text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Toum là một món xốt tỏi được chế biến ở Liban, Syria, Levant và Ai Cập. Nó tương tự món aioli châu Âu. Món nước xốt này bao gồm tỏi, muối, dầu ô liu hoặc dầu thực vật và nước chanh được giã bằng cối và chày Có một số biến thể phổ biến ở nhiều làng, như Zgharta, nơi bạc hà được thêm vào, gọi là "Zeit và Toum".. Món xốt này được sử dụng làm nước chấm, đặc biệt là khoai tây chiên gà và bánh kẹp Liban, đặc biệt với thịt gà.
1
null
Chày cối là những dụng cụ dùng để giã nát một số thực phẩm và dược phẩm. Chày và cối thường được làm bằng đá hoặc gỗ cứng hoặc bằng sứ, sành. Chày hình gậy và nặng, đầu chày dùng để giã hoặc nghiền. Chất được nghiền được đổ vào cối và giã, nghiền hoặc trộn bằng chày. Chày cối được sử dụng để tách vỏ một số hạt ngũ cốc ra khỏi hạt, như giã lúa hoặc nếp thành gạo.
1
null
Trận rừng d'Elville từ ngày 14 tháng 7 cho đến ngày 3 tháng 9 năm 1916, là một cuộc giao chiến trong trận Somme thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trận đánh đã diễn ra giữa quân đội Đế quốc Đức với các lực lượng liên hợp của Anh Quốc và đế quốc Anh. Rừng d'Elville nằm về hướng đông bắc thị trấn Longueval ở"khu hành chính" Somme tại miền bắc nước Pháp. Sau hai tuần tàn sát kể từ khi Chiến dịch tấn công Somme bùng nổ, tình hình đã cho thấy rằng một cuộc đột phá chiến tuyến của cả phe Hiệp ước lẫn Đức là không thể thực hiện và chiến dịch tấn công của người Anh đã trở nên tập trung vào việc đánh chiếm những thị trấn nhỏ, rừng hay một điểm mốc nào đó đem lại cho hai bên lợi thế về mặt chiến thuật: từ đây họ sẽ khai pháo binh hoặc là phát động thêm những cuộc tấn công. Rừng d'Elville là một địa điểm như vậy, do đó nó có tầm quan trọng đối với các lực lượng Đức và Đồng minh. Như một phần của chiến dịch tấn công lớn đã khởi đầu vào ngày 4 tháng 7, Đại tướng Douglas Haig, Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Anh ("British Expeditionary Force") đã dự kiến củng cố sườn phải của quân đội ông, trong khi trung quân tiến chiếm rừng Bois des Fourcaux – khu vực cao hơn ở giữa chiến tuyến của ông. Và, rừng d'Elville là trận đánh để củng cố sườn phải của Haig. Trận đánh đã đạt được mục tiêu của mình và được xem là một thắng lợi chiến thuật của quân đội Đồng minh. Tuy nhiên, đây là một trong những cuộc chạm trán đẫm máu nhất trong Chiến dịch Somme, với thiệt hại nặng nề cho cả hai bên tham chiến. Chiến thắng chiến thuật tại rừng d'Elville cần phải được đối chiếu với những tổn thất mà quân Đồng minh phải hứng chịu cũng như sự thật là bước tiến của quân Anh về phía bắc chỉ đem lại cho họ những thắng lợi nhỏ nhoi vào cuối trận đánh. Trận đánh này đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Nam Phi, vì đây là trận đánh lớn đầu tiên có sự tham gia của Lữ đoàn Bộ binh số 1 của Nam Phi trên Mặt trận phía Tây. Tỷ lệ thiệt hại của lữ đoàn này là rất lớn, có thể so sánh với thiệt hại của các tiểu đoàn khối Hiệp ước trong ngày đầu tiên của chiến dịch Somme. Trên Mặt trận phía Tây, các đơn vị thường được xem là không còn khả năng tác chiến nếu thiệt hại của họ đã lên đến 30% và phải họ phải rút lui một khi hứng chịu mức độ thương vong này. Mặc dù bị tổn thất tới 80% binh lực, Lữ đoàn Nam Phi đã giữ được rừng Delville theo thượng lệnh. Cuộc chiến này đã được miêu tả là "...trận đánh đẫm máu nhất của địa ngục năm 1916.", và thanh danh của các lực lượng Nam Phi đã được lan truyền trên khắp đế quốc Anh sau trận đánh. Ngày nay, d'Elville là một khu rừng được bảo tồn, với những tàn tích có thể thấy được của các chiến hào trong chiến tranh, một viện bảo tàng và khu tưởng niệm ("Delville Wood Commonwealth War Graves Commission Cemetery") những người lính Nam Phi đã tử trận.
1
null
Ca sĩ và người viết bài hát người Mỹ Lady Gaga đã thu âm bài hát cho bảy album phòng thu và ba đĩa mở rộng (EP), đồng thời xuất hiện trong nhiều album của những nghệ sĩ khác. Sau khi rời khỏi Def Jam Recordings, Gaga trở thành người viết bài hát cho Sony/ATV Music Publishing, nơi Akon giúp cô ký một hợp đồng chung với Interscope Records và hãng thu âm riêng của anh, KonLive Distribution. Sau khi gia nhập Interscope, Gaga bắt đầu thực hiện album đầu tay "The Fame", ra mắt năm 2008. Album phát hành các đĩa đơn dẫn đầu bảng xếp hạng trên toàn cầu "Just Dance" và "Poker Face". Cô hợp tác với nhiều nhà sản xuất khác nhau, chủ yếu với RedOne, Fernando Garibay, Martin Kierszenbaum và Rob Fusari. Album mang ảnh hưởng từ nhạc pop thập niên 1980 và đề cập đến sự yêu thích danh vọng của Gaga cùng chủ đề về tình dục, tiền bạc và ma túy. Ban đầu dự định tái phát hành từ album đầu tay, một EP mang tên "The Fame Monster" (2009) được ra mắt với 8 bài hát mới. Các bài hát như "Speechless", "Alejandro" và "Bad Romance" đều do Gaga tự sáng tác. EP đề bật mặt tối của danh vọng, mô tả sự khác biệt giữ chúng với chủ đề âm dương. Album thứ hai của Gaga "Born This Way" phát hành năm 2011. Cô tái hợp với RedOne và Garibay, cùng nhiều cộng sự mới như DJ Snake, DJ White Shadow, Jeppe Laursen và Robert John "Mutt" Lange. Album đề cập đến các chủ đề như tình dục, tôn giáo, sự tự do, chủ nghĩa nữ quyền và tự lập. Lấy cảm hứng lớn từ synthpop và dance-pop, album còn thể hiện nhiều phong cách âm nhạc mới mẻ từ Gaga như rock điện tử và techno. Ca từ của "Americano" và "Scheiße" lần lượt mang tiếng Tây Ban Nha và Đức. Bài hát chủ đề của album trở thành nhà quán quân thứ 1000 trên "Billboard" Hot 100. Cô cũng xuất hiện trong đĩa đơn "3-Way (The Golden Rule)" của The Lonely Island cùng Justin Timberlake, được lưu hành thông qua album "The Wack Album". Album thứ ba của Gaga, "Artpop" ra mắt năm 2013, bao gồm các đĩa đơn "Applause" và "Do What U Want". Trong vai trò điều hành sản xuất, cô hợp tác với nhiều cộng tác viên như DJ White Shadow, RedOne, Zedd và Madeon. Được mô tả là "một bữa tiệc ăn mừng và một hành trình âm nhạc đầy chất thơ", album này đề cập đến các chủ đề về danh vọng, tình yêu, tình dục, chủ nghĩa nữa quyền và phản ứng đến sự săm soi của giới truyền thông. Vào năm 2014, Gaga và Tony Bennett phát hành album hợp tác mang tên "Cheek to Cheek", với thể loại jazz standards cùng các nhà soạn nhạc George Gershwin, Cole Porter, Jerome Kern và Irving Berlin. Album phòng thu thứ năm, "Joanne" có sự góp mặt của Mark Ronson trong vai trò giám đốc sản xuất, mang nhiều tính riêng tư và ảnh hưởng của gia đình, đi từ thể loại đồng quê, funk, pop, dance, rock, nhạc điện tử và folk. I Gaga còn thu âm nhiều bài hát nhạc phim, bao gồm "Til It Happens to You" từ "The Hunting Ground" và "Fashion" trong "Confessions of a Shopaholic".
1
null
Tống Văn công (chữ Hán: 宋文公, ?-589 TCN, trị vì 611 TCN-589 TCN), tên thật là Tử Bão Cách (子鮑革) hay Tử Bão (子鮑), là vị vua thứ 24 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Bão là con trai thứ của Tống Thành công, vua thứ 21 của nước Tống và là em của Tống Chiêu công, vị vua thứ 23 của nước Tống. Lên ngôi. Tử Bão đẹp trai, biết lễ nghĩa, kết giao với nhiều quý tộc và đại phu trong nước. Bà nội là Vương cơ thích ông, muốn thông dâm, tuy không được toại nguyện nhưng vẫn vì yêu ông mà bỏ tiền giúp việc phát lương thực cho dân nghèo và giao hảo với các quan lại trong nước nhằm làm tăng uy tín cho ông. Trong khi đó, vua anh Tống Chiêu công lại thiếu uy tín với nhân dân vì mải chơi bời. Năm 611 TCN, bà nội dụ Chiêu công đi săn để giết. Tống Chiêu công biết ý đồ của bà nội, nhưng vẫn đi săn và bị bà nội sai người giết chết. Tử Bão được lập lên làm vua, tức là Tống Văn công. Quan hệ với chư hầu. Năm 610 TCN, đại phu Tuân Lâm Phủ nước Tấn hội quân các nước Vệ, Trịnh, Tào, Trần cùng sang đánh nước Tống để hỏi về việc giết vua cướp ngôi. Sau khi Tống Văn công phân trần, quân chư hầu sau đó thừa nhận vua mới, rút quân về. Năm 608 TCN, Tống Văn công sợ em cùng mẹ là Tử Tu tranh quyền bèn giết Tu, sau đó lại giết một người cháu là con Tống Chiêu công. Con vua anh Tống Chiêu công kích động các chi tộc họ Vũ (chi quý tộc, dòng dõi Tống Vũ công) trong nước phế Văn công lập người khác, vì vậy ông sai họ Đái và họ Hoàn (dòng dõi quý tộc của Tống Đái công và Tống Hoàn công) đánh họ Vũ. Họ Vũ chạy sang nước Tào mượn quân đánh Tống nhưng cuối cùng thất bại. Tống Văn công ghét nước Tào, bèn điều quân sang đánh phá một trận. Năm 608 TCN, Sở Trang vương cùng Trịnh Mục công mang quân đánh nước Trần và nước Tống vì cớ hai nước dự hội thề với nước Tấn. Tướng Triệu Thuẫn nước Tấn mang quân đi cứu nước Trần, Tống. Sau khi giải vây, quân Sở và Trịnh rút lui. Tống Văn công lại cùng Trần Linh công hội binh với Tấn đánh Trịnh. Tướng Sở là Vỉ Giả cứu Trịnh, bắt được tướng Tấn là Giải Dương. Quân Tấn phải rút lui. Năm 607 TCN, Trịnh và Tống nổ ra chiến tranh vì Trịnh theo Sở mà Tống theo Tấn. Trịnh Mục công cử em là công tử Quy Sinh ra trận giao tranh với tướng Tống là Hoa Nguyên. Hôm ra trận, Hoa Nguyên có giết thịt dê đãi tướng sĩ, nhưng lại quên mất phần cho người đánh xe là Dương Châm. Vì vậy Dương Châm thù Hoa Nguyên, khi ra trận, Dương Châm tuyên bố trả thù và đánh xe của Hoa Nguyên thẳng vào chỗ quân Trịnh cho quân Trịnh bắt Hoa Nguyên, còn mình bỏ trốn. Kết quả quân Tống bại trận, Quy Sinh đánh bại, giết hơn 100 quân Tống, ngoài Hoa Nguyên còn bắt sống Nhạc Lữ cùng 460 cỗ chiến xa và 250 quân sĩ, quân Tống tan vỡ. Tống Văn công sai mang hơn 100 cỗ xe 4 ngựa sang quân Trịnh để chuộc Hoa Nguyên. Khi mới bàn giao sang nửa số xe thì Hoa Nguyên đã trốn thoát về. Đến cổng thành, Hoa Nguyên gặp lại Dương Châm nhưng không đổ lỗi cho Dương Châm mà nói rằng tại ngựa không tốt. Nhưng Dương Châm tự nhận lỗi của mình và bỏ trốn sang nước Lỗ. Sau đó Tống Văn công lại hội binh với Triệu Thuẫn nước Tấn và Vệ, Trần cùng đánh Trịnh. Tướng Sở là Đấu Tiêu đóng quân cứu Trịnh. Liên quân phải rút về. Năm 599 TCN, vì nước Đằng ngả theo Tấn không phụng thờ Tống, Tống Văn công mang quân đánh phá nước Đằng. Năm 597 TCN, Tống Văn công mang quân đánh nước Trần, vì Trần theo Sở. Vệ Mục công dù đã cùng thề với nước Tống, vẫn mang quân cứu Trần. Quân Tống phải rút lui. Năm 595 TCN, Sở Trang vương sai Thân Vô Úy đi sứ nước Tề, lệnh khi đi qua nước Tống thì cố ý không xin phép để tỏ ra coi khinh nước Tống. Thân Vô Úy biết làm vậy sẽ chết nên tiến cử con làm quan rồi lên đường. Tướng Hoa Nguyên nước Tống tức giận việc Thân Vô Úy đi qua không thèm xin phép nước Tống là coi khinh nước Tống không chủ, nên giết Vô Úy. Sở Trang vương tức giận bèn khởi binh đánh Tống, có nước Trịnh cùng hợp binh. Tống Văn công sai Nhạc Anh Tề sang nước Tấn cầu cứu. Tấn Cảnh công muốn cứu Tống, nhưng Bá Tôn can không nên vì Sở mạnh, Tấn không đủ sức chống lại. Vua Tấn bèn thôi, sai Giải Dương đi sứ sang Tống, khuyên cứ tử thủ vì quân Tấn sắp đến. Giải Dương gần đến nơi thì bị quân Trịnh bắt được, nộp cho Sở Trang vương. Trang vương thưởng hậu cho Giải Dương, đề nghị sửa lời vua Tấn, báo cho Tống biết là quân Tấn không đến. Thuyết phục đến lần thứ 3 thì Giải Dương đồng ý. Nhưng khi đến trước thành nước Tống, Giải Dương lại nói to cho trong thành biết quân Tấn sẽ đến. Sở Trang vương tức giận vì Giải Dương nuốt lời, bèn sai mang chém. Giải Dương phân tích lý do vì làm theo lệnh của vua Tấn không thể trái. Sở Trang vương cảm phục lòng trung, bèn thả Giải Dương về nước Tấn. Sở Trang vương nghe theo kế của Thân Thúc, cho dựng nhiều nhà cửa tại chỗ, chia quân một phần cho đi làm ruộng để tỏ ý muốn chiếm nước Tống. Nước Tống bị vây bức, cố thủ chờ viện binh nước Tấn. Thấy quân Sở muốn trụ lại lâu dài, rất lo lắng. Phía quân Sở chỉ còn lương thực trong 7 ngày, chuẩn bị rút lui, còn người nước Tống cũng hết lương, phải đổi con cho nhau ăn thịt, lấy xương khô làm củi, nhưng không chịu đầu hàng. Trong tình thế nguy cấp, tướng Hoa Nguyên lẻn vào trại quân Sở giữa đêm, đến giường nằm của tướng Sở là công tử Trắc, thuật lại tình hình trong thành, và đề nghị quân Sở hãy rút lui 30 dặm để người Tống kiếm lương, nước Tống xin thần phục. Bị Hoa Nguyên uy hiếp, công tử Trắc phải thề với Hoa Nguyên, rồi đề nghị với Sở Trang vương. Sở Trang vương bằng lòng lui binh 30 dặm, nới vòng vây cho nước Tống. Tống Văn công sai người sang nghị hòa, rồi hai nước giảng hòa với nhau. Năm 589 TCN, Tống Văn công qua đời. Ông ở ngôi tất cả 22 năm. Con ông là Tử Hà lên kế vị, tức Tống Cung công.
1
null
Cuộc đời của Pi (tựa gốc tiếng Anh: Life of Pi) là một bộ phim phiêu lưu-chính kịch năm 2012 do Lý An đạo diễn và sản xuất và David Magee viết kịch bản. Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 2001 của Yann Martel, phim có sự tham gia của Suraj Sharma, Irrfan Khan, Rafe Spall, Tabu và Adil Hussain trong các vai chính. Cốt truyện xoay quanh hai người sống sót sau một vụ đắm tàu. Một là cậu bé Ấn Độ 16 tuổi tên là Pi Patel (Suraj Sharma) và người kia là một con hổ Bengal hung dữ tên là Richard Parker đang trên một chiếc thuyền cứu sinh bị mắc cạn ở Thái Bình Dương trong 227 ngày. Bộ phim bắt đầu được phát triển ngay sau khi phát hành cuốn sách và sẽ thấy các đạo diễn M. Night Shyamalan, Alfonso Cuarón và Jean-Pierre Jeunet tham gia vào các giai đoạn khác nhau trước khi thuê Lee. Việc quay phim được phân chia giữa Ấn Độ, Đài Loan và Montreal vào năm 2011, với Rhythm & Hues Studios (R&H) xử lý công việc hiệu ứng hình ảnh. Bộ phim đã được công chiếu rộng rãi trên toàn thế giới với tư cách là bộ phim khai mạc Liên hoan phim New York lần thứ 50 tại cả Nhà hát Walter Reade và Hội trường Alice Tully ở Thành phố New York vào ngày 28 tháng 9 năm 2012. Life of Pi đã trở thành một thành công về mặt thương mại và quan trọng, thu về hơn 609 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới. Nó đã được đề cử cho ba giải Quả cầu vàng, bao gồm Phim hay nhất - Phim chính kịch và Đạo diễn xuất sắc nhất, và giành giải Quả cầu vàng cho Bản phim gốc xuất sắc nhất. Tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 85, bộ phim có 11 đề cử, bao gồm Phim hay nhất và Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, và giành 4 giải, trong đó có Đạo diễn xuất sắc nhất cho Lý An. Nội dung. Tóm lược. Phim kể về cậu bé người Ấn Độ, con trai của một người chăm sóc thú ở Ấn Độ. Gia đình cậu di cư qua Canada sinh sống nhưng gặp nạn khi tàu đi đến vực Mariana, cậu là kẻ sống sót duy nhất trên một chiếc xuồng cứu nạn cùng với con linh cẩu, con ngựa vằn, con chuột, con đười ươi và con hổ Bengal trưởng thành tên là Richard Parker. Con Linh cẩu đã giết con ngựa vằn và con đười ươi nhưng sau đó con hổ đã ăn thịt hết cả bốn con vật trên. Pi đã trải qua đấu tranh sinh tồn với con hổ để tồn tại. Phim được đánh giá cao từ những câu thoại gây xúc động, cảnh đại dương rợn ngợp và tráng lệ, đặc biệt nó khiến người xem nhận thấy ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Phim cũng ấn tượng với những cảnh quay lung linh, kỳ vĩ về biển cả, trời mây, về chuyến phiêu lưu siêu thực của một chàng trai và con hổ. Một nhà văn tên là Yann Martel (Rafe Spall) gặp một người đàn ông Ấn Độ, Pi Patel (Irrfan Khan) với một số kiến ​​thức từ bạn của người cha quá cố của Pi, được biết đến như Pi "Mamaji" (Elie Alouf), một cuốn sách hay. Pi nhớ lại các sự kiện thời thơ ấu của mình và kể với nhà văn câu chuyện cuộc đời mình. Trong một đoạn hồi tưởng, cha của Pi đặt tên là Piscine Molitor (tên sau một hồ bơi ở Pháp). Ông đổi tên thường dùng cho đứa con trẻ thành " Pi "(chữ cái Hy Lạp, π) vì ông đã mệt mỏi khi bị hàng xóm gọi là "Pissing Patel" (Cùng âm với tên của ông nghĩa là: Patel "đái dầm"). Trong đoạn hồi tưởng, ta thấy gia đình ông sở hữu một vườn thú, và Pi đã quan tâm rất nhiều đến các loài động vật, đặc biệt là con hổ Bengal có tên Richard Parker. Khi Pi cố gắng để cho hổ ăn trong sự tò mò, cha cậu chạy vào và giận dữ nói rằng con hổ nguy hiểm và không thể nhìn cử chỉ của nó mà hiểu như con người. Và ông đã cho Pi chứng kiến con hổ giết chết một con dê liền sau đó để chứng minh lời nói của mình. Pi được cho học giáo lý Hindu và ăn chay, nhưng 12 tuổi, cậu được giới thiệu Kitô giáo và sau đó là Hồi giáo, và bắt đầu làm theo tất cả ba tôn giáo như cậu "chỉ muốn yêu mến Thượng đế." Mẹ của cậu (Tabu) hỗ trợ mong muốn của mình để phát triển, nhưng cha của cậu (Adil Hussain), một chủ nghĩa duy lý, cố gắng để hướng anh ta theo cách suy nghĩ riêng của mình ("suy nghĩ hợp lý"). Pi gặp một cô gái (Shravanthi Sainath) trong một lớp học khiêu vũ, nơi cậu được giáo viên của lớp giao một cái trống mridangam để vỗ nhịp cho nhóm tập múa và họ đã yêu nhau sau đó. Khi Pi 16 tuổi (Suraj Sharma), cha cậu quyết định chuyển gia đình đến Winnipeg, Manitoba, nơi ông dự định đến định cư và bán các động vật trong vườn thú. Buồn vì điều này, cậu đến tạm biệt người yêu trong phút giây ngắn ngủi và hứa hẹn sau này sẽ quay trở lại. Họ đặt chỗ trên một tàu chở hàng của Nhật Bản là Tsimtsum. Một đêm có một cơn bão, con tàu bắt đầu bị chòng chành dữ dội khi Pi đang ở trên boong tàu. Cậu cố gắng để quay lại tìm gia đình của mình bên trong tàu, nhưng một thủy thủ đoàn đã đẩy anh xuống một thuyền cứu sinh. Khi tàu bị cơn bão quật dữ dội, những con vật trong vườn thú được đưa lên tàu đã cố tìm nơi trú an toàn và con ngựa vằn đã nhảy từ boong tàu lên trên thuyền với anh. Pi sau đó bất lực nhìn con tàu chìm dần trong cơn thịnh nộ của biển cả,cuốn theo gia đình của mình và tất cả thủy thủ đoàn. Sau cơn bão, Pi thấy trong chiếc thuyền cứu sinh của mình, con ngựa vằn đã bị thương, một con đười ươi và một con linh cẩu đốm ló đầu lên từ bên dưới tấm bạt che nửa con thuyền, nơi nó gầm gừ với Pi, buộc anh phải rút lui lên mũi thuyền và sau đó nó giết chết ngựa vằn và đười ươi. Đột nhiên con hổ Richard Parker, phóng ra từ bên dưới tấm bạt, giết chết linh cẩu. Sau đó Pi dùng cây sào trên thuyền để xua đuổi Richard Parker, nhưng con hổ đã làm Pi hoảng sợ và anh đã nhảy ra khỏi thuyền, Richard Parker sau đó ăn các con vật đã chết vào ban đêm. Pi đã lấy được lương khô dưới tấm bạt gần mũi thuyền, khẩu phần nước, một cái rìu tay và dây dựng một chiếc bè nhỏ để ở và cột nó vào mũi thuyền một khoảng cách an toàn từ Richard Parker. Pi bắt đầu bắt cá và chia sẻ với Richard Parker. Anh cũng thu thập nước mưa để uống cho cả hai. Khi con hổ đói nhảy ra khỏi thuyền để săn cá, lúc đầu Pi muốn để cho nó chết đuối, nhưng sau đó anh đã giúp nó leo bám trở lên thuyền. Trong một cuộc tấn công ban đêm với một con cá voi lưng gù, Pi đã mất nhiều đồ dùng, khiến anh lần đầu tiên phải ăn cá chưa nấu trong đời mình. Sau những bữa ăn Pi đã luyện cho Richard Parker để nó chấp nhận anh ta cùng ở trên thuyền. Anh cũng nhận ra rằng chăm sóc vuốt ve khiến con hổ trở nên thân thiện hơn với anh. Sau nhiều ngày trên biển, một cơn bão khác đang tiến đến, nhưng Pi nghĩ rằng đó là một 'dấu hiệu' từ Thượng đế và làm sự thay đổi hoàn cảnh cho anh. Cơn bão đến cùng những tia sét bủa vây khiến Pi và Richard Parker vô cùng hoảng sợ. Pi ẩn núp bên dưới tấm bạt, sau khi thoát khỏi tia sét kỳ diệu và đáng sợ, Pi đã mở rộng nó để có nhiều không gian trú ẩn trên thuyền. Những ngày sau đó cả hai đã gần tuyệt vọng vì cạn kiệt lương thực, họ trôi đến một hòn đảo nổi bí ẩn có nhiều loại thực vật ăn được, bởi một khu rừng ngập mặn có hồ nước ngọt bên trong, và một đàn lớn những con meerkat. Cả Pi và Richard Parker tự ăn uống và lấy lại sinh lực. Nhưng vào ban đêm, hòn đảo này biến thành một môi trường nguy hiểm. Richard Parker quay trở lại chiếc xuồng cứu sinh và các con meerkat trú ngủ trên cây trong khi hồ nước ngọt có tính axit và tiêu hóa cá chết trong bể chứa. Pi phát hiện ra rằng hòn đảo có những thực vật ăn thịt sau khi tìm thấy một chiếc răng của con người sót lại trong một vòi hoa. Ngày hôm sau, Pi và Richard Parker đã lên thuyền rời khỏi đảo. Cuối cùng, thuyền cứu sinh đã đến được bờ cát của biển México. Pi đã bị kiệt sức trầm trọng mà Richard Parker không để ý đến anh trước khi nó nhảy khỏi thuyền và biến mất vào cánh rừng gần đó. Pi được giải cứu và đưa đến bệnh viện, xúc động vì đã được cứu sống. Đại lý bảo hiểm cho các tàu chở hàng của Nhật Bản đến để phỏng vấn anh, nhưng họ không tin câu chuyện kể của anh và yêu cầu khai báo những gì đã "thực sự" xảy ra. Anh kể một câu chuyện hư cấu về tai nạn xảy ra cho mình, đã chia sẻ các thuyền cứu sinh với mẹ, một thủy thủ Phật giáo (Po-Chieh Wang) bị gãy chân và tên đầu bếp (Gérard Depardieu). Đầu bếp giết chết các thủy thủ để ăn và sử dụng thịt người để làm mồi câu. Trong một cuộc đối đầu sau đó, mẹ của Pi đẩy con trai của mình để an toàn trên một chiếc thuyền nhỏ hơn, và tên đầu bếp đã đâm và ném bà xuống biển. Sau đó Pi quay lại, lấy dao giết chết tên đầu bếp ác độc. Trở lại hiện tại, Yann lưu ý sự tương đồng giữa hai câu chuyện: con đười ươi là mẹ của Pi, ngựa vằn là thủy thủ, con linh cẩu là đầu bếp, và con hổ Richard Parker là Pi. Pi hỏi anh câu chuyện nào mà nhà văn sẽ thích hơn, và nhà văn chọn với con hổ vì nó "là câu chuyện tuyệt hơn", và Pi trả lời: "Cảm ơn Yann. Và hãy để nó đến với Thượng đế". Liếc nhìn một bản sao của báo cáo bảo hiểm, Yann thấy các báo cáo bảo hiểm đã viết rằng Pi bằng cách nào đó đã sống sót 227 ngày trên biển với một con hổ Bengal đã trưởng thành, bản báo cáo bảo hiểm cũng chọn những câu chuyện tuyệt vời hơn về lý do đắm tàu. Yann đứng dậy đến ăn tối với gia đình của Pi. Một cảnh cuối cùng được hiện lên, con hổ Richard Parker bỏ đi vào rừng mà không nhìn lại Pi và biến mất sau bụi rậm. Thành công. Sau một tuần kể từ buổi đầu công chiếu, phim đã thu lại lại 430 triệu nhân dân tệ (hơn 1.400 tỷ đồng) doanh thu phòng vé trên khắp các rạp chiếu phim ở Trung Quốc, chiếm 42% doanh thu toàn cầu. Con số này ở thị trường Mỹ là 62 triệu USD (hơn 1.200 tỷ đồng). Con hổ trong phim, Richard Parker, phần lớn là do sự sáng tạo kỳ diệu của kỹ thuật số CGI tiên tiến. Kỹ thuật này tạo nên một sinh vật sống động như thật dựa trên tư liệu về hình ảnh và vật lý từ bốn chú hổ Bengal. Đạo diễn James Cameron đã gọi Life of Pi là kiệt tác, ông cho rằng: "chẳng có gì thú vị hơn khi ngồi trong rạp và theo dõi cuộc phiêu lưu được thực hiện bởi một nhà làm phim bậc thầy như Lý An. Bộ phim đẹp một cách kỳ diệu, bạn cảm giác như bị bao bọc trong câu chuyện. Tôi nghĩ công nghệ 3D cũng đóng góp một phần vào đó. Một cách làm phim thật tuyệt vời. Bạn sẽ tham gia vào một chuyến hành trình đẹp mắt, vô cùng hấp dẫn. Tôi nghĩ không thể nào làm tốt hơn như vậy được".
1
null
Tống Tuyên công (chữ Hán: 宋宣公; trị vì: 747 TCN-729 TCN), tên thật là Tử Lực (子力), là vị vua thứ 13 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Lực là con của Tống Vũ công – vua thứ 12 nước Tống. Năm 748 TCN, Vũ công mất, Tử Lực lên nối ngôi, tức là Tống Tuyên công. Tống Tuyên công sinh được thế tử Dữ Di. Năm 729 TCN, ông ốm nặng, lại quyết định nhường ngôi cho em là Tử Hòa chứ không nhường ngôi cho con. Tống Tuyên công qua đời. Ông làm vua được 19 năm. Em ông là Tử Hòa lên nối ngôi, tức là Tống Mục công.
1
null
Sơn dương Sumatra (danh pháp hai phần: Capricornis sumatraensis) là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương thuộc bộ Artiodactyla (guốc chẵn), họ Bovidae. Nguồn gốc từ vùng rừng núi thuộc bán đảo Mã Lai, miền Nam Thái Lan và đảo Sumatra (Indonesia). Loài động vật tồn tại ở Việt Nam và được người Việt gọi là Sơn dương, dê núi hay con than trước đây được coi là phân loài của "Capricornis sumatraensis", nhưng nay tách ra thành loài riêng với danh pháp là "Capricornis milneedwardsii". Tên cũ của loài này là "mainland serow" (sơn dương lục địa), khi mà tất cả các loài serow (tên tiếng Anh của các loài hình dạng nửa giống dê nửa giống linh dương) ở lục địa (Trung Quốc, đỏ, Himalaya) được coi là phân loài của loài này; nhưng ngày nay chúng được xếp thành các loài riêng. Do mất môi trường sống cùng tình trạng săn bắn không kiểm soát đã khiến chúng bị đưa vào danh sách loài sắp nguy cấp của IUCN. Phân bố. Loài sơn dương này sinh sống rải rác tại một số khu vực thuộc Malaysia, Indonesia và miền Nam Thái Lan. Mô tả. Sơn dương Sumatra có kích thước lớn, chiều dài cơ thể khoảng 120–180 cm, bờ vai khi đứng cao khoảng 100 cm, trọng lượng 50–120 kg, những con đực trưởng thành có thể nặng đến 150 kg. Ngoại hình của chúng nửa giống dê, nửa giống linh dương với phần lông dài trên đỉnh đầu và cổ tạo thành bờm. Toàn thân phủ lông dày, nhám, màu xám đen hoặc màu tro. Cả con đực và con cái đều có cặp sừng ngắn (chỉ khoảng 30 cm) có dạng ống tròn và nhiều nếp ngang, nhọn cong về phía sau. Đuôi của chúng rất ngắn. Thức ăn. Sơn dương Sumatra cũng giống như hầu hết các loài sơn dương, thức ăn của chúng là cỏ, chủ yếu ăn cỏ non cùng một số loại lá cây khác.
1
null
Chiến dịch tấn công Courtrai, còn gọi là Trận nước Bỉ lần thứ hai hay Trận Roulers là một chiến dịch tại khu vực phía bắc của Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 14 cho đến ngày 20 tháng 10 năm 1918, ở vùng Flanders. Đây là cuộc tấn công xa nhất về phía Bắc của khối Hiệp ước dưới sự chỉ huy của Thống chế Ferdinand Foch, trong đó Cụm tập đoàn quân Flanders gồm 28 sư đoàn của quân đội Anh, Bỉ, Pháp dưới quyền chỉ huy của vua Albert I của Bỉ, đã giành chiến thắng trước Cụm tập đoàn quân phía Bắc của quân đội Đế quốc Đức dưới sự điều khiển của Thái tử Rupprecht xứ Bayern. Sự suy sụp của các lực lượng Đức đã được thể hiện qua thông báo của Rupprecht với Chính phủ Đức. Sau thắng lợi của Chiến dịch Courtrai, giao tranh chuyển hướng sang cực nam. Vài tuần sau thắng lợi của khối Hiệp ước trong Cuộc tiến công Flanders, vào ngày 14 tháng 10 năm 1918, nhà vua Bỉ Albert I đã phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ và quân của ông tiến được 5 dặm Anh. Vào ngày 15 tháng 10, Tập đoàn quân số 5 của Anh do tướng Ngài William R. Birwood chỉ huy – một phần của Cụm tập đoàn quân của Thống chế Douglas Haig đã tham gia chiến dịch. Trong khi quân Pháp thuộc Cụm tập đoàn quân Flanders chiến đấu không được tốt, Tập đoàn quân số 2 của Anh dưới sự chỉ huy của tướng Herbert Plumer và quân Bỉ đã tung ra những đòn giáng nặng nề : vào ngày 16 tháng 10, quân Đức triệt thoái khỏi mặt trận Douai-Lille dưới sự truy đuổi của quân Anh. Bước tiến của Plumer đã tạo điều kiện cho Birwood đánh chiếm thành phố Lille của Pháp vào ngày 17 tháng 10 mà không phải giao chiến. Cùng ngày hôm đó, Tập đoàn quân số 2 của Anh đã chiếm được khu công nghiệp, trong khi vua và hoàng hậu Bỉ tiến vào Ostend. Về phía nam, Douai đã rơi vào tay Tập đoàn quân số 1 của Anh. Mọi lực lượng đồng minh tại Flanders tiếp tục tiến công. Cho đến ngày 19 tháng 10, quân Bỉ chiếm được Zeebrugge và Bruges, trong khi Tập đoàn quân số 2 của Anh đánh chiếm Courtrai. Cho đến ngày 20 tháng 10, quân đội Bỉ tiến đến biên giới phía tây bắc của Hà Lan. Do quân Đồng minh kiệt quệ và trời bắt đầu mưa, cuộc tiến công đã chấm dứt.
1
null
Pho mát Akkawi (, cũng Akawi, Akawieh, và Ackawi) là một pho mát ngâm nước muối trắng. Nó được đặt tên theo thành phố Acre, nơi đầu tiên xuất hiện, akkawi tiếng Ả Rập có nghĩa là "từ Akka". Nó thường được thực hiện bằng cách sử dụng sữa bò, nhưng có thể được chế biến bằng sữa dê hoặc sữa cừu. Nó được sản xuất trên quy mô lớn ở Trung Đông, đặc biệt là ở Liban, Syria và Cộng hòa Síp. Là một loại pho mát trắng mềm, nó có kết cấu mịn màng và một hương vị nhẹ mặn. Thường được sử dụng như một pho mát trên bàn ăn, nó được coi riêng hoặc kết hợp với trái cây.
1
null
Cancer bellianus là một loài cua ở đông bắc Đại Tây Dương. Mô tả. Loài này có mai dài đến và có màu nâu nhạt với các đốm đỏ. Phạm vi phân bố của nó kèo dài từ gần Höfn ở bờ nam của Iceland (tại gần 64° B) về phía nam đến Maroc, bao gồm Azores, Madeira và quần đảo Canaria. It is found at depths from to over . EnglishVietnameseFilipinoAlpha Trong khi loài này đôi khi phong phú ở phía nam của phạm vi của nó, nó không phổ biến ở xa hơn phía bắc, tất cả các mẫu từ Brittany và xa hơn phía bắc là con đực, và được cho là mới đến đó gần đây từ xa hơn phía nam, chứ không phải là đại diện cho một quần thể ổn định Loài này được đánh bắt phụ bởi những ngư dân khi họ nhằm đến "Palinurus elephas", khoảng 10 tấn mỗi năm.
1
null
Cờ quẻ Ly là quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam, được sử dụng từ ngày 12 tháng 6 năm 1945 đến ngày 30 tháng 8 cùng năm. Lịch sử. Sau khi Đế quốc Nhật Bản đảo chính thực dân Pháp vào ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày 11 tháng 3 Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884, và ông tuyên bố nền độc lập của Đế quốc Việt Nam với sự bảo hộ của Nhật Bản. Việt Nam tiếp tục dùng cờ Long tinh thời Đại Nam làm quốc kỳ. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là Tổng lý (hay Tổng trưởng) Trần Trọng Kim, thường được gọi là Nội các Trần Trọng Kim. Phụng theo chiếu ngày 8 tháng 5 năm 1945 ("27 tháng 3" năm Bảo Đại thứ 20), Tổng trưởng Nội các đã cử Hội đồng xét về quốc hiệu, quốc kỳ, quốc ca. Quốc dân đóng góp ý kiến, tuần báo "Trung Bắc Chủ nhật" có đăng các bài viết thảo luận về quốc kỳ. Hội đồng quyết định giữ quốc hiệu Việt Nam và lựa chọn cờ quẻ Ly theo thiết kế của ông Lê Quý Trinh người Hưng Yên. Ngày 12 tháng 6 ("3 tháng 5" lịch ta), Hoàng đế Bảo Đại ký Dụ số 52 ấn định lá cờ này là quốc kỳ mới, và bãi bỏ các quốc kỳ trước đây. Đế quốc Việt Nam, về danh nghĩa bao gồm ba miền Bắc Kỳ–Trung Kỳ–Nam Kỳ, nhưng Nam Kỳ hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Đế quốc Nhật Bản. Chủ nhật ngày 18 tháng 3, tại Vườn Ông Thượng, Sài Gòn diễn ra cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người dưới bóng lá quốc kỳ để hoan nghênh sự độc lập của Việt Nam. Ngày 12 tháng 6, quốc kỳ mới là cờ quẻ Ly được ban hành thì đến ngày 1 tháng 7, lễ thượng kỳ được tổ chức tại khắp các tỉnh Bắc Kỳ. Tại Hà Nội, lễ chào cờ diễn ra cách long trọng tại Phủ Khâm sai. Tại Thành Nam, buổi lễ diễn ra tại vườn hoa trước Tòa Đốc lý. Ngày 14 tháng 8, trước khi Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh, Nam Kỳ được trao trả cho Đế quốc Việt Nam. Ngày 23 tháng 8 tổ chức lễ mừng Việt Nam thống nhất, Phủ Khâm sai Nam Kỳ thông cáo tổ chức diễn hành và chào quốc kỳ. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại ra chiếu thoái vị. Lễ thoái vị diễn ra vào ngày 30 tháng 8, cờ vàng quẻ Ly được hạ xuống để treo cờ đỏ sao vàng. Sắc lệnh số 5 ký ngày 5 tháng 9 năm 1945 của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bãi bỏ cờ quẻ Ly và ấn định cờ đỏ sao vàng. Đặc điểm. Cờ quẻ Ly là một lá cờ có tỉ lệ 2:3, nền vàng thẫm với một quẻ Ly đỏ thẫm ở chính giữa. Kích thước lá cờ cùng quẻ Ly theo bản đồ (bản vẽ) trong bài. Ý nghĩa. Cờ màu vàng là truyền thống Việt Nam. Còn quẻ Ly theo Kinh Dịch có các ý nghĩa như sau: "Trùng minh dĩ lệ hồ chính, nãi hóa thành thiên hạ." Dịch là: Hai lần sáng để bám vào chỗ chính, bèn hóa nên thiên hạ. "Tượng viết: Minh lưỡng tác; Ly, đại nhân dĩ kế minh chiếu hồ tứ phương." Dịch là: Lời Tượng nói rằng: Sự sáng hai lần dấy lên, là Quẻ Ly, bậc đại nhân coi đó mà kế tiếp sáng soi ở bốn phương. Theo Kinh Dịch, trong Hậu Thiên Bát Quái của vua Văn Vương, Quẻ Ly chính ứng với phía Nam của đồ hình, tạo thành trục Bắc - Nam là Khảm - Ly. Việc học giả Trần Trọng Kim chọn Quẻ Ly làm quốc kỳ, còn mang một ý nghĩa khác là quốc kỳ của nước phương Nam. Tác giả lá cờ Lê Quý Trinh cho biết quẻ Ly "ứng vào phương Nam", là biểu hiện của sự "sốt sắng, mãnh liệt, [...] tiến bộ, văn minh". Ở giữa quẻ Ly ☲ lại hiện lên chữ "công" nghĩa là thợ, cho thấy sự quan trọng của người thợ trong việc kiến thiết quốc gia. Ngoài ra chữ "công" "còn có ý nghĩa cần lao, chú ý khuyên quốc dân Việt Nam nên lấy sự cần lao làm đầu, nếu muốn cho nước nhà cường thịnh".
1
null
Khu dành riêng cho người bản địa Mỹ hay Biệt khu thổ dân châu Mỹ (tiếng Anh: "American Indian reservation") là một lãnh thổ do một bộ lạc thổ dân người da đỏ điều hành dưới sự giám sát của Cục Bản địa vụ thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Tổng cộng có khoảng 210 biệt khu dành riêng cho thổ dân châu Mỹ tại Hoa Kỳ. So với số bộ lạc được chính phủ công nhận (550 bộ lạc) thì hơn phân nửa bộ lạc không có đất cấp riêng. Ngược lại một số bộ lạc có hơn 2 khu hoặc hơn. Trải qua hơn 200 năm lịch sử với đất đai mua bán qua lại một số biệt khu bị chia nhỏ. Kết quả là trong một biệt khu, đất công và đất tư xen kẽ. Có mảnh đất đã bán cho sắc tộc khác không có danh-sách trong bộ lạc nên việc quản lý hành chính, chính trị và pháp lý dựa trên bất động sản và sắc tộc trở nên vô cùng khó khăn. Tổng diện tích của các biệt khu thổ dân tại Hoa Kỳ là 55,7 triệu mẫu Anh (225.410 km²), chiếm 2,3% diện tích Hoa Kỳ (2.379.400.204 mẫu Anh hay 9.629.091 km²). Trong đó có 12 biệt khu với diện tích rộng hơn Rhode Island, tiểu bang nhỏ nhất (776,960 mẫu Anh hay 3.144 km²) và chín biệt khu lớn hơn tiểu bang Delaware, tiểu bang nhỏ thứ nhì (1.316.480 mẫu Anh hay 5.327 km²). Biệt khu của bộ lạc Navajo lớn nhất với diện tích tương đương với tiểu bang Tây Virginia. Các biệt khu thổ dân châu Mỹ nằm rải rác khắp từ đông sang tây Hoa Kỳ nhưng phần tập trung ở miền Tây sông Mississippi. Về mặt luật pháp, mỗi bộ lạc duy trì chủ quyền trên mảnh đất ấn định nên luật pháp địa phương của tiểu bang có thể không ăn khớp với luật trong biệt khu. Vì khác biệt đó, biệt khu thổ dân có thể mở sòng bạc trong khi luật địa phương chung quanh lại cấm. Phần lớn luật biệt khu chiếu theo luật liên bang nhưng một số biệt khu ở Miền Đông Hoa Kỳ vì đất đai do tiểu bang cấp phát nên quy theo luật pháp tiểu bang. Tên gọi. Tên tiếng Anh gọi các biệt khu này là "reservation", hàm ý "[đất] dành riêng". Nguyên thủy khi người Âu châu sang khai phá thì họ coi các bộ lạc thổ dân như một quốc gia khác, tức là có chủ quyền từ trước khi ban hành Hiến pháp Hoa Kỳ. Xung khắc giữa thổ dân và di dân Âu châu diễn ra ngay từ thuở đầu vì bất đồng khái niệm đất đai. Bên thổ dân thì coi sông núi là của chung trong khi luật pháp Âu châu thì đặt ưu tiên vào quyền tư hữu khiến giữa hai nhóm dân luôn có xung đột, rồi bạo động. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ phải can thiệp bằng cách cam kết dành riêng cho các bộ lạc một phần đất ấn định để ngược lại họ rút lui, mở đường cho di dân Âu châu sang khai phá. Việc nhượng đất trên giấy tờ là sòng phẳng nhưng không ít thì nhiều đã diễn ra dưới áp lực quân sự của Hoa Kỳ. Bằng cách cam kết không cản trở dân gốc Âu châu, các bộ lạc được cấp một số đất dành riêng để sinh sống, và từ đó các biệt khu thành hình. Có điểm là biệt khu không nhất thiết là vùng đất truyền thống của bộ lạc đó nên có những trường hợp một biệt khu lập ra và giao cho một bộ lạc mà đối với họ cũng là vùng đất xa lạ, không có mối quan hệ lịch sử nào. Đến đầu thế kỷ 21 đại đa số thổ dân châu Mỹ và thổ dân Alaska không sinh sống trong các biệt khu nữa mà chung sống với mọi sắc dân khác. Một nhóm không ít tập trung ở những thành phố lớn như Phoenix và Los Angeles. Theo điều tra dân số năm 2010, Hoa Kỳ có 5,2 triệu người mang dòng máu thổ dân, trong đó 2,9 triệu là thổ dân toàn phần. Chỉ 22% thổ dân sống trong các biệt khu. Lịch sử. Khởi đầu (1851). Từ lúc lập quốc, chính phủ Hoa Kỳ không coi các bộ lạc da đỏ là công dân nên chỉ bảo vệ quyền lợi người gốc Âu châu. Khi người da trắng tiến về miền Tây chiếm đất thì quan hệ giữa nhóm người gốc Âu châu đến khai phá và các thổ dân bản địa ngày càng tồi tệ. Bộ lạc nào chống cự đều bị quân đội đánh dẹp. Để giải quyết xung đột đất đai năm 1851, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Tái định cư thổ dân châu Mỹ ("Indian Appropriations Act"). Theo đó chính phủ liên bang lập khu dành riêng cho thổ dân ở Oklahoma. Các bộ lạc bất cứ đâu trên nước Mỹ nếu không muốn hội nhập thì phải di cư đến Oklahoma, vùng đất đó lúc bấy giờ chưa phải là tiểu bang mà chỉ là lãnh thổ phụ thuộc. Vào cuối thập niên 1860, Tổng thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant triển khai "chính sách hòa bình" để tránh xung đột với thổ dân, lập ra cơ quan đặc trách người bản địa để chuyển họ đến những khu đất dành riêng. Chính phủ còn kêu gọi các họ đạo tham gia truyền giảng Kitô giáo cho người bản địa như một cách khai hóa họ, giảm phần chống đối. Họ đạo Quaker đặc biệt tích cực gửi truyền giáo vào biệt khu. Chính sách cưỡng bức di cư. Ngay từ lúc đầu chính sách chuyển thổ dân vào biệt khu đã gây tranh cãi. Luật pháp ban hành là theo sắc lệnh của tổng thống Hoa Kỳ chứ không phải do Quốc hội thông qua. Rồi khi lập ra biệt khu thì quy mô diện tích biệt khu bị dân da trắng phản đối, cho là quá lớn nên các biệt khu dần bị thu nhỏ. Bản báo cáo của Quốc hội Hoa Kỳ năm 1868 đã vạch ra tệ nạn tham nhũng sâu rộng do các cơ quan đặc trách trong khi thổ dân đưa đến vùng đất mới thường phải đối phó với điều kiện sinh sống tồi tệ. Ban đầu, nhiều bộ lạc không chấp hành lệnh tái định cư. Chính phủ phải điều binh lính gây khó dễ và làm áp lực khiến nhiều bộ lạc ngã lòng. Chính sách cưỡng bách di cư cũng gây ra bạo động, giết chóc như Chiến tranh Sioux ở phía bắc Đại Bình nguyên từ năm 1876 đến 1881 với trận Little Bighorn hay Chiến tranh Nez Perce. Đến cuối thập niên 1870, chính sách cưỡng bức di cư xem như thất bại. Máu người da đỏ vẫn đổ. Tổng thống Rutherford B. Hayes năm 1877 thôi không ép người thổ dân phải rời nguyên quán nữa và đến năm 1882 thì các tổ chức tôn giáo cũng rút khỏi các cơ quan đặc trách thổ dân. Năm 1887, Quốc hội Hoa Kỳ thay đổi chính sách về biệt khu qua Đạo luật Dawes. Thay vì cấp đất chung cho cả một bộ lạc thì từ nay chỉ cấp đất cho cá nhân thuộc một bộ lạc nào được công nhận. Chính sách này kéo dài đến năm 1934 thì ngưng và thay thế bởi đạo luật mới về thổ dân. Sở hữu đất và luật liên bang đối với đất người bản địa. Biệt khu thổ dân lúc thành lập có diện tích lớn nhưng dần thu hẹp. nhất là sau khi luật pháp thay đổi: chính phủ phát đất cho cá nhân thuộc một bộ lạc chứ không phải phát cho tập thể. Người nhận cũng chỉ sở hữu một thời gian rồi bán lại. Trong khi đó luật pháp biệt khu chiếu theo quy chế của Bộ quốc phòng và Cục Bản địa vụ. Theo luật liên bang, chính phủ cấp văn khế cho một bộ lạc, coi họ như một thực thể hợp pháp lúc giao dịch với chính quyền. Các bộ lạc nói chung có quyền tự chọn mô hình phát triển kinh tế: có nhóm mở nông trại, nhóm thì khai thác thắng cảnh du lịch, và sang thế kỷ 20, nhiều bộ lạc mở sòng bạc thu lợi. Các cơ sở kinh doanh phụ trội có thể mướn nhân viên thổ dân hay sắc tộc tùy ý để phục vụ nhà hàng, cây xăng, hướng dẫn viên, v.v. Một người cùng bộ lạc đúng ra có quyền lợi chung để cùng khai thác tài nguyên đất đai của biệt khu. Một số theo tập tục xưa coi đó công điền, công thổ, hoạt động gần như hợp tác xã. Số khác khác thì giao hẳn cho cá nhân, tùy quy chế bộ lạc tự chọn. Với sự ra đời của Đạo luật Dawes năm 1887, chính phủ tìm cách phân chia đất bộ lạc cho cá thể sở hữu. Thông thường, tiến trình phân phát đất cho cá thể dẫn đến việc phân nhóm từng gia đình, và trong vài trường hợp, tạo ra các thị tộc hay các nhóm khác nhau. Trước khi Đạo luật Dawes ra đời thì đã có một vài chương trình phân phát đất cho cá thể nhưng mức độ tan vụn khổng lồ đối với các khu dành riêng đã xảy ra khi đạo luật này được áp dụng mãi cho đến năm 1934 khi Đạo luật Tái tổ chức Bản địa được thông qua. Tuy nhiên, Quốc hội vẫn cho phép một số chương trình phân chia đất bản địa cho cá thể vẫn tiếp tục trong những năm sau đó, thí dụ như tại Khu dành riêng Bản địa Palm Springs/Agua Caliente tại California. Việc phân phát đất cho cá thể tạo ra một số tình huống như sau: 1) cá thể đem bán, hay chuyển nhượng đất chia - theo Đạo luật Dawes, điều này không được xảy ra cho đến 25 năm sau. 2) cá thể nhận đất và khi mất không có chúc thơ sẽ làm cho việc thừa hưởng thêm phức tạp. Quốc hội tìm cách làm giảm ảnh hưởng của vấn đề bằng cách cho phép các bộ lạc khả năng mua lại các phần đất nhỏ lẻ tẻ có vấn đề thừa hưởng này qua việc cấp nguồn tài chính. Các bộ lạc cũng có thể đưa các mảnh đất như thế vào trong quy hoạch sử dụng đất dài hạn. 3) Với việc chuyển nhượng đất cho những người không phải người bản địa, sự xuất hiện ngày càng gia tăng những người này trên vô số các khu dành riêng đã làm thay đổi nhân khẩu của xứ người bản địa Mỹ. Một trong nhiều điều chứng minh cho sự thật này là các bộ lạc không phải lúc nào cũng có thể hoàn toàn quản lý hữu hiệu một khu dành riêng vì các chủ nhân và các người sử dụng đất không phải người bản địa cho rằng các bộ lạc không có thẩm quyền trên phần đất nằm trong luật lệ trật tự và thuế của chính quyền địa phương. Thí dụ, yếu tố nhân khẩu cùng với tư liệu sở hữu đất đưa đến vụ kiện tung giữa người bản địa Sioux ở Devils Lake và tiểu bang North Dakota nơi người không phải bản địa sở hữu nhiều đất đai hơn người bộ lạc mặc dù có nhiều người bản địa sinh sống trong khu dành riêng hơn so với người không phải bản địa. Phán quyết của tòa án dựa một phần trên nhận thức về "tính chất bản địa", cho rằng bộ lạc không có thẩm quyền trên các mảnh đất đã bị san nhượng. Trong một số trường hợp, thí dụ như Khu dành riêng Bản địa Yakama, các bộ lạc đã làm dấu các khu vực "mở" và "đóng" bên trong các khu dành riêng. Người ta có thể tìm thấy phần nhiều nhà cửa và đất đai của người không phải bản địa trong các khu vực "mở" và ngược lại các khu vực "đóng" là nơi đặc biệt có nhà cửa và những gì có liên quan đến người bản địa. Điều quan trong cần biết là ngày nay xứ bản địa Mỹ gồm có chính quyền ba thành phần —thí dụ, liên bang, tiểu bang và/hay địa phương, và bộ lạc. Tại xứ bản địa Mỹ, chính quyền địa phương hay chính quyền tiểu bang có thể áp đặt một số thẩm quyền luật lệ và trật tự nhưng có giới hạn, dĩ nhiên thẩm quyền bộ lạc có bị giảm thiểu. Tuy nhiên đối với vấn đề cờ bạc thì xứ bản địa thắng thế vì luật liên bang chỉ coi tiểu bang là đối tượng phải thi hành bất cứ thỏa thuận văn bản và khế ước nào được đưa ra. Cuối cùng, những thứ khác nằm trong các khu dành riêng có thể là với tư cách của bộ lạc hay sở hữu cá nhân. Có nhiều nhà thờ nằm trên các khu dành riêng. Phần lớn chiếm dụng đất bộ lạc với sự ưng thuận của chính phủ liên bang hay bộ lạc. Các văn phòng của Cục Bản địa vụ, bệnh viện, trường học và nhiều cơ sở khác thường chiếm dụng những mảnh đất liên bang còn xót lại bên trong các khu dành riêng. Cũng có các khu dành riêng để lại một hay nhiều (khoảng 640 mẫu Anh) phần đất để xây trường học. Những phần đất được hiến cho các tiểu bang vào thời điểm trở thành tiểu bang. Như thường thấy, những phần đất như thế có thể nằm yên bất động hay bị gặm nhắm dần bởi những người bộ lạc làm nông trại. Đạo luật tái tổ chức khu dành riêng bản địa (1934). Đạo luật Tái tổ chức Bản địa 1934, cũng còn được biết đến là "Đạo luật Howard-Wheeler", đôi khi được gọi là "Chương trình New Deal Bản địa". Đạo luật này sắp xếp lại quyền lợi mới cho người bản địa Mỹ, đảo ngược một số chính sách tư hữu hóa trước kia, khuyến khích chủ quyền bộ lạc và việc điều hành đất đai của bộ lạc. Đạo luật cho phép giao đất cho cá thể người bản địa và giảm thiểu việc giao đất quá nhiều cho những người không phải bản địa. Trong 20 năm kế tiếp, chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tư vào hạ tầng cơ sở, y tế, và giáo dục tại các khu dành riêng bản thổ, trên 2 triệu mẫu Anh (8.000 km²) đất được giao trả lại cho nhiều bộ lạc khác nhau. Tuy nhiên, sau một thập niên kể từ khi John Collier (người đề xướng chương trình New Deal Bản địa) về hưu, lập trường của chính phủ bắt đầu xoay theo chiều ngược lại. Các ủy viên mới đặc trách vấn đề người bản địa là Myers và Emmons giới thiệu ý tưởng về "chương trình thu hồi" hay "chấm dứt" mà theo đó tìm cách kết thúc trách nhiệm và sự dấn thân của chính phủ đối với người bản địa Mỹ để ép buộc họ hội nhập. Người bản địa Mỹ sẽ mất đất của họ nhưng vẫn được bồi thường. Dù sự phản đối và không hài lòng của xã hội đã giết chết ý tưởng này trước khi nó được đem ra áp dụng toàn bộ nhưng có đến 5 bộ lạc bị giải tán: đó là Coushatta, Ute, Paiute, Menominee và Klamath, và 114 nhóm tại California không còn được liên bang công nhận là bộ lạc. Nhiều cá nhân bị dời cư đến các thành phố nhưng một phần 4 trở về các khu dành riêng cho bộ lạc của họ trong nhiều thập niên sau đó. Đời sống và văn hóa. Nhiều người bản địa Mỹ đang sống trong các khu dành riêng bản địa tiếp cận với chính phủ liên bang qua hai cơ quan sau: Cục Bản địa vụ và Dịch vụ Y tế Bản địa. Mức sinh hoạt trong các biệt khu khá thấp, có thể nói tương đương với các nước chậm tiến. Tử suất sơ sinh cao, tuổi thọ thấp, dinh dưỡng kém và lợi tức thấp. Ngoài ra còn có những tệ nạn say rượu, dùng ma túy. Điển hình là Quận Shannon, South Dakota với Biệt khu Thổ dân Pine Ridge được biết đến là một trong những quận nghèo nhất Hoa Kỳ. Kinh doanh cờ bạc. Năm 1979, bộ lạc Seminole tại tiểu bang Florida mở cửa kinh doanh loại trò chơi lô tô ăn cược lớn trên khu dành riêng của họ nằm trong tiểu bang Florida. Tiểu bang tìm cách đóng cửa hoạt động này nhưng bị các tòa án ngăn chặn. Thập niên 1980, vụ án "California đối đầu Cabazon Band of Mission Indians" đã thiết lập nên quyền lực của các khu dành riêng bản địa trong việc điều hành các loại hoạt động cờ bạc. Năm 1988, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật chỉnh đốn cờ bạc tại các khu dành riêng bản địa. Đạo luật này công nhận quyền của các bộ lạc người bản địa Mỹ thiết lập các cơ sở cờ bạc trên khu dành riêng của mình miễn sao các tiểu bang mà các khu dành riêng bản địa nằm trong đó có một số hình thức cờ bạc hợp pháp nào đó. Ngày nay, nhiều sòng bạc của người bản địa Mỹ được sử dụng như những điểm hấp dẫn du lịch. Cơ bản gồm có khách sạn, phòng hội nghị để thu hút khách du lịch và thu nhập cho khu dành riêng của họ. Sự thành công trong các hoạt động cờ bạc tại một số khu dành riêng bản địa đã làm gia tăng rất lớn sự thịnh vượng kinh tế của một số bộ lạc người bản địa Mỹ, giúp họ có thể đầu tư cải thiện hạ tầng cơ sở, giáo dục và y tế cho người dân của mình. Thi hành luật pháp và tội phạm. Tội phạm nghiêm trọng trong các biệt khu xưa nay do chính phủ liên bang Hoa Kỳ thụ pháp. Thông thường thì Cục Điều tra Liên bang có trách nhiệm khám xét rồi giao cho chưởng lý Hoa Kỳ thuộc khu pháp lý liên bang chấp vụ khởi tố. Tội phạm trong xứ bản địa được xếp loại ưu tiên thấp đối với Cục Điều tra Liên bang cũng như số đông các công tố viên liên bang. Việc điều tra hình sự trong các biệt khu thường thiếu cẩn trọng còn phần truy tố cũng hay giảm nhẹ hình phạt. Tòa án bộ lạc lắm khi chỉ được tuyên án 1 năm trở xuống, mãi cho đến ngày 29 tháng 7 năm 2010 thì Đạo luật Trật tự và Luật pháp Bộ lạc được ban hành; theo đó có những cải cách quy mô, cho phép tòa án bộ lạc tuyên án đến 3 năm tù miễn là có lập biên bản tiến trình xử án và bị cáo có thêm một số quyền hạn.
1
null
Đình thần Vĩnh Tế tọa lạc trên quốc lộ 91, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang (Việt Nam). Lịch sử. Ngôi đình được xây dựng năm Mậu Dần (1938). Lúc đầu, đình nằm cách vị trí hiện nay khoảng vài trăm mét về hướng Đông. Đình được lập ra để thờ danh tướng Thoại Ngọc Hầu (1761-1829), là người đã có công lao to lớn trong việc khai hoang lập ấp, mở rộng bờ cõi và gìn giữ biên cương. Nổi bật, là ông đã chỉ huy việc đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế. Vì thế, ở hàng cột phía trước đình có đôi câu đối tôn vinh ông như sau: Kiến trúc. Sau vài lần trùng tu, đình thần Vĩnh Tế hiện nay có quy mô khá rộng. Bên ngoài là cổng có dòng chữ Hán: 永濟祠門 (Vĩnh Tế Từ Môn, dịch là Cửa đình Vĩnh Tế). Hai bên cổng có khắc câu đối sơn vàng trên nền đỏ. Trên mái cổng có phù điêu lưỡng long tranh châu đắp bằng đá xanh. Trong khuôn viên đình còn có 4 ngôi miếu nhỏ thờ thần. Phía trước chánh điện là một dãy hành lang bao quanh. Chánh điện có hai lớp mái, được nâng đỡ bởi 5 hàng cột, các cột đều ốp liễn đối, chạm trổ hoa văn tinh xảo. Lễ cúng. Hằng năm, đình tổ chức các kỳ lễ lớn:
1
null
Khinkali () là một loại bánh bao thịt xuất phát từ vùng Gruzia Pshavi, Mtiuleti và Khevsureti.. Các biến thể của Khinkali đã lan khắp các khu vực khác của Kavkaz. Khinkali nhồi nhân bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, chủ yếu là với gia vị thịt (thường là thịt bò và thịt lợn, đôi khi thịt cừu), rau xanh, và hành. Nấm hoặc pho mát có thể được sử dụng thay vì thịt. Khinkali ăn không hoặc với hạt tiêu thô. Nhân thịt chưa nấu chín khi làm bánh Khinkali, vì vậy khi nấu các loại nước thịt đang được giữ lại trong bánh bao. Khi ăn Khinkali người ta thường hút nước trong nhân khi cắn miếng đầu tiên để bánh khỏi bị phun nước. Phía trên nơi các nếp gấp gặp nhau thì cứng và người ta không ăn. Tại Gruzia, đầu gấp này được gọi là "kudi" (tiếng Gruzia: ქუდი, nghĩa là "mũ") hoặc "kuchi" (tiếng Gruzia: კუჭი, nghĩa là "nút bụng"). Các thị trấn của Dusheti, Pasanauri và Mtskheta đặc biệt nổi tiếng với khinkali. "Khinkal" là một từ có nguồn gốc từ tiếng Avar ("khink-al", trong đó "al" là để chỉ số nhiều.
1
null
Psilocybe allenii là một loài nấm tán trong họ Strophariaceae. Dược miêu tả là một loài mới vào năm 2012, loài nấm này được đặt tên theo John W. Allen, người đã có các sưu tập khoa học lần đầu tiên. Nó được tìm thấy ở phía tây Hoa Kỳ từ Los Angeles, California đến Seattle, Washington, phổ biến nhất trong vòng bờ biển Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Quả thể mọc trên gỗ mục, đăcbieejte các thanh gỗ sử dụng trong tạo cảnh quan khu vườn. Mũ nấm có màu từ nâu đến da bò, mũ có dạng lồi hoặc dẹt có đường kính lên tới , còn thân nấm màu trắng dài tới và dày tới thick. "P. allenii" có chứa chất psychoactive psilocin và psilocybin. "Psilocybe allenii" đã được miêu tả là một loài mới vào năm 2012 bởi Jan Borovička, Alan Rockefeller, và Peter G. Werner. Borovička đã nhận mẫu lấy từ Seattle, Washington, mà ông cho rằng về vi mô tương tự với "Psilocybe cyanescens", nhưng thiếu rìa mũ nấm gợn sóng đặc trung của loài đó. Trong các ấn bản xuất bản trước,
1
null
Một văn bản báo cáo là tập hợp những thông tin (thường thể hiện bằng các hình thức văn bản, lời nói, phát thanh, truyền hình, hoặc chiếu phim, slide, Power point...) được thực hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến nghị, đề xuất. Đặc điểm. Báo cáo bằng văn bản hay văn bản báo cáo tức văn bản có tiêu đề có tên gọi là "Báo cáo" là những văn bản trình bày nội dung trọng tâm, nổi bật hoặc cập nhật cho một đối tượng cụ thể. Báo cáo thường được sử dụng để nêu lên các kết quả của một hoạt động, công tác, một thử nghiệm, điều tra, hoặc báo cáo yêu cầu (báo cáo đột xuất, báo cáo khẩn cấp, báo cáo chuyên đề hoặc báo cáo tham luận... Đối tượng được báo cáo có thể là công cộng hay tư nhân, một cá nhân hoặc của cộng đồng nói chung. Báo cáo được sử dụng trong kinh doanh, quản lý, hành chính, giáo dục, khoa học, và các lĩnh vực khác. Báo cáo có thể kết hợp sử dụng các tính năng như đồ họa, hình ảnh, âm thanh, giọng nói, hay những thuật ngữ, từ vựng chuyên ngành để thuyết phục rằng đối tượng cụ thể để thực hiện một chương trình hành động và đem lại những kết quả cụ thể được trình bày trong báo cáo. Báo cáo là hình thức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người. Nó chính là kết quả thông tin về một loạt các nhu cầu quan trọng đối với nhiều cá nhân, tổ chức quan trọng của xã hội. Đặc biệt những báo cáo kèm theo cảnh báo, khuyến nghị về an ninh trật tự, an toàn xã hội (báo cáo của cảnh sát, lệnh truy nã...) là quan trọng cho xã hội nó hỗ trợ để truy tố các tội phạm trong khi cũng giúp đỡ những người vô tội trở thành trắng án. Báo cáo là một phương pháp rất hữu ích cho việc theo dõi, cập nhật các thông tin quan trọng đồng thời qua đó có thể nắm được, thống kê, kiểm tra rà soát các thông tin, công việc, hoạt động. Thông tin trong các báo cáo được sử dụng để đưa ra những quyết định rất quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người mỗi ngày. Hình thức. Hình thức báo cáo xuất hiện từ lâu trong lịch sử quản lý. Thời phong kiến ở châu Á có các hình thức mang tính báo cáo như bẩm báo, cấp báo, tấu trình, tâu lại (cho nhà Vua) là các hình thức báo cáo bằng miệng và các hình thức khác nhưng dâng sớ, làm bản tấu chương... sau đó hình thức báo cáo ngày càng được áp dụng rộng rãi bằng hình thức văn bản và ngày này là hình thức báo cáo điện tử, báo cáo trực tuyến... Một số loại báo cáo gồm: Một trong các định dạng phổ biến nhất trong thời đại ngày này cho các báo cáo trình bày theo kỹ thuật IMRAD: Gồm các phần: Cấu trúc này là chuẩn cho thể loại IMRAD này bởi vì nó phản ánh các ấn phẩm truyền thống về nghiên cứu khoa học và có sự phản hồi các đặc tính và độ tin cậy. Các báo cáo không bắt buộc phải theo mô hình này, và có thể sử dụng các mẫu như vấn đề định dạng giải pháp thay thế. Yếu tố bổ sung thường được sử dụng để thuyết phục độc giả bao gồm: Tiêu đề để chỉ ra các chủ đề, định dạng phức tạp hơn bao gồm các biểu đồ, bảng biểu, số liệu, hình ảnh, các bảng biểu nội dung, tóm tắt, mục lục, phụ lục, chú thích, liên kết ngoài, và tài liệu tham khảo.
1
null
Cà phê Ả Rập (tiếng Ả Rập: قهوة عربية) là một tên chung mà đề cập đến cà phê hai cách chế biến cà phê chủ yếu ở nhiều quốc gia Ả Rập: cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ và cà phê kiểu Saudi. Cách pha cà phê cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là phổ biến ở Levant, nhưng pha không thêm đường. Bạch đậu khấu thường được thêm vào, hoặc nó được dùng qahwah sādah không (dịch nghĩa "cà phê không"). Cà phê Saudi, "Al-Qahwa" (tiếng Ả Rập: قهوة, qahwah), được làm từ hạt cà phê rang rất nhẹ hoặc nặng từ 165 °C (329 °F) đến 210 °C (410 °F) và bạch đậu khấu, và là một thức uống truyền thống trong văn hóa Ả Rập. Theo truyền thống, nó được rang ở nhà (tại nhà hoặc cho những dịp đặc biệt), nghiền, pha và phục vụ ngay cho khách. Nó thường được dùng với quả chà là hoặc kẹo. Cách pha cà phê này phổ biến tại Najd và Hijaz, và đôi khi các loại gia vị khác như nghệ tây (để tạo màu vàng), đinh hương, và quế. Một số người thêm sữa đặc không đường để thay đổi một chút màu sắc của nó, tuy nhiên, hiếm khi có kiểu pha này. Món này được phục vụ từ một bình cà phê đặc biệt gọi là Dalla (tiếng Ả Rập: دلة) và ly cà phê nhỏ không có quai được gọi là fenjan. Khẩu phần phục vụ ít, chỉ một ít dưới đáy cốc. Nó được phục vụ trong nhà, và trong các nhà hàng và gần như luôn luôn đi kèm với hạt chà là. Món này cũng được cung cấp tại hầu hết các sự kiện xã hội như đám cưới và đám tang.
1
null
Pastilla (cũng phiên âm thành bastilla, bisteeya, b'stilla hoặc bstilla) là một món bánh truyền thống Maroc Berber. Đây à một loại bột mịn được nhào thành từng lớp nhồi thịt chim bồ câu và hạnh nhân. Đây là món bánh ngọt có tra muối theo kiểu Maroc. Còn có các món khác có cùng nguồn gốc nhưng nhồi cá, thịt gà thậm chí thêm sữa để làm món tráng miệng. Nó là một loại bánh kết hợp hương vị ngọt và mặn, một sự kết hợp của các lớp sắc nét của bột nhào "werqa" giống như "crêpe", thịt nấu ướp hầm bằng lửa nhỏ trong nước dùng và gia vị và cắt nhỏ, và một lớp giòn nướng và hạnh nhân đất, quế, và đường. Tham khảo. Pastilla là một món ăn truyền thống của Maroc, loại bánh này là sự kết hợp giữa vị ngọt và mặn, là sự hòa quyện của phần giòn từ vỏ bánh cùng với phần nhân thịt được hầm bằng lửa nhỏ trong nước dùng cùng gia vị sau đó băm nhỏ rồi được phủ lên trên một lớp hạnh nhân rang giòn, quế và đường. Món này thường được phục vụ như một món khai vị vào đầu các bữa ăn đặc biệt.
1
null
Phan Kim Cân (?-?), hay Công tử Cân, sinh tại Bạc Liêu, Ông nguyên là Ủy viên Tài chánh Ngân khố tỉnh Bạc Liêu , nguyên là đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Tây Nam bộ. Ông được nhiều người biết đến như là một trong những công tử Bạc Liêu chuyên ăn chơi nổi tiếng khắp Nam Kỳ lục tỉnh vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 . Thân thế. Phan Kim Cân được sinh ra trong một gia tộc giàu nứt đố đổ vách xứ Bạc Liêu . Công tử Cân có ông nội là Bá hộ Bì (tên thật là Phan Hộ Biết). Phan Hộ Biết được xem là "Vua lúa gạo", "Vua muối" tỉnh Bạc Liêu . Công tử Cân lấy bà bà Sáu Đông là em con cô ruột làm vợ cả (bà Sáu Đông là con của bà Phan Thị Muồi và Trần Trinh Trạch, cháu ngoại ông Phan Hộ Biết). Mối tình loạn luân này đã không được Trần gia chấp nhận . Năm 1936, Phan Kim Cân đã có cảm tình với cách mạng và hoạt động trong một đoàn thể do Việt Minh vận động thành lập. Sau đó ông chính thức tham gia Việt Minh. Phan Kim Cân đã rũ bỏ vàng son để theo cách mạng ra bưng biền trường kỳ kháng chiến. Khi lực lượng cách mạng xuống tàu tập kết ra Bắc, Phan Kim Cân đã đưa con trai mình là Phan Kim Sơn cùng đi theo tập kết . Tính cách. Với tính cách khẳng khái của mình, Phan Kim Cân đã trở thành người che chở cho nhiều cán bộ quan trọng của Việt Minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc . Sách "Bạc Liêu xưa và nay" của tác giả Huỳnh Minh viết: " " Người đương thời nhìn nhận rằng trong nhóm các công tử Bạc Liêu ai cũng đáng chê, chỉ có Phan Kim Cân là đáng khen. Bởi Cân trọng nghĩa khinh tài, ai khó khăn, hoạn nạn Cân đều ra tay giúp đỡ. Lúc chí sĩ Nguyễn An Ninh đến Bạc Liêu được Cân tìm mời về nhà khoản đãi..." " . Khi Bạc Liêu bị Pháp chiếm đóng, ông đã rũ bỏ cuộc sống trưởng giả, vàng son để đi theo cách mạng và trở thành ủy viên tài chính ngân khố tỉnh Bạc Liêu trong chính quyền được thành lập sau cách mạng Tháng Tám và đồng thời giữ chức vụ đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Tây Nam bộ . Giai thoại. Ông Cân không biết rằng đó chính là con út của Bá hộ Bành Tòng Mậu, một điền chủ lớn trong vùng. Nhà ông Bá hộ Bành Tòng Mậu, rồi cả điền, đánh trống, mõ nổi lên, trai đinh rượt theo Phan Kim Cân, nhưng không đuổi kịp , đành báo quan rằng cô gái bị một tên lưu manh cướp mất. Câu chuyện ầm ĩ cả một vùng, nhưng rốt cục thì nhà Bá hộ Bành Tòng Mậu cũng phải hòa giải vì khoản đền bù hậu hĩnh và thế lực rất lớn của nhà công tử Cân . Người con gái này ở với Cân có con, được ông Cân hết mực thương yêu, cho làm vợ hai, gia đình ông Bá hộ Bành Tòng Mậu cũng nguôi giận dần dần . " "Đây là một tay công tử hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, hạng bảnh về ăn xài... Đây là một Đơn Hùng Tín thuở loạn Tùy sang Đường, hay đem tiền của trợ cấp cho những anh hùng hào kiệt thất cơ lỡ vận" ". Ông Tạ Kim, một nhà cách mạng lão thành ở Bạc Liêu nhớ lại, chính nhờ ông Phạm Kim Cân vận động nên "cậu ba"-công tử Bạc Liêu có gởi vào Khu rất nhiều thuốc men, tiền bạc (?).. Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm chứng lại vì giữa Trần gia và công tử Cân cũng có mối bật hòa, không được thân thiện, do Trần Trinh Trạch đã chiếm gần hết toàn bộ tài sản của Phan Hộ Biết như ruộng muối, ghe chài, các sở điền … khiến cho cha ruột của Phan Kim Cân không còn thừa hưởng tài sản được bao nhiêu . Hơn nữa mối quan hệ giữa công tử Cân và Trần gia hay Trần Trinh Huy vốn dĩ đã không yên ổn vì cuốc hôn nhân nhân giữa bà Sáu Đông và ông Cân bị chống đối . Hậu duệ của công tử Cân. Trong hàng con cháu gần nhất của công tử Cân còn sống tại Bạc Liêu, có lẽ chỉ còn ông Phan Kim Khánh - cháu kêu Công tử Bạc Liêu bằng cậu ruột. Phan Kim Cân và bà Trần Thị Đông là cha mẹ ruột của ông Khánh. Ông Khánh hầu như thừa hưởng toàn bộ cái gen ăn chơi của người cậu ruột. Ông Khánh kể lại: trong gia tộc có quy định, tất cả các nhà nghỉ mát của ông Hội đồng ở Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu con cháu đều được đến ăn ở thoải mái. Kẹt tiền xài đã có quản gia tại đó đưa, chỉ cần ký sổ để cuối năm trừ vào hoa lợi hoặc gia sản hưởng riêng. Thế nên vị "công tử" cuối cùng này mặc sức ăn chơi thỏa thích. Đầu những năm 1970, vị "công tử" nghe cha đi học cán sự y tế. Học đâu chẳng thấy, có điều mỗi tháng ông xài bứt 1 triệu bạc cho những cuộc vui thú ở Vũng Tàu, Đà Lạt. Ăn cơm tháng thường trực ở Arcancel. Cái nết phá tiền của "công tử" Khánh cũng không kém gì "cậu ba"...
1
null
Tía tô đất (danh pháp khoa học: "Melissa officinalis") là một loài cây thân thảo trong họ Hoa môi, bản địa nam châu Âu và vùng Địa Trung Hải. Cây cao 70–150 cm tall. Lá có mùi chanh nhẹ. Trong mùa hè hoa nở và đầy mật hoa. Hoa thu hút ong do đó tên của chi "Melissa" theo tiếng Hy Lạp nghĩa là 'ong mật'. Mùi của nó là do citronellal (24%), geranial (16%), linalyl axetat (12%) và caryophyllene (12%). Tại Bắc Mỹ, "Melissa officinalis" được trồng đã lan sang ra ngoài hoang dã. Loài cây này cần ánh sáng và nhiệt độ ít nhất 20 độ C để nảy mầm. Ở xứ ôn đới thân cây chết héo vào đầu mùa đông và mọc lại vào mùa xuân. Trồng trọt. "Melissa officinalis" có thể là "lá mật ong" (μελισσόφυλλον) được đề cập bởi Theophrastus. Nó là cây trồng trong vườn của John Gerard, 1596. Có một số giống cây trồng "Melissa officinalis", như: Sử dụng. Thực phẩm. Loài cây này được sử dụng tạo hương cho món kem và trà thảo dược uống nóng hoặc uống với đá. Nó cũng được dùng làm hương vị kẹp. Nó cũng được dùng để nấu các món cá. Người ta cho rằng nó có thể là chất bảo quản tốt hơn axít beta hydroxy trong xúc xích Y dược. Lá cây này xoa vào da để xua đuổi muỗi. Tía tô đất cũng được sử dụng làm thuốc dưới dạng trà thảo dược và dạng chiết xuất. Người ta tuyên bố nó có các đặc tính kháng khuẩn và kháng virus (nó chống hiệu quả herpes simplex). Nó cũng được sử dụng như một loại thuốc giải lo âu, thuốc an thần nhẹ hay làm dịu. Ít nhất một nghiên cứu đã tìm thấy nó có hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, mặc dù các tác giả nghiên cứu kêu gọi cần nghiên cứu thêm. Chiết xuất tía tô đất được xác định là chất ức chế mạnh trong ống nghiệm đối với GABA transaminase, điều này giải thích tác dụng giải lo âu. Hợp chất chính gây ra sự ức chế hoạt động GABA transaminase trong tía tô đất sau đó đã được tìm thấy là axít rosmarinic. Tía tô đất và các chế phẩm cũng đã được chứng minh cải thiện tâm trạng và hiệu suất tâm thần. Các hiệu ứng này được cho là liên quan đến muscarinic và thụ thể nicotinic acetylcholine. Kết quả tích cực đã đạt được trong thử nghiệm lâm sàng nhỏ liên quan đến các bệnh nhân Alzheimer nhẹ với các triệu chứng nhẹ. Tinh dầu thu được từ lá Melissa officinalis có hàm lượng acetylcholinesterase và butyrylcholinesterase cao có hoạt động đồng-ức chế. Đặc tính kháng khuẩn của nó cũng đã được chứng minh khoa học, mặc dù rõ ràng chúng yếu hơn so với những đặc tính này từ một số loại cây trồng khác đã được nghiên cứu. Chiết xuất lá tía tô đất cũng được phát hiện có hoạt động chống oxy hóa rất cao. Tía tô đất đã được đề cập trong tạp chí khoa học "Endocrinology", trong đó người ta giải thích rằng "Melissa officinalis" tỏ ra kháng sự hoạt động quá mức của tuyến giáp, ức chế TSH không bị gắn với thụ thể TSH, do đó có thể sử dụng trong việc điều trị của bệnh Graves hoặc bệnh cường tuyến giáp. Tinh dầu tía tô đất rất phổ biến trong ngành dầu thơm. Tinh dầu thường được đồng chưng cất với dầu chanh, dầu sả, hoặc các loại dầu khác. Tinh dầu tía tô đất được sử dụng trong một số biến thể của kem đánh răng Colgate thảo dược tạo mùi thơm. Thành phần hóa học. "Melissa officinalis" chứa 1-octen-3-ol, 10-alpha-cadinol, 3-octanol, 3-octanone, alpha-cubebene, alpha-humulene, beta-bourbonene, caffeic acid, caryophyllene, caryophyllene oxit, catechinene, chlorogenic acid, cis-3-hexenol, cis-ocimene, Citral, Citral, citronellal, copaene, delta-cadinene, eugenyl axetat, gamma-cadinene, Citral, geraniol, Geranyl axetat, germacrene D, isogeranial, linalool, luteolin-7-glucoside, methylheptenone, neral, nerol, octyl benzoate, oleanolic acid, pomolic acid, protocatechuic acid, rhamnazine, rosmarinic acid, rosmarinin acid, Stachyoza, Axit succinic, thymol, trans-ocimene và ursolic acid.
1
null
Được làm hoàng hậu (Hangul: 궁, Hanja: 宮, Phiên âm: "Goong" ) thường được biết đến với tên Hoàng cung là một bộ phim truyền hình của Hàn Quốc được sản xuất và phát sóng bởi đài truyền hình MBC vào đầu năm 2006. "Được làm hoàng hậu" được chuyển thể từ bộ truyện tranh Hàn Quốc Hoàng cung của nữ tác giả Park So-hee khi bộ truyện còn chưa kết thúc. Với tiếng tăm của bộ truyện cùng dàn diễn viên trẻ, đẹp, tài năng và cốt truyện linh hoạt đã mang lại thành công vô cùng lớn và gây sốt trong cộng động những người mê phim truyền hình vào thời điểm đó tại nhiều quốc gia châu Á. Cốt truyện. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh cuộc sống của gia đình Hoàng tộc Hàn Quốc tại thế kỷ 21 khi "cuộc hôn nhân chính trị" giữa Hoàng Thái tử Lee Shin (Joo Ji-hoon đóng) và cô nữ sinh tinh nghịch, nhí nhảnh nhà nghèo Shin Chae-kyung (Yoon Eun-hye đóng) cùng trường được diễn ra. Mở đầu phim, Hoàng đế - phụ hoàng của Shin bị bệnh rất nặng, sức khỏe suy kiệt. Cả Hoàng tộc cần chuẩn bị đề phòng cho sự băng hà đột ngột của Hoàng đế. Theo như hôn ước được định sẵn giữa Tiên vương - ông nội của Shin và ân nhân - ông nội của Chae-kyung khi còn sống, cả Shin và Chae-kyung được Hoàng tộc và gia đình âm thầm chuẩn bị hôn sự. Khi biết tin, Shin không chấp nhận hôn sự này. Anh đã ngỏ lời cầu hôn cô bạn thân Min Hyo-rin (Song Ji-hyo đóng) nhưng bị Hyo-rin từ chối. Trớ trêu thay, Chae-kyung lại chứng kiến toàn bộ. Tuy vậy, khi này, cả hai vẫn chưa biết rõ về nhau và hôn sự. Dù không bằng lòng lấy một kẻ xa lạ, đặc biệt lại là người Hoàng tộc, phải sống tách biệt gia đình, nhưng để giúp bố trả nợ vay nặng lãi, giúp gia đình giữ lại căn nhà, Chae-kyung miễn cưỡng đồng ý nhập cung, chuẩn bị cho hôn sự. Với tính khí nghịch ngợm, nhí nhảnh, lại quen lối sống hồn nhiên, vô tư, Chae-kyung - "Thái tử phi "dân gian"" - đã gây ra nhiều rắc rối ở trong cung, nhưng lại nhận được rất nhiều sự chú ý, yêu mến từ người dân và người trong cung. Từ cảm giác khó chịu, không thích, Shin dần có cảm tình với Chae-kyung. Khi này, anh họ của Shin - Hoàng tử Lee Yool (Kim Jeong-hoon đóng) cùng người mẹ từ Anh trở về Hàn Quốc với mục đích đòi lại những gì đã mất 14 năm trước. Yool học cùng lớp với Chae-kyung và cũng đem lòng yêu cô - người mà lẽ ra sẽ trở thành vợ anh nếu cha anh không qua đời. Thêm vào đó, Hyo-rin cũng nhận ra tình cảm với Shin, quyết tâm từ bỏ học bổng trường múa ba-lê để trở về Hàn Quốc giành lại tình yêu của mình. Phần tiếp và các tác phẩm tái dựng. Cung 2. Theo sát sự thay đổi của nội dung phiên bản manhwa, phần II được thông báo sẽ nối tiếp câu chuyện của "Cung" với dàn diễn viên gốc và mang tên "Cung 2" (Hàn tự: 궁2, Hán tự: 宮2, Phiên âm: "Goong 2") Dự kiến phần II được bắt đầu lên sóng vào cuối năm 2007, tuy nhiên, do xảy ra mâu thuẫn và sự chấm dứt hợp đồng giữa Yoon Eun-hye, Kim Jeong-hoon với công ty quản lý, phần II đã không được tiến hành sản xuất. Cung S. Đây là phiên bản phim truyền hình tái dựng của "Cung" với cốt truyện hoàn toàn mới. Mới đầu được đặt tên là "Cung 2", thay cho phần II của "Cung" không được sản xuất. Sau đó, do xảy ra nhiều tranh cãi đã được đổi thành "Cung S" (chữ S viết tắt cho "Second" (thứ 2)). Tên phụ cho bộ phim là Prince Who?, nội dung xoay quanh câu chuyện về chàng hoàng tử bị thất lạc Lee Hoo. Nội dung và diễn xuất của "Goong S" tuy cũng gây được chú ý nhưng không được đánh giá cao. Tham gia diễn xuất cho bộ phim bao gồm Se7en, Heo I-jae, Kang Doo và Park Sin-hye. Nhạc kịch: Cung. Nhà sản xuất đã chuyển thể "Cung" thành nhạc kịch vào năm 2010, trình diễn tại các nhà hát lớn của Hàn Quốc và Nhật Bản. Vai chính Hoàng Thái tử Lee Shin được lần lượt giao cho các thần tượng nam nổi tiếng U-Know của TVXQ!, Kim Kyu-jong của SS501, Kang-in của Super Junior, Sung-mo của Supernova. Benci Bilang Cinta. Năm 2006, Philippines đã mua bản quyền và làm lại bộ phim dưới tên gọi "Benci Bilang Cinta", với sự tham gia diễn xuất của Andriani Marshanda và Baim Wong. Đánh giá. Nguồn: TNS Media Korea
1
null
Một cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 16 tháng 12 năm 2012. Các kết quả công bố cho thấy Đảng Dân chủ Tự do đã giành được ít nhất 294 ghế trong hạ viện 480 ghế, trong khi đồng minh của họ, Đảng Tân Komeito, giành 31 ghế. Kết quả này giúp liên minh cầm quyền sẽ có đa số hai phần ba cần thiết để thông qua gần như mọi quyết định quan trọng. Đảng Dân chủ Nhật Bản của Thủ tướng đương nhiệm Yoshihiko chỉ giành được khoảng 57 ghế. Kết quả bầu cử đã khiến Đảng Dân chủ phải từ bỏ quyền lực chỉ sau ba năm. Đó là thất bại chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Theo các chuyên gia, cử tri Nhật thất vọng vì Đảng Dân chủ Nhật Bản đã không thực hiện được các lời hứa của họ, cũng như không còn tin tưởng ông Noda vì kế hoạch tăng thuế. Các đảng mới, bao gồm Đảng Duy tân Nhật Bản của thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto giành được 54 ghế. Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ khoảng 59%. Phát biểu trong buổi họp báo được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã tuyên bố từ chức chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản để nhận hoàn toàn trách nhiệm về thất bại nặng nề này của đảng này. Bối cảnh. Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009, Đảng Dân chủ Nhật Bản, lãnh đạo bởi Yukio Hatoyama, đã nắm quyền lần đầu tiên kể từ thế chiến II. Do tính chất của chế độ bầu cử Nhật Bản, các ứng cử viên đảng Dân chủ Nhật Bản đã giành được 308 ghế trong Hạ viện (64,2% số ghế), khiến Hatoyama đủ điều kiện trở thành thủ tướng. Kể từ đó, Nhật Bản đã có hai thủ tướng khác, Naoto Kan và Yoshihiko Noda. Ngày 16 tháng 11, Noda giải tán Quốc hội, do đó cho phép một cuộc bầu cử mới trong thời gian một tháng. Ông viện cớ thiếu ngân quỹ để chính phủ hoạt động và sự cần thiết phải có một ngân sách khẩn cấp. Sau sự bất mãn đối với chính phủ do đảng Dân chủ Nhật Bản lãnh đạo và chính phủ cũ do đảng Dân chủ Tự do lãnh đạo, nhiều phong trào ở cơ sở đã cố gắng để giành được ảnh hưởng chính trị, các phong trào này được gọi là "cực thứ ba" để tranh giành ảnh hưởng với hai đảng chính. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, cựu thống đốc Tokyo Shintarō Ishihara đã thông bảo đảng Thái dương đã được đổi tên và đã cải tổ, đảng này do Ishihara và Takeo Hiranuma đồng lãnh đạo. Ngày 17 tháng 11 năm 2012, thị trưởng Osaka Tōru Hashimoto và cựu thống đốc TokyoShintarō Ishihara đã thông báo hợp nhất đảng Duy tân Nhật Bản và đảng Thái dương thành lực lượng thứ ba tranh cử trong cuộc tổng tuyển cửa ngày 16 tháng 12 năm 2012. Đây là chính đảng quốc gia đầu tiên của Nhật Bản đóng trụ sở bên ngoài thủ đô Tokyo. Ngày 23 tháng 11 năm 2012, thị trưởng Nagoya Takashi Kawamura, cựu quốc vụ khanh Shizuka Kamei vạ cựu bộ trưởng nông nghiệp Masahiko Yamada đã hợp lực với nhau để tung ra chiến dịch cắt giảm thuế đảng Giảm thuế Nhật Bản - chống TPP – Không hạt nhân thành một đảng chính trị quốc gia "trụ cột thứ ba" nữa. Ngày 28 tháng 11 năm 2012, thống đốc Shiga Yukiko Kada ở Ōtsu đã thông báo sự thành lập một chính đảng theo chủ trương bình đẳng giới và chống hạt nhân với tên gọi đảng Nhật Bản Tương lai trở thành đảng quốc gia thứ nhì đóng trụ sở bên ngoài Tokyo. Đồng thời với nhóm chia rẽ đảng Dân chủ, chủ tịch Đời sống Nhân dân Trên hết Ichirō Ozawa đã giải thể đảng và nhập vào đảng Nhật Bản Tương lai. đảng Giảm thuế Nhật Bản - chống TPP – Không hạt nhân và đảng Tương lai đang đàm phán để sáp nhập các đảng để tranh giành với các đảng chính và các đảng ủng hộ hạt nhân. Ngày 27 tháng 11, đảng Giảm thuế Nhật Bản - chống TPP – Không hạt nhân đã chính thức thông báo họ sẽ sáp nhập với đảng Tương lai, đồng lãnh đạo đảng Mashahiko Yamada phát biểu "Chúng tôi muốn bắt tay với nhau bởi vì đường lối của chúng tôi tương đồng." Phân tích kết quả bầu cử và Phản ứng. Tại Nhật Bản. Đảng Dân chủ Tự do trước đó đã có chiến dịch về lập trường cứng rắn của Nhật Bản đối với tranh chấp quần đảo Senkaku.. Abe cho rằng "Trung Quốc đang thách thức một thực tế rằng quần đảo là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng ta là phải ngăn chặn ngay những thách thức ấy". Việc bầu đảng Dân chủ Tự do cánh hữu và dân tộc chủ nghĩa đã làm dấy lên lo ngại quan hệ Nhật Bản với các quốc gia láng giềng - Trung Quốc và Hàn Quốc - sẽ trở nên căng thẳng, với việc trước đây ông Abe đã viếng thăm đền Yasukuni và phủ nhận tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong thế chiến 2 và việc tu chính Hiến pháp Nhật Bản để tăng quyền lực cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Về chính sách đối với kinh tế Nhật Bản, đảng Dân chủ Tự do sẽ cố gắng kết thúc sự giảm phát, nâng cao giá trị đồng yên và thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược với chủ trương của Yoshihiko Noda chủ trương tăng thuế để chi trả khối nợ công khổng lồ, Abe cam kết sẽ nới lỏng một cách "không hạn chế" chính sách tiền tệ, đồng thời tăng chi tiêu công. Đối với điện hạt nhân, một trong những vấn đề quan trọng được người dân Nhật quan tâm, đảng Dân chủ Tự do sẽ ủng hộ việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân bất chấp thảm họa nhà máy điện Fukushima I năm 2011. Ông Abe cũng thể hiện mong muốn Nhật Bản đóng góp một vai trò quan trọng hơn trong vấn đề an ninh toàn cầu. Phản ứng lại kết quả bầu cử, chỉ số Nikkei 225 tăng 1%, còn đồng yên Nhật giảm 84,48/1 USD, tỷ lệ thấp nhất trong 20 tháng. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản 20 năm (JCB) tăng lên 1,710% một ngày sau bầu cử. Điều này đánh dấu mức cao nhất trong gần 8 tháng.
1
null
Annette Carol Bening (sinh ngày 29 tháng 5 năm 1958) là một nữ diễn viên Mỹ. Bening bốn lần được đề cừ giải Oscar cho vai diễn trong các phim "The Grifters", "American Beauty", "Being Julia", và "The Kids Are All Right", và đoạt giải Quả cầu vàng với vai diễn trong hai phim sau nêu trên.
1
null
F3 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt do tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima tại Nhật Bản phát triển cho các máy bay huấn luyện Kawasaki T-4. Việc phát triển động cơ này được tiến hành từ cuối những năm 1970 và mẫu thử nghiệm được chế tạo từ năm 1981 và bay thử lần đầu tiên vào năm 1985. Việc phát triển động cơ này được tiến hành năm 1968 với ý định dùng các kỹ thuật hàng không trước đó để phát triển những kỹ thuật mới làm nền tảng cho việc chế tạo các động cơ phản lực nhỏ có thể dùng cho các loại máy bay không người lái dự tính phát triển sau này. Việc phát triển này đã tạo ra một loại động cơ tuốc bin cánh quạt đẩy có hệ số hai viền khí thấp và kích thước nhỏ được thấy thích hợp cho các loại máy bay huấn luyện dưới âm. Vì thế loại động cơ này đã được chọn để trang bị cho các máy bay huấn luyện Kawasaki T-4 của Nhật Bản năm 1982 và sau đó tiến hành sản xuất lớn năm 1985, nó vẫn được tiếp tục phát triển để hoàn thiện hơn.
1
null
Saturn đang ăn thịt con trai (tiếng Tây Ban Nha: "Saturno devorando a un hijo") là tên một bức tranh của nghệ sĩ Tây Ban Nha Francisco Goya. Theo cách giải thích truyền thống, nó miêu tả thần thoại Hy Lạp về Titan Cronus vì sợ rằng ông sẽ bị các con mình lật đổ nên đã ăn thịt từng đứa một lúc chúng sinh ra. Bức tranh này là một trong 14 cái gọi là "Tranh đen" mà Goya vẽ trực tiếp lên các bức tường của ngôi nhà của ông khoảng giữa năm 1819 và 1823. Nó đã được chuyển sang mặt vải sau khi Goya mất và từ đó được giữ tại Museo del Prado ở Madrid. Trước đó vào năm 1636, Peter Paul Rubens đã vẽ một bức tranh cùng chủ đề, và mang phong cách baroque hơn.
1
null
Cá mập sáu mang (tên khoa học Hexanchus griseus) còn được gọi là cá mập bò là một trong những loài cá mập lớn nhất thế giới, và cũng là loài cá mập lớn nhất thuộc bộ "Hexanchiformes" ("cá mập nguyên thủy") với chiều dài lên tới 5,4 m. Phân loài. Cá mập sáu mang thuộc chi "Hexanchus", họ Hexanchidae. Nhiều loài cá trong họ gần gũi với chúng đều đã tuyệt chủng. Những loài gần gũi nhất với chúng về mặt di truyền hiện nay bao gồm cá nhám gai, cá mập Greenland và một vài loài cá mập khác. Đây là loài cá mập còn sống liên quan chặt chẽ nhất với cá mập hóa thạch, những loài cá mập tồn tại cách đây 200 triệu năm. Chúng mang những đặc điểm và đặc tính vật lý của một loài cá mập nguyên thủy. Mô tả. Chúng có bề ngoài là màu nâu nhạt hoặc đen với một đường viền sáng chạy xuống hai bên các cạnh vây. Hai bên của chúng còn có những đốm màu tối hơn. Cơ thể của cá mập sáu mang mạnh mẽ với một cái đầu rộng và đôi mắt nhỏ. Mắt có màu sẫm và xanh lá huỳnh quang rất đẹp. Một con cá mập sáu mang trưởng thành có thể đạt kích thước lớn, con đực đạt chiều dài khoảng 3,09 - 3,3 mét còn con cái phát triển hơn với chiều dài trung bình có thể đạt 3,5 - 4,2 mét thâm chí lên tới hơn 5 mét. Cá mập sáu mang có những đặc điểm giống với các loài cá mập nguyên thủy cách đây 200 triệu năm thuộc kỷ Jura và kỷ Trias. Có thể nói chúng là "hóa thạch sống" về loài cá mập nguyên thủy lớn nhất hiện nay. Chúng có vây lưng gần đuôi, vây ngực có cạnh tròn, rộng và đặc điểm nổi bật chính là chúng có 6 cặp khe mang ở hai bên cùng cấu tạo răng, giống với tổ tiên của chúng (cá mập tiến hóa hiện nay chỉ có 5 cặp khe mang). Người ta cho rằng chúng có cặp mang thứ sáu để giúp sống được ở những vùng biển sâu, những nơi ít không khí cho quá trình hô hấp. Phân bố và môi trường sống. Cá mập sáu mang sống ở những vùng nước sâu của đáy biển, có thể lên tới gần 2.000 mét. Chúng là một loài sinh vật biển sâu, hoạt động vào ban đêm (săn mồi và di chuyển vào ban đêm). Ban ngày, chúng "dạo chơi" ở những vùng biển sâu, con ban đêm chúng lên những vùng biển phía trên để kiếm ăn và lặn trở lại vùng biển sâu trước khi mặt trời lên. Một số khu vực phân bố của loài này bao gồm: hòn Flora gần đảo Hornby hay khu vực biển thuộc công viên Whytecliff (bang British Columbia), khu vực vịnh hẹp Puget Sound, hẻm núi Monterey Canyon (Monterey, México), vùng biển bang California và một số vịnh hẹp tại Na Uy hay khu vực Địa Trung Hải. Thức ăn. Tuy là loài cá mập di chuyển chậm chạp nhưng khi săn mồi chúng đạt tốc độ khá cao. Do sống ở phạm vi rộng lớn nên thức ăn của cá mập sáu mang rất đa dạng bao gồm: động vật thân mềm, động vật giáp xác, một số loài có xương sống và các loài cá khác như cá cơm, cá hồi Thái Bình Dương, cá tuyết hay cá ngừ. Sinh sản. Quá trình sinh sản của cá mập sáu mang rất ít được biết đến. Theo một số suy đoán thì nhiều nhà sinh vật học cho rằng, con đực tán tỉnh con cái bằng cách tấn công và cắn con cái cho đến khi con cái chịu giao phối. Bằng chứng chính là những vết sẹo ở phần đầu, xung quanh khe mang có những vết răng giống với cấu tạo răng của những con đực. Trong khi tuổi trưởng thành của con cái từ 18 - 35 năm thì con đực trưởng thành sớm hơn nhiều, chỉ từ 11 - 14 năm. Mùa sinh sản của cá mập sáu mang thường là vào những tháng cuối năm. Mỗi lứa, con cái đẻ từ 22 - 108 con.
1
null
Trịnh Lệ công (chữ Hán: 鄭厲公, ?–673 TCN, trị vì: 700 TCN–697 TCN và 679 TCN–673 TCN), tên thật là Cơ Đột (姬突), là vị vua thứ năm của nước Trịnh – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Công tử nước Trịnh. Cơ Đột là con trai thứ hai của Trịnh Trang công, vị vua thứ ba của nước Trịnh và là em của Trịnh Chiêu công, vị vua thứ tư của nước Trịnh. Mẹ ông là Ung thị người nước Tống. Năm 714 TCN, quân tộc Nhung vào đánh nước Trịnh. Trịnh Trang công đánh lui được quân Nhung nhưng vẫn lo lắng. Công tử Đột bèn khuyên cha bày quân mai phục quyết tâm đánh Nhung một trận nữa. Trang công đại phá quân Nhung lần thứ 2, giữ yên bờ cõi nước Trịnh. Làm vua lần thứ nhất. Nhờ họ ngoại giành ngôi. Năm 701 TCN, vua cha Trịnh Trang công qua đời, anh ông là thế tử Cơ Hốt lên làm vua, tức Trịnh Chiêu công. Cơ Đột sang làm con tin ở nước Tống. Họ ngoại của ông là họ Ung có thế lực ở nước Tống nên Tống Trang công ủng hộ Cơ Đột, muốn lập lên ngôi vua. Năm 700 TCN, đại phu Tế Trọng (祭足) đi sứ nước Tống. Tống Trang công bèn uy hiếp Tế Trọng lập Cơ Đột đoạt ngôi, nếu không sẽ giết chết. Tế Trọng nghe theo, mật ước với nước Tống, rồi trở về nước ép Trịnh Chiêu công nhường ngôi. Trịnh Chiêu công không làm gì được phải chạy trốn sang nước Vệ. Tháng 6 năm đó, Cơ Đột được đón về nước lập làm vua, tức Trịnh Lệ công. Để ràng buộc Sái Trọng, họ Ung bên ngoại Lệ công lại thông gia với Sái Trọng, cho Ung Củ lấy con gái Sái Trọng. Quan hệ với chư hầu. Vì Tống Trang công nhiều lần đòi Trịnh Lệ công hối lộ tiền để trả công giúp lên ngôi, hai nước trở thành thù hằn. Năm 700 TCN, Trịnh liên minh với nước Kỷ và nước Lỗ, còn Tống liên minh với các nước Tề, Yên, Vệ; hai bên giao tranh ở nước Kỷ. Kết quả liên quân Trịnh-Lỗ-Kỷ đánh bại liên quân Tống-Tề-Yên-Vệ. Sang năm 699 TCN, Tống Trang công lại kêu gọi các nước Tề, Sái, Vệ, Trần đi đánh Trịnh để báo thù. Liên quân tiến vào Đại Quỳ, chiếm ấp Ngư Thủ. Mất ngôi. Sau khi Trịnh Lệ công lên ngôi, bị Tế Trọng chuyên quyền lấn át. Năm 697 TCN, Trịnh Lệ công giận Tế Trọng, bàn với con rể của Tế Trọng là Ung Củ định ám sát Tế Trọng. Ông bàn mưu với con rể Sái Trọng là Ung Củ lập mưu dụ Sái Trọng đến đàn tế ở đất Giao để hạ thủ. Ung Củ nói lộ chuyện với vợ. Con gái Ung Củ bèn báo lại cho cha biết. Sái Trọng bèn ra tay trước, giết chết Ung Củ, quăng thây xuống ao nhà Chu. Tháng 5 năm 697 TCN Sái Trọng bèn làm binh biến, Lệ công phải chạy sang nước Sái. Sái Trọng đón Trịnh Chiêu công trở lại ngôi vua. Lưu vong. Cuối năm 697 TCN, Trịnh Lệ công chạy sang đất Lịch. Tống Trang công không ủng hộ Chiêu công nên cùng hội binh cùng các nước Lỗ, Tề, Trần, Sái đánh Trịnh để giúp Lệ công, nhưng cuối cùng không thắng phải rút quân. Năm 695 TCN, nhân lúc Trịnh Chiêu công ra ngoài, Cao Cừ Di bèn mang quân bản bộ đánh úp giết chết. Cả Sái Trọng và Cao Cừ Di đều không muốn lập lại Trịnh Lệ công, nên lập công tử Vĩ lên ngôi. Trịnh Tử Vĩ bị Tề Tương công giết, Sái Trọng lại lập người con khác của Trịnh Trang công là công tử Anh lên ngôi (694 TCN). Trịnh Tử Anh sai Phó Hà ra trấn thủ Đại Lăng để phòng Trịnh Lệ công ở đất Lịch. Làm vua lần thứ hai. Theo Sử ký, năm 683 TCN, Tế Trọng qua đời. Trịnh Tử Anh không còn người giỏi giúp đỡ. Việc phục ngôi của Trịnh Lệ công được sử sách đề cập khác nhau. Năm 681 TCN, Trịnh Lệ công đang ở đất Lịch sai sứ về nước nhờ đại phu Phủ Giả giúp mình về nước. Phủ Giả nhận lời, nổi loạn giết Trịnh Tử Anh rồi đón Trịnh Lệ công phục ngôi. Theo Tả truyện ghi chép khác với Sử kí: năm 680 TCN, Tề Hoàn công sai Tân Tu Vô đem quân giúp Trịnh Lệ công về nước, trên đường về bắt được tướng Phó Hà. Phó Hà xin ông tha tội và hứa sẽ giúp Lệ công, Lệ công đồng ý, Phó Hà bèn về kinh giết Tử Anh cùng 2 người con rồi đưa Lệ công về phục ngôi. Đại phu Nguyên Phồn trước kia không ủng hộ ông, cũng bị bắt phải tự vẫn. Sau đó Lệ công giết Phó Hà vì tội phản chúa, và ra lệnh chặt chân những người không phục mình. Năm 680 TCN, Trịnh Lệ công đi hội chư hầu với Tề Hoàn công ở đất Quyến. Năm 678 TCN, Sở Văn vương thấy Trịnh Lệ công về nước mà không đến triều kiến mình bèn đem quân đánh Trịnh. Quân Sở tiến đến đất Lịch, Trịnh Lệ công phải giảng hoà với quân Sở. Năm 673 TCN, Trịnh Lệ công cùng Quắc công liên minh giúp Huệ vương, mang quân đánh Lạc ấp, giết chết Tử Đồi cướp ngôi và đưa Huệ vương lên ngôi. Trịnh Lệ công muốn được Huệ vương ban chén ngọc nhưng Huệ vương không nghe theo, do đó nước Trịnh giận thiên tử nhà Chu. Mùa thu năm 673 TCN, Trịnh Lệ công qua đời. Ông ở ngôi lần đầu được 4 năm, lưu vong 17 năm, ở ngôi lần thứ hau 7 năm, tổng cộng làm vua hai lần 11 năm. Con ông là Cơ Tiệp lên nối ngôi, tức Trịnh Văn công.
1
null
Tống Mục công (chữ Hán: 宋穆公; trị vì: 728 TCN-720 TCN), tên thật là Tử Hòa (子和), là vị vua thứ 14 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tống Mục công là con thứ của Tống Vũ công – vua thứ 12 nước Tống và là em của Tống Tuyên công – vua thứ 13 nước Tống. Năm 729 TCN, Tuyên công mất, Tử Hòa lên nối ngôi, tức là Tống Mục công. Năm 723 TCN, nước Tống xảy ra xung đột với nước Lỗ. Tống Mục công mang quân giao chiến với Lỗ Huệ công, bị quân nước Lỗ đánh bại ở đất Hoàng. Sang năm 722 TCN, Lỗ Ẩn công lên ngôi bèn đề nghị giảng hòa với nước Tống để chấm dứt chiến tranh. Tống Mục công bèn cùng Lỗ Ẩn công hội thề ở đất Túc. Hai bên lại thông hiếu với nhau. Năm 720 TCN, Tống Mục công ốm nặng, truyền Khổng Phụ Gia vào và truyền di chiếu lập con Tuyên công là Dữ Di lên nối ngôi. Khổng Phụ nói:"Quần thần muốn lập công tử Phùng". Mục công bèn bắt công tử Phùng sang nước Trịnh làm con tin. Ông quyết định nhường ngôi cho cháu, con của vua anh Tuyên công là Dữ Di chứ không truyền ngôi cho con là Phùng. Dù có ý kiến phản đối, Mục không vẫn quyết định như vậy, để báo ơn anh đã nhường ngôi cho mình. Tháng 8 năm đó, Tống Mục công qua đời. Ông làm vua được 9 năm. Tử Dữ Di lên nối ngôi, tức là Tống Thương công. Con ông là công tử Phùng chạy sang nước Trịnh, được Trịnh Trang công cho ở nhờ.
1
null
Cải bắp cuốn là một món ăn bao gồm bắp cải nấu chín lá quấn quanh một số loại nhân. Nó là món ăn phổ biến với các món ăn dân tộc ở Balkan và các khu vực của châu Âu và Trung Đông cũng như Phần Lan và Thụy Điển. Tại châu Âu, nhân để cuốn theo truyền thống là thịt, thường là thịt bò, thịt cừu, hoặc thịt lợn và được ướp với tỏi, hành tây và gia vị. Ngũ cốc như gạo và lúa mạch, trứng, nấm, và các loại rau thường cũng được làm nhân. Lá cải bắp ngâm thường được sử dụng làm lớp vỏ cuốn, đặc biệt là ở Đông Nam Âu. Ở châu Á, nấm hải sản, đậu phụ và nấm hương (shiitake) cũng có thể được sử dụng và bắp cải Trung Quốc thường được sử dụng làm vỏ cuốn. Lá bắp cải nhồi với nhồi nhân sau đó được nướng, nấu hoặc hấp trong một nồi được kín và thường ăn nóng, thường đi kèm với sốt. Nước sốt rất khác nhau của các món ăn. Luôn luôn ở Thụy Điển và đôi khi ở Phần Lan, món cuốn cải bắp được ăn với mứt việt quất, có vị ngọt và chua. Ở Đông Âu, nước sốt cà chua hoặc kem chua không là điển hình. Tại Liban, nó là một món phổ biến, cải bắp nhồi với cơm và thịt băm nhỏ và chỉ có cuộn nhỏ bằng điếu xì gà. Nó thường được ăn với sữa chua và một loại dấm dầu ôliu và chanh ướp với tỏi và bạc hà khô.
1
null
Tống Thương công (chữ Hán: 宋殤公; 750 TCN-711 TCN), tên thật là Tử Di (子夷), là vị vua thứ 15 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Tống Thương công là con thứ của Tống Tuyên công – vua thứ 13 nước Tống. Cha ông truyền ngôi cho chú là Mục công mà không nhường ngôi cho ông. Khi Mục công sắp mất, nhớ ơn cha ông, bèn truyền ngôi cho ông chứ không truyền cho con mình là công tử Phùng. Năm 719 TCN, Mục công mất, Tử Dữ Di lên nối ngôi, tức là Tống Thương công. Người em họ Tử Phùng bỏ trốn sang nước Trịnh, được Trịnh Trang công cho ở nhờ. Chiến tranh với nước Trịnh. Vệ Châu Dụ mới giết Vệ Hoàn công giành ngôi, để lấy uy thế, bèn đề nghị Tống Thương công cùng đánh Trịnh. Tống Thương công lấy cớ Trịnh Trang công chứa chấp công tử Phùng nên nhất trí với Châu Dụ, cùng mời thêm nước Trần và nước Sái. Bốn nước cùng mang quân đánh Trịnh. Sau đó lại gọi thêm nước Lỗ, công tử Huy nước Lỗ mang quân đi hội. Quân 5 nước vây đất Đông Môn nước Trịnh một thời gian rồi gặt lúa lấy mang về nước. Năm 718 TCN, nhân có người nước Chu đến tố cáo nước Tống lấn đất, Trịnh Trang công mang quân đánh Tống báo thù việc xâm lược năm trước. Hai bên đánh nhau bất phân thắng bại. Tống Thương công chưa chịu ngừng chiến, mang quân vây đánh đất Trường Cát của nước Trịnh. Nhân lúc vua Trịnh đi đánh Trần, Tống Thương công đánh chiếm Trường Cát. Năm 713 TCN, Trịnh Trang công cùng Tề Ly công và công tử Huy nước Lỗ hội binh đánh Tống. Quân Trịnh lần lượt đánh chiếm đất Cáo và đất Phòng của Tống, đều cho nước Lỗ. Tống Thương công liên minh với nước Vệ, nước Sái chống lại. Tháng 7 năm đó, vua Tống và vua Vệ lấy cớ tiến vào nước Đái – phụ dung của nước Trịnh - nhân tiện đánh nước Sái. Sau đó liên quân Tống-Vệ-Sái có bất hòa, Trịnh Trang công bèn tiến vào nước Đái, đánh bại liên quân Tống-Vệ-Sái. Bị giết. Thái tể Hoa Đốc ra đường, thấy vợ Khổng Phủ Gia đẹp, nảy ý muốn chiếm đoạt. Tháng 2 năm 711 TCN Hoa Đốc mang quân tập kích nhà Khổng Phủ Gia, giết chết Phủ Gia. Tống Thương rất giận. Hoa Đốc sợ bị trị tội, bèn mang quân tấn công luôn vào cung, giết chết Tống Thương công. Trịnh Trang công bèn họp các nước Lỗ, Tề, Trần cùng bàn về loạn nước Tống. Hoa Đốc bèn mang của đút lót cho cả bốn nước và xin đón công tử Phùng về nước làm vua. Trịnh Trang công và các chư hầu bằng lòng, cho Tử Phùng về nước lên ngôi, tức là Tống Trang công. Tống Thương công làm vua được 9 năm.
1
null
Một caliphate, khalifah, khilafat hay Triều đại khalip ( "") là một thể chế nhà nước Hồi giáo được lãnh đạo bởi một lãnh tụ tôn giáo (và thường cả chính trị) tối cao gọi là "khalip" - nghĩa là "người kế tục", ở đây được hiểu là người kế tục nhà tiên tri Muhammad. Do khalip thường là chúa tể của một đế quốc Hồi giáo, thuật ngữ caliphate trong lịch sử thường dùng để chỉ các đế quốc như vậy ở Trung Đông và Tây Nam Á. Về mặt quan niệm, caliphate đại diện cho sự thống nhất chính trị của toàn thể cộng đồng Hồi giáo dưới sự thống trị của một vị khalip duy nhất; thể chế đó về lý thuyết là một nền cộng hòa lập hiến (hiến pháp ở đây chính là Hiến chương Medina) theo đó người đứng đầu Nhà nước, Khalip là đại diện của dân chúng và phải cai trị dựa trên luật Sharia. Những caliphate đầu tiên là những nền quân chủ bầu cử, nhưng hầu hết về sau đều cha truyền con nối. Có khoảng 8 thể chế caliphate được tuyên bố, bao gồm những đế quốc hùng mạnh như Nhà Omeyyad hay Đế quốc Ottoman. Trong suốt thời kỳ trung cổ, ba khalifah lớn kế vị nhau: Rashidun Caliphate (632–661), Umayyad khalifah (661–750), Abbasid khalifah (750–1258). Trong triều đại thứ tư, Ottoman khalifah, những người cai trị của Đế chế Ottoman đã tuyên bố quyền lực của caliphal từ năm 1517. Trong suốt lịch sử của Hồi giáo, một số khác Nhà nước Hồi giáo, gần như tất cả chế độ quân chủ cha truyền con nối, chẳng hạn như Vương quốc Hồi giáo Mamluk (Cairo) và Ayyubid khalifah đã tuyên bố là các khalifah. Trước thời Muhammad, các bộ lạc Ả Rập theo một thuyết đa thần Ả Rập tiền Hồi giáo và sống như những cộng đồng bộ lạc ít vận động và du mục tự quản. Sau các cuộc chinh phục đầu tiên của người Hồi giáo của Muhammad, khu vực này trở nên thống nhất về mặt chính trị theo Hồi giáo. Vào đầu thế kỷ 21, sau thất bại của mùa xuân Ả Rập và thất bại của "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng, đã thấy "một sự nắm bắt rộng lớn về bản sắc Hồi giáo tập thể" của những người Hồi giáo trẻ tuổi và sự hấp dẫn của một khalifah như một "trạng thái Hồi giáo tương lai lý tưởng" đã phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Nhiều chính thể tự nhận mình là một Khalifah (nhà nước Hồi giáo) như
1
null
Scopolamine hay còn gọi là Hơi thở của quỷ hoặc Burundanga, là một loại ma túy hay mê dược có tác dụng gây mê. Scopolamine là thuốc mê dạng nước cũng có thể được sử dụng như một chất gây mê trong một số trường hợp. Dạng nước của thuốc này thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh say tàu xe, tuy nhiên nó cũng có thể được sử dụng với mục đích gây mê cho một số loại phẫu thuật hoặc xét nghiệm. Việc sử dụng Scopolamine là rất nguy hiểm nếu không được sử dụng chính xác hoặc trong số lượng quá lớn. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng, rối loạn nhịp tim, và rối loạn tình dục. Do đó, việc sử dụng Scopolamine chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế được đào tạo chuyên sâu. Nguồn gốc. Chất này được bào chế từ các cây trong họ Cà (danh pháp Solanaceae) bao gồm chi "Datura" (cây Datura stramonium) và chi "Brugmansia". Đặc điểm. Loại thuốc này có đặc điểm là không màu, không mùi và không vị, dễ bay hơi nhưng lại có khả năng tạo ra những giấc mơ kỳ lạ cho con người khi hít phải thuốc này Do cấu trúc hoá học, thuốc có thể gây ra tình trạng hoang tưởng ảo giác rất mạnh. Đặc biệt, Scopolamine sẽ ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu, không để ký ức được hình thành, những sự kiện xảy ra trong thời gian thuốc ảnh hưởng tới thần kinh con người sẽ không được ghi lại đến khi thuốc hết tác dụng, người ta vẫn không tài nào nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra, nó có thể gây ra tình trạng mất trí nhớ ở mức độ tương tự như thuốc an thần diazepam. Nếu sử dụng với liều cao thì có thể gây chết người, Scopolamine còn làm con tim đập nhanh hơn và gây ra tình trạng kích động. Scopolamine có thể biến người ta thành dạng không có nhận thức giống như các thây ma sống/xác sống (Zombie) nên người chịu ảnh hưởng của thuốc không thể nhớ chuyện gì đã xảy ra Sử dụng. Vào thời kỳ trước đây, loại thuốc này được ban cho các vị phu nhân của những thủ lĩnh đã qua đời ở Colombia. Những người phụ nữ này bị chôn sống tại chính hầm mộ của chồng mình, đến ngày này, loại ma dược này vốn được sử dụng trong nhiều thập kỉ qua ở Columbia trong các nghi lễ bản địa. Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lại sử dụng loại thuốc này vào quá trình thẩm vấn tù nhân vì nó có tác dụng có khả năng làm con người tiết lộ những điều mình muốn che giấu. Loại thuốc được bọn tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân, hình thức có thể là bí mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt của nạn nhân, hoặc được hòa với sữa, nước, thuốc lá hay qua đường hô hấp, thường được những tên trộm và bắt cóc dùng trong các quán rượu địa phương. Khi trúng phải, nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và trở nên ngoan ngoãn nghe lời, về nhà lấy hết của cải hay đến ngân hàng rút sạch tiền để đưa cho những tên tội phạm, họ sẽ đưa toàn bộ trang sức, tiền, chìa khóa xe, thậm chí còn rút cả tiền ngân hàng để đưa cho chúng, khi tỉnh lại họ mới nhận ra đã mất đồ và hoàn toàn không nhớ kẻ đó là ai, một số người phụ nữ bị bỏ thuốc trong nhiều ngày, bị hãm hiếp và bán vào nhà chứa. Chỉ cần thổi Scopolamine vào mặt người đi đường là vài phút sau họ sẽ nằm trong sự sai khiến họ bị bảo làm gì cũng được giống như trẻ em. Một số sự việc được báo cáo gồm tại Côlômbia, nhiều phụ nữ ở Columbia trình báo với cơ quan cảnh sát địa phương rằng họ bị bỏ bùa, bị điều khiển làm những việc như đưa hết tiền bạc hoặc thậm chí bị hãm hiếp, gia đình những người bị hại cũng không biết người thân của mình bị xâm hại. Những người bị hại có độ tuổi từ 8 đến 60 tuổi, kể cả người bị tâm thần và một phụ nữ có thai. Nhiều nạn nhân khác không thể nhớ được mình có bị hãm hiếp hay không, và bị lừa tiền như thế nào vì họ bị bỏ bùa và hoàn toàn không biết gì, đến khi tỉnh dậy, thấy cơ thể đau đớn và quần áo rách nát, tiền thì bị mất hết, họ mới biết chuyện không may đã xảy ra với mình. Tại Mỹ có hai người phụ nữ gốc Việt, trú tại San Jose là nạn nhân của loại thuốc mê này. Họ bị mất tiền bạc, nữ trang một cách ngớ ngẩn. Tại Việt Nam, có rất nhiều nạn nhân trình báo họ đã bị thôi miên như ở Đắc lắk và Thành phố Hồ Chí Minh, họ khai báo rằng họ bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự mở tủ đưa hết tài sản trong tình trạng vô thức, và bị chiếm đoạt tài sản hoặc bị lừa trong đó có người khai báo rằng đã tiếp xúc với những người đàn ông da đen và bị rơi vào trang thái mê mẩn. Ngày nay, chất này được sử dụng trong cao dán chống say tàu xe.
1
null
Tống Trang công (chữ Hán: 宋莊公;744 TCN-692 TCN, trị vì: 710 TCN-692 TCN), tên thật là Tử Duệ (子睿), là vị vua thứ 16 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lưu vong và lên ngôi. Tử Phùng là con của Tống Mục công – vua thứ 14 nước Tống. Năm 719 TCN, vua cha Mục công mất, nhớ tới ơn vua anh Tuyên công truyền ngôi cho mình, nên không truyền ngôi cho ông mà truyền ngôi cho con Tuyên công – tức anh họ Tử Phùng - là Tử Dữ Di lên nối ngôi, tức là Tống Thương công. Tử Phùng bỏ chạy sang nước Trịnh, được Trịnh Trang công cho ở nhờ. Năm 711 TCN, Thái tể Hoa Đốc giết chết Tư mã Khổng Phủ Gia để chiếm đoạt người vợ và tấn công luôn vào cung, giết chết Tống Thương công. Trịnh Trang công bèn họp các nước Lỗ, Tề, Trần cùng bàn về loạn nước Tống. Hoa Đốc bèn mang của đút lót cho cả bốn nước và xin đón công tử Phùng về nước làm vua. Trịnh Trang công và các chư hầu bằng lòng, cho Tử Phùng về nước lên ngôi, tức là Tống Trang công. Quan hệ với chư hầu. Năm 700 TCN, đại phu Tế Trọng (祭足) nước Trịnh đi sứ nước Tống. Công tử Đột là con thứ của Trịnh Trang công ở nước Tống được Tống Trang công ủng hộ, muốn lập làm vua. Nhân Tế Trọng đến, Tống Trang công uy hiếp Tế Trọng lập Cơ Đột đoạt ngôi, nếu không sẽ giết chết. Tế Trọng nghe theo, mật ước với nước Tống, rồi trở về nước ép Trịnh Chiêu công nhường ngôi, lập công tử Đột làm vua tức Trịnh Lệ công. Sau khi lập vua Trịnh, Tống Trang công nhiều lần đòi của cải với Trịnh Lệ công để trả công giúp lên ngôi, hai nước trở thành thù hằn. Năm 700 TCN, Trịnh liên minh với nước Kỷ và nước Lỗ, còn Tống liên minh với các nước Tề, Yên, Vệ; hai bên giao tranh ở nước Kỷ. Kết quả liên quân Trịnh-Lỗ-Kỷ đánh bại liên quân Tống-Tề-Yên-Vệ. Sang năm 699 TCN, Tống Trang công lại kêu gọi các nước Tề, Sái, Vệ, Trần đi đánh Trịnh để báo thù. Liên quân tiến vào Đại Quỳ, chiếm ấp Ngư Thủ. Năm 698 TCN, Tống Trang công hợp quân với Tề Hi công đánh nước Kỉ, nhưng không thắng. Năm 697 TCN, Tế Trọng đuổi Trịnh Lệ công đón Trịnh Chiêu công trở về phục nghiệp. Lệ công trốn sang đất Lịch. Tống Trang công không ủng hộ Trịnh Chiêu công nên cùng hội binh cùng các nước Lỗ, Tề, Trần, Sái đánh Trịnh để giúp Lệ công, nhưng cuối cùng không thắng phải rút quân. Năm 692 TCN, Tống Trang công qua đời. Ông làm vua 19 năm. Con ông là Tử Tiệp lên nối ngôi, tức Tống Mẫn công.
1
null
Tanzimât (tiếng Thổ Ottoman: تنظيمات), nghĩa là "tái tổ chức" là một thời kì cải cách ở Đế quốc Ottoman bắt đầu vào năm 1839 trước khi bắt đầu Thời kỳ Hiến pháp thứ nhất năm 1876. Đây là một nỗ lực nhằm hiện đại hóa Đế quốc Ottoman trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước làn sóng dân tộc chủ nghĩa trong nội bộ đế quốc cũng như các cường quốc hiếu chiến bên ngoài. Bên cạnh nỗ lực vực dậy nền kinh tế - xã hội bằng những biện pháp học tập theo người châu Âu, Tanzimat cũng khuyến khích chủ nghĩa Ottoman trong dân chúng và trao nhiều quyền bình đẳng cho những sắc dân không phải Thổ và không theo Hồi giáo nhằm đồng hóa họ.
1
null
Bệnh nấm lưỡi hay nấm lưỡi hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi/tưa lưỡi hay còn gọi là đẹn là một loại bệnh xảy ra ở lưỡi và thường gặp phải đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (thường dưới 1 năm tuổi) nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ lên 10 tuổi, thậm chí 15 tuổi. Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây chứng biếng ăn ở trẻ, nhưng lại ít được chú ý, bệnh chữa lâu khỏi và dễ tái phát này lại rất phổ biến. Nguyên nhân và triệu chứng. Bệnh nấm lưỡi do một loại nấm men có tên gọi là Candida albicans thường có trong khoang miệng của trẻ gây ra đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và phát triển mạnh khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém, nấm cũng có thể lây nhiễm từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh Đặc điểm chung là lưỡi của trẻ thường xuyên bị nổi những mảng trắng trên bề mặt và có một số đường nứt nhỏ, hoặc có thể mọc ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép. Khi trẻ vệ sinh răng miệng không tốt, loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh, bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi, những đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản, hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy... Nếu tự cạo hoặc bóc ra thì rất đau có thể khiến trẻ bỏ ăn. Phòng trị. Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ em bằng cách cho trẻ ăn xong phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Dùng nước lọc để cho trẻ uống cho sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn hoặc có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ Nên vệ sinh lau lưỡi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý: Dùng gạc sạch thấm nước muối sinh lý lau lưỡi cho trẻ ngày 2 lần sáng và trước khi đi ngủ. Sau khi vệ sinh lưỡi miệng sạch sẽ, dùng 1 gói Nystatine 1g loại dùng cho trẻ nhỏ pha với 2 thìa cà phê nước đun sôi để nguội rồi dùng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ lau lưỡi và lớp lót trong miệng cho bé ngày 1 lần, sau khi lau khoảng 20 - 25 phút mới cho bé ăn. Trường hợp dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ (mật ong sát trùng rất tốt) nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng.
1
null
Dendrocopos medius là một loài chim thuộc họ Gõ kiến. Loài gõ kiến này dài 20–22 cm và có bộ lông tương tự như chim gõ kiến nhỏ sườn đỏ. Loài gõ kiến này chỉ phân bố ở châu Âu và phía tây nam châu Á, từ miền bắc Tây Ban Nha và Pháp phía đông Ba Lan và Ukraina, và phía nam miền trung Italia, bán đảo Balkan, Litva, Latvia, Thổ Nhĩ Kỳ và Kavkaz. Loài này đã từng sinh sản ở Thụy Điển nhưng đã trở nên tuyệt chủng trong những năm 80. Tuy nhiên, loài gõ kiến này đã được nhìn thấy ở Thụy Điển trong môi trường sống giống thích hợp sau khi bị tuyệt diệt. Do tính chất ít di chuyển của nó, nó đã không bao giờ được ghi nhận ở Anh. Nó thích khu vực rừng rụng lá, đặc biệt là khu vực có sồi già, cây trăn và cây du, và các khu phát quang, đồng cỏ và rừng dày đặc. Nó đục một lỗ trong thân cây để làm tổ, lỗ rộng khoảng 5 cm trong một cành cây mục hoặc nhánh dày. Mỗi tổ đẻ 4-7 quả trứng và ấp 11-14 ngày. Loài gõ kiến này ăn chủ yếu là côn trùng và ấu trùng côn trùng mà nó thấy từ cành cây thay vì lôi ra từ vỏ cây. Nó cũng ăn nhựa cây.
1
null
Hiệp ước Lausanne là một hiệp ước hòa bình ký ở Lausanne, Thụy Sĩ vào ngày 24 tháng 7 năm 1923. Nó chính thức kết thúc trạng thái chiến tranh tồn tại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đồng minh Đế quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Italy, Hy Lạp, Vương quốc Romania, Đế quốc Nhật, và Nhà nước Serbia-Croatia-Slovenia kể từ lúc bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hiệp ước quy định các đường biên giới của nước Thổ Nhĩ Kỳ (gần giống như hiện tại) trừ biên giới với Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải từ bỏ mọi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với phần còn lại của Đế quốc Ottoman để đổi lại sự công nhận chủ quyền pháp lý với biên giới mới.
1
null
Gõ kiến nhỏ sườn đỏ (danh pháp hai phần: Dendrocopos major) là một loài chim thuộc họ Gõ kiến. Nó được phân phối khắp châu Âu và phía Bắc châu Á, và thường cư trú quanh năm ngoại trừ trong phần lạnh hơn phạm vi của nó. Nó không được IUCN xem là một loài bị đe dọa, loài chim này có phạm vi phân bố rộng rãi và khá phổ biến. Mô tả. Gõ kiến nhỏ sườn đỏ có chiều dài khoảng 23–26 cm, sải cánh dài 38–44 cm. Phần trên lưng có màu đen bóng, với màu trắng ở hai bên của khuôn mặt và cổ. Một dòng màu đen chạy từ vai nửa chừng trên ngực (trong một số phân loài gần trung tâm), trở lại sau gáy, có sọc đen, kéo dài từ mỏ, chạy bên dưới mắt phần sau này của dòng ngoằn ngoèo. Trên vai là một mảng màu trắng lớn và những chiếc lông với màu đen và trắng. Ba lông đuôi bên ngoài khi đuôi ngắn cứng mở ra, đóng vai trò như hỗ trợ trong leo trèo. Các phần dưới trắng tối, bụng và phía dưới cuối thân lông màu đỏ thẫm. Chân đen hoặc màu xám xanh. Chim trống có một điểm màu đỏ thẫm trên gáy, trong khi chim mái và chim non không có. Chim trống trưởng thành năm thứ hai, đỉnh đầu là màu đỏ thẫm giữa mỏ và trung tâm của đỉnh đầu. Nó là loài cư trú ở rừng và công viên, tùy theo thực phẩm và các khu vực làm tổ trên cây cổ thụ. Thực phẩm chủ yếu bao gồm côn trùng và ấu trùng quả hạt, trái cây, động vật gặm nhấm nhỏ.
1
null
Cá nhám mang xếp (tên khoa học Chlamydoselachus anguineus) là một loài cá mập thuộc chi "Chlamydoselachus", họ "Chlamydoselachidae". Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500 mét), phân bố không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ khủng long. Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2 m (6,6 ft), có cơ thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ. Do tỉ lệ sinh sản thấp, cộng với việc chúng có giá trị thương mại cao nên dù sống ở vùng biển sâu, những nơi khó bị đánh bắt nhưng Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã đánh giá chúng là loài gần bị đe dọa. Phân loại. Người đầu tiên khám phá ra loài cá nhám mang xếp là nhà ngư loại học người Đức có tên Ludwig Döderlein trong chuyến thăm Nhật Bản của ông vào năm 1879 và 1881. Ông đã đưa hai mẫu vật của loài này về Vien (Áo) để nghiên cứu nhưng những bản thảo mô tả của ông đã bị mất. Vì vậy, những mô tả đầu tiên về loài cá nhám mang xếp chính là của nhà động vật học người Mỹ Samuel Garman khi bắt được một con cá nhám cái dài 1,5 mét (4,9 ft) tại Vịnh Sagami (Nhật Bản). Những nghiên cứu của ông được công bố vào năm 1884 với tên "Một loài cá nhám kì dị" được đăng trong kỷ yếu của Viện Essex. ông đã đặt chúng trong một họ và chi mới với tên khoa học là "Chlamydoselachus anguineus", từ "chlamy" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "xếp thành nếp", và "selachus" có nghĩa là "cá nhám", còn "anguineus" trong tiếng Latinh có nghĩa là "giống như loài rắn". Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đây là loài cá nhám tổ tiên của lớp cá nhám Elasmobranchii (bao gồm cả cá đuối) dựa trên cấu tạo về răng, xương hộp sọ, mang cùng cấu tạo đốt sống của xương sống không rõ ràng. Nhà động vật học Samuel Garman tin rằng, chúng là loài cổ sinh vật giống với loài cá nhám cổ đại "Cladoselache" đã tuyệt chủng thuộc kỷ Devon. Còn theo Theodore Gill và Edward Drinker Cope thì cá mập thằn lằn liên quan đến các loài cá mập thuộc thời kỳ Mesozoic (Đại Trung Sinh), Cope đã gán cho chúng với loài cá mập tiền sử "Xenacanthus". Cá nhám mang xếp là một trong những loài cá nhám tồn tại lâu đời nhất (cùng với cá nhám sáu mang), có thể là thời kỳ Creta muộn (cách đây 95 triệu năm) hoặc có thể là cuối kỷ Jura (cách đây 150 triệu năm) bởi nó mang những đặc tính "nguyên thủy" giống với tổ tiên xa xưa của chúng. Phân bố và môi trường sống. Chúng được ghi nhận ở rải rác khắp các vùng biển thuộc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ở Đại Tây Dương, chúng được tìm thấy ở khu vực phía Đông bao gồm phía Bắc Na Uy, Bắc Scotland và phía Tây Ireland, vùng biển thuộc Pháp kéo dài tới Maroc bao gồm ở cả Madeira, và Mauritanie. Ở trung tâm Đại Tây Dương, bắt gặp chúng ở một vài khu vực thuộc núi Mid-Atlantic Ridge, phía Bắc của Brazil, Suriname, Ridge Vavilov ngoài khơi Tây Phi, vùng bờ biển khu vực các bang thuộc New England, bang Georgia. Còn trong khu vực Thái Bình Dương, chúng có mặt ở phía Đông nam đảo Honshu (Nhật Bản), Đài Loan, ngoài khơi bờ biển bang New South Wales và Tasmania ở Úc, và xung quanh New Zealand. Ngoài ra là vùng bờ biển Hawaii, California, và phía bắc Chile. Môi trường sống của cá nhám mang xếp là ngoài khu vực thềm lục địa, khoảng giữa dốc lục địa, những vùng biển mát và có sự đa dạng sinh thái. Chúng sống phổ biến ở độ sâu 1.000 m (3.300 ft) và có thể thấy chúng ở độ sâu lên tới 1.570 m (5150 ft). Ở Nhật Bản, khu vực vịnh Suruga độ sâu phổ biến thấy loài này là từ 50 – 200 m (160–660 ft), nhưng từ tháng tám đến tháng mười một, khi nhiệt độ ở đây vượt quá 15 °C (59 °F) thì chúng xuống những tầng nước sâu hơn. Mô tả. Trong thần thoại, cá nhám mang xếp được miêu tả giống với những con rắn biển khổng lồ. Chúng có cơ thể thuôn dài giống lươn và xuất hiện một cách kỳ lạ với thân hình màu nâu tối hoặc xám. Đầu của cá nhám mang xếp rộng, phẳng nhưng chúng lại có một cái miệng tròn, ngắn. Đôi mắt hình bầu dục và được bố trí nằm ngang. Lỗ mũi là khe hở nằm theo chiều dọc đầu. Trái ngược với nhiều loài cá nhám khác, răng của chúng ngắn và mảnh nhưng lại dài vào sâu trong khoang miệng được cấu tạo thành nhiều răng nhỏ hơn, cùng với đó là khoảng cách giữa các răng là khá rộng. Mỗi con có khoảng 300 chiếc răng nhỏ, thanh mảnh như những cây kim. Đây là một trong số ít loài cá nhám có 6 cặp khe mang, các khe mang nhỏ được xếp thành nếp giúp mở rộng được các sợi mang. Cặp khe mang đầu tiên nằm ngay ở cổ họng trông như chúng như có một chiếc "cổ áo". Khi trưởng thành, cá nhám mang xếp có thể đạt chiều dài 1,7 m (5,6 ft) đối với cá thể đực và 2 m (6,6 ft) đối với cá thể cái. Vây ngực của cá nhám mang xếp ngắn và tròn, vây lưng nhỏ nhưng lại nằm ở vị trí khá xa so với cơ thể, ở đối diện với vây hậu môn. Các vây bụng và hậu môn lớn, rộng và tròn. Vây đuôi rất dài và có hình tam giác. Có một cặp nếp gấp da dày không rõ chức năng chạy dọc theo bụng, ngăn cách bởi đường rãnh. Con cái có phần thân giữa dài hơn so với con đực, và vây bụng nằm gần với vây hậu môn hơn.. Cá nhám mang xếp có khoảng 147 đốt sống và ruột chúng có cấu tạo bao gồm 26 - 28 van xoắn ốc. Có một loài cá nhám mang xếp khác ở phía Nam châu Phi được xếp vào loài mới có đầu dài hơn, khe mang ngắn hơn, có nhiều đốt sống và nhiều van xoắn ốc hơn (khoảng 160-171). Hình thái sinh học. Để thích ứng với cuộc sống ở vùng biển sâu, xương của chúng bị vôi hóa, cùng với đó là việc gan phát triển chứa đầy chất béo ở nồng độ thấp cho phép duy trì trạng thái ít vận động trong môi trường nước. Cá nhám mang xếp có thể gặp nguy hiểm bởi các loài cá mập ăn thịt dữ dằn khác, bằng chứng là những cái đuôi bị cụt của chúng. Một số loài ký sinh trùng của cá nhám mang xếp gồm có các loài sán ở các chi "Monorygma", "Otodistomum veliporum" hay là giun ống "Mooleptus rabuka". Thức ăn. Với cấu tạo hàm dài, cho phép chúng nuốt được những con mồi bằng một nửa nửa hoặc hơn so với chúng. Tuy nhiên, với cấu tạo răng cùng khớp hàm khiến chúng không thể cắn xé con mồi một cách mạnh mẽ như các loài cá mập khác. Thức ăn chủ yếu của cá nhám mang xếp bao gồm các động vật thân mềm bao gồm cả mực, các loài cá nhiều xương (Osteichthyes) và kể cả các loài cá nhám nhỏ hơn. Ở vùng biển Chōshi, một con cá nhám mang xếp dài 1,6 m đã nuốt một con cá mập mèo Nhật Bản ("Apristurus japonicus") nặng 590 g (1,3 lb). Đối với những con mồi di chuyển nhanh như là mực, chúng tấn công con mồi một cách bất ngờ và chớp nhoáng giống như một con rắn, cùng với đó là việc đóng các khe mang để tạo ra một lực hút con mồi vào miệng. Sinh sản. Con cái trưởng thành thì có buồng trứng và tử cung ở bên phải. Khi phôi thai của cá nhám mang xếp phát triển, chúng được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. Do sống ở những vùng nước sâu ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay các mùa nên mùa sinh sản của cá nhám mang xếp không được xác định cụ thể. Cứ khoảng 2 tuần một lần, trứng rụng vào thành tử cung, và chỉ dừng lại đến khi trứng được thụ tinh (trong thời gian mang thai). Giai đoạn đầu, phôi thai có màng mỏng bảo vệ dạng viên nang hình elip màu vàng nâu. Khi phôi thai dài 6–8 cm (2,4-3,1 in) nó sẽ được đẻ, vào thời điểm này phôi thai đã được phát triển tương đối đầy đủ và phát triển tiếp tục ở môi trường bên ngoài cho đến khi đạt chiều dài 40 – 50 cm (16 – 20 in). Phôi tăng trưởng trung bình là 1,4 cm (0,55 in) mỗi tháng, và do đó toàn bộ thời kỳ thai có thể kéo dài 3 - 6 tháng, lâu hơn bất kỳ loài động vật có xương sống nào khác. Cá nhám con khi nở có chiều dài từ 40–60 cm (16 –24 in). Chúng sẽ trưởng thành và phát triển cơ quan sinh dục khi đạt chiều dài cơ thể 1 - 1,2 m (3,3 - 3,9 ft) ở con đực và 1,3 - 1,5 m (4,3 - 4,9 ft) đối với con cái. Tác động. Đây là một loài cá hiếm gặp nhưng chúng không nguy hiểm đối với con người. Người ta bắt gặp cá nhám mang xếp tình cờ trong khi đánh bắt hải sản tại các vùng biển nước sâu khắp nơi trên thế giới, nhất là ở vùng vịnh Suruga. Ngư dân coi đây là sự phiền toái khi bắt được chúng vì thông thường sẽ làm hỏng lưới đánh cá. Đôi khi cá nhám mang xếp được bán hoặc chế biến bột cá nhưng không đáng kể. Do tỷ lệ sinh sản thấp, cùng với việc đánh bắt thủy sản ngày càng nhiều nên nó đã bị liệt kê vào danh sách các loài sắp bị đe dọa bởi IUCN.
1
null
Có sự khác biệt về số lượng các loại hoa hồng. Có nhiều loài chỉ được coi là sự biến thể của một loại hoa hồng, một số loài khác có những đặc điểm rất khác và được xếp vào các loài khác nhau. Các nhà thực vật học xếp hoa hồng thành từ 100 đến 160 loài, tuy nhiên số lượng này có thể không chính xác và ít hơn thực tế. Các phân chi. Chi "Rosa" được chia thành 4 phân chi:
1
null
Bãi cuội bờ biển là một loại bãi biển được bao phủ bởi đá cuội từ cỡ nhỏ đến cỡ trung (đối lập với bãi biển cát mịn) với đường kính viên đá từ 2 đến 200 mm. Do giữa các viên cuội có những khoảng trống đáng kể nên nước có thể dễ dàng chảy lách qua các khe này, làm giảm hiện tượng xâm thực nên bãi cuội bờ biển thường có độ dốc lớn hơn bãi cát thông thường. Loại địa hình bãi biển này phổ biến nhất ở Tây Âu; bên cạnh đó, nhiều nơi khác trên thế giới cũng có các bãi cuội bờ biển, ví dụ Bahrain, Bắc Mỹ và bờ biển phía đông đảo Nam (New Zealand). Mặc dù hình thành ở các đường bờ biển nhưng những bãi cuội bờ biển chịu ảnh hưởng của hiện tượng đất nẩy hậu sông băng có thể dâng cao đến 200 m so với mực nước biển, ví dụ trường hợp của Bờ Biển Cao tại Thuỵ Điển.
1
null
Hendrick Motorsports (HMS), trước đây được gọi là All-Star Racing, là một đội đua xe ô tô từ Hoa Kỳ, được thành lập bởi Rick Hendrick. Hiện nay, nhóm nghiên cứu cạnh tranh trong NASCAR Sprint Cup Series. Nhóm nghiên cứu đã thành công trong lịch sử của mình giành được danh hiệu 10 đua xe (1995, 1996, 1997, 1998, 2001, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010).
1
null
Bãi biển bão là loại bãi biển chịu tác động trực tiếp của sóng và gió trong các cơn bão. Thường thì bãi biển bão hình thành từ vật liệu thô như đá cuội. Những cơn sóng và cơn gió mạnh thường phá huỷ các bãi biển này thành các địa hình hẹp và dốc. Kích cỡ của đá cuội trên bãi biển bão phân hoá từ nhỏ (gần mép nước) đến lớn (ở nơi cao nhất).
1
null
Rìa rửa trôi (tiếng Anh: "wash margin") là một khu vực trên bờ biển mà tại đó vật chất hữu cơ được đùn lên hoặc cuốn đi. Rìa thường chạy dọc theo bờ của một khối nước và phân thành nhiều dải bởi có nhiều mực nước khác nhau. Lượng dinh dưỡng dồi dào tại các rìa rửa trôi dẫn đến sự có mặt thường xuyên của các loài thực vật mọc nơi đổ nát (thực vật tạp thảo).
1
null
Thị trấn Smallville là một bộ phim truyền hình do Hoa Kỳ sản xuất với nội dung chính kể về cuộc sống của Clark Kent (Siêu nhân) thời niên thiếu. Câu chuyện xoay quanh Clark Kent, gia đình và bạn bè anh trong việc dần khám phá ra bí mật rằng mình có nguồn gốc lạ thường và là người đến từ một hành tinh khác. Tóm tắt. Câu chuyện diễn ra tại một thị trấn nhỏ yên bình tên là Smallville, Kansas. Mọi chuyện chỉ thực sự bắt đầu khi bầu không khí bình yên bị phá hủy bởi trận mưa sao băng khủng khiếp. Trận mưa sao băng đã tàn phá mọi thứ, và giết rất nhiều người trong đó có cha mẹ của cô bé Lana Lang 3 tuổi (sau này là mối tình đầu của Clark). Thiên thạch rơi xuống một cánh đồng ngô tình cờ đã làm cho cậu bé Lex Luthor bị đột biến một phần và mất hết tóc, đây cũng là lần đầu tiên Lex gặp gở Clark và báo trước mốt quan hệ phức tạp của họ về sau này. Các mảnh thiên thạch tình cờ va phải xe của vợ chồng nhà Kent và làm xe họ lật nhào, khi thoát ra khỏi được họ tình cờ tình thấy một cậu bé, gần đó là một phi thuyền hết sức kì lạ bị cháy xém, họ cho rằng chính trận mưa sao băng đã mang cậu bé tới. Nhà Kent nhận cậu bé đó làm con nuôi và đặt tên cậu là Clark Kent. 16 năm sau, cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai. Tuy nhiên, cậu bắt đầu khám phá ra nguồn gốc lạ thường và những khả năng phi thường của mình. Ông Kent tiết lộ rằng anh là con nuôi và cho anh xem con tàu đã mang anh tới trái đất. Tại trường trung học, cậu bắt đầu yêu và cảm mến cô bạn Lana Lang, nhưng cậu không bao giờ có thể đến gần cô mà không làm trò ngu ngốc. Lana có một sợi dây chuyền được làm bằng đá krypton (loại đá được mang tới cái ngày mà sao băng rơi xuống), Clark dần phát hiện ra chính loại đá này đã làm anh yếu đi. Anh có sức khỏe phi thường và chạy rất nhanh, anh dùng khả năng của mình để cứu mọi người. Với sức mạnh của mình, anh đã cứu Lex Luthor trong một vụ tai nạn. Anh tiếp tục phát hiện ra mình có khả năng mình xuyên thấu mọi vật, anh từng bước kiểm soát được khả năng này và cứu sống Lana Lang khỏi cô gái có khả năng biến hình. Các tập phim. Mỗi tập phim "Smallville" hé lộ từng phần về cuộc đời của Clark Kent (Tom Welling), bắt đầu từ khi anh còn là một thiếu niên sống ở thị trấn nhỏ bé Smallville, Kansas, và từng bước các tập phim theo chân anh vào trường trung học, đại học, và những khởi đầu cả mình ở "Daily Planet" (Nhật Báo Hành Tinh) trước khi anh chính thức mang nhân dạng "Siêu Nhân". Từng bước một, Clark Kent phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của mình mà trước đây anh chưa bao giờ biết đến (nhìn xuyên thấu bằng tia X, tai siêu thính...), cùng với đó là truy tìm nguồn gốc ngoài trái đất của mình và khám phá số phận thực sự của mình. Phần Một. Tháng Mười một năm 1989, một ngôi sao băng đâm vào thị trấn Smallville mang theo một cậu bé đến thị trấn nhỏ này. Đứa bé được nhận nuôi bởi Martha và Jonathan Kent, được đặt tên là Clark. Mười hai năm sau, Clark bắt đầu tìm hiểu về thân phận của mình. Sau khi Clark cứu Lex Luthor khỏi việc chiết xe Porsche của Lex lao xuống sông, cả hai nhanh chòng trở thành bạn thân. Sau khi có một cuộc trò chuyện hết sức thân mật với Lana Lang, Clark bị bạn trai của Lana là Whitney bắt cóc và treo lên một cái giá được đặt giữa đồng sau đó vẽ hình chữ S lên ngực trông như thằng bù nhìn, hơn thế nữa Whitney còn lấy sợi dây chuyền của Lana đeo lên cổ Clark, chính vì thế mà Clark (với sức mạnh của mình) không thể thoát ra được. May thay, Lex tình cờ đi ngang qua đã cứu Clark. Trong khi đó, Jeremy Creek (Adrian Glynn), một thiếu niên cũng từng bị treo như bù nhìn cái ngày mà ngôi sao băng rơi đã tĩnh dậy trong bệnh viện và tự nhủ là phải trả thù những kẻ đã từng hại mình. Kế hoạch của hắn suýt nữa thành công nhưng Clark đã có mặt kịp thời để chặn hắn ta. Tiếp ngay sau đó là chuỗi những câu chuyện hết sức kì lạ xảy đến với người dân ở thị trấn nhỏ này. Clark chính vì phải cứu những người này mà nhiều lần đã phải lỡ hẹn với Lana. <onlyinclude></onlyinclude>
1
null
Đánh đòn là một dạng trừng phạt thân thể hay nhục hình, tiến hành bằng cách dùng tay hoặc các vật dụng như roi, gậy, dây da hay thắt lưng... đánh vào cơ thể của người bị phạt bằng một lực nhất định gây đau đớn về thể xác nhưng không nhằm gây thương tích. Hành vi này được sử dụng như một hình thức kỷ luật, trừng phạt hoặc giáo dục. Mông là bộ phận thường được chọn để đánh vào vì có khả năng hồi phục nhanh và ít gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể. Khi bị đánh đòn, người bị phạt thường được yêu cầu nằm sấp trên một mặt phẳng sao cho phần mông được cố định để dễ dàng nhận phạt, hình thức có thể là cởi quần ra để lộ phần mông trần để " ăn đòn" hoặc mặc quần nếu người phạt đánh không yêu cầu. Ngoài ra, đùi hay bắp chân cũng thường được chọn làm mục tiêu để đánh, một số bộ phận như lưng và vai cũng đôi khi được chọn để đánh. Hành vi đánh vào vùng nhạy cảm như đầu hay lòng bàn tay, bàn chân là hết sức nguy hiểm. Đánh đòn là hình phạt thân thể phổ biến do tính đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả nhanh chóng và đa dạng trong phương pháp tiến hành. Nó từng được sử dụng rộng rãi trong gia đình, nhà trường và pháp luật. Ngày nay, do nhiều tác động tiêu cực do lạm dụng hình phạt quá mức, phương pháp này đã bị hạn chế nhiều. Tại Việt Nam, phương pháp này từng được sử dụng phổ biến như cha mẹ phạt đánh đòn con cái; thầy đồ, thầy giáo phạt đánh đòn học trò hay vua quan phạt đánh đòn các phạm nhân. Hình phạt đánh đòn bằng trượng thực hiện bởi vua quan thời phong kiến gọi là trượng hình, nhẹ hơn là đánh bằng roi và được tính theo đơn vị "hèo" (Ví dụ: Đánh 100 hèo). Trên thế giới, vào thời trước, hình phạt này cũng được áp dụng phổ biến với nhiều cách thức đa dạng. Dụng cụ. Các dụng cụ dùng đánh đòn một người thường gặp là: các loại roi (roi mây, roi da, roi ngựa, roi tre), thước gỗ, dây da, keo nến hoặc các loại cây gỗ cứng hoặc dẻo. Hình dạng và tính chất sự đau đón gây ra phụ thuộc tính chất của dụng cụ. Tư thế. Có nhiều tư thế để người bị đánh đòn chịu phạt, các tư thế thường có mục đích đưa phần cơ thể dùng để chịu đòn như mông, lưng hay bắp đùi ra một vị trí thoáng và thuận lợi cho người đánh đòn quất mạnh dụng cụ vào. Tại Việt Nam, tư thế nằm sấp thẳng người được áp dụng phổ biến trong khi tại phương Tây, người ta thường đứng thẳng người với hai tay chống vào tường, khoanh tay, hoặc chống lên một điểm tựa như bàn hay ghế, hoặc nằm gập người lên một vật dụng nào đó để chịu phạt rất phổ biến. Các tư thế nằm lên đùi của người đánh đòn cũng được áp dụng cho những hình phạt đánh đòn nhẹ. Đối với các hình phạt đánh đòn nặng, gây nhiều đau đớn, người ta thường sử dụng các dụng cụ nhằm cố định tư thế của phạm nhân trước khi đánh. Vào thời xưa, mỗi khi có một đứa trẻ bị ăn đòn, chúng thường được yêu cầu cởi quần ra để lộ phần mông trần để cha mẹ, thầy đồ hay cô, dì chú bác ông bà cầm roi mây quất vào. Cảm giác đau quắn đít đi kèm cùng những lời răn đe khiến những đứa trẻ sợ hơn để không tái phạm vào lần sau. Trong Tiếng Việt. Trong tiếng Việt, động từ "ăn đòn" được sử dụng chỉ việc người bị phạt chấp hành và chịu đựng bị đánh đòn bởi một người khác. Cách từ nói tránh đi như " ăn roi", "ăn đét" được dùng phổ biến. Người ta cũng dùng hậu tố ghép sau từ "đánh" để chỉ tính chất của trận đòn: đánh đít (đánh vào mông đít), đánh trượng, đánh roi,đét đít, ăn cây, ăn lươn, sưng đít... Biến thể. Tại Anh quốc, từng có một truyền thống gọi là "Beating the Bounds" được tiến hành bằng cách cho các bé trai đi xung quanh rìa một khu vực nào đó ví dụ một làng hay một thị trấn. Trên đường đi, những cậu bé này sẽ dừng lại để chịu bị đánh đòn một cách tượng trưng bởi những người khác trên đường đi. Tại miền Bắc nước Mỹ cũng có một truyền thống gọi là" birthday spankings" thường tiến hành vào các buổi sinh nhật. Người ta sẽ đánh đòn chủ nhân của buổi tiệc sinh nhật với số lần đánh bằng với số tuổi của họ. Mục đích đánh là để cho vui, không nhằm gây ra nhiều đau đớn và thường đánh khá nhẹ. Tại Slovenia, có một truyền thống vui là ai leo lên đỉnh núi Mount Triglav thành công sẽ "được" tặng một trận đánh đòn. Ảnh hưởng. Quá khứ. Việc đánh đòn với trẻ con ngày xưa được cho là bình thường. Thậm chí, người Việt còn sáng tạo ra câu: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" để cổ vũ cho hành vi này. Họ cho rằng việc đánh, mắng sẽ làm đứa trẻ đau và từ đó không phạm lỗi nữa. Tương tự với trẻ nhỏ, hình thức phạt trượng của Việt Nam thời phong kiến cũng mang ý nghĩa răn đe phạm nhân, đây là hình thức phạt nhẹ hơn xử chém đầu(làm gương cho người khác sợ). Phạm nhân khi bị phạt ở công đường thường nằm sấp trên chiếc phản dài, các lính sẽ cầm chắc tay chân người bị đánh để cố định ngăn họ không xê dịch khỏi vị trí " hưởng roi". Khi nhận phạt người bị đánh sẽ phải cởi quần ra, phơi mông đít trần và lính sẽ cầm những chiếc gậy dài và to đánh thật mạnh lên mông đít phạm nhân. Những chiếc mông liền lập tức đỏ ao và người bị phạt phải chịu cảm giác đau nhói từ đòn roi vọt đã chịu Hiện tại. Các bậc cha mẹ (tư tưởng tiến bộ) hiện nay không còn coi việc đánh con là một hình thức giáo dục nữa. Pháp luật không công nhận việc này, những người đánh đập con cái hoặc trẻ em khác sẽ được quy vào tội "Bạo hành trẻ em" và xử lí nghiêm theo quy định. Điều này được quy định ở điều 37 Hiến pháp năm 2013: "Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em", nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em. Vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em hoặc "dạy" trẻ bằng cách đánh đập làm chúng tổn thương về thể xác, tinh thần. Ngoài ra, người vi phạm phải trả mọi chi phí khám, chữa bệnh cho nạn nhân. Việc đánh con (hoặc trẻ nhỏ nói chung) có thể gây ra những thương tổn to lớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Hậu quả này sẽ kéo dài và có thể gây ra các chứng bệnh tâm lí nghiêm trọng và góp phần làm nạn nhân sau khi lớn lên sẽ thực hiện các hành vi bạo lực tương tự như khi họ chịu hồi nhỏ. Xã hội ngày nay đã phát triển, luật pháp ngày càng văn minh và công bằng hơn nên các hình thức đánh để phạt tội nhân không được công nhận nữa. Người thực hiện hành vi này có thể có thể được quy vào tội "Cố ý gây thương tích".
1
null
Ya Dố (hay Yă Dố, 1765 - 1795), còn được gọi là Cô Hầu Đốc Tướng; là vợ thứ của thủ lĩnh Nguyễn Nhạc, và là người lo việc cung cấp lương thực trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỷ 18 tại Việt Nam. Tiểu sử. Bà là người dân tộc Ba Na, quê ở Plây Đê Hmâu (nay thuộc xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Mẹ mất sớm, bà ở cùng cha. Cha bà (không rõ họ tên) là một tộc trưởng Plây Đê Hmâu giàu có, khỏe mạnh, và là một xạ thủ danh tiếng trong vùng. Lớn lên, Ya Dố vừa xinh đẹp, vừa giỏi võ nghệ (nhờ cha dạy), lại thạo việc ruộng rẫy và có uy tín với dân làng. Tham gia phong trào Tây Sơn. Năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng với 2 em (Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ) phất cờ nổi dậy ở Tây Sơn (Bình Định) chống lại chính quyền Trương Phúc Loan. Lực lượng ban đầu của nghĩa quân chủ yếu là người Thượng. Biết uy tín của tộc trưởng Plây Đê Hmâu đối với dân, thủ lĩnh Nguyễn Nhạc nhiều lần đến viếng thăm, rồi xin cưới Ya Dố làm vợ thứ để phát triển lực lượng. Trong buổi đầu, nghĩa quân Tây Sơn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề lương thực. Vì vậy, bà Ya Dố đã đưa người đến Tú Thủy (nay thuộc xã Nghĩa An, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) khai hoang, tạo một cánh đồng rộng hơn 20 mẫu để trồng lúa, bắp... Khi Nguyễn Nhạc xưng đế (lấy hiệu là Thái Đức, 1778), Ya Dố được đón về Quy Nhơn phong làm thứ phi. Nhưng vì quen với cuộc sống tự do nơi rừng núi, nên bà xin trở về với ruộng đồng. Năm 1793, chồng bà chết vì uất ức, sau khi bị quân của vua Cảnh Thịnh (con Nguyễn Huệ, gọi ông bằng bác) chiếm đóng Hoàng thành (Quy Nhơn) và vơ vét sạch kho tàng. Sau khi vua Thái Đức là Nguyễn Nhạc mất, Nguyễn Bảo (con cả của Nguyễn Nhạc) được vua Cảnh Thịnh phong làm Hiếu Công, cho ăn lộc một huyện Phù Ly, và gọi là Tiểu triều. Năm 1797, Nguyễn Bảo bị vua Cảnh Thịnh sai người dìm xuống sông giết chết, vì đã sắp đặt kế hoạch đầu hàng chúa Nguyễn Phúc Ánh nhưng bị bại lộ. Theo 2 tác giả Cao Tự Thanh và Nguyễn Văn Chương trong tác phẩm "Từ Đồng Cô Hầu đến vườn cam Tây Sơn", thì sau sự việc Nguyễn Bảo bị giết này, vì lo sợ Chánh cung của vua Thái Đức là Trần Thị Huệ liền đem hai con nhỏ là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Lương lên Mộ Điểu nhờ bà Ya Dố che chở. Tuy nhiên, sách "Nhà Tây Sơn" không có chi tiết này mà chỉ ghi rằng "bà Chánh cung họ Trần đem hai con nhỏ về sống nơi quê hương Kiên Mỹ (là một làng quê nằm về phía tả ngạn sông Kôn, nay thuộc huyện Tây Sơn) để tiệc việc hương khói cho chồng (vua Thái Đức). Về sau, theo Nguyễn Q. Thắng – Nguyễn Bá Thế, thì Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Văn Đâu (con Văn Đức) đều bị bắt vào năm 1831, và đều bị vua Minh Mạng ra lệnh chém ngang lưng. Bà Ya Dố mất năm 1795. Tuy nhiên, cũng theo 2 tác giả Cao Tự Thanh và Nguyễn Văn Chương thì bà Ya Dố vẫn còn sống sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ (1802). Sau đó, tướng Võ Văn Dũng có tìm đến Ya Dố, và đề nghị bà chiêu binh khôi phục lại sự nghiệp của chồng, nhưng bà từ chối. Không thuyết phục được bà, tướng Dũng từ tạ ra đi... Về phần Võ Văn Dũng, sử nhà Nguyễn chép rằng, ngày 2 tháng 11 năm 1802, Võ Văn Dũng bị giết cùng với nhiều tướng lĩnh Tây Sơn khác. Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại nói rằng ông đã chạy thoát được. Sau, ông quay về vùng An Khê (nay thuộc Gia Lai) sống ở đó cho đến năm 90 tuổi mới mất. Ghi nhận công lao. Như đã nói ở trên, để có đủ lương thực cho đội ngũ nghĩa quân ngày càng đông, bà Ya Dố đã tổ chức việc khai hoang ở Tú Thủy, tạo một cánh đồng rộng hơn 20 mẫu, mà ngày nay vẫn còn dấu vết của bờ ruộng. Nơi sản xuất ấy được nhân dân gọi là "Cánh đồng Cô Hầu" (vì bà từng được dân gian gọi là "Cô Hầu Đốc Tướng") để ghi nhớ đóng góp to lớn của bà và người Ba Na đối với cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Và không chỉ khai hoang làm ra lúa và bắp, bà Yă Dố còn tổ chức trồng những vườn cam, vườn mít ở các vùng Vĩnh Sơn (Bình Định), Kông Hà Nừng (Gai Lai), Kông Chơ Vi (An Khê)...Ở xã Đông (tức Plây Đê Hmâu xưa) còn những cây mít cổ thụ rất sai trái. Ở Kông Hà Nừng cũng như ở Vĩnh Sơn, còn nhiều vườn cam rộng. Theo người xưa truyền lại, thì tất cả đều do bà Ya Dố mua giống từ dưới xuôi mang lên trồng, để lấy trái bồi dưỡng cho nghĩa quân. Những vườn cam ấy đến nay vẫn được gọi là "vườn cam Tây Sơn". Thông tin liên quan. Theo Quách Tấn, thì phía trong Tú Thủy chừng 12 cây số có làng Cổ Yêm. Tuy là một làng thượng du nhưng đất đai bằng phẳng, rộng đến 5.600 mẫu. Giữa cánh đồng đột khởi một ngọn núi, không lớn lắm và cao chỉ độ 300 mét. Lưu truyền rằng Cổ Yêm xưa kia là một cánh rừng mênh mông. Tên rừng có tên là Mộ Điểu vì ban đêm chim về nghỉ từng bầy, và kêu vang dậy. Sau khi lôi kéo được người Thượng theo mình, Nguyễn Nhạc đã dùng Mộ Điểu làm căn cứ quân sự, và bà Ya Dố đã tổ chức canh tác ở đây. Dinh trại của Nguyễn Nhạc đóng trên núi. Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế ở Đồ Bàn (Quy Nhơn), thì núi ấy được tôn xưng là núi Hoàng Đế, vì được coi như là nơi phát tích nhà Tây Sơn.
1
null
Công tử Bạc Liêu là cụm từ dân gian ở miền Nam Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 để chỉ các công tử, con của những gia đình giàu có sống ở tỉnh Bạc Liêu, trong thời kỳ xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp . Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi, tiêu tiền như nước . Các công tử Bạc Liêu. Trần Trinh Huy. Nổi bật nhất trong số các công tử Bạc Liêu này là Trần Trinh Huy (1900-1974), còn có tên khác là Ba Huy, hay Hắc công tử, là một tay chơi nổi tiếng số 1 ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Trần Trinh Huy là con trai thứ hai của quan Hội đồng Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch và bà Phan Thị Muồi, con gái bá hộ Phan Văn Bì (còn gọi là Phan Hộ Biết), người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, được mệnh danh là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Do biết luật lệ và thủ tục hành chánh, lại được cha vợ cho đất, giúp vốn nên ông Trạch mau chóng phất lên, mua thêm nhiều đất điền. Các con và rể khác của ông Phan Hộ Biết mê cờ bạc nên lần lượt phải đem ruộng cầm cố cho ông Trạch, nên đất của ông Trạch càng nhiều thêm. Có lời truyền rằng, ông Trạch mau giàu lớn nhờ tài đánh bạc, thường tổ chức bài bạc trong nhà, cho con bạc vay tiền rồi về sau làm chủ luôn tài sản của các con bạc thiếu nợ. Tại Nam Kỳ thập niên 1930, giới điền chủ lớn chiếm 1.035.000 ha ruộng đất thì riêng hội đồng Trạch đã chiếm 145.000 ha, trong khi toàn bộ 4 triệu nông dân tại Nam Kỳ chỉ có 500.000 ha ruộng đất. Ông Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông Trạch kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc đó có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trần Trinh Trạch có bảy người con (ba trai, bốn gái): Hai Đinh, Ba Huy (tức Trần Trinh Huy), Tư Huệ, Năm Thu, Sáu Đông, Bảy Dầy, Tám Bò (tức Trần Trinh Khương), cũng là một "công tử Bạc Liêu.Ông Trạch sống cần kiệm, chí thú làm giàu, nhưng ba người con trai ông Trạch có sẵn gia sản kếch sù của cha, nên đều mặc sức phung phí tiền bạc. Nhờ khả năng tài chính rất mạnh của cha mẹ mình, độ phóng túng đối của công tử Trần Trinh Huy đứng hàng số một, không một ai trong nhóm Công tử Bạc Liêu có thể tranh chấp, đến nỗi danh xưng Công tử Bạc Liêu gần như gán cho riêng ông. Khi ông Trạch mất tại Sài Gòn năm 1942, tài sản được chia cho các con trai của ông, nhưng những ông này không có tài làm ăn như cha mà chỉ quen tiêu pha nên gia sản cứ hao hụt dần. Trong thập niên 1960, hai cuộc cải cách điền địa của Việt Nam Cộng Hòa với chủ trương thu đất của đại địa chủ cũng khiến hầu hết ruộng đất của gia đình này bị mất đi. Không còn hoa lợi từ ruộng đất, không biết chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như công nghiệp - dịch vụ, lại quen tiêu xài phung phí nên gia sản của Ba Huy hao hụt nhanh chóng. Ông Ba Huy mất vào tháng 1 năm 1974 ở Sài Gòn và được đưa về an táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu. Ba Huy mất sau khi hoang phí gần hết gia sản, chỉ để lại cho các con mấy căn phố lầu. Ông Ba Huy có tám người con, các con ông cũng tiêu xài phung phí giống cha mình, nên nhà cửa cứ bán dần. Con trai ông Ba Huy là Trần Trinh Đức nhớ lại: đến cuối thập niên 1970, các con của ông Ba Huy quyết định bán căn nhà cuối cùng ở đường Nhất Linh với giá 28 lượng vàng, mỗi người chia nhau một phần rồi ly tán, tự tìm đường làm ăn riêng. Các con ông Huy cũng không làm ăn thuận lợi, ông Trần Trinh Đức ban đầu cũng khá giả nhưng rồi con cái ham mê cờ bạc nên mắc nợ, tất cả tài sản trong nhà đều lần lượt ra đi, ông Đức về sau phải chạy xe ôm kiếm sống. Đến đây thì chính thức kết thúc sự giàu có kéo dài chưa tới ba đời của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch. Số mệnh giàu sang và suy tàn của dòng tộc hội đồng Trần Trinh Trạch để lại nhiều bài học về triết lý "Có vay có trả, của Thiên trả Địa" của Luật Nhân - Quả: ông Trạch phất lên nhờ gia sản của cha vợ và việc cho dân cờ bạc vay nặng lãi, nhưng đời con cháu ông thì lại làm tán gia bại sản cơ nghiệp của cha ông mình, cũng chính vì tiêu xài phung phí và ham mê cờ bạc. Phan Kim Cân. Phan Kim Cân (? - ?) hay Công tử Cân sinh tại Bạc Liêu. Ông Phan Kim Cân là chồng bà Sáu Đông (em gái của "Hắc công tử" Trần Trinh Huy đã nói ở trên). Ông nội của Phan Kim Cân là Phan Hộ Biết (cha vợ Trần Trinh Trạch). Như vậy ông vừa là anh em con cô con cậu, vừa là em rể của Hắc công tử Trần Trinh Huy. Ông Phan Hộ Biết là cha vợ của Trần Trinh Trạch, nhưng bằng thủ đoạn cho vay, dần dần Trần Trinh Trạch đã chiếm gần hết toàn bộ tài sản của Phan Hộ Biết như ruộng muối, ghe chài, các sở điền… khiến cho cha ruột của Phan Kim Cân không còn thừa hưởng tài sản ấy được bao nhiêu… Chính vì lẽ đó, nên giữa họ Trần và Phan không được thân thiện. Ngay từ năm 1936, ông Cân đã có cảm tình với cách mạng và hoạt động trong một đoàn thể do Việt Minh vận động thành lập, rồi sau đó chính thức tham gia Việt Minh. Về sau, năm 1945, khi Bạc Liêu bị quân Pháp chiếm đóng, ông này đã từ bỏ cuộc sống giàu có để tham gia hoạt động cách mạng và trở thành Ủy viên Tài chánh Ngân khố tỉnh Bạc Liêu cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1954, khi lực lượng cách mạng xuống tàu tập kết ra Bắc, Phan Kim Cân đã đưa con trai mình là Phan Kim Sơn đi theo đoàn quân đó. Đến những năm 1960, ông tiếp tục là đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam khu Tây Nam bộ. Phan Kim Cân là người duy nhất trong nhóm công tử Bạc Liêu tự nguyện rời bỏ cuộc sống giàu sang để tham gia hoạt động cách mạng và ông này đã có cuộc sống cuối đời khác với những người khác trong nhóm, quen tiêu xài hoang phí và cuối đời bị tán gia bại sản. Phương Đình Trung. Phương Đình Trung hay Công tử Phương, là anh cả trong số 7 anh em của gia đình Hắc Công tử Ba Huy và cũng là một tay ăn chơi có hạng.. Khi miền Nam manh nha nền công nghiệp xay sát lúa gạo, ông Phương Đình Hậu, cha của ông Phương, đã bỏ ra một số vốn khổng lồ để cất "nhà máy lửa" mang tên Hậu Giang, giao cho Công tử Phương cai quản. Đây có thể là một nhà máy lớn nhất Nam Bộ dạo đó, với công suất xay lúa 15 tấn một ngày. Là chủ một nhà máy lớn nên ông Đinh giàu sang nhanh chóng và là tay ăn chơi có hạng. Trong một lần, khi đưa gạo sang Nam Vang (Campuchia) bán, giao du với tầng lớp giàu có ở đó, công tử Đinh quen với một tài xế xe trong cung vua, có người vợ đẹp mê hồn. Do quen với cách ăn nói của một công tử, Đinh ngỏ ý với gã tài xế: "Mày bán vợ cho tao, bao nhiêu tao cũng mua". Tài xế nổi nóng, thách thức: "20.000 đồng đó, ông có tiền mua không?" (Hồi đó, giá 20 cân thóc chỉ một hào). Tưởng nói cho bõ giận, ai dè Hai Đinh mua thật. Vợ người tài xế đó đã ở với Trần Trinh Đinh cho đến cuối đời . Trần Trinh Khương. Trần Trinh Khương hay còn gọi là Cậu Tám bò, người con út của Trần Trinh Trạch và chính là em trai của "Hắc công tử" Trần Trinh Huy. Ông được du học tại Pháp, nhưng lại nổi tiếng về việc ăn chơi, tiêu xài tiền phung phí và chơi nổi. Năm 1942, ông Trạch mất tại Sài Gòn vì bệnh suyễn, cậu Tám Bò nghĩ ra một "chiêu độc": "xác ông Hội đồng được đeo kiếng đen, đặt ngồi ngay ngắn trong chiếc xe hiệu Chevollet đưa về Bạc Liêu. Khi đến địa phận tỉnh này, tá điền hai bên đường cứ cúi đầu cung kính vì ngỡ ông Hội đồng đi thăm ruộng. Đến khi gia tộc phát tang mới bật ngửa..." Huỳnh Văn Phước. Huỳnh Văn Phước tên tiếng Hoa là Dù Hột, ông là con của ông chủ Chá, một đại địa chủ xứ Bạc Liêu, là một người Việt gốc Hoa. Theo nhà văn Phan Trung Nghĩa, đối tượng khai sinh ra thành ngữ Công tử Bạc Liêu chính là Huỳnh Văn Phước. Tương truyền Dù Hột "chịu chơi" đến mức khi thấy có 5 chiếc xe tranh nhau chở khách bèn bao tất tần tật vì ngưỡng mộ cái thú trả tiền không cần "cân đo đong đếm". Công tử Dù Hột cho một chiếc chở ông, chiếc chở nón, chiếc chở gậy, chiếc chở cặp da và chiếc chở mắt kiếng... Các công tử tay chơi khác. Theo nhà báo, nhà văn Phan Trung Nghĩa, tác giả quyển sách "Công tử Bạc Liêu - sự thật và giai thoại" thì thành ngữ Công tử Bạc Liêu được xã hội hóa và gọi chung cho tất cả những "địa chủ con" gồm những công tử có máu ăn chơi danh bất hư truyền. Một số công tử cũng nổi tiếng ở những vùng khác nhau của miền nam: Công tử Mỹ Tho Lê Công Phước. Lê Công Phước (1901-1950) là một tay chơi nổi tiếng ở miền Nam những năm của thập niên 1920, 1930. Ông còn có biệt danh Bạch công tử. Lê Công Phước để lại nhiều giai thoại về ăn chơi hoang phí. Ông còn là người có rất nhiều đóng góp cho nghệ thuật cải lương ở miền Nam khi đó và là một trong số những người chồng của Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há. Sau khi ly dị với Phùng Há, Lê Công Phước ngày càng lún sâu vào nghiện ngập. Tài sản lần lượt bán hết, người ta thấy ông lang thang ở vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau đó ông được con trai một người bạn thân của cha mình là ông Nguyễn Hoàng Phi, một điền chủ đất ở Chợ Gạo, đón về chăm sóc. Cuối năm 1949, Nguyễn Hoàng Phi đưa Bạch công tử về chăm sóc tại gia đình ông ở thị trấn Chợ Gạo. Nhưng vì hậu quả của nghiện ngập, Lê Công Phước mất vào đầu năm 1950. Công tử Vĩnh Long Châu Văn Sanh. Châu Văn Sanh hay còn gọi là công tử Lời là một Liệt sĩ Ông không chỉ nổi danh tính cách "trọng nghĩa khinh tài" tiêu biểu của người Nam Bộ, mà còn là một nhà cách mạng chống chủ nghĩa thực dân Pháp đòi quyền độc lập dân tộc cho Việt Nam. Năm 1939, khi ông thuê xe chở sách về quê nhà chợ Cái Nhum, đến Ngã tư Long Hồ thì bị chính quyền thực dân chặn bắt quả tang trên xe có chở nhiều sách cấm và tài liệu tuyên truyền Chủ nghĩa cộng sản. Ngày 20 tháng 7 năm 1940, ông bị tòa án Pháp ở Sài Gòn kết tội "vận động lực lượng bất hợp pháp để lật đổ chính quyền" với bản án 5 năm tù và 10 năm biệt xứ. Ông đã qua đời vào ngày 27 tháng 6 năm 1943 khi bị giam trong tù. Thủ tướng Võ Văn Kiệt ca ngợi tinh thần không màng phú quý để tham gia cách mạng của ông: Công tử Cần Thơ Dương Văn Quản. Công tử Cần Thơ Dương Văn Quản là con của ông Dương Lập Cang. Ông Cang được cho là người khởi công xây dựng ngôi đình Bình Thủy và nhà cổ Bình Thủy nổi tiếng
1
null
Tống Mẫn công (chữ Hán: 宋閔公; ?-682 TCN; trị vì: 691 TCN-682 TCN), tên thật là Tử Tiệp (子捷), là vị vua thứ 17 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Tiệp là con của Tống Trang công – vua thứ 16 nước Tống. Năm 692 TCN, Trang công qua đời, Tử Tiệp lên làm vua, tức Tống Mẫn công. Chiến tranh với nước Lỗ. Thời Tống Mẫn công, nước Tống và nước Lỗ hay xảy ra xung đột. Năm 685 TCN, sau khi đánh bại quân Tề ở Trường Thược, Lỗ Trang công đem quân quấy nhiễu nước Tống. Tống Mẫn công bắt hiếp nước Túc nhỏ bé, bắt vua Túc thiên đô về gần mình làm nước phụ dung. Tháng 6 năm 684 TCN, Tống Mẫn công cùng Tề Hoàn công đều có thù với nước Lỗ, bèn hội binh đánh Lỗ. Hai nước hội ở đất Lang. Lỗ Trang công nghe theo công tử Yển, bất ngờ từ Vũ Môn đi ra, ngựa trùm da hổ tiến lên đánh vào đạo quân Tống ở Thừa Khâu trước. Quân Tống tan vỡ, quân Tề bèn rút lui. Tướng Lỗ là Thuyên Tôn Sinh bắt được tướng Tống là Nam Cung Trường Vạn. Năm 683 TCN, Tống Mẫn công đem quân đánh Lỗ trả thù, hai bên giao chiến ở Ư Ấp gần Khúc Phụ kinh đô nước Lỗ, quân Lỗ đánh bại quân Tống. Năm 683 TCN, nước Tống gặp lũ lụt. Lỗ Trang công sai sứ là Tang Văn Trọng đến giúp trị thủy. Tống Mẫn công tạ tội rằng mình không biết tu chính, phụng sự quỷ thần nên mới gây họa. Bị giết. Năm 682 TCN, Tống Mẫn công sai sứ đến giảng hòa với nước Lỗ. Lỗ Trang công thả Nam Cung Trường Vạn về nước. Tống Mẫn công thấy Nam Cung Trường Vạn là tù binh từ Lỗ trở về, tỏ ý coi thường, dù vẫn cho làm Đại phu. Trong lúc đánh cờ với Tống Mẫn công, Trường Vạn ca ngợi vua Lỗ là người hiền khiến Tống Mẫn công tức giận mắng lại Vạn chỉ là thằng tù. Trường Vạn tức giận bèn dùng bàn cờ đánh Tống Mẫn công vỡ đầu mà chết. Các đại phu nước Tống là Cừu Mục và thái tể Đốc cũng bị Trường Vạn giết. Trường Vạn lập công tử Du lên ngôi vua, tức Tống Tử Du. Không lâu sau, công tử Ngự Thuyết đem quân chiếm Thương Khâu, Nam Cung Trường Vạn trốn sang nước Trần, bị người nước Trần đem về Tống giết chết.
1
null
Mũi nhô hay mũi cát nhô là một dạng địa mạo bồi tụ thường có mặt tại các đường bờ biển. Đây là một dạng đê cát hay bãi biển hình thành dưới tác động của các dòng chảy dọc bờ tại các khu vực đường bờ lõm vào hướng đất liền. Hình thành. Dòng chảy dọc bờ hình thành khi sóng biển tiếp xúc bờ biển dưới một góc nghiêng, và rồi dòng nước lại chảy ngược ra khỏi bờ theo phương vuông góc. Những điều này khiến trầm tích được vận chuyển dọc bờ biển theo hình zigzac. Tại những nơi mà đường bờ biển "đổi hướng", tức là lõm vào đất liền (như tại mũi đất của vịnh nhỏ), thì các dòng chảy dọc bờ sẽ bị xua tan. Khi này đa phần số trầm tích của dòng chảy sẽ bồi tụ tại chỗ và tạo nên một đê cát ngầm. Đến lượt mình, đê cát ngầm này cho phép dòng chảy dọc bờ tiếp tục vận chuyển trầm tích đến theo hướng sóng vỡ, giúp đê cát ngày một phát triển và đến một lúc nào đó sẽ nổi lên khỏi mặt nước. Cần chú ý là tiến trình bổ sung trầm tích của các dòng chảy dọc bờ đóng vai trò điều kiện cần để đê cát có thể nổi khỏi mặt biển, và trầm tích hình thành nên mũi nhô có nguồn gốc rất đa dạng. Đê cát hình thành khi dòng chảy dọc bờ tiếp xúc với phần mũi đất có độ ngoặt trên 30°. Mũi cát sẽ tiếp tục nhô ra biển cho đến khi áp lực nước (ví dụ từ sông) trở nên quá lớn khiến cát không thể bồi tụ được nữa. Từ khi này, mũi nhô dần dần trở nên ổn định và thường thì sinh vật sẽ phát triển trên đó. Có thể xem mũi nhô là một dạng "bãi cạn" đặc biệt. Khi mũi nhô phát triển, vùng nước ở phía sau được che chắn khỏi sóng và gió, dẫn đến sự ra đời của một đồng lầy mặn. Hiện tượng khúc xạ sóng có thể diễn ra tại đầu mút của mũi nhô, khiến trầm tích di chuyển và tạo nên hình dạng móc câu cho mũi nhô. Khúc xạ sóng diễn ra theo nhiều hướng khác nhau sẽ dẫn đến sự hình thành nên mũi nhô có hình dạng phức tạp. Các cơn sóng tiếp cận mũi nhô không theo phương nghiêng như trên đã đề cập có thể trì hoãn sự hình thành mũi nhô, phá hủy một phần hoặc thậm chí là toàn bộ mũi nhô. Trong trường hợp nguồn cung trầm tích cho mũi nhô bị gián đoạn thì cát tại cổ của mũi nhô (mặt hướng vào nội địa) có thể di chuyển về phía đầu mũi nhô và góp phần hình thành nên một hòn đảo. Nếu nguồn cung trầm tích vẫn ổn định đồng thời mũi nhô không bị các yếu tố môi trường tàn phá thì nó có thể trở thành một đê cát nổi với hai đầu nối vào đất liền và tạo nên một đầm phá phía sau đê cát. Nếu hòn đảo ngoài khơi nằm gần nơi mà đường bờ biển đổi hướng thì mũi nhô sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi nối liền với hòn đảo đó và tạo nên một dạng địa hình gọi là doi cát nối đảo. Nguy cơ. Các hoạt động của con người có thể gây tác động mạnh mẽ lên mũi nhô nói riêng cũng như các địa hình ven biển nói chung. Hoạt động chặt gỗ và canh tác nông nghiệp trên thượng nguồn có thể làm gia tăng lượng trầm tích sông, gây tác động xấu lên môi trường sinh thái mong manh của vùng gian triều xung quanh mũi nhô. Việc xây dựng đường sá dọc các vách dựng đứng ở bờ biển có thể làm suy giảm trầm trọng lượng trầm tích xói mòn xuống biển và do đó gây thiếu hụt lượng cung trầm tích để duy trì sự tồn tại của một mũi nhô.
1
null
Tống Tử Du (chữ Hán: 宋子游; ?-681 TCN; trị vì: 681 TCN), tên thật là Tử Du (子游), là vị vua thứ 18 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sử ký không rõ thân thế của Tống Tử Du, chỉ biết ông là quý tộc nước Tống. Theo Kinh Xuân Thu và Tả truyện, Tử Du là con của Tống Trang công, vua thứ 16 nước Tống và em Tống Mẫn công, vua thứ 17 của nước Tống. Năm 681 TCN, tướng Tống là Nam Cung Trường Vạn giết chết Tống Mẫn công ở Mông Trạch, lập Tử Du lên làm vua. Các công tử nước Tống bất bình với Nam Cung Trường Vạn đều bỏ trốn sang nước ngoài, em Tống Mẫn công là công tử Ngự Thuyết trốn đến đất Hào. Nam Cung Trường Vạn sai con trai là Nam Cung Ngưu vây đất Hào để bắt Ngự Thuyết. Mùa đông năm đó, các công tử nước Tống hợp quân với Hào công. Đại phu Tiêu Thúc mượn quân nước Tào, tấn công giết chết Nam Cung Ngưu rồi đem quân về kinh, giết chết Tống Tử Du. Sau đó các đại phu nước Tống lập công tử Ngự Thuyết làm vua mới (tức Tống Hoàn công). Nam Cung Trường Vạn và Mãnh Hoạch bỏ chạy, Tử Du bị giết. Ông chỉ ở ngôi được vài tháng. Nam Cung Trường Vạn trốn sang nước Trần, sau bị đưa về nước giết chết.
1
null
Matthew David Morris (sinh ngày 6 tháng 1 năm 2003), hay còn biết đến nhiều hơn với cái tên MattyB hay MattyBRaps (chữ cái B đại diện cho sự kết hợp giữa chữ cái đầu D của tên đệm David và M của tên họ Morris), là một rapper nhí nổi tiếng với những video thực hiện lại của các bài hát nổi tiếng. Cậu bé bắt đầu phát hành các video của mình trên Youtube năm 2010, đạt 500.000 lượt xem ngay trong tuần đầu tiên phát hành. Cuộc sống và sự nghiệp. MattyB cư ngụ ở Atlanta, Georgia. Cậu bám đít Justin Bieber và Usher để nổi tiếng. Gia đình của cậu bé giàu có, nên có phòng thu studio ngay trong nhà. MattyB đã phát hành hơn 445 videos trên Youtube (tính đến ngày 20 tháng 5 năm 2015), đạt hơn 1.704.577.385 triệu lượt xem và hơn 4.014.835 người đăng ký theo dõi. Video nổi tiếng nhất của cậu, "Call Me Maybe", đạt hơn 119.662.476 lượt xem, và hơn 50 video khác đạt ít nhất 1 triệu lượt xem mỗi video. Cậu bé dùng trang Facebook của mình và tài khoản Twitter để giao lưu với fans hâm mộ. Quản lý của MattyB là Blake Sr., cha dượng của cậu bé. MattyB bắt đầu phát hành những video của mình trên Youtube vào năm 2010, với bản phối lại đầu tiên "Eenie Meenie", đạt 500.000 lượt xem ngay trong tuần đầu tiên. Nghe theo ông bầu, cậu đã hát và phối lại cũng như viết kịch bản hài cho các bài hát thịnh hành như "Ice Ice Baby" của Vanilla Ice, "Party Rock Anthem" của LMFAO, "Born This Way" của Lady Gaga. Bố mẹ MattyB cũng đã dùng tiền thuê người sáng tác vài bài hát, rồi MattyB tự nhận là chính mình sáng tác, bao gồm "The Royal Wedding Song", "Sugar Sugar", "Be Right There", "That's The Way", "Forever and Always", và "That Girl Is Mine". Bài hát MattyB mua về và nhận là tự sáng tác "That's The Way" năm 2012 đứng vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng "Billboard" Social 50 vào tháng 10 năm 2012.
1
null
Tống Khang vương (chữ Hán: 宋康王; ?-286 TCN; trị vì: 334 TCN-286 TCN) hay Tống vương Yển (宋王偃), tên thật là Tử Yển (子偃), là vị vua thứ 34 và là vua cuối cùng của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Yển là con trai thứ của Tống Hoàn công, vị vua thứ 32 của nước Tống, em của Tống Dịch Thành quân, vua thứ 33 của nước Tống. Sự nghiệp. Năm 335 TCN, ông làm biến loạn để chống lại anh là Dịch Thành quân. Dịch Thành quân trốn sang nước Tề. Tử Yển tự lập làm vua. Năm 315 TCN, Tử Yển thấy nhiều nước chư hầu đã xưng vương nên cũng tự lập làm vương, tức là Tống Khang vương. Ông chủ trương khuếch trương thế lực, mang quân đánh các nước chư hầu. Phía đông, ông tấn công nước Tề, chiếm 5 thành. Phía nam, ông đánh bại quân Sở, chiếm 300 dặm đất nước Sở. Phía tây, ông đánh nước Ngụy. Sau khi mở rộng thế lực, Tống Khang vương xa vào hưởng lạc tửu sắc và tàn ác, làm thần dân oán ghét và phẫn nộ, nên mọi người gọi là Kiệt Tống. Năm 286 TCN, Tề Mẫn vương huy động nước Sở và nước Ngụy cùng đánh Tống báo thù việc lấn đất. Liên quân 3 nước đánh bại quân Tống, Tống Khang vương phải trốn sang nước Ngụy và qua đời tại đó. Đất Tống bị chia làm ba giữa Tề, Sở và Ngụy. Tống Khang vương làm vua được 49 năm thì nước Tống diệt vong. Theo niên đại của Sử ký, vua cha Tống Hoàn công mất năm 375 TCN, như vậy Tống Khang vương mất vào năm 286 TCN có thọ ít nhất 90 tuổi. Tính từ Tống Vi Tử Khải đến Khang vương, nước Tống trải qua 34 đời vua. Ở thời Tống Khang vương trị vì, ông đã có những cải cách quân đội khiến nước Tống chuyển mình nhanh chóng, kêu gọi tráng đinh nhập ngũ và ra sức tập luyện. Ông đã làm được một việc mà các chư hầu khác như Trịnh, Lỗ, Vệ... không thể làm, đó là đánh chiếm đất đai của Thất Hùng, trong đó nổi bật nhất là việc ông xua quân chiếm lãnh thổ phía đông của nước Sở, chia cắt nước này với nước Tề. Nước Sở hùng mạnh cùng tam Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy đã phải thay đổi cách nhìn nhận về nước Tống bạc nhược mà trước đây họ từng thay phiên nhau hà hiếp ở thời Xuân Thu. Xét ra, ông là một vị vua giỏi dụng binh và đôn thúc, quản lý quân đội, chính vì vậy mà nước Tống đã quật khởi và hùng cường trong một khoảng thời gian ngắn. Nhưng do tính cách buông thả và ham mê tửu sắc mà khiến ông đánh mất tất cả vào phút chót.
1
null
Các thánh Anh Hài là câu chuyện được ghi lại trong Kinh Thánh Tân Ước đề cập đến vụ thảm sát do Herodes Đại vương (Hêrôđê Cả) - vị vua người Do Thái được Đế quốc La Mã bổ nhiệm cai trị tỉnh Iudaea - thực hiện trong xứ thuộc quyền mình. Vấn đề lịch sử của vụ việc này vẫn đang được tranh luận mà chưa có hồi kết, nhưng theo Phúc Âm Mátthêu, sau khi nghe tin từ các nhà đạo sĩ từ Phương Đông cho biết có một vị vua người Do Thái mới được sinh ra thì Hêrôđê đã ra lệnh giết tất cả các bé trai sơ sinh trong làng Bethlehem (Bêlem) để không bị mất ngai vàng của mình. Chưa có lời khẳng định nào về số lượng bé trai sơ sinh bị thiệt mạng từ vụ thảm sát này, tuy nhiên trong sách phụng vụ Hy Lạp, người ta ước tính con số có thể là 14.000 bé trai; những người Syria lại nói có thể tới 64.000 em. Đến thời Trung Cổ, một số tác giả ước đoán có tới 144.000 bé căn cứ theo sách Khải Huyền (Kh 14:3) nhưng các tác giả gần đây đã ước đoán con số đó rất nhỏ, có thể chỉ vào khoảng 15 hay 20 em, vì Bêlem khi ấy là một làng rất nhỏ với dân số ít. Họ được Kitô giáo tuyên phong là thánh tử đạo với danh hiệu "Anh Hài". Giáo hội Công giáo Rôma mừng lễ vào ngày 28 tháng 12 hằng năm.
1
null
Ramón del Fierro Maqsaysay (1907-1957) là tổng thống thứ 7 của Philippines. Ông là tổng thống Philippines đầu tiên sinh ra vào thế kỷ 20 và cũng là tổng thống Philippines đầu tiên sinh sau độc lập. Magsaysay tại nhiệm từ năm 1953 đến khi qua đời vào năm 1957 trong một tai nạn máy bay. Ông từng là một lãnh đạo du kích trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Ông được bầu làm Tổng thống khi phục vụ Đảng Thống nhất Quốc gia (Philippines).
1
null
Động đất Constantinopolis 1509 là một trận động đất diễn ra ở biển Marmara lúc 10 giờ tối giờ địa phương ngày 10 tháng 9 năm 1509. Trận động đất có cường độ ước tính là 7,2 ± 0,3 trên thang cường độ theo sóng bề mặt. Bốn mươi lăm ngày dư chấn sau trận động đất, cũng như một cơn sóng thần. Hơn một nghìn ngôi nhà và 109 nhà thờ Hồi giáo đã bị phá hủy, sóng thần làm phá vỡ các bức từng chắn của thành phố và làm thiệt mạng hơn 10.000 người. Khu vực thiệt hại đáng kể (cường độ ≥ 7) kéo dài từ Corlu ở phía tây Izmit ở phía đông. Galata và Büyükçekmece cũng bị thiệt hại nghiêm trọng. Tại Constantinopolis nhiều nhà sụp đổ, ống khói sập và các bức tường nứt. Bayezid mới được xây dựng Nhà thờ Hồi giáo II đã bị hư hỏng nặng, mái vòm chính đã bị phá hủy và một ngọn tháp sụp đổ. Nhà thờ Hồi giáo Fatih bị hỏng bốn cột lớn và mái vòm vỡ ra. Nhà thờ cũ Hagia Sophia hầu như không bị tổn hại mặc dù một ngọn tháp bị sụp đổ. Bên trong nhà thờ Hồi giáo, thạch cao được sử dụng để che đậy khảm Byzantine bên trong mái vòm đã đổ xuống, để lộ những hình ảnh Kitô giáo.
1
null
Tống Dịch Thành quân (chữ Hán: 宋剔成君; trị vì: 375 TCN(?)-335 TCN), tên thật là Tử Đới Hỉ (子戴喜), là vị vua thứ 33 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sử sách chép khác nhau về thân thế Dịch Thành quân. Theo sử ký, ông là con trai của Tống Hoàn công, vị vua thứ 32 của nước Tống. Năm 375 TCN, Tống Hoàn công mất, Đới Hỉ lên nối ngôi, tức là Tống Dịch Thành quân. Theo Trúc thư kỉ niên, Dịch Thành là hậu duệ của Tử Văn (con Tống Đái công), vì Tống Hoàn công hoang dâm vô độ nên bị ông cướp ngôi. Năm 356 TCN, ông cùng Tề Uy vương và Triệu Thành hầu họp mặt tại Bình Lục. Năm 354 TCN, Ngụy Huệ Thành vương đánh Tống, tiến vào đất Hoàng Trì. Tống quân phản công, tấn công trở lại đất Thủ Chỉ của Ngụy. Năm 329 TCN, em ông là Tử Yển nổi loạn, Ông chạy sang tị nạn Tề được Tề vương phong cho quân hiệu ở đất Dịch Thành về sau gọi là "Dịch Thành quân" (剔成君), Tử Yển tự lập làm vua, tức Tống Khang vương. Ông làm vua được 41 năm, không rõ mất năm nào và kết cục ra sao.
1
null
Tống Hoàn hầu (chữ Hán: 宋桓侯; trị vì: 362 TCN-350 TCN hay 377 TCN-375 TCN), hay Tống Hoàn công (宋桓公), tên thật là Tử Tích Binh (子闢兵) hay Tử Tích (子闢), là vị vua thứ 32 hay 33 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của Tống Hưu công, vị vua thứ 31 hay 32 của nước Tống. Năm 362 TCN (hay 378 TCN), Tống Hưu công qua đời, Tích Binh lên làm vua, tức Tống Hoàn công. Theo Sử kí-Tống Vi tử thế gia, Tống Hoàn hầu ở ngôi 3 năm thì mất, con là Dịch Thành quân lên nối ngôi. Theo Trúc thư kỉ niên, Dịch Thành là hậu duệ Tống Đái công, giết con Hoàn hầu để cướp ngôi.
1
null
Tranh truyền thần là một thể loại hội họa mà người họa sĩ truyền lại cái "thần" của người được vẽ, tức là truyền đạt được cảm xúc, thần thái thông qua tác phẩm. Để vẽ lại một bức ảnh đòi hỏi người họa sĩ phải có ý chí kiên trì, cần mẫn, tập trung cao độ, bức ảnh sau khi hoàn thành không chỉ giống với ảnh được chụp mà còn phải truyền được thần thái của con người đó. Quan trọng nhất đó chính là đôi mắt của người được vẽ mà người họa sĩ gọi là điểm nhãn, đó chính là nét độc đáo trong các bức tranh truyền thần mà không một loại tranh nào khác thực hiện được.
1
null
Tống Hưu công (chữ Hán: 宋休公; trị vì: 385 TCN-363 TCN hay 399 TCN-377 TCN), tên thật là Tử Điền (子田), là vị vua thứ 31 hay 32 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của Tống Điệu công- vị vua thứ 30 hay 31 của nước Tống. Năm 385 TCN (hay 399 TCN), Tống Điệu công mất, Tử Điền lên làm vua, tức Tống Hưu công. Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi. Năm 363 TCN (hay 377 TCN), Tống Hưu công mất. Con ông là Tử Tích Binh lên nối ngôi, tức Tống Hoàn công.
1
null
J3 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực do tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima tại Nhật Bản chế tạo. Đây là loại động cơ phản lực đầu tiên mà Nhật Bản phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai. Động cơ này được trang bị cho các loại máy bay huấn luyện Fuji T-1 và máy bay tuần tra biển Kawasaki P-2J. Phát triển. Fuji T-1 là loại máy bay phản lực huấn luyện đầu tiên mà Nhật Bản phát triển sau chiến tranh thế giới thứ hai vì thế yêu cầu về động cơ nội địa đã được đặc ra và nó được phát triển đồng thời với máy bay. Vào tháng 5 năm 1955, công ty Nippon Jet-Engine đã bắt đầu thiết kế XJ3 cho T-1, kết quả được đưa cho cơ quan quân đội kiểm tra và sau đó hai nguyên mẫu đã được chế tạo theo như thỏa thuận đến cuối tháng 3 năm 1956. Việc thiết kế diễn ra suôn sẻ trong 6 tháng và nguyên mẫu mẫu XJ3-3 được hoàn tất. Nhưng sau đó nó gặp vô số rắc rối cần khắc phục trong vận hành cùng một đống vấn đề khác vì thế phải mất hai năm rưỡi để khắc phục các vấn đề này cũng như giảm kích thước của động cơ và đưa vào sử dụng. Việc chế tạo được giao cho tập đoàn công nghiệp nặng Ishikawajima-Harima. Chiếc T-1 hoàn thành thiết kế năm 1957 nhanh hơn động cơ khoảng một năm, vì thế trước khi loại động cơ này sẵn sàng các chiếc T-1 trong loạt chế tạo đầu tiên đã sử dụng động cơ Bristol Siddeley Orpheus. Đến phiên bản T-1B thì bắt đầu chuyển sang trang bị mẫu J3-3 sau đó mẫu có công suất cao hơn là J3-7 được dùng để nâng cấp T-1B cũng như làm động cơ phụ trợ cho các chiếc Kawasaki P-2J.
1
null
"Skyfall" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Anh Adele sáng tác như là bản nhạc chủ đề cho bộ phim năm 2012 cùng tên thuộc phần thứ 23 của chuỗi loạt phim về nhân vật "James Bond". Nó được phát hành làm đĩa đơn vào ngày 5 tháng 10 năm 2012 bởi XL Recordings và Columbia Records như là một phần của Ngày toàn cầu James Bond, nhằm kỷ niệm 50 năm phát hành của "Dr. No", bộ phim "James Bond" đầu tiên. Bài hát được đồng viết lời bởi Adele và Paul Epworth, người cũng đồng thời chịu trách nhiệm sản xuất nó, bên cạnh sự tham gia từ dàn nhạc giao hưởng bởi J. A. C. Redford. Hãng phim Eon Productions bắt đầu tiếp cận nữ ca sĩ để thực hiện bài hát chủ đề cho "Skyfall" vào đầu năm 2011, một lời đề nghị được Adele chấp thuận sau khi hoàn tất việc đọc kịch bản bộ phim. Trong quá trình sáng tác bài hát, Adele và Epworth thể hiện mong muốn phát triển nó theo phong cách orchestral pop nhằm mục đích nắm bắt tinh thần và phong cách của những bản nhạc chủ đề Bond trước, bao gồm phần lời mang tâm trạng tối tăm và ủ rũ nhằm mô tả cốt truyện của phim. Sau khi phát hành, "Skyfall" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu lôi cuốn, chất giọng của Adele cũng như quá trình sản xuất của nó, và so sánh tác phẩm với những bản nhạc chủ đề Bond của Shirley Bassey. Bài hát cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Bỉ, Pháp, Đức, Hungary, Ireland, Ý, Hà Lan và Thụy Sĩ, và lọt vào top 10 ở hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn như Úc, Áo, Canada, Đan Mạch, New Zealand, Ba Lan và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, bài hát ra mắt và đạt vị trí thứ tám trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ tư của nữ ca sĩ vươn đến top 10 và là đĩa đơn có thứ hạng ra mắt cao nhất của nữ ca sĩ lúc bấy giờ, đồng thời tiêu thụ được hơn 2.4 triệu bản tại đây. Ngoài ra, đây cũng là bài hát thứ bảy của loạt phim Bond làm được điều này. Tính đến nay, nó đã bán được hơn 7.5 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Một video ca nhạc cho "Skyfall" đã được phát hành, trong đó bao gồm toàn bộ những hình ảnh từ bộ phim và không có sự xuất hiện của Adele bởi cô đang trong thời kì mang thai. Kể từ khi phát hành, nó đã gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm chiến thắng tại giải Hiệp hội Phê bình Phim Phát sóng, giải Quả cầu vàng và giải Oscar cho Bài hát gốc xuất sắc nhất vào năm 2012 cũng như giải Brit năm 2013 ở hạng mục Đĩa đơn Anh quốc của năm và Bài hát nhạc phim hay nhất tại lễ trao giải thường niên lần thứ 56, và là bản nhạc chủ đề Bond đầu tiên chiến thắng tất cả những giải thưởng kể trên. Ngoài ra, bài hát đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, như Vitas, Logic và Sam Tsui. Để quảng bá bài hát, nữ ca sĩ đã trình diễn "Skyfall" trên một số chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm lần đầu tiên tại lễ trao giải Oscar lần thứ 85 và "Adele Live in New York City", cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của cô. Mặc dù được ghi nhận một thành công về mặt chuyên môn lẫn thương mại, nhưng nó đã không xuất hiện trong chính thức của bộ phim. Thành phần thực hiện. Thành phần thực hiện được trích từ ghi chú của "Skyfall", XL Recordings và Columbia Records.
1
null
Kinh Thánh tiếng Việt xuất bản năm 1926 là bản dịch đầu tiên toàn bộ Kinh Thánh Tin Lành sang tiếng Việt, được phát hành tại Việt Nam. Bản Kinh Thánh Việt ngữ 1926 được phổ biến rộng rãi và rất được yêu thích trong cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam. Đối với nhiều tín hữu Tin Lành, bản dịch này đã ghi dấu ấn sâu đậm trên tình cảm tôn giáo của họ. Tuy nhiên, vì là một ấn bản khá cổ xưa, văn phong trong một số câu, đoạn của Bản Kinh Thánh Việt ngữ 1926 không còn thích hợp với ngữ cảnh hiện nay, cũng như một số từ ngữ trở nên khó hiểu với độc giả đương đại. Nhiều bản dịch Kinh Thánh khác đã được phát hành, nhưng cho đến nay, chưa có bản dịch nào có thể thay thế vị trí của Bản Kinh Thánh tiếng Việt 1926. Bối cảnh. Sau khi đặt chân đến Việt Nam, vì nhu cầu học hỏi tiếng Việt (lúc đó còn dùng chữ Hán và chữ Nôm) để giao tiếp với người bản xứ, các nhà truyền giáo phương Tây đã ghi lại bằng cách phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La-tinh. Gaspard de Amaral với Từ Vựng Việt Nam - Bồ Đào Nha, và Antoine de Barbosa với Từ Vựng Bồ Đào Nha – Việt Nam đã góp sức hoàn chỉnh lối chữ viết này. Nhưng nhà truyền giáo người Pháp Alexandre de Rhodes được xem là người có công trong nỗ lực định chế chữ quốc ngữ qua cuốn tự điển phiên âm "Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum" do ông soạn và ấn hành năm 1651. Tuy nhiên, gần 250 năm sau phát minh chữ quốc ngữ, Giáo hội Công giáo mới phát hành những phần Kinh Thánh đầu tiên bằng tiếng Việt, và trong gần 100 năm kế tiếp Giáo hội cũng chỉ cho phổ biến giới hạn trong vòng hàng giáo phẩm các bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ, vì một số lý do. Ngược lại, cộng đồng Kháng Cách với niềm xác tín được thể hiện qua tín lý Sola scriptura, "Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa, là thẩm quyền và sự mặc khải duy nhất đến từ Thiên Chúa được ban cho mọi người (nghĩa là mọi người có thể hiểu và tự giải thích Kinh Thánh)", đã xem việc phổ biến Kinh Thánh là nhân tố quyết định trong nỗ lực truyền bá phúc âm, thành lập các giáo đoàn, và gây dựng đời sống tâm linh cho tín hữu. Chỉ 5 năm sau khi Tin Lành truyền bá đến Việt Nam, năm 1916, những nhà lãnh đạo Tin Lành đã khởi sự dịch thuật toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt. Đến năm 1926, cộng đồng Tin Lành tại Việt Nam đã có bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng ngôn ngữ của mình. Các dấu mốc. Giáo hội Công giáo xuất bản sách giáo nghi, trong đó có một số sách Phúc âm, phát hành tại Bangkok, Thái Lan năm 1872. Jean Bonnet thuộc Trường Ngôn ngữ Đông phương Paris dịch Phúc âm Lu-ca sang tiếng Việt dựa trên bản Kinh Thánh Pháp ngữ Ostevald, và được Thánh Kinh Hội Anh Quốc xuất bản tại Paris năm 1890, đến năm 1898, được tái bản lần đầu tiên. Thánh Kinh Hội Anh Quốc phát hành Phúc âm Mác năm 1899, Phúc âm Giăng năm 1900, và Công vụ các Sứ đồ năm 1903. Năm 1913, P.M. Hosler thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp dịch lại Phúc âm Mác ra chữ Nôm, và xuất bản tại Quảng Tây, Trung Hoa. Năm 1913-14, Giáo hội Công giáo xuất bản Thánh Kinh Cựu Ước song ngữ với bản Vulgata, và bản Tân Ước in song ngữ Việt – La-tinh theo bản Vulgata (năm 1916) do Albert Schlicklin (Cố Chính Linh) thực hiện, và được phát hành tại Hong Kong. Năm 1925, Giáo hội Công giáo cho xuất bản cuốn Các sách Phúc âm của Marcos Gispert-Forcadell. Kinh Thánh Việt ngữ 1926. Khi những nhà truyền giáo đầu tiên có thể sử dụng tiếng Việt trôi chảy thì chữ Quốc ngữ đã phổ biến và thay thế chữ Nho để trở thành chữ viết chính thức tại Việt Nam, mặc dù chữ Nho vẫn còn là ngôn ngữ của các học giả thuộc thế hệ trước. Giống những khu vực truyền giáo khác của Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp, các giáo sĩ tại Việt Nam ủy thác việc dịch thuật và văn phẩm cho những tín hữu người Việt đã được huấn luyện đặc biệt cho công việc này, với mục tiêu hàng đầu là dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ được lựa chọn như là một ưu tiên mặc dù một học giả Việt Nam có chức trách dịch các sách Phúc âm ra chữ Nôm, từ bản dịch của Wenli. William C. Cadman và vợ, Grace Hazenberg Cadman - bà Cadman đã hoàn tất chương trình cao học chuyên ngành tiếng Hebrew và tiếng Hy Lạp, hai ngôn ngữ được sử dụng để viết Cựu Ước và Tân Ước - bắt đầu công cuộc dịch thuật từ năm 1914. Với sự trợ giúp của một học giả tên Nho, họ đã kịp hoàn thành các sách Phúc âm Giăng, Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, cũng như sách Công vụ các Sứ đồ, và thư Rô-ma trước khi Toàn quyền Pháp ra lệnh đóng cửa các cơ sở truyền giáo và trục xuất năm nhà truyền giáo vào cuối năm 1915. Đến năm 1918, bản Quốc ngữ của các sách này được ấn hành tại Thượng Hải, trong khi bản chữ Nôm được ấn hành ở Hà Nội. Từ đầu năm 1921 đến cuối năm 1922, với sự cộng tác của Trần Văn Dõng, một dịch giả chuyên nghiệp, J. D. Olsen đảm trách công cuộc dịch thuật những sách còn lại của Tân Ước, in tại Thượng Hải và phát hành tại Việt Nam trong năm 1922, rồi được tái bản ngay trong năm sau. Kể từ năm 1920, chữ Quốc ngữ được chọn làm ngôn ngữ duy nhất để dịch Kinh Thánh, việc phiên dịch Kinh Thánh sang chữ Nôm bị dừng lại mặc dù bảy bản Kinh Thánh chữ Nôm vẫn được xuất bản cho đến giữa thập niên 1930. Năm 1919, ông bà Cadman trở lại với công việc dịch thuật Kinh Thánh, lần này có sự cộng tác của học giả Phan Khôi Đến năm 1925, họ hoàn tất bản dịch Cựu Ước. Sau khi được duyệt xét kỹ lưỡng bởi các văn sĩ, mục sư, giáo sĩ, kể cả Olsen, toàn bộ Kinh Thánh được in tại Hà Nội năm 1926. Khi Thánh Kinh Hội Anh Quốc nhận tài trợ và xuất bản, Kinh Thánh Việt ngữ 1926 được phổ biến rộng rãi, được yêu thích, và không chỉ ghi dấu ấn sâu đậm trong tình cảm tôn giáo của tín hữu Tin Lành tại Việt Nam cho đến ngày nay, mà còn được xem là một tác phẩm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cách hành văn quốc ngữ vào đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, chữ Quốc ngữ ngày càng phổ thông trong khi sách, báo, tạp chí còn hiếm. Nhiều người khao khát tìm đọc bất cứ gì họ có trong tay. Theo thói quen thời ấy, trong nhiều gia đình ở Việt Nam, khi tìm được một quyển sách mới, vào mỗi tối, dưới ánh đèn dầu, một người đọc lớn tiếng cho cả nhà cùng nghe trong khi mỗi người vẫn tiếp tục công việc của mình. Dưới ảnh hưởng Khổng Mạnh, hầu hết sách đều được quý trọng và đọc cách nghiêm túc. Đây là cơ hội để Kinh Thánh, các phần của Kinh Thánh, và các loại truyền đạo đơn được phân phối rộng rãi, và thường được đón nhận cách tích cực. Nhà in Tin Lành, thành lập năm 1920 tại Hà Nội, phải hoạt động cật lực để đáp ứng nhu cầu xuất bản Kinh Thánh, các phần của Kinh Thánh, cùng các loại ấn phẩm tôn giáo khác. Năm 1922, William C. Cadman, người thành lập và điều hành nhà in, báo cáo, "việc bán các phần Kinh Thánh, sách và truyền đạo đơn rất chạy, đến nỗi nhà in khó mà in kịp các sách tái bản." Nhận xét về bản Kinh Thánh tiếng Việt 1926, nhà báo Vu Gia viết, "Nhìn chung, đây là bản dịch tốt. Nhưng nói như vậy chẳng khác nào khen phò mã tốt áo, bởi thời gian đã khẳng định bản dịch ấy rồi", còn nhà văn Tô Hoài nói, "Kinh Thánh cả Tân Ước, Cựu Ước của hội đạo Tin Lành, người ta bảo ông (Phan Khôi) dịch thuê, khi ấy ở Hải Phòng, tôi cũng có đọc. Có chương Nhã Ca lời rất thơ". Tác giả cuốn "Người Quảng Nam", Lê Minh Quốc, viết về sự đóng góp của Phan Khôi đối với bản dịch Kinh Thánh 1926, "Giai đoạn này, ông đã làm một việc khó ai ngờ là sử dụng bản chữ Hán đối chiếu với bản chữ Pháp để dịch Kinh Thánh cho hội Tin Lành. Bản dịch của ông câu cú gãy gọn, trong sáng, văn phạm chuẩn mực, chứng tỏ một trình độ học vấn uyên thâm". Tác giả bài viết "Người dịch Kinh Thánh Tin Lành ra tiếng Việt" đưa ra nhận xét, "Tôi tin chắc rằng bản Kinh Thánh Việt ngữ xuất bản năm 1926 đã ăn sâu vào trong tâm khảm của những tín hữu Tin Lành tại Việt Nam, tôi được biết có nhiều tín hữu Tin Lành đã thuộc nằm lòng khá nhiều câu Kinh theo bản dịch ấy đến nỗi khó có thể thay đổi đi được trong tâm họ. Thậm chí có không ít những Mục Sư, tín hữu Tin Lành quả quyết rằng chỉ có bản dịch Kinh Thánh năm 1926 của nhà văn Phan Khôi là số một mà thôi, không bản dịch nào hơn cả và rồi họ chỉ dùng độc có bản dịch đó để đọc, để học, để chia sẻ, để giảng dạy. Nói như vậy để cho thấy rằng bản dịch Kinh Thánh năm 1926 đã có một chỗ đứng rất vững vàng trong lòng rất nhiều những người theo đạo Tin Lành tại Việt Nam trong một thế kỷ trôi qua. Ngoài nhà văn, dịch giả Phan Khôi ra, được biết còn có nhà văn, dịch giả Trần Văn Dõng, cũng có góp phần trong việc dịch Kinh Thánh ra Việt ngữ nữa." Bản Nhuận chánh 1948 và Bản Hiệu đính 2010. Phải đến 22 năm sau kể từ ngày bản Kinh Thánh tiếng Việt 1926 được xuất bản, năm 1948, một nhóm học giả dưới sự lãnh đạo của J. D. Olsen và Ông Văn Huyên khởi sự nhuận chánh phần Tân Ước của bản dịch này. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự thay đổi, chuyển hóa của ngôn ngữ, một số từ trong bản Kinh Thánh tiếng Việt năm 1926 trở nên cổ, một số từ mà ngữ nghĩa đã thay đổi, một số cách diễn đạt không còn thích hợp và trở nên khó hiểu đối với độc giả hiện nay. Với sự bảo trợ của Liên hiệp Thánh Kinh Hội (UBS), công tác hiệu đính bản Kinh Thánh Việt ngữ 1926 khởi sự từ năm 1999, đến năm 2004 hoàn tất hiệu đính bản Tân Ước, và bản Cựu Ước vào cuối năm 2007. Sau khi thu nhận nhiều ý kiến đóng góp và qua ba kỳ hội thảo về công tác hiệu đính trong những năm 2005, 2007, và 2009, bản Hiệu đính được phát hành năm 2010. Chú thích. Nguồn tham khảo
1
null
Chiến tranh nhân dân giải phóng Macedonia (tiếng Macedonia: Народноослободителна Борба на Македонија (НОБ), "Narodnoosloboditelna Borba na Makedonija", tiếng Serbia-Croatia: Македонија у Народноослободилачкој борби, "Makedonija u Narodnoosklobodilachkoj") là một cuộc chiến tranh xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa một bên là các lực lượng yêu nước người Macedonia thuộc Quân giải phóng Nhân dân Macedonia (một bộ phận của Quân giải phóng Nhân dân Nam Tư) và bên kia là các lực lượng phát xít xâm lược của Đức Quốc xã, Phát xít Ý và các đồng minh của nó. Cuộc chiến bắt đầu vào sự kiện ngày 11 tháng 10 năm 1941 khi quân giải phóng tập kích một bót cảnh sát Bulgaria ở Prilep và kết thúc với việc thành phố Tetovo được giải phóng vào ngày 19 tháng 11 năm 1944. Chiến tranh nhân dân giải phóng Macedonia là một phần của Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư. Bối cảnh. Sau khi cuộc Chiến tranh Balkan (1912-1913) kết thúc, theo Hòa ước Bucharest (1913), vùng lịch sử Macedonia (trước đây thuộc đế quốc Osman) được phân chia giữa 3 quốc gia Hy Lạp, Bulgaria và Serbija. Từ năm 1912 đến 1941, vùng Vardar Macedonia thuộc lãnh thổ của Serbija và sau đó Nam Tư. Trong thời gian đó, ở Macedonia các lực lượng dân tộc chủ nghĩa li khai Macedonia hoạt động theo haiu đường hướng khác nhau.Hướng thứ nhất do Tổ chức Cách mạng Nội địa Makedoija (Внатрешна Македонска Револуционерна Организација, "Vnatrešna Makedonska Revolucionerna Organizacija" - VMRO) theo cánh hữu đại diện, chủ trương xây dựng một nhà nước Macedonia thân Bulgaria nằm dưới sự bảo hộ của nước Đức Quốc xã và phát xít Ý. Hướng thứ hai do nhóm cánh tả li khai của VMRO - Tổ chức Cách mạng Nội địa Macedonia (thống nhất) (Внатрешна македонска револуционерна организација (обединета), "Vnatrešna makedonska revolucionerna organizacija (obedineta)") - về sau gia nhập Đảng Cộng sản, chủ trương thành lập một nhà nước Xô Viết Macedonia nằm trong một Liên bang Balkan. Ý kiến này được ủng hộ bởi các thành viên như P. P. Shatev, D. Ya. Vlahov, M. T. Shatorov, P. Brashnarov và nhiều người khác. Diễn biến. Phe Trục xâm lược Macedonia. Ngày 6 tháng 4 năm 1941, phát xít Đức và Ý tấn công xâm lược Nam Tư. Chỉ trong vòng 10 ngày, quân đội vương gia Nam Tư bị đánh bại và lãnh thổ quốc gia này nhanh chóng bị các quốc gia phát xít chiếm đóng. Về phía mình, Bulgaria không tham gia tấn công xâm lược Nam Tư nhưng đến ngày 18 tháng 4 cùng năm, theo thỏa thuận với các nước phe Trục, quân đội Bulgaria tiến vào chiếm giữ miền Nam lãnh thổ Nam Tư và kiểm soát một phần lãnh thổ Vardar Banovina. Và ngay trước khi quân đội Bulgaria tiến vài Vardar Macedonia, các lực lượng thân Bulgaria (bao gồm các Ủy ban Hành động Bulgaria) đã tổ chức tấn công giành chính quyền tại địa phương. Комитетите организираат свечени дочеци на бугарската војска, коja навлегува во Кралството Југославија на 19 април 1941 година. Thư ký của Ủy ban của Liên đoàn những người Cộng sản Nam Tư (KPJ), Metodi Tasev Shatorov - Sharlo, đã ra lời tuyên bố kêu gọi thành lập một mặt trận tổ quốc chung quy tụ mọi thành phần yêu nước, và sau đó Ủy ban đã tình nguyện gia nhập lực lượng của Đảng Công nhân Bulgaria (Cộng sản). 12.000 tù binh chiến tranh người Anh đã được giải thoát dưới sự giúp đỡ của các Ủy ban, và những người Serb sống tại đây cũng bị trục xuất về nước.
1
null
Vệ Kính công (chữ Hán: 衞敬公; trị vì 450 TCN-432 TCN), tên thật là Cơ Phất (姬弗) là vị vua thứ 34 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Phất là con của Vệ Điệu công, vua thứ 33 nước Vệ. Năm 451 TCN, Điệu công chết, Cơ Phí nối ngôi, tức là Vệ Kính công. Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi. Năm 432 TCN, Vệ Kính công mất, con ông là Cơ Củ lên nối ngôi, tức Vệ Chiêu công.
1
null
Vệ Chiêu công (chữ Hán: 衞昭公; trị vì: 431 TCN-426 TCN), tên thật là Cơ Củ (姬糾), là vị vua thứ 35 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Chiêu công là con của Vệ Kính công – vua thứ 35 nước Vệ. Năm 432 TCN, Vệ Kính công mất, Cơ Củ lên nối ngôi, tức là Vệ Chiêu công. Thời kỳ này, nước Tấn ngày một lớn mạnh, 3 nhà Hàn, Triệu, Ngụy chi phối tình hình nước Tấn. Nước Vệ ngày càng nhỏ yếu, phải lệ thuộc vào nước Tấn. Năm 426 TCN, Vệ Chiêu công bị công tử Đản sát hại để cướp ngôi. Ông làm vua được 6 năm. Công tử Đản lên làm vua, tức là Vệ Hoài công.
1
null
Vệ Hoài công (chữ Hán: 衞懷公; trị vì: 425 TCN-415 TCN), tên thật là Cơ Đản (姬亹), là vị vua thứ 36 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Vệ Chiêu công - vua thứ 35 nước Vệ. Năm 426 TCN, công tử Đản giết Vệ Chiêu công để cướp ngôi, tức là Vệ Hoài công. Vệ Kính công có người con nhỏ là Cơ Thích, Cơ Thích sinh ra công tử Đồi. Năm 415 TCN, Cơ Đồi nổi loạn giết Vệ Hoài công rồi tự lập lên ngôi, tức Vệ Thận công. Vệ Hoài công ở ngôi 11 năm.
1
null
Vùng Tây Bắc (Tỉnh Tây Bắc cho đến năm 2008; ) của Cameroon là một vùng của Cameroon. Vùng Tây Bắc nằm ở cao nguyên phía tây của Cameroon. Vùng này về phía tây nam giáp vùng Tây Nam, phía nam giáp vùng Tây, phía đông giáp vùng Adamawa, còn phía bắc giáp Cộng hòa Liên bang Nigeria. Hành chính. Tỉnh Tây Bắc (từ năm 2008 được gọi là vùng Tây Bắc) là tỉnh đông dân thứ ba ở Cameroon. Nó có một thành phố đô: Bamenda với một số thị xã khác nhỏ hơn như Wum, Kumbo, Mbengwi, Ndop, Nkambé, Batibo, Bambui và Oshie. Tỉnh đã chứng kiến sự gia tăng dân số của nó từ khoảng 1,2 triệu vào năm 1987 lên 1,8 triệu người vào năm 2001. Mật độ dân số, ở mức 99,12 người trên mỗi km vuông, cao hơn mức trung bình toàn quốc là 22,6 người trên mỗi km vuông. Tốc độ tăng trưởng đô thị tỉnh là 7,95% (so với mức trung bình toàn quốc là 5,6%), trong khi tốc độ tăng trưởng nông thôn, ở 1,16%, tương đương với tỷ lệ quốc gia. Theo "Cục thống kê tỉnh Tây Bắc" năm 2001, dân số của tỉnh phần lớn là người trẻ, với trên 62% cư dân từ dưới 20 tuổi. Cũng như các tỉnh khác ở Cameroon, tỉnh Tây Bắc được tạo thành đơn vị hành chính. Tỉnh đã được tạo ra vào năm 1972 với năm đơ vị hay tỉnh ("department"): Bui, Donga-Mantung, Menchum, Mezam và Momo. Ngày nay, vùng có 7 đơn vị, những cái mới là Boyo (tách ra từ Donga-Mantung) và Ngo-Ketunjia hoặc Ngoketunjia (tách ra từ Mezam). Mỗi đơn vị lại được chia thành các đơn vị nhỏ hơn. Có 31 phân khu ở tỉnh Tây Bắc. Đơn vị cơ bản của các cơ quan chính quyền địa phương, tuy nhiên, có 32 hội đồng trên địa bàn tỉnh. Dân số. Dân số của tỉnh Tây Bắc gồm nhiều dân tộc, bao gồm người dân bản xứ và một tỉ lệ đáng kể của những người nhập cư từ các tỉnh khác và từ nước ngoài, đặc biệt là Nigeria, là quốc gia mà tỉnh có chung biên giới ở miền Bắc và Tây Bắc. Các cư dân bản địa bao gồm một loạt các nhóm dân tộc-ngôn ngữ. Tuy nhiên, các nhóm dân tộc chính là: Tikari, Widikum, Fulani, và Moghamo. Các ngôn ngữ chính được nói trong tỉnh bao gồm Mungaka, Bafmen, Oku, Lamnso, Ngemba, tiếng Anh bồi, Balikumbat, Papiakum, Moghamo, và Nkom.
1
null
Vệ Thận công (chữ Hán: 衞慎公; trị vì: 414 TCN-373 TCN), tên thật là Cơ Đồi (姬穨), là vị vua thứ 37 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của công tử Cơ Thích, cháu nội Vệ Kính công, vua thứ 34 nước Vệ. Năm 415 TCN, Cơ Đồi nổi loạn giết Vệ Hoài công rồi tự lập lên ngôi, tức Vệ Thận công. Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi. Năm 373 TCN, Vệ Thận công mất, làm vua 42 năm. Con ông là Cơ Huấn lên nối ngôi, tức Vệ Thanh công.
1
null
Vệ Thanh công (chữ Hán: 衞聲公; trị vì: 372 TCN-362 TCN) hoặc Vệ Thánh công (衞聖公), tên thật là Cơ Huấn (姬訓), là vị vua thứ 38 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con của Vệ Thận công, vua thứ 37 nước Vệ. Năm 373 TCN, Thận công mất, Cơ Huấn lên làm vua, tức Vệ Thanh công Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi. Năm 362 TCN, Vệ Thanh công mất, làm vua 11 năm. Con ông là Cơ Bất Thệ lên nối ngôi, tức Vệ Thành hầu.
1
null
Vệ quân Ban Sư (chữ Hán: 衛君般師; trị vì: 477 TCN), tên thật là Cơ Ban Sư, là vị vua thứ 31 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Rất ít thông tin về thân thế của Cơ Ban Sư. Tả truyện cho rằng ông là cháu nội Vệ Tương công nên còn gọi là Công Tôn Ban Sư, tuy vậy không rõ cha của Ban Sư là ai. Năm 478 TCN, thời Vệ Hậu Trang công, Triệu Ưởng nước Tấn đem quân đánh Vệ, Vệ Trang công và thế tử Tật bị giết, người nước Vệ tôn Ban Sư nối ngôi, nhưng không lâu sau, Điền Hằng nước Tề lại đánh Vệ, phế Ban Sư, lập con thứ của Vệ Linh công là Vệ Khởi lên làm vua. Sau không rõ kết cục của ông ra sao.
1
null
Vùng Tây Nam (tỉnh Tây Nam cho đến năm 2008; Pháp: Région du Sud-Ouest) của Cameroon là một tỉnh của Cameroon và là một bộ phận của lãnh thổ của Southern Cameroons. Thủ phủ là Buea. Năm 1987, dân số của vùng là 838.042. Cùng với vùng Tây Bắc, nó là một trong những khu vực nói tiếng Anh của Cameroon, và từ lâu đã là điểm nóng phong trào ly khai chống lại sự thống trị của các khu vực nói tiếng Pháp của quốc gia này. Vùng này được chia ra các khu vực: Fako, Koupé-Manengouba, Lebialem, Manyu, Meme, và Ndian. Các khu vực này lại được chia nhỏ thành các phân khu. Vùng đáng chú ý vì có trường đại học nói tiếng Anh đầu tiên ở Cameroon (Đại học Buea). Giống như vùng Tây Bắc, vùng Tây Nam được hưởng một cơ sở hạ tầng tốt hơn đáng kể hơn so với các vùng láng giềng nói tiếng Pháp.
1
null
Bí mật vũ trụ (tiếng Anh: "The Sparticle Mystery") là loạt phim truyền hình khoa học viễn tưởng của Anh dành cho thiếu niên được sáng tạo bời nhà biên kịch Alison Hume và sản xuất bởi Sparticles Productions cho kênh CBBC. Bộ phim kể về câu chuyện một nhóm 10 đứa trẻ trong bối cảnh nước Anh hiện đại, nơi mà một thí nghiện của Large Hadron Collider, có tên là Sparticle Project đã bị lỗi, nó dịch chuyển tất cả nhửng người trên 15 tuổi vào thế giới song song vào đúng 11:11 sáng. Những đứa trẻ còn lại dưới 15 tuổi tìm đến Sparticle Project với mục đích đưa người lớn trở lại và sắp xếp lại hai chiều không gian. Bộ phim được TVM Corp. mua bản quyền và phát sóng tại Việt Nam trên kênh HTV3 hồi tháng 11 năm 2012. Nội dung. Vào ngày 11 tháng 10, lúc 11 giờ 11 phút, người lớn đã biến mất khỏi thế giới vào một thế giới song song do tai nạn khoa học của dự án Sparticle. Do đó, những người dưới 15 tuổi phải ở lại một thế giới song song với thế giới của người lớn. Sau đó nhóm bạn Sadiq và Kat cùng với Holly, Jeffrey, Reese... cùng nhau đến mỏ Black Tor để sửa lại dự án và đem người lớn trở về. Các nhân vật khác. Là nhân vật nhóm bạn đi qua và gặp tình cờ
1
null
Vệ Thành hầu (chữ Hán: 衞成侯; trị vì:371 TCN- 342 TCN), tên thật là Cơ Sắc (姬遫), theo thế bản là Cơ Bất Thệ (姬不逝), là vị vua thứ 39 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của Vệ Thanh công, vị vua thứ 38 nước Vệ. Năm 372 TCN, Vệ Thanh công mất, Cơ Sắc lên ngôi, tức Vệ Thành hầu. Năm 355 TCN, thế lực nước Vệ ngày càng suy, Vệ Thành hầu lại bị biếm từ tước "công" xuống "hầu". Năm 343 TCN, Vệ Thành hầu mất, không con nối dõi. Cháu 6 đời của Vệ Linh công là Tử Nam Kính được lập lên nối ngôi, tức Vệ Bình hầu.
1
null
Vệ Bình hầu (chữ Hán: 衛平侯; trị vì: 332 TCN-325 TCN), tên thật là Cơ Kính (姬勁) hay Tử Nam Kính (子南勁), là vị vua thứ 41 của nước Vệ, thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Theo Sử ký – Vệ Khang Thúc thế gia, Vệ Bình hầu là con của Vệ Thành hầu – vua thứ 40 nước Vệ. Theo Lục quốc niên biểu thì Vệ Bình hầu là cháu 5 đời của Vệ Linh công. Vệ Linh công sinh con trai nhỏ là Cơ Dĩnh. Cơ Dĩnh sinh ra Tử Nam Di Mưu. Di Mưu sinh Tử Nam Cố. Cố sinh ra Tử Nam Kính. Năm 333 TCN, Vệ Thành công mất, Cơ Kính lên nối ngôi, tức là Vệ Bình hầu. Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Vệ trong thời gian ông làm vua. Năm 325 TCN, Vệ Bình hầu mất. Ông làm vua được 8 năm. Con ông là Vệ Tự quân lên nối ngôi.
1
null
Vệ Tự quân (chữ Hán: 衞嗣君; trị vì: 324 TCN-283 TCN), là vị vua thứ 43 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Tự quân là con của Vệ Bình hầu – vua thứ 42 nước Vệ. Năm 325 TCN, Vệ Bình hầu mất, Vệ Tự quân lên nối ngôi. Từ năm 320 TCN, nước Vệ càng suy yếu, đất đai chỉ còn giữ được thành Bộc Dương. Vua Vệ lại bị biếm danh hiệu từ "hầu" xuống "quân". Năm 312 TCN, Ngụy Tương vương đánh nước Vệ, phá 2 thành. Vệ Tự quân phải thần phục nước Ngụy. Năm 306 TCN, tướng Tần là Sư Lý Tật đem quân đánh Bồ Thành của Vệ. Vệ Tự quân nhờ Hồ Diễn tới gặp Sư Lý Tật để giảng hòa. Hồ Diễn tới gặp Sư Lý Tật, dùng lời lẽ thuyết phục ông là Vệ và Ngụy nằm gần nhau, nếu Tần chiếm Bồ Thành thì nước Vệ tất sẽ phải thần phục nước Ngụy. Nếu có nước Vệ thần phục thì nước Ngụy sẽ trở nên hùng mạnh, làm nguy hại cho Tần. Nếu quân Tần rút lui, nước Vệ sẽ thần phục Tần. Sư Lý Tật nghe theo ý Hồ Diễn, rút quân về nước. Năm 285 TCN, Tề Mẫn vương bị liên quân 5 nước Yên, Triệu, Triệu, Ngụy và Hàn tấn công, thua trận phải bỏ chạy sang nước Vệ. Vệ Tự quân đón tiếp cung kính, xưng thần, nhưng Tề Mẫn vương lại tỏ ra kiêu ngạo, coi thường vua Vệ. Vì vậy người nước Vệ tức giận muốn đánh vua Tề. Tề Mẫn vương phải chạy đi nơi khác và cuối cùng bị giết. Năm 283 TCN, Vệ Tự quân mất. Ông làm vua được 42 năm. Con ông là Vệ Hoài quân lên nối ngôi.
1
null
Vệ Nguyên quân (chữ Hán: 衞元君; trị vì: 251 TCN-230 TCN), là vị vua thứ 45 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Nguyên quân là con thứ của Vệ Tự quân – vua thứ 43 nước Vệ và em của Vệ Hoài quân – vua thứ 44 nước Vệ. Ông đồng thời là con rể của con gái Ngụy An Ly vương nên được nước Ngụy ủng hộ. Năm 252 TCN, Ngụy An Ly vương giết Vệ Hoài quân, lập ông lên làm vua. Năm 249 TCN, nước Tần đánh Ngụy và tiến vào Bộc Dương – thành trì cuối cùng của nước Vệ - chiếm đất này đặt ra Đông quận, dời Vệ Nguyên quân đến huyện Dã Vương. Năm 230 TCN, Vệ Nguyên quân mất. Ông làm vua được 23 năm. Con ông là Cơ Giác lên nối ngôi.
1
null
Vệ Hoài quân (chữ Hán: 衞懷君; trị vì: 282 TCN-252 TCN), là vị vua thứ 44 của nước Vệ thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Hoài quân là con của Vệ Tự quân – vua thứ 43 nước Vệ. Năm 283 TCN, Vệ Tự quân mất, Vệ Hoài quân lên nối ngôi. Năm 253 TCN, nước Ngụy can thiệp vào nước Vệ. Ngụy An Ly vương giết Vệ Hoài quân, lập em ông là Vệ Nguyên quân – người thân với nước Ngụy, là con rể của con gái Ngụy An Ly vương, lên ngôi. Ông làm vua được 31 năm.
1
null
Vệ Giác (chữ Hán: 衞角; trị vì: 229 TCN-209 TCN), hay Vệ quân Giác (衛君角), tên thật là Cơ Giác (姬角), là vị vua thứ 46 và là vua cuối cùng của nước Vệ thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Giác là con của Vệ Nguyên quân – vua thứ 45 nước Vệ. Năm 230 TCN, Vệ Nguyên quân mất, Cơ Giác lên nối ngôi. Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tần, nhưng vẫn không diệt hẳn nước Vệ. Vệ Giác vẫn cai trị huyện Dã Vương. Năm 209 TCN, Tần Nhị Thế lên ngôi và diệt Vệ, phế ông làm thứ nhân. Vệ Giác làm vua được 21 năm, không rõ ông mất năm nào và kết cục của ông ra sao. Cùng năm, thiên hạ nổi dậy theo Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa chống lại Tần Nhị Thế, khởi đầu cho sự suy vong của nhà Tần.
1
null
Vương nữ Vương thất, Công chúa Vương thất hay Công chúa Hoàng gia, là cách gọi phổ biến ở Việt Nam dành cho tước hiệu [Princess Royal], một tước hiệu thông thường của Vương thất Anh dành cho người con gái lớn nhất của quân chủ nước Anh kể từ thời Vua Charles I. Về địa vị và ý nghĩa, tước vị này tương đương công chúa cả của các nước Hoa Hạ. Trong lịch sử, có 7 vị "Princess Royal", và vị đang đảm nhiệm là Anne, Vương nữ Vương thất, con gái duy nhất của Nữ vương Elizabeth II. Lịch sử. Danh hiệu này được thiết lập khi Vương hậu Henriette Marie, vợ của Vua Charles I muốn bắt chước triều đình của Vương quốc Pháp phong cho các Trưởng nữ là "Madame Royale". Do vậy Mary, đứa con gái đầu lòng của hai người đã trở thành "Princess Royal" đầu tiên trong lịch sử vào năm 1642, từ đó triều đình Anh dùng tước hiệu này như một tước hiệu độc lập và có tính truyền vị. Do đó, chỉ một người giữ tước vị này trong thời gian thực tế, và chỉ khi người giữ tước qua đời thì tước vị mới truyền cho người tiếp theo. Tuy nhiên, việc tấn phong tước vị này cũng tùy thuộc vào ý nguyện của cá nhân vị công chúa ấy. Vương nữ Mary, con gái Vua James II cùng Sophie Dorothea của Hannover, con gái duy nhất của Vua George I, là những người có đủ tư cách nhưng lại không muốn nhận danh vị này. Đó là bởi vì vào thời điểm mà hai người có tư cách tiếp nhận, Vương nữ Mary đã là Vương phi xứ Orange, còn Sophie Dorothea đã là Vương hậu của Vương quốc Phổ. Vương nữ Louisa Maria Stuart, con gái út của Vua James II đã được sinh ra khi cha mình bị phế truất trong cuộc Cách mạng Vinh quang, và bà được phái Jacobites gọi là "Princess Royal" dù bà chưa bao giờ được chính thức xác nhận, cũng như không phải là con gái cả của một quân chủ Anh. Ngoài ra, ngay cả trước khi danh hiệu "Princess Royal" đến nước Anh, thì địa vị con gái cả của một quân chủ Anh cũng khác biệt so với công chúa bình thường, ta có thể thấy qua đạo luật Magna Carta, và dưới năm thứ 25 triều đại Vua Edward III, bất kỳ đàn ông nào dám ngủ lang với Trưởng nữ của quân vương trước khi kết hôn, đều có thể bị tội phản quốc và xử tử.
1
null
Nguyễn Đức Kiên (sinh ngày 21 tháng 8 năm 1960) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Tổ trưởng - Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - México. Ông từng là Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội khóa XIII, XIV. Xuất thân. Nguyễn Đức Kiên sinh ngày 21 tháng 8 năm 1960, tại xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cha Nguyễn Đức Kiên là giáo sư Bệnh viện Hữu nghị, Hà Nội, Chủ tịch Hội hóa sinh miền bắc Việt Nam. Cha ông từng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Cộng hòa dân chủ Đức. Còn mẹ Nguyễn Đức Kiên là giảng viên bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội. Giáo dục. Nguyễn Đức Kiên tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tự động hóa ở Trường Đại học Giao thông Vận tải. Ông có bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Cộng hòa Liên bang Đức và chứng chỉ Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tự động hóa ở Trường Đại học Giao thông Vận tải, Nguyễn Đức Kiên trở thành giảng viên trường đại học này. Năm 1984, Nguyễn Đức Kiên cùng với trưởng khoa của ông ở Trường Đại học Giao thông Vận tải là giáo sư, tiến sĩ Lã Ngọc Khuê chuyển về làm việc ở Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (Lã Ngọc Khuê sau này là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải). Ngày 1 tháng 7 năm 1988, Nguyễn Đức Kiên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1991, sau hơn 6 năm công tác ở Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, Nguyễn Đức Kiên nhận được học bổng cao học chuyên ngành quy hoạch giao thông tại Cộng hòa Liên bang Đức (lúc này Đông Đức và Tây Đức đã thống nhất). Sau khi học xong cao học, Nguyễn Đức Kiên thi tiếp nghiên cứu sinh tiến sĩ về kinh tế vĩ mô quy hoạch vùng. Sau khi hoàn thành chương trình học tiến sĩ, Nguyễn Đức Kiên tiếp tục ở lại Đức làm việc. Mùa hè năm 1997, khi về Việt Nam chơi, ông nhận được lời khuyên từ các thủ trưởng cũ của mình về việc quay về Việt Nam làm việc vì đất nước đã thay đổi nhiều. Cuối năm 1997, ông quyết định bỏ việc ở Cộng hòa Liên bang Đức trở về Việt Nam làm chuyên viên tại Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Kiên là người duy nhất trong số 4 nghiên cứu sinh Việt Nam tới Đức thời điểm năm 1991 và 1992 trở về Việt Nam làm việc. Lúc này, Nguyễn Đức Kiên 37 tuổi là người trẻ nhất Vụ Công nghiệp. Chỉ sau vài tháng, Nguyễn Đức Kiên được thăng chuyên viên chính Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2003, Nguyễn Đức Kiên được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ sau 6 năm công tác tại vụ này. Tháng 1 năm 2007, Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được sáp nhập vào Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Đức Kiên cùng bốn Vụ trưởng khác chuyển sang công tác ở Quốc hội Việt Nam. Cùng năm đó, ông ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 (2007-2011) ở tỉnh Sóc Trăng. Đầu năm 2008, Nguyễn Đức Kiên được phân công giữ chức vụ Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng. Sau đó ông được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Nguyễn Đức Kiên tiếp tục trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 tỉnh Sóc Trăng, sau đó được Quốc hội bầu làm Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội khóa 13. Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông tiếp tục được trung ương giới thiệu ứng cử và trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Sóc Trăng. Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Thủ tướng Bổ nhiệm làm Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 27 tháng 12 năm 2019, Tại quyết định 843/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIV đối với ông Nguyễn Đức Kiên. Ông Kiên cũng đồng thời thôi làm thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIV.
1
null
Nguyễn Đức Kiên (sinh năm 1948) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX, X , Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IX, X, XI, XII; Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội khóa X, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội khóa XI, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
1
null
Cơ Dã (chữ Hán: 姬野) có thể là một trong các vị vua chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc: Cả Tào Thanh công và Lỗ Dã đều là dòng dõi Chu Văn vương, trong đó Tào Thanh công thuộc thế hệ thứ 21 và Lỗ Dã thuộc thế hệ thứ 17.
1
null
Trận Boulogne là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 22 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1940, tại hải cảng Boulogne của Pháp, trong Chiến dịch nước Pháp năm 1940. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, Sư đoàn tăng ("Panzer") số 2 của quân đội Đức Quốc xã – một phần thuộc Quân đoàn tăng XIX dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Heinz Guderian đã đánh chiếm được Boulogne, sau khi Lữ đoàn Bộ binh Độc lập số 20 (Vệ binh) của Anh (dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Edmund Ironside – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đế quốc Anh) rút khỏi Boulogne theo đường biển vào các ngày 23 – 24 tháng 5 (ngoại trừ vài trăm binh lính) và quân đội Pháp trú phòng tại Boulogne đầu hàng vào ngày 25 tháng 5. Mặc dù gây ra những thiệt hại nặng nề cho cả hai bên tham chiến, các cuộc kháng cự dữ dội của quân đội Đồng Minh tại Calais và Boulogne đã trì hoãn bước tiến của quân đội Đức đến Dunkerque, qua đó hỗ trợ cho cuộc rút chạy của các lực lượng Đồng Minh. Về cuối tháng 5 năm 1940, quân đội Đức tràn qua nước Pháp tới eo biển. Trong khi đó, "Lực lượng Viễn chinh Anh" (BEF) đang triệt thoái và tốc độ tiến quân của người Đức cho thấy rằng cảng Dunkerque là địa điểm duy nhất thích hợp cho một cuộc sơ tán của quân Viễn chinh Anh. Tuy nhiên, họ cũng cần phải tổ chức phòng ngự tại các cảng Calais và Boulogne đã trì hoãn bước tiến của quân Đức. Lữ đoàn Vệ binh số 2, với Tiểu đoàn Vệ binh Ireland số 2, Tiểu đoàn Vệ binh Wales số 2 và một khẩu đội pháo chống tăng đã đặt chân lên Boulogne. Liên quân Anh - Pháp tại Boulogne có đến 8.000 – 9.000 binh lính, tuy nhiên việc phòng ngự Boulogne chưa được chuẩn bị và quân Đồng Minh cũng không có đầy đủ vũ khí chống tăng. Cùng ngày hôm đó, quân Đức tiến về hướng bắc, và quân phòng thủ Anh - Pháp tại Boulogne phải đối mặt với Sư đoàn tăng số 2 của Đệ tam Đế chế Đức. Vào ngày 22 tháng 5 năm 1940, sau khi tiến đến hướng nam Boulogne, quân Đức của Guderian đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía quân Anh. Cho đến ngày 23 tháng 5, với hỏa lực mạnh mẽ, Sư đoàn tăng số 2 của Đức đã phát động một đợt tấn công dữ dội vào Boulogne. Người Anh vốn đã lên kế hoạch cho một cuộc sơ tán có thể, và cầm cự cho đến đêm ngày 23 tháng 5 – khi mọi lực lượng của Anh được lệnh sơ tán trên các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh. Rạng sáng ngày 24 tháng 5, cuộc rút chạy đã hoàn thành, duy chỉ có 300 lính Vệ binh Wales bị kẹt lại đã chiến đấu thêm 36 tiếng đồng hồ nữa trước khi đầu hàng quân Đức. Vào buổi sáng ngày 24 tháng 5, quân Pháp vẫn án ngữ tại thành cổ và kiên quyết sẽ tiếp tục chiến đấu. Quân đội Đức đã thực hiện một cuộc tấn công trực diện, với sự hỗ trợ của pháo binh và súng phun lửa, cũng như các khẩu pháo phòng không. Cho đến cuối ngày, thành cổ đã lọt vào tay quân Đức. Giao tranh kết thúc vào ngày 25 tháng 5, khi phần còn lại của quân trú phòng đầu hàng. Quân Pháp chiếm phần lớn trong hàng nghìn tù binh mà quân đội Đức bắt được trong trận chiến tại Boulogne. Trong khi đó, tại trận vây hãm Calais vốn nổi tiếng hơn trận Boulogne, quân Đồng Minh đã cầm cự được trước sức tấn công của Sư đoàn tăng số 10 của Đức cho đến khi Calais thất thủ vào ngày 26 tháng 5 năm 1940.
1
null
Nemrut hoặc Nemrud (; ; ) là một ngọn núi cao nằm ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Gần đỉnh núi là một khu vực rất đáng chú ý với những bức tượng lớn hình người, thú vật được cho là của một ngôi mộ hoàng gia có từ thế kỷ thứ 1 TCN. Nó là một trong những đỉnh núi cao nhất ở phía đông Dãy núi Taurus. Năm 1987, ngọn núi đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch ghé thăm trong suốt từ tháng 4 đến tháng 10. Vị trí và mô tả. Ngọn núi này nằm cách về phía bắc của Kahta, gần Adıyaman. Năm 62 TCN, vua Antiochos I Theos của Commagene đã cho xây dựng một thánh địa-lăng mộ trên đỉnh núi, bên cạnh lối vào là những bức tượng khổng lồ cao từ gồm hai con sư tử, hai đại bàng trong thần thoại Hy Lạp, Armenia, cùng các vị thần của Hy Lạp và Iran như Heracles-Artagnes-Ares, Zeus-Oromasdes, và Apollo-Mithras-Helios-Hermes. Những bức tượng trước đây từng nguyên vẹn với việc khắc tên các vị thần lên đó để tỏ lòng tôn kính nhưng hiện nay trong tình trạng không có đầu, hay chỉ còn đầu và bị hư hại nằm rải rác khắp khu vực khảo cổ. Cùng với đó, là một lăng mộ có đường kính 152 m (499 ft) và cao 49 m (161 ft), người ta tìm thấy trong lăng mộ các tượng có khuôn mặt theo phong cách Hy Lạp nhưng tóc và trang phục lại theo phong cách của người Ba Tư. Các sân trên đỉnh lăng mộ ở phía Tây có một phiến đá lớn và một con sư tử, cho thấy sự sắp xếp của các ngôi sao và các hành tinh như Sao Mộc, Sao Thủy và Sao Hỏa vào ngày mùng 7 tháng 7 năm 62 TCN. Điều này có thể là thời gian xây dựng lăng mộ là vào năm 62 TCN. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy việc xây dựng bắt đầu khi nào. Phần phía đông được bảo quản rất tốt, gồm nhiều lớp đá, và một con đường chạy sát chân núi là bằng chứng của một hành lang có bức tường bảo vệ với các bậc thang lên lăng mộ ở phía đông và tây. Lăng mộ mang tính chất thiên văn học và tôn giáo cùng nét kiến trúc đặc sắc thời kỳ cổ đại. Việc sắp xếp các bức tượng như vậy được biết đến bằng thuật ngữ chữ tượng hình. Sự sắp xếp tương tự đã được tìm thấy tại Arsameia gần Nymphaios trong phần lăng mộ của Mithridates I Kallinikos, cha đẻ của Antiochus. Lịch sử. Di chỉ khảo cổ được khai quật vào năm 1881 bởi Charles Sester, một kỹ sư người Đức. Những gì khai quật được là ác bức tượng, tất cả trong tình trạng mất đầu, cùng với khu lăng mộ an táng của Antiochus nhưng không thấy mộ của ông. Trở lại lịch sử trong quá khứ của nơi đây. Khi đế chế Seleucid bị đánh bại bởi những người La Mã vào năm 189 TCN tại lâu đài ở Magnesia, vương quốc mới được thành lập trên lãnh thổ do chính quyền địa phương Commagene chiếm một vùng đất ở giữa hai dãy núi Taurus và Euphrates. Chính quyền của Commagene do vua Antiochus I trị vì từ năm 62 - 38 đã thực hiện chính sách tôn giáo đặc biệt, trong đó các vị thần được tôn kính không chỉ có Hy Lạp và Ba Tư. Đây có thể là việc nhằm thống nhất các dân tộc trên một vương quốc đa sắc tộc nhằm đảm bảo sự vững mạnh của vương quốc. Núi Nemrut trở thành một địa điểm cho những người dân sùng bái tôn giáo. Khu vực quan trọng nhất là ngôi mộ của Antiochus I, trong đó được trang trí bằng những bức tượng khổng lồ được làm bằng đá vôi. Mặc dù sự sùng bái không kéo dài lâu sau khi Antiochus qua đời. Hầu hết thời gian trong năm, Núi Nemrut bị bao phủ bởi tuyết, một phần khiến những bức tượng thành đống đổ nát.
1
null
Thạch Hữu Tam (chữ Hán: "石友三", 1891-1940) là một tướng lãnh của Phùng Ngọc Tường. Về sau ông cùng Hàn Phúc Củ phản lại Phùng Ngọc Tường mà hàng Tưởng Giới Thạch, rồi phản Tưởng Giới Thạch theo Trương Học Lương, rồi phản Trương Học Lương theo Bát lộ quân, rồi lại phản Bát lộ quân theo phát xít Nhật. Do tính cách tráo trở, phản bội nên còn có xú danh là “Đảo qua tướng quân” – tướng trở giáo, phản bội. Do sợ tính cách tráo trở, phản phúc nên ngày 1 tháng 12 năm 1940, các sĩ quan thân cận là Tàng Bá Phong, Cao Thụ Huân, Tất Quảng Thản lập mưu bắt Thạch Hữu Tam sau đó ra lệnh chôn sống bên bờ Hoàng Hà. Năm 1928, tức năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 16 Thạch Hữu Tam được Tưởng Giới Thạch chỉ định đi tiễu trừ các viên tướng tạo phản ở tỉnh Hà Nam là Phàn Chung Tú (Farn Chung-Shiow, Fàn Chōng Yǒu 樊盅莠). Ngày 15 tháng 3 năm 1928, Thạch Hữu Tam truy quét đến Thiếu Lâm Tự, biết bộ chỉ huy của Phàn Chung Tú đặt trong chùa nên ra lệnh bắn pháo, phóng hỏa đốt pháp đường. Ngày hôm sau, theo lệnh của Thạch Hữu Tam, chỉ huy quân Quốc dân đóng ở Đăng Phong là lữ trưởng Tô Minh Khải cho quân lính đem dầu vào Thiếu Lâm Tự rưới đốt toàn bộ. Lửa cháy đến 40 ngày, thiêu rụi những điện Thiên Vương, Đại Hùng, Khẩn Na La, Lục Tổ, Diêm Vương, Long Vương, Tàng kinh các, các nhà ăn, nhà kho, thiền đường đông tây, phòng Ngự tọa, lầu chuông trống và nhiều bản thảo chép tay võ thuật là các bộ quyền thuật rất hay của chùa Thiếu Lâm (đã được cất giữ tồn tại qua nhiều tháng năm thăng trầm của lịch sử và bị thiêu hủy nhiều lần). Tham khảo. http://vi.wikipedia.org/wiki/Các_ngôi_chùa_Thiếu_Lâm_tại_Trung_quốc
1
null
Thư thứ hai gửi tín hữu Thêxalônica (thường được viết là 2 Thêxalônica hoặc 2 Tx) là một phần của Tân Ước. Dựa vào phần mở đầu: "Chúng tôi là Phaolô, Xinvanô và Timôthê, kính gửi Hội Thánh Thêxalônica ở trong Thiên Chúa là Cha chúng ta, và trong Chúa Giêsu Kitô." (2 Tx 1:01) và phần kết thúc: "Chính tôi, Phaolô, tự tay viết lời chào này. Đó là chữ ký trong tất cả các thư của tôi. Tôi viết như thế đó. Chúc tất cả anh em được đầy ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (2 Tx 3:17), người ta tin rằng bức thư này là của Phaolô. Nhiều học giả Kinh Thánh chấp nhận thời gian biên soạn thư này là khoảng giữa năm 52-54 CN, ngay sau Thư thứ nhất gửi tín hữu Thêxalônica.
1
null
Wishbone là một bộ phim truyền hình dành cho trẻ em được phát sóng từ năm 1995 đến năm 1998 tại Hoa Kỳ. Nhân vật chính là một chú chó biết nói tên Wishbone, chú sống với chủ của mình là Joe Talbot ở một thị trấn tưởng tượng có tên Oakdale, Texas. Wishbone lúc nào cũng liên tưởng những sự việc diễn ra hàng ngày với chú và mơ mộng rằng mình chính là nhân vật chính của các câu chuyện cực kỳ thú vị trong văn học cổ điển, chú vẽ ra trước mắt chúng ta một thế giới tưởng tượng của câu chuyện mà chú đóng vai chính cùng song hành với thế giới thực của Joe và bạn của cậu ta, chú chó nhỏ này được biết đến như là "chú chó nhỏ và màn kịch lớn". Câu chuyện theo bước những mộng mơ của chú, chú lúc nào cũng sắm vai trong các câu chuyện nổi tiếng trong văn học. chỉ có người xem và các nhân vật trong thế giới tưởng tượng mới nghe được những gì Wishbone nói. Và hơn thế, các nhân vật trong thế giới tưởng tượng của Wishbone nhìn chú ta với ánh mắt không phải là một chú chó. Phim từng được trình chiếu tại Việt Nam trên HTV9 với tựa đề tiếng Việt là 'Wishbone - Chú Chó Nhỏ và Màn Kịch Lớn' Tham khảo. http://en.wikipedia.org/wiki/Wishbone_(TV_series) http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Wishbone_episodes
1
null
Peter là một tên phổ biến dành cho nam giới của các quốc gia nói tiếng Anh. Tên này có nguồn gốc từ chữ "petra" trong tiếng Latinh, cũng là một biến âm chữ πέτρος "(petros)" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "tảng đá". Sở dĩ có nghĩa này là theo một câu chuyện trong Kinh Thánh Tân Ước, Chúa Giêsu đã đặt ông Simon (tức là Thánh Phêrô) tên là "Kephas" hoặc "Cephas" có nghĩa là "tảng đá" trong tiếng Aramaic. Thánh Phêrô theo truyền thống cổ xưa là vị giám mục đầu tiên của Roma và Giáo hội Công giáo coi ông là vị giáo hoàng đầu tiên. Xuất phát từ lý do đó, tên gọi này đã được chuyển âm trong nhiều ngôn ngữ khác nhau: "Petrus" (tiếng Đức và Latinh), "Pedro" (tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha), "Pierre" (tiếng Pháp), "Pietro" (tiếng Ý), "Piotr" (tiếng Ba Lan), Пётр - "Pyotr" (tiếng Nga)... Đối với tiếng Việt, các tín hữu Công giáo thường chuyển âm tên này thành "Phêrô" hay "Phi Thơ". Trong khi đó, tín hữu Tin Lành chuyển âm thành "Phierơ".
1
null
Giải Grammy lần thứ 55 được tổ chức vào ngày 10 / 2 / 2013 tại Trung tâm Staples, Los Angeles với người dẫn chương trình tiếp tục là LL Cool J. - Giải Grammy lần thứ 55 sẽ có thêm ba hạng mục mới đó là "Best Classical Compendium", "Best Latin Jazz Album" và "Best Urban Contemporary Album", nâng tổng số giải thưởng lên 81 giải. - Danh ca Bruce Springsteen sẽ nhận giải MusiCares Person of the Year vào ngày 8 tháng 2 tại đêm Gala.
1
null
Thế giới bị mất, tựa gốc tiếng Anh: Sir Arthur Conan Doyle's The Lost World, là một bộ phim kể về chuyến thám hiểm của năm con người bình thường có xuất thân và mục đích khác nhau. Họ bị lạc vào thế giới của những thời kỳ khác nhau với hầu hết các giai đoạn lịch sử của nhân loại. Trong những thế giới kỳ lạ và đầy cạm bẫy đó, họ phải chiến đấu để tồn tại nhằm tìm ra lối về với thế giới hiện thực của mình. Có đôi khi họ bị chia rẽ bởi quyền lợi cá nhân, bởi những mâu thuẫn tưởng chừng không thể giải quyết được. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, gắn bó, bằng tình bạn, tình yêu, bằng lòng dũng cảm, họ đã cùng nhau vượt qua mọi thử thách. Những giá trị nhân bản, giáo dục được các nhà làm phim khéo léo lồng vào các tình tiết của phim và được khơi dậy từ sự cảm nhận của người xem một cách tự nhiên. Phim đã từng được phát sóng trên VTV3 vào lúc 18h tối hàng ngày (2004) Tóm tắt. Phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Arthur Conan Doyle kể về giáo sư George Challenger tình cờ phát hiện được dấu tích còn sống sót của loài khủng long trong 1 khu rừng nguyên sinh chưa được khai phá ở Nam Mỹ. Khi trở về, ông muốn mở 1 cuộc hành trình vào sâu trong rừng hơn nữa để chứng minh là một số loài khủng long vẫn còn sống. Tất nhiên là ai cũng nghĩ ông bị...hâm vì đây đã là thế kỉ 19, làm gì còn khủng long nên đã không tài trợ cho ông. Nhưng rất may là vẫn có một số người thích phiêu lưu mạo hiểm đã quyết định giúp Challenger vì khoa học và vì đam mê mạo hiểm, họ là Marguerite Krux, 1 nữ quý tộc giàu có sẽ tài trợ cuộc thám hiểm, John Roxton, 1 thợ săn tài ba có nhiệm vụ bảo vệ đoàn thám hiểm, Ned Malone, 1 phóng viên năng nổ luôn muốn thử thách mình ở những nơi rừng núi hoang sơ và 1 vị khách cuối cùng bất đắc dĩ đó là giáo sư Arthur Summerlee được cử đi theo để chứng thực những điều giáo sư Challenger đưa ra. Cuộc thám hiểm đã bắt đầu và cả đoàn đã thu được những kết quả như mong muốn, thế nhưng họ đã bị kẹt lại trong khu rừng ấy, họ nhận ra là khu rừng này vô cùng nguy hiểm, không hề có tên trên bản đồ thế giới và ngoài khủng long ra còn có rất nhiều loài sinh vật lạ. Cuộc đấu tranh sinh tồn của đoàn thám hiểm đã thực sự bắt đầu, họ phải chiến đấu để thoát chết và nhất là với hy vọng thoát khỏi thế giới bị mất này để trở về nhà.
1
null
Tương đương quận (tiếng Anh: "county-equivalent") tại Hoa Kỳ là thuật ngữ được chính phủ liên bang Hoa Kỳ sử dụng để mô tả một số khu vực không nằm trong ranh giới của bất cứ quận nào khi phân chia quốc gia cho các mục đích quản lý hành chính. Các đơn vị tương đương quận có thể được phân loại tổng quát thành 3 hạng như sau: Các thí dụ về hạng thứ nhất được thấy tại tiểu bang Louisiana và tiểu bang Alaska: Các thí dụ về hạng thứ hai được tìm thấy tại 4 tiểu bang và Đặc khu Columbia: Hạng thứ ba về tương đương quận có một không hai là ở Alaska: Tính đến lần điều tra dân số năm 2000, có tổng cộng 3.141 đơn vị hành chính tương đương quận tại Hoa Kỳ. Con số này bị giảm số còn 3.140 vào năm 2001 khi thành phố Clifton Forge, Virginia từ bỏ địa vị thành phố của mình và tái hợp nhất thành một thị trấn nằm trong quận Alleghany. Quận-thành phố thống nhất không được xem là đơn vị tương đương quận khi sử dụng cho mục đích hành chính vì chúng vẫn duy trì trách nhiệm của cả chính quyền quận và chính quyền thành phố riêng biệt theo ngữ cảnh đơn vị hành chính và vì vậy chúng được xếp loại là quận.
1
null
Nguyễn Thị Dung (阮氏蓉, ? - 1802), là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, và là một nữ tướng của triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử. Bà Dung là người tỉnh Quảng Ngãi, cùng quê hương với Huỳnh Thị Cúc (? -1802), cũng là một trong "Tây Sơn ngũ phụng thư". Không rõ bà gia nhập nghĩa quân Tây Sơn vào năm nào, chỉ biết bà là người khỏe mạnh, rất thích cưỡi ngựa múa đao, có tài huấn luyện nữ binh, và là tỳ tướng của Đô đốc Bùi Thị Xuân (? - 1802). Bà Dung là em của Nguyễn Văn Xuân người làng Lạc Phổ huyện Mộ Đức. Bà Cúc là em Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh. Hai họ là chỗ quen thân. Ông Xuân và ông Thuận có tài về văn học. Bà Dung và bà Cúc có tài về kiếm thuật. Nghe tiếng Trương Văn Hiến, bốn anh em rủ nhau vào xin thọ giáo. Trương công không thu nạp nữ đồ đệ. Ông Xuân và ông Thuận ở lại An Thái học văn. Hai cô gái được Trương công giới thiệu lên Xuân Hòa thụ nghiệp cùng Bùi Thị Xuân. Bà Dung và bà Cúc tuổi tác cùng tài nghệ tương đương với bà Nhạn bà Lan. Cả bốn đều tôn Bùi nữ tướng làm thầy và coi nhau như ruột thịt. Không rõ bà gia nhập nghĩa quân Tây Sơn vào năm nào, chỉ biết bà là tùy tướng của Bùi Thị Xuân (? - 1802). Sau khi đã thân thiết như ruột thịt, bà được bà Xuân truyền dạy cho bài "kiếm pháp song kiếm" bí truyền. Về sau, bà kết hôn với một người cùng quê là kết duyên cùng Trương Đăng Đồ (? - 1802) là người Mỹ Khê huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, một danh tướng của Tây Sơn, tước Tú Đức hầu. Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế. Nguyễn Thị Dung chỉ huy 1 trong 4 lữ đoàn nữ binh thì do nữ tướng Bùi Thị Xuân tổ chức và điều khiển. Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung băng hà, Thái tử Quang Toản lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Vợ chồng bà phụng mệnh phò Tiết chế Nguyễn Quang Thuỳ trấn nhậm Bắc Thành, cai quản vùng đất trọng yếu ở phương Bắc. Tháng 2 năm 1802, bà cùng chồng tham gia trận Trấn Ninh (còn gọi là trận Đầu Mâu). Sau khi đại quân Tây Sơn bị quân Nguyễn đánh tan, vợ chồng bà hộ giá vua Cảnh Thịnh (1783 – 1802) chạy ra phía Bắc. Khi đến Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), để ngăn giặc đuổi theo, Nguyễn Quang Thùy (? - 1802) cùng Đô Đốc Trương Đăng Đồ tức Tú Đức Hầu và phu nhân Nguyễn Thị Dung ở lại giữ thành chặn quân đối phương để cho nhà vua có thời gian thoát hiểm. Thế giặc mạnh như bão táp, không sao địch được, hai ông bà Tú Đức Hầu phò Nguyễn Quang Thùy chạy về ngả Sơn Tây, để cho giặc đuổi theo mình chớ không đuổi theo Vua và cung quyến. Song thế cùng lực tận, sau một cuộc chiến đấu, Nguyễn Quang Thùy và vợ chồng Tú Đức Hầu cũng bị bắt ở Sơn Tây, Nguyễn Quang Thùy đập đầu tuẫn tiết. Tú Đức Hầu cùng phu nhân rút gươm tự sát. Khi ấy là khoảng giữa tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802).
1
null
Huỳnh Thị Cúc (黃氏菊, ? - 1802), là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, và là một nữ tướng của triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử. Bà là người tỉnh Quảng Ngãi, cùng quê hương với Nguyễn Thị Dung (? - 1802), cũng là một trong "Tây Sơn ngũ phụng thư". Tuy không xinh đẹp, nhưng bà có vóc dáng mảnh mai, tính nết dịu dàng, lại giỏi võ nghệ. Bà là em ruột Đô đốc Huỳnh Văn Thuận, một vị tướng giỏi của quân Tây Sơn. Bà Dung là em của Nguyễn Văn Xuân người làng Lạc Phổ huyện Mộ Đức. Bà Cúc là em Huỳnh Văn Thuận người làng Đông Quang huyện Sơn Tịnh. Hai họ là chỗ quen thân. Ông Xuân và ông Thuận có tài về văn học. Bà Dung và bà Cúc có tài về kiếm thuật. Nghe tiếng Trương Văn Hiến, bốn anh em rủ nhau vào xin thọ giáo. Trương công không thu nạp nữ đồ đệ. Ông Xuân và ông Thuận ở lại An Thái học văn. Hai cô gái được Trương công giới thiệu lên Xuân Hòa thụ nghiệp cùng Bùi Thị Xuân. Bà Dung và bà Cúc tuổi tác cùng tài nghệ tương đương với bà Nhạn, bà Lan. Cả bốn đều tôn Bùi nữ tướng làm thầy và coi nhau như ruột thịt. Không rõ bà gia nhập nghĩa quân Tây Sơn vào năm nào, chỉ biết bà là tùy tướng của Bùi Thị Xuân (? - 1802). Sau khi đã thân thiết như ruột thịt, bà được bà Xuân truyền dạy cho bài "kiếm pháp song kiếm" bí truyền . Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế. Huỳnh Thị Cúc chỉ huy 1 trong 4 lữ đoàn nữ binh thì do nữ tướng Bùi Thị Xuân tổ chức và điều khiển. Tháng 2 năm 1802, bà theo Đô đốc Xuân tham gia trận Trấn Ninh (còn gọi là trận Đầu Mâu) ở Quảng Bình. Khi quân Tây Sơn đại bại, bà tình nguyện ở lại ngăn chặn quân Nguyễn, để Bùi Thị Xuân đưa vua Cảnh Thịnh qua sông chạy về phương Bắc. Sáng hôm sau, Huỳnh Thị Cúc cùng mười nữ binh áo ướt đẫm máu, về đến thành. Vừa trông thấy Bùi nữ tướng, Huỳnh Thị Cúc vội vã chạy đến ngã vào lòng. Bùi nữ tướng ôm lấy em, Huỳnh nữ kiệt nhìn chị lần cuối rồi tắt thở. Khi ấy, bà vẫn chưa có chồng.
1
null
"Do They Know It's Christmas?" ("Họ có biết là Giáng Sinh đến rồi không?") là một bài hát được viết bởi Bob Geldof và Midge Ure vào năm 1984 để gây quỹ cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 1983-1985. Phiên bản gốc được sản xuất bởi Midge Ure và phát hành bởi Band Aid vào ngày 29 Tháng 11 năm 1984. Trong tháng 10 năm 1984, một phóng sự của Michael Bürk trên đài BBC tại vương quốc Anh tường thuật về nạn hạn hán và đói thê thảm tại Ethiopia. Ca sĩ người Ái Nhĩ Lan Bob Geldof đã xem phóng sự đó và xúc động muốn quyên góp tiền để cứu trợ. Ông gọi Midge Ure của ban nhạc Ultravox và họ cùng nhau nhanh chóng viết bài hát "Do They Know It's Christmas?". Tháng 11, Geldof được DJ Richard Skinner mời xuất hiện trên chương trình truyền thanh BBC Radio 1 để giới thiệu album sắp xuất hiện của ông, nhưng thay vào đó, ông đã công bố công khai các ý tưởng cho đĩa đơn từ thiện trên, và nhiều ca sĩ, nhạc sĩ Anh đã chú ý và tình nguyện tham gia. Geldof thành lập Band AID ("Aid" trong tiếng Anh, có nghĩa là cứu trợ hay là giúp đỡ), bao gồm các nghệ sĩ Anh và Ireland hàng đầu và nổi tiếng nhất của thời kỳ đó. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1984, bài hát đã được thu âm tại Sarm West Studios ở Notting Hill, London, và đã được phát hành bốn ngày sau đó. Phiên bản gốc 1984 đã trở thành đĩa đơn bán chạy nhất trong lịch sử UK Singles Chart, bán được một triệu bản trong tuần đầu tiên và giữ mức xếp hạng tại số một trong 5 tuần, trở thành ca khúc Giáng sinh số một, và đã bán 3,69 triệu bản chỉ tính riêng trong nước Anh. Nó vẫn còn là đĩa đơn bán chạy nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Anh cho đến năm 1997, khi "Candle in the Wind 1997" của Elton John được phát hành, để tưởng nhớ Diana, Công nương xứ Wales. Cho đến Giáng Sinh 1984 đã bán được hơn 6 triệu đĩa đơn và tiền lãi thu được khoảng 8 triệu dollar Mỹ cho cứu trợ. Trên thế giới, single đã bán được 11,8 triệu bản tính đến năm 1989. Sau khi phát hành "Do They Know It's Christmas?" trong tháng 12 năm 1984 và đạt doanh số bán kỷ lục, Geldof còn tổ chức một buổi hòa nhạc lớn, Live Aid năm 1985, để tiếp tục gây quỹ cứu trợ nạn đói. Nghĩa cử này cũng gây cảm hứng cho các nhóm nhạc khác trên thế giới hành động tương tự trong việc từ thiện, như ca khúc "We Are the World" với Michael Jackson và các nghệ sĩ Mỹ ("USA for Africa"), ca khúc "Tears Are Not Enough" của các nghệ sĩ Canada (ban "Northern Lights"), "Nackt Im Wind" của các nghệ sĩ Đức ("Band für Afrika "), "Hear 'n Aid" của một nhóm ca sĩ nhạc Rock... Bài hát đã được tái thu âm vào năm 1989 với Band Aid II và trong năm 2004 với Band Aid 20, một lần nữa để gây quỹ cứu trợ nạn đói. Phiên bản 2004 của bài hát đã bán được 1,16 triệu bản. Số bán và bảng xếp hạng. !scope="row"| Tổng số bán: Nghệ sĩ tham gia. Band Aid ban đầu bao gồm: Người hát trong các phiên bản. Phiên bản Band Aid (1984) Phiên bản Band Aid II (1989) Phiên bản Band Aid 20 (2004)
1
null
Nữ huân tước Julie Elizabeth Andrews, DBE (tên khai sinh Julia Wells; sinh ngày 1 tháng 10 năm 1935) là một diễn viên điện ảnh, ca sĩ, đạo diễn kịch nghệ, diễn viên múa người Anh. Là một nghệ sĩ tài năng, bà đoạt được nhiều giải thưởng danh giá trong gần 70 năm tham gia nghệ thuật như: Oscar, Quả cầu vàng, Emmy, Grammy, BAFTA. Thư mục. Andrews has published books under her name as well as the pen names Julie Andrews Edwards and Julie Edwards.
1
null
Brighton và Hove là một là một khu vực thẩm quyền đơn nhất và thành phố trên bờ biển phía nam nước Anh. Đây là thành phố nghỉ dưỡng ven biển đông dân nhất của nước Anh. Cơ quan thẩm quyền đơn nhất được hình thành từ sự hợp nhất của Brighton, phần chính của thành phố với khoảng 155.000 dân trong tổng dân số 273.400, với thị trấn gần đó Hove vào năm 1997, chính thức được Nữ hoàng Elizabeth II cấp tư cách thành phố trong một phần của các lễ kỷ niệm thiên niên kỷ vào năm 2000. "Brighton" thường gọi đồng nghĩa với tên gọi chính thức "Brighton và Hove" tên mặc dù nhiều người dân địa phương vẫn còn xem hai thành thị này là các đô thị riêng biệt. Khu vực đô thị Brighton và Hove có dân số hơn 460.000 người. Thành phố này gần đây nổi tiếng với một cộng đồng người đồng tính lớn và với cuộc sống về đêm và văn hóa nghệ thuật. Thành phố này còn nổi tiếng với đội bóng đá Brighton & Hove Albion FC (thường được gọi là "Brighton" hoặc "Albion"). Họ hiện đang chơi trong giải vô địch Football League tại sân vận động Amex, mở cửa vào năm 2011. Brighton và Hove là một phần của khu vực đô thị Brighton / Worthing / Littlehampton, khu vực đô lớn thứ 12 tại Vương quốc Anh. Dọc theo khu vực bờ biển phía nam, có ít hoặc không có khoảng cách nông thôn giữa các thị trấn và thành phố lớn. Trực tiếp về phía tây là Southwick và sau đó Shoreham-by-Sea, và một khoảng cách ngắn đến phía đông Peacehaven và Newhaven.
1
null
Taos (/'taʊs/) là một thị trấn ở hạt Taos, khu vực Bắc Trung của tiểu bang New Mexico, Hoa Kỳ. Theo điều tra dân số năm 2000, dân số của thị trấn là 4.700 người. Thị trấn nằm gần bộ lạc Taos Pueblo, cái tên được đặt theo tên của người Mỹ bản địa. = Địa lý và khí hậu = Taos có khí hậu bán khô hạn và nhiệt độ khác biệt rõ rệt giữa ngày và đêm. Với lượng mưa rất thấp, mưa là việc hiếm xảy ra ở Taos. Có tuyết rơi từ tháng 12 đến tháng Ba. Taos nằm gần sông Rio Grande. Từ Taos đi hướng tây sẽ tới Rio Grande Gorge (nghĩa là "Thung Lũng Sông Lớn). Muốn qua thung lũng phải qua cầu Rio Grande Gorge Bridge ("Cầu Thung lũng Sông lớn"). Cầu thuộc về Đường Số 64 của Mỹ = Nhân khẩu = Cũng giống như đặc điểm chung của tiểu bang, Taos là khu vực có dân tộc thiểu số chiếm đa số. Có nghĩa là khu vực có người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha chiếm ít hơn một nửa dân số. Đa số người nói tiếng Tây Ban Nha ở Taos khai mình là người gốc Tây Ban Nha. Những người này là con cháu của thực dân Tây Ban Nha đã đến trong thế kỷ 16, 17, và 18. Ở đây cũng có một số lượng lớn người Mỹ bản địa (Native American). Có bốn gốc người chủ yếu là: Tây Ban Nha, México, Mỹ Da Đỏ, và Đức. = Đi lại = Thị trấn Taos cách sân bay Albuquerque 2 giờ đi xe. Sân bay Albuquerque có các chuyến bay thẳng đến San Francisco, Los Angeles, Houston, Dallas, Oakland, Phoenix, Denver. = Hình ảnh = = Chú thích =
1
null
Merlin là một bộ phim truyền hình thuộc thể loại phiêu lưu hành động, kỳ ảo của Vương quốc Anh. Bộ phim được trình chiếu trên BBC One từ 20 tháng 9 năm 2008 đến 24 Tháng 2012. Cốt truyện của bộ phim được dựa trên truyền thuyết về vua Arthur và phù thủy vĩ đại nhất, Merlin, nhưng có ít nhiều biến thể khác với nguyên tác. Bộ phim kể về hoàng tử Arthur trước khi trở thành vua, và phù thủy trẻ Merlin đang đi tìm định mệnh cho cuộc đời mình. Câu chuyện có kết cấu tương tự như loạt phim truyền hình của Mỹ "Thị trấn Smallville", kể về cuộc sống trước khi trở thành Siêu nhân. Tại Việt Nam, bộ phim từng được phát sóng trên kênh HTV7 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh với tên tiếng Việt là "Merlin và Vương quốc Camelot", nhưng chỉ từ phần 1-3. Tóm tắt. Chuyện kể về Merlin, một phù thủy trẻ đến với vương quốc Camelot sau khi được mẹ anh gửi gắm anh học việc cho một Dược sĩ Hoàng gia, Gaius. Anh khám phá ra rằng đức vua Uther Pendragon đã nghiêm cấm mọi phép thuật hay bùa chú xảy ra trên mảnh đất Camelot này, vì thế anh phải che giấu những khả năng của mình và sống như một người bình thường. Uther cho bắt nhốt Great Dragon, con rồng khổng lồ cuối cùng của chủng loài mình, tận sâu ngay dưới cung điện. Rồng Thiêng nói với Merlin rằng anh có sứ mệnh quan trọng là phải bảo vệ con trai của Uther, Hoàng tử Arthur, người sẽ mang lại sự thịnh trị và công bằng mà trước đây chưa bao giờ có trên toàn cõi vương quốc. Khi Merlin gặp Arthur, anh tin rằng Athur là một kẻ hết sức kiêu ngạo và hay bắt nạt người yếu thế. Tương tự vậy, Athur cũng chưa bao giờ coi trọng ý kiến của Merlin. Công chúa Morgana, người em cùng cha khác mẹ với Athur, sau khi phát hiện những hành động độc ác của vua Uther đối với những người có phép thuật như mình, cô đã chống lại ông và tìm mọi cách để đưa Cổ Giáo về lại Camelot. Cuộc chiến không khoang nhượng giữa Morgana và vương quốc Camelot bắt đầu và dai dẵn không dứt. Đan xen giữa những chuyến phiêu lưu chống chọi với quái vật, phép thuật là những rung động lãng mạn của Merlin và Arthur. Athur đem lòng yêu cô hầu gái của công chúa Morgana là Guinevere, nhưng không hề để lộ ra cho ai biết, vì vua Uther chắc chắn sẽ không chấp nhận mối tình này chỉ cho rằng nó không xứng đáng với một dòng tộc danh giá, nếu bị phát hiện Gwen có thể bị xử tử và Athur có thể sẽ bị ép phải cưới các vị công chúa của các vương quốc khác. Với tiềm năng phép thuật của mình, Morgana ngày càng mạnh hơn và bị người chị cùng mẹ khác cha là Morgause lôi kéo vào các thế lực đen tối, chống lại cha mình, đem quân đội chiếm đóng Camelot, uy hiếp vua Uther. Đỉnh điểm của sự việc là Morgana đã mượn tay Merlin (dưới hình dạng ông lão râu bạc) để đầu độc và giết chết vua Uther. Chính vì lý do này mà Arthur ngày càng nghi ngờ và căm ghét phép thuật. Sau khi vua Uther qua đời, Arthur trở thành vua của Camelot, anh định kết hôn với Guinevere nhưng do mối tình sâu đậm của hiệp sĩ Lancelot dành cho cô vẫn còn đó. Morgana đã phù phép đưa linh hồn của Lancelot trở về và dùng phép thuật để quyến rũ Guinevere. Cuộc gặp mặt giữa Guinevere và Lancelot bị Arthur phát hiện. Guinevere bị tống giam và chờ hành quyết. Tuy vậy, tình yêu của Arthur dành cho cô cũng khôn nguôi, anh quyết định đuổi cô khỏi Camelot. Guinevere đến vùng Ealdor-ngôi làng quê hương của Merlin. Về sau khi Morgana tấn công và chiếm thành Camelot, Arthur được Merlin đưa đến ẩn nấp tại ngôi làng này, tại đây anh đã gặp lại Guinevere trong hoàn cảnh đang bị thương. Khi bị tay sai của Morgana là Agravaine truy bắt Merlin cùng Arthur, Guinevere lẩn trốn vào rừng Ascetir. Lúc này Arthur dường như bị suy sụp tinh thần trước kẻ thù, nhận thấy điều đó Merlin đã bịa ra một câu chuyện về thanh gươm cổ của Bruta - tổ tiên Arthur, nó được cắm sâu vào một hòn đá và chỉ có hậu duệ của Bruta – vị vua thực sự của Camelot, người sẽ hợp nhất toàn cõi Albion mới rút được thanh kiếm đó ra. Thực chất đây là thanh gươm Excalibur mà Merlin đã rèn ra từ lửa của con rồng Kilgharrah và cũng chính Merlin đã cắm thanh gươm vào tảng đá với phép thuật của chàng để chỉ mỗi Arthur mới rút được nó ra. Nhờ thanh gươm, sĩ khí chiến đấu của quân đội Arthur bùng cháy mạnh mẽ, anh trở về Camelot đánh đuổi được Morgana và giành lại vương quốc. Lúc này Arthur kết hôn với Guinevere và cô trở thành Hoàng hậu. Phần cuối của phim, Morgana trở nên mạnh mẽ hơn nhưng lại luôn bị ám ảnh bởi Emrys (một cái tên khác của Merlin), cô ta quay lại báo thù nhằm đoạt lấy ngai vàng của Camelot. Đỉnh điểm là khi Morgana thao túng được Mored, người mà Merlin đã nhận được tiên đoán rằng sau này sẽ giết chết Arthur. Trong trận chiến cuối cùng, dưới hình thù là một ông lão 80 tuổi, Merlin đã dùng phép thuật giúp đỡ Arthur đánh bại toàn quân của Morgana, nhưng sự việc chưa kết thúc khi mà Mored đã dùng thanh gươm được rèn từ hơi thở của con rồng trắng Aithusa đâm vào Arthur. Trước lúc ngất đi Arthur giết chết Mored, anh được Merlin mang đi khỏi cuộc chiến. Merlin nói cho Arthur biết sự thật của chàng và tìm mọi cách để cứu lấy sinh mạng Athur bằng việc cố đưa Arthur đến hòn đảo thánh giữa hồ Avalon. Trên đường đến hồ cả hai bị tập kích bởi Morgana, Merlin dùng thanh gươm của chàng giết chết Morgana nhưng cũng là quá muộn để cứu lấy Arthur, trước lúc chết Arthur cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Merlin cho anh và cho Camelot. Merlin mai táng Arthur bên hồ Avalon – nơi mà theo lời tiên tri rằng nếu có một ngày khi thế giới đứng trên bờ vực, Arthur sẽ trở lại. Kết phim là hình ảnh thời hiện đại với Merlin trong hình dáng một ông lão râu bạc đang đi ngang di tích sót lại của hồ Avalon như là đang chờ đợi sự trở về của vua Arthur. Các tập phim. Phần một. <onlyinclude> </onlyinclude> Phần hai. <onlyinclude> </onlyinclude> Phần ba. <onlyinclude> </onlyinclude> Phần bốn. <onlyinclude> </onlyinclude> Phần năm. <onlyinclude> </onlyinclude> Phim tài liệu: Merlin - Secrets and Magic. Bộ phim tài liệu được sản xuất bởi đài BBC có tên "Secrets and Magic" cùng với phần 2 của loạt phim.
1
null