text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Campbell Best (sinh ngày 12 tháng 3 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá Quần đảo Cook. Anh chơi ở vị trí tiền vệ cho đội Tupapa Rarotonga ở giải Cook Islands Round Cup. Anh cũng chơi cho đội tuyển quốc gia tại Vòng loại World Cup 2014 khu vực châu Đại Dương. Thống kê sự nghiệp. Quốc tế. "Số liệu thống kê tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2015"
1
null
Grover Harmon (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1989)) là một cầu thủ bóng đá Quần đảo Cook. Anh chơi ở vị trí tiền vệ cho đội Tupapa Rarotonga ở giải Cook Islands Round Cup. Anh cũng chơi cho đội tuyển quốc gia tại Vòng loại World Cup 2014 khu vực châu Đại Dương. Thống kê sự nghiệp. Quốc tế. "Số liệu thống kê tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2015"
1
null
Chuối táo quạ hay Chuối tá quạ, chuối nấu, chuối nấu ăn là giống chuối trong chi chuối "Musa", có quả thường được dùng để nấu ăn. Giống chuối này thường chứa nhiều tinh bột, có thể được ăn chín hoặc ăn sống. Nhiều loại chuối táo quạ được gọi là chuối trồng (/ˈplæntɪn/ /plænˈteɪn/, /ˈplɑːntɪn/) hay chuối xanh. Trong thực vật học, thuật ngữ "chuối trồng" chỉ được sử dụng cho các loại chuối trồng thật (true plantains), trong khi các giống trồng giàu tinh bột khác được sử dụng để nấu ăn được gọi là "chuối nấu ăn". "True plantains" là giống cây trồng thuộc Nhóm AAB, trong khi chuối nấu ăn là bất kỳ giống chuối nào thuộc nhóm AAB, AAA, ABB hoặc BBB. Tên khoa học hiện được chấp nhận cho tất cả các giống cây trồng trong các nhóm này là "Musa" × "paradisiaca". Chuối Fe'i ("Musa" × "troglodytarum") từ các đảo ở Thái Bình Dương, thường được ăn rang hoặc luộc, và do đó thường được gọi một cách không chính thức là "chuối núi", nhưng chúng không thuộc về bất kỳ loài nào từ tất cả giống chuối hiện đại. "Chuối nấu" là một thực phẩm chủ yếu ở khu vực Tây Phi và Trung Phi, quần đảo Caribe, Trung Mỹ và phía bắc Nam Mỹ. Các thành viên của chi chuối "Musa" là là loài cây bản địa của vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Chuối ra quả quanh năm, khiến chúng trở thành thực phẩm chính trong mọi mùa. "Chuối nấu" được coi như một loại trái cây giàu tinh bột với hương vị tương đối trung tính và thịt mềm khi được nấu chín. "Chuối nấu" có thể được ăn sống, tuy nhiên chúng thường được chế biến nhất là chiên, luộc hoặc chế biến với bột hoặc bột nhào.
1
null
Lỗ Hiếu công (chữ Hán: 鲁孝公, trị vì 795 TCN-769 TCN), tên thật là Cơ Xứng (姬稱), là vị vua thứ 12 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lỗ Hiếu công là con thứ của Lỗ Vũ công – vua thứ 9 nước Lỗ và là em của Lỗ Ý công – vua thứ 10 nước Lỗ. Năm 807 TCN, Lỗ Ý công bị cháu là Bá Ngự (con anh cả Cơ Quát) giết giành ngôi. Bá Ngự còn muốn giết cả Cơ Xứng, nhờ có người bảo mẫu của ông đưa con trai ruột của bà ta ra thế mạng nên ông mới thoát. Sau đó bảo mẫu đưa Cơ Xứng đến nương nhờ các quan đại phu. Năm 796 TCN Chu Tuyên vương mang quân đánh Lỗ giết Bá Ngự và lập Cơ Xứng lên nối ngôi, tức là Lỗ Hiếu công. Sử sách không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Lỗ trong thời gian ông làm vua. Năm 769 TCN, Lỗ Hiếu công mất. Ông làm vua được 27 năm. Con ông là Cơ Phất Hoàng lên nối ngôi, tức là Lỗ Huệ công.
1
null
Trận pháo kích Marienberg là hoạt động quân sự cuối cùng trong chiến dịch năm 1866 của Tập đoàn quân Main thuộc quân đội Phổ tại miền Nam nước Đức, đồng thời là cuộc giao chiến cuối cùng trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, hay nói cách khác là cuộc "Chiến tranh nước Đức". Cuộc pháo kích đã diễn ra vào ngày 27 tháng 7 năm 1866 nhằm vào pháo đài cổ kính Marienberg tại thị trấn Würzburg trên lãnh thổ Vương quốc Bayern, và do Sư đoàn số 13 của quân Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben – một phần của Tập đoàn quân Main dưới sự điều khiển của Trung tướng Edwin von Manteuffel thực hiện. Thành trì Marienberg đã bị lực lượng pháo binh Phổ tàn phá, trước khi sự đình chiến giữa quân đội Bayern với Phổ vào ngày hôm sau (28 tháng 6) làm chấm dứt hoạt động quân sự này. Vào ngày 25 tháng 7 năm 1866, các sư đoàn thuộc Tập đoàn quân Main của Phổ đã đánh thắng quân đội Bayern do Hoàng tử Karl chỉ huy trong trận Helmstadt và Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức dưới quyền chỉ huy của Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt trong trận Gerchsheim. Cho đến ngày 26 tháng 7, quân của Alexander tiến hành triệt thoái về Würzburg trong khi quân Bayern bị quân Phổ đánh bại trong trận Roßbrunn. Quân Bayern cũng rút lui, và họ cùng với Quân đoàn VIII đã thiết lập một vị trí phòng ngự tại Rottendorf, về phía sau sông Main, và cách Würzburg (ở bờ trái sông Main) 1 dặm Đức, đồng thời được yểm trợ bởi pháo đài Marienberg vốn được án ngữ mạnh mẽ bởi một đạo quân trú phòng. Về phía Phổ, vào ngày 26 tháng 7, tướng Von Göben đã kéo quân về phía Würzburg, và Manteuffel đã tập trung toàn bộ binh lực của mình ở đằng trước Würzburg: với thế tiến công sư đoàn của Von Göben, lữ đoàn của tướng Ferdinand von Kummer sẽ đối diện với vị trí cuối cùng tại Marienberg, trong khi lữ đoàn của tướng Friedrich von Wrangel ở bên phải và quân đồng minh Oldenburg ở bên trái. Kummer đã xua các lực lượng kỳ binh của mình đến sát Marienberg, buộc người Bayern phải từ bỏ một số công trình đào đắp mà họ vừa mới khởi công. Sau đó, toàn bộ lực lượng pháo binh của Tập đoàn quân Main khai hỏa mạnh mẽ vào pháo đài Marienberg, và pháo binh Bayern đã kháng cự quyết liệt. Mặc dù pháo dã chiến không thể làm câm tịt các hỏa điểm trong pháo đài, pháo lực của quân Phổ đã gây thiệt hại nặng nề cho đối phương. Kho chứa vũ khí và đạn dược đã bị thiêu cháy cùng với rất nhiều chiến lợi phẩm của Bayern trong chiến tranh, và sau đó các khẩu đội pháo ngừng hoạt động. Vào ngày 28 tháng 6, người Bayern vẫy cờ ngừng bắn với tướng Manteuffel – người đã tuyên bố rằng một hiệp định đình chiến đã được ký kết giữa Quốc vương nước Phổ và Chính phủ Vương quốc Bayern. Điều này báo hiệu sự kết thúc của cuộc chiến tranh. Cho đến ngày 2 tháng 8 năm 1866, hiệp định đình chiến giữa Vương quốc Phổ và Bayern đã thực sự có hiệu lực.
1
null
Đại bàng hung ("Aquila nipalensis") là một loài chim săn mồi thuộc chi Aquila. Chúng có liên quan chặt chẽ với loài Đại bàng nâu. Mô tả. Chúng là loài chim săn mồi dài khoảng 62–81 cm, có sải cánh 1,65-2,15 m. Con cái nặng từ 2,3-4,9 kg còn con đực chỉ khoảng từ 2-3,5 kg. Đại bàng Steppe có lông hầu hết là màu nâu sẫm (ở cổ nhạt hơn), lông đuôi và lông vũ có màu đen. So với loài đại bàng Tawnu thì chúng có màu sắc đậm hơn. Đây là loài chim quốc gia của Ai Cập, chúng ít khi phát ra tiếng kêu nhưng tiếng kêu của chúng khá giống với tiếng kêu của quạ. Phân bố. Đại bàng hung có địa bàn phân bố rất rộng, kéo dài từ România qua phía Đông Âu, tới các thảo nguyên phía Nam của Nga, sang Trung Á đến Mông Cổ. Chúng còn trú đông ở Ấn Độ, Nepal, Đông Phi, Ả Rập. Môi trường sinh sống của loài này là vùng khô như sa mạc, bán sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên. Thức ăn. Thức ăn bao gồm các loài động vật gặm nhấm, động vật có vú nhỏ, các loài chim nhỏ, kể cả thức ăn của các con khác, các xác chết động vật.
1
null
TV3-117 là loại động cơ máy bay tuốc bin trục 12 giai đoạn được phát triển cho các loại trực thăng vận tải hạng trung cho cả hai Cục thiết kế Mil và Kamov. Động cơ được phát triển năm 1974 và sau đó được trang bị cho 95% các mẫuu trực thăng do Mil và Kamov thiết kế như Mi-8, Mi-14, Mi-28, Mi-35, Ka-27/28/29/31/32, Ka-50 và Ka-52. Nó cũng có mẫu tuốc bin cánh quạt dành cho An-140. Có hơn 25000 động cơ đã được chế tạo và sử dụng tại 60 nước trên thế giới từ khi nó được đưa vào chế tạo hàng loạt. Trong hơn 25 năm và 16 triệu giờ hoạt động, động cơ đã chứng tỏ được độ tin cậy cao của mình.
1
null
Trận Hundheim là một trận giao chiến trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866 (hay nói cách khác là cuộc "Chiến tranh Bảy tuần"), đã diễn ra vào ngày 23 tháng 7 năm 1866, gần Wertheim, giữa Hundheim và Steinbach tại miền Nam nước Đức. Đây là cuộc đụng độ có tầm quan trọng duy nhất giữa quân đội Phổ và Liên minh các quốc gia Đức trong cuộc vận động về bên trái của các lực lượng Phổ ngày 23 tháng 7. Trong trận chiến lẻ tẻ này, một số đơn vị thuộc sư đoàn Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Eduard Moritz von Flies – một phần của "Binh đoàn Main" dưới sự điều khiển của Trung tướng Edwin von Manteuffel đã giành chiến thắng trước một lực lượng tiền vệ của sư đoàn Baden dưới sự chỉ huy của Wilhelm xứ Baden, bất chấp lợi thế về bộ binh và pháo binh của người Baden. Thắng lợi của quân đội Phổ tại trận Hundheim đã buộc quân đội Baden phải triệt thoái với thiệt hại nặng nề hơn nhiều so với đối phương. Sau khi đánh bại Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức do Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy trong một số trận đánh, "Binh đoàn Main" của Phổ dưới quyền "Thượng tướng Bộ binh" Eduard Vogel von Falckenstein đã chiếm được Frankfurt am Main trong tháng 7 năm 1866. Ngày 19 tháng 7, tướng Manteuffel lên nhậm chức tư lệnh Binh đoàn Main thay cho Falckenstein. Trong thời điểm này, Alexander đã hội quân với người Bayern tại Würzburg, nhưng điều này đã quá trễ để đem lại lợi lộc cho quân Liên minh. Giờ đây, sau khi lực lượng của ông đã được tăng viện đáng kể, Manteuffel tiến quân từ Frankfurt vào ngày 21 tháng 7. Trong khi phe Liên minh vẫn còn suy nghĩ cân nhắc, đoàn quân của Manteuffel đã nhanh chóng hành binh về sông Tauber. Cho đến ngày 23 tháng 7 năm 1866, tình hình cho thấy là quân chủ lực của Quân đoàn VIII của Liên minh đang án ngữ về phía sau sông Tauber, sau khi để lại một số tiền đồn duy nhất ở bờ trái con sông này. Sự hiện diện của quân Liên minh bên sườn trái của Manteuffel có thể biến mục tiêu đối đầu với kẻ địch của ông thành thất sách, do đó viên tướng Phổ nhất định phải chuyển ngoặt đại quân về bên trái, với trục chuyển quân là Miltenberg, để đối chọi với chiến tuyến sông Tauber. Mặc dù quân đội Phổ buộc phải đi qua địa hình trắc trở tại Oldenwald và phải thực hiện các cuộc hành quân cấp tốc về bên phải, họ đã thành công. Các tiền đồn của quân Liên minh ở bờ trái sông Tauber đã dễ dàng bị đẩy lùi, trong đó có thể kể đến trận Hundheim, diễn ra khi một số đơn vị của sư đoàn của Flies – vốn đã được phái từ Miltenberg sang bên phải tới Hundheim để hội quân với sư đoàn của tướng August Karl von Göben, tiếp cận với đối phương. Trong cuộc giao chiến này, giữa các lực lượng pháo binh và súng trường của hai phe, các tiểu đoàn Saxe-Coburg-Gotha đã dựa vào địa hình để che khuất điểm yếu của họ trước quân Baden. Ban đầu, quân Baden rút lui. Song, họ triệt thoái với những sự yểm trợ mạnh mẽ, và quân Phổ đã chấm dứt trận chiến sau khi kìm chân lực lượng đông đảo hơn của đối phương trong suốt một khoảng thời gian đáng kể. Sau chiến thắng này, quân của Flies đã đến được Hundheim. Hôm sau (24 tháng 7 năm 1866), trận Tauberbischofsheim và trận Werbach bùng nổ và kết thúc với việc quân đội Phổ vượt sông Tauber thành công.
1
null
Diane Eleanor Lane (sinh ngày 22/01/1965) là một diễn viên điện ảnh Mỹ. Diane Lane sinh và lớn lên tại thành phố New York, tham gia diễn xuất lần đầu năm 1979, lúc 13 tuổi trong phim A Little Romance. Năm 2002 Lane nổi tiếng với phim Unfaithful (tiếng Việt: "Không chung thủy hay Ngoại tình"), được đề cử các giải Oscar, Quả cầu vàng về "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất".
1
null
Lỗ Thành công (chữ Hán: 魯成公, trị vì 590 TCN-573 TCN), tên thật là Cơ Hắc Quăng (姬黑肱), là vị quốc quân thứ 22 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lỗ Thành công kế vị ngôi quốc quân từ phụ thân là Lỗ Tuyên công khi mới 13 tuổi. Dưới những năm nắm quyền của ông, nước Lỗ tiếp tục suy yếu và bị sự chèn ép từ các chư hầu lớn xung quanh; trong khi ba nhà thế gia (Tam Hoàn: Quý tôn, Thúc tôn, Mạnh tôn) tiếp tục lấn át thâu tóm thực quyền, ngôi quốc quân dần trở nên hữu danh vô thực. Thân thế và cuộc sống ban đầu. Cơ Hắc Quăng là con trai đích trưởng của Lỗ Tuyên công, quốc quân thứ 21 của nước Lỗ, do Đích phu nhân của Tuyên công là Mục Khương - công chúa nước Tề - sinh ra. Ông chào đời năm 603 TCN. Mùa đông năm 591 TCN, Lỗ Tuyên công bàn mưu với quan đại phu họ Đông Môn là Công tôn Quy Phụ mưu trừ bỏ thế lực của ba họ Hoàn để lấy lại thực quyền cho công thất, nhưng chưa kịp thực hiện thì Tuyên công bạo bệnh mà mất. Quý tôn Hàng Phủ, người đứng đầu Tam Hoàn, chớp lấy thời cơ đoạt được thực quyền, đuổi cả họ Đông Môn ra khỏi nước Lỗ. Ngày tết nguyên đán năm tiếp theo (590 TCN), công tử Hắc Quăng năm đó 13 tuổi, làm lễ đăng cơ ngôi quốc quân, tức là Lỗ Thành công. Trị vì thời kì đầu. Tháng 3 năm 590 TCN, nước Lỗ đặt ra thuế khưu giác. Theo phép đánh thuế này, cứ một khưu (144 dân phu) bắt ra bốn con ngựa, mười hai con bò, ba lính mặc giáp, 72 bộ binh. Như vậy số binh lính bắt được tăng gấp 4 lần. Bấy giờ Tề và Sở liên minh với nhau và cùng chống lại nước Tấn. Vì Lỗ ở gần Tề và những năm cuối đời Tuyên công quan hệ giữa hai nước không được tốt, nên nước Lỗ lật đật lo sửa khí giới, đúc binh khí và bắt dân phu để đề phòng người Tề. Mùa xuân năm 589 TCN, Tề Khoảnh công lấy lý do Lỗ ngả theo Tấn, đánh vào phía bắc của nước Lỗ, vây ấp Long rồi tràn vào ấp Sào Khưu, quân Lỗ tan chạy. Quân Tề lại đánh sang nước Vệ. Lỗ hầu và Vệ hầu đều sai người đến Tấn xin viện quân. Tháng 6 năm đó, Lỗ Thành công cử Quý tôn Hàng Phủ, Tang tôn Hứa, Thúc tôn Kiều Như, Công tôn Anh Tề xuất sư hội với quân đội của Tấn, Vệ và Tào giao tranh với quân Tề ở núi Mị Châm, suýt chút đã bắt được Tề hầu. Mùa thu năm đó, Tề sư thất bại, phải sai sứ sang cầu hòa với người Tấn. Theo một điều khoản của hòa ước, nước Tề trả lại ruộng ở Vấn Dương cho nước Lỗ. Những năm cuối đời Tuyên công, nước Lỗ từng sai sứ tới Sở xin kết minh, nhưng giữa lúc Sở Trang vương và Lỗ Tuyên công đều qua đời, nên Lỗ lại ngả theo Tấn và cùng tham gia vào chiến dịch phạt Tề. Cho nên vào tháng 11 năm đó, Lệnh doãn nước Sở là công tử Anh Tề xâm lấn đất Thục thuộc nước Lỗ. Lỗ công sai Tang Tôn đến xin nghị hòa với Sở, nhưng Tang Tôn từ chối; quân Sở tiến tới Dương Kiêu. Quan đại phu họ Mạnh xin với vua chọn 100 người thợ mộc, thợ may, thợ dệt và công tử Hành (em Thành công) đến làm con tin ở Sở, người Sở mới chịu cho hòa. Ngày Bính Thân, Lỗ Thành công đến hội thề với công tử Anh Tề nước Sở, Sái hầu, Hứa nam, đại phu Hoa Nguyên nước Tống, Công tôn Ninh nước Trần, Tôn Lương Phu nước Vệ, công tử Khí Tật nước Trịnh hội thề ở đất Thục thuộc Lỗ quốc. Minh hội này nước Lỗ cố tình ém nhẹm đi, vì sợ phật lòng vua Tấn. Đầu năm 588 TCN, Tấn Cảnh công nhân vừa mới thắng nước Tề, bèn triệu Lỗ hầu cùng Tống công, Vệ hầu, Tào bá cùng phạt Trịnh là đồng minh của Sở. Tướng Trịnh là công tử Yển phá tan liên quân năm nước ở Khưu Dư. Tháng 2 năm đó, Lỗ công trở về nước. Ngày Giáp Tí, miếu quân phụ là Tuyên công bị cháy, Thành công thân hành đến khóc ba ngày. Tháng 4 năm 587 TCN, Lỗ Thành công đến chầu vua Tấn, nhưng Tấn Cảnh công tỏ ra không coi trọng. Lỗ Thành công bất bình bỏ đi. Mùa thu năm đó, ông đem việc bị Tấn hầu làm nhục nói với quần thần, muốn bỏ Tấn theo Sở, nhưng Quý tôn Hàng Phủ can ngăn, ông đành gác việc đó đi, nhưng cũng cho đắp thành ở ấp Vận để phòng ngự quân Tấn. Trị vì thời kì giữa. Năm 586 TCN, Tấn Cảnh công hội chư hầu các nước Tề, Lỗ, Tống, Trịnh, Tào, Chu, Kỷ ở đất Trùng Lao, Lỗ Thành công đến dự hội. Năm 585 TCN, quân Lỗ chiếm được ấp Chuyên thuộc nước Châu. Tháng 6 năm đó, Châu tử tới chầu vua Lỗ. Tháng 8 năm 584 TCN, vì Trịnh bỏ Sở theo Tấn nên bị nước Sở thảo phạt. Lỗ công bèn đến hội với Tấn hầu, Tề hầu, Tống công, Vệ hầu, Tào bá, Cử tử, Châu tử, Kỷ bá cứu Trịnh, rồi các nước lễ đồng minh ở đất Mã Lăng. Tháng 1 năm 583 TCN, Tấn Cảnh công muốn giữ quan hệ với nước Tề, nên sai Hàn Xuyên đi sứ nước Lỗ buộc Lỗ đem ruộng Vấn Dương khi trước trả lại cho Tề. Các nước chư hầu bất mãn vì việc này. Tháng 7 năm đó, Thiên tử nhà Chu sai Thiệu bá tới ban các đồ sắc phẩm và huy hiệu cho Lỗ công. Em gái Lỗ Văn công là Thúc Cơ được gả làm phu nhân cho Kỷ Hoàn công, sau không rõ lý do gì mà Thúc Cơ bỏ trốn về nước Lỗ. Tháng 1 năm 582 TCN, Thúc Cơ qua đời, Lỗ công bèn ép Kỷ bá sang đón Thúc Cơ về Kỷ táng theo lễ phu nhân. Tháng 2 năm đó, Lỗ và Tống kết thông gia với nhau, Thành công sai Quý tôn Hàng Phủ đưa em gái cùng mẹ là Bá Cơ sang Tống để kết hôn với Tống Cung công. Tháng 7 năm 581 TCN, nhân Tấn Cảnh công mới mất, Lỗ Thành công sang điếu tang, người nước Tấn bèn giữ Lỗ công ở lại bắt dự lễ chôn Tấn hầu vào cuối năm đó. Trong ngày chôn cất, trừ vua Lỗ ra thì không chư hầu nào tới dự, nên người Lỗ coi là một sự xấu hổ. Sau đó, người Tấn lại cho là Lỗ công có ý muốn theo Sở, Lỗ công phải xin cùng thề với họ mới được thả về vào tháng 3 năm 580 TCN. Tổng cộng ông bị giam giữ ở Tấn trong 9 tháng. Sau đó, vua nối ngôi là Tấn Lệ công sai Khước Thù tới Lỗ và Lỗ công phải ăn thề với họ Khước. Kinh Xuân Thu cho là đây là việc làm tỏ sự coi thường của Tấn đối với Lỗ. Đầu năm 578 TCN, Tấn Lệ công triệu tập các chư hầu bàn việc thảo phạt nước Tần. Lỗ công nhân trên đường sang Tấn sẵn tiện ghé vào Lạc Dương triều yến Chu Giản vương, rồi mới đến dự minh hội với các chư hầu gồm Tề, Vệ, Tào, Trịnh, Tống, Chu, Đằng tiến vào địa giới Tần quốc. Liên quân do Tấn đứng đầu đánh bại quân Tần ở đất Mã Toại, bắt được tướng Tần là Thành Sai và Bất Canh Nhữ Phủ. Trị vì thời kì cuối. Mùa thu năm 577 TCN, Thành công sai Thúc tôn Kiều Như (Thúc Tuyên Bá) sang Tề xin cưới công chúa nước Tề về làm Công phu nhân. Tháng 9 năm đó, Kiều Như hộ tống Tiểu quân Khương thị về nước Lỗ. Ngày Quý Sửu tháng 3 năm 576 TCN, Lỗ Thành công đến đất Thích hội chư hầu cùng với Tấn Lệ công. Trong buổi hội đó, Tấn hầu lấy cớ Tào bá giết Thế tử của vua anh mà đoạt ngôi, nên bắt Tào bá đưa về giam ở Lạc Dương. Cùng năm đó Thành công hội với Ngô vương Thọ Mộng ở đất Chung Ly. Mùa thu năm 575 TCN, nhân Tấn vừa thắng Sở ở trận Yển Lăng và chuẩn bị đánh Trịnh, Lỗ Thành công bèn tới đất Sa Tùy thuộc nước Tống đến dự thề với Tấn hầu. Trước khi Lỗ công rời kinh, Tuyên phu nhân là Mục Khương (vốn có tư tình với Thúc tôn Kiều Như và ghét bỏ hai nhà Quý, Mạnh) tới ấp Hoại Đồi tiễn đưa ông và đòi đuổi Quý tôn Hàng Phủ cùng Trọng tôn Miệt ra khỏi Lỗ quốc. Thành công vì e ngại thế lực hai nhà nên không dám nghe theo. Mục Khương lấy làm giận, nhân gặp hai công tử Yển và Sừ (con của Tuyên công với người cơ thiếp khác) đi quan, mới dọa rằng nếu không chịu nghe lời thì sẽ đưa một trong hai công tử lên thế quân vị. Lỗ công có ý lo sợ, bèn bố trí phòng bị cẩn thận ở cung điện, cho nên tới hội thề chậm trễ. Thúc tôn Kiều Như bèn sai người gièm với Tấn hầu rằng việc vua Lỗ chần chừ không đến hội là tại có ý ăn ở hai lòng với Tấn. Lệ công nước Tấn giận, bèn bỏ không đón tiếp Lỗ công. Tháng 7 năm đó, Lỗ công lại đến dự hội với chư hầu. Thái phu nhân lại ra đòi yêu sách như lần trước, Thành công lại bố trí phòng bị trong cung điện. Sau đó liên quân chư hầu thảo phạt nước Trịnh, nhưng quân Lỗ chỉ tiến tới Đốc Dương ở phía đông của Trịnh chứ không giao chiến trực tiếp; còn quân đội Tống, Tề và Vệ đều bị quân Trịnh đánh tan. Tháng 9 cùng năm, người Tấn lấy cớ Thành công đến dự hội trễ nãi, toan bắt giam ông lại. Quý tôn Hàng Phủ xin chịu lỗi thế cho vua, vì thế người Tấn Hàng Phủ. Ở trong nước, Mục Khương và Kiều Như thư từ với người Tấn, đề nghị họ giết Quý tôn còn mình trong nước sẽ giết Mạnh tôn sau đó đem nước Lỗ quy phục nước Tấn, nhưng người Tấn chưa thi hành theo. Lỗ Thành công bấy giờ vẫn chưa về nước, sai người em họ là Công tôn Anh Tề tới Tấn đình xin tội cho Hàng Phủ. Quan chính khanh của Tấn là Loan Thư nghe lời thuyết phục của Anh Tề mới cho thả họ Quý về nước. Tháng 10 năm 575 TCN, ngày Ất Hợi, các đại phu nước Lỗ liên hợp đuổi Thúc tôn Kiều Như qua nước Tề, trục xuất Thái phu nhân ra Đông cung. Lúc đó Thành công đang dừng quân ở biên giới đợi Quý tôn thị, rồi cùng nhau về nước. Tháng 12, Quý tôn Hàng Phủ cho người triệu hồi em của Thúc tôn Kiều Như là Thúc tôn Báo đang ở Tề về kế tập họ Thúc. Kiều Như sau khi sang Tề lại thông gian với Thái phu nhân của Tề là Thanh Mạnh Tử, mẫu thân của Tề Linh công. Sau đó Lỗ Thành công giết người em là Công tử Yển vì cho Yển là đồng đảng với họ Thúc. Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 574 TCN, Lỗ Thành công đem quân hội với Tấn để thảo phạt Trịnh. Tháng 3 năm 573 TCN, ông sang Tấn để chầu tân quân của họ là Điệu công. Mùa thu cùng năm, Kỷ bá tới chầu Lỗ công, và đàm đạo với nhau về việc nước Tấn. Thành công có lời khen đối với vị vua mới của Tấn. Tháng 8 năm đó, Lỗ công cho xây vườn nuôi hươu ở trong cung điện. Ngày Kỷ Sửu cùng tháng, Lỗ Thành công mất tại tẩm điện, hưởng dương 31 tuổi. Con ông là Thế tử Ngọ mới 3 tuổi lên nối ngôi, tức Lỗ Tương công. Lỗ Thành công tại vị 18 năm. Lễ chôn cất Lỗ Thành công được tiến hành vào cuối năm 573 TCN. Đánh giá. Việc Lỗ Thành công giết chết người em ruột bị sử gia Ngô Trừng coi là bất nhân Lý Liêm đánh giá
1
null
Khánh Hà (sinh ngày 28 tháng 2 năm 1952) tên thật Lữ Thị Khánh Hà, là một nữ ca sĩ nổi tiếng người Việt Nam. Sau năm 1975, Khánh Hà định cư tại Hoa Kỳ. Bà chủ yếu hoạt động tại thị trường hải ngoại nhưng vẫn được khán giả trong nước vô cùng yêu mến. Bà cũng được xem là một trong những diva nhạc nhẹ của người Việt hải ngoại. Thân thế. Tên đầy đủ của bà là Lữ Thị Khánh Hà, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1952 tại Đà Lạt. Bà theo học tại trường THPT Lâm Hà, Lâm Đồng. Bà tốt nghiệp vào năm 1969. Cha bà là nhạc sĩ Lữ Liên. Do ảnh hưởng của cha, ngoài cô, 6 anh chị em trong gia đình cô về sau đều theo nghiệp ca hát và đều trở thành những danh ca ở hải ngoại, gồm Bích Chiêu, Tuấn Ngọc, Anh Tú, Thúy Anh, Lan Anh và Lưu Bích. Chỉ vài tháng sau khi sinh, bà cùng gia đình di cư vào Sài Gòn. Trong thời gian ở Sài Gòn, gia đình bà thay đổi chỗ ở nhiều lần. Lúc nhỏ, bà học ở trường Charles De Gaulle, một thời gian sau vào nội trú tại trường tiểu học ở Thủ Đức cùng với Lan Anh và Thúy Anh. Lên trung học, bà theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ Tam, và cùng một lúc theo học ở Trung tâm văn hóa Pháp ("Centre culturel français") và Hội Việt Mỹ ("Vietnam-USA Society"). Điều ảnh hưởng rất nhiều đến thời kỳ đầu sự nghiệp âm nhạc của bà, chủ yếu trình diễn với các ca khúc nhạc ngoại. Đời tư. Năm 1990, bà gặp rồi từ đó trở thành người bạn nhạc, người bạn đời của ca sĩ Tô Chấn Phong. Họ sống hạnh phúc với một cuộc sống dễ chịu ở Mỹ. Lần đầu tiên Tô Chấn Phong gặp Khánh Hà, anh nói đó là một "tiếng sét ái tình". Chỉ chừng một năm sau, hai người chính thức sống chung và đã có với nhau một bé trai tên Tô Chấn Phong Jr. sinh 1996. Hiện tại hai người vẫn sống với nhau hạnh phúc dù Khánh Hà hơn Phong 14 tuổi. Sự nghiệp âm nhạc. Dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp âm nhạc của bà là vào năm 16 tuổi, lần đầu tiên bà biểu diễn trong một chương trình văn nghệ phụ diễn Xổ số Kiến thiết quốc gia tại rạp Thống Nhất với bài "Chiến sĩ của lòng em". Năm 1969, bà xuất hiện lần đầu tiên với loại nhạc trẻ trong chương trình "Hippies À GoGo" do Trường Kỳ tổ chức hàng tuần tại vũ trường Queen Bee trên đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Cũng trong năm đó, bà chính thức đến với nhạc trẻ cùng Anh Tú, sau khi được tay trống Dũng khuyến khích và đã gia nhập ban nhạc The Flowers đi trình diễn tại các club Mỹ. Cuối năm đó, bà gia nhập ban nhạc The Blue Jets cùng với Anh Tú và Thúy Anh. Sau này bà cùng Anh Tú và Thúy Anh lập nhóm tam ca Thúy Hà Tú. Năm 1972, bà cùng một số anh em thành lập ban nhạc Uptight. Tháng 3 năm 1975, bà rời Việt Nam đến Hoa Kỳ với tư cách là một du khách. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bà chính thức định cư tại Hoa Kỳ. Thời gian đầu ở hải ngoại, bà thường biểu diễn với thể loại nhạc Pháp, Anh... Mãi đến năm 1980, bà trở lại với nhạc Việt với sự ra đời của băng nhạc "Gọi giấc mơ xưa", phát hành vào năm 1981 do chính bà thực hiện với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Tùng Giang. Vào những năm 1986-1987, bà tổ chức một chương trình ca nhạc riêng được biết đến với tên gọi "Trung tâm Khánh Hà", từng biểu diễn ở Sea Palace, cafe Tùng ở Monterey Park và sau đó là vũ trường "Chez Moi". Ngoài những video do chính Trung tâm Khánh Hà thực hiện, bà còn là một trong những ca sĩ đầu tiên cộng tác với Trung tâm Thúy Nga khi còn đang hoạt động ở Paris. Năm 2007, Khánh Hà lần đầu tiên về Việt Nam biểu diễn, bà ra mắt khán giả yêu nhạc bằng một chuyến biểu diễn xuyên Việt mang chủ đề Nối vòng Việt Nam cùng với anh trai Tuấn Ngọc. Những năm sau đó, Khánh Hà cũng hay về nước làm khách mời tham gia một số đêm nhạc: liveshow "Nhạc tình muôn thuở", đêm diễn "Mùa Thu Tình Yêu - Fall in Love", đêm nhạc "Lâu đài tình ái", chương trình "Vàng son một thuở", đêm nhạc "Đêm tình nhân 2", đêm nhạc Lam Phương... Đời tư. Năm 18 tuổi, bà lập gia đình. Tuy nhiên, dù có với nhau một đứa con trai, nhưng cuộc hôn nhân sớm tan vỡ. Năm 1990, bà tham gia biểu diễn trong Video "Hè 1990" do Tô Chấn Phong và Lưu Huỳnh thực hiện. Chính từ dịp này, bà và Tô Chấn Phong quen biết nhau và đã sống chung với nhau cho đến nay. Hai người có với nhau một người con nữa.
1
null
Lỗ Tương công (chữ Hán: 魯襄公, 575 TCN-542 TCN, trị vì 572 TCN-542 TCN), tên thật là Cơ Ngọ (姬午), là vị vua thứ 23 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Ngọ là con của Lỗ Thành công, vua thứ 22 của nước Lỗ. Năm 573 TCN, Lỗ Thành công qua đời, Cơ Ngọ lúc ấy mới ba tuổi lên nối ngôi, tức là Lỗ Tương công. Sự nghiệp. Lỗ Tương công lên ngôi còn nhỏ tuổi, việc triều chính do chính khanh Tư đồ Quý tôn Hàng Phủ nắm giữ, vì thế chính sự nước Lỗ vẫn tương đối ổn định. Nước Lỗ thời Lỗ Tương công vẫn tiếp tục chính sách thân Tấn vì nước Tấn đang là bá chủ chư hầu. Tháng 4 năm 570 TCN, Lỗ Tương công cùng Trọng Tôn Miệt đến hội minh với Tấn Điệu công ở Trường Xư. Năm 569 TCN, Lỗ Tương công lại sang triều kiến Tấn Điệu công. Năm 568 TCN, Sở Cung vương tấn công nước Trần. Trần Ai công cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu công bèn hội quân chư hầu, Lỗ Tương công mang quân hưởng ứng cùng các nước Vệ, Tề, Tống, Trịnh đi cứu Trần. Quân Sở giải vây rút về. Nước Tắng và nước Cử ở cạnh nước Lỗ. Nước Tắng nhỏ hơn nước Cử và được nước Lỗ bảo hộ. Năm 565 TCN, nước Cử đánh diệt nước Tắng. Lỗ Tương công không cứu Tắng, chỉ mang quân tranh chấp với Cử về lãnh thổ của Tắng. Nước Cử sau đó lại đánh vào phía đông nước Lỗ. Sở Cung vương lại sai công tử Trinh đi đánh nước Trần. Trần lại cầu cứu Tấn. Lỗ Tương công lại cùng họp binh cùng nước Tấn, Tống, Vệ, Tào, Châu ở nước Trịnh, bàn việc đi cứu Trần. Nhưng Tấn Điệu công vẫn không quả quyết tiến quân. Kết quả Trần Ai công phải xin giảng hòa, thần phục với Sở để được giải vây. Từ năm 565 TCN đến 561 TCN, nước Cử và nước Lỗ liên tục xảy ra chiến tranh, quân Cử ba lần đem quân đánh Lỗ nhưng sau phải rút lui. Năm 564 TCN, do nước Trịnh không thần phục, Tấn Điệu công cử binh đánh Trịnh. Lỗ Tương công hưởng ứng, cùng các chư hầu Tề, Tống, Vệ, Tào, Cử, Châu, Đằng, Tiết, Kỷ, Tiểu Châu đánh Trịnh, buộc Trịnh thần phục Tấn. Năm 562 TCN, thế lực Tam Hoàn ở nước Lỗ lớn mạnh. Đại phu Quý Vũ Tử theo phép nước Tấn đặt ra 3 đạo quân, thêm đạo trung quân (trước chỉ có 2 là thượng quân và hạ quân), mỗi đạo 2500 người, nhưng cả ba đạo quân đều do 3 nhà Quý, Mạnh và Thúc chia nhau nắm giữ chứ không do Lỗ Tương công nắm. Hai năm 561 TCN và 552 TCN, Lỗ Tương công hai lần đến nước Tấn, triều kiến Tấn Điệu công và Tấn Bình công. Các họ quý tộc Mạnh, Thúc và Quý liên minh lấy lòng dân, làm giảm quyền lực vua Lỗ. Năm 558 TCN, họ Quý và họ Thúc mang quân giúp họ Mạnh đắp lũy ở ấp Thành. Mùa thu năm đó, nước Châu lấn sang đất Nam Bỉ nước Lỗ. Lỗ Tương công báo với Tấn Điệu công. Vua Tấn định họp chư hầu đánh Châu và Cử, nhưng bỗng ốm nặng. Ít lâu sau Tấn Điệu công mất nên bỏ việc họp chư hầu. Sang năm 557 TCN, vua mới nước Tấn là Bình công hội chư hầu rồi đánh 2 nước hiềm khích với Lỗ là Châu và Cử, bắt Châu Tuyên công và Cử Lệ Tị công vì thông hiếu với nước Tề và nước Sở. Tề Linh công báo thù cho Châu và Cử, bèn mang quân lấn vào biên giới phía bắc nước Lỗ. Trong năm tiếp theo, Tề đẩy mạnh chiến tranh, đánh Bắc Bỉ và ấp Phòng. Lỗ Tương công sai các tướng Thúc Lương Ngột (cha Khổng Tử), Tang Tùng và Tang Hộc tới giải vây ấp Phòng. Ba tướng mang 300 giáp binh đánh vào trại quân Tề nhưng không thắng. Tang Kiến bị bắt, không chịu hàng Tề Linh công mà tự vẫn. Nước Châu nhân có Tề giúp, lại mang quân trợ chiến, đánh vào biên giới phía nam nước Lỗ. Lỗ Tương công cầu cứu Tấn. Tấn Bình công bèn hội chư hầu, tập hợp quân Tống, Vệ, Trịnh, Kỷ, Tiết đi đánh Tề. Hai nước Cử và Châu vội ngả theo Tấn, cũng sắp quân theo đánh Tề. Quân chư hầu đánh bại quân Tề, tiến đến vây hãm Lâm Tri, đốt phá một trận mới rút lui. Năm 554 TCN, tuy Lỗ và Châu cùng dự hội chư hầu do Tấn Bình công làm chủ, nhưng sau đó Lỗ Tương công vẫn hận nước Châu, bèn đánh phá biên giới nước Châu. Năm 545 TCN, sau việc Tấn và Sở giảng hòa, chư hầu thống nhất công nhận cả hai nước đều là bá chủ, Lỗ Tương công thân hành sang nước Sở triều kiến. Đến sông Hán thì được tin Sở Khang vương qua đời. Đại phu Thúc Trọng Chiêu Bá khuyên ông nên trở về, nhưng ông cho rằng mình đi vì nước Sở chứ không vì riêng Sở Khang vương, nên tiếp tục đến Sính đô. Ngày tết năm mới (544 TCN), Lỗ Tương công ở Sính đô dự tang Sở Khang vương. Theo đề nghị của vị quan Vu chúc (phụ trách nghi lễ) nước Sở, ông thân hành tới đưa đồ áo khâm liệm, cầm cành đào làm phép trừ khử việc không lành cho vua Sở. Theo nghi lễ, việc cầm cành đào làm phép trừ tà là việc vua đến viếng bầy tôi qua đời mới làm. Ban đầu Lỗ Tương công ngần ngại, nhưng vì vị quan Vu chúc nước Sở đề nghị, ông làm theo. Bá quan nước Sở không ngăn cản gì, sau đó mới ân hận vì để vua nước Lỗ nhỏ hơn coi vua mình như bề tôi. Thời Lỗ Tương công, ông có quan hệ tốt đẹp với nhiều chư hầu khiến nước Lỗ yên ổn. Nhiều chư hầu, kể cả nước Tấn bá chủ thường cử khanh sĩ sang lễ nước Lỗ. Sau khi từ nước Sở trở về, Lỗ Tương công thích kiểu cung điện nước Sở, bèn xây một cung giống như vậy, và gọi là Sở cung, thường xuyên nghỉ tại đây. Qua đời. Ngày 28 tháng 6 năm 542 TCN, Lỗ Tương công qua đời tại Sở cung. Ông ở ngôi 31 năm, thọ 34 tuổi. Theo Sử ký, Lỗ Tương công lấy vợ là Kính Quy sinh ra Cơ Dã, lại lấy em Kính Quy là Tề Quy sinh Cơ Trù. Sau khi Lỗ Tương công qua đời, đến tháng 9 năm đó, Cơ Dã cũng mất nên người nước Lỗ lập Cơ Trù lên ngôi, tức Lỗ Chiêu công, không nhắc tới việc thế tử Dã có lên ngôi hay không. Tả truyện ghi chép khác với Sử ký, cho rằng sau khi Tương công mất, Cơ Dã lên ngôi vua được ba tháng thì qua đời và Cơ Trù được lập làm vua.
1
null
Lỗ Dã (chữ Hán: 魯野, trị vì 542 TCN), tên thật là Cơ Dã (姬野), là vị vua thứ 24 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Dã con trai của Lỗ Tương công, vua thứ 23 của nước Lỗ, mẹ là Kính Quy. Ngày 28 tháng 6 năm 542 TCN, Lỗ Tương công qua đời, người nước Lỗ lập Cơ Dã lên nối ngôi. Tuy nhiên chủ làm vua có ba tháng, Cơ Dã cũng lâm bệnh qua đời. Người nước Lỗ lập con trai thứ của Lỗ Tương công với Tề Quy (em Kính Quy) là Cơ Trù nối ngôi, tức là Lỗ Chiêu công.
1
null
Diều cá bé (tên khoa học Ichthyophaga humilis) là một loài chim săn mồi lớn với thức ăn chủ yếu là cá, được tìm thấy ở Ấn Độ Phân bố. Địa bàn phân bố của chúng từ Gujarat tới miền Trung Ấn Độ, thung lũng Kaveri (miền Nam Ấn Độ) và một số ít ở các nước Tây nam Á nhưng nhiều nhất là ở quanh dãy núi Hymalaya.
1
null
Đại bàng New Guinea hay Đại bàng Papua, Đại bàng Harpy Papua hoặc Đại bàng Kapul (tên khoa học Harpyopsis novaeguineae) là một loài đại bàng lớn, là thành viên duy nhất của chi đơn loài Harpyopsis. Phân bố. Đây là loài động vật đặc hữu của khu vực rừng mưa nhiệt đới ở New Guinea Mô tả. Nó là loài động vật ăn thịt hàng đầu trên hòn đảo, là một trong 4 loài đại bàng lớn (cùng với Đại bàng Crested, Đại bàng Harpy và Đại bàng Philippine). Nó có chiều cao 75–90 cm, sải cánh dài 157 cm, cân nặng 1,6-2,4 kg. Lông chúng có màu nâu xám, cánh rộng, mỏ lớn, đuôi dài, có phần dưới màu trắng, chân dài và có bộ móng vuốt vô cùng sắc nhọn. So với con đực thì con cái lớn hơn. Thức ăn của chúng là các loài động vật có vú nhỏ, chim, rắn và làm tổ trên những cây cao. Do bị mất môi trường sống, cùng với việc săn bắn của người dân trên đảo khiến chung trở thành loài đang bị đe dọa của IUCN.
1
null
Đại bàng bụng hung (tên khoa học Lophotriorchis kienerii) là một loài chim săn mồi trong họ Accipitridae. Nó cũng là loài duy nhất của chi Lophotriorchis, được tìm thấy trong các vùng rừng nhiệt đới ở châu Á. Chúng là loài đại bàng nhỏ, giống với chim ưng, từng được xếp vào chi "Hieraaetus" và đôi khi cũng trong chi "Aquila", nhưng do sự đặc biệt nên chúng được xếp vào chi riêng. Phân tích phát sinh chủng loài của Lerner "et al." (2017) cho thấy nó có quan hệ họ hàng gần hơn với nhánh chứa "Polemaetus", "Lophaetus", "Ictinaetus", "Clanga", "Hieraaetus" và "Aquila" nhưng không gần với "Stephanoaetus", "Nisaetus" hay "Spizaetus". Phân bố. Loài này phân bố ở những cánh rừng nhiệt đới thấp ở Ấn Độ, (dãy Tây Ghats, dãy Himalaya, Nepal tới Assam và một số địa điểm thuộc dãy Đông Ghats). Ngoài ra là một số quốc gia cũng thấy sự xuất hiện của loài này, bao gồm Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, đảo Hải Nam, Indonesia (Sumatra, Borneo) Philippines, Viet Nam (Tri Ton, An Giang). Mô tả. Lông ở đầu, lưng, đuôi và cánh của chúng màu đen trong khi ngực có màu trắng còn bụng có màu hạt dẻ. Con cái có khối lượng lớn hơn so với con đực. Cổ chân của chúng rất nhiều lông và chúng có thể đứng thẳng, cánh để xuôi (khác biệt so với loài đại bàng khác). Chúng được so sánh và có nhiều điểm giống với các loài đại bàng thuộc chi "Hieraaetus" và chi "Aquila" nhưng những nghiên cứu phân tử chỉ ra rằng chúng là loài riêng biệt. Tổ của chúng làm trên những cành cây lớn, khô. Mỗi một lần, chúng chỉ đẻ duy nhất một trứng, chim đực và chim cái thay nhau ấp và bảo vệ tổ. Thức ăn của chúng là các loài động vật có vú nhỏ, chim.
1
null
Đội tuyển bóng rổ quốc gia Nouvelle-Calédonie là đội tuyển đại diện cho Nouvelle-Calédonie ở những trận bóng rổ quốc tế, được điều hành bởi "Région Fédérale de Nouvelle Calédonie de Basketball". (Liên đoàn bóng rổ Nouvelle-Calédonie) Xét theo số huy chương tại Oceania Basketball Tournament, Nouvelle-Calédonie là đội tuyển bóng rổ thành công thứ hai ở châu Đại Dương chỉ sau Úc).
1
null
Leonard Norman Cohen, CC, GOQ, (21 tháng 9 năm 1934 – 7 tháng 11 năm 2016) là một ca sĩ – nhạc sĩ, nhà thơ, tiểu thuyết gia người Canada. Sự nghiệp của ông là chuỗi những khám phá về tôn giáo, sự cô lập, bản năng giới tính và các mối quan hệ xã hội. Cohen có tên cả trong Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll tại Mỹ lẫn Đại sảnh Danh vọng Âm nhạc và Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ Canada. Ông cũng từng được trao danh hiệu Hiệp sĩ, danh tước cao nhất cho công dân Canada. Năm 2011, ông được tôn vinh tại Giải thưởng Hoàng tử xứ Asturias về những đóng góp văn học của mình. Nhận xét. Trong lời đề cử vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào ngày 10 tháng 3 năm 2008, Lou Reed miêu tả Cohen thuộc về "nấc cao nhất và ảnh hưởng nhất trong giới nhạc sĩ". Nhà phê bình Bruce Eder trong bài tổng hợp về toàn bộ sự nghiệp của Cohen, viết "[Cohen] là một trong những ca sĩ/nhạc sĩ... cuốn hút và bí ẩn nhất kể từ những năm hậu 60... [và] ông vẫn giữ cho mình một lượng khán giả sau tận 4 thập kỷ với âm nhạc... Chỉ xếp sau mỗi Bob Dylan (và có lẽ chỉ có thêm Paul Simon) [về ảnh hưởng âm nhạc], ông luôn gây chú ý tới mọi lời phê bình và tầng lớp nhạc sĩ trẻ tuổi hơn tất cả những nghệ sĩ nào khác của thập kỷ 60 mà vẫn còn hoạt động tới tận thế kỷ 21." Hiệp hội nhà thơ Mỹ có bình luận một cách khái quát hơn sự nghiệp nghệ thuật của Cohen, trong đó bao gồm cả thi ca, âm nhạc, tiểu thuyết: "Sự pha trộn thành công [của Cohen] giữa thi ca, viễn tưởng và âm nhạc được thể hiện rõ nhất với "", được phát hành vào năm 1993, mà ở đó tổng hợp tới 400 bài thơ của ông... rất nhiều đoạn trích từ tiểu thuyết, cùng với đó là gần 60 phần lời các ca khúc... Cho dù có thể cho rằng Leonard Cohen có xuất phát điểm từ âm nhạc, song những người hâm mộ vẫn coi ông là người Phục hưng khi đứng giữa những ranh giới rất khó nắm bắt của nghệ thuật."
1
null
"Something" là ca khúc của ban nhạc The Beatles nằm trong album của họ vào năm 1969, "Abbey Road". Ca khúc được phát hành cùng năm dưới dạng đĩa đơn A-kép cùng với "Come Together". "Something" là bài hát duy nhất của The Beatles được viết bởi tay guitar George Harrison mà trở thành mặt A của đĩa đơn, và cũng là ca khúc duy nhất không đứng tên Lennon-McCartney lại đứng đầu tại một bảng xếp hạng của ban nhạc. Đĩa đơn này cũng là một trong những đĩa đơn đầu tiên của The Beatles có các ca khúc nằm trong album dạng LP được phát hành sau đó của họ. Cả John Lennon lẫn Paul McCartney – những người viết nhạc chính cho ban nhạc – đều ca ngợi "Something" là một trong những ca khúc xuất sắc nhất của Harrison (cho dù đó có thể chỉ là xã giao). Kèm theo những lời ca ngợi về chuyên môn, đĩa đơn cũng có một thành công lớn về mặt thương mại khi đứng đầu "Billboard" tại Mỹ và cũng nằm trong top 5 tại Anh. Ca khúc này đã từng được hát lại bởi khoảng 150 ca sĩ, trở thành ca khúc được hát lại nhiều thứ hai của The Beatles chỉ sau "Yesterday". Danh sách nghệ sĩ trên bao gồm cả Elvis Presley, Frank Sinatra, Ray Charles, James Brown, Shirley Bassey, Tony Bennett, Ike & Tina Turner, The Miracles, Eric Clapton, Joe Cocker, Mina, Julio Iglesias, Phish và Isaac Hayes. Harrison từng nói rằng bản hát mà anh thích nhất là của James Brown, tới mức anh luôn giữ nó trong đầu máy nghe nhạc của mình. Sáng tác. Trong quãng thời gian thực hiện "Album trắng" vào năm 1968, George Harrison đã bắt đầu có những ý tưởng đầu tiên cho ca khúc mà anh sẽ đặt tên là "Something". Câu hát đầu tiên, "Something in the Way She Moves", được lấy từ nhan đề một ca khúc của một ca sĩ hợp đồng với Apple, James Taylor, và từ đó được anh bám theo sáng tác thành giai điệu. Câu hát thứ 2, "Attracts me like no other lover", thực tế lại là câu hát cuối cùng được viết: trong những bản nháp đầu tiên cho ca khúc, Harrison lại băn khoăn khi chọn lựa giữa 2 phần câu "Attracts me like a cauliflower" và "Attracts me like a pomegranate". Sau này anh có nói: "Tôi viết đoạn chuyển trong khi Paul phải tiến hành việc ghi đè, tức là tôi chỉ có một mình trong phòng thu vậy nên tôi bắt đầu viết. Thực ra mọi thứ đều đã hiển hiện ra rồi, song chỉ có đúng đoạn này khiến tôi mất thêm thời gian để ưng ý. Nó không được cho vào "Album trắng" bởi vì mọi người đã hoàn thiện mọi ca khúc trước đó rồi." Bản demo của ca khúc này thu bởi Harrison có mặt trong album "Anthology 3" phát hành vào năm 1996. Rất nhiều người tin rằng Harrison sáng tác ca khúc này với cảm hứng từ người vợ lúc đó của anh, Pattie Boyd. Boyd cũng thừa nhận điều đó trong cuốn tự truyện năm 2007, "Wonderful Tonight": "Anh ấy đã nói với tôi, một cách ngụ ý, rằng anh ấy viết tặng tôi." Tuy nhiên, Harrison lại đã từng nói về những điều hoàn toàn khác. Khi được phỏng vấn vào năm 1996 rằng liệu ca khúc này có phải để dành cho Pattie không, anh nói: "Không. Tôi đơn giản chỉ viết, và tôi nghĩ cần có ai đó xuất hiện trong video. Và những gì mà họ muốn là làm vài cảnh có tôi với Pattie, Paul với Linda, Ringo với Maureen, John với Yoko, và họ đã làm một cái video với tất cả những cảnh đó. Vậy nên, mọi người nghĩ rằng tôi viết ca khúc này để tặng Pattie, song tôi nhớ rằng lúc tôi viết nó, tôi đang nghĩ về Ray Charles." Harrison muốn đưa cho xem ca khúc này đầu tiên với Jackie Lomax của Apple Records, cũng như lần anh từng làm với ca khúc "Sour Milk Sea". Tuy nhiên, nó lại được giới thiệu đầu tiên cho Joe Cocker (người đã từng hát lại rất thành công "With a Little Help from My Friends" của Lennon-McCartney), và bản hát lại của Cocker được ra mắt sau đúng 2 tháng so với bản của The Beatles. Với dự án "Get Back", sau này trở thành album "Let It Be", Harrison đã luôn định đưa "Something" vào album, song cuối cùng lại không dám đề đạt vì anh sợ rằng nó sẽ lại bị chê bai và gạt bỏ, giống như ca khúc trước đó, "Old Brown Shoe", cũng từng bị ban nhạc từ chối. Thu âm và sản xuất. "Something" được thực hiện trong quá trình thu âm "Abbey Road". Nó chiếm tận 52 lần thu, trong đó có hai bản thu chính: bản thứ nhất lấy từ bản demo thu nhân dịp sinh nhật thứ 26 của Harrison (sau này nằm trong "Anthology 3") vào ngày 25 tháng 2 năm 1969, kéo theo đó là 13 lần thu vào ngày 16 tháng 4; bản thu thứ 2 chiếm trọn 39 lần thu còn lại bắt đầu từ ngày 2 tháng 5 với những phần chính nằm rải rác suốt 36 lần thu, kết thúc vào ngày 15 tháng 8 sau rất nhiều lần ghi đè. Một bản nháp được The Beatles thu kéo dài tận gần 8 phút, với phần coda bằng piano chơi bởi Lennon. Đoạn chuyển cũng là một đoạn đảo phách so với phần nhạc chính. Cả phần coda lẫn phần đảo phách này đều bị loại bỏ trong bản thâu chính thức. Tuy nhiên, phần chơi piano của Lennon không hoàn toàn bị loại bỏ, một vài nốt vẫn có thể được nghe thấy trong đoạn chuyển của hợp âm Đô (C), ví dụ như trước đoạn guitar solo của Harrison. Phần chơi piano này của Lennon cũng giống cách anh sử dụng trong ca khúc "Remember". Cấu trúc. Harrison là người hát chính ca khúc này. Ca khúc được chơi ở tốc độ khoảng 16 nhịp/phút ở nhịp 4/4. "Something" được bắt đầu với giọng Đô trưởng (C). Đây cũng là giọng trưởng chạy xuyên suốt các đoạn mở đầu và đoạn vào, cho tới tận đoạn chuyển 8 nhịp được chơi ở giọng La trưởng (A). Sau đoạn chuyển, ca khúc trở về với Đô trưởng với đoạn guitar solo, sau đó là đoạn vào thứ 3 rồi đoạn kết. Cho dù ban đầu The Beatles có ý định thu âm ca khúc này theo chất liệu acoustic, cuối cùng nó bị loại bỏ cùng với đoạn đảo phách. Bản demo acoustic với đảo phách này được biết đến trong album "Anthology 3". Trong bản thu chính thức, đoạn đảo phách được thay thế bởi đoạn chuyển được chơi bởi các nhạc cụ, và ca khúc trở nên mềm mại hơn với phần xuất hiện của dàn dây, hòa âm bởi nhà sản xuất George Martin. Simon Leng nói rằng chủ đề của ca khúc có nhiều hoài nghi và không rõ ràng. Cây viết Richie Unterberger của Allmusic cho rằng đây "hiển nhiên là một ca khúc tình yêu giản dị và giàu tình cảm" trong lúc mà "hầu hết các ca khúc của Beatles đều nhằm tới những chủ đề thiếu lãng mạn, hay sử dụng phần ca từ khó hiểu và dèm pha ngay cả khi họ vẫn viết về tình yêu". Video. Video của "Something" được quay chỉ ngay trước khi ban nhạc tan rã. Vào lúc đó, mỗi Beatle đã tự quay cảnh của chính mình đi bộ quanh nhà riêng cùng vợ, rồi ngồi cùng nhau chỉnh sửa lại. Neil Aspinall là đạo diễn của video này Đón nhận của công chúng. "Something" được phát hành chính thức trong album "Abbey Road" của The Beatles vào ngày 26 tháng 9 tại Anh, và sau đó ngày 1 tháng 10 tại Mỹ. Album dễ dàng có được vị trí số 1 ở cả hai quốc gia này. Ngày 6 tháng 10, "Something" được phát hành dưới dạng đĩa đơn A-kép cùng với "Come Together" tại Mỹ, sau đó trở thành ca khúc đầu tiên và duy nhất của Harrison sáng tác cho The Beatles đứng đầu tại một bảng xếp hạng. Thực tế, A-kép không chỉ mang tính hình thức mà còn mang cả tính lưu trữ: ca khúc này cũng có biểu tượng của Apple cũng như được xếp mục đầu tiên trong catalogue của hãng. Đối với nhiều quốc gia khác, "Something" đơn giản được coi là một đĩa đơn như bình thường. Ca khúc được xếp hạng kể từ ngày 18 tháng 10, và nhiều lo lắng đã tới khi "Something" có đầy khả năng vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng. Thông thường, người ta thường phân tách rạch ròi mặt A và mặt B của một đĩa đơn, để từ đó có được hai bảng xếp hạng riêng biệt. Tuy nhiên, khi cả "Come Together" lẫn "Something" đều được biết tới rộng rãi, thực sự có rất nhiều khó khăn để chọn lựa xem ca khúc nào có thể đạt vị trí số 1. Bởi vậy, tới ngày 29 tháng 11, "Billboard" quyết định gộp cả hai bảng xếp hạng cho mặt A và mặt B thành một bảng xếp hạng duy nhất. Điều đó dẫn tới việc đĩa đơn "Come Together"/"Something" cùng được xếp hạng một trong vòng 1 tuần, trước khi rời khỏi bảng xếp hạng đó 2 tháng sau (cùng lúc đó, bảng xếp hạng đĩa đơn của Cash Box tiếp tục phân tách mặt A và mặt B, và tại đó, "Something" có được vị trí số 2, trong khi "Come Together" đứng đầu trong 3 tuần). Đĩa đơn được nhận chứng chỉ Vàng chỉ 3 tuần sau ngày phát hành, song không được công bố doanh thu cho tới tận năm 1999, khi nó được nhận chứng chỉ Bạch kim. Ở Anh, đĩa đơn "Something" được phát hành muộn hơn vào ngày 31 tháng 10. Đây là đĩa đơn đầu tiên của The Beatles mà ca khúc của Harrison nằm ở mặt A, và cũng là đĩa đơn đầu tiên của họ có một ca khúc đã phát hành trong album trước đó. "Something" xuất hiện trong bảng xếp hạng vào ngày 8 tháng 11, đạt vị trí cao nhất là số 4 trước khi rời khỏi đó 3 tháng sau ngày phát hành. Ở Anh, bản hát lại của Shirley Bassey cũng đạt vị trí số 4. Cho dù chính Harrison tỏ ra thờ ơ với ca khúc này (sau này anh từng nói: ""Tôi vứt nó vào tủ đá vì nghĩ rằng "Nó dễ nghe quá!"""), song Lennon-McCartney đều đánh giá rất cao "Something". Lennon nói: "Tôi nghĩ đây là ca khúc hay nhất của album.", trong khi McCartney thừa nhận: "Đây hẳn là ca khúc tốt nhất mà anh ấy từng viết." Nên nhớ rằng, bộ đôi này thường không coi trọng các sáng tác của Harrison trước "Something" vì cho rằng chúng không xứng với ánh hào quang của họ. Lennon sau đó giải thích: "Có một khoảng thời gian vô cùng khó khăn, khi mà các ca khúc của George chưa thật tốt nhưng chẳng ai dám nói điều đó. Anh ấy thực sự chưa có cùng trình độ với chúng tôi suốt một quãng thời gian dài – đó không phải là một lời chê bai, chẳng qua là do cậu ấy chưa có được nhiều kinh nghiệm sáng tác như chúng tôi." Tôn vinh. Năm 1970, năm mà The Beatles chính thức tuyên bố giải tán, "Something" được trao giải thưởng Ivor Novello Award cho ca khúc hay nhất cả về phần nhạc lẫn lời. "Something" thậm chí tiếp tục những giải thưởng sau nhiều thập kỷ kể từ ngày phát hành. Đài BBC xếp ca khúc này ở vị trí 64 trong danh sách các ca khúc hay nhất mọi thời đại. Cũng theo BBC, nó "nổi bật hơn bất kể ca khúc nào khác trong sự lặp lại nhàm chán của The Beatles khi ở đây có tận 3 nhạc sĩ chứ không chỉ có 2 như thông thường". Trang chủ của The Beatles cũng trích dẫn về "Something" đã "nhấn mạnh được năng lực của George Harrison trong vai trò là người sáng tác chính". Năm 1999, BMI thống kê "Something" là ca khúc được hát lại nhiều thứ 17 của thế kỷ 20, với khoảng 5 triệu lượt trình diễn. Chỉ có 2 ca khúc khác của The Beatles là "Let It Be" và "Yesterday", đều được viết bởi Paul McCartney (được ghi cho Lennon-McCartney), là được nằm trong danh sách này. Năm 2004, "Something" được xếp hạng 273 trong danh sách "500 bài hát vĩ đại nhất" của tạp chí "Rolling Stone" (sau đó bị tụt hạng 278 với bảng xếp hạng năm 2011). Năm 2010, tạp chí trên cũng xếp ca khúc này ở vị trí số 6 trong danh sách "100 ca khúc hay nhất của The Beatles". Các bản hát lại. Với việc có hơn 150 dị bản, đây là ca khúc được hát lại nhiều thứ hai của The Beatles chỉ sau "Yesterday". Quá trình này bắt đầu chỉ ngay sau khi The Beatles cho phát hành ca khúc. Lena Horne cho thu âm ca khúc này trong album hợp tác với Gabor Szabo, "Lena and Szabo", vào tháng 11 năm 1969. Các dị bản khác xuất hiện sau đó, bao gồm cả ấn bản hát bởi Elvis Presley (trong liveshow trên truyền hình "Aloha from Hawaii Via Satellite"), Phish, Frank Sinatra, Ike & Tina Turner, The O'Jays, James Brown, Smokey Robinson và Ray Charles. Cho dù nghĩ về Ray trong suốt quá trình sáng tác, nhưng ấn bản mà Harrison ưa thích nhất lại là của Brown. Anh nói: "Bản hát lại mà tôi thấy hay nhất là của James Brown. Nó chỉ được nằm ở mặt B thôi. Tôi luôn giữ nó trong đầu máy phát ở nhà. Thực sự rất tuyệt vời." Sinatra cũng thực sự bị ấn tượng bởi ca khúc, gọi đây là "bài hát xuất sắc nhất của 50 trở lại đây". Cho dù từng hát ca khúc này rất nhiều lần trên sân khấu, song Sinatra chỉ thu âm nó đúng 2 lần: 1 lần vào cuối những năm 60 cho hãng Reprise (sau này xuất hiện trong album "Frank Sinatra's Greatest Hits, Vol. 2"), và 1 lần vào năm 1980 cho album "". Trong vài lần trình diễn, Sinatra đã thường xuyên nhầm lẫn khi giới thiệu đây là một sản phẩm của Lennon-McCartney, và tới tận năm 1978 mới sửa thành của George Harrison. Harrison cũng chấp nhận một đoạn sửa nhỏ trong phần lời bởi Sinatra (câu "You stick around now, it may show" được sửa thành "You stick around, Jack, she might show"). Bản hát lại thành công nhất thuộc về Shirley Bassey, được phát hành vào năm 1970 dưới dạng đĩa đơn cho album của mình, "Something". Đây trở thành hit ở Anh trong suốt nhiều năm, đạt vị trí cao nhất là số 4 và có tổng cộng 22 tuần trong bảng xếp hạng. Nó cũng có mặt trong bảng xếp hạng Adult Contemporary tại Mỹ. Bản hát lại của ca sĩ nhạc đồng quê Johnny Rodriguez cũng đạt vị trí số 10 trong bảng xếp hạng Hot Country Singles của "Billboard" vào mùa xuân năm 1974. Barbara Mandrell cũng từng thu ca khúc này cho album năm 1974, "This Time I Almost Made It". Năm 2002, sau cái chết của Harrison, McCartney đã chơi ca khúc này với ukulele trong tour "Back in The US" và "Back in the World" của mình. McCartney và Clapton cũng cùng nhau hát lại ca khúc này trong Concert for George vào ngày 29 tháng 11 năm 2002 – phần trình diễn được đề cử giải Grammy cho "Hợp tác giọng Pop xuất sắc nhất". "Something" cũng được McCartney chọn để tưởng nhớ Harrison trong Liverpool Sound Concert theo cách gần giống với Concert for George: bắt đầu ca khúc với một chiếc ukulele, sau đó ban nhạc hòa âm và kết thúc ca khúc như theo ấn bản gốc. Bob Dylan cũng đã từng trình diễn trực tiếp ca khúc này để tưởng nhớ Harrison. Musiq Soulchild cũng từng hát lại ca khúc này trong album năm 2002 của họ, "Juslisen". Năm 1971, Harrison đã chơi lại ca khúc này trong chương trình Concert for Bangladesh cùng Eric Clapton, Starr và rất nhiều nghệ sĩ khác. Cho dù phần guitar solo có chút khác biệt so với bản gốc trong album khi được chơi ở giọng Đô thăng (C#), phần lời thì vẫn được giữ nguyên. Đoạn guitar solo này có nhiều nét tương đồng với bản hát lại của chính Harrison trong album sau đó "Live in Japan". Năm 1991, Harrison và Clapton đã cùng nhau trình diễn lại ca khúc này trực tiếp ở Nhật cũng như ở London, trong đó đoạn vào thứ 3 được lặp lại ngay sau khi đoạn chuyển được chơi lại 1 lần nữa mà không có đoạn guitar solo. Đây cũng chính là bản được hát sau này trong Concert for George.
1
null
Cá nhám mèo Galápagos (danh pháp hai phần: "Bythaelurus giddingsi") là một loài cá nhám mèo được phát hiện ở quần đảo Galápagos của Ecuador. Các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học California, Mỹ chỉ thấy chúng sau khi tàu ngầm của họ lặn xuống độ sâu khoảng 500 m. Loài này được mô tả khoa học năm 2012. Da của chúng có màu nâu sẫm, còn các đốm có màu xanh xám. Loài cá mập này có chiều dài khoảng 0,6 m. Loài này được phát hiện lần đầu năm 1995 trên một chuyến thám hiểm quần đảo Galapagos dẫn đầu bởi John McCosker từ Viện Khoa học California. Mục đích chuyến thám hiểm là quay phim tài liệu về quần đảo Galapagos cho Discovery Channel, được phát sóng năm 1996. Douglas Long là người đầu tiên nhận ra loài cá nhám mèo mới này khi ông đang xử lý các mẫu cá được thu thập trong chuyến thám hiểm. Loài đã được chính thức mô tả là một loài mới trong một bài viết bởi McCosker, Long và Carole Baldwin xuất bản trên Zootaxa tháng 3 năm 2012. Danh pháp chi tiết đặt theo nhà nhiếp ảnh dưới nước Al Giddings.
1
null
Myrmekiaphila tigris là một loài nhện trong họ Euctenizidae. Loài này được mô tả khoa học năm 2012. "M. tigris" được các nhà khoa học Viện Côn trùng học và bệnh học thực vật Đại học Auburn, Hoa Kỳ phát hiện ở Auburn, bang Alabama. Khi con đực trưởng thành ở khoảng 5 hoặc 6 tuổi, chúng sẽ bò ra khỏi hang tìm con cái để giao phối, chúng chết ngay sau đó. Con đực lang thang thường thấy với số lượng tương đối lớn trên vỉa hè ở các khu phố, trong hồ bơi và ngay cả trong nhà để xe khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12. Những con cái, ngược lại, kín đáo hơn, sống từ 15 đến 20 năm trong hang dưới mặt đất.
1
null
Biểu tình tại Ai Cập năm 2012 bắt đầu vào ngày 22 tháng 11 năm 2012. Hàng trăm ngàn người biểu tình đang biểu tình chống lại Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi, sau khi ông tự ban cho bản thân mình quyền lực không giới hạn để "bảo vệ" quốc gia, và quyền lập pháp mà không có giám sát tư pháp hoặc không bị xem xét các hành vi của mình. Morsi cũng muốn tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới được ủng hộ bởi những người Hồi giáo vào ngày 15 tháng 12 năm 2012. Bản Hiến pháp này bị chỉ trích là soạn thảo quá gấp rút và không bảo vệ được quyền lợi của các nhóm thiểu số, đặc biệt là phụ nữ. Các cuộc biểu tình đã được tổ chức bởi các tổ chức và cá nhân đối lập Ai Cập, chủ yếu là ủng hộ dân chủ tự do, cánh tả, thế tục, và Kitô hữu. Các cuộc biểu tình đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa các thành viên của Đảng Tự do và Chính nghĩa được ủng hộ bởi tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và những người biểu tình chống Morsi, với ít nhất bảy người chết và hàng trăm người bị thương. Những người biểu tình tụ tập bên ngoài dinh tổng thống, và bị được bao quanh bởi xe tăng và xe thiết giáp của Lực lượng Cảnh sát Cộng hòa. Những người biểu tình chống Morsi ở Cairo có con số lên đến 200.000 người trong một số cuộc biểu tình. Một số cố vấn của Morsi từ chức để phản đối, và nhiều thẩm phán cũng đã lên tiếng chống lại các hành động của Morsi. Những người từ chức gồm giám đốc phát thanh truyền hình nhà nước, Rafik Habib và Zaghloul el-Balshi (tổng thư ký của ủy ban giám sát cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp theo kế hoạch) Bảy thành viên của Ban cố vấn gồm 17 người đã từ chức vào tháng 12 năm 2012. Ngày 8 tháng 12 năm 2012, một quan chức Hồi giáo phát biểu rằng Morsi bãi bỏ sắc lệnh của ông quy định mở rộng thẩm quyền tổng thống của ông và bãi bỏ việc xem xét tư pháp đối với sắc lệnh của mình, nhưng nói thêm rằng những tác động của tuyên bố đó sẽ vẫn còn. George Isaac thuộc Đảng Hiến pháp nói rằng lời tuyên bố của Morsi đã không cung cấp bất cứ điều gì mới, Mặt trận Cứu tế Dân tộc bác bỏ nó như là một nỗ lực giữ thể diện, và Phong trào tháng Tư và Gamal Fahmi thuộc tổ chức Nghiệp đoàn Nhà báo Ai Cập cho rằng lời tuyên bố mới đã không giải quyết vấn đề "cơ bản" bản chất của nhóm được giao nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp Ngày 22 tháng 12, bản Hiến pháp của Morsi giành được 64% số phiếu tán thành trong một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia. Phe phản đối phê phán có sự gian lận trong việc bỏ phiếu và kêu gọi sự điều tra. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, đúng ngày kỉ niệm đầu tiên của cuộc bầu cử Morsi, hàng chục ngàn người phản đối Morsi tụ tập tại Quảng trường Tahrir và bên ngoài chính điện tổng thống tại ngoại ô thủ đô là Heliopolis, yêu cầu Morsi từ chức. Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 18 địa điểm ở khắp Cairo và ở những vị trí khác nhau khắp đất nước, bao gồm Alexandria, El-Mahalla và các thành phố dọc kênh đào Suez. Các cuộc biểu tình được sự ủng hộ của nhiều nhóm thực thể đa dạng, bao gồm phong trào Tamarod của các thành viên Phong trào Thay đổi Ai Cập vào tháng 4 năm 2013, tuyên bố rằng đã thu thập được 22 triệu chữ ký kêu gọi Tổng thống Morsi từ chức. Vào đêm ngày 3 tháng 7 năm 2013, sau một cảnh báo còn 48 giờ sẽ tiến hành can thiệp, Quân đội Ai Cập xuất hiện kèm theo tuyên bố kết thúc quyền Tổng thống của Mohammed Morsi. Ngoài ra quân đội còn tuyên bố rằng Hiến pháp đã bị bãi bỏ, rằng cuộc bầu cử Tổng thống mới sẽ được diễn ra nhanh chóng, chánh án của Toà án Hiến pháp, Adly Mansour, lúc này sẽ lên đứng đầu chính phủ, thành lập một chính phủ chế độ kỹ trị để trợ giúp cho tổng thống lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử mới diễn ra. Trong cuộc biểu tình chống đối lại cuộc lật đổ cục bộ của nhân dân, những người ủng hộ Tổng thống Morsi mở ra những cuộc biểu tình có tính chất rộng lớn tại quận Nasr City của Cairo, tại Alexandria, Luxor, Damanhour và Suez. Sau hành động táo bạo của quân đội vào ngày 30 tháng 6 năm 2013, quân đội tiếp tục thẳng tay đàn áp các phương tiện truyền thông công cộng và đóng cửa một vài đài phát thanh tỏ ra ủng hộ Morsi, bao gồm al-Jazeera. Theo một hành động được nhiều người xem là cuộc tàn sát, hàng trăm nhà biểu tình ủng hộ Morsi đã bị sát hại dưới sự đàn áp thẳng tay và tấn công của quân đội. Trong nhiều trường hợp, quân đội đã từ chối việc bắn vào người biểu tình bằng đạn dược quân trang, trái ngược với sự chứng kiến tai mắt của các nhân chứng sống của truyền thông phương Đông và cư dân địa phương.
1
null
Thiền sư Nguyên Thiều (chữ Hán: 元韶, 1648-1728) là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, nhưng sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Ông là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào Miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Thân thế và đạo nghiệp. Sư nguyên họ Tạ, nhưng không rõ tên thật, sinh ngày 18 tháng 5 năm Mậu Tý (tức 8 tháng 7 năm 1648) ở Trình Hương, thuộc phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Năm Đinh Mùi (1667), lúc 19 tuổi, sư xuất gia học đạo với Hòa thượng Bổn Quả - Khoáng Viên ở chùa Bảo Tự, và được ban pháp danh là Nguyên Thiều, pháp tự là Hoán Bích, pháp hiệu là Thọ Tông thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33. Sang Đại Việt. Sau đó, sư theo thuyền buôn sang Đại Việt (Việt Nam ngày nay) vào năm Đinh Tỵ (1677), và trú ở tại phủ Quy Ninh (tức Quy Nhơn, thuộc tỉnh Bình Định), rồi lập chùa Thập Tháp Di Đà (nay thuộc khu vực Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) để làm nơi tu và truyền dạy đạo Phật. Năm 1682, Thiền sư Hương Hải của thiền phái Trúc Lâm dẫn theo khoảng 50 đệ tử bỏ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Ở Thuận Hóa vì thế thiếu tăng sĩ, nên chúa Nguyễn Phúc Tần cho người mời sư từ Quy Ninh ra Thuận Hóa. Đến Thuận Hóa, sư chọn chân đồi Hòn Thiên (còn gọi là núi Bân), phía trái núi Ngự Bình để dựng chùa Vĩnh Ân (1689, chúa Nguyễn Phúc Trăn cho đổi tên là chùa Quốc Ân) và tháp Phổ Đồng vào khoảng năm 1682-1684. Tiếp theo (trong khoảng năm 1687-1690), sư được chúa Nguyễn Phúc Trăn cử về Trung Quốc để thỉnh thêm tăng sĩ, kinh Phật giáo, Phật tượng, pháp khí sang Đàng Trong. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp, chúa Nguyễn hỗ trợ cho sư mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế) . Đầu năm 1691, chúa Nguyễn Phúc Trăn mất, con là Nguyễn Phúc Chu lên thay. Năm 1692, sư được chúa Nguyễn cử làm trụ trì chùa Phổ Thành ở làng Hà Trung (nên còn được gọi là chùa Hà Trung; nay thuộc xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế). Tại đây, sư đã thiết trí một tượng Bồ Tát Quan Âm bằng đá thỉnh từ Trung Quốc . Giải thích vì sao sư phải rời chùa Quốc Ân, đến làm trụ trì chùa Hà Trung, là một ngôi chùa nhỏ hơn, một số tài liệu đã cho biết: Ngay khi mới lên ngôi (1691), chúa Nguyễn Phúc Chu hãy còn trọng dụng sư Nguyên Thiều như chúa Nguyễn Phúc Trăn đã quý trọng. Nhưng năm 1692, một người Hoa tên A Ban (sau đổi tên là Ngô Lãng) cùng với một số tướng sĩ Chiêm Thành nổi lên chống chúa Nguyễn ở trấn Thuận Thành (đất Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), khiến chúa phải sai Cai cơ Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân đi đánh dẹp. Qua biến cố này, có thể chúa Nguyễn đã không còn tin ở sự trung thành của người Hoa như trước. Có thể vì vậy, chúa Nguyễn đã cử sư Nguyên Thiều đi làm trụ trì chùa Hà Trung năm 1692. Đến ở chùa Hà Trung được ít lâu, thì sư vào đất Đồng Nai ẩn tích và hoằng hóa cho những lưu dân người Việt và người Hoa đã đến làm ăn sinh sống ở nơi ấy. Sau đó, sư lập chùa Kim Cang ở ấp Bình Thảo, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Giải thích cho việc vào Nam của Sư, sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong" có đoạn viết: Viên tịch. Một hôm, sư Nguyên Thiều lâm bệnh, họp môn đồ lại dặn dò mọi việc và truyền bài kệ rằng: Phiên âm Hán -Việt: Dịch thơ: Đại ý sư muốn khai thị với chúng tăng rằng "cái thể của pháp thân thanh tịnh sáng suốt như gương trong, không lưu lại một ảnh trần, như ngọc minh châu trong suốt bóng sáng không tì vết. Tuy hiện tiền mọi sự vật có muôn ngàn sai khác nhưng không phải là vật có thật. Còn cái thể pháp thân vắng lặng thường trú, vắng lặng nhưng không phải trống rỗng". Thiền sư Nguyên Thiều viên tịch tại chùa Kim Cang (Đồng Nai) ngày 19 tháng 10 năm Mậu Thân (tức 20 tháng 11 năm 1728), thọ 80 tuổi. Sau đó, đồ chúng lập tháp chứa di cốt của sư ở trong khuôn viên chùa. Tháng Tư năm Kỷ Dậu (1729), nhân ngày lễ Phật Đản, chúa Nguyễn Phúc Chú ban thụy hiệu cho sư là Hạnh Đoan Thiền sư và làm bài minh cho khắc vào bia dựng tại "tháp vọng" ở Huế, tán thán công đức của sư . Những vấn đề liên quan. Hiệu. Thiền sư Nguyên Thiều còn có pháp danh là Siêu Bạch, vì sư đã quy y với cả Thiền sư Hành Quả - Khoáng Viên và Thiền sư Đạo Mân - Mộc Trần. Thiền sư Khoáng Viên đặt pháp danh cho sư là Siêu Bạch, còn Thiền sư Đạo Mân thì đặt cho sư là Nguyên Thiều . Năm sang Đại Việt. Một số sách như "Đại Nam nhất thống chí" (mục "Thừa Thiên phủ"), "Việt Nam Phật giáo sử luận" (tập 2, tr. 184), "Thiền sư Việt Nam" (tr. 432), v.v... đều chép rằng sư Nguyên Thiều "xuất gia năm 1667 ở Trung Quốc, sang Việt Nam năm 1665". Tuy nhiên, theo tác giả sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong" (tr. 103), thì sư Nguyên Thiều sang Đại Việt vào năm Đinh Tỵ (1677), chứ không phải năm Ất Tỵ (1655), bởi đây là việc "nhớ lầm hoặc biên chép lầm". Trước đó, Linh mục Cadière trong bài "La Pagode Quốc Ân: Le Fondateur" (Vị khai sơn chùa Quốc Ân) đăng trong tạp chí "Bullein des amis du vieux Hue" (xuất bản 1914, tr. 147-161), Hòa thượng Như Trí trong "Phật Tổ tâm đăng" (sách chữ Hán, viết năm 1925), cũng đều ghi là năm 1677, sau khi nêu lên nhầm lẫn này. Và đáng tin cậy hơn cả là cuốn "Chính Truyền Nhứt Chi: Từ Trung Thiên đến Trung Hoa và Trung Việt" (sách chữ Hán, không rõ năm biên soạn) của Hòa thượng Diệu Nghiêm (1726-1798, người sống sau sư Nguyên Thiều không lâu), cũng chép là năm 1677. Gần đây, trong sách của TT. Thích Tâm Tuệ ("Lược sử Phật giáo Việt Nam", tr. 429), Nguyễn Tài Thư ("Lịch sử Phật giáo Việt Nam", tr. 343), "Tài liệu Tu học do Ban hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam" (tu chỉnh năm 2006, nguồn đã dẫn) cũng đều chép là năm 1677. Liên quan với Thạch Liêm. Sách "Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên" nói rằng sư Nguyên Thiều có phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Trăn sang Quảng Đông (Trung Quốc) rước Thiền sư Thạch Liêm (tức Thích Đại Sán) và thỉnh pháp khí. Bia đá ở chùa Quốc Ân do chúa Nguyễn Phúc Chú đề năm 1729 cũng nói vậy (và một số sách cũng theo đó mà chép lại). Nhưng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thì sư Nguyên Thiều chưa từng mời Thạch Liêm. Sách "Hải Ngoại Kỷ Sự" do Thạch Liêm viết cho biết ông sang Đại Việt năm 1695 với một người bạn và nhiều đệ tử của ông, và cũng không hề đề cập gì đến sư Nguyên Thiều . Sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong" (tr. 123, 133 và 166) chép tương tự, nhưng cho rằng sư Nguyên Thiều có đến mời sư Thạch Liêm, và có thời ở chung với nhau trong một chùa. Nhưng sư Thạch Liêm không đi mà chỉ cử đệ tử của mình là Hưng Liên sang Đại Việt (Sư Hưng Liên sau được chúa Nguyễn phong Quốc sư). Vì mối thâm tình ấy, nên khi sang Đại Việt (1894 - 1895), mà không gặp sư Nguyên Thiều ở chùa Hà Trung (vì lúc này sư đã lánh vào Nam), sư Thạch Liêm có nhắc tới người bạn tu trong 2 câu cuối của một bài thơ: Nơi viên tịch. Theo một sách trước đây, thì Thiền sư Nguyên Thiều viên tịch ở chùa Hà Trung. Sau đó, đồ chúng xây tháp (gọi là tháp Hóa Môn) ở bên đồi nhỏ ở xóm Thuận Hòa, thuộc làng Dương Xuân Thượng (ở gần chùa Trúc Lâm, thành phố Huế ngày nay) để chứa nhục thân của Sư. Tuy nhiên, theo "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong" (tr. 143) và "Tài liệu Tu học do Ban hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử Việt Nam" (nguồn đã dẫn), thì sư mất ở chùa Kim Cang (Đồng Nai) và được lập tháp chứa di cốt ở đây. Còn ở Huế chỉ là "tháp vọng" của đồ chúng xứ Thuận Hóa mà thôi. Mời cao tăng Trung Quốc. Thiền sư Nguyên Thiều về Trung Quốc, đã mời được một số cao tăng sang Đại Việt, như sau: Sau khi hoàn thành sứ mạng tốt đẹp, sư Nguyên Thiều được chúa Nguyễn hỗ trợ mở một Đại Giới đàn để truyền giới cho một số nhà sư từ Trung Quốc mới sang, một số nhà sư thuộc thiền phái Trúc Lâm còn lại, cùng một số tăng sĩ trẻ ở Đàng Trong. Kể từ khi đó, ở Đàng Trong hầu hết các chùa đều thuộc phái thiền Lâm Tế.
1
null
<ns>0</ns> <revision> <parentid>69198665</parentid> <timestamp>2023-01-05T06:08:07Z</timestamp> <contributor> <username>NhacNy2412Bot</username> </contributor> <minor /> <comment>Lỗi ngôn ngữ không rõ</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Patlabor (một từ ghép của "patrol" và "labor") hay , là một thương hiệu anime và manga được tạo ra bởi Headgear, một nhóm bao gồm đạo diễn Oshii Mamoru, nhà văn Itō Kazunori, nhà thiết kế mecha Izubuchi Yutaka, thiết kế nhân vật Takada Akemi và nghệ sĩ manga Yūki Masami. Thương hiệu nổi tiếng này bao gồm một manga, một phim truyền hình, hai loạt OVA, ba phim dài và một bộ phim biên soạn ngắn tên là phong cách vẽ biến dạng của nó. Thương hiệu được chuyển thể thành video game và các sản phẩm được cấp phép từ OST đến đồ chơi. Patlabor được biết đến để sử dụng mecha - thiết kế bởi Izubuchi Yutaka - không chỉ cho cảnh sát hoặc các mục đích quân sự, mà còn cho cả công nghiệp và đô thị. Ảnh động từ "Patlabor" được sử dụng rộng rãi trong video âm nhạc "Juke Joint Jezebel" của KMFDM. Manga nhận được Shogakukan Manga Award thứ 36 cho shōnen năm 1991 . Câu truyện. Câu chuyện diễn ra trong khoảng thời gian, tại thời điểm phát hành là tương lai gần của 1998-2002. Robot được gọi là "Labors" được sử dụng trong công việc xây dựng hạng nặng. Cảnh sát Đô thị Tokyo sở hữu một đội Patlabor để chống tội phạm và đối phó với các tai nạn liên quan đến Labors. Câu chuyện thường xoay quanh Special Vehicle Section 2, Division 2. Noa Izumi là nhân vật chính nhưng toàn bộ Division 2 vẫn có vai trò. Các bộ phim dài là theo một dòng liên tục riêng biệt, được gọi là "movie timeline" và "TV timeline". Các loạt OVA khác nhau thường theo phim dài hoặc phim truyền hình. Danh sách sản xuất. Các sản phẩm sau đây được sắp xếp theo các mốc thời gian câu chuyện của họ. "Mobile Police Patlabor Minimum: Minipato". Một loạt ba phần của phim ngắn được phát hành trước khi chiếu "WXIII" trong năm 2002, "Minipato" sử dụng con rối giấy, CGI, và Claymation để giải thích lý do đằng sau toàn bộ khái niệm của thương hiệu, đặc biệt là làm thế nào Labor hoạt động trong một khung cảnh khoa học viễn tưởng thực tế. Manga. Phát hành bởi Shogakukan trên tạp chí Shonen Sunday từ 1988 đến 1994, manga 22 volume cũng nằm trong một dòng thời gian riêng biệt. Cấp phép. Tất cả sản phẩm "Patlabor" đã được phát hành tại Hoa Kỳ trong một số hình thức, ngoại trừ phần lớn manga. Tất cả bộ phim đều được dịch sang tiếng Anh và có sẵn trong định dạng DVD Region 1, 2 & 4. Phim truyền hình và OVA được phát hành tại Mỹ bởi Central Park Media. Hai bộ phim đầu tiên được phát hành bởi Manga Entertainment, nhưng sau đó làm lại và tái phát hành vào năm 2006 bởi Bandai Visual. Bộ phim thứ ba (cùng với "Mini-Pato") được phát hành bởi Geneon Entertainment (trước đây là Pioneer). Mười hai phần của manga đã được dịch và xuất bản bởi Viz Communications như là số duy nhất và hai paperbacks thương mại, nhưng sau đó bỏ manga trước khi hoàn thành nó. "Mini-Pato" là có sẵn trên DVD ở khu vực 1, 2, 4 và trong gói DVD Limited Edition "Patlabor WXIII". Trong năm 2006, Honneamise của Bandai Visual tái phát hành hai bộ phim đầu tiên trên DVD tại Bắc Mỹ với các tính năng bổ sung rộng rãi và Beez Entertainment xử lý phân phối tại Anh. Madman có quyền phân phối tại Úc và New Zealand trong một liên kết với Manga Entertainment của Vương quốc Anh nhưng bị Bandai từ chối quyền lồng tiếng lại phim. Video game. Các trò chơi của "Patlabor" chỉ được phát hành tại Nhật
1
null
Các cựu Tổng thống Ai Cập còn sống. Tính đến 1 tháng 2 năm 2021, không còn cựu Tổng thống còn sống mà chỉ còn có Adly Mansour là cựu quyền Tổng thống còn sống. Cựu Tổng thống qua đời gần đây nhất là Hosni Mubarak vào ngày 25 tháng 2 năm 2020 ở tuổi 91.
1
null
Nicolás Maduro Moros (sinh 1962) là một chính trị gia và là đương kim tổng thống Venezuela. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ năm 2006. Sự nghiệp chính trị. Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm 1962 ở Caracas. Học xong trung học tại Liceo Jose Avalos, một trường Công lập nằm ở phía Tây Caracas trong những năm 1980 (tiểu khu El Valle), Maduro kết hôn với Cilia Flores, một nhân vật nổi bật trong phong trào Cộng hòa thứ năm (MVR). Xuất thân là tài xế xe buýt, ông là đại biểu đoàn viên cho những người lao động của hệ thống xe buýt công cộng Caracas Metro trong những năm 1970 và 1980. Ở thời điểm đó, hoạt động công đoàn của Metro còn chưa được phép hoạt động, do vậy, hoạt động của ông coi như hoạt động khởi đầu cho Phong trào Công đoàn của Metro Caracas. Ông được coi là một trong những người sáng lập của Phong trào Cộng hòa thứ năm. Thành tựu chính trị lớn nhất của ông là nhà hoạt động đấu tranh cứu Hugo Chávez ra khỏi nhà tù sau cuộc đảo chính tổng thống không thành công Carlos Andrés Pérez từ 1992 đến 1998, và sau đó là một trong những điều phối viên khu vực chính trị của mình trong cuộc đua tổng thống 1998. Maduro trở thành đại biểu Thượng viện MVR Venezuela trong năm 1998, đại biểu lập hiến năm 1999, và Đại biểu Quốc hội trong năm 2000 và 2005. Ông là Chủ tịch Hội đồng cơ quan lập pháp từ năm 2005 cho đến nửa đầu năm 2006, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào ngày 9 tháng 8 năm 2006. Được đề cử tổng thống. Ngày 15 tháng 12 năm 2011, Tổng thống Hugo Chávez chỉ định Maduro làm ứng cử viên PSUV, Thống đốc bang Carabobo El Universal Ngày 10 tháng 10 năm 2012, 3 ngày sau khi cuộc bầu cử tổng thống 2012, Tổng thống Chávez bổ nhiệm Maduro là Phó tổng thống. Ông nhậm chức vào ngày 13 tháng 10 năm 2012, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 8 tháng 12 năm 2012, Tổng thống Hugo Chávez thông báo rằng bệnh ung thư tái phát và ông sẽ trở lại Cuba để điều trị. Tổng thống Chavez cho biết tình trạng của mình có thể tồi tệ hơn và một cuộc bầu cử tổng thống mới có thể được diễn ra để tìm người thay thế ông. Và Chavez đã đưa ra ý kiến ủng hộ cho Maduro nếu người dân Venezuela cần phải đi bỏ phiếu bầu tổng thống thay thế ông. Đây là lần đầu tiên Hugo Chávez chỉ định một ứng cử viên kế nhiệm cho phong trào của ông. Ngày 05/3/2013 Tổng thống Hugo Chávez mất, ông được đưa lên làm Tổng thống tạm quyền Venezuela. Ngày 12 tháng 4 năm 2013, ông Maduro đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Venezuela với 50,7% số phiếu bầu so với 49,1% số phiếu của ứng viên đối lập Henrique Capriles. Ngày 20 tháng 5 năm 2018, theo kết quả cuộc bầu cử tổng thống, ông tái đắc cử Tổng thống với 67,8% số phiếu bầu.
1
null
Demi Gene Guynes ( ; sinh ngày 11/11/1962), thường được biết với nghệ danh Demi Moore; là một nữ diễn viên điện ảnh, nhà sản xuất, đạo diễn và người mẫu Hoa Kỳ. Demi Moore nổi danh khi tham gia các phim Ghost (Hồn ma, phim đạt doanh thu cao nhất năm 1990), Indecent Proposal (Lời đề nghị khiếm nhã - năm 1993), Disclosure (Tiết lộ - năm 1994).
1
null
Ivchenko AI-25 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt với hệ số hai viền khí thuộc hạng trung bình được phát triển bởi Ivchenko OKB tại Liên Xô năm 1967 cho các loại máy bay vận tải tầm ngắn như Yak-40 và sau đó là các máy bay khác cùng loại trên khắp thế giới từ giữa những năm 1970. Động cơ được thiết kế để dễ bao trì, ít trục trặc và đáng tin trong hoạt động. Hiện việc tiếp tục sản xuất được giao cho nhà máy Motor Sich tại Ukraina thực hiện. Động cơ còn được sản xuất ở nước ngoài theo giấy phép.
1
null
Chức vụ Tổng thống Cộng hòa Slovenia (tiếng Sloveniả: Predsednik Republike Slovenije) được thiết lập ngày 23 tháng 12 năm 1991, khi Quốc hội Slovenia đã thông qua một hiến pháp mới sau khi Slovenia độc lập khỏi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư. Mặc dù được hiến pháp Slovenia trao quyền lực hạn chế, trong thực tế, chức vụ này chủ yếu là mang tính nghi lễ. Tổng thống là tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Slovenia. Văn phòng của Tổng thống là Dinh Tổng thống ở Ljubljana. Tổng thống Slovenia được bầu trực tiếp thông qua chế độ phổ thông đầu phiếu bởi những công dân trong độ tuổi bầu cử và tiến hành bầu cử năm năm một lần. Bất kỳ công dân Slovenia có thể tranh cử chức vụ tổng thống, nhưng chỉ có thể nắm giữ chức vụ này tối đa là hai nhiệm kỳ liên tiếp.
1
null
Lỗ Chiêu công (chữ Hán: 魯昭公, ở ngôi: 542 TCN-510 TCN), tên thật là Cơ Trù (姬裯), là vị vua thứ 25 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lỗ Chiêu công lên ngôi giữa lúc quốc lực nước Lỗ ngày càng suy yếu, chính quyền rơi vào tay ba nhà đại phu (Tam Hoàn), mà đứng đầu là họ Quý. Đối với công việc ở Trung Nguyên, Lỗ ngày càng bị nước bá chủ là Tấn coi thường, bị nước kế cận là Tề thường xâm lấn. Đến năm 517 TCN, Lỗ Chiêu công thất bại trong nỗ lực tiêu diệt thế lực họ Quý và phải trốn sang nước Tề lánh nạn. Trong những năm tiếp theo, ông cầu cứu nước Tấn để xin viện quân về nước, song không thành công và cuối cùng mất ở nước ngoài. Lên ngôi. Cơ Trù con trai thứ của Lỗ Tương công, vua thứ 23 của nước Lỗ, em của Lỗ Dã, vị vua thứ 24 của nước Lỗ. Mẹ ông là Tề Quy. Nguyên Tương phu nhân không có con, thị thiếp là Kính Quy sinh ra công tử Dã, Tề Quy là em gái Kính Quy sinh ra công tử Trù. Tháng 6 năm 542 TCN, cha của Cơ Trù là Lỗ Tương công qua đời, anh ông là Cơ Dã được lập lên ngôi. Cơ Dã dựng cái lều khóc tang ở nhà Quý Tôn. Tới tháng 9 năm đó, Cơ Dã vì than khóc nhiều cho phụ thân mà cũng bị bệnh và chết, Quý tôn Túc muốn lập Cơ Trù lên kế vị. Theo kinh Xuân Thu, Cơ Trù trong khi có tang sự mà không thương khóc, không mặc áo tang, vẫn ăn vận như thường, tuổi đã 19 mà vẫn chư con nít. Đại thần Mục thúc bàn không nên lập Trù, vì thái độ vô lễ đó của ông, e không phải là người mực thước quy củ, nhưng Quý tôn Túc không nghe. Cơ Trù được lập ngôi, tức Lỗ Chiêu công. Quan hệ với chư hầu. Ba họ con cháu Lỗ Hoàn công là Thúc, Mạnh và Quý chia nhau nắm quyền nước Lỗ, Chiêu công còn rất ít quyền hành. Năm 541 TCN, Quý Vũ Tử đánh chiếm đất Vận của nước Cử. Tháng 3 năm đó chư hầu hội họp, vua Cử mang việc ra bá cáo với chư hầu. Triệu Mạnh nước Tấn muốn bắt sứ nước Lỗ là Thúc Tôn Báo. Có người khuyên Thúc Tôn Báo lấy đai ngọc quý đút lót nước Tấn để thoát tội. Thúc Tôn Báo từ chối và tuyên bố nhận lỗi về nước Lỗ, vì nếu mang của báu cho nước khác thì nước Lỗ sẽ bị đánh để lấy của, làm hại cho nước. Triệu Mạnh nước Tấn nghe vậy rất phục Thúc Tôn Báo trung thành với nước Lỗ, không chối lỗi, không sợ uy của bá chủ, nên tha cho Báo. Năm 540 TCN, Lỗ Chiêu công sang triều kiến nước Tấn. Năm 539 TCN, Sở Linh vương hội chư hầu ở đất Thân, mời Lỗ Chiêu công đến nhưng ông cáo bệnh không đi. Năm 538 TCN, Lỗ Chiêu công nhân nước Tắng và nước Cử có xung đột, bèn đứng về phía nước Tắng nhỏ bé. Vì người nước Tắng muốn dựa vào nước Lỗ, Lỗ Chiêu công bèn chiếm luôn nước Tắng. Đại phu nước Cử là Mâu Di mâu thuẫn với vua Cử, bèn mang đất đai mình có theo nước Lỗ. Lỗ Chiêu công thu nhận. Sau đó ông sang triều kiến Tấn Bình công. Nước Cử bèn kiện nước Lỗ với vua Tấn. Tấn Bình công định bắt giữ Lỗ Chiêu công như nghe lời can không nên nhân lúc vua chư hầu tới triều kiến để bắt giữ, nên vua Tấn để Lỗ Chiêu công về nước. Nước Cử thấy nước Tấn không phân xử bèn mang quân đánh nước Lỗ. Tướng Lỗ là Thúc Cung mang quân ra cự ở Phất Tuyền, nhân lúc quân Cử chưa dàn trận xong thúc quân đánh ngay. Quân Cử thua chạy. Sau trận thắng này họ Quý Tôn sang nước Tấn tạ ơn việc ủng hộ đánh Cử. Năm 534 TCN, Lỗ Chiêu công được Sở Linh vương mời sang dự lễ khánh thành đài Chương Hoa mới xây xong. Sở Linh vương tặng Chiêu công cái cung quý, sau đó lại hối tiếc. Vỉ Khải Chương biết ý vua Sở bèn đến gặp Lỗ Chiêu công, phân tích lợi hại rằng chiếc cung đó vốn vua các nước Tấn, Tề và Việt đều muốn có, nếu nước Lỗ được cung thì sắp phải giao chiến với 3 nước kia. Lỗ Chiêu công bèn trả lại chiếc cung. Năm 532 TCN, Lỗ Chiêu công đem quân đánh nước Cử, chiếm đất Canh. Năm 530 TCN, Lỗ Chiêu công đi hội chư hầu tại đất nhà Chu. Các chư hầu hoài nghi vai trò bá chủ của nước Tấn vì để cho nước Lỗ chiếm ấp Canh của nước Cử, đề nghị Tấn trị tội Lỗ. Tấn Bình công bèn bắt giữ đại phu nước Lỗ là Quý Tôn Ý Như và sai Thúc Hướng sang nói với Lỗ Chiêu công, đề nghị không dự hội. Lỗ Chiêu công ban đầu không nghe, nhưng sau thấy binh lực quân Tấn rất đông, có vài chục vạn người với 4000 cỗ xe liệu thế không chống nổi nên đành phải nghe theo. Sang năm 529 TCN, Tấn Bình công thả Quý Tôn Ý Như về nước Lỗ. Năm 528 TCN, Tề Cảnh công cùng tướng quốc Án Anh sang nước Lỗ học hỏi về lễ nghi. Năm 522 TCN, Tề Cảnh công mời Chiêu công đến Tề dự tiệc. Năm 520 TCN, nước Lỗ và nước Châu xảy ra đụng độ. Nước Châu xây thành ấp Dực, rồi kéo về qua đất Vũ Thành của nước Lỗ, bị người nước Lỗ tại Vũ Thành ngăn lại, bắt 3 tướng nước Châu. Nước Châu đến tố cáo với Tấn Khoảnh công. Tấn Khoảnh công triệu tập nước Lỗ. Lỗ Chiêu công cử Thúc Tôn Xước sang sứ nước Tấn. Vua Tấn giữ lại để đối chất, rồi giữ sứ giả cả hai bên. Năm 519 TCN, Lỗ Chiêu công bèn thân hành sang nước Tấn xin phân trần, nhưng đi nửa đường bị bệnh phải quay về. Tấn Khoảnh công thấy Lỗ Chiêu công có thành ý, tuy ông chưa sang nước Tấn nhưng vẫn thả cho Thúc Tôn Xước về nước. Mâu thuẫn với Tam Hoàn. Xung đột. Thời vua cha Lỗ Tương công từng lập ra thêm đạo trung quân để gây thêm uy thế cho 3 họ Mạnh, Thúc và Quý. Năm 537 TCN, họ Quý bỏ đạo trung quân nước Lỗ, quay lại chế độ 2 đạo quân như cũ, nguồn phí vốn dùng vào việc nuôi đạo quân này cũng do 3 nhà chia nhau, trong đó họ Quý chiếm 2 phần, mỗi họ kia chiếm 1. Cũng từ đó 3 họ chiếm hết thuế thu trong nước để nuôi dưỡng lực lượng riêng, phần Lỗ Chiêu công chỉ được hưởng những đồ tặng biếu từ 3 nhà. Trước sự lộng hành của các họ quý tộc Quý, Thúc và Mạnh (tức Tam Hoàn – 3 chi con cháu Lỗ Hoàn công), Lỗ Chiêu công rất bất bình, muốn đánh dẹp họ để khôi phục quyền lực. Năm 517 TCN, Lỗ Chiêu công mang quân đánh họ Quý. Quân Chiêu công giết tướng của họ Quý là Công Chi rồi tiến vào thành. Quý Bình tử chạy lên đài xin với Chiêu công cho hoãn binh, cùng ra sông Nghi để xét tội trạng mình. Lỗ Chiêu công không cho. Quý Bình Tử lại thương lượng xin chịu tù và xin đi lưu vong sang nước khác. Tử Gia khuyên Chiêu công nên mở đường sống cho họ Quý nhưng ông không nghe. Trong khi vây hãm họ Quý, Chiêu công sai Hậu Chiêu Bá sang gặp họ Mạnh yêu cầu xuất công cùng đánh họ Quý. Quý Bình Tử cũng phái người tới cầu cứu họ Mạnh. Mạnh Ý tử bàn bạc trong nội tộc, rồi quyết định giúp họ Quý, bèn giết Hậu Chiêu Bá và mang quân đánh Lỗ Chiêu công. Cùng lúc, họ Thúc cũng mang quân tới giúp họ Quý. Lỗ Chiêu công không chống nổi, bị thua trận, phải bỏ chạy sang nước Tề. Lưu vong. Ông đến Dã Tỉnh đợi Tề Cảnh công. Tề Cảnh công thân hành tới gặp, đề nghị cấp cho ông 25000 hộ dân và đất đai để định cư ở Tề. Lỗ Chiêu công toan đồng ý thì đại thần Tử Gia Tử khuyên ông không nên bỏ nước Lỗ. Ông đành nghe theo, từ chối Tề Cảnh công. Cuối năm đó (đầu năm 517 TCN), Tề Cảnh công mang quân đánh nước Lỗ, chiếm ấp Vận rồi cho Lỗ Chiêu công ở đó. Sau đó vua Tề còn định tấn công vào kinh thành nước Lỗ để khôi phục ngôi vua cho Chiêu công, nhưng 3 họ Tam Hoàn đã mua chuộc các tướng nước Tề nên các tướng Tề đều không muốn hết sức đánh Lỗ. Do đó Tề Cảnh công không thực hiện được ý định, Lỗ Chiêu công phải ở lại đất Vận. Trong những năm Lỗ Chiêu công lưu vong, 3 họ Quý, Mạnh, Thúc điều hành chính sự. Năm 513 TCN, họ Quý cho người sang đất Vận dụ dân phản lại Lỗ Chiêu công. Người đất Vận nghe theo họ Quý, Chiêu công phải chạy sang Càn Hầu. Thấy Tề không thể giúp mình, Lỗ Chiêu công sang nước Tấn, cầu cứu vua Tấn. Nhưng lúc đó chính sự nước Tấn cũng đã lọt vào tay Lục khanh. Sáu họ thượng khanh cũng nhận quà biếu của Tam Hoàn, không ra sức đánh nước Lỗ. Vua Tấn bất lực không thể điều quân trợ giúp ông. Qua đời. Năm 510 TCN, Lỗ Chiêu công đau nặng, mới sai đem lễ vật đến tặng các họ đại phu ở trong nước để được xin về, nhưng họ đều không nhận. Bởi vậy Chiêu công mất ở đất Can Hầu, thọ 51 tuổi. Ông làm vua được 25 năm thì phải đi lưu vong ở nước ngoài 7 năm (ở đất Vận 4 năm, ở đất Can Hầu 3 năm). Mùa hạ năm 509 TCN, thi hài Lỗ Chiêu công được đưa từ đất Can Hầu về nước Lỗ an táng. Trong suốt 7 năm Lỗ Chiêu công lưu vong, Tam Hoàn không lập vua khác, nên các sách sử vẫn chép niên đại trị vì của ông tới tận năm ông mất (510 TCN). Sau đó Tam Hoàn mới phế bỏ Thế tử Diễn mà lập em nhà vua là công tử Tống lên nối ngôi, tức là Lỗ Định công. Lỗ Định công chính thức lên ngôi sau khi làm lễ an táng Lỗ Chiêu công. Đánh giá. Ông bị sử gia Lý Liêm phê bình như sau Sử Mặc cho rằng họa loạn Ý Như ở nước Lỗ là một tiền đề để về sau ba nhà đại phu học theo mà phân chia nước Tấn.
1
null
Bò bảy món là thịt bò dọn thành bảy món trong ẩm thực Việt Nam, thường có tại Sài Gòn. Lịch sử. Lối làm bảy món thịt bò tương truyền xuất phát ở trong Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20. Lối nấu thịt bò này sau thịnh hành ở Sài Gòn ở một số tiệm ăn, trong đó có tiệm Au Pagolac, trước tiên ở Tân Hiệp (Tiền Giang), sau lên Gò Vấp và Sài Gòn. Bảy món. Bảy món truyền thống là: Tuy nhiên bảy món ở những nơi khác cũng thay đổi món và thứ tự, như gỏi bò, bò tái chanh, bò nướng sả, bò nướng vỉ, bò lụi. Ăn kèm với một số món là bánh tráng dùng để cuốn phần thịt ăn với rau sống, rau thơm cùng các gia vị như đồ chua, chuối chát, khế xanh, gừng già, chấm nước mắm hay đúng ra là chấm mắm nêm pha với khóm. Lối làm bảy món thịt bò sau năm 1975 cũng đã ra nước ngoài. Những nhà hàng dọn bò bảy món có mặt ở Mỹ, Canada, Úc, Pháp.
1
null
Đại bàng Bateleur, tên khoa học Terathopius ecaudatus, là một loài đại bàng cỡ trung bình thuộc chi Tarathopius, phân họ Circaetinae và nó cũng là thành viên duy nhất của chi này. Loài đại bàng này được cho là hình mẫu của đá chạm khắc chim Zimbabwe, biểu tượng của Zimbabwe. Do mất môi trường sống, cùng việc ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu khiến loài đại bàng này đã bị đặt ở mức gần bị đe dọa của sách đỏ IUCN Phân bố. Đại bàng Bateleur phân bố trên một khu vực rộng tới 28 triệu km², chủ yếu ở vùng thảo nguyên cận Sahara, châu Phi và một số ít sống ở bán đảo Ả Rập. Ước tính hiện nay có khoảng 10.000 - 100.000 cá thể. Đại bàng bateleur thường sống trong hoang mạc, thảo nguyên, đồng bằng ven biển và bán sa mạc. Chúng không sống trong khu vực rừng thấp hoặc vùng đất ngập nước, nhưng có thể được nhìn thấy trong những khu vực này khi tìm kiếm thức ăn. Chúng được tìm thấy ở các khu vực có độ cao từ 0-4,500 m trên mực nước biển, nhưng thường xuyên dưới 3.000 m. Miêu tả. Đại bàng Bateleur trưởng thành có chiều cao khoảng 55 – 70 cm, sải cánh là 175 – 187 cm, nặng khoảng 1,8-2,9 kg. Đây là một loài đại bàng có khá nhiều màu sắc khác nhau và có một cái đuôi ngắn. Cá thể đực có màu đen đặc trưng, hai cánh và vai màu xám, gáy và đuôi màu hạt dẻ còn mặt, mỏ và chân của chúng lại có màu đỏ. Còn cá thể cái thì có màu xám nhiều hơn so với màu lông đen chủ yếu của con đực. Con non có bộ lông màu nâu đỏ trên đầu và phần dưới, còn phần lưng là màu nâu sẫm. Bàn chân có màu hồng nhạt, mặt màu xám xanh và đôi mắt màu nâu. Đại bàng dành phần lớn thời gian trong ngày để bay, chúng có thể bay 320 km mỗi ngày với tốc độ lên đến 80 km/h). Thức ăn. Đại bàng Bateleur là loài ăn cả xác chết và động vật sống. Con mồi sống là loài động vật nhỏ như thỏ rừng, nhím chuột, động vật gặm nhấm (bao gồm chuột nhắt, chuột cống, sóc), chim (như chim bồ câu, chim mỏ sừng, và thậm chí cả chim ăn thịt khác), các loài bò sát (cả thằn lằn và rắn, thậm chí rắn độc), ếch nhái, côn trùng và cá. Trong khi ăn, chúng tiết ra dịch muối dạng chất lỏng để hỗ trợ khả năng hấp thụ. Đại bàng Bateleur săn tìm con mồi bằng cách bay ở độ cao thấp, khoảng 50 mét so với mặt đất. Thời gian bay tìm mồi khoảng 8-9 giờ mỗi ngày trong một phạm vi lên đến 200 km². Chúng cũng tìm kiếm xác chết trong khi bay, kể cả những động vật bị chết bởi giao thông. Chúng được biết cũng tìm đến các đám cháy và bắt các con mồi bị chết cháy hoặc đang cố gắng trốn thoát. Sinh sản. Đại bàng Bateleur có lối sống một vợ một chồng. Cả chim trống và mái cùng xây tổ, thường là trên một cây cao, và nơi này được tái sử dụng trong nhiều năm. Tổ chim có đường kính rộng 45–100 cm và sâu 25–100 cm, thường được xây trên một nhánh cây có tán lá bên trên, cách 7-25 mét so với mặt đất. Con cái đẻ một quả trứng duy nhất màu trắng phấn vào mùa khô, và trứng được ấp bởi cả chim bố lẫn chim mẹ (chủ yếu là chim mẹ) trong 52-59 ngày. Chim bố mẹ cũng thay phiên nhau chăm sóc và bảo vệ con cái. Chim non hoàn toàn độc lập và có thể rời tổ khi được 4 tháng tuổi. Thời gian nuôi con non từ 93-194 ngày. Chúng trưởng thành đầy đủ sau 5-6 năm.
1
null
Drosera regia là một loài cây ăn thịt trong chi "Drosera" trong họ Gọng vó và là loài đặc hữu của một thung lũng duy nhất ở Nam Phi. Danh pháp của chi "Drosera" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "droseros", có nghĩa là "sương bao phủ". Danh pháp cụ thể "regia" có nguồn gốc từ tiếng Latin nghĩa là "hoàng gia", một tham chiếu đến "bề ngoài nổi bật" của loài cây này. Các lá riêng biệt thể đạt chiều dài đến 70 cm. Nó có các đặc điểm bất thường của sinh vật cổ còn sót lạị mà không tìm thấy trong hầu hết các loài "Drosera" khác, bao gồm các thân rễ mộc, phấn hoa nắp mang cá (operculate), và thiếu sự sắp xếp lá trong chồi hình thoa trong sự tăng trưởng cán hoa. Tất cả những yếu tố này, kết hợp với các dữ liệu phân tử từ phân tích phát sinh loài, đóng góp vào các bằng chứng cho thấy "D. regia" sở hữu một số các đặc tính cổ xưa nhất trong chi. Một số trong số các đặc điểm này được chia sẻ với loài có quan hệ gần ("Dionaea muscipula"), trong đó cho thấy một mối quan hệ tiến hóa gần gũi. Các lá có tua phủ có thể bắt những con mồi lớn, chẳng hạn như bọ cánh cứng, sâu bướm và bướm. Các xúc tu của tất cả các loài "Drosera" chuyên tuyến rình rập trên bề mặt trên của lá tạo rat chất nhầy dính. Các lá được coi là giấy bẫy ruồi hoạt động phản ứng với con mồi bị bắt bằng cách uốn cong để bao quanh nạn nhân. Trong môi trường sống fynbos bản địa của nó, loài này cạnh tranh cho không gian cỏ và cây bụi thường xanh thấp có nguồn gốc đầm lầy.
1
null
Lỗ Định công (chữ Hán: 魯昭公 trị vì 509 TCN-495 TCN), tên thật là Cơ Tống (姬宋), là vị vua thứ 26 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong Lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi. Theo Sử kí-Lỗ Chu công thế gia, Cơ Tống là con trai nhỏ của Lỗ Tương công, vua thứ 23 của nước Lỗ, em của Lỗ Dã - vị vua thứ 24 của nước Lỗ và Lỗ Chiêu công - vị vua thứ 25 của nước Lỗ. Năm 517 TCN, vua anh Lỗ Chiêu công mâu thuẫn với họ Quý, bị Quý tôn Ý Như đuổi sang nước Tề và sống lưu vong. Năm 510 TCN, Lỗ Chiêu công mất ở Tề. Sau khi đưa thi hài vua anh về an táng tại nước Lỗ, đến ngày Mậu Thìn tháng 6 năm 509 TCN, Cơ Tống lên nối ngôi, tức là Lỗ Định công. Trị vì. Trước sự lộng hành của Tam Hoàn từ nhiều đời trước, cả sự nghiệp của Lỗ Định công ngoài quan hệ với chư hầu là việc chống lại Tam Hoàn. Để thực hiện việc này ông đã dựa vào những người chống Tam Hoàn là Dương Hổ và Khổng Tử. Dương Hổ. Năm 506 TCN, Sái Chiêu hầu bị lệnh doãn nước Sở là Nang Ngõa hối lộ không được, bị giữ lại 3 năm. Sau khi về nước, Sái Chiêu hầu gửi con tin cho Tấn Định công, xin Tấn giúp đánh Sở. Lỗ Định công theo sự triệu tập của vua Tấn, cùng các nước Tấn, Tề, Lỗ, Tống, Vệ, Trịnh, Trần, Cử, Chu, Đằng, Đốn, Tiết, Hồ, Kỷ, Tiểu Châu để bàn đánh Sở để giúp Sái nhưng Đại phu nước Tấn là Tuân Dần lại đòi nước Sái hối lộ nhưng không được bèn bãi binh rút về. Từ đó nước Tấn mất tín nhiệm của nước bá chủ với chư hầu. Năm 505 TCN, nước Sái bị đói kém, Lỗ Định công sai người chở gạo đến cứu đói cho nước Sái. Tháng 6 năm 505 TCN, Quý tôn Ý Như (Quý Bình tử) chết, con là Quý tôn Tư lên thay, tức Quý Hoàn tử. Gia thần họ Quý là Dương Hổ làm binh biến, bắt giam Quý Hoàn Tử và Công Phủ Văn Bá, đuổi Trọng Lương Hoài, đoạt quyền họ Quý. Tháng 2 năm 504 TCN, vì nước Trịnh đánh đất Tư Mi thuộc nhà Chu, Lỗ Định công theo lệnh nước Tấn, sai Dương Hổ đem quân đánh Trịnh, chiếm được đất Khuông. Trên đường rút quân, Dương Hổ không hỏi xin Vệ Linh công, tự ý đóng quân ở Đông Môn thuộc nước Vệ. Vệ Linh công sai Di Tử Hà đuổi đánh, sau nhờ có đại phu Công thúc Văn tử can ngăn, vua Vệ mới lui quân. Sau đó Dương Hổ cùng các quý tộc Quý, Mạnh, Thúc giảng hòa. Dương Hổ cùng Lỗ Định công và Tam Hoàn thề với nhau ở trước nền Chu xã, sau đó lại cùng thề với dân chúng ở Bạc xã. Các bên thỏa ước chia sẻ quyền lực, cùng hòa hiếu. Mùa xuân năm 502 TCN, Lỗ Định công đem quân đánh nước Tề. Mùa hạ năm đó, Tề Cảnh công cũng đem quân đánh vào đất Tây Bỉ của Lỗ. Tướng Quốc Hạ nước Tề đánh vào biên giới phía tây nước Lỗ. Họ Quý, họ Mạnh cùng Dương Hổ mang quân ra đánh quân Tề. Quân Tề đặt phục binh đợi quân Lỗ. Dương Hổ sắp ra trận thì nghe lời thủ hạ Thiêm Di, hạ lệnh rút lui không giao chiến. Do đó quân Lỗ tránh được một trận thua. Sau đó Lỗ Định công bèn cùng nước Tấn hội chư hầu ở đất Ngõa. Cùng năm đó, Khổng Tử trở về Lỗ, được Lỗ Định công trọng dụng, giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Năm 502 TCN, Dương Hổ muốn diệt trừ Tam Hoàn, hợp mưu với gia thần họ Thúc là Công Sơn Bất Nhữu cùng nhau giết ba đại phu Tam Hoàn, định sẽ lập Thúc tôn Triếp lên thay họ Thúc, Quý Ngụ thay họ Quý còn mình thì thay họ Mạnh. Gia thần họ Mạnh là Công Liễm Xử Phụ biết mưu của Dương Hổ, nói với Mạnh tôn Vô Kị (Mạnh Ý tử) nên phòng bị. Mạnh tôn Vô Kị mộ ba trăm tráng sĩ, giả làm gia nô để đề phòng. Dương Hổ đưa Quý tôn Tư lên xe đi tế và định giết chết. Quý tôn Tư nhờ người lái xe là Lâm Sở nên trốn thoát sang họ Mạnh. Mạnh tôn Vô Kị đã đề phòng, sai quân ra đánh giết Dương Việt. Dương Hổ trở về, bắt Lỗ Định công và Thúc tôn Vũ thúc sang đánh họ Mạnh. Công Liễm Xử Phụ đem quân từ đất Thành ra cứu họ Mạnh, Dương Hổ thất bại, trốn sang nước Tề rồi lại sang nước Tấn. Khổng Tử. Từ khi Khổng Tử đến, nước Lỗ nhanh chóng cường thịnh làm Tề Cảnh công rất lo ngại. Năm 501 TCN, Tề Cảnh công mời Lỗ Định công đến hội ở Giáp Cốc, tướng Tề là Lê Di hiến kế đặt phục binh trấn áp Lỗ Định công. Khổng Tử cũng đem quân mai phục sẵn. Khi ra hội, vua Tề định trấn áp ông nhưng Khổng Tử sai phục binh lên trước khiến vua Tề không làm gì được. Tề Cảnh công sau đó phải đem trả ruộng Quy Âm, Hoan Điền, Vấn Dương đã chiếm khi trước cho nước Lỗ. Khổng Tử chủ trương giúp Lỗ Định công chấn hưng quyền lực, bèn sai học trò là Trọng Do bỏ ấp đô của 3 họ quý tộc Mạnh, Thúc, Quý. Năm 498 TCN, Trọng Do làm chức Tể cho họ Quý, theo lệnh của Lỗ Định công, phá bỏ thành Hậu. Sau đó họ Quý nghe lời Trọng Do định phá tiếp ấp Phí. Quan tể ấp Phí là Công Sơn Phất Nữu không chịu phá thành, bèn mang quân tấn công Lỗ Định công, vây kinh đô nước Lỗ. Khổng Tử đang làm chức Tư khấu, ra lệnh cho Thân Câu Tu và Nhạc Khẩn mang quân xuống đài chống lại quân Phí. Công Sơn Phất Nữu thua trận bỏ chạy, quân Lỗ truy kích đánh bại một trận nữa ở Cô Miệt. Công Sơn Phất Nữu phải bỏ chạy sang nước Tề. Lỗ Định công bèn phá ấp Phí. Cuối năm đó Lỗ Định công lại mang quân đánh ấp Thành của họ Mạnh, vây một thời gian nhưng không hạ được. Năm 495 TCN, Lỗ Định công qua đời. Ông ở ngôi 15 năm. Con ông là Cơ Tương nối ngôi, tức Lỗ Ai công.
1
null
Trần Trinh Trạch (chữ Hán: 陳貞澤; 25 tháng 08, 1872-28 tháng 10, 1942) hay thường gọi là Hội đồng Trạch, nguyên là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam kỳ (Conseil Privé), nguyên chánh hội trưởng và đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam - ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành . Ông được coi là một trong "Tứ đại Phú hộ" của Sài Gòn. Tiểu sử. Trần Trinh Trạch gốc người Minh Hương (Triều Châu), sinh ra trong gia đình nghèo từ miệt Biên Hòa, Đồng Nai trôi dạt về Bạc Liêu khai khẩn đất hoang. Khi mới 12-13 tuổi, ông phải đi làm mướn cho một điền chủ nhập quốc tịch Pháp . Theo lệ thực dân thời ấy, lẽ ra con của gia đình đó phải học tiếng Pháp, nhưng cậu chủ lại lười không chịu đi học, cho nên họ nhờ ông Trạch đi học thế. Cũng chính nhờ vậy ông biết tiếng Pháp, để sau này ông đi làm viên chức cho tòa hành chính tỉnh Bạc Liêu. Nhờ vốn kiến thức, hiểu biết rõ về luật pháp đất đai, cộng với vốn liếng cha vợ giúp đỡ, ông tích tụ ruộng đất bằng cách thu mua đất đai của những địa chủ thất cơ lỡ vận . Từ ruộng đất, ông mở mang sang lĩnh vực làm muối và trở thành nhà cung cấp chi phối muối cho cả Nam Kỳ, nhờ đó ông đã phất lên nhanh, được xếp vào hàng "đại phú" bậc nhất miền Nam. Gia đình. Năm 1895, trong thời gian làm thư ký điền địa ở tòa bố (tòa hành chánh) tỉnh Bạc Liêu, ông cưới Bà Phan Thị Muồi (1873-1947) là con gái thứ tư của bá hộ Bì (Phan Hộ Biết), người có đất ruộng nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu, nổi danh là vua lúa gạo Nam Kỳ.. Bá hộ Bì cho vợ chồng ông một sở đất ở riêng. Thầy ký Trạch thôi làm công chức, chuyển sang làm điền chủ. Ngoài ra, đất ruộng bá hộ Bì tách bộ (địa bạ) chia cho các con đều lần lượt lọt vào tay chàng rể thứ tư vì các con và rể khác của ông Bì mê cờ bạc, lần lượt đem cầm cố cho ông Trạch, không chuộc được, đành mất luôn. Trần Trinh Trạch có bảy người con (ba trai, bốn gái). Người con trai thứ ba của ông là Công tử Bạc Liêu. Đây là người mà ông kỳ vọng nhất, nhưng lại là một cậu ấm ăn chơi khét tiếng cả Nam Kỳ.. Ba người con trai ông Trạch sẵn gia sản kếch sù của cha, đều mặc sức phung phá tiền của. Trái lại, vợ chồng hội đồng Trạch sống rất chuẩn mực, cần kiệm. Trần Trinh Trạch sống chí thú làm giàu và chung thủy với vợ, không phải là hạng người bướm ong, trăng gió . Qua đời. Ngày 28 tháng 10, năm 1942, đến cuối đời, sau khi mừng thọ tuổi thứ 70 được hơn 2 tháng, ông Trạch nói với cậu Huy đưa xuống Sài Gòn đổi gió, dối già. Thấy cha muốn đi nghỉ ngơi, cậu Huy đã đồng ý đưa ba đi. Xuống Sài Gòn, cậu bắt đầu cho cha đi du lịch. Theo dự kiến sẽ đi tham quan sở thú, đi lên tòa nhà Majetic cao nhất Sài Gòn để ngắm thành phố rồi đi tắm biển Long Hải, Vũng Tàu, đi lên nghỉ ngơi ở thành phố sương mù Đà Lạt. Tuy nhiên, sau khi đi biển Long Hải về, vì tắm biển lâu nên ông Trạch bị cảm lạnh. Cậu ba Huy đã mời bác sĩ về nhà nhưng cảm lạnh bị biến chứng sâu, do tuổi cao, sức đề kháng kém nên ông Hội đồng Trạch đã tắt thở ở Sài Gòn. Cậu Huy sợ anh chị em, gia tộc trách mắng vì cái chết bất đắc kỳ tử của ông Hội đồng nên đã lái xe đưa ông Trạch về Bạc Liêu ngay trong đêm hôm đó. Quãng đưỡng 300 km từ Sài Gòn về Bạc Liêu cậu Huy chèn gối đặt ông Trạch ngồi ngay ngắn, không ai biết ông đã chết. Chỉ đến khi về đến dinh thự, mọi chuyện rối ren, người ta mới hay ông Trạch đã qua đời. Linh cữu ông Trạch quàn ở dinh thự của ông bên sông Bạc Liêu (xây năm 1919 - nay là khách sạn Bạc Liêu) Đám tang của ông Hội đồng Trần Trinh Trạch do cậu ba Huy làm trưởng ban. Cậu ba thuê hẳn một nhiếp ảnh gia có tiếng ở Bạc Liêu chịu trách nhiệm chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc đám tang từ đầu đến cuối, từ nhà lớn đến nghĩa trang gia tộc ở Cái Dày. Áo quan của ông Hội đồng bằng cây huỳnh đàn là thứ gỗ thượng hảo hạng lúc bấy giờ. Đám tang có dàn nhạc Ta, Tiêu, Miên khiến không khí không còn trầm uất như các gia đình khác. Họ đã xuất rất nhiều tiền để làm cỗ thiết đãi người đến viếng trong suốt 7 ngày, 7 đêm. Bạt căng ra tận bờ sông. Khách đến viếng sẽ được gia nhân dọn cỗ bàn đàng hoàng. Đám tang ông Hội đồng còn có rất nhiều ăn mày từ các tỉnh lân cận đi về. Họ có cơ hội ăn uống ngon miệng ngày 2 bữa. Với những người dân Bạc Liêu, đám tang của cha công tử Bạc Liêu có đến mấy ngàn người đưa tiễn. Khi xe tang đã đến nghĩa trang gia tộc cách thành phố 5 km nhưng đoàn người từ thị xã Bạc Liêu lúc đó vẫn nối dài nhau. Gia sản. Ngoài hai dãy phố lầu ở Bạc Liêu và một dãy phố lầu ở đường La Grandière ở Sài Gòn (sau là đường Gia Long, nay là đường Lý Tự Trọng). Tương truyền, bấy giờ toàn tỉnh Bạc Liêu (gồm bốn quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là tài sản ông Trạch. Ông Trạch còn làm chủ 74 sở điền, 110.000ha đất trồng lúa, thu dụng khoảng 90 từng khạo để thay mặt ông đi thu tô tức (Do đất đai mênh mông, không bị chia khoảnh vụn vặt nên Công tử Bạc Liêu (con thứ ba của ông Trạch) có thể dùng ca-nô đi thăm ruộng).. Năm 1927, Trần Trinh Trạch làm chánh hội trưởng của Ngân hàng Việt Nam, đây là ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều hành, trụ sở đặt tại Sài Gòn (Ông Trần Trinh Trạch làm chánh hội trưởng - tương đương với chức chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng ngày nay, Ông Huỳnh Đình Khiêm, nghiệp chủ ở Gò Công, làm hội trưởng danh dự. Ông Nguyễn Tân Văn, nghị viên Hội đồng Thành phố làm phó hội trưởng. Ông Nguyễn Văn Của, chủ nhà in, làm quản lý- tương đương chức Giám đốc ngân hàng ngày nay) . Ông được coi là một trong "Tứ đại Phú hộ"của đất Sài Gòn, với câu nói truyền miệng trong dân gian: "nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Trạch". "(Tứ Trạch: tức Trần Trinh Trạch, được xếp thứ tư trong số 4 người giàu có ở Sài Thành)".
1
null
Cây bẫy kẹp (danh pháp hai phần: "Dionaea muscipula") là một loài thực vật ăn thịt, sống bản địa tại vùng đất ngập nước cận nhiệt đới miền Đông nước Mỹ ở bang North Carolina và South Carolina. Loài cây này bắt con mồi của mình—chủ yếu là côn trùng và nhện—bằng một cấu trúc dạng bẫy kẹp được tạo thành bởi phần ngọn của mỗi chiếc lá, được kích hoạt bằng những sợi lông nhỏ nằm ở mặt trong của bẫy. Khi côn trùng hoặc nhện bò vào trong bẫy và chạm vào sợi lông, bẫy sẽ sẵn sàng để đóng, và đóng lại chỉ khi con mồi chạm vào lông một lần nữa trong vòng xấp xỉ 20 giây từ lần tiếp xúc đầu tiên. Kể từ khi con mồi kích hoạt bẫy cho đến khi đóng lại chỉ mất một phần mười giây. Những yếu tố thứ cấp trong cơ chế này đóng vai trò như một biện pháp chống lãng phí năng lượng khi bẫy các con mồi không đủ giá trị dinh dưỡng, và cây chỉ bắt đầu quá trình tiêu hóa sau khi có thêm ít nhất năm kích thích nữa để chắc chắn rằng đã bắt được một con mồi còn sống đáng để tiêu hóa. "Dionaea" là một chi đơn hình và có quan hệ gần với rong ăn thịt ("Aldrovanda vesiculosa") và gọng vó ("Drosera"), tất cả đều thuộc họ Gọng vó ("Droseraceae"). Dù được trồng khá phổ biến cho mục đích thương mại, số lượng cây bẫy kẹp đang giảm nhanh chóng tại môi trường sinh sống bản địa của nó. Tên gọi. Tên thường gọi của cây trong tiếng Anh có nguồn gốc từ Venus, nữ thần tình yêu của La Mã. Tên chi, "Dionaea" ("con gái của Dione"), ám chỉ nữ thần Hy Lạp Aphrodite, trong khi tên loài, "muscipula" trong tiếng Latin có nghĩa là "bẫy chuột" hoặc "bẫy ruồi". Từ "muscipula" ("bẫy chuột") trong tiếng Latinh có nguồn gốc từ "mus" ("chuột") và "decipula" ("bẫy"), trong khi đó từ đồng âm "muscipula" ("bẫy ruồi") có nguồn gốc từ "musca" ("ruồi") và "decipula" ("bẫy"). Trong lịch sử, loài cây này được biết đến với thuật ngữ lóng "tipitiwitchet" hoặc "twitchet tippity", có thể là một sự đối chiếu tương đồng giữa cây và cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới. Nó giống với thuật ngữ tippet-de-witchet có nguồn gốc từ tippet và witchet (thuật ngữ cổ xưa của âm hộ). Ngược lại, nhà thực vật học người Anh John Ellis, người đặt tên khoa học cho loài cây này vào năm 1768, viết rằng cái tên tippitywichit là một từ bản địa từ hoặc Cherokee hoặc Catawba. Tên loài cây theo "Handbook of American Indians" có nguồn gốc từ một từ "titipiwitshik" ("chúng (lá cây) cuốn xung quanh") trong tiếng Renape . Khám phá. Ngày 2 tháng 4 năm 1759, thống đốc thuộc địa North Carolina, Arthur Dobbs, viết bản mô tả đầu tiên của cây bắt mồi trong một bức thư gửi nhà thực vật học người Anh Peter Collinson. Trong thư ông viết: "Chúng ta có một loài cây bắt ruồi nhạy cảm đóng chặt lại khi bất kỳ thứ gì chạm vào. Loài cây này mọc ở Vĩ độ 34 nhưng không có ở 35. Ta sẽ cố lưu lại hạt giống của nó ở đây." Một năm sau, Dobbs mô tả chi tiết hơn trong một bức thư khác gửi Collinson ghi Brunswick, ngày 24 tháng 1 năm 1760. Đây là bản lưu trữ chi tiết đầu tiên của người Châu Âu. Bản mô tả này có từ trước khi John Ellis gửi thư cho "The London Magazine" vào ngày 1 tháng 9 năm 1768, và Carl Linnaeus vào ngày 23 tháng 9 năm 1768, trong thư ông mô tả loài cây và đề xuất tên tiếng Anh "Venus's Flytrap" và tên khoa học "Dionaea muscipula". Ăn thịt. Chọn lọc con mồi. Hầu hết các cây ăn thịt có chọn lọc con mồi cụ thể, dựa trên việc con mồi nào có sẵn và loại bẫy được sử dụng bởi loài đó. Với cây bẫy kẹp, con mồi giới hạn trong bọ cánh cứng, nhện và những động vật chân đốt bò khác. Chế độ ăn uống của "Dionaea" là 33% kiến, 30% nhện, 10% bọ cánh cứng, và 10% châu chấu, có ít hơn 5% các loài côn trùng bay. Từ việc "Dionaea" phát triển từ một hình thái tổ tiên của chi Gọng vó ("Drosera") (loài cây ăn thịt có sử dụng bẫy dính thay vì dùng bẫy sập) lý do phân nhánh tiến hóa trở nên rõ ràng. Trong khi chi Gọng vó tiêu thụ côn trùng nhỏ biết bay, "Dionaea" tiêu thụ côn trùng lớn hơn bò trên mặt đất. "Dionaea" có thể trích xuất nhiều chất dinh dưỡng hơn từ những con bọ lớn hơn. Điều này cho phép "Dionaea" có lợi thế tiến hóa hơn hình thái bẫy dính tổ tiên của chúng. Cơ chế bắt mồi. Cây bẫy mồi là một trong những loài cây có khả năng chuyển động nhanh, như xấu hổ, thóc lép động, gọng vó và nhĩ cán.
1
null
Mỡ chài là tấm màng mỡ mỏng phủ trong khoang bụng chung quanh dạ dày của một số động vật như bò, cừu, heo. Mỡ chài được dùng trong ngành ẩm thực chế biến các món xúc xích hoặc patê. Ẩm thực Việt Nam thì hay dùng mỡ chài cuốn ngoài thịt cá (kể cả nghêu, cua, lươn v.v.) trước khi nướng để giữ không bị khô. Tiệc bò bảy món phải kể món "bò nướng mỡ chài".
1
null
Tạ Đức Trí (sinh 1973), tên tiếng Anh thông dụng là Tri Ta, là thị trưởng của thành phố Westminster, California. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu làm thị trưởng một thành phố tại Hoa Kỳ sau khi ông thắng cử trong cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 11 năm 2012. Trước khi đắc cử thị trưởng, ông đã từng được bầu làm nghị viên hội đồng thành phố Westminster trong năm 2006 và 2010, và là phó thị trưởng của thành phố này kể từ năm 2008. Tiểu sử. Tạ Đức Trí sinh tại Sài Gòn. Theo ông kể, cha ông từng viết sách chống cộng sản cho nên bị bắt học tập cải tạo sau năm 1975, và mãi đến năm 1992 mới được cho phép xuất cảnh. Ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1992, khi ông 19 tuổi. Ông nhanh chóng học tiếng Anh và nhập học môn khoa học máy tính tại Đại học Tiểu bang California tại Los Angeles (Cal State LA). Tuy nhiên, ông đổi ý và chuyển hướng đến ngành khoa học chính trị, tốt nghiệp năm 1997 rồi làm việc cho dân biểu tiểu bang Jim Morrissey. Từ năm 2006, ông là chủ bút của tờ nguyệt san "Viet Salon", một tờ chuyên ngành nails. Hoạt động chính trị. Hoạt động cộng đồng. Tạ Đức Trí có hơn 15 năm hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại miền Nam California. Ông gia nhập Tổng hội Sinh viên Miền Nam California năm 1998 và làm biên tập viên của báo "Non Sông", tiếng nói của hội. Năm 2002, ông đắc cử vào Ban Đại diện Cộng đồng Miền Nam California và được đề cử vào chức vụ chủ tịch chấp hành trong 3 năm. Hội đồng thành phố. Năm 2006, ông ứng cử vào hội đồng thành phố Westminster vào năm 2006 và đắc cử với 5.929 phiếu.. Năm 2008, ông được chọn làm phó thị trưởng và phục vụ dưới cương vị này đến năm 2012. Cùng năm này, thành phố Westminster, với hơn 90.000 dân, trở thành thành phố Hoa Kỳ đầu tiên có đa số đại biểu hội đồng thành phố là người Việt. Năm 2010, ông tái thắng cử với 7.964 phiếu, đứng đầu số phiếu trong các ứng cử viên. Thị trưởng. Ông ứng cử thị trưởng thành phố Westminster sau khi thị trưởng đương nhiệm Margie Rice tuyên bố về hưu. Ông đối đầu với 4 đối thủ khác, gồm có Al Hamade, Penny Loomer, Hà Minh Mạch, và Tamara Sue Pennington. Ông được xem là người dẫn đầu vì ông nhận sự ủng hộ của Margie Rice và các đối thủ của ông thiếu kinh nghiệm. Ông là đảng viên đảng Cộng hòa, nhưng chức vụ thị trưởng là một chức vụ phi đảng phái. Mặc dù lương thị trưởng thành phố chỉ khoảng $900 mỗi tháng và chức thị trưởng có quyền hạn rất hạn chế, và thành phố đang gặp vấn đề tài chính, việc một người Việt nắm giữ chức này được xem là có ảnh hưởng toàn quốc vì Westminster được xem là trung tâm của người Việt ngoài Việt Nam. Ông vận động dưới cương lĩnh đại diện cho mọi người, không chỉ người gốc Việt, và hứa hẹn sẽ duy trì các truyền thống của thành phố, như việc tưởng niệm Sự kiện 11 tháng 9, ngày Quốc kỳ, lễ thắp cây Nôel hàng năm, và diễn hành Tết Nguyên Đán. Trong cuộc bầu cử, ông nhận được 11.861 phiếu tương đương với 44,6% số phiếu, cao hơn các đối thủ với số phiếu 7.677 (28,8%) cho Penny Loomer, 4.885 (18,4%) cho Al Hamade, 1.191 (4,5%) cho Hà Minh Mạch, và 998 (3,8%) cho Tamara Sue Pennington. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử,và là người gốc Việt thứ hai đảm nhiệm vai trò của thị trưởng của một thành phố tại Hoa Kỳ (trước đó John Trần đã từng làm thị trưởng thành phố Rosemead, California nhưng chức vụ đó không phải do bầu cử mà do các thành viên hội đồng thành phố luân phiên nắm giữ). Ông nhậm chức vào ngày 12 tháng 12. Với việc ông trở thành thị trưởng, ghế hội đồng thành phố của ông trống và thành phố có thể tổ chức một cuộc bầu cử mới hay bổ nhiệm một người khác để thay thế ông. Margie Rice, người mà ông thay thế trong chức vụ thị trưởng, được bổ nhiệm vào chức này. Trong cuộc họp ngày nhậm chức của ông, hội đồng thành phố gia hạn vĩnh viễn việc thiết lập "vùng phi cộng sản" mà thành phố đã đưa ra vào năm 2004 để ngăn chặn các giới chức và phái đoàn của chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi ngang qua thành phố. Cuối năm 2014, ông tiếp tục tranh cử và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với trên 85% số phiếu. Đời sống cá nhân. Ông kết hôn với bà Đoàn Quế Anh, một dược sĩ và có hai con gái là Trí Anh và Trí Mỹ. Ông và vợ dùng chung bút danh "Đức Trí Quế Anh" và đã cùng xuất bản một số tuyển tập thơ, truyện ngắn, và triết học. Ông từng leo lên đỉnh Núi Whitney và có đai đen Taekwondo.
1
null
Ai xuôi vạn lý là bộ phim về đề tài thời hậu chiến của đạo diễn Lê Hoàng, phim được thực hiện năm 1996 do Hãng phim Giải Phóng sản xuất. Đây là một trong những bộ phim điện ảnh được đánh giá là thành công nhất của Lê Hoàng và là một trong những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới Bộ phim có sự tham gia của diễn viên NSƯT Công Ninh (vai Tấn) và Mộc Miên (vai Miên). Đặc biệt, diễn xuất của Công Ninh được đánh giá khá cao, trong hình tượng một anh bộ đội với khuôn mặt khắc khổ và luôn bị ám ảnh bởi quá khứ, nhân vật Tấn đã để nhiều cảm xúc cho người xem. Mặc dù đây là vai chính đầu tiên trong một phim điện ảnh, nhưng Công Ninh đã đoạt giải Bông sen vàng cho "Nam diễn viên xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 . Thành công của bộ phim cũng giúp anh tạo những dấu ấn lớn đầu tiên với khán giả trong nước. Bên cạnh đó, phim cũng quy tụ được dàn diễn viên phụ khá hùng hậu gồm các diễn viên tên tuổi của cả hai miền Nam Bắc như: NSƯT Trịnh Mai, NSƯT Lê Bình, NSƯT Thu An, NSƯT Mỹ Uyên, Nguyễn Hậu, Vân Anh, Hồ Thái... Năm 1997, phim đoạt giải bạc Liên hoan phim quốc tế Bergamo. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 (1999) tổ chức ở Huế, bộ phim đã giành được giải Bông sen bạc. Năm 2012, cùng với 16 bộ phim thuộc đề tài đổi mới, "Ai xuôi vạn lý" được chọn để chiếu mở màn Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 2, tổ chức tại Việt Nam. Nội dung. Chuyện phim bắt đầu từ hình ảnh anh bộ đội Tấn (NSƯT Công Ninh thủ vai) rong ruổi trên một chuyến tàu lửa với hành trình từ Nam ra Bắc. Trên tay anh là chiếc ba lô cũ kỹ, bên trong chứa hài cốt Thái, một người bạn thân đã cùng chiến đấu với anh ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Thái hy sinh trong khi đang băng bó cho Tấn lúc bị thương. Sau ngày giải phóng, Tấn đã tìm về nơi Thái nằm lại, nay đã là một nhà trẻ, tại đây Tấn tìm ra hài cốt của Thái. Trên chuyến tàu tìm về quê Thái để trao lại thi hài anh cho gia đình, vì bị nghi là ba lô chứa hàng buôn lậu nên Tấn bị nhân viên nhà tàu gây khó khăn hoặc thậm chí bị chính những con buôn khinh rẻ. Cũng trong chuyến hành trình này, tinh cờ Tấn gặp lại Miên (Mộc Miên thủ vai), một nữ đồng đội cũng là bạn chiến với Tấn và Thái trong trận đánh ác liệt năm xưa. Miên bây giờ đã là một con buôn, cô tất tả với những chuyến hàng xuôi ngược Nam Bắc. Sau đó, Tấn bị lỡ tàu và Miên là người giữ chiếc ba lô của anh, cô đã cố gắng giữ nó và không cho ai được lấy hoặc mở ra vì cho rằng chỉ có Tấn mới được phép. Về phần Tấn, anh cố gắng đuổi theo chuyến tàu bằng cách thuê một người xe ôm, anh này cũng từng là lính nhưng ở phía bên kia chiến tuyến. Hai người rong ruổi qua nhiều ngày, quá khổ ải mà không thu được kết quả gì, anh xe ôm nản chí và định bỏ cuộc nhưng khi biết chiếc ba lô Tấn tìm chứa hài cốt của một đồng đội, anh ta đã chuyển ý và chở Tấn đi tìm mà không lấy một đồng nào. Về phần Miên, cô vì đi buôn hàng mà bị bắt lại nhưng may mắn thoát được, cũng bị lỡ tàu, cô bắt xe đò để ra Bắc, bên mình vẫn mang theo chiếc ba lô của Tấn để mong trả lại cho anh. Cuối cùng, Tấn gặp lại Miên khi cô đang đi nhờ trên xe của một vị thiếu tướng về hưu. Nhưng trớ trêu thay, chiếc ba lô dựng hài cốt lại bị một cô bộ đội (NSƯT Mỹ Uyên thủ vai) đi K mới về, cũng đi nhờ xe của vị tướng nọ cầm nhầm, cô rời xe đế bắt đò về quê trước khi Tấn đến. Thế là cả Tấn và Miên lại tiếp tục cuộc hành trình đi tìm cô gái cùng chiếc ba lô. Anh xe ôm nản chí lại định bỏ đi, nhưng chính vì một thứ tìm cảm nào đó "Không biết, nhưng chắc không phải vì tiến" đã giữ anh ta lại để tiếp tục cuộc tìm kiếm cùng Tấn và Miên. Cuối cùng, họ cũng tìm được chiếc ba lô cho dù có lúc tưởng chừng như vô vọng. Đặc điểm. Phim hoàn tất năm 1996 và phát hành dưới định dạng phim VISTA 35 mm (VistaVision). Thời lượng phim dài 99 phút với phụ đề tiếng Anh. Ảnh hưởng. Năm 1997, phim đoạt giải bạc Liên hoan phim quốc tế Bergamo. Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 (1999) tổ chức ở Huế, bộ phim đã giành được giải Bông sen bạc. Phim có ảnh hưởng mạnh và được đánh giá cao từ trong nước ra tới quốc tế. Tại Hội nghị điện ảnh VN do Hiệp hội Điện ảnh Nhật Bản tổ chức tại Tokyo và Osaka từ ngày 25 đến 29-9 năm 2006. Ai xuôi vạn lý và Mê Thảo, thời vang bóng của đạo diễn Việt Linh là hai bộ phim điển hình của điện ảnh Việt Nam được mang ra phân tích về sự lãng mạn trong điện ảnh VN cũng như vấn đề đồng điệu giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Đạo diễn Lê Hoàng và Phạm Hoàng Nam được mời trực tiếp tham gia hội nghị. Trước khi diễn ra hội nghị, hai bộ phim cũng đã được chiếu rộng rãi ở một số rạp để phục vụ khán giả Nhật Bản. Từ 4-9 đến 27-9 năm 2008, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (L'Espace) đã giới thiệu chương trình điện ảnh mùa thu với bốn tác phẩm của đạo diễn Lê Hoàng: "Lưỡi dao", "Ai xuôi Vạn Lý", "Chiếc chìa khoá vàng", "Gái nhảy". Bốn tác phẩm này được L'Espace đánh giá là "sự phác hoạ hình ảnh đất nước Việt Nam không ngừng biến đổi trong những năm qua". Năm 2012, cùng với 16 bộ phim thuộc đề tài đổi mới, "Ai xuôi vạn lý" được chọn để chiếu mở màn Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 2, tổ chức tại Việt Nam.
1
null
"Diamonds" là một bài hát được thu âm bởi nữ ca sĩ người Barbados Rihanna, và đồng thời cũng là đĩa đơn đầu tiên từ album phòng thu thứ bảy của cô, "Unapologetic" (2012). Bài hát được sáng tác bởi Sia Furler, Benjamin "Benny Blanco" Levin, Mikkel S. Eriksen, Tor Erik Hermansen và được sản xuất bởi Blanco và đội sản xuất StarGate. "Diamonds" được ra mắt vào ngày 26 tháng 9 năm 2012 trong chương trình chào buổi sáng "Elvis Duran and the Morning Show" và được phát hành kỹ thuật số vào ngày tiếp theo. Hãng ghi âm Def Jam đã gửi bài hát tới đài phát thanh đương đại của Mỹ vào ngày 2 tháng 10 năm 2012. Về phần nhạc, "Diamonds" là một bài hát thuộc thể loại pop ballad với chút ảnh hưởng của nhạc điện tử và soul. Bài hát có chủ đề về những mối quan hệ không lành mạnh, một chủ đề đã từng xuất hiện trong nhiều đĩa đơn trước đó của Rihanna. "Diamonds" nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình, một số người khen ngợi định hướng âm nhạc mới mẻ của Rihanna, trong khi một số người khác lại chỉ trích về việc sản xuất bài hát. "Diamonds" đã giành được ngôi vị quán quân trên bảng xếp hạng của mười tám quốc gia, trong đó có Anh, Áo, Canada, Đức, Na Uy, Pháp và Phần Lan, đồng thời cũng lọt được vào Top 10 trên bảng xếp hạng của hơn ba mươi quốc gia khác. "Diamonds" cũng đã dẫn đầu bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ, trở thành đã đơn thứ mười hai của cô giành được ngôi vị này, giúp cho cô sánh ngang với Madonna và The Supremes ở vị trí thứ năm trong số những nghệ sĩ đạt được nhiều đĩa đơn quán quân nhất trên bảng xếp hạng này. Thêm vào đó, "Diamonds" cũng đạt được ngôi vị quán quân trên bảng xếp hạng Hot Dance Club Songs và Hot R&B/Hip Hop Songs của Mỹ, và vị trí á quân trên bảng xếp hạng Pop Songs. Video âm nhạc của bài hát được đạo diễn bởi người cộng tác lâu năm của Rihanna, Anthony Mandler, mô tả Rihanna trong bốn yếu tố: đất, không khí, nước và lửa. Trong video có khá nhiều cảnh quay "mơ mộng" và "kì lạ" về Rihanna như cảnh cô nằm một mình giữa một vùng biển sâu, điên cuồng chạy trốn khỏi một chiếc xe trên một tuyến đường cao tốc vắng vẻ, ở trên một sa mạc với một con ngựa đang chạy tự do hay đứng giữa một trận chiến đường phố. Video đã nhận được nhiều ý kiến tích cực từ các nhà phê bình, ca ngợi về các hình ảnh đã được sử dụng trong video. Có nhiều nhận xét cho rằng trong suốt video, cánh tay nhiều hình xăm của người đàn ông mà tay Rihanna nắm lấy trông khá giống với cánh tay của nam ca sĩ Chris Brown. "Diamonds" được quảng bá với các buổi biểu diễn trực tiếp trên cả hai bờ Đại Tây Dương, bao gồm cả trong chương trình "Saturday Night Live" và Victoria's Secret Fashion Show tại Mỹ, đồng thời tại chương trình The X Factor mùa thứ chín tại Anh. Bản phối khí chính thức của "Diamonds", có thêm phần rap của Kanye West, được phát hành ở Mỹ vào ngày 16 tháng 11 năm 2012. Bối cảnh. Sáng tác và sản xuất. Năm 2012, nhạc sĩ và nhà sản xuất người Mỹ Benny Blanco đã bàn bạc với cặp đôi sản xuất người Na Uy StarGate trong phòng thu tại Thành phố New York để tạo ra những sản phẩm mới, trong đó có một bài hát dành cho Rihanna. Stargate từng là nhà sản xuất cho một số đĩa đơn trước đó của Rihanna như "Don't Stop the Music" ("Good Girl Gone Bad", 2007) và "Only Girl (In the World)" ("Loud", 2010). Theo Blanco, họ bước vào phòng thu với ý tưởng về một bài hát mà "Kanye [West] có thể thêm được phần Rap". Họ thực hiện bản thu âm này đầu tiên, dựa theo nhịp điệu của bài hát. Trong một cuộc phỏng vấn với "The New York Times", Mikkel S. Eriksen từ StarGate tiết lộ rằng Blanco đã lấy đi một đoạn hát của anh, thay đổi âm thanh điện tử và làm cho nó "bẩn hơn". Sau đó, anh đã sử dụng âm sắc, cùng với phần mềm âm thanh để tạo ra những dòng nhạc đệm ma quái. Eriksen cũng miêu tả phong cách âm nhạc Blanco là "phi chính thống, anh ta gần như không bao giờ sử dụng keyboard mà toàn đưa những đoạn nhạc mẫu khác vào và thay đổi chúng đến một mức độ hoàn chỉnh của bài hát". Ca sĩ-người viết bài hát người Úc Sia sau đó đã tham gia cùng với họ và sáng tác phần lời cho "Diamonds". Sau khi bài hát được hoàn thành, họ muốn dành nó cho Rihanna, tuy nhiên, Blanco khá hoài nghi về phản ứng của cô đối với bài hát do nhịp điệu chậm rãi của nó. Sau khi StarGate chơi thử cho cô nghe, họ đã gọi cho Blanco từ Luân Đôn và nói với anh rằng cô thích bài hát này, "Cô ấy đã khá bất ngờ. Cô đã thử nó khoảng bảy lần liên tiếp. Đấy là bài hát mà cô ấy thích nhất". Anh cũng nói rõ thêm rằng họ vẫn phải hoàn thành việc hòa âm và master bài hát với giọng hát của Rihanna vào những ngày cuối cùng trước khi phát hành, mà theo anh khá là "điên rồ và tuyệt vời". Phát hành và bìa đĩa đơn. Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Def Jam France thông báo qua Twitter rằng Rihanna sẽ phát hành một đĩa đơn mới vào tuần lễ tiếp theo và album phòng thu thứ bảy của cô dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 11 năm 2012. Tuy nhiên, câu tweet đã nhanh chóng bị xóa đi và thay vào đó là một câu khác rõ ràng hơn rằng "thông tin chi tiết sẽ xuất hiện vào ngày mai, thứ năm, ngày 13 tháng 9". Ngay sau buổi biểu diễn của cô tại lễ hội âm nhạc iHeartRadio vào tháng 9 năm 2012, Rihanna tiết lộ rằng đĩa đơn của cô, "Diamonds", sẽ được phát hành cũng tháng. Cô mô tả đây là một bài hát "hạnh phúc và lập dị hơn là sôi động", và nói rõ thêm rằng, "Nó khá thoải mái nhưng nó là hy vọng. Đó là một bản ghi âm đã... mang lại cho tôi một cảm giác tuyệt vời khi tôi nghe nó. Lời bài hát tràn đầy niềm hy vọng và sự tích cực, nhưng đó là tình yêu". Bìa đĩa đơn của bài hát đã được tiết lộ vào ngày 24 tháng 9 năm 2012, với hình ảnh Rihanna đang quấn những viên kim cương trong một mảnh giấy hút cần sa. Ngày 26 tháng 9 năm 2012, Rihanna đã đăng tải đầy đủ lời bài hát dưới định dạng PDF trên trang web chính thức của cô, Rihanna7.com. "Diamonds" được ra mắt cùng ngày trên chương trình chào buổi sáng "Elvis Duran and the Morning Show" và được phát hành kỹ thuật số vào cùng ngày. Ở Anh, bài hát được phát hành trên iTunes vào ngày 30 tháng 9 năm 2012. Def Jam Recordings gửi đĩa đơn này đến các đài phát thanh Mỹ vào ngày 2 tháng 10 năm 2012. Biểu diễn trực tiếp. Rihanna biểu diễn bài hát "Diamonds" lần đầu tiên tại chương trình thời trang Victoria's Secret Fashion Show vào ngày 7 tháng 11 năm 2012. Tại buổi biểu diễn cô mặc một bộ đồ lót màu đen, vớ màu đen và một đôi bốt cao cổ. Chương trình được phát sóng trên kênh CBS vào ngày 4 tháng 12 năm 2012. Ngày 10 tháng 11 năm 2012, Rihanna biểu diễn bài hát trong chương trình "Saturday Night Live". Sam Lansky từ Idolator đã ca ngợi buổi biểu diễn này và cho rằng "lời hát chứa đầy xúc cảm nổi bật", tuy nhiên, anh lại chỉ trích phông nền của buổi biểu diễn và gọi nó là "ảo giác về màn hình chờ của Windows 95". Joe Reid từ tap chí "New York" cũng hoan nghênh buổi biểu diễn của cô, gọi nó là "phần đáng nhớ nhất của chương trình" và là "đĩa đơn hay nhất [của Rihanna] trong một thời gian dài", và anh cũng đã có một cái nhìn khả quan hơn về phông nền kỹ thuật số của buổi diễn, mô tả nó "kì lạ một cách công khai" và "khá đáng yêu". Tess Lynch từ Grantland.com cũng đã rất ấn tượng với màn trình diễn trên "Saturday Night Live" của cô, cho rằng Rihanna là "một giọng hát tuyệt vời" và rằng phông nền của buổi diễn là một "cảnh tượng mạnh mẽ và... điên khùng" khiến người xem phải "choáng váng một cách tích cực", đồng thời anh đồng ý với kết luận của người dẫn chương trình, Anne Hathaway, rằng Rihanna chính là "một nữ thần". "Diamonds" có mặt trong danh sách biểu diễn của chuyến lưu diễn quảng bá 777 Tour (2012) của Rihanna, đồng thời cũng là một trong những bài hát cuối cùng trong danh sách biểu diễn của chuyển lưu diễn Diamonds World Tour (2013). Ngày 25 tháng 1 năm 2012, Rihanna biểu diễn bài hát tại mùa thứ 9 của chương trình "The X Factor" tại Anh. Tại buổi biểu diễn, cô ca sĩ mặc một chiếc váy màu đen biểu diễn trên một bục sân khấu hình vuông. Đến đoạn điệp khúc đầu tiên, hiệu ứng nước phun xuất hiện xung quanh cô, ở bên ngoài sân khấu, và đến đoạn điệp khúc cuối cùng, các tia nước tập trung vào bục biểu diễn làm ướt cô. Ngày 8 tháng 12 năm 2012, Rihanna biểu diễn "Diamonds" trên chương trình "Wetten, dass..?" của Đức. Tại đây cô xuất hiện với một chiếc kính râm và mặc quần da. Rihanna cũng biểu diễn bài hát trong tập cuối cùng của chương trình "The Voice" Mỹ mùa thứ ba, tại buổi biểu diễn cô đeo một bộ móng vuốt dài bằng kim loại. Vào ngày 5 tháng 11 năm 2012, CD cho đĩa đơn này được phát hành tại Đức; ngoài "Diamonds", CD còn bao gồm phiên bản The Bimbo Jones Vocal Remix của bài hát. Ngày 18 tháng 12 năm 2012, tám phiên bản remix của bài hát đã được phát hành dưới định dạng EP kỹ thuật số. Phiên bản hát lại và remix. Vào ngày 8 tháng 10 năm 2012, ca sĩ-người viết bài hát và cũng là thí sinh chương trình "X Factor" người Anh Misha B đã thu âm một bản acoustic ngắn hát lại bài hát "Diamonds". Ca sĩ-người viết bài hát người Anh Taio Cruz cũng đăng tải một video hát lại bài hát này lên trang YouTube cá nhân của anh, bản hát lại có sử dụng hiệu ứng chỉnh sửa âm thanh khá nặng. Jessie Ware biểu diễn một phiên bản jazz nhẹ của bài hát trực tiếp trong phòng chờ của đài BBC Radio 1. Sia Furler, người sáng tác ra "Diamonds", thì rút gọn lại bài hát thành một phiên bản đơn giản hơn. Ngày 15 tháng 11 năm 2012, ca sĩ-người viết bài hát người Mỹ Zola Jesus cũng thu âm một phiên bản hát lại của "Diamonds". Ngày 27 tháng 11 và 29 tháng 11 năm 2012, ban nhạc Jonas Brothers đã hát lại bài hát ở buổi diểu diễn đầu tiên và thứ ba tại Los Angeles nằm trong 2012/2013 World Tour. Conor Maynard cũng hát lại bài hát trong chuyến lưu diễn của anh tại Anh, và bản hát lại này cũng được phát hành trong EP Animal của anh. Thí sinh Diamond White biểu diễn "Diamonds" ở một trong số các buổi diễn tại mùa thứ hai của "The X Factor" Mỹ. Ngày 12 tháng 11 năm 2012, tạp chí "Rap-Up" của Mỹ ra mắt bản remix "Diamonds" bởi ca sĩ nhạc rap Flo Rida. Trước đó anh cũng đã góp phần rap của mình vào bản remix của hai đĩa đơn "We Found Love" và "Where Have You Been", tuy nhiên đó không phải là các bản remix chính thức. Ngày 16 tháng 11 năm 2012, bản remix chính thức của "Diamonds" vớii sự góp giọng của rapper Kanye West, bắt đầu từ đoạn đầu của bài hát, đã được phát hành kỹ thuật số trên SoundCloud và iTunes. James Montgomery từ MTV News cũng xem xét một số câu rap được thêm vào bởi West, "We the cause of all the commotion/Your mouth runnin' by where is you goin?". Một cây bút khác từ MTV, Rapfix, đã nhận xét rằng West đã thêm vào "một số hương vị cổ điển" cho bài hát. Ngày 4 tháng 12 năm 2012, một bản remix khác với sự góp giọng của rapper người Mỹ Eve đã được tuồn lên mạng. Ngày 24 tháng 1 năm 2013, rapper người Mỹ Pitbull remix lại "Diamonds". Tham gia sản xuất. Thông tin được lấy từ ghi chú album "Unapologetic", Def Jam Recordings, SRP.
1
null
Những thiên thần áo trắng là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi BHD do Lê Hoàng làm biên kịch, đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 21h10 thứ 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ ngày 2 tháng 3 năm 2010 và kết thúc vào ngày 1 tháng 6 năm 2010 trên kênh VTV3. Nội dung. Bộ phim nói về cô nàng 18 tuổi tên July Miu được bố đưa từ nước Anh về Việt Nam và cho vào học trong một trường cấp 3 dân lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Không hề nhút nhát và bị động, Miu đã sớm làm quen với các bạn trong lớp, do có trí thông minh và lanh lợi, cô nàng mạnh dạn xin cô giáo cho mình làm lớp trưởng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Từ đó Miu đã dẫn đầu các bạn trong lớp học hành tiến bộ hơn, học như chơi và chơi như học, tình cờ tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Miu chơi thân với 6 người bạn là Hùng, Nam, Bắc, Tuyết, Mai và Ngọc. Nhận xét. Báo VnExpress nói rằng: "Khác với các phim truyền hình có nhiều tập cùng một cốt truyện, "Những thiên thần áo trắng" chọn cách kể với mỗi tập là một câu chuyện, tất cả đều là các vấn đề của học trò và tất cả đều được giải quyết "không giống ai" nhưng lại thuyết phục. Nếu có gì đặc biệt ở phim này thì câu chuyện diễn ra gần như xuyên suốt trong lớp học, chiếm một thời lượng chủ yếu, bởi chính lớp học là môi trường quan trọng nhất của tuổi teen. Các nhân vật trong phim đều rất ngoan, rất có cá tính nhưng đều rất trong sáng, không hề có một nhân vật nào bị "bôi bẩn" để gây kịch tính. Mọi lỗi lầm đều chỉ là nhất thời…"
1
null
Cái chết cho phát xít, tự do cho nhân dân! (, , ) là một câu khẩu hiệu của các du kích Nam Tư và du kích Albania, về sau được chấp nhận như là biểu tượng của phong trào kháng chiến chống phát xít ở Nam Tư thường xuyên được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sau chiến tranh ở quốc gia này. Nó cũng là một câu chào phổ biến của các thành viên thuộc các phong trào kháng chiến tại Nam Tư trong các cuộc gặp gỡ chính thức hoặc không chính thức, thường đi kèm với một nghi thức là giơ nắm đấm tay lên cao. Câu chào này có thể được nói ngắn gọn là "SFSN" (viết tắt của "Smrt fašizmu, sloboda narodu"), hoặc một người nói "Cái chết cho phát xít", còn người kia nói "Tự do cho nhân dân". Về sau, những người du kích Bulgaria cũng sử dụng câu khẩu hiệu này làm biểu tượng cho phong trào chống phát xít của mình. Câu khẩu hiệu này xuất hiện từ năm 1941, trên một ấn bản của một tờ báo Croatia tên là "Vjesnik"; sau đó các phương tiện truyền thông của quân đội du kích đều phát hành câu khẩu hiệu này. "Smrt fašizmu, sloboda narodu" cũng là một phần trong lời hiệu triệu kháng chiến chống phát xít năm 1941 của Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư. Tuy nhiên, câu khẩu hiệu chỉ thực sự nổi tiếng sau buổi hành hình người chiến sĩ du kích Croatia Stjepan Filipović vào ngày 22 tháng 5 năm 1942. Cụ thể, khi sợi dây treo cổ vừa được quấn quanh cổ của Stjepan, anh đã giương hai tay lên cao, lớn tiếng tố cáo Đức Quốc xã cùng các nước phe Trục là những kẻ giết người và cuối cùng hô lớn "Cái chết cho phát xít, tự do cho nhân dân !". Khoảnh khắc đó đã được một người thợ chụp ảnh ghi lại và nó đã trở thành hình mẫu cho tượng đài tưởng niệm Stjepan Filipović tại Valjevo.
1
null
Đỗ Thị Minh Hạnh (sinh ngày 13 tháng 03 năm 1985 ở Di Linh, Lâm Đồng) nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế, từng tham gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công để đòi tăng lương và bảo đảm an toàn lao động. Cô bị bắt vào tháng 2 năm 2010 vì rải truyền đơn kêu gọi công nhân một công ty giày da ở Trà Vinh đình công, và ngày 27 tháng 10 năm 2010 bị kết án 7 năm tù giam, nhưng đã được trả tự do vào ngày 26 tháng 6 năm 2014. Tiểu sử. Hạnh sinh trưởng trong một gia đình mà ông nội là lão thành cách mạng, làm việc cho cộng sản qua hai thời kỳ trước và sau 1975, bà nội là liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trước năm 1975, ba của Minh Hạnh (biệt động quân) đã từng bị Cộng sản bỏ tù gần 2 năm, sau này cha là thành phần trung nông, còn mẹ đã từng là cán bộ xây dựng nông thôn của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 tại Nha Trang, sau này trở thành cán bộ hội chữ thập đỏ của địa phương. Chính vì thành tích ông bà nội của Minh Hạnh mà nhà nước xem gia đình Minh Hạnh là gia đình có công với cách mạng, chứ cha mẹ cô không phải là đảng viên đảng cộng sản. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Minh Hạnh vào Sài Gòn học trường Cao đẳng Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động. Minh Hạnh bắt đầu tham gia hoạt động xã hội vào những năm 2003, ban đầu chỉ là giup đỡ nhũng người cùng khổ., lang thang kiếm sống. Sau đó,Hạnh tìm hiểu thực trạng xã hội qua mạng intenet. Vào năm 2004 Hạnh tự mình in ấn các tờ rơi và phát tán kêu gọi mọi người trong nước cùng đứng lên chống lại sự bành trướng của Trung quốc đang lấn hiếm biển đảo quê hương. Đầu năm 2005 Hạnh làm cuộc hành trình từ nam, ra bắc tìm kiếm nhũng người quan tâm đến vận mệnh đất nước và bất đồng chính kiến với nhà nước cộng sản Việt Nam liên kết cùng họ tranh đấu và bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắc giam, tra khảo thẩm vấn tại Bộ công an Hà Nội. Vì không có chứng cứ buộc tội, sau nhiều ngày bị thẩm vấn và cô được gja đình bảo lãnh nên sau đó cô được trả tự do. Về với gia đình tại Di Linh - Lâm Đồng, sau 3 tháng bị gia đình quản thúc cô vào lại Sài Gòn và tiếp tục hoạt động bí mật.Tháng 3 năm 2009, Hạnh đã hỗ trợ cho ̣̣đồng bào Tây Nguyên biểu tình. Tháng 4 năm 2009, Hạnh cùng hai người bạn đến vùng khai thác bô xít nhân cơ chụp hình và viết bài đăng lên mạng internet Ngày 26 tháng 10 năm 2010, Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh "phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân" theo điều 89 Bộ luật Hình sự, còn 2 bạn khác Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị 9 năm tù, Đoàn Huy Chương 7 năm tù. Cả ba bị kết án vì đã rải truyền đơn kêu gọi công nhân biểu tình, đình công. Từ sự kêu gọi của họ, khoảng 10 ngàn công nhân ở 2 chi nhánh của công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công trong nhiều ngày với lý do được báo trong nước mô tả là "Việc xét khen thưởng không công bằng trong tính toán tiền lương, tiền thưởng, nhiều công nhân khi ký hợp đồng lao động không biết được nội dung bản hợp đồng." Cả ba là thành viên Phong Trào Lao Động Việt, được thành lập vào cuối năm 2008 với mục tiêu giúp người lao động Việt Nam đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của họ. Bình luận về vụ này, HRW nói trong một thông cáo năm 2011: "Tất cả những gì mà Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương làm chỉ là khẳng định quyền của công nhân Việt Nam trong việc được tổ chức, nhóm họp và bãi công một cách ôn hòa để đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc." Ngày 12 tháng 12 năm 2011, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại bang California, Hoa Kỳ đã trao tặng giải Nhân quyền Việt Nam 2011, được tổ chức tại Úc, cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và cô Đỗ Thị Minh Hạnh.. Vào đầu tháng 7 năm 2013, qua một cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại hội nghị Asean ở Brunei, ngoại trưởng Úc Bob Carr yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương: "Chúng tôi đặt nặng tầm quan trọng cho việc bảo vệ quyền tự do lập hội và tự do thành lập công đoàn.", "Tôi đã yêu cầu Việt Nam thả những người này." Số phận. Đỗ Thị Minh Hạnh được các tổ chức và các chính phủ Tây phương vận động trả tự do sớm trước hạn tù cuối Tháng Sáu, 2014. Gần đây (mốc tháng 2 năm 2019), cô Hạnh thông báo xin đi tu để trở thành một nữ tu Công giáo, giúp đỡ cho trẻ em mồ côi, bất hạnh. Đoàn Huy Chương sau khi mãn án tù hồi Tháng Hai 2017, nay đang lẩn tránh ở nước ngoài chờ xin Cao ủy Tị Nạn giúp đỡ cho đi định cư ở nước thứ ba. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng vừa mãn án tù 9 năm.
1
null
Tập Đình (集亭) nguyên danh là Lý A Tập (李阿集) là một thủ lĩnh thời kỳ đầu của phong trào Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Xuất thân. Tập Đình là người Hoa kiều, sinh sống ở dinh Quảng Nam thuộc Đàng Trong thời Nguyễn Phúc Khoát và Nguyễn Phúc Thuần. Do quyền thần là Thái phó Trương Phúc Loan tham tàn, tỉnh Quảng Nam bị thu thuế rất nặng. Lại thêm mất mùa, đời sống nhân dân đói khổ, dân chúng nhiều phen nổi dậy chống đối. Tập Đình cùng Lý Tài tập hợp người Hoa kiều, người Minh Hương (người Hoa đã định cư lâu đời ở đất Việt) nổi dậy chống đối triều đình của chúa Nguyễn. Ông lập ra đạo quân Trung Nghĩa, còn Lý Tài lập ra đạo quân Hòa Nghĩa. Theo hàng Tây Sơn. Chúa Nguyễn phái quân đi trấn áp. Tập Đình cùng Lý Tài dùng thuyền men theo bờ biển cướp phá và đánh lại quân triều đình. Lúc đó Nguyễn Văn Nhạc cũng đem quân Tây Sơn tiến ra đánh phá dinh Quảng Nam. Tập Đình và Lý Tài đem hai đạo quân về hàng Tây Sơn, được Tây Sơn Vương Nguyễn Văn Nhạc trọng dụng. Nguyễn Văn Nhạc cùng Tập Đình, Lý Tài phục binh ở núi Bích Kê đánh bại Tiết chế Tôn Thất Hương, đuổi Tôn Thất Thăng. Sau đó giao chiến với quân Nam triều do Nguyễn Cửu Dật thống suất. Họ Trịnh đem quân vào nam lấy Phú Xuân. Nguyễn Văn Nhạc, Tập Đình, Lý Tài đuổi bắt Đông cung Nguyễn Phúc Dương. Tập Đình bắt được Nguyễn Phúc Dương, muốn giết đi. Lý Tài can ngăn, về sau Nguyễn Văn Nhạc đem con gái là công chúa Thọ Hương gã cho Nguyễn Phúc Dương. Trốn về Quảng Đông và bị giết. Chủ tướng họ Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc tiếp tục tiến quân về Quảng Nam. Nguyễn Văn Nhạc cùng Lý Tài, Tập Đình chủ trương chống lại quân Bắc Hà, phục binh ở bến Cẩm Sa để đón đánh. Nhưng quân Tây Sơn bị hai cánh kỵ binh của Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ đánh bại. Nguyễn Văn Nhạc chạy về Bến Ván, Quảng Ngãi. Lý Tài cũng theo về đấy. Riêng Tập Đình sợ bị tội, trốn thẳng ra biển chạy về Quảng Đông, Trung Quốc. Sau khi đến Quảng Đông, Tập Đình tiếp tục làm nghề hải phỉ, quấy phá miền biển. Sau cùng ông bị Tổng đốc Quảng Đông nhà Thanh bắt giết. Cùng với Lý Tài, Tập Đình bị xem là người bạo ngược, tàn ác, hay tàn sát hàng binh. Tương truyền ông có lấy vợ người Quy Nhơn, sau khi ông bỏ về Quảng Đông, dân chúng có đặt vè để chế giễu.
1
null
Iosif Ivanovici (còn viết là: Jovan Ivanović, Ion Ivanovici, Josef Ivanovich) (1845 – 28 tháng 9 năm 1902) là một nhà chỉ huy dàn nhạc quân đội và cũng là một nhà soạn nhạc người România gốc Serbia. Ông nổi tiếng với tác phẩm valse "Sóng sông Danube". Ivanovici sinh ở Timişoara, Vương triều Habsburg. Niềm ham thích âm nhạc có từ khi ông học chơi một cây sáo khi còn là một đứa trẻ . Sau này, trong thời gian ở trung đoàn thứ 6, Ivanovici cũng học chơi clarinet. Tài năng âm nhạc của ông đã đưa ông trở thành một trong những nhạc sĩ tài năng nhất của trung đoàn. Ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp âm nhạc khi theo học Emil Lehr, một nhạc sĩ tài năng ở nửa cuối thế kỉ 19. Ivanovici sau này còn là một nhạc trưởng và đi trình diễn khắp đất nước Romania. Năm 1900 ông được bổ nhiệm làm Thanh tra Âm nhạc Quân đội và nắm giữ chức vụ này cho đến khi qua đời . Mặc dù ngày nay Ivanovici được biết tới chủ yếu nhờ bản nhạc valse "Sóng sông Danube" nhưng trong sự nghiệp của mình ông đã sáng tác trên 350 bản nhạc nhảy. Tác phẩm của ông được xuất bản tại hơn 60 nhà xuất bản trên toàn thế giới . Năm 1889, Ivanovici giành được giải thưởng sáng tác hành khúc danh giá ở Hội chợ thế giới ở Paris, trước 116 tác phẩm dự thi. Ông mất tại Bucharest. Chắt của ông, Andrei Ivanovitch, là một nghệ sĩ piano cổ điển thành công trên bình diện quốc tế.
1
null
Giao hưởng số 7 cung La trưởng, Opus 92, là bản giao hưởng thứ bảy trong số chín bản giao hưởng của Ludwig van Beethoven. Ông sáng tác bản giao hưởng này khi đang an dưỡng tại thị trấn suối nước khoáng ở Teplice, Bohemia. Nó được hoàn thành vào năm 1812 và được tác giả dành tặng cho bá tước Moritz von Fries.
1
null
Wilhelm Burgdorf (14 tháng 2 năm 1895 - 02 tháng 5 năm 1945) là một vị tướng của Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ông sinh ra tại Fürstenwalde, là sĩ quan chỉ huy, vị phó tướng của Hitler, từng giữ tới cương vị đại tướng Lục quân Đức. Sự nghiệp. Burgdorf gia nhập quân đội Đế chế Đức khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Lúc đó ông vẫn còn là một thiếu sinh quân sĩ quan và được bổ nhiệm thành một sĩ quan bộ binh, Trung đoàn 12 Grenadier vào năm 1915. Sau đó, ông phục vụ trong quân đội lực lượng vũ trang của Cộng hòa Weimar và được bổ nhiệm làm đội trưởng vào năm 1930. Năm 1935, ông trở thành giảng viên chiến thuật chiến tranh tại học viện quân sự Dresden, được thăng cấp và tham mưu của đoàn IX năm 1937. Năm 1938, Ông được thăng cấp trung tá, trở thành chỉ huy của trung đoàn bộ binh 529 từ tháng 5 năm 1940 đến tháng 4 năm 1942. Trong tháng 5 năm 1942, ông trở thành Giám đốc Sở 2 của Văn phòng nhân sự quân đội. Năm 1942, Burgdorf được thăng hàm Thiếu tướng và trở thành phó tướng của Hitler rồi giữ chức Chánh văn phòng quân đội Đức, trợ thủ tham mưu cho Hitler vào tháng 10 năm 1944. Sau đó, ông tiếp tục được phong hàm Trung tướng, rồi Đại tướng chỉ huy lục quân và giữ chức vụ đó cho đến khi qua đời. Bí ẩn liên quan. Cái chết của Erwin Rommel. Burgdorf là cánh tay, trợ thủ đắc lực của Hitler, người đóng vai trò quan trọng trong cái chết của thống chế Erwin Rommel (người liên quan tới âm mưu đánh bom ngày 20 tháng 7 năm 1944 nhằm ám sát Hitler). Vì vậy, ngày 14 tháng 10 năm 1944, Burgdorf cùng với tướng Ernst Maisel đến nhà của Rommel, được sự chỉ đạo của thống soái Wilhelm Keitel đưa cho Rommel hai sự lựa chọn, hoặc là uống thuốc độc sẽ nhận được một tang lễ cấp nhà nước, gia đình và nhân viên của Rommel sẽ an toàn, hai là đối mặt với tội phản quốc. Sau khi đi cùng Burgdorf và Maisel, Rommel đã tự vẫn. Berlin. Khi quân đội Liên Xô bắt đầu tấn công vào Berlin, Burgdorf cùng với Hitler trú ẩn tại Führerbunker, một boong ke tại Berlin. Ngày 28 tháng 4, khi phát hiện ra việc Heinrich Himmler đã thương lượng thỏa thuận đầu hàng với quân Đồng minh, Burgdorf đã trở thành một phần của tòa án quân sự Himmler theo sự chỉ đạo của Hitler, liên lạc viên Hermann Fegelein, là anh trai của Eva Braun (một người rất trung thành với Hitler). Tổng SS- Wilhelm Mohnke làm chủ tọa cùng với Johann Rattenhuber và Hans Krebs. Tuy nhiên, Fegelein nói rằng ông đã quá say nên đã được xác định là không có đủ điều kiện để hầu tòa. Ngày 29 tháng 4 năm 1945, Burgdorf, Krebs, Joseph Goebbels, và Martin Bormann đã chứng kiến và đã ký vào ý chí và di chúc của Hitler. Ngày 2 tháng 5, sau khi lần lượt Hitler và Goebbels, Burgdorf và Hans Krebs cũng tự tử bằng cách bắn vào đầu. Thi hài của Krebs và Burgdorf đã được quân đội Hồng quân Liên Xô tìm thấy dưới hầm.
1
null
Stjepan "Stevo" Filipović (, , 27 tháng 1 năm 1916 – 22 tháng 5 năm 1942) là một chiến sĩ du kích Nam Tư người Croatia. Ông là người đã hô lớn câu khẩu hiệu "Cái chết cho phát xít, tự do cho nhân dân !" ngay trước lúc bị hành hình vào ngày 22 tháng 5 năm 1942, và được xem là anh hùng dân tộc của Nam Tư. Filipović sinh ngày 27 tháng 1 năm 1916 tại Opuzen thuộc Đế quốc Áo-Hung (nay là hạt Dubrovnik-Neretva thuộc Croatia). Trước Thế chiến thứ hai, ông sống tại Mostar (nay thuộc Bosnia và Hercegovina) và Kragujevac (nay thuộc Serbia), lúc đó cả hai khu vực này đều thuộc chủ quyền của Vương quốc Nam Tư. Ông tham gia phong trào công nhân vào năm 1937, bị bắt vào năm 1939 và bị kết án tù giam một năm. Năm 1940 ông gia nhập Đảng Cộng sản Nam Tư. Khi phát xít Đức xâm lược Nam Tư, Filipović là chỉ huy của đội du kích Tamnavsko-Kolubarski ở Valjevo vào năm 1941. Ông bị quân địch bắt vào ngày 24 tháng 2 năm 1942 và sau đó bị xử treo cổ vào ngày 22 tháng 5 tại Valjevo. Khi sợi dây thừng vừa được quấn quanh cổ, Filipović đã giương thẳng hai nắm đấm tay lên cao, lớn tiếng tố cáo chế độ Đức Quốc xã và các đồng minh phe Trục của nó là những tên giết người, sau đó đã hô vang khẩu hiệu nổi tiếng "Cái chết cho phát xít, tự do cho nhân dân !" ("Smrt fašizmu, sloboda narodu!"). Ông cũng kêu gọi nhân dân Nam Tư tiếp tục cuộc chiến đấu chống quân xâm lược và đừng bao giờ ngừng chống cự. Khoảnh khắc đó đã được chụp lại bằng máy ảnh và trở thành nguyên mẫu cho tượng đài Stjepan Filipović tại Valjevo. Ngày 14 tháng 12 năm 1949, Stjepan Filipović được phong danh hiệu Anh hùng Dân tộc Nam Tư. Một tượng đài tại thành phố Valjevo, nơi ông bị xử tử, được dựng nên để tưởng niệm ông. Một tượng đài khác cũng được dựng lên tại quê hương ông (Opuzen) vào năm 1968, nhưng nó đã bị phá hủy vào năm 1991. Hiện nay Bộ Văn hóa Croatia đang có kế hoạch phục dựng lại tượng đài này.
1
null
East vs. West – A Hearts of Iron Game (tạm dịch: "Đông Tây đối đầu – Trò chơi Trái tim Sắt đá") viết tắt EvW, là trò chơi máy tính thuộc thể loại wargame đại chiến lược dựa trên bộ engine Clausewitz. Game được phát triển bởi hãng phát triển phần mềm độc lập của Đan Mạch BL-Logic và Paradox Interactive phát hành. Thông tin đầu tiên về trò chơi đã được đưa ra vào ngày 2 tháng 7 năm 2012. Game được Paradox Interactive chính thức công bố vào ngày 8 tháng 10 năm 2012 và dự kiến sẽ được phát hành vào quý hai năm 2013. Như trong các bản khác của dòng game đại chiến lược "Hearts of Iron", "East vs. West" cho phép người chơi kiểm soát và quản lý hầu hết các quốc gia trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh bao gồm cả hoạt động gián điệp chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự và các mặt công nghệ. Ngược lại với các bản trước của dòng "Hearts of Iron", trò chơi sẽ không chủ yếu tập trung vào chiến tranh quy mô lớn. Người chơi có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng sẽ bị hạn chế bởi tình trạng khẩn cấp quốc gia của một nước. "East vs. West" không phải là một bản mở rộng cho "Hearts of Iron III" mà là một game độc lập.
1
null
Digital Chocolate là một nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử có trụ sở tại San Mateo, California, Mỹ. Hãng được thành lập vào năm 2003 bởi Trip Hawkins, một doanh nhân và nhà sáng lập hãng phát hành khổng lồ Electronic Arts và là người sáng lập Công ty 3DO. Công ty tập trung vào việc phát triển trò chơi cho điện thoại di động, iOS, và Microsoft Windows cùng một số sản phẩm phi giải trí. Lịch sử. Digital Chocolate được Trip Hawkins thành lập vào năm 2003. Công ty đã giành được hơn 10 giải thưởng trong hai năm qua, bao gồm cả giải "Nhà phát triển Game xuất sắc nhất của năm" (Best Game Developer of the Year) từ IGN và Mobile Entertainment và được bình chọn trong "Tốp 100 toàn cầu giải Cá Trích Đỏ" (The Red Herring Global 100). Ngày 15 tháng 8 năm 2011, Digital Chocolate đã đồng ý mua lại Sandlot Games, một nhà phát triển và phát hành game casual hàng đầu. Digital Chocolate có hoạt động tại San Mateo, Seattle, Helsinki, Barcelona, St Petersburg, Bangalore và Mexicali. Tháng 5 năm 2012, Trip Hawkins lùi xuống làm Tổng giám đốc điều hành để chuyển đến một "mối quan hệ tư vấn và cố vấn" với công ty. Công ty cũng đã công bố kế hoạch sa thải 180 nhân viên. Tháng 4 năm 2014, Game de RockYou Game. Digital Chocolate đã phát triển rất nhiều thể loại game nhưng một số được biết đến nhất bao gồm:
1
null
Trung tâm Tài liệu Campuchia (DC-Cam) là một tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu và ghi chép lại thời đại Campuchia Dân chủ (17 tháng 4 năm 1975 – 7 tháng 1 năm 1979) với mục đích tưởng niệm và công lý. Lịch sử. Năm 1994, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tư pháp Nạn diệt chủng Campuchia đã cung cấp tài trợ cho Chương trình diệt chủng Campuchia của Đại học Yale. DC-Cam thuộc lĩnh vực văn phòng của chương trình đại học Yale cho đến khi trở thành một tổ chức độc lập phi chính phủ vào tháng 1 năm 1997. Tổ chức. Trung tâm hiện có chứa kho lưu trữ lớn nhất thế giới vào thời kỳ Khmer Đỏ với hơn 155.000 trang tài liệu và 6.000 bức ảnh. DC-Cam tiến hành rất nhiều nghiên cứu chuyên môn, tiếp cận cộng đồng và các dự án giáo dục đã dẫn đến việc xuất bản nhiều cuốn sách về thời kỳ Khmer Đỏ, sáng kiến giáo dục quốc gia về nạn diệt chủng và các dịch vụ hỗ trợ cho các nạn nhân và những người sống sót của chế độ Khmer Đỏ. DC-Cam được công nhận là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về nạn diệt chủng Campuchia. Tháng 8 năm 2006, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia Joseph Mussomeli đã tôn vinh các nhân viên và tình nguyện viên của DC-Cam tại Đại sứ quán Mỹ ở Phnôm Pênh vì những đóng góp của họ trong việc tìm kiếm tài liệu về các tội ác của Campuchia Dân chủ. Năm 2007, Giám đốc DC-Cam Youk Chhang được tạp chí Time bình chọn là một trong "100 nhân vật có ảnh hưởng nhất" năm 2007. trong phần "Anh hùng và những người tiên phong". Nguyên văn bài viết về ông Chhang do Thượng nghị sĩ John Kerry chấp bút. Kế hoạch tương lai. Năm 2008, Bộ Giáo dục Campuchia đã giao cho Trung tâm một lô đất với tổng giá trị khoảng 4.800 feet vuông (450 m²) tại Phnôm Pênh, Campuchia. DC-Cam đã lên kế hoạch để xây dựng một tổ chức nghiên cứu vĩnh viễn vào năm 2010 và đổi tên thành "Viện Rith Sleuk". Viện Sleuk Rith sẽ mở rộng theo chức năng ban đầu của DC-Cam bằng cách kết hợp một bảo tàng, thư viện, rạp chiếu phim và một loạt dịch vụ trong nghiên cứu diệt chủng, nhân quyền, và luật pháp quốc tế.
1
null
Giới thiệu về Robocode. Robocode là một chương trình trò chơi mà mục tiêu là tạo ra một robot, các robot mô phỏng xe tăng trong một đấu trường chiến đấu để tìm và cạnh tranh với các robot khác, nó được trang bị với hệ thống radar. Một robot có thể di chuyển tới, lui ở các tốc độ khác nhau và di chuyển qua trái, qua phải. Các radar và tháp pháo có thể được chuyển sang trái hoặc sang phải độc lập với nhau so với phần còn lại của xe tăng. Khẩu súng có thể bắn. Khi cài đặt một trận đấu, ta có thể xem được trận đấu từ bên ngoài màn hình chơi hoặc dùng máy tính mô phỏng trận đấu mà không cần hiển thị đồ họa. Người chơi là các lập trình của robot, những người này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp vào trò chơi mà thay vào đó người chơi phải lập trình làm sao cho robot thông minh có thể xử lý và phản ứng tất cả các sự kiện xảy ra trong lĩnh vực chiến đấu. Khi một robot đối thủ lọt vào rađa, một sự kiện sẽ được sinh ra và một hành động phù hợp sẽ được robot thực hiện. Robot có thể lấy được các thông tin về một đối thủ đang trong vùng quét của ra đa như tốc độ, heading, năng lượng còn lại, tên và gốc giữa heading của nó với robot đối thủ, khoảng cách giữa nó với đối thủ. Dựa vào các thông tin này mà rô bốt sẽ đưa ra các hành động phù hợp. Ví dụ, khi phát hiện một đối thủ trong vòng rađa, robot có thể dùng súng để bắn. Các robot có thể ra trận cùng với đội robot của nó. Bằng việc giao tiếp với các robot khác, chúng có thể trao đổi các thông tin như nơi có đối thủ được phát hiện và dựa trên chiến lược được chọn, một robot có thể chạy trốn từ đám các đối thủ hoặc thông báo tin cho các đồng minh của nó về thông tin các đối thủ đó. Các robot được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java và các trò chơi Robocode có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành được hỗ trợ bởi các nền tảng Java, bao gồm tất cả các hệ thống phổ biến như Windows, Mac OS X, Linux etc. Chiến trường Robocode. Chiến trường Robocode là nơi mà tất cả các trận đấu diễn ra. Mỗi điểm có tọa độ x là tọa độ theo chiều ngang và y là tọa độ theo chiều dọc cặp tọa độ này sẽ thay đổi tùy theo vị trí của chiến trường. Vị trí ban đầu (0, 0) của chiến trường được đặt ở dưới cùng bên trái của chiến trường, một tọa độ (x, y) trên chiến trường luôn luôn là một cặp số thực dương. Heading and Bearing. Để robot biết được vị trí và hướng di chuyển của các đối thủ, chúng phải có các dữ liệu để tính toán. Đó chính là heading và bearing. Phần sau đây sẽ mô tả làm sao heading và bearing được thực hiện trong Robocode. Heading (hướng tuyệt đối). Khi robot đang di chuyển, nó có heading. Heading này có thể lấy được cho các robot bằng phương thức getHeading() ở một thể hiện của lớp Robot. Chúng ta có thể lấy được heading của chính con robot của ta cũng như heading của các con robot khác bằng bộ quét rađa. Heading trong Robocode được đo trong khoảng từ 0 độ tới 360 độ. Nếu robot hướng mặt về phía bắc của chiến trường thì heading là 0 độ. Thông thường thì trong toán học, khi robot hướng mặt về phía đông của chiến trường nó có heading bằng 0 độ. Bearing (hướng tương đối). Bearing là một hướng trong khoảng từ -180 độ tới 180 độ tương ứng với vị trí heading hiện tại. Một bearing từ 0 độ tới -180 độ sẽ ở bên trái của robot và bearing từ 0 độ tới 180 độ sẽ là ở bên phải của robot. Môi trường Robocode. Để cài đặt được cho một robot hoạt động, điều quan trọng là phải hiểu rõ môi trường hoạt động của các robot. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách giải thích cách Robocode xử lý thời gian và khoảng cách của nó. Vòng lặp chính. Để điều khiển trò chơi, Robocode có một vòng lặp được xây dựng sẵn gọi là Battle Manager. Về cơ bản, Battle Manager hoạt động như một chương trình sử dụng các robot khác như các plug-in. Mọi rô bốt đều có luồng (thread) riêng của nó và có riêng một hàng đợi sự kiện riêng. Các sự kiện được sinh ra mỗi khi có điều gì đó xảy ra để ta có thể điều khiển được. Các sự kiện có thể được sinh ra khi rô bốt của ta va chạm vào tường, phát hiện có đối thủ trong vùng rađa, vv… Những sự kiện này được đặt vào một hàng đợi sự kiện (event queue) bởi Battle Manager. Các sự kiện này sau đó sẽ được robot tự thực hiện, xử lý. Việc chia trò chơi và các robot này có thể tránh được các con robot lập trình kém làm gián đoạn, ngắt trò chơi hoặc lỗi khác có thể xảy ra. Nguồn và năng lượng. Một robot sẽ được lấy một lượng năng lượng khi bắt đầu trò chơi, và một robot sau đó sẽ mất hoặc thêm năng lượng trong quá trình chơi. Năng lượng được bổ sung nếu bạn bắn trúng robot khác và năng lượng sẽ bị mất nếu bạn bắn đúng robot của bạn. Một robot thường có 100 điểm năng lượng lúc bắt đầu chơi. Nguồn là lượng năng lượng đặt trong mỗi viên đạn khi được bắn. Điều này có nghĩa rằng, một rô bốt sẽ mất năng lượng khi bị đạn bắn trúng. Nguồn càng mạnh, thì năng lượng khi bị bắn trúng sẽ mất càng nhiều. Đây là quan hệ một – một giữa nguồn và năng lượng, có nghĩa là một khi bắn trúng với nguồn là 0.5 thì năng lượng sẽ mất đi 0.5. Robot Robocode. Trong Robocode, các rô bốt bao gồm ba phần: một ra đa, một sung, và một xe vận chuyển. Ba phần của rô bốt có thể di chuyển độc lập với nhau. Vì ra đa được gáp trên sung và sung được gán với xe vận chuyển, nên ba phần này có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Một robot Robocode có thể kế thừa từ 3 lớp khác nhau: Robot, AdvancedRobot,và TeamRobot. Đội chơi. Trong Robocode, một đội là một tập hợp của các robot cùng nhau làm việc để đánh lại kẻ địch. Ban đầu của dự án này, các robot không thể giao tiếp được với nhau, nên không thể xây dựng các đội robot được. Các robot phải kế thừa từ lớp TeamRobot để có thể truyền thông tin nội bộ vì lớp này chứa các phương thức gửi và nhận các thông điệp giữa các robot, ta có thể gửi thông điệp quảng bá cho tất cả các robot trong cùng đội hoặc gửi các thông điệp trực tiếp cho một robot cụ thể trong đội của nó. Lớp TeamRobot còn cung cấp khả năng kiểm tra xem một robot bất kì có cùng đội với nó hay không. Hơn nữa, trong đội robot còn có chỉ huy, chính là thành viên đầu tiên được thêm vào đội robot. Chỉ huy sẽ được thêm 100 điểm năng lượng, vì vậy nó có tất cả là 200 điểm năng lượng. Trong Robocode, ta còn có thể sử dụng quân bổ trợ (droids), quân này là phần cơ bản của một con robot thường, với hơn 20 điểm năng lượng và không có rađa, đương nhiên là các robot bổ trợ sẽ chỉ hoạt động trong các trò chơi dựa trên đội chơi, ở đó nó sẽ phụ thuộc vào các robot có rađa để có thể nhận biết được thông tin về chiến trường. Điểm lợi của quân phụ trợ là có thêm 20 điểm năng lượng, nhưng nó sẽ gây ra 1 loạt các vấn đề nếu đồng đội của nó bị mất đi rađa.
1
null
Mòng biển Heermann (danh pháp hai phần: Larus heermanni) là một loài mòng biển trong họ Laridae.. Chúng sinh sống ở Hoa Kỳ, México và cực tây nam British Columbia. Trong số dân số khoảng 150.000 cặp, 90% làm tổ ở đảo Isla Rasa ngoài khơi Baja California ở vịnh California, với các đàn nhỏ hơn về phía bắc tận California và về phía nam tận Nayarit. Sau khi phối giống, chúng thường được phân tán đến trung bộ California, và ít phổ biến hơn phía bắc tận British Columbia và phía nam tận Guatemala. Chúng thường được tìm thấy gần bờ biển hoặc ngoài biển, rất hiếm khi sâu trong nội địa. Mô tả. Loài này trông khác biệt rõ rệt so với các loài mòng biển khác. Chim trưởng thành có thân vừa màu xám, cánh và duôi màu xám hơi đen với rìa màu trắng, và mỏ đỏ với đầu màu đen. Đầu màu xám sẫm ngoài mùa sinh sản và màu trắng trong mùa sinh sản. Chim chưa trưởng thành tương tự như chim trưởng thành ngoài mùa sinh sản nhưng sẫm màu hơn tối hơn, và mỏ có màu da hoặc màu hồng cho đến mùa đông thứ hai. Một số con, không nhiều hơn một trong 200, có lông chủ yếu màu trắng, tạo thành một điểm sặc sỡ cánh trên. Loài mòng này làm tổ thành đàn trên mặt đất, giống như nhiều loài mòng biển khác. Mỗi tổ có hai hoặc ba quả trứng. Mòng biển Heermann đôi khi cướp mồi từ chim biển khác, đặc biệt là bồ nông nâu.
1
null
Bồ nông Dalmatian (danh pháp hai phần: "Pelecanus crispus") là một thành viên khổng lồ của họ Bồ nông. Nó sinh sản từ đông nam châu Âu đến Ấn Độ và Trung Quốc trong các đầm lầy và các hồ cạn. Tổ được làm trên một đống thô của thảm thực vật. Không có phân loài được biết là tồn tại trên phạm vi rộng của nó, nhưng dựa trên sự khác biệt kích thước, một cổ phân loài Pleistocene "Pelecanus crispus palaeocrispus" đã được miêu tả từ các hóa thạch thu được ở Binagady, Azerbaijan. Miêu tả. Nó là loài chim lớn nhất trong các loài bồ nông và một số loài chim còn sống lớn nhất. Nó dài , nặng và sải cánh dài . Nó biện pháp 160 đến 183 cm (5 ft 3 Với một trọng lượng trung bình khoảng , nó là loài chim bay nặng nhất trên thế giới tính trung bình dù ô tac trống và thiên nga có thể vượt quá bồ nông về trọng lượng tối đa. Nó cũng dường như là một trong những loài có sải cánh lớn nhất trong các loài chim còn sống, cạnh tranh với chim hải âu lớn
1
null
Ô tác Ả Rập (danh pháp khoa học: "Ardeotis arabs") là một loài chim trong họ Ô tác. Nó thuộc chi gồm những loài có thân lớn nhất của họ ("Ardeotis"). Như các loài ô tác khác, con trống lớn hơn nhiều so với con mái. Con trống có trọng lượng từ 5,7-10,9 kg, còn con mái cân nặng 4,5-7,7 kg. Con trống nặng kỷ lục ghi nhận được có trọng lượng 16,8 kg. Loài này cao ở con mái và ở con trống. Chúng có bề ngoài khá giống ô tác Kori, với thân nâu, cổ xám và phía dưới trắng nhưng nhỏ hơn với dáng vẻ mảng hơn và tao nhã hơn. Loài này chủ yếu ăn arthropoda và ấu trùng. Chúng được tìm thấy ở Algérie, Burkina Faso, Cameroon, Tchad, Bờ Biển Ngà, Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Gambia, Ghana, Guiné-Bissau, Iraq, Kenya, Mali, Mauritanie, Maroc, Niger, Nigeria, Ả Rập Xê Út, Sénégal, Somalia, Sudan, và Yemen. Do phạm vi phân bố rộng rãi, nó không bị IUCN xem là loài bị tổn thương dù người ta tin rằng số lượng đang giảm sút. Năm 2012, loài này được đưa vào danh sách loài sắp bị đe dọa. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm dường như là do áp lực bị săn nặng nề, suy thoái môi trường sống với sự hủy diệt và cũng đóng vai trò quan trọng.
1
null
Ô tác Kori (danh pháp khoa học: Ardeotis kori) là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác Kori nó được tìm thấy trên khắp miền nam châu Phi, ngoại trừ trong các khu vực có mật độ cây cối rậm rạp. Chúng phổ biến trong Botswana, Namibia, miền nam Angola, tại các địa phương trong Zimbabwe, it ở phía tây nam Zambia, miền nam Mozambique và đông Nam Phi. Một quần thể gián đoạn về địa lý ở sa mạc và thảo nguyên Tây Bắc châu Phi. Ở đây, phạm vi loài từ cực nam Sudan, phía bắc Somalia, Ethiopia qua khắp Kenya (trừ khu vực ven biển), Tanzania và Uganda. Ô tác Kori dài cm, sải cánh dài cm, cân nặng. Chim trống dài 120 đến 150 cm, cao 71–120 cm và có sải cánh dài khoảng 230 đến 275 cm. Tính trung bình, chim trống nặng khoảng 10,9–16 kg, trung bình 13,5 kg, nhưng có con đặc biệt có thể nặng tới 20 kg. Chim mái cân nặng trung bình 4,8 đến 6,1 kg, chiều dài chim mái từ 80 đến 120 cm và thường cao dưới 60 cm và có sải cánh dài ít hơn 220 cm. Kích thước cơ thể nói chung là lớn hơn ở quần thể miền nam châu Phi và khối lượng cơ thể có thể khác nhau dựa trên các điều kiện mưa.
1
null
Thủ tướng Ý, chính thức là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Ý (tiếng Ý: "Presidente del Consiglio dei Ministri") là người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Ý. Dù chức vụ này là tương tự như trong hầu hết các chế độ nghị viện khác, Thủ tướng Ý lại có thẩm quyền ít hơn so với một số các người đồng cấp của mình. Thủ tướng không có quyền yêu cầu giải tán Quốc hội Ý hoặc miễn nhiệm Bộ trưởng, và phải thông qua một cuộc bỏ phiếu chấp thuận từ Hội đồng Bộ trưởng nắm quyền hành pháp thực tế để thi hành hầu hết các hoạt động chính trị. Chức vụ này được thiết lập trong các điều khoản từ 92 đến 96 của Hiến pháp của Ý hiện tại. Thủ tướng được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa sau mỗi cuộc tổng tuyển cử. Thường được gọi ở Ý là "Thủ tướng", chức vụ này chính thức được gọi là "Presidente del Consiglio dei Ministri", hoặc chỉ "Presidente del Consiglio". Trình tự ưu tiên Ý chính thức xếp chức vụ này về mặt lễ nghi là chức vụ nhà nước quan trọng thứ tư của Ý. Lịch sử. Chức vụ này được thiết lập đầu tiên vào năm 1848 trong đạo luật Albertine của nhà nước tiền thân của Ý ngày nay, Vương quốc Sardegna - mặc dù đã không được đề cập trong hiến pháp. Các ứng cử viên cho chức vụ này đã được bổ nhiệm bởi nhà vua, và chủ trì một hệ thống chính trị rất không ổn định. Trong 60 năm tồn tại đầu tiên (1861-1921), Italia thay đổi thủ tướng 37 lần. Do tình trạng này, các mục tiêu đầu tiên của Benito Mussolini, được bổ nhiệm vào năm 1922, là để xóa bỏ quyền của Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm ông, do đó dựa quyền lực của mình vào ý chí của nhà vua và chỉ trên Đảng Quốc gia Phát xít. Với sự thành lập của nước Cộng hòa Ý vào năm 1946, chức vụ này nhận được công nhận hiến pháp và đã có 26 người nắm giữ chức vụ này trong 67 năm. Chức năng. Ngoài quyền lực vốn có của một thành viên của nội các, Thủ tướng nắm giữ quyền hạn cụ thể, đáng chú ý nhất có thể đề cử một danh sách các bộ trưởng nội các được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa ký tiếp vào tất cả các văn bản pháp lý có hiệu lực pháp luật đã được ký bởi Tổng thống Cộng hòa Ý. Điều 95 của hiến pháp Ý quy định rằng "Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và điều phối hoạt động của các bộ trưởng". Quyền lực này đã được sử dụng đến một mức độ khá biến động trong lịch sử của nhà nước Ý, vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sức mạnh chính trị của cá nhân Bộ trưởng và do đó các đảng mà họ đại diện. Thông thường, hoạt động của Thủ tướng bao gồm phần lớn trung gian giữa các đảng phái khác nhau trong liên minh đa số, chứ không phải chỉ đạo hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng. Quyền lực giám sát của Thủ tướng Chính phủ còn bị hạn chế hơn nữa do thiếu thẩm quyền chính thức trong việc cách chức các Bộ trưởng, mặc dù một cuộc cải tổ nội các ("rimpasto"), hoặc đôi khi thậm chí bỏ phiếu bất tín nhiệm một cá nhân của Quốc hội, trong thực tế có thể là một biện pháp thay thế.
1
null
Michelle Marie Pfeiffer (; sinh ngày 29 tháng 4 năm 1958) là một nữ diễn viên người Hoa Kỳ. Được biết đến với những vai diễn đa dạng từ nhiều thể loại phim, cô được công nhận là một trong những nữ diễn viên xuất sắc nhất thập niên 1980 và 1990. Pfeiffer đã nhận được nhiều giải thưởng trong suốt sự nghiệp của mình, bao gồm Giải Quả cầu vàng và Giải thưởng Điện ảnh của Viện Hàn lâm Anh, bên cạnh các đề cử cho 3 Giải Oscar và Giải Primetime Emmy. Sinh ra và lớn lên ở Santa Ana, California, Pfeiffer đã theo học một thời gian ngắn để trở thành nhà biên bản tòa án trước khi quyết định theo đuổi diễn xuất. Sau khi bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình vào năm 1978 với những lần xuất hiện nhỏ trên truyền hình và điện ảnh, cô đã có được vai chính đầu tiên trong "Grease 2" (1982), một thất bại về mặt thương mại và phê bình trong đó Pfeiffer được coi là một ngoại lệ tích cực. Vỡ mộng với việc trở thành người được đánh giá cao trong những vai phụ nữ hấp dẫn, cô tích cực tìm kiếm tài liệu thử thách hơn, kiếm được vai diễn đột phá vào năm 1983 với vai trùm xã hội đen Elvira Hancock trong phim "Scarface." Cô đạt được thành công hơn nữa với vai diễn trong "The Witches of Eastwick" (1987) và "Married to the Mob" (1988), trong đó cô được đề cử cho giải Quả cầu vàng đầu tiên trong số sáu giải Quả cầu vàng liên tiếp. Diễn xuất của cô trong "Dangerous Liaisons" (1988) và "The Fabulous Baker Boys" (1989) đã mang về cho cô hai đề cử giải Oscar liên tiếp, lần lượt cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong Điện ảnh – Phim truyền hình chơi ở sảnh ca sĩ Susie Diamond trong phần sau. Tự khẳng định mình là một phụ nữ hàng đầu với một số vai diễn nổi tiếng trong suốt những năm 1990, Pfeiffer trở thành một trong những nữ diễn viên được trả lương cao nhất trong thập kỷ. Năm 1992, cô đóng vai chính trong "Batman Returns" với vai Selina Kyle / Catwoman để nhận được sự hoan nghênh rộng rãi và nhận được đề cử giải Oscar lần thứ ba cho "Love Field". Cô đã thu hút nhiều lời khen ngợi cho các màn trình diễn trong "The Age of Innocence" (1993), "Wolf" (1994) và "White Oleander" (2002), đồng thời sản xuất và đóng vai chính trong một số bộ phim thành công dưới công ty sản xuất Via Rosa Productions của cô, bao gồm cả "Dangerous Minds" (1995). Chọn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, cô ấy đã hoạt động không thường xuyên trong vài năm tới, lồng tiếng cho các nhân vật trong hai bộ phim hoạt hình cho DreamWorks. Năm 2007, Pfeiffer trở lại sau thời gian gián đoạn với vai phản diện trong hai bộ phim bom tấn "Hairspray" và "Stardust". Sau một kỳ nghỉ khác, cô ấy đã nhận được nhiều đánh giá tích cực vào năm 2017 cho "Where Is Kyra?". Trở lại nổi bật cùng năm đó với vai phụ trong "Mother!" và "Murder on the Orient Express", cô nhận được đề cử giải Primetime Emmy đầu tiên cho vai Ruth Madoff trong "The Wizard of Lies". Pfeiffer ra mắt trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel với vai Janet van Dyne / Wasp trong "Ant-Man and the Wasp" (2018) trước khi giành được đề cử giải Quả cầu vàng thứ tám cho "French Exit" (2020). Được trao tặng một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào năm 2007, Pfeiffer vẫn là một trong những nữ diễn viên có nhiều tiền nhất Hollywood trong bốn thập kỷ. Được mệnh danh là biểu tượng tình dục, cô từng được nhiều ấn phẩm bình chọn là phụ nữ đẹp nhất thế giới, với ngoại hình của cô được giới truyền thông soi mói kể từ khi bắt đầu sự nghiệp. Nổi tiếng kín tiếng về đời tư, cô đã kết hôn hai lần: với nam diễn viên Peter Horton từ năm 1981 đến năm 1988 và nhà sản xuất truyền hình David E. Kelley từ năm 1993, người mà cô có hai con. Đầu đời. Michelle Marie Pfeiffer sinh ngày 29 tháng 4 năm 1958, tại Santa Ana, California, là con thứ hai trong số bốn người con của Richard Pfeiffer (1933–1998), một nhà thầu điều hòa không khí, và Donna Jean (nhũ danh Taverna; 1932–2018), một bà nội trợ. Cô có một anh trai, Rick (sinh năm 1955), và hai em gái, Dedee Pfeiffer (sinh năm 1964), một nữ diễn viên truyền hình và điện ảnh, và Lori Pfeiffer (sinh năm 1965). Cha mẹ cô đều là người gốc Bắc Dakota. Ông nội của cô là người gốc Đức và bà nội của cô là người gốc Anh, xứ Wales, Pháp, Ailen và Hà Lan, trong khi ông ngoại của cô là người Đức gốc Thụy Sĩ và bà ngoại của cô là người Thụy Điển. Gia đình chuyển đến Midway City, một cộng đồng khác của Quận Cam cách đó khoảng bảy dặm (11 km), nơi Pfeiffer đã sống những năm đầu đời của cô. Pfeiffer theo học tại trường trung học Fountain Valley, tốt nghiệp năm 1976. Cô làm nhân viên tính tiền tại siêu thị Vons, và theo học tại trường Golden West College, nơi cô là thành viên của hội nữ sinh Alpha Delta Pi. Sau một thời gian ngắn đào tạo để trở thành một nhà biên bản tòa án, cô quyết định theo nghiệp diễn xuất. Cô giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Quận Cam năm 1978, và tham gia cuộc thi Hoa hậu California cùng năm, kết thúc ở vị trí thứ sáu. Sau khi tham gia các cuộc thi này, cô đã có được một đại diện diễn xuất và bắt đầu thử vai cho các chương trình truyền hình và điện ảnh. Sự nghiệp. Cuối những năm 1970 & 1980: Công việc ban đầu và đột phá. Pfeiffer xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1978, trong một tập phim xuất hiện trong "Fantasy Island". Tiếp theo là các vai khác trên phim truyền hình, bao gồm "Delta House", "CHiPs", "Enos" và "BAD Cats". Bộ phim truyền hình đầu tay của cô là "The Solitary Man" (1979) cho đài CBS. Pfeiffer chuyển sang đóng phim với bộ phim hài "The Hollywood Knights" (1980), với Tony Danza, xuất hiện với tư cách là những người bạn yêu trung học. Sau đó cô đóng vai phụ trong "Falling in Love Again" (1980) cùng Susannah York và "Charlie Chan and the Curse of the Dragon Queen" (1981), không phim nào trong số đó đạt được nhiều thành công về mặt phê bình hoặc phòng vé. Cô xuất hiện trong một quảng cáo truyền hình cho xà phòng Lux, và học diễn xuất tại Beverly Hills Playhouse, trước khi xuất hiện trong ba bộ phim truyền hình năm 1981 – "Callie và Son", với Lindsay Wagner, "The Children Nobody Wanted" và "Splendor in the Grass". Pfeiffer có được vai nữ chính đầu tiên trong phim "Grease 2" (1982), phần tiếp theo của bộ phim ca nhạc đình đám "Grease" (1978). Chỉ với một vài vai diễn truyền hình và đóng phim nhỏ, cô gái 23 tuổi Pfeiffer là một nữ diễn viên vô danh khi cô tham gia buổi thử giọng mời tuyển chọn cho vai diễn này, nhưng theo đạo diễn Patricia Birch, cô ấy đã giành được vai diễn này vì cô ấy "có chất lượng kỳ quặc mà bạn không ngờ tới". Bộ phim là một thất bại về mặt thương mại và phê bình, nhưng "The New York Times" nhận xét: "[A] Mặc dù cô ấy là một người mới trên màn ảnh, nhưng cô Pfeiffer vẫn trông lôi cuốn và thoải mái hơn nhiều so với bất kỳ ai khác trong dàn diễn viên". Mặc dù thoát khỏi cơn nguy kịch, người đại diện của cô sau đó thừa nhận rằng sự liên kết của cô với bộ phim có nghĩa là "cô ấy không thể kiếm được bất kỳ công việc nào. Không ai muốn thuê cô ấy". Trong những vai diễn ban đầu, cô khẳng định: "Tôi cần học cách diễn xuất... trong khi đó, tôi đóng bim bim và kiếm tiền từ vẻ ngoài của mình". Đạo diễn Brian De Palma, sau khi xem "Grease 2", đã từ chối thử vai Pfeiffer cho "Scarface" (1983), nhưng đã hài lòng trước sự khăng khăng của Martin Bregman, nhà sản xuất của bộ phim. Cô được chọn vào vai người vợ nghiện cocaine, Elvira Hancock. Bộ phim bị hầu hết các nhà phê bình coi là quá bạo lực, nhưng đã trở thành một cú hit thương mại và thu hút được sự sùng bái lớn trong những năm sau đó. Pfeiffer nhận được đánh giá tích cực cho lượt ủng hộ của cô ấy; Richard Corliss của "Tạp chí Time" đã viết, "hầu hết dàn diễn viên lớn đều ổn: Michelle Pfeiffer thì tốt hơn..." Dominick Dunne, trong một bài báo cho "Vanity Fair" có tiêu đề "Blonde Ambition", đã viết, "[s] anh ấy đang trên đà trở thành ngôi sao. Theo cách nói của ngành, cô ấy rất nóng bỏng". Sau "Scarface", cô đóng vai Diana trong bộ phim hài "Into the Night" (1985) của John Landis, với Jeff Goldblum; Isabeau d'Anjou trong bộ phim giả tưởng "Ladyhawke" (1985) của Richard Donner, với Rutger Hauer và Matthew Broderick; Faith Healy trong "Sweet Liberty" của Alan Alda (1986), với Michael Caine; và Brenda Landers trong một phân đoạn của bộ phim khoa học viễn tưởng nhại lại "Amazon Women on the Moon" (1987), tất cả đều chỉ đạt được thành công thương mại khiêm tốn, đã giúp cô trở thành một nữ diễn viên. Cuối cùng, cô đã ghi được một thành công phòng vé lớn với vai Sukie Ridgemont trong bộ phim chuyển thể năm 1987 từ tiểu thuyết "The Witches of Eastwick" của John Updike, với Jack Nicholson, Cher và Susan Sarandon. Bộ phim đã thu về hơn 63,7 triệu đô la trong nước, tương đương với 145 triệu đô la trong năm 2020, trở thành một trong những thành công thương mại và phê bình sớm nhất của cô. Pfeiffer nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt cho công việc của cô ấy. Ca ngợi thời điểm hài hước của họ, Roger Ebert đã viết rằng Pfeiffer và các bạn diễn nữ của cô ấy đều "có một khoảng thời gian vui vẻ với vai diễn của họ", trong khi nhà phê bình phim Sheila Benson của "Los Angeles Times" cho rằng Pfeiffer khiến nhân vật của cô ấy trở thành "một nhân vật ấm áp, không thể cưỡng lại được". Pfeiffer được chọn vào vai một góa phụ của trùm xã hội đen bị sát hại, trong bộ phim hài mafia "Married to the Mob" (1988) của Jonathan Demme, với sự tham gia của Matthew Modine, Dean Stockwell và Mercedes Ruehl. Đối với vai Angela de Marco, cô ấy đội một bộ tóc giả màu nâu xoăn và giọng Brooklyn, và nhận được đề cử Giải Quả cầu vàng đầu tiên với tư cách là Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim điện ảnh hoặc phim hài, bắt đầu chuỗi sáu năm liên tiếp giành giải Xuất sắc nhất. Đề cử nữ diễn viên chính tại Quả cầu vàng. Pfeiffer sau đó xuất hiện trong vai bà chủ nhà hàng sang trọng Jo Ann Vallenari trong "Tequila Sunrise" (1988) với Mel Gibson và Kurt Russell, nhưng trải nghiệm sự khác biệt về cá nhân và sáng tạo với đạo diễn Robert Towne, người sau này mô tả cô là nữ diễn viên "khó tính nhất" mà anh từng hợp tác. Theo lời giới thiệu cá nhân của Demme, Pfeiffer tham gia vào dàn diễn viên của "Những mối quan hệ nguy hiểm" (1988) của Stephen Frears, với Glenn Close và John Malkovich, đóng vai nạn nhân đức hạnh của sự dụ dỗ, Madame Marie de Tourvel. Màn trình diễn của cô đã giành được sự hoan nghênh rộng rãi; Hal Hinson của "The Washington Post" xem vai trò của Pfeiffer là "ít rõ ràng nhất và cũng khó nhất. Không có gì khó chơi hơn là đức hạnh, và Pfeiffer đủ thông minh để không thử. Thay vào đó, cô ấy là hiện thân của vẻ đẹp như sứ của cô ấy, trong này coi đó là một tài sản lớn, và cách nó được sử dụng khiến nó dường như là một khía cạnh tâm linh của cô ấy". Cô ấy đã giành được Giải BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong vai phụ và nhận được đề cử Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Pfeiffer sau đó nhận vai Susie Diamond, một cựu gái gọi cứng rắn trở thành ca sĩ phòng chờ, trong "The Fabulous Baker Boys" (1989), bộ phim cùng tên với Jeff Bridges và Beau Bridges trong vai Baker Boys. Cô đã trải qua quá trình luyện giọng căng thẳng cho vai diễn trong bốn tháng, và thể hiện tất cả giọng hát của nhân vật của mình. Bộ phim thành công khiêm tốn, thu về 18,4 triệu đô la Mỹ (tương đương 38 triệu đô la năm 2020). Tuy nhiên, chân dung Susie của cô đã thu hút được sự hoan nghênh nhất trí từ các nhà phê bình. Nhà phê bình Roger Ebert so sánh cô với Rita Hayworth trong "Gilda" và với Marilyn Monroe trong "Some Like It Hot", nói thêm rằng bộ phim là "một trong những bộ phim mà họ sẽ sử dụng làm tài liệu, nhiều năm kể từ bây giờ, khi họ bắt đầu theo dõi các bước mà Pfeiffer trở thành một ngôi sao vĩ đại". Trong mùa giải thưởng 1989–90, Pfeiffer thống trị hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại mọi lễ trao giải lớn, giành được giải thưởng tại Quả cầu vàng, Hội đồng xét duyệt quốc gia, Hiệp hội phê bình phim quốc gia, Hội phê bình phim New York, Giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Hiệp hội phê bình phim Chicago. Màn trình diễn của Pfeiffer trong vai Susie được coi là đánh giá cao nhất trong sự nghiệp của cô.  Bộ phim được nhớ đến nhiều nhất với cảnh nhân vật của Pfeiffer biểu diễn "Makin' Whoopee" một cách quyến rũ trên một cây đàn piano lớn, bản thân nó được coi là một trong những cảnh gợi cảm và đáng nhớ nhất trong điện ảnh hiện đại. Những năm 1990: Sự công nhận trên toàn thế giới và sự hoan nghênh của giới phê bình. Đến năm 1990, Pfeiffer bắt đầu kiếm được 1 triệu USD mỗi phim. Pfeiffer đảm nhận vai người biên tập sách Liên Xô Katya Orlova trong bộ phim chuyển thể năm 1990 từ "Ngôi nhà nước Nga" của John le Carré, với Sean Connery, một vai diễn yêu cầu cô phải nói giọng Nga. Với những nỗ lực của mình, cô đã được đề cử Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên điện ảnh – phim truyền hình xuất sắc nhất. Pfeiffer sau đó đảm nhận vai cô hầu bàn bị hư hỏng Frankie trong "Frankie và Johnny" (1991) của Garry Marshall, một bộ phim chuyển thể từ vở kịch Broadway của Terrence McNally, "Frankie và Johnny" trong "Clair de Lune", đã tái hợp cô với bạn diễn "Scarface" của cô, Al Pacino. Việc tuyển chọn diễn viên đã gây tranh cãi bởi nhiều người, vì Pfeiffer được coi là quá xinh đẹp để đóng vai một cô phục vụ "bình thường"; Kathy Bates, Frankie ban đầu trên sân khấu Broadway, cũng bày tỏ sự thất vọng về sự lựa chọn của nhà sản xuất. Bản thân Pfeiffer tuyên bố rằng cô ấy nhận vai vì nó "không phải là những gì mọi người mong đợi ở [cô ấy]". Pfeiffer một lần nữa được đề cử giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – Phim truyền hình điện ảnh cho màn trình diễn của cô. Năm 1990, Pfeiffer thành lập công ty sản xuất phim boutique của riêng mình, Via Rosa Productions, hoạt động trong mười năm. Công ty cho phép cô sản xuất và / hoặc đóng vai chính trong các bộ phim dành riêng cho phụ nữ mạnh mẽ. Cô đã nhờ người bạn thân nhất của mình Kate Guinzburg làm đối tác sản xuất của mình tại công ty. Cả hai gặp nhau trên phim trường "Sweet Liberty" (1986) và nhanh chóng trở thành bạn bè. Kate là Điều phối viên sản xuất của bộ phim và trở nên thân thiết với Pfeiffer trong suốt quá trình quay. Via Rosa Productions đã ký hợp đồng hình ảnh với Touchstone Pictures, một hãng phim của Walt Disney Studios. Bộ phim đầu tiên mà bộ đôi sản xuất là bộ phim truyền hình độc lập "Love Field", được phát hành vào cuối năm 1992. Các nhà phê bình đón nhận bộ phim và tờ "The New York Times" cảm thấy rằng Pfeiffer đã "một lần nữa chứng minh rằng cô ấy tinh tế và đáng ngạc nhiên như cô ấy xinh đẹp". Với vai diễn bà nội trợ lập dị ở Dallas, cô đã nhận được đề cử cho Giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất và Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Phim chính kịch và giành giải Gấu bạc cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin lần thứ 43. Pfeiffer đảm nhận vai Selina Kyle / Catwoman trong bộ phim siêu anh hùng "Batman Returns" (1992) của đạo diễn Tim Burton, cùng với Michael Keaton và Danny DeVito, sau khi Annette Bening bỏ vai diễn vì mang thai. Để có được vai diễn này, cô đã tập luyện võ thuật và kickboxing. Pfeiffer đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình cho vai diễn này, và màn trình diễn của cô luôn được các nhà phê bình và người hâm mộ coi là vai diễn hay nhất mọi thời đại, và cũng là một trong những màn trình diễn được đánh giá là hay nhất trong sự nghiệp của cô. "Công chiếu" hồi tưởng về màn trình diễn của cô: "Được cho là nhân vật phản diện xuất sắc của thời đại Tim Burton, con mèo con chết chóc của Michelle Pfeiffer bằng một chiếc roi đã đưa tình dục trở lại với thương hiệu bình thường đã bị vô hiệu hóa. Bộ trang phục bằng da bằng sáng chế màu đen được khâu lại với nhau của cô ấy, dựa trên bản phác thảo của Burton, vẫn là vẻ ngoài mang tính biểu tượng nhất của nhân vật. Và Michelle Pfeiffer đã vượt qua cuộc đối thoại về nữ quyền nặng nề của "Batman Returns" để mang đến một màn trình diễn dữ dội và gầm gừ". "Batman Returns" là một thành công lớn về doanh thu phòng vé, thu về hơn 267 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới. Trong bộ phim truyền hình "The Age of Innocence" (1993) của Martin Scorsese, một bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết năm 1920 của Edith Wharton, Pfeiffer đóng cùng Daniel Day-Lewis và Winona Ryder, miêu tả một nữ bá tước ở thành phố New York thượng lưu trong những năm 1870. Với vai diễn của mình, cô đã nhận được giải thưởng Elvira Notari tại Liên hoan phim Venice và đề cử Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – Phim điện ảnh. Cũng trong năm 1993, cô đã được trao Giải Pha lê cho Phụ nữ trong Điện ảnh Los Angeles dành cho những phụ nữ xuất sắc, những người thông qua sức chịu đựng và sự xuất sắc trong công việc của họ, đã giúp mở rộng vai trò của phụ nữ trong ngành giải trí. Sau khi thành lập công ty sản xuất của mình vào năm 1990, Pfeiffer đã chứng kiến ​​sự mở rộng chuyên nghiệp ngày càng tăng với tư cách là một nhà sản xuất. Trong khi cô ấy tiếp tục hoạt động ổn định trong suốt thập kỷ, cô ấy và đối tác sản xuất Guinzburg của cô ấy đã trải qua một chuỗi thành công trong việc sản xuất các phim liên tiếp tiếp theo dưới tiêu đề Via Rosa Productions của họ. Trong bộ phim kinh dị "Wolf" năm 1994, cô đóng cùng Jack Nicholson, miêu tả sự mỉa mai và cố ý của một nhà văn, người trở thành người sói vào ban đêm sau khi bị một sinh vật cắn. Bộ phim đã được phát hành với một sự đón nhận lẫn lộn của giới phê bình; "Thời báo New York" viết: "Vai trò của bà Pfeiffer đã được bảo lãnh, nhưng sự thể hiện của bà ấy đủ chuyên nghiệp để khiến cho sự thuyết phục thậm chí khác biệt". "Chó sói" là một thành công về mặt thương mại, thu về 65 triệu đô la Mỹ (tương đương 113 triệu đô la Mỹ vào năm 2020) tại phòng vé trong nước và 131 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới (tương đương 229 triệu đô la Mỹ). Vai diễn tiếp theo của Pfeiffer là giáo viên trung học và cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ LouAnne Johnson trong bộ phim truyền hình "Dangerous Minds" (1995), do công ty Via Rosa Productions của cô đồng sản xuất. Cô xuất hiện với tư cách là nhân vật của mình trong video âm nhạc cho đĩa đơn chính của nhạc phim, "Gangsta's Paradise" của Coolio, kết hợp với LV; bài hát đã giành được giải Grammy năm 1996 cho Màn trình diễn Solo Rap xuất sắc nhất, và video đã giành được Giải Video âm nhạc của MTV cho Video Rap hay nhất. Trong khi "Tâm trí nguy hiểm" nhận được đánh giá tiêu cực, nó là một thành công phòng vé, thu về 179,5 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu. Pfeiffer đóng vai Sally Atwater trong bộ phim truyền hình lãng mạn "Up Close & Personal" (1996), với Robert Redford. Pfeiffer nhận vai Gillian Lewis trong "To Gillian on Her 37th Birthday" (1996), được chồng cô là David Kelley chuyển thể từ vở kịch cùng tên của Michael Brady. Dưới nhãn hiệu Via Rosa Productions của họ, Pfeiffer và Guinzburg đã sản xuất các bộ phim "One Fine Day" (1996), "A Thousand Acres" (1997) và "The Deep End of the Ocean" (1998). Pfeiffer lồng tiếng cho Tzipporah, một cô gái chăn cừu tinh thần trở thành vợ của Moses (Val Kilmer), trong bộ phim hoạt hình kinh thánh "The Prince of Egypt" (1998). Pfeiffer đóng vai chính cùng với dàn diễn viên lồng tiếng toàn sao bao gồm Ralph Fiennes, Sandra Bullock và Patrick Stewart. Cô từng là nhà sản xuất điều hành và đóng vai kiến ​​trúc sư mẹ đơn thân đã ly hôn Melanie Parker trong bộ phim hài lãng mạn "One Fine Day" (1996) với George Clooney. Các màn trình diễn tiếp theo có Rose Cook Lewis trong bộ phim chuyển thể tiểu thuyết của Jane Smiley đoạt giải Pulitzer "A Thousand Acres" (1997) với Jessica Lange và Jennifer Jason Leigh; Beth Cappadora ở "The Deep End of the Ocean" (1998) kể về một cặp vợ chồng đã tìm thấy đứa con trai của họ đã bị bắt cóc chín năm trước; Titania Nữ hoàng của các nàng tiên trong "A Midsummer Night's Dream" (1999) với Kevin Kline, Rupert Everett và Stanley Tucci; và Katie Jordan trong bộ phim hài – chính kịch "The Story of Us" (1999) của Rob Reiner với Bruce Willis. Những năm 2000: Nữ diễn viên thành danh và sự nghiệp gián đoạn. Pfeiffer đã chọn bắt đầu quá trình giải thể công ty sản xuất phim của mình, Via Rosa Productions, vào năm 1999, và chuyển sang nửa nghỉ hưu để dành nhiều thời gian chất lượng hơn cho con cái và gia đình, có nghĩa là cô ấy sẽ tiếp tục đóng phim lẻ tẻ những năm 2000 và hơn thế nữa. Pfeiffer đã giao cho đối tác sản xuất Guinzburg của cô một bộ phim cuối cùng để sản xuất dưới tiêu đề Via Rosa Productions. Bộ phim được gọi là "Nguyên tội" (2001). Ban đầu nó được dự định để đóng vai chính Pfeiffer, người sau đó đã thay đổi quyết định vì cô ấy muốn làm việc ít hơn trong một thời gian. Bộ phim do công ty của cô sản xuất nhưng lại có sự tham gia của Angelina Jolie và Antonio Banderas. Trong bộ phim kinh dị Hitchcockian "What Lies Beneath" (2000), Pfeiffer và Harrison Ford đóng vai một cặp vợ chồng khá giả trải qua một vụ ám ảnh kỳ lạ khám phá ra bí mật về quá khứ của họ. Trong khi phản ứng của các nhà phê bình đối với bộ phim còn trái chiều, nó đã đứng đầu phòng vé vào tháng 7 năm 2000, và tiếp tục thu về 291 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới. Sau đó, cô nhận vai Rita Harrison, một luật sư giỏi giang giúp đỡ một người cha bị thiểu năng phát triển, trong bộ phim truyền hình "I Am Sam" (2001), với Sean Penn. Mặc dù thu về 97,8 triệu đô la trên toàn thế giới, bộ phim nhận được đánh giá không thuận lợi; "Seattle Post-Intelligencer" viết: "Pfeiffer, dường như bị cản trở bởi những khuôn sáo nhạt nhẽo ủng hộ vai diễn khó khăn của cô ấy, đã mang lại hiệu suất phẳng nhất, đẹp nhất từ ​​trước đến nay". Trong khi đó, "SF Gate" nhận xét: "Trong một cảnh, cô ấy rơi nước mắt khi trút được nỗi niềm với anh ấy về cuộc sống khốn khổ của mình". Pfeiffer đảm nhận vai một nghệ sĩ giết người, tên là Ingrid Magnussen, trong bộ phim truyền hình "White Oleander" (2002), cùng với Alison Lohman (trong bộ phim của cô ấy), Renée Zellweger và Robin Wright. Bộ phim là một thành công lớn và Pfeiffer đã nhận được một lượng đáng kể lời khen ngợi từ giới phê bình; Stephen Holden của tờ "The New York Times" đã viết rằng "Cô Pfeiffer, với màn trình diễn phức tạp nhất trong sự nghiệp của mình, khiến người đẹp quyến rũ trên đỉnh Olympus của cô ấy ngay lập tức trở nên khó cưỡng và quỷ quyệt". Kenneth Turan của tờ "Los Angeles Times" đã mô tả cô ấy là "sợi đốt", mang lại "sức mạnh và ý chí không thể lay chuyển cho vai trò là người thao túng chủ nhân của cô ấy" trong một "màn trình diễn hấp dẫn, hoàn hảo". Cô đã giành được Giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất từ Hiệp hội phê bình phim San Diego và Hiệp hội phê bình phim thành phố Kansas, cũng như đề cử Giải thưởng của Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh. Năm 2003, Pfeiffer đã cho mượn giọng của cô cho nhân vật nữ thần hỗn mang Eris trong "Sinbad: Legend of the Seven Seas" (2003), một bộ phim hoạt hình có Brad Pitt lồng tiếng cho Sinbad the Sailor. Cô đã phải vật lộn với việc tìm kiếm các nhân vật phản diện của nhân vật. Ban đầu nhân vật "quá gợi dục", sau đó cô ấy thiếu vui vẻ. Sau lần viết lại thứ ba, Pfeiffer đã gọi cho nhà sản xuất Jeffrey Katzenberg và nói với anh ta rằng "Bạn biết đấy, bạn thực sự có thể sa thải tôi", nhưng anh ta đảm bảo với cô rằng đây chỉ là một phần của quá trình. Sau khi bộ phim được phát hành, cô đã tạm ngừng diễn xuất trong 4 năm, trong thời gian đó cô hầu như không xuất hiện trước công chúng để dành thời gian cho chồng và con của mình. Vào thời điểm đó, cô đã từ chối vai Phù thủy trắng trong bộ phim giả tưởng "Biên niên sử Narnia: Sư tử, Phù thủy và Tủ quần áo" (2005), thuộc về Tilda Swinton. Pfeiffer trở lại rạp chiếu phim vào năm 2007 với vai phản diện trong hai bộ phim bom tấn mùa hè, "Hairspray" và "Stardust", được giới truyền thông hoan nghênh như một sự trở lại thành công của nữ diễn viên. Trước đây, một bộ phim chuyển thể từ vở nhạc kịch Broadway cùng tên, cô đóng vai chính cùng John Travolta, Christopher Walken và Queen Latifah trong vai Velma Von Tussle, người quản lý phân biệt chủng tộc của một đài truyền hình trạm. Mặc dù một người hâm mộ tác phẩm của Pfeiffer trong vở nhạc kịch "Grease 2" và "The Fabulous Baker Boys", đạo diễn Adam Shankman chọn Pfeiffer phần lớn dựa trên màn trình diễn của cô trong "Batman Returns", tuyên bố cô là sự lựa chọn đầu tiên và duy nhất của anh cho Velma. Mặc dù cô ấy rất vui với phần này, Pfeiffer mô tả Velma là vai diễn khó nhất mà cô ấy đã đóng vào thời điểm đó do sự phân biệt chủng tộc của nhân vật, nhưng cô ấy đã bị cuốn hút vào thông điệp quan trọng của bộ phim là chống lại sự cố chấp, chấp nhận điều đó "để làm một bộ phim về phân biệt chủng tộc, ai đó phải là người phân biệt chủng tộc và đó là tôi!". Được phát hành với nhiều đánh giá tích cực, "Hairspray" thu về 202,5 ​​triệu đô la trên toàn thế giới. Màn trình diễn của Pfeiffer cũng được giới phê bình đánh giá cao, với nhà phê bình phim David Edelstein của NPR gọi cô là "siêu phàm". Dàn diễn viên của "Hairspray" đã được đề cử cho Giải thưởng của Hiệp hội Diễn viên Màn ảnh cho Diễn viên xuất sắc nhất trong một phim điện ảnh, và giành được Giải thưởng của Hiệp hội Phê bình Phim truyền hình cho Diễn viên xuất sắc nhất, Giải Liên hoan phim Hollywood cho Dàn diễn viên của năm và Palm Springs Giải thưởng Liên hoan phim Quốc tế cho Dàn diễn viên chính. Trong cuộc phiêu lưu giả tưởng "Stardust", Pfeiffer vào vai Lamia, một phù thủy cổ đại chuyên săn tìm một ngôi sao sa ngã (Claire Danes) để tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh hằng. Bộ phim nhận được hầu hết các đánh giá tích cực nhưng hoạt động ở mức vừa phải tại phòng vé, thu về 135,5 triệu đô la trên toàn cầu. Nhà phê bình phim Stephen Holden của tờ "New York Times" đã mô tả Pfeiffer là "một phù thủy độc ác tuyệt vời như các bộ phim từng phát minh ra", viết rằng cô ấy "đã phá vỡ niềm đam mê của một ngôi sao, người cho rằng cô ấy không còn gì để mất". Pfeiffer đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn "I Could Never Be Your Woman" (2007) của Amy Heckerling, với Paul Rudd và Saoirse Ronan, đóng vai Rosie, một người mẹ đã ly hôn 40 tuổi, làm việc như một nhà viết kịch bản và nhà sản xuất cho một chương trình truyền hình yêu một người đàn ông trẻ hơn nhiều tuổi (Rudd). Mức lương được báo cáo của cô là 1 triệu đô la Mỹ, ứng trước 15% tổng doanh thu. Tuy nhiên, bộ phim chỉ được phân phối trên các chợ video gia đình trong nước. Các bài đánh giá cho "I Could Never Be Your Woman" có mức độ tích cực vừa phải, với nhà phê bình James Berardinelli nhận thấy Pfeiffer và Rudd "có đủ phản ứng hóa học để kéo dài câu chuyện tình lãng mạn", trong điều mà anh ấy mô tả là "một bộ phim hài lãng mạn thú vị đủ để khiến bộ phim đáng được đề nghị". Tiếp theo, cô đóng vai chính trong "Personal Effects" (2009), cùng với Ashton Kutcher, đóng vai hai người đau buồn đối mặt với nỗi đau và sự thất vọng vì mất mát của họ mà mối quan hệ của họ sinh ra một mối tình lãng mạn khó có thể xảy ra. Bộ phim được công chiếu lần đầu tại Nhà hát Englert của thành phố Iowa. Bộ phim tiếp theo của Pfeiffer, chuyển thể từ "Chéri" của Colette (2009), tái hợp cô với đạo diễn (Stephen Frears) và biên kịch (Christopher Hampton) của "Dangerous Liaisons" (1988). Pfeiffer đã đóng vai một nữ quan tòa già đã nghỉ hưu Léa de Lonval, với Rupert Friend trong vai chính, với Kathy Bates trong vai mẹ của anh ta. "Chéri" được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin 2009, nơi nó nhận được đề cử cho giải Gấu vàng. "The Times" của London đã đánh giá bộ phim một cách ưu ái, mô tả kịch bản của Hampton như một "dòng chảy đều đặn của những câu châm biếm khô khan và những câu nói khó nghe" và diễn xuất của Pfeiffer là "từ tính và tinh tế, sự hờ hững trần tục của cô ấy là mặt nạ cho sự tổn thương và đau lòng". Roger Ebert trên tờ "Chicago Sun-Times" đã viết rằng "thật hấp dẫn khi quan sát cách Pfeiffer kiểm soát khuôn mặt và giọng nói của cô ấy trong thời gian bị tổn thương đau đớn". Kenneth Turan trên tờ "Los Angeles Times" ca ngợi "những cảnh quay không lời khiến Léa không hề hay biết, chỉ với một mình máy quay thấy được sự tuyệt vọng và hối tiếc mà cô ấy che giấu khỏi thế giới. Đó là kiểu diễn xuất tinh tế, tinh tế mà Pfeiffer làm rất tốt, và đó là một lời nhắc nhở thêm về chúng ta". Những năm 2010: Sự hồi sinh và mở rộng chuyên nghiệp. Sau hai năm nghỉ phép diễn xuất, Pfeiffer góp mặt trong dàn diễn viên lớn trong bộ phim hài lãng mạn "Đêm giao thừa" (2011) của Garry Marshall, lần hợp tác thứ hai của cô với Marshall sau "Frankie và Johnny". Bộ phim còn có sự tham gia của Halle Berry, Jessica Biel, Robert De Niro, Josh Duhamel, Zac Efron, Sarah Jessica Parker, và Sofía Vergara, trong số nhiều người khác, đã chứng kiến ​​cô đảm nhận vai phụ Ingrid Withers, một thư ký choáng ngợp kết bạn với một người giao hàng (Efron). Trong khi bộ phim được giới phê bình đánh giá cao, nó đã thu về 142 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới. Năm 2012, cô xuất hiện cùng Chris Pine và Elizabeth Banks trong bộ phim truyền hình "People Like Us", với vai mẹ của một thương nhân đang gặp khó khăn ở Thành phố New York (Pine). "Rolling Stone" nhận thấy cô ấy "tỏa sáng" trong phim, và "The New York Times", tích cực chỉ ra Pfeiffer và Banks, lưu ý rằng màn trình diễn của họ "phần nào bù đắp cho những lỗ hổng trong một câu chuyện mà thời gian khó nuốt trôi". "People Like Us" ra mắt đạt 4,26 triệu đô la Mỹ, được Box Office Mojo mô tả là "ít ỏi" và chỉ kiếm được 12 triệu đô la Mỹ ở Bắc Mỹ. Pfieffer tái hợp với Tim Burton, đạo diễn "Batman Returns" của cô, trong "Dark Shadows" (2012), dựa trên vở kịch truyền hình gothic cùng tên. Trong phim, với sự tham gia của Johnny Depp, Eva Green, Helena Bonham Carter và Chloë Grace Moretz, cô đóng vai Elizabeth Collins Stoddard, mẫu hệ của gia đình Collins. Phản ứng của các nhà phê bình đối với bộ phim là trái chiều, nhưng các nhà văn đánh giá cao màn trình diễn của các diễn viên – đáng chú ý nhất là Depp và Pfeiffer. "IGN" nhận thấy cô ấy đang "chỉ huy" trong vai trò của mình và cảm thấy rằng các nhân vật chính "được đóng bởi một trong những dàn diễn viên xuất sắc nhất của Burton". Trong khi "Dark Shadows" thu về 79,7 triệu đô la Mỹ khiêm tốn ở Bắc Mỹ, nhưng cuối cùng nó đã kiếm được 245,5 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu. Trong bộ phim hài đình đám "The Family" (2013) của Luc Besson, với sự tham gia của Robert De Niro, Tommy Lee Jones, Dianna Agron và John D'Leo, cô đóng vai "bà mẹ khó tính" trong một gia đình Mafia muốn thay đổi cuộc sống của họ theo chương trình bảo vệ nhân chứng. Mặc dù các đánh giá về bộ phim còn nhiều ý kiến ​​trái chiều, "THV11" cho biết về vai diễn của dàn diễn viên: "Các diễn viên cốt lõi của "The Family" thực sự chắc chắn, và toàn bộ bộ phim kết hợp với nhau để tạo nên một bộ phim vững chắc". Trong khi đó, "The Huffington Post" cảm thấy rằng "De Niro, Pfieffer và Jones đều mang lại 100% cho vai diễn của họ". Phim thu về doanh thu tại Mỹ 78,4 triệu đô la trên toàn thế giới. Pfeiffer đã tuyên bố rằng việc cô không đóng phim trong suốt những năm 2000 là do các con của cô, và bây giờ khi cả hai con đều đang học đại học, cô có ý định "làm việc thật nhiều". Cô ấy nhận xét rằng cô ấy cảm thấy rằng màn trình diễn tốt nhất của mình là "vẫn còn ở cô ấy", và cô ấy nghĩ rằng đó là điều giúp cô ấy tiếp tục. Hàng loạt bộ phim tiếp theo trong năm 2017 sẽ khiến giới truyền thông đặt cho sự hồi sinh trong sự nghiệp của cô là "Pfeiffer-sance". Trong bộ phim truyền hình độc lập "Where Is Kyra?", cô đóng vai một người phụ nữ nhạy cảm và mong manh, mất mẹ và "đối mặt với cuộc khủng hoảng mà cô ấy phải tìm cách sống sót, trong khi che giấu những cuộc đấu tranh của mình với người yêu mới". Bộ phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, và nhận được bản phát hành giới hạn vào ngày 6 tháng 4 năm 2018, trước sự hoan nghênh của giới phê bình; vai diễn Kyra của cô được mệnh danh là "màn trình diễn của cuộc đời cô" bởi Bilge Ebiri của Village Voice, "139" và "màn trình diễn trong sự nghiệp của cô", bởi "Rolling Stone". Pfeiffer đã nhận được vai Ruth Madoff cho bộ phim truyền hình "The Wizard of Lies của" HBO Films, dựa trên cuốn sách cùng tên. Bộ phim của đạo diễn Barry Levinson tái hợp cô với nam diễn viên Robert De Niro, người đóng vai chồng cô, nhà tài chính bị thất sủng Bernard Madoff. "The Wizard of Lies" khởi chiếu trên HBO vào ngày 20 tháng 5 năm 2017, thu được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình và 1,5 triệu khán giả, lượng người xem sớm nhất của HBO cho một bộ phim trong bốn năm." Tolucan Times" nhận xét rằng Pfeiffer "đánh cắp chương trình với tư cách là vợ của Madoff, Ruth, và là một người trông đáng chú ý", trong khi "Los Angeles Times" khẳng định: "Với vai Ruth, Pfeiffer đã khắc họa một cách thuyết phục một người phụ nữ được nuông chiều không còn gì hoàn toàn – cô ấy mất nhà cửa, địa vị và quan trọng nhất là mối quan hệ với các con trai". Pfeiffer đã giành được đề cử Emmy đầu tiên cho màn trình diễn của cô ở hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong một loạt phim hoặc phim giới hạn. Trong bộ phim kinh dị tâm lý "Mother!" (2017), với Jennifer Lawrence và Javier Bardem, Pfeiffer đã miêu tả một trong những vị khách bí ẩn đang phá vỡ cuộc sống yên bình của một cặp vợ chồng. Trong khi "Mẹ!" phân cực người xem và thúc đẩy ra mắt hàng loạt, bộ phim được các nhà phê bình đón nhận nhiều hơn. Bất chấp sự chia rẽ của nó, các nhà phê bình nhất trí ca ngợi đóng góp của Pfeiffer, một số người trong số họ cảm thấy rằng màn trình diễn của cô xứng đáng được đề cử Oscar. "Vulture" nhận xét: "Trong số các diễn viên chính, Pfeiffer là người có khả năng bắt rễ ý nghĩa của nhân vật – cô ấy chuẩn bị kết hôn với việc khám phá sự sáng tạo trong Kinh thánh, âm hưởng thần thoại và bình luận địa ngục. Có một lực hấp dẫn đối với màn trình diễn của Pfeiffer cho phép cô ấy thành công ở đâu các diễn viên chính khác đều thất bại, hãy tiết kiệm cho những lần xuất hiện ngắn ngủi – cô ấy vạch ra ranh giới giữa việc thể hiện một biểu tượng và cho nhân vật đủ nội tâm để cảm thấy mình giống như một người phụ nữ bằng xương bằng thịt". Pfeiffer đã đóng một vai phụ trong "Murder on the Orient Express" (2017) của đạo diễn Kenneth Branagh, chuyển thể thứ tư của tiểu thuyết cùng tên năm 1934 của Agatha Christie. Bộ phim chính kịch – bí ẩn kể về thám tử lừng danh thế giới Hercule Poirot, người tìm cách phá một vụ giết người trên chuyến tàu nổi tiếng ở châu Âu vào những năm 1930. Pfeiffer đã đóng một vai xã hội già dặn với Johnny Depp, Penélope Cruz và Judi Dench. Pfeiffer đã hát bài hát "Never Forget", bài hát này chơi trong phần tín dụng kết thúc của bộ phim và xuất hiện trên nhạc nền chính thức của bộ phim. Bộ phim đã thu về 351,7 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới và nhận được đánh giá tốt từ các nhà phê bình, với lời khen ngợi cho các màn trình diễn, nhưng chỉ trích vì không thêm bất cứ điều gì mới cho các bản chuyển thể trước đó. Mặc dù hầu hết các nhà phê bình đều đồng ý rằng dàn diễn viên tổng hợp không được sử dụng nhiều, nhưng diễn xuất của Pfeiffer đã nhận được những đánh giá tích cực, với Richard Roeper của "Chicago Sun-Times" cho rằng nữ diễn viên mang lại màn trình diễn xuất sắc nhất cho bộ phim. Anthony Lane của "tờ New Yorker" nhận thấy Pfeiffer là diễn viên duy nhất có vẻ thích thú với tài liệu của họ. David Edelstein của "Vulture đã" mô tả nữ diễn viên là "một kẻ rưỡi... ăn cắp mọi cảnh quay". Mick LaSalle, viết cho "San Francisco Chronicle", đã xác định Pfeiffer là "phần tuyển diễn viên thú vị nhất" của bộ phim, ghi nhận màn trình diễn của cô ấy với việc nhắc nhở khán giả rằng cô ấy là một trong những nữ diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất hiện nay và "giúp [ing] Branagh làm cho trường hợp làm lại của anh ấy so với bản gốc". Ra mắt trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel, Pfeiffer đóng vai chính Janet van Dyne, Wasp đời đầu (Evangeline Lilly), trong "Ant-Man and the Wasp" (2018), phần tiếp theo của "Ant-Man" năm 2015. Vào vai vợ của Hank Pym (Michael Douglas), "Ant-Man and the Wasp" theo chân các nhân vật của bộ phim gốc khi họ cố gắng tìm lại Janet từ Vương quốc lượng tử, nơi cô đã bị mất tích trong vài thập kỷ. "Ant-Man and the Wasp" được coi là sự trở lại của Pfeiffer với các bộ phim siêu anh hùng, đây là vai diễn đầu tiên trong truyện tranh của cô kể từ Catwoman của "Batman Returns" 26 năm trước. Các nhà phê bình cảm thấy Pfeiffer đã sử dụng tốt thời lượng sử dụng màn hình giới hạn của mình. Owen Gleiberman "của Variety" mô tả sự hiện diện của cô ấy là "đáng yêu" và "đăm chiêu", trong khi Josh Spiegel của "/Film" tin rằng bộ phim thiếu nữ diễn viên, mô tả sự xuất hiện của cô ấy là "ngắn ngủi một cách tàn nhẫn". Cô ấy đã đóng lại vai diễn này một thời gian ngắn vào năm sau trong "". Năm 2019, Pfeiffer đóng vai chính cùng Angelina Jolie và Elle Fanning trong phần tiếp theo giả tưởng đen tối "Maleficent: Mistress of Evil" với vai Nữ hoàng phản diện Ingrith, mẹ của Hoàng tử Philip, vị hôn thê của Aurora (Fanning). Mặc dù bộ phim nhận được nhiều đánh giá trái chiều, các nhà phê bình chủ yếu khen ngợi màn trình diễn của Pfeiffer và Jolie. Mô tả Pfeiffer như một kẻ ăn cắp cảnh, Laura DeMarco của "The Plain Dealer" đã viết rằng cả hai nữ diễn viên gạo cội "rõ ràng rất thích vai diễn của họ". Những năm 2020: Thành công hơn nữa. Vào tháng 10 năm 2019, cô bắt đầu thực hiện bộ phim hài đen tối "French Exit" (2020), dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của Patrick deWitt, do Azazel Jacobs đạo diễn. Trong bộ phim, cùng với Lucas Hedges và Tracy Letts, Pfeiffer đóng vai một góa phụ chuyển đến Paris, Pháp, cùng con trai (Hedges) và con mèo, người tình cờ là chồng tái sinh của cô (Letts). Bộ phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim New York. Màn trình diễn của Pfeiffer đã nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình, với nhiều nhà phê bình cho rằng nó xứng đáng được đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm. Peter Debruge của "Variety" nhận xét rằng cô ấy đã có một màn trình diễn "mà cô ấy sẽ được ghi nhớ". Pfeiffer nhận được đề cử Giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – Phim hài hoặc Nhạc kịch cho màn trình diễn của cô. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2019, đã có thông báo rằng Pfeiffer sẽ hợp tác với nữ diễn viên Annette Bening cho bộ phim kinh dị tâm lý, "Turn of Mind", do Gideon Raff làm đạo diễn. Vào ngày 21 tháng 1 năm 2021, có thông báo rằng Pfeiffer đã được chọn vào vai Betty Ford trong bộ phim truyền hình Showtime sắp tới, "The First Lady". Bộ phim đã ra mắt vào năm 2022. Dự án sắp tới. Pfeiffer đã đảm nhận vai diễn của cô là Janet Van Dyne "" (2023), cùng với Paul Rudd, Evangeline Lilly, Michael Douglas, Jonathan Majors, và Bill Murray. Vào ngày 6 tháng 5 năm 2022, nó đã thông báo rằng Pfeiffer đã có vai chính trong chương trình truyền hình sắp tới "Wild Four O'Clocks", đạo diễn bởi Peter Craig, và sản xuất bởi Marc Platt và Adam Siegel. Pfeiffer cũng đã có vai trong Francis Ford Coppola's "Megalopolis". Nghệ thuật. Phong cách diễn xuất. Pfeiffer khẳng định rằng cô chưa bao giờ được đào tạo diễn xuất chính thức. Thay vào đó, cô cho rằng đạo diễn Milton Katselas đã dạy cho cô sự khác biệt giữa cách một diễn viên nghĩ rằng nhân vật của họ sẽ cư xử trong một cảnh cụ thể và cách diễn viên tự hành xử trong cùng một cảnh. Angelica Jade Bastién của Vulture.com đã mô tả Pfeiffer là "một nữ diễn viên có chiều sâu, bề rộng và sự bền bỉ" đến mức "cô ấy xóa bỏ lập luận rằng một diễn viên chưa qua đào tạo có năng lực kém hơn các đồng nghiệp được đào tạo của cô ấy". Pfeiffer cho biết đôi khi cô cảm thấy bị lừa đảo khi là một diễn viên do không được đào tạo bài bản. Năm 1992, "Rolling Stone" Gerri Hirshey của Pfeiffer nhận định Pfeiffer là một nữ diễn viên có tính cách thoải mái khi mặc những bộ trang phục không cầu kỳ. Các nhà phê bình phim đã mô tả nữ diễn viên là "một nữ diễn viên nhân vật trong cơ thể của một còi báo động màn hình". Được vẽ theo hướng đóng những người phụ nữ "không hoàn hảo" có "một chút hư hỏng", Pfeiffer tuyên bố cô hiếm khi nhận những vai quyến rũ truyền thống vì cô thấy ít người trong số họ thú vị, chọn đóng những nhân vật làm "động lòng" cô, thay vào đó: "Tôi biết rằng nếu tôi có thể "nghe thấy" nhân vật khi tôi đang đọc, thì điều đó đã tạo ra một số kết nối [với tôi]". Thường được khen ngợi vì đã che giấu cảm xúc và cảm xúc thật của cô ấy, phim cổ trang, một thể loại đã trở thành thương hiệu của cô. Bản thân Pfeiffer đã thừa nhận là người đặc biệt thành thạo trong lĩnh vực này nhưng cũng tin rằng việc ngụy trang cảm xúc của một người không phải là hiếm về những gì chúng tôi đang thực sự nghĩ. Pfeiffer đã gọi hoạt động như một nghề "bạo dâm" do đôi khi cô phát hiện ra quá trình này "tàn bạo" như thế nào. Trong một hồ sơ năm 2021 về nữ diễn viên, Lynn Hirschberg của "W" đã viết rằng những vai diễn hay nhất của Pfeiffer "dường như liên quan đến một người phụ nữ đang chiến tranh với chính mình... Pfeiffer có cách thể hiện sự thông minh và tự nhận thức của các nhân vật trước những sai sót và tổn thương của họ". Trong suốt những năm 1980, Pfeiffer thường đóng các nhân vật nữ thông minh, hài hước, hấp dẫn tình dục và mạnh mẽ, trong khi Rebecca Flint Marx của AllMovie tin rằng cô ấy theo đuổi "nhiều loại vai... tạo cơ hội cho cô ấy thể hiện mình tính linh hoạt trong suốt những năm 1990. Theo Rachel Syme của "The New Yorker", những nhân vật như vậy thường "vừa buồn cười vừa quỷ quyệt, nữ tính cao và khả năng bảo trì cao, dễ thương và... được trang bị móng vuốt". Adam Platt của "New Woman" quan sát thấy rằng các nhân vật của Pfeiffer có xu hướng "chơi thế giới ở một khoảng cách xa, và thường khôn ngoan hơn tuổi của họ. Họ rất lãng mạn, nhưng không quá lãng mạn. Họ có thể là rác rưởi... nhưng tất cả đều giữ được không khí bất khả xâm phạm, một phong thái cổ điển nhất định". Trong một bài đánh giá cho tờ "Miami New Times", đạo diễn kiêm nhà phê bình phim Bilge Ebiri quan sát thấy rằng Pfeiffer "thường đóng vai những người phụ nữ có phần bị loại bỏ khỏi thế giới", giải thích thêm, "Không phải cô ấy không thích hợp hoặc xa cách đến mức truyền tải, mà là sự dự trữ gợi ý... u sầu, đau đớn, những giấc mơ bị trì hoãn". Pfeiffer cho biết cô thích những vai chính kịch hơn là hài, cho rằng vai sau khó hơn vì một vai được thử thách là phải hài hước nhưng vẫn chân thực. Quan sát sự tương đồng giữa các vai diễn của Pfeiffer và "mối quan tâm đến việc khiến người khác nhìn xa hơn ấn tượng ban đầu của họ về cô ấy", người đóng góp ở "hậu trường" Manuel Betancourt đã viết rằng nữ diễn viên "từ lâu đã hoàn thiện khả năng hóa thân vào những người phụ nữ có mâu thuẫn nội tâm vừa bộc lộ vừa che giấu bằng chính những cử chỉ của họ". Biên tập viên cấp cao của "Town & Country", Adam Rathe tin rằng Pfeiffer không giống như hầu hết các nhân vật mà cô đóng. Pfeiffer cho biết cô có xu hướng trở nên nghiện các nhân vật của mình một khi cô nhập vai. Mô tả các kịch bản như một "bản đồ kho báu", Pfeiffer cho biết tìm kiếm các kịch bản mới "để tìm manh mối về các nhân vật của cô ấy trong khi tìm kiếm những điểm tương đồng với đời sống tình cảm của chính cô ấy". Tự cho mình là "kén chọn" về các vai trò mà cô quyết định đóng, Pfeiffer nghiên cứu tài liệu khiến cô thích thú; Kate Erbland, cộng tác viên IndieWire tin rằng, với nỗ lực tránh lỗi đánh máy, nữ diễn viên thường chọn những vai khiến người khác bối rối đã bảo vệ những lựa chọn diễn xuất độc đáo của mình, viết "Pfeiffer tạo ra thế giới tự do đầy cảm xúc của riêng cô ấy", trong đó "Cô ấy giải phóng khán giả khỏi những định kiến ​​và khuôn mẫu. Cô ấy ít đi những con đường diễn xuất hơn và khiến chúng tôi là những cộng tác viên hạnh phúc trong hành trình của cô ấy. Sự nghiệp của cô ấy cho đến nay là một vòng cung của chiến thắng và lòng dũng cảm". Các nhà làm phim và bạn diễn đồng ý rằng Pfeiffer cực kỳ tận tâm với công việc của mình, phát triển danh tiếng về năng lực và sự chuẩn bị. Khả năng diễn xuất của cô tiếp tục nhận được lời khen ngợi từ các đạo diễn mà cô đã làm việc; Martin Scorsese mô tả Pfeiffer là "một nữ diễn viên có thể khắc họa xung đột nội tâm với đôi mắt và khuôn mặt đẹp hơn bất kỳ ngôi sao điện ảnh nào khác trong thế hệ của cô ấy", trong khi Jonathan Demme tuyên bố "Tôi thật khó tưởng tượng bất kỳ ai, ở một mức độ phẩm chất, sẽ có lợi thế hơn cô ấy. Pfeiffer từ chối xem tác phẩm của chính cô ấy, tự mô tả mình là "một người cầu toàn", người không tìm thấy "không có gì hoàn hảo trong những gì tôi làm". Ngoài việc loại bỏ các kịch bản cũ, Pfeiffer không giữ lại các bài phê bình phim, tạp chí hoặc bìa về màn trình diễn của cô ấy". Tiếp nhận và kế thừa. Pfeiffer được nhiều người coi là một trong những nữ diễn viên tài năng nhất ở Hollywood, cũng như là một trong những nữ diễn viên vĩ đại nhất trong thế hệ của cô. Tiểu thuyết gia Steve Erickson viết rằng Pfeiffer đã đe dọa trở thành một trong những nữ diễn viên Mỹ xuất sắc nhất thế hệ của cô ngay khi cô ba mươi tuổi. Mặc dù nhận xét rằng phim của cô không có uy tín so với một số tác giả cùng thời, Bastién tin rằng bức ảnh xuyên suốt của Pfeiffer là hấp dẫn nhất trong số các đồng nghiệp của cô. Năm 2009, nhà phê bình phim Brian D. Johnson của "Maclean" cho rằng Pfeiffer vẫn chưa thể hiện được phạm vi diễn xuất thực sự của mình, tin rằng cô ấy có khả năng được tôn trọng như Meryl Streep nếu chỉ được phép có những cơ hội tương tự. Johnson tuyên bố rằng màn trình diễn của Pfeiffer đôi khi bị cản trở bởi vẻ đẹp của chính cô ấy và sự "thiếu tham vọng" rõ ràng trong việc lựa chọn "những vai diễn an toàn, không bị bắt buộc", nhưng đồng thời tin rằng chính sự thiếu tham vọng này lại "khiến cô ấy trở thành một diễn viên giỏi". Tương tự, Mick LaSalle của tờ "San Francisco Chronicle" nhận xét rằng sự khiêm tốn của Pfeiffer đôi khi khiến khán giả quên mất cô ấy thực sự là một trong những nữ diễn viên xuất sắc nhất hiện nay. Bastién đã viết rằng, ngoài Pfeiffer, "Không có nữ diễn viên hiện đại nào khơi gợi tốt hơn sự căng thẳng phong phú giữa việc hiểu tiền tệ đi kèm với việc trở thành một người đẹp tuyệt vời và sự chán ghét khi bị nhìn thấy chút nào", trong khi Matt Mueller của "Tạp chí Harrods" tin rằng không nam diễn viên "đóng vai đau khổ xinh đẹp với sự tinh tế và tao nhã hơn Pfeiffer". Pfeiffer đặc biệt nổi tiếng vì sự linh hoạt của mình, đã tích lũy được một kho tàng đa dạng trải dài từ các bộ phim lãng mạn, giả tưởng, nhạc kịch, hài kịch và chính kịch. Đến năm 2016, "Salon" Charles Taylor tuyên bố rằng không có diễn viên nào của thập kỷ trước có thể sánh ngang với nữ diễn viên về độ đa tài. Năm 2021, Adreon Patterson của CinemaBlend đăng quang giải Nữ diễn viên đa năng nhất Pfeiffer Hollywood. Tóm tắt sự nghiệp của cô theo chủ nghĩa chiết trung của nó, người đóng góp cho IndieWire, Kate Erbland tin rằng Pfeiffer hiếm khi lặp lại lựa chọn diễn xuất của cô.  Về sự khác biệt này, Pfeiffer giải thích rằng cô luôn cảm thấy có xu hướng đóng nhiều loại nhân vật nhất có thể, ngay cả khi mới vào nghề khi các lựa chọn của cô bị hạn chế. Pfeiffer là một trong những nữ diễn viên thành công nhất trong những năm 1980 và 1990, cô thường đóng ít nhất một bộ phim mỗi năm kể từ những năm 1970. Một trong những nữ diễn viên được trả lương cao nhất của thập kỷ sau, cô thường kiếm được từ 9 đến 10 triệu đô la cho mỗi bộ phim. Trong một bài báo cho rằng hầu hết các diễn viên Hollywood được trả lương quá cao, nhà phê bình phim Mick LaSalle lưu ý Pfeiffer là một ngoại lệ, tuyên bố cô ấy "không bao giờ có màn trình diễn tồi và luôn thu hút khán giả". Theo UPI, Pfeiffer là một trong số ít nữ diễn viên có mức lương đóng phim tương ứng với doanh thu phòng vé của họ tính đến năm 1996. Ngoài "The Witches of Eastwick", rất ít phim của nữ diễn viên trong thời kỳ này đạt được thành công phòng vé lớn,  một quan sát mà Pfeiffer không bao giờ đề cập đến các hãng phim vì sợ rằng họ sẽ ngừng tuyển dụng cô ấy hoàn toàn. Năm 1995, nhà báo Bernard Weinraub của "The New York Times" cho biết Pfeiffer thuộc nhóm nữ diễn viên được kính trọng, những người "không được coi là một doanh thu phòng vé lớn". Tuy nhiên, các màn trình diễn của cô liên tục nhận được sự hoan nghênh bất chấp doanh thu bán vé tầm thường và một số phim bị các nhà phê bình cho là đáng quên. Đến năm 1999, "Variety" gọi Pfeiffer là "ngôi sao điện ảnh nữ có nhiều khả năng cải thiện sức hút phòng vé nhất của bộ phim". Đóng góp cho Encyclopedia.com, Robyn Karney đã viết rằng trong số một số nữ diễn viên tóc vàng, hấp dẫn ra mắt trong những năm 1980, "Pfeiffer dường như được cắt chính xác nhất từ ​​tấm vải truyền thống lâu đời của Hollywood – một người gợi cảm, xinh đẹp, thông minh, hiện đại. Hãy trả lời, chẳng hạn, Carole Lombard, được ban tặng một món quà tinh tế dành cho những người nói một cách dí dỏm, khả năng vượt qua các rào cản giai cấp và mang lại niềm tin cho một loạt các nhân vật tương phản trên nhiều phạm vi". Thường được so sánh với nữ diễn viên Julia Roberts, các nhà phê bình thường thừa nhận rằng Pfeiffer là "một nữ diễn viên nghiêm túc hơn nhưng ít thương hiệu hơn Roberts". Tuy nhiên, Karney cảm thấy chất lượng các bộ phim của mình ngày càng giảm sút vào cuối những năm 1990 "nhấn mạnh rằng quá trình sự nghiệp của Pfeiffer... đã bị định đoạt bởi thời đại mà cô ấy phát triển" và "sự thật không thể công bố rằng nữ chính phim ngôi sao của thời kỳ hoàng kim không còn nữa". Pfeiffer cảm thấy các nhà phê bình không hoàn toàn hiểu các quyết định diễn xuất của cô, điều mà Rathe gán cho "hình ảnh ký tự đại diện" mà cô đã duy trì trong suốt sự nghiệp của mình. Pfeiffer giải thích thêm, "Một số màn trình diễn mà tôi cảm thấy hay nhất là những màn mà tôi đã đánh giá cao", trong khi "Những màn khiến tôi quặn lòng thường là khi tôi nhận được những đánh giá tốt nhất". Pfeiffer được mệnh danh là một trong những ngôi sao điện ảnh lớn nhất thế giới, khẳng định mình là một "ngôi sao lớn" mặc dù vẫn chưa nhận được cát-xê cao nhất trong một bộ phim bom tấn. Năm 2002, Amy Longsdorf của "The Morning Call" mô tả Pfeiffer là "một trong những ngôi sao điện ảnh nổi tiếng và được giới phê bình đánh giá cao nhất trên thế giới". Theo Carmenlucia Acosta của "L'Officiel", "Rất ít nữ diễn viên có được may mắn thể hiện những vai diễn vượt thời gian vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay", gọi Pfeiffer là "một trong những nhân vật được ca ngợi nhất của Hollywood". Được trao ngôi sao điện ảnh trên Đại lộ Danh vọng Hollywood năm 2007, Pfeiffer vẫn là một trong những nữ diễn viên được săn đón nhất Hollywood trong hơn bốn thập kỷ. Năm 2020, "Kenosha News" bình chọn nữ diễn viên được yêu thích thứ 26 của Mỹ. Bất chấp sự nổi tiếng của mình, Krizanovich vẫn mệnh danh là nữ diễn viên bị đánh giá thấp nhất Hollywood của Pfeiffer. Tương tự, Matthew Jacobs của "HuffPost Canada" tin rằng Pfeiffer tiếp tục bị đánh giá thấp mặc dù cô đã được khen ngợi,  vì nhân vật công khai của cô chưa bao giờ sánh ngang với những người cùng thời. "Globe" Mark Shanahan của tờ "Boston" nhận xét rằng, bất chấp thành công và danh tiếng của Pfeiffer, cô ấy đôi khi bị bỏ qua trong các cuộc thảo luận về những người phụ nữ hàng đầu vĩ đại nhất của Hollywood do sự nỗ lực của cô ấy và "người trong sáng [ce] trên màn ảnh. Cô ấy cũng đáng yêu một cách lạ thường, mà, than ôi, thậm chí có thể che khuất diễn xuất nghiêm túc". Mô tả Pfeiffer là "Cô gái hài kịch không được báo trước", Jacobs ca ngợi cô là "một trong những diễn viên hài tuyệt vời của thời đại chúng ta, mặc dù cô hiếm khi được công nhận như vậy". Tác giả xác định sự tinh tế là một trong những điểm mạnh của cô ấy vì "từ tính của cô ấy không bao giờ lấn át các bộ phim cô ấy tham gia. Ngay cả khi cô ấy là người tài năng nhất trên màn ảnh (và cô ấy thường là vậy), cô ấy vẫn cho phép dàn diễn viên tỏa sáng". Hình ảnh công chúng. Pfeiffer từ lâu đã được mô tả là một trong những nữ diễn viên xinh đẹp nhất của Hollywood, một danh hiệu Mick Brown của "Daily Telegraph" coi là vừa là đặc điểm xác định vừa là một lời nguyền. Sau khi được giao những vai ban đầu chủ yếu dựa vào ngoại hình của cô ấy, Pfeiffer ban đầu đấu tranh để thuyết phục các đạo diễn xem cô ấy nghiêm túc với tư cách là một diễn viên vì họ nghi ngờ cô ấy không chỉ đơn giản là hấp dẫn, đã đấu tranh bằng cách tích cực tìm kiếm thử thách những vai trò mà vẻ đẹp hình thể không phải là một đặc điểm thiết yếu. Candice Russell của "Sun-Sentinel" đã mô tả Pfeiffer là "được xây dựng một cách đáng kinh ngạc... đến nỗi ngoại hình của cô ấy có xu hướng vượt lên khả năng của cô ấy", đặt câu hỏi liệu cô ấy có thể lật đổ điều này vào thời điểm cô ấy nhận được đề cử Giải thưởng Viện hàn lâm thứ hai vào năm 1989. Rachel Syme của "The New Yorker" nhận xét rằng, những ngày đầu trong sự nghiệp của cô, các nhà phê bình đã phải vật lộn để "mô tả tác phẩm của cô mà không làm suy yếu nó" bằng cách tất yếu tập trung vào ngoại hình của Pfeiffer, "như thể vẻ đẹp và tài năng của cô là những lực lượng đối lập cần được dung hòa bằng cách nào đó". "The Daily Beast"' Elizabeth Kaye công nhận Pfeiffer là một tài năng hiếm có của Hollywood, người hiểu rằng thực sự có thể hấp dẫn cả về thể chất lẫn một nghệ sĩ biểu diễn nghiêm túc, tin rằng nữ diễn viên đạt được điều này bằng cách kết hợp "sự nhạy cảm của một người phụ nữ hiện đại" với "vẻ đẹp quyến rũ của tuổi 30 biểu tượng". Mô tả Pfeiffer là người nổi tiếng, xinh đẹp, lanh lợi và đáng nhớ, Karen Krizanovich của "The Daily Telegraph" nhận xét rằng, sau khi ban đầu bị thu hút bởi vẻ đẹp của cô, các nhà phê bình và khán giả vẫn bị thu hút bởi màn trình diễn của cô. Tương tự, "Thị trấn & Quốc gia"' Adam Rathe viết rằng "Vẻ đẹp không thể phủ nhận của Pfeiffer đã giúp cô ấy bước qua cánh cửa của Hollywood, nhưng chính sự thông minh và hài hước mà cô ấy mang đến cho những vai diễn được lựa chọn cẩn thận... mới thực sự khiến cô ấy trở thành một ngôi sao". Thường xuyên được coi là một trong những phụ nữ đẹp nhất trên thế giới, các nhà phê bình phim và nhà báo đã liên tục thảo luận về vẻ đẹp được nhận thức của Pfeiffer về độ dài, lấy cho cô ấy biệt danh "The Face" trên các phương tiện truyền thông. Các nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nigel Parry và Patrick McMullen cho rằng cô ấy nằm trong số những người phụ nữ đẹp nhất mà họ đã chụp ảnh. Năm 2020, "Vogue Paris" đã liệt kê Pfeiffer vào danh sách 21 nữ diễn viên Mỹ đẹp nhất mọi thời đại. Xếp cô ấy trong số những nữ diễn viên đẹp nhất trong lịch sử, "Glamour" mệnh danh Pfeiffer là “gương mặt hoàn hảo nhất trên màn bạc”. Cũng chính tạp chí này đã công nhận nữ diễn viên là một trong những biểu tượng thời trang vĩ đại nhất của những năm 1980, gọi cô là "gái hư" của thập kỷ và là "một trong những nữ thần điện ảnh được yêu thích nhất mọi thời đại của chúng ta". Tương tự, "Harper's Bazaar đã" trao cho Pfeiffer danh hiệu "biểu tượng sắc đẹp" quyến rũ thứ tư trong thập kỷ, trong khi "Complex" xếp cô là "người phụ nữ nóng bỏng nhất của thập niên 80" thứ 49. Là một trong những biểu tượng tình dục nổi tiếng nhất của những năm 1980 và 1990, "Men's Health" lần lượt xếp Pfeiffer thứ 45 và 67 trên bảng xếp hạng những phụ nữ nóng bỏng nhất mọi thời đại và biểu tượng tình dục của họ, mô tả cô là "một trong những người đẹp lâu bền nhất Hollywood". Theo Alice Cary của tạp chí "Vogue" Anh, một số bộ trang phục mà nữ diễn viên mặc "đã trở thành dấu ấn của văn hóa đại chúng". Năm 1990, Pfeiffer xuất hiện trên trang bìa đầu tiên của "tạp chí People" hàng năm "50 người đẹp nhất thế giới". Cô lại được xuất hiện trên trang bìa vào năm 1999 — người nổi tiếng đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của số báo hai lần và là người nổi tiếng duy nhất xuất hiện trên trang bìa hai lần trong những năm 1990 — đã được đăng trên tạp chí "Most Beautiful", một kỷ lục sáu lần trong suốt thập kỷ (từ 1990 đến 1993, và vào năm 1996 và 1999). Năm 2004, tạp chí vinh danh cô là một trong những phụ nữ đẹp nhất mọi thời đại. Rebecca Flint Marx, nhà viết tiểu sử của AllMovie đã viết rằng Pfeiffer sở hữu "một vẻ đẹp hiếm có đã truyền cảm hứng cho vô số hạnh phúc và một vị trí gần như vĩnh viễn trong danh sách 50 Người đẹp nhất của People". Pfeiffer nổi tiếng tự ti về ngoại hình của mình. Ít nhất hai bộ phim của cô, "Stardust" (2007) và "Chéri" (2009), khám phá những người phụ nữ xinh đẹp, bị ám ảnh bởi tuổi trẻ đang đấu tranh để chấp nhận lão hóa, chủ đề mà Pfeiffer đã xác định cá nhân. Pfeiffer tuyên bố cô ấy vẫn chưa phẫu thuật thẩm mỹ nhưng thừa nhận cô ấy cởi mở với các thủ tục thẩm mỹ nhỏ. Theo một số bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, cô ấy sở hữu một số đặc điểm nổi tiếng được khách hàng yêu cầu và săn lùng nhiều nhất. Năm 2001, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Stephen R. Marquardttuyên bố Pfeiffer sở hữu gương mặt đẹp nhất Hollywood. Được đặt biệt danh là "tỷ lệ vàng", Marquardt khẳng định khuôn mặt của Pfeiffer tuân theo một công thức toán học trong đó ông xác định khuôn miệng lý tưởng của một người rộng gấp 1,618 lần mũi của họ. Một số ấn phẩm truyền thông đã mô tả Pfeiffer là một "vẻ đẹp không tuổi". "Folha de S.Paulo" mô tả nữ diễn viên là "một minh chứng rõ ràng cho tuổi tác, trái ngược với những gì ngành công nghiệp trẻ duy trì, mang lại phần thưởng, không chỉ là nếp nhăn". Nổi tiếng là "ngại báo chí" và kín đáo như các nhân vật cô đóng, Matthew Jacobs của "HuffPost" đã đăng quang Pfeiffer Hollywood là ví dụ điển hình về "một ngôi sao điện ảnh không đi lại với cảm giác như một ngôi sao điện ảnh", điều này có lợi cho khả năng đóng các nhân vật chân thực mà không để sự nổi tiếng ảnh hưởng đến tài năng của cô. Pfeiffer nổi tiếng là không thích các cuộc phỏng vấn báo chí, tự nhận mình là "người được phỏng vấn tệ nhất từng có". Nhà phê bình phim Michael Sragow của "Baltimore Sun" nhận xét rằng đôi khi nữ diễn viên có thể tỏ ra "bối rối hoặc khó nắm bắt" trong các cuộc phỏng vấn. Vikram Murthi của "The Nation" tin rằng sự ác cảm của Pfeiffer đối với sự công khai "đã cho cô ấy một bầu không khí hấp dẫn, của một người hướng ánh đèn sân khấu hơn là đuổi theo nó". Pfeiffer giải thích rằng việc quảng cáo phim của chính cô ấy từng khiến cô ấy bị kích động, nhưng cô ấy luôn "nắm vững nghệ thuật" để duy trì một phong thái điềm đạm, lịch sự khi thực hiện những trách nhiệm như vậy. Tuy nhiên, cô vẫn tin tưởng rằng việc quảng bá một dự án phim không phải là trách nhiệm của một diễn viên. Các nhà bình luận truyền thông lưu ý rằng Pfeiffer đã bất ngờ trở thành "nàng thơ nhạc pop" vào năm 2014; Tên của cô được nhắc đến trong hai bài hát nổi tiếng nhất của năm: "Uptown Funk" của Mark Ronson với Bruno Mars, và "Riptide" của Vance Joy. Joy đặc biệt được truyền cảm hứng bởi sự hóa thân của Pfeiffer từ Selina Kyle thành Catwoman trong "Batman Returns," trong khi Ronson trích dẫn "The Fabulous Baker Boys" là bộ phim Pfeiffer yêu thích của anh ấy. Các vận động viên cricket của Úc nói về "có được một Michelle" hiệp đấu. Trong cách nói cricketing, đây được gọi là "năm cho", một từ gần đồng âm của "Pfeiffer", dẫn đến biệt danh "Michelle". Đời tư. Trong khi tham gia các lớp học diễn xuất ở Los Angeles, Pfeiffer được nhận vào bởi một cặp đôi có vẻ thân thiện, người điều hành một giáo phái siêu hình học và ăn chay. Họ đã giúp cô cai rượu, hút thuốc và nghiện ma túy, và theo thời gian, cặp đôi đã kiểm soát toàn bộ cuộc sống của cô. Phần lớn tiền của cô ấy đã được chuyển đến nhóm. "Tôi đã bị tẩy não... Tôi đã cho họ một số tiền rất lớn". Tại một lớp học diễn xuất do Milton Katselas dạy ở Los Angeles, cô gặp nam diễn viên vừa chớm nở Peter Horton, và họ bắt đầu hẹn hò. Pfeiffer và Horton kết hôn tại Santa Monica vào năm 1981, và trong tuần trăng mật của họ, cô phát hiện ra mình đã giành được vai chính trong "Grease 2". Horton đã đạo diễn Pfeiffer trong chương trình đặc biệt của đài ABC năm 1985, "One Too Many", trong đó cô đóng vai bạn gái trung học của một học sinh nghiện rượu (Val Kilmer); và vào năm 1987, cặp đôi ngoài đời thực đã đóng vai một cặp đôi trên màn ảnh trong phân đoạn 'Bệnh viện' trong tổng hợp tiểu phẩm hài của John Landis, "Amazon Women on the Moon". Năm 1988, Pfeiffer có quan hệ tình cảm với John Malkovich, bạn diễn của cô trong "Dangerous Liaisons", người vào thời điểm đó đã kết hôn với Glenne Headly. Pfeiffer và Horton quyết định ly thân vào năm 1988, và ly hôn hai năm sau đó; Horton sau đó đổ lỗi cho sự chia rẽ là do họ tận tâm với công việc hơn là vì cuộc hôn nhân của họ. Sau cuộc hôn nhân với Horton, Pfeiffer có mối quan hệ ba năm với nam diễn viên / nhà sản xuất Fisher Stevens. Họ gặp nhau khi Pfeiffer đang tham gia sản xuất "Đêm thứ mười hai" của Lễ hội Shakespeare ở New York, trong đó Stevens đóng vai Ngài Andrew Aguecheek. Năm 1993, Pfeiffer kết hôn với nhà văn kiêm nhà sản xuất truyền hình David E. Kelley. Cô xuất hiện ngắn ngủi không được công nhận trong một tập của loạt phim truyền hình "Picket Fences" của Kelley và đóng vai nhân vật chính trong "To Gillian on Her 37 Birthday", mà Kelley đã viết kịch bản. Pfeiffer đã tham gia thủ tục nhận con nuôi riêng trước khi cô gặp Kelley. Vào tháng 3 năm 1993, cô nhận nuôi một cô con gái mới sinh, Claudia Rose, được làm lễ rửa tội vào ngày cưới của Pfeiffer và Kelley. Năm 1994, Pfeiffer sinh một con trai, John Henry Kelley II, được đặt theo tên của ông nội – bố vợ của Pfeiffer – Huấn luyện viên John Henry "Jack" Kelley trong Đại sảnh Danh dự Khúc côn cầu Hoa Kỳ. Công việc kinh doanh khác. Sản phẩm và xác nhận. Năm 2005, Pfeiffer là gương mặt đại diện cho chiến dịch mùa xuân của Giorgio Armani; nhà thiết kế đã thường xuyên mặc quần áo cho cô ấy để xuất hiện trước công chúng. "InStyle" tháng 3 năm 2019, cô đã thông báo ý định ra mắt bộ sưu tập nước hoa hảo hạng mang tên Henry Rose. Dòng ra mắt vào tháng 4 năm 2019. Từ thiện. Từng là một người hút thuốc trong mười năm, và có một cháu gái bị ung thư máu trong mười năm, Pfeiffer quyết định hỗ trợ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Công việc từ thiện của cô cũng bao gồm cả sự ủng hộ của cô đối với Xã hội Nhân đạo. Năm 2016, cô cũng tham dự Gala Khỏe mạnh của Trẻ em Khỏe mạnh Thế giới tại LA dành cho những người lãnh đạo các tổ chức vì sức khỏe môi trường của trẻ em và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất. Vào tháng 12 cùng năm, Pfeiffer, một người ăn chay trường, tham gia ban giám đốc của Nhóm Công tác Môi trường, một nhóm vận động có trụ sở tại Washington, DC. Giải thưởng. Trong sự nghiệp của mình, Pfeiffer đã giành được nhiều giải thưởng bao gồm Giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – Phim truyền hình điện ảnh, Giải BAFTA cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong một vai phụ và các giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của National Board of Review, National Society of Film Critics, Hiệp hội phê bình phim New York, Hiệp hội phê bình phim Chicago và Hiệp hội phê bình phim Los Angeles, cũng như các giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất từ ​​Hiệp hội phê bình phim thành phố Kansas và Hiệp hội phê bình phim San Diego. Pfeiffer đã nhận được ba đề cử giải Oscar cho đến nay: Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho "Dangerous Liaisons" (1988), và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong "The Fabulous Baker Boys" (1989) và "Love Field" (1992). Năm 2017, Pfeiffer nhận được đề cử Giải Emmy đầu tiên cho màn trình diễn của cô trong "The Wizard of Lies" (2017) với vai Ruth Madoff. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2017, có thông báo rằng cô đã nhận được giải Quả cầu vàng 2018 cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất – Đề cử phim bộ, phim truyền hình hoặc phim truyền hình cho vai diễn này. Cô đã giành được Giải thưởng Màn ảnh Canada cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Màn ảnh Canada lần thứ 9 vào năm 2021, cho tác phẩm của cô trong "French Exit".
1
null
Ô tác Australia (danh pháp khoa học: Ardeotis australis) là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác Australia sinh sống ở xứ nông nghiệp mở và rừng gỗ ở bắc Úc và nam New Guinea. Con trống Ô tác Australia dài 1,2 cm, sải cánh dài 2,3 cm, cân nặng trung bình con trống là 6,3 kg, với dải 4,3-12,76 kg Con mái nhỏ hơn với chiều dài 80 cm, sải cánh 1,8 mét và cân nặng 3,2 kg và dao động trong khoảng 2,4-6,35 kg nhưng có màu sắc giống nhau. Con trống lớn nhất bị bắn ngoài Victoria nặng 14,5 kg. Mặc dù là loài chim bay còn tồn tại lớn nhất ở Úc, loài chim chân dài này là loài nhỏ nhất trong chi "Ardeotis". Lưng, cánh và đuôi thường có màu nâu xỉn, đốm đen và đốm trắng trên lông cánh. Cổ và đầu xuất hiện màu trắng xỉn và màu trắng xỉn. Chân có màu vàng đến màu kem. Chúng ăn hạt, trái cây, rết, côn trùng, động vật thân mềm, động vật, thằn lằn, chim non và các loài gặm nhấm nhỏ.
1
null
Ô tác bụng trắng (danh pháp khoa học: Eupodotis senegalensis) là một loài chim sinh sống ở châu Phi trong họ Ô tác. Ô tác bụng trắng sinh sống ở Angola, Bénin, Botswana, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Eritrea, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinée, Kenya, Lesotho, Mali, Mauritanie, Namibia, Niger, Nigeria, Sénégal, Somalia, Nam Phi, Sudan, Swaziland, Tanzania, Togo, Uganda, và Zambia. Nó sinh sống trong nhiều môi trường sống khác nhau từ đồng cỏ đến rừng gỗ mở. Chim trống dài 48–61 cm. Phân loài. Có 5 phân loài được công nhận:
1
null
Brian Mulroney (sinh ngày 20 tháng 3 năm 1939) là thủ tướng thứ 18 của Canada từ 17 tháng 9 năm 1984 đến 25 tháng 6 năm 1993, và là lãnh đảo Đảng Bảo thủ Tiến bộ Canada từ năm 1983-1993. Nhiệm kỳ Thủ tướng Chính phủ của ông đã được đánh dấu bằng sự ra đời của các cải cách kinh tế quan trọng, chẳng hạn như Hiệp định Thương mại tự do Canada-Hoa Kỳ và Thuế Hàng hoá và Dịch vụ, và sự từ chối cải cách hiến pháp như hiệp ước Meech Lake và hiệp ước Charlottetown. Trước khi bước vào sự nghiệp chính trị, ông là một luật sư nổi bật và doanh nhân ở Montreal. Mulroney sinh ngày 20 tháng 3 năm 1939 tại Baie-Comeau, Quebec, một thị trấn xa xôi hẻo lánh ở phần phía đông của tỉnh. Ông là con trai của cha mẹ người Công giáo Canada gốc Ireland, Mary Irene (nhũ danh O'Shea) và cha là Benedict Martin Mulroney, là một thợ điện nhà máy giấy. Vì không có trường trung học Công giáo tiếng Anh ở Baie-Comeau, Mulroney hoàn thành chương trình trung học tại một trường nội trú Công giáo Rôma ở Chatham, New Brunswick được điều hành bởi Đại học St. Thomas (vào năm 2001, Đại học St Thomas đặt tên tòa nhà học đường mới nhất họ theo tên ông). Benedict Mulroney làm việc thêm giờ và điều hành một doanh nghiệp sửa chữa để kiếm thêm tiền cho con cái ông ăn học, và ông đã khuyến khích con trai cả của mình để theo học đại học.
1
null
Vepr-1V (tiếng Nga: Вепрь-1В) là loại súng trường bán tự động được thiết kế và chế tạo tại nhà máy cơ khí Molot tại Vyatskie Polyany, Kirov Oblast, Nga. Súng được thiết kế dựa trên khẩu RPK-74. Nó phát triển chủ yếu dành cho thị trường dân sự và đã đáp ứng được các quy định của luật vũ khí nên được xem là một loại vũ khí dân sự để sử dụng trong thể thao và tự vệ cũng như dùng để xuất khẩu. Vì súng là vũ khí dân sự không được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của Nga nên không có mẫu có chế độ tự động khi bán trên thị trường nhưng do cách hoạt động có nhiều điểm tương đồng với RPK nên có thể chỉnh sửa lại để có chế độ bắn tự động nếu biết cách làm. Thiết kế. Vepr-1V sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén, thoi nạp đạn xoay với hệ thống trích khí dài và ống trích khí nằm ở phía trên nòng súng. Hệ thống an toàn của súng giống các khẩu AK với một cần khóa an toàn nằm phía bên trái súng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi, súng có thanh răng trên thân để gắn các hệ thống nhắm thích hợp. Súng tùy theo mẫu có thể tích hợp một chân chống chữ V không thể tháo gắn ở đầu nòng súng. Ốp lót tay được làm bằng nhựa và báng súng có thể gấp lại một số mẫu sử dụng báng súng có thể điều chỉnh chiều dài và chiều cao. Súng có các mẫu khác nhau để sử dụng các loại đạn và hộp đạn khác nhau của Nga và phương Tây là 7,62×39mm và 5.56×45mm NATO (.223 Rem).
1
null
Dư Hàng là một phường thuộc quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Phường Dư Hàng có diện tích 0,28 km², dân số năm 1999 là 11804 người, mật độ dân số đạt 42.157 người/km². Các tuyến đường trên địa bàn phường. - Phố Hồ Sen - Phố Miếu Hai Xã - Phố Dư Hàng - Phố Chùa Hàng - Phố Nguyễn Công Hoà
1
null
Turkmenistan Airlines () () là hãng hàng không quốc gia Turkmenistan. Hãng có trụ sở ở Ashgabat và trung tâm hoạt động chính tại sân bay Ashgabat và một trung tâm phụ ở sân bay Turkmenabat và trung tâm phụ ở sân bay Turkmenbashi. Hãng đuược lập năm 1992. Hãng hãng không này có các tuyến bay nối thành phố Ashgabat với các điểm đến ở Nga, châu Âu và châu Á. Từ năm 2001, hãng hàng không này đã được loại bỏ đội tàu bay cũ từ thời Liên Xô để sử dụng đội tàu bay hiện đại Boeing 717, được sử dụng rộng rãi cho các tuyến bay trong nước. Turkmenistan là hãng hàng không đầu tiên của các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ mua máy bay từ Boeing kể từ năm 1992. Đội tàu bay. Đội tàu bay của Turkmenistan Airlines gồm các tàu bay sau
1
null
Yến Lê Espiritu là nữ giáo sư, tiến sĩ xã hội học người Việt hiện đang làm việc tại trường Đại học California, Los Angeles (Mỹ). Bà đã được trao tặng Giải thưởng Giảng dạy Cao học xuất sắc (Excellence in Graduate Teaching) năm 2009. Tiểu sử. Yến Lê Espiritu sinh ra ở Việt Nam. Từ nhỏ, bà cùng gia đình định cư ở Hoa Kỳ. Mẹ bà tái hôn với một người Mỹ sau khi ly dị. Vì vậy, tuổi thơ của bà nhiều nỗi buồn vì nhớ quê hương và cha đẻ. Bà may mắn được mẹ và người cha kế nuôi dưỡng chu đáo. Yến Lê Espiritu tốt nghiệp ngành Truyền thông tại Đại học California, Los Angeles năm 1985. Sau đó bà tiếp tục lấy bằng cao học tại Đại học California, Los Angeles. Năm 1990, Yến Lê Espiritu lấy bằng Tiến sĩ xã hội học tại Đại học California, Los Angeles. Sau đó, bà tham gia giảng dạy sau đại học và nghiên cứu tạiĐại học California, Los Angeles. Công việc nghiên cứu. Bà giảng dạy về các vấn đề dân tộc, nhập cư, tị nạn, những khác biệt văn hoá của cộng đồng thiểu số tại Mỹ. Bà cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về đề tài này, trong đó có cuốn "Filipino American Lives" (Cuộc sống người Mỹ-Philíppin).
1
null
Cơ Hi có thể là một trong các vị vua nước Lỗ thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc: Cả Lỗ Dương công và Lỗ Ngụy công đều là dòng dõi Chu Công Đán, trong đó Lỗ Dương công thuộc thế hệ thứ 3 và Lỗ Ngụy công thuộc thế hệ thứ 4. Về chữ Hán có đồng âm Hi, tên húy của Lỗ Dương công viết là 熙, còn tên húy của Lỗ Ngụy công viết là 晞.
1
null
Lỗ Ai công (chữ Hán: 魯哀公, trị vì 494 TCN-468 TCN), tên thật là Cơ Tương (姬將), là vị vua thứ 27 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Tương là con trai của Lỗ Định công, vị quân chủ thứ 26 của nước Lỗ, mẹ là Định Tự, thiếp của Định công. Năm 495 TCN, Lỗ Định công qua đời, Cơ Tương lên nối, tức là Lỗ Ai công. Quan hệ với chư hầu. Tề Cảnh công mới mất (490 TCN), người con nhỏ được yêu là An được lập làm vua. Người con lớn là Khương Dương Sinh cùng Khương Sừ chạy sang nước Lỗ. Dương Sinh được đại phu Quý Khang Tử gả em gái là Quý cơ cho. Đại phu Điền Khất nước Tề ủng hộ Dương Sinh, bèn liên kết với họ Bão đánh đuổi họ Cao và họ Quốc. Họ Cao và họ Quốc phải chạy sang nước Lỗ. Điền Khất sai người sang nước Lỗ đón Dương Sinh về, phế truất An Nhũ Tử và lập Dương Sinh lên nối ngôi, tức là Tề Điệu công. Năm 488 TCN, Ngô Phù Sai mang quân đi đánh Tề, đánh bại quân Tề. Quân Ngô tiến đến đất Tăng, đòi Lỗ Ai công nộp 100 con bò. Lỗ Ai công phải đến hội với Phù Sai ở đất Tắng, nộp đủ lễ. Sau đó Phù Sai còn chiếm lấy đất đai phía nam nước Lỗ và nước Tề. Tạm yên với Ngô, Lỗ Ai công theo đề nghị của Quý Khang Tử, quay sang đánh nước Châu nhược tiểu. Quân Lỗ tiến đến kinh thành nước Châu, vua Châu là Ích còn mải nghe nhã nhạc không phòng bị. Quân Lỗ bắt Châu Ích mang về. Tề Điệu công sai sứ sang đón vợ ở nước Lỗ là Quý cơ. Nhưng vì Quý cơ đã tư thông với Quý Phương Hầu nên anh là Quý Khang Tử không dám giao về cho vua Tề. Tề Điệu công nổi giận, bèn sai sứ sang nước Ngô, mượn quân Ngô đánh Lỗ. Mặt khác, Tề Điệu công tự mang quân đánh nước Lỗ, chiếm đất Hoan và đất Xiển. Lỗ Ai công giao Quý cơ cho nước Tề. Tề Điệu công yêu Quý cơ nên trả lại đất đã chiếm cho nước Lỗ. Nước Lỗ cùng nước Tề giảng hòa. Năm 487 TCN, Ngô Phù Sai lại đánh nước Lỗ. Lỗ Ai công phải thần phục, ăn thề xin giảng hòa, đồng thời thả vua Châu là Ích về nước. Năm 486 TCN, Phù Sai bất bình với Tề Điệu công bèn sai sứ liên minh với Lỗ, nước Châu và nước Đàm để cùng tấn công Tề, liên tiếp đánh bại quân Tề. Đại phu họ Bão có thù với Tề Điệu công, bèn giết chết vua Tề để đề nghị Phù Sai lui quân. Năm 484 TCN, vua mới nước Tề là Giản công đánh Lỗ để báo thù việc theo Ngô đánh Tề. Tướng Tề là Quốc Thư và Cao Vô Phi, tướng Lỗ nòng cốt là quân Tam Hoàn, có 7000 giáp binh. Quân hai bên giao tranh, quân Lỗ đánh lui quân Tề, bắt được 80 giáp binh. Sau đó Ngô Phù Sai mang quân đến, Lỗ Ai công hợp binh với Ngô đánh Tề. Liên quân Ngô-Lỗ đánh bại quân Tề một trận lớn ở Ngải Lăng, bắt tướng Tề là Quốc Thư. Năm 482 TCN, Lỗ Ai công dự hội chư hầu cùng Ngô Phù Sai, Tấn Định công ở Hoàng Trì. Ngô Phù Sai được tôn lên ngôi đầu. Năm 481 TCN, dại phu nước Tiểu Châu là Xạ mang ấp Câu Dịch đến hàng nước Lỗ, được Lỗ Ai công thu nhận. Đại phu nước Tề là Điền Hằng giết Tề Giản công. Khổng Tử đề nghị Lỗ Ai công đánh Điền Hằng, nhưng ông không nghe theo. Đi lưu vong. Năm 473 TCN, Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô, làm bá chủ chư hầu. Năm 471 TCN, Lỗ Ai công sang triều kiến Câu Tiễn, rất được lòng thái tử Thích Dĩnh. Thích Dĩnh định gả con gái cho Lỗ Ai công và biếu ông nhiều đất. Họ Quý sợ vây cánh Lỗ Ai công tăng lên, bèn sai người sang đút lót cho thái tể Phỉ nước Việt. Vì sự can thiệp của thái tể Phỉ, việc kết hôn với cháu gái Câu Tiễn không được thực hiện. Theo Tả truyện, năm 470 TCN, Vệ Xuất công bị các đại phu đánh đuổi ra nước ngoài, cầu cứu nước Việt. Năm 469 TCN, Câu Tiễn huy động quân nước Lỗ và nước Tống cùng đi cứu Vệ Xuất công. Câu Tiễn cử Cao Như và Hậu Dung, tướng Lỗ là Thúc Tôn Thư, tướng Tống là Lạc Phạt cùng hợp lại đưa Vệ Xuất công về nước. Liên quân tràn vào Ngoại châu, đánh tan lực lượng chống Xuất công. Nhưng người nước Vệ không muốn lập lại Vệ Xuất công, bèn sai sứ ra thương lượng với quân Việt, mang nhiều của quý trong nước ra biếu để đề nghị rút quân. Kết quả quân Việt, Lỗ và Tống đều quay về, không giúp Vệ Xuất công nữa. Người nước Vệ lập em Vệ Trang công là công tử Kiềm lên ngôi, tức là Vệ Điệu công. Năm 468 TCN, Lỗ Ai công lo 3 nhà (Tam Hoàn) lộng quyền, muốn đánh đổ Tam Hoàn để khôi phục lại quyền hành. Ông mang quân tấn công ba họ. Ba nhà liên minh với nhau cùng đánh lại Ai công. Ai công bại trận, phải bỏ chạy sang nước Vệ. Sau đó ông chạy sang nước Trâu, rồi chạy đến nước Việt đang làm bá chủ chư hầu. Câu Tiễn cho ông ở nhờ. Cùng năm 468 TCN, Lỗ Ai công mất tại Hữu Sơn. Ông làm vua được 27 năm thì phải lưu vong và chết ở nước ngoài. Tam Hoàn lập con ông là Cơ Ninh lên nối ngôi, tức là Lỗ Điệu công.
1
null
Lỗ Điệu công (chữ Hán: 魯哀公, trị vì 467 TCN-437 TCN), tên thật là Cơ Ninh (姬寧), là vị vua thứ 28 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Ninh là con trai của Lỗ Ai công, vị vua thứ 27 của nước Lỗ. Năm 468 TCN, Tam hoàn chống lại Lỗ Ai công, Ai công chạy sang nước Việt, người nước Lỗ lập Cơ Ninh làm vua, tức Lỗ Điệu công. Sử sách ghi chép rất ít về hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Lỗ dưới thời Điệu công. Năm 437 TCN, Lỗ Điệu công mất. Con ông là Cơ Gia lên nối ngôi, tức là Lỗ Nguyên công.
1
null
Trận Gerchsheim, còn viết là Trận Gerchseim, là một trận giao chiến trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, hay nói cách khác là cuộc "Chiến tranh Bảy tuần", đã diễn ra vào ngày 25 tháng 7 năm 1866 tại Gerchsheim, ngày nay thuộc thuộc Main-Tauber-Kreis, nước Đức. Trong trận đánh nhỏ này, Sư đoàn số 13 của quân đội Phổ, dưới quyền chỉ huy của Trung tướng ("Generalieutenant") August Karl von Göben – một phần thuộc "Binh đoàn Main" dưới sự điều khiển của Trung tướng Bá tước Edwin von Manteuffel – đã giành chiến thắng trước toàn bộ Quân đoàn VIII của quân đội Liên minh các quốc gia Đức (với lực lượng đến từ những nước như Áo, Nassau, Baden...), nằm dưới sự chỉ huy của Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt, buộc quân của Liên minh phải tiến hành triệt thoái. Đây là một dịp duy nhất tron chiến dịch mà Alexander tập trung đầy đủ binh lực của mình để có thể giáng một đòn trí mạng vào đối phương, tuy nhiên ông ta đã không thể chớp lấy thời cơ. Cùng thời điểm đó, "Binh đoàn Main" của Phổ đã đánh bại quân đội xứ Bayern dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Karl xứ Bayern trong trận Helmstadt-Roßbrunn vào các ngày 25 và 26 tháng 7 năm 1866, buộc quân Bayern phải triệt thoái và hội quân với Quân đoàn VIII của Liên minh tại Würzburg. Vào ngày 25 tháng 7, tướng Manteuffel đã vượt sông Tauber, và quyết định giao chiến với quân đội của Liên minh các quốc gia Đức mặc dù chịu bất lợi về mặt quân số. Trong khi sư đoàn của tướng Gustav von Beyer ở trung quân sẽ tiến công quân Bayern, sư đoàn của tướng Von Göben có nhiệm vụ tiến công Quân đoàn VIII của Liên minh (với cánh phải là Sư đoàn Baden án ngữ tại Wenkheim và Ober-Alterheim) và sư đoàn của tướng Edouard von Flies được dự bị tại Wertheim. Trong ngày hôm đó, lữ đoàn của tướng Kummer đã xuất quân với tư cách là đội tiền vệ của Sư đoàn số 13 dưới quyền Göben, và khi tiến đến một cánh rừng ở một khoảng cách ngắn về phía trước Gersheim thì Kummer nhận ra quân Áo, Nassau và Württemberg đang dàn trận về hướng bắc đoạn đường. Trong khi liên quân Áo - Nassau và Württemberg chiếm ưu thế về quân số và pháo binh, một lữ đoàn khác của Göben do tướng Karl von Wrangel chỉ huy vốn đã hành binh về hướng bắc để bọc sườn trái của địch thủ. Lữ đoàn Oldenburg của Phổ thì còn quá xa để có thể ứng chiến; tuy nhiên, Kummer quyết định tiến công quân của đối phương. Các khẩu đội pháo của ông đã nhập trận, trong khi phần lớn bộ binh và kỵ binh Phổ dàn trận. Lực lượng pháo binh của Phổ đã khai hỏa, và các cỗ đại bác của Phổ đã bị buộc phải triệt thoái sau một cuộc pháo chiến. Sau đó, Vương công Alexander xứ Hesse đã phái một số quân bộ binh tấn công khu rừng ở đằng sau Kummer, nơi có một số bộ binh Phổ trấn giữ. Tuy nhiên, quân đội Phổ đã phòng ngự quyết liệt và những khẩu súng nạp đạn nhanh của họ đã tàn sát phe tấn công. Cùng lúc đó, lữ đoàn Oldenburg và lực lượng trừ bị đã vào trận, và Wrangel đã tiến đánh vào cánh trái của quân Liên minh. Hỏa lực pháo binh của quân đội Liên minh chỉ gây thiệt hại nhẹ cho kẻ thù của họ. Sự xuất hiện của lữ đoàn của Wrangel ở bên trái, và cuộc phòng thủ dữ dội của Kummer đã buộc quân Liên minh phải bắt đầu triệt thoái. Lực lượng pháo binh của Oldenburg đã hỗ trợ cho Kummer, nã đạn pháo ác liệt về phía các đội hình đang rút chạy của quân Liên minh. Pháo binh của Liên minh đã dừng chân ở mọi vị trí thuận lợi và pháo chiến đã kéo dài cho đến đêm. Tới thời điểm này, các lực lượng Phổ đã chiếm được và vượt qua Gerchsheim. Ngày hôm sau, đoàn quân rệu rã của Alexander tiếp tục cuộc rút lui của mình.
1
null
Đống Công Trường, một số tài liệu chép là Đống Công Trường, là một tướng lĩnh của phong trào Tây Sơn, hiệu Anh Liệt Tướng quân, tước Miên Tài bá. Hành trạng trong lịch sử. Không rõ năm sinh và năm mất của Đổng Công Trường. Về quê quán, theo nhà nghiên cứu Huỳnh Văn Mỹ thì ông nguyên quán làng Chiên Đàn, sau vào làng Đức Hòa (cách Chiên Đàn khoảng 10 km), phủ Thăng Hoa, (nay là xã Tam Đàn, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ ông của Trường là ông Đống Công Chí đã rời xã Chiên Đàn, tổng Chiên Đàn đến định tại thôn A Vó, xã Đức Hòa, thuộc (một đơn vị hành chính tương đương cấp tổng ngày trước) Kim Hộ, phủ Thăng Hoa (nay là thôn Thạch Kiều, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) vào thời chúa Nguyễn. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thắng thì ghi ông quê ở làng Hiền Lộc, tổng Chiên Đàn Trung, huyện Lễ Dương (sau đổi là phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), sau cư ngụ làng A Vó, tổng Đức Hoà, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Có thể theo ông Mỹ là đúng, vì họ Đống rất ít, nay họ đống vẫn ở Tam Đàn, ví dụ ông Đống Như Im ở Kỳ Lý, dòng họ Đống ở đây. Thời trẻ, ông đầu quân quân Tây Sơn, sau theo Bắc Bình vương Nguyễn Huệ bình định Thuận Hóa và Bắc Hà. Theo lời kêu gọi của nghĩa quân Tây Sơn, ông tham gia nghĩa binh từ buổi đầu cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Xiêm ở phía Nam và nhất là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phía Bắc, dưới quyền chỉ huy của Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Ông là một trong những người quan trọng góp phần đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng các trận tập kích, mai phục thần tốc, chớp nhoáng; trong đó có trận Đống Đa vào trưa ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, đưa đại quân Tây Sơn tiến vào giải phóng thành Thăng Long; buộc Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống phải trốn chạy về Trung Quốc.. Về sau được vua Quang Trung ban sắc phong chức Cai cơ, tước Miên Trường hầu. Năm 1792, vua Quang Trung mất. Vua Cảnh Thịnh sau khi lên ngôi. Ngày 2 tháng 10 năm 1793, đã xuống chiếu phong tặng Đống Công Trường khẳng định tài năng, đức độ của ông là vị "cai cơ của tiền quân trung nghĩa thuộc đạo quân trung thành", sắc phong danh hiệu Anh Liệt Tướng quân, tước Miên Tài bá. Nội dung sắc phong ghi: "Sắc cho Đống Công Trường quê ở thôn A Võ, xã Đức Hòa, thuộc Kim Hộ, phủ Thăng Ba là Cai cơ..., đã từng chiến trận, có công lao cần mẫn, đã thưởng (danh hiệu): anh liệt tướng quân chỉ huy sứ (tước) Miên Tài bá (Người phải) đốc xuất các bộ phận quân dưới quyền mình cho tốt. Nếu trễ lười, không tròn chức trách thì có ngay khuôn phép triều đình. Kính thay! Ban cho sắc này."  (Những nội dung của sắc phong này do bác Đống Ngạc - nguyên trợ lý Tổng Bí thư Lê Duẩn nhờ Viện Sử học dịch thuật). Mộ ông nay vẫn còn ở thôn Thạch Kiều (gần làng A Vó), xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tên ông dự định sẽ được đặt cho một con đường ở quân Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
1
null
là một diễn viên Đài Loan. Tiểu sử. Tên thật là Giản Bội Bội (簡佩佩) là một diễn viên, ca sĩ và người dẫn chương trình Đài Loan. Trong sự nghiệp ca hát của mình, ban đầu Giản Bái Ân sử dụng nghệ danh Ngô Bội Văn (吳佩文), sau đó đổi thành Ngô Bội Văn (吳姵文). Sau khi chuyển sang nghiệp phim ảnh, cô đã lấy nghệ danh Giản Bái Ân. Gần đây, Giản Bái Ân tập trung vào kinh doanh nhà hàng tại Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng. Sự nghiệp. Diễn viên Ca sĩ Người dẫn chương trình (MC) Giám đốc điều hành công ty cung cấp thực phẩm Có 1 loạt hệ thống nhà hàng đồ ăn Thái tại Đài Bắc và Cao Hùng Quảng cáo McDonald’s, Quaker Oats, rượu Lufthansa Gương mặt đại diện cho SKII.
1
null
Chích Á Âu (danh pháp hai phần: "Phylloscopus collybita") là một loài chích lá. Loài này sinh sản ở rừng gỗ mở khắp phía bắc và xứ ôn đới châu Âu và châu Á. Nó là loài di cư vào mùa đông ở nam và Tây Âu, nam Á và bắc châu Phi. Nó có màu nâu hơi xanh lục phía trên và trắng nhờ phía ở dưới. Loài chim này ăn côn trùng, nó là con mồi của một số động vật có vú và chim săn mồi. Nó có một số phân loài, một số phân loài trong số đó nay được xem là loài riêng biệt. Chim mái xây tổ hình vòm trên hoặc gần mặt đất và đảm nhận việc ấp và nuôi chim con còn chim trống ít tham gia làm tổ nhưng bảo vệ lãnh thổ khỏi bị kẻ lạ xâm phạm và tấn công loài săn mồi. Loài chích này ăn côn trùng và bị săn bởi các loài thú có vú như mèo và mustelidae, và chim, đặc biệt là chim thuộc chi "Accipiter". Nó cũng có thể bị các loài ký sinh trùng ăn bám. Phân loại. Nhà tự nhiên học Anh Gilbert White là một trong những người đầu tiên tách các loài chích Á Âu, chích liễu và chích rừng bởi tiếng hót của chúng, như nêu chi tiết trong tác phẩm năm 1789 "The Natural History and Antiquities of Selborne", nhưng chích Á Âu được chính thức mô tả lần đầu với danh pháps "Sylvia collybita" bởi nhà điểu học Pháp Louis Vieillot năm trong tác phẩm năm 1817 của ông "Nouveau Dictionnaire d'Histoire Naturelle".
1
null
Beatles for Sale là album phòng thu thứ tư của ban nhạc rock người Anh The Beatles, được phát hành vào ngày 4 tháng 12 năm 1964 và được sản xuất bởi George Martin. Album đánh dấu bước ngoặt mới trong sự nghiệp sáng tác của Lennon-McCartney, đặc biệt là John Lennon khi anh bắt đầu chuyển hướng sang việc viết các ca khúc mang nhiều tính trải nghiệm cá nhân hơn. "I'm a Loser" là lần đầu tiên người ta có thể thấy ở Lennon những ảnh hưởng rõ rệt từ Bob Dylan, người mà cả ban nhạc đã có một buổi gặp gỡ vô cùng đặc biệt vào ngày 28 tháng 8 cùng năm. "Beatles for Sale" không phát hành đĩa đơn tại Anh khi ban nhạc đã có "I Feel Fine" và "She's a Woman" trước đó. Tuy nhiên, tại Mỹ, họ vẫn cho ra mắt đĩa đơn "Eight Days a Week", đạt vị trí số 3 vào tháng 3 năm 1965. Album độc chiếm vị trí số 1 suốt 11 tuần (trong tổng số 46 tuần góp mặt) tại bảng xếp hạng Top 20 tại Anh. Thực tế, "Beatles for Sale" không được coi là một album chính thức của ban nhạc cho tới tận năm 1987, thay vào đó là album "Beatles '65" với 8 ca khúc từ "Beatles for Sale" kèm với 2 ca khúc trong đĩa đơn là "I Feel Fine" và "I'll Be Back" trích từ album "A Hard Day's Night". "Beatles '65" cũng có được 9 tuần đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ bắt đầu từ tháng 1 năm 1965. Đánh giá. Báo chí tại Anh hầu hết dành những đánh giá tích cực cho "Beatles for Sale". Derek Johnson từ tờ "NME" cho rằng album "đáng giá từng xu" và bổ sung: "Nó thoải mái và dễ gây nghiện, kèm với nhịp điệu chất lượng." Chris Welch của "Melody Maker" nhận xét âm nhạc của album là "chân thực" và sáng tạo, dự đoán """Beatles for Sale" sẽ còn bán chạy, chạy mãi. Nó dễ dàng vượt qua những quy chuẩn để đánh thức những tầng lớp yêu nhạc pop, nhạc rock, nhạc R&B và cả nhạc của The Beatles..."" Trong một số bài đánh giá gần đây, tạp chí "Q" nhận định tiêu đề album "ẩn chứa nhiều hoài nghi" cho dù The Beatles rõ ràng có mục đích thương mại. Trên Allmusic, Stephen Thomas Erlewine nhận xét ""Sự mệt mỏi của "Beatles for Sale" là một điều gì đó khá bất ngờ"" sau "những ngày vui tươi của "A Hard Day's Night"." Ông cho rằng đây là "sản phẩm thiếu nhất quán nhất của ban nhạc", nhưng cũng bổ sung rằng đây là những khoảnh khắc hoàn hảo nhất của họ "khi chuyển từ Merseybeat sang dòng pop/rock lộng lẫy trong sự nghiệp của họ". Tom Ewing từ Pitchfork Media nói ""Sự giận dữ của Lennon và việc khám phá ra rock 'n roll của ban nhạc đã biến "For Sale" hoàn toàn xứng đáng là album tầm thường nhất."" Trong khi đó, Neil McCormick của "The Daily Telegraph" bình luận rằng "bởi vì Beatlemania vốn ở đẳng cấp cao, nên cho dù họ có chơi một chút kém đi... thì ở một vài chỗ, âm nhạc của họ vẫn tuyệt." Trên "The Rolling Stone Album Guide", Rob Sheffield nhấn mạnh album lựa chọn những bản thu rất tồi của "I'm a Loser" và "What You're Doing" trong khi ban nhạc vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Ông bổ sung "Hòa âm của 'Baby's in Black', câu hát 'I still loooove her' ở 'I Don't Want to Spoil the Party', tiếng tay vỗ đầy giận dữ của 'Eight Days a Week' đã khiến ta dễ chấp nhận 'Mr. Moonlight' hơn." Thành phần tham gia sản xuất. Theo Mark Lewisohn:
1
null
<ns>0</ns> <revision> <parentid>67506950</parentid> <timestamp>2022-05-31T06:07:14Z</timestamp> <contributor> <username>Minorax</username> </contributor> <minor /> <comment>fix lint</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Lỗ Nguyên công (chữ Hán: 魯元公, trị vì 436 TCN-416 TCN), tên thật là Cơ Gia (姬嘉), là vị vua thứ 29 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Gia là con của Lỗ Điệu công, vị vua thứ 28 của nước Lỗ. Năm 437 TCN, Lỗ Điệu công qua đời, Cơ Gia lên kế vị, tức là Lỗ Nguyên công. Sử sách ghi chép rất ít về những sự việc xảy ra ở nước Lỗ dưới thời Nguyên công cũng như những hành trạng trong thời gian làm vua của ông. Bấy giờ quyền chính nước Lỗ vẫn do Tam hoàn (Quý tôn thị ở đất Phí, Mạnh tôn thị ở đất Thành và Thúc tôn thị ở đất Hậu) chi phối. Năm 416 TCN, Lỗ Nguyên công mất, Ông làm vua được 21 năm. Con ông là Cơ Hiển lên nối ngôi, tức là Lỗ Mục công.
1
null
Chích rừng (danh pháp hai phần: "Phylloscopus sibilatrix") là một loài chích lá phố biến và phân bố rộng rãi, sinh sản khắp xứ ôn đới và bắc châu Âu và cực tây của châu Á ở nam dãy núi Ural. Đây là loài di trú mạnh và toàn bộ dân số trú đông ở châu Phi nhiệt đới. Môi trường sống. Đây là một loài chim sinh sống ở rừng cây râm mở trưởng thành, chẳng hạn như sồi và sồi không cuống, với một số đất thưa thớt để làm tổ. Tổ được xây dựng gần mặt đất trong cây bụi thấp. Giống như hầu hết chích lá Cựu thế giới, loài chim này ăn côn trùng. mô tả. Chích rừng dài 11-12,5 cm, và một loài chim chích lá điển hình với bề ngoài màu xanh lá cây, xanh lá cây ở trên và trắng ở dưới với ngực màu vàng chanh. Nó có thể được phân biệt với loài chích tương tự, như chích Á Âu và chích sồi bởi một số đặc điểm bề ngoài.
1
null
Lỗ Mục công (chữ Hán: 魯穆公, trị vì 415 TCN-383 TCN), tên thật là Cơ Hiển (姬顯), là vị vua thứ 30 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Hiển là con của Lỗ Nguyên công, vị vua thứ 29 của nước Lỗ. Năm 416 TCN, Lỗ Nguyên công qua đời, Cơ Hiển lên nối ngôi, tức là Lỗ Mục công. Nước Lỗ từ thời Lỗ Điệu công đã nằm trong tay Tam Hoàn, vua Lỗ không còn thực quyền. Vì thế ngay sau khi lên ngôi, Lỗ Mục công đã phong bác sĩ Công Nghi Hưu làm tướng, đánh đuổi Tam Hoàn, thu hồi quyền lực về nhà vua. Quý tôn thị bỏ chạy về ấp Phí, lập ra tiểu quốc là nước Phí (費). Năm 412 TCN, nước Tề đem quân đánh Lỗ, chiếm đất Cử và An Dương. Lỗ Mục công sai Ngô Khởi làm tướng ra chống, đánh bại quân Tề. Năm 411 TCN, Lỗ Mục công chán ghét Ngô Khởi, không còn tin dùng. Ngô Khởi bèn bỏ sang nước Ngụy. Cùng năm, quân Tề sang đánh Lỗ, tiến đến đất Thành. Năm 408 TCN, Tề lại đánh Lỗ, chiếm vùng Thành Ấp (nay là huyện Tứ Thủy, Sơn Đông). Năm 394 TCN, Tề và Lỗ tiếp tục nổ ra chiến tranh, nước Hàn đem quân cứu Lỗ, đẩy lui quân Tề. Năm 390 TCN, Lỗ Mục công đánh bại quân Tề ở Bình Lục Năm 383 TCN, Lỗ Mục công qua đời. Ông ở ngôi 33 năm. Con ông là Cơ Phấn lên nối ngôi, tức là Lỗ Cung công.
1
null
Chi Cử (danh pháp khoa học: Fagus) là một chi thực vật thuộc họ Fagaceae, có tên tiếng Việt là chi cử theo tên gọi loài đại diện có phân bổ ở Việt Nam là "Fagus longipetiolata" (Cử cuống dài). Chi này gồm các loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=24
1
null
Chích nâu (danh pháp hai phần: "Phylloscopus fuscatus") là một loài chích lá sinh sản ở đông châu Á. Đây là loài chim di trú mạnh và trú đông ở Đông Nam Á. Đôi khi nó xuất hiện ở Bắc Mỹ ở Alaska, và cũng xuất hiện ở California. Đây là một loài chim có nhiều ở đầm lầy taiga đầm lầy và đồng cỏ ngập nước. Tổ được xây dựng trong một bụi cây thấp, mỗi tổ đẻ 5-6 quả trứng. Giống như hầu hết loài chích là Cựu Thế giới khác, loài chim nhỏ này ăn côn trùng.
1
null
Palmaria palmata là một loài thực vật. Loài này mọc ở trên bờ biển phía bắc của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây là loài được sử dụng làm thực phẩm. Tại Iceland, nơi nó được gọi là Sol, nó đã là một nguồn quan trọng của chất xơ trong suốt thế kỷ. Loài thực vật này là một nguồn cung cấp tốt các khoáng chất và vitamin so với các loại rau khác, có chứa tất cả các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người, và có một hàm lượng protein cao. Nó thường được tìm thấy từ tháng sáu-tháng chín và có thể được thu hoạch bằng tay khi thủy triều xuống. Nó cũng được sử dụng làm thức ăn cho động vật ở một số nước. Thực phẩm này thường được sử dụng ở Ai Len, Iceland, Canada Đại Tây Dương và vùng Đông Bắc Hoa Kỳ nơi nó được sử dụng làm thực phẩm và thuốc. Nó có thể được tìm thấy trong nhiều cửa hàng thực phẩm y tế hoặc thị trường cá và có thể được đặt hàng trực tiếp từ nhà phân phối địa phương.
1
null
Mirror, Mirror là phim truyền hình được sản xuất bởi Australia và New Zealand. Là một câu chuyện xuyên suốt trong 20 tập, phim kể về vấn đề du hành vượt thời gian và các nghịch lý hết sức thú vị. Với góc nhìn của các cô cậu tuổi mới lớn và góc tiếp cận mang màu sắc huyền bí, câu chuyện thực sự lôi cuốn người xem. Phim từng được phát sóng trên HTV9 với tên tiếng Việt là "Chiêc Gương Kỳ Diệu". Tóm tắt nội dung. Chuyện bắt đầu khi cô bé Jo Tiegan 14 tuổi cùng đi mua sắm với ba cô vào một ngày của năm 1995, cô bị gây chú ý bởi một cửa hàng bán đồ cũ, nơi mà như có động lực thôi thúc cô bước vào. Tại đây, cô nhìn thấy một chiếc gương tuyệt đẹp. Ông chủ của cửa tiệm quyết định tặng nó cho cô với một lời dặn dò:" Chiếc gương này là dành cho cháu". Jo rất vui và mang đặt chiếc gương trong phòng ngủ của mình. Đêm đó, Jo rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một hình ảnh không phải là của mình trong gương mà là của một cô gái khác, và có một đều chắc chắc rằng, dường như cô gái khi cũng nhìn thấy được Jo. Cô gái kia là Louisa Iredale (cũng 14 tuổi). Louisa tự giới thiệu mình bằng cách viết tên mình lên một quyển sách và cho Jo đọc. Tuy nhiên khi Jo cố viết tên cô bằng một cây bút lên tấm gương thì bất ngờ cây bút bị mất hút vào trong tấm gương. Bằng một cách hết sức bí ẩn và tình cờ, Jo phát hiện mình đã bị đẫy vào trong tấm gương và đến với phòng ngủ của Louisa vào năm 1919. Hai người bắt đầu khám phá ra cách di chuyển qua lại giữa hai khoảng thời gian của nhau bằng chiếc gương. Chiếc gương cho phép họ đi qua bất cứ khi nào họ muốn nhưng với điều kiện nó phải được đặt chính xác ở cùng một vị trí và góc độ ở 2 thời điểm khác nhau (cụ thể ở đây là năm 1995 và 1919). Louisa và Jo cùng sống trong một biệt thự, cùng có một căn phòng ngủ, nhưng là của hai mốc thời gian khác nhau, một là vào năm 1919, còn lại Jo thì ở năm 1995. Hai người nhanh chóng trở thành bạn tốt của nhau và có những cuộc phiêu lưu thú vị. Tại thời điểm năm 1919, trong một cuộc phiêu lưu của mình họ tình cờ gặp Nicholas, một cậu bé đến từ Nga nhưng phải chịu sự quản lý hết sức chặt chẽ của Sir Ivor Creevy-Thorne trong vai một người quản gia. Nicolas cố trốn khỏi sự giám sát của ông, tình cờ Nicolas nhìn thấy quyển sách của Jo. Sau khi đọc sách, anh tiết lộ mình chính là người được đề cập trong sách. Anh là con trai của Sa Hoàng Alexei Nikolaevich, và người tự nhận là quản gia thực ra là kẻ muốn bán cậu và cắt đứt mọi liên lạc với gia đình cậu ở Nga. Sách. Louisa Iredale có một quyển sách của Lewis Carroll "Through the Looking-Glass" ở trong phòng ngủ của mình. Đây là một cách để ẩn dụ về truyện của Lewis Carroll, nơi mà có một cô gái đi xuyên qua một tấm gương, đếm một thế giới khác, và có những chuyến phiêu lưu kỳ thú. Phần tiếp theo. Tiếp nối thành công của phần đầu tiên, phần thứ hai của loạt phim được sản xuất gồm 26 tập vào năm 1997. Với một câu chuyện hoàn toàn mới, các tuyến nhân vật mới, có tựa đề " Mirror, Mirror II". Sự giống nhau duy nhất giữa hai phần là sự hiện diện của chiếc gương thần kỳ có khả năng mở ra cánh cổng thời gian. Tuy nhiên các quy tắc cho các thuộc tính thần bí của chiếc gương là hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, trong "Chiếc Gương Kỳ Diệu", gương chỉ cho phép trẻ em đi xuyên qua, và người lớn thì không thể. Trong khi trong "Chiếc Gương Kỳ Diệu II", bất cứ ai cũng có thể đi qua gương, kể cả người lớn.
1
null
Ô tác châu Âu nhỏ (danh pháp khoa học: "Tetrax tetrax") là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác châu Âu nhỏ sinh sản ở Nam Âu và tây và trung Á. Nhóm ở cực Nam Âu định cư nhưng những quần thể khác thì di cư về phía nam trong mùa đông. Ô tác châu Âu nhỏ dài 42–45 cm, sải cánh dài 90–110 cm, cân nặng 830 g.
1
null
Pirate Islands là một bộ phim truyền hình dành cho thanh thiếu niên do Australia sản xuất và từng được phát sóng trên Network Ten vào năm 2003. Bộ phim là câu chuyện giả tưởng về các cô cậu tuổi mới lớn lạc tới đảo Hải Tặc, tại đây họ phải đối đầu với các tên cướp biển hung ác cùng những cuộc phiêu lưu hết sức kỳ thú. Tại Việt Nam, bộ phim được phát sóng trên VTC9 - Let's Viet từ tháng 8 - 9 năm 2009). Tóm tắt nội dung. Ba anh chị em là Kate, Sarah, và Nicholas tình cờ bị hút vào một trò chơi trên máy tính có tên là "Pirate Island". Tại đây, họ gặp Blackheart Captain hung dữ, ác độc, luôn tìm cách tiêu diệt những người khác trên đảo. Trên đảo này, họ gặp những người khác có cùng chung kẻ thù. Họ cố tìm ra các manh mối để thoát khỏi trò chơi này. Belle, một bông hoa sinh giao tiếp bằng cách leng keng, có lẽ là thông minh hơn bất cứ ai khác trong truyện. Cuối cùng, Kate trở về nhà, nhưng không quên hứa với Mars rằng cô ấy sẽ trở lại. Manh mối dẫn đến tượng vàng. Trong khi Kate, Sarah và Nicholas đang ở trong "Pirate Islands". Họ phải tìm thấy 'Golden Idol' Tượng Vàng để có thể về nhà. Chính vì vậy họ phải đi theo các manh mối sau. Power-Ups. Hai Power-Ups được ẩn giấu trong 'Pirate Islands' để cho các đứa trẻ tìm thấy.
1
null
Aloo gobi ()()( álù gốphí /alu: gɔpʰi/, cũng viết 'alu gobi' hoặc 'aloo gobhi' và 'alu gawbi') là một món ăn khô trong ẩm thực Ấn Độ, Nepal và Pakistan làm từ khoai tây ("aloo"), súp lơ (bông cải) ("gob(h)i") và gia vị Ấn Độ. Nó có màu hơi vàng và do sử dụng nghệ, và thỉnh thoảng có kalonji và lá cà ri. Các thành phần phổ biến khác gồm có tỏi, gừng, hành, thân rau mùi (ngò), khoai tây, đậu Hà Lan, và thì là Ai Cập. Có một số biến thể nhưng tên gọi vẫn thế.
1
null
Hoàng Phương, tên thật Nguyễn Kim Hoàng (1943 – 19 tháng 10 năm 2002) là một nhạc sĩ nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và có cả sáng tác sau thời gian này. Những sáng tác của ông chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương tha thiết. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng "Hoa sứ nhà nàng", bài hát nhạc vàng duy nhất được chính quyền mới cho phép lưu hành sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoài ra ông cũng là chủ của Băng nhạc Gò Công nổi tiếng thập niên 1980-1990. Tiểu sử. Hoàng Phương tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, sinh năm 1943, nguyên quán tại xã Tân Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ, ông học trường tiểu học sơ cấp Tân Thành, sau đó học ở trường Nam Tiểu học Gò Công. Thi rớt vào bậc đệ thất trường công lập, ông theo học đệ thất trường Bán công Gò Công. Một năm sau, Hoàng Phương bắt đầu học nhạc buổi tối với nhạc sĩ Lê Dinh. Những năm vào trung học, ông đam mê âm nhạc, tự học đàn violon và organ. Sau khi học xong chương trình lớp đệ nhị, thi trượt tú tài 1, ông thôi học và từ đây bắt đầu theo nghiệp sáng tác. Ngoài ra, trong thời gian này ông cũng học thêm nghề sửa đồng hồ và nghề thợ bạc rồi trở nên có tiếng trong nghề. Hoàng Phương từ nhỏ bị một cái mụn mạch lươn ở mắt cá làm rút gân, chân đi khập khiễng nên không bị bắt đi lính, không làm việc cho quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng như chính phủ Việt Nam Cộng hòa như nhiều nhạc sĩ miền Nam cùng thời. Năm 1968, khi 25 tuổi, Hoàng Phương lên Sài Gòn tham gia ban nhạc cùng Vinh Sử, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà. Trong năm này, ông viết bản nhạc đầu tay, đó là bài "Hoa sứ nhà nàng" (tên ban đầu là "Hoa sứ nhà em") do Chế Linh và Thanh Tuyền song ca lần đầu tiên. Lập tức, bài hát nổi tiếng trong giới mộ nhạc và được các hãng tranh nhau mua bản quyền thâu âm. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hầu hết nhạc của các nhạc sĩ miền Nam trước đó đều bị chính quyền mới cấm lưu hành trên toàn quốc, chỉ bài "Hoa sứ nhà nàng" của Hoàng Phương được lưu hành. Lúc này, ông về Gò Công mở lại tiệm sửa đồng hồ, tích cóp tiền, cho đến năm 1985 thì mở thêm hai tiệm vàng là Kim Hoàng và Toàn Tân. Nhiều người dân Gò Công vẫn hát "Hoa sứ nhà nàng" mà không biết tác giả chính là ông thợ sửa đồng hồ phố huyện. Năm 1985, Hoàng Phương cho ra đời dòng nhạc Gò Công. Album cassette "Băng nhạc Gò Công" gồm những bài do Hoàng Phương sáng tác và tự bỏ tiền ra sản xuất (một số bài phổ nhạc dựa trên thơ của các tác giả khác) và chủ yếu do ca sĩ Bảo Yến trình bày ra đời đã ngay lập tức trở nên nổi tiếng, làm xôn xao dư luận trong cả nước vào thời điểm đó. Khắp trong Nam ngoài Bắc, người yêu nhạc đổ xô tìm mua băng; còn tác giả của nó được giới nghệ sĩ, thính giả thời bấy giờ vinh danh "Ông hoàng nhạc Gò Công". Hoàng Phương lao vào sáng tác tiếp các bài ca ngợi ca tình yêu, ngợi ca quê hương Gò Công, ngợi ca biển nơi gắn liền với tuổi thơ ông. Ngày 10 tháng 9 năm 1986, Tuyển tập Nhạc Hoàng Phương - Hoa Sứ Nhà Nàng gồm 21 sáng tác của ông được phát hành. Năm 1989, nhạc sĩ Hoàng Phương cưới người vợ thứ hai là Mộng Vân. Hai người cất một căn nhà lá nhỏ trên bãi biển Tân Thành. Những năm cuối đời, Hoàng Phương suy sụp, hay uống rượu và một mình đi lang thang trên bãi biển. Cuộc sống của ông ngày càng cơ cực, ông phải bán cả hai tiệm vàng và tìm đến các trung tâm băng nhạc để kiếm sống nhưng không đủ. Ông lâm bệnh ung thư gan và mất ngày 19 tháng 10 năm 2002. Trước khi mất, Hoàng Phương để lại nhiều tác phẩm còn đang dang dở. Đám tang của ông được tổ chức tại căn nhà nhỏ tồi tàn của hai vợ chồng trên bãi biển Tân Thành. Nhận xét. Có một số ý kiến cho rằng, Hoàng Phương là một con người lập dị vì ông hay để hay tóc dài, mặc áo màu đỏ quần màu kem, bước chân khập khiễng vì dị tật. Nhạc của Hoàng Phương hầu như là viết về tình yêu đôi lứa trong sáng và tình yêu quê hương tha thiết, hơn nữa ông không dính dáng đến Việt Nam Cộng hoà nên có lẽ chính vì thế mà giai đoạn hậu chiến sau năm 1975, nhạc của ông được chính quyền mới cho phép lưu hành rộng rãi trên cả nước. Băng nhạc Gò Công của ông được xem là băng nhạc nổi tiếng một thời trong khoảng giữa thập niên 1980 tới đầu những năm 1990. Sáng tác. Một số ca khúc bị nhầm lẫn. Khi băng nhạc Kim Đằng 1 và 2 được xuất bản lại tại Hoa Kỳ, thì có sự nhầm lẫn về tác giả của các bài hát như Đường sang nhà em và Người em xứ bưởi. Theo ca sĩ Phương Hồng Quế, ca khúc Đường sang nhà em là tác phẩm của nhạc sĩ Giao Tiên. Còn Người em xứ bưởi là tác phẩm của nhạc sĩ Mộng Long và anh đã nhận được giấy chứng nhận của "Bộ Văn hóa Thông tin và Truyền thông" của Việt Nam.
1
null
Crocodile GenaCrocodile GenaCrocodile Gena AI-222-25 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt có hệ số lực đẩy trên trọng lượng cao do công ty Ivchenko-Progress phát triển từ AI-222 như một mẫu có hiệu quả kinh tế hơn cho các máy bay huấn luyện vào năm 1999. Việc sản xuất được thực hiện bởi Doanh nghiệp Nhà nước Liên bang Thống nhất Salut MMPP của Nga và Motor Sich của Ukraina. Động cơ được đưa vào sử dụng từ năm 2006 trên các máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-130. Động cơ được thiết kế để có mức tiêu thụ nhiên liệu tối ưu, tiếng ồn và lượng khí thải thấp, tuổi thọ cao và chi phí bảo trì thấp. Ngoài Yak-130 thì nó còn đang có kế hoạch sẽ trang bị trên các loại máy bay huấn luyện khác đang được phát triển hay nâng cấp cũng như dùng để xuất khẩu trang bị trên các máy bay nước ngoài có cấu hình thích hợp để gắn loại động cơ này.
1
null
Xuân Tiên (tên đầy đủ: Phạm Xuân Tiên; 28 tháng 1 năm 1921 – 2 tháng 6 năm 2023) là một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền tân nhạc Việt Nam, hoạt động âm nhạc từ thời kỳ tiền chiến đến sau năm 1975. Ngoài sáng tác nhiều bản nhạc có giá trị được nhiều người yêu thích như "Khúc hát ân tình", "Mong chờ", "Về dưới mái nhà", "Duyên tình"... thì ông còn có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, đồng thời cải tiến và sáng tạo một số nhạc cụ mới. Tiểu sử. Ông sinh tại Hà Nội, có cha là Phạm Xuân Trang là một nhạc sĩ. Nhà ông có sáu anh em, trong đó anh trai ông là nhạc sĩ Xuân Lôi. Năm 6 tuổi, ông bắt đầu học âm nhạc Trung Hoa với cha và sau này học nhạc phương Tây với người anh cả. Cũng năm lên 6, ông đã đánh được đàn mandoline. Năm lên 10, ông còn được cha thuê người dạy tuồng và nhạc cải lương. Trước khi trở thành nhạc sĩ, ông cùng anh trai Xuân Lôi còn là thành viên của Gánh xiếc Long Tiên với những màn trình diễn đu lượn, sau khi Gánh xiếc tan rã, ông cùng anh trai trở thành những nhạc công có tiếng. Thời gian ban đầu khi còn ở miền Bắc, ông chơi chủ yếu là các loại kèn sáo phương Tây. Cuối năm 1942, ông cùng anh trai là nhạc sĩ Xuân Lôi theo gánh cải lương Tố Như vào miền Nam trình diễn, ở Sài Gòn và lục tỉnh. Trong quá trình đi trình diễn nhạc và sinh sống ở nhiều miền, ông đã thu thập được kiến thức về các loại hình âm nhạc của ba miền. Ông còn tìm hiểu về nhạc của Lào và Campuchia. Năm 1952, khi tình hình chính trị ở miền Bắc Việt Nam trở nên hết sức căng thẳng, cả gia đình ông di cư vào Sài Gòn kiếm sống bằng nghề nhạc theo lời mời của nhạc sĩ Ngọc Bích, người quản lý biểu diễn ở Cinema Văn Cầm (địa chỉ: 675 đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn). Giai đoạn từ năm 1944 đến năm 1975, ông điều khiển nhiều dàn nhạc nổi tiếng từ Bắc vào Nam: dàn nhạc Hà Nội (1944 – 1946), Nam Định (1951 – 1952) và các đài phát thanh tại Sài Gòn gồm Pháp Á, Sài Gòn, Mẹ Việt Nam và Đài Tiếng nói Quân Đội trong thời kỳ 1952 – 1975. Ngày 15 tháng 9 năm 1971, ông thoát chết trong vụ đánh bom phòng trà Tự Do gây bởi các thành phần đối lập chính trị. Thời kỳ trước sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, gia đình ông cư ngụ tại khu Khánh Hội, thuộc quận Tư của Sài Gòn. Sau sự kiện năm 1975, Xuân Tiên cùng một số nhạc sĩ đi học cải tạo xong thì phải lập thành một ban nhạc để cộng tác với đoàn kịch nói Kim Cương, được 5 năm thì về cộng tác với đoàn cải lương Hồ Quảng Minh Tơ khoảng một năm. Sau đó, ông về làm cho một phòng trà vài tháng, đến năm 1986 thì được bảo lãnh sang Úc. 10 năm đầu ông sống tại thủ đô Canberra, làm nghề sửa chữa kèn, sáo, sau chuyển về khu Cabramatta ở ngoại ô Sydney. Năm 2021, nhạc sĩ Xuân Tiên cho ra cuốn hồi ký "Những mẩu chuyện giữa hai thế kỷ của nhạc sĩ Xuân Tiên". Từ tháng 5 năm 2018, ông vào an dưỡng tại tại Viện dưỡng lão Australian Vietnamese Aged Care Services (AVACS) ở khu Smithfield – một khu cũng ở ngoại ô Sydney, thuộc Hội đồng thành phố Fairfield. Ông qua đời ngày 2 tháng 6 năm 2023, hưởng thọ 102 tuổi. Sinh thời ông chăm chỉ rèn luyện thể chất. Thời còn ở Hà Nội, ông học võ Việt Nam và quyền Anh, đến dịp theo đoàn Tố Như vào Nam thì học võ Thiếu Lâm. Thường ngày thì ông tập luyện kéo tay. Sự nghiệp. Cải tiến, sáng tạo nhạc cụ. Xuân Tiên có khả năng chơi 25 loại nhạc cụ, cả phương Đông lẫn phương Tây. Ông có thể sử dụng hầu hết các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Sáo tre vốn dĩ chỉ có sáu lỗ. Năm 1950, Xuân Tiên đã cùng Xuân Lôi cải tiến loại nhạc cụ này thành hai loại là 10 lỗ và 13 lỗ có khả năng chơi được nhiều âm giai khác nhau. Người chơi sáo 10 lỗ cần dùng 10 ngón tay và có thể chơi tất cả những bán cung, vì thế sáo không bị giới hạn trong bất cứ âm giai nào. Sáo 13 lỗ dùng để tạo ra những âm thanh thấp hơn khi cần. Hiện hai loại sáo này đang được trưng bày tại Musée de l'Homme, Paris, Pháp. Năm 1976, lúc còn ở Việt Nam, ông chế tác cây đàn 60 dây chơi được tất cả âm giai. Tiếng đàn tương tự tiếng đàn tranh nhưng mạnh và chắc hơn. Năm 1980, ông cải tiến cây đàn bầu cổ truyền với thân đàn làm từ trái bầu dài làm hộp khuếch âm. Đàn này đã nhiều lần được đem đi triển lãm ở Úc, thường được gọi là đàn bầu Xuân Tiên. Sáng tác ca khúc. Xuân Tiên sáng tác ca khúc từ trước năm 1945, tức là thuộc lứa nhạc sĩ thời kỳ tiền chiến, với các ca khúc như "Chờ một kiếp mai" viết chung với Ngọc Bích và "Trên kiếp hoa" (1939 – 1942). Ông chủ trương đào sâu vào nhạc Việt, dùng kỹ thuật và nhịp điệu phương Tây nhằm cải tiến và làm giàu nền nhạc của mình. Ông cũng chú trọng giai điệu của bài hát, thường sử dụng âm hưởng lạc quan yêu đời, ca ngợi quê hương dân tộc và nếu có buồn thì cũng chỉ là chớm buồn. Ông cho rằng quan trọng nhất là sáng tác phải "hoàn toàn không giống ai". Tuy vậy, điều này không có nghĩa là ông chỉ viết về nhạc vui. Ông cũng có những bài hát mang sắc thái nhớ nhung về một mối tình xa xưa, về nỗi mất mát trong đời, hay một quá khứ vàng son không trở lại như "Chờ một kiếp mai", "Hận Đồ Bàn", "Xa quê hương"... Những bài này được viết bằng một loại ngôn ngữ gợi cảm, xa vắng và cất cánh với những âm điệu, tiết tấu rất cân phương và hoàn chỉnh. Xuân Tiên nhận xét rằng đa số các ca khúc của mình mang âm hưởng miền Bắc và miền Trung Việt Nam, chỉ có một số ít là miền Nam như "Cùng một mái nhà", "Khúc nhạc đồng xanh" hay "Đất Việt". Bài hát nổi tiếng nhất của ông là "Khúc hát ân tình" (trong tờ nhạc còn được chú thích một nhan đề khác là "Tình Bắc duyên Nam") được sáng tác sau Hiệp định Genève 1954 trong bối cảnh nhiều người dân miền Bắc di cư vào Nam sinh sống. Bài hát kêu gọi mọi người dù là từ miền nào thì cũng hãy sống thân ái với nhau, đồng thời cũng ngợi ca tình yêu không phân biệt Bắc – Nam. "Hận Đồ Bàn" là bài hát mà ông đặt mình vào địa vị một người dân Chăm-pa, có nội dung ai oán về sự kiện kinh đô Đồ Bàn của nước Chăm-pa bị quân Đại Việt phá hủy vào năm 1471. Đầu thập niên 1970, bài này từng bị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cấm biểu diễn công khai do ông tin rằng bài hát có "tác động siêu nhiên thâm hiểm có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền cộng hòa". Ca sĩ Chế Linh (người Chăm) hát bài này cũng nhân đó mà bị cấm biểu diễn công khai. Cả sự nghiệp ông có gần 200 ca khúc. Ông có hai tập nhạc đã xuất bản, đầu tiên là "Duyên tình" (năm 2000) gồm toàn bộ sáng tác của ông trước năm 1975 và thứ hai là "Dâng nắng" (năm 2007) gồm 16 bài. Về sách nhạc, ông có các cuốn như "Phương pháp tự học sáo trúc", "Kỹ thuật sử dụng kèn saxo" và "Phương pháp tự học đàn cò (nhị), đàn gáo (nhị hồ)". Năm 2006, Xuân Tiên cùng với hai nhạc sĩ Thanh Sơn và Nguyễn Ánh 9 được vinh danh trong chương trình "Paris By Night 83 – Những khúc hát ân tình" vì đã có những đóng góp giá trị đối với nền tân nhạc Việt Nam. Trong chương trình này, ông đệm sáo cho nữ ca sĩ Hoàng Oanh hát nhạc phẩm "Mong chờ" – bài hát điệu Slow Rock cung La thứ nhịp 4/4 mà ông sáng tác khoảng giữa thập niên 1950. Bài này ông diễn tả mối xúc cảm sau một đêm ngồi tâm sự cùng cô ca sĩ của Đài phát thanh Huế trên chiếc thuyền trôi trên sông Hương, nhân một dịp ông cùng đoàn văn nghệ ra Huế biểu diễn. Làm thơ. Xuân Tiên còn có tập thơ "Trên kiếp hoa" được Nhà xuất bản Ba Vì in ở Canada năm 1997. Tác quyền bài hát "Duyên tình". Ca khúc "Duyên tình" tuy được ký tên chung là "Xuân Tiên & Y Vân" nhưng theo Xuân Tiên thì toàn bộ nhạc và lời đều của ông. Việc ký tên chung là do Xuân Tiên nhờ Y Vân bán hộ bài này nhưng nhà xuất bản yêu cầu phải ký tên chung để Y Vân lĩnh tiền về; do là chỗ bạn bè với Y Vân nên Xuân Tiên đồng ý. Về phía gia đình Y Vân, nhạc sĩ Y Vũ (em trai của Y Vân) khẳng định "Duyên tình" là tác phẩm do Xuân Tiên và Y Vân viết chung, và rằng hai ông không chỉ là đồng tác giả của "Duyên tình" mà còn viết chung bài hát "Về dưới mái nhà". Bà Trần Thị Minh Lâm (vợ Y Vân) cho hay rằng trong nhà bà "ai cũng biết đó là nhạc phẩm của Y Vân" và sau khi nhạc sĩ Y Vân qua đời thì "nhiều hãng băng đĩa đã phát hành bản nhạc này và họ cũng chỉ ghi một tên tác giả là Y Vân". Nhà bà không có bản gốc của bài "Duyên tình" nên không rõ liệu có tác giả thứ hai hay không, nhưng sau khi tham vấn nhạc sĩ Thanh Sơn và ca sĩ Ngọc Cẩm thì nhà bà được biết bài này là của Y Vân. Vợ Y Vân cho phóng viên báo "Thanh Niên" xem danh sách 92 ca khúc Y Vân do Cục Bản quyền Việt Nam cấp tại Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 1995 (sau khi nhạc sĩ Y Vân đã qua đời), trong đó ghi "Duyên tình" là của Y Vân, còn "Về dưới mái nhà" và "Đường đi lối về" là sáng tác chung với Xuân Tiên. Cũng theo tờ "Thanh Niên", sau khi đăng tải bài báo này, có độc giả đã mang bản nhạc được cho là bản gốc tới tòa soạn, trong đó ghi rõ bài "Duyên tình" là "nhạc Xuân Tiên, lời Y Vân". Kiểm chứng tờ nhạc "Duyên tình" do Nhà xuất bản Diên Hồng (địa chỉ: đại lộ Lê Lợi, quận Nhứt, đô thành Sài Gòn) giữ bản quyền niên khoá 1959 – 1960 cho thấy, trên tờ nhạc ghi bài "Duyên tình" có "nhạc: Xuân Tiên, lời: Y Vân".
1
null
Thịt heo hầm với bánh mỳ hấp và dưa cải muối (tiếng Séc: vepřo-knedlo-zelo) được coi là một trong những món ăn phổ biến nhất của Cộng hòa Séc. Dưa cải muối trong món ăn này có hai cách chế biến khác nhau. Nó được chế biến chua hơn tại Bohemia và ngọt hơn tại Moravia. Món nầy được ăn và uống bia. Thực phẩm tương tự phổ biến tại Áo và Bavaria.
1
null
Món bánh mỳ hấp có nhân mứt hoa quả xay nghiền (tiếng Séc: "ovocné knedlíky") được làm từ bột khoai tây nhào trộn và bộc mứt nghiền trái cây, sau đó đem luộc và được dùng với bơ, đường và pho mát. Có rất nhiều loại bánh bao hoa quả khác nhau được chế biến cùng nhiều loại trái cây đa dạng như dâu tây, đào, anh đào, mơ, mận... Những món ăn này không chỉ đơn thuần được coi như món tráng miệng mà đôi khi được xem là một món ăn chính trong bữa ăn. Trong dịp lễ Giáng sinh, món bánh "vánočka" sẽ được làm cùng với rất nhiều bánh quy và kẹo ngọt ("vánoční cukroví").
1
null
Churro, đôi khi được gọi là bánh rán Tây Ban Nha, là một loại thức ăn vặt dạng bánh ngọt chiên, gần giống với bánh choux. Churro phổ biến ở Tây Ban Nha, Pháp, Philippines, Bồ Đào Nha, Mĩ Latinh (bao gồm cả đảo Caribe nói tiếng Tây Ban Nha) và Mỹ. Có hai loại churro ở Tây Ban Nha, một là mỏng (và đôi khi thắt nút) và một là dài và dày ("porra"). Cả hai đều thường được ăn vào bữa ăn sáng nhúng trong sô-cô-la nóng hay café con leche. Lịch sử. Lịch sử được phân chia một cách chính xác rằng churro đã tồn tại như thế nào. Một giả thuyết là chúng được đưa đến châu Âu bởi người Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha đã đi tàu từ phương Đông, và khi họ trở về từ Trung Quốc vào triều đại nhà Minh đến Bồ Đào Nha, họ mang theo những kỹ thuật ẩm thực mới, bao gồm cả việc điều chỉnh bột bởi You tiao cũng được biết đến là Youzagwei ở miền Nam Trung Quốc, cho Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, họ sửa đổi nó bằng cách giới thiệu một thiết kế hình ngôi sao vì họ không học hỏi kỹ năng "kéo" bột của Trung Quốc (chia sẻ kiến thức với người nước ngoài là trọng phạm với Hoàng đế Trung Hoa). Kết quả là churro không bị "kéo" nhưng thay vào đó được ép qua một khuôn hình ngôi sao. Một giả thuyết khác là churro đã được làm bởi những người chăn cừu Tây Ban Nha, để thay thế cho bánh mì tươi. Bột nhão churro dễ làm và rán với lửa ở vùng núi, nơi những người chăn cừu dành phần lớn thời gian ở đó. Chuẩn bị. Churro thường được chiên cho đến khi chúng trở nên giòn, và có thể được rưới đường. Bề mặt của một churro có nếp gấp do đã được trang trí bởi churrera, một ống bơm với vòi phun hình ngôi sao. Churro thường có dạng hình trụ, và có thể thẳng, cong hoặc xoắn. Giống như pretzel, churro thường được bán bởi người bán hàng ven đường, họ thường chiên ngay tại quầy và bán lúc chúng còn nóng hổi. Tại Tây Ban Nha và hầu hết châu Mỹ La tinh, churro luôn có trong các quán cà phê cho bữa sáng, mặc dù họ có thể ăn cả ngày như một món ăn vặt. "Churrerías" đặc biệt có thể được tìm thấy trong các cửa hàng hoặc xe bán trong kì nghỉ lễ. Ngoài ra, các nước như Venezuela và Colombia có churrerías khắp đường phố. Bột nhão là một hỗn hợp của nước, bột mì và muối. Một số phiên bản được làm từ bột khoai tây. Các biến thể. Ở phía nam, tây nam và đông nam Tây Ban Nha, từ "churro" thường dùng để chỉ các loại dày hơn, được gọi là "porra" ở nơi khác. Các biến thể dày hơn thường được chiên với dạng xoắn ốc liên tục và cắt thành nhiều phần sau đó. Trung tâm của xoắn ốc dày hơn, mềm hơn và nhiều ruột. Ở các vùng khu vực đông nam Tây Ban Nha, sử dụng bột mỏng hơn rất nhiều, không để cho các lằn đặc trưng hình thành trên bề mặt của churro. Do đó, kết quả cuối cùng có bề mặt mịn, mềm dẻo hơn và có đường kính hơi mỏng hơn so với churro tiêu chuẩn Tây Ban Nha. Khác biệt nữa là đường không bao giờ được rắc lên trên chúng, bởi vì hương vị được cho là không phù hợp. "Churro" thẳng, có nhân được tìm thấy ở Cuba (với trái cây, chẳng hạn như ổi), Brasil (với sô-cô-la, "doce de leite", trong số các loại khác), và ở Argentina, Peru, Chile và México (thường có nhân "dulce de leche" hoặc "cajeta" nhưng cũng có sô-cô-la và vani). Tại Tây Ban Nha, đường kính rộng hơn được sử dụng để nhồi nhân. Ở Uruguay, churro cũng có loại mặn, nhân pho mát tan chảy. Churro trong công viên giải trí và hội chợ đường phố của Mỹ thường được cuộn trong quế đường hoặc các hương vị có đường khác
1
null
Susan Alexandra "Sigourney" Weaver (sinh ngày 8 tháng 10 năm 1949) là một diễn viên và nhà sản xuất phim người Mỹ.Ra mắt lần đầu tiên với một vai diễn nhỏ trong Annie Hall (1977), bà nhanh chóng nhận được sự chú ý đặc biệt với vai nữ chính đầu tiên của mình là nhân vật Ellen Ripley trong phần đầu của loạt phim "Alien", và 4 phần tiếp theo sau đó Aliens 2 (1986), "Alien 3" (1992), và "Alien Resurrection" (1997). Bà còn được biết đến với vai diễn nổi bật trong hai bộ phim ăn khách khác là "Ghostbuster II" (1989), và "Avatar". Sigourney Weaver được đề cử giải Drama Desk Award cho vai diễn "Off-Broadway" 1980 "Das Lusitania Songspiel", và nhận đề cử giải Tony Award cho vai diễn "Broadway" 1984 Hurly Burly. Bảy lần được đề cử Giải Quả cầu vàng, bà thắng cả hai hạng mục "Nữ chính xuất sắc nhất" và "Nữ phụ xuất sắc nhất" với sự đóng góp của bà trong 2 bộ phim "Gorillas in the Mist" và "Working Girl ("cùng năm 1988), trở thành người đầu tiên thắng hai Giải Quả cầu vàng hạng mục diễn xuất trong cùng một năm. Bà cũng nhận được đề cử Giải Oscar cho hai bộ phim này. Với vai diễn trong phim "The Ice Storm" (1997), bà thắng giải BAFTA hạng mục nữ phụ xuất sắc nhất. Bên cạnh đó, bà còn nhận được 3 đề cử Giải Emmy và thắng 2 Giải Sao Thổ. Weaver được đặt biệt danh "Nữ hoàng phim khoa học viễn tưởng" do đóng góp rộng lớn của bà cho dòng phim này.Những bộ phim nổi tiếng khác của bà bao gồm "Galaxy Quest" (1999), Futurama (2002), WALL-E (2008), Paul (2011), The Cabin in the Woods (2012), Finding Dory, and A Monster Calls (cùng năm 2016). Bà trở lại sân khấu Broadway năm 2013 với vai diễn trong "Vanya and Sonia and Masha and Spike." Weaver diễn xuất Alexandra Reid, nhân vật đối trọng với nhân vật chính, trong phim "The Defenders" được ra mắt vào 18 tháng 8 năm 2017. Xuất thân. Sigourney Weaver sinh ra tại Manhattan, New York City, con gái duy nhất của Elizabeth Inglis (née Desiree Mary Lucy Hawkins; 1913 - 2007), nữ diễn viên, và Sylvester "Pat" Weaver (1908 - 2002), sáng lập đồng thời là giám đốc đài truyền hình NBC. Chú của bà, Doodles Weaver (1911 - 1983), là diễn viên hài kịch và diễn viên trong phim. Mẹ của bà là người Anh, đến từ Colchester, Essex, và cha của bà là người Mỹ có tổ tiên người Anh, Xcốt-len, và Hà Lan, bao gồm họ hàng ở New England. Weaver bắt đầu sử dụng tên "Sigourney Weaver" năm 1963 sau một vai diễn nhỏ (Mrs. Sigourney Howard, dì của Jordan Baker) trong chương 3 của tiểu thuyết Gatsby vĩ đại của F. Scott Fitzgerald. Weaver theo học ở Ethel Walker School, một trường dự bị dành cho nữ ở Simsbury, Connecticut. Bà cũng theo học The Chapin School và The Brearley School. Bà được báo cáo đạt chiều cao 179 cm khi 14 tuổi, và bà chỉ cao thêm 1 inch tới khi đạt chiều cao khi trưởng thành là 182 cm. Năm 1967, khi bà 18 tuổi, Weaver đến Israel và tham gia tình nguyện ở các khu định cư trong vài tháng. Weaver theo học Sarah Lawrence College. Năm 1972 bà tốt nghiệp với chứng chỉ B.A chuyên ngành tiếng Anh tại đại học Stanford, nơi bà bắt đầu tham gia diễn xuất khi sống trong cộng đồng nữ sinh Beta Chi ở Stanford dành cho biểu diễn nghệ thuật. Weaver đạt được chứng chỉ diễn xuất nghệ thuật tại Yale University School of Drama năm 1974, tại đây bà xuất hiện trong dàn hợp xướng phiên bản ca nhạc của bộ phim The Frog của Stephen Sondheim, bà còn xuất hiện trong một tác phẩm khác trong vai một người lính Roman, tác phẩm có sự tham gia của Meryl Streep. Weaver sau đó diễn xuất trong vở kịch của một người bạn đồng thời là bạn cùng lớp Christopher Durang. Bà sau đó xuất hiện trong tác phẩm hài kịch Off-Broadway "Therapy" năm 1981, được đạo diễn bởi đạo diễn triển vọng Jerry Zarks. Sự nghiệp. Vai diễn đầu tiên của Weaver trên phim thường được cho là trong bộ phim Annie Hall (1977) của Woody Allen, diễn một vai nhỏ cùng với Allen. 2 năm sau, Weaver xuất hiện trong vai Sĩ Quan/Trung úy Ellen Ripley trong bộ phim bom tấn của Ridley Scott, Quái vật ngoài hành tinh (1979), vai diễn chính ban đầu dành cho Veronica Cartwright. Bà lặp lại vai diễn này trong 3 phần tiếp theo của series phim Quái vật ngoài hành tinh "Aliens", "Alien 3" và "Alien Resurrection".  Trong phần thứ hai Aliens đạo diễn bởi James Cameron, nhà phê bình Roger Ebert viết, "Weaver, người xuất hiện hầu hết trong mọi cảnh phim, có màn trình diễn mạnh mẽ và đầy cảm xúc: Cô ấy chính là sợi chỉ kết nối mọi thứ lại với nhau." Bà tiếp nối thành công của phim Alien khi xuất hiện cùng với Mel Gibson trong "The Year of Living Dangerously" và nhận được những phê bình tích cực, và một vai diễn khác của bà là nhân vật Dana Barrett trong Ghostbusters và Ghostbusters II. Vào những năm cuối thập kỉ, Weaver xuất hiện trong 2 trong số những màn trình diễn đáng nhớ và được ca ngợi nhiều nhất của bà. Năm 1988, bà diễn xuất Dian Fossey trong phim Gorillas in the Mist. Cùng năm đó, bà xuất hiện bên cạnh Harrison Ford với vai nữ phụ Katharine Parker trong phim Working Girl. Weaver thắng 2 Giải Quả cầu vàng hạng mục nữ chính và nữ phụ xuất sắc nhất cho hai vai diễn trong năm đó. Bà nhận được 2 đề cử Giải Oscar trong năm 1988, hạng mục nữ chính xuất sắc nhất với vai diễn trong Working Girl và nữ phụ xuất sắc nhất trong Gorillas in the Mist, khiến bà trở thành một trong số ít diễn viên nhận được hai đề cử diễn xuất trong cùng một năm. Bà sinh con gái đầu lòng là Charlotte Simpson (ngày 13 tháng 4 năm 1990), rút khỏi ngành công nghiệp điện ảnh trong một vài năm và dành sự tập trung vào gia đình. Bà trở lại màn ảnh trong Alien 3 (1992) và một bộ phim của Ridley Scott "1492: Conquest of Paradise" (1992), trong phim bà diễn xuất nhân vật Queen Isabella. Trong những năm đầu thập niên 1990, Weaver xuất hiện trong một vài bộ phim bao gồm Dave cùng với Kevin Kline với Frank Langella. Trong năm 1994, bà diễn xuất trong bộ phim chính kịch của Roman Polanski "Death and the Maiden" trong vai Paulina Escobar. Bà đóng vai nhà tâm lí học tội phạm nghiên cứu chứng sợ khoảng không rộng Helen Hudson trong bộ phim "Copycat" (1995). Weaver cũng dành sự tập trung vào những vai diễn nhỏ hơn và vai diễn phụ trong suốt thập kỉ như "Jeffrey" (1994), Ang Lee's "The Ice Storm" (1997), giúp bà thu về một đề cử Giải Quả Cầu Vàng cho vai nữ phụ xuất sắc nhất và thắng một giải BFTA, theo sau đó "Galaxy Quest" (1999), và "A Map of the World" (1999) giúp bà có thêm một đề cử Giải Quả Cầu Vàng hạng mục nữ chính xuất sắc nhất. Năm 2001, bà xuất hiện trong bộ phim hài heartbreakers diễn vai chính một nữ nghệ sĩ cùng với Jennifer Love Hewitt, Ray Liotta, Gene Hackman and Anne Bancroft. Trong suốt thập niên bà xuất hiện trong một số bộ phim bao gồm "Holes" (2003), bộ phim kinh dị của M. Night Shyamalan "The Village"(2004), "Vantage Point" (2008), and "Baby Mama" (2008). Weaver cũng trở lại Rwanda cho chương trình đặc biệt của đài BBC "Gorillas Revisited". Bà được bình chọn xếp thứ 20 trong bảng xếp hạng đếm ngược của đài Channel4 100 ngôi sao điện ảnh vĩ đại nhất mọi thời đại, trở thành một trong hai phụ nữ duy nhất đứng trong top 20(người còn lại là Audrey Hepburn). Năm 2009, bà đóng vai Mary Griffith trong bộ phim chiếu trên TV đầu tiên của mình, "Prayers for Bobby", với bộ phim bà được đề cử một giải Emmy, Giải Quả cầu vàng, và Giải thưởng của hiệp hội diễn viên màn ảnh. Bà cũng xuất hiện như một khách mời hiếm hoi trên TV trong một tập của series truyền hình Eli Stone vào mùa thu 2008. Bà gặp lại đạo diễn phim Aliens (1986) James Cameron trong bộ phim của ông Avatar (2009), theo đó bà diễn một vai quan trọng là Dr. Grace Augustine, người đứng đầu chương trình AVTR (avatar) trên mặt trăng giả tưởng trong bộ phim. Weaver đã tham gia lồng tiếng trên truyền hình và phim. Bà có một vai diễn khách mời trong tập phim "Love and Rocket" của Futurama vào tháng 2 năm 2002, đóng vai người phụ nữ Planet Express Ship. Năm 2006, bà là người dẫn truyện cho phiên bản Mỹ của series đạt giải Emmy Planet Earth. Năm 2006, bà cũng dẫn truyện cho "A Matter of Degrees", một bộ phim ngắn được phát hàng ngày tại bảo tàng lịch sử tự nhiên của Adirondacks ở Tupper Lake, New York. Năm 2008, Weaver được tuyển chọn lồng tiếng giọng nói của máy tính của phi thuyền trong bộ tác phẩm của hãng Pixar và Disney, Wall-E. Bà cũng góp giọng trong vai trò dẫn chuyện trong một bộ phim hoạt hình vi tính khác, "The Tale of Despereaux" (2008), dựa trên tiểu thuyết của Kate DiCamillo. Weaver đã dẫn chương trình 2 tập trong series truyền hình dài kỳ "Saturday Night Live": 1 lần là màn ra mắt mùa thứ 12 năm 1986, và lần nữa, trong một tập của mùa thứ 35 vào tháng 1 năm 2010. Tháng 3 2010, bà được chọn lựa cho vai chính Nữ hoàng của Ma Cà Rồng trong phim của Amy Heckerling "Vamps". Bà được vinh danh tại  2010 Scream Awards với giải thưởng The Heroine Award tri ân những đóng góp của bà trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, kinh dị và viễn tưởng. Tháng 5 2010, có báo cáo rằng Weaver đã được tuyển chọn cho vai chính Margaret Matheson trong bộ phim cảm động Tây Ban Nha Red Lights. Tháng 9 2011, Weaver được xác nhận sẽ trở lại trong Avatar 2, với phát biểu của James Cameron rằng "không ai là thực sự chết trong phim khoa học viễn tưởng". Năm 2014, ông tiết lộ rằng bà sẽ được tham gia trong cả ba phần tiếp theo. Năm 2014, Weaver trở lại vai diễn Ripley lần đầu tiên trong 17 năm với việc lồng tiếng nhân vật này trong video game "Alien: Isolation". Nhân vật của bà sẽ xuất hiện trong 2 tệp tin có thể tải về, được đặt trong bối cảnh các sự kiện diễn ra trong suốt bộ phim Alien, với hầu hết các diễn viên gốc đều góp giọng cho chính nhân mật của họ. Weaver xuất hiện trong bộ phim "Exodus: Gods and Kings" (2014) trong vai Tuya, đạo diễn bởi Ridley Scott, cùng với Christian Bale, Joel Edgerton và Ben Kingsley. Năm 2015, bà đồng diễn xuất trong bộ phim khoa học viễn tưởng của Neill Blomkamp Chappie, và khẳng định rằng bà sẽ đồng ý xuất hiện trong một phần tiếp phim Alien, với điều kiện là Blomkamp đạo diễn. Ngày 18 tháng 2 năm 2015, phần tiếp theo của Alien chính thức được thực hiện, với Blomkamp được tuyên bố sẽ đạo diễn. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2015, Weaver xác nhận bà sẽ trở lại vai Ellen Ripley trong bộ phim Alien mới. Ngày 21 tháng 1 năm 2017, phản hồi một câu hỏi của người hâm mộ trên twitter rằng Những cơ hội nào của dự án Alien của ông thực sự được thực hiện, Blomkamp trả lời "mong manh". Đời tư. Sigourney Weaver đã kết hôn với đạo diễn sân khấu, Jim Simpson từ ngày 1 tháng 10 năm 1984. Họ có một con gái, Charlotte Simpson (sinh ngày 13 tháng 4 năm 1990). Sau khi thực hiện "Gorillas in the Mist: The Story of Dian Fossey", bà trở thành người ủng hộ của quỹ The Dian Fossey Gorilla Fund và bây giờ là nữ chủ tịch danh dự của quỹ này. Bà được vinh danh bởi câu lạc bộ các nhà thám hiểm vì những đóng góp của mình. Weaver được xem như là một nhà môi trường học. Vào tháng 10 năm 2006, bà thu hút sự chú ý của quốc tế thông qua một cuộc họp báo ngay khi bắt đầu thảo luận chính sách của Đại hội đồng LHQ. Bà đã vạch ra mối đe dọa rộng lớn đễn các môi trường sống của đại dương do đánh cá sâu, một phương pháp đánh bắt cá công nghiệp. Vào ngày 8 tháng 4 năm 2008, bà đã tổ chức buổi tiệc hàng năm của chương trình Trickle Up, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung thành phần những người đói nghèo cùng cực, chủ yếu là phụ nữ và người tàn tật, trong phòng Cầu Vồng. Bà là một người bạn lâu năm của Jamie Lee Curtis, người cùng tham gia với bà khi bà đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn You Again (2010). Trong một cuộc phỏng vấn chung năm 2015, Curtis thừa nhận với Weaver rằng bà chưa bao giờ xem hết bộ phim Alien bởi vì bà quá sợ hãi.
1
null
Aurélie Filippetti (; sinh ngày 17 tháng 6 năm 1973) là một nhà chính trị và tiểu thuyết gia Pháp gốc Ý. Gia đình bà có gốc ở Gualdo Tadino, Umbria. Từ ngày 16 tháng 5 năm 2012, bà được chọn làm bộ trưởng bộ Văn hóa và Thông tin trong chính phủ của François Hollande. Tiểu thuyết đầu tiên của bà "Les derniers jours de la classe Ouvrière" (Ngày cuối cùng của giai cấp công nhân), xuất bản bởi Stock năm 2003, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Vào năm 2003, Filippetti viết kịch bản cho "Fragments d'humanité". Bà là một đại biểu của Tổ chức Xanh Pháp đại diện cho Paris và làm cố vấn kỹ thuật cho bộ trưởng Bộ Môi trường Pháp, Yves Cochet, từ năm 2001 đến 2002. Filippetti là dân biểu Quốc hội Pháp, đại diện cho tỉnh Moselle, và là một đảng viên Đảng xã hội Pháp. Bà là cựu sinh viên trường " École normale supérieure de Fontenay–Saint-Cloud", bà đã nhận "agrégation" về văn học cổ điển.
1
null
Feral Interactive là một công ty phát hành được thành lập vào năm 1996 chuyên phát hành trò chơi điện tử và các phần mềm khác không phù hợp với các chương trình phát hành của những nhà phát hành lớn được thành lập. Hãng đảm nhận việc phát hành các game của Macintosh và có mối quan hệ với các nhà phát hành game khác như Electronic Arts, Eidos Interactive, Lionhead Studios và Ubisoft. Nguồn game của Feral đều lấy từ những nhà phát hành này để chuyển thể và phát hành trên hệ điều hành Macintosh. Hầu hết các tựa game phát hành của Feral được phát triển nội bộ bởi Feral tuy nhiên trong một số trường hợp, họ còn được biết đến là đã hợp tác với các công ty khác. Phiên bản Macintosh của "The Movies" đã giành được giải thưởng BAFTA cho tựa game xuất sắc nhất trong thể loại mô phỏng (đa hệ). Năm 2012, " đã giành được giải thưởng thiết kế của Apple 2012.
1
null
The Creative Assembly là một nhà phát triển trò chơi điện tử của Anh được Tim Ansell thành lập vào năm 1987 và có trụ sở tại thị trấn West Sussex ở Horsham. Một chi nhánh bên Úc cũng được mở tại Thung lũng Fortitude, Queensland. Trong những năm đầu khởi nghiệp, công ty chuyên việc chuyển thể các tựa game từ các hệ máy Amiga và ZX Spectrum sang DOS, về sau làm việc với Electronic Arts để sản xuất một loạt các trò chơi dưới thương hiệu EA Sports. Năm 1999, công ty đã có đủ nguồn lực để bắt tay vào một dự án nguyên bản và mới mẻ, tiến tới việc phát triển tựa game máy tính thể loại chiến lược "". "Shogun: Total War" mang lại sự thành công lớn ngoài sức cho Creative Assembly và được xem như là một tựa game chiến lược chuẩn mực. Các phiên bản tiếp theo trong dòng game "Total War" được xây dựng dựa trên sự khai sinh của "Shogun: Total War", giúp gia tăng sự thành công quan trọng về mặt thương mại của công ty. Tháng 3 năm 2005, Creative Assembly được một công ty đa quốc gia của Nhật Bản là Sega mua lại làm chi nhánh của hãng ở châu Âu. Dưới sự điều hành của Sega, các phiên bản của dòng "Total War" còn được phát triển hơn nữa và Creative Assembly đã chính thức bước chân vào thị trường console với các tựa game hành động phiêu lưu như ' và '. Các sản phẩm gần đây nhất của công ty là "" và tựa game chiến lược thời gian thực "Stormrise". Lịch sử. Thành lập. The Creative Assembly được thành lập vào ngày 18 tháng 8 năm 1987 như một công ty TNHH. Người sáng lập, Tim Ansell, đã bắt đầu sự nghiệp lập trình máy tính chuyên nghiệp vào năm 1985, chuyên lập trình các tựa game dành cho các hệ máy [[Amstrad CPC, [[Commodore 64]] và [[Atari 800]]. Ban đầu, Ansell giữ cho quy mô công ty ở mức nhỏ để cá nhân ông có thể chuyên tâm về lập trình máy tính. Tác phẩm đầu tay của công ty, thường được sản xuất bởi cá nhân Ansell gồm việc chuyển thể các game từ các hệ máy [[Amiga]] và [[ZX Spectrum]] sang [[DOS]], chẳng hạn như hai tựa game năm [[1989]] của hãng [[Psygnosis]] là "[[Geoff Crammond's Stunt Car Racer]]" và "[[Shadow of the Beast]]". The Creative Assembly bắt đầu làm việc với [[Electronic Arts]] vào năm [[1993]], những tựa game được sản xuất dưới thương hiệu [[EA Sports]], bắt đầu với phiên bản DOS của những game "[[FIFA (sê-ri trò chơi)|FIFA]]" đầu tiên. Với EA Sports, The Creative Assembly có thể sản xuất các sản phẩm có độ rủi ro phát triển thấp sẽ mang lại sự xác nhận liên kết chính thức. Các sản phẩm của công ty bao gồm các tựa game chính thức như [[Rugby World Cup]] năm 1995 và 2001, [[Cricket World Cup]] năm 1999, [[Australian Football League]] năm 1998 và 1999, trong đó bản "AFL98" là đặc biệt thành công tại thị trường Úc. Nhận thấy rõ ràng rằng công ty cần phải mở rộng hơn nữa, Ansell đã tuyển dụng Michael Simpson làm giám đốc studio vào năm 1996. Simpson, một nhà thiết kế [[vi mạch]] đã đổi sang nhà thiết kế trò chơi điện tử mà về sau đã trở thành động lực cho việc thiết kế dòng game "Total War" của hãng. Các phiên bản Total War đầu tiên. Sau kết quả thành công của họ trong dòng game thể thao, đến năm 1999, The Creative Assembly đã có đủ nguồn lực và sự ủng hộ từ Electronic Arts để phát triển các tựa game có độ rủi ro cao hơn thuộc các thể loại khác. Đơn cử như trường hợp "[[Shogun: Total War]]", một tựa game mang tính đột phá của công ty. Một sự pha trộn của lối chơi [[chiến lược thời gian thực|chiến thuật thời gian thực]] và [[Chiến lược theo lượt|theo lượt]], "Shogun: Total War" được công bố lần đầu tiên vào đầu năm 1999. Trò chơi lấy bối cảnh [[Thời kỳ Chiến Quốc (Nhật Bản)|thời kỳ Chiến Quốc]] trong [[Lịch sử Nhật Bản|lịch sử phong kiến Nhật Bản]] và sau khi phát hành vào [[tháng sáu|tháng 6]] năm [[2000]] game nhận được nhiều lời khen ngợi. Trò chơi đã giành nhiều giải thưởng của ngành công nghiệp game và được coi là một tượng đài chuẩn mực cho thể loại game chiến lược. Nhà soạn nhạc của hãng [[Jeff van Dyck]] đã giành cả giải thưởng [[Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc|BAFTA]] và giải thưởng [[EMMA]] cho việc sáng tác nhạc soundtrack của game. Vào [[tháng năm|tháng 5]] năm [[2001]], The Creative Assembly đã công bố [[bản mở rộng]] "[[Shogun: Total War: The Mongol Invasion|The Mongol Invasion]]" lấy bối cảnh [[Các cuộc xâm lược của Mông Cổ|cuộc xâm lược Nhật Bản lần thứ nhất]] của [[Đế quốc Mông Cổ]]. Phát hành vào tháng 8 năm 2001, bản mở rộng cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực. Ngay sau đó, The Creative Assembly đã thoát ly khỏi Electronic Arts, thay vào đó là sử dụng [[Activision]] làm nhà phát hành và phân phối. Tháng 8 năm 2001, The Creative Assembly công bố một bản "Total War" thứ hai lấy bối cảnh thời [[Trung Cổ]] là "[[Medieval: Total War]]" với phạm vi lớn hơn "Shogun: Total War" trải dài một khoảng thời gian rộng lớn và toàn bộ châu Âu thời Trung Cổ. Phát hành vào [[tháng tám|tháng 8]] năm [[2002]], game đạt được thành công lớn hơn "Shogun: Total War", trở thành tựa game bán chạy nhất tại Anh trong hai tuần đầu tiên, và là tựa game bán chạy nhất thứ tư tại thị trường Mỹ trong tuần đầu tiên. Cũng như "Shogun: Total War", "Medieval: Total War" giành khá nhiều giải thưởng của ngành công nghiệp game và được [[PC Gamer]] bình chọn game đỉnh năm 2002 đã hất cẳng vị trí "[[Half-Life]]" của [[Valve (công ty)|Valve Software]]. Chính The Creative Assembly còn được trao giải phát triển PC Game của năm trong [[Hội chợ triển lãm thương mại máy tính châu Âu]] (European Computer Trade Show PC Game Developer of the Year). "[[Medieval: Total War: Viking Invasion|Viking Invasion]]", một bản mở rộng lấy bối cảnh cuộc xâm lược đảo Anh của [[người Viking]] trong [[thời kỳ Tăm tối]] đã được phát hành vào [[tháng năm|tháng 5]] năm [[2003]]. Phiên bản "Total War" thứ ba được công bố vào tháng 1 năm 2003. Được đặt tên là "[[Rome: Total War]]", trò chơi có đặc trưng là bộ [[game engine]] hoàn toàn mới so với "Shogun: Total War" và "Medieval: Total War", và thiết kế lại các phương pháp tiếp cận loạt game. Lấy bối cản thời kỳ mới nổi của [[Đế quốc La Mã]], mã của trò chơi được sử dụng cho 2 chương trình truyền hình là "[[Time Commanders]]" của [[BBC]] và "[[Decisive Battles]]" của [[History Channel]]. Sau khi phát hành vào [[tháng chín|tháng 9]] năm [[2004]], game được số đông khen ngợi nhiệt liệt, trở thành một trong mười tựa game đỉnh bán chạy nhất. Jeff van Dyck một lần nữa được đề cử trao giải BAFTA cho soundtrack của game. Mua lại và các phiên bản sau. Bất chấp lời suy đoán rằng Activision có thể mua lại The Creative Assembly như các nhà phát hành đã làm với các hãng phát triển thành công trước đây dưới sự bảo trợ của nó. Công ty Nhật Bản [[Sega]] công bố vào ngày [[9 tháng 3]] năm [[2005]] rằng họ đã niêm phong một thỏa thuận mua lại với The Creative Assembly và mua tất cả các [[cổ phiếu]] được phát hành trong công ty. Sega giải thích rằng việc mua lại để tăng cường sự hiện diện của Sega ở châu Âu trong thị trường trò chơi điện tử châu Âu và [[Bắc Mỹ]]. Tất cả các phiên bản trước trong dòng "Total War" đều độc quyền cho [[pC game|trò chơi máy tính]]. Tháng 7 năm 2005, Sega đã mua lại quyền phát hành của "Rome: Total War" từ tay Activision, và xây dựng chiến lược thương hiệu bằng cách phát hành hai bản mở rộng: "[[Rome: Total War: Barbarian Invasion|Barbarian Invasion]]" vào tháng 9 năm 2005 và "[[Rome: Total War: Alexander|Alexander]]" vào [[tháng chín|tháng 9]] năm [[2006]]. "[[Spartan: Total Warrior]]" được phát hành vào tháng 10 năm 2005 cho các hệ máy [[Xbox]], [[PlayStation 2]] và [[GameCube]], nhận được sự đón nhận có triển vọng tốt từ giới phê bình. "[[Medieval II: Total War]]", phiên bản thứ tư của dòng game đã được công bố vào tháng 1 năm 2006. Là bản làm lại từ người tiền nhiệm "Medieval: Total War" sử dụng nền tảng và công nghệ mới dựa trên "Rome: Total War". Trò chơi được phát hành vào tháng 11 năm 2006 và mặc dù không thành công được như "Rome: Total War", "Medieval II: Total War" vẫn là một cú hit quan trong về mặt thương mại cũng như nắm giữ một vị trí trong bảng xếp hạng các trò chơi của Anh trong tháng 11 năm 2006, và trong các bảng xếp hạng của Mỹ cho đến khi kết thúc vào [[tháng một|tháng 1]] năm [[2007]]. Phiên bản mở rộng "[[Medieval II: Total War: Kingdoms|Kingdoms]]" được công bố vào tháng 3 năm 2007. Bản mở rộng đã nhận được sự đón nhận tích cực từ giới phê bình khi phát hành vào tháng 8 năm 2007. Tại [[Hội nghị Game]] ở [[Leipzig]], [[Đức]] được tổ chức vào tháng 8 năm 2007 cũng là dịp để The Creative Assembly công bố tựa game mới của hãng là "Viking: Battle for Asgard", lần đầu tiên chỉ độc quyền cho các hệ máy console, tương tự như phong cách của "Spartan: Total Warrior" nhưng tập trung vào [[thần thoại Bắc Âu]]. Game được phát hành vào tháng 3 năm 2008, nhưng chỉ nhận được sự đón nhận trung bình từ giới phê bình của ngành công nghiệp game. Tựa game thứ hai đồng thời cũng là phiên bản thứ năm của dòng "Total War", "[[Empire: Total War]]", lấy bối cảnh [[thời kỳ tiền hiện đại]] khoảng thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Cũng như trường hợp của "Rome: Total War", "Empire: Total War" có một cách tiếp cận được thiết kế lại cho dòng game cùng bộ game engine mới. Trò chơi được phát hành vào [[tháng ba|tháng 3]] năm [[2009]], nhận được lời khen ngợi cao từ nhiều người trong ngành công nghiệp game, doanh thu tăng gấp đôi hơn cả "Medieval II: Total War" và "Rome: Total War". Tuy nhiên, nhiều vấn đề nghiêm trọng đã được chỉ ra bởi người hâm mộ và các nhà phê bình sau khi phát hành. Mặc dù đã có rất nhiều bản vá lỗi được tung ra, thế nhưng không phải tất cả trong số này đã được giải quyết bằng việc từ bỏ hỗ trợ cho game, khiến cho nhiều người đặt câu hỏi về ảnh hưởng của Sega lên The Creative Assembly. [[Tháng bảy|Tháng 7]] năm [[2008]], The Creative Assembly công bố một tựa game khác là "[[Stormrise]]". Không giống như các game dựa theo lịch sử trước đây, "Stormrise" là một tựa game [[chiến lược thời gian thực]] lấy bối cảnh [[khoa học viễn tưởng]] được phát triển cho cả console và PC, phát hành năm 2009. "Stormrise" nhận được phản ứng tiêu cực và tầm thường, với những lời chỉ trích tập trung vào cơ chế tìm đường vụng về và kiểu điều khiển không hoàn thiện của game. (được thiết kế với mục đích để tạo ra một giao diện dễ dàng cho các hệ máy [[console]]). Chi nhánh Úc của The Creative Assembly đã chuyển thể đầu tiên ba tựa game "[[Sonic The Hedgehog]]" và các game chuyên "[[Sonic & Knuckles]]" cho phiên bản gộp "[[Sonic Classic Collection]]". Bộ sưu tập này nhận được lời đánh giá tích cực từ "Aussie-Nintendo" và tạp chí "[[Official Nintendo Magazine]]", nhưng bị chỉ trích một số vấn đề tốc độ khi chơi, hiếm khi tăng tốc hoặc làm chậm lại và một số trục trặc về đồ họa và âm thanh. Những nhà phê bình cũng chỉ trích việc loại bỏ tính năng chơi nhiều người trong game, trước đây có sẵn trong các phiên bản trước đó của game. Vào năm [[2010]], Công ty cho phát hành "[[Napoleon: Total War]]", dựa trên những kỳ công của nhà quân sự vĩ đại [[Danh sách quân chủ Pháp|Hoàng đế Pháp]] [[Napoléon Bonaparte]]. Ngoài ra, công ty cũng phát hành "[[Total War: Shogun 2]]" vào năm [[2011]], được dư luận nhiệt liệt hoan nghênh. Tựa game là người đầu tiên thực hiện tựa game chính của thương hiệu "Total War" trong một nỗ lực để gia tăng nhận thức về thương hiệu. Ngày [[2 tháng 7]] năm [[2012]], The Creative Assembly chính thức công bố "[[Total War: Rome II]]", mà hãng tuyên bố sẽ phát hành vào quý 3 năm [[2013]] với việc sử dụng bộ engine mới hoặc bộ [[Warscape engine]] được cập nhật. Ngày [[6 tháng 12]], một bản thông báo về mối quan hệ đối tác giữa [[Games Workshop]] và Creative Assembly đã được công bố trên trang web của Creative Assembly. Đồng thời còn thông báo đã sáng tạo một tựa game "[[Warhammer Fantasy Battle]]" mới. Liên kết ngoài. [[Thể loại:Công ty có trụ sở tại West Sussex]] [[Thể loại:Công ty thành lập năm 1987]] [[Thể loại:Bộ phận và công ty con của Sega]] [[Thể loại:Công ty phát triển trò chơi điện tử]] [[Thể loại:Công ty trò chơi điện tử của Anh]] [[Thể loại:Khởi đầu năm 1987 ở Anh]]
1
null
Bộ Choi choi hay bộ Rẽ, bộ Dẽ, bộ Giẽ (tên khoa học: Charadriiformes), là một bộ đa dạng về các loài chim có kích thước nhỏ đến trung bình. Bộ này có khoảng 380 loài và có một số loài phân bố khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các loài trong bộ Charadriiformes sống gần các vực nước và ăn động vật không xương sống hoặc các loài động vật nhỏ khác; tuy nhiên, một số loài sinh sống ở biển, sa mạc và một ít sống trong rừng rậm. Các họ. Đây là danh sách các họ theo phân loại Bộ Choi choi. Phát sinh chủng loài. Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây là tổng hợp từ các nguồn Baker "et al." (2007, 2012), Barth "et al." (2013), Bridge "et al." (2005), Cibois "et al." (2012), Crochet "et al." (2000, 2002), Ericson "et al." (2003), Fain & Houde (2007), Gibson (2010), Jackson "et al." (2012), Livezey (2010), Pereira & Baker (2008, 2010), Pons "et al." (2005), Sternkopf (2011), Whittingham "et al." (2000).
1
null
Tống Tử Ngữ (chữ Hán: 宋君禦, trị vì 620 TCN), tên thật là Tử Ngữ (君禦), là vị vua thứ 22 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Tử Ngữ là con trai thứ của Tống Tương công, vua thứ 20 của nước Tống và là em trai của Tống Thành công, vị vua thứ 21 của nước Tống. Năm 620 TCN, vua anh Tống Thành công qua đời. Tử Ngữ bèn nổi lên làm binh biến, giết chết thế tử của Thành công cùng Tư mã nước Tống là Công tôn Cố rồi cướp ngôi. Tuy nhiên Tử Ngữ làm vua không được bao lâu. Cùng năm đó, người nước Tống hợp sức tấn công vào cung, giết Tử Ngữ và lập con thứ của Tống Thành công là Tử Xử Cữu lên nối ngôi, tức Tống Chiêu công.
1
null
Ô tác Denham (danh pháp khoa học: "Neotis denhami") là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác Denham sinh sống ở cận Sahara châu Phi, ở các mặt đất mở, bao gồm đất nông nghiệp, đồng bằng ngập lụt và fynbos bị cháy. Nó là loài định cư nhưng một số quần thể nội địa di chuyển đến vĩ độ thấp hơn vào mùa đông. Chim trống nặng 9–10 kg còn con mái nặng 3–4 kg, con trống dài 100–116 cm còn con mái dài 80–87 cm. Lưng màu nâu, sẫm màu hơn và đồng màu hơn ở con trống, và các phần dưới có màu trắng. Cổ màu xám nhạt với gáy màu cam. Chỏm đầu màu xám của nó giáp với màu đen và một đường màu đen chạy qua mắt với một dòng trắng tạo thành một lông mày ở trên. Chân dài màu vàng nhạt. Cánh hoa văn nổi bật trong màu nâu, trắng và đen, con trống lúc bay trông trắng hơn con mái hoặc con non.
1
null
Ô tác lớn (danh pháp khoa học: Otis tarda) là một loài chim trong họ Ô tác. Chúng là loài duy nhất trong chi Otis. Ô tác lớn sinh sản ở miền nam và trung bộ châu Âu, nơi mà nó là loài chim lớn nhất, và trên toàn xứ ôn đới châu Á. Quần thể ở châu Âu chủ yếu là định cư, nhưng quần thể châu Á di chuyển xa hơn về phía nam vào mùa đông. Tây Ban Nha bây giờ chứa khoảng 60% dân số loài này trên thế giới. Loài này có cân nặng cạnh tranh với ô tác Kori, nhờ xương cổ chân và đuôi khá dài hơn nên nó trung bình cao hơn và ít lưỡng hình giới tính hơn.. Con trống thường cao 90–105 cm và dài khoảng 115 cm và có sải cánh dài 2,1-2,7 m. Con trống có khối lượng từ 5,8 đến 18 kg, với trung bình 9,65 đến 13,5 kg, mẫu nặng nhất xác nhận có trọng lượng 21 kg. Con mái nhỏ hơn 1/3, thường cao và dài và sải cánh dài . Trọng lượng trung bình . Nhìn chung trọng lượng con mái từ .
1
null
Rắn ăn trứng châu Phi ("Dasypeltis") là một trong hai loài rắn ăn trứng thuộc phân loại rắn sống phụ thuộc hoàn toàn vào thức ăn là trứng (cùng với rắn ăn trứng Ấn Độ). Đây là loài rắn không có nọc độc (do chúng không có răng nanh), được tìm thấy ở trên khắp lục địa châu Phi, nơi có nhiều loài chim sinh sống. Phân loại. Rắn ăn trứng châu Phi được chia thành năm loại theo khu vực phân bố bao gồm: Sự phân biệt này phụ thuộc vào hình dáng và màu sắc của từng loại như: đen, nâu, xanh. Chiều dài của mỗi loại cũng khác nhau, từ 30 – 120 cm. Mô tả. Đây là loài rắn không có nọc độc, nhưng chúng có răng giả để có thể tự vệ. Khi có nguy hiểm, chúng sẽ bò một cách ngoằn ngoèo để làm lóa mắt đối phương, cùng với đó là những âm thanh phát lên như những tiếng rít rất gay gắt và giả vờ như tấn công đối thủ. Chúng sẽ không cắn đối phương thật vì sẽ dễ bị lộ. Hành động này của chúng có thể khiến những con vật to lớn như con voi cũng phải sợ hãi. Rắn ăn trứng châu Phi có một bộ hàm và chiếc cổ cực kỳ linh hoạt để có thể dễ dàng nuốt được những quả trứng to gấp 10 lần so với trọng lượng cơ thể chúng. Nhưng ngược lại, cột sống trong cơ thể có cấu trúc lồi lõm các cạnh có thể phá vỡ được lớp vỏ quả trứng khi vào cơ thể. Ban đầu, con rắn sẽ cuộn tròn cơ thể để giữ cố định quả trứng, sau đó là thực hiện thao tác nuốt quả trứng một cách từ từ nhờ bộ hàm và cổ họng được mở rộng. Quả trứng sau khi vào cơ thể sẽ được đẩy xuống chỗ lồi lõm của cột sống để phá vỡ lớp vỏ và thực hiện việc tiêu hóa. Cuối cùng, sau khi hấp thụ hết chất dinh dưỡng bên trong, lớp vỏ quả trứng bị con rắn đào thải ra ngoài. Đây là một cách tiêu hóa hiệu quả và tận dụng được hết những chất dinh dưỡng có trong quả trứng.
1
null
Ô tác Ấn Độ lớn (danh pháp khoa học: "Ardeotis nigriceps") là một loài chim trong họ Ô tác để phân biệt với Lesser Florican cũng là một loài Ô tác nhưng kích thước nhỏ hơn. Ô tác Đại Ấn sinh sống ở Ấn Độ và Pakistan. Tổng cộng chỉ còn 250 cá thể và loài này nằm bên bờ vực tuyệt chủng. Ô tác Đại Ấn có kích thước:
1
null
Ô tác lam (danh pháp khoa học: Eupodotis caerulescens) là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác lam sinh sống ở Lesotho và Nam Phi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là cao nguyên đồng cỏ khô, cây bụi, đất canh tác và đồng cỏ. Loài này bị đe dọa do mất môi trường sống.
1
null