text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Trận sông Lisaine, còn gọi là Trận Héricourt hay Trận Belfort, là một trận đánh nổi tiếng tại Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 15 cho đến ngày 17 tháng 1 năm 1871. Là một trong những cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh, trận sông Lisaine là những nỗ lực của quân đội Pháp do tướng Charles Denis Bourbaki nhằm đánh đuổi quân đội Đức với quân số nhỏ hơn, do tướng August von Werder, ra khỏi các vị trí của họ. Tuy nhiên, Werder đã đập tan các cuộc tiến công của quân Pháp, khiến cho tinh thần của quân Pháp bị suy giảm và họ rơi vào tình trạng vô cùng náo loạn. Đây là một trong hàng loạt chiến thắng của quân đội Đức trước quân đội cộng hòa non trẻ của Pháp trong cuộc chiến tranh. Về hướng Đông khi ấy, Belfort là pháo đài lớn duy nhất của Pháp còn cầm cự trước quân Đức. Vào tháng 12 năm 1870, tướng Bourbaki đã dẫn Binh đoàn phía Đông thật sự không được trang bị và huấn luyện đến Belfort để đối đầu với quân đội của Werder cuộc vây hãm Belfort. Trong các ngày 15 – 17 tháng 1 năm 1871, Bourbaki đã tiến công các cứ điểm của Werder dọc theo sông Lisaine. Trận đánh đã diễn ra quyết liệt trong thời tiết khắc nghiệt, nhưng sự rối loạn của các mệnh lệnh, sự thiếu mạnh mẽ của Bourbaki, sự không thích hợp với trọng trách của viên tướng tình nguyện người Ý cho quân đội Pháp là Giuseppe Garibaldi, kết hợp với bản lĩnh của quân đội Đức được huấn luyện tốt và sự thiếu kinh nghiệm của binh lính Pháp đã mang lại thất bại cho quân Pháp, minh chứng cho quyết định không chấm dứt cuộc vây hãm Belfort của Werder. Ngoài ra, giới sĩ quan Pháp cũng không được táo bạo như những người đồng cấp của họ về phía Phổ. Ngay từ ngày đầu của cuộc chiến, kế hoạch của Bourbaki đã gặp bất lợi, và trong ngày cuối cùng, tình hình đã chứng nhận rằng mọi nỗ lực của Bourbaki nhằm chọc thủng chiến tuyến của quân đội Đức là vô ích: vào buổi sáng hôm đó, ông xua quân tấn công Chagey, và vào buổi trưa ông tấn công Béthancourt. Lúc chiều, một cuộc pháo kích cũng diễn ra ác liệt gần Montbéliard, và tại Frahier quân Đức do tướng Keller bị quân Pháp với ưu thế áp đảo về quân số tiến công. Tuy nhiên, quân Đức vẫn luôn luôn đứng vững. Boubarki cuối cùng đã bác bỏ đề nghị nỗ lực một lần cuối để giải vây cho Belfort của một sĩ quan trẻ tuổi. Mặc dù ba ngày chiến đấu khốc liệt đã mang lại thiệt hại nặng nề cho quân Đức, thiệt hại của quân Pháp còn to lớn hơn hẳn thiệt hại của đối phương. Bourbaki ra lệnh triệt thoái về một vị trí thuận lợi cách đó không xa, tuy nhiên Binh đoàn thứ nhất của Đức do tướng Edwin von Manteuffel chỉ huy đang tiến đến, đẩy quân Pháp vào nguy cơ bị hai binh đoàn Đức đập tan. Bourbaki buộc phải rút quân về Besancon. Vua Wilhelm I của Phổ đã tấm tắc ca ngợi chiến thắng của tướng Werder tại Héricourt. Sau khi đánh bại cuộc tiến công của đối phương, trong một loạt các vận động khôn khéo của mình, quân đội Phổ đã cắt đứt đường rút lui của quân đội Pháp về hướng Tây. Vào ngày 26 tháng 1 năm 1871, trước tình hình tuyệt vọng, Bourbaki xuống lệnh cho đoàn quân thất trận của ông ta chạy sang Thụy Sĩ lánh nạn, và vào ngày hôm sau, ông tự sát nhưng không thành công. Tướng Justin Clinchant đã lên thay chức Bourbaki, và quân ông bị Binh đoàn thứ nhất của Đức do "Thượng tướng Bộ binh" Edwin von Manteuffel chỉ huy đẩy bật về hướng nam. Sau thất bại trong trận Pontarlier, vào ngày 1 tháng 2 năm 1871, khoảng 8 vạn quân Pháp đã từ bỏ vũ khí và tiến vào miền Tây Thụy Sĩ. Họ bị người Thụy Sĩ giam giữ cho đến tháng 3.
1
null
Wyatt Matthew Halliwell là một nhân vật hư cấu trong sê-ri phim "Phép thuật" trên đài WB. "Phép thuật" là một sê-ri phim kể về ba chị em phù thủy, những người được tiên đoán là "Bộ ba phép thuật" để chống lại những quyền lực xấu xa. Trong một số cảnh quay, vai diễn cậu bé Wyatt được giao cho hai anh em song sinh Jason và Kristopher Simmons từ phần 5 trở đi. Trong những cảnh đi đến tương lai, vai diễn Wyatt lúc lớn được giao cho nam diễn viên Wes Ramsey ở 4 tập. Theo nội dung của bộ phim thì Wyatt là con trai của một phù thủy trong "Bộ ba phép thuật" là Piper Halliwell (Holly Marie Combs) và chồng là  Leo Wyatt (Brian Krause), một thiên thần bảo hộ cho các phù thủy tốt. Wyatt mang trong mình hai dòng máu phù thủy-thiên thần, do đó, Wyatt có một năng lực siêu phàm. Anh là con trai đầu của một phù thủy trong "Bộ ba phép thuật", được sinh ra trong một trường hợp được tiên đoán là hết sức đặc biệt, và thừa kế những năng lực siêu nhiên của một thiên thần bảo hộ. Wyatt được cho là một trong những phù thủy quyền năng nhất trên Trái Đất. Câu chuyện về Wyatt chủ yếu tập trung về việc ngăn chặn anh sử dụng sức mạnh của mình để làm những điều xấu ở tương lai, và ở hiện tại, khi Wyatt sử dụng vô ý sức mạnh của mình vào những trò tinh nghịch gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến cho mẹ và các dì của mình. Xuất hiện. Truyền hình. Mặc dù Wyatt chỉ xuất hiện giữa phần 5 nhưng sự xuất hiện của nhân vật này đã được dự đoán trước. Khi Piper đến tương lai ở phần 2 của sê-ri tập "Morality Bites" (1999), Piper đã khám phá ra rằng cô và thiên thần bảo hộ của mình, cũng là chồng tương lai của cô Leo Wyatt sẽ có một đứa con gái là Melinda Wyatt (được đặt theo tên của cụ tổ là Melinda Warren). Mặc dù Piper lo ngại trong tập "Bite Me" rằng các chấn thương trong quá trinh chiến đấu sẽ kéo dài nhiều năm và có thể cô sẽ không bao giờ có con, thì trong phần cuối "Witch Way Now?", thiên thần định mệnh báo tin rằng cô đã có thai. Trong phần 5 "A Witch's Tail", khi Piper gần như bị chết đuối thì mẹ của cô, Patty Halliwell đã hiện ra và khuyên cô hãy có lòng tin; khi Piper được cứu lên bờ, cô nhận ra sức mạnh chữa lành vết thương của đứa bé trong bụng, và từ tập "Sam, I Am" trờ về sau, sức mạnh đó đã bảo vệ cho Piper. Trong tập "The Day That Magic Died" (2003), tất cả phép thuật của các phù thủy đều biến mất khi Wyatt chào đời, điều đã được dự đoán trước khi một đứa trẻ mang hai dòng máu được sinh ra. Những sinh vật thần thoại như kì lân và ngỗng vàng đều đến chúc mừng cho sự ra đời của đứa bé. Ở cuối tập phim, khi con của Piper đã được sinh ra thì phép thuật mới được hồi phục trở lại. Tuy nhiên, mọi người đều ngạc nhiên khi đó là một đứa bé trai. Ở tập "Baby's First Demon", những thế lực bóng tối đã định bắt cóc đứa bé mới sinh của Piper. Piper và em gái cùng cha khác mẹ Paige Matthews đã phải dấn thân tấn công vào sào huyệt của bọn quỷ để giành lại Wyatt. Sau khi chạm vào Wyatt và thấy được tương lai, con quỷ tiên tri là The Seer đã nói rằng năng lực của đứa trẻ đó là vô hạn. Trong tập này, Piper quyết định đặt tên cho đứa bé là Wyatt Matthew Halliwell để cảm ơn Leo và Paige những người đã liều chết để bảo vệ cho đứa bé. Trong vài tập sau, nhà tiên tri đã bằng mọi cách bắt cóc Wyatt và sử dụng sức mạnh của đứa bé để tăng khả năng nhìn thấy tương lai của mình, trước khi chị em nhà Halliwell tiêu diệt bà. Bà cố của Wyatt là Penny Halliwell, người được triệu tập từ cõi vĩnh hằng trở về để chuẩn bị cho lễ Wicca của Wyatt, ban đầu đã từ chối việc ban phước lành cho Wyatt bởi vì Wyatt là bé trai và bà cảm thấy rằng đàn ông không đủ tin tưởng để được sử dụng phép thuật, mặc dù sau đó bà đã niềm nở hơn với Wyatt. Ở phần cuối "Oh My Goddesses", một thiên thần bảo hộ từ tương lai tự nhận mình là Chris Halliwell đã đến và yêu cầu sự giúp đỡ từ "Bộ ba phép thuật" để chống lại các Titan; lúc đó, khi để Wyatt lại một mình, Chris hình thành một màng bảo vệ đứa bé để Wyatt sẽ học cách tin tưởng Chris.  Ở phần 6, Wyatt đã bị xóa bỏ khỏi ký ức của mọi người bởi những "Người xóa ký ức" khi Wyatt thể hiện sức mạnh của mình trong trò ảo thuật với con rồng to lớn, cho đến khi Piper thuyết phục những "Người xóa ký ức" rằng cô có thể quản lý Wyatt trong tập "Forget Me... Not". Trong tập "Sword and the City", Wyatt được tiết lộ là người thừa kế thanh gươm truyền thuyết Excalibur của Vua Arthur. "Chris" cũng đã bày tỏ sự oán hận đối với Wyatt khi Chris bị gửi đến tương lai bởi người yêu Bianca của mình, Wyatt đã tiết lộ rằng anh chính là anh trai của Chris, và là người thống trị thế gian chỉ là một thông tin sai lệch; mặc dù Chris chứng tỏ rằng Wyatt đã trở nên xấu xa, và Chris đã nói với chị em nhà Halliwell rằng mình chính là con trai của Piper, điều mà Phoebe đã biết thông qua linh cảm trong tập "The Lengend Of Sleepy Halliwell". Biết được tương lai xấu xa, Thiên thần bảo hộ tối cao Gideon thề rằng sẽ giết chết Wyatt để cứu lấy tương lai khỏi bị diệt vong trước khi Wyatt trở nên xấu xa. Ở phần cuối "It's A Bad, Bad, Bad, Bad World", Gideon đã nhìn thấu sức mạnh của Wyatt. Gideon đã tuyển Barbas, con quỷ của nỗi sợ hãi để thấy rõ sự sợ hãi của Leo về một Wyatt xấu xa; Leo đã quẫn trí đánh nhau với Wyatt trong khi Gideon giết chết Chris. Leo bị ép buộc phải giết Gideon khi Wyatt nhìn thấy, Piper đang chuẩn bị sinh Chris ở bệnh viện. Ở những tập sau, vì quá đau khổ sau cái chết của Chris, Leo đã đi khắp nơi truy tìm Barbas và đã vô tình giết chết một "Elder". Ở phần 7, Wyatt học được cách chữa lành vết thương để cứu Piper trong tập "The Seven Year Witch". Tập "Imaginary Fiends" đưa lại câu hỏi của Wyatt về nhân cách tương lai. Piper được gọi đến trường mẫu giáo của Wyatt khi cậu bé bắt đầu nói chuyện một mình; thực tế, Wyatt đang nói chuyện với con quỷ Vicus, một con quỷ tàng hình và có âm mưu biến Wyatt thành ác quỷ. Piper đã đọc thần chú nhờ đó, cô có thể hiểu Wyatt nhiều hơn do cậu bé bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của Wyatt tương lai. Wyatt tương lai đã giết chết tay sai của Vicus bằng thần chú gây nổ. Sau khi Vicus nguyền rủa lên gấu bông của Wyatt, Wyatt tương lai đã biến đổi về hình dạng, trở thành Wyatt xấu xa của thế giới tồn tại song song với Trái Đất. Wyatt tương lai tìm kiếm và bắt cóc Wyatt hiện tại tới tương lai để gia đình không thể thay đổi thời đại của cậu, do đó, chị em nhà Halliwell phải lập một cái bẫy dành cho Wyatt với Leo là con mồi; Leo có thể thuyết phục Wyatt hiện tại từ bỏ con gấu bông bị nguyền rủa, thiết lập lại trật tự thế giới. Ở tập cuối "Something Wicca This Way Gone?", chị em nhà Halliwell đã nhờ cha của mình là Victor Halliwell chăm sóc Wyatt và Chris trước khi chúng giả vờ chết để hạ con quỷ Zankou. Nhờ phép thuật cải trang của những người chị họ, gia đình "Bennett", Bộ ba phép thuật và Leo đã giành lại được Wyatt vá Chris ở phần 8 "Still Charmed and Kicking", trước khi giành lại nhân dạng của một phù thủy trong tập "Rewitched". Ở tập "Gone with the Witches", một con quỷ đã nói với những phù thủy trẻ Billie và Christy Jenkins rằng sự ích kỷ và tham lam của "Bộ ba phép thuật" sẽ dẫn đến tương lai tăm tối nơi Wyatt là ác quỷ; để bảo vệ tuowng lai khỏi Wyatt, họ phải giết "Bộ ba phép thuật". Ở tập "Kill Billie phần 2", những người chị gái của Jenkins đã đánh cắp năng lực của Wyatt để tập hợp "Hollow and dash", một phép thuật đen tối nhằm thu hút sức mạnh thêm cho họ, và Bộ ba phép thuật cũng sử dụng năng lực tương tự để tăng thêm sức mạnh. Trong phần cuối của sê-ri tập "Forever Charmed", Wyatt tương lai và Chris đã đến từ tương lai khi họ nhận thấy rằng thế giới của họ bị thay đổi và Wyatt mất hết sức mạnh. Họ cũng nhận rằng dì của họ là Phoebe và Coop (Victor Webster) yêu nhau thật lòng và sẽ có con với nhau. Wyatt và Chris tưởng tượng một tương lai tươi sáng: "Bộ ba phép thuật" sẽ sống thật hạnh phúc, hoặc Wyatt, hoặc Chris, hoặc cả hai sẽ đều trở thành bố sau khi cuộc chiến kết thúc. Văn học. Wyatt được chọn để xuất hiện trong truyện tranh "Phép thuật" xuất bản bởi công ty giải trí Zenescope. Số đầu tiên (được góp nhặt trong "Phép thuật phần 9, tập 1) sẽ ra mắt vào tháng bảy, 2010. Bốn trang đầu tiên của ấn phẩm có hình của Wyatt và Chris. Năng lực và khả năng. Wyatt là nam phù thủy đầu tiên trong gia đình, mang trong mình hai dòng máu của Phù Thủy và Thiên Thần. Anh được tiên đoán là một trong những người quyền năng nhất bước đi trên Trái Đất. Wyatt đã có thể sử dụng phép thuật ngay từ khi trong bụng mẹ, chữa thương (Healing) cho mẹ của mình, tạo ra lá chắn bảo vệ (Force Field) mẹ mình khi bị tấn công, làm cho Piper trở nên bất bại trong một thời gian. Wyatt có sức mạnh di chuyển và dịch chuyển đồ vật (Telekinetic Orbing) như dì Paige. Và khả năng di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ (Telekinesis) như bác Prue của mình. Anh cũng có thể dịch chuyển tức thời (Orbing) như các thiên thần hộ mệnh khác, tạo ra ánh sáng (Photokinesis), cảm nhận vị trí những người mà anh muốn biết (Sensing), cùng với nhiều quyền lực khác mà ác quỷ luôn thèm muốn. Wyatt Halliwell có một khả năng rất hiếm và mạnh mẽ là thao tác thực tế, anh đã sở hữu sức mạnh này kể từ trước khi được sinh ra và quyền lực của mình là lớn hơn nhiều so với của Billie - người cũng có năng lực này. Anh đã thay đổi quyền hạn của mẹ và biến nó thành pháo hoa và hoa. Khi Piper và Leo bắt đầu hiểu lầm nhau, Wyatt chuyển quyền hạn của mình để làm cho họ hiểu gánh nặng cho nhau. Sau khi chào đời, Wyatt sử dụng quyền lực này khi anh muốn được mọi người chú ý bằng rung các chuông báo động về cuộc tấn công. Anh cũng đã sử dụng nó để biến ra một con rồng từ một chương trình truyền hình, đốt cháy hai con quỷ, tạo ra một bản sao ác quỷ của Leo, thu nhỏ cha mẹ và bẫy họ trong căn nhà búp bê để giữ an toàn, và làm đồ chơi của mình thành người... Anh cũng là người được quyền sở hữu thanh gươm Excalibur, thanh gươm huyền thoại dành cho các vị vua.
1
null
Lực lượng Không quân Vận tải là một binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng lập cầu hàng không chiến trường nhằm vận chuyển hàng hóa, binh lính, vũ khí - đạn dược... nhằm tiếp tế cho các đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và vận chuyển thương binh quay trở lại, ra khỏi vùng chiến sự bằng các phương tiện bay vận tải chủ yếu là máy bay vận tải và trực thăng. Ngoài ra, Lực lượng Không quân Vận tải của Việt Nam còn đảm nhận nhiệm vụ bay trinh sát, do thám, chụp ảnh trinh sát và chụp ảnh môi trường khi cần thiết. Ngày thành lập: 01/5/1959, là ngày trung đoàn không quân vận tải đầu tiên - Trung đoàn 919 được thành lập. Lịch sử. Sau khi kết thúc thắng lợi Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành lại được chính quyền ở miền bắc, Quân đội nhân dân Việt Nam bắt đầu thành lập các binh chủng mới cùng Lục quân, hoàn thiện lực lượng quân đội. Năm 1956, 110 người đoàn cán bộ, chiến sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Một nửa các cán bộ đi học lái máy bay tiêm kích MiG-17. Sau này Phạm Dưng được giao nhiệm vụ phụ trách nhóm huấn luyện máy bay vận tải Li-2 và trực thăng Mi-4 (sau còn có 1 nhóm khoảng 10 cán bộ đi học lái máy bay ném bom). Năm 1955, Không quân Nhân dân Việt Nam được thành lập. Ngày 1/5/1959, Trung đoàn Không quân Vận tải 919 - đơn vị Không quân Vận tải đầu tiên của Không quân Miền bắc Việt Nam chính thức được thành lập tại sân bay Gia Lâm. Ngày nay, đơn vị này đã trở thành Đoàn bay 919 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) với vốn liếng là các máy bay vận tải Li-2, An-2, Il-14. Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng không quân vận tải đã được Liên Xô viện trợ thêm một số trực thăng Mi-2 và Mi-6, Mi-8, ngoài ra, Không quân Nhân dân Việt Nam còn mượn một số trực thăng Mi-1 phục vụ trên chiến trường Lào. Các đơn vị không quân vận tải đã thực hiện nhiều chiến dịch, nhiệm vụ tại cả Lào và Việt Nam trong kháng chiến như chở các máy bay MiG-17, MiG-19, MiG-21, dàn radar, pháo cao xạ đi sơ tán và/hoặc tới trận địa phục kích. Chiến dịch xuân 1975, Mi-6, Mi-8 cùng các máy bay vận tải An-24, An-26 và Il-14 cũng đóng góp thực hiện vận chuyển khí tài, bộ đội.. Tại Lào, từ những năm 1960, các máy bay vận tải như An-2 cũng thực hiện nhiều lần thả hàng hóa tiếp tế xuống các thung lũng cho bộ đội Pathet Lào, không quân phe cộng sản cũng nhiều lần đụng độ với không quân Mỹ tại Lào. Các nhiệm vụ vận tải và cả các nhiệm vụ cường kích do lực lượng không quân cộng sản chiến đấu tại Lào là do các phi công của cả Việt Nam và Liên Xô thực hiện. Sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, Quân đội nhân dân Việt Nam thu được một lượng lớn máy bay trong đó có nhiều máy bay vận tải bao gồm các máy bay C-7, C-47, C-119, C-123 và C-130. Các máy bay này đã phục vụ trong chiến tranh biên giới Tây Nam trong Đoàn Không quân 901 cùng các đơn vị máy bay ném bom F-5, A-37, A-1 và tiêm kích MiG-21.. Các đơn vị không quân vận tải cũng thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển binh lính và vũ khí, trang thiết bị của các đơn vị bộ đội từ nam ra bắc nhằm tham gia chiến tranh biên giới phía bắc cùng thời gian với sự giúp đỡ của các phi công và lực lượng không quân Liên Xô đang đóng tại Việt Nam. Sau khi chiến tranh hoàn toàn kết thúc tại Việt Nam, binh chủng không quân vận tải vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình trong hòa bình với tinh thần cao, sẵn sàng chiến đấu. Trong thời gian này, Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được nhiều máy bay vận tải từ phía Liên Xô, nhiều máy bay trong số đó được chuyển cho Hàng không Dân dụng Việt Nam nhằm thực hiện các chuyến bay thương mại. Sau khi khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cùng Liên Xô sụp đổ, Việt Nam không được hưởng những ưu đãi về tiếp viện như trước nữa. Ngày nay, không giống như Lực lượng Không quân Tiêm kích và Lực lượng Không quân Cường kích, Lực lượng không quân vận tải ít được quan tâm về đầu tư trang thiết bị mới hơn là các đơn vị kể trên do đặc thù về nhiệm vụ. Nhưng do cũng bắt đầu có một số tai nạn như vụ một máy bay vận tải Antonov An-26 bị rơi tại huyện Thanh Trì, Hà Nội do trục trặc kĩ thuật cũng đã đặt cho các tướng lĩnh không quân nhân dân ra nhiều vấn đề cải tiến trang thiết bị của các đơn vị vận tải. Năm 2009, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ lệnh xuất khẩu trực thăng vận tải và cứu hộ (SAR) cho Việt Nam do vận động hành lang lâu dài của tập đoàn Executive Decision Export Services Group. Ngay sau đó, Việt Nam bắt đầu ký kết với Boeing của Mỹ về một số hợp đồng nâng cấp trực thăng UH-1H Huey nhằm đưa khoảng 15 chiếc trở lại hoạt động. Việt Nam cũng đã ký kết với Pháp nhằm mua một số máy bay trực thăng vận tải cứu hộ khác cho không quân như AS 365, AS-350, AS-330, AS-332 và EC-225S cho Hải quân. Ngày 9/9/2013, Trung đoàn Không quân Vận tải 918 được tổ chức lại và nâng lên thành Lữ đoàn Không quân Vận tải 918 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 9/6/2014, công ty Airbus Defense thuộc Tập đoàn Hàng không Airbus châu Âu vừa xác nhận rằng họ sẽ bán cho Không quân Việt Nam 3 chiếc máy bay vận tải C-295. Việc trang bị các máy bay vận tải tiên tiến C-295 cho Không quân Việt Nam nhằm việc thay thế các máy bay An-26 đã hoạt động lâu năm trong lực lượng không quân vận tải.
1
null
Tiên Quân chính trị hay Son'gun là chính sách "quân đội trước nhất" của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trên cơ sở của chủ nghĩa Marx-Lenin, theo đó thì Quân đội Nhân dân Triều Tiên được ưu tiên so với các vấn đề khác của đất nước và nguồn lực quốc gia sẽ được phân bổ cho quân đội đầu tiên. "Songun" là một nguyên tắc dẫn đường cho đời sống chính trị và kinh tế tại nước CHDCND Triều Tiên, và "chính trị Songun" thống trị hệ thống chính trị, "một phòng tuyến kiến thiết kinh tế Songun" đóng vai trò là hệ thống kinh tế, và "tư tưởng Songun" đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo. Songun nâng cao vị thế của Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại Nhà nước CHDCND Triều Tiên, trao cho quân đội vị trí quan trọng bậc nhất trong chính quyền và xã hội CHDCND Triều Tiên. Songun chỉ dẫn chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước ấy bây giờ. Thời kỳ "Songun" bắt đầu vào năm 1960 khi Chủ tịch Kim Jong-il cùng với bố là Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đến thăm Sư đoàn Thiết giáp Cận vệ 105 tại Ryugyong (Liễu Kinh, tên cũ của Bình Nhưỡng), chuyến thăm đầu tiên đến các căn cứ của Quân đội Nhân dân Triều Tiên trên toàn quốc. Tuy nhiên, "Songun" không phải là một chính sách chính thức của chính quyền cho đến khi Kim Il-sung qua đời vào năm 1994. Năm 1995, các chính sách "Songun" đã được giới thiệu là "một tư tưởng cách mạng gắn liền hết sức quan trọng với quân đội" và "một nền chính trị nhấn mạnh tính thống nhất hoàn toàn và thống nhất chung một ý chí của Đảng, quân đội và nhân dân, và vai trò của quân đội là lực lượng tiên phong" trong chuyến viếng thăm đơn vị quân sự đầu tiên của Kim Chính Nhật vào năm đó. Đây là một sự thay đổi không đáng kể so với chính sách của chính phủ trước đó, tức tư tưởng Chủ thể của cố Chủ tịch nước Kim Il-sung. Năm 1997, một bài xã luận đăng trên "Rodong Sinmun", tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên, đã viết rằng: "Từ trước đến nay, địa vị và vai trò của Quân đội Nhân dân chưa từng được nâng cao phi thường như hiện nay, khi nằm dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Đồng chí Tổng Tư lệnh tối cao đáng kính và kính yêu." Vào thời điểm này, Quân đội Nhân dân cũng trở nên "đồng nghĩa với nhân dân, đất nước và đảng." Năm 2016, vai trò của quân đội được dần tinh giảm để chuyển sang Uỷ ban Quốc vụ của Đảng và Nhà nước nhằm dự trù xây dựng phát triển và bảo vệ duy trì công cuộc Xã hội chủ nghĩa thời bình ở Bắc Triều Tiên.
1
null
Trần Thành Phố (1947–2010) là người từng giữ kỷ lục Guinness Việt Nam về chiều cao. Ông tên thật là Trần Quang, sinh năm 1947 tại tỉnh Thái Bình. Ban đầu, ông có thể hình bình thường, chỉ cao 1,68 mét và nặng 68 kg. Năm 1965, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng tham gia chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Trong một trận chiến năm 1972, do sập hầm nên Trần Quang bị thương nặng phải vào viện điều trị. Sau 2 năm điều trị ở bệnh viện ông gần như mất trí nhớ, bị cường tuyến yên, chiều cao và cân nặng cứ tăng rất nhanh: cao lên hơn 2,28 m, nặng 115 kg. Y học đã phải can thiệp vào bệnh cường tuyến yên của ông bằng hóa chất và chiếu tia xạ để kìm hãm sự tăng trưởng. Năm 1974, ông bình phục và quyết định đổi tên mình thành một cái tên đặc biệt như tầm vóc khác thường của mình, và ông lấy tên là Trần Thành Phố. Đời tư. Dù được bác sĩ chẩn đoán chỉ sống được 1 năm, nhưng Trần Thành phố vẫn kéo dài được sự sống của mình. Ông lấy vợ, có hai người con. Sau khi vợ mất, ông lại lấy nữ cán bộ điều dưỡng và có thêm 2 người con nữa. Cả bốn người con của ông phát triển bình thường, sinh sống tại thành phố Bắc Giang. Ông luôn lạc quan yêu đời, hằng ngày phải ăn rất nhiều hơn người bình thường để đủ sức duy trì cuộc sống.
1
null
Unbiuni (phát âm như "un-bi-un-ni"; tên quốc tế: "unbiunium") là tên gọi tạm thời của nguyên tố giả thuyết trong bảng tuần hoàn có ký hiệu tạm thời là Ubu và số nguyên tử là 121. Nó có thể là nguyên tố đầu tiên trong lớp g của bảng tuần hoàn. Đến năm 2012, chưa có thí nghiêm nào tổng hợp unbiuni. Phân tử khối dự đoán của Ubu là 320 (g/mol). Tên gọi. Tên gọi unbiuni được đặt theo quy ước của và sẽ được đặt tên sau khi phát hiện chính thức. Cấu hình electron. Unbiuni là nguyên tố đầu tiên mà cấu hình electron ở trạng thái ổn định của nó có thể chứa 1 electron trong phân lớp g, điều này có thể xếp nó vào lớp g. Tuy nhiên, không phải lanthan cũng như actini thể hiện trạng thái ổn định được dự đoán trong lớp f, và nằm trong nhóm kim loại chuyển tiếp.
1
null
Hiếu nữ hay còn gọi hoa Ti gôn, hoa tigôn (danh pháp khoa học: Antigonon leptopus) là loài thực vật có hoa thuộc chi Ti gôn họ Rau răm bản địa của México. Đây là loại dây leo có hoa màu trắng hoặc màu hồng. Cây thường niên, dạng sống dây leo bằng tua cuốn, phát triển nhanh, có thể dài tới 8m. Lá đơn mọc cách, phiến lá nguyên hình tim, bề mặt phiến lá không lông và hơi dúm (nhăn). Hoa màu hồng hoặc trắng. Hoa hiếu nữ mọc thành chùm khá đẹp nên thường được trồng làm cảnh. Củ có thể ăn được.
1
null
Trận Bapaume là một trận đánh ở miền Bắc nước Pháp, diễn ra vào ngày 3 tháng 1 năm 1871 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Với thiệt hại không nhỏ cho cả hai phía, đây được xem là một trong những cuộc giao chiến đẫm máu nhất trong chiến tranh, nhưng kết thúc bế tắc: tuy rằng quân đội Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy đã giành thắng lợi chiến thuật, quân đội Đức do tướng August von Goeben chỉ huy đã bẻ gãy ý định tiến quân về hướng Nam Paris của viên tướng Pháp, và do đó lợi thế trong cuộc chiến đã nghiêng về người Đức. Trận chiến Bapaume trở thành một trong những chiến thắng của quân đội Đức trước quân đội cộng hòa non trẻ của Pháp trong cuộc chiến tranh, trước khi quân Đức giáng thêm cho nền Đệ tam Cộng hòa Pháp một đòn trí mạng trong trận Le Mans 9 ngày sau đó. Một trong những đội quân công dân Pháp xuất trận song thảm họa của quân đội Pháp trong trận Sedan là Binh đoàn phía Bắc do tướng Faidherbe chỉ huy. Trong các trận đánh khốc liệt vào cuối tháng 12 năm 1870, Faidherbe đã bị quân Đức đánh bại bất chấp lợi thế áp đảo về mặt quân số. Trong ngày đầu năm 1871, binh đoàn của ông đã hành quân về Péronne ở miền Bắc Pháp, nơi đang bị tướng Goeben của Binh đoàn thứ nhất của Phổ vây hãm. Sau một cuộc tấn công thất bại của đội tiền binh Pháp nhằm vào quân đội Phổ đằng trước Bapaume vào ngày 2 tháng 1 năm 1871, Faidherbe quyết định tiến công đối phương tại Bapaume vào ngày hôm sau. Trong trận đánh tại Bapaume, quân Đức bị quân Pháp áp đảo về quân số (quân Pháp đông gấp 3 lần đối phương). Lực lượng Pháo binh Pháp được ghi nhận là chưa lần nào chiến đấu hiệu quả như trong trận chiến này, mặc dù quân Pháp giành được một số thắng lợi nhỏ nhoi trong suốt cả ngày, những thành tựu này đã trở nên vô ích: quân Pháp đã không thể đập nát đội quân được đào luyện bài bản của Đức. Cuộc tiến công của một sư đoàn Pháp đã bị một số khẩu đội pháo Đức chặn đứng (chính những khẩu đội này đã phá vỡ cánh trái của quân Pháp và buộc họ phải rút chạy), và mặc dù các đợt công kích dữ dội và dồn dập của quân Pháp đã buộc Goeben phải xuống lệnh triệt thoái qua sông Somme vào lúc 6 giờ tối ngày hôm đó, hoặc là do thiệt hại nặng nề của quân đội Pháp, hoặc là do tình trạng thiếu thốn lương thực và thời tiết khắc nghiệt, viên tướng Pháp đã xuống lệnh rút quân và quân Đức cũng rút lui theo thượng lệnh, đến gần Péronne hơn trước. Mặc dù Faidherbe là một vị tướng tài năng, chất lượng không tốt của binh lính dưới quyền ông ta đã góp phần vuột mất chiến thắng khỏi tay quân Pháp. Với cuộc triệt thoái về phía Bắc đến Arras sau trận Bapaume, Faidherbe đã thất bại trong cố gắng giải vây cho Péronne của mình (cũng như tiến trình cứu thoát Paris của ông ta) và 5 ngày sau trận Bapaume thì Péronne thất thủ. Một nỗ lực khác của người Pháp nhằm giảm áp lực cho Paris trong cuộc vây hãm của người Đức, đã bị quân đội của Goeben đánh bại trong trận St. Quentin vào ngày 19 tháng 1 năm 1871.
1
null
Chi Măng tây (danh pháp khoa học: Asparagus) là một chi thực vật thuộc Họ Măng tây (Asparagaceae), và phân họ cùng tên (Asparagoideae). Chi này bao gồm 300 loài, phần lớn trong đó là các cây thường xanh lâu năm, mọc từ tầng thảm tươi như các loài dây leo hay cây bụi. Trong chi này, loài "Asparagus officinalis" hay còn gọi là măng tây là loài thông dụng nhất, là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nhiều nước. Những loài cây khác trong chi này được trồng làm cảnh. Sinh thái. Chi Măng tây bao hàm một số dạng sống, từ các loài cây thân mọc thẳng sống ở rừng mưa, bán hoang mạc cho đến những loại dây leo. Sự khác biệt giữa các loài này đến từ các quần xã và hệ sinh thái mà chúng sinh sống trong đó, và quá trình sinh thái và tiến hóa nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển, thay đổi, thích nghi. Hạt các cây này phần lớn được phát tán nhờ các loài chim. Một số loài măng tây cảnh như "Asparagus plumosus", "Asparagus aethiopicus", "Asparagus setaceus" và "Asparagus virgatus" có cành nhỏ và thường bị nhầm với dương xỉ. Ở Quần đảo Macaronesia, một vài loài măng tây (tỉ như "Asparagus umbellatus" và "Asparagus scoparius") mọc trong các rừng nguyệt quế và mang các đặc điểm ban đầu của những loài cây leo có lá phiến. Trong các khu vực khô hơn, mang kiểu khí hậu Địa Trung Hải, các loài măng tây tiến hóa trong kỷ Đệ tứ và trở thành những loài cây mang nhiều gai, thích nghi với những giai đoạn khô hạn của khí hậu trong khu vực. Nhiều loài măng tây, nhất là các loài đến từ châu Phi, trước đây được phân vào các chi "Protasparagus" và "Myrsiphyllum". Tuy nhiên, một phần do việc phát hiện ra nhiều loài mới, các chi này được hợp nhất lại với chi Măng tây. Các loài thuộc chi Măng tây có hình dạng bên ngoài rất khác nhau, từ loài dây leo thân thảo tới những loài cây leo thân gỗ mang nhiều gai nhọn (vì thế mà các loài này mang biệt hiệu là "gai mèo" hay "wag 'n bietjie" (nghĩa là "chờ một chút"). Phần lớn các loài măng tây có cành dạng lá, tức những cành cây có hình dạng phẳng gần giống như lá và có chức năng quang hợp thay thế cho lá. "Asparagus officinalis", "Asparagus schoberioides", và "Asparagus cochinchinensis" là các loài đơn tính, tức có các cây đực (chỉ mang toàn hoa đực) và cây cái (chỉ mang toàn hoa cái) riêng biệt. Một số loài xâm hại thuộc chi Măng tây. "A. asparagoides", còn gọi là "dây leo cô dâu", là một loài xâm hại gây nhiều phiền phức ở miền Nam Úc. "A. asparagoides", "A. aethiopicus" (còn gọi là "A. densiflorus") và "A. scandens" được liệt vào danh sách những loài cỏ gây hại trong Hiệp định về các loài cỏ gây hại quốc gia tại New Zealand vì chúng là những loài xâm hại tại quốc gia này.
1
null
Billy Knott (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1992) là cầu thủ bóng đá người Anh chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Bradford City. Sự nghiệp cầu thủ. Anh chuyển đến thi đấu cho câu lạc bộ Sunderland sau khi bị câu lạc bộ Chelsea giải phóng hợp đồng vào mùa giải 2010-11. Anh sau đó chuyển đến thi đấu cho Wimbledon theo dạng cho mượn vào ngày 11 tháng 1 năm 2012, và có trận đấu đầu tiên gặp Port Vale vào ngày 14 tháng 1 năm 2012. Knott có bàn thắng đầu trong sự nghiệp cầu thủ trong trận thắng 2-1 trước Macclesfield Town vào ngày 24 tháng 1 năm 2012.
1
null
Trần Quang Vinh (1897-1977), thánh danh Thượng Vinh Thanh, đạo hiệu Hiển Trung, là một chức sắc cao cấp của đạo Cao Đài với phẩm Phối Sư. Ông là người sáng lập và là Tổng Tư lệnh quân đội Cao Đài, đại biểu đạo Cao Đài trong Mặt trận Việt Minh, chính khách qua các thời kỳ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa. Thân thế và đạo hạnh Hội Thánh Ngoại Giáo. Ông sinh tại Long Xuyên ngày 8 tháng 9 năm 1897. Sau khi tốt nghiệp trường Collège Chasseloup-Laubat, Sài Gòn, ông ra làm Thông phán ngạch Chính phủ Pháp bảo hộ tại Nam Vang (Campuchia). Ông nhập môn vào đạo Cao Đài qua đàn cơ tại Nam Vang (Cao Miên) do Hộ pháp Phạm Công Tắc và Tiếp đạo Cao Đức Trọng phò loan tháng 6 năm 1927. Chỉ một tháng sau, ngày 27 tháng 7 năm 1927, ông được ân phong phẩm Lễ sanh, thánh danh là Thượng Vinh Thanh, chuyên lo hành Đạo tại Kim Biên và tạo dựng Hội Thánh Ngoại Giáo tại đây nhằm mục đích truyền bá đạo Cao Đài cho người Campuchia và người ngoại quốc khác. Ngày 2 tháng 4 năm 1930 ông được thăng hàng phẩm Giáo hữu, giữ trách nhiệm Quản lý Nội viện, một trong Cửu viện (tức 9 cơ quan hành đạo Trung ương của đạo Cao Đài). Năm 1931, lần đầu tiên ông sang công cán tại Pháp nhân dịp Đấu xảo quốc tế tại Vincennes (Paris). Nhân dịp này, ông truyền bá đạo Cao Đài và phổ độ được tất cả 15 người Pháp, trong đó có năm người được phong vào hàng chức sắc năm 1932 (gồm Tiếp Dẫn Đạo nhơn: Ông Gabriel Gobron; Nữ Giáo sư: Bà Felicien Challaye; Giáo hữu: Ông Charles Bellan; Giáo hữu: Ông Gabriel Abadie de Lestrac; Nữ Lễ sanh: Bà Gabriel Gobron, sau thăng Giáo hữu). Thông qua các tín đồ người Pháp, ông cũng thực hiện một số cuộc vận động để chính phủ chính quốc Pháp công nhân đạo Cao Đài. Nhờ công tích này, sau khi từ Pháp trở về, ông được Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh thăng phẩm Giáo sư ngày 21 tháng 3 năm 1932, trách nhiệm Phó chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo. Năm 1937, ông được thăng lãnh trách nhiệm Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo. Xây dựng lực lượng vũ trang Cao Đài. Năm 1941, quân Nhật tiến vào Đông Dương. Bấy giờ ông làm việc tại xưởng Ba Son, hợp tác với người Nhật qua hãng đóng tàu “Nitinan”. Ông gia nhập Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội, chủ trương ủng hộ Kỳ Ngoại hầu Cường Để, được bầu làm phó hội trưởng. Với sự hậu thuẫn của người Nhật, ông thành lập lực lượng bán quân sự Cao Đài năm 1943 với danh nghĩa phò trợ Kỳ Ngoại hầu Cường Để và giữ chức Đệ nhứt Tổng tư lịnh. Chính lực lượng này tham gia cùng với quân đội Nhật thực hiện cuộc đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945. Không lâu sau, quân Nhật đầu hàng Đồng Minh và Cách mạng tháng 8 nổ ra. Bấy giờ, lực lượng bán quân sự Cao Đài là một trong những tổ chức bán quân sự được huấn luyện tốt, tổ chức chặt chẽ và có thực lực tại Nam Bộ. Chính vì vậy, ông được chính quyền lâm thời của Việt Minh tại Nam Bộ mời làm đại biểu đạo Cao Đài trong Mặt trận Việt Minh, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tín đồ và tổ chức bán quân sự Cao Đài. Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, các nhóm lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham chiến tại các mặt trận số 1 và số 2, chiến đấu ở mặt Đông và Bắc Sài Gòn. Sau khi vào Nam, đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình đã tổ chức hội nghị An Phú Xã, thống nhất tổ chức các đơn vị vũ trang thành các chi đội Vệ Quốc đoàn. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được tổ chức thành 2 chi đội số 7 do Nguyễn Thanh Bạch chỉ huy và chi đội số 8 do Nguyễn Hoài Thanh chỉ huy. Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, các mặt trận nhanh chóng tan vỡ. Nhiều đơn vị vũ trang tan rã, hoặc trở thành những lực lượng quân phiệt cát cứ, không chịu sự chỉ huy thống nhất. Một số chức sắc cao cấp và chỉ huy quân sự Cao Đài đã đưa lực lượng của mình tự rút về Tây Ninh và tự xây dựng các căn cứ để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh. Hành động cát cứ này là lý do để các phần tử Việt Minh quá khích lên án các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là phản bội. Một vài cuộc xung đột đẫm máu đã nổ ra bắt nguồn từ những tín đồ Cao Đài và các phần tử Việt Minh quá khích. Một số đơn vị vũ trang Cao Đài bị tước khí giới trong những cuộc thanh trừng nội bộ. Ông lúc này đang là đại biểu Cao Đài trong Mặt trận Việt Nam cũng bị bắt tại Chợ Đệm và bị giải giam tại Cà Mau cùng với Giáo sư Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam Độc lập Đảng. Ngày 26 tháng 1 năm, ông vượt ngục thoát được và đến ngày 11 tháng 2 năm 1946 thì về đến Sài Gòn. Đến ngày 8 tháng 5 năm 1946, ông bị mật thám Pháp bắt giữ và được trả tự do ngày 30 tháng 5 năm 1946 sau 22 ngày giam cầm. Về sau ông bị nhiều thành phần chính trị khác bắt giữ. Theo hồi ký của ông, tổng thời gian ông bị giam cầm là 312 ngày (10 tháng lẻ 12 ngày). Chức sắc và chính khách Cao Đài. Nhằm chia cắt một lực lượng tôn giáo mạnh với Mặt trận Việt Minh, người Pháp chấp nhận trả tự do cho Hộ pháp Phạm Công Tắc, đổi lại việc các tín đồ Cao Đài sẽ không tấn công người Pháp. Lực lượng vũ trang Cao Đài được kiện toàn thành Quân đội Cao Đài, được người Pháp trang bị và huấn luyện để chống lại Việt Minh. Tổng hành dinh của Quân đội Cao Đài đặt tại Bến Kéo, Tây Ninh. Riêng ông được Hộ pháp Phạm Công Tắc bổ nhiệm chính thức làm Tổng tư lệnh Quân đội Cao Đài với cấp bậc Trung tướng, Đại diện Hộ pháp về mặt quân sự. Ông giữ chức vụ này đến năm 1951 thì chuyển giao cho Trung tướng Nguyễn Văn Thành. Ngày 15 tháng 2 năm 1948, ông được thăng phẩm Phối sư, đặc trách việc giao thiệp đối ngoại. Sau khi chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập, ông lần lượt giữ các chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng trong chính phủ Nguyễn Văn Xuân (từ 1 tháng 6 năm 1948 đến 30 tháng 6 năm 1949) và chính phủ Bảo Đại (từ 1 tháng 7 năm 1949 đến 31 tháng 1 năm 1950); Tổng trưởng Bộ Quân lực trong chính phủ Trần Văn Hữu (từ 6 tháng 5 năm 1950 đến 28 tháng 2 năm 1951); Công cán Chính phủ về Quân sự tại Pháp quốc trong thời gian 6 tháng kể từ ngày 9 tháng 3 năm 1951. Trở về Tòa Thánh Tây Ninh, ông lần lượt được Hộ pháp Phạm Công Tắc trong nhiều chức vụ cao cấp như: Tháng 10 năm 1953, Hộ pháp Phạm Công Tắc cách chức Trung tướng Nguyễn Văn Thành, và bổ nhiệm ông làm quyền Chỉ huy trưởng Quân đội Cao Đài. Tuy nhiên, ngày 1 tháng 11 năm 1953, Chỉ huy trưởng Cơ Thánh Vệ là Thiếu tướng Nguyễn Thành Phương đã tổ chức bắt cóc ông giam lỏng tại căn cứ Bà Đen của quân Cao Đài Liên Minh và gây áp lực buộc Hộ pháp Phạm Công Tắc phải bổ nhiệm mình vào chức vụ Chỉ huy trưởng Quân đội Cao Đài. Mãi đến ngày 18 tháng 4 năm 1954, ông mới được trả tự do. Để tránh xung đột với tướng Nguyễn Thành Phương, Hộ pháp Phạm Công Tắc thuyên chuyển ông sang Pháp hành Đạo. Ông tiếp tục giai đoạn truyền đạo tại Pháp mãi đến ngày 30 tháng 10 năm 1961, mới được lãnh đạo Tòa Thánh bấy giờ là Thượng sanh Cao Hoài Sang triệu hồi về Tòa Thánh với trách nhiệm làm Phối sư Đặc nhiệm Cố vấn cho 3 Chánh Phối Sư, đặc trách giao thiệp với chính phủ và chính quyền địa phương, với quốc tế, với các chi phái, kiêm Trưởng ban Huấn Đạo. Ngày 20 tháng 1 năm 1964, ông lãnh chức Trưởng ban Phổ Tế Hải Ngoại. Ông giữ các chức vụ trên đây đến ngày 26 tháng 3 năm 1964. Khi Thượng Hội đồng Quốc gia Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông được mời tham gia Hội đồng và được bầu làm Phó chủ tịch từ 24 tháng 9 năm 1964 đến 19 tháng 12 năm 1964; sau đó ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Việt Nam Cộng hòa từ 17 tháng 2 năm 1965 đến 19 tháng 6 năm 1965. Kết cục không rõ. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số binh sĩ của Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến vào Tòa Thánh Tây Ninh bắt ông dẫn qua núi Bà Đen. Cũng từ đó không ai biết về số phận của ông nữa, có người nói ông bị thủ tiêu, còn nhiều tài liệu khác thì nói ông bị tù cải tạo và mất trong tù. Theo giấy báo tử gửi về gia đình, thì ông bị bắt ngày 5 tháng 12 năm 1975 do can tội là "Trung tướng tình báo Pháp". Ông bị giam giữ mà không qua xét xử tại trại cải tạo NV28A, nhập viện ngày 21 tháng 1 năm 1977 do cao huyết áp tại Bệnh viện Công an nhân dân TP.HCM. Ông qua đời lúc 0g40 ngày 25 tháng 1 năm 1977 do xuất huyết não, hưởng thọ 80 tuổi. Thi hài ông được chôn cất tại Nghĩa trang Chí Hòa. Gia đình. Ông có hai người con là các chức sắc Cao Đài cao cấp:
1
null
Trận St. Quentin diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1871 gần thị trấn St. Quentin thuộc miền Picardie (Pháp), giữa Tập đoàn quân số 1 Phổ-Đức với Tập đoàn quân Bắc của Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Đây là nỗ lực cuối cùng của quân lực cộng hòa Pháp nhằm giải vây cho Paris từ bên ngoài. Trong khi các Tập đoàn quân số 3 (Thái tử Friedrich của Phổ chỉ huy) và Meuse (Thái tử Albert của Sachsen chỉ huy) bao vây thủ đô Pháp quốc, Tổng tham mưu trưởng liên quân Đức - Thượng tướng Bộ binh Helmuth von Moltke sai Thượng tướng Kỵ binh Edwin von Manteuffel đem Tập đoàn quân số 1 lên mạn bắc để đối phó với Tập đoàn quân Bắc mới thành lập của Pháp do tướng Louis Faidherbe chỉ huy. Sau khi nỗ lực đầu tiên của ông nhằm giải cứu Paris bị phá sản trong trận Bapaume đầu năm 1871, Faidherbe lại lên một kế hoạch giải vây mới. Sau khi thay Manteuffel làm tư lệnh Tập đoàn quân số 1 ngày 8 tháng 1, Thượng tướng Bộ binh August Karl von Goeben thúc quân đánh Faidherbe gần St. Quentin vào ngày 19. Sau hàng tiếng đồng hồ đánh nhau ác liệt, quân Đức giành thắng lợi lớn và tập đoàn quân Bắc coi như bị xóa sổ. Cùng ngày, tư lệnh đồn binh Paris là Louis-Jules Trochu mở một cuộc phá vây về phía Versailles nhưng cũng thất bại. Bối cảnh. Sau trận bất phân thắng bại giữa Tập đoàn quân Bắc (Pháp) dưới quyền tướng Louis Faidherbe với Tập đoàn quân số 1 (Đức) dưới quyền Thượng tướng Kỵ binh Edwin von Manteuffel tại Bapaume đầu tháng 1 năm 1871, Faidherbe tập kết lực lượng giữa Bapaume và Albert để chuẩn bị một cuộc hành quân mới. Chẳng bấy lâu sau, ông lại được Bộ trưởng Nội các Quân sự Pháp Charles de Freycinet đề xuất hỗ trợ cho cuộc phá vây cuối cùng của đồn binh Paris. Thay vì tiến đánh Amiens hoặc Paris, Faidherbe lên kế hoạch đông tiến về St. Quentin và thung lũng sông Oise để đánh phá tuyến liên lạc của Đức rồi trở về các thành lũy của mình mà không phải đụng chạm với chủ lực tập đoàn quân số 1 Đức. Sau khi thay Manteuffel chỉ huy Tập đoàn quân số 1 Đức ngày 8 tháng 1, Thượng tướng Bộ binh August Karl von Goeben tập trung binh lực ở đằng sau sông Somme để dễ tiến công theo mọi hướng, đồng thời khẩn trương cho kỵ binh đi trinh sát tình hình địch. Ngày 15 tháng 1, nhận thấy quân Pháp tăng cường thám sát, Goeben cảnh báo Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke về nguy cơ Faidherbe tái phát động tấn công. Hôm sau, một đoàn quân Pháp từ Cambrai tiến xuống chiếm St. Quentin từ tay một lực lượng mỏng yếu của Đức. Bản đầu Goeben giả định đây chỉ là một mũi nghi binh, nhưng sau khi một toán kỵ binh tuần tiễu của ông phát hiện thị trấn Albert đã bị bỏ trống vào rạng sáng ngày 17 tháng 1, ông kết luận rằng Faidherbe đang đánh về phía đông. Để hãm đánh Faidherbe, Goeben bèn dẫn quân sang hướng đó và tập trung quân lực giữa 2 thị trấn Péronne và Ham. Trong tay Goeben có 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn kỵ binh. Thêm vào đó, Moltke đã rút một lữ đoàn Sachsen từ Paris lên chi viện cho Goeben và điều Quân đoàn XIII vào trấn giữ Rouen để Goeben có thể rút hết quân của ông khỏi đây. Với lực lượng được tăng cường, Goeben tin rằng mình đã đủ sức thanh toán tập đoàn quân của Faidherbe. Không may cho Pháp, do mọi con đường tốt từ Bapaume và Albert xuống phía đông nam đều chạy qua Péronne – nơi đã bị quân Đức đánh chiếm ngày 9 tháng 1, Faidherbe phải hành quân khó nhọc trên những quãng đường con đường chật hẹp và lầy lội đến mắt cá chân. Bước tiến lề mề của quân Pháp đã được kỵ binh Đức theo dõi khá tỉ mỉ, và Goeben đốc bộ binh đến nghênh chiến với Faidherbe trên sông Oise. Trong trận đụng độ sơ khởi giữa Péronne và St. Quentin vào ngày 18 tháng 1, quân tiền vệ Đức đã ngăn được đà tiến của đối phương, buộc Faidherbe phải lui về chống giữ St. Quentin. Trận đánh. Theo Lehoucourt - một sử gia Pháp thế kỷ 19, lực lượng Pháp trong trận St. Quentin bao gồm 40.000 quân và 99 đại bác so với 36.000 quân và 161 đại bác của Đức. Sử gia Anh thế kỷ 20 Michael Howard còn cho biết rằng phía Đức có số bộ binh ít gấp đôi đối phương. Thêm vào đó, những ngọn đồi rộng bao quanh St. Quentin cũng gây cản trở đáng kể cho mọi cuộc tấn công vào thị trấn. Tuy nhiên, những cuộc hành quân không ngừng nghỉ trong mưa gió và trận thua ngày hôm trước đã kéo sụp tinh thần và sức chiến đấu của quân Pháp. Các tướng Pháp buộc phải sai hiến binh lùng soát lính đào ngũ trong thị trấn và ép họ phải trở lại chiến đấu. Các vị trí phòng ngự được thiết lập vội vã không qua trinh sát, và ít nhất một mệnh lệnh quan trọng của Faidherbe đã trở nên vô nghĩa. Ban đầu Faidherbe định bố trí Quân đoàn 22 đóng giữ thung lũng sông Somme tại khu vực từ đường đi Ham tới đường đi La Fère, trong khi Quân đoàn 23 và lực lượng dự bị nằm sau sườn phải của Quân đoàn 23 để yểm trợ tuyến liên lạc tới Cambrai. Nhưng thượng lệnh không đến được Quân đoàn 22 - đơn vị đã lập một tuyến phòng thủ trước các làng Castres, Grugies và Gauchy trên tả ngạn sông Somme. Vì vậy mà 2 quân đoàn của Faidherbe bị chia cắt bởi kênh Crozal và không thể hỗ trợ nhau trong chiến đấu. Cụ thể hơn, Quân đoàn 22 phải phòng giữ các đồi về phía đông nam trước các mũi tấn công cửa Sư đoàn 16 và Sư đoàn Vệ binh Quốc gia 3, trong khi Quân đoàn 23 trên mạn tây bắc sông Somme phải đối đầu với các mũi tấn công của Sư đoàn 15 và Phân bộ quân von der Gröben giữa các con đường đến Ham và Cambrai. Trận chiến St. Quentin mở màn vào lúc 10h30 ngày 19 tháng 1 khi quân Đức tấn công trận địa phòng ngự của Pháp hai bên thung lũng sông Somme. Bên cánh phải, Sư đoàn 16 và Sư đoàn Vệ binh Quốc gia 3 đã bị chặn đứng bởi hỏa lực của lính Quân đoàn 22 từ đằng sau những mớ củ cải đường và phân bón trên các đồi quanh Grugies. Nhưng bên cánh phải, Sư đoàn 15 và Phân bộ quân von der Gröben đã giành được thế thượng phong trước Quân đoàn 23. Mặc dù một cuộc đột phá của cánh trái sẽ cắt đôi đường rút của Faidherbe về Cambrai, Goeben - sau khi nghe thấy tiếng súng ầm ĩ nhất ở phía nam sông Somme - đã thảy 1 trung đoàn dự bị và 30 cỗ đại bác vào khu vực này. Nhờ sự hỗ trợ của viện binh và một cuộc hành quân bọc sườn lên đường La Fère, quân cánh phải Đức đã đánh bật Quân đoàn 22 khỏi các cao điểm và buộc họ phải rút vào St. Quentin. Lúc 16h, quân Đức đã bóp chết mọi sự kháng cự của quân Pháp ở mạn nam sông Somme. Trong khi đó, hàng phòng ngự của Quân đoàn 23 trên mạn bắc cũng dần dần vỡ vụn dưới hỏa lực của Đức, và vào lúc 16h30, quân đoàn này nháo nhào bỏ chạy về Faubourg St. Martin. Khi Faidherbe phóng ngựa vào nội đô St. Quentin để tìm viện binh, ông tận mắt chứng kiến Quân đoàn 22 cũng tan vỡ và ồ ạt chạy qua sông Somme. Theo nhà sử học thế kỷ 19 Gustave Louis Maurice Strauss, lực lượng kỵ binh Sachsen đã đóng góp cho chiến thắng của người Đức bằng "một số cuộc xung phong tuyệt vời". Hiểu rằng việc rút lui sẽ hủy diệt đội quân rệu rã của mình, Faidherbe quyết định tử thủ trong nội đô St. Quentin. Ông nói với một sĩ quan tham mưu của mình: "Báo chí biến chúng ta làm trò cười và bảo chúng ta luôn luôn triệt thoái. Được lắm. Kỳ này ta sẽ không thoái lui". Nhưng rồi, do không thể cản nổi làn sóng tháo chạy của quân mình sóng tháo chạy của quân mình, viên tướng Pháp cuối cùng đành phải hạ lệnh triệt binh. Trong đêm tối và khung cảnh hỗn loạn của St. Quentin, viên chỉ huy Quân đoàn 23 không thể nhận được thượng lệnh cho đến khi ông ta gần như bị vây kín trong thị trấn. May cho quân Pháp là hàng ngũ quân Đức lúc này cũng đang rối bời và do đó không thể khai thác chiến quả. Tàn binh bại tướng của Faidherbe triệt thoái theo các con đường tới Cambrai và Le Cateau trong suốt đêm hôm ấy, và đến sáng hôm sau thì phần lớn họ an toàn rời khỏi trận địa. Kết cục. Thắng lợi quyết định của Tập đoàn quân số 1 Đức trong trận St. Quentin đã đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của quân lực Cộng hòa Pháp trên mạn bắc. Mặc dù bị thương vong đến 94 sĩ quan cùng 3.400 hạ sĩ quan và binh lính, binh tướng của Goeben đã giết chết và làm bị thương 6.000 quân Pháp, đồng thời bắt được 12.000 tù binh và 6 khẩu đại bác. Nói cách khác, Faidherbe đã hao tổn mất hơn 1/3 binh lực và số quân còn lại của ông hoàn toàn bị tê liệt. Không còn cách nào khác, viên tướng Pháp đành phải thu tàn binh vào các pháo đài ở miền bắc Pháp, nơi họ không còn nhúc nhích cho đến khi cho đến khi hiệp định đình chiến được ký kết vào ngày 28 tháng 1.
1
null
Park Jae-Sang (; Hán Việt: Phác Tái Tướng; sinh ngày 31 tháng 12 năm 1977), được biết đến với nghệ danh Psy (, ; ), tên cách điệu PSY, là một ca sĩ, rapper, người viết ca khúc và nhà sản xuất thu âm người Hàn Quốc. Psy được biết đến trong nước với những video và màn trình diễn hài hước trên sân khấu, và được biết đến ở phạm vi quốc tế với đĩa đơn tạo hit "Gangnam Style". Đoạn điệp khúc của bài hát này đã được đưa vào "Sách về Trích dẫn Yale" như một trong những câu trích dẫn nổi tiếng nhất năm 2012. Ngày 23 tháng 10 năm 2012, Psy gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Trụ sở Liên Hợp Quốc nơi Ban bày tỏ mong muốn hợp tác với nam ca sĩ vì "phạm vi toàn cầu không giới hạn" của anh. Ngày 21 tháng 12 năm 2012, video âm nhạc "Gangnam Style" đã vượt qua cột mốc 1 tỷ lượt xem trên YouTube, trở thành video đầu tiên đạt được điều này trong lịch sử của trang web. Psy sau đó được các phương tiện truyền thông công nhận là "Vua của YouTube". Ngày 31 tháng 5 năm 2014, video của ca khúc này chạm mốc 2 tỷ lượt xem. Tính đến tháng 6 năm 2019, đây vẫn là một trong những video có lượt xem nhiều nhất trên YouTube, với hơn 3.384 tỷ lượt xem. Vào tháng 12 năm 2012, MTV ghi nhận sự nổi lên của Psy từ một nghệ sĩ với danh tiếng ít được biết đến bên ngoài Hàn Quốc trở thành một siêu sao tầm cỡ quốc tế, và là tác giả đầu tiên trong thời đại YouTube giành được một vị trí trong lịch sử văn hóa nhạc pop đại chúng, đồng thời anh được ca ngợi là "Ngôi sao Viral năm 2012". Ngày 31 tháng 12 năm 2012, Psy biểu diễn trong một bữa tiệc chào đón năm mới được truyền hình trên toàn cầu cùng với rapper người Mỹ MC Hammer trực tiếp trên sân khấu trước hàng triệu người ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York. Tiểu sử. Park ra đời vào ngày 31 tháng 12 năm 1977 tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc, từng theo học Trường tiểu học Banpo, Trường Trung học cơ sở Banpo và Trường Trung học phổ thông Eva. Anh đã vào học cả Viện Đại học Boston lẫn Trường Cao đẳng âm nhạc Berklee. Anh tự nhận mình không đi theo khuôn mẫu nhạc Hàn. Sau 10 năm chính phục khán giả, Psy đã phát hành tổng cộng 6 album và 13 đĩa đơn. Vẫn trung thành với phong cách khác người và hạn chế sử dụng kỹ xảo âm thanh từ nhạc cụ điện tử vốn rất thịnh hành hiện nay, Psy đang chứng tỏ mạch thành công của anh vẫn chưa dừng lại. Ý nghĩa của nghệ danh PSY. Trong một tour diễn tại Singapore thời gian gần đây, Psy đã có buổi phỏng vấn nhỏ với phóng viên đài BBC. Anh chia sẻ, đến bây giờ anh vẫn còn cảm thấy kỳ lạ vì thành công của mình. Psy cũng giải thích vì sao anh lại lựa chọn nghệ danh Psy, thay vì tên thật Park Jae Sang. Bí mật về nghệ danh Psy được bật mí. Psy vốn là từ viết tắt của “psycho”, là một từ tiếng Anh dùng để chỉ những kẻ điên rồ (tâm thần)Theo Psy, lý do anh lựa chọn tên này vì quan điểm xây dựng âm nhạc, những điệu nhảy và phong cách trình diễn theo xu hướng “crazy” (trích lời của Psy), nghĩa là một sự điên rồ. Vậy nên, để hợp với chất crazy đó thì chính là một phong cách của những kẻ điên rồ psycho”. Psy cũng nói thêm: “Âm nhạc của tôi là thứ nhạc phương Tây nhưng lời ca khúc bằng tiếng Hàn – Đó mới là điều quan trọng. Vì vậy, ở một góc độ nào đó, đây là sự gặp gỡ giữa phương Đông và phương Tây”. Sự nghiệp. 2001 - Album đầu tay "PSY from the PSYcho World!" Vào tháng 2 năm 2001, một ca sĩ “lính mới” đã khiến giới K-pop phát sốt bằng những ca từ rất thô lỗ, vũ đạo kỳ quặc và ngoại hình không giống ai. Đó chính là Psy, biệt danh “Lập dị”. Qua ca khúc “Bird” trong album đầu tay "PSY from the PSYcho World!", Psy đã thể hiện 1 phong cách trình diễn và cách ăn mặc độc đáo cùng sự tự tin, phá vỡ khái niệm rập khuôn trong giới K-pop mà theo đó, nam ca sĩ là phải điển trai và nhảy đẹp. Trên thực tế thì tấm bằng tốt nghiệp Trường Âm nhạc Berkley tại Mỹ đã là minh chứng cho tài năng của Psy. Những ca từ bộc trực, thẳng thắn, thậm chí mang tính khiêu khích của Psy đặc biệt hấp dẫn đối với các fan trẻ tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, album của anh bị cấm bán cho lứa tuổi vị thành niên chỉ 5 tháng sau khi phát hành do một số tổ chức dân sự lo ngại nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giới trẻ. 2002 - Album thứ 2 “For Adults” Psy dính phốt khi bị cảnh sát bắt về tội hút cần sa. Những tưởng lối rẽ sai lầm của Psy đã đẩy sự nghiệp âm nhạc của anh xuống bờ vực thẳm, nhưng anh quyết không đầu hàng và tiếp tục ra mắt album thứ 2 mang tên “For Adults”. Lần thứ 2 này cũng không thành công khi album bị gắn mác 18+ và hạn chế bán trên thị trường. 2002 - Album "Champion" World Cup được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản không chỉ mang lại niềm vinh dự cho 2 đất nước Châu Á này mà nó còn mở ra một cơ hội đặc biệt cho Psy. Tên tuổi của nam, ca sĩ này nổi lên như cồn nhờ “Champion” - ca khúc chủ đề trong album thứ ba của Psy với giai điệu cực kỳ vui nhộn và hứng khởi. 2003-2009 - Nhập ngũ, album thứ tư "Ssajib" Từ chối khuôn mẫu của xã hội cũng như của ngành công nghiệp âm nhạc, Psy tiếp tục giành được cảm tình của các fan cho đến khi sự nghiệp của anh buộc phải ngắt quãng do phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm 2003. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy Psy đã không phục vụ đủ thời hạn 2 năm nên anh buộc phải tái ngũ vào năm 2007. Năm 2003, Psy gia nhập vào quân đội Hàn Quốc như là một phần của nghĩa vụ quân sự bắt buộc áp đặt cho tất cả đàn ông Hàn Quốc từ 18 đến 35 tuổi. Psy đã được miễn nhiệm vụ quân sự do làm việc tại một công ty phát triển phần mềm (chính phủ Hàn Quốc cấp miễn cho những người có chuyên môn kỹ thuật làm việc trong các công ty phục vụ lợi ích quốc gia). Anh dự kiến ​​sẽ được mãn nghĩa vụ vào năm 2005. Năm 2006, Psy đã phát hành album thứ tư Ssajib, được vinh danh tại Giải thưởng âm nhạc SBS năm 2006 và Giải thưởng âm nhạc châu Á Mnet của Hồng Kông. Năm 2007, các công tố viên nhà nước đã cáo buộc Psy "bỏ bê" công việc của mình, tổ chức các buổi hòa nhạc và xuất hiện trên các mạng truyền hình địa phương trong suốt thời gian làm việc trước đó. Vào ngày 12 tháng 10 năm 2007, Tòa án Hành chính Seoul đã quyết định rằng Psy phải được phác thảo lại, từ chối một vụ kiện do Psy đệ trình chống lại Cơ quan Quản lý Nhân lực Quân sự (MMA) vào tháng 8. Hai tháng sau, Psy được tái lập vào quân đội nơi anh giữ cấp bậc Tư nhân hạng nhất và từng là tín hiệu trong Sư đoàn Bộ binh 52, trước khi được thả ra vào tháng 7 năm 2009. 2010 - Bước ngoặt trong sự nghiệp Sau khi công ty quản lý của Psy gặp trục trặc tài chính. Psy đầu quân cho YG Entertainment và trở lại với sân khấu âm nhạc đang bị thống trị bởi các nhóm nhạc và ca sĩ thần tượng. Vẫn trung thành với phong cách khác người và hạn chế sử dụng kỹ xảo âm thanh từ nhạc cụ điện tử vốn rất thịnh hành hiện nay, Psy đang chứng tỏ mạch thành công của anh vẫn chưa dừng lại. 2012 - Single “Gangnam Style” Vào ngày 7 tháng 1 năm 2012, Psy đã biểu diễn cùng với các ban nhạc Kpop như Bigbang và 2NE1 trước 80.000 người hâm mộ Nhật Bản trong buổi hòa nhạc YG Family ở Osaka. Màn trình diễn của anh được phát sóng bởi Mezamashi TV (mezamashi trong tiếng Nhật có nghĩa là "báo thức dậy"), một chương trình tạp chí tin tức của Nhật Bản được sản xuất bởi Fuji Television. Điều này đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của anh trên một mạng truyền hình nước ngoài. Trong buổi hòa nhạc, Psy đã giới thiệu với người hâm mộ Nhật Bản của mình một tấm biển có dòng chữ "Tôi là một ca sĩ nổi tiếng nổi tiếng vì khiến khán giả cuồng nhiệt ở Hàn Quốc, nhưng ở đây, hôm nay, tôi chỉ là một người mới nhí nhảnh" và hát năm về những bài hát hit của anh trong khi các nhà bình luận truyền hình Nhật Bản bày tỏ sự tán thành của họ trong sự ngạc nhiên của họ về sự kết hợp hài hước của anh ấy với các động thái của Lady Gaga và Beyoncé. Chỉ sau 2 năm hoạt động dưới trướng của giám đốc Yang, Psy đã trở thành ông hoàng mới của Kpop. Gần đây nhất, đĩa đơn đánh dấu sự trở lại của Psy “Gangnam Style” nhanh chóng giữ vị trí thứ 3 trong top những video được xem nhiều nhất trong tháng 7 trên Youtube với hơn 10 triệu lượt view, vượt qua những cái tên đình đám như Super Junior (ở vị trí thứ 4) và 2NE1 (vị trí thứ 6).  “Gangnam Style” đã liên tiếp đứng đầu 19 ngày liền trên tất cả các bảng xếp hạng âm nhạc Hàn Quốc như Melon hay Mnet. Ca khúc được dự đoán là sẽ chiếm giữ vị trí đầu bảng liên tiếp trong vòng 1 tháng kể từ khi ra mắt ngày 15 tháng 7 và sẽ trở thành một trong những hit đình đám nhất 2012. “Gangnam Style” cũng đứng đầu từ khóa tìm kiếm âm nhạc tại Canada và đứng top U.S. Billboard K-pop Chart 100 ở Bắc Mỹ chỉ sau 2 tuần phát hành. Mức độ phủ sóng MV “Gangnam Style” của Psy cũng khiến cho kênh CNN không thể bỏ qua. Cách đây ít giờ, người hâm mộ âm nhạc xứ Hàn truyền tay nhau đoạn tin ngắn được thực hiện giữa kênh CNN tại Hong Kong với kênh CNN New York chỉ nói riêng về sự phổ biến của MV “Gangnam Style”. Rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đều đã nhận xét trên trang Twitter của mình về “Gangnam Style” với những từ như "ngạc nhiên", "tuyệt vời" hay "đáng khâm phục". Vào ngày 12 tháng 11 năm 2012, Psy đã trở thành nghệ sĩ âm nhạc Hàn Quốc thứ hai xuất hiện tại Giải thưởng âm nhạc MTV Europe nơi anh biểu diễn "Gangnam Style" và vượt qua nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như Rihanna, Katy Perry và Lady Gaga để giành giải "Best Video". Sự kiện này được phát sóng trên toàn thế giới và được tổ chức bởi người mẫu kiêm diễn viên người Đức Heidi Klum, người đã giới thiệu Psy với khán giả là "Vua nhạc Pop không thể tranh cãi". Vài ngày sau, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ Madonna đã trình diễn bản mashup "Gangnam Style" và "Give it 2 Me" cùng với Psy và các vũ công dự phòng của cô trong buổi hòa nhạc tại thành phố New York trong The MDNA Tour. Psy sau đó nói với các phóng viên rằng buổi biểu diễn của anh với Madonna đã "đứng đầu danh sách những thành tựu của anh ấy". Vào ngày 24 tháng 11 năm 2012, "Gangnam Style" đã trở thành video được xem nhiều nhất trong lịch sử YouTube, vượt qua video được xem nhiều nhất trước đó, "Baby" của Justin Bieber. Số lượt xem đạt được nhanh hơn khoảng mười một lần so với Bieber. Psy sau đó đã giành được bốn giải thưởng tại Mnet Asian Music Awards 2012 tại Hồng Kông vào ngày 30 tháng 11 năm 2012. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, "Gangnam Style" đạt 1 tỷ lượt xem trên YouTube, trở thành video đầu tiên làm được điều đó trong lịch sử của trang web. Anh đã gặp nam diễn viên Thành Long, người gọi anh là hình mẫu chứng minh rằng "giấc mơ có thành hiện thực". 2013: Gentleman, Hangover. Vào ngày 12 tháng 4 năm 2013, một đoạn âm thanh của đĩa đơn tiếp theo "Gentleman" của Psy đã bị rò rỉ trên internet, một ngày trước khi phát hành chính thức. Vào ngày hôm sau, video âm nhạc cho 'Gentleman' được công chiếu tại buổi hòa nhạc 'Happy' của Psy, được 50.000 người tham dự và phát trực tiếp trên Youtube với số lượng người xem lên tới 150.000 người. Khách mời biểu diễn của buổi hòa nhạc bao gồm Lee Hi, 2NE1 và G-Dragon. Anh đã đầu tư 2,7 triệu đô la Mỹ vào việc sản xuất buổi hòa nhạc. Psy tiếp tục quảng bá cho Gentleman trong suốt năm 2013. Vào tháng 5 năm 2013, PSY đã xuất hiện hai lần trên Live! cùng với Kelly and Michael và dạy Kelly Ripa và Michael Strahan cách thực hiện điệu nhảy quý ông. Psy cũng xuất hiện trong đêm chung kết American Idol mùa 12 và hát "Gentleman".  Psy cũng đã biểu diễn bài hát này trong đêm Chung kết Dancing With the Stars, Phần 16.   Vào ngày 8 tháng 6 năm 2013, Psy và đoàn kịch của anh đã biểu diễn "Gentleman" trong đêm Chung kết của Tìm kiếm Tài năng Anh, sê-ri 7. Cuối tháng đó, vào ngày 8 tháng 6, Psy đã đồng tổ chức Giải thưởng MuchMusic Video Awards, nơi anh cũng mở chương trình với bản hit "Gangnam Style" trên toàn thế giới của anh ấy và kết thúc chương trình với "buổi biểu diễn chính thức cuối cùng của "Gentleman" trên TV. Vào ngày 9 tháng 6 năm 2014, Psy đã phát hành một đĩa đơn mới, "Hangover", với rapper người Mỹ Snoop Dogg, và tuyên bố ý định phát hành một bài hát mới có tên "Father". 2015: Chiljip PSY-da, 4X2 = 8, rời khỏi YG Entertainment. Vào ngày 28 tháng 3 năm 2015, anh đã phát hành một video âm nhạc cho bài hát Daddy. Vào ngày 1 tháng 12 năm 2015, Psy đã phát hành album thứ 7 của mình mang tên Chiljip PSY-da, với hai bài hát chủ đề "Daddy" và "Napal Baji". Album bao gồm phần hợp tác với CL và cũng như Will.I.AM. Các phần quảng bá cho album bao gồm hai buổi biểu diễn trên Inkigayo, trong đó đĩa đơn "Daddy" đã giành được ba chiếc cúp, cũng như một màn trình diễn trên You Hee-yeol's Sketchbook. "Daddy" cũng được đưa vào video game nhảy Just Dance 2017. Vào tháng 5 năm 2017, Psy đã phát hành album phòng thu thứ 8 của mình, 4X2 = 8, với các đĩa đơn chính "I Luv it" và "New Face". Album có sự hợp tác của một số nghệ sĩ, bao gồm G-Dragon và Tae Yang. Video âm nhạc cho "I Luv It" có sự tham gia của nam diễn viên Lee Byung-hun và diễn viên hài Gulotaro trong khi cho video "New Face" đó thành viên nhóm nhạc Apink Son Na-eun đóng vai trò nữ chính. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2018, có thông tin rằng Psy sẽ rời khỏi công ty trước đó của mình, YG Entertainment, để bắt đầu hãng thu âm của riêng mình. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2018, Psy chính thức rời YG Entertainment sau 8 năm gắn bó. 2022: That That feat Suga of BTS. Sau 5 năm vắng mặt tại K-pop, ngày 29 tháng 4 năm 2022, PSY đã công chiếu MV comback với tên gọi là That That (PSY - 'That That (prod. & feat. SUGA of BTS)' MV, ft. Suga thành viên rapper của BTS.
1
null
Trận Gitschin là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 1866. Trong trận chiến này, quân đội Phổ do Hoàng thân Friedrich Karl (Tư lệnh Binh đoàn thứ nhất) chỉ huy đã đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của quân đồng minh Áo - Sachsen do Bá tước Eduard Clam-Gallas của Áo chỉ huy (mặc dù quân số quân đội Phổ ít hơn đối phương), gây hỗn loạn cho quân đội đồng minh. Với chiến thắng này, quân Phổ đã tiêu diệt quân đoàn I của Áo và chiếm giữ được Gitschin. Do buộc người tổng chỉ huy quân đội Áo là Ludwig von Benedeck phải thay đổi mọi dàn xếp ban đầu của ông để tiến hành phòng ngự, chiến thắng Gitschin đã góp phần lớn dẫn đến đại thắng của quân đội Phổ trong trận Königgrätz. Đối diện với cuộc tấn công của quân đội Phổ do Friedrich Karl chỉ huy vào xứ Böhmen, quân đoàn I của đế quốc Áo do Clam-Gallas chỉ huy đã bị đánh bại trong trận Münchengrätz đẫm máu. Trước tình hình đó Clam-Gallas cùng với Thái tử Albert của Sachsen phải triệt thoái về Gitschin (Jičín). Tại đây, liên quân Áo - Sachsen đã thiết lập một vị trí kiên cố ở phía trước thành phố. Ngày hôm sau, quân đội Phổ đã tiến quân theo 4 đội hình hàng dọc. Sư đoàn do Werder chỉ huy thuộc Quân đoàn số 2 (trung quân của Phổ) đã tiếp cận với đối phương trên đoạn đường giữa Sobotka và Gitschin. Đồng thời, trên đường tiến từ Turnau đến Brada và Diletz, sư đoàn của tướng Wilhelm von Tümpling đã tiếp cận với các đồn bót của quân Sachsen. Werder đã tiến công ngay lập tức. Cuộc giao chiến đã diễn ra rất quyết liệt và đẫm máu (hơn hẳn các trận đánh trước), gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phe. Quân Áo chiến đấu kiên cường trong rừng, nhưng ở địa hình bằng phẳng họ bị hỏa lực mạnh mẽ của đối phương đánh thiệt hại nặng. Gần nửa đêm, các binh sĩ dưới quyền Werder mới đến gần Gitschin. Về hướng Bắc, Tümpling đã chiếm được làng Poidlitz và cắt đôi quân cánh phải của Áo. Trong khi đó, bước tiến của quân của Werder cũng cắt đứt đường rút lui của quân Áo tại Brada. Quân Sachsen từ Diletz đã nhanh chóng kéo về Gitschin dưới làn mưa đạn và chiến đấu dữ dội để chặn hậu cho đoàn quân rệu rã của đồng minh. Họ đã ngăn ngừa quân Phổ chiếm đóng khu chợ cho đến nửa đêm rồi rút chạy. Nhìn chung, ở nơi có hỏa pháo của liên quân thì quân đội Phổ chịu thiệt hại lớn hơn, nhưng ở nơi súng trường được sử dụng nhiều hơn thì ngược lại, và tổng tổn thất của liên quân lớn hơn Phổ. Nhiều sĩ quan của cả hai phe đã bị thương vong trong trận chiến này. Giữa cơn hoảng loạn của liên quân, quân Sachsen đã rút lui với trật tự khá tốt nhưng quân Áo thì cuống cuồng tháo chạy. Cuộc triệt thoái đầy thảm họa của họ đã kéo dài cho đến ngày 2 tháng 7 năm 1866. Ngày hôm sau, quân kỵ binh Phổ truy đuổi đến chiến tuyến sông Bitritz. Mất Gitschin, sườn trái của Benedeck không được yểm hộ tại Dubenec, khiến cho ông phải triệt thoái về Königgrätz. trong khi đó, việc chiếm được gitschin đã tạo điều kiện cho người Phổ tổ chức cuộc tiến công phối hợp trong trận Königgrätz, đồng thời là trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh nếu không kể chiến thắng Königgrätz của họ. Liên kết ngoài.
1
null
"Sunshine" là một bài hát của DJ người Pháp David Guetta và DJ người Thụy Điển Avicii, ca khúc nằm trong "Nothing but the Beat", album phòng thu thứ năm của Guetta. "Sunshine" đã lọt vào bảng xếp hạng Swedish Charts của Thụy Điển ở vị trí thứ 59. Ngoài ra, ca khúc cũng nhận được đề cử cho hạng mục Best Dance Recording tại Giải Grammy lần thứ 54. Tham gia thực hiện. Phần thực hiện được lấy từ ghi chú trong album "Nothing but the Beat".
1
null
Trận Buzenval là một trận đánh tại Tây Âu trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1871. Trong trận chiến này, quân đội Đức do Thái tử nước Phổ là Friedrich Wilhelm chỉ huy đã đánh bại cuộc phá vây cho Paris (vốn đang bị người Đức vây hãm) của quân dân Pháp do tướng Louis Jules Trochu chỉ huy, không lâu sau khi quân đội Phổ chiếm được Le Mans. Phần lớn thiệt hại của người Pháp trong trận Buzenval thuộc về lực lượng Vệ binh quốc gia của họ. Ngày 19 tháng 1 năm 1871 được xem là một trong những ngày đẫm máu nhất trong cuộc vây hãm Paris. Không chỉ khẳng định cho số phận của Paris, thất bại thê lương của người Pháp tại Buzenval cũng chấm dứt huyền thoại về những đội quân được tuyển từ dân chúng và không được huấn luyện có thể đánh thắng một quân đội nhà nghề được rèn luyện bài bản. Trong ngày cố gắng cuối cùng từ bên ngoài nhằm giải vây Paris bị đập tan trong St. Quentin (cũng là ngày hôm sau của lễ đăng quang Hoàng đế Đức tại cung điện Versailles), tướng Trochu bất đắc dĩ đồng ý tiến hành một cuộc phá vây từ thủ đô, với một đội quân mà một nửa số họ là lính Vệ binh quốc gia. Người Pháp đã tiến về hướng Tây qua núi Valerien đến Buzenval và Malmaison. Tuy nhiên, trong cuộc tiến công này, quân Pháp đã trải quá rộng trận tuyến của mình. Tại một số địa điểm là Saint Cloud, Montretout, và Longboyau, giao chiến đã diễn ra quyết liệt. Nhưng, quân Pháp đã chậm trễ trong việc hội đủ binh lực của mình, rồi cuối cùng, trước sức chống trả của quân Đức, cuộc tấn công của quân Pháp ở khắp mọi nơi đều bị chặn đứng. Kực lượng Vệ binh quốc gia Pháp đã bắt đầu rệu rã. Trochu và ban tham mưu của mình đã không thể nào buộc quân Pháp phải tiếp tục chiến đấu. Và, sau khi quân Pháp đã chặn được các cuộc phản công của quân Đức, Trochu xuống lệnh triệt thoái khi màn đêm buông xuống. Quân Pháp đã rút lui an toàn, ngoại trừ một chi đội Pháp ở giữa Saint-Cloud đã không nhận được lệnh nên phải đầu hàng quân Đức trong ngày hôm sau. Trận Buzenval đã trở thành trận chiến cuối cùng liên quan tới Tổng tham mưu trưởng Quân đội Phổ - nhà chiến lược tài năng Helmuth Karl Bernhard von Moltke. Mặc dù người Pháp đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho trận chiến này, họ đã không thể phối hợp. Với thất bại của cố gắng cuối cùng này, tinh thần của đoàn quân của Trochu đã suy sụp. Cuộc bại trận của quân Pháp cũng cho thấy thiệt hại của họ to lớn hơn nhiều so với thiệt hại của đối phương, ngoài ra biến cố này đã gây cho Paris thất kinh.
1
null
"I Can Only Imagine" là một ca khúc của DJ người Pháp David Guetta hợp tác với nam ca sĩ người Mỹ Chris Brown và nam rapper Lil Wayne. Đây là đĩa đơn thứ sáu trích từ "Nothing but the Beat", album phòng thu thứ năm của Guetta, và được phát hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2012. Trước khi phát hành như một đĩa đơn chính thức, ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh, Mỹ. Video âm nhạc. Video âm nhạc cho "I Can Only Imagine" được bắt đầu quay vào ngày 29 tháng 5 năm 2012, và được phát hành sau đó trên YouTube vào ngày 2 tháng 7 năm 2012. Video được đạo diễn bởi Colin Tilley. Guetta nói rằng video tập trung nhiều hơn về các hình ảnh tương lai chứ không phải là về một âm mưu nào đó như một số video khác của anh. Video đầu tiên mở ra với hình ảnh Guetta đi vào một căn phòng kiểu tương lai. Sau đó, khi bài hát bắt đầu, Brown xuất hiện trong một chiếc mặt nạ với đôi mắt lóe sáng. Khi Brown bắt đầu hát trong một cảnh khác, anh mặc một bộ áo da phản chiếu ánh sáng. Trong đoạn điệp khúc, Brown xuất hiện trong một căn phòng không trọng lực, Guetta cũng sau đó xuất hiện trong phòng này. Còn Wayne thì được nhìn thấy với một chiếc ván trượt và một vài tay chơi khác trên nền. Wayne sau đó cũng ở trong căn phòng tương lai kia. Brown sau đó được nhìn thấy trong một căn phòng với phần nền phát sáng trong khi anh ấy hát và nhảy theo phần điệp khúc. Năm vũ công khác tham gia cùng Brown trong phòng ánh sáng ấy. Khi Wayne bắt đầu phần rap thứ hai của mình các vũ công nhảy ra khỏi phòng thắp sáng và Brown thì tiếp tục nhảy. Biểu diễn. David Guetta, Chris Brown và Lil Wayne biểu diễn ca khúc lần đầu tiên tại Giải Grammy lần thứ 54 vào ngày 12 tháng 2 năm 2012.
1
null
Chứng thư thẩm định giá là văn bản do Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá lập ra nhằm chứng nhận giá trị tài sản, xác nhận những điều trình bày là đúng với những phân tích bị hạn chế do các giải thiết đã được báo cáo và thẩm định dựa trên tên, địa chỉ của Thẩm định viên. Nội dung. Nội dung chính của Chứng thư thẩm định giá: 1. Mục đích thẩm định giá 2. Thời điểm thẩm định giá 3. Căn cứ thẩm định giá 4. Đặc điểm thực trạng tài sản thẩm định giá 5. Cơ sở và phương pháp thẩm định giá 6. Kết quả thẩm định giá Tham khảo. Nguồn: Giáo trình Thẩm định giá - Trường Đại học Tôn Đức Thắng
1
null
Tomás Cloma y Arbolente (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1904; mất năm 1996) là một luật sư và doanh nhân người Philippines. Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện "khám phá" và tuyên bố quyền sở hữu đối với hàng loạt thực thể địa lý không người thuộc quần đảo Trường Sa mà ông cho là đất vô chủ ("terra nullius"). Từ thập niên 1970 trở đi, nhà nước Cộng hoà Philippines đã sử dụng sự kiện Cloma làm cơ sở quan trọng cho tuyên bố chủ quyền đối với một phần [lớn] quần đảo này. Sự nghiệp. Tomás Cloma y Arbolente sinh ra tại Panglao, tỉnh Bohol thuộc Trung Visayas, Philippines. Cha ông là người bán đảo còn mẹ ông là dân địa phương Bohol. Năm 15 tuổi, Cloma tìm đến Manila để hoàn tất chương trình trung học tại trường Arellano. Sau khi tốt nghiệp, Cloma làm việc cho Công ty Đường sắt Manila (ngày nay là Công ty Đường sắt Quốc gia Philippines); tại đây ông trở thành nhân viên tổng đài điện tín được chứng nhận. Nhờ đó, Cloma được phân công đến San Fernando thuộc miền bắc Philippines, nơi ông gặp người vợ tương lai Victoria Luz Borromeo Galves. Công việc của Cloma tại địa điểm mới là trợ lý biên tập mảng vận tải đường biển cho tờ báo Manila Bullentin. Nhờ tạo dựng được mối quan hệ với những nhân vật có tầm ảnh hưởng nên Cloma dần đạt được tham vọng trong cuộc sống của mình là trở về quê hương Bohol trong tư thế của một người thành đạt. Hàng loạt doanh nghiệp ra đời dưới bàn tay lãnh đạo của ông như Dịch vụ Thông tin Thương mại, Công ty Vận tải đường biển và Thương mại Dagohoy và Tập đoàn Nghề cá Visayas. Năm 1948, Cloma thành lập "Học viện Hàng hải Philippines" tại Manila với số học viên ban đầu là hai mươi lăm người. Trường được Bộ Giáo dục Philippines công nhận vào năm 1950. Ngày nay, cơ sở đào tạo này mang tên "Trường PMI" và là trường hàng hải lớn nhất nước. Tuyên bố sở hữu một phần Trường Sa. Năm 1947, Tomás Cloma tìm thấy một số nhóm đảo không người và chưa bị chiếm đóng trong Biển Đông. Với tư cách là chủ sở hữu của một đội tàu đánh cá và một trường đào tạo hàng hải tư, Cloma khao khát thiết lập một nhà máy đóng hộp và khai thác phân chim tại đây. Vì vậy, việc ông "khám phá" và tuyên bố chiếm hữu phần lớn quần đảo Trường Sa sau đó chủ yếu là vì mục đích kinh tế. Ngày 11 tháng 5 năm 1956, Cloma cùng bốn mươi người khác chính thức chiếm hữu các đảo và đặt tên cả vùng này là "Quần đảo Freedomland". Ngày 15 tháng 5, Cloma ấn hành một văn bản mang tên "Thông báo với toàn thế giới" và dán các bản sao của văn bản này trên từng đảo như một lời tuyên ngôn dứt khoát về quyền sở hữu đối với ba mươi ba "đảo" rải rác trên một vùng nước có diện tích 64.976 hải lý vuông Biển Đông. Ngày 21 tháng 5, Cloma gửi "bản tuyên bố lần thứ hai" tới bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines để thông báo về việc đặt tên "Freedomland" cho vùng đất mới chiếm được, đính kèm với một "Bản thông báo về việc thay đổi tên gọi" của các đảo. Ngày 31 tháng 5 năm 1956, Cloma tuyên bố thành lập "Lãnh thổ Tự do Freedomland". Ngày 8 tháng 6 năm 1956, Cloma tiếp tục đến các đảo Trường Sa để tiếp tế lương thực và thực phẩm cho hai mươi chín người còn đóng trên các đảo từ lần "thám hiểm" trước. Phó tổng thống Philippines Carlos Polistico García nói rằng hành động của Cloma "không có tầm quan trọng về chính trị" và nhắc lại rằng trước đây ông đã cảnh báo Cloma "không được làm điều gì có thể gây ra hậu quả về chính trị". Ngày 19 tháng 6, Cloma gửi một bức thư đến đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc ở Manila; nội dung có đoạn: Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland; thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên. Bản thân Cloma tự xưng là "Chủ tịch Hội đồng Tối cao Nhà nước Freedomland". Cloma còn nêu ra sự khác biệt giữa vùng Freedomland và phần phía tây của quần đảo Trường Sa dù rằng không rõ sự khác biệt đó chính xác là gì. Lời tuyên bố của Cloma đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các quốc gia láng giềng như Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng hoà. Căng thẳng càng bị đẩy lên cao hơn khi ngày 7 tháng 7 năm 1956, Cloma và một số học viên Học viện Hàng hải Philippines gửi lá cờ (mà họ nói rằng đã dỡ khỏi đảo Ba Bình) đến đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Manila. Ngày 24 tháng 9 năm 1956 (chưa chắc chắn vì có nguồn cho là ngày 20 tháng 5 hoặc tháng 7 hoặc tháng 10), Trung Hoa Dân Quốc tái hiện diện tại đảo Ba Bình mà họ đã bỏ hoang từ năm 1950, đồng thời ngăn chặn tàu thuyền của Cloma xuất hiện trong vùng biển gần đó. Ngày 1 tháng 10 năm 1956, Cloma rời Manila đến Hồng Kông trong hành trình sang thành phố New York. Tại đây, ông tìm kiếm sự hỗ trợ của Felix Berto Serrano, đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc. Hành trang Cloma mang theo là một cuốn phim tài liệu có nhan đề "Vùng đất Tự do" mà ông dự định sẽ chiếu cho các quan chức Liên Hợp Quốc xem. Ông khẳng định: Bộ phim này có những cảnh quay về các hoạt động thực tế của "chuyến thám hiểm tại Freedomland" và các cảnh quay một số hòn đảo. Cloma thậm chí còn nói rằng ông sẽ đàm phán để bán bộ phim cho một hãng ở Hollywood nhằm phát hành phim này trên toàn thế giới. Cũng tại Hồng Kông, Cloma cho biết ông có dự định biến Freedomland thành một dự án định cư cho dân tị nạn từ Trung Quốc, dân chài từ Nhật Bản...Tuy nhiên, cuối cùng Cloma đã từ bỏ hi vọng về một sự can dự từ Liên Hợp Quốc đối với vấn đề của mình. Chính quyền Philippines thay thế Cloma. Từ năm 1968, chính quyền Philippines bắt đầu cho quân đội chiếm một số đảo Trường Sa. Năm 1971, nước này chính thức tuyên bố chủ quyền đối với các đảo "Kalayaan" với lý do là tuyên bố chủ quyền của các nước khác đã mất hiệu lực do đã bị từ bỏ. Tháng 4 năm 1972, Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan đồng thời quản lý chúng như một "poblácion" (tương đương một barangay) với Tomás Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực. Ngày 23 tháng 9 năm 1972, Ferdinand Marcos ban bố tình trạng thiết quân luật tại Philippines. Nắm được việc nhiều người gọi Cloma là "đô đốc", Marcos tống giam Cloma vào Trại Crame vì tội "mạo danh sĩ quan quân đội". Nhờ vậy, chính quyền Marcos đã đạt được mục đích "cưỡng ép" Cloma lập ra "Chứng thư Chuyển nhượng và Từ bỏ Mọi quyền" ký ngày 4 tháng 12 năm 1974. Theo văn bản này, "Tomás Cloma và Đồng sự" chấp nhận chuyển giao "mọi quyền và lợi ích mà họ giành được" đối với Freedomland dựa trên cơ sở "khám phá và chiếm giữ" và "thăm dò, phát triển, khai thác và sử dụng" với giá chuyển nhượng mang tính tượng trưng là 1 peso. Ngày 11 tháng 6 năm 1978, Marcos ký sắc lệnh tổng thống số 1596 định rõ phạm vi của Nhóm đảo Kalayaan. Morgan & Valencia (1984) cung cấp một bản đồ so sánh Nhóm đảo Kalayaan do chính phủ Philippines định nghĩa và ranh giới tuyên bố quyền sở hữu của Cloma, theo đó cách tiếp cận của Philippines gần như tương tự với cách tiếp cận của Cloma, trừ một số khác biệt chủ yếu là ở phần phía tây. Có thể kể ra một ví dụ về sự khác biệt này là: trong khi tuyên bố quyền sở hữu của Cloma bao hàm đảo Trường Sa và không bao hàm đảo An Bang thì Philippines lại loại trừ hẳn đảo Trường Sa và gộp thêm đảo An Bang vào Nhóm đảo Kalayaan. Những năm cuối đời. Năm 1995, tổng thống Philippines Fidel V. Ramos đã gọi Tomás Cloma là "đô đốc" trong một sự kiện mang tính cộng đồng. Khi Cloma nói rằng ông không phải là đô đốc "chính thức", Ramos đã quyết định trao tặng Cloma danh hiệu "Legion of Honor" đồng thời tặng ông quân hàm danh dự "đô đốc". Tomás Cloma qua đời năm 1996.
1
null
Thiago Emiliano da Silva (sinh ngày 22 tháng 9 năm 1984) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Brasil hiện đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Chelsea tại Premier League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil. Được coi là một trong những hậu vệ xuất sắc nhất trong thế hệ của mình, anh được biết đến với khả năng phòng ngự, kỷ luật và khả năng lãnh đạo. Silva bắt đầu sự nghiệp câu lạc bộ cấp cao của mình vào năm 2002 khi chơi ở vị trí tiền vệ cho RS Futebol, và chuyển sang vị trí phòng ngự khi ở Juventude; sau đó anh ấy ký hợp đồng với Porto vào năm 2004, ở tuổi 19, và chuyển đến Dynamo Moscow dưới dạng cho mượn, nơi anh phải nhập viện vì một cơn bệnh lao suýt chết. Sau khi hồi phục, anh gia nhập Fluminense và giành được Copa do Brasil. Năm 2009, Silva chuyển đến AC Milan với mức phí được báo cáo là 8 triệu euro và giành chức vô địch Serie A. Vào năm 2012, Silva là đối tượng của một vụ chuyển nhượng kỷ lục khi đó của hiệp hội bóng đá khi anh ký hợp đồng với Paris Saint-Germain với giá trị chuyển nhượng lên tới 42 triệu euro, trở thành hậu vệ đắt giá nhất vào thời điểm đó. Ở đó, anh ấy đã giành được bảy danh hiệu Ligue 1, sáu Coupes de la Ligue, năm Coupes de France và lọt vào Chung kết UEFA Champions League 2020. Silva giữ kỷ lục là đội trưởng phục vụ lâu nhất của câu lạc bộ và xếp thứ tám về số lần ra sân nhiều nhất mọi thời đại. Năm 2020, anh ký hợp đồng với Chelsea theo dạng chuyển nhượng tự do và vô địch UEFA Champions League trong mùa giải đầu tiên của anh tại câu lạc bộ. Silva ra mắt đội tuyển quốc gia cấp cao cho Brasil vào năm 2008, ở tuổi 23, và kể từ đó đã có hơn 110 lần khoác áo đội tuyển, bao gồm cả việc xuất hiện trong 8 giải đấu lớn. Anh đã giành huy chương đồng tại Thế vận hội 2008 và huy chương bạc tại Thế vận hội 2012, sau đó là đội trưởng khi Brasil giành FIFA Confederation Cup 2013 và về thứ tư tại FIFA World Cup 2014. Silva sau đó đã giúp đất nước của anh ấy giành chức vô địch Copa América 2019. Sự nghiệp cấp câu lạc bộ. Fluminense. Trong mùa giải đầu tiên tại Fluminense, anh không thi đấu nhiều do chấn thương, và kết thúc mùa giải anh chỉ được ra sân 15 trận. Ở mùa giải tiếp theo anh là nhân tố quan trọng giúp Fluminense giành Copa Libertadores sau khi họ hạ LDU Quito trên loạt luân lưu. Milan. Tháng 12 năm 2008, Thiago Silva gia nhập AC Milan với giá € 10 triệu. [3] Silva được coi như là một bản hợp đồng hiệu quả nhất của Milan kể từ tháng 7 năm 2009, từ khi câu lạc bộ đã mua được hai cầu thủ ngoài EU trong mùa giải 2008-09 (cụ thể là, Andriy Shevchenko [4] và Tabare Viudez). [4] Ngày 8 Tháng 11 năm 2009, anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình vào lưới Lazio. Trong trận mở màn mùa giải gặp Lecce c, anh ghi bàn thắng thứ hai trong chiến thắng 4-0 của đội. Milan đã giành vô địch Serie A, là danh hiệu đầu tiên của anh và là một danh hiệu trong bảy năm qua, với Thiago Silva đóng vai trò chính. Thiago Silva đã chơi 39 trận cho Milan, chỉ dính lên một thẻ vàng trong mùa giải. Ngày 13 Tháng 9 năm 2011, anh ghi một bàn thắng ở phút cuối trong trận gặp FC Barcelona tại vòng bảng Champions League 2011-2012,từ một pha đá phạt góc của Clarence Seedorf. Đó là bàn thắng quyết định giúp Milan cầm hoà Barca 2-2 ngay tại Nou Camp. Và đó cũng là bàn thắng đầu tiên của Silva trên đấu trường cấp cao nhất châu Au. Ngày 17 Tháng Năm 2011, Milan đã thông báo rằng Thiago Silva gia hạn hợp đồng đến 30 tháng 6 năm 2016. [7] Ngày 27 tháng 11 năm 2011, Thiago Silva đã được đeo băng đội trưởng và ghi bàn thắng mở tỉ số trong chiến thắng 4-0 thuyết phục trước Chievo. Trong kỳ chuyển nhượng mùa hè 2012, nổi lên tin đồn CEO của Milan là Silvio Berlusconi đã quyết định bán anh sang Paris Saint-Germain với mức giá kỉ lục € 46 triệu. Vào ngày 2 tháng 7, anh gia hạn hợp đồng với Milan đến năm 2017. Paris Saint-Germain. Ngày 14 tháng 7 năm 2012, Thiago Silva chính thức ký hợp đồng 5 năm với Paris Saint-Germain. Mức phí chuyển nhượng là 42 triệu euro và anh nhận mức lương 185.000 euro mỗi tuần. Tại đây anh sẽ được tái ngộ người thầy cũ Carlo Ancelotti. Trong buổi họp báo ra mắt đội bóng mới, anh đã trải lòng về quyết định này: "Tôi rất buồn khi phải rời Milan, nhưng là một cầu thủ chuyên nghiệp tôi phải quen với điều đó. và tôi đẫ sẵn sàng với những thử thách mới cùng PSG". Sau khi dính một số chấn thương nhỏ ở đầu mùa giải, cuối cùng Silva cũng có trận đấu đầu tiên cho đội bóng mới vào ngày 18 tháng 9 vào lượt trận đầu tiên của Champions League, ghi dấu ấn với một bàn thắng giúp đội hạ Dynamo Kyiv 4–1 tại Sân vận động Công viên các Hoàng tử. Cầu thủ người Brasil có trận đấu đầu tiên tại Ligue 1 là trận thắng Bastia 4-0 vào ngày 22 tháng 9, chơi đủ 90 phút. Bàn thắng thứ hai của Silva cho PSG đến từ chấm penalty, ghi bàn thắng quyết định trong trận Le Classique, chiến thắng 2–0 trước Marseille vào vòng 16 của Cúp Liên đoàn bóng đá Pháp 2012-13 vào ngày 31 tháng 10. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2013, Silva đã ký bản hợp đồng có thời hạn một năm với PSG, anh sẽ ở lại câu lạc bộ tới năm 2018. Ngày 13 tháng 6 năm 2020, giám đốc thể thao Leonardo của PSG tiết lộ rằng Thiago Silva sẽ rời câu lạc bộ khi Champions League kết thúc vào tháng 8, cùng với Edinson Cavani. PSG đã giành được 3 cúp quốc nội, trận cuối cùng anh thi đấu cho PSG là chung kết UEFA Champions League 2020 ngày 23 tháng 8, PSG thua 1–0 trước Bayern Munich. Chelsea. 2020–21: Mùa giải ra mắt và vinh quang châu Âu. Ngày 28 tháng 8 năm 2020, Silva chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Chelsea theo dạng chuyển nhượng tự do, hợp đồng có thời hạn 1 năm với tùy chọn gia hạn. Anh ra mắt câu lạc bộ vào ngày 23 tháng 9, trong chiến thắng 6–0 trên sân nhà trước Barnsley ở vòng ba EFL Cup. Ba ngày sau vào ngày 26 tháng 9, Silva có trận ra mắt Premier League trong trận hòa 3–3 trước West Bromwich Albion trên sân The Hawthorns với tư cách là đội trưởng. Vào ngày 7 tháng 11, Silva ghi bàn thắng đầu tiên cho Chelsea trong chiến thắng 4–1 trên sân nhà trước Sheffield United. Vào ngày 21 tháng 12, Silva ghi bàn thắng thứ hai cho Chelsea trong chiến thắng 3–0 trước West Ham. Vào ngày 3 tháng 4 năm 2021, Silva nhận thẻ vàng thứ hai và bị đuổi khỏi sân ở phút 29 trong trận thua 5–2 trên sân nhà của Chelsea trước West Bromwich Albion. Silva dẫn đầu hàng phòng ngự khi Chelsea lọt vào trận chung kết Champions League thứ ba, đánh bại Real Madrid ở bán kết. Vào ngày 29 tháng 5, Silva dính chấn thương ở phút thứ 39 trong khi anh giành được danh hiệu Champions League đầu tiên sau chiến thắng 1–0 của Chelsea trước Man City trong trận Chung kết UEFA Champions League 2021 tại Estádio do Dragão. Vào ngày 4 tháng 6 năm 2021, Chelsea thông báo gia hạn hợp đồng thêm một năm, giữ anh ở lại câu lạc bộ cho đến tháng 6 năm 2022. 2021–22. Vào ngày 3 tháng 1 năm 2022, Silva gia hạn hợp đồng một lần nữa, lần này cho đến hết mùa giải 2022–23. Sự nghiệp quốc tế. Thiago Silva được Dunga gọi vào đội tuyển Olympic Brasil cùng với Ronaldinho. Anh từng thi đấu trong loạt trận giao hữu trước thềm thế vận hội mùa hè 2008 với Singapore và Việt Nam. Giải đấu quốc tế đầu tiên của anh là World Cup 2010 diễn ra tại Nam Phi. Tại giải đấu này, anh không ghi được bàn thắng nhưng đã có những pha kiến tạo thành bàn để giúp Brasil lọt vào tứ kết và thua chung cuộc 1-2 trước . Tại Copa América 2011 diễn ra tại Argentina, Thiago Silva góp mặt trong cả bốn trận đấu chính thức giải đấu, lọt vào vòng tứ kết nhưng để thua 0-2 trước ở loạt sút penalty sau khi hai đội hòa 0-0 sau 120 phút thi đấu chính thức và trở thành cựu vô địch của Copa América, trong đó Thiago Silva đá hỏng quả penalty thứ 3. Tại World Cup 2014 diễn ra trên sân nhà, anh chỉ có được một bàn thắng trong trận thắng 2-1 trước ở vòng tứ kết. Đội tuyển Brasil kết thúc giải đấu với vị trí thứ tư chung cuộc. Anh tiếp tục được góp mặt tại Copa América 2015 diễn ra tại Chile và cũng lặp tại thành tích tương tự như Copa América 4 năm về trước. Tại World Cup 2018 diễn ra tại Nga, anh cũng chỉ có được một bàn thắng trong trận thắng 2-0 trước ở vòng đấu bảng. Đội tuyển Brasil sau đó lọt vào tứ kết nhưng để thua chung cuộc 1-2 trước .
1
null
Bailey Marie Pickett (do Debby Ryan thủ vai) là một trong những nhân vật chính trong bộ phim "The Suite Life on Deck". Cô đến từ ngôi làng được hư cấu ở Kettlecorn, Kansas và dự định cải nam trang trong tập đầu tiên bởi vì chỗ dành cho học sinh nữ trên cabin của con tàu SS "Tipton" đã kín hết. Sau khi mưu mẹo của Bailey bị phát hiện, cô được chấp nhận cho ở lại trên tàu vì một học sinh nữ chung phòng với London Tipton đã chuyển đi. Bailey cũng xuất hiện ở một vài tập trong các sê-ri phim của Disney Channel, như "Wizards of Waverly Place" (Những phù thủy xứ Waverly) và "Hannah Montana". Lịch sử nhân vật. Bailey là một cô gái đến từ Kettlecorn, Kansas. Mặc dù Bailey yêu cuộc sống ở Kansas nhưng cố ấy vẫn mong ước rằng sẽ khám phá thế giới xung quanh và dự buổi dạ hội cải trang trong hình hài của một đứa con trai để theo học tại trường Trung học Seven Seas trên con tàu du lịch SS "Tipton". Từ khi Bailey đổi tên thành con trai và bởi vì cô ấy đã từng chơi trong đội bóng chày nam, nên Bailey cố xoay xở để trở thành học sinh của trường Trung học Seven Seas.  Sau khi lừa các thuyền viên tin rằng mình là con trai, Bailey trở thành bạn cùng phòng với Zack. Ban đầu có sự xung đột giữa hai bên vì Zack thì bừa bộn trong khi Bailey thì vệ sinh và rất "con gái". Tuy nhiên, sau khi giới tính thật của cô bị Zack phát hiện, Zack đã hứa sẽ giữ bí mật Cody nhanh chóng nghi ngờ Zack lẫn Bailey; và anh chàng đã phát hiện không lâu trước khi giới tính thật của Bailey được phơi bày với mọi người. Tuy vậy, từ khi London Tipton ở một mình một cabin (sau khi mua chuộc cô bạn cùng phòng để buộc cô rời khỏi), Bailey vẫn có thể ở và trở thành bạn cùng phòng với London. Bailey thật sự thích thú với ý nghĩ rằng sẽ được chung phòng với London trong khi đó, nữ thừa kế giàu sụ lại phản đối điều đó. Cảm thấy phiền phức khi ở trên tàu SS "Tipton", London đã bỏ trốn lên hòn đảo Vẹt, để lại Bailey với cảm giác có trách nhiệm và tội lỗi vì sự mất tích của London. Khi mọi người đi kiếm London trên đảo, Bailey đã đi theo và giúp đỡ mọi người không chỉ thoát khỏi hòn đảo mà còn cứu thoát London. Theo đó, Bailey đã quyết định nhận nuôi một con lợn, đặt tên là Porkers. Khi họ trở về tàu, London đã miễn cưỡng quyết định trở nên thân thiện hơn với Bailey. Họ đã bắt đầu giao kèo rằng Bailey vứt bỏ hết những bộ đồ lỗi thời. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, London vẫn gây rắc rối cho Bailey, đặc biệt là rất hay bắt nạt Bailey. Trong tập "The Kidney of the Sea", Bailey và London đã tổ chức một cuộc thử trí thông minh giữa Porkers và chú chó của London, Ivana; và cuối cùng, với kinh nghiệm từng làm đội trưởng đội cổ động ở Kettlecorn, Bailey đã nhảy múa ăn mừng cho chiến thắng của Porkers. Trong tập "Boo You", London đã gây rắc rối cho Bailey bằng cách nói với mọi người trên mạng Internet rằng đồ lót của Bailey giống một cái dù nhảy. Cũng trong tập này, London đã báo tin với mọi người trên mạng rằng Bailey rất hay ngáy. Khi mọi người trở lại trường sau kỳ nghỉ trong tập "Lost at Sea", London đã quên cả tên của Bailey. Trong tập "Mulch Ado About Nothing", Bailey bắt đầu có cảm tình với Cody ở cuối tập này. Ở tập "When In Rome", Bailey đã nói rằng một "thành phố lớn" là "một thành phố mà thị trưởng không phải là một con ngỗng". Trong tập "Showgirls", Bailey đã nhận hình phạt đầu tiên, điều mà trước đó chưa từng xảy ra với Bailey khi đi học. Trong tập "In the Line of Duty, Zack (khi làm giám sát hành lang) đã phạt Bailey nhiều ngày liên tiếp, một là không tuân theo lệnh giới nghiêm với Cody và một là do chạy trên hành lang cùng với London. Trong tập "Beauty and the Fleeced", Bailey đã trình bày khả năng ca hát tuyệt vời khi cô bé thắng trong cuộc thi giả lập của Zack, Marcus và Woody. Ở hầu hết các tập, Bailey luôn mặc một chiếc quần jean ôm và một chiếc áo đơn giản hay có hoa văn. Trong tập "Can You Dig It?", linh hồn Công chúa Xaria đã nhập vào Bailey. Khi Cody biết được, cậu nhóc đã phải lấy chiếc vương miện và đặt trên bức tượng của công chúa. Bailey được cứu thoát và linh hồn của công chúa Xaria (một màn sương mờ màu xanh lấp lánh) đã trở về với bức tượng của cô ấy. Nhưng London lại lấy chiếc vương miện bởi vì cô không nhớ chuyện gì đã xảy ra vớ Bailey, và cuối cùng, London lại bị công chúa Xaria nhập vào. Qua phần 1 của sê-ri phim, Bailey không chú ý rằng Cody đang thích mình và chỉ coi Cody như một người bạn bình thường. Ở cuối phần 1, trong tập "Double-Crossed", sau khi Hannah Montana đưa cho Bailey và Cody tấm vé đại nhạc hội, Bailey đã nói với Cody rằng,"Đây sẽ là một buổi hẹn hò đáng nhớ" và đã hôn lên môi của Cody, bắt đầu cho mối quan hệ tốt đẹp. Bailey và Cody quen nhau trong suốt phần 2, cuối cùng lại chia tay một thời gian trong tập"Lost at Sea" và "Marriage 101", nhưng rồi cả hai lại trở về với nhau trong cùng tập đó. Ở tập cuối của phần 2, "Breakup in Paris", Bailey và Cody đã tổ chức lễ kỷ niệm một năm ở Paris. Nhưng không may, Bailey nhìn thấy Cody ở cùng với một "cô bạn người Pháp đáng ghét", trong khi thực sự thì Cody đang tập cho buổi hẹn hò kỷ niệm với London. Bailey đã rất buồn và cùng lúc đó, cô bé được Jean Luc, một người đã phải lòng cô bé, an ủi. Cody nhìn thấy và nghĩ rằng Bailey đang lừa dối mình. Bailey biết được sự thật từ London và, sau đó, cô bé và Cody đã có một cuộc tranh luận lớn về việc chấm dứt mối quan hệ. Trong suốt phần 3, Bailey vẫn còn có tình cảm với Cody và cả Cody cũng vẫn còn tình cảm với Bailey. Trong tập "A London Carol", tương lai cho thấy rằng Bailey và Cody sẽ lấy nhau, mặc dù cả hai trong thời điểm đó đã chia tay. Trong tập "The Play's The Thing", Cody đã viết một vở kịch dựa trên quan điểm của cậu về sự chia tay giữa cậu và Bailey, do đó, Bailey đã từ chối tham gia. Haley bị giết ở khúc cuối vở kịch và Bailey bắt đầu khóc. Khi Cody quyết định giảng hòa với Bailey, cô bé đã đóng sầm cửa trước mặt của Cody. Trong tập "Twister" ở phần 3, Bailey và Cody trở lại với nhau và thừa nhận rằng họ không ngừng yêu nhau Trong tập cuối, "Graduation on Deck", Bailey được nhận vào trường đại học Yale, trong khi Cody thì không. Bailey đã chọn Cody thay vì Yale, nhưng cuối cùng, cô bé vẫn quyết định đi đến Yale, vì Cody đã khuyên cô bé rằng không nên từ bỏ cơ hội, và cậu sẽ đến thăm Bailey. Cá nhân. Giống như Cody, Bailey rất thông minh. Cô giáo Tutweiller tuyên bố rằng đơn nhập học của Bailey là lá đơn ấn tượng nhất, khiến cho Cody vô cùng ghen tức. Bailey rất vui mừng và bày tỏ sự mê hoặc của thế giới xung quanh cô. Bailey rất thân thiện, lạc quan, và hay quan tâm đến người khác. Cô bé cũng có một tình yêu đối với động vật, và trong tập "Swede Life", Bailey đã đi cảnh báo với tất cả muôn thú trong rừng rằng mùa săn bắn đã bắt đầu. Bailey ghét nói dối và cảm thấy tội lỗi kể cả với những trò chơi chơi khăm mà mình tham gia. Bailey thích tỉa lõi ngô và rất nhớ nhà ở Kettlecorn, Kansas. Bailey cũng là fan cuồng của các ca sĩ nổi tiếng như Hannah Montana và Jordin Sparks.
1
null
Yalnızceviz là một xã thuộc huyện Aksaray, tỉnh Aksaray, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2010 là 468 người. Chú thích. HỌ TÊN:Nguyễn khánh Tân sn:1988. TÊN THƯỜNG GỌI:BÉ NĐKNKTT:ẤP NHỊ XÃ HIỆP HÒA-BIÊN HÒA-ĐỒNG NAI ĐƯỜNG:20 ĐẶNG ĐẠI ĐỘ-CÙ LAO PHỐ. ...CAN TỘI...GIAO CẤU HIẾP DÂM DƯỚI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN,XÂM Phạm chủ quyền NHÀ đất,XÂM Phạm TìNH yêu HÔN nhân,XÂM CƯ BẤT HỢP PHÁP,XÂM phạm AN ninh quốc gia,HỦY hoại TÀI sản,GIẾT người,CỐ Ý GIẾT NGƯỜI,ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI,CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN,VU KHỐNG,SÚC PHẠM CÁN BỘ CÔNG CHỨC,XÂM phạm Di tích lịch sử...NĂM 2007-2019 NHỮNG NƠI THỰC HIỆN HÀNH VI ĐỒI BẠI HOTELL KHÁNH GIÀU,11/a2,42/a2,15/7/3 Tham khảo. J ucýc ơnurdfiiuudg
1
null
Trong xã hội học và nhân loại học, địa vị xã hội là sự tự hào và uy tín gắn với vị trí của một cá nhân trong xã hội. Nó có thể chỉ thứ bậc hay vị trí của một người trong nhóm, ví dụ như nhóm học sinh, nhóm bạn bè. Tổng quan. Địa vị xã hội, là vị trí và thứ bậc của một người trong xã hội, có thể được quyết định theo hai cách. Một cá nhân có thể giành được địa vị xã hội thông qua những thành tựu của bản thân, đây được gọi là địa vị đạt được. Ngược lại, nếu một cá nhân được sắp đặt vào một hệ thống phân tầng do vị trí thừa kế, đó được gọi là địa vị gán cho. Địa vị gán cho cũng có thể được định nghĩa là một thứ cố định với cá nhân từ khi sinh ra. Địa vị gán cho tồn tại ở mọi xã hội, nó dựa vào giới tính, tuổi tác, chủng tộc, nhóm dân tộc hay xuất thân gia đình. Ví dụ, một người sinh ra trong một gia đình giàu có với những đặc điểm như nổi tiếng, tài năng, địa vị cao thường được đặt rất nhiều kỳ vọng khi lớn lên. Vì thế, họ sẽ được dạy rất nhiều vai trò xã hội, bởi họ đã được sắp đặt xã hội trong một gia đình với những đặc điểm và đặc tính đó. Địa vị đạt được là những gì mà cá nhân giành được trong cuộc đời và là kết quả của quá trình tĩnh lũy kiến thức, khả năng, kỹ năng và sự kiên trì. Việc làm là một ví dụ về cả địa vị đạt được và địa vị gán cho, nó có thể đạt được thông qua việc học hỏi, tiếp thu những kiến thức và kỹ năng phù hợp để thăng tiến trong công việc, xây dựng một sự định danh xã hội của cá nhân trong nghề nghiệp.
1
null
Beymelek là một thị trấn của huyện Demre, thuộc tỉnh Antalya ở Thổ Nhĩ Kỳ. Giới thiệu chung. Trên bản đồ thế giới, thị trấn Beymelek ở toạ độ 36°15′ vĩ tuyến Bắc và 30°01′ kinh tuyến Đông (so với đường kinh tuyến gốc). Dân số thời điểm năm 2011 là 3.849 người, ước tính đến cuối năm 2017 là khoảng 4.000 người với thay đổi dân số khoảng 0,9%. Thị trấn thuộc lãnh thổ phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ, gần sát biển Địa Trung Hải (hình 1). Đặc điểm thu hút. Thị trấn được nhiều người chú ý vì:
1
null
Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc (chữ Hán phồn thể: 內政部, bính âm Hán ngữ: "Nèizhèng bù", Hán-Việt: "Nội chính bộ") là một cơ quan cấp nội các thuộc Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc, chịu trách nhiệm về các vấn đề nội vụ và an ninh công cộng trong Địa khu Đài Loan, bao gồm dân số, đất đai, xây dựng, quản lý nghĩa vụ quân sự, phúc lợi xã hội, hệ thống chính quyền địa phương, thực thi pháp luật và các dịch vụ khẩn cấp quốc gia. Chức năng cốt lõi. Cơ quan này giám sát chặt chẽ các quyền và phúc lợi của người dân, phúc lợi xã hội và mọi khía cạnh của sự phát triển đất nước nhằm thúc đẩy tiến bộ quốc gia, tăng cường hòa bình và trật tự xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của công dân. Bộ phấn đấu để đạt được những mục tiêu sau đây: Trách nhiệm. Theo Luật Tổ chức Bộ Nội chính, có trách nhiệm như sau: Phân cấp. Cơ cấu tổ chức. Bộ có cơ cấu tổ chức khá phức tạp với chín cục, năm ủy ban đặc biệt, ba trung tâm, một trường đại học...
1
null
Chi Dâu tằm (danh pháp khoa học: Morus) là một chi thực vật có hoa trong họ Moraceae. Có 10 đến 16 loài thực vật rụng lá thuộc chi này thường được gọi là dâu. Chi có quan hệ gần gũi với nó là "Broussonetia" cũng được gọi là "dâu", nổi tiếng là dâu giấy, "Broussonetia papyrifera". Các loài dâu phát triển rất nhanh khi còn nhỏ nhưng trở nên phát triển chậm và hiếm khi cao hơn . Lá cấu trúc đơn giản, mọc xen kẽ, thường phân thùy đặc biệt nhiều hơn ở những cây non so với cây trưởng thành, và có răng cưa trên mép lá. Tùy theo loài, chúng có thể là cây tự thụ phấn hoặc không. Các loài. Phân loại "Morus" phức tạp và vẫn còn tranh cãi. Hơn 150 loài đã được đặt tên, và mặc dù các nguồn khác nhau có thể dẫn chiếu các chọn lọc tên gọi được chấp nhận khác nhau, chỉ có 17 loài là được chấp nhận rộng rãi. Sự phân loại "Morus" sẽ phức tạp hơn nếu tính cả các loài lai ghép. Các loài sau đây được đa số nhà thực vật học chấp nhận: Các loài sau phân bố ở đông và nam châu Á, được chấp nhận theo cách truyền thống bởi một hoặc một vài nghiên cứu; các tên đồng nghĩa cũng được liệt kê:
1
null
Pyrus pyrifolia là một loài lê bản địa của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cây này có quả ăn được có nhiều tên gọi khác nhau như: lê châu Á, lê Trung Quốc, lê Hàn Quốc, lê Nhật Bản, lê Đài Loan, và lê cát (Hán Việt: 沙梨, sa lê). Cùng với loài lai "P. × bretschneideri" và "P. ussuriensis", chúng cũng được gọi là lê nashi. Trồng trọt. Các giống cây trồng được chia thành 2 nhóm. Hầu hết chúng thuộc nhóm "Akanashi" ('lê đỏ'), và vỏ có màu vàng nâu. Nhóm "Aonashi" ('lê xanh') vỏ có màu vàng lục. Các giống được trồng chủ yếu gồm:
1
null
Cody Martin (Cole Sprouse thủ vai) là nhân vật chính trong sê-ri phim "The Suite Life of Zack and Cody" do Danny Kallis và Jim Geoghan tạo ra và đồng thời cũng là nhân vật chính trong sê-ri "The Suite Life on Deck". Cody cũng xuất hiện trong một vài tập đan xen trong các sê-ri khác của Disney Channel, như "That's So Raven", "Wizards of Waverly Place", "Hannah Montana", "I'm in the Band", "So Random!" và đặc biệt là trong "". Ý tưởng và tạo hình. Dylan Sprouse đã nói rằng ý tưởng về cặp song sinh sống trong một khách sạn là điều mà Dylan và em trai của mình đã nghĩ ra khi họ đang tham gia bộ phim "Big Daddy" và phải ở khách sạn trong 4 tháng. Cole Sprouse đã nói về nhân vật Zack và Cody rằng, "Đây là hai nhân vật dựa trên tính cách thật của họ. Do đó, lúc đầu, hai nhân vật có tên là Dylan và Cole". Thông tin nhân vật. Cody sinh ra ở bệnh viện St. Joseph's ở Seattle, Washington lúc 6:40 ngày thứ bảy, còn năm sinh thì không rõ ràng. Trong "The Suite Life on Deck" tập "Das Boots", năm sinh của Cody và Zack là 1993. Tuy nhiên, trong "The Suite Life of Zack and Cody" tập "Poor Little Rich Girl", băng video lúc mới sinh của hai anh em ghi là ngày 23, tháng chín, 1992. Cody thì uyên bác, chín chắn và thông minh hơn anh trai song sinh Zack. Cody cũng rất nhạy cảm, hay quan tâm và đối tốt với mọi người hơn anh trai, nhưng cậu không hoàn hảo. Thỉnh thoảng, Cody cũng hay bần tiện và tham lam. Cậu cũng thường xuyên đạt điểm tốt ở trường, và theo Zack thì Cody có điểm trung bình là 5.0 (theo thang điểm của Mỹ). Cody cũng được ví như con mọt sách, mặc dù cậu nói rằng cậu có "năng khiếu về giáo dục". London Tipton, con gái của chủ khách sạn Tipton, nơi mà Zack và Cody đang ở, đã lợi dụng Cody trong một vài trường hợp để hoàn thành việc học của mình. Cody không thích con gái cho lắm như anh trai Zack của mình, và cũng không hẹn hò nhiều. Cody luôn bị ám ảnh, sợ hãi bởi những con vi trùng. Trong tập "Big Hair & Baseball", người xem biết được Cody bị loạn thị. Cody đã chứng mình rằng mình có gốc gác Thụy Điển ở tập "The Swede Life" trong sê-ri "The Suite Life on Deck", khi nói rằng tổ tiên của Zack và Cody đến từ Thụy Điển. Cody cũng dự định thi vào trường Đại học Harvard; tuy nhiên, Cody lại có một cuộc đối đầu hết sức tồi tệ với chủ nhiệm khoa Đại học Harvard, khi cậu nói dối để Zack hẹn hò với con gái chủ nhiệm khoa. Sau đó, Cody đã quyết định thi vào trường Đại học Yale. Cody đã từng nói rằng mơ ước lớn nhất của đời cậu là đoạt giải Nobel. Xuất hiện. "The Suite Life of Zack & Cody". Sau khi đi du lịch vòng quanh đất nước, cặp song sinh và mẹ Carey đã đến Boston, nơi sẽ trở thành nhà mới của họ cho đến khi Zack và Cody lên tàu trong sê-ri "The Suite Life on Deck". Cody và Zack trở thành bạn với Maddie Fitzpatrick, và Cody đã giữ một bức hình của Maddie trong phòng của cậu khi Cody lên tàu SS "Tipton". Cody cũng cho thấy niềm đam mê nấu ăn, dọn dẹp, kịch câm, khiêu vũ và sưu tập tem. Cody cũng được biết đến là một học sinh chăm học ở trường và thích tham gia vào các hoạt động liên quan đến vận dụng trí óc. Giống như Zack, Cody thừa hưởng tài năng âm nhạc từ cha và mẹ. Cody thừa kế tài năng ca hát của mẹ trong tập "Lip-Syncing in the Rain" và "Sleepover Suite", và có khả năng diễn kịch. Đối lập với Zack, Cody ở gần mẹ hơn và rất nghe lời mẹ. Ở phần một, Cody là một đứa chuyên gây rắc rối giống Zack. Theo diễn biến của sê-ri, nhân vật Cody phát triển chín chắn hơn và chỉ gây rắc rối một cách vô ý hoặc thường hơn là bị Zack lôi kéo. Thêm vào đó, Cody thường là nạn nhân của những trò tinh nghịch (nhiều lúc còn bị thương), ví dụ như bị đẩy vào phân ngựa, bị giẫm đạp, và bị đóng băng. Trong suốt phần 3, Cody làm việc bán thời gian như một nhân viên đóng gói ở siêu thị Paul Reverse suốt mùa hè. Việc làm này đã được diễn và làm chủ đề cho một số tập như "Summer of Our Discontent", "Who's the Boss?" và "Baggage". Cody cũng từng làm nhà sản xuất trang web "Yay Me! Starring London Tipton" của London Tipton, mặc dù Cody đã nghỉ việc và xin làm lại dựa trên mối quan hệ với London. "The Suite Life on Deck". Trong sê-ri "The Suite Life on Deck", Cody vẫn giữ nguyên tính cách như sê-ri cũ. Trong sê-ri, cặp song sinh ít khi ở gần nhau như lúc đầu. Cody ở chung phòng với Woody Fink, một học sinh bừa bộn và béo phì. Khi ở trường trên tàu SS "Tipton", Cody đã trở thành người phân phát khăn trên tàu để kiếm tiền sau khi Zack đã xài hết số tiền dự trữ trong thẻ cho những thứ không cần thiết, nhất là thức ăn và quà tặng cho những cô gái mà Zack thích. Cody đã trở thành đối thủ cạnh tranh của Bailey Pickett ở trường. Cody cũng đã nảy sinh tình cảm với Bailey sau khi biết rằng Bailey, người đã cải trang thành con trai vì trường Seven Seas đã hết phòng cho nữ sinh, là con gái trong tập tiếp theo. Cody đã cố gắng "cua" Bailey nhiều lần trong suốt phần một, hầu hết là ở tập "International Dateline" khi cậu đã lên kế hoạch bảy tỏ với Bailey ở buổi khiêu vũ của trường nhưng lại bị phá hoại bởi Zack, London, Woody, Bà Pepperman (một phụ nữ đang đi tìm lớp karate nâng cao) và điều này cứ lặp lại nhiều lần khi con tàu đi qua Đường chuyển ngày quốc tể International Dateline. Bên cạnh đó, trong tập "It's All Greek to Me", kể cả khi đề ra kế hoạch 6 tháng để giành lấy trái tim Bailey, cô bé vẫn không chú ý đến điều đó. Ở tập cuối của phần 1, "Double-Crossed" (một phần của tập "Wizards on Deck with Hannah Montana", sau khi Hannah Montana đưa cho Cody tấm vé đại nhạc hội ở Hawaii, Bailey đã hôn cậu, bắt đầu cho mối quan hệ tốt đẹp. Trong tập "Lost at Sea", ở phần 2, Cody đã quyết định nhường quyền lãnh đạo cho Bailey khi cả nhóm đang chèo trên một chiếc thuyền cứu hộ, điều khiến cho Bailey tức giận và đối xử tệ với Cody. Sau lời khuyên của Zack, Cody đã giảng hòa với Bailey và trở thành người hùng khi tìm đường thoát khỏi hòn đảo. Cũng trong phần 2, Cody trở thành bạn với bạn cùng phòng của Zack là Marcus Little, một cựu ca sĩ nổi tiếng. Ở tập cuối của phần 2, "Breakup in Paris", Cody và Bailey đã có một cuộc tranh cãi lớn dẫn đến quyết định đồng ý chia tay của cả hai. Tuy vậy, Cody vẫn còn tình cảm với Bailey. Trong tập "A London Carol", người xem thấy được trong tương lai, Cody và Bailey sẽ lấy nhau, mặc dù lúc đó cả hai đang chia tay. Ở phần 3, Zack bắt đầu hẹn hò với Maya Bennett, và Cody cũng có mối quan hệ bạn bè với Maya. Trong tập "Computer Date", Arwin đã phát minh ra một siêu máy tính tên là Callie có thể tác động vào cảm xúc của Cody. Tuy nhiên, khi Callie gây nguy hiểm cho bạn bè của Cody, cậu ra lệnh phải tắt máy. Trong tập "The Play's The Thing", Cody đã viết một vở kịch dựa trên quan điểm của cậu trong mối quan hệ với Bailey, tuy nhiên, Bailey đã từ chối tham gia. Trong vở kịch, sau khi giết chết Haley, Bailey đã không ngừng khóc. Cody thừa nhận rằng vở kịch dựa trên sự chia tay của cậu, và Zack thuyết phục em trai giảng hòa với Bailey, nhưng khi Cody đang cố gắng giãi bày thì Bailey đã đóng sầm cửa lại. Trong tập "Twister" ở 3 phần, Bailey nhận ra rằng cô bé vẫn còn yêu Cody, và họ bắt đầu lại từ đầu. Trong tập cuối "Graduation Deck", Cody đã bị Đại học Yale từ chối. Cậu rất buồn và đã từ chối làm đại biểu học sinh đọc diễn văn từ biệt trong lễ tốt nghiệp, đồng thời nhường việc đó lại cho Bailey, mặc dù, cuối cùng, Cody cũng đã xuất hiện trong buổi lễ và đọc diễn văn tốt nghiệp. Gần tập cuối, Cody và Bailey đã hôn nhau và nói lời tạm biệt, và Cody hứa sẽ đến thăm Bailey ở Yale cũng như nói chuyện với người đã từ chối cậu. "The Suite Life Movie". Cody và Bailey đã lên kế hoạch để nghỉ xuân cùng nhau, nhưng Cody đã quyết định làm giáo sinh cho bác sĩ Spaulding bởi vì buổi thực tập sẽ giúp Cody có cơ hội kiếm được học bổng ở Yale. Cody đã viết một lá thư dài không tưởng gửi cho Bailey để giải thích tại sao cậu chọn buổi thực tập, nhưng cậu đã cãi nhau với Zack và lá thư bị đánh mất. Bởi vì không được giải thích thỏa đáng tình hình, Bailey đã giận cậu. Cody đến phòng thí nghiệm sinh vật biển nơi cậu thực tập, nhưng bởi vì Zack tức giận sau cuộc cãi vả nên cậu đã phá hết vật dụng trong phòng thí nghiệm, nên cuối cùng, buổi thực tập của Cody chấm dứt. Việc này khiến cho Cody điên tiết với Zack. Zack đã cố gắng làm lành, và đã giúp Cody trở lại buổi thực tập với Bác sĩ Olsen trong Đề án về cặp song sinh. Khi tham gia đề án, Zack và Cody phải ăn trái cây dẫn đến cảm ứng từ xa giữa họ: đầu tiên là qua sự cảm nhận xúc giác, sau đó là qua sự đồng cảm hay cảm xúc, và cuối cùng là qua một quá trình gọi là "kết hợp". Việc trải qua bước đầu tiên giúp cho anh em họ trở nên thân thiết hơn bằng cách cho phép họ cảm nhận được ý nghĩ và cảm giác của người kia, nhưng sau khi khám phá ra rằng "sự kết hợp" sẽ hòa nhập cả hai làm một, họ đã cố gắng trốn thoát.
1
null
Hồ Văn Tự là tướng lĩnh của phong trào Tây Sơn. Hành trạng. Hồ Văn Tự là một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn. Không rõ ông tham gia phong trào từ khi nào nhưng ông phục vụ suốt hai triều của Tây Sơn là Thái Đức và Cảnh Thịnh. Theo Đại Nam Thực Lục, chức vụ của ông dưới triều Thái Đức là Đô đốc. Năm 1791, khi tướng Nam triều là Lê Văn Quân, Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành đem quân đánh Bình Thuận, đánh bại tướng Tây Sơn là Đô đốc Đào Văn Hổ, chủ tướng Nam triều là Lê Văn Quân tiếp tục tiến binh vây thành Diên Khánh. Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc phái ba tướng là Đô đốc Nguyễn Công Thái, Đô đốc Hồ Văn Tự, Tham tán Binh bộ Từ Văn Tú đem 9000 quân giải vây thành Diên Khánh. Quân Tây Sơn nội công ngoại kích, đánh bại quân của Lê Văn Quân ở Nha Phân và Mai Nương. Lê Văn Quân bại binh, tướng sĩ chết rất nhiều phải chạy lui về Ỷ Na. Phó tướng Nam triều là Võ Tánh lại bất hòa, không chịu đem quân cứu ứng. Sau này Lê Văn Quân lấy việc bại binh làm hổ thẹn, lại bị hiềm nghi, phẫn uất uống thuốc độc mà chết. Đại Nam Thực Lục viết: "Tướng giặc là bọn Đô đốc Hồ Văn Tự, Nguyễn Công Thái và Tham tán Từ Văn Tú đi Diên Khánh đem hơn 9.000 quân giặc, thủy binh đậu ở cửa biển Phan Rang, bộ binh đánh hãm Nha Phân và Mai Nương. Lê Văn Quân ít binh không địch nổi, tướng sĩ chết và bị thương rất nhiều, bèn vỡ tan. Quân lùi về ỷ Na (tên đất) chạy thư cáo cấp. Đầu là vua thấy Bình Thuận đã lấy lại được, bèn vời Võ Tánh và Nguyễn Văn Thành đem binh thuyền về mà để Quân ở lại giữ. Giữa đường Thành nghe tin Quân thua, kéo Tánh cùng trở lại, Tánh không quay lại, cứ đi. Kịp tin báo đến, vua tức thì dụ cho Nguyễn Văn Thành đem quân trở lại cứu ứng, lấy Phạm Văn Nhân làm Phó tiên phong dinh, hiệp với Võ Tánh đem quân tiến theo". (ĐNTL - Tập 1, tr269). Những năm tiếp sau, Đô đốc Hồ Văn Tự là trụ cột ở biên thùy Diên Khánh, Bình Thuận, cùng với các tướng Đô đốc Đào Văn Hổ, Đô đốc Lê Văn Hiếu, An phủ sứ Nguyễn Quang Huy, Chỉ huy Hoàng Công Trí, Tham đốc Phạm Văn Điềm chống nhau với các tướng Nam triều là Tôn Thất Hội, Võ Tánh, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Kế Nhuận. Quân lực Tây Sơn dưới triều Thái Đức những năm về cuối sa sút. Khi quân Nam triều tiến ra, mặc dù chống cự quyết liệt, nhưng quân Tây Sơn phải lui dần. Đại Nam Thực Lục viết: "Bộ binh của bọn Tôn Thất Hội đánh bảo Phan Rí. Đô đốc giặc là Hồ Văn Tự lui giữ Mai Nương, quân ta đuổi theo. Tự đem quân theo thượng đạo Sâm Lô chạy trốn. Lấy lại được phủ Bình Thuận. Tin báo đến hành tại, vua sai chạy dụ giục bọn Hội phải tiến quân mau chóng để hội với thủy quân.". (ĐNTL - Tập 1, tr304). Quân Nam triều vây thành Hoàng Đế, nhiều tướng lĩnh Tây Sơn tử trận như Đô đốc Đào Văn Hổ, Đô đốc Đẩu. Đô đốc Nguyễn Công Thái cùng các Vệ úy Nguyễn Văn Chinh, Chỉ huy Đào Văn Lượng, Nguyễn Văn Phát ra hàng. Đô đốc Hồ Văn Tự cùng các tướng khác tử thủ trong thành Hoàng Đế. Sau khi Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc chết, Đô đốc Hồ Văn Tự tiếp tục phục vụ dưới triều Cảnh Thịnh, chống lại quân Nam triều. Khi thành Phú Xuân bị mất, Thiếu phó Trần Quang Diệu phái hai tướng Tham đốc Nguyễn Văn Khôn và Đô đốc Hồ Văn Tự đem binh ra giữ Trà Khúc, Quảng Ngãi, chống lại quân của Lê Văn Duyệt, Tống Viết Phúc và Lê Chất đang tiến vào. Tại đây quân Tây Sơn thua trận, hai tướng bị bắt. Sau đấy ông bị giải về Phú Xuân xử tử. Đại Nam Thực Lục viết: "Quân bọn Tống Viết Phước, Lê Văn Duyệt và Lê Chất đến Quảng Ngãi, đánh bắt được đảng giặc là bọn Nguyễn Văn Khôn, Hồ Văn Tự ở bảo Trà Khúc, bắt được quân giặc hơn 3.000 người, thu được lương tiền khí giới rất nhiều. Tin thắng trận báo lên. Vua sai mang cho 200 chiếc áo chiến bằng sa đoạn để chia cấp cho các tướng hiệu. Cho giải bọn tướng giặc bị bắt là Khôn và Tự về Kinh; còn binh lính bị bắt thì chia cho lệ vào các vệ để thêm quân số." (ĐNTL - Tập 1, tr461). Nghi vấn. 1. Chức tước của Hồ Văn Khôn ghi trong Đại Nam Thực Lục là Đô đốc. Tuy nhiên như trường hợp của Nguyễn Công Thái trong Đại Nam Thực Lục ghi là Đô đốc nhưng trong Đại Nam Liệt Truyện lại ghi là Đại Đô đốc. Trường hợp của Hồ Văn Khôn là một tướng lĩnh cao cấp, trụ cột ở biên thùy, chức của công đúng ra phải là Đại Đô đốc. 2. Quê quá của ông chưa được rõ. Sau khi triều Tây Sơn thất bại, con cháu thất tán, sử sách cũng mai một nên hiện không rõ nguồn gốc quê quán của ông. Nhưng ông trấn trị Diên Khánh, Bình Thuận dưới triều Thái Đức nên quê của ông chắc phải từ Quảng Nam trở vào. Nguồn tham khảo. 1. Đại Nam Thực Lục - Tập 1 - Quốc sử quán triều Nguyễn 2. Đại Nam chính biên liệt truyện - Tập 2 - Quốc sử quán triều Nguyễn
1
null
Họ Chuột (Muridae) là họ động vật ăn tạp và là động vật gặm nhấm lớp thú lớn nhất hành tinh, hơn 1383 loài đã được phát hiện trên toàn cầu, nhiều nhất bao gồm loài chuột nhắt, chuột cống, chuột nhảy gerbil...được tìm thấy trên khắp lục địa Á-Âu, Châu Phi, Úc, Nhật Bản, Chile... Tên khoa học của chuột có nguồn gốc từ tiếng Latinh "mus" (genitive "muris"), nghĩa là "chuột". Phân bố và sinh cảnh. Các loài Họ Chuột được tìm thấy gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới, mặc dù nhiều phân họ có phạm vi sinh sống hẹp hơn. Chúng không được tìm thấy ở Nam Cực hay các hòn đảo giữa biển. Mặc dù không có loài nào có nguồn gốc từ châu Mỹ, một số loài, như là chuột nhắt nhà và chuột đen, đã được đưa đến toàn thế giới thông qua con người. Chúng chiếm một loạt các hệ sinh thái từ các khu rừng mưa nhiệt đới đến lãnh nguyên. Mặc dù có các loài là loài hóa thạch, sống trên cây hay sống nửa nước nửa cạn, đa số là động vật sống trên cạn. Danh sách đầy đủ các hốc được chiếm bởi các loài Họ Chuột giúp giải thích sự phong phú về số lượng loài của chúng. Chế độ ăn uống. Một loạt các thói quen ăn uống được tìm thấy trong các loài chuột, từ các loài ăn thực vật và ăn tạp đến các loài chuyên chỉ ăn giun đất, một số loài nấm hoặc các côn trùng thủy sinh. Đa số các chi tiêu ăn thực vật và các động vật không xương sống nhỏ, thường lưu trữ hạt giống và các chất thực vật khác để tiêu thụ vào mùa đông. Chuột có hàm răng sciur (một đặc tính tổ tiên trong loài gặm nhấm) và hiện diện khoảng cách giữa hai răng. Chuột còn thiếu răng nanh và răng hàm. Nói chung, ba răng hàm (đôi khi chỉ có một hoặc hai) được tìm thấy, và bản chất của răng hàm thay đổi theo chi và thói quen ăn uống. Sinh sản. Một số loài chuột là động vật xã hội, còn một số loài khác là động vật sống đơn độc. Con cái thường sinh vài lứa hằng năm. Ở những vùng ấm áp, việc sinh sản có thể xảy ra quanh năm. Mặc dù tuổi thọ của đa số các chi thường chỉ ít hơn hai năm, loài chuột có khả năng sinh sản cao và quần thể của chúng có xu hướng tăng nhanh, và rồi sau đó giảm mạnh khi nguồn thức ăn bị cạn kiệt. Điều này thường thấy trong một chu kỳ ba đến bốn năm. Nét đặc trưng và nha khoa. Chuột là những động vật có vú nhỏ, thường dài khoảng 10 cm (không bao gồm đuôi), nhưng dao động từ 4,5 đến 8 cm ở chuột lùn châu Phi đến 48 cm ở chuột mây đuôi mảnh khổng lồ phía nam. Chúng thường có thân hình thon thả với đuôi có vảy dài hơn cơ thể, và mõm nhọn với râu ria nổi bật, nhưng có sự khác biệt lớn về những đặc điểm này tùy theo loài. Một số loài chuột có chân và bàn chân thon dài cho phép chúng di chuyển với một chuyển động như nhảy, trong khi những loài khác có bàn chân rộng và đuôi dài để cải thiện khả năng leo trèo của chúng, và những loài khác nữa thì không có đăc điểm nào vừa nêu. Màu lông phổ biến nhất của chúng là một vài sắc thái của màu nâu, mặc dù nhiều loài có lông màu đen, xám hoặc trắng. Chuột thường có các thính giác và khứu giác bén nhạy. Chúng sống trong nhiều môi trường từ rừng đến đồng cỏ và các dãy núi. Một số loài, đặc biệt là chuột nhảy gerbil, thích nghi với đời sống sa mạc và có thể sinh tồn trong một khoảng thời gian dài mà không cần nước. Chúng ăn một loạt các loại thức ăn khác nhau tùy theo mỗi loài, với sự trợ giúp của cơ hàm mạnh mẽ và răng cửa gặm nhấm mọc suốt đời. Công thức nha khoa của chuột là . Chuột sinh sản thường xuyên, thường sinh những lứa lớn vài lần mỗi năm. Chúng thường sinh con trong khoảng 20 đến 40 ngày sau khi giao phối, nhưng điều này cũng tùy theo loài. Con con thường sinh ra bị mù, không có lông và bất lực, mặc dù các trường hợp ngoại lệ có xảy ra, chẳng hạn như ở chuột gai. Tiến hóa. Cũng như nhiều loài động vật có vú nhỏ khác, sự tiến hóa của loài chuột không được biết đến nhiều, vì rất ít hóa thạch tồn tại. Chúng có lẽ đã tiến hóa từ những động vật giống như chuột đồng ở châu Á nhiệt đới một thời vào thời kỳ đầu Miocene và sau đó chỉ tạo ra những loài có khả năng sống sót ở vùng khí hậu mát mẻ. Chúng đã trở nên đặc biệt phổ biến trên toàn thế giới trong Holocene, là kết quả của việc quá giang một chuyến đi tương xứng với sự di cư của con người. Phân loại. Họ Chuột được chia thành 5 phân họ, khoảng 150 chi, và khoảng 834 loài. Trong văn hóa. Văn học. Loài chuột nổi bật trong văn học, bao gồm cả các câu truyện dân gian và truyện cổ tích. Trong "Pied Piper of Hamelin", được kể lại trong nhiều phiên bản từ thế kỷ 14, bao gồm một phiên bản của Brothers Grimm, một người bắt chuột dụ các con chuột của thị trấn xuống sông, nhưng thị trưởng từ chối trả tiền công cho anh ta. Để trả thù, người bắt chuột dụ đi tất cả những trẻ con của thị trấn, không bao giờ quay trở về. Chuột có trong một số sách nhỏ của Beatrix Potter, bao gồm "The Tale of Two Bad Mice" (1904), "The Tale of Mrs Tittlemouse" (1910), "The Tale of Johnny Town-Mouse" (1918), và "The Tailor of Gloucester" (1903), lần cuối cùng được mô tả bởi J.R.R Tolkien có lẽ là gần nhất với ý tưởng của ông về một câu chuyện cổ tích, còn lại là "truyện ngụ ngôn". Trong số những truyện ngụ ngôn của Aesop, là chuyên "The Cat and the Mice" và "The Frog and the Mouse". Trong tiểu thuyết đầu tiên của James Herbert', "The Rats"(1974), một người lang thang bị tấn công và ăn sống bởi một bầy chuột khổng lồ; cùng với các cuộc tấn công tiếp theo. Phim ảnh. Những con chuột trong phim nổi tiếng trên thế giới như: chuột Mickey, chuột Minnie, chuột Jerry (Tom & Jerry), bộ ngũ chuột Jaq, Gus, Mary, Perla, Suzy (Cinderella), Chewwy (Pecola)...
1
null
Gin-iro no kami no Agito (銀色の髪のアギト, ぎんいろのかみのアギト) là một phim anime do Sugiyama Keiichi đạo diễn và hãng Gonzo thực hiện. Bộ phim đã công chiếu lần đầu vào ngày 07 tháng 1 năm 2006. Phim lấy bối cảnh 300 năm sau sự kiện những cái cây có ý thức trong một phòng thí nghiệm trên Mặt Trăng được tạo ra với khả năng phát triển trong điều kiện khắc nghiệt và khô cằn đã quyết định thoát ra phá hủy Mặt Trăng và hủy diệt nền văn minh của con người cũng như phục hồi lại Trái Đất như lúc nguyên sinh là được bao phủ bởi rừng. Cốt truyện phim xoay quanh cậu bé có mái tóc trắng tên Agito là hậu duệ của những người sống sót đã học cách thích nghi và cùng tồn tại với thiên nhiên. Cậu đã vô tình tìm ra một cô gái đã ngủ suốt 300 năm đeo một chiếc vòng cổ có thể đánh thức một thứ vũ khí khổng lồ từ 300 năm trước. Việc này đã khiến trở thành mục tiêu của những thế lực muốn phá hủy thiên nhiên và giành lại thế giới của con người như trước kia. Được thiên nhiên ban cho sức mạnh Agito đã lên đường giải cứu cô. Phim anime cũng đã được phát trên toàn bộ hệ thống của kênh Animax Asia ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Funimation Entertainment đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh để phát hành tại thị trường Bắc Mỹ ngoài ra phim còn được dịch ra các thứ tiếng để phân phối và phát sóng tại các nước khác như Universum Anime và Universum-Films đăng ký tại Đức, Kaze đăng ký tại Pháp, MC Entertainment đăng ký tại Nga, Manga Entertainment đăng ký tại Anh và Ireland và Madman Entertainment đăng ký tại Úc và New Zealand. Âm nhạc. Phim anime có 2 bài hát chủ đề, 1 mở đầu và 1 kết thúc. Bài hát mở đầu có tên "Chouwa Oto ~with reflection~" (調和oto 〜with reflection〜) và bài hát kết thúc có tên "Ai no Melody" (愛のメロディー) cả hai đều do KOKIA trình bày. Đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 01 tháng 1 năm 2006 với hai phiên bản, giới hạn và bình thường. Iwasaki Taku đảm nhận việc biên soạn các bản nhạc dùng trong phim anime và album chứa các bản nhạc này đã phát hành vào ngày 07 tháng 1 năm 2006.
1
null
Lê Văn Thanh (黎文清) là tướng lĩnh của phong trào Tây Sơn. Hành trạng. Lê Văn Thanh tham gia phong trào Tây Sơn khi nào không rõ, nhưng ông là tướng lĩnh cao cấp dưới quyền Đại Tổng quản Trần Quang Diệu. Năm 1794, sau vụ biến Thiền Lâm, nội bộ Tây Sơn mâu thuẫn. Để cắt bớt binh quyền của Trần Quang Diệu, Trần Quang Diệu được thăng chức Thiếu phó, không phụ trách binh quyền, nhưng thuộc hạ là Đại Đô đốc Lê Văn Thanh được thăng chức Đại Tổng quản, tước phong là Uyên Thanh hầu, cùng với Đại Đô đốc Trần Danh Tuấn được thăng chức Đại Tư vũ. Nguyễn Phúc Ánh muốn đánh lấy bốn phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Diên Khánh cũng sai Tham tán Từ Văn Tú, tâm phúc của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc đến dụ hàng Nguyễn Văn Bảo. Nguyễn Văn Bảo theo lời, ước nhận hàng. Khi ông nhận chức Lưu thủ Quy Nhơn, Nguyễn Văn Bảo chiêu dụ các tướng cũ của cha, nổi dậy đánh lấy thành Quy Nhơn. Ông bị Tiểu triều Nguyễn Văn Bảo nổi dậy bắt giam. Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản lập tức kéo binh từ Phú Xuân vào Quy Nhơn dẹp loạn. Quân Phú Xuân kéo vào đánh hạ thành Quy Nhơn, bắt Nguyễn Văn Bảo dìm xuống sông giết chết, Tham tán Từ Văn Tú bị xử lăng trì. Sau vụ biến Tiểu triều, Đại Tổng quản Lê Văn Thanh, Đại Tư vũ Trần Danh Tuấn, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy cùng giữ thành Quy Nhơn, chống nhau với quân Nam triều. Lúc này Tư lệ Lê Trung, Hộ giá Thượng tướng quân Nguyễn Văn Huấn đều đã bị Cảnh Thịnh giết oan. Con rể của Tư lệ Lê Trung là Đại Đô đốc Lê Chất bị Thái phủ Lê Văn Ứng truy sát. Thái phủ Lê Văn Ứng, tước phong Mân Ứng hầu (còn gọi là Thái phủ Mân), là bề tôi tâm phúc của Cảnh Thịnh Hoàng Đế Nguyễn Quang Toản. Thái phủ Lê Văn Ứng vâng lệnh đem viện binh vào Quy Nhơn hợp sức với các tướng ở đấy chống quân Nam triều. Tuy nhiên Thiếu phó Trần Quang Diệu và Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng lúc này đã giải hòa, hiềm nghi Lê Văn Ứng vào Quy Nhơn sẽ gây khó dễ cho Lê Văn Thanh. Chính vì vậy, cả hai hẹn với Lê Văn Thanh sẽ đem quân đi theo sau vào Quy Nhơn, khi qua cửa Thị Nại sẽ nổ 3 tiếng súng, lừa Lê Văn Ứng ra tiếp ứng để bắt giết đi. Đô đốc Lê Chất bị Lê Văn Ứng truy sát, phải giết một tùy tùng thế mang rồi bỏ trốn vào núi. Nhờ chơi thân với Lê Văn Thanh nên sai thuộc hạ đến xin hàng. Lê Văn Thanh ngỡ Lê Chất đã chết nên đáp: - Chất đã chết rồi còn đâu? Lê Chất hay tin, sai thuộc hạ đến trả lời: - Dùng Chất thì Chất còn, không dùng Chất thì Chất chết? Lê Văn Thanh tin lời, Lê Chất đến theo hàng. Lê Văn Thanh dùng làm thuộc hạ, cải tên họ lưu dưới trướng. Năm 1799, quân Nam triều kéo ra đánh Quy Nhơn, nhờ biết được kế của Trần Quang Diêu và Vũ Văn Dũng, kéo vào cửa Thị Nại mà không bị ngăn trở. Khi Lê Văn Thanh và Lê Văn Ứng hay tin thì quân Nam triều đã đổ bộ lên bờ. Đại Nam Thực Lục viết: "Thuyền vua tiến đến Thị Nại, thẳng vào cửa biển. Sai Chưởng Hậu quân Võ Tánh và Chưởng Hữu quân Nguyễn Hoàng Đức đem quân đóng ở Phú Trung. Lại sai quân các vệ Hữu đồn quân Thần sách qua đò Càn Dương, đánh giặc ở Cựu Phụ [Gò cũ] hai trận đều thắng. Quân ta thừa thắng tiến đóng ở Trúc Khê. Thái phủ giặc là Lê Văn ứng giữ quân ở Thốc Lộc không dám đánh. Trước là Thiếu phó giặc Trần Quang Diệu và Tư đồ Võ Văn Dũng thấy ứng là người bề tôi yêu của Nguyễn Quang Toản cậy thế kiêu ngạo lộng quyền, mưu muốn giết đi. Quang Toản sai Đại tổng quản Lê Văn Thanh lưu giữ Quy Nhơn, Diệu mưu với Dũng rằng: "Thanh là người của đảng ta, ứng là thù của ta. Nay Thanh giữ Quy Nhơn, nếu lại sai ứng đến thì ứng tất là không lợi cho Thanh. Bọn ta theo đấy đem quân vào cửa biển Thị Nại, mật hẹn với Thanh, hễ nghe hiệu súng ở cửa biển thì nói dối ứng đó là quân Gia Định, khiến ứng đi ra một mình, nhân đó đánh úp, thì sẽ giết ngay được ứng". Diệu bèn nói với Quang Toản rằng Quy Nhơn là nơi trọng địa căn bản, nên có một vị thân thần trấn giữ, xin sai ứng. Khi ứng đã đi, Diệu, Dũng lại xin đem thủy binh tiến theo, đem mưu ấy bảo Thanh trước. Chợt quân ta đến cửa Thị Nại nổ ba tiếng súng. Thanh ngờ là quân của Diệu, Dũng nên không phòng bị. Xin ứng đi cự chiến. ứng ra thành ngần ngừ không tiến. Do đó quân ta tiến, không bị gì ngăn cản. Kịp khi Thanh biết thì trở tay không kịp nữa, bèn cùng ứng đem đồ đảng chia đóng ở Thốc Lộc và Đê Phụ để cùng quân ta chống giữ." (ĐNTL - Tập 1, tr 395). Quân Tây Sơn mất địa lợi, giao chiến thất lợi. Thái phủ Lê Văn Ứng thua trận lui về giữ Kỳ Đáo, Thiếu úy Trương Tiến Thúy, Đại Tư vũ Trần Danh Tuấn giao chiến bại trận, quân Nam triều kéo đến vây thành Hoàng Đế. Đại Đô đốc Lê Chất lại ra hàng quân Nam triều. Một loạt tướng lĩnh dưới quyền Thái Đức cũ lại ra hàng quân Nam. "Từ đó tướng giặc là bọn đại Đô đốc Võ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, Đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lân, Đô úy Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí nối nhau đến hàng, không kể xiết được. Vua đều sai chiêu tập quân cũ để theo đi đánh giặc."(ĐNTL - Tập 1, tr 396). Viện binh Tây Sơn do hai tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo vào bị chặn lại ở Quảng Ngãi. Võ Tánh cùng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Đức Xuyên, Nguyễn Công Điền, Lê Chất đánh bại Thái phủ Lê Văn Ứng ở Kỳ Đáo. Quân Tây Sơn trong thành Hoàng Đế hết hy vọng có viện binh. Quân hết, lương cạn, không có tiếp viện. Đại Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy phải ra hàng. Đại Tư vũ Trần Danh Tuấn cùng một số tướng lĩnh khác, cải trang trốn về Quảng Ngãi. Nam triều Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh nhận hàng, tha chết cho các tướng, lưu trong quân ngũ. Chiến sự Tây Sơn - Nam triều diễn ra dai dẳng. Năm 1801, khi đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định được giao cho Võ Tánh và "Lễ bộ tham tri" Ngô Tùng Châu trấn giữ. Đại Tư đồ Vũ Văn Dũng và Thiếu phó Trần Quang Diệu đem hết quân cả nước đến vây thành Quy Nhơn. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng. Thủy sư Nam triều đóng ở Cù Huân kéo đi tập kích Thị Nại. Đại Tổng quản Lê Văn Thanh nhân sơ hở trốn về quân doanh Tây Sơn. "Thủy sư của giặc đậu trong cửa biển Thị Nại, nghiêm đặt phòng giữ. Vua thường đi thuyền ngoài biển, sai kỳ binh nhử ra để đánh, nhưng chúng không dám ra. Đến bấy giờ được tin thám tử báo rằng giặc lấy một nửa thủy binh hợp với bộ binh. Vua bèn đem thủy binh định ban đêm đánh úp. Mới đến nửa đường, bị ngược gió, lại phải trở về. Hàng tướng là Đại tổng quản Lê Văn Thanh bèn lên một chiếc thuyền trốn đi." (ĐNTL - Tập 1, tr 430). Không hiểu Lê Văn Thanh về với Tây Sơn, bày mưu kế gì cho Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng. Tuy nhiên quân thế Tây Sơn sau trận hỏa thiêu Thị Nại và mất Phú Xuân càng thêm cùng quẫn. Sau đó Lê Văn Thanh lại ra hàng quân Nam triều. Nguyễn Phúc Ánh vì cớ muốn chiêu phục tướng lĩnh Tây Sơn và yên lòng Lê Chất nên tha tội cho Lê Văn Thanh. Đại tổng quản giặc là Lê Văn Thanh lại trở về với ta. Lê Văn Duyệt cho đóng gông giải về Kinh. Vua cho gọi đến hỏi rằng: "Ngươi tự đem thành để hàng, ta đối đãi không bạc, cớ sao ngươi lại phản?". Thanh lạy rạp xuống đất khóc kêu. Vua không nỡ giết, sai tha ra." (ĐNTL - Tập 1, tr 468). Kết cục. Sau chiến thắng Tây Sơn, Lê Văn Thanh được triều đại mới lưu dùng, không bị giết hại. Mặc dù ra hàng Nam triều nhưng có thể nói Lê Văn Thanh không phải là một viên tướng phản bội. Ông thậm chí đã quay lại với Tây Sơn, nhưng sau đó nhận rõ thế chiến bại tất yếu trên chiến trường. Khác với các tướng lĩnh cũ của Thái Đức ra hàng vì hận Cảnh Thịnh, Lê Văn Thanh vẫn giữ lòng trung với Tây Sơn. Giao thiệp, che chở cho Lê Chất, phục vụ dưới trướng của Trần Quang Diệu, chứng tỏ Lê Văn Thành có tài năng và khí phách hơn người. Nguồn tham khảo. 1. Đại Nam Thực Lục - Tập 1 - Quốc sử quán triều Nguyễn 2. Đại Nam chính biên liệt truyện - Tập 2 - Quốc sử quán triều Nguyễn
1
null
Piper Halliwell là một nhân vật trong loạt phim truyền hình "Phép thuật" do Hoa Kỳ sản xuất. Piper xuất hiện trong 8 phần phim và đang xuất hiện trong phiên bản truyện tranh. Là chị hai trong gia đình, cô là một người phụ nữ đảm đang và có mở một nhà hàng vào phần 9. Sau khi Prue mất, Piper được xem là phù thủy mạnh nhất. Diễn viên. Holly Marie Combs thủ vai Piper Halliwell dành giải Vai diễn ấn tượng nhất của sê-ri phim khoa học viễn tưởng, Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong sê-ri phim khoa học viễn tưởng và Nữ diễn viên truyền hình xuất sắc nhất Cô được biết đến trong "Sweet Hearts Dance", "Born on the Fourth of July". H.M.Combs sinh ngày 3 tháng 12 năm 1973. Năng lực ma thuật. Là một phù thủy ma thuật Piper có thể: đọc thần chú, chế tạo thuốc và bói cầu. Cô là người làm thuốc giỏi nhất trong 4 chị em và đã chế tạo ra nhiều loại thuốc ma thuật khác nhau. Tài năng này bắt nguồn từ niềm đam mê ẩm thực của cô. Sức mạnh ban đầu của Piper là Cố Định Phân Tử (Molecular Immobilization) thường được gọi là “đóng băng”. Cô có thể dừng các phân tử đang chuyển động tại một thời gian nhất định làm mọi thứ bất động, cô kích hoạt sức mạnh bằng cách búng hay vẩy tay. Ban đầu cô chỉ có thể đóng băng trong một phạm vi nhất định, chỉ kéo dài trong giây lát và không điều khiển được, nhưng sau đó sức mạnh cô tăng lên cô có thể đóng băng cả một khu phố đông người, giải băng cho bất cứ ai mà cô muốn, có thể đóng băng những phần trên cơ thể, cô từng làm cho một con quỷ bị đóng băng toàn thân nhưng đầu thì vẫn nói chuyện, sức mạnh này của cô không tác dụng lên phù thủy tốt nhưng ở phần 8 cô đã đóng băng được Billie một phù thủy tốt. Ở phần 3, Piper đạt được khả năng Đốt Cháy Phân Tử (Molecular Combustion) làm các phân tử tăng tốc tới mức nóng lên để gây cháy hoặc phát nổ. Đây là sức mạnh tấn công mạnh nhất trong Bộ Ba. Khi mới có được sức mạnh này cô vô cùng lo sự bởi mức tàn phá của nó, nhưng theo thời gian cô làm chủ được nó, Piper có thể nổ tung mọi thứ cô muốn: tiêu diệt kẻ thù ngay trong tức khắc, làm lệch hướng các cuộc tấn công như quả cầu lửa và quả bóng năng lượng, thậm chí đánh bại cả những con quỷ cấp cao như Triad bằng 3 vụ nổ liên tiếp... Đây là sức mạnh làm cô trở thành người mạnh nhất trong Bộ Ba, sau cái chết của Prue. Ở phần 9, Piper phát triển thêm khả năng Tăng Tốc Phân Tử (Molecular Acceleration) làm cho các phân tử tăng tốc gây ra những vụ cháy và làm tan chảy đồ vật. Lần đầu tiên cô đã có thể làm tan chảy con đường dưới chân của Quỷ Vương (The Source of All Evil) làm chân của hắn mắc kẹt trong đó, làm nóng lên một nồi thức ăn, sau đó cô dùng nó để đốt một sợi dây và tạo ra một vòng tròn lửa bẫy một con quỷ... Sức mạnh này tương tự như khả năng điều khiển nhiệt độ (Thermokinesis) và Lửa (Pyrokinesis).   Nghề nghiệp. Piper là một đầu bếp tài năng, cô luôn muốn có một nhà hàng cho riêng mình. Ở phần 1, cô làm quản lý ở nhà hàng Quake, cô được coi trọng và lương rất cao ở đây nhưng cô nói rằng đây không phải là mơ ước của mình, cô muốn được làm chủ. Sang phần 2 cô mở một câu lạc bộ tên là P3. P3 là một quán Bar rất tuyệt vời và thu hút rất nhiều khách, nó mở ra bởi cả ba chị em Prue, Piper và Phoebe nên có tên là P3. Đến phần 9 cô đã để câu lạc bộ cho người khác phụ trách.Cô đã mở một nhà hàng (đó là niềm mơ ước thực sự của cô). Mối tình. Ở giữa phần 1, do nhà cô đang được sửa chữa lại nên cô đã gọi người đến sửa, đó là Leo Wyatt. Cô đã yêu Leo từ cái nhìn đầu tiên nhưng không dám nói vì đang phải tranh giành với Phoebe. Đến cuối phần một, cô đã thổ lộ tình cảm của mình với Leo. Mối quan hệ khác. Ở phần 2, vì cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi Leo luôn xuất hiện rồi biến mất một cách bất thình lình và cũng không thể ở bên cô mỗi lúc cô cần chỗ dựa nên Piper đã chia tay với Leo và yêu người hàng xóm tốt bụng vừa chuyển đến sống cạnh nhà là Dan Gordon. Sau một thời gian yêu Dan, cô nhận ra Leo mới chính là tình yêu đích thực của đời mình nên Piper đã quay lại với Leo. Tính cách. Chăm sóc tốt cho bản thân và người khác Thông minh Giàu tình cảm
1
null
Huệ Anh Hồng (sinh ngày 2 tháng 2 năm 1960) là nữ diễn viên, người dẫn chương trình người Hồng Kông. Bà là Ảnh hậu Kim Tượng đầu tiên (1982), và còn lên ngôi 2 lần nữa vào năm 2010 và 2017. Cũng trong năm 2017, bà trở thành Ảnh hậu Kim Mã với vai chính trong phim điện ảnh "Huyết Quan Âm" - bộ phim của đạo diễn Đài Loan Yang Ya-che đã áp đảo giải Kim Mã, đoạt danh hiệu danh giá Phim hay nhất. Sự nghiệp. Gia đình Huệ Anh Hồng chuyển đến Hồng Kông năm 1966. Từ đó, bà bắt đầu tham gia đóng phim. Thời trẻ, bà thường đóng phim điện ảnh võ thuật. Về sau này, bà tham gia hãng TVB và tham gia đóng phim truyền hình và làm người dẫn chương trình. Vai diễn của bà trải dài nhiều thể loại như vai người mẹ hiền, vai võ thuật và cả vai phản diện. Bà là một trong những diễn viên tuổi trung niên được yêu thích nhất tại Hồng Kông. Giải thưởng và đề cử. "Bài chi tiết: Danh sách giải thưởng và đề cử của Huệ Anh Hồng"
1
null
Lớp tàu chiến-tuần dương "Courageous" bao gồm ba chiếc tàu chiến-tuần dương được biết đến như là những "tàu tuần dương hạng nhẹ lớn" được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc. Trên danh nghĩa được thiết kế cho Dự án Baltic của Đô đốc Lord John Fisher, vốn dự định hỗ trợ cho việc đổ bộ lực lượng lên bờ biển Baltic của Đức. Những chiếc thuộc lớp này sẽ rất nhanh nhưng có vỏ giáp mỏng và chỉ mang vài khẩu pháo hạng nặng, có tầm nước rất cạn cho phép hoạt động tại vùng nước nông của biển Baltic, đồng thời cũng phản ảnh những kinh nghiệm có được trong chiến tranh trước đó. Để có tốc độ tối đa, lớp "Courageous" là những tàu chiến chủ lực đầu tiên của Hải quân Hoàng gia sử dụng turbine hơi nước và nồi hơi ống nước nhỏ. Hai chiếc đầu tiên trong lớp "Courageous" và "Glorious" được đưa ra hoạt động vào năm 1917 và trải qua thời gian còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ nhất tuần tra tại Bắc Hải. Chúng tham gia trận Heligoland Bight thứ hai vào tháng 11 năm 1917 và đã có mặt khi Hạm đội Biển khơi Đức đầu hàng một năm sau đó. Con tàu nữa chị em "Furious" được thiết kế với một cặp pháo , cỡ nòng pháo lớn nhất từng được trang bị cho tàu chiến của Hải quân Hoàng gia, nhưng được cải biến trong khi chế tạo để có một sàn cất cánh và hầm chứa máy bay thay cho tháp pháo và hầm đạn trước mũi. Sau vài chuyến tuần tra tại Bắc Hải, tháp pháo phía sau cũng được tháo dỡ, bổ sung thêm một sàn cất-hạ cánh. Máy bay của nó đã thực hiện cuộc không kích Tondern vào tháng 7 năm 1918 khi những máy bay Sopwith Camel tấn công bãi đậu khí cầu Zeppelin ở Tondern. Cả ba chiếc đều được cho ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc, rồi được tái cấu trúc thành những tàu sân bay vào những năm 1920. "Courageous" và "Glorious" bị đánh chìm vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai, còn "Furious" sống sót qua cuộc chiến tranh và bị tháo dỡ vào năm 1948. Thiết kế. Bối cảnh. Hai chiếc đầu tiên trong lớp tàu chiến-tuần dương "Courageous" được thiết kế vào năm 1915 để đáp ứng những yêu cầu do Thứ trưởng Hải quân Anh, Đô đốc Lord John Fisher, đặt ra với ý tưởng của Kế hoạch Baltic trong đầu. Chúng phải đủ lớn để duy trì tốc độ cao lúc thời tiết xấu, có dàn hỏa lực mạnh và tốc độ đạt ít nhất , cho phép vượt hơn tàu tuần dương hạng nhẹ đối phương. Vỏ giáp bảo vệ của chúng tương đối nhẹ so với một tàu tuần dương, với lớp giáp dày giữa mực nước và sàn tàu trước, bầu chống ngư lôi giữa tàu và hệ thống động lực bố trí càng sâu bên trong càng tốt, được bảo vệ bởi ba vách ngăn chống ngư lôi. Đặc tính tầm nước nông có độ quan trọng tuyệt đối và các yếu tố khác phải phụ thuộc vào điều này. Vào ngày 23 tháng 2 năm 1915, Sir Eustace Tennyson-d'Eyncourt, Giám đốc Chế tạo Hải quân (DNC: Director of Naval Construction), hồi đáp bằng một phiên bản thu nhỏ của lớp tàu chiến-tuần dương "Renown" với ít hơn một tháp pháo và tiết giảm vỏ giáp bảo vệ. Bộ trưởng Tài chính Anh vào năm 1915 đã ngăn cấm việc chế tạo thêm mọi con tàu lớn hơn tàu tuần dương hạng nhẹ, nên Fisher gọi những con tàu này là tàu tuần dương hạng nhẹ lớn để tránh né sự ngăn trở. Nếu như không có sự giới hạn này, những con tàu sẽ được chế tạo như những phiên bản cải tiến của lớp "Renown" dẫn trước. Hai chiếc đã được đặt lườn vài tháng sau đó trong sự bí mật, nên nội bộ Hải quân Hoàng gia gọi chúng là "những tàu tuần dương hush-hush của Lord Fisher", và thiết kế kỳ quặc của chúng cũng bị gán tên lóng là lớp "Outrageous". Con tàu nữa chị em "Furious" được thiết kế vài tháng sau đó nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị hai khẩu pháo BL Mark I, kiểu pháo có cỡ nòng lớn nhất từng được trang bị cho tàu chiến của Hải quân Hoàng gia, trên những tháp pháo nòng đơn với khả năng hoán chuyển thành tháp pháo nòng đôi nếu như kiểu pháo 18 inch không đáp ứng yêu cầu. Các chuyên gia hải pháo phê phán quyết định này vì thời gian kéo dài giữa các loạt đạn pháo khiến cho việc trinh sát hiệu chỉnh trở nên vô dụng, giảm tốc độ bắn và do đó làm giảm xác suất bắn trúng. Dàn pháo hạng hai được nâng cấp lên kiểu pháo BL Mark I thay vì cỡ pháo được sử dụng trên hai chiếc trước để bù trừ cho điểm yếu của hai khẩu pháo chính trước các mục tiêu di chuyển nhanh như các tàu khu trục. Trọng lượng choán nước và độ rộng mạn thuyền tăng so với những chiếc nữa chị em với một tầm nước hơi nông hơn. Kế hoạch Baltic chỉ là một trong những lý lẽ bào chữa cho các con tàu. Đô đốc Fisher đã viết trong bức thư gửi cho DNC vào ngày 16 tháng 3 năm 1915: "Tôi đã nói với Ngài Bộ trưởng rằng càng quan tâm đến chất lượng về thiết kế của ông đối với chiếc Tàu chiến-Tuần dương lớn, tôi càng bị ấn tượng về sự xuất sắc và đơn giản vượt trội; cả ba yêu cầu thiết yếu về hỏa lực, tốc độ và mớn nước đã được cân bằng rất tốt!" Trong thực tế chúng có thể xem là bản toát yếu niềm tin của Fisher về tầm quan trọng tuyệt đối của tốc độ trên mọi thứ khác. Sự gắn bó của Fisher với nguyên tắc này nổi bật trong một lá thư gửi cho Winston Churchill, Bộ trưởng Hải quân Anh vào lúc đó, về những chiếc thiết giáp hạm cho Tài khóa Hải quân 1912-1913. Fisher đã viết trong bức thư vào tháng 4 năm 1912 này: "Chúng phải hy sinh vỏ giáp … phải GIA TĂNG RẤT LỚN VỀ TỐC ĐỘ … tốc độ phải vượt trội hơn nhiều so với đối thủ tiềm năng!" Mong muốn của Fisher về một tầm nước nông không chỉ thuần túy dựa trên yêu cầu cho phép hoạt động gần bờ. Các tàu chiến lúc đó có xu hướng hoạt động gần với tải trọng đầy tải tối đa hơn dự đoán, và thường mất khoảng nổi, độ nổi dự trữ và độ an toàn đối với các cuộc tấn công dưới nước. Kinh nghiệm này đã khiến DNC bắt đầu bố trí lại các phần của lườn tàu để khắc phục vấn đề được phát hiện. Những chiếc trong lớp "Courageous" là những chiếc đầu tiên trong quá trình đánh giá lại này. Các đặc tính chung. Những chiếc trong lớp "Courageous" có chiều dài chung , mạn thuyền rộng và tầm nước sâu khi đầy tải. Chúng có trọng lượng choán nước thông thường là , và lên đến khi đầy tải. Chúng có chiều cao khuynh tâm khi đầy tải và lườn tàu có đáy kép toàn bộ. Con tàu nữa chị em "Furious" có chiều dài tương tự, nhưng mạn thuyền rộng và tầm nước sâu khi đầy tải. Nó có trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải. Chiều cao khuynh tâm của nó là khi đầy tải. Động lực. Để tiết kiệm chỗ và trọng lượng, những chiếc trong lớp "Courageous" là những tàu chiến lớn đầu tiên của Hải quân Hoàng gia được trang bị turbine hơi nước hộp số và nồi hơi ống nước nhỏ, cho dù loại sau đòi hỏi một công việc bảo trì nặng nề hơn đáng kể. Hơn nữa, để rút ngắn thời gian thiết kế, chúng áp dụng ngay kiểu turbine hộp số vốn được trang bị cho tàu tuần dương hạng nhẹ "Champion", tàu tuần dương đầu tiên của Hải quân Hoàng gia được trang bị turbine hộp số, đơn giản bằng cách tăng gấp đôi. Các turbine Parsons được bố trí trong hai phòng động cơ, và mỗi turbine dẫn động một trong số bốn trục chân vịt. Chân vịt của "Furious" có đường kính . Hơi nước cung cấp cho các turbine được sản sinh từ 18 nồi hơi Yarrow, được phân bố đồng đều trên ba phòng nồi hơi. Chúng được thiết kế để cung cấp công suất tổng cộng ở áp lực làm việc , nhưng đã đạt nhỉnh hơn đôi chút khi "Glorious" chạy thử máy, cho dù nó không đạt đến tốc độ thiết kế . Chúng được thiết kế để mang theo dầu đốt lúc thông thường, nhưng có thể mang theo tối đa đến . Với lượng nhiên liệu tối đa, chúng có thể di chuyển khoảng ở tốc độ . Vũ khí. Lớp "Courageous" được trang bị bốn khẩu pháo BL Mark I trên hai tháp pháo nòng đôi kiểu Mark I* vận hành bằng thủy lực, một phía trước và một phía sau và được đặt tên 'A' và 'Y' tương ứng. Những tháp pháo này nguyên được dự định dành cho một thiết giáp hạm thuộc lớp "Revenge" nhưng bị hủy bỏ không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu. Các khẩu pháo có thể hạ tối đa cho đến góc -3° và nâng đến góc 20°; việc nạp đạn có thể thực hiện ở mọi góc nâng cho đến 20°, nhưng việc nạp đạn ở góc cao có xu hướng làm chậm thời gian quay trở lại góc bắn. Các con tàu mang theo 120 quả đạn cho mỗi khẩu pháo. Kiểu vũ khí này bắn ra đạn pháo nặng ở lưu tốc đầu đạn ; cho phép có tầm bắn tối đa với loại đạn pháo xuyên thép (AP). Những chiếc trong lớp "Courageous" được thiết kế để mang theo 18 khẩu pháo BL Mark IX, được bố trí trên sáu tháp pháo ba nòng. Chúng phải được vận hành bằng tay và khá cồng kềnh, đòi hỏi một kíp pháo thủ 32 người để nạp đạn và xoay khẩu pháo. Tốc độ bắn của kiểu vũ khí này chỉ đạt 10 đến 12 phát mỗi phút; chúng có thể hạ tối đa cho đến góc -10° và nâng đến góc 30°. Chúng bắn ra loại đạn pháo nổ mạnh (HE) nặng ở lưu tốc đầu đạn ; và ở góc nâng tối đa chúng có thể bắn mục tiêu ở khoảng cách . Con tàu mang theo 120 quả đạn cho mỗi khẩu pháo. Mỗi con tàu còn mang theo một cặp pháo QF 3 inch 20 cwt phòng không trên các bệ nòng đơn Mark II góc cao. Chúng được bố trí ngang với cột ăn-ten chính trên những chiếc "Courageous", và trước ống khói trên chiếc "Furious". Khẩu pháo có thể hạ đến góc 10° và nâng đến góc 90°, bắn ra đạn pháo nặng ở lưu tốc đầu đạn và với tốc độ bắn 12-14 phát mỗi phút. Chúng có trần bắn hiệu quả . Cả ba con tàu cũng mang theo mười quả ngư lôi và được trang bị hai ống phóng ngầm nạp bên cạnh, được bố trí gần tháp pháo 'A'. Chúng được nạp đạn và xoay bằng thủy lực, nhưng được phóng ra bằng hơi nén. Kiểu pháo BL Mark I mà "Furious" trang bị được cải tiến từ loại pháo 15 inch Mark I của các tàu nữa chị em. Chúng được đặt trên hai tháp pháo nòng đơn cải tiến từ tháp pháo nòng đôi 15 inch Mark I/N, và bệ tháp pháo được thiết kế để có thể chấp nhận được cả hai loại tháp pháo phòng ngừa trường hợp việc phát triển kiểu pháo 18 inch gặp trục trặc. Khẩu pháo có thể hạ đến góc -3° và nâng đến góc 30°; nó bắn ra đạn pháo AP 4crh nặng ở lưu tốc đầu đạn đến một khoảng cách tối đa . Chúng chỉ có thể bắn ở tốc độ một phát mỗi phút, và con tàu mang theo 60 quả đạn pháo. Khối lượng xoay của tháp pháo là , chỉ nhỉnh hơn so với của tháp pháo nguyên thủy. Dàn pháo hạng hai mà "Furious" trang bị bao gồm 11 khẩu BL Mark I. Chúng có góc nâng tối đa 25° trên các bệ trục xoay, bắn ra đạn pháo nặng ở lưu tốc đầu đạn và với tốc độ bắn 12 phát mỗi phút. Tầm bắn tối đa của chúng là ở góc nâng tối đa 25°. Kiểm soát hỏa lực. Dàn pháo chính trên những chiếc trong lớp "Courageous" có thể kiểm soát từ một trong hai bộ kiểm soát hỏa lực. Bộ kiểm soát hỏa lực chính được đặt trên nóc tháp chỉ huy trong một vòm bọc thép, còn bộ kia trong nóc quan sát trên cột ăn-ten chính. Dữ liệu thu thập từ một máy đo tầm xa đặt trong vòm bọc thép được chuyển đến một bảng điều khiển hỏa lực Dreyer Mk IV* đặt trong trạm thông tin (TS) nơi chúng được biên dịch thành số liệu tầm xa và độ lệch để các khẩu pháo sử dụng. Mỗi tháp pháo chính còn có một máy đo tầm xa 15 ft đặt trong một vòm bọc thép trên nóc tháp pháo. Dàn pháo hạng hai cũng được điều khiển. Nóc quan sát được trang bị một máy đo tầm xa , cũng như trên tháp chỉ huy ngư lôi trên cấu trúc thượng tầng phía sau. Pháo phòng không được kiểm soát bằng một máy đo tầm xa đơn giản đặt trên cấu trúc thượng tầng phía sau. Vỏ giáp bảo vệ. Không giống các tàu chiến-tuần dương Anh khác, những chiếc trong lớp "Courageous" có phần lớn vỏ giáp được làm từ thép có độ co giãn cao (high-tensil steel), loại thép thường dùng vào cấu trúc các con tàu khác. Đai giáp ở mực nước bao gồm một lớp và phủ thêm một lớp bọc dày ; nó kéo dài giữa hai bệ tháp pháo trước và sau và mở rộng thêm phía trước đến vách ngăn trước dày vốn cách xa mũi tàu. Đai giáp cao , trong đó ở bên dưới mực nước theo thiết kế. Từ bệ tháp pháo trước, một vách ngăn dày mở rộng ra hai bên lườn tàu giữa sàn trên và sàn dưới, cùng một vách ngăn tương tự ở bệ tháp pháo sau. Bốn lớp sàn tàu được bọc thép với độ dày thay đổi , chỗ dày nhất bên trên hầm đạn và trục bánh lái. Sau việc ba tàu chiến-tuần dương Anh bị mất trong trận Jutland, có thêm vỏ giáp bảo vệ bổ sung được tăng cường cho sàn tàu chung quanh hầm đạn. Vỏ giáp bảo vệ cho tháp pháo, bệ tháp pháo và tháp chỉ huy được làm từ thép giáp Krupp. Mặt trước tháp pháo dày trong khi các mặt hông dày và nóc dày . Bệ tháp pháo có độ dày tối đa bên trên sàn chính, nhưng giảm xuống còn giữa sàn chính và sàn dưới. Tháp chỉ huy có vỏ giáp cho các mặt bên dày và nóc dày . Bộ điều khiển hỏa lực chính bên trên tháp chỉ huy có một vòm bọc thép với mặt trước dày , các mặt bên dày và nóc được bảo vệ với giáp 3 inch. Một ống liên lạc vợi các mặt hông dày 3 inch chạy từ tháp chỉ huy đến vị trí chỉ huy bên dưới ở sàn chính. Các vách ngăn chống ngư lôi được tăng thêm độ dày từ lên trong quá trình chế tạo. Cả ba con tàu được trang bị bầu chống ngư lôi nông tích hợp trong lườn tàu, với ý định kích nổ quả ngư lôi trước khi nó va chạm thực sự với lườn và hướng áp lực của vụ nổ dưới nước lên mặt nước thay vì vào lườn tàu. Kinh nghiệm sau đó cho thấy nó không được đặt đủ sâu để hoàn thành nhiệm vụ, thiếu các ngăn rỗng và đầy cần thiết để hấp thu sức mạnh của vụ nổ. Lịch sử hoạt động. Các hoạt động đầu tiên. Trong khi chạy thử máy vào tháng 11 năm 1916 ngoài khơi River Tyne, "Courageous" chịu đựng những hư hại về cấu trúc khi nó di chuyển hết tốc độ vào lúc biển động. Sàn trước bị cong oằn nặng ở ba chỗ giữa mũi tàu và tháp pháo phía trước. Ngoài ra, các tấm thép ốp lườn tàu cũng thấy được sự uốn cong giữa sàn trước và sàn trên. Nước đã tràn vào các phòng ngư lôi ngầm, và đinh tán bị cắt vạt ở mép đứng các đế sắt cố định vỏ giáp sàn tàu. Nguyên nhân chính xác không thể xác định, nhưng "Courageous" được nhận thép gia cố; "Glorious" chỉ được gia cố thêm vào năm 1918. "Courageous" còn được tạm thời trang bị như một tàu rải mìn vào tháng 4 năm 1917, nhưng chưa bao giờ thực sự rải mìn. Đến giữa năm 1917 cả hai được bổ sung sáu cặp ống phóng ngư lôi: một cặp mỗi bên mạn của cột ăn-ten chính ở mức sàn trên và hai cặp mỗi bên mạn tháp pháo sau ở mức sàn sau. "Courageous" và "Glorious" phục vụ cùng nhau trong suốt chiến tranh. Ban đầu chúng được điều về Hải đội Tuần dương nhẹ 3 nhưng sau đó được chuyển sang Hải đội Tuần dương 1. Ngay khi còn đang được chế tạo, "Furious" được cải biến với một hầm chứa máy bay (hangar) lớn chứa mười máy bay dưới sàn trước thay cho tháp pháo phía trước, cùng một sàn cất cánh dài được chế tạo trên nóc. Máy bay được cho cất cánh từ sàn này, và được cho hạ cánh nhưng ít thành công hơn. Mặc dù tháp pháo đuôi được trang bị và khẩu pháo được vận hành thử, chỉ không lâu sau đó "Furious" quay trở lại xưởng tàu để được cải biến thêm. Vào tháng 11 năm 1917, tháp pháo đuôi được tháo dỡ thay bằng một sàn hạ cánh dài bên trên một hầm chứa máy bay khác. Ống khói và cấu trúc thượng tầng của nó được giữ nguyên, với những lối sàn hẹp chung quanh chúng nối liền hai sàn cất hạ cánh. Hiện tượng nhiễu loạn không khí từ ống khói và cấu trúc thượng tầng đáng kể đến mức chỉ có ba lượt tìm cách hạ cánh thành công trước khi các nỗ lực khác bị cấm. Các khẩu pháo 18 inch của nó được sử dụng lại trên những chiếc monitor lớp "Lord Clive" "General Wolfe" và "Lord Clive" trong chiến tranh. Cả ba con tàu đều đang trong thành phần Hải đội Tuần dương 1 với "Courageous" là soái hạm khi Bộ Hải quân nhận được tin tức về việc tàu chiến Đức di chuyển vào ngày 16 tháng 10 năm 1917, có thể là dấu hiệu của một chiến dịch bắn phá. Đô đốc David Beatty, Tư lệnh Hạm đội Grand Anh Quốc, ra lệnh cho hầu hết các tàu tuần dương hạng nhẹ và tàu khu trục dưới quyền ra khơi truy tìm tàu đối phương. "Furious" được cho tách khỏi Hải đội Tuần dương 1 để càn quét dọc theo vĩ tuyến 56° Bắc cho đến kinh độ 4° Đông và quay trở lại trước khi trời tối. Hai chiếc kia thoạt đầu không được tung ra khơi, nhưng sau đó được gửi đi tăng cường cho Hải đội Tuần dương nhẹ 2 tuần tra khu vực giữa Bắc Hải và cuối ngày hôm đó. Hai tàu tuần dương hạng nhẹ Đức thuộc lớp "Brummer" đã tìm cách lọt qua khoảng trống giữa các tàu tuần tra Anh và tiêu diệt một đoàn tàu vận tải đang hướng đến Scandinavia vào sáng ngày 17 tháng 10, nhưng đã không nhận được tin tức gì về cuộc đụng độ cho đến xế trưa hôm đó. Hải đội Tuần dương 1 được lệnh đánh chặn các con tàu Đức, nhưng chúng đã ở quá xa không thể nào bắt kịp. Trận Heligoland Bight thứ hai. Trong năm 1917, Bộ Hải quân Anh ngày càng quan tâm đến các nỗ lực rà quét các bãi thủy lôi của Đức tại Bắc Hải, vốn do phía Anh rải nhằm hạn chế các hoạt động của Hạm đội Biển khơi Đức cũng như các tàu ngầm U-boat. Một đợt bắn phá sơ khởi nhắm vào lực lượng quét mìn Đức vào ngày 31 tháng 10 do các lực lượng hạng nhẹ tiến hành đã tiêu diệt được mười tàu nhỏ, và Bộ Hải quân quyết định thực hiện một chiến dịch lớn hơn để tiêu diệt các tàu quét mìn cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ hộ tống chúng. Dựa trên các báo cáo tình báo, họ quyết định huy động vào ngày 17 tháng 11 năm 1917 hai hải đội tuần dương nhẹ, Hải đội Tuần dương 1 được bảo vệ bởi Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 có tăng cường, và xa hơn phía sau là các thiết giáp hạm của Hải đội Chiến trận 1. Các con tàu Đức, bao gồm bốn tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc Lực lượng Tuần tiễu II, tám tàu khu trục, ba đội tàu quét mìn, tám tàu "sperrbrecher" và hai tàu đánh cá để đánh dấu luồng được quét, bị phát hiện lúc 07 giờ 30 phút, soi bóng trong ánh sáng bình minh; bảy phút sau, "Courageous" cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ "Cardiff" khai hỏa với các khẩu pháo phía trước của chúng. Phía Đức phản ứng bằng cách thả một màn khói, phía Anh tiếp tục truy đuổi, nhưng mất dấu hầu hết các con tàu nhỏ và đã tập trung hỏa lực vào các tàu tuần dương hạng nhẹ mỗi khi có cơ hội. Một quả đạn pháo 15 inch bắn trúng giá chắn pháo của chiếc "Pillau" nhưng không thể làm giảm tốc độ của nó. Lúc 08 giờ 33 phút, khẩu pháo bên trái trên tháp pháo phía trước của "Glorious" bị hỏng khi một quả đạn kích nổ bên trong nòng pháo. Đến 09 giờ 30 phút, Hải đội Tuần dương 1 từ bỏ cuộc truy đuổi do không muốn đi vào một bãi mìn được đánh dấu trên bản đồ của họ; quay mũi về phía Nam và không đóng vai trò nào khác trong trận chiến. Các con tàu Đức đã ở cách rất xa khó có thể bị các tàu Anh bắt kịp trước khi phải đổi hướng tránh bãi mìn. Cả hai chiếc đều bị những hư hại nhẹ bởi chớp lửa đầu nòng của chính chúng, và "Glorious" cần có năm ngày sửa chữa. "Courageous" đã bắn tổng cộng 92 phát đạn pháo 15 inch còn "Glorious" bắn 57 phát, chỉ ghi được một phát trúng "Pillau"; chúng còn bắn 180 và 213 phát đạn pháo 4 inch, tương ứng. Các thiết bị rải mìn của "Courageous" được tháo dỡ sau trận chiến, và cả hai nhận được những bệ cất cánh dành cho thủy phi cơ bên trên nóc các tháp pháo vào năm 1918; một chiếc Sopwith Camel được mang theo trên tháp pháo đuôi cùng một chiếc Sopwith 1½ Strutter trên tháp pháo phía mũi. "Furious" được cho hoạt động trở lại vào ngày 15 tháng 3 năm 1918, và những máy bay được phối thuộc của nó được sử dụng trong các cuộc tuần tra chống khí cầu Zeppelin tại Bắc Hải từ tháng 5. Vào tháng 7 năm 1918, nó tung ra bảy chiếc Sopwith Camel để thực hiện cuộc Không kích Tondern tấn công căn cứ Zeppelin tại Tondern với mức độ thành công vừa phải. Cả ba chiếc đã hiện diện vào lúc Hạm đội Đức đầu hàng vào ngày 21 tháng 11 năm 1918. Sau chiến tranh. "Courageous" được đưa về lực lượng dự bị tại Rosyth vào ngày 1 tháng 2 năm 1919 trước khi được bố trí về Trường Tác xạ thuộc Căn cứ Devonport vào năm tiếp theo như một tàu thực hành tháp pháo. Nó trở thành soái hạm của Chuẩn đô đốc Tư lệnh Dự bị tại Devonport vào tháng 3 năm 1920. "Glorious" cũng được đưa về lực lượng dự bị tại Rosyth vào ngày 1 tháng 2 và phục vụ như một tàu thực hành tháp pháo, rồi thay thế cho con tàu chị em với nó trong vai trò soái hạm từ năm 1921 đến năm 1922. "Furious" được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 21 tháng 11 năm 1919 trước khi bắt đầu công việc tái cấu trúc thành tàu sân bay vào năm 1921. Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 yêu cầu các nước tham gia phải cắt giảm đáng kể kế hoạch đóng tàu chiến mới cùng tháo dỡ nhiều tàu hiện hữu để tuân thủ giới hạn về tải trọng. Tuy nhiên, nó cũng cho phép cho đến tàu hiện có được cải biến thành tàu sân bay, và Hải quân Hoàng gia đã chọn cải biến những chiếc thuộc lớp "Courageous" do tốc độ nhanh của chúng. Mỗi chiếc được tái cấu trúc trong những năm 1920 với một sàn đáp suốt chiều dài con tàu. Các tháp pháo 15 inch của chúng được lưu cất, và sau này trong Thế Chiến II được sử dụng cho chiếc "Vanguard", thiết giáp hạm cuối cùng của Hải quân Hoàng gia. Là chiếc tàu sân bay lớn (còn gọi là tàu sân bay "hạm đội") đầu tiên được hoàn tất của Hải quân Hoàng gia, "Furious" được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá kỹ thuật vận hành và hạ cánh máy bay, bao gồm việc hạ cánh ban đêm lần đầu tiên vào năm 1926. "Courageous" trở thành tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoàng gia bị mất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai khi nó trúng ngư lôi từ một tàu ngầm U-boat Đức vào tháng 9 năm 1939. "Glorious" truy đuổi không thành công thiết giáp hạm bỏ túi Đức "Admiral Graf Spee" tại Ấn Độ Dương vào năm 1939; rồi tham gia Chiến dịch Na Uy năm 1940 nhưng bị các thiết giáp hạm Đức "Scharnhorst" và "Gneisenau" đánh chìm vào tháng 6 khi được phép quay trở về nhà một cách không khôn ngoan với sự hộ tống tối thiểu. "Furious" trải qua những tháng đầu tiên của chiến tranh săn đuổi tàu cướp tàu buôn và hộ tống đoàn tàu vận tải trước khi bắt đầu hỗ trợ lực lượng Anh tại Na Uy. Nó trải qua phần lớn năm 1940 tại vùng biển Na Uy tấn công các cơ sở và tàu bè Đức, rồi phần lớn năm 1941 vận chuyển máy bay đến Tây Phi, Gibraltar và Malta trước khi được tái trang bị tại Hoa Kỳ. Nó tiếp tục vận chuyển máy bay đến Malta trong thành phần các đoàn tàu vận tải Malta trong năm 1942 rồi hỗ trợ trên không cho lực lượng Anh trong Chiến dịch Torch. Nó trải qua phần lớn năm 1943 huấn luyện cùng với Hạm đội Nhà, nhưng cũng thực hiện nhiều cuộc không kích nhắm vào thiết giáp hạm Đức "Tirpitz" và các mục tiêu khác tại Na Uy vào năm 1944. Tuy nhiên "Furious" đã trở nên cũ kỹ và lạc hậu; và với sự có mặt của nhiều tàu sân bay mới, nó được đưa về lực lượng dự bị vào tháng 9 năm 1944 trước khi bị loại bỏ vào năm tiếp theo, và được bán để tháo dỡ vào năm 1948.
1
null
Lưu Tống Tiền Phế Đế (chữ Hán: 劉宋前廢帝; 25 tháng 2, 449 – 1 tháng 1, 465), tên húy là Lưu Tử Nghiệp (劉子業), biểu tự Pháp Sư (法師), là Hoàng đế thứ sáu của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông lên ngôi khi còn ở độ tuổi thiếu niên và chỉ trị vì trong một thời gian ngắn ngủi. Ông là người hung bạo và bốc đồng, đã thảm sát nhiều thành viên hoàng tộc và đại thần cấp cao. Ngoài ra, Tiền Phế Đế còn là người hoang dâm. Tiền Phế Đế đã bị ám sát chỉ khoảng một năm sau khi lên ngôi. Trước khi lên ngôi. Lưu Tử Nghiệp sinh năm Nguyên Gia thứ 26 (449), khi đó cha ông là Lưu Tuấn vẫn còn đang là Vũ Lăng vương dưới quyền trị vì của ông nội Văn Đế. Mẹ của Lưu Tử Nghiệp là Vương Hiến Nguyên. Mặc dù cha ông được cử làm thứ sử lần lượt tại nhiều châu khác nhau, song Lưu Tử Nghiệp vẫn ở tại kinh thành Kiến Khang. Lưu Tử Nghiệp bị bác là Lưu Thiệu tống giam sau khi Lưu Thiệu sát hại Văn Đế để đoạt lấy ngai vàng vào năm 453 và Lưu Tuấn nổi dậy chống lại Lưu Thiệu. Lưu Thiệu đã tính đến việc hành quyết Lưu Tử Nghiệp song đã không làm như vậy. Sau đó, Lưu Tuấn xưng đế rồi đánh bại và giết chết Lưu Thiệu, Lưu Tử Nghiệp được cứu thoát khỏi ngục tù và đến năm 454 thì được lập làm Thái tử. Năm Hiếu Kiến thứ 3 (456), Hiếu Vũ Đế đã ban hôn ước giữa Lưu Tử Nghiệp với Hà Lệnh Uyển (何令婉), con gái của một bá quan tên là Hà Vũ (何瑀). Hà Lệnh Uyển trở thành Thái tử phi. Năm Đại Minh thứ 2 (458), Hiếu Vũ Đế lập một cung cho Thái tử. Năm thứ 4 (460), ông được phép đọc "Hiếu Kinh", và đến năm thứ 7 (463) thì ông được mặc y phục của người lớn. Trong những năm là thái tử, Lưu Tử Nghiệp đã liên tục mắc lỗi và thường bị Hiếu Vũ Đế trách mắng. Do đó, Lưu Tử Nghiệp tỏ ra bực bội với cả Hiếu Vũ Đế và một em trai là Tân An vương Lưu Tử Loan (劉子鸞), vì Hiếu Vũ Đế từng có lần tính đến việc để Tử Loan thay thế ngôi Thái tử của Tử Nghiệp. Tuy nhiên, một viên quan tên là Viên Nghĩ (袁顗) đã ca tụng về tính hiếu học của Thái tử, vì thế nên Hiếu Vũ Đế đã chấm dứt ý định phế truất Lưu Tử Nghiệp. Năm Đại Minh thứ 8 (464), Hiếu Vũ Đế qua đời, Lưu Tử Nghiệp lên ngôi Hoàng đế, tức là Tống Tiền Phế Đế. Khi một viên quan tên là Sái Hưng Tông (蔡興宗) đưa quốc ấn cho ông, ông đã tỏ thái độ ngạo mạn và lơ đễnh, và không có bất kỳ biểu hiện buồn bã nào, và Sái đã nhận xét với những người khác rằng đây là một điềm xấu cho triều đại. Tiền Phế Đế tôn Lỗ Thái hậu là Thái hoàng thái hậu, và Vương Hoàng hậu được tôn là Hoàng thái hậu. Ông cũng truy tôn thụy hiệu Hoàng hậu cho Hà Thái tử phi. Trị vì. Sau khi lên ngôi, do bất mãn về với vua cha, Tiền Phế Đế ngay lập tức ra lệnh rằng tất cả các thay đổi luật lệ của Hiếu Vũ Đế sẽ bị bãi bỏ. Ngoài ra, sự bất mãn này còn được biểu hiện với việc sau khi trao chân dung các tân đế cho các đền thờ tổ tiên, ông đã đến để nhìn ngắm chúng. Khi nhìn thấy chân dung người sáng lập nên triều đại (cụ nội) là Vũ Đế, Tiền Phế Đế đã nhận xét, "cụ nội là một đại anh hùng". Khi nhìn thấy chân dung của Văn Đế, Tiền Phế Đế đã nhận xét, "ông nội cũng khá tài giỏi, song thật không may khi ông nội đã bị con trai lấy mất đầu". Khi thấy chân dung của Hiếu Vũ Đế, Tiền Phế Đế không tỏ vẻ hài lòng và nhận xét: "vua cha có một chiếc mũi to do uống quá nhiều rượu. Chiếc mũi đó ở đâu?" và Tiền Phế Đế đã ra lệnh rằng phải phóng đại chiếc mũi của Hiếu Vũ Đế. Lưu Tử Nghiệp cũng chỉ thẳng vào bức họa của cha mình mà nói rằng: "Phụ thân quá mức hiếu sắc, không biết tôn ti trật tự." Sau khi Lưu Tử Nghiệp lên ngôi không lâu, Vương Thái hậu lâm bạo bệnh. Bà triệu kiến Tiền Phế Đế đến để nhìn mặt. Tuy nhiên, Tiền Phế Đế đã từ chối vì cho rằng trong phòng của người bệnh sẽ có những hồn ma. Thái hậu tức giận và nói với các thị nữ: "Hãy đem một thanh kiếm đến và mổ bụng ta ra, để xem tại sao mà ta lại sinh ra thứ súc sinh này!". Bà qua đời không lâu sau đó. Sát hại đại thần. Trong triều đình của Tiền Phế Đế, ông chú là Giang Hạ vương Lưu Nghĩa Cung (劉義恭) có thứ hạng cao nhất, và các bá quân cấp cao khác bao gồm Nhan Sư Bá (顔師伯) và Liễu Nguyên Cảnh (柳元景). Tuy nhiên, ban đầu, quyền lực trên thực tế nằm trong tay các tân tín của Hiếu Vũ Đế là Đới Pháp Hưng (戴法興) và Sào Thượng Chi (巢尚之). Đới thường xuyên kiềm chế các hành vi bốc đồng của Tiền Phế Đế, cảnh báo ông về số phận của ông bác Thiếu Đế, là người đã bị lật đổ và bị giết chết vì bị cho là bất tài. Đến mùa thu năm Vĩnh Quang thứ nhất (465), Tiền Phế Đế buộc Đới phải tự sát và giáng chức Sào. Các hành động này đã khiến cho các bá quan cấp cao kinh sợ, và Lưu Nguyên Cảnh cùng Nhan Sư Bá đã lên kế hoạch phế truất Tiền Phế Đế và ủng hộ Lưu Nghĩa Cung làm hoàng đế. Khi Lưu Nguyên Cảnh tham khảo ý kiến với tướng Thẩm Khánh Chi (沈慶之), Thẩm đã thông tin ra ngoài do Thẩm trước đó không có mối quan hệ hữu hảo với Lưu Nghĩa Cung và bực tức trước sự bất kính của Nhan Sư Bá. Chỉ 12 ngày sau khi buộc Đới phải tự sát, Tiền Phế Đế đã đích thân dẫn cận binh hoàng cung đi tấn công và giết chết Lưu Nghĩa Cung cùng bốn vương tử của người này. Lưu Nguyên Cảnh và Nhan Sư Bá cùng các con trai của họ cũng đều bị sát hại. Tiền Phế Đế cắt các chi của Lưu Nghĩa Cung, mổ bụng, và lấy ruột ra để cắt thành từng khúc. Ông cũng khoét mắt Lưu Nghĩa Cung và ngâm vào mật ong, gọi là "mắt ma ngâm." Từ thời điểm này trở đi, những người được Tiền Phế Đế tin tưởng gồm Viên Nghĩ, Từ Viên (徐爰), Thẩm Khánh Chi, hoàng đệ Dự Chương vương Lưu Tử Thượng (劉子尚), và Hội Kê Trưởng công chúa Lưu Sở Ngọc. Do bực bội trước hoàng đệ Tân An vương Lưu Tử Loan (Lưu Tử Loan), Tiền Phế Đế đã buộc Lưu Tử Loan phải tự sát và còn giết chết hai người em cùng mẹ của Tử Loan là Nam Hải Ai vương Lưu Tử Sư (劉子師) và một công chúa không rõ tên. Khi chú ông là Nghị Dương vương Lưu Sưởng (劉昶), cũng là Thứ sử Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ Giang Tô và bắc bộ An Huy) thỉnh cầu được cho phép trở về Kiến Khang, Tiền Phế Đế đã vu cáo Lưu Sưởng lên kế hoạch phản nghịch, và đã cử Thẩm Khánh Chi đưa quân đi đánh Lưu Sưởng. Lưu Sưởng sợ hãi và ban đầu đã cố gắng kháng cự, tuy nhiên sau đó vì biết rằng mình không thể đánh lại quân của triều đình nên ông ta đã chạy trốn sang Bắc Ngụy. Vào mùa đông năm 465, Tiền Phế Đế tiếp tục các cuộc giết chóc của mình. Ngược đãi tông thân. Tiền Phế Đế rất nghi ngại về việc các chú bác sẽ nổi dậy chống lại mình, vì thế ông hạ lệnh cho họ tập trung tại Kiến Khang rồi hạ lệnh quản thúc. Ông thường ngược đãi họ và đối xử với họ không như con người. Tương Đông vương Lưu Úc, Kiến An vương Lưu Hưu Nhân (劉休仁), và Sơn Dương vương Lưu Hưu Hựu (劉休祐), cả ba đều là người thừa cân, Tiền Phế Đế đã cho đưa họ vào cũi và cân họ như cân lợn. Tiền Phế Đế gọi Lưu Úc là "Trư vương", Lưu Hưu Nhân là "Sát vương", và Lưu Hưu Hựu là "Tặc vương". Do một người chú khác là Đông Hải vương Lưu Huy (劉褘) bị cho là khó bảo và tối dạ, ông gọi Lưu Huy là "Lư vương" (thân vương con lừa). Tiền Phế Đế thường muốn sát hại Lưu Úc, Lưu Hưu Nhân và Lưu Hưu Hựu, song mỗi lần đó Lưu Hưu Nhân lại tâng bốc ông và vì thế ông lại đổi ý. Trong một sự cố, ông đã trói Lưu Úc giống như cách trói một con lợn, và đưa ông chú này đến nhà bếp và nói rằng: "Hôm nay là ngày giết lợn.". Tuy nhiên, Lưu Hưu Nhân lại nói rằng:"Hôm nay không phải là ngày giết lợn.". Tiền Phế Đế giận dữ hỏi Lưu Hưu Nhân tại sao, và Lưu Hưu Nhân nói rằng, "Sau khi hoàng tử của bệ hạ được sinh ra, khi đó hãy giết lợn và lấy ruột của nó ra!". Tiền Phế Đế thích thú trước câu nói đùa của Lưu Hưu Nhân và đã không giết chết Lưu Úc. Lo sợ rằng mình sẽ bị hành thích, Tiền Phế Đế giao phó việc canh giữ hoàng cung cho một số người hung tợn, bao gồm Tông Việt (宗越), Đàm Kim (譚金), Đồng Thái Nhất (童太一), và Thẩm Du Chi (沈攸之). Tiền Phế Đế cũng cho rằng em trai Lưu Tử Huân là một mối đe dọa, đặc biệt là vì Văn Đế, Hiếu Vũ Đế và Lưu Tử Huân đều là con trai thứ ba của cha họ. Do đó, Tiền Phế Đế sử dụng âm mưu của Hà Mại làm một cái cớ và cử một thuộc hạ có tên là Chu Cảnh Vân (朱景雲) đem thuốc độc đến và buộc Tử Huân phải tự vẫn. Tuy nhiên, khi Chu đến gần trị sở của Lưu Tử Huân tại Tầm Dương (尋陽, nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây), ông ta đã cố ý đi chậm lại và để lộ tin tức. Thuộc cấp của Lưu Tử Huân là Đặng Uyển (鄧琬) sau đó đã tuyên bố nổi loạn, song lúc đó Đặng chưa tuyên bố Lưu Tử Huân là hoàng đế. Hành vi dâm loạn. Khi nghe chị gái ruột là Trưởng công chúa Lưu Sở Ngọc nói rằng thật không công bằng khi Tiền Phế Đế có thể có đến hàng nghìn thê thiếp song bản thân cô lại chỉ có một phu quân, Tiền Phế Đế đã lựa chọn 30 tráng niên có dung mạo tuấn tú để làm người tình cho cô, hành vi dâm loạn gây chấn động dư luận vào thời điểm đó. Bên cạnh đó, không ít tin đồn cho rằng chính Lưu Sở Ngọc cùng Lưu Tử Nghiệp có quan hệ loạn luân do sự thân thiết bất thường của hai người. Lưu Tử Nghiệp có quan hệ loạn luân với cô ruột là Tân Thái công chúa Lưu Anh Mị (劉英媚), và đã quyết định lấy bà làm thiếp. Lưu Tử Nghiệp gọi Tân Thái công chúa vào cung để dâm loạn, sau đó đã sát hại một nữ quan và đem thi thể của người này đến chỗ chồng của Lưu Anh Mị là Hà Mại (何邁), và bảo với ông ta rằng Anh Mị đã chết. Hà Mại biết được sự thật và không thể chịu nổi nỗi sỉ nhục này, vì thế Hà Mại đã tính đến việc lật đổ Tiền Phế Đế và lập em trai ông là Tấn An vương Lưu Tử Huân (劉子勛) làm hoàng đế. Âm mưu này bị bại lộ và Tiền Phế Đế đã đích thân đem quân tấn công và giết chết được Hà Mại. Khi Thẩm Khánh Chi cố gắng thúc giục Tiền Phế Đế thay đổi để tránh xảy ra những vụ chống đối khác, Tiền Phế Đế bèn hạ độc Thẩm. Lưu Tử Nghiệp còn có ý định phong Lưu Anh Mị (lúc này đã đổi tên để tránh điều tiếng dư luận) làm hoàng hậu, nhưng bị các đại thần cực lực phản đối vì như vậy sẽ công khai lộ ra tiếng xấu loạn luân, khiến cả triều đại bị thiên hạ phỉ nhổ. Lưu Tử Nghiệp đành thôi, và phong cho cháu gái Lộ thị của Lộ Thái hoàng thái hậu làm Hoàng hậu. Cái chết. Lúc này, Tiền Phế Đế vẫn tiếp tục các hành vi vô đạo của mình. Ông đã cho triệu các vương phi (vợ các thân vương) đến hoàng cung và ra lệnh cho họ nằm xuống và phải đồng ý để các thuộc hạ của ông quan hệ tình dục. Khi Nam Bình Thái vương phi Giang thị (vợ của chú Lưu Thước (劉鑠) đã mất) từ chối, Tiền Phế Đế đã đánh roi bà và giết ba con trai của bà là Nam Bình Hoài vương Lưu Kính Du (劉敬猷), Lư Lăng Cung vương Lưu Kính Tuyên (劉敬先), và Nam An Điệu hầu Lưu Kính Uyên (劉敬淵). Ông cũng ra lệnh buộc các nữ quan của mình phải thoát y và khi một nữ quan từ chối thực hiện, ông đã cho chặt đầu người này. Đêm hôm đó, Tiền Phế Đế mơ thấy một người đàn bà đến chửi rủa "Ngươi quá hung ác và vô đạo đến nỗi ngươi sẽ không thể tiếp tục sống để thấy vụ thu hoạch lúa mì vào năm tới." Sau khi tỉnh dậy, ông đã tìm thấy một nữ quan có vẻ ngoài giống với người phụ nữ trong giấc mơ và ra lệnh chặt đầu nữ quan này. Sau đó, Tiền Phế Đế lại mơ thấy nữ quan bị chặt đầu tới chửi rủa mình. Do đó, Tiền Phế Đế đã quyết định tổ chức một lễ diệt trừ yêu ma vào đêm hôm sau. Một thuộc hạ thường xuyên bị Tiền Phế Đế trách mắng là Thọ Tịch Chi đã cùng một số người khác tham gia vào một âm mưu ám sát Tiền Phế Đế. Vào buổi lễ diệt trừ yêu ma, họ đã bao vây Tiền Phế Đế. Tiền Phế Đế cố gắng chạy trốn song đã bị Thọ giết chết, khi đó mới 17 tuổi. Tiền Phế Đế được chôn cất với người vợ quá cố của ông là Hà Thái tử phi. Lưu Úc lên ngôi, tức là Lưu Tống Minh Đế.
1
null
ChK-M1 (tiếng Nga: ЧК-М1) hay còn được biết với tên Hệ thống pháo Chariko của lính dù năm 1944 (37-мм авиадесантная пушка образца 1944 года) là một loại pháo dã chiến chống tăng có thiết kế khá độc đáo của Liên Xô. Khi bắn nó gần như không có lực giật ngược trở lại xạ thủ cũng như có khối lượng đủ nhẹ để trang bị cho các lực lượng lính dù. Súng được phát triển những năm 1941-1944 và sau đó bắt đầu trang bị cho lực lượng Hồng quân từ những năm 1944-1945. Thiết kế. Súng có thiết kế khá độc đáo nó có một bộ phận chống giật lớn ở đầu nòng một điểm thường thấy ở các loại súng chống tăng. Loại súng này giống như một dạng lai giữa pháo lùi nòng và súng không giật. Khi bắn nòng súng sẽ lùi về 90 đến 100 mm, rút vào một ống giống như một xi lanh áp lực dài 1050 đến 1070 mm. Xi lanh này ban đầu sẽ không di chuyển do quán tính khối lượng giữ nó đứng yên, sau đó khi áp lực trong ống đủ nó sẽ bắt đầu di chuyển ra phía sau đồng thời áp lực cũng đẩy nòng ra phía trước tạo một lực giật ngược làm ống bị mất đi một lượng lớn lực đẩy ra sau và một lò xo phía sau ống sẽ hấp thu lực giật còn lại của ống và đẩy nó trở về vị trí cũ sẵn sàng bắn viên tiếp theo. Súng có thể tháo ra thành ba phần để dễ mang đi hoặc có thể kéo đi bằng tay nhưng không được kéo đi bằng phương tiện cơ giới vì khung bánh xe không chịu nổi tốc độ cao. Nếu muốn mang đi bằng phương tiên cơ giới, sẽ phải chở cả khẩu súng đi bằng cách tháo bánh xe ra, khiên cũng có thể tháo ra nếu muốn có chỗ trống. Khi tháo bánh xe ra, súng có thể được gắn trên các loại xe ba bánh hay bốn bánh để tác chiến vì lực giật của súng hầu như không có để phải gắn vào chân chống cố định hay gây ảnh hưởng đến phương tiện.
1
null
Lưu Tử Huân () (456–466), tên tự Hiếu Đức (孝德), là một thân vương và người tranh chấp ngôi vua triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã nhận được lời tuyên bố trung thành từ hầu hết các châu trong đế quốc vào năm 466 sau khi xưng đế, đối địch với thúc phụ Minh Đế sau vụ vua anh Tiền Phế Đế bị ám sát vào năm 465. Tuy nhiên, quân của ông đã thất bại trước quân của Minh Đế. Tướng Thẩm Du Chi (沈攸之) của Minh Đế đã bắt giữ và hành quyết ông, khi đó ông mới 10 tuổi. Thời trẻ. Lưu Tử Huân sinh năm 456 và là con trai thứ ba của Lưu Tống Hiếu Vũ Đế. Mẹ của ông là Trần thục viện, thục viện là cấp phẩm thấp thứ năm trong số các hậu phi. Năm 460, Hiếu Vũ Đế lập Lưu Tử Huân làm Tấn An vương, và bắt đầu từ năm 463, ông bắt đầu được luân phiên làm thứ sử của các châu, song những thành viên được Hiếu Vũ Đế cử giúp đỡ ông mới là những người nắm quyền lực trên thực tế. Lưu Tử Huân không được phụ hoàng yêu mến do ông có một căn bệnh ở mắt. Năm 464, Hiếu Vũ Đế qua đời và anh cả của Lưu Tử Huân là Lưu Tử Nghiệp đã lên ngôi kế vị. Tuy nhiên, Tiền Phế Đế là một người hung bạo và bốc đồng. Tiền Phế Đế lo sợ trước các đe dọa đến quyền lực của mình nên ngay sau đó đã thảm sát một số bá quan cấp cao cũng như đối thủ cũ trong việc kế vị là Tân An vương Lưu Tử Loan (劉子鸞). Sau đó, Tiền Phế Đế thấy rằng cả tổ phụ Văn Đế và cha Hiếu Vũ Đế đều là con trai thứ ba, vì thế đã trở nên lo lắng. Sư lo lắng này của Tiền Phế Đế càng trầm trọng thêm khi em rể Hà Mại (何邁) của ông ta đã tiến hành một cuộc chính biến nhằm phế truất Tiền Phế Đế và đưa Lưu Tử Huân lên ngôi. Năm 465, Tiền Phế Đế sai thuộc hạ Chu Cảnh Vân (朱景雲) đem thuốc độc đến Giang Châu (江州, nay là Giang Tây và Phúc Kiến), mục đích là buộc Lưu Tử Huân phải tự sát. Tuy nhiên, khi tiến đến gần trị sở Tầm Dương (尋陽, nay là Cửu Giang, Giang Tây) của Giang Châu, Chu đã cố ý đi chậm lại. Khi hay tin, các thân cận của Lưu Tử Huân do Đặng Uyển (鄧琬) lãnh đạo đã tuyên bố nổi loạn nhân danh Lưu Tử Huân và tìm kiểm ủng hộ từ các châu khác. Ngay sau đó, hoàng đệ An Lộc vương Lưu Tử Tuy (劉子綏), khi đó đang là thứ sử Dĩnh Châu (郢州, nay là đông bộ Hồ Bắc), đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân. Tuy nhiên, 10 ngày sau đó, khoảng tết năm 466, Tiền Phế Đế đã bị thuộc hạ của mình ám sát, và các bá quan đã ủng hộ hoàng thúc Tương Đông vương Lưu Úc lên ngôi, tức Minh Đế. Xưng đế. Minh Đế ban đầu đã cố gắng ban thưởng cho Lưu Tử Huân vì các nỗ lực chống Tiền Phế Đế, và hầu hết thành viên phục tùng Lưu Tử Huân muốn chấp thuận đề nghị của Minh Đế. Tuy nhiên, Đặng Uyển là người tham vọng và ông ta tin rằng Lưu Tử Huân được trời lựa chọn vì cũng là con trai thứ ba, vì thế ông ta đã từ chối đề nghị thăng chức và chuẩn bị chống lại Minh Đế. Đặng Uyển liên kết với Viên Nghĩ (袁顗), thứ sử Ung Châu (雍州, nay là tây bắc bộ Hồ Bắc và tây nam bộ Hà Nam) và quân trưởng sứ của Lưu Tử Tuy là Tuân Biện Chi (荀卞之). Họ cáo buộc Minh Đế là một kẻ tiếm quyền và đã sát hại nhiều người. Thứ sử Kinh Châu (荊州, nay là trung bộ và tây bộ Hồ Bắc) là Lâm Hải vương Lưu Tử Húc (劉子頊) và thái thú quận Hội Kê (會稽, nay gần tương ứng với Thiệu Hưng, Chiết Giang) là Tầm Dương vương Lưu Tử Phòng (劉子房) cũng nhanh chóng nổi dậy hỗ trợ. Vào mùa xuân năm 466, Đặng Uyển tuyên bố rằng đã nhận được mật chỉ tử tổ mẫu của Lưu Tử Huân là Thái hậu Lộ Huệ Nam, và tuyên bố Lưu Tử Huân là hoàng đế. Sau tuyên bố, gần như toàn bộ đế chế đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, và Minh Đế chỉ còn kiểm soát được khu vực ở xung quanh kinh thành Kiến Khang. Tuy nhiên, các tướng của Lưu Tử Huân tiến quân chậm chạp, họ tin rằng Kiến Khang sẽ tự sụp đổ do thiếu nguồn cung lương thảo. Tướng Ngô Hỉ (吳喜) của Minh Đế đã nhanh chóng tiến về phía đông và bắt giữ Lưu Tử Phòng, chiếm được các quận xung quanh Hội Kê đã từng tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, vì thế vấn đề lương thảo của Kiến Khang đã được bảo đảm. Quân của Lưu Tử Huân và quân của Minh Đế đã lâm vào thế bế tắc trong nhiều tháng tại khu vực Sào Hồ, và chỉ kết thúc khi tướng Trương Hưng Thế (張興世) của Minh Đế xây dựng một đồn phòng thủ tại Tiền Khê (錢溪, nay thuộc Trì Châu, An Huy), ở phía thượng lưu so với đại quân của Lưu Tử Huân do Viên Nghĩ và Lưu Hồ (劉胡) chỉ huy, cắt đứt nguồn cung lương thảo của đội quân này. Sau đó, khi Lưu Hồ cố đánh chiếm Tiền Khê để thông đường cung lương thảo, ông ta đã bị Trương Hưng Thế và Thẩm Du Chi đánh bại, Lưu Hồ và Viên Nghĩ chạy trốn còn đội quân của họ bị sụp đổ. Lưu Hồ chạy về Tấn Dương, song sau đó lại dời đi với chiêu bài đang thiết lập hệ thống phòng thủ ngoại vi. Tấn Dương không có phòng vệ, Đặng Uyển đã suy tính đến việc sát hại Lưu Tử Huân để tự cứu mình, song ông ta lại bị một người khác tên là Trương Duyệt (張悅) giết chết. Thẩm Du Chi sau đó tiến đến và hành quyết Lưu Tử Huân, kết thúc cuộc chiến giành quyền kế vị.
1
null
Lưu Tống Minh Đế (chữ Hán: 劉宋明帝; 439–472), tên húy là Lưu Úc (), tên tự Hưu Bỉnh (休炳), biệt danh Vinh Kì (榮期), là hoàng đế thứ 7 của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông trở thành hoàng đế sau khi người cháu trai hung bạo và bốc đồng Tiền Phế Đế bị ám sát vào năm 465. Mặc dù, ban đầu Minh Đế được coi là người khoan dung và rộng rãi hơn người tiền nhiệm, song ngay sau khi lên ngôi ông đã sớm trở nên hung ác và luôn nghi ngờ. Trong thời gian trị vì của mình, ông đã ra lệnh tàn sát gần như toàn bộ các cháu trai và anh em của mình, khiến Lưu Tống suy yếu và góp phần vào việc triều đại này sụp đổ vào năm 479, tức chỉ bảy năm sau khi ông qua đời. Ban đầu. Lưu Úc sinh năm 439 và là con trai thứ 11 của Văn Đế. Mẹ của ông là mĩ nhân Thẩm Dung Cơ (沈容姬). Không rõ vì nguyên cớ gì, Văn Đế đã từng muốn ban cái chết cho Thẩm mĩ nhân, song bà đã thuyết phục Văn Đế rằng việc giết chết bà sẽ xúc phạm đến linh hồn chính thất quá cố của Văn Đế, Hoàng hậu Viên Tề Quy (袁齊媯), và Thẩm mĩ nhân đã được tha. Năm 448, Lưu Úc được phong làm Hoài Dương vương. Năm 452, tước hiệu của ông được đổi thành Tương Đông vương. Thẩm mĩ nhân qua đời năm 453, cũng trong năm đó Văn Đế bị thái tử Lưu Thiệu ám sát. Lưu Thiệu sau đó lên ngôi và tiến hành quản thúc một số hoàng đệ, trong đó có Lưu Úc, song họ đã được giải thoát khi một huynh đệ khác là Vũ Lăng vương Lưu Tuấn đánh bại và giết chết Lưu Thiệu rồi lên ngôi (tức Hiếu Vũ Đế). Hiếu Vũ Đế truy thụy cho Thẩm mĩ nhân là Tương Đông Quốc Thái phi, và mẹ của Hiếu Vũ Đế là Thái hậu Lộ Huệ Nam (路惠男) đã nhận nuôi Lưu Úc đến tuổi trưởng thành. Khi đã lớn, giống như các thân vương khác của Lưu Tống, Lưu Úc được luân phiên làm thái thú và thứ sử tại các quận và các châu. Lưu Úc được cho là người ân cần và rộng lượng, có tài văn chương. Ông cũng được thuật lại là một người thừa cân. Dưới thời Tiền Phế Đế. Năm 464, Hiếu Vũ Đế qua đời, và con trai Tiền Phế Đế lên kế vị. Tiền Phế Đế là người bốc đồng và bạo lực, và sau khi ông ta phát hiện và đàn áp tàn bạo một âm mưu nhằm lật đổ mình để đưa hoàng thúc Giang Hạ vương Lưu Nghĩa Cung (劉義恭) lên kế vị, ông ta đã lệnh cho các hoàng thúc phải trở về kinh thành và giam hãm họ. Trong số các hoàng thúc, Tiền Phế Đế đặc biệt nghi ngờ Lưu Úc, Kiến An vương Lưu Hưu Nhân (劉休仁), và Sơn Dương vương Lưu Hưu Hựu (劉休祐), vì họ lớn tuổi nhất. (Một hoàng thúc lớn tuổi hơn là Đông Hải vương Lưu Huy (劉褘) được cho là người tối dạ nên Tiền Phế Đế không xem người này là mối đe dọa lớn.) Do cả ba vị thân vương này đều thừa cân, Tiền Phế Đế đã ra lệnh đưa họ vào cũi và cân như cân lợn, và do Lưu Úc là người nặng nhất, Tiền Phế Đế đã gọi Lưu Úc là "Trư vương", Lưu Hưu Nhân bị gọi là "Sát vương", và Lưu Hưu Hựu thì bị gọi là "Tặc vương". Tiền Phế Đế thường hạ nhục Lưu Úc bằng cách nhốt vào trong chuồng và cho ăn giống như cách cho lợn ăn. Tiền Phế Đế cũng thường xuyên muốn giết chết Lưu Úc, Lưu Hưu Nhân và Lưu Hưu Hựu, song mỗi lần như vậy Lưu Hưu Hựu lại tâng bốc Tiền Phế Đế và khiến ông thay đổi tâm trí. Trong một sự cố, Tiền Phế Đế đã trói Lưu Úc như trói một con lợn và đưa đến nhà bếp, nói rằng: "Hôm nay là ngày giết lợn." Tuy nhiên, Lưu Hưu Nhân đã nói, "Hôm nay không phải ngày giết lợn." Tiền Phế Đế giận dữ hỏi Lưu Hưu Nhân vì sao thì được trả lời rằng "Sau khi hoàng tử của bệ hạ được sinh ra, khi đó hãy giết lợn và lấy ruột của nó ra!" Tiền Phế Đế thích thú với lời nói đùa của Lưu Hưu Nhân và không giết chết Lưu Úc. Vào mùa đông năm 465, vào khoảng thời gian mà Tiền Phế Đế lập chính thất thứ hai, Lộ thị, làm hoàng hậu, đã không có đủ số hoạn quan trong hoàng cung để chuẩn bị buổi lễ, vì thế Tiền Phế Đế đã lệnh cho các hoạn quan từ các phủ vương gia đến để giúp đỡ. Lưu Úc đã lệnh cho một hoan quan của mình tên là Tiền Lam Sinh (錢藍生), phải quan sát hành động của Tiền Phế Đế và báo lại cho ông. Trong khi đó, một số hầu cận của Tiền Phế Đế đã lên kế hoạch ám sát vị hoàng đế này, và khi Tiền Phế Đế đang thực hiện một lễ xua đuổi yêu ma (sau khi mơ thấy linh hồn của một nữ quan và ông đã giết chết) thì đã bị Thọ Tịch Chi (壽寂之) đã xuống tay sát hại. (Các sử gia xưa thường gián tiếp cho rằng Lưu Úc có liên quan đến âm mưu, song không có bằng chứng thuyết phục.) Với sự ủng hộ của các bá quan và đặc biệt là từ Lưu Hưu Nhân, Lưu Úc đã xưng đế, tức Minh Đế. Chiến thắng Lưu Tử Huân. Minh Đế truy thụy cho Thẩm mĩ nhân là Tuyên Hoàng thái hậu, song do ông được mẹ của Hiếu Vũ Đế là Lỗ Thái hoàng thái hậu nuôi dưỡng, ông vẫn tiếp tục tôn bà làm thái hậu. Ông cũng cố gắng tiến hành bình định đế chế bằng cách thăng chức cho các bá quan, huynh đệ và một số cháu trai. (Tuy nhiên, ông đã buộc em trai Tiền Phế Đế là Dự Chương vương Lưu Tử Thượng (劉子尚), và Hội Kê Trưởng công chúa Lưu Sở Ngọc phải tự sát.) Minh Đế lập vương phi Vương Trinh Phong làm hoàng hậu. Một trong số các cháu trai mà ông đã đề nghị thăng chức là Tấn An vương Lưu Tử Huân, người tham mưu chính của Lưu Tử Huân là Đặng Uyển (鄧琬) đã tuyên bố tiến hành nổi loạn ngay trước khi Tiền Phế Đế bị ám sát. Tuy nhiên, Đặng Uyển đã từ chối và thay vào đó lại quay sang tuyên bố nổi loạn chống lại Minh Đế, liên kết với thứ sử Ung Châu (雍州, nay là tây bắc bộ Hồ Bắc và tây nam bộ Hà Nam) Viên Nghĩ (袁顗) và tham mưu chính của Lưu Tử Tuy (劉子綏) là Tuân Biện Chi (荀卞之). Họ cáo buộc Minh Đế là một kẻ tiếm quyền và đã sát hại Lưu Tử Thượng. Thứ sử Kinh Châu (荊州, nay là trung bộ và tây bộ Hồ Bắc) là Lâm Hải vương Lưu Tử Húc (劉子頊) và thái thú quận Hội Kê (會稽, nay gần tương ứng với Thiệu Hưng, Chiết Giang) là Tầm Dương vương Lưu Tử Phòng (劉子房) cũng nhanh chóng nổi dậy hỗ trợ. Vào mùa xuân năm 466, Đặng Uyển tuyên bố rằng đã nhận được mật chỉ tử tổ mẫu của Lưu Tử Huân là Thái hậu Lộ Huệ Nam, và tuyên bố Lưu Tử Huân là hoàng đế. Sau tuyên bố, gần như toàn bộ đế chế đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, và Minh Đế chỉ còn kiểm soát được khu vực ở xung quanh kinh thành Kiến Khang. Tuy nhiên, các tướng của Lưu Tử Huân tiến quân chậm chạp, họ tin rằng Kiến Khang sẽ tự sụp đổ do thiếu nguồn cung lương thảo. Tướng Ngô Hỉ (吳喜) của Minh Đế đã nhanh chóng tiến về phía đông và bắt giữ Lưu Tử Phòng, chiếm được các quận xung quanh Hội Kê đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, vì thế vấn đề lương thảo của Kiến Khang đã được bảo đảm. Quân của Lưu Tử Huân và quân của Minh Đế đã lâm vào thế bế tắc trong nhiều tháng tại khu vực Sào Hồ, và chỉ kết thúc khi tướng Trương Hưng Thế (張興世) của Minh Đế xây dựng một đồn phòng thủ tại Tiền Khê (錢溪, nay thuộc Trì Châu, An Huy), ở phía thượng lưu so với đại quân của Lưu Tử Huân do Viên Nghĩ và Lưu Hồ (劉胡) chỉ huy, cắt đứt nguồn cung lương thảo của đội quân này. Sau đó, khi Lưu Hồ cố đánh chiếm Tiền Khế để thông đường cung lương thảo, ông ta đã bị Trương Hưng Thế và Thẩm Du Chi đánh bại, Lưu Hồ và Viên Nghĩ chạy trốn còn đội quân của họ bị sụp đổ. Lưu Hồ chạy về Tấn Dương, song sau đó lại dời đi với chiêu bài đang thiết lập hệ thống phòng thủ ngoại vi. Tấn Dương không có phòng vệ, và Đặng Uyển đã suy tính đến việc sát hại Lưu Tử Huân để tự cứu mình, song ông ta lại bị một người khác tên là Trương Duyệt (張悅) giết chết. Thẩm Du Chi sau đó tiến đến và hành quyết Lưu Tử Huân, kết thúc cuộc chiến giành quyền kế vị. Tuy nhiên, sau chiến thắng, Minh Đế lại trở nên kiêu ngạo. Thay vì tiếp tục áp dụng chính sách ban đầu là ân xá cho những người đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, ông bắt đầu đối phó với những người đã không đầu hàng một cách khắc nghiệt. Đặc biệt, theo đề xuất của Lưu Hưu Nhân, ông ban tội chết cho tất cả những người con trai còn sống của Hiếu Vũ Đế, cáo buộc họ (người lớn nhất mới 10 tuổi) phản nghịch, cùng với một số bá quan khác mà ông nghi ngờ đã bí mật ủng hộ Lưu Tử Huân, bao gồm cả các cháu trai của Lộ Thái hậu. (Lộ Thái hậu đã qua đời trong chiến tranh trong một hoàn cảnh đáng ngờ. Một tin đồn được ghi trong "Nam sử" cho rằng bà đã vui mừng một cách bí mật trước việc Lưu Tử Huân nổi loạn, và đã cố hạ độc Minh Đế để Lưu Tử Huân có thể thành công, song Minh Đế đã nhận ra ý định của bà và quay sang hạ độc bà.) Đến năm 466, Minh Đế phong cho người con trai cả của mình, Lưu Dục, làm thái tử. Để mất các châu phía bắc. Các hành động trả thù của Minh Đế đã khiến Lưu Tống phải chịu tổng thất nặng nề. Khi thứ sử Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ Giang Tô và bắc bộ An Huy) Tiết An Đô (薛安都), người trước đây từng tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, nay cố hàng phục Minh Đế thì Minh Đế thay vì ngay lập tức ân xá lại cho một đội quân tiến đến đại bản doanh của Tiết tại Bành Thành, Tiết lo sợ rằng Minh Đế không có ý định ân xá cho mình. (Thực tế thì đúng là Minh Đế không có ý định ân xá và có ý khiến cho Tiết chống lại để có thể loại bỏ.) Tuy nhiên, thay vì chỉ kháng cự đơn thuần, Tiết An Đô đã dâng Từ Châu cho kình địch Bắc Ngụy. Noi theo hành động của Tiết là thứ sử Duyện Châu (兗州, nay là tây bộ Sơn Đông) Tất Chúng Kính (畢眾敬), thứ sử Thanh Châu (青州, nay là trung bộ và đông bộ Sơn Đông) Thẩm Văn Tú (沈文秀), và thứ sử Ký Châu (冀州, nay là tây bắc bộ Sơn Đông) Thôi Đạo Cố (崔道固), song Thẩm và Thôi ngay sau đó đã quay sang trung thành với Minh Đế. Quân Bắc Ngụy nhanh chóng hội quân cùng với Tiết An Đô, và họ phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của quân do Minh Đế cử đến, do tướng Trương Vĩnh (張永) và Thẩm Du Chi chỉ huy. Do quân Lưu Tống không thể thực sự bao vây Bành Thành, Trương Vĩnh và Thẩm Du Chi đã buộc phải rút quân vào mùa xuân năm 467, và khi đó, quân Bắc Ngụy do tướng Uất Trì Nguyên (尉遲元) chỉ huy đã cùng với Tiết An Đô đã tấn công hai bên, khiến Lưu Tống phải chịu một thất bại lớn. Mặc dù Thẩm Du Chi phản đối, Minh Đế đã lại tiếp tục hạ lệnh tiến đánh Bành Thành vào mùa thu năm 467, và lần này Uất Trì Nguyên lại đánh bại được Thẩm Du Chi, kết thúc các nỗ lực của Minh Đế nhằm giành lại Từ Châu và Duyện Châu. Sau đó, Ký Châu và Thanh Châu hoàn toàn bị tách biệt với phần còn lại của Lưu Tống, các châu này không được cấp thêm binh lính, và tướng Mộ Dung Bạch Diệu (慕容白曜) của Bắc Ngụy đã buộc Thôi Đạo Cố phải đầu hàng vào mùa xuân năm 468 và chiếm đại bản doanh của Thẩm Văn Tú tại Đông Dương (東陽, nay thuộc Duy Phường, Sơn Đông), sáp nhập các châu này vào Bắc Ngụy. Một người ở Giao Châu là Lý Trường Nhân đã nhân lúc thứ sử Lưu Mục bị bệnh chết, đã giết chết những bộ thuộc của Lưu Mục đem đến rồi chiếm giữ Giao Châu, tự xưng là thứ sử. Minh Đế sau đó liền sai Lưu Bột sang làm thứ sử Giao Châu song bị Lý Trường Nhân đem quân chống lại, chẳng bao lâu sau thì Lưu Bột chết. Lưu Tống đành phải để Lý Trường Nhân cầm quyền tự trị ở Giao Châu. Minh Đế cũng bắt đầu nghi ngờ các em trai mình, và đến năm 469, khi một âm mưu nhằm đưa Lưu Huy lên làm hoàng đế bị phát giác, Minh Đế đã giáng chức hoàng đệ này và sau đó buộc ông ta phải tự sát. Minh Đế cũng trở nên không hài lòng trước việc Lưu Hưu Nhân ngày càng có nhiều quyền lực, Lưu Hưu Nhân nhận thức được điều này nên đã từ bỏ một số quyền của mình song vẫn không thể lấy lại được sự tin nhiệm của Minh Đế. Thời kỳ trị vì cuối. Trong lúc đó, Minh Đế cũng trở nên sa đọa. Giả dụ như vào năm 470, ông đã ra lệnh cho các bá quan cùng thứ sử và thái thú phải dâng cho mình các quà tặng, và khi thái thú quận Thủy Hưng (始興, nay gần tương ứng với Thiều Quan, Quảng Đông) Tôn Phụng Bá (孫奉伯) chỉ tặng cổ cầm và sách, chứ không phải là những thứ châu báu như Minh Đế mong muốn, ông đã đưa thuốc độc đến cho Tôn và lệnh cho người này phải tự sát, song Minh Đế ngay sau đó đã thu hồi lệnh này. Trong một lần, Minh Đế tổ chức một yến tiệc trong cung, và ra lệnh rằng các nữ quan của mình phải cởi bỏ quần áo. Vương Hoàng hậu bối rối và đã lấy quạt để che mắt. Minh Đế tức giận và nói rằng, "Nhà nàng quá ngây thơ và không biết gì về thiên hạ. Hôm nay mọi người đều cố gắng để vui vẻ, vậy tại sao hậu lại đi che mắt của nàng?". Theo tài liệu lịch sử được viết dưới thời triều Nam Tề kế tục, Minh Đế là người liệt dương, và mặc dù ông đã có tới 12 người con trai song đó là kết quả của việc ông đã ra lệnh bắt giữ các thê thiếp mang thai của các huynh đệ và giữ lại đứa trẻ nếu là con trai, hoặc lệnh cho các hậu phi quan hệ với người khác. (Tuy nhiên, thực tế là Vương Hoàng hậu đã có hai con gái và không có con trai) Thêm vào đó, Minh Đế được thuật lại là có tính đa nghi, ghen tuông, độc ác và bạo lực. Ngoài ra, ông cũng là người mê tín, và các bá quan cùng hầu cận bị buộc phải tuân theo một số điều cấm kỵ trong ngôn từ và hành vi. Bất kỳ ai vi phạm những điều cấm kỳ này đều sẽ bị hành quyết, thường là bằng một cách tàn nhẫn, bao gồm mổ bụng để lấy quả tim hay ruột của họ ra. Năm 471, Minh Đế lâm bệnh, và do Thái tử Lưu Dục lúc này chỉ mới tám tuổi, ông đã lo sợ rằng các huynh đệ của mình sẽ tước đoạt ngai vàng, và do đó đã quay lưng với họ. Mục tiêu đầu tiên là Lưu Hưu Hựu vì người này được coi là có tính kiêu ngạo và hung bạo, ông ta cũng thường khiến cho Minh Đế phải bực mình. Do đó, trong một chuyến đi săn với Lưu Hưu Hựu, Minh Đế đã nhân cơ hội để lệnh cho cận vệ đẩy Lưu Hưu Hựu xuống ngựa và sau đó đánh cho đến chết. Khi tin tức đến tai hoàng đệ nhỏ tuổi nhất của Minh Đế là Ba Lăng Ai vương Lưu Hưu Nhược (劉休若), đồng thời là thứ sử Kinh Châu, các thành viên tham mưu cho Lưu Hưu Nhược đã đề xuất rằng ông ta nên tiến hành nổi dậy, đặc biệt là khi có lệnh triệu ông ta về Kiến Khang và sau đó đảm nhiệm chức vụ thứ sử Nam Từ Châu (南徐州, nay là phía tây trung bộ Giang Tô) của Lưu Hưu Hựu trước đây. Tuy nhiên, Lưu Hưu Nhược đã không tiến hành nổi loạn và đã đến Nam Từ Châu. Trong khi đó, do dư luận cho rằng Lưu Hưu Nhân sẽ trở thành nhiếp chính nếu như Minh Đế qua đời, tất cả các bá quan cấp trung đều cố lấy lòng Lưu Hưu Nhân và các thuộc hạ của ông, điều này đã khiến cho Minh Đế tức giận và nghi ngờ, và ông đã buộc Lưu Hưu Nhân phải tự sát. Sau đó, Minh Đế triệu Lưu Hưu Nhược trở lại Kiến Khang và cũng buộc hoàng đệ này phải tự sát. Hoàng đệ duy nhất thoát chết là Quế Dương vương Lưu Hưu Phạm (劉休範), người này được cho là không có đức độ và bất tài, và do đó không được xem là một mối đe dọa. Nghi ngờ của Minh Đế ngay sau đó chuyển sang các quan lại khác. Để kiểm tra thái độ của thứ sử Nam Duyện Châu (南兗州, nay là phía đông trung bộ Giang Tô) Tiêu Đạo Thành, Minh Đế đã lệnh cho chiến lược gia Ngô Hỉ đem một bình rượu đến chỗ của Tiêu. Tiêu tin rằng rượu này có độc, và tính đến việc phải chạy sang Bắc Ngụy, song khi Ngô tiết lộ rằng rượu không có độc và Minh Đế chỉ muốn thử lòng ông ta, và thậm chí còn uống trước một ít rượu. Tiêu Đạo Thành sau đó đã uống rượu, Ngô đã hồi kinh và xác nhận lòng trung thành của Tiêu, song việc Ngô tiết lộ rượu không có độc đã sớm bị lộ. Minh Đế trước đó đã sẵn nghi ngờ về khă năng của Ngô Hỷ, nay đã buộc Ngô phải tự sát. Vì lo sợ, một huynh đệ của Vương Hoàng hậu là Vương Cảnh Văn (王景文), đã cố từ chức chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, Minh Đế đã không chấp thuận song vẫn nghi ngờ rằng Vương Cảnh Văn sẽ đoạt lấy quyền lực sau khi mình băng hà, Minh Đế vì thế đã buộc Vương Cảnh Văn phải tự sát vào mùa xuân năm 472. Minh Đế qua đời vào mùa xuân năm 472, và Thái tử Lưu Dục lên kế vị (tức Hậu Phế Đế).
1
null
Trận rừng Hürtgen () là tên gọi hàng loạt những trận đánh khốc liệt giữa quân đội Hoa Kỳ và quân đội Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tại khu rừng Hürtgen, đã trở thành trận chiến dai dẳng nhất trên lãnh thổ Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và là một trận đánh lâu dài nhất mà quân đội Hoa Kỳ đã từng chiến đấu. Diễn ra trên Mặt trận phía Tây của cuộc chiến tranh, các trận đánh này đã kéo dài từ ngày 19 tháng 9 năm 1944 cho đến ngày 10 tháng 2 năm 1945, chỉ cách biên giới Đức - Bỉ hơn về hướng Đông. Mục tiêu ban đầu của các cấp chỉ huy Hoa Kỳ là giam chân quân đội Đức trong khu vực này để ngăn ngừa họ tăng viện cho các tiền tuyến về cực bắc trong trận Aachen, nơi quân lực Đồng Minh đang chiến đấu trong một cuộc chiến tranh chiến hào giữa một chuỗi các thị trấn và làng được bố phòng gắn liền với các công sự chiến trường, bẫy xe tăng và bãi mìn. Một mục tiêu thứ hai có lẽ là để bọc sườn tiền tuyến của quân Đức. Những ý định ban đầu của người Mỹ là chiếm giữ và "dọn sạch" Monschau. Khối Đồng Minh mong muốn tiến đánh sông Rur như là một phần của Chiến dịch Queen trong giai đoạn thứ hai. Thống chế Đức ("Generalfeldmarshall") Walter Model đã dự định sẽ đẩy cuộc công kích của quân Đồng Minh vào tình trạng bế tắc. Trong khi ông ít can thiệp vào các vận động ngày qua ngày của các đơn vị hơn tại Arnhem, ông vẫn luôn luôn nắm bắt tình hình, cản bước tiến của quân Đồng Minh, gây cho đối phương thiệt hại nặng nề và nắm vững lợi thế từ hệ thống công sự mà người Đức gọi là "Trường thành phía Tây" ("Westwall"), được khối Đồng Minh biết nhiều hơn với cái tên "Tuyến phòng thủ Siegfried". Trong trận rừng Hürtgen, Tập đoàn quân thứ nhất của Mỹ đã chịu thiệt hại ít nhất là 33.000 người chết và bị tàn phế (trong đó có cả người trực tiếp tham chiến lẫn người không trực tiếp tham chiến), trong khi quân Đức bị thiệt hại 28.000 người. Aachen cuối cùng đã thất thủ vào ngày 22 tháng 10, cũng với cái giá đắt cho Tập đoàn quân thứ 9 của Mỹ. Cuộc thọc sâu của Tập đoàn quân thứ 9 vào sông Ruhr (Roer - con sông nằm ở hướng Đông khu rừng) cũng không thành công hơn, và quân Mỹ đã không thể vượt sông Ruhr hoặc là giành lấy các đập của sông này từ tay quân Đức. Sau này (từ ngày 14 cho đến ngày 26 tháng 1 năm 1945), tam giác Roer đã bị xóa sổ trong Chiến dịch Blackcock. Cái giá đắt của trận Hürtgen đã khiến cho nó từng được gọi là "thất bại mang tầm trọng đại nhất" của quân Đồng Minh, với công trạng đặc biệt được gán cho Model. Quân đội Đức đã phòng ngự quyết liệt tại khu vực này vì hai lý do: nó là bàn đạp cho họ thực hiện Chiến dịch tấn công Ardennes vốn đang được chuẩn bị, và dãy núi ngự trị con đường tới đập Schwammenauel tại đầu nguồn hồ Rur (Rurstausee). Nếu đập Schwammenauel bị quân Đức phá vỡ, quân Đồng Minh sẽ bị mắc kẹt giữa sông Rur và sông Rhine, do nước sẽ ngập trên những đoạn đường tiếp tế của họ. Phe Đồng Minh chỉ có thể nhận ra điều này sau một vài thất bại nặng nề của họ, và quân đội Đức đã có thể cầm cự tại khu vực này cho đến khi họ phát động chiến dịch tấn công cuối cùng của mình trên Mặt trận phía Tây vào vùng núi Ardennes.
1
null
Now That's What I Call Music! 43 được phát hành vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. Đây là album thứ 43 trong loạt album "Now!" ở Mỹ. Album ra mắt tại vị trí quán quân của bảng xếp hạng "Billboard" 200, với 111,000 bản được tiêu thụ trong tuần đầu tiên phát hành, khiến album này trở thành album thứ 16 trong loạt album đạt được vị trí quán quân ở Mỹ. "Now! 43" cũng bao gồm hai ca khúc đạt quán quân bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, đó là "Call Me Maybe" và "Part of Me". Tiếp nhận. Nhà phê bình Andy Kellman từ Allmusic nói rằng "album này nhấn mạnh vào thể loại nhạc dance-pop" và "chỉ có một ca khúc không phải là nhạc dance: "Drunk on You" của Luke Bryan."
1
null
Hiệp định Paris được ký năm 1898 là một thoả thuận mà theo đó thì Tây Ban Nha giao nộp quyền kiểm soát Cuba, Puerto Rico, một phần Tây Ấn (thuộc vùng Caribe), Guam, Philippines cho Hoa Kỳ để lấy một khoản tiền trị giá hai mươi triệu đô la.. Các bên ký kết hiệp định vào ngày 10 tháng 12 năm 1898 sau kết thúc của Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ và có hiệu lực vào ngày 11 tháng 4 năm 1898. Hiệp định này báo hiệu cho sự cáo chung của Đế quốc Tây Ban Nha ở vùng Tây Ấn thuộc Tây Ban Nha và Thái Bình Dương (xem Hiệp định Đức-Tây Ban Nha (1899)) đồng thời ghi dấu sự mở đầu của thế lực cường quốc Hoa Kỳ. Bối cảnh. Khoản IV của thoả thuận ngừng bắn giữa Hoa Kỳ và Tây Ban Nha ngày 2 tháng 8 năm 1898 ghi: Hoa Kỳ và Tây Ban Nha sẽ chỉ định không qua năm uỷ viên để đàm phán hoà bình và các uỷ viên được chọn phải gặp nhau tại Paris chậm nhất là ngày 1 tháng 10 năm 1898, tiến hành đàm phán và đề ra được một hiệp ước hoà bình có sự phê chuẩn dựa theo các hình thức hiến pháp tương ứng của hai nước. Cơ cấu của phái đoàn Hoa Kỳ hơi bất thường bởi ba trong số các uỷ viên là thượng nghị sĩ (nghĩa là chính họ sẽ bỏ phiếu phê chuẩn những thoả thuận do chính họ đề ra) Phái đoàn Hoa Kỳ bao gồm: Ngày 16 tháng 9, tổng thống Hoa Kỳ William McKinley gửi lời hướng dẫn bí mật cho các phái viên của mình: Phái đoàn Tây Ban Nha gồm các nhà ngoại giao Eugenio Montero Ríos, Buenaventura de Abarzuza, José de Garnica, Wenceslao Ramírez de Villa-Urrutia, Rafael Cerero, và một người Pháp là Jules Cambon. Đàm phán. Phái đoàn Hoa Kỳ, đứng đầu là cựu Ngoại trưởng William R. Day, đến Paris vào ngày 26 tháng 9 năm 1898. Các cuộc đàm phán được tiến hành trong một dãy phòng tại Bộ Ngoại giao. Tại phiên họp đầu tiên vào ngày 1 tháng 10, người Tây Ban Nha yêu cầu rằng trước khi triển khai đàm phán, thành phố Manila, bị người Hoa Kỳ chiếm vài giờ sau khi Tây Ban Nha và Hoa Kỳ ký kết thỏa thuận hòa bình tại Washington, phải được trả lại cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, vấn đề này bị Hoa Kỳ từ chối xem xét và không được bàn luận gì thêm nữa. Cần chú ý là trong hội nghị này có sự góp mặt của một đại diện cho nền Cộng hòa thứ nhất của Philippines, luật sư Felipe Agoncillo, nhưng hầu như ông này bị hai cường quốc lờ đi. Trong gần một tháng, các cuộc đàm phán chỉ xoay quanh vấn đề Cuba."Đạo luật tu chỉnh Teller" đã sửa đổi "Lời tuyên chiến" của Hoa Kỳ với Tây Ban Nha, khiến Hoa Kỳ không thể sáp nhập Cuba vào lãnh thổ của mình như nước này làm với Puerto Rico, Guam và Philippines. Lúc đầu, Tây Ban Nha từ chối lãnh trách nhiệm cho khoản nợ quốc gia trị giá bốn trăm triệu đô la của Cuba nhưng cuối cùng nước này đành chấp nhận chuyển giao đất nước Cuba cho người bản xứ và nhận nợ về mình. Tây Ban Nha cũng đồng ý nhượng lại Guam và Puerto Rico. Đối với vấn đề Philippines, Tây Ban Nha cố gắng còn nước còn tát, hi vọng chỉ phải nhượng lại Mindanao và quần đảo Sulu. Trưởng đoàn Hoa Kỳ từng có lần khuyến khích mua lại căn cứ hải quân duy nhất ở Manila để làm "tiền đồn". Những người khác đề xuất chỉ giữ lại đảo Luzon. Tuy vậy, trong cuộc thảo luận, ủy ban kết luận rằng nước Hoa Kỳ sẽ gặp rắc rối nếu để Tây Ban Nha giữ lại một phần Philippines vì có khả năng nước này sẽ bán lại phần đất đó cho một cường quốc châu Âu khác. Ngày 25 tháng 11, phái đoàn Hoa Kỳ gửi điện tín cho tổng thống McKinley để xin chỉ thị dứt khoát. Lời hồi đáp của tổng thống là, ông không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc đòi hỏi toàn bộ quần đảo Philippines. Sáng hôm sau, McKinley gửi thêm bức điện khác với nội dung: Ngày 4 tháng 11, phái đoàn Tây Ban Nha (với sự ủng hộ của thủ tướng Práxedes Mateo Sagasta) chính thức chấp nhận yêu sách của Hoa Kỳ. Viễn cảnh đàm phán thất bại và chiến tranh tái diễn ngày càng hiện lên. Tuy nhiên theo kết quả bầu cử được công bố ngày 8 tháng 11, phe Cộng hoà của McKinley mất ít ghế trong Quốc hội hơn dự đoán lúc trước. Tin tức này đã giúp phái đoàn Hoa Kỳ vững tin hơn, và Frye đã hé lộ kế hoạch mua lại quần đảo Philippines với giá là mười hoặc hai mươi triệu đô la. Sau vài cuộc thảo luận, đoàn Hoa Kỳ đồng ý mức giá hai mươi triệu đô la vào ngày 21 tháng 11, chỉ bằng 1/10 so với giá trị ước tính trong một cuộc thảo luận kín vào tháng 10, và yêu cầu Tây Ban Nha phải cho biết câu trả lời trong vòng hai ngày. Rios giận dữ nói rằng ông ta có thể trả lời ngay cũng được, nhưng đoàn Hoa Kỳ đã bỏ khỏi bàn hội nghị từ trước. Lần kế tiếp khi hai bên gặp lại nhau, nữ hoàng (nhiếp chính) Maria Christina của Tây Ban Nha đã gửi điện và bày tỏ sự đồng ý. Montero Rios trích dẫn lời hồi đáp chính thức như sau: Những bước cuối cùng để cho ra bản sơ thảo hiệp định được khởi đầu từ ngày 30 tháng 11. Ngày 18 tháng 12 năm 1898, hai bên ký vào bản hiệp định. Bước tiếp theo là phê chuẩn nó ở cấp độ lập pháp. Tranh cãi trong Thượng viện Hoa Kỳ về bản hiệp định. Trong cuộc tranh luận tại Thượng viện đối với vấn đề phê chuẩn Hiệp định Paris, ý kiến của hai thượng nghị sĩ là George Frisbie Hoar và George Graham Vest đã lấn át những đối thủ khác: Một số nhân vật theo chủ nghĩa chống bành trướng phát biểu rằng bản hiệp định không chỉ biến Hoa Kỳ thành một đế quốc mà còn vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất của Hiến pháp. Họ cho rằng cả Quốc hội và tổng thống đều không có quyền thông qua các sắc luật để cai trị các dân tộc thuộc địa khác do các nhà làm luật Hoa Kỳ không đại diện cho họ. Trong khi đó, phe ủng hộ Hiệp định nói rằng: Phe chủ trương bành trướng tuyên bố rằng Hiến pháp Hoa Kỳ chỉ áp dụng cho công dân Hoa Kỳ. Trong khi cuộc tranh cãi vẫn chưa đến hồi kết, Andrew Carnegie và cựu tổng thống Grover Cleveland thỉnh nguyện Thượng viện bác bỏ Hiệp định Paris. Phê chuẩn. Tại Madrid, Quốc hội Tây Ban Nha bác bỏ hiệp định nhưng nữ hoàng nhiếp chính vẫn ký phê chuẩn nhờ một điều khoản trong hiến pháp Tây Ban Nha. Ngày 6 tháng 2 năm 1899, Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp định được với tỉ lệ 57/27, tức chỉ dư một phiếu để đạt 2/3 số phiếu cần thiết. Chỉ có hai nghị sĩ đảng Cộng hòa là ông George Frisbie Hoar (tiểu bang Massachusetts) và ông Eugene Pryor Hale (tiểu bang Maine) bỏ phiếu chống lại hiệp định. Điều khoản. Hiệp định Paris quy định một nền độc lập cho Cuba nhưng Quốc hội Hoa Kỳ đã đảm bảo hòn đảo này sẽ phải nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ thông qua Đạo luật tu chỉnh Platt. Cụ thể, Tây Ban Nha từ bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền và danh nghĩa đối với Cuba. Sau khi Tây Ban Nha rời khỏi Cuba, Hoa Kỳ sẽ chiếm đảo này, đồng thời đảm trách mọi trách nhiệm pháp lý theo luật pháp quốc tế liên quan đến hành động chiếm đảo. Hiệp định cũng đảm bảo rằng Tây Ban Nha sẽ nhượng lại đảo Puerto Rico và các đảo khác thuộc vùng Tây Ấn, đảo Guam thuộc quần đảo Mariana và quần đảo Philippines (được giới hạn bởi một đường cụ thể) cho Hoa Kỳ. Theo hiệp định Paris, Tây Ban Nha phải: Năm 1900, Hiệp định Washington làm rõ thông tin chi tiết về việc nhượng lại Philippines. Sau này, Thỏa thuận Mỹ-Anh năm 1930 xác định rõ biên giới giữa Philippines và Bắc Borneo.
1
null
Vito Mannone (sinh ngày 2 tháng 3 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Ý hiện đang chơi cho câu lạc bộ Monaco ở vị trí thủ môn. Trước đây Mannone từng thi đấu cho Arsenal, Barnsley, Hull City, Sunderland, Reading, Minnesota United và Esbjerg fB. Sự nghiệp. Vito Mannone khởi nghiệp tại câu lạc bộ Atalanta của Ý và gia nhập Arsenal vào mùa hè năm 2005. Do không ký hợp đồng chuyên nghiệp khi còn thi đấu tại Ý nên Arsenal chỉ phải trả cho Atlanta 350.000 bảng tiền đền bù. Do khi đầu quân cho Arsenal mới 17 tuổi nên Mannone chỉ được bắt chính ở đội dự bị của Arsenal. Anh ra mắt Arsenal trong trận giao hữu tiền mùa giải gặp câu lạc bộ Barnet vào ngày 16 tháng 7 năm 2005. Ngày 18 tháng 8 năm 2006, Mannone chuyển sang khoác áo Barnsley theo dạng cho mượn. Hai tháng sau, hợp đồng cho mượn bị chấm dứt do anh gặp chấn thương đầu gối và phải trở lại Arsenal để điều trị. Ngày 19 tháng 12 năm 2007, Mannone ký hợp đồng chuyên nghiệp với Arsenal. Trước khi mùa giải 2008-2009 bắt đầu, Arsenal đã công bố số áo của các cầu thủ, Mannone nhận áo số 24 của thủ môn Manuel Almunia, còn Almunia kế thừa chiếc áo số 1 của Jens Lehmann.
1
null
Herrnhut (Sorbian: Ochranow; ) là một khu vực đô thị thuộc Hạt Görlitz phía đông bang Saxony, Đức. Herrnhut cũng là tên của thị trấn lớn nhất vùng. Herrnhut tọa lạc trên đường Bundesstraße 178 và trên đường hỏa xa Löbau–Zittau. Herrnhut cách Löbau 10 km về phía đông nam, cách Zittau 15 km về hướng tây bắc, và cách Görlitz 25 km về hướng tây nam. Đơn vị hành chính. Khu đô thị Herrnhut hiện có 11 đơn vị hành chính: Dân số. Theo Nghị viện bang Saxon, năm 1777 Herrnhut có 76 căn hộ. Đến giữa thế kỷ 19 dân số ở đây có hơn 1 000 người, sau Thế chiến thứ hai là hơn 2 000 người. Từ thập niên 1950, dân số ở đây bị giảm sút do sự thu hút nhân lực từ các công ty ở những vùng lân cận. Huy hiệu. Huy hiệu của Herrnhut được thiết kế với hai màu xanh và trắng, có hình tháp canh Altan trên đỉnh đồi Hutberg. Tên của đồi Hutburg (Đồi thức canh) gợi ý tên của khu định cư Moravian được thành lập năm 1722 trong lãnh địa của Zinzendorf để tiếp đón những người vì đức tin bị trục xuất khỏi xứ sở của họ. "Herrn" "Hut" nghĩa là "sự trông nom chăm sóc của Chúa". Văn hóa. Herrnhut có một nhà thờ và hai viện bảo tàng, trong đó có một bảo tàng lịch sử địa phương. Đó là trung tâm của Giáo hội Moravian, Unitas Fratrum, trong tiếng Đức "Brüder-Unität" hoặc "Brüdergemeine". Trạm hỏa xa cũ của Herrnhut trên đường tuyến đường sắt Zittau-Löbau (đã hết sử dụng) nay là phòng trưng bày tranh. Kinh tế. Kinh tế của thị trấn phụ thuộc vào các hoạt động của giáo hội, giáo dục, du lịch và chế tạo, trong đó có ngành nghề đã hơn 150 năm chuyên sản xuất ngôi sao 26 cạnh, được gọi là Ngôi sao Giáng sinh Moravian, được dùng để treo trên cửa sổ hoặc cổng vòm, hàng hiên.
1
null
Tây Ấn thuộc Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: "Las Antillas Occidentales" hoặc "Antillas Españolas") là tên gọi để chỉ chung các thuộc địa của Tây Ban Nha trong vùng Caribe. Ngày nay khu vực này bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ: Cuba, Haiti, Cộng hòa Dominica, Puerto Rico, Jamaica, Quần đảo Cayman, Trinidad, và quần đảo Vịnh. Các đảo này từng là mục tiêu của các cuộc du hành đến châu Mỹ của Cristoforo Colombo. Đây cũng là một trong những thuộc địa lâu dài đầu tiên của người châu Âu trên đất châu Mỹ. Tây Ấn thuộc Tây Ban Nha là khu vực lịch sử có thời gian tồn tại lâu dài nhất so với các vùng khác của Đế quốc Tây Ban Nha tại châu Mỹ. Tây Ấn thuộc Tây Ban Nha chấm dứt sự tồn tại vào năm 1898 sau kết thúc của Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ.
1
null
Brotherhood of Blood là một bộ phim kinh dị sản xuất năm 2007 với các diễn viên Jason Connery, Victoria Pratt, Sid Haig và Ken Foree. Bộ phim chiếu đầu tiên trên thế giới ở Sitges Film Festival uy tín ở Sitges, Tây Ban Nha tháng mười 2007. Cho việc phát hành tại Mỹ và Canada nhãn Ghosthouse Underground của Sam Raimi đã láy bọ phim. Nó được phát hành trên băng video ở Bắc Mỹ qua Lionsgate vào ngày 14 tháng 10 năm 2008. Nội dung. Phim kinh dị đáng sợ về một nhóm thợ săn ma cà rồng thâm nhật vào một tổ quỷ để cưứ một bạn. Cô Carry Rieger kéo trái phiếu của mình. Cô thợ săn ma cà rồng chẻ phaỉ miễn phí thân mình. Cô được bảo vệ bởi một nhóm ma cà rồng và vua hùng mạnh của chúng nó tên là Pashek xích cô ở trong hầm tối. Cô biết là thời gian của mình gần hết và một đe doạ mới thậm chí còn lớn hơn so vơí bọn ma cà rồng không ngừng đến gần. Mọi thứ sẽ được quiết định tối nay. Carri đã vượt qua một đường mòn nguy hiểm: Một người đàn ông đang trở về từ một cuộc hành trình xa xôi từ từ biến đổi thành ma cà rồng. Và ông biến đổi hơn nữa - đổi thành con quỷ cả nhữnh ma cà rồng sợ, đó là con quỷ hùng mạnh Vlad Kossel. Các chủ quyền của những ma ca rồng đã giết chết Kossel hàng trăm năm trước đây, nhưng bây giờ ông dường nhơ đã trở về. Trong cơ thể mới của mình, ông sẽ trả thù và phá hủy tất cả mọi thứ đứng trong cách. Chỉ có một người thợ săn có thể ngăn chăn ông …
1
null
Thoả thuận giữa Mỹ và Anh (1930) là một thoả thuận giữa chính phủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với chính phủ Hoa Kỳ để phân định biên giới giữa Bắc Borneo (thời đó là đất bảo hộ của Anh) và Philippines (thời đó thuộc Các lãnh thổ của Hoa Kỳ). Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Henry L. Stimson và đại sứ Anh tại Hoa Kỳ Esme Howard đã đặt bút ký thoả thuận vào ngày 2 tháng 1 năm 1930 tại Washington, D.C.. Hoa Kỳ phê chuẩn thoả thuận vào tháng 2 năm 1930. Giai đoạn 1930-1932, Anh trao đổi thêm bằng văn bản với Hoa Kỳ để làm rõ các vấn đề; tháng 11 năm 1932, Anh phê chuẩn thoả thuận. Thoả thuận có bắt đầu hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 1932 sau khi hai nước đã tiến hành thông báo cho nhau về quyết định phê chuẩn.
1
null
Tiếng Aymara ("Aymar aru") là ngôn ngữ của người Aymara tại Andes. Đây là một trong số ít ngôn ngữ bản địa châu Mỹ với hơn một triệu người nói. Tiếng Aymara, cùng với tiếng Quechua và tiếng Tây Ban Nha, là ngôn ngữ chính thức của Bolivia và Peru. Nó cũng được nói tại vùng quanh Hồ Titicaca ở Nam Peru, và tại một vài cộng đồng ở Chile và Tây Bắc Argentina. Vài nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Aymara có liên quan đến tiếng Quechua. Tuy nhiên, quan điểm này còn được tranh luận và không thống nhất. Dù đúng là có nhiều điểm tương tự, hệ thống âm vị gần như đồng nhất, phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng sự tương tự này là do sự tiếp xúc lâu dài giữa hai ngôn ngữ, chứ không do chúng có chung nguồn gốc.
1
null
Eziler là một khu dân cư thuộc huyện Güney, tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ, với dân số 2.041 người (2022). Trước khi được tái tổ chức năm 2013, đây là một thị trấn ("belde"). Năm 1993, Eziler được cấp địa vị khu tự quản và được chỉ định là thị trấn. Năm 2012, luật pháp Thổ Nhĩ Kỳ đã xếp Eziler vào loại khu dân cư. Tổng quan. Eziler cách trung tâm huyện và cách Denizli . Nền kinh tế chính của làng là chăn nuôi và nông nghiệp, đặc biệt là trồng cỏ xạ hương và quả óc chó. Mặc dù là một ngôi làng nông thôn, Eziler vẫn thu hút sự chú ý khi thành công ở nhiều môn thể thao toàn quốc. Làng thể thao. Ngay sau khi được bổ nhiệm vào trường tiểu học và trung học Mustafa Kaçmaz của làng vào năm 2016, giáo viên thể dục Suat Arı đã chủ động với phương châm "Mọi người trong làng này đều là vận động viên", đồng thời giới thiệu hơn chục môn thể thao khác nhau. Những môn này đều không phổ biến trong nước. Nó bắt đầu với bocce, phi tiêu và sau đó là trượt băng. Tổng cộng có 120 học sinh chính thức, trong đó có 45 nữ, thi đấu hơn chục môn thể thao khác nhau chẳng hạn như bocce, phi tiêu, bóng mềm, korfball, cầu lông, quần vợt, trượt băng, bóng chày, khúc côn cầu trên sân, cricket, bóng bầu dục, thể thao định hướng cũng như môn bắn cung truyền thống của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2020, "Câu lạc bộ thể thao Güney Eziler" được thành lập. Đội khúc côn cầu trên sàn dành cho nữ đại diện cho làng có 15 thành viên, do giáo viên thể dục của trường làng và huấn luyện viên khúc côn cầu Burak Duman huấn luyện; Vì làng không có phòng tập thể dục nên các nữ vận động viên tập luyện ngoài trời. Các thành viên của đội khúc côn cầu nữ thi đấu trong đội tuyển cấp tỉnh tại Giải khúc côn cầu trên sàn nữ Anatolia (Anadolu Yıldızlar Hokey Ligi), và được xếp thứ tư trong số mười đội. Họ được Liên đoàn khúc côn cầu Thổ Nhĩ Kỳ mời tham dự Cúp khúc côn cầu Cộng hòa liên tỉnh và giành ngôi á quân. Câu lạc bộ đại diện cho tỉnh Denizli trong ba ngành thể thao. Hai chàng trai và một cô gái của câu lạc bộ thể thao làng được triệu tập vào trại đội tuyển quốc gia vào năm 2021. Thầy Arı cũng tổ chức các giải đấu thể thao giữa các gia đình trong làng. Được tài trợ bởi Quỹ Hacı Ömer Sabancı và chính quyền quận Güney, một giải đấu cúp golf đã được tổ chức vào tháng 7 năm 2021 bằng cách sử dụng thiết bị chơi golf do những người dân làng xa xứ làm việc ở nước ngoài quyên góp. Một trong những người chơi golf, 67 tuổi, chơi lần đầu tiên trong đời. Vào tháng 11 năm 2021, Giải đấu khúc côn cầu dành cho cựu chiến binh được tổ chức tại sân trường với sự tài trợ của Quỹ Sabancı. Mười tám dân làng trên 35 tuổi đã tham gia, trong đó có một cầu thủ nam 60 tuổi và một cầu thủ nữ 71 tuổi. Sau đó là trận giao hữu khúc côn cầu trên sân giữa hai đội Denizli Anadolu Pars và Güney Ezlier.
1
null
Vltava (; ) là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km². Tại điểm hợp lưu, sông Vltava trên thực tế có nhiều nước hơn sông Elbe, và đổ vào Elbe ở góc bên phải. Sông Vltava có 18 cây cầu bắc ngang qua (bao gồm cầu Charles nổi tiếng) ở đoạn sông chảy qua Praha. Vlata chảy 31 km trong địa bàn của thành phố. Một số đập đã được xây trên dòng Vltava từ thập niên, lớn nhất trong đó là đập Lipno tại Šumava. Nghệ thuật. Nhà soạn nhạc Bedřich Smetana đã sáng tác một giao hưởng thơ nổi tiếng có tựa cùng tên với dòng sông trong tập Má vlast (Đất nước tôi) gồm sáu bản. Smetana mô tả tác phẩm đó như sau:
1
null
With the Beatles là album phòng thu thứ hai của ban nhạc Rock người Anh, The Beatles. Album được phát hành ngày 4 tháng 11 năm 1963 bởi Parlophone, chỉ 8 tháng sau album đầu tay của họ, "Please Please Me". Album bao gồm 7 ca khúc của Lennon-McCartney, 6 ca khúc hát lại theo phong cách Motown và R&B và ca khúc còn lại là sáng tác solo đầu tay của George Harrison. Tại Mỹ, hầu hết các ca khúc của album được chỉnh sửa thành album LP "Meet the Beatles!" phát hành ngày 20 tháng 1 năm 1964, số còn lại được cho vào trong album "The Beatles' Second Album". Năm 2003, "With the Beatles" được xếp ở vị trí số 420 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone". Thành phần tham gia sản xuất. Theo Mark Lewisohn. Xếp hạng. Theo Whitburn
1
null
Ocarina là một cây sáo cổ xưa thuộc nhạc cụ bộ hơi, một kiểu của sáo ống. Có rất nhiều biến thể, nhưng một Ocarina điển hình là một không gian kín bao quanh kèm theo 4-12 lỗ ngón tay và một miệng thổi nhô ra từ thân nhạc cụ. Nó thường bằng gốm sứ, nhưng các vật liệu khác cũng có thể được sử dụng, chẳng hạn như gỗ, nhựa, thủy tinh, đất sét, và kim loại. Lịch sử. Thời cổ đại. Ocarina thuộc về nhạc cụ rất cổ xưa, người ta tin rằng nó đã có trên 12.000 năm. Ocarina là loại nhạc cụ đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa Trung Quốc và Trung Mỹ. Đối với Trung Quốc, nhạc cụ này đóng một vai trò quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử về các bài hát và vũ đạo. Ocarina có các tính năng tương tự như Huyên/huân (埙), một nhạc cụ quan trọng của Trung Quốc (nhưng có sự khác nhau, Ocarina sử dụng một ống dẫn để thổi hơi vào bên trong, trong khi Huyên được thổi xuyên qua rìa bên ngoài). Ở Nhật Bản, Ocarina truyền thống được biết đến như tsuchibue (chữ Hán:土笛, nghĩa là " sáo đất ") còn Hàn Quốc, nhạc cụ này gọi là hun (훈) sử dụng trong nhạc . Trong các cuộc thám hiểm khác nhau về Trung Mỹ, một trong những cuộc thám hiểm được thực hiện bởi Cortés, kết quả là đã giới thiệu Ocarina cho các cung điện nhà vua ở châu Âu. Cả hai người Maya và Aztec đã sản xuất các phiên bản khác nhau về Ocarina, nhưng nó đã được người Aztec - người đã đưa bài hát và vũ đạo đến châu Âu, đưa vào kèm với hai môn nghệ thuật này. Ocarina đã trở nên phổ biến trong cộng đồng châu Âu như một nhạc cụ đồ chơi trẻ con. Tại bang Assam, Ấn Độ loại sáo này có tên là . Sự khác biệt giữa Ocarina -& Huyên Trung Quốc, Tsuchibue Nhật Bản và Hun Hàn Quốc là ở cách thổi. Thời hiện đại. Sử dụng sớm nhất ở châu Âu vào thế kỷ 19 tại Budrio, một thị trấn gần Bologna, nước Ý, nơi mà Giuseppe Donati biến Ocarina từ một món đồ chơi, khi mà chỉ chơi được vài nốt thành một nhạc cụ toàn diện hơn (được gọi là "cổ điển đầu tiên" ocarina). Từ Ocarina trong phương ngữ của người Bologna có nghĩa là "con ngỗng nhỏ". Hình dạng đầu tiên được biết đến ở châu Âu như là một gemshorn (tù và), được làm từ sừng linh dương Nam Phi ("gems" có nghĩa là "viên ngọc"). Giuseppe Donati đã phát minh ra "Ocarina khoai lang" (sweet potato ocarina) Trình diễn âm nhạc. Sự hình thành thanh điệu/âm thanh. Một Ocarina làm việc như thế nào: 1.Không khí đi vào thông qua các windway (ống thông gió) 2.Không khí va đập vào môi, tạo ra âm thanh 3.Không khí dao động khắp nơi bên trong Ocarina 4.Bằng cách đóng/mở các lỗ làm giảm và làm tăng cao độ Ocarina không giống như sáo, có chất lượng bất thường do không có sự phản hồi âm thanh trên suốt chiều dài ống để tạo ra một âm cụ thể. Thay vào đó, âm thanh lại phụ thuộc vào tỷ lệ giữa tổng diện tích bề mặt của các lỗ mở ra với tổng thể tích khối bao quanh nó. Điều này có nghĩa là, Ocarina không giống như sáo hoặc recorder, âm thanh được tạo ra bởi sự cộng hưởng của toàn bộ khoang; và vị trí của các lỗ trên Ocarina phần lớn là không thích hợp - kích thước của các lỗ là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một âm cụ thể (trên ocarina có các lỗ lớn nhỏ khác nhau). Các nhạc cụ nên tránh có các lỗ âm gần miệng kèn, bởi vì điều này làm suy yếu việc tạo âm, tuy nhiên một Ocarina lại là một cộng hưởng Helmholtz (Helmholtz resonance). Ký âm/tabulature (tấm bảng con). Âm nhạc Ocarina được viết bằng ba cách chính: Cách 1: Điều rõ ràng nhất là việc sử dụng các bản nhạc (sheets). Các bản nhạc được viết riêng dành cho Ocarina, hoặc điều chỉnh từ bản nhạc đàn piano. Vì một số Ocarina có đầy đủ chromatic (nửa cung) (bao gồm các nốt # và b) và có thể được chơi âm nhạc chuyên nghiệp, bao gồm cả nhạc cổ điển (classic) và dân gian (folk), bản nhạc là một ký hiệu lý tưởng cho ocarina Cách 2: là việc sử dụng số hóa, thể hiện những nốt nhạc như số. Một số nhà sản xuất đã phát triển hệ thống riêng của họ về số hóa, trong khi những người khác theo một hệ thống phổ quát hơn, nơi con số tương ứng với các nốt khác nhau trên khuôn nhạc. Phương pháp này thường được sử dụng bởi người mới bắt đầu không đọc được sheet. Cách 3: sử dụng "hình ảnh" (pictorial tablature) để diễn tả các thế bấm, với các lỗ đen đại diện cho các lỗ để bấm. Tablature đại diện cho các lỗ ở trên Ocarina, và, ở những nơi cần thiết sẽ có các lỗ bên dưới. Điều này cho phép chơi dễ dàng, đặc biệt là cho người mới bắt đầu. Hai hệ thống tabulature phổ biến nhất là John Taylor bốn lỗ (phát minh ra vào năm 1964 bởi nhà toán học người Anh John Taylor Tùy thuộc vào nhạc sĩ, một số người thì viết một con số hoặc hình vẽ trên "hình ảnh" để mô tả bao nhiêu nhịp đập để giữ nốt. Ảnh hưởng. Ocarina được sử dụng trong video game của Nintendo: , đã thu hút một sự gia tăng đáng kể về thị hiếu và doanh số bán.
1
null
Trong toán học, mô men là một đại lượng mô tả hình dáng của một tập hợp điểm. Mô men có thể hiểu là một loạt các thuộc tính như trung bình (mean), variance, the skewness, v.v.. mô tả một sự phân phối. Mô men thứ nhất của một biến random X là trung bình (của tổng thể) của biến đó. Mô men thứ hai là variance. Mô men thứ "n"th của một hàm liên tục số thực "f"("x") của một biến thực biến động xung quanh một giá trị "c" là:
1
null
Rắn mống hay Rắn hổ hành (danh pháp khoa học: Xenopeltis unicolor) là một loài rắn thuộc họ Rắn mống. Loài rắn có lớp vảy phát ra ngũ sắc dưới ánh nắng. Miêu tả. Rắn trưởng thành có thể dài tới 1,3 m (51 inch). Các vảy trên đầu là các tấm lớn giống như ở các loài trong họ Rắn nước (Colubridae), trong khi các vảy bụng chỉ hơi bị tiêu giảm. Không có các cơ quan vết tích ở phần khung chậu. Kiểu màu phần lưng là nâu hay nâu ánh đỏ hoặc ánh đen. Phần bụng có màu xám trắng không có họa tiết trang trí. Vảy có tính chất ngũ sắc cao, tạo ra màu sắc óng ánh dưới ánh sáng. Phân bố. Rắn mống được tìm thấy ở Myanmar (Tenasserim), Andaman và Nicobar, Hoa Nam (Quảng Đông và Vân Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Tây Malaysia, đảo Penang, Singapore và Đông Malaysia (Sarawak). Tại Indonesia nó sinh sống trên các đảo thuộc quần đảo Riau, Bangka, Belitung, Sumatra, We, Simalur, Nias, Mentawai (Siberut), Borneo, Java và Sulawesi. Tại Philippines có trên các đảo Balabac, Bongao, Jolo và Palawan. Tập tính và thức ăn. Rắn hổ hành là động vật chuyên đào bới, phần lớn thời gian sống chui rúc. Chúng chỉ bò ra vào lúc chạng vạng để kiếm thức ăn là các loài ếch nhái, rắn và thú nhỏ. Chúng không có nọc độc và giết chết con mồi bằng cách quấn và co cơ giống như trăn. Loài rắn này còn có khả năng kháng lại độc tố của một số loài rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang.
1
null
Elephanta (, "Gharapurichya Lenee") là một hệ thống các hang động điêu khắc tọa lạc trên đảo Elephanta hay "Gharapuri" (nghĩa "thành phố của các hang động") ở Mumbai Harbour, về phía đông thành phố Mumbai, thuộc bang Maharashtra. Đảo này nằm ở một nhánh của biển Ả Rập, gồm hai nhóm động; nhóm thứ nhất là một nhóm 5 động Hindu lớn, nhóm thứ hai nhỏ hơn gồm hai động Phật giáo. Nhóm động Hindu gồm các điêu khắc trên đá, đại diện giáo phái Hindu Shaiva, thờ thần Shiva.
1
null
Thành Tôn (1913 - 1997) là nghệ sĩ hát bội nổi tiếng của Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vì những đóng góp cho nghệ thuật sân khấu truyền thống và đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ sân khấu tài năng. Thân thế. Ông tên thật là Nguyễn Thành Tôn, sinh năm 1913 tại làng Trường Thọ, quận Vũng Liêm (nay thuộc xã Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm), tỉnh Vĩnh Long. Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi và một làng có truyền thống theo nghề hát từ thế kỷ thứ XIX. Sinh thời, ông có kể rõ về lai lịch của mình trong bài viết trên báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh số 92, ngày 5 tháng 10 năm 1991, được soạn giả, ký giả Huy Trường ghi lại như sau: "Ông cố của Thành Tôn tên là Nguyễn Văn Sĩ, vốn là người của triều đình nhà Nguyễn, từng biết rành hát bội, từng từ bỏ triều đình về định cư lập nghiệp ở rạch Cái Tôm, vàm Mân Thích. Ông đã dạy cho con cháu và những người lân cận ca hát để trình diễn ở đình chùa khi có những ngày lễ hội vui hay tế lễ. Ông nội của Nguyễn Thành Tôn là Nguyễn Văn Luông, bà nội tên Trần Thị Mười là hai nghệ sĩ thời bấy giờ từng thành lập đoàn Phước Long ban (bầu Luông Vĩnh Long). Cha của Thành Tôn là ông Nguyễn Văn Nở (kép Hai Nở), thuộc đoàn nhà Phước Long ban, đi kháng chiến năm 1947 và hy sinh năm 1952...". Sự nghiệp một đời. Thuở nhỏ, ông được gia đình cho đi học chữ. Tuy nhiên, đến năm 1926, ông thôi học chữ, trở về quê để đi theo gánh Phước Long Ban của ông nội là Bầu Luông khi mới 13 tuổi. Tuy là theo gánh hát của gia đình nhưng ông vẫn phải học hát theo đúng trình tự, học từ vai quân hầu, quân canh, quân chạy hiệu, cho đến khi được 17 tuổi mới được đóng vai kép con. Những người thầy đầu tiên của ông là kép Tư Nhuận, ông Nhưng Sửu (người Bến Tre). Thời bấy giờ, Phước Long Ban là một đại ban, chuyên hát bội ở các tỉnh miền Tây, mỗi lần di chuyển phải sử dụng hơn 10 chiếc ghe chài lớn nhỏ mới đủ chuyên chở các nghệ sĩ, công nhân khuân vác và những dụng cụ dựng rạp hát như vải bố, tăng, ghế sắt. Đến địa phương nào không có đình, miễu, rạp hát thì Phước Long Ban sẽ bao nhà lồng chợ. Tuy vậy, gánh hát Phước Long Ban chỉ hoạt động từ tháng Giêng đến cuối tháng Tư, thời gian còn lại gánh hát quay về quê quán, chia tiền cho các thành viên, sau đó vừa tập tuồng mới vừa làm ruộng để sống. Từ thập niên 1930, hát bội càng lúc càng mất khán giả. Ở thành thị, cải lương được khán giả ưa thích hơn. Phước Long Ban do nhu cầu tồn tại nên đã cải tiến phong cách trình diễn, bắt đầu pha hơi hướng cải lương. Ông cùng các đào kép trong ban được thụ giáo các nghệ sĩ nổi danh như Hai Bá (đàn tranh), Năm Bửu (đàn cò) và Bảy Thu (đàn gáo) về kỹ thuật ca cải lương. Ngoài ra, ông còn học ca cải lương và kỹ thuật đàn kìm, đàn cò, đàn sến từ nghệ sĩ Hai Bá ở Thiềng Đức nên khả năng của ông về nghệ thuật hát bội và cải lương đều vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa. Năm 1940, ông nội ông là bầu Luông qua đời. Vì quá đau buồn, cha ông là bầu Nở không muốn tiếp tục điều hành gánh hát nên Phước Long Ban tan rã. Ông bèn đi hát cho gánh Thạnh Hưng Ban của ông bầu Hùng ở huyện Trà Ôn (Cần Thơ). Năm 26 tuổi, ông rời quê hương lên Sài Gòn hát cho gánh Tấn Thành Ban của bầu Cung ở đình Nhơn Hòa Cầu Muối. Một năm sau, ông chuyển sang hát kép chánh cho gánh Vĩnh Xuân Ban của bầu Thắng, bắt đầu sự nghiệp lưu diễn khắp Sài Gòn và Nam Kỳ Lục tỉnh. Ngoài ra, ông cũng cộng tác và học nghề với nhiều ban hát ở Sài Gòn như Nghĩa Thành (Biện Dực), Hoa Xuân (Mười Vàng)... Năm 1945, ông ra bưng biền tham gia kháng chiến một thời gian rồi trở về Sài Gòn hát lại cho gánh Vĩnh Xuân Ban. Ông cùng các nghệ sĩ Trần Hữu Trang, Nguyễn Thành Châu, Hoàng Chỉ, đứng ra lập Hội tương tế nghệ sĩ, thực chất là tổ chức hoạt động bí mật của Việt Minh trong giới nghệ sĩ nội thành Sài Gòn. Ông cùng với các nghệ sĩ Sáu Vững, Hữu Thoại, lập Ban hát bội Vân Hạc, trình diễn nhiều tuồng hát bội trên Đài phát thanh Sài Gòn với thành phần diễn viên tài danh của Vĩnh Xuân Ban. Do yêu cầu của Đài, trình diễn phải có kịch bản đưa duyệt trước, ông chịu trách nhiệm ghi chép sẵn một số tuồng xưa cho Ban Vân Hạc có thể thực hiện chương trình hát bội trên Đài, từ đó bắt đầu bước vào sự nghiệp soạn tuồng. Trước năm 1975, ông làm lãnh đạo ban hát bội Vân Hạc, diễn thường xuyên ở Sài Gòn. Ngoài diễn viên, nghệ sĩ Thành Tôn là soạn giả tuồng với nhiều vở được dàn dựng, biểu diễn khắp Nam – Trung – Bắc và trên Đài Phát thanh suốt nhiều năm. ông là thành viên sáng lập Đoàn hát bội tại Thành phố Hồ Chí Minh, dành nhiều tâm huyết nghiên cứu cách diễn, cách viết, dàn dựng tuồng đổi mới cho phù hợp hướng cảm thụ của khán giả và hết lòng chăm sóc, giúp đỡ nghệ sĩ trẻ với nguyện vọng của ông: "Hát bội không bao giờ chết, nó vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa dân tộc". Ông mất ngày 8 tháng 11 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi. Một gia đình nghệ sĩ. Gia tộc Thành Tôn nhiều đời là nghệ sĩ nổi tiếng, có nhiều đóng góp trong nghệ thuật sân khấu miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Gia tộc bên vợ ông (nghệ sĩ Huỳnh Mai) cũng nhiều đời là nghệ sĩ: Nổi tiếng nghiêm khắc, Thành Tôn đã đào tạo cho các con mình trở thành những nghệ sĩ tài danh, đóng góp nhiều công sức cho nền sân khấu Việt Nam. Mặc dù thế hệ sau không có ai kế nghiệp, nhưng con trai ông là nghệ sĩ Bạch Long đã thành lập Nhóm Đồng ấu Bạch Long (tương tự mô hình Nhóm Đồng ấu Minh Tơ của người cậu ruột là nghệ sĩ Minh Tơ) đào tạo ra nhiều nghệ sĩ trẻ nổi danh như Quế Trân, Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh... theo phong cách của gia tộc Thành Tôn. Soạn giả Nguyễn Phương xưng tụng gia đình Thành Tôn là một trong "Ngũ đại gia của Cải lương". Vinh danh. Cả một đời nghệ thuật của ông được tóm tắt như sau: Với những đóng góp của mình, năm 1993 ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Ngoài ra ông còn được trao tặng:
1
null
Cher Lloyd (sinh ngày 28 tháng 7 năm 1993) là một nữ ca sĩ thu âm người Anh. Cô được biết đến với vị trí thứ tư trong cuộc thi "The X Factor" mùa thứ 7. Một thời gian ngắn sau đó, Lloyd ký hợp đồng với Simon Cowell cho Syco Music, công ty con của Sony Music. Đĩa đơn đầu tiên của Cher Lloyd, "Swagger Jagger", được phát hành vào tháng 6 năm 2011. Mặc dù nhận được nhiều đánh giá tiêu cực, đĩa đơn vẫn đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Singles Chart và vị trí á quân trên bảng Irish Singles Chart. Đĩa đơn thứ hai của cô, "With Ur Love", hợp tác với nam ca sĩ Mike Posner, được phát hành vào ngày 31 tháng 10 năm 2011. Đĩa đơn này đã đạt được vị trí thứ 4 ở Anh và vị trí thứ 5 ở Ireland. Album đầu tay của cô, "Sticks + Stones", đã đánh vào bảng xếp hạng UK Albums Chart và Irish Albums Chart lần lượt tại các vị trí thứ 4 và thứ 5. Cô cũng đã phát hành đĩa đơn thứ ba, "Want U Back" tại Mỹ vào ngày 22 tháng 5 năm 2012 và được chứng nhận đĩa Bạch kim với hơn 1.000.000 bản được tiêu thụ. Thời thơ ấu. Cher Lloyd từng sống tại Malvern với cha mẹ mình là Darren và Dina, cùng với cậu em trai Josh, và hai cô em gái Sophie và Rosie. Lloyd theo học trường Đại học Dyson Perrins CE Sports, nơi cô được học về nghệ thuật biểu diễn. Cô cũng theo học trường nghệ thuật sân khấu Stagecoach. Sự nghiệp. 2010–11: The X Factor. Lloyd trước đó đã thử giọng cho "The X Factor" hai lần (khi cô còn ít tuổi hơn) và hát các bản ballad, nhưng cô đã không thể lọt được vào vòng trong. Lloyd cũng đã từng biểu diễn tại trại nghỉ lễ trước đó và đã nhận được nhiều phản ứng khác nhau về âm nhạc của cô. Lloyd nhận xét về sự giống nhau giữa cô với giám khảo Cheryl Cole, và vị giám khảo này đã ủng hộ cô trong suốt chương trình. Cô đã hát ca khúc "Turn My Swag On" của Keri Hilson. Tại nhà của ban giám khảo, cô đã trình diễn "Cooler Than Me" nhưng bị viêm amidan và không thể hoàn thành bài hát của mình. Lloyd đã được cho một cơ hội thứ hai, nhưng cô đã không thể hoàn thành bài hát. Mặc dù vậy, cô vẫn được chọn là một trong ba cô gái cuối cùng của giám khảo Cheryl Cole. Sau vòng chung kết, Lloyd được thông báo rằng cô được ký hợp đồng với Syco Music. Lloyd và chín thí sinh khác được tham gia "X Factor Live Tour" từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011. Lloyd đã biểu diễn cho 500.000 người trên khắp nước Anh. 2011–12: "Sticks + Stones". Nhà soạn nhạc Autumn Rowe và nhà sản xuất RedOne đã làm việc với Cher Lloyd cho album phòng thu đầu tay của cô, phát hành vào tháng 11 năm 2011. Đĩa đơn đầu tiên của Lloyd, "Swagger Jagger" đã được phát hành đầu tiên trên airplay vào ngày 20 tháng 6 năm 2011, sau khi nó bị tuồn trái phép lên mạng vào ngày 15 tháng 6 năm 2011. Đĩa đơn được chính thức phát hành vào 31 tháng 7 năm 2012 và đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Singles Chart vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. Vào 28 tháng 7 năm 2011, cô biểu diễn trước năm ca khúc trong album đầu tay của mình trong buổi Ustream Session, bao gồm các ca khúc hợp tác với Busta Rhymes, Mike Posner, Ghetts, Mic Righteous và Dot Rotten. Lloyd cũng thông báo trên Twitter rằng ca khúc "With Ur Love", hợp tác với nam ca sĩ Mike Posner, sẽ là đĩa đơn thứ hai của album. Đĩa đơn được phát hành vào ngày 30 tháng 10 năm 2011. Trước đó, vào 21 tháng 9 năm 2011, ca khúc đã được phát hành trên đài airplay. Video âm nhạc co ca khúc được ra mắt vào ngày 1 tháng 10 năm 2011, trong chương trình buổi sáng T4. Ngay trong tuần đầu phát hành, đĩa đơn đã được tiêu thụ 74,248 bản. Lloyd cũng đã thông báo trên Twitter của cô về tựa đề của album, "Sticks + Stones". "Sticks + Stones" được phát hành vào ngày 7 tháng 11 năm 2011. Album đã đạt được vị trí thứ 4 ở Anh Quốc, với 198,199 bản được tiêu thụ tính đến tháng 1 năm 2012.
1
null
Mary I của Anh (tiếng Anh: "Mary I of England"; tiếng Tây Ban Nha: "María I de Inglaterra"; tiếng Pháp: "Marie Ire d'Angleterre"; tiếng Đức: "Maria I. von England"; tiếng Ý: "Maria I d'Inghilterra;" 18 tháng 2, 1516 – 17 tháng 11, 1558), được biết đến là Nữ vương của nước Anh và Ireland từ tháng 7, 1553 cho đến khi qua đời. Bởi vì những hành động thẳng tay đàn áp những người Tin lành trong thời kỳ mà bà trị vì, những người chống đối gọi bà là Mary khát máu (Bloody Mary). Trong lịch sử quân chủ nước Anh, nếu không tính Hoàng hậu Matilda và Lady Jane Grey chưa chính thức hoặc gây tranh cãi về tính hợp pháp, thì Mary được xem là vị Nữ vương đầu tiên chính thức nhận ngai vị trị vì lãnh thổ Anh. Một người cháu của Quân chủ Công giáo, Mary là con gái cả của Quốc vương Henry VIII, nằm trong danh sách kế vị chính thống. Nhưng khi cha bà tiêu hôn với mẹ bà, Catalina của Aragón để cưới Anne Boleyn, Mary bị xem là con bất hợp pháp bà bị tước đi khả năng thừa kế Vương vị của cha. Sau khi xử tử Anne Boleyn và cưới Jane Seymour, nhà vua có người con trai tên Edward do Jane sinh ra, về cơ bản Mary hoàn toàn không còn khả năng kế vị, cùng với em gái Elizabeth Tudor. Năm 1547, em trai của Mary là Edward Tudor lên ngôi, tức Edward VI của Anh. Tuy vậy, nhà vua có sức khỏe không được tốt và không có khả năng sinh được người kế vị, quyền kế vị đột nhiên trở về tay của Mary sau "Đạo luật kế vị thứ 3" vào năm 1543, một đạo luật mà vua cha Henry VIII đã thông qua trước khi qua đời, công nhận khả năng thừa kế của Mary và Elizabeth chỉ sau Edward. Năm 1553, khi lâm trọng bênh, Edward cố dời bỏ tên Mary khỏi danh sách kế vị do dị biệt tôn giáo giữa hai chị em, vì Mary sùng theo Công giáo La Mã còn Edward theo phái Kháng Cách. Sau khi Edward qua đời, theo di chiếu của Edward thì Công nữ Jane Grey được tuyên xưng là Nữ vương. Với tình thế như vậy, Mary liền chiêu tập binh mã trong vùng East Anglia để truất phế Jane Grey và lên ngôi Nữ vương một cách chính thống, và dù không cần thiết nhưng sau đó Jane Grey cũng bị hành quyết để củng cố quyền cai trị của Mary trên ngai vàng nước Anh. Năm 1554, Mary kết hôn với Felipe II của Tây Ban Nha, do đó bà trở thành kiêm nhiệm tước hiệu Vương hậu của Vương quốc Tây Ban Nha cùng các lãnh thổ khác, sau khi chồng bà lên ngôi năm 1556. Là vị quân chủ thứ năm của Nhà Tudor, Mary được nhớ đến vì việc khôi phục sự ảnh hưởng của Công giáo Roma tại nước Anh, đã bị đứt gãy vì cuộc hôn nhân giữa Henry VIII và Anne Boleyn. Trong suốt 5 năm trị vì, Mary ra sức càn quét những người theo Kháng Cách mà người ta gọi đó là Thời kỳ khủng bố triều đại Mary ("Marian Persecution"). Sau khi qua đời năm 1558, cục diện lại xoay chuyển lần nữa bởi người em gái cùng cha khác mẹ theo phái Kháng Cách, Elizabeth I của Anh. Thiếu thời. Xuất thân. Mary Tudor chào đời ngày 18 tháng 2 năm 1516 tại Cung điện Placentia ở Greenwich, Luân Đôn, là con duy nhất còn sống cho đến tuổi trưởng thành của Henry VIII với người vợ đầu, Vương hậu Catalina của Aragón. Trước khi sinh ra Mary, Vương hậu Catalina bị sẩy thai nhiều lần, chỉ có một người anh chết yểu trước bà là Henry, Công tước xứ Cornwall là được kịp đặt tên và làm lễ rửa tội. Qua họ mẹ, Mary là cháu ngoại của Ferrando II của Aragón và Nữ vương Isabel I của Castilla, hai vị Song vương vĩ đại được Giáo hội Công giáo La Mã phong danh hiệu cao quý Quân chủ Công giáo. Sau khi ra đời 3 ngày, Mary được rửa tội theo nghi thức Công giáo ở Greenwich, cha mẹ đỡ đầu của Mary gồm có: Bá tước phu nhân xứ Devon, Tể tướng Thomas Wolsey, và Công tước phu nhân xứ Norfolk. Cháu họ của Henry, Margaret Plantagenet, Nữ Bá tước xứ Salisbury đỡ đầu Mary trong lễ kiên tín, tổ chức ngay sau lễ rửa tội. Vương nữ Mary là cô bé thông minh trước tuổi. Tháng 7, 1520, khi chưa đủ 4 tuổi, Mary biểu diễn đàn virginals cho một phái đoàn Pháp đến viếng thăm. Mary thụ hưởng phần lớn nền giáo dục ban đầu từ mẹ, và Vương hậu đã nhờ một học giả người Tây Ban Nha, Juan Luis Vives, tư vấn, và yêu cầu ông viết quyển "De Institutione Feminae Christianae", về phương pháp giáo dục dành cho các bé gái. Mới lên 9 tuổi, Mary biết đọc và viết bằng tiếng Latin. Mary học tiếng Pháp, Tây Ban Nha, âm nhạc, khiêu vũ, và có lẽ cả tiếng Hy Lạp. Quốc vương Henry VIII rất yêu con gái và khoe với sứ thần Venezia, Sebastian Giustiniani rằng:"Cô bé này chưa hề khóc bao giờ". Dù yêu con gái hết mực, Henry VIII vẫn thất vọng về cuộc hôn nhân vì Vương hậu không thể sinh con trai. Khi Mary lên 9 tuổi, cơ may cho Henry và Catalina có con trai nối dõi đã tiêu tan. Năm 1525, Henry cử Mary đến biên giới xứ Wales để chủ tọa, chỉ trên danh nghĩa, Hội đồng xứ Wales. Mary khi đó có "triều đình" riêng đặt tại Lâu đài Ludlow cùng danh hiệu và các đặc quyền vương tộc dành cho Thân vương xứ Wales. Các phu nhân và những người khác gọi bà là Nữ Thân vương xứ Wales ("Princess of Wales"), mặc dù Mary chưa bao giờ được tấn phong danh hiệu này. Trong 3 năm sống ở biên giới xứ Wales, Mary thường về thăm triều đình của phụ vương, trước khi về sống tại Luân Đôn từ giữa năm 1528. Suốt thời thơ ấu của Mary, Quốc vương Henry VIII nhiều lần sắp xếp hôn nhân cho con gái. Khi mới 2 tuổi, Mary đã được hứa gả cho Vương tử nước Pháp (khi ấy còn rất nhỏ), con trai của Quốc vương François I của Pháp, nhưng ba năm sau hôn ước bị hủy bỏ. Năm 1522, lúc sáu tuổi, Mary hứa hôn với người anh họ 22 tuổi, Carlos I của Tây Ban Nha, người cháu gọi vương hậu Catalina là dì. Tuy nhiên, vài năm sau, Karl hủy hôn ước với sự đồng ý của Henry VIII. Hồng y Wolsey, cố vấn chính của Henry VIII, một lần nữa sắp xếp hôn nhân với người Pháp, lần này Henry muốn Mary kết hôn với chính Quốc vương François I của Pháp, người đang thiết tha muốn liên kết với Anh. Hợp đồng hôn nhân được ký kết, theo đó Mary sẽ kết hôn hoặc với François I, hoặc với con trai ông là Henri của Pháp, Công tước xứ Orléans, nhưng Wolsey muốn bảo đảm sự liên minh với Pháp mà không cần kết ước hôn nhân. Theo nhận xét của Mario Savorgnano, sứ thần Venezia, Mary là một thiếu nữ có vóc dáng cân đối với làn da đẹp. Cha mẹ tiêu hôn. Trong khi đó, hôn nhân giữa Henry VIII và Vương hậu Catalina có nguy cơ đổ vỡ. Thất vọng vì không có con trai nối ngôi, và vì khao khát kết hôn lần nữa, Henry muốn hủy bỏ hôn nhân với Catalina để cưới một người khác, nhưng ý định này của ông bị Giáo hoàng Clêmentê VII từ chối. Henry trích dẫn Kinh Thánh (Lê-vi ký 20: 21) để chứng minh rằng hôn phối giữa ông và Vương hậu Catalina là bất khiết bởi vì Catalina trước đó đã kết hôn với người anh trai quá cố của ông, Vương công Arthur, trong khi Vương hậu Catalina nói rằng hôn nhân giữa bà với Arthur là chưa hoàn thiện (hai người chưa nên vợ chồng trong khuê phòng). Dựa trên yếu tố ấy mà Giáo hoàng Giuliô II đã tuyên bố hủy bỏ cuộc hôn nhân. Clement miễn cưỡng từ khước yêu cầu của Henry VIII là do áp lực từ Karl V, cháu của Vương hậu Catalina, và từng là hôn phu của Mary. Trước đó, quân đội của Karl V đã chiếm đóng Roma trong Chiến tranh Liên minh Cognac. Từ năm 1531, Mary thường xuyên mắc bệnh và bị trầm cảm, dù không rõ nguyên nhân. Bà không được phép gặp mẹ, lúc ấy bà đã rời khỏi cung. Đầu năm 1533, Henry kết hôn với Anne Boleyn, đến tháng 5, Thomas Cranmer, Tổng Giám mục Canterbury, chính thức tuyên bố cuộc hôn nhân với Vương hậu Catalina bị hủy bỏ, và hôn nhân với Anne là hợp lệ. Henry tách khỏi Giáo hội Công giáo La Mã, tuyên bố đứng đầu Giáo hội Anh. Vương hậu Catalina trở thành Quả phụ Vương phi xứ Wales (Dowager Princess of Wales), và Mary bị xem là con ngoại hôn, và vị trí của bà trong danh sách kế vị được dành cho em gái cùng cha khác mẹ mới chào đời của bà, Elizabeth Tudor, con gái của Anne Boleyn. Lập trường của Mary cương quyết không chịu thừa nhận Anne Boleyn là Vương hậu, và Elizabeth là Vương nữ khiến Henry tức giận. Bị căng thẳng và bị cấm đoán, Mary thường xuyên bệnh tật. Sứ thần của Hoàng đế Karl V trở thành người thân cận của Mary, thay bà khẩn khoản Henry VIII nhưng không thành. Mối quan hệ giữa Mary và phụ vương ngày càng tồi tệ; suốt ba năm, họ không chịu nói chuyện với nhau. Mặc dù Mary và mẹ đều mắc bệnh, bà từ chối khi được phép đến thăm mẹ. Khi Vương hậu Catalina từ trần năm 1536, Mary đau khổ "khôn nguôi". Khi Catalina được an táng tại Đại giáo đường Peterborough, Mary đau buồn ở một nơi vắng vẻ trong tòa nhà Hunsdon ở Hertfordshire. Trưởng thành. Năm 1536, Vương hậu Anne Boleyn bị thất sủng rồi bị xử chém. Vương nữ Elizabeth, giống Mary, trở thành "Lady Elizabeth" và bị tước quyền kế vị. Chỉ hai tuần sau khi hành quyết Anne, Henry kết hôn với Jane Seymour. Vương hậu Jane Seymour nài xin chồng giải hòa với Mary. Henry nhấn mạnh rằng Mary phải nhìn nhận ông là người đứng đầu Giáo hội Anh, bác bỏ thẩm quyền Giáo hoàng, công nhận hôn nhân của ông với mẹ bà là không hợp lệ, và chấp nhận mình là con bất hợp pháp. Mary cố giải hòa với cha bằng cách thuận phục thẩm quyền của ông đến mức "Chúa và lương tâm" cho phép, nhưng dần dà Mary chịu ký một văn kiện thỏa thuận với những đòi hỏi của Henry. Mary được phục hồi địa vị trong triều. Henry ban cho bà gia nhân và người tùy tùng. Tòa nhà Hatfield, Cung Beaulie, Richmond và Hunsdon là những nơi ở chính của Mary, cùng các cung điện của Henry ở Greenwich như Westminster và Hampton Court. Bà có quỹ riêng để chi trả cho các loại trang phục đắt tiền cũng như giải trí bằng cách chơi bài, là thú vui bà ưa thích. Cuộc nổi dậy ở phía bắc nước Anh, gọi là "Pilgrimage of Grace", có sự tham gia của Lord Hussey, từng là quan thị thần cho Mary, bị trấn áp dữ dội. Hussey, cùng những người khác, bị xử tử, nhưng không có chứng cứ Mary dính líu đến vụ việc. Năm sau, 1537, Jane từ trần sau khi sinh Vương tử Edward. Mary được chọn làm mẹ đỡ đầu cho em trai cùng cha khác mẹ của mình, và là người than khóc chính trong tang lễ của Vương hậu. Cuối năm 1539, Công tước Philipp xứ Bayern muốn tìm hiểu bà, nhưng Philipp là tín hữu Lutheran nên việc không thành. Tể tướng của nhà vua, Thomas Cromwell, thương thuyết với đồng minh tiềm năng, Công tước xứ Kleve, và muốn sắp xếp hôn nhân giữa Mary với Cleves, người cùng tuổi với Mary, nhưng lại không thành. Rốt cuộc, Henry đồng ý cưới Anna, chị gái của Công tước xứ Kleve. Tháng 12, 1539, sau lần gặp mặt đầu tiên, Henry không thích cô dâu nhưng không thể từ hôn vì lý do ngoại giao. Song, Cromwell bị thất sủng, bị bắt giữ vì tội phản quốc, và một tội danh vô lý khác: ông mưu tính kết hôn với Mary. Anna vội vàng đồng ý hủy hôn, tuyên bố cuộc hôn nhân là chưa hoàn thiện, còn Cromwell bị chém đầu. Năm 1541, Henry xử tội chết Nữ Bá tước xứ Salisbury, từng là mẹ đỡ đầu và quản gia cho Mary, do một âm mưu của người Công giáo mà con trai của bà, Reginald Pole, có liên can. Năm 1542, sau khi hành quyết người vợ thứ năm của mình, Catherine Howard, Henry, đang sống đơn thân, cho mời Mary đến dự lễ Giáng sinh. Mary xuất hiện với cha trong các sự kiện trong triều với tư cách người phụ nữ chủ nhà. Năm 1543, Henry kết hôn với người vợ thứ sáu, Catherine Parr, người đã giúp hàn gắn gia đình chồng. Qua Đạo luật Kế vị 1544, Henry phục hồi quyền kế vị cho hai người con gái, Mary và Elizabeth, kế tiếp Edward, mặc dù họ vẫn bị xem là con ngoại hôn. Năm 1547, Henry băng hà và Edward lên ngôi. Mary thừa hưởng các lãnh địa ở Norfolk, Suffolk, và Essex, còn được ban tặng tòa nhà Hunsdon và Cung Beaulieu. Edward và Hội đồng Nhiếp chính tiến hành các cải cách tôn giáo trên toàn quốc theo khuynh hướng Kháng Cách qua Đạo luật Đồng nhất năm 1549, áp dụng nghi thức Tin Lành trong các thánh lễ và sử dụng Sách Cầu nguyện chung của Thomas Cranmer. Mary vẫn kiên định với niềm tin Công giáo và cho cử hành lễ misa trong nguyện đường của bà. Bà cũng kêu gọi người anh họ, Karl V, sử dụng các biện pháp ngoại giao để bà có thể tiếp tục hành đạo theo niềm tin của bà. Trong thời trị vì của Edward, Mary ít khi xuất hiện tại triều đình. Giữa tháng 5 và 7 năm 1550, có một kế hoạch nhằm giúp Mary đào thoát khỏi nước Anh để đến một nơi an toàn trong lục địa châu Âu nhưng bất thành. Giáng sinh năm 1550, Mary họp mặt với Elizabeth và Edward, lúc đó nhà vua công khai quở trách Mary vì xem thường các chuẩn mực tôn giáo. Mary kiên quyết bác bỏ yêu cầu của Edward muốn bà từ bỏ Công giáo, trong khi Edward tiếp tục kiên trì với đòi hỏi của mình. Lên ngôi. Ngày 6 tháng 7 năm 1553, Edward VI băng hà khi mới 15 tuổi. Edward không muốn trao ngai vàng cho Mary bởi vì e ngại Mary sẽ phục hồi Công giáo và đảo ngược mọi nỗ lực cải cách của ông, cũng như của phụ vương Henry VIII, người tìm mọi cách loại bỏ Mary khỏi danh sách kế vị. Các cố vấn cho biết không thể loại bỏ một mình Mary mà không làm như thế đối với Elizabeth, dù Elizabeth ủng hộ chương trình cải cách, Edward đồng ý tước bỏ quyền kế vị của cả hai người chị. Ngược với tinh thần Đạo luật Kế vị thứ ba, theo đó Mary và Elizabeth đã được phục hồi quyền kế vị, Edward chọn con dâu của Dudley, Lady Jane Grey, là người kế vị. Lady Jane là cháu ngoại của em gái Henry VIII, Mary Tudor, Vương hậu Pháp. Mẹ của Lady Jane, Frances Brandon, là em họ và là con đỡ đầu của Mary. Trước khi Edward băng hà, Mary được gọi về Luân Đôn để gặp nhà vua, nhưng bà được báo cho biết đó là cái cớ để bắt giữ bà rồi đưa Jane lên ngôi. Mary rời Hunsdon để đến vùng Đông Anglia; ở đây bà sở hữu những lãnh địa rộng lớn, năm 1549 tại đây bùng nổ một cơn bạo loạn đã bị Dudley đập tan. Nhiều người ủng hộ Công giáo cùng những người đối kháng với Dudley đang sống trong vùng. Ngày 9 tháng 7, từ Kenninghall, Norfolk, Mary viết thư gửi Hội đồng Cơ mật yêu cầu tuyên bố bà là người kế vị Edward. Ngày 10 tháng 7, 1553, Dudley và những người ủng hộ ông tuyên bố Lady Jane là Nữ vương. Cũng trong ngày này, thư của Mary đến Luân Đôn. Ngày 12 tháng 7, tại Lâu đài Framlingham, Suffolk, Mary chiêu tập binh mã. Phe Dudley càng suy yếu thì phe Mary càng vững mạnh. Ngày 19 tháng 7, Jane bị truất ngôi. Jane và Dudley bị tống giam trong Tháp Luân Đôn. Ngày 3 tháng 8, Mary khải hoàn tiến vào Luân Đôn trong sự chào đón của dân chúng. Cùng đi với Mary có em gái cùng cha khác mẹ, Elizabeth. Một trong những động thái đầu tiên của Mary trong cương vị Nữ vương là ra lệnh phóng thích những nhân vật Công giáo La Mã như Công tước Thomas Howard xứ Norfolk, giám mục Stephen Gardiner và Bá tước Edward Courtenay xứ Devon khỏi Tháp Luân Đôn. Mary biết cô gái trẻ Jane Grey chỉ là con tốt trong kế hoạch của Dudley, người bị xử tử vì tội phản quốc ngay sau vụ chính biến. Lady Jane Grey và chồng, Guildford Dudley, bị kết án, nhưng bị giam giữ tại Tháp Luân Đôn thay vì bị hành quyết, trong khi cha của Jane, Công tước Henry Grey xứ Suffolk, được tha. Mary lâm vào tình huống khó xử bởi vì hầu hết thành viên Hội đồng Cơ mật đều có liên can đến kế hoạch lập Lady Jane làm Nữ vương. Mary bổ nhiệm Gardiner vào Hội đồng, và cho ông nắm giữ cùng lúc hai chức vụ, Giám mục Winchester và Tể tướng, Gardiner đảm nhiệm hai chức vụ này cho đến khi qua đời vào tháng 11, 1555. Ngày 1 tháng 10, 1553, Gardiner chính thức trao vương miện cho Mary tại Điện Westminster. Trị vì. Hôn nhân. Ở tuổi 37, Mary chú tâm đến việc lập gia đình và có con nối ngôi nhằm ngăn cản Lady Elizabeth, một tín hữu Kháng Cách lên ngôi (theo "Đạo luật Kế vị 1554", và theo chúc thư của Henry VIII, Elizabeth vẫn là người kế vị). Dù Edward Courtenay và Reginald Pole được xem là những người có triển vọng, nhưng anh họ của Mary là Hoàng đế Karl V khuyên bà nên kết hôn với con trai duy nhất của ông, Vương tử Felipe. Felipe đã có một con trai từ cuộc hôn nhân trước; ông cũng là người thừa kế những lãnh thổ rộng lớn ở châu Âu và Tân Thế giới. Một bức chân dung của Felipe được gởi đến Mary trong tháng 9, 1553. Quan Chưởng ấn Gardiner và Hạ Nghị viện nài xin Nữ vương kết hôn với một người Anh vì e rằng nước Anh sẽ bị phụ thuộc nhà Habsburg của Thánh chế La Mã. Cuộc hôn nhân này giữa Mary và Felipe rất mất lòng dân; Gardiner và đồng minh của ông đề kháng vì muốn bảo vệ quyền lợi quốc gia, còn người Kháng Cách thì e sợ Công giáo. Khi Mary tỏ ý kiên quyết kết hôn với Felipe liền bùng nổ các cuộc nổi dậy. Việc Thomas Wyatt lãnh đạo một lực lượng nổi dậy từ Kent nhằm lật đổ Mary để tôn vương Elizabeth là một phần trong cuộc bạo loạn liên quan đến Công tước Suffolk, cha của Lady Jane. Mary công khai tuyên bố sẽ triệu tập Quốc hội để xem xét vấn đề hôn nhân, nếu Quốc hội quyết định rằng cuộc hôn nhân đi ngược với quyền lợi của vương quốc, bà sẽ đổi ý. Trên đường đến Luân Đôn, Wyatt bị bắt giữ. Wyatt, Công tước xứ Suffolk và con gái, Lady Jane, bị xử tử. Courtenay, có liên can đến vụ nổi dậy, bị tống giam, rồi đào thoát. Elizabeth, dù đã biện minh cho sự vô tội của mình, bị giam giữ tại Tháp Luân Đôn trong hai tháng rồi bị quản thúc trong Cung Woodstock. Trong lịch sử nước Anh, nếu không kể những ngày trị vì ngắn ngủi của Jane Grey và Hoàng hậu Matilda, Mary là Nữ vương đầu tiên của đất nước. Hơn nữa theo tập quán "jure uxoris" ở Châu Âu qua quan hệ hôn nhân, người chồng được hưởng tài sản và danh hiệu của vợ (xem ví dụ Philipp Đẹp trai và Juana I của Castilla), người ta e rằng phu quân tương lai của Nữ vương sẽ trở thành Quốc vương nước Anh ("King of England"), cả trên danh nghĩa lẫn thực quyền. Bên cạnh đó, cả Mary và Felipe đều là hậu duệ của John xứ Gaunt, Công tước Lancaster, và mối quan hệ này được sử dụng để củng cố quyền hành Felipe trở thành Quốc vương của Anh. Theo các điều khoản của thỏa ước hôn nhân, Felipe sẽ là "Vua Anh", mọi văn kiện chính thức (kể cả các đạo luật của Quốc hội) đều ghi tên cả hai, Quốc hội cũng sẽ được triệu tập dưới thẩm quyền chung của hai người, suốt trong lúc Mary còn sống. Nước Anh không có nghĩa vụ cung ứng hỗ trợ quân sự cho phụ vương của Felipe trong bất cứ cuộc chiến nào, và mọi quyết định của Felipe phải có sự đồng thuận của vợ, ông cũng không được bổ nhiệm người nước ngoài vào các chức vụ trong nước Anh. Dù không hài lòng, nhưng Felipe sẵn sàng chấp nhận để có thể kết hôn với Mary. Đối với Mary, ông chẳng có chút xúc cảm nào, nhưng cưới vợ vì mưu cầu lợi ích chính trị và vì những mục tiêu chiến lược. Ruy Gómez de Silva, một tùy tùng của Felipe, khi ở Bỉ đã viết trong một bức thư, "chẳng có chút ham muốn thể xác nào trong cuộc hôn nhân này, tất cả chỉ nhằm giải quyết những bất ổn của vương quốc này và để bảo toàn lãnh thổ ở vùng hạ địa". Để nâng tầm con trai mình ngang hàng với Mary, Hoàng đế Karl V cuối cùng nhượng quyền cai trị Napoli và Vương quốc Jerusalem cho Felipe. Do đó, Mary trở thành Vương hậu Napoli và Jerusalem. Ngày 25 tháng 7, 1554, hôn lễ tổ chức tại Đại giáo đường Winchester, hai ngày sau khi họ gặp nhau lần đầu. Bởi vì Felipe không biết tiếng Anh nên hai người nói chuyện với nhau bằng loại ngôn ngữ pha trộn giữa tiếng Tây Ban Nha, Pháp, và La-tinh. Tháng 9 năm 1554, Mary lên cân, và nôn ói vào buổi sáng. Toàn thể triều đình, kể cả các bác sĩ, đều tin Mary đang mang thai. Quốc hội thông qua luật bổ nhiệm Felipe là nhiếp chính trong trường hợp Mary chết khi sinh nở. Cuối tháng 4 năm 1555, Elizabeth được trả tự do để làm nhân chứng cho sự sinh nở của Mary, ai cũng tin là đang đến gần. Theo sứ thần Venezia, Giovanni Michieli, Felipe đã có kế hoạch cầu hôn với Elizabeth nếu Mary tử vong khi sinh. Dù vậy, trong một bức thư gởi em rể, Maximilian của Áo, Felipe không biết chắc vợ mình có mang thai hay không. Giáo phận Luân Đôn cử hành lễ tạ ơn vì tin đồn Nữ vương đã sinh con trai được loan truyền khắp Châu Âu. Từ giữa tháng 5 và tháng 6, người ta bắt đầu nghi ngờ việc mang thai của Nữ vương, đến tháng 7 thì mọi việc đã rõ ràng đó chỉ là tin đồn không chính xác, những triệu chứng được xem là "mang thai" này được đánh giá có lẽ do sự khao khát quá mức của Mary. Tháng 8, trong thất vọng ê chề, Felipe rời nước Anh dẫn quân đánh Pháp tại Flanders. Mary đau khổ đến nỗi trầm cảm. Michieli viết rằng Nữ vương "cực kỳ yêu chồng", và đau khổ khôn nguôi khi ông bỏ đi. Elizabeth được ở lại triều đình. Biết Mary không thể có con, Felipe nài ép vợ gả Elizabeth cho anh họ của ông, Công tước Savoy, để nước Anh luôn có quân vương Công giáo, và để bảo toàn quyền lợi Nhà Habsburg ở nước Anh, nhưng Elizabeth từ chối, đồng thời Quốc hội cũng không muốn. Chính sách tôn giáo. Sau khi đăng quang, Mary ra thông cáo sẽ không ép buộc thần dân phải theo tôn giáo của bà, nhưng đến cuối tháng 9, những giáo sĩ chủ trương cải cách như John Bradford, John Rogers, John Hooper, Hugh Latimer, và Thomas Cranmer đều bị tống giam. Quốc hội đầu tiên dưới triều Mary, họp vào đầu tháng 10, 1553, tuyên bố hôn nhân của song thân Nữ vương là hợp lệ, và hủy bỏ các luật lệ tôn giáo dưới triều Edward. Nền thần học của Giáo hội trở lại với thời kỳ trước cải cách, "Sáu Tín điều" năm 1539 được phục hồi với các điều khoản như tái xác nhận quy định độc thân cho giới tăng lữ. Những linh mục đã kết hôn bị trục xuất của giáo sở. Mary luôn chống lại quyết định của Henry VIII tách khỏi Rô-ma và nỗ lực của Edward VI thiết lập giáo hội Kháng Cách. Cùng với chồng, Mary muốn nước Anh hòa giải với Rô-ma. Felipe thuyết phục Quốc hội hủy bỏ luật tôn giáo đã thông qua dưới triều Henry để đưa Giáo hội Anh trở lại thần phục Rô-ma. Mất vài tháng mới có được sự đồng thuận, và Mary cùng Giáo hoàng Julius III phải chấp nhận một số nhượng bộ: không thu hồi đất của các tu viện hiện đang ở trong tay những chủ đất mới là những người có nhiều ảnh hưởng. Đến cuối năm 1554, Giáo hoàng phê chuẩn thỏa thuận, và Đạo luật Dị giáo được phục hồi. Khi Đạo luật Dị giáo được áp dụng, nhiều người Kháng Cách bị hành quyết trong thời kỳ bách hại dưới triều Mary. Nhiều người Kháng Cách giàu có, như John Foxe, chọn sống lưu vong, có khoảng 800 người rời bỏ nước Anh. Những cuộc hành quyết đầu tiên diễn ra trong năm ngày vào đầu tháng 2, 1555: John Rogers bị hành hình ngày 4 tháng 2, Laurence Saunders ngày 8 tháng 2, Rowland Taylor và John Hooper ngày 9 tháng 2. Tổng Giám mục Canterbury đang bị cầm tù, Thomas Cranmer, bị buộc phải chứng kiến hai Giám mục Nicholas Ridley và Hug Latimer bị thiêu sống. Đến ngày ông bị hỏa thiêu, Cranmer chịu cải đạo. Theo quy trình thông thường của luật pháp, lẽ ra ông được xá tội vì đã hối cải. Song, Mary không chịu ân xá cho Cranmer. Khi lên giàn hỏa thiêu, trong một hành động gây nhiều xúc động, Cranmer rút lại lời chối bỏ đức tin Kháng Cách. Tổng cộng có 283 người bị hành hình, trong đó có 56 phụ nữ, hầu hết là bị hỏa thiêu. Các vụ hỏa thiêu đã gây nhiều bất bình đến nỗi Alfonso de Castro, một trong những tùy tùng của Felipe, cũng lên án chúng. Cố vấn của Felipe, Simon Renard, cảnh báo Felipe rằng "sự thực thi luật pháp cách tàn bạo" như thế có thể "gây ra một cuộc cách mạng". Mary vẫn kiên trì theo đuổi chính sách này cho đến khi băng hà, đã góp phần làm gia tăng tinh thần chống Công giáo và chống Tây Ban Nha trong dân chúng Anh, trong khi các nạn nhân của cuộc bách hại được tán tụng như là những người tuẫn đạo. Tháng 11, 1554, Reginald Pole, người từng được kể tên trong số các ứng viên có thể trở thành phu quân của Mary, trở về như là sứ thần của Giáo hoàng. Pole được phong linh mục và bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Canterbury ngay sau khi Cranmer bị hỏa thiêu trong tháng 3, 1556. Chính sách ngoại giao. Đẩy mạnh quyết sách chinh phục Ireland của Nhà Tudor, dưới triều Mary dân Anh được đưa đến định cư tại vùng Midlands nhằm giảm thiểu các cuộc tấn kích vào Pale (khu vực bao quanh Dublin đang dưới quyền kiểm soát của Anh). Hai quận Queen và King được thành lập, người ta bắt đầu khai hoang và lập đồn điền. Những thị trấn quan trọng trong vùng được đặt tên là Maryborough (nay là Portlaoise) và Philipstown (nay là Daingean). Tháng 1, 1556, cha của Phillip thoái vị, Phillip trở thành Quốc vương Tây Ban Nha với Mary là Vương hậu. Họ vẫn sống xa nhau; khi Felipe được tuyên bố là vua ở Bruxelles, Mary vẫn ở Anh. Tháng 2, 1556, Felipe thương thuyết để có cuộc hưu chiến ngắn ngủi với Pháp. Tháng sau, đại sứ Pháp tại Anh, Antoine de Noailles, có liên can đến một âm mưu chống lại Mary khi Sir Henry Dudley, cháu họ của Công tước Northumberland, mưu chiêu tập binh mã tại Pháp. Dudley bị phản bội, những người liên can đang ở Anh đều bị vây bắt. Dudley sống lưu vong tại Pháp, Noailles rời khỏi Anh. Từ tháng 3 đến tháng 7, 1557, Felipe về Anh để thuyết phục Mary ủng hộ Tây Ban Nha trong cuộc chiến chống Pháp. Mary muốn tuyên chiến nhưng bị các cố vấn chống đối bởi vì sẽ tổn hại cho thương mại với Pháp. Vả lại, như thế là vi phạm thỏa ước hôn nhân; hơn nữa nền kinh tế èo uột thừa hưởng từ Edward đang bị tác động mạnh bởi thất mùa triền miên do thời tiết xấu đã khiến nước Anh thiếu hụt trầm trọng tài chính và nguồn tiếp liệu. Người Anh chỉ chịu tuyên chiến sau khi Thomas Stafford, cháu của Reginald Pole, đem quân đánh nước Anh với sự trợ giúp của Pháp nhằm phế truất Mary. Hệ quả của cuộc chiến là mối quan hệ giữa Anh và Giáo hoàng trở nên căng thẳng bởi vì Giáo hoàng Paul VI là đồng minh với Vua Henri II của Pháp. Tháng 1, 1558, quân Pháp chiếm Calais, lãnh thổ còn sót lại trên lục địa Âu châu thuộc chủ quyền của Anh. Mặc dù Calais là một gánh nặng tài chính cho đất nước, mất Calais lại là một tổn thất về ý thức hệ khiến uy tín của Mary bị sút giảm. Thương mại và Tài chính. Nước Anh trong những năm trị vì của Mary luôn ẩm ướt do mưa triền miên cùng lũ lụt dẫn đến đói kém. Một khó khăn khác nữa là sự suy giảm trong buôn bán vải vóc với Antwerpen. Dù Nữ vương kết hôn với Felipe, nước Anh chẳng hưởng lợi gì từ nền thương mại khổng lồ có lợi tức lớn giữa Tây Ban Nha với Tân thế giới. Người Tây Ban Nha cẩn thận canh giữ lộ trình thương mại của họ, mà Mary không thể bỏ qua cho những thương vụ bất hợp pháp (thực chất là cướp biển) bởi vì bà là Vương hậu Tây Ban Nha. Cố gia tăng mậu dịch và cứu vãn nền kinh tế, các cố vấn của Mary tiếp nối chính sách của Northumberland nhằm tìm kiếm những cơ hội thương mại mới. Mary cho thành lập Công ty Muscovy buôn bán với Nga, ra lệnh Diogo Homem lập bản đồ thế giới. Những nhà thám hiểm như John Lok và William Towerson giong buồm đi về hướng nam nhằm kết nối với bờ biển châu Phi. Về tài chính, chính quyền của Mary chọn cách dung hòa giữa hình thái chính quyền hiện đại, với chi phí cao, và hệ thống thu thuế thời Trung cổ. Nữ vương duy trì chức Bộ trưởng Ngân khố từ thời Edward cho William Paulet, Hầu tước Winchester. Chính quyền cũng cho phát hành bộ mức thuế (1558) liệt kê các loại thuế cho mỗi mặt hàng nhập khẩu, được áp dụng cho đến năm 1604. Băng hà. Sau chuyến viếng thăm của Felipe trong năm 1557, Mary nghĩ rằng bà mang thai và sẽ sinh con vào tháng 3, 1558. Nữ vương viết di chúc rằng chồng bà sẽ là nhiếp chính nếu bà qua đời. Tuy nhiên, chẳng có đứa bé nào ra đời, và Mary buộc phải chấp nhận Elizabeth là người kế vị hợp pháp. Từ tháng 5, 1558, Mary bị suy nhược và bệnh tật, rồi băng hà tại Cung St James ở tuổi 42 do mắc bệnh cúm trong một cơn dịch đã cướp mạng sống của Reginald Pole sau đó cũng trong một ngày, 17 tháng 11, 1558. Bà chết trong đau đớn, có thể do u nang buồng trứng hoặc ung thư tử cung. Em gái cùng cha khác mẹ với Mary nối ngôi và trở thành Nữ vương Elizabeth. Phillip, lúc ấy đang ở Bruxelles, viết trong thư gửi em gái: "Anh cảm thấy hối tiếc về cái chết của cô ấy". Theo di chúc, Mary muốn nằm cạnh mẹ, nhưng bà được an táng tại Điện Westminster trong một phần mộ sau này cũng an táng Elizabeth. Vua James I cho khắc dòng chữ tiếng La-tinh trên mộ, "Regno consortes et urna, hic obdormimus Elizabetha et Maria sorores, in spe resurrectionis" (Chia sẻ với nhau vương quyền và mộ phần, chị em chúng tôi, Elizabeth và Mary, an nghỉ nơi đây trong niềm hi vọng được phục sinh). Di sản. Tại tang lễ, John White, Giám mục Winchester, tán tụng Mary rằng: "Bà là con gái của một Quân vương; là chị gái của một Quân vương; là vợ của một Quân vương. Bà là Vương hậu (Queen), cũng đồng tước vị với một Quân vương". Mặc dù những tranh cãi về quyền kế vị, những thảo luận về tính hợp pháp của những người trước đó (Hoàng hậu Matilda và Jane Grey) và những chống đối quyết liệt, Nữ vương Mary I của Anh quốc là người phụ nữ đầu tiên trị vì nước Anh một cách chính thức, giành được sự ủng hộ của dân chúng trong giai đoạn đầu, nhất là từ người dân theo Công giáo La Mã. Các sử gia Công giáo như John Lingard cho rằng các chính sách của Mary thất bại không phải vì sai lầm mà vì bà sống không đủ lâu để xác lập chúng, và cũng vì xảy ra thiên tai dồn dập vượt quá tầm kiểm soát của Nữ vương. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân với Felipe của Tây Ban Nha khiến Nữ vương mất lòng dân, lại thêm chính sách tôn giáo gây ra sự bất bình sâu đậm. Quân đội thất trận trên đất Pháp, thời tiết khắc nghiệt, mùa màng thất bát làm gia tăng sự bất mãn. Để vợ ở lại nước Anh, Felipe dành phần lớn thời gian ở nước ngoài khiến vợ ông trở nên trầm cảm và suy giảm cơ may có con. Sau khi Mary qua đời, Felipe muốn kết hôn với Elizabeth nhưng bà từ chối. Khoảng 30 năm sau, Felipe cử lực lượng hải quân hùng mạnh, Armada Tây Ban Nha, sang đánh nước Anh để phế truất Elizabeth, nhưng bị thất bại. Đến thế kỷ 17, người ta gọi Nữ vương Mary bằng biệt danh Mary khát máu ("Bloody Mary") do những cuộc bách hại người Kháng Cách. Trong cuốn "The First Blast of the Trumpet Against the Monstrous Regimen of Women" phát hành năm 1558, John Knox mạnh mẽ đả kích Mary. Bà cũng xuất hiện như là một nhân vật tiêu cực nổi bật trong quyển "Actes and Monuments" của John Foxe, xuất bản năm 1563, khoảng 6 năm sau khi bà mất. Trong các thế kỷ kế tiếp, nhiều tác phẩm phổ biến trong vòng người Kháng Cách giúp định hình khái niệm Mary là một bạo chúa khát máu, vì chỉ trong vòng 5 năm mà bà đã khiến cả trăm người Tin Lành bị thảm sát. Đến giữa thế kỷ 20, hình ảnh của Mary được xây dựng mạnh mẽ và có mục đích đem lại Công giáo trở về Anh, sau nỗ lực cải cách Tin Lành ngắn ngủi dưới triều em trai Edward. Học giả H. F. M. Prescott cố điều chỉnh truyền thống cho rằng Mary là con người cố chấp và độc đoán với những nhận định khách quan hơn. Mặc dù thời trị vì của Mary rõ ràng là thiếu hiệu quả và mất lòng dân, các chính sách tài chính, sự phát triển hải quân, và công cuộc thám hiểm thuộc địa, được xem là những thành quả của triều Elizabeth, thực chất đã được khởi xướng dưới triều Mary. Danh hiệu. Khi đăng quang, Mary có cùng danh hiệu như Henry VIII và Edward VI: "Mary, bởi ân điển của Thiên Chúa, là Nữ vương nước Anh, Pháp, và Ireland, Người Bảo vệ Đức tin, và Lãnh đạo Tối cao trên đất của Giáo hội Anh". Là giáo dân Công giáo sùng đạo, danh hiệu "Lãnh đạo Tối cao của Giáo hội Anh" là điều không thể chấp nhận được đối với Mary, đến Giáng sinh năm 1553, bà hủy bỏ danh hiệu này. Theo thỏa ước hôn nhân, danh hiệu chính thức không chỉ có tên Mary mà còn có tên Felipe, "Philip và Mary, bởi ân điển của Thiên Chúa, là Quốc vương và Nữ vương Anh, Pháp, Naples, Jerusalem, và Ireland, Những người Bảo vệ Đức tin, Thân vương Tây Ban Nha và Sicilies, Đại Công tước Áo, Công tước xứ Milan, Công tước xứ Burgundy, và Công tước xứ Brabant, Bá tước xứ Habsburg, Flanders và Tyrol". Được sử dụng từ năm 1554, khi Philip kế vị ngai vàng Tây Ban Nha năm 1556, danh hiệu này bị thay thế bằng: "Philip và Mary, bởi ân điển của Thiên Chúa, là Quốc vương và Nữ vương Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Sicilies, Jerusalem và Ireland, Những người Bảo vệ Đức tin, Đại Công tước Áo, Công tước xứ Burgundy, Milan và Brabant, Bá tước xứ Habsburg, Flanders và Tyrol". Trong văn học nghệ thuật. Điện ảnh và Truyền hình. Những diễn viên đóng vai Mary:
1
null
Trao đổi quyền ân ái tạm thời hay còn gọi là trò trao đổi vợ làm tình (tiếng Anh: Swinging và người tham gia được gọi là swinger) là việc trao đổi vợ chồng tạm thời để quan hệ tình dục, nó có thể xảy ra từ việc thỏa thuận giữa các cặp vợ chồng hoặc từ những người tham gia câu lạc bộ swingers. Đây là một kiểu hành vi tình dục tập thể, theo đó các cặp vợ chồng cam kết để vợ/chồng mình tham gia quan hệ tình dục với người khác theo lựa chọn hoặc một cách ngẫu nhiên. Mục đích chung là tìm cảm giác mới dưới hình thức những bữa tiệc thân xác. Ở Việt Nam, một số nhóm người đã dần du nhập kiểu hoạt động này. Tổng quan. Phong trào đổi vợ chồng tạm thời này ra đời từ những năm 50 thế kỷ XX tại Mỹ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đối với một số người swinging giúp họ tăng hứng thú trong quan hệ tình dục. Một số người khác tham gia swinging vì tò mò. Một số cặp vợ chồng cho rằng swinging là một hoạt động giúp họ cải thiện quan hệ tình dục của chính họ. Những người khác coi swinging đơn thuần là việc giải trí. Đây được coi là một nhu cầu giải trí khá quái gở, biến thái và sa đọa. Nhưng cũng có một số người tham gia hoạt động này biện hộ rằng hoạt động này dựa trên sự tự nguyện, sự mong muốn của cá nhân, có những người phụ nữ vì cảm thấy rất thu hút với hoạt động này do chồng của họ thường xuyên vắng nhà. Tuy vậy, phần lớn mọi người đều cho rằng đây là một hành động làm suy đồi đạo đức và cần được lên án. Pháp luật nhiều nước quy định những hành động đổi vợ tạm thời này là bất hợp pháp, nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý hình sự. Lịch sử. Hình thành. Bắt nguồn của phong trào này từ Chiến tranh Thế giới thứ II, với kết quả thảm khốc, thương vong lớn cho phía Hoa Kỳ đã khiến nhiều phụ nữ trẻ có chồng là phi công của Mỹ tham chiến đã trở thành góa phụ. Các phi công còn sống sót sau cuộc chiến đã lập một câu lạc bộ giúp đỡ các góa phụ trẻ phải chịu quá nhiều mất này từ việc động viên, an ủi tình cảm cho đến giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, kinh tế. Dần dần, một số hoạt động giúp đỡ trở nên biến tướng thành đáp ứng nhu cầu tình dục. Mô hình này ngày càng được nhân rộng và có sức lan tỏa lớn, một số lớn phụ nữ có chồng là phi công bị rơi vào cảnh góa bụa đã gia nhập các câu lạc bộ này. Vì số lượng nữ nhiều, nam ít nên hiện tượng quần hôn nội bộ (quan hệ tình dục ngẫu phối) xảy ra trong các câu lạc bộ này. Sau chiến tranh Triều Tiên, số lượng thương vong của Liên quân Mỹ ngày càng nhiều cộng với sự kiện vào năm 1960, tại Anh, từ khi thuốc tránh thai được phát minh và phong trào buông thả tình dục trong giới trẻ bùng phát mạnh dẫn đến Cuộc cách mạng tình dục ở châu Âu. Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ phi công của Mỹ lan sang Anh do về văn hóa, chính trị, nước Anh và Mỹ là đối tác chiến lược thân thiết. Phong trào này gặp môi trường cách mạng tình dục đã biến nhanh thành phong trào "swing sex". Phong trào này được định hình và lan tỏa ngược trở lại Mỹ, và được gọi gọn lại là swing. Tạm thoái trào. Sau một thời gian phát triển rầm rộ, phong trào này dần thoái hóa vì sự kỳ thị của xã hội do thời gian dài, chiến tranh đã đi qua lâu, xã hội khó có thể chấp nhận việc lấy lý do mất mát, tang thương trong chiến tranh để biện minh cho hành vi tình dục bên ngoài gia đình. Tuy vậy, phong trào này chuyển trạng thái sang các loại hình đa dạng hơn như "sinh hoạt thị giác" và các loại tạp chí sex, phim sex bùng nổ. Một số người vẫn ngấm ngầm hoạt động trong vòng bí mật để tránh sự kỳ thị của xã hội. Phát triển. Bắt đầu từ năm 1990 với bước nhảy vọt về công nghệ Internet đã tạo điều kiện cho phong trào đổi vợ đổi chồng trỗi dậy mạnh mẽ. Những lời mời gọi tham gia phong trào lan nhanh theo đường truyền Internet, thông qua các mạng xã hội nhưng vẫn đảm bảo bí mật. Kể từ năm 1995, một số nhà kinh doanh đã nắm bắt cơ hội đứng ra mua bán nhu cầu này và hàng loạt câu lạc bộ swing ra đời ở Mỹ. Năm 2005, John Stossel - một nhà nghiên cứu xã hội học của Mỹ thực hiện một cuộc thăm dò và kết luận có hơn 4 triệu người đã từng tham gia swing. Rất nhiều trang mạng của các câu lạc bộ kinh doanh swing ở Mỹ vẫn chào mời khách hàng công khai. Chi phí tham gia các câu lạc bộ này thấp nhất là 20.000 USD cho một thẻ sinh hoạt đổi vợ đổi chồng làm tình trong một năm, nhưng mỗi câu lạc bộ có ít nhất 1.000 cặp đôi tham gia. Điện ảnh. Trò đổi vợ làm tình được phản ánh qua một số phim ảnh của Phương Tây, đơn cử một số bộ phim như:
1
null
John Rambo, tên đầy đủ là John James Rambo (sinh ngày 6 tháng 7 năm 1947) là một nhân vật hư cấu, nhân vật chính trong những bộ phim Rambo. Anh xuất hiện lần đầu trong cuốn tiểu thuyết "First Blood" năm 1972 của tác giả David Morrell và bộ phim hành động First Blood được phát hành năm 1982. Nhân vật Rambo cũng từng được đề cử trong Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ. Tiểu sử. John James Rambo sinh vào ngày 6 tháng 7 năm 1947 tại Bowie, Arizona. Cha anh là người Mỹ gốc Ý tên là R.Rambo (đến nay thì chữ R cũng chưa biết là tên gì), còn mẹ anh là người của bộ tộc Navajo tên Marie Drago. Tuy nhiên, trong phim Rambo: First Blood Part II, ông Marshall Murdock lại nói Rambo là người Mỹ da đỏ gốc Đức. Rambo gia nhập quân đội Mỹ vào ngày 6 tháng 8 năm 1964 khi anh mới 17 tuổi. Rambo được lệnh chiến đấu ở miền Nam Việt Nam trong tháng 9 năm 1966, đến năm 1967 anh quay về Mỹ để đào tạo trở thành lực lượng đặc biệt (Green Berets) tại Fort Bragg, Bắc Carolina. Cuối năm 1969, Rambo trở lại Việt Nam một lần nữa. Tháng 11 năm 1971, anh bị quân đội miền Bắc Việt Nam bắt giữ ở biên giới Việt-Trung và bị nhốt trong nhà tù dành cho tù nhân chiến tranh, tại nơi đó anh cùng nhiều người tù binh Mỹ khác bị tra tấn nhiều lần. Nhưng Rambo đã trốn thoát vào tháng 5 năm 1972, trở về với quân Mỹ rồi chiến đấu tiếp. Rambo được đào tạo rất nhiều thứ để trở thành người lính đặc biệt như là có thể sử dụng nhiều loại súng khác nhau, lái xe tăng, lái máy bay trực thăng (như trong phim Rambo: First Blood Part II và Rambo III). Ngày 17 tháng 9 năm 1974, Rambo đã được phép về Mỹ. Nhưng khi về Mỹ, Rambo phát hiện ra rằng nhiều người dân thường ở Mỹ rất ghét lính trở về từ Chiến tranh Việt Nam, anh cùng những người lính Mỹ khác bị chửi là "đồ lập dị" và "kẻ giết trẻ em". Rambo với nhiều người lính khác bị sỉ nhục, ném rác vào mặt liên tục và xấu hổ vô cùng, họ còn bị loại ra khỏi xã hội. Sau những chấn thương trầm trọng tại Việt Nam, Rambo luôn bị những hình ảnh tra tấn trong quá khứ ám ảnh (phần này là nội dung chính trong phim First Blood). Vũ khí Rambo đã từng sử dụng. Vũ khí tiêu chuẩn của Rambo chủ yếu là súng máy M60 lẫn cả biến thể M60E3, cung tên và dao săn được thiết kế bởi người thiết kế dao nổi tiếng tên là Jimmy Lile. Mỗi lần nhắc đến Rambo thì đa số người đều nhớ đến hình ảnh một người đàn ông cởi trần, tóc dài, đeo một chiếc khăn đỏ trên trán, cầm súng máy bắn dữ đội. Thỉnh thoảng Rambo còn sử dụng những khẩu súng máy hạng nặng như là Browning M2 (trong phim Rambo III và Rambo), DShK (trong phim Rambo III)... Còn một thứ vũ khí khác cũng mang tính đặc trưng cho nhân vật Rambo là súng hỏa tiễn M72 LAW và RPG-7, cũng như súng trường AKMS.
1
null
Thảm sát Batavia năm 1740 (tiếng Hà Lan: Chinezenmoord, nghĩa là "Giết chết người Hoa"; tiếng Indonesia: Geger Pacinan, có nghĩa là "Bạo loạn tại phố người Hoa") là một cuộc tàn sát nhằm vào người Hoa tại thành phố cảng Batavia (nay là Jakarta) tại Đông Ấn Hà Lan. Bạo lực trong thành phố kéo dài từ ngày 09 tháng 10 năm 1740 cho đến ngày 22 tháng 10, những cuộc đụng độ nhỏ bên ngoài các thành lũy tiếp tục cho đến cuối tháng 11 năm đó. Đây là sự kiện phân biệt đối xử đối với người gốc Hoa ở Indonesia được ghi nhận sớm nhất. Các nhà sử học đã ước tính rằng ít nhất 10.000 người Hoa đã bị tàn sát, số người sống sót là không chắc chắn, mặc dù con số này được dự đoán nằm trong khoảng từ 600 đến 3.000 người. Trong tháng 9 năm 1740, tình trạng bất ổn bắt đầu nổi lên từ các cụm dân cư gốc Hoa, chúng được châm ngòi từ hoạt động đàn áp của chính phủ và thu nhập giảm do giá đường sụt giảm trước khi diễn ra vụ thảm sát. Để đáp lại, tại một cuộc họp của Hội đồng Ấn ("Raad van indie"), cơ quan quản lý của Công ty Đông Ấn Hà Lan, Toàn quyền Adriaan Valckenier tuyên bố rằng bất kỳ cuộc nổi dậy sẽ bị đáp trả bằng vũ lực chí mạng. Nghị quyết của ông có hiệu lực từ ngày 07 tháng 10 sau khi hàng trăm người Hoa, nhiều người trong số họ là các công nhân máy mía đường, đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan. Người Hà Lan đã phái quân đội đến tịch thu tất cả các loại vũ khí của người Hoa và đặt cộng đồng người Hoa dưới lệnh giới nghiêm. Hai ngày sau, sau khi nghe những tin đồn về sự tàn ác của người Hoa, các sắc dân khác ở Batavia bắt đầu đốt cháy nhà của người Hoa dọc theo phố Besar và binh sĩ Hà Lan đã phát động một cuộc tấn công bằng cách sử dụng súng thần công bắn vào các nhà ở của họ. Bạo lực nhanh chóng lan rộng khắp Batavia, rất nhiều người Hoa đã bị giết chết. Mặc dù Valckenier tuyên bố một lệnh ân xá vào ngày 11 tháng 10, song các băng nhóm quân không chính quy tiếp tục săn lùng và tiêu diệt người Hoa cho đến ngày 22 tháng 10, khi Valckenier kêu gọi một cách mạnh mẽ hơn nhằm chấm dứt chiến sự. Bên ngoài các bức tường bao quanh thành phố, quân đội Hà Lan tiếp tục giao chiến để ngăn chặn các công nhân nhà máy đường nổi loạn và sau vài tuần với những cuộc đụng độ nhỏ, quân đội do Hà Lan chỉ huy đã tấn công các thành lũy của người Hoa trong các nhà máy đường trên toàn vùng, đẩy lui những người sống sót về phía đông và phía Bekasi. Năm sau, người Hoa ở khắp Java đã bị tấn công, gây ra một cuộc chiến tranh kéo dài hai năm giữa các lực lượng người Hoa và Java chống lại quân đội Hà Lan. Valckenier sau đó bị triệu hồi về Hà Lan và bị buộc tội liên quan đến vụ thảm sát, Gustaaf Willem van Imhoff đã được cử sang Indonesia thay thế chức Toàn quyền. Di sản của vụ thảm sát trong văn hóa đại chúng được tìm thấy trong văn học Hà Lan. Nó cũng được trích dẫn như là một từ nguyên có khả năng cho tên gọi của một số khu vực ở Jakarta. Nguyên nhân. Trong công cuộc thuộc địa hóa khu vực Đông Ấn (nay là Indonesia) của người Hà Lan, nhiều người Hoa lành nghề đã được thuê làm thợ xây dựng thành phố Batavia; phía tây bắc đảo Java; ngoài ra nhiều người trong số họ còn làm thương nhân, người bán hàng và công nhân nhà máy mía đường. Sự bùng nổ kinh tế, kết quả từ việc thúc đẩy thương mại giữa Đông Ấn và Trung Quốc thông qua cảng Batavia đã khiến lượng người nhập cư từ Trung Quốc đến Java tăng lên nhanh chóng. Tại Batavia, số lượng người Hoa tại đây đã lên đến 10.000 người vào năm 1740, chưa kể đến việc có hàng nghìn người khác sống tại các khu vực ngoại thành. Người Hà Lan yêu cầu họ phải mang giấy đăng ký theo bên người, và trục xuất những người không tuân thủ quay trở về Trung Quốc. Chính sách trục xuất đã được thắt chặt trong thập niên 1730, sau khi một trận dịch sốt rét khiến hàng nghìn người bỏ mạng, trong đó có Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan, Dirck van Cloon. Theo nhà sử học người Indonesia Benny G. Setiono, tiếp theo trận dịch đó là sự gia tăng nỗi nghi ngờ và lòng oán hận của người bản địa và người Hà Lan đối với nhóm sắc dân người Hoa, cộng đồng ngày càng tăng về số lượng và ngày càng giàu có. Như một kết quả, Ủy viên Nội vụ Bản địa Roy Ferdinand, theo lệnh của Toàn quyền Adriaan Valckenier, đã ra sắc lệnh vào ngày 25 tháng 7 năm 1740 rằng những người Hoa đáng nghi sẽ bị trục xuất đến Zeylan (nay là Sri Lanka), và buộc phải thu hoạch quế. Nhiều thương gia người Hoa giàu có đã bị nhiều quan chức Hà Lan tham nhũng tống tiền và phải hối lộ để tránh bị trục xuất; Stamford Raffles, một nhà thám hiểm và sử gia người Anh đã ghi chép rằng theo một số tư liệu của người Java, những người Hà Lan đã ra lệnh cho thủ lĩnh của người Hoa (người được người Hà Lan chỉ định làm người đứng đầu và đại diện cho người Hoa) tại Batavia là Liên Phú Quang (連富光, Ni Hoe Kong) trục xuất những người mặc đồ đen hoặc lam vì cho rằng những người này đều là người nghèo. Cũng có tin đồn rằng, những người này không bị trục xuất đến đích đến mà bị vứt xuống biển sau khi vừa rời khỏi Java, và theo vài thông tin khác, một số đã chết khi xảy ra đụng độ trên tàu. Việc trục xuất những người này gây ra lo ngại cho những người còn ở lại, dẫn đến sự bỏ việc của nhiều công nhân Trung Quốc. Đồng thời, những người bản địa tại Batavia, bao gồm cả những nhân công người Betawi cũng đã dần mất lòng tin vào người Hoa. Yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này: hầu hết người dân địa phương đều là người nghèo, và nhận thấy người Hoa đang ngụ cư ở những khu vực giàu có nhất trong thành phố. Dù nhà sử học người Hà Lan A.N. Paasman đã gọi người Hoa thời bấy giờ là "Người Do Thái của châu Á", nhưng trên thực tế, tình hình còn phức tạp hơn thế nhiều. Có rất nhiều người Hoa nghèo là những công nhân nhà máy đường sống quanh Batavia, những người cảm thấy rằng họ bị bóc lột ngang nhau bởi cả những ông chủ người Hà Lan lẫn người Hoa. Nhiều người Hoa giàu sang có nhà máy riêng còn lấn sang cả ngành nông nghiệp và thương thuyền, thu nhập chủ yếu dựa vào nhà máy và việc chưng cất "arrack", một loại thức uống có cồn làm từ mật và gạo. Tuy nhiên, những người Hà Lan đứng đầu đã cho định lại giá mía đường, mà chính điều này là thủ phạm chính gây nên bất ổn. Vì sự suy giảm nghiêm trọng của giá đường trên toàn thế giới bắt đầu trong thập niên 1720 có căn nguyên từ xuất khẩu sang châu Âu tăng lên và cạnh tranh từ phía Tây Ấn, do đó ngành công nghiệp đường ở Đông Ấn đã phải chịu thiệt hại đáng kể. Năm 1740, giá đường trên toàn thế giới đã giảm xuống chỉ còn một nửa giá năm 1720. Vì đường là nguồn xuất khẩu chính nên điều này đã gây nên những khó khăn tài chính nhất định cho thuộc địa này. Ban đầu, một số thành viên của Hội đồng vùng Ấn () tin rằng người Trung Quốc (chỉ nhà Thanh) không bao giờ có thể tấn công Batavia, và đã đưa ra các biện pháp để kiểm soát người Hoa. Tuy nhiên điều này đã bị phe đối lập của Valckenier, do cựu Toàn quyền Zeylan Gustaaf Willem van Imhoff, người đã đến Batavia năm 1738, phản đối. Một lượng lớn người Hoa đến định cư tại ngoại ô Batavia từ các thành phố gần đó. Tuy nhiên, vào ngày 26 tháng 9, Valckenier đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng khẩn cấp, trong thời gian đó ông đã ra lệnh dùng vũ lực đáp trả lại bất kỳ cuộc nổi dậy của người Hoa. Chính sách này tiếp tục để bị phe van Imhoff phản đối. Tác giả Vermeulen (1938), cho rằng những căng thẳng giữa 2 phe phái đóng một vai trò nhất định trong các vụ thảm sát tiếp theo. Vào buổi tối ngày 1 tháng 10, Valckenier nhận được báo cáo rằng có một đám đông người Hoa tụ tập biểu tình bên ngoài cổng thành, do bức xúc với các điều khoản được đề ra trong cuộc họp Hội đồng khẩn cấp năm ngày trước đó. Valckenier vẫn nghi ngờ về tính xác thực của báo cáo này. Tuy nhiên, sau khi một trung sĩ người Bali bị người Hoa giết hại ngay bên ngoài thành, hội đồng đã quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt và tăng cường các đội quân bảo vệ. Hai nhóm gồm 50 người Âu và một số người khuân vác bản địa đã được điều đến tiền đồn ở phía nam và phía đông thành phố, và kế hoạch cho tấn công đã sẵn sàng. Diễn biến. Vụ thảm sát. Sau khi nhóm công nhân nhà máy đường người Hoa sử dụng vũ khí tự chế để cướp và đốt cháy nhà máy, hàng trăm người Hoa bị nghi ngờ do Liên Phú Quang lãnh đạo đã giết chết 50 binh sĩ Hà Lan tại Meester Cornelis (nay là Jatinegara) và Tanah Abang vào ngày 7 tháng 10. Trước tình hình này, người Hà Lan đã gửi 1.800 quân chính quy, kèm theo schutterij ("dân quân") và mười một tiểu đoàn lính nghĩa vụ để ngăn chặn cuộc nổi dậy; một lệnh giới nghiêm được ban ra, và thêm vào đó là một lễ hội của người Hoa vốn được lên kế hoạch đã bị hủy bỏ. Lo sợ rằng người Hoa sẽ tấn công khi thấy có ánh nến, nên tất cả người dân trong thành phố được ra lệnh cấm thắp nến và bị bắt phải giao nộp "kể cả con dao nhà bếp nhỏ nhất". Ngay ngày hôm sau, người Hà Lan đã đẩy lùi một cuộc tấn công bởi hơn một vạn người Hoa đến từ Tangerang và Bekasi ở bên ngoài thành. Raffles ghi rằng, đã có 1.789 người Hoa bị giết trong cuộc tấn công này. Trước những phản ứng giữ dội của lực lượng nổi dậy, Adriaan Valckenier buộc phải triệu tập một cuộc họp khẩn cấp vào ngày 9 tháng 10. Cũng vào lúc đó, nhiều tin đồn lan truyền đến tai các nhóm sắc dân khác tại Batavia, bao gồm các nô lệ từ Bali và Sulawesi, cũng như các đội quân người Bugi và Bali rằng người Trung Quốc đang âm mưu để sát hại, hãm hiếp hoặc biến họ thành nô lệ. Những nhóm này đã nổi dậy đốt phá các nhà cửa của người Hoa dọc theo phố Besar. Người Hà Lan cũng đã cho quân đi đánh phá vào các khu định cư khác của người Hoa tại Batavia, đi đến đâu họ đốt phá và giết người đến đấy. Chính trị gia và nhà phê bình Chủ nghĩa thực dân người Hà Lan Wolter Robert van Hoëvell đã viết rằng "Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em, và cả những người già đang run rẩy đều ngã xuống dưới lưỡi gươm. Tù nhân thì bị người ta giết như giết cừu". Quân đội dưới quyền Trung úy Hermanus van Suchtelen và Đại úy Jan van Oosten, một người sống sót từ Tanah Abang, đã đánh chiếm những cơ sở trong quận người Hoa; Suchtelen cùng quân lính của mình chiếm giữ trại chăn nuôi gia cầm, trong khi van Oosten đem lính đánh chiếm một bưu điện nằm cạnh một con kênh gần đó. Vào khoảng 5:00 giờ chiều, người Hà Lan đã dùng súng thần công bắn phá vào các nhà ở của người Hoa, khiến chúng bị bắt lửa. Một số người bị chết trong nhà, trong khi nhiều người khác bị bắn chết ngày sau khi vừa ra khỏi cửa, hoặc tự mình tìm đến cái chết trong tuyệt vọng. Những người chạy thoát đến con kênh gần khu nhà ở thì bị đội quân Hà Lan đang chờ trên những con thuyền nhỏ giết hết. Trong khi đó, đội quân khác đang đi tuần tra tại khu nhà bị cháy, gặp ai còn sống là giết tất, không kể một ai. Những hành động kiểu thế này dần lan nhanh ra khắp thành phố. Vermeulen nói rằng, rất nhiều người trong số các thủ phạm đều là thủy thủ và nhiều "thành phần xấu và bất thường của xã hội" khác. Trong thời gian này, nạn cướp bóc diễn ra liên miên. Bạo lực tiếp tục lan rộng vào ngày tiếp theo, những bệnh nhân người Hoa đang ở trong một bệnh viện cũng bị bắt ra ngoài rồi sát hại. Những nỗ lực để dập tắt đám cháy ở các khu vực bị bắn phá ngày hôm trước không mang lại kết quả mà ngọn lửa ngày càng lan rộng ra cho đến ngày 12 tháng 10. Trong khi đó, một nhóm gồm 800 binh sĩ Hà Lan và 2.000 người dân bản địa đã tấn công Kampung Gading Melati, nơi đang là đại bản doanh của những người Hoa còn sống do Khe Pandjang đứng đầu. Mặc dù người Hoa cố gắng sơ tán đến khu vưc Paninggaran ở gần đó, nhưng họ lại bị quân Hà Lan đánh đuổi. Đã có 450 người bên phía Hà Lan và 800 người bên phe nổi loạn thương vong trong cả hai vụ tấn công. Những cuộc săn lùng và bạo lực tiếp diễn. Mặc dù Valckenier tuyên bố một lệnh ân xá vào ngày 11 tháng 10, các băng nhóm quân không chính quy tiếp tục săn lùng và tiêu diệt người Hoa. Hội đồng Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan ra thông báo, ai giao nộp đầu người Hoa cho quan quân sẽ nhận được 2 đồng Ducat, đây vốn là kế sách để khuyến khích dân chúng bản địa. Và kết quả là những người Hoa vốn đã chạy thoát khỏi cuộc sát hại lần trước nay lại bị các băng nhóm địa phương sát hại và đem nộp quan quân, còn các băng nhóm thì nhận được phần thưởng. Người Hà Lan phối hợp với người bản địa tại các khu vực khác nhau ở Batavia; lính ném lựu gốc Bali và Bugi được gọi đến để gia nhập vào quân đội vào ngày 14 tháng 10. Ngày 22 tháng 10, Valckenier tiếp tục kêu gọi một cách mạnh mẽ hơn nhằm chấm dứt chiến sự. Ông ân xá cho tất cả người Hoa, ngoại trừ những người đầu đảng. Ông đã hiến tặng 500 rijksdaalder cho các nạn nhân. Tuy vậy, ở ngoại thành, những cuộc tập kích giữa phiến quân người Hoa và quân Hà Lan tiếp tục diễn ra. Ngày 25 tháng 10, sau hai tuần giao chiến lẻ tẻ, 500 người Hoa được trang bị vũ khí tiếp cận được Cadouwang (nay là Angke), nhưng bị kỵ binh Hà Lan dưới sự chỉ huy của "Ridmeester" Christoffel Moll, sĩ quan Daniel Chits và Pieter Donker đẩy lui. Ngày hôm sau, đội kỵ binh gồm có 1.594 người Hà Lan lẫn bản địa hành quân hướng tới "Đại bản doanh" của quân nổi dậy tại nhà máy đường ở Salapadjang. Đầu tiên, họ trốn ở trong khu rừng gần đó và sau đó cho người phóng hỏa đốt cháy nhà máy, các phiến quân khác đang trú tại nhà máy khác ở Boedjong Renje cũng phải chịu chung cảnh ngộ, nhưng sự việc được thực hiện bởi một nhóm khác. Sợ người Hà Lan tới, những người Hoa còn lại đã rút về nhà máy ở Kampung Melaya, trong khi thành trì Salapadjang đã bị quân Hà Lan chiếm đóng. Sau khi đánh bại người Hoa và tái chiếm Qual, quân Hà Lan rút về Batavia. Trong khi đó, những người Hoa chạy thoát về phía tây lại bị 3.000 quân của Vương quốc Banten, một vương quốc nằm ở phía tây đảo Java, chặn lại, buộc họ phải quay lại phía đông dọc theo bờ biển phía bắc đảo Java. Vào ngày 30 tháng 10, họ quay trở về đến Tangerang. Một lệnh ngừng bắn được Crummel đưa ra vào ngày 02 tháng 11, trong khi ông cùng binh lính của mình quay trở lại Batavia, sau khi chỉ đạo 50 binh lính đồn trú tại Cadouwang. Khi ông quay về vào buổi trưa, không còn người Hoa đóng quân trong thành. Vào ngày 8 tháng 11, Vương quốc Cirebon đã gửi khoảng 2.000-3.000 quân bản địa đến để bảo vệ thành phố. Việc cướp bóc tiếp tục diễn ra cho đến ngày 28 tháng 11, và những nhóm quân bản địa cũng còn trú ở lại đây đến cho đến hết tháng 11. Kết cục. Hầu hết, các học giả đều cho rằng đã có ít nhất 10.000 người Hoa bị sát hại trong thành Batavia và có trên 500 người bị thương nặng. Khoảng 600 đến 700 ngôi nhà thuộc sở hữu của người Hoa đã bị lục soát và cháy rụi sau những vụ hỏa hoạn. Vermeulen cho rằng đã có khoảng 600 người sống sót qua sự kiện này, nhưng theo học giả người Indonesia A.R.T. Kemasang đã có khoảng 3.000 người thoát chết. Benny G. Setiono ghi chú rằng 500 bệnh nhân và tù nhân đã bị sát hại, tổng cộng có 3.432 người sống sót. Tuy nhiên, làn sóng tẩy chay người Hoa vẫn còn chưa kết thúc mà được tiếp diễn bằng một cuộc thảm sát khác tại Semarang và sau này tại Surabaya và Gresik. Là một phần trong các điều khoản để chấm dứt bạo lực, tất cả người Hoa tại Batavia được di chuyển đến "pecinan" (giống như Chinatown), nằm bên ngoài thành phố, mà bây giờ được biết đến là Glodok. Điều này cho phép người Hà Lan có thể theo dõi hành vi của người Hoa dễ dàng hơn. Trong năm 1743, nhiều người Hoa đã quay trở lại sinh sống bên trong Batavia. Hàng trăm thương gia đã hoạt động trở lại. Trong khi những người Hoa khác lại do Khe Pandjang dẫn đầu trốn sang Trung Java, và tại đây họ đã tấn công các trạm giao thương Hà Lan, và sau đó gia nhập quân đội khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Quốc vương Pakubuwono II của Vương quốc Mataram trên đảo Java. Mặc dù cuộc nổi dậy bị dập tắt năm 1743, nhưng những cuộc xung đột tại Java tiếp tục xảy ra gần như không bị đứt quãng trong vòng 17 năm trời. Ngày 06 tháng 12 năm 1740, van Imhoff cùng bộ thuộc đã bị bắt giữ theo lệnh của Valckenier với lý do bất phục tùng. Vào ngày 13 tháng 1 năm 1741, họ đã được gửi về Hà Lan trên một con tàu riêng biệt, con tàu cập bến vào ngày 19 tháng 9 năm 1741. Tại Hà Lan, van Imhoff thuyết phục hội đồng rằng Valckenier làm thế này là để đổ lỗi vụ thảm sát lên đầu ông, vì thế ông đã đưa ra một bài phát biểu "Consideratiën qua den tegenwoordigen staat van de Ned. OI Comp". ("Cân nhắc về tình trạng hiện tại của Công ty Đông Ấn Hà Lan") vào ngày 24 tháng 9. Như là kết quả của bài diễn văn, các cáo buộc chống lại ông và bộ thuộc của ông đã bị bác bỏ. Ngày 27 tháng 10 năm 1742, van Imhoff quay trở lại Batavia bằng chiến hạm "Hersteller" trên cương vị là Tân Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan. Rất nhiều kỳ vọng được các quan chức cấp cao đã đặt vào ông. Ông đến Đông Ấn vào ngày 26 tháng 5 năm 1743. Valckenier bị yêu cầu thay thế vào cuối năm 1740, và trong tháng 2 năm 1741 đã nhận được thông báo từ phía VOC rằng van Imhoff sẽ làm người kế nhiệm ông. Một nguồn khác lại nói rằng, Toàn quyền Công ty Đông Ấn Hà Lan đã thông báo với Valckenier rằng ông đã được thay thế bằng van Imhoff, vì lý do lượng đường và cà phê được xuất khẩu vào năm 1739 quá ít và điều này đã gây thiệt hại lớn đến tài chính. Khi nhận được thông báo, thì van Imhoff lại đang trên đường quay trở về Hà Lan. Valckenier rời khỏi Đông Ấn vào ngày 6 tháng 11 năm 1741, sau khi chỉ định Johannes Thedens tạm thời giữ chức. Nắm quyền chỉ huy một hạm đội tàu buôn, Valckenier hướng về phía Hà Lan mà tiến. Ngày 25 Tháng 1 năm 1742, ông đến Cape Town, nhưng đã bị Toàn quyền ở đây là Hendrik Swellengrebel bắt giữ và điều tra theo lệnh của cấp trên. Tháng 8 năm 1742, Valckenier lại bị trả về Batavia, tại đây ông bị giam cầm trong Pháo đài Batavia, và ba tháng sau, ông bị lên án dựa trên nhiều điều, bao gồm việc đã tham gia trong vụ thảm sát. Tháng 3 năm 1744, ông bị kết tội và bị kết án tử hình, toàn bộ gia tài của ông đều bị tịch thu. Tháng 12 năm 1744, Valckenier được phép lên tiếng để tự bảo vệ bản thân. Valckenier yêu cầu thêm bằng chứng từ phía người Hà Lan, nhưng ông đã chết vì bệnh tật trong nhà giam ngày 20 tháng 6 năm 1751, trước khi công cuộc điều tra được kết thúc. Án tử hình bị hủy bỏ sau khi ông qua đời vào năm 1755. Nhà sử học Vermeulen cho rằng, vụ điều tra này được thực hiện một cách không công bằng và động cơ chủ yếu chỉ là sự phẫn nộ phổ biến tại Hà Lan. Điều này được chính thức công nhận vào năm 1760, khi con trai của Valckenier là Adriaan Isaak Valckenier, nhận được số tiền bồi thường tổng cộng lên tới 725.000 Gulden. Ngành sản xuất đường trong khu vực bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vụ thảm sát, rất nhiều công nhân người Hoa, nguồn nhân lực chính trong hoạt động sản xuất, đều đã bị giết hoặc bị mất tích. Ngành này bắt đầu phục hồi sau khi Toàn quyền van Imhoff lên nắm quyền, và thành lập một thuộc địa ở Tangerang. Ban đầu khu vực này chỉ dành cho những người đến từ Hà Lan, nhưng những người mới định cư tại Đông Ấn này đều quá lười biếng. Tuy nhiên, ông cũng không thể thu hút người định cư mới vì thuế má quá cao và do đó bắt buộc phải bán đất cho những cư dân sống ở Batavia. Đúng như dự đoán, rất nhiều người đã đăng ký thuê đất và trong đó cũng có rất nhiều người Hoa. Sản lượng tăng đều đặn sau này, nhưng chỉ trong giai đoạn 1740-1760, và sau đó số lượng mía đường được sản xuất lại giảm, và đi cùng với đó là số nhà máy cũng giảm. Năm 1710 có tới 131 nhà máy hoạt động trên toàn địa bàn, nhưng trong những năm 1750, con số này đã giảm xuống chỉ còn 66. Ảnh hưởng. Vermeulen mô tả vụ thảm sát là "một trong những sự kiện nổi bật nhất trong của chủ nghĩa thực dân Hà Lan trong thế kỷ 18". Trong luận án tiến sĩ của mình, W. W. Dharmowijono cho rằng sự kiện này đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Hà Lan thời bấy giờ, một trong những ví dụ là bài thơ của Willem van Haren đã lên án vụ thảm sát (có niên đại từ 1742) và nhiều bài ​​thơ của các tác giả vô danh, xuất hiện cùng thời, đã phê phán người Hoa. Những từ miệt thị người gốc Hoa đã xuất hiện trong ngôn ngữ đại chúng ở Indonesia, ở cả cấp độ địa phương và toàn dân. Ví dụ, từ "Cina" đã được sử dụng từ năm 1967 thay thế cho từ vốn thông dụng trước đó "Tionghoa", nó được hiểu là có nghĩa tiêu cực tương tự với từ "inlander" (người bản địa) chỉ người bản xứ Indonesia và từ "Nigger" (mọi đen) chỉ người gốc Phi. Từ "Tionghoa" đã được sử dụng lại sau khi bắt đầu Cải cách. Nhưng sau này từ "Cina" không được coi là tiêu cực bởi các thế hệ trẻ của người Hoa ở Indonesia. Tuy nhiên cách đánh vần quốc tế từ "China" có "h" vẫn được chấp nhận rộng rãi hơn. Khi ấy, nhà Thanh có hạn chế về việc đi ra ngoài biển, những ai đã đi ra thì không thể quay trở về. Vì thế khi tin tức về vụ thảm sát truyền đến triều đình, Càn Long Đế đã cho rằng đây là những kẻ chống lại lệnh của triều đình, đáng bị chính pháp, ra ngoài có chuyện gì thì tự lo lấy.
1
null
Mswati III (tên khai sinh là Makhosetive Dlamini; sinh vào ngày 19 tháng 3 năm 1968) là Quốc vương của Vương quốc Eswatini đồng thời là người đứng đầu của Hoàng tộc Swazi. Vào năm 1986, ông được kế vị ngai vàng từ vua cha Sobhuza II và cai trị vương quốc ở vùng Đông Nam Châu Phi này và là vị vua chuyên chế cuối cùng của châu Phi. Vua Mswati III đã từng được tạp chí Forbes bình chọn là người đàn ông giàu thứ 15 thế giới và là người châu Phi duy nhất có tên trong top 100. Theo thống kê "Những hoàng gia giàu nhất thế giới" của tạp chí Forbes công bố năm năm 2009, tài sản của Mswati III ước đạt 200 triệu USD, chưa bao gồm khối tài sản chừng 10 tỉ USD mà Đức vua Sobhuza II đã gửi vào các quỹ tín thác phục vụ đất nước và Mswati III là người được quyền điều khiển số tiền này. Tiêu xài. Vua Mswati III nổi tiếng là người có lối sống xa xỉ và cho dù đất nước nhỏ bé hơn 70% dân số sống ở nông thôn phải tằn tiện với mức thu nhập dưới 1 USD một ngày thì ông vẫn tiêu tiền không tiếc tay. Đức vua từng mạnh tay chi 45 triệu USD để mua phi cơ riêng và rất nhiều tiền để mua xe hơi và những thứ đồ xa xỉ khác. Ngày sinh nhật đức vua thường được tổ chức tại sân vận động với hàng ngàn món quà của người dân từ khắp mọi miền đất nước gửi về để bày tỏ lòng kính trọng đối với đức vua cao quý. Quốc vương Mswati III còn nổi tiếng là người tiêu xài hoang phí và ông thường xuyên xuất hiện trên trang nhất của báo chí Eswatini cùng với các quyết định liên quan đến tiền bạc. Mswati III cũng đã từng yêu cầu Quốc hội nước này chi 15 triệu USD để xây một cung điện lộng lẫy cho mỗi một người vợ của mình và chi 45 triệu USD mua một máy bay phản lực Hoàng gia. Tuy nhiên ông đã phải từ bỏ các kế hoạch sắm chiếc máy bay xa xỉ. Vào tuổi 36, ông quyết bỏ ra 820.000 USD mua 10 chiếc BMW thể thao serie 5 cho 10 bà vợ. Trước đó, Vua Mswati III bị dư luận trong nước chỉ trích gay gắt vì đã tự sắm cho mình một xe hơi đời mới giá 500.000 USD. Năm 2005, ông từng mua một chiếc Maybach 62 có giá tới 500.000 USD từ tập đoàn DaimlerChrysler. Chiếc Chrysler Maybach của Quốc vương Mswati III có một tivi, một máy DVD, hệ thống âm thanh vòm, máy lạnh và điện thoại không dây. Ông đã biến một đại lễ truyền thống lâu đời của dân tộc nước thành một cuộc tuyển chọn mỹ nữ quy mô hoành tráng. Lễ hội này có tên Umhlanga hay còn gọi là lễ hội nhảy sậy, được tổ chức vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm và kéo dài trong 8 ngày nhằm tôn vinh phụ nữ và trinh tiết vua đã biến thành một cuộc tuyển chọn vợ với giải thưởng là một tòa lâu đài, một siêu xe BMW và một cuộc sống trong nhung lụa.
1
null
Adriaan Valckenier (6 tháng 6 năm 1695 tại Amsterdam - 20 tháng 6 năm 1751, Batavia, Đông Ấn Hà Lan) là Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan từ ngày 3 tháng 1737 đến ngày 6 tháng 11 năm 1741 và tham gia vào cuộc thảm sát đối với người Hoa năm 1740 tại Batavia. Valckenier qua đời trong một nhà tù ở Batavia. Cha của Valckenier, là ủy viên hội đồng thành phố và thư ký tại Amsterdam, là một quan chức của Công ty Đông Ấn Hà Lan có trụ sở tại Amsterdam. Ông là con trai Gillis Valckenier, một trong những nhiếp chính của Amsterdam trong cuối thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Ngày 22 tháng 10 năm 1714, Adriaan lên tàu biển 'Linschoten' làm trợ lý người mua (onderkoopman) ở Đông Ấn Hà Lan và tàu cập Batavia vào ngày 21 tháng 6 năm 1715. Năm 1726, ông trở thành nhà buôn và người mua trưởng ("opperkoopman"), năm 1727, ông là "Tổng kế toán" ("boekhouder-generaal") của Đông Ấn Hà Lan, năm 1730, ông lần đầu tiên được bổ nhiệm vào Hội đồng Đông Ấn (Raad extra-oridinair), năm 1733, làm "Ủy viên Hội đồng" đầy đủ. Năm 1736, ông đã được bổ nhiệm "Đệ nhất ủy viên Hội đồng" và "Tổng giám đốc", nhưng đã thua trong cuộc tranh chức Toàn quyền Đông Ấn Hà Lan trước Abraham Patras. Khi Abraham Patras qua đời, ông được Hội đồng bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Ấn ngày 03 tháng 5 năm 1737.
1
null
Sun Myung Moon (tiếng Hàn: 문선명, âm Hán Việt: Văn Tiên Minh; nguyên danh là Mun Yong-myeong, Văn Long Minh, 25 tháng 2 năm 1920 – 3 tháng 9 năm 2012) là một người Hàn Quốc, được biết đến là người sáng lập ra Giáo hội Thống nhất. Ông cũng tự xưng là đấng cứu thế. Vì ông họ Moon nên tín đồ của Giáo hội Thống nhất theo tiếng Anh còn gọi là "Moonies". Họ đạo này hoạt động ở 194 quốc gia trên thế giới, nổi tiếng với việc tổ chức đám cưới tập thể cho các hội viên lấy nhau. Ông Moon cũng được biết đến là một ông trùm truyền thông và nhà hoạt động. Giáo hội tuyên bố có từ 5 triệu – 7 triệu tín đồ trên toàn thế giới, mặc dù một số cựu tín đồ và một số nhà phê bình giáo hội cho rằng con số này chỉ là 100.000 tín đồ, và thường thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông khi tổ chức đám cưới tập thể cho các hội viên đôi khi lên tới hàng ngàn với nhau do ông và vợ chủ trì. Năm 1992, có tới 30.000 cặp đôi đã được ghép thành vợ chồng trong buổi lễ tại sân vận động Jamsil ở Seoul. Tháng 2 năm 2010, thêm 7000 cặp đôi nữa tại Hàn Quốc được ông Moon chủ trì hôn lễ. Tiểu sử. Sinh năm 1920 tại tỉnh Jongju ở phía Bắc thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên, ông đã sáng lập giáo phái Giáo hội Thống nhất năm 1954 sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Năm 1957 ông bắt đầu truyền giảng cách hiểu mới của mình đối với các bài học trong Kinh thánh tại Nhật trước khi chuyển tới Mỹ năm 1972. Ông đã từng 6 lần vào tù. Năm 2003, tranh cãi lớn đã nổ ra khi ông có một bài thuyết giáo khẳng định việc tàn sát người Do thái trong thế chiến 2 là cái giá phải trả cho việc giết hại Jesus.
1
null
Alaçatı là một thị trấn thuộc huyện Çeşme, tỉnh İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân số thời điểm năm 2010 là 9.147 người. Điểm đáng ý của Alaçatı là kiến trúc, vườn nho và cối xay gió. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Alaçatı là một trong những thị trấn có truyền thống nhất, có quang cảnh chính là những ngôi nhà bằng đá, con phố hẹp, khách sạn, và nhà hàng boutique với những chiếc bàn trên đường phố. Nơi này cũng có bến du thuyền Alaçatı và công trình phát triển cảng Alaçatı nổi tiếng, do kiến trúc sư người Pháp Francois Spoerry và con trai ông, Yves Spoerry, xây dựng nên.
1
null
Exile on Main St. là album phòng thu thứ 10 tại Anh và thứ 12 tại Mỹ của ban nhạc rock người Anh, The Rolling Stones. Đây là một bản LP-kép được phát hành vào ngày 12 tháng 5 năm 1972, bao gồm trong đó nhiều thể loại như rock and roll, blues, soul, R&B, nhạc đồng quê và cả nhạc phúc âm. Sự ra đời của "Exile on Main St." đem đến nhiều đánh giá trái chiều, song hầu hết đều công nhận đây là album xuất sắc nhất của The Stones. Năm 1987, nhân dịp 20 thành lập, tạp chí "Rolling Stone" xếp album ở vị trí số 3 trong danh sách "100 album của 20 năm gần nhất". Tới năm 2003, "Exile on Main St." được xếp hạng 7 trong danh sách "500 album vĩ đại nhất mọi thời đại" cùng của tạp chí trên, trở thành album được xếp hạng cao nhất của ban nhạc này. Các ấn bản chỉnh âm được phát hành ngày 17 tháng 5 tại châu Âu và 18 tháng 5 năm 2010 tại Mỹ, kèm với đó là một bonus disc với 10 ca khúc khác. Thu âm và sản xuất. "Exile on Main St." được thực hiện trong giai đoạn giữa 1968 và 1972. Mick Jagger nói: "Vì chúng ta đã sa thải Allen Klein, vậy nên không có lý do gì chúng ta phải đưa cho ông ta những bản thu trước nữa" – việc mà họ đã rất muốn làm với các ca khúc "Brown Sugar" và "Wild Horses" trong "Sticky Fingers". Rất nhiều ca khúc đã được thu từ trước trong giai đoạn 1968-1971 tại Olympic Studios và ở ngôi nhà Stargroves của Mick từ thời kỳ "Sticky Fingers". Xuân năm 1971, The Rolling Stones đối mặt với việc phải trả một số lượng thuế lớn khi chính phủ thực hiện chính sách mới và điều đó buộc họ phải rời nước Anh. Mick Jagger tới Paris để sống cùng với người vợ mới cưới Bianca, trong khi Keith Richards thuê một biệt thự lớn ở Nellcôte, vùng Villefranche-sur-Mer, gần Nice. Các thành viên khác cũng sống rải rác ở các vùng phía Nam nước Pháp. Do không thể tìm được một phòng thu ưng ý để tiếp tục công việc hoàn thiện album, cơ ngơi của Richards ở Nellcôte trở thành phòng thu chính ngoài những phòng thu di động khác của ban nhạc. Nellcôte. Quá trình thu âm được bắt đầu vào khoảng đầu tháng 6. Bill Wyman kể lại rằng ban nhạc đã từng làm việc thâu đêm, liên tục từ 8 giờ sáng hôm trước tới 3 giờ sáng ngày hôm sau suốt hàng tháng ròng. Wyman nói: "Không phải ai cũng có đủ tỉnh táo để thức trắng mỗi đêm. Với tôi, đó là một trong những điều đáng tiếc nhất vào thời điểm đó. Trong cả hai album trước, chúng tôi đều nghe theo nhà sản xuất Jimmy Miller. Còn ở Nellcôte, mọi chuyện đều khác và nó khiến tôi mất chút thời gian để nắm bắt." Theo thời gian, Richards ngày một trở nên nghiện ma túy. Hàng ngàn dollar để dành cho heroin được tiêu thụ tại đây trong suốt những quãng thời gian mà ban nhạc mời William S. Burroughs, Terry Southern, Gram Parsons hay Marshall Chess (người ký hợp đồng nhãn đĩa mới cho Rolling Stones). Parsons đề nghị rời Nellcôte vào đầu tháng 7 năm 1971 sau những hành động đáng khinh bỉ của mình cùng chuỗi những kinh hoàng trong việc dọn dẹp những cơn phê của Richards, kèm với đó là những lời cảnh cáo từ cảnh sát Pháp. Việc nghiện thuốc của Richards đã khiến anh không thể thường xuyên tham gia vào các buổi thu ngay tại cơ ngơi của mình, trong khi Jagger và Wyman thì không thể chấp nhận trì hoãn kế hoạch thêm được nữa. Điều đó dẫn tới việc rất nhiều các ca khúc của ban nhạc chỉ tồn tại ở dạng nháp. Bản thu đáng kể nhất mà có sự tham gia của Richards chính là ca khúc "Happy". Năm 1982, Richards nói: ""Tôi đã hoàn thiện được "Happy" vì đó có lẽ là lần duy nhất tôi tới buổi thu. Hôm đó cũng có cả Bobby Keys và Jimmy Miller. Chúng tôi thấy không có việc gì làm, vậy nên cầm chiếc guitar lên và gảy vài nốt. Vậy là chúng tôi dừng ở đó, và đó chính là bản thu. Chúng tôi sử dụng bản thu có cả phần saxophone, guitar và phần trống của Jimmy Miller. Và những phần việc còn lại là hoàn thiện ca khúc đó. Tất cả diễn ra chỉ trong 1 buổi chiều mà mọi người đều thốt lên: "Wow, hãy cùng làm việc với thứ này"."" Đội hình của ban nhạc tại Nellcôte bao gồm Richards, Bobby Keys, Mick Taylor, Charlie Watts, Miller (chơi trống thay cho Watts trong "Happy" và "Shine a Light") và Jagger đôi lúc. Wyman không ưa căn biệt thự của Richards nên không tham gia vào bất cứ hoạt động nào của ban nhạc tại Pháp. Dù thực tế chỉ đóng góp trong 8 ca khúc của album, Wyman vẫn nói trên tạp chí "Bass Player Magazine" rằng phần ghi danh đó không đúng và ông đóng góp nhiều hơn số ca khúc đó. Các phần bass khác được Taylor, Richards và một nghệ sĩ khác là Bill Plummer phụ trách. Trong cuốn hồi ký "Stone Alone" của mình, Wyman nói đây là thời kỳ mà ban nhạc, hoặc là luôn chìm đắm vào chất kích thích (như Richards, Miller, Keys, Taylor, và kỹ thuật viên Andy Johns), hoặc góp mặt với một tần số vô cùng dao động (như Wyman, Watts và Jagger). Los Angeles. Những ca khúc quan trọng (như "Rip this Joint", "Shake Your Hips", "Casino Boogie", "Happy", "Rocks Off", "Turd on the Run" và "Ventilator Blues") được thu tại Nellcôte rồi được chuyển tới Sunset Sound Recorders ở Los Angeles. Tại đây, rất nhiều lần ghi đè được thực hiện trong những buổi chỉnh sửa từ tháng 12 năm 1971 tới tháng 5 năm 1972. Vài ca khúc (như "Torn and Frayed" và "Loving Cup") thậm chí còn được thu lại tại Los Angeles. Dù Jagger thường xuyên vắng mặt trong các hoạt động ở Nellcôte, song khi tới Los Angeles, anh lại là người chịu trách nhiệm chính, theo lời của Billy Preston và Dr John. Những giai điệu mang tính thánh ca trong các ca khúc "Tumbling Dice", "Loving Cup", "Let It Loose" và "Shine a Light" được Jagger và Preston bổ sung sau một chuyến đi tới một nhà thờ Tin lành. Các phần thu mới này cùng với đó là những phương pháp khác nhau của Richards và Jagger đã cho thấy sự khác biệt lớn trong cuộc sống của riêng họ. Trong quá trình thực hiện album, Mick cưới Bianca, sau đó họ có đứa con đầu lòng Jade vào tháng 10 năm 1971. Richards vẫn còn quan hệ với người bạn gái Anita Pallenberg, và cả hai đều nghiện ma túy nặng, thứ còn đeo đuổi Richards tới tận năm 1980. Nếu như album được cho là sản phẩm mượt mà nhất mà Richards từng thực hiện khi người ta vẫn thấy ở đó thứ rock nguyên thủy, đơn sơ, thì trái lại Jagger vẫn thường xuyên nói lên sự chán nản của mình với rock 'n' roll qua nhiều bài phỏng vấn trên báo đài. Với việc Richards ngày một bị phụ thuộc vào ma túy, trong suốt những năm 70, ban nhạc được định hình qua vai trò thủ lĩnh của Jagger, kể từ đó họ thử nghiệm rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau và rời xa thứ nhạc rock nguyên thủy của "Exile on Main St." Danh sách ca khúc. Tất cả các ca khúc đều được viết bởi Mick Jagger và Keith Richards, các sáng tác khác được ghi chú bên. Phát hành và đón nhận của công chúng. Trước khi được phát hành vào tháng 5 năm 1972, "Exile on Main St." đã được công chúng Anh và Mỹ biết tới qua hit "Tumbling Dice". Album nhanh chóng có được vị trí số 1 trên toàn thế giới và trở thành một phần trong tour diễn năm 1972 của ban nhạc. "Happy", được hát bởi Richards, cũng nằm trong Top 30 tại Mỹ vào cuối năm. Rất nhiều đánh giá vào thời điểm đó bình luận rằng "Exile on Main St." là một sản phẩm vứt đi và giống một thứ khó nuốt đối với công chúng. Lenny Kaye của tờ "Rolling Stone" cho rằng album không thực sự có điểm gì đặc biệt "Có vài ca khúc tốt hơn, có vài ca khúc khác tệ hơn nhiều, số còn lại nếu bạn đang rỗi thì tốt hơn là bạn nên thử việc xâu kim". Cuối cùng, Kaye kết luận "Album thực sự tốt của Stones có lẽ sắp ra đời." Tuy nhiên, Richard Williams của "Melody Maker" thì lại đánh giá rất cao album. Ông viết trong bài báo "The Stones: Quite Simply the Best" rằng "nó chắc chắn sẽ có chỗ đứng trong lịch sử" và "đây là album tốt nhất mà họ từng làm". Williams nhấn mạnh: "Đây là album đã đẩy lùi đi những chế nhạo và giận dữ đang chĩa vào họ. Chỉ với một sản phẩm duy nhất, họ đã có câu trả lời cho câu hỏi về những nghệ sĩ chơi rock 'n' roll như họ." Đối với những thành công thương mại và đánh giá chuyên môn đầu tiên, ông nói: "Khi Exile ra mắt, nó không có được đánh giá và cả doanh thu như mong đợi, thậm chí có nhiều chỉ trích khá gay gắt. Nhưng chỉ trong vài năm tới, mọi người sẽ viết về cái đống bầy nhầy kia như một trong những album xuất sắc nhất thế giới." Những đánh giá tới từ rất nhiều mặt khác nhau, từ blues, soul cho tới đồng quê. Robert Christgau viết vào năm 1972: "Hiển nhiên là sản phẩm tuyệt nhất của năm, đây sẽ là điểm nhấn đặc biệt cho nhạc Rock năm 1972. Exile đã khám phá ra những chiều sâu mới từ hiệu ứng phòng thu, dồn nén giọng của Mick trong những nỗi buồn, lo lắng và cả sự nghi ngờ." "Exile on Main St." có một phần bìa mở bao gồm 12 bản poster liên tiếp với những hình ảnh vô cùng sống động chụp bởi nhiếp ảnh gia Norman Seeff. Phần bìa sau là bức ảnh chụp ban nhạc với một nhân vật nữ "bí ẩn", đó là Chris O'Dell, một cộng tác viên của họ. Robert Frank là người phụ trách thiết kế cho album và vì thế nó được chèn một số hình ảnh từ cuốn sách năm 1958 của ông, "The Americans". Tôn vinh. Nhận xét từ ban nhạc. Khi "Exile" được phát hành, Mick Jagger nói: "Album mới quả là điên rồ. Có quá nhiều ca khúc khác nhau. Nó rất rock 'n' roll, bạn biết đấy. Tôi không thích như vậy. Tôi là người có nhiều kinh nghiệm hơn các thành viên khác trong nhóm, bạn thấy tôi thích thử nghiệm như thế nào. Không phải cứ làm việc gì giống y chang năm nay qua năm khác. Kể từ khi rời nước Anh, tôi thấy được thứ mà tôi cần phải làm. Tôi không chống lại rock 'n' roll, chỉ là tôi muốn thử nghiệm. Album mới này thật sự rất rock 'n' roll và nó rất tuyệt. Nhưng tôi chán ngấy với rock 'n' roll rồi. Tôi cần tái sinh. Ai cũng biết nguồn gốc của mọi việc là phải tìm tòi khám phá. Người ta cũng đã khám phá vũ trụ rồi đấy." Tới năm 2003, Jagger nói thêm: ""Exile" không phải là album yêu thích của tôi, dù rằng tôi thấy các ca khúc thực sự rất lạ. Tôi không dám nói là chúng hay tới mức nào, song chung lại thì chúng nghe cũng bình thường. Tôi muốn nói rằng "Exile" là sản phẩm tệ nhất mà tôi từng nghe. Tôi thích bản chỉnh sửa của nó, không phải bởi giọng hát, mà bởi tôi nghĩ rằng nhìn chung âm thanh nghe hay hơn. Vào thời điểm đó, Jimmy Miller không thực hiện tốt công việc của mình. Tôi phải hoàn thiện tất cả một mình, vì những người khác vẫn đang say hoặc cười đùa. Dĩ nhiên là tôi có trách nhiệm ở đây, nhưng mà thực sự chúng không tốt và không đáng với bất kể sự đánh giá hay chú ý nào." Jagger từ đó cũng nói rằng ông cũng không hiểu vì sao nhiều người hâm mộ của The Rolling Stones vẫn than phiền rằng các ca khúc của album không có được thứ hạng cao. Về album này, Keith Richards bình luận: """Exile" là một album-kép. Nó phải là một album-kép vì chúng tôi thực hiện nó ở quá nhiều địa điểm khác nhau, và Stones thấy điều đó như là một chuyến đi đày vậy (exile). Chúng tôi không hề có ý làm một album-kép, chúng tôi chỉ xuống miền Nam nước Pháp để làm việc, và rồi khi chúng hoàn tất, tất cả thốt lên "Phải nhét tất cả vào làm một thôi!" Vấn đề là ban nhạc đã tới giới hạn mà chúng tôi từng nói tới. Kể từ khi Andrew Oldham ra đi, chúng tôi vẫn làm việc, mọi thứ đều thay đổi và tôi thì không còn nhiều hứng thú tới việc đứng đầu ở bảng xếp hạng này hay kia nữa. Điều tôi muốn làm là một thứ gì đó tốt – nếu nó đủ tốt thì mọi người sẽ hứng thú với nó."" Ảnh hưởng văn hóa. Năm 1998, độc giả tạp chí "Q" bầu chọn "Exile on Main St." là album xuất sắc thứ 42 mọi thời đại, và tới năm 2000 bình chọn đây là album của Anh xuất sắc thứ 3 mọi thời đại. Đây là album ở vị trí số 3 trong danh sách "Các album giai đoạn 1967-1987" của tạp chí "Rolling Stone". Năm 1993, tờ "Entertainment Weekly" chọn đây là album số 1 trong danh sách "100 CD hay nhất". Năm 2003, Pitchfork Media xếp đây là album thứ 11 trong danh sách 100 album của những năm 70. Album có được vị trí số 22 trong những album yêu thích của kênh VH1 vào năm 2001. Tạp chí "Guitar World" trong số báo tháng 10 năm 2006 xếp album ở vị trí số 19 trong danh sách "100 album guitar mọi thời đại". Năm 2006, NARM và Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll chọn album ở vị trí số 6 trong danh sách "Definitive 200" cho những album "mà bất kể ai yêu nhạc cũng muốn nghe". Bản tái bản lại là album được đánh giá cao nhất theo Metacritic, cùng với siêu phẩm "London Calling" của The Clash. Album và các ca khúc được sử dụng hay thể hiện lại bởi rất nhiều nghệ sĩ khác nhau. Chẳng hạn ban nhạc người Mỹ Alabama 3 cho ra mắt album đầu tay với tên gọi "Exile on Coldharbour Lane". Có lẽ một trong những ấn phẩm nổi tiếng nhất là album đầu tay của nghệ sĩ nhạc indie Liz Phair có tên "Exile in Guyville". Phair có nói từng ca khúc trong album của cô là những lời đối đáp với "Exile on Main St." Ban nhạc Pussy Galore hát lại toàn bộ album với cách thể hiện khác, thậm chí là vô cùng đối lập với bản gốc. Năm 2007, Matchbox Twenty cũng tung ra album phòng thu của họ có tên "Exile on Mainstream". Ban nhạc rock Chemlab có ca khúc "Exile on Mainline" trong album "East Side Militia" cũng được lấy cảm hứng từ The Rolling Stones. "Điệp vụ Boston", bộ phim nổi tiếng được thực hiện năm 2006 bởi đạo diễn lừng danh Martin Scorsese, có cảnh nhân vật Bill Costigan gửi cho Madolyn Madden chiếc hộp trang sức có tên "Exile on Main St." trong đó có đoạn băng thu âm bằng chứng buộc tội Colin Sullivan dính líu tới ông trùm Frank Costello. Ca khúc "Let It Loose" của album cũng nằm trong phần nhạc phim. Ngày 31 tháng 10 năm 2009, ban nhạc Phish hát lại toàn bộ album nhân dịp Halloween ở Indio, California. Tái bản. Năm 2010, "Exile on Main St." được chỉnh âm và phát hành bởi Virgin Records, trở thành một phần của hậu-catalogue "Get Yer Ya-Ya's Out!", sau khi hãng đĩa này có được bản quyền trong việc tái bản các sản phẩm của ban nhạc. Universal Music thực hiện chỉnh âm và phát hành lại các album sau năm 1970 của The Rolling Stones trong tập catalogue năm 2009, kế sau đó là "Exile on Main St." ra mắt trong ấn bản vào tháng 5 năm 2010. Trong số 10 bonus track, chỉ có 2 ca khúc là được thu vào cùng thời kỳ thực hiện album, đó là "Tumbling Dice" được ghi dưới tên "Good Time Women", và "Soul Survivor", ca khúc cuối cùng mà Richards là người hát chính. Các ca khúc còn lại được làm sau nhiều lần ghi đè, trong đó Jagger là người hát chính, phần hát nền được thực hiện bởi các thành viên và cựu thành viên theo tour của Stones là Cindy Mizelle và Lisa Fischer, cùng với đó là phần guitar mới trong "Plundered My Soul" chơi bởi Mick Taylor. Nói về việc lựa chọn các ca khúc, Richards giải thích: ""Về cơ bản đó là bản thu kèm theo một vài thứ còn sót lại mà chúng tôi vơ vét trong kho. Cùng nhau nghe lại và chúng tôi nói "Có vẻ cho vào cũng tốt.""". Phần harmonica được Jagger cho thêm vào trong bản 2010, còn Richards thì thêm phần lead mới cho "So Divine". "Title 5" không phải là một ca khúc thu trong thời kỳ "Exile" mà từ tận năm 1967. Những hiệu ứng MRB được thực hiện từ bộ amphi Vox Conqueror hoặc Supreme, được Richards sử dụng trong giai đoạn 1967-1968. "Loving Cup" được thực hiện vào đầu tháng 6 năm 1969, nhưng được làm thành hai bản thu. Từ đầu tới 2.12 được biết tới là bản "say", và được phát hành rộng rãi trong những năm 1990, trong khi bản thứ 2 thì được nối vào phần còn lại, thì là phần không được biết trước đó. "Following the River" có phần ghi đè bởi Jagger trên bản thu gốc với Nicky Hopkins chơi piano. Jimmy Fallon nói trong chương trình của mình, "Late Night with Jimmy Fallon", rằng ông sẽ đánh dấu sự kiện tái bản album bằng việc mời các nghệ sĩ trình diễn lại các ca khúc trong đó. Phish là nghệ sĩ đầu tiên ủng hộ tuyên bố này. Bản tái bản này có được vị trí số 1 tại UK Albums Chart sau gần 38 năm mà album này có được vị trí đó lần cuối. Đây là sản phẩm đầu The Rolling Stones mà trở lại vị trí quán quân sau khi tái phát hành. Nó cũng có được vị trí số 2 tại Mỹ và bán được 76.000 bản trong tuần đầu tiên. Bonus disc có tên "Exile on Main St. Rarities Edition" chỉ bán tại Mỹ và được Target xếp hạng ở vị trí số 27 với 15.000 bản được bán. Năm 2011, Universal Music Entreprises phát hành lại album duy nhất tại Nhật Bản với định dạng SHM-SACD.
1
null
Alone in the Dark II là một phim kinh dị Mỹ-Đức năm 2008 do Peter Scheerer và Michael Roesch đạo diễn và có sự tham gia của Rick Yune, Rachel Spectre và Lance Henriksen. Đây là phần tiếp theo của bộ phim "Alone in the Dark" năm 2005 của Uwe Boll, mặc dù có một dàn diễn viên hoàn toàn mới và một câu chuyện không liên quan với phim gốc. "Alone in the Dark II" được quay ở thành phố New York và Los Angeles. Phim dựa trên loạt trò chơi điện tử "Alone in the Dark" của Infogrames. Nội dung. Cựu thợ săn phù thủy Abner Lundberg (Lance Henriksen) buộc phải trở lại chiến đấu với kẻ thù cũ, một phù thủy nguy hiểm trăm năm tuổi, một lần nữa. Lần này, Lundberg gia nhập lực lượng vơí Edward Carnby (Rick Yune), người cố gắng để tìm cách bắt phù thủy nguy hiểm Elisabeth Dexter (Alison Lange). Phát hành và tiếp nhận. Phim phát hành tại Đức ngày 25 tháng 9 năm 2008, tại Anh ngày 27 tháng 7 năm 2009 và ở Hoa Kỳ ngày 26 tháng 1 năm 2010. Bản phát hành Blu-ray của Mỹ được Best Buy bán độc quyền. Đánh giá phim từ "IGN", RL Shaffer viết: "Alone in the Dark" của Uwe Boll không cần phần tiếp theo. Các nhà phê bình ghét bộ phim. Người hâm mộ ghét bộ phim... Tuy nhiên, rất may, "Alone in the Dark II" thực sự là một bộ phim hay hơn nhiều so với phần đầu tiên. Dù không có điểm nhấn về mặt hành động và bối cảnh là hạn chế hơn nhiều về mặt thiết kế sản xuất, nhưng giai điệu phù hợp hơn với ý tưởng của loạt trò chơi... Hãy xem "Alone in the Dark II" giống như một phần khởi động lại hơn là phần tiếp theo và nó sẽ ỔN." Nhà phê bình trên YouTube là Jim Sterling đã đánh giá bộ phim cùng với Conrad Zimmerman trên podcast của họ, nhận xét rằng bộ phim quá khủng khiếp đến mức khó tin rằng có thể có bộ phim nào tệ hơn.
1
null
Đảo Moskito hay đảo Mosquito là một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển của Virgin Gorda. Nó là một nơi du lịch lý tưởng cho những người yêu thích môn lặn cũng như cho các thủy thủ. Nhà tỉ phú Richard Branson đã mua hòn đảo này vào năm 2007 với giá 10 triệu bảng Anh. Công ty Virgin Limited Edition của ông dự tính biến hòn đảo này thành một địa điểm du lịch sinh thái trọng điểm của quần đảo Virgin thuộc Anh và, trong quá trình đầu tư sẽ chú trọng tối đa đến việc bảo vệ môi trường và hạn chế xả khí thải gây ô nhiễm. Gần đây, Branson tuyên bố ông dự định đưa loài vượn cáo đuôi vòng từ các vườn bách thú ở Canada, Thụy Điển và Nam Phi về đảo nhằm gây giống chúng trong điều kiện tự nhiên. Sau đó, rất có thể các loài vượn cáo cổ khoang đỏ vượn cáo Sifaka sẽ là cư dân tiếp theo. Kế hoạch này đã gặp phải sự chỉ trích của một số nhà bảo vệ môi trường. Đảo Moskito tọa lạc ở phía Tây của Gorda Sound, kế cạnh với Virgin Gorda và gần đảo Necker, vốn cũng thuộc sở hữu của Branson.
1
null
Quốc lộ 49 là con đường giao thông đường bộ cấp quốc gia. Dài 97,5 km. Tuyến đường này nằm trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Điểm đầu là giao cắt với Quốc lộ 49B tại Bến xe Thuận An. Điểm cuối là giao cắt với Đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14).
1
null
Thời kỳ hoàng kim Hà Lan là một thời kỳ phát triển rực rỡ trong lịch sử Hà Lan. Thời kỳ này trải dài trong thế kỷ 17. Hà Lan trong thời kỳ này nằm trong nhóm các quốc gia hàng đầu về khoa học, mậu dịch, quân sự, nghệ thuật. Nửa đầu thời kỳ này chứng kiến cuộc chiến tranh 80 năm cho đến 1648. Thời kỳ hoàng kim Hà Lan tiếp tục diễn ra trong hòa bình đến cuối thế kỷ 17 trong giai đoạn Cộng hòa Hà Lan. Nguyên nhân dẫn đến thời kỳ hoàng kim. Năm 1568, bảy tỉnh đã ký Liên hiệp Utrecht (tiếng Hà Lan: "Unie van Utrecht") bắt đầu một cuộc nổi loạn chống lại Philip II của Tây Ban Nha đã dẫn đến cuộc chiến tranh tám mươi năm. Trước khi các nước ở xứ thấp có thể bị hoàn toàn chinh phục, một cuộc chiến tranh giữa Anh và Tây Ban Nha nổ ra, buộc quân đội Tây Ban Nha theo Philip II để ngăn chặn sự tiến quân của quân Anh. Trong khi đó, quân đội Tây Ban Nha của Philip đã chinh phục các thành phố thương mại quan trọng Bruges và Ghent. Antwerpen, thời điểm đó là cảng quan trọng nhất trên thế giới, phải bị chinh phục. Ngày 17 tháng 8 năm 1585 Antwerpen thất thủ, bắt đầu phân định Nam Hà Lan (phần lớn trùng với nước Bỉ ngày nay). Các tỉnh thống nhất (xấp xỉ diện tích ngày nay của Hà Lan) đã chiến đấu cho đến khi Hòa ước mười hai năm, không kết thúc chiến tranh. Hòa ước Westphalia, kết thúc Chiến tranh ba mươi năm, mang lại công nhận chính thức và không chính thức công nhận độc lập cho nước Cộng hòa Hà Lan năm 1648. Sự di cư của công nhân lành nghề sang Hà Lan. Theo các điều khoản đầu hàng Antwerpen năm 1585 dân Tin Lành (nếu không muốn chuyển đạo) đã được đưa ra hai năm để giải quyết công việc của mình trước khi rời khỏi thành phố và lãnh thổ Habsburg. Các sắp xếp tương tự đã được thực hiện ở những nơi khác. Những người Tin Lành đặc biệt là đại diện điển hình trong số các thợ thủ công lành nghề và thương nhân giàu có của thành phố cảng Bruges, Ghent và Antwerpen. Nhiều người hơn đã chuyển đến miền Bắc trong giai đoạn 1585-1630 hơn là số người Công giáo di chuyển theo một hướng khác, mặc dù cũng đã có nhiều người trong số này. Trong số những người chuyển đến phía bắc, nhiều người trong số những người di dân định cư ở Amsterdam, chuyển đổi một cảng nhỏ là vào năm 1585 trở thành một trong những cảng quan trọng nhất và các trung tâm thương mại trên thế giới theo 1630. Cuộc di cư này có thể được mô tả là 'tạo ra một Antwerpen mới '. Những đợt nhập cư hàng loạt từ Flanders và Brabant là một động lực quan trọng đằng sau kỷ nguyên hoàng kim Hà Lan. Ngoài di cư hàng loạt của người dân địa phương từ Hà Lan miền Nam, cũng có những các làn sóng nhập cư quan trọng của người tị nạn không bản địa trước đây mình đã chạy trốn khỏi các cuộc đàn áp tôn giáo, đặc biệt là người Do Thái Sephardi từ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, và sau đó, người Huguenot từ Pháp. Các Giáo Phụ Pilgrim cũng dành thời gian ở đó trước khi đi đến Tân thế giới. Đạo đức Calvinist Ronald Findlay và Kevin H. O’Rourke đóng góp một phần uy thế của Hà Lan cho Đạo đức Calvinis, thúc đẩy tiết kiệm và giáo dục. Điều này góp phần vào tạo nên "lãi suất thấp nhất và tỷ lệ biết chữ cao nhất tại châu Âu. Sư phong phú về vốn giúp việc duy trì sự giàu có ấn tượng, thể hiện không chỉ ở quân đội lớn mạnh mà còn ở dự trữ dồi dào các loại hàng hóa được dùng để bình ổn giá và tận dụng các cơ hội sinh lời."
1
null
Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng (sinh 1940) là một giám mục Công giáo người Việt Nam. Ông nguyên là Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, cũng từng giữ chức Phó Chủ tịch Ban Thường vụ của các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013 – 2016. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Sicut qui ministrat" (Như một người phục vụ, Lc 22,27). Thân tế và tu tập. Ông sinh ngày 30 tháng 6 năm 1940 tại Giáo xứ Trí Bưu, huyện Hải Lăng (nay thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị), tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng giáo phận Huế. Cha ông là ông Phanxicô Lê Bá và Mẹ là bà Maria Lê Thị Mãi. Linh mục bảo trợ là Batôlômêô Nguyễn Phùng Tuệ. Từ tháng 11 năm 1953, ông vào tiểu chủng viện Phú Xuân, Huế và học tại đây đến năm 1957. Từ năm 1957 đến năm 1960, ông học tại Trường Thiên Hựu, Huế. Ngày 21 tháng 7 năm 1961, ông vào học tại Đại Chủng viện Giáo hoàng Học viện Piô X Đà Lạt. Năm 1970, ông tốt nghiệp Cử nhân Thần học. Linh mục. Ông được thụ phong linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1969 tại nhà thờ Trí Bửu, Quảng Trị do Tổng giám mục Jean-Baptiste Urrutia Thi - Nguyên Tổng giám mục Hiệu toà Giáo phận Tông Toà Huế truyền chức. Từ ngày 20 tháng 5 năm 1970 đến ngày 04 tháng 6 năm 1973, ông là Giáo sư Tiểu chủng viện Hoan Thiện, Huế. Từ ngày 04 tháng 6 năm 1973 đến ngày 10 tháng 5 năm 1974, ông làm việc tại Văn phòng Mục vụ Giáo phận, đặc trách Chủng sinh ngoại trú, Tuyên úy Hùng Tâm Dũng Chí cấp Giáo phận. Từ ngày 10 tháng 5 năm 1974 đến tháng 3 năm 1975, ông là Tuyên úy Quân y Viện Nguyễn Tri Phương và Tiểu khu Thừa Thiên. Tháng 4 năm 1975 đến năm 1999, ông quản xứ Truồi, kiêm xứ Thiên Loại và xứ Hà Vĩnh, Thừa Thiên Huế. Từ năm 1990, ông kiêm mục vụ Vùng Kinh tế Nam Đông. Từ năm 1999 đến năm 2001, ông được cử đi du học Pháp tại Đại học Công giáo Paris, sau đó tốt nghiệp Thạc sĩ Thần học. Từ ngày 25 tháng 12 năm 2002 đến ngày 19 tháng 2 năm 2005, ông quản xứ Phú Hậu, kiêm xứ Triều Sơn Nam, Huế. Giám mục, làm Tổng giám mục. Ngày 19 tháng 2 năm 2005, ông được bổ nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Dadiaufala và làm Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế. Lễ tấn phong giám mục của ông diễn ra vào ngày 07 tháng 4 năm 2005 do Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể chủ phong và 2 giám mục khác phụ phong. Ngày 18 tháng 8 năm 2012, giáo hoàng chấp thuận đơn từ nhiệm của Tổng Giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, đồng thời bổ nhiệm Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế. Nghi thức nhậm chức tổ chức tại Tòa Tổng giám mục Huế ngày 20 tháng 8. Lễ tạ ơn và khởi đầu sứ vụ Tổng giám mục cử hành tại Nhà thờ chính tòa Phủ Cam ngày 12 tháng 9 năm 2012. Từ năm 2013-2016, ông đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ông là vị giám mục phụ tá đầu tiên được phong chức Tổng Giám mục trong lịch sử Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Trước đó các vị tổng giám mục khác đều được phong hay kế vị từ Giám mục chính tòa hay Tổng Giám mục phó (ngoài trường hợp Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn từ Giám mục Phó Mỹ Tho thành Tổng giám mục Sài gòn năm 1998). Ngày 29 tháng 6 năm 2013, Lễ Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, Giáo hoàng Phanxicô đã trao dây pallium cho các vị Tân Tổng giám mục chính tòa trên toàn thế giới, nhưng trong dịp này, Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Hồng không thể đến Rôma và xin nhận dây này tại Tổng Giáo phận thuộc quyền, từ vị Đại diện Tòa Thánh. Trước khi trao dây Pallium cho Tổng giám mục Phanxicô Xaviê, Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Giáo hoàng, nói rằng: Ngày 29 tháng 10 năm 2016, Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm của Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, đồng thời bổ nhiệm Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh làm Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế. Tông truyền. Tổng giám mục Phanxicô xaviê Lê Văn Hồng được tấn phong giám mục năm 2005, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:
1
null
Trận Noisseville là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, diễn ra từ ngày 31 tháng 8 cho đến ngày 1 tháng 9 năm 1870. Trong trận chiến này, bất chấp một số thắng lợi nhỏ của quân đội Đế chế Pháp do Thống chế François Achille Bazaine chỉ huy trong ngày đầu, quân đội Đức do Hoàng thân Friedrich Karl của Phổ chỉ huy đã đánh bại cuộc phá vây của quân Pháp, làm thất bại nỗ lực đầu tiên của Bazaine nhằm thoát khỏi vòng vây của người Đức tại Metz. Hai bên đều thiệt hại khoảng chừng 3.000 người trong trận đánh này. Ngày hôm sau (2 tháng 9), quân đội Đức đã bắt giữ đoàn quân của Napoléon III, Hoàng đế Pháp, trong trận Sedan, khiến cho Bazaine và quân của ông không còn cơ hội được cứu vãn. Trận thua này được xem là một minh chứng cho sự thiếu năng lực của Bazaine. Sau thất bại của các lực lượng của Bazaine trong trận Gravelotte, ông ta triệt thoái về pháo đài Metz. Quân Đức đã tiến hành vây hãm Metz, vào ngày 29 tháng 8 năm 1871, Bazaine xuống lệnh cho Binh đoàn Rhine của mình tiến về mặt đông bắc của khu vực nhằm phá vỡ chiến tuyến của quân Đức, tạo điều kiện cho ông hội quân với Thống chế Patrice de Mac-Mahon chỉ huy Binh đoàn Châlons. Tuy nhiên, Bazaine đã bố trí đội hình quân Pháp một cách tệ hại. Trong buổi sáng ngày 31 tháng 8, quân đội Pháp đã bắt đầu vận động của mình. Trong thời điểm này, toàn bộ 2 quân đoàn Pháp chỉ phải đương đầu với vài nghìn quân đối phương tại St. Barbe, mạn đông sông Moselle, tuy nhiên Bazaine không phát động tiến công. Quân Pháp không có cách gây choáng ngợp cho đối phương, và sông Moselle không được bắc nhiều cầu do đó cuộc vượt sông của quân đoàn Pháp tại bờ tây con sông này đã diễn ra rất chậm. Binh lính Pháp đã đổ dồn lại trên một mặt trận hẹp hòi và phải đến cuối chiều thị họ mới bắt đầu tiến hành tấn công vào St. Barbe. Tuy nhiên, vị trí trung tâm và "nội tuyến" của Thống chế Bazaine đã đem lại lợi thế cho quân Pháp. Quân Pháp đã đột chiếm làng Noisseville cùng với một vài ngôi làng khác, song không giữ nổi phần đất chiếm được của mình tại Retonfay. Những người chỉ huy Đức đã ra sức dốc toàn binh lực chiến địa, song các lực lượng của họ bị áp đảo nghiêm trọng về quân số, tại địa điểm quyết định là các khu đất cao ở St. Barbe. Trong trận đánh, quân đội Đức được hưởng lợi thế từ lực lượng pháo binh của họ, gây khó khăn cho quân Pháp , ngoài ra quân Đức đã hình thành sẵn chiến tuyến của mình, song quân số áp đảo của Pháp vẫn làm chủ tình hình. Hôm sau (ngày 1 tháng 9), Bazaine tái phát động tiến công. Đêm hôm trước, Hoàng thân Friedrich Karl đã tung một lực lượng hùng mạnh vào các cứ điểm bị quân Pháp quấy nhiễu. Với lợi thế này, người Đức đã đoạt lại được một trong những ngôi làng đã rơi vào tay người Pháp trong ngày hôm qua. Quân đội Đức giành lấy quyền chủ động, và tái chiến với khí thế rất mạnh mẽ. Ở cánh trái, quân Đức đã chiếm giữ con đường Saarbruck. Trong khi đó, ở cánh phải và trung quân, quân đội Đức - Phổ với sự hỗ trợ của lực lượng pháo binh đã đánh tan tành các cuộc tiến công của quân Pháp. Không thể thực hiện được cuộc phá vây và để tránh bị hợp vây, quân Pháp buộc phải triệt thoái về vị trí ban đầu của họ. Tình hình lực lượng của Bazaine đã trở nên vô cùng hỗn loạn khi họ triệt thoái vào Metz.
1
null
GS1 hay "Hiệp hội mã số châu Âu" là tổ chức trung lập được thành lập năm 1977 theo luật pháp nước Bỉ với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Tổ chức này điều hành Ban thư ký có trụ sở tại Bỉ cộng tác một cách chặt chẽ với các tổ chức mã số địa phương và có một số công việc thì do một số Uỷ ban mã số thực hiện. Nhiệm vụ của GS1 được đặt ra để thiết kế và thực hiện các giải pháp và tiêu chuẩn toàn cầu để cải thiện tính hiệu quả và tính minh bạch của chuỗi cung ứng và chuỗi nhu cầu trên phạm vi toàn cầu và các lĩnh vực liên quan. Hiện tại GS1 có đại diện ở trên 108 quốc gia trên thế giới và hoạt động trong hơn 20 ngành công nghiệp.
1
null
Far Cry là một bộ phim Đức năm 2008 phỏng theo trò chơi điện tử cùng tên. Bộ phim được đạo diễn bởi Uwe Boll với sự tham gia của Til Schweiger. Nội dung. Jack Carver là một cựu thành viên của lực lượng đặc biệt của Đức. Ông đưa nhà báo Valerie Cardinal đến thăm Bác Max của cô trên một hòn đảo, nơi ông làm việc trong một khu quân sự. Khi họ đến, quái vật do bác sĩ Krieger tạo ra bắt được Valerie. Jack không quan tâm về cô cho đến khi tàu của ông nổ tung lên. Sau khi tàu của ông bị phá hiện ra mục đích thực sự của các cơ sở trên đảo: việc tạo ra các binh sĩ vật biến đổi gen. Sản xuất. Uwe Boll đã đạt được những quyền để quay một bộ phim Far Cry, thừa nhận ngay cả trước khi trò chơi đã được phát hành. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, Uwe Boll nói rằng việc sản xuất về Far Cry sẽ bắt đầu tháng 5 năm 2007.
1
null
Suy luận là một hành động hay quá trình các kết luận logic phát sinh từ các tiên đề được biết hay được giả định là chân lý. Các kết luận rút ra cũng được gọi là một thành ngữ. Quy tắc suy luận được nghiên cứu trong lĩnh vực logic. Suy luận gồm có hai thành phần là tiền đề và kết luận. Trong đó tiền đề là những tri thức đã biết, có thể được rút ra từ nhiều tri thức hoặc sự kiện khác nhau Kết luận là những thông tin được suy ra bởi một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức nhằm giải thích cho sự việc xảy ra trong tiền đề. Kết luận có thể bao gồm nhiều tư tưởng, tri thức khác nhau. Mỗi tri thức, tư tưởng khác nhau trong kết luận cũng được gọi là các kết luận. Người suy luận cần có đầu óc nhạy bén. Nếu không dễ gây hiểu lầm trong quá trình suy luận, từ đó dẫn đến những hậu quả không đáng có. Mục đích. Suy luận nhằm giải thích cho một hiện tượng, sự việc đã hoặc đang diễn ra
1
null
Ác quỷ đối đầu hay Cuộc chiến sát nhân (tựa tiếng Anh: Freddy vs. Jason) là một bộ phim kinh dị của Mỹ, được phát hành vào năm 2003 và Ronny Yu làm đạo diễn. Trong bộ phim này có sự xuất hiện của cả hai nhân vật sát nhân hàng loạt là Freddy Krueger và Jason Voorhees, đây vừa là một bộ phim "A Nightmare on Elm Street" cũng vừa là một bộ phim "Friday the 13th". Phim này là phim thứ 8 trong loạt phim "A Nightmare on Elm Street" và cũng là bộ phim thứ 11 trong loạt phim "Friday the 13th". "Freddy vs. Jason" cũng là sự xuất hiện cuối cùng của nam diễn viên Robert Englund trong vai Freddy Krueger. Nội dung phim. Mở đầu phim là những hình ảnh của những bộ phim "A Nightmare on Elm Street" trước đó, khi mà những đứa trẻ còn sợ tên sát nhân trong mộng Freddy Krueger. Giờ đây Freddy đã dần bị mất đi sức mạnh bởi vì những người phụ huynh đã khuyên con cái của họ không nên nhớ hay nhắc đến hắn nữa. Hầu hết tất cả người dân của Springwood đều quên đi Freddy, ngay cả cái biệt danh "sát thủ Springwood" của hắn cũng bị phai mờ dần. Freddy nghĩ ra một cách là đến khu cắm trại hồ Crystal, nơi sinh sống của tên sát nhân mặt nạ Jason Voorhees rồi hắn giả dạng thành bà Pamela Voorhees, mẹ của Jason khuyên Jason nên đến Elm Street, Springwood để giết chết những người thanh thiếu niên. Chỉ có cách đó mới có thể làm cho người dân Springwood tưởng là những nạn nhân đã chết vừa qua là do Freddy giết, hắn sẽ được nhiều người nhớ đến và sẽ sớm hồi phục sức mạnh. Jason nghe theo lời Freddy, hắn đi đến thị trấn Springwood, lẻn vào căn nhà 1428 Elm Street, căn nhà mà trước đây gia đình của Nancy Thompson và Jesse Walsh đã từng sống, bây giờ đã được mua lại bởi hai bố con Lori Campbell. Trong khi Lori và những người bạn của cô, Kia, Gibb, Blake và Trey đang ở trong nhà thì Jason giết chết Trey bằng dao rựa rồi bỏ đi. Tất cả nhóm bạn đã được cảnh sát đưa về đồn để lấy lời khai. Sau khi nghe những sĩ quan cảnh sát bàn luận về Freddy thì Lori ngủ quên ngay trong văn phòng cảnh sát, trong giấc mơ cô được gặp Freddy, hắn ta không giết Lori mà chỉ dọa cho cô sợ. Khi đó ở nhà của Blake, Freddy cũng đến đó định giết Blake nhưng hắn chợt nghĩ rằng mình chưa đủ mạnh rồi biến mất. Blake chợt thức dậy và biết rằng vừa rồi chỉ là giấc mơ. Bỗng dưng anh thấy bố mình đã bị chặt đầu, anh hốt hoảng quay lại thì thấy Jason đang đứng sau lưng mình, hắn vung dao rựa lên chém chết Blake. Để tránh tình trạng những người dân nhớ về Freddy, cảnh sát đã khẳng định rằng Blake đã giết chết bố mình rồi tự sát. Lori kể với Kia và Gibb về giấc mơ gặp Freddy của cô. Đúng lúc đó cô được gặp lại bạn trai của mình, Will Rollins cùng với bạn anh Mark Davis, hai người này đã từng bị bắt vào bệnh viện tâm thần Westin Hill nhưng họ đã cố gắng trốn ra khi nghe tin những vụ giết người ở Elm Street, Springwood. Tối hôm đó, những sinh viên trong trường tổ chức tiệc tùng tại một cánh đồng trồng ngô. Vì uống quá nhiều bia nên Gibb đã sớm buồn ngủ sau đó ngủ quên trong bụi cây, một gã đàn ông thấy cô đang nằm bất động thì lao vào cưỡng hiếp cô. Trong giấc mơ Gibb thấy Freddy xuất hiện, bây giờ hắn đã có thể giết người mà đối tượng đầu tiên chính là Gibb. Đúng lúc Freddy sắp giết Gibb thì Jason Voorhees xuất hiện, hắn dùng một cây gỗ dài nhọn đâm gã đàn ông, khúc cây ấy cũng đâm xuyên qua người Gibb khiến cô cũng chết theo. Điều đó làm Freddy điên tiết lên vì Jason vừa giết chết con mồi của riêng hắn, hắn chắc rằng Jason sẽ không bao giờ ngừng việc giết chóc lại. Jason cầm dao rựa đi ra khu vực vui chơi của những sinh viên, hăng say chém giết nhiều người khác. May mắn thay Lori, Will, Kia cùng hai sinh viên khác là Freeburg và Linderman đã chạy thoát được. Họ bất ngờ gặp được sĩ quan cảnh sát Scott Stubbs, tất cả bọn họ về nhà thảo luận với nhau. Sau một hồi nói chuyện thì họ đã biết được kế hoạch ban đầu của Freddy rồi chợt nhận ra rằng Freddy đang mất kiểm soát Jason. Họ tìm cách lấy cho bằng được thuốc chống buồn ngủ Hypnocil để đề phòng không bị Freddy sát hại. Họ lấy xe chạy ngay đến bệnh viện tâm thần Westin Hill bởi vì Will và Mark vừa cho mọi người biết muốn tìm được loại thuốc Hypnocil ấy thì chỉ có những bệnh viện tâm thần mới có. Tất cả mọi người đều đi để Mark ở nhà một mình làm anh ngủ quên, anh bị Freddy hại chết do không có ai đánh thức. Freddy dùng găng tay sắc bén của mình viết trên lưng Mark dòng chữ "Freddy's Back" nghĩa là "Freddy đã trở lại" như là một tin nhắn cho những người khác. Sau đó ở Westin Hill, Freddy nhập hồn vào Freeburg, đổ hết số thuốc Hypnocil xuống cống. Đúng lúc đó Jason Voorhees cũng phá tung cánh cửa sắt bệnh viện đi vào, giết chết một nhân viên bảo vệ lẫn cả cảnh sát Stubbs. Freeburg bị Freddy điều khiển lấy loại thuốc ngủ cực mạnh tiêm vào người Jason, Jason chém thân thể Freeburg ra làm hai khúc trước khi ngã xuống ngủ say. Lori cùng những người khác có kế hoạch là sẽ kéo Freddy ra thế giới thật cho Jason chiến đấu với hắn, bởi vì chỉ có Jason là người duy nhất có thể giết Freddy. Nhân lúc Jason ngủ say, nhóm bạn khiêng Jason lên xe rồi thẳng tiến đến khu cắm trại hồ Crystal vì nếu Jason giết được Freddy hắn sẽ ở đó luôn, không đi nơi khác giết người nữa đồng thời hắn cũng có lợi thế hơn khi ở quê nhà. Khi vào trong thế giới giấc mơ, Jason mới biết rằng mình đã bị Freddy lừa, thế là sinh ra một cuộc chiến khốc liệt giữa hai tên sát nhân. Vì trong thế giới của Freddy nên Jason bị hắn dùng phép thuật đánh đập dã man nhưng Jason không biết đau đớn là gì cả. Cuối cùng Freddy hiểu ra Jason vốn rất sợ nước bởi khi xưa hắn đã từng chết đuối dưới hồ Crystal. Jason bị biến thành đứa trẻ 11 tuổi, sau đó Freddy quyết định phải nhấn nước cho Jason chết một lần nữa. Lori bèn nghĩ ra cách giúp Jason không bị Freddy giết, cô nằm xuống ngủ để vào thế giới giấc mơ của Freddy cứu Jason. Thế là kế hoạch diễn ra suôn sẻ, cô đã cứu được Jason ra khỏi thế giới giấc mơ. Freddy một lần nữa lại nổi giận do không giết được Jason, hắn quyết định phải giết Lori để nguôi giận. Jason Voorhees thức dậy, tấn công nhóm bạn khiến chiếc xe bị lật, hắn cũng bị văng vào rừng khi xe lật. Nhóm bạn nhìn lại thì thấy đã đến khu cắm trại hồ Crystal, họ cùng nhau chạy vào rừng, họ cố gắng đánh thức Lori nhiều lần nhưng cô không dậy được nữa. Trong cơn ác mộng, Lori được Freddy cho biết người mẹ hiền lành của cô trước đây bị chết là do chính Freddy giết, trước khi hắn cố gắng giết Lori. Lúc này Lori mới nhớ lại một lần bố cô đã nói dối với cô rằng mẹ cô chết là do tai nạn giao thông vì ông không muốn nhắc đến Freddy Krueger. Nhóm bạn chạy vào một căn nhà hoang trong rừng, nghĩ rằng nơi đây an toàn nhưng không ngờ căn nhà hoang này chính là căn nhà của Jason Voorhees đang sống. Jason đi vào nhà, vừa thấy nhóm bạn, hắn liền rút dao rựa ra chém, may mắn thay hắn chém hụt vào cái bàn gỗ, hắn cố rút dao rựa ra nhiều lần lại không được. Linderman cầm cây sắt đâm vào ngực Jason, hắn ta tỉnh bơ mà còn trả lại anh một cú đấm như trời giáng khiến anh đập vào một vật nhọn trong tường, chảy máu quá nhiều đến chết. Cánh tay của Lori bị một nhóm lửa nhỏ dưới sàn nhà đốt phỏng, trong giấc mơ cô cũng bị phỏng, nắm vào vai Freddy rồi trong phút chốc cô kéo hắn ra khỏi thế giới giấc mơ. Thế là kế hoạch của Lori đã thành công, Freddy và Jason gặp lại nhau, cả hai lao vào đánh nhau lần thứ hai. Trong lúc đánh nhau, Jason chém chết Kia vì dám cản đường hắn. Will bảo Lori nên bỏ chạy, mặc cho bọn chúng đánh nhau nhưng Lori nhớ lại cái chết của mẹ mình, tức giận nói rằng cô sẽ không đi đến khi nhìn thấy Freddy chết. Trong khi Freddy và Jason đang đánh nhau, Lori và Will lấy xăng tưới đầy trên mặt đất, sau đó ném lửa vào, cả sàn bến bừng cháy. Vị trí của Freddy và Jason đang đánh bị nổ tung khiến cả hai văng xuống hồ Crystal. Trước đó Freddy đã bị Jason bứt đứt cánh tay và Jason cũng bị Freddy đâm vào tim bằng đúng dao rựa của mình. Will và Lori nghĩ rằng cả hai tên sát nhân đã chết nhưng Freddy bất ngờ đi lên, chầm chậm bước đến gần họ, giơ dao rựa của Jason lên định chém chết họ. Bỗng dưng hắn bị Jason dùng chính cánh tay có móng vuốt của mình đâm xuyên qua ngực, sau đó Jason ngã xuống hồ chết. Lori cầm dao rựa lên chặt đứt đầu Freddy, cái đầu hắn rơi xuống hồ nước, xác của hắn cũng ngã xuống hồ chết theo Jason. Lori ném dao rựa xuống hồ như là muốn trả lại cho Jason, cô và Will dìu nhau đi về nhà. Sáng hôm sau, Jason Voorhees chồm lên khỏi mặt nước, hắn đi chầm chậm lên bờ, tay trái cầm dao rựa còn tay phải cầm cái đầu của Freddy, nhưng rồi cái đầu chợt cười vang.
1
null
Madeline Margaret Genevieve Miranda Catherine "Maddie" Fitzpatrick (do Ashley Tisdale thủ vai) là một nhân vật trong sê-ri phim "The Suite Life of Zack and Cody". Maddie cũng xuất hiện một tập trong "The Suite Life on Deck" và trong "Hannah Montana" tập "On The Road Again?". Lý lịch. Maddie là một cô gái bán kẹo ở khách sạn Tipton, nhân viên thu ngân ở cửa hàng Cluck Bucket, quản lý của Camp Tipton Daycare Center, và cố vấn cho trại hè của trường, Camp Heaven on Earth. Trong phần một, tập "Pilot Your Own Life", tên đầy đủ của Maddie đã được tiết lộ. Khi đến từ một gia đình tầng lớp hạ lưu, Maddie đã rất chăm chỉ, thẳng thắn, vô cùng thông minh và là một cô gái tài năng. Nhưng trong một vài tập, Maddie có hơi ích kỷ, sử dụng London Tipton, tiền và quyền hạn của London (hầu hết là do sự ích kỷ và ngu ngốc của London), mặc dù Maddie luôn thiệt thòi khi mặt trái của tính cách được phơi bày. Tuy nhiên, có vẻ như Maddie là một người nhân hậu và mơ mộng, một người luôn tin vào điều đúng đắn. Mặc dù Maddie là có ý chí mạnh mẽ và độc lập, thỉnh thoảng cô vẫn bị London mua chuộc để làm hay nói những điều mà London muốn. Maddie là người đạo Thiên Chúa Ai-len và dự định tham gia vào trường dòng Thiên Chúa giáo tên là "Our Lady of Perpetual Sorrow" (trong phần 4) và sau đó, theo học tại trường Trung học Cheevers với Zack, Cody, London và Nia. London thường hay xúi giục cô, nói rằng tóc và đồ của cô rất xấu và thường đối xử với cô như với một người hầu. Như trong tập "Footloser", London thường hay mua chuộc Maddie bằng tiền của mình. Maddie cũng trở thành bảo mẫu của Zack và Cody để giúp đỡ cho mẹ Carey của họ, người xem Maddie như con gái. Zack đã phải lòng cô trong phần một, hai, ba và vẫn thích Maddie trong "The Suite Life on Deck" tập "Maddie on Deck". Cô cũng ủng hộ hết mình vào việc bảo vệ môi trường. Maddie thuận tay trái. Trong tập "Kisses and Basketball", người xem còn phát hiện rằng Maddie bị bệnh suyễn. Trong phần ba, Maddie đã tham gia giúp đỡ trại hè tên là "Camp Heaven on Earth"; sau đó, cô dành một học kỳ tại Châu Nam Cực. Maddie đã ở Antarctica để bảo vệ loài chim cánh cụt trong tập "Team Tipton". Maddie cũng vắng mặt trong nhiều tập và Nia Moseby được chọn để thế chỗ của cô. Tuy nhiên, cô trở về trong tập "Foiled Again". Trong tập "Lip Synchin' in the Rain", Maddie đã bị trêu chọc khi cô nói rằng mình giống Sharpay Evans của sê-ri phim "High School Musical" vì không ai thấy sự giống nhau (đây chỉ là hư cấu vì Maddie và Sharpay đều chỉ do một người đóng). Maddie đã không xuất hiện trong "The Suite Life on Deck". Tuy nhiên, cô xuất hiện trong The Suite Life on Deck tập "Maddie on Deck" như nhân vật khách mời, và được đề cập trong tập "Sea Monster Mash". Trong tập "Maddie on Deck", cô gặp Bailey Pickett (do Debby Ryan thủ vai) và họ nhanh chóng trở nên thân thiết. Họ đến thăm một lâu đài, Maddie đã bị một hoàng tử nhìn thấy và muốn hẹn hò với cô. Nhưng khác lạ ở chỗ là hoàng tử chỉ mới 8 tuổi. Vì Maddie đã chấp nhận một món quà một cách vô ý, do đó, cô bắt buộc phải lấy hoàng tử. Cách duy nhất là một nông dân (Zack) phải đấu chiến thắng hoàng tử. Cuối cùng, Maddie đã hôn Zack, giúp cậu có thêm tự tin để đấu với hoàng tử và giành chiến thắng. Cũng trong tập "Maddie on Deck", Cody nói rằng Maddie đã để dành tiền khi làm bảo mẫu, thu ngân (giấu dưới gối) để mua một cái vé xe buýt đến sân bay. London, bạn thân của cô, thấy vậy đã trả tiền máy bay cho Maddie.
1
null
Phường Hàng Bài nằm ở phía nam Quận Hoàn Kiếm. Phía Nam giáp với quận Hai Bà Trưng, phía Bắc giáp với phường Tràng Tiền, phía Đông giáp với phường Phan Chu Trinh, phía Tây giáp với phường Trần Hưng Đạo. Địa bàn phường nằm trên 11 tuyến phố : Trần Hưng Đạo; Lý Thường Kiệt; Bà Triệu; Hàm Long; Nguyễn Chế Nghĩa; Vọng Đức; Trần Quốc Toản; Hàng Bài; Phố Huế; Ngô Quyền; Ngô Thì Nhậm. Hàng Bài là một phường thuộc quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phường Hàng Bài có diện tích 0,27 km², dân số năm 2021 là 5.775 người, mật độ dân số đạt người/km².
1
null
Merlin là một pháp sư trong truyền thuyết Arthur. Không hề có một bằng chứng lịch sử chắc chắn về sự tồn tại của Merlin hay vua Arthur - vị vua mà Merlin phò trợ. Trong thời Trung cổ, câu chuyện của Merlin được phổ biến rộng rãi trong một tác phẩm gọi là "Romances Arthur", những câu chuyện lãng mạn đầu tiên được viết trong những thế kỷ 13. Những câu chuyện này đã được lưu truyền từ nhiều năm trước đó, trong thế kỷ thứ năm, khi Đế chế La Mã sụp đổ và nước Anh rơi vào tình trạng hỗn loạn, lãnh chúa bản địa chiến đấu với nhau, tệ hơn, Anglo-Saxon, Đan Mạch và Đức bắt đầu xâm lược. Theo "Romances Arthur", Merlin đã cứu người Anh trong cơn hỗn loạn này. Tên Merlin bắt nguồn từ tiếng của xứ Wales là Myrddin. Còn Geofrey trong tác phẩm của mình dùng tên là Merlinus. Trong một số miêu tả khác Merlin còn được gọi là Ambrosius. Khai sinh tựa Emrys Truyền thuyết. Các truyền thuyết về Merlin đầu tiên được viết bởi các giáo sĩ và nhà thơ thời đại Trung cổ. Câu chuyện chi tiết đầu tiên về Merlin được miêu tả trong cuốn "Lịch sử các vị vua nước Anh" ("Historia Regum Britanniae")của Geofrey vùng Monmouth vào năm 1136. Trong tác phẩm của mình, Geofrey miêu tả Merlin là một Cambion - một người do con người và quỷ sinh ra. Mẹ của Merlin là người trần, còn cha là một con quỷ (Incubus - nam ác thần được truyền rằng sẽ đi giao hợp với phụ nữ trong lúc họ ngủ). Nhờ đó Merlin thừa hưởng những năng lực siêu nhiên. Tên của mẹ Merlin thường không được nhắc đến nhưng các phiên bản cổ xưa nhất gọi mẹ Merlin là Adhan. Merlin đóng vai trò quan trọng giúp vua Arthur lên ngôi, đồng thời ông cũng giúp vị vua huyền thoại này trị vì với tư cách như một cố vấn cho đến ngày ông bị Tiên nữ của Hồ nước bỏ bùa mê và cầm tù. Pháp sư Merlin. Có nhiều truyền thuyết huyền diệu bao quanh pháp sư Merlin. Ông là người bảo vệ Chén Thánh (Holy Grail) và giám hộ cho vua Arthur trẻ tuổi, người đã chiến đấu vì sự bình yên của nước Anh. Merlin xuất hiện như một người có trí tuệ siêu phàm - đã phò trợ cho bốn vị vua liên tiếp của nước Anh. Merlin cũng đã học cách để nói chuyện với các loài động vật hoang dã trong rừng. Ông rất có uy tín với các giáo sĩ, linh mục tại vùng đất huyền thoại Camelot. Điều đặc biệt nhất là Merlin được tất cả mọi người tôn kính bởi ông là một nhà tiên tri vĩ đại với nhiều lời tiên tri đã được ghi nhận. Các vị vua rất tin tưởng vào tài tiên tri của Merlin, đặc biệt là vua Edward I và Triều đại Tudor đã sử dụng những lời tiên tri để chứng minh cho những yêu cầu của mình khi họ ngự trên ngai vàng ở xứ Wales. Vua Edward I đã gặp những rắc rối lớn và tổn hao chi phí để xây dựng lâu đài Caernarvon như thể đó là để hoàn thành một lời tiên tri của Merlin. Mặc dù Merlin và Arthur đã duy trì hòa bình trong một thời gian, nhưng nước Anh cuối cùng lại rơi vào cuộc nội chiến khi Arthur ốm đau và hiệp sĩ trong Hội Bàn tròn của ông tranh đấu với nhau. Để thống nhất đất nước, Merlin nghĩ ra một nhiệm vụ. Ông là người giám hộ của Chén Thánh, một tách thiêng liêng mà khi uống có thể chữa tất cả các bệnh. Tuy nhiên, thay vì chỉ đơn giản là để cho Arthur uống từ Chén Thánh, Merlin phái các hiệp sĩ đi tìm kiếm nơi ẩn náu bí mật của nó, hi vọng thông qua đó họ sẽ học được sự khôn ngoan để một lần nữa làm việc như một thể thống nhất. Ngài Percival người cuối cùng đã tìm thấy Chén Thánh, Arthur hồi phục, và đất nước được thống nhất. Merlin sau đó nghỉ hưu vào lâu đài Chén bí ẩn nơi di tích được lưu giữ, bổ nhiệm Percival là người giám hộ mới của Chén Thánh.
1
null
Michael Roesch (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1974) là một đạo diễn, nhà sản xuất phim vả nhà biên kịch. Ông cộng tác về phim của ông với bạn đồng nhà làm phim Peter Scheerer. Từ bé Michal Roesch đã yêu phim và bắt đầu quay phim ngắn lúc 12 tuổi dùng phim 8 mm. Trong khi Roesch tại trường đại học, ông làm việc là một nhà baó phim cho nhiều tờ báo và tạp chí. Sau đó, ông bắt đầu một sự nghiệp thành công bằng người viết kịch với bạn của ông Peter Scheerer và làm việc trong các năng lực sản xuất khác nhau. Trong số các khoản tín dụng kịch của họ có Alone in the Dark II, House of the Dead 2 and Far Cry. Trong năm 2006, Roesch và Scheerer đạo diễn tính năng đầu tiên của họ, bộ phim kinh dị về ma cà rồng Brotherhood of Blood, với sự tham gia của Victoria Pratt, Sid Haig và Ken Foree. Bộ phim đã có buổi chiếu đầu tiên ở Sitges Film Festival in Sitges, Spain in October 2007 . Tại Mỹ và Gia nả đại, nhãn Ghosthouse Underground của Sam Raimi mua lại bộ phim, và phát hành nó qua Lionsgate. Trong năm 2007 Roesch và Scheerer đạo Alone in the Dark II, với sự tham gia của Rick Yune, Lance Henriksen và Danny Trejo. Nó là một phần tiếp theo của bộ phim Alone in the Dark từ năm 2005.
1
null
Nguyễn Văn Điểm(阮文點), một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn. Hành trạng. Nguyễn Văn Điểm là một trong các tướng lĩnh tâm phúc của Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Văn Nhạc. Cùng mang chức Đại Đô đốc dưới quyền Thái Đức Hoàng Đế gồm có các vị: 1. Võ Đình Giai hay còn còn là Vũ Đình Giai, Vũ Đình Nhai 2. Nguyễn Văn Điểm là người Quảng Nam. Tháng 12 năm 1788 tướng tiên phong của Tôn Sĩ Nghị là Trương Triệu Long vượt ải Nam Quan vào Lạng Sơn, hai tướng biên Thuỳ của Tây Sơn là Phan Khải Đức và Nguyễn Văn Điềm, Phan Khải Đức vốn là cựu thần nhà Lê trước đây ra hàng nhà Tây Sơn vẫn được trọng dụng với chức tước cũ, nay ra hàng Tôn Sỹ Nghị. Còn Nguyễn Văn Điềm rút về Kinh Bắc với trấn thủ Nguyễn Văn Hoà (theo Tây Sơn tam kiệt). (Nhầm lẫn tai hại. Tướng giữ ải cùng với Phan Khải Đức là Nguyễn Văn Diễm không phải tướng Nguyễn Văn Điềm) Năm 1893, tham đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Điềm bị Võ Tánh đánh bại ở La Hai (theo Vua Quang Trung của Nguyễn Quang Trứ). 3. Nguyễn Văn Toàn - giữ chức Lưu thủ Quảng Ngải 4. Nguyễn Văn Thuật 5. Đoàn Văn Cát 6. Trương Văn Luân 7. Nguyễn Công Thái - quản Trung Dũng đạo 8. Lê Văn Hưng 9. Trần Văn Khương Ngoại trừ Đại Đô đốc Nguyễn Công Thái theo hàng Nam triều khi Thái Đức Hoàng Đế còn sống, tám vị Đại Đô đốc còn lại đều theo Tây Sơn cho đến khi Thái tử Nguyễn Văn Bảo nổi dậy chống lại Cảnh Thịnh. Trong vụ biến này Đại Đô đốc Đoàn Văn Cát cùng Đô đốc Nguyễn Văn Thiệu theo phò Nguyễn Văn Bảo, các vị Đại Đô đốc khác vâng theo Tây Sơn, sau đó khuông phò Cảnh Thịnh. Cho đến khi thành Hoàng Đế bị bao vây, Đô đốc Lê Chất ra hàng Nam triều và được trọng dụng, các tướng lĩnh cũ của Thái Đức hận Cảnh Thịnh theo về hàng Nguyễn Phúc Ánh, trong đó có các Đại Đô đốc Võ Đình Giai,Nguyễn Văn Điểm. Đến khi thành Hoàng Đế bị hạ, các tướng Tây Sơn ra hàng khá đông, trong đó có các Đại Đô đốc Nguyễn Văn Toàn sau được giao chức Lưu thủ Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Thuật, Trương Văn Luân, Trần Văn Khương. Riêng Đại Đô đốc Lê Văn Hưng trốn về Phú Xuân, tiếp tục theo Tây Sơn. Đại Nam Thực Lục viết: "Đại đô đốc giặc là Lê Chất hàng. Chất người huyện Phù Ly, Bình Định, là thuộc tướng của Tư lệ giặc Lê Trung, từ khi Trung bị giết, Chất sợ vạ tới mình, ngầm vào Quy Nhơn theo Đại tổng quản Lê Văn Thanh. Thanh vốn trọng tài của Chất, giữ ở dưới màn. Đến bấy giờ đem 200 người bộ thuộc đến quân Võ Tánh đầu hàng. (Mùa xuân năm Đinh tỵ, Phó tướng Tiên phong Nguyễn Văn Tánh đóng giữ Diên Khánh, Chất sai người đưa thư cho Tánh xin làm nội ứng, rồi việc không thành, tới nay thế cùng xin hàng). Chất là người rất thiện chiến ở trong đảng giặc. Vua đã từng nghe tiếng, đặc biệt vỗ về để dùng, sai theo Võ Tánh điều khiển. Từ đó tướng giặc là bọn đại Đô đốc Võ Đình Giai, Nguyễn Văn Điểm, đô đốc Lê Văn Niệm, Hồ Văn Viện, Trần Văn Lân, đô úy Mai Gia Cương, Nguyễn Văn Trí, nối nhau đến hàng, không kể xiết được. Vua đều sai chiêu tập quân cũ để theo đi đánh giặc." (ĐNTL-Tập 1, tr 395-396). Nam triều dùng hàng quân Ngự lâm của Thái Đức cũ lập ra dinh quân Ngự Lâm gồm Ngũ đồn (5 đồn), lấy các tướng tâm phúc và hàng tướng Tây Sơn quản lĩnh. Đại Đô đốc Nguyễn Văn Điểm được trao chức Phó Thống chế Hữu đồn Ngự Lâm, Thống chế Hữu đồn là Từ Văn Chiêu cũng là một tướng lĩnh Tây Sơn ra hàng trước đây. "Lấy Khâm sai phó tướng tổng nhung cai đội Phan Tiến Hoàng làm Đô thống chế Trung đồn quân Ngự lâm, Thuộc nội vệ úy vệ Võ uy Trung đồn quân Thần sách là Huỳnh Công Thanh làm Thống chế, hàng tướng là Đại Đô đốc Đoàn Văn Cát làm Đô thống chế Tiền đồn, Đô đốc Lê Văn Niệm làm Thống chế, Đại Đô đốc Lê Chất làm Đô thống chế Tả đồn, Đại Đô đốc Võ Đình Nhai làm Thống chế, Khâm sai thuộc nội cai cơ vệ úy vệ Dương võ Tả đồn quân Thần sách là Từ Văn Chiêu làm thống chế Hữu đồn, Đại đô đốc Nguyễn Văn Điểm làm Phó thống chế, Khâm sai thuộc nội cai cơ vệ úy vệ Diệu võ Tả đồn quân Thần sách làm Thống chế Hậu đồn, Đô đốc Hồ Văn Viện làm Phó thống chế. ". Từ Văn Chiêu và Nguyễn Văn Điểm được Nam triều sai phái đem đi đánh lại quân Tây Sơn. "Sai Thống chế Hữu đồn quân Ngự lâm là Từ Văn Chiêu và Phó thống chế Nguyễn Văn Điểm đem quân bản đồn vượt núi Cù Mông đánh giặc. Binh bộ Nguyễn Đức Thiện tham biện việc quân.". Thiếu phó Trần Quang Diệu chiêu an, hai tướng đem quân quay trở lại với Tây Sơn. "Mùa thu tháng 7, hàng tướng là Thống chế Hữu đồn quân Ngự lâm Từ Văn Chiêu làm phản. Chiêu trước là tướng của giặc, nhân việc tư thông với vợ lẽ của Nguyễn Văn Nhạc, sợ tội trốn đi, lẻn vào Gia Định theo ta, đã được nhiều lần cất nhắc. Đến đây thầm ôm chí khác, bèn cùng Phó thống chế Nguyễn Văn Điểm đem 500 quân đồn theo giặc.".(ĐNTL-Tập 1, tr 427). Sau khi hạ được thành Quy Nhơn, các tướng Tây Sơn đem quân trở ra Bắc Hà để cứu vãn cục diện, dọc đường đi Đại Đô đốc Nguyễn Văn Điểm cùng các tướng lĩnh bị bắt, sau đấy bị xử tử trong lễ Hiến phù. Nhận định. Khác với các Đại Đô đốc Võ Đình Giai, Đoàn Văn Cát nặng mối thâm thù với các tướng Phú Xuân, Đại Đô đốc Nguyễn Văn Điểm ôn hòa hơn. Ông cũng khác với trường hợp Từ Văn Chiêu hai lần hàng Nam triều, hai lần quay về với Tây Sơn. Nguyễn Phúc Ánh cũng phải liệt ông vào một trong những tướng lĩnh trung thành với Tây Sơn như Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Hồ Văn Tự, Nguyễn Văn Khôn. Cũng như nhiều tướng lĩnh khác, quê quán, gốc gác và quá trình theo Tây Sơn thời kỳ đầu của ông chưa rõ. Tồn nghi. Đại Đô đốc Trương Văn Luân: họ với Thiếu bảo Trương Văn Đa Đại Đô đốc Trần Văn Khương: họ ngoại với Thái Đức, họ của Thái hậu Trần Thị Huệ Đại Đô đốc Nguyễn Văn Toàn: họ với Thái Đức Đại Đô đốc Lê Văn Hưng: chưa rõ là Thái úy Lê Văn Hưng hay là 1 tướng Lê Văn Hưng khác. Kết cục các vị Đại Đô đốc. Võ Đình Giai: bị quân Tây Sơn dưới quyền Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng giết trong quá trình vây thành Bình Định (khi ấy do Võ Tánh tử thủ). Đoàn Văn Cát: tử trận trong lúc giao chiến với quân Tây Sơn. Nguyễn Văn Toàn được trọng dụng làm Lưu thủ Quảng Ngãi. Nguyễn Công Thái được trọng dụng thăng đến chức Phó tướng Tả quân. Nguyễn Văn Thuật, Trương Văn Luân, Trần Văn Khương được lưu dụng, quản lĩnh quân ngũ. Lê Văn Hưng và Nguyễn Văn Điểm bị xử tử trong lể Hiến Phù.
1
null
Bất Chu Sơn (chữ Hán: 不周山) là dãy núi trong truyền thuyết của Trung Quốc. Theo căn cứ tài liệu huyền sử ghi chép cho rằng Bất Chu Sơn là dãy núi của Côn Lôn phía tây. Đường vào núi Bất Chu chỉ mở ra vào lúc trăng tròn hằng tháng. Núi Bất Chu gắn liền với thần thoại Cung Công sau khi thất bại trước Chúc Dung đã đâm đầu vào, làm vỡ núi vốn là cột chống trời phía Tây. Nữ Oa phải dùng đá ngũ sắc để lắp lại vết nức đổ trời sinh ra từ cú húc của Cung Công.
1
null
Weisse Elster hay Elster Trắng (, ) là một con sông dài tại Trung Âu, là chi lưu hữu ngạn của Saale. Đầu nguồn của sông nằm tại phần cực tây của Cộng hòa Séc, gần Aš. Sau vài kilômét, sông chảy vào phía đông Đức. Tại Đức, sông chảy qua các bang Sachsen, Thüringen và Sachsen-Anhalt. Mặc dù "Elster" trong tiếng Đức có nghĩa là "chim ác là", nguồn gốc tên gọi của con sông này không có liên hệ gì đến chim. Nó là một từ gốc Slav: "alstrawa" = vội vàng. Elster Trắng không bao giờ gặp Elster Đen (Schwarze Elster), là sông chảy từ Lusatia và đổ vào sông Elbe. Các con sông được đặt tên là "trắng" và "đen" để phân biệt. Elster Trắng chảy qua các thành phố Plauen, Greiz, Gera, Zeitz, Pegau và Leipzig. Nó đổ vào Saale tại Halle. Trong lịch sử Các cuộc chiến tranh của Napoléon, sông là nơi mà Józef Antoni Poniatowski đã chết vào năm 1813. Elster đã trở thành con sông bất hạnh với quân Pháp khi họ triệt thoái khỏi Leipzig vào tháng 10 năm 1813.
1
null
Thymallus arcticus là một loài cá nước ngọt trong họ Cá hồi. Loài này có 5 phân loài có nguồn gốc ở các vùng sinh thái Tân bắc giới và Cổ bắc giới. "T. arcticus" phổ biến rộng rãi trên toàn hệ thống nước Bắc Cực và Thái Bình Dương ở Canada, Alaska và Siberia, cũng như hệ thống nước trên sông Missouri ở Montana. Tại tiểu bang Arizona, một quần thể du nhập được tìm thấy trong Thung lũng hồ chứa nước Lee và trong các hồ ở dãy núi sông White. Chúng cũng được thả ở hồ Toppings.
1
null
Động Gorham là một hang động mực nước biển tự nhiên ở Gibraltar, Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Mặc dù không phải là một động biển nhưng nó thường bị nhầm lẫn là một. Đây được coi là một trong số những nơi cư trú cuối cùng được biết đến của người Neanderthal ở châu Âu. Tên của hang động này cũng được dùng để đặt cho quần thể hang động Gorham, một sự kết hợp của bốn hang động tạo thành một Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Gibranltar. Các hang động khác là một phần của quần thể này là động Vanguard, Hyaena và Bennett. Nó nằm ở bãi biển Governor, trên mặt phía đông nam của Đá Gibraltar. Khi lần đầu tiên có người sinh sống khoảng 55.000 năm trước, nó nằm cách bờ biển khoảng 5 kilômét, nhưng do mực nước biển thay đổi, ngày nay nó chỉ cách Địa Trung Hải vài mét. Khám phá. Hang động được đặt theo tên của thuyền trưởng A. Gorham thuộc tiểu đoàn Súng hỏa mai Hoàng gia Munster số 2, người đã phát hiện ra nó vào năm 1907 khi mở một vết nứt ở mặt sau của một hang động biển. Gorham viết tên của mình và ngày khám phá của ông bằng muội đèn lên trên tường của hang động và từ đó nó đã mang tên của ông. Sau phát hiện này, có vẻ như các hang động đã bị lãng quên, ít nhất và chính thức ở mức nhà hang động học và sử học người Gibraltar George Palao đọc được dòng chữ trên tường động "J. J. Davies 1943". Mô tả. Đây là một hang động đá vôi được hình thành từ kỷ Jura. Tổng chiều dài của hang động này là khoảng 100 mét và ở lối vào nó có chiều cao khoảng 35 mét. Bên trong hang trở nên hẹp hơn và xoay quanh góc khoảng 90 độ. Từ lối vào của hang động nhìn ra biển Alboran. Có thể trong quá trình nghiên cứu sâu hơn, hang sẽ trở nên dài hơn.
1
null
Sebastian Lewis Shaw (sinh ngày 29 tháng 5 năm 1905 - mất ngày 23 tháng 12 năm 1994) là một diễn viên, đạo diễn, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch và nhà thơ Anh. Trong suốt sự nghiệp 65 năm của mình, Shaw đã diễn xuất trong hàng chục vở kịch và hơn 40 phim và truyền hình. Shaw sinh ra và lớn lên ở Holt, Norfolk và diễn xuất lần đầu tiên lúc lên 18 tuổi tại một nhà hát London. Shaw học diễn xuất tại trường Gresham và Học viện kịch nghệ hoàng gia. Mặc dù Shaw chủ yếu diễn trên sân khấu London, Shaw cũng đã diễn tại sân khấu Broadway lần đầu vào năm 1929, khi thủ vai một trong hai kẻ giết người trong "Rope's End". Shaw diễn xuất trong bộ phim đầu tiên của mình, "Caste", vào năm 1930 và bắt đầu nhanh chóng tạo tên tuổi trong lĩnh vực điện ảnh. Tuy nhiên, ông tự mô tả mình như là một "diễn viên rất tồi" lúc còn là thanh niên và nói rằng thành công của ông chủ yếu là do vẻ ngoài đẹp trai. Ông tuyên bố chỉ trưởng thành như một người diễn viên thực thụ chỉ sau khi rời quân ngũ từ Không quân Hoàng gia Anh trong thế chiến II. Shaw đặc biệt được công chúng biết đến với các vai diễn của mình trong các tác phẩm của William Shakespeare, được xem là táo bạo và đi trước thời đại. Năm 1966, ông gia nhập Công ty Royal Shakespeare, nơi ông hợp tác trong một thập kỷ và thực hiện một số vai diễn nổi tiếng nhất của mình. Ông cũng đã viết một số bài thơ và một cuốn tiểu thuyết, "The Christening", vào năm 1975. Ông cũng được biết đến với vai diễn ngắn ngủi nhưng quan trọng của mình trong "", phần gốc thứ ba trong loạt phim "Star Wars", trong đó ông đóng vai Darth Vader và vai ma của Anakin Skywalker trong phiên bản gốc của bộ phim.
1
null
Lưu Tống Hậu Phế Đế (chữ Hán: 劉宋後廢帝; 463–477), tên húy là Lưu Dục (), tên tự Đức Dung (德融), pháp danh Huệ Chấn (慧震), là một hoàng đế của triều đại Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ là một cậu bé, song đã thể hiện thói hung bạo và độc đoán, và đến năm 477 ông đã bị tướng Tiêu Đạo Thành sát hại. Tiêu Đạo Thành sau đó lập một người em trai của Tiền Phế Đế là Lưu Chuẩn làm hoàng đế, song đã đoạt lấy ngai vàng vào năm 479, chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề. Bối cảnh. Lưu Dục sinh năm 463, khi đó cha của ông Lưu Úc đang mang tước hiệu Tương Đông vương dưới quyền trị vì của bá phụ (của Lưu Dục) Hiếu Vũ Đế. Lưu Dục là con trai cả của Tương Đông vương, và mẹ của ông là một thê thiếp tên Trần Diệu Đăng. (Tương Đông Vương ban đầu không sủng ái Trần thị và đã lại đem bà trao cho một đại thần tứ cấp tên là Lý Đạo Nhi (李道兒) và sau đó lại đưa bà về, và do đó có tin đồn cho rằng cha đẻ của ông là Lý Đạo Nhi chứ không phải Lưu Úc.) Tên tự Huệ Chấn của ông được lấy từ "Kinh Dịch", là sách được Tương Đông vương sử dụng nhiều để bói toán. Tương Đông vương trở thành hoàng đế (tức Minh Đế) sau vụ Tiền Phế Đế (con trai Hiếu Vũ Đế) bị ám sát vào năm 465, sau đó, Minh Đế đã lập Lưu Dục làm thái tử vào năm 466. Khi Thái tử lớn hơn, ông được coi là một đứa trẻ hiếu động quá mức và thích thực hiện những thứ nguy hiểm, chẳng hạn như leo kỳ cán. Lưu Dục thường thay đổi tâm tính và rất bốc đồng, đến nỗi các hầu cận của ông đã không thể ngăn cản ông có những hành vi bạo lực. Minh Đế thường lệnh cho Trần quý nhân đánh Thái tử để trừng phạt. Năm 470, Minh Đế lập cung riêng cho Thái tử. Năm 472, Minh Đế qua đời, và Thái tử Dục lên ngôi lúc mới chín tuổi, tức Hậu Phế Đế. Hậu Phế Đế phong cho chính thất của phụ hoàng, tức Hoàng hậu Vương Trinh Phong (王貞風), làm hoàng thái hậu, còn Trần quý phi được phong làm "hoàng thái phi." Trị vì. Sau khi Hậu Phế Đế đăng cơ, triều đình về mặt chính danh nằm trong tay hai đại thần cấp cao mà Minh Đế đã ủy thác là Trữ Uyên (褚淵) và Viên Xán (袁粲). Tuy nhiên, các thân tín của Minh Đế do Nguyễn Điền Phu (阮佃夫) và Vương Đạo Long (王道隆) lãnh đạo, tiếp tục lớn mạnh sau hậu trường và có ảnh hưởng lớn, Trữ và Viên không thể hạn chế quyền lực của họ. Trữ và Viên ngay sau đó đã đưa thêm một họ hàng xa của Tiền Phế Đế là Lưu Bỉnh (劉秉) lên bậc ngang với họ để có thể tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng. Năm 473, mẹ của Viên Xán mất, và Viên đã rời khỏi triều đình để chịu tang ba năm. Chính quyền của Hậu Phế Đế gần như ngay lập tức đã phải đối phó với hoàng thúc duy nhất còn sống là Quế Dương vương Lưu Hưu Phạm (劉休範), ông ta đồng thời cũng là thứ sử của Giang Châu (江州, nay là Giang Tây và Phúc Kiến). Lưu Hưu Phạm không hài lòng vì mình chỉ được phong làm tư không thị trung rồi thái úy. (Do lo sợ các huynh đệ sẽ lên ngôi sau khi mình qua đời, Minh Đế đã giết chết tất cả các họ vào năm 471, Lưu Hưu Phạm thoát nạn vì Minh Đế coi ông ta là một người bất tài.) Đến mùa hè năm 474, Lưu Hưu Phạm tuyên bố nổi loạn, vu cáo Vương Đạo Long và một thuộc hạ khác của Minh Đế là Dương Vận Trường (楊運長) là chủ mưu trong cái chết của Kiến An vương Lưu Hưu Nhân (劉休仁) và Ba Lăng vương Lưu Hưu Nhược (劉休若). Rút lấy bài học từ cuộc nổi loạn thất bại trước đó vì tiến quân quá chậm, Lưu Hưu Phạm đã hạ lệnh cho quân của mình tiến về kinh thành Kiến Khang nhanh nhất có thể, và quân của Lưu Hưu Phạm đã chỉ mất năm ngày để đến kinh thành. Tướng Tiêu Đạo Thành đã tình nguyện đối mặt với quân của Lưu Hưu Phạm, và mặc dù quân của Lưu Hưu Phạm ban đầu đã chiếm ưu thế trước quân của Tiêu, song các trận chiến không phân thắng bại. Trong khi đó, các thuộc hạ của Tiêu Đạo Thành là Hoàng Hồi (黃回) và Trương Kính Nhi (張敬兒) đã đề xuất một âm mưu, theo đó thì họ sẽ giả vờ đầu hàng Lưu Hưu Phạm và sau đó ám sát ông ta, và Tiêu đã đồng ý. Đúng như kế hoạch, Hoàng và Trương sau đó đã vờ hàng Lưu Hưu Phạm và nắm lấy cơ hội để giết chết ông ta. Tuy nhiên, quân của Lưu Hưu Phạm đã không biết chuyện Lưu Hưu Phạm đã chết và họ lúc đầu vẫn tiếp tục chiến đấu. Một tướng của Lưu Hưu Phạm tên là Đinh Văn Hào (丁文豪) ngay sau đó đã giao chiến và đánh bại quân của Vương Đạo Long và Lưu Miễn (劉勔), và giết chết được hai tướng này, sau đó bao vây hoàng cung. Tuy nhiên, cuối cùng thì quân của Đinh đã biết về việc Lưu Hưu Phạm đã chết, và bắt đầu tự sụp đổ. Tiêu và Viên (đã trở lại triều đình do tình trạng nguy cấp) sau đó đã đánh bại đám quân còn lại của Lưu Hưu Phạm, kết thúc cuộc nổi loạn. Sau chiến thắng, Tiêu Đạo Thành được thăng chức, trở thành một trong những người ra các quyết định cùng với Viên, Trữ và Lưu Bỉnh. Trong khi đó, Hậu Phế Đế đã bắt đầu trở nên loạn trí và thiếu đạo đức. Thần dân quay sang kỳ vọng vào người anh họ của ông là Kiến Bình vương Lưu Cảnh Tố (劉景素), là một người đã trưởng thành và được coi là có tình ân cần và hào phóng. Nhiều quan võ hy vọng tham gia một cuộc nổi loạn của Lưu Cảnh Tổ. Trong khi đó, hai người muốn nắm giữ quyền lực là Dương Vận Trường và Nguyễn Điền Phu thì muốn loại bỏ mối đe dọa tiềm năng này. Năm 475, họ vu cáo rằng Lưu Cảnh Tố âm mưu phản loạn và cho bắt giữ ông ta, song đã bị Viên và Tiêu ngăn chặn. Tuy nhiên, đến mùa hè năm 476, một trong số các quan võ hy vọng Lưu Cảnh Tố nổi loạn đã đến đại bản doanh của Lưu Cảnh Tố tại Kinh Khẩu (京口, nay thuộc Trấn Giang, Giang Tô), nói dối Lưu Cảnh Tố rằng Kiến Khang đang xáo trộn và Lưu Cảnh Tố cần nhanh chóng tiến về Kiến Khang và đoạt lấy ngai vàng. Do đó, Lưu Cảnh Tố đã bắt đầu cuộc nổi loạn của mình, song quân của ông ta thiếu các tướng giỏi. Trong lúc đó, Tiêu đã cử Hoàng Hồi đi đánh Lưu Cảnh Tố, Hoàng Hồi mặc dù trong lòng thông cảm với Lưu Cảnh Tố song không dám quay sang tấn công Tiêu vì các thuộc hạ của ông ta đều là thân tín của Tiêu. Hoàng Hồi sau đó đánh bại quân phiến loạn, Lưu Cảnh Tố bị bắt và bị giết chết. Năm 477, danh tiếng của Hậu Phế Đế lại một lần nữa bị khinh thường xen lẫn lo sợ, lúc này Vương Thái hậu và Trần Thái phi đã hoàn toàn mất kiểm soát đối với ông, và ông làm tất cả mọi thứ mà mình thích. Các cận vệ sẽ đi cùng ông, và họ sẽ sát hại những người hay động vật và mà họ bắt gặp, thường là theo các cách tàn nhẫn. Hậu Phế Đế sẽ đích thân cắt chém các nạn nhân, và nếu ông không giết người vào một ngày nhất định, ông sẽ chản nản cả ngày. Do Hậu Phế Đế dời và nhập cung bất kể ngày hay đêm, lính canh hoàng cung không dám khóa cổng thành. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức ngay cả Nguyễn, là người muốn giữ Hậu Phế Đế tiếp tục nắm quyền, đã chuyển sang lập mưu nhằm lật đổ ông, song đã bị phát hiện và bị hành quyết. Khi Hậu Phế Đế nhận được báo cáo rằng các quan Đỗ Ấu Văn (杜幼文), Thẩm Bột (沈勃), và Tôn Siêu Chi (孫超之) là một phần trong âm mưu của Nguyễn, ông đã dẫn cận binh của mình và đích thân hành hình ba người này cùng gia đình của họ, cắt các thi thể thành nhiều mảnh, thậm chí là cả trẻ em. Vào một ngày đặc biệt, Hậu Phế Đế đã tấn công đại bản doanh của Tiêu Đạo Thành và trông thấy Tiêu đang ngủ lõa thể. Hậu Phế Đế thích thú với cái bụng lớn của Tiêu, và ông đã đánh thức Tiêu dậy, ngắm một mục tiêu trên bụng của Tiêu và chuẩn bị sẵn sàng dùng mũi tên để bắn. Tiêu đã cầu xin tha mạng, và một hầu cận của Hậu Phế Đế là Vương Thiên Ân (王天恩) đã chỉ ra rằng nếu ông giết chết Tiêu bằng một mũi tên, ông sẽ mất một mục tiêu tuyệt vời là bụng của Tiêu. Theo đề xuất của Vương, Hậu Phế Đế đã bắn Tiêu bằng một mũi tên đầu tròn làm bằng xương và hài lòng khi ông đã có thể bắn thành công vào mục tiêu là rốn của Tiêu. Sau sự việc này, Tiêu trở nên sợ hãi và đã ban đầu thảo luận với Viên và Trữ về khả năng phế truất Hậu Phế Đế, song không thể lôi kéo được họ tham gia vào kế hoạch của mình. Thay vào đó, ông lên kế hoạch một cách độc lập với một số cộng sự của mình, và ông cũng đạt được thỏa thuận với một số hầu cận của Hậu Phế Đế. Vào đêm Thất Tịch năm 477, một hầu cận của Hậu Phế Đế là Dương Ngọc Phu (楊玉夫), là người trước đó bị Hậu Phế Đế đe dọa giết, đã cắt thủ cấp của Hậu Phế Đế khi ông đang ngủ, và đưa thủ cấp đến cho Tiêu thông qua thuộc cấp của Tiêu tên là Vương Kính Tắc (王敬則). Ngay lập tức, Tiêu tiến vào hoàng cung với thủ cấp của hoàng đế, các cận binh hoàng cung quá khiếp sợ khi hay tin về cái chết của ông. Tiêu sau đó đã ban hành một chiếu chỉ có tên của Vương Thái hậu nhằm hợp pháp hóa vụ ám sát và giáng thụy hiệu của Hậu Phế Đế thành "Thương Ngô vương", trong khi lập người em trai Hậu Phế Đế là An Thành vương Lưu Chuẩn làm hoàng đế (tức Thuận Đế).
1
null
Quốc lộ 43 là con đường giao thông đường bộ cấp quốc gia, nằm trong địa phận tỉnh Sơn La. Lộ trình. Quốc lộ 43 có chiều dài 105 km. Điểm đầu tại ngã ba Gia Phù, giao cắt với Quốc lộ 37. Giao với Quốc lộ 6 tại Thị trấn Mộc Châu. Giao với phà Vạn Yên qua Sông Đà. Điểm cuối tại cửa khẩu Pa Háng (Còn gọi là cửa khẩu Lóng Sập) tại biên giới Việt - Lào.
1
null
Quốc lộ 40 là quốc lộ nằm trong tỉnh Kon Tum. Lộ trình. Quốc lộ 40 có dài 20 km. Điểm đầu là tại Plei Cần, giao cắt với Quốc lộ 14 và Quốc lộ 14C. Điểm cuối là ngã ba Đông Dương tại cửa khẩu Bờ Y trên biên giới Việt-Lào. Quốc lộ 40 nối Quốc lộ 11 của Lào.
1
null
Muội than (hay muội đèn) là một loại vật liệu được tạo ra bởi quá trình đốt cháy không hoàn toàn các sản phẩm dầu nặng như nhựa của quá trình FCC (cracking xúc tác chất lỏng), nhựa than đá, nhựa cracking êtilen, và một số lượng nhỏ từ dầu thực vật. Muội than là một dạng cácbon vô định hình có tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích lớn, mặc dù tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích của nó là thấp so với của than hoạt tính. Muội than được sử dụng như một chất màu và chất gia cường trong cao su và các sản phẩm nhựa. Nó không giống với bồ hóng ở tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích cao hơn nhiều và hàm lượng PAH (hydrocarbon thơm đa vòng) thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên, muội than được sử dụng rộng rãi như một hợp chất mẫu cho bồ hóng diesel cho các thí nghiệm oxy hóa diesel. Muội than chủ yếu được sử dụng làm chất độn gia cố trong lốp xe và các sản phẩm cao su khác. Trong nhựa, sơn và mực, muội than được sử dụng làm chất màu. Đánh giá của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) hiện nay là: "Muội than gây ung thư cho con người (Nhóm 2B)". Tiếp xúc ngắn hạn với nồng độ cao của bụi Muội than có thể gây khó chịu cho đường hô hấp trên thông qua kích ứng cơ học. Sử dụng phổ biến. Việc sử dụng phổ biến nhất (70%) của muội than là làm chất màu và giai đoạn gia cường trong lốp xe ô tô. Muội than cũng giúp dẫn nhiệt ra khỏi khu vực lốp và ta lông của lốp, làm giảm thiệt hại nhiệt và tăng tuổi thọ lốp xe. Muội than cũng được sử dụng trong một số vật liệu hấp thụ tia radar, máy photocopy và mực máy in laser. Tổng sản lượng muội than toàn cầu khoảng 8.100.000 tấn (8.900.000 tấn ngắn) vào năm 2006. Khoảng 20% ​​sản lượng muội than trên thế giới được sử dụng cho dây cu roa, ống nhựa và cao su, và các sản phẩm cao su khác không phải là lốp xe. Phần còn lại chủ yếu được sử dụng làm chất tạo màu trong mực in, sơn và nhựa. Ví dụ, nó được thêm vào polypropylene bởi vì nó hấp thụ tia cực tím, nếu không tia cực tím làm cho vật liệu để làm xuống cấp. Muội than có nguồn gốc dầu thực vật được sử dụng như làm phẩm màu thực phẩm, ở châu Âu được gọi là chất phụ gia E152. Nó được chấp thuận cho phép sử dụng làm chất phụ gia 153 (muội than hoặc các bon thực vật) tại Úc và New Zealand nhưng đã bị cấm ở Hoa Kỳ. Chất màu. Muội than (Color Index International, PBK-7) là tên của một loại bột màu đen thông thường, được sản xuất theo truyền thống từ các vật liệu hữu cơ như gỗ hoặc xương. Nó xuất hiện màu đen vì nó phản xạ rất ít ánh sáng trong phần nhìn thấy của quang phổ, với một suất phản chiếu gần bằng không. Các albedo thực tế khác nhau tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu và phương pháp sản xuất. Nó được biết đến bởi một loạt các tên, mỗi tên phản ánh một phương pháp truyền thống để sản xuất muội than: Tất cả các loại muội than này được sử dụng rộng rãi như các màu sơn kể từ thời tiền sử. Rembrandt, Vermeer, Van Dyck, và gần đây, Cézanne, Picasso và Manet sử dụng các sắc tố màu muội than trong tranh của họ. Một ví dụ điển hình là " Âm nhạc trong Tuileries " của Manet, trong đó váy đen và mũ của nam giới được sơn màu đen ngà. Các phương pháp mới hơn để sản xuất muội than đã thay thế phần lớn các nguồn truyền thống này. Đối với mục đích thủ công, muội than được sản xuất bằng bất kỳ phương tiện nào vẫn còn phổ biến. An toàn. Gây ung thư. Muội than được coi là "có thể gây ung thư cho người" và được phân loại là chất gây ung thư Nhóm 2B vì có đầy đủ bằng chứng trên động vật thí nghiệm và các bằng chứng không đầy đủ trong các nghiên cứu dịch tễ học ở người. Bằng chứng về khả năng gây ung thư trong các nghiên cứu trên động vật đến từ hai nghiên cứu hít phải và hai nghiên cứu thấm nhuần ở chuột, cho thấy tỷ lệ ung thư phổi tăng cao đáng kể ở động vật bị phơi nhiễm. Một nghiên cứu hít phải trên chuột không cho thấy tỷ lệ ung thư phổi tăng cao đáng kể ở động vật bị phơi nhiễm. Dữ liệu dịch tễ học xuất phát từ ba nghiên cứu đoàn hệ của công nhân sản xuất muội than. Hai nghiên cứu, từ Vương quốc Anh và Đức, với hơn 1.000 công nhân trong mỗi nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong cao do ung thư phổi. Một nghiên cứu thứ ba với hơn 5.000 công nhân muội than ở Hoa Kỳ đã không cho thấy tỷ lệ tử vong cao. Những phát hiện mới hơn về tỷ lệ tử vong do ung thư phổi gia tăng trong một bản cập nhật từ nghiên cứu của Vương quốc Anh cho thấy rằng muội than có thể là một chất gây ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây và rộng hơn từ Đức đã không xác nhận giả thuyết này. An toàn lao động. Có những hướng dẫn nghiêm ngặt có sẵn và tại chỗ để đảm bảo nhân viên sản xuất muội than không có nguy cơ hít phải liều carbon không an toàn ở dạng thô. Thiết bị bảo vệ cá nhân hô hấp được khuyến nghị dùng để bảo vệ người lao động khỏi hít phải khói muội than. Loại bảo vệ hô hấp được đề nghị thay đổi tùy thuộc vào nồng độ muội than được sử dụng. Mọi người có thể tiếp xúc với muội than tại nơi làm việc bằng cách hít vào và tiếp xúc với da hoặc mắt. Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) đã đặt giới hạn pháp lý (giới hạn phơi nhiễm cho phép) đối với phơi nhiễm muội than tại nơi làm việc ở mức 3,5 mg / m 3 trong một ngày làm việc 8 giờ. Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia (NIOSH) đã đặt giới hạn phơi nhiễm khuyến nghị (REL) là 3,5 mg / m 3 trong một ngày làm việc 8 giờ. Ở cấp độ 1750  mg / m 3, muội than ngay lập tức nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe.
1
null
Sir Edmund Trelawny Backhouse, Nam tước thứ 2 (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1873 - mất vào tháng 01 năm 1944) là một học giả và Nam tước quý tộc người Anh. Những nghiên cứu của ông đã từng gây tiếng vang và có ảnh hưởng lớn tới cách nhìn của người phương Tây đối với Trung Quốc cuối thế kỷ 19. Sau khi ông mất, nhiều nguồn tư liệu trong các tác phẩm của ông đã bị phát hiện là giả mạo hoặc không thể xác thực. Nhà nghiên cứu tiểu sử của ông, Hugh Trevor-Roper, đã miêu tả Backhouse như một người "tự phụ khó ai sánh kịp". Derek Sanhaus của nhà xuất bản Earnshaw Books, biên tập viên các hồi ký của Backhaus, thì cho rằng Trevor-Roper vốn không hài lòng với xu hướng đồng tính nam của ông và một số khảo luận của ông ít nhiều vẫn có giá trị học thuật. Cuộc đời. Edmund Backhouse sinh ra tại Darlington, quận Durham, Anh quốc, trong gia tộc Quaker. Ông có nhiều người họ hàng là thầy tu và học giả. Backhouse đã từng theo học ở trường trung học Winchester và trường trung học Merton tại Oxford. Năm 1894, ông trải qua một cuộc khủng hoảng tâm lý. Dù đã trở lại trường một năm sau đó, Backhouse đã không hoàn tất bằng đại học của mình mà đã rời nước Anh để chạy trốn một khoản nợ khổng lồ thời sinh viên. Năm 1899 ông đến Bắc Kinh, được George Ernest Morrison, một ký giả của báo The Times, nhờ phiên dịch một số tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc hoặc ngược lại. Nhờ thông thạo cả tiếng Hán, tiếng Mãn và cả tiếng Mông Cổ, Edmund đã được George giới thiệu vào làm công tác dịch thuật cho The Times và Bộ Ngoại giao Anh quốc đặt tại Bắc Kinh. Ngoài Hán học, Edmund còn học thêm tiếng Nga và tiếng Nhật. Edmund có mối quan hệ gần gũi với tầng lớp cao trong xã hội triều Thanh lúc bấy giờ. Vì vậy, ông còn làm việc cho nhiều công ty và cá nhân, giúp họ tìm kiếm những hợp đồng làm ăn với triều đình. Tuy nhiên không có bản hợp đồng thành công nào được ghi nhận. Năm 1910, ông cộng tác với J.O.P. Bland, ký giả báo The Times viết cuốn "China under the Empress Dowager" (""Trung Hoa dưới sự thống trị của Thái hậu"). "Ít lâu sau ông lại cùng J.O.P. Bland viết tác phẩm thứ 2 là "Hồi ức về Cung đình Bắc Kinh". Hai cuốn sách đã nổi tiếng toàn thế giới vì đã lần đầu tiên miêu tả Từ Hi Thái hậu, người thống trị triều đình cuối cùng của Trung Quốc, như một nữ hoàng tàn ác và dâm dật. Tuy nhiên, nhiều tư liệu trong cuốn sách sau đó đã được chứng minh là giả mạo. Từ năm 1913, Backhouse bắt đầu quyên góp nhiều tư liệu bằng tiếng Hoa cho thư viện Bodleian với hy vọng sẽ được đặc cách trở thành giáo sư, tuy nhiên ông đã không thành công. Trong vòng mười năm từ 1913 tới 1923, Backhouse đã gửi tám tấn tư liệu tới thư viện. Nhiều tài liệu và bản thảo trong số này vẫn chưa được kiểm chứng về độ tin cậy. Tuy vậy, một vài trong số 17,000 văn vật do ông gửi đến thực sự có giá trị, chẳng hạn như sáu chương trong bộ Vĩnh Lạc đại điển có từ thời nhà Minh. Thư viện nhận xét món quà của Backhouse đã đóng góp lớn tới bộ sưu tập tài liệu về Trung Quốc của họ. Năm 1918 ông được thừa kế danh hiệu Nam tước từ cha mình, Sir Jonathan Backhouse. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã làm gián điệp cho chính phủ Anh, giúp họ thương lượng một bản hợp đồng vũ khí với Trung Quốc. Năm 1916, Backhouse tự xưng mình là người đại diện cho triều đình nhà Thanh và lừa nhà băng American Bank Note Company cùng với hãng đóng tàu John Brown & Company hai bản hợp đồng giả. Không công ty nào nhận được phản hồi chính thức từ triều đình. Khi họ cố gắng liên lạc với Backhouse thì ông đã rời khỏi Trung Quốc. Khi trở lại Bắc Kinh vào năm 1922, ông đã từ chối đề cập tới những bản hợp đồng này. Năm 1943, Edmund đã viết hai cuốn hồi ký "Những ngày trôi qua" và "Thái hậu và tôi" do được sự giúp đỡ của một người bạn là bác sĩ người Thụy Sĩ là R. Hoeppli. R. Hoeppli đã choáng ngợp trước những câu chuyện tình ái giật gân của Backhouse nên đã thuyết phục ông ghi chép chúng lại thành sách. Hai cuốn hồi ký này đã không được xuất bản cho tới năm 2011. Tháng 01 năm 1944, Edmund Backhouse qua đời tại Bắc Kinh ở tuổi 70. Khi Edmund qua đời, R. Hoeppli là người biên tập và viết lời cuối sách "Thái hậu và tôi". Edmund Backhouse là một người song tính luyến ái. Ngoài mối quan hệ khác giới, ông còn có xu hướng quan hệ đồng tính nam. Trước khi sang tới Trung Quốc và sống như một ẩn sĩ, Edmund tuyên bố ông đã có quan hệ đồng tính với những người nổi tiếng như Lord Rosebery, từng là Thủ tướng nước Anh, hay Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng Ireland. Những cáo buộc. Đã có vô số hoài nghi nhắm đến những cuốn sách của Edmund Backhouse. Trong đó có hai cáo buộc nghiêm trọng nhất. Một, phần lớn chi tiết trong cuốn sách "Trung Hoa dưới sự thống trị của thái hậu" được rút ra từ "nhật ký" của một quan lại trong triều đình tên Ching Shen. Backhouse cho biết ông tìm thấy cuốn nhật ký này khi đi lạc vào phủ của Ching Shen trong cuộc chiến loạn Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900. Nhiều học giả đã tó ý nghi hoặc sự chính thống của nguồn tư liệu này. Ngay cả J. L. Duyvendak, người đã ủng hộ cuốn sách vào năm 1924, cũng thay đổi lập trường vào năm 1940 sau khi nghiên cứu sâu hơn. Năm 1991, học giả Lỗ Hứa Minh đã xuất bản nhiều tài liệu để chứng minh cuốn nhật ký là giả mạo. Thứ hai, vào năm 1973 nhà sử học Hugh Trevor-Roper đã nhận được một bản thảo cuốn hồi ký của Backhouse, trong đó ông ta khoác lác về các mối quan hệ luyến ái với nhiều nhân vật nổi tiếng như thủ tướng Anh Lord Rosebery, nhà thơ Pháp Paul Verlaine, nhà văn Oscar Wilde, một công chúa của đế quốc Ottoman, và đặc biệt là Từ Hi thái hậu. Backhouse thậm chí còn tuyên bố mình đã gặp Leo Tolstoy và diễn xuất chung với nữ diễn viên người Pháp Sarah Bernhardt. Một số chi tiết trong hồi ký cường điệu và tục tĩu đến mức Trevor-Roper nhận xét nó chẳng khác một cuốn sách khiêu dâm. Ông thẳng thừng tuyên bố phần lớn cuốn hồi ký là sản phẩm từ trí tưởng tượng của Backhouse. Tuy nhiên, Derek Sandhaus - biên tập viên các hồi ký của Backhouse ở nhà xuất bản Earnshaw Books - cho rằng Trevor-Roper chỉ cảm thấy ghê tởm xu hướng đồng tính của Backhouse và cũng không hiểu biết nhiều về đời sống xã hội của người Trung Quốc bằng Backhouse. Mặc dù nhiều chi tiết trong hồi ký là sai sự thật, tuy nhiên vẫn có một số khác đáng ghi nhận hay nghiên cứu. Bên cạnh đó, Sanhaus cho rằng Backhouse có thể nói được cả tiếng Hoa, tiếng Mãn Châu, và tiếng Mông Cổ, đồng thời cũng hiểu rõ cuộc sống cũng như phong tục tập quán của người Hoa vốn xa lạ và khó chấp nhận đối với đại đa số người châu Âu. Robert Bickers, trong cuốn sách của mình mang tên "Dictionary of National Biography", đã gọi Backhouse là "một kẻ giả dối". Ông cho rằng dù cuốn sách có thể hé lộ một vài chi tiết về cuộc sống của giới đồng tính nam ở Bắc Kinh cuối thời nhà Thanh, hay có một vài sự thật lịch sử được đan cài khéo léo vào nội dung cuốn sách, nhưng nhìn chung không một lời nào trong bản hồi ký là đủ sức thuyết phục.
1
null
Nguyễn Năng An (3 tháng 5 năm 1931) quê quán Gia Phú - Gia Viễn - Ninh Bình, là một Tiến sĩ khoa học ngành Y Việt Nam. Chỗ ở hiện nay ở phố Hoàng Văn Thái - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. Quá trình công tác. Tiến sĩ khoa học Nguyễn Năng An là Trưởng bộ môn Dị ứng, Chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội. Trưởng khoa Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện Bạch Mai. Ủy viên Hội đồng Khoa học kỹ thuật Bộ Y tế. Giáo sư đầu ngành Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng. Được phong Giáo sư năm 1984. Đại biểu Quốc hội khóa X. Ủy viên Thường vụ Tổng hội Y Dược học Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Chủ tịch Hội Hen, Dị Ứng và Miễn dịch lâm sàng Việt Nam. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học kỹ thuật Hà Nội. Ủy viên thường vụ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội. Chủ tịch Hội Việt - Nga Hà Nội. Và là thành viên của nhiều hội chuyên ngành nước ngoài. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học Đại học Y Mátxcơva.
1
null
Nguyễn Hoàng Anh (sinh 1963) là một chính trị gia người Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Sự nghiệp. Tháng 01/2016, ông trên cương vị Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng được bầu là Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa XII.
1
null
Cao Lương Bằng (1945 – 2016) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiểu sử. Cao Lương Bằng sinh ngày 10 tháng 9 năm 1945, quê ở xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình bần nông, lớn lên trong những năm kháng chiến chống Pháp. Ông được kết nạp Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1967, chính thức năm 1968, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Binh nghiệp. Tháng 4 năm 1965 ông lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn 270, Quân khu 4. Đầu năm 1966 thì Trung đoàn được chuyển sang Quân khu Trị Thiên. Từ tháng 2 năm 1966 đến tháng 6 năm 1969 ông đã cùng đơn vị trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ, riêng cá nhân ông đã tham gia nhiều trận và trực tiếp tiêu diệt trên 200 tên địch, bắn rơi 2 máy bay trực thăng. Trải qua chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên, từ chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 47, Trung đoàn 270, ông dần trở thành Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Phó Đại đội trưởng rồi Đại đội trưởng Đại đội 1 Tiểu đoàn 47 vào tháng 8 năm 1969. Trong thời gian còn giữ chức vụ chiến sĩ, ông từng tham gia chiến đấu trong trận đánh ở Xuân Hải và làng Lại An vào tháng 4 năm 1966, có lúc chỉ dựa vào 3 người để chiến đấu chống lại quân địch đông hơn và cuối cùng giành thắng lợi. Năm 1969, ông được thăng Trung úy rồi Thượng úy, đảm nhiệm Phó Tiểu đoàn trưởng rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 47, được cử ra Bắc học tập trong trường sĩ quan quân sự. Ngày 22 tháng 12 năm 1969, ông được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Năm 1972, ông là Đại úy, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 271, đến năm 1973 được thăng hàm Thiếu tá, Trung đoàn trưởng Trung đoàn. Sau khi thống nhất đất nước, ông đi học văn hóa và đào tạo cán bộ cao cấp. Năm 1980 làm Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 326 thuộc Quân khu 2, sau chuyển sang Phó Sư đoàn trưởng rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn 342 thuộc Quân khu 4. Từ tháng 8 năm 1989, ông tham gia Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khoá XII, XIII, XIV, giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Quân khu 4. Tháng 12 năm 1994, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1997, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa X. Năm 1999, do vết thương cũ tái phát, ông bị đột quỵ và phải nghỉ chữa bệnh. Sau 17 năm chiến đấu với bệnh tật, ngày 11 tháng 2 năm 2016, ông qua đời tại nhà riêng thuộc Tổ dân phố 7, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
1
null
Nguyễn Hoài Bão (sinh 1944) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Lâm Đồng. Tên thường gọi: Nguyễn Hoài Bão Ngày sinh: 18/9/1944 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nơi làm việc: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Nơi ứng cử: Lâm Đồng Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng nhân dân: Không
1
null
Huỳnh Văn Be (sinh 1949) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X thuộc đoàn đại biểu Bến Tre, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông sinh ngày 10 tháng 11 năm 1949, quê quán tại xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày (nay là huyện Mỏ Cày Nam), tỉnh Bến Tre. Trước khi được bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, ông từng giữ các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre, hàm Đại tá.
1
null
Nguyễn Văn Bênh (sinh 1958) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Tây Ninh. Tên thường gọi: Nguyễn Văn Bênh Ngày sinh: 16/6/1958 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Gia Lộc, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh Trình độ chính trị: Cử nhân Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Nghề nghiệp, chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực UBMTTQ tỉnh Tây Ninh Nơi làm việc: UBMTTQ tỉnh Tây Ninh Nơi ứng cử: Tây Ninh Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Văn Bon (sinh 1941) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Bến Tre. Tên thường gọi: Nguyễn Văn Bon (Nguyễn Thanh Phương) Ngày sinh: 20/1/1941 Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre, Bến Tre Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre, Uỷ viên Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nơi làm việc: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre Nơi ứng cử: Bến Tre Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Nguyễn Thị Chắt (sinh 1947) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Bà thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Tên thường gọi: Nguyễn Thị Chắt Ngày sinh: 14/7/1947 Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Quê quán: Xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Tây Trình độ chuyên môn: Đại học Công đoàn Nghề nghiệp, chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Hà Tây, Uỷ viên Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nơi làm việc: Liên đoàn lao động tỉnh Hà Tây Nơi ứng cử: Hà Tây Đại biểu Quốc hội khoá: X Đại biểu chuyên trách: Không Đại biểu Hội đồng Nhân dân: Không
1
null
Lê Minh Châu (1944 – 2014) là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X. Ông thuộc đoàn đại biểu Đồng Tháp. Quê tại xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, Cử nhân Đại học Luật, Đại học Chính trị, nguyên Phó Bí thư tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh ủy từ tháng 3 năm 1998 đến tháng 8 năm 2000, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.
1
null