text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Cá taimen hay cá hồi Xibia (danh pháp hai phần: Hucho taimen) là một loài cá thuộc họ Cá hồi. Loài cá này sinh sống ở lưu vực sông Volga và sông Pechora về phía đông đến sông Yana và sông Amur ở phias nam. Ở phạm vi rộng hơn, phạm vi phân bố của chúng thuộc một phần hệ thống sông ngòi đổ ra biển Caspi và Bắc Băng Dương ở Nga và Mông Cổ. Đây là loài săn mồi với con mồi là các loài cá nhỏ hơn khác. Chúng sinh sống ở vùng nước chảy xiết và thỉnh thoảng được tìm thấy ở hồ, thường gần cửa của nhánh sông đổ vào hồ. Chúng không phải là loài di cư nhưng cũng di chuyển trong mùa sinh sản. Trung bình nó có khu vực sinh sống dài 23 km ở sông Eg-Uur ở Mông Cổ nhưng có cá thể có phạm vi 93 km. Một số tác gia xem taimen là phân loài của Huchen, nghĩa là "Hucho hucho taimen". | 1 | null |
Passer ammodendri là một loài chim trong họ Passeridae. Loài này phân bố ở một số khu vực Trung Á. Với chiều dài 14–16 cm (5,5-6,3 in) và cân nặng 25-32 gram (0,88-1,1 oz), nó là một trong những con chim sẻ lớn. Cả con trống và con mái có bộ lông màu xám tố khác nhau, từ màu xám đến nâu cát, và chân màu nâu nhạt. | 1 | null |
Sứ thần ("Nuncio" có gốc từ tiếng Latinh: "Nuntius" - "sứ giả") là chức vụ giáo sĩ Giáo hội Công giáo Rôma làm công tác ngoại giao cho Tòa Thánh ở nước ngoài. Tùy vào cấp bậc của mối quan hệ mà nhân viên đại diện của Tòa Thánh có thể định nghĩa rõ là "Sứ thần Tòa Thánh" hay "Khâm sứ Tòa Thánh". | 1 | null |
Cá taimen Sakhalin (danh pháp hai phần: Hucho perryi) là một loài cá trong họ Cá hồi. Chúng là một trong những loài cá hồi lớn nhất và cổ xưa nhất và chủ yếu sinh sống ở hạ lưu và trung lưu của hồ và sông. Loài này dài hơn 30 cm gần chỉ ăn cá, trong khi thức ăn của cá con chủ yếu là côn trùng thủy sinh. Cá cái đẻ từ 2.000 đến 10.000 quả trứng trên mặt sỏi ở suối vào mùa xuân. Mẫu trung bình bắt được có cân nặng khoảng 5 kg (11 lb). Con lớn nhất bắt được ghi nhận có trọng lượng đạt mức 9,45 kg / 20 lb 13 oz (kỷ lục thế giới IGFA). Theo kỷ lục ghi được tại Nhật Bản nhưng không chính thức thì con cá có chiều dài 2 m 10 cm đã bị bắt vào năm 1937 từ sông Tokachi, Hokkaido. Nghiên cứu kết luận rằng loài cá này rất đáng ngạc nhiên là có khả năng thay đổi giới tính của riêng mình phục vụ cho giao phối.
Loài cá này được tìm thấy ở Tây Bắc Thái Bình Dương: đảo Sakhalin (Nga), đảo Hokkaido (Nhật Bản) và các khu vực của lục địa Nga ở Viễn Đông. | 1 | null |
Darryl Morris là một nhân vật hư cấu trong sê-ri phim truyền hình "Phép thuật" của đài WB Television Network. Vai diễn này do diễn viên Dorian Gregory đảm nhiệm.
Tiểu sử.
Là một trung úy (được thăng chức từ một thanh tra) ở Sở cảnh sát San Francisco, Darryl từng là cộng sự của thanh tra Andy Trudeau. Anh có vợ là Sheila Morris và hai con trai, Darryl Jr. và Michael. Cha của anh là Luther Morris.
Darryl tiếp bước của cha mình trở thành một người thi hành pháp luật. Lúc đầu, Darryl nghi ngờ mối liên quan giữa chị em nhà Halliwell với những vụ giết người và tội phạm. Tuy nhiên, vài tháng sau cái chết của cộng sự, chị em nhà Halliwell đã tiết lộ cho anh biết rằng họ thật sự là những phù thủy tốt, đang cố gắng mang đến sự công bằng và bảo vệ thế giới. Sau đó, Darryl đã giúp họ che đậy những trường hợp phạm pháp có liên quan đến những con quỷ, bảo vệ và giúp đỡ họ, kể cả khi Piper muốn đến thăm Leo khi Leo trở thành một ông lão.
Tuy nhiên, khi Darryl sắp bị giết bởi The Cleaners vì đã che đậy cho sức mạnh của "Bộ ba phép thuật", họ đã cứu anh. Mặc dù sau đó, anh vẫn tiếp tục giúp đỡ chị em nhà Halliwell, và giữ bí mật về họ. Mối liên hệ giữa Darryl và chị em nhà Halliwell đã được chứng minh khi ở tập cuối của phần 7, anh thấy 3 người phụ nữ, cái nhìn và biểu cảm trên gương mặt của anh cho thấy rằng, bằng cách nào đó anh biết chị em Halliwell vẫn còn sống sau trận chiến khốc liệt. Đây cũng là sự xuất hiện cuối cùng của anh trong "Phép thuật", vì vợ của anh, Sheila bắt anh phải di chuyển sang tiểu bang khác để bắt đầu lại.
Có một lần, Phoebe và Paige đã lấy linh hồn của Darryl để giúp Leo thoát khỏi Valhalla. Mặc dù lúc đầu, anh không đồng ý nhưng một khi họ có được linh hồn của anh, họ sẽ giúp được Leo. Điều này cũng lần nữa chứng minh sự trung kiên của Darryl. Không may là sau khi họ thoát ra, nhiều chiến binh từ Valhalla đã đến tấn công Darryl. Nhưng cuối cùng, anh được Leo giúp đỡ chữa trị. Sau đó, cũng trong phần này, sau cái chết "hụt" của Darryl, anh đã không che đậy cho Chris, khi đánh cắp chiếc xe để đuổi theo phiên bản xấu xa của Mr. Right. Ở phần 7, anh đã không giúp đỡ chị em Halliwell, và không liên lạc với họ như bình thường. Anh làm việc với thanh tra Sheridan, người biết rằng chị em nhà Halliwell đang che giấu một điều gì đó. Darryl đã không giúp cho nhà Halliwell, nhưng anh cũng không tiết lộ bí mật của họ.
Darryl đã chuyển tới East Coast sau phần 7, không liên lạc với chị em nhà Halliwell một cách thường xuyên nữa. Anh đã trở lại sau đó nhưng là trong truyện tranh Phép thuật.
Không xuất hiện ở phần 8.
Theo Brad Kern, lý do Darryl không xuất hiện trong phần 8 là vì sự cắt giảm ngân sách của bộ phim. Việc này cũng làm giới hạn sự xuất hiện của Leo trong sê-ri. Ở phần 8, người xem được cho biết rằng Darryl và gia đình đã chuyển đi nơi khác. | 1 | null |
Chìa vôi xám hay chìa vôi núi (danh pháp hai phần: Motacilla cinerea) là một loài chim thuộc họ Chìa vôi.
Loài chim phân bố rộng rãi trên toàn khu vực Cổ bắc giới với một số quần thể có ranh giới rõ. Chủng danh định "M. c. cinerea" (bao gồm cả "caspica" ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Kavkaz) là từ Tây Âu bao gồm cả quần đảo Anh, Scandinavia và khu vực Địa Trung Hải. Chủng "melanope", không được tách biệt rõ ràng với chủng danh định, được mô tả là quần thể sinh sản ở Đông Âu và Trung Á dọc theo các dãy núi chủ yếu là Ural, Thiên Sơn và dọc theo dãy Himalaya. Chúng trú đông ở châu Phi và châu Á. Chủng "robusta" sinh sản dọc theo các khu vực đông bắc châu Á ở Siberia kéo dài đến Triều Tiên và Nhật Bản. Chủng này trú đông ở khu vực Đông Nam Á. Các chủng sinh sống hải đảo bao gồm "M. c. patriciae" ở Azores, "M. c. schmitzi" ở Madeira và "canariensis" ở quần đảo Canary.
Đôi khi chúng hiện diện trên các hòn đảo phía Tây của Alaska, nhưng đã được biết đến ở xa hơn về phía nam California nhưng là một loài lang thang.
Phân loại và hệ thống học.
Danh pháp "Motacilla cinerea" được Marmaduke Tunstall giới thiệu năm 1771 trong "Ornithologia Britannica". Tên Latinh của chi có nghĩa gốc là "vật di chuyển nhỏ", nhưng có lẽ các tác giả thời Trung cổ nghĩ rằng nó có nghĩa là "đuôi vẫy", từ đó mà phát sinh từ Latinh mới "cilla" để chỉ "đuôi".. Tính từ định danh "cinerea" là tiếng Latinh để chỉ "màu xám tro" từ "cinis" nghĩa là "tro".
Mối quan hệ của loài này vẫn chưa được dung giải; nó thuộc về nhánh chìa vôi không sống ở châu Phi, nhưng các loài trong nhánh này là khá lộn xộn về hình thái bềv ngoài, và các dữ liệu trình tự mtDNA cytochrome "b" và NADH dehydrogenase khối phụ 2 không thể dung giải tốt các mối quan hệ của chúng. Trong khi loài này có lẽ có quan hệ họ hàng gần nhất với chìa vôi đầu vàng ("Motacilla citreola") và một số loài chìa vôi đầu lam, nhưng bản chất chính xác của mối quan hệ này vẫn là chưa rõ ràng. | 1 | null |
Hải quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Marine Nationale Khmère" – MNK; tiếng Anh: "Khmer National Navy" – KNN) là quân chủng hải quân Quân lực Quốc gia Khmer (FANK) và là lực lượng quân sự chính thức của nước Cộng hòa Khmer trong cuộc nội chiến Campuchia năm 1970–1975.
Lịch sử.
Hình thành năm 1954.
Hải quân Hoàng gia Khmer (tiếng Pháp: "Marine Royale Khmère" - MRK) được thành lập vào ngày 1 tháng 3 năm 1954, để cung cấp hạn chế đội tuần tra bờ biển hàng hải của Campuchia và các vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, giám sát an ninh các cảng nước sâu chính yếu và đường thủy chủ yếu. Hải quân Hoàng gia Khmer được thành lập với nguồn nhân lực ban đầu chỉ gồm 600 sĩ quan và thủy thủ được đặt dưới quyền một sĩ quan cao cấp của Pháp, đóng vai trò Trưởng ban Hải quân (tiếng Pháp: "Chef des Opérations Navales"). Họ chỉ cấp cho một ít tàu hải quân cũ của Pháp từ thời Thế chiến II được mang sang Campuchia sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc, bao gồm tàu tuần tra hạng nhẹ do Pháp sản xuất (tiếng Pháp: "Vedettes"), Tiễu vận đĩnh ("Landing Craft Vehicle Personnel" - LCVP) và Quân vận đĩnh ("Landing Craft Mechanized" - LCM) (6). Hầu hết tài sản và viên chức cùng với trụ sở hành chính của Hải quân Hoàng gia Khmer đều neo đậu tại các trạm ven sông thuộc địa cũ của Pháp nằm ở bán đảo Chhangwar Chrui qua sông Mekong ở ngoại ô Phnôm Pênh. Tuy nhiên, các cơ sở nhỏ bé đã chứng minh tính không phù hợp rằng Bộ chỉ huy Hải quân đã chỉ định cập bến một chiếc tàu chiến ven sông do Pháp sản xuất mang tên "La Payotte", được neo đậu dài hạn tại căn cứ Chrui Chhangwar.
Phát triển (1955–1964).
Dựa theo hình mẫu của Hải quân Pháp, Hải quân Hoàng gia Khmer nhận được sự huấn luyện, hỗ trợ kỹ thuật và nguyên vật liệu chủ yếu từ Pháp và Mỹ. Lúc đầu, quân chủng hải quân Campuchia tiếp tục phát triển mau lẹ dưới sự bảo trợ của Pháp từ năm 1955 và 1957 - ở giai đoạn này, phái đoàn quân sự Pháp tại Campuchia ("French Military Mission in Cambodia" - FMMC) đã giúp cải tạo, xây dựng mới các hải cảng, cung cấp sự trợ giúp về kỹ thuật, các chương trình huấn luyện và phân phát các trang thiết bị giám sát. Vào đầu thập niên 1960, Hải quân Hoàng gia Khmer cũng bắt đầu nhận được sự hỗ trợ bổ sung từ chương trình viện trợ của phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ ("United States Military Assistance Advisory Group" - USMAAG). Tại Phnôm Pênh, căn cứ hải quân Chrui Chhangwar chật chội đã được hiện đại hóa và phát triển phù hợp với một bến tàu mới mẻ được thiết kế cho các loại tàu ven sông cỡ lớn và làm trụ sở của Trường Huấn luyện Hải quân được thành lập vào tháng 1 năm 1955 để huấn luyện thủy thủ đoàn và các cán bộ chuyên ngành khác. Một căn cứ hải quân ven biển được xây dựng tại Ream, gần thành phố cảng mới xây là Sihanoukville (đến năm 1970 thì đổi lại là Kampong Som), được trang bị với một ụ nổi trong khi hạm đội mặt biển nhỏ nhoi của Hải quân Campuchia được tăng cường vào thời điểm bổ sung mười lăm chiếc tàu trên sông, biển của Anh và Mỹ do chính phủ Pháp tặng. Theo chương trình viện trợ của USMAAG, Hải quân Campuchia nhận được ba chiếc Trợ chiến hạm ("Landing Craft Support" - LSSL), bốn Giang vận hạm ("Landing Craft Utility" - LCU/YFU), hai Tàu trục vớt dài 63 foot ("Combat Salvage Boat" - CSB) được trang bị súng máy hạng nặng 12,7mm, năm tàu LCM (8) LCU và nhiều tàu đổ bộ LCM (6).
Trung lập (1964–1970).
Đến tháng 11 năm 1963, tổng quân số Hải quân Hoàng gia Khmer đã phát triển lên tới 1,200 hạ sĩ quan và thủy thủ dưới sự chỉ huy của Đại tá hải quân (tiếng Pháp: "Capitaine de vaisseau") Pierre Coedes, một sĩ quan hải quân người Campuchia gốc Pháp và kiêm nhiệm chức vụ Trưởng ban Hải quân cho đến năm 1969 thì được thay thế bởi Thiếu tá (tiếng Pháp: "Capitaine de corvette") Vong Sarendy. Tuy nhiên, sự mở rộng đều đặn đã bị ngưng lại vào năm 1964 khi Campuchia thực hiện chính sách trung lập dẫn đến chấm dứt chương trình viện trợ của USMAAG. Mất đi sự hỗ trợ của Mỹ, Hải quân Hoàng gia Khmer tiếp tục dựa vào Phái bộ quân sự Pháp để nhận sự huấn luyện kỹ thuật cơ bản quan trọng cho nhân viên hải quân, sau đó nhận được một số trợ giúp từ Trung Quốc và Nam Tư. Từ năm 1965 đến 1969, các nước này sau giao ba Pháo hạm lớp Yulin và hai tàu ngư lôi TC-101 (sớm trả lại vì không sử dụng được do tai nạn và thiên tai), trong khi Pháp viện trợ một Thiết giáp hạm lớp EDIC ("Landing Ship Tank" - LST) cho nhiệm vụ vận tải ven biển. Giống như các quân chủng khác của Quân lực Quốc gia Khmer, khả năng quân sự của Hải quân Campuchia vào cuối thập niên 1960 vẫn ở mức thấp và những nhiệm vụ mà họ thực hiện phản chiếu như lực lượng giang tuần hoặc tuần duyên thời bình chứ không phải là một lực lượng hải quân thực sự. Vì vậy, các hoạt động của Hải quân Hoàng gia Khmer bị hạn chế vào việc tuần tra nội địa trên sông Bassac, sông Mekong và Tonle Sap ở vùng lân cận Biển Hồ trùng tên trong khi các chiến dịch trên biển chỉ giới hạn tuần tra ven biển thường xuyên trong vịnh Thái Lan.
Tổ chức trước năm 1970.
Nhân lực của Hải quân Quốc gia Khmer vào tháng 2 năm 1970 đã lên đến khoảng 1,600 hạ sĩ quan và thủy thủ dưới sự chỉ huy của Đại tá hải quân (tiếng Pháp: "Capitaine de vaisseau") Vong Sarendy, người phụ trách một hạm đội nhỏ gồm hai đội tàu (biển và ven sông) và một liên đoàn huấn luyện. Họ được tổ chức như sau:
Nguồn khí tài của Hải quân Quốc gia Khmer còn bao gồm một số lượng nhỏ tuần duyên và hải tuần của Mỹ, Thái Lan và Việt Nam Cộng hòa bị bắt giữ trong khi đi lạc vào lãnh thổ Campuchia. Các tàu bị bắt bao gồm một phiên bản Giang phong đĩnh trang bị bích kích pháo ("River Monitor Howitzer" - MON), một Quân vận đĩnh LCM và hai Tiểu vận đĩnh LCVP lấy từ Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNN), cộng thêm hai xuồng bay Hurricane Aircat do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được từ tay Lực lượng đặc biệt của Mỹ vào tháng 9 năm 1967 và một LCU-1466 của Hải quân Mỹ đã vô tình tiến vào vùng biển Campuchia trong tháng 7 năm 1968; ngoài ra, có 10 chiếc thuyền đánh cá của ngư dân Thái Lan bị bắt giữ sau khi bị dạt vào bờ dọc theo bãi biển do thời tiết khắc nghiệt.
Căn cứ hải quân chính được đặt tại bán đảo Chhangwar Chrui (trong đó có chứa các Bộ chỉ huy Hải quân Quốc gia Khmer, Trường Đào tạo Hải quân và các đội tàu tuần giang) ở ngoại ô Phnôm Pênh và ở Ream, sau này phục vụ không chỉ là Bộ tư lệnh hạm đội mà còn cả Thủy quân lục chiến Campuchia - bao gồm bốn tiểu đoàn hải quân binh (tiếng Pháp: "Bataillons de Fusiliers Marins" - BFM) duy trì chủ yếu dành cho quốc phòng tĩnh và một đơn vị người nhái theo kiểu UDT ("Underwater Demolition Team", biệt đội phá hoại dưới nước) do Pháp huấn luyện (tiếng Pháp: "Nageurs de Combat") đảm nhận các hoạt động cứu hộ, dọn dẹp chướng ngại vật và phá hoại dưới nước.
Tái tổ chức (1970–1972).
Hải quân Quốc gia Khmer (tiếng Pháp: "Marine Nationale Khmère" – MNK) chính thức thành lập vào ngày 9 tháng 10 năm 1970 dựa trên Hải quân Hoàng gia Khmer, hạm đội của Hải quân Campuchia được giao trọng trách hộ tống các đoàn tàu tiếp liệu trên hành lang hạ lưu sông Mekong-Bassac. Các hoạt động này được thực hiện cùng với Không quân Quốc gia Khmer (KAF) chuyên phụ trách không yểm từ giữa năm 1971 cho đoàn hộ tống Hải quân Quốc gia Khmer cùng với chiếc trực thăng vũ trang hạng nặng Douglas AC-47D Spooky và AU-24A Stallion. Ngoài ra, Hải quân còn cung ứng hỗ trợ hậu cần (bao gồm cả khâu vận chuyển quân đội và sơ tán người bị nạn) cho lục quân Quân lực Quốc gia Khmer. Vào giai đoạn này, Hải quân Quốc gia Khmer được Hải quân Việt Nam Cộng hòa hỗ trợ trong vai trò mới bằng cách giúp mở rộng sự bảo vệ đoàn tàu hộ tống cho đến tàu vận tải thương mại ven sông và giúp tuần tra bờ biển Campuchia để ngăn chặn các tuyến đường vận tải trên biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay khi Hải quân Quốc gia Khmer vừa được tái cấu trúc mới vào cuối năm 1971 đã đủ kinh nghiệm để bắt đầu tự đảm trách hộ tống riêng biệt và các hoạt động tuần tra chiến đấu, không ngừng mở rộng tài sản hải quân và các cơ sở hỗ trợ rất cần thiết. Hai căn cứ hải quân trước đây đều được hiện đại hóa, số khác thì lập thêm hai trạm ven sông trên hành lang hạ lưu sông Mekong tại Neak Leung tỉnh Kandal, và tại thủ phủ tỉnh Kampong Chhnang, trên sông Tonle Sap.
Phòng thủ và xung kích.
Sau khi xảy ra một số cuộc tấn công chống lại các tàu buôn neo đậu tại căn cứ hải quân Chrui Chhangwar vào đầu năm 1972, Bộ Tư lệnh Hải quân Quốc gia Khmer đã cho thành lập đơn vị phòng thủ bến cảng cấp trung đoàn mang tên 'Choc Commandos' (tiếng Pháp: "Commandos de Choc") bao gồm hai tiểu đoàn bộ binh, để tuần tra và bảo vệ những bến cảng trọng yếu. Tiểu đoàn 1 Choc Commando (tiếng Pháp: "1ér Batallion Commando de Choc" - 1 BCC) và Tiểu đoàn 2 Choc Commando (tiếng Pháp: "Batallion 2éme Commando de Choc" - 2 BCC), lần lượt đóng quân tại Chrui Chhangwar và Ream, Hải quân binh lo phụ trách hoạt động tuần tra bờ sông kiêm luôn vai trò hỗ trợ nhiệm vụ cho các tiểu đoàn này. Một đơn vị biệt hải SEAL do Mỹ huấn luyện được tổ chức vào giữa năm 1973, đảm nhận thực hiện các nhiệm vụ trinh sát dọc theo bờ sông Mekong và là đoàn quân thiện chiến chuyên về hành quân đổ bộ.
Mở rộng (1973–1974).
Năm 1970, Hải quân Quốc gia Khmer bắt đầu nhận được dòng tàu ven sông hiện đại do Mỹ chế tạo sau khi Hải quân Mỹ giải tán Lực lượng ven sông cơ động ("Mobile Riverine Force", viết tắt MRF) hay còn gọi là "Thủy đội nước nâu" tại Việt Nam, và bàn giao các đơn vị này cho quân đồng minh Đông Nam Á theo chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh". Việc chuyển giao tiếp tục cho đến năm 1973, giúp Hải quân Quốc gia Khmer chuẩn hóa các bảng thiết bị của mình theo kiểu Mỹ và dần dần loại bỏ những tàu thuyền cũ kĩ, lỗi thời từ thời Pháp thuộc và khối phía Đông còn sót lại.
Quá trình mở rộng ban đầu vào tháng 12 năm 1973 làm gia tăng quân số khoảng 13,000-14,000 người, tổng quân số Hải quân Quốc gia Khmer đạt được vào tháng 9 năm 1974 lên tới 16,500 người dưới sự chỉ huy của Trưởng ban Hải quân, Phó Đề đốc Vong Sarendy, khoảng một phần ba quân số được chuyển đổi thành thủy quân lục chiến. 10,000 quân còn lại gồm thủy thủ và hạ sĩ quan được chuyển giao cho một hạm đội thủy bộ gồm 171 tàu các loại, chủ yếu là các loại tàu tuần tra, ven biển và đổ bộ.
Tàu tuần tra chiến đấu và hộ tống gồm ba chiếc Trợ chiến hạm ("Landing Craft Support" - LCS/LSSL), 20 chiếc Duyên tốc đĩnh ("Patrol Craft Fast" - PCF) Inshore Mark Mk 1 và 2 (còn gọi là "thuyền Swift"), 64 chiếc Tuần giang đĩnh (PBR) Mk 1 và 2 (còn gọi là "Bibber"), bảy chiếc Tiền phong đĩnh thủy bộ ("Rivier Monitor" hoặc "Monitor" - MON, tức tàu ven sông trang bị trọng pháo, còn gọi là "Giang chiến hạm" hoặc "Xung kích đỉnh") - trong số này có sáu phiên bản Monitor loại bích kích pháo (H) được trang bị pháo 40 ly và pháo 105 ly M49 và một phiên bản Monitor (F) được trang bị súng phun lửa M10-8 (còn gọi là "Zippo"), bốn chiếc Trợ chiến đĩnh Mk 1 ("Assault Support Patrol Boats" - ASPB, còn gọi là "tàu Alpha") và hai chiếc thuyền duyên tốc/thuyền trợ vận ("Patrol Craft/Tug" - YTL). Đối với hoạt động vận chuyển quân, tấn công đổ bộ và hậu cần, Hải quân Quốc gia Khmer đã đưa vào sử dụng hai Giang pháo hạm ("Infantry Landing Ships" - LSIL/LCI), bốn Giang vận hạm ("Landing Craft Utility" - LCU/YFU), 18 Quân vận đĩnh tác chiến ("Armored Troop Carriers" - ATC, còn gọi là "tàu Tango") – bao gồm ba ATC tiếp liệu và một ATC nạp đạn và 30 Quân vận đĩnh Mk 6 Mod 1-LCM (6) và năm Quân vận hạm LCU/LCM (8).
Tàu tiếp vận bao gồm hai Soái đĩnh (CCB, còn goi là "tàu Charlie"), năm Trục lôi hạm ("Minesweeper River Boats" - MSR/MSM), một Trục vớt đĩnh ("Combat Salvage Boat" - CSB), năm Trợ vận đĩnh ("Yard Tug Light" - YTL), hai Căn cứ tiếp tế lưu động ("Mobile Support Bases" - MSB), một cần trục nổi ("Floating Crane" - YD), và một ụ nổi ("Drydock").
Suy vong (1974–1975).
Bước vào mùa khô năm 1974–1975, Hải quân Quốc gia Khmer đã lâm vào tình cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng bởi những chiến dịch thả thủy lôi trên sông Bassac và Mekong của Khmer Đỏ, nhằm mục đích ngăn chặn sự di chuyển của các đoàn tàu tiếp tế cho phép Cộng hòa Khmer đang bị vây hãm nhận được đạn dược, nhiên liệu và viện trợ rất cần thiết (bao gồm cả thực phẩm và vật tư y tế) vận chuyển phía thượng lưu từ miền Nam Việt Nam đến Phnôm Pênh. Những quả thủy lôi do Trung Quốc sản xuất đã được phía Bắc Việt sử dụng sớm trong chiến tranh nhằm chống lại những vụ vận chuyển thương mại, quân sự và dân sự dọc theo sông Mekong, nhưng chưa bao giờ lên tới quy mô như vậy. Mặc dù Hải quân Quốc gia Khmer có sở hữu khả năng rà phá thủy lôi, năm tàu quét thủy lôi MSR/MSM lại thiếu các thiết bị thích hợp giúp cho phi hành đoàn thực hiện nhiệm vụ thành công. Ngoài ra, quân nổi dậy kiểm soát bờ sông có thể đáp trả lại bất kỳ hoạt động bom mìn sâu rộng nào hầu như không thể hoặc quá tốn kém. Ngày 17 tháng 2 năm 1975, Bộ tư lệnh Hải quân Quốc gia Khmer buộc phải từ bỏ bất kỳ nỗ lực nhằm khai thông hành lang hạ lưu sông Mekong và Bassac và tất cả các hoạt động hộ tống đoàn tàu đã bị đình chỉ vô thời hạn.
Việc để mất Neak Leung và các thủy trạm tương ứng vào ngày 1 tháng 4, tất cả mọi tài sản trên sông của Hải quân Campuchia được lấy ra từ hạ lưu sông Mekong để giúp bảo vệ Phnôm Pênh, do đó đã hoàn toàn bóp nghẹt toàn bộ thủ đô Campuchia. Tuy nhiên động thái này đều vô hiệu bởi toàn bộ đội tàu nhỏ ven sông của Hải quân Quốc gia Khmer vẫn còn kẹt lại tại căn cứ hải quân Chrui Chhangwar trong những tuần cuối của cuộc chiến.
Kết quả.
Tháng 4 năm 1975, Hải quân Quốc gia Khmer đã mất đến 1/4 tàu chiến và 70% thủy thủ bị giết hoặc bị thương trong chiến đấu.
Trong số 103 người xếp hạng tốt nghiệp Học viện Hải quân vào năm 1973, chỉ còn lại ba người là sống sót qua đợt thanh trừng đại quy mô của Khmer Đỏ cuối thập niên 1970.
Quân phục và phù hiệu.
Quân phục.
Những sĩ quan cấp cao và hạ sĩ quan Hải quân Quốc gia Khmer đã tiếp nhận một bộ quân phục mới ở nước ngoài, bao gồm áo vét dài cài chéo mặc bó sát khoác đôi ngực màu xanh hải quân (tiếng Pháp: "Vareuse") với cổ áo và ve áo mở, và có hai túi váy trong với vạt áo ngoài. Bộ áo vét có một cặp bốn nút ren rời níu chặt bằng kim loại mạ vàng và mặc kèm thêm áo sơ mi trắng cùng cà vạt đen, hoàn thành với chiếc quần màu xanh Hải quân. Năm 1974, những học viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Campuchia tham dự các khóa học ở nước ngoài đều nhận được một bộ đồng phục duyệt binh mới, nhình bên ngoài là phỏng theo bộ đồng phục làm việc màu xanh của sĩ quan Hải quân Mỹ. Bộ quân phục diễn tập màu xanh mới của học viên sĩ quan Hải quân bao gồm một áo sơ mi sáu khuy không có cầu vai với hai túi ngực nổi không gấp nếp gần vạt nhọn và tay áo dài với khuy cổ tay áo. Và cái quần phù hợtrang Trong những dịp quan trọng, chiếc áo còn mặc kèm theo một chiếc cà vạt màu đen gấp vào vạt cài cúc phía trước. Giống như bên Lục quân và Không quân vậy, vào năm 1970-72 tất cả các quân nhân Hải quân – những ứng cử viên học viên sĩ quan theo học các khóa học tại Học viện Hải quân, thủy thủ đoàn, Hải quân binh và sau đó là tiểu đoàn an ninh Commandos de Choc đều dùng bộ quân phục OG 107 và bộ quân phục chuyên dụng màu rừng M1967 của Mỹ trong khi các biệt kích của lực lượng biệt hải SEAL Campuchia thành lập vào năm 1973 được dùng bộ quân phục ngụy trang màu rằn ri.
Mũ trận.
Loại mũ sắt do thủy thủ đoàn và thủy quân lục chiến Hải quân Quốc gia Khmer đội tương tự như mẫu mũ M-1 của Mỹ và M1951 của Pháp (tiếng Pháp: "casque Mle 1951 OTAN") được cấp phát dựa theo tiêu chuẩn của Quân lực Quốc gia Khmer. Về sau sang thời Cộng hòa, tiểu đoàn hải quân binh được tiêu chuẩn hóa theo mẫu M-1 1964 được cung cấp với mẫu mũ ngụy trang Mitchell ‘Cloud’ của quân đội Mỹ, dù nhiều thủy thủ đoàn tàu và các pháo thủ hải quân vẫn tiếp tục đội loại mũ sắt cũ của Mỹ và Pháp trong suốt cuộc chiến. Đối với hoạt động diễu binh, thủy quân lục chiến được cấp túi lót mũ M-1 sơn trắng với mũ hiệu theo tiêu chuẩn Quân lực Quốc gia Khmer được tô ở phía trước và thanh màu sơn ở bên kèm theo dây buộc mũ màu trắng; sau năm 1970, loại mẫu tô mũ hiệu Quân lực Quốc gia Khmer đã thay thế cho loại mũ cũ của quân đội hoàng gia trước đó. Đến năm 1973, Biệt đội Hải cẩu Campuchia đã tiếp nhận loại mũ nồi màu đen với mũ hiệu Hải quân Quốc gia Khmer đặt phía trên mắt phải, kèm thêm nón rậm, mũ bóng chày, mũ nồi hay khăn trùm đầu trong bộ quân phục ngụy trang màu rằn ri.
Giày trận.
Giày trận của Hải quân Quốc gia Khmer khá đa dạng. Hạ sĩ quan và thủy thủ thường mang loại giày da ó dây buộc thấp màu đen, nâu và trắng tương xứng với bộ lễ phục mặc trong các hoạt động quân chủng, dạo bộ hoặc những dịp quan trọng. Đối với hoạt động diễu binh, các sĩ quan thủy quân lục chiến và binh sĩ mang loại ủng bằng da đến mắt cá chân màu đen M1952 của Pháp (tiếng Pháp: "Brodequins Modèle 1952") và loại nửa ghệt kiểu Pháp màu trắng với mặt viền và ghệt mắt cá phủ đến dưới đầu gối của ủng; học viên Học viện Hải quân ưa thích loại ghệt dài kiểu Mỹ màu trắng khi tiếp nhận bộ quân phục màu lam sẫm của họ vào năm 1974. Trên chiến trường, cả thủy thủ và lính bộ binh hải quân đều mang loại ủng hành quân M-1943 bằng da màu nâu của Mỹ hoặc loại ủng nhiệt đới ‘Pataugas’ bằng vải và cao su của Pháp cùng với dép; sau năm 1970, Hải quân Quốc gia Khmer giữ lại ủng quy định trước đó mặc dù loại ủng màu rừng và mẫu giày da màu đen M-1967 của Mỹ, mẫu ủng Bata của Việt Nam Cộng hòa đã sớm thay thế các mẫu ủng cũ.
Quân hàm.
Hải quân Quốc gia Khmer sử dụng bảng quân hàm kiểu Pháp cùng một tiêu chuẩn của FARK/FANK như lục quân và không quân, mặc dù tên gọi khác nhau. Quân kỳ, sĩ quan cấp cao và sĩ quan cấp thấp (tiếng Pháp: "Officiers généraux, officiers supérieurs et officiers subalternes") - bao gồm cả các đối tác của họ trong Hải quân binh và cấp bậc của những hạ sĩ quan (tiếng Pháp: "Officiers mariniers") gắn trên những miếng cầu vai có màu sắc khác nhau (với vòng nguyệt quế bằng vàng được thêu trên rìa ngoài dành cho Phó Đề đốc hoặc dây đeo vai trượt giống với mẫu quân đội, với sự bổ sung của một mỏ neo chạm nổi ở bên trong. Tân binh và hạ sĩ quan thủy quân lục chiến (tiếng Pháp: "Quartier-maîtres et matelots/fusiliers") đeo lon trên cả hai tay áo trên. Năm 1970, Hải quân Quốc gia Khmer cho thay đổi màu sắc cầu vai và dây đeo vai sang màu xanh theo đúng tiêu chuẩn hóa của Hải quân, trong khi các sĩ quan, hạ sĩ quan Hải quân và Thủy quân lục chiến tiếp nhận miếng phù hiệu đeo trên ngực cùng với bộ quân phục màu rừng do Mỹ viện trợ; mẫu cấp hiệu cổ áo bằng kim loại của quân đội còn được đưa vào sử dụng trong năm 1972.
Quân hiệu.
Không có cấp hiệu trong Hải quân Quốc gia Khmer, mặc dù khi mặc các bộ đồ chiến phục màu rằn ri OG của Mỹ, những kỹ năng và nghề nghiệp của nhân viên hải quân được xác định bởi các loại phù hiệu cổ áo hoặc bằng miếng ghim kim loại và kiểu vải thêu. Hạ sĩ quan hải quân thường chỉ được đeo trên cổ áo trái và trên cả hai cổ áo đối với tân binh: | 1 | null |
Preah Botumthera Som (1852-1932) là một nhà văn Campuchia. Ông còn được gọi là hòa thượng Botumthera Som, Brah Padumatthera trong bản thảo tác phẩm bằng tiếng Pháp hoặc thường chỉ đơn giản gọi là Som. Ông được coi là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Campuchia.
Tiểu sử.
Botumthera Som sinh ra tại một vùng thôn quê ở Campuchia, nguyên quán ở làng Kamprau, tỉnh Prey Veng, là người con thứ sáu trong gia đình có tới bảy anh chị em.
Năm 1867, Botumthera Som được thụ phong làm nhà sư tập sự tại chùa Wat Kamprau. Trong chốn chùa chiền, ông được học đọc và viết, nhưng chẳng bao lâu đã phải từ bỏ nghiệp tu hành để về giúp đỡ ruộng đất của gia đình chỉ sau hai năm đi tu. Năm 1873, Botumthera Som trở lại tu tại chùa Wat Kamprau và tiếp tục việc học tập. Trong suốt thời gian này ông lần lượt đạt được sự tiến bộ to lớn, học cách làm thơ của riêng mình và viết nó theo kiểu truyền thống trên lá cọ cây thốt nốt. Nhiều năm trôi qua, ông được phong là trụ trì của chùa. Năm 1911, Som viết cuốn tiểu thuyết "Dik ram Phka ram" (Vũ điệu của nước và hoa).
Tháng 9 năm 1915, ở tuổi 63, Botumthera Som hoàn thành tác phẩm nổi tiếng nhất là chuyện "Tum Teav" được viết trên lá cọ. Phiên bản Tum Teav của ông chứa khoảng 1050 bài thơ, gồm cả lời nói đầu với 39 câu thơ tứ tuyệt mà hòa thượng Som cho biết ngày sáng tác bản thảo tác phẩm và xác nhận mình là tác giả. "Tum Teav" là một câu chuyện tình yêu bi kịch cổ điển của nền văn học Campuchia lấy bối cảnh ở Kampong Cham ngay tại làng Kamprau của Botumthera Som nằm trên cương giới cũ của huyện Tbong Khmom nơi Tum Teav sinh sống. Botumthera Som mất năm 1932 hưởng thọ 80 tuổi.
Tum Teav.
Năm 1935, ba năm sau ngày ông mất, một nhà sư khác là hòa thượng Oum, đã sao chép lại bản thảo tác phẩm "Tum Teav" của Botumthera Som trên một tập lá cọ mới. Bản sao của Oum có hai tập và 187 trang.
"Tum Teav" là một câu chuyện đã được kể khắp Campuchia ít nhất là giữa từ thế kỷ 19. Dựa trên một bài thơ không rõ nguồn gốc thế kỷ 17 hoặc 18, có lẽ bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian Campuchia cổ xưa hơn. Ngày nay "Tum Teav" có đủ các thể loại như truyền miệng, văn học, sân khấu, và phim ảnh bằng tiếng Khmer. | 1 | null |
Giám quản Tông Tòa () là một chức vụ trong Giáo hội Công giáo Rôma do giáo hoàng bổ nhiệm để quản trị một địa chính của giáo hội tương đương giáo phận. Chức vụ này thường được bổ nhiệm cho một khu vực không phải là một giáo phận có hành chính ổn định, hoặc một giáo phận hiện đang không có giám mục (trống tòa), hoặc trong trường hợp rất hiếm là một giáo phận mà giám mục của nó không thể thực thi tác vụ của mình (bị cản tòa). Thông thường, giám mục phụ tá của giáo phận đó, hoặc linh mục tổng đại diện của giáo phận đó, hoặc một giám mục của giáo phận láng giềng sẽ được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Tòa.
Đặc điểm.
Theo Giáo luật Công giáo, chức giám quản Tông Tòa là tương đương và có cùng một thẩm quyền như một giám mục chính tòa giáo phận. Tuy nhiên, giám quản Tông Tòa chỉ phục vụ trong vai trò của mình cho đến khi giáo phận này có một giám mục chính tòa mới. Ngoài ra, giám quản Tông Tòa cũng bị hạn chế thực thi một số việc ảnh hưởng lớn đến giáo phận như: bán, nhượng tài sản, bất động sản thuộc sở hữu của giáo phận.
Khi một giáo phận trống tòa mà không có giám mục phó hoặc phụ tá, hoặc giáo hoàng không bổ nhiệm giám quản thì hội đồng linh mục địa phương (còn gọi là ban linh mục tư vấn) sẽ bầu một linh mục lên đảm nhận chức giám quản giáo phận (không có chữ "Tông Tòa"). Tuy nhiên, giáo hoàng vẫn có đầy đủ quyền bính để bác bỏ sự bầu chọn này và tự ông sẽ bổ nhiệm một giám quản theo ý ông (có thêm chữ "Tông Tòa"). Đôi khi, giám mục đã nghỉ hưu của giáo phận cũng được tin tưởng chỉ định làm giám quản Tông Tòa cho đến khi người kế nhiệm ông nhậm chức. | 1 | null |
The Truth About Love là album phòng thu thứ sáu của nữ ca sĩ thu âm người Mỹ P!nk, được phát hành vào ngày 15 tháng 9 năm 2012 bởi hãng thu âm RCA. Ở Mỹ, album ra mắt tại vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" 200, với 281,000 bản được tiêu thụ ngay trong tuần đầu phát hành, trở thành album đạt vị trí quán quân đầu tiên của cô. Album ngoài ra cũng đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của các nước Canada, Đức, New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Úc.
Phát hành và quảng bá.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2012, P!nk đã biểu diễn ca khúc "Blow Me (One Last Kiss)" lần đầu tiên, cùng với ca khúc "Get the Party Started" trong lễ trao giải MTV Video Music Awards. Sau đó vào ngày 10 tháng 9 năm 2012, cô tiếp tục biểu diễn "Blow Me (One Last Kiss)", và theo đó là ca khúc "Who Knew" trong chương trình "The Ellen DeGeneres Show". Ngoài ra, P!nk cũng đăng tải video lời nhạc cho các ca khúc trong album mới của mình trên VEVO: "Just Give Me a Reason", "True Love", "How Come You're Not Here", "Slut Like You", "Are We All We Are", "The Truth About Love", "Beam Me Up", "Here Comes The Weekend", "Walk Of Shame", "The Great Escape" và "Where Did The Beat Go ?".
Đĩa đơn.
"Blow Me (One Last Kiss)" được chọn làm đĩa đơn đầu tiên của album. Ca khúc thể loại pop rock và dance-pop này được sản xuất bởi Greg Kurstin, và đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, nhiều trong số họ cho rằng "Blow Me (One Last Kiss)" khá giống với "Stronger (What Doesn't Kill You)", một ca khúc khác cũng được sản xuất bởi Kurstin. Ca khúc đầu tiên xuất hiện trên bảng xếp hạng Australian Singles Chart của Úc ở tuần lễ kết thúc ngày 16 tháng 7 năm 2012, với vị trí quán quân. "Blow Me (One Last Kiss)" cũng ra mắt tại bảng xếp hạng New Zealand Top 40 tại vị trí thứ 8, vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng Canadian Hot 100, vị trí thứ 23 trên bảng xếp hạng Irish Singles Chart. Ở Mỹ, ca khúc ra mắt tại vị trí thứ 58 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 vào tuần lễ kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 2012, và đến tuần tiếp theo, ca khúc vượt lên vị trí thứ 9. Ngoài ra "Blow Me (One Last Kiss)" còn đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart và vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Scottish Singles Chart.
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2012, P!nk phát hành "Try" làm đĩa đơn thứ hai. Một video lời nhạc cho "Try" cũng được phát hành theo đó. Ca khúc ra mắt tại vị trí thứ 21 ở New Zealand và vị trí thứ 8 ở Úc. Sau đó, ở Mỹ, "Try" ra mắt tại vị trí thứ 56, cao hơn lần ra mắt của đĩa đơn trước đó là "Blow Me (One Last Kiss)".
Tour lưu diễn.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2012, trang web chính thức của P!nk thông báo rằng, những khách hàng nào đã đặt hàng trước hoặc đã mua album "The Truth About Love" trên cửa hàng chính thức sẽ có cơ hội được nhận một tấm vé xem tour diễn hòa nhạc sắp tới của cô. Việc khuyến mãi này chỉ dành riêng cho những khách hàng ở Bắc Mỹ. Ngoài Bắc Mỹ, cô cũng sẽ đi tới châu Âu và Úc để biểu diễn.
Thành công thương mại.
Ở Úc, album ra mắt tại vị trí quán quân với chứng nhận hai đĩa bạch kim ngay trong tuần đầu tiên phát hành. "The Truth About Love" trở thành album phòng thu thứ ba của P!nk đạt vị trí quán quân ở đây.
Ở Anh, album ra mắt tại vị trí á quân (xếp sau "Battle Born" của The Killers) với 80,000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu phát hành.
Ở Mỹ, "The Truth About Love" trở thành album đầu tiên của cô đạt vị trí quán quân. Album ra mắt tại vị trí thứ 1 với 281,000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu tiên. Tuần lễ thứ hai, album bị rơi xuống vị trí thứ 4 với 94,000 được tiêu thụ. Đến tuần thứ ba, album vẫn giữ nguyên vị trí thứ 4 với 52,000 bản được tiêu thụ. Tổng cộng, trong ba tuần đầu phát hành, "The Truth About Love" đã được tiêu thụ hơn 427,000 bản.
Ở Canada, album ra mắt tại vị trí quán quân với 28,000 bản được tiêu thụ. | 1 | null |
Cu cu ngực đỏ (tên khoa học Cuculus solitarius) là một loài cu cu trong họ Cu cu ("Cuculidae").. Loài này có kích thước trung bình (28 đến 30 cm), được tìm thấy ở châu Phi phía nam Sahara. Trong tiếng Afrikaans, nó được gọi là "Piet-my-vrou", theo tiếng kêu của nó.
Phân bố và môi trường sinh sống.
Loài chim này được tìm thấy ở Angola, Bénin, Botswana, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích đạo, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Lesotho, Liberia, Malawi, Mali, Mozambique, Namibia, Nigeria, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Somalia, Nam Phi, Sudan, Swaziland, Tanzania, Togo, Uganda, Zambia, và Zimbabwe. Tại phía nam châu Phi, nó là loài chim di cư sinh sản phổ biến khắp khu vực trừ khu vực phía tây khô hơn. | 1 | null |
Chèo chẹo thông thường,Nam Á ưng quyên (danh pháp khoa học: "Hierococcyx varius") là một loài chim thuộc chi Cu cu, họ Cu cu. Đây là loài chim có kích thước trung bình phân bố ở Nam Á. Loài này hiện diện từ Pakistan ở phía tây đến phần lớn bán đảo Ấn Độ từ độ cao khoảng dưới 800m ở dưới chân núi Hymalaya, phía đông Bangladesh và phía nam vào Sri Lanka. Một số con ở Ấn Độ trú đông tại Sri Lanka. Trong các ngọn đồi ở trung tâm Sri Lanka, giống "ciceliae" là loài định cư. Nó nhìn chung là loài định cư nhưng khu vực cao hơn và trong các khu vực khô cằn thì nó là loài di cư cục bộ. Nó được tìm thấy ở độ cao thấp hơn (chủ yếu dưới 1000m) của dãy Himalaya, nhưng tại các khu vực cao hơn, chèo chẹo lớn có xu hướng phổ biến hơn. Là loài sống trên cây và hiếm khi xuống mặt đất. Môi trường sống của nó bao gồm đất vườn, những lùm cây, cây rụng lá và rừng bán thường xanh. Giống như các loài khác trong họ, chúng là loài đẻ nhờ tổ loài chim họa mi, chủ yếu trong chi Turdoides và một số ghi nhận đẻ nhờ tổ của Garrulax. | 1 | null |
Kim oanh mỏ đỏ (danh pháp hai phần: Leiothrix lutea) là một loài chim thuộc họ Kim oanh (trước đây xếp trong họ Họa mi). Loài này phân bố ở tiểu lục địa Ấn Độ. Chim trưởng thành có mỏ màu đỏ sáng và vòng màu vàng mờ quanh mắt. Lưng của chúng có màu xanh ôliu và cổ họng màu vàng sáng, cằm vàng. | 1 | null |
Chủ nghĩa khắc kỷ (hay chủ nghĩa stoic/stoa, tiếng Hy Lạp: Στωικισμός, tiếng Latinh: "Stoicismus") là một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại do Zeno thành Citium sáng lập ra tại Athens vào đầu thế kỷ thứ 3 Trước Công Nguyên. Chủ nghĩa khắc kỷ là một nhánh triết học về đạo đức con người, thứ được tạo ra bằng logic và cách mà con người nhìn nhận bản chất thế giới.
Chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng vì con người là một sinh vật thuộc về xã hội, nên con đường đi tới eudaimonia (hạnh phúc) của chúng ta sẽ được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra, không cho phép bản thân bị kiểm soát bởi những khao khát được thỏa mãn hoặc sợ hãi trước những đớn đau, thông qua việc sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và làm những phần việc mình cần làm để đóng góp cho kế hoạch mà tự nhiên đã vạch ra sẵn, và thông qua việc cùng làm việc, đối xử với những người khác một cách công bằng, bất thiên vị.
Những con người Stoic được biết đến nhiều nhất qua những lời răn dạy rằng "đức hạnh là điều tốt đẹp duy nhất" đối với con người, và rằng những thứ xung quanh ta, ví dụ như sức khỏe, tiền bạc và niềm vui, về bản chất không xấu cũng chẳng tốt ("adiaphora"), nhưng chúng có giá trị là "điều quan trọng để đức hạnh hành động". Bên cạnh đạo đức Aristoteles, những nguyên tắc của khắc kỷ cũng đã tạo nên trong những cách tiếp cận nền tảng có giá trị lớn lao tạo nên luân lý luận đức hạnh của phương Tây. Con người khắc kỷ còn cho rằng những cảm xúc nhất định của chúng ta bị tổn thương là do sai lầm trong việc phán xét các vấn đề, và họ tin rằng con người nên hướng tới việc duy trì ý chí (gọi là "prohairesis") sao cho "hòa hợp với tự nhiên". Chính lý do này, những người theo chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng dấu hiệu rõ ràng nhất về triết lý của mỗi cá nhân sẽ được bộc lộ, không phải thông qua lời họ nói, mà thông qua cách họ cư xử. Để có một cuộc sống tốt đẹp, con người phải hiểu được những quy tắc của trật tự tự nhiên bởi lẽ chủ nghĩa khắc kỷ tin rằng tự nhiên chính là gốc rễ của mọi điều.
Nhiều con người khắc kỷ, như Seneca và Epictetus, nhấn mạnh rằng, bởi "có đức hạnh là đã đủ hạnh phúc", nên một nhà hiền triết sẽ trở nên vô cùng kiên cường về mặt cảm xúc trước những bất hạnh. Niềm tin này có ý nghĩa tương tự với cụm từ "bình tĩnh khắc kỷ", dù vậy thì cụm từ này không bao hàm quan điểm đạo đức cơ bản của khắc kỷ cho rằng chỉ có một nhà hiền triết mới thực sự được tự do, và tất cả các suy đồi đạo đức đều xấu xa như nhau.
Từ khi hình thành, các học thuyết khắc kỷ đã dần trở nên rất phổ biến trong xã hội Hy Lạp và La Mã cho đến thế kỷ thứ 3 Công Nguyên, một trong số những người nổi tiếng nhất theo trường phái này vào lúc đó là hoàng đế Marcus Aurelius. Chủ nghĩa khắc kỷ với vị thế là trường phái triết học riêng biệt dần suy giảm sau khi Kitô giáo trở thành quốc giáo vào thế kỷ 4 CN.
Mặt khác, một số ý niệm của chủ nghĩa khắc kỷ lại được tích hợp vào Kitô giáo từ thuở sơ khởi. Sau này triết học khắc kỷ cũng có một số giai đoạn phát triển trở lại, đáng chú ý nhất là trong thời kỳ Phục hưng (chủ nghĩa tân khắc kỷ) và trong thời đại ngày nay (chủ nghĩa khắc kỷ hiện đại).
Nguồn gốc tên gọi.
Tên tiếng Anh của chủ nghĩa khắc kỷ là Stoicism, có nguồn gốc ban đầu là ‘Zenonism’, tức là được đặt theo tên của người sáng lập, Zeno thành Citium. Tuy nhiên, cái tên này dần dần bị quên lãng, nhiều khả năng là do những môn đồ Stoic sau này không cho rằng Zeno là một người đủ thông tuệ để được đặt tên cho cả một trường phái, và cũng nhằm hạn chế khả năng chủ nghĩa triết học này đi chệch hướng, trở thành một sự sùng bái tính cách.
Cái tên 'Stoicism' xuất phát từ Stoa Poikile (tiếng Hy Lạp cổ: ἡ ποικίλη στοά), hay ‘Dãy Cột Sơn’, một dãy cột lớn được trang hoàng bằng những hình vẽ tái hiện khung cảnh thần thoại và lịch sử, nằm ở phía bắc Agora, Athens, nơi Zeno và các môn đồ của ông tụ họp để bàn luận về những ý tưởng. Khi Zeno mới bắt đầu giảng dạy, ông ta không thể chi trả cho một tòa nhà giống như Học viện của Plato hay mảnh vườn Lyceum của Aristotle, vậy nên ông và những môn đệ đã tụ tập tại khu vực bóng râm của Stoa Poikile giữa khu chợ, nơi bất cứ ai cũng có thể lắng nghe và tham gia tranh luận.
Những nguyên lý cơ bản.
Những nhà triết học khắc kỷ đã đưa ra một cái nhìn thống nhất về thế giới, bao gồm logic hình thức, vật lý học nhất nguyên và đạo đức tự nhiên. Trong số đó, họ nhấn mạnh rằng đạo đức là trọng tâm chính trong kiến thức của con người, mặc dù vậy, các triết lý về logic của họ mới là thứ được các nhà triết học sau này quan tâm nhiều hơn.
Chủ nghĩa khắc kỷ dạy cho chúng ta về sự phát triển của việc tự kiểm soát bản thân và sự cương nghị như một phẩm chất để vượt qua những cảm xúc mang tính phá hủy; chủ nghĩa này tin rằng việc rèn luyện để suy nghĩ một cách rõ ràng, mạch lạc và bất thiên vị sẽ giúp cho con người hiểu ra bản chất của vũ trụ ("logos"). Một khía cạnh chính của chủ nghĩa khắc kỷ cũng lưu tâm đến việc cải thiện những điều tốt đẹp về đạo đức và luân lý của mỗi cá nhân: ""Đức hạnh" được bao hàm trong một "ý chí" hòa hợp với Tự nhiên."
Nguyên lý này cũng được áp dụng trong các mối quan hệ giữa các cá nhân; "để được tự do trước những nỗi tức giận, sự đố kị và ghen tị," và phải chấp nhận rằng kể cả những người nô lệ cũng "bình đẳng như những con người khác, bởi tất cả mọi người đều là sản phẩm của tự nhiên".
Nguyên tắc đạo đức theo chủ nghĩa Stoic tán thành với một quan điểm của chủ nghĩa quyết đoán; khi nói về những người thiếu đi đức hạnh Stoic, Cleanthes từng phản đối rằng kẻ độc ác "giống như một con chó bị trói vào một chiếc xe đẩy, nó buộc phải đi theo chiếc xe đẩy đến bất cứ đâu". Người tuân theo đức hạnh Stoic, ngược lại, sẽ nắn chỉnh lại ý chí của anh ta sao cho phù hợp với thế giới và sẽ, theo lời của Epictetus, "ốm đau nhưng vẫn hạnh phúc, hiểm nguy nhưng vẫn hạnh phúc, chết đi nhưng vẫn hạnh phúc, lưu đày nhưng vẫn hạnh phúc, sống ô nhục nhưng vẫn hạnh phúc," do đó họ luôn hướng tới việc đạt được cảnh giới ý chí cá nhân "hoàn toàn tự chủ", và đồng thời được ở trong một vũ trụ "tổng thể độc nhất có tính quyết đoán nghiêm ngặt". Quan điểm này sau này được miêu tả với tên gọi "Chủ nghĩa phiếm thần cổ điển" (và được nhà triết học người Hà Lan Baruch Spinoza theo đuổi).
Giai đoạn.
Chủ nghĩa khắc kỷ tồn tại từ đầu thế kỷ 3 TCN đến cuối thế kỷ II TCN và trải qua ba giai đoạn:
Những tư tưởng đáng chú ý.
Suy nghĩ chung về triết học.
Những người theo chủ nghĩa khắc kỷ cho rằng triết học là một môn học tư duy để giúp con người trở nên thông thái, làm chủ và biết cách ứng xử trước những khó khăn của cuộc đời. Vì vậy, triết học không chỉ là một khoa học mà còn là một phong cách sống, một nghệ thuật sống của con người trong cộng đồng xã hội. Và cũng theo những con người nói trên, đối tượng của triết học là phải bao quát nhiều lĩnh vực, bởi vì sự thông thái do triết học mang lại không hạn đinh, bó hẹp ở trong một giới hạn cụ thể nào đó. Quan niệm này vốn phổ biến trong một thời gian rất dài. Và cũng theo họ, triết học gồm 3 lĩnh vực: vật lý học, đạo đức học và logic học. Chúng liên hệ mật thiết với nhau. Zeno xứ Citium đã có lời ví von như sau:
Ở giữa ở đây là lòng trắng của quả trứng.
Logic học.
Những nhà triết học khắc kỷ cho rằng logic học là khoa học sử dụng ngôn từ. Nhờ ngôn từ chúng ta trở thành người hùng biện, dẫn dắt, làm chủ được tư tưởng của mình trong mọi tình huống. Vì vậy, logic học được xem là khoa học công cụ.
Vật lý học.
Chủ nghĩa khắc kỷ nhìn nhận rằng vật lý học là học thuyết bàn về giới tự nhiên, về nguồn gốc của các sự vật mà chúng ta hay gặp mỗi ngày. Karl Marx đã đánh giá rằng cơ sở cho tư tưởng vật lý học của những người này là của Heracltus và họ dựa vào đó để phát triển.
Cũng giống như những người trước đó, chủ nghĩa khắc kỷ cũng dùng tư tưởng duy vật để giải thích thế giới. Họ cho rằng thế giới được cấu thành từ các yếu tố đất, nước, lửa, không khí. Họ cũng khẳng định các vật cảm tính là có thực tồn và là nền tảng của vũ trụ. Đối với họ, cái chung không phải là cái vô hình không thể cảm nhận được mà cái chung tồn tại trong cái riêng. Thêm vào đó, chủ nghĩa khắc kỷ cũng cho thấy suy nghĩ biện chứng khi cho rằng thế giới tồn tại trong sự vân động không ngừng của các vật thể. Có thể nói các nhà triết học này là những nhà duy vật biện chứng đầu tiên trong lịch sử tư tưởng thế giới. Marx đánh giá cao về điều này:
Tuy nhiên, chủ nghĩa khắc kỷ lại không kiên trì theo tư tưởng này khi sau đó họ cho rằng mọi vật phát triển theo các trình tự do Thượng đế sắp đặt. Chính vì thế, học thuyết này có chút gì đó là của mục đích luận.
Đạo đức học.
Chủ nghĩa khắc kỷ đã đưa ra ý kiến rằng tri thức là điều kiện cần của lý tưởng đạo đức, còn điều kiện đủ là sự tĩnh tâm và bình thản của tâm hồn. Việc sống khắc khổ hay không khắc khổ không ảnh hưởng tới họ.
Nhận thức luận.
Linh hồn con người.
Chủ nghĩa khắc kỷ nghiên cứu nhận thức luận theo lập trường duy cảm duy vật. Theo những nhà triết học này, linh hồn được cấu tạo từ 8 bộ phận: năm giác quan thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, giọng nói, bộ phận tái tạo và bộ phận điều khiển. Linh hồn của con người như tờ giấy trắng để in dấu sự tác động của thế giới bên ngoài. Biểu tượng của sự vật là do chính nó tạo nên.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Chủ nghĩa khắc kỷ đã tìm thấy mối liên hệ giữa hai đối tượng này. Zeno xứ Citium đã viết rằng:
Suy nghĩ về khái niệm.
Chủ nghĩa khắc kỷ có suy nghĩ rất hay về khái niệm. Zeno xứ Citium cho rằng "các khái niệm không phải là kết quả thỏa thuận giữa mọi người về việc đặt tên cho sự vật mà ngược lại bản thân các khái niệm được quy định bởi các vật và bản chất của các vật." | 1 | null |
Chiến dịch Gomel–Rechitsa là một trong hai hoạt động quân sự lớn đầu tiên của Phương diện quân Byelorussia (Liên Xô) được hình thành sau khi sáp nhập Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Bryansk ngày 20 tháng 10 năm 1943. Chiến dịch được thực hiện từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 30 tháng 11 năm 1943 nhằm phá vỡ phòng tuyến sông Sozh của quân Đức, đánh chiếm các khu vực bàn đạp cho cánh Bắc của Tập đoàn quân 2 và cánh Nam của Tập đoàn quân 9 (Đức) đang phòng thủ trên khu vực Đông Nam của cái gọi là "Ban công Byelorussia". Chiến dịch này được tiến hành gần như đồng thời với Chiến dịch Chernigov-Pripyat do cánh trái của Phương diện quân Byelorussia thực hiện. Sau 21 ngày chiến đấu, Quân đội Liên Xô đã loại bỏ hoàn toàn tuyến phòng thủ của quân Đức dọc sông Sozh, đánh bại 17 sư đoàn Đức, giải phóng thành phố Gomel và các đô thị quan trọng như Rechitsa, Prudok, Potapovka (???); thiết lập khu vực bàn đạp tại Parychy, Đông Nam Bobruisk, chia cắt Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân 9 (Đức). Các tập đoàn quân của Phương diện quân Byelorussia 1 đã tấn công trên một dải rộng 150 km, tiến sâu hơn 100 km, chiếm lĩnh các vị trí thuận lợi đẻ chuẩn bị tấn công giải phóng Byelorussya.
Tình huống mặt trận.
Ngày 24 tháng 8 năm 1943, Quân đội Liên Xô bắt đầu tổng tấn công trên toàn bộ mặt trận Ukraina bằng Chiến dịch tấn công tả ngạn sông Dniepr. Mở đầu cho chiến dịch lớn này, ngày 26 tháng 8, Phương diện quân Trung tâm (Liên Xô) mở Chiến dịch Chernigov-Pripyat. Năm ngày sau, Phương diện quân Bryansk mở Chiến dịch tấn công Bryansk. Cả hai phương diện quân cùng song hành tiến về phía Tây từ 150 đến trên 200 km và đến đầu tháng 10 năm 1943 thì cùng dừng lại trước phòng tuyến sông Sozh và sông Dniepr của quân đội Đức Quốc xã. Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đánh giá hướng Đông Nam Byelorussia là hướng tấn công trọng điểm cần có những lực lượng mạnh.
Ngày 20 tháng 10 năm 1943, STAVKA cơ cấu lại các phương diện quân Liên Xô trên toàn mặt trận. Theo đó, Phương diện quân Trung tâm sáp nhập với Phương diện quân Bryansk thành Phương diện quân Byelorussia. Các tập đoàn quân 13 và 60 trên cánh trái của phương diện quân được chuyển giao cho Phương diện quân Ukraina 1. Phương diện quân Byelorussia có nhiệm vụ tấn công trên hướng Đông Nam Belarus, đánh vào cánh phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức); dành một phần lực lượng tiến công dọc theo rìa phía Nam vùng đồng lầy Polesia đến Koven, che chở cho cánh phải của Phương diện quân Ukraina 1 đang tấn công Kiev.
Sau khi lần lượt để mất các dải phòng ngự từ tuyến Lyudinovo - Bryansk - Rylsk - Sumy đến tuyến Krichev - Novozybkov - Chernigov. Đầu tháng 10 năm 1943 cánh phải của Cụm tập đoàn quân Trung tâm và cánh trái của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) củng cố các vị trí phòng thủ trên các tuyến sông Sozh và Dniepr, chặn đà tiến công của quân đội Liên Xô trong khoảng một tháng. Sau khi bổ sung quân số và phương tiện, tích lũy đạn dược và lương thực, tiến hành trinh sát trên dải tấn công rộng đến hơn 200 km từ Chavusy đến Chernobyl, Tư lệnh Phương diện quân Byelorussia, đại tướng K. K. Rokossovsky đề nghị Đại bản doanh cho phép mở chiến dịch tấn công trên hướng Gomel-Rechitsa.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô.
Binh lực.
Phương diện quân Byelorussia (thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943) do đại tướng K. K. Rokossovsky làm tư lệnh, thượng tướng M. S. Malinin làm tham mưu trưởng. Binh lực tổng cộng trên 750.000 người:
Kế hoạch.
Nằm bên rìa phía Đông Bắc vùng đầm lầy Polesia, Gomel là trung tâm đường sắt và đường bộ quan trọng ở Đông Nam Belarus. Từ đây có các tuyến đường tỏa đi Unecha ở phía Đông Bắc, Novgorod-Seversky ở phía Đông, đi Chernogov và Konotov ở phía Nam, đi Mogilev ở phía Bắc, đi Bobruisk và Minsk ở phía Tây Bắc, đi Mozyr và Kiev. Cách Gomel 45 km về phía Tây là Rechitsa, một thành phố nằm bên bờ Tây sông Dniepr, tuy không lớn nhưng có tầm quan trọng trong hệ thống phòng tuyến Panther Wotan của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức). Do Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân 9 (Đức) tập trung phòng thủ hướng Gomel nên tướng K. K. Rokossovsky chọn hướng Rechitsa, nơi tiếp giáp giữ Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân 9 (Đức) là hướng tấn công chủ yếu. Các tập đoàn quân 48 và 65 sẽ đảm nhận hướng tấn công này. Những lực lượng đột kích mạnh của Phương diện quân cũng được tập trung về đây. Các quân đoàn xe tăng 9 và cận vệ 1 sẽ đột kích sau trong dải tấn công của Tập đoàn quân 48, các quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 và 7 sẽ tấn công sau khi Tập đoàn quân 65 đột phá mở cửa trên khu vực Loyew. Pháo binh trực thuộc phương diện quân được tập trung trên các hướng tấn công phía Bắc và phía Nam Gomel. Tập đoàn quân 11 có nhiệm vụ giam chân chủ lực các quân đoàn xe tăng 41 và 56 (Đức) tại Gomel. Các tập đoàn quân 3, 50, 61, 63 có nhiệm vụ tấn công bổ trợ trên các hướng Novy Bykhov, Potapovka (???) và Prudok, kéo giãn hàng phòng ngự của quân đội Đức Quốc xã.
Nhiệm vụ thứ nhất của các tập đoàn quân 48, 65 và 11 là nhanh chóng đánh chiếm Rechitsa, cắt đứt các đường giao thông từ Gomel sang phía Tây, bao vây và tiêu diệt cụm quân Đức đang phòng thủ tại Gomel. Trong điều kiện phát triển thuận lợi, sẽ thực hiện nhiệm vụ thứ hai, vượt sang bên kia sông Dniepr, đánh chiếm tuyến Elsk (Yelsk) - Mozyr - Kalinkavichi - Parichi - Bobruisk - Klichev, tiếp cận tuyến sông Berezina, tạo bàn đạp đánh chiếm Minsk từ hướng Đông Nam.
Tuy nhiên, kế hoạch sử dụng xe tăng của tướng K. K. Rokossovsky có nguy cơ bị phá vỡ. Ngày 25 tháng 10, STAVKA có chỉ lệnh chuyển giao Quân đoàn xe tăng cận vệ 1 cho Phương diện quân Pribaltic 1. Ngày 27 tháng 10 các lữ đoàn xe tăng 117, 159, Lữ đoàn cơ giới 44 và Trung đoàn pháo tự hành 1437 xếp quân lên tàu hỏa tại nhà ga Unecha để đi Velikiye Luki. Lữ đoàn xe tăng 89 được lệnh bàn giao 10 xe tăng còn hoạt động được cho Tập đoàn quân 63, sau đó, cũng về Moskva nhận xe tăng mới để đến Phương diện quân Pribaltic 1. Để bù đắp số lượng xe tăng thiếu hụt trên hướng tấn công chính, tướng K. K. Rokossovsky buộc phải điều các trung đoàn xe tăng 8 (cận vệ) và 233 từ Tập đoàn quân 50 đến Tập đoàn quân 48. Ông hy vọng với 3 trung đoàn xe tăng và 1 trung đoàn pháo tự hành, Tập đoàn quân 3 sẽ hỗ trợ cho Tập đoàn quân 50 trên hướng Novy Bykhov - Klichev.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Cánh Nam của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Ernst Busch làm tư lệnh (thay thống chế Günther von Kluge từ ngày 12 tháng 10 năm 1943). Thành phần gồm có:
Trong chiến dịch, quân Đức được tăng cường thêm 7 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn kỵ binh SS.
Kế hoạch.
Đối diện với 7 tập đoàn quân Liên Xô trên phòng tuyến sông Sozh và sông Dniepr là 30 sư đoàn Đức, trong đó có 5 sư đoàn xe tăng và 1 sư đoàn cơ giới. Quân Đức bố trí phòng thủ trên ba tuyến sông đều theo hướng Tây Bắc Đông Nam và Bắc Nam. Tuyến sông Sozh nối liền với tuyến sông Dniepr ở ngã ba Loyew, có các cụm cứ điểm tiền tiêu từ Chavusy qua Propoysk (Slawharad), Chechersk, Gomel, Loyew đến Lyubech. Trong đó, các trung tâm phòng ngự chủ yếu đặt tại Gomel và Loyew. Tuyến phòng thủ thứ hai (tuyến chính) chạy dọc theo thượng nguồn sông Dniepr từ Mogilev qua Bykhov, Novy Bykhov, Rogachev, Zhlobin, Gorbal (???), Rechitsa đến ngã ba sông ở Loyew. Các trung tâm phòng ngự chủ yếu đặt tại Mogilev, Zhlobin và Rechitsa. Tuyến phòng thủ thứ ba chạy dọc theo sông Pripyat từ Mozyr đến Chernobyl, che chở cho hướng bắc Kiev.
Do địa hình Đông Nam Belarus là các dải đồng lầy dọc theo các con sông xen kẽ với các cánh rừng hỗn hợp phía đông khu đầm lầy Polesia rộng lớn nên thống chế Ernst Busch bố trí tập trung xe tăng vào các trung tâm đường sắt và đường bộ tại Mogilev, Gomel, Rechitsa, Zhlobin, Kalinkovichi. Các sư đoàn xe tăng Đức sẽ sử dụng tàu hỏa hoặc hành quân theo đường bộ để cơ động phản kích trên các hướng bị de dọa tấn công. Riêng tuyến đường sắt Gomel - Rechitsa được giao cho Quân đoàn xe tăng 56 án ngữ. Các trận địa pháo chủ yếu của cánh Nam Tập đoàn quân 9 và cánh bắc Tập đoàn quân 2 được bố trí dọc theo tuyến phòng thủ thứ hai.
Diễn biến.
Các trận tấn công tạo thế.
Hơn hai tuần sau khi Phương diện quân Bryansk hoàn thành Chiến dịch tấn công Bryansk và Phương diện quân Trung tâm hoàn thành Chiến dịch Chernigov-Pripyat, các tập đoàn quân của Phương diện quân Byelorussia mới thành lập đã tiếp tục mở những trận đánh cục bộ để tạo thế tiếp tục tấn công. Tuy nhiên, kết quả thu được rất hạn chế. Tập đoàn quân 65 của tướng P. I. Batov bị mắc kẹt trên khu vực ngã ba sông Sozh và sông Dniepr tại Loyew. Tập đoàn quân 48 cũng trong tình trạng tương tự. Tập đoàn quân 63 của tướng V. Ya. Kolpakchi đã mấy lần tổ chức vượt sông Sozh ở khu vực Sherstin, phía Bắc Gomel nhưng đều bị Quân đoàn xe tăng 46 (Đức) đánh bật trở lại. Tình trạng thiếu hụt đạn dược, nhiên liệu và lương thực cũng như việc bổ sung quân số thay thế bị chậm trễ do các tuyến đường sắt ra mặt trận bị phá hoạt chưa kịp khôi phục đã ảnh hưởng xấu đến sức chiến đấu của các tập đoàn quân 3 và 50. Cuối tháng 10 năm 1943, tướng K. K. Rokossovsky buộc phải chọn một giải pháp "dương Đông kích Tây" để đánh chiếm một bàn đạp vượt sông Dniepr.
Ngày 22 tháng 10, các tập đoàn quân 3, 50 và 63 (Liên Xô) đồng loạt mở các trận tấn công vượt sông Sozh từ phía Nam Chavusy đến Chechersk, phía Gomel hơn 30 km, làm như sẽ mở cuộc đột kích chính theo hướng Tây đến Bobruisk. Ba ngày sau, tại dải tấn công của Tập đoàn quân 3, Quân đoàn bộ binh 41 đã chiếm được một đầu cầu nhỏ phía bắc Zagorye, trên bờ Tây sông Sozh, rộng 6 km, sâu 2 km. Ngày 26 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 41 có Trung đoàn xe tăng cận vệ 13 và Trung đoàn pháo chống tăng 584 sang sông hỗ trợ đã mở rộng căn cứ đầu cầu sâu thêm 1 km về phía Tây. Quân Đức lập tức có phản ứng, 2 sư đoàn xe tăng của Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) được điều từ phía Nam Gomel lên khu vực bị đột phá, phối hợp với Sư đoàn xe tăng 18 (Quân đoàn xe tăng 41) tập trung phá căn cứ đầu cầu này. Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 10, Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) phải đối phó với hàng chục đợt phản kích của xe tăng và bộ binh Đức. Ngày 28 tháng 10, tướng K. K. Rokossovaky lấy từ binh lực dự bị của mình 1 lữ đoàn lựu pháo và 2 trung đoàn pháo chống tăng để chi viện cho Tập đoàn quân 3. Tướng S. G. Rudenko chỉ huy cũng được lệnh dành ra 1 sư đoàn tiêm kích và 1 sư đoàn cường kích để yểm hộ cho hướng này. Đến ngày 30 tháng 10, quân Đức không những không tiêu diệt được căn cứ đầu cầu của Quân đoàn bộ binh 41 (Liên Xô) mà còn chịu thiệt hại nặng. Sau một tuần, căn cứ đầu cầu này được mở rộng thêm lên 7 km chiều rộng và 4 km chiều sâu. Ngày 1 tháng 11 năm 18 sĩ quan và binh lính Đức trong số 74 tù binh bị quân đội Liên Xô bắt sống tại khu vực đầu cầu Zagorye đều khai họ thuộc Sư đoàn cơ giới 36 và Sư đoàn đoàn xe tăng 4 đang đóng ở Rechitsa được điều lên hướng này. Đòn nghi binh thu hút một phần quân Đức lên phía Bắc Gomel đã thành công. Tướng K. K. Rokossovsky yêu cầu Tập đoàn quân 3 tiếp tục mở rộng căn cứ đầu cầu và ra lệnh cho các tập đoàn quân 48, 65 tiến hành vượt sông, trinh sát chiến đấu.
Ngày 7 tháng 10, tướng P. I. Batov điều Quân đoàn bộ binh cận vệ 18 và Trung đoàn xe tăng 45 tổ chức vượt sông ở phía Nam ngã ba Loyew. Tướng P. L. Romanenko cũng điều các sư đoàn bộ binh 102, 137, 170 đổ bộ sang đất hẹp giữa sông Dniepr và sông Sozh ở phía Bắc Loyew. Ngày 9 tháng 11, các sư đoàn Liên Xô đã thu được thành công ngoài sự mong đợi. Toàn bộ dải đất hẹp giữa hai con sông Dniepr và Sozh bị quân đội Liên Xô chiếm lĩnh. Tập đoàn quân 65 đã có được một bàn đạp tấn công rộng 12 km, sâu 6 km ở phía Nam Loyew, đủ triển khai toàn bộ binh lực xung kích để tấn công. Sau một ngày quân đội Liên Xô tiếp tục chuyển quân quân sông, ngày 10 tháng 11 năm 1943, những diễn biến chính của Chiến dịch Gomel–Rechitsa bắt đầu.
Điểm chốt Rechitsa.
8 giờ sáng ngày 10 tháng 11, các sư đoàn pháo binh hỗn hợp 5 và 12 của Phương diện quân Byelorussia bắt đầu bắn phá tuyến phòng thủ của quân Đức ở phía Tây Loyew. Không đợi bộ binh hoàn thành đột phá cửa khẩu, tướng P. I. Batov tung ngay các trung đoàn xe tăng 45 và 255 yểm hộ cho các quân đoàn bộ binh cận vệ 18 và 19 tiến công vòng lên phía Tây Rechitsa. Bên phải Tập đoàn quân 65, Tập đoàn quân 48 cũng đột kích dọc theo sông Dniepr về phía Rechitsa. Trong ngày đầu tiên, Tập đoàn quân 65 đã mở một cửa khẩu rộng 20 km, sâu 10 đến 14 km phía Tây Nam Rechitsa. Ngày 11 tháng 11, tướng K. K. Rokossovsky tung Quân đoàn xe tăng cận vệ 9 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 vào cửa đột phá. Xe tăng Liên Xô xuất hiện phía đột ngột phía Tây Rechitsa đã gây rối loạn cho tuyến phòng thủ chính của quân Đức dọc theo sông Dniepr.
Ngày 12 tháng 11, tướng Walter Weiss điều Sư đoàn xe tăng 5 và các sư đoàn bộ binh 45, 203 phản kích vào bên sườn Tập đoàn quân 65 và Tập đoàn quân 48. Ngày 15 tháng 11, Quân đoàn xe tăng cận vệ 9 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 đã đẩy lui các đòn đột kích này và tiếp tục tiến sâu thêm hơn 20 km, cắt đứt đường sắt Gomel - Mozyr và đường bộ Gomel - Ozarichi. Ngày 16 tháng 11, Quân đoàn bộ binh 42 trên cánh phải của Tập đoàn quân 48 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 7 vượt sông Sozh đánh vào sau lưng Sư đoàn xe tăng xe tăng 4 Đức đang phản công dọc bờ Đông sông Dniepr. Đòn tập hậu của Quân đoàn bộ binh 42 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 7 đã vô hiệu hóa hàng rào phòng thủ của quân Đức dọc sông Sozh từ Loyew đến Gomel. Ngày 18 tháng 11, Tập đoàn quân 48 giải phóng Rechitsa, đánh chiếm cây cầu đường sắt qua Rechitsa sang Kalinkovichi, cô lập cách quân Đức đóng tại khu vực Gomel.
Ngày 21 tháng 11, Tập đoàn quân 65 đột phá qua Khutor (???), tiến dọc theo bờ Tây sông Berzina lên phía Bắc, cắt đứt đoạn đường sắt Zhlobin - Kalinkovichi, đánh chiếm cây cầu chiến lược bắc qua sông Berezina ở Shatinky (???). Tập đoàn quân 48 cũng vượt sông Berezina ở Gorval (???), uy hiếp phía Nam Zhlobin. Ngày 23 tháng 11, tướng Walter Weiss tập trung các sư đoàn xe tăng 12, 16 và 5 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn xe tăng 46 và Quân đoàn bộ binh 20 tổ chức một trận phản công lớn từ Parychi và Ozarychi (???) vào cánh quân xung kích của Tập đoàn quân 65 đang tấn công lên phía Nam Bobruisk. Nhờ cuộc tấn công của Tập đoàn quân 61 vào Kalinkovichi, các sư đoàn xe tăng và bộ binh Đức tấn công từ Ozarychi lên phía Bắc đã bị kéo lùi trở lại. Ngày 25 tháng 11, Tướng P. I. Batov sử dụng Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 phản đột kích vào sườn trái cánh quân của Quân đoàn xe tăng 46 (Đức) đang từ phía Bắc tiến xuống Ovrucha (???). Ngày 26 tháng 11, cuộc phản công của quân Đức bị chặn đứng, Tập đoàn quân 65 giữ vững mũi đất nhô trên khu vực Ovrucha và kiểm soát rìa phía Đông đầm lầy Polesia, chia cắt Cụm tập đoàn quân Trung tâm với Cụm tập đoàn quân Nam (Đức)
Giải phóng Gomel.
Nếu như các đòn tấn công phía Nam Gomel của quân đội Liên Xô gây ra những lo ngại lớn cho Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) thì cuộc tấn công ở phía Bắc Gomel lại gặp một số trở ngại. Ngày 12 tháng 11, Tập đoàn quân 11 bắt đầu vượt sông Sozh ở cách Gomel 8 km về phía Bắc. Sau khi chiếm được một đầu cầu nhỏ, trong suốt mười ngày, từ ngày 12 đến ngày 22 tháng 11, Tập đoàn quân 11 không tiến thêm được một bước nào. Phía Bắc Gomel 20 km, Tập đoàn quân 63 cũng triển khai tấn công để đánh chiếm bàn đạp phía Nam Chechersk nhưng trong ba ngày tiếp theo, mọi cố gắng của quân đội Liên Xô để mở rộng bàn đạp này đều không thành công. Sở dĩ có tình huống này là do quân Đức đã chủ động đối phó khi biết hướng tấn công chính của quân đội Liên Xô nhằm vào hữu ngạn sông Dniepr.
Ngày 15 tháng 11, sau khi nhận được tin cấp báo từ khu vực Loyew, tướng Walter Weiss điều Sư đoàn xe tăng 4, Sư đoàn cơ giới 36 và các sư đoàn bộ binh 31, 299 bỏ cuộc tấn công vào bàn đạp Zagorye rút theo đường bộ về Gomel, chốt chặt các bến vượt sông phía Bắc Gomel và nhà ga Buda-Koshelyevo phía Tây Bắc Gomel. Đòn hồi mã thương này đã buộc các Tập đoàn quân 11 và 63 (Liên Xô) phải liên tục đột kích vỗ mặt vào phía Bắc Gomel nhưng không thu được kết quả nào đáng kể mà còn bị tiêu hao lực lượng khi cố gắng đột phá tới nhà ga Buda-Koshelyevo. Chỉ đến ngày 26 tháng 11, khi cuộc phản công của quân Đức tại khu vực Ovrucha thất bại, tướng Walter Weiss mới buộc phải rút quân khỏi Gomel. Chiều 26 tháng 11, Quân đoàn bộ binh 11 và Trung đoàn xe tăng 42 tiến vào giải phóng Gomel.
Nắm được hướng rút quân của Quân đoàn xe tăng 46 (Đức), Bộ tư lệnh Phương diện quân Byelorussia 1 yêu cầu các tập đoàn quân 11 và 63 không được dùng lại ở Gomel mà phải tiếp tục truy kích. Ngày 27 tháng 11, Tập đoàn quân 63 đột phá qua nhà ga Buda-Koshelyevo (Potapovka), tấn công dọc theo đường sắt về Zhlobin nhưng đến ngày 29 tháng 11 vẫn phải dừng lại cách thị trấn này 3 km về phía Đông. Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) với những đòn đánh "vuốt đuôi" cũng chỉ có thể truy kích quân Đức đến trước cửa ngõ Zhlobin và buộc phải dừng lại trên bờ Đông sông Dniepr. Thành công lớn nhất thuộc về Tập đoàn quân 48. Ngày 28 tháng 11, các sư đoàn bộ binh 175 và 194 của Tập đoàn quân này từ thê đội 2 được điều lên tuyến đầu đã vượt sông Berezina tại phía Đông Gorval (???), cách nơi hợp lưu giữa sông Berezina và sông Dniepr 5 km về phía Tây và đánh chiếm một đầu cầu rộng 15 km, sâu 10 km trên khu tam giác Gorval - Shatilky(???) - Streshin. Ngày 29 tháng 11, tướng P. L. Romanenko đã điều động Sư đoàn bộ binh 102, Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 220 và Lữ đoàn súng cối cận vệ 35 tăng cường phòng ngự tại đầu cầu này. Do nằm giữa hai con sông Dniepr và Berezina nên mọi nỗ lực công kích chính diện của quân đội Đức Quốc xã nhằm thủ tiêu căn cứ đầu cầu này đều vô hiệu. Nửa năm sau đó, đầu cầu này trở thành bàn đạp rất lợi hại để tấn công cánh quân Bobruisk của quân Đức trong Chiến dịch Bagration.
Ở hai bên sườn.
Ở cánh phải của Phương diện quân, sự kiên trì của tướng A. V. Gorbatov đã có kết quả, sau gần 1 tháng kiên trì phòng ngự tích cực trên bàn đạp Zagorya nhỏ hẹp, ngày 16 tháng 11, Tập đoàn quân 3 lại tiếp tục tấn công khi Sư đoàn xe tăng 18 và Sư đoàn cơ giới 36 đã rút xuống Gomel. Ngày 18 tháng 11, Quân đoàn bộ binh 41 có Trung đoàn xe tăng 35 và trung đoàn pháo tự hành 1538 dẫn dầu đã mở cuộc tấn công về hướng Novy Bykhov, tiến thêm được hơn 50 km, đánh chiếm thị trấn Gadzilovichi trên bờ Đông sông Dniepr. Bên cánh phải của họ, Tập đoàn quân 50 cũng vượt qua sông Sozh ở phía Nam Chausy, tiến về phía Tây thêm từ 15 đến 35 km. Đến đây, Cánh Bắc của Phương diện quân Byelorussia phải dừng lại trước tuyến sông Dniepr. Tập đoàn quân 61 trên cánh Nam của phương diện quân cũng phải dừng lại trước cửa ngõ Mozyr do Tập đoàn quân 13 sau khi được chuyển giao cho Phương diện quân Ukraina 1 đang kẹt lại trên khu vực Chernobyl. Trên hướng Mogilev - Orsha, Phương diện quân Tây vẫn chưa khắc phục được phòng tuyến của Tập đoàn quân 4 (Đức) trên sông Pronya. Ngày 30 tháng 11, nhận thấy nếu tiếp tục tấn công sẽ bị hở sườn, Bộ tư lệnh Phương diện quân Byelorussia ra lệnh cho các tập đoàn quân thuộc quyền ngừng tấn công và chuyển sang phòng ngự cứng rắn.
Kết quả và đánh giá.
Kết quả.
Quân đội của Phương diện quân Byelorussia (bao gồm cánh Bắc của Phương diện quân Trung tâm và Phương diện quân Bryansk) đã hoàn thành nhiệm vụ tiến công trên lãnh thổ Belarus từ 50 km ở cánh Bắc đến 130 km ở cánh Nam, tiếp cận rìa phía Đông vùng đầm lầy Polesia, chia cắt Cụm tập đoàn quân Trung tâm và Cụm tập đoàn quân Nam (Đức). Việc kết nối hai cánh quân mạnh của quân đội Đức Quốc xã gặp khó khăn lớn khi chỉ có thể thực hiện được qua đầu mối giao thông Kovel (???), nằm ở rìa phía Tây vùng đầm lầy này, xa hơn 200 km về phía Tây. Chỉ trong 20 ngày tấn công, quân đội Liên Xô đã giải phóng các đô thị quan trọng Gomel, Rechitsa và hơn 500 khu dân cư. Quân đội Liên Xô đã loại bỏ hai trong ba phòng tuyến quan trọng của quân Đức trên sông Sozh và sông Dniepr, chiếm lĩnh những đầu cầu có lợi trên bờ Tây sông Dniepr và hành lang chiến lược Rechitsa - Khutor giữa sông Berezina và sông Pripyat, uy hiếp các cụm phòng ngự Zhlobin và Mozyr của Tập đoàn quân 9 và Tập đoàn quân 2 (Đức). Từ ngày 1 tháng 12 đến cuối năm 1943, các tập đoàn quân 2 và 9 (Đức) nhiều lần mở các trận phản kích trên khu vực từ Novy Bykhov qua Zhlobin đến Kalinkovichi nhưng không thể đánh bật các tập đoàn quân Liên Xô khỏi tuyến phòng ngự mà họ đã chiếm lĩnh.
Quân đội Liên Xô tổn thất 21.650 người chết (bằng 2,8% tổng quân số tham gia chiến dịch), 66.556 người bị thương trong chiến đấu và các thương tích khác.
Quân đội Đức Quốc xã mất 9.765 người chết và mất tích, 24.558 người chết và bị thương.
Đánh giá.
Đòn nghi binh của Tập đoàn quân 3 thực hiện cuối tháng 10 năm 1943 trên hướng Novy Bykhov đã thu hút một phần lực lượng xe tăng, cơ giới của Tập đoàn quân 9 (Đức) lên phía Bắc, làm cho mật độ phòng ngự của quân Đức trên hướng Nam Gomel bị suy yếu. Quân Đức đón đợi cuộc tấn công chính của Phương diện quân Byelorussia trên "chỗ lồi" Gomel - Dobruzh (???), mục tiêu của chiến dịch. Tuy nhiên, tướng K. K. Rokossovsky đã chọn ngã ba sông ở Loyew, nơi hợp lưu giữa sông Berezina và sông Dniepr để vượt sông bằng cả hai tập đoàn quân 48, 65, 2 quân đoàn kỵ binh và 1 quân đoàn xe tăng. Đồn đột kích nhanh chóng bằgn kỵ binh và xe tăng này đã loại bỏ cả hai tuyến phòng thủ sông Sozh và sông Dniepr của Tập đoàn quân 2 và cánh Nam Tập đoàn quân 9 (Đức), uy hiếp chủ lực quân Đức đóng trên bờ Tây các con sông này. Khi thống chế Ernst Busch "đọc" được diễn biến của các sự kiện thì đã muộn. Hai tập đoàn quân 48 và 65 cùng các quân đoàn xe tăng và kỵ binh Liên Xô đã làm chủ hoàn toàn bờ Tây sông Dniepr từ Loyew đến Gorval. Sau khi trung tâm phòng ngự Rechitsa bị quân đội Liên Xô đánh chiếm ngày 18 tháng 11, Cụm phòng thủ chính của Tập đoàn quân 2 (Đức) ở Gomel trở nên bị cô lập và buộc phải triệt thoái nếu không muốn lâm vào thế bị bao vây và tiêu diệt.
Pháo binh của Phương diện quân Byelorrusia đã có những bước tiến bộ lớn qua từng trận đánh. Do coi trọng công tác trinh sát và đặt nhiều đài quan sát hiệu chỉnh hỏa lực nên họ đã xạ kích chính xác với mức tiêu hao đạn dược tối thiểu. Mặt dù mật độ pháo binh của quân đội Liên Xô trên hướng tấn công chính (hướng Loyew) không lớn, chỉ khoảng 110 khẩu/km chính diện do phải san sẻ cho Tập đoàn quân 3 ở cánh Bắc nhưng cũng đủ để phá hủy nhiều công trình phòng thủ của quân Đức trên bờ sông và sâu đến 7–8 km ở phía trong, mở đường cho bộ binh, kỵ binh và xe tăng Liên Xô nhanh chóng vượt sông. Việc đẩy cao tốc độ tiến công của các tập đoàn quân 48 và 65 còn có sự đóng góp lớn của công binh. Họ đã bắc 7 cây cầu phao lớn, 12 cầu gỗ ván, sửa chữa 33 cây cầu khác, thiết lập 26 bến vượt, phục hồi 275 km đường bộ, 155 km đường cao tốc và 109 km đường sắt, tháo gỡ 13.500 quả mìn các loại.
Tuy nhiên, chỉ huy các tập đoàn quân 11 và 63 đã có những thiếu sót làm cho mục tiêu bao vây, tiêu diệt cánh quân Đức tại khu vực Gomel không thực hiện được theo kế hoạch. Các tướng I. I. Fedyuninsky và V. Ya. Kolpakchi đã không tổ chức vượt sông công kích xa hơn về phía Bắc Gomel tại bàn đạp Chechersk của Tập đoàn quân 63 mặc dù họ hoàn toàn có thể tập trung được binh lực tại đây. Trong tay của các tư lệnh của hai tập đoàn quân 11 và 63 có lực lượng đột kích mạnh gồm 4 trung đoàn tăng và 2 trung đoàn pháo tự hành, nhưng họ đã không dám mạo hiểm đưa lực lượng này vượt sông Sozh để tăng cường cho mũi tấn công vào phía Bắc Gomel khi 2 sư đoàn xe tăng và cơ giới Đức còn đang bận đối phó với Tập đoàn quân 3 (Liên Xô) tại các khu vực đầu cầu Zagorye và Propoysk ở phía Bắc. Đến khi nhận thức được tình hình phía Tây sông Dniepr đang diễn biến có lợi cho quân đội Liên Xô, tướng I. I. Fedyuninsky mới cho hai trung đoàn xe tăng và 1 trung đoàn pháo tự hành tham chiến thì thời cơ đã mất. Sư đoàn xe tăng 4 và Sư đoàn cơ giới 36 Đức đã lùi về cùng với Sư đoàn xe tăng 18 chốt chặt hành lang Buda Koshelyevo - Potapovo, yểm hộ cho cụm Đức đang phòng thủ tại Gomel rút quân theo đường sắt về Zhlobin.
Không lâu sau Chiến dịch Gomel - Rechitsa, ngày 18 tháng 12 năm 1943, Tập đoàn quân 11 được giải thể theo chỉ lệnh của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô. Quân số, vũ khí và phương tiện của tập đoàn quân này được bàn giao cho các tập đoàn quân 48 và 65. Tướng I. I. Fedyuninsky, nguyên tư lệnh Tập đoàn quân 11 được điều động đến Phương diện quân Leningrad nhận nhiệm vụ chỉ huy Tập đoàn quân xung kích 2 tại bàn đạp Oranielbaum. | 1 | null |
Mộc lan tím (danh pháp hai phần: Magnolia liliiflora) là một loài mộc lan ("Magnoliaceae"). Loài này được Desrouss. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1792.
Chúng thường được xem là loài bản địa Tây Nam Trung Hoa (ở Tứ Xuyên và Vân Nam) nhưng trong nhiều thế kỷ qua được trồng ở nhiều nơi ở Trung Quốc và Nhật Bản. | 1 | null |
Lê Viết Lượng (1900 - 1985) là một nhà cách mạng và chính khách Việt Nam, nguyên Thống đốc (Tổng giám đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên khu IV, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An.
Quê quán.
Lê Viết Lượng sinh năm 1900, quê quán ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, cha mất sớm, mẹ buôn bán nhỏ (bán nước mắm) tần tảo nuôi bầy con ăn học. Tuy gia cảnh khó khăn, song Lê Viết Lượng là người thông minh và có nghị lực nên vẫn học hành đến nơi đến chốn.
Quá trình hoạt động.
Năm 1927 ông đã học hành đỗ đạt và được chính quyền thực dân bổ về làm giáo viên huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Cảm mến người thầy giáo trẻ tuổi mà có nghị lực, viên tri huyện Hương Khê Phạm Văn Dương đã gả con gái yêu của mình là Phạm Thị Trang cho ông.
Có công ăn việc làm ổn định, lại lấy được vợ đẹp là con một gia đình dòng dõi quan lại… bao tương lai đang mở ra trước mắt ông. Song trước cảnh nước mất, trước cảnh hàng triệu đồng bào của mình đang rên xiết lầm than dưới gót giày xâm lược, Lê Viết Lượng đã không cam chịu sông cảnh "Vinh thân phì gia" mà quyết từ bỏ tất cả để dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng, cứu nước, cứu dân. (Sau này bà Trang đi tu trong chùa tại Nha Trang. Hai người chia tay năm 1948).
Lê Viết Lượng đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng, đến năm 1927 ông được kết nạp vào Đảng Tân Việt và chỉ một thời gian ngắn sau đó, ông được cử giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Hương Khê, Hà Tĩnh.
Cuối năm 1929, chính quyền thực dân chuyển Lê Viết Lượng về Huế, làm giáo viên trường Quốc học Huế. Đến địa bàn làm việc mới, ông tìm cách liên lạc với tổ chức cách mạng tại đó và tích cực hoạt động. Sau khi các tổ chức cộng sản hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930), Lê Viết Lượng được cử giữ chức Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Thừa Thiên.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Lê Viết Lượng bị tù đầy tới 15 năm. Đến cuối năm 1930, cơ sở cách mạng bị vỡ, Lê Viết Lượng bị địch bắt cùng với một số dồng chí của mình. Lê Viết Lượng bị kết án khổ sai chung thân. Đến tháng 6- 1931, ông bị đày lên Kon Tum cùng chuyến với các đồng chí Bùi San, Đặng Thái Thuyến…
Ông và nhiều đồng chí khác bị đầy lên Kon Tum khi cuộc làm đường mùa khô lần thứ nhất (tháng 12-1930 đến tháng 5- 1931) đã kết thúc. Được nghe kể lại những tội ác dã man của chế độ Nhà lao Kon Tum và chứng kiến cảnh gần 100 tù sống sót từ công trường làm đường 14 trở về chỉ còn là những " thây ma da bọc xương", ông vô cùng đau xót và căm hận. Áp dụng kinh nghiệm đối phó và đấu tranh đối với chế độ nhà lao từ các nơi khác, Lê Viết Lượng cùng số anh em mới lên bắt tay ngay vào việc tổ chức ban lãnh đạo nhà lao (Lê Viết Lượng là một thành viên) đã tích cực hoạt động, tuyên truyền, vận động, giác ngộ binh lính, làm cho họ hiểu rõ hơn, đúng hơn về những người tù chính trị. Vận động anh em tù chính trị đấu tranh đòi bãi bỏ đánh đập, đòi cải thiện chế độ lao tù, đòi giảm giờ làm và làm những công việc phù hợp với sức khỏe tù chính trị, đòi biệt đãi tù chính trị, đòi ốm đau được chăm sóc…
Cùng với ban lãnh đạo Nhà lao, Lê Viết Lượng, Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Huy Lung, Bùi San… đã tổ chức lễ truy điệu cho hơn 200 anh em tù chính trị đã bỏ mình trên công trường làm đường 14 trong mùa khô lần thứ nhất. trước khi nổ ra cuộc đấu tranh lưu huyết (12-12-1931), chúng đã chuyển Lê Viết Lượng đi Nhà tù Lao Bảo cùng một đồng chí của ông là Trần Hữu Chương và Liên Phùng (ba người đều là án tù chung thân
Tháng 3/1945 ông được ra tù trở về Vinh chỉ đạo chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Hoạt động sau Cách mạng Tháng Tám.
Sau đó ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An, Đại biểu Quốc hội các khóa I, II.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Liên khu IV, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu IV gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa - Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên tháng 8/1949 thay ông Hồ Tùng Mậu.
Xây dựng Ngân hàng Quốc gia.
Năm 1951 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, ông được cử làm Phó Tổng Giám đốc (5/1951). Năm 1952 ông lên làm Tổng Giám đốc thay ông Nguyễn Lương Bằng và giữ cương vị này đến tháng 1 năm 1963 (được thay bởi Tạ Hoàng Cơ).
Ông bắt tay xây dựng thành công ngành Ngân hàng lúc này chỉ mới là trứng nước. Ông ra tay kiến tạo, tổ chức, đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng suốt 13 năm.,
Ông hoạch định chính xác một chương trình hành động ở tầm vĩ mô, trước hết phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng các cấp, phải coi đây là nhân tố hàng đầu để vận hành có hiệu quả hệ thống bộ máy Ngân hàng đang còn rất mới mẻ.
Để đáp ứng yêu cầu đó, ông đề nghị Chính phủ cho mở các khóa luận luyện cán bộ nghiệp vụ Ngân hàng ngay trong kháng chiến.
Đến 1954, sau hòa bình lập lại, trong khi các ngành khác chưa thấy động tĩnh gì, tranh thủ thời cơ, Ông đã chủ trương chiêu mộ hàng ngàn học sinh phổ thông (cấp II, cấp III) trên khắp miền Bắc, trước hết từ các tỉnh khu IV, khu III, các vùng tự do thanh niên có điều kiện học tập, dựa vào dân, sử dụng đình chùa, nhà kho, mở gấp các lớp đào tạo ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Đông…, với quan điểm phát hiện và trọng dụng nhân tài, ông khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo tập trung, tại chức, tự học, những ai học giỏi, tận tụy công tác được xem xét thưởng lương, thưởng chức…, nhờ đó, việc học tập trong ngành Ngân hàng trở thành phong trào sôi động, Ngành nhanh chóng có được một đội ngũ cán bộ trẻ kịp cung ứng nhu cầu hoạt động của toàn Ngành.
Đồng thời với việc triển khai đào tạo cấp tốc nói trên, ông quan tâm tuyển chọn một số cán bộ, học sinh có đủ trình độ gửi đi đào tạo dài hạn ở các nước bạn. Cố giáo sư, tiến sĩ Trần Linh Sơn là một điển hình được ông cử đi Liên Xô, sau 7 năm học tập, năm 1957 về nước, là nhà khoa học kinh tế đầu tiên không chỉ của ngành Ngân hàng mà của cả miền Bắc XHCN, trở thành Phó Tổng giám đốc (Phó Thống đốc), là thầy giáo đầu đàn của ngành Ngân hàng. Trong số các cán bộ được ông tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nhiều anh chị em sau này đã giữ các vị trí trọng trách của Ngành từ Trung ương đến địa phương, hình thành được đội ngũ cán bộ khoa học của ngành. Mặt khác, ông cũng hết sức chăm lo bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ cho cán bộ và con em miền Nam tập kết, chuẩn bị đội ngũ cán bộ Ngân hàng cho miền Nam khi thống nhất đất nước.
Cùng với nhiệm vụ khẩn trương xây dựng hệ thống trụ sở kiên cố cho các chi nhánh Ngân hàng địa phương trên toàn miền Bắc, Ông có công lớn tìm và phát hiện được một vùng đất rộng lớn còn sình lầy, hoang sơ cạnh gò Đống Đa lịch sử, lúc bấy giờ thuộc ngoại thành Hà Nội, đã đưa ra quyết định sáng suốt, táo bạo xin phép Chính phủ xây dựng nơi đây thành cơ sở đào tạo cán bộ cho ngành Ngân hàng.
Theo đó, Chính phủ đã quyết định thành lập Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng từ rất sớm, ngày 13/9/1961, tiền thân của Học viện Ngân hàng ngày nay. Việc Ông đặt tên trường "Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng" cũng là một biểu hiện ý tưởng sáng tạo, độc đáo, in rõ dấu ấn Lê Viết Lượng, bởi ngành Ngân hàng lúc bấy giờ, chưa thể đủ điều kiện mở trường Đại học, Cao đẳng, thậm chí cả Trung cấp chuyên nghiệp.
Ông đã đề ra chủ trương "Cải tiến công tác Ngân hàng’ thông qua việc tách tổ chức Ngân hàng ở các tỉnh và thành phố lớn, hình thành "Chi nhánh Trung tâm" và "Chi nhánh nghiệp vụ" riêng, tuy cùng hoạt động chung trong một cơ quan Ngân hàng. Thể hiện chủ trương này trong buổi sơ khai đó là: Tại mỗi ngôi nhà Ngân hàng 2 tầng của mỗi tỉnh, thành, "Chi nhánh Trung tâm" đã được tách ra, đóng ở tầng trên chuyên lo nhiệm vụ quản lý, thống kê tổng hợp tình hình, đề ra các chủ trương biện pháp nghiệp vụ, chương trình nghiệp vụ, chương trình kế hoạch công tác, được quan hệ trực tiếp với cấp trên là Ngân hàng Trung ương và các cấp lãnh đạo tỉnh, thành phố, tựa như cấp Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố hiện nay. Còn hình thức tổ chức "Chi nhánh nghiệp vụ" thì đóng trụ sở ở tầng dưới. "Chi nhánh nghiệp vụ" được phân công nhiệm vụ trực tiếp giao dịch mọi nghiệp vụ Ngân hàng đối với mọi khách hàng của mình, tựa như các NHTM hiện nay. Có thể nói ông là "cha đẻ" của mô hình Ngân hàng 2 cấp ở Việt Nam, lóe sáng lên qua một tư duy khoa học kinh tế thực sự và đầu óc nhạy cảm chính trị của nhà hoạt động cách mạng chuyên nghiệp một thời.
Ngay từ năm 1952, chỉ một năm sau ngày thành lập ngành, ông đã chỉ đạo thành lập tờ báo chuyên ngành - Tập san Ngân hàng (tiền thân của Tạp chí Ngân hàng thời nay) mà đến nay, 60 năm có ngành, hệ thống báo chí Ngân hàng bao gồm nhiều thế loại khác nhau đã và đang kế thừa và phát triển rộng khắp, theo sát quá trình phát triển lớn mạnh của Ngành.
Năm 1963 ông chuyển sang giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đến năm 1975 ông nghỉ hưu. Ông mất năm 1985.
Vinh danh.
Trong khuôn viên Học viện Ngân hàng ở Hà Nội có bức tượng bán thân Lê Viết Lượng được tạc dựng năm 2001, là công trình ghi nhớ vị Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có nhiều đóng góp thiết yếu vào buổi đầu ngành tiền tệ Việt Nam.
Ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên – Huế, thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum… cũng có đường phố mang tên Lê Viết Lượng.
Gia đình.
Năm 1949, khi Lê Viết Lượng đã 49 tuổi, đang là Chủ tịch Ủy ban Hành chính Liên khu IV thì được đại tướng Nguyễn Chí Thanh mai mối cho cô Trần Vân Cầu Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ Liên khu IV vừa 24 tuổi.
Trần Vân Cầu là con gái quan Trần Chinh Cát thuộc Bộ Lễ triều Bảo Đại, nhưng lúc này cả nhà đã từ bỏ Triều đình Huế đi theo con đường cách mạng.
Ông bà có các con: Lê Minh Châu, Lê Minh Sơn, Lê Minh Đức, Lê Minh Tiến, hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Trong hóa học và vật lý hạt nhân, phản ứng dây chuyền là chuỗi các phản ứng trong đó sản phẩm hoặc sản phẩm phụ của phản ứng này là tác nhân gây ra các phản ứng tiếp theo. Trong một phản ứng dây chuyền, phản hồi tích cực dẫn đến một chuỗi sự kiện tự khuếch đại.
Phản ứng dây chuyền là một cách mà các hệ không ở trạng thái cân bằng nhiệt động có thể giải phóng năng lượng hoặc tăng entropy để đạt trạng thái entropy cao hơn.
Phản ứng dây chuyền hạt nhân.
Ví dụ kinh điển của phản ứng dây chuyền là sự phân hạch của urani-235 (235U) dưới tác động của neutron. Khi một neutron kết hợp với một hạt nhân 235U sẽ vỡ ra (phân hạch), sinh ra các hạt nhân con và cỡ 2–3 neutron mới. Những neutron thứ cấp này nếu gặp được hạt nhân 235U khác thì sẽ gây ra phân hạch hạt nhân urani đó. Tùy theo mức độ để thất thoát neutron mà sẽ có mức độ phản ứng dây chuyền khác nhau. Trong thực tế người ta dùng giá trị định lượng bằng số đặc trưng cho số neutron trung bình gây ra được phản ứng kế tiếp trong khối, và gọi là "hệ số nhân neutron hiệu dụng" (K).
Xác suất để neutron gặp được hạt nhân 235U và gây ra phản ứng dây chuyền tùy thuộc vào các yếu tố khối lượng, mật độ, hình dạng, mức độ làm giàu, độ tinh khiết, nhiệt độ và môi trường xung quanh. Trong số đó, khối lượng có vai trò quan trọng nhất, và khối lượng tối thiểu cần thiết để duy trì phản ứng dây chuyền gọi là "khối lượng tới hạn". | 1 | null |
Phan Bôi (1911 - 1947), tức Hoàng Hữu Nam, là nhà hoạt động cách mạng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I.
Quê quán.
Ông sinh năm 1911 trong một gia đình nổi tiếng về hiếu học và yêu nước, cách mạng. Ông là con thứ bảy trong gia đình. Gia đình ông, chỉ tính từ thân phụ Phan Định và thân mẫu Lê Thị Tiếu, có 53 người thì có đến 35 người ở tù, 8 liệt sĩ & những nhà trí thức, nhà lãnh đạo nổi tiếng như Phan Thanh, Phan Diễn...
Làng quê Bảo An, tổng Đa Hòa, phủ Điện Bàn (nay thuộc xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn) tỉnh Quảng Nam là nơi từng sản sinh nhiều bậc đại khoa, tài cao đức trọng, những nhà trí thức, những nhà cách mạng dũng cảm, kiên cường, tài ba, đức độ của xứ Quảng và cả nước
Đi học.
Lúc còn học sinh, khi mới 15-16 tuổi đang học tại Trường Quốc học Huế (khoảng 1925-1927), Phan Bôi là một trong những người tham gia lãnh đạo đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh, chống lại việc đuổi học Nguyễn Chí Diểu.
Hoạt động cách mạng.
Do các hoạt động chống đối thực dân phong kiến, Phan Bôi bị đuổi học. Sau đó, Hoàng Hữu Nam ra Hà Nội làm việc cho nhà in Ngô Từ Hạ và tiếp tục hoạt động trong phong trào thanh niên học sinh ở thủ đô.
Năm 1929, Phan Bôi được phân công vào công tác hợp pháp ở Sài Gòn, rồi gia nhập An Nam Cộng sản Đảng. Năm 1930, Phan Bôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh hoạt cùng chi bộ với Hải Triều và Trần Văn Giàu…
Là đảng viên trẻ, đầy nhiệt huyết, Phan Bôi được tổ chức tin tưởng, giao nhiệm vụ tham gia lãnh đạo Hội phản đế và Hội học sinh thành phố. Các Hội này xuất bản hai tờ báo: Tân học sinh do Trần Văn Giàu phụ trách và báo Giải phóng do Phan Bôi đảm nhận. Ngoài ra, Phan Bôi còn giảng dạy lý luận sơ yêu cho nhiều thanh niên, học sinh.
Tháng 01/1931, Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo cho các tổ chức Đảng trong cả nước cổ động cho các ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm ngày công xã Paris 18/3. Tháng 02 năm 1931, sau cuộc đình công của công nhân Nhà Bè, Xứ ủy Nam Kỳ chỉ thị cho các chi bộ Sài Gòn hưởng ứng, tham gia phong trào, trong đó có tổ chức biểu tình kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Chiều ngày 08.02.1931, cuộc mítting kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái được tổ chức với nội dung kêu gọi liên minh công nông, yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm. Ban tổ chức cuộc mít ting có ba người, đồng chí Phan Bôi lúc này phụ trách tuyên truyền của Xứ ủy, có bí danh là Quảng, được phân công làm trưởng ban; Lý Tự Trọng (tức Hai) làm nhiệm vụ bảo vệ. Địa điểm mít ting nằm trên đường Larégnere, cạnh một sân bóng đá. Lúc quần chúng xem bóng vừa đổ ra, đứng lại để nghe nói chuyện, nhưng người được phân công phụ trách diễn thuyết vẫn chưa có mặt (sau này mới biết là đã bị bắt), do đó đồng chí Phan Bôi phải lên thay thế. Cuộc diễn thuyết diễn ra chớp nhoáng, vừa kết thúc thì bọn cảnh sát ập đến. Tên Cò Legrand nhảy vào bắt đồng chí Phan Bôi, lập tức Lý Tự Trọng dùng súng lục bắn hai phát, tên Cò Legrand gục xuống.
Trong vụ này, Phan Bôi, Lý Tự Trọng và một số đồng chí khác bị bọn thực dân bắt gia ở khám Catinat, rồi đưa vào Khám Lớn (Sài Gòn), riêng Lý Tự Trọng bị kết án tử hình.
Ngày 07.5.1933, Phan Bôi và một số đồng chí bị thực dân Pháp đưa ra xét xử trong vụ án mà chúng gọi là "Vụ án Đảng Cộng sản Đông Dương". Phan Bôi bị kết án 20 năm tù và bị đày ra Côn Đảo ngày 13.5.1933. Tại Côn Đảo, Phan Bôi cùng một số đồng chí khác lập ra chi bộ Đảng và có nhiều hoạt động nhằm giữ vững khí tiết của người Cộng sản.
Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp, do sức ép đấu tranh của dư luận, bọn thực dân Pháp ở Đông Dương buộc phải trả tự do cho nhiều tù chính trị, trong đó có Phan Bôi. Từ Côn Đảo trở về đất liền, đồng chí tham gia các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở quê hương Quảng Nam, Đà Nẵng, nhất là vận động thanh niên, học sinh, đón phái bộ do Gô-da dẫn đầu sang Đông Dương. Ngày 28.02.1937, phái bộ Gô-da đến Đà Nẵng. Nhân dân đã đứng chật ních hai bên đường. Đường bị tắc nghẽn. Gô-da phải đi bộ, đi đến đâu quần chúng theo đến đó, Phan Bôi đã dịch tất cả tài liệu tố cáo ách thống trị hà khắc của bọn thực dân Pháp ở Việt Nam sang tiếng Pháp và trực tiếp đưa kiến nghị của quần chúng cho phái bộ Gô-da ngay tại Tòa đốc lý Đà Nẵng.
Sau sự kiện này, Phan Bôi trở lại Hà Nội và sống tại nhà anh ruột là Phan Thanh để hoạt động và tham gia viết bài cho các báo công khai của Đảng như: Lao động, Tiếng nói của chúng ta, Dân chúng, Tin tức. Phan Bôi cũng là người trực tiếp chuyển những ý kiến của Đảng cho Phan Thanh trong việc đấu tranh nghị trường (bấy giờ Phan Thanh là dân biểu của Viện dân biểu Trung Kỳ do Đảng Cộng sản Đông Dương đưa vào).
Do các hoạt động trên, Phan Bôi bị bọn mật thám đưa vào danh sách những phần tử nổi loạn nguy hiểm ở Bắc Kỳ, cần cưỡng chế lao dịch tại một trung tâm nhất định theo sắc lệnh ngày 21.01.1940.
Tháng 5 năm 1940, Phan Bôi bị thực dân Pháp bắt và đưa đi an trí tại Trại Bắc Mê (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
Đến tháng 11 năm 1941, Phan Bôi bị đưa về nhà lao Ninh Bình, sau đó cùng 11 người bị đày đi Madagascar (Châu Phi) – nơi từng giam giữ nhiều nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam như Thành Thái, Duy Tân… Tại đây, Phan Bôi cùng bạn tù trao đổi về Chủ nghĩa MácLeNin, về duy tâm, duy vật; luôn tin tưởng vào sự thắng lợi cuối cùng của cách mạng Việt Nam và mong muốn ngày trở về Tổ quốc để góp phần giành độc lập cho nước nhà.
Tháng 11 năm 1942, quân Anh chiếm toàn bộ Madagascar, những người theo De Gaulle thay thế chính quyền Petain. Tháng 6 năm 1943, Phan Bôi được phóng thích khỏi Madagascar và được đưa sang Ấn Độ. Để có cơ hội về nước tham gia hoạt động cách mạng, được tổ chức Đảng trong nước đồng ý, Phan Bôi cùng 6 đồng chí khác cùng bị giam ở Madagascar nhận làm tình báo cho Anh. Phan Bôi và Lê Giản còn bí mật bắt nối liên lạc với Đảng Cộng sản Ấn Độ.
Gần cuối năm 1944, sau khi dự huấn luyện nghề tình báo, Phan Bôi được quân Anh đưa về Việt Nam. Nhảy dù xuống Cao Bằng, sau một thời gian bắt nói được với cơ sở, đồng chí được đưa về công tác ở cơ quan Trung ương Đảng. Nhóm tình báo được phép liên lạc với người Anh như kế hoạch ban đầu. Bác Hồ khuyên nhóm tình báo không cần thiết phải đốt dù và căn dặn có bắt liên lạc với Trung tâm chỉ huy ở Can-Cút-Ta(Ấn Độ) để xin thêm vũ khí, điện đài, thuốc chữa bệnh và vẫn công tác khuôn khổ mục tiêu chống phát xít.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Phan Bôi cùng một số đồng chí khác, trong đó có Phạm Văn Đồng được Bác Hồ phân công ở lại củng cố cơ sở, vì Người biết chắc rằng thế nào cuộc kháng chiến sẽ xảy ra ở vùng rừng núi này.
Tham gia Chính phủ Cách mạng.
Ông đổi tên thành Hoàng Hữu Nam.
Tháng 01 năm 1946, Hoàng Hữu Nam được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử và trúng vào Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập. Với chính sách đại đoàn kết dân tộc, nhiều nhân sĩ, trí thức danh tiếng được mời tham gia vào trong Chính phủ. Cụ Huỳnh Thúc Kháng người Quảng Nam giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Để có người trực tiếp giúp cụ Huỳnh trong mọi công việc quan trọng, ông tiếp tục được cử làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Năm 1946 ông được giao thêm nhiệm vụ Trưởng ban Liên kiểm Việt Pháp. Trong thời gian này ông đã tham gia nhiều quyết định quan trọng của Trung ương để bảo vệ chính quyền còn non trẻ trước tình hình phức tạp lúc bấy giờ. Ngày 13/8/1946 ông được cử làm Đặc phái viên Quân ủy hội. Ngày 24/9/1946 ông là Chính trị viên Quân đội Tiếp phòng Việt Nam (Tổng chỉ huy là Lê Thiết Hùng). Ngày 7/11/1946 ông được cử làm Trưởng đoàn Việt Nam trong Ủy ban Binh bị Việt-Pháp để thi hành bản Tạm ước Việt - Pháp ngày 14 tháng 9 năm 1946.
Khi mặt trận Hà Nội vỡ, ông cùng Chính phủ rút lên Chiến khu Việt Bắc và tiếp tục công tác trong Hội đồng Chính phủ. Ông là người lãnh đạo ưu tú của ngành Công an và là người cộng tác đắc lực cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tai nạn qua đời.
Ông bị chết đuối và mất ngày 24/4/1947 khi đang trên đường đi công tác tại Tuyên Quang
Cuộc họp Hội đồng Chính phủ ngày 30/4/1947 đã tổ chức tưởng niệm Hoàng Hữu Nam và cụ Huỳnh Thúc Kháng (từ trần trước đó 3 ngày, tức 21/4/1947). Trong tập nhật ký của một Bộ trưởng, Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại việc này như sau: "…"Hội đồng hôm nay có hai tin buồn: cái chết của cụ Huỳnh và Nam. Cụ (tức Bác Hồ) nói qua lịch sử chiến đấu của hai chiến sĩ trong Chính phủ sau khi tất cả đều mặc niệm một phút. Mọi người đều cảm động trước cái chết đau thương của hai người trong lúc quốc dân đang cần nhân tài để đảm đương việc nước. Cụ Chủ tịch nói với một giọng rất đau đớn như mất một người anh và một người con vậy"".
Tháng 4 năm 1948, nhân một năm ngày mất của Hoàng Hữu Nam, Bác Hồ đã gửi thư cho gia đình Hoàng Hữu Nam và theo chỉ thị của Bác, Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến đã giúp vợ Hoàng Hữu Nam một số tiền để chi tiêu hàng ngày.
Vinh danh.
Khi chính phủ về Thủ đô Hà Nội, đã cho cải táng mộ ông về Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội
Ông được truy tặng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất.
Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Phan Bôi dài 700m, rộng 5,5m, nối từ đường Ngô Quyền đến đường Nguyễn Công Trứ thuộc quận Sơn Trà.
Cùng một mục đích tương tự như thế, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Hoàng Hữu Nam, thuộc phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 (nay là thành phố Thủ Đức).
Gia đình.
Người bạn đời của Hoàng Hữu Nam là bà Trịnh Thị Tuyến, nguyên là vợ một người đồng chí hoạt động với nhau từ năm 1930 và cùng bị đày ra Côn Đảo. Trong chuyến vượt ngục về đất liền, người đó có dặn lại với Hoàng Hữu Nam nếu mình có mệnh hệ gì thì nhờ ông thay mặt mình chăm sóc vợ con. Đồng chí đó đã hy sinh trên đường vượt ngục. Theo lời nguyện đó, Hoàng Hữu Nam khi trở về đất liền đã đến tìm bà Tuyến và kết hôn với nhau. Bà Tuyến là một trong 5 người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Ông có người con tên là Phan Nhã, được du học tại Liên Xô. | 1 | null |
Thánh Giuse (hay Yuse từ tiếng Ý Giuseppe, từ tiếng Do Thái: יוֹסֵף "Yosef"; tiếng Hy Lạp: ; từ tiếng Anh: Joseph,đôi khi cũng được gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse, Giuse thành Nazareth hoặc Giô-sép) là một vị thánh của Kitô giáo. Những ghi chép về Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc Âm Luca và Matthew (còn những văn bản ra đời sớm của Phúc Âm như các thư Sứ đồ Phaolô hay Phúc Âm Máccô không đề cập đến người chồng của Maria). Tuy các thông tin đề cập trong hai sách trên không hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng chúng cùng mô tả Giuse là bạn thanh sạch của Maria và cha về mặt pháp lý của Giêsu. Theo Phúc Âm Luca, Giuse là người thuộc chi họ Giuđa, hậu duệ đời thứ 40 của vua David, sinh trú tại Bêlem. Ông thuộc tầng lớp gia đình bình dân của xã hội thời đó. Ông đính hôn với Maria - một thiếu nữ quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa.
Tất cả các sách Tân Ước đều không thuật lại một lời nói nào của Giuse mà chỉ nhắc đến những hành động được cho là thi hành lời của Thiên Chúa phán qua sứ thần. Đứng trước sự việc Maria mang thai không phải bởi mình, Giuse đã không từ bỏ Maria và cái thai trong bụng bà mà ông muốn họ có một tư cách pháp lý theo luật Do Thái: "là con cháu vua David đúng như lời Thiên Chúa đã hứa từ thời Cựu Ước". Ông Giuse cũng nhận lời phán truyền của Thiên Chúa qua lời thiên sứ để đưa Maria và Jesus rời xứ Judea sang Ai Cập nhằm tránh cuộc thảm sát của vua Herode Đại đế. Sau đó cũng chính ông nghe lời của thiên sứ truyền báo để đưa gia đình trở về quê hương sau khi Hêrôđê chết. Các sách Phúc Âm không cho biết Giuse qua đời vào thời điểm nào. Lần cuối cùng các văn bản này nhắc đến Giuse là khi ông tìm được trẻ Giêsu tại đền thờ Jerusalem, lúc đó Giêsu đang luận bàn giáo lý với các nhà thông học Do Thái giáo. Những chứng cứ gián tiếp cho thấy nhiều khả năng ông mất trước giai đoạn Giêsu hoạt động công khai.
Tên Giuse ít được nhắc đến trong Kitô giáo thời sơ khai. Tuy vậy, vai trò của ông về sau ngày càng được đề cao. Ngày nay, tất cả các nhánh của Kitô giáo, bao gồm Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương và Anh giáo đều tôn kính Giuse. Ông là Thánh bổn mạng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, dòng tu, nam giáo dân. Cùng với sự lớn mạnh của ngành thần học nghiên cứu về Đức Mẹ Maria (Thánh Mẫu học), ngành thần học nghiên cứu về Thánh Giuse (tiếng Anh: "Josephology") cũng đã xuất hiện. Từ những năm 1950, có nhiều trung tâm nghiên cứu về ngành này đã được thành lập và phát triển.
Thánh Giuse là thánh quan thầy (thánh bảo hộ) của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhà thờ Chính Tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội được đặt theo tên ông.
Mô tả về Giuse trong Kinh Thánh và những tranh cãi.
Các thư sứ đồ PhaoLô được coi là tư liệu Kitô giáo xưa nhất còn tồn tại có đề cập tới mẹ của Giêsu (dù không nêu tên bà) nhưng đã không nhắc tới cha của ông (ngoài Chúa Cha), chẳng hạn như Thư gửi tín hữu Rôma 15:26. Bản Phúc Âm sớm nhất của Máccô cũng không nhắc đến cha của Giêsu.
Dòng dõi.
Giuse được xuất hiện đầu tiên trong các sách Phúc Âm của Mátthêu và Luca. Phúc âm Luca có nhắc đến cha của ông Giuse là Heli trong khi Matthew lại gọi tên cha Giuse là "Jacob" (không phải Jacob Cựu Ước). Phúc Âm Matthew và Luca có cách mô tả hơi khác nhau về gia phả dòng tộc Giuse: trong khi Matthew cho rằng Giêsu theo nhánh chính của dòng tộc David nghĩa là con cháu vua Solomon thì Luca lần ngược tổ tiên Giuse lên tới Nathan, một người con khác của vua David, và lập ra một phả hệ khác hẳn. Một số học giả tìm cách hòa giải những mâu thuẫn này bằng cách xem Giuse thuộc dòng Solomon trong khi Maria thuộc dòng Nathan.
Nghề nghiệp.
Trong sách Mátthêu, tác giả gọi Giêsu là con của một "tekton" (τέκτων), còn Máccô thì gọi Giêsu chính là một "tekton". Từ "tekton" thường được dịch là "thợ mộc", nhưng nghĩa rộng hơn ("tek" là nguồn gốc các từ "technical", "technology" chỉ kĩ thuật, công nghệ) có thể bao gồm những người chế tạo vật dụng từ nhiều vật liệu khác nhau không chỉ là gỗ; thậm chí có thể chỉ cả thợ xây.
Những kết quả khai quật ở Nazareth dấy lên suy đoán rằng Giuse đã tham dự vào việc tái dựng thành Sepphoris (tức Tzippori) bị người La Mã phá hủy năm 4 TCN, một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Một số học giả nêu ra các tư liệu chứng minh sự thiếu lao động thủ công lành nghề trong thời đó và cho rằng "tekton" nghĩa là một thợ thủ công lão luyện, có thể có xưởng thuê người làm việc. Nhìn chung, đó là một nghề mà có thể suy luận rằng gia đình Giuse có lẽ cũng khá giả. Trong đế quốc La Mã ngày xưa, xã hội được chia thành hai tầng lớp: hạng người "humiliores" là những người bình dân, ít của cải; và "honestiores" là những người giàu có. Những người "tekton" thuộc về tầng lớp "honestiores". Geza Vermes nghiên cứu kinh Talmud của đạo Do Thái chỉ ra trong đó đã sử dụng từ "naggar" (thợ mộc) để chỉ những người khôn ngoan, được học hành. Nhưng truyền thống Kitô giáo ngay từ thời sơ khai đã coi Giuse xuất thân trong một gia cảnh tầm thường bình dân, như trong Phúc Âm Luca đã viết.
Hành trạng.
Trong các trình thuật về tuổi ấu thơ của Giêsu, tuy tiếp tục có sự khác nhau giữa các tác giả Tân Ước, nhưng tựu trung có thể thấy một sự tương đồng giữa Môisê trong Cựu Ước và Giêsu trong Tân Ước. Cả hai đều gặp nguy hiểm từ một vị vua độc ác, cả hai đều có người cha tên là Giuse (Joseph) và cha của hai Joseph này đều tên là Giacóp (Jacob). Phúc âm Mátthêu còn đi xa hơn khi miêu tả Giuse, chồng của Maria cũng nhận thông báo của thiên thần trong giấc mơ báo trước hiểm nguy (vua Hêrôđê tàn sát trẻ nhỏ) và đi sang Ai Cập, rất giống như trình thuật về Môisê. Chi tiết này không có trong sách của Luca.
Theo Mátthêu, ông Giuse sống ở Bêlem, nơi này Giêsu đã được sinh ra, sau đó di chuyển đến Nazareth với gia đình sau cái chết của vua Hêrôđê. Sau khi Giêsu được sinh ra, ông Giuse vẫn ở Bêlem trong một thời gian không xác định (có lẽ hai năm) cho đến khi phải lánh nạn ở Ai Cập. Sau đó, ông mang gia đình trở lại xứ Judea, rồi định cư tại Nazareth.
Trong sách Luca, ông Giuse đã sống ở Nazareth, và Giêsu được sinh ra tại Bêlem, vì Giuse và Maria phải đi đến Bêlem để thực hiện việc điều tra dân số trong lúc Maria đang sắp sửa đến ngày sinh. Luca không đề cập đến các thiên sứ và giấc mơ, cũng như việc chạy trốn sang Ai Cập của Thánh Gia.
Ông Giuse xuất hiện lần cuối cùng trong Phúc Âm ở câu chuyện lễ Vượt Qua và chuyến thăm đền thờ tại Giêrusalem khi Giêsu 12 tuổi, được mô tả trong sách của Luca. Câu chuyện về thời kỳ này có tính chất mô phạm, nhấn mạnh sự ý thức của Giêsu về sứ mệnh sắp tới của ông: ông nhắc tới từ "cha của tôi", nghĩa là chỉ Chúa Cha, nhưng ông Giuse và bà Maria đều không hiểu.
Không có sách Tin Mừng nào đề cập đến Giuse trong những sự kiện của quá trình trưởng thành và rao giảng của Giêsu. Có một chi tiết là người dân ở Nazareth nghi ngờ việc Giêsu là một tiên tri bởi họ biết rõ về gia đình ông. Trong sách của Mátthêu, những thị dân gọi ông là "con trai của bác thợ mộc và bà Maria" thay vì tên Giêsu, và đề cập tới những anh em trai tên là James, Joses, Simon và Judas. Trong sách Máccô, có một số người gọi Giêsu là "con trai của người thợ mộc" thay vì gọi tên Giuse. Trong sách Luca, dân chúng đã gọi Giêsu là con trai của Giuse con của Heli, nhưng không đề cập đến người anh em nào của Giêsu. Dân chúng nói về Giêsu được Luca miêu tả với giọng điệu tích cực còn trong sự miêu tả của Máccô và Mátthêu thì lại có hàm ý chê bai về gia phả của ông. Việc này cũng không xuất hiện trong sách của Gioan nhưng cũng có một câu chuyện được kể lại với chi tiết người Do Thái không tin Giêsu nên đã nói: "Ông Giêsu con ông Giuse, người có cha và mẹ mà chúng ta đều biết".
Ông Giuse không xuất hiện cùng Maria và Giêsu trong tiệc cưới ở Cana, sự kiện bắt đầu cho giai đoạn "sứ mệnh" của Giêsu, hay sự chịu nạn của Giêsu. Nếu ông Giuse có mặt trong cuộc đóng đinh Giêsu vào thập giá thì theo phong tục Do Thái ông sẽ đón nhận thi thể của Giêsu với tư cách là người cha, nhưng việc này Giêsu đã giao cho ông Giuse Arimathea đảm nhận. Tương tự, Giêsu cũng sẽ không ủy thác mẹ ông là bà Maria cho Gioan chăm sóc nếu chồng của bà là Giuse còn sống. Sự thiếu vắng thông tin về sự qua đời của Giuse khiến đưa tới suy luận của Giáo hội Công giáo rằng ông đã hưởng một cái chết bình an, họ xem ông là "quan thầy các kẻ chết lành".
Lý giải về mối hôn nhân và các tranh cãi khác.
Sự khác biệt giữa các bản Phúc âm trong việc mô tả mối quan hệ giữa Giuse và Maria đã để lại nhiều thắc mắc cho đến tận ngày nay. Nhiều nhánh Kitô giáo có nhận xét khác nhau trong việc mô tả về mối quan hệ này. Gioan và Máccô đều nhắc đến Giêsu là "con trai Giuse" hay "con trai người thợ mộc" và nhấn mạnh, dòng dõi gia đình của Giuse là sự kế tục của vua Đavít. Khi xem xét mối quan hệ giữa Giuse và Maria, vấn đề trở nên phức tạp hơn khi đọc các văn bản Phúc âm của Tin Lành. Các văn bản này đề cập tới các "anh em trai" hay "chị em gái" của Giêsu. Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh Thánh nói Bà Maria sau khi sinh Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác một cách bình thường. Trường hợp James là đặc biệt rõ ràng, được Phaolô nhắc lại là "anh em trai của Chúa", người có ảnh hưởng lớn đến Cộng đồng Kitô giáo sau khi Giêsu qua đời. Các tác giả từ thế kỷ thứ II tới thế kỷ thứ V đã tìm cách giải thích việc làm sao mà Giêsu có thể đồng thời là "con của Chúa" và đồng thời là "con của Giuse". Câu chuyện còn kéo theo tranh luận về sự đồng trinh của Maria, một vấn đề không thống nhất và gây tranh cãi giữa các nhánh của Kitô giáo ở mọi thời đại.
Tài liệu Cơ đốc giáo đầu tiên đề cập trực tiếp là "Phúc âm của James" ("Protoevangelium of James"), được viết khoảng năm 150 Công nguyên bởi một người tự xưng là "James" (Giacôbê), người anh em của Giêsu. Trong khi bốn tác giả Phúc Âm quy điển không đề cập tới tuổi của Giuse, James giới thiệu Giuse là một ông già được "số mệnh" chọn (tức do chính Chúa chọn) để trông nom thiếu nữ Đồng trinh Maria. Cũng theo Phúc âm James thì những người mà Máccô nhắc đến là "anh em trai" của Giêsu (bao gồm chính James) thực ra là con của Giuse với vợ trước, không phải anh em ruột cùng mẹ của Giêsu. Phúc âm James sử dụng tuổi tác và đức công chính của Giuse để biện luận rằng ông Giuse không có quan hệ thân xác với Maria, James dẫn lời Giuse: "Tôi nhận cô ấy làm vợ tôi bởi số mệnh, và cô ấy chưa phải vợ tôi, mà cô ấy thụ thai bởi Thánh Linh". Phúc âm James này đã từng hết sức phổ biến đương thời, nhưng sự biện giải của nó cũng để ngỏ khả năng rằng Giuse có thể đã có những quan hệ thân xác với Maria sau khi Giêsu ra đời (trong cách nói "... cô ấy "chưa phải" vợ tôi").
Vào thế kỷ V, truyện kể "Lịch sử Giuse Thợ mộc" - sách tự xưng là tiểu sử của Giuse do chính Giêsu đọc để ghi lại - đã mô tả Giuse ở tuổi 90 (Phúc âm của James không nói tuổi cụ thể) góa vợ với bốn con trai và hai con gái. Ông đã đính hôn với Maria (khi đó mới 12 tuổi) và Maria đã về ở với Giuse để nuôi dưỡng con út của Giuse là James. Giuse và Maria cưới nhau 2 năm rưỡi sau đó. Giuse mất năm 111 tuổi, được chăm sóc bởi các thiên thần. Việc khẳng định sự "Đồng trinh trọn đời" (Trinh tuyền vĩnh viễn) của Maria chiếm một nửa tác phẩm này.
Cho đến ngày nay, lập trường chính của Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma vẫn là bảo vệ sự đồng trinh trọn đời của Maria. Chính Thống giáo khẳng định Giuse có một người vợ trước tên là Salome, là mẹ của những người được gọi là "anh em trai" của Giêsu. Sau khi bà Salome mất, Giuse chỉ thuần túy đính hôn với Maria chứ chưa cưới. Quan điểm của Công giáo xuất phát từ các bài luận nghiên cứu của Thánh Jerome cho rằng Giuse là chồng của Maria, nhưng khi nhắc đến các "anh em trai" của Giêsu cần hiểu là anh em họ hoặc anh em cùng cha khác mẹ.
Ngoài ra, cũng có những tranh luận khác về Giuse trong nội bộ Giáo hội. Chẳng hạn, Thánh Bernarđinô thành Siena và một số nhà thần học cho rằng sau khi chết, ông Giuse được lên trời giống như Maria. Giáo hội Hy Lạp cũng tiếp nhận giả thuyết này. Thánh Irenê có trước Thánh Bernarđinô có viết rất nhiều về đề tài này. Nhưng Giáo hội Công giáo không bao giờ chính thức tuyên bố như vậy. Ngoài ra, có tài liệu nói rằng dường như ông cũng có một người em tên là Cleôpha, nhưng không được chứng thực.
Sự tôn kính Giuse trong Giáo hội Công giáo.
Ngay từ những thế kỷ đầu, Giáo hội Công giáo đã công khai tôn thờ Giêsu và tôn kính Đức trinh nữ Maria. Còn căn cứ theo các sách sử thì Giuse ít được chú trọng hơn. Vì ban đầu, họ đang cần củng cố giáo lý về thiên tính của Giêsu và sự đồng trinh của Maria. Tuy nhiên, một số giáo phụ như Gioan Kim Khẩu, Giêrônimô, Augustine thành Hippo đã ca ngợi ông Giuse trong các bài giảng của họ.
Vào thế kỷ XV, nhà thần học Jean Gerson đọc một bài diễn văn hùng hồn tại Đại Công đồng Constancia (1416) về quyền chức của Giuse và đề nghị lập lễ kính cho ông, để xin ơn bình an cho Giáo hội Công giáo đang trong cơn khủng hoảng. Đồng thời, Hồng y Pierre d'Ailly xuất bản cuốn sách "Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse". Từ đó, lễ Kính Giuse được phổ biến trong Giáo hội Công giáo. Khắp châu Âu, nhiều nhà thờ được xây cất để kính ông.
Thế kỷ XVI, Thánh nữ Têrêsa thành Avila, một tông đồ sùng tín Giuse, đã cải tổ dòng Cát Minh và dâng kính hầu hết các tu viện bà sáng lập cho Giuse. Đồng thời, bà chép sách cổ vũ việc sùng kính Giuse.
Ở Pháp, ngày 19 tháng 3 năm 1661, vua Louis XIV đã tận hiến nước Pháp cho Giuse, chỉ mười ngày sau khi ông lên ngôi vua. Năm 1704, Giám mục Bossuet đã đọc một bài diễn văn tán dương Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Giáo hoàng Urbanô VIII đã nâng lễ Giuse lên bậc lễ buộc tại nước Pháp.
Tại nước Áo, Hoàng đế La Mã Thần Thánh, Đại Công tước Leopoldo VI của Áo (1677) đã tôn Giuse lên làm Thánh bảo trợ quốc gia và xin phép Giáo hoàng cho lập lễ hôn phối giữa Giuse và Maria, hầu cảm tạ ông đã cho nhà vua sinh được con nối dõi (đặt tên là Joseph), cũng như đã cứu thành Vienna khỏi quân Thổ Nhĩ Kỳ đánh phá.
Gia đình Giuse, Maria và Giêsu được gọi là "Thánh Gia". Việc tôn kính Thánh Gia chính thức bắt đầu vào thế kỷ XVII bởi Giám mục Chân phước François de Laval và nhiều nhân vật có thế giá. Dòng Đa Minh và dòng Phanxicô cũng đã góp một phần lớn vào phong trào sùng kính Thánh Gia này.
Năm 1870, Giáo hoàng Piô IX, thể theo đề nghị của các Giám mục thế giới đang nhóm họp Công đồng Vatican I, đã long trọng tôn phong ông làm Đấng bảo trợ toàn thể Giáo hội Công giáo.
Năm 1889, Giáo hoàng Lêô XIII ra một thông điệp thời danh, được gọi là Hiến chương Thần học ("Pluries Quamquam"), tuyên dương sự vinh hiển của Giuse và truyền lấy tháng 3 làm tháng kính ông. Trong Hiến chương. ông kêu gọi người Công giáo cầu nguyện với Giuse, quan thầy của Giáo hội Công giáo trong những khoảng thời gian khó khăn đối với Giáo hội, như khi sự đồi bại ngày càng tăng, vấn đề đạo đức suy thoái trong thế hệ trẻ.
Từ năm 1950 có rất nhiều những nghiên cứu thần học về Giuse. Ba trung tâm được hình thành, đầu tiên là Valladolid ra đời ở Tây Ban Nha, kế tiếp là trung tâm Saint Joseph Oratory ở Montréal và trung tâm thứ thứ ba là Logate Viterbo, ở Ý.
Năm 1955, Giáo hoàng Piô XII đã lập nên lễ Thánh Giuse và đặt ngày kính nhớ vào mồng 1 tháng 5, ngày mà nhiều nước chọn cử hành lễ lao động. Niên biểu không hoàn toàn phổ quát nên lễ Thánh Giuse Thợ cũng được để tự do.
Năm 1989, nhân dịp một trăm năm Quamquam Pluries, Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban Tông Huấn Redemptoris Custos (nghĩa là người giám hộ của Đấng Cứu Chuộc hay Người Trông Nom Đấng Cứu Thế). Tông Huấn này thảo luận về các tầm quan trọng của ông Giuse trong Thánh Gia, và trình bày quan điểm của Giáo hoàng về Giuse trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Bằng cách này Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa vị trí của ông thành tấm gương của một người cha đầy yêu thương và gương mẫu trong gia đình.
Ngày 19 tháng 12 năm 2010 Giáo hoàng Biển Đức XVI đã giao phó các linh mục trên toàn thế giới cho sự bảo trợ của Giuse, bằng cách nhắc mọi linh mục nhìn đến vai trò người "cha hợp pháp" của Giêsu, trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
Riêng với Giáo hội Công giáo Việt Nam, ông là một vị Thánh đặc biệt quan trọng và được đặc biệt sùng kính một cách phổ biến. Ngày 17 tháng 8 năm 1678, Giáo hoàng Innôcentê XI đã ban hành Tông Hiến Sacrosancti Apostolatus (Thánh vụ Tông đồ) đề tôn nhận Giuse là quan thầy các Giáo phận truyền giáo Trung Hoa (cùng với Đàng Trong, Đàng Ngoài của Việt Nam).
Ngày 09 tháng 10 năm 2013, Uỷ ban Phụng Tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra "Thông cáo về việc đọc tên Thánh Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể". Theo thông cáo này, Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định phải đọc tên Thánh Giuse trong các kinh nguyên Thánh Thể do lòng tôn kính Thánh Giuse (theo như sắc lệnh số Prot.N.215/11L ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Bộ Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Bí Tích).
Hình tượng Giuse trong nghệ thuật.
Trong âm nhạc.
Một số tác phẩm âm nhạc viết về Giuse được nhiều người biết đến:
Trong hội họa.
Hình ảnh Thánh Giuse trong hội họa, xuất hiện khá nhiều và sớm, chủ yếu là ở các mảng tranh quanh 4 chủ đề "Chúa Giáng sinh", "Gia đình Thánh", "Giấc mơ của Giuse" và "Hành trình trốn sang Ai Cập". Trong những mảng tranh này, nhìn chung, Giuse luôn được mô tả như là một "nhân vật phụ" với hình ảnh là một người đàn ông nhân hậu, khiêm nhường và tận tụy.
Tranh vẽ riêng về Giuse như là một "nhân vật chính" ra đời khá muộn. Mãi đến thế kỷ XVII mới có những bức tranh nói về nhân vật chính là Giuse đầu tiên. Một số ít, thể hiện hình ảnh Giuse đang bế Chúa Hài đồng Giêsu. Còn lại, phần lớn, xoay quanh chủ đề " Giấc mơ của Thánh Giuse ". Giuse trong những tác phẩm này được mô tả là một người đàn ông với mái tóc màu xám, hơi hói, cùng với một bộ râu theo như phong tục Do Thái. Trong các sách Tin Mừng không cho biết tuổi của Giuse nhưng trong các tác phẩm viết về ông thường mô tả ông như một người già (ngay cả trong thời điểm đám cưới với bà Maria). Nhưng trong các sách Phúc Âm Nhất Lãm Giuse được mô tả trẻ hơn bời Jean Gerson.
Trong những thế kỷ kế tiếp và gần đây Giuse trở thành một nhân vật quan trọng của Thánh Gia, một trụ cột của gia đình và là tấm gương cho những người gia trưởng noi theo. Vì vậy ông thường được mô tả là một người đàn ông trẻ hơn hoặc thậm chí trẻ trung (đặc biệt là trong sự miêu tả của giáo hội Tin Lành). Ông xuất hiện cùng với một công việc thợ mộc bình thường hàng ngày và tham tham gia các công việc của gia đình cùng với bà Maria và người con trai Giêsu, Giuse là một thành viên bình đẳng trong gia đình.
Cá biệt, nhà phê bình nghệ thuật Waldemar Januszczak đã mô tả ông Giuse như là một người già. Ông cho đó là điều cần thiết để nói về sự nhẫn nại của ông Giuse góp phần trong sứ mạng cứu chuộc của con Thiên Chúa. Waldemar Januszczak đã vẽ nên một Maria như một cô thiếu nữ trẻ tuổi (khoảng 15 tuổi còn ông Giuse thì... khoảng 70 tuổi). Tác giả cho đó là "mối quan hệ tình yêu thực sự giữa một là Maria Đồng Trinh và một Giuse với một nhiệm vụ cao cả".
Trong các trình thuật ngụy thư (các sách đã có từ những thế kỷ đầu nhưng không được Giáo hội Công giáo nhìn nhận là sách được linh hướng) có nhiều chi tiết về tuổi tác của Giuse, nhưng không thật đáng tin cậy. Ở đó các tác giả đã quan tâm bảo vệ một vài chân lý thuộc về tín lý, như sự đồng trinh của Maria, thiên tính của Giêsu vừa là Chúa vừa là người.
Các trình thuật này đã ảnh hưởng đến hình tượng của Giuse qua mọi thời đại. Người ta thường thể hiện ông là người cao niên, chống gậy, râu tóc bạc phơ. Thật ra, khi cưới Maria về làm vợ, ông vẫn còn trẻ trung. Vào thời đó các thiếu nữ Do Thái lấy chồng lúc 12 đến 14 tuổi, trong khi con trai trạc 16 đến 18 tuổi. Vì thế, có thể nói Maria trở thành người vợ hứa hôn của Giuse khi lên 12 tuổi, còn Giuse lúc đó tương ứng khoảng 16, 17 tuổi.
Trong một số tác phẩm rất hiếm hoi thời Trung Cổ, Altarpiece Mérode (khoảng 1425) đã mô tả ông Giuse như một người thợ mộc đứng đầu và giỏi giang. Một số bức tượng của Giuse khắc họa hình ảnh ông cùng với những bông hoa huệ tây như là một biểu hiện của việc ông đã được chính Chúa chọn, hay có khi cùng với một cây gậy đi bộ. Một số tranh vẽ ông đội với một chiếc mũ của người Do Thái. Trong một số tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam, người ta thường thấy hình tượng ông Giuse đang bế một em bé Giêsu hay ông đang cầm một dụng cụ của nghề mộc (cưa, thước hay búa). | 1 | null |
Pueblo de Taos nằm ở một thung lũng của sông Rio Grande, thuộc phía Đông Bắc bang New Mexico, miền Tây Hoa Kỳ.
Đây là một quần thể kiến trúc của nền văn minh người da đỏ Pueblo, thời tiền Tây Ban Nha (Cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14) xâm chiếm và khai phá vùng miền Tây Hoa Kỳ. Quần thể này là kiến trúc còn duy nhất sót lại đến ngày nay và còn khá nguyên vẹn, bao gồm nhà ở và các công trình thực hiện nghi lễ tâm linh của người Pueblo (nhà thờ). Nguyên liệu để xây dựng là gạch làm từ bùn phơi khô với độ dày khoảng 35 – 70 cm, các ngôi nhà khi xây xong sẽ được phủ bởi một lớp thạch cao bóng bên ngoài. Mái nhà được làm từ gỗ của cây tuyết tùng.
Hiện nay, người dân bộ tộc Taos là những người sinh sống và quản lý quần thể kiến trúc này. Với những giá trị lịch sử, Pueblo de Taos thể hiện tính truyền thống, văn hóa cộng đồng thời Tiền Tây Ban Nha duy nhất còn lại ở Bắc Mỹ. | 1 | null |
José María Gutiérrez Hernández, thường được gọi là Guti (sinh ngày 31 tháng 10 năm 1976), là một cựu cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha từng chơi ở vị trí tiền vệ tấn công. Trong suốt sự nghiệp chuyên nghiệp của mình, anh đã chơi hầu như chỉ cho Real Madrid- xuất hiện trong gần 600 trận chính thức và là phó đội trưởng - giúp câu lạc bộ giành được tổng cộng 15 danh hiệu, đáng chú ý nhất là 3 chức vô địch UEFA Champions League và 5 danh hiệu vô địch La Liga. Guti đã 13 lần khoác áo ĐTQG Tây Ban Nha kể từ khi lần đầu tiên ra mắt vào năm 1999.
Hiện tại Guti đang là HLV của Almeria tại Segunda Division.
Sự nghiệp Câu lạc bộ.
Real Madrid CF.
Sinh ra tại Torrejón de Ardoz, Cộng đồng Madrid, Guti đã bắt đầu chơi cho Real Madrid C vào năm 1986, ban đầu là một tiền đạo nhưng được sau đó chuyển xuống chơi ở hàng tiền vệ, và chơi ở vị trí này trong phần lớn sự nghiệp của mình. Ngày 2 tháng 12 năm 1995, anh có trận đấu ra mắt trong đội hình ở trận gặp Sevilla FC. Real Madrid giành chiến thắng 4-1, anh kết thúc mùa giải với một bàn thắng sau chín lần ra sân.
Năm 1997, Guti đoạt thêm hai danh hiệu nội địa, La Liga và Siêu Cúp Tây Ban Nha, chơi 17 trận trong mùa giải và ghi được một bàn thắng. Mùa giải 1997-98, anh đã giúp Merengues nâng cao chức vô địch UEFA Champions League và Cúp Liên Lục Địa, trong khi anh được triệu tập vào ĐTQG Tây Ban Nha dự Giải Vô địch U-21 châu Âu của UEFA.
Mùa giải 1999-2000 bắt đầu một cách tồi tệ với Guti: thi đấu với trọng trách thay thế Clarence Seedorf nơi hàng tiền vệ, anh bị đuổi khỏi sân do đốn ngã cầu thủ đối phương. Đây là điều vẫn thường xảy ra trong sự nghiệp của Guti, như anh đã được thể hiện tám lần trong suốt sự nghiệp chỉ tính riêng ở La Liga. Trong mùa giải này - mùa giải mà anh cũng đoạt được danh hiệu Champions League, anh ghi sáu bàn thắng sau 28 trận, năm sau, anh đã có mùa giải tuyệt vời nhất đối với cá nhân anh khi chọc thủng lưới đối phương 14 lần và chơi gần hết mùa giải với vị trí của một tiền đạo, do chấn thương của Fernando Morientes, và đóng góp rất lớn vào chức vô địch quốc gia thứ 27 của đội bóng, rồi sau đó là Siêu cúp Tây Ban Nha.
Sau thương vụ Ronaldo trong năm 2002, Guti trở lại hàng tiền vệ, và tỷ lệ ghi bàn của anh đã giảm sút rõ rệt. Trong hai mùa giải tiếp theo chơi cùng nhau, anh ghi được tám bàn thắng trong 63 trận, góp phần vào 3 trong 9 chức vô địch UEFA Champions League của Đội bóng Hoàng Gia Tây Ban Nha, chẳng hạn như chức vô địch Champions League mùa bóng 2001-02.
Ở mùa giải 2004-05, Guti đã có mùa giải ghi bàn kém cỏi nhất, khi anh không thể ghi nổi một bàn thắng, lần đầu tiên trong vòng bảy mùa giải với Real. Anh chỉ ghi đúng 1 bàn trong trận đấu quốc tế với ]]San Marino]] vào tháng 2 năm 2005.
Mùa giải 2005-06, anh đã chơi 43 trận và ghi được 6 bàn thắng (4 bàn ở La Liga và hai bàn ở Cúp châu Âu).
Với cuộc tranh cử của Ramón Calderón cho cương vị chủ tịch Câu lạc bộ, cùng lời hứa sẽ đưa cầu thủ trẻ người Brazil đang chơi cho AC Milan Kaká về sân Santiago Bernabeu, tương lai của Guti tại Real trỏ nên mù mịt. Guti được cho là đã có liên hệ với đối thủ cùng thành phố với kền Kền Trắng là Atletico Madrid, nhưng cuối cùng anh vẫn ở lại Real trong khi Kaká tiếp tục chơi bóng ở Ý.
Do Zinedine Zidane đã giải nghệ, Guti nhận thức được mình sẽ là tiền vệ sáng tạo cho Real ở mùa giải 2006-07, vị trí ưa thích đối với anh. Với khả năng chuyền ngắn cũng như chuyền dài xuất sắc, mà đặc biệt là màn trình diễn trong chiến thắng 3-2 của đội nhà với đối thủ Sevilla FC vào ngày 06 tháng 5 năm 2007 - trận đấu mà anh đã chỉ chơi 32 phút từ băng ghế dự bị, anh đã góp phần vào nhiều bàn thắng, giúp Real Madrid vô địch La Liga lần thứ 30 trong lịch sử câu lạc bộ.
Ngày 10 tháng 2 năm 2008, Guti ghi được hai bàn thắng và có 3 đường chuyền thành bàn trong chiến thắng 7-0 trước Real Valladolid mà anh đã được trao giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất trận. Real Madrid cuối cùng cũng nâng cúp vô địch quốc gia lần thứ 31 trong lịch sử, đồng thời là vua kiến tạo tại La Liga mùa giải năm đó . Ngày 14 tháng 9, anh đã ghi bàn thắng thứ 50 của câu lạc bộ trong chiến thắng 4-3 trước CD Numancia.
Mùa giải 2009-10,tuy Real đã có Kaká trong đội hình nhưng Guti vẫn góp mặt với những đóng góp đáng kể trong giai đoạn đầu của mùa giải, ghi 2 bàn ở La Liga. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10, sau thất bại gây sốc 0-4 trước Alcorcón AD trong khôn khổ Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha, anh bị cáo buộc là đã xúc phạm HLV Manuel Pellegrini ở thời gian nghỉ giữa hai hiệp và sau đó bị loại khỏi kế hoạch của đội bóng trong một khoảng thời gian dài. Sau khi được quay trở lại, anh bị một số chấn thương nhưng do cầu thủ người Brazil gặp vấn đề về thể chất nên anh đã quyết định ra sân thường xuyên cho đến khi kết thúc mùa bóng.
Beşiktaş.
Ngày 25 tháng bảy 2010, Guti rời Madrid sau gần 25 năm phục vụ cho câu lạc bộ. Anh nói: "Tôi có một đề nghị từ Besiktas JK, nhưng tôi vẫn chưa quyết định". Ngày hôm sau,thỏa thuận cuối cùng giữa đôi bên đã được ký kết với một hợp đồng hai năm. Anh bắt đầu trận đấu chính thức đầu tiên của mình cho câu lạc bộ có trụ sở tại Istanbul bằng pha kiến tạo dẫn đến bàn thắng duy nhất trong trận đấu với Bucaspo
Ngày 28 tháng 11 năm 2010, Guti góp phần vào chiến thắng của Besiktas với Galatasaray SK bằng một bàn thắng và một đường kiến tạo. Đó là chiến thắng đầu tiên của đội tại sân vận động Ali Sami Yen trong tám năm.
Ngày 11 tháng năm 2011, Guti ra sân trong đội hình xuất phát giành Cúp Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ gặp đối thủ İstanbul Büyükşehir Belediyespor sau chiến thắng trên chấm phạt đền (4–3) (2–2 sau hai hiệp phụ); đó là chiếc Cup nội địa đầu tiên của Guti trong sự nghiệp.
Guti trở thành người thừa ở mùa giải 2011-12, sau khi HLV Carlos Carvalhal được bổ nhiệm. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2011, cầu thủ 35 tuổi bị chấm dứt hợp đồng bởi CLB chủ quản.
Giải nghệ.
Guti tuyên bố giã từ sự nghiệp vào ngày 21 tháng 9 năm 2012, và đi xa hơn khi nói rằng: " Tôi sẽ đào tạo để trở thành một giám đốc thể thao hoặc một huấn luyện viên và tôi muốn đào tạo cầu thủ trẻ... Tôi thực sự muốn huấn luyện đội trẻ Real Madrid. Đó là giấc mơ của tôi."
Sự nghiệp thi đấu Quốc tế.
Kể từ trận đấu quốc tế cho Đội tuyển Tây Ban Nha vào ngày 05 tháng 5 năm 1999 (Tây Ban Nha - Croatia, 3-1), Guti vẫn không xuất hiện trong bất kỳ giai đoạn cuối cùng của một giải đấu nào cho đất nước của mình. Anh giành chiến thắng trong tổng số 13 lần khoác áo đội tuyển trong khoảng sáu năm.
Trước đó, anh đã vô địch Giải U-19 châu Âu của UEFA vào năm 1995, tiếp theo là chức vô địch U-21 châu Âu vào năm 1998. | 1 | null |
Vườn quốc gia Rio Abiseo (tiếng Tây Ban Nha: Parque Nacional del Río Abiseo) là một vườn quốc gia nằm tại San Martín, Peru. Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1990 theo cả tiêu chí về văn hóa lẫn thiên nhiên. Đây là nơi có nhiều loài động thực vật hoang dã cùng 30 địa điểm khảo cổ thời kỳ tiền Colombo. Kể từ năm 1986, vườn quốc gia đã không mở cửa cho du lịch do tính chất mong manh của cả môi trường tự nhiên và địa điểm khảo cổ.
Địa lý và khí hậu.
Nằm ở San Martín, giữa hai con sông là Marañón và Huallaga, vườn quốc gia có diện tích khoảng 2.745 km vuông. Nó bao gồm 70% lưu vực sông Abiseo. Độ cao đạt tới 4.200 mét so với mực nước biển và nơi thấp nhất trong vườn quốc gia là 350 mét.
Rio Abiseo bảo vệ ba vùng sinh thái: rừng ẩm Ucayali ở vùng đất thấp, rừng ẩm Yungas Peru ở độ cao trung bình và dãy núi Trung Páramo ở độ cao cao nhất. Có ít nhất 7 hệ sinh thái trong vườn quốc gia gồm rừng trên núi, rừng nhiệt đới núi cao, rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ Andes, rừng khô... Độ ẩm cao và mưa quanh năm, đặc biệt là ở khu vực núi cao.
Khảo cổ học.
Các khu vực khảo cổ nổi tiếng nhất trong công viên Rio Abiseo là Gran Pajatén. Đây là một khu định cư đổ nát trên một sườn núi trông ra hẻm núi sông Montecristo. Cách đó không xa là tàn tích Los Pinchudos bao gồm một loạt các ngôi mộ đá được phát hiện trong đầu những năm 1970. Gran Pajatén, Los Pinchudos và các địa điểm khảo cổ khác được xác định là của nền văn hóa Chachapoyas.
Thiên nhiên.
Có 980 loài thực vật biết đến được ghi nhận ở vùng cao của vườn quốc gia, 13 trong số đó là loài đặc hữu và 5000 loài thực vật trong khu vực của Rio Abiseo.
Vườn quốc gia gần như là nơi trú ẩn cuối cùng của loài Khỉ nhện đuôi bông, một loài đặc hữu của khu vực trước đây được cho là đã tuyệt chủng. Chính vì tình trạng cực kỳ nguy cấp của loài linh trưởng này mà khu vực đã được bảo vệ như là vườn quốc gia và được công nhận là Di sản thế giới. Các loài động vật quan trong khác bao gồm khỉ rú đỏ Venezuela, khỉ nhện bụng trắng, khỉ cú ba sọc, báo đốm, kền kền vua, Hươu Bắc Andes, Paca núi, vịt đầu nâu phương Nam, kền kền gà tây, khỉ thầy tu bụng trắng, vẹt Amazona mào vàng, thú có mai lông rậm mũi dài. | 1 | null |
Thảm họa Hindenburg là sự kiện diễn ra vào ngày thứ năm, mùng 6 tháng 5 năm 1937 khi chiếc khinh khí cầu nổi tiếng LZ 129 "Hindenburg" bị bắt lửa tại cột mốc kéo và cháy rụi khi hạ cánh trong chuyến bay khởi hành từ Frankfurt, Đức tới trạm bay Lakehurst Naval ở Lakehurst, New Jersey, Mỹ. Trong số 97 người có trong tàu (36 hành khách và 61 người trong phi hành đoàn) thì có 35 người thiệt mạng, ngoài ra còn có một người nữa chết khi con tàu lao xuống đất.
Thảm họa này là chủ đề chính của rất nhiều trang báo, ảnh, và nó cũng đem đến tên tuổi cho nhà báo Herbert Morrison, người tường thuật toàn bộ vụ tai nạn vào lúc đó và đoạn thu trở nên nổi tiếng vào buổi sáng phát thanh ngày hôm sau. Nguyên nhân của vụ cháy tới ngày nay vẫn còn điều bí ẩn, cho dù đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra nhằm giải thích lý do phát lửa và việc lửa lan sang phần nhiên liệu của tàu. Sự kiện này đã làm tiêu tan niềm tin của công chúng với những chiếc khí cầu khổng lồ, hành khách trở nên dè dặt và nghiêm khắc hơn và thảm họa "Hindenburg" đã chính thức đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên hàng không khí cầu.
Chuyến bay.
Hindenburg bắt đầu thực hiện chuỗi mười chuyến đi liên tiếp giữa Châu Âu và Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 5 năm 1937, sau chuyến đi đầu tiên thành công năm 1937 từ Rio de Janeiro vào cuối tháng Ba. năm hoạt động trọn vẹn thứ hai. Để quảng cáo cho chuyến bay này, American Airlines, công ty được thuê thực hiện hành trình, đã phát rất nhiều tờ rơi từ Lakehurst đến Newark.
Vào buổi chiều sớm ngày 6 tháng 5, tàu Hindenburg đã cập bến Lakehurst. Dù chỉ chở một nửa số hành khách cho phép (36 thay vì 70), chuyến đi tới châu Âu của Hindenburg hoàn toàn chật cứng vì quá nhiều người muốn được chứng kiến Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth đăng quang. Trong số 61 kỹ sư có 21 người là thực tập sinh.
Con tàu mất khá nhiều giờ để qua Boston vào sáng ngày mùng 6 và cuối cùng nó đã tới được Lakehurst sau vài tiếng muộn hơn lịch trình do ảnh hưởng của một cơn bão. Thấy rõ điều kiện thời tiết tồi tệ, cơ trưởng Max Pruss đã buộc phải vòng qua Manhattan và điều đó khiến một đám đông hiếu kỳ đổ ra đường để chiêm ngưỡng con tàu khổng lồ. Sau khi đi tới vùng an toàn hơn vào khoảng lúc 4 giờ chiều, Max Pruss đã lái con tàu một vòng quanh New Jersey để hành khách có thể nhìn thấy thành phố từ trên cao trong khi họ chờ đợi thời tiết có những biến chuyển tốt hơn. Tới khoảng 6h22', cơn bão tan và con tàu thẳng hướng tới Lakehurst sau gần nửa ngày trễ hơn so với lịch trình. Để tiết kiệm thời gian kiểm tra và chuẩn bị cho chuyến đi trở lại châu Âu, công chúng bị cấm tới khu vực neo đậu cũng như việc tiếp xúc với con tàu trong thời gian nó dừng tại đây. | 1 | null |
Tôn giáo Đại Việt thời Trần về cơ bản cũng giống như thời Lý, có ảnh hưởng lớn của Phật giáo. Tuy nhiên so với thời Lý, Nho giáo ngày càng có vai trò lớn hơn.
Phật giáo.
Phật giáo vẫn đóng vai trò ảnh hưởng lớn hơn cả. Nhiều chùa được xây cất. Các vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đi tu; vua Trần Anh Tông sai sứ sang Trung Quốc thu thập bộ kinh Đại Tạng về lưu hành trong dân gian.
Nổi bật nhất trong các vua Trần theo Phật giáo là vua Trần Nhân Tông, người đã sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trước Trần Nhân Tông, Hưng Ninh vương Trần Tung (anh trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) cũng tu hành và trở thành Tuệ Trung thượng sĩ. Vua Trần Nhân Tông (cũng là con rể Hưng Đạo vương) đã chịu chân truyền của Tuệ Trung thượng sĩ. Năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho thái tử Thuyên (Trần Anh Tông) lên làm thái thượng hoàng, lui về phủ Thiên Trường. Ít lâu sau ông xuất gia tu ở chùa làng Vũ Lam huyện Gia Khánh (Ninh Bình) rồi trở về Thiên Trường mở Vô Lượng pháp hội tại chùa Phổ Minh. Năm 1298 ông sáng lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Dòng Thiền này đã thống nhất các dòng Tì-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường cũ dưới quyền lãnh đạo của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Ngoài thượng hoàng Trần Nhân Tông, phái Trúc Lâm Yên Tử còn có 2 vị tổn nữa là Pháp Loa tôn sư và Huyền Quang tôn giả, trong đó thượng hoàng Nhân Tông được truyền tụng như Thích Ca tái thế, Pháp Loa được tôn như Ma Ha Ca Diếp và Huyền Quang được coi như A Nan. Các chùa trực tiếp thuộc hệ thống Trúc Lâm là Vũ Lâm ở Ninh Bình, Phổ Minh ở Nam Định, Lâm Động và Báo Ân ở Bắc Ninh, Sùng Nghiêm ở Hà Nội; khu Yên Tử là quan trọng nhất, được coi là gốc tổ.
Do sự thịnh hành của Phật giáo, các thiền sư được sự tôn trọng của xã hội, không tham gia chính trị. Các chùa thường có ruộng công do làng xã cấp, ngoài ra còn có đất do những người mộ đạo cúng tiến. Do có hoa lợi từ ruộng đất, đời sống nhà chùa được đảm bảo. Tuy nhiên, các nhà tu hành vẫn sống khổ hạnh, nhiều người vẫn tham gia lao động sản xuất, theo thuyết hữu tác hữu thực (có làm có ăn) trong khi vẫn cúng lễ, giảng kinh.
Tuy Phật giáo thịnh hành và được các vua quan tin theo nhưng vì công cuộc xây dựng nhà nước theo mô hình Hán Đường của Trung Quốc, việc tiếp xúc thường xuyên với văn minh Trung Hoa và việc chống ngoại xâm đã không cho phép Phật giáo phát triển thành quốc giáo. Các vua quan sau thời Trần Nhân Tông đã xa rời dần Phật giáo.
Sang thế kỷ 14, sau thời kỳ hưng thịnh của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử (1298-1344), Phật giáo có dấu hiệu suy thoái. Các vị tổ qua đời và không có các môn đệ xuất sắc kế tục. Các Nho sĩ chịu ảnh hưởng của Tống nho, cùng thời ở triều đình nhà Nguyên bên Trung Quốc đã diễn ra sự kỳ thị Phật giáo khiến Phật giáo ngày càng ít ảnh hưởng với các vua. Tại Đại Việt xảy ra điều tương tự khiến vai trò ảnh hưởng của Phật giáo giảm đi. Các sách kinh thường được tụng niệm theo nguyên văn chữ Hán và ít được giảng dạy trong dân chúng. Sự thờ phụng chỉ có hình thức, ít người hiểu được giáo lý trong xã hội; nhiều người đi tu không phải vì mộ đạo mà chỉ để trốn binh dịch. Do đó Trương Hán Siêu trong bài ký tế tháp Linh Tế núi Dục Thúy (Ninh Bình) đã tỏ ý bất bình vì lắm kẻ "trốn việc quan đi ở chùa" và phê phán một số vị sư sa đọa.
Năm 1396, đời vua Trần Thuận Tông, thái sư Tuyên Trung Vệ quốc đại vương Lê Quý Ly ra lệnh sa thải bớt tăng đồ, ai chưa tới 50 tuổi mà học vấn ít đều phải hoàn tục để tòng quân.
Nho giáo.
Nho giáo hình thành ảnh hưởng trong xã hội qua hệ thống giáo dục và khoa cử. Vì văn học mở mang nên lực lượng sĩ phu ngày càng đông. Họ noi gương Khổng Tử, Mạnh Tử.
Trong xã hội bắt đầu hình thành tầng lớp nho sĩ và nảy sinh việc phê phán Phật giáo. Các nho sĩ Đại Việt đương thời chịu ảnh hưởng của Tống Nho (với quan điểm là "hợp lý, thực tế và kỳ thị"). Vua Trần Thái Tông tuy chân thành mộ đạo Phật nhưng cũng chịu ảnh hưởng nhất định của các Nho sĩ theo Tống nho, trong cách biện giải triết lý nhà Phật, vua đều lấy Nho học làm phương tiện chính. Sau này 3 vị tổ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang) đều theo cách đó của vua Thái Tông và điều đó được xem là bước chuyển dịch từ Phật giáo qua Nho giáo thời Trần.
Ngoài Trương Hán Siêu phê phán một số tăng đồ, Lê Văn Hưu cũng phê phán nhà Lý quá sùng đạo Phật nên tiêu phí tiền của vào việc xây cất. Tuy nhiên, việc phê phán Phật giáo của tầng lớp Nho sĩ chỉ ở hình thức bên ngoài mà không bàn luận tới giáo lý.
Các nhà Nho nổi tiếng thời Trần có Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An... Tuy Nho giáo có ảnh hưởng lớn hơn thời kỳ đầu nhưng chưa thực sự thấm sâu, chủ yếu đáng kể ở việc đề cao tư cách đạo đức của người quân tử, tôn trọng nghi thức thờ tự và kỷ cương triều đình. Có 3 nhà Nho từng được thờ tự ở Văn Miếu là Chu Văn An, Trương Hán Siêu và Đỗ Tử Bình nhưng sau đó Trương Hán Siêu và Đỗ Tử Bình bị tước bỏ, chỉ còn lại Chu Văn An.
Lê Văn Siêu cho rằng từ nửa cuối thế kỷ 14 nhà Trần có dấu hiệu suy yếu có phần ảnh hưởng từ tôn giáo: Phật giáo không còn được sùng kính, còn Nho giáo cũng chưa ra Nho giáo chính thống, tinh thần của toàn xã hội không có ngọn cờ nào dẫn đường ngoài những hấp dẫn của danh và lợi.
Đạo giáo.
Tuy đã xâm nhập vào Đại Việt và cũng được sự trọng thị của triều đình, Đạo giáo không có đội ngũ đông đảo truyền giảng đạo như Phật giáo và Nho giáo. Do đó Đạo giáo thời Trần không có những tín đồ thực sự, chỉ có một số người tu tiên và các thầy cúng cầu phúc trừ tà.
Tam giáo đồng nguyên.
Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên kế tục từ thời Lý tiếp tục tồn tại tới thời Trần. Nhà Trần cũng thực hiện chế độ khoa cử bằng các khoa thi Tam giáo, đòi hỏi người thi phải thông hiểu cả ba tôn giáo Phật, Nho và Đạo. Người đỗ Tam giáo gọi là Tam giáo xuất thân. Tuy nhiên từ sau năm 1247, chế độ khoa cử Tam giáo không còn được áp dụng nữa.
Công giáo.
Tuy Công giáo chưa chính thức xâm nhập Đại Việt nhưng dưới thời Trần đã ghi nhận sự xuất hiện của một nhà truyền giáo tại đây. Vào giữa thế kỷ 14, nhà truyền giáo Odorico de Pardonone (Thánh Odorico de Pardonone) đã đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam. Khoảng 200 năm sau, dưới thời Mạc, việc Công giáo truyền đạo vào Đại Việt bắt đầu được xúc tiến.
Tín ngưỡng dân gian.
Ngoài 3 tôn giáo Phật, Lão và Nho, tín ngưỡng dân gian hình thành từ nhiều đời vẫn rất phổ biến. Bên cạnh những phong tục ngày càng được mở rộng như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc, người có công với làng, với nước…, các tục thờ nguyên thủy "vạn vật hữu linh" vẫn còn nhiều. Triều đình cũng tham gia vào đời sống tín ngưỡng với dân gian. | 1 | null |
Vườn quốc gia Göreme (; ) là một vườn quốc gia nằm tại trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ. Với diện tích gần 100 km² (39 sq mi) nằm tại tỉnh Nevşehir, nó là một phần được UNESCO công nhận Di sản thế giới từ năm 1985. Vườn quốc gia này có cảnh quan núi đá bị xói mòn bởi gió và nước với một mạng lưới các khu định cư ngầm cổ xưa, kết nối với nhau.
Mô tả.
Vườn quốc gia nằm trong khu vực Núi lửa Hasan và Erciyes ở Trung Anatolia, trong vùng lân cận của Ürgüp, Çavuşin và Göreme. Khu vực vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên và những ngọn đồi cao bị chia cắt bởi những con suối và thung lũng sông được chạm khắc bởi nước tạo thành các thung lũng có sườn dốc đứng. Một phần của khu vực gồ ghề này bao gồm đá bazan và đá túp. Đây là kết quả từ tro núi lửa từ hàng triệu năm trước tạo thành những tảng đá mềm sau đó được bao phủ bởi dung nham khiến nó trở lên cứng hơn. Qua quá trình hàng thiên niên kỷ bị xói mòn tạo thành các vách đá nhiều màu sắc, tháp đá, cột trụ, lều đá và các hình thành đá ống khỏi có mặt tại đây. Khu vực này có lượng mưa hàng năm là và có rất ít thảm thực vật ngoại trừ tại các hành lang ven sông.
Những dấu hiệu sớm nhất của tu viện hoạt động ở Cappadocia có thể được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 4 khi các cộng đồng ẩn sĩ nhỏ, theo lời khuyên của Basileios Đại đế, giám mục Kayseri, bắt đầu cư trú trong các lỗ tổ ong được đẽo trong đá. Sau đó, các cộng đồng đã cùng nhau lánh nạn trong các ngôi làng dưới lòng đất để tránh các cuộc tấn công cướp bóc của người Ả Rập.
Kiến trúc.
Người ta đã tận dụng đá túp mềm để làm rỗng tạo thành các ngôi nhà dưới lòng đất. Hoạt động tu viện sớm nhất ở Cappadocia được cho là vào thế kỷ thứ 4 khi những ẩn sĩ bắt đầu đẽo các lỗ tổ ong từ đá. Để chống lại các cuộc tuần hành của người Ả Rập, họ đã liên kết các lỗ tổ ong này và tạo ra các cộng đồng dưới lòng đất, với các nhà nguyện, phòng lưu trữ và khu nhà ở. Các ngôi làng và thị trấn nhỏ được phát triển theo cách này và đến năm 842, các nhà thờ dưới lòng đất đã được trang trí rất phong phú với những bức tranh đầy màu sắc. Mọi người vẫn sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất cho đến tận ngày nay và người ta thấy rằng họ có tỷ lệ mắc U trung biểu mô cao bất ngờ. Điều này đã được cho là do hít phải Erionite, một sợi khoáng chất tự nhiên phổ biến trong hình thành đá túp. | 1 | null |
John Cale, OBE (sinh ngày 9 tháng 3 năm 1942) là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc người xứ Wales và là một trong những người sáng lập của ban nhạc experimental rock, The Velvet Underground.
Dù được biết nhiều nhất qua những cống hiến với nhạc rock, song Cale cũng có những đóng góp vô cùng đáng kể với nhạc hòa tấu cũng như nhạc cổ điển. Sau khi chia tay Velvet Underground vào năm 1968, ông cũng đã cho ra mắt ít nhất 30 album. Album nổi tiếng nhất của ông là "Paris 1919" với bản hát lại ca khúc nổi tiếng "Hallelujah" của Leonard Cohen, rồi sau đó là bộ 3 album với Island Record vào những năm 70: "Fear", "Slow Dazzle", và "Helen of Troy".
Suốt sự nghiệp của mình, Cale đã cộng tác với rất nhiều nghệ sĩ lớn, có thể kể tới Lou Reed, Nico, La Monte Young, John Cage, Terry Riley, Hector Zazou, Cranes, Nick Drake, Mike Heron, Kevin Ayers, Brian Eno, Patti Smith, The Stooges, The Modern Lovers, Art Bergmann, Manic Street Preachers và là nhà đại diện cho James Dean Bradfield, Marc Almond, Squeeze, Happy Mondays, LCD Soundsystem và Siouxsie and the Banshees. | 1 | null |
Vẫn mãi mong chờ, hay còn gọi là Tóc ngắn 2, là album phòng thu của ca sĩ Mỹ Linh được phát hành vào tháng 4 năm 2000. Album được sản xuất bởi Anh Quân và Huy Tuấn. Đây là sản phẩm tiếp nối thành công từ album trước đó của Mỹ Linh, "Tóc ngắn" (1998). Ngoài ban nhạc Anh Em, nhạc sĩ Dương Thụ tiếp tục tham gia vào ê-kíp khi viết lời cho hầu hết các ca khúc.
"Mùa đông sẽ qua" được Mỹ Linh chọn tham dự "VTV Bài hát tôi yêu" mùa đầu tiên (2002), được quay tại sân thượng của Khách sạn Melia Hà Nội và lọt vào top 10 video được yêu thích nhất. Ca khúc "Con của mẹ" được nhạc sĩ Anh Quân viết tặng riêng cho người vợ ca sĩ Mỹ Linh và con gái sắp chào đời của họ (Mỹ Anh). "Khúc giao mùa" là ca khúc nổi tiếng nhất album, đồng thời cũng là một trong số những ca khúc giới thiệu ca sĩ trẻ Minh Quân.
Ảnh bìa được chụp bởi nhiếp ảnh gia Dương Minh Long và thiết kế bởi Từ Phương Thảo. Một serie các bức ảnh chụp Mỹ Linh tại vùng biển Phan Thiết cũng được làm bìa mặt sau và theo kèm album. Dương Minh Long cũng thực hiện một phiên bản video âm nhạc khác của "Mùa đông sẽ qua", được tổng hợp trong VCD & DVD "Tóc ngắn" phát hành vào tháng 11 năm 2002 bởi Hãng phim Phương Nam.
"Vẫn mãi mong chờ" là một phần của dự án "Tóc ngắn" của Mỹ Linh. Cũng giống như "Tóc ngắn 1", album hầu hết nhận được hoài nghi từ các chuyên gia và người hâm mộ. Báo "Gia đình Xã hội" gọi "Vẫn mãi mong chờ" chỉ là "một bản sao yếu ớt" của "Tóc ngắn 1".
Video âm nhạc.
Cả hai video của album đều được Mỹ Linh chọn lọc tham gia chương trình "VTV Bài hát tôi yêu" lần thứ nhất (2002) | 1 | null |
Bác sĩ y khoa Vũ Đình Tụng (1895 - 1973) là một trí thức và một tín đồ Công giáo, Thầy thuốc Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Thương binh trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Quê quán.
Ông sinh năm 1895 tại thôn Trình Xuyên, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, sống và làm việc tại Hà Nội, em rể Quan Tổng đốc Hải Dương Nguyễn Huy Tưởng (1876 - ?), anh vợ Tiến sĩ Nguyễn Huy Lai (1908 - ?) luật sư Toà thánh Công giáo thượng thẩm thành phố Hà Nội.
Ông có hai người em trai là dược sĩ Vũ Công Thuyết nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và nhà điêu khắc Vũ Cao Đàm.
Hoạt động y khoa.
Thời trẻ, ông học tại trường Bưởi (bảo hộ), Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương và Trường Quốc tế Công giáo Đông Dương (nay là Trường THPT Pasteur ở Hà Nội)
Khi tốt nghiệp ông làm Giám đốc dưỡng đường và Trưởng khoa giải phẫu thuộc phân khoa hỗn hợp Y Dược, chuyên gia phẫu thuật tại Bệnh viện Thuộc địa Grelle (Hà Nội).
Ông từng là hội viên Viện nghiên cứu nhân trắc học, cộng tác viên Học viện phẫu thuật Đông Dương và các tạp chí khoa học Pháp - Việt, tạp chí Thanh Nghị (Hà Nội).
Ông là tác giả nhiều chuyên đề y học.
Hoạt động chính trị xã hội.
Năm 1944, ông là một trong những người sáng lập và ủy viên Trung ương Tân Việt Nam hội (tiền thân Đảng Dân chủ Việt Nam). Ông theo đạo Công giáo.
Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông có chân trong các tổ chức hoạt động chính trị xã hội. Ông là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đầu tiên và lâu nhất (1946 - 1973). Ngày 27/3/1946, Bác sĩ Vũ Đình Tụng, Giám đốc Nha Y tế Bắc Bộ, kiêm chức Giám đốc Nha Y tế Trung ương, Bộ Xã hội.
Trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, hai người con trai của ông là Vũ Văn Thành và Vũ Đình Tín đã hy sinh vì nền độc lập của đất nước. Khi biết tin này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhờ bác sĩ Trần Duy Hưng mang thư chia buồn đến gia đình ông.
Khi thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội, ông tản cư ra vùng tự do tham gia kháng chiến suốt 8 năm (1947-1954). Năm 1948, ông cùng với Giáo sư Tôn Thất Tùng, bác sĩ Hồ Đắc Di tổ chức, giảng dạy tại Đại học Y khoa kháng chiến tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang (Việt Bắc).
Năm 1947, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh - Cựu binh.. Đến năm 1959 ông thôi nhiệm vụ Bộ trưởng khi Bộ Thương binh giải thể. Ông là vị Bộ trưởng được Bác Hồ luôn tin tưởng, quý mến, kính trọng.
Ông tham gia nhiều hoạt động chính trị xã hội, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ban Việt kiều Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Ông sống và làm việc tại 76 phố Trần Xuân Soạn phía sau chợ Hôm (Hà Nội) trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Năm 1973, ông mất tại Hà Nội, thọ 78 tuổi.
Vinh danh.
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tại Thành phố Hà Nội có tên đường Vũ Đình Tụng đoạn từ ngã ba giao đường gom Vành đai 3 ᴄạnh hầm ᴄhui Long Biên - Gia Lâm đến ngã tư giao ᴄắt ngõ 197/3 phố Ngọᴄ Trì tại tổ 12 phường Thạᴄh Bàn, quận Long Biên.
Tại Thành phố Nam Định có tên đường Vũ Đình Tụng tại phường Mỹ Xá.
Tại Thành phố Hải Phòng có Hội Chữ thập đỏ mang tên Vũ Đình Tụng tại 9/313 Đông Khê, Quận Ngô Quyền. | 1 | null |
"Gangnam Style" (, ) (Phong cách Giang Nam) là một đĩa đơn của ca sĩ nhạc rap người Hàn Quốc PSY trình bày. Bài hát được ra mắt vào ngày 15 tháng 7 năm 2012, và lần đầu tiên xuất hiện ở vị trí quán quân trong Gaon Chart, bảng xếp hạng quốc gia của Hàn Quốc, trở thành video nhạc Hàn Quốc thịnh hành nhất. Nó cũng được ghi vào lịch sử âm nhạc thế giới như ca khúc Hàn Quốc đầu tiên lọt vào được Top 10 bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 cũng như dẫn đầu "Billboard" Hot 100.
Đến đầu tháng 9, nhiều flash mob "Gangnam Style" đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều thành phố trên thế giới và "Gangnam Style" đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều video chế và biểu hiện phản ứng, từ nhiều nguồn như The Oregon Duck, sinh viên từ Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nhân viên từ Khu học chánh Houston, và kể cả chính quyền Bắc Triều Tiên. Ca sĩ Psy đã biểu diễn bài hát và điệu nhảy "Gangnam Style" đến nhiều nơi kể cả các chương trình truyền hình "The Today Show", "Saturday Night Live", Dodger Stadium, "The Ellen DeGeneres Show", và trong các quảng cáo của Samsung. Thêm vào đó, nó đã được chia sẻ trên mạng bởi nhiều nhân vật công chúng, kể cả T-Pain, Katy Perry, Britney Spears, và Tom Cruise, và được các nhạc sĩ Nelly Furtado và Maroon 5 hát phiên bản cover, được nhiều báo chí quốc tế nhắc đến như CNN International, "The Wall Street Journal", "Financial Times", "Harvard Business Review", và nguyệt san "Foreign Policy".
"Gangnam Style" được khen ngợi vì có điệu nhạc dễ nhớ và vũ điệu vui nhộn trong video và trong các cuộc biểu diễn ngoài đời. Ngày 17 tháng 9, bài hát được đề cử cho giải Video hay nhất tại buổi lễ 2012 MTV Europe Music Awards được diễn ra tại Frankfurt, Đức và thắng giải vào tháng 11 cùng năm. Ngày 20 tháng 9 năm 2012, "Gangnam Style" được "Sách Kỷ lục Guinness" công nhận là "Video được nhiều người thích nhất trong lịch sử YouTube".
Đến cuối tháng 12/2012, Video Gangnam Style đã được xem hơn 1 tỷ lần, trở thành video được xem nhiều nhất tại Youtube, vượt qua video "Baby" của Justin Bieber từng chiếm kỷ lục trước đó, với 800 triệu người xem. .
Ngày 7/5/2013, khi họp song phương với tổng thống Hàn Quốc, tổng thống Obama cũng có nhắc tới Gangnam Style như một sự cuốn hút trong văn hóa Hàn Quốc bởi người dân khắp thế giới.
Bối cảnh.
"Gangnam Style" ("phong cách Giang Nam") là một từ mới có trong tiếng Triều Tiên, chỉ đến lối sống theo kiểu Khu Gangnam, một quận ở thành phố Seoul., nơi người dân có lối sống giàu có, sang trọng, và quý phái. Cụm từ này được Tuần báo "Time" giải thích là "theo kiểu liên tưởng đến lối sống lãng phí tại Quận Gangnam ở Seoul.". Đây cũng là nơi nổi tiếng của tiệc tùng xa hoa, nơi người dân phung phí tiền của vào các mặt hàng xa xỉ để làm nổi bật và khoe sự giàu có của họ. PSY cho rằng Khu Gangnam tương tự với Beverly Hills, California, và cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng anh có ý chế giễu khi liên tục tự xưng cho rằng mình có phong cách sống "Gangnam Style" trong khi tất cả những gì về bài hát, điệu vũ, và video đều không phải là hạng sang hoặc cao nhã, quý phái thích hợp, và gần như đối lập, thô tục, có vẻ "quê mùa học làm sang". Trong một cuộc phỏng vấn khác với CNN, PSY cho rằng:
Bài hát nhắc đến "cô bạn gái hoàn hảo, người biết khi nào trở thành tao nhã và khi nào trở thành hoang dại." Bài hát giúp giải nghĩa ý này khi ca sĩ thốt lên lời "Ehhhhh Sexy Lady!" Điệp khúc "오빤 강남 스타일 (Oppan Gangnam style)" có thể được dịch là "Anh có phong cách sống kiểu Gangnam", chỉ đến chính ca sĩ; Chữ "Oppa" trong tiếng Triều Tiên, tương tự như chữ "anh" trong tiếng Việt, được phụ nữ dùng để chỉ đến người phái nam lớn tuổi hơn.
Điệu nhạc được sáng tác bởi PSY và Yoo Gun-hyung, một nhà sản xuất ở Hàn Quốc đã từng hợp tác với PSY. Lời bài hát được PSY sáng tác.
Đón nhận.
"Gangnam Style" đã nhận được sự chú ý từ nhiều báo chí trên thế giới như Reuters, "The New York Times", "Los Angeles Times",
Maura Judkis của tờ "The Washington Post" nói rằng, "'Gangnam Style' đã biến một vũ điệu nhìn thấy cực kỳ ngu xuẩn trở thành 'cool". Tuần báo thời sự Đức "Der Spiegel" cho rằng sự thịnh hành của "Gangnam Style" là nhờ vũ điệu táo bạo của nó.
Mesfin Fekadu của hãng thông tấn Associated Press viết rằng PSY "hiện giờ đang có một khoảnh khắc văn hóa đại chúng'"." Các điệu vũ của PSY thì "khá kỳ quái" nhưng video ca nhạc thì đầy "quần áo sắc màu, sống động". Ông cũng cho rằng PSY rất vui khi "kiểu màu sắc của anh đang được ca tụng ở Mỹ và trên thế giới." Deborah Netburn của tờ "Los Angeles Times" nói rằng nó là "một trong những video vĩ đại nhất từng được tải lên YouTube."
Mặc dù "Gangnam Style" được đánh giá tích cực, một số người đã cho rằng nó điên khùng hay thậm chí là thô tục. Matt Buchanan và Scott Ellis của tờ "The Sydney Morning Herald" viết rằng video "gần như là vô nghĩa trong mắt người Tây phương" và nó đã "làm người xem tưởng rằng họ đã uống nhầm thuốc của ai." Paul Lester của tờ "The Guardian" cho rằng nó "nhạc rave Euro tầm thường với ghi-ta".
Một nhà phê bình âm nhạc tại Hàn Quốc nhận định rằng yếu tố đã tạo nên sự thành công cho ca khúc này chính là sự hóm hỉnh, nhất là tính hài hước hầu như vắng bóng trên các sàn nhạc pop tại Hàn Quốc. Dù Psy lại không thuộc dòng nhạc K-pop chính thống, và nổi tiếng về lề lối trình diễn và cá tính khiêu khích của anh bên lề một xã hội Hàn Quốc luôn bị gò bó trong khuôn phép, vài lần video của anh đã bị cấm đối với các khán giả dưới 18 tuổi vì các cơ quan chức năng Hàn Quốc cho rằng các bài hát đó có ngôn từ và hình ảnh quá khiêu dâm hay quá thô tục.
Biểu diễn trực tiếp.
Sau khi phát hành "Gangnam Style", PSY đã biểu diễn ca khúc này tại một vài buổi hòa nhạc trên truyền hình ở Hàn Quốc. Sự xuất hiện đầu tiên là tại chương trình âm nhạc Hàn Quốc, "The Music Trend". PSY cũng biểu diễn "Gangnam Style" tại một vài buổi hòa nhạc tại Mỹ trong chuyến bay của anh tới đây, gồm có "The Heumbbeok Show" và tại Buổi hòa nhạc Summer Stand tại Seoul, Hàn Quốc. Ngoài ra, PSY cũng biểu diễn ca khúc của mình tại các chương trình truyền hình nổi tiếng của Mỹ như "The Ellen DeGeneres Show" cùng với ca sĩ đình đám Britney Spears vào ngày 10 tháng 9 năm 2012, tại Lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 2012, trên chương trình truyền hình "Today" tại Thành phố New York, và trên "Saturday Night Live" ("SNL").
"Oppa Is Just My Style".
"Gangnam Style" đã chính thức được tái phát hành vào ngày 14 tháng 8 năm 2012, là "Oppa Is Just My Style" () ("Anh là phong cách của em"), với giọng hát bổ sung bởi ca sĩ Hàn Quốc và thành viên 4Minute là Hyuna. Mallika Rao viết trên báo "The Huffington Post" rằng video này "dường như được diễn tả theo cách nhìn của một người phụ nữ, nhưng những khác biệt chính có thể nhận ra là ít cảnh cưỡi những con ngựa vô hình mà nhiều cảnh ngột ngạt ôm ấp hơn." Video âm nhạc này cũng đã được xem trên 150 triệu lần, chỉ vài tuần sau khi video được tải lên Youtube. | 1 | null |
Thomas Albert Blamey (sinh ngày 24 tháng 1 năm 1884 mất ngày 27 tháng 5 năm 1951) là thống tướng quân đội Úc, đã tham gia cả hai cuộc thế chiến. Năm 1906, ông gia nhập quân đội Úc và tham dự khóa học tham mưu tại trường Đại học sĩ quan Chỉ huy và tham mưu Quetta. Trong thế chiến thứ nhất, ông tham gia cuộc đổ bộ tại Cove Anzac ngày 25 tháng 4 năm 1915, và là sĩ quan tham mưu trong chiến dịch Gallipoli, nơi ông đã lên một đột kích táo bạo vào lưng kẻ địch.
Sau đó, ông chuyển đến mặt trận phía tây, nơi ông lên kế hoạch cho Trận Pozières. Ông lên chức thiếu tướng và ông làm tổng tham mưu trưởng quân đoàn Úc, dưới quyền trung tướng John Monash, người đã ghi nhân ông là một nhân tố dẫn đến sự thành công của quân đoàn trong trận Hamel, trận Amiens và trận Hindenburg Line. | 1 | null |
HMAS Darwin (FFG 04), đặt theo tên thủ phủ vùng lãnh thổ Bắc Úc, là một tàu khu trục tên lửa hành trình lớp Adelaide của Hải quân Hoàng gia Úc (RAN). Là một trong 4 tàu khu trục mua từ phía Hoa Kỳ, HMAS Darwin được vào biên chế năm 1984. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, tàu đã tham gia vào chiến tranh vùng Vịnh, một phần chương trình gìn giữ hòa bình INTERFET, và ngoài khơi quần đảo Solomon. Năm 2007 và 2008, tàu khu trục trải qua một đợt nâng cấp lớn và hoạt động rất hiệu quả vào năm 2011. | 1 | null |
Erin Brockovich-Ellis (sinh ngày 22 tháng 6 năm 1960) là một trợ tá pháp lý và nhà hoạt động môi trường người Mỹ, mặc dù chưa học qua trường luật hay khóa giáo dục pháp lý nào, nhưng có công trong vụ kiện Công ty Điện và Khí đốt Thái Bình Dương (PG & E) của California vào năm 1993. Kể từ khi phát hành bộ phim chia sẻ câu chuyện và tên tuổi của cô, cô đã dẫn chương trình "Challenge America with Erin Brockovich" trên ABC và "Final Justice on Zone Reality". Cô là chủ tịch của Nghiên cứu & Tư vấn Brockovich, một công ty tư vấn. Cô hiện đang làm việc như một nhà tư vấn cho Girardi & Keese hãng luật New York Weitz & Luxenberg, tập trung vào khiếu nại thương tích của cá nhân tiếp xúc với amiăng, và Shine Lawyers tại Úc.
Cô sinh ra với tên lúc sinh Erin Pattee ở Lawrence, Kansas, cha cô là Frank Pattee, một kỹ sư công nghiệp và mẹ là Betty Jo O'Neal-Pattee, một nhà báo. Cô học trường trung học Lawrence lúc đó là Đại học bang Kansas ở Manhattan, Kansas, và tốt nghiệp với bằng Associate in Applied Arts Degree từ trường Cao đẳng Kinh doanh Wades tại Dallas, Texas. Cô đã làm một quản lý tập sự với Kmart vào năm 1981 nhưng bỏ việc sau một vài tháng và bước vào một cuộc thi sắc đẹp. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu bờ biển Thái Bình Dương vào năm 1981, cô từ bỏ cuộc sống hoa hậu. Cô đã sống ở California từ năm 1982. | 1 | null |
Sứa mặt trăng hay sứa trăng (Danh pháp khoa học: "Aurelia aurita") là loài sứa thuộc chi "Aurelia" được nghiên cứu nhiều nhất. Tất cả các loài trong chi này liên quan chặt chẽ, và nó là khó khăn để xác định các loài sứa Aurelia mà không lấy mẫu di truyền.
là một loài thuộc họ. Tất cả các loài trong chi đều khá giống nhau, và rất khó để phân biệt những con "Aurelia" trưởng thành nếu như không phân tích di truyền.
Loài sứa này gần như trong suốt, đường kính thường từ , và được nhận biết bằng bốn tuyến sinh dục hình móng ngựa ở đỉnh phần dù. Chúng ăn bằng cách kéo các con sứa khác, sinh vật phù du, động vật thân mềm bằng xúc tu vào trong cơ thể để tiêu hóa. Sứa mặt trăng di chuyển rất hạn chế, trôi theo dòng chảy là chính, kể cả khi đang bơi.
Phân bố.
Loài "Aurelia aurita" được tìm thấy ở Biển Bắc, Biển Đen, Biển Baltic, và Biển Caspi, Đông Bắc Đại Tây Dương, Greenland, Đông Bắc Hoa Kỳ và Canada, Tây Bắc Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Nhìn chung, "Aurelia" là một chi ven bờ có thể được tìm thấy ở cửa sông và cảng.
"Aurelia aurita" sống ở vùng đại dương có nhiệt độ nước từ ; với nhiệt độ tối ưu nằm trong khoảng . Chúng ưa vùng biển ôn đới có dòng chảy nhất quán. Sứa mặt trăng đã từng được tìm thấy ở vùng nước mặn với độ mặn thấp tới 6 phần nghìn.
Mối liên hệ giữ tình trạng thiếu hụt oxy vào mùa hè và sự phân bố của sứa mặt trăng có thể được quan sát rõ nhất trong tháng 7 và tháng 8 mùa hè khi nhiệt độ tăng cao và nồng độ oxy hòa tan (DO) thấp. Trong ba môi trường thử nghiệm được kiểm tra, môi trường có nồng độ DO thấp nhất có số lượng sứa lớn nhất. Số lượng sứa mặt trăng đạt mức cao nhất khi mức độ DO thấp hơn 2,0 mg L−1. Sứa mặt trăng có thể chịu được môi trường có nồng độ DO thấp, đó chính là lý do vì sao số lượng của chúng vẫn khá cao vào mùa hè. Nói chung, thiếu hụt oxy hòa tan khiến các loài khác phải di chuyển khỏi nơi thiếu oxy, nhưng sứa mặt trăng có thể chịu được điều kiện môi trường này. Hơn nữa, tần xuất co dãn dù của sứa, hoạt động cho thấy rằng sứa đang ăn, vẫn giữ nguyên cho dù nồng độ DO có thấp hơn bình thường. Trong tháng 7 và tháng 8, đã quan sát được rằng tổng cộng 250 cá thể sứa mặt trăng tiêu thụ khoảng 100% lượng sinh khối sinh vật phù du cỡ lớn ở Biển nội địa Seto. Các loài động vật săn cá xuất hiện ở các vùng nước ven bờ này có vẻ như cũng không chịu đựng được điều kiện thiếu oxy như sứa mặt trăng. Sức ăn và săn mồi của những loài cá này giảm mạnh trong điều kiện nồng độ DO thấp như vậy. Điều này giảm sự cạnh tranh của sứa mặt trăng và các loài cá ăn phù du khác. Nồng độ DO thấp ở các vùng biển như Vịnh Tokyo và Biển nội địa Seto đã được chứng minh là có tác động tích cực tới việc ăn, phát triển và sinh tồn của sứa mặt trăng.
Đặc điểm.
Loài sứa này mờ, Thông thường đường kính khoảng 25–40 cm, và có thể được nhận ra bởi bốn tuyến sinh dục có hình móng ngựa, dễ nhận thấy qua đầu của chuông. Nó ăn bằng cách bắt sứa, sinh vật phù du và động vật thân mềm bằng xúc tu, và đưa chúng vào cơ thể để tiêu hóa. Nó có khả năng chuyển động hạn chế, và trôi theo dòng nước, ngay cả khi bơi.
Chi Aurelia được tìm thấy hầu khắp các đại dương trên thế giới, từ vùng nhiệt đới xa về phía bắc tận vĩ độ 70 ° N và phía nam đến vĩ độ 40 độ vĩ nam.
Loài "Aurelia aurita" được tìm thấy dọc theo bờ biển phía đông Đại Tây Dương của Bắc Âu và bờ biển phía tây Đại tây dương của Bắc Mỹ tại New England và miền Đông Canada Nói chung, Aurelia là một chi ven bờ đó có thể được tìm thấy trong các cửa sông và bến cảng. Nó sinh sống ở nhiệt độ nước đại dương từ 6 °C đến 31 °C, với nhiệt độ tối ưu của 9 °C đến 19 °C. A. "A. aurita" thích biển ôn đới với các dòng chảy nhất quán. Nó đã được tìm thấy ở vùng biển có độ mặn thấp đến 6 phần nghìn. | 1 | null |
Lepilemur sahamalazensis là một loài vượn cáo đặc hữu Madagascar. Nó có tổng chiều dài khoảng 51 đến 54 cm, trong đó có 26–27 cm là chiều dài đuôi. Loài vượn cáo này được tìm thấy ở tây bắc Madagascar, nơi nó sinh sống ở rừng bán ẩm và một số rừng thứ cấp. | 1 | null |
Cercopithecus roloway là một loài khỉ Cựu thế giới được tìm thấy ở một khu vực nhỏ ở đông Côte d'Ivoire và rừng Ghana, giữa các sông Sassandra và Pra.
Loài này giống các loài khỉ đuôi dài khác nhưng phân biệt bằng bộ râu dài. Bộ lông và mặt chủ yếu màu đen còn cổ họng và phía trong cánh tay màu trắng với hông và lưng màu cam. Thân dài từ 40–55 cm và cân nặng từ 4–7 kg. Loài này sống trên cây, và các tạo thành các nhóm xã hội với kích thước nhóm 15 đến 30 cá thể. Chế độ ăn uống của nó bao gồm các loại trái cây, hoa, hạt và côn trùng.
Loài này là một trong số bị linh trưởng nguy cơ nhất trên lục địa châu Phi, mặc dù không có sẵn con số chính xác về loài. Khảo sát gần đây không thể tìm thấy bằng chứng của nó trong vườn quốc gia Bia ở Ghana, nơi nó có thể bị tuyệt diệt khoảng thời gian từ giữa năm 1970 và 1990. Có những dự đoán đó có lẽ đã có một sự suy giảm dân số ít nhất 80% với ba thế hệ cuối cùng. Loài này nằm trong danh sách "25 loài linh trưởng nguy cơ nhất thế giới."
Trước đây nó được coi là một phân loài của khỉ Diana ("Cercopithecus diana"). | 1 | null |
Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam.
Khu bảo tồn được thành lập theo Quyết định 274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang với tên gọi là khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Nằm trên địa bàn các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na Hang.
Tọa độ: 22°16’ – 22°31’ vĩ độ Bắc; 105°22’ – 105°29’ kinh độ Đông
Diện tích: 22.401,5 ha.
Địa hình.
Địa hình dưới 300m chiếm 30%; 300m đến 800m chiếm 60%; trên 900m chiếm 10%
Khí hậu.
Khí hậu ở Na Hang mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Nhiệt độ dao động lớn giữa mùa hè và mùa đông. Mùa đông nhiệt độ trung bình 15 – 200C, mùa hè nhiệt độ lên đến 280C hoặc có thể hơn.
Thủy văn.
Hệ thống sông ngòi chỉ ở mức trung bình, có hai con sông lớn chảy qua là sông Gâm (phía Tây Tát Kẻ) và sông Năng (phía đông Na Hang). Mạng lưới sông ngòi nhỏ khá dày song chế độ nước lại không đều giữa các mùa trong năm.
Thực vật.
Tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh hoặc chỉ thay đổi chút ít bởi sự tác động của con người. Trong đó có khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi, tuy nhiên còn có những vùng rừng thường xanh còn lại trên các đai thấp (Cox 1994). Cho đến nay đã xác định được trên 2.000 loài thực vật (McNab và cộng sự, 2000), trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1996) như Trai (Garcinia fragraeoides), Mun (Diospyrus mollis), Nghiến (Burretiodendron hsienmu), Lát Hoa (Chukrasiatabularis A.juss), Đinh (Markhamia stipulata), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn, Trầm gió theo Hill và Hallam (1997).
Động vật.
Tuy chưa điều tra đầy đủ, nhưng bước đầu đã ghi nhận được 90 loài thú, 263 loài Chim, 61 loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái. Kết quả đó cho thấy khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang có tính Đa dạng sinh học cao, có 13 loài thú ghi trong Sách đỏ Việt Nam (Anon. 1992), đặc biệt là sự tồn tại của các loài Linh trưởng đang bị đe dọa trên toàn cầu. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn nhất. Trong hai năm gần đây, dựa theo kết quả quan sát của Kiểm lâm và dự án TCP, đã nhiều lần phát hiện có đàn Voọc đông tới 50 cá thể (Lê Hồng Binh pers.com. 2000 – 2001). Tuy nhiên, đến nay có thể kết luận tại Khu bảo tồn Voọc mũi hếch có 2 quần thể sống tách biệt ở hai khu Tát Kẻ và Bản Bung. Căn cứ vào các số liệu thu thập được từ trước đến nay, có thể dự đoán số lượng của chúng như sau: Tại khu Tát Kẻ có từ 120 – 150 cá thể; ở khu Bản Bung có khoảng 50 – 60 cá thể (Hạt Kiểm lâm RĐD Na Hang pers.com. 2001).
Theo Wikramanayake và cộng sự (1997), thì tổ hợp rừng trên núi đá vôi Na Hang nằm trong hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới Bắc Đông Dương. Tại đây có 8 loài Khỉ hầu bị đe dọa tuyệt chủng mang tính toàn cầu. Vùng phân bố thế giới của loài Voọc mũi hếch và Voọc đầu trắng đều ở trong hệ sinh thái này, cho nên Quỹ bảo tồn thế giới của Mỹ (WWF-US) đã xác định đây là vùng nằm trong 01 của 223 hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới (Olson & Dinnerstein, 1998).
Nhìn chung cho đến nay các số liệu thu được về khu hệ động, thực vật tại đây còn bị hạn chế, cần triển khai thêm công tác điều tra đánh giá đầy đủ hơn. | 1 | null |
Propithecus candidus là một loài vượn cáo có bộ lông trắng mượt và dài. Nó có phạm vi phân bố rất hạn chế ở đông bắc Madagascar, nơi nó được người địa phương gọi là "simpona". Nó là một trong những loài động vật có vú hiếm nhất trên Trái Đất và được IUCN liệt kê trong danh mục 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng nhất thế giới. Đây là một trong 9 loài của chi "Propithecus"), và là một trong bốn phân loài cũ của "P. diadema". Các nghiên cứu trong năm 2004 và 2007 đã so sánh các tỷ lệ bên ngoài, di truyền học, và giải phẫu sọ-răng đã hỗ trợ cho tư cách loài đầy đủ, và đã được mọi người chấp nhận. | 1 | null |
Suối nước khoáng Mỹ Lâm thuộc phường Mỹ Lâm, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Suối khoáng Mỹ Lâm còn có tên gọi khác là "Suối khoáng Sun-phua" do hàm lượng Hydro sulfide trong nước lên đến 5 mg/lít. Nguồn nước được các nhà địa chất học người Pháp phát hiện từ năm 1923. | 1 | null |
Lý Tú Thành tự thuật (chữ Hán: 李秀成自述) là bản cung khai do Trung vương Lý Tú Thành của Thái Bình Thiên Quốc viết ra sau khi bị bắt, nhà Thanh gọi là Lý Tú Thành thân cung (李秀成亲供).
Bối cảnh và quá trình.
Ngày 19 tháng 7 năm 1864, Thiên Kinh thất thủ, Lý Tú Thành nhường ngựa tốt cho Ấu Thiên vương Hồng Thiên Quý Phúc nên chạy không kịp. Ngày 23 tháng 7, ông bị bắt tại thôn Đinh, núi Phương, bị giải đến quân doanh của Tăng Quốc Thuyên.
Ngày 28 tháng 7, Tằng Quốc Phiên từ An Khánh đến tận nơi tra hỏi Lý Tú Thành, lệnh cho Lý ở trong ngục viết bản cung khai.
Ngày 30 tháng 7, Lý bắt đầu viết, mỗi ngày được khoảng 7000 chữ .
Ngày 6 tháng 8, Tằng gặp lại Lý .
Ngày 7 tháng 8, Lý bị xử tử. Tằng tự mình thẩm duyệt từng dòng từng câu, dùng mực đỏ khoanh tròn những chữ viết sai, những địa danh, tên người viết lầm… còn những chỗ được cho là "xu nịnh vua của hắn, lời nói lặp đi lặp lại" thì cắt bỏ. Ví dụ: "có một ngày" đổi là "một ngày"; "cụ" (đủ) đổi là "câu" (đều); "dân ở giữa hai nước" (Nguyên văn: Lưỡng quốc gian dân, ở đây Lý có ý nói Tương quân của Tằng không phải là quân đội chính quy) đổi là "quân đội của Tằng soái" (Nguyên văn: Tằng soái chi binh);… Tuy nhiên Lý viết lầm Tả Kinh Đường thay vì Tả Tông Đường thì Tằng lại không sửa!? Xong, Tằng giao bản cung cho 8, 9 người chép lại, cả thảy 130 tờ, 27818 chữ, đóng lại thành tập, chấm câu vạch đoạn, rồi dùng giấy đỏ đề tên mỗi đoạn, niêm phong gởi cho Quân cơ xứ. Đồng thời, ông ta đem cho Cửu Như đường ở An Khánh, An Huy in khắc, gọi là bản An Khánh hay bản Cửu Như Đường, gởi cho con trai cả là Tằng Kỷ Trạch .
Nội dung và đánh giá.
Ngoài bản An Khánh đã nêu trên, Tự thuật còn nhiều phiên bản khác hiện vẫn được lưu hành, tuy có khác nhau vài chi tiết nhỏ, nhưng nội dung về cơ bản có 3 phần:
Tính chân thật của Tự thuật nếu có và độ chân thật là bao nhiêu còn chưa rõ (xem phần Nghi ngờ và xác minh ở dưới). Nếu tất cả là thật, nhìn chung, văn kiện này nằm trong tay của kẻ địch (nhà Thanh), về mặt nội dung, ngôn từ, danh xưng… không thể tránh khỏi bị thay đổi theo hướng bất lợi cho Thái Bình Thiên Quốc. Nhưng bản chất chính nghĩa của phong trào và khí chất anh hùng của tác giả vẫn không thể che lấp được.
Theo Triệu Liệt Văn, sách đã dẫn, Tằng Quốc Thuyên bắt được Lý, cho dùng nhục hình, vì căm giận việc Tằng Quốc Hoa tử trận, Lý vẫn đối đáp rất cứng cỏi. Ngày xử quyết, Lý thần thái an nhiên, cười nụ mà chịu hình. Có thể nói: Lý không vì sợ đau, sợ chết mà viết bản Tự thuật. Tương truyền, Lý Hồng Chương gia nhập Quân cơ xứ, lập tức tìm đọc Tự thuật, xong, nức nở khen ngợi Lý Tú Thành là một nhân vật anh hùng. Nếu phong trào Thái Bình Thiên Quốc là một bản tráng ca, thì Tự thuật xứng đáng là khúc vĩ thanh hào hùng.
Nghi ngờ và xác minh.
"Lý Tú Thành tự thuật" là thật hay giả?
Những tệ nạn "lấy giả làm thật", "mạo công lĩnh thưởng" trong giới quan lại nhà Thanh đã thành thông lệ. Augustus Frederick Lindley, tác giả người Anh có khuynh hướng thân Thái Bình Thiên Quốc, trong tác phẩm Ti Ping Tien Kwoh: The History of the Ti-Ping Revolution, Including a Narrative of the Author's Personal Adventures (được đề là dành tặng Lý Tú Thành) đã tố cáo: năm 1852, các tướng lĩnh nhà Thanh từng ngụy tạo "Thiên Đức cung trạng" của 1 thủ lĩnh nghĩa quân (không nêu tên). Ngày nay, việc tồn tại hàng chục phiên bản khác nhau của văn kiện này càng khiến người ta nghi ngờ.
Trước chiến tranh Trung – Nhật nổ ra (1937), các sử gia Trần Dần Khác, Mạnh Sâm từng bày tỏ hy vọng hậu nhân của Tằng Quốc Phiên tại Hồ Nam sẽ công bố bản thảo gốc bản thảo gốc (Nguyên văn: Nguyên cảo). Năm 1944, nhà họ Tằng đồng ý cho Quảng Tây thông chí quán sao chụp lại, nhà sử học La Nhĩ Cương căn cứ vào bản sao này, tiến hành giám định dựa trên các phương diện bút tích, từ vựng, văn phong, nội dung… xác nhận là chữ viết (Nguyên văn: Bút tích) của Lý Tú Thành.
Năm 1956, Niên Tử Mẫn, Thúc Thế có bài viết Quan vu Trung vương tự truyện nguyên cảo chân ngụy vấn đề thương các (Giới thiệu về Thảo luận vấn đề thật giả của Bản thảo gốc Trung vương tự truyện), phát biểu kỳ thứ 4 trên Học báo của đại học Sư phạm Hoa Đông, dựa trên những điểm bất đồng trong bút tích của Lý Tú Thành tự thuật nguyên cảo và Lý Tú Thành dụ Lý Chiêu Thọ thư được thẩm định bởi chuyên gia nghiên cứu bút tích của Sở nghiên cứu pháp y, Bộ Tư pháp, kết luận Lý Tú Thành tự thuật là do Tằng Quốc Phiên ngụy tạo, gây ra rất nhiều tranh cãi.
Tháng 11 năm 1957, La Nhĩ Cương viết 2 chương Trung vương Lý Tú Thành tự truyện nguyên cảo tiên chứng (Những ghi chú đầu tiên về Bản thảo gốc Trung vương Lý Tú Thành tự truyện), Bản đính kèm được đưa vào tác phẩm của chính ông được xuất bản tháng 3 năm 1958 là Trung vương tự truyện nguyên cảo khảo chứng dữ luận khảo cứ (Luận cứ và khảo chứng về Bản thảo gốc Trung vương tự truyện), Nhà xuất bản Khoa Học. Trong tác phẩm này còn có các bài viết Bút tích giám định đích hữu hiệu tính dữ hạn chế tính cử lệ (Ví dụ về tính hạn chế và tính hữu hiệu của việc giám định bút tích) và Trung vương dụ Lý Chiêu Thọ thư bút tích đích giám định (Giám định bút tích thư Trung vương dụ Lý Chiêu Thọ) nhằm phản bác kết luận của Niên Tử Mẫn, Thúc Thế; ngoài ra còn có 2 bài viết Trung vương Lý Tú Thành tự truyện nguyên cảo đích chân ngụy vấn đề hòa sử liệu vấn đề (Vấn đề sử liệu và vấn đề thật giả của Bản thảo gốc Trung vương Lý Tú Thành tự truyện), một lần nữa khẳng định: Tự thuật là bút tích của Lý Tú Thành.
Năm 1960, Quách Mạt Nhược viết lời tựa cho Trung vương Lý Tú Thành tự thuật hiệu bổ bản do Trung Hoa Thư Cục xuất bản, cho biết: "Tự thuật mà nhà họ Tằng ở Tương Hương, Hồ Nam cất giữ, do tứ thiếu gia Tằng Chiêu Hoa nắm giữ, (người này) đã mất vì tai nạn máy bay trên đường từ Hương Cảng đi Bangkok." Rồi than rằng: "Nguyên cảo nếu được ông ta mang theo bên mình, ắt không còn xuất hiện trên thế gian nữa rồi!" Bản này có 74 tờ, 36100 chữ.
Năm 1963, chắt của Tằng Quốc Phiên là Tằng Ước Nông thông qua Thế giới Thư Cục ở Đài Loan công bố những bức ảnh chụp Lý Tú Thành tự thuật Nguyên cảo. Bản này chỉ có 74 tờ, hơn 33300 chữ, hành văn liên tục, không sang dòng, chia đoạn, chưa có kết thúc. Ngày nay, những bức ảnh này được bảo quản bởi Quốc Lập Cố Cung Bác Vật viện ở Đài Loan.
Nếu là thật: Tằng Quốc Phiên đã cắt bỏ, sửa đổi bao nhiêu?
Lý Tú Thành trước khi mất đã viết bao nhiêu chữ, đến nay vẫn còn bí mật. Tuy nhiên các sử liệu đều chỉ ra Nguyên cảo phải có từ 3 vạn đến 5 vạn chữ.
Năm 1936, nhà nghiên cứu Thanh sử là Mạnh Sâm viết lời tựa cho ấn bản bằng ảnh Lý Tú Thành cung của Đại học Bắc Kinh, đã lưu ý rằng, có thể bản Tự thuật của Lý nhắc đến vài tin đồn lúc bấy giờ: bộ hạ dưới quyền đã khuyên Tằng Quốc Phiên nhân lúc triều đình suy yếu mà làm phản, thì có thể chiếm được toàn bộ khu vực phía nam Trường Giang trở đi; hoặc khuyên Tằng, vốn thuộc dân tộc Hán, chống lại chính quyền của dân tộc Mãn. Trong bài giảng tại Đại học Bắc Kinh, Mạnh cho rằng việc Tằng cắt bỏ nhiều chữ như vậy là rất khó biện giải.
Từ năm 1979 đến 1984, trên diễn đàn Trung Hoa Văn Sử, chủ đề Tằng Quốc Phiên sở tồn Lý Tú Thành cảo bản khảo lược (Khảo lược về Tằng Quốc Phiên lưu trữ bản thảo của Lý Tú Thành), Vinh Mạnh Nguyên có 2 bài viết nhận xét Tự thuật của Lý có thể là thật, thì ảnh Nguyên cảo mà Tằng Ước Nông công bố chưa hẳn là thật, dựa trên mấy lý do là:
Vinh Mạnh Nguyên còn cho rằng Tằng đã thay thế đoạn văn mà Lý đã viết rằng Hồng Tú Toàn chết vì bệnh, cho phù hợp với tấu chương gởi về triều đình của chính Tằng trước đó kể rằng Hồng uống thuốc độc tự sát . Về phương diện này, La Nhĩ Cương cũng cho rằng Tằng đã thêm vào đoạn văn Lý tự nhận đã phóng hỏa thiêu hủy phủ Thiên vương, bởi khi vây Thiên Kinh, triều đình từng khuyến cáo Tằng phải răn đe tướng sĩ không được đốt phá thành trì . Ngoài ra còn vài chi tiết khác được đổi lại cho phù hợp với tấu chương của Tằng. Đơn cử, thời điểm mà Lý đưa Ấu Thiên vương ra khỏi thành: "canh đầu" đổi là "canh tư".
Trần Húc Lộc, Lý Tú Thành nguyên cảo thích nghi (Làm sáng tỏ những nghi ngờ về Lý Tú Thành nguyên cảo) phản đối nhận xét của Vinh Mạnh Nguyên, cho rằng học vấn có Lý không cao, lại thêm cảnh ngộ lao tù, trước đó từng bị Tằng Quốc Thuyên dùng nhục hình tàn khốc, thì không màng đến việc phân chia dòng đoạn, phạm húy một số chữ… hoàn toàn có thể hiểu được.
Năm 1982, sách Lý Tú Thành tự thuật nguyên cảo chú của La Nhĩ Cương được Nhà xuất bản Trung Hoa Thư Cục được ấn hành. Trong lời nói đầu, La khẳng định đây là bút tích của Lý Tú Thành, đồng thời suy đoán Tằng Quốc Phiên đã hủy đi ít nhất 4000 chữ. | 1 | null |
Vượn mực (danh pháp khoa học: "Symphalangus syndactylus") là một loài linh trưởng thuộc họ Vượn và là loài bản địa Malaysia, Thái Lan và Sumatra.
Mô tả.
Chúng sống trên cây, có lông đen, là loài vượn lớn nhất, nó có kích thước có thể lớn gấp đôi các loài vượn khác, cao 1 mét và nặng tới 14 kg. Chúng chủ yếu ăn các bộ phận khác nhau của cây. Vượn mực Sumatra ăn trái cây nhiều hơn loài này ở Malaysia, với trái cây chiếm tỷ lệ lên đến 60% chế độ ăn uống của nó. Vượn mực ăn ít nhất 160 loài thực vật, từ dây leo cây thân gỗ. Thức ăn chủ yếu của nó là sung (Ficus spp.), một thành viên của họ Moraceae.
Vượn mực thích ăn trái cây chưa chín hơn là chín, lá non hơn lá già. Nó ăn hoa và một số động vật, chủ yếu là côn trùng. Khi vượn mực ăn hoa lớn, nó chỉ ăn cánh hoa, nhưng nó sẽ ăn tất cả các bộ phận của hoa nhỏ hơn, với các loại trái cây nhỏ nó cầm trong tay của nó trước khi đưa vào mồm. Khi ăn hạt lớn và cứng hoặc có cạnh sắc, nó bóc lấy cùi quả và vứt bỏ hạt. Mặc dù chế độ ăn uống của nó bao gồm phần đáng kể trái cây, nó là loài ăn lá nhiều nhất trong tất cả các thành viên của họ Hylobatidae. | 1 | null |
Lise Meitner, ForMemRS (07 tháng 11 năm 1878-27 tháng 10 năm 1968), là một nhà vật lý người Áo, sau đó thành người Thụy Điển, người đã làm nghiên cứu về phóng xạ và vật lý hạt nhân. Meitner là một thành viên của nhóm phát hiện ra phản ứng phân hạch hạt nhân, một thành tích mà đồng nghiệp của bà là Otto Hahn đã được trao tặng giải Nobel Vật lý. Meitner thường được người ta nhắc đến là một trong những ví dụ rõ ràng nhất của thành tựu khoa học của phụ nữ bị bỏ qua bởi Ủy ban Nobel.
Một nghiên cứu năm 1997 của "Physics Today" kết luậnt rằng việc bỏ sót Meitner khi xét giải Nobel Vật lý là "một trường hợp hiếm trong đó các ý kiến tiêu cực cá nhân rõ ràng đã dẫn đến việc loại trừ một nhà khoa học xứng đáng" được nhận giải Nobel. Nguyên tố 109, Meitnerium được đặt tên để vinh danh bà.
Lise Meitner đã đóng góp rất lớn vào việc phát hiện ra hiện tượng phân hạch năm 1939 nhưng không bao giờ được nhận Giải Nobel Vật lý. Trong thực tế, chính bà chứ không phải Otto Hahn, người được nhận Giải Nobel Hóa học năm 1944 "vì tạo ra nguyên tố mới nhờ phản ứng phân hạch", đã lần đầu tiên đề cập đến hiện tượng phân hạch đồng vị phóng xạ sau khi phân tích các dữ liệu thí nghiệm và cùng Otto Robert Frisch áp dụng thành công mẫu giọt chất lỏng của Niels Bohr để giải thích hiện tượng này. Nhiều người cho rằng Meitner không được trao giải vì tình trạng trọng nam khinh nữ phổ biến đầu thế kỉ 20 trên Thế giới và ngay trong thành phần ủy ban xét giải, đã dẫn đến những cống hiến của bà bị xem nhẹ và gạt khỏi danh sách trao giải.
Tiểu sử.
Lisa Meitner sinh ra ở Wien, Áo vào năm 1878 trong một gia đình gốc Do Thái. Cha của bà, Philipp Meitner, là một trong những luật sư đầu tiền ở Áo. Bà sinh ngày 7 tháng 11 năm 1878. Bà rút ngắn tên mình từ Elise thành Lise. Theo Sổ đăng ký sinh của cộng đồng Do Thái Wien ghi Meitner sinh ngày 17 tháng 11 năm 1878, nhưng một số tài liệu khác cho rằng bà sinh ngày 7 tháng 11, ngày mà bà sử dụng. Khi trưởng thành, bà chuyển sang Ki tô giáo, theo Giáo hội Luther, và được rửa tội năm 1908. Năm 1901, bà nhập học đại học Wien theo học ngành vật lý. Sau khi giành học vị tiến sĩ vật lý vào năm 1906 bà làm việc năm đầu tại viện lý thuyết vật lý ở Viên.
Nghiên cứu tại Berlin.
Được truyền cảm hứng từ người thầy của mình, nhà vật lý học Ludwig Boltzmann, Meitner nghiên cứu vật lý và trở thành người phụ nữ thứ hai có bằng tiến sĩ vật lý tại Đại học Wien vào năm 1905 ("Wärmeleitung im inhomogenen Körper"). Phụ nữ không được phép tham dự tổ chức giáo dục đại học trong thời kỳ đó, nhưng nhờ hỗ trợ từ cha mẹ của mình, bà đã có thể theo học đại học tư, bà hoàn thành vào năm 1901 với một bài thi "externe Matura" tại Akademisches Gymnasium. Sau khi có bằng tiến sĩ, bà từ chối một lời đề nghị làm việc trong một nhà máy sản xuất đèn khí. Được người cha của mình khuyến khích và hỗ trợ tài chính, bà đã đi đến Berlin. Max Planck cho phép bà tham dự các bài giảng của mình, một cử chỉ bất thường của Planck, cho đến lúc đó từ chối bất kỳ người phụ nữ nào mong muốn tham dự các bài giảng của ông. Sau một năm, Meitner trở thành trợ lý của Planck. Trong những năm đầu, bà làm việc cùng nhau với nhà hóa học Otto Hahn và họ phát hiện một số đồng vị mới. Năm 1909, bà đã trình bày hai bài báo về bức xạ beta. Năm 1912 họ cùng nhau chuyển tới làm việc ở viện hoá học Kaiser Wilhelm và sát cánh bên nhau trong các công trình nghiên cứu quan trọng. Cho đến năm 1937, họ đã phát hiện ra ít nhất 9 nguyên tố có tính phóng xạ khác nhau. Trong thời gian Lise sống và làm việc ở Stockholm họ vẫn ấp ủ những dự định hợp tác nghiên cứu. Tháng mười năm 1938 họ bí mật gặp nhau tại Copenhagen và lập kế hoạch cho các thí nghiệm về phân rã hạt nhân. Lúc đầu Hahn tin rằng phân rã hạt nhân là điều không thể, nhưng Meitner đã chứng minh cho Hahn thấy rằng điều đó đã xảy ra. Meitner là người đầu tiên hiểu rằng nguyên tử hạt nhân chưa phải là nhỏ nhất mà các nguyên tử hạt nhân còn có thể chia thành các phần nhỏ hơn; các nguyên tử urani còn phân chia thành Bari và kryton kèm theo sự giải phóng một số neutron và một năng lượng rất lớn. Các thí nghiệm chứng minh sự phân rã hạt nhân được thực hiện ở phòng thí nghiệm của Hahn ở Berlin.
Trong phần đầu tiên của chiến tranh thế giới thứ nhất, bà làm một y tá xử lý thiết bị tia X. Bà trở lại Berlin và công tác nghiên cứu của mình vào năm 1916, nhưng không phải không có cuộc đấu tranh bên trong. Bà cảm thấy xấu hổ khi muốn tiếp tục các nỗ lực nghiên cứu của mình khi nghĩ về những đau đớn và nỗi thống khổ của các nạn nhân của chiến tranh và nhu cầu y tế và tình cảm của họ.
Năm 1917, bà và Hahn phát hiện ra đồng vị tồn tại lâu dài đầu tiên của nguyên tố protactini, nhờ phát hiện này bà đã được trao Huy chương Leibniz của Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Năm đó, Meitner được giao mảng vật lý học viện hóa học Kaiser Wilhelm.
Năm 1922, bà phát hiện ra nguyên nhân, Được biết đến là hiệu ứng Auger, sự bức xạ từ bề mặt của các điện tử với các năng lượng "chữ ký". Hiệu ứng này được đặt tên theo Pierre Victor Auger, một nhà khoa học người Pháp phát hiện ra hiệu ứng này một cách độc lập vào năm 1923.
Năm 1926, Meitner trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Đức giữ học hàm giáo sư đầy đủ về vật lý học, tại Đại học Berlin. Năm 1933 Lise Meitner không được dạy học nữa vì là người gốc Do thái. Tuy nhiên bà vẫn có thể tiếp tục chương trình nghiên cứu vật lý hạt nhân tại viện Kaiser-Wilhelm, cuối cùng dẫn đến việc bà cùng Hahn cùng khám phá ra sự phân rã hạt nhân vào năm 1939, sau khi bà đã rời Berlin. Bà đã được Albert Einstein ca ngợi là "Marie Curie Đức". | 1 | null |
Đại học Kinh tế quốc dân Plekhanov (, phiên âm: "Rossiysky ekonomichesky universitet") là một trường đại học công lập ở Moskva, Nga. Đây là một trong những cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học về kinh tế lớn nhất của Nga và là thành viên của nhiều tổ chức giáo dục trên thế giới, đơn cử như Hiệp hội các trường đại học châu Âu ("European University Association") và Tổ chức Phát triển Quản lý châu Âu (European Foundation for Management Development). | 1 | null |
SIG SG 540 là loại súng trường tấn công được phát triển bởi công ty Schweizerische Industrie Gesellschaft (SIG) cho lực lượng quân đội Thụy Sĩ. Việc thiết kế được tiến hành để thay thế súng SIG SG 510 cũ khi loại đạn 5.56x45mm NATO trở thành loại đạn tiêu chuẩn trong lực lượng quân đội Thụy Sĩ thay thế cho loại đạn 7.5×55mm. Ngoài việc trang bị cho quân đội loại súng này cũng được dùng để xuất khẩu.
Phát triển.
Phiên bản đầu tiên sử dụng đạn 5.56x45mm NATO là khẩu SIG SG 530 được chế tạo thử và những năm 1960 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với con quay hãm. Nhưng loại súng này quá phứt tạp cũng như quá đắt để chế tạo hàng loạt. Vì thế đến năm 1969 một mẫu mới đã được chế tạo loại bỏ con lăn hãm và thay bằng khóa nòng xoay với cơ chế hoạt động giống như cách hoạt động giống như khẩu AK-47 nhưng sửa lại một tý. Việc kết hợp hai thiết kế này cho kết quả thành công và được đưa vào chế tạo hàng loạt.
Việc sản xuất bắt đầu khoảng năm 1973-1974, nhưng do quy định về việc hạn chế xuất khẩu vũ khí của Thụy Sĩ nên việc chế tạo được chuyển sang cho nhà máy MANURHIN (Manufacture de Machines du Haut Rhin) tại Mulhouse, Pháp sau đó.
Súng còn được sử dụng tại các quốc gia khác ở châu Á, châu Phi, Nam Phi cũng như nhiều lực lượng thi hành công vụ khác. Bồ Đào Nha đã mua bản quyền chế tạo loại súng này vào năm 1988. Và Chile cũng đã mua bản quyền sản xuất loại súng này và dựa trên đó để phát triển ra súng tiểu liên FAMAE SAF.
Thiết kế.
SG 540 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén, khóa nòng xoay với hai móc khóa lớn cố định viên đạn vào vị trí. Một lò xo quấn quanh thanh pít ton truyền động trong ống trích khí và bolt gắn với thanh này qua nút kéo lên đạn có thể tháo ra. Hệ thống trích khí có hai chế độ đóng và mở, chế độ mở dùng để bắn bình thường còn chế độ đóng thường dùng để bắn lựu đạn từ đầu nòng vì khí nén sẽ không được trích ra mà dùng hoàn toàn vào việc đẩy. Thân súng làm bằng thép ép chia thành hai phần chính trên và dưới, hai phần này sẽ được nối với nhau bằng một chốt ấn. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm ở phía bên trái súng với ba chế độ an toàn, từng viên và tự động ngoài ra còn một cơ chế là bắn ba viên có thể thêm vào sau.
Nòng súng được tính hợp bộ phận chống chớp sáng cũng như có thể gắn thêm ống phóng lựu đầu nòng hay lưỡi lê. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng cũng có thể gắn các hệ thống nhắm khác. Súng sử dụng hộp đạn rời có thể chứa 20 đến 30 viên và tích hợp thêm chân chống chữ V để có thể tác chiến hiệu quả hơn có thể gấp vào lớp ốp tay nếu chưa cần sử dụng. | 1 | null |
Cam Tuyền là một xã thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Địa lý.
Xã Cam Tuyền có diện tích 103,3 km², dân số năm 1999 là 4.813 người, mật độ dân số đạt 47 người/km².
Hành chính.
Xã Cam Tuyền được chia thành 10 thôn: An Mỹ, An Thái, Ba Thung, Bản Chùa, Bình Mỹ, Đâu Bình, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Quang.<ref name="21/NQ-HĐND">Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2019 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên thôn, khu phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khu phố đang công tác dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị</ref>
Lịch sử.
Năm 1986, sáp nhập vào xã Cam Thành các thôn Quật Xá, Tân Mỹ, Tân Định, Phước Tuyền, An Hưng, Phan Xá, Tân Tường và Cam Phú của xã Cam Tuyền; sáp nhập vào xã Cam Tuyền các thôn Bắc Bình, An Thái, An Mỹ và Bích Lộ của xã Cam Thành (theo Quyết định số 72/1986/QĐ-HĐBT). | 1 | null |
Lữ đoàn Cơ giới 5 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập vào ngày 4 tháng 5 năm 1942 tại Geelong, Victoria. Lữ đoàn này hoạt động không lâu và vào tháng 6 năm 1942, nó được nhập vào Lữ đoàn Thiết giáp 6.
Đơn vị.
Trung đoàn Cơ giới 3<br>Trung đoàn Cơ giới 104<br>Trung đoàn Thiết giáp 13<br>Trung đoàn Thiết giáp 14 | 1 | null |
Edward Young (1683 - 1765) là một nhà thơ nổi tiếng người Anh, được xem là người dẫn đầu phong trào văn chương tiền lãng mạn trong thế kỷ 18 tại châu Âu.
Cuộc đời.
Ông sinh năm 1683 tại Upham, gần Winchester.
Ông học tại đại học Oxford danh tiếng và bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật học năm 1719. Sau đó, Young làm mục sư cho đến năm 1930 thì về Wellwyn sinh sống ở đây cho đến lúc mất.
Năm 1930 ông lấy vợ là một góa phụ đã có hai người cọn. Nhưng cuộc sống hạnh phúc kéo dài 10 năm thì vợ và hai con của ông lần lượt qua đời vì bệnh tật. Ông sống những năm tháng cuối đời lặng lẽ, ẩn dật với thu vui đọc sách và làm thơ trong sự cô đơn.
Năm 1765, ông mất tại đây, hưởng thọ 82 tuổi.Ông còn là 1 nhà cách mạng nổi tiếng vào thời đó
Sự nghiệp.
Ông là một thi sĩ nổi tiếng khắp châu Âu những năm của nửa cuối thế kỷ 18. Khi còn trẻ, ông đã viết văn với nhiều tác phẩm có giá trị như: Ngày cuối cùng, Sức mạnh tôn giáo, Hiếu danh... đánh dấu sự thành công bước đầu của ông trên con đường thơ văn.
Sau đó, lần lượt những tác phẩm được đánh giá là xuất sắc của ông như: Ai ca canh trường. Bài thơ 10.000 câu viết từ năm 1742 đến 1749 được chia thành nhiều chương với nội dung xoay quanh suy nghĩ, bình luận của ông về sự sống, cái chết, sự bất diệt của tâm linh, tình bạn, tình yêu.. Tác phẩm ra đời sau sự ra đi của những người thân trong gia đình ông nên đây chính là tiếng lòng xót xa của chính tâm hồn ông.
Ông được coi như người mở đầu cho phong trào văn thơ lãng mạn trong thế kỷ 18. Tên tuổi ông được nhắc đến như là một thi sĩ kiệt xuất ở rất nhiều nước như: Đức, Ý, Pháp... | 1 | null |
Lữ đoàn Cơ giới 4 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Tháng 3 năm 1942, lữ đoàn chuyển thành Lữ đoàn Kỵ binh 1 Úc; và vào tháng 5 năm 1942, một lần nữa lữ đoàn chuyển thành Lữ đoàn Xe tăng 3 Úc. Về sau lữ đoàn lại chuyển vào biên chế của Sư đoàn Cơ giới 1 Úc mới hình thành và chưa một lần nào tham chiến.
Đơn vị.
Trung đoàn Thiết giáp 3<br>Trung đoàn Cơ giới 6<br>Trung đoàn Cơ giới 7<br>Trung đoàn Cơ giới 14 | 1 | null |
Lữ đoàn Kỵ binh 6 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập vào tháng 9 năm 1939, biên chế thuộc Sư đoàn Kỵ binh 2 Úc. Lữ đoàn chưa bao giờ tham gia một cuộc chiến nào và được đổi lại thành Lữ đoàn Cơ giới 6 Úc vào tháng 3 năm 1942.
Biên chế.
Đơn vị Kinh kỵ 3<br>Đơn vị Kinh kỵ 18 (trang bị súng máy)<br>Đơn vị Kinh kỵ 9/23<br>Trung đoàn Cơ giới 9 | 1 | null |
Lữ đoàn Cơ giới 6 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Tháng 3 năm 1942, từ Lữ đoàn Kỵ binh 6 Úc chuyển thành lữ đoàn cơ giới 6 và một lần nữa là chuyển thành Lữ đoàn Thiết giáp 6 Úc vào tháng 5 năm 1942. Lữ đoàn nằm trong biên chế của sư đoàn Cơ giới 2 Úc mới thành lập và chưa một lần tham chiến.
Đơn vị.
Trung đoàn Cơ giới 9<br>Trung đoàn Cơ giới 18<br>Nhóm trinh sát 3<br>Nhóm trinh sát 23 | 1 | null |
Augustus Frederick Lindley (3/2/1840 – 29/3/1873), hay Linh Lợi (呤唎) sĩ quan hải quân Hoàng gia Anh, từng phục vụ trong quân đội Thái Bình Thiên Quốc.
Cuộc đời.
Năm 1857, Lindley gia nhập hải quân Hoàng gia Anh. Năm 1859, ông phục vụ ở Hương Cảng. Năm sau ông từ chức, đi lại buôn bán trong khu vực mà Thái Bình Thiên Quốc đã giành quyền khống chế.
Năm 1861, Lindley tham gia huấn luyện quân đội Thái Bình Thiên Quốc dưới quyền Trung vương Lý Tú Thành, còn nhiều lần tham chiến. Năm 1863, ông tham gia trận đánh bảo vệ Cửu Liễu Châu (cù lao), bị thương nặng. Sau khi bình phục, tháng 9 cùng năm, ông đưa vài người lẻn vào Thượng Hải, cướp đi 1 cỗ thuyền lầu hiệu "Phi Nhi Phục Lai" (Đom đóm). Cũng trong năm này, vì bệnh tình không khá hơn, ông phải quay về Anh.
Ngày 3 tháng 2 năm 1866, ông cho xuất bản quyển sách Ti Ping Tien Kwoh: The History of the Ti-Ping Revolution, including a narrative of the author's personal adventures (Thái Bình Thiên Quốc: Lịch sử cuộc cách mạng Thái Bình, bao gồm chuyện kể về những chuyến phiêu lưu cá nhân của tác giả), với lời đề tặng: "For my dear friend Field Marshal Li Xiucheng, I will remember him forever if he die" (Dành cho người bạn thân của tôi: Thống tướng Lý Tú Thành, tôi sẽ mãi nhớ đến anh dù anh đã ra đi).
Khi Charles George Gordon quay về Anh, Lindley chỉ trích ông ta trên Thời Báo (The Times). | 1 | null |
là nữ sĩ nổi tiếng của Nhật Bản thời Heian. Một trong 36 ca tiên trong văn học cổ Nhật Bản.
Cuộc đời.
Bà là thi nhân waka nổi tiếng, con gái của Oe no Masamune (Đại Giang, Nhã Chí), Thái thú vùng Echizen. Mẹ là Taira no Yasuhira, con gái của Thái thú vùng Etchu.
Bà kết hôn hai lần. Lần đầu là năm 995, với Tachibana no Michisada (Quất, Đạo Trinh), Thái thú vùng Izumi. Năm 997, bà sinh con gái, Koshikibu no Naishi (Tiểu Thức Bộ), người sau này cũng là một nhà thơ. Izumi theo chồng tới nơi ông nhậm chức, nhưng sớm trở lại kinh đô.
Theo phong tục thời Heian, tên của bà là sự kết hợp giữa "Izumi", nơi chồng bà giữ chức, và "Shikibu", chức vị của cha bà.
Tại Kyoto, giữa hai cuộc hôn nhân, bà có cuộc đời tình ái sóng gió với nhiều người đàn ông. Trước cả khi kết hôn với Michisada, có đồn đoán rằng bà có quan hệ với một người đàn ông tên là Omotomaru.
Khi vẫn còn kết hôn với Michisada, bà có quan hệ tình ái với hoàng tử Tametaka (弾正宮為尊親王, Danjo no Miya Tametaka Shinnō, 977-1002). Khi sự việc vỡ lở, bà bị chồng li dị và gia đình cũng tuyên bố từ bỏ bà. Trong Eiga Monogatari có đề cập đến chuyện Tametaka bị bệnh và chết vì "những cuộc phóng túng không chừng mực về đêm".
Sau cái chết của Tametaka, bà trở thành người tình của hoàng tử Atsumichi (敦道親王, Atsumichi Shinnō, 981–1007), em của Tametaka. Năm đầu tiên của cuộc tình duyên này được chép lại trong tập Izumi Shikibu Nikki. Mối quan hệ này kết thúc vào năm 1007, khi Atsumichi chết.
Từ năm 1008, bà phục vụ cho Hoàng hậu Shoshi (cũng đọc là Akiko), vợ của Thiên hoàng Ichijo.
Năm 1009, bà kết hôn với Fujiwara no Yasumasa (Đằng Nguyên, Bảo Xương, 958-1036), một tướng quân nổi tiếng vì lòng dũng cảm, và theo ông tới nơi ông nhậm chức, vùng Tango (phía bắc Kyoto ngày nay).
Bà sống lâu hơn con gái, Koshikibu no Naishi, nhưng không rõ năm bà mất. Bài thơ cuối cùng được biết đến của bà được viết vào năm 1027.
Những năm cuối đời, bà đi tu, pháp danh là Seishin Insei Hōni (誠心院専意法尼).
Rất nhiều nơi được cho là nơi chôn cất của bà, nhưng đều chỉ là những đồn thổi thiếu căn cứ.
Cuộc đời của Izumi Shikibu tự phát, đầy cá tính, lãng mạn và nồng nhiệt như thơ văn của bà. Bà bỏ mặc khuôn phép, thành kiến của xã hội, có nhiều hành vi làm người đương thời không chấp nhận nổi, đánh giá bà là một kẻ say đắm ái tình.
Sự nghiệp.
Tác phẩm Izumi Shikibu Nikki, một kiệt tác của văn học cổ Nhật Bản đã được ra đời trong thời gian mối tình của bà với hoàng tử Atsumichi. Đây là một tiểu thuyết dưới hình thức nhật ký xem lẫn thơ. Tác phẩm là tiếng nói, sự thú nhận về mối tình bồng bột nhưng rất chân tình của mình với chàng hoàng tử hào hoa, thể hiện tiếng nói bạo dạn của phụ nữ đương thời dám vượt qua mọi lễ giáo phong kiến để đến với tình yêu. Với tác phẩm này, cái "tôi" của bản thân lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Nhật Bản.
Thơ của bà còn giữ được khoảng 1470 bài tanka (短歌 Đoản Ca) trong hai tập thơ (tuy có nhiều bài in trùng nhau) và từ đó 247 bài đã được đăng trong các tuyển tập soạn theo sắc chiếu làm bà trở thành nhà thơ phụ nữ được nhắc đến nhiều nhất. Lối sống và phong cách làm thơ của bà đã ảnh hưởng nhiều đến Yosano Akiko (Dữ Tạ Dã, Tinh Tử. 1878-1942), một nhà thơ nữ hàng đầu của thi ca hiện đại, người đã đặt lại vị trí bà như một phụ nữ đã được giải phóng.
Bà có một bài thơ được chọn trong tập Hyakunin Isshu (Bách nhân nhất thủ), tuyển tập thơ quốc âm Nhật Bản ra đời vào khoảng năm 1235.
Bài dưới đây nằm trong tập thơ trên, do Nguyễn Nam Trân dịch.
a) Nguyên văn:
あらざらむ
この世のほかの
思ひ出に
今ひとたびの
逢ふこともがな
b) Phiên âm:
Arazaramu (ran)
Kono yo no hoka no
Omoide ni
Ima hito tabi no
Au koto mogana
c) Diễn ý:
Chắc là ta sắp chết đến nơi rồi,
Để làm kỹ niệm mang về thế giới bên kia,
Trước khi ra đi xin một lần nữa,
Được gặp lại người yêu.
d) Dịch thơ:
Cái chết đã gần kề,
Trước giờ phút ra đi.
Xin gặp nhau lần chót,
Kỉ niệm về bên tê.
Một số bài thơ nổi tiếng:
刈藻かき臥猪の床のゐを安みこそねざらめ斯らずもがな
karu mo kaki fusu wi no toko no wi wo yasumi sa koso nezarame kakarazu mo gana
loosely: Trampling the dry grass the wild boar makes his bed, and sleeps. I would not sleep so soundly even were I without these feelings.
黒髪のみだれも知らず打臥せばまづかきやりし人ぞ戀しき
kurokami no midaremo shirazu uchifuseba madzu kakiyarishi hito zo kohishiki
loosely: My black hair is unkempt; unconcerned, he lies down and first gently smooths it, my darling!
長閑なる折こそなけれ花を思ふ心のうちに風はふかねど
nodoka naru ori koso nakere hana wo omou kokoro no uchi ni kaze wa fukanedo
loosely: "There is not even a moment of calmness. In the heart that loves the blossoms, the wind is already blowing."
Nhiều bài thơ của bà là sự than khóc.
Cho hoàng tử Tametaka:
亡人のくる夜ときけど君もなし我が住む宿や魂無きの里
naki hito no kuru yo to kikedo kimi mo nashi wa ga sumu yado ya tamanaki no sato
loosely: They say the dead return tonight, but you are not here. Is my dwelling truly a house without spirit?
Cái chết của con gái:
諸共に苔のしたには朽ちずして埋もれぬ名をみるぞ悲しき
morotomo ni koke no shita ni ha kuchizu shite udzumorenu na wo miru zo kanashiki
loosely: Beneath the moss, imperishable, her name of high renown: seeing it is a great sadness.
Một số bài thơ khác (nguồn: http://www.wakapoetry.net/):
SENZAISHŪ: SZS XVIII: 1169
Composed when a man from the same place stopped writing to her completely.
幾返りつらしと人をみ熊野の恨めしながら戀しかるらむ
Time and time again
Of his cruelty I’ve thought, yet
Seeing him-as across Mikumano Bay –
I hate him, but
I love him, too, it seems.
SHIKASHŪ SKS IX: 312
When she was abandoned by Yasumasa, she composed this in response to an enquiry by [Fujiwara no] Kanefusa.
人しれず物思ふことはならひにき花に別れぬ春しなければ
Out of his thoughts
In desolation-
I am used to it now;
Never parting from the blooms-
There’s no such Spring, at all. | 1 | null |
Lữ đoàn Cơ giới 2 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Tháng 3 năm 1942, từ Lữ đoàn Kỵ binh 2 Úc chuyển thành lữ đoàn cơ giới 2, lữ đoàn mới thành lập này chuyển tới biên chế Sư đoàn Cơ giới 1 Úc. Các đơn vị trong lữ đoàn đa phần không tham gia một trận đánh nào và bị giải tán tại Gherang, Victoria vào tháng 1 năm 1943.
Biên chế.
Trung đoàn Cơ giới 1<br>Trung đoàn Cơ giới 12<br>Trung đoàn Cơ giới 24<br>Trung đoàn Cơ giới 16<br>Trung đoàn Cơ giới 6<br>Trung đoàn Cơ giới 7<br>Trung đoàn Cơ giới 15<br>Trung đoàn Cơ giới 17<br>Trung đoàn Cơ giới 20<br>Đơn vị Kỹ sư Hoàng gia Úc 1 | 1 | null |
Lữ đoàn Kỵ binh 4 được quân đội Úc hình thành trong thế chiến thứ hai. Lữ đoàn được thành lập vào tháng 9 năm 1939, thuộc biên chế Sư đoàn Kỵ binh 1 Úc. Lữ đoàn đã tham gia bất kỳ trận đánh nào và chuyển thành Lữ đoàn Cơ giới 4 Úc vào tháng 3 năm 1942.
Biên chế.
Trung đoàn Kinh kỵ 1
Trung đoàn Thiết giáp 1
Đơn vị Kinh kỵ 6
Trung đoàn Kinh kỵ 14 Úc
Đơn vị Kinh kỵ 21
Trung đoàn Cơ giới 6 | 1 | null |
Jack St Clair Kilby (ngày 8 tháng 11 năm 1923 - ngày 20 tháng 6 năm 2005) là một kỹ sư điện tử người Mỹ đã tham gia (cùng với Robert Noyce) trong việc chế tạo mạch tích hợp đầu tiên khi làm việc tại Texas Instruments (TI) năm 1958. Ông đã được trao giải Nobel Vật lý vào năm 2000.
Ông cũng là người phát minh ra máy tính cầm tay và máy in nhiệt.
Giải Nobel đầu tiên của năm 2000 được trao cho ông vì các thành tựu đặt nền tảng cho công nghệ thông tin hiện nay. Vào năm 1958, ông đã chế tạo mạch tích hợp đầu tiên mà trong đó các chi tiết điện tử được xây dựng trong một thực thể duy nhất tạo thành từ vật liệu bán dẫn, sau này gọi là các chip. Điều này mở ra con đường thu nhỏ kích thước và sản xuất hàng loạt các mạch điện tử. Kết hợp với việc phát triển các linh kiện dựa trên các cấu trúc không đồng nhất miêu tả trước đây (nhờ đó mà Alferov và Kroemer được nhận một nửa giải Nobel), mạch tích hợp dẫn đến cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã thay đổi rất nhiều xã hội của chúng ta ngày nay. | 1 | null |
Mushi Premchand (1880 - 1936) sinh tại làng Lamhi. Ông là một nhà văn nổi tiếng cuối thế kỷ 19 của Ấn Độ.
Cuộc đời.
Ông sinh ngày 31 tháng 8 năm 1880 trong một gia đình nghèo. Mẹ mất sớm, cha ông là một thầy giáo làng. Ông lấy vợ từ khi 15 tuổi nhưng một năm sau, cha ông qua đời nên ông đã phải bươn trải để kiếm tiền nuôi sống gia đình và tiếp tục con đường học hành. Ông lên thành phố kiếm sông và được một luật sư thuê làm gia sư. Sau đó ông làm những nghề khác như chép thuê. Không có điều kiện mua sách để đọc, ông thường đến các hiệu sách để đọc nhờ sách. Vì vậy, ông đã tiếp thu được rất nhiều tư tưởng tiến bộ của Ấn Độ và trên thế giới. Từ đó, ông dấn thân vào con đường văn thơ với quyết tâm.
Một thời gian sau, ông xin được làm giáo viên của một trường tiểu học. Từ đó, cuộc sống của ông đỡ khó khăn hơn, nhờ đó ông có thể chuyên tâm vào sáng tác văn học.
Ông là người tham gia tích cực, ủng hộ Đảng Cộng sản Ấn Độ, là người lãnh đạo một tờ báo nổi tiếng và là chủ tịch đầu tiên của Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ.
Ông mất ngày 8 tháng 10 năm 1936.
Sự nghiệp.
Những tác phẩm đầu tiên ông sáng tác là dành cho lứa tuổi thiếu niên.Với tập sử thi đồ sộ Ramayana, ông đã chọn lọc những mẩu chuyện hay viết lại để giáo dục lòng tự hào dân tộc và truyền thống văn hóa. Sau đó, ông dịch một số tác phẩm của Tagor từ tiếng Bengan ra tiếng Hindi.
Năm 1907, ông viết một số truyện ngắn và các bài phê bình văn học đáng chú ý trên tạp chí Thời đại. Sau đó, tập truyện ngắn Đất nước bỏng lửa của ông ra đời, nhằm phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân Ấn Độ trước ách thống trị tàn bạo của nhà cầm quyền thực dân Anh. Tác phẩm đã bị thu hồi và tiêu hủy, ông bị kết án và bị cảnh cáo tội xúi giục nhân dân nổi loạn.
Sau đó là các tiểu thuyết Tổ ấm tình yêu, Việc nhà với việc miêu tả cuộc sống khổ cực của nhân dân Ấn Độ.
Năm 1929, ông làm chủ tờ báo Đẹp với những bài báo được viết bằng tiếng Hindi. Những bài báo của ông đã khơi dậy lòng yêu nước avf đoàn kết thống nhất các lực lượng văn học nghệ thuật toàn quốc.
Với cảm hứng sau khi các phong trào đấu tranh của nông dân bước đầu thắng lợi, ông viết kiệt tác "Bò cái hiến tế thần Brahma". Đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện những tồn tại và thành kiến lâu đời về giai cấp, thủ tục lạc hậu và luật lệ hà khắc trong xã hội ngột ngạt và trì trệ của đất nước Ấn Độ những thập niên đầu của thế kỷ 20.
Prem Chand đã có công lớn trong việc làm cho ngôn ngữ Hindi đạt đến độ chuẩn mực, tạo chỗ đứng vững chắc trên các văn đàn thời đó. Ông để lại cho đời 11 tiểu thuyết, 2 vở kịch, 200 truyện ngắn và rất nhiều các bút ký, tiểu luận, các bài phê bình, tạp văn có giá trị. Ông được mệnh danh là: "Ông hoàng tiểu thuyết Hindi" | 1 | null |
Vörå () là một đô thị của Phần Lan. Trong năm 2011, đô thị này đã được tạo ra từ các đô thị Vörå-Maxmo và Oravais. Vörå-Maxmra đã được lập trong năm 2007 từ các đô thị (cũ) Vörå và Maxmo. Nó nằm ở tỉnh Tây Phần Lan và là một phần của khu vực Ostrobothnia.
Dân cư đô thị này sử dụng hai ngôn ngữ, với đa số (85%) nói tiếng Thụy Điển và thiểu số (14%) nói tiếng Phần Lan.
Đô thị cũ đã có dân số 1.037 người (2003) và diện tích 148,06 km ² trong đó 1/4 là diện tích mặt đất. Mật độ dân số là 7 người trên mỗi km ². | 1 | null |
Cascate Marmore là thác nước thuộc vùng Umbria, Ý. Đây là thác nước nhân tạo, được xây dựng từ năm 271 TCN bởi những người La Mã. Đây là thác nước nhân tạo lớn nhất thế giới.
Nó bắt nguồn từ sông Velino sau đó chảy qua hồ Piediluco của Marmore, sau đó đổ vào xuống thung lũng tạo thành sông Nera. | 1 | null |
Lớp tàu tuần dương "Scharnhorst" là lớp tàu tuần dương bọc thép thông thường sau cùng được Hải quân Đế quốc Đức chế tạo. Bao gồm hai chiếc "Scharnhorst" và "Gneisenau", chúng lớn hơn lớp "Roon" dẫn trước; kích thước tăng thêm này được sử dụng để gia tăng dàn pháo chính từ bốn lên tám khẩu. Đây là những chiếc tàu tuần dương Đức đầu tiên đạt đến chất lượng tương đương với những đối thủ Anh. Các con tàu được đặt tên theo những nhà cải cách quân đội người Phổ vào thế kỷ 19 Gerhard von Scharnhorst và August von Gneisenau.
Được chế tạo để hoạt động cách xa chính quốc, "Scharnhorst" và "Gneisenau" được phân về Hải đội Đông Á lần lượt vào năm 1909 và 1910. "Scharnhorst" đảm nhận vai trò soái hạm cho Hải đội thay phiên cho chiếc tàu tuần dương bọc thép cũ "Fürst Bismarck" vốn đã được bố trí từ năm 1900. Cả hai chiếc trong lớp chỉ có cuộc đời hoạt động ngắn ngủi. Không lâu trước khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, các con tàu rời căn cứ tại Thanh Đảo, Trung Quốc cho chuyến đi tuần tra thường lệ. Vào ngày 1 tháng 11 năm 1914, chúng tiêu diệt một hải đội Anh trong trận Coronel, thất bại đầu tiên của Hải quân Anh kể từ trận Plattsburgh năm 1814. Sau cùng, Hải đội Đông Á, bao gồm cả "Scharnhorst" và "Gneisenau", bị đánh chìm trong trận chiến quần đảo Falkland vào ngày 8 tháng 12 năm 1914.
Thiết kế.
Các đặc tính chung.
Những chiếc trong lớp "Scharnhorst" có chiều dài chung và chiều dài ở mực nước là . Chúng có mạn thuyền rộng , tầm nước sâu và có một trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , nhưng lên đến khi đầy tải. Lườn tàu được cấu trúc từ những khung thép ngang và dọc, trên đó các tấm thép lườn tàu được lắp bằng đinh tán. Các con tàu có 15 ngăn kín nước, và có một đáy tàu kép chiếm 50% chiều dài lườn tàu.
Các con tàu có thành phần thủy thủ đoàn đầy đủ gồm 38 sĩ quan và 726 thủy thủ. Khi hoạt động như là soái hạm của hải đội, "Scharnhorst" có một đội ngũ đông hơn, bổ sung thêm 14 sĩ quan và 62 thủy thủ; "Gneisenau" khi hoạt động như tàu chỉ huy thứ hai được tăng cường 3 sĩ quan và 25 thủy thủ. Các con tàu mang theo một số xuồng nhỏ, bao gồm hai xuồng gác, hai xuồng đổ bộ, một xuồng chỉ huy, hai ca-nô, hai xuồng yawl và một xuồng nhỏ.
Hệ thống động lực.
Những chiếc trong lớp "Scharnhorst" được trang bị hệ thống động lực giống như lớp "Roon" dẫn trước, gồm ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh. Mỗi động cơ dẫn động một trục chân vịt; trên chiếc "Scharnhorst" chân vịt của trục giữa có đường kính trong khi chân vịt các trục bên có đường kính ; còn trên chiếc "Gneisenau" chúng đều hơi nhỏ hơn, với chân vịt giữa là và chân vịt bên là . Hơi nước cho các động cơ được cung cấp từ 18 nồi hơi đốt than kiểu hàng hải với tổng cộng 36 lò đốt. Hệ thống động lực này được thiết kế để cung cấp công suất , cho dù khi chạy thử máy các con tàu đều vượt hơn: "Scharnhorst" ở mức và "Gneisenau" lên đến . Các con tàu được dự định đạt được tốc độ , và khi chạy thử máy "Scharnhorst" đạt được và "Gneisenau" đạt được . Thông thường chúng sẽ mang theo than, nhưng có thể chở tối đa đến , cho phép có tầm hoạt động tối đa ở tốc độ đường trường . Các con tàu chỉ có một bánh lái duy nhất.
Các con tàu cũng có hệ thống phát điện tương tự như với lớp "Roon" cũ hơn, bao gồm bốn máy phát turbine cung cấp công suất 260 kw ở điện thế 110 volt. Lớp "Scharnhorst" là những tàu tuần dương cuối cùng của Đức trang bị máy phát với điện thế 110 volt, thiết kế tiếp theo, chiếc "Blücher", có máy phát điện với điện thế 225 volt.
Vũ khí.
Dàn pháo chính của các con tàu bao gồm tám khẩu pháo SK L/40 bắn nhanh gồm bốn khẩu trên hai tháp pháo nòng đôi bố trí phía trước và phía sau cấu trúc thượng tầng, số còn lại đặt trên những tháp pháo nòng đơn hai bên mạn tàu. Pháo 21 cm bắn ra đạn pháo xuyên thép (AP) nặng với lưu tốc đầu đạn ; tốc độ bắn của chúng là 4 đến 5 phát mỗi phút. Các khẩu pháo được cung cấp tổng cộng 700 quả đạn pháo. Pháo trên tháp pháo nòng đôi có thể nâng tối đa cho đến góc 30°, cho phép có tầm xa tối đa , trong khi pháo trên tháp pháo nòng đơn chỉ có thể nâng tối đa cho đến góc 16°, nên tầm xa tối đa cũng giảm tương ứng còn . Các tháp pháo nòng đôi có thể xoay đến khoảng 150° qua cả hai bên mạn từ trục giữa.
Dàn pháo hạng hai bao gồm sáu khẩu SK L/40 bắn nhanh bố trí trong các tháp pháo ụ kiểu MPL C/06; Các khẩu pháo này bắn ra đạn pháo xuyên thép với tốc độ bắn 4 đến 5 phát mỗi phút. Con tàu mang theo 170 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo, với tổng cộng 1.020 quả. Bệ pháo này có thể hạ tối đa cho đến góc −7° và nâng tối đa cho đến góc 20°, cho phép có tầm bắn tối đa ; chúng được vận hành và xoay hoàn toàn bằng tay.
Các con tàu còn được trang bị mười tám khẩu pháo SK L/45 bắn nhanh bố trí trong tháp pháo ụ. Chúng bắn ra đạn pháo nặng ở lưu tốc đầu đạn khoảng . Con tàu mang theo 150 quả đạn pháo cho mỗi khẩu pháo, với tổng cộng 2.700 quả. Kiểu vũ khí này có khả năng bắn đến mục tiêu cách xa . Cũng giống như kiểu pháo 15 cm, chúng được vận hành và xoay hoàn toàn bằng tay.
Giống như mọi tàu chiến lớn vào thời đó, những chiếc trong lớp "Scharnhorst" còn được trang bị bốn ống phóng ngư lôi ngầm , gồm một trước mũi, một phía đuôi và một mỗi bên mạn giữa tàu, tất cả đều được đặt trên mặt nước. Con tàu mang theo tổng cộng 11 quả ngư lôi. Kiểu vũ khí C/03 này nặng và mang một đầu đạn nổ mạnh nặng . Ở tốc độ chúng có tầm bắn hiệu quả , và khi cài đặt ở tốc độ chậm hơn kiểu vũ khí này có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa đến .
Vỏ giáp.
Giống như mọi tàu chiến chủ lực Đức vào thời đó, những chiếc trong lớp "Scharnhorst" được bảo vệ bằng thép giáp Krupp. Chúng có đai giáp dày đến ở phần giữa con tàu nơi động cơ, các hầm đạn và các phần quan trọng khác được bố trí, và vuốt mỏng còn ở các phần còn lại, nhưng không kéo dài đến tận mũi và đuôi tàu; phía sau suốt chiều dài của đai giáp là một lớp lót bổ sung bằng gỗ teak. Sàn tàu bọc thép chính có độ dày tại các phần trọng yếu của con tàu, và giảm còn ở những phần ít quan trọng hơn. Sàn tàu bọc thép được nghiêng để tiếp giáp với đai giáp, phần này dày . Tháp chỉ huy phía trước được bảo vệ với các mặt hông dày và nóc dày ; tháp chỉ huy phía sau được bảo vệ kém hơn với các mặt hông dày và nóc dày . Các tháp pháo của dàn pháo chính có nóc dày và các mặt bên dày , trong khi các khẩu pháo giữa tàu được bảo vệ bởi các tấm chắn mặt trước dày và nóc dày . Pháo 15 cm được bảo vệ bởi các tấm chắn dày .
Lịch sử hoạt động.
Sau khi được đưa vào hoạt động, cả hai chiếc trong lớp "Scharnhorst" đều được phân về Hải đội Đông Á Đức Quốc, nơi "Scharnhorst" phục vụ như là soái hạm của Đô đốc Maximilian von Spee. "Scharnhorst" và "Gneisenau" đều được đánh giá là những con tàu được huấn luyện tốt, cả hai được nhận những giải thưởng về thành tích thực hành tác xạ. Vào lúc bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cả hai đang hiện diện tại quần đảo Caroline trong một chuyến đi thường lệ trong khi phần còn lại của Hải đội dưới quyền Đô đốc von Spee đang phân tán khắp Thái Bình Dương. Việc Nhật Bản tuyên chiến với Đức đã thuyết phục von Spee tập trung lực lượng dưới quyền cùng với các tàu tuần dương "Leipzig" và "Dresden" thuộc Trạm châu Mỹ và hướng đến Chile để tiếp nhiên liệu. Hải đội sau đó sẽ tìm cách quay trở về Đức qua ngã Nam Đại Tây Dương. Đô đốc von Spee cũng dự tính tấn công ba chiếc tàu tuần dương Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Christopher Cradock và tiêu diệt mọi tàu bè Anh đụng độ. Vào ngày 22 tháng 9 năm 1914, "Scharnhorst" và "Gneisenau" tiến đến đảo Papeete tại Polynesia thuộc Pháp với ý định chiếm lấy số dự trữ than tại đây. Các con tàu tiến hành một đợt bắn phá ngắn dẫn đến việc đánh chìm chiếc pháo hạm cũ "Zélée". Tuy nhiên, von Spee lo sợ lối ra vào cảng đã được cài mìn, nên quyết định né tránh nguy cơ. Người Pháp cũng đã đốt cháy số than dự trữ của họ để ngăn không cho phía Đức sử dụng.
Trận Coronel.
Khoảng 17 giờ 00 ngày 1 tháng 12 năm 1914, Hải đội Đông Á Đức đụng độ với các con tàu dưới quyền Cradock ngoài khơi Coronel thuộc Chile. Vì các con tàu Đức chiếm ưu thế về tốc độ, von Spee duy trì một khoảng cách trước khi rút ngắn xuống còn để đối đầu với hải đội Anh lúc 19 giờ 00. "Scharnhorst" bắn trúng "Good Hope" khoảng 34 lần, ít nhất một trong các quả đạn pháo đã đánh trúng hầm đạn của "Good Hope", gây hậu quả một vụ nổ khủng khiếp đã phá hủy con tàu. Tàu tuần dương hạng nhẹ Đức "Nürnberg" đã tiến đến cự ly bắn thẳng để tấn công "Monmouth", và sau khi bị bắn trúng nhiều phát "Monmouth" cũng bị chìm. Tàu tuần dương hạng nhẹ Anh "Glasgow" cùng tàu tuần dương phụ trợ "Otranto" lẩn tránh được dưới sự che chở của bóng đêm. Thứ trưởng Hải quân Anh, Đô đốc Jackie Fisher nhớ lại "Đó là trận hải chiến buồn thảm nhất trong chiến tranh." Đây là thất bại đầu tiên mà Hải quân Hoàng gia Anh phải chịu đựng kể từ Trận Plattburgh năm 1814. Sau khi tin tức về trận chiến được báo cáo lên Hoàng đế Wilhelm II ở Berlin, ông ra lệnh tặng thưởng 300 huân chương Chữ thập sắt cho các thành viên trong hải đội của von Spee. Sau khi được tiếp nhiên liệu tại Valparaiso, Hải đội Đông Á Đức Quốc lên đường hướng đến quần đảo Falkland nhằm tiêu diệt trạm phát vô tuyến của Anh đặt tại đây.
Trận chiến quần đảo Falkland.
Khoảng sáu giờ sau khi tin tức về trận Coronel về đến nước Anh, Đô đốc Fisher chỉ thị cho Đô đốc John Jellicoe, Tư lệnh Hạm đội Grand, phái các tàu chiến-tuần dương "Invincible" và "Inflexible" đi săn đuổi các con tàu Đức. Lực lượng đặt dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Doveton Sturdee còn bao gồm các tàu tuần dương bọc thép "Carnarvon", "Cornwall", "Defense" và "Kent" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Bristol" và "Glasgow" vốn sống sót qua trận Coronel. Các con tàu dưới quyền Sturdee đi đến quần đảo Falkland vào sáng sớm ngày 8 tháng 12 năm 1914, không lâu trước khi hải đội của von Spee cũng đến nơi. Lực lượng Anh phát hiện ra Hải đội Đông Á lúc 09 giờ 40 phút, trong khi von Spee không biết rằng đối phương đã phái hai tàu chiến-tuần dương đối đầu với mình; và khi phát hiện ra chúng, ông ra lệnh cho các tàu dưới quyền rút lui. Mặc dù đã dẫn trước một quãng xa, các tàu chiến-tuần dương nhanh hơn đã nhanh chóng bắt kịp những con tàu Đức đã hao mòn, vì đã trải qua chặng đường mà không được sửa chữa.
Lúc khoảng 13 giờ 20 phút, các tàu chiến-tuần dương Anh nổ súng ở khoảng cách . Sau hai giờ chống cự, "Scharnhorst" chết đứng giữa biển và bị nghiêng nặng, con tàu bị đánh chìm không lâu sau đó. "Gneisenau" trúng khoảng 50 phát đạn pháo ở tầm gần, thủy thủ đoàn tung hô Kaiser ba lần trước khi con tàu chìm. "Nürnberg" và "Leipzig" cũng bị đánh chìm; riêng "Dresden" tìm cách lẩn tránh và tạm thời thoát được, để rồi cũng bị tiêu diệt ngoài khơi đảo Juan Fernández. Khoảng 2.200 người đã tử trận, trong số đó có Đô đốc von Spee. | 1 | null |
Đường hầm Sakhalin () là một dự án giao thông chưa hoàn thành và đang bị hoãn lại. Nếu hoàn thành, nó sẽ nối đảo Sakhalin với lục địa Nga thông qua một đường hầm dài khoảng 10 km bên dưới eo biển Nevelskoy (nơi hẹp nhất của eo biển Tartary). Ngày 16 tháng 1 năm 2009, chính phủ Nga đã đề nghị sẽ xây cầu nối đảo với lục địa thay vì xây một đường hầm.
Đề xuất ban đầu và quy hoạch.
Ý tưởng về một đường hầm dưới eo biển Nevelskoy đã tồn tại từ thế kỷ 19, mặc dù ý tưởng này đã không bao giờ được theo đuổi một cách nghiêm túc vì lý do kinh tế. Công tác nghiên cứu khả thi dự án đầu tiên được thực hiện dưới thời Liên Xô vào cuối thập niên 1930, mặc dù chiến tranh thế giới thứ hai tại thời điểm này đã khiến việc triển khai dự án này bất khả thi. Năm 1950, Joseph Stalin đã công bố ý định của ông về việc triển khai xây dựng một kết nối đường sắt đến Sakhalin, hoặc thông qua phà đường sắt, hoặc một đường đắp cao hoặc thông qua đường hầm. Quyết định xây dựng một đường hầm đã được công bố bởi chính phủ Liên Xô vào ngày 5 tháng 5 năm 1950, cùng với một liên kết phà đường sắt làm một giải pháp tạm thời. Dự án được dự định chủ yếu để phục vụ mục đích quân sự, cho phép kết nối tốt hơn giữa đảo Sakhalin và lục địa Nga cho các bộ phận của Hồng quân đóng quân trên đảo.
Xây dựng.
Việc xây dựng các tuyến kết nối đường sắt từ Selikhino gần Komsomolsk-na-Amure với cổng đường hầm ở đất liền theo quy hoạch tại mũi Lazarev đã được giao cho Bộ Nội vụ Liên Xô, với Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm xây đường hầm. Năm 1952, dự án đã được chuyển giao sang hoàn toàn thuộc quyền quản lý của Bộ Nội vụ.
Tuyến quy hoạch trên đảo Sakhalin đã được dự kiến dài 327 km từ mũi Pogibi, nơi mà các đường hầm chui lên khỏi mặt đất, đến ga cuối phía bắc lúc đó thuộc mạng lưới đường sắt tại Sakhalin tại Pobedino (trước đó được gọi là "Koton" dưới thời sự cai trị của đế quốc Nhật Bản), 10 km về phía bắc của Smirnykh. Chiều dài của đường hầm giữa mũi Pogibi và mũi Lasarev theo quy hoạch khoảng 10 km. Trên đất liền, một tuyến đường sắt sẽ được xây dựng kết nối Komsomolsk-na-Amure với Sovetskaya Gavan, nay là một phần của tuyến đường sắt chính Baikal Amur.
Dự án đã được dự kiến hoàn thành vào cuối năm 1953, và vận hành đầy đủ vào cuối năm 1955. Vận chuyển hàng hoá trên đường này được dự kiến đạt 4 triệu tấn mỗi năm.
Dự án bao gồm ba hạng mục công trình xây dựng riêng biệt - kết nối đường ray đất liền và đảo, kết nối với phần còn lại của hệ thống đường sắt và đường hầm. | 1 | null |
Thị trưởng Hà Nội là một chức danh để chỉ viên chức cao cấp nhất trong Tòa Thị chính Hà Nội, tồn tại trong những năm 1945 - 1954 qua các chính thể Đế quốc Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam đều có chức năng quản lý hành chính đô thị trong phạm vi thành phố Hà Nội. | 1 | null |
Hapalemur aureus, tiếng Malagasy "bokombolomena") là một loài vượn cáo cỡ vừa đặc hữu đông nam Madagascar. Nó là loài nguy cơ do mất môi trường sống. Số lượng loài này đang giảm sút, chỉ còn lại khoảng 1000 cá thể. Loài này chỉ ăn cỏ, đặc biệt là "Cathariostachys madagascariensis". Rể của loài tre này có chứa 0,015% cyanide. Mỗi con vượn cáo trưởng thành ăn khoảng 500 g (18 oz) tre mỗi ngày, do đó tiêu thụ 12 lần liều lượng chất độc này so với các loài khác cùng kích thước.
Loài này hoạt động vào lúc hoàng hôn. Nó dài 28–45 cm cộng cái đuôi dài 24–40 cm, và cân nặng trung bình 1,6 kg.
Con cái mỗi năm sinh một con non và sinh sản hàng năm. Thời gian mang thai kéo dài khoảng 138 ngày. | 1 | null |
Sả đầu nâu (danh pháp khoa học: Halcyon smyrnensis) là một loài chim thuộc họ Sả ("Halcyonidae"), có tài liệu xếp vào họ Bồng chanh ("Alcedinidae"). Loài này phân bố rộng rãi ở Á-Âu từ Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, phía đông khắp Nam Á đến Philippines. Trong phần lớn phạm vi phân bố, đây là loài định cư, dù nhiều quần thể có di cư khoảng ngắn. Nó được tìm thấy ở chỗ xa vùng nước nơi nó ăn một loạt con mồi gồm bò sát nhỏ, lưỡng cư, cua, gặm nhấm nhỏ và thậm chí cả chim khác.
Phân loại.
Sả đầu nâu là một trong nhiều loài chim được nhà tự nhiên học Thụy Điển Carl Linnaeus mô tả năm 1758 trong ấn bản 10 của "Systema Naturae". Ông đã đặt cho nó danh pháp "Alcedo smyrnensis". Chi hiện tại "Halcyon" được nhà tự nhiên học người Anh William John Swainson đặt ra năm 1821. "Halcyon" là tên một thứ chim trong thần thoại Hy Lạp mà thường được gán ghép với sả hay bói cá. Tên loài "smyrnensis" bắt nguồn từ địa danh Izmir tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Sáu phân loài hiện được công nhận:
"H. s. gularis" có khi được xem như loài riêng. The races "H. s. perpulchra" and "H. s. fokiensis" are sometimes included in "H. s. fusca". | 1 | null |
Eo biển Tatar (, , ) là một eo biển tại Thái Bình Dương, phân tách hòn đảo Sakhalin khỏi lục địa châu Á (Đông-Nam Nga), kết nối biển Okhotsk ở phía bắc với biển Nhật Bản ở phía nam. Eo biển dài 900 km, sâu 4–20 m, và rộng 7,3 km ở điểm hẹp nhất.
Lịch sử.
Tên gọi "người Tatar" đã được người châu Âu sử dụng từ lâu để chỉ các dân tộc khác nhau tại Nội Á và Bắc Á. Từ khi người Mãn nổi lên vào năm 1644, tên gọi "Tatar" cũng được dùng để chỉ họ, và Mãn Châu (và Mông Cổ) được người châu Âu gọi là "Tatar thuộc Trung Hoa". Theo đó, khi La Pérouse vẽ hải đồ hầu hết eo biển giữa Sakhalin và "Tatar thuộc Trung Hoa" lục địa vào năm 1787, vùng nước này nhận được tên gọi eo biển (hay vịnh) Tatar.
Tại Nhật Bản, eo biển được gọi theo tên của Mamiya Rinzō, người đã viếng thăm eo biển vào năm 1808 cái tên này được Philipp Franz von Siebold sử dụng trong cuốn sách "Nippon: Archiv zur Beschreibung von Japan" (1832–54) của ông.
Trên các bản đồ tiếng Nga, phần hẹp nhất của eo biển (phía nam của cửa sông Amur) được gọi là eo biển Nevelskoy, theo tên Đô đốc Gennady Nevelskoy, người đã thám hiểm khu vực vào năm 1848; vùng nước ở phía bắc, tức nơi sông Amur đổ ra, được gọi là Liman Amur; và tên gọi "eo biển Tatar" dành cho vùng nước lớn nhất, ở phía nam của eo biển Nevelskoy.
Eo biển Tatar là một câu đố với những nhà thám hiểm châu Âu từ đó, khi tiếp cận từ phía nam, eo biển ngày càng trở nên nông giống như đỉnh của một vịnh. Năm 1787, La Pérouse đã quyết định không mạo hiểm và trở về phía nam mặc dù người dân địa phương đã nói với ông rằng Sakhalin là một hòn đảo. Năm 1797, William Broughton cũng đã xem Tartar là một vịnh và trở về phía nam. Năm 1805 Adam Johann von Krusenstern đã thất bại trong việc thâm nhập eo biển từ phía bắc. Cuộc hành trình của Mamiya Rinzō vào năm 1808 ít được người châu Âu biết đến. Gennady Nevelskoy đã vượt qua eo biển từ phía nam vào năm 1848. Người Nga đã giữ bí mật này và sử dụng nó để trốn tránh một hạm đội Anh trong Chiến tranh Krym.
Lịch sử gần đây.
"S-117" là một Tàu ngầm lớp Shchuka Liên Xô đã bị thất lạc vào khoảng ngày 15 tháng 12 năm 1952 mà không rõ nguyên nhân tại eo biển Tatar thuộc biển Nhật Bản. Thuyền có thể đã va chạm với một tàu chiến hoặc một thủy lôi. Toàn bộ 47 thuyền viên đã thiệt mạng trong vụ tai nạn này.
Phần đông nam của eo biển Tatar là nơi đã diễn ra một trong các sự kiện căng thẳng nhất trong Chiến tranh Lạnh, đó là vào ngày 1 tháng 9 năm 1983, Chuyến bay số 007 của Korean Air Lines Flight chở theo 269 người bao gồm một nghị sĩ Hoa Kỳ đang tại nhiệm là Larry McDonald, đã đi lạc vào không phận Liên Xô và bị máy bay đánh chặn Su-15 tấn công ngay phía tây đảo Sakhalin. Chiếc máy bay đã rơi xuống vùng đất duy nhất trên eo biển là đảo Moneron. Một tàu nghiên cứu hải quân của Hoa Kỳ với sự giúp đỡ của các tàu Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành tìm kiếm trên diện tích tại eo biển ở phía bắc đảo Moneron.
Đề xuất đường đắp cao năm 1956.
Năm 1956, chính phủ Liên Xô đã đề xuất xây dựng một đường đắp cao tại eo biển Tatar để chặn nước lạnh chảy vào biển Nhật Bản và do đó làm tăng nhiệt độ ở khu vực xung quanh vùng biển Nhật Bản. Người Nga tuyên bố rằng điều này sẽ làm tăng nhiệt độ của biển Nhật Bản lên 35°.
Giao thông.
Từ năm 1973, một tuyến phà đường sắt đã hoạt động trên eo biển, kết nối cảng Vanino trên lục địa với Kholmsk trên đảo Sakhalin.
Nếu nhìn trên bản đồ, người ta có thể nghĩ rằng eo biển Tatar sẽ cung cấp một tuyến kết nối thuận tiện cho tàu thuyền đi lại giữa biển Nhật Bản và biển Okhotsk, như từ Vanino đến Magadan. Tuy nhiên, tàu của SASCO, tức công ty hoạt động vận chuyển trên tuyến hàng hải này, hiếm khi đi theo đường như vậy. Tuyến đường thông thường vào mùa đông từ Vanino đến Magadan là qua eo biển Tsugaru, và vòng qua Hokkaido; tuyến đường thông thường vào mùa hè là qua eo biển La Pérouse và vòng qua miền nam Sakhalin. Chỉ khi quay trở lại từ Magadan đến Vanino với tải trọng thấp và trong thời tiết tốt thì các tàu mới đi dọc theo tuyến ngắn nhất này.
Một đường hầm bên dưới eo biển để cung cấp một tuyến đường bộ hoặc/và đường sắt kết nối giữa Sakhalin và lục địa đã được bắt đầu dưới thời Joseph Stalin, song đã bị bãi bỏ không hoàn toàn sau khi ông qua đời. Trong thời gian gần đây, một số chính tị gia đã kêu gọi phục hồi kế hoạch xây dựng đường hầm hoặc xây một cây cầu.. | 1 | null |
Lepisosteus osseus (cá sấu hỏa tiễn) là một loài cá vây tia nguyên thủy trong họ Lepisosteidae. Loài cá này có thân dài từ 60–182 cm (24–72 in) và cân nặng 0,5-3,5 kg (1,1-7,7 lb). Kỷ lục thế giới loài này có cân nặng 50,31 kg, bắt được ở sông Trinity, Texas vào năm 1954; ghi nhận của FishBase loài này có kích thước tối đa 2 m (6,6 ft). Tuổi thọ trung bình là 17 đến 20 năm. Mõm dài vào một mỏ hẹp chứa nhiều răng lớn. Chúng có thân hình dài, có hình dạng như một hình trụ, và được bao phủ với vảy có hình kim cương. Nó có một vệt đen dài trên toàn cơ thể.
Loài này được tìm thấy trong các con sông và hồ suốt nửa phía đông của Hoa Kỳ, xa về phía bắc miền nam Quebec và miền nam Ontario ở Ngũ Đại Hồ và sông Ottawa và phía nam cũng như miền bắc Mexico. Số lượng tập trung nhất của loài này được tìm thấy suốt Deep South của Mỹ, Texas, Alabama (hệ thống sông Cahaba), và bất cứ nơi nào dọc theo sông Mississippi. Loài cá này được tìm thấy trong nước ấm cạn, với thảm thực vật phong phú. "Lepisosteus osseus" đã hiện diện ở Bắc Mỹ cách nay 100 triệu năm. | 1 | null |
Eo biển La Pérouse, hay eo biển Sōya (tiếng Nhật: 宗谷海峡, âm Hán Việt: "Tông Cốc hải hiệp") là một eo biển phân tách phần phía nam đảo Sakhalin của Nga với đảo Hokkaidō của Nhật Bản, và nối giữa biển Nhật Bản ở phía tây với biển Okhotsk ở phía đông.
Eo biển dài và sâu . Một nhóm đảo đá nhỏ có tên là Kamen Opasnosti (theo tiếng Nga có nghĩa là "đá nguy hiểm") nằm ở vùng nước thuộc Nga tại phần đông bắc của eo biển. Một hòn đảo nhỏ khác, Bentenjima, nằm gần bờ biển phía Nhật Bản của eo biển.
Eo biển được đặt tên theo Jean-François de Galaup, comte de Lapérouse, người đã thám hiểm eo biển vào năm 1787.
Lãnh hải thuộc lãnh thổ Nhật Bản mở rộng ra ba hải lý trên eo biển La Pérouse thay vì 12 hải lý như thông thường, theo như tường trình là đển cho phép các tàu chiến và tàu ngầm có trang bị vũ khí hạt nhân của Hải quân Hoa Kỳ có thể quá cảnh qua eo biển mà không vi phạm lệnh cấm chống lại vũ khí hạt nhân của Nhật Bản trên lãnh thổ của mình. | 1 | null |
Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp. | 1 | null |
Lớp thiết giáp hạm "Brandenburg" bao gồm bốn chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought đi biển đầu tiên của Hải quân Đế quốc Đức. Chúng cũng là những tàu chiến đầu tiên thuộc mọi kiểu tàu của Đức được trang bị liên lạc vô tuyến. Lớp bao gồm bốn chiếc: "Brandenburg", "Kurfürst Friedrich Wilhelm", "Weißenburg" và "Wörth"; tất cả đều được đặt lườn vào năm 1890 và hoàn tất vào năm 1893 ngoại trừ "Weißenburg" vào năm 1894. Chiếc dẫn đầu "Brandenburg" được đóng với chi phí 9,3 triệu Mác và "Kurfürst Friedrich Wilhelm" có chi phí 11,23 triệu Mác. Hải quân Hoàng gia Anh đã chế diễu gọi những con tàu này là "tàu đánh cá voi".
Cả bốn chiếc trong lớp "Brandenburg" đều đã phục vụ trong nhiều vai trò rộng rãi. Vào năm 1900 chúng được phái sang Trung Quốc tham gia trấn áp cuộc Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn, và sau đó được hiện đại hóa đáng kể. Đến năm 1910, hai chiếc trong lớp, "Kurfürst Friedrich Wilhelm" và "Weißenburg", được bán cho Hải quân Ottoman và được đổi tên tương ứng thành "Barbaros Hayreddin" và "Turgut Reis". "Barbaros Hayreddin" bị một tàu ngầm Anh đánh chìm năm 1915, còn "Turgut Reis" sống sót qua cuộc chiến tranh cho đến khi bị tháo dỡ năm 1938. "Brandenburg" và "Wörth" chỉ có những hoạt động hạn chế trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất như những hải phòng hạm cho đến khi được rút ra hoạt động trong những vai trò phụ trợ. Cả hai bị bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1919.
Thiết kế.
Bối cảnh.
Lớp "Brandenburg" là những chiếc thiết giáp hạm đi biển đầu tiên của Hải quân Đế quốc Đức. Chúng tiếp nối sau một số chiếc hải phòng hạm (tàu phòng thủ bờ biển), bao gồm các lớp "Siegfried" và "Odin" vốn chỉ dự định cho vai trò phòng thủ tại chỗ ở bờ biển Đức. Công việc thiết kế các con tàu được bắt đầu vào cuối năm 1888 dưới sự lãnh đạo của Phó đô đốc Alexander Graf von Monts, người cũng đồng thời vận động Quốc hội Đức chấp thuận ngân sách đóng các con tàu mới. Đô đốc von Monts là sĩ quan hải quân đầu tiên được bổ nhiệm bởi Hoàng đế Wilhelm II vừa mới đăng quang.
Những chiếc thiết giáp hạm lớp "Brandenburg" trở thành nền tảng của lực lượng mà sau này trở thành Hạm đội Biển khơi Đức. Tiêu biểu cho sự thay đổi về tầm nhìn chiến lược của Hải quân Đức, phương thức đóng tàu truyền thống vốn phụ thuộc nặng vào kiểu tàu của nước ngoài bị hủy bỏ. Một số thử nghiệm được đưa vào trong quá trình thiết kế, đặc biệt là về kiểu vỏ giáp trang bị cho các con tàu. "Brandenburg" và "Wörth" được trang bị vỏ giáp tổng hợp gồm nhiều lớp vật liệu khác nhau, trong khi hai chiếc sau có vỏ giáp bằng hợp kim thép-nickel kiểu Harvey.
Các đặc tính chung.
Những chiếc trong lớp "Brandenburg" có chiều dài ở mực nước là và chiều dài chung là , mạn thuyền rộng nhưng tăng thêm lên đến sau khi lắp đặt lưới chống ngư lôi, và chúng có độ sâu của mớn nước ở phía trước và ở phía sau. Lớp "Brandenburg" có trọng lượng choán nước thiết kế là , và tải trọng tối đa trong chiến đấu lên đến .
Như là tiêu chuẩn của các con tàu Đức vào thời đó, lườn tàu của những chiếc trong lớp "Brandenburg" được chế tạo từ những khung thép ngang và dọc, trên đó các tấm thép lườn tàu được kết nối bằng đinh tán. Các con tàu có 13 ngăn kín nước và một đáy kép chiếm 48% chiều dài con tàu. Hải quân Đức đánh giá chúng như những con tàu đi biển tốt, chuyển động dễ dàng, phản ứng tốt với chỉ thị từ cầu tàu và có đường kính lượn vòng trung bình. Chúng chỉ bị giảm 30% tốc độ khi bẻ lái và có chiều cao khuynh tâm . Tuy nhiên, các con tàu bị ướt khi di chuyển tốc độ cao và phải chịu bập bềnh nặng. Thành phần thủy thủ đoàn của các con tàu bao gồm 38 sĩ quan và 530 thủy thủ, và khi hoạt động như là soái hạm của hải đội, chúng được bổ sung thêm 9 sĩ quan và 54 thủy thủ.
Hệ thống động lực.
Các con tàu được trang bị hai bộ động cơ hơi nước ba buồng bành trướng 3 xy-lanh đặt trong các ngăn động cơ riêng biệt, mỗi bộ dẫn động một chân vịt đường kính ; và có một bánh lái. Hơi nước được cung cấp bởi 12 nồi hơi hình trụ đặt ngang, cũng được chia ra hai phòng nồi hơi riêng biệt; mỗi nồi hơi có đến ba lò đốt và cung cấp hơi nước cho đến áp suất . Hệ thống động lực này được thiết kế để cung cấp công suất , nhưng trong thực tế chúng đạt được từ đối với "Kurfürst Friedrich Wilhelm" cho đến đối với "Wörth". Các con tàu được dự định đạt tốc độ ; "Brandenburg" là chiếc chậm nhất khi chỉ đạt , trong khi cả "Kurfürst Friedrich Wilhelm" và "Wörth" đều đạt được khi chạy thử máy. Các con tàu được thiết kế để chở theo than để đốt các nồi hơi; tuy nhiên các khoảng trống trong lườn tàu có thể sử dụng để chất than, và do đó có thể chở tổng cộng ; cho phép các con tàu có tầm xa tốc đa với tốc độ đi đường trường . Điện năng được cung cấp bởi ba máy phát nhưng khác nhau trên mỗi con tàu; công suất tổng cộng thay đổi từ 72,6 đến 96,5 kilowatt ở điện thế 67 volt.
Vũ khí.
Những chiếc trong lớp "Brandenburg" khá đặc biệt vào thời đó, vì chúng sở hữu một dàn pháo bắn qua mạn gồm sáu khẩu pháo hạng nặng trên ba tháp pháo nòng đôi, thay vì chỉ có bốn trên những thiết giáp hạm đương thời. Các tháp pháo trước và sau mang kiểu pháo K L/40, trong khi tháp pháo giữa mang kiểu nòng ngắn hơn L/35. Cần có nòng pháo ngắn hơn nhằm cho phép tháp pháo xoay qua lại hai bên mạn. Pháo L/40 được đặt trên bệ kiểu Drh.L. C/92, cho phép hạ cho đến góc −5° và nâng tối đa cho đến góc 25°. Cả hai kiểu pháo đều bắn ra đạn xuyên thép (AP: armor-piercing) và đạn nổ mạnh (HE: high explosive) với tốc độ bắn khoảng hai phát mỗi phút. Loại đạn pháo này nặng , sử dụng liều thuốc phóng RPC 12 nặng . Lưu tốc đầu đạn đối với kiểu pháo L/40 là ; ở góc nâng tối đa nó có thể bắn đến mục tiêu ở khoảng cách . Vì nòng pháo của kiểu L/35 ngắn hơn, nó chỉ đạt đến , và do đó chỉ có tầm xa tối đa khoảng . Ở khoảng cách , đạn pháo AP có thể xuyên thủng vỏ giáp dày cho đến . Hầm đạn của các con tàu có thể mang theo 352 quả đạn pháo. Cho dù là một ý tưởng mới lạ, tháp pháo giữa tàu khi bắn gây ra những hư hại do ánh chớp đầu nòng đối với cấu trúc thượng tầng chung quanh, khiến nó dần phải loại bỏ trong khi thiết kế các lớp tiếp theo.
Dàn pháo hạng hai của những chiếc trong lớp "Brandenburg" thoạt tiên bao gồm bảy khẩu pháo SK L/35 bắn nhanh bố trí trong các tháp pháo ụ chung quanh cấu trúc thượng tầng phía trước. Trong đợt hiện đại hóa từ năm 1902 đến năm 1904, các con tàu được bổ sung thêm một khẩu 10,5 cm. Các khẩu pháo này được cung cấp tổng cộng 600 quả đạn pháo, và sau đợt nâng cấp, hầm đạn pháo 10,5 cm được mở rộng để chứa được tổng cộng 1.184 quả đạn.
Các con tàu cũng mang theo tám khẩu pháo SK L/30 bắn nhanh cũng được bố trí trong các tháp pháo ụ: bốn khẩu được xếp thành cặp trên các bệ nhô về phía mũi tàu, cùng bốn khẩu khác đặt chung quanh cấu trúc thượng tầng phía sau. Các khẩu pháo này được cung cấp tổng cộng 2.000 quả đạn pháo, và giống như kiểu pháo 10,5 cm, sau đợt nâng cấp trữ lượng đặn cũng được tăng thêm lên đến 2.384 quả. Kiểu vũ khí này bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn và tốc độ bắn khoảng 15 phát mỗi phút. Chúng có khả năng đối đầu mục tiêu cách xa , và được vận hành bằng tay.
Các con tàu còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi , tất cả đều đặt trên bệ xoay bên trên mực nước. Bốn ống được bố trí bên mạn tàu, một ống trước mũi và một ống phía đuôi. Chúng được cung cấp tổng cộng 16 quả ngư lôi. Kiểu vũ khí này dài và có đầu đạn chứa thuốc nổ TNT; chúng có thể cài đặt để hoạt động ở hai mức tốc độ/tầm xa khác nhau: với tốc độ chúng có tầm hoạt động , và với tốc độ tầm xa hoạt động bị giảm còn . Một trong các ống phóng được tháo dỡ trong đợt hiện đại hóa.
Vỏ giáp.
"Weißenburg" và "Kurfürst Friedrich Wilhelm" được trang bị vỏ bảo vệ bằng thép giáp Krupp, nhưng do những khó khăn trong việc cung cấp, "Brandenburg" và "Wörth" chỉ được trang bị loại giáp hỗn hợp. Giáp hỗn hợp được kết cấu bởi những lớp sắt rèn bọc thép kẹp với những tấm ván gỗ, được gia cố thêm bởi hai tấm sắt. Thép giáp nickel Krupp được dựa trên vỏ giáp Harvey theo nguyên tắc nhiệt luyện bổ sung carbon lên bề mặt thép co dãn. Kiểu vỏ giáp này tạo ra vỏ giáp cứng với độ dày mỏng hơn, cho phép con tàu được bảo vệ toàn diện hơn. Một số bộ phận của "Brandenburg" được trang bị kiểu giáp Krupp mới, bao gồm bệ tháp pháo giữ tháp pháo chính phía trước và phía giữa tàu. Cả bốn con tàu giữ lại lớp lót bằng gỗ tếch phía sau đai giáp chính.
Những chiếc trong lớp "Brandenburg" có sàn tàu bọc thép dày ; tháp chỉ huy phía trước dày ở các mặt hông và phía nóc. Bên trên mực nước, đai giáp dày đến ở phần giữa con tàu và vuốt mỏng xuống phía trước và phía sau; nếu tính cả lớp lót bằng gỗ tếch, độ dày tổng cộng của đai giáp ở khu vực mạnh nhất là . Bên dưới mực nước, đai giáp hơi mỏng hơn; nơi dày nhất đạt và vuốt mỏng về phía mũi và phía đuôi còn . Các tháp pháo của con tàu có nóc dày trong khi các mặt hông bao gồm ba lớp dày , lên đến tổng cộng . Các bệ tháp pháo dày và được tăng cường thêm gỗ.
Chế tạo.
Được đặt hàng như là thiết giáp hạm "A", "Brandenburg" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng AG Vulcan ở Stettin vào năm 1890; nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 9 năm 1891. Công việc hoàn thiện nó, bao gồm việc trang bị vũ khí cho con tàu, kéo dài cho đến ngày 19 tháng 11 năm 1893 khi nó được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Đức. "Wörth" được đặt hàng như là thiết giáp hạm "B", và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Germaniawerft ở Kiel cũng vào năm 1890. Công việc chế tạo nó tiến triển chậm nhất trong số bốn chiếc, và nó chỉ hạ thủy vào ngày 6 tháng 8 năm 1892; tuy nhiên công việc hoàn tất nó được thực hiện nhanh, và nó được đưa ra hoạt động vào ngày 31 tháng 10 năm 1893, trở thành chiếc đầu tiên trong lớp được đưa ra hoạt động thường trực. "Weißenburg", được đặt hàng như là thiết giáp hạm "C", cũng được đặt lườn tại xưởng AG Vulcan vào năm 1890 và được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12 năm 1891. Nó là chiếc cuối cùng trong lớp được đưa ra hoạt động thường trực, vào ngày 5 tháng 6 năm 1894. "Kurfürst Friedrich Wilhelm" là chiếc thứ tư cũng là chiếc cuối cùng trong lớp, được đặt hàng như là thiết giáp hạm "D" và được đặt lườn tại xưởng tàu Kaiserliche Werft ở Wilhelmshaven vào năm 1890; nó là chiếc đầu tiên được hạ thủy vào ngày 30 tháng 6 năm 1891 và được đưa ra hoạt động thường trực vào cùng một ngày với chiếc tàu chị em "Brandenburg".
Bước sang đầu Thế kỷ 20, các con tàu lần lượt được đưa đến ụ tàu Kaiserliche Werft Wilhelmshaven trải qua một đợt hiện đại hóa rộng rãi. "Wörth" là chiếc đầu tiên được nâng cấp, bắt đầu từ năm 1901, rồi đến lượt "Weißenburg" tiếp nối vào năm 1902, "Brandenburg" năm 1903, và cuối cùng là "Kurfürst Friedrich Wilhelm" đi vào xưởng tàu vào năm 1904. Khi được tái cấu trúc, một tháp chỉ huy thứ hai được bổ sung lên cấu trúc thượng tầng phía sau cùng với một cầu tàu. Các nồi hơi được thay thế bằng kiểu mới hơn, và các khoang giữa tàu được giảm bớt. Các cải tiến này giúp giảm bớt trọng lượng con tàu trong khoảng đến .
Lịch sử hoạt động.
Những chiếc trong lớp "Brandenburg" được phân về Đội 1 thuộc Hải đội Chiến trận 1 sau khi được đưa vào hoạt động, thoạt tiên cùng với bốn chiếc tàu frigate bọc thép lớp "Sachsen" cũ hơn, nhưng đến năm 1901-1902, những chiếc "Sachsen" được thay thế bằng những chiếc thiết giáp hạm tiền-dreadnought lớp "Kaiser Friedrich III" mới đưa vào hoạt động. Chúng tham gia chiến dịch lớn đầu tiên vào năm 1900, khi được bố trí đến Trung Quốc trong vụ Nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn. Lực lượng viễn chinh bao gồm bốn chiếc lớp "Brandenburg", sáu tàu tuần dương, 10 tàu hàng, ba tàu phóng lôi cùng sáu tiểu đoàn thủy binh dưới quyền chỉ huy của Thống chế Alfred von Waldersee. Đô đốc Alfred von Tirpitz đã phản đối kế hoạch này, cho rằng nó không cần thiết và tốn kém. Lực lượng chỉ đến được Viễn Đông sau khi cuộc phong tỏa Bắc Kinh đã kết thúc. Kết quả là lực lượng đổ bộ chỉ được sử dụng để trấn áp các vụ nổi dậy lẻ tẻ trong khu vực phụ cận Giao Châu. Cuối cùng, chiến dịch đã làm tiêu tốn chính phủ Đức hơn 100 triệu Mác.
Sau khi được hiện đại hóa từ năm 1902 đến năm 1904, những chiếc trong lớp "Brandenburg" gia nhập trở lại hạm đội thường trực; tuy nhiên chúng nhanh chóng bị lạc hậu khi HMS "Dreadnought" được hạ thủy vào năm 1906. Kết quả là chúng chỉ có những hoạt động giới hạn. Vào ngày 12 tháng 9 năm 1910, "Kurfürst Friedrich Wilhelm" và "Weißenburg", hai chiến tiên tiến nhất trong lớp, được bán cho Hải quân Ottoman và được đổi tên tương ứng thành "Barbaros Hayreddin" và "Turgut Reis". Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào năm 1914, "Brandenburg" và "Wörth" được giao những nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, nhưng chỉ kéo dài cho đến năm 1915, khi chúng được rút khỏi hoạt động thường trực để chuyển thành những tàu trại binh: "Brandenburg" đặt căn cứ tại Libau trong khi "Wörth" ở Danzig. Có dự định cải biến "Brandenburg" thành một tàu mục tiêu, nhưng kế hoạch này cuối cùng bị hủy bỏ. Cả "Brandenburg" lẫn "Wörth" đều được rút khỏi đăng bạ hải quân vào ngày 13 tháng 5 năm 1919 và được bán để tháo dỡ. chúng được "Norddeutsche Tiefbauges", một hãng tháo dỡ tàu có trụ sở tại Berlin, mua lại và cho kéo đến Danzig để tháo dỡ.
Vào ngày 8 tháng 8 năm 1915, "Barbaros Hayreddin" đang trên đường đi hỗ trợ việc phòng thủ eo biển Dardanelles khi nó bị tàu ngầm Hải quân Anh "E11" đánh chìm với tổn thất 253 người. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1918, chiếc tàu chiến-tuần dương "Yavuz Sultan Selim" và tàu tuần dương hạng nhẹ "Midilli" của Ottoman (nguyên là những chiếc SMS "Goeben" và SMS "Breslau" của Đức chuyển giao) rời Dardanelles tấn công các tàu Anh. Lúc 11 giờ 30 phút, "Yavuz Sultan Selim" bị mắc cạn và bị đối phương không kích, ngăn trở công việc cứu hộ. Đến ngày 25 tháng 1, "Turgut Reis" đến được hiện trường vào kéo chiếc tàu chiến-tuần dương quay trở về cảng. "Turgut Reis" sống sót qua cuộc chiến tranh và được sử dụng như một tàu huấn luyện vào năm 1924. Sau đó nó được sử dụng như một lườn tàu tại Bosporus, và cuối cùng bị tháo dỡ vào năm 1938.
Liên kết ngoài.
| 1 | null |
Trận Chevilly là một trận đánh trong cuộc vây hãm Paris (1870 – 1871) trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức, diễn ra vào ngày 30 tháng 9 năm 1870. Trong trận chiến này, quân đoàn VI của Phổ do tướng Von Trumpling chỉ huy đã đập tan một nỗ lực phá vây của quân đội Pháp từ Paris do tướng Joseph Vinoy chỉ huy; quân Pháp trong trận đánh đã hứng chịu thiệt hại lớn hơn quân đội Phổ.
Tướng Vinoy – người chỉ huy một quân đoàn gồm mọi lực lượng chính quy cuối cùng của Pháp trong chiến tranh, đã tiến hành một cuộc"tấn công thám sát"vô nghĩa ở bờ trái sông Seine vào ngày 30 tháng 9 năm 1870: với 2 vạn quân, dưới những khẩu pháo của các pháo đài Bicêtre và Ivry, ông ta tiến hành đột chiếm các ngôi làng L'Hay, Chevilly và Thiaïs. Quân đoàn VI của Phổ đã không gặp khó khăn gì trong việc đè bẹp và đánh cho các lực lượng của Vinoy phải tháo chạy trong hỗn loạn. Do tổn thất không nhỏ, người Pháp đã yêu cầu ngừng bắn để chôn cất tử sĩ và đưa thương binh về hậu phương.
Hai tuần sau thất bại trong trận Chevilly, Vinoy tiến hành một cuộc phá vây khác vào ngày 13 tháng 10 năm 1870: đó là trận Bagneux, cũng kết thúc với thất bại của quân Pháp. | 1 | null |
Bóng đá xuất hiện tại mọi kỳ Thế vận hội Mùa hè trừ 1896 và 1932 đối với nội dung bóng đá nam. Nội dung bóng đá nữ chính thức được thêm vào chương trình thi đấu năm 1996.
Lịch sử.
Thời kỳ đầu.
Các nhà sử học vẫn chưa thể xác định chính xác môn bóng đá góp mặt từ kỳ Olympic nào. Một số người cho rằng ngay từ kỳ Olympic hiện đại đầu tiên, tổ chức năm 1896, bóng đá đã góp mặt khi Athens XI của Hy Lạp giáp mặt và thua một đội đại diện cho vùng Smyrna (Izmir) của Đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), chính cả hai nước này ngày nay đều hoàn toàn là thuộc bóng đá châu Âu. Nhưng đây chỉ là thông tin không chính thức, vì các nguồn tư liệu còn lại là quá ít để thừa nhận sự kiện này. Bóng đá được đưa vào chương trình đại hội năm 1900 và 1904 nhưng chỉ có các câu lạc bộ và các đội tuyển nhiều quốc tịch tham gia. Tuy nhiên các giải này không được FIFA công nhận mặc dù IOC coi các vào các năm 1900 và 1904 là các nội dung chính thức.
Thời kỳ thành công của người Anh.
Tại thế vận hội ở Luân Đôn năm 1908, FA đứng ra tổ chức bộ môn bóng đá với sự tham dự của 6 đội. Số đội tăng lên 11 vào năm 1912, khi giải được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá Thụy Điển. Nhiều trận đấu trong thời kì này có tỉ số cách biệt hoặc có rất nhiều bàn thắng. Sophus Nielsen (năm 1908) và Gottfried Fuchs (năm 1912) đều đạt thành tích ghi được 10 bàn trong một trận đấu. Tất cả các cầu thủ tham dự đều là nghiệp dư để phù hợp với tinh thần Olympic. Ủy ban Olympic Quốc gia của Anh Quốc đề nghị FA gửi một đội tuyển quốc gia Anh nghiệp dư. Một số thành viên của đội tuyển Anh là cầu thủ của các câu lạc bộ chuyên nghiệp như Ivan Sharpe của Derby County, Harold Walden của Bradford City và Vivian Woodward của Chelsea. Anh dễ dàng chiến thắng các giải đấu đầu tiên khi 2 lần đánh bại Đan Mạch.
Sự trỗi dậy của Uruguay và những diễn biến sau World Cup đầu tiên.
Trong trận chung kết năm 1920, đội tuyển Tiệp Khắc rời khỏi sân để phản đối trọng tài John Lewis và bầu không khí căng thẳng từ lực lượng quân sự tại Antwerpen. Tại Thế vận hội 1924 và 1928, Uruguay và Argentina là các đại diện Nam Mỹ đầu tiên dự giải. Uruguay giành chiến thắng tại cả hai kì Thế vận hội trên.
Sau đề xuất của Henri Delaunay vào năm 1929 nhằm khởi động giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch thế giới, bóng đá lập tức bị đưa ra khỏi Thế vận hội Mùa hè 1932 ở Los Angeles để nhường chỗ cho bóng đá kiểu Mỹ. Bóng đá vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi của Thế vận hội Mùa hè 1936 tại Berlin. Ban tổ chức phía Đức muốn đưa bóng đá trở lại Olympic bởi nó bảo đảm cho doanh thu của giải. Tại vòng tứ kết sau khi Peru chiến thắng Áo ở hiệp phụ, tuy nhiên trận đấu bị gián đoạn ở những phút cuối do cổ động viên chạy vào sân. Áo đề nghị hủy kết quả và tổ chức đá lại; mặc dù FIFA chấp thuận tuy nhiên Peru không đồng ý và rời giải.
Cùng với sự chuyên nghiệp hóa trên thế giới, khoảng cách về trình độ giữa World Cup và Olympic dần nới rộng. Các quốc gia thuộc khối Xô Viết Đông Âu, nơi các vận động hàng đầu được nhà nước tài trợ và được coi là nghiệp dư, là các đoàn hưởng lợi từ điều này. Từ năm 1948 tới 1980, 23 trong tổng số 27 huy chương Olympic thuộc về các đội Đông Âu, và chỉ có Thụy Điển (huy chương vàng năm 1948 và huy chương đồng vào năm 1952), Đan Mạch (huy chương bạc vào năm 1960) và Nhật Bản (huy chương đồng vào năm 1968) là các đội phá thế thượng phong của họ. Từ năm 1952, kết quả tại môn bóng đá nam Olympic không được tính vào kết quả chinh thức của các đội tuyển quốc gia.
Thay đổi và phát triển.
Tại Thế vận hội Los Angeles 1984, IOC quyết định cho phép cầu thủ chuyên nghiệp tham dự. FIFA vẫn không muốn Olympic cạnh tranh với World Cup, nên một thỏa thuận được đề ra cho phép các đội châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ sử dụng các cầu thủ tốt nhất của họ, còn các đội châu Âu và Nam Mỹ chỉ được đưa các cầu thủ chưa từng dự World Cup tới Olympic. Các quy tắc năm 1984 cũng được duy trì cho phiên bản năm 1988, nhưng có một đoạn bổ sung: những cầu thủ bóng đá châu Âu và Nam Mỹ trước đó đã chơi ít hơn 90 phút trong một trận đấu duy nhất của World Cup, đều đủ điều kiện.
Kể từ năm 1992 các cầu thủ tham dự không được vượt quá 23 tuổi, còn kể từ 1996 mỗi đội được phép sử dụng ba cầu thủ trên 23 tuổi. Thể thức mới giúp cuộc cạnh tranh giữa các đội trên toàn thế giới trở nên cân bằng hơn khi hai đội tuyển châu Phi là Nigeria và Cameroon lần lượt giành huy chương vàng vào các năm 1996 và 2000.
Sự ngoài cuộc của người Anh.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland không hề có cơ quan điều hành bóng đá chung, và mỗi quốc gia thuộc Vương quốc Anh có một đội tuyển riêng. Chỉ có Hiệp hội bóng đá Anh (FA) trực thuộc Hiệp hội Olympic Anh (BOA). FA cũng là đơn vị cung cấp cầu thủ cho đội Anh Quốc tại các giải bóng đá cho tới năm 1972. Vào năm 1974, FA bãi bỏ phân biệt giữa bóng đá "nghiệp dư" và "chuyên nghiệp", và ngừng tham dự Olympics. Mặc dù FIFA chuyên nghiệp hóa bóng đá tại Olympic kể từ năm 1984, FA vẫn không tham dự trở lại, vì các quốc gia trong Liên hiệp Anh lo ngại về việc FIFA sẽ lại đặt vấn đề đối với sự chia tách của các nước này tại các giải đấu của FIFA cũng như trong Hội đồng Liên đoàn bóng đá Quốc tế. Khi Luân Đôn được chọn là chủ nhà Thế vận hội Mùa hè 2012, áp lực được đặt lên vai FA nhằm thành lập đội tuyển Vương quốc Anh. Vào năm 2009 FA đạt thỏa thuận với Hiệp hội bóng đá Wales, Hiệp hội bóng đá Scotland và Hiệp hội bóng đá Ireland của Bắc Ireland rằng sẽ chỉ có cầu thủ của Anh trong thành phần đội tuyển; Tuy nhiên BOA bác bỏ thỏa thuận này, và cuối cùng cầu thủ của xứ Wales xuất hiện ở cả hai đội hình còn các cầu thủ Scotland có mặt trong đội hình đội tuyển nữ. Sau Thế vận hội 2012, FA quyết định sẽ vẫn không tham gia các giải đấu tại Olympic.
Địa điểm thi đấu.
Một giải bóng đá Thế vận hội cần nhiều sân vận động, vì vậy mà ban tổ chức thường sử dụng thêm các sân vận động tại các thành phố khác ngoài sân vận động của thành phố tổ chức.
Các quốc gia tham dự.
Nam.
Các con số đề cập đến vị trí cuối cùng của mỗi đội tuyển tại các đại hội thể thao tương ứng.
Nữ.
Các con số đề cập đến vị trí cuối cùng của mỗi đội tuyển tại các đại hội thể thao tương ứng. Quốc gia chủ nhà được hiển thị bằng chữ đậm.
Giải đấu nam.
Giống như World Cup, các giải đấu vòng loại Thế vận hội Mùa hè được tổ chức theo từng khu vực. Một số liên đoàn châu lục tổ chức giải đấu vòng loại U-23 đặc biệt, trong khi vòng loại châu Âu chọn suất tham dự từ các vòng chung kết của Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu và vòng loại Nam Mỹ là Giải vô địch bóng đá trẻ Nam Mỹ dành cho đội tuyển U-20. Các đội đang tham gia vào các cuộc thi đấu vòng sơ bộ và vòng chung kết phải được sáng tác của cầu thủ U-23, với tối đa là ba cầu thủ lớn tuổi hơn U-23. Đối với Rio 2016, cầu thủ U-23 được sinh ra sau ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Đối với Thế vận hội 2016, số lượng đội của mỗi lục địa được phân bổ như sau (thứ tự từ nhiều tới ít):
Giải đấu nữ.
Giải đấu nữ bao gồm các đội tuyển quốc gia và không giới hạn về tuổi. UEFA lựa chọn suất dự Thế vận hội dựa trên kết quả của kỳ World Cup năm trước đó, trong khi các lục địa còn lại sẽ tổ chức giải vòng loại riêng.
Phân bổ 12 suất cho mỗi lục địa dự Thế vận hội 2020 của bộ môn bóng đá nữ:
Kỷ lục.
Sophus Nielsen của Đan Mạch vào năm 1908 và năm 1912 giữ kỷ lục về số bàn thắng nhiều nhất mà một cầu thủ ghi được trong một giải đấu toàn và đơn, ghi được 13 bàn. Giải bóng đá chính thức đầu tiên được tổ chức tại Luân Đôn, Anh, năm 1908.
Neymar đã đánh dấu bàn thắng nhanh nhất trong một trận bóng đá Olympic nam trong lịch sử vào lúc 14 giây trong trận bán kết với Honduras vào ngày 17 tháng 8 năm 2016.
Kết quả nam.
Cầu thủ ghi bàn (Nam).
Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại có ít nhất 8 bàn thắng (tính đến năm 1908)
Bảng huy chương nam.
※ Các quốc gia được xếp hạng theo tổng số huy chương giành được bao gồm năm 1900 và năm 1904.
※ Huy chương đồng được chia sẻ trong giải đấu năm 1972
Kết quả nữ.
Thành tích theo quốc gia dành cho nữ.
Dưới đây là 9 quốc gia đã đạt được ít nhất là bán kết trong trận chung kết Thế vận hội Mùa hè.
Cầu thủ ghi bàn (nữ).
Cầu thủ ghi bàn hàng đầu mọi thời đại có ít nhất 5 bàn thắng (1996–2016)
Tổng số bảng huy chương.
※ Các quốc gia được xếp hạng theo tổng số huy chương giành được (nam và nữ) bao gồm năm 1900 và năm 1904.
※ Huy chương đồng được chia sẻ trong giải đấu năm 1972 | 1 | null |
Sir Martin Ryle (27 tháng 9 năm 1918 - 14 tháng 10 năm 1984) là một nhà thiên văn vô tuyến người Anh, người đã phát triển hệ thống kính thiên văn vô tuyến mang tính cách mạng và sử dụng chúng cho việc định vị chính xác và ghi hình ảnh của nguồn sóng radio yếu. Năm 1946 Ryle và Vonberg là những người đầu tiên xuất bản các phép đo thiên văn giao thoa ở các bước sóng vô tuyến, mặc dù có tuyên bố rằng Joseph Pawsey từ Đại học Sydney đã thực sự thực hiện các phép đo giao thoa trước đó trong cùng một năm. Với trang thiết bị được cải thiện, Ryle quan sát thiên hà xa nhất được biết đến trong vũ trụ tại thời điểm đó. Ông là giáo sư đầu tiên của ngành thiên văn học tại Đại học Cambridge, và là giám đốc sáng lập của Đài quan sát thiên văn vô tuyến Mullard. Ông là thành viên của Hội thiên văn Hoàng gia từ 1972 đến 1982.
Năm 1974 giải được trao cho Martin Ryle và Antony Hewish "vì những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực Vật lý thiên văn vô tuyến". | 1 | null |
Antony Hewish (sinh ngày 11 tháng 5 năm 1924 - mất ngày 13 tháng 9 năm 2021) là một nhà thiên văn vô tuyến người Anh. Ông đoạt giải Nobel Vật lý năm 1974 giải được trao cho Martin Ryle và Antony Hewish "vì những nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực Vật lý thiên văn vô tuyến". Hewish được trao Giải Nobel Vật lý với lý do riêng là đã phát hiện ra xung tinh, nhưng thực tế thì nhà Vật lý này ban đầu đã giải thích những tín hiệu thu được là liên lạc của "những người nhỏ bé da xanh" ("Little Green Men", ám chỉ người ngoài hành tinh) với Trái Đất. Sự giải thích chính xác chỉ đến khi David Staelin và Edward Reifenstein phát hiện ra một xung tinh ở tâm của Tinh vân con cua ("Crab Nebula"). Sau đó, Fred Hoyle và nhà thiên văn Thomas Gold đã giải thích chính xác pulsar là những sao neutron quay rất nhanh trong từ trường mạnh nên bức xạ sóng vô tuyến đều đặn và mạnh như là việc phát ánh sáng của một ngọn hải đăng. Jocelyn Bell Burnell, học trò do Hewish hướng dẫn, cũng không được xét trao giải, mặc dù cô là người đầu tiên đề cập đến các nguồn sóng vô tuyến từ ngoài vũ trụ mà sau đó được chứng minh là bắt nguồn từ các pulsar. | 1 | null |
Lý Chính Đạo (李政道; bính âm: Lǐ Zhèngdào) (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1926) là một nhà vật lý người Mỹ gốc Hoa. Năm 1956, Lý Chính Đạo (Tsung-Dao Lee) và Dương Chấn Ninh (Chen Ning Yang) đã chỉ ra rằng các tương tác vật lý có thể không tuân theo đối xứng gương. Điều này có nghĩa là tính chất chẵn lẻ của hàm sóng, ký hiệu là P, không được bảo toàn khi hệ bị đặt dưới một tương tác như vậy và tính chất đối xứng gương có thể bị thay đổi.
Lý và Dương cùng nhận giải Nobel năm 1957.
Lý Chính Đạo là người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel chiến tranh thế giới thứ II, và là người trẻ thứ ba trong lịch sử sau WL Bragg (người đã giành được giải thưởng lúc 25 tuổi với cha mình WH Bragg trong năm 1915) và Werner Heisenberg (người đã đạt vào năm 1932 cũng lúc 30 tuổi).
Lý và Dương là người gốc Hoa đầu tiên đoạt giải.
Năm 1962, Lý nhập quốc tịch thành công dân Mỹ; là người Mỹ trẻ tuổi nhất đã từng đoạt giải Nobel. | 1 | null |
James Franck (26 tháng 8 năm 1882 – 21 tháng 5 năm 1964) là một nhà vật lý người Đức. James Franck và Gustav Ludwig Hertz đã chứng minh hiệu ứng quang điện ngược (tức là khi một điện tử va chạm với một nguyên tử thì cần một năng lượng tối thiểu để sinh ra các lượng tử ánh sáng với năng lượng đặc trưng phát ra từ va chạm đó) và chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết Planck và hằng số Planck. Với đóng góp này, Franck and Hertz cùng được nhận giải Nobel năm 1926.
Franck sinh ra trong một gia đình Do Thái. Cha mẹ ông là Jacob Franck và Rebecca Nachum Drucker.
Franck nhận bằng tiến sĩ vào năm 1906 và đã nhận được "venia legendi" hay đủ tư cách hướng dẫn nghiên cứu vật lý vào năm 1911 đều tại Đại học Berlin, nơi ông giảng dạy và giảng dạy cho đến năm 1918, đã đạt đến vị trí giáo sư extraordinarius.
Sau Thế chiến I, trong đó ông đã phục vụ và được tặng Thập tự Sắt hạng 1, Franck đã trở thành Trưởng bộ phận vật lý của Kaiser Wilhelm Gesellschaft cho hóa lý.
Năm 1920, Franck trở thành giáo sư "ordinarius" vật lý thực nghiệm và Giám đốc của Viện Vật lý thực nghiệm tại Đại học Göttingen lần thứ hai. Trong khi đó ông đã nghiên cứu vật lý lượng tử với Max Born, Giám đốc của Viện Vật lý lý thuyết. | 1 | null |
Gustav Ludwig Hertz (22 tháng 7 năm 1887 - 30 tháng 10 năm 1975) là một nhà vật lý người Đức. James Franck và Gustav Ludwig Hertz đã chứng minh hiệu ứng quang điện ngược (tức là khi một điện tử va chạm với một nguyên tử thì cần một năng lượng tối thiểu để sinh ra các lượng tử ánh sáng với năng lượng đặc trưng phát ra từ va chạm đó) và chứng minh tính đúng đắn của lý thuyết Planck và hằng số Planck. Nhờ thí nghiệm này Franck và Hertz được trao giải Nobel Vật lý năm 1925.
Tiểu sử.
Hertz sinh ra tại Hamburg, con trai của bà Auguste (nhũ danh Arning) và cha là một luật sư Gustav Theodor Hertz.Ông có bác là Heinrich Hertz. Ông học tại Đại học Georg-August Göttingen (1906-1907), Đại học Ludwig Maximilian München (1907.-1908), và Đại học Humboldt Berlin (1908-1911). Ông đã nhận được bằng tiến sĩ vào năm 1911 dưới sự hướng dẫn của Heinrich Leopold Rubens.
Từ 1911 đến 1914, Hertz là một trợ lý của Rubens tại Đại học Berlin. Chính trong thời gian này, Hertz và James Franck thực hiện các thí nghiệm va chạm electron không đàn hồi trong chất khí, được biết đến như là các thí nghiệm Franck-Hertz, và họ nhận giải Nobel Vật lý năm 1925.
Trong thế chiến I, Hertz phục vụ trong quân đội từ năm 1914. Ông bị thương nặng vào năm 1915. Năm 1917, ông trở lại Đại học Berlin làm "". Năm 1920, ông đã được nhận vào làm nhà vật lý nghiên cứu tại Nhà máy Bóng đèn sợi đốt Philips ở Eindhoven, mà ông làm cho đến năm 1925.
Sự nghiệp.
Năm 1925, Hertz trở thành odinarius professor và Viện trưởng Viện Vật lý của Đại học Martin Luther của Halle-Wittenberg. Năm 1928 ông trở thành giáo sư vật lý thực nghiệm và Viện trưởng Viện Vật lý của Technische Hochschule Berlin ("THB"), nay là Đại học Kỹ thuật Berlin. Trong khi đó, ông đã phát triển một kỹ thuật tách đồng vị thông qua sự khuếch tán khí.
Kể từ khi Hertz là một sĩ quan trong Thế chiến thứ nhất, ông đã tạm thời được bảo vệ khỏi các chính sách xã hội chủ nghĩa quốc gia và Luật Phục hồi Dịch vụ Dân sự Chuyên nghiệp, nhưng cuối cùng các chính sách và luật pháp trở nên khắt khe hơn, và cuối năm 1934, ông bị buộc phải từ chức vị trí THB, khi ông được phân loại là "người thứ hai phần Do Thái" (ông nội Gustav Ferdinand Hertz (tên ban đầu là David Gustav Hertz) (1827–1914) đã từng là người Do Thái từ bé, trước khi cả gia đình đã chuyển thành Lutheranism năm 1834). Sau đó, ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu của Siemens. Tại đây, ông tiếp tục công việc của mình về vật lý nguyên tử và siêu âm, nhưng cuối cùng ông đã ngưng công việc của mình trên sự phân tách đồng vị. Ông giữ chức vụ này cho đến khi ông đến Liên Xô năm 1945.
Hertz là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Đức tại Berlin, Cộng tác viên của Viện Khoa học Göttingen, thành viên danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Hungary, thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Tiệp Khắc, và là thành viên nước ngoài của Học viện Khoa học Liên Xô. | 1 | null |
John H. Van Vleck (13 tháng 3 năm 1899 - 27 tháng 10 năm 1980) là một nhà vật lý và toán học Mỹ. John H. Van Vleck có đóng góp đặc biệt cho lý thuyết từ học trong chất rắn vào những năm sau khi cơ học lượng tử ra đời. Ông đã tính toán các ảnh hưởng của liên kết hóa học lên các nguyên tử thuận từ và giải thích sự phụ thuộc vào nhiệt độ và từ trường ngoài của tính chất từ. Đặc biệt ông đã phát triển lý thuyết trường tinh thể của các hợp chất của các kim loại chuyển tiếp, đó là điều vô cùng quan trọngtrong việc tìm hiểu các tâm hoạt động trong các hợp chất dùng cho vật lý laser cũng như sinh học phân tử. Ông cùng nhận giải Nobel vật lý với Philip W. Anderson và Sir Nevill F. Mott. | 1 | null |
Bandar-Abbas () hay Bandar-e 'Abbās (tiếng Ba Tư: بندر عباس), cũng được Roman hóa thành Bandar 'Abbās, Bandar 'Abbāsī, và Bandar-e 'Abbās; tên cũ là Cambarão và Port Comorão bởi những thương nhân Bồ Đào Nha, và Gombroon và bởi các thương nhân người Anh là Gamrun và Gumrun bởi những thương nhân người Hà Lan) là một thành phố hải cảng, thủ phủ của tỉnh Hormozgān ở bờ biển phía nam của Iran, bên vịnh Ba Tư. Thành phố nằm ở vị trí chiến lược ở eo biển Hormuz hẹp, và là nơi có căn cứ chính của Hải quân Iran. Năm 2006, thành phố có dân số 367.508, trong 89.404 gia đình.
Thành phố có Sân bay quốc tế Bandar Abbas. | 1 | null |
Iran Air (tiếng Ba Tư: ایران ایر), tên chính thức Hãng hàng không của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: هواپیمائی جمهوری اسلامی ایران Havapeyma'i-ye Jomhuri-ye Eslāmi-ye Iran) là hãng hàng không quốc gia của Iran, đang hoạt động dịch vụ 60 điểm đến, 35 điểm đến quốc tế và 25 điểm đến trong nước. Đội máy bay vận tải hàng hóa hoạt động dịch vụ đến 20 điểm đến thường lệ và 5 điểm đến thuê chuyến. Căn cứ chính của hãng là sân bay quốc tế Tehran Imam Khomeini cho các chuyến bay quốc tế và sân bay Tehran Mehrabad cho các chuyến bay nội địa. Trụ sở của hãng ở sân bay Mehrabad ở Tehran.
Từ viết tắt của nó, Homa (tiếng Ba Tư: هما), có nguồn gốc từ hai nguồn: các chữ cái đầu tiên của tên Ba Tư trước cách mạng của Iran Air, Melli Havapeyma'i-ye-ye Iran (tiếng Ba Tư: هواپیمایی ملی ایران); và từ Homa, một sư tử đầu chim thần thoại Ba Tư. | 1 | null |
Mehdi Bazargan (tiếng Ba Tư: مهدی بازرگان; tiếng Azerbaijan: Mehdi Bazərgan; 1 tháng 9 năm 1907 - ngày 20 tháng 1 năm 1995) là một học giả Iran, nhà hoạt động dân chủ trong thời gian dài, người đứng đầu chính phủ lâm thời của Iran, khiến ông là thủ tướng đầu tiên của quốc gia này sau cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979. Ông là trưởng khoa kỹ thuật đầu tiên của Đại học Tehran. Là một trí thức tôn giáo được tôn trọng, được người ta biết đến về sự trung thực của ông và một chuyên gia về các khoa học Hồi giáo và thế tục, ông được ghi nhận là một trong những người sáng lập của phong trào trí thức đương đại ở Iran.
Ông là một người ủng hộ dân chủ và dân quyền. Ông cũng chống lại Cách mạng Văn hóa và cuộc chiếm đóng Đại sứ quán Mỹ.
Chính phủ Cách mạng Lâm thời được thành lập sau sự phế bỏ chế độ quân chủ theo lệnh của Ayatollah Khomeini vào ngày 4 tháng 2 năm 1979, trong khi một chính phủ lâm thời khác của Shapour Bakhtiar (Thủ tướng cuối cùng của Shah) vẫn đang nắm quyền.
Chỉnh phủ của ông chỉ tồn tại trong một vài tháng và tất cả các bộ trưởng đều từ chức sau khi các viên chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ bị bắt làm con tin vào ngày 4 tháng 11 năm 1979. Bazargan đã là một người ủng hộ bản dự thảo hiến pháp cách mạng ban đầu hơn là người ủng hộ chính phủ thần giáo cai trị bởi các bồi thẩm Hồi giáo, và sự từ chức của ông đã được Khomeini chấp nhận một cách dễ dàng. Khomeini nói "Ngài Bazargan... đã hơi mệt mỏi và muốn ở ngoài [chính trường] một thời gian." Khomeini sau đó đã miêu tả việc bổ nhiệm Bazargan là một "sai lầm". Chính phủ Cách mạng Lâm thời thường được miêu tả là cứng đầu với Hội đồng Cách mạng, và luôn trong xung đột với các cách mạng ("komiteh"). | 1 | null |
Ảo giác (tiếng Anh: "hallucination") là một tri giác trong điều kiện không có kích thích bên ngoài nhưng lại có phẩm chất của nhận thức thực sự. Ảo giác rất sống động, đáng kể và được cho là nằm trong không gian khách quan bên ngoài. Chúng có thể phân biệt với một số hiện tượng liên quan, chẳng hạn như mơ, không liên quan đến sự thức tỉnh; Huyễn Cảnh, vốn không bắt chước nhận thức thực sự, và được nhận thức chính xác là không thực tế; ảo tưởng, liên quan đến nhận thức thực tế bị bóp méo hoặc giải thích sai; và ảo hình ảnh (trí tưởng tượng), không bắt chước nhận thức thực và nằm dưới sự kiểm soát tự nguyện. Ảo giác cũng khác với "nhận thức hoang tưởng ", trong đó một kích thích được cảm nhận và giải thích chính xác (nghĩa là một nhận thức thực sự) được đưa ra một số ý nghĩa bổ sung (và thường là vô lý).
Ảo giác có thể xảy ra trong bất kỳ kiểu cảm giác nào- thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, proprioceptive, equilibrioceptive, nociceptive, thermoceptive và chronoceptive.
Một dạng ảo giác nhẹ được gọi là "rối loạn", và có thể xảy ra ở hầu hết các giác quan ở trên. Đây có thể là những thứ như nhìn thấy các chuyển động trong tầm nhìn ngoại vi, hoặc nghe thấy tiếng động hoặc giọng nói văng vẳng. Ảo giác thính giác rất phổ biến trong tâm thần phân liệt. Ảo giác này có thể mang tính nhân từ (nói với đối tượng những điều tốt đẹp về bản thân) hoặc độc hại, chửi rủa đối tượng, v.v. Ảo giác thính giác thuộc loại độc hại thường được nghe thấy, ví dụ như mọi người nói về đối tượng sau lưng họ. Giống như ảo giác thính giác, nguồn gốc của ảo giác thị giác cũng có thể ở phía sau lưng của đối tượng. Người có ảo giác thị giác thường cảm thấy họ bị nhìn chăm chú hoặc nhìn chằm chằm vào, thường là với mục đích xấu. Thường xuyên, ảo giác thính giác và ảo giác thị giác xuất hiện đồng thời.
Ảo giác do thôi miên khi thức và ảo giác do thôi miên khi chìm vào giấc ngủ được coi là hiện tượng bình thường. Ảo giác thôi miên có thể xảy ra khi một người đang ngủ và ảo giác thôi miên xảy ra khi một người thức dậy. Ảo giác có thể do sử dụng ma túy (đặc biệt là deliriants), thiếu ngủ, rối loạn tâm thần, rối loạn thần kinh, và mê sảng do rượu. | 1 | null |
Eugène Ionesco (1909 - 1994) (tên khai sinh Eugen Ionescu,tiếng Rumani: e.ud͡ʒen i.onesku) sinh tại Slatina, Rumani. Ông là một nhà viết kịch nổi tiếng người Pháp và của thế giới.
Tiểu sử.
Ông sinh ngày 26 tháng 11 năm 1909 trong một gia đình mà bố ông là người Rumani còn mẹ là người Pháp. Năm 1912 ông mới được rửa tội theo đạo Chính thống Rumani vì mới đầu ông theo tôn giáo của mẹ là đạo Tin lành. Vì thế, nhiều tài liệu đã ghi năm sinh của ông là năm 1912.
Thời thơ ấu của ông chủ yếu là ở Pháp. Gia đình ông chuyển đến Pháp sinh sống không lâu sau khi ông ra đời. Năm 16 tuổi, sau khi cha mẹ ông ly dị, ông quay trở lại Rumani để theo học Đại học Bucharest về nghiên cứu văn học Pháp. 3 năm sau, ông đã trở thành một giáo viên tiếng Pháp ở một trường trung học ở thủ đô sau khi tốt nghiệp với bằng cử nhân.
Năm 1938, ông quay trở lại Pháp và sống ở Paris, ông trở thành công dân Pháp và ông đã chuyên tâm vào lĩnh vực văn chương. Ông lánh nạn trong chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1942 ở Marseille một thời gian sau đó mới quay trở lại Paris khi giải phóng. Năm 1970, ông được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp.
Ông qua đời vào ngày 28 tháng 3 năm 1994 tại Pháp. Thi hài ông được chôn cất tại nghĩa trang Montparnasse ở Paris, nghĩa trang dành cho các nhà văn nổi tiếng của Pháp.
Sự nghiệp.
Ông sáng tác từ khi còn trẻ với tuyển tập trong "Những khúc bi ca vì những con người nhỏ nhoi". Đến năm 1949, ông mới thực sự chuyên tâm vào viết kịch. Ông đã gặt hái được rất nhiều thành công như: "Nữ ca sĩ hói đầu" năm 1950 đã làm xôn xao dư luận kịch trường châu Âu, mở đường cho một dòng kịch mới đó là "kịch phi lý". Dòng kịch này hấp thu những vấn đề cơ bản của triết học hiện tại, mang tính thần thoại. Các vở kịch thường có nội dung xoay quanh việc phản ánh sự tha hóa của con người, xã hội là một cõi thế giới hư vô, rời rạc. Sau đó, lần lượt các tác phẩm nổi tiếng của ông sử dụng yếu tố hài, tiếng cười khinh bạc con người như:
"Những chiếc ghế" (1952), "Các nạn nhân của nghĩa vụ" (1953), "Con gái đến tuổi lấy chồng" (1953), "Thuê nhà mới" (1953), "Bức tranh" (1955), "Kẻ giết người không công" (1959), "Con tê giác" (1960), "Đói và khát" (1966), "Macbett" (1972), "Những cuộc hành trình xuống âm phủ" (1981)...Rồi các vở kịch ngắn như: "Cảnh bộ tứ" (1959), "Cuồng nhiệt tay đôi" (1962), "Lỗ hổng" (1966)...
Ông cũng đã thử sức trong một số lĩnh vực như sáng tác kịch bản phim với "Sự nổi giận" (1961) rồi tiểu thuyết "Người cô đơn" (1973), tiểu luận " Những phương thuốc" (1973) và rất nhiều truyện ngắn, bút ký.
Ionesco đã nhận được rất nhiều các giải thưởng văn học lớn của thế giới như Giải thưởng văn học văn học Áo ở châu Âu (1971), Giải thưởng văn học Jerusalem (1973), bằng Tiến sĩ danh dự tại các trường Đại học New York, Leuven, Warwick và Tel Aviv. | 1 | null |
Alexander Lange Kielland () (18 tháng 2 năm 1849 - 06 tháng 4 năm 1906) là một trong những nhà văn hiện thực nổi tiếng nhất Na Uy. Ông là một trong bộ tứ vĩ đại trong thế kỷ 19, ở Thời Vàng son của văn hoá Na Uy, bộ tứ vĩ đại của văn học Na Uy gồm: Henrik Ibsen, Bjørnstjerne Bjørnson, Alexander Kielland, và Jonas Lie. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Kielland chủ yếu mang tính hiện thực.
Sinh ra ở Stavanger, Na Uy, ông lớn lên trong một gia đình thương gia giàu có. Ông là con trai của Lãnh sự Zetlitz Jens Kielland và chắt của Gabriel Schanche Kielland (1760-1821). Kielland là em trai của họa sĩ Na Uy Kitty Lange Kielland, và anh và họ có ảnh hưởng lẫn nha trong việc định hình định hình phong cách sáng tác.
Gia đình của ông cũng bao gồm con trai ông, Jens Zetlitz Kielland, (1873-1926); chú Jacob Otto Lange (1833-1902), người anh em họ Axel Christian Zetlitz Kielland (1853-1924), cháu trai Jens Zetlitz Monrad Kielland (1866-1926), anh họ Anders Lange (1904-1974) và cháu trai của Jacob lớn Christie Kielland (1897-1972). Cháu gái họ Axeliane Zetlitz Christiane của ông Kielland (1916-1995) kết hôn với Agnar Mykle (1915-1994). | 1 | null |
ABS-CBN (Alto Broadcasting System and Chronicle Broadcasting Network, Corporation) Philippines là một mạng lưới truyền hình thương mại chính thuộc quyền sở hữu và điều hành bởi tập đoàn truyền thông ABS-CBN của Philipines. Đây là mạng lưới truyền hình hàng đầu của đất nước với doanh thu quảng cáo lên tới 17,5 tỷ peso trong năm tài chính 2011. Nó được phát sóng vào ngày 23 tháng 10 năm 1953 và là một trong số các mạng truyền hình thương mại đầu tiên ở châu Á. Trụ sở chính của nó là tại thành phố Quezon với các văn phòng khu vực và văn phòng tin tức tại hơn 25 tỉnh trong cả nước. Đây là mạng truyền hình sớm nhất cả Đông Nam Á và là mạng truyền hình sớm thứ hai của Châu Á sau NHK của Nhật Bản. Chính nó cũng khiến cho Philippines trở thành quốc gia đầu tiên của cả Đông Nam Á và thứ hai của Châu Á sau Nhật Bản ra đời truyền hình.
Chương trình đặc biệt.
Đây là kênh đảm nhiệm việc truyền hình trực tiếp đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Trái Đất vào các năm. | 1 | null |
Frank William Abagnale, Jr. (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1948)
là một cố vấn an ninh người Mỹ, nổi tiếng vì quá khứ từng mắc các tội: lạm dụng tín nhiệm, làm giả séc ngân hàng, mạo danh và cũng là một chuyên gia đào tẩu. Frank khét tiếng những năm 60 của thế kỷ trước do đã đút túi 2,5 triệu đô la ở 26 quốc gia trong vòng 5 năm nhờ mớ séc được làm giả một cách tinh vi, đặc biệt là chuyện đó đã bắt đầu khi cậu mới chỉ 16 tuổi.
Frank là một trong những kẻ lừa đảo khét tiếng nhất. Cậu thừa nhận đã khoác cho mình không dưới tám nhân dạng khác nhau, trong đó có phi công, bác sĩ, nhân viên mật vụ liên bang và luật sư. Cậu đã hai lần trốn thoát khỏi sự bắt giữ của cảnh sát, một lần khi đang bị áp tải trên máy bay và lần khác khi đang bị tạm giam trong nhà tù liên bang. Cả hai lần đều trước khi cậu tròn 21 tuổi.
Frank thi hành án tù chưa đến 5 năm trước khi bắt đầu làm việc cho Chính phủ liên bang. Frank là một cố vấn kiêm giảng viên tại Học viện của FBI. Cùng lúc, ông cũng điều hành công ty tư vấn chống lừa đảo tài chính Abagnale & Associates (Abagnale & Cộng sự).
Câu chuyện cuộc đời của Abagnale là nguồn càm hứng để ra đời bộ phim "Catch Me If You Can" cũng như vở nhạc hài kịch cùng tên được công diễn tháng 4 năm 2011. Bên cạnh đó cũng có cuốn tự truyện mang tên "Catch Me If You Can" viết về Frank Abagnale.
Tuổi thơ.
Frank Abagnale là một trong bốn người con (một gái, ba trai) của Frank Abagnale Sr. và vợ là Paulette, người Pháp. Hai người li dị khi cậu 16 tuổi. Cho đến lúc đó, Abagnale sống 16 năm đầu đời tại Bronxville, New York. Khi biết tin bố mẹ li dị, Frank đã bỏ đi và không bao giờ được gặp lại cha mình.
Lần lừa đảo đầu tiên.
Vào thời gian cha mẹ ly hôn, Frank chơi bời với một nhóm thanh thiếu niên hay trộm cắp vặt và từng bị đưa vào trại tạm giam thanh thiếu niên.
Dù vậy, cha của Frank vẫn tin tưởng giao cho cậu sử dụng chiếc ô tô hiệu Ford và thẻ tín dụng mua xăng để hỗ trợ cậu phương tiện đi lại khi làm việc bán thời gian với vai trò thư ký tại một nhà kho. Ông không hề hay biết mình sẽ là nạn nhân đầu tiên bị con trai lừa đảo. Để chi trả cho những cuộc hẹn với các cô bạn gái, Frank đã nghĩ ra một kế hoạch, đó là dùng thẻ tín dụng để "mua" lốp xe, ắc quy và các phụ tùng ô tô khác tại trạm xăng. Cậu đã móc ngoặc với các nhân viên trạm, nhờ họ bán số hàng hoá cậu mua và cậu sẽ nhận được một số tiền mặt. Cuối cùng, người bị thiệt hại là bố cậu khi phải chi trả hoá đơn lên đến hàng ngàn đô la.
Mạo danh.
Phi công.
Abagnale quyết định giả danh phi công vì cậu muốn được bay khắp thế giới không mất tiền. Frank lấy được đồng phục từ PanAm bằng cách nói với họ rằng mình là phi công của hãng và đã làm mất đồng phục. Cậu thanh toán cho bộ đồng phục đó bằng cách khai bừa một số hiệu nhân viên, và người nhân viên có số hiệu đó chắc chắn đã bị mất tiền oan. Sau đó, cậu làm giả giấy phép hành nghề phi công FFA, thu thập kiến thức về ngành hàng không và hãng PanAm, và cuối cùng là bay miễn phí. Pan American World Airways ước tính từ lúc 16 cho đến 18 tuổi, Abagnale đã bay trên 1.000.000 dặm (1.600.000 km), trên 250 chuyến bay của nhiều hãng hàng không khác nhau và bay đến 26 quốc gia bằng công tác phí của hãng PanAm. Cậu cũng có thể ở khách sạn miễn phí trong suốt thời gian này. Mọi thứ từ đồ ăn cho đến chỗ ở đều được PanAm chi trả.
Giảng viên trợ giảng.
Cậu đã làm giả bằng của Đại học Columbia và dạy môn xã hội học tại đại học Brigham Young trong một học kỳ dưới cái tên Frank Adams. | 1 | null |
Người Mã Lai hay Người Malay (; chữ Jawi: ملايو) là một dân tộc Nam Đảo nói Tiếng Mã Lai chủ yếu sinh sống trên bán đảo Mã Lai cùng các khu vực ven biển phía đông đảo Sumatra, các khu vực cực nam của Thái Lan, bờ biển phía nam Myanmar, quốc đảo Singapore; các khu vực ven biển của đảo Borneo: bao gồm cả Brunei, Tây Kalimantan, vùng ven biển Sarawak và Sabah, cùng các đảo nhỏ nằm giữa các khu vực này - tập hợp lại thành "Alam Melayu". Các khu vực cư trú chủ yếu của người Mã Lai ngày nay là một phần lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau: Malaysia, miền Tây Indonesia, Singapore, Brunei, miền cực Nam Myanmar và miền Nam Thái Lan.
Về mặt lịch sử, người Mã Lai là hậu duệ từ một số nhóm người có liên hệ về mặt di truyền, những nhóm người này phần lớn theo thuyết vật linh, Phật giáo hoặc Ấn Độ giáo- những người Nam Đảo và người Môn-Khmer, Orang Laut, Orang Asli, người Chăm, người Kedah cổ, người Langkasuka, người Tambralinga, người Gangga Negara, người Kelantan cổ, người Srivijaya, người Brunei cổ, các nhóm Batak, người Dayak và các bộ tộc khác nhau sinh sống trong thế giới Mã Lai.
Thời hoàng kim của các vương quốc Hồi giáo Mã Lai bắt đầu từ thế kỷ XV, việc xây dựng bản sắc chung đã giúp liên kết người Mã Lai với nhau; bản sắc chung đó là ngôn ngữ (với các biến thể và phương ngữ), Hồi giáo và văn hóa của họ. Các cộng đồng hải ngoại hoạt động thương mại của các vương quốc này đã đem đến nhiều vùng tại Đông Nam Á hải đảo làn sóng Hồi giáo hóa và Mã Lai hóa với quy mô lớn. Do tính chất dễ thay đổi và sự đồng hóa của những người nhập cư sau này, những người đến từ các phần khác nhau tại quần đảo, văn hóa Mã Lai đã hấp thụ rất nhiều đặc điểm văn hóa của các dân tộc khác, chẳng hạn như văn hóa của người Minangkabau, Aceh, và ở mức độ nhất định là từ người Java; tuy nhiên văn hóa Mã Lai có điểm khác biệt vì nó có tính Hồi giáo mạnh hơn văn hóa Java, một nền văn hóa có tính chất đa tôn giáo hơn.
Từ nguyên.
Tên gọi "Melayu" được dùng để chỉ một dân tộc riêng biệt được cho là mở rộng phạm vi khi Vương quốc Malacca trở thành một cường quốc trong khu vực vào thế kỷ XV. Tên gọi này được sử dụng để mô tả đặc tính văn hóa của người Mã Lai khác với các văn hóa ngoại quốc trong khu vực, đáng chú ý là văn hóa của người Java và người Thái. Trước thế kỷ XV, có thể nghe thấy các thuật ngữ và các biến thể khác trong các tư liệu nước ngoài và bản địa để đề cập đến các vương quốc trong lịch sử hay các bộ phận địa lý của quần đảo Mã Lai.
Những giải thích hợp lý khác về nguồn gốc của tên gọi đã được xác định trong các ngôn ngữ khác, như từ "malaiyur" trong tiếng Tamil được sử dụng để chỉ khu vực đồi núi-nơi nền văn minh Kadaram được xây dựng nên tại Kedah (ngày nay), hoặc từ "mlayu" ("chạy" trong tiếng Java bắt nguồn từ "mlaku" (đi bộ hoặc đi lại), hoặc trong thuật ngữ Mã Lai "melaju" (tăng tốc đều đặn), để chỉ tính chất lưu động và di trú cao của người dân của nó, tuy nhiên các đề xuất này vẫn là sự tin tưởng địa phương và không có bằng chứng chứng thực.
Trong thời gian người châu Âu thuộc địa hóa khu vực, từ "Malay" được đưa vào tiếng Anh thông qua tiếng Hà Lan "Malayo", và bản thân từ này lại có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha "Malaio", và có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai "Melayu". Từ "Mã Lai" trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung , do người Trung Quốc phiên âm tên nước Malaysia thành "Mã Lai Tây Á" (马来西亚 - "Mǎláixīyà").
Lịch sử.
Người Mã Lai nguyên thủy.
Cũng được biết đến với tên gọi "Melayu asli" (người Mã Lai thổ dân) hay "Melayu purba" (người Mã Lai cổ), người Mã Lai nguyên thủy có nguồn gốc Nam Đảo và được cho là đã di cư đến quần đảo Mã Lai trong các đợt nhập cư kéo dài từ năm 2500 đến 1500 TCN. "The Encyclopedia of Malaysia: Early History", đã chỉ ra tổng cộng ba giả thuyết về nguồn gốc của người Mã Lai:
Tuy nhiên, trong năm 2009, "Tổ chức Bộ gen con người" (Human Genome Organisation, HUGO) đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện về tính đa dạng và lịch sử di truyền của người dân châu Á, nghiên cứu có 2000 người tham gia trên khắp châu Á, đã chỉ ra một thuyết các về mô hình di dân châu Á. HUGO tìm thấy điểm tương đồng về di truyền giữa dân cư khắp châu Á và sự gia tăng tính di tuyền học từ phía bắc xuống phía nam. Các phát hiện này chỉ ra rằng nguồn gốc của dân cư châu Á và ủng hộ giải thuyết rằng con người đã định cư tại châu lục này thông qua một sự kiện di cư duy nhất từ phương nam, tiến vào Đông Nam Á trước tiên. Các nền văn minh Đông Nam Á, bao gồm cả người Mã Lai, có thể đã xuất hiện sớm hơn nhiều so với các nền văn minh Đông Á.
Người Mã Lai thứ hai.
Các nhóm người Mã Lai nguyên thủy ban đầu đã bị những người định cư Mã Lai thứ hai đẩy sâu vào nội địa trong làn sóng nhập cư thứ nhì vào khoảng năm 300 TCN. Người Mã Lai thứ hai là những người thuộc nền văn minh thời đại đồ sắt có nguồn gốc một phần từ những người Chăm, người Môn-Khmer ở Đông Nam Á lục địa và tiếp theo là những người Nam Đảo đến cùng với những kỹ thuật canh tác tiên tiến hơn và có kiến thức về kim loại. Họ có quan hệ họ hàng song mang tính chủng Á cao hơn và có dáng vẻ khác biệt lớn với người Mã Lai nguyên thủy (những người có tầm vóc lùn hơn, da sẫm màu hơn, tỉ lệ tóc xoăn cao hơn, có tỉ lệ phần trăm hiện tượng sọ dài cao hơn nhiều và có xác suất nếp quạt ở mắt thấp hơn đáng kể). Những người định cư Mã Lai thứ hai không sống du cư như những người đến trước họ, thay vào đó họ định cư và thiết lập nên các kampung và chúng đóng vai trò là các đơn vị xã hội chính của họ. Các kampung này thường nằm ở ven bờ sông hoặc các khu vực ven biển và nói chung là có thể tự cung tự cấp được lương thực và các nhu yếu phẩm khác. Vào cuối thế kỷ cuối cùng TCN, các kampung này bắt đầu tham gia vào một số hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài.
Người Mã Lai thứ hai được xem là tổ tiên trực tiếp của người Mã Lai ngày nay Các đợt di cư của họ đã gián tiếp buộc một số nhóm người Mã Lai nguyên thủy và thổ dân phải rút lui vào khu vực đồi núi ở sâu trong thượng nguồn các con sông tại nội địa. Các dân tộc là hậu duệ của người Mã Lai nguyên thủy đáng chú ý ngày nay là người Moken, người Jakun, người Orang Kuala, người Temuan và Orang Kanaq..
Ảnh hưởng của Ấn Độ.
Không có bằng chứng rõ ràng về thời điểm đầu tiên diễn ra các cuộc du hành của người Ấn Độ qua vịnh Bengal song các ước tính bảo thủ cho rằng họ đã đặt chân sớm nhất lên vùng bờ biển Mã Lai từ ít nhất 2.000 năm trước. Việc phát hiện ra các tàn tích cầu tàu, các địa điểm luyện sắt, và một công trình kỉ niệm bằng gạch đất sét có niên đại từ năm 110 CN tại Thung lũng Bujang đã cho thấy rằng một tuyến thương mại hàng hải với các vương quốc Tamil ở miền Nam Ấn Độ đã sẵn được thành lập từ thế kỷ thứ II SCN. Sự phát triển thương mại với Ấn Độ đã khiến những người dân ven biển ở phần lớn Đông Nam Á hàng hải có sự tiếp xúc với Ấn Độ giáo và Phật giáo. Do đó, các tôn giáo, truyền thống văn hóa và tiếng Phạn từ Ấn Độ đã bắt đầu lan rộng ra khắp các vùng đất. Các đền thờ được xây dựng theo phong cách Ấn Độ, các vị vua địa phương bắt đầu tự gọi mình là "Raja". Thời kỳ đầu Công Nguyên đã chứng kiến sự nổi lên của các nhà nước Mã Lai cổ ở các khu vực ven biển trên bán đảo Mã Lai và đảo Sumatra như Xích Thổ, Negara Sri Dharmaraja, Gangga Negara, Langkasuka, Kedah, Malayu và Srivijaya. Trong khoảng từ thế kỷ VII đến XIII, nhiều nước trong số các tiểu quốc bán đảo thịnh vượng và thương mại hàng hải này đã trở thành một bộ phận của Mạn-đà-la Srivijaya, một liên bang rộng lớn của các thành bang tập trung tại Palembang, Kadaram, Chaiya và Ligor.
Ảnh hưởng của Srivijaya trải rộng ra toàn bộ các khu vực ven biển trên đảo Sumatra và bán đảo Mã Lai, phía tây đảo Java và phía tây đảo Borneo, cũng như phần còn lại của quần đảo Mã Lai. Có được cả sự bảo trợ từ Ấn Độ và Trung Quốc, sự giàu có của vương quốc này chủ yếu đến từ thương mại. Vào lúc đỉnh cao, tiếng Mã Lai cổ đã được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức của Srivijaya và trở thành ngôn ngữ chung của khu vực, thay thế tiếng Phạn, ngôn ngữ của Ấn Độ giáo và Phật giáo. Thời kỳ Srivijaya được xem là thời hoàng kim của văn hóa Mã Lai.
Tuy nhiên, sự huy hoàng của Srivijaya đã bắt đầu suy yếu sau một loạt các cuộc tấn công từ Đế quốc Chola ở Ấn Độ trong thế kỷ XI. Đến cuối thế kỷ XIII, những tàn dư cuối cùng của đế quốc Mã Lai trên đảo Sumatra này đã bị những kẻ xâm lược người Java phá hủy trong cuộc viễn chinh Pamalayu ("Pamalayu" nghĩa là chiến tranh chống lại Malayu).
Việc Srivijaya bị tiêu diệt đã khiến các quần thần của đế quốc phải lưu vong và đã có một vài nỗ lực của các hoàng tử Mã Lai đang chạy trốn nhằm phục quốc. Năm 1324, với sự hỗ trợ từ các bầy tôi trung thành với đế quốc là người Orang laut, một hoàng tử Mã Lai có nguồn gốc Srivijaya là Sang Nila Utama đã thiết lập nên vương quốc Singapura tại Temasek. Triều đại của ông đã cai trị hòn đảo cho đến cuối thế kỷ XIV, khi chính thể Mã Lai này phải đối mặt với sự tức giận của những kẻ xâm lược người Java. Năm 1401, người chắt nội của ông là Paduka Sri Maharaja Parameswara đã tiến về phía bắc và lập nên Vương quốc Malacca. Vương quốc Malacca đã kế thừa Srivijaya và thừa hưởng nhiều truyền thống vương giả và văn hóa, bao gồm hầu hết lãnh thổ của các tiền quốc của nó.
Thêm một vương quốc Mã Lai hùng mạnh trong giai đoạn này là Tambralinga, từng là một nước phụ thuộc của Srivijaya, vương quốc này bắt đầu phát triển sau sự thoái trào của đế quốc Srivijaya vào thế kỷ XII. Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV, vương quốc đã chinh phục được hầu hết bán đảo Mã Lai. Sự phát triển của vương quốc được tăng cường thêm trong thời gian trị vì của Chandrabhanu Sridhamaraja (1230–1263), ông đã thành công trong việc chiếm được vương quốc Jaffna trên đảo Sri Lanka từ năm 1247 đến năm 1258. Cuộc xâm lược đã đánh dấu một điều hiếm thấy trong lịch sử Đông Nam Á, khi một thế lực trong khu vực tiến hành các cuộc viễn chinh bằng đường biển vượt ra khỏi ranh giới khu vực.
Công việc trồng trọt của hệ thống chính thể Mã Lai cũng lan rộng ra ngoài ranh giới Sumatra-Bán đảo Mã Lai trong thời kỳ này. Các cuộc viễn chinh và di cư của người Mã Lai đã giúp thiết lập nên các vương quốc nằm ngoài địa hạt của Srivijaya. Một vài minh họa là việc một hoàng tử của Tambralinga đã đăng cơ làm vua của vương quốc Lavo tại khu vực nay là Bangkok, việc thành lập vương quốc Cebu tại Visayas và việc thành lập vương quốc Tanjungpura trên đảo Borneo. Sự bành trướng này cũng được quan tâm nhiều vì nó đã định hình cho sự phát triển dân tộc-văn hóa của những người Aceh và người Banjar có liên hệ và tiếp tục truyền bá sâu hơn đặc tính Mã Lai chịu ảnh hưởng của Ấn Độ trong phạm vi khu vực.
Hồi giáo hóa.
Hồi giáo đã được đưa đến khu vực trong thời kỳ từ thế kỷ XII đến XV, ngoài ra trong thời gian này cũng chứng kiến thành phố cảng Malacca nổi lên ở bờ biển tây nam của bán đảo Mã Lai hai tiến trình phát triển này đã làm thay đổi lịch sử của người Mã Lai.
Từ thế kỷ XII, đức tin Hồi giáo đã tiến đến những khu vực gần bờ biển của khu vực mà nay là các bang Kedah, Perak, Kelantan và Terengganu. Bằng chứng khảo cổ sớm nhất về Hồi giáo tại bán đảo Mã Lai là Đá khắc Terengganu có niên đại từ thế kỷ thứ XII, được tìm thấy tại bang Terengganu ở Malaysia.
Đến thế kỷ XV, thế lực có quyền bá chủ trên nhiều phần ở phía tây quần đảo Mã Lai là vương quốc Malacca đã trở thành trung tâm của tiến trình Hồi giáo hóa ở phương Đông. Với vị thế là quốc giáo của Malacca, Hồi giáo đã mang lại nhiều biến đổi lớn lao trong xã hội và văn hóa Melaka, và nó trở thành công cụ chính cho việc phát triển một bản sắc chung Mã Lai. Theo thời gian, bản sắc chung Mã Lai này trở thành đặc điểm của nhiều phần trên quần đảo Mã Lai thông qua quá trình Mã Lai hóa. Việc Malacca mở rộng phạm vi ảnh hưởng thông qua thương mại và truyền đạo đã dẫn đến kết quả là phổ biến được tiếng Mã Lai cổ, đức tin Hồi giáo, và văn hóa Hồi giáo Mã Lai; ba giá trị cốt lõi của "Kemelayuan" ("người Mã Lai").
Năm 1511, kinh đô của Malacca rơi vào tay những kẻ thực dân Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, Melaka vẫn duy trì thể chế nguyên bản: một kiểu nghệ thuật lãnh đạo và một nét văn hóa để cho các nhà nước kế thừa tham khảo, như Vương quốc Johor (1528–nay), Vương quốc Perak (1528–nay) và Vương quốc Pahang (1470–nay).
Trên khắp Biển Đông trong thế kỷ XIV, một vương quốc Mã Lai khác là Brunei đã nổi lên để trở thành một chính thể hùng mạnh nhất trên đảo Borneo. Đến giữa thế kỷ XV, Brunei đã thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ với vương quốc Melaka. Quốc vương của Brunei đã kết hôn với một công chúa của Malacca, tiếp nhận Hồi giáo làm tôn giáo của triều đình, và phỏng theo mô hình chính quyền hiệu quả của Malacca. Brunei được hưởng lợi từ thương mại với Malacca song đã có được sự thịnh vượng thậm chí còn lớn hơn sau khi kinh đô Malacca -một thương cảng Mã Lai to lớn- bị người Bồ Đào Nha chinh phục. Brunei đạt đến thời kỳ hoàng kim vào giữa thế kỷ XVI, khi đó vương quốc này kiểm soát một lãnh thổ xa về phía nam đến Kuching tại Sarawak ngày nay, phía bắc mở rộng ra quần đảo Philippines. Vương quốc Brunei đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến tận đảo Luzon bằng cách lập liên minh với vương quốc Tondo và thành lập một quốc gia vệ tinh là Seludong ở khu vực Manila ngày nay. Triều đình Brunei cũng tiến hành quá trình Mã Lai hóa trên hòn đảo Borneo. Các yếu tố văn hóa Hồi giáo Mã Lai, bao gồm ngôn ngữ, trang phục và nhà ở của các hộ gia đình được các thổ dân tiếp nhận, đặc biệt là người Dayak, dân tộc này cũng được dung hợp vào vương quốc. Các tù trưởng Dayak được hợp nhất vào hệ thống thứ bậc Mã Lai, được mang các tước hiệu chính thức như "Datuk", "Temenggong" và "Orang Kaya". Tại Tây Kalimantan, sự phát triển của các vương quốc như Sambas, Sukadana và Landak cũng diễn ra tương tự khi họ tuyển mộ người Dayak.
Các vương quốc Mã Lai quan trọng khác là vương quốc Kedah (1136–nay) và vương quốc Pattani (1516–1771), hai nước này đã thống trị phần phía bắc của bán đảo Mã Lai. Trong khi vương quốc Jambi (1460–1907), vương quốc Palembang (1550–1823) và vương quốc Siak Sri Indrapura (1725–1946) kiểm soát phần lớn vùng bờ biển đông nam của đảo Sumatra.
Bị thực dân hóa.
Từ năm 1511 đến 1984, nhiều vương quốc Mã Lai đã bị thực dân hóa hoặc nằm dưới quyền bảo hộ của các thế lực ngoại quốc khác nhau, từ các thế lực thực dân châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh Quốc, cho đến các thế lực trong khu vực như Aceh, Xiêm và Nhật Bản.
Năm 1511, đế quốc Bồ Đào Nha đã chiếm được kinh thành của vương quốc Malacca. Mặc dù chiến thắng, song người Bồ Đào Nha đã không thể mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị của họ ra ngoài pháo đài pháo đài Malacca. Quốc vương Malacca duy trì quyền bá chủ đối với các vùng đất bên ngoài kinh thành cũ và thành lập nên vương quốc Johor vào năm 1528 để kế tục Malacca. Malacca thuộc Bồ Đào Nha đã phải đối mặt với một số cuộc tấn công trả thù song không thành công từ Johor cho đến năm 1614, khi liên quân Johor và đế quốc Hà Lan đã trục xuất người Bồ Đào Nha ra khỏi bán đảo. Theo thỏa thuận với Johor vào năm 1606, người Hà Lan sau đó được nắm quyền kiểm soát Malacca.
Trong lịch sử, các quốc gia Mã Lai trên bán đảo có một mối quan hệ thù địch với người Xiêm. Vương quốc Malacca đã có hai cuộc chiến tranh với người Xiêm trong khi các quốc gia Mã Lai ở phía bắc đã nằm dưới quyền thống trị không liên tục của các triều đại Xiêm trong nhiều thế kỷ. Năm 1771, Xiêm đã thủ tiêu vương quốc Pattani và sau đó thôn tính một phần lãnh thổ lớn của vương quốc Kedah. Trước đó, vương triều Ayutthaya của Xiêm đã sáp nhập Tambralinga và cho quân tràn ngập vương quốc Singgora vào đầu thế kỷ XVII. Đến đầu thế kỷ XIX, Xiêm đã áp đặt một cấu trúc hành chính mới và lập ra các vương quốc Mã Lai bán độc lập như Patani, Saiburi, Nongchik, Yaring, Yala, Reman và Rangae từ Đại Pattani và lập ra Satun, Perlis, Kubang Pasu từ vương quốc Kedah.
Năm 1786, vương quốc Kedah đã cho Công ty Đông Ấn của Anh thuê hòn đảo Penang để đổi lấy viện trợ quân sự nhằm chống lại Xiêm. Năm 1819, công ty này cũng thu được Singapore từ vương quốc Johor, lấy được Malacca vào năm 1824 từ tay người Hà Lan, và sau đó là Dindings từ Perak vào năm 1874. Tất cả các trạm giao thương này được gọi chính thức là Các thuộc địa Eo biển vào năm 1826 và trở thành thuộc địa hoàng gia của đế quốc Anh vào năm 1867. Sự can thiệp của người Anh vào công việc của các quốc gia Mã Lai được chính thức hóa và năm 1895, khi những người thống trị Mã Lai chấp thuận sự quản lý của các Thống sứ Anh, và Liên bang các quốc gia Mã Lai được thành lập. Năm 1909, Kedah, Kelantan, Terengganu và Perlis được người Anh lấy lại từ tay người Xiêm. Các nhà nước này cùng với Johor sau đó trở thành Các nhà nước Mã Lai phi liên hiệp. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các thuộc địa và vùng bảo hộ này của Anh, được gọi là Mã Lai thuộc Anh, đã bị đế quốc Nhật Bản chiếm đóng.
Thời kỳ thoái trào của đế quốc Brunei rộng lớn bắt đầu sau Chiến tranh Castille chống lại những kẻ xâm lược Tây Ban Nha, kết quả là vương quốc này phải chấm dứt quyền thống trị đối với quần đảo Philippines ngày nay. Sự suy sụp này lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ XIX, khi vương quốc mất hầu hết các lãnh thổ tại Borneo cho các Rajah Trắng của vương quốc Sarawak và Công ty Đặc hứa Bắc Borneo (North Borneo Chartered Company). Brunei trở thành một nước nằm dưới quyền bảo hộ của Anh từ năm 1888 cho đến năm 1984.
Sau Hiệp ước Anh-Hà Lan năm 1824, theo đó phân chia quần đảo Mã Lai thành vùng thuộc Anh ở phía bắc và một vùng thuộc Hà Lan ở phía nam, tất cả các vương quốc Mã Lai trên đảo Sumatra và Nam Borneo trở thành một phần của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Mặc dù một số quốc vương Mã Lai vẫn được duy trì quyền lực của họ dưới sự kiểm soát của Hà Lan, song một số vương quốc đã bị chính quyền Hà Lan bãi bỏ, như trường hợp của vương quốc Riau vào năm 1911.
Chủ nghĩa dân tộc Mã Lai.
Mặc dù người Mã Lai phân bổ rộng khắp trên quần đảo Mã Lai, song cuộc vận động cho chủ nghĩa dân tộc Mã Lai hiện đại mới chỉ có quy mô đáng kể từ đầu thế kỷ XX trên bán đảo Mã Lai. Tại quần đảo Indonesia, cuộc đấu tranh chống thực dân mang nét đặc trưng là chủ nghĩa quốc gia xuyên dân tộc, trong khi tại Brunei, mặc dù đã có một số nỗ lực được tiến hành để khơi dậy ý thức chính trị Mã Lai từ năm 1942 đến 1945, song đã không có sự kiện lịch sử đáng kể nào dựa trên tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, tại Thái Lan, phong trào ly khai Pattani chống lại sự cai quản của người Thái đã được một số sử gia xem là một phần của phong trào dân tộc Mã Lai bán đảo có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Tuy thế, chủ nghĩa dân tộc Mã Lai bán đảo đã dẫn đến sự hình thành của Malaysia.
Các công cụ sớm nhất và có ảnh hưởng nhất trong cuộc vận động nhằm thức tỉnh ý thức dân tộc Mã Lai là các ấn phẩm xuất bản định kỳ, chúng đã chính trị hóa vị thế của người Mã Lai trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân và những người nhập cư phi Mã Lai. Bất chấp việc bị chính quyền thực dân Anh đàn áp, đã có không dưới 147 tạp chí và báo xuất bản tại Mã Lai thuộc Anh từ năm 1876 đến năm 1941. Trong số này, nổi bật nhất là "Al-Imam" (1906), "Pengasuh" (1920), "Majlis" (1935) và "Utusan Melayu" (1939). Sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc Mã Lai phần lớn là nhờ vận động của ba thế lực dân tộc chủ nghĩa: những người cấp tiến cánh tả Mã Lai, nhóm Hồi giáo, và cả hai đều phản đối tầng lớp trên bảo thủ.
Đại diện cho những người cánh tả Mã Lai là Kesatuan Melayu Muda, tổ chức này được thành lập vào năm 1938 bởi một nhóm trí thức Mã Lai chủ yếu được đào tạo tại Cao đẳng Đào tạo Sultan Idris (Sultan Idris Training College), với một ý tưởng về "Đại Indonesia". Năm 1945, họ tái tổ chức thành một chính đảng được gọi là Partai Kebangsaan Melayu Malaya (PKMM). Đại diện ban đầu cho những người theo đường lối Hồi giáo là "Kaum Muda', tổ chức này bao gồm các học giả được đào tạo tại Trung Đông và có quan điểm liên Hồi giáo. Chính đảng Hồi giáo đầu tiên là "Partai Orang Muslimin Malaya" (Hizbul Muslimin) đã được thành lập vào tháng 3 năm 1948, đảng Hồi giáo liên Mã Lai đã kế thừa nó vào năm 1951. Nhóm thứ ba là phe bảo thủ bao gồm giới tinh hoa Âu hóa, họ là các quan chức và thành viên của các gia đình vương giả và cùng thừa hưởng một nền giáo dục Anh Quốc, hầu hết là tại Cao đẳng Mã Lai Kuala Kangsar (Malay College Kuala Kangsar) giành riêng cho họ. Họ đã thành lập các tổ chức tự nguyện được gọi là các Hiệp hội Mã Lai ở những nơi khác nhau trong nước và mục tiêu chính của họ là thúc đẩy quyền lợi của người Mã Lai và yêu cầu sự bảo hộ của người Anh đối với vị thế của người Mã Lai. Tháng 3 năm 1946, 41 trong số các hiệp hội Mã Lai này đã thành lập Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO), để khẳng định sự địa vị của người Mã Lai đối với Mã Lai thuộc Anh.
Người Mã Lai đã đặt một nền tảng cơ bản cho ý thức hệ Mã Lai và chủ nghĩa dân tộc Mã Lai tại Malaysia. Tất cả ba phe phái dân tộc Mã Lai đều tin vào ý tưởng về một "Quốc gia Mã Lai" (Bangsa Melayu) và vị thế của tiếng Mã Lai, song không đồng thuận về vai trị của Hồi giáo và những người trị vì Mã Lai. Những người bảo thủ ủng hộ tiếng Mã Lai, Hồi giáo và nền quân chủ Mã Lai và xem chúng cấu tạo nên các trụ cột chính của người Mã Lai, song là trong một nhà nước thế tục và Hồi giáo chỉ có vai trò chính trị hạn chế. Những người cánh tả đồng tình với nhà nước thế tục song muốn chấm dứt chế độ phong kiến, trong khi phe Hồi giáo thì ủng hộ chấm dứt các vương triều song lại tìm cách để Hồi giáo có một vai trò lớn hơn.
Sau khi Cộng hòa Indonesia được thành lập với mô hình nhà nước đơn nhất, tất cả các chế độ quân chủ Mã Lai tại Indonesia đều bị bãi bỏ, và vị thế các quốc vương tại Indonesia nay chỉ còn là người lãnh đạo trên danh nghĩa hoặc người thỉnh cầu vương vị. Sự sụp đổ của các vương quốc Mã Lai gồm Deli, Langkat, Serdang và Asahan tại Đông Sumatra trong "cách mạng Xã hội" vào năm 1946 đã có tác động mạnh mẽ đến những người cùng chí hướng Mã Lai của họ và đẩy các chiến hữu Mã Lai quay sang chống lại ý tưởng về Đại Indonesia và ảo tưởng về Cộng hòa Hồi giáo.
Tháng 3 năm 1946, Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất đã nổi lên với sự ủng hộ hoàn toàn của các quốc vương Mã Lai từ Hội nghị những người thống trị. Phong trào mới đã tiến đến một liên kết chính trị chặt chẽ giữa người người thống trị và thần dân, một điều chưa từng có trước đây. Phong trào này nói chung đã thúc đẩy quan điểm của công chúng người Mã Lai, cùng với đó là sợ thờ ơ chính trị đáng ngạc nhiên của những người phi Mã Lai (như người gốc Hoa và gốc Ấn), đã dẫn đến việc người Anh từ bỏ kế hoạch Liên bang Mã Lai (1946–1948) cấp tiến. Đến tháng 7, Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất đã thành công trong việc đạt được một thỏa thuận với người Anh để bắt đầu các cuộc đàm phán cho một hiến pháp mới. Các cuộc đàm phán tiếp tục từ tháng 8 đến tháng 11, giữa một bên là các quan chức người Anh và một bên là những đại diện của các quốc vương cùng Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất và các lực lượng khác.
Hai năm sau, Liên bang Mã Lai bán độc lập được thành lập, điều này đã phản ánh một chiến thắng rõ ràng của các lợi ích Mã Lai. Hiến pháp mới phần lớn đã đưa các nhà nước quay trở lại mô hình cơ bản thời tiền thuộc địa và thiết lập uy quyền của các nhà nước Mã Lai riêng lẻ. Quyền lợi và đặc quyền của người Mã Lai đã được bảo đảm. Những người thống trị Mã Lai do đó vẫn giữ lại đặc quyền của họ, trong khi những hậu duệ được tiếp nhận môi trường giáo dục Anh của họ nắm giữa các vị trí trong chính quyền trung ương, dần dần phi thực dân hóa. Tháng 8 năm 1957, Liên bang Mã Lai, lãnh thổ phụ thuộc lớn cuối cùng của phương Tây trong khu vực Đông Nam Á, đã giành được độc lập thông qua một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình. Liên bang được cải tổ thành Malaysia với việc hợp nhất Singapore vào năm 1963 (tách ra năm 1965), Sabah và Sarawak.
Văn hóa.
Ngôn ngữ.
Tiếng Mã Lai là một trong các ngôn ngữ chính trên thế giới và của Ngữ hệ Nam Đảo. Các biến thể và phương ngữ của tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức tại Brunei, Malaysia, Indonesia và Singapore. Ngôn ngữ này cũng được nói tại Thái Lan, quần đảo Cocos, đảo Christmas, Sri Lanka. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ bản địa của xấp xỉ 33 triệu người trên khắp quần đảo Mã Lai và được xấp xỉ 220 triệu người sử dụng như ngôn ngữ thứ hai.
Việc khám phá ra câu khắc Kedukan Bukit đã chứng thực hình thái Srivijaya của tiếng Mã Lai cổ, được viết bằng chữ Pallava và chịu ảnh hưởng mạnh của tiếng Phạn. Sự nổi lên của vương quốc Malacca đã khởi sự cho cuộc cách mạng phát triển tiếng Mã Lai cổ thành tiếng Mã Lai cổ điển. Thời kỳ Malacca đánh dấu việc tiếng Mã Lai biến đổi thành một ngôn ngữ Hồi giáo, kiểu cách tương đồng với tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Urdu và tiếng Swahili. Một kiểu chữ viết phỏng theo chữ cái Ả Rập gọi là Jawi đã được sử dụng và thay thế kiểu chữ Ấn Độ, các thuật ngữ tôn giáo và văn hóa Hồi giáo được đồng hóa nhiều, cùng với đó là thải hồi nhiều từ Ấn Độ giáo-Phật giáo, và tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ trung gian trong việc truyền dạy và phổ biến Hồi giáo ra khắp Đông Nam Á. Vào đỉnh cao của vương quốc Malacca trong thế kỷ XV, tiếng Mã Lai cổ điển đã vượt quá phạm vi của thế giới nói tiếng Mã Lai truyền thống và kết quả là một "ngôn ngữ chung" được gọi là "Bahasa Melayu pasar" ("tiếng Mã Lai ở chợ") hoặc "Bahasa Melayu rendah" ("tiếng Mã Lai thấp") được phát triển và đối nghịch với "Bahasa Melayu tinggi" ("tiếng Mã Lai cao") của Malacca. Người ta cho rằng tiếng Mã Lai ở chợ là một thứ tiếng bồi và thậm chí nó đã tạo ra các ngôn ngữ mới như tiếng Mã Lai Ambon, tiếng Mã Lai Manado và tiếng Betawi.
Các nhà văn châu Âu trong thế kỷ XVII và XVIII như Tavernier, Thomassin và Werndly đã mô tả tiếng Mã Lai là "ngôn ngữ được học trên khắp Đông Ấn, giống như tiếng Latinh tại châu Âu". Ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi nhất khi người Anh và Hà Lan thuộc địa hóa quần đảo Mã Lai. Phương ngữ của vương quốc Johor, quốc gia kế thừa của Malacca, trở thành cách nói tiêu chuẩn đối với người Mã Lai tại Singapore và Malaysia, và nó là cơ sở ban đầu để chuẩn hóa tiếng Indonesian.
Ngoài tiếng Mã Lai chuẩn, được phát triển trong phạm vi Malacca-Johor, nhiều phương ngữ Mã Lai bản địa cũng tồn tại. Ví dụ, tiếng Bangka, tiếng Mã Lai Brunei, tiếng Jambi, tiếng Kelantan, tiếng Kedah, Negeri Sembilan, Palembang, tiếng Pattani, tiếng Sarawak, tiếng Terengganu, và nhiều phương ngữ khác.
Trong lịch sử, tiếng Mã Lai từng được viết bằng các loại chữ Pallava, Kawi và Rencong. Sau khi Hồi giáo du nhập, chữ cái Jawi dựa trên cơ sở chữ Ả Rập được chấp thuận và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay với vị thế là một trong hai kiểu chữ chính thức tại Brunei và một loại chữ thay thế tại Malaysia. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, do kết quả của quá trình thuộc địa hóa, chữ Jawi dần bị chữ Latinh thay thế và cuối cùng trở thành kiểu chữ chính thức hiện nay của tiếng Mã Lai tại Malaysia, Singapore và Indonesia, và là kiểu chữ đồng chính thức của Brunei.
Văn học.
Nền văn học truyền miệng và văn học cổ điển của người Mã Lai có sự phong phú, bao gồm một lượng rất lớn các hình tượng về con người, từ đầy tớ cho đến tể tướng, từ những người phân sử cho đến các Raja, từ thời cổ cho đến thời gian gần đây, chúng tạo thành bản sắc vô định hình của người Mã Lai.
Xét trên sự mềm dẻo và dịu dàng của tiếng Mã Lai, nó dễ dàng tuân theo luật về vần và âm điệu, có thể đánh giá tính độc đáo và cái hay trong văn học Mã Lai thông qua các yếu tố đầy thi vị của nó. Các thể loại thi ca trong văn học Mã Lai có thể kể tới Pantun, Syair và Gurindam. Hình thức đầu tiên của văn học Mã Lai là văn học truyền miệng và các đối tượng trung tâm của nó là những tập quán dân gian truyền thống có liên hệ với tự nhiên, động vật và con người. Văn hóa dân gian được con người ghi nhớ và được truyền từ thế kệ này sang thế hệ khác thông qua những người kể chuyện. Nhiều trong số các truyện kể này cũng được "penglipur lara" (những người kể chuyện) ghi lại, ví dụ như: "Hikayat Malim Dewa", "Hikayat Malim Deman", "Hikayat Raja Donan", "Hikayat Anggun Cik Tunggal" và "Hikayat Awang Sulung Merah Muda".
Khi quần đảo Mã Lai tiếp nhận ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vào khoảng 2000 năm trước, văn học Mã Lai bắt đầu dung hợp các yếu tố Ấn Độ. Văn học trong thời gian này hầu hết là dịch thuật từ văn học tiếng Phạn, hoặc ít nhất là lấy cảm hứng từ chúng, và hoàn toàn ám chỉ đến những thần thoại Hindu. Có thể hiểu về văn học thời kỳ này thông qua một số tác phẩm như "Hikayat Seri Rama" (một bản dịch thoát ý của "Ramayana"), "Hikayat Bayan Budiman" (phỏng theo Śukasaptati) và "Hikayat Panca Tanderan" (phỏng theo "Hitopadesha").
Thời kỳ của văn học cổ điển Mã Lai bắt đầu sau khi Hồi giáo được truyền đến, cùng với đó là phát minh ra chữ Jawi (dựa trên chữ Ả Rập). Từ đó, các đức tin và khái niệm Hồi giáo bắt đầu ghi dấu ấn của mình trong văn học Mã Lai. Đá khắc chữ Terengganu, có niên đại từ năm 1303, là những chữ viết sớm nhất được biết đến của văn kể chuyện Mã Lai. Khối đá được khắc lên một bản văn nói về lịch sử, luật pháp và ái tình bằng chữ Jawi. Vào lúc đỉnh cao, vương quốc Malacca không chỉ là trung tâm của quá trình Hồi giáo hóa trong khu vực mà còn là trung tâm của văn hóa Mã Lai bao gồm cả văn học. Trong thời kỳ này, các tác phẩm văn học Trung Đông nổi tiếng đã được dịch và các sách tôn giáo được viết bằng tiếng Mã Lai. Trong số các tác phẩm nổi tiếng nhất, có "Hikayat Muhammad Hanafiah" và "Hikayat Amir Hamzah".
Bộ phận quan trọng nhất của văn học Mã Lai có lẽ là Biên niên sử Mã Lai hay Sulalatus Salatin lừng danh. Nó được một trong số những học giả nổi tiếng nhất trên lĩnh vực Mã Lai học, Ngài Richard O. Winstedt gọi là "nổi tiếng nhất, đặc biệt nhất và tốt nhất trong tất cả các tác phẩm văn học Mã Lai". Niên đại chính xác về thời điểm sáng tác và tác giả gốc của tác phẩm này vẫn chưa chắc chắn, song theo một chiếu chỉ của Quốc vương Alauddin Riaayat Shah III của Johor vào năm 1612, Tun Sri Lanang giám thị quá trình biên soạn của Biên niên sử Mã Lai.
Trong thế kỷ XIX, văn học Mã Lai đã thu được một số thành tự đáng chú ý thông qua các tác phẩm của Abdullah bin Abdul Kadir, một "munshi" nổi tiếng tại Singapore và sinh ra ở Malacca. Abdullah được xem như người Mã Lai có học thức nhất trong số những người từng viết văn, một số những nhà cải cách vĩ đại nhất của nền văn chương Mã Lai và là cha đẻ của văn học Mã Lai hiện đại. Các tác phẩm quan trọng nhất của ông là "Hikayat Abdullah" (tự truyện), "Kisah Pelayaran Abdullah ke Kelantan" (miêu tả về chuyến đi của ông tới Kelantan) và "Kisah Pelayaran Abdullah ke Mekah" (thường thuật về chuyến hành hương của ông đến Mecca vào năm 1854). Tác phẩm của ông là một nguồn cảm hứng cho các thế hệ nhà văn tương lai và đánh dấu một giai đoạn đầu trong quá trình chuyển đổi từ văn học Mã Lai cổ điển sang văn học Mã Lai hiện đại.
Tôn giáo.
Các cộng đồng Mã Lai đầu tiên phần lớn theo thuyết vật linh, tin tưởng rằng "semangat" (linh hồn) tồn tại trong mọi thứ. Khoảng đầu Công Nguyên, Ấn Độ giáo và Phật giáo đã được các thương nhân Ấn Độ đưa đến quần đảo Mã Lai, hai tôn giáo này phát triển mạnh mẽ tại khu vực cho đến thế kỷ XIII, ngay trước khi Hồi giáo xuất hiện nhờ các thương nhân Ả Rập cùng thương nhân Ấn Độ và Trung Hoa theo Hồi giáo.
Trong thế kỷ XV, Hồi giáo Sunni phát triển mạnh mẽ trong thế giới Mã Lai thuộc vương quốc Malacca. Tương phản với Ấn Độ giáo khi chỉ biến đổi xã hội Mã Lai ban đầu về bề ngoài, Hồi giáo đã thực sự bắt rễ vào sâu trong tâm tâm trí của người Mã Lai. Từ thời kỳ này, người Mã Lai có truyền thống gắn bó chặt chẽ với Hồi giáo và họ không thay đổi tôn giáo của mình từ đó. Bản sắc này rất mạnh đến nỗi để trở thành người Hồi giáo thì phải là "masuk Melayu".
Tuy thế, niềm tin trước đó đã bám rễ sâu hơn, người Mã Lai đã giữ cho mình chống lại các lời nguyền của Hồi giáo – và thực vậy Sufism hay huyền học của Hồi giáo Shia đã quyện vào nhau đối với người Mã Lai, cùng với các linh hồn của thế giới duy linh trước đó và một số yếu tố Ấn Độ giáo. Sau thập niên 1970, Hồi giáo phục hưng (còn gọi là tái Hồi giáo hóa) trên khắp thế giới Hồi giáo, nhiều truyền thống trái với giáo lý của Hồi giáo và có chứa các yếu tố shirk đã bị người Mã Lai từ bỏ. Trong số các truyền thống này có lễ hội "mandi safar" (tắm Safar), một lễ hội tắm rửa để đạt được sự tinh khiết trong tâm hồn, có thể có các đặc tính tương tự như Durga Puja của Ấn Độ.
Tuyệt đại đa số người Mã Lai hiện nay là những tín đồ Hồi giáo Sunni và các lễ hội quan trọng nhất đối với người Mã Lai đều có nguồn gốc Hồi giáo - "Hari Raya Aidilfitri", "Hari Raya Aidiladha", "Awal Muharram" và "Maulidur Rasul". Với hầu hết người Mã Lai, việc cải đạo khỏi Hồi giáo bị xem là "bội giáo". Chỉ có một thiểu số rất nhỏ người Mã Lai sinh sống ở Singapore là Kitô hữu.
Kiến trúc.
Ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, đã giữ vai trò chính trong việc hình thành nên kiến trúc Mã Lai. Cho đến gần đây, gỗ là vật liệu chính tại rất cả các tòa nhà truyền thống Mã Lai. Tuy nhiên, cũng có nhiều cấu trúc bằng đá đã được phát hiện, chủ yếu là các khu phức hợp tôn giáo từ thời Srivijaya và các vương quốc Mã Lai eo đất cổ.
Candi Muara Takus và Candi Muaro Jambi tại Sumatra là những điển hình cho mối liên hệ với các yếu tố kiến trúc của đế chế Srivijaya. Tuy nhiên, hầu hết các kiến trúc Srivijaya có thể tìm thấy đại diện tại Chaiya (nay thuộc Thái Lan) trên bán đảo Mã Lai, đây là một trung tâm rất quan trọng trong thời kì Srivijaya. Cấu trúc bao gồm một buồng nhỏ để làm nơi đặt hình tượng Phật và đỉnh của cấu trúc được xây thẳng đứng theo kiểu "tháp" với các mái bằng kế tiếp và chồng lên nhau với điển hình là "Wat Pra Borom That" ở Chaiya.
Cũng có bằng chứng về những đền thờ Ân Độ giáo hay "Candi" quanh khu vực phía nam Kedah giữa núi Jerai và thung lũng sông Muda, một khu vực được gọi là Thung lũng Bujang. Trong một diện tích khoảng 350 km², 87 di chỉ tôn giáo được xác nhận là từ thời lịch sử ban đầu và có 12 "candi" nằm trên các đỉnh núi, một đặc điểm khiến người ta phải nghĩ đến việc chúng bắt nguồn từ đức tin Mã Lai thời tiền sử về tính linh thiêng của những nơi có độ cao.
Có thể tham khảo về kiến trúc Mã Lai thời kỳ đầu trong một vài thư tịch Trung Quốc. Một tài liệu của Trung Quốc từ thế kỷ thứ VII đã thuật lại về những người hành hương Phật giáo đến thăm Langkasuka và nói rằng thành phố có một bức tường bao quanh và trên đó có xây các tòa tháp và lối vào có các cửa đôi. Một tài liệu Trung Quốc khác từ thế kỷ thứ VII kể về một sứ thần Nhà Đường đến nước Xích Thổ ở bán đảo Mã Lai, nó ghi lại rằng kinh đô có ba cửa cách nhau hàng trăm bước, được trang trí bằng các bức tranh về chủ đề Phật giáo và linh hồn phụ nữ.
Mô tả chi tiết đầu tiên về kiến trúc Mã Lai là đại cung điện bằng gỗ của Quốc vương Mansur Shah (trị vì 1458–1477) của vương quốc Malacca. Theo Biên niên sử Mã Lai, công trình có kết cấu bảy gian được nâng lên trên các cột trụ bằng gỗ với một mái nhà có bảy lớp bằng các ván lợp có màu đồng và được trang trí với các ngọn tháp mạ vàng và gương thủy tinh Trung Hoa.
Những ngôi nhà Mã Lai truyền thống được xây dựng chỉ bằng cấu trúc khung gỗ đơn giản. Chúng có mái dốc, hiên ở phía trước, trần nhà cao, có nhiều khe hở trên các bức tường để thông gió, và thường được trang trí bằng các mộc điêu công phu. Vẻ đẹp và chất lượng của mộc điêu Mã Lai sẽ là hình ảnh thể hiện địa vị xã hội và tình trạng của những người sở hữu chúng.
Trong nhiều thập niên, kiến trúc Mã Lai truyền thống đã bị ảnh hưởng từ kiến trúc Bugis và Java từ phía nam, kiến trúc Xiêm La, Anh, Ả Rập và Ấn Độ từ phía bắc, kiến trúc Bồ Đào Nha, Hà Lan, Aceh và Minangkabau từ phía tây cùng kiến trúc Hoa Nam.
Ẩm thực.
Các khu vực Mã Lai khác nhau đều có một ăn độc nhất của riêng mình – Pattani, Terengganu và Kelantan với món "Nasi dagang", "Nasi kerabu" và "Keropok lekor", Negeri Sembilan với các món ăn có nhiều chất béo, Pahang với "gulai tempoyak", Kedah với phong cách phương bắc "Asam laksa", Malacca với gia vị "Asam Pedas", Perlis và Satun với "Bunga kuda", Sarawak và Sambas với "Bubur pedas", Riau với các món "ikan patin" (cá tra); "Gulai ikan patin" và "Asam Pedas ikan patin", Melayu Deli của Medan Bắc Sumatra với "Nasi goreng teri Medan" (cơm chiên cá trổng Medan) và "Gulai Ketam" (cua gulai), Jambi với "Panggang Ikan Mas", Palembang với "Mie celor" và "Pempek" và Brunei với món "Ambuyat" độc nhất.
Đặc điểm chính của ẩm thực truyền thống Mã Lai là việc sử dụng rộng rãi các loại gia vị. Nước cốt dừa cũng là một nguyên liệu quan trọng trong các món ăn Mã Lai với vị ngậy, kem. Một nguyên liệu khác là "belacan" (mắm ruốc), được sử dụng làm một nguyên liệu của "sambal", một loại nước chấm hay gia vị làm từ belacan, ớt, hành và tỏi. Cách nấu nướng Mã Lai cũng sử dụng nhiều sả và riềng.
Gần như mọi bữa ăn của người Mã Lai đều có cơm, thực phẩm thiết yếu trong nhiều nền văn hóa Đông Á và Nam Á. Mặc dù trong một bữa ăn của người Mã Lai có rất nhiều loại món ăn, song chúng đều được bày ra cùng một lúc thay vì lần lượt. Người Mã Lai ăn một cách tế nhị, họ dùng các ngón tay của bàn tay phải và không bao giờ dùng bàn tay trái vì bàn tay này dùng để tắm rửa, và người Mã Lai hiếm khi sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn. Do tuyệt đại đa số người Mã Lai theo Hồi giáo, nền ẩm thực Mã Lai tuân theo luật về chế độ ăn uống nghiêm ngặt của Hồi giáo-halal. Lượng Protein chủ yếu là từ thịt bò, trâu, dê, và cừu, ngoài ra còn có thịt gia cầm và cá. Thịt lợn và các loại thịt trái với halal, cũng như rượu, bị cấm và vắng mặt trong chế độ ăn uống thường nhật của người Mã Lai.
Nasi lemak, một loại cơm nấu bằng nước cốt dừa ngậy béo có lẽ là món ăn phổ biến nhất ở khắp các đô thị và làng mạc Mã Lai. Nasi lemak được xem là quốc thực của Malaysia.
Nghệ thuật biểu diễn.
Người Mã Lai sở hữu một tập hợp gồm nhiều thể loại ca vũ, hợp nhất từ nhiều ảnh hưởng văn hóa khác nhau. Các thể loại tiêu biểu bao gồm các vũ kịch dân gian truyền thống Mã Lai như Mak yong đến các vũ điệu chịu ảnh hưởng của Ả Rập như Zapin. Các phong trào sáng tác cùng dàn dựng cũng thay đổi từ các bước nhảy và giai điệu đơn giản trong Dikir barat đến các chuyển động phức tạp như Joget Gamelan.
Âm nhạc Mã Lai truyền thống về cơ bản là các điệu gõ. Các loại cồng chiêng khác nhau tạo nhịp cho nhiều vũ điệu. Ngoài ra còn có trống với các kích cỡ khác nhau, từ loại lớn "rebana ubi" dùng cho các sự kiện quan trọng đến loại nhỏ như "jingled-rebana" (trống khung) dùng làm một nhạc đệm cho các xướng âm trì tụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Âm nhạc Nobat là một phần của các biểu trưng vương giả trong các triều đình Mã Lai kể từ khi Hồi giáo du nhập trong thế kỷ XII và chỉ được tiến hành trong các nghi lễ triều đình quan trọng. Dàn nhạc của nó gồm có nhạc cụ linh thiêng và được tôn sùng như "nehara" (Trống định âm), "gendang" (trống hai đầu), "nafiri" (trumpet), "serunai" (ô-boa), và đôi khi có một cái chiêng gắn núm và một đôi chũm choẹ.
Ảnh hưởng của Ấn Độ thể hiện mạnh mẽ trong múa rối bóng truyền thống được gọi là Wayang Kulit, các câu truyện biểu diễn bắt nguồn từ sử thi Hindu; các tiết mục chính bắt nguồn từ Ramayana & Mahabharata. Có bốn thể loại múa rối bóng đặc biệt có thể tìm thấy trên bán đảo Mã Lai: "Wayang Gedek", "Wayang Purwa", "Wayang Melayu" và "Wayang Siam".
Các loại hình nghệ thuật biểu diễn Mã Lai nổi tiếng khác là: kịch "Bangsawan", tình ca "Dondang Sayang" và vũ điệu "Mak Inang" từ vương quốc Melaka, kịch "Jikey" và "Mek Mulung" từ Kedah, vũ điệu "Asyik" và vũ kịch "Menora" từ Patani và Kelantan, vũ điệu "Ulek mayang" và "Rodat" đến từ Terengganu, kịch "Boria" từ Penang, vũ điệu "Canggung" từ Perlis, kể chuyện thơ "Mukun" từ Brunei và Sarawak cùng vũ điệu "Serampang Dua Belas" từ Serdang.
Trang phục truyền thống.
Trong văn hóa Mã Lai, quần áo và vải dệt được tôn sùng như là các hạng mục thể hiện vẻ đẹp, quyền lực và thân phận. Nhiều mô tả trong các Hikayat Mã Lai đã nhấn mạnh vị trí đặc biệt của vải dệt. Kỹ nghệ khung cửi Mã Lai có thể truy nguyên nguồn gốc từ thế kỷ thứ XIII khi tuyến thương mại phía Đông phát triển mạnh dưới thời Nhà Tống. Các tư liệu Trung Hoa và Ả Rập đã đề cập đến hàng vải dệt được sản xuất tại địa phương cũng như ưu thế của ngành dệt trên bán đảo Mã Lai. Trong số các loại vải dệt nổi tiếng của người Mã Lai, có thể kể đến Songket và Batik.
Trang phục Mã Lai cổ điển dùng chung cho nam giới bao gồm một "baju" (áo sơ mi) hay "tekua" (một loại áo sơ mi ống tay dài), "baju rompi" (áo gi-lê), "kancing" (cúc áo), một "celana" (quần) ống nhỏ, một sarong quấn quanh eo, "capal" (dép), và một "tanjak" hay "tengkolok" (mũ); quý tộc còn vận thêm "baju sikap" hay "baju layang" (một loại áo choàng ngoài) và "pending" (khóa thắt lưng trang trí). Một chiến binh Mã Lai cũng thường có một Kris (dao lăm) nhét vào phía trước của sarong.
Các loại trang phục truyền thống Mã Lai có sự khác biệt theo vùng song trang phục truyền thống phổ biến nhất hiện nay là Baju Kurung (cho đàn bà) và Baju Melayu (cho đàn ông), cả hai đều được công nhận là quốc phục của Malaysia và Brunei, và cũng được cộng đồng Mã Lai tại Indonesia, Singapore và Thái Lan mặc. Baju Melayu hiện nay chỉ còn được đàn ông Mã Lai mặc trong các buổi lễ, còn Baju Kurung thì được phần lớn phụ nữ Mã Lai mặc quanh năm.
Võ thuật.
Người ta có thể thấy Pencak Silat và các biến thể của nó xuất hiện ở khắp nơi trong thế giới Mã Lai: bán đảo Mã Lai, Singapore, Quần đảo Riau, Sumatra và các khu vực ven biển của Borneo. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng vào thế kỷ thứ VI, nghệ thuật chiến đấu đã được nghi thức hóa và được tập luyện trên bán đảo Mã Lai và Sumatra. Các thể thức sớm nhất của Pencak Silat được cho là đã được phát triển và được sử dụng trong lực lượng quân đội của các vương quốc Mã Lai cổ như Langkasuka (thế kỷ II) và Srivijaya (thế kỷ VII).
Tầm ảnh hưởng của các vương quốc Hồi giáo Mã Lai như Malacca, Johor, Pattani và Brunei đã góp phần vào việc truyền bá loại võ thuật này tại quần đảo Mã Lai. Thông qua một mê cung phức tạp các eo biển và sông đã tạo điều kiện trao đổi thương mại trên khắp khu vực, Pencak Silat đã theo đó đi tận vào các khu vực rừng rậm và lên các vùng đồi núi. Đô đốc Hang Tuah huyền thoại của Malacca là một "pesilat" (người tập Pencak Silat) nổi tiếng nhất trong lịch sử và thậm chí được một số người xem là cha đẻ của silat Mã Lai. Từ thời cổ điển, Silat Mã Lai trải qua quá trình đa dạng hóa to lớn và tạo thành thứ truyền thống mà ngày nay được công nhận là nguồn gốc của Pencak Silat Indonesia và các dạng khác của Pencak Silat tại Đông Nam Á.
Bên cạnh Silat, những người Mã Lai chủ yếu sống ở các địa bàn miền bắc bán đảo Mã Lai cũng luyện tập Tomoi. Đây là một dạng biến thể Đông Dương của môn kickboxing, được cho là đã truyền bá tại Đông Nam Á lục địa từ thời Phù Nam (68 SCN).
Trò chơi truyền thống.
Các trò chơi Mã Lai truyền thống thường đòi hỏi các kĩ năng thủ công tinh xảo và khéo tay và có thể truy nguyên nguồn gốc từ thời vương quốc Malacca. "Cầu mây" và diều nằm trong số các trò chơi truyền thống được nói tới trong Biên niên sử Mã Lai, theo đó chúng là trò chơi của giới quý tộc và các thành viên vương giả của vương quốc Mã Lai.
"Sepak Raga" là một trong số các trò chơi Mã Lai phổ biến nhất và đã được chơi trong nhiều thế kỉ. Theo truyền thống, Sepak raga được chơi trong vòng tròn bằng cách đá và người chơi giữ quả cầu mâu ở trên cao bằng bất kì bộ phận nào trên cơ thể họ ngoại trừ tay. Trò chơi này hiện nay được công nhận là môn thể thao quốc gia của Malaysia và từng được chơi trong các sự kiện thể thao quốc tế như Á vận hội và SEA Games.
Trò chơi phổ biến khác là con quay "Gasing", thường được chơi sau mùa gặt. Người thợ thủ công cần phải có một kĩ năng tuyệt vời để sản xuất ra "Gasing" (con quay) tranh đua nhất, một số con quay có thể quay tới hai giờ liên tục.
Có lẽ trò chơi Mã Lai phổ biến nhất là "Wau" (một loại diều độc nhất đến từ bờ biển phía đông của bán đảo Mã Lai). Trong cuộc thi thả diều Wau, ban giám khảo trao thưởng sẽ chấm điểm về độ khéo léo ("Wau" là các vật thể đẹp và đầy màu sắc được gắn trên khung tre), âm thanh (tất cả diều Mã Lai đều được thiết kế để tạo ra một âm thanh đặc trưng khi nó bay trong gió) và độ cao.
Người Mã Lai cũng tạo ra một biến thể của trò chơi trên bàn Mancala gọi là Congkak. Trò chơi được tiến hành bằng cách di chuyển các hòn đá, hạt hoặc vỏ cây quanh một tấm ván bằng gỗ có 12 lỗ hoặc nhiều hơn. Mancala được công nhận là trò chơi cổ xưa nhất trên thế giới và có thể truy nguyên nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại. Khi du nhập ra toàn cầu, mỗi nền văn hóa lại phát minh ra biến thể riêng của mình, trong đó có người Mã Lai.
Tên gọi và tước hiệu.
Tên riêng của người Mã Lai có sự phức tạp, phản ánh thứ bậc của xã hội, và tước hiệu được coi trọng. Tên người Mã Lai nói chung đã trải qua những biến đổi to lớn, tiến triển theo thời gian và phản ánh các ảnh hưởng khác nhau mà người Mã Lai tiếp nhận. Mặc dù một số tên gọi Mã Lai vẫn duy trì một phần ảnh hưởng của tiếng Mã Lai bản địa và tiếng Phạn, song vì là người Hồi giáo nên người Mã Lai từ lâu đã chuộng sử dụng tên Ả Rập như là dấu hiệu thể hiện tôn giáo của họ.
Tên người Mã Lai theo kiểu phụ danh và có thể được xem là bao gồm bốn bộ phận: một tước hiệu, một tên riêng, họ (tên cha), và một mô tả về quan hệ cha con. Một số tên riêng của người Mã Lai có thể bao gồm cả tên đôi của cha người đó, do đó tạo thành một tên dài hơn. Ví dụ, một cầu thủ Malaysia có tên gọi đầy đủ là Mohd Aidil Zafuan Abdul Radzak, trong đó 'Mohd Aidil Zafuan' là tên riêng và 'Abdul Radzak' là tên đôi của cha người này.
Ngoài hệ thống tên gọi, trong tiếng Mã Lai cũng có một hệ thống phức tạp các tước hiệu và kính ngữ, đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi tại Malaysia và Brunei. Với việc đặt các tước hiệu Mã Lai này vào một tên gọi Mã Lai thông thường, sẽ tạo nên một tên gọi phức tạp hơn. Ví dụ, Thủ tướng Malaysia có tên đầy đủ là Dato' Seri Mohd Najib bin Tun Haji Abdul Razak, trong đó 'Dato' Seri' là một tước hiệu Mã Lai vinh dự, 'Mohd Najib' là tên riêng, 'bin' có nguồn gốc từ "Ibnu" trong tiếng Ả Rập và có nghĩa là "con trai của" (nếu là nữ thì thay bằng binti, bắt nguồn từ "bintun" trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "con gái của"), 'Tun' là một vinh dự cao hơn, 'Haji' biểu thị chuyến hành hương của cha ông đến Mecca, và 'Abdul Razak' là tên riêng của cha ông.
Tuy nhiên, các nhân vật vương giả Mã Lai còn có tổ hợp tên gọi phức tạp hơn. Ví dụ như Yang di-Pertuan Agong của Malaysia có tôn hiệu đầy đủ là Duli Yang Maha Mulia Almu'tasimu Billahi Muhibbuddin Tuanku AlHaj Abdul Halim Mu'adzam Shah Ibni AlMarhum Sultan Badlishah, trong khi Quốc vương Brunei có tên gọi chính thức là Kebawah Duli Yang Maha Mulia Paduka Seri Baginda Sultan Haji Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah ibni Al-Marhum Sultan Haji Omar 'Ali Saifuddien Sa'adul Khairi Waddien. | 1 | null |
Sándor Petöfi (tên khai sinh: Petrovics; tiếng Hungary: Petőfi Sándor, tiếng Slovak: Alexander Petrovic; Serbia: Александар Петровић; sinh ngày 1 tháng 1 1823 - 1849) là một nhà thơ cách mạng và là nhà thơ lớn nhất của Hungary, đóng vai trò lớn trong Cách mạng Hungary năm 1848. Ông mất trong trận chiến Segesvár.
Cuộc đời.
Ông sinh vào ngày đầu tiên của năm 1823, tại thị trấn Kiskőrös trong gia đình làm nghề giết mổ gia súc. Hồi nhỏ, gia đình ông khá giả, nhưng khi ông 15 tuổi, gia đình ông lâm vào cảnh phá sản. Vì thế, ông đã phải lăn lóc kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau như đi lính, làm chân sai vặt trong nhà hát kịch rồi làm diễn viên kịch rong, chép thuê, dạy học tư, dịch tiểu thuyết...
Năm 24 tuổi, ông kết hôn với Júlia Szendrey, một người có ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp sáng tác của ông. Họ đã có với nhau một đứa con trai vào năm 1848. Sau đó, ông tham gia tổ chức cách mạng ở Pest. Những tác phẩm của ông tạo sự động viên rất cao cho phong trào cách mạng. Ông gia nhập quân đội và mang hàm Thiếu tá, đã tham gia rất nhiều trận đánh lớn cùng với đồng đội.
Trong trận Segesvár, ông cùng đồng đội đã phải chống lại kẻ địch đông hơn rất nhiều lần và ông đã anh dũng hi sinh khi mới 26 tuổi.
Sự nghiệp.
Tập thơ đầu tiên của ông được đăng tải trong nhiều số báo liên tiếp của báo thời trang Pest.
Với sự giúp đỡ của bạn bè, tập thơ đầu tiên của ông được in vào năm 1844, đó là trường ca Cái búa của địa phương với hơn 1.000 câu thơ phê phán những người cầm bút không có tài năng và không có lương tâm, chỉ suốt ngày tâng bốc bọn quý tộc mà không phục vụ cách mạng, nhân dân.
Hai năm sau, thiên anh hùng ca "Dũng sĩ János " (János Vitéz) ra đời đã ca ngợi tinh thần bất khuất của dân tộc Hungary. Cũng trong năm đó, tập thơ lãng mạn "Những đám mây" được xuất bản.
Cách mạng năm 1848, ông đã có rất nhiều các bài thơ hay như: Căm thù của thế giới, Những bài thơ của tôi, Số phận, Hãy mở cho tôi trường hoạt động, Nhân danh nhân dân, Lời phán xử..mang đậm tinh thần cách mạng. Với vai trò lãnh đạo cùng một số đồng chí khác, ông đã viết bài thơ "Bài ca dân tộc" thay lời khẩu hiệu "Đứng lên hỡi người Hungary, tổ quốc gọi người.."
Sau đó là những tác phẩm trong thời gian ông tham gia quân đội như: "Bài ca xung trận", "Trong trận", "Vợ và gươm".. nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ cách mạng.
Trong năm 1848, tác phẩm được coi là vĩ đại nhất của Petöfi đã ra đời, đó là trường ca "Nhà truyền giáo". Đây là một tự truyện, kể về sự hi sinh của một người chiến sĩ cách mạng trong hoạt động truyền bá tư tưởng mới.
Ông hi sinh khi còn rất trẻ, nhưng di sản thơ ca ông để lại cho đời rất đáng khâm phục, với 800 bài thơ, 3 trường ca, 2 truyện thơ. Ông đã gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Hungary. Vì thế, Petöfi là nhà thơ đầu tiên của Hungary được thế giới biết đến và ông mãi là nhà thơ nổi tiếng trên bầu trời văn học của Hungary nói riêng và châu Âu thế kỷ 19 nói riêng.
Nhằm tưởng nhớ tới ông, rất nhiều cây cầu, đường phố và nhiều tượng được dựng lên ở nhiều nước như: Slovakia, Hungary, Bulgaria.. | 1 | null |
Tubb 2000 còn được biết với tên T2K là loại súng trường được thiết kế bởi Rock McMillan, người đã giành 11 giải vô địch bắn súng trường quốc gia cự ly xa của Hoa Kỳ. McMillan đã thiết kế loại súng này để tự chế ra một loại súng giải quyết các vấn đề mà ông gặp phải với các khẩu súng trường khác mà ông đã sử dụng, kết hợp giữa hai thiết kế đầy đặn truyền thống và dạng khung để tạo ra súng có dạng ống một trục duy nhất để có thể bắn chính xác và gọn nhẹ hơn. Súng sau đó được chế tạo bởi công ty McMillan Brothers Rifle với số lượng nhỏ để bán cho các xạ thủ dùng trong thể thao cũng như xuất khẩu.
Thiết kế.
Tubb 2000 sử dụng cơ chế thoi nạp đạn trượt và xoay với hai móc lớn cố định viên đạn, lên đạn bằng tay. Súng có thiết kế khá thú vị là nếu nhìn sơ từ đầu nòng đến đuôi báng súng có thể nghĩ đó là một ống đồng nhất với một trục duy nhất chạy từ trên xuống dưới. Quá trình chuyển động của thoi nạp đạn được tối thiểu hóa, đây là điểm nhấn của loại súng này với thoi nạp đạn khá cao giúp hộp đạn có thể được gắn cao hơn để tiện cho việc đẩy viên đạn vào nòng tránh việc mũi đạn cạ vào thành súng. Khi lên đạn thoi nạp đạn có thể chuyển động vào trong phần báng súng phía sau ngay phía dưới mặt xạ thủ, việc này giúp xạ thủ không phải nhích đầu ra chỗ khác để tránh thoi nạp đạn khi kéo nó ra phía sau và phải nhắm lại sau đó vì khi di chuyển đường nhắm đã mất. Súng có trọng tâm thấp để người sử dụng có cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng cũng như để giảm giật.
Thân và nòng súng được làm bằng thép không gỉ. Nòng súng có thể thay dễ dàng để có thể sử dụng được các loại đạn khác nhau. Các bộ phận khác của súng như cò, báng súng cùng một số chi tiết khác làm bằng hợp kim nhôm.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi được thiết kế riêng và có thanh răng để gắn các hệ thống nhắm khác. Báng súng thiết kế khá lạ có thể điều chỉnh chiều dài và chiều cao cũng như thay đổi luôn góc bám vào súng để phù hợp với các tư thế của xạ thủ. Và báng súng có các dấu hiển thị các vị trí mà người sử dụng nó thấy thoải mái nhất để đánh dấu điều chỉnh lại giống như thế cho những lần bắn sau đó. | 1 | null |
Si-o-se Pol (, phát âm , có nghĩa cầu 33 hay cầu 33 cổng vòm), cũng gọi là cầu Allah-Verdi Khan, là một trong 11 cây cầu ở Isfahan, Iran. Nó là một trong những ví dụ nổi tiếng của thiết kế cầu Safavid.
Cầu bắc qua sông Zayandeh và có hai hàng cổng vòm. | 1 | null |
Khướu lùn đuôi đỏ, tên khoa học Minla ignotincta, là một loài chim thuộc Họ Kim oanh.. Một số tác giả xem chi Minla là chi đơn loài. Giống như hai loài khác được đặt trong "Minla", nó có lẽ thuộc một nhóm gồm các chi khác như "Actinodura", "Heterophasia" và "Liocichla".
Khướu lùn đuôi đỏ được tìm thấy ở tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á. Phạm vi của nó bao gồm Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Lào, Myanma, Nepal, Thái Lan và Việt Nam. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng núi cao ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Lách tách đầu đốm (danh pháp hai phần: Alcippe castaneceps) là một loài chim thuộc Họ Khướu. Lách tách cánh hung phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, Trung Quốc.
Loài này phổ biến ở các khu rừng trên núi thường xanh trên 1200 m trên mực nước biển, thường kiếm ăn các thân cây thẳng đứng. | 1 | null |
Impossible Creatures là một trò chơi điện tử thể loại chiến lược thời gian thực khoa học viễn tưởng do hãng Relic Entertainment phát triển và hãng Microsoft Game Studios phát hành vào ngày 29 tháng 12 năm 2002.
Trò chơi đưa người chơi vào vai con trai của nhà khoa học Eric Chanikov người đã thành công trong việc chế tạo Sigma Technology cho phép lai hai sinh vật hoàn toàn khác loài thành một là Rex. Sau khi Lucy cho anh biết biết cha mình đã bị sát hại vì người muốn chiếm hữu công nghệ đó để trở thành bá chủ thế giới anh đã lên kế hoạch trả thù bằng cách sử dụng chính công nghệ của cha mình để tạo ra một đội quân các sinh vật lai chống lại và đánh bại đội quân sinh vật lai của kẻ thù. Trò chơi không giới hạn loại sinh vật mà người chơi có thể lai tạp thành với việc kết hợp các đặc điểm của 2 trong số 76 sinh vật để tạo ra một sinh vật mà mình thích việc này tạo chính chiến lược cao cho trò chơi.
Trò chơi có phần mở rộng có thể tải về miễn phí có tên "Insect Invasion" bổ sung các sinh vật và màn chơi mới. Trò chơi sử dụng chế độ chơi làm chế độ chính nhưng chế độ chơi nối mạng cũng được thực hiện để người chơi trên thế giới đấu với nhau nhưng hiện tại Microsoft đã ngừng máy chủ thực hiện chức năng nối mạng toàn cầu của trò chơi.
Phát triển.
Trò chơi có tên ban đầu là "Sigma" sau đó chuyển thành "Sigma: The Adventures of Rex Chance" và tên sau cùng được dùng để phát hành là "Impossible Creatures". Trò chơi ban đầu dự tính người chơi sẽ phải bắt các sinh vật thuần chủng về trạm nghiên cứu để lấy DNA chứ không phải dùng súng để thu DNA.
Đồng thời với sự phát triển của thể loại chiến lược thời gian thực. Trò chơi dự tính sẽ phát hành trên các hệ máy sử dụng tay cầm điều khiển với việc thêm vào góc nhìn người thứ ba cho các nhân vật mà mình điều khiển. Nhưng kế hoạch này không được thực hiện vì doanh số trên hệ máy tính cá nhân không được khả quan lắm. | 1 | null |
Khướu bụi phao câu hung (danh pháp hai phần: Stachyris maculata) là một loài chim thuộc họ Họa mi. Khướu bụi phao câu hung phân bố ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa mất môi trường sống.. | 1 | null |
Họa mi mắt vàng (danh pháp hai phần: Chrysomma sinense) là một loài chim thuộc họ Họa mi. Họa mi mắt vàng có một phạm vi rất lớn và là loài bản địa Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanma, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam.
Các môi trường sống thông thường của loài chim này là đồng cỏ trong các khu vực khô và ướt cũng như đất nông nghiệp. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồng bằng, nhưng có thể được tìm thấy trong các ngọn đồi thấp hơn (1200 m). Chúng không hiện diện trong khu vực rừng rậm của Tây Ghats và chỉ hiện diện trên các cạnh phía đông hoặc trong những khoảng trống chẳng hạn như tại Palghat. | 1 | null |
Thời đại đồ đá giữa (tiếng Anh là "Mesolithic" có gốc từ tiếng Hy Lạp: mesos "giữa", lithos "đá") là một giai đoạn của thời đại đồ đá, một khái niệm khảo cổ được sử dụng để chỉ các nhóm nền văn hóa khảo cổ đặc trưng trong giai đoạn giữa thời đại đồ đá cũ và thời đại đồ đá mới.
Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ nhiều khung thời gian khác nhau ở nhiều nơi thuộc Á-Âu. Đầu tiên nó được dùng để chỉ giai đoạn sau Holocene nhưng trước các dụng cụ thời kỳ nông nghiệp ở Tây Bắc châu Âu trong khoảng thời gian 12 đến 7 Ka BP ("Kilo annum before present, ngàn năm trước").
Tuy nhiên nó cũng chỉ các dụng cụ từ Levant từ khoảng 22 đến 11,5 Ka BP. Ở Nhật Bản, thời kỳ Jōmon từ khoảng 16 đến 2,4 Ka BP đôi khi cũng được gọi là thời kỳ đồ đá giữa. Nó cũng dùng để chỉ một số nền văn hóa ở tiểu lục địa Ấn Độ từ 100 đến 32 Ka BP. | 1 | null |
Già đẫy Java (danh pháp hai phần: Leptoptilos javanicus) là một loài chim thuộc họ Hạc ("Ciconiidae").. Giống như các loài chim khác trong chi của nó, già đẫy Java có cổ và đầu hói. Loài này phân bố từ Ấn Độ đến lục địa Đông Nam Á đến đảo Java. Loài này được xếp trong Danh mục sách đỏ động vật Việt Nam và thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Mô tả.
Già đẫy Java có chiều dài 87–93 cm (dang thẳng ra từ mỏ đến đuôi), nặng từ 4 đến 5,71 kg và cao khi đứng khoảng 110–120 cm và khá giống già đẫy lớn, nhưng loài này thường là nhỏ hơn và rìa mỏ trên có trên thẳng đơn dài 25,8-30,8 cm, với chân mỏ nhạt màu và có vẻ thanh mảnh hơn và lưng ít uốn cong hơn. Chóp đầu có nhạt màu và phần trên bộ lông trên màu tối đồng nhất, có vẻ hầu như tất cả màu đen. Đầu và cổ gần như hói có ít lông rải rác.
Phân bố và môi trường sống.
Già đẫy Java có xu hướng được phân tán rộng rãi và rất cục bộ. Nó thường sống ở các con sông và hồ lớn bên trong khu vực cũng có nhiều cây. Nó được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Lào, Singapore, Indonesia và Campuchia. Số lượng lớn nhất là ở Ấn Độ ở các bang phía đông của Assam, Tây Bengal và Bihar. Nó có hiện diện như là một lang thang trên rìa phía nam của Bhutan Loài này cực hiếm ở phía nam Ấn Độ. | 1 | null |
Tế bào trứng hay noãn là giao tử cái do tế bào sinh dục giới cái tạo tạo ra. Cả động vật và thực vật có phôi đều có noãn.
Sản sinh noãn.
Ở động vật bậc cao, noãn được sinh ra từ buồng trứng và tất cả chúng đều tồn tại từ lúc sinh ở động vật có vú và phát triển qua quá trình sinh trứng.
Noãn người và noãn thú.
Ở các động vật sinh con (gồm con người và tất cả các loài thú có nhau khác), noãn được thụ tinh bên trong cơ thể con cái và sau đó phôi thai phát triển bên trong tử cung, tiếp nhận chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ.
Noãn người phát triển từ các tế bào hợp tử gốc được bao bọc trong buồng trứng. Mỗi tế bào phân chia thành nhiều lần để tạo ra nhiều tế bào nhỏ hơn được gọi là noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào sau đó phát triển thông qua quá trình giảm phân để tạo thành noãn, tế bào trứng nguyên thủy, và thể cực.
Noãn là một trong những tế bào lớn nhất trong cơ thể người, đặc biệt có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần trợ giúp của kính hiển vi hay các thiết bị phóng đại khác. Noãn người có đường kính khoảng 0,12 mm.
Noãn của sinh vật nguyên sinh và thực vật.
Ở sinh vật nguyên sinh, nấm và nhiều loài thực vật, chẳng hạn như rêu, dương xỉ, và thực vật hạt trần, noãn được sản xuất bên trong noãn cơ. Vì noãn cơ là một cấu trúc đơn bội, các tế bào noãn được sản xuất thông qua phân bào. Các noãn cơ của rêu điển hình bao gồm một cái cổ dài với một đế rộng hơn chứa các tế bào trứng. Khi trưởng thành, cổ mở ra để cho phép các giao tử đực bơi vào các noãn cơ và thụ tinh cho trứng. Các hợp tử được tạo thành sau đó phát triển thành phôi, và sẽ phát triển ra khỏi các noãn cơ thành một thể bào tử non.
Ở thực vật có hoa, thể giao tử cái, thường sinh ra trong các noãn cơ, đã được giảm xuống chỉ còn tám tế bào được gọi là túi phôi bên trong noãn. Các tế bào giao tử gần nhất với lỗ noãn phá vỡ túi phôi để phát triển thành các tế bào trứng. Sau khi thụ phấn, ống phấn (vòi nhụy) dẫn giao tử đực vào túi phôi và một giao tử đực sẽ kết hợp với một giao tử cái. Kết quả hợp tử phát triển thành một phôi bên trong noãn. Noãn lần lượt phát triển thành một hạt giống và trong nhiều trường hợp noãn cây phát triển thành trái để tạo thuận lợi cho sự phát tán của các hạt giống. Sau khi nảy mầm, phôi phát triển thành cây non. | 1 | null |
Giang sen (danh pháp khoa học: Mycteria leucocephala) là một loài chim thuộc họ Hạc. Loài này được tìm thấy ở các vùng đất ngập nước của các đồng bằng châu Á nhiệt đới phía nam Hymalaya ở Nam Á sang Đông Nam Á. Chúng tìm mồi theo bầy ở các vùng nước nông dọc theo sông và hồ. Chúng làm tổ theo đàn trên cây, thường cùng với các loài thủy cầm khác. Chúng không di cư và thường chỉ di chuyển trong cự ly ngắn ở một số khu vực trong phạm vi phân bố đê tìm kiếm thức ăn và để sinh sản. | 1 | null |
Khướu bụi yếm trắng (danh pháp hai phần: Stachyris thoracica) là một loài chim thuộc họ Họa mi. Khướu bụi yếm trắng là loài đặc hữu Indonesia. Môi trường sinh sống của nó là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và rừng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Chích chạch lưng bông (danh pháp hai phần: Macronus ptilosus) là một loài chim thuộc họ Họa mi. Chích chạch lưng bông được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Môi trường sinh sống của nó là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và đầm lầy nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa mất môi trường sống. | 1 | null |
Đảo Nam Nha (, ), cũng gọi là Bác Liêu Châu () hoặc đơn giản là Bác Liêu (), là hòn đảo lớn thứ ba tại Hồng Kông. Về mặt hành chính, đảo Nam Nha là một phần của quận Ly Đảo.
Tên gọi.
Tên gọi "Nam Nha" của đảo là do nó có hình dạng trông giống như chạc cây, Hán tự của từ Nha là "丫" (có hình dạng giống chữ cái Latinh "Y"). Tên gốc của đảo là "Bác Liêu". Thực ra, hình dạng đảo trông như hai chữ "Y" theo hướng ngược nhau. Bắc Nha (北丫) ở phía bắc và Nam Nha (南丫) ở phía nam. Khi người Anh lần đầu tiên đến đảo, họ sử dụng cách phát âm thông tục là "Nam Ah". Tên tiếng Hán của hai eo biển cạnh đảo vẫn là eo biển Đông Bác Liêu (東博寮海峽) và eo biển Tây Bác Liêu (西博寮海峽) thay vì dùng tên "Nam Nha". Một từ nguyên dân gian thì nói rằng tên gọi có nguồn gốc từ một tu viện Lạt-ma giáo trên đảo.
Địa lý.
Đảo Nam Nha nằm ở phía tây nam của đảo Hồng Kông. Đảo có diện tích 13,55 km² và dài . Thôn ở phía bắc đảo gọi là Dung Thụ Loan (vịnh cây đa) và thôn ở phía đông đảo gọi là Sách Cổ Loan. Không nhiều người sinh sống ở phần phía nam của đảo Nam Nha. Nếu muốn tiếp cận phần lớn vùng phía nam của đảo thì cần phải đi bộ đường dài hoặc đi thuyền tư. Thâm Loan là một địa điểm sinh sản quan trọng của rùa biển.
Sơn Địa Đường là núi cao nhất trên đảo Nam Nha (353 mét trên mực nước biển), nằm giữa Sách Cổ Loan và Thâm Loan. Ngọn núi này có các khối đá có hình thù kỳ lạ, song việc tiếp cận chúng khá khó khăn.
Nhân khẩu.
Nam Nha có khoảng 6.000 cư dân, hầu hết họ sống ở vùng phía bắc tương đối bằng phẳng của đảo. Kể từ khi nền kinh tế Hồng Kông cất cánh trong thập niên 1970, nhiều thanh niên trên đảo Nam Nha đã sang bên đảo Hồng Kông mưu sinh. Nam Nha có một lượng đáng kể người phương Tây và những người nước ngoài khác. Hòn đảo nổi danh với lối sống lập dị, và có thái độ sống thoải mái, song Nam Nha đang được đô thị hóa và giá bất động sản ngày một tăng vì sự hấp dẫn của lối sống này. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.