (Psyga). Còn Orga Gear, là sử dụng mật mã 0-0-0 Orphnoch. Là những con quái vật xuất hiện trong Kamen Rider 555. Còn được gọi là "sự tiến hóa tiếp theo của loài người", hằng ngày, chúng đi giết con người, hút lấy trái tim (là nơi chứa đựng sự sống) của họ và biến họ thành những Orphnoch. Tuy nhiên, trong series cũng xuất hiện một số Orphnoch không muốn gây hại cho con người, họ muốn sống chung với con người. Những Orphnoch đó nhanh chóng bị tiêu diệt hoặc kết hợp với con người chống lại công ty Smart Brain. Phim. "Kamen Rider 555: Paradise Lost". là một kết thúc thay thế cho loạt phim Kamen Rider 555. Bộ phim ra song song với Bakuryu Sentai Abaranger: Abare Summer is Freezing! vào ngày 16 tháng 8 năm 2003. Bộ phim dài 81 phút, và 2 Kamen Rider với 2 Rider Gear mới sẽ được nhắc tới trong phim Hyper Battle Video. là phần đặc biệt của Kamen Rider 555. Cốt truyện xảy ra ở tiệm giặt nơi Takumi, Mari và Keitaro đang sống. Nhân viên của công ty Smart Brain tới, họ khiêu vũ một số bài hát. Phần này giới thiệu khái quát về 3 Kamen Rider chính trong loạt phim và được tạp chí Televikun giới thiệu kèm them một vũ khí mới cho Kamen Rider Faiz
1
null
Én sông châu Phi (danh pháp hai phần: Pseudochelidon eurystomina) là một loài chim thuộc họ Nhạn. Loài này sinh sống dọc theo sông Congo và chi lưu của nó, sông Ubangi. Én sông châu Phi là chim di cư, chúng di cư và qua đông ở thảo nguyên ven biển ở miền nam Gabon và Cộng hòa Congo. Sinh sản diễn ra ở các thảo nghiên ven biển này. Chúng kiếm ăn theo đàn suốt cả năm, bắt côn trùng khi bay. Chúng ăn côn trùng khi bay và thường xuyên đi trên mặt đất chứ không đậu trên cây. Do thiếu thông tin chi tiết về số lượng của nó, loài này được phân loại như là thiếu dữ liệu bởi Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên. Én sông châu Phi dài 14 cm (5.6 in). Nó chủ yếu có màu đen, với lông vũ trên đầu ánh xanh dương-lục, lông trên lưng màu xanh lục và lông tơ bay. Cái đuôi vuông của nó dài 4.8 cm (1.9 in).
1
null
Nhạn cánh ráp phương Bắc (danh pháp hai phần: Stelgidopteryx serripennis) là một loài chim thuộc họ Nhạn. Mô tả. Nhạn cánh ráp phương Bắc trưởng thành dài 13–15 cm, trên có màu nâu trên với phần dưới màu nhạt hơn và một cái đuôi chia hai. Chúng có bề ngoài tương tự én cát nhưng cổ họng và ngực sẫm. Chúng có mối quan hện liên quan chặt chẽ và rất giống với nhạn cánh ráp phương Nam," Stelgidopteryx ruficollis", nhưng loài nhạn cánh ráp phương Nam có phao câu tương phản hơn, và phạm vi phân bố không chồng chéo nhau. Môi trường sống sinh sản của chúng là gần suối, hồ và bờ sông khắp Bắc Mỹ. Chúng làm tổ trong hố gần nước, thường đào hang trong bùn đất tơi, chúng thường không tạo tổ theo bầy. Mỗi tổ bình thường có 4-8 trứng, chim mẹ ấp trứng trong 13 ngày, chim non đủ lông đủ cánh trong vòng 20 ngày sau khi nở. Chúng di cư đến duyên hải vịnh Hoa Kỳ và phía nam tới Trung Mỹ. Chúng săn mồi khi đang bay là trên mặt nước hoặc các cánh đồng, thức ăn là côn trùng. "Cánh ráp" dùng để chỉ lông cạnh có răng cưa trên cánh của loài chim này, đặc điểm này sẽ có rõ ràng khi nắm giữ là loài chim này.
1
null
Jun Nguyen-Hatsushiba là một họa sĩ Việt - Nhật. Ông sinh tại Tokyo với cha là người Việt và mẹ là người Nhật vào năm 1968. Ông đã nhận bằng Thạc sĩ Mỹ thuật tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Viện Maryland vào năm 1994 sau khi nhận bẳng Cử nhân Mỹ thuật tại Viện Nghệ thuật Chicago vào năm 1992. Hiện ông đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ông đã tổ chức nhiều buổi triển lãm tác phẩm của mình ở Nhật, Ý, Áo, Hoa Kỳ và những tác phẩm mang phong cách retro tại Anh. Những tác phẩm của ông xuất hiện trong nhiều sự kiện triển lãm mỗi 2 năm một lần, bao gồm:
1
null
Yağızlar là một xã thuộc huyện Sarıçam, tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2009 là 1 034 người bao gồm 540 nam và 494 nữ. Địa lý. Yağızlar nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Adana, cách 47 km từ trung tâm tỉnh, 15 km về phía Bắc của thành phố İmamoğlu. Khí hậu. Xã này chịu ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải. Kinh tế. Nền kinh tế của Yağızlar chủ yếu dựa trên nông nghiệp và chăn nuôi.
1
null
Nhạn cánh ráp phương Nam (danh pháp hai phần: Stelgidopteryx ruficollis) là một loài chim thuộc họ Nhạn. Mô tả. Nhạn cánh ráp phương Nam được chính thức mô tả lần đầu vwis danh pháp "Hirundo ruficollis" bởi nhà điểu học Pháp Louis Vieillot năm 1817 trong "Nouveau Dictionnaire d'Histoire Naturelle" (Từ điển lịch sử tự nhiên mới) của ông. Loài này thường hiện diện ở Trung Mỹ và Nam Mỹ từ Honduras về phía nam đến bắc Argentina và Uruguay. Nó cũng hiện diện ở Trinidad. Những con chim phương nam thuộc giống chỉ định "S. r. ruficollis", là loài di cư, di chuyển về phía bắc vào mùa đông nhưng giống phương bắc "S. r. aequalis" là loài không di cư.
1
null
Fish and chips (tiếng Việt: "cá và khoai tây chiên") là một món thức ăn nhanh truyền thống của nước Anh, gồm có phi lê cá đã được tẩm bột rồi sau đó đem chiên ngập dầu và ăn kèm với khoai tây chiên. Dù món ăn có nguồn gốc từ Anh, đây là một ví dụ của sự kết hợp ẩm thực, vì hai thành phần chính của nó được giới thiệu bởi những người nhập cư vào quốc gia này. Fish and chips là món take-out rất phổ biến ở Vương quốc Anh cũng như nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh và các nước thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Fish and chips xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào những năm 1860, và đến năm 1910, đã có hơn 25.000 cửa hàng fish and chips trên khắp Vương quốc Anh. Vào những năm 1930, có hơn 35.000 cửa hàng, nhưng xu hướng đã đảo ngược và đến năm 2009 chỉ còn khoảng 10.000. Chính phủ Anh đã bảo vệ nguồn cung cấp fish and chips trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai và đây là một trong số ít thực phẩm ở Vương quốc Anh không phải chia khẩu phần trong các cuộc chiến tranh. Lịch sử. Truyền thống tẩm bột cá và chiên trong dầu ở Vương quốc Anh có thể đã bắt nguồn từ những người Do Thái Tây Sephardic nhập cư từ Hà Lan. Có nguồn gốc ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và định cư ở Anh vào đầu thế kỷ XVI, họ đã chế biến cá chiên theo cách tương tự như "pescado frito", cá được phủ trong bột sau đó chiên trong dầu. Cá chiên vào ngày Sabát cho bữa tối vào thứ Sáu có thể được ăn nguội vào buổi chiều hôm sau đối với "shalosh seudot", theo cách này sẽ ngon miệng vì dầu thực vật lỏng được sử dụng thay vì chất béo cứng, chẳng hạn như bơ. Charles Dickens đề cập đến "kho cá chiên" trong Oliver Twist (1838), và Alexis Soyer trong ấn bản đầu tiên của ông trong tác phẩm A Shilling Cookery for the People năm 1845, đưa ra một công thức cho "Cá chiên, kiểu Do Thái", được nhúng trong một hỗn hợp bột và nước. Thời điểm ra đời chính xác của cửa hàng fish and chips đầu tiên là không rõ ràng. Các cửa hàng được biết đến sớm nhất được mở vào những năm 1860, ở Luân Đôn bởi Joseph Malin và ở Mossley, gần Oldham, Lancashire, bởi John Lees. Tuy nhiên, cá chiên, cũng như khoai tây chiên, đã tồn tại độc lập trong ít nhất 50 năm, vì vậy không thể loại trừ khả năng chúng đã được kết hợp với nhau từ trước đó. Fish and chips đã trở thành bữa ăn dự trữ của các tầng lớp lao động ở Anh do kết quả của sự phát triển nhanh chóng của nghề lưới kéo ở Biển Bắc, và sự phát triển của đường sắt kết nối các cảng với các thành phố công nghiệp lớn trong nửa sau của Thế kỷ 19, để cá tươi có thể nhanh chóng được vận chuyển đến các khu vực đông dân cư. Khoai tây chiên (lát hoặc miếng khoai tây) chiên giòn là một món ăn có thể đã xuất hiện lần đầu tiên ở Anh trong cùng thời kỳ: Từ điển tiếng Anh Oxford ghi nhận cách sử dụng "khoai tây chiên" sớm nhất theo nghĩa này được đề cập trong tác phẩm "Chuyện hai thành phố" năm 1859 của Charles Dickens: "khoai tây chiên giòn, chiên với vài giọt dầu bất đắc dĩ". Cửa hàng bán fish and chips hiện đại ("chippy" trong tiếng lóng hiện đại của Anh) có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, mặc dù các cửa hàng bán món ăn này phổ biến ở khắp châu Âu. Các cửa hàng bán fish and chips ban đầu chỉ có cơ sở vật chất rất cơ bản. Thông thường, những thứ này chủ yếu bao gồm một vạc lớn nấu mỡ, đun bằng lửa than. Cửa hàng bán fish and chips sau đó đã phát triển thành một hình thức khá tiêu chuẩn, với thức ăn được phục vụ, trong gói giấy, cho khách hàng xếp hàng, trên một quầy trước bếp chiên. Khi còn là một cậu bé, Alfred Hitchcock sống trong một cửa hàng bán fish and chips ở Luân Đôn, đây là cơ sở kinh doanh của gia đình. Theo Giáo sư John Walton, tác giả của "Fish and Chips và tầng lớp lao động Anh", chính phủ Anh đã ưu tiên việc bảo vệ nguồn cung cấp fish and chips trong Thế chiến thứ nhất: "Nội các biết rằng điều quan trọng là phải giữ cho các gia đình yên bề gia thất với trái tim tốt, không giống như chế độ của người Đức khi đã không giúp cho người dân của mình được ăn no". Năm 1928, Harry Ramsden mở cửa hàng bán fish and chips đầu tiên ở Guiseley, West Yorkshire. Vào một ngày duy nhất của năm 1952, cửa hàng phục vụ 10.000 phần fish and chips, giành được vị trí trong sách kỷ lục Guinness. Trong tác phẩm "The Road to Wigan Pier" (1937) của George Orwell, ghi lại kinh nghiệm của ông về cuộc sống của tầng lớp lao động ở miền bắc nước Anh, tác giả coi fish and chips là một trong những món 'tiện nghi tại nhà', có tác dụng như một liều thuốc chữa bách bệnh cho tầng lớp lao động. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, fish and chips vẫn là một trong số ít thực phẩm ở Vương quốc Anh không bị phân chia theo khẩu phần. Thủ tướng Winston Churchill gọi sự kết hợp giữa cá và khoai tây chiên là "bạn đồng hành tốt". John Lennon đã thưởng thức món cá và khoai tây chiên của mình - một món ăn chính của tầng lớp lao động - được trộn trong nước xốt cà chua. Fish and chips của Anh ban đầu được phục vụ trong một gói giấy báo cũ nhưng thực tế này hầu như đã không còn nữa, thay vào đó là giấy thường, bìa cứng hoặc nhựa. Tại Vương quốc Anh, Quy định Ghi nhãn Cá năm 2003 và ở Ireland, Quy định của Cộng đồng Châu Âu (Ghi nhãn Sản phẩm Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản) 2003 lần lượt ban hành chỉ thị 2065/2001 / EC, và thường có nghĩa là "cá" phải được được bán với tên thương mại cụ thể hoặc loài được đặt tên; vì vậy, ví dụ: "cá tuyết và khoai tây chiên" hiện xuất hiện trên thực đơn thay vì "cá và khoai tây chiên" nghe mơ hồ hơn. Ở Vương quốc Anh, hướng dẫn của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm loại trừ các nhà cung cấp dịch vụ ăn uống khỏi điều lệ này; nhưng một số cơ quan Tiêu chuẩn Thương mại địa phương và những người khác nói rằng nó không thể được bán chỉ đơn thuần là "cá và khoai tây chiên". Vương quốc Anh. Là một món ăn nổi bật trong văn hóa Anh, fish and chips đã trở nên phổ biến rộng rãi hơn ở Luân Đôn và Đông Nam nước Anh vào giữa thế kỷ 19: Charles Dickens đề cập đến "kho cá chiên" trong Oliver Twist, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1838, trong khi phía bắc nước Anh đã phát triển thương mại khoai tây chiên giòn. Cửa hàng bán đồ chip đầu tiên nằm trên địa điểm hiện tại là Chợ Tommyfield của Oldham. Hiện vẫn chưa rõ chính xác khi nào và ở đâu hai ngành nghề này kết hợp để trở thành ngành công nghiệp bán cá và bán khoai tây chiên hiện đại. Một người nhập cư Do Thái, Joseph Malin, đã mở cửa hàng fish and chip kết hợp đầu tiên được ghi nhận ở Luân Đôn vào năm 1860; Ông Lees đã đi tiên phong trong khái niệm này ở miền Bắc nước Anh, ở Mossley, vào năm 1863. Khái niệm về một nhà hàng cá, trái ngược với mang đi, được đưa ra bởi Samuel Isaacs (sinh năm 1856 ở Whitechapel, London; mất năm 1939 tại Brighton, Sussex), người điều hành một doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ cá phát đạt trên khắp Luân Đôn và miền Nam nước Anh vào cuối thế kỷ 19. Nhà hàng đầu tiên của Isaacs mở tại Luân Đôn vào năm 1896 phục vụ fish and chips, bánh mì và bơ, và trà với giá 9 pence (0.09 bảng Anh), và sự nổi tiếng của nó đã đảm bảo sự mở rộng nhanh chóng của chuỗi nhà hàng. Các nhà hàng được trải thảm, có dịch vụ bàn, khăn trải bàn, hoa, đồ sứ và dao kéo, và lần đầu tiên làm cho các món ăn sang trọng trở nên phù hợp túi tiền của tầng lớp lao động. Chúng được đặt tại Luân Đôn, Clacton, Brighton, Ramsgate, Margate và các khu nghỉ mát ven biển khác ở miền nam nước Anh. Thực đơn đã được mở rộng vào đầu thế kỷ 20 để bao gồm các món thịt và các biến thể khác khi mức độ phổ biến của chúng đã tăng lên tổng số 30 nhà hàng. Thương hiệu của Sam Isaacs là cụm từ "This is the Plaice", kết hợp với hình ảnh con cá được dùng để chơi chữ. Có thể nhìn thấy một cái nhìn thoáng qua về nhà hàng Brighton cũ ở số 1 Marine Parade trong nền của bộ phim One Good Turn năm 1955 của Norman Wisdom ngay khi Pitkin chạy ra bờ biển; đây bây giờ là địa điểm của một nhà hàng fish and chips của Harry Ramsden. Một tấm bảng màu xanh lam tại Chợ Tommyfield của Oldham đánh dấu món khoai tây chiên đầu tiên ở Anh vào năm 1860, và nguồn gốc của cửa hàng fish and chips cũng như các ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Hội đồng thành phố Dundee tuyên bố rằng khoai tây chiên lần đầu tiên được bán bởi một người nhập cư Bỉ, Edward De Gernier, tại Greenmarket của thành phố vào những năm 1870. Ở Edinburgh và khu vực lân cận, sự kết hợp của xốt nâu Gold Star và nước hoặc giấm mạch nha, được gọi là "nước xốt", hoặc cụ thể hơn là "nước xốt chippy", rất phổ biến; muối và giấm được ưa thích ở những nơi khác ở Scotland, thường gây ra cuộc tranh luận nhẹ nhàng về giá trị của mỗi lựa chọn bởi những người tuyên bố tìm ra phương án thay thế là một khái niệm khó hiểu. Giải thưởng Fish and Chips. Giải thưởng Fish & Chips Quốc gia hàng năm được thành lập tại Vương quốc Anh vào năm 1988. Lễ trao giải Fish & Chips thường niên lần thứ 30 có sự tham dự của đại sứ Na Uy tại Vương quốc Anh Mona Juul. Ireland. Ở Ireland, phần fish and chips đầu tiên được bán bởi một người nhập cư Ý, Giuseppe Cervi, người đã bước nhầm xuống một con tàu Bắc Mỹ ở Queenstown (nay là Cobh) ở County Cork vào những năm 1880 và đi bộ đến Dublin. Ông bắt đầu bằng việc bán fish and chips bên ngoài quán rượu Dublin từ một chiếc xe đẩy tay. Sau đó anh ta tìm được một chỗ cố định ở Phố Great Brunswick (nay là Phố Pearse). Vợ ông, Palma sẽ hỏi khách hàng "Uno di questa, una di quella?" Cụm từ này (có nghĩa là "một trong số này, một trong số đó") được sử dụng trong tiếng bản ngữ ở Dublin là "một và một", đây vẫn là cách dùng để chỉ món fish and chips trong thành phố. Úc. Chủ sở hữu đầu tiên được ghi nhận của một cửa hàng fish and chips ở Úc là Athanasias Comino, người nhập cư gốc Hy Lạp, người đã mở cửa hàng của mình vào năm 1879 trên Phố Oxford của Sydney, mặc dù cửa hàng của Comino được lấy cảm hứng từ một cửa hàng fish and chips không tên tuổi của người Wales. Ở Úc ngày nay, ước tính có khoảng 4000 cửa hàng fish and chips. Fish and chips cũng là thực đơn thiết yếu được cung cấp trong nhiều quán rượu và nhà hàng ở Úc. New Zealand. Fish and chips là thức ăn mang đi phổ biến nhất ở New Zealand. Các nhà nghiên cứu lịch sử ẩm thực vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm món ăn này trở thành một phần lâu đời của ẩm thực New Zealand nhưng tất cả đều công nhận rằng những cửa hàng bán fish and chips đầu tiên được giới thiệu bởi những người định cư Anh trước Thế chiến thứ nhất. Trong suốt thế kỷ 20, gần như mọi thị trấn nhỏ và vùng ngoại ô ở New Zealand đều có ít nhất một cửa hàng bán fish and chip. Như ở Anh, đêm thứ Sáu là đêm truyền thống để ăn cá. Theo truyền thống, fish and chips được phục vụ trong các gói giấy thấm dầu mỡ và sau đó là giấy báo làm vật liệu cách nhiệt. Với sự suy giảm của ngành báo chí, điều này đã trở nên ít phổ biến hơn mặc dù giấy thường, không in vẫn còn phổ biến. Năm 1980, bốn chính trị gia mới nổi của Đảng Lao động New Zealand, trong đó có David Lange, được đặt biệt danh là "Lữ đoàn fish and chip" do một bức ảnh được công bố vào thời điểm đó với nhóm ăn fish and chips. Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, món ăn này thường được bán dưới dạng fish and chips, ngoại trừ ở Bắc New York và Wisconsin và các vùng khác của Đông Bắc và Thượng Trung Tây, nơi món ăn này được gọi là "fish fry". Mặc dù tên gọi fish and chips, nghĩa của tiếng Anh-Mỹ của chips lại là khoai tây lát mỏng nên món ăn này được phục vụ với khoai tây chiên kiểu Mỹ (mỏng hơn nhiều so với khoai tây chiên của Anh và Ailen). Tuy nhiên, một số nhà hàng sẽ sử dụng khoai tây chiên dày hơn, được gọi là khoai tây chiên bít tết. Những món khoai tây chiên này gần giống với khoai tây chiên của Anh hơn. Ở miền Nam Hoa Kỳ, một hình thức ẩm thực phổ biến là cá da trơn chiên với khoai tây chiên, kèm theo coleslaw, dưa chua, hành tây sống và lát chanh. Thành phần. Chế biến. Dầu rán truyền thống cho fish and chips thường sử dụng mỡ động vật, chẳng hạn như mỡ bò hoặc lợn; tuy nhiên, dầu thực vật, chẳng hạn như dầu cọ, hạt cải dầu hoặc dầu đậu phộng (được sử dụng vì điểm khói tương đối cao) hiện nay chiếm ưu thế. Một số ít các nhà cung cấp món ăn này ở miền bắc nước Anh và Scotland, và phần lớn các nhà cung cấp ở Bắc Ireland, vẫn sử dụng dầu mỡ bò hoặc lợn, vì nó mang lại hương vị khác cho món ăn, nhưng điều này làm cho món khoai tây chiên không phù hợp với người ăn chay và tín đồ của tín ngưỡng nhất định. Mỡ lợn được sử dụng trong một số khu phố có lịch sử công nghiệp tại Anh, chẳng hạn như ở Black Country. Tất cả cá đều là phi lê cá và không có xương trong cá. Độ dày. Khoai tây chiên kiểu Anh thường dày hơn khoai tây chiên kiểu Mỹ. Thực tế, những người ở hoặc đến từ Hoa Kỳ có thể ăn một loại khoai tây chiên dày, giống với biến thể của Anh hơn, đôi khi được gọi là khoai tây chiên bít tết. Bột nhồi. Ở Anh và Ireland, các cửa hàng fish and chips theo truyền thống thường sử dụng nước và bột mì đơn giản, thêm một ít natri bicacbonat (muối nở) và một ít giấm để tạo độ nhạt, vì chúng phản ứng tạo ra bong bóng trong bột. Các công thức nấu ăn khác có thể sử dụng bia hoặc bột sữa, những chất lỏng này thường thay thế cho nước. Khí cacbon dioxide trong bia tạo nên kết cấu nhẹ hơn cho bột. Bia cũng có màu nâu cam. Một loại bột bia đơn giản có thể bao gồm tỷ lệ bột mì và bia theo thể tích là 2:3. Loại bia làm thay đổi hương vị của bột; một số thích bia lager trong khi những người khác sử dụng bia đen hoặc đắng. Lựa chọn cá. Ở Anh và Ireland, cá tuyết và cá tuyết chấm đen xuất hiện phổ biến nhất trong các loài cá dùng cho fish and chips, nhưng những người bán hàng cũng bán nhiều loại cá khác, đặc biệt là các loại cá thịt trắng, chẳng hạn như cá minh thái, cá thu hoặc cá lúa mạch, cá chim, cá Rajidae, và cá đuối (đặc biệt phổ biến ở Ireland); và cá hồi đá (một thuật ngữ chỉ một số loài cá nhám và các loại cá tương tự). Trong các cửa hàng fish and chips truyền thống, một số loại cá được cung cấp theo tên ("cá tuyết chấm đen và khoai tây chiên"), nhưng tại một số nhà hàng và quầy hàng "cá và khoai tây chiên", cá không xác định phân loài cũng được cung cấp; nó ngày càng có xu hướng là loại cá ba sa có giá rẻ hơn nhiều. Ở Bắc Ireland, cá tuyết, cá chim hoặc cá trắng xuất hiện phổ biến nhất trong "fish supper - "supper" là thuật ngữ cửa hàng bán món ăn này của Scotland và Bắc Ireland cho một mặt hàng thực phẩm đi kèm với khoai tây chiên. Các nhà cung cấp fish and chips ở Devon và Cornwall thường cung cấp cá minh thái và cá lúa mạch như những lựa chọn thay thế rẻ tiền hơn so với cá tuyết chấm đen. Ở Úc, cá tuyết đá ngầm và cá tuyết đá (một loại khác với loại được sử dụng ở Vương quốc Anh), cá chẽm hoặc cá dẹt (tùy chọn đắt hơn), cá vảy (một loại thịt cá mập), cá trắng King George (đắt hơn một chút so với các loại cá khác, nhưng rẻ hơn cá chẽm hoặc cá dẹt) hoặc cá tráp (tùy chọn rẻ hơn), thường được sử dụng. Từ đầu thế kỷ 21, cá ba sa nuôi nhập khẩu từ Việt Nam và cá hoki đã trở nên phổ biến trong các cửa hàng cá và khoai tây chiên của Úc. Các loại cá khác cũng được sử dụng tùy theo tình trạng sẵn có của khu vực. Ở New Zealand, cá tráp hay cá biển đầu lớn ban đầu là loài được ưa thích để làm phi lê tẩm bột ở Đảo Bắc. Khi sản lượng đánh bắt của loài cá này giảm, nó được thay thế bằng cá hoki, cá mập (đặc biệt là cá giàn) - được bán trên thị trường là cá chanh - và cá tarakihi. Cá ngừ vây xanh và cá tuyết xanh chiếm ưu thế trong các cửa hàng cá và khoai tây chiên của Đảo Nam. Tại Hoa Kỳ, loại cá được sử dụng tùy thuộc vào tình trạng sẵn có ở một vùng nhất định. Một số loại phổ biến là cá tuyết, cá bơn, cá rô phi hoặc ở New England là cá tuyết Đại Tây Dương hoặc cá tuyết chấm đen. Cá hồi đang phát triển phổ biến ở các cửa hàng bờ phía Tây, trong khi cá da trơn nước ngọt thường được sử dụng nhiều nhất ở bờ Đông Nam. Ở Ấn Độ, món ăn thường được làm từ cá vền biển, và sử dụng tương ớt, và nhiều hạt tiêu hơn so với ở Anh. Thức ăn kèm. Trong các cửa hàng bán khoai tây chiên ở hầu hết các vùng của Anh và Ireland, theo truyền thống, muối và giấm thường được rắc lên fish and chips tại thời điểm phục vụ. Các nhà cung cấp sử dụng giấm mạch nha, giấm hành (dùng để ngâm hành), hoặc gia vị không pha rẻ hơn. Ở một vài nơi, đặc biệt là Edinburgh, nước xốt ăn kèm có truyền thống hơn so với giấm - với nước xốt thường có màu nâu. Ở Anh, một phần đậu Hà Lan mềm là một món ăn phụ phổ biến, cũng như một loạt các loại đồ ăn kèm thường bao gồm hành tây và trứng. Trong các nhà hàng và quán rượu, món ăn thường được phục vụ với một lát chanh vắt lên cá và không có bất kỳ nước xốt hoặc gia vị nào, với muối, giấm và nước xốt luôn có sẵn để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn. Ở Ireland, xứ Wales và Anh, hầu hết các món ăn take-out phục vụ các phần nước xốt nóng như xốt cà ri hoặc nước chấm thịt. Nước xốt thường được đổ lên trên khoai tây chiên. Ở một số vùng, món ăn không có cá này được gọi là khoai tây chiên ướt. Đặc biệt ở vùng Trung du, khoai tây chiên với đậu Hà Lan hoặc đậu nướng được gọi là "hỗn hợp đậu". Các sản phẩm chiên khác bao gồm "scrap" (còn được gọi là 'bit' ở miền nam nước Anh và "scrumps" ở miền nam xứ Wales), ban đầu là một sản phẩm phụ của quá trình chiên cá. Vẫn còn phổ biến ở miền Bắc nước Anh, chúng được tặng như món ăn cho trẻ em của khách hàng mua fish and chips. Các phần được chế biến và bày bán ngày nay bao gồm những khối bột rời rạc, được chiên giòn đến vàng giòn trong lớp mỡ nấu chín. Khoai tây chiên hay bánh khoai tây bao gồm các lát khoai tây nhúng vào bột cá và chiên cho đến khi vàng nâu. Những thứ này thường được dùng kèm để chấm với các loại nước xốt được liệt kê ở trên. Ở Mỹ, xốt tartar thường được dùng với fish and chips. Có sự khác biệt giữa các vùng miền về cách thêm đồ ăn kèm vào bữa ăn - một phần liên quan đến việc liệu thức ăn có được gói hoàn toàn bằng giấy hay không. Ở một số cửa hàng, khách hàng sẽ thêm những thứ này; ở những nơi khác, chủ cửa hàng được mong đợi sẽ làm như vậy. Thông tin dinh dưỡng. Một khẩu phần fish and chips có hàm lượng trung bình bao gồm 6 ounce (170 gram) cá chiên với 10 ounce (280 gram) khoai tây chiên có khoảng 1.000 calo và chứa khoảng 52 gram chất béo. Việc sử dụng nước xốt tartar như một loại gia vị làm tăng thêm calo và chất béo cho món ăn. Nhà cung cấp. Tại Vương quốc Anh, Ireland, Úc, Canada, New Zealand và Nam Phi, fish and chips thường được bán bởi các nhà hàng độc lập và mang đi được gọi là cửa hàng fish and chips. Các cửa hàng đa dạng từ các công việc nhỏ đến chuỗi nhà hàng. Các nhà hàng hải sản thuộc sở hữu của địa phương cũng phổ biến ở nhiều nơi, cũng như "xe chip" di động. Ở Canada, các cửa hàng có thể được gọi là "toa xe chip". Ở Vương quốc Anh, một số cửa hàng có những cái tên gây cười để hút khách, chẳng hạn như "A Salt and Battery", "The Codfather", "The Frying Scotsman", "Oh My Cod" và "Frying Nemo". Ở New Zealand và Úc, nhà cung cấp fish and chip là một ngành kinh doanh phổ biến và là nguồn thu nhập của cộng đồng châu Á, đặc biệt là những người di cư Trung Quốc. Ở Indonesia, fish and chips thường được tìm thấy ở các thành phố lớn như Jakarta trong các nhà hàng hải sản và phương Tây, cũng như các chuỗi nhà hàng như The Manhattan Fish Market, Fish & Chips, v.v. Ở Ireland, phần lớn những người bán hàng truyền thống là người di cư hoặc con cháu của những người di cư từ miền nam nước Ý. Một tổ chức thương mại tồn tại để đại diện cho truyền thống này. Fish and chips là một bữa ăn trưa phổ biến của các gia đình đi du lịch đến các khu nghỉ mát bên bờ biển cho các chuyến đi trong ngày, những người không mang theo bữa ăn dã ngoại của mình. Các cửa hàng bán fish and chip bán khoảng 25% tổng số cá trắng được tiêu thụ ở Vương quốc Anh và 10% tổng số khoai tây. Nhiều cuộc thi và giải thưởng cho "cửa hàng bán fish and chip tốt nhất" chứng minh vị thế được công nhận của loại cửa hàng này trong văn hóa đại chúng. Các cửa hàng bán fish and chip theo truyền thống thường bọc sản phẩm của họ bằng giấy báo, hoặc bằng một lớp giấy trắng bên trong (để vệ sinh) và một lớp giấy báo bên ngoài hoặc giấy in báo trắng (để cách nhiệt và thấm dầu mỡ), mặc dù việc sử dụng giấy báo để gói hầu như đã ngừng hoạt động vì lý do vệ sinh. Ngày nay, các cơ sở thường sử dụng giấy gói chất lượng thực phẩm, đôi khi được in bên ngoài để làm giả giấy báo. Liên đoàn Cá chiên Quốc gia Anh được thành lập vào năm 1913. Nó quảng bá fish and chips và cung cấp các khóa đào tạo. Nó có khoảng 8.500 thành viên từ khắp Vương quốc Anh. Một kỷ lục thế giới trước đây về "khẩu phần fish and chips lớn nhất" được giữ bởi Chợ hải sản của Gadaleto ở New Paltz, New York. Kỷ lục năm 2004 này đã bị quán rượu Wensleydale Heifer ở Yorkshire phá vào tháng 7 năm 2011. Một nỗ lực để phá vỡ kỷ lục này đã được thực hiện bởi cửa hàng fish and chip Doncaster Scawsby Fisher vào tháng 8 năm 2012, nơi phục vụ 33 pound (15 kg) cá tuyết vụn cùng với 64 pound (29 kg) khoai tây chiên. Ảnh hưởng văn hóa. Truyền thống lâu đời của Giáo hội Công giáo Rôma về việc không ăn thịt vào các ngày thứ Sáu, đặc biệt là trong Mùa Chay, và thay thế cá bằng thịt vào ngày đó tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen ngay cả trong các xã hội chủ yếu theo đạo Tin lành, bán thế tục và thế tục. Tối thứ Sáu vẫn là một dịp truyền thống để ăn fish and chips; và nhiều quán ăn tự phục vụ và các cơ sở tương tự, trong khi thay đổi thực đơn của họ vào các ngày khác trong tuần, thường cung cấp fish and chips vào thứ Sáu hàng tuần. Ở Úc và New Zealand, các từ "fish and chips" thường được sử dụng như một lời nói tục để làm nổi bật sự khác biệt trong nguyên âm i ngắn / ɪ / của mỗi quốc gia. Tiếng Anh Úc có âm chuyển tiếp cao hơn [i], gần với âm ee trong see (nhưng ngắn hơn), trong khi tiếng Anh New Zealand có âm lùi thấp hơn [ɘ] gần giống với âm a trong Rosa (nhưng không phải trong "Rosa", thường thấp hơn [ɐ]). Do đó, người New Zealand nghe người Úc nói "feeh và cheeps", trong khi người Úc nghe người New Zealand nói "fush and chups". Môi trường. Tại Vương quốc Anh, dầu thải từ các cửa hàng bán fish and chips đã trở thành nguồn cung cấp dầu diesel sinh học hữu ích. Công ty dầu diesel sinh học Petrotec của Đức đã vạch ra kế hoạch sản xuất dầu diesel sinh học ở Anh từ dầu thải của ngành sản xuất fish and chip của Anh.
1
null
Chùa Khỉ (tên gọi chính là Thiền viện trúc lâm Chân Nguyên), tọa lạc tại chân núi Minh Đạm, thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1990 Kiến trúc. Thiền Viện Trúc Lâm Chân Nguyên (Chùa Khỉ), thuộc thiền phái Đại Thừa, kiến trúc mang dáng dấp của Trúc Lâm Đà Lạt, chùa tọa lạc nơi chân núi Minh Đạm thuộc thị trấn Phước Hải, cách đèo Nước Ngọt Long Hải chỉ hơn cây số. Nguồn gốc tên gọi. Chùa Khỉ vốn là tên mà người dân nơi đây thường gọi về ngôi thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên nằm dưới chân núi Minh Đạm, thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Chùa trước đây là một am nhỏ do bà Tư trông nom. Năm 1987, Đại đức Thích Thông Luận về sửa chữa ngôi chùa và tu hành ở đây. Chùa có kiến trúc đơn sơ, thờ đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen. Cảnh quan của chùa rất đẹp. Lần bên phải chùa lên núi Kỳ Vân, ở đây có nhiều tảng đá tạo những hình thù lạ mắt, như tảng đá hình đầu rắn, cá heo, voi, rùa, chim phượng hoàng... Bên cạnh đó, có cây bồ đề cổ thụ có cả trăm năm tuổi, rễ cây bọc cả tảng đá lớn, tạo nét cổ kính và sự thú vị cho du khách tham quan. Đặc biệt, một bầy khỉ hoang dã gần 200 con sống trên núi Kỳ Vân, mỗi sáng sớm, thường xuống ăn "của chùa" và bày những trò vui nhộn cho đến khi mặt trời lên cao mới trở về hang trên núi.
1
null
Johan August Strindberg (sinh ngày 22 tháng 1 năm 1849 - mất ngày 14 tháng 5 năm 1912) là một nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết tiểu luận và họa sĩ người Thụy Điển. Là một nhà văn viết nhiều và là người thường xuyên trực tiếp khắc họa trải nghiệm cá nhân, sự nghiệp sáng tác của Strindberg của kéo dài trong 4 thập kỷ, trong thời gian đó ông đã viết trên 60 vở kịch và hơn 30 tác phẩm tiểu thuyết tự truyện, lịch sử, phân tích văn hóa và chính trị. Strindberg sáng tác theo hai phong cách chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa biểu hiện. Mặc dù nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết "Căn phòng màu đỏ" (Röda rummet, 1879), nhưng Strindberg được thế giới biết đến nhiều hơn với vai trò là nhà soạn kịch. Ông được xem là một trong những nhà cách tân sân khấu hiện đại tiêu biểu của châu Âu và thường được so sánh với Henrik Ibsen. Ông được coi là "cha đẻ" của văn học Thụy Điển hiện đại và "Căn phòng màu đỏ" (1879) của ông đã thường xuyên được mô tả như là cuốn tiểu thuyết đầu tiên Thụy Điển hiện đại. Ở Thụy Điển, Strindberg biết đến ông là một nhà văn và nhà viết kịch, nhưng trong hầu hết các quốc gia khác, ông hầu như chỉ được biết với vai trò là một nhà viết kịch. Quyển tiểu thuyết "Röda rummet" (Căn phòng màu đỏ) năm 1879 đã mở đường thành công cho Strindberg. Sau đó ông viết một loạt các tác phẩm nhỏ và hướng về sân khấu. Với "Fadren" (Cha) năm 1887 và "Fröken Julie" (Người con gái tên Julie) năm 1888 ông đã đạt đến giới bạn đọc quốc tế, cũng như là với các tác phẩm sau đó: "Ett drömspel" (Cuộc chơi trong mơ - 1902) và "Spöksonate" (Bản sonat ma quỷ - 1907). Tiểu sử. Strindberg sinh ra vào ngày 22 tháng 1 năm 1849 tại Stockholm, Thụy Điển, cậu là người con trai còn sống sót thứ ba của Carl Oscar Strindberg (một nhân viên đại lý tàu biển) và Ulrika Eleonora Norling (người hầu phục vụ). Trong cuốn tiểu thuyết tự truyện của ông "Con trai một người đầy tớ", Strindberg mô tả một tuổi thơ bị ảnh hưởng bởi "sự bất an về tình cảm, sự nghèo đói, sự cuồng tín tôn giáo, và sự bỏ bê". Khi lên 7 tuổi, Strindberg chuyển đến Norrtullsgatan ở ngoại vi phía bắc, gần như là một khu vực ngoại vi nông thôn của thành phố. Một năm sau gia đình di chuyển gần Sabbatsberg, nơi họ ở trong ba năm trước khi trở về Norrtullsgatan. Cậu theo học một trường khắc nghiệt ở Klara trong bốn năm, một trải nghiệm mà ám ảnh anh trong suốt thời kỳ trưởng thành của mình. Anh được đưa tới trường tại Jakob vào năm 1860, anh đã cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, mặc dù anh vẫn có chỉ học ở đó có một năm. Trong mùa thu năm 1861, anh được chuyển đến Stockholm Lyceum, một trường tư tiến bộ tin dành cho các nam sinh thuộc tầng lớp trung lưu, nơi anh theo học trong sáu năm. Lúc còn là một đứa trẻ, anh đã đam mê khoa học tự nhiên, nhiếp ảnh, và tôn giáo (theo Pietism của mẹ mình. Mẹ ông, Strindberg sau này nhớ lại với niềm cay đắng, luôn luôn bực bội với trí thông minh của cậu con trai bà. Khi anh lên tuổi mười ba, bà mẹ đã qua đời. Mặc dù đau buồn của ông kéo dài chỉ có ba tháng, trong cuộc sống sau này, ông đã cảm thấy một cảm giác mất mát và khao khát cho một hình ảnh bà mẹ được lý tưởng hóa. Ít hơn một năm sau cái chết của mẹ, cha anh đã tục huyền với nữ gia sư của các con ông, Emilia Charlotta Pettersson. Theo các chị em của mình, Strindberg đã coi họ là kẻ thù tồi tệ nhất của mình. Anh đã thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp của mình tháng 5 năm 1867 và theo học tại trường Đại học Uppsala, nơi ông bắt đầu vào ngày 13 tháng 9. Tác phẩm. Các tác phẩm chính của ông gồm: "Căn buồng màu đỏ" (Röda rummet, tiểu thuyết, 1879); "Những cuộc hôn nhân" (Giftas, tiểu thuyết, 1884); "Người cha" (Fadren, kịch, 1887); "Con trai người hầu nữ: Lịch sử phát triển tâm hồn", 1849-1867 (Tjensteqvinnans Son: En Själs Utvecklingshistoria, 1849-1867); "Trò chơi chiêm bao" (Ett drömspel, 1902); "Con đường lớn" (Stora landsvägen, 1910)
1
null
Cầu vương Lâm Phượng Tường (, 1825 -1855), tướng lĩnh Thái Bình Thiên Quốc. Ông xuất thân nông dân, người Vũ Duyên (nay là Vũ Minh), Quảng Tây, các thuyết khác là Quế Bình, Quảng Tây hoặc Yết Dương, Quảng Đông, dân tộc Tráng. Ông được xưng tụng là một trong Ngũ hổ tướng của cuộc khởi nghĩa, cùng với Lý Khai Phương, Hồ Dĩ Hoảng, Hoàng Văn Kim, La Đại Cương. Tham gia khởi nghĩa, hổ tướng Thái Bình. Lâm Phượng Tường mất mẹ từ nhỏ, được cha chiều chuộng không quản thúc, sinh hoạt phóng đãng không biết giữ gìn. Năm Đạo Quang thứ 28 (1848), vì đánh chết người có thân thế trong huyện, chú bảy là Lâm Tú Trung bán bốn con heo làm lộ phí cho ông bỏ trốn. Phượng Tường lăn lộn giang hồ, bày hàng bán quẻ, qua đó gặp gỡ Hồng Tú Toàn, Dương Tú Thanh. Ngày 11 tháng 1 năm Hàm Phong đầu tiên (1851), ông tham gia khởi nghĩa Kim Điền, là một trong 40 anh em kết bái với Hồng Tú Toàn. Khi Hồng Tú Toàn kiến quốc tại Vĩnh An, Phượng Tường được thụ làm Ngự lâm thị vệ. Tháng 4 năm Hàm Phong thứ 2 (1852) ông theo Tây vương Tiêu Triều Quý từ Vĩnh An lên phía bắc, tháng 6 tiến vào Hồ Nam, chiếm Đạo Châu, liên tiếp hạ được các nơi Giang Hoa, Vĩnh Minh, Quế Dương Châu, Sâm Châu… Ngày 11 tháng 9, quân Thái Bình tiến đến chân thành Trường Sa, Phượng Tường chiếm lấy đồi cao ở phía nam thành, từ đó nổ pháo oanh kích, khiến cho quân Thanh tan rã. Ông được thăng làm Thổ quan chánh tướng quân. Ngày 2 tháng 12, quân Thái Bình đánh hạ Ích Dương, Dương Tú Thanh lệnh cho Lâm Phượng Tường, Lý Khai Phương soái lĩnh cánh quân tiên phong đi đánh Nhạc Châu và Hán Dương. Chưa đến 10 ngày, hạ được Hán Dương, ông được thăng làm Điện tả nhất chỉ huy. Ngày 12 tháng 1 năm thứ 3 (1853), quân Thái Bình kết thuyền làm cầu, vượt Trường Giang tấn công Vũ Xương, Lâm, Lý lĩnh quân đi trước chôn địa lôi, làm nổ tung cửa thành. Họ xông vào, cùng quân Thanh giao chiến kịch liệt trong các ngõ hẻm, đánh bại quân Thanh, chiếm lấy Vũ Xương. Ngày 14 cùng tháng, Đông vương Dương Tú Thanh thăng Phượng Tường làm Điện tả nhất kiểm điểm. Không lâu sau, Thiên vương Hồng Tú Toàn lại gia phong ông làm Thiên quan phó thừa tướng. Ngày 9 tháng 2, quân Thái Bình chia 2 đường thủy, lục tiến xuống phía đông. Lâm, Lý thụ mệnh thống lĩnh lục quân, nhanh chóng hạ được các nơi Cửu Giang, Đồng Lăng, Vu Hồ, phủ Thái Bình, Hòa Châu,… Ngày 19 tháng 3, ông tham gia đánh chiếm Nam Kinh. Chấn động Bắc Kinh, thất thủ Liên trấn. Sau khi Thái Bình Thiên định đô ở Nam Kinh, Lâm, Lý phụng mệnh soái quân đông tiến, đầu tháng 4 đánh hạ Dương Châu. Tháng 5, họ thống soái quân Thái Bình từ Dương Châu tiến hành bắc phạt, vờ đánh vào An Huy, liên tiếp hạ được các nơi Trừ Châu, Phượng Dương. Tháng 6, vào lúc quay lại thì được sự phối hợp của quân Niệp, thẳng tiến Hà Nam, đánh bại hơn 4000 quân Thanh do Hà Nam tuần phủ Lục Ứng Cốc chỉ huy, bắt được 1 lượng lớn thuốc nổ, chiếm phủ Quy Đức. Sau đó bao vây Khai Phong, đóng doanh ở trấn Chu Tiên. Nghĩa quân từ trấn Chu Tiên tây tiến, khi ấy gặp mưa lớn, mặt đất ngập sâu cả thước. Họ đi qua Trung Mưu, Trịnh Châu, Huỳnh Dương đến huyện Củng, ở sông Lạc, huyện Củng cướp thuyền dân vượt Hoàng Hà. Tháng 9, quân Thái Bình thẳng tiến Sơn Tây, rồi ngoặt về Hà Nam, từ Vũ An đông tiến Trực Lệ, ngày 29 hạ được Lâm Minh quan, đánh bại hơn 1 vạn quân của Trực Lệ tổng đốc Nột Nhĩ Kinh Ngạch. Nghĩa quân tiếp tục vượt qua các nơi Sa Hà, Nhâm Thành, Cảo Thành, Thâm Châu… Ngày 13 tháng 10, họ bức đến trấn Trương Đăng cách thành Bảo Định 30 dặm về phía nam. Bắc Kinh chấn động, hơn 3 vạn hộ bỏ trốn. Tín báo tiệp truyền về Thiên Kinh, Phượng Tường được phong Tĩnh hồ hầu. Do quân Thái Bình đã đi xa ngàn dặm, không có viện binh bổ sung, không đủ lương thực, đạn dược cung ứng, khả năng tác chiến suy giảm mạnh. Lâm, Lý không thể đột phá phòng tuyến Bảo Định, đành phải thay đổi kế hoạch. Họ men sông Hô đông tiến, từ 1 dải Tấn Châu, Thâm Châu, huyện Hiến, Thương Châu nhắm đến Thiên Tân, ý đồ từ Thiên Tân thọc vào Bắc Kinh. Thiên Tân tri huyện Tạ Tử Trừng tổ chức Đoàn luyện địa phương được hơn 4000 người chống lại nghĩa quân, cho phá con đê ở phía nam Vận Hà, khiến ngoài thành Thiên Tân trở thành ao hồ. Phượng Tường chỉ còn cách lui về giữ Tĩnh Hải, cùng Lý Khai Phương ở Độc Lưu hình thành thế ỷ giốc, giằng co với quân Thanh hơn 3 tháng, dần rơi vào cảnh nguy khốn. Ngày 5 tháng 2 năm thứ 4 (1854), Lâm, Lý lui về Phụ Thành, bị quân Thanh bao vây. Tháng 5, họ đột vây đến Liên trấn, dựa vào Vận Hà cố thủ để đợi viện quân. Nghe tin viện quận đã lên phía bắc, Phượng Tường bèn chia kỵ binh cho Lý Khai Phương đi đón. Trung tuần tháng 2 năm sau (1855), quân Thanh đánh gấp Liên trấn, Phượng Tường đốc quân khổ chiến, nhiều lần đẩy lui kẻ địch, nhưng vì thiếu ăn lâu ngày, nghĩa quân đói đến nỗi không nhấc nổi cánh tay. Tháng 3, ông soái tàn quân còn hơn 6000 người đột vây, không may trúng tên thụ thương nên bị bắt, áp giải về Bắc Kinh. Chịu sự tra khảo tàn khốc của nhà Thanh, nhưng bản cung của Phượng Tường chỉ vỏn vẹn có 403 chữ, ghi lại thân thế và kinh lịch của ông. Ngày 15 (hoặc 13) tháng 3, ông bị xử lăng trì ở chợ tây. Vào lúc chịu hình, đao đến chỗ nào, Phượng Tường nhìn chỗ ấy, rốt cục không kêu 1 tiếng. Năm Đồng Trị thứ 2 (1863), Hồng Tú Toàn truy phong ông làm Điện Tiền Hạ Quý Sát Thiên Quân Đính Thiên Phù Triều Cương Cầu Vương Hiệp Thiên Tuế.
1
null
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (tên giao dịch quốc tế tiếng Anh: International Federation for Human Rights—viết tắt FIDH) là một liên hiệp tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Tổng quan. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền được thành lập vào năm 1922 và là một trong những tổ chức nhân quyền quốc tế thành lập lâu đời nhất trên toàn thế giới và ngày nay đã có 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền hoạt động trên nguyên tắc không bè phái không phụ thuộc, chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nào. Nhiệm vụ cốt lõi của nó là để thúc đẩy sự tôn trọng cho tất cả các quyền được quy định trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các thành viên và liên hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức này cũng liên lạc thường xuyên với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB). Quan hệ với Việt Nam. Ngày 9 tháng 9 năm 2018, cơ quan An ninh cửa khẩu quốc tế Nội Bài ra quyết định cấm nhập cảnh và tạm giữ bà Debbie Stothard - Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế về Nhân quyền đang đến Hà Nội để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Nam Á 2018. Bà Debbie Stothard cho hay, "Dù sao đi nữa sự bất tiện mà tôi đang phải chịu không là gì so với các cuộc tấn công vào báo chí và những nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam." Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngay sau đó đã yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng lời mời của WEF, tạo điều kiện cho bà Debbie Stothard được tham dự cuộc họp. Một thành viên của Amnesty International, Minar Pimple, cũng không được phép vào để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF). Theo chương trình ông sẽ nói về đề tài "ASEAN đa nguyên: có bị đe dọa?"
1
null
Tĩnh vương Lý Khai Phương (, ? – 1855), người Vũ Duyên (nay là Vũ Minh), Quảng Tây, có thuyết là Úc Lâm Châu, Quảng Tây , dân tộc Tráng, tướng lĩnh Thái Bình Thiên Quốc. Ông được xưng tụng là một trong Ngũ hổ tướng của cuộc khởi nghĩa, cùng với Lâm Phượng Tường, Hồ Dĩ Hoảng, Hoàng Văn Kim, La Đại Cương. Tham gia khởi nghĩa, hổ tướng Thái Bình. Ngày 11 tháng 1 năm Hàm Phong đầu tiên (1851), ông tham gia khởi nghĩa Kim Điền, là một trong 40 anh em kết bái với Hồng Tú Toàn. Khi Hồng Tú Toàn kiến quốc tại Vĩnh An, Khai Phương được thụ làm Kim nhất tổng chế. Tháng 4 năm Hàm Phong thứ 2 (1852) ông theo Tây vương Tiêu Triều Quý từ Vĩnh An lên phía bắc, tháng 6 tiến vào Hồ Nam, chiếm Đạo Châu, liên tiếp hạ được các nơi Giang Hoa, Vĩnh Minh, Quế Dương Châu, Sâm Châu… Ngày 11 tháng 9, quân Thái Bình tiến đến chân thành Trường Sa. Khai Phương soái bộ hạ xông vào thành cùng quân Thanh quân giao chiến, giết được mấy ngàn người. Ông được thăng làm Kim quan chánh tướng quân. Ngày 2 tháng 12, quân Thái Bình đánh hạ Ích Dương, Dương Tú Thanh lệnh cho Lâm Phượng Tường, Khai Phương soái lĩnh cánh quân tiên phong đi đánh Nhạc Châu và Hán Dương. Chưa đến 10 ngày, hạ được Hán Dương, ông được thăng làm Điện hữu nhị chỉ huy. Ngày 12 tháng 1 năm thứ 3 (1853), quân Thái Bình kết thuyền làm cầu, vượt Trường Giang tấn công Vũ Xương, Lâm, Lý lĩnh quân đi trước chôn địa lôi, làm nổ tung cửa thành. Họ xông vào, cùng quân Thanh giao chiến kịch liệt trong các ngõ hẻm, đánh bại quân Thanh, chiếm lấy Vũ Xương. Ngày 14 cùng tháng, Đông vương Dương Tú Thanh thăng Khai Phương làm Điện hữu nhị kiểm điểm. Không lâu sau, Thiên vương Hồng Tú Toàn lại gia phong ông làm Địa quan chánh thừa tướng. Ngày 9 tháng 2, quân Thái Bình chia 2 đường thủy, lục tiến xuống phía đông. Lâm, Lý thụ mệnh thống lĩnh lục quân, nhanh chóng hạ được các nơi Cửu Giang, Đồng Lăng, Vu Hồ, phủ Thái Bình, Hòa Châu,… Trung tuần tháng 3, nghĩa quân bao vây thành Nam Kinh, Khai Phương đánh hạ cửa Tụ Bảo vào thành. Ngày 19 tháng 3, quân Thái Bình chiếm được Nam Kinh. Chấn động Bắc Kinh, thúc thủ Phùng Quan. Sau khi Thái Bình Thiên định đô ở Nam Kinh, Lâm, Lý phụng mệnh soái quân đông tiến, đầu tháng 4 đánh hạ Dương Châu. Tháng 5, họ thống soái quân Thái Bình từ Dương Châu tiến hành bắc phạt, vờ đánh vào An Huy, liên tiếp hạ được các nơi Trừ Châu, Phượng Dương. Tháng 6, vào lúc quay lại thì được sự phối hợp của quân Niệp, thẳng tiến Hà Nam, đánh bại hơn 4000 quân Thanh do Hà Nam tuần phủ Lục Ứng Cốc chỉ huy, bắt được 1 lượng lớn thuốc nổ, chiếm phủ Quy Đức. Sau đó bao vây Khai Phong, đóng doanh ở trấn Chu Tiên. Nghĩa quân từ trấn Chu Tiên tây tiến, khi ấy gặp mưa lớn, mặt đất ngập sâu cả thước. Họ đi qua Trung Mưu, Trịnh Châu, Huỳnh Dương đến huyện Củng, ở sông Lạc, huyện Củng cướp thuyền dân vượt Hoàng Hà. Tháng 9, quân Thái Bình thẳng tiến Sơn Tây, rồi ngoặt về Hà Nam, từ Vũ An đông tiến Trực Lệ, ngày 29 hạ được Lâm Minh quan, đánh bại hơn 1 vạn quân của Trực Lệ tổng đốc Nột Nhĩ Kinh Ngạch. Nghĩa quân tiếp tục vượt qua các nơi Sa Hà, Nhâm Thành, Cảo Thành, Thâm Châu… Ngày 13 tháng 10, họ bức đến trấn Trương Đăng cách thành Bảo Định 30 dặm về phía nam. Bắc Kinh chấn động, hơn 3 vạn hộ bỏ trốn. Tín báo tiệp truyền về Thiên Kinh, Khai Phương được phong Định hồ hầu. Do quân Thái Bình đã đi xa ngàn dặm, không có viện binh bổ sung, không đủ lương thực, đạn dược cung ứng, khả năng tác chiến suy giảm mạnh. Lâm, Lý không thể đột phá phòng tuyến Bảo Định, đành phải thay đổi kế hoạch. Họ men sông Hô đông tiến, từ 1 dải Tấn Châu, Thâm Châu, huyện Hiến, Thương Châu nhắm đến Thiên Tân, ý đồ từ Thiên Tân thọc vào Bắc Kinh. Thiên Tân tri huyện Tạ Tử Trừng tổ chức Đoàn luyện địa phương được hơn 4000 người chống lại nghĩa quân, cho phá con đê ở phía nam Vận Hà, khiến ngoài thành Thiên Tân trở thành ao hồ. Khai Phương giữ Độc Lưu cùng Phượng Tường ở Tĩnh Hải hình thành thế ỷ giốc, giằng co với quân Thanh hơn 3 tháng, dần rơi vào cảnh nguy khốn. Ngày 5 tháng 2 năm thứ 4 (1854), Lâm, Lý lui về Phụ Thành, bị quân Thanh bao vây. Tháng 5, họ đột vây đến Liên trấn, dựa vào Vận Hà cố thủ để đợi viện quân. Nghe tin viện quận đã lên phía bắc, Phượng Tường bèn chia kỵ binh cho Khai Phương đi đón. Đột vây đến được Cao Đường Châu, Sơn Đông, ông biết tin viện quân đã tan rã ở Lâm Thanh, Sơn Đông, lập tức rút vào Cao Đường Châu, chống chọi với quân đội của Khâm sai đại thần Thắng Bảo đến bủa vây. Khai Phương nhiều lần đẩy lui quân Thanh, còn nhân đêm tối tập kích doanh trại của địch, khiến cho Thắng Bảo lắm phen kinh sợ. Tháng 2 năm thứ 5 (1855), Tăng Cách Lâm Thấm chuyển từ Liên trấn đến giúp Thắng Bảo, ông biết Lâm Phượng Tường đã thất bại, bèn quyết định đột vây. Khai Phương đưa hơn 500 nghĩa quân chạy ra cửa đông, tính đi về phía đông nam, qua Tế Ninh đến huyện Phong, Giang Tô, từ đó vượt Hoàng Hà về nam. Sáng hôm sau Khai Phương đến đồn Phùng Quan, huyện Trì Bình. Kỵ binh của Tăng Cách Lâm Thấm đuổi kịp, rồi bộ binh cũng đến, vây khốn đồn Phùng Quan, 4 mặt đặt pháo đài, nã đạn vào trong thôn, nhà cửa đều bị bắn tan tành. Quân Thái Bình đào 3 lớp hào để đi lại, trong hào còn đào hố để tránh lửa đạn. Ngoài hào có đục lỗ châu mai, nghĩa quân nằm rạp trên mặt đất, đặt súng điểu thương mà bắn. Quân Thanh càng đến gần càng chịu nhiều thương vong, Tăng Cách Lâm Thấm bèn chuyển sang dùng thủy công. Bên phải của đồn Phùng Quan có sông Hán, thông ra Vận Hà, Lâm Thấm tháo nước Vận Hà rót vào Phùng Quan. Quân Thái Bình hư trương thanh thế một mặt, rồi xông ra mặt tây nam, nơi quân Thanh đặt 1 tòa pháo đài, cứ ngỡ nghĩa quân không dám xâm phạm. Quân Thanh nhanh chóng tan chạy, nhưng phía ngoài pháo đài còn có một con hào, Tăng Cách Lâm Thấm kịp đưa quân đến chẹn giữ, quân Thái Bình thu lấy đại pháo quay vào đồn. Nghe tin mất pháo, Hàm Phong đế ban chiếu dụ khiển trách Lâm Thấm. Nước ngập úng lâu ngày, thuốc súng và lương thực đều bị ẩm mốc, khả năng đột vây của quân Thái Bình hầu như không còn. Khai Phương sai Hoàng Cận Văn đưa 140 người lẫn vào nạn dân ra ngoài để làm ngoại ứng. Hôm ấy trời nổi gió lớn, ông đáp ứng lời chiêu dụ của Tăng Cách Lâm Thấm, lệnh cho tướng sĩ vũ trang đầy đủ, vờ sẽ giao nộp. Quân Thái Bình ngồi trên thuyền nhỏ qua khỏi con hào, Lâm Thấm không hề trúng kế, đã bày sẵn mấy vạn quân Thanh vây chặt lấy nghĩa quân, bắt sống tất cả. Trước đó, ông ta đã bắt giết toàn bộ bọn Hoàng Cận Văn. Tăng Cách Lâm Thấm áp giải Khai Phương cùng các bộ tướng Hoàng Ý Đoan, Tạ Kim Sanh, Lý Thiên Hữu, Đàm Hữu Quế, Vi Danh Truyền, Tào Đắc Tương về Bắc Kinh, những tướng sĩ còn lại đều bị giết chết. Trên đường đi, Khai Phương tuyệt thực. Tháng 6, bọn Khai Phương bị xử lăng trì. Năm Đồng Trị thứ 2 (1863), Hồng Tú Toàn truy phong ông làm Tĩnh vương, con trai Lý Vĩnh Bảo tập tước.
1
null
Trực giác còn gọi là giác quan thứ sáu. Năm giác quan vật lý của con người là: thị giác (nhìn thấy), thính giác (nghe), khứu giác (ngửi), vị giác (nếm), xúc giác (chạm) là những công cụ dùng để tiếp xúc và cảm nhận thế giới quan chung quanh ta. Như vậy khi ai đó nói rằng "trực giác (linh tính) mách với tôi đây không phải là người tốt" thì thật ra không phải là trực giác bởi vì nó đã bị ảnh hưởng của thị giác trước đó rồi. Chỉ khi nào tự nhiên bạn biết hay cảm thấy một điều gì đó mà không thông qua hay có sự can thiệp của năm giác quan vật lý thì lúc đó mới gọi là trực giác. Cần lưu ý rằng nó cũng không phải do tưởng tượng mà có. Rất nhiều người bị nhầm lẫn ở chỗ này.
1
null
Cà phê bệt là hình thức thưởng thức cà phê, không bàn không ghế, chỉ cần tìm chỗ ngồi hợp lý, nơi thoáng mát và tầm quan sát rộng rồi ngồi bệt xuống đất và cứ thế thưởng thức cà phê mà không cần quán xá. Loại hình cà phê này khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1
null
Trận Picardy lần thứ nhất là một trận đánh trong cuộc "Chạy đua ra biển" trên Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, diễn ra từ ngày 22 cho đến ngày 26 tháng 9 năm 1914. Cuộc giao chiến quyết liệt và bất phân thắng bại giữa quân đội Pháp (với các tập đoàn quân số 2, số 6) và quân đội Đế quốc Đức (với các tập đoàn quân số 2, số 6 và số 7) tại Picardy, kết hợp với những trận đánh khác như trận sông Aisne lần thứ nhất, đã mang lại thiệt hại nặng nề cho quân Pháp trong một cố gắng thất bại của mình nhằm tái chiếm phần lãnh thổ bị mất về tay quân Đức. Cuối năm 1914, bộ chỉ huy Pháp đã thành lập một Tập đoàn quân số 2 do tướng Édouard Castelnau chỉ huy mới xung quanh Amiens, trong khi Bộ chỉ huy Đức cũng chuyển Tập đoàn quân số 6 do Thái tử Rupprecht xứ Bayern chỉ huy từ mặt trận Lorraine sang cánh phải của lực lượng Đức tại Picardy. Thử thách đối với bước tiến của Tập đoàn quân số 6 của Pháp là 3 tập đoàn quân Đức gồm Tập đoàn quân số 2, số 6 và số 7. Quân của Castelnau bắt đầu tiến về hướng đông bắc từ hướng nam Amiens vào ngày 22 tháng 6, và ngày hôm sau Tập đoàn quân số 6 của Pháp cũng bắt đầu một cuộc tấn công dọc theo sông Oise. Trong hai ngày đầu, quân đội hai bên chỉ giao tranh lẻ tẻ, nhưng cho đến ngày 24 tháng 6 năm 1914 thì một trận đánh quy ước đã bùng nổ dọc theo toàn bộ mặt trận từ Albert, cách sông Somme về hướng bắc, xuống Noyon trên sông Oise. Vào ngày 24 tháng 6, nhằm tạo nên một lỗ hổng giữa chiến tuyến của đối phương, quân đội Đức đã tiến công cánh phải của Castelnau tại Roye và mặc dù cuộc tiến công này thất bại, bước tiến của quân đội Pháp đã bị chặn đứng. Vào ngày 25 tháng 9 năm 1914, các quân đoàn Bayern thuộc Tập đoàn quân số 6 của Đức đã tiến thêm về phía bắc đến khu vực nằm về phía bắc Péronne và phía đông Albert, chiếm đóng một vùng đất theo ngay phía bắc sông Somme. Quân Đức đã làm nên bước tiến nhỏ và trận Albert lần thứ nhất (25 – 29 tháng 9 năm 1914) đã đánh dấu thất bại của Tập đoàn quân số 2 của Pháp trong việc bọc sườn quân Đức.
1
null
Barnabus "Barney" Stinson (sinh năm 1975) là một nhân vật hư cấu được sáng tạo bởi Carter Bays và Craig Thomas cho loạt phim truyền hình ăn khách của đài CBS How I Met Your Mother do diễn viên Neil Patrick Harris thủ vai. Là một trong những nhân vật chính của bộ phim, Barney được biết đến như là một anh chàng độc thân, thường xuyên mặc đồ com lê và thích chơi trò bắn súng la-de. Anh ta cũng thường xuyên nghĩ ra những ý tưởng và kĩ thuật mới để thu hút phụ nữ quan hệ với mình, đây là một trong những chủ đề của phim khi xây dựng tính cách nhân vật này. Trải qua vài phần của loạt phim, Barney cũng có gắn bó với những mối quan hệ nghiêm túc. Trong xuyên suốt loạt phim, nhân vật này được đón nhận nồng nhiệt bởi các nhà phê bình và đã được đánh giá là một trong những yếu tố góp phần sự thành công của bộ phim. Anh được biết đến nhờ luật "Lemon Law" (tạm dịch: "Luật quả chanh") trong buổi hẹn đầu tiên, và tính phổ biến của khái niệm "Suit up!" và được xem là nhân vật nổi bật của bộ phim. Bối cảnh tạo dựng. Những nhà sáng lập nên loạt phim có nhắm nhân vật Barney vào loại hình "kiểu nhân vật John Belushi", theo lời mà Bays sau này có chia sẻ. Nhưng Megan Branman, đạo diễn tuyển chọn diễn viên của loạt phim đã mời Harris đến thử vai. Ban đầu anh chỉ đi thử vai cho vui, vì hai người là bạn và không tin mình có thể nhận được vai diễn này. Anh thử vai phân đoạn Barney chơi bắn súng la-de, mà sau đó anh vô tình trượt khỏi ghế và ngã sầm vào tường. Những nhà sản xuất đài CBS rất thích màn trình diễn của anh và anh được nhanh chóng nhận vai. Nhân vật. Barney Stinson là một trong năm nhân vật chính trong loạt phim truyền hình How I Met Your Mother. Anh ta ra vẻ là một người đàn ông khoảng 35 tuổi, luôn mặc áo com-lê, rất thích phụ nữ và luôn sẵn sàng đưa ra những ý kiến hay quan điểm của mình (đôi khi đây là những quan điểm giả tạo). Ngay từ đầu phim, Barney được mệnh danh là một kẻ lăng nhăng, nhiều lúc anh còn được miêu tả là "một tên sát gái chuyên nghiệp không biết mệt mỏi": trong khi đó bạn thân của anh ta, Ted Mosby lại là một người đang muốn yên ổn lập gia đình. Stinston có hẳn một bộ chiến lược và quy tắc được viết riêng để gặp gỡ phụ nữ, quan hệ với họ sau đó chia tay họ không thương tiếc. Barney còn có khiếu hài hước rất lớn, và một trong những khẩu hiệu cửa miệng của anh: "True Story" đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng lan truyền trên Internet. Trải qua một vài phần của loạt phim, 4 nhân vật chính còn lại đã (hoặc đang) là cặp đôi của nhau: từ đầu câu chuyện thì Ted đang trong giai đoạn hẹn hò cùng Robin Scherbatsky, và bạn cùng nhà với Ted là Marshall Eriksen đã đính hôn và sau đó kết hôn cùng Lily Aldrin, việc này đã làm cho Stinson là người cuối cùng trong nhóm còn độc thân, chính vì thế mà Stinson luôn cảm thấy "bực bội" khi các cặp đôi khác thân thiết. Nhưng trong phần 5 của loạt phim, Barney Stinson hẹn hò với Robin. Nhưng sau đó đã chia tay vì nhận ra cả hai đều đang mắc sai lầm khi quen nhau. Harris miêu tả Barney là mẫu người "luôn thích tạo ra những tình thế điên rồ rối rắm để rồi sau đó thì ngồi im lặng và xem hậu quả của việc đó xảy ra". Barney là một kẻ cơ hội, khi luôn dẫn dắt câu chuyện đi theo ý mình. Anh cũng có tính cạnh tranh rất cao, và sẽ cố gắng hoàn thành "thử thách" (mà đôi khi) chỉ để chứng minh mình là kẻ có giá trị. Anh cũng là một kẻ tự cao và bướng bỉnh, luôn cố gắng nói cho bằng được ý mình cho dù là bất cứ chuyện gì. Trong tập "I Heart NJ", anh từ chối bỏ nắm đấm xuống, trừ khi có ai đó đập tay với mình. Trong tập "Lucky Penny", khi không ai tin anh có thể tham gia cuộc thi chạy marathon New York vào ngày hôm sau mà không cần luyện tập, Barney ngay lập tức chấp nhận lời đề nghị đó. Cho dù anh thắng cuộc thi đó, anh cũng không thể nào đi lùi được nữa. Cho dù anh tự cho mình là một kẻ hiểu đời, Barney nhiều lúc trở nên hết sức ngây thơ, khi tin từng lời nói dối mà mẹ anh nói với anh lúc nhỏ, như việc cha ruột của anh là Bob Barker. Barney, cũng hệt như Harris ngoài đời, là một ảo thuật gia. Anh thích diễn những trò có liên quan tới lửa như trong tập "Single Stamina" và trong tập "Intervention", anh có dùng ảo thuật để lấy lòng phụ nữ. Chiêu mà anh thường dùng để cưa cẩm phụ nữ nhất là cách anh nói dối một cách rất tinh vi về bản thân mình, và thường xuyên sử dụng nhiều biệt danh. Rất nhiều chiêu của anh được trích từ một quyển sách tên là "The Playbook" (tạm dịch: "Quyển bí kíp"), được ra mắt lần đầu vào tập "The Playbook". Anh có phạm phải nhiều vấn đề, như là một bằng chứng miễn cưỡng cho chuyện tình cùng Robin, và cô cũng là một trong những nhân vật đã hẹn hò cùng anh ngay từ khi bộ phim bắt đầu. Barney cũng là người tiếp cận với giới thượng lưu và là người theo kịp thời đại nhất của cả nhóm. Anh thường hay mua những món hàng xa xỉ - như chiếc vé tàu cuối cùng đến San Francisco, chi cả ngàn đô-la chỉ với những con tem - trong một thời gian ngắn. Anh cũng là người khá "điệu đà"; khi cạo hết lông ngực của mình, thích làm móng, có kiến thức sâu về việc thiết kế thương hiệu và là người sành ăn. Thế nhưng, anh lại có vấn đề khi thường mất kiểm soát khi chơi đánh bạc, trong tập Atlantic City và "Monday Night Football". Craig Thomas có lần chia sẻ rằng nhân vật Barney thật ra là "một gã mỏng manh, rất sợ khi phải cô độc một mình. Anh ta chỉ muốn mọi người quý mến anh ta, là người quan trọng của tất cả, và là người truyền dạy lại cho các đồ đệ khác." Anh nhiều lần trở nên nhẹ nhàng và tốt bụng, như khi ngăn Marshall không được ngủ với người phụ nữ khác khi chia tay Lily, và thuyết phục Lily trở lại với Marshall. Trong tập "The Slutty Pumpkin Returns", Barney biết được mình có 1/4 gốc Canada, đó là nỗi kinh sợ và xấu hổ của anh. Trong suốt loạt phim, luôn có một diễn viên chính khác tiến triển cùng Barney: Đầu bộ phim, vai của anh là một kẻ lăng nhăng khi hoàn toàn chỉ muốn chuyện chăn gối và phụ nữ mà không hề muốn hẹn hò và yêu đương chính thức. Cho dù anh đã hẹn hò với Robin ở phần 5, anh tiếp tục quay lại với con người cũ của mình ngay sau khi họ chia tay. Trong phần 6 và 7, anh bắt đầu phải đối diện với những vấn đề riêng tư của mình, như mối quan hệ với người cha lạnh lùng và nỗi sợ của anh về việc phạm tội. Ở cuối phần 7, anh cuối cùng cũng "trưởng thành", và suy nghĩ về việc ổn định cuộc sống và kết hôn, cùng với cô bạn gái lúc đó, Quinn. Cho dù anh có hoảng loạn sau khi chia tay Quinn, anh cũng thực hiện được một vài điều chứng tỏ sự "trưởng thành" của mình khi tự tay đốt cuốn "Playbook" và cầu hôn Robin trong 2 tập phần 8, "The Final Page," sau khi anh thừa nhận mình vẫn còn yêu cô. Robin chấp nhận lời cầu hôn và dự định cho đám cưới ở nửa phần sau của phần 8. Mùa cuối trải dài trong tuần diễn ra đám cưới của Barney và Robin. Sau khi họ đã tìm hiểu nhau rõ hơn, cuối cùng họ cũng lấy nhau trong tập "The End of the Aisle", nơi mà Barney thề sẽ luôn thành thật với Robin. Trong tập cuối "Last Forever", sau ba năm chung sống, họ quyết định li hôn vì Robin luôn bận bịu với công việc khiến hai người khó có thời gian gần nhau. Barney lại trở về cách sống lăng nhăng trước đây, cho đến khi một cô gái tình-một-đêm của anh có thai. Anh ghét bỏ ý định làm cha cho đến khi con gái của anh - Ellie - ra đời. Anh yêu con bé ngay từ ánh nhìn đầu tiên, và anh trở thành người cha tận tâm với đứa bé. Anh vẫn đi chơi với cả nhóm lần cuối vào năm 2020 khi Ted cưới Tracy McConnell, nhân vật người Mẹ của câu chuyện. Thời thơ ấu và gia đình. Năm sinh của Barney được tiết lộ từ ba nguồn: trong tập "Natural History", Barney khẳng định mình tròn 6 tuổi hồi 23 tháng 7 năm 1981. Vậy là sinh nhật anh giữa ngày 24 tháng 7 năm 1974 và 23 tháng 7 năm 1975; trong tập "Zoo or False", Ted nói Barney sinh sau 7 năm ngày con người đặt chân lên Mặt trăng (vào tháng 7 năm 1969), nghĩa là sinh nhật anh vào năm 1976; trong tập "Game Night" và "The Yips", Barney 23 tuổi vào năm 1998, tức Barney sinh năm 1975. Anh được lớn lên tại Port Richmond, Staten Island, cùng mẹ của mình - bà Loretta (do Megan Mullally lồng tiếng khi còn trẻ), được thể hiện bởi Frances Conroy, là một người phụ nữ lẳng lơ. Cha của anh ban đầu là một ẩn số của loạt phim. Khi Barney còn trẻ, khi anh hỏi mẹ mình danh tính của người cha thì bà lại chỉ vào Bob Barker trong chương trình "Hãy chọn giá đúng" đang phát trên TV và nói "Ồ, mẹ cũng không biết nữa. Chính là ông ấy." Barney tin vào lời nói dối ấy thật lòng, và sau nhiều năm, khi thấy Barker trên truyền hình quốc gia, anh rất kích động và không thể vượt qua chuyện ông ấy không phải là cha mình trong tập "Showdown". Khi còn nhỏ, Barney chơi thể thao rất tệ, và trong vài tập có hé lộ anh đã từng có rất ít bạn bè (có một cảnh cho thấy không ai đến dự tiệc sinh nhật của anh). Trong tập "The Leap", Lily tiết lộ hồi còn nhỏ, Barney từng theo đuổi trở thành nghệ sĩ chơi vĩ cầm. Trong tập "Natural History", Barney biết được tin một người ông tên là Jerome Whittaker, người mà Barney cứ đinh ninh là chú của anh, ký tờ đơn khẳng định mình là cha Barney. Anh cuối cùng cũng gặp được Jerome (John Lithgow) lần nữa trong tập "Legendaddy" và biết được ông chính là cha mình. Từ khi gặp nhau, Jerome cảm thấy rất áp lực khi cố gắng giả vờ mình cũng là một gã tự tin, lăng nhăng như Barney để làm anh ấy ấn tượng, và cũng vì Barney từ chối gặp ông bằng bất cứ giá nào. Barney bị suy sụp và kết tội ông vì đã bỏ rơi anh (mẹ của Barney đã cấm Jerome không được gặp Barney khi ông đang còn sử dụng ma tuý và lối sống lệch lạc). Jerome xin lỗi và nài xin Barney để ông trở thành một phần trong đời anh. Sau đó trong phần 6, tập "Hopeless", Jerome cố gắng làm Barney ấn tượng khi giả vờ trở về con người tha hoá xưa kia của mình, nhưng sau đó ông tiết lộ mình chỉ giả vờ. Barney, dù vậy, vẫn nghe lời ông về việc ổn định cuộc sống. Barney có 3 anh chị em khác nhau: James (do Wayne Brady thủ vai), người anh người đồng tính người Mỹ-Phi cùng mẹ khác cha, đã nhận nuôi một đứa bé trai và bé gái (trong tập "The Rebound Girl"); Carley (do Ashley Benson thủ vai), một sinh viên đại học và là người em cùng cha khác mẹ mà Ted cưa cẩm ngay trước mặt Barney trong tập "Ring Up!"; và Jerome Jr. (JJ), một người em cùng cha khác mẹ nữa, chỉ mới 11 tuổi. Anh có một cô em họ tên là Leslie, người vô tình nhảy cùng anh trong hộp đêm, trong tập "Okay Awesome". Tình trạng học vấn. Trong suốt bộ phim, Barney khẳng định mình có học tại trường MIT; Trong phần cuối, Barney giải thích MIT chỉ là một hội các ảo thuật gia (Magicians Institute of Teaneck) chứ không phải Trường Học Công nghệ Thông tin (Massachusetts Institute of Technology) như mọi người nghĩ. Anh từng mặc một chiếc áo thun in chữ Cornell Big Red, để tự nhắc mình đã có thể học ở đó. Cuộc sống nghiêm túc trước năm 2005 ("Tập phim đầu tiên"). Tập "Game Night" hé lộ Barney từng là một thanh niên ngây thơ và duy tâm, muốn gia nhập tổ chức Peace Corps cùng với cô bạn gái chính thức đầu tiên của anh, Shannon. Khi cô bỏ anh theo một gã lăng nhăng mặc áo com-lê, James sắp xếp cho Barney mất đi lần đầu đời của mình cho một người bạn của mẹ anh ta, Rhonda "the Man Maker" French, lúc anh 23 tuổi. Sau khi qua đêm cùng Rhonda và ngỡ rằng anh đã làm bà ta thoả mãn, anh trở thành một tên lăng nhăng mặc áo com-lê, thậm chí còn đi xa hơn khi dùng một số câu cửa miệng nổi tiếng của những kẻ đối nghịch mình. Anh sống dựa vào một quyển gọi là Bro Code (tạm dịch: "Luật bằng hữu"). Barney cũng được tiết lộ có vấn đề rất tệ trong việc đánh bạc, được thừa hưởng từ mẹ anh, một tay chơi bài đẳng cấp. Trong tập "Atlantic City" có hé lộ rằng anh bị thua hết tiền tiết kiệm cả đời của mình trong một bàn chơi kiểu Trung Hoa. Anh cũng thua luôn từng bàn một sau vụ cá độ ở Super Bowl. Cuộc sống theo diễn biến phim (2005–hiện tại). Hình ảnh tốt bụng, hiền dịu của Barney không thường xuyên xuất hiện. Khi Marshall và Lily phá vỡ lời đính hôn trong phần 1, Barney ngăn mọi phụ nữ khỏi Marshall để Marshall còn có thể thật lòng với người phụ nữ anh yêu. Sau đó,chính Barney là người thuyết phục Lily quay lại New York, thậm chí mua luôn cho cô vé khứ hồi về nước. Mối quan hệ giữa Barney và những người phụ nữ khác trải dài xuyên suốt bộ phim; trong những phần sau này, anh bắt đầu khao khát một mối quan hệ lâu dài, khi cầu hôn cả Quinn Garvey và Robin Scherbatsky. Anh cũng được biết tới trong việc viết blog. Công việc. Trong suốt bộ phim, Barney thường từ chối khai mình làm công việc gì để kiếm sống, luôn làm lơ với những câu hỏi về công việc của anh với cụm từ "Please". Trong phần 9 tập "Unpause", khi say, anh tiết lộ mình làm công việc của một P.L.E.A.S.E - Provide Legal Exculpation And Sign Everything (tạm dịch: "Người Cung Cấp Bằng Chứng Vô Tội và Ký Tất Cả Giấy Tờ"), khi công ty của anh buộc anh vào những công việc bất chính mà họ tham gia. Sự xuất hiện ngoài bộ phim "How I Met Your Mother". Năm 2008, quyển sách "The Bro Code", được cho là viết bởi Barney, được xuất bản. Các mối quan hệ. Ted Mosby. Ted và Barney gặp nhau lần đầu tại nhà vệ sinh quán McLaren's năm 2001, và Barney tự nói mình sẽ dạy Ted sống như thế nào mới phải đạo. Barney tin anh là bạn thân nhất của Ted, và luôn hành xử như là một anh em yểm trợ cho anh, thường hay giới thiệu anh cho các cô gái khác bằng trò chơi "Have You Met Ted?" (tạm dịch: "Cô đã gặp Ted bao giờ chưa?"). Khi Barney thú nhận lên giường với Robin, Ted hung hãn mắng anh rồi muốn chấm dứt tình bạn với anh. Barney cố tìm một ai khác thay thế vai trò yểm trợ để làm anh quên đi cảm giác đau khổ khi mất một người bạn như Ted. Họ làm bạn trở lại khi Barney bị xe buýt đâm và phải vào bệnh viện sau khi Ted gặp tai nạn xe Taxi. Tình bạn Ted và Barney kéo dài cho đến tương lai: con tương lai của Ted biết đến anh như là "Chú Barney", trong tập "Challenge Accepted", Ted sẽ là phù rể trong đám cưới của Barney, và Barney cũng đã được gặp người Mẹ trước Ted. Cho dù cả hai đều có tình cảm với Robin, nhưng Ted lại hay nhường cơ hội lại cho Barney. Robin Scherbatsky. Mối quan hệ giữa Robin và Barney được xem như là mối quan hệ tình cảm chính thức lớn thứ hai của anh. Người tình đầu tiên của anh là Shannon, trong tập "Game Night". Sau khi chia tay với Robin, anh bắt đầu quen Nora và sau đó là Quinn Garvey trước khi quay lại với Robin. Barney và Robin lên giường với nhau lần đầu tiên trong tập "Sandcastles in the Sand", điều khiến tình bạn giữa Ted và Barney rạn vỡ, mà sau đó ở cuối phần 3, họ làm lành trở lại. Sau nhiều lần hợp tan, anh cũng cầu hôn Robin trong tập "The Final Page", khi mà anh tiết lộ chiêu cuối cùng trong quyển "The Playbook" là "The Robin". Anh dàn xếp nhiều chuyện, bao gồm mối quan hệ giả của anh cùng Patrice, để đến được thời khắc đính hôn cùng cô. Robin đồng ý lời cầu hôn của anh. Họ đã bàn tính về lễ cưới của mình trong nửa cuối phần 8. Và trong phần 9, câu chuyện được trải dài trong tuần diễn ra đám cưới của hai người. Tập cuối hé lộ rằng cả hai đã ly hôn sau ba năm chung sống. Lily Aldrin. Barney luôn có tình cảm về tình dục khá mơ hồ về Lily, anh thường hay tán tỉnh cô ngay trước mặt Marshall. Và cho dù cô luôn bị làm phiền và có cảm giác kinh tởm về tính ngạo mạn và tình cảm kì lạ của anh, Lily vẫn luôn quan tâm đến Barney, cô đã từng gọi anh là "một trong những đứa bạn thân nhất" của mình. Marshall Eriksen. Marshall và Barney là những người bạn thân, cho dù Marshall đôi lúc khá tức tối vì những hành động của Barney. Barney cũng luôn ghen tức và tranh giành vị trí bạn thân nhất của Ted với Marshall. Nora. Trong tập "Desperation Day", Barney gặp Nora, bạn đồng nghiệp của Robin tại World Wide News. Anh ngay lập tức có cảm tình với cô và nói dối mình muốn ổn định cuộc sống để lên giường cùng cô. Nhờ sự giúp đỡ của Robin mà cả hai đã vượt qua nhiều chuyện để trở thành một trong những mối tình chính thức của Barney. Họ chia tay vì Barney lén lút cô để quan hệ với Robin. James Stinson. James là anh trai cùng mẹ khác cha, người đồng tính da đen của Barney. Anh sống cùng hai đứa con nuôi của mình. Cũng giống như Barney, anh thích chơi trò Bắn Súng La-de, mặc áo com lê và quản lý một trang blog. Anh biết được cha ruột mình vào năm 2010, khi mẹ mình dọn nhà và tìm thấy ở đằng sau tấm ảnh cũ dòng chữ "con trai anh", được ghi địa chỉ đến nhà của ông Sam Gibbs. Anh sau đó đã đoàn tụ với cha mình. Loretta Stinson. Bà là mẹ của Barney Stinson. Khi còn trẻ, bà thường qua đêm với rất nhiều người. Và kết quả là Barney và James không biết cha mình là ai. Bà cũng thường nói dối rất tinh vi cho con của mình để che đậy những tin buồn. Sam Gibbs. Là cha của anh trai James, ông làm mục sư tại nhà thờ Long Island, để giúp đỡ mọi người tự lập, cung cấp thức ăn, chỗ ở, quần áo và các buổi phỏng vấn xin việc. Jerome Whittaker. Khi còn nhỏ, Barney tin rằng Jerome là "chú Jerry" của mình mỗi khi ông có dịp đến chơi với anh. Cho đến khi ông ký một tờ đơn khẳng định mình là cha của anh. Họ đoàn tụ cùng nhau trong phần 6. Ông và vợ sau của mình cũng đến tham dự buổi đám cưới của Barney. Quinn Garvey. Trong phần 7, Barney có gặp và phải lòng một vũ nữ thoát y tên là Quinn, anh cố gắng làm quen với cô, mà sau này họ đính hôn và khiến Robin buồn bã. Cuối phần 7, Barney và Quinn dừng việc đính hôn lại khi họ nhận ra mình không thể tin nhau được nữa. Tiếp nhận. Barney là một trong những lý do chính giúp cho bộ phim đạt thành công. Anh cũng là một trong những nhân vật phổ biến nhất của loạt phim và được yêu thích nhất nhờ vào những câu nói nổi tiếng. Năm 2006, TV Land liệt câu nói "Suit Up" trong danh sách "100 Câu nói nổi tiếng nhất". Vào tháng 6 năm 2010, tờ Entertainment Weekly ghi danh anh trong danh sách "100 Nhân vật xuất sắc nhất trong 20 năm qua". Anh cũng đứng thứ 4 trong danh sách "20 Nhân vật xuất sắc nhất năm 2011". Harris cũng được đề cử cho Giải Emmy 4 năm liền từ năm 2007–10, cho hạng mục "Nam diễn viên phụ phim hài truyền hình nổi bật".
1
null
Sê-ri máy bay Latécoère 300 là một nhóm các tàu bay dân sự/quân sự. Do hãng Latécoère ở Pháp chế tạo vào thập niên 1930. Chỉ có một chiếc Latécoère 300 được chế tạo, nó bay lần đầu vào năm 1931 và chìm cùng năm. Nó được làm lại và bay lại vào năm 1932, được đặt tên là "Croix du Sud". 300 là một loại máy bay một tầng cánh, có cấu trúc hình dạng kiểu cánh hải âu. Nó được trang bị 4 động cơ, mỗi chiếc có công suất 650 hp.
1
null
Thác Bà là thác nước trên "suối Cát" ở xã Đức Thuận huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận, Việt Nam . Thác Bà nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông , và là cơ sở thành lập ra "khu du lịch Thác Bà". Đặc điểm. Thác Bà có 9 tầng, mỗi tầng cao từ 15 - 25m. Đường đến Thác Bà là đoạn dốc không có đường đi, chỉ có người dân quen đi trơn mới đi được, nếu không sẽ trượt chân dẫn tới tai nạn chết người. Đến tháng 6/2018 đã ghi nhận 5 vụ tử vong khi du lịch Thác Bà . Suối Cát. Suối Cát là phụ lưu của sông La Ngà, bắt nguồn từ tây nam "núi Ông" cao 1302 m chảy hướng tây nam. Đến Thác Bà thì suối uốn lượn sang hướng tây bắc rồi bắc, qua thị trấn Lạc Tánh thì đổ vào sông La Ngà. "Suối Cát" là tên suối và tên xã phổ biến ở các miền.
1
null
Nhà nước thất bại hay còn gọi là Chỉ số thất bại hay còn gọi là chỉ số ( viết tắt là FSI) là do Quỹ vì Hòa Bình (Fund for Peace, một Think tank độc lập với tạp chí Foreign Policy) sáng lập ra với tổng hợp 90.000 nguồn dữ liệu định lượng khác nhau (được công khai từ đầu năm đến cuối năm) của 177 quốc gia trên thế giới, để gộp thành 12 thang điểm đo từ mức độ phát triển kinh tế cho đến chỉ số về sự công bằng trong xã hội. Sau đó, tạp chí Foreign Policy công bố Bảng Xếp hạng các quốc gia được khảo sát theo FSI. Quỹ Vì hoà bình đưa ra khái niệm chỉ số FSI nhằm để từ đó dùng phương pháp định lượng tìm ra các quốc gia thất bại. Sở dĩ phải xác định quốc gia thất bại chủ yếu là do các quốc gia đó đang trở nên mối lo ngại cho cộng đồng quốc tế, nhất là lo ngại khi vạch chính sách ngoại giao đối với các quốc gia đó. Quốc gia có chỉ số thất bại cao nhất là nơi có nền kinh tế yếu nhất, phát triển chậm nhất, nhiều bất công nhất, v.v.. Nói đơn giản, đó là nơi mà phần lớn dân có đời sống hàng ngày rất khó khăn, xã hội bất an; người dân phải phấn đấu để sống sót từng ngày, để được một chút tự do. Đó là những hoàn cảnh căn bản tạo nên một quốc gia có nhà cầm quyền thất bại. Các chỉ tiêu. Có 12 chỉ tiêu (Indicator) đánh giá, gồm 4 chỉ tiêu xã hội, 2 chỉ tiêu kinh tế, 6 chỉ tiêu chính trị. Mỗi chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm 10; điểm càng cao tức càng thất bại, điểm càng thấp thì càng thành công. Cộng điểm của 12 chỉ tiêu này lại được tổng số điểm đánh giá mức độ thất bại, tức FSI của quốc gia đó. Chỉ tiêu xã hội gồm: (I-1) Áp lực gia tăng số dân; (I-2) Sự di chuyển lớn dân tị nạn hoặc thu xếp nội bộ nơi ở của dân, tạo ra nguy hiểm nhân đạo; (I-3) Hậu quả của sự tồn tại các nhóm thù địch nhau hoặc các nhóm cuồng tưởng (paranoia); (I-4) Dân bỏ trốn để thoát cảnh khổ sống trong nước mình. Chỉ tiêu kinh tế gồm: (I-5) Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều theo các nhóm dân; (I-6) Suy thoái kinh tế nặng. Chỉ tiêu chính trị gồm: (I-7) Mức độ tham nhũng của chính quyền; (I-8) Tình trạng suy thoái của các dịch vụ công cộng; (I-9) Sự trì hoãn hoặc độc đoán trong quá trình chấp hành luật pháp và vi phạm nhân quyền một cách phổ biến; (I-10) Sự vận hành các cơ quan an ninh "nhà nước bên trong nhà nước"; (I-11) Tình trạng bỏ ra nước ngoài của những người tài; (I-12) Sự can thiệp của các nước ngoài hoặc thế lực chính trị bên ngoài. Trong bảng này, các quốc gia chia làm ba loại tùy theo tổng số điểm FSI: - loại Báo động (Alert), có FSI từ 90 điểm trở lên, là các nước thất bại nhất, kém ổn định nhất; - loại Cảnh giác (Warning), có FSI từ 60 đến dưới 90 điểm; - loại Vừa phải (Moderate) - 30 đến dưới 60 điểm; - loại Bền vững (Sustainable) - dưới 30 điểm, là các nước thành công, ổn định nhất. Nghĩa là tổng số điểm FSI càng nhỏ thì càng thành công, và ngược lại. Theo thói quen, 60 quốc gia có tổng số điểm FSI cao nhất bị coi là nhóm quốc gia thất bại; các quốc gia còn lại không bị coi là thất bại. Trong Bảng xếp hạng FSI năm 2010 có 37 nước thuộc loại Báo động. 92 nước thuộc loại Cảnh giác, 35 nước thuộc loại Vừa phải và 13 nước thuộc loại Bền vững. Các quốc gia thất bại thường có một số đặc điểm chung, phổ biến nhất là mất sự kiểm soát thực tế lãnh thổ hoặc không thể hoàn toàn nắm được quyền lực hợp pháp sử dụng vũ lực. Tiếp theo là sự suy yếu khả năng quyết sách tập thể; không thể cung cấp cho nhân dân các dịch vụ công cộng thích hợp, không thể dùng tư cách thành viên chính thức của cộng đồng quốc tế để giao lưu với các quốc gia khác. 12 chỉ tiêu nói trên hàm chứa nhiều nhân tố của quốc gia thất bại như tham nhũng nặng; các hành vi phạm tội; không có khả năng thu thuế hoặc khả năng được nhân dân ủng hộ; có số lượng lớn người buộc phải bỏ quê nhà tha phương cầu thực; nền kinh tế suy thoái nặng; sự bất bình đẳng giữa các quần thể nhân dân; sự hãm hại nhân dân một cách có tổ chức hoặc phân biệt đối xử nghiêm trọng; sức ép dân số nặng; người tài bỏ ra nước ngoài; môi trường sống bị phá hoại nặng. Chỉ số FSI đầu tiên được đưa ra vào năm 2005, hồi ấy chưa có ai thật sự nghiên cứu về các quốc gia thất bại một cách có phương pháp. Trong 5 năm qua, việc đưa ra FSI và bảng xếp hạng quốc gia thất bại đã tạo lập được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với nhóm quốc gia này và tăng cơ hội thảo luận giữa các nhà quyết sách ở Mỹ và trên thế giới. Chỉ số FSI khiến họ chú ý đến các quốc gia thất bại, cách đối phó với những thể chế ấy, và các "căn bệnh" đặc biệt của mỗi quốc gia có nhà cầm quyền thất bại. Các quốc gia. Đứng đầu các quốc gia có chỉ số thất bại cao lại luôn thuộc về các nước châu Phi, ngược lại với chỉ số thất bại thì các quốc gia thành công nhất vẫn thuộc về châu Âu, Bắc Mĩ, Úc rồi kế đến châu Á, Nam Mĩ và Trung Đông. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Foreign Policy số tháng 7-8/2010 đã công bố kết quả khảo sát các quốc gia thất bại năm 2010 cho thấy Việt Nam ít có khả năng liệt vào danh sách có chỉ số thất bại, đồng nghĩa với việc Việt Nam không nằm trong Top 50 về chỉ số thất bại mà ngược lại Việt Nam còn thành công về những chính sách cải cách kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và chính trị, được xem là có địa vị thành công thứ 4 trong khối ASEAN. Tuy nhiên FSI cảnh báo Việt Nam rằng còn nằm trong tình trạng "Cảnh Giác" vì chỉ cần kinh tế tăng trưởng chậm hay bất ổn chính trị thì mọi thứ đó sẽ còn phụ thuộc vào chỉ số này lên hay xuống. Năm 2011, quốc gia có số điểm thấp nhất tức quốc gia thành công nhất là Phần Lan với 19,7 điểm. Các quốc gia khác thuộc nhóm Bền vững là Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đan Mạch, New Zealand, Ireland, Australia, Canada... Còn Trung Quốc nằm ở nhóm Cảnh giác, với số điểm là 80,1 điểm. Ngoài ra còn có 20 quốc gia thất bại nhất với những hình ảnh không mấy sáng sủa. Chúng chẳng khác gì những tấm bưu thiếp gửi từ địa ngục, phản ánh một năm đầy biến động và cảnh báo nguy cơ bất ổn toàn cầu: Chỉ trích. Thuật ngữ "nhà nước thất bại" đã vấp phải sự chỉ trích dọc theo hai khía cạnh chính. Điều đầu tiên lập luận rằng thuật ngữ này có nghĩa là tổng quát quá nhiều, bằng cách gộp các vấn đề quản trị khác nhau giữa các quốc gia lại với nhau và không tính đến các biến cố của quản trị trong các quốc gia. Thứ hai là liên quan đến việc áp dụng chính trị của thuật ngữ này để biện minh cho các can thiệp quân sự và xây dựng nhà nước dựa trên mô hình nhà nước của phương Tây.
1
null
Nguyễn Cát Tường (1912 – 1946 ở Sơn Tây ) bút danh là Lemur Cát Tường (nghĩa Hán-Việt: Cát Tường là "điềm lành" và tiếng Pháp: "le mur" là "bức tường"), là một họa sĩ Việt Nam. Sự nghiệp. Học vấn. Năm 1928, Cát Tường trúng tuyển vào khóa 4 trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp vào năm 1933. Cách tân áo ngũ thân. Trong thời gian đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chiếc áo dài đã "biến thiên", được cách tân theo văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam. Do học tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, Cát Tường cùng với nhóm Tự Lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo ngũ thân truyền thống. Ông đề ra phương châm: "Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước". "Le Mur" là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen..., đặc biệt những màu thâm, nâu, đen của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tương sáng mặc kết hợp với quần trắng. Sau khi thịnh hành một vài năm, đến năm 1934, khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài "Le Mur" theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo "Le Mur" của Cát Tường dần không còn phổ biến như trước . Tuy nhiên, theo sách "Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày Nay" của tác giả Phạm Thảo Nguyên (do Khai Tâm và Nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2019), đã cho biết là họa sĩ Lê Phổ không có cải tiến áo dài Lemur theo cách dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống như nhiều lời đồn. Một số kiểu áo Lemur thập niên 1930 Mất tích. Tháng 12 năm 1946, tình hình ở Hà Nội rối ren khi quân Pháp đang trở lại miền Bắc Việt Nam. Cả nước trên đà thực hiện kháng chiến, dân Hà Nội được lệnh tản cư. Gia đình Cát Tường dời về làng Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Ngày 17 tháng 12 năm 1946, Cát Tường trở về nhà để lấy thuốc men, quần áo cho các con và người vợ sắp tới ngày sinh. Ông đã bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt tích.
1
null
Nhạn đuôi trắng (danh pháp hai phần: Hirundo megaensis) là một loài chim thuộc họ Nhạn. Nhạn đuôi trắng là loài đặc hữu của Ethiopia. Môi trường sinh sống của nó là rừng cây bụi núi cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa bởi mất nơi sống.
1
null
Nhạn cánh ráp đuôi vuông (danh pháp hai phần: Psalidoprocne nitens) là một loài chim thuộc họ Nhạn. Nhạn cánh ráp đuôi vuông được tìm thấy ở Angola, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích Đạo, Gabon, Ghana, Guinea, Liberia, Nigeria, và Sierra Leone..
1
null
Bùi Quang Tạo tức: Bùi Nhật (1913 - 1995); quê quán huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, là nhà hoạt động cách mạng, chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, khóa III, khóa IV, khóa V; Đại biểu Quốc hội Khoá II, III, IV, V, VI, VII. Ông từng giữ các chức vụ Bí thư Khu ủy Việt Bắc và Tây Bắc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đầu tiên (khi đó gọi là Bộ Kiến trúc), Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước. Huân chương Hồ Chí Minh Sự nghiệp. Bí thư tỉnh ủy Hải Phòng. 7/1979 – 4/1982 ông được Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải phòng bầu giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Hải Phòng thay ông Trần Đông về Bộ Công an giữ chức vụ Thứ trưởng. Ông cùng Chủ tịch UBND Thành phố Đoàn Duy Thành bàn cách tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, thống nhất cử cán bộ xuống các huyện nghiên cứu thực tế về đời sống, sản xuất của bà con xã viên để về báo cáo với Ban Thường vụ Thành ủy. Công tác Thanh tra Nhà nước. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam V, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng. Từ 23-4-1982 đến 16-2-1987 ông được điều động giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thay ông Trần Nam Trung, (tháng 5-1984 đổi là Thanh tra Nhà nước mà ngày nay là Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam). Người kế nhiệm ông là ông Nguyễn Văn Chính.
1
null
Giông mào biển có tên thường gọi là Cự đà biển hay Cự đà biển Galapagos (danh pháp hai phần: "Amblyrhynchus cristatus") là một loài thằn lằn trong họ Iguanidae. Loài này được Bell mô tả khoa học đầu tiên năm 1825. Chúng là loài bò sát biển chỉ tìm thấy ở quần đảo Galápagos, ngoài khơi bờ biển Ecuador. Đây là loài bò sát thuộc thằn lằn duy nhất sống và tìm kiếm thức ăn ở biển. Môi trường sinh sống của chúng là khu vực bãi đá bờ biển và đôi khi là khu vực đầm lầy và rừng ngập mặn ven biển trên hầu hết tất cả các đảo thuộc Galapagos. Phân loại và tiến hóa. Từ nguyên. Tên chi của nó "Amblyrhynchus", là sự kết hợp của hai từ trong tiếng Hy Lạp, là Ambly bắt nguồn từ "Amblus" (ἀμβλυ) có nghĩa là "cùn" và "rhynchus" (ρυγχος) có nghĩa là "mõm". Còn tên Latin, từ "cristatus" có nghĩa là "mào", để đề cập đến những chiếc gai dọc theo lưng của chúng. Amblyrhynchus là một chi đơn loài, với một loài duy nhất Amblyrhynchus cristatus. Tiến hóa. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng cự đà đất (kỳ nhông) và cự đà biển đã tiến hóa từ một tổ tiên chung kể từ khi đến các hòn đảo từ Nam Mỹ, có thể là do chúng trôi trên những bè ra đảo. Nhưng giả thuyết hợp lý nhất có lẽ là việc chúng sinh sống gần những núi lửa trên quần đảo này, quá trình kiến tạo địa chất khiến nước biển dâng cao, các núi lửa trở thành các hòn đảo, vì thế chúng đã phải thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt nơi đây bằng cách tiến hóa. Phân loài. Các phân loài của cự đà biển Galapagos dựa theo hình dáng, màu sắc của chúng được phân thành 7 phân loài cự đà biển bao gồm: Năm 2017, một bản xem xét lại về mặt phân loại toàn diện đầu tiên của loài trong vòng hơn 50 năm mang tới một kết quả khác dựa trên các bằng chứng hình thái học và di truyền học, bao gồm cả việc công nhận năm phân loài mới (ba trong số này là các quần thể trên đảo nhỏ trước đây không được chia vào bất cứ phân loài nào): Mô tả. Charles Darwin trong chuyến viếng thăm quần đảo đã từng miêu tả loài cự đà biển như những "Con quỷ bóng tối" trên các bãi biển. Trên thực tế, loài cự đà biển không phải là luôn có màu đen. Những con non có màu nhạt và sọc trên lưng còn một số con trưởng thành có màu xám, thay đổi màu sắc theo mùa. Với những màu tối sẽ giúp cự đà biển nhanh chóng hấp thụ nhiệt để giảm thiểu thời gian hôn mê sau khi ngoi lên khỏi mặt nước mỗi lần kiếm ăn. Trong mùa sinh sản, con đực (trên các hòn đảo phía Nam: Española, Floreana và các đảo nhỏ lân cận) có sự đa dạng màu sắc nhất với đỏ, xanh lá, trong khi tại đảo Santa Cruz là sắc đỏ gạch và đen, còn đảo Fernandina là màu đỏ gạch và xanh lục xỉn. Một sự khác biệt giữa các loài cự đà biển là về kích thước tùy thuộc vào nơi sinh sống của chúng. Cự đà sống trên các hòn đảo Fernandina và Isabela là lớn nhất hơn bất cứ nơi nào khác trong Galápagos. Còn cự đà nhỏ nhất được tìm thấy trên đảo Genovesa. Con đực trưởng thành có chiều dài 1,7 m, nặng 15 kg, trong khi con cái chỉ dài từ 0,6–1 m. Cự đà biển nói chung là ít nhanh nhẹn trên mặt đất, nhưng là "vận động viên" bơi lội giỏi nhờ chiều dài cùng với vây lưng và đuôi. Trong khi đó, các móng vuốt của chúng rất dài và sắc nhọn, cho phép nó bám chặt vào đá trước những con sóng mạnh của vùng biển Thái Bình Dương. Thức ăn chính của nó bao gồm rong biển và tảo bám trên các mỏm đá và dưới những vùng biển nông. Cự đà biển có mõm phẳng và hàm răng sắc nhọn cho phép nó ăn được những mảng tảo bám chặt vào đá. Tuyến mũi của chúng có khả năng lọc bớt lượng muối trong máu và đảo thải thông qua mũi, vì thế nên mặt của chúng có thể thấy nhiều những tinh thể trắng. Hành vi. Do là loài bò sát kiểm soát thân nhiệt kém, nên cự đà biển chỉ có khả năng lặn dưới nước trong một khoảng thời gian nhất định thường kéo dài đến tối đa 30 phút. Sau đó nó sẽ ngoi lên và sưởi ấm cơ thể nhờ ánh nắng mặt trời, lúc này khiến nó nguy hiểm hơn bao giờ hết đến từ các loài động vật ăn thịt. Mỗi khi kiếm ăn ở khu vực có sóng lớn, cự đà biển thường ăn trong khi sóng biển chưa vào bờ và di chuyển nhanh lên trên và bám chặt vào các mỏm đá để tránh sự va đập có thể khiến nó bị văng ra biển. Trong mùa sinh sản, cự đà biển di chuyển vào những vùng đất cát mềm hơn, ít sóng hơn. Chúng làm những cái tổ bằng cách đào bới sâu xuống dưới đất. Những nghiên cứu cho thấy, khi những thiên tai như bão nhiệt đới xảy ra nhiều khiến lượng thức ăn của chúng giảm trong vòng 2 năm thì chiều dài của cơ thể cự đà biển cũng giảm đi khoảng 20%. Người ta cho rằng nguyên nhân có thể là do sự có rút của các mô liên kết và do một loại hoocmôn được chúng tiết ra làm giảm kích thước của xương. Chính điều này khiến tỉ lệ cự đà biển chết nhiều hơn bởi sẽ làm giảm thời gian lặn kiếm ăn dưới nước và giảm khả năng làm ấm cơ thể của chúng. Bảo tồn. Đây là loài dễ bị tổn thương của IUCN, được liệt kê trong Phụ lục II của Công ước CITES, được bảo vệ theo luật pháp của Ecuador. Hiện nay, chúng còn khoảng ít nhất 50.000 cá thể sinh sống trên các đảo của Galapagos. Chúng bị đe dọa bởi hiện tượng El Nino khiến lượng thức ăn bị giảm sút, cùng với đó là các động vật ăn thịt bao gồm chó, mèo, chim ưng...
1
null
Dưa cải muối hay còn gọi là cải chua, cải muối ở miền Trung và miền Nam là một món ăn dân dã, quen thuộc ở Việt Nam và Trung Quốc được chế biến theo cách thức làm dưa muối bằng nguyên liệu chính là rau cải (cải bẹ xanh hay cải bẹ trắng hay lá cải củ). Dưa cải chua là một món ăn quen thuộc của mỗi nhà trên đất nước này và được bài bán khá thông dụng trong các tiệm cơm bụi, quán ăn, nhà hàng. Ở Trung Quốc, món dưa cải muối này gọi là "toan cải" (). Thường được chế biến các món: xào với thịt heo quay, kho với cá ngừ..., hoặc được ăn kèm. Đây là món ăn kèm, giải ngán cho những món quá nhiều dầu mỡ. Dưa cải muối chua thường kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn. Tuy nhiên, loại thực phẩm này được làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lượng vitamin cần thiết. Lịch sử xuất xứ. Ở Trung Quốc, ghi chép sớm nhất về việc sản xuất dưa cải truyền thống của Trung Quốc là trong Kinh Thi, có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 7 trước Công nguyên. Trong khoảng thời gian đó, rau lên men được dùng làm vật tế trong lễ cúng gia tiên. Trong bài thơ "Tín Nam Sơn" (), có miêu tả cách người Trung Quốc thời xưa chế biến dưa muối bằng cách ngâm những quả bầu: —"Trích Kinh Thi" Vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, những công nhân xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc sống bằng cải bắp và gạo. Để bảo quản rau trong mùa đông, họ bắt đầu thêm rượu gạo vào cải, do đó cải lên men và làm cho thực phẩm có vị chua. Một cuốn sách nông nghiệp của triều đại Bắc Ngụy (386-534 sau Công Nguyên), trong cuốn "Tề dân yêu thuật" (齐民要术) minh họa quy trình chi tiết sản xuất 18 loại rau muối chua bằng cách sử dụng các loại rau khác nhau. Một số loại rau là loại bình thường trong khi những loại khác thêm muối như toan cải. Điều này cho thấy toan cải (tức dưa cải bẹ muối) được người Trung Quốc chấp nhận và ăn rộng rãi trong thời gian đó. Món dưa cải bẹ muối truyền sang Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Nguyên liệu. Để làm món này phải có hũ muối dưa bằng sành, sứ hay thủy tinh và các loại cải bẹ to hành lá, ớt, muối, đường... Loại cải để muối dưa là loại cải mà cả lá và cuống đều dày, cứng chắc, có thể cay, nồng rất mạnh, hơn cải bẹ xanh lá và cuống đều xốp, nhẹ. Dưa cải làm dưa phải chọn từ cây cải (mustard) già, không bón phân và tưới ít nhất đã nửa tháng rồi. Có giống cải làm dưa rất cay nồng, như mùi vị cải cay horseradish. Ngày nay nhiều người thích giống cải bẹ to và không cay nồng. Cách làm. Nửa kilôgram dưa cải, 1 thìa muối đầy, hơn 3 phần tư lít nước ấm chừng 40 độ C, chừng 50cc sữa chua (yogurt) hay 100cc nước dưa chua làm giống, có thể thêm 5 cây hành lá. Cải và hành rửa sạch, cắt miếng không quá 2 centimet rưỡi mỗi chiều. Các số trên có thể coi bằng cách sau khi pha chế và cho cải vào hũ, nếm nước thấy hơi mặn hơn canh rau ta vẫn nấu ăn, và rau cải vừa ngập trong nước là đủ. Nếu không có Vi khuẩn Lactic trong sữa chua hay dưa chua (yogurt cultures) làm giống, thi cần thêm chút muối nữa. Nêu cải làm dưa còn non, tưới bón nhiều, cho nhạt muối, không có vi khuẩn Lactic làm giống, lại bị lạnh, thì cải rất dễ bị thối, gọi là dưa bị khú. Vì thế, phơi nhẹ nắng dưa trước khi muối cho bớt độ ẩm trong dưa cũng làm dưa đỡ bị khú. Khi làm dưa, cắt bỏ ngọn cải và lá cải non cũng làm dưa đỡ bị khú. Có thể để hũ muối dưa thủy tinh ra phơi nắng, làm nhiệt độ ở 40 độ C (hiệu ứng nhà kính - green house effect), hay ngâm hũ muối dưa trong nước ấm và thay nước ấm luôn sao cho dưa muối trong hũ ở 40 độ C chừng 10 giờ, rồi để trong nhà nhiệt độ 25 độ C hay 30 độ C thì sau 1 ngày màu lá xanh của cải đổi sang màu vàng nhạt, và nước dưa đã chua ăn ngon. Sau 2 ngày thì dưa càng chua, nhưng có người thích ăn chua như vậy. Sau 3 ngày thì dưa chua quá, hơi nhũn, mất chất đường, và chớm mốc trên mặt nước, ăn không tốt nữa. Nếu không có giống vi khuẩn, thì phải để lâu hơn mới chua được, và dưa ăn không ngon vì rau ngấm quá nhiều nước muối, và đường trong rau cải phai lạt mất. Làm không có giống vi khuẩn Lactic, và không ủ ấm 30 đến 40 độ C, thì có thể lâu đến 4 ngày hay lâu hơn mới chua ăn được. Khi ăn thì vớt dưa cải ra khỏi hũ, để róc nước dưa ra, có thể cho lên đĩa, bày bàn ăn luôn, thường chấm với nước mắm. Cũng có thể vắt thêm chanh, cho thêm đường, cho thêm ớt, thêm hành lá, chút nước mắm ngon, để ăn dần trong tủ lạnh thêm vài ngày nữa. Nước dưa chua cho vào nấu cá nấu thịt cũng là những món cổ truyền và vẫn phổ biến khắp nơi. Người Trung Quốc hay muối cải bẹ phải cho thêm hạt tiêu. Ở Côn Minh, món ăn truyền thống này được chế biến đơn giản thường được làm vào mùa đông hoặc mùa xuân, chỉ cần lấy cải bẹ đem phơi khô, rồi cắt nhỏ, sau đó thêm gia vị như muối, ớt,tiêu, gừng, thì là, hoa hồi giã và một ít rượu ngon đem ủ trong chum vại khoảng 1 đến 2 tháng là có thể dùng được, món dưa cải chua Côn Minh là món ăn truyền thống gia đình, có hương vị chua cay rất thích hợp chế biến cùng các món ăn như súp, salad, xào hay ăn lạnh. Lưu ý. Có một số lưu ý khi ăn món này để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng:
1
null
Thập Quốc Xuân Thu () là một sách sử theo thể kỷ truyện do Ngô Nhâm Thần (吳任臣) thời nhà Thanh biên soạn. Bộ sách có tổng cộng 114 quyển Bộ sách hoàn thành vào năm Khang Hi thứ 8 (1669) Thập Quốc Xuân Thu kể về các hành động của quân chủ mười nước thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc, thu thập từ các tạp sử, dã sử, địa chí, bút ký và các tư liệu văn hiến khác từ thời Ngũ Đại và Lưỡng Tống. Nội dung bao gồm 14 quyển về nước Ngô, 20 quyển về nước Nam Đường, 13 quyển về nước Tiền Thục, 10 quyển về nước Hậu Thục, 9 quyển về nước Nam Hán, 10 quyển về nước Sở, 13 quyển về nước Ngô Việt, 10 quyển về nước Mân, 4 quyển về nước Kinh Nam, 5 quyển về nước Bắc Hán, Thập Quốc kỉ nguyên biểu (1 quyển), Thập Quốc thế hệ biểu (1 quyển), Thập Quốc địa lý biểu (2 quyển), Thập Quốc phiên trấn biểu (1 quyển), Thập Quốc bá quan biểu (1 quyển). Hồng Lượng Cát (洪亮吉) trong "Bắc Giang thi thoại" (北江诗话) có viết "Ngô Nhâm Thần soạn "Thập Quốc Xuân Thu", sưu tập rất nhiều".
1
null
Ngụy Plutarchus là tên thông thường để ám chỉ các tác giả khuyết danh của một số ngụy thư gán cho tên tuổi của nhà sử học La Mã Plutarchus. Tác phẩm chính trong số văn tự giả mạo này là một số phiên bản chỉnh sửa lại tác phẩm "Moralia" của Plutarchus. Hầu hết các tài liệu này được cho là ra đời vào khoảng hậu kì Cổ đại, thế kỉ 3-4 sau Công nguyên.
1
null
Giấy phép Cơ sở dữ liệu Mở (, viết tắt ODbL) là một thỏa thuận cấp phép nội dung mở có mục đích cho phép người dùng cuối tự do chia sẻ, thay đổi, và sử dụng một cơ sở dữ liệu, miễn là phải ghi công tác giả và cho phép người khác cũng sử dụng tương tự. Phiên bản ODbL 1.0 được xuất bản trong tiếng Anh ngày 29 tháng 6 năm 2009 bởi dự án Open Data Commons của Quỹ Kiến thức Mở ("Open Knowledge Foundation") với sự cộng tác của Quỹ OpenStreetMap. Khác với một thỏa thuận cấp phép bản quyền như Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự (CC BY-SA), ODbL dựa trên luật hợp đồng để có hiệu lực ngoài Liên minh châu Âu, tại những khu vực không có khái niệm quyền cơ sở dữ liệu. Dự án Science Commons của Creative Commons đã chỉ trích ODbL và khuyến khích phát hành các cơ sở dữ liệu vào phạm vi công cộng thay thế. Họ cho rằng ODbL khó hiểu đối với người thường và rằng cách dùng luật hợp đồng này có nhiều trường hợp chưa ổn. Vào ngày 12 tháng 9 năm 2012, sau nhiều tranh luận trong cộng đồng, dự án bản đồ mở OpenStreetMap hoàn thành quá trình chuyển đổi cơ sở dữ liệu địa lý qua ODbL từ giấy phép CC BY-SA 2.0.
1
null
Lars Norén (09 tháng 5 năm 1944 - 26 tháng 1 năm 2021) là một tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và nhà thơ Thụy Điển. Ông được coi là nhà viết kịch Thụy Điển đương đại nổi bật nhất. Noren Lars sinh ra tại Stockholm. Gia đình chuyển đến Skåne khi Lars sáu tuổi khi cha của cậu là người quản lý hầm rượu tại một khách sạn ở Genarp, nơi Lars đã làm quen được các nhà soạn nhạc đầy tham vọng Karl-Erik Welin, chính điều này sau này có ảnh hưởng đến vở kịch của ông. Norén quay lại Stockholm lúc 15 tuổi. Norén đã viết vở kịch đầu tiên của mình khi 19 tuổi. Ấn bản đầu tiên của ông là một bộ sưu tập các bài thơ - "Syrener, Sno" vào năm 1963. Các vở kịch của ông hiện thực và thường xoay quanh mối quan hệ gia đình và những người nghèo khổ và định tuyến ở tầng đáy xã hội. Vở kịch 7:3 của Norén đã trở thành một trung tâm tranh cãi, sau khi các vụ giết người của hai cảnh sát trong Malexander trong năm 1999 (Malexandermorden). Các thủ phạm đã nhận được ra khỏi nhà giam giữ tại nhà tù Österåker tham gia trong vở kịch của Norén. Norén từ năm năm 2009, mới giám đốc Folkteatern ở Gothenburg.
1
null
Lãng phí trong doanh nghiệp thường có tám loại lãng phí sau: Thời gian chờ. Thời gian chờ là một trong những lãng phí thường gặp nhất, gần như các doanh nghiệp, công ty nào cũng có. Thời gian chờ thường bị ảnh hưởng do các yếu tố khác (quy trình phức tạp, việc bố trí không hợp lý) và do văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa riêng của từng vùng. Cách làm việc chậm chạp, xao nhãng cũng làm lãng phí thời gian. Quy trình phức tạp. Một doanh nghiệp không thể nào phát triển tốt nếu có quá nhiều quy trình. Mỗi quy trình đòi hỏi phải được sự cho phép của cấp trên, bản thân mỗi nhân viên gần như không thể tự quyết định được. Hoặc một số thao tác đơn giản cũng cần đòi hỏi các quy trình, thủ tục phức tạp. Hàng tồn kho. Hàng tồn kho quá nhiều là một trong những lãng phí nghiêm trọng. Nhưng đây là vấn đề nan giải, vì nếu sản xuất vừa đủ, doanh nghiệp sẽ có thể bị thiếu hụt do sản phẩm hư hại, còn nếu sản xuất dư thừa thì sản phẩm sẽ chiếm diện tích và lãng phí nguồn tài nguyên. Hoặc việc thu mua hàng với số lượng lớn rồi tích trữ lại, nhưng do không nắm bắt được tình hình nên giá cả hàng hóa bị giảm sút, dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ. Sản xuất dư thừa. Đôi lúc các doanh nghiệp không tiên liệu trước được nhu cầu của thị trường, hậu quả là sản xuất quá nhiều, cung vượt cao so với cầu. Hoặc sản xuất không theo kế hoạch định sẵn. Vì mỗi loại sản phẩm có một chu kỳ khác nhau, có những tháng người tiêu dùng tiêu thụ mạnh, và những tháng kém hơn. Việc di chuyển trong công việc không hợp lý. Việc bố trí máy móc, chỗ làm việc, chỗ ngồi, vị trí để thiết bị, dụng cụ là những nguyên nhân gây nên lãng phí trong việc di chuyển. Để loại bỏ điều này, chúng ta cần thống kê các loại vật dụng, thiết bị theo mức độ sử dụng: rất thường xuyên sử dụng (đặt ở vị trí gần nhất), ít sử dụng (đặt vị trí xa hơn) và rất hiếm khi sử dụng (cất vào kho hoặc ngăn kéo). Vận chuyển không hợp lý. Một số sản phẩm đòi hỏi phải chia ra nhiều nhà máy để làm các bộ phận, việc vận chuyển các bộ phận này đến 1 nhà máy lớn để lắp ráp thành 1 sản phẩm hoàn chỉnh đôi khi gây ra lãng phí. Việc bố trí các nhà máy theo trình tự dòng di chuyển của hàng hóa sẽ hạn chế được điều này. Các bộ phận sẽ được lắp ráp dần cho đến khi sản phẩm đó được di chuyển tới kho lưu trữ hoặc phòng trưng bày, siêu thị... Sản phẩm hư hại. Các lỗi trên sản phẩm sau khi sản xuất (thường là những nhà máy sản xuất hàng loạt) là rất nghiêm trọng, nếu khách hàng phát hiện được. Do đó, bản thân mỗi nhân viên, công nhân ở mỗi khâu phải tự kiểm tra mình và kiểm tra người trước đó, để tránh trường hợp là sản phẩm có lỗi mà không ai thông báo lại cho người có trách nhiệm. Con người. Con người thường gắn với văn hóa, phong tục của quốc gia đó. Hoặc tiêu chí tuyển chọn nhân viên của các công ty có phần sơ sài, không thanh lọc kỹ càng hoặc không có các chế độ, chính sách đào tạo tốt cho nhân viên.
1
null
Erik Gustaf Geijer (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1783 - mất ngày 23 tháng 4 năm 1847) là một nhà văn, nhà sử học, nhà thơ, nhà triết học, và nhà soạn nhạc Thụy Điển. Tác phẩm của ông đã giúp thúc đẩy chủ nghĩa lãng mạn dân tộc Thụy Điển. Ông cùng với Esaias Tegnér là những người đại diện cho trường phái lãng mạn quốc gia trong Thời kỳ Lãng mạn. Với bài thơ "Vikingen", Geijer đã đưa hình tượng của người Viking đi vào văn học. Geijer sinh ra tại Geijersgården, khu vực bất động sản của gia đình ông tại Ransäter, Värmland. Ông đã giành được bằng thạc sĩ của Đại học Uppsala vào năm 1806. Geijer là một giáo sư về lịch sử từ năm 1817 tại Đại học Uppsala và nay có một bức tượng kỷ niệm ông ở đây. Ông là hiệu trưởng của trường đại học Uppsala trong những năm 1822, 1830, 1836 và 1843-1844. Là một đại diện của trường đại học, ông là một thành viên của Giáo hội giáo sĩ Thụy Điển: 1828-30 và 1840-41. Ông là một thành viên của Học viện Thụy Điển (số ghế 14) từ năm 1824. Năm 1835, ông trở thành một thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
1
null
Dương Hạc Đính (1906 -?) còn có tên là Nguyễn Văn Trúc, Hoàng Hạc, học viên Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, đến từ tỉnh Bắc Ninh. Tháng 3 năm 1927 kỳ bộ Bắc Kỳ của Thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập gồm Dương Hạc Đính và 4 người khác: Nguyễn Danh Đối, Mai Lập Đôn, Nguyễn Công Thu, Mai Ngọc Thiệu. Tháng 9 năm 1929 tới Sài Gòn tổ chức chi nhánh An Nam Cộng sản Đảng). Tháng 11 cùng năm qua Hồng Kông, sau đó quay lại Sài Gòn thì bị bắt cùng với Ngô Gia Tự tháng 5 năm 1930. Sau thoái hóa, phản bội, khai nhiều đồng chí của mình cho Pháp (Mai Ngọc Thiệu cũng lạc hội).
1
null
Tatu chín đai (danh pháp khoa học: Dasypus novemcinctus), là một loài động vật có vú thuộc lớp thú có kích thước trung bình. Chúng được tìm thấy ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, là armadillo phổ biến nhất. Tổ tiên của nó có nguồn gốc ở Nam Mỹ, và ở đó trong 3 triệu năm trước, khi sự hình thành của eo đất Panama cho phép chúng đi vào Bắc Mỹ như một phần của Đại hoán chuyển sinh vật Nam Bắc châu Mỹ (Great American Interchange). Loài này sống đơn độc chủ yếu là hoạt động về đêm, được tìm thấy trong nhiều loại môi trường sống, từ các khu rừng nhiệt đới trưởng thành và thứ cấp đến đồng cỏ và cây bụi khô. Nó là một loài ăn côn trùng, thức ăn chủ yếu vào kiến, mối, và các động vật không xương sống nhỏ khác. Chúng có thể nhảy 91–120 cm trên không trung nếu cảm thấy sợ hãi, làm cho nó trở thành một mối nguy hiểm đặc biệt là trên những con đường bộ. Đây là động vật có vú nhỏ của tiểu bang Texas. Phân loài. Phân loài Bắc Mỹ giảm đa dạng di truyền so với các phân loài của Nam Mỹ, cho thấy tatu của Bắc Mỹ có nguồn gốc từ một số lượng tương đối nhỏ các cá thể di cư từ phía nam của Rio Grande. Bệnh tật. Tatu chín đoạn thường được dùng để nghiên cứu bệnh phong cùi vì tatu chín đoạn có thể bị nhiễm bệnh này tràn lan (tại một số khu vực ở Hoa Kỳ có thể có tới 20% bầy tatu chín đoạn bị nhiễm bệnh). Lý do chúng thường nhiễm bệnh này là bởi vì thân nhiệt của tatu thấp (34oC, ngang với nhiệt độ ở những nơi trực khuẩn bệnh phong hay khu trú trên người là lỗ mũi, ngón tay, ngón chân) nên thuận lợi cho trực khuẩn gây bệnh phong Mycobacterium leprae phát triển. Do vậy, tại Hoa Kỳ có những khuyến cáo việc tiếp xúc hoặc ăn thịt tatu chín đoạn có nguy cơ lây bệnh phong sang người.
1
null
Khúc tráng ca Lửa và băng (tựa gốc tiếng Anh: A Song of Ice and Fire) là bộ tiểu thuyết thể loại kỳ ảo hùng tráng ("epic fantasy") của nhà biên kịch, nhà văn Mỹ, George R. R. Martin. Martin bắt tay vào viết cuốn đầu tiên "A Game of Thrones" ("Trò chơi vương quyền") vào năm 1991 và xuất bản vào năm 1996. Ông ban đầu mường tượng bộ tiểu thuyết là một trilogy, nhưng sau này mở rộng nó thành 7 phần và hiện đã xuất bản 5 cuốn. Quyển thứ năm và gần đây nhất được phát hành năm 2011, " A Dance with Dragons (Vũ điệu của bầy rồng)", Martin mất sáu năm để viết. Ông hiện đang viết cuốn tiểu thuyết thứ sáu, " The Winds of Winter (Cơn gió mùa đông)" "A Song of Ice and Fire" lấy bối cảnh ở các lục địa hư cấu Westeros và Essos. Câu chuyện được kể theo góc nhìn của nhiều nhân vật theo vế thứ ba, bắt đầu chỉ với 9 quan điểm trong tiểu thuyết thứ nhất, phát triển lên đến 31 thế giới quan trong tiểu thuyết thứ năm. Ba cốt truyện chính đan xen: cuộc chiến nổ ra giữa các gia tộc để giành quyền kiểm soát vùng đất Westeros, mối đe dọa gia tăng từ thế lực siêu nhiên Other ("Ngoại nhân" hay "Bóng Trắng" trong loạt phim truyền hình) ở vùng cực bắc của Westeros và tham vọng của Daenerys Targaryen, con gái bị lưu đày của nhà vua bị phế truất, để lấy lại Ngai Sắt. Nguồn cảm hứng của Martin bao gồm sự kiện lịch sử Chiến tranh Hoa Hồng và tiểu thuyết lịch sử Pháp The Accursed Kings của Maurice Druon. Bộ tiểu thuyết đã nhận được nhiều lời khen ngợi về cách khắc họa hình ảnh phụ nữ và tôn giáo, cũng như chủ nghĩa hiện thực của nó. Quan điểm của tác phẩm rất khác biệt và chủ quan bắt độc giả phải đối mặt với chúng, và sự thành công hay sống sót của một nhân vật không bao giờ được bảo đảm. Trong thế giới mơ hồ về mặt đạo đức của "A Song of Ice and Fire", những câu hỏi liên quan đến lòng trung thành, niềm kiêu hãnh, dục vọng con người, lòng mộ đạo và đạo lý của bạo lực thường xuyên được đặt ra. Tính đến tháng 8 năm 2016, bộ sách đã xuất bản hơn 70 triệu bản trên toàn thế giới[4] và tính đến tháng 1 năm 2017, đã được dịch sang 47 ngôn ngữ. Tập thứ tư và thứ năm đã đứng đầu danh sách bán chạy nhất của Thời báo New York khi phát hành. Trong số nhiều tác phẩm ăn theo có một số tiểu thuyết tiền truyện, một bộ phim truyền hình, một bộ truyện tranh chuyển thể, và một số thẻ, bảng, và trò chơi video. Nội dung. "A Song of Ice and Fire" diễn ra trong một thế giới hư cấu, chủ yếu tập trung tại một lục địa được gọi là Westeros. Các mùa ở đây kéo dài trong nhiều năm và kết thúc mà không thể đoán trước. Gần ba thế kỷ trước các sự kiện của cuốn tiểu thuyết đầu tiên, Bảy vương quốc Westeros đã được thống nhất dưới triều đại Targaryen bởi Vua Aegon Đệ Nhất và các chị vợ của ông là Visenya và Rhaenys, thiết lập quyền kiểm soát tối cao thông qua tiềm lực quân đội của họ. Aegon trở thành vị vua đầu tiên của toàn lục địa Westeros, ngoại lệ là khu vực phía nam thuộc xứ Dorne. Triều đại Targaryen cai trị trong 3 thế kỷ, mặc dù các cuộc nội chiến và tranh chấp nội bộ giữa các thành viên của nhà Targaryen dẫn đến sự tuyệt chủng của loài rồng. Khi sự kiện trong "A Game of Thrones" bắt đầu, 15 năm thái bình đã trôi qua kể từ cuộc nổi loạn do Lãnh chúa Robert Baratheon lãnh đạo nhằm phế truất và giết chết vị Vua Targaryen cuối cùng, "Vua điên" Aerys Đệ Nhị. Nhà Baratheon lên nắm quyền và Robert tuyên bố ông là Lãnh Chúa của Thất Đại Đô Thành, trong lúc mùa hè 9 năm sắp kết thúc. Câu chuyện chính kể về cuộc đấu tranh quyền lực để chiếm Ngai Sắt giữa các đại gia tộc của Westeros sau cái chết của Vua Robert trong "A Game of Thrones". Thái tử thừa kế của Robert, Joffrey, 13 tuổi, ngay lập tức được đăng quang nhờ các mưu kế của mẹ mình, Nữ hoàng Cersei Lannister. Khi Lãnh chúa Eddard "Ned" Stark, người bạn thân nhất và là Hand of The King (Cánh tay của Vua, hay Quân sư) của Robert, phát hiện ra rằng Joffrey và anh chị em của cậu ta là sản phẩm của sự loạn luân giữa Cersei và anh trai sinh đôi của bà, Jaime "Sát Vương" Lannister, Eddard cố gắng phơi bày Joffrey, nhưng ông bị phản bội và xử tử vì tội phản quốc. Nghe tin này, anh em của Robert là Stannis và Renly đều đưa ra những yêu sách riêng nhằm chiếm Ngai Sắt. Trong thời kỳ bất ổn này, hai trong số bảy Đô Thành tại Westeros muốn độc lập khỏi sự cai trị của Ngôi Báu: Con trai cả của Eddard- Robb "Sói trẻ" Stark được tôn làm Vua Phương Bắc, trong khi Lãnh chúa Balon Greyjoy mong muốn lấy lại chủ quyền Quần đảo Sắt. Cái gọi là "Ngũ Vương Tranh Quyền" tiến triển hoàn toàn vào giữa cuốn sách thứ hai, "A Clash of Kings với năm vị vua là Joffrey Baratheon, Robb Stark, Stannis Baratheon, Renly Baratheon và Balon Greyjoy" Tuyến nhân vật thứ hai được đặt ở phía bắc xa xôi của Westeros, nơi có một bức tường băng đã 8.000 năm tuổi, được gọi đơn giản là "The Wall" (Tường Thành), bảo vệ Bảy vương quốc khỏi những sinh vật siêu nhiên có tên là Ngoại nhân (hay các White Walkers - Bóng Trắng). Lính canh của Bức tường - Hội huynh đệ tuyên thệ của Đội Tuần Đêm, là những người bảo vệ 7 vương quốc khỏi sự xâm lăng của "những người hoang dã" hoặc "Dân tự do", một số bộ lạc loài người sống ở phía bắc của Bức tường. Cốt truyện này được kể chủ yếu qua quan điểm của Jon Snow, con trai rơi của Lãnh chúa Eddard Stark. Jon đi theo bước chân của chú mình là Benjen Stark và tham gia Đội Tuần Đêm vào năm 14 tuổi, vươn lên nhanh chóng qua hàng ngũ. Cuối cùng, anh trở thành thủ lĩnh của Đội Tuần Đêm. Trong cuốn thứ ba, "A Storm of Swords", cốt truyện này trở nên ngày càng vướng vào "Ngũ Vương Tranh Quyền"- Cuộc chiến của năm vị vua. Câu truyện thứ ba kể về Daenerys Targaryen, con gái của Aerys Đệ Nhị - vị vua Targaryen cuối cùng. Trên lục địa Essos, phía đông Westeros ngay bên kia Biển Hẹp, Daenerys được anh trai của cô là Viserys Targaryen gả cho Khal Drogo, một Khal (thống lĩnh) mạnh mẽ của bộ tộc Dothraki, dần dần cô trở thành một người cai trị độc lập và khôn ngoan. Sự gia tăng quyền lực của cô được hỗ trợ bởi sự ra đời lịch sử của ba con rồng, nở ra từ những quả trứng được tặng cho cô làm quà cưới. Ba con rồng sớm trở thành, không chỉ là biểu tượng cho huyết thống và quyền lực chính đáng của cô đối với Ngai Sắt, mà còn là vũ khí tàn phá tối thượng, giúp cô chinh phục vịnh Nô lệ. Thông tin xuất bản. Phiên bản đầu tiên của Trò chơi vương quyền tại Mỹ đã được xuất bản như sau: Bộ tiểu thuyết còn được biên soạn thêm ba phụ bản được phát hành từ năm 1996 đến năm 2003: Tác giả George R. R. Martin từng được biết đến là nhà biên kịch nổi tiếng với thâm niên gần 10 năm làm việc ở Hollywood. Trong suốt quãng thời gian thực hiện một số chương trình như Twilight Zone, Beauty and the Beast, ông luôn phải sửa lại tình tiết kịch bản do người chịu trách nhiệm sản xuất cho rằng ông đã quá tham vọng. Vì thế câu chuyện về vùng đất Westeros huyền thoại ra đời như để thỏa mãn ước mơ và trí tưởng tượng của ông. Lấy cảm hứng từ các sự kiện lịch sử ở thời kỳ "Chiến tranh hoa hồng" của nước Anh và bị ảnh hưởng nhiều bởi những tiểu thuyết viễn tưởng gạo cội của J. R. R. Tolkien (tác giả Lord of the Rings, The Hobbit), nhưng Martin cố tình bất chấp các quy ước về thể loại giả tưởng truyền thống để viết theo định hướng cá nhân. Bản dịch tiếng việt. 5 tập đầu của bộ truyện đã được Trung tâm sách Văn học ImOne (trực thuộc Alpha Books) mua bản quyền xuất bản và đặt tên là Trò chơi vương quyền. Dự kiến mỗi tập sẽ được chia thành 2 – 3 phần. Danh sách các tập đã phát hành: Một số địa danh. Westeros. Câu chuyện diễn ra chủ yếu trên một vùng đất mang tên Westeros. Ngay từ mở đầu bộ truyện Trò chơi vương quyền, Westeros đã chìm đắm trong một mùa hè dài cả thập kỷ và mọi người dân đều lo ngại rằng kế tiếp đó sẽ là một mùa đông vô cùng khắc nghiệt. Martin giải thích rằng ông rất yêu thích các mùa trong năm, và mỗi mùa đều có một ý nghĩa riêng của nó – mùa hè tượng trưng cho niềm vui và sự tăng trưởng, còn mùa đông tối gắn liền với tối tăm, lạnh lẽo và ảm đạm, báo hiệu một cuộc đấu tranh sinh tồn. Westeros được thống trị bởi một vị vua của Bảy Phụ Quốc - mỗi vùng lại thuộc quyền sở hữu và cai trị bởi một dòng họ khác nhau: Phương Bắc, Quần Đảo Sắt, Riverlands, Thung Lũng Arryn, Phương Tây, Stormlands, Crownlands, xứ Dorne. Martin đã truyền cảm hứng từ lịch sử châu Âu trung cổ vào những câu chuyện về Westeros, như "cuộc chiến hoa hồng" các cuộc Thập tự chinh, "trăm năm chiến tranh"… Lịch sử cổ đại của Westeros thậm chí cũng không rõ ràng, chắc chắn ngay cả đối với các nhân vật trong truyện. Theo ước tính của các học giả, số tuổi của thế giới hư cấu này thay đổi trong phạm vi 40.000 đến 500.000 năm. Trong một bài học lịch sử của Bran Stark trong A Game of Thrones (tập 1), Maester Luwin đã giải thích rằng những cư dân đầu tiên của Westeros là những đứa con của rừng rậm, khuôn mặt các vị thần của họ được khắc trên thân cây đước suốt Thời kỳ Bình Minh. Luwin còn kể lại rằng, 12.000 năm trước đây, một nhóm người cổ xưa, được gọi là Tiền Nhân, từ phương đông mang theo kiếm đồng và ngựa tới Westeros. Những nỗ lực của Tiền Nhân trong việc canh tác đất đai đã dẫn đến một cuộc chiến tranh với những đứa con của rừng rậm. Cuộc chiến cuối cùng cũng được thỏa hiệp bằng một "hiệp ước", báo hiệu một sự khởi đầu của một Kỷ Nguyên Anh Hùng kéo dài 4.000 năm. Trong suốt thời gian đó, Tiền Nhân sống hoà thuận với những đứa con của rừng rậm. Họ tiếp nhận tôn giáo thờ phụng những khuôn mặt các Vị Thần Cổ Xưađược khắc trên cây đước bởi những đứa con của rừng rậm. 8.000 năm trước những sự kiện xảy ra trong tiểu thuyết, một thế lực siêu nhiên được gọi là The Other hay Ngoại Nhân xuất hiện từ phương bắc xa xôi. Như Già Nan đã kể với Bran trong A Game of Thrones (tập 1), lũ Ngoại Nhân đã mang một mùa đông dài đằng đẵng, tối tăm và chết chóc - "Màn đêm dài" – tới phương nam, kéo dài cả thập kỷ. Những đứa con của rừng rậm và Tiền Nhân cuối cùng đã có thể đẩy lùi Ngoại Nhân bằng sự kết hợp của "Dragonblast", lửa và xây nên một bức tường băng ảm đầy ma thuật khổng lồ để ngăn cách khiến cho cái chết không thể vượt qua. Một thời gian sau, người Andal xâm chiếm Westeros từ miền đông lục địa qua Bờ Biển Hẹp và đóng đô tại Thung Lũng Arryn. Lời nói đầu trong truyện ngắn The Sworn Sword của Martin tóm tắt rằng những người Andals nắm giữ vũ khí sắt và họ luôn mang theo Đức tin của Thất Diện Thần (Bảy Vị Thần Cổ Xưa). Trong suốt vài thiên niên kỷ, họ đã chinh phục các vương quốc ở phương nam của Tiền Nhân, tuy nhiên lại không thể xâm chiếm được bất cứ nơi nào ở phương bắc. Những đứa con của rừng rậm dần biến mất, Tiền Nhân cuối cùng đã kết hôn với người Andal. Westeros bao gồm 6 vương quốc to lớn và quyền lực: vương quốc của Phương Bắc, vương quốc của Quần Đảo Sắt, vương quốc của núi và thung lũng, vương quốc của các vị Vua Bão Tố, vương quốc của Đá và vương quốc của miền sông nước. Những tiểu vương quốc sa mạc ở phía nam Westeros bị chia cắt bởi chiến tranh liên miên, cho đến khi nữ hoàng chiến binh Nymeria của Rhoynar mang quân qua Bờ Biển Hẹp cập cảng xứ Dorne, sau đó kết hôn với nhà Martell để liên minh thống trị toàn xứ Dorne, và Dorne trở thành vương quốc hùng mạnh thứ 7 của Westeros. 300 năm trước các sự kiện trong tiểu thuyết, Westeros trải qua trận xâm lược cuối cùng, đó là khi Aegon Chúa Rồng cùng hai người chị em gái nhà Targaryen đi thuyền từ đảo Dragonstone tới đánh chiếm King's Landing. Mặc dù chỉ với lực lượng rất nhỏ nhưng họ đã có ba con rồng cuối cùng trong thế giới phương Tây để vượt qua lục địa. Sáu trong Bảy Phụ Quốc đã bị chiếm lĩnh, nhưng Dorne chống trả quyết liệt và giữ vững độc lập trong suốt 200 năm, cho đến khi kết hợp với vương quốc bằng hôn nhân giữa Daeron II Targaryen với Myriah Martell và Maron Martell với Daenerys Targaryen. 15 năm trước khi bắt đầu cuốn tiểu thuyết, nhà Targaryen bị tước bỏ quyền lực trong cuộc nội chiến chống lại vua Aerys II điên rồ và tàn ác (hay còn gọi là Vua Điên). Lyanna Stark, con gái của lãnh chúa Rickard Stark của phương bắc và là vị hôn thê của lãnh chúa Robert Baratheon là nguyên nhân kích hoạt sự kiện này. Nhiều nhân vật trong truyện cho rằng cô đã bị bắt cóc và cưỡng bức bởi thái tử Rhaegar Targaryen. Các phản ứng tiếp theo dẫn tới việc anh trai và cha của cô bị "Vua Điên" xử tử. Khi vua Aerys ra lệnh cho Jon Arryn, lãnh chúa tối cao vùng núi và thung lũng giao nộp Robert Baratheon (lãnh chúa vùng Stormland) và Eddard Stark (anh trai thứ hai của Lyanna và là lãnh chúa Phương Bắc sau cái chết của cha và anh trai). Cả ba quyết định cầm cờ nổi dậy, được gia nhập bởi nhà Tully vùng sông nước. Cuộc chiến mang tên "cuộc nổi dậy của Robert" xảy ra ngay sau đó, và quân nổi dậy giành chiến thắng quyết định tại sông Trident – nơi Robert giết chết thái tử Rhaegar Targaryen, con trai Aerys. Trước chiến thắng của quân nổi dậy, Tywin Lannister vùng Casterly Rock, người đang duy trì trung lập khi đó, đã bất ngờ tấn công King's Landing, giết chết vợ và hai con của Rhaegar Targaryen để thể hiện lòng trung thành với phe nổi dậy. Vua Aerys bị chính hiệp sĩ cận vệ riêng của mình, Jaime Lannisters (con của Tywin Lannister) sát hại. Kể từ đó, Jaime có biệt danh là Sát Vương. Người vợ đang mang thai của Aerys và cậu con trai 8 tuổi Viserys đã chạy trốn tới Dragonstone. Vợ của Aerys chết khi sinh hạ cô con gái Daenerys Targaryen. Daenerys và anh trai được những cận vệ trung thành đưa tới nơi an toàn tại Thành phố Tự Trị ngoài Bờ Biển Hẹp. Và thời điểm đó, Robert Baratheon đã chiếm lấy Ngai Sắt và kết hôn với Cersei Lannisters để bảo đảm gia đình Lannisters làm đồng minh. Phương bắc. Phương Bắc là một trong những khu vực của lục địa Westeros, và trước đây là một quốc gia có chủ quyền được gọi là Vương quốc Phương Bắc trước khi nó bị nhà Targaryen chinh phục. Các lãnh chúa nhà Stark với thành trì ở Winterfell đã đời đời nối tiếp nhau cai trị khu vực này với danh hiệu Thủ Lĩnh Phương Bắc - lãnh chúa thành Winterfell, ngay cả sau khi chấp nhận cúi đầu trước những con rồng. Đây là vương quốc lớn nhất trong số bảy phụ quốc của lục địa Westeros, nói đúng hơn là lớn gần bằng sáu vương quốc kia cộng lại. Theo truyền thuyết, Vương quốc Phương Bắc được thành lập cách đây 8000 năm bởi Bran Người Kiến Thiết, người sáng lập Nhà Stark, người đã cho xây dựng thành Winterfell cũng như là người đã xây dựng Trường Thành như một lá chắn bảo vệ miền nam trước mối nguy cơ về sự trở lại có thể có của các Bóng Trắng và Ngoại Nhân. 6000 năm trước khi cuộc chiến của năm vị vua nổ ra, người Andal đã đi thuyền qua Eo Biển Hẹp, mang theo thép, lửa và cả Đức tin Thất Diện Thần. Các vương quốc phương nam lần lượt bị sụp đổ trước họ. Chỉ còn nơi đây, nơi các vị vua Phương Bắc đánh bại tất cả các đội quân cố vượt Neck thì Tiền Nhân vẫn tiếp tục trị vì. Do đó mà chỉ Phương Bắc mới có đa phần dân cư chủ yếu là những Tiên Dân, và là phụ quốc duy nhất mà văn hóa, phong tục và truyền thống của Tiền Nhân vẫn chiếm ưu thế. Trong số đó có niềm tin rằng kẻ nào ra lệnh xử trảm, kẻ đó phải vung kiếm. Đặc biệt, tôn giáo của Tiền Nhân là việc thờ phượng của các vị thần cổ xưa của rừng già, vẫn là đức tin chi phối tại miền Bắc. Đức Tin Thất Diện Thần được đưa vào miền nam Westeros bởi người Andal chỉ có một chỗ đứng nhỏ ở miền Bắc. Vì vậy mà miền Bắc không có các hiệp sĩ, bởi vì một hiệp sĩ phải là một người đứng cầu nguyện trong điện thờ, được xức bảy loại dầu thơm để Thất Diện Thần chứng giám cho lời thề của anh ta. Trong khi những người Phương Bắc như Ned Stark không thể mang danh hiệu "Ser" thì các kỵ binh hạng nặng miền bắc có nhiệm vụ tương đương như các hiệp sĩ ngoài chiến trường. Con hoang sinh ra ở miền Bắc mang họ là Snow. Riverland. Riverlands là một trong những khu vực cấu tạo nên lục địa Westeros. Khu vực này thường xuyên là chiến trường trong các cuộc nội chiến thời kì Bảy Phụ Quốc trước cuộc xâm lược của nhà Targaryen. Trong thời đại của Tiền Nhân, Riverlands là một vương quốc độc lập được gọi là Vương quốc của sông và thung lũng. Nằm ở vị trí trung tâm của châu lục này, và ít có ranh giới tự nhiên như núi, trong nhiều thế kỷ Riverands đã được coi một vùng biên ải giữa vương quốc mạnh xung quanh. Các Riverlands được cai trị bởi người Andal vào thời điểm có cuộc xâm lược của nhà Targaryen, và cuộc tấn công của Aegon Người Chinh Phục đã được hỗ trợ bằng một cuộc nổi dậy lớn do nhà Tully phát động. Vì lý do này mà Riverlands đã không có một vị vua vào thời điểm của cuộc xâm lược - Riverlands đã không được tính là một trong bảy vương quốc (thay vì cơ bản là tám vương quốc"). Tuy nhiên trên các công việc hành chính, Riverlands và các nhà lãnh đạo luôn tương đương như bất kỳ khu vực nào khác của vương quốc. Các vùng đất của Riverlands được cai trị từ lâu đài Riverrun bởi Nhà Tully. Con hoang sinh ra ở Riverlands mang họ là Rivers. Địa lý. Các vùng đất của Riverlands chịu sự chi phối của lưu vực sông Trident, thông qua ba nhánh chính của nó - Green Fork, Blue Fork, và Red Fork - sau đó nối lại với nhau tại khúc cạn Ruby ở phía đông. Green Fork nằm ở phía bắc, chảy theo hướng bắc-nam với thượng lưu gần lên vùng đầm lầy, cửa ngõ phương Bắc của nhà Stark. Nhánh Green Fork chảy qua Song Thành do nhà Frey cai trị. Vì vậy, khi một quân đội lớn tiến xuống miền nam hoặc đi lên phương Bắc chỉ có hai sự lựa chọn: theo Vương Lộ và vượt qua khúc cạn Ruby ở phía đông, hoặc qua bãi cạn Greek Fork ở Song Thành nếu hướng về phía tây, nhưng phải trả phí mãi lộ cho nhà Frey để được qua sông. Blue Fork là nhánh phía nam của Green Fork, và chảy tới các khu vực gần Seagard. Fork Red là nhánh cực nam và chảy qua trung tâm của Riverlands, giữa Red Fork và hồ Gods Eye về phía nam. Sau khi chảy qua lâu đài Riverrun, thủ phủ của Riverlands, Fork Red chảy xa hơn về phía nam và phía tây cho đến khi nó tới biên giới của các vùng đất Phương Tây được các lãnh chúa nhà Lannister quản lý. Riverlands không có các tuyến phòng thủ hay biên giới tự nhiên. Vùng đất được bao quanh bởi các dãy núi cao, hiểm trở ở phía tây và phía đông nhưng chúng lại được sở hữu bởi các vùng miền tây và thung lũng của nhà Arryn. Đây là những tuyến phòng thủ tự nhiên mà miền tây và xứ Vale dùng để chống lại Riverlands. Các đầm lầy rộng lớn và eo đất cao nhưng hẹp cũng tạo thành một hàng rào tự nhiên, nhưng đây là một phần của miền Bắc do nhà Starks cai quản, một lần nữa được dùng để ngăn các cuộc tấn công vào miền bắc từ Riverlands. Biên giới phía nam của Riverlands nhiều hay ít được hình thành từ thượng nguồn của sông Blackwater, nhưng điều này cũng chẳng phải là trở ngại gì cho việc đi lại giữa Riverlands và tiến về vùng Reach. Phía đông nam, Riverlands có chung biên giới với Crownlands, nhưng đây hoàn toàn là biên giới hành chính chứ không phải là biên giới tự nhiên. Hơn nữa, bờ biển phía tây bắc của Riverlands nằm cạnh vịnh Ironman, và do đó thường phải chịu các cuộc đánh phá từ Quần đảo Sắt. Lâu đài và các địa danh. Riverrun, thành trì của các lãnh chúa nhà Tully, những người cai trị tối cao của Riverlands, nằm nhánh Red Fork của dòng Trident. Harrenhal, lâu đài của nhà Whent, lâu đài lớn nhất ở Westeros, mà người đời thường đồn đại là bị nguyền rủa. Raventree Hall, lâu đài của nhà Blackwood. Seagard, lâu đài của nhà Mallister. Stone Hedge, lâu đài của nhà Bracken. Song Thành, lâu đài của Nhà Frey. Pinkmaiden, lâu đài của nhà Tully. Acorn Hall, lâu đài của nhà Tully. Các thị trấn. Thị trấn Wendish Stoney Sept Maidenpool Các địa danh. Đảo Isle of Faces Đồi High Heart Rừng Whispering Sông và hồ. Sông Trident Nhánh Blue fork Nhánh Red fork Nhánh Green fork Hồ Gods Eye Các vùng ven biển. Vịnh Ironman Kinh tế. Riverlands là một khu vực giàu có, màu mỡ và đông dân. Các con sông ngòi chảy trên một diện tích rộng được sử dụng để đi lại và vận chuyển hàng hóa, Trong thời gian yên bình, các thuyền cá của ngư dân, sà lan chở đầy ngũ cốc và tàu của các thương gia nổi đuôi nhau trên sông. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nông dân các làng có thể chuyên chở ngũ cốc và các sản phẩm nông nghiệp dễ dàng để bán cho các thương nhân ở xa. Rượu ngon có thể được nấu với số lượng hạn chế từ nho chua được trồng ở Riverlands.
1
null
Nguyễn Tuân (1900 – 1930) hay còn gọi là Kim Tôn, là thành viên của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, ủy ban Bắc Kỳ của Thanh Niên. Ông là một trong những người tham gia thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc Kỳ, và Đông Dương Cộng sản Đảng. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản, ngày 10-10-1929, Nguyễn Tuân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng bị bắt ở bến đò Tân Đệ (Thái Bình). Bị tra tấn và lung lạc ý chí, Nguyễn Tuân đã khai báo "nhiều điểm cực kỳ quan trọng về tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ, đã thú nhận là một trong ba ủy viên Trung ương, đã khai báo tất cả đồng đảng mà hắn biết tên; cũng đã đưa ra nhiều điểm khá bổ ích về tổ chức cách mạng thanh niên mà trước đây hắn là phó đảng ở Hà Nội" ("Báo cáo của toà đệ nhị cấp Bắc Ninh, Tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng Trung ương"). Sau khi phá được phần lớn cơ sở cách mạng ở Bắc Ninh, ngày 8-1-1930, thực dân Pháp cho thả Nguyễn Tuân để dùng Tuân làm con mồi nhằm tiếp tục rà phá nốt những cơ sở cách mạng còn lại. Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã quyết định giao cho Nguyễn Văn Mẫn thi hành bản án tử hình đối với Nguyễn Tuân với tội danh phản cách mạng vào ngày 2-2-1930. "Các truyền đơn báo việc hành hình Nguyễn Tuân tức Kim Tôn - người được ông Chánh án Tòa án Bắc Ninh cho tại ngoại hậu cứu sau khi giúp những điều bổ ích cho chính quyền - đã được phân phát từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 2 tại Hải Phòng, Nam Định (Bắc Kỳ), Vinh, Đà Nẵng, Huế và Hội An (Trung Kỳ)... Ban Giám đốc Sở liêm phóng lúc đầu còn tưởng việc phân phát truyền đơn này chỉ là tấn kịch đánh lừa chính quyền về Nguyễn Tuân. Tên này khi khai cũng chỉ nói rằng y là nạn nhân của một cuộc đánh bẫy. Người ta đã ném vào người y - mà người ta khó nhìn ra - giống như những vết giãi bày nhưng thầy thuốc khám kỹ cho biết trong người y có 3 viên đạn" ("Báo cáo năm 1929-1930 của Sở mật thám Bắc Kỳ").
1
null
Athenaios của Naucratis (; , "Athēnaios Naukratitēs"; ) là một nhà tu từ học và ngữ học người Hy Lạp, sinh sống vào khoảng cuối thế kỉ thứ và đầu thế kỉ 3 sau Công nguyên. Bộ "Suda" chỉ nói rằng ông sống trong thời Marcus Aurelius, nhưng sự khinh thường trong các bài nói của ông về Commodus, người mất năm 192, chứng tỏ rằng ông sống dưới thời đại này. Một phần các ấn phẩm xuất bản của ông đã bị thất lạc, nhưng bộ "Deipnosophistae" hầu hết được giữ lại tới ngày nay.
1
null
Constantine Paparrigopoulos (Κωνσταντίνος Παπαρρηγόπουλος) (1815-1891) được xem là cha đẻ của ngành nghiên cứu lịch sử Hy Lạp hiện đại. Ông đã phân tích lịch sử Hy Lạp từ thời cổ đại tới đương đại như một thể liên tục trong bộ sách nhiều tập "Lịch sử Dân tộc Hy Lạp" của ông, và cũng được biết đến bởi các nghiên cứu độc đáo về lịch sử Đế quốc Byzantine cũng như những lĩnh vực khác của ngành nghiên cứu về Hy Lạp.
1
null
Erich Seligmann Fromm (23 tháng 3 năm 1900 – 18 tháng 3 năm 1980) là nhà tâm lý học xã hội, nhà phân tâm học, nhà xã hội học, triết gia nhân văn và nhà xã hội học dân chủ người Đức. Ông thuộc trường phái lý thuyết phê phán Frankfurt. Cuộc đời. Erich Fromm sinh vào 23 tháng 3 năm 1900 tại Frankfurt am Main (tên đầy đủ là Frankfurt on the Main – phân biệt với một Frankfurt khác ở phía Đông Đức), là con một trong gia đình Do Thái chính thống. Năm 1918 ông vào học Đại học Frankfurt am Main với hai học kỳ ở ngành Luật học. Trong học kỳ hè năm 1919 ông học tại Đại học Heidelberg, nơi ông đã ngừng học luật để chuyển qua xã hội học với các vị thầy như: Alfred Weber (em trai của nhà xã hội học nổi tiếng Max Weber), triết gia – tâm lý học Karl Jaspers và Heinrich Rickert. Fromm nhận bằng tiến sĩ về xã hội học tại Heidelberg năm 1922. Khoảng giữa những năm 1920 ông được đào tạo để trở thành một nhà phân tâm học ở viện phân tâm của Frieda Reichmann ở Heidelberg. Ông bắt đầu trị liệu lâm sàng năm 1927. Năm 1930 ông tham gia Viện nghiên cứu xã hội học Frankfurt và hoàn thành quá trình đào tạo phân tâm của mình. Sau khi Đức Quốc xã nắm quyền ở Đức, Fromm lánh sang Geneva rồi sau đó năm 1934 ông tới Đại học Columbia ở New York. Mối quan hệ lâu dài giữa ông và nữ phân tâm gia Karen Horney đã trở thành tên một cuốn sách của bà "Tự Phân Tích". Hai người đã có những ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của nhau. Horney đã thông hiểu nhiều điều về phân tâm nhờ Fromm và ông cũng đã giảng giải cho bà về xã hội học. Mối quan hệ giữa họ kết thúc cuối năm 1930. Sau khi rời Đại học Columbia, trong năm 1943 Fromm đã giúp xây dựng chi nhánh Tâm thần học trường phái Washington và năm 1946 ông cùng William Alanson White sáng lập nên Viện tâm lý – phân tâm và tâm thần học. Ông làm giảng viên tại Bennington College từ năm 1941 đến 1949. Khi Fromm chuyển đến México năm 1949, ông làm giáo sư tại Đại học quốc gia về Tự động học (UNAM) và tổ chức các buổi trị liệu phân tâm cho y tế học đường tại đây. Đồng thời ông cũng là giáo sư giảng dạy tâm lý học tại Đại Học Bang Michigan từ 1957 đến 1961 và cũng là giáo sư thỉnh giảng về tâm lý học tại phân khoa sau đại học về Nghệ thuật và Khoa Học ở Đại Học New York sau năm 1962. Fromm dạy tại UNAM đến khi nghỉ hưu năm 1965 và tại Hội phân tâm học Mexico (SMP) cho tới năm 1974. Năm 1974 ông rời Mexico tới Muralto, Thụy Sĩ và mất tại nhà mình ở Thụy Sĩ năm 1980, 5 ngảy trước sinh nhật lần 80 của mình. Trong cuộc đời học thuật của mình Fromm đã thực hành lâm sàng và xuất bản nhiều series sách.
1
null
Bên kia biên giới (tiếng Thụy Điển: Gränsen, tiếng Anh: Beyond the border) là một bộ phim tâm lý - hành động của đạo diễn Richard Holm, sản xuất vào năm 2011. Nội dung. Một đêm tối tháng 12 năm 1942, hai binh sĩ trẻ người Thụy Điển đã rời khỏi căn cứ, không ai biết rằng họ đi đâu nhưng có một điều đáng tiếc là trên đường đi họ đã vô tình vượt qua biên giới Na Uy, nơi đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Một người bị quân Đức bắn chết, còn người kia tên là Sven Stenström bị bắt và giải đi. Sáng hôm sau, anh trai của Sven là trung úy Aron Stenström cùng nhiều người lính khác đã quyết định phải đi tìm bằng được Sven, họ không biết rằng phía bên kia đường biên giới là hàng trăm quân SS của Đức đang tuần tra gắt gao.
1
null
Isocrates (phát âm tiếng Anh: ; ; 436–338 trước Công nguyên), là một nhà tu từ học của Hy Lạp cổ đại, một trong mười nhà hùng biện lớn miền Attica. Đương thời, ông là nhà tu từ học ảnh hưởng nhất ở Hy Lạp và đã có nhiều đóng góp cho môn tu từ và giáo dục thông qua những công trình giảng dạy và được viết của mình.
1
null
Band on the Run là album thứ ba của ban nhạc Wings (được ghi cho Paul McCartney & Wings). Đây là album thành công nhất của ban nhạc này và cũng là album thành công nhất của Paul McCartney thời kỳ hậu-Beatles. Đây cũng là album bán chạy nhất năm 1974 tại Anh và Úc, từ đó làm thay đổi hoàn toàn những đánh giá về McCartney. Năm 2000, tạp chí "Q" xếp album ở vị trí số 75 trong danh sách "100 album của Anh xuất sắc nhất". Năm 2012, nó nằm ở vị trí số 418 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Jon Laudau, cây viết của "Rolling Stone", đánh giá album là "một chút khác biệt so với Plastic Ono Band của John Lennon, một bản thu mượt mà nhất có thể của một trong những thành viên của bộ tứ từng được gọi là Beatles". Đây là album cuối cùng mà McCartney cộng tác với hãng đĩa Apple.
1
null
My Way là album phòng thu thứ hai của nam ca sĩ nhạc R&B người Mỹ Usher, phát hành bởi hãng đĩa LaFace vào ngày 16 tháng 9 năm 1997. Album có sự góp giọng của Monica, Jermaine Dupri, và Lil' Kim. Bốn đĩa đơn từ album đã được phát hành: "You Make Me Wanna...", "Nice & Slow", "My Way", "Bedtime". Hầu hết các ca khúc trong "My Way" được sản xuất bởi Babyface và Jermaine Dupri. Album đã ra mắt với vị trí thứ 15 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 với 66,000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu phát hành, và vị trí thứ 4 trên bảng "Billboard" R&B/Hip-Hop Albums. Sau đó, "My Way" đã đạt vị trí quán quân trên bảng "Billboard" R&B/Hip-Hop Albums trong ba tuần lễ liên tiếp, cùng với vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, album trở thành một thành công lớn đối với Usher. Album đã được chứng nhận 6 đĩa bạch kim ở Mỹ, và giành được tận sáu đề cử trong lễ trao giải Grammy. Tính riêng ở Mỹ, "My Way" đã được tiêu thụ 6 triệu bản, và 7 triệu bản trên toàn thế giới.
1
null
Lucianus xứ Samosata (, ; khoảng 125 s.CN – sau 180 s.CN) là một nhà tu từ học và nhà trào phúng với các sáng tác bằng tiếng Hy Lạp. Ông được nhớ đến bằng óc trào lộng và sự dí dỏm của mình. Mặc dù viết bài bằng tiếng Hy Lạp, ông thực ra là một người Assyria.
1
null
"Bedtime" là đĩa đơn thứ tư và cũng là đĩa đơn cuối cùng từ album phòng thu thứ hai của nam ca sĩ Usher, "My Way" (1997). Đĩa đơn chỉ được phát hành trên đài airplay vào năm 1998. "Bedtime" đã đạt vị trí thứ 66 trên bảng xếp hạng U.S. "Billboard" Hot R&B/Hip-Hop Songs. Truyền thông. Usher biểu diễn "Bedtime" trong một tập của phim truyền hình "Moesha" của kênh UPN vào năm 1999.
1
null
The Velvet Underground là một ban nhạc rock của Mỹ, hoạt động từ năm 1964 tới năm 1973. Ban nhạc được nhớ tới nhất vì từng là nơi khởi đầu của 2 trong số những giọng ca kiệt xuất nhất lịch sử, Lou Reed và John Cale – những nghệ sĩ sau này có những sự nghiệp solo vô cùng đáng ngưỡng mộ. Cho dù chỉ có cùng nhau không nhiều sản phẩm, song The Velvet Underground vẫn được nhắc tới như một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới âm nhạc thế giới trong thập kỷ 60. Một trong những lời nhận xét hay nhất về họ – thậm chí được coi là kinh điển – được cho là của Brian Eno hay Peter Buck: "Album đầu tay của Velvet Underground chỉ bán được 10.000 bản, song bất kể ai mua nó sau này cũng đều tự lập ban nhạc của riêng mình!" Andy Warhol quản lý The Velvet Underground tại studio của riêng mình, The Factory, và qua chuỗi sự kiện Exploding Plastic Inevitable. Đôi khi phần ca từ của ban nhạc bị đánh giá là không liên quan thực sự tới phần âm nhạc của họ. Album đầu tay của họ vào năm 1967, "The Velvet Underground & Nico" (hát cùng với nữ ca sĩ người Đức Nico) được xếp ở vị trí số 13 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" vào năm 2003 và được tạp chí "Rolling Stone" coi là "album uyên bác nhất". Năm 2004, tạp chí trên xếp ban nhạc ở vị trí số 19 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất". The Velvet Underground có tên trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1996 qua lời dẫn của Patti Smith. Lịch sử. Thời kỳ đầu tiên (1964–1965). Những sự việc đầu tiên tạo lập nên The Velvet Underground diễn ra vào năm 1964. Lou Reed có tham gia với một vài ban nhạc hát garage rock, cùng lúc ký hợp đồng sáng tác với hãng Pickwick Records (Reed miêu tả mình "như một kẻ hèn mọn trước Carole King"). Reed gặp nghệ sĩ xứ Wales, John Cale, khi Cale đang ở Mỹ để theo học khoa cổ điển tại đại học qua một học bổng trao đổi. Cale thì cũng đã từng cộng tác với vài nhạc sĩ, như Cornelius Cardew hay La Monte Young tuy nhiên lại vô cùng đam mê nhạc rock. Những hòa tấu đặc biệt của Young có ảnh hưởng lớn tới thời kỳ đầu của ban nhạc. Cale thực sự bất ngờ khi biết những khám phá âm nhạc của Reed và mình có nhiều nét tương đồng: Reed cũng thường xuyên tạo ra hòa tấu từ alternative guitar. Cặp đôi này bắt đầu kết thân và cùng đi trình diễn. Tình bạn, tình đồng nghiệp của họ từ đó xây dựng nên The Velvet Underground. Ban đầu, nhóm được lấy tên là The Primitives. Ban nhạc là một nhóm chơi nhạc với nguồn ngân quỹ ít ỏi và khác với nhạc dance. Họ có ca khúc "The Ostrich" mà Cale chơi viola. 2 người sau đó tuyển mộ Sterling Morrison – bạn cùng lớp với Reed ở trường Đại học Syracuse – để thay thế Walter De Maria, người vốn là thành viên thứ ba của The Primitives. Morrison chơi guitar, và Angus MacLise chơi định âm để hoàn tất bộ tứ đầu tiên. Nhóm đổi tên thành The Warlocks, rồi sau đó The Falling Spikes. "The Velvet Underground" là cuốn sách của Michael Leigh nói về những bí mật về giới tính của xã hội đầu những năm 60 mà người bạn của Cale, Tony Conrad, đã giới thiệu với ban nhạc. MacLise gợi ý rằng cái tên đó có thể là tên cho nhóm, Reed và Morrison đều thích cái tên này vì cho rằng nó giống như "một rạp chiếu ngầm", như khi Reed viết "Venus in Furs" lấy cảm hứng từ cuốn sách của Leopold von Sacher-Masoch về việc quan hệ tình dục bừa bãi. Tháng 11 năm 1965, ban nhạc thống nhất lấy Velvet Underground làm tên gọi chính thức. Những buổi diễn đầu tiên (1965–1966). Nhóm với cái tên mới "Velvet Underground" bắt đầu tập luyện ở New York. Thứ âm nhạc họ chọn ban đầu khá nhẹ nhàng thư giãn, theo Cale, giai đoạn này như kiểu họ tạo nhịp trên các bài thơ, còn MacLise thì chơi như "gõ và đập trong một chiếc máy bay không người lái". Tháng 6 năm 1965, Reed, Cale và Morrison bắt đầu những bản thu đầu tiên của họ ở tầng trệt căn nhà ở phố Ludlow. Khi trở lại Anh, Cale mang chúng tới Marianne Faithfull, hi vọng bà sẽ giới thiệu với Mick Jagger. Tuy nhiên, không có điều gì xảy ra, và chúng chỉ được xuất hiện trong box set năm 1995 "Peel Slowly and See". Nhà báo Al Aronowitz là người đầu tiên thuê ban nhạc tới trình diễn với giá 75$ ở Summit High School, Summit, New Jersey. Khi ban nhạc quyết định nhận lời đề nghị này, MacLise rời nhóm vì cho rằng mình như bị bán rẻ. Morrison nhận xét "Angus luôn đề cao nghệ thuật". MacLise được thay thế bởi Maureen "Mo" Tucker, em gái của người bạn của Morrison, Jim Tucker. Cách chơi trống của Tucker khá kì lạ: cô thường xuyên chơi trống dàn với mặt ngoài trống kick, dùng cả búa lẫn gậy gõ trong khi lại rất ít khi dùng chũm chọe: Ban nhạc từng đề nghị cô chơi trống với một kiểu mới, và cô liền lật ngược chiếc trống kick và đứng chơi. Khi dàn trống của cô bị đánh cắp ở một hộp đêm, cô còn sử dụng cả thùng rác để chơi. Nhịp gõ của cô, dù đơn giản song lại rất gợi cảm (ảnh hưởng lớn từ những bản thu ưa thích của Babatunde Olatunji và Bo Diddley), dần trở thành một thương hiệu của ban nhạc. Nhóm dần có được chỗ đứng để chơi nhạc thường xuyên ở Café Bizarre và cũng dần có được những phản hồi tích cực từ những người thưởng thức. Andy Warhol và Exploding Plastic Inevitable (1966–1967). Andy Warhol trở thành quản lý của nhóm vào năm 1965 và gợi ý với họ ca sĩ người Đức, Nico, cùng hợp tác. Những nỗ lực của Warhol đã cải thiện đáng kể hình ảnh của ban nhạc. Nhờ có Warhol, ban nhạc đã giữ được hợp đồng với hãng thu âm Verve Records của MGM khi ông tự giới thiệu mình là quản lý, cùng với đó là cho phép "Velvet Underground" thoải mái sáng tạo những âm thanh của họ. Trong thời kỳ cùng Andy Warhol, ban nhạc rong ruổi khắp nơi để thực hiện show diễn "Exploding Plastic Inevitable" (EPI). Họ thực hiện show suốt nhiều tháng ở New York, sau đó đi xuyên nước Mỹ rồi tới cả Canada cho tới tận tháng 5 năm 1967. Show diễn cũng có tận 16mm phim màu thực hiện bởi chính Warhol. Những tấm poster quảng cáo đầu tiên gọi ban nhạc như "thứ nhạc plastic dào dạt không thể không nghe". Gần như ngay sau đó, cụm từ đổi thành "thứ nhạc plastic bùng nổ không thể không nghe" ("Exploding Plastic Inevitable"). Năm 1966, MacLise trở lại nhóm trong một thời gian ngắn trong một show của EPI khi Reed bị hepatitis và không thể diễn được. Trong buổi diễn đó, Cale chơi organ còn Tucker chuyển sang chơi bass. Cũng lần đó, họ đã thử chơi bản dài hơn của ca khúc "Booker T" cùng với chính Booker T. Jones, và nó trở thành ca khúc "The Gift" trong album "White Light/White Heat". Một vài bản thu của ban nhạc tại các show diễn còn xót lại qua các băng từ, song ca khúc này là bản thu duy nhất còn lại của họ với sự tham gia của MacLise. Tháng 12 năm 1966, Warhol và David Dalton thực hiện tấm bìa cho tạp chí "Aspen". Ấn bản có giá 4$ một cuốn này là một bản tổng hợp với nhiều ảnh chụp cắt ghép, các bài bình luận, trong đó có một bài nói về nhạc rock 'n' roll viết bởi Lou Reed, ngoài phần giới thiệu EPI. Trong kèm ấn bản còn có một đĩa nén 2 mặt, với mặt A được biên tập bởi Peter Walker, cộng tác viên của Timothy Leary và mặt B là ca khúc "Loop", được ghi cho Velvet Underground song thực ra là một bản thu của riêng Cale. "Loop", sử dụng nhiều hiệu ứng tiếng vọng và được ghi theo kiểu đĩa than hình, là "lời gợi ý cho album "Metal Machine Music" (album của Reed năm 1975)" – theo đánh giá của những nhà nghiên cứu về Velvet Underground là M.C. Kostek và Phil Milstein trong cuốn sách "The Velvet Underground Companion". "Loop" cũng đi tiên phong trong việc sản xuất âm nhạc mang tính công nghiệp cao. Dù chỉ mang tính hình thức, song "Loop" vẫn được coi là bản thu đầu tiên của Velvet Underground. "The Velvet Underground & Nico" (1967). Qua Warhol, Nico tới hát cùng ban nhạc trong album đầu tay "The Velvet Underground & Nico". Album được thu tại phòng thu Scepter Studios ở New York vào tháng 4 năm 1967 (có vài ca khúc được thu lại sau, trong đó có "Sunday Morning" được sản xuất sau đó bởi Tom Wilson). Tháng 3 năm 1967, album được phát hành bởi Verve Records. Bìa album được thiết kế bởi Warhol trở thành một tác phẩm kinh điển: một miếng dán hình quả chuối vàng rực với dòng chữ "Hãy bóc từ từ và chiêm ngưỡng". Những ai thử bóc miếng dán sẽ thấy phần ruột bên trong có màu hồng. 11 ca khúc của album được sắp xếp rất hệ thống, xen kẽ những sản phẩm nổi bật như "I’m Waiting for the Man" và "Run Run Run", giọng trầm trong "Venus in Furs" và "Heroin", từ tiếng leng keng trong "Sunday Morning" tới tĩnh lặng trong "Femme Fatale" rồi sâu lắng trong "I'll Be Your Mirror", cùng với đó là ca khúc ưa thích nhất của Warhol, "All Tomorrow's Parties". Kurt Loder miêu tả "All Tomorrow's Parties" là "kinh điển của dòng nhạc gothic-rock". Các ca khúc đều được hát bởi giọng của Reed và Nico, Cale chơi viola, Morrison chơi guitar theo kiểu R&B hay đồng quê, còn Tucker thì vẫn chơi các nhạc cụ giữ nhịp. Một trong những ấn tượng đặc biệt đó là tiếng "trống đá" – một hợp âm 8 nốt bằng guitar rất đặc biệt được chơi bởi Reed. Album được phát hành vào ngày 12 tháng 3 năm 1967 và đạt vị trí cao nhất là 171 tại "Billboard" 200. Những phần quảng cáo cho album đầu tay này đều được sau này cho vào trong bộ tuyển tập của ban nhạc: phần bìa sau là ảnh chụp họ trong chuyến lưu diễn với phông nền là một bức ảnh mờ khác – bức ảnh chụp Eric Emerson, diễn viên của Warhol trong bộ phim "Chelsea Girls". Emerson bị bắt bởi sử dụng chất kích thích và vì quá khánh kiệt đã tự cho phép mình xuất hiện ở bìa album mà chưa có sự đồng ý của Andy (trong bức hình, ảnh của Emerson khá to song bị lộn ngược). MGM Records đã trì hoãn khá lâu việc phát hành cho tới khi những thủ tục pháp lý về bản quyền được giải quyết (khiến cho album bị giảm sức hút trên thị trường) và Emerson vẫn được giữ lại ở phần bìa. "White Light/White Heat" (1968). Nico chia tay nhóm sau khi ban nhạc không cộng tác với Warhol nữa, và album thứ hai của họ "White Light/White Heat" được thu âm vào tháng 9 năm 1967 với Tom Wilson là nhà sản xuất. Thỉnh thoảng họ cũng đi trình diễn trực tiếp, song các buổi diễn đó trở nên ồn ào, thô ráp hơn và đôi lúc chèn thêm nhiều đoạn ứng tác ngẫu hứng. Cale nói rằng "The Velvet Underground" lúc đó là một trong những khách hàng đầu tiên của hãng Vox. Hãng nhạc cụ này đã tạo ra rất nhiều hiệu ứng mà ban nhạc đã sử dụng trong album. Sterling Morrison nói về những bản thu: ""Đó là một sự liều lĩnh vĩ đại vì mọi người đều chơi nhạc rất to và có rất nhiều tiếng nhạc cụ điện trong phòng thu của chúng tôi – cả tiếng hồi âm lẫn biến âm. Gary Kellgren, một gã siêu tài năng, cứ luôn mồm nói: "Các cậu có thể làm tốt, các máy đã đỏ đèn rồi!" và chúng tôi vẫn luôn phản ứng: "Nhìn xem, chúng tôi chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa, chúng tôi còn chả biết về chúng. Cứ làm như ông muốn đi." Và thế là album nghe thật nhiều tiếng vọng... chúng tôi muốn làm một cái gì đó rất thật và năng động. Chúng tôi có năng lượng và mọi nhạc cụ, song chúng tôi lại không biết làm cách nào để ghi âm hết... Những gì mà chúng tôi từng thu thử đều là các ca khúc nghe thật kinh tởm."" Cale nói rằng quá trình ghi âm nhìn chung là xù xì và bão hòa. Dù bắt đầu với những giây phút lung linh, và "White Light/White Heat" bị cho là "đi ngược lại cái đẹp". Ca khúc đầu tiên mà trong đó Cale chơi piano khiến người ta nghĩ rằng đó là Jerry Lee Lewis. Có nhiều đoạn lại mang phong cách của David Bowie. Bên cạnh những khúc ca ồn ào như "Sister Ray" hay "I Heard Her Call My Name" là những khoảng đột phá như "The Gift" – một câu chuyện ngắn viết bởi Reed và được kể bởi Cale theo kiểu hài hước với giọng xứ Wales đặc trưng của mình. Ca khúc "Here She Comes Now" sau này còn được hát lại bởi nhiều nghệ sĩ như Galaxie 500, Cabaret Voltaire, và cả Nirvana. Album được phát hành vào ngày 29 tháng 1 năm 1968 và có mặt trong "Billboard" 200 trong 2 tuần với vị trí cao nhất là 199. Tuy nhiên, những xung đột đã xuất hiện. Ban nhạc trở nên mệt mỏi vì những thành công ít ỏi không đáng với công sức của họ, trong khi Reed và Cale thì muốn ban nhạc đi theo những hướng đi khác nhau. Sự khác biệt dẫn tới việc John Cale có buổi thu âm cuối cùng với nhóm vào tháng 2 năm 1968: đó là hai bản pop mang phong cách của Reed ("Temptation Inside Your Heart" và "Stephanie Says"), và 1 ca khúc chơi viola kiểu Cale ("Hey Mr. Rain"). Hơn nữa, rất nhiều ca khúc mà ban nhạc trình diễn cùng Cale, hoặc do Cale đồng sáng tác, chỉ được ghi lại sau khi Cale đã rời nhóm (như "Walk It and Talk It", "Guess I’m Falling in Love", "Ride into the Sun", và "Countess from Hong Kong"). "The Velvet Underground" (1969). Trước khi bắt đầu với album thứ 3, Cale đã rời nhóm và được thay thế bởi Doug Yule, thành viên của ban nhạc Grass Menagerie ở Boston và là một cộng tác viên thường xuyên của nhóm. "The Velvet Underground" được thực hiện vào cuối năm 1968 (phát hành vào tháng 3 năm 1969). Billy Name là người chụp ảnh bìa cho album. Bản LP được thiết kế bởi Dick Smith, nghệ sĩ của hãng MGM/Verve. Tuy nhiên album thậm chí còn không được có mặt trong "Billboard" 200. Rất nhiều ý kiến cho rằng sự ra đi của Cale là do những bất đồng lớn về định hướng sáng tạo giữa anh với Reed: Cale có xu hướng khám phá thử nghiệm, trong khi Reed vẫn thiên về chính thống. Theo Tim Mitchell, Morrison đã từng nói rằng những bất đồng về quan điểm giữa Reed và Cale thực tế đã bị thổi phồng quá đáng. Với album này, những yếu tố xù xì, thô ráp từng có mặt ở 2 sản phẩm trước đã không còn tồn tại. Album đã mang nhiều yếu tố của nhạc folk hơn, thứ âm nhạc chủ đạo của sự nghiệp solo của Reed sau này. Một trong những yếu tố khác đó là bộ máy chỉnh âm Vox cũng như những dụng cụ tạo tiếng vọng của ban nhạc đã bị đánh cắp tại sân bay khi họ đi lưu diễn. Hơn nữa, Reed và Morrison cũng mua cho mình cây guitar diện 12 dây của Fender. Doug Yule vì thế cũng phải chơi theo những ảnh hưởng từ họ. Những đoạn luyến của Morrison cùng tiếng bass của Yule với giọng bè đặc biệt đã tạo nên nét đặc trưng cho album này. Các ca khúc của Reed đã được chia sẻ phần hát với Yule, đặc biệt khi giọng của Reed trở nên tệ vì bị stress. Yule hát chính trong ca khúc mở đầu album "Candy Says" (hát về Warhol superstar Candy Darling), và ca khúc hiếm hoi mà Maureen Tucker hát chính "After Hours" đã khép lại album. Đây là ca khúc mà Reed nói nó quá ngây thơ và trong sáng tới mức anh không thể tự hát nó được. Album mang tới nhiều ảnh hưởng cho các sáng tác indie rock và lo-fi sau này. Năm rong ruổi và album thứ 4 "thất lạc". Velvet Underground giành hầu hết thời gian của năm 1969 trong những chuyến lưu diễn khi họ cho rằng thành phố New York là quá nhỏ bé cho những tham vọng thương mại của mình. Album trực tiếp "" được thu vào tháng 10 năm 1969 và phát hành vào năm 1974 bởi Mercury Records gây được sự chú ý cho cây viết Paul Nelson của hãng A&R đang làm việc cùng Mercury vào thời điểm đó. Nelson đã hỏi Elliott Murphy liệu rằng mình có được phép viết lời tựa cho album-kép này không với dòng chữ "Hẳn là 100 năm trước..." Cũng trong cùng năm, ban nhạc cùng nhau tới phòng thu, tạo nên khá nhiều nhạc phẩm song chưa từng tổng hợp hay công bố thành sản phẩm. Nhiều người cho rằng những thành quả của giai đoạn này được cho vào album tiếp theo của họ "VU" – một sản phẩm pha trộn thứ âm nhạc mềm mại của album thứ 3 với album cuối cùng của họ "Loaded". Những ca khúc còn lại được cho vào trong một album có tên là "Another View". Sau khi Reed rời nhóm, anh còn hát lại rất nhiều ca khúc của mình trong album này (như "Stephanie Says", "Ocean", "I Can’t Stand It", "Lisa Says", "She’s My Best Friend"). Hơn nữa, những ca khúc thành công hơn cả trong thời kỳ solo đầu tiên của Reed đều là những ca khúc hát lại của The Velvet Underground (hầu hết vẫn là các sáng tác của anh), từng được phát hành trong "VU", "Another View", và cả "Peel Slowly and See". "Loaded" (1970). Tới năm 1969, MGM và Verve Records đều đã thua lỗ nặng suốt nhiều năm liền. Mike Curb được mời tới vị trí giám đốc mới. Curb quyết định sẽ loại bỏ tất cả những nghệ sĩ chưa được kiểm chứng hay không kiếm được lợi nhuận cho hãng. Những nhóm sử dụng chất kích thích hay có phong cách hippie cũng bị loại bỏ, và Velvet Underground có tên trong cả hai danh sách trên, cùng với Eric Burdon and the Animals và Mothers of Invention của Frank Zappa. Tuy nhiên MGM vẫn đề nghị giữ lại bản quyền các tác phẩm mà ban nhạc đã từng thu với họ. Atlantic Records ký hợp đồng sau đó với Velvet Underground, và họ cùng thực hiện album cuối cùng trước khi chia tay Lou Reed – "Loaded" – dưới hãng đĩa con của Atlantic là Cotillion Records. Tên album được lấy theo lời đề nghị của Atlantic với ban nhạc "load with hits" ("đầy ắp những hit"). Cho dù album không phải là sản phẩm đột phá của hãng đĩa, song nó lại bao gồm các ca khúc mang tính pop nhất mà ban nhạc từng thể hiện, trong đó có những ca khúc nổi tiếng nhất của Reed đó là "Sweet Jane" và "Rock and Roll". Dù Tucker chỉ tham gia rất ít vào album do mang bầu, song cô vẫn được ghi tên trong thành phần sản xuất của album. Phần trống được chơi bởi rất nhiều người, bao gồm cả Doug Yule, kỹ thuật viên Adrian Barber, thành viên tạm thời Tommy Castanaro, em trai của Yule là Billy – người mà khi đó vẫn còn đang học đại học. Chán nản về những thành quả của ban nhạc, cùng với đó là bất đồng với quản lý Steve Sesnick khiến Reed quyết định rời nhóm vào tháng 8 năm 1970. Ban nhạc trở nên vô định vào khoảng thời gian đó vì album chưa được hoàn thành. Reed sau này có nói rằng anh vô cùng ngạc nhiên khi thấy "Loaded" được bày bán trên kệ. Anh nói: "Tôi đã dành cho album của họ tất cả những hit mà tôi đã từng viết." Tuy nhiên, Reed cảm thấy không hài lòng khi ban nhạc đã chỉnh sửa ca khúc "Sweet Jane". Ca khúc "New Age" cũng bị sửa nhiều: ở bản gốc, câu hát cuối cùng ("It’s the beginning of a new age") được lặp lại rất nhiều lần. Đoạn dạo cho "Rock and Roll" cũng bị loại bỏ (trong box set năm 1995 "Peel Slowly and See", Reed có tham gia và người ta có thể được nghe bản đầy đủ của "Sweet Jane" và "New Age"). Những năm của Doug Yule (1970–1973). Dù đĩa đơn "Who Loves the Sun" từ "Loaded" có được một số thành công nhất định, và "Sweet Jane" cũng như "Rock and Roll" là những ca khúc được ưa thích trên sóng phát thanh, song ban nhạc, với Walter Powers chơi bass và Doug Yule hát chính và guitar, vẫn phải rong ruổi đi tour sang bờ Tây nước Mỹ và tới cả châu Âu. Vào thời điểm này, Morrison đã có tấm bằng cử nhân về nghệ thuật, vậy nên anh rời nhóm để theo học chuyên văn tại Đại học Texas tại Austin. Ban nhạc thay anh bởi keyboard Willie Alexander. Ban nhạc tổ chức các buổi diễn tại Anh, xứ Wales và Hà Lan – những buổi diễn sau này được tổng hợp trong box set năm 2001 "Final V.U." Năm 1972, Atlantic cho phát hành "Live at Max's Kansas City" – album ghi lại buổi trình diễn cuối cùng của nhóm với Reed vào ngày 23 tháng 10 năm 1970, được thực hiện bởi một người hâm mộ. Vì vấn đề giữ hợp đồng với Polydor Records tại Anh, Sesnick đã yêu cầu nhóm chỉ có mỗi Yule ở lại Anh còn Tucker, Powers and Alexander đều phải trở lại Mỹ (điều này cũng khiến họ nói lời chia tay chính thức với ban nhạc). Yule đã thu âm "Squeeze" dưới tên Velvet Underground mà thực tế anh phải tự làm tất cả với sự trợ giúp của tay trống Ian Paice từ Deep Purple trong vài ca khúc. Vì ưu tiên cho "Squeeze", một đội hình của Velvet Underground được tập trung trở lại nhằm thực hiện tour vòng quanh nước Anh quảng bá album. Đội hình này bao gồm Yule, Rob Norris (guitar), George Kay (Krzyzewski – bass), và Mark Nauseef (trống). Sesnick bỏ nhóm ngay trước khi tour diễn bắt đầu, còn Yule chính thức tuyên bố tan rã sau khi tour kết thúc vào tháng 12 năm 1972. "Squeeze" ra mắt chỉ vài tháng sau đó, vào tháng 2 năm 1973, chỉ tại châu Âu. Album này đem tới nhiều đánh giá rất trái chiều với người hâm mộ, và nhìn chung chúng không tích cực. Stephen Thomas Erlewine ghi rằng album đã nhận được "những lời đánh giá hãi hùng", và thường bị xóa đi khỏi các tuyển tập hay catalogue của Velvet Underground. Hậu Velvet Underground (1973-1990). Reed, Cale và Nico tái hợp và đi hát cùng nhau đi hát vào đầu năm 1972 tại quán trà nổi tiếng ở Paris, Bataclan. Buổi diễn này được ghi lại và sau đó được thu thành album "Le Bataclan '72" vào năm 2003. Trước đó, Cale và Nico đều đã bắt đầu sự nghiệp solo. Sự nghiệp của Nico gắn liền với Cale khi chính Cale là người sản xuất rất nhiều album của cô. Reed chỉ bắt đầu sự nghiệp solo từ năm 1972 sau một giai đoạn ngắn nghỉ ngơi. Morrison trở thành giảng viên đại học, giảng dạy môn văn học trung cổ ở Đại học Texas tại Austin, rồi sau đó trở thành thuyền trưởng một tàu kéo ở Houston trong một vài năm. Tucker sống cùng gia đình riêng trước khi quay trở lại sự nghiệp thu âm vào những năm 80: Morrison thường xuyên tham gia vào các ban nhạc đi tour, và một trong số đó là ban nhạc của Tucker. Dù Yule đã chấm dứt sự nghiệp của Velvet Underground vào cuối năm 1972, song tới năm 1973, ban nhạc nhỏ của anh với Bill Yule (trống), Kay (bass), Don Silverman (guitar, sau đổi nghệ danh thành Noor Khan), vẫn chơi nhạc ở New England dưới cái tên "The Velvet Underground". Do các thành viên của ban nhạc không thống nhất được về việc chi tiêu, vậy nên tới tháng 5 năm 1973, họ đã đường ai nấy đi. Yule đôi lúc theo tour cùng Reed, và anh chơi vài phần trong album "Sally Can't Dance", sau đó trở thành thành viên của American Flyer. Năm 1984, Polydor phát hành album "VU", tuyển tập những bản thu của ban nhạc trong thời gian thực hiện album thứ 4 cùng MGM vào năm 1969 song chưa từng phát hành. Một vài ca khúc trong số đó được thu khi Cale còn chưa rời nhóm. Những bản thu khác được cho vào trong album năm 1986, "Another View". Ngày 18 tháng 7 năm 1988, Nico qua đời vì chấn thương sọ não sau một tai nạn giao thông khi đi xe đạp. Václav Havel là một người hâm mộ cuồng nhiệt của Velvet Underground và là một người bạn thân của Lou Reed. Cuộc Cách mạng Nhung ("Velvet Revolution") năm 1989 mà Havel trực tiếp lãnh đạo đã kết thúc 40 năm cai trị của chế độ cộng sản tại Tiệp Khắc. Dù vậy, Reed cho rằng từ "nhung" ("velvet") được sử dụng nhằm ám chỉ tính chất hòa bình của cuộc cách mạng khi không có ai phải đổ máu. Reed cũng từng nhấn mạnh trong một bài phỏng vấn rằng anh biết cuộc Cách mạng Nhung có tên vậy vì những người lãnh đạo đều nghe từ Velvet Underground để tạo cảm hứng cho các hành động. Sau khi Havel được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Séc, Reed đã tới Praha để gặp ông. Ngày 16 tháng 9 năm 1989, theo lời mời của Havel, Reed đã tới diễn tại Nhà Trắng trong buổi gặp giữa Havel và Tổng thống Bill Clinton. Tái hợp (1990-2009). Năm 1990, Cale và Reed cho ra mắt album "Songs for Drella", tưởng nhớ Andy Warhol vừa qua đời ("Drella" là tên thân mật mà Warhol tự đặt cho mình, với cách ghép "Dracula" với "Cindarella"). Cho dù Morrison và Tucker vẫn cộng tác riêng lẻ vào các dự án của Cale và Reed, song đây là lần đầu tiên bộ tứ tái hợp sau nhiều thập kỷ, và tin đồn tái hợp bắt đầu lan rộng, bắt đầu từ sự kiện cả bốn cùng trình diễn lại "Heroin" để giới thiệu "Songs for Drella" ở Jouy-en-Josas, Pháp. Năm 1992, bộ tứ này lại tái hợp dưới tên "The Velvet Underground" và bắt đầu diễn tour vòng quanh châu Âu bắt đầu từ Edinburgh vào ngày 1 tháng 6 năm 1993 và sau đó là buổi diễn tại Glastonbury mà ảnh chụp được trở thành bìa của tạp chí "NME". Cale hát hầu hết các ca khúc mà Nico từng thể hiện. Ban nhạc Luna là những người mở đầu buổi diễn này. Trong vai trò đàn anh, Velvet Underground cũng đi hỗ trợ suốt 5 ngày Zoo TV Tour của U2. Thành công từ sự kiện tái hợp cho tour diễn vòng quanh châu Âu này đã đưa họ tới lời đề nghị diễn tour tại Mỹ, cùng với đó là chương trình "MTV Unplugged" và những hợp đồng thu âm mới. Nhưng trước khi bất kể những lời đề nghị kia có thể được thực hiện, Cale và Reed lại bất đồng và họ lại tuyên bố tan rã lần nữa. Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Morrison qua đời vì bệnh bạch huyết khác-Hodgkin khi trên đường về nhà ở Poughkeepsie, New York ở tuổi 53. Ban nhạc được có tên tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1996. Reed và Cale cùng nhau trình diễn lần cuối, với Tucker chơi trống lớn. Yule vắng mặt vì lý do riêng. Tại buổi lễ, họ được đề cử bởi Patti Smith, và bộ 3 đã hát ca khúc "Last Night I Said Goodbye to My Friend" tưởng nhớ tới Morrison vừa qua đời. The Velvet Underground vẫn tồn tại ở New York trong vai trò chính là quản lý tài chính và hoạt động của các thành viên, song không một buổi diễn chính thức nào được thực hiện. Tháng 12 năm 2009, tại buổi kỉ niệm 45 năm thành lập ban nhạc, Reed, Tucker và Yule (lần này là Cale vắng mặt) đã có buổi phỏng vấn hiếm hoi cùng nhau tại Thư viện Công cộng New York. Tháng 1 năm 2012, những thành viên còn lại của The Velvet Underground cùng viết đơn kiện "Quỹ Andy Warhol về Nghệ thuật thị giác" nhằm đòi lại quyền sử dụng thiết kế quả chuối vàng trong album đầu tay của họ. Ảnh hưởng. The Velvet Underground được coi là người tạo ảnh hưởng lớn tới lịch sử nhạc rock. Những đóng góp của họ được ghi nhận ở thể loại alternative và experimental rock. Những nghệ sĩ được họ truyền cảm hứng bao gồm David Bowie, The Dream Syndicate, R.E.M., The Brian Jonestown Massacre, The Cars, The Strokes, Siouxsie and the Banshees, Roxy Music, Beck, The Fall, Pixies, Can, Kraftwerk, Neu!, Faust, Glenn Danzig, Red Hot Chili Peppers, Nirvana, Pavement, Psychic TV, Joy Division, Sonic Youth, My Bloody Valentine, Kings of Leon, Crystal Castles, Jane's Addiction và The Smiths. Cả bốn album đầu tiên của ban nhạc đều nằm trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Họ được xếp thứ 19 trong danh sách "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất" cùng của tạp chí này, và vị trí số 24 tại VH1.
1
null
Minh Thư có tên đầy đủ là Nguyễn Thị Minh Thư (sinh ngày 22 tháng 02 năm 1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh) là một nữ diễn viên điện ảnh - diễn viên truyền hình, diễn viên múa, ca sĩ kiêm người mẫu nổi tiếng người Việt Nam. Cô được khán giả biết đến qua vai diễn Hạnh trong bộ phim điện ảnh Gái nhảy nổi tiếng và đình đám một thời. Tiểu sử và sự nghiệp. Cô tên đầy đủ là Nguyễn Thị Minh Thư, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhỏ cô đã có biểu lộ thiên hướng nghệ thuật. Năm 10 tuổi, cô từng đoạt giải Nhì tiết mục múa "Em bé gái Giải phóng quân" tại Hội diễn văn nghệ thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992, cô là một trong 11 diễn viên múa đạt tiêu chuẩn trúng tuyển vào Vũ đoàn Kim Quy. Năm 1995, cô trúng giải Nhất cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh tại Văn Thánh với tiểu phẩm kết hợp múa "Tiếng chày trên sóc Bombo". Cô được mời đóng vai chính trong phim "Chân trời nơi ấy", tuy nhiên không mấy gây được ấn tượng cho khán giả. Khởi đầu sự nghiệp điện ảnh của cô liên tiếp hơn 10 bộ phim sau đó đều mờ nhạt. Cô chuyển hướng sang trình diễn thời trang và cùng 2 người bạn Huyền Trang và Nenita thành lập nhóm tam ca Sắc Màu để hàng đêm đi hát tại các tụ điểm. Tuy nhiên, sau 3 năm hoạt động, cô quyết định tách hẳn khỏi nhóm với lý do: "Tôi không có nhiều thời gian để lo cho nhóm và không muốn bị lệ thuộc. Nhóm thành lập đã 3 năm rồi mà chẳng đi đến đâu". Trở lại với điện ảnh, cô mới bắt đầu gây được sự chú ý với vai Hoa - một nhân vật nữ sắc sảo và đầy mưu mô trong phim truyền hình Blouse trắng. Sau đó, cô mới thực sự biết đến với vai Hạnh, một cô gái sành sỏi nhưng cũng thật đáng thương, trong bộ phim Gái nhảy. Diễn xuất của cô trong phim bị đánh giá tuy đôi chỗ còn hơi cứng nhưng cũng đã chứng tỏ được sự tiến bộ so với trước. Đời tư. Cô đã từng có 2 lần dự định kết hôn nhưng không thành. Hiện nay cô sống độc thân với một con gái riêng tại Mỹ.
1
null
Trận La Horgne diễn ra vào ngày 15 tháng 5 năm 1940 trên miền Ardennes (Pháp), sau khi Quân đoàn Thiết giáp XIX (Đức) dưới sự thống lĩnh của Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian đánh chiếm đầu cầu Sedan trong Chiến dịch nước Pháp thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Là mũi tiên phong của Guderian, Trung đoàn Súng trường số 1 do Thượng tá Hermann Balck chỉ huy đã tấn công làng La Horgne, cách Sedan 20 km về phía tây nam, và bị kỵ binh Bắc Phi thuộc Lữ đoàn Spahi số 3 Tập đoàn quân số 6 Pháp dưới quyền Đại tá Olivier Marc kìm chân trong suốt nhiều tiếng đồng hồ. Tuy vậy, La Horgne vẫn thất thủ vào cuối chiều hôm ấy và quân Pháp phải rút lui với thương vong nặng nề. Trung đoàn Súng trường số 1 (Đức) cùng các đơn vị bạn tiếp tục hành quân thần tốc ra eo biển Anh trong những ngày kế tiếp. Cùng với cuộc giằng co máu lửa tại Stonne, trận La Horgne được xem là trận đánh ác liệt nhất trong giai đoạn đầu của Chiến dịch nước Pháp. Bối cảnh. Thực thi kế hoạch Manstein, quân Đức thuộc Cụm Tập đoàn quân A do Đại tướng Gerd von Rundstedt chỉ huy và Cụm Tập đoàn quân B do Đại tướng Fedor von Bock chỉ huy mở màn tấn công Pháp, Bỉ và Hà Lan ngày 10 tháng 5 năm 1940. Từ hôm đó đến ngày 12 tháng 5, 3 cánh quân của Runstedt băng qua vùng núi rừng Ardennes và dễ dàng đè bẹp các đơn vị kỵ binh Pháp-Bỉ trong khu vực. Sau khi tiếp cận phòng tuyến của Tập đoàn quân số 2 Pháp dưới quyền Đại tướng Charles Huntziger trên sông Meuse trong đêm ngày 12, Quân đoàn Thiết giáp XIX Đức do Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian chỉ huy đã vượt sông Meuse tại Sedan và đánh tan quân phòng thủ thuộc Quân đoàn X Pháp của tướng Charles Grandsard vào ngày 13 tháng 5 năm 1940. Sáng hôm sau, Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh 55 (Pháp) Legrand tổ chức phản công vào đầu cầu Sedan nhưng bị Trung đoàn Súng trường 1 Lữ đoàn Súng trường 1 Sư đoàn Thiết giáp 1 (Đức) của Thượng tá Hermann Balck – được chi viện xe tăng và pháo phòng không – bẻ gãy. Tiếp theo đó, Guderian quyết định tung các Sư đoàn Thiết giáp số 1, 2 vượt kênh Ardennes trên mạn tây trong khi Trung đoàn Bộ binh Đại Đức và Sư đoàn Thiết giáp số 10 ở lại trấn giữ sườn phía nam của đầu cầu Sedan. Bấp chấp sự chống cự dữ dội của các đơn vị kỵ binh Pháp yểm trợ sườn phía nam Tập đoàn quân số 9, quân thiết giáp Đức đã thọc sâu 10 km vào bờ tây kênh Ardennes khi đêm xuống và được lệnh tiếp tục tây tiến trong cả ngày 15 tháng 5. Sau những thất bại ban đầu của quân lực Pháp, Bộ chỉ huy Pháp huy động Tập đoàn quân số 6 của tướng Robert Touchon vào bịt lỗ hổng đang hiện ra giữa cánh trái Tập đoàn quân số 2 và cánh phải Tập đoàn quân số 9. Nhưng do phần lớn các đơn vị của Tập đoàn quân số 6 vẫn còn quá xa mặt trận nên nhiệm vụ này không thể được hoàn thành sớm. Dù vậy, số quân ít ỏi của Touchon nằm trên đường tiến của 2 sư đoàn thiết giáp Đức, mà tiêu biểu nhất là Lữ đoàn Spahi số 3, đều chiến đấu kiên cường trong ngày 15 tháng 5. Trận đánh. Sau khi bị đánh bật khỏi cầu Mouzaive trên sông Semois trong đêm ngày 11 – 12 tháng 5 năm 1940, Lữ đoàn Spahi số 3 (gồm 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Spahi 2 Algérie và 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn Spahi 2 Maroc) do đại tá Olivier Marc chỉ huy rút chạy về làng La Horgne cách Sedan 20 km theo hướng tây nam. Tại đây, họ được lệnh "giam chân quân địch trong vòng 24 tiếng đồng hồ". Để thực hiện nhiệm vụ đó, quân Âu-Phi xây dựng một hệ thống hào lũy kiên cố dọc theo các con đường nhỏ dẫn vào La Horgne. Lúc 9h sáng ngày 15 tháng 5 năm 1940, lực lượng tiên phong của Trung đoàn Súng trường 1 (Đức) là Tiểu đoàn 3 do Richter chỉ huy đã tiếp cận và tấn công ào ạt vào La Horgne. Lính Maroc và Algérie tổ chức kháng cự mạnh mẽ, loại nhiều quân Đức ra khỏi vòng chiến và bẻ gãy đợt tấn kích đầu tiên của đối phương. Kể từ thời điểm khởi đầu của chiến dịch, đây là lần đầu tiên Trung đoàn Súng trường số 1 bị chặn đứng dưới hỏa lực đối phương. Trước tình hình đó, Thượng tá Balck đích thân ra tiền tuyến để quan sát, đánh giá thế trận và động viên tinh thần quân sĩ. Được cổ động bởi sự hiện diện của Balck trên lối vào đầu làng, quân Đức một lần nữa tiến công La Horgne và đánh chiếm được một số căn nhà đầu làng, nhưng sự chống cự bền bỉ của lính Bắc Phi đã khiến họ không lấn thêm được nữa. Theo mô tả của viên sĩ quan phụ tá Trung đoàn Bộ binh số 1, thất bại của cuộc tấn công thứ 2 vào La Horgne đã khiến cho hàng ngũ quân Đức trở nên rối loạn "đến mức khủng hoảng". Sau khi trấn tĩnh và hồi phục tinh thần chiến đấu của binh lính, ban chỉ huy Trung đoàn Bộ binh 1 quyết định thay đổi cách đánh. Nhận thấy La Horgne nằm giáp với những cánh rừng um tùm trên mạn bắc và những mảnh đất trống trải ở phía nam, Balck trực tiếp cùng tiểu đoàn trưởng Studnitz dẫn Tiểu đoàn 2 luồn qua rừng rậm để vu hồi quân Pháp. Đang di chuyển trong các lùm rừng, quân Đức bất ngờ chạm trán với ban tham mưu Trung đoàn Spahi 2 Maroc và đánh giáp lá cà với họ trong vài phút. Trận chiến đấu kết thúc với việc Đại tá Edouard Geoffrey, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Spahi 2, tử trận và toàn thể ban tham mưu của ông bị bắt làm tù binh. Tuy những binh sĩ Pháp bị bắt đều van nài xin người Đức tha mạng, các sĩ quan của họ vẫn tỏ ra bình tĩnh và hiên ngang khi bị câu thúc. Đến khi Tiểu đoàn 2 bứt phá khỏi rừng, Balck triển khai trung đoàn đồng loạt tấn công La Horgne từ nhiều hướng. Cho dù quân Pháp kiên quyết đánh trả, bộ binh Đức với sự yểm trợ của một số đơn vị xe tăng đã đánh thủng được tuyến phòng ngự của Lữ đoàn Spahi 3 tại La Horgne vào lúc 18h. Lữ trưởng Marc bị bắt sống tại sở chỉ huy của ông. Trong số các sĩ quan và binh lính Âu-Phi chết trận có Đại tá Emmanuel Burnol, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Spahi 2 Algérie. Sau 9 tiếng đồng hồ cầm cự, tàn binh quân Pháp rút khỏi La Horgne trong tình trạng kiệt sức, hết sạch đạn dược và không được tiếp viện như mong muốn. Họ chỉnh đốn lực lượng gần Reims và tiếp tục chiến đấu quyết liệt trên mặt trận sông Aisne vào tháng 6 năm 1940. Phải đến ngày 23 tháng 6, họ mới hạ vũ khí đầu hàng sau khi đã bị hao hụt nghiêm trọng về quân số và đạn dược. Trong tất cả các trận đánh trong chiến dịch năm 1940, không một trận nào được người Pháp ca tụng và tôn vinh nhiều bằng cuộc tử thủ của quân Âu-Phi ở La Horgne. Mặc dù không thể hoàn thành sứ mệnh được giao là bám trụ La Horgne trong vòng 24 giờ, Lữ đoàn Spahi số 3 đã kìm hãm đáng kể tốc độ hành quân của Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Đức), đồng thời khẳng định với người Đức rằng quân đội Pháp không dễ bị đánh bại mặc dù phòng tuyến sông Meuse đã thất thủ. Trong hồi ký "Ordnung im Chaos" (tạm dịch: "Trật tự trong Hỗn mang") của mình, Balck không tiếc lời ca ngợi cuộc chiến đấu tinh thần chiến đấu của quân Âu-Phi trấn thủ La Horgne: Nhiều sử gia Âu Mỹ thế kỷ 20-21 cũng nhất trí rằng Lữ đoàn Spahi 3 đã hao tổn hầu hết lực lượng của mình trong trận La Horgne, với 629 sĩ quan và binh sĩ tử vong hoặc tàn phế. Tuy nhiên, một bài viết của đại tá Thierry Moné đăng trên chuyên mục Lịch sử của tạp chí La Charte (Pháp) năm 2010 cho thấy số liệu này có lẽ là phóng đại. Theo Thierry, tổn thất của Lữ đoàn Spahi 3 (Pháp) ở La Horgne bao gồm 50 quân nhân tử vong, 150 bị thương và 86 bị bắt sống (trong số đó nhiều người đã bị tàn phế). Đồng thời, Thierry thống kê thiệt hại của Trung đoàn Súng trường 1 (Đức) là 31 quân nhân tử trận, 102 quân nhân bị thương và 10 xe thiết giáp bị phá hủy. Cũng theo Thierry, tổng số quân nhân Lữ đoàn Spahi số 3 thiệt mạng từ ngày 10 đến ngày 23 tháng 6 năm 1940 là 148 người, trong đó có 12 sĩ quan, 15 hạ sĩ quan và 121 binh sĩ. Ngoài ra, Moné đánh giá trận La Horgne là "một chiến công tuyệt đẹp" của cả hai bên tham chiến do quân Bắc Phi đã trì hoãn được bước tiến của quân Đức cho đến chiều tối còn quân Đức đã đập tan được một trong những cánh cửa phòng thủ của Pháp. Sau trận đánh. Sau khi chiếm được La Horgne, Lữ đoàn Súng trường số 1 (Đức) tập trung Cụm tác chiến Krüger gồm Tiểu đoàn Súng trường 1 (Trung đoàn Súng trường 1) và Trung đoàn Thiết giáp 2 đánh dọc theo con đường từ Villers-le-Tilleul (cách Singly 2 km về hướng đông) tới Baâlons và Bouvellemont nhằm khai thông dãy đồi phía nam Singly. Trung đoàn Súng trường 1 sớm vấp phải sự chống cự dữ dội của quân Pháp trên các cao điểm kế bên con đường dẫn tới Bâalons, nhưng do thiếu hụt quân số nên quân Pháp nhanh chóng bị nghiền nát. Khi quân ông kéo xuống dốc, Balck lệnh cho Tiểu đoàn 3 quét sạch quân Pháp khỏi Bâalons trong khi Tiểu đoàn 1 vòng qua ngôi làng bé nhỏ này và tấn kích Bouvellemont cách đó 1 km về phía nam. Được báo cáo rằng các đơn vị tinh nhuệ thuộc Trung đoàn 152 Sư đoàn Bộ binh 14 (Pháp) của tướng Jean de Lattre de Tassigny – đang trấn giữ Bouvellemont, Lữ trưởng Lữ đoàn Bộ binh số 1 chi viện pháo binh và các loại vũ khí hạng nặng cho Tiểu đoàn 1 rồi ra lệnh nổ súng tấn công. Tuy nhiên, do đói khát, kiệt sức và bị hao tổn nặng nề về nhân lực và đạn dược trong những ngày trước đó, các đại đội bộ binh Đức từ chối tiếp tục chiến đấu. Trong hồi ký của mình, Balck kể lại: ""Tôi triệu tập các sĩ quan và họ nói với tôi rằng chúng ta cần một giấc ngủ ngon để tiếp tục tấn công vào hôm sau. Tôi cắt ngang lời họ: "Các anh ạ, hoặc là chúng ta sẽ tấn công, hoặc là chúng ta sẽ đánh mất chiến thắng"."" Nhưng cán bộ, binh sĩ Tiểu đoàn 1 vẫn dứt khoát không chịu thực hiện 1 cuộc tấn công nữa. Balck bèn quay mặt sang hướng Bouvellemont và tuyên bố rằng nếu quân sĩ không chịu chiến đấu, "thì tôi sẽ tự mình chiếm lấy làng đó". Ngay lập tức, quân Đức nhất tề ôm lê xông vào Bouvellemont và giằng co dữ dội với quân Pháp trong đêm tối. Bị thiệt hại đến 1/3 binh lực, quân phòng thủ Pháp buộc phải rút lui về Rethel và lập một tuyến phòng thủ mới ở đây. Cùng ngày với việc Lữ đoàn Súng trường số 1 (Đức) đánh chiếm các làng trên mạn bắc, Lữ đoàn Thiết giáp số 1 Sư đoàn Thiết giáp số 1 tiến theo hướng tây nam dọc theo quãng đường từ Vendresse tới Omont và Chagny để khai thông dãy đồi phía tây nam Vendresse. Tuy nhiên, do tin từ quân báo cho hay quân Pháp đang tập trung dày đặc ở phía nam, Lữ Thiết giáp số 1 phải dự trữ một bộ phận lớn binh lực của mình và chỉ chiếm được một vài km lãnh thổ Pháp trong ngày 15 tháng 5. Quân Pháp bẻ gãy các đợt tấn công của Lữ đoàn Thiết giáp 1 vào Chagny và buộc họ phải chuyển sang thế phòng ngự khi đêm xuống. Mặc dù vậy, chiến thắng của Balck tại La Horgne, Bâalons và Bouvellemont đã khai thông các ngọn đồi trước mặt Sư đoàn Thiết giáp số 1 (Đức) và buộc quân Pháp phải rút bỏ Chagny để khỏi bị bọc sườn. Cũng như tại Sedan, chiến thắng của bộ binh Đức ngày 15 tháng 5 đã dọn đường cho xe tăng tiếp tục hành quân trong ngày kế tiếp. Vào thời điểm sáng ngày 16 tháng 5, Quân đoàn Thiết giáp XIX Đức đã tiến ra đồng bằng và Tập đoàn quân số 6 Pháp đã bị đánh tan khi chưa kịp lập một tuyến phòng thủ mới theo dự định của Touchon.
1
null