text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Rau săn là một loại thực vật hoang dại, được phân loại vào nhóm rau rừng và được sử dụng làm nguyên liệu trong ẩm thực.
Đặc điểm.
Rau săn là một loại rau hoang dại được ghi nhận là mọc khắp các bờ suối, vườn chuối ở miệt rừng núi ở Việt Nam. Rau săn sinh sống quanh năm và đều xanh tốt nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm mùa đông. Rau săn có hình dáng bề ngoài gầy guộc, lá của rau có màu xanh, khi mọc những đọn non thì lá rau xanh mơn mở và xuất hiện những bông ra trông bề ngoài giống như bông nhãn lồng.
Sử dụng.
Rau săn được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành món ăn ngon bổ, sử dụng khi trời nắng nóng. Trong đó nó được cùng để nấu canh sau săn theo kiểu nấu nguyên chất hoặc nấu canh với phụ gia như thịt heo ba chỉ băm nhỏ. Để chế biến, người ta thường chọn những lá rau non, hái về xắt nhỏ cho thịt heo ba chỉ đã băm nhỏ vào nồi nước, nêm gia vị khi nào thịt heo chín, cho rau săn vào nồi. Ngoài ra rau săn còn dùng làm nguyên liệu để nấu món canh cua. | 1 | null |
Vẹt cánh lục (danh pháp hai phần: "Neophema chrysostoma") là một loài vẹt thuộc họ Psittaculidae. Neophema chrysostoma phân bố ở Tasmania và đông nam Úc. Neophema chrysostoma có màu chủ yếu là xanh lá cây ô liu với một dải xanh lục kéo dài từ trán đến mắt, cánh màu lục, bụnh màu vàng. Chóp đuôi màu xám hơi xanh lục, hai bên dưới cánh màu vàng. Loài này được tìm thấy trong rừng gỗ thảo nguyên, đồng cỏ, vườn cây ăn trái, đất nông nghiệp, đầm lầy, heathland, các đụn cát, và môi trường sống mở khác lên đến độ cao 1200 mét trên mực nước biển. Nhiều con di chuyển giữa Tasmania, nơi chúng sinh sản trong mùa xuân và mùa hè, và Úc, nơi chúng trú đông. Chúng thường ăn trên mặt đất, ăn hạt, hoa, trái cây và côn trùng. Kích thước đàn lên đến 2000 con ngay trước khi di cư mùa thu. | 1 | null |
Neophema elegans (danh pháp hai phần: "Neophema elegans") là một loài vẹt thuộc họ Psittaculidae. Neophema elegans là loài đặc hữu Úc. Loài này được mô tả lần đầu bởi John Gould năm 1837, danh pháp chi tiết trong tiếng Latinh nghĩa là "voi". Neophema elegans trưởng thành có thân dài đến 23 cm và có màu chủ yếu là ô liu vàng với dải trước màu lục với phía trên màu lục nhẹ hơn còn bụng và đít màu vàng.
Mùa sinh sản từ tháng 7 đến tháng 11 sau khi mưa. Chúng làm tổ trong hốc rỗng trong cây cao hơn 15 m so với mặt đất, thường là một cây bạch đàn dọc theo bờ nước hoặc rừng bạch đàn, chúng đẻ mỗi tổ từ 4-6 quả trứng màu trắng kích thước 21 x 18 mm. | 1 | null |
Rau dớn hay còn gọi là ráng song quần rau, dớn rừng, rau dớn rừng, thái quyết (danh pháp khoa học: Diplazium esculentum) là một loài thực vật hoang dại thuộc họ Rau dớn (Athyriaceae) có hình dáng gần giống cây dương xỉ. Loại rau này có giá trị sử dụng trong y học và được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản.
Đặc điểm sinh học.
Mô tả.
Rau dớn là loài dương xỉ có thân rễ nghiêng, hướng lên cao tới 15 cm, thường bao phủ nhiều vẩy ngắn hình mũi mác hẹp, mỏng, có khía răng cưa ở mép, màu hung, kích thước khoảng 10 × 1 mm. Các lá lược mọc thành cụm, dài 60–100 cm, cuống lá dài 50–60 cm, đường kính ở gốc khoảng 3–5 mm, màu vàng lợt hoặc nâu đen và có thể phủ vẩy thưa thớt ở gốc. Phiến lá kép lông chim 1 lần (lá non) hay 2 lần (lá già), hình tam giác hay mũi mác rộng, dài 60–80 cm hoặc hơn, rộng 30–60 cm, nhọn mũi; lá chét 12-16 cặp, mọc cách, lên dần, các lá chét dưới có cuống, hình mũi mác rộng, 16-20 × 6–9 cm, chia thùy lông chim dài hay dạng lông chim một lần; các lá chét trên không cuống, thuôn hình mũi mác hay thẳng, 6-10 × 1–2 cm, gốc cụt, mép khía răng cưa hay chia thùy lông chim (các thùy có khía răng cưa nhỏ), nhọn mũi; các gân trên mỗi thùy hình lông chim, gân con 8-10 cặp, lên dần, 2 hoặc 3 cặp dưới thường chắp lại. Phiến lá cứng, không lông hoặc có lông, trục chính không lông hoặc có lông; gân sống lá xẻ rãnh nông, không lông hoặc đôi khi có lông ngắn màu nâu nhạt. Ổ túi bào tử chủ yếu là thẳng, hơi cong, từ gần gân giữa tới mép phiến lá; màng bao màu nâu vàng, thẳng, dạng màng, nguyên. Bề mặt bào tử với các chỗ lồi lớn dạng hột hay dạng mấu. 2n = 82.
Về tổng thể, rau dớn có ngoại hình bên ngoài gần giống cây dương xỉ, nhưng kích thước nhỏ hơn cây dương xỉ với cành dài lá nhỏ xòe trên đầu cây ra xung quanh như tán một cái ô rộng lớn, những cành lá già gần gốc có màu đen giống cơm cháy, những cành lá non mọc lên từ giữa gốc tạo thành khoảng từ hai đến ba cái cần với độ dài có thể lên đến nửa mét, đầu cong như móc câu còn những nhánh lá non vươn thẳng lên, thân hình bụ bẫm, phần trên cùng uốn lại như vòi voi.
Ngọn của cây rau dớn khi vào mùa lụt thì có hình dung non tơ mỡ màng, dễ gãy gọn, khi bị gãy thì từ cơ thể ứa dòng nhựa xanh trong. Thân và lá rau dớn có vị hơi nhớt. Lá rau dớn xanh mượt, lá mọc so le, hình ngọn giáo, thông thường thì đoạn vòi cuốn, hình dạng như cái vòi voi, chưa mọc lá thì sử dụng trong ẩm thực ngon, loại rau này mau hư và dập rau chịu đất ẩm, mọc quanh khe đá, bờ rừng.
Phân bố.
Rau dớn là một loại rau có ở vùng núi rừng hay nơi bờ suối, bờ khe, dưới các tán rừng thấp có độ ẩm ướt cao, nó cũng thường mọc nhiều ở bờ suối, bờ khe, những nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời, dớn mọc hoang dại dọc khe suối, bên những tảng đá. Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Ở một số nơi, rau dớn mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Đặc biệt rau dớn chỉ thích hợp với môi trường hoang dã nên ít khi trồng được.
Vùng sinh thái phân bố tự nhiên của rau dớn trải dài theo đai cao từ mực nước biển tới độ cao 2.300 m. Theo địa lý trên thế giới rau dớn phân bố ở Nhật Bản (Kyushu), Đài Loan, Trung Quốc (An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Chiết Giang), Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore, Papua New Guinea.
Sinh sản.
Hằng năm, vào đầu mùa mưa, nguồn phù sa được bồi đắp và rừng luôn ẩm ướt nên rau dớn mọc xanh tươi tốt, chuẩn bị cho một chu kỳ sinh chồi, nảy lộc theo mùa xuân đây là lúc cây đâm nhiều nhánh lá non. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất cho việc thu hái rau dớn. Một số nơi, vào khoảng tháng chín, tháng mười, đi vào rừng, dọc theo các khe suối sẽ thấy rau dớn rừng mọc thành một màu xanh ngắt vì đây là mùa sinh sôi và phát triển của rau. Một số nơi khác thì rau dớn tháng 4, ven các dòng suối, bên bờ khe hay giữa các phiến đá rau dớn có phủ đầy, rau dớn ăn ngon nhất là sau mùa lụt đến cuối mùa xuân. Mùa mưa bắt đầu cũng là mùa cao điểm để người dân miền núi hái rau
Sử dụng.
Được gọi là "pucuk paku" ở Malaysia, "paco" ở Philippines, "dhekia (ঢেকীয়া)" ở Assam "Dhenkir Shaak (ঢেঁকির শাক) trong tiếng Bengal, và "linguda" ở miền bắc Ấn Độ, đều là chỉ tới các lá lược non còn cuộn lại. Tại Thái Lan nó được gọi là "phak khut" (). Rau dớn có lẽ là loài dương xỉ được tiêu thụ nhiều nhất trong ẩm thực. Các lá lược non được sử dụng làm rau xào hay xa lát. Tại Hawaii các lá lược non còn cuộn lại được dùng làm món xa lát gọi là pohole.
Các lá lược non này có thể chứa lượng nhỏ các độc tố dương xỉ, nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa ghi nhận các trường hợp ngộ độc. Loài dương xỉ này cũng được sử dụng trong y học dân gian tại một vài nơi. Cụ thể, thuốc sắc từ lá lược có tính chống sốt rét, được sử dụng trong chữa trị sốt rét, đau tai, đau răng, vàng da và táo bón, được phụ nữ mang thai dùng làm thuốc trong thời gian sinh đẻ để điều trị hậu sản. Lá lược non giã dập được dùng chữa ghẻ, nhọt và nhiễm trùng da của trẻ sơ sinh. Thuốc sắc từ lá lược cũng dùng để xoa vào vết thương và được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ cóc và hạ sốt. Thân rễ được dùng làm thuốc tẩy giun, chống côn trùng và sâu bệnh. Thân rễ giã dập cũng được dán để hạ sốt, điều trị hen suyễn, ho, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, chảy máu cam.
Tại Việt Nam.
Trong ẩm thực.
Loại rau rừng này vốn là thức ăn quen thuộc của một số dân tộc ở Việt Nam, chẳng hạn rau dớn là loại rau chính trong mùa xuân của người Cơ Tu. Vào những ngày cuối năm, người Cơ Tu cũng vào rừng hái rau dớn về để dành ăn trong dịp Tết. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là vua loại rau, nó giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội. Mỗi lần tổ chức lễ hội của gia đình hay cộng đồng, người ta tranh thủ vào rừng hái rau dớn để chế biến thức ăn. Trước đây, rau dớn từng là món ăn chính của bộ đội B3 Trường Sơn.
Hiện nay, rau dớn đã trở thành món đặc sản nơi phố thị, thậm chí có mặt trong những nhà hàng sang trọng, là thứ rau sạch mà nhiều nhà hàng luôn chú ý trong thực đơn. Nhiều người hái rau dớn về bỏ cho các nhà hàng đặc sản ở các khu đô thị. Thị trường đang tiêu thụ mạnh, nguồn cung không kịp cầu.
Từ rau dớn người ta có thể chế biến nhiều món ăn dân dã như rau dớn luộc, rau dớn xào tỏi, canh rau dớn. Rau dớn hái về còn tươi xanh luộc chấm với mắm cái hoặc chế biến trộn tôm thịt bằng cách dùng tôm sông và thịt heo ba chỉ, xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều..., hoặc dớn xào rắc hạt mắc khén hay món món rau dớn dòn với cá niên. Tuy nhiên, món phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn cả là món rau dớn luộc. Rau dớn là món ăn lành, cùng với các loại rau và củ quả khác có thể giúp người dân tộc miền núi trước đây chống chọi với nạn đói
Trong y học.
Trong y học, rau dớn là một loại thảo mộc dùng để chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng... Theo đông y, rau dớn còn là loại rau có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, rau có thể phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt. Ăn rau dớn sẽ làm máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng. Rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh. | 1 | null |
Cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một bộ phận quan trọng của Mặt trận phía đông trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 4 tháng 7 năm 1941 và kết thúc ngày 25 tháng 5 năm 1945. Ban đầu nó do các đội du kích nhỏ của Đảng Cộng sản Nam Tư, một số lực lượng dân tộc chủ nghĩa Nam Tư tiến hành. Trong quá trình chiến tranh, lực lượng du kích Chetniks đã rời bỏ mục tiêu chống phát xít. bắt tay với quân đội Đức Quốc xã, quân chiếm đóng Ý, quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia và quân Quốc gia Độc lập Croatia (Ustaše) chống lại quân du kích. Giống như cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư cũng kéo dài và đẫm máu. Tuy nhiên, Quân giải phóng nhân dân Nam Tư ở vào vị thế khó khăn hơn rất nhiều do quân Đức chiếm ưu thế lớn về binh lực, chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về xe tăng, máy bay và vũ khí hạng nặng. Từ năm 1941 đến năm 1943, quân đội Đức Quốc xã đã tổ chức ba cuộc tổng tấn công vào Quân giải phóng nhân dân Nam Tư nhưng không thể tiêu diệt được Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư, Bộ Tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và Tổng tư lệnh Josip Broz Tito. Ngược lại, Quân giải phóng nhân dân Nam Tư càng tiến hành chiến tranh nhân dân, càng phát triển lực lượng, dần dần lập lại được thế cân bằng trên chiến trường vào đầu năm 1944.
Cuối năm 1943, quân Đồng Minh Anh, Mỹ đã chiếm được một nửa nước Ý và có nhiều căn cứ không quân tại Ý. Quân đội Ý rút khỏi Nam Tư. Mùa hè năm 1944, quân đội Liên Xô tiến ra biên giới quốc gia ở nhiều nơi và bắt đầu các hoạt động quân sự trợ giúp công cuộc giải phóng khỏi chế độ phát xít của nhân dân các nước Đông Âu và Trung Âu. Không quân chiến lược tầm xa của Liên Xô cũng có một căn cứ trên đảo Vis của Nam Tư trên biển Adriatic. Từ đó, việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, trang thiết bị quân sự, thuốc men, thực phẩm của Liên Xô và các nước đồng minh cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư được tiến hành thuận lợi, thường xuyên với khối lượng ngày càng lớn, giúp cho quân đội này ngày càng phát triển lớn mạnh và đẩy quân đội Đức vào thế phòng ngự bị động. Không đánh bại được Quân giải phóng nhân dân Nam Tư, Adolf Hitler lệnh cho tướng Otto Skorzeny huy động lực lượng biệt kích dù SS và quân đổ bộ đường không của Đức tổ chức Chiến dịch "Hiệp sĩ" nhằm bắt sống J. B. Tito và Bộ tham mưu Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cùng phái đoàn cố vấn quân sự Liên Xô tại Nam Tư do tướng N. V. Korneyev chỉ huy. Sáng 25 tháng 5 năm 1944, hơn 350 biệt kích Đức sử dụng dù và tàu lượn đổ bộ xuống Drvar để vây bắt Thống chế Tito cùng các đồng sự. Tuy nhiên, Tiểu đoàn cảnh vệ Nam Tư và các học viên trường sĩ quan của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã kịp thời phát hiện và chặn đánh biệt kích Đức, bảo vệ cho J. B. Tito và các cộng sự của ông rút lui an toàn. Chiến dịch Hiệp sĩ của quân Đức thất bại.
Cuối năm 1944, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư phối hợp với Phương diện quân Ukraina 3 và Quân đội Bulgaria (lúc này đã quay súng chống lại quân đội Đức Quốc xã) mở một loạt chiến dịch quan trọng tại Beograd, Nish, Skople, Sarajevo, Zagreb và Lyubiana, giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Nam Tư và một phần lãnh thổ đông bắc Ý. Được thắng lợi của những người cộng sản Nam Tư cổ vũ, các đội du kích do Đảng Lao động Albania lãnh đạo cũng tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Albania, đánh bại Liên quân Đức-Ý, giải phóng hoàn toàn Albania.
Ngày 15 tháng 5 năm 1945, tại làng Poljana diễn ra trận đánh lớn cuối cùng của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư trong Chiến tranh thế giới thứ hai, buộc tàn quân Đức Quốc xã và các lực lượng dân tộc cực đoan thân Đức phải hạ vũ khí đầu hàng. Chiến thắng của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư do Đảng Cộng sản Nam Tư lãnh đạo đã dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư gồm 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thành viên và 2 tỉnh xã hội chủ nghĩa tự trị.
Bối cảnh.
Vương quốc Nam Tư trước chiến tranh.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trên cơ sở Hòa ước Versailles về phân chia lại các vùng lãnh thổ do Đế quốc Áo-Hung chiếm giữ trước đó, tháng 12 năm 1918, Vương quốc Nam Tư được thành lập bao gồm các vùng lãnh thổ, Serbia, Bosnia và Hersegovina, Macedonia, Montenegro cùng một phần lớn lãnh thổ của Croatia và Slovenia. Đứng đầu vương quốc là Nhiếp chính vương Aleksandr I của Nam Tư và Thượng hội đồng Quốc gia có chức năng như quốc hội lập hiến. Ngày 28 tháng 6 năm 1921, Hội đồng nhà nước ban hành Hiến pháp của Nam Tư (còn gọi là Hiến pháp Vidovdan). Tuy nhiên, từ năm 1921 đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai trong nội bộ Vương quốc Nam Tư thường xảy ra mâu thuẫn nội bộ do tranh chấp đất dai giữa các vùng lãnh thổ. Tất cả các chủ thể của Vương quốc Nam Tư đều có trang chấp lãnh địa với các chủ thể còn lại.
Đức Quốc xã và đồng minh của Đức chiếm đóng Nam Tư.
Ngày 23 tháng 3 năm 1941, Thủ tướng Nam Tư Dragisa Cvetkovic và Bộ trưởng ngoại giao Aleksandr Chinchar-Markovic với sự chỉ đạo của Hoàng tử Pavel Karadjordjevic đã ký kết văn bản tham gia Hiệp ước Thép, đưa Nam Tư chính thức đứng trong hàng ngũ các thế lực phát xít. Việc Nam Tư tham gia "Hiệp ước Thép" đã gây sự phẫn nộ trong dân chúng Nam Tư. Người Serbia cho rằng đó là "Hiệp ước của những con chuột cống lớn". Họ xuống đường biểu tình và gây ra các cuộc bạo loạn. Ngày 27 tháng 3, một nhóm bộ trưởng có tư tưởng thân Liên Xô được sự ủng hộ của Thế tử Pyotr Karadjordjevic đệ nhị đã tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ Hoàng tử Pavel Karadjordjevic và chính phủ của Dragisa Cvetkovic, ký kết một hiệp ước đồng minh với Liên Xô. Tức giận trước sự việc Nam Tư dám chống lại mình, Adolf Hitler ra Chỉ thị số 25, lệnh cho quân đội Đức Quốc xã phải chiếm đóng Nam Tư trước tháng 6 năm 1941. Ngày 6 tháng 4 năm 1941, quân đội Đức Quốc xã có quân đội Ý, Hungary và Bulgaria trợ giúp đã xâm lược Nam Tư. Quân đội Nam Tư mặc dù có đến 30 sư đoàn và hơn 20 lữ đoàn, trung đoàn độc lập nhưng với trang bị kém và bị chia rẽ trong nội bộ nên đã không thể chống cự được lâu dài. Ngày 12 tháng 4, Beograd thất thủ. Ngày 17 tháng 4 năm 1941, Bộ chỉ huy quân đội Nam Tư ký biên bản đầu hàng vô điều kiện. Thái tử Pyotr Karadjordjevic đệ nhị cùng triều đình Nam Tư chạy trốn qua Hy Lạp, sau đó bỏ trốn sang Cairo (Ai Cập).
Trong lúc Nam Tư đang bị xâm lược thì ngày 10 tháng 4 năm 1944, những người Croatia do Ante Pavelić và Slavko Kvaternik cầm đầu đã tuyên bố li khai, thành lập nhà nước Croatia thân Đức. Đích thân Ante Pavelić đã đến Berghof gặp Hitler để ký vào "Hiệp ước thép", đưa Croatia đứng về phía nước Đức Quốc xã. Ngày 11 tháng 4, quân đội Đức Quốc xã đã đưa chính phủ bù nhìn của Ante Pavelić và Slavko Kvaternik về Zagreb. Tại Beograd, nước Đức Quốc xã cũng lập ra một chính phủ bù nhìn do Milan Nedić lãnh đạo. Chính phủ này buộc phải ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nước Đức Quốc xã và các đồng minh của nó. Lãnh thổ Nam Tư bị xâu xé. Phát xít Ý chiếm đóng vùng nam Slovenia và thiết lập chế độ bảo hộ trên toàn bộ xứ Montenegro, Đức Quốc xã tước đi của Nam Tư vùng bắc Slovenia, bao gồm cả Ljubliana. Hungary sáp nhập tỉnh Vojvodina vào lãnh thổ của mình. România chiếm đóng vùng Banat. Bulgari chiếm đóng phần Đông lãnh thổ Macedonia, vùng Đông Nam Serbia và tỉnh Kosovo. Albania cũng được chia phần phía tây xứ Macedonia. Chính phủ bù nhìn của Milan Nedić chỉ còn cai quản phần lãnh thổ còn lại của Serbia xung quanh Beograd và hoàn toàn phụ thuộc vào người Đức giồng như chính phủ của Ante Pavelić ở Zagreb.
Chuẩn bị chiến tranh du kích.
Ngay từ năm 1938, Đảng Cộng sản Nam Tư đã cảnh báo chính quyền của nhà vua Pavel đệ nhất về nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã sau khi nước này thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Nguy cơ đó ngày một rõ rệt hơn khi nước Đức xâm lược Ba Lan năm 1939 và đánh bại nước Pháp trong một cuộc chiến với cả hai đồng minh Pháp và Anh. Cuối năm 1940, trước nguy cơ xâm lược của nước Đức Quốc xã đã cận kề, một Ủy ban quân sự trực thuộc Ban chấp hàng trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư (KPJ) đã được thành lập với chuẩn bị lực lượng kháng chiến và thiết lập mối liên lạc với các sĩ quan có tư tưởng chống phát xít trong quân đội Nam Tư cũng như các chính trị gia trong Hoàng tộc và chính phủ Nam Tư. Đảng Cộng sản Nam Tư phản đối mạnh mẽ hành động đứng về phe phát xít của chính phủ Dragisa Cvetkovic, đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Nam Tư tổ chức các cuộc biểu tình chống phát xít và tham gia vào cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Dragisa Cvetkovic. Ngay sau cuộc đảo chính, KPJ đã tìm mọi cách để cùng với chính phủ mới tổ chức phòng thủ đất nước, giải phóng các tù chính trị và yêu cầu Bộ Quốc phòng Nam Tư trang bị vũ khí cho công nhân và thanh niên để sẵn sàng đối phó với cuộc xâm lược sẽ xảy ra.
Sau khi Beograd thất thủ, trước tình thế khó có thể đảo ngược, ngày 15 tháng 4 năm 1941, tại Zagreb, Bộ Chính trị KPJ đã họp hội nghị bí mật quyết định tổ chức chiến tranh du kích chống lại quân Đức Quốc xã và các đồng minh của nó đang xâm lược Nam Tư. Hội nghị đã bầu Tổng bí thư Đảng Josip Broz Tito làm Chủ tịch Ủy ban quân sự cách mạng. Hội nghị đã quyết định về việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa chống quân chiếm đóng Đức, Ý. Tuyên cáo ra ngày 1 tháng 5 năm 1941 của Uỷ ban quân sự cách mạng nên rõ: Các tổ chức Đảng Cộng sản sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù của nhân dân Nam Tư cũng như những thế lực phản bội theo đuôi phát xít. Việc tổ chức khởi nghĩa sẽ tập hợp một cách rộng rãi nhất tất cả mọi tầng lớp dân chúng, không kể sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, dân tộc chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất là giải phóng đất nước. Giữa tháng 5, Josip Broz Tito và một số thành viên Bộ Chính trị KPJ đã chuyển từ Zagreb về hoạt động tại Beograd, nơi được chọn làm trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 6 năm 1941, Ủy ban quân sự cách mạng đã thành lập các chi đội du kích vũ trang, các phân đội hoạt động tình báo và phá hoại ngầm. Các tổ chức vũ trang bí mật của Nam Tư đã đẩy mạnh tích trữ vũ khí, đạn dược, phương tiện, vật tư y tế, đóng quân tại những vị trí có tầm khống chế mạnh và dễ dàng cơ động. Rút kinh nghiệm sự thất bại của nước Cộng hòa Tây Ban Nha và sự thất bại của nước Pháp năm 1940, công tác phản gián được Ủy ban Quân sự cách mạng coi trọng kể cả từ phía các nước đang xâm lược Nam Tư cũng như từ phía các chính phủ bù nhìn thân Đức ở Serbia và Croatia.
Ngày 22 tháng 6 năm 1941, quân đội Đức Quốc xã bất ngờ tấn công Liên Xô. Bộ Chính trị KPJ đã họp khẩn cấp và ra lời kêu gọi gửi nhân dân Nam Tư, hô hào họ đứng lên chống lại quân xâm lược. Ngày 27 tháng 6, Bộ Chính trị KPJ quyết định thành lập Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư, Josip Broz Tito được cử làm Tổng tư lệnh. Ngày 4 tháng 7 năm 1941. tại nhà riêng của Vladislav Ribnikar, một trong các Ủy viên Bộ chính trị KPJ tại Beograd, Hội nghị về Tổng khởi nghĩa tại Nam Tư đã được các thành viên hội nghị gồm Josip Broz Tito, Aleksandr Rankovic, Milovan Djilas, Svetozar Vukmanović Tempo, Ivo Lola Ribar, Sreten Žujović và Ivan Milutinovic thông qua. Các thành viên của Ủy ban trung ương KPJ đã tỏa về các đơn vị để chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Trong lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai, đây là cuộc khởi nghĩa lớn có tổ chức đầu tiên nổ ra trong vùng quân phát xít chiếm đóng ở châu Âu.
Năm 1941.
Các chiến dịch tấn công của du kích.
Ngày 7 tháng 7 năm 1941, khởi nghĩa bắt đầu nổ ra ở làng Bela Tserkva thuộc Serbia, cuộc xung đột đầu tiên nổ ra giữa đội du kích Radevačke do Jovanovic Žikice chỉ huy, kéo dài đến hết tháng 7.
Tại Montenegro, quân du kích đã lựa chọn ngày khởi sự vào đúng ngày 12 tháng 7, ngày mà chính phủ bù nhìn thân Ý ở Montenegro tuyên bố li khai. Milovan Djilas, chỉ huy du kích ở Montenegro (sau này là một chính trị gia của Nam Tư) đã quyết định "cảm ơn" người Ý theo cách riêng của họ, đó là tấn công vũ trang đánh thẳng buổi lễ tuyên bố li khai của Montenegro (người Serb gọi là Chernogoria). Vài ngày sau, các cuộc đụng độ lan ra khắp các thành phố ở Montenegro. Chiến sự diễn ra ác liệt nhất tại cảng Dubrovnic. Trong một tuần sau đó, quân phát xít Ý bị mất hơn 4.000 người chết, bị thương và bị bắt, đã không thể chống lại quân du kích để khôi phục tại tình hình ở Montenegro và quân khởi nghĩa Nam Tư đã chiếm lại hầu hết các thành phố, trừ khi vực Dubrovnic. Đầu tháng 9 năm 1941, Phát xít Ý rút các quân bộ binh thông thường về nước và gửi sang các sư đoàn bộ binh sơn chiến, trong đó có Sư đoàn 8 Alpino thiện chiến. Tháng 10 năm 1941, quân khởi nghĩa Montenegro bị thiệt hại đáng kể và phải rút lên vùng núi Plevlya tiếp tục chiến tranh du kích. Mặc dù cuộc nổi dậy không thành công nhưng đã ngăn chặn việc Montenegro tuyên bố li khai và giành được một thắng lợi chiến lược trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến.
Tại Slovenia, quân khởi nghĩa tại Gorenitska và Shtajerska bắt đầu khởi sự vào ngày 22 tháng 7. Đến đầu tháng 8, phong trào du kích dã lan ra khắp lãnh thổ Slovenia.
Tại Bosnia và Herzegovina, cuộc khởi nghĩa bắt đầu ngày 27 tháng 7 khi quân Ustaše của chính phủ bù nhìn của Ante Pavelic bắt đầu bắn giết người Serb. Nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra trên khắp lãnh thổ Bosnia và Herzegovina.
Tại Croatia, ngay từ ngày 22 tháng 6, đội du kích Croatia đầu tiên do Sisak chỉ huy đã được thành lập. Ngày 27 tháng 7, quân du kích tấn công đồng loạt vào các khu vực Lika, Korduna, Banija và Slavonia. Cuối tháng 8, họ rút về Dalmatia và Gorska.
Tại Macedonia, cuộc khởi nghĩa nổ ra muộn hơn do thái độ lừng chừng của Metodija Shtorov, chỉ huy đội du kích Prilev khi ông này không chịu hành động chung với những người cộng sản Nam Tư. Tuy nhiên, đến đầu tháng 10 năm 1941, khi Lazar Kolishevsky bắt đầu nắm quyền chỉ huy thì phong trào du kích ở đây bắt đầu phát triển với ba đội du kích được thành lập. Metodija Shtorov bị loại ngũ. Ngày 11 tháng 10, quân du kích tấn công thành phố Prilep, gây cho quân Bulgaria thân Đức nhiều thiệt hại.
Các trận tấn công của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư ban đầu không nhằm chiếm giữ các mục tiêu mà nhằm tước được nhiều vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh từ tay đối phương. Điều đó giúp họ có thể mở rộng phong trào du kích trong khi nguồn cung vũ khí từ bên ngoài hầu như không có. Đến tháng 11 năm 1941, từ hơn chục đội du kích ban đầu, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã có gần 100 đội du kích có quy mô từ trung đội đến tiểu đoàn, hoạt động trên khắp vùng núi, vùng nông thôn ở Nam Tư. Ngoài các chiến dịch quân sự theo kiểu phục kích và vận động chiến, các đội du kích còn lập ra nhiêu tổ chiến đấu nhỏ từ 2 đến 3 người đẻ thiến hành các hoạt động phá hoại ngầm đối với quân chiếm đóng như phá nổ cầu đường, đánh bom các đồn bót lẻ của đối phương, phá hoại các tuyến dây thông tin liên lạc, ám sát những nhân vật thân phát xít, giải phóng tù nhân bị quân chiếm đóng bắt giữ và tuyển mộ họ vào hàng ngũ du kích. Các hoạt động đó đã tạo ra sự bất ổn trong vùng tạm bị chiếm đóng, đặc biệt là các vùng do quân Đức kiểm soát. Để chống lại các hoạt đọng phá hoại ngầm này, quân Đức đã phải dùng đến các đơn vị Utashi tiến hành nhiều vụ bắt bớ và tàn sát. Hầu hết các du kích bị quân Ustaše bắt đều không có cơ hội sống sót.
Sự hình thành vùng giải phóng Uzhiče.
Sau các chiến dịch trong mùa hè năm 1941, quân du kích Nam Tư đã kiểm soát được một số vùng tương đối rộng lớn nằm rải rác khắp đất nước. Vùng giải phóng lớn nhất được gọi là nước Cộng hòa Uzhiče với trung tâm là thành phố Uzhiče. Vùng này nằm trên lãnh thổ của Serbia (phía tây), Bosnia-Herzegovina (Đông Nam) và gần như toàn bộ lãnh thổ Montenegro. Bao bọc vùng này có các con sông Drina, Sava, Beograd, Smeredevo và Nam Morava. Ngoài trung tâm là Uzhice, trong vùng giải phóng này còn có các thành phố Chachak, Gornji Milanovats, Krumanji, Loznitsa, Bajinitsa và Pozhega, các thị trấn Shapts, Valijevo, Kraljevo, Kragujevač và một số vùng dọc theo tuyến đường sắt Beograd - Nish. Tất cả các thành phố và thị trấn này đều trở thành các căn cứ do các đơn vị du kích Nam Tư đóng giữ với tổng quân số khoảng 15.000 người. Đến giữa tháng 9 năm 1941, vùng giải phóng này trở thành nơi đóng trụ sở của một bộ phận Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Nam Tư (KPJ), Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và Tổng tư lệnh Josip Broz Tito.
Ngày 26 tháng 9 năm 1941, Hội đồng cố vấn của Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng nhân dân Nam Tư được thành lập tại thị trấn Krupanj thuộc huyện Mačvanski để chỉ đạo cuộc kháng chiến trên toàn lãnh thổ Nam Tư. Tham gia Hội đồng có các ủy viên Bộ chính tri KPJ: Josip Broz Tito, Ivan Milutinovic, Aleksandr Rankovic và Ivo Lola Ribar. Các thành viên đến từ Serbia có Sreten Žujović Črni, Rodoljub Čolaković và Philip Kljajić Fiča. Các thành viên đến từ Rade Konchar và Vlado Popovic. Các thành viên đến từ Slovenia có Franc Leskošek và Miha Marinko. Các thành viên đến từ Bosnia-Herzegovina có Svetozar Vukmanović Tempo và Princip Seljo. Các chỉ huy chủ chốt và chính ủy các đơn vị du kích lớn gồm Kocha Popovic, Nebojsa Jerkovic, Milos Minic, Zdravko Jovanovic và Dragojlo Dudi. Các thành viên của Montenegro do bị chia rẽ nội bộ nên các thành viên đến từ Macedonia gồm Dragan Pavlovic Silja và Lazarus Kolisevski sẽ đại diện cho cả Montenegro. Chủ tịch Hội đồng là Josip Broz Tito. Mặc dù có tên gọi là Hội đồng cố vấn nhưng nó có chức năng như một Hội đồng quốc phòng, quyết định các vấn đề quân sự và chỉ đạo cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư trên toàn lãnh thổ.
Cuộc tấn công lần thứ nhất của Liên quân Đức - Ý.
Sự phát triển của chiến tranh nhân dân ở Nam Tư cuối năm 1941 đã buộc Đức Quốc xã và phát xít Ý phải thi hành những biện pháp quân sự mạnh. Từ ngày 16 tháng 9 năm 1941, quân đội Đức Quốc xã và phát xít Ý đã điều động các sư đoàn bộ binh 113, 125, 164, 342, 718, Lữ đoàn cảnh sát dã chiến 18 (Đức), Sư đoàn bộ binh 2 và Trung đoàn cảnh sát biên phòng (Ý) gồm khoảng 80.000 quân để tấn công vùng giải phóng Uzhiče do 15.000 quân du kích Nam Tư đóng giữ. Tham gia cuộc càn quét còn có các đơn vị đặc biệt của Quân đội Quốc gia Ustaše Croatia và lực lượng Chetnik. Tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Franz Böhme, dưới quyền viên tướng này là Ante Pavelic, thủ tướng bù nhìn Croatia; Milan Nedić, thủ tướng chính phủ bù nhìn Serbia và Draža Mihailović, thủ lĩnh lực lượng Chetnik.
Cuối tháng 8, các sư đoàn bộ binh 113, 125, 164 (Đức) và Sư đoàn bộ binh 2 (Ý) đã bắt đầu kéo vào khu vực phía đông nam Herzegovina, phía tây Bosnia, Lika và Kordun. Ngày 16 tháng 9, Liên quân Đức-Ý phát động cuộc tổng tiến công ở Serbia và kéo dài đến tháng 12 năm đó. Nhiều trận đánh đã diễn ra trong vùng giải phóng Uzhiče. Trong trận chiến đẫm máu tại thành phố Kadinjaca ngày 29 tháng 11, Tiểu đoàn công nhân Kadinjaca (quân số hơn 300) đã chiến dấu đến người cuối cùng. Các đội du kích còn lại phải phân tán lực lượng yểm hộ cho Bộ chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và cơ quan đầu não của KPJ rút khỏi Uzhiče về Sandzak. Để giảm bớt áp lực của cuộc tổng tấn công do Liên quân Đức-Ý đánh vào Uzhiče, Bộ chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Nam Tư lệnh cho các đội du kích phát động các cuộc phản kích tại Vojvodina, Slavonia, Gorski Kotar, Dalmatia và Littoral. Sau khi rút Sở chỉ huy tối cao Quân giải phòng nhân dân Nam Tư về Sandzak, các lực lượng chủ yếu của du kích Nam Tư cũng được rút từ Serbia sang Montenegro và thu nạp thêm các đơn vị du kích đã hình thành ở đây. Trên cơ sở các lực lượng này, ngày 21 tháng 12 năm 1941, tại Rudo, Lữ đoàn du kích số 1 mang tên "Vô Sản" được thành lập. Không lâu sau đó, vào tháng 3 năm 1942, Lữ đoàn du kích "Vô Sản" số 2 được thành lập tại Cajniče.
Ngày 28 tháng 9, Sư đoàn bộ binh 342 (Đức) tấn công Liên đội du kích Mačvanski do Nebojsa Jerkovic chỉ huy đang phòng thủ khu vực phía bắc và phía đông của tuyến Loznica, Valjevo, Kragujevac và Kraljevo. Với quân số chỉ có hơn 700 người, Liên đội Mačvanski buộc phải phân tán lực lượng để luồn tránh các đợt tấn công trực diện của bộ binh Đức, có pháo binh và không quân yểm hộ. Trong 2 tháng, Liên đoàn Mačvanski đã đánh hơn 30 trận phục kích, tập kích vào các điểm đóng quân của quân Đức và các tuyến đường giao thông tại Valjevo-Loznica, Obrenovac, Rudniča, Kragujevac và Kraljevo. Cuối tháng 10 năm 1941, khi quân Đức chiếm được tuyến Loznica, Valjevo, Kragujevac và Kraljevo thì Liên đoàn Mačvanski đã rút lui sang hoạt động tại vùng Mačva, miền trung Serbia. Không tiêu diệt được Liên đoàn du kích Mačvanski, quân Đức trút giận lên đầu người dân Serbia. Thị trấn Krupanj và nhiều làng mạc bị đốt trụi, 1.968 dân thường bị bắn giết, 22.558 người khác bị đưa vào các trại tập trung. Mặc dù Draža Mihailović từng tuyên bố: "Kẻ thù của chúng tôi là những người Croatia, bọn Hồi giáo và bọn cộng sản", thế nhưng giờ đây, lực lượng của ông ta lại bắt tay với quân đội Ustaše để chống lại lực lượng du kích của Đảng Cộng sản Nam Tư và cũng nhúng tay vào các vụ thảm sát dân thường Serbia. Trong các ngày 20 và 21 tháng 10, tại Kragujevac, quân Đức và quân Ustaše đã thảm sát gần 7.000 người Serb, trong đó có hàng trăm học sinh trung học và các giáo viên. Cũng trong ngày này, tại Kraljevo, gần 2.000 người Serb đã bị quân Đức và quân Chetnik giết chết.
Các cuộc thảm sát do quân Đức tiến hành để trả đũa việc du kích Nam Tư giết chết và làm bị thương hơn 70 lính Đức cũng diễn ra tại thị trấn Shabats ngày 24 tháng 9 năm 1941. Từ năm 1984, một giải bơi Maraton quốc tế hàng năm đã được tổ chức tại đoạn sông Sava chảy qua Shabast dài 18 km và con mương Shabats dài 880 m để tưởng nhớ 2.100 nạn nhân đã bị quân đội Đức Quốc xã sát hại trong cuộc hành quân đẫm máu đó.
Sự kiện nước Cộng hòa Uzhiče bị xóa sổ là một tổn thất lớn về chính trị và quân sự đối với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và phong trào du kích Nam Tư chống phát xít. Tuy nhiên, Liên quân Đức - Ý và các lực lượng thân phát xít ở Nam Tư đã không tiêu diệt được Bộ chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Nam Tư. Mặc dù buộc phải rút lui vào vùng rừng núi Montenegro để bảo toàn lực lượng nhưng từ vùng này, các đơn vị du kích Nam Tư tiếp tục phát triển và lớn mạnh, làm tiền để để tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng Nam Tư khỏi ách chiếm đóng của Đức Quốc xã và phát xít Ý.
Năm 1942.
Cuối năm 1941, do quân Chetnick vì tranh giành ảnh hưởng với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư, nhúng tay vào các vụ thảm sát dân thường và liên hệ với các đơn vị Đức Quốc xã để tìm diệt các đơn vị du kích cộng sản Nam Tư, Đảng Cộng sản Nam Tư quyết định cắt đứt mọi liên hệ với tổ chức này. Giữa quân đội Chetnick và du kích cộng sản Nam Tư dã có một số cuộc đụng độ tại miền Đông Serbia. Việc này làm chia rẽ thêm cuộc kháng chiến chống quân chiếm đóng Đức-Ý tại Nam Tư và quân đội chiếm đóng Đức Quốc xã đã lợi dụng ngay sự chia rẽ này
Quân Đức tấn công lần thứ hai.
Ngày 15 tháng 1 năm 1942, quân đội Đức Quốc xã tại Nam Tư huy động các sư đoàn bộ binh 342, 718, và trung đoàn pháo binh 398 và 399 cùng 12 tiểu đoàn lính Ustaše từ Croatia và Slovenia với tổng quân số khoảng 33.000 người mở một cuộc càn quét lớn vào Montenegro nhằm tiêu diệt các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Nam Tư vừa rút từ Tây Serbia sang đây. Quân du kích Nam Tư chỉ còn lại hơn 5.000 người. Họ buộc phải để các lực lượng Chetnick có quân số khoảng 3.000 người chiếm đóng phần đất của họ tại Serbia để tập trung chống lại quân Đức và quân Ustaše. Tuy đóng quân tại phần đất mà Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đẻ lại nhưng các lực lượng Chetnick đã không tổ chức tấn công quân Đức. Tuy nhiên, quân Đức vẫn huy động hai trung đoàn bộ binh và một tiểu đoàn xe tăng tấn công quân Chetnick, đánh chiếm các thị trấn Drinyacha, Nova Kasaba và Shekovichi. Quân Chetnick tan vỡ, một phần nhỏ bỏ chạy và nhập vào các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Nam Tư. Đa số còn lại hạ vũ khí đầu hàng và được quân Đức thu nạp, trong đó có Dragoljub Mihailović, thủ lĩnh của lực lượng này.
Ngày 17 tháng 1, Lữ đoàn Vô sản 1 tổ chức một trận phục kích quân Ustaše ở làng Petrovic, diệt 138 quân Croatia. Tuy nhiên, trận đánh này không làm thay đổi được tình thế chiến trường. Với những lực lượng mạnh hơn được hỗ trở bởi pháo binh và xe tăng, ngày 18 tháng 1, quân Đức tiếp tục chiếm Bratunac, Sebrenitsa và Vlasenica, quân ngụy Albania cũng chiếm Khan-Pieska. Bộ chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Nam Tư phải huy động 2/3 quân số của các đội du kích nhỏ lẻ cố gắng ngăn chặn cuộc tấc công của quân Đức từ phía Visegrad, Sarajevo và Kladno. Ngày 21 tháng 1, quân du kích tổ chức một trận phục kích lớn trên con đường từ Tuzla đi Kladno, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 750 thuộc Sư đoàn bộ binh 718 (Đức). Các đội du kích tại Rogarica, Setlin, Mokro và Stuparac cũng chống cự quyết liệt cuộc tấn công của các trung đoàn 398, 738 (Đức) và 4 tiểu đoàn quân Utashi tấn công từ hướng Srajevo và Pale.
Sau một tuần chiến đấu, Lữ đoàn Vô Sản 1 đã bị thiệt hại đáng kể. Tại Penovace và Belic Bodac, Tiểu đoàn 2 bị mất 73 người chết, 11 người bị thương. Tiẻu đoàn 5 cũng mất hơn 120 người chết và bị thương. Để tránh bị bao vây, Bộ Chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Nam Tư buộc phải điều Lữ đoàn Vô Sản 1 khỏi khu vực miền Trung Serbia, nơi mà quân Đức đã xâm nhập Glasinac và Jahorin, còn quân Ustaše đã đánh chiếm Foce. Ngày 22 tháng 1, Trung ương KPJ và Bộ chỉ huy NOAJ quyết định rời khỏi Montenegro, chuyển căn cứ đến Bosnia-Herzegovina. Và từ đây, bắt đầu cuộc hành quân gian khổ của Quân giải phóng Nam Tư mang tên "Cuộc hành quân Igman". Cuộc hành quân táo bạo này được ví như cuộc "Tiểu Vạn lý trường chinh" của người Nam Tư để di chuyển đến căn cứ mới, bảo toàn lực lượng tiếp tục chiến đấu chống quân chiếm đóng Đức Quốc xã.
NOAJ chuyển căn cứ đến Bosnia.
Việc lựa chọn hướng hành quân trở thành một bài toán hóc búa đối với Bộ chỉ huy du kích Nam Tư. Nếu hành quân qua phía tây Sarajevo thì đó là con đường ngắn nhất để đến vùng núi phía bắc Bosnia nhưng cũng là con đường nguy hiểm nhất, Sarajevo là trung tâm của vùng nên phần lớn chủ lực của các sư đoàn bộ binh 342 và 718 (Đức) đều đóng quanh thành phố này. Nếu di chuyển vòng qua phía đông Sarajevo thì trên đường đi, đoàn quân phải vượt sông Bosna đang đóng băng dưới trời rét 30 độ dưới không vì quân Đức đã chiếm giữ tất cả các cây cầu bắc qua con sống này. Con đường này cũng buộc phải đi qua gần sân bay Rajlovac chỉ với khoảng cách 10 km. Đoàn quân rất dễ sa vào các ổ phục kích. Cuối cùng, các chỉ huy Lữ đoàn Vô Sản 1 đứng đầu là Cocha Popovic quyết định chọn con đường mòn qua núi Igman và men theo các cánh rừng bên rìa phía tây đồng bằng Sarajevo.
Một số chỉ huy tiểu đoàn đề nghị nên di chuyển gián đoạn từng tiểu đoàn nhưng Koča Popović, Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Vô Sản 1 không chấp nhận chủ trương đó. Theo ông, phải tập trung toàn bộ sức mạnh của cả lữ đoàn mới có thể đương đầu với các lực lượng mạnh của quân Đức, trong đó có Lữ đoàn cảnh vệ SS cơ giới hóa đang đóng tại Sarajevo. Ngày 26 tháng 1, các tiểu đoàn được tập trung, kiểm tra vũ khí và mang theo cơ sơ đạn dược tối đa. Quần áo và trang bị được sây khô. Những trang bị nặng và các đồ dùng cồng kềnh đều được bỏ lại để những con ngựa có thể chở theo nhiều đạn dược và lương thực. Pero Cetkovic, chỉ huy Tiểu đoàn 1 Montenegro yêu cầu các chiến sĩ của mình dùng mỡ cừu thay cho mỡ hóa học để bôi trơn các khẩu súng của mình vì nó sẽ không bị đông cứng lại dưới trời rét như mỡ hóa học. Chiều 27 tháng 1, đoàn quân bắt đầu xuất phát. Lữ đoàn Vô Sản 1 chịu trách nhiệm mở đường. Tiếp theo là tiểu đoàn bảo vệ Sở chỉ huy NOAJ, Bộ chỉ huy NOAJ và các ủy viên của Hội đồng cố vấn. Các đại đội du kích còn lại chịu trách nhiệm chặn hậu và bảo vệ hai bên sườn. Tổng tư lệnh Josip Broz Tito chỉ huy cuộc hành quân.
22 giờ đêm 28 tháng 1, Tiểu đoàn 1 đã tiếp cận chân núi Igman và bắt đầu mở đường qua núi. Tiểu đoàn 2 triển khai ra hướng Sarajevo sẵn sàng đánh lui các cuộc tấn công của quân Đức. Tiểu đoàn 3 chiếm lĩnh đường giao thông từ Sarajevo đi Blažuj. Nửa đêm 28 rạng ngày 29 tháng 1, Bộ chỉ huy NOAJ được tiểu đoàn cảnh vệ hộ tống bắt đầu vượt qua núi Igman. Từ độ cao 300 m trở lên, băng đóng dày hơn gây trơn trượt nguy hiểm trong khi các hầu hết các đoạn đường mòn trên núi đều men theo các bờ vực sâu và một bên là vách đá dựng đứng. Các loại giày cũ rách đều được đem ra bọc móng ngựa để cúng có thể đi lại được trên mặt băng. Các đại đội du kích đi sau ngoài nhiệm vụ cản hậu khi cần còn có nhiệm vụ xóa hết các dấu vết của cuộc hành quân để lại trên mặt băng tuyết. Cũng từ độ cao này, có nhiều vách đá dốc đứng đến mức ngựa không còn mang theo các trang bị được nữa. Một vài con đã rơi xuống vực sâu. Quân du kích phải dùng sức người mang vác súng máy hạng nặng, súng cối và đạn dược. Sau ba ngày hành quân dọc theo các triền núi Igman, Lữ đoàn Vô Sản 1, các đại đội du kích Kragujevač, Kraljevač, Sumadisk và toàn bộ Sở chỉ huy NOAJ đã vượt khỏi vòng vây của quân Đức và quân Ustaše đến Presjenica và bắt đầu hoạt động ở miền Đông Bosnia. Cuộc hành quân này đã được nhà văn Slobodan Stojanović viết kịch bản và nhà đạo diễn điện ảnh Nam Tư Zdravko Sotra dựng thành bộ phim "Cuộc hành quân Igman" dài 96 phút, khởi chiếu ngày 27 tháng 6 năm 1983.
Các chiến dịch của du kích tại Bosanska Krajina và cuộc tấn công thứ ba của quân Đức.
Ngày 1 tháng 3 năm 1942, trên cơ sở các đội du kích đang hoạt động ở miền Đông Bosnia vừa đánh bại các lực lượng Chetnick lúc này đã bắt tay với quân Đức và các đại đội vừa từ tây bắc Montenegro di chuyển đến, Bộ Tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Nam Tư quyết định thành lập Lữ đoàn du kích Vô sản 2. Lữ đoàn gồm các tiểu đoàn Cajnice, Uzice, Cacak và Sumadia với quân số khoảng 1.000 người. Lo ngại trước sự phát triển của phong trào du kích, ngày 3 tháng 3 năm 1942, tại Opatija, liên quân Đức - Ý đã thống nhất một kế hoạch hành động chung để dập tắt các hoạt động du kích do Đảng Cộng sản Nam Tư lãnh đạo, dự định khởi sự ngày 15 tháng 3 với binh lực tập trung gồm 3 sư đoàn được gọi là Cụm tác chiến Bader. Tuy nhiên, so sự chậm chạp của Sư đoàn bộ binh sơn chiến 9 (Ý), hai lữ đoàn du kích Nam Tư không những không bị tiêu diệt mà còn luồn sâu vào hậu phương của liên quân Đức - Ý, đánh phá một số cơ sở hậu cần, phục kích các đoàn xe tải, lật đổ các đoàn tàu hỏa của quân Đức và quân Ý. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1942, các lữ đoàn Vô Sản 1 và 2 đã giải phóng hai khu vực Borač và Kalinovik, nối liền hai khu giải phóng này với vùng hoạt động của các lực lượng du kích tại Montenegro và Herzegovina.
Ngày 5 tháng 6 năm 1942, trên có sở các đại đội du kích còn đang hoạt động ở Montenegro và Herzegovina, Bộ Tổng tư lệnh NOAJ quyết định thành lập thêm Lữ đoàn du kích Vô sản 3 (Lữ đoàn Sandžač) tại Foca gồm 5 tiểu đoàn với quân số 958 các bộ, chiến sĩ. Ngày 10 tháng 6, Lữ đoàn du kích Vô sản 4 (còn gọi là Lữ đoàn xung kích Montenrgro) ra đời tại làng Jajce trên núi Zelengori gồm 5 tiểu đoàn với tổng quân số 1.080 người. Ngày 12 tháng 6 năm 1942, Lữ đoàn du kích Vô sản 5 (còn gọi là Lữ đoàn xung kích Montenegro thứ hai) ra dời tại làng Smriječ gần Piva, gồm 4 tiểu đoàn với tổng quân số 845 cán bộ chiến sĩ. Chỉ sau một năm, từ một số đội du kích nhỏ lẻ, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã phát triển được 5 lữ đoàn và 6 tiểu đoàn với tổng quân số khoảng 5.000 người. Tuy nhiên, họ vẫn còn thiếu nhiều vũ khí nặng. Súng cối rất ít và đều thuộc loại cỡ nòng dưới 81 mm. Pháo và xe bọc thép có thể đếm trên đầu ngón tay. Không có máy bay. Trang bị cho bộ binh gồm đủ các chủng loại súng trường, tiểu liên, trung liên và một ít đại liên của nhiều nước như Anh, Đức, Ý và Liên Xô. Trong các chiến dịch và các trận đánh, nhiều cán bộ cốt cán tử trận. Để kịp thời bổ sung đội ngũ cán bộ chỉ huy, tháng 7 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã thành lập Trường Sĩ quan chỉ huy và chính ủy của Quân đội Nam Tư (NOAJ).
Ngày 10 tháng 6 năm 1942, Quân Đức huy động các sư đoàn bộ binh 704, 714, 718, Trung đoàn pháo binh 202, Tiểu đoàn xe tăng 23 và 2 tiểu đoàn biên phòng cùng 6 lữ đoàn, 3 trung đoàn quân Ustaše và giang đội Danube của Hungary với tổng quân số 45.000 người mở cuộc tấn công lớn vào Lữ đoàn Vô sản 2 và các đội du kích Nam Tư đang hoạt động tại Grmeč và Kozari chỉ có khoảng 3.500 quân cùng với hơn 30.000 người tình nguyện nhưng hầu hết đều chỉ có vũ khí thô sơ. Một trận chiến không cân sức đã diễn ra trong hơn một tháng tại tỉnh Vojvodina được lịch sử biết đến với tên gọi "Cuộc thảm sát Korazy". Do quân Đức chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về binh lực nên quân du kích Nam Tư sử dụng chiến thuật chia nhỏ, luồn tránh và bất ngờ tập kích vào các toán quân Đức đang càn quét, các đồn binh nhỏ lẻ. Sau hơn chục trận đánh lớn nhỏ, Lữ đoàn Vô sản 2 và các đội du kích bị tổn thất nặng với khoảng 1.700 thương vong. Tuy nhiên, Ban chỉ huy lữ đoàn này cùng với hơn 800 quân du kích và quân tình nguyện đã thoát khỏi vòng vây. Thương vong của quân Đức và quân Ustaše lên đến 7.000 người. Như mọi lần sau thất bại vì không tiêu diệt được chủ lực du kích Nam Tư, các tướng tá Đức đã hạ lệnh cho quân Ustaše tiến hành các cuộc tàn sát thường dân. Theo thống kê của Viện Lịch sử Serbia, có 33.398 người đã trở thành nạn nhân của quân Ustaše trong các cuộc bắn giết tại Kozary từ ngày 10 tháng 6 đến 18 tháng 7 năm 1942. Trong chiến dịch này, các phi công Kluz Franjo và Rudi Cajevac thuộc lực lượng không quân Ustaše đã chạy sang hàng ngũ du kích Nam Tư. Hai phi công này đã sử dụng các máy bay ném bom Potez 25 và Breguet Br.19 thực hiện các cuộc oanh tạc xuống đội hình quân Đức và quân Ustaše, gây nhiều thương vong. Ngày 4 tháng 7, chiếc Breguet Br.19 của Rudi Cajevac bị trúng đạn phòng không Đức khi đang ném bom sân bay Banja Luka. Ông bị thương và buộc phải hạ cánh khẩn cấp gần làng Kadinjani rồi tự sát. Ngày 6 tháng 7 năm 1942, chiếc Potez 25 của Kluz Franjo tại sân bay Lusca Palanka cũng bị không quân Đức phát hiện và phá hủy. Sau gần 2 năm làm việc tại Ban nghiên cứu phát triển hàng không của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư, ngày 22 tháng 4 năm 1944, Kluz Franjo trở thành chỉ huy phi đội máy bay đầu tiên của Không quân Quân giải phóng nhân dân Nam Tư được thành lập tại đảo Vis của Nam Tư.
Sau khi nắm trong tay các lực lượng mới phát triển, từ tháng 7 năm 1942, NOAJ đã mở nhiều cuộc tấn công vào quân Đức và quân Ustaše để mở rộng các khu giải phóng. Đầu tháng 7 năm 1942, Lữ đoàn Vô Sản 3 phá vỡ vòng phong tỏa của quân Ustaše quanh vùng núi Treskavica và bất ngờ mở các cuộc đột kích vào thị trấn nhà ga Hadzic trên tuyến đường sắt Sarajevo - Konjic, tiêu diệt một số đội tuần tiễu của quân Đức, phá hủy hàng chục km đường sắt, 8 cây cầu, nhiều ô tô và hơn 10 đầu máy xe lửa. Đêm ngày 7 rạng ngày 8 tháng 7, Lữ đoàn Vô sản 1 đột kích vào thành phố Konjic, tiêu diệt gần hết tiểu đoàn bảo vệ thành phố của quân Ustaše, phá hủy nhà ga đầu mối Konjic và 25 đầu máy xe lửa, thu giữ nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng tại các nhà kho. Lữ đoàn Vô sản 1 đã làm gián đoạn tuyến đường sắt Sarajevo - Mostar trong hai tháng, đặc biệt là làm gián đoạn việc vận chuyển quặng nhôm từ các mỏ bôxít tại Mostar về Đức, gây nhiều tổn thất cho quân chiếm đóng Đức.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1942, bốn lữ đoàn du kích Nam Tư tiếp tục phát triển tấn công. Ở cánh phải, các lữ đoàn Vô Sản 2 và 4 kéo quân đánh vào các thị trấn Bitovanje, Vranica, nhổ các đồn binh của quân Đức và quân Utashi dọc theo sông Vrbas. Trên cánh trái, các lữ đoàn Vô Sản 1 và 3 đạt được nhiều thành công lớn hơn. Sau khi đánh chiếm các thị trấn Gorneg Vakuf, Bugojno và Donji Vakuf, họ phát triển tấn công giải phóng Prozor, Suzic và Duvno. Ngày 5 tháng 8, các lữ đoàn Vô Sản 1, 3, 5 đã hiệp đồng tác chiến giải phóng thành phố Livno. Quân du kích Nam Tư vừa đánh, vừa phát triển lực lượng. Trên cơ sở đội du kích Herzegovina NOP và đội du kích Mostar, ngày 10 tháng 8, Bộ Tổng tư lệnh NOAJ quyết định thành lập Lữ đoàn Xung kích 10 mang tên Herzegovina. Lữ đoàn ra mắt tại làng Sujica thuộc thành phố Duvno, gồm 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn kỵ binh và 1 đại đội pháo binh với quân số ban đầu 620 người.
Cộng hòa Bihać và Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ).
Cuộc tấn công lần thứ ba của liên quân Đức - Ustaše nhằm dập tắt phong trào du kích ở Nam Tư thất bại. Đến giữa tháng 11 năm 1942, vùng giải phóng do Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã bao gồm một phần lớn lãnh thổ Bosnia, một phần lãnh thổ Serbia, Slovenia và Croatia. Lãnh thổ này trải dài từ Karlovac qua Neretva và dọc theo sông Bosna ra đến biển Adriatic, rộng trên 48.000 km vuông với trung tâm là Bihać. Trừ Sarajevo, các thành phố và thị trấn quan trọng tại Bosnia đều nằm trong tay quân do Kích Nam Tư gồm Bihać, Bosanska Krupa, Podgrad, Velika Kladuša, Cetingrad và Podcetin. Quân Giải phóng Nam Tư cũng hoạt động tích cực tại nhiều thành phố khác của Bosnia như Mrkonjić, Jajce, Skender Vakuf, Kotor Varos, Teslić và Prnjavor. Tuy nhiên, đây không phải là một nhà nước riêng biệt. Tên gọi Cộng hòa Bihać chỉ có tính chất tượng trưng vì Bihać là nơi đóng trụ sở của cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Nam Tư và Tổng hành dinh của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư, được coi như thủ đô kháng chiến của Nam Tư.
Ngày 28 tháng 10 năm 1942, Tổng hành dinh NOAJ ra quyết định cải tổ "Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư" thành "Quân đội và du kích giải phóng nhân dân Nam Tư". Đội ngũ các đơn vị được biên chế lại thành các Sư đoàn gồm có:
Đầu năm 1943, có thêm 4 sư đoàn du kích được thành lập gồm có:
Song song với việc cải tổ lại tổ chức quân đội, những người cộng sản Nam Tư cũng xúc tiến việc thành lập một tổ chức thống nhất dân tộc để đoàn kết tất cả các lực lượng chống phát xít trên toàn lãnh thổ Nam Tư. Trong các ngày 26 và 27 tháng 11 năm 1942, tại thành phố Bihać đã diễn ra phiên họp thứ nhất của Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) (Tiếng Serbia: "Антифашистичко веће народног ослобођења Југославије (АВНОЈ)"). Trong số 78 đại biểu được triệu tập từ 8 xứ của Nam Tư, chỉ có 54 đại biểu đến dự. 24 đại biểu còn lại đã không thể đến Bihać do điều kiện chiến tranh chia cắt các tuyến giao thông. Các đại biểu đã thông qua Nghị quyết số 1 về việc thành lập AVNOJ. AVNOJ tuy không có các đặc điểm của một cơ quan quyền lực nhà nước nhưng có tính chất như một mặt trận giải phóng dân tộc, tập hợp tất cả các lực lượng chính trị, các sắc tộc ở Nam Tư, không phân biệt phe phái nhằm đấu tranh chống các thế lực phát xít và ngoại xâm để giải phóng các dân tộc và quốc gia Nam Tư.
Hội nghị đã bầu ra Ban lãnh đạo tối cao AVNOJ do Tiến sĩ Ivan Ribar làm Chủ tịch, 4 phó chủ tịch gồm Tiến sĩ Pavle Savić, Nurija Pozderac, Edvard Kardelj và Edvard Kocbek. 6 ủy viên gồm Mile Perunicić, Ivan Milutinović, Sima Milosević Vlada Zechević Mladen Iveković và Veselin Maslesa. Tổ chức của AVNOJ ở cấp tối cao gồm các ban kinh tế - tài chính, giáo dục, nội vụ, y tế, xã hội và tuyên truyền do các ủy viên phụ trách. Tổ chức của hiệp hội ở các địa phương gồm các Ủy ban nhân dân giải phóng (NOO) có chức năng như một cơ quan chính phủ lâm thời tại địa phương, có nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với các lực lượng quân sự để cùng tiến hành đấu tranh vũ trang và thực hiện các quyết định của mình, giữ liên hệ chặt chẽ với trung ương AVNOJ và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các vùng giải phóng. Ở những vùng còn tại chiếm, NOO hoạt động theo phương thức bí mật bất hợp pháp. Cơ cấu tổ chức của NOO trên toàn lãnh thổ Nam Tư cũng được hoạch định gồm có:
Cuộc kháng chiến tại Macedonia 1941 - 1942.
Ban đầu, Bulgaria không tham gia các hoạt động quân sự ở Nam Tư nhưng sau khi quân chính phủ hoàng gia Nam Tư đầu hàng, ngày 18 tháng 4, Hitler "mời" Bulgaria tham gia kiểm soát một phần lãnh thổ Nam Tư mà trực tiếp là một phần xứ Macedonia (Theo hiến pháp của Vương quốc Nam Tư năm 1931 gọi là Vardar Banovina) giáp giới phía tây Bulgaria. Ngày 19 tháng 4 năm 1941, Ủy ban hành động trung ương Bulgaria được thành lập do Stefan Stefanov làm chủ tịch và Vasil Khadzi Kimov làm thư ký để giúp chính phủ Bulgaria kiểm soát xứ Macedonia. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, một số thành viên của Ủy ban này trong đó có những người của Đảng cộng sản Nam Tư tại Macedonia như Panko Brasnarov và Strakhil Gigov cũng như một số thành viên của Phong trào vận động tự trị cho Macedonia 1919-1931 (VMRO) có xu hướng muốn xây dựng một xứ Macedonia tự trị. Khẩu hiệu của họ là "Macedonia của người Macedonia, thà chết tự do còn hơn sống trong sự chiếm đóng". Do đó, ngày 7 tháng 7 năm 1941, chính phủ Bulgaria thân Đức đã giải thể Ủy ban này.
Ngày 17 tháng 5 năm 1941, Metodija Shatorov (bí danh "Charlo"), Bí thư Đảng bộ cộng sản Nam Tư khu vực Macedonia đã ra một tuyên cáo có tên "Thư gửi Stojan" (Писмото до Стојана) bằng tiếng Macedonia. Bức thư lên án sự đầu hàng hèn nhát của chính phủ hoàng gia Nam Tư, lên án việc những lực lượng ly khai ở Croatia và Serbia bắt tay với Đức Quốc xã và Phát xít Ý. Bức thư vạch rõ việc quân đội Bulgaria có mặt ở Macedonia từ tháng 5 năm 1941 không phải là quân đội giải phóng mà thực chất là một quân đội chiếm đóng giống như các lực lượng Đức và Ý đang chiếm đóng Nam Tư nên mục tiêu đòi độc lập cho Macedonia khỏi ách chiếm đóng của Bulgaria là cần thiết và cấp bách ngay trong lúc này. Cuối cùng, bức thư kêu gọi đoàn kết tất cả các tầng lớp người dân Macedonia chống lại quân chiếm đóng, chống lại việc chia cắt Macedonia và tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Công nhân Bulgaria. Tại Hội nghị Đảng bộ cộng sản Macedonia tại Skopje ngày 17 tháng 8 năm 1941, Metodija Shatorov đã không mời Dragan Pavlovic, Ủy viên trung ương KPJ đang có mặt tại Skopje tham dự nhưng lại mời Peter Bogdanov, Ủy viên trung ương Đảng Công nhân Bulgaria (cộng sản) (BKP) tham dự. KPJ lập tức có phản ứng. Họ cho rằng đường lối của Metodija Shatorov bắt tay với những người Bulgaria là sai lầm chính trị lớn, tạo ra nguy cơ chia cắt Nam Tư vào tay Bulgaria. Đầu tháng 8 năm 1941, Metodija Shatorov gia nhập BKP và được đảng này điều động đến công tác tại Đảng bộ Sofia và phụ trách cả khu vực Skopje. Còn tại Macedonia, Dragan Pavlovic được trung ương KPJ cử làm Bí thư Đảng bộ Macedonia. Đây là một sự chia rẽ đầu tiên xảy ra giữa hai đảng cộng sản của hai nước quan trọng thuộc vùng Balkan trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Dưới sự chỉ đạo của Dragan Pavlovic, ngày 22 tháng 8 năm 1941, Đội du kích Macedonia đầu tiên được thành lập tại Skopje gồm 42 người do Cedomir Milenkovic chỉ huy và Dame Krapchev làm chính ủy.
Ngày 2 tháng 8, tại các thành phố Skopje, Bitola, Prilep và các thị trấn khác đã nổ ra các cuộc biểu tình do các đảng viên cộng sản lãnh đạo chống quân chiếm đóng Bulgaria. Cảnh sát Bulgaria đã ngăn chặn, đàn áp và bắt giam một số người cầm đầu. Cuối tháng 8 năm 1941, Ủy ban khu vực của KPJ chỉ đạo những cộng sản tổ chức chiến dịch phá hoại ngầm có mật danh "Radusha". Ngày 15 tháng 9, một nhóm du kích Macedonia đã tổ chức đánh úp một đồn binh của quân Bulgaria đang bảo vệ hầm đường sắt xuyên qua núi Babunia Gostirajani. Du kích bắn bị thương 2 lính Bulgaria và trốn thoát. Ngày 8 tháng 10, cảnh sát Bulgaria tìm ra nơi ẩn nấp của nhóm du kích này tại Prilev nhưng chỉ bắt được chủ nhà, ba du kích đã biến mất. Ngày 12 tháng 10, nhóm du kích do Traiko Bojkov (biệt danh "Tarzan") chỉ huy đã tấn công đồn cảnh sát Prilev và nhà tù để giải cứu cho những người bị bắt, 11 cảnh sát Bulgaria bị bắn chết, 30 người khác bị thương. Hiến binh Bulgaria kéo đến đông hơn đã làm thất bại cuộc giải cứu, hạ sát 12 du kích và bắt giam hơn 20 người khác. Ngày 8 tháng 11, 22 du kích tấn công làng Tsarevik ở Prilev, đốt cháy nhà kho rồi rút lui. Không bắt được du kích, cảnh sát Bulgaria bắt đi 8 người dân trong làng vì tội tiếp tế lương thực cho du kích.
Cuối tháng 10 và trong cả tháng 11 năm 1941, cảnh sát Bulgaria tiến hành một chiến dịch truy quét du kích hoạt động ngầm tại các thành phố Skopje, Bitola, Prilep và nhiều làng mạc ở Bắc Macedonia, bắt giữ 24 du kích và cả thường dân tại các thị trấn Beljakovce và Kumanovo. 9 người thiệt mạng trong các cuộc đấu súng. Một nhóm 18 du kích khác cũng bị bắt trên núi Kozjak. Nhiều súng ngắn và chất nổ cùng một số phương tiện in ấn thô sơ bị thu giữ. Cuối tháng 11, do thiếu vũ khí và các điều kiện cho cuộc đấu tranh vũ trang cũng như các cuộc càn quét liên miên của cảnh sát và hiến binh Bulgaria, các đội du kích đầu tiên ở Varda Macedonia lần lượt bị đánh bại. Sự chia rẽ phe phái giữa KPJ và BKP trong nội bộ du kích Macedonia cũng là một trong những nguyên nhân làm suy yếu họ. Trong một bức thư gửi Trung ương KPJ, Dragan Pavlovic đề nghị Trung ương KPJ phải đàm phán với Trung ương BKP để chấm dứt chia rẽ và có biện pháp để ngăn chặn tư tưởng sô vanh trong phong trào cộng sản ở Serbia cũng như loại trừ các phần tử gây hận thù chống lại Nam Tư trong phong trào cộng sản ở Bulgaria. Ông cũng dề nghị chuyển cuộc đấu tranh vũ trang về địa bàn nông thôn và rừng núi để xây dựng lực lượng. Tuy nhiên, trong bức thư trả lời ngày 6 tháng 12, Josip Broz Tito chỉ đồng ý chuyển hướng hoạt động ra ngoài các khu đô thị nhưng lại bác bỏ việc đánh giá tình hình Vardar Macedonia của Dragan Pavlovic.
Cuối năm 1941, Tòa án của chính quyền Bulgaria thân Đức mở hàng chục phiên tòa xử xét xử các du kích Nam Tư tại Macedonia. 38 án tử hình và 63 án khổ sai chung thân được tuyên và thi hành ngay. 26.451 người dân gốc Serbia bị trục xuất khỏi Macedonia và đưa đi các trại tập trung.
Đầu năm 1942, Boris Adreyev, Ủy viên trung ương KPJ được cử đến thay thế Dragan Pavlovic chỉ đạo phong trào du kích ở Macedonia và gần như phải gây dựng lại từ đầu. Trước tiên, Boris Adreyev cho rải nhiều truyền đơn kêu gọi "Những người Macedonia không chiến đấu cho Hitler", "Người Macedonia hãy đoàn kết để tự giải phóng", "Hãy làm tất cả cho cuộc đấu tranh hiện nay của những người Macedonia". Tháng 3 năm 1942, Boris Adreyev đã tổ chức được ba đội du kích mới. Đội Veles có 65 người, đội Skopje có 20 người, các đội Bitola và Krushevska mỗi đội có khoảng 30 đến 40 người. Riêng đội Prilev do Pêtre Toshev chỉ huy có gần 200 người. Trong mùa hè và mùa thu năm 1942, các đội du kích Nam Tư tại Macedonia đã tổ chức hơn 80 trận đánh và mở rộng vùng kiểm soát. Bất chấp các chiến dịch đàn áp của cảnh sát và hiến binh Bulgaria, ở nhiều làng đã lập ra các ủy ban cách mạng và đẩy mạnh tuyên truyền gây thanh thế cho du kích. Trong các trận đánh, 70 du kích thiệt mạng, 60 người khác bị bắt. Tuy nhiên, quân du kích vẫn duy trì và phát triển lực lượng từ những người được tuyển mộ. Đến đầu năm 1943, du kích Macedonia đã giải phóng được bốn vùng tự do được gọi là "Lãnh thổ Macedonia mới". Vùng thứ nhất tại vùng núi Pajak và thung lũng Karadzhova, mở rộng đến Gevgelija, Tikvesh và Mariovo. Vùng thứ hai tại các dãy núi Kozjak Kriva và mở rộng đến Kumanovo và Ruen. Vùng thứ ba gồm hai thị trấn Kicevo, Debar và vùng thứ tư tại các huyện Prespa, Kozuv đều nằm trên khu vực chiếm đóng của quân Ý.
Năm 1943.
Thất bại cùng lúc của quân đội Đức Quốc xã tại Stalingrad (Liên Xô) và El Alemein (Bắc Phi) đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào du kích chống phát xít ở Nam Tư. Ba khu giải phóng lớn ở Bosnia, Macedonia, Montenegro và tỉnh Vojvodina đang đe dọa biến Nam Tư thành một phong trào kháng chiến lớn nhất ở Đông Âu, uy hiếp hậu phương của quân Đức tại mặt trận phía đông. Theo chân Quân giải phóng nhân dân Nam Tư, những người kháng chiến ở Macedonia cũng lập ra Quân Giải phóng nhân dân Macedonia (NOVM) mà Lữ đoàn đầu tiên của nó ra đời vào ngày 15 tháng 2 năm 1943 do Tihomir Šarevski chỉ huy và Đora Damevski làm chính ủy với quân số trên 500 người gồm Tiểu đoàn du kích Kicevski-Debar, Tiểu đoàn du kích Jane Sandanski, các đội du kích Veleski và Kosturski. Từ năm 1943, Quân giải phóng nhân dân Nam Tư bắt đầu tiếp nhận ngày càng nhiều vũ khí, đạn dược của cả Liên Xô, Anh, Mỹ chở đến bằng đường biển hoặc thả dù bằng máy bay tầm xa. Bên cạnh quân đội chính quy, các đội du kích tiếp tục phát triển trên khắp lãnh thổ Nam Tư và mở rộng ảnh hưởng sang cả những nước láng giềng như Bulgaria, Hy Lạp và Albania. Đất đai Nam Tư thực sự bùng cháy dưới chân quân chiếm đóng Đức Quốc xã và các đồng minh của nó.
Cuộc tấn công thứ tư của Liên quân Đức - Ý - Ustaše - Chetnick.
Tháng 1 năm 1943, Hitler ra lệnh cho tướng Alexander von Leer, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân E đóng tại Nam Tư và tướng Rudolf Liters, chỉ huy cụm quân Đức và Ustaše tại Croatia phải thanh toán bằng được phong trào du kích ở Nam Tư trước khi mùa hè đến. Bộ chỉ huy Đức tại Nam Tư đã vạch ra kế hoạch Fall Weiss gồm 3 giai đoạn:
Tướng Alexander von Leer huy động vào chiến dịch này 90.000 quân gồm 50.000 quân Đức của Sư đoàn 7 SS "Prinz Eugen", Sư đoàn lê dương 369, các sư đoàn bộ binh 187, 714, 717; 25.000 quân Ý gồm các sư đoàn Sassari, Lombardy, Bergamo và Murdo; 12.000 quân cảnh vệ quốc gia Ustaše thuộc Quân đoàn 27 và khoảng 3.000 quân Chetnick. Quân Đức và đồng minh của Đức có hơn 100 xe tăng, được sự yểm hộ của 150 máy bay các loại. Chống lại 9 sư đoàn Đức - Ý và 2 sư đoàn Ustaše là 42.000 quân du kích Nam Tư gồm Quân đoàn du kích Croatia gồm các sư đoàn 6, 7, 8 và Sư đoàn Nanijska Kordunaška có khoảng 16.000 người; Quân đoàn du kích Bosnia gồm các sư đoàn Krajina 1 và 2 có khoảng 11.500 người; Cụm tác chiến cận vệ gồm các sư đoàn Vô Sản 1, 2 và Sư đoàn xung kích 3 có khoảng 14.000 người; các đội du kích nhỏ ở Slavonia có khoảng 500 người.
Hệ thống trinh sát của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đã phát hiện được kế hoạch tấn công của liên quân Đức - Ý - Ustaše và Bộ Tổng tư lệnh NOVJ ở Bihac quyết định "ra tay trước" để nắm quyền chủ động. Ngày 15 tháng 2 năm 1943, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư phát động cuộc tấn công Prozor đánh vào hậu cứ của các sư đoàn Ý đang tập trung tại phía bắc Mostar. Thành phố Prozor được ba tiểu đoàn của Trung đoàn 259 (Ý) có hơn 800 quân bảo vệ. 22 giờ ngày 15 tháng 2, Sư đoàn xung kích 3 sử dụng cả ba lữ đoàn: Dalmatia 1, Montenegro 5 và Herzegovina 10 tấn công từ phía tây, phía bắc và phía đông Prozor. Ban đầu, cuộc tấn công diễn ra thuận lợi, Lữ đoàn Dalmatia 1 đã chiếm được các dãy phố đầu tiên và các kho nhiên liệu. Tuy nhiên, trước khi trời sáng, pháo binh Ý đã phát hiện đội hình quân du kích và bắt đầu bắn chặn kịch liệt, yểm hộ cho bộ binh phản xung phong, Quân du kích Nam Tư buộc phải tạm dừng tấn công và rút ra khỏi thành phố.
Lúc 23 giờ ngày 16 tháng 2, NOVJ sử dụng Sư đoàn Xung kích 3 được tăng cường 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn Kraijna 3 và 7 khẩu lựu pháo tiếp tục tấn công vào Prozor. Đến 1 giờ sáng, Lữ đoàn Herzegovina 10 phối hợp với Lữ đoàn Montenegro 5 đã làm chủ trung tâm thành phố. Quân Ý hoảng loạn tháo chạy và bị quân của Lữ đoàn Dalmatia 1 và Lữ đoàn Kraijna 3 truy kích về Mostar. Du kích Nam Tư tiêu diệt 220 quân Ý, bắt 280 tù binh, thu 5 xe tăng hạng nhẹ, 4 lựu pháo, 2 pháo nòng dài, 4 súng cối, 12 đại liên, 25 trung liên, 10 xe tải, 1 xe kéo, hơn 500 súng trường và nhiều quân trang, quân dụng. Các đơn vị của Sư đoàn Xung kích 3 có 23 du kích thiệt mạng, 78 ngươi bị thương. Một số bị thương nặng sau đó đã chết. Trận tấn công Prozor thành công đã tạo ra một cửa mở để quân du kích Nam Tư tại khu giải phóng Bihac có thể tiếp cận thung lũng sông Neretva từ Mostar đến Konjic. Phát huy chiến quả của Sư đoàn Xung kích 3, Sư đoàn Vô Sản 2 đã mở cuộc tấn công từ Imotsky ra tuyến sông Neretva ở giữa Mostar và Jablanica, Sư đoàn Vô Sản 1 cũng từ Banja Luka tiến ra làm chủ con đường giao thông từ Sarajevo đi Konjic và bảo vệ mặt bắc của chiến dịch. Cuộc tấn công "ra tay trước" của NOVJ đã buộc Sư đoàn 714 (Đức) phải tổ chức phòng thủ. Kế hoạch giai đoạn 1 của Chiến dịch Weiss bị phá sản. Tuy nhiên, tướng Alexander von Leer vẫn quyết định thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch.
Ngày 20 tháng 2, liên quân Đức - Ý - Ustaše chia làm ba hướng tấn công vào vùng núi Dinaja. Từ phía bắc, các Sư đoàn 717, 718 (Đức) và Lữ đoàn 5 (Ustaše) tấn công theo hướng Bugojno - Livno. Từ phía nam, Sư đoàn 7 SS "Prinz Eugen" và Sư đoàn lê dương 369 tấn công theo hướng Drvar - Glamoc - Livno. Từ phía tây, Quân phát xít Ý sử dụng 2 sư đoàn sơn chiến của các quân đoàn 6 và 18 tấn công lên Livno. Mục tiêu tối hậu của quân Đức là bao vây, tiêu diệt chủ lực NOVJ ở Livno. Mặt trận phía bắc của Sư đoàn Vô Sản 1 (Nam Tư) gặp khó khăn lớn. Ngày 22 tháng 2, quân Đức phá vỡ chiến tuyến của sư đoàn này, đánh chiếm Konjic và đến 26 tháng 2, Sư đoàn Vô Sản 1 buộc phải rút lên các sườn núi phía nam Sarajevo. Cánh quân chủ lực của NOVJ ở giữa mặt trận gồm Sư đoàn Krajina 5 và Sư đoàn Herzegovia 10 bị hở sườn trái và bị Sư đoàn 7 SS cùng Sư đoàn lê dương 369 (Đức) tấn công. Ngày 4 tháng 3, quân Đức chiếm Glamoc và xông đến Livno. Ngày 5 tháng 3, quân Ý và quân Chetnick bao vây Imotsky.
Vào thời điểm cực kỳ nghiêm trọng của chiến dịch, Tổng tư lệnh Josip Broz Tito đã có một quyết định quan trọng liên quan đến sự tồn vong của chủ lực Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư, nòng cốt của phong trào kháng chiến chống phát xít ở Nam Tư. Ngày 4 tháng 3 năm 1943, ông yêu cầu hủy bỏ cuộc tấn công trên hướng Konjic và tổ chức phản công theo hướng ngược lại. Ngày 5 tháng 3, quân du kích phá nổ các cây cầu qua sông Neretva, trong đó có cây cầu đường sắt gần Jablanica, loại trừ một phần nguy cơ bị quân Ý và quân Chetnick tấn công từ hướng Nam. Ngày 6 tháng 3, các Sư đoàn Vô Sản 1 và 2, Sư đoàn Herzegovina 10 chuyển hướng tấn công vào Gornji Vakuf và Prozor Vakuf, đánh vào hậu cứ của các sư đoàn bộ binh 717, 718 và Lữ đoàn Ustaše 5 đã tấn công Livno từ phía đông. Cuộc phản công ngược chiều này buộc các sư đoàn Đức phải bỏ mục tiêu tấn công Livno từ phía đông để quay ra đối phó với ba sư đoàn du kích tại Prozor Vakuf. Ngày 8 tháng 3, quân Chetnick khôi phục lại được cây cầu Jablanica nhưng chỉ bảo đảm bộ binh qua được. Hơn 2.000 quân Chetnick qua cầu tấn công lên Jablanica. Ngày 9 tháng 3, Josip Broz Tito điều Sư đoàn Banjiska 7 do Ljuba Vuckovic chỉ huy bỏ Imosky quay về chặn đánh liên quân Ý - Chetnick ở phía bắc Mostar. Sư đoàn Vô Sản 2 lại được điều ngược trở lại phía nam, phối hợp với Sư đoàn Banjiska 7 và Lữ đoàn 9 chiếm lại Jablanica.
Trong các ngày từ 15 đến 28 tháng 3, được tăng cường tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ từ lực lượng dự bị của Tổng hành dinh NOVJ, Sư đoàn Dalmatia 9 và Sư đoàn Krajina 10 (NOVJ) mới thành lập đã đánh bại các lực lượng Chetnick, đánh chiếm Kalinovik ở phía bắc và Nevesinje ở phía nam sông Neretva. Quân Chetnick chỉ còn lại vài trăm người vội vã rút lui về tuyến sông Drina trong sự truy đuổi của Sư đoàn Xung kích 3 (NOVJ). Ngày 7 tháng 4, quân Chetnick tiếp tục bại trận trên sông Drina. Không có quân Chetnick trợ lực trong khi bản thân cũng bị thiệt hại, các sư đoàn Lombardy và Murdo (Ý) buộc phải ngừng tấn công. Quân Ý mất thêm hơn 1.000 người chết và bị thương, 5 khẩu pháo, 2 xe tăng hạng nhẹ, một ô tô, 23 mô tô, 3 súng cối và 754 viên đạn bị quân NOVJ thu giữ. Ở phía bắc, Sư đoàn Vô Sản 1, Sư đoàn Banijska 7 và Sư đoàn Herzegovina 10 đã giữ vững phòng tuyến phía đông và phía bắc Livno. Trong báo cáo gửi Tổng hành dinh OKH ngày 1 tháng 4 năm 1943, tướng Alexander von Leer cho rằng mặc dù thông thạo không gian, địa hình nhưng lại thiếu hiểu biết về các kiến thức quân sự tối thiểu nên Dragoljub Mihailovich trở thành nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của lực lượng Chetnick.
Cuộc tấn công thứ năm của Liên quân Đức - Ý.
Thất bại trong giai đoạn II buộc tướng Alexander von Leer phải hủy bỏ giai đoạn III của Chiến dịch Weiss và lập một kế hoạch mới để tiếp tục thanh toán phong trào du kích ở Nam Tư và NOVJ. Lần này, nó được đặt tên mã là "Chiến dịch Schwarz". Nhận thức được tầm quan trọng của chiến dịch, Quân đội Đức Quốc xã đã huy động vào chiến dịch này 120.000 quân gồm có:
Chống lại cụm quân đông đảo này chỉ có 22.000 quân giải phóng nhân dân Nam Tư thuộc gồm:
"Quân Chetnick":Gồm 7 đội do Pavle Djurisić chỉ huy thân Ý nhưng vẫn là đối tượng giải giới của quân Đức.
Với ưu thế đặc biệt lớn về binh lực của Liên quân Đức - Ý - Bulgaria - Ustaše, đây là một trong những chiến dịch càn quét lớn nhất của quân đội phe Trục trong quá trình chiếm đóng Nam Tư và cũng khó khăn nhất của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư kể từ phát động cuộc kháng chiến. Mục tiêu hàng đầu của quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch này là bao vây và tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của NOVJ tại vùng biên giới tây bắc Montenegro và Đông Nam Bosnia. Nhiệm vụ giải giới quân Chetnick chỉ là mục tiêu thứ yếu. Vai trò chủ yếu trên chiến trường sẽ do quân Đức và quân Ý bố trí xen kẽ nhau đảm nhận. Các đơn vị Ustaše và Bulgaria chỉ đóng vai trò trợ chiến.
Ngày 14 tháng 5, quân Chetnick bắt đầu bị quân Đức tước khí giới. Thiếu tá Pavle Djurisic bị bắt. Tuy nhiên, Tổng chỉ huy quân Ý tại Nam Tư, tướng Pircio Biroli đã yêu cầu người Đức phải dẫn giải Pavle Djurisic giao cho họ, nếu không người Ý sẽ "dùng vũ lực để đòi lại ông ta". Pircio Biroli cho rằng quân Chetniks là đồng minh tin cậy của người Ý trong việc chống lại các lực lượng cộng sản ở Nam Tư. Tướng Walter fon Stetner, chỉ huy Sư đoàn sơn chiến 1 (Đức) cũng phản đối lệnh bắt giữ quân Chetniks vì thực tế cuộc chiến ở Nam Tư cho thấy, mặc dù theo chủ nghĩa dân tộc nhưng quân Chetniks cùng chung mục tiêu chống cộng với người Đức và người Ý. Tuy nhiên, theo lệnh trực tiếp tư Adolf Hitler, 2.400 quân Chetniks vẫn bị tước khí giới. 800 quân được sử dụng làm các công việc thổ mộc. Số còn lại bị giam giữ. Cuối năm 1943, khi chính quyền Mussolini sụp đổ ở Nam Ý, hầu hết số quân Chetniks đều được người Đức phóng thích.
Ngày 15 tháng 5, cuộc chạm súng đầu tiên nổ ra ở phía bắc tại Cajnice và Foca trên hướng tấn công của Sư đoàn lê dương 369. Ở phía đông, Sư đoàn sơn chiến 1 (Đức) cũng mở các cuộc tấn công vào Brodarevo và Mojkovac. Bộ chỉ huy tối cao Quân Giải phóng nhấn dân Nam Tư nhận định rằng khu vực phòng thủ Foca là cái chốt để ngăn chặn những lực lượng lớn của quân Đức khép vòng vây, đồng thời, mở ra cánh cửa liên lạc với miền Đông Bosnia. Vì vậy, Sư đoàn Vô Sản 1 nhận được mệnh lệnh phải giữ bằng được Foca. Từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 5, Sư đoàn lê dương 369 (Đức) bị Sư đoàn Vô Sản 1 (Nam Tư) chặn lại. Các trung đoàn sơn chiến 7 và 13 Đức đã bị thiệt hại đáng kể trong các trận đánh ngày 21 và ngày 24 tháng 5.
Bất chấp thiệt hại, quân Đức tung Sư đoàn bộ binh 118 vào trận và tiếp tục tấn công. Ngày 25 tháng 5, Sư đoàn bộ binh 118 (Đức) chiếm được Gradca. Bộ chỉ huy tối cao NOVJ phải chuyển Sở chỉ huy sang tả ngạn sông Tara. Ngày 26 tháng 5, Sư đoàn bộ binh 118 (Đức) tiếp tục tấn công sang phía tây, đánh chiếm làng Piva. 738 quân du kích của Trung đoàn 22 bị quân Đức bao vây tại Vučevo, một cao nguyên nhỏ phía tây Piva và đứt liên lạc với Sở chỉ huy NOVJ. Tuy nhiên, do địa hình rừng núi nên Sở chỉ huy NOVJ đã điều một tiểu đoàn luồn rừng đi vòng qua Anaker và nối được liên lạc với Trung đoàn 22. Ngày 29 tháng 5, hai tiểu đoàn của Sư đoàn Vô Sản 2 đã có một trận kịch chiến với quân của Sư đoàn 7 SS (Đức) tại Anaker, phối hợp với Sư đoàn Vô Sản 1 chặn được Sư đoàn bộ binh 118 (Đức) trên đèo Piva, củng cố được thế phòng ngự của NOVJ tại khu vực Sutjeska.
Từ ngày 18 tháng 5, Sư đoàn 7 SS (Đức) và Sư đoàn "Ferrari" (Ý) tổ chức tấn công vào Savnik, Zabljak và Mratinje. Sư đoàn Dalmatia 1 đã bảo vệ thành công thị trấn Pete, ngăn chặn được cánh trái của Sư đoàn 7 SS. Phát hiện quân Đức tiếp tục tung lực lượng dự bị vào trận, từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ chuyển đến khu vực Mratinje, đồng thời điều Sư đoàn Montenegro 4, Sư đoàn Krajina 7 và Sư đoàn Herzegovina 10 tiến ra Bioč và Piva chặn kích. NOVJ bắt đầu tổ chức phòng thủ có chiều sâu tại các khu vực Sutjeska và Gatačko để bảo vệ cho Sở chỉ huy NOVJ tại Mratinje. Nhóm thứ nhất do Milovan Djilas chỉ huy gồm các sư đoàn Vo Sản 1, 2 và Sư đoàn Banijska 7 phòng thủ khu vực Тrеčа. Trụ sở của Trung ương KPJ cũng đóng tại đây. Nhóm thứ hai do Sava Kovacevic chỉ huy gồm Sư đoàn Xung kích 3 và hai tiểu đoàn cảnh vệ của Tổng hành dinh NOVJ phòng thủ trên sông Tara.
Trong lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt, ngày 20 tháng 6, một nhóm nhân viên quân sự Anh đã đổ bộ xuống Đurđevića Tara, gần Srnog Јеzеrа và tìm đường liên lạc với Sở chỉ huy của J. B. Tito. Chỉ huy nhóm là đại úy Bill Stewart, từng làm việc tại Lãnh sự quán Anh tại Zagreb trước chiến tranh, nói thạo tiếng Serbia-Croat và đại úy William Deakin, nguyên giáo sư lịch sử tại Oxford cùng 4 nhân viên quân sự. Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 5, nhóm này đã đến được Sở chỉ huy của J. B. Tito. Từ ngày 29 tháng 5, người Anh bắt đầu thả dù tiếp tế vũ khí và đạn dược cho các đơn vị NOVJ. Nhóm nhân viên quân sự Anh cũng yêu cầu London cho máy bay ném bom tập kích các vị trí tập trung quân Đức và quân Ý. Đại úy William Deakin cũng báo tin xác nhận đến London rằng chắc chắn Chetniks đã hợp tác với người Đức và người Ý chống lại du kích Nam Tư. Trước đó, đại úy William Bailey tại Sở chỉ huy của Draza Mihailović đã báo tin cho London về việc Chetniks đã hợp tác với người Ý, việc quân Đức giải giới lực lượng Chetniks và Draza Mihailović phải chạy trốn sang Montenegro.
Mặc dù tỷ lệ thương vong là 1 du kích đổi lấy 4 lính Đức - Ý (hoặc Ustaše) nhưng tính về tỷ lệ thương vong trên quân số tham gia tổn thất của NOVJ là khá nặng với hơn 1.000 người chết, 4.000 thương binh làm quá tải Bệnh viện dã chiến trung ương NOVJ. Riêng Lữ đoàn Dalmatia 2 bị thiệt hại nặng, chỉ trong một ngày đã có 600 người chết. Trên chiến trường, liên quân Đức - Ý đang khép dần vòng vây quanh núi Zelengora. Ngày 9 tháng 6, Josip Broz Tito bị thương vào tay trái trong một trận pháo kích của quân Đức. Phát đạn lạc đó cũng giết chết đại úy Bill Stewart và Duro Vujović, sĩ quan cận vệ của J. B. Tito và làm bị thương một số du kích khác. Tình hình nghiêm trọng buộc Bộ chỉ huy tối cao NOVJ phải có một giải pháp quyết liệt để tránh khỏi bị đối phương bao vây, tiêu diệt. Ngày 10 tháng 6, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ họp và quyết định phá vây. Hướng rút sang phía tây lên vùng núi Dinajia đã bị liên quân Đức - Ý bịt chặt trên tuyến sông Neretva. Ở các hướng Đông và Nam, liên quân Đức - Ý có sự trợ giúp của quân đội Bulgaria đang gia tăng sức ép lên 3 sư đoàn du kích đang chiến đấu tại vùng giáp ranh giữ Bosnia và Montenegro. Chiều ngày 11 tháng 6, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ quyết định rút quân lên phía bắc, xuyên qua "cửa mở" hẹp tại Tjentište do Sư đoàn Dalmania 1 của Vaso Jovanović vừa đột phá trên con đường từ Foca đi Kalinovik.
Tối 11 tháng 6, các đơn vị NOVJ bắt đầu di chuyển. Ngày 12 tháng 6, trong khi Không quân Đức tiếp tục ném bom bắn phá căn cứ cũ của NOVJ thì các lữ đoàn Đông Bosnia 6 và Majevička 15 đã bắt đầu đột phá qua sông Sutjeska tại làng Rataj. Ngày 12 tháng 6, quân Đức tìm thấy những du kích bị thương phải nằm lại tại thung lũng sông Sutjeska và đã bắn chết tất cả bọn họ. Theo báo cáo của người Đức, sở dĩ quân Đức phải giết họ vì tất cả đang mắc bệnh sốt phát ban. Ngày 13 tháng 6, các sư đoàn Vô Sản 1 và 2 tiếp tục đột phá lên phía bắc. Sư đoàn Xung kích 3 trụ lại cản hậu tại làng Krekov bị thiệt hại nặng. Sư đoàn trưởng Sava Kovacevic tử trận tại Vrbnica, gần Foca khi mới 38 tuổi. Lữ đoàn còn lại của sư đoàn này chuyển thành Lữ đoàn độc lập và nhập vào đoàn quân chủ lực NOVJ đang mở đường máu rút lui. Ngày 14 tháng 6, các lực lượng còn lại của NOVJ và Bộ chỉ huy tối cao NOVJ đã đột phá vượt qua vòng vây của Sư đoàn lê dương 369 (Đức) và tập kết tại vùng núi Rogatica, phía đông Bosnia.
Cuộc tấn công thứ năm của liên quân Đức - Ý đã gây những thiệt hại đáng kể cho NOVJ. Trong số 5 sư đoàn và 2 lữ đoàn tham gia chiến dịch có đến 4 sư đoàn chỉ còn lại 1/2 quân số. Riêng Sư đoàn Xung kích 3 chỉ còn lại 1 lữ đoàn. Tổng số thương vong gồm 7.543 người, kể cả những người chết tại bệnh viện do vết thương và các thương binh bị quân Đức bắn chết tại thung lũng sông Sutjeska. Ngoài ra, trong ngày 7 tháng 6, tại thị trấn Dola gần Piva, Sư đoàn 118 (Đức) đã giết chết 520 thường dân Nam Tư, trong đó có 106 trẻ em. Liên quân Đức - Ý cũng chịu thiệt hại đáng kể với 5.300 thương vong; trong đó có 2.768 lính Đức, hơn 2.000 lính Ý và 411 lính Ustaše. Không có số liệu về thương vong của lính Bulgaria. Ngày 15 tháng 6, quân Đức chấm dứt chiến dịch Schwartz.
Phong trào du kích lan rộng.
Bất chấp các cuộc hành quân "trừng phạt" của quân đội Đức Quốc xã, Phát xít Ý và các lực lượng thân Đức, thân Ý ở Nam Tư, phong trào du kích chống phát xít vẫn phát triển tại nước này cả về quy mô và tổ chức. Nòng cốt của phong trào vẫn là Quân giải phóng nhân dân Nam Tư không những không bị tiêu diệt mà còn trưởng thành qua từng trận đánh, từng chiến dịch mặc dù họ cũng hứng chịu những tổn thất không nhỏ. Từ cuối năm 1942 đến cuối năm 1943, đã có 9 Quân đoàn du kích được thành lập gồm hơn 20 sư đoàn và nhiều lữ đoàn, tiểu đoàn độc lập với tổng quân số lên đến 239.000 người.
Ngày 9 tháng 11 năm 1942, Quân đoàn Bosnia 1, quân đoàn chủ lực đầu tiên của NOVJ được thành lập tại Bosnia gồm các sư đoàn Kraina 4, 5 và Lữ đoàn 6 Đông Bosnia do Kosta Nag làm tư lệnh, Osman Karabegović làm chính ủy. Từ ngày 11 tháng 5 năm 1943, đơn vị này được đổi tên thành Quân đoàn Bosnia 3.
Ngày 4 tháng 1 năm 1943, NOVJ thành lập Quân đoàn Croatia 4 từ Sư đoàn Vô Sản 6, Sư đoàn Banijska 7 và Sư đoàn Kordunaška 8 do Ivan Gošnjak làm tư lệnh, Većeslav Holjevac làm chính ủy. Tổng quân số ban đầu có 9.819 người. Quân đoàn đã tham gia các giai đoạn I và giai đoạn II của chiến dịch Weiss.
Trong khi Chiến dịch Schwarz đã diễn biến phức tạp thì ngày 11 tháng 5 năm 1943, tại miền Đông Bosnia, NOVJ đã thành lập thêm Quân đoàn Bosnia 5 trên cơ sở Sư đoàn Kraina 4 của Quân đoàn Bosnia 3 và bổ sung vào biên chế các sư đoàn Kraina 10, 11 và Sư đoàn độc lập 10. Quân đoàn do Slavko Rodic chỉ huy, Velimir Stojnic làm chính ủy. Quân số ban đầu gồm 9.804 người.
Ngày 17 tháng 5 năm 1943, Sư đoàn độc lập 10 được tách ra để nâng cấp thành Quân đoàn Slavonia 6 với sự tham gia của Sư đoàn độc lập 12. Quân đoàn này do Petar Drapšin làm tư lệnh và Otmar Kreačić làm chính ủy. Quân số ban đầu gồm 5.200 người.
Ngày 5 tháng 10 năm 1943, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ cũng lúc thành lập 2 quân đoàn dư kích mới. Quân đoàn Vô Sản 1 được hình thành từ Sư đoàn Vô Sản 1 và Sư đoàn Lička 6 do Koča Popovic làm tư lệnh, Mijalko Todorovic làm chính ủy. Quân số ban đầu khoảng 8.000 người. Quân đoàn Xung kích 2 được hình thành từ Sư đoàn Vô Sản 2, Sư đoàn Xung kích 3 và 8 đội du kích từ các lãnh thổ Montenegro, Boka, Herzegovina và Sandzak, do Peko Dapčević làm tư lệnh, Mitar Bakic làm chính ủy. Quân số ban đầu khoảng 8.500 người.
Ngày 7 tháng 12 năm 1943, Quân đoàn Dalmatia 8 được thành lập gồm các sư đoàn bộ binh 9, 19, 20, 26 và Lữ đoàn đổ bộ đường không. Quân số ban đầu 13.049 người do Vicki Krstulović làm tư lệnh, Ivan Kukoć làm chính ủy.
Ngày 22 tháng 12 năm 1943, Quân đoàn Slovenia 9 được thành lập trên cơ sở các sư đoàn bộ inh 30, 31, 32, các đội du kích Brisk-Beneš, Južnoprimorski, Gorenjski và Zapadnokoruš và tiểu đoàn du kích Ý "Triestino d'asalto". Quân số ban đầu 6.800 người. Quân đoàn do Lado Ambrožič chỉ huy và Dusan Kveder làm chính ủy.
Ngoài các quân đoàn chính quy, tại nhiều vùng lãnh thổ của Nam Tư, các đội du kích nhỏ lẻ đã được tập hợp lại thành các sư đoàn. Trong năm 1943, có thêm 8 sư đoàn du kích được NOVJ thành lập:
Ngày 13 tháng 4 năm 1943, 3 lữ đoàn du kích Slovenia 1, 2 và 3 đã tập hợp lại thành Sư đoàn Slovenia 14 do Mirko Bračič chỉ huy, Dobovičnik làm chính ủy. Quân số ban đầu khoảng 2.400 người. Cùng ngày, các lữ đoàn du kích Slovenia 4, 5, 6 cũng hợp lại thành Sư đoàn Slovenia 15 do Predrag Jeftić chỉ huy, Viktor Avbelj làm chính ủy. Quân số ban đầu khoảng 1.400 người.
Cuối tháng 4 năm 1943, tại thị trấn Brinje, các lữ đoàn du kích 6, 14 và các nhóm du kích lẻ tại khu vực Goransk đã tập hợp lại thành Sư đoàn Goransko 13 dưới sự chỉ huy của Veljko Kovacevic và Joseph Skočilić. Quân số ban đầu khoảng 5.600 người.
Ngày 2 tháng 7, tại Đông Bosnia, NOVJ đã thành lập Sư đoàn Vojvodina 16 trên cơ sở các lữ đoàn du kích Vojvodina 1, 2 và 3 do Danilo Lekic làm tư lệnh kiêm chính ủy. Quân số ban đầu 1.550 người. Cùng ngày, Sư đoàn du kích Đông Bosnia 17 cũng được thành lập từ Lữ đoàn Vô sản 6, Lữ đoàn Majevička 15 và Đội du kích độc lập Majevička, do Gligo Mandic chỉ huy, Branko Petricevic làm chính ủy, quân số ban đầu khoảng 3.000 người.
Ngày 14 tháng 9 năm 1943, trên cơ sở các lữ đoàn du kích Slovenia 8, 9 và 10, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ thành lập Sư đoàn Slovenia 18 do Rado Pekhaček chỉ huy, Janez Khribar Tone làm chính ủy, quân số ban đầu 3.350 người.
Ngày 8 tháng 10 năm 1943, tại làng Biovičino, Sư đoàn du kích Dalmatia 18 ra đời trên cơ sở các lữ đoàn du kích Dalmatia 5, 6 và 7; do Milan Kuprešanin làm tư lệnh, Petar Babic làm chính ủy, quân số ban đầu 3559 người.
Ngày 10 tháng 12 năm 1943, tại làng Vrdovo trên núi Dinara, Sư đoàn du kích Dalmatia 20 được thành lập gồm các lữ đoàn du kích Dalmatia 8, 9 và 10 gồm 3.110 người, do Velimir Knezevic chỉ huy, Zivko Zivkovic làm chính ủy.
Ngoài các lực lượng trên bộ, NOVJ bắt đầu xây dựng Hải quân du kích và Không quân du kích. Ngày 19 tháng 9 năm 1942, tại Dalmatia, những đơn vị lính thủy đầu tiên của NOVJ ra đời. Ban đầu, họ sử dụng các tàu đánh cá có vũ trang. Sau khi phát xít Ý bị thua trận ở miền Nam bán đảo Apenin, NOVJ thu giữ nhiều tàu tuần duyên của Hải quân phát xít Ý để tự vũ trang cho mình.
Ý rút khỏi chiến tranh.
Đêm 9 tháng 7 năm 1943, quân đồng minh Anh - Mỹ triển khai kế hoạch "Husky" đổ bộ lên đảo Sicilia, bắt đầu Chiến dịch nước Ý. Ngày 25 tháng 7, tại Roma, vua Ý Victor Emmanuel III ra chiếu chỉ phế truất Benito Mussolini khỏi chức vụ thủ tướng và giam giữ ông này tại khách sạn "Albergo-Rifudzhio" trong dãy núi Apennine. Thống chế Pietro Badoglio được gọi ra lập chính phủ mới. Ngày 3 tháng 9, chính phủ Badoglio đã ký kết hiệp ước đình chiến với quân đồng minh tại Lisbon, được coi như một hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Nước Ý rút ra khỏi cuộc chiến tranh. Mặc dù ngày 12 tháng 9 năm 1943, các đơn vị biệt kích Đức của tướng SS Otto Skorzeny đã giải thoát cho Mussolini, đưa về Milan và lập ra Chính phủ Cộng hòa xã hội Ý ở phía bắc tuyến Gothic nhưng Mussolini đã không còn quân đội trong tay. Ngoài nước Đức Quốc xã, chính phủ của ông ta không được một nước nào công nhận, còn Cụm tập đoàn quân C của quân đội Đức Quốc xã do thống chế Albert Kesselring chỉ huy thì chiếm đóng miền Bắc Ý và tiếp tục chống lại quân đội đồng minh Anh - Mỹ.
Tình hình ở Nam Tư cũng có những thay đổi nhanh chóng. Tháng 8 năm 1943, Quân đội Đức Quốc xã tiến hành giải giới các lực lượng Ý theo chính phủ của Pietro Badoglio, kể cả hải quân Ý còn đang kẹt lại tại các cảng của Nam Tư ven biển Adriatic và trục xuất quân đội này khỏi lãnh thổ Nam Tư. Ngày 12 tháng 8, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã thành lập Cụm tập đoàn quân F do thống chế Maximilian von Weichs chỉ huy gồm nòng cốt là Tập đoàn quân xe tăng 2 và các đơn vị Đức đang chiếm đóng Nam Tư, Hungary. Cụm tập đoàn quân E do tướng Alexander Lohr chỉ huy đang chiếm đóng Hy Lạp, Tập đoàn quân 2 Bulgaria đang chiếm đóng Macedonia và Tập đoàn quân Serbia (gồm quân Ustaše và quân Chính phủ bù nhìn Serbia) cũng được đặt thuộc quyền Maximilian von Weichs.
Trong khi Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đang phải tập trung đối phó tại mặt trận Ukraina thì lợi dụng tình hình lộn xộn này, NOVJ đã nhanh tay tiến quân tước vũ khí của quân Ý, chiếm lại các vùng do quân phát xít Ý chiếm đóng trước đó ở miền Tây Croatia, Tây Bosnia, vùng biên giới tiếp giáp với Albania và các vùng ven biển Adriatic, bao gồm cả Montenegro. Vùng giải phóng do NOVJ kiểm soát đã rộng ra chiếm một nửa lãnh thổ Nam Tư. Quân Đức, quân Hungary, Bulgaria và các lực lượng Nam Tư thân Đức chỉ còn chiếm giữ được lãnh thổ phía đông nam Tư và xứ Macedonia. Đến cuối năm 1943, NOVJ đã có sư đoàn xe tăng chính quy đầu tiên trên cơ sở 56 xe tăng Ý vừa chiếm được. Ngày 18 tháng 11 năm 1943, Hải quân du kích Nam Tư chính thức được thành lập gồm các tàu tuần duyên chiếm được của hải quân Ý và các tàu đánh cá được vũ trang bằng súng cối và súng máy hạng nặng. Ngày 2 tháng 10 năm 1943, một căn cứ của NOVJ được mở tại Bari (Ý) đang do quân Anh, Mỹ và Liên Xô cùng sử dụng để tiếp nhận và vận chuyển hàng viện trợ của các nước đồng minh cho NOVJ bằng đường biển và đường không. Ngày 14 tháng 10, căn cứ không quân lớn đầu tiên của NOVJ cũng được thiết lập tại Livno.
Lo ngại trước sự phát triển của NOVJ, Adolf Hitler ra lệnh cho thống chế Maximilian von Weichs dùng mọi biện pháp có thể để ổn định tình hình ở phía tây Balkan và Hy Lạp. Từ tháng 10 năm 1943, Cụm tập đoàn quân F (Đức) đã huy động 5 sư đoàn bộ binh Đức, Bulgaria, Hungary, quân Utashi phối hợp với Hải đoàn Adriatic (Đức) tiến hành "Chiến dịch Tháng Mười" (thường được gọi là cuộc tấn công thứ sáu của quân đội Đức Quốc xã) nhằm tái chiếm bờ biển miền tây nam Tư, đặc biệt là các bến cảng và tiêu diệt hải quân của NOVJ. Từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 10, quân Đức đã chiếm lại các cảng Littoral ở Slovenia, Istria, Gorski và Split ở Croatia. Ngày 15 tháng 10, quân Đức tiếp tục đánh chiếm đảo Sibenik và bán đảo Peljesac. Hải quân NOVJ phải di chuyển đến các đảo Hvar và Brac, kéo theo các lữ đoàn Dalmatia 1, 9 và 11 cùng 4 đội du kích và hàng nghìn dân tị nạn, tổng cộng lên đến 15.000 người. Từ tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 1943, quân Đức tiếp tục chiếm các đảo Drevnik lớn, Drevnik nhỏ và đảo Korcula, đổ bộ càn quét các đảo Curicta (Krk), Cres và Lošinj ở ven biển phía tây Slovenia. Hải quân NOVJ một lần nữa phải rời căn cứ đến đảo Vis. Từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 12, Hải quân NOVJ, các lữ đoàn du kích Dalmatia được sự hỗ trợ của Hải quân Anh đã tiến hành bốn chiến dịch lớn tại vòng cung đảo Dugi - Kornaty - Zhirji - Vis - Lastovo, đánh lui Hải đoàn Adriatic (Đức), bảo vệ thành công căn cứ chính tại đảo Vis, biến nó thành một nơi vừa là pháo đài, vừa là hải cảng liên lạc với căn cứ Bari và các căn cứ hải quân khác của đồng minh ở phía đông Địa Trung Hải.
Sự phát triển của phong trào du kích ở Nam Tư đã tạo ra ảnh hưởng rất có lợi cho địa vị của Nam Tư trên trường quốc tế. Tại Hội nghị Tam cường họp từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 tại Tehran (Iran), các nước đồng minh Anh Hoa Kỳ và Liên Xô đã thừa nhận lực lượng NOVJ là đồng minh chống phát xít và các nước đồng minh có nhiệm vụ giúp đỡ các lực lượng này, cung cấp cho họ vũ khí, đạn dược, lương thực, quân dụng và giúp đỡ họ về tác chiến trong các chiến dịch chống quân chiếm đóng Đức Quốc xã. Theo thỏa thuận tại Tehran 1943 và được sự chấp thuận của Tổng tư lệnh Josip Broz Tito, ngày 23 tháng 2 năm 1944, phái đoàn cố vấn quân sự Liên Xô do trung tướng Nikolai Vasilyevich Korneev đã bay đến Livno và quân đội Liên Xô bắt đầu phối hợp tác chiến trực tiếp với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư trên chiến trường.
Hội nghị toàn quốc AVNOJ lần thứ hai.
Hai ngày trước khi khai mạc hội nghị, một bi kịch đã xảy ra với những người yêu nước Nam Tư. Luật sư Ivo Lola Ribar, con trai của Chủ tịch AVNOJ, tiến sĩ Ivan Ribar, nhà lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Nam Tư, thành viên của Bộ chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đã bị sát hại. Được bổ nhiệm là Trưởng phái bộ quân sự Nam Tư tại Sở chỉ huy quân đồng minh tại mặt trận Bắc Phi và Địa Trung Hải, ngày 27 tháng 11, Ivo Lola Ribar lên máy bay tại sân bay Glamoč để đi Cairo. Vào lúc máy bay còn đang trên đường lăn, các máy bay cường kích Đức bất ngờ kéo đến oanh tạc sân bay Glamoč. Một quả bom đã rơi trúng máy bay của Ivo Lola Ribar, phá hủy máy bay và giết chết Ivo Lola Ribar cùng phi hành đoàn. Trước đó gần hai tháng, ngày 3 tháng 10, người con trai thứ hai của Ivan Ribar là Jurica Ribar cũng đã bỏ mạng trong một trận chiến đấu chống lại quân Chetniks ở Kolasin. Vì đang bận chỉ huy quân đội tại Livno, Nguyên soái Josip Broz Tito đã gửi điện chia buồn đến Ivan Ribar.
Ngày 29 tháng 11 năm 1943, Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) tiến hành hội nghị lần thứ hai tại Jajce, miền trung Bosnia. Khác với hội nghị lần đầu, hội nghị lần thứ hai có sự tham gia đầy đủ của 142 đại biểu đến từ các vùng lãnh thổ của Nam Tư, thuộc các đảng phái yêu nước khác nhau gồm Đảng Cộng sản Nam Tư, Đảng Nông dân Croatia, Đảng Nông dân Serbia, Cộng đồng Hồi giáo Nam Tư, Đảng Công giáo xã hội Nam Tư, Đảng Cấp tiến, Đảng Dân chủ độc lập, 2 đại biểu của Ủy ban Croatia 1915 tại London và các đại biểu của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư. Các đại biểu từ Montenegro đã phải phải đi bộ vượt qua hơn 300 dặm đường với vũ khí trong tay để đến dự hội nghị đúng thời điểm khai mạc. Hội nghị được bảo vệ nghiêm ngặt bởi các sĩ quan và binh sĩ lực lượng cảnh vệ thuộc Tổng hành dinh NOVJ đề phòng biệt kích Đức đặt bom phá hoại. Các khẩu đội pháo cao xạ và nhiều súng máy phòng không được triển khai xung quanh Jajce đề phòng không quân Đức tập kích.
19 giờ ngày 29 tháng 11, Ivan Ribar khai mạc hội nghị và đọc báo cáo của Hiệp hội. 21 giờ, nguyên soái Josip Broz Tito trình bày bài phát biểu của ông. Bài diễn văn có đoạn viết:
Nửa đên 29 rạng ngày 30 tháng 11, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai của AVNOJ ra nghị quyết với 4 nội dung chính gồm có:
Sau khi suy tôn Josip Broz Tito là Nguyên soái của Nam Tư, AVNOJ đã bầu Ủy ban Giải phóng dân tộc trung ương Nam Tư (NKOJ) gồm Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch và 12 thành viên:
Tiếp theo, ANVOJ đã bầu lại đoàn chủ tịch ANVOJ gồm có:
Lúc đầu, quyết định AVNOJ vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Anh Winston Churchill. Chính phủ Anh coi quyết định của AVNOJ là độc đoán, cản trở sự quay lại của nhà vua Nam Tư có liên quan đến Anh. Đối với Liên Xô, Nam Tư cũng từ chối thông báo cho Liên Xô biết về cuộc họp sắp tới và về những gì người Nam Tư dự kiến. Tuy nhiên, một bức điện thông báo đã được gửi đi Moskva ngay lập tức sau khi khi phiên họp cuối cùng của AVNOJ kết thúc, đặt I. V. Stalin trước một việc đã rồi. Hành động độc lập của những người Nam Tư yêu nước đã buộc các nước lớn là đồng minh chống phát xít đều phải cố gắng tranh thủ họ. Tháng 12 năm 1943, người Anh chấm dứt hẳn việc cung cấp vũ khí cho quân Chetniks và bắt đầu rót vũ khí cho NOVJ. Người Mỹ thì chỉ giữ mối quan hệ hạn chế với người của Draza Mihajlovic để những người này hỗ trợ cho các phi công Mỹ nếu họ bị không quân Đức bắn rơi ở Nam Tư. Tháng 2 năm 1943, I. V. Stalin cử phái bộ quân sự của Liên Xô đến làm việc tại Sở chỉ huy NOVJ.
Năm 1944.
Năm 1944 bắt đầu bằng việc các nước Đồng Minh Anh, Mỹ và Liên Xô mở một cuộc "chạy đua tiếp tế" cho quân đội NOVJ. Quân giải phóng nhân dân Nam Tư không còn là các đội du kích nhỏ lẻ không mấy ai để ý như hai năm về trước. Đến mùa xuân năm 1944, NOVJ đã có một lực lượng hùng hậu gồm hơn 400.000 quân bao gồm đủ các binh chủng bộ binh, pháo binh, tăng thiết giáp. Không quân và hải quân đang từng bước được xây dựng và mở rộng. Quân đội NOVJ được biên chế khoảng trên 50 sư đoàn, trong đó có 20 sư đoàn nằm trong biên chế của 8 quân đoàn chủ lực. Đến mùa thu năm 1944, NOVJ đã phát triển đến 15 quân đoàn chủ lực, 16 lữ đoàn độc lập và 2 cụm tác chiến.
Từ cuối năm 1943, bằng đường biển và đường không, các nước đồng minh Anh, Mỹ đã chuyển đến cho Quân giải phóng nhân dân Nam Tư gần 1.000 tấn hàng hóa. Đến đầu năm 1944, vũ khí và phương tiện của Liên Xô vẫn còn chiếm vai trò thứ yếu trong Quân giải phóng nhân dân Nam Tư do việc vận chuyển phải đi xuyên qua những vùng đất đai rộng lớn vẫn còn do quân đội Đức Quốc xã kiểm soát ở Đông Âu. Tuy nhiên, đến mùa xuân và đầu mùa hè năm 1944, quân đội Liên Xô đã có được những điều kiện thuận lợi hơn để cung cấp vũ khí cho đồng minh NOVJ. Ngày 23 tháng 2 năm 1944, phái bộ quân sự Liên Xô do trung tướng Nikolai Vasilyevich Korneev dẫn đầu cùng hơn 30 chuyên gia quân sự Liên Xô đã bay đến Sở chỉ huy của NOVJ để giúp đỡ các đồng minh Nam Tư phát triển quân đội của mình. Sau hội nghị Tehran cuối năm 1943, các nước đồng minh Anh, Mỹ và Liên Xô cũng thỏa thuận cùng dùng chung căn cứ không quân ở Bari (Ý) trên bờ biển Adriatic để tiếp tế cho Quân giải phóng nhân dân Nam Tư. Chỉ trong 4 tháng từ ngày 7 tháng 5 đến 7 tháng 9 năm 1944, Không quân vận tải Liên Xô đã chở đến Nam Tư 920 tấn hàng hóa gồm vũ khí, đạn dược, đồng phục, giày dép, thực phẩm, phương tiện vật tư thông tin liên lạc và y tế.
Tháng 2 năm 1944, 7 sư đoàn Quân giải phóng nhân dân Nam Tư từ miền Nam Bosnia phối hợp với 5 sư đoàn đang hoạt động ở Serbia đã giải phóng toàn bộ miền Nam Bosnia và tiến sát Sarajevo, biến đô thị này trở thành một thành phố mặt trận. Tháng 4 và tháng 5 năm 1944, các Quân đoàn vô sản 1 và 2 đã tiến hành chiến dịch Nam Serbia, quét sạch quân Đức và quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia khỏi các thành phố và thị trấn Cazin, Lomnica, Brac, Solta, Podgorach, Bosilevo. Đến tháng 9 năm 1944, sau khi Romania và Bulgaria được giải phóng. Quân đội Liên Xô đã thiết lập được liên lạc trực tiếp trên bộ với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và cùng với quân đội của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria phối hợp tác chiến với NOVJ trong các chiến dịch giải phóng các vùng lãnh thổ của Nam Tư còn bị quân Đức và các lực lượng thân Đức chiếm đóng. Hơn 3.000 tấn hàng hóa, chủ yếu là vũ khí và đạn dược đã được Phương diện quân Ukraina 3 chuyển giao cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư.
Chiến dịch bắt cóc Tito thất bại.
Không thể tiêu diệt được Quân giải phóng nhân dân Nam Tư bằng các chiến dịch càn quét, nước Đức Quốc xã đã dùng đến ngón đòn cuối cùng để thủ tiêu cơ quan đầu não của phòng trào du kích giải phóng dân tộc ở Nam Tư. Dựa trên cơ sở sự thành công của chiến dịch giải cứu Benito Mussolini, trùm phát xít Ý khỏi nơi giam giữ của Chính phủ Pietro Badoglio, cơ quan an ninh Đức Quốc xã do Heinrich Himmler chỉ huy quyết định mở chiến dịch bắt cóc Josip Broz Tito và ban lãnh đạo AVNOJ, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ. Ngày 21 tháng 5 năm 1943, Adolf Hitler phê duyệt kế hoạch hành động và đặt cho nó cái tên mã là "Chiến dịch Hiệp sĩ" ("Operation Rösselsprung"). Lịch sử của Nam Tư gọi đây là cuộc tấn công thứ bảy của quân Đức.
Quân đội Đức Quốc xã huy động nhiều đơn vị đặc biệt tinh nhuệ tham gia chiến dịch này với tổng quân số trên 20.000 người:
Quân Đức chia làm hai cánh. Cánh quân đường không gồm các đơn vị biệt kích SS bí mật đổ bộ bằng dù và tàu lượn với mục tiêu bất ngờ tập kích Tổng hành dinh NOVJ, bắt giữ Josip Broz Tito cùng Bộ Tổng tham mưu NOVJ và trụ lại chờ quân bộ tấn công đến. Mỗi lính biệt kích Đức đều có ảnh của J. B. Tito. Riêng đối với các sĩ quan và binh sĩ Liên Xô thuộc phái bộ quân sự Liên Xô bên cạnh NOVJ, tướng Otto Skorzeny tuyên bố phái đoàn này có mặt ở Nam Tư là ngoài vòng pháp luật, ông ta cho phép lính biệt kích Đức giết họ ngay khi bắt được mà không cần xét hỏi.
Đối phó lại với đòn đột kích của quân Đức và các lực lượng Nam Tư thân Đức, Quân giải phóng nhân dân Nam Tư tại khu vực Drvar ban đầu chỉ có Sư đoàn Vô Sản 6, Tiểu đoàn cảnh vệ của Tổng hành dinh NOVJ và Học viên trường sĩ quan NOVJ với quân số khoảng 5.000 người và họ ở vào thế bị động ngay từ giờ phút đầu của chiến dịch. Trong quá trình chiến dịch, có sự tham gia giải cứu của Quân đoàn Vô sản 1 và Không quân Liên Xô tại căn cứ Bari.
Ngày "X" mà Adolf Hitler chọn để khởi sự chiến dịch bắt cóc J. B. Tito là ngày 25 tháng 5; ngày mà J. B. Tito chọn làm ngày sinh nhật của mình kể từ khi ông tham gia quân đội Áo - Hung. Thực ra, J. B. Tito sinh ngày 7 tháng 5 năm 1892, nhưng ông đã chọn ngày 25 tháng 5 và sau này, ngày đó trở thành Ngày Thanh niên Nam Tư. 6 giờ sáng 25 tháng 5, các máy bay Ju-87 (Đức) bắt đầu ném bom và bắn phá khu vực Drvar. Các máy bay Ju-52 vừa thả dù vừa kéo theo các tàu lượn và quân Đức điều khiển chúng hạ cánh xuống các trảng trống trên núi. Đợt đổ bộ đầu tiên của quân Đức gồm 314 lính biệt kích dù của Tiểu đoàn 500 SS và 340 lính của Trung đoàn biệt kích "Brandengurg" dùng tàu lượn. Cuộc đổ bộ của quân Đức diễn ra không suôn sẻ. Do các cơn gió mạnh thổi từ biển Adriatic vào, một tàu lượn đã đáp trúng nơi đóng quân của Lữ đoàn 13 (Sư đoàn Vô Sản 6), ba chiếc khác bị rơi xuống các hẻm núi. Lữ đoàn Vô Sản 13 lập tức nổ súng báo động. Tiểu đoàn cảnh vệ của Tổng hành dinh NOVJ và Học viên trường sĩ quan NOVL cũng tập hợp lực lượng chống lại biệt kích Đức. Quân Đức đổ bộ xuống thị trấn Drvar và lập tức lùng sục J. B. Tito cũng Bộ tham mưu của ông. Những người dân đều trả lời không biết J. B. Tito ở đâu và họ bị bắn chết ngay lập tức.
Vào thời điểm quân Đức đổ bộ, J. B. Tito đang ở nơi làm việc của ông trong một hẻm núi cạnh thị trấn trên độ cao 70 m. Hang này có cửa vào theo đường mòn và một cửa ra ở vách núi dựng đứng phía đối diện. Phát hiện có báo động, ông đã dùng dây thừng tụt xuống theo cửa ra và chạy đến điểm tập trung theo quy ước cách thị trấn Drvar hơn 1 km. Tại đây, ông gặp Bộ tham mưu của mình, các ủy viên chủ chốt của AVNOJ, các sĩ quan của các phái bộ quân sự Liên Xô, Mỹ và Anh. Ngay lập tức, tiểu đoàn cảnh vệ đã hộ tống họ đến Sở chỉ huy dự bị ở Potosi, cách Drvar khoảng hơn 10 km. Tuy nhiên, quân Đức đã bao vây khắp mọi ngả đường quanh khu vực Drava và tiếp tục dồn ép Lữ đoàn Vô Sản 13. 11 giờ trưa 25 tháng 5, hơn 1.000 quân của Lữ đoàn Vô Sản 3 tổ chức phản đột kích và Trung đoàn SS "Brandenburg", giải cứu nhà báo Mỹ Stojan Pribicevic và ba nhà báo đồng minh bị quân Đức bắt được lúc mở đầu trận đột kích.
23 giờ đêm 25 tháng 5, J. B. Tito triệu tập cuộc họp với tất cả các chỉ huy NOVJ cùng với chỉ huy trưởng các phái bộ quân sự Anh, Mỹ và Liên Xô bàn kế hoạch thoát vây. Trong khi đại tá Vivian Strich, trưởng phái bộ quân sự Anh đề nghị chia nhỏ đoàn người thành nhiều nhóm để thoát vây thì tướng N. V. Korneev phản đối. Ông cho rằng làm như vậy là xé lẻ đội hình cho quân Đức "làm thịt". Theo Korneev thì dựa vào kinh nghiệm trên chiến trường Xô-Đức, đoàn quân cần phải tập trung hành động thống nhất bên nhau. Josip Broz Tito nghe theo N. V. Korneev. Nhận được tin báo khẩn cấp từ Drvar, tướng Koča Popovic, tư lệnh Quân đoàn Vô Sản 1 đã điều Sư đoàn Vô sản 6 hành quân đến Potosi. Sáng 26 tháng 5, Sư đoàn Vô Sản 6 đã gặp đoàn quân của Sở chỉ huy NOVJ và dẫn đoàn người vượt qua vùng núi Sator đến Cupreshko, trong vùng kiểm soát của NOVJ. Tuy nhiên, đây lại là địa điểm rất không thuận lợi để đặt Sở chỉ huy vì nó ở quá xa về phía bắc của chiến trường chính. Sau mấy ngày bàn thảo, cuối cùng, Josip Broz Tito quyết định rời trụ sở ACVNOJ và Tổng hành dinh NOVJ đến đảo Vis bằng máy bay của đồng minh bay qua Bari.
Tuy nhiên, có một khó khăn mà các chỉ huy của NOVJ không tính đến là liên lạc qua điện đài. Phái bộ quân sự Anh đã phải phá hủy điện đài của họ vì sợ lọt vào tay quân Đức. Phái đoàn quân sự Liên Xô có điện đài nhưng là loại công suất nhỏ, chỉ có thể liên lạc với căn cứ tại Bari khi Sở chỉ huy NOVJ còn đóng tại Drvar. Bãi hạ cánh cũng chưa được chuẩn bị. Nhờ sự tháo vát của hiệu thính viên Liên Xô Dolgov, cuối cùng, ngày 2 tháng 6, liên lạc vô tuyến đã được nối lại. Dolgov đã đem điện đài lên đỉnh núi cao nhất tại khu vực Cupreshko và dựng ăng ten lên nơi cao nhất, đánh hai bức điện gửi đi Bari và Moskva, yêu cầu cho máy bay đến khu vực Cupreshko vào 22 giờ đêm 3 tháng 6. Phái đoàn quân sự Anh - Mỹ cũng gửi một bức điện tương tự về Bari cho Bộ chỉ huy đồng minh ở Địa Trung Hải. Thời hạn người Anh hẹn máy bay đến đón chậm hơn phía Liên Xô 24 giờ. Trong khi đó, người Nam Tư khẩn trương chuẩn bị một đường băng dã chiến gần trung tâm thị trấn.
Đêm 3 rạng ngày 4 tháng 6, tướng S. V. Sokolov, chỉ huy Liên Xô tại căn cứ Bari phái tổ bay Li-2 gồm đại úy phi công A. S. Sornikov, trung úy hoa tiêu P. N. Yakimov và thượng sĩ hiệu thính viên kiêm cơ khí trên không B. T. Kalinkin bay đi Cupreshko. Sau hơn 3 giờ bay và tìm kiếm những đốm lửa từ bãi hạ cánh trong sương mù, 23 giờ đêm 3 tháng 6, tổ bay của đại úy A. S. Sornikov đã hạ cánh xuống bãi đáp Cupreshko, đón J. B. Tito, các nhân vật chủ chốt của AVNOJ và NVOJ và lãnh đạo phái bộ quân sự Liên Xô về Bari ngay trong đêm. Ngày hôm sau, tổ bay của A. S. Sornikov tiếp tục đón những yếu nhân còn lại của AVNOJ và phái đoàn quân sự Liên Xô, dẫn đường cho các máy bay Anh, Mỹ đến Cupresko đón phái bộ quân sự Anh, Mỹ về Bari. Ngày 6 tháng 6, tàu chiến Anh HMS Blackmore đã đưa J. B. Tito cùng Bộ Tổng tham mưu của ông đến đảo Vis. Chiến dịch "Hiệp sĩ" của Hitler nhằm thủ tiêu bộ máy lãnh đạo kháng chiến của Nam Tư hoàn toàn phá sản. Các phi công Liên Xô A. S. Sornikov, P. N. Yakimov và B. T. Kalinkin được tặng các danh hiệu Anh hùng nhân dân Nam Tư và Anh hùng Liên Xô.
Cuộc đàm phán J. B. Tito và I. V. Stalin tại Moskva.
Tháng 9 năm 1944, Bulgaria được giải phóng và bắt đầu tham chiến cùng Liên Xô và phe Đồng Minh chống phát xít. Các chiến dịch tiếp theo của Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) tại Balkan cần có sự phối hợp với quân đội Bulgaria và Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư trên lãnh thổ Nam Tư. Tuy nhiên, do tránh cuộc càn quét của quân Đức ở Drvar mùa hè năm 1944, Bộ Chỉ huy tối cao NOVJ buộc phải di tản ra đảo Vis. Điều này gây bất tiện cho công tác lãnh đạo chỉ huy của bản thân J. B. Tito và Bộ Chỉ huy NOVJ cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ huy của quân đội Liên Xô và quân đội Bulgaria với NOVJ. Sau nhiều phiên họp bàn bạc, ngày 18 tháng 9, J. B. Tito chấp thuận đề nghị của phía Liên Xô về việc rời Bộ Chỉ huy tối cao NOVJ đến thành phố Crajova của Romania, sát biên giới phía đông Nam Tư, cách Beograd trên dưói 100 km về phía đông thuộc vùng kiểm soát của quân đội Liên Xô. Đây là vị trí thuận tiện để Bộ Chỉ huy tối cao NOVJ có thể giữ liên lạc chặt chẽ với tất cả các quân đoàn chủ lực của họ.
Không quân tầm xa của Liên Xô cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ, di chuyển Bộ Chỉ huy NOVJ đến Crajova và đưa Tổng tư lệnh NOVJ, nguyên soái Josip Broz Tito đến thăm Moskva theo lời mời của I. V. Stalin. Đêm 19 tháng 9 năm 1944, trung tướng N. V. Korneev triệu tập đại tá V. A. Shchelkunov, chỉ huy phi đội đặc nhiệm cùng các phi công P. M. Mikhailov và V. G. Pavlov đến phòng làm việc của mình. Ông giao cho họ nhiệm vụ phải bí mật di chuyển Bộ Chỉ huy tối cao NOVJ và J. B. Tito từ đảo Vis đến Crajova. Lộ trình bay được vạch ra từ đảo Vis theo hướng Bari nhưng ra đến biển Adriatic thì vòng lên hướng tây bắc, sau đó quặt vào đất liền, vượt qua vùng Bosnia và Serbia đến Crajova. Chuyến bay được dự kiến khởi hành vào 3 giờ sáng 20 tháng 9. Trong quá trình bay không được sử dụng liên lạc vô tuyến. Kế hoạch bay của ba chiếc Li-2 do đại tá V. A. Shchelkunov chỉ huy đã được thực hiện trọn vẹn và an toàn tuyệt đối. Sau 4 giờ bay, J. B. Tito và đoàn cán bộ chỉ huy của Bộ Chỉ huy NOVJ đã hạ cánh xuống sân bay Crajova và bắt đầu làm việc. Nguyên soái J. B. Tito và một số sĩ quan cao cấp NOVJ tiếp tục bay đến Moskva để bàn bạc với Liên Xô và Bulgaria về việc phối hợp hành động giữa quân đội ba nước.
Sau khi nhận được báo cáo của Trưởng phái bộ quân sự Anh tại đảo Vis rằng J. B. Tito và Bộ Chỉ huy NOVJ đã biến mất, đại tướng William Elliott, chỉ huy các lực lượng không quân Anh tại Địa Trung Hải rất tức giận vì cho rằng J. B. Tito phải bay đến Bari chứ không thể đi nơi khác. Ông lập tức triệu tập tướng S. V. Sokolov, Trưởng phái đoàn quân sự Liên Xô tại Bộ Tư lệnh đồng minh ở Địa Trung Hải để làm rõ việc "người Nga đã giấu Tito ở đâu?". Tướng S. V. Sokolov trả lời rằng ông hoàn toàn không biết. Khi William Elliott kết luận rằng người Nga đã lợi dụng lòng tốt của họ thì S. V. Sokolov trả lời: "Chúng tôi cảm ơn các đồng minh của chúng tôi và cũng xin sẵn lòng đền đáp lại như vậy". Cuộc căn vặn giữa hai viên tướng chấm dứt khi Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô I. V. Stalin đã thông báo cho Thủ tướng Anh Winston Churchill rằng Josip Broz Tito đã ở Moskva để bàn việc hiệp đồng trong các chiến dịch sắp tới giữa quân đội Liên Xô với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và Quân đội của Mặt trận Tổ quốc Bulgaria.
Tại cuộc hội đàm giữa J. B. Tito và I. V. Stalin, hai bên đã đạt được nhiều thảo thuận quan trọng về phối hợp tác chiến và tăng cường thêm trang bị cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư. Phía Liên Xô đã cử các đại diện đến các bộ chỉ huy vùng của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư với tư cách là các sĩ quan liên lạc để bảo đảm phối hợp tác chiến giữa hai bên. Thiếu tướng A. P. Gorskov được cử đến đến Bộ chỉ huy vùng Serbia, nơi sẽ diễn ra những sự kiện quan sự chủ yếu của Chiến dịch giải phóng Beograd. Đại tá P. Kh. Rakh được cử đến Bộ chỉ huy vùng Croatia. Đại tá N. K. Patrakhanchyev được cử đến Slovenia. Thiếu tá P. M. Kovalenko được cử đến Montenegro. Cùng đi với họ có các đội sĩ quan tùy tùng, điện báo viên và nhân viên kỹ thuật.
Trên cơ sở các thỏa thuận đã đạt được tại Moskva giữa I. V. Stalin và J. B. Tito, trong nửa cuối tháng 9 năm 1944, Bộ tham mưu Phương diện quân Ukraina 3 và Bộ tham mưu tối cao NOVJ đã cùng soạn thảo kế hoạch giải phóng Beograd. Đến ngày 20 tháng 9 năm 1944, họ đã báo cáo dự thảo kế hoạch lên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao và Tổng hành dinh của NOVJ. Mục tiêu tổng quát của chiến dịch là tiêu diệt cánh quân Đức ở đông bắc Nam Tư (Cụm tập đoàn quân "Serbia"), đánh chiếm Beograd và các trung tâm đầu mối đường sắt quan trọng ở Nam Tư, ngăn chặn quân Đức rút lui từ Montenegro, Macedonia và Hy Lạp lên củng cố các phòng tuyến ở sông Tissa và sông Danub (Hungary). Kế hoạch dự định sử dụng Tập đoàn quân 57 của tướng N. A. Gagen và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 của tướng V. I. Zhdanov. Trục giao thông đường sắt từ Beograd đi Saloniki (Hy Lạp) là các vị trí đóng quân của Cụm tập đoàn quân Serbia và Cụm tập đoàn quân F (Đức) có tác dụng như một tuyến phân giới để phối hợp hành động. Quân đội Liên Xô tấn công từ phía đông, Quân đội NOVJ tấn công ở phía tây tuyến này. Riêng ở phía nam Serbia và khu vực Macedonia, quân đội Bulgaria sẽ tham gia chiến dịch từ hướng Đông, phối hợp với các đơn vị NOVJ từ phía tây đánh vào Skopje, Nish và các trung tâm khác trong vùng. Trên cánh Bắc của chiến dịch, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cũng huy động thêm Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 của Tập đoàn quân 46 để phối hợp tấn công Beograd từ hướng đông bắc. Đối mặt với quân đội Liên Xô, Nam Tư và Bulgaria là 11 sư đoàn Đức 2 sư đoàn quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia và 3 sư đoàn quân Ustaše. Chiến dịch dự kiến sẽ hoàn thành ngày 13 hoặc 14 tháng 10 năm 1944.
Giải phóng Beograd.
Sát trước thời điểm diễn ra chiến dịch giải phóng Beograd, các quân đoàn bộ binh 68 và 75 (Tập đoàn quân 57) đã hoàn thành chiến dịch phòng ngự quyết liệt trên sông Danub, đánh chiếm một đầu cầu khá lớn ở các khu vực Vidin và Turnu-Severin trên bờ Tây sông Danub thuộc lãnh thổ Bulgaria và Nam Tư. Các khu vực này đều trở thành các bàn đạp rất lợi hại để tấn công Cụm tập đoàn quân Serbia (Đức). Ngày 28 tháng 9 năm 1944, chiến dịch chính thức mở màn.
Trên cánh phải, Quân đoàn bộ binh 10 (Tập đoàn quân 46) và Giang đoàn Danub sau khi quét sạch quân Đức tại các khu vực Bela - Tsrkva và Vrshats bên tả ngạn sông Danub đã đánh chiếm Panchevo, một đầu mối giao thông quan trọng trên bờ sông Danub, cách Beograd 15 km về phía đông. Trên khu vực Vidin và Turnu-Severin, các quân đoàn bộ binh 68 và 75 đã hình thành hai mũi tấn công vu hồi từ Brza-Palanka và Vidin, hợp điểm tại phía tây Negotin. 2 sư đoàn Đức và 1 sư đoàn quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia đã bị bao vây, tiêu diệt và bắt làm tù binh tại khu vực Negotin. Ngày 30 tháng 9, thống chế Maximilian von Weichs mở một cuộc phản công của 2 sư đoàn Đức và 1 sư đoàn Quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia từ Doni-Milanovo vào sau lưng Quân đoàn bộ binh 75. Tướng Kosa Popovic đã điều động Quân đoàn Vô sản 14 của NOVJ chặn đứng cuộc phản công này, đánh chiếm Klakochevats và Doni-Milanovo, đẩy quân Đức lùi về tuyến sông Pek. Dưới sự yểm hộ của Quân đoàn cơ giới cận vệ 5 (Liên Xô), các sư đoàn bộ binh 23, 25 và Lữ đoàn cơ giới Vô sản 5 (NOVJ) cũng từ dãy núi Đông Serbia mở cuộc tấn công vào các đơn vị quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia ở Bor và Zagubitsa. Chỉ sau ba ngày, các đơn vị này đã tiến công liền một mạch gần 100 km, đánh chiếm Petrovac, Jabari, Jdrelo và Svilainac, cắt đứt con đường sắt từ Beograd đi Nish.
Trên hướng Zaechar, Quân đoàn bộ binh 64 (Tập đoàn quân 57) gặp phải sức kháng cự kịch liệt của 1 sư đoàn Đức và 1 sư đoàn quân Ustaše tại các con đèo qua dãy núi Đông Serbia. Sư đoàn bộ binh 45 (NOVJ) đã từ thị trấn Bor phối hợp đánh vào sau lưng các trung đoàn Đức đang phòng thủ, buộc quân Đức phải bỏ các con đèo rút chạy. Chiều 30 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 64 đánh chiếm thành phố Zaechar và các thị trấn Bolevac, Knijajevac bên sườn phía tây dãy núi Đông Serbia, hình thành cánh quân từ phía bắc uy hiếp bao vây thành phố Nish do Sư đoàn 7 SS chiếm đóng. Ở phía nam, Tập đoàn quân 2 (Bulgaria) và Sư đoàn bộ binh 6 (Liên Xô) cũng mở cuộc tấn công từ Babushnica sang phía tây. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm tác chiến chiến dịch binh chủng hợp thành nên đến ngày 10 tháng 10, Tập đoàn quân 2 (Bulgaria) chỉ tiến được khoảng 30 km đến bờ Đông sông Nam Morava. Trên hướng Skopje, các tập đoàn quân 1 và 4 (Bulgaria) vẫn chưa vượt đi qua tuyến biên giới Macedonia - Bulgaria.
Giai đoạn 2 của chiến dịch giải phóng Beograd bắt đầu ngày 11 tháng 10 năm 1944 với sự điều động một lực lượng lớn quân đội NOVJ tham gia tác chiến trên suốt chiều dài mặt trận từ phía bắc Beograd đến phía nam Skopje. Trước đo, Sư đoàn 23 của NOVJ đã đánh chiếm một dải đầu cầu quan trọng ở bờ Tây sông Morava tại khu vực Velika-Planc, tạo điều kiện để đưa Quân đoàn cơ giới cận về 4 (Liên Xô) vượt sông Morava và tham chiến với tất cả các sức mạnh của nó. Tuy nhiên, trong những ngày đầu tiên của giai đoạn 2, các xe tăng của Quân đoàn co giới cận vệ 4 đã vọt tiến lên phía trước, trong khi bộ binh của Quân đoàn Vô sản 14 (NOVJ) do tướng Peko Dapchevich chỉ huy vẫn còn tụt lại phía sau. Vì Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 có ít bộ binh nên đã bị các sư đoàn Đức phòng thủ ở phía nam Beograd gây một số thiệt hại. Ngày 13 tháng 10, tướng N. V. Korneev, trưởng phái đoàn quân sự Liên Xô tại Bộ chỉ huy tối cao NOVJ báo cáo về Bộ Tổng tham mưu Liên Xô về tình hình thất lợi trên hướng Palanka - Beograd. Gần như ngay sau đó, Bộ tham mưu Phương diện quân Ukraina 3 nhận được lệnh chỉ đạo cho Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 phải chở bộ binh Nam Tư trên xe tăng để cùng tấn công, hạn chế hỏa lực chống tăng của bộ binh Đức.
Với sức mạnh tấn công của 3 quân đoàn Liên Xô và Nam Tư, sáng 14 tháng 10, những chi đội xe tăng của Quân đoàn cơ giới cận vệ 4
và các tiểu đoàn bộ binh Nam Tư đầu tiên của Quân đoàn Vô Sản 14 (NOVJ) đã có mặt tại ngoại ô phía nam Beograd. Tại đây, 20.000 quân Đức và quân Ustaše được trang bị 40 xe tăng và 170 khẩu pháo đã bị bao vây. Các trận đánh trong nội đô Beograd cũng diễn ra khá quyết liệt. Trong những ngày từ 14 đến 17 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 75 (Liên Xô), Quân đoàn Vô Sản 14 và Sư đoàn xung kích 5 của Quân đoàn Vô Sản 1 (Nam Tư) cùng Lữ đoàn cơ giới cận vệ 5 (Liên Xô) đã chặn tất cả các đường rút lui và chia cắt cụm quân Đức-Ustaše tại ngoại ô Đông Nam Beograd. Từ ngày 15 đến ngày 19 tháng 10, quân đội Liên Xô và Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đã lần lượt dập tắt những ổ kháng cự cuối cùng của quân Đức và lính Ustaše tại Beograd. Ngày 20 tháng 10, tại cuộc mít tinh của người dân Beograd mừng thành phố giải phóng, tướng V. I. Zhdanov (Liên Xô) và tướng Peko Dapchvich (Nam Tư) đã cùng phát biểu và ôm hôn nhau thắm thiết. Buổi tối cùng ngày, Moskva nổ 24 loạt pháo hoa từ 224 khẩu đại bác chúc mừng Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) đã giải phóng Beograd.
Chiến dịch Nish - Mitrovica.
Sau chiến dịch giải phóng Beograd, hơn 10 sư đoàn Đức và gần 200.000 lính chư hầu Ustaše (Croatia) và Nedić (Quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia) đóng tại Kosovo, Macedonia và Hy Lạp chỉ còn con đường rút lui duy nhất khỏi Nam Tư là sử dụng các nhánh đường sắt phía tây nam Tư qua Skpoje - Pristina và Nish - Mitrovica rồi qua Sarajevo lên phía bắc. Do sự phối hợp chưa tốt giữa Quân đội nhân dân Bulgaria và Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư nên hai kế hoạch tấn công chặn đánh quân Đức tại khu vực Chachak - Kralevo - Kraguevac - Krucevac không thực hiện được. Một bộ phận đáng kể quân Đức đã rút lui đến Sarajevo an toàn. Ngày 20 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) cùng gần 90.000 quân Ustaše đã mở một cuộc phản công lớn vào Kraguevac, buộc Quân đoàn bộ binh 68 (Tập đoàn quân 57) cùng các sư đoàn bộ binh 17, 23, 25 và Vô Sản 2 (Nam Tư) phải tạm thời chuyển sang phòng ngự với những tổn thất rất nặng nề để giữ vững Kraguevac. Với số quân vừa được rút lên phía bắc, tướng Alexander Löhr đã xây dựng được các tuyến phòng thủ dọc theo các con sông Drava, Drina, Sava và Nam Morava, giữ hành lang chiến lược dọc theo phía tây nam Tư.
Tình hình thay đổi buộc Bộ chỉ huy Phương diện quân Ukraina 3, Bộ chỉ huy tối cao NOVJ và Bộ Tổng tham mưu quân đội Bulgaria phải vạch một kế hoạch tấn công mới với trọng điểm là các khu vực Nish - Mitrovica và Skopje - Pristina ở vùng Nam Serbia, Kosovo và bắc Macedonia. Ngày 18 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 64 (Liên Xô), Quân đoàn bộ binh 13 (Nam Tư) và Tập đoàn quân Bulgaria 2 mở cuộc tổng công kích vào Nish. Ngày 21 tháng 10, thành phố Nish được giải phóng. Quân NOVJ thừa thắng đánh chiếm các thành phố Prokuple và Leckovac. Sư đoàn 6 của Tập đoàn quân 2 Bulgaria cũng đánh chiếm Vrane, mở ra cửa ngõ đánh chiếm Skopje từ phía bắc. Ở phía nam, các tập đoàn quân Bulgaria 1 và 4 vẫn tiến công rất chậm, đến cuối tháng 10 năm 1944, họ vẫn còn cách tuyến sông Vardar và thành phố Skopje hơn 50 km về phía đông. Quân Đức và quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia đã tranh thủ thời gian rút được một số quân lớn qua nhánh đường sắt phía tây Macedonia lên phía bắc.
Để tăng cường sức mạnh cho NOVJ, ngày 15 tháng 10, không quân Liên Xô đã chuyển giao Cụm không quân Nam Balkan và các căn cứ của Vùng 9 không quân cho NOVJ. Tướng A. N. Vitruc chỉ huy cụm không quân này gồm Sư đoàn tiêm kích 236 và Sư đoàn cường kích cận vệ 10, được trang bị 244 máy bay các loại.
Ngày 12 tháng 11, Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) di chuyển lên mặt trận Bắc Nam Tư để chuẩn bị mở chiến dịch Budapest. Địa bàn Kosovo được bàn giao cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và Tập đoàn quân Bulgaria 2. Ngày 15 tháng 11, quân NOVJ và quân Bulgaria mở cuộc tấn công vào phía bắc Kosovo, Tập đoàn quân Bulgaria 1 và các sư đoàn NOVJ độc lập thuộc cụm quân Macedonia tổ chức tấn công vào Skopje. Ngày 17 tháng 11, Tập đoàn quân Bulgaria 1 cùng các Sư đoàn Macedonia 42, Serbia 46, các lữ đoàn du kích Kosovo 2 và 3 của NOVJ giải phóng Pristina và Skopje. Ngày 20 tháng 11, Tập đoàn quân Bulgaria 2 cùng các sư đoàn bộ binh Serbia 24 và 47 giải phóng Mitrovica, chặn con đường rút lui của quân Đức từ Skopje đi Novy Pazar. Đến đầu tháng 12 năm 1944, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và Quân đội nhân dân Bulgaria đã hoàn toàn làm chủ phần lãnh thổ phía nam Nam Tư bao gồm phần lớn lãnh thổ Serbia, toàn bộ lãnh thổ Montenegro và Macedonia. Cuối tháng 11, du kích Hy Lạp đánh chiếm Athens, du kích của Đảng Cộng sản Anbania cũng đánh đuổi quân Ý và quân Đức khỏi lãnh thổ Anbania và giải phóng toàn bộ nước này ngày 29 tháng 11 năm 1944.
Chiến dịch Novi Sad - Batina.
Mục tiêu của quân đội Liên Xô là mở một hành lang tiếp cận biên giới Hungary tại hướng Vojvodina để tiến quân qua Hungary tiếp cận biên giới phía nam nước Đức Quốc xã. Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cũng muốn tạo một mũi tấn công vu hồi từ Vojvodina vào sau lưng cụm quân Đức và Ustaše đang đóng tại khu vực Sarajevo - Zagreb. Để cùng đạt được những mục đích này, từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 1944, Tập đoàn quân 57 (Liên Xô, thiếu Quân đoàn 64), Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Liên Xô) và Quân đoàn Vô Sản 1 (Nam Tư) đã phối hợp mở chiến dịch Novi Sad - Batina, giải phóng phần lớn tỉnh tự trị Vojvodina, tạo ra một bàn đạp tấn công rất có lợi cho quân đội Liên Xô và quân NOVJ bên hữu ngạn sông Danub.
Mục tiêu của quân đội Liên Xô và quân đội NOVJ trong chiến dịch đệm này nhằm chiếm được các đầu cầu để tiếp tục phát triển tấn công từ Balkn và Trung Âu. Nếu như Novi Sad là đầu mối giao thông đường sắt và đường sông quan trọng ở phía bắc Beograd thì Batina (thủ phủ quận Barania hiện nay) có vị trí như một đầu cầu có nhiều triển vọng bên hữu ngạn sông Danub. Từ Novi Sad có đuwofng sắt đi Beograd ở phía nam, Subotina ở phía bắc, qua Volkovse đi Zagreb ở phía tây thì từ Batina co thể mở đường tấn công dọc theo hữu ngạn sông Drava đến Zagreb và Maribor hoặc tấn công lên Pech ở phía bắc, đánh vào sau lưng Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đang phòng thủ tại tuyến Balaton - Budapesht - Mishkol.
Tại hướng Novi Sad, sau thất bại tại Beograd, từ ngày 21 tháng 10 năm 1944, tướng Alexander Löhr rút quân về giữ Novi Sad để phong tỏa con đường tiến ra đồng bằng Hungary. Tuy nhiên, quân đội NOVJ và quân đội Liên Xô đã không cho quân Đức thực hiện được ý đồ đó. Sau khi chiếm Beograd, Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Liên Xô) và Quân đoàn Vô sản 1 (NOVJ) tiếp tục kéo quân lên phía bắc. Ngày 25 tháng 10, các đơn vị tiền đội của Quân đoàn cơ giối cận vệ 4 đã chạm súng với Sư đoàn SS "Brandenburg" ở phía đông nam Novi Sad. Quân đoàn Vô Sản 1 đã điều 2 sư đoàn bộ binh đánh chiếm Lacharac, cắt dứt con đường rút lui sang phía tây của quân Đức. phía bắc Novi Sad, Tập đoàn quân 46 (Liên Xô) trên cánh trái của Chiến dịch Debrecen đã đánh chiếm trung tâm đầu mối đường sắt Subotina, cắt đứt đường sắt Budapesht - Novi Sad. Ngày 1 tháng 11, tướng Alexander Löhr buộc phải rút các sư đoàn Đức khỏi Novi Sad, men theo thung lũng sông Danub qua ngả Iloc về Našice.
Trên hướng Batina, đêm mùng 9 rạng ngày 10 tháng 11 năm 1944, các nhóm trinh sát của Lữ đoàn xung kích 12 Vojvodina (NOVJ) và Sư đoàn 233 (Liên Xô) đã vượt sông Danub trên những chiếc xuồng gáp, bí mật chiếm lĩnh các đầu cầu bên hữu ngạn sông Danub. Sáng 11 tháng 11, dưới sự yểm hộ của pháo binh Liên Xô đặt trên bờ trái sông Danub và các máy bay của Tập đoàn quân không quân 17 (Liên Xô), cùng các pháo hạm và súng cối của Giang đoàn Danub, Sư đoàn bộ binh 51, các sư đoàn Vojvodina 7, 8, 12 và sư đoàn 16 (NOVJ) cùng các sư đoàn bộ binh 33, 299, các sư đoàn bộ binh cận vệ 72, 75 (Liên Xô) đồng loạt vượt sông tấn công vào đội hình của Sư đoàn 35 SS. Đến ngày 13 tháng 11, liên quân NOVJ - Liên Xô đánh bại Sư đoàn 35 SS và áp sát phía đông Batina. Quân Đức tung ra 30 xe tăng yểm hộ cho Sư đoàn 31 và 4 trung đoàn Hungary cùng 2 tiểu đoàn lính Ustaše giữ thị trấn Zmajevac, cửa ngõ vào Batina. Trong những ngày 15 và 16 tháng 11, đã diễn ra những cuộc chiến diễn ra ác liệt tại nhà ga Zmajevac, điểm cao 169. Ngày 18 tháng 11, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 236 thuộc Giang đoàn Danub (Liên Xô) đã đổ bộ lên Aptina, phía bắc Batina, hình thành mũi tấn công vu hồi phía bắc. Ngày 19 tháng 11, Lữ đoàn 8 hải quân đánh bộ đổ bộ lên mỏm Monjorošu, đánh chiếm pháo đài Tikveš, một vị trí phòng thủ then chốt của quân Đức ở phía nam Batina. Ngày 22 tháng 11, liên quân NOVJ - Liên Xô mở cuộc tổng công kích vào Batina. Sau một tuần chiến đấu, ngày 29 tháng 11, liên quân Đức - Hungary - Ustaše buộc phải rút khỏi Batina với thương vong lên đến 2.500 người, phía liên quân NOVJ có khoảng 1.500 quân Liên Xô và 487 quân NOVJ tử trận. Cánh cửa vào phía nam Hungary đã được mở.
Chiến dịch Knin.
Theo thỏa thuận ngày 4 tháng 10 năm 1944 tại Krajova (Romania) giữa Bộ Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 với Bộ Tổng tham mưu NOVJ và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Bulgaria, quân đội Liên Xô sẽ tham gia các chiến dịch ở miền Đông Serbia, Đông Croatia và tỉnh Vojvodina, sau đó tập trung tấn công trên hướng Đông Nam và Nam Hungary. Quân đội Bulgaria phối hợp với các đơn vị NOVJ giải phóng Macedonia. Nhiệm vụ tác chiến ở Montenegro, Bosnia - Herzegovina và phần lớn lãnh thổ Croatia sẽ do các binh đoàn chủ lực của NOVJ đảm nhận. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tổng tư lệnh NOVJ đã vạch kế hoạch tấn công trên ba hướng. Hướng Beograd - Zagreb ở phía đông, hướng Montenegro dọc theo bờ biển Adriatic và hướng chính diện vào Sarajevo. Mục tiêu cuối cùng của chiến dịch là bao vây một cụm lớn quân Đức tại khu vực Sarajevo, sau đó tấn công Zagreb và phát triển đến tuyến Ricka, Triest, Lyubiana và Maribor, giải phóng hoàn toàn Nam Tư. Để thực hiện việc hợp vây quân Đức tại khu vựa Sarajevo, cần tổ chức một chiến dịch đệm để hình thành cánh quân phía tây khu vực Sarajevo. Đó là mục tiêu của chiến dịch Knin từ 25 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 1944 nhằm giải phóng hoàn toàn vùng Dalmatia ở phía nam Croatia.
Tham gia chiến dịch Knin có lực lượng của Quân đoàn 8 Dalmatia cùng các sư đoàn, lữ đoàn NOVJ độc lập hoạt động khu vực Dalmatia do tướng Petar Drapšin chỉ huy. Quân NOVJ có khoảng 32.000 người, được trang bị 40 xe tăng Anh và xe tăng chiến lợi phẩm. Đối diện với họ là Quân đoàn Sơn chiến 15 (Đức) cùng 2 lữ đoàn quân Ustaše và Sư đoàn Dinara Chetnik do tướng Gustav Fehn chỉ huy có quân số khoảng 20.000 người và hơn 20 xe tăng. Tướng Fehn ra lệnh trừng phạt nghiêm khắc bất cứ quân nhân Đức và chư hầu nào tự ý rời khỏi vị trí chiến đấu. Những đơn vị không nổ súng khi bắt gặp quân của NOVJ sẽ bị coi là "cộng tác với kẻ thù".
Sáng 25 tháng 11, Sư đoàn Dalmatia 20 từ Garno bắt đầu tấn công lên Mostar. Sáng 26 tháng 11, các sư đoàn Dalmatia 19 và 26 bắt đầu tấn công vào từ Metković lên Livny, hai cứ điểm tiền tiêu của quân Đức và chư hầu ở tây nam Croatia. Tốc độ tấn công của cả ba sư đoàn đều rất chậm do sự chống trả kịch liệt của Quân đoàn Sơn chiến 15 (Đức) và quân Chetnick. Ngược lại, các đơn vị Ustaše ngay từ đầu đã dao động và một vài toán quân đã ra hàng quân NOVJ. Không hài lòng với tốc độ tấn công chạm chạp, ngày 28 tháng 11, tướng Petar Drapšin tung Sư đoàn Dalmatia 9 và Lữ đoàn xe tăng 6 từ Šibenik đánh vào Livny. Đòn tấn công bằng xe tăng tỏ ra có hiệu quả rõ rệt. Trong khi các sư đoàn chủ lực của Quân đoàn Sơn chiến 15 (Đức) đang đối phó với Sư đoàn Dalmatia 20 trên hướng Mostar để bịt cánh cửa vào Sarajevo thì Sư đoàn Dalmatia 9 có Lữ đoàn xe tăng 6 mở đường đã kéo quân đánh dọc bờ biển Adriatic lên Knin, Sư đoàn Dinara Chetnick của Momčilo Đujić không chống cự nổi đã phải bỏ Knin rút chạy về Bihač. Cả một vùng cửa sông Garko được giải phóng. Sư đoàn sơn chiến 373 và sư đoàn bộ binh 264 (Đức) liên tục bị tập kích từ sau lưng và tổn thất nặng. Ngày 30 tháng 11, các tiểu đoàn đổ bộ đường không 581 và 583 (Đức) phải rút khỏi Livny, luồn rừng về Sarajevo. Các Lữ đoàn Ustaše 6, 7 và Trung đoàn xe tăng 383 (Đức) hầu như bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh.
Ngày 3 tháng 12 năm 1944, Sư đoàn Dalmatia 9 đánh chiếm Knin. Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 12, Quân đoàn Dalmatia 8 (NOVJ) tiếp tục dồn ép Quân đoàn Sơn chiến 15 (Đức) về phía tây và phía bắc, đánh chiếm các hải cảng Split và Zara, phối hợp với các Quân đoàn Vô Sản 1 và 12 đẩy quân Đức ở Sarajevo vào thế bị nửa hợp vây. Trong chiến dịch này, Quân đoàn Sơn chiến 15 (Đức) chịu tổn thất khá nặng: 6.555 người chết và 4.285 bị bắt làm tù binh. Sư đoàn 264 chỉ còn lại 1.526 người và bị giải thể, Sư đoàn Sơn chiến 373 hầu như tan rã. Quân đoàn Dalmatia 8 (NOVJ) có 677 người chết, 126 người mất tích và 2.439 người bị thương. Trong lịch sử đối đầu với cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Tư, đây là quân đoàn Đức đầu tiên bị thiệt hại nặng nề như vậy với hai sư đoàn chủ lực bị xóa sổ. Ngoài ra, khoảng hơn 5.000 quân Ustaše và chetnick cũng bị tiêu diệt hoặc bị bắt.
Năm 1945.
Sự hình thành các tập đoàn quân Nam Tư.
Vào cuối năm 1941, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư mới chỉ có gần 100 đội du kích có quy mô từ trung đội đến tiểu đoàn với hơn 10.000 người. Chỉ sau hơn 3 năm kiên trì tiến hành cuộc chiến tranh du kích chống Đức Quốc xã, phát xít Ý và các lực lượng Nam Tư thân phát xít, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã trở thành một quân đội chính quy. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Anh và một số đồng minh khác và bằng con đường lấy vũ khí của phát xít đánh lại phát xít, vào cuối năm 1944, quân đội này đã được trang bị khá hiện đại với đầy đủ các vũ khí hạng nặng, xe tăng, trọng pháo, máy bay và tàu xuồng chiến đấu. Riêng Liên Xô trong năm 1944 và 5 tháng đầu năm 1945 đã viện trợ không hoàn lại cho NOVJ 96.515 súng trường, 68.423 tiểu liên, 20.528 súng ngắn, 512 đại liên DShK, 3.364 súng cối, 3.797 súng chống tăng, 895 lựu pháo, 170 sơn pháo, 491 máy bay, 65 xe tăng, 1.329 máy liên lạc vô tuyến cùng một số lượng lớn đạn, lựu đạn và các trang thiết bị quân sự khác.
Quy mô của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cũng phát triển lên đến hơn 50 sư đoàn, nhiều lữ đoàn và trung đoàn độc lập với quân số lên đến trên 500.000 người. Để quân đội này có thể tác chiến hiệp đồng binh chủng một cách thống nhất, chặt chẽ và độc lập mở các chiến dịch lớn trên những hướng chiến lược quan trọng của cuộc đấu tranh giải phóng Nam Tư và góp phần vào công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, từ cuối tháng 10 năm 1944 đến đầu năm 1945, Bộ Tổng tư lệnh tối cao NOVJ đã quyết định thành lập 4 tập đoàn quân Nam Tư gồm có:
Ngoài ra, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư còn có các đơn vị độc lập gồm:
Chiến dịch Mostar.
Mặc dù chiếm được Knin nhưng thực ra, chiến dịch Knin mới chỉ hoàn thành một nửa mục tiêu ban đầu do Bộ Tổng tư lệnh tối cao NOVJ đề ra. Để tiêu diệt cánh quân Đức tại khu vực Sarajevo, NOVJ cần phải tiến hành thêm một chiến dịch đệm để tạo thế ở tây nam Srrajevo, đó là chiến dịch Mostar từ ngày 6 đến ngày 17 tháng 2 năm 1945. NOVJ vẫn giao cho Quân đoàn Dalmatia 8 với các sư đoàn Dalmatia 9, 19, 26 thực hiện chiến dịch này và tăng cường cho nó thêm Sư đoàn Herzegovina 29, Lữ đoàn pháo binh 8 lấy từ lực lượng dự bị của Tổng hành dinh NOVJ và Lữ đoàn xe tăng hạng nhẹ (3 tiểu đoàn) được điều từ Knin đến. Mặc dù chịu một số thiệt hại trong Chiến dịch Knin nhưng Quân đội NOVJ trên hướng này vẫn có được quân số 32.000 người, kể cả các đơn vị tăng cường. Đối đầu với Quân đoàn Dalmatia 8 (NOVJ) là 15.000 quân Đức và chư hầu thuộc Quân đoàn Sơn chiến 21 (Đức) đặt Sở chỉ huy tại Sarajevo gồm có: Sư đoàn Sơn chiến 389 (Đức), Sư đoàn Sơn chiến 9 (Ustaše), Trung đoàn bộ binh 359 thuộc Sư đoàn 181 (Đức), Trung đoàn pháo bờ biển 649 (Đức), Tiểu đoàn sơn pháo 909. Tiểu đoàn trinh sát 116 và tiểu đoàn Lê dương San Marko.
7 giờ sáng ngày 6 tháng 2, Sư đoàn Dalmatia 26 nổ súng tấn công các cứ điểm vòng ngoài của quân Đức tại khu vực Široki Brijeg. Ngoài 5 tiểu đoàn pháo binh của Lữ đoàn pháo 8, NOVJ còn điều động phi đội máy bay ném bom của họ gồm 2 chiếc IL-2 và 2 chiếc Speedfire. Cuối ngày 6 tháng 2, hơn 3.000 quân Đức và quân Ustaše bị bao vây tại ngôi làng Lise. Trên hướng Ljubuški, các sư đoàn Dalmatia 9 và 19 gặp phải sức chống cự yếu hơn của Trung đoàn 359 và nhóm quân Lê dương San Marko nên đã giải pohosng thị trấn Ljubuški trong ngày 6 tháng 2. Tướng Ernst von Lajzer, tư lệnh Quân đoàn Sơn chiến 21 (Đức) buộc phải hy sinh 3.000 quân Đức và Ustaše tại làng Lise, rút chủ lực các sư đoàn Sơn chiến 389 (Đức) và 9 (Ustaše) về giữ Mostar.
Ngày 7 tháng 2, Quân đoàn Dalmatia 8 tiếp tục tấn công. Hồi 15 giờ 30 phút cùng ngày, Sư đoàn Dalmatia 26 chiếm Široki Brijeg, một cứ điểm phòng ngự mạnh của quân Đức, loại khỏi vòng chiến đấu 379 quân Đức thuộc Tiểu đoàn 9 thuộc Sư đoàn Sơn chiến 389. Ngày 10 tháng 2, Bộ Chỉ huy NOVJ ở Bosnia - Herzegovina ra lệnh cho Quân đoàn Dalmatia 8 chuyển trọng điểm tấn công sang phía tây Mostar, đánh chiếm Nevesinje nhằm cắt đứt liên lạc giữa Saragevo và Mostar. Thực hiện mệnh lệnh này, tướng Petar Drapšin điều động Sư đoàn Herzegovina 29 và tăng cường cho sư đoàn này các Lữ đoàn Herzegovina 11 và 12 để tấn công từ Konjic lên Nevesinje. Đến ngày 13 tháng 2, Sư đoàn Herzegovina 29 vẫn dẫm chân trước tuyến phòng ngự của quân Đức phía nam Nevesinje. Tuy nhiên, từ hướng chính diện Mostar, các sư đoàn Dalmatia 9 và 19 đã tăng cường gây sức ép, buộc Sư đoàn Sơn chiến 389 Đứcphari phân tán lực lượng. Ngày 14 tháng 2, cả năm lữ đoàn (10, 11, 12, 13, 14) của Sư đoàn Herzegovina 29 đều đồng loạt tấn công phá vỡ hai tuyến phòng thủ của quân Đức tại các cứ điểm Bijeloga Polja và Jablanica, đánh chiếm Nevesinje. Quân NOVJ tiêu diệt và bắt sống 819 quân Đức, trong đó có 2 sĩ quan chỉ huy (các đại tá Wetzel và Wähmann), thu giữ 6 lựu pháo, 2 sơn pháo, 2 pháo chống tăng, 5 súng cối, 8 đại liên 21 trung liên, 354 súng trường, 5 xe con, 4 xe tải, 15 mô tô và 8 toa xe chở đầy đạn pháo.
Bị cắt đứt liên lạc với Mostar, tướng Ernst von Lajzer không còn một biện pháp nào để cứu vạn cho cứ điểm quan trọng này. Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 2, Quân đoàn Dalmatia 8 và Sư đoàn Herzegovina 29 tổng tấn công vào Mostar, nhanh chóng đè bẹp sức kháng cự của Trung đoàn 370, Tiểu đoàn xe bọc thép trinh sát 116 và những nhóm tàn binh còn lại của Trung đoàn 369 (Đức). 18 giờ ngày 17 tháng 2, Mostar được giải phóng. Cánh cửa vào Sarajevo từ hướng tây nam đã mở ra trước các đơn vị NOVJ.
Chiến dịch Sarajevo - Zagreb.
Các chiến dịch Knin và Mostar cùng với các đòn tấn công của liên quân NOVJ - Liên Xô trên hướng Beograd - Tuzla đã dồn ép những lực lượng còn lại của các cụm tập đoàn quân E và F (Đức) cùng các đơn vị quân Ustaše vào một hành lang nhỏ hẹp ở Trung Bosnia Herzegovina. Hành lang này bắt đấu từ Sarajevo kéo dài đến Bania Luka. Mặc dù quân Đức còn giữ được phần lớn lãnh thổ phía bắc Croatia nhưng binh lực của cả hai cụm tập đoàn quân E và F vẫn không đủ để giữ một chiến tuyến kéo dài dọc theo các con sông Sava, Bosni, vòng qua chỗ lồi Sarajevo, qua Bihac ra đến biển Adriatic. Tình thế mặt trận cho phép Bộ Tổng tư lệnh tối cao NOVJ và các cố vấn quân sự Liên Xô nghĩ đến một chiến dịch lớn để tiêu diệt cụm quân Đức - Ustaše tại "chỗ lồi" Sarajevo. Mùa xuân năm 1945, với 4 quân đoàn chủ lực được trang bị khá tốt, trong đó có 3 lữ đoàn, 11 trung đoàn pháo và 2 lữ đoàn xe tăng, quân đội NOVJ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.
Quân đội NOVJ tham gia chiến dịch có Tập đoàn quân Nam Tư 1 (7 sư đoàn và 2 lữ đoàn bộ binh), Tập đoàn quân Nam Tư 2 (14 sư đoàn bộ binh) và Tập đoàn quân Nam Tư 4 (từ ngày 1 tháng 3 năm 1945). Tập đoàn quân Nam Tư 3 (7 sư đoàn bộ binh) sử dụng cánh trái phối hợp với Tập đoàn quân Nam Tư 1 tấn công lên Zagreb, sử dụng cánh phải phối hợp với Tập đoàn quân 57 (Liên Xô) và Tập đoàn quân Bulgaria 1 tiến hành các hoạt động tấn công vào Hungary. Thời điểm diễn ra chiến dịch cũng thuận lợi do Quân đội Liên Xô đã hoàn thành Chiến dịch Budapest, giải phóng thủ đô Hungary và ngay sau đó đã thực hiện thành công Chiến dịch phòng ngự hồ Balaton đánh bại Tập đoàn quân xe tăng 6 SS (Đức) mở đường tấn công vào Viên và biên giới phía nam nước Đức.
Quân Đức và Ustaše tại Croatia và "chỗ lồi" Sarajevo còn lại Quân đoàn Sơn chiến 21 (chỉ còn lại các sư đoàn 181 và 369), các sư đoàn bộ binh độc lập 8, 9, 15 và Sư đoàn 7 SS "Prinz Eugen". Bộ Tổng tham mưu Đức đã điều động đến khu vực phía bắc Sarajevo Quân đoàn kỵ binh SS 15 Cossack do tướng SS Helmuth von Pannwitz chỉ huy gồm các sư đoàn kỵ binh Cossack 1 và 2. Quân Usteshi cũng chỉ còn lại 5 sư đoàn, trong đó có 2 sư đoàn chỉ còn tồn tại trên giấy tờ. Trên lãnh thổ Croatia, quân Đức còn một lực lượng đáng kể gồm các sư đoàn 11, 22, 41, 104, 117, 138, 237 (Đức) và Sư đoàn SS 14 Ukraina. Ở phía bắc Zagreb, quân Đức có Cụm tập đoàn quân Áo do tướng Lothar Rendulic chỉ huy nhưng cụm tập đoàn quân này bị chia sẻ làm ba hướng: hỗ trợ cho cụm Tập đoàn quân Nam của tướng Johannes Frießner giữ phần phía tây Hungary, trấn giữ phía tây nam Áo do quân đội Đồng Minh Anh, Mỹ đang gây sức ép nặng nề lên Cụm tập đoàn quân C để chuẩn bị cho cuộc Chiến dịch Bắc Ý. Chỉ 1/3 lực lượng này có thể hỗ trợ cho Cụm tập đoàn quân E (Đức) trong điều kiện các mặt trận còn lại đều yên tĩnh.
Ngày 30 tháng 3 năm 1945, Tập đoàn quân Nam Tư 4 của tướng Petar Drapšin đã đánh bại Quân đoàn kỵ binh SS 15 Cossack, giải phóng Bihać. Ngày 20 tháng 4, Tập đoàn quân Nam Tư 4 tiếp tục giải phóng tỉnh Lika và toàn bộ vùng ven biển Croatia. Ngày 1 tháng 5, Tập đoàn quân Nam Tư 4 tiếp tục đánh bại Quân đoàn 97 (Đức), chiếm Rieka, Triest và tiến đến biên giới cũ giữa Nam Tư và Ý. Ở phía đông, Tập đoàn quân Nam Tư 2 dưới sự chỉ huy của tướng Koča Popović từ bàn đạp tại chỗ giao nhau giữa sông Sava và sông Bosny đã mở cuộc tấn công lên phía bắc. Ngày 5 tháng 4, Tập đoàn quân Nam Tư 2 giải phóng Doboj và tiến đến tuyến sông Una. Ngày 6 tháng 4, các Quân đoàn Vô Sản 2, 3 và 5 thuộc Cụm quân độc lập Montenegro đã đoạt lại Sarajevo từ tay Quân đoàn Sơn chiến 21 (Đức). Ngày 12 tháng 4, Tập đoàn quân Nam Tư 3 do tướng Košta Nađ chỉ huy đã phối hợp với Tập đoàn quân Bulgaria 1 vượt sông Drava, tiến công vào khu vực Podravina, hình thành cánh quân vây bọc Zagreb từ phía bắc. Ngày 21 tháng 4, Tập đoàn quân Nam Tư 3 tiến đến biên giới quốc gia Nam Tư - Áo tại khu vực Dravograd. Bên cánh phải của họ, Tập đoàn quân Bulgaria 1 cũng giải phòng Maribor.
Trước đó, ngày 12 tháng 4, Tập đoàn quân Nam Tư 1 do tướng Peko Dapčević chỉ huy đã đập tan các tuyến phòng thủ của Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) trên khu vực Syrmia và dọc theo thung lũng sông Sava và bao vây Zagreb. Tàn quân Đức tại hành lang Sarajevo - Bania Luka rút lên phía bắc đã bị rơi vào một "cái túi tác chiến" miệng túi đã được khép lại tại Zagreb. Quân Đức mất hơn 36.000 sĩ quan và binh sĩ tử trận, hơn 40.000 thương binh nằm la liệt khắp thành phố Zagreb. Ngày 7 tháng 5, 6 sư đoàn của các Tập đoàn quân Nam Tư 1 và 3 giải phóng Zagreb. Tướng Alexander Löhr và Bộ chỉ huy Cụm tập đoàn quân E (Đức) bỏ chạy lên phía bắc nhưng không thoát. Ngày 8 tháng 5, họ bị Quân Giải phóng Nam Tư bắt sống tại Ljubljana và bị đưa về Zagreb. Ngày 9 tháng 5, tại Zagreb, tướng Alexander Löhr ký vào biên bản đầu hàng không điều kiện của các cụm tập đoàn quân E và F (Đức) trước Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư. Trong khi đó, một cụm lớn quân Đức, quân Ustaše, quân Bảo vệ tổ quốc Slovenia và quân SS Cossack khoảng 30.000 người vẫn cố gắng chọc thủng trận tuyến của NOVJ để chạy sang đầu hàng quân Anh - Mỹ tại Ý và Áo.
Trận Poljana: Giải phóng hoàn toàn Nam Tư.
Polijana là một ngôi làng nhỏ chỉ rộng hơn 2 km vuông nằm sát biên giới Nam Tư - Áo, trên lãnh thổ Slovenja. Sau khi quân Đức bại trận trong Chiến dịch Sarajevo - Zagreb, khoảng 30.000 tàn quân Đức, tàn quân Ustaše, tàn quân Bảo vệ tổ quốc Slovenia và tàn quân Chetniks đã chạy về đây và tiếp tục chống cự với hy vọng được người Anh tại Klagenfurt (Áo) che chở để không phải đầu hàng Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và cũng là để trốn tránh khỏi các tội ác chiến tranh mà những quân đội thân phát xít này đã gây ra đối với các tộc người ở Nam Tư.
9 giờ sáng ngày 14 tháng 5, một cụm lớn gồm tàn quân Đức, Ustaše, quân Bảo vệ tổ quốc Slovenia và Chetniks đã chạm súng với một đơn vị du kích thuộc NOVJ khi đơn vị này ngăn cả nhóm tàn quân này vượt biên giới sang đất Áo. Cụm tàn quân này lập ức triển khai cuộc tấn công với sự yểm hộ của mấy khẩu pháo, hy vọng nhanh chóng đè bẹp đội du kích của NOVJ đang đóng tại Poljana để mở đường thoát thân. Tuy nhiên, chiều 14 thánng 5, ba sư đoàn thuộc Quân đoàn Vo Sản 2 của Tập đoàn quân Nam Tư 3 dưới sự chỉ huy của tướng Kosta Nađ có 20 xe tăng yểm hộ đã vây chặt làng Poljana. Cuộc chiến kéo dài sang ngày 15 tháng 5, gây thương vong cho 310 tàn quân Đức, Ustaše, quân Bảo vệ tổ quốc Slovenia và Chetniks cùng hơn 100 quân NOVJ. Sau cuộc thương lượng kéo dài, quân Anh đã không can thiệp. Họ yêu cầu cụm tàn quân này đầu hàng Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư với điều kiện được coi là tù binh chiến tranh. 16 giờ chiều 15 tháng 5, nhóm tàn quân kéo cờ trắng ra hàng.
Mặc dù một thời gian sau đó, trên vùng biên giới Nam Tư - Ý, Nam Tư - Áo, Nam Tư - Hungary còn diễn ra một số trận đụng độ giữa quân NOVJ với các toán tàn quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia, quân Quốc gia Độc lập Croatia, quân Bảo vệ tổ quốc Slovenia và quân Chetniks đã trở thành các toán phỉ nhưng trận Poljana được coi là trận đánh lớn cuối cùng của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Diễn biến sau chiến tranh.
Trận Odžak: đánh bại các lực lượng Ustaše thân Đức.
Thời điểm kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chỉ còn tính từng ngày và Đế chế thứ ba đứng trước triển vọng diệt vong không thể tránh khỏi nhưng những nhà lãnh đạo của cái gọi là "Nhà nước Croatia độc lập" thân phát xít cùng quân đội Ustaše vẫn không cam chịu thất bại. Vì không kịp rút theo quân Đức nên khoảng 10.000 tàn quân Ustaše do Petar Rajkovačić, Ibrahim Pjanić, Ivan Kalućič và Avdaga Hacić cầm đầu đã tụ tập tại Odžak, một thành phố nhỏ chỉ rộng khoảng hơn 10 km vuông nằm ở vị trí giáp ranh giữa Bosnia Herzegovina và Croatia bên bờ sông Sava (nay thuộc Bosnia Herzegovina) để tổ chức phòng thủ, chống lại quân đội NOVJ. Mặc dù Ante Pavelič, người đứng đầu nhà nước bù nhìn Croatia thân Đức yêu cầu chuyển các lực lượng về địa bàn nông thôn nhưng Petar Rajkovačić và các đồng sự của ông ta đã chống lệnh. Từ ngày 19 tháng 4 năm 1945, quân Ustaše đã biến Odžak hành một pháo đài và thề sẽ chiến đấu đến cùng. Trong khi đang tập trung binh lực để ao vây quân Đức tại hành lang Sarajevo - Banja Luka nhưng NOVJ vẫn phải dành ra Sư đoàn Serbia 25 và Sư đoàn Đông Bosnia 27 để đối phó với cánh quân Ustaše ở Odžak.
Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 28 tháng 4, lực lượng Ustaše bảo vệ Odžak gồm 1.000 quân của Ivan Kalućič và 850 quân của Petar Rajkovačić đã chống trả kịch liệt các cuộc tấn công của Sư đoàn Đông Bosnia 27 (NOVJ) tiêu diệt hoàn toàn một tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 16 của sư đoàn này, giết chết viên lữ đoàn trưởng Spaso Mičić. Quân Ustaše thu được những chiến lợi phẩm đầu tiên gồm 3 khẩu sơn pháo, 1 súng cối và 1 súng chống tăng. Ngày 28 tháng 4, các đại tá Ustaše Ibrahim Pjanić và Avdaga Hacić bị thất trận ở Zagreb cũng kéo theo gần 8.000 tàn binh Ustaše chạy về đây, đưa quân số của lực lượng Ustaše tại Odžak lên khoảng gần 10.000 người. Odžak trở thành một khối ung nhọt nguy hiểm phía sau các cánh quân chủ lực NOVJ đang tiến đánh lên biên giới tây bắc Nam Tư. Ngày 25 tháng 4 năm 1945, Josip Broz Tito yêu cầu Tập đoàn quân Nam Tư 2 phải sử dụng toàn bộ Quân đoàn bộ binh 3 gồm Sư đoàn 27 của đại tá Miloš Zekić, Sư đoàn 38 của đại tá Franjo Herljević và Sư đoàn 53 của đại tá Đurađ Predojević để tảo thanh khu vực Odžak. Các sư đoàn trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu sau một tháng mà cánh quân Ustaše ở Odžak vẫn còn tồn tại.
Ngày 29 tháng 4, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư áp sát ngôi làng Vlaška Mala trên tuyến phòng thủ vòng ngoài phía đông nam Odžak và gửi tối hậu thư yêu cầu quân Ustaše đầu hàng. Tướng Petar Rajkovačić từ chối và hạ lệnh nã pháo vào các vị trí của quân NOVJ. Sau hai ngày giao chiến, quân NOVJ không chiếm được ngôi làng mà còn bị thiệt hại đáng kể, đặc biệt là Sư đoàn Bosnia 28. Ngày 1 tháng 5 năm 1945, tướng Koča Popović tăng viện cho Quân đoàn 3 (NOVJ) Sư đoàn bộ binh Bosnia 25 để tăng sức mạnh công kích. Tuy nhiên, được cổ vũ bởi cuộc phòng thủ của tàn quân Đức tại pháo đài Breslau, tướng Petar Rajkovačić hạ lệnh cho quân Ustaše tiến hành cuộc chiến hầm hào để phòng thủ thị trấn. Trong các trận đánh từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5, tổn thất của hai bên đều lên đến con số hàng nghìn. Tuy nhiên, NOVJ vẫn tiếp tục đưa các lực lượng tăng viện và vũ khí hạng nặng đến xung quanh Odžak, bao gồm các lữ đoàn Serbia 14, 19, 20; máy bay cường kích và một số khẩu đội Katysha tham gia chiến dịch.
Ngày 18 tháng 5, quân NOVJ bắt đầu tổng công kích vào thị trấn. Chiều 18 tháng 5, Lữ đoàn Serbia 20 chiếm được trạm phát thanh. Sáng 19 tháng 5, quân Ustaše phản công lấy lại trạm phát sóng này và hô hào người Croatia đứng lên chiến đấu. Mặc dù đã được tổ chức thành 4 trung đoàn giữ bốn khu vực xung quanh Odžak nhưng quân Ustshi vẫn không ngăn cản được hơn 20.000 quân NOVJ đột kích vào nội đô. Trong các ngày 23 và 24 tháng 5, không quân NOVJ đã tổ chức các trận ném bom vào các vị trí của quân Ustaše, gây thuwong vong lớn cho các lực lượng này và cả dân thường. Trước thế cục thất bại không thể tránh khỏi, sáng 25 tháng 5, tướng Petar Rajkovačić tự sát sau khi bị thương nặng. Các nhóm tàn quân Ustaše gồm khoảng 700 người chạy trốn vào khu vực rừng núi Bosnia và bắt đầu tổ chức các hoạt động phỉ cho đến khi họ bị các lực lượng an ninh Nam Tư tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1947 tại Lipa. Chiều 25 tháng 5, quân NOVJ đánh chiếm nhà ga, bệnh viện trung tâm thị trấn, trạm phát thanh, cảng sống và trường tiểu học, tiêu diệt các toán tàn binh của quân Ustaše còn lại trong thị trấn. Đến 18 giờ cùng ngày, quân NOVJ đã hoàn toàn làm chủ Odžak.
Mặc dù Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư chiếm được Odžak nhưng hàng nghìn dân thường trong thành phố đã thiệt mạng, hàng chục nghìn người khác bị thương. Josip Broz Tito ra lệnh phong tỏa mọi thông tin về chiến dịch này. Những tài liệu đầu tiên về cuộc chiến tại Odžak chỉ được tiết lộ một cách nhỏ giọt sau khi J. B. Tito qua đời. Không những thế, những sự kiện tháng 4, tháng 5 năm 1945 ở Odžak đã trở thành đầu mối cho sự hiềm thù dai dẳng giữa người Croatia với người Serb và người Bosnia Herzegovina và trở thành một trong những mầm mống sâu xa của cuộc Chiến tranh Nam Tư 1991-1994 với kết quả là Croatia tách khỏi Nam Tư thành một nhà nước độc lập như hiện nay.
Số phận của tàn binh Chetnik và ngụy quân Nam Tư.
Sau thất bại trong trận Poljana, ngày 15 tháng 5 năm 1945 quân Quốc gia Độc lập Croatia, quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia cùng quân đoàn kỵ binh Côdắc SS số 14 đã đầu hàng quân Anh. Chính quyền Quốc gia Độc lập Croatia - một thành viên của Công ước Genève từ ngày 20 tháng 1 năm 1943 - đã hy vọng rằng họ có thể được đối xử theo quy chế của công ước này, nhưng các nỗ lực đàm phán của họ đã thất bại. Trước đó, vào ngày 5 tháng 5 năm 1945, tại thành phố Palmanova (cách Trieste 50 km về phía tây bắc), 2.800 quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia đã đầu hàng quân Anh. Ngày 12 tháng 5, thêm 2.500 quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia đầu hàng tại Unterbergen trên bờ sông Drava.
Ngày 11 và 12 tháng 5, Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã gặp quân Anh tại Klagenfurt, Áo. Phía Anh tỏ ra không hài lòng về việc này và đại sứ Anh ở Beograd đã yêu cầu Tito cho quân rút khỏi Áo. Đáp lại, ngày 15 tháng 5 Tito tuyên bố đặt những đơn vị Nam Tư tại Áo dưới sự điều khiển chung của các nước Đồng Minh và sau đó, ngày 20 quân Nam Tư bắt đầu rút khỏi Áo. Đến ngày 1 tháng 6, phần lớn các tù binh thuộc quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia, Croatia và quân đoàn Côdắc SS đã được giao trả cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư theo một phần của chiến dịch Keelhaul. Những tù binh này đã bị quân giải phóng xử tử hình tại Bleiburg.
Không lâu sau đó, ngày 13 tháng 3 năm 1946, Dragoljub Draža Mihailović bị Cục An ninh Quốc gia Nam Tư ("Odsjek Zaštite Naroda" - OZNA) bắt sống. Từ ngày 10 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 ông ta bị đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình với tội danh phản quốc và tội ác chiến tranh. Cuối cùng, câu chuyện giữa Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và quân phỉ Chetniks kết thúc bằng việc D. Mihailović bị xử bắn cùng với 9 thành viên Chetnik cao cấp khác vào ngày 18 tháng 7 tại Lisičiji Potok, cách cung điện cũ 200 cây số.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Như đã đề cập, ngày 8 tháng 3 năm 1945 một chính phủ liên hiệp ở Nam Tư đã được thành lập tại Beograd với Tito làm Thủ tướng và Ivan Šubašić là Bộ trưởng Ngoại giao. Vua Petar II Karađorđević đã đồng ý chờ một cuộc trưng cầu ý dân về việc ông có được chấp nhận để tiếp tục làm vua ở Nam Tư hay không, tuy nhiên cuộc trưng cầu đã cho kết quả áp đảo về việc yêu cầu nhà vua thoái vị. Ngày 29 tháng 11, Hội đồng Lập hiến Nam Tư tuyên bố phế bỏ chế độ quân chủ và Quốc hội khóa I của Nam Tư họp tại Beograd thành lập Cộng hòa Liên bang Nhân dân Nam Tư theo chế độ Xã hội chủ nghĩa. Tito được bổ nhiệm làm thủ tướng của Liên bang. Trước đó, vào ngày 8 tháng 6, Hoa Kỳ, Anh và Nam Tư đã đạt được thỏa thuận về việc quản lý vùng lãnh thổ tự do Trièst, theo đó vùng phía bắc (vùng A) do Anh và Mỹ quản lý và vùng phía nam (vùng B) do Nam Tư quản lý. Đến năm 1954, vùng A chính thức trở thành tỉnh Trièst của nước Ý, còn vùng B trở thành lãmh thổ của Nam Tư (nay là các vùng Primorska của Slovenia và hạt Istra của Croatia).
Thương vong của người dân Nam Tư.
Theo ước tính của Chính phủ Nam Tư công bố cho Ủy ban Bồi thường chiến tranh Quốc tế vào năm 1946, tổng thương vong của Nam Tư là 1.704.000 người. Tuy nhiên con số này bao gồm cả việc so sánh với dân số Nam Tư có thể có nếu chiến tranh không xảy ra, số trẻ con không được sinh ra, và thương vong do bệnh tật và dân cư phiêu bạt khắp nơi. Cụ thể hơn, Giáo sư Vladeta Vučković giải thích rằng thực ra 1,7 triệu người đó không hẳn là thương vong trong chiến tranh mà là số dân bị hao hụt. Con số thương vong này được trình lên Hội đồng Bồi thường Chiến tranh của các nước Đồng Minh năm 1948 nhưng lần này ghi chú là chỉ bao hàm các con số thương vong liên quan tới chiến tranh. Sau khi phía Đức yêu cầu Nam Tư đưa ra các tài liệu xác minh con số này, Cục Thống kê Nam Tư đã tiến hành một cuộc điều tra tên toàn quốc vào năm 1964 về thương vong trong thời kì chiến tranh và đã đưa ra con số người chết là 597.323. Kết quả thống kê được giữ bí mật và chỉ được công bố vào năm 1989.
Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ vào năm 1954 đưa ra số người Nam Tư chết liên quan tới chiến tranh là 1.067.000 người. Phía Hoa Kỳ cho rằng con số 1,7 triệu người chết là không chính xác vì nó được đưa ra quá sớm sau khi chiến tranh kết thúc và không được ước tính theo quy tắc của một cuộc điều tra dân số sau chiến tranh. Một nghiên cứu gần đây của Vladimir Žerjavić cho ra con số người chết là 1.027.000, trong đó tổn thất về quân sự là 237.000 binh sĩ du kích Nam Tư và 209.000 quân Quốc gia Độc lập Croatia (bao gồm Lực lượng vũ trang Cận vệ Croatia và quân Ustaše). Số dân thường thiệt mạng là 581.000, bao gồm 57.000 người Do Thái. Thương vong của người dân trong các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Nam Tư là: Bosnia 316.000; Serbia 273.000; Croatia 271.000; Slovenia 33.000; Montenegro 27.000; Macedonia 17.000; và bị giết ngoài lãnh thổ Nam Tư là 80.000. Một nhà thống kê người Serb gốc Bosnia Bogoljub Kočović cho ra một con số thấp hơn: 1.014.000 người. Hai con số này được Giáo sư Đại học Bang San Francisco Jozo Tomasevich cho rằng là tương đối đáng tin cậy và trung lập. Tuy nhiên con số của Žerjavić đã bị nhiều người chỉ trích, cho rằng ông ta cố tình làm giảm nhẹ vai trò của quân Quốc gia Độc lập Croatia trong việc đàn áp và giết hại dân thường và những người kháng chiến Nam Tư cũng như làm giảm nhẹ các tội ác của chính quyền Quốc gia Độc lập Croatia trong việc thanh lọc sắc tộc. Một số tổ chức như Yad Vashem và Trung tâm Simon Wiesenthal chưa chính thức thừa nhận các con số thống kê của tác giả này.
Dầu sao, những thương vong như thế là rất khủng khiếp cho đất nước và người dân Nam Tư. Sự tàn phá ghê gớm của cuộc chiến tranh có thể được giải thích bằng các lý do sau:
Thương vong của phía Đức Quốc xã và phát xít Ý.
Theo các báo cáo thương vong của phía Đức thu giữ được từ tài liệu lưu trữ riêng của tướng Hermann Reinecke, người đứng đầu cơ quan quan hệ đối ngoại của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức Quốc xã, thương vong của quân đội chính quy Đức tại vùng Balkan là khoảng 24.000 người chết và 12.000 mất tích, không có thống kê về bị thương. Phần lớn số thương vong này là ở Nam Tư.
Đánh giá.
Cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một hoạt động du kích chống phát xít có quy mô, thời gian, cường độ ác liệt vào loại lớn nhất ở Đông Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ đứng sau cuộc chiến tranh du kích của nhân dân Liên Xô trong các vùng bị quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng. Giống như phong trào kháng chiến chống phát xít ở Pháp diễn ra cùng thời kỳ lịch sử, cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư đã quy tụ được hầu hết các lực lượng Nam Tư yêu nước, chống phát xít. Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư có phần phức tạp hơn cuộc kháng chiến chống phát xít ở Pháp do chỗ không giống như nước Pháp là một dân tộc tương đối thuần nhất, Nam Tư là một cuộc gia đa sắc tộc với nhiều mảng lãnh thổ khác nhau, có nền bản sắc văn hóa khác nhau, thậm chí trong lịch sử đã có sự xung đột với nhau, được lắp ghép vào một nước Nam Tư ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Việc lãnh đạo một quốc gia đa sắc tộc, bị chia rẽ ngay trong cuộc chiến tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân dân để giải phóng dân tộc mình là một thành công lớn của Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) mà đứng đầu là Ủy ban Giải phóng dân tộc trung ương Nam Tư (NKOJ).
Trong thành phần các đảng phái, các sắc tộc, cách xu hướng chính trị tham gia cuộc đấu tranh vũ trang kiên trì, bền bỉ trong hơn 4 năm (tháng 4-1941 đến tháng 5-1945) nổi lên vai trò lãnh đạo và tổ chức của Đảng Cộng sản Nam Tư và vai trò quyết định trên chiến trường của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư (NOVJ). Đảng Cộng sản Nam Tư không lãnh đạo cuộc kháng chiến một cách trực tiếp mà thông qua Hiệp hội giải phóng dân tộc Nam Tư chống phát xít (AVNOJ) và từ cuối năm 1943, thông qua Ủy ban giải phóng dân tộc Nam Tư (NKOJ) ở trung ương và các địa phương. Nếu không có các tổ chức chính trị này, cuộc đấu tranh vũ trang của Quân Giải phóng Nam Tư sẽ mất đi chỗ dựa của các tầng lớp nhân dân Nam Tư, trở nên cô lập trước các tổ chức dân tộc li khai cực đoan như nhà nước Montenegro tự trị (do Phát xít Ý dựng lên), nhà nước Serbia tự trị và nhà nước Croatia độc lập (do Đức Quốc xã dựng lên).
Kinh nghiệm tổ chức chiến tranh du kích của nhân dân Nam Tư đã được những người cộng sản Việt Nam học tập ngay từ trước khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Hồ Chí Minh viết:
Trong diễn văn đọc tại cuộc chiêu đãi đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại thủ đô Beograd ngày 5 tháng 8 năm 1958, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao người Nam Tư trong cuộc chiến đấu chống phát xít và một lần nữa muốn tìm hiểu những kinh nghiệm tổ chức chiến tranh giải phóng dân tộc ở Nam Tư để vận dụng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam:
Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư, Liên Xô đánh giá cao tinh thần chiến đấu của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư. Họ đã có những trận đánh xuất sắc trong việc phối hợp với quân đội Liên Xô tại Chiến dịch tấn công Beograd và tại các khu vực Cačak, Krajevo, Danilovgrad, Skadar, Podgorića, Knin và Gučar, phá vỡ kế hoạch rút quân về Hungaria, Áo và Ý của các cụm tập đoàn quân E, F và Cụm tập đoàn quân Serbia (Đức). Đặc biệt, trong chiến dịch Mostar, Quân đoàn Dalmatia 8, Sư đoàn Serbia 29 (thuộc Quân đoàn Vô Sản 2) và Lữ đoàn xe tăng Nam Tư đã buộc quân Đức phải cố chống giữ trên hướng Sarajevo, từ bỏ kế hoạch rút Sư đoàn bộ binh 7 SS "Prinz Eugen" về Hungary. Sau chiến tranh, tướng S. M. Stemenko, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô viết:
Nửa thời gian đầu của cuộc chiến tranh giải phóng, nhân dân Nam Tư gần như phải chiến đấu đơn độc trong vòng phong tỏa của quân đội Đức Quốc xã, phát xít Ý và quân của các nước thân phát xít Bulgaria, Romania, Hungary và quân của các thế lực thân phát xít ngay tại Nam Tư. Sau khi quân Đồng Minh Anh, Mỹ đổ bộ lên bán đảo Apenin và giải phóng miền Nam nước Ý, quân đội các nước đồng minh Anh, Mỹ và Liên Xô bắt đầu có những sự trợ giúp đáng kể về vũ khí cho Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư. Trong đó, vũ khí, đạn dược và quân trang quân dụng của Anh chiếm ưu thế. Các nước Đồng Minh cũng thiết lập các phái bộ quân sự tại Tổng hành dinh của NOVJ, tạo sự phối hợp có hiệu quả hơn giữa NOVJ và quân đội các nước Đồng Minh bao gồm cả sự chia sẻ thông tin tình báo để đối phó với quân đội các nước phe Trục. Đến cuối năm 1944, khi quân đội Liên Xô tiến váo bán đảo Balkan, sự giúp đỡ của Liên Xô tăng lên đáng kể. Trong đó, Cụm không quân mặt trận Nam Tư gồm 2 sư đoàn không quân Liên Xô (236 và cận vệ 10) và một căn cứ không quân tại Crajova bao gồm toàn bộ người, máy bay, vũ khí, đạn dược và các phương tiện hậu cần đảm bảo do tướng A. N. Vitrukh làm tư lệnh được chuyển giao cho Nam Tư sử dụng và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng hành dinh NOVJ vào tháng 11 năm 1944. Ngày 23 tháng 3 năm 1945, Lữ đoàn xe tăng Nam Tư gồm 65 xe tăng T-34 được xây dựng tại Tula (Liên Xô) đã về đến Nam Tư bằng đường sắt và trở thành mũi nhọn đột kích mạnh của NOVJ trong các chiến dịch cuối cùng giải phóng đất nước Nam Tư khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức.
Trong các hoạt động quân sự tại Nam Tư, quân đội Liên Xô chỉ đóng vai trò chủ lực trong Chiến dịch tấn công Beograd. Sau đó, họ kéo quân sang Hungary để tổ chức tấn công và bao vây một phần Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) tại Budapest và tiến hành chiến dịch phòng ngự Hồ Balaton. Quân đội Bulgaria cũng chỉ giúp đỡ một phần lực lượng để giải phóng vùng Macedonia. Quân đội NOVJ đã gánh vai trò chủ đạo trong cuộc chiến giải phóng đất nước mình. Tuy nhiên, những người Nam Tư yêu nước vẫn đánh giá cao sự giúp đỡ của các nước đồng minh Liên Xô, Anh, Mỹ và quân đội của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của họ.
Đánh giá tổng quát về toàn bộ cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư, nhà sử học Branko Petranović viết:
Ảnh hưởng.
Về ý nghĩa tinh thần, cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư là một trong những tấm gương về lòng dũng cảm của các dân tộc ở Đông Âu dám đương đầu với đội quân nhà nghề của Đức Quốc xã và Phát xít Ý để tự giải phóng mình. Cuộc đấu tranh đó cũng trở thành mẫu hình để người Albania học tập và áp dụng cho chính mình. Haxhi Lleshi, một lãnh tụ phong trào giải phóng chống phát xít ở Albania (sau này là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania) đã sang Nam Tư tham gia các hoạt động du kích trong hàng ngữ NOVJ từ cuối năm 1941. Năm 1943, ông trở về nước tham gia chỉ huy Quân giải phóng nhân dân Albania do Đảng Cộng sản Albania lãnh đạo, mang theo những kinh nghiệm tổ chức chiến tranh du kích và tổ chức chính quyền kháng chiến ở Nam Tư để vận dụng cho Albania. Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Albania đã đưa nước này trở thành nước Đông Âu duy nhất thành công trong sự nghiệp chống phát xít, tự giải phóng đất nước mình mà không cần đến sự giúp đỡ đáng kể nào của Liên Xô cũng như của các đồng minh Anh và Mỹ.
Về ý nghĩa quân sự, cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư cùng với các cuộc chiến của quân du kích Albania, Bulgaria và Hy Lạp có tác dụng như một khối ung nhọt không thể chữa lành trong hậu phương Balkan của quân đội Đức Quốc xã. Nếu như thời kỳ đầu cuộc chiến, quân đội Đức Quốc xã và Phát xít Ý chỉ cần huy động khoảng 700.000 quân là có thể đánh bại quân đội 850.000 người của Vương quốc Nam Tư trong vòng 11 ngày và chiếm đóng Nam Tư, thì đến giai đoạn giữa và cuối của cuộc chiến, họ đã phải huy động khoảng 1.700.000 quân các loại cùng hơn 500.000 quân của các lực lượng Nam Tư thân phát xít nhưng vẫn không thể tiêu diệt được lực lượng NOVJ và chịu nhiều tổn thất lớn. Phong trào kháng chiến chống phát xít ở Balkan nói chung và Nam Tư nói riêng đã làm cho các cụm tập đoàn quân E, F và Serbia của quân Đức không thể rút đi nhiều lực lượng để chi viện cho các chiến trường chính tại Liên Xô, Ý và Pháp.
Khác với các cuộc kháng chiến chống phát xít tại Ba Lan, Tiệp Khắc và Pháp được lãnh đạo bởi các tổ chức yêu nước có trụ sở tại nước ngoài, ANOVJ đặt trụ sở chính thức của mình ngay trên lãnh thổ Nam Tư từ đầu đến cuối cuộc chiến. Bản thân Tổng tư lệnh NOVJ Josip Broz Tito cũng chỉ ra khỏi Nam Tư trong một thời gian ngắn khi diễn ra Chiến dịch "Hiệp sĩ" do Đức quốc xã tổ chức nhằm tiêu diệt cá nhân ông và cơ quan đầu não NOVJ. Điều đó tạo nên uy tín và ảnh hưởng rất lớn của AVNOJ và NOVJ đối với người dân Nam Tư cũng như trên trường quốc tế. Cũng vì việc đem sức mình tự giành độc lập cho mình là chủ yếu nên sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã, Nam Tư cũng như Albania mặc dù cùng do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng lại có được một vị thế chính trị độc lập cao hơn rất nhiều so với các nước được giải phóng nhờ sức mạnh của quân đội các nước Đồng Minh. Điều này lý giải cho chính sách đối nội và đối ngoại của Nam Tư (cũng như của Albania) sau này không bị phụ thuộc quá nhiều vào Liên Xô như các nước trong Khối Warszawa và cũng không bị phụ thuộc vào các đồng minh Anh, Mỹ như Hy Lạp và Ý.
Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư đã giải quyết về cơ bản vấn đề chia rẽ dân tộc, chia rẽ sắc tộc, chia rẽ tôn giáo vốn tồn tại hàng chục thế kỷ nay giữa các tộc người, các tôn giáo ở Nam Tư. Trước hiểm họa bị diệt vong, người Nam Tư về cơ bản đã đoàn kết lại với nhau để cùng chống kẻ thù chung. Mặc dù nước Đức Quốc xã và phát xít Ý đã tổ chức ra những nhà nước độc lập, tự trị nhằm làm suy yếu sức mạnh của người dân Nam Tư nhưng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc Nam Tư xung quanh AVNOJ vẫn chiếm ưu thế và trở thành nguồn động lực tinh thần để tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Đáng tiếc là đến cuối thế kỷ XX, do sai lầm nghiêm trọng của những người cộng sản Nam Tư về đường lối đối nội, đối ngoại, về chính sách kinh tế, do sự chia rẽ trong nội bộ Liên đoàn Cộng sản Nam Tư sau khi Josip Broz Tito qua đời cùng với các tác động bất lợi từ bên ngoài; đất nước Nam Tư đã rơi vào khủng hoảng và trở thành nước duy nhất ở châu Âu có hai lần hợp nhất và hai lần tan rã trong vòng chỉ một thế kỷ.
Di sản.
Nghệ thuật tạo hình và bảo tàng.
Sau chiến tranh, nhiều tượng đài và đài tưởng niệm đã được dựng lên ở các thành phố lớn trên khắp đất nước Nam Tư. Tượng đài nổi tiếng nhất là một đài tưởng niệm cho những người lính "Kêu gọi khởi nghĩa" ở Bakic (Beograd), kêu gọi người dân Nam Tư đứng lên chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược. Ở Beograd, Sarajevo và Nis, người ta đã xây dựng một số khu phức hợp với các bia tưởng niệm những thường dân bị giết hại và các binh sĩ kháng chiến hy sinh cũng như tượng bán thân các Anh hùng Nhân dân Nam Tư (đặc biệt là ở Sarajevo). Đáng tiếc, khi Liên bang Nam Tư tan rã, nhiều tượng đài và đài tưởng niệm trong số đó đã bị phá hoại và phá hủy bởi những phần tử dân tộc cực hữu, những kẻ cho rằng những phần tử thân phát xít của quân Quốc gia Độc lập Croatia, Serbia, Bosnia và Macedonia mới là "anh hùng dân tộc" thật sự. Đáng nói hơn, việc phục dựng các tượng đài đó dường như ít được đoái hoài tới.
Nhiều vật thể và tài liệu về chiến tranh cũng được trưng bày tại nhiều bảo tàng, nổi tiếng nhất là Bảo tàng Quân sự Beograd. Trong số những vật được trưng bày là các tài liệu chiến tranh, tranh ảnh về phong trào kháng chiến cũng như các mẫu quân phục, vũ khí, quân trang của quân du kích kháng chiến Nam Tư. Những chiếc mũ đội đặc trưng của quân kháng chiến (loại mũ "Titovka" hay mũ ba chỏm "triglavka") cũng được trưng bày trong bảo tàng.
Văn học và điện ảnh.
Đối với người dân Nam Tư (nhất là người Serb), cuộc chiến tranh giải phóng Nam Tư có vai trò giống như Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong lòng người dân Nga và Liên Xô. Trong văn học Nam Tư trong nửa sau của thế kỷ 20, chủ đề về chiến tranh có một vị trí rất quan trọng. Trong hàng ngũ những người lính vệ quốc Nam Tư đã nổi lên nhiều nhà văn, nhà thơ lớn như Vladimir Nazor, Ivan Kovachich, Džordzhe Andrejevich, Antun Augustinich, Božidar Jakats, Jovan Popovich, Branko Chopich, Mira Alechkovich, Dobritsa Chosich và nhiều người khác. Những trận chiến của quân giải phóng nhân dân với quân phát xít xâm lược, quân Chính phủ cứu nguy dân tộc Serbia và quân phỉ Chetniks, cuộc sống của người lính du kích đã được thể hiện trong các tác phẩm của các tác giả như Branko Chopichem, Jure Kashtelanom, Jožey Khorvatom, Oskarom Doavicho, Antonije Isakovichem, Dobritsey Chosichem, Mikhailo Lalichem...
Trong văn hóa đại chúng Nam Tư, người chiến sĩ Giải phóng quân đã xuất hiện trong phim, phim điện ảnh và thậm chí là phim hoạt hình, truyện tranh. Bộ truyện tranh nổi tiếng nhất về người lính giải phóng Nam Tư chính là loạt truyện "Du kích" do tác giả người Serb-Croatia Jules Radilovich sáng tác. Ít nổi tiếng hơn một chút là các truyện "Trung tá Tara", "Ba người không thể tách rời" và "núi Kurier" của bộ đôi tác giả Svetozar Obradovic và họa sĩ Branislav Keratsa, sau đó là các truyện của cặp tác giả Ivica Bednyantsa và Zdravko Sulicha. Loạt truyện nổi tiếng nhất nói về đề tài cuộc chiến tranh là "Mirko và Slavko" do Desimirov Zhizhovicha sáng tác, được ấn hành đền 200.000 bản in trên toàn quốc.
Trong lĩnh vực điện ảnh, cuộc chiến tranh giải phóng nhân dân Nam Tư cũng là đề tài cho một dòng phim mới là "dòng phim du kích" với những pha hành động bất quy tắc, với động lực và sự hy sính có ý tưởng, giống như dòng Phim Viễn Tây của Hoa Kỳ. Bộ phim nổi tiếng nhất của dòng này là phim "Trận Neretva" với Yuliy Borisovich Bryner và Serhiy Fyodorovych Bondarchuk đóng vai chính và phim "Trận Sutjeska" với Richard Burton đóng vai chính. Năm 1978, điện ảnh Anh sản xuất bộ phim "Lực lượng thứ 10 từ Navarone" "(Force 10 from Navarone)" được coi như phần tiếp theo của bộ phim "Những cây súng của Navarone" "(Guns of Navarone, sản xuất năm 1961)". Dù nội dung phần lớn là hư cấu nhưng bộ phim dựa trên nội dung tiểu thuyết cùng tên của Alistair MacLean đạo diễn Guy Hamilton cũng đã tái hiện được một phần sự hiệp đồng chiến đấu giữa một tổ biệt kích Anh và một đơn vị Quân giải phóng nhấn dân Nam Tư chống lại quân đội Đức Quốc xã và lực lượng Chetniks. | 1 | null |
Tiếp thị nội dung là một thuật ngữ bao gồm tất cả dạng thức marketing liên quan đến việc tạo và chia sẻ nội dung. Nội dung được tạo ra dùng để hướng khách hàng đến các hành động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Tiếp thị nội dung là một hình thức marketing, tập trung vào việc sáng tạo và truyền tải nội dung cho đối tượng mục tiêu.
Ở góc nhìn khác, tiếp thị nội dung là phương pháp tiếp cận của chiến lược Marketing, tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và duy trì sự quan tâm của đối tượng cụ thể. Qua đó, nuôi dưỡng nhận thức, niềm tin, thiện cảm của khách hàng và tăng doanh số bán hàng.
Thay vì quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, công ty cung cấp nội dung thực sự hữu ích và có liên quan cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của mình để giúp họ giải quyết các vấn đề. Từ đó, tiếp thị nội dung giúp thu hút khách hàng tiềm năng và biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Tiếp thị nội dung cũng giúp các công ty tạo ra lòng trung thành với thương hiệu, cung cấp thông tin có giá trị cho người tiêu dùng và tạo ra sự sẵn sàng mua sản phẩm của công ty trong tương lai. Hình thức marketing tương đối mới này không liên quan đến bán hàng trực tiếp. Thay vào đó, nó xây dựng niềm tin và mối quan hệ với người xem.
Không giống như các hình thức marketing khác, tiếp thị nội dung dựa vào dự đoán và đáp ứng nhu cầu thông tin của khách hàng hiện tại, khác với việc tạo ra nhu cầu mới. Như James O'Brien của Contently đã viết trên Mashable, "Ý tưởng trung tâm của tiếp thị nội dung là một thương hiệu phải mang lại thứ gì đó có giá trị để nhận lại thứ gì đó có giá trị. Thay vì quảng cáo, hãy là chương trình. Thay vì quảng cáo banner, hãy là câu chuyện tính năng". Tiếp thị nội dung đòi hỏi phải cung cấp liên tục một lượng lớn nội dung, và cần có một chiến lược.
Khi doanh nghiệp theo đuổi tiếp thị nội dung, trọng tâm chính phải là nhu cầu của khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại. Khi doanh nghiệp đã xác định được nhu cầu của khách hàng, thông tin có thể được trình bày dưới nhiều định dạng, bao gồm tin tức, video, sách giấy, sách điện tử, infographics, email, podcast, hướng dẫn cách làm, câu hỏi và trả lời, hình ảnh, blog, thông cáo báo chí, bài viết. bản tin, sách trắng, nghiên cứu tình huống. Hầu hết các định dạng này thuộc về kênh kỹ thuật số.
Tiếp thị nội dung trên nền tảng kỹ thuật số là một quy trình quản lý sử dụng các kênh điện tử để xác định, dự báo và đáp ứng các yêu cầu nội dung của một đối tượng cụ thể. Nó phải được cập nhật và bổ sung một cách nhất quán để ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng.
Ví dụ thực tiễn.
Sự phát triển của tiếp thị nội dung đã biến nhiều doanh nghiệp truyền thống thành các công ty xuất bản truyền thông.
Ví dụ 1:
Red Bull, công ty chuyên bán thức uống năng lượng cao, đã xuất bản các video trên YouTube, tài trợ tổ chức các sự kiện liên quan đến các hoạt động thể thao chuyên nghiệp như đạp xe leo núi, đua xe tự do và đua xe Công thức 1. Red Bull Media House - một đơn vị của Red Bull, đã sản xuất các bộ phim dài tập cho các rạp chiếu phim và các kênh dưới cấp (DVD, VOD, TV)." Red Bulletin là một tạp chí quốc tế hàng tháng Red Bull xuất bản với chủ đề về thể thao, văn hóa và lối sống của đàn ông với 5 triệu người đăng ký.
Hiện nay, Red Bull được xem như là một người khổng lồ trên YouTube khi cung cấp những nội dung dài kỳ và video ghi lại cách các vận động viên tài năng chuẩn bị tham gia vào các hoạt động thi đấu của họ. Điều này đánh trúng tâm lý của những người đam mê thể thao, muốn tìm hiểu thêm về những vận động viên và cách họ tập luyện và thực hiện những cú nhảy, pha nguy hiểm và chiến thuật tuyệt vời của họ. Bên cạnh đó, thành công của Red Bull còn nằm ở sự thành công của video quay về lần Felix Baumgartner thực hiện rơi tự do trên không. Video này đã giúp thương hiệu có được một sự kiện tuyệt vời và tạo nên hiện tượng với hơn 40 triệu lượt xem. Tất cả nội dung tiếp thị của Red Bull đều nhằm một nỗ lực truyền tải thông điệp đến khách hàng rằng Red Bull không bán nước tăng lực mà bán những gì xảy ra sau khi bạn uống.
Ví dụ 2:
Trang web tài chính cá nhân Mint.com đã sử dụng tiếp thị nội dung để thu hút khách hàng cho sản phẩm mới MintLife - sản phẩm độc lập với những sản phẩm khác của Mint.com. Nội dung trên blog bao gồm các hướng dẫn cách trả tiền học đại học, tiết kiệm cho một ngôi nhà và thoát khỏi nợ nần. Những nội dung phổ biến khác bao gồm các cuộc phỏng vấn chuyên sâu và một loạt các sự kiện tài chính. Theo doanh nhân Sachin Rekhi, "Đến năm 2013, công cụ mới MintLife đã thu hút được 10 triệu người dùng và nhiều người đã tin tưởng Mint để xử lý thông tin ngân hàng nhạy cảm của họ vì nội dung thông minh, hữu ích mà blog cung cấp. Mint đã phát triển đủ nhanh để bán cho Intuit với giá 170 triệu đô sau ba năm kinh doanh."
Sự gia tăng của tiếp thị nội dung cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng của các nền tảng trực tuyến, chẳng hạn như YouTube, LinkedIn, Tumblr, Pinterest, v.v.
Ví dụ:
YouTube, một công ty con của Google, là một nền tảng video trực tuyến với sự đột biến về tiếp thị nội dung. Tính đến năm 2016, YouTube đã có hơn 1 tỷ người dùng, chiếm 1/3 tổng số người dùng internet và tiếp cận những người dùng ở độ tuổi 18 tuổi 34 nhiều hơn so với bất kỳ nhà cung cấp cáp nào khác ở Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp tích cực quản lý nội dung của họ trên các nền tảng này với hy vọng mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng mới. Tiếp thị nội dung đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cấu trúc và quy trình vận hành để có thể tạo ra nhiều nội dung mới và phù hợp với văn hóa. Việc phải tốn thời gian khá dài để biến một ý tưởng thành một quảng cáo đã lỗi thời. Các nhà tiếp thị đang ngày càng đồng định vị những hiểu biết, sáng tạo, sản xuất để tăng tương tác và tốc độ sản xuất và phân phối nội dung.
Các dạng của tiếp thị nội dung.
Tiếp thị nội dung có 10 dạng phổ biến.
Blogs.
Blog cung cấp giá trị thông qua những nội dung dạng ngắn. Để blog hiển thị hiệu quả trong công cụ tìm kiếm thì doanh nghiệp sẽ thực hiện một số nghiên cứu từ khóa để xem người dùng đang tìm kiếm những từ khoá nào liên quan đến sản phẩm, liên quan đến các thương hiệu đối thủ... Từ đó xem xét những chủ đề hoặc câu hỏi khác có thể liên quan đến doanh nghiệp và tạo nội dung blog xung quanh các chủ đề này.
Viết blog là một trong những loại tiếp thị nội dung phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Blog đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thứ nhất Blog giúp doanh nghiệp cải thiện SEO và thu hút nhiều lượng truy cập hữu cơ đến với trang web công ty từ các công cụ tìm kiếm. Theo Forbes, các trang web bao gồm một blog thường có các trang được lập liên kết nhiều hơn 434% so với các trang không có. Điều này có nghĩa là các trang web có blog có nhiều cơ hội xuất hiện trên trang đầu tiên của công cụ tìm kiếm như Google khi người tiêu dùng tìm kiếm các từ khóa có liên quan. Ngoài ra, các trang web kinh doanh với blog có thêm 97% liên kết trong nước, điều này cũng giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thứ 2, blog còn giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Và doanh nghiệp cung cấp càng nhiều nội dung có giá trị, bổ ích cho khách hàng thì càng có nhiều khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ xem xét thương hiệu của doanh nghiệp khi họ mua sắm.
Videos.
Video cung cấp giá trị thông qua nội dung có thể tác động đa chiều đến các giác quan của người tiêu dùng khi hằng ngày chúng ta tiếp xúc nhiều video quảng cáo từ các nhãn hàng, dưới sự thúc đẩy của viral marketing mà thương hiệu tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Để triển khai tiếp thị nội dung trên video, doanh nghiệp sẽ xem xét lựa chọn loại nội dung và chủ đề nào sẽ thu hút khán giả của doanh nghiệp nhất và điều này sẽ phụ thuộc vào vị trí của khách hàng trong hành trình mua hàng của họ. Ví dụ như các video chứa thông tin ngắn và thu hút sự chú ý, có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng trong giai đoạn nhận thức (awareness stage). Ngoài ra, các video hướng dẫn và giới thiệu sản phẩm rất tốt trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng trong các giai đoạn quyết định (decision stage).
Video đang là một xu hướng trở nên rất phổ biến trên các nền tảng hiện nay, là một dạng tiếp thị nội dung hiệu quả giúp tiếp cận thu hút khán giả nhanh chóng. Theo nghiên cứu của HubSpot, 54% khán giả muốn xem video từ các thương hiệu mà họ hỗ trợ, nhiều hơn bất kỳ loại nội dung nào khác. Theo BrightCove, các thương hiệu sử dụng video có thể mong đợi mức tăng trung bình 157% trong lưu lượng truy cập không phải trả tiền từ các công cụ tìm kiếm. Video cũng giúp tăng 105% thời gian người dùng sử dụng trang web. Khách hàng của bạn dành càng nhiều thời gian trên trang web của bạn, cơ hội bán hàng của công ty bạn càng lớn. Theo Effy, các video xã hội có số lượt chia sẻ tăng hơn 1200% so với các loại nội dung khác. Dựa trên nghiên cứu của Think, người tiêu dùng hiện thích xem video về sản phẩm trước khi mua. Cho dù đó là đánh giá sản phẩm, mở hộp hoặc video hướng dẫn sử dụng, chắc chắn họ sẽ tìm kiếm trực tuyến. Nghiên cứu này cho thấy các video có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hoặc không mua sản phẩm của khách hàng. Trong một nghiên cứu của Insivia, các trang đích có nội dung video đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, khoảng 80%.
Infographics.
Infographic được doanh nghiệp sử dụng để thu hút khách hàng bằng cách thể hiện nội dung một cách trực quan, kết hợp khéo léo giữa hình và nội dung. Lợi ích mà Infographic đem lại cho doanh nghiệp đó là giúp doanh nghiệp giáo dục khách hàng và cung cấp thông tin hữu ích có thể làm tăng thêm giá trị cho khách hàng tiềm năng lẫn khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Định dạng tiếp thị nội dung trực quan có thể giải thích một chủ đề phức tạp, trình bày số liệu thống kê, sơ đồ về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp... giúp khách hàng dễ hình dung, hiểu giá trị của những gì doanh nghiệp cung cấp, cảm nhận tốt hơn về lý do tại sao sản phẩm đó có giá trị hoặc cách sử dụng sản phẩm.
Một ví dụ là Infographics của công ty NY Brite giải thích những điều người tiêu dùng cần lưu ý khi giặt thảm, đồng thời đang giáo dục khách hàng khi giải thích những lợi ích của việc sử dụng một dịch vụ giặt thảm chuyên nghiệp. Infographics của công ty sử dụng hình ảnh bắt mắt, có liên quan đến chủ đề, đã giúp khách hàng dễ hiểu hơn những thông tin được trình bày.
Case studies.
Case study hiệu quả đối với những khách hàng tiềm năng muốn tìm hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn từ chính khách hàng hiện tại đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Case study cho thấy toàn bộ hành trình của khách hàng sử dụng sản phẩm và những tình huống, trường hợp sử dụng sản phẩm trong cuộc sống thực tế. Case study có hiệu quả vì chúng giúp dẫn dắt khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại. Để sử dụng Case study, doanh nghiệp sẽ phải xem xét cẩn thận đối tượng khách hàng nào đang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp để yêu cầu họ làm ví dụ trong Case study. Case study hay được lưu trữ trên trang web của công ty, nhưng cũng có thể ở các định dạng khác như blog, sách điện tử, bài đăng xã hội và các loại nội dung khác như email marketing, slideshare. Đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Case study khi nói chuyện và thuyết phục khách hàng tiềm năng.
Một ví dụ cho dạng tiếp thị nội dung này là Linkedin. Linkedin đưa ra một Case study về việc Adobe đã sử dụng LinkedIn là nền tảng để tiếp thị doanh nghiệp của họ với các ứng viên xin việc và thúc đẩy các ứng viên nộp đơn vào đây. Linkedin đã cung cấp dữ liệu và ảnh chụp màn hình chiến dịch tuyển dụng của Adobe nhằm chứng minh Adobe thành công tuyển được các ứng viên tiềm năng khi sử dụng nền tảng Linkedin. Ngoài Case study này, Linkedin cũng đưa ra một Case study khác là Linkedin giúp HSBC trong việc cải thiện chất lượng ứng viên tham gia ứng tuyển. HSBC đã sử dụng Linkedin để truyền tải những nội dung bằng video nhằm tiếp thị cho môi trường làm việc của HSBC. Hiệu quả từ các Case studies giúp cho các doanh nghiệp khác hiểu rõ hơn về nền tảng dịch vụ tiếp thị của LinkedIn là bao gồm việc đa dạng hóa cách trình bày nội dung của họ.
Ebooks.
Ebook thường có nội dung dài (5-10 trang) và doanh nghiệp sử dụng để cung cấp giá trị cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của họ. Ebook cung cấp một số loại thông tin hữu ích, thông tin chi tiết để khách hàng giải quyết những nhu cầu, khó khăn khi sử dụng sản phẩm. Giống như nhiều loại hình tiếp thị nội dung khác, ebooks không chỉ là việc trao đổi lợi ích với khách hàng của doanh nghiệp, mà còn góp phần trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu để họ tin tưởng thương hiệu và đến với thương hiệu của doanh nghiệp khi họ sẵn sàng mua hàng. Ebook là một trong những loại tiếp thị nội dung để thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, bởi vì chúng được kiểm soát chặt chẽ. Khách hàng truy cập phải cung cấp một số loại thông tin về bản thân để tải xuống ebooks.
Thực hiện tiếp thị nội dung cho sách điện tử đòi hỏi đầu tư nhiều hơn một số loại tiếp thị nội dung khác như blog hoặc bài đăng xã hội vì nội dung ebook yêu cầu dài hơn và tốn nhiều thời gian để tạo ra. Một ví dụ có thể nói đến là sách điện tử The Experience Optimization Playbook của Optimizely. Đây là một quyển sách điện tử miễn phí, giúp khách hàng khám phá các chiến lược tối ưu hóa của các công ty trong danh sách Fortune 500.
User-generated content (nội dung do người dùng tạo).
Nội dung do người dùng tạo là dạng tiếp thị nội dung hiệu quả vì nó thu hút khách hàng tham gia trong quá trình tạo nội dung. Quá trình một người dùng tham gia, hưởng ứng và phản hồi sẽ thu hút thêm các khách hàng khác tiếp cận thông tin, hiểu biết thêm về doanh nghiệp và thương hiệu được nhắc đến.
Một ví dụ cho loại tiếp thị nội dung này chiến dịch của Netflix: Netflix is a Joke. Bằng cách cho người dùng tạo nội dung từ Twitter và Netflix sử dụng một bộ phim hài là Hannah Gadsby tạo một chiến dịch cho khách hàng bàn luận về nội dung này bằng cách cho phép người hâm mộ tweet một trích dẫn họ thích từ bộ phim. Khi người dùng tham gia, họ sẽ được cung cấp một tài khoản Netflix để xem toàn bộ nội dung phim này. Có thể kể đến dòng tweet của người hâm mộ của Wendy (thương hiệu cửa hàng thức ăn nhanh) đem đến cho gã doanh nghiệp khổng lồ về thức ăn nhanh một cách để ăn mừng chiến dịch thứ Sáu ngày 13 của thương hiệu này và quảng bá cho khoai tây chiên của họ. Và phần thưởng là người dùng Twitter sẽ thấy một bản nhạc mashup Jason / Wendy ma quái.Các ví dụ về nội dung do người dùng tạo, có thể dễ dàng thấy được khi theo dõi các trang mạng xã hội của nhãn hàng. Một ví dụ gần đây nhất, là ngày của Mẹ vừa qua trên trang OMO Việt Nam đã tạo một chiến dịch chia sẻ câu chuyện dịu nhẹ về bạn của mẹ và được hưởng ứng rất nhiệt tình khi khách hàng đã sử dụng OMO tương tác và comment chia sẻ câu chuyện của họ với mẹ ở dưới bài đăng, và phần thưởng OMO dịu nhẹ sẽ được trao cho 10 bạn tham gia đầy đủ các bước.
Checklists.
Checklist là một dạng tiếp thị nội dung dưới dạng một danh sách cung cấp danh sách những việc cần làm trong quy trình từng bước để đạt được một số loại kết quả mong muốn mang lại giá trị cho khách hàng tiềm năng và kể cả khách hàng mục tiêu.
Một ví dụ cho thấy rõ hơn dạng tiếp thị nội dung này là bài đăng tiếp thị của HubSpot Academy. Trên mạng xã hội Instagram, HubSpot đã đăng lên một danh sách các việc cần làm dưới dạng hộp kiểm. Ở đây, doanh nghiệp đã nghĩ về cách sản phẩm của mình được khách hàng mục tiêu sử dụng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, HubSpot tạo nên các danh sách công việc mà khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của họ để giải quyết. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tạo một danh sách nội bộ, đảm bảo một số nội dung luôn dành riêng cho khách hàng riêng biệt.
Một ví dụ khác có thể kể đến đó là checklists từ công ty HVAC. Checklist này cung cấp một danh sách với hàng loạt hành động mà chủ nhà nên thực hiện đối với hệ thống HVAC, từ đó giúp họ đưa ra quyết định thông minh hơn.Chủ nhà còn có thể chia sẻ checklist này lên các phương tiện truyền thông xã hội.
Gif và memes.
Gif và Memes là dạng tiếp thị nội dung rất phổ biến trên mạng xã hội hiện nay và là một trong số những loại tiếp thị nội dung dễ chia sẻ nhất trên web hiện nay. Những loại nội dung này đã trở nên cực kỳ phổ biến đối với người tiêu dùng vì họ thích chia sẻ cảm xúc thông qua meme và GIF. Điều này đã củng cố tầm quan trọng của Meme và GIF trong văn hóa đại chúng.
Hình ảnh Meme thường là hình ảnh lan truyền trực tuyến hoặc ảnh chụp màn hình từ các bộ phim đi cùng với chú thích nói lên điều gì đó giải trí, sâu sắc... Giống như memes, GIF cũng là một cách thú vị để giao tiếp và hưởng ứng với công chúng. GIF là các tệp hình ảnh hoạt hình có thể được chia sẻ trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm cả phương tiện truyền thông xã hội và email.
Các doanh nghiệp có thể tận dụng hai loại hình này để mang lại sự phấn khích, thu hút và giải trí cho khách hàng vào một chủ đề. Doanh nghiệp có thể dùng GIF và meme lên blog hoặc email hoặc trên social media để tương tác khách hàng.
Testimonials and customer reviews (lời chứng thực và đánh giá của khách hàng).
Giống như nội dung do người dùng tạo, lời chứng thực và đánh giá của khách hàng là nội dung được tạo trực tiếp từ khán giả của nhãn hàng. Lời chứng thực đôi khi sẽ bao gồm một bản tóm tắt ngắn về lý do tại sao công ty/sản phẩm nổi bật.
Một ví dụ là Nike sử dụng lời chứng thực từ các vận động viên hàng đầu để tiếp thị giày của họ trên nền tảng Instagram. Trên thực tế, hầu hết các nội dung thương mại và Instagram của họ đến từ sự chứng thực và đánh giá của người nổi tiếng. Các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể được hưởng lợi từ việc thêm đánh giá của khách hàng trên trang web của họ hoặc chèn nó trong email khi sử dụng marketing automation. Tuy nhiên điều này có thể bị hạn chế do người dùng có thể sử dụng những phần mềm, ứng dụng lọc các email quảng cáo.
Influencers.
Những người có ảnh hưởng trong ngành có thể tạo ra lợi thế cho một chiến dịch tiếp thị. Doanh nghiệp được những người có ảnh hưởng quảng bá nội dung có thể sẽ thu hút thêm đối tượng mà trước đây doanh nghiệp không thể tiếp cận.
Lịch sử.
Nội dung đã luôn được sử dụng bởi những nhà tiếp thị để đem đến thông tin cho khách hàng. Qua đó, thông tin giúp xây dựng hình ảnh và danh tiếng cho thương hiệu. Vậy nên, tiếp thị nội dung có lịch sử hình thành và phát triển đã qua hàng trăm triệu năm. Và sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực vận chuyển và giao tiếp cũng góp phần giúp Tiếp thị nội dung phát triển hơn.
Thế kỉ 19 chứng kiến nhiều sự xuất hiện của các ấn phẩm giấy như sách, tạp chí, cẩm nang...
Những năm 1940 đến những năm 1950 là thời đại phát triển của TV nên truyền thông tập trung chủ yếu vào phương tiện quảng cáo. Tiếp thị nội dung không được nhiều công ty chú trọng nên không có nhiều chiến dịch nổi bật.
Những năm 1960, Infographics - một dạng của tiếp thị nội dung, là cách thức minh hoạ giúp thông tin trở nên dễ nhớ hơn đã xuất hiện.
Những năm 1990, sự xuất hiện của máy tính và Internet đã tạo nên sự phát triển của website và blogs. Từ đó, các công ty tìm thấy cơ hội tiếp thị nội dung thông qua email.
Sự phát triển của thương mại điện tử và kỹ thuật số đã trở thành công cụ nền tảng của các chiến lược Marketing. Bên cạnh đó, Internet cũng giúp tiếp thị nội dung trở thành phương tiện truyền thông mới mang tính chủ đạo của Marketing. Các công ty dần chuyển từ những phương tiện truyền thông truyền thống như báo giấy, tạp chí, radio, tivi sang những phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Lợi ích.
Khi thực hiện tốt tiếp thị nội dung, doanh nghiệp sẽ thu được về lợi ích được phân thành ba nhóm sau đây.
Khách hàng.
Bằng cách cung cấp những nội dung hữu ích (kiến thức, giải pháp...) cho khách hàng, các thương hiệu đã xây dựng được niềm tin và mối quan hệ gắn bó với khách hàng, thậm chí khi khách hàng chưa mua, chưa tiêu dùng sản phẩm. Và khi có nhu cầu, khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu đầu tiên, họ cũng dễ dàng giới thiệu thương hiệu với nhiều người hơn.
Brian Clark’s Copyblogger là một ví dụ. Vào năm 2006, Brian bắt đầu tạo nội dung cho Blog của mình và những nội dung này đều nhất quán trên SEO và online copywriting. Không lâu sau, Blog đã có hơn 100.000 người đăng ký theo dõi. Ngày nay, phần lớn doanh thu của công ty (nay tên Rainmaker Digital - một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phần mềm SaaS) đến từ dữ liệu của các tài khoản khách hàng.
Nếu khách hàng hài lòng với những nội dung thương hiệu cung cấp, khách hàng sẽ trao quyền tiếp thị cho công ty. Quyền tiếp thị này có thể gồm việc khách hàng đăng ký nhận thông báo đăng ký sự kiện của công ty, đăng ký nhận bản tin điện tử... Khi có được sự cho phép của khách hàng, công ty dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng mới.
Khi khách hàng hài lòng và trung thành, nội dung lúc này thay vì được tạo ra bởi thương hiệu sẽ chuyển thành nội dung được tạo ra bởi khách hàng. Đây là mức độ cao nhất của Tiếp thị nội dung.
Lấy Apple làm một ví dụ. Apple không xây dựng một chiến lược Tiếp thị nội dung cụ thể, không có những phương tiện truyền thông xã hội, không có blog nhưng Apple xây dựng thành công cộng đồng người hâm mộ thương hiệu. Những thành viên này là lực lượng chính tạo ra những website, bài viết, fanpage... để chia sẻ về thương hiệu Apple.
Sau khi bán hàng, những nội dung hữu ích (lời giải đáp cho các câu hỏi thường gặp, hướng dẫn sử dụng...) mà công ty cung cấp cho khách hàng chính là cách để tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Tuy nhiên, nội dung thương hiệu cung cấp lúc này có thể là những cách thức mới, sáng tạo hơn để sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ để tăng thêm lợi ích cho khách hàng.
Doanh thu.
Truyền thông với công cụ tiếp thị nội dung có thể tiết kiệm chi phí với hiệu quả tương đương hoặc hơn so với những phương tiện truyền thống. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tiếp cận đối tượng khách hàng cụ thể thay vì truyền thông đến đại chúng.
Nếu doanh nghiệp duy trì được sự thu hút trong nội dung truyền tải đến khách hàng và liên lạc với họ thường xuyên thì khi khách hàng sẽ trở nên trung thành với thương hiệu. Lúc này thương hiệu sẽ dễ dàng thực hiện bán chéo hoặc bán nhiều hơn cho khách hàng.
Một ví dụ là tạp chí in và kỹ thuật số ThinkMoney được sản xuất bởi công ty TD Ameritrade. Tạp chí này dành cho các khách hàng giao dịch cổ phiếu có khi lên đến hàng trăm lần một ngày. Sau hơn 2 năm xuất bản tạp chí, công ty này nhận thấy độc giả của tạp chí đăng ký dịch vụ môi giới giao dịch tài sản tài chính của công ty nhiều gấp 5 lần so với những người không phải độc giả. Nói một cách đơn giản, những người đăng ký tạp chí này trở thành khách hàng tốt hơn cho TD Ameritrade.
Thương hiệu.
Điều này đòi hỏi một chiến lược dài hạn và thay vì quảng cáo để tạo sự chú ý cho sản phẩm hay dịch vụ, công ty sẽ sử dụng tiếp thị nội dung như một cách tốt hơn để thu hút khách hàng. Khi khách hàng thấy được những cách thức công ty từng giải quyết vấn đề của khách hàng thông qua Case Study hay những phản hồi tích cực từ đối tác công ty, khách hàng sẽ có cơ sở tin rằng giải pháp của công ty là tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của họ.
Triển khai tiếp thị nội dung.
Chiến lược nội dung sẽ giúp doanh nghiệp có một khung sườn cho các hoạt động tiếp thị nội dung và nhiệm vụ chính của tiếp thị nội dung ở đây là thực thi truyền tải và kết nối. Các nội dung được viết ra sẽ là các chủ đề, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải và khách hàng sẽ được đọc các nội dung đó, quan tâm, thảo luận và chia sẻ.
Các bước thực hiện.
Để thực hiện tiếp thị nội dung cần trả lời các câu hỏi theo mô hình 5W-1H sau đây:
Khi trả lời các câu hỏi trên, doanh nghiệp sẽ có một kế hoạch hành động chi tiết để thực hiện Tiếp thị nội dung. Tuy nhiên, làm tiếp thị nội dung cho một nhãn hàng thì cần bao phủ nội dung bằng những bài viết phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nhãn hàng hoặc tiến trình ra quyết định mua hàng (buying process), và nội dung tiếp thị cần nhấn mạnh vào những vấn đề mang tính kêu gọi hành động (call-to-action) để khuyến khích khách hàng ra quyết định.
Mục tiêu của tiếp thị nội dung không chỉ hay, mới, phù hợp, mà còn phải có tính dài hạn, thường xuyên, liên kết chéo lẫn nhau để độc giả có thể dễ dàng đi từ trang này qua trang khác với những bài viết phù hợp.
Đánh giá hiệu quả thực hiện tiếp thị nội dung.
Đối với từng mục tiêu đề ra, các nhà tiếp thị sẽ có những công cụ khác nhau để đo lường sự thành công của tiếp thị nội dung. Dưới đây sẽ là một số cách thức đo lường đối với từng mục tiêu cụ thể.
Nhận thức về thương hiệu.
Khi doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn thông qua tiếp thị nội dung, doanh nghiệp sẽ cần quan tâm đến sự gia tăng lượng khách hàng cũng như sự tác động của nội dung lên khách hàng.
Những chỉ số thường được theo dõi là:
Sức khỏe thương hiệu.
Khi doanh nghiệp muốn đo lường tác động của thông điệp, nội dung truyền thông đối với khách hàng thì công cụ đo lường về sức khỏe thương hiệu sẽ cho thấy phản hồi tích cực hoặc tiêu cực của khách hàng và tầm quan trọng của một thương hiệu đối với người tiêu dùng. Qua đó, công ty sẽ đánh giá được danh tiếng thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng hay không.
Những chỉ số thường được theo dõi là:
Sales.
Doanh nghiệp thông qua tiếp thị nội dung để tăng doanh số có thể xem xét các số liệu thể hiện về thói quen mua hàng của khách hàng và tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng.
Những chỉ số thường được theo dõi là:
Số liệu sản xuất (Production metrics).
Doanh nghiệp muốn đánh giá về hoạt động sản xuất nội dung trong nội bộ của mình có thể xem xét số liệu sản xuất.
Những chỉ số thường được theo dõi là:
Tiếp thị nội dung ROI.
Doanh nghiệp cần đánh giá ROI sau khi đầu tư cho tiếp thị nội dung như chi phí sản xuất (thiết kế hình ảnh, video...), phân phối (PPC, phần mềm...) các ấn phẩm, tiền lương nhân viên...
Có các công thức tính như sau:
Thu hút khách hàng tiềm năng.
Doanh nghiệp thông qua tiếp thị nội dung có thể tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng gấp ba lần so với tiếp thị bên ngoài - trong khi chi phí thấp hơn 60%. Và khách hàng tiềm năng đủ điều kiện (Qualified Lead) là một khách hàng tiềm năng, có nhu cầu, mong muốn, đủ khả năng chi trả và đã qua sàng lọc của công ty nên có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Những chỉ số thường được theo dõi là:
Đa dạng người dùng.
Các doanh nghiệp muốn tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng hơn nên chú ý đến nhân khẩu học của khách truy cập mới, các hành vi trực tuyến khác nhau và thói quen mua khác nhau của khách truy cập trực tuyến.
Những chỉ số thường được theo dõi là:
Nội dung kỹ thuật số.
Tiếp thị nội dung số, là một quy trình quản lý, sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số thông qua các kênh điện tử khác nhau để xác định, dự báo và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nó phải được duy trì một cách nhất quán để duy trì hoặc thay đổi hành vi của khách hàng.
Digital content tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, từ tệp văn bản, âm thanh, video, đến đồ họa hay hình ảnh, hình động...
Các dạng triển khai nội dung kỹ thuật số.
Ví dụ:
Vào ngày 6 tháng 3 năm 2012, Dollar Shave Club đã phát động chiến dịch video trực tuyến của họ. Trong 48 giờ đầu tiên khi video ra mắt trên YouTube, họ đã có hơn 12.000 người đăng ký dịch vụ. Video chỉ tốn 4500 đô la để thực hiện và tính đến tháng 11 năm 2015 đã có hơn 21 triệu lượt xem. Video được xem là một trong những chiến dịch marketing lan truyền tốt nhất năm 2012 và chiến thắng hạng mục "Chiến dịch video xuất sắc nhất hiện nay" tại Giải thưởng Video Viral AdAge 2012.
Dự án Big World, ra mắt năm 2008, nhằm xác định lại Từ điển tiếng Anh Oxford bằng cách cho phép mọi người tự định nghĩa từ đã chọn. Dự án của hai Thạc sĩ nhằm mục đích tài trợ giáo dục, đã thu hút sự chú ý của các blogger trên toàn thế giới, và được đăng trên Daring Fireball và Wired Magazine.
Vào giữa năm 2016, một công ty trà Ấn Độ (TE-A-ME) đã giao 6.000 túi trà cho Donald Trump và ra mắt một nội dung video trên YouTube và Facebook. Chiến dịch video đã nhận được nhiều giải thưởng bao gồm hầu hết các giải PR sáng tạo ở Đông Nam Á sau khi nhận được hơn 52000 lượt chia sẻ video, 3,1 triệu lượt xem video trong 72 giờ đầu tiên và hàng trăm đề cập xuất bản (bao gồm Mashable, Quartz, Indian Express, Buzzfeed ) trên 80 quốc gia. | 1 | null |
Ngư lôi Loại 97 (tiếng Nhật:97式短魚雷, 97 Shiki Tan Gyorai) là loại ngư lôi tầm ngắn do tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển và chế tạo cho lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Loại ngư lôi này giống như nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Nhật Bản là nó không bao giờ được xuất khẩu.
Phát triển.
Vào giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh các tàu ngầm tấn công của Liên Xô có tốc độ ngày càng cao và lặn ngày càng sâu nên các loại ngư lôi trang bị cho lực lượng hải quân Hoa Kỳ và lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản như ngư lôi MK-48 càng khó để đối phó với các tàu ngầm này.Vì thế một loại ngư lôi mới cần được phát triển để bắt kịp với sự phát triển này.
Hoa Kỳ đưa ra một loại ngư lôi mới là MK-50 sử dụng đầu dò hồng ngoại và động cơ bơm chu kỳ kín cùng với một bộ phận tích hợp để phân tích sóng âm dưới nước để tìm mục tiêu. Loại ngư lôi này cũng có thể được dùng để đánh chặn các ngư lôi khác. Tuy nhiên các tàu ngầm Liên Xô cũng đã phát triển các khả năng thích ứng như sử dụng mồi bẫy và gây rối hệ thống dò tìm khiến cho ngư lôi không thể tìm ra mục tiêu.
Đến năm 1989 thì một dự án chế tạo ngư lôi mới tên G-RX4 được tiến hành để phát triển các nâng cấp cần thiết và bắt đầu chế tạo các nguyên mẫu, đến năm 1997 thì loại ngư lôi mới được thông qua và đưa vào phục vụ nên nó có tên Shiki 97. Các ngư lôi này hiện được trang bị cho các máy bay săn ngầm P-3 và trên các ống phóng ngư lôi Mark 32 trên các tàu nổi. | 1 | null |
Biến thái tính dục hay trụy lạc là một khái niệm dùng để chỉ về những loại hành vi tình dục của con người mang tính lệch lạc hay lệch chuẩn với văn hoá xã hội hoặc những quan điểm mang tính chính thống. Biến thái thông thường được sử dụng để mô tả hành vi lệch chuẩn văn hóa mang tính bất thường trái với thuần phong mỹ tục hoặc hành vi đó để lại những ám ảnh cho những người chứng kiến. Đây cũng là danh từ chung mà nhiều người dành cho những kẻ có hành vi lệch chuẩn văn hoá nơi công cộng. Có ý kiến cho rằng biến thái là tên gọi mọi hình thái lệch lạc về giới tính và là cách gọi trong điện ảnh mà các bộ phim xã hội đen Hong Kong hay dùng. Có nhiều cách hiểu về biến thái, nhưng thường gặp nhất là để chỉ hành vi đồng tính luyến ái.
Khái niệm về biến thái mang tính chủ quan, tùy thuộc vào nhận thức của từng cá nhân nó thay đổi theo từng thời kỳ và từng cá nhân, cộng đồng, chẳng hạn như trước đây những kẻ hư hỏng, thác loạn, dị giáo được cho là biến thái, sau này thuật ngữ này dùng để chỉ những hành vi lệch chuẩn văn hoá nơi công cộng.
Đặc điểm.
Khó có thể phân biệt ngay được giữa người bình thường và những kẻ biến thái khi những người bị biến thái chưa bộc lộ hành vi, mặt khác hình thức của một số kẻ biến thái có bề ngoài và hoàn cảnh gia đình tương đối chuẩn mực, họ được khoác những vỏ bọc rất đường hoàng, trí thức, ăn mặc, đi xe tươm tất, có gia đình yên ấm hoặc có vỏ bọc là những người đạo đức, có phẩm hạnh, được nhiều người yêu mến, yêu kính hoặc những người này có thể che giấu sự bệnh hoạn của mình bằng nhiều cách, trong đó có không ít người thể hiện bên ngoài là người đáng tin cậy, vui vẻ, yêu thương trẻ nhỏ.
Một số hành vi biến thái được ghi nhận trong đời sống hôn nhân vợ chồng theo đó có trường hợp một số người chồng tuy có bề ngoài đàng hoàng, chững chạc, hiền lành, chiều vợ, có công việc ổn định nhưng lại có những sở thích biến chất như bệnh hoạn trong tình dục, ép vợ làm đủ những hành vi kì quặc trong quan hệ, nói lời thô tục khiêu dâm trong khi quan hệ, gửi những tin nhắn biến thái cho người khác, làm tình qua điện thoại, với lời lẽ tục tĩu, khiêu khích, đặc biệt là vào lúc nửa đêm... Hoặc những hành vi như đổi vợ làm tình được coi là một thú vui biến thái lệch lạc
Một số vụ việc.
Tại châu Á.
Ở Đài Loan có nhiều đại gia có sở thích tình dục biến thái với người đẹp trong giới giải trí (showbiz). Đơn cử là trường hợp của Lý Tông Hựu vốn là con trai một đại gia ở Đài Loan. Anh bị truy nã vì cưỡng hiếp hàng loạt phụ nữ, trong đó đa phần là người của giới giải trí. Thủ đoạn của anh là dùng thuốc gây mê khiến nạn nhân bất tỉnh rồi giở trò đồi bại và quay phim lại làm kỷ niệm và hầu hết các nạn nhân đều không hay biết gì khi bị xâm hại. Lý Tông Hựu - khách VIP tại nhiều quán bar, nhà hàng và các tụ điểm ăn chơi. Theo thống kê, anh đã thực hiện hành vi xâm hại tình dục, quay phim sex với khoảng 60 phụ nữ bằng cách dùng thuốc gây mê. Một số nạn nhân đã tố cáo anh trong đó có hai chị em nghệ sĩ Đài Loan khi anh có hành vi cưỡng hiếp cả hai chị em.
Trường hợp tiếp theo được ghi nhận tại Đài Loan khi báo chí tiết lộ thêm nhiều ảnh nóng khác của Lâm Uy Thành vốn là ông chủ khách sạn từng có thời là ca sĩ có biệt hiệu Bách Cửu Tử, từng làm ca sĩ và tự xưng là "tiểu thiên vương Đài Loan". Ông đã mở nhiều khách sạn trá hình ở Đài Bắc bán ma túy và bán dâm. Ông lợi dụng những cơ sở này để đánh thuốc mê nhiều thiếu nữ hòng xâm hại, thậm chí đến cả vợ của ông cũng là nạn nhân khi liên tục bị dùng ảnh nóng uy hiếp, ngoài ra không ít thiếu nữ bị ông chụp ảnh và clip sex uy hiếp đến nỗi stress nặng, nhất là một cô gái sau khi bị hắn cưỡng hiếp, ép bán thân dẫn đến khủng hoảng tinh thần phải đưa đi bệnh viện điều trị.
Một vụ việc được ghi nhận là biến thái khác xảy ra tại Hàn Quốc ở công ty Open World Entertainment, theo đó các nữ ca sĩ và diễn viên trẻ bị cưỡng hiếp tập thể và thủ phạm chính là ông chủ hãng. Ông thường yêu cầu các thực tập sinh là nữ ca sĩ, diễn viên trẻ ở lại trụ sở đến tận đêm khuya, khi các nhân viên của hãng về hết. Sau đó, ông Jang đưa các học viên này xuống studio ở tầng hầm tòa nhà, cho họ uống bia có pha chất kích dục rồi cưỡng hiếp họ đồng thời ra lệnh cho thành viên một số nhóm nhạc nam do công ty quản lý cưỡng hiếp các nạn nhân và ngồi trong văn phòng ở tầng 5 để xem lại màn tra tấn tình dục qua máy quay phim.
Ở Nhật cũng có vụ án về Joji Obara với những sở thích tình dục quái đản, sưu tầm những bức ảnh khỏa thân của nhiều người phụ nữ để ngắm nhìn nhất là có sở thích cưỡng hiếp những người phụ nữ da trắng, tội phạm này đã thực hiện thành công nhiều vụ lạm dụng tình dục các phụ nữ trong thời gian dài cho đến khi cảnh sát Nhật Bản điều tra và bắt được
Tại Việt Nam, Báo Công an phản ánh trường hợp một người biến thái lừa bán em gái người yêu, theo đó đối tượng này là một kẻ chuyên dạt nhà sống lang thang và ban đêm, anh lang thang ra những nơi này để bán dâm với khách gồm những gã đàn ông đồng tính, đủ các thành phần, già trẻ, tây tàu, bản địa và làm nghề mua vui cho những gã đàn ông đồng tính hằng đêm. Ngoài ra, đối tượng này còn đi tìm các cô gái trẻ rồi mang đi giao dịch như những món hàng.
Tại Mỹ.
Tại Mỹ, ông Henry Nicholas là người nằm trong danh sách 160 người giàu có nhất nước Mỹ mặc dù bề ngoài ông có một cuộc sống gia đình hoàn hảo, hạnh phúc và mẫu mực, tuy nhiên mặt trái là Henry cùng lúc vướng vào nhiều vụ giao dịch tình ái, sử dụng ma túy và còn còn chi tiền đầu tư xây dựng một kỹ viện ngầm dưới lòng đất phục vụ cho thú ăn chơi tiêu khiển của mình.
Cũng tại Hoa Kỳ, ông Quadracci thuộc gia tộc phú quý Mỹ từ năm 2005 đã bí mật xây dựng một câu lạc bộ chuyên dành cho người đồng tính luyến ái tại Gramercy với diện tích hơn 300 mét vuông. Tại đây có rất nhiều dụng cụ trò chơi tình dục (sex toy), những nhân viên phục vụ chuyên nghiệp cho những màn thác loạn với rượu.
Tại Mỹ cũng có ghi nhận hành vi kỳ cục biến thái của một người đàn ông là Cheeky Goldie khi ông này tụt quần quấy rối tình dục ngôi sao Katie Price, ông đã không ngần ngại chĩa mông, nhếch miệng cười một cách mỉa mai bên cạnh chiếc xe của cô này.
Một số vụ loạn luân.
Ngoài ra có một số vụ loạn luân được ghi nhận là do những người biến thái thực hiện như:
Phòng tránh.
Ở Việt Nam, những hành vi biến thái diễn ra công nhiên rất lâu, ảnh hưởng xấu đến tinh thần, sức khoẻ của một số đối tượng nhất là phụ nữ, thế nhưng, do những kẻ biến thái chỉ thích bộc lộ hành vi tình dục bệnh hoạn chứ chưa gây ra thương tích nên chưa có trường hợp nào bị xử lý. Vì vậy lời khuyên là phải tự bảo vệ chính mình bằng cách đề phòng những kẻ tiếp cận có dấu hiệu bất thường, tránh những khu vực vắng, tối. Trấn tĩnh, không hoảng sợ, tỏ thái độ thản nhiên cũng là một cách hiệu quả đối phó với những kẻ lệch lạc tình dục như thản nhiên nhìn thẳng vào kẻ bệnh hoạn. Nếu đoạn đường xung quanh có người, lập tức gọi lớn để mọi người chú ý.
Đối với trẻ em, chỉ cần người lớn một phút lơ đãng, đứa trẻ có thể rơi vào vòng nguy hiểm vì những kẻ bệnh hoạn như ấu dâm, vì vậy đối với các bậc cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp như: | 1 | null |
Xáo tam phân (tên khoa học Paramignya trimera) là một loài thực vật trong họ Rutaceae.
Phân tích.
Theo phân tích, xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid. Các thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy, xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp; có tác dụng độc (ức chế, tiêu diệt) đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung). Thí nghiệm cũng cho thấy, với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng. Được biết Công Ty Dược liệu ETZ có trụ sở tại Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai đã nhân trồng bảo tồn cây xáo tam phân trên diện tích lớn.
Chú thích.
http://www.tienphong.vn/Suc-Khoe-Bac-Si-Cua-Ban/xao-tam-phan-voi-nhung-dieu-can-biet-khi-su-dung-662786.tpo
http://thanhnien.vn/kinh-doanh/nhan-giong-40-ha-duoc-lieu-xao-tam-phan-17459.html
http://giadinh.net.vn/phong-su/can-trong-voi-nguon-goc-cay-than-duoc-xao-tam-phan-20131203025156422.htm
Cây thuốc quý ở Hòn Hèo (Khánh Hòa) là loại cây gì? | 1 | null |
Caipirinha () là loại cocktail quốc dân của Brazil, làm từ cachaça (rượu mùi từ mía), đường và chanh xanh.
Đồ uống được chuẩn bị bằng cách trộn trái cây và đường với nhau, sau đó thêm rượu. Điều này có thể thực hiện trong một ly lớn duy nhất để chia sẻ giữa mọi người, hoặc trong một bình lớn hơn, từ đó được phục vụ trong từng ly riêng lẻ.
Lịch sử.
Mặc dù không rõ nguồn gốc của thức uống, một lời giải thích cho rằng nó xuất hiện vào khoảng năm 1918 tại vùng Alentejo ở Bồ Đào Nha, với một công thức phổ biến được làm từ chanh, tỏi và mật ong, được chỉ định cho bệnh nhân của dịch cúm Tây Ban Nha. Một lời giải thích khác là Caipirinha dựa trên Poncha, một loại đồ uống có cồn từ Madeira, Bồ Đào Nha. Thành phần chính là aguardente de cana, được làm từ mía. Việc sản xuất mía đã chuyển từ Madeira sang Brazil bởi người Bồ Đào Nha khi họ cần thêm đất để trồng.
Trước đó, người dân ở Madeira đã tạo ra aguardente de cana (cây mía), là tổ tiên của cachaça.
Ngày nay, nó vẫn được sử dụng như một loại thuốc chữa cảm lạnh thông thường. Thông thường, các học viên thêm một số rượu mạnh chưng cất vào các biện pháp khắc phục tại nhà để tăng hiệu quả điều trị. Aguardiente thường được sử dụng. "Cho tới một ngày, ai đó quyết định loại bỏ tỏi và mật ong. Sau đó, thêm một vài muỗng đường để giảm độ axit của chanh. Tiếp đó là đá lạnh, để tránh nóng", Carlos Lima, giám đốc điều hành của IBRAC (Viện Nghiên cứu Cachaça của Brazil).
Theo các nhà sử học, caipirinha được phát minh bởi những người nông dân ở vùng đất Piracicaba, bên trong State of São Paulo suốt thế kỷ 19 như một thức uống địa phương cho các sự kiện và bữa tiệc 'tiêu chuẩn cao', phản ánh văn hóa mía đường mạnh mẽ trong khu vực.
Caipirinha là loại cocktail quốc dân mạnh nhất tại Brazil, và được tiêu thụ tại các nhà hàng, quán bar và nhiều hộ gia đình trên cả nước. Một khi gần như không được biết đến bên ngoài Brazil, thức uống này trở nên phổ biến hơn và được được biết đến một cách rộng rãi hơn trong những năm gần đây, phần lớn là do sự sẵn có ngày càng tăng của các thương hiệu cachaça hàng đầu bên ngoài Brazil. Hiệp hội Bartenders Quốc tế chỉ định đây là một trong những loại Cocktail chính thức. | 1 | null |
Lỗ Mẫn công (chữ Hán: 魯閔公, trị vì 661 TCN-660 TCN), tên thật là Cơ Khải (姬方), là vị vua thứ 18 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lỗ Mẫn công là con thứ của Lỗ Trang công – vua thứ 16 nước Lỗ. Mẹ ông là Thúc Khương – con gái thứ của Tề Tương công. Năm 662 TCN, Lỗ Trang công mất, anh ông là Lỗ Ban lên nối ngôi.
Bác gái Ai Khương (chị của Thúc Khương) tư thông với chú Khánh Phủ (em Trang công), mưu giành ngôi nước Lỗ. Trước tiên Khánh Phủ giết Cơ Ban lập Cơ Khải lên làm vua, tức là Lỗ Mẫn công. Khánh Phủ làm phụ chính, một người chú khác là công tử Quý Hữu vốn ủng hộ lập Cơ Ban phải chạy sang nước Trần.
Khánh Phủ muốn tự mình làm vua, bèn bàn với Ai Khương muốn cướp ngôi của Mẫn công. Năm 660 TCN, thấy thế lực đã mạnh, nhân lúc Lỗ Mẫn công ra khỏi cung, Khánh Phủ sai thủ hạ là Bốc Kỳ mang quân tập kích giết chết Lỗ Mẫn công tại cửa cung.
Công tử Quý Hữu nghe tin, vội từ nước Trần trở về nước Lỗ, đón công tử Thân chạy sang nhà Chu bá cáo và cầu cứu.
Khánh Phủ tuy giết được Mẫn công nhưng bị người trong nước căm ghét và muốn giết, nên sợ hãi cùng Ai Khương bỏ chạy sang nước Châu.
Lỗ Mẫn công làm vua được 2 năm. Quý Hữu nghe tin liền trở về nước lập công tử Thân lên ngôi, tức là Lỗ Hy công. | 1 | null |
Lỗ Hi công (chữ Hán: 魯僖公, trị vì 659 TCN-627 TCN), tên thật là Cơ Thân (姬申), là vị quân chủ thứ 19 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi vua.
Cơ Thân là con trai thứ của Lỗ Trang công, vua thứ 16 của nước Lỗ, em của Lỗ Ban, vua thứ 17 của nước Lỗ và anh của Lỗ Mẫn công, vua thứ 18 của nước Lỗ.
Năm 662 TCN, Lỗ Trang công chết, anh ông là Cơ Ban lên nối ngôi, nhưng chú ông là Khánh Phủ giết chết Cơ Ban, lập em ông là Cơ Khải, tức Lỗ Mẫn công. Ông cùng với công tử Quý (cũng là em thứ của Lỗ Trang công) trốn sang nước Trâu. Hai năm sau, năm 660 TCN, Khánh Phủ cùng với Ai Khương (mẹ kế của Cơ Khải) giết Mẫn công, Ai Khương định lập Khánh Phủ nhưng người nước Lỗ không nghe, lập Cơ Thân, tức Lỗ Hy công. Tề Hoàn công bèn gọi Ai Khương về nước Tề giết chết.
Sách phong Tam hoàn.
Khánh Phủ trốn đến nước Cử, cuối cùng liệu thế khó chống đỡ nổi đành tự sát. Sau đó Lỗ Hi công sai Quý Hữu đem binh hỏi tội nước Cử không giết Khánh Phủ. Sau khi chiến thắng trở về, Lỗ Hi công phong ấp cho dòng họ 3 người chú: Tuy Khánh Phủ phản nghịch và bị giết nhưng dòng họ vẫn được tập tước. Quý Hữu được phong ở Phí Ấp, gọi là Quý Tôn, con cháu của Khánh Phủ ở đất Thành ấp (gọi là Mạnh Tôn) và Thúc Nha được phong ở Hậu ấp (gọi là Thúc Tôn). Hậu duệ của 3 người con Lỗ Hoàn công là Khánh Phủ, Thúc Nha và Quý Hữu trở thành 3 họ quý tộc nắm quyền nước Lỗ có thế lực rất lớn, chi phối chính trường nước Lỗ, được gọi là Tam hoàn
Quan hệ với chư hầu.
Sau khi lên ngôi, Lỗ Hi công nhiều lần dự hội chư hầu do Tề Hoàn công làm bá chủ.
Năm 659 TCN, Lỗ Hy công mang quân đánh bại quân nước Châu tại Vu Yển. Cùng năm, Sở Thành vương mang quân đánh Trịnh. Lỗ Hy công theo Tề Hoàn công và các nước Tống, Tào, Châu hội binh tại đất Sanh để cứu Trịnh. Quân Sở rút lui.
Năm 657 TCN, Tề Hoàn công giận người vợ thứ là Sái cơ. Sái cơ bỏ về nước lấy người khác. Tề Hoàn công bèn đem quân đánh nước Sái, Lỗ Hi công cũng đem quân trợ giúp. Năm sau, liên quân đánh tan quân Sái. Sở Thành Vương đem quân cứu Sái nhưng thất bại, phải giảng hoà.
Năm 656 TCN, Sở Thành vương lại đánh Trịnh. Lỗ Hy công lại theo Tề Hoàn công và các nước Tống, Tào, Trần, Vệ, Hứa, Châu hội binh tại đất Hình để cứu Trịnh, đánh Sở và Sái. Quân Sái tan vỡ. Liên quân tiến sang đánh Sở. Sở Thành vương phải xin giảng hòa.
Năm 654 TCN, Tề Hoàn công giận Trịnh Văn công bỏ hội, liền cùng tập hợp chư hầu đi đánh Trịnh. Lỗ Hy công cùng các nước Lỗ, Tống, Vệ và Tào theo Tề kéo đến Tân Thành. Sở Thành vương mang quân đánh nước Hứa để cứu Trịnh. Tề Hoàn công và các chư hầu mang quân sang nước Hứa. Nước Trịnh được giải vây, quân Sở cũng lui về.
Đầu năm 651 TCN, Lỗ Hi công đến dự hội chư hầu ở đất Quỳ Khâu do vua Tề tổ chức.
Năm 645 TCN, Sở Thành vương đem quân tấn công nước Từ, Tề Hoàn công làm bá chủ chư hầu, triệu tập quân 7 nước Tề, Lỗ, Trần, Vệ, Trịnh, Hứa, Tào đánh lui quân Sở, cứu nước Từ. Lỗ Hi công sai Trọng tôn Ngao dẫn quân hội với các nước cứu Từ, rồi hội chư hầu cùng các nước ở đất Mẫu Khâu..
Năm 644 TCN, phụ chính Cơ Quý Hữu mất. Lỗ Hy công dùng Tang Văn Trọng thay, có công tử Toại cùng tham chính. Công tử Toại chuyên quyền, mang quân diệt nước Hạng nhập vào bản đồ nước Lỗ.
Năm 643 TCN, Tề Hoàn công mất, các công tử tranh ngôi. Lỗ Hi công đem quân hội với Tống Tương công dẹp loạn nước Tề, đưa Tề Hiếu công lên ngôi.
Năm 641 TCN, theo kêu gọi của Trần Mục công, Lỗ Hy công cùng vua các nước Trịnh, Sái đến họp ở nước Tề để tưởng nhớ Tề Hoàn công, cuộc hội không suy tôn ai làm bá chủ.
Năm 634 TCN, Tề Hiếu công mang quân đi đánh biên giới phía bắc nước Lỗ, quân Lỗ cầu nước Sở và đánh bại Tề, buộc vua Tề phải rút quân về.
Năm 633 TCN, Sở Thành vương mang quân bao vây nước Tống. Tống Thành công nước Tấn. Đầu năm 632 TCN, Tấn Văn công đánh nước Tào và Vệ là chư hầu của Sở nhằm giải vây cho Tống. Vệ Thành công sợ quân Tấn sẽ kéo đến đánh kinh thành Sở Khâu bèn giao lại nước cho em là Thúc Vũ, còn mình chạy ra đất Tương Ngưu và cầu cứu Sở Thành vương.
Lỗ Hy công ngả theo nước Tấn, thấy Vệ Thành công rời kinh thành bèn sai Công tử Mãi mang quân đồn thú đóng ở nước Vệ. Vệ Thành công chạy sang nước Trần. Trong khi đó thì Sở Thành vương chia quân đi cứu Vệ, đánh bại công tử Mãi. Lỗ Hy công sợ nước Tấn hỏi tội bèn giết công tử Mãi.
Sau đó quân Sở và quân Tấn đánh nhau to ở Thành Bộc, quân Tấn đại thắng và giành ngôi bá chủ. Lỗ Hy công dự hội chư hầu cho Tấn Văn công làm chủ.
Vệ Thành công bị Tấn Văn công bắt giam tại kinh đô nhà Chu, đại phu Nguyên Huyến lập công tử Hà lên thay. Lỗ Hy công cũng đứng ra xin với Tấn Văn công hộ cho Vệ Thành công, biếu vua Tấn 10 viên ngọc bích, lại lễ cho vua Chu Tương Vương đang giam giữ Vệ Thành công. Tấn Văn công và Chu Tương Vương bằng lòng tha cho Vệ Thành công. Vệ Thành công giết công tử Hà, trở lại ngôi vua.
Những năm sau đó, Lỗ Hy công nhiều lần tấn công và lấn đất nước Châu. Nước Châu nhỏ yếu, nhiều lần bị thua và mất đất.
Qua đời.
Năm 627 TCN, Lỗ Hi công mất, con ông là Cơ Hưng nối ngôi, tức Lỗ Văn công. | 1 | null |
Tribune Indigène (có nghĩa là "Diễn đàn bản xứ") hay "Quốc-dân diễn đàn (國民演壇)" là tờ báo tiếng Pháp xuất bản ở Nam Kỳ vào đầu thế kỷ 20 do thương gia Nguyễn Phú Khai và Bùi Quang Chiêu chủ trương. Tờ báo này còn là cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến Đông Dương. Báo "Tribune Indigène" hoạt động từ giữa năm 1917 đến đầu năm 1925 thì ngừng.
Lịch sử.
"Tribune Indigène" thoạt tiên là một phương án của nhà chức trách Đông Pháp dưới Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut hầu lôi cuốn và thu nạp giới trí thức và sĩ phu người Việt vào phe ủng hộ chính quyền Liên bang Đông Dương. Kết quả là tờ "Nam Phong" ra đời ở Bắc Kỳ, trong khi đó ở Nam Kỳ phủ Toàn quyền nhận trang trải chi phí cho tờ "Tribune Indigène". Số đầu tiên ra mắt vào tháng 8 năm 1917.
Tờ báo này nhắm vào hai nhóm độc giả: giới Tây học người Việt và giới thực dân người Pháp. Vì chủ nhiệm báo là Bùi Quang Chiêu có quốc tịch Pháp, báo này không bị hạn chế như một số ấn phẩm khác mà được rộng quyền đăng những bài liên quan đến chính trị. Nắm được địa vị đó báo "Tribune Indigène" năm 1919 dưới sự điều hành của Bùi Quang Chiêu trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng Lập hiến Đông Dương. Đường lối của báo sau xoay dần sang chỉ trích chính quyền khiến Toàn quyền Georges Maspéro kế nhiệm bèn cho tài trợ một tờ báo khác mang tên "Echo Annamite" để chống lại "Tribune Indigène". Oái oăm thay tờ "Echo Annamite" do Nguyễn Phan Long chủ nhiệm cũng biến thành thành phần không dễ quy thuận nếu không nói là đối lập, và phê phán chính sách của nhà cầm quyền thực dân. Dù vậy cả hai báo "Tribune Indigène" và "Echo Annamite" vẫn giữ chừng mực, không đề xuất chủ trương lật đổ chế độ mà chỉ đòi cải tổ để bảo vệ thành phần thượng lưu người Việt bình quyền với người Pháp. Hơn nữa vì các bài báo viết bằng tiếng Pháp, số lượng độc giả tiếp cận trực tiếp rất hạn chế, chỉ khoảng vài nghìn người.
Một sư kiện liên quan đến "Tribune Indigène" xảy ra năm 1919 trong khi đang manh nha phong trào tẩy các hiệu buôn người Hoa ở Sài Gòn. Tờ báo đăng lá thư của một người Hoa tên Lý Thiên mạ nhục người Việt và thách đố việc vận động phong trào phong tỏa kinh tế của cộng đồng người Việt. Hậu quả là dân chúng sôi động, lôi cuốn nhiều hội đoàn và tư nhân hùn hạp để cạnh tranh với tài phiệt Hoa kiều. Phong trào này lan từ Nam Kỳ ra Bắc Kỳ khiến nhà cầm quyền Pháp, vì lo rằng phong trào tuy đề ra mục tiêu kinh tế nhưng có thể lan qua phong trào bài Pháp và dấy lên mục tiêu chính trị nên có lệnh trấn áp.
Dù vậy đến năm 1925 sau khi Bùi Quang Chiêu ra lập trường chống lại dự án trao bến Sài Gòn cho một công ty tư nhân của Pháp khai thác, Thống đốc Nam Kỳ Maurice Cognacq cho đó là hiềm nên cất chức Bùi Quang Chiêu ở sở canh nông. Ông bị thuyên chuyển, phải rời Sài Gòn lên Nam Vang. Mất Bùi Quang Chiêu, báo "Tribune Indigène" phải đình bản.
Hậu thân.
Năm 1926 Bùi Quang Chiêu cho phục hoạt lại tờ báo với tên gọi mới "Tribune Indochinoise".
Hình thức.
"Tribune Indigène" ra ba số mỗi tuần. Ngày Thứ Bảy thì có thêm tờ "Petite Tribune Indigène", in 2000 bản. Mỗi Thứ Hai thì có ấn bản bằng tiếng Việt. Trước khi đình bản báo tăng số lên thành năm ngày mỗi tuần. | 1 | null |
Giới giải trí hay còn gọi là giới show biz (viết tắt của cụm từ tiếng Anh là: Show business) hay showbiz là thuật ngữ xuất phát từ tiếng Anh địa phương dùng để chỉ về những người tham gia vào các hoạt động giải trí đặc biệt là những người trong các ngành công nghiệp giải trí từ hoạt động kinh doanh (bao gồm cả những nhà quản lý, người đại diện, các nhà sản xuất và nhà phân phối...) và những người hoạt động nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật như các nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu, ca sĩ, nhạc sĩ, kỹ thuật viên phục vụ trong giới giải trí như hóa trang, trang điểm, làm tóc, ... Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 20 nhưng được sử dụng lần đầu tiên ở phương Tây vào năm 1850. Ở Việt Nam còn có một thuật ngữ với định nghĩa tương tự nhưng mang tính chất hàn lâm hơn đó là giới văn nghệ sĩ.
Hiện nay từ showbiz đang dần bị biến tướng với nhiều thể loại khác nhau. | 1 | null |
Ai Khương (chữ Hán: 哀姜, ? - 660 TCN), thị Tề (齐), tính Khương (姜), hiệu là Ai (哀), là phu nhân của Lỗ Trang công thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Theo Liệt nữ truyện, câu chuyện của nàng được liệt vào "Nghiệt bế truyện" (孽嬖傳), là một trong những họa thủy ảnh hưởng đến sự nghiệp Đế vương của các quân chủ thời Tiên Tần.
Được gả cho Lỗ công.
Theo Sử ký, Ai Khương là con gái của Tề Tương công, cháu gọi Tề Hoàn công bằng chú. Bà có người cô ruột là Văn Khương đã lấy Lỗ Hoàn công, sinh ra Cơ Đồng. Khi đó, Văn Khương tư thông với cha của Ai Khương là Tề Tương công, khi bị Lỗ Hoàn công biết, Tề Tương công bèn giết Hoàn công.
Người em họ của bà là Cơ Đồng lên nối ngôi, tức là Lỗ Trang công, khi đó 13 tuổi. Để hai nhà thêm thân, sau đó Văn Khương bắt Lỗ Trang công lấy con gái Tề Tương công, đó là Ai Khương. Vì Ai Khương còn nhỏ, Lỗ Trang công bị muộn con, lại lấy cả em gái Ai Khương là Thúc Khương (叔姜).
Ai Khương được lập làm "Phu nhân" (夫人), nhưng không có con. Em gái Ai Khương là Thúc Khương sinh được một con trai là Cơ Khải.
Tư thông với Khánh Phụ.
Năm 662 TCN, Lỗ Trang công mất, con là Cơ Ban lên nối ngôi. Ai Khương thông dâm với em của Lỗ Trang công là Công tử Khánh Phụ (庆父).
Hai người bàn nhau lập con của em Ai Khương (Thúc Khương) là Công tử Khải lên ngôi, do đó Khánh Phủ dự định giết Cơ Ban. Khi Cơ Ban vừa lên ngôi được 2 tháng thì bị chú là Công tử Khánh Phụ sai một người tên là Lạc giết chết tại nhà mẹ đẻ là Đảng Thị. Cơ Khải được lập, tức là Lỗ Mẫn công.
Khánh Phụ được làm phụ chính, một người em khác của Lỗ Trang công là Công tử Quý Hữu (季友) vốn ủng hộ lập Công tử Ban phải chạy sang nước Trần. Khánh Phụ muốn tự mình làm Công tước, lại bàn với Ai Khương muốn cướp ngôi của Mẫn công. Ai Khương đồng tình.
Năm 660 TCN, Khánh Phủ sai thủ hạ là Bốc Kỳ mang quân tập kích giết chết Lỗ Mẫn công tại cửa cung. Công tử Quý Hữu nghe tin, vội từ nước Trần trở về nước Lỗ, đón Công tử Thân chạy sang nhà Chu bá cáo và cầu cứu.
Khánh Phụ tuy giết được Mẫn công nhưng bị người trong nước căm ghét và muốn giết, nên sợ hãi cùng Ai Khương bỏ chạy sang nước Cử, còn Ai Khương chạy đi nước Chu. Khi ấy, Quốc chúa nước Cử (đời thứ 12) đuổi Công tử Khánh Phủ không dung nạp. Quý Hữu trở về nước, lập Công tử Thân làm Tân chúa, tức Lỗ Hi công. Khánh Phủ nhờ Công tử Ngư (公子魚) nước Lỗ xin hộ cho về nước, nhưng Quý Hữu không thuận. Khánh Phủ cùng đường phải thắt cổ tự vẫn.
Năm 660 TCN, chú Ai Khương là Tề Hoàn công đang làm Bá chủ chư hầu, nghe tin Ai Khương đồng mưu với Khánh Phủ làm loạn nước Lỗ, bèn gọi Ai Khương về nước Tề và giết chết.
Ai Khương hoạt động trong khoảng gần 30 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. | 1 | null |
Lỗ Ban (chữ Hán: 魯般; trị vì: 662 TCN), tên thật là Cơ Ban (姬般), là vị vua thứ 17 của nước Lỗ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Ban công là con của Lỗ Trang công – vua thứ 16 nước. Mẹ ông là Mạnh Nhâm. Năm 662 TCN, Lỗ Trang công mất, Cơ Ban lên nối ngôi.
Người chú Cơ Ban là Khánh Phủ muốn tranh ngôi với ông, liên kết với một người chú khác là Thúc Nha chống lại ông.
Khi chưa lên ngôi, Cơ Ban từng có thù với Ngữ nhân tên là Lạc. Lỗ Trang công khuyên ông nên giết Lạc để trừ hậu họa nhưng ông không nghe theo.
Mẹ kế Cơ Ban là Ai Khương (con gái Tề Tương công) thông dâm với chú Khánh Phủ. Hai người bàn nhau lập người em ông - con của em Ai Khương (Thúc Khương) - là công tử Khải lên ngôi, do đó Khánh Phủ dự định giết ông.
Cơ Ban vừa lên ngôi được 2 tháng thì bị chú là công tử Khánh Phủ sai Lạc giết chết tại nhà mẹ là Đảng Thị. Ông chỉ làm vua được 2 tháng.
Khánh Phủ lập công tử Khải lên ngôi, tức là Lỗ Mẫn công. | 1 | null |
EAL, viết tắt từ Evaluation Assurance Level ("Cấp bảo đảm đánh giá") là một chứng chỉ dùng để đánh giá cấp độ bảo mật (Có các cấp từ EAL1 - EAL7) của sản phẩm công nghệ thông tin hoặc hệ thống theo tiêu chuẩn chung về bảo mật. Đây là một tiêu chuẩn có hiệu lực từ năm 1999. Chỉ số bảo mật (EALx) phản ánh những yêu cầu cần đạt chứng nhận của sản phẩm. Cấp độ càng cao thì mức độ an toàn, tin cậy của hệ thống càng được đảm bảo thực thi. Cấp độ EAL không tự đo sự bảo mật của hệ thống, nó chỉ đơn giản là chứng nhận trạng thái, mức độ nào mà hệ thống đã được kiểm tra.
Để đạt được một EAL cụ thể, hệ thống máy tính phải được kiểm trùng với những yêu cầu bảo vệ riêng. Hầu hết các yêu cầu này bao gồm trong tài liệu thiết kế, tài liệu thiết kế phân tích, kiểm thử chức năng hay kiểm tra thâm nhập. Cấp độ EAL cao hơn yêu cầu tài liệu chi tiết hơn, phân tích sâu hơn và kiểm thử nhiều hơn cấp độ thấp. Số x trong EALx được gán để chứng nhận hệ thống đã hoàn toàn đáp ứng tất cả các yêu cầu ở cấp (x) đó.
Mặc dù mọi sản phẩm, hệ thống bắt buộc phải đầy đủ tất cả các yêu cầu giống nhau (tài liệu phân tích, tài liệu thiết kế, độ sâu, độ chi tiết của tài liệu) về tính đảm bảo để đạt được cùng một cấp độ, chúng không cần phải giống nhau về yêu cầu chức năng. Đặc điểm chức năng của mỗi sản phẩm được chứng nhật sẽ được thiết lập trong tài liệu Security Target (mục tiêu bảo mật), một loại tài liệu được thiết kế cho việc đánh giá sản phẩm. Vì vậy, một sản phẩm đạt EAL cao hơn không nhất thiết là sẽ "bảo mật hơn" một ứng dụng với cấp EAL thấp hơn, vì chúng có thể có danh sách đặc điểm chức năng rất khác nhau trong Security Target. Sự phù hợp của sản phẩm đối với ứng dụng bảo mật riêng biệt phụ thuộc vào cách thức/mức độ mà các đặc điểm được liệt kê trong tài liệu Security Target thỏa mãn yêu cầu bảo mật của ứng dụng. Nếu Security Taget cho hai sản phẩm đều chứa các đặc điểm bảo mật cần thiết, cấp EAL cao hơn chứng tỏ mức độ tin tưởng cao hơn cho ứng dụng đó.
Cấp độ bảo mật.
EAL5: Thiết kế chính thức và kiểm thử.
EAL5 cho phép nhà phát triển đạt được mức độ đảm bảo tối đa từ công nghệ bảo mật dựa trên thực tiễn được hỗ trợ bởi ứng dụng chuyên về kỹ thuật an ninh. Nhiều khả năng là các chi phí bổ sung do yêu cầu đạt EAL5, liên quan đến phát triển mà không áp dụng các kỹ thuật chuyên ngành sẽ không lớn. Do đó EAL5 được áp dụng trong những trường hợp mà các nhà phát triển hoặc người sử dụng đòi hỏi một mức độ bảo mật cao mà không phát sinh chi phí bất hợp lý do các chuyên gia kỹ thuật kỹ thuật an ninh.
Rất nhiều thiết bị thẻ thông minh đã được đánh giá đạt mức EAL5. Ví dụ thiết bị đa an toàn như Tenix tương tác liên kết. XTS -400là một hệ thống điều hành đa năng đã được mức EAL5 nâng cao.
LPAR trên hệ thống IBM cũng đạt EAL5
EAL6: Thiết kế việc kiểm tra chính thức và kiểm thử.
EAL6 cho phép lập trình viên đạt đuọc mức độ bảo hiểm cao từ các kỹ thuật bảo mật trong môi trường phát triển nghiêm ngặt nhằm đạt được mục tiêu bảo mật cao trong việc bảo vệ trước các rủi ro lớn. EAL6 vì vậy được áp dụng cho các ứng dụng trong mồi trường có nguy cơ cao nơi mà giá trị của việc bảo mật cao hơn là các chi phí phát sinh.
Phần mềm Greeen Hill Intergrity -178B RTOS đã đạt được chứng chỉ loại này.
EAL7: Chính thức kiểm tra thiết kế và kiểm thử.
Fox-IT claim to have certified their one-way data communications device known as the "Fox Data Diode" at EAL7+.[14]
EAL7 được áp dụng cho việc phát triển bảo mật cho các ứng dụng mà đối mặt với nguy cơ cực kỳ cao và/hoặc tài sản, giá trị rất cao. Ứng dụng thực tế của EAL7 hiện giới hạn mục tiêu đánh giá (TOE - Target of evaluate) với việc đặt trọng tâm vào bảo mật chức năng được phân tích trên diện rộng. Liên kết dữ liệu trên các thiết bị Diode Tenix và dữ liệu Fox Diode đạt được EAL7 tăng cường | 1 | null |
Bassari là những người sống tại Sénégal, Ghana, Gambia, Guinea và Guinea-Bissau. Dân số của người Bassari ước tính từ 10.000 đến 30.000 người, hầu hết tập trung tại biên giới Sénégal-Guinea, tây nam Kédougou của vùng Kédougou. Khu vực của những người Bassari được gọi là "Pays Bassari" hoặc "liyan" trong tiếng Bassari.
Họ cũng nói tiếng Senegambian. Hầu hết là theo thuyết vật linh cùng một lượng thiểu số đáng kể là Kitô hữu (cả Công giáo và Tin lành) và rất ít người theo Hồi giáo. Họ có quan hệ chặt chẽ với những người Fula, tập trung tại địa phương ở cao nguyên Fouta Djallon.
Về kinh tế, hầu hết họ là những nông dân theo phương thức tự cung tự cấp gồm trồng lúa, ngô, kê, đậu và hạt fonio. Họ cũng di cư đến các thành phố và thị trấn của Sénégal và Guinea vào mùa khô để tìm kiếm công việc lao động, sử dụng tiền kiếm được để mua thiết bị gia dụng, quần áo và các vật dụng cần thiết khác.
Vị thần chính trong văn hóa của người Bassari là thần sáng tạo Unumbotte. | 1 | null |
Trận Mortara là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất, đã diễn ra vào ngày 21 tháng 3 năm 1849, tại thị trấn Mortara, Pavia, Ý. Trong trận chiến quyết liệt này, quân đội Sardegna-Piedmont dưới sự chỉ huy của viên tướng cách mạng người Ba Lan Wojciech Chrzanowski, với các sư đoàn thuộc quyền của Công tước xứ Savoie và tướng Giacomo Durando, đã bị quân đoàn của tướng Konstantin d'Aspre (trong đó Đại Công tước Albrecht là người chỉ huy sư đoàn đầu tiên) – một phần của quân đội đế quốc Áo dưới quyền chỉ huy của Thống chế Joseph Radetzky von Radetz đánh cho tan tác, gây cho quân đội Sardegna bị suy sụp về tinh thần. Trong khi quân đội Áo chỉ chịu thiệt hại nhỏ trong trận chiến này, quân đội Sardegna đã hứng chịu thiệt hại nặng nề. Đây là chiến thắng đầu tiên của Thống chế Radetzky vào năm 1849 trong cuộc chiến với Sardegna, và sau trận đánh này ông đã hành binh về hướng bắc rồi giành thắng lợi quyết định trong trận Novara. Trận Mortara cũng đem lại vinh quang cho Đại Công tước Albrecht – viên tướng Áo duy nhất thành công trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần năm 1866.
Sau khi Radetzky đánh bại vua Carlo Alberto xứ Sardegna trong trận Custoza (1848), một thỏa ước đã được ký kết giữa hai phe. Đầu năm 1849, trong khi nhà nước cộng hòa được thành lập tại Roma, thỏa ước giữa Áo và Sardegna chấm dứt. Vào ngày 20 tháng 3, Alberto động binh, song sự tái chiến của ông không hề gây cho Radetzky bất ngờ. Cũng trong ngày 20 tháng 3, trong khi một sư đoàn của Carlo Alberto đã vượt sông Ticino và tiến xa đến tận Magenta, quân của Radetzky đã vượt sông một cách dễ dàng và đặt chân lên đất Piedmont. Kế hoạch của Radetzky là đánh chiếm Mortara, nhằm cắt đứt quân Sardegna khỏi Torino. Thành công của vị Thống chế Áo buộc Chrzanowski – người tổng chỉ huy quân đội Sardegna, phải điều động các quân đoàn của ông ta về Vigevano và Mortara. Cuộc giao tranh lớn đầu tiên trong chiến dịch đã bùng nổ khi quân đoàn đầu tiên của Radetzky đánh đuổi các lực lượng Sardegna mà họ tiếp cận về Vigevano. Trong thời gian đó, quân Sardegna dưới quyền Durando và Công tước xứ Savoie đã hội quân ở đằng trước Mortara. Gần tối ngày 21 tháng 3, quân đoàn thứ hai của Radetzky do tướng d'Aspre chỉ huy mới đến Mortara, tuy nhiên d'Aspre đã phát động một đợt tấn công nhằm vào các sư đoàn của Durando và Công tước xứ Savoie. Qua việc tung sư đoàn của Albrecht vào các đội hình hàng dọc tấn công, huy động 30 khẩu pháo vào mặt trận, và phái một sư đoàn khác của Áo do Schaffgoth chỉ huy yểm trợ cuộc tấn công, d'Asprey dồn toàn bộ lực lượng của ông vào sư đoàn của Durando. Trận đánh đã kéo dài trong suốt 3 tiếng rưỡi, và bất chấp sự kháng cự dữ dội của quân Sardegna, cuộc chiến đã kết thúc với thất bại hoàn toàn của họ trong màn đêm. Sau khi quân Sardegna rút vào Mortara, Đại tá Ludwig Ritter von Benedeck của Áo cùng với đội quân người Hungary của mình đã thọc vào thị trấn để tiến hành truy kích nhưng thất lạc trong đêm giữa vòng vây của đối phương. Benedeck đã hô to với quân Sardegna rằng "họ" đã bị vây khốn, và trong bóng tối, họ đã tin vào lời ông. Rất nhiều binh sĩ Sardegna đã đầu hàng. Sau đó, Benedeck thu được một số lượng tù binh và chiến lợi phẩm rất đáng kể, gồm cả những tướng tá nổi bật của Công tước xứ Savoie.
Đây là một thắng lợi quan trọng của quân Áo, do 5 sư đoàn Sardegna – vốn đã bị phân rãi trên một mặt trận quá rộng – không thể rút chạy về Vercelli và qua đó họ chỉ còn con đường duy nhất là rút về Novara. Sau vài ngày ở lại Mortara, quân đội của Radetzky đã tiến đánh Novara. Vào ngày 23 tháng 3, ông tới Novara. Thua trận Novara, quân Piedmont không còn là một lực lượng chiến đấu hiệu quả nữa. | 1 | null |
Aapravasi Ghat () là một tổ hợp các tòa nhà ở Port Louis, nằm ở phía Đông của vịnh Trou Fanfaron, bờ Tây của đảo Mauritius, thuộc quốc đảo Mauritius trên Ấn Độ Dương. Đây là địa điểm lịch sử, một khu vực nhập cư, thuê lao động của các lao động từ Ấn Độ với chính phủ thuộc địa Anh cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau đó, lượng lao động ở đây sẽ được sử dụng trong các trang trại trồng mía tại đảo hoặc được phân bổ đến các vùng đất thuộc địa khác bao gồm Reunion, Australia, Nam Phi, Đông Phi hay vùng Caribe. Quá trình di cư, nhập cảnh của các lao động từ Ấn Độ là một dấu ấn sâu sắc ảnh hưởng tới xã hội của quốc gia này, họ hiện chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng dân số của Mauritius (khoảng 68%), trở thành cột mốc lịch sử và văn hóa bản địa.
Hiện tại, quần thể này chỉ còn khoảng một phần ba so với ban đầu được bảo vệ như là một đài tưởng niệm quốc gia, là di sản quốc gia của Mauritius. Năm 2006, Aapravasi Ghat được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới, và khu vực đang được tiến hành để khôi phục lại các tòa nhà thế kỷ 19. Quần thể bao gồm 6 tòa nhà là các tòa nhà dịch vụ, các tòa nhà văn phòng ký kết hợp đồng lao động, nhà kho, bệnh viện, tòa án cùng với một bức tường phòng thủ, tất cả đều được xây bằng đá và vôi vữa. Chúng được sử dụng từ năm 1870 đến năm 1923 sau đó được sử dụng với mục đích khác. Trong những năm 70 của thế kỷ 20, do có tuyến đường cao tốc chạy qua nên một phần của khu vực đã bị phá hủy. Năm 1990, phần còn lại được lưu giữ như là một đài kỉ niệm. | 1 | null |
Trong cơ lưu chất và ngành khoa học Trái Đất, độ thẩm thấu hay độ thấm hay tính thấm (thường ký hiệu là "κ", hoặc "k") của một vật liệu có lỗ rỗng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng cho phép chất lưu (lỏng và khí) đi xuyên qua mà không làm thay đổi cấu trúc của chất ấy. Độ thấm tỉ lệ với độ rỗng, áp suất, hình dạng lỗ rỗng và tính liên kết giữa các lỗ rỗng đó.
Đơn vị.
Theo hệ SI thì độ thấm được tính bằng "m²". Đơn vị thường dùng cho độ thấm là darcy (D), hoặc mD (1D = 9.86923 x 10−13 m² formula_110−12m²). Đơn vị này được đặt theo tên của kỹ sư người Pháp Henry Darcy, là người đầu tiên mô tả dòng chảy của nước xuyên qua các bộ lọc bằng cát để cung cấp nước uống. Đơn vị "cm²" đôi khi cũng được sử dụng (1 cm² = 10−4 m² formula_1 108 D).
Mô tả.
Độ thẩm thấu là 1 hằng số tỷ lệ trong định luật Darcy đưa ra mối tương quan giữa vận tốc dòng chảy với các tính chất vật lý của chất lỏng (như độ nhớt) và gradient áp suất trong môi trường xốp:
Do đó:
Với: | 1 | null |
Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2012 là hội nghị thường niên lần thứ 18 của Các bên (COP) đối với Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu ra đời năm 1992 và là cuộc họp mặt lần thứ 8 của Các bên (CMP) thuộc Nghị định thư Kyoto ra đời năm 1997. Hội nghị năm 2012 được lên kế hoạch diễn ra từ ngày thứ 2, 26 tháng 11 đến thứ 6, 7 tháng 12 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Qatar ở Doha, Qatar. | 1 | null |
Turnip (danh pháp khoa học: "Brassica rapa" subsp. "rapa") là một cây thân củ. Nó được tìm thấy ở vùng khí hậu ôn đới trên toàn thế giới. Những củ có kích thước nhỏ dùng làm thức ăn cho người, trong khi các củ có kích thước lớn thường dùng trong chăn nuôi. | 1 | null |
Pitepalt là một palt, một món ăn Thụy Điển có liên quan tới "kroppkaka", và đặc sản của thành phố Piteå, dù món này không chỉ được ăn ở Piteå. Món ăn này có nhiều biến thể. Pitepalt chủ yếu được chế biến từ khoai tây tươi và bột lúa mạch, nhưng món kroppkakor không phải như vậy. Đối với món "kroppkaka", khoai tây được luộc trước và lúa mì được sử dụng. Điều này khiến pitepalt có màu tối hơn.
Khoai tây, bột mì / lúa mạch bột, muối và thịt / thịt lợn băm nhỏ là những thành phần phổ biến trong pitepalt. Một số công thức nấu ăn cũng đề cập đến hành nhưng không phải là phổ biến. Đôi khi tiết cũng được thêm vào, món gọi là "blodpalt", làm cho nó có màu rất tối.
Món này theo truyền thống được ăn với bơ và mứt lingonberry. | 1 | null |
Mistel (tiếng Đức nghĩa là "cây tầm gửi"), hay còn gọi là Beethoven-Gerät (Thiết bị Beethoven) và Vati und Sohn (Cha và Con), là một kiểu máy bay ném bom kết hợp của Luftwaffe vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới II.
"Mistel" ban đầu là một khung thân máy bay ném bom, thường là một biến thể của Junkers Ju 88, sau đó nó được sửa đổi để đặt một máy bay tiêm kích lên trên, liên kết với máy bay ném bom. | 1 | null |
Causses là một vùng cao nguyên đá vôi (theo tiếng Occitan thì "Causse" nghĩa là "cao nguyên đá vôi") nằm ở miền Trung về phía Đông nam nước Pháp, thuộc khu vực vùng núi và cao nguyên Khối núi Trung tâm. Causses giáp với tỉnh Nouvelle-Aquitaine, Périgord ở Tây Bắc, phía Đông là thị trấn Aubrac và dãy Cevennes.
Nơi đây có một địa hình núi xen lẫn các thung lũng sâu xói mòn tạo ra các lớp trầm tích được cấu thành bởi nhiều cao nguyên nhỏ hơn bao gồm:
Văn hóa.
Nơi đây đại diện cho mối quan hệ mục vụ nông nghiệp với thiên nhiên. Khu vực bao gồm những khu dân cư, trang trại, ruộng bậc thang, các bức tường, bể chứa nước cùng một số nhà thờ được xây bằng đá có từ thế kỷ 11, phản ánh sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tôn giáo của vùng đồng bằng ven Địa Trung Hải vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Đây là một phần của Công viên thiên nhiên Grands Causses thành lập vào năm 1995. | 1 | null |
Cevennes (tiếng Occitan: "Cevenas") là một dãy núi ở miền Trung, Đông nam nước Pháp, thuộc các tỉnh là Ardèche, Gard, Hérault và Lozère. Cevennes kéo dài từ Montagne Noire tới Monts du Vivarais và là một phần của khu vực Khối núi Trung tâm. Điểm cao nhất ở Cevennes là đỉnh Mont Lozère (1702m). Khu vực có sông Loire và sông Allier, và nhiều nhánh sông nhỏ như: Ardèche, Chassezac, Cèze, Vidourle, Hérault, Dourbie.. cùng với nhiều thung lũng ngoạn mục như Gorges de la Jonte (hẻm núi sông Jonte) và Gorges du Tarn (hẻm núi sông Tarn)
Đây là phần thuộc Vườn quốc gia Cevennes (tiếng Pháp: Parc des Cevennes) với hơn 200 loài thực vật cùng rất nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm: Heo rừng, hươu, kền kền.. Vườn quốc gia này được thành lập vào năm 1970 và là khu dự trữ sinh quyển vào năm 1985.
Các làng mạc và thị trấn trong khu vực là một dấu vết về ảnh hưởng của đạo Tin Lành, cùng với cảnh quan văn hóa nông nghiệp thế kỷ 11, đất đai được sử dụng hợp lý và không hề bị ảnh hưởng, với những thửa ruộng bậc thang trồng ô liu, những trang trại nuôi cừu, các công trình nhà ở được xây dựng hoàn toàn bằng đá. Cùng với cảnh quan văn hóa nông nghiệp ở Causse, cảnh quan văn hóa nông nghiệp ở Cevennes là một phần của di sản cảnh quan văn hóa nông nghiệp Địa Trung Hải được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2011. | 1 | null |
Họ Cá nhám đuôi dài (Alopiidae) là một họ cá nhám thuộc bộ Cá nhám thu ("Lamniformes"), có mặt tại các vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Họ này bao gồm 3 loài cá nhám, tất cả đều thuộc về chi Cá nhám đuôi dài ("Alopias").
Từ nguyên.
Các tên gọi "Alopias" và "Alopiidae" bắt nguồn từ "alopex" trong tiếng Latinh (tiếng Hy Lạp: "ἀλωπεκίας"), có nghĩa là cáo. Một số sách báo, tài liệu cũng gọi loài vật này là "cá mập cáo" hay "cá nhám cáo". Tên tiếng Anh "cá mập đuôi lưỡi hái" ("thresher shark") bắt nguồn từ chiều dài cực lớn của phần nửa trên của vây đuôi (có thể dài bằng cả phần thân của con vật).
Phân loài.
Họ Cá nhám đuôi dài hiện này có 3 loài còn tồn tại, tất cả đều thuộc chi cùng tên. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về dị enzyme ("allozyme") vào năm 1997 bởi Blaise Eitner cho thấy có thể tồn tại một loài thứ tư. Loài này được cho là xuất hiện ở vùng biển phía Đông Thái Bình Dương, ngoài khơi Baja California, và từng bị nhầm lẫn với cá nhám đuôi dài mắt to. Tuy nhiên, loài này chỉ được biết đến qua các mẫu thịt, cơ và chưa có thông tin chính xác về đặc điểm kiểu hình của chúng được ghi nhận.
Ba loài cá nhám đuôi dài hiện nay được ghi nhận là:
Nguồn gốc và tiến hóa.
Dựa theo phân tích gen mã hóa protein cytochrome b, Martin và Naylor (1997) kết luận rằng cá nhám đuôi dài là một nhóm đơn ngành có quan hệ gần với nhánh bao gồm họ Cetorhinidae (cá nhám phơi nắng) và Lamnidae (cá nhám thu). Loài cá mập miệng to ("Megachasma pelagios") nằm ở nhánh xa hơn một chút, mặc dù kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài của nó vẫn chưa được hoàn toàn tỏ tường. Kết quả nghiên cứu phân nhánh học của Compagno (1991) dựa trên đặc điểm kiểu hình và của Shimada (2005) dựa trên công thức bộ răng tỏ ra ủng hộ cách phân loài này.
Xét trong nội bộ họ này, kết quả phân tích về dị enzyme bởi Eitner (1995) cho thấy cá nhám đuôi dài thông thường "A. vulpinus" là thành viên nguyên thủy nhất, với mối quan hệ gần gũi với loài cá nhám đuôi dài thứ tư (chưa được công nhận chính thức) và một nhánh khác bao gồm cá nhám đuôi dài mắt to với cá nhám đuôi dài biển khơi. Tuy nhiên, đặc tính về loài thứ tư chỉ được phân tích dựa trên một đặc trưng phái sinh cùng chia sẻ ("synapomorphy") của một mẫu vật và vì vậy nó chưa được công nhận chắc chắn.
Phân bổ và môi trường sống.
Cá nhám đuôi dài chủ yếu sinh sống ở vùng biển khơi sâu, trong tầng nước có độ sâu tối đa là , mặc dù chúng cũng thường xuyên hiện diện ở những vùng nước nông hơn tại thềm lục địa. Cá nhám đuôi dài thông thường "A. vulpinus" được tìm thấy ở vùng thềm lục địa Bắc Mỹ hay Bắc Thái Bình Dương, nhưng khá hiếm thấy ở Trung và Tây Thái Bình Dương. Ở vùng nước ấm hơn tại Trung và Tây Thái Bình Dương là khu vực sinh sống của cá nhám đuôi dài mắt to và cá nhám đuôi dài biển khơi. Ngoài ra, một con cá nhám đuôi dài đã được quay phim khi đang lảng vảng gần một thiết bị máy móc điều khiển từ xa đặt tại khu vực xảy ra vụ tràn dầu của công ty BP tại Vịnh Mexico. Điều đặc biệt là khu vực này có độ sâu lớn hơn 500 mét rất nhiều.
Ngoại hình và cơ thể.
Như tên gọi gợi ý, thùy trên của vây đuôi của con vật rất dài, giống như lưỡi hái (với chiều dài đuôi có thể bằng cả chiều dài thân minh). Cá nhám đuôi dài là một loài săn mồi tích cực và, chính cái đuôi dài của nó có tác dụng lớn trong việc đập cho con mồi choáng váng. Phần đầu của cá nhám đuôi dài khá ngắn và có cái mũi hình nón. Miệng con vật khá nhỏ và răng thì có nhiều kích cỡ khác nhau. Cho đến nay, loài cá nhám đuôi dài lớn nhất là cá nhám đuôi dài thông thường "Alopias vulpinus" (có thể dài đến và nặng hơn ). Cá nhám đuôi dài mắt to, "Alopias superciliosus" đứng thứ nhì với chiều dài tối đa ghi nhận được là 4,9 m (16 ft). Còn cá nhám đuôi dài biển khơi "Alopias pelagicus" là nhỏ nhất với chiều dài chỉ 3 m (10 ft).
Cá nhám đuôi dài có thân hình khá thanh mảnh với vây lưng nhỏ và cặp vây ngực to, cong. Ngoại trừ loài cá nhám đuôi dài mắt to, các loại cá nhám đuôi dài có mắt khá nhỏ so với cơ thể và nằm ở phía trước đầu. Con vật có thể có nhiều màu sắc, từ nâu, xanh hay xám tím ở vùng lung với màu nhạt ở vùng bụng. Ba loài cá nhám đuôi dài có thể được phân biệt bởi màu sắc chính trên lưng. Cá nhám đuôi dài thông thường màu xanh đậm, cá nhám đuôi dài mắt to màu nâu và cá nhám đuôi dài biển khơi thường là màu xanh lam. Ngoài ra, điều kiện ánh sáng và độ trong của nước cũng ảnh hưởng tới việc nhận diện màu của người quan sát, nhưng các thử nghiệm về màu cho kết quả ủng hộ các đặc tính nêu trên.
Nguồn thức ăn.
Thức ăn chủ yếu của cá nhám đuôi dài là các đàn cá (tỉ như cá ngừ, cá ngừ đại dương nhỏ, cá thu), mực ống và mực nang. Chúng được cho là sẽ bám đuổi các đàn cá lớn tới tận những vùng nước nông. Ngoài ra, các loài giáp xác và chim biển đi lẻ cũng có thể trở thành nạn nhân của cá nhám đuôi dài.
Hành vi.
Cá nhám đuôi dài là loài vật sống đơn độc. Ở Ấn Độ Dương, chúng được biết đến là sống tách biệt theo độ sâu và không gian tùy theo giới tính. Tất cả các loài trong họ đề có lối sống di cư hoặc di cư thuần trong vùng nước mặn ("oceanodromous"). Khi săn các đàn cá, cá nhám đuôi dài thường dùng chiếc đuôi của chúng để quẫy mạnh và tạo ra các sóng nước làm rối loạn và choáng váng con mồi, và nó cũng là loài cá mập/cá nhám duy nhất có phương pháp săn mồi đặc sắc này. Cá nhám đuôi dài cũng là một trong số các loài cá nhám/cá mập có khả năng nhảy khỏi mặt nước và lộn vòng như các loài cá heo (xem thêm hành vì nổi của cá voi; một số cá thể cá nhám đuôi dài đã nhảy cao cách mặt nước đến vài thước. | 1 | null |
Cleptornis marchei là một loài chim trong họ chim Zosteropidae vành khuyên. Đây là loài chim duy nhất thuộc chi Cleptornis. "Cleptornis marchei" từng được xem là chim ăn mật trong họ Meliphagidae và dù hiện nó đã được phân loại vào họ Vành khuyên, vị trí của nó trong họ này vẫn chưa rõ. Loài chim này chỉ sinh sống ở các đảo Saipan và Aguijan thuộc quần đảo Bắc Mariana, nơi nó đồng sinh (chia sẻ lãnh địa) và cạnh tranh với loài chim Zosterops conspicillatus họ hàng. "Cleptornis marchei" có bộ lông vàng và vòng mắt nhạt. Chúng ăn côn trùng, trái cây và mật. Chúng cặp đôi suốt đời và đẻ một lần hai trứng trong tổ nhỏ hình chén.
Các hoá thạch cho thấy "Cleptornis marchei" từng tồn tại ở Tinian và Rota nhưng đã bị tuyệt chủng cục bộ do tác động của con người. Mặc dù chúng hiện có số lượng lớn tại Saipan và Aguijan, và thực tế rằng chúng là một trong số loài chim có mật độ cao nhất, chúng vẫn thuộc diện bị đe doạ nghiêm trọng. Các mối đe doạ bao gồm sự xâm lấn của loài rắn Boiga irregularis, gần đây được đưa đến Saipan, và được dự đoán sẽ gây sụt giảm nghiêm trọng số lượng chim. Các nỗ lực đang được thực hiện trong các sở thú nhằm kiểm soát loài rắn và thúc đẩy nhân giống loài chim này.
Phân bố và môi trường sống.
Đây là loài đặc hữu của quần đảo Bắc Mariana ở miền tây Thái Bình Dương, nơi nó hiện diện tại đảo Saipan và Aguijan. Trong phạm vi phân bố của nó, "Cleptornis marchei" có mặt tại nhiều môi trường sống khác nhau, cả tự nhiên và nhân tạo. Nó phổ biến trong các khu rừng địa phương, đặc biệt là rừng đá vôi, nhưng cũng sống ở rừng cây bụi và vùng ngoại ô. Tại Saipan, sinh cảnh duy nhất thiếu vắng loài này là đầm lấy quanh hồ Susupe và savan cỏ. | 1 | null |
Cò bợ Mã Lai (danh pháp hai phần: "Ardeola speciosa" là một loài chim thuộc họ Diệc. Cò bờ Mã Lai phân bố ở các vùng đất ngập nước nước ngọt và mặn nông Đông Nam Á. Loài chim này ăn côn trùng, cá và cua. Nó thường có thân dài 45 cm với cánh trắng và mỏ vàng với đầu mỏ đen, mắt và chân vàng. Màu sắc tổng thể của nó là cam, đen than và trắng trong mùa sinh sản, và nâu và đốm màu trắng ngoài mùa sinh sản. Bộ lông ngoài mùa sinh sản tương tự như bộ lông của cò bợ và cò bợ Ấn Độ và hầu như không thể phân biệt ở hiện trường. Nó sinh sản từ tháng sáu-tháng chín. Đây là loài chim di cư. | 1 | null |
Mòng biển cá trích châu Mỹ (danh pháp hai phần: Larus smithsonianus) là một loài chim mòng biển thuộc Laridae. Hiệp hội Điểu học Mỹ xem chúng là một phân loài của mòng biển săn cá trích. Mòng biển cá trích châu Mỹ phân bố ở Bắc Mỹ, xuất hiện ở bờ biển, hồ, sông, bãi rác. Mòng biển cá trích châu Mỹ có màu trắng với cánh màu đen xám, mũi cánh màu đen với các đốm trắng, chân màu hồng. Thức ăn là động vật không xương sống, cá và nhiều loại thức ăn khác. Chúng thường làm tổ gần nước, đẻ khoảng 3 quả trứng trên một hố cào trên mặt đất. Loài này được mô tả lần đầu vào năm 1862 bởi Elliott Coues dựa trên loạt mẫu vật từ viện Smithsonian. | 1 | null |
Tổng thống Liên minh các tiểu bang thống nhất México (tiếng Tây Ban Nha: Presidente de los Estados Unidos Mexicanos) là nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ México. Theo Hiến pháp México, tổng thống cũng là tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Mexico. Đương kim tổng thống là Andrés Manuel López Obrador, người nhậm chức vào ngày 1 tháng 12 năm 2018.
Hiện nay, chức vụ Tổng thống được coi là mang tính cách mạng, ở chỗ chức vụ này là người thừa kế của cuộc Cách mạng Mexico và quyền hạn của chức vụ này được bắt nguồn từ Hiến pháp cách mạng năm 1917. Một di sản của cách mạng là lệnh cấm tái tranh cử. Tổng thống México có bị giới hạn trong một nhiệm kỳ sáu năm duy nhất, được gọi là một "sexenio". Không ai đã nắm giữ chức vụ này, thậm chí trên cơ sở lâm thời, được cho phép chạy đua hoặc nắm giữ lại chức vụ này một lần nữa.
Yêu cầu đối với người nắm giữ chức vụ tổng thống.
Chương III mục III của Hiến pháp quy định quyền hành pháp của chính phủ và quy định những quyền hạn của tổng thống, cũng như các yêu cầu về các tiêu chuẩn đối với người giữ chức vụ Tổng thống. Tổng thống được trao "quyền hành tối cao của Liên minh".
Để có đủ điều kiện để làm tổng thống, điều 82 của Hiến pháp quy định rằng các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng: | 1 | null |
Klimov GTD-350 là loại động cơ tuốc bin trục do Cục thiết kế Isotov phát triển vào năm 1963 cho loại trực thăng hạng nhẹ Mil Mi-2 do Cục thiết kế Mil phát triển. Klimov và PZL đã tiến hành sản xuất hàng loạt loại động cơ này cho đến cuối những năm 1990. Với thiết kế và vận hành tốt trên các chiếc Mi-2 mà động này đã trở thành loại động cơ cũng được dùng để gắn trên các mẫu trực thăng hạng nhẹ của các nước khác.
Hơn 11.000 động cơ đã được chế tạo để sử dụng trên các mẫu Mi-2 cho hơn chục nước với tổng chung số giờ hoạt động của chúng là hơn 20 triệu. Klimov là hãng đảm nhận việc bảo trì và kéo dài thời gian sử dụng của các động cơ. | 1 | null |
Tổng thống Brasil, danh xưng chính thức là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brasil () hoặc đơn giản là Tổng thống Cộng hòa (), là nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ Brasil. Theo Hiến pháp Brasil, tổng thống cũng là lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Brasil. Chế độ tổng thống được thiết lập vào năm 1889, theo công bố của nước cộng hòa trong một cuộc đảo chính quân sự đảo chính lật đổ Hoàng đế Dom Pedro II của Brasil. Kể từ đó, Brasil đã có sáu bản hiến pháp, hai chế độ độc tài và ba thời kỳ dân chủ. Trong những giai đoạn dân chủ, bầu cử đã luôn là yêu cầu bắt buộc. Hiến pháp Brasil năm 1988, cùng với những tu chính hiến pháp, thiết lập các yêu cầu, quyền hạn và trách nhiệm của tổng thống, cũng như thời hạn của chức vụ và phương pháp của cuộc bầu cử.
Bầu cử.
Tiêu chuẩn yêu cầu.
Theo Hiến pháp năm 1988, tổng thống phải là một công dân Brasil sinh ra ở Brasil, ít nhất là 35 tuổi, là một cư dân ở Brazil, là một cử tri, có tất cả các quyền bầu cử, và được ghi trong một chinh đảng người nằm ngoài danh sách này không được làm ứng viên.
Nhiệm kỳ.
Nhiệm kỳ tổng thống Brasil là bốn năm. Thời hạn hiện tại của nhiệm kỳ tổng thống đã được thông qua vào năm 1994 thông qua một tu chính án hiến pháp (tu chính án số 5). Từ 1889 đến 1937 và một lần nữa từ 1945 đến 1997, tổng thống đã bị cấm tái tranh cử. Tuy nhiên, vào năm 1997, tu chính án 16 cho phép một tổng thống được bầu lại một số lần, nhưng không quá hai nhiệm kỳ liền kề nhau. Một cựu Tổng thống, ngay cả những người đã phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp, có thể trở thành một ứng cử viên cho chức tổng thống một lần nữa, miền là vị tổng thống này không phải là một ứng cử viên trong thời gian bốn năm ngay lập tức sau hai nhiệm kỳ liên tục vừa xong của mình. | 1 | null |
Chợ Hạnh Thông Tây tọa lạc trên đường Quang Trung, thuộc địa phận Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ 02 tháng 9 năm 2002 với tổng kinh phí xây dựng gần 60 tỉ đồng, diện tích 2.358 m² và có 400 sạp cố định trong lòng chợ, khoản sân phía trước rộng 1.225 m².
Vị trí & Thời gian hoạt động.
Vị trí chợ tại số 10/2 đường Quang Trung, phường 11, Gò Vấp, gần với siêu thị Bình Dân và đối diện nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Chợ có đặt thù riêng là chợ hoạt động chủ yếu vào ban đêm và có thời gian hoạt động 24/24 giờ với 2 phiên chợ là chợ đêm và chợ ngày: | 1 | null |
Henry Philibert Gaspard Darcy (10 tháng 6, 1803 – 3 tháng 1, 1858) là một kỹ sư người Pháp. Ông nổi tiếng vì có nhiều đóng góp quan trọng trong thủy lực học.
Tiểu sử.
Ông sinh tại Dijon, Pháp. Cha ông là Jacques Lazare Gaspard, một người thu thuế, cha ông mất năm 1817 khi Darcy mới 14 tuổi, mẹ ông không đủ tiền để lo cho 2 đứa con ăn học và phải vay mượn tiền để lo học phí cho con. Năm 1821 ông nhập học vào Trường Bách khoa Paris ("École Polytechnique"), và 2 năm sau ông được chuyển tiếp vào "École des Ponts et Chaussées" (trường Cầu và Đường), mà từ đó ông có thể làm việc cho Corps of Bridges and Roads.
Henry gặp một phụ nữ Anh, Henriette Carey, gia đình cô ta đang sống ở Dijon, và họ cưới nhau năm 1828.
Là thành viên của Corps, ông đã xây dựng một hệ thống phân phối nước áp lực ấn tượng ở Dijon sau thất bại về những cố gắng cung cấp đủ lượng nước ngọt từ các giếng khoan. Hệ thống này đã mang nước từ suối Rosoir qua một quảng đường dài 12,7 km bằng cống dẫn đến các bồn chứa nước gần thành phố, từ các bồn này nước được cung cấp cho một mạng lưới dài 28.000 met bằng hệ thống dẫn nước áp lực đến nhiều nơi trong thành phố. Hệ thống được đóng kín hoàn toàn và được điều khiển bằng trọng lực, và điều này có nghĩa là không cần dùng bơm mà chỉ dùng cát để lọc nước. Ông cũng đã tham gia nhiều công trình công cộng khác trong và ngoài Dijon, cũng như các hoạt động chính trị của chính quyền thành phố Dijon.
Trong thời gian này ông đã hiệu chỉnh phương trình Prony trong việc tính toán giảm áp lực nước do ma sát, mà công trình này sau đó lại được Julius Weisbach chỉnh sửa tiếp để đưa ra một phương trình nổi tiếng là phương trình Darcy–Weisbach được sử dụng cho đến ngày nay.
Năm 1848, ông trở thành kỹ sư chính của "tỉnh" Côte-d'Or (mà Dijon là tỉnh lị). Không lâu sau đó, ông đã rời khỏi Dijon vì lý do chính trị nhưng ông đã được tiến cử làm Giám đốc của bộ phân Nước và Vỉa hè ("Chief Director for Water and Pavements") và làm việc tại một văn phòng ở Paris. Trong khi ở vị trí đó, ông có thể tập trung nhiều hơn trong nghiên cứu về thủy lực học, đặc biệt về dòng chảy và tiêu thoát áp lực do ma sát trong đường ống. Trong giai đoạn này, ông đã cải tiến thiết kế của Pitot tube, thành một dạng được sử dụng hiện nay.
Ông xin từ chức năm 1855 vì lý do sức khỏe, nhưng ông vẫn được cho phép tiếp tục nghiên cứu ở Dijon. Năm 1855 và 1856, ông tiến hành các thí nghiệm hình trụ mà kết quả là ông đã thiết lập nên định luật nổi tiếng là Định luật Darcy; công việc ban đầu của ông là miêu tả dòng chảy qua cát, và nó đã được khái quát hóa thành nhiều dạng khác nhau và được sử dụng phổ biến ngày nay. Đơn vị của độ thấm là "darcy" đã được đặt theo tên ông.
Ông mất do viêm phổi trong một chuyến đi đến Paris năm 1858, và được chôn cất tại Cimetière de Dijon (trước đây là Péjoces) ở Dijon.
Tưởng nhớ.
"Huy chương Henry Darcy" là huy chương của hội các Khoa học Trái Đất châu Âu trao tặng cho những cá nhân có những đóng góp xuất sắc về khoa học trong nghiên cứu về tài nguyên nước, kỹ thuật và quản lý tài nguyên nước.
Một ngày sau khi ông mất, "Town Square" được đổi tên thành "Place Darcy" | 1 | null |
đảo Ngân Long (; ) là một đảo chính trong 93 đảo và bãi cát lớn nhỏ ở khu vực hợp lưu giữa sông Amur (Hắc Long Giang) và sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang).
Đảo Ngân Long cùng với đảo Hắc Hạt Tử (Bolshoy Ussuriysky) và các đảo xung quanh do Liên Xô kiểm soát trên thực tế sau xung đột Trung-Xô năm 1929. Sau khi Liên Xô sụp đổ, đảo thuộc quyền kiểm soát của Liên bang Nga. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Ngân Long và các đảo xung quanh này.
Theo Hiệp định bổ sung đoạn phía đông biên giới Trung-Nga ký kết tại Bắc Kinh vào năm 2004 giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Triệu Tinh và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, toàn bộ đảo Ngân Long, gần một nửa đảo Hắc Hạt Tử và một số đảo nhỏ khác được xác định thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đảo được Nga chuyển giao chính thức cho Trung Quốc từ năm 2008. | 1 | null |
Lỗ Văn công (chữ Hán: 魯文公, trị vì 626 TCN-609 TCN), tên thật là Cơ Hưng (姬興), là vị vua thứ 20 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Hưng là con trai của Lỗ Hy công, vua thứ 19 của nước Lỗ, mẹ là Thanh Khương, người Tề quốc. Năm 626 TCN, Lỗ Hy công qua đời, Cơ Hưng nối ngôi, tức là Lỗ Văn công.
Quan hệ với chư hầu lớn.
Sau khi Lỗ Văn công lên ngôi, không tới chầu nước Tấn, Tấn Tương công tức giận, năm 625 TCN, bèn mang quân đánh Lỗ. Lỗ Văn công phải xin giảng hòa với Tấn. Nhưng trong buổi lễ ăn thề, Tấn Tương công không ra gặp ông mà sai đại phu Dương Xử Phủ thay thế mình để hạ nhục Lỗ Văn công.
Tháng 6 năm 625 TCN, nước Tấn hội chư hầu ở đất Thùy Lũng, Lỗ Văn công cùng các vua Trần, Trịnh đến hội. Cuối năm đó, 3 nước hội binh đánh nước Tần, chiếm đất Uông.
Năm 624 TCN, Lỗ Văn công đến triều kiến Tấn Tương công. Cùng năm, Lỗ Văn công hợp binh với nước Tấn và Trần, Trịnh, Tống, cùng đánh nước Thẩm là chư hầu của nước Sở, đánh bại quân Thẩm.
Năm 618 TCN, Sở Mục vương phát quân đánh Trịnh. Lỗ Văn công theo sự kêu gọi của nước Tấn, phát binh hội chư hầu các nước Tống, Vệ, Hứa đi cứu Trịnh. Trong khi quân các nước chưa tới thì quân Sở đã thắng, Trịnh Mục công phải xin giảng hòa. Sở Mục vương lui quân.
Năm 616 TCN, nước Địch sang đánh Lỗ, tướng Lỗ là Thúc Tôn Đắc Thần đánh bại quân nước Địch ở đất Hàm, bắt được tù trưởng Kiều Như.
Lỗ Văn công có người chị gái là Tử Thúc Cơ được gả cho Tề Chiêu công Khương Phan, sinh ra thế tử Xá. Năm 613 TCN, Tề Chiêu công mất, Khương Xá lên nối ngôi. Chú Xá là Thương Nhân giết Xá cướp ngôi, tức là Tề Ý công. Lỗ Văn công sai Thiện Bá đi sứ nước Tề, Tề Ý công bèn bắt giữ Thiện Bá, lại bắt giam luôn mẹ Xá là Tử Thúc Cơ. Sang năm sau, Tề Ý công thả Thiện Bá về nước, sau đó mang quân xâm lấn vào đất Tây Bỉ của nước Lỗ. Cuối năm đó, nước Tề thả phu nhân Tử Thúc Cơ về nước Lỗ.
Sang năm 610 TCN, Tề Ý công lại quấy phá phía nam nước Lỗ, sau đó mới gặp mặt Lỗ Văn công cùng ăn thề kết hòa hiếu.
Quan hệ với các chư hầu nhỏ.
Các chư hầu nhỏ cạnh Lỗ như Đằng, Kỷ phải thần phục và tới triều kiến, chỉ có nước Cử không thần phục.
Lỗ Văn công vốn có ước hôn với nước Kỷ, gả chị gái là Thúc Cơ cho Kỷ Hoàn công. Năm 615 TCN, vì Thúc Cơ có tật, Kỷ Hoàn công xin từ hôn, sau đó xin lấy một người em gái khác của Văn công. Còn Thúc Cơ chỉ tháng sau thì qua đời.
Năm 620 TCN, Lỗ Văn công đánh Châu, chiếm ấp Tu Câu. Sau đó nước Châu tranh đất Vận với nước Lỗ. Lỗ Văn công sai Quý Tôn Hàng Phủ mang quân tới đất Vận và đất Chư đắp thành phòng thủ sự tấn công của nước Cử.
Năm 613 TCN, Châu Văn công mất. Lỗ Văn công sai sứ sang nước Châu viếng, nhưng vị này tỏ ra bất kính. Vua kế tục là Châu Định công tức giận bèn tiến sang quấy phá biên giới. Lỗ Văn công bèn sai Huệ Bá và Thúc Trọng Bành Sinh mang quân đánh trả.
Xung đột giữa các dòng họ.
Năm 620 TCN, nước Từ đem quân đánh nước Cử, nước Cử cầu cứu nước Lỗ, Lỗ Văn công sai Trọng tôn Ngao đem quân cứu Cử, trước đó Trọng tôn Ngao đã cầu thân con gái nước Cử cho Tương Trọng (con thứ của Lỗ Trang công, chú Lỗ Văn công) nên nhân đó sang đón Cử nữ về. Tuy nhiên Ngao say mê sắc đẹp của Cử nữ, và hai người lén thông dâm với nhau. Tương Trọng tức giận, xin Lỗ Văn công giúp binh đánh Trọng tôn Ngao, Lỗ Văn công ban đầu đồng ý nhưng sau đó Thúc Trọng Huệ bá can ngăn, nên hoà giải cho Trọng tôn Ngao và Tương Trọng, và bắt Trọng tôn Ngao trả Cử nữ lại cho Tương Trọng.
Năm 619 TCN, Chu Tương vương qua đời, Trọng tôn Ngao đến điếu tang, sau phải trốn sang nước Cử để gặp Cử nữ. Lỗ Văn công lập con Ngao là Trọng tôn Cốc thế tập.
Qua đời.
Năm 609 TCN, Lỗ Văn công qua đời. Ông làm vua được 18 năm.
Lỗ Văn công có hai người vợ: Vợ đích là Ai Khương, sịnh ra công tử Ác và công tử Thị, lại lấy bà Kính Doanh sinh công tử Nỗi. Lỗ Văn công phong lập công tử Ác làm thế tử. Tuy nhiên sau khi ông qua đời, Tương Trọng giết chết công tử Ác và công tử Thị, lập công tử Nỗi làm vua, tức Lỗ Tuyên công.
Nhận định.
Sử gia Lý Liêm nhận định về ông như sau: | 1 | null |
Lỗ Ẩn công (魯隱公, trị vì 722 TCN-712 TCN), tên thật là Cơ Tức Cô (姬息姑), là vị vua thứ 14 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thời gian trị vì của ông cũng là gian đoạn lịch sử đầu tiên được viết trong Kinh Xuân Thu của Khổng Tử.
Thân thế.
Cơ Tức Cô là con trai cả của Lỗ Huệ công, mẹ ông là Thanh Tử. Tuy nhiên mẹ ông không được sủng ái, vua cha Huệ công sau này cưới con gái Tống Vũ công là Trọng Tử làm phu nhân, và sinh ra con thứ là Cơ Doãn. Hai mẹ con Doãn được Huệ công yêu, phong làm phu nhân và thế tử. Dưới thời Huệ công tại vị, công tử Tức Cô từng dẫn quân giao chiến với Trịnh quốc ở Hồ Nhưỡng, rồi thua trận và bị bắt làm tù binh. Trịnh bá sai giam ông ở chỗ quan đại phu Doãn thị. Tức Cô bèn hối lộ cho Doãn thị rồi trốn về nước.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 723 TCN, Lỗ Huệ công qua đời. Thế tử Cơ Doãn vẫn còn nhỏ nên Tức Cô được người nước Lỗ lập lên tạm thời làm vua chấp chính, tức là Lỗ Ẩn công. Nhà Chu sai sứ thần đến phúng viếng bà Tử thị. Đây là lần đầu tiên thiên tử hạ mình mà giao thiệp với chư hầu. Về việc này, Tả thị truyện nói rằng thiên tử tế sống bà Tử thị, hai năm sau bà mới chết. Công Dương truyện cho rằng Tử thị chính là Trọng Tử, vợ của Huệ công và là mẹ công tử Quỹ (tức Hoàn công sau này), còn Cốc Lương truyện nói bà là vợ của Hiếu công, mẹ của Huệ công. Các sử gia cho rằng ý kiến trong Tả truyện không hợp lý, vì không có lý gì mà vua nhà Chu lại đi tế người còn sống.
Trước khi mất, vua cha Lỗ Huệ công có xung đột với nước Tống, đánh bại quân Tống ở đất Hoàng. Đầu năm 722 TCN, Lỗ Ẩn công lên ngôi đề nghị giảng hòa với nước Tống để chấm dứt chiến tranh. Tống Mục công bèn cùng Lỗ Ẩn công hội thề ở đất Túc. Hai bên lại thông hiếu với nhau.
Đầu năm 721 TCN, Lỗ Ẩn công hội kiến với người Nhung ở đất Tiềm. Người Nhung xin chích máu hội thề, Ẩn công chối từ. Nhưng đến mùa thu năm đó hai bên lại gặp nhau ở đất Đường và tổ chức hội thề. Đầu năm 720 TCN, phu nhân Tử thị mất (Công Dương truyện chép Tử thị là mẹ Ẩn công, Cốc Lương truyện chép là vợ Ẩn công).
Năm 719 TCN, Vệ Châu Dụ mới giết Vệ Hoàn công giành ngôi, để lấy uy thế, bèn đề nghị Tống Thương công cùng đánh Trịnh. Tống Thương công lấy cớ Trịnh Trang công chứa chấp công tử Phùng nên nhất trí với Châu Dụ, cùng mời thêm nước Trần, Lỗ và nước Sái. Lỗ Ẩn công không theo, nhưng công tử Huy lại ủng hộ Tống Thương công, bèn tự mình mang quân đi hội. Quân 5 nước vây đất Đông Môn nước Trịnh một thời gian rồi gặt lúa lấy mang về nước.
Lỗ Ẩn công khi mới lên ngôi đã ăn thề giảng hòa với nước Châu láng giềng, nhưng tới năm 715 TCN, ông lại mang quân đánh nước Châu, không phân thắng bại.
Theo Sử ký, cũng trong năm 715 TCN, Lỗ Ẩn công và Trịnh Trang công không xin ý Chu thiên tử mà tự ý trao đổi hứa điền.
Năm 713 TCN, Lỗ Ẩn công hội thề với Trịnh Trang công và Tề Ly công tại đất Trung Khưu, cùng liên minh với nhau. Sau đó Trịnh Trang công cùng Tề Ly công kêu gọi nước Lỗ cùng đi đánh Tống. Lỗ Ẩn công không theo nhưng công tử Huy chuyên quyền, mang quân hội binh đánh Tống. Mùa hạ năm đó, quân Lỗ đánh bại quân Tống ở đất Quan, sau đó quân Trịnh lần lượt đánh chiếm đất Cáo và đất Phòng của Tống, đều cho nước Lỗ.
Năm 712 TCN, Đằng hầu và Tiết hầu cùng đến triều yết Lỗ Ẩn công, mà hai người đều tranh nhau ngồi ghế đầu. Tiết hầu lấy cớ tổ tiên mình được thụ phong trước, còn Đằng hầu dẫn việc mình kiêm chức quan Bố chính của Chu vương thất. Ẩn công sai Công tử Huy đến thuyết phục Tiết hầu hãy nhường cho Đằng hầu, vì ông ta là người cùng họ với Chu thiên tử, Tiết hầu chịu nghe theo. Tháng 6 năm đó, Ẩn công hội với Trịnh Trang công ở đất Lai để bàn việc đánh Hứa quốc.
Tháng 7 năm 712 TCN, Lỗ Ẩn công mang quân hội với Trịnh Trang công và Tề Ly công đánh nước Hứa, chiếm được nước Hứa.
Bị hại.
Trong những năm ở ngôi, Lỗ Ẩn công hội chư hầu 12 lần, khi về không làm lễ, vì bản ý không muốn nhận lấy lễ vua, tỏ ý ngày sau nhường lại cho công tử Quỹ. Cuối năm 712 TCN, Công tử Huy (tức Vũ Phủ) muốn được chức Thái tể của Lỗ quốc, nên tìm cách lấy lòng Ẩn công, hiến kế cho ông giết công tử Doãn để giữ chắc quân vị. Ẩn công không chịu, nói rằng
Vũ Phủ lo sợ bị giết, bèn chạy sang theo Công tử Doãn, gièm pha với Doãn và đề nghị hãy giết Ẩn công. Công tử Doãn đồng tình.
Tháng 11 năm 712 TCN, Lỗ Ẩn công đi tế lễ tại Chung Vu, trai giới ở Xà Phố ở quán nhà họ Vi. Vũ Phủ sai thích khách giết chết ông và lập Cơ Doãn lên ngôi, tức là Lỗ Hoàn công. Hoàn công lên ngôi sai quân đi đánh họ Vi, giết chết hơn nghìn người.
Lỗ Ẩn công làm vua được 11 năm. | 1 | null |
Trận Helmstadt, Roßbrunn và Uettingen là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Phổ-Đức, hay nói cách khác là cuộc "Chiến tranh nước Đức" năm 1866, diễn ra tại Helmstadt vào ngày 25 tháng 7 và tại Roßbrunn và Uettingen vào ngày 26 tháng 7 năm 1866 ở vùng Würzburg trên lãnh thổ xứ Bayern. Trong trận chiến này, một sư đoàn của quân đội Phổ dưới sự điều khiển của tướng Gustav von Beyer, cùng với sư đoàn của tướng Eduard Moritz von Flies vào ngày 26 tháng 7 – một phần "Binh đoàn Main" dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Edwin von Manteuffel, đã giành chiến thắng vang dội trước một số sư đoàn thuộc Quân đoàn VII, tức "Quân đoàn Bayern" của quân đội Liên minh các quốc gia Đức, dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Karl xứ Bayern (các sư đoàn do Hoàng tử Luitpold của Bayern và viên tướng Stephan chỉ huy ở Helmstadt và các sư đoàn dưới quyền tướng Feder và Hartmann ở Roßbrunn và Uettingen). Sau thất bại trong các trận giao chiến ở Helmstadt và Roßbrunn, quân đội Bayern của Hoàng tử Karl đã triệt thoái qua sông Main, và hợp nhất với Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy vốn cũng thua trận tại Gersheim vào ngày 25 tháng 7 và đã rút lui về Würzburg. Các nhà văn Phổ đã thừa nhận sức chiến đấu mãnh liệt của các lực lượng Nam Đức trong những trận đánh vào các ngày 25 và 26 tháng 7.
Vào ngày 25 tháng 7, tướng Manteuffel đã vượt sông Tauber, và quyết định giao chiến mặc dù chịu bất lợi về mặt quân số. Trong khi sư đoàn của tướng August Karl von Göben về bên phải sẽ tiến công Quân đoàn VIII của Liên minh, sư đoàn của tướng Von Beyer ở trung quân sẽ tiến công quân Bayern, trong khi sư đoàn của tướng von Flies được dự bị tại Wertheim. Ở phía trước Bottingheim, quân của Beyer đã đụng độ với một số toán kỵ binh tuần tiễu của Bayern. Lực lượng tiền vệ của Bayern đã tiến đánh Werbach, nhưng bị quân của Beyer đập nát tại Neubrunn và phải rút chạy về Hermstadt. Quân Bayern được tăng viện và dừng chân trên một cao nguyên ở phía sau Hermstadt. Giờ đây, trận chiến bùng nổ, và lực lượng tiền quân Phổ khi tiến về Mädelhofen đã phát hiện ra một vườn ươm bỏ trống ở cánh trái của Bayern. Từ đây, quân Phổ vòng xuống bên trái và tiến đánh Hermstadt. Cùng lúc đó, quân chủ lực của Beyer đã tiến thẳng đến ngôi làng. Quân Bayern không giữ nổi Helmstadt, song lực lượng pháo binh của họ ở phía sau Helmstadt đã khai hỏa dữ dội vào đối phương. Pháo binh Phổ, với sự hỗ trợ của kỳ binh, đã giao chiến với pháo binh Bayern, và sau 3 tiếng đồng hồ pháo binh Bayern rút lui về Üttingen, tạo điều kiện thuận lợi cho Beyer tiến đánh Mädelhofen. Sư đoàn Phổ đã tập trung binh lực để mở một cuộc tấn công vào một khu rừng gần Mädelhofen, nơi có nhiều bộ binh Bayern. Cùng lúc đó, 2 trung đoàn kỵ binh của Beyer đã chạm trán với kỵ binh Bayern ở phía trước khu rừng, và đánh thắng quân kỵ binh Bayern sau một trận giáp lá cà quyết liệt. Giữa cuộc đụng độ, một số bộ binh Phổ đã đẩy lùi địch thủ về Walbrunn. Sau đó, quân của Beyer tiến đánh các vườn ươm gần Mädelhofen và Walbrunn, nhưng quân Bayern rút lui rất nhanh chóng. Với thiệt hại nặng nề cho cả hai phe, sức mạnh vượt trội của lực lượng bộ binh Phổ đã chiến thắng được sự bền bỉ của quân Bayern.
Sư đoàn của Beyer đã dừng chân với tầm hướng về phía đông, song một cuộc tấn công mới của quân Bayern do Stephan chỉ huy họ buộc họ phải đảo ngược trận tuyến của mình. Sau một đợt pháo kích mạnh mẽ của quân Bayern, bộ binh hai phe đã giao chiến nảy lửa. Cả hai phe đều chịu tổn thất lớn, song bộ binh Bayern thất trận. Một đợt tổng tấn công thắng lợi của quân đội Phổ đã đẩy lùi quân đội của đối phương về Roßbrunn. Mặc dù không cứu viện kịp cho Beyer trong trận đánh, sư đoàn Phổ của tướng Flies đã án ngữ tại Üttingen trong đêm. Mặc dù Vương công Alexander bắt đầu triệt thoái về Würzburg, Hoàng tử Karl xứ Bayern không hề biết tin này và vào buổi sáng ngày 26 tháng 7, ông tiến đánh quân của Flies. Beyer đã cử một số đơn vị đến đánh bọc sườn quân Bayern. Đợt tấn công này, kết hợp với bước tiến của Flies trên mặt trận của ông đã đánh bật quân Bayern, bất chấp thiệt hại nặng nề của quân Phổ (mặc dù thiệt hại của quân Phổ trong các đợt giao chiến bằng kỵ binh là không đáng kể. | 1 | null |
Tại Hoa Kỳ, SWAT (viết tắt của "Special Weapons And Tactics", "đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt") là một đơn vị chiến thuật ưu tú trong các cơ quan thi hành pháp luật. Họ được đào tạo để thực hiện các hoạt động có nguy cơ cao nằm ngoài khả năng của lực lượng cảnh sát thông thường như: thực hiện giải cứu con tin và các hoạt động chống khủng bố, phục vụ bắt giữ tội phạm có độ nguy hiểm cao và tội phạm có vũ trang hạng nặng. Các thành viên SWAT thường được trang bị với vũ khí chuyên ngành bao gồm súng tiểu liên, súng trường, súng bắn đạn ghém, các trang thiết bị hỗ trợ kiểm soát bạo động, Hơi cay, lựu đạn gây choáng, và súng bắn tỉa. Họ có thiết bị chuyên dụng bao gồm áo giáp, khiên chắn chống đạn, xe bọc thép, thiết bị quang học ban đêm tiên tiến, và thiết bị bí mật dò chuyển động xác định vị trí của các con tin bên trong khu vực tối...
Lịch sử hình thành.
Nhóm SWAT đầu tiên được thành lập bởi thanh tra Daryl Gates trong Sở Cảnh sát Los Angeles vào năm 1967. Kể từ đó, nhiều sở cảnh sát của Mỹ và Canada, đặc biệt là ở các thành phố lớn và ở cấp nhà nước liên bang và tiểu bang, đã thành lập các đơn vị ưu tú của họ dưới những cái tên khác nhau. Mặc dù vậy, bất kể tên chính thức như thế nào, các đội này vẫn được các phương tiện thông tin đại chúng gọi bằng tên chung thông dụng là SWAT.
Gates giải thích Tổng cuốn tự truyện của mình: "My Life in LAPD" rằng ông không phát triển SWAT chiến thuật cũng không phải thiết bị liên quan và thường đặc biệt, nhưng rằng ông ủng hộ khái niệm cơ bản, đã cố gắng để trao quyền cho người dân của mình để phát triển nó, và nói chung là cho vay hỗ trợ tinh thần. Gates ban đầu đặt tên trung đội "Vũ khí đặc biệt Assault Team", tuy nhiên, tên này thường không được ưa chuộng và đã bị từ chối bởi người quản lý của mình, Phó cảnh sát trưởng Ed Davis, vì phát âm thanh quá nhiều như một tổ chức quân sự. Vì muốn giữ từ viết tắt "SWAT", Gates đã thay đổi một hình thức khác của nó thành "vũ khí và chiến thuật đặc biệt".
Trong khi hình ảnh công chúng về đội SWAT đầu tiên được biết đến thông qua LAPD, có lẽ vì sự loan báo bởi các phương tiện truyền thông đại chúng và quy mô và tính chuyên nghiệp của Sở, đơn vị SWAT hoạt động đầu tiên được thực hiện phía bắc Los Angeles ở Delano, trên biên giới giữa Kern và Tulare Quận San Joaquin Valley California. Vào thời điểm đó, César Chavez với 'Vương trại công nhân công đoàn đã được gây ra nhiều cuộc biểu tình ở Delano, tại các cơ sở đông lạnh và bên ngoài với sự hỗ trợ của công nhân trang trại trên đường phố. Sở Cảnh sát Delano đáp trả bằng cách thiết lập các đơn vị đặc nhiệm sử dụng vũ khí và chiến thuật đặc biệt. Các đài truyền hình tin tức và phương tiện truyền thông in ấn thực hiện phóng sự quyết định sự sống còn và không chậm trễ của sự kiện này trên khắp Hoa Kỳ. Nhân viên của LAPD, sau khi nhìn thấy những chương trình phát sóng, liên lạc với Sở Delano và hỏi thăm về chương trình. Một viên chức sau đó đã được phép để quan sát vũ khí và tiếp thu chiến thuật đặc biệt của sở cảnh sát Delano và phương thức hành động, và sau đó áp dụng những gì ông đã học được trở lại Los Angeles, nơi mà kiến thức của ông đã được sử dụng và mở rộng để hình thành đơn vị SWAT riêng của LAPD.
John Nelson là một sĩ quan, người đã nêu ra ý tưởng để tạo thành một đơn vị được huấn luyện đặc biệt và được trang bị tối tân trong LAPD, dự định để kiểm soát, quản lý và áp chế các tình huống quan trọng liên quan đến vụ nổ súng mà vẫn có thể giảm thiểu thương vong từ phía cảnh sát. Thanh tra Gates đã được phê duyệt ý tưởng này, và ông đã thành lập một nhóm nhỏ được chọn lựa dựa trên các sĩ quan tình nguyện. Đơn vị SWAT đầu tiên này ban đầu bao gồm 15 đội, mỗi đội gồm 4 sĩ quan, nâng tổng số nhân viên lên 60. Những cán bộ này đã được cấp những lợi ích và nghĩa vụ đặc biệt, và được yêu cầu tham dự các buổi huấn luyện đặc biệt hàng tháng. Các đơn vị cũng phục vụ bình thường như là một đơn vị an ninh cho các cơ sở cảnh sát trong tình trạng bất ổn dân sự. LAPD SWAT, đơn vị đầu được tổ chức như "Platoon D" trong việc phân chia Metro theo một báo cáo của Sở Cảnh sát Los Angeles, sau một loạt giao tranh với Quân đội Giải phóng Symbionese vào năm 1974, cung cấp một trong các tài khoản trực tiếp của bộ phận về lịch sử, hoạt động và tổ chức của SWAT.
Trên trang 100 của báo cáo, Cục trích dẫn bốn xu hướng thúc đẩy sự phát triển của SWAT. Những cuộc bạo động, chẳng hạn như các cuộc bạo loạn Watts, trong những năm 1960 đã buộc LAPD và sở cảnh sát khác vào tình huống chiến thuật mà họ thiếu sự chuẩn bị, và sự xuất hiện của các tay súng bắn tỉa như là một thách thức đối với trật tự dân sự, các vụ ám sát chính trị và mối đe dọa của các đô thị chiến tranh du kích của các nhóm chiến binh, điều mà các đơn vị cảnh sát bình thường khó có thể giải quyết chuyên sâu được. "Không thể tiên đoán được độ nguy hiểm và dự đoán của một xạ thủ có thể làm tăng nguy hiểm và độ thương vong đối với cảnh sát bình thường, những cán bộ được đào tạo thông thường trong một cuộc đối đầu với một nhóm quân địch được đào tạo có thể sẽ gây thương vong cao cho các sĩ quan và sự trốn thoát của quân địch " Để đối phó với những điều kiện hình thành bạo lực đô thị, LAPD hình thành SWAT, theo báo cáo.
Các tiểu bang báo cáo trên trang 109, "Mục đích của SWAT là để cung cấp, hỗ trợ bảo vệ, an ninh, hỏa lực, và cứu hộ đến mọi hoạt động cảnh sát trong các tình huống nguy cơ thương vong cao mà chỉ có vũ khí và chiến thuật chuyên ngành là cần thiết để giảm thiểu thương vong."
Các thành viên của đội SWAT Sở cảnh sát San Bernardino vào ngày 23 Tháng Chín năm 1998.
Thành viên an ninh 60 Không quân Mỹ thuộc Lực lượng đội Phi đội SWAT, Travis Air Force Base, California, thực hành giải cứu con tin trên ngày 18 tháng 7 năm 1995.
Ngày 07 tháng 2 năm 2008, một cuộc bao vây và xảy ra đọ súng với một tay súng ở Winnetka, California đã dẫn đến cái chết của một đặc vụ SWAT đầu tiên trong lịch sử 41 năm tồn tại.
Sự kiện
Ngày 09 Tháng Mười Hai 1969, khi các tình huống quan trọng đầu tiên diễn ra, các đơn vị SWAT được triển khai, một cuộc đối đầu bốn giờ với các thành viên của Black Panthers. Các Panthers cuối cùng đầu hàng, với ba Panthers và ba sĩ quan bị thương. Đến năm 1974, đã có một sự chấp nhận chung rằng SWAT là một nguồn lực cho thành phố và quận hạt LA.
Vào chiều ngày 17 tháng 5 năm 1974, các thành viên của Quân đội Giải phóng Symbionese (SLA), gồm một nhóm rất nhiều du kích vũ trang cánh tả, chặn chính mình trong một nơi cư trú ở 54 phố Đông tại Compton Avenue ở Los Angeles. Phạm vi của cuộc bao vây đã được phát sóng hàng triệu thông qua truyền hình và đài phát thanh và đặc trưng trên báo chí thế giới trong nhiều ngày sau. Các cuộc đàm phán đã được mở ra với các nghi phạm cố thủ nhiều lần, cả trước và sau khi nổ lựu đạn hơi cay. Đơn vị Cảnh sát đã không hoạt động cho đến khi các thành viên SLA đã bắn vào nhau bằng sùng bán tự động và tự động. Mặc dù có tới 3.771 viên đạn bắn từ SLA, không có công dân nào hoặc sĩ quan cảnh sát nào bị thương hoặc thiệt mạng. Tuy nhiên, tất cả các tay súng các bên đều thiệt mạng.
Trong trận đấu súng, một đám cháy nổ ra bên trong nơi cư trú. Nguyên nhân cháy chính thức chưa được biết, mặc dù nguồn tin từ cảnh sát cho rằng Motolov Cocktail, một trong các nghi phạm, là một kẻ lang thang đã đốt cháy. Những người khác nghi ngờ rằng việc sử dụng lặp đi lặp lại của lựu đạn hơi cay, có thành phần hóa chất đốt ở nhiệt độ cao, bắt đầu gây cháy. Tất cả sáu trong số các nghi phạm bị nhiều vết thương do súng đạn hay bị diệt vong trong đám cháy sau đó. [Cần dẫn nguồn]
Không quân Mỹ 37 Đào tạo Wing Dịch vụ Khẩn Cấp đội sử dụng một kỹ thuật nâng đội vào một tòa nhà mục tiêu trong quá trình đào tạo tại Lackland Air Force Base, Texas vào ngày 24 Tháng Tư 2007.
Bởi thời gian của SLA bắn ra, SWAT đội đã tổ chức lại thành 10 sĩ quan/đội, mỗi đội bao gồm hai đơn vị gồm 5 sĩ quan, gồm các nhiệm vụ chuyên biệt: Một chỉ huy, hai sĩ quan vũ trang súng trường, một trinh sát, và phía sau bảo vệ. Bổ sung vào vũ khí bình thường gồm một khẩu súng trường bắn tỉa (0,243 tầm cỡ, dựa trên vũ khí chi tiêu của một sĩ quan tác chiến), 2 súng trường bán tự động cỡ nòng 0,223, và hai súng ngắn. Các sĩ quan cán bộ SWAT cũng mang súng lục ổ quay của họ trong bao da vai. Thiết bị tiêu chuẩn bao gồm một bộ đồ sơ cứu khẩn cấp, găng tay, và mặt nạ khí. Tại một thời điểm khi các sĩ quan lục ổ quay và súng ngắn sáu phát thường được ban hành, có một thay đổi đáng kể khi cảnh sát được trang bị súng trường bán tự động. Tuy nhiên, cuộc tiếp cận với rất nhiều vũ khí của Quân đội Giải phóng Symbionese nên đội SWAT được cấp áo giáp chống đạn và vũ khí tự động với các loại khác nhau.
Vụ thảm sát Columbine High School ở Colorado trên 20 Tháng Tư 1999 là một sự kiện chuyên đề trong SWAT chiến thuật và phản ứng của cảnh sát. Như đã nêu trong một bài báo trên tờ Christian Science Monitor, "Thay vì được dạy để chờ đợi cho đội SWAT đến, đường phố cán bộ được đào tạo và vũ khí cho hành động ngay lập tức trong thời gian sự cố rõ ràng liên quan đến tình nghi sử dụng vũ lực chết người."
Bài viết tiếp tục báo cáo rằng các sĩ quan đường phố ngày càng được trang bị súng trường, và phát hành áo giáp nặng và mũ bảo hiểm đạn đạo, truyền thống kết hợp với các đơn vị SWAT. Ý tưởng là để đào tạo và trang bị cho các cán bộ đường phố để tạo ra một phản ứng nhanh với cái gọi là tình huống hoạt động-shooter. Trong những tình huống này, nó đã không còn chấp nhận được chỉ đơn giản là thiết lập một vành đai và chờ đợi SWAT.
Như một ví dụ, trong cuốn hướng dẫn chính sách và thủ tục của Cục Cảnh Sát Minneapolis, nó nói, "MPD nhân sẽ vẫn nhận thức được một thực tế rằng trong sự cố shooter nhiều hoạt động, cuộc sống vô tội bị mất trong vòng vài phút đầu tiên của vụ việc. một số trường hợp, điều này khiển cần thiết để nhanh chóng đánh giá tình hình và hành động nhanh chóng để cứu sống ".
Với sự thay đổi này phản ứng của cảnh sát, SWAT đơn vị vẫn còn nhu cầu đối với vai trò truyền thống của họ là giải cứu con tin, các hoạt động chống khủng bố, và phục vụ bảo đảm có nguy cơ cao.
Không thường xuyên tương đối của SWAT outs cuộc gọi có nghĩa là các cán bộ này tốn kém đào tạo và được trang bị không thể bỏ ngồi xung quanh, chờ đợi cho trường hợp khẩn cấp. Trong nhiều bộ phận các cán bộ thường được triển khai nhiệm vụ thường xuyên, nhưng có sẵn cho SWAT cuộc gọi thông qua máy nhắn tin, điện thoại di động hoặc thu phát vô tuyến. Ngay cả trong các cơ quan cảnh sát lớn hơn, chẳng hạn như Los Angeles PD, SWAT nhân viên bình thường được nhìn thấy trong vai trò đàn áp tội phạm chuyên ngành và nguy hiểm hơn tuần tra thường xuyên, có lẽ, nhưng cán bộ sẽ không được mang áo giáp đặc biệt và vũ khí của họ.
Mặc dù do các sĩ quan phải được gọi ra nhất trong ngày, họ có thể được chỉ định để tuần tra thường xuyên. Để giảm thời gian đáp ứng với các tình huống nghiêm trọng cần sự quan tâm trực tiếp của SWAT cán bộ, nó là một phương pháp được sử dụng rộng rãi để đặt SWAT thiết bị và vũ khí trong tủ khóa bảo đảm trong thân tàu tuần dương Công an chuyên trách. Các phòng ban như vậy mà cần phải sử dụng Sheriffs do kích thước của các quận và các địa điểm như giao thông Los Angeles LAPD có thể cao để sử dụng các tàu tuần dương để đáp ứng với các sĩ quan của họ để họ không phải trở về trụ sở cảnh sát. Mặc dù cho các thiết bị thuế nặng hơn, họ có thể cần phụ thuộc vào tình hình phát sinh.
Minh hoạ, trang web của LAPD cho thấy rằng trong năm 2003, các đơn vị SWAT của họ đã được kích hoạt 255 lần, cho cuộc gọi SWAT 133 và 122 lần phục vụ bảo đảm có nguy cơ cao.
Đơn vị dịch vụ khẩn cấp của Sở Cảnh sát New York là một trong vài cảnh sát dân sự đặc biệt đáp ứng các đơn vị hoạt động tự chủ 24 giờ một ngày. Tuy nhiên, đơn vị này cũng cung cấp một loạt các dịch vụ, bao gồm cả chức năng tìm kiếm và cứu nạn, và khai thác xe, thông thường xử lý bởi sở cứu hỏa hoặc các cơ quan khác.
Sự cần thiết phải triệu tập nhân viên rộng rãi, phân tán, sau đó trang bị và ngắn gọn chúng, làm cho sự chậm trễ lâu dài giữa các trường hợp khẩn cấp và triển khai ban đầu SWAT thực tế trên mặt đất. Những vấn đề của cảnh sát phản ứng chậm trễ tại trường trung học Columbine chụp năm 1999 đã dẫn đến thay đổi trong phản ứng của cảnh sát, chủ yếu là triển khai nhanh chóng của cán bộ dòng để đối phó với một tay súng hoạt động, hơn là thiết lập một chu vi và chờ đợi cho SWAT đến.
Đào tạo.
Cán bộ SWAT được lựa chọn từ các tình nguyện viên trong tổ chức thực thi pháp luật của họ. Tùy thuộc vào chính sách bộ phận của họ, cán bộ thường phải phục vụ một nhiệm kỳ tối thiểu trong bộ này trước khi có thể áp dụng cho một phần chuyên môn như SWAT. Yêu cầu nhiệm kỳ này được dựa trên thực tế rằng cán bộ SWAT vẫn còn cán bộ thực thi pháp luật và phải có một sự hiểu biết thấu đáo về chính sách và thủ tục của bộ phận.
SWAT ứng trải qua lựa chọn khắt khe và đào tạo. Ứng viên phải vượt qua sự nhanh nhẹn vật lý nghiêm ngặt, bằng văn bản, bằng miệng, và thử nghiệm tâm lý để đảm bảo họ không chỉ phù hợp nhưng cũng đủ tâm lý thích hợp cho các hoạt động chiến thuật.
Nhấn mạnh được đặt vào thể dục thể chất để một sĩ quan sẽ có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của các hoạt động chiến thuật. Sau khi một sĩ quan đã được lựa chọn, các thành viên tiềm năng phải thực hiện và vượt qua rất nhiều khóa học chuyên sẽ làm cho anh ta một SWAT điều hành đầy đủ. Cán bộ được đào tạo về thiện xạ cho sự phát triển của kỹ năng chụp hình chính xác. Đào tạo khác mà có thể được trao cho các thành viên tiềm năng bao gồm đào tạo chất nổ, bắn tỉa đào tạo, chiến thuật phòng thủ, sơ cấp cứu, đàm phán, xử lý các đơn vị K9, quấn quanh người và roping kỹ thuật và việc sử dụng các loại vũ khí và trang thiết bị chuyên ngành. Họ cũng có thể được đào tạo đặc biệt trong việc xử lý và sử dụng đạn đặc biệt như đạn shotgun,lựu đạn gây choáng, tasers, và việc sử dụng các phương pháp kiểm soát đám đông, và đặc biệt vũ khí không gây chết người. Quan trọng hàng đầu là đào tạo gần phần tư chiến thuật phòng thủ, vì điều này sẽ là nhiệm vụ chính khi trở thành thành viên SWAT toàn thời gian. | 1 | null |
Tombe la neige (tiếng Việt: "Tuyết rơi") là một bài hát tiếng Pháp, được nhạc sĩ / ca sĩ người Bỉ gốc Ý Salvatore Adamo sáng tác và thể hiện lần đầu vào năm 1963. Mặc dù nhận được những lời khuyến cáo của nhà sản xuất là nên phát hành bản nhạc này vào mùa đông nhưng Adamo vẫn cho ra mắt vào mùa hè năm 1963. Nó nhận được thành công lớn trên bình diện quốc tế và trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất của ông.
Với thành công lớn từ bản tiếng Pháp, Adamo cũng chuyển thể bài hát này sang một số phiên bản ngôn ngữ khác. Bản nhạc này được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt với tên gọi "Tuyết rơi" và ca sĩ Ngọc Lan là người trình bày thành công nhất.
Phát hành.
Bài hát này được phát hành lần đầu trong đĩa than cùng tên, với một số bài hát khác. Có hai phiên bản.
Các phiên bản ngôn ngữ khác của Adamo.
Adamo chuyển thể bài hát sang một số phiên bản ngôn ngữ khác nhằm để nó trở thành một bài hát mang tính toàn cầu. | 1 | null |
Nyasasaurus (nghĩa là "thằn lằn Nyasa"), tên khoa học là Nyasasaurus parringtoni, là một chi bò sát thuộc nhánh Dinosauriformes từ kỷ Tam Điệp
Xương hóa thạch được khám phá vào thập niên 1930 tại Tanzania. Năm 2012, các nhà nghiên cứu phân tích rằng "Nyasasaurus" có thể là loài khủng long cổ xưa nhất được biết đến, sống cách đây khoảng 243 triệu năm khi lục địa khổng lồ Pangaea vẫn còn tồn tại. | 1 | null |
Vương Hy Mạnh () (1096–1119) là một họa sĩ Trung Quốc dưới thời nhà Tống. Được coi là một thần đồng, Vương là một trong những họa sĩ cung đình nổi tiếng nhất giai đoạn Bắc Tống. Ông trực tiếp được Tống Huy Tông chỉ dạy . Tuy nhiên ông mất trẻ, khi mới 23 tuổi.
"Non sông ngàn dặm".
Tác phẩm duy nhất của Vương là bức tranh lụa với chiều dài 11,9 m với tên gọi "Thiên lý giang sơn" ("Non sông ngàn dặm", 千里江山).. Tác phẩm này được hoàn thành vào năm 1113 khi ông mới 18 tuổi . Đây là một trong những bức tranh lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa và cũng là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của nền nghệ thuật Trung Quốc . Hiện giờ nó được trưng bày vĩnh viễn ở Bảo tàng Cố Cung . | 1 | null |
1932-2007, là một tiểu thuyết gia người Nhật Bản. Ông cũng là một nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng trên toàn Thế giới và là người hùng của báo Time Asian của Nhật Bản. Đặc biệt, ông còn là một trong những người sáng lập ra Beheiren (ベ平連), một tổ chức của nhân dân Nhật Bản đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam trong những năm 1965-1974.
Thân thế và bước đầu sự nghiệp.
Ông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1932 tại thành phố Osaka. Thời niên thiếu, ông đã từng chứng kiến những cuộc không kích bằng máy bay B29 của quân đội Mỹ ở Osaka. Ông nhập học tại trường trung học Tennoji cũ (bây giờ là trường cấp ba Tennoji) và tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường Yuhigaoka thuộc Phủ Osaka. Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học, khoa Văn học, trường Đại học Tokyo (chuyên môn tiếng Hy Lạp cổ đại), ông tiếp tục học Cao học ở đó về khoa học cổ điển phương Tây. Trong khi đang theo học, ông được nhận học bổng du học Fulbright và trở thành du học sinh của trường Harvard vào năm 1958.
Sự nghiệp sáng tác.
Ông có mối thân giao với rất nhiều nhà văn như Nakamura Shin ichiro, Noma Hiroshi, Nakagami Kenji, Oe Kenzaburo, Setouchi Jakucho và có rất nhiều tiểu thuyết, bài bình luận có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn đàn Nhật Bản thời hậu chiến. Tác phẩm của ông thường thấm nhuần sự đồng cảm với nỗi đau của những ngời có thân nhân bị chết trong chiến tranh.
Từ thời niên thiếu, ông bắt đầu viết tiểu thuyết. Năm thứ hai ở trường cấp ba, ông viết "Bút ký ngày mai", được xuất bản sau ngày ông hoàn thành một năm. Tác phẩm đầu tay này được dựa trên những điều đã xảy ra trong Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên. Trong số các tác phẩm của ông, cuốn Nandemo Mite yaro - "Hãy đi và thấy mọi thứ" được viết vào năm 1961, là quyển sách bán chạy nhất vào năm đó. Tác phẩm "Hãy đi và thấy mọi thứ" của ông được ông hoàn thành nhờ chuyến đi xuyên châu Âu và châu Á của ông
Tiếp theo, tiểu thuyết trường thiên "Nước Mỹ" của ông được xuất bản năm 1962, nhà xuất bản Tân xã Kawade), với chủ đề nêu nên sự phân biệt nhân quyền ngay trong xã hội Mỹ. Dựa trên trải nghiệm khi chứng kiến trận không kích xuống Osaka của Mỹ, ông đặt tên cho một tác phẩm là "Cái chết khổ đau" để nói về việc con người bị giết một cách vô nghĩa. Vào năm 1969, tác phẩm "Suy ngẫm về cái chết khổ đau" được nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Thu cho ra mắt bạn đọc Việt Nam.
Năm 1970, Oda Makoto, Kaiko Ken, Takahashi Kazumi, Shibata Sho, Matsugi Nobuhiko là những người có cùng chung chí hướng đã cho phát hành tạp chí "Là con người". Tác phẩm "Hãy rời xa Việt Nam" (Nhà xuất bản Kodansha, 1991), được viết liên tục trong 10 năm, xuất bản làm 3 tập, dày 7000 trang. Đây được coi là tác phẩm làm hồi sinh lại truyền thống văn học trường thiên mang chủ trương cứng rắn, giống như "Biển cả phì nhiêu" của Mishima Yukio, "Nhật ký chiến tranh Leyte" của Ooka Shohei, "Vòng tròn của thanh niên" của Noma Hiroshi, "Trò chơi cùng thời đại" của Oe Kenzaburo. Bình luận của Báo Yomiuri đã khen ngợi "Thực sự là một sự kiện văn học, một cuốn tiểu thuyết trường thiên khổng lồ, tái cấu trúc lại thế giới quan", "Oda Makoto đã viết nên một tấn hài kịch, chứa đựng trong đó một bi kịch lớn lao của nhân loại".
Tác phẩm "Hiroshima", xuất bản năm 1981, được nhận giải "Hoa sen" của Hội nghị tác gia châu Á- châu Phi, giải thưởng văn học lớn thứ ba trên thế giới. Sau đó, năm 1996, tác phẩm này được Đài phát thanh BBC (Anh) chuyển thể thành kịch phát thanh, đồng thời cũng được dịch ra tiếng Anh năm 1990 và cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng khác bao gồm tiếng Pháp, tiếng Ả Rập, tiếng Ý, tiếng Hàn và tiếng Nga. Đó là câu chuyện viết về bom hạt nhân tại không chỉ Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản mà còn về những người da đỏ và người Mỹ sống gần nơi thử nghiệm.
Năm 1998, tác phẩm "Aboji o Fumu" - "Stomping Father" - "Dẫm lên Aboji" phát hành theo tháng và hướng tới đối tượng quần chúng, nhận giải thưởng Kawabata Yasunari lần thứ 24. Tác phẩm "Ngọc vụn" được phát hành bản tiếng Anh năm 2003. Đài phát thanh BBC cũng chuyển thể tuyển tập tiểu thuyết ngắn "Ngọc vụn" của ông thành kịch phát thanh. "Ngọc vụn" viết về lực lượng Nhật Bản trên một hòn đảo Nam Thái Bình Dương phải đối mặt với một cuộc xâm lược của Mỹ vào cuối Thế chiến II.
Ngoài ra, với các tác phẩm như "Chuyến đi không kết thúc"(năm 2006) với tư tưởng chính là cuộc khủng bố 11/9 ở Mỹ, "Âm vang sâu thẳm" (năm 2002) mà đề tài chính về trận động đất lớn ở Kobe, ông đã hướng tới những mâu thuẫn và tương tác thông thường giữa con người và xã hội, qua con mắt của người dân thành thị.
Những hoạt động chính trị.
Năm 1965, ông đồng sáng lập Beheiren (Liên đoàn công dân cho hòa bình Việt Nam) với triết gia Shunsuke Tsurumi và nhà văn Takeshi Kaiko để phản đối chiến tranh Việt Nam. Ông là người đưa ra điều luật của Hiệp hội để bảo vệ Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản mà từ bỏ quyền của Nhật Bản tiến hành chiến tranh. Oda là một nhà văn thiên viết về các chủ đề chính trị bắt đầu với "Heiwa o tsukuru genri" ("Các nguyên tắc Hòa bình") vào năm 1966. Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông đã đăng tải trên báo Wasington Post của Mỹ nhiều bài báo có dòng chữ tiếng Nhật "Không được giết người", tỏ rõ ý kiến phản đối chiến tranh của mình. Việc làm này của ông nhằm góp phần đòi Chính phủ Mỹ rút bớt quân Mỹ khỏi cuộc chiến. Oda cũng có công ghi lại những ký ức về cuộc chiến tranh của Nhật Bản trong cuối những năm 60 và đầu những năm 70.
Vào những năm 1970, ông tham gia vào cuộc vận động cứu thoát Kim Dea Jung của Hàn Quốc, người bị chính quyền quân sự khi đó ngược đãi.
Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 90, ông đảm nhận vai trò là người đọc tin tức cho Đài truyền hình Dân tộc vùng Kansai. Ông tham gia diễn xuất cho các chương trình đa dạng được dẫn dắt bởi các nghệ sĩ tài năng như Kamioka Ryutaro hay Shimada Shinsuke. Hình tượng nhân vật ông chú luôn cười tinh nghịch trong phòng uống trà của ông được người xem yêu mến.
Năm 1990, ông đảm nhận vai trò đại biểu của "Hội không cho phép cô lập thị trưởng Nagasaki" và công kích trách nhiệm chiến tranh của Thiên hoàng Showa.
Ngày 18 tháng 3 năm 1991, không lâu sau kết thúc Chiến tranh vùng Vịnh, ông cùng 81 người, trong đó có cả đạo diễn phim hoạt hình Myazaki Hayao, đăng tải ý kiến "Không thể giải quyết phân tranh quốc tế bằng quân đội" trên báo NewYork Time của Mỹ. Nội dung nêu rõ quan niệm về sự loại trừ chiến tranh của Hiến pháp Nhật Bản, được rất nhiều ngời Mỹ tán thành. Tiêu biểu như giáo sư đại học kiêm quan toà Pax Cristie của tòa án tối cao Bang Califonia, các nhóm sinh viên của đại học Califonia, đại học Bang New York…
Những ý kiến của ngời dân Mỹ gồm nhiều tầng lớp, được tập hợp trong cuốn "Nước Mỹ có đúng hay không – qua đối thoại của người dân Mỹ quanh cuộc chiến vùng Vịnh". Trong đó, ông đăng những ý kiến công khai, đợc bộc lộ qua những lần gọi điện thoại tương tác và những bản sao gửi qua đường bưu điện, gây xúc động từ tiếng kêu của những người dân Mỹ đang cô lập. Đạo diễn Micheal Moor của bộ phim "Hoa Thị 911" cũng phát biểu rằng ông đã chịu ảnh hưởng từ những tiếng kêu cứu này. Giáo sư danh dự của Đại học Ohio, ông Charles Allby đã tham gia mở rộng " Hội Điều 9" ở Mỹ.
Năm 1992, ông dạy môn " Nhật Bản học" tại trường đại học của bang New York trong 2 năm. Ông còn tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học ở các quốc gia khác nhau, như đại học Merbuol ở Ôxtrâylia, đại học Tự do Berlen ở tây Đức. Tại Nhật, ông dạy ở trường đại học Keio, với tư cách là giáo sư thỉnh giảng đặc biệt theo nhiệm kỳ. Ông đã dạy bộ môn đặc biệt của Khoa Kinh tế, môn "Tư tưởng hiện đại".
Nhằm cứu trợ cho những ngòi bị nạn trong trận động đất Kobe - Osaka, ông hoạt động tích cực trong việc vận động nhân dân. Năm 1998, ông thành lập Hội "Chi viện để những ngời dân bị thiệt hại, tái thiết lại cuộc sống" đã phát huy kết quả to lớn.
Năm 2002, tạp chí Time của Mỹ (ấn bản tại châu Á) đã bình chọn 25 anh hùng châu Á. Ở Nhật Bản, họ chọn Nakada Hidetoshi, Ichiro, Kitano Takeshi và Oda Makoto.
Tháng 6 /2002, trong khi một luồng dư luận đòi cải cách Hiến pháp Nhật Bản đang nổi nên để Nhật Bản có khả năng tham gia chiến tranh, ông đã kêu gọi "Không cho phép thay đổi và không được thay đổi Điều 9 Hiến pháp, điều luật cho phép chúng ta tin tưởng vào tình trạng không chiến tranh".
Năm 2007, ông tham dự phiên toà của quần chúng về tình trạng áp bức nhân quyền ở Philippin, được tổ chức ở Hà Lan. Sau khi về nước, vào tháng 5 năm 2007, ông công khai trước dư luận về tình trạng ung thư dạ dày giai đoạn cuối của mình. Tuy vừa điều trị bằng trị liệu hoá học vừa tiếp tục viết, nhưng ngày 30 tháng 7 năm 2007, ông đã qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. Tang lễ của ông được cử hành trang trọng vào ngày 4 tháng 8 năm 2007 tại nhà tang lễ Aoyama Sogisho (Tokyo) với sự tham dự của khoảng 800. Sau đó, khoảng 500 người đã tổ chức một cuộc diễu hành hòa bình trong sự tưởng nhớ Oda, qua các đường phố trung tâm thành phố Tokyo và tuyên bố sẽ tiếp tục những nỗ lực hoạt động chống chiến tranh của Oda.
Phong trào Beheiren.
Từ thời kỳ những năm 60, ông bắt đầu tham gia hoạt động hoà bình. Phẫn nộ trước sự kiện quân đội Mỹ leo thang hoạt động quân sự ra miền Bắc Việt Nam, ông cùng nhà hoạt động chính trị Takabatake Tsuhin và nhà triết học Tsurumi Shunsuke lập ra Hội "Liên Hiệp đoàn thể văn hoá nhân dân vì hoà bình Việt Nam" gọi tắt là Beheiren vào ngày 24 tháng 4 năm 1965. Đến ngày 16 tháng 10 năm 1966, Hội đổi tên thành "Liên Hiệp nhân dân vì hoà bình Việt Nam" hoạt động đã lan rộng khắp cả nước. Điểm đặc trưng nhất của Hội Beheiren là: Hội không phải đợi sự chỉ thị của một ai đó để hoạt động, mà liên kết độc lập trên cơ sở tự do của mỗi cá nhân. Đây là lần đầu tiên có một tổ chức vận động của nhân dân hoạt động như vậy ở Nhật Bản. Sau này ở Nhật Bản, có rất nhiều hình thức hoạt động của các tổ chức phi chính phủ dựa trên nguyên tắc tự nguyện và vận động sự trợ giúp các nhà tài trợ. Tháng 1 năm 1974, sau Hiệp định Pari, quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi Việt Nam, Hội tuyên bố giải tán. Trên cơ sở tư tưởng và kinh nghiệm từ phong trào Beheiren, năm 1980, Oda Makoto cùng ông Daikichi Irokawa và một số người khác lập nên "Liên Hiệp nhân dân: Nhật Bản thế này là được sao?", gọi tắt là Hishiren giải tán năm 1995). ông được biết đến rộng rãi như một nhà hoạt động vận động cho hoà bình vì nhân dân. | 1 | null |
Vườn quốc gia Morne Trois Pitons là một di sản thế giới thuộc đảo quốc Dominica, trong vùng biển Caribe. Được thành lập vào tháng 7 năm 1975, đây là vườn quốc gia hợp pháp đầu tiên được thành lập tại Dominica. Nó được đặt theo tên ngọn núi cao nhất trong vườn quốc gia, Morne Trois Pitons, (cao 1.342 mét, có nghĩa là "núi ba đỉnh"). Đây là một khu vực quan trọng của hoạt động núi lửa, bao gồm các thung lũng hoang vu, ao bùn sôi, các mạch nước phun, hồ nước nóng, hẻm núi Titou.
Địa lý.
Morne Trois Pitons nằm cách thị trấn Roseau 13 km về phía Đông, trong vùng cao nguyên Nam Trung Bộ của đảo Dominica, được hình thành bởi lớp trầm tích bazan còn lại của một ngọn núi lửa cũ.
Cảnh quan được đặc trưng bởi các núi lửa với các sườn dốc và thung lũng sâu (nổi bật là thung lũng hoang vu), với các lỗ phun khí, suối nước nóng, ao bùn sôi, lỗ thông khí lưu huỳnh và hồ nước nóng. Đây là khu vực nhiều thứ hai trên thế giới về loại hình suối nước nóng và các lỗ phun khí sau Iceland. Vườn quốc gia là thượng nguồn của tất cả các con sông ở phía Nam hòn đảo, có những hồ nước ngọt, trong đó có hồ Boeri hình thành trên một miệng núi lửa đã tắt hình thành cách đây 25.000 - 30.000 năm.
Thực vật.
Vườn quốc gia có 5 thảm thực vật riêng biệt: Thảm thực vật núi cao (ở khu vực có độ cao từ 914 m trở lên, bao gồm các thực vật bị bao phủ bởi sương, mây mù, chịu độ lạnh và gió to bao gồm rêu, dương xỉ, cây bụi, địa y); Thảm thực vật chuyển giao sống trên sườn dốc (thực vật hạt trần); Rừng nhiệt đới cao; Rừng nhiệt đới thấp và Rừng nhiệt đới ẩm ở độ cao thấp nhất.
Động vật.
Vườn quốc gia có sự xuất hiện của ít nhất 7 loài động vật có vú, 50 loài chim, 12 loài bò sát và động vật lưỡng cư, 12 loài giáp xác. Động vật có vú bao gồm: thú có túi và Agouti, mèo rừng cùng các loài động vật gặm nhấm khác.
Chim bao gồm các loài vẹt như: Amazona imperialis, vẹt cổ đỏ Amazon. Bò sát trong vườn quốc gia này chủ yếu là các loài thằn lằn. | 1 | null |
St. Ann's Garrison thường được gọi là Garrison là một huyện nhỏ của Barbados. Đây là nơi có khu di tích lịch sử Garrison nằm cách 2 dặm về phía nam Quảng trường Anh hùng Dân tộc ở Bridgetown và nằm về phía tây của làng Hastings. Tại đây có đường đua ngựa lịch sử nằm trên khu diễu hành rộng 30 mẫu Anh được gọi là Garrison Savannah. Khu vực lịch sử Garrison cũng chứa nhiều tòa nhà lịch sử khác bao gồm cả doanh trại quân đội. Huyện bị chia cắt bởi Quốc lộ 7 với pháo đài Saint Ann, nơi đặt trụ sở của Lực lượng Phòng vệ Barbados ở phía tây Garrison.
Lịch sử.
Trong cả hai thế kỷ 18 và 19, Garrison là căn cứ và trụ sở cho các thành viên của Trung đoàn Tây Ấn thuộc Anh ở Barbados. Năm 1751, nhà lãnh đạo tương lai của Cách mạng Hoa Kỳ và là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, George Washington đã ở với người anh trai bị bệnh tại khu vực Bush Hill của huyện trong sáu tuần. Tài sản được khôi phục này vẫn còn là một ngôi nhà cố định tại Garrison, nơi nó được gọi đơn giản là "Nhà George Washington". Vào giữa thế kỷ 18, những người lính Barbados và trung đoàn nổi tiếng giàu có bắt đầu truyền thống đua ngựa thể thao tại trường đua Garrison.
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1966, khu di tích lịch sử Garrison là nơi tổ chức buổi lễ để hạ cờ Liên minh (cờ của Vương quốc Anh), và giương cao cờ Barbados, mở ra thời kỳ độc lập hoàn toàn cho đất nước Barbados khỏi Vương quốc Anh.
Có một số tòa nhà có ý nghĩa lịch sử tại địa điểm này ngoài Nhà George Washington bao gồm cả tòa nhà Bảo tàng Barbados và các tòa nhà xung quanh, một nhà tù Garrison. | 1 | null |
TV2-117 là loại động cơ tuốc bin trục do Cục thiết kế Isotov phát triển vào năm 1964 cho các loại máy bay trực thăng vận tải hạng trung như Mi-8 do Cục thiết kế Mil phát triển. Nó được xem là loại động cơ trực thăng phổ biến nhất thế giới và được sản xuất hàng loạt cho đến năm 1997.
Khoảng 23.000 động cơ đã được chế tạo để sử dụng trên các mẫu Mi-8 với tổng chung số giờ hoạt động của chúng là hơn 100 triệu. Klimov là hãng đảm nhận việc bảo trì và kéo dài thời gian sử dụng của các động cơ.
Biến thể.
Động cơ được lắp trên các chiếc Mi-8 dùng bởi hơn 50 nước trên khắp thế giới với các mẫu khác nhau vì thế động cơ được phát triển thành nhiều mẫu với các nâng cấp phù hợp với môi trường và tăng công suất. | 1 | null |
Bão Bopha, được biết đến với tên gọi Bão Pablo ở Philippines hay bão số 9 năm 2012 ở Việt Nam, là một siêu bão cấp 5 hình thành muộn.
Lịch sử khí tượng.
Hình thành và phát triển.
Bão Bopha hình thành vào ngày 26/11/2012.
Đổ bộ vào Philippines.
Bão Bopha đổ bộ vào Philippines trong sáng 4 tháng 12 năm 2012, gây mưa lớn và gió giật lên đến 210 km/giờ. Bão đã đi qua đảo Mindanao. Tính đến ngày 6 tháng 12 năm 2012, số thương vong do cơn bão gây ra là hơn 647 người chết, khoảng 780 người mất tích. Bão gây thiệt hại 8,5 tỷ peso Philippines (210 triệu USD). và hàng trăm người bị thương.
Suy yếu khi đi vào biển đông và tăng cấp trở lại.
Sáng 5 tháng 12 năm 2012, Bopha chỉ còn là bão nhiệt đới sau khi đi vào Biển Đông, tuy nhiên cường độ bão bất ngờ tăng đột biến từ cấp 1 lên cấp 4 duy trì ở cấp cấp 15, giật cấp 16, 17 (cấp bão Việt Nam) khi nó hướng dần lên phía Bắc.
Yếu đi 1 lần nữa và tan dần.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương Việt Nam, trong vòng 24 giờ sau đó, bão di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc với tốc độ 15 km/h, hơi lệch về phía Bắc.. Tuy nhiên, Bopha nhanh chóng suy yếu và tan dần chỉ trong 24h bởi khối không khí lạnh khá mạnh và đới gió đông bắc nghịch chiều rút hết năng lượng.
Ảnh hưởng.
Tại Philippines, hơn 41.000 người đã phải sơ tán. Bão đã làm 80 chuyến bay bị hủy và hàng nghìn phà chở khách bị kẹt tại cảng. Trung tâm thương mại của thành phố Cagayan de Oro trên đảo Mindanao bị ngập lụt do mưa to làm nước sông tràn bờ. Nhiều trường học phải đóng cửa. Do hậu quả tàn phá nghiêm trọng của cơn bão này, PAGASA đã quyết định sẽ loại bỏ tên gọi Pablo trong danh mục tên bão trong khu vực.
Bopha là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từng đổ bộ vào đảo Mindanao ở phía nam Philippines, bão mạnh cấp 5 siêu bão với sức gió 260 km/h). Sau khi ảnh hưởng đến Palau, Bopha đổ bộ vào đất liền Mindanao vào cuối ngày 3 tháng 12. | 1 | null |
Ramush Haradinaj (sinh ngày 03 tháng 7 năm 1968) là một chính trị gia người Albabia-Kosovo, một cựu sĩ quan và tư lệnh của tổ chức bán quân sự, Quân đội Giải phóng Kosovo, và cựu thủ tướng lãnh thổ Kosovo tranh chấp (2005). Ông đã là lãnh đạo đảng Liên minh cho tương lai của Kosovo. Ông Haradinaj được phần lớn sắc dân Albania ở Kosovo xem là anh hùng dân tộc. Sau sự tan rã của Nam Tư và chiến tranh nội bộ, Haradinaj là một trong số cựu sĩ quan của Quân đội Giải phóng Kosovo bị Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ cáo buộc với các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người chống lại người Serb, người Di-gan và người Albania trước và trong thời gian chiến tranh Kosovo năm 1999.
Tiểu sử.
Haradinaj sinh ngày 3 tháng 7 năm 1968 ở làng Glođjane, gần Dečani, tỉnh thuộc Serbia Kosovo. Ông đã trải qua thời trẻ ở làng quê mình với cha mẹ và anh chị em và tốt nghiệp trung học ở Đakovica. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đã gia nhập Quân đội Nhân dân Nam Tư. Sau cuộc chiến tranh Kosovo, Haradinaj học luật ở Đại học Pristina. Haradinaj cũng tốt nghiệp cao học kinh doanh ở Đại học Mỹ Kosovo, liên kết với Viện Công nghệ Rochester ở bang New York.
Bị xét xử.
Khi Nam Tư tan rã, Haradinaj bị Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ cáo buộc với các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Các công tố viên đã cáo buộc những người này cùng tham gia thực hiện một vụ bắt cóc và tra tấn 16 thường dân và cuối cùng là giết chết 8 người trong số họ trong cuộc chiến ở Kosovo cuối những năm 1990. Ông đã được xử trắng án vào ngày 3 tháng 4 năm 2008. Sự kháng cáo truy tố năm 2010, dựa vào sự đe dọa nhiều nhân chứng, đã dẫn đến việc xét xử một phần ở Den Haag, Hà Lan.
Trong suốt quá trình xét xử đầy đủ và quá trình xét xử chung thẩm, 19 người có khả năng là nhân chứng đã chết trong các trường hợp ẩn. Tòa án quốc tế cho rằng nhiều tội danh được mô tả bởi các công tố viên đã xảy ra, nhưng kết luận rằng cáo trạng truy tố đã không được cung cấp đầy đủ "bằng chứng trực tiếp" để chứng minh sự tham gia của Haradinaj. Ngày 29 tháng 11 năm 2012, Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh ở Nam Tư cũ ở Den Haag đã tuyên bố trắng án đối với Ramush Haradinaj và hai cộng sự của ông | 1 | null |
là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản gốc Hàn Quốc, hiện tại anh đang chơi bóng tại giải VĐQG Nhật Bản trong màu áo Câu lạc bộ Kyoto Sanga. Anh là người ghi bàn duy nhất trong trận chung kết Asian Cup 2011, giúp Nhật Bản giành chức vô địch. | 1 | null |
Lỗ Bá Cầm (chữ Hán: 魯伯禽; trị vì: 1043 TCN-997 TCN), tên thật là Cơ Bá Cầm (姬伯禽), là vị vua đầu tiên của nước Lỗ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thụ phong và dẹp loạn.
Cơ Bá Cầm là con của Chu Công Đán và là cháu gọi Chu Vũ Vương bằng bác.
Chu Vũ Vương Cơ Phát lật đổ nhà Thương lên làm vua, lập ra nhà Chu, phong cho các em và công thần làm chư hầu. Chu Công Đán được phong ở đất Khúc Phụ, gọi là nước Lỗ, nhưng ở lại triều đình giúp Chu Vũ Vương. Vài năm sau, Vũ Vương qua đời, Chu Công lại phụ chính cho vua mới là Chu Thành Vương nên vẫn ở lại triều đình, sai Bá Cầm về thụ phong, cai quản nước Lỗ.
Con vua Trụ cũ của nhà Thương là Vũ Canh được Chu Vũ Vương phong ở đất Ân, nhân cơ hội vua mới của nhà Chu còn nhỏ, đã thuyết phục được ba người em của Chu Vũ vương là Quản Thúc Tiên, Hoắc Thúc Xử và Sái Thúc Độ chống lại Chu Công Đán và Chu Thành Vương. Không lâu sau, Vũ Canh dụ bộ lạc vùng Hoài Di, Từ Nhung thuộc vùng nước Lỗ mà Bá Cầm được phong cùng nổi dậy chống nhà Chu.
Chu Công Đán mang quân đi đông chinh dẹp loạn, Bá Cầm cũng tham gia chinh chiến. Khi xuất quân, ông viết lời tuyên thệ cho các tướng sĩ ở đất Hật, rồi ra quân dẹp được bộ lạc Từ Nhung, định yên nước Lỗ.
Chu Công Đán sau khi giúp Chu Thành Vương dẹp loạn Vũ Canh, lại giúp Thành Vương điều hành triều chính tới khi trưởng thành. Bá Cầm trở thành vị vua đầu tiên của nước Lỗ.
Khoảng năm 997 TCN, Bá Cầm qua đời. Ông trị vì được 46 năm(theo Trúc thư kỉ niên là 57 năm). Con ông là Cơ Tù lên nối ngôi, tức là Lỗ Khảo công. | 1 | null |
Cô Tô () là một khu (quận) và là khu vực trung tâm đô thị chính của địa cấp thị Tô Châu thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Khu được thành lập vào ngày 1 tháng 9 năm 2012 trên cơ sở sáp nhập ba khu cũ là Kim Xương, Bình Giang, và Thương Lãng. Khu Cô Tô được chính thức thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 2012. Chính quyền khu Cô Tô đặt tại nhai đạo Tô Cẩm.
Khu Cô Tô bao trùm khu vực thành cổ của Tô Châu, đây là một khu vực văn hóa-lịch sử cấp quốc gia của Trung Quốc, trong đó Tô Châu Viên Lâm là một di sản thế giới của UNESCO. Khu Cô Tô có diện tích 84 km², số nhân khẩu có hộ tịch vào năm 2011 là 754.800 người (không tính khu công nghiệp Tô Châu). | 1 | null |
Hoa Xuân Oánh (, sinh tháng 4 năm 1970) là một nữ chính trị gia tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tiểu sử.
Hoa Xuân Oánh sinh tại huyện Hoài Âm (nay là khu Hoài Âm) của thành phố Hoài An, tỉnh Giang Tô. Cha của bà từng giữ chức vụ thư ký ủy ban kỷ luật huyện, mẹ của bà từng là phó chủ tịch chính hiệp khu Thanh Hà của thành phố Hoài An. Năm 1988, Hoa Xuân Oánh thi đỗ vào chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Nam Kinh và tốt nghiệp năm 1992.
Sự nghiệp.
Năm 1993, bà trở thành nhân viên vụ Tây Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Từ năm 1995-1999, bà là tùy viên, bí thư thứ ba Đại sứ quán Trung Quốc tại Singapore. Năm 1999, bà đảm nhiệm chức vụ bí thư thứ ba vụ Tây Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Từ năm 2003, bà lần lượt đảm nhiệm các chức vụ bí thư thứ hai, bí thư thứ nhất, tham tán của phái đoàn thường trú Trung Quốc tại Liên minh châu Âu. Năm 2010, bà được thăng chức làm tham tán vụ châu Âu thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Năm 2012, bà đảm nhiệm chức vụ Phó vụ trưởng vụ thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Tháng 11 cùng năm, bà đảm nhiệm vai trò người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Bà là nữ phát ngôn viên thứ năm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc kể từ khi cương vị này được thiết lập tại Bộ vào năm 1983.
Gia đình.
Bà đã kết hôn và có một con gái. | 1 | null |
Mòng biển phương Tây (danh pháp hai phần: Larus occidentalis) là một loài mòng biển thuộc họ Mòng biển.
Loài này phân bố ở bờ tây của Bắc Mỹ, từ British Columbia, Canada đến Baja California, Mexico. Trước đây nó được xem là cùng loài với mòng biển chân vàng ("Larus livens") của vịnh California. Mòng biển phương Tây trưởng thành có thân dài đến , sải cánh dài , cân nặng ..
Nó cần 4 năm để có bộ lông đầy đủ, với các lớp lông và kiểu màu của chim trưởng thành. Nó thường sống thọ 15 năm nhưng có thể thọ đến 25 năm. Quần thể mòng biển phương tây lớn nhất trên các đảo Farallon, có cự ly khoảng về phía tây San Francisco, California.
Mòng biển phương Tây kiếm thức ăn ở môi trường sống biển khơi, các khu vực trong đại dương không phải gần bờ, và trong môi trường bãi triều, khu vực tiếp xúc với không khí khi thủy triều thấp và dưới nước khi thủy triều lên. Chúng ăn cá, động vật không xương sống như loài nhuyễn thể, mực và sứa. Chúng không thể lặn sâu, và thức ăn trên bề mặt. Trên đất chúng ăn xác chết hải cẩu và sư tử biển, cũng như sò, sao biển, ốc trong vùng bãi triều. Chúng cũng ăn rác thực phẩm của con người, chúng còn ăn chim non loài chim khác và thậm chí ăn cả chim trưởng thành loài chim khác. Nó cũng cướp cá từ các loài chim khác. | 1 | null |
Sao biển gai (Danh pháp khoa học: "Acanthaster planci") là một loài sao biển. Loài sao biển này ăn polyp của san hô cứng. Nó là loài sao biển lớn thứ 2 thế giới, sau loài sao biển hướng dương.<br><br> Sao biển gai phân bố rộng khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Phổ biến nhất ở Úc, nhưng có phát hiện ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới từ Biển Đỏ và bờ biển Đông Phi qua Ấn Độ Dương và qua Thái Bình Dương đến bờ biển phía tây Trung Mỹ, nơi có các rạn san hô hoặc quần xã san hô cứng trong khu vực. | 1 | null |
Mòng biển bàn chân vàng (danh pháp hai phần: Larus livens) là một loài mòng biển thuộc họ Mòng biển, liên quan chặt chẽ đến loài mòng biển phương Tây. Nó có bề ngoài giống với mòng biển phương Tây với đầu trắng, cánh và lưng màu đen đá phiến. Chân màu vàng dù mùa đông đầu tiên trong đời nó không có chân hồng như của mòng biển phương Tây. Nó có bộ lông đầy đủ vào lúc lên 3 tuổi. Mòng biển bàn chân vàng phân bố ở. Mòng biển bàn chân vàng trưởng thành có thân dài đến, sải cánh dài, cân nặng. Thức ăn của nó là.
Loài này là một trong những loài mòng biển lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với mòng biển phương Tây. Mòng biển bàn chân vàng trưởng thành có thân dài 52–72 cm, sải cánh dài 140–160 cm, cân nặng 930-1500 g, mỏ dài 5-6,2 cm và xương cổ chân là 5,9 đến 7,5 cm. Thức ăn của nó là.
Mòng biển bàn chân vàng có nguồn gốc từ Vịnh California ở Mexico. Môi trường sống sinh sản của chúng là vịnh California, nơi chúng làm tổ riêng lẻ hoặc làm nhiều tổ thành đàn. Chúng ăn xác thối cũng như kiếm mồi, ăn cá nhỏ và động vật không xương sống và săn chim non, trứng chim. | 1 | null |
Mòng biển Thayer (danh pháp hai phần: Larus thayeri) là một loài mòng biển thuộc họ Mòng biển, là loài bản địa Bắc Mỹ và sinh sản ở các đảo Bắc cực của Canada và chủ yếu trú đông ở bờ biển Thái Bình Dương, từ nam Alaska đến vịnh California, dù cũng có các quần thể trú đông ở Ngũ Đại hồ và thượng lưu sông Mississippi. Đây là một loài lang thang đến Tamaulipas, México,1 Nhật Bản,3 Đan Mạch, và các khu vực khác ở phía tây châu Âu. Mòng biển Thayer trưởng thành có thân dài đến 56–64 cm, sải cánh dài 130–148 cm, cân nặng 720-1500 g.. Chim trống nặng khoảng còn chim mái hơi nhỏ hơn, trung bình .. | 1 | null |
Cá nhám đuôi dài mắt to (danh pháp hai phần: Alopias superciliosus) là một loài cá nhám đuôi dài được tìm thấy ở các đại dương nhiệt đới và ôn đới trên khắp thế giới. Giống như các loài cá nhám đuôi dài khác, gần một nửa chiều dài của nó là phần nửa trên của chiếc vây đuôi. Nó có cặp mắt to, có thể thích nghi với việc săn mồi trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp.
Nó ở dưới nước sâu vào ban ngày và trồi lên bề mặt nước để săn mồi. Loài này bị đánh bắt thương mại khắp phạm vi phân bố của nó, thịt của nó không được đánh giá cao nhưng da, vây và dầu mỡ có giá trị. Thức ăn chủ yếu của cá nhám đuôi dài mắt to là các đàn cá (ví dụ như cá ngừ, cá ngừ đại dương nhỏ, cá thu), mực ống và mực nang. | 1 | null |
Gian Lorenzo Bernini (cũng viết là Gianlorenzo hay Giovanni Lorenzo) (sinh ở Napoli ngày 7 tháng 12 năm 1598 - mất ở Roma, ngày 28 tháng 11 năm 1680) là một nghệ sĩ người Ý đã làm việc chủ yếu ở Roma. Ông là nhà điêu khắc hàng đầu của thời đại của mình, được ghi nhận là người tạo ra các phong cách Baroque trong điêu khắc, và cũng là một kiến trúc sư nổi bật. Ngoài ra ông còn vẽ, viết kịch, tác phẩm bằng kim loại và thiết kế phối cảnh.
Gian Lorenzo Bernini năm 7 tuổi đã thu hút sự chú ý của Giáo hoàng Paul V bằng bức tranh phác thảo. Lúc lên 16 tuổi, cậu cũng điêu khắc anh hùng thánh Lawrence.
Ông đã thiết kế quảng trường nằm trước Nhà thờ Thánh Peter ở Vatican. Gian Lorenzo Bernini đã mất 11 năm để hoàn thành công trình này, dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng Alexander VII với mục đích "tạo điều kiện để có nhiều người nhìn thấy Giáo hoàng nhất".
Ông cũng là người thiết kế kiến trú "Fontana dei Quattro Fiumi", điêu khắc "L'Estasi di Santa Teresa", tượng "David.
Tiểu sử.
Bernini sinh ở Napoli trong một gia đình cha là nhà điêu khắc trường phái kiểu cách, Pietro Bernini, người quê ở Florence, và mẹ là Angelica Galante, một người Neapoli, ông là người con thứ 6 trong gia đình 13 con. Năm 1606, lúc lên 8 tuổi, cậu đi cùng cha đến Roma, nơi Pietro đã thực hiện một số dự án cao cấp. Tại đó, kỹ năng của cậu bé Gianlorenzo đã được phát hiện bởi họa sĩ Annibale Carracci và bởi Giáo hoàng Paul V, và cậu đã sớm trở thành người được đỡ đầu của Hồng y Scipione Borghese, cháu Giáo hoàng. Tác phẩm đầu tiên của cậu lấy cảm hứng từ điêu khắc Hy Lạp cổ đại. | 1 | null |
Câu lạc bộ bóng đá Blackpool (Tiếng Anh: Blackpool Football Club hay Blackpool F.C.) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Anh, có trụ sở tại quận Blackpool, Lancashire, sẽ chơi tại EFL League One, hạng đấu thứ 3 của bóng đá Anh, sau khi xuống hạng từ EFL Championship. | 1 | null |
Javier "Javi" Martínez Aginaga (; sinh ngày 2 tháng 9 năm 1988) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha hiện đang chơi cho câu lạc bộ Qatar SC tại Qatar Stars League. Anh chơi tốt ở vị trí tiền vệ trung tâm, tiền vệ phòng ngự và trung vệ.
Javi đến với Athletic Bilbao từ năm 2006 (18 tuổi), thi đấu rất thành công tại đây với 251 trận trong 6 mùa giải tại La Liga, ghi được 26 bàn thắng.
Năm 2012 Javi đến với "Hùm xám" nước Đức với giá chuyển nhượng kỉ lục tại Bundesliga thời điểm đó là 40 triệu Euro.
Javi là thành viên của đội tuyển Tây Ban Nha giành được 2 danh hiệu FIFA World Cup 2010 và UEFA Euro 2012. | 1 | null |
Geranium sanguineum là một loài thực vật thân thảo thuộc chi Mỏ hạc, họ Mỏ hạc.
Loài cây này cao trung bình 30–50 cm. Hoa có đường kính 2,5–4 cm và có màu tím Hoa nở từ tháng 5 đến tháng 10.
"Geranium sanguineum" là loài bản địa châu Âu và châu Á ôn đới. | 1 | null |
Tom Peter Starke (sinh ngày 18 tháng 3 năm 1981) là một cựu cầu thủ bóng đá người Đức chơi ở vị trí thủ môn.
Sự nghiệp cầu thủ.
Starke từng là cầu thủ thuộc biên chế của đội bóng FC Bayern München. Anh có trận đấu đầu tiên cho câu lạc bộ vào ngày 31 tháng 10 năm 2012 trong trận đấu gặp 1. FC Kaiserslautern tại DFB-Pokal. Lần ra mắt đầu tiên tại Bundesliga của Starke là trận thắng 1–0 của Bayern trước đội bóng cũ của anh, TSG 1899 Hoffenheim, vào ngày 3 tháng 3 năm 2013. Starke được ra sân lần thứ 2 tại Bundesliga trong trận gặp 1. FC Nürnberg vào ngày 13 tháng 4 năm 2013. Cũng trong trận đấu đó, anh đã cản phá được 1 quả penalty của Timmy Simons bằng chính mặt của mình. | 1 | null |
Blackpool là huyện nằm trên bờ biển phía tây bắc của nước Anh ở hạt Lancashire. Blackpool là nơi hoàn hảo để khám phá Lancashire và các vùng lân cận của phía tây bắc nước Anh, với gần 11 km (7 dặm) bãi biển cát vàng, là lý do mọi người thường tổ chức du lịch đến đây. Ngoài ra Blackpool thu hút thanh niên đến các câu lạc bộ của mình và vui chơi giải trí sống động, đặc biệt là các câu lạc bộ đêm. | 1 | null |
Họ Cá liệt hay họ Cá ngãng (danh pháp khoa học: Leiognathidae) là một họ cá theo truyền thống xếp trong bộ Cá vược. Họ Cá liệt chứa 10 chi với khoảng 51 loài, nhưng gần đây được đề xuất tách ra và xếp cùng họ Chaetodontidae trong bộ mới lập là bộ Cá bướm (Chaetodontiformes). Fish Base (2021) xếp họ này trong bộ Cá đuôi gai (Acanthuriformes).
Đây là họ cá trong đó có chứa nhiều loài có giá trị kinh tế và là nguyên liệu để chế biến thành những món ăn.
Đặc điểm.
Cơ thể đầy nhớt, ép dẹp mạnh. Vảy nhỏ. Đầu trần trụi, mang các chỏm xương trên bề mặt trên. Các màng mang hợp nhất với eo mang (phần thịt lồi ra chia tách các khe mang). Miệng nhỏ và có thể dễ dàng kéo dài ra được. Không có răng trên vòm miệng. Không có giả mang (Một mảng nhỏ các sợi giống như mang trên bề mặt trong của nắp mang, gần chỗ nối liền của tiền nắp mang). Vây lưng liên tục với 8 hay 9 gai hơi nhô cao hơn ở phần trước của vây lưng; phần sau với 14-16 tia vây mềm. Ba gai trên vây hậu môn. Các gai trên vây lưng và vây hậu môn với cơ chế khóa. Màng bọc dạng vảy ở gốc vây lưng và vây hậu môn. Đốt sống 22-23. Chiều dài cơ thể 5–28 cm. Tất cả các loài đều có các cơ quan phát sáng trên thực quản. Cũng đáng chú ý vì sự sản sinh chất nhầy. Phổ biến trong các vùng nước nông duyên hải và các lạch thủy triều, nơi chúng kiếm ăn là các loài động vật không xương sống sinh sống ở đáy. Dễ dàng đánh bắt bằng lưới vét hay lưới kéo. Là nguồn cá thực phẩm quan trọng tại vùng duyên hải.
Phân bố.
Họ Cá liệt chủ yếu là cá biển nhỏ, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương, như ở Singapore, Sumatra, Madagascar, Java, New Caledonia, Samoa, Ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam. Một loài ("Equulites klunzingeri") sinh sống trong khu vực Hồng Hải và Địa Trung Hải.
Ở vịnh Bắc Bộ Việt Nam, tìm được 17 loài, 5 chi, trong đó 2 loài có giá trị kinh tế. Fish Base liệt kê 16-19 loài (3 loài bị nghi ngờ là phân loại sai) trong 9 chi có ở vùng biển Việt Nam.
Giá trị.
Nhìn chung, họ Cá liệt có nhiều chủng loại nhưng chung quy nó được xếp vào loại cá rẻ tiền. Ở Việt Nam có hai loại cá liệt có giá trị là cá liệt ngang và cá liệt bầu. Cá liệt ngang là món ngon trong bữa ăn mùa hè của người vùng biển. Tại Quảng Nam, cá liệt ngang hiện diện nơi hạ lưu sông Thu Bồn ở các vùng nước lợ, mùa cá liệt chừng tháng ba đến tháng sáu. Đây là loại cá có giá trị kinh tế, được đánh bắt để bán và dùng làm nguyên liệu chế biến thành những món ăn ngon như canh chua cá liệt, cháo cá liệt...
Trong đó có Cá liệt lớn ("Leiognathus equulus") là loài lớn nhất trong họ Cá liệt. Cá liệt lớn thân có hình thoi, dẹt bên. Vây bụng dài tới gần vây hậu môn. Cơ thể cá có màu sáng với các đường chấm mờ nhạt, gần nhau trên lưng. Vây lưng không màu, trong suốt, vây hậu môn có mày vàng lợt. Cá liệt to bằng ba bốn ngón tay cá có nhiều xương, xương cứng, ít thịt. Thường dùng làm bột cá. Cá liệt búa to gấp ba lần cá liệt nhớt Cá liệt ngang to cỡ bốn ngón tay người lớn chụm lại, thịt trắng, thơm ngọt, trắng phau, ít xương béo ngọt. Cá liệt ngang mới đánh bắt lên, mắt sáng, bụng căng tròn. Thịt cá rất lành, hàm lượng đạm cao, chứa nhiều calci, nhiều vitamin. Cá liệt bầu thân nhỏ, xương nhiều nhưng thịt trắng, thơm ngọt, được xem là một đặc sản
Tại Quảng Ngãi, theo một ước tính thì vào mùa cá, một đêm ra khơi, mỗi tàu đánh bắt được từ 2-8 tấn cá liệt búa. Với giá thành tại thời điểm năm 2008 là 3.000đồng/kg cá tươi. Cá liệt búa được chế biến thành cá khô tẩm gia vị xuất khẩu. Cá liệt ngang thường được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, rất ngon. Một món khá phổ biến là cá liệt kho tiêu. Cá liệt ngang còn được dùng nấu canh chua. Canh chua cá liệt ngang ăn nóng. Cá liệt bầu nấu canh ăn mát, bổ khỏe, Cá liệt tươi thường chế biến theo kiểu đơn giản, hạn chế gia vị. Tránh dầu mỡ thì phải tránh món kho. Chỉ có nướng và nấu canh. Tuy nhiên, nướng hơi khô khan nên nấu canh là hợp lý.
Trong văn hóa.
Cá liệt là hình ảnh trong các câu ca dao ở Việt Nam như: | 1 | null |
Tôn Viết Nghiệm (sinh năm 1918, mất năm 1995) là người dân tộc Mường, quê làng Ngọc Trạo (tổng Trạc Nhật cũ), huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Tiểu sử.
Ông tham gia cách mạng trước năm 1945, nguyên là chiến sĩ du kích chiến khu Ngọc Trạo. Sau tổng khởi nghĩa, ông làm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Thạch Thành , nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa II, III, IV, V từ năm 1960 đến năm 1976. | 1 | null |
Sông Tamsa (cũng gọi là sông Tons) là một chi lưu của sông Hằng, sông chảy qua hai bang Madhya Pradesh và Uttar Pradesh của Ấn Độ.
Dòng chảy.
Sông Tamsa khởi nguồn tại một bể chứa nước lớn tại Tamakund thuộc dãy núi Kaimur trên độ cao . Sông chảy qua hai huyện có đất đai phì nhiêu là Satna và Rewa. Ở rìa của cao nguyên Purwa, sông Tamsa và các chi lưu của nó tạo thành một số thác nước. Sông nhận nước từ dòng Belan tại địa phận bang Uttar Pradesh và hợp dòng vào sông Hằng tại Sirsa, điểm này cách khoảng về phía hạ nguồn từ điểm hợp lưu giữa sông Hằng và sông Yamuna. Tổng chiều dài của sông Tamsa là . Tổng diện tích lưu vực của sông Tamsa là .
Sông Tamsa trong khi đang chảy qua cao nguyên Rewa và chảy về phía bắc đã tạo thành một thác thẳng đứng cao 70m gọi là thác Purwa. Một số thác nước đáng chú ý khác trên hệ thống sông Tamsa khi chúng cũng chảy qua cao nguyên Rewa là thác Chachai (127m) trên sông Bihad, một chi lưu của sông Tamsa, thác Keoti (98m) trên sông Mahana, một chi lưu của sông Tamsa, và thac Odda (145m) trên sông Odda, một chi lưu của sông Belah, bản thân sông Belah là một chi lưu của sông Tamsa,
Thần thoại.
Sông Tamsa cũng có được tầm quan trọng nhất định trong Ấn Độ giáo. Đây là con sông mà Rama đã trải qua đêm đầu tiên trong 14 năm sống tha hương trong rừng. Khi Rama rời đi, người Ayodhya đã theo ông và chưa có ý trở về quê hương của họ. Trong buổi tối, Rama, Lakshmana và Sita cùng tất cả người dân đã đến bờ sông Tamsa. Rama và mọi người đồng ý rằng họ sẽ qua đêm bên bờ sông Tamasa và tiếp tục cuộc hành trình vào sáng hôm sau. Tuy nhiên, Rama đã để lại những người đang ngủ và tiếp tục cuộc hành trình.
Ashrama của nhà hiền triết Valmiki nằm bên bờ sông Tamasa... Khi Rama cho đày ải Sita, bà đã rời khỏi Ayodhya và đến bờ sông Tamasa cách thành phố khoảng 15 km, nơi bà gặp Valmiki. Ông đã đề nghị Sita sống trong ashrama của mình nằm bên bờ sông Tamasa. Sita đã dành toàn bộ phần đời còn lại của bà tại đây, và cũng tại đây, dưới sự giám hộ của Valmiki, hai người con trai song sinh của bà là Lava và Kusha đã được giáo dục và được huấn luyện các kỹ năng quân sự..
Bên bờ sông Tamsa còn có ashram của Bharadwaj, được đề cập đến trong Valmiki Ramayana; khi nhìn thấy tình cảnh tuyệt vọng của một cặp đôi chim tại đây, Valmiki đã sáng tạo ra thể thơ đầu tiên của mình là "shloka". | 1 | null |
Đại bàng đen Buzzard hay Đại bàng xám Buzzard, Đại bàng xanh Chile (tên khoa học Geranoaetus melanoleucus) là một loài chim săn mồi trong họ Accipitridae. Loài này thường sống ở khu vực Nam Mỹ.
Mô tả.
Loài đại bàng nay trông khá giống với chim ó hay diều hâu với chiều dài khi trưởng thành khoảng 60–80 cm, sải cánh 149–200 cm, nặng từ 1,7 đến 3,2 kg. Cánh của chúng có màu đen xen lẫn với màu trắng trong khi đuôi thon gọn, ngắn. Trên lưng có màu xám đậm xen lẫn đen, nâu hoặc xanh nhạt. Lông bụng của chúng có màu trắng nổi bật. Cá thể cái lông có màu đỏ quế ở phía trên và dưới cánh
Loài này phân làm hai phân loại nhỏ hơn là: | 1 | null |
Nhiều phương ngữ tiếng Triều Tiên được sử dụng tại bán đảo Triều Tiên. Bán đảo này có địa hình chủ yếu là núi cao, do đó mỗi vùng địa lý có một phương ngữ khác nhau. Hầu hết các phương ngữ được đặt tên theo các tỉnh trong hệ thống Triều Tiên bát đạo. | 1 | null |
Limonit là một loại quặng sắt, là hỗn hợp của các sắt(III) oxit-hydroxide ngậm nước với thành phần biến động. Công thức chung thường được viết là FeO(OH)·H2O, mặc dù điều này không hoàn toàn chính xác do tỷ lệ của oxit so với hydroxide có thể biến động khá mạnh. Limonit là một trong ba loại quặng sắt chính, với hai loại quặng kia là hematit và magnetit, và nó đã được khai thác để sản xuất sắt thép ít nhất là từ khoảng năm 2500 TCN.
Tên gọi.
Limonit được đặt tên theo từ trong tiếng Hy Lạp λειμών (/leː.mɔ̌ːn/) nghĩa là "bãi cỏ ẩm", hoặc λίμνη (/lím.nɛː/) nghĩa là "hồ lầy lội" để chỉ tới sự xuất hiện của nó như là quặng sắt đầm lầy trong các bãi cỏ và đầm lầy. Ở dạng màu nâu đôi khi nó được gọi là hematit nâu hay quặng sắt nâu. Ở dạng màu vàng tươi đôi khi nó được gọi là đá vàng chanh hay quặng sắt vàng.
Đặc trưng.
Nó có độ cứng Mohs biến động nhưng nói chung trong khoảng 4-5,5 và tỷ trọng 2,7- 4,3. Màu từ vàng chanh tới nâu xám, nâu thẫm, vết vạch trên tấm sứ không tráng men luôn là màu nâu, một đặc trưng giúp phân biệt nó với hematit có vết vạch màu đỏ, hoặc với magnetit với vết vạch màu đen.
Mặc dù nguyên được định nghĩa như là một khoáng vật, nhưng hiện nay người ta công nhận limonit như là hỗn hợp của các khoáng vật sắt oxit ngậm nước có liên quan, trong số đó có goethit, akaganeit, lepidocrocit và jarosit. Các khoáng vật riêng rẽ trong limonit có thể tạo ra các tinh thể, nhưng bản thân limonit thì không, mặc dù các mẫu vật có thể thể hiện cấu trúc dạng sợi hay vi tinh thể, và limonit thường xuất hiện dưới dạng kết khối hoặc các khối đặc chắc dạng đất; đôi khi ở các dạng như gò, chùm nho, thận hay thạch nhũ. Do bản chất vô định hình của nó, và sự xuất hiện trong các khu vực ngậm nước nên limonit thường xuất hiện như là đất sét hay đá bột. Tuy nhiên, vẫn có các giả hình limonit phỏng theo các khoáng vật khác, như pyrit. Điều này có nghĩa là phong hóa hóa học biến đổi các tinh thể pyrit thành limonit bằng ngậm nước các phân tử, nhưng hình dạng ngoài của tinh thể pyrit vẫn được giữ nguyên. Các giả hình limonit cũng được hình thành từ các oxit sắt khác như hematit và magnetit; từ khoáng vật cacbonat là siderit và từ các silicat giàu sắt như granat almandin.
Hình thành.
Limonit thường hình thành từ hydrat hóa đối với hematit và magnetit, từ oxy hóa và hydrat hóa các khoáng vật sulfide giàu sắt, và từ phong hóa hóa học các khoáng vật giàu sắt khác như olivin, pyroxen, amphibol và biotit. Nó thường là thành phần chính chứa sắt trong các loại đất laterit. Nó thường lắng đọng từ các dòng nước thải ra từ hoạt động khai khoáng.
Sử dụng.
Một trong những công dụng đầu tiên của limonit là làm chất màu. Dạng màu vàng dùng trong sản xuất đất son mà Cyprus từng nổi tiếng, trong khi các dạng sẫm màu hơn sản xuất sắc thái giống đất hơn. Thiêu kết limonit thay đổi nó một phần thành hematit, tạo ra hồng thổ, phẩm nâu đen cháy và đất sienna cháy.
Quặng sắt đầm lầy và đá bột limonit được khai thác làm nguồn quặng sắt, mặc dù khai thác quy mô thương mại đã suy giảm ở nhiều nơi. | 1 | null |
Lỗ Huệ công (chữ Hán: 魯惠公, trị vì 768 TCN-723 TCN), tên thật là Cơ Phất (姬弗), là vị vua thứ 13 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sự nghiệp.
Cơ Phất Niết là con trai của Lỗ Hiếu công. Năm 769 TCN, Lỗ Hiếu công qua đời, Phất Niết lên kế vị, tức là Lỗ Huệ công.
Vợ chính của Lỗ Huệ công là Mạnh Tử không có con, người vợ thứ là Thanh Tử sinh được con là Cơ Tức Cô. Khi Tức Cô trưởng thành, Huệ công lấy con gái Tống Vũ công là Trọng Tử cho con; nhưng vì người con gái nước Tống có nhan sắc, Huệ công lại cướp làm vợ mình, và sinh ra con thứ là Cơ Doãn.
Huệ công yêu mẹ Doãn, phong Trọng Tử làm phu nhân và phong Doãn làm thế tử.
Năm 723 TCN, Lỗ Huệ công mang quân giao chiến với nước Tống, đánh bại quân Tống ở đất Hoàng.
Cùng năm, Lỗ Huệ công mất. Ông làm vua được 46 năm. Vì Cơ Doãn vẫn còn nhỏ, người nước Lỗ lập Cơ Tức Cô lên nối ngôi, tức là Lỗ Ẩn công. | 1 | null |
Lỗ Ý công (chữ Hán: 鲁懿公, trị vì 815 TCN-807 TCN), tên thật là Cơ Huy (姬戲), là vị vua thứ 10 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Cơ Huy là con trai thứ của Lỗ Vũ công, vua thứ 10 của nước Lỗ. Tuy không phải con trưởng nhưng do sự can thiệp của thiên tử Chu Tuyên vương khi ông cùng cha và anh Cơ Quát sang triều kiến nhà Chu nên ông được vua cha lập làm thế tử. Năm 816 TCN, Lỗ Vũ công qua đời, Cơ Huy lên nối ngôi, tức là Lỗ Ý công.
Bị hại.
Do ông được lên ngôi nên Cơ Quát và con trai là Bá Ngự rất bất mãn. Năm 807 TCN, Cơ Bá Ngự tập hợp người nước Lỗ tấn công vào cung, giết Lỗ Ý công lên làm vua.
Lỗ Ý công làm vua được 9 năm. | 1 | null |
Feuerlilie (tiếng Anh: fire lily) là tên mã của một loại tên lửa đất đối không của Đức quốc xã, được phát triển vào năm 1940 và nhưng lại bị xếp xó do các vấn đề về hệ thống điều khiển và do sự cạnh tranh từ các dự án khác. Feuerlilie được chế tạo và thử nghiệm tại Rheinmetall-Borsig với 2 phiên bản: F-25 có đường kính 25 cm và F-55 có đường kính 55 cm. Động cơ của tên lửa là loại động cơ phản lực rắn Rheinmetall 109-505/515.
Thông số kỹ thuật.
F-25: 1896 mm
F-55: 4800 mm
F-25 - 250 mm
F-55 - 550 mm
F-25: 15.000 mm
F-55: 4500 mm
F-25 - 840 km / h
F-55 - 1260 km / h
F-25 – không rõ
F-55 – 10.000 m
F-25 – không rõ
F-55 - 600 kg với tải trọng là 100 kg | 1 | null |
Ruhrstahl X-4 là một loại tên lửa không đối không dẫn hướng bằng dây lệnh của Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới II. X-4 không được sử dụng trong chiến tranh. Sau chiến tranh X-4 lại trở thành cơ sở cho việc phát triển các loại tên lửa chống tăng thử nghiệm. | 1 | null |
Baskin-Robbins là chuỗi cửa hàng kem lạnh bán lẻ lớn nhất thể giới với hơn 8000 chi nhánh, trong đó gần 2500 cửa hàng ở Mỹ và hơn 5000 cửa hàng ở những nước khác, có trụ sở tại Canton, Massachusetts, Mỹ. Công ty được thành lập năm 1945 bởi Burt Baskin và Irv Robbins tại Glendale, California. Baskin-Robbins bán kem ở gần 50 nước.
Thương hiệu được biết đến với khẩu hiệu "kem 31 vị" lấy ý tưởng rằng khách hàng có thể trải nghiệm mỗi ngày một vị kem khác nhau trong bất kì tháng nào. Khẩu hiệu này đến từ đơn vị quảng cáo Carson-Roberts (sau này sáp nhập vào Ogilvy & Mather) vào năm 1953. Baskin and Robbins tin rằng mọi người nên thử nhiều vị kem cho đến khi tìm thấy hương vị yêu thích của bản thân muốn mua. Công ty đã giới thiệu đến khách hàng hơn 1,000 hương vị kể từ năm 1945.
Toàn cầu.
Baskin-Robbins có hơn 8,000 vị trí cửa hàng tại gần 50 quốc gia bên ngoài lãnh thổ Mỹ bao gồm: Armenia, Aruba, Úc, Azerbaijan, Bahrain, Bangladesh, Belarus, Canada, Trung Quốc, Colombia, Curaçao, Đan Mạch, Cộng hòa Dominican, Ecuador, Ai Cập, Georgia, Honduras, Ấn Độ, Indonesia, Ai-len, Nhật, Kazakhstan, Kuwait, Latvia, Lithuania, Malaysia, Malta, Maldives, Mauritius, Mexico, Nepal, Oman, Panama, Philippines, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, Qatar, Nga, Ả rập Saudi, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Sri Lanka, St. Maarten, Đài Loan, Thái Lan, Ukraine, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, vương quốc Anh, Việt Nam và Yemen.
Các khu vực khác nhau với những hương vị phổ biến phù hợp thị hiếu của các nước như hương vị đậu đỏ, matcha, Litchi Gold, Củ cải đen, dưa lưới và Coconut Grove. | 1 | null |
La Tribune Indochinoise (nghĩa là: Diễn đàn Đông Dương) là một tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn, Nam Kỳ dưới thời kỳ Pháp thuộc.
Số báo đầu tiên ra mắt ngày 6 tháng 8 năm 1926. Tờ báo này được xem là hậu thân tiếp nối của báo "Tribune Indigène" của Bùi Quang Chiêu, vốn bị buộc phải đình bản năm trước (1925). Ông là chủ nhiệm báo cùng là lãnh tụ của Đảng Lập hiến Đông Dương nên tờ báo này được dùng làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Nguyễn Kim Đính làm chủ bút và quản lý.
Báo "Tribune Indochinoise" chủ trương và cổ động đường lối hợp tác giữa chính quyền thực dân và dân bản xứ theo chính sách "Pháp Việt Đề huề" do Albert Sarraut đề ra.
Báo "Tribune Indochinoise" ra được tổng cộng 2342 số và ấn bản cuối cùng ra ngày 2 tháng 10 năm 1942. | 1 | null |
Tiền là một đơn vị tiền tệ cổ của người Việt. Theo tỷ số xưa thì 1 quan là 10 tiền; 1 tiền là 60 đồng nếu là "tiền quý" còn trong dân gian thì chỉ có 30 đồng tiền gián. Đơn vị này sử dụng đến năm 1945 thì bị loại bỏ.
Ca dao Việt Nam có câu: | 1 | null |
Súng phóng lựu M79 (thường được gọi là Thumper/Blooper) là một loại súng phóng lựu do Hoa Kỳ sản xuất. Nó xuất hiện trong suốt cuộc chiến tại Việt Nam, M79 đầu tiên được phục vụ quân đội Mỹ năm 1961.
Thiết kế.
M79 được thiết kế cho bộ binh phóng lựu, một trong hai vũ khí cá nhân trong bộ binh. Chiến binh được yêu cầu có một vũ khí chuyên dụng và một khẩu súng ngắn mang theo bên mình. M79 được coi là cầu nối tạo ra tầm hỏa lực ở giữa lựu đạn cầm tay và súng cối tầm gần (50 đến 300 mét) và do đó trở thành vũ khí không thể thiếu trong một đội binh. Với chiều dài 737 mm (nòng dài 355 mm), súng cộng với đạn nặng 3 kg.
M79 bắn từng phát một, súng dùng đạn cỡ 40 mm được nạp trực tiếp vào khóa nòng. Có một miếng lót cao su để tì súng lên vai và giảm lực giật. Lựu đạn M406 40 ly HE nổ mảnh rời khỏi nòng của M79 bay đi với vận tốc 75 m/s, và chứa lượng chất nổ trong vỏ bọc thép, khi nổ có thể văng ra hơn 300 mảnh vụn với vận tốc 1524 m/s, với bán kính sát thương là 5 mét. Đạn đạo bay ổn định vì lựu đạn xoay trong không trung với vận tốc 3700 vòng/phút do vòng xoáy trong nòng tạo ra.
M79 có một thước ngắm và đầu ruồi, với tầm ngắm xa đến 375 mét. M79 có tầm bắn hiệu quả với mục tiêu cỡ người đứng là 200 mét, với mục tiêu công sự, lô cốt là 350 mét.
Chiến đấu tầm gần, có hai loại đạn M79. Loại đầu tiên là đạn hình mũi tên, được giữ 45 viên nhỏ chứa trong vỏ plastic, loại này chỉ được đưa ra làm thí nghiệm. Sau đó, loại đạn này được thay thế bằng đạn chì của M576. Loại đạn này bao gồm 2700 mảnh đạn chì nhỏ được đúc và chứa trong vỏ đạn bằng nhựa 40 mm, nó bay chậm hơn trong đạn đạo nhưng ít bị lệch gió, dễ tới đích theo mong muốn. Ngoài ra, súng còn dùng được nhiều loại đạn khác nhau, đạn nổ mảnh, đạn nổ bi, bán kính sát thương khác nhau đối với từng loại, có thể lên đến 35m. M79 cũng là súng bắn lựu đạn khói (loại tiêu chuẩn và loại rơi chậm có dù), bắn khí CS và bắn lửa.
M79 cũng có một số nhược điểm: súng không có hộp tiếp đạn và phải nạp đạn lại sau mỗi phát bắn nên tốc độ bắn chậm hơn so với những loại súng phóng lựu mang hộp tiếp đạn Cơ cấu ngòi nổ của viên đạn khá phức tạp và phải có đủ lực tác động vào phần đầu đạn thì mới phát nổ, nên nếu đạn trúng bề mặt mềm (như bùn nhão, vũng nước...) hoặc cạnh viên đạn tiếp đất trước thì viên đạn có thể không nổ, sau này nếu ai đạp phải thì có thể gây nổ giống như mìn. Những viên đạn M79 chưa nổ này đã gây ô nhiễm bom mìn lớn tại Việt Nam, cho tới hàng chục năm sau chiến tranh vẫn có nhiều thường dân Việt Nam thương vong vì dẫm phải đạn M79.
Sử dụng.
M79 là một vũ khí hiệu quả đối với địa hình nhiều vật cản, rừng cây, đồi núi như ở Việt Nam. Vũ khí này cho phép tiêu diệt các ụ súng, lô cốt bán kiên cố ở cự ly xa gấp mấy lần so với ném lựu đạn bằng tay, và cũng chính xác hơn. Trong trang bị của quân đội nhân dân Việt Nam thời đó chưa có vũ khí tương đương (súng B-40, B-41 cũng có thể dùng để bắn bộ binh, lô cốt nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi vai trò chính của chúng là chống xe cơ giới chứ không phải chống bộ binh). Để có vũ khí tương tự như M79 của Mỹ, quân Giải phóng đã thiết kế súng cối "Giải Phóng" cỡ 60mm, nặng 5kg, không bệ và chân chống, bắn theo phương pháp ứng dụng. Súng cối "Giải Phóng" đã được sản xuất hơn 2.000 khẩu trang bị cho bộ đội Súng cối "Giải Phóng" bắn đạn nổ mạnh hơn nhưng cũng nặng hơn, và vì súng cối không có báng tỳ vai nên cũng khó ngắm bắn hơn so với M79, đây chỉ là giải pháp tình thế để bù đắp sự thiếu thốn vũ khí.
Sau chiến tranh, Việt Nam thu được hàng chục nghìn khẩu M79 của Mỹ và rất nhiều kho đạn, nên nó được sử dụng luôn làm súng phóng lựu tiêu chuẩn của quân đội. Vì thế, trong khi hầu hết trang bị của lục quân Việt Nam là theo hệ vũ khí Liên Xô/Nga thì riêng súng phóng lựu chống bộ binh thì Việt Nam lại dùng hệ Mỹ. Trên nguyên mẫu súng M79 của Mỹ, Việt Nam đã tự sản xuất súng M79VN (tên khác là SPL40) được bổ sung một số tính năng như thay vật liệu gỗ bằng plastic, gắn thêm kính ngắm. Kính ngắm dùng cho súng phóng lựu M79 giúp cho súng ngắm bắn nhanh và chính xác hơn so với dùng thước ngắm thông thường
Trong thập niên 1980, M79 được quân đội Mỹ thay thế bằng loại súng phóng lựu M203 gắn trực tiếp vào bên dưới súng trường như M16. Tuy nhiên, một số đơn vị quân đội Mỹ vẫn sử dụng M79 vì nó có tầm bắn hiệu quả xa hơn M203 (350 mét so với 150 mét). Mặt khác, M203 cũng khiến khẩu súng trường trở nên cồng kềnh hơn và nặng thêm khoảng 1 kg ở phía đầu nòng súng, điều này sẽ khiến xạ thủ khó ngắm bắn chính xác vì nó làm mất độ cân bằng của súng. Vì thế, đối với một số binh sĩ, việc mang theo 2 loại súng riêng biệt (M79 và M16) sẽ tốt hơn là gắn dính M203 vào khẩu M16 của họ. | 1 | null |
Somapura Mahavihara (Sanskrit; Bengali: সোমপুর মহাবিহার Shompur Môhabihar) nằm ở Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây bắc Bangladesh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, là thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới. Đây cũng là địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất tại Bangladesh được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1985.
Lịch sử.
Lịch sử ở đây từng là một trong 5 địa điểm tu viện Phật giáo lớn nhất ở Bengal và Magadha cổ đại (cùng với Vikramashila, Nalanda, Odantapurā, và Jaggadala). Tu viện được xây dưới thời các vị vua của đế chế Pala (khoảng 770-810). Ông là người kế vị Devapala và đã cho xây dựng sau khi chinh phục được vùng Varendra. Vào thế kỷ 11, tu viện bị thiêu hủy trong một cuộc chiến tranh. Phải một thời gian khá lâu sau đó, tu viện được cải tạo lại và xây dựng thêm một đền thờ Arya Tara. Sau đó, nơi đây trở thành tu viện, là nơi ở và làm việc của nhà truyền bá Phật giáo Atiśa Dīpaṃkara Śrījñāna cùng nhiều nhà sư, nhà truyền bá Phật giáo, học giả. Dưới thời đế chế Sena tu viện dần bị suy thoái và bị bỏ rơi vào thế kỷ 13 và sau đó là bị chiếm đóng bởi những người Hồi giáo. Mặc dù vậy, quy mô kiến trúc của tu viện khá còn nguyên vẹn.
Kiến trúc.
Phế tích có diện tích 110.000 m 2, là trung tâm tôn giáo truyền bá Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo. Cấu trúc của nó là một tứ giác khổng lồ mỗi cạnh dài 275 m, với một ngôi đền trung tâm hình chữ thập cùng các khu liên hợp ở phía Bắc và một bức tường bao quanh dày 5 m, cao từ 3 – 5 m, với tổng cộng 177 địa điểm nhỏ là các tịnh xá, bảo tháp, đền thờ và nhiều công trình phụ trợ. Cách bố trí cùng các trang trí chạm khắc bằng đá và đất nung ảnh hưởng tới các kiến trúc Phật giáo khác ở cả Miến Điện, Campuchia và Indonesia. Tòa tháp trung tâm là một cấu trúc thượng tầng nhưng đến này đã bị phá hủy, chỉ còn lại các tầng bậc tháp dẫn lên trên cùng các tác phẩm nghệ thuật đất nung vô cùng ấn tượng đại diện cho nghệ thuật trang trí chạm khắc của Phật giáo.
Ngày nay, nơi đây là địa điểm tham quan hấp dẫn khác du lịch khi tới Bangladesh. | 1 | null |
Kiến trúc tham số (Parametric architecture/ Parametricism) là dạng kiến trúc, ở đó các đối tượng thiết kế (công trình hoặc đô thị) không phải là đối tượng tĩnh, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài đối tượng khá linh hoạt và được điều khiển bởi một tập hợp các yếu tố đầu vào, hoặc các thông số. Kiến trúc sư thông qua máy tính để lập trình các đối tượng thiết kế.
Lịch sử kiến trúc tham số.
Khởi nguồn.
Kiến trúc Hiện đại với chủ nghĩa nhất nguyên về công năng, theo thời gian đã không còn mang hơi thở của thời đại nên bản thân nó đã đánh mất đi vai trò tiên phong và dần dần đi vào lãng quên trong tư duy thiết kế của kiến trúc sư. Và ngày nay, các kiến trúc sư đã chấp nhận sự đa nguyên, đa dạng, phong phú trong cách tiếp cận và tư duy về không gian kiến trúc nhằm tìm ra hướng đi phù hợp với tinh thần thời đại mới.
Trong bối cảnh đấy, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học tự nhiên trong đó có ngành toán học với các dạng hình học mới xuất hiện như Lobachevsky, Fractal, Topology,…đã hỗ trợ cho các kiến trúc sư đương đại nhận thức về không gian và xây dựng nên các ý niệm, lý luận về thị hiếu thẩm mỹ, công năng cho thời đại mới. Những lý luận này sẽ không thể hiện thực hóa nếu như không có một cơ sở vững chắc là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đồ họa máy tính. Những bước tiến mới của kỹ thuật đồ họa trong thập niên 90 của thế kỷ XX đã tạo ra những công cụ thiết kế hỗ trợ đắc lực cho các kiến trúc sư trong việc thể hiện các đường cong, bề mặt hay không gian phức tạp của hình học Topo.
Con người luôn muốn xây dựng mối liên hệ điển hình giữa hình thức và công năng của bất cứ đối tượng nào trong cuộc sống hàng ngày – điều này cũng xảy ra trong lĩnh vực kiến trúc. Mối liên hệ điển hình đó không còn phù hợp trong thời đại ngày nay – thời đại công nghệ thông tin. Ngày hôm nay, mọi thứ đều liên tục được cải tiến về hình thức lẫn công năng, các ý tưởng, kỹ thuật làm nên công trình cũng không ngoại lệ. Hình thức có thể phù hợp với công năng chỉ trong một giai đoạn nhất định, sau đó nó sẽ bị "lỗi thời", không phù hợp nữa. Mối liên hệ giữa hình thức và công năng không còn bị gò bó, cứng nhắc như thời kỳ Kiến trúc Hiện đại.
Với ba cơ sở ở các mặt toán học, kỹ thuật – công nghệ và lý luận nêu trên, nền kiến trúc thế giới đã hình thành một xu hướng kiến trúc mới và dần dần khẳng định vai trò tiên phong của nó, đó là xu hướng Kiến trúc Tham số (Parametric architecture).
Các nguyên tắc thiết kế của Kiến trúc Tham số.
Giống như các xu hướng kiến trúc khác, Kiến trúc Tham số cần phải có những nguyên tắc, quy định cụ thể khi áp dụng các lý luận vào thực hành kiến trúc. Điều này là cần thiết, bởi những nguyên tắc sẽ là những hướng dẫn cho quá trình thiết kế phù hợp với mục đích, yêu cầu của xu hướng về mặt tạo hình, công năng hay thẩm mỹ…Những nguyên tắc đó bao gồm: Giải pháp tạo hình – những nguyên lý, quy định để hướng dẫn việc thiết kế và đánh giá hình thức bên ngoài của công trình; Giải pháp công năng - những nguyên lý, quy định để hướng dẫn việc thiết kế và đánh giá chất lượng công năng của thiết kế. Patrik schumacher đã đề xuất như sau:
1.Giải pháp tạo hình
a.Nguyên tắc phủ định (điều cấm đoán)
b.Nguyên tắc thực hiện (giáo điều)
2.Giải pháp công năng
a.Nguyên tắc phủ định (điều cấm đoán)
b.Nguyên tắc thực hiện (giáo điều)
Đặc trưng của Kiến trúc Tham số.
Kiến trúc Tham số là một xu hướng mang hơi thở thời đại. Với việc vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và khoa học máy tính vào phục vụ cho thiết kế, Kiến trúc Tham số mang những đặc trưng sau: | 1 | null |
R-11 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực được phát triển từ động cơ R-9 do Cục thiết kế Tumansky thực hiện với sự tham gia của A.A. Mikulin, S.K. Tumansky và B.S. Stechkin. Động cơ được chạy thử lần đầu năm 1956. Loại động cơ này được gắn trên các máy bay tiêm kích, huấn luyện và trinh sát của Liên Xô má chủ yếu là Mikoyan-Gurevich MiG-21 và Yakovlev Yak-28 sau đó có thêm Sukhoi Su-15. Thiết kế này hoạt động tốt nên đã được dùng để phát triển các loại động cơ mới sau đó.
Khoảng 20000 động cơ đã được sản xuất trước năm 1966 và động cơ còn được sản xuất ở nước ngoài theo giấy phép. | 1 | null |
Kế hoạch phát triển bản thân là một bản kế hoạch hành động dựa trên sự nhận thức, trải nghiệm, sự đánh giá, mục tiêu và phương hướng cho sự phát triển bản thân xét trong lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục, mối quan hệ hoặc việc tự hoàn thiện.
Kế hoạch phát triển bản thân dịch gọi là PDP viết tắt của cụm từ "personal development plan", trong tiếng Anh còn được gọi là IDP (individual development plan) hay PEP (personal enterprise plan). PDP của một người thường có thêm hai phần, phần mô tả của ai đó về nguyện vọng, sở trường, khả năng, quá trình giáo dục và thực tập; và phần lộ trình (các bước) thực hiện kế hoạch. Bản kế hoạch phát triển bản thân cũng có thể bao gồm trật tự ưu tiên về nghề nghiệp và sở thích, các vị trí mong muốn, các phân tích về cơ hội và nguy cơ, có thể gồm cả kế hoạch dự phòng (Plan B) và một bản hồ sơ quá trình việc làm.
Trong giáo dục tiến bộ, PDP kèm theo một bản hồ sơ năng lực tổng hợp các kết quả chứng minh khả năng qua quá trình làm việc quá khứ. Theo quan điểm trong giáo dục đào tạo, bản hồ sơ năng lực sẽ hỗ trợ cho việc hình thành những người tự định hướng nhu cầu học tập, những người có xu hướng bước lên cấp độ cao hơn. Bản hồ sơ năng lực làm việc cá nhân (portfolio) cũng được sử dụng trong quản lý nguồn nhân lực.
Những thực tập viên hay nhân viên mới trong một công ty thường được yêu cầu hoàn thành PDP.
Năm năm là khoảng thời gian thường được chọn để một người tổ chức mục đính bản thân và đánh giá thành tựu đạt được. | 1 | null |
Lỗ Vũ công (chữ Hán: 魯武公, trị vì 824 TCN-816 TCN), tên thật là Cơ Ngao (姬敖), là vị vua thứ chín của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Ngao là con trai thứ của Lỗ Hiến công, vua thứ 7 nước Lỗ và là em trai của Lỗ Chân công, vua thứ 8 của nước Lỗ. Năm 825 TCN, Lỗ Chân công qua đời, Cơ Ngao lên làm vua, tức Lỗ Vũ công.
Định người kế nghiệp.
Đầu năm 816 TCN, Lỗ Vũ công cùng con lớn là Cơ Quát, con nhỏ là Cơ Huy vào triều kiến Chu Tuyên vương. Tuyên vương thích Huy, muốn lập Huy làm thế tử nước Lỗ. Bầy tôi nhà Chu là Phàn Trọng Sơn can ngăn Chu Tuyên Vương không nên bỏ trưởng lập thứ vì như vậy là không thuận, sẽ gây ra loạn, nhưng Tuyên vương không nghe theo. Lỗ Vũ công theo lệnh của thiên tử, lập Cơ Huy làm thế tử.
Mùa hè năm đó Lỗ Vũ công về nước và qua đời không bao lâu sau. Ông làm vua được 9 năm. Cơ Huy lên nối ngôi, tức là Lỗ Ý công.
Tham khảo.
• Phương Thi Danh (2001), "Niên biểu lịch sử Trung Quốc", Nhà xuất bản Thế giới | 1 | null |
Lỗ Khảo công (chữ Hán: 魯考公, trị vì 996 TCN-993 TCN), tên thật là Cơ Tù (姬酋), là vị quân chủ thứ hai của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Tù là con trai trưởng của Lỗ Bá Cầm, vị vua đầu tiên của nước Lỗ và là cháu nội của Chu Công Đán. Năm 997 TCN, Bá Cầm qua đời, Cơ Tù lên ngôi, tức Lỗ Khảo công.
Sử ký không ghi rõ hành trạng của ông và những sự kiện xảy ra liên quan tới nước Lỗ trong thời gian ông làm vua.
Năm 993 TCN, Lỗ Khảo công qua đời. Ông chỉ ở ngôi được 4 năm. Em ông là Cơ Hi nối ngôi, tức là Lỗ Dương công | 1 | null |
Lỗ Dương công (chữ Hán: 魯煬公, trị vì 992 TCN-987 TCN), tên thật là Cơ Hi (姬熙), là vị quân chủ thứ ba của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tiểu sử.
Ông là con trai thứ của Lỗ Bá Cầm, vị vua đầu tiên của nước Lỗ, và là em của Lỗ Khảo công, vị vua thứ 2 nước Lỗ. Năm 993 TCN, Khảo công qua đời, Cơ Hi lên ngôi, tức Lỗ Dương công.
Sử ký không ghi rõ hành trạng của ông và không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Lỗ trong thời gian ông làm vua.
Năm 987 TCN, Lỗ Dương công qua đời. Ông chỉ làm vua được 6 năm. Con ông là Cơ Tể nối ngôi, tức Lỗ U công. | 1 | null |
Lỗ U công (chữ Hán: 魯幽公, trị vì 986 TCN-973 TCN), tên thật là Cơ Tể (姬宰), là vị quân chủ thứ tư của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Tể là con trai của Lỗ Dương công, vị vua thứ ba của nước Lỗ. Năm 987 TCN, Dương công qua đời, Cơ Tể lên ngôi, tức Lỗ U công.
Năm 973 TCN, do ông bị vô sinh nên nhường ngôi cho em là Cơ Hi. Lỗ U công làm vua được 14 năm. Cơ Hi lên làm vua, xưng là Lỗ Ngụy công. | 1 | null |
Màu caramel (caramel color hay caramel coloring) là một loại màu thực phẩm tan trong nước được tạo ra từ quá trình nhiệt luyện carbohydrate có sự hiện diện của acid, base hoặc muối và quá trình này được gọi là quá trình caramel hóa (caramelization). Sản phẩm caramel có màu từ vàng nhạt đến nâu sẫm. | 1 | null |
Lỗ Nguỵ công (chữ Hán: 魯魏公, trị vì 972 TCN-923 TCN), còn có tên là Lỗ Vi công (魯微公) tên thật là Cơ Phí (姬沸), là vị quân chủ thứ năm của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Phí là con trai thứ của Lỗ Dương công, vị vua thứ ba của nước Lỗ và là em Lỗ U công, vị vua thứ tư của nước Lỗ. Năm 973 TCN, Cơ Phí được anh là U công nhường ngôi, tức là Lỗ Nguỵ công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của Lỗ Ngụy công và sự kiện xảy ra liên quan tới nước Lỗ trong thời gian ông trị vì.
Năm 923 TCN, Lỗ Nguỵ công qua đời, ông ở ngôi 50 năm. Con ông là Cơ Trạc nối ngôi, tức Lỗ Lệ công. | 1 | null |
Các nước Baltic (cũng gọi là "các quốc gia Baltic") thường được dùng để chỉ các lãnh thổ ở phía đông của biển Baltic đã giành được độc lập từ đế quốc Nga trong giai đoạn náo động của Chiến tranh thế giới thứ nhất: chủ yếu là ba nước kề sát nhau Estonia, Latvia và Litva; Phần Lan cũng nằm trong phạm vi của thuật ngữ này từ thập niên 1920 đến năm 1939. Thuật ngữ này không nên nhầm lẫn với người Balt vì thuật ngữ sau này mô tả những cư dân bản địa tại Latvia và Litva, trong khi các cư dân bản địa của Estonia và Phần Lan thuộc nhóm Finnic. Kể từ thời Trung cổ, khu vực đã phát triển một bản sắc dân tộc người Đức Balt, nó được hình thành sau Thập tự chinh Livonia.
Thuật ngữ các nước Baltic trong các ngôn ngữ bản địa là: | 1 | null |
Lỗ Lệ công (chữ Hán: 魯厲公, trị vì 922 TCN-887 TCN), tên thật là Cơ Trạc (姬擢), là vị quân chủ thứ sáu của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Trạc là con trai cả của Lỗ Ngụy công, vị quân chủ thứ năm của nước Lỗ. Năm 923 TCN, Ngụy công mất, Cơ Trạc nối ngôi, tức là Lỗ Lệ công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của Lỗ Lệ công và sự kiện xảy ra liên quan tới nước Lỗ trong thời gian ông làm vua.
Năm 887 TCN, Lỗ Lệ công mất, trị vì được 36 năm. Em ông là Cơ Cụ lên nối ngôi, tức là Lỗ Hiến công | 1 | null |
Lỗ Chân công (chữ Hán: 魯真公, trị vì 854 TCN-825 TCN), tên thật Cơ Tị (姬濞), là vị quân chủ thứ tám của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trai cả của Lỗ Hiến công, vị vua thứ 7 của nước Lỗ. Năm 854 TCN, Lỗ Hiến công mất, ông lên làm vua, tức Lỗ Chân công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của Lỗ Chân công trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 825 TCN, Lỗ Chân công mất, trị vị 30 năm. Em ông là Cơ Ngao lên nối ngôi, tức là Lỗ Vũ công. | 1 | null |
Triều Tiên thuộc Nhật (, Dai Nippon Teikoku (Chōsen)) là giai đoạn bán đảo Triều Tiên trong thời kỳ Đế quốc Nhật Bản cai trị, được bắt đầu kể từ khi Nhật Bản ép vua Thuần Tông ký Hiệp định sáp nhập toàn bộ Triều Tiên vào lãnh thổ Nhật Bản (Nhật–Triều Tịnh Hợp điều ước hay còn gọi là Điều ước Sáp nhập - người Triều Tiên ngày nay coi đó là "quốc sỉ"). Hiệp ước này chính thức có hiệu lực vào năm 1910 khi Hoàng đế Thuần Tông của Đế quốc Đại Hàn tuyên bố thoái vị, chấm dứt triều đại Triều Tiên cai trị trong vòng hơn 520 năm. Giai đoạn này kết thúc khi Đế quốc Nhật Bản đầu hàng khối Đồng Minh trong Thế chiến II.
Trong thời gian này, các cuộc phong trào, khởi nghĩa giành độc lập đã nổ ra liên tục trong những năm 1919 đến năm 1939 với những sự kiện như lớn như: Sự kiện Yoon Bong-gil, Phong trào 1 tháng 3, Bí mật của Hán Thành... và sự tồn tại, lần lượt ra đời của các đảng phái, chính phủ như Chính phủ lâm thời Đại Hàn Dân Quốc, Ủy ban Nhân dân Lâm thời Bắc Triều Tiên, Đảng Cộng sản Triều Tiên, Triều Tiên Quang phục Hội, Cao Ly Cộng sản đảng, Đại Hàn Quốc dân Đảng, Triều Tiên Quốc dân Đảng, Đảng Lao động Triều Tiên...
Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào năm 1945, nhân dân Triều Tiên rất hồ hảo phấn khởi vì giành được độc lập, nhưng chưa được bao lâu thì Liên Xô và Hoa Kỳ đã nhảy vào, đặt ranh giới quân sự tại vĩ tuyến 38 trên bán đảo này, sau đó thành lập hai chính phủ riêng biệt khác nhau, nên đã gây ra Chiến tranh Triều Tiên xung đột giữa 2 miền Nam–Bắc.
Thuật ngữ.
Tại Hàn Quốc, thời kỳ này thường được mô tả là "thời kỳ Nhật cưỡng chế cai trị (). Các thuật ngữ khác, mặc dù thường được coi là lỗi thời, bao gồm "Thời kỳ Nhật đế" (), "Thời kỳ Nhật đế đen tối" (), "thời kỳ thực dân Nhật Bản" (), và "Wae (tiếng Nhật) uy chính" ().
Tại Nhật Bản, thuật ngữ đã được sử dụng.
Lịch sử.
Bối cảnh.
Vào tháng 5 năm 1910, Bộ trưởng Lục quân Nhật Bản, Terauchi Masatake, đã được giao một nhiệm vụ hoàn thiện sự kiểm soát của Nhật Bản đối với Triều Tiên sau hiệp ước trước đó (Hiệp ước Nhật–Triều năm 1904 và Hiệp ước Nhật–Triều năm 1907) đã biến Triều Tiên thành một nước bảo hộ của Nhật Bản và đã thiết lập quyền bá chủ của Nhật Bản về chính trị trong nước của Triều Tiên. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1910, Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên một cách hiệu quả với Hiệp ước Nhật–Triều năm 1910 được ký kết bởi tổng lý đại thần Ye Wanyong và Terauchi Masatake, người trở thành Tổng đốc Nhật Bản đầu tiên của Triều Tiên.
Hiệp ước có hiệu lực cùng ngày và được công bố một tuần sau đó. Hiệp ước quy định:
Cả hai hiệp ước bảo hộ và thôn tính đều được tuyên bố là vô hiệu trong Hiệp ước về quan hệ cơ bản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 1965.
Nhật Bản sáp nhập.
Năm 1910, Đế quốc Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên bằng Hiệp ước sáp nhập Nhật–Triều. Tuy tính pháp lý của hiệp ước vẫn được phía Nhật Bản xác nhận, nói chung nó không được thừa nhận tại Triều Tiên bởi vị Hoàng đế Triều Tiên không ký kết vào văn bản này theo yêu cầu cần thiết và sự vi phạm vào thỏa ước quốc tế về những áp lực từ bên ngoài liên quan tới các hiệp ước. Triều Tiên bị Nhật Bản cai quản dưới cái gọi là Tổng đốc Nhật Bản cho tới khi họ đầu hàng không điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, ngày 15 tháng 8 năm 1945, với chủ quyền "de facto" đã được chuyển từ nhà Triều Tiên sang Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc.
Các mạng lưới vận tải và viễn thông kiểu châu Âu đã được thiết lập trên khắp đất nước. Đây là điều kiện tốt cho công cuộc khai thác của Nhật Bản, nhưng sự hiện đại hóa mang lại rất ít nếu không nói là không mang lại gì cho người dân Triều Tiên, mà chỉ chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thương mại của Nhật Bản, và những biện pháp quản lý trung ương hóa chặt chẽ của họ. Người Nhật đã phế bỏ hệ thống triều đình Triều Tiên, phá hủy Cung điện Triều Tiên, và sửa đổi hệ thống thuế của Triều Tiên nhằm chiếm đoạt đất đai của người nông dân, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Triều Tiên sang Nhật Bản gây ra nạn đói tại Triều Tiên; và đưa ra nhiều biện pháp dã man gồm cả ám sát những người từ chối trả thuế tại các tỉnh; bắt buộc lao động nô lệ trên các công trình xây dựng đường sá, hầm mỏ và các nhà máy tại Triều Tiên. Sau đó, Nhật Bản còn mở rộng thêm nữa lao động nô lệ Triều Tiên tại Nhật Bản và những vùng lãnh thổ họ chiếm đóng bằng cách đưa lao động nô lệ tới các vùng đó.
Xâm nhập.
Sau khi Hoàng đế Triều Tiên Cao Tông qua đời tháng 1 năm 1919, với tin đồn về sự đầu độc, những cuộc tuần hành đòi độc lập chống lại những kẻ xâm lược Nhật Bản diễn ra trên khắp cả nước ngày 1 tháng 3 năm 1919 (Phong trào mồng 1 tháng 3 ("Samil")). Phong trào này đã bị đàn áp bằng vũ lực và khoảng 7.000 người đã bị cảnh sát và binh lính Nhật giết hại. Một con số ước tính 2 triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành hòa bình, ủng hộ giải phóng. (Những ghi chép của Nhật Bản đưa ra con số chưa tới nửa triệu người). Nhiều tín đồ Thiên chúa giáo Triều Tiên, gồm toàn bộ làng Jeam-ri, đã bị đóng đinh hay bị thiêu sống tại các nhà thờ khi họ đấu tranh cho sự độc lập của Triều Tiên. Phong trào này một phần có ảnh hưởng từ bài diễn văn năm 1919 của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, tuyên bố ủng hộ quyền tự quyết và sự chấm dứt quyền cai quản thuộc địa của người châu Âu. Wilson không đưa ra lời bình luận nào về nền độc lập của Triều tiên, có lẽ một phái ủng hộ Nhật Bản tại Hoa Kỳ tìm cách mở những con đường thương mại vào Trung Quốc qua bán đảo Triều Tiên.
Chính phủ lâm thời.
Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc, sau Phong trào mùng 1 tháng 3, chính phủ này phối hợp với các phong trào giải phóng và kháng chiến trong nước chống lại sự kiểm soát của Nhật Bản. Một số thắng lợi của Chính phủ Lâm thời gồm Trận Chingshanli năm 1920 và cuộc phục kích vào giới lãnh đạo quân sự Nhật tại Trung Quốc năm 1932. Chính phủ Lâm thời được coi là chính phủ trên danh nghĩa của nhân dân Triều Tiên trong giai đoạn từ 1919 đến 1948, và tính hợp pháp của nó đã được ghi nhận trong lời mở đầu Hiến pháp Hàn Quốc.
Nổi dậy.
Những cuộc nổi dậy chống Nhật Bản sau đó, như cuộc nổi dậy toàn quốc của sinh viên tháng 11 năm 1929, đã dẫn tới việc tăng cường quản lý quân sự năm 1931. Sau khi Chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 và Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Nhật Bản đã tìm cách tiêu diệt sự hiện diện của Triều Tiên với tư cách một quốc gia. Việc thờ cúng tại các miếu thờ Shinto Nhật Bản trở thành bắt buộc. Chương trình học được sửa đổi triệt để để loại trừ việc dạy học bằng tiếng Triều Tiên và lịch Triều Tiên. Sự tiếp nối của văn hóa Triều Tiên bắt đầu bị coi là bất hợp pháp. Văn hóa và kinh tế Triều Tiên đã bị hủy hoại đáng kể. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm đoán và người Triều Tiên bị buộc phải chấp nhận những cái tên Nhật Bản. Nhiều đồ vật thủ công văn hóa Triều Tiên bị phá hủy hay bị đưa sang Nhật Bản. Tới ngày nay, những đồ thủ công giá trị của Triều Tiên thường hiện diện trong các bảo tàng Nhật Bản hay nằm trong những bộ sưu tập cá nhân. Báo chí bị cấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và việc nghiên cứu lịch sử Triều Tiên cũng bị cấm đoán tại các trường đại học, sách sử Triều Tiên bị đốt, phá hủy hay bị cấm đoán. Theo một cuộc điều tra do Chính phủ Hàn Quốc tiến hành, 75.311 tài sản văn hóa đã bị chiếm đoạt khỏi Triều Tiên. Nhật Bản sở hữu 34.369, Hoa Kỳ 17.803.
Một số người Triều Tiên đã rời bán đảo Triều Tiên tới Mãn Châu và Primorsky Krai. Người Triều Tiên tại Mãn Châu đã thành lập những nhóm kháng chiến được gọi là Dongnipgun (Quân đội Độc lập) họ thường xuyên xâm nhập qua biên giới Triều Tiên-Trung Quốc, tiến hành chiến tranh du kích với các lực lượng Nhật Bản. Những đội quân du kích đã tập hợp với nhau trong thập niên 1940 để trở thành Quân đội Giải phóng Triều Tiên và đội quân này đã tham gia vào hoạt động đồng minh tại Trung Quốc và nhiều khu vực ở Đông Nam Á. Hàng chục nghìn người Triều Tiên cũng đã gia nhập Quân đội Giải phóng Nhân dân và Quân đội Cách mạng Quốc gia.
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong Thế chiến thứ II, người Triều Tiên đã bị buộc phải ủng hộ Nhật Bản. Hàng chục nghìn nam giới bị bắt tham gia quân đội Nhật Bản. Khoảng 200.000 cô gái và phụ nữ, chủ yếu từ Triều Tiên và Trung Quốc, bị bắt làm việc như những nô lệ tình dục, theo lối nói hoa mỹ là "phụ nữ giải khuây".
Độc lập và chia cắt.
Sau khi thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, và lực lượng Liên Xô sắp tràn vào bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đã đầu hàng lực lượng Đồng minh vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, chấm dứt 35 năm Nhật Bản chiếm đóng.
Các lực lượng Mỹ dưới quyền Tướng John R. Hodge đã đến phần phía nam của Bán đảo Triều Tiên vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, trong khi Quân đội Liên Xô và một số Cộng sản Triều Tiên đã đóng quân ở phía bắc của Bán đảo Triều Tiên. Đại tá Hoa Kỳ Dean Rusk đã đề xuất với Chischakov, nhà quản lý quân sự Liên Xô của Bắc Triều Tiên, rằng Triều Tiên nên được chia cắt tại vĩ tuyến 38. Đề xuất này được đưa ra tại một cuộc họp khẩn cấp để xác định phạm vi ảnh hưởng sau chiến tranh, dẫn đến chia cắt Triều Tiên.
Sau khi Triều Tiên giải phóng khỏi ách thống trị của Nhật Bản, "Lệnh khôi phục tên" được ban hành vào ngày 23 tháng 10 năm 1946 bởi Chính quyền quân sự quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc phía nam vĩ tuyến 38, cho phép người Hàn Quốc khôi phục tên của họ nếu họ muốn. Nhiều người Triều Tiên tại Nhật Bản đã chọn giữ lại tên tiếng Nhật của mình, để tránh sự phân biệt đối xử, hoặc sau đó, để đáp ứng các yêu cầu nhập tịch với tư cách là công dân Nhật Bản.
Phân cấp hành chính.
Các đơn vị hành chính của Triều Tiên thuộc Nhật gồm có:
Kinh tế.
Trong thời kỳ thuộc Nhật, Nhật Bản đã tiến hành xây dựng kinh tế bao gồm cả việc xây dựng cơ sở hạ tầng trên Bán đảo Triều Tiên. Nhưng đồng thời, Nhật Bản bắt đầu tịch thu đất của nông dân Bắc Triều Tiên và chuyển quyền sở hữu cho nông dân Nhật Bản di cư sang Triều Tiên. Từ năm 1912 đến 1937, GDP của Triều Tiên tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 4,2%, vượt qua Tây Âu và Nhật Bản. Thương mại nước ngoài của nó chiếm 39,46% nhập khẩu vào Vương quốc Anh vào năm 1911, tiếp theo là Đại Thanh (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Đức, Đông Ấn Hà Lan Ấn Độ và Nga, với lượng xuất khẩu nhiều nhất sang Đại Thanh, chiếm 54,79%.
Trong những ngày đầu của Nhật Bản sáp nhập Triều Tiên, nền kinh tế Triều Tiên đã suy yếu. Để kích thích nền kinh tế, chính phủ Nhật Bản đã miễn trừ nó trong 10 năm thuế thu nhập cá nhân.
Tiền tệ.
Tiền tệ của Triều Tiên thời bấy giờ là Yên Triều Tiên và tỷ giá hối đoái tương đương với Yên Nhật.
Xã hội.
Nhật Bản xây dựng đường sắt, bệnh viện, trường học, v.v ở Triều Tiên. Số trường tiểu học đã tăng từ 100 trước khi sáp nhập lên 4.271 vào năm 1943. Dân số tăng từ 13,13 triệu vào năm 1910 lên 25,53 triệu vào năm 1942. Tỷ lệ biết chữ tại Triều Tiên là 10% vào năm 1910 và tăng lên 65% vào năm 1936. Vị thế của Triều Tiên là Baekjeong và tiện dân đã bị bãi bỏ.
Văn hóa.
Triển lãm.
Năm 1915, kỷ niệm 5 năm sự kiện kỷ niệm đầu tiên tại Triều Tiên cho các sản phẩm của Triều Tiên đã được tổ chức và năm 1929, Hội chợ triển lãm Triều Tiên được tổ chức dưới sự lãnh đạo của tổng đốc.
Văn học.
Tiểu thuyết Ddakjibon được xuất bản năm 1920, và việc đọc trở thành tác nhân quyết định cho việc phổ biến và hiện đại hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Ẩm thực.
Bắp cải Triều Tiên gà tây núi, tai đá, táo Gwangju và lê Daegu đã rất nổi tiếng tại Triều Tiên thời bấy giờ
Thể thao.
Sohn Kee-chung tham gia cuộc thi marathon Olympic Berlin với tư cách là đại diện của Nhật Bản và giành huy chương vàng.
Truyền thông.
Hiệp hội phát thanh truyền hình Triều Tiên thuộc Nhật là ở cả Nhật Bản và Triều Tiên phát sóng đài phát thanh có một.
Đại chúng.
Người nổi tiếng.
Sau khi bãi bỏ quy ước đặt tên ban đầu, Bắc Kinh bắt đầu lấy tên nữ là "Jōyō Kyōiku" tại lục địa Nhật Bản. (Sa Mi-ja, Kim Myŏng-ja, Lee Kyung-ja), Lee Mi-ja, Lee Min-ji, v.v.).
Đồ uống.
Bia Triều Tiên (nay là Hite Brewery) do Bia Dainippon đồng tài trợ và vốn địa phương được thành lập. Ngoài ra, công ty Kirin Bia Showa (nay là Oriental Brewery) cũng được thành lập. Hai công ty được đề cập ở trên làm cho bia Triều Tiên trở nên phổ biến.
Gián điệp.
Ở khu vực biên giới Triều Tiên với Liên Xô giữa sông Đồ Môn các cuộc tổ chức gián điệp giữa Liên Xô và Nhật Bản được diễn ra có tổ chức.
Di sản.
Nhiều người Triều Tiên trở thành nạn nhân trong sự tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ thuộc địa. Dân làng Triều Tiên che giấu các chiến binh kháng chiến bị xử lý gay gắt, thường là xử tử tóm tắt, hiếp dâm, lao động cưỡng bức, và cướp bóc. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 3 năm 1919, biểu tình chống Nhật tiếp tục lan rộng, và vì cảnh sát quốc gia và quân đội Nhật Bản không thể ngăn chặn đám đông, quân đội và thậm chí cả hải quân cũng được gọi đến. một số báo cáo về sự tàn bạo. Trong một trường hợp, cảnh sát Nhật Bản ở làng Jeam-ri, Hwaseong đã dồn mọi người vào một nhà thờ, nhốt nó và đốt nó xuống đất. Họ cũng bắn xuyên qua các cửa sổ đang cháy của nhà thờ để đảm bảo rằng không ai làm cho nó tồn tại. Nhiều người tham gia Phong trào 1 tháng 3 đã bị tra tấn và hành quyết.
Đánh giá.
Về vai trò của Nhật Bản tại Triều Tiên trong thời kỳ cai trị của Nhật Bản, đã có một cuộc tranh cãi lịch sử giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.
Danh sách tổng đốc.
Dưới đây là danh sách tổng đốc Triều Tiên: | 1 | null |
Lỗ Bá Ngự (chữ Hán: 魯伯御, trị vì 806 TCN-796 TCN), tên thật là Cơ Bá Ngự (姬伯御), là vị vua thứ 11 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Lỗ Bá Ngự là con của Cơ Quát – con trưởng của Lỗ Vũ công, tức là cháu đích Vũ công – vua thứ 9 nước Lỗ. Vì chú ông là Cơ Huy được thiên tử Chu Tuyên vương yêu và can thiệp để lập làm người kế vị nên cha ông không được nối ngôi ông nội.
Giành ngôi và bị hại.
Chú Cơ Huy nối ngôi Vũ công, trở thành Lỗ Ý công. Vì việc này đã khiến cha con Bá Ngự vô cùng bất mãn. Sau khi cha mất, Bá Ngự tiếp tục tập hợp lực lượng chống lại Lỗ Ý công.
Năm 807 TCN, thấy thời cơ đã chín muồi, Bá Ngự bèn khởi binh giết chết Lỗ Ý công và tự lập làm vua Lỗ.
Chu Tuyên Vương nghe tin vô cùng căm giận. Năm 796 TCN, Tuyên Vương điều quân can thiệp vào nước Lỗ, giết chết Lỗ Bá Ngự.
Bá Ngự làm vua được 11 năm và không được đặt thụy hiệu. Chu Tuyên Vương chọn trong các công tử nước Lỗ, được người nước Lỗ tiến cử em của Lỗ Ý công là công tử Cơ Xứng, bèn lập làm vua mới, tức là Lỗ Hiếu công. Vì việc Chu Tuyên Vương can thiệp vào việc bỏ trưởng lập thứ của chư hầu, từ đó các chư hầu không theo lệnh nhà Chu nữa. | 1 | null |
"Just One Last Time" là một ca khúc của nam DJ người Pháp David Guetta hợp tác với nam ca sĩ người Thụy Sĩ Taped Rai. Ca khúc này được chọn làm đĩa đơn thứ hai từ album tái phát hành của "Nothing but the Beat" là "Nothing But the Beat 2.0", nếu tính chung cả hai album thì đây là đĩa đơn thứ chín. Ca khúc được phát hành kỹ thuật số vào ngày 15 tháng 11 năm 2012 và phát hành dưới định dạng đĩa CD vào ngày 31 tháng 12 năm 2012. Đây là sản phẩm đầu tiên của Taped Rai ra mắt thị trường thế giới.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Just One Last Time" được quay tại Los Angeles vào tháng 10 năm 2012 bởi đạo diễn Colin Tilley. Video được đăng tải trên kênh VEVO chính thức của Guetta vào ngày 3 tháng 12 năm 2012. Nội dung video nói về một người đàn ông lén ra khỏi nhà bạn gái của mình để đi tham gia một bữa tiệc hồ bơi với Guetta, và sau đó nghe được rằng ngôi nhà ấy đang cháy. Anh chạy về để cứu bạn gái của mình, nhưng lại bị chết sau khi thực hiện việc này. | 1 | null |
Lỗ Tuyên công (chữ Hán: 魯宣公, trị vì 608 TCN-591 TCN), tên thật là Cơ Uy (姬餒), là vị vua thứ 21 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lỗ Tuyên công là con trai của Lỗ Văn công, nhưng vì do cơ thiếp sinh ra nên ban đầu không có tư cách kế vị. Sau khi vua cha qua đời, mẹ ông dựa vào thế lực của họ Đông Môn trong nước và ngoại viện từ nước Tề để giết hại hai vị đích tử để đưa ông lên quân vị. Trong những năm trị vì của ông, thế lực của Lỗ tiếp tục suy yếu trước sự lớn mạnh của các cường quốc Trung Nguyên như Tấn, Tề, Sở... Đến năm cuối đời, Tuyên công mưu cùng họ Đông Môn trừ bỏ ba nhà đại phu (Tam Hoàn) đang thâu tóm quyền chính nhưng thất bại, khiến Đông Môn thị bị diệt và Tam Hoàn tiến thêm một bước đoạt lấy quyền lực của công thất.
Thân thế.
Cơ Uy là con trai trưởng của Lỗ Văn công, vị vua thứ 20 của nước Lỗ, mẹ là Kính Doanh, thiếp thị của Lỗ Văn công. Tuy Uy là con trai trưởng và Kính Doanh rất được Văn công sủng ái, nhưng vì đã có bà phu nhân Khương thị sinh ra hai công tử Ác và Thị, nên không lập Uy là thế tử. Kính Doanh không chịu an phận, nên thường liên lạc với đại phu nắm quyền là Đông Môn Tương Trọng, tức Trọng Toại (con Trang công, chú Lỗ Văn công) để gửi gắm Tiếp về sau.
Năm 609 TCN, Lỗ Văn công mất. Theo phong tục của nước Lỗ thì người con đích là công tử Ác kế ngôi, nhưng chưa chính thức làm lễ lên ngôi. Trọng Toại được cử đi sứ Nước Tề cảm tạ việc dự tang và chúc mừng Tề Huệ công mới lên ngôi, đã nói tốt với Tề hầu về công tử Uy, và có ý cầu thân công chúa của Tề cho Công tử. Mùa đông cùng năm, sau khi Trọng Toại trở về nước thì lừa giết công tử Ác và công tử Thị ở chuồng ngựa. Thúc Trọng Huệ Bá là anh của Thúc Tôn Đắc Thần (một trong Tam Hoàn) phản đối việc làm của Trọng Toại, cũng bị Toại lừa vào cung giết chết. Phu nhân Khương thị tức giận bỏ về nước Tề, người Lỗ vì thương cho bà nên gọi là Ai Khương, hay Xuất Khương.
Em cùng mẹ với Tuyên công là Công tử Thúc Hật bất bình vì anh mình giết vua soán ngôi, nên không nhận bổng lộc của triều đình nữa mà tự khâu giày bán để kiếm ăn. Tuyên công nhiều lần ban tặng các đồ dùng và thức ăn nhưng Thúc Hật đều không nhận, cứ sống như một người dân thường đến khi chết.
Trị vì thời kì đầu.
Cùng năm Tuyên công lên ngôi thì ở nước Cử, Cử Kỷ công là Quý Đà bị Thái tử Bộc giết chết, Bộc sau đó bỏ chạy sang nước Lỗ, lại mang theo ngọc quý để dâng hối lộ Tuyên công, nhà vua vì thế muốn dung dưỡng Bộc. Quý Tôn Hàng Phủ (quan đại phu họ Quý thuộc Tam Hoàn) sai đuổi Bộc khỏi Lỗ, vì cho hắn là người giết cha, phản quốc và ăn trộm.
Tháng giêng năm 608 TCN, Lỗ công làm lễ lên ngôi. Ông sai Trọng Toại sang nước Tề rước công chúa của Tề là Mục Khương về Lỗ lập làm phu nhân. Hành động cưới vợ trong khi có đại tang của Lỗ Tuyên công bị Tả truyện chê trách.
Sau khi lên ngôi, Lỗ Tuyên công sai Quý tôn Hàng Phủ sang thông hiếu và thần phục nước Tề, mang nhiều ruộng đất ở Tế Tây sang hiến cho Tề Huệ công để lấy lòng, đồng thời xin được làm lễ minh thệ với nhau. Mùa hạ năm 608 TCN, Lỗ công đến hội với Tề hầu ở Bình Châu thuộc nước Tề, trong buổi hội đó vua tôi nước Tề thừa nhận ngôi vị của Tuyên công. Trong những năm tiếp theo, nước Lỗ vẫn duy trì liên minh với nước Tề.
Năm 605 TCN, vì nước Cử và nước Đàm hay xảy ra chiến tranh, Lỗ Tuyên công cùng với Tề Huệ công tìm cách giảng hòa cho hai nước, nhưng người Cử không chịu làm hòa. Thế là Lỗ đem quân đánh Cử, lấy được đất Hướng. Việc làm này của ông bị Tả truyện đánh giá là phi lễ.
Mùa xuân năm 604 TCN, Lỗ Tuyên công sang triều kiến vua Tề. Quan đại thần của Tề là Cao Cố tìm cách giam vua Lỗ ở Tề để ép gả công muội là Thúc Cơ cho ông này. Tuyên công đành phải chấp nhận yêu cầu của Cao Cố để được thả về nước vào mùa hạ năm đó. Mùa hạ năm 602 TCN, Tề đi đánh nước Lai, Lỗ Tuyên công cũng mang quân giúp.
Trị vì thời kì giữa.
Vì Lỗ Tuyên công dựa vào thế lực của người Tề để bước lên ngôi vị, nên những năm đầu ông đều ngả theo Tề, mà tuyệt giao với nước mạnh nhất Trung Nguyên khi đó là Tấn. Đến khi Tấn Thành công lên ngôi có ý chí phục hưng nghiệp bá chủ. Mùa đông năm 602 TCN, Tấn hầu hội chư hầu ở Hắc Nhưỡng, Lỗ công vì uy thế nước Tấn mạnh, bất đắc dĩ phải đến hội. Trước hội thề, người Tấn lấy cớ Tấn hầu lên ngôi đã lâu mà nước Lỗ không tới chầu cũng không sai sứ tới lễ sính, rồi giam ông lại trong trại, cũng không cho dự hội thề. Sau đó, Lỗ công phải đem vàng bạc hối lộ cho các đại phu của Tấn mới được thả về nước.
Đầu năm 601 TCN, Trọng Toại mất khi đang trên đường đi sứ nước Tề. Mấy tháng sau, mẹ của Tuyên công là Kính Doanh cũng mất. Tuyên công cho an táng bà theo nghi lễ tiểu quân (vợ vua) dù lúc Văn công còn sinh thời Kính Doanh chỉ ở hàng thiếp thất. Cùng năm đó, nước Lỗ xây thành Bình Dương.
Năm 600 TCN, mùa thu, quân đội nước Lỗ chiếm ấp Căn Mâu của nước Châu Lâu (một nước Đông Di). Mùa xuân năm 599 TCN, nhân việc Lỗ Tuyên công đến chầu nước Tề đã 4 lần, vua tôi nước Tề bèn lần lượt trả lại ruộng cho nước Lỗ ở đất Vân, Hoan và Quy Âm.
Từ thời Lỗ Văn công, Lỗ và nước Châu lân cận đã có hiềm khích. Khi Tuyên công lên ngôi, Châu tử có đến chầu, nhưng sau đó 10 năm lại không giao thiệp với Lỗ nữa. Vì thế mùa thu năm đó, Tuyên công sai Công tôn Quy Phủ (con Trọng Toại) đánh Châu, lấy ấp Dịch. Năm 598 TCN, ông lại liên quân với Tề cùng phạt nước Cử.
Trị vì thời kì cuối.
Khi trước nhà nước chỉ đánh thuế 1/10 ruộng công mà không lấy thuế ruộng của dân, khiến nhân dân đều vui vẻ. Nhưng kể từ năm 594 TCN thời Lỗ Tuyên công, nước Lỗ áp dụng chính sách đánh thuế vào ruộng tư. Việc làm này bị các sử gia phần nhiều chê trách. Cùng năm đó, nước Lỗ liên tục gặp nạn châu chấu và nạn đói.
Mùa xuân năm 592 TCN, Tấn Cảnh công cử Khước Khắc đi sứ sang Tề. Lỗ Tuyên công cũng sai Quý tôn Hàng Phủ đi sứ. Tề Khoảnh công (con của Tề Huệ công) vì để làm vui lòng Thái phu nhân, nhân Khước Khắc bị gù, Quý tôn Hàng Phủ bị hói đầu, sứ nước Vệ Tôn Lương Phu bị chột, sứ nước Tào là công tử Thủ nước Tào bị gù, bèn chọn ra người bị gù, hói, thọt và chột ra mà tiếp sứ bốn nước. Sứ giả 4 nước căm giận, về tâu với vua xin đem quân phạt Tề. Do lúc này chính sự nước Tề đã suy kém, nên Lỗ không còn giữ tình giao hảo với Tề nữa mà ngả theo phe Tấn. Mùa hạ năm đó, Lỗ Tuyên công cùng với Tấn hầu, Vệ hầu, Tào bá, Châu tử, hội minh ở Đoạn Đạo. Trong hội minh, Tấn hầu không cho sứ Tề vào hội, sau đó bắt giam họ để chuẩn bị phạt Tề, nhưng cuối cùng lại không ra quân.
Mùa xuân năm 591 TCN, Lỗ công đem quân thảo phạt các nước nhỏ lân cận như Cử, Lai, Châu, Kỷ. Tháng 4 cùng năm, Lỗ công sai sứ sang Sở xin giúp quân đánh Tề, nhưng gặp lúc Sở Trang vương chết, nước Sở có tang không phát binh được.
Công tôn Quy Phủ là con của Trọng Toại đang được Tuyên công tin tưởng, vì thấy thế lực ba gia tộc họ Hoàn quá mạnh, nên đề xuất với Lỗ công nhờ vào quân nước Tấn mà trừ bỏ ba nhà. Tuyên công bèn sang Quy Phủ đi sứ Nước Tấn để kết giao. Tuy nhiên việc chưa thành thì vào ngày Nhâm Tuất tháng 10 năm đó, Tuyên công bạo bệnh mà chết ở tẩm điện. Ông tại vị được 18 năm.
Quý tôn Hàng Phủ nhân đó nắm lấy chính quyền, đuổi Công tôn Quy Phụ và cả dòng họ Đông Môn ra khỏi nước Lỗ, rồi lập con trai trưởng của Tuyên công là Hắc Quăng năm đó 13 tuổi lên kế vị, tức là Lỗ Thành công. Tháng 2 năm 590 TCN, ngày Tân Dậu, người Nước Lỗ làm lễ an táng cho Tuyên công.
Đánh giá.
Sử gia Vương Nguyên Kiệt chê trách Lỗ Tuyên công như sau | 1 | null |
Làng Kim Hoàng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về tranh dân gian ở Việt Nam thế kỉ 18 và 19 .
Hành chính.
Làng Kim Hoàng thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Cuối thế kỉ 16, làng Kim Hoàng được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng (hai trong số bảy làng Canh), thuộc tổng Hương Canh, huyện Từ Liêm, trấn Sơn Tây.
Truyền thống khoa cử.
Kim Hoàng có 4 người đỗ tiến sĩ, 31 người đỗ Hương cống, Cử nhân và nhiều người đỗ Sinh đồ, tú tài.
Dòng họ Trần nổi tiếng ở thôn Kim Hoàng bốn đời nối nhau đỗ đạt, người đầu tiên là Trần Hiền (Hoè Hiên tiên sinh). Ông đậu tiến sĩ khoa Quý Sửu 1733 dưới triều Lê, sung chức hàn lâm viện thị giảng. Con Trần Hiền là Trần Huân, hiệu là Yên Lý tiên sinh đậu "Cử nhân" khoa Ất Dậu (1745) đời Lê được bổ nhiệm làm chi phủ Lâm Thao.
Trần Bá Lãm (1757-1815), con trưởng của Trần Huân, là học trò của tiến sĩ Nguyễn Quí Hiển. Ông đậu giải Nguyên khoa thi hương, năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) lúc tròn 22 tuổi. Năm Cảnh Hưng thư 44, ông phụng mệnh làm phúc khảo trường thi Nghệ An khoa Quí Mão (1783). Năm Nhâm Ngọ (1786), khi hoàng tự tôn của vua Lê Hiện Tông là Lê Duy Kỳ lên nắm chính sự, ông sung chức thị nội văn chức. Năm 1787 Lê Duy Kỳ chính thức lên ngôi, đặt niên hiệu Chiêu Thống. Để thu phục nhân tâm và theo đề nghị của Nguyễn Hữu Chỉnh, cho mở chế khoa để thu phục người tài. Số người vào điện thi có tới trên 200, chỉ có hai người được lấy đỗ. Trần Bá Lãm ở vị trí đậu đệ nhất giáp. Do sinh vào thời thác loạn nên ông chẳng được yên để yến vũ tu văn, bước hoạn đồ của ông chịu nhiều thăng trầm trôi nổi, phải trải qua ba triều đại và năm đời vua. Ông được giữ chức cấp sư trung rồi thăng hàn lâm viện hiệu uý, rồi được bổ giữ chức Hải Dương đốc đồng tham hiệp nhung vụ, được phong tước Canh nhạc bá dưới thời Lê Chiêu Thống. Con Trần Bá Lãm là Trần Bá Kiên đậu "giải nguyên" khoa Đinh Mão (1807) sung chức phó sứ như thanh cầu phong, nhưng vì chánh sứ không đi được, ông thay quyền đó là năm Minh Mạng nguyên niên.
Ở Kim Hoàng còn có dòng họ Lý Trần (gốc họ Đặng) có cụ Đặng Trần Diễm là thầy dạy cho 3 người con đều đỗ tiến sĩ, được nhận sắc phong của Vua “Giáo tử đăng khoa”. Các con của ông là:
Danh sách các vị tiến sĩ làng Kim Hoàng:
Đình Kim Hoàng.
Đình Kim Hoàng hiện tọa lạc trên một khu đất cao rộng tại trung tâm làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội. Đình Kim Hoàng là tên gọi ngôi đình theo địa danh của làng hiện nay. Tên gọi này vốn là tên ghép của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, qua tấm biển "Lưỡng bảng hội đình" hiện còn lưu giữ ở đình. Ở cây cột cái của đình còn ghi thời điểm tạo dựng là năm Chính Hòa thứ 21, 1701.Đình Kim Hoàng được xây dựng trên một khu đất cao xưa nay chưa hề lụt tới ở giữa làng và quay nhìn về hướng Tây. Khu đình có một không gian khá thoáng rộng, kiến trúc ngôi đình cùng những cây đa cổ hàng trăm tuổi hòa quyện với nhau tạo nên một vẻ cổ kính trang nghiêm cho khu đình. Quanh đình ngày nay nhà dân đã ở liền kề ba phía nhưng ngôi đình vẫn nổi trội giữa những kiến trúc dân dụng bởi quy mô bề thế của nó. Cũng giống như nhiều ngôi đình làng khác trong vùng, đình Kim Hoàng bao gồm các công trình kiến trúc: tam quan, tả hữu mạc, đại đình và hậu cung. Các công trình kiến trúc này hòa nhập với nhau tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh và thống nhất.
Khu tam quan của đình mới được làm lại nên kiến trúc khá đơn giản. Chính giữa là một lối đi khá rộng được xác định bởi hai trụ gạch vuông. Hai bên là hai cửa nách được làm theo lối cửa vòm. Nối cửa giữa với 2 cửa bên là bức tường xây lửng. Hai bên của hai cửa nách là hai trụ biểu. Trụ được làm đơn giản trên cùng là hình bốn con chim phượng chụm đuôi vào nhau. Ngoài cùng tam quan, ở hai bên là hai trụ cột, trên mỗi trụ là hình một con nghê đắp bằng vữa.
Qua tam quan là một lớp sân gạch khá rộng. Hai bên sân là hai dãy tả hữu mạc. Tả hữu mạc của đình được làm khá đơn giản. Đó là kiểu nhà đầu hồi bít đốc gồm 3 gian. Bộ vì làm kiểu quá giang cột trốn. Liền với mép sân phía trong là tòa đại đình. Đại đình là một ngôi nhà khá lớn gồm 5 gian 2 dĩ được làm theo kiểu hình rồng. Bờ nóc và bờ giải đắp kiểu bờ đinh. Hai đầu bờ nóc là hình hai con kìm ngậm đầu bờ nóc.
Đại đình được dựng trên một nền đất xây xây bó xung quanh, mặt trước bó bằng các phiến đá làm thành bậc tam cấp cao hơn sân 0.45m. Nền đất này rộng 21.9m và ăn sâu vào trong 11.2m xung quanh có hiên rộng 1m, còn lại là lòng đại đình, rộng 19.9 x 9.2m chia thành 7 gian gồm 3 gian chính và hai gian chái, từ gian chái lại kéo thêm ra gian xép con nữa. Từ gian giữa phát triển ra hai bên thì từng đôi gian có số đo gần bằng nhau: gian giữa rộng 3.70m, gian liền kề gian giữa rộng 3.90m, gian chái rộng 3.10m và gian xép rộng 1.10m. Do gian xép quá hẹp nên dù quan sát từ ngoài sân hay ở trong lòng đình người ta luôn có cảm giác đình 5 gian với 4 vì nóc. Mỗi vì chia gian từ trước ra sau có 6 cột. Cả đại đình có 48 cột gồm ba loại: to nhỏ khác nhau quây thành 3 hình chữ nhật lồng nhau. Vòng ngoài là 24 cột hiên, vòng giữa là 16 cột quân, vòng trong là 8 cột cái. Theo chữ khắc trên các cột thì cột hiên có tên là “trụ”, cột quân là “trung trụ” và cột cái là”đại trụ”. Tất cả các cột đều có dạng khối trụ tròn hình dòng dòng. Trên mỗi hàng cột đều có hoành, giữa 2 cột cái có 10 khoảng hoành, cột cái đến cột quân có 5 khoảng hoành, cột quân đến cột hiên có 3 khoảng hoành, ngoài hiên có 2 khoảng hoành rộng do thanh bẩy đỡ.
Ba gian chính đại đình có 4 bộ vì nóc đều làm theo kiểu giá chiêng kết hợp với kiểu chống ở hai bên giá chiêng. Giá chiêng của 2 vì nóc thuộc gian chái được giữ lại kiểu thức giá chiêng của các đình làng thế kỷ 16-17, có lòng hẹp chỉ đỡ hai khoảng hoành và do đó khá cao. Giá chiêng của 2 vì nóc thuộc gian giữa có lòng rộng ngang đỡ bốn khoảng hoành nên thấp phát triển theo xu hướng gần thành kiểu chồng giường thưa thường thấy ở các đình làng thế kỷ 18. Trên các bộ vì cột cái nối với cột quân theo kiểu kết cấu chồng đường xếp liền nhau tạo thành mảng cốn kín đặc để trang trí, còn nối cột quân với cột hiên là các thanh kẻ uốn cong.
Trong đình trừ gian giữa đại đình, các gian khác trước đây đều có sàn gỗ đến nay sàn và ván đều mất chỉ còn lại các dấu mộng trên thân cột. Từ giữa lòng đình ra sườn đình sàn đỉnh có 3 nấc cao thấp khác nhau, đo theo lỗ dầm ở cột là 0.70m – 0.84m - 0.96m. Xunh quanh đình trước kia là một hệ thống của bức bàn và chấn song con tiện nay được xây gạch bít kín.
Về nghệ thuật chạm khắc trang trí, những nghệ nhân xưa đã để lại một hệ thống mảng chạm khắc trang trí dày đặc trong tòa đại đình. Trong đó tiêu biểu nhất là các bức chạm trên các cốn dọc thuộc gian giữa và các cốn ngang thuộc gian chái. Các bức cốn này chỉ được chạm một mặt, đó là mặt mà người xem ở trong lòng đình tại những chỗ rộng rãi dễ phát hiện nhất. Gian giữa trang nghiêm được chạm chủ yếu đề tài rồng ổ và mây lửa, con người không phải nơi hành lễ có bốn bức cốn, đặc biệt là ở gian chái bên trái của đại đình, ngoài đề tài rồng phượng còn được chạm khắc những hoạt cảnh của con người trong ngày hội như cảnh đánh vật, bắn cung, đâm đinh ba, thổi sáo...và người dự hội là những phụ nữ mặc xuềnh xoàng chiếc yếm, có cô còn đứng tốc cả váy bên cạnh là người đàn ông ăn mặc sang trọng, ở các cốn khác có những nhám tượng đặt trên sập thể hiện cảnh nam cưỡi báo, nữ cưỡi voi và người cưỡi rồng.
Bên cạnh các bức cốn, các bộ phận khác của kiến trúc vì kèo cũng được chạm khắc trang trí. 8 đầu dư trong đại đình chạm lộng các hình đầu rồng dao mác. Một số thanh kẻ, xà nách chạm nổi đề tài cá hóa rồng, rồng chầu và vân xoắn ốc to. Trên những ván mỏng bẹt chạm nổi đề tài bát bửu. Các đầu bẩy hiên chạm nổi hình rồng, văn mây xoắn. Các thanh giường trên vì nóc chỉ chạm nổi văn mây trang trí đơn giản.
Nhìn chung, đường nét chạm khắc chau chuốt tỷ mỷ, nét chạm sâu mềm, kết hợp lối chạm nổi và chạm lộng, nghệ nhân xưa đã tạo nên các mảng chạm phong phú đa dạng và sinh động. Nghệ thuật chạm khắc trang trí ở đây mang đậm nét phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ 17-18).
Nối liền với gian giữa đại đình và chạy sâu vào phía trong là phần hậu cung của đình. Hậu cung nối liền với đại đình tạo thành kiểu kết cấu kiến trúc hình chuôi vồ. Hậu cung gồm 3 gian được xây tường bít kín ba phía tạo nên vẻ thâm nghiêm. Bộ vì kèo hậu cung có kết cấu và trang trí giống vì nóc tòa đại đình.
Hậu cung là nơi thờ tự chính của đình. Gian trong cùng của hậu cung được làm thành sàn trên có khám thờ. Trong khám bày các long ngai bài vị thành hoàng làng. Các gian ngoài của hậu cung kê các nhang án và sập thờ, trên đó bày các đồ tế tự như đỉnh hương, mũ, bia thờ...
Đình Kim Hoàng là một công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân. Đình là nơi thờ thần thành hoàng làng, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Ngày nay ngôi đình trở thành di sản văn hóa, một công trình kiến trúc tôn giáo mang giá trị nghệ thuật cao.
Chùa Kim Hoàng (Đại Bi Tự).
Chùa Kim Hoàng tên chữ Đại Bi tự, có ít nhất từ đầu thế kỷ 18. Trải qua hơn ba thế kỷ chùa Đại Bi đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần, dáng vẻ ngày nay mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Tam quan ngoại xây kiểu 2 tầng, 8 mái đắp ngói ống giả với 3 cửa mở ra con đường dẫn đến cổng phía tây của làng Kim Hoàng cách đó chừng 50m. Sau tam quan ngoại là vườn trước, hai bên có hai ao nước hình chữ nhật.
Du khách theo con đường gạch ở giữa vườn trước để đến tam quan nội nằm phía sau pho tượng Quan Âm Nam Hải đứng trong một lầu lục giác mới xây.Tam quan nội là một phương đình kiểu 2 tầng, 8 mái, 16 cột, 1 gác chuông, hai bên có cửa phụ đưa khách vào chùa trong.
Tiền đường 7 gian, đầu hồi bít đốc, mặt nhìn về hướng nam qua sân và phương đình; lưng nối với thiêu hương và thượng điện theo hình chữ "Công". Các nếp nhà phụ nằm ở sân sau.
Trong chùa Kim Hoàng hiện vẫn còn hai tấm bia hậu ở hai gian bên của tiền đường.
Bia thứ nhất có hai mặt chữ khắc chân phương, được dựng ngày 26 tháng Một năm Giáp Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ 25 (1704). Nội dung văn bia cho biết: bà Lê Thị Thu, hiệu Diệu Trí, vốn con nhà giàu quyền quý, quê ở huyện Lôi Dương, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa, cùng chồng là Huyện thừa huyện Nghi Dương, họ Nguyễn, tự Xuân Thung, hiệu Trung Tín, tước Cơ Thọ nam, đã hiến cho chùa 18 quan tiền cổ và 1 mẫu 1 sào rưỡi ruộng, được làng tôn làm Hậu Phật.
Bia thứ hai cũng có hai mặt chữ khắc chân phương. Một mặt ghi ngày mồng 4 tháng Tư niên hiệu Bảo Thái thứ sáu (1725) ghi việc bà Nguyễn Thị Trưng cúng cho làng một mẫu ruộng để phục vụ việc thờ cúng trong chùa và tu bổ giếng trước cửa chùa. Mặt sau soạn bởi Tiến sĩ Trần Hiền, người làng, được lập ngày tốt, tháng Chín năm đầu niên hiệu Vĩnh Hựu (Ất Mão 1735), ghi việc làng nhớ công ơn của ông Nguyễn Xuân Thung, bà Lê Thị Thu và bà Nguyễn Thị Trưng đã góp công tu bổ chùa.
Ngoài ra còn có quả chuông "Đại Bi tự chung" treo trên gác tam quan chùa Kim Hoàng. Chuông được đúc vào ngày 13 tháng Năm (trọng Hạ), năm Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thịnh thứ bảy (1799) triều Tây Sơn. Bài văn bia do Tri huyện Mỹ Lương là Nguyễn Thông Tế soạn, có bài minh 28 câu ca ngợi cảnh đẹp của chùa.
Dòng tranh đỏ Kim Hoàng.
Làng có dòng tranh đỏ Kim Hoàng cùng với dòng tranh điệp Đông Hồ, dòng tranh Hàng Trống được xem là ba dòng tranh dân gian lâu đời ở Việt Nam. Tuy nhiên, dòng tranh Kim Hoàng ít nổi trội hơn do bị thất truyền.
Trong cuốn sách làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam thuộc nhà Xuất Bản Văn Hóa, thạc sĩ Bùi Văn Vượng viết: "Di sản của dòng tranh này tuy còn lại đến nay rất ít ỏi, nhưng cũng đủ để cho ta thấy, người dân Kim Hoàng đã làm nghệ thuật dân gian một cách rất thoải mái, đa dạng và phong phú. Chính điều này đã tạo nên một dòng tranh xuất sắc, độc đáo, rất riêng của người Kim Hoàng."
Các nhân vật nổi tiếng.
Làng là nơi sinh ra: Họa sĩ Bùi Xuân Phái, họa sĩ Văn Đa, bộ trưởng Xuân Thủy và giáo sư bác sĩ Bùi Xuân Tá.Anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, giáo sư bác sĩ Nguyễn Tài Thu | 1 | null |
Việc kế vị ngai vàng của Công quốc Monaco hiện được điều chỉnh bởi "Luật Hoàng tử" từ ngày 2 tháng 4 năm 2002. Ngai vàng của Thân vương quốc Monaco được truyền theo quy tắc "Male-preference primogeniture" (con trưởng là nam có quyền ưu tiên hơn) nghĩa là ưu tiên nam giới hơn nữ giới, ưu tiên dòng trưởng hơn dòng thứ.
Quy định kế vị.
Khác với các dòng kế thừa ngai vàng Vương thất Anh, Na Uy, Bỉ, Thụy Điển và Đan Mạch. Theo hiến pháp của Monaco, vương miện được trao theo quyền ưu tiên nam giới. Chỉ những người là hậu duệ của quốc vương đang trị vì và anh chị em ruột của quốc vương đang trị vì và con cháu của họ, có cha mẹ đã kết hôn hợp pháp dưới sự chấp thuận của quốc vương và là công dân Monaco mới đủ điều kiện để liệt kê trong danh sách kế vị. Những đứa con sinh ra ngoài hôn nhân hợp pháp sẽ không có tên trong danh sách.
Một thành viên hoàng gia sẽ mất quyền kế vị cùng với các hậu duệ của họ từ cuộc hôn nhân không được chấp thuận nếu người đó kết hôn mà không có sự cho phép của quốc vương, nhưng quyền kế vị của một thành viên hoàng tộc có thể được khôi phục nếu họ ly hôn mà không có con cái.
Nếu không ai đủ điều kiện để kế vị theo luật kế vị, một hội đồng nhiếp chính sẽ nắm quyền cho đến khi Hội đồng Hoàng gia Monaco bầu ra người kế vị mới trong số những hậu duệ xa hơn của Nhà Grimaldi.
Ghi chú.
Một số đứa trẻ cha mẹ không kết hôn hợp pháp hay gọi ngoài giá thú sẽ không có tên trong danh sách kế vị như: | 1 | null |
Đại bàng ăn cá Madagascar hay Đại bàng biển Madagascar (tên khoa học Haliaeetus vociferoides) là một loài chim săn mồi lớn thuộc chi đại bàng biển trong họ Accipitridae.. Chúng chỉ được tìm thấy ở khu rừng khô rụng lá Madagascar.
Mô tả.
Đây là đại bàng biển cỡ vừa, dài 60–66 cm, và với sải cánh dài 165–180 cm. Chúng có cơ thể và đôi cánh màu nâu sẫm, màu nâu nhạt ở đầu và đuôi màu trắng, còn chân màu xám nhạt. Con đực nặng 2,2-2,6 kg, trong khi những con cái lớn hơn một chút, khoảng từ 2,8 -3,5 kg. Chúng có mối quan hệ gần gũi với loài đại bàng ăn cá châu Phi, chúng tạo ra một dòng riêng biệt của chi đại bàng biển.
Đây là loài đặc hữu của Madagascar, với số lượng còn rất ít sinh sống dọc theo bờ biển phía tây của hòn đảo. Các mối đe dọa chính là từ môi trường sống của nó bị thay đổi bởi: phá rừng để trồng trọt sản xuất nông nghiệp, xói mòn đất, ô nhiễm, cùng với đó là việc thức ăn chính của chúng là cá bị giảm sút bởi tình trạng khai thác của con người khiến nó trở thành loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng.
Phân bố.
Loài này chỉ thấy ở bờ biển phía Tây bắc của Madagascar. Ước tính hiện tại chúng chỉ có khoảng hơn 100 cặp chim bố mẹ, với số lượng khoảng 250 cá thể. Đây được coi là một trong những loài chim hiếm nhất thế giới. | 1 | null |
Vòng loại World Cup 2014 khu vực châu Đại Dương có 4 đội bóng tham gia, diễn ra từ ngày 22 đến 26 tháng 11 năm 201] tại Apia, Samoa.
Các đội tham gia.
Dựa vào Bảng xếp hạng FIFA tháng 7 năm 2011, đã lựa chọn ra các đội bóng tham dự vòng loại.
Bàn thắng.
Có tất cả 16 được ghi trong 6 trận đấu, trung bình 2,67 bàn 1 trận. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.