text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Hệ thống pháo – tên lửa phòng không Kortik (, có nghĩa là "dao găm") là một tổ hợp pháo-tên lửa phòng không ("зенитный ракетно-артиллерийский комплекс" - ЗРАК) tầm gần và cực gần của Nga. Nó có tên xuất khẩu là Kashtan (, có nghĩa là "hạt dẻ") và tên ký hiệu của NATO là CADS-N-1 Kashtan. Hệ thống Kortik chủ yếu được sử dụng trên các tàu chiến hoặc tháp canh cố định, dùng để chống lại máy bay, trực thăng hoặc các mục tiêu bay yêu cầu có độ chính xác cao (đánh chặn các tên lửa diệt hạm) cũng như các mục tiêu trên mặt đất nếu cần. Kortik được trang bị một hệ thống tự động nhận diện và xác định các mục tiêu trong tầm bắn của nó. Với sự kết hợp giữa súng và tên lửa hệ thống này tạo ra lớp bảo vệ tốt so với các hệ thống chỉ dùng súng hay tên lửa. Trong các thử nghiệm tỷ lệ hạ gục mục tiêu cố tiếp cận trong khoảng 96% đến 99%. Hệ thống này có thể gắn trên các tàu từ 400 tấn trở lên. Lịch sử. Hệ thống Kortik/Kashtan được phát triển từ cuối thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula (KBP, lúc đó người đứng đầu là A. G. Shipunov). Việc sản xuất hàng loạt do Nhà máy Cơ khí-Công trình Tula đảm nhiệm. Với ý tưởng về một hệ thống tác chiến dùng để chống lại các cuộc không kích từ các loại vũ khí như tên lửa chống tàu, tên lửa dò bức xạ và các loại bom dẫn đường bay ở độ cao thấp và rất thấp nhưng cũng có thể dùng cho việc tấn công các mục tiêu trên mặt đất nếu cần, hệ thống được phát triển dựa trên thiết kế hệ thống chiến đấu gắn trên các chiếc 9K22 Tunguska. Việc thử nghiệm bắt đầu trên đất liền từ năm 1983 sau đó gắn thử trên chiếc R-71 Molniya và đến năm 1989 thì hệ thống được thông qua để trang bị trên các tàu chiến nhưng vì lý do nào đó mà việc trang bị đại trà bị ngừng từ năm 1994 và chỉ sản xuất theo đặt hàng. Hiện nay Kortik đã được trên khai trên: Thiết kế. Hệ thống được trang bị hai pháo nòng xoay GSh-6-30 30 mm có tốc độ 10.000 viên/phút, nạp đạn bằng băng truyền và làm mát bằng chất lỏng bay hơi. Độ giật rung của loại pháo này rất lớn do tốc độ bắn cực nhanh và đạn khá nặng nên hệ thống có thể tạo một lưới lửa dày đặc bao trùm một không gian lớn khi đạn bay tá lả với mật độ dày đặc ngăn không cho các loại vũ khí hay mục tiêu đang di chuyển có thể lọt qua để tiếp cận tàu. Lưới lửa hiệu quả trong việc giữ khoảng cách an toàn giữa cho tàu với các loại vũ khí hành trình trong khoảng từ 500m đến 4000m. Do cỡ đạn lớn nên súng có thể dùng các loại đạn đặc biệt như đạn cháy nổ mạnh – phân mảnh (HEIF), đạn phân mảnh - vạch đường (FT), đạn tách vỏ xuyên giáp - vạch đường. Nếu cần độ chính xác cao thì hệ thống được trang bị các ống phóng tên lửa phòng không 9M311, một loại tên lửa nhiên liệu rắn có đẩu nổ phân mảnh sẽ phát nổ khi lại gần mục tiêu, dùng hệ thống chỉ điểm bằng laser hoặc ra đa. Hệ thống có 8 ống, 4 ống mỗi bên để sẵn sang cho việc chiến đấu. Các ống này có thể tự nạp đạn lại sau khi sử dụng. Với kho chứa tên lửa nằm ở phía dưới hệ thống tác chiến với tổng cộng 32 quả, cả bốn ống mỗi bên có thể nạp đầy trong khoảng 1,5 phút. Các tên lửa này thường được dùng để tấn công các mục tiêu trong khoảng cách 1500–8000 m. Nếu để ở chế độ tác chiến tự động hệ thống dùng Ra đa / TV-quang học của riêng mình để tìm và khóa các mục tiêu nguy hiểm tiềm tàng ở gần ngoài ra nó cũng nhận các thông tin từ hệ thống dò tìm của tàu mẹ cũng như các số liệu về tốc độ để tính toán vị trí tạo lưới lửa và sử dụng tên lửa hiệu quả nhất, hệ thống tự động này cho phép khóa 6 mục tiêu cùng lúc. Biến thể. Ngoài ra hệ thống có các mẫu dùng cho xuất khẩu tùy theo yêu cầu mà sẽ có mẫu đầy đủ, mẫu chỉ có súng, mẫu chỉ có tên lửa, mẫu chỉ dùng ra đa hay hệ thống quang học.
1
null
AK-630 là một hệ thống vũ khí đánh gần hoàn toàn tự động của hải quân Liên Xô và Nga, được phát triển dựa trên pháo nòng xoay gồm sáu nòng 30 mm từ những năm 1960. Trong tên gọi "AK-630", "AK" thường là ký hiệu của Liên Xô cũ (nay là Nga) dành cho các loại pháo hải quân (đừng nhầm lẫn với dòng súng trường tấn công nổi tiếng AK-47 của nhà thiết kế người Nga Mikhail Timofeyevich Kalashnikov), "6" có nghĩa là 6 nòng và "30" có nghĩa là cỡ nòng 30 mm. AK-630 là một loại pháo tự động, được điều khiển bởi radar kiểm soát hỏa lực MR-123 và hệ thống vô tuyến quang học. Nó gần giống với các loại vũ khí thuộc dạng CIWS khác như Phalanx CIWS của Hoa Kỳ, Goalkeeper CIWS của Hà Lan và DARDO của Ý. Mục đích chính của hệ thống là phòng thủ chống lại tên lửa chống hạm và các loại vũ khí có điều khiển khác. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng để chống lại máy bay cánh cố định, máy bay cánh quay, tàu thủy hoặc các phương tiện có lượng choán nước nhỏ khác, các mục tiêu ven biển và thủy lôi. Sau khi chính thức đi vào hoạt động, AK-630 nhanh chóng được sử dụng rộng rãi với tối đa 8 hệ thống được lắp đặt trên mỗi tàu chiến mới của Liên Xô (từ tàu săn mìn cho đến tàu sân bay). Tính đến nay tổng cộng đã có hơn 1.000 hệ thống được sản xuất. Lịch sử. Đầu năm 1976, AK-630 đã được đem vào sử dụng. Bộ phận chính của nó là tháp pháo, được trang bị một khẩu súng 6 nòng AO-18 30mm. Do có tốc độ bắn cực nhanh (lên đến 5000 phát/phút) nó có thể tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu. Tuy nhiên, các mục tiêu không đơn giản chỉ là tàu thuyền, máy bay hay trực thăng mà chúng rất phức tạp, chẳng hạn như tên lửa chống tàu, có quỹ đạo thay đổi liên tục và do đó AK-630 cần phải được nâng cấp, cách mà các nhà thiết kế tại Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula sử dụng là tăng số pháo. Vào cuối năm 1983, Hải quân Liên Xô đã quyết định nâng cấp AK-630 với các yêu cầu kỹ chiến thuật mới và tên gọi của biến thể nâng cấp này được chỉ định là AK-630M1-2 "Roy". Cùng với việc này, người ta cũng đã tiến hành hàng loạt các công trình liên quan đến việc cải thiện độ tin cậy của pháo. Việc phát triển biến thể mới này chỉ mất một vài tháng. Tháng 3 năm 1984, Nhà máy số 535 (thuộc Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula) đã bắt đầu thử nghiệm sản xuất. Công việc này kéo dài cho đến cuối tháng 11. Việc lắp đặt AK-630M1-2 trên tàu mất nhiều thời gian hơn khi mà mãi đến năm 1987, người ta mới thực sự lắp đặt xong. Tàu tên lửa P-44 lớp 2066 của Hạm đội Biển Đen đã được lựa chọn để lắp đặt hệ thống pháo đôi nhiều nòng AK-630M1-2 "Roy". Trên P-44, AK-630M1-2 đã được thử nghiệm đầu tiên vào mùa hè năm 1989. AK-630M1-2 đã bắn trúng mục tiêu là một tên lửa mô phỏng ở độ cao 10m chỉ với 200 phát đạn, một hiệu suất đáng nể. Từ đó, AK-630M1-2 chính thức được sử dụng. Tại triển lãm hàng hải quốc tế IMDS-2007 "Tulamashzavod", một phiên bản mới của AK-630M1-2 đã được ra mắt trước công chúng với tên gọi AK-630M2 "Duet". Nó có rất nhiều khác biệt về hình dáng so với "Roy". Sau này, AK-630 còn được tích hợp trên hệ thống Palma-SU hay còn gọi là Kashtan CIWS. Hệ thống này tích hợp 2 pháo AO-18 (thành phần chính của pháo AK-630) nâng tốc độ bắn thành 10.000 viên/phút, 8 ống phóng tên lửa 9M114 mà NATO ký hiệu là SA-N-11 cùng ra đa dò tìm 3-D và hệ thống điều khiển kết hợp đa tần. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu chỉ có chục vài mét cho đến 6.000 m Miêu tả. Thành phần chính của AK-630 bao gồm 1 hoặc 2 pháo AO-18 30 mm được đặt trên 1 tháp pháo. Hệ thống điều khiển hỏa lực của AK-630 là A-213-Vympel (định danh của NATO: Bass Tilt) gồm radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02 hay MP-123 và hệ thống truy lùng mục tiêu bằng quang học SP-521. Radar đơn MP-123/MR-123 có thể điều khiển đồng thời 2 pháo cùng 1 lúc, có thể là 2 pháo 30 mm, 2 pháo 57 mm hay 1 pháo 30 mm và 1 pháo 57 mm. Radar có thể xác định mục tiêu ở khoảng cách 4–5 km. Hệ thống quang học có thể phát hiện mục tiêu trên không cách mặt đất 7.000 m có kích cỡ bằng 1 chiếc MiG-21 trở lên trong khi có thể phát hiện 1 mục tiêu có kích cỡ như tàu phóng lôi cách xa tới 70 km. Các hệ thống điện tử này còn bao gồm các khả năng giám sát các chế độ theo dõi, miễn dịch trong tình trạng gây nhiễu cao, phạm vi phát hiện mục tiêu bằng công cụ laser hay thiết bị vô tuyến quang học. AK-630 đang hoạt động trên hầu hết các tàu của Hải quân Nga, từ tàu tấn công nhanh đến tàu tuần dương "Kirov". Nó cũng đang được sử dụng rộng rãi trên các chiến hạm của Việt Nam. Sự hoạt động của pháo là hoàn toàn tự động, có thể được điều khiển từ xa bởi người vận hành thông qua hệ thống kiểm soát hỏa lực trên tháp chỉ huy của tàu chiến hoặc điều khiển bằng tay bởi tầm nhắm có sẵn trên súng. Nó có tốc độ bắn cao hơn cả hai hệ thống CIWS khác là Goalkeeper và Phalanx (phiên bản Block 0 và Block 1). AK-630 thường được gắn theo cặp, mỗi tàu được trang bị 2 – 4 cặp nhằm tạo ra lớp phòng thủ cuối cùng hiệu quả. Tuy nhiên, giống như tất cả các hệ thống CIWS dựa trên pháo nòng xoay khác, chúng chỉ có thể giao tranh trong thời gian ngắn và cần bắn nhiều loạt đạn để tiêu diệt mối đe dọa một cách hiệu quả. Các biến thể. Pháo AK-630 CIWS có thể được lắp đặt một mình hoặc được tích hợp trong các hệ thống khác như Kashtan CIWS. AK-630. Phiên bản đầu tiên, được thiết kế năm 1963 và chính thức được sử dụng năm 1976. Được thử nghiệm năm 1964 và sau này được tích hợp thêm hệ thống kiểm soát radar. AK-630M. Phiên bản hiện đại hóa của AK-630, đây là phiên bản được sử dụng rộng rãi hiện nay. Được nghiên cứu từ năm 1979 và sử dụng sau vài năm. AK-630M được lắp đặt trên nhiều loại tàu chiến ví dụ như lớp tàu hộ vệ Gepard hay tàu tên lửa lớp Molniya... AK-306. Một phiên bản khác của AK-630M đã được phát triển cho việc tấn công các mục tiêu nhỏ nhẹ và hệ thống này đã được đặt tên AK-306. Bên ngoài, nó làm mát bằng không khí. AK-306 có thể được phân biệt với AK-630 bởi AK-630 được làm mát bằng nước (một chiếc khung hình trụ bao quanh cụm nòng AK-630). Bên trong, AK-306 (A-219) sử dụng điện tự động, thay vì sử dụng ống xả. Phiên bản đầu cũng thiếu radar kiểm soát, chỉ có quang học dẫn đường, sau này nó điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực A-213-Vympel-A A-219. AK-306 thường được lắp đặt trên tàu tuần tra cao tốc Mirage. AK-630M1-2. Là phiên bản nâng cấp cao hơn của AK-630M với việc lắp đặt 2 pháo 6 nòng vào 1 tháp pháo giúp tăng gấp đôi tốc độ bắn (10.000 viên/phút), được nghiên cứu vào năm 1983 với biệt danh "Roy". Tháng 3 năm 1984, phiên bản thử nghiệm đầu tiên được sản xuất. Việc lắp đặt nó trên tàu chiến có vẻ khó khăn và đến năm 1987 mới hoàn thành. Tàu tên lửa P-44 lớp 2066 của Hạm đội Biển Đen đã được lựa chọn để lắp đặt hệ thống pháo đôi nhiều nòng AK-630M1-2 "Roy". Trên P-44, AK-630M1-2 đã được thử nghiệm đầu tiên vào mùa hè năm 1989. Từ đó, AK-630M1-2 chính thức được sử dụng. Cũng từ đây mà người ta dựa trên AK-630M1-2 để phát triển ra tổ hợp Kashtan CIWS có khả năng phòng vệ còn tốt hơn khi được tích hợp tên lửa. AK-630M-2. Tại triển lãm hàng hải quốc tế IMDS-2007 "Tulamashzavod", một phiên bản mới của AK-630M1-2 đã được ra mắt trước công chúng với tên gọi AK-630M-2 "Duet". Nó có rất nhiều khác biệt về hình dáng so với "Roy". Đặc biệt là tháp pháo, có cấu tạo đầy góc cạnh thay vì tháp tròn của "Roy". Tháp pháo mới này cho phép nó biến mất trước sóng radar đối phương, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tấn công. Vào năm 2012, đã có thông báo về việc tàu đổ bộ lớp "Ivan Gren" – một lớp tàu mới của Hải quân Nga sẽ trang bị hệ thống AK-630M-2 đã được sửa đổi. Nó cũng được sử dụng bởi tàu corvette tên lửa lớp "Buyan-M". So sánh giữa AK-630 với các hệ thống CIWS hiện tại. Một điều cần lưu ý là độ chính xác của hệ thống Goalkepper (Hà Lan) vượt gấp 3,5 lần hệ thống pháo phòng không AK-630M của Nga. Trong khi hệ thống radar của Goalkeeper chỉ cách khẩu pháo vẻn vẹn 10 cm thì tổ hợp pháo AK-630M và hệ thống radar Vympel nằm cách nhau 10 – 15 m khiến cho độ chính xác của hệ thống điều khiển tổ hợp bị ảnh hưởng. Độ chính xác của AK-630M theo đánh giá cứ 1.000 viên đạn bắn ra thì chỉ có không quá 4 viên bắn trúng tên lửa chống hạm với diện tích bề mặt cắt ngang chỉ vỏn vẹn 0,1 m2.
1
null
Kiwix là một phần mềm mã nguồn mở dùng để xem Wikipedia offline, có nghĩa là không cần kết nối với Internet. Việc này được thực hiện bằng cách đọc nội dung của một dự án được lưu trữ trong một tập tin theo định dạng ZIM, chứa nội dung nén của các bài viết. Định dạng này có thể đọc được ở bất kỳ dự án Wikimedia nào, mặc dù ban đầu nó được thiết kế cho Wikipedia. Phần mềm được thiết kế cho các máy tính không cần truy cập Internet, và đặc biệt cho trường học ở các nước đang phát triển, nơi mà việc truy cập Internet còn khó khăn và tốn kém. Kiwix tạo một phiên bản dành riêng cho tổ chức Làng trẻ em SOS cũng với mục đích này. Kiwix dùng Mozilla và hỗ trợ trên 80 thứ tiếng khác nhau. Nó hỗ trợ tìm kiếm toàn văn, duyệt theo thẻ và có thể xuất các bài viết sang dạng PDF và HTML.
1
null
Nguyễn Ngọc Thùy Trang, thường được biết đến với nghệ danh Vân Trang (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1990 tại Tiền Giang), là một nữ diễn viên kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam. Cô được biết đến là một nữ diễn viên thực lực và là gương mặt nổi bật với nhiều vai diễn quan trọng qua các bộ phim điện ảnh và truyền hình. Năm 2007, đạo diễn Đinh Đức Liêm đặt nghệ danh Vân Trang cho Trang để tránh trùng lặp với diễn viên Thùy Trang. Nghệ danh Vân Trang là sự kết hợp của vai diễn đầu tiên và tên thật của Trang. Với khuôn mặt đẹp, cân đối, dáng người mảnh khảnh, ánh mắt thu hút là ưu điểm cho diễn xuất của Vân Trang Vân Trang có những vai diễn nổi bật như Mai Phương trong "Gia đình phép thuật", Hương Giang trong "Dù gió có thổi", Mai Châu trong "Cô dâu đại chiến", Tuyên Từ Thái hậu trong "Thiên mệnh anh hùng" và Ý Linh trong "". Tiểu sử. Vân Trang sinh ra và lớn lên tại tỉnh Tiền Giang trong gia đình không có ai theo nghệ thuật. Người đẹp phim Cô dâu đại chiến sinh ra trong gia đình nghèo khó. Thuở nhỏ, Vân Trang quấn quýt theo chân mẹ nên được bà dạy làm đủ việc. Hơn 5 tuổi, cô biết nấu cơm, dọn dẹp, làm việc nhà giúp mẹ. Trang được truyền cảm hứng từ bà về việc dạy con bằng cách để bé tự trải nghiệm. Cô bắt đầu chuyển lên Thành phố Hồ Chí Minh từ năm học lớp 8, sau này cô được bạn bè “dụ dỗ” thi vào trường Sân khấu - Điện ảnh. Sự nghiệp. Vai diễn đầu tiên trong sự nghiệp của Vân Trang là vai Vân trong bộ phim truyền hình "Đam mê" phát sóng năm 2007. Vân Trang cho biết khi đó diễn viên đóng vai nữ chính đột ngột hủy vai gần sát ngày khai máy. Hay tin, bạn bè chung lớp khuyên cô thử đi casting. Vì tự ti ngoại hình, mặt khác đang là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên cô từ chối. Tuy nhiên, nhờ một người bạn nhiệt tình, qua tận trường chở đi casting nên Vân Trang vô tình lọt vào mắt xanh đạo diễn. Nhờ phim Đam mê, Vân Trang đoạt giải Mai vàng năm 2010. Nữ diễn viên tiết lộ, cô tên thật là Thùy Trang, vì đóng vai Vân trong phim đầu tay nên đạo diễn Đinh Đức Liêm đặt cho cô nghệ danh Vân Trang. Khi tham gia phim Bọ cạp tím của đạo diễn Trương Dũng, cô đóng vai một tiểu thư nhà giàu, đỏng đảnh, khó ưa. Vì tính tình khác biệt nên hóa thân vào nhân vật không khớp, cô bị đạo diễn Trương Dũng nói thẳng: “Vai như vậy mà cũng không diễn được. Làm vậy mà cũng làm diễn viên”. Tuy ấn tượng ban đầu là thế nhưng sau đó Trương Dũng vẫn mời Vân Trang đóng chính cho phim Ai của mình. Thời điểm đó, nữ diễn viên sinh năm 1990 nhận cùng lúc phim Gia đình phép thuật, Dù gió có thổi, dẫn MC chương trình nên thường không sắp xếp được thời gian khiến đoàn phim nhiều lần dời lịch quay vì mình. Trong lần thứ hai hợp tác, đạo diễn Trương Dũng thẳng thừng nói với Vân Trang: “Nếu như em cảm thấy không thể nào sắp xếp lịch để đi phim này với anh thì đừng nhận lời, anh còn rất nhiều diễn viên”. Câu nói này của đạo diễn khiến Vân Trang vừa buồn vừa tủi. Cô về nhà, ôm mẹ òa khóc. 3 năm sau, cô tiếp tục nhận được lời mời hợp tác từ đạo diễn Trương Dũng trong phim Tình như tia nắng. Rút kinh nghiệm từ lần trước, cô tập trung làm tốt, không nhận bất kỳ dự án nào khác cho đến khi hoàn thành vai diễn. Vân Trang kể, trong phim có một phân cảnh cô phải một mình bơi thuyền giữa sông cái lúc trời khuya. Không ai giúp đỡ, Vân Trang phải tự làm lật thuyền của mình để phục vụ cảnh quay. Hoàn thành cảnh đó trơn tru, đạo diễn Trương Dũng cảm động ôm cô và cảm ơn, ngỏ lời khen ngợi. Đó là khoảnh khắc Vân Trang nhớ mãi trong đời. Năm 2010, bộ phim "Lối sống sai lầm" đã đem về cho Trang giải Mai Vàng ở hạng mục "Nữ diễn viên phim truyền hình được yêu thích nhất". Năm 2013, Trang nhận được giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc" (vai Ý Linh trong phim "") tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18. Vân Trang sinh sống và hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài công việc diễn viên, Trang làm chủ tiệm spa mang tên "Garden Spa". Năm 2018, Trang lần đầu tiên lấn sân sang lĩnh vực nhà sản xuất khi tham gia dự án phim "Thạch Thảo" của đạo diễn Mai Thế Hiệp. Đời tư. Trang có chồng là doanh nhân Việt kiều Úc Lê Hữu Quân và có 3 con gái lần lượt là Queenie, Quinisha và Quianna.
1
null
Cameron Reece Stewart (sinh ngày 8 tháng 4 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang thi đấu cho Leeds United theo dạng cho mượn từ Hull City. Anh chơi chủ yếu ở vị trí Tiền đạo cánh, nhưng anh cũng hoàn toàn có thể chơi ở vị trí tiền đạo. Stewart đã từng được gọi vào đội tuyển U20 Anh. Sự nghiệp. Manchester United. Sinh ra ở Manchester, Đại Manchester, Stewart bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình với Manchester United và ký thực tập sinh vào năm 2007. Sau tham gia vào các đội tuyển trẻ và dự bị, anh được đề bạt vào đội lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2009. Stewart gia nhập vào đội hình trong trận đấu UEFA Champions League với VfL Wolfsburg, nhưng chỉ ngồi ghế dự bị không được sử dụng. Vào tháng 7 năm 2010, Stewart tham gia Yeovil Town theo dạng cho mượn 6 tháng, và anh đã lần đầu ra sân trong trận với Leyton Orient F.C. vào ngày đầu tiên của mùa giải 2010-11. Sau khi được cho mượn không mấy thành công sau khi chỉ tham gia 5 trận cùng Yeovil Town, Stewart trở lại Manchester United. Hull City. Ngày 25 tháng 11 năm 2010, Stewart gia nhập Hull City của Giải bóng đá Hạng nhất Anh theo dạng cho mượn cho đến ngày 4 tháng 1 năm 2011. Anh đã có trận ra mắt câu lạc bộ vào ngày 27 tháng 11 năm 2010 trong một trận đấu hòa 2-2 với Middlesbrough F.C.. Hull City gia hạn thời hạn mượn tới cuối mùa giải sau một chuỗi các màn trình diễn tốt. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2011, Stewart đã ký hợp đồng lâu dài với Hull City, với một khoản phí được cho là khoảng 300.000 bảng Anh.
1
null
Trận Aschaffenburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 14 tháng 7 năm 1866, tại Aschaffenburg, Vương quốc Bayern (cách Frankfurt am Main 23 dặm Anh), giữa quân đội Phổ và Liên minh các quốc gia Đức. Trong trận chiến này, sư đoàn số 13 của Vương quốc Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben đã giành chiến thắng trước sư đoàn Áo thuộc Quân đoàn số 8 của Liên minh dưới sự chỉ huy của tướng Bá tước Neppeirg và một số lực lượng Hessen ở Darmstadt và Kassel, buộc quân đội Liên minh phải rút chạy về hướng nam với thiệt hại rất nặng nề. Trong khi đó, với thắng lợi dễ dàng này, "Binh đoàn Main" của Phổ do "Thượng tướng Bộ binh" Eduard Vogel von Falckenstein chỉ huy chỉ chịu thiệt hại nhẹ. Cũng như thắng lợi của ông tại trận Kissingen trước đó, tài nghệ của tướng Von Göben được xem là nguyên nhân chủ yếu cho thành công của các lực lượng Phổ trong trận chiến tại Aschaffenburg, ngoài ra tinh thần chủ bại của binh lính người gốc Venezia trong quân ngũ của Áo cũng tạo điều kiện cho quân Phổ thắng trận. Tiếp theo sau chiến thắng tại Aschaffenburg, "Binh đoàn Main" của Falckenstein đã tiến đánh Frankfurt am Main và đánh chiếm được thành phố cổ này. Sau những chiến thắng tại Hammelburg và Kissingen của các sư đoàn thuộc "Binh đoàn Main" của tướng Falckenstein, viên tướng Phổ đã làm chủ được chiến tuyến sông Saale và tạm thời đánh gục sức mạnh tấn công của quân đội Bayern. Sau đó, ông chuyển tầm nhìn của mình sang Quân đoàn số 8 của Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hessen-Darmstadt chỉ huy. Theo thượng lệnh của ông, sư đoàn của Von Göben sẽ tiến đánh Aschaffenburg qua Laufach, nơi quân đội của Đại Công quốc Hesse đang án ngữ. Vào ngày 13 tháng 7, nhận được tin về bước tiến của quân đội Phổ, Alexander đã phái một lữ đoàn Áo của Trung tướng Neipperg đến Aschaffenburg. Quân Hessen đã tiến công đội tiền binh của Göben trong trận Laufach nhưng bị quân Phổ đánh tan tác. Cho đến sáng ngày 14 tháng 7, phần lớn sư đoàn của Neipperg đã có mặt tại Aschaffenburg (bản thân ông đã đến vào đêm ngày 13 tháng 7). Được biết về bước tiến của đối phương, Neipperg đã đóng quân ở phía trước và các vùng phụ cận của Aschaffenbirg. Do có nhầm lẫn, sư đoàn số 3 của Hesse – trái với nhiệm vụ phòng ngự bờ trái sông Main – của mình, đã rời khỏi vị trí mà chỉ để lại một số đơn vị hỗ trợ cho Neipperg. Sáng ngày 14 tháng 7, quân đội Phổ đã khởi đầu cuộc tiến công của mình. Dưới sự yểm trợ của lực lượng pháo binh ưu việt và địa hình thuận lợi, quân Phổ đã giành được lợi thế. Mũi tấn công chính của quân Phổ nhằm vào cánh phải của quân Áo, với dự kiến thọc sâu vào những đoạn đường chật hẹp của thị trấn và cắt đứt đường rút chạy của quân Áo. Quân Phổ đã mau chóng chiếm được phần lớn các vị trí tại đây, và khai hỏa về phía ngọn cầu. Viên tướng Áo ở cánh phải và Neipperg ở cánh trái thua trận, song họ rút quân trong trật tự. Pháo binh Áo đã rút lui qua thị trấn, cũng như quân kỵ binh Hesse-Cassel, song họ chịu thiệt hại nặng nề khi qua cầu. Giao tranh trên đường phố và trên cầu không diễn ra quyết liệt và quân đội Phổ nhanh chóng giành thắng lợi toàn diện. Một số lực lượng của Liên minh và pháo binh Hesse không đến được thị trấn, phải chạy dọc theo trạm xe lửa trước khi vượt qua sông Main. Trong trận đánh này, quân đội Phổ đã bắt được một số lượng lớn tù binh mà phần lớn là người gốc Ý. Cũng giống như trong chiến thắng Laufach vào ngày hôm trước, khí hậu nóng bức và sự mệt nhoài của binh tướng Phổ đã khiến cho họ không thể truy kích đội quân bại trận. Tuy nhiên, lính gác trại của Falckenstein đã bắt giữ được vài trăm tù binh.
1
null
Douglas XB-19 là một loại máy bay ném bom cỡ lớn của Quân đoàn Không quân Lục quân Hoa Kỳ. Tham khảo. Ted Lawson, Pilot on "The Ruptured Duck" of Doolittle Raid fame worked on the B19 flap system as an engineer. He mentions this in his amazing book, "Thirty Seconds Over Tokyo"
1
null
Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp (tiếng Pháp: "Front d'Union Nationale") được thiết lập bởi các lãnh đạo của Việt Cách và Việt Quốc gồm Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh tại Nam Kinh (Trung Quốc) ngày 17 tháng 2 năm 1947. Là nhóm dân tộc chủ nghĩa đối lập với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhóm này có chủ trương ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam để đoàn kết ba kỳ của Việt Nam, giành tự trị cho Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, và thành lập một nhà nước cộng hòa. Các tổ chức tham gia: Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng, Việt Nam Quốc gia Thanh niên Đoàn, Việt Nam Dân chúng Liên đoàn, Đoàn thể Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Liên đoàn Công giáo Việt Nam. Ban lãnh đạo. Ngoài ra còn có: Trần Côn tức Trần Văn Tuyên, Lưu Đức Trung.
1
null
Chùa Long Huê (tên thường gọi) từng có các tên: Sắc Tứ Long Hoa Tự, Sắc Tứ Huệ Long Tự, Ngự Tứ Quan Long Tự; là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Bắc tông (Đại thừa), hiện toạ lạc ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Lịch sử. Theo tấm bảng gỗ do ông Thiện Ngọc khắc ghi vào năm 1912 còn lưu giữ ở chùa, thì chùa Long Huê do Thiền sư Đạo Thông (? - ?, người Quảng Nam) vào xã Cai Hạt (Gia Định) lập một am nhỏ để tu hành vào năm 1798 . Tuy nhiên, theo sách "Lịch sử Phật giáo Đàng Trong" , thì người lập am tu là Đạo Nham (? - ?, người Quảng Nam), và am được lập ở Gia Định trong thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi chúa: 1738-1765). Về sau, am tu ấy lần hồi được mở rộng thành chùa, và có tên là chùa Long Hoa. Vào thời chúa Nguyễn Phúc Ánh khôi phục cơ nghiệp của dòng tộc, có lần chúa phải tạm ẩn trong chùa Long Hoa vì bị quân Tây Sơn truy bắt. Bởi vậy, sau khi lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802), nhà vua đã ban "sắc tứ" cho chùa. Kể từ đó, chùa có tên là Sắc Tứ Long Hoa Tự (chữ Hán: 敕 賜 龍 華 寺) . Dưới thời vua Minh Mạng, vì kỵ húy Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên chùa đổi tên là Sắc Tứ Long Huê Tự. Trong thời thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, chùa bị hư hại bởi chiến tranh. Đến thời vua Thành Thái, chùa được trùng tu lại. Năm 1966 và năm 1972, chùa lại được trùng tu lớn, tạo nên dáng vẻ như ngày nay. Sách "Danh mục tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh" cho biết các vị trụ trì tiền nhiệm chùa Long Huê lần lượt là: Thiền sư Đạo Thông, Hòa thượng Thích Từ Huệ, Thượng tọa Thích Bổn Viên... Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Nhật Hiếu. Ngày 23 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, chùa tổ chức giỗ chư Tổ khai sơn. Hiện tại chùa có phòng khám bệnh từ thiện và lớp học tình thương. Hiện vật quý. Hiện chùa Long Huê còn gìn giữ được khá nhiều hiện vật quý, đáng chú có:
1
null
Alepes apercna là một loài cá thuộc họ Cá khế. Đây là loài đặc hữu bắc Úc, sinh sống chủ yếu ở các vùng nước gần bờ. Nó tương tự các loài cá khác trong chi "Alepes". Loài này có chiều dài tối đa lên đến 29,5 cm. Nó chủ yếu ăn động vật không xương sống và ít có tầm quan trọng về kinh tế.
1
null
Carangoides orthogrammus là một loài cá thuộc họ Cá khế. Loài này phân bố rộng khắp ở đại dương xa bờ. Đây là loài cá phổ biến khắp các vùng nhiệt đới của Ấn Độ và Thái Bình Dương, phạm vi phân bố từ Mozambique và Seychelles ở phía tây Hawaii và quần đảo Revillagigedo ở trung và đông Thái Bình Dương. Loài này là gần như hoàn toàn không hiện diện ở thềm lục địa mà sống ở các đảo ngoài khơi, nơi nó được tìm thấy trong đầm phá và rạn san hô. Nó là một con cá khá lớn, chiều dài tối đa ghi nhận được là 75 cm và 6,6 kg cân nặng. Nó săn bắt một loạt của các loài cá nhỏ và giáp xác. Nó có tầm quan trọng trung bình đối với ngành thủy sản trong suốt phạm vi phân bố.
1
null
Khu bảo tồn cá voi ở El Vizcaino hay Khu dự trữ sinh quyển El Vizcaino là một khu bảo tồn có được thành lập năm 1988 nằm ở đô thị Mulegé, phía bắc Baja California Sur, giữa Thái Bình Dương và vịnh California, Mexico. Khu vực có diện tích 9.625 dặm vuông (24.930 km vuông), là nơi trú ẩn động vật hoang dã lớn nhất Mexico. Khu bảo tồn nằm trên ranh giới phía bắc với Khu bảo tồn động vật hoang dã Valle de los Cirios bao gồm các đầm phá ven biển Ojo de Liebre và San Ignacio có hệ sinh thái đặc biệt. Đây là nơi cư trú và sinh sản của rất nhiều loài động vật có vú quan trọng trong đó có bốn loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng. Địa lý. Khu bảo tồn bao gồm hai vùng đầm phá, gần với thị trấn Punta Abrejos là Laguna Ojo de Liebre và Laguna San Ignacio chảy ra Thái Bình Dương qua hai nhánh nhỏ là Bahia Sebastian Vizcaino và Rio San Ignacio. Địa hình chính bao gồm cảnh quan đá trầm tích ở phía Tây bắc, phía Đông là dãy núi chính chạy dài theo bán đảo Baja California với độ cao trung bình từ 1.300 m đến 1.996 m. Vùng trung tâm bao gồm các đồng bằng hẹp, sa mạc, dung nham, đá hóa thạch. Ngoài ra là các bãi nông, vũng, vịnh cát, và cửa hút gió từ biển vào được tìm thấy trong cả hai vùng đầm phá. Lịch sử. Trước đây khu vực là nơi chiếm đóng của thực dân châu Âu với nhiều các bức tranh tường còn sót lại. Dọc theo trục đường chính là các thị trấn nhỏ bé mọc lên, là nơi sinh sống của những người dân sống phụ thuộc vào nghề thâm canh nông nghiệp, đánh bắt cá, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản và du lịch. Ngày 30 tháng 11 năm 1988, chính phủ Mexico tuyên bố thành lập khu dự trữ sinh quyển El Vizcaino nhằm bảo tồn khu cư trú cho các loài động vật có vú, chim biển cùng các di tích lịch sử khảo cổ trong khu vực. Năm 1993, UNESCO công nhận khu bảo tồn là di sản thế giới. Động thực vật. Thực vật. Thảm thực vật bao gồm các loài đại diện cho môi trường khô cằn và siêu khô cằn, một cộng đồng thực vật sa mạc Sonora. Rừng ngập mặn là quần thể thực vật điển hình của các vùng đầm phá, cùng với đó là thực vật ở các cồn cát, các loại cây bụi và thảm thực vật chịu mặn tốt ở các cửa biển. Động vậ. Khu bảo tồn là nơi sinh sống và sinh sản của khoảng 20 loài động vật bị đe dọa, trong đó có bốn loài rùa biển cùng một số loài động vật quan trọng khác được tìm thấy ở cả hai đầm phá bao gồm cá voi xám, cá voi xanh, hải cẩu, sư tử biển California, hải cẩu voi phía Bắc, cá heo mũi chai... Ba loài rùa biển hay xuất hiện trong khu vực ven biển của khu bảo tồn có: rùa biển xanh, đồi mồi và rùa biển Thái Bình Dương (Lepidochelys olivacea). Các loài chim đặc hữu đáng chú ý bao gồm chim chích, chim ruồi cổ đen, chim ưng biển và chim ưng Bắc Mỹ...cùng một số loài chim trú đông như diệc, Cốc biển, mòng biển.
1
null
Nguyễn Văn Trình (chữ Hán: 阮文珵; 1872 - 1949), tự Lục Quang, hiệu Thạch Thất, Thốc Sơn, là một danh sĩ Nho học Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Cuộc đời và sự nghiệp. Nguyễn Văn Trình sinh ngày 14 tháng 9 năm Nhâm Thân (tức 15 tháng 10 năm 1872), người thôn Kỳ Trúc, xã Kiệt Thạch, tổng Độ Liêu, huyện Can Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), trong một gia đình khoa bảng, đại quan triều đình. Thuở nhỏ, ông theo học ở trường làng ở Hà Tĩnh, lớn lên, ông làm Ấm sinh học ở Quốc tử giám (Huế). Năm Kỷ Mão 1891, ông đỗ Tú tài lần 1; năm Giáp Ngọ 1894, đỗ Tú tài lần 2; đến năm Đinh Dậu 1897, ông mới đỗ Cử nhân. Cả ba lần thi đều ở trường Huế. Năm Mậu Tuất 1898, nhằm năm Thành Thái thứ 10, ông dự kỳ thi Hội tại kinh đô Huế. Trong khoa thi nầy, chỉ có một người chính trúng cách là Nguyễn Tự Như. Ban giám khảo trường thi thấy ít quá, xin vua gia ân dự hạng chính trúng cách hai người nữa là Nguyễn Văn Trình và Phạm Tuấn, ngoài ra còn chọn thêm 14 người dự hạng thứ trúng cách. Vào thi Đình, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, xếp thứ 5 trong 8 vị Tiến sĩ, khi mới 27 tuổi. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được đưa vào học trường Hậu bổ ở Huế để chuẩn bị ra làm quan. Từ năm 1900 đến năm 1910, ông được bổ làm Tri phủ Hưng Nguyên (tương ứng 2 huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc ngày nay), Anh Sơn (tương ứng với các huyện Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên ngày nay). Khoảng cuối năm 1910 đầu năm 1911, theo phép nhà Nguyễn, ông tạm ngưng chức quan về quê chịu tang ở Hà Tĩnh. Cuối năm 1911, hết hạn chịu tang, ông được triều đình bổ làm Đốc học Thừa Thiên (Huế). Một năm sau, thăng làm Tế tửu Quốc tử giám. Năm 1915, ông được chuyển sang làm Hình bộ Thị lang, đến năm 1921, bổ làm Bố chính Phú Yên. Năm 1924, ông bị đàn hặc, suýt phải tội chết, sau xét giảm tội, chỉ bị cách chức đuổi về quê ở Hà Tĩnh. Một năm sau, triều đình lại triệu ra, bổ làm Toản tu Quốc sử quán (Huế). Năm 1930, ông cáo lão hồi hưu, được triều đình ban tặng Thượng thư trí sự, ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, không lâu sau, năm 1931, ông ra dạy Hán học ở Trường Cao Xuân Dục (Vinh, Nghệ An) cho đến năm 1934. Trong những năm sau đó, ông trí sĩ dạy học ở quê nhà tại Hà Tĩnh, từng là Hội trưởng Hội Tư Văn Hà Tĩnh Sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ông được chính quyền mới tín nhiệm và thường tham vấn trong nhiều vấn đề. Năm 1946, khi Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập, ông được bầu làm Hội trưởng Hội Liên Việt Hà Tĩnh. Ông qua đời ngày 4 tháng Một âm lịch (tức 23 tháng 12) năm 1949 tại quê nhà, thọ 77 tuổi. Các tác phẩm nổi bật. Sự nghiệp văn thơ của ông có gần 200 bài thơ, chủ yếu là thơ chữ Nôm, một số bài đã được in trong tập thơ "Thạch Thất thi tập" (Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh, 2004). Ngoài ra, còn có hơn 40 bài thơ dịch từ thơ chữ Hán của các tác giả nổi tiếng khác của Việt Nam, một số bài thơ họa các bài thơ của các tác giả khác, nhiều câu đối chữ Hán và câu đối chữ Nôm, tất cả đều do ông sáng tác còn lưu giữ lại được. Những vần thơ bình dị mà nồng ấm tình người, tình quê của ông, cùng với nhiều tư liệu liên qua khác, đã được tập hợp vào quyển "Thạch thất hợp tuyển" được xuất bản bởi Nhà xuất bản Văn Học (in xong và nộp lưu chiểu Quý IV, năm 2013). Ngày 18 tháng 11 năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4008/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Đền thờ Nguyễn Văn Trình, xã Thanh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là di tích Lịch sử quốc gia.
1
null
Chiến dịch tấn công Beograd ( / Beogradska operacija; , ) là hoạt động quân sự lớn nhất tại Nam Tư trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời là một trong các chiến dịch quan trọng nhất tại khu vực Balkan năm 1944. Đây cũng là chiến dịch có sự phối hợp tác chiến lớn nhất giữa Quân đội Liên Xô và Quân Giải phóng Nhân dân Nam Tư trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư. Đối phó lại với Tập đoàn quân 57, Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 và cánh trái của Tập đoàn quân 46 thuộc Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) cùng các quân đoàn Vô Sản 1, 12 và 14 của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư là Tập đoàn quân Serbia (Đức) gồm các cụm tác chiến cấp quân đoàn "Shnekenburger" và "Stetner" đóng ở Đông Serbia, Cụm tác chiến "Muller" đóng tại khu vực Kragulevac (Kragujevac) - Krucshevac (Krusevac) và Cụm tác chiến "Felber" đóng ở giữa sông Pek và sông Morava, phía Đông Beograd. Đối với quân đội Liên Xô, mục tiêu của chiến dịch là giúp Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư giành lại thủ đô Beograd, mở một hành lang chiến lược ở Đông Serbia để chuyển quân sang Hungary và bảo đảm an toàn phía sau mặt trận Xô-Đức trên hướng Balkan và ngăn chặn quân Đức rút Cụm tập đoàn quân F khỏi Hy Lạp. Đối với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư, chiến dịch có mục tiêu chiếm lại thủ đô Beograd, tạo một bàn đạp tấn công lớn trên hướng Đông Nam Tư để phối hợp với các binh đoàn ở phía Tây Nam Tư bao vây và tiêu diệt cụm quân Bosnia - Herzegovina của liên quân Đức - Ustashi, tiến tới giải phóng hoàn toàn Nam Tư. Chiến dịch gồm hai giai đoạn. Ở giai đoạn tạo thế (từ 28 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1944), Tập đoàn quân 57 phối hợp với Quân đoàn Vô sản 14 (Nam Tư) mở các trận đánh tại khu vực Vidin - Negotin trên biên giới Nam Tư - Bulgaria, bao vây, tiêu diệt chủ lực của Tập đoàn quân Serbia (Đức) trên khu vực Đông Serbia, tạo một gọng kìm ở phía Nam Beograd. Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 của Tập đoàn quân 46 mở một mũi tấn công trên hướng Vrshad (Vrsac) - Panchevo, tạo một gọng kìm ở phía Bắc Beograd. Trong giai đoạn tổng tấn công (từ 11 tháng 10 đến 20 tháng 10 năm 1944), hai tập đoàn quân Liên Xô và các quân đoàn Vô sản 1 và 14 cùng Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 (Liên Xô) sẽ mở cuộc tấn công từ bốn phía vào Beograd, giải phóng thành phố. Sau chiến dịch, Quân đội Liên Xô sẽ di chuyển lên biên giới Hungary - Nam Tư, còn Quân giải phóng nhân dân Nam Tư tiếp tục các chiến dịch giải phóng toàn bộ Nam Tư với sự phối hợp của Quân đội của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria. Kết thúc chiến dịch, liên quân Liên Xô - NOVJ đánh tan 55.000 quân của Tập đoàn quân Serbia (Đức) và một số đơn vị quân ngụy Serbia, quân ngụy Croatia, giải phóng thủ đô Nam Tư và tiến ra tuyến sông Sava. Chỉ khoảng gần 10.000 quân Đức và quân ngụy Nam Tư đóng tại Beograd thoát khỏi thành phố này trong tình trạng hỗn loạn và vô tổ chức. Tướng Willi Schneckenburger, chỉ huy Cụm quân phòng thủ Beograd tử trận ngày 13 tháng 10 năm 1944. Tướng Walter Stettner Ritter von Grabenhofen, chỉ huy Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" (Đức) tử trận ngày 18 tháng 10 năm 1944. Quân đội Liên Xô và quân đội NOVJ đều đạt được các mục tiêu chiến lược của mình. Bối cảnh. Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău của quân đội Liên Xô cùng với các cuộc khởi nghĩa của người Romania và người Bulgaria đã làm cho quân đội Đức Quốc xã phải rút về phía Tây bán đảo Balkan và tổ chức phòng ngự. Tại Nam Tư, hơn 1 triệu quân Đức các loại cùng hơn nửa triệu quân Croatia và Serbia thân Đức vẫn không thể làm chủ được tình hình. Cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư với nòng cốt là Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã đẩy quân Đức về thế phòng thủ tại các tuyến giao thông huyết mạch và xung quanh các đô thị lớn, trong đó có Beograd. Việc giữ được các tuyến giao thông đường sắt Bắc - Nam ở phía Đông và Tây Nam Tư không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với các cụm tập đoàn quân E, F và Tập đoàn quân Serbia (Đức) mà còn có ý nghĩa lớn đối với trận tuyến phòng thủ của quân đội Đức Quốc xã trên chiến trường Hungary. Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức Quốc xã đã tính đến trường hợp xấu nhất, không thể giữ được phần còn lại của bán đảo Balkan thì sẽ rút các cụm tập đoàn quân này lên Hungary để ngăn chặn các chiến dịch tấn công của các phương diện quân Ukraina 2 và 3 (Liên Xô) hất quân đội Liên Xô ra xa biên giới phía Nam nước Đức Quốc xã (bao gồm cả Áo và Tiệp Khắc). Địa hình chiến trường trên hướng Beograd khá phức tạp. Mặc dù Quân đoàn bộ binh 68 (Tập đoàn quân 57, Liên Xô) đã chiếm được một khu vực đầu cầu lớn ở hữu ngạn sông Danub tại ở Vidin nhưng đường đến Beograd bị dãy núi Đông Serbia chặn ngang. Tập đoàn quân Serbia bao gồm các sư đoàn Đức và quân ngụy Serbia tổ chức phòng thủ trên các con đèo qua dãy núi này. Phía sau dãy núi Đông Serbia là sông Morava, một chướng ngại tự nhiên đáng kể. Phía Bắc Beograd là sông Danub chảy từ đồng bằng Hungary xuống cùng với các chi lưu của nó là sông Tissa, sông Bega, sông Tamish tạo thành một hệ thống các chướng ngại sông nước ngăn cản các cuộc chuyển quân và tấn công từ Đông sang Tây Serbia. Phía Tây Beograd cũng có hai con sông Sava và Kolubara cũng là những chướng ngại đáng kể trên con đường tiến vào thủ đô Beograd của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư từ Bosnia Herzegovina đánh sang. Binh lực và kế hoạch. Quân đội Liên Xô và NOVJ. Kế hoạch. Cuối năm 1944, Phương diện quân Ukraina 2 tuy ở gần Beograd hơn nhưng họ lại có một nhiệm vụ quan trọng khác là tấn công vòng qua dãy núi Nam Carpath để tiến ra đồng bằng Hungary, bao vây chủ lực Cụm tập đoàn quân quân Nam (Đức) tại khu vực Budapest. Nhiệm vụ phối hợp với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư tấn công quân Đức tại Serbia được giao cho Phương diện quân Ukraina 3. Nguyên soái Liên Xô Fyodor Ivanovich Tolbukhin cho rằng trở ngại lớn nhất đối với quân đội Liên Xô trên hướng này là sông Danub và dãy núi Đông Serbia với nhiều cứ điểm và chốt chặn của Cụm tác chiến tập đoàn quân Serbia (Đức) trên các con đèo qua núi. Tuy nhiên, đến đầu tháng 9 năm 1944, khi Tập đoàn quân 57 của tướng N. A. Gagen chiếm được một bàn đạp rộng lớn tại khu vực Vidin (Tây Bắc Bulgaria) thì triển vọng tấn công trên hướng Vidin - Beograd lại trở nên sáng sủa hơn. Dãy núi Đông Serbia tạo thành thế chia cắt Cụm tác chiến tập đoàn quân Serbia (Đức) thành hai phần. Phía đông là "Cụm tác chiến Serbia", phía Tây dãy núi này và kéo dài đến Beograd là "Cụm tác chiến Felber". Tại Đông Serbia, quân Đức bị kẹp giữa hai quân đội Liên Xô (Ở phía Đông) và NOVJ (ở phía Tây). Trên cơ sở tình huống mới xuất hiện, Bộ Tham mưu Phương diện quân Ukraina 3 và Bộ Tổng tư lệnh NOVJ vạch kế hoạch tấn công Beograd bằng 2 giai đoạn trên 6 hướng tấn công. Trong giai đoạn thứ nhất, Quân đoàn bộ binh 75 và Quân đoàn bộ binh 68 (Liên Xô) sẽ bao vây và tiêu diệt Cụm tác chiến Serbia tại khu vực Negotin. Để bảo đảm hai bên sườn cho cuộc bao vây này, Quân đoàn Serbia 14 (NOVJ) sẽ chiếm lĩnh các cứ điểm và các con đèo băng qua dãy núi Đông Serbia, ngăn chặn Cụm tác chiến Felber từ hướng Beograd đem quân tiếp ứng sang phía Đông dãy núi Đông Serbia. Trong giai đoạn 2, mũi tấn công của Quân đoàn bộ binh 75 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 sẽ từ Negotin vượt qua dãy núi Đông Serbia tấn công dọc theo thung lũng sông Danub đánh vào Đông Nam Beograd. Quân đoàn Vô Sản 1 và Quân đoàn Xung kích 12 sẽ tấn công Beograd từ phía Tây và Tây Nam. Để bảo đảm sườn phía Nam cho mũi tấn công này, Quân đoàn bộ binh 68 sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở khu vực Negotin sẽ tấn công theo hướng Kraguevac. Quân đoàn 64 cũng tấn công song song theo hướng Krushevac, các lữ đoàn du kích độc lập Montenegro và Serbia sẽ tấn công phối hợp từ phía Tây. Trên cánh Bắc, Tập đoàn quân 46 thuộc Phương diện quân Ukraina 2 sử dụng Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 từ sườn phía Tây dãy núi Nam Carpath tấn công theo hướng Vrsats - Beograd, phối hợp với Giang đoàn Danub thu hút một phần lực lượng quân Đức sang hướng Bắc Beograd, tạo điều kiện thuận lợi cho mũi tấn công chính và nếu thời cơ xuất hiện, sẽ vượt sông Danub tấn công đánh chiếm Beograd từ phía Bắc. Quân đội Đức Quốc xã và quân ngụy Nam Tư. Binh lực. Cụm tập đoàn quân F (Đức) đóng tại bán đảo Balkan do thống chế Maximilian Freiherr von Weichs làm tư lệnh, trung tướng August Winter (đến 15-10-1944) và trung tướng Heinz von Gyldenfeldt làm tham mưu trưởng. Cụm tập đoàn quân này kiêm quản cả Cụm tập đoàn quân E (Đức) đóng tại Hy Lạp và Macedonia. Trên hướng Đông Serbia, Cụm tập đoàn quân F có các lực lượng: Kế hoạch. Sau những thất bại tại Romania và Bulgaria cuối năm 1944, quân đội Đức Quốc xã không đủ lực lượng để phòng thủ trên mặt trận Balkan đang bị bổ đôi từ Bắc xuống Nam. Nguy cơ bị chia cắt đang treo trên đầu Cụm Tập đoàn quân E của tướng Alexander Löhr cũng như cánh Nam của Cụm tập đoàn quân F của tướng Maximilian von Weichs. Do đó, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã chủ trương phòng ngự cứng rắn trên hướng Beograd để có thể trong thời gian ngắn nhất, rút lui các lực lượng chủ yếu của các Cụm tập đoàn quân E và F về giữ các tuyến sông Tissa và Danub tại mặt trận Hungary. Cụm tác chiến tập đoàn quân Serbia có nhiệm vụ ngăn chặn quân đội Liên Xô trên dãy núi Đông Serbia (tuyến 1) và trên bờ tây các con sông Morava và Danub (tuyến 2). Ở phía tây những tuyến này, quân đội Đức Quốc xã buộc phải sử dụng binh lực yếu hơn của các đơn vị hiến binh, an ninh và cảnh sát vũ trang, kể cả các lực lượng ngụy quân Serbia và Croatia để chống lại các quân đoàn của Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư. Trong ba cụm tác chiến quan trọng tại Serbia, Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" đóng vai trò tiền tiêu trong thế trận phòng thủ hình chữ A hướng về phía Đông, có nhiệm vụ ngăn chặn quân đội Liên Xô tại khu vực phía Tây dãy núi Đông Serbia. Cụm tác chiến quân đoàn "Schneckenburger" và Cụm tác chiến quân đoàn "Müller" được bố trí ở phía Tây sông Morava và phía Nam sông Danub đóng vai trò tuyến 2 của thế trận phòng thủ để giữ con đường giao thông huyết mạch phía Đông Nam Tư dọc theo các con sông Morava và Nam Morava từ Hy Lạp qua Beograd lên Hungary. Trong chuỗi cứ điểm dọc theo sông Morava, có các thành phố trọng điểm như Nis, Krushevac, Beograd và ngã ba đường sắt Velic Plano (???) được bảo vệ bằng các đơn vị cơ giới và SS. Điểm yếu nhát trong thế trận phòng thủ của quân đội Đức Quốc xã tại phía Đông Nam Tư là không có lực lượng dự bị chiến dịch. Mặc dù Cụm tập đoàn quân E do tướng Alexander Löhr chỉ huy đóng tại Hy Lạp có thể đảm nhận nhiệm vụ dự bị trong quá trình rút quân, nhưng chính cụm tập đoàn quân này lại có lực lượng mỏng yếu và ô hợp nhất trong số các lực lượng Đức và chư hầu tại Balkan với quy mô chỉ bằng một tập đoàn quân được tăng cường. Hai đơn vị chủ lực đáng kể khác của quân đội Đức Quốc xã tại Nam Tư là Tập đoàn quân xe tăng 2 (thực chất chỉ còn là một tập đoàn quân bộ binh) và Quân đoàn bộ binh 34 lại bị kéo ra hai hướng Bắc Nam, giáp biên giới Hungary và phía Nam Nam Tư trên lãnh thổ Nam Serbia, Montenegro và Makedonia. Vì vậy, chỗ hiểm yếu nhất của tuyến phòng thủ này lại chính là hướng Beograd, nằm ở giữa mặt trận. Diến biến. Quân đội Liên Xô và NOVJ tạo thế. Ngày 28 tháng 9, Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 của tướng I. A. Robanyuk mở cuộc tấn công từ thượng nguồn sông Nera trên đất Romania vào Oravica (Oravita) thu hút một phần lớn lực lượng của Cụm tác chiến Felber sang hướng này. Ngày 2 tháng 10, Sư đoàn bộ binh 109 đánh chiếm thành phố Vrshats. Ngày 5 tháng 10, các sư đoàn bộ binh cận vệ 49, 59 và 86 đã quét sạch bờ tả ngạn sông Danub, đánh chiếm Bela - Tsrkva (Bela Crkva)và Pancevo, một đầu mối giao thông quan trọng trên bờ sông Danub, cách Beograd 15 km về phía Đông. Ngày 10 tháng 10, mũi tấn công chủ lực của Quân đoàn bộ binh cận vệ 10 đã tiến đến bờ sông Danub cùng với Giang đoàn Danub cơ động từ Berzaska (Berzasca) đến, uy hiếp phía Bắc Beograd. Tuy nhiên, những sự kiện chủ yếu của chiến dịch lại diễn ra trên biên giới Bulgaria - Serbia. Cùng ngày 28 tháng 9, Quân đoàn bộ binh 75 và cánh phải của Quân đoàn bộ binh 68 (Liên Xô) từ Brza-Palanka và tuyến sông Timok giáng hai đòn đột kích đồng quy vào hai bên sườn Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" (Đức) đang phòng ngự tại phía đông dãy núi Đông Serbia. Theo đúng kế hoạch phối hợp, các sư đoàn du kích Serbia 23 và 25 (NOVJ) đột kích vào các chốt phòng thủ của quân Đức trên dãy núi Đông Serbia, đánh chiếm các con đèo, cô lập Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" (Đức) tại phía Đông dãy núi này với các lực lượng khác của quân Đức tại Serbia. Ngày 4 tháng 10, các quân đoàn bộ binh 68 và 75 đã bao vây các lực lượng chủ yếu của Cụm tác chiến quân đoàn "Stettner" (Đức) tại khu vực Negotin - Ptubik (???). Gần 10.000 quân Đức và ngụy Serbia trong vòng vây bị tiêu diệt và bắt làm tù binh sau năm ngày chống cự. Con đường tiến qua dãy núi Đông Serbia đã được mở ra. Ở tuyến sông Morava và Nam Morava, Quân đoàn bộ binh 64 (Liên Xô) phối hợp với Sư đoàn Serbia 45 (NOVJ) từ hai hướng đối diện đánh chiếm Zaechar (Zajecar), Bolevac (Boljevac), Knijajevac (Knjazevac) bên sườn phía Tây dãy núi Đông Serbia, áp sát sông Morava, hình thành hai gọng kìm uy hiếp Cụm tác chiến Muller của quân Đức. Ngày 8 tháng 10, Sư đoàn bộ binh 19 (Liên Xô) và Sư đoàn Serbia 45 (NOVJ) đánh chiếm Zaechar, gần 1.600 quân Đức và quân ngụy Serbia bị bắt làm tù binh. Sau khi tuyến tấn công qua dãy núi Đông Serbia được khai thông, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô ra mệnh lệnh: Ngày 30 tháng 9, thống chế Maximilian von Weichs mở một cuộc phản công của 2 sư đoàn Đức và 1 sư đoàn ngụy Serbia từ Doni-Milanovo (Đọnii Milanovac) vào sau lựng Quân đoàn bộ binh 75. Tướng Kosa Popovic đã điều động Quân đoàn Vô sản 14 của NOVJ chặn đứng cuộc phản công này, đánh chiếm Klakochevats (Klokocevat) và Doni-Milanovo, đẩy quân Đức lùi về tuyến sông Pek. Trong quá trình phản công các sư đoàn thuộc Quân đoàn Vô Sản 1 (NOVJ) đã chiếm được các đầu cầu vượt sông ở Velika Plana, hiệp đồng với Quân đoàn bộ binh 75 (Liên Xô) tổ chức vượt sông Morava, đẩy lùi Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) trong trận phản kích ngày 5 tháng 10 vào khu vực bàn đạp chiến lược này. Tại Nis, Tập đoàn quân 2 (Bulgaria) phối hợp với Sư đoàn Serbia 47 thuộc Quân đoàn 13 (NOVJ) từ bốn phía vây ép Sư đoàn bộ binh 7 SS (Đức) tại thành phố này. Cụm quân Đức - ngụy Serbia tại Leskovac cũng bị Sư đoàn Serbia 24 (NPVJ) và Sư đoàn bộ binh 6 (Bulgaria) tấn công. Ngày 10 tháng 10, Quân Đức buộc phải bỏ tuyến sông Nam Morava rút về phía Tây, sườn trái mũi đột kích chủ yếu của Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Liên Xô) vào Beograd đã được bảo đảm. Giải phóng Beograd. Giai đoạn tổng tấn công giải phóng Beograd bắt đầu bằng các đòn đánh trực diện của Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Liên Xô) phối hợp với Quân đoàn Vô Sản 1 (NOVJ) vào khu vực Topola - Mladenovac. Quân đoàn bộ binh 68 (Liên Xô) cũng tổ chức vượt sông Morava ở Velika Popovic (Mali Popovic) có Lữ đoàn cơ giới độc lập 5 mở đường, ngày 13 tháng 10, Quân đoàn bộ binh 68 đã phối hộp với Sư đoàn xung kích 17 Đông Serbia và Sư đoàn Serbia 21 đánh bật Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) khỏi Kragujevac và áp sát đầu mối đường sắt Cacak trên bờ sông Tây Morava. Ở cánh trái, Quân đoàn bộ binh 64 (Liên Xô) cũng phối hợp với các lữ đoàn du kích Kosovo tiến công Kralevo (Kraljevo). Bị kẹp giữa hai quân đoàn Liên Xô và 3 sư đoàn NOVJ, Quân đoàn bộ binh 34 (Đức) phải lùi về giữ Cacak và tuyến sông Tây Morava. Trên hướng Beograd, ngày 12 tháng 10, Lữ đoàn xe tăng cận vệ 36 và các lữ đoàn cơ giới cận vệ 14 và 15 tổ chức đột kích từ phía Nam Mladenovac dọc theo đường sắt lên phía Nam Beograd. Do bộ binh Nam Tư không theo kịp nên các xe tăng Liên Xô bị hỏa lực pháo chống tăng bắn thẳng của quân Đức gây một số thiệt hại. Ngày 14 tháng 10, sau khi các sư đoàn 1, 5 và 6 của Quân đoàn Vô Sản 1 (Nam Tư) đã tập kết tại Mladenovac, các xe tăng Liên Xô đã chở theo bộ binh Nam Tư tiếp tục tấn công. Trên sông Danub, Giang đoàn Danob (Liên Xô) đã triển khai 18 tàu tên lửa Katyusha. Ở phía Tây, các sư đoàn của Quân đoàn Xung kích 12 (NOVJ) cũng sẵn sàng tấn công vào thành phố. Trong khi đó, những lực lượng chủ yếu của Cụm tác chiến quân đoàn "Felber" (từ 13 tháng 10 năm 1944) lại tập trung binh lực ở Đông Nam Beograd để đón đợi cuộc đột kích của Quân đội Liên Xô và Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư trên hướng này. Bộ tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 không muốn tổ chức các trận đánh trong nội đô Beograd bởi quân Đức có thể dựa vào các công trình kiên cố tổ chức phòng thủ, buộc Quân đội Liên Xô và NOVJ phải tổ chức vây hãm Beograd và các trận đánh công kiến rất khó khăn và tốn kém sinh mạng, vũ khí, đạn dược. Những trận đánh như vậy thường để lại nhiều hậu quả tàn phá rất lớn cho thành phố. Bởi vậy, Nguyên soái F. I. Tolbukhin cùng với Nguyên Soái J. B. Tito hạ lệnh cho các đơn vị Liên Xô và NOVJ phải tiến vào thành phố càng nhanh càng tốt, không để cho Cụm tác chiến quân đoàn "Felber" kịp rút các lực lượng chủ yếu về phòng thủ trong nội đô Beograd. Đêm 14 tháng 10, Lữ đoàn cơ giới 13 (Quân đoàn cơ giới cận vệ 4) và Lữ đoàn cơ giới độc lập 5 được lệnh rời khỏi hướng chính diện ở phía Nam Beograd. Lợi dụng đêm tối, hai lữ đoàn cơ giới bí mật di chuyển dọc sông Morava lên ngã ba sông Danub - Morava ở Smederevo, phối hợp với các tiểu đoàn hải quân đánh bộ của Giang đoàn Danub tấn công vào Umiara (???) trên sườn phía Đông cánh quân chủ lực của Cụm tác chiến quân đoàn "Felber" tại khu vực Koshtanica (???) - Smederevo. Đến ngày 17 tháng 10, tuyến phòng thủ của quân Đức tại Smederevo - Umiara đã nằm trong tay quân đội Liên Xô. Trong khi tướng Hans Felber đang bận đối phó với đòn tấn công từ phía Đông thì ngày 16 tháng 10, chủ lực Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Liên Xô) gồm Lữ đoàn xe tăng 36, các lữ đoàn cơ giới 14, 15, chủ lực Quân đoàn bộ binh 75 (Liên Xô) và các sư đoàn 1, 5, 6, 11, 16, 21, 28 và 36 (NOVJ) đã từ phía Tây và phía Nam đột kích thẳng vào Beograd. Hơn 20.000 quân Đức và ngụy Serbia của Cụm tác chiến quân đoàn "Felber" bị bao vây tại khu vực Koshtanica (Đông Nam Beograd). Quân Đức dựa vào các công trình phòng thủ chống trả quyết liệt. Các trận đánh tại khu vực pháo đài Kalemerdan diễn ra rất ác liệt. Đến chiều 16 tháng 10, Cụm tác chiến quân đoàn Felber (Đức) bị chia cắt thành ba mảnh. Tướng Hans Felber buộc phải tổ chức lại các cụm này nhưng các cuộc công kích liên tục của quân đội Liên Xô và NOVJ đã nhanh chóng phá vỡ kế hoạch đó. Ngày 17 tháng 10, tướng Hans Felber ra lệnh cho các viên tướng chỉ huy các cụm tác chiến "Wittman", "Hilebrant" và "Langrok" rút về phía Tây, dựa vào dãy núi Alava để chống cự. Tuy nhiên, đây lại là vùng hoạt động của Quân đoàn xung kích 12 (NOVJ) nên hầu hết tàn quân của các đơn vị Đức rút sang đây đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh. 9 giờ sáng ngày 20 tháng 10, nhóm quân Đức cuối cùng tại Beograd phòng thủ ở pháo đài Kalemerdan hạ vũ khí đầu hàng. Cụm tác chiến quân đoàn "Felber" (Đức) bị xóa sổ. 1.287 ngày chiếm đóng của quân đội Đức Quốc xã tại Beograd đã kết thúc. Chiều 20 tháng 10 năm 1944, tại Beograd đã diễn ra cuộc mít tinh lớn mừng thành phố được giải phóng. Tối 20 tháng 10, Moskva bắn đại bác cấp 1, với 224 khẩu pháo đã tung 24 loạt pháo hoa lên bầu trời Moskva chúc mừng Quân đội Liên Xô và Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã giành lại Thủ đô Beograd. Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng. Kết quả. Theo thống kê của Nam Tư, chỉ từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 10 năm 1944, tại khu vực Beograd, Hơn 20.000 quân Đức thuộc Cụm tác chiến quân đoàn "Felber" đã bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Tại Beograd, hơn 200 khẩu pháo các cỡ và khoảng 1.500 ô tô các loại đã bị NOVJ thu giữ.. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch, từ ngày 28 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10, khoảng 10.000 quân Đức thuộc Cụm tác chiến Đông Serbia cũng bị thiệt mạng, gần 1.600 người bị bắt làm tù binh trong các trận chiến tại khu vực Negotin, dãy núi Đông Serbia và các khu vực khác ở Đông Serbia và Bắc Macedonia. Sau khi giải phóng Beograd, công binh Liên Xô đã phải tháo gỡ mìn do quân Đức gài lại tại 845 địa điểm, trong đó có 85 ngôi nhà cao tầng. Tổng số vật liệu nổ thu giữ được gồm 3.179 quả mìn, 3.540 quả bộc phá, 12 thùng thuốc nỏ có công suất cao đã lắp kíp nổ, tổng trọng lượng thuốc nổ được gỡ kíp lên đến 28.656 kg. Ngoài ra, công binh NOVJ còn thu giữ 7 kho thuốc nổ đang trong tình trạng niêm cất. Trong chiến dịch Beograd, quân đội Liên Xô tổn thất 960 quân nhân trong số 6.500 quân nhân Liên Xô bị chết trong các chiến dịch ở Nam Tư. Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cũng tổn thất 2.953 người trong Chiến dịch giải phóng Beograd. Đánh giá. Ngay sau khi Beograd được giải phóng, ngày 21 tháng 10 năm 1944, Nguyên soái Josip Broz Tito, Tổng bí thư Đảng cộng sản Nam Tư, Tổng tư lệnh tối cao Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư đã gửi điện chúc mừng đến Nguyên soái Fyodor Ivanovich Tolbukhin, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô): Hơn 2.000 tướng lĩnh, sĩ quan, binh sĩ Liên Xô được AVNOJ quyết định trao tặng Huy chương dũng cảm và các giải thưởng. Nguyên soái Fyodor Ivanovich Tolbukhin, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 và Trung tướng V. I. Zhdanov, tư lệnh Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 được phong danh hiệu Anh hùng nhân dân Nam Tư. Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 được mang tên "Beograd". Chính phủ Liên Xô cũng tặng Huy chương dũng cảm cho hơn 300 tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ NOVJ. Thượng tướng Nam Tư Peko Dapčević được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Ngày 19 tháng 6 năm Năm 1945, Xô Viết tối cao Liên Xô cũng ban hành Huân chương giải phóng Beograd để tặng thưởng cho các dơn vị và các quân nhân Liên Xô đã lập công xuất sắc trong Chiến dịch giải phóng Beograd. Huân chương này đã được tặng cho hơn 70.000 sĩ quan, chiến sĩ và cựu chiến binh Liên Xô tham gia các chiến dịch ở Nam Tư trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1994, Ngân hàng Trung ương Nga đã phát hành đồng Kopek để kỷ niệm 50 năm sự kiện giải phóng Beograd trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 20 tháng 10 năm 2009, Tổng thống Nga Dmitri Medvedev và Tổng thống Serbia Boris Tadic đã cùng các cựu chiến binh Chiến tranh thế giới thứ hai của Nam Tư đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư và Đài Tưởng niệm chiến sĩ Hồng quân Liên Xô tại Beograd nhân kỷ niệm 65 năm, thành phố được giải phóng khỏi ách phát xít. Ảnh hưởng. Đối với quân đội Đức Quốc xã, chiến dịch Beograd có một ảnh hưởng rất tồi tệ lên thế trận của họ trên chiến trường Đông Nam châu Âu. Vì Beograd giữ vị trí là trung tâm của các con đường sắt chạy dọc theo phía Đông và Tây Nam Tư từ Hy Lạp lên nên Cụm tập đoàn quân E (Đức) không còn thời gian để rút khỏi Hy Lạp một cách có tổ chức. Chỉ có những nhóm nhỏ quân Đức luồn theo đường rừng, qua các dãy núi ở Tây Macedonia, Kosovo, Monenegro để về đến Bosnia Herzegovina. Cụm tập đoàn quân F chỉ còn lại non nửa lực lượng đóng tại Bosnia Herzegovina không đủ để chống lại sức ép của bốn tập đoàn quân Nam Tư đang tấn công vào Bosnia Herzegovina từ cả hướng Serbia và hướng Tây Croatia. Tướng Đức Kurt Von Tippelskirch xác nhận: Không những thế, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) chịu trách nhiệm phòng thủ trên hướng Áo - Hung đã bị hở sườn phải trên một địa đoạn rất rộng tại biên giới phía Nam Hungary. Đó là chưa kể đến việc bốn tập đoàn quân Nam Tư của NOVJ đang uy hiếp trên hướng Sarajevo - Zagreb. Thống chế Đức Johannes Frießner, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam (tái lập) bày tỏ sự lo lắng cho số phận của các tuyến phòng thủ dẫn đến phía Nam nước Đức vì Cụm tập đoàn quân Nam không còn trông chờ vào Cụm tập đoàn quân F bên sườn phải của nó. Đối với quân đội Liên Xô, chiếm được Beograd không chỉ đơn giản là việc loại khỏi vòng chiến đấu một Cụm tác chiến tập đoàn quân lớn của quân đội Đức Quốc xã trên hướng Nam Tư mà còn mở ra con đường tiếp cận đồng bằng Hungary từ phía Nam để từ đó, các Phương diện quân Ukraina 2 và 3 có thể trực tiếp phối hợp với nhau trong chiến dịch Budapest sắp tới theo kế hoạch đã được STAVKA vạch ra. Việc Phương diện quân Ukraina 3 phối hợp với NOVJ đánh chiếm Beograd cũng tạo ra một lợi thế chính trị lớn cho Liên Xô. Kể từ khi Beograd được giải phóng, uy tín của quân đội và nhà nước Liên Xô được nâng cao hơn trong con mắt người dân Nam Tư nói riêng và người dân Balkan nói chung. Và điều đó cũng có nghĩa là ảnh hưởng của Anh và Hoa Kỳ bị giảm sút tại khu vực này. Chỉ trừ Hy Lạp là nơi quân Anh đã từ chối hoạt động phối hợp với các đội du kích cộng sản trong các chiến dịch đổ bộ lên Hy Lạp của họ. Đối với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư, việc giải phóng Beograd đem lại cho họ những lợi thế chính trị rất lớn. Chỉ một tuần sau khi được giải phóng, toàn bộ trụ sở của Đảng Cộng sản Nam Tư, AVNOJ và NOVJ đã được rời về Beograd. Ngày 29 tháng 10, đích thân Nguyên soái Josip Broz Tito đã chỉ huy một cuộc duyệt binh lớn ở Beograd với sự tham gia của đơn vị đại diện cho tất cả các quân đoàn chủ lực của NOVJ. Với sự giúp đỡ mà không phải là làm thay của quân đội Liên Xô, những người kháng chiến Nam Tư chống phát xít đã tự nâng cao được địa vị của mình ở châu Âu và tại Balkan khi họ trở thành quốc gia lớn nhất tại vùng Balkan sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Về quân sự, việc đánh chiếm Beograd và một loạt các vị trí phòng thủ của quân Đức tại Đông Nam Tư đã cho phép Bộ Tổng tư lệnh NOVJ suy nghĩ đến một chiến dịch quân sự lớn nhất của họ trong cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư. Đó là tập hợp lực lượng của 12 quân đoàn chủ lực NOVJ cùng hàng chục sư đoàn du kích độc lập tiến hành một cuộc tổng tiến công vào khu vực Bosnia Herzegovina và Tây Croatia, giải phóng hoàn toàn Nam Tư sau hơn 3 năm bị quân đội Đức Quốc xã và các quân đội chư hầu của Đức chiếm đóng.
1
null
Rùa biển (Chelonioidea) là một liên họ bò sát biển trong bộ Rùa, sinh sống ở tất cả các đại dương trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc Cực. Riêng loài rùa lưng phẳng thì chỉ được tìm thấy ở vùng biển phía bắc Australia. Mối đe dọa. Trong số 7 loài rùa biển, tất cả đều được liệt kê trong Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa hoặc là nguy cấp hay cực kỳ nguy cấp. Mặc dù rùa biển thường đẻ khoảng 100 trứng mỗi lần nhưng hầu như chỉ có một rùa con sống sót đến tuổi trưởng thành. Trong tự nhiên, rùa biển con thường bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt bao gồm cá mập, gấu, báo đốm Bắc Mỹ, cáo hay các loài chim biển, và đặc biệt là con người. Biến đổi khí hậu cũng có thể đe dọa đối với rùa biển bởi trứng rùa biển sinh ra cá thể đực hay cái phụ thuộc vào nhiệt độ. Ngoài ra, rùa biển còn bị mối đe dọa đến từ việc săn bắt cá không đúng phương pháp, tình cờ làm nhiều con rùa biển mắc lưới, không ngoi lên hít thở không khí nên đã bị chết Vai trò. Rùa biển đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và bãi biển. Trong các đại dương, các loại rùa biển, đặc biệt là rùa biển xanh, là một trong số ít các loài động vật ăn cỏ biển (còn có lợn biển) mọc ở các vùng đáy biển. Cỏ biển không được để mọc quá dài, và đây là khu vực cần thiết cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác. Thảm cỏ biển mất đi sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền, tác động tiêu cực đến đời sống của rất nhiều loài sinh vật biển và con người. Bãi biển và cồn cát phụ thuộc vào các loài thực vật để chống lại sự xói mòn. Mỗi khi rùa biển vào đẻ trứng sẽ mang theo một lượng lớn các loài thực vật đại dương vào, cùng với đó là một nguồn dinh dưỡng cho thực vật cồn cát có trong trứng rùa khi rùa con nở ra. Hàng năm, rùa biển đẻ một số lượng trứng vô cùng lớn trên các bãi biển. Cùng với đó, rùa biển cũng là loài bò sát có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Chúng là một loại thực phẩm được ưa chuộng trên khắp thế giới với lượng protein rất lớn. Mai và yếm của rùa biển được sử dụng làm vật trang trí và sản xuất đồ gia dụng. Đối với con người, đặc biệt là những người khai thác đánh bắt thủy sản, vì rùa biển là sinh vật tạo môi trường cỏ biển tốt để nhiều loài sinh vật biển như cua, ốc, sò, cá, động vật giáp xác. Nhiều vùng thấy được tầm quan trọng của rùa biển đã vĩnh viễn không săn bắt rùa biển mà thay vào đó, những khu vực bảo tồn đã được thành lập, thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế gắn liền với phát triển bền vững. Phân loại. Theo nguồn "SWOT Report", vol. 1 hiện nay bao gồm 7 loài rùa biển của hai họ Cheloniidae và Dermochelyidae. Chúng được phân biệt bởi đầu, hình dạng mai, yếm. Riêng loài rùa da thì không có mai mà thay vào đó là một lớp xương cứng dưới da, loài rùa này có thể dài 1,8 đến 2,1 m và nặng 590 kg lúc trưởng thành. Chú thích. hshshs Liên kết ngoài. [[Thể loại:Liên họ Rùa biển| ]]
1
null
Vác, dây vác, dây sạt (danh pháp:"Cayratia trifolia") là một loài dây leo thân gỗ bản địa của Úc và châu Á. Nó có trái màu đen, và lá có chứa nhiều chất flavonoit, như cyanidin và delphinidin. Axít hydrocyanic cũng có trong thân, lá và rễ. Phân bố. Loài này phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Philippines, và Úc. Ở Việt Nam, cây mọc hoang trong các quần hệ thứ sinh và dọc các rào, bụi; từ các tỉnh Lào Cai, Hà Nam, Hải Phòng qua các tỉnh miền Trung cho tới An Giang, Kiên Giang. Sử dụng. Rễ được dùng trị đinh nhọt, trị đòn ngã tổn thương. Ở Campuchia, lá sắc uống làm thuốc hạ nhiệt; nước chảy từ thân ra khi chặt cây có thể dùng uống được. Người dân Miền Tây còn sử dụng trái chín để ngâm rượu,trái sống kho với cá đồng hoặc nấu canh chua.
1
null
Triệu U Mục vương (chữ Hán: 趙幽繆王, trị vì 236 TCN - 228 TCN), tên thật là Triệu Thiên (趙遷), là vị vua thứ 10 của nước Triệu - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi vua. Triệu Thiên là con thứ của Triệu Điệu Tương vương. Vua cha vốn đã sinh được người anh là Triệu Gia. Do mẹ Triệu Thiên vốn là người làm nghề hát xướng, được vua cha yêu mến nên ông cũng được vua cha yêu và lập làm thái tử. Năm 236 TCN, Triệu Điệu Tương vương mất, Triệu Thiên lên nối ngôi, tức là Triệu U Mục vương. Chống Tần. Từ các đời vua trước, nước Triệu đã bị Tần đánh bại và chiếm nhiều đất đai. Sang thời Triệu U Mục vương, nước Triệu tiếp tục bị Tần đánh. Năm 235 TCN, Tần vương Chính sai Hoàn Nghĩ đánh Vũ Thành của nước Triệu. Triệu U Mục vương sai Hỗ Triếp mang quân đi cứu. Hỗ Triếp bại trận và bị quân Tần giết, Tần chiếm Vũ Thành. Năm 234 TCN, Tần lại đánh Xích Lệ và Nghi An của nước Triệu. Triệu U Mục vương sai Lý Mục đang cầm quân ở phía bắc ra chống Tần. Lý Mục đánh bại quân Tần ở thành Phì khiến quân Tần phải rút lui. Triệu vương bèn phong Lý Mục làm Vũ An quân. Năm 232 TCN, Tần vương Chính lại đánh Thiên Ngô của nước Triệu. Lý Mục một lần nữa ra trận phá tan quân Tần. Sau khi diệt xong nước Hàn, Tần vương Chính đã tập trung binh lực đánh Triệu. Năm 230 TCN, nước Triệu bị mất mùa, dân bị đói. Năm 229 TCN, Tần vương Chính sai Vương Tiễn đánh Triệu. Triệu vương lại sai Lý Mục và Tư Mã Thượng ra chống cự. Vương Tiễn không đánh nổi. Giết tướng mất nước. Tần vương Chính bèn lập kế phản gián, sai người sang đút lót cho bầy tôi yêu của Triệu U Mục vương là Quách Khai nhiều tiền; do đó Quách Khai tâu lên rằng nói Lý Mục, Tư Mã Thượng muốn làm phản. Triệu vương bèn sai Triệu Thông và tướng Tề là Nhan Tụ ra thay Lý Mục. Lý Mục không vâng mệnh, không chịu giải chức. Vua Triệu sai người ra mặt trận, tìm bắt được Lý Mục và giết chết, đồng thời cách chức bỏ Tư Mã Thượng. Ba tháng sau, năm 228 TCN, Vương Tiễn nhân đánh Triệu gấp, phá tan quân Triệu. Triệu Thông bị Vương Tiễn giết chết, còn Nhan Tụ bỏ trốn về Hàm Đan. Tháng 10 năm 228 TCN, quân Tần kéo đến Hàm Đan. Triệu U Mục vương không thể chống lại được, cùng Nhan Tụ ra hàng. Anh Triệu Thiên là Triệu Gia bỏ chạy lên đất Đại, tự xưng là Đại vương, tiếp tục chống Tần. Vương Tiễn bình định đất Triệu, sáp nhập vào bản đồ nước Tần.
1
null
Tiêu chuẩn kép (Tiếng Anh: "double standard") là việc áp dụng các bộ nguyên tắc khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau. Tiêu chuẩn kép xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng được đối xử khác nhau mặc dù đáng ra, họ phải được đối xử theo cùng một cách. Trong cuốn "Tiêu chuẩn kép: Phê bình về khoa học xã hội nữ quyền," Margaret Eichler giải thích rằng, khi nói tới tiêu chuẩn kép là "ngụ ý rằng hai thứ giống nhau được đo lường bằng các tiêu chuẩn khác nhau". Một số ví dụ điển hình về tiêu chuẩn kép: Để gọi một sự nhìn nhận là tiêu chuẩn kép, ta có thể xem xét hành động ấy có áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho các tình huống tương tự hay không. Nếu thực tại vật lý hoặc nghĩa vụ đạo đức là khác biệt, việc áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho các tình huống giống nhau là hợp lệ. Nhưng nếu không có sự thật, sự kiện hoặc nguyên tắc nào phân biệt trong khi cách xử lý là khác nhau, thì cách xử lý ấy được gọi là tiêu chuẩn kép. Nếu được xác định một cách chính xác, tiêu chuẩn kép sẽ bị xem là tiêu cực vì nó thường chỉ ra sự hiện diện của hành vi đạo đức giả, thiên vị hoặc bất công. Nguyên nhân và cách giải thích. Có rất nhiều lý do để khiến con người hành động theo tiêu chuẩn kép. Một vài trong số đó bao gồm: tìm lý do bào chữa cho bản thân, che đậy sự phán xét, tìm kiếm trong các sự kiện những thông tin phù hợp với thế giới quan của anh ta (chẳng hạn như thiên kiến xác nhận, thiên kiến nhận thức, thiên kiến thu hút, định kiến hoặc thôi thúc riêng tư), hoặc vì lợi ích của bản thân. Con người có xu hướng đánh giá hành động của mọi người dựa trên người đã làm chúng thay vì lý tính và các nguyên tắc. Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2000, Tiến sĩ Martha Foschi đã quan sát việc áp dụng các tiêu chuẩn kép trong các bài kiểm tra năng lực nhóm. Bà kết luận rằng các đặc điểm về địa vị, giới tính, dân tộc và tầng lớp kinh tế xã hội, có thể tạo cơ sở cho việc hình thành các tiêu chuẩn kép, trong đó các tiêu chuẩn khắt khe hơn được áp dụng cho những người được coi là có địa vị thấp hơn. Tiến sĩ Foschi cũng lưu ý những cách thức mà các tiêu chuẩn kép có thể hình thành dựa trên các thuộc tính có giá trị xã hội khác như sắc đẹp, đạo đức và sức khỏe tinh thần. Các ví dụ và vấn đề phổ biến. Luật pháp. Tiêu chuẩn kép có thể xảy ra nếu hai hoặc nhiều nhóm có quyền hợp pháp ngang nhau nhưng được trao các mức độ đại diện hoặc được pháp luật bảo vệ, xét xử khác nhau. Các tiêu chuẩn kép như vậy được coi là không hợp lý vì chúng vi phạm một châm ngôn chung của luật pháp hiện đại - rằng tất cả các bên phải bình đẳng trước pháp luật. Trong trường hợp các thẩm phán được công nhận là công bằng, họ phải áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau cho tất cả mọi người, bất kể thành kiến chủ quan hay thiên vị của họ. Giới tính. Từ lâu, người ta đã tranh luận về việc giới tính của một người có ảnh hưởng như thế nào tới các phản ứng về đạo đức, xã hội, chính trị và pháp luật của người khác. Một ý kiến ​​cho rằng tiêu chuẩn kép tồn tại trong đánh giá của xã hội về hành vi tình dục của phụ nữ và nam giới. Trong một vài nghiên cứu tại Hoa Kỳ, trên một mẫu nhỏ trong số những người trẻ tuổi, đã phát hiện ra rằng hành động quan hệ ngẫu nhiên với ai đó hoặc quan hệ với nhiều bạn tình dễ được chấp nhận với nam giới hơn là phụ nữ. Các nghiên cứu khác cho rằng phụ nữ phải tuân theo các tiêu chuẩn năng lực khắt khe hơn nam giới, như được thể hiện trong các nghiên cứu liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ về mặt tri giác. Chính trị. Chính trị tiêu chuẩn kép còn thể hiện trong việc đánh gía và bình luận của một quốc gia hay nhà bình luận về cùng một hiện tượng, quá trình hoặc sự kiện trong quan hệ quốc tế. Tùy thuộc vào mối quan hệ của quốc gia, tổ chức, hay cá nhân tới các sự vật, sự việc, mà họ có các bình luận khác nhau. Trong Harry's Game (1975), Gerald Seymour đã viết: "Kẻ khủng bố của một người là chiến binh tự do của người khác".
1
null
Làng Hoa Tây () là một làng ở phía Đông thành phố Giang Âm, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Một số nguồn tin coi đây là làng giàu nhất Trung Quốc hay hình mẫu của một ngôi làng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử. Làng Hoa Tây được thành lập năm 1961. Cựu bí thư của Làng là ông Ngô Nhân Bảo (吴仁宝) là người đã quyết tâm biến đổi làng từ một vùng quê nghèo trở thành một cộng đồng dân cư hiện đại theo mô hình xã hội chủ nghĩa. Hiện tại Làng Hoa Tây có khoảng 2000 nhân khẩu, bên cạnh đó là khoảng 20344 lao động nhập cư và 28240 dân các làng bên cạnh. Làng Hoa Tây có riêng một công ty công nghiệp đa ngành được niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá trị khoảng 6,5 tỷ euro. Năm 2011 nhân dịp 50 năm thành lập làng, một khách sạn chọc trời 74 tầng cao 328 mét (tương đương chiều cao của tòa nhà cao nhất Bắc Kinh) đã được khánh thành tại làng lấy tên "Không trung Hoa Tây thôn" (空中華西村).
1
null
Chùa Trường Thọ là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Lâm Tế; hiện toạ lạc ở số 53/524 đường Nguyễn Văn Nghi, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Lịch sử. Hiện chưa biết người lập và năm dựng chùa Trường Thọ, chỉ phỏng đoán là dựng vào thế kỷ 18. Ban đầu, chùa ở thôn Hòa Mỹ (nay là vùng Đa Kao – Thị Nghè), thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, Gia Định thành . Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm Gia Định. Sau đó, chùa được dời về Gò Vấp ở vị trí hiện nay. Kể từ khi thành lập cho đến nay, chùa lần lượt có tên là: Chùa đã được trùng tu nhiều lần, gần nhất là năm 1994-1995. Diện mạo hiện nay là do đợt trùng tu vào cuối thế kỷ 19. Cổ vật quý. Trong chùa Trường Thọ còn giữ được nhiều di vật cổ có giá trị, như: .:-Bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quán Thế âm, Đại Thế Chí) bằng gỗ (cao 0,9 m, ngang 0,5 m). Đây là 3 pho tượng cổ nhất ở chùa. Ngoài ra, trong chùa còn đại hồng chung (cao 1,10 m, đường kính 0,62 m) có khắc 2 hàng chữ Hán nổi: "嘉 定 城新 平 府 平 洋 縣 平 治 總 和 美 村永 祥 寺 檇 夆 (Gia Định thành, Tân Bình phủ, Bình Dương huyện, Bình Trị tổng, Hoà Mỹ thôn, Vĩnh Tường tự Tuy phong), và: "戊 辰 年 九 月 二 十六 日 (Mậu Thìn niên cửu nguyệt nhị thập lục nhật). Hiện nay, chùa Trường Thọ đã được công nhận là "Di tích lịch sử – văn hóa" cấp quốc gia.
1
null
Trận Hà Dương () là một phần cuộc chiến trong loạn An Sử vào giữa thế kỷ 8 trong lịch sử Trung Quốc giữa nhà Đường và chính quyền Đại Yên do An Lộc Sơn lập ra từ năm 756. Bối cảnh. Năm 757, cuộc chiến chống Đại Yên của nhà Đường khá thuận lợi khi quân Đường thu phục được 2 kinh Lạc Dương và Trường An. Vua Yên là An Khánh Tự liên tiếp bại trận, phải lui về cố thủ ở Nghiệp Thành. Đường Túc Tông huy động 60 vạn quân từ Tiết độ sứ 9 phương đi đánh Nghiệp Thành. Tướng Yên là Sử Tư Minh vốn đã hàng nhà Đường lại trở lại theo Yên, mang quân cứu Nghiệp Thành. Kết quả quân Đường bị đánh tan tác. Nghiệp Thành được giải vây, Sử Tư Minh giết chết An Khánh Tự cướp ngôi vua Đại Yên. Đường Túc Tông nghe lời hoạn quan Ngư Triều Ân, quy trách nhiệm trận thua Nghiệp Thành cho Quách Tử Nghi nên triệu Lý Quang Bật về kinh phong làm Thái úy kiêm trung thư lệnh, thay Tử Nghi làm Tiết độ sứ phương bắc, chỉ huy quân Đường chống quân Yên. Sử Tư Minh đang đà thắng lợi, phát binh đánh xuống phía nam. Diễn biến. Lý Quang Bật thay Quách Tử Nghi. Khi nhận lệnh thay Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật từ Biện châu lên đường tới Lạc Dương ngay trong đêm tiếp quản quân của Tử Nghi. Ông dặn phó tướng Hứa Thúc Ký cố gắng giữ thành trong nửa tháng thì sẽ đến cứu. Đến nơi, ông chỉnh lý lại hiệu lệnh chặt chẽ. Đội quân của Tử Nghi vốn quen được đối xử nhân hậu rộng rãi, lúc đó bị kỷ luật siết chặt của Quang Bật nên nhiều người không bằng lòng . Trong khi Quang Bật tiếp quản quân của Tử Nghi thì Sử Tư Minh đánh đến Biện châu. Hứa Thúc Ký không theo lời dặn của Quang Bật, cùng các thuộc hạ Lương Phủ, Lưu Tùng Gián đầu hàng quân Yên. Sử Tư Minh có thêm lực lượng của Thúc Ký, khí thế càng mạnh. Ông sai các hàng tướng đi đánh Giang, Hoài, còn mình mang quân đánh Lạc Dương, khí thế rất mạnh mẽ. Sử Tư Minh tiến vào Lạc Dương. Trước thế mạnh của quân Yên, Lý Quang Bật liệu thế không chống nổi. Lưu thủ Lạc Dương là Vĩ Trắc đề nghị rút về hẳn Đồng Quan, dựa vào địa thế hiểm trở để chống cự. Lý Quang Bật không nhất trí, ông cho rằng như vậy là bỏ hẳn 500 dặm đất cho quân Yên chiếm. Lý Quang Bật chủ trương rút về Hà Dương, dựa vào Trạch Lộ và 3 thành ở Củng Nam, Bắc thành và Trung Đan làm chỗ dựa chống quân Yên. Không ai còn ý kiến khác, Lý Quang Bật lệnh cho toàn dân trong thành cùng quân lính dời đi Hà Dương, để lại thành không cho quân Yên. Sử Tư Minh biết Lý Quang Bật giỏi dùng binh, thấy quân Đường rút đi vẫn thận trọng không đuổi riết mà đợi quân Đường và dân Lạc Dương đi hết mới thúc quân vào chiếm thành. Khi Lý Quang Bật mang quân dân dời thành thì trời tối, phải đốt đuốc đi đường. Lý Quang Bật điều dân, quân vào 3 thành ở Hà Dương, hạ lệnh cho mọi người sửa sang, tu bổ 3 tòa thành chuẩn bị phòng thủ. Ông ban lệnh giữ thiết quân luật trong cả ba thành. Sử Tư Minh tiến vào Lạc Dương chỉ còn thành không, không thu được gì, lại sợ Lý Quang Bật mang quân trở lại đánh úp, nên mang quân ra đóng ở chùa Bạch Mã tại phía đông Lạc Dương, không vào trong cung điện ở nội thành. Ngoài thành Lạc Dương, ông cho đào nhiều hào công sự phòng thủ hình bán nguyệt. Giao tranh ở Hà Dương. Tháng 10 năm đó, sau khi an tâm về việc phòng thủ Lạc Dương, Sử Tư Minh mang đại quân tấn công Hà Dương. Lý Quang Bật bình tĩnh bố trí phòng thủ. Tiên phong quân Yên là Lưu Long Tiên đến đánh thành, giương oai diễu võ. Lý Quang Bật sai Bạch Hiếu Đức ra trận chém chết Long Tiên. Sử Tư Minh nuôi 1000 con ngựa tốt, hàng ngày cho ra bờ suối ăn cỏ. Lý Quang Bật dụng tâm chiếm lấy, bèn sai thả 500 ngựa cái trong thành ra. Ngựa con trong thành vắng mẹ nên cất tiếng hí gọi. Khi ngựa mẹ và ngựa con gọi nhau thì bầy ngựa của quân Yên đồng loạt lội qua suối đuổi theo đàn ngựa cái. Lý Quang Bật cho mở cửa thành lùa cả ngựa cũ và ngựa mới vào. Sử Tư Minh đánh Hà Dương lâu ngày không hạ được. Lý Quang Bật tránh địch ở chính diện mà mang một cánh quân đi phản kích ở phía tây thành Trung Đan, đánh bại 5000 quân địch, chém hơn 1000 người. Tuy giữ được thành nhưng Lý Quang Bật sắp cạn lương trong thành Hà Dương. Ông giao lại thành cho Lý Bão Ngọc, dặn cố thủ trong 2 ngày, còn tự mình ra Hà Thanh trưng thu lương thực. Để đề phòng quân Yên cắt đường vận chuyển, ông chia một cánh quân đóng ở bến Dã Thủy phía bắc Hà Thanh. Sau ngày đầu tiên, ông cho thuộc tướng Ung Hy Hạo chỉ huy hơn 1000 quân ở lại bến Dã Thủy, còn ông đột ngột trở lại Hà Dương và dặn Hy Hạo: Hy Hạo ngạc nhiên nghe lệnh. Đêm hôm đó Lý Nhân Việt mang quân Yên đến đánh, Hy Hạo cố ý cho quân nói to cho quân Yên biết là quân Đường đã phòng thủ chặt. Còn Lý Nhân Việt vốn nhận lệnh của Sử Tư Minh, phải đi đánh úp bắt cho được Lý Quang Bật nhân cơ hội Quang Bật đã rời thành, nếu không bắt được Quang Bật thì bị tội chết. Vì không gặp Lý Quang Bật, Nhân Việt sợ tội với Tư Minh nên xin hàng. Nhân Việt đến Hà Dương đầu hàng Lý Quang Bật, lại định viết thư dụ bạn là Cao Đình Huy về hàng, nhưng Quang Bật khẳng định không cần dụ thì Đình Huy cũng hàng. Mấy ngày sau, Đình Huy cũng tới hàng. Cả hai hàng tướng được Lý Quang Bật trọng đãi. Mọi người rất khâm phục sự tính toán của ông. Trong khi Lý Quang Bật ra ngoài lấy lượng thì Chu Bão Ngọc cũng đánh lui được một đợt tấn công của quân Yên dưới quyền Chu Chí. Chu Chí rút lui, lại mang 5000 quân đến đánh thành Trung Đan. Lý Quang Bật vừa từ bến Dã Thủy trở về Trung Đan, hạ lệnh dựng rào gỗ phòng thủ. Chu Chí mang quân đến nơi, Lý Quang Bật sai bộ tướng Lệ Phi Nguyên Lễ ra đánh. Nguyên Lễ dùng kị binh phối hợp với bộ binh đánh bại Chu Chí. Thấy Chu Chí liên tiếp thất bại, Sử Tư Minh thay đổi chiến thuật. Ông cho thuyền gỗ chở củi tẩm dầu châm lửa, thả trôi từ thượng nguồn xuống để đốt cháy 2 cây cầu nhằm chia cắt sự liên lạc giữa 3 tòa thành Hà Dương. Nhưng Lý Quang Bật phòng bị trước, ông sai quân dùng sào dài chặn thuyền và lấy đá lớn dìm thuyền lửa xuống sông. Sử Tư Minh tức giận lại sai Chu Chí mang 3 vạn quân đánh Bắc thành, còn tự mình tấn công Nam thành. Quang Bật đoán biết quân Yên chỉ tấn công Bắc thành, bèn giao cho Lý Bão Ngọc trấn thủ Nam thành, còn mình mang quân chủ lực ra Bắc thành. Thấy quân địch tuy đông nhưng hỗn loạn, Lý Quang Bật dự liệu quân Yên không đáng sợ. Ông sai 2 bộ tướng Hách Ngọc và Luận Dung Trinh chia đường ra đánh. Quân Đường đại phá quân Yên, giết hơn 1 vạn người, bắt sống 2 tướng Yên là Từ Hoàng Ngọc và Lý Tần Thu cùng 8000 người, thu rất nhiều khí giới. Sử Tư Minh đang đánh Nam thành, không biết quân đánh Bắc Thành bại trận. Lý Quang Bật sai mang tù binh bắt được đến Nam thành, chém ở bờ sông để uy hiếp quân Yên. Quân yên khiếp sợ, Sử Tư Minh phải lui quân về Lạc Dương. Lý Quang Bật thừa thắng mang quân tấn công Hoài châu, bắt sống các tướng Yên là Chu Chí, An Thái Thanh, Dương Hy Văn, giải về Trường An. Hậu quả và ý nghĩa. Trong trận Hà Dương, Lý Quang Bật chỉ có 2 vạn quân nhưng đã bại hơn 10 vạn quân Yên của Sử Tư Minh. Ý định đánh nhanh thắng nhanh, đẩy lùi quân Đường về phía tây để tấn công vào Trường An lần thứ hai của Sử Tư Minh thất bại. Lý Quang Bật đã có lựa chọn sách lược đúng đắn, cầm chân được quân Yên ở phía đông, giữ vững vùng kiểm soát phía đông của nhà Đường. Nhờ công lao trong trận này, ông được phong làm Lâm Hoài quận vương, phong thực ấp 1500 hộ. Lý Quang Bật tuy thắng nhưng quân ít hơn nhiều so với Sử Tư Minh nên không thể tổ chức phản công toàn diện mà chỉ tiếp tục duy trì tổ chức phòng ngự. Vì vậy Sử Tư Minh có cơ hội tấn công lần tiếp theo.
1
null
Không trung Hoa Tây thôn (; ) là một nhà chọc trời hậu hiện đại ở làng Hoa Tây, Giang Âm, CHND Trung Hoa. Tòa tháp này được khởi công xây dựng năm 2008 và hoàn thành năm 2011. Tòa tháp khách sạn thương mại cao với 74 tầng. Tòa tháp chọc trời có một quả cầu bằng kính tại nóc. Lễ khánh thành ngày 12 tháng 10 năm 2011.
1
null
Ahal ( tiếng Ba Tư "آخال Akhāl") là một tỉnh của Turkmenistan. Tỉnh này nằm ở miền trung-nam, giáp ranh với các tỉnh Bắc Khorasan, Razavi Khorasan của Iran và tỉnh Herat của Afghanistan dọc theo dải Kopet Dag. Tỉnh có diện tích và dân số 939.700 (ước tính năm 2005).
1
null
Balkan (, tiếng Ba Tư: " بلخان Balkhān") là một tỉnh của Turkmenistan. Tỉnh này nằm ở phía tây của quốc gia này, giáp ranh với các tỉnh Qaraqalpaqstan, Xorazm, Buxoro, Qashqadaryo, Surxondaryo của Uzbekistan, tỉnh Mangistau của Kazakhstan, biển Caspi, và các tỉnh Golestan, Bắc Khordasan của Iran. Tỉnh lị của nó là Balkanabat. Tỉnh có diện tích 139.270 km² và dân số ước tính năm 2005 là 553.500 người.
1
null
Junkers Ju 187 là một mẫu máy bay được thiết kế nhằm thay thế cho loại Junkers Ju 87 "Stuka". Chiếc máy bay này có kết cấu đuôi đặc biệt, có thể quay ngược chúc xuống đất để tăng góc bắn cho xạ thủ.Tuy nhiên khi chiếc Focke-Wulf Fw-190 chứng tỏ được khả năng không thua kém Ju 187 mà lại có tốc độ và độ cơ động tốt hơn thì dự án này đã bị hủy bỏ. Xem thêm. Máy bay có cùng sự phát triển: Tham khảo. D. Herwig & H. Rode "Luftwaffe Secret Projects - Ground Attack & Special Purpose Aircraft". ISBN 1-85780-150-4
1
null
Vườn quốc gia Doñana nằm ở Andalusia, thuộc các tỉnh Huelva, Sevilla và Cádiz với tổng diện tích ban đầu 337,41 km ²,sau khi được mở rộng thêm vào năm 2005 diện tích tăng lên 543 km ². Đây là một khu vực đầm lầy, suối cạn, và cồn cát ở cửa sông Las Marismas, Guadalquivir nơi đổ ra Đại Tây Dương. Vườn quốc gia được thành lập vào năm 1963 khi Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) cùng với chính phủ Tây Ban Nha đưa một phần vùng đầm lầy. Năm 1994, UNESCO công nhận vườn quốc gia trên là di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng trong Công ước Ramsar. Nơi đây là nơi sinh sống của 8 loài cá, 10 loài lưỡng cư, 19 loài bò sát, 30 loài động vật có vú và 360 loài chim trong đó có 5 loài đang bị đe dọa. Vườn quốc gia có sự một sự đa dạng sinh học duy nhất tại châu Âu, mặc dù một số vùng cũng có điểm tương đồng như Camargue (một vùng ngập nước ở miền Đông nam nước Pháp). Điểm nổi bật chính là vì Doñana bao gồm nhiều hệ sinh thái, nơi trú ẩn cho các loài động vật hoang dã bao gồm: các loài chim di trú từ châu Âu, châu Phi như vịt đầu trắng, vịt cẩm thạch, diệc.. với số lượng lên đến 500.000 cá thể; Ngoài ra, đây cũng là mái nhà của rất nhiều loài động vật quý hiếm như: Kền kền đen, chim Cắt cổ nâu đỏ, nai, heo rừng,lửng châu Âu, cầy Ai Cập... và các loài có nguy cơ tuyệt chủng như Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha, Linh miêu Iberia...
1
null
Camargue (Phát âm tiếng Pháp: [ka.maʁg]) là khu vực nằm ở phía nam của Arles, Đông nam nước Pháp, giữa biển Địa Trung Hải và hai nhánh sông ở vùng hạ lưu sông Rhône. Hai nhánh sông đó là "Grand Rhône" và "Petit Rhône". Về hành chính, khu vực xã Saintes-Maries-de-la-Mer và Port-Saint-Louis-du-Rhône thuộc Bouches-du-Rhône, ngoài ra là một số vùng đầm lầy nhỏ ở phía tây của "Petit Rhône" gọi là "little Camargue" thuộc Gard. Khu vực là một vùng đất ngập nước quan trọng tầm quốc tế trong Công ước Ramsar. Địa lý. Khu vực có diện tích hơn 930 km², là vùng đồng bằng sông lớn nhất Tây Âu. Đó là một đồng bằng rộng lớn bao gồm các đầm phá mặn, ao hồ bị chia cắt bởi các bãi cát và bao quanh bởi các đầm lầy đầy lau sậy. Đây là khu vực có diện tích canh tác lớn. Trong năm 2008, nó được hợp nhất tạo thành Công viên thiên nhiên vùng Camargue, nơi bảo vệ các loài chim hoang dã cùng với hệ thiên nhiên ngập nước đa dạng. Động thực vật. Camargue là nhà của hơn 400 loài chim. Các đầm lầy cũng là một môi trường sống cho nhiều loài côn trùng, đặc biệt là muỗi. Vùng cũng nổi tiếng với chăn thả gia súc bao gồm bò Camargue và ngựa Camargue. Hệ thực vật của Camargue đặc biệt thích nghi với khu vực đất ven biển như hoa oải hương, Salicornia, cùng với lau sậy và tuyết tùng. Công viên thiên nhiên vùng Camargue được thành lập như một khu bảo tồn thiên nhiên vào năm 1970 với diện tích 820 km² bảo vệ các loài thực vật, động vật cùng khu vực lịch sử của vùng. Kinh tế. Khu vực được xây dựng các hệ thống thoát nước, đê điều trở thành vùng trồng các loại ngũ cốc, nho, nhất là lúa gạo, sản xuất muối lớn của Pháp. Việc chăn thả gia súc cũng là thế mạnh của vùng với những loài như bò, cừu và đặc biệt là giống ngựa Camargue trắng nổi tiếng. Camargue có vị trí thuận lợi cho cảng biển. Trong những năm gần đây, người ta đã xây dựng những con đập, đê biển nhưng tình trạng lũ lụt vẫn xảy ra ở Camargue. Đóng góp của người Việt cho Camargue. Tháng 9, 1939, hơn 20 nghìn người nông dân Việt Nam đã bị cưỡng bức sang Pháp để làm việc phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2. Và đó cũng là những người đầu tiên biến cây lúa từ cây cỏ dại thành cây lương thực vùng Camargue mang lại giá trị cho nông dân Pháp ngày nay "Lúa giúp những nhà sản xuất ở vùng Camargue trở nên giàu có. Chất lượng gạo vùng này nổi tiếng, thậm chí còn vượt trội gạo của Ý và Tây Ban Nha". Bằng ngòi bút để lật lại quá khứ mà chính người Pháp đã muốn quên, 1 nhà báo Pierre Daum đã giúp những người nông dân Việt Nam được vinh danh và được dựng tượng tưởng niệm trên đất Pháp, nhưng liệu khi nhớ về họ, người Pháp có nhớ nông dân Việt Nam đã phải làm việc như lao động khổ sai, nơi ở thì như nhà tù, lương bằng 1/10 lao động bình thường nhưng chỉ được trả 1 nửa, 1 nửa bị nhà nước giữ.
1
null
Lebap ( tiếng Ba Tư "لباب Lobāb") là một tỉnh của Turkmenistan. Tỉnh này nằm ở đông bắc của quốc gia này và giáp với các tỉnh Xorazm, Buxoro, Qashqadaryo, Surxondaryo của Uzbekistan dọc theo Amu Darya và các tỉnh Faryab, Jowzjan của Afghanistan. Tỉnh lị của nó là Türkmenabat (trước đây có tên là Çärjew). Lebap có diện tích 93.730 km² và dân số ước tính năm 2005 là 1.334.500 người.
1
null
Đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha hay Đại bàng hoàng đế Iberia, Đại bàng Adalbert (tên khoa học Aquila adalberti) là một loài bị đe dọa. Chúng sống ở vùng trung tâm, phía Tây nam Tây Ban Nha và một vùng nhỏ ở nam Bồ Đào Nha Trước đây nó được coi là một phân loài của đại bàng đầu nâu ("Aquila heliaca"), nhưng hiện nay được coi là loài tách biệt do các khác biệt về hình thái và sinh thái. Về tổng thể, nó nhỏ hơn đại bàng đầu nâu, với trọng lượng chỉ khoảng 2,5 - 3,5 kg, chiều dài 78 – 82 cm và sải cánh dài 180 – 210 cm, màu lông đậm hơn và sống cố định trong khi đại bàng đầu nâu thì di cư trong mùa đông. Thức ăn của loài này bao gồm thỏ, gà gô, động vật gặm nhấm, chim bồ câu, quạ, vịt và thậm chí cả chó nhỏ. Hiện nay, loài đại bàng này đang bị đe dọa bởi môi trường sống bị suy giảm, bệnh tật do lây lan từ các loài động vật khác khiến số lượng của chúng chỉ còn khoảng 450-600 con. Mặc dù cho đến nay, chúng đã được cho là đang dần được phục hồi nhưng vẫn là loài bị đe dọa toàn cầu. Môi trường sống của loài này là ở những cánh rừng ở trung tâm và phía Tây nam như Extremadura, Sevilla và Huelva Sierra Norte. Một số ít cá thể được bảo vệ trong Vườn quốc gia Doñana.
1
null
Phong trào Quốc gia Cấp tiến (tiếng Anh: "National Progressive Movement", NPM) là một tổ chức ngoại vi của Đảng Tân Đại Việt, chủ trương bài Cộng và đối lập với Nội các của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Phong trào Quốc gia Cấp tiến hoạt động trên chính trường Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1968 - 1971. Lịch sử. Mùa xuân năm 1969, do sự động viên của Đảng trưởng Tân Đại Việt Nguyễn Ngọc Huy, giáo sư Nguyễn Văn Bông quyết định thành lập "Phong trào Quốc gia Cấp tiến", hai tổ chức này luôn có sự hoạt động chặt chẽ với nhau và mang nhãn hiệu đối lập với chính phủ đương nhiệm - Nội các Nguyễn Văn Thiệu. Trong hai năm 1970 và 1971, Phong trào Quốc gia Cấp tiến phát triển rất mạnh. Phần đông thành viên và cảm tình viên là cựu sinh viên Học viện Quốc gia Hành chánh hoặc nắm giữ những chức vụ cốt cán của Việt Nam Cộng hòa. Cương lĩnh của Phong trào là "cổ võ cho một nước Việt Nam thống nhứt dưới một chế độ dân chủ, với quyền bình đẳng giữa các công dân, tôn trọng nhân quyền, triệt tiêu nạn tham nhũng và cải tổ hành chánh". Về kinh tế, Phong trào chủ trương "đẩy mạnh phát triển, cải cách điền địa, canh tân thuế vụ và khuyến khích đầu tư". Về an sinh xã hội, Phong trào đòi hỏi "một chế độ quân dịch công bằng, giáo dục miễn phí, mang tính cưỡng bách và phục hồi uy tín của giáo giới". Tháng 9 năm 1971, Phong trào Quốc gia Cấp tiến và Đảng Tân Đại Việt đưa được vào Hạ nghị viện 21 dân biểu - một lực lượng đáng kể bấy giờ. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cử giáo sư Huy tham nghị với tư cách cố vấn, vào phái đoàn đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Uy tín của Nguyễn Văn Bông lên như diều. Nhưng vào cuối 1969 thì xảy ra vụ mưu sát: một trái bom phát nổ ngay cạnh phòng làm việc của giáo sư Bông tại tầng hai Học viện Quốc gia Hành chánh. Ông Bông không bị thương tích nặng do được che chở bởi một cái bàn viết khi gục xuống. Nhưng rồi một năm sau, ngày 10 tháng 11 năm 1971, giáo sư Bông không thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong vụ mưu sát thứ nhì, mặc dù ông được toán an ninh bảo vệ khá chặt chẽ. Vào giờ ăn trưa, tổ trinh sát vũ trang Ban An ninh T4 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thảy một trái bom dưới sườn xe hơi của ông trên đường Cao Thắng (Sài Gòn), nơi có đèn đỏ, làm xe nổ tung và gây thiệt mạng cho ông Bông, người tài xế và ba vệ sĩ. Sự kiện này đã gây tổn thất lớn đến nhân sự của Phong trào Quốc gia Cấp tiến, tổ chức này gần như không còn hoạt động gì sau đó. Năm 1973, Phong trào Quốc gia Cấp tiến sáp nhập vào Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã tập hợp những cựu thành viên của Phong trào Quốc gia Cấp tiến để thành lập nên tổ chức Liên minh Dân chủ Việt Nam.
1
null
Rikugun Ki-93 là một mẫu thử nghiệm máy bay tiêm kích của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới II. Do Viện nghiên cứu kỹ thuật hàng không lục quân thiết kế, đây là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng trang bị pháo cỡ lớn nhằm chống tàu và máy bay ném bom.
1
null
Đảng Phục hưng là một chính đảng hoạt động tại miền Nam Việt Nam từ 1953 đến 1963. Lịch sử. Thành lập vào năm 1953 tại Sài Gòn (khi đó thuộc chính thể Quốc gia Việt Nam, Đảng Phục hưng Việt Nam là tập hợp một số nhân sĩ - trí thức hoạt động chính trị trên tinh thần Tự do - Dân chủ - Công khai.
1
null
Ly Cơ (chữ Hán: 驪姬; ? - 651 TCN), còn được gọi là Lệ Cơ (麗姬), là sủng phi của vua Tấn Hiến Công thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Nàng được người đời gọi là "Hồng nhan họa thủy" (紅顏禍始) và được cho là nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh giành ngôi vị quân chủ nước Tấn sau khi Hiến công qua đời, được gọi là Ly Cơ chi loạn (驪姬之亂). Nàng cùng Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự đều được biết đến với biệt danh "Tứ đại yêu cơ" (四大妖姬), tức những người phụ nữ xinh đẹp mê hoặc quân vương, khiến cho cơ nghiệp các triều đại thời Tiên Tần bị phá hoại. Tiểu sử. Ly Cơ vốn là công chúa của Ly Nhung Quốc (驪戎國). Năm 672 TCN, Tấn Hiến Công đem quân đánh nước Ly Nhung, Quốc chúa xin giảng hòa và dâng hai người con gái gồm Ly Cơ và em gái là Thiếu Cơ (少姬) cho Tấn Hiến công. Ly Cơ nhan sắc mỹ miều, thân hình tuyệt đẹp khiến Tấn Hiến Công say mê, ít khi rời khỏi, còn cho nàng dự bàn việc nước. Hơn một năm sau, Ly Cơ sinh con trai đặt tên là Cơ Hề Tề. Thiếu Cơ cũng sinh một con trai tên là Cơ Trác Tử. Tấn Hiến công có nhiều con trai đã lớn, trong số đó có ba người tài giỏi và có đức hạnh nhất là Thái tử Cơ Thân Sinh, Công tử Cơ Trùng Nhĩ và Cơ Di Ngô. Vì yêu Ly Cơ, Tấn Hiến công muốn phế Thân Sinh để lập Hề Tề làm Thái tử, tuy nhiên Thân Sinh là Đích tử nên được các đại thần hết lòng ủng hộ. Ly Cơ muốn hại Thân Sinh để giành ngôi Thái tử cho con mình, bèn gièm pha Thân Sinh với Hiến công, bịa chuyện Thân Sinh có ý sàm sỡ, còn buông lời xằng bậy coi thường vua cha nhưng Tấn Hiến Công chưa tin lắm. Ly Cơ thấy vậy bèn bày kế, nàng lấy mật bôi vào bông hoa làm cho ong bướm đậu kín vào hoa rồi lại như vô tình gặp Thân Sinh trong vườn hoa, Ly Cơ thấy ông bướm đậu trên bông hoa thì giả vờ sợ sệt rồi đưa tay xua đuổi nhưng càng đuổi ong bướm bay càng nhiều khiến nàng kêu ré lên, Thân Sinh thấy vậy bèn tiến lại gần đưa tay đuổi giúp. Lúc ấy, Hiến Công trên đài tưởng Thân Sinh có ý sàm sỡ rất tức giận nhưng quần thần khuyên can nên đành nuốt giận. Từ đấy vua càng có ý muốn phế Thái tử. Năm 655 TCN, Ly Cơ nói với Thân Sinh rằng Hiến công mộng thấy mẹ Thân Sinh là Tề Khương và giục ông cúng lễ cho mẹ. Thân Sinh bèn làm lễ cúng mẹ mình rồi sai người dâng thịt cúng về cho Hiến Công. Lúc thịt dâng đến, Hiến công đang đi săn, Ly Cơ bèn bỏ thuốc độc vào. Khi Hiến công trở về định ăn thì Ly Cơ khuyên nên thử trước. Hiến công cho chó và viên quan nhỏ ăn thử. Cả chó và viên quan đều chết. Do đó, Hiến công nổi giận bèn sai người đi đến Khúc Ốc bắt giết Thân Sinh. Thân Sinh nghe tin bị truy nã bèn bỏ trốn đến Tân Thành. Tấn Hiến công bèn bắt giết Thái phó của Thái tử là Đỗ Nguyên Khoản (杜原款). Thân Sinh biết cha không dung bèn tự sát ở Tân Thành. Tấn Hiến công chính thức lập Hề Tề làm Thế tử. Bị giết. Lúc sinh thời Tấn Hiến Công rất thích ca vũ nên rất trọng dụng một kẻ đàn hát giỏi tên là Ưu Thi. Ưu Thi không chỉ hát hay, đánh biên khánh giỏi mà còn rất khôi ngô tuấn tú khiến cho Ly Cơ say đắm nên đã tư thông cùng y sau lưng Hiến Công. Ly Cơ cùng với Ưu Thi trước mặt vua kẻ tung người hứng nên khiến vua càng đắc ý muốn lập Hề Tề lên ngôi vua sau này. Năm 651 TCN, Hề Tề lên 15 tuổi. Tháng 9 năm đó, Tấn Hiến công qua đời. Trước khi mất, Hiến công ủy thác Hề Tề cho Tuân Tức. Hề Tề trở thành Quốc chủ nước Tấn mới. Tuy nhiên, các đại thần là phe cánh của 3 công tử Thân Sinh, Trùng Nhĩ và Di Ngô không đồng tình lập Hề Tề. Trong lúc chưa chôn cất Hiến công, Hề Tề vẫn mặc áo tang ra trông coi thi hài cha. Tháng 10 năm đó, đại phu Lý Khắc mang quân đánh vào nhà để tang và giết chết Hề Tề. Ly Cơ được tin chạy vào vườn hoa đâm đầu xuống giếng. Lý Khắc sai vớt lên rồi xả thịt thành từng miếng nhỏ quăng đi.
1
null
Phùng Tiểu Liên (chữ Hán: 馮小憐, không rõ năm sinh năm mất), còn gọi Bắc Tề Phùng Thục phi (北齊馮淑妃), là [Tả Hoàng hậu; 左皇后], tức Hoàng hậu không chính thống của Bắc Tề Hậu Chúa Cao Vĩ, hoàng đế Bắc Tề. Sử sách ghi lại bà là một tuyệt sắc giai nhân thời Bắc Tề, không chỉ xinh đẹp mà còn tài giỏi. Tương truyền bà có khả năng đàn tỳ bà, cùng với giọng hát làm mê đắm lòng người. Sự sủng ái của Cao Vĩ đối với bà bị chỉ trích là nguyên nhân gây nên sự diệt vong của Bắc Triều, và hậu thế thường xem Phùng Tiểu Liên là một điển hình của yêu mị, mê hoặc quân vương. Thân thế. Phùng Tiểu Liên không rõ quê quán ở đâu, cha mẹ là ai, chỉ biết rằng bà cơ bản thân là người hầu thân cận của Hoàng hậu Mục Hoàng Hoa, Hoàng hậu thứ ba của Bắc Tề Hậu Chúa Cao Vĩ. Hậu chúa Cao Vĩ vốn là kẻ đam mê tửu sắc, vì sủng ái Mục Hoàng hậu nên đã lần lượt phế bỏ hai vị Hoàng hậu trước. Được một thời gian, Cao Vĩ say mê Tào Chiêu nghi, nên lạnh nhạt với Hoàng hậu. Mục hậu ghen tức, bày mưu vu cáo người đẹp dùng tà thuật mê hoặc vua. Vốn tính hay lo sợ, Cao Vĩ vội tin lời, ban Tào thị dải lụa để treo cổ tự vẫn. Sau khi Tào thị, Cao Vĩ lại quay sang sủng hạnh Đổng Chiêu nghi khiến Mục hoàng hậu vô cùng tuyệt vọng. Một ngày, Mục hoàng hậu nghĩ ra cách dâng người hầu là Phùng Tiểu Liên cho Hoàng đế, hy vọng nếu Phùng Tiểu Liên đắc sủng thì mình cũng được hưởng công một ít. Phùng Tiểu Liên được Cao Vĩ lập tức sủng ái, phong hiệu Tục Mệnh (续命). Song, từ khi có mỹ nhân họ Phùng sở hữu làn da trắng nõn nà như một viên ngọc châu, cực kỳ thông minh và giỏi lấy lòng người thì Cao Vĩ không đoái hoài đến hoàng hậu và mấy trăm phi tần khác. Cao Vĩ mê đắm Tiểu Liên hết mực, thề nguyện suốt đời suốt kiếp ở bên nhau. Ngoài việc xây biết bao cung điện cho bà, nhà vua còn có ý phế ngôi Mục hoàng hậu để sắc phong Phùng Tiểu Liên. Tuy nhiên, Phùng Tiểu Liên vì nhớ ơn chủ cũ nên đã từ chối, Cao Vĩ đành phong Phùng Tiểu Liên làm Thục phi (淑妃), địa vị trong hậu cung chỉ sau Hoàng hậu. Cao Vĩ suốt ngày quấn quýt bên Phùng Tiểu Liên, ngay cả khi lâm triều cũng phải ôm mỹ nhân trong tay bàn chuyện chính sự. Cao Vĩ toan muốn đem Tiểu Liên đến Long Cơ đường (隆基堂), nhưng đấy vốn là nơi ở của Tào Chiêu nghi nên bà từ chối. Bị lưu lạc. Năm Vũ Bình thứ 7 (576), tháng 10, Bắc Chu Vũ Đế mang quân đánh Bắc Tề. Cao Vĩ và Phùng Tiểu Liên mải vui chơi đàn hát, không quan tâm tới mặt trận. Ban đầu, quân báo tin đến thì gặp Cao Vĩ và Tiểu Liên đang đi săn, Hữu Thừa tướng Cao A Năng Quang (高阿那肱) gạt đi nói:"Hoàng thượng đang có hứng thú, chút tin nhỏ nhặt ở biên thùy làm sao đáng bận tâm?". Đến chạng vạng, quân lính về báo ngày càng nhiều, Cao Vĩ biết được muốn đưa quân cứu viện, nhưng Phùng Tiểu Liên vẫn mải chơi không muốn dừng, yêu cầu Cao Vĩ tiếp tục chuyến đi săn, Cao Vĩ vì chiều lòng người đẹp mà đồng ý. Tháng 11, Cao Vĩ đến Tấn Châu, thành trì này đã bị chiếm đóng. Vì thế, Cao Vĩ bèn sai lính đào một mật đạo, tính dùng lối đó tiến công vào tòa thành. Nhưng khi sắp đào xong, Cao Vĩ cho người gọi Phùng Tiểu Liên đến, muốn người đẹp nhìn thấy cảnh tượng mình công phá thành trì làm vui. Nhưng Phùng Tiểu Liên khi ấy mải chải chuốt trang điểm, không thể nhanh mà đến, nên thời cơ của quân Tề bị lỡ, quân Chu phản công được cho lấp lại chặn cuộc công thành. Đến nỗi dân gian lưu truyền, thành Tây của Tấn Châu còn lưu lại di tích Phan Thục phi đến xem công thành. Trong thời gian đó, Cao Vĩ lấy Phùng Tiểu Liên có huân công, phong làm [Tả Hoàng hậu; 左皇后], tức Hoàng hậu không chính thống. Trước kia, Hoàng hậu thứ hai của Cao Vĩ - Hồ thị từng được phong "Tả Hoàng hậu" trước khi bị Cao Vĩ phế để lập Mục Hoàng Hoa làm Kế hậu. Tuy địa vị khi này của Tiểu Liên vẫn thấp hơn Mục Hoàng hậu, nhưng Cao Vĩ đặt ngự áo, liễn kiệu đều hệt như của chính cung. Khi nội giám mang áo đến, Cao Vĩ đem cho Tiểu Liên mặc vào, rồi tiếp tục đến Nghiệp Thành. Trên đường đi, Phùng Tiểu Liên vẫn còn mải trang điểm chải chuốt, Cao Vĩ nhớ đến phục sức Hoàng hậu mà mình chuẩn bị cho bà, liền phái Thái giám quay lại Tấn Dương để lấy về. Sau đó, Cao Vĩ đưa y phục tốt cho Tiểu Liên khoác vào, ghì dây cương cùng bà chậm rãi đi trước. Tháng 12, Cao Vĩ và Phùng Tiểu Liên đến Nghiệp Thành. Sau đó, mẹ của Cao Vĩ là Hồ Thái hậu cũng đến, ban đầu ông không tính ra đón mẹ, nhưng do Phùng Tiểu Liên khuyên mà cuối cùng trịnh trọng bày trận nghênh đón ở ngoài cổng thành. Anh họ Cao Vĩ là An Đức vương Cao Diên Tông lên ngôi khi Cao Vĩ bỏ chạy khỏi Tấn Dương. Tuy nhiên, Cao Diên Tông gần như bị quân Bắc Chu đánh bại ngay lập tức và bị bắt. Tại Nghiệp Thành tạm ổn một thời gian, Cao Vĩ vội vàng nhường ngôi cho con trai là Cao Hằng - lúc bấy giờ mới 7 tuổi rồi nhanh chóng cùng Phùng Tiểu Liên chạy trốn, hướng đến Thanh Châu, song bị tướng Uất Trì Cần (尉遲勤) của Bắc Chu bắt được và giải về Nghiệp Thành để trình Bắc Chu Vũ Đế. Cao Vĩ và Phùng Tiểu Liên trở thành tù nhân của Bắc Chu, bị áp giải tới Trường An. Bắc Tề diệt vong. Khi bị áp giải đến Trường An, việc đầu tiên mà Cao Vĩ xin Vũ Văn Ung chính là trao trả lại Phùng Tiểu Liên về bên mình. Cuối cùng Vũ Văn Ung cũng đáp ứng yêu cầu này. Cái chết. Năm Kiến Đức thứ 6 (577), do e sợ gia tộc họ Cao, Bắc Chu Vũ Đế đã vu cáo Cao Vĩ âm mưu phản loạn, và sau đó hạ lệnh buộc Cao Vĩ và các thành viên khác trong hoàng tộc Bắc Tề phải tự sát. Phùng Tiểu Liên sau bị coi là chiến lợi phẩm, ban cho em trai Bắc Chu Vũ Đế là Đại vương Vũ Văn Đạt (宇文達). Vũ Văn Đạt vừa nhìn thấy đã phải lòng vị mỹ nhân khôn ngoan, sắc sảo này bèn mang về hết mực sủng ái nhưng Tiểu Liên vẫn một lòng thủy chung với Bắc Tề Hậu Chúa Cao Vĩ. Một hôm, Văn Đại muốn nghe Tiểu Liên đàn Tỳ bà nửa chừng đứt dây. Phùng Tiểu Liên xúc động tiếp lời bằng bài thơ này: Dịch là: Vũ Văn Đạt có một chính phi họ Lý, là em gái của Lý Tuân (李詢). Chính phi Lý thị ghen tuông đố kị Phùng Tiểu Liên vì bà được chồng yêu. Để tự cứu mình, Phùng Tiểu Liên kể lể sự tình trước mặt Văn Đạt, suýt nữa khiến Lý thị bị bức chết. Năm Đại Tượng thứ 2 (581), Bắc Chu Tuyên Đế băng hà. Dương Kiên, cha của Dương Lệ Hoa - Hoàng hậu của Bắc Chu Tuyên Đế trở thành nhiếp chính dưới thời Bắc Chu Tĩnh Đế. Dương Kiên vốn muốn tiếm vị, sau cuộc nổi dậy của Uất Trì Huýnh, nghe tin các thúc tổ của Chu Tĩnh Đế bao gồm Đại vương Vũ Văn Đạt, Triệu vương Vũ Văn Chiêu (宇文招), Trần vương Vũ Văn Thuần (宇文純), Việt vương Vũ Văn Thịnh (宇文盛) và Đằng vương Vũ Văn Du (宇文逌) sẽ chống lại mình nên đã triệu họ trở về Trường An. Sau Dương Kiên hành quyết Tất vương Vũ Văn Hiến  và tất cả hoàng thân còn lại. Đại Vương Vũ Văn Đạt và hậu duệ của ông cũng bị giết. Tết năm 581, Dương Kiên đã buộc Tĩnh Đế nhường ngôi, chấm dứt triều Bắc Chu và khởi đầu triều Tùy. Vũ Văn Đạt chết, Dương Kiên tiếp tục dâng Phùng Tiểu Liên cho Lý Tuân, em trai Lý thị - Chính phi của Vũ Văn Đạt. Lý Tuân nhớ mối thù của chị mình, bèn cho Tiểu Liên bắt mặc một bộ quần áo đầy gai nhọn, sau đó chậm rãi hành hạ. Mẹ Lý Tuân sau biết được Tiểu Liên từng hãm hại qua con gái mình, bèn ép Tiểu Liên tự vẫn. Văn hoá đại chúng. Được diễn bởi Mao Lâm Lâm trong phim truyền hình Lan Lăng Vương 2013.
1
null
Halocaridina rubra là một loài tôm thực sự thuộc họ Atyidae. Tên của loài này trong tiếng Hawaii là "" (nghĩa là "tôm đỏ"). mô tả và phân bố. "Halocaridina rubra" là một loài tôm nhỏ có màu đỏ với chiều dài cơ thể hiếm khi vượt quá 1,5 cm. Đây là loài đặc hữu của quần đảo Hawaii. Đa phần số tôm này sống trong các vũng gần biển thuộc đảo Hawaii và đảo Maui trên chất nền dung nham. Ngoài ra, cũng có một số lượng tôm sống trong các vũng karst và trong môi trường ngầm dưới mặt đất thuộc các vùng đá vôi nằm trên những hòn đảo cổ hơn (ví dụ đảo Oahu). Nhìn chung, môi trường sống của "Halocaridina rubra" mang tính độc nhất và phân bố rải rác trên năm hòn đảo thuộc quần đảo Hawaii, đó là Maui, Kahoolawe, Oahu, Molokai và Hawaii. Sinh thái học. "" là loài động vật ăn thực vật và ăn mảnh vụn sống ở cả tầng ngầm và tầng mặt của vũng gần biển. Thức ăn điển hình của loài này là tảo và thảm vi khuẩn ("bacterial mat") trên bề mặt đá và chất nền của vũng gần biển. Càng của tôm có đặc điểm thích nghi với hoạt động cạo và lọc tảo-vi khuẩn. Trước tiên các lông cứng có răng cưa cào lên bề mặt chất nền; sau đó những lông cứng có sợi nhỏ sẽ giúp thu thập số thức ăn vừa được nạo ra. Loại lông cứng có sợi nhỏ còn đóng vai trò là dụng cụ lọc thức ăn khi diễn ra hiện tượng nước nở hoa thực vật phù du. Hoạt động kiếm ăn của "Halocaridina rubra" giữ tầm quan trọng đặc biệt trong việc duy trì tính toàn vẹn của bề mặt chất nền (nơi có hàng loạt loài cây, vi khuẩn, tảo cát, động vật nguyên sinh sinh sôi ở mặt trên cũng như các vật liệu silixic và cácbônát bên dưới). Loài này sinh sản tại tầng ngầm của vũng gần biển.
1
null
Ngày 24 tháng 11 năm 2012, một trận hỏa hoạn tại một xưởng may mặc thời trang Tazreen có nhiều tầng tại quận Ashulia nằm ở ngoại ô thủ đô Dhaka, Bangladesh, làm thiệt mạng ít nhất 112–124 chết, khiến đây là vụ cháy nhà máy thiệt hại về người nhiều nhất trong lịch sử quốc gia này và 200 người bị thương. ́Một số người tử nạn vì cố nhảy xuống từ trên cao để thoát khỏi ngọn lửa. Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra hỏa hoạn khởi nguồn ở tầng trệt, là nhà kho và nhanh chóng lan khắp phân xưởng, và làm nhiều nạn nhân bị kẹt trong xưởng. Đám cháy diễn ra trong hơn 17 tiếng đồng hồ trước khi lính cứu hỏa dập tắt. Các công nhân khác đã thoát khỏi mái nhà của tòa nhà đã được giải cứu thành công. Các nhà chức trách đang nghi ngờ sự cố trong đường dây dẫn điện có thể là nguyên nhân gây cháy. Tòa nhà có ba cầu thang bộ và tất cả các cầu thang này đều dẫn xuống tầng trệt,́ các công nhân không thể thoát ra ngoài khi ngọn lửa bao trùm tòa nhà. Nhà máy. Mở cửa năm 2009, xưởng thời trang Tazreen thuộc Tập đoàn Tuba có 1630 công nhân sản xuất áo phong, áo polo và áo vét tông. Nhà máy sản xuất quần áo cho các công ty khác nhau, bao gồm cả các công ty Hà Lan C & A, công ty Mỹ Walmart và Hồng Kông công ty Li & Fung. Trong tháng 5 năm 2011, nhà máy đã bị đánh dấu bởi một quan chức đạo đức Walmart là "vi phạm và/hoặc điều kiện được coi là có nguy cơ cao".
1
null
Atyidae là một họ tôm. Đây là họ duy nhất trong siêu họ Atyoidea thuộc phân thứ bộ Caridea. Đặc điểm. Các loài trong họ này có chung đặc điểm càng ngắn khác với các loài thuộc họ Tôm gai Palaemonidae có càng dài râu dài. Chúng hiện diện ở khắp các vùng nước nhiệt đới và phần lớn vùng nước ôn đới. Con trưởng thành của các loài trong họ này luôn luôn giới hạn ở vùng nước ngọt. Chi và loài. Phân loại sau đây theo De Grave (2010), và các bổ sung sau đó.
1
null
Caridina multidentata là tên một loài tôm thuộc họ Atyidae. Nó có nguồn gốc từ Nhật Bản và một số khu vực bán đảo Triều Tiên và Đài Loan. Nó có những tên gọi thông dụng là tép Amano, tép Yamato, tép ăn tảo, tép Nhật. Đặc điểm. Nó có cơ thể trong mờ bao phủ bởi các điểm nâu hơi đỏ ± 0,3 mm hai bên thân trông giống như một đường kẻ đứt có màu hơi đỏ. Mặt lưng có dải trắng chạy từ đầu đến đuôi và các mắt màu đen. Con đực dễ phân biệt với con cái vì có dãy các đốm thấp hơn thon chạy dọc cơ thể. Con cái dễ dàng được phân biệt với con đực bằng hàng chấm dài hơn. "Caridina multidentata" thích nghi tốt trong môi trường nhiệt độ 18 °C đến 28 °C với độ pH từ 6,5 đến 7,5. Chúng hoạt động nhiều hơn ở nhiệt độ cao hơn, nhưng cũng có thể có tuổi thọ ngắn hơn. Như với tất cả các loài giáp xác, chúng cực kỳ bất lợi đối với đồng do máu haemocyanin của chúng. "Caridina multidentata" giao phối trong dòng suối và đầm lầy nước ngọt. Tép cái báo hiệu sẵn sàng giao phối giống như các loài tôm khác, bằng cách giải phóng pheromone vào nước để các con đực theo dõi. Trứng được thụ tinh được giải phóng và trải qua các giai đoạn ấu trùng trong nước lợ và nước mặn khi chúng trôi ra biển. Ấu trùng trở về từ biển một khi chúng đạt đến giai đoạn tăng trưởng cuối cùng và chúng ở lại nước ngọt trong phần còn lại của cuộc đời. Nuôi nhốt. Lịch sử. Theo các nguồn khác nhau, "Caridina multidentata" đã được giới thiệu vào thế giới loài sinh vật cảnh bởi Takashi Amano trong đầu những năm 1980. Chúng thường được sử dụng bể cá cảnh vì chúng ăn chủ yếu vào tảo, do đó làm sạch hồ cá nếu với số lượng lớn. "Caridina multidentata" trước đây được biết trong giối nuôi cá cảnh với tên "Caridina japonica" nhưng đã được đổi tên thành "Caridina multidentata" theo một nghiên cứu năm 2006.
1
null
Caridina là một chi tôm atyidae có tên gọi thông dụng là tép ong. Chúng được tìm thấy khắp nơi ở các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, Oceania và châu Phi. Chúng là loài ăn lọc và ăn xác chết. Chúng có giáp dài từ 0,9–9,8 mm ("C. cantonensis") đến 1,2–7,4 mm ("C. serrata"). Các loài. Chi này gồm có các loài sau:
1
null
Derweze (tiếng Turkmen: "Cổng", hay còn gọi là Darvaza) là một làng với dân số khoảng 350 người ở Turkmenistan, nằm giữa sa mạc Karakum cách Ashgabat 260 km về phía bắc. Mỏ khí "Cổng Địa ngục". Khu vực Derweze area rất giàu khí thiên nhiên. Trong khi tiến hành khoan năm 1971 các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính ở vị trí . Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đã quyết định cách tốt nhất là đốt nó. Các nhà địa chất hy vọng rằng dùng lửa sẽ đốt cháy toàn bộ khí trong vài ngày, tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc. Người dân nơi đây gọi hố này là "Cánh cửa đến địa ngục".
1
null
Mỏ khí Darvaza hay Cánh cửa đến Địa ngục là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan năm 1971 các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí. Mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính ở vị trí . Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đã quyết định cách tốt nhất là đốt nó. Các nhà địa chất hy vọng rằng dùng lửa sẽ đốt cháy toàn bộ khí trong vài tuần, tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc. Người dân nơi đây gọi hố này là "Cánh cửa đến địa ngục". Địa lý. Mỏ khí này nằm gần làng Derweze. Nó tọa lạc ở giữa sa mạc Karakum, 260 km so với Ashgabat. Đây là một trong những mỏ khí có trữ lượng lớn nhất trên thế giới. Tên gọi "Cửa vào Địa ngục" do người dân đặt, đề cập đến lửa, bùn sôi và ngọn lửa màu da cam trong miệng núi lửa Derweze . Đám lửa cháy lan trên một diện tích khoảng và độ cao so với đáy hố. Lịch sử. Cổng địa ngục được tìm thấy bởi các nhà khoa học Liên Xô năm 1971. Bàn đầu họ cho rằng đó là một mỏ dầu., do đó họ đã thiết lập một giàn khoan và bắt đầu tiến hành khoan thăm dò đánh giá trữ lượng khí đốt dự trữ trong mỏ. Trong quá trình khoan, mặt đất bên dưới giàn khoan và trại bị sụp xuống tạo thành một miệng hố, may mắn không có thiệt hại về người trong vụ tai nạn này. Tuy nhiên, một lượng lớn khí mêtan đã thoát ra và gây nên các vấn đề lớn về môi trường và cũng như những ảnh hưởng to lớn tới cư dân ở các khu vực xung quanh, thậm chí gây nên một số ca tử vong. Lo ngại về những vấn đề này, các nhà khoa học đã quyết định sẽ đốt hố để triệt tiêu hoàn toàn lượng khí độc rò rỉ. Về mặt môi trường, việc đốt bỏ là giải pháp tốt nhất khi mà hoàn cảnh không cho phép khai thác sử dụng lượng khí đốt có trong hố, đặc biệt khi khí mêtan thải vào khí quyển sẽ gây nên hiệu ứng nhà kính. Vào thời điểm đó người ta mong muốn lượng khí trữ trong hố sẽ cháy hết trong vài tuần nhưng hàng thập kỷ trôi qua nó vẫn tiếp tục cháy cho tới ngày nay. Tháng 4 năm 2010, Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdimuhamedow, đã đến thăm địa điểm này và chỉ đạo cần lấp miệng hố hoặc thực hiện các biện pháp xử lý để hạn chế ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của các mỏ khí tự nhiên khác trong khu vực.
1
null
Aquila wahlbergi là một loài chim săn mồi trong họ Accipitridae. Loài chim này có thân dài khoảng 53–61 cm với sải cánh dài 130–146 cm và khối lượng cơ thể từ 437-845 g đối với con trống và 670-1400 g đối với con mái trung bình. Aquila wahlbergi sinh sản ở hầu hết của châu Phi phía nam sa mạc Sahara. Nó là một loài chim rừng, thường sống gần nước. Nó xây tổ trong chỗ rẽ ba của một cây hoặc trên đỉnh cây cọ. Mỗi tổ có một hoặc hai quả trứng. Aquila wahlbergi săn bắt loài bò sát, động vật có vú và các loài chim nhỏ. Loài chim này được đặt tên theo nhà tự nhiên Thụy Điển Johan August Wahlberg.
1
null
Tổ chức chính trị Việt Nam là những tập hợp người Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chính trị, dù hợp hiến hay vi hiến. Tổ chức chính trị Việt Nam bao gồm những đảng phái, phong trào, hội đoàn... Thông thường, có các đảng phái nhưng cũng có những tổ chức chính trị không phải đảng phái, chỉ mang tính chất phong trào. Tổng quát. Danh sách tổng hợp tất cả đảng phái, giáo phái và nhóm vũ trang trong lịch sử Việt Nam từ 1887 đến nay. Liên bang Đông Dương thời Pháp thuộc và Nhật thuộc (1887 - 1954). Đây là thời kỳ văn hóa chính trị mang màu sắc Tây Âu tràn vào Việt Nam, các tổ chức chính trị mọc lên nhanh, có nhiều cá nhân xuất sắc và chủ thuyết gây sức ảnh hưởng lớn (như chủ nghĩa dân tộc sinh tồn của Trương Tử Anh, chủ nghĩa duy dân của Lý Đông A...). Tổ chức chính trị lúc này bao gồm các lực lượng của người Việt Nam và người Pháp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1976). Danh sách này bao gồm các tổ chức chính trị và đảng phái được thành lập sau khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trong đó Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh đóng vai trò chủ chốt. Ngoài ra còn có Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam và phong trào Thanh niên Tiền phong tham gia Việt Minh và ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh sách này cũng bao gồm các tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản và Việt Minh được thành lập trong giai đoạn này. Tuy nhiên danh sách không bao gồm các đảng phái hoặc tổ chức chính trị được Pháp và Quốc gia Việt Nam hậu thuẫn thành lập trong vùng họ chiếm đóng. Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975). Do hiện tình đất nước phân đôi, trong khi miền Bắc chỉ tồn tại ba đảng phái và mọi nhu cầu chính trị đều phục vụ Đảng Lao động thì tại miền Nam, các tổ chức chính trị xuất hiện như nấm sau mưa, gây nên làn sóng dân chủ - công khai trong sinh hoạt cộng đồng. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hải ngoại (1976 đến nay). Sau ngày thống nhất Tổ quốc, hầu hết các tổ chức chính trị tại miền Nam phải giải tán (do bị bắt buộc, được vận động, hoặc thức thời nên tự chấm dứt hoạt động) chỉ một số hội đoàn tôn giáo được giữ lại nhưng phải chuyển đổi thành tổ chức xã hội thuần túy. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị duy nhất và giữ vai trò lãnh đạo ở Việt Nam từ sau 1976 đến nay theo quy định của các bản Hiến pháp Việt Nam (với vai trò là đảng cầm quyền hay đảng lãnh đạo). Bối cảnh chính trị Việt Nam dần dần phụ trợ vai trò độc tôn của Đảng Cộng sản. Chỉ những tổ chức do Đảng Cộng sản đứng ra thành lập hoặc cấp phép hoạt động mới được coi là hợp pháp, còn lại những tổ chức không được cấp phép thì bị xem là bất hợp pháp, hoặc nặng nề hơn là "phản động". Hầu hết các tổ chức như thế chỉ sinh tồn tại hải ngoại. Với xấp xỉ 4 triệu Đảng viên, hiện nay Đảng Cộng sản vẫn giữ thế thượng phong là chính đảng lớn nhất và duy nhất ở Việt Nam.
1
null
Học viện Tư pháp Việt Nam là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp đại học tại Việt Nam, chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp tại Việt Nam. Thành lập. Học viện Tư pháp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, trực thuộc Bộ Tư pháp. Học viện Tư pháp là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, có trụ sở tại Hà Nội và cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1155/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án "Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp"
1
null
Ẩm thực Nga (tiếng Nga: Русская кухня, chuyển tự là: Russkaya kukhnya) rất đa dạng, vì Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Ấm thực Nga có nguồn gốc tính chất đa dạng từ tầm vóc rộng lớn và đa văn hóa của Nga. Nền móng của nền ẩm thực đã được xây dựng trên thực phẩm nông dân của dân cư nông thôn trong một khí hậu thường khắc nghiệt, với sự kết hợp với nguồn cung cấp dồi dào về cá, gia cầm, nấm, dâu, và mật ong. Cây trồng lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và kê cung cấp các thành phần cho nhiều loại bánh mì, bánh, ngũ cốc, bia, và rượu vodka. Súp và các món hầm đầy đủ các hương vị được tập trung vào các sản phẩm theo mùa vụ hoặc có thể lưu trữ, cá, và các loại thịt. Thực phẩm hoàn toàn có nguồn gốc bản địa vẫn là yếu tố chính cho đại đa số người Nga vào thế kỷ 20. Việc mở rộng của nước Nga về văn hóa, ảnh hưởng và sự quan tâm trong suốt thế kỷ 18 16 mang lại nhiều hơn các loại thực phẩm tinh chế và kỹ thuật ẩm thực, cũng như là một trong những quốc gia thực phẩm có chất lượng nhất trên thế giới. Chính trong thời gian này cá xông khói, bánh bột nhồi, xà lách và các loại rau màu xanh lá cây, sô cô la, kem, rượu vang và nước trái cây được nhập khẩu từ nước ngoài. Ít nhất là cho tầng lớp quý tộc đô thị và tầng lớp quý tộc tỉnh, điều này mở ra cánh cửa cho việc tích hợp sáng tạo của những thực phẩm mới với các món ăn truyền thống của Nga. Kết quả là rất khác nhau về kỹ thuật, gia vị, và sự kết hợp. Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay Sankt-Peterburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá. Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa. Súp. Súp luôn đóng một vai trò quan trọng trong bữa ăn của Nga. Các loại súp thiết yếu truyền thống như shchi (щи), ukha (уха́), rassolnik (рассо́льник), solyanka (соля́нка), botvinya (ботви́нья), okroshka (окро́шка), và tyurya (тю́ря) được mở rộng từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 20 bởi cả những thực phẩm thiết yếu của châu Á và châu Á như canh, súp xay nhuyễn, món hầm và nhiều loại khác. Các món súp của Nga có thể chia thành ít nhất bảy nhóm lớn: Súp lạnh. Okroshka là món súp lạnh từ kvas hoặc sữa chua lỏng. Okroshka cũng là một loại salad. Các nguyên liệu chính là hai loại rau có thể trộn với thịt hoặc cá luộc nguội với tỷ lệ 1:1. Súp nóng. Shchi (súp bắp cải) đã từng là món đầu tiên trong bữa chủ yếu trong hơn một ngàn năm. Mặc dù mùi vị đã thay đổi, có vẫn tồn tại qua các thời kỳ. Shchi không phân biệt tầng lớp xã hội, và kể cả nếu người giàu có các nguyên liệu đắt hơn và người nghèo chỉ nấu với bắp cải và hành tây, tất cả các phiên bản "nghèo" và "giàu" này đều được nấu theo cách truyền thống giống nhau. Hương vị đặc trưng của súp bắp cải đến từ việc sau khi nấu nó được để lại (hầm) trên bếp. The "Tinh thần shchi" không thể tách rời với nhà gỗ Nga. Nhiều châm ngôn của Nga gắn liền với loại súp này, như là "Shchi da kasha pishcha nasha" (, "Shchi và cháo là những thực phẩm thiết yếu của chúng ta"). Nó có thể được ăn thường xuyên, vào mọi lúc trong năm. Phiên bản sang hơn của shchi bao gồm một số nguyên liệu, nhưng nguyên liệu đầu tiên và cuối cùng là bắt buộc: Khi dùng súp, smetana được thêm vào. Nó thường được ăn cùng bánh mì đen. Trong nhiều thời gian trong năm khi Nhà thờ Cơ đốc giáo chính thống quy định kiêng thịt và sữa, một phiên bản thuần chay của shchi được thực hiện. Borscht được làm từ nước xuýt, củ dền đỏ và khoai tây, cùng với nhiều loại rau củ khác như hành, cải bắp, cà rốt và cần tây. Súp borscht Nga khác súp borscht Ukraina ở chỗ người Nga luôn luôn sử dụng củ dền đỏ để nấu súp. Súp borscht thường cũng có cả thịt, đặc biệt là thịt bò (ở Nga) hoạc thịt lợn (ở Ukraina). Borscht nhìn chung thường ăn rất nóng, kèm theo kem chua, điểm thêm các loại rau thơm hoặc rau mùi tây và tỏi giã nhỏ. Theo truyền thống, súp borscht thường dùng cùng với bánh mỳ đen. Borscht thường được coi là món ăn dân tộc tại nhiều quốc gia Đông Âu khác như Ukraina, Ba Lan, Belarus và Lít-va. Cháo. Cháo đặc là một trong những món quan trọng nhất trong ẩm thực truyền thống của Nga. Các loại ngũ cốc khác nhau từ các vụ mùa địa phương. Trong tiếng Nga, từ kasha đề cập đến bất cứ loại cháo đặc nào. các loại ngũ cốc phổ biến nhất là mạch ba góc, kê, semolina, yến mạch, đại mạch và gạo. Các loại ngũ cốc này theo truyền thống được nấu với sữa, đặc biệt là dành cho bữa sáng. Mọi người thường thêm bơ, muối và đường vào để thêm vị. Món chính. Thịt. Trong ẩm thực truyền thống của Nga có 3 loại món ăn từ thịt cơ bản nổi bật: "Domostroi" thế kỷ 16 tập trung vào các hộ gia đình khá giả cũng nhắc đến cách làm xúc xích, thịt nướng xiên, món hầm và nhiều món thịt khác. Pelmeni là món truyền thống của Đông Âu (chủ yếu là Nga) thường được làm với nhân thịt xay bên trong bột nhào mỏng (làm từ bột và trứng, đôi khi thêm với sữa và nước). Thịt lợn, cừu, bò và các loại thịt khác có thể được sử dụng làm nhân; trộn một số loại cũng phổ biến. Công thức truyền thống của Ural yêu cầu nhân được làm từ tỷ lệ 45% thịt bò, 35% thịt cừ, và 20% thịt lợn. Theo truyền thống, các gia vị khác nhau, như tiêu, hành tây, và tỏi được trộn với nhân. Người Nga có vẻ đã học cách làm pelmeni từ người Phần Lan và người Tatar ở Taiga, dãy núi Ural và Siberia. Từ ngày nghĩ là "bánh mì hình tai" trong các ngôn ngữ Phần như là Udmurt và Komi. Ở Siberia nó được làm theo lượng lớn và được chứa đông lạnh bên ngoài trong vài tháng mùa đông. Ở đại lục Nga, thuật ngữ "Pel'meni Siberia" đề cập đến pel'meni làm với hỗn hợp thịt (tỷ lệ 45/35/20 như ở trên hay tỷ lệ khác), thay vì chỉ một loại thịt. Đến cuối thế kỷ 19, nó trở thành thực phẩm thiết yếu khắp vùng đô thị Nga thuộc châu Âu. Nó được chế biến ngay trước khi ăn bằng cách luộc trong nước đến khi thịt nổi lên, sau đó đợi 2–5 phút nữa. Thành phẩm được dùng với bơ hoặc kem chua (mù tạt, cải ngựa và giấm cũng phổ biến). Một số công thức gợi ý rán pelmeni sau khi luộc đến khi chuyển màu nâu vàng. Cá. Cá từng quan trọng trong ẩm thực thời tiền cách mạng, đặc biệt vào ngày nhịn ăn của Giáo hội Chính thống giáo Nga, khi mà họ không được phép ăn thịt, tương tự như phong tục Công giáo ăn cá thay vì thịt vào thứ 6. Một cách nghiêm ngặt, các loài cá nước ngọt như cá chép và cá sudak (Sander lucioperca, Zander) thường được ăn ở vùng đất liền; cá hồi, cá ngừ ở vùng phía bắc. Các loài cá bao gồm cả các loài nước ngọt được bảo quản bằng cách ngâm muối, muối, hun khói và được dùng làm "zakuski" (hors d'oeuvres). Rau. Bắp cải, khoai tây và các loại rau chịu được lạnh phổ biến ở Nga và các nền ẩm thực châu Âu khác. Bắp cải muối (dưa cải Đức), dưa chuột muối, cà chua và các loại rau khác được ngâm muối để bảo quản cho việc sử dụng trong mùa đông. Táo muối và một số hoa quả khác cũng được sử dụng rộng rãi. Chúng là các nguồn vitamin trong các quãng thời gian không có hoa quả và rau tươi. Đồ uống. Đồ uống có cồn. Trong các loại đồ uống có cồn của Nga, có lẽ loại cổ nhất là Medovukha, một loại đồ uống ngọt, ít cồn, được làm từ mật ong lên men thêm với các gia vị. Một loại thức uống từ mật ong mạnh hơn là stavlenniy myod, đây là đồ uống của Nga tương đương với mead của Scandinavia; theo điển hình nó được làm từ hỗn hợp nước ép quả mọng. Vodka là sản phẩm có cồn nổi tiếng nhất của Nga và được sản xuất với nhiều phiên bản khắp cả nước. Vodka có thể có thành phần chính là ngũ cốc hoặc khoai tây và thường được tạo hương vị với rất nhiều nguyên liệu khác nhau từ tiêu cay và củ cải ngựa đến các loại trái cây và quả mọng. Bia đã được sản xuất tại Nga ít nhất kể từ thế kỷ thứ 9. Sự phổ biến của nó trong nhiều thế kỷ tập trong tại vùng Novgorod. Bia tiếp tục được sản xuất trong suốt lịch sử nước Nga nhưng sự phát triển thực sự bắt đầu từ thế kỷ 18 khi nhiều nhà máy bia được thành lập để cung cấp cho quân đội hoàng gia với được hiện đại hóa và mở rộng. Một sự bùng nổ thực sự về độ nổi tiếng của bia xảy ra vào thập kỷ cuối của thời kỳ Liên Xô và tiếp tục cho đến ngày nay. Hiện nay, Nga là nhà sản xuất bia lớn thứ tư thế giới. Rượu vang được sản xuất tại các vùng phía nam quốc gia, nhưng ít nổi tiếng hơn nhiều so với các thức uống có cồn khác. Công nghiệp rượu vang có phần nào nổi bật trong thời kỳ phong kiến đã và đang mở rộng một cách chậm rãi. Hầu hết người Nga uống rượu vang thích các loại vang nhập từ nước ngoài hơn, đặc biệt là các loại vang ngọt được sản xuất tại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ và ít được biết đến trên thế giới. Đồ uống không cồn. Kvass là một đồ uống cổ và còn rất phổ biến được làm từ bánh mì. Phương pháp cơ bản để chế biến kvass bao gồm nước, bột mì và mạch nha lỏng; các nguyên liệu này được sử dụng để tạo ra bột nhào dùng để lên men. Nó tạo ra một loại đồ uống với rất ít cồn. Kvass để thương mại thường có khoảng 0,5% độ cồn. Dung dịch lên men, được gọi là "zator," được pha loãng với nước và trộn với men, đường và các chất tạo mùi. Hỗn hợp cuối cùng này được ủ vài ngày. Chất tạo mùi có thể gồm hoa quả và quả mọng (quả anh đào, quả mâm xôi, chanh...), cũng như gừng và bạc hà. Salad. Một món rất phổ biến vào dịp năm mới
1
null
Gurbanguly Mälikgulyýewiç Berdimuhamedow (hoặc "Gurbanguly Berdymuhamedov", "Berdymukhammedov"..., sinh ngày 29 tháng 6 năm 1957) là tổng thống Turkmenistan từ ngày 21 tháng 12 năm 2006. Ông trở thành quyền tổng thống sau cái chết của Saparmurat Niyazov và việc bắt giam người kế nhiệm Niyazov theo chỉ định của hiến pháp là Öwezgeldi Ataýew. Berdimuhamedow và Halk Maslahaty công bố ngày 26 tháng 12 rằng cuộc bầu cử tổng thống sẽ được diễn ra vào nhày 11 tháng 2 năm 2007. Ngày 14 tháng 2 năm 2007, Berdimuhamedow trở thành tổng thống được bầu cử vào 3 ngày trước đó, và tuyên thệ nhận chức ngay sau đó. Trong cuộc bầu cử năm 2012, ông tái đắc cử với số phiếu tín nhiệm 97%.
1
null
Đảo nhỏ (tiếng Anh: "islet") hay hòn là khái niệm chung để chỉ một đảo có kích thước rất nhỏ. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn định ra giới hạn tối đa để một hòn đảo còn được gọi là đảo nhỏ. Các loại đảo nhỏ. Một "đảo nhỏ" có thể là một: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Việc phân biệt giữa "hòn đá" ("đảo nhỏ") với đảo thực thụ mang ý nghĩa pháp lý cực kì quan trọng, quyết định liệu nó có được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hay không. Khoản 3, Điều 121 ("Chế độ các đảo") của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển quy định: Một ví dụ về tình trạng tranh chấp phân định biển do một đảo nhỏ gây ra là trường hợp đảo Rắn (tiếng Ukraina: Острів Зміїний, "Ostriv Zmiinyi"; tiếng România: "Insula şerpilor") giữa Ukraina và România. Phía România cho rằng đảo Rắn chỉ là một hòn đảo đá, không có khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng và do vậy không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Ngược lại, Ukraina cho rằng đảo Rắn rõ ràng là một đảo thực thụ; trên đảo có người sinh sống và có khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng. Trong thực tế xét xử các vụ tranh chấp lãnh thổ, Toà án Công lý Quốc tế thỉnh thoảng bỏ qua các đảo nhỏ và không xem xét hiệu lực của chúng dù cho các đảo này có người sinh sống hay là không. Năm 1985, khi xét xử vụ tranh chấp thềm lục địa giữa Libya và Malta, Toà kết luận rằng việc bỏ qua đảo nhỏ Filfla khi vạch đường trung tuyến tạm thời là công bằng. Năm 2009, khi xét xử vụ tranh chấp phân định biển giữa România và Ukraine, Toà chỉ xem đảo Rắn là "hòn đảo đá" nên chỉ hưởng 12 hải lý biển xung quanh, không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
1
null
Sa mạc Karakum hay hoang mạc Karakum, đọc là "Ka-ra-Kum" và "Ga-ra Gum" (, ; ;) là một hoang mạc ở Trung Á. Tên của hoang mạc này có nghĩa là "Cát đen" trong ngôn ngữ Turk. Nó chiếm gần 70% diện tích hay 350.000 km² của Turkmenistan. Dân cư trong vùng này rất thưa thớt, trung bình có một người/6,5 km². Lượng mưa cũng rất thấp, khoảng từ 70 tới 150 mm mỗi năm.
1
null
"Young Girls" là một ca khúc của nam ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ Bruno Mars nằm trong album phòng thu thứ hai của anh, "Unorthodox Jukebox" (2012). Ca khúc được chọn làm đĩa đơn quảng bá đầu tiên cho album và được phát hành ở Mỹ vào ngày 6 tháng 11 năm 2012. "Young Girls" được sáng tác bởi Jeff Bhasker, Emiley Haynie, Bruno Mars, Philip Lawrence và Ari Levine.
1
null
Okróshka (tiếng Nga: окрошка) là một món súp lạnh có nguồn gốc từ Nga cũng được tìm thấy ở Ukraina. Tên gọi này có lẽ bắt nguồn từ "kroshit '" (крошить), có nghĩa là vỡ vụn thành từng mảnh nhỏ. Súp cổ điển là một hỗn hợp của chủ yếu là rau sống (như dưa chuột và hành lá), khoai tây luộc, trứng, và thịt nấu chín như thịt bò, thịt bê, xúc xích, giăm bông với kvass, món gọi là thức uống bánh mì, là một nhẹ bánh mì lúa mạch đen hoặc bánh mì đen đã lên men. Okroshka thường được trang trí bằng kem chua. Phiên bản sau này đã xuất hiện trong thời Xô Viết sử dụng kefir hoặc pha loãng, giấm, nước khoáng, hoặc thậm chí bia pha loãng thay vì kvass. Các thành phần nguyên liệu được cắt nhỏ và sau đó trộn với kvass ngay trước khi ăn, tỷ lệ thức ăn xắt nhỏ với kvass là tương tự như ngũ cốc với sữa. Điều này cho phép các loại rau để giữ lại kết cấu của chúng. Vì lý do đó, mặc dù các thành phần là tương tự như những người trong món sa lát Nga, hương vị của okroshka là khá khác nhau so với món salad. Okroshka chủ yếu ăn trong mùa hè bởi vì các món canh kết hợp hương vị làm mới của kvass và nhẹ nhàng của salad. Có thể được thêm muối và đường theo khẩu vị. Okroshka luôn luôn được phục vụ lạnh. Đôi khi khối đá được thêm vào phần ăn để giữ lạnh súp trong thời tiết nóng.
1
null
Şereflikoçhisar là một huyện thuộc tỉnh Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, cách Ankara 148 km về phía nam. Theo thống kê năm 2010, huyện có dân số 35.9898, trong đó 29.091 người sống trong thị trấn Şereflikoçhisar và còn lại sống trong các làng xung quanh. Huyện này có diện tích 2.034 km², và nằm ở độ cao trung bình 900 đến 1.200 m, với đỉnh cao nhất là núi Karasenir ở 1.650 m.
1
null
Kvas hay Kvass là một thức uống lên men làm từ lúa mạch đen hoặc bánh mì lúa mạch đen. Màu của nguyên liệu lúa mạch là yếu tố màu đậm hay lợt của kvas. Tuy là sản phẩm lên men nhưng ở Nga, kvas được liệt là loại thức uống không cồn vì lượng rượu thấp hơn chỉ số 1,2%. Kvas thông thường có hàm lượng cồn khá thấp (0,05% - 1,0%). Món uống này được chế biến với các gia vị phụ gia dùng rau thơm (như bạc hà) hay trái cây (như dâu tây). Ẩm thực Nga còn dùng kvas để chế biến món súp lạnh mùa hè gọi là "okroshka". Kvas phổ biến ở Đông Âu và Trung Âu như Nga, Belarus, Ukraina, Litva, Ba Lan. Kvas cũng có mặt ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như Uzbekistan. Ở các xứ trên kvas được bán rong như một loại giải khát. Ngoài ra di sản văn hóa Nga ở Cáp Nhĩ Tân và Tân Cương, Trung Quốc, cũng lưu lại tục uống kvas. Lịch sử. Kvas là một thức uống phổ biến ở Đông Âu từ thời cổ đại, cùng một dạng với các thức uống từ xưa dùng ngũ cốc lên men như bia (ủ từ lúa mạch có từ Ai Cập cổ đại), bia kê (châu Phi), rượu gạo (châu Á), chicha (làm bằng ngô hoặc sắn của thổ dân châu Mỹ). Trong văn tịch thì sử Nga năm 989 đã có nhắc đến kvas. Đến thời Pyotr I thì đây loại rượu phổ biến được mọi tầng lớp xã hội dùng. Sử gia người Anh William Tooke đã công du sang Nga đã ghi lại từ năm 1799 Thức uống thông dụng nhất trong nhà là "quas", một loại rượu chế biến từ cám, bột, và bánh mì, hoặc từ bột và mạch nha, trong quá trình lên men. Món này có tính giải nhiệt mà cũng ngon miệng. Sang thế kỷ 19, kvas càng được ưa chuộng, từ nhà nông cùng giới hạ lưu cho đến các tu sĩ đều dùng. Có nguồn ghi nhận rằng dân chúng uống kvas nhiều hơn nước lã. Kvas được sản xuất trong phạm vi gia đình nhưng cũng là thương phẩm công nghệ. Các nước thuộc văn hóa Slav đều tiêu thụ kvas nên phố thị thường có người rao kvas bán rong. Thị trường kvas nay lên hàng trăm triệu USD. Trước kia thì mùa kvas là mùa hè nhưng nay thì công nghệ làm kvas sản xuất thức uống này quanh năm bán trong lon, chai.. Thị xã Zvenigorod ở phía tây thủ đô Moskva, có nghề làm kvas truyền thống có tiếng là ngon. Kvas được nấu và cất dưới hầm tu viện họ đạo Chính Thống giáo Nga trong thị xã. Sản xuất. Kvass được sản xuất từ quá trình lên men tự nhiên của bánh được làm từ lúa mì, lúa mạch đen hoặc lúa mạch, đôi khi còn kèm theo hương vị trái cây, nho khô hoặc bạch dương nữa. Kvas hiện đại làm ở nhà thì thường sử dụng bánh mì đen hoặc lúa mạch đen, sấy khô và nướng (gọi là suhari), hay rán, với việc bổ sung thêm đường và trái cây (táo hoặc nho khô), men và zakvaska. Kvass thương mại, những loại ít đắt thì thỉnh thoảng dùng để làm các loại thức uống nhẹ, cho thêm đường, nước, ga, chiết xuất mạch nha và gia vị. Những nhãn hiệu nổi tiếng trong việc này không phải là các nhà sản xuất nước ngọt, mà lại là các nhà sản xuất bia. thường biến thể một chút quá trình sản xuất truyền thống để cho ra loại sản phẩm của riêng họ. Kvas thường không được lọc, khi uống, nó vẫn còn nấm men, thêm hương vị tuyệt vời cũng như hàm lượng vitamin B khá cao trong thành phần của nó. Kvass ở nước Nga. Theo từ điển Merriam Webster thì từ kvass đã có từ khoảng năm 1553.. Mặc dù các thức uống của phương Tây như Coca-Cola hoặc Pepsi đã làm giảm sản lượng thương mại bán ra của kvass ở Nga, hiện tại, Kvas đang được tiếp thị như một lựa chọn yêu nước và kết quả "Gần đây, Kvas hồi sinh"! Ví dụ như công ty Nikola (đọc có vẻ giống với "không có cola" trong tiếng Nga) đã thúc đẩy Kvas đến một chiến dịch quảng cáo nhấn mạnh "chống Cola hóa". Báo cáo từ doanh nghiệp Moscow Antalytica năm 2008, việc bán Kvas đóng chai ở Moscow tăng gấp 3 lần từ những năm 2005 và ước tính rằng, mức độ tiêu thụ kvass bình quân đầu người ở Nga sẽ đạt 3 lít vào năm 2008. Giữa các năm 2005 và 2007, mức tiêu thụ của Coca-Cola đã giảm từ 37% xuống còn 32%. Trong khi đó, lượng tiêu thụ kvass tăng đến 16% cùng kì vào năm 2007. Đáp lại, Coca-Cola tung ra thương hiệu riêng của kvass tháng 5 năm 2008. Đây là lần đầu tiên một công ty nước ngoài đã thực hiện một cách tiếp cận đáng kể tiến vào thị trường kvass Nga. Pepsi cũng đã ký kết một thỏa thuận với một nhà sản xuất kvass Nga để hoạt động như một đại lý phân phối. Sự phát triển của công nghệ mới cho việc lưu trữ và phân phối, và quảng cáo mạnh mẽ, đã góp phần tăng phổ biến; ba thương hiệu mới lớn đã được giới thiệu từ năm 2004. Trong một cuộc uống thử năm 2011, các nhà chuyên môn cho rằng sản phẩm kvas thương hiệu Coca-Cola ngon hơn các sản phẩm kvass của các thương hiệu Nga. Latvia. Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, những người bán kvass trên đường phố biến mất khỏi các đường phố của Latvia do pháp luật y tế mới cấm bán hàng của mình trên đường phố và sự gián đoạn kinh tế buộc nhiều nhà máy kvass đóng cửa. Công ty Coca-Cola tiến vào và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nước giải khát, nhưng trong năm 1998, ngành công nghiệp nước giải khát địa phương thích nghi bằng cách bán kvass đóng chai và tung ra các chiến dịch tiếp thị rầm rộ. Việc tăng doanh số bán hàng đã được kích thích bởi thực tế rằng kvass được bán với giá khoảng một nửa giá của Coca-Cola. Chỉ trong ba năm, kvass chiếm lĩnh hơn 30% của thị trường nước giải khát ở Latvia, trong khi thị phần của Coca-Cola đã giảm từ 65% xuống 44%. Công ty Coca-Cola đã có thiệt hại ở Latvia khoảng 1 triệu USD trong năm 1999 và 2000. Tình hình cũng tương tự như trong các nước Baltic khác và ở Nga. Coca-Cola đáp trả bằng cách mua các nhà sản xuất kvass và cũng bắt đầu sản xuất kvass tại các nhà máy nước giải khát nhẹ của họ.
1
null
Vệ Văn công (chữ Hán: 衞文公; trị vì: 659 TCN-635 TCN), tên thật là Cơ Hủy (姬燬), là vị vua thứ 20 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Cơ Hủy là con trai thứ ba của Vệ Chiêu bá Cơ Ngoan (con thứ của Vệ Tuyên công và phu nhân Di Khương) với bà Tuyên Khương và là cháu nội của Vệ Tuyên công - vua thứ 15 nước Vệ. Năm 700 TCN, Vệ Tuyên công mất, chú ông là Cơ Sóc lên nối ngôi, tức là Vệ Huệ công. Huệ công còn ít tuổi, Cơ Ngoan là anh thứ đã lớn, thông dâm với mẹ Huệ công là Tuyên Khương. Ban đầu Tuyên Khương không bằng lòng nhưng bị bắt ép, lần lượt sinh ra 5 người con: 3 trai là Tề Tử, Cơ Thân, Cơ Hủy và 2 người con gái. Do quan hệ loạn luân giữa cha ông và mẹ ông, anh em Cơ Thân vừa là em cùng mẹ khác cha với Vệ Huệ công, vừa là cháu gọi Huệ công bằng chú; còn Tuyên Khương vừa là mẹ vừa là bà trẻ. Lên ngôi vua. Sau khi Vệ Huệ công mất, con là Ý công lên thay chỉ hưởng lạc, thích chơi chim hạc. Công tử Hủy đoán nước Vệ sẽ loạn bèn bỏ sang nước Tề, được Tề Hoàn công giúp đỡ. Năm 660 TCN, nước Địch vào đánh nước Vệ, giết Vệ Ý công, ông cùng anh là Cơ Thân bỏ chạy. Tống Hoàn công nghe tin, bèn mang quân ra bờ sông Hoàng Hà, mang thuyền đón tàn quân và dân Vệ. Do người nước Vệ vẫn thương Cấp Tử và ghét Vệ Huệ công giết các anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công, nhưng những người con khác của Vệ Tuyên công đều đã mất, Cấp Tử và công tử Thọ đều không có con, nên Tống Hoàn công lập anh ông là Cơ Thân nối ngôi, tức là Vệ Đái công. Tuy nhiên Vệ Đái công làm vua không được lâu thì mất. Tề Hoàn công lập Cơ Hủy lên nối ngôi, tức là Vệ Văn công. Trị vì. Tề Hoàn công giúp nước Vệ đánh lui quân nước Địch và khôi phục lại quốc gia, huy động các chư hầu cùng xây dựng, sửa sang lại thành trì. Vệ Văn công lên ngôi trong hoàn cảnh khó khăn, ông ra sức đồng cam cộng khổ với dân chúng để xây dựng lại đất nước, thi hành pháp luật công bằng, không hưởng lạc xa hoa. Do sự chăm chỉ của Vệ Văn công, người dân nước Vệ rất cảm phục, nước Vệ dần dần được phục hồi. Năm 659 TCN Vệ Văn công dời đô tới Sở Khâu, tuy nhiên bấy giờ đã suy yếu. Năm 657 TCN, Tề Hoàn công giận nước Sái bèn hội 6 nước chư hầu mang quân đánh. Vệ Văn công không dám trái ý, đem quân tới giúp. Đầu năm 656 TCN, Sở Thành vương điều quân cứu Sái, nhưng chưa đụng độ với liên quân thì 2 bên giảng hòa. Năm 656 TCN, Sở Thành vương lại đánh Trịnh. Vệ Văn công lại theo Tề Hoàn công và các nước Lỗ, Tống, Trần, Tào, Hứa, Châu hội binh tại đất Hình để cứu Trịnh, đánh Sở và Sái. Quân Sái tan vỡ. Liên quân tiến sang đánh Sở. Sở Thành vương phải xin giảng hòa. Từ năm 655 TCN, Vệ Văn công nhiều lần đi hội chư hầu do Tề Hoàn công làm chủ. Năm 654 TCN, Tề Hoàn công giận Trịnh Văn công bỏ hội, liền cùng tập hợp chư hầu đi đánh Trịnh. Vệ Văn công cùng các nước Lỗ, Tống và Tào theo Tề kéo đến Tân Thành. Sở Thành vương mang quân đánh nước Hứa để cứu Trịnh. Tề Hoàn công và các chư hầu mang quân sang nước Hứa. Nước Trịnh được giải vây, quân Sở cũng lui về. Nước Địch diệt nước Ôn, vua Ôn là Tô Tử Vô Tín chạy sang nước Vệ, được Vệ Văn công dung nạp. Nước Địch bèn kéo sang đánh phá nước Vệ. Năm 644 TCN, công tử Trùng Nhĩ nước Tấn chạy lưu vong qua nước Vệ nhưng Vệ Văn công không đối xử tốt với Trùng Nhĩ. Vì vậy Trùng Nhĩ thù nước Vệ. Năm 643 TCN, Tề Hoàn công mất, các công tử tranh nhau ngôi, công tử trưởng Vô Khuy tự lập làm vua, thế tử Chiêu chạy sang nước Tống xin giúp. Tống Tương công bèn kêu gọi các nước Tào, Vệ, Châu hợp binh đánh Tề. Vệ Văn công hưởng ứng mang quân trợ giúp đưa thế tử Chiêu về nước. Liên quân Tống đánh bại quân Tề, Vô Khuy bị giết. Tống Tương công lập thế tử Chiêu làm vua, tức là Tề Hiếu công. Cuối năm đó, nước Địch lại liên kết với nước Hình đánh Vệ, vây đất Thỏ Phố. Vệ Văn công tập hợp các quý tộc trong họ cùng dân chúng lại, đề nghị nhường ngôi cho người có đức. Dân chúng không nghe, muốn suy tôn ông. Sau đó quân Vệ tập hợp ở Ti Lâu đối phó với quân Địch. Quân Địch phải rút lui. Sang năm 641 TCN, Vệ Văn công mang quân đánh nước Hình báo thù. Quân Vệ vây hãm nước Hình lâu ngày. Đầu năm 635 TCN, tướng nước Vệ là Quốc Tử dụ 2 viên quan phụ tá nước Hình họ Lễ ra ngoài và giết chết. Nước Hình không còn người chỉ huy, Vệ Văn công phá được nước Hình, diệt nước Hình. Đến tháng 4 năm đó, Vệ Văn công mất. Ông làm vua được 25 năm. Con ông là Cơ Trịnh lên nối ngôi, tức là Vệ Thành công.
1
null
Vệ Thành công (衛成公, trị vì 635 TCN-600 TCN), tên thật là Cơ Trịnh (姬鄭), là vị quân chủ thứ 21 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc Thân thế. Cơ Trịnh là con trai cả của Vệ Văn công, vua thứ 20 của nước Vệ. Năm 635 TCN, Vệ Văn công chết, Cơ Trịnh lên ngôi vua, tức Vệ Thành công. Lên ngôi lần thứ nhất. Tháng giêng năm 632 TCN, Vệ Thành công muốn liên minh với nước Sở, cầu Sở Thành Vương nhưng người trong nước không ủng hộ, bị đuổi phải chạy ra đất Tương Ngưu. Em của ông là công tử Vũ chấp chính, xin hoà với nước Tấn, Tấn Văn công đồng ý. Lên ngôi lần thứ hai. Mùa đông năm 631 TCN, Tấn Văn công hội chư hầu ở Tiên Thổ, Vệ Thành công sợ vua Tấn nhớ đến việc mình bỏ Tấn theo Sở, bèn trốn sang nước Trần, Thành công cho rằng Thúc Vũ muốn cướp ngôi nên đem lòng ngờ vực, sau đó Tấn Văn công lại xin Chu Tương vương cho Thúc Vũ làm vua Vệ, Thúc Vũ từ chối, Tấn Văn công định phục ngôi cho Vệ Thành công, sau khi về đến nơi thì cận thần của Vệ Thành công là Chuyên Khuyển giết chết Thúc Vũ, Đại phu Nguyên Hiền tức giận báo với Tấn Văn công. Tấn Văn công đem quân đánh Vệ, bắt Vệ Thành công nộp cho Chu thiên tử, lập con thứ ba của Vệ Văn công là Hà nối ngôi. Lên ngôi lần thứ ba. Tấn Văn công sai Y Diễn đi theo xa giá của Chu Tương vương, định bí mật đầu độc Vệ Thành công. Ninh Du bèn lập kế bảo Y Diễn bỏ thuốc độc nhẹ đi, nên Thành công không chết. Năm 631 TCN, Vệ Hà bị giết. Tấn Văn công nghe lời nước Lỗ thả Vệ Thành công về nước, lên ngôi lần thứ ba. Năm 629 TCN, do bị người Địch nhiều lần xâm lăng, quấy phá nên Vệ Thành công lại dời đô tới Khâu (nay là Bộc Dương, tỉnh Hà Nam). Năm 626 TCN, lấy cớ Thành công không triều cống và xâm lấn nước Trịnh, Tấn Tương công sai quân đi đánh Vệ. Tiên Thả Cư ra quân đánh bại quân nước Vệ, chiếm đất Thích. Cuối năm 621 TCN, Tấn Linh công lên ngôi còn nhỏ nên Tướng quốc là Triệu Thuẫn thay mặt vua Tấn mời vua Vệ cùng với các vua Trịnh, Tào, Hứa ở đất Hỗ cùng ăn thề. Năm 610 TCN, nghe tin Tống Chiêu công bị giết, Vệ liên quân với các nước đánh Tống. Qua đời. Năm 600 TCN, Vệ Thành công mất, con ông là Cơ Sắc lên nối ngôi, tức là Vệ Mục công Tham khảo. • Phương Thi Danh (2001), "Niên biểu lịch sử Trung Quốc", Nhà xuất bản Thế giới
1
null
Torchlight là một trò chơi hành động nhập vai được phát triển bởi Runic Games và được xuất bản bởi Perfect World, phát hành cho Windows trong tháng 10 năm 2009. Trò chơi theo chủ đề tưởng tượng này được thiết lập tại thị trấn hư cấu của Torchlight và các hang động rộng và ngục tối gần đó, với người chơi khám phá để thu thập loot có giá trị và chiến đấu với các bầy quái vật . Sau khi phân phát qua thông cáo kỹ thuật số tháng 10 năm 2009, phiên bản Windows bán lẻ được phát hành tại Mỹ vào tháng 1 năm 2010 bởi Encore, Inc và JoWooD Entertainment công bố bán lẻ ở châu Âu trong tháng 4 năm 2010 . Một chuyển thể cho hệ điều hành Mac OS X được phát triển bởi World Domination Industries và phát hành thông qua Steam ngày 12 tháng 5 năm 2010 . Runic Games và World Domination Industries phát triển một chuyển thể cho Xbox Live Arcade và phát hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2011. Chuyển thể cho Linux đã được phát hành như là một phần của các trò chơi trong Humble Indie Bundle 6. Phát triển của game được dẫn dắt bởi Travis Baldree, nhà thiết kế của "Fate" cùng sự tham gia của Max Schaefer và Erich Schaefer (đồng thiết kế của "Diablo" và "Diablo II") và nhóm nghiên cứu đã làm việc với Baldree trong hóa thân ban đầu của Mythos "Mythos". Trong tháng 9 năm 2012, Runic Games phát hành phần tiếp theo, "Torchlight II" cho PC. Lối chơi. Người chơi điều khiển một anh hùng duy nhất khám phá một loạt các ngục tối ngẫu nhiên, chiến đấu với một số lượng lớn kẻ thù và thu thập thiết bị, vàng, và loot khác. Trò chơi có tính năng một thị trấn duy nhất phục vụ như là một trung tâm, nơi mà nhân vật của người chơi có thể quay trở lại định kỳ để mua và bán các mặt hàng cho các nhà cung cấp NPC và nhận nhiệm vụ. Khi nhân vật chính đào sâu vào các ngục tối, một loạt các nhiệm vụ liên quan đến việc chiến đấu với boss độc đáo sẽ xuất hiện để thúc đẩy cốt truyện chính. Người chơi cũng có thể nhận nhiệm vụ phụ, nhiệm vụ ngẫu nhiên hoặc truy cập vào nhánh khu vực ngục tối phụ. Đồ họa là ba chiều và có góc nhìn từ trên không, tương tự như góc nhìn được sử dụng trong "Diablo". Trên máy tính cá nhân, trò chơi được điều khiển bằng cách sử dụng giao diện nhấn và click chuột với phím tắt, trong khi phiên bản Xbox Live Arcade sử dụng bộ điều khiển và có một giao diện người dùng được thiết kế lại hoàn toàn . Trò chơi tạo ra mỗi cấp độ của các ngục tối bằng cách lắp ráp mô-đun "khối" của môi trường game. Từng đoạn được thiết kế bằng tay và có thể gồm nhiều phòng. Chúng có thể chứa các sự kiện kịch bản và các đối tượng tương tác như đòn bẩy mở cánh cửa bí mật hoặc tạo ra cầu để di chuyển . Cách tiếp cận này được thiết kế để tạo ra các hang động với thiết kế nhiều mục đích, thay vì môi trường mà chỉ đơn giản là trông giống như "câu đố ô chữ đã trở lên ép đùn. " Như trong "Fate", người chơi có một con vật nuôi thường trực chiến đấu bên cạnh và có thể mang và bán loot. Vật nuôi có thể là một con chó lai sói, mèo rừng hay chồn trong phiên bản bán lẻ của trò chơi ; người chơi có thể cho vật cưng của họ ăn cá để biến đổi thành những sinh vật khác nhau . Cũng có mặt trong trò chơi là hệ thống "hưu trí", trong đó người chơi có thể chọn một vật "gia truyền" từ một nhân vật cũ sang một nhân vật mới được tạo, giống như chế độ chơi New Game Plus. Lớp nhân vật. "Torchlight" có 3 lớp nhân vật Người chơi phát triển nhân vật của mình bằng cách đặt điểm vào cây kỹ năng cụ thể của lớp nhân vật. Bên cạnh đó, trò chơi có một thể loại phép thuật riêng biệt rằng mà bất kỳ nhân vật nào cũng có thể học được từ các cuộn giấy phép, bất kể lớp nhân vật của họ . Cốt truyện. Trong thế giới tưởng tượng phục vụ như là thiết lập của "Torchlight", Ember là một loại quặng bí ẩn có sức mạnh giúp con người và vật dụng hấp thụ sức mạnh ma thuật. Thị trấn khai mỏ Torchlight được xây dựng trên một nguồn Ember phong phú và nhiều nhà thám hiểm đã kéo đến để tìm kiếm và nâng cấp vật dụng với chất huyền diệu này. Tuy nhiên khi nhân vật của người chơi khám phá những hang động bên dưới Torchlight, họ phát hiện ra rằng Ember có ảnh hưởng suy đồi dẫn đến sự sụp đổ của các nền văn minh trong quá khứ và gây nguy hiểm cho những người sử dụng nó trong hiện tại . Nhân vật của người chơi đến trong thị trấn và được tuyển mộ bởi Syl, người đang tìm kiếm thầy của cô, một nhà giả kim tên là Thạc sĩ Alric, người biến mất trong khu mỏ gần đó. Ở dưới cùng của hầm mỏ, người chơi tìm thấy một con đường vào một hầm mộ bên dưới, cuối cùng phát hiện ra rằng toàn bộ các ngục tối là một "tầng lớp của các nền văn minh bị hủy hoại." Alric phục kích người chơi và tiết lộ rằng ông đã trở nên xấu xa do ảnh hưởng của Ember. Sau khi chiến đấu với một loạt các quái vật và bọn tay sai để đến tầng dưới cùng của ngục tối, người chơi phải đối mặt với Alric và sinh vật cổ xưa Ordrak, nguồn gốc cho sự đồi bại của Ember. Phát triển. Việc sản xuất "Torchlight" bắt đầu vào tháng 8 năm 2008, ngay sau sự giải thể của Flagship Studios. Runic Games được thành lập bởi Travis Baldree (trưởng nhóm phát triển của "Fate" và "Mythos") và các cựu binh của Blizzard North và Flagship: Max Schaefer, Erich Schaefer và Peter Hu . "Toàn bộ đội của Flagship Seattle " gồm 14 người (chi nhánh của Flagship giúp tạo ra "Mythos" gốc) gia nhập Runic Games thời điểm hình thành của nó . Sau khi mất bản quyền "Mythos", đội Runic nhìn thấy sự phát triển của một trò chơi mới như là một cách để "kết thúc những gì [họ] bắt đầu ", mặc dù họ chỉ bắt đầu mà không có các mã hoặc sản phẩm công nghệ từ "Mythos" . Từ khi bắt đầu, mục tiêu cuối cùng của công ty là phát triển một trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi với lối chơi tương tự như của "Mythos" hoặc "Diablo", nhưng trước khi thực hiện MMO, những người sáng lập của Runic đã quyết định "quay trở lại góc rễ [của họ]" với một trò chơi nhỏ mà họ có thể tinh chỉnh và đánh bóng trong một chu kỳ sản xuất tương đối ngắn . Trò chơi chơi đơn này được dự định là để nhằm giới thiệu thế giới trò chơi "Torchlight" cho công chúng trước MMO. Hơn nữa, nó cho phép nhóm nghiên cứu có được một trò chơi phát hành sớm hơn nếu họ ngay lập tức bắt đầu trên MMO . Sản xuất hoàn toàn trò chơi bắt đầu vào khoảng tháng 11 năm 2008, cho một sự phát triển toàn bộ dự án trong thời gian khoảng 11 tháng . Tính đến tháng 7 năm 2009, có 25 thành viên làm việc tại Runic Games . Trong một bài báo trên "Gamasutra", đạo diễn nghệ thuật Jason Beck giải thích phong cách nghệ thuật đó của "Torchlight" được lấy cảm hứng từ truyện tranh và phim hoạt hình cổ điển, bằng cách sử dụng các thiết kế nhân vật cách điệu kết hợp với kết cấu nền hội họa . Nhà phát triển đã mô tả cái nhìn của trò chơi như được truyền cảm hứng bởi ""Dragon's Lair" gặp "The Incredibles"." Nhóm nghiên cứu quyết định cung cấp cho thế giới trò chơi một giai điệu tưởng tượng nhẹ nhàng hơn để làm cho nó hấp dẫn hơn, thay vì sử dụng một phong cách "tối và có sạn" . Trò chơi sử dụng mã nguồn mở đồ họa 3D OGRE và hệ thống CEGUI cho giao diện, mặc dù phần còn lại của công cụ trò chơi được xây dựng bởi Runic. Trò chơi được thiết kế để chạy trên một phạm vi rộng các hệ thống (bao gồm cả chế độ 'netbook') và không yêu cầu bóng đổ . Âm thanh. Nhà soạn nhạc "Diablo" và thiết kế âm thanh Matt Uelmen cũng gia nhập nhóm, tạo ra âm nhạc và âm thanh cho trò chơi . Uelmen dựa nhạc của mình trên nhịp và bối cảnh của trò chơi, mà ông thậm chí đã quan sát trong quá trình xây dựng ban đầu của trò chơi . Đối với nhạc chủ đề của thị trấn "Torchlight", Uelmen kết hợp một số yếu tố gợi nhắc đến nhạc chủ đề "Tristram" của ông từ "Diablo", nhưng cũng đã cố gắng để tạo cho nó một âm thanh khác biệt rõ rệt. Đối với tác phẩm này, ông đã thu âm hơn 200 âm điệu bằng cách sử dụng đàn guitar 12 dây giữa các nhạc cụ khác. Đối với các phần khác của nhạc, ông dùng một guitar bàn đạp thép và tạo ra những âm thanh khác nhau từ việc sử dụng nhạc cụ điển hình trong nhạc đồng quê . Các nhà phát triển chọn diễn viên lồng tiếng với sự giúp đỡ của nữ diễn viên lồng tiếng gạo cội Lani Minella, người cũng có mặt trong trò chơi . Phát triển cho Xbox 360. Trong tháng 8 năm 2010, CEO của Runic là Max Schaefer đã tiết lộ rằng trò chơi sẽ được phát triển cho PlayStation 3 và Xbox 360, nhằm phát hành vào cuối năm . Trong tháng 1 năm 2011, Runic thông báo rằng "Torchlight" sẽ được phát hành cho Xbox LiveArcade (XBLA) vào đầu năm 2011, nhưng kế hoạch phát hành cho PlayStation 3 đã không còn . Bởi vì Microsoft hành động như là nhà xuất bản của việc phát hành XBLA, Torchlight sẽ có khả năng chỉ được duy trì độc quyền cho Xbox 360 trên console . Phiên bản Xbox 360 được phát triển như là một sự hợp tác giữa Runic Games và World Domination Industries, Inc. . Runic trở nên liên quan nhiều hơn vào giữa năm 2010 khi trở nên rõ ràng rằng điều khiển và giao diện đồ họa của trò chơi yêu cầu một đại tu hoàn chỉnh để thích ứng cho sử dụng với bộ điều khiển theo phong cách console . Do vậy, nhân vật của người chơi sẽ trực tiếp điều khiển bởi bộ điều khiển mà không có bất kỳ con trỏ ảo. Trò chơi cũng bao gồm một số nội dung mới như bộ áo giáp bổ sung và một con vật cưng mới, và tích hợp công nghệ phát triển cho "Torchlight II" bao gồm cả nhân vật hoạt hình pha trộn và cải thiện AutoMap . Chỉnh sửa. Phiên bản PC của "Torchlight" được thiết kế để cho phép modding mở rộng của người chơi và Runic Games đã phát hành công cụ chỉnh sửa trò chơi mà họ sử dụng để tạo ra trò chơi như là một tải về miễn phí . Công cụ này, được gọi là "TorchED" có thể trực quan để sử dụng và cho phép người dùng chuyển đổi giữa các chỉnh sửa màn chơi và chơi chúng mà không cần rời khỏi trình soạn thảo. Người chơi, quái vật, trạng thái đồ dùng, bản dịch ngôn ngữ, và thậm chí cả hệ thống hạt có thể được tùy chỉnh trong trình soạn thảo . TorchED cũng có khả năng chỉnh sửa sự kiện nhiệm vũ, kịch bản và sự cân bằng trò chơi toàn cầu. Hơn nữa, trò chơi sử dụng các định dạng tập tin công bố công khai, cho phép người dùng truy nhập vào các mô hình và hình ảnh động tương đối dễ dàng . Đánh giá. "Torchlight" nhận được đánh giá tích cực; phiên bản PC hiện đang nắm giữ số điểm 83 trên 100 trên Metacritic và 84,97% trên GameRankings trong khi phiên bản Xbox 360 nắm giữ điểm số 81 trên 100 trên Metacritic và 83,32% trên GameRankings . Viết cho RPGamer, nhân viên phê bình Anna Marie Neufeld ca ngợi "Torchlight" là "âm nhạc hiện tượng và chỉ đạo nghệ thuật tuyệt vời" cũng như chiến đấu gây nghiện của nó nhưng chỉ trích cốt truyện của trò chơi là nông cạn . John Walker của Rock, Paper, Shotgun nhận thấy cách chơi cốt lõi được tập trung cao độ và tham gia vào sự tinh tế của thể loại vược ngục tối, mặc dù với một câu chuyện và nhiệm vụ "mỏng như giấy" Trong đánh giá của mình cho "Game Informer", Adam Biessener liệt kê điều khiển, hình ảnh động, các hiệu ứng hấp dẫn và kẻ thù được thiết kế rất thông minh như là những phẩm chất giúp đặt "Torchlight" trên hầu hết các trò chơi hành động nhập vai khác . Brett Todd của GameSpot chú ý đến tốc độ tham gia của trò chơi, ghi nhận chiều sâu một loạt các quái vật và loot, nhưng thấy thiếu phần chơi mạng là một thiếu sót . Một số nhận xét trích dẫn việc mức giá thấp các trò chơi là một điểm tích cực Hai nhận xét từ "Good Game"' của Úc cho trò chơi số điểm 7/10 và 8.5/10 . Nhiều nhận xét so sánh trò chơi với loạt trò chơi Diablo, một số mô tả nó như là trò chơi giống Diablo hay nhất kể từ "Diablo II" và là "bản sao Diablo hay nhất trong nhiều năm" . Adam Biessener của "Game Informer" nói rằng "linh hồn của Diablo chưa được nắm bắt như vậy trong nhiều năm" và John Funk của "The Escapist's" đã viết "Torchlight hoàn toàn nắm được công thức đã làm Diablo gây nghiện" . RPGamer cũng nói rằng "Torchlight" vượt qua sự mong đợi "Diablo" bằng một trò chơi có thể đứng trên giá trị riêng của nó " . Satchmo trên blog PX2C cho tổng điểm 9/10 nói rằng "Nó là một lối vào hay nhất vào một thể loại vốn không có nhiều đại diện trên Xbox" . "Torchlight" giành giải thưởng Debut Best Game Award tại Game Developers Choice Awards năm 2010 . Trong tháng 7 năm 2011, doanh số bán hàng của "Torchlight" đã vượt qua 1 triệu bản . Phần tiếp theo. Vào ngày 4 tháng 8 năm 2010, Runic Games công bố "Torchlight II" sẽ là sự tiếp nối của câu chuyện, có chế độ co-op, nhân vật người chơi mới, một "thế giới rộng" nhiều khu vực ngoài trời, và một giao diện người dùng mới . Mặc dù nhà phát triển ước tính ban đầu là sẽ phát hành năm 2011, trò chơi cuối cùng được phát hành vào năm 2012 . Runic Games có kế hoạch ban đầu là bắt đầu làm việc trên một MMORPG trong thế giới trò chơi "Torchlight" ngay sau khi phát hành trò chơi đầu tiên. Runic bước vào một quan hệ đối tác với nhà phát triển trò chơi trực tuyến của Trung Quốc là Perfect World Co., Ltd. để xuất bản MMO trên toàn thế giới . Tại một thời điểm nap2 đó sau khi phát hành trò chơi đầu tiên, Runic Games quyết định phát triển một phần tiếp theo của "Torchlight" với chế độ co-op, tạm thời dừng MMO lại. Ngày 20 tháng 9 năm 2012, nhà phát triển tiết lộ họ đã không còn theo đuổi kế hoạch tạo ra một MMO trong vũ trụ "Torchlight" .
1
null
Ocypode cursor là một loài cua ma được tìm thấy trên các bãi biển cát dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Mô tả. "Ocypode cursor" có mai rộng đến . "O. cursor" có thể phân biệt được với "O. ceratophthalmus" và các loài khác thuộc chi "Ocypode" bởi sự hiện diện của một chùm lông cứng kéo dài từ đầu mũi các cuống mắt. Phân bố. "Ocypode cursor" có một phân bố đứt đoạn, bao gồm Đông Địa Trung Hải và các khu vực nhiệt đới phần phía đông Đại Tây Dương, nhưng không phải là phía tây Địa Trung Hải kết nối chúng. Người ta cho rằng "O. cursor" đã vào Địa Trung Hải trong giai đoạn ấm, nhưng cũng giới hạn ở vùng phía đông ấm hơn trong một khoảng thời gian mát hơn tiếp theo, cô lập giữa hai quần thể này. Kiểu này tương tự được nhìn thấy trong loài ốc biển" Charonia variegata" và hải quỳ "Telmatactis cricoides". Phạm vi phân bố của nó rõ ràng mở rộng ở Địa Trung Hải, và có khả năng là giữa hai nhóm này có thể tái gia nhập trong tương lai. Tại Đại Tây Dương, "O. cursor" vươn xa đến phía nam tận bắc Namibia, nhưng không đến Nam Phi. Sinh thái. Tại Tây Phi, "Ocypode cursor" ưa thích sinh sống trên các bãi biển cát, nơi nó đào hang ở các điểm thủy triều cao và đôi khi trên khu vực có thủy triều hoàn toàn. Nó có khả năng chịu các thái cực độ mặn và nhiệt độ kém hơn loài còng "Uca tangeri", nhưng vẫn có thể mở rộng khoảng cách vào các vùng nước lợ. "O. cursor" là một loài săn mồi, và thường ăn trứng của các loài rùa biển. Tại Địa Trung Hải, nơi phạm vi thủy triều không đáng kể, hang của "O. cursor" bắt đầu trong khoảng của biển, với các con lớn hơn xa hơn so với rìa biển. Phân loài. "Ocypode cursor" đã được mô tả khoa học lần đầu bởi Carl Linnaeus trong tác phẩm năm ấn bản thứ 10 năm 1758 của ông ", với danh pháp "Cancer cursor"".
1
null
Sự trỗi dậy của các Vệ thần (tựa gốc tiếng Anh: Rise of the Guardians) là một bộ phim phiêu lưu hành động giả tưởng hoạt hình 3D máy tính của Mỹ năm 2012 do DreamWorks Animation sản xuất và Paramount Pictures phát hành. Bộ phim được đạo diễn bởi Peter Ramsey (trong lần đầu làm đạo diễn) từ kịch bản của David Lindsay-Abaire dựa trên loạt sách "The Guardians of Childhood" và phim ngắn "The Man in the Moon" của William Joyce . Phim có sự tham gia của Chris Pine, Alec Baldwin, Jude Law, Isla Fisher, và Hugh Jackman. Bộ phim kể về câu chuyện của những Vệ thần Ông già Noel, Cô tiên Răng, Chú thỏ Phục sinh và Thần cát, những người đã tuyển mộ Jack Frost để ngăn chặn ác nhân Pitch Black nhấn chìm thế giới trong bóng tối trong một cuộc chiến của những giấc mơ. Bộ phim được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 11 năm 2012. Phim thu về 306,9 triệu đô la trên toàn thế giới so với ngân sách 145 triệu đô la nhưng mất khoảng 87 triệu đô la do chi phí tiếp thị và phân phối. Phim được đề cử Giải Quả cầu vàng cho Phim hoạt hình hay nhất và Giải Annie cho Phim hoạt hình hay nhất. Đây là bộ phim DreamWorks Animation cuối cùng được Paramount Pictures phát hành. Bắt đầu với "The Croods" (2013), 20th Century Fox sẽ phát hành các phim của DreamWorks cho đến "" (2017). Nội dung. Jack Frost tỉnh dậy từ một cái ao đóng băng với chứng mất trí nhớ và biến mất khi nhận ra rằng không ai có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy anh ta. Ba trăm năm sau, Jack, với tư cách là Thần mùa đông, thích mang những ngày tuyết rơi cho học sinh, nhưng vẫn cảm thấy buồn vì họ không tin vào anh ta. Tại Bắc Cực , Người đàn ông trên Mặt trăng cảnh báo Nicholas St. North rằng Pitch Black đang đe dọa trẻ em trên thế giới bằng những cơn ác mộng của anh ta. Anh ấy gọi E. Aster Bunnymund / Bunny , Sandman , và Tooth Fairyhướng đến. Họ được biết rằng Jack Frost đã được chọn làm Người bảo vệ mới, và Bunny đưa anh ta đến Bắc Cực. North giải thích với Jack rằng mọi Người bảo vệ đều có một trung tâm, một thứ mà họ là Người bảo vệ, nhưng một lời kêu cứu từ các tiên nữ của Tooth đã kết thúc cuộc trò chuyện. Ghé thăm thế giới của Tooth, giống như một cung điện ở Ấn Độ, Jack biết rằng mỗi chiếc răng sữa đều chứa đựng những kỷ niệm thời thơ ấu của những đứa trẻ bị mất nó, bao gồm cả răng của Jack. Tuy nhiên, Pitch đột kích vào nhà của Tooth, bắt cóc tất cả các nàng tiên răng cấp dưới của cô ấy ngoại trừ Baby Tooth và đánh cắp tất cả những chiếc răng, do đó ngăn cản Tooth chia sẻ ký ức của Jack và làm suy yếu niềm tin của bọn trẻ đối với cô ấy. Để ngăn cản kế hoạch của Pitch, cả nhóm quyết định thu thập răng của trẻ em. Trong cuộc hành trình của họ, một cuộc cãi vã giữa North và Bunny đã đánh thức một cậu bé, Jamie. Vì anh ấy vẫn tin tưởng, anh ấy có thể nhìn thấy tất cả mọi người, ngoại trừ Jack. Những cơn ác mộng của Pitch sau đó tấn công, khiêu khích Sandy với tư cách là Người bảo vệ những giấc mơ. Jack cố gắng can thiệp, nhưng Pitch áp đảo Sandy, người dường như đã biến mất. Khi Lễ Phục sinh đến gần, những Người bảo vệ chán nản tập trung tại nhà của Bunny. Với sự trợ giúp bất ngờ của Sophie, em gái của Jamie, họ bắt đầu quá trình vẽ những quả trứng cho lễ Phục sinh. Sau khi Jack đưa Sophie về nhà, anh ta bị dụ đến hang ổ của Pitch bằng một giọng nói. Pitch chế nhạo anh ta bằng ký ức và nỗi sợ hãi của sự không tin tưởng, khiến anh ta mất tập trung đủ lâu để Pitch phá hủy những quả trứng, khiến lũ trẻ không còn tin tưởng vào Bunny, người giận dữ mắng mỏ Jack. Khi sự tin tưởng của những Người bảo vệ dành cho anh ta bị mất đi, Jack xấu hổ tự cô lập mình ở Nam Cực, nơi Pitch cố gắng thuyết phục anh ta gia nhập phe của mình. Khi Jack từ chối, Pitch đe dọa sẽ giết Baby Tooth trừ khi Jack đưa cho anh ta cây quyền trượng, nguồn phép thuật của anh ta. Anh ta đồng ý, nhưng Pitch bẻ gãy cây gậy của Jack và ném anh ta xuống vực sâu. Mở khóa ký ức bên trong răng của anh ấy,chết đuối . Được truyền cảm hứng, Jack sửa chữa cây gậy của mình và quay trở lại hang ổ để giải cứu những nàng tiên răng bị bắt cóc. Do Pitch, mọi đứa trẻ trên thế giới ngoại trừ Jamie đều không tin tưởng, làm suy yếu đáng kể các Vệ thần. Nhận thấy niềm tin của Jamie đang lung lay, Jack làm cho tuyết rơi trong phòng của mình, đổi mới niềm tin của Jamie và để anh trở thành người đầu tiên tin tưởng và nhìn thấy Jack. Họ tập hợp những người bạn của Jamie, những người có niềm tin mới thúc đẩy cuộc chiến chống lại Pitch của họ. Anh ta đe dọa họ, nhưng giấc mơ của họ tỏ ra mạnh mẽ hơn những cơn ác mộng của anh ta, dẫn đến việc Sandy sống lại và các Hộ vệ đoàn tụ. Bị đánh bại và không còn tin tưởng, Pitch cố gắng rút lui, nhưng cơn ác mộng của anh ta, cảm nhận được nỗi sợ hãi của chính mình, bật anh ta và kéo anh ta xuống thế giới ngầm. Sau đó, Jamie và bạn bè của anh ấy tạm biệt những Người bảo vệ khi Jack chấp nhận vị trí của anh ấy với tư cách là Người bảo vệ Vui vẻ. Sản xuất. Năm 2005, William Joyce và Reel FX ra mắt một liên doanh, Aimesworth Amusements, để sản xuất các phim hoạt hình CG, một trong số dự án là "The Guardians of Childhood", dựa trên ý tưởng của Joyce. Bộ phim đã không thành hiện thực, nhưng họ đã dựng một bộ phim ngắn, "The Man in the Moon", được đạo diễn bởi Joyce, đã giới thiệu ý tưởng về các Vệ thần, và trở thành nguồn cảm hứng cho bộ phim. Đầu năm 2008, Joyce đã bán bản quyền bộ phim cho DreamWorks Animation, sau khi hãng đảm bảo với ông rằng họ sẽ tôn trọng góc nhìn của ông về các nhân vật và cho phép ông tham gia vào quá trình sáng tạo. Tháng 11, 2009, DreamWorks tiết lộ đã thuê Peter Ramsey làm đạo diễn cho bộ phim sau đó có tựa "The Guardians", và David Lindsay-Abaire viết kịch bản. Joyce làm đồng đạo diễn trong vài năm đầu tiên, nhưng đã rời khỏi vị trí sau cái chết của con gái Mary Katherine, vì u não. Joyce tiếp tục cộng tác với vai trò chủ nhiệm hành chính, trong khi Ramsey đảm nhiệm hoàn toàn vai trò đạo diễn, khiến ông trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên đạo diễn một bộ phim hoạt hình CG kinh phí lớn. Như một số phim trước đây của DreamWorks, Guillermo del Toro tham gia với vai trò chủ nhiệm hành chính. Được giới thiệu gần như ngay từ đầu, ông đã giúp định hình câu chuyện, thiết kế nhân vật, chủ đề và cấu trúc bộ phim. Ông nói rằng ông rất vui khi những nhà làm phim đã làm nên nhiều phần "đen tối, u buồn và thơ mộng", và thể hiện hy vọng rằng bộ phim "tạo nên một giai điệu khác biệt cho các phim gia đình và phim giải trí." Tựa phim cuối cùng, "Sự trỗi dậy của các Vệ thần" đã được tuyên bố vào đầu năm 2011, cùng với các diễn viên đầu tiên. Ban đầu, bộ phim dự kiến sẽ phát hành vào ngày 2 tháng 11 năm 2012, nhưng DreamWorks Animation đã lùi bộ phim tới ngày 21 tháng 11 năm 2012 để tránh cạnh tranh với "Monsters University" của Pixar, là bộ phim vốn đã phải dời ngày để tránh sự cạnh tranh của "Chạng Vạng: Hừng Đông – Phần 2". "Monsters University" sau đó đã được dời đến ngày 21 tháng 6 năm 2013, và bị thay thế bởi "Wreck-It Ralph". Phát hành. "Rise of the Guardians" được trình chiếu vào ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại liên hoan phim Mill Valley, California, sau đó được trình chiếu quốc tế tại liên hoan phim Rome ngày 13 tháng 11 năm 2012. Được phân phối bởi Paramount Pictures, bộ phim được phát hành vào ngày 21 tháng 11 năm 2012, tại các rạp chiếu phim Hoa Kỳ. Được số hoá thành định dạng IMAX 3D, bộ phim được trình chiếu giới hạn trong các rạp IMAX gia đình và quốc tế. Đây là bộ phim thứ hai được phát hành dưới định dạng âm thanh Auro 11.1 3D của Barco, sau "Red Tails". Bộ phim cũng được trình chiếu dưới dạng Dolby Atmos, một công nghệ âm thanh vòm được giới thiệu trong năm 2012. "Sự trỗi dậy của các Vệ thần" là bộ phim cuối cùng của hãng DreamWorks Animation được phân phối bởi Paramount, do DreamWorks đã ký hợp đồng phân phối 5 năm với 20th Century Fox, bằt đầu từ năm 2013. Đón nhận. Đánh giá. "Sự trỗi dậy của các Vệ thần" đã nhận cách đánh giá hỗn hợp tích cực từ cách nhà phê bình. Dựa trên 95 đánh giá, bộ phim giữ rating khoảng 76% trên Rotten Tomatoes, với rating trung bình là 6.6/10. Trang web đánh giá: ""A sort of "Avengers" for the elementary school set, "Rise of the Guardians" is wonderfully animated and briskly paced, but it's only so-so in the storytelling department." Todd McCarthy của "The Hollywood Reporter" gọi bộ phim là "a lively and derivative 3D storybook spree for some unlikely action heroes"." Ngược lại, Justin Chang trong tạp chí "Variety" nói, ""Even tots may emerge feeling slightly browbeaten by this colorful, strenuous and hyperactive fantasy, which has moments of charm and beauty but often resembles an exploding toy factory rather than a work of honest enchantment."" Doanh thu phòng vé. Cho đến ngày 26 tháng 12 năm 2012, "Sự trỗi dậy của các Vệ thần" đã thu về $33.181.310 ở Bắc Mỹ, và $13.500.000 ở các nước khác, với tổng doanh thu trên toàn thế giới là $46.681.310. Ở Bắc Mỹ, bộ phim ra mắt trong 5 ngày cuối tuần mở rộng thu về $32,3 triệu, với $23,8 triệu trong 3 ngày cuối tuần, đạt vị trí thứ tư sau "Chạng Vạng: Hừng Đông – Phần 2", "Skyfall", và "Lincoln". Đây là bộ phim của DreamWorks Animation có doanh thu mở màn thấp nhất sau "Flushed Away" năm 2006. Giải thưởng. Liên hoan phim Rome và tạp chí "Vanity Fair" sẽ trao Giải thưởng Quốc tế Vanity Fair cho Phim điện ảnh Xuất sắc vào tháng 11 năm 2012 cho "Sự trỗi dậy của các Vệ thần". Bộ phim cũng nhận được giải thưởng Animation Hollywood của Liên hoan phim Hollywood thường niên lần thứ 16, tổ chức vào ngày 22 tháng 10, năm 2012. Âm nhạc. Nhà soạn nhạc người Pháp Alexandre Desplat đã sáng tác bản nhạc gốc cho bộ phim, được Varèse Sarabande phát hành vào ngày 13 tháng 11 năm 2012. Nhạc nền đã được thu ở London tại Abbey Road Studios và Air Studios, do dàn nhạc giao hưởng London thể hiện, với sự tham gia hợp xướng của London Voices. David Lindsay-Abaire đã viết lời cho bài hát kết phim, "Still Dream," được thể hiện bởi ca sĩ giọng nữ cao Renée Fleming. Video game. Một video game được phát hành dựa theo bộ phim bởi D3 Publisher vào ngày 20 tháng 11 năm 2012 ở Bắc Mỹ, và 23 tháng 11 năm 2012 ở châu Âu. Video game cho phép người chơi điều khiển các Vệ thần chiến đấu với Pitch. Trò chơi có sẵn trên Wii, Wii U, Xbox 360, PlayStation 3, Nintendo DS và Nintendo 3DS. Truyện tranh. Bộ sách tranh cho thiếu nhi từ 4-10 tuổi đã được William Joyce và cộng sự thực hiện vào năm 2011, 2012 và 2015 với ba tập về Người Cung Trăng (The Man in The Moon), Thần Mộng Mơ (Sandman) và Jack Frost đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam vào năm 2021.
1
null
<ns>0</ns> <revision> <parentid>67505792</parentid> <timestamp>2022-02-10T04:12:32Z</timestamp> <contributor> <username>Minorax</username> </contributor> <minor /> <comment>fix lint</comment> <model>wikitext</model> <format>text/x-wiki</format> Vệ Mục công (chữ Hán: 衛穆公, trị vì: 599 TCN-589 TCN), tên thật là Cơ Sắc (姬遫), là vị vua thứ 24 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thân thế. Vệ Mục công là con của Vệ Thành công – vua thứ 21 nước Vệ. Năm 600 TCN, Vệ Thành công mất, Cơ Sắc lên nối ngôi, tức là Vệ Mục công. Trị vì. Năm 597 TCN, Tống Văn công mang quân đánh nước Trần, vì Trần theo Sở. Vệ Mục công dù đã cùng thề với nước Tống, vẫn mang quân cứu Trần. Quân Tống phải rút lui. Năm 595 TCN, nước Tấn bức bách nước Vệ, đòi giết đại phu Khổng Đạt, vì Đạt làm mất lòng nước Tấn. Vệ Mục công đành lệnh cho Khổng Đạt tự vẫn rồi báo với Tấn Cảnh công. Thương xót Khổng Đạt, ông gả con gái cho con Khổng Đạt và cho nối chức của cha. Năm 592 TCN, nước Tấn cử Khước Khắc làm chánh sứ và Loan Kinh làm phó sứ sang Tề. Cùng lúc có sứ nước Lỗ và nước Vệ sang. Để làm mẹ vui, nhân Khước Khắc bị gù, sứ nước Lỗ bị thọt chân, sứ nước Vệ bị chột, Tề Khoảnh công bèn chọn ra người bị gù tiếp đón Khước Khắc, người bị thọt tiếp đón sứ nước Lỗ và người bị chột tiếp sứ nước Vệ. Cảnh đó làm cho các phụ nữ trong hậu cung đứng trong màn để nhìn và cười nhạo. Sứ giả 3 nước căm giận Tề Khoảnh công. Năm 591 TCN, theo lời thỉnh cầu của Khước Khắc, vua Tấn cho phát binh đánh Tề. Vệ Mục công điều quân giúp Tấn. Liên quân 2 nước đánh tới đất Dương Cốc. Thế yếu, Tề Khoảnh công phải gửi công tử Khương Cường làm con tin cho nước Tấn, quân Tấn và quân Vệ mới rút lui. Năm 589 TCN, Tề Khoảnh công mang quân đánh nước Lỗ vì Lỗ ngả theo Tấn. Sau khi đánh bại quân Lỗ, Khoảnh công lại sang đánh Vệ - một đồng minh khác của Tấn. Vệ Mục công điều Tôn Lương Phu và Thạch Tắc mang quân ra chống, nhưng cũng bị quân Tề đánh bại. Vợ Vệ Mục công và vợ vua nước Lỗ đều đích thân sang nước Tấn, thông qua Khước Khắc báo tình hình lên vua Tấn, xin nước Tấn ra quân đánh nước Tề. Tấn Cảnh công bèn sai Khước Khắc cùng Sĩ Nhiếp, Hàn Quyết và Loan Thư ra trận để cứu Lỗ và Vệ. Tháng 6 năm 589 TCN, liên quân 4 nước Tấn, Lỗ, Vệ và Tào gặp quân Tề ở núi Mị Châm. Hai bên giao tranh ác liệt, quân Tề bắn Khước Khắc bị thương, nhưng Khước Khắc cố nén đau tự mình thúc trống. Quân Tấn hăng hái đánh bại quân Tề. Vua Tề nhờ có Phùng Sửu Phụ giả dạng đóng thế ngồi trong xe và tự mình lẻn trốn thoát sự truy kích của quân Tấn. Năm 589 TCN, Vệ Mục công mất. Ông làm vua được 11 năm. Con ông là Cơ Tang lên nối ngôi, tức là Vệ Định công.
1
null
Nothing but the Beat là tựa đề album phòng thu thứ năm của nam DJ và nhà sản xuất người Pháp David Guetta, được phát hành vào ngày 26 tháng 8 năm 2011. "Nothing but the Beat" được phát hành dưới dạng album đôi, với đĩa CD thứ nhất bao gồm các ca khúc có sự hợp tác của những nghệ sĩ đến từ thế giới nhạc R&B, hip hop và pop như Lil Wayne, Nicki Minaj, Usher, Jennifer Hudson, Jessie J và Sia. Ngoài ra còn có các ca khúc với sự góp giọng của hai nam ca sĩ will.i.am và Akon, cả hai người đều đã từng hợp tác với Guetta trong album phòng thu trước đó của anh, "One Love". Trong khi đó, đĩa CD thứ hai lại bao gồm các ca khúc nhạc sàn không lời. Đây cũng là album đầu tiên của Guetta không có sự góp giọng của người bạn hợp tác lâu năm, Chris Willis. "Nothing but the Beat" nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình. Album đã có bốn đĩa đơn đạt được thành công lớn trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, đó là "Where Them Girls At", "Without You", "Turn Me On" và "Titanium", trở thành đĩa đơn thứ tư thứ năm, thứ sáu và thứ bảy trong sự nghiệp của Guetta lọt được vào Top 20 trên bảng xếp hạng này. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2011, album nhận được một đề cử cho Album nhạc điện tử/dance xuất sắc nhất tại Giải Grammy lần thứ 54. Đến tháng 10 năm 2012, tính riêng ở Mỹ, album đã bán được hơn 407,000 bản, và đã được chứng nhận đĩa Bạch kim bởi Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế cho hơn 1,000,000 bản được tiêu thụ trên toàn chấu Âu. Album được phát hành lại vào ngày 7 tháng 9 năm 2012 dưới tựa đề, "Nothing but the Beat 2.0". Phiên bản này bao gồm sáu ca khúc mới, trong đó có đĩa đơn, "She Wolf (Falling to Pieces)", ca khúc có sự góp giọng của Sia, người đã từng hợp tác với Guetta trong đĩa đơn "Titanium" của phiên bản trước. Một số ca khúc trong phiên bản đầu tiên đã bị bỏ đi trong phiên bản tái phát hành, nhưng các ca khúc chọn làm đĩa đơn vẫn được giữ lại. Đĩa đơn. Đĩa đơn đầu tiên, "Where Them Girls At", một sản phẩm hợp tác giữa Guetta với Flo Rida và Nicki Minaj, được phát hành vào ngày 2 tháng 5 năm 2011. Ca khúc được phát hành sớm hơn dự kiến do có một số tin tặc đã tuồn lên mạng bản acapella phần rap của ca khúc, và thêm vào đó những giai điệu phối khí của riêng họ. Ca khúc ra mắt tại vị trí #14 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ ba trong sự nghiệp của Guetta lọt vào Top 20 ở Mỹ. "Where Them Girls At" cũng lọt được vào Top 10 trên bảng xếp hạng của nhiều quốc gia, đặc biệt là vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Dance Chart. "Little Bad Girl", hợp tác với Taio Cruz và Ludacris, là đĩa đơn thứ hai từ album và được phát hành vào ngày 27 tháng 6 năm 2011. Video âm nhạc của ca khúc được đăng tải vào ngày 18 tháng 7 năm 2011. "Little Bad Girl" đã lọt vào Top 10 bảng xếp hạng của nhiều quốc gia, đặc biệt là vị trí quán quân ở Venezuela. Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia duy nhất mà ca khúc không đạt được thành công cho lắm, chỉ đạt được vị trí cao nhất là #70. "Without You", hợp tác với Usher, là đĩa đơn thứ ba từ album. Video âm nhạc của ca khúc được đăng tải vào ngày 14 tháng 10 năm 2011. "Without You" được gửi đến đài phát thanh mainstream ở Mỹ vào ngày 27 tháng 9 năm 2011. Ca khúc đã đạt được nhiều thành công thương mại quốc tế và lọt vào Top 10 tại Mỹ. "Titanium", hợp tác với Sia, được phát hành vào ngày 9 tháng 12 năm 2011 và cũng là đĩa đơn quốc tế thứ tư của album. Ban đầu, "Titanium" chỉ được phát hành như một đĩa đơn quảng bá cho "Nothing but the Beat", nhưng sau đó, ca khúc này lại nhận được nhiều thành công lớn về mặt thương mại, lọt được vào các bảng xếp hạng lớn trên khắp thế giới nên đã được chọn làm đĩa đơn chính thức. Ở Mỹ, đây lại là đĩa đơn thứ năm, chính thức được gửi đến đài phát thanh Top 40, Mainstream và Rhythmic vào ngày 24 tháng 4 năm 2012. "Turn Me On", hợp tác với Nicki Minaj, là đĩa đơn thứ tư ở Mỹ, chính thức được gửi đến đài phát thanh Top 40, Mainstream và Rhythmic vào ngày 13 tháng 12 năm 2012. Sau đó, ca khúc được chọn làm đĩa đơn quốc tế thứ năm và được phát hành vào tháng 1 năm 2012. Video âm nhạc cho "Turn Me On" được quay trong tháng 11 năm 2011 bởi đạo diễn Sanji và được đăng tải vào ngày 31 tháng 1 năm 2012. "I Can Only Imagine", hợp tác với Chris Brown và Lil Wayne, là đĩa đơn thứ sáu của album và được phát hành vào ngày 2 tháng 5 năm 2012. Video âm nhạc, dưới sự đạo diễn của Colin Tilley, được quay vào cuối tháng 5 năm 2012 và được đăng tải vào ngày 2 tháng 7 năm 2012. "I Can Only Imagine" đạt được vị trí quán quân ở Bỉ và vị trí á quân ở Hungary. Ca khúc được gửi tới đài phát thanh Mỹ vào ngày 7 tháng 8 năm 2012, tuy nhiên ở Mỹ, ca khúc chỉ đạt được vị trí cao nhất là #44. "She Wolf (Falling to Pieces)", hợp tác với Sia, là đĩa đơn thứ bảy của album và được phát hành vào ngày 21 tháng 8 năm 2012. Đây cũng là đĩa đơn đầu tiên từ album tái phát hành, "Nothing but the Beat 2.0". Một EP với phiên bản mở rộng cùng với hai bản phối khí của ca khúc thực hiện bởi Michael Calfan và Sandro Silva được phát hành độc quyền trên Beatport vào ngày 7 tháng 8 năm 2012. Đĩa đơn cùng với EP phối khí được phát hành chính thức trên iTunes và Amazon vào ngày 21 tháng 8 năm 2012, còn phiên bản đĩa CD được phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2012.. "She Wolf (Falling to Pieces)" được gửi đến đài phát thanh Mỹ vào tháng 1 năm 2013. "Just One Last Time", hợp tác với Taped Rai, là đĩa đơn thứ tám của album và được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2012.
1
null
Trận Laufach-Frohnhofen, còn gọi là Trận Laufach hoặc là Trận Frohnhofen, là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1866, tại Frohnhofen và Laufach trên lãnh thổ của Vương quốc Bayern (miền Tây Nam Đức). Trong cuộc giao chiến nhanh chóng này, một lữ đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Karl von Wrangel (là lữ đoàn dẫn đầu của sư đoàn của Trung tướng August Karl von Göben đã đánh bại đợt tấn công của một đạo quân của Đại Công quốc Hesse dưới sự chỉ huy của tướng Karl von Perglas (một phần của Quân đoàn số 8 của quân đội Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy), buộc quân đội Hesse phải tiến hành triệt thoái trong hỗn loạn về Aschaffenburg. Trái ngược với con số thiệt hại của quân đội Phổ thắng trận, tổn thất của các lực lượng Hesse sau trận chiến này là rất nặng nề. Qua đó, trận đánh tại Laufach và Frohnhofen đã chứng tỏ hiệu quả vô cùng to lớn của các khẩu súng trường nạp hậu của quân Phổ. Sau những chiến thắng tại Hammelburg và Kissingen của các sư đoàn thuộc "Binh đoàn Main" của tướng Eduard Vogel von Falckenstein, viên tướng Phổ đã làm chủ được chiến tuyến sông Saale và tạm thời đánh gục sức mạnh tấn công của quân đội Bayern. Sau đó, ông chuyển tầm nhìn của mình sang Quân đoàn số 8 của Liên minh các quốc gia Đức do Vương công Alexander xứ Hessen-Darmstadt chỉ huy. Theo thượng lệnh của ông, sư đoàn của Von Göben (lực lượng thuộc cánh trái của "Binh đoàn Main") sẽ tiến đánh Aschaffenburg qua Laufach, nơi quân đội của Đại Công quốc Hesse đang án ngữ. Trong khi đó, Alexander xứ Hesse-Darmstadt hiểu rằng cách tốt nhất để phòng ngự các bang miền Nam Đức là hỗ trợ quân đội Bayern đánh Falckenstein, và ông đã phái lữ đoàn Hesse của quân lực mình đến Aschaffenburg. Quân Hesse đã tiến đánh về Laufach để phòng ngự các nẻo đường từ dãy núi Spessart, và vào ngày 13 tháng 7 quân của Wrangel đã nhận được tin về bước tiến của quân Hesse khi đang kéo tới Hayn. Một tiểu đoàn lính bắn súng hỏa mai của Phổ đã tiến chiếm đỉnh của hẻm núi và đập tan 2 tiểu đoàn Hesse, chiếm được Laufach. Nhưng sau đó, quân đội Hesse đã phát động một cuộc tấn công nhằm vào quân đội đối phương. Quân Hesse đã tiến công một cách mãnh liệt, tuy nhiên có lúc họ rơi vào tầm đạn dày đặc của quân Phổ. Các đợt công kích của quân đội Hesse đều bị bẻ gãy, và một cuộc phản công của lực lượng bộ binh và kỵ binh, với sự hỗ trợ của pháo binh Phổ đã giành đại thắng. Ngoài ra, các lực lượng Phổ cũng bắt giữ được hàng trăm quân của Hesse trong trận chiến này. Mặc dù vậy, quân Phổ không truy kích tàn binh bại tướng Hesse vì đã thấm mệt do phải hành quân trên một chặn đường dài kể từ sau trận đánh ở Kissingen. Ngày hôm sau, lữ đoàn Áo thuộc quân đoàn của Alexander đã án ngữ tại Aschaffenburg, nhưng bị quân đội của Göben đánh bại trong trận Aschaffenburg.
1
null
Dự trữ dầu mỏ chiến lược của Hoa Kỳ (tiếng Anh: "Strategic Petroleum Reserve" hay viết tắt là SPR) là kho dự trữ dầu mỏ khẩn cấp, được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ duy trì. Đây là nguồn cung ứng dầu mỏ khẩn cấp lớn nhất trên thế giới với khả năng tích trữ lên đến 727 triệu thùng dầu (115.600.000 m3). Số lượng dự trữ hiện thời được mô tả trên trang mạng SPR. Tính đến ngày 12 tháng 10 năm 2012, lượng dự trữ là 694,9 triệu thùng (110.480.000 m3). Số lượng dầu này đủ dùng cho 36 ngày theo mức độ tiêu thụ dầu mỗi ngày hiện nay của Hoa Kỳ là 19,5 triệu thùng một ngày (3.100.000 m3/ngày). Với giá dầu trên thị trường là $102 một thùng tính đến tháng 2 năm 2012) kho tích trữ dầu này có tổng giá trị trên $26,7 tỉ dầu thô ngọt ("sweet crude") và khoảng $37,7 tỉ dầu thô chua ("sour crude", nếu tính giá giảm khoảng $15/thùng vì hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu thô chua). Tổng giá trị dầu thô trong kho tích trữ này là khoảng $64,5 tỉ đô la Mỹ. Tổng số tiền chi cho số lượng dầu này là $20,1 tỉ (trung bình $28,42 một thùng). Việc thu mua dầu thô được tiếp tục trở lại vào tháng 1 năm 2009 bằng tiền thu nhập sẵn có từ việc bán dầu khẩn cấp đối phó trận bão Katrina năm 2005. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ mua 10.700.000 thùng (1.700.000 m3) với giá là $553 triệu. Hoa Kỳ bắt đầu dự trữ dầu mỏ vào năm 1975 sau khi nguồn cung cấp dầu mỏ bị cắt trong suốt thời gian xảy ra vụ cấm vận dầu mỏ năm 1973-74. Mục đích dự trữ dầu mỏ của Hoa Kỳ là để giảm thiểu tình trạng nguồn cung ứng dầu mỏ tạm thời bị gián đoạn. Theo World Factbook, Hoa Kỳ nhập cảng tổng số 12 triệu thùng dầu (1.900.000 m3) một ngày (MMbd), vì vậy kho tích trữ dầu của Hoa Kỳ chứa nguồn cung cấp dầu là 58 ngày. Tuy nhiên, khả năng rút dầu tối đa từ kho dự trữ dầu chỉ là 4,4 triệu thùng (700.000 m3) một ngày, như vậy kho dự trữ có thể cung ứng dầu kéo dài đến trên 160 ngày. Các cơ sở dự trữ. Văn phòng điều hành của SPR nằm tại thành phố New Orleans, Louisiana. Kho chứa nằm tại bốn địa điểm trên Vịnh México, mỗi địa điểm nằm gần một trung tâm lọc và chế biến dầu mỏ. Mỗi địa điểm gồm có một số hang nhân tạo được tạo thành các vòm muối bên dưới mặt đất. Các hang riêng biệt nằm trong một địa điểm có thể sâu trên 1000 mét bên dưới mặt đất, có chiều rộng và dài trung bình là 60 mét, chiều sâu 600 mét, có khả năng chứa từ 6 đến 37 triệu thùng dầu (950.000 đến 5.900.000 m3). Gần $4 tỷ đô la được chi tiêu cho các cơ sở này. Việc dự trữ dầu mỏ trong các hang là để giảm thiểu chi phí; Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho rằng việc dự trữ dầu bên dưới mặt đất rẻ hơn mười lần so với dự trữ trên mặt đất. Những lợi thế cho phương pháp này gồm có: không bị rò rĩ, cất giữ dầu một cách tự nhiên hơn vì nhiệt độ trong các hang chứa dưới mặt đất không thay đổi nhiều. Các hang chứa được tạo nên bằng cách khoan sâu xuống mặt đất và sau đó hòa tan muối với nước. Lịch sử. Bối cảnh. Việc sử dụng kho dự trữ này được định đoạt bởi các yếu tố có ghi trong Đạo luật Chính sách và Bảo tồn Năng lượng năm 1975 ("Energy Policy and Conservation Act" hay viết tắt là EPCA), chủ yếu là để đối phó với một cuộc khủng hoảng nguồn cung cấp dầu mỏ thật tệ hại. Tốc độ tối đa rút dầu ra khỏi kho dự trữ này là 4,4 triệu thùng một ngày (700.000 m3/ngày). Dầu có thể vào thị trường 13 ngày sau khi có lệnh mở kho của tổng thống. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói rằng họ có khoảng 59 ngày được bảo vệ giá cả nhập cảng dầu mỏ cho kho dự trữ này. Cộng thêm việc bảo vệ giá cả từ phía tư nhân thì ước tính bảo vệ giá cả nhập khẩu lên đến 115 ngày. Kho dự trữ này được lập ra theo sau khủng hoảng năng lượng 1973. Đao luật Chính sách và Bảo tồn Năng lượng, gọi tắt là EPCA, ngày 22 tháng 12 năm 1975, đã tạo nên chính sách cho Hoa Kỳ nhằm thiết lập một kho dự trữ lên đến 1 tỉ thùng (159 triệu m³) dầu mỏ. Một số địa điểm tồn trữ hiện có đã được mua vào năm 1977. Các cơ sở dự trữ đầu tiên trên mặt đất được bắt đầu xây dựng vào tháng 6 năm 1977. Ngày 21 tháng 7 năm 1977, số lượng dầu mỏ đầu tiên—khoảng 412.000 thùng (65.500 m3) dầu thô nhẹ của Ả Rập Xê Út—được đưa vào kho dự trữ. Việc đưa thêm dầu vào kho bị đình chỉ trong năm tài chính 1995 để tận dụng nguồn ngân sách cho tái thiết các trang bị của kho dự trữ và kéo dài tuổi thọ của các cơ sở dự trữ. Các địa điểm hiện nay của SPR được ước đoán là còn sử dụng được cho đến năm 2025. Việc đưa thêm dầu vào kho dự trữ được tiếp tục vào năm 1999. Dự trữ và ngưng dự trữ. Ngày 13 tháng 11 năm 2001, Tổng thống George W. Bush thông báo rằng SPR sẽ được dự trữ đầy kho. Tổng thống nói rằng "Dự trữ đầu mỏ Chiến lược là một nhân tố quan trọng trong an ninh năng lượng của quốc gia chúng ta. Để tăng tối đa sự bảo vệ dài hạn chống lại sự đột ngột mất nguồn cung cấp dầu, tôi chỉ thị cho Bộ trưởng Năng lượng đổ đầy kho dự trữ dầu lên đến khả năng dự trữ của nó là 700 triệu thùng [111.000.000 m³]." Mức độ dầu mỏ cao nhất lần đổ đầy trước vào năm 1994 là 592 triệu thùng (94.100.000 m3). Vào lúc Tổng thống Bush ra sắc lệnh, kho dự trữ có chứa khoảng 545 triệu thùng (86.600.000 m3). Kể từ sắc lệnh tổng thống năm 2001, khả năng dự trữ của kho đã gia tăng khoảng 27 triệu thùng (4.300.000 m3) nhờ vào việc mở rộng tự nhiên các hầm muối mà dầu dự trữ được tích trữ trong đó. Đạo luật Chính sách Năng lượng năm 2005 kể từ đó đã chỉ thị bộ trưởng năng lượng đổ đầy kho dự trữ dầu mỏ lên đến mức tới hạn cho phép là 1 tỉ thùng (160.000.000 m3). Đây là một tiến trình đòi hỏi phải mở rộng các cơ sở tích trữ dầu. Ngày 17 tháng 8 năm 2005, SPR đạt đến mục tiêu 700 triệu thùng (110.000.000 m3), hay khoảng 96% khả năng tích trữ hiện tại được gia tăng là 727 triệu thùng (115.600.000 m3). Khoảng 60% dầu thô trong kho là các loại dầu thô chua ít được ưa chuộng (có hàm lượng lưu huỳnh cao). Dầu thô được đưa đến kho dự trữ thuộc dầu "chi trả bằng dầu" — có nghĩa là các công ty dầu trả tiền cho chính phủ Hoa Kỳ để khai thác dầu trên các thềm lục địa ngoài khơi Vịnh México thay vì phải trả bằng tiền mặt thì họ có thể trả bằng dầu thô. Ngày 25 tháng 4 năm 2006, Tổng thống Bush thông báo tạm ngưng việc đổ dầu vào kho dự trữ như một phần của chương trình bốm điểm nhằm giảm bớt giá dầu đang lên cao. Ngày 23 tháng 1 năm 2007, trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang, Tổng thống Bush đề nghị rằng Quốc hội Hoa Kỳ nên chấp thuận mở rộng khả năng tích trữ dầu mỏ vào kho lên gấp đôi khả năng dự trữ hiện tại. Tháng tư năm 2008, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Pelosi kêu gọi Tổng thống Bush đình chỉ tạm thời việc mua dầu mỏ cho kho dự trữ. Ngày 12 tháng 5 năm 2008, Dân biểu Peter Welch (thuộc đảng Dân chủ, ở tiểu bang Vermont) và 63 người đồng bảo trợ giới thiệu Dự luật Bảo vệ Người tiêu thụ và Đình chỉ Đổ đầy Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (H.R.6022) nhằm mục đích đình chỉ việc thu mua dầu mỏ cho kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược. Ngày 16 tháng 5 năm 2008, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói họ sẽ ngưng tất cả các vụ giao dầu đến Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược vào thời gian nào đó trong tháng 7. Thông báo này được đưa ra sau khi Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chỉ thị cho chính phủ Bush làm việc tương tự. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ không nói khi nào thì các vụ giao dầu mỏ được tiếp tục trở lại. Ngày 19 tháng 5 năm 2008, Tổng thống Bush ký đạo luật mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua mặc dù ông trước đó từng phản đối. Ngày 2 tháng 1 năm 2009, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ bắt đầu mua khoảng 12 triệu thùng (1.900.000 m3) dầu thô để đổ vào kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, bổ sung nguồn dự trữ đã bị bán ra sau bão Katrina và bão Rita năm 2005. Việc mua số dầu mỏ này được tài trợ bởi số tiền khoảng 600 triệu đô la thu được khi bán dầu khẩn cấp vào năm 2005. Bán dầu khẩn cấp cho Israel. Theo Hiệp ước Tạm thời Sinai năm 1975, được Hoa Kỳ và Israel ký kết như điều kiện ban đầu để Israel trao trả lại Bán đảo Sinai và các mỏ dầu có liên quan cho Ai Cập, trong một tình huống khẩn cấp, Hoa Kỳ có bổn phận tạo điều hiện sẵn có để bán dầu mỏ cho Israel trong thời gian lên đến 5 năm. Những hạn chế. Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đặc biệt chỉ là một kho dự trữ dầu thô, không phải là kho dự trữ nhiên liệu dầu đã tinh lọc, thí dụ như xăng, dầu cặn và dầu lửa. Mặc dù Hoa Kỳ có dự trữ dầu sưỡi ở mức độ nhỏ là khoảng 2 triệu thùng tại tiểu bang Connecticut, Rhode Island và New Jersey, chính phủ liên bang không có duy trì kho dự trữ xăng ở mức độ giống như kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Hậu quả là, trong khi Hoa Kỳ hưởng được một mức độ bảo vệ nào đó đối với việc ngưng trệ nguồn cung cấp dầu mỏ nhưng Hoa Kỳ sẽ phải lệ thuộc vào những thành viên tích trữ khác thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế nếu xảy ra bất cứ sự ngưng trệ lớn nào trong các hoạt động lọc dầu. Vì trong vòng 30 năm qua, Hoa Kỳ không xây dựng bất cứ cơ sở lọc dầu mới nào nên Hoa Kỳ có ít khả năng thặng dư sản phẩm dầu đã được lọc. Điều này đã được minh chứng trong thời gian có bão Katrina khi có nhiều cơ sở phức hợp lọc dầu trên Duyên hải Vịnh México bị ngưng trệ trong một thời gian. Có nhiều lời đề nghị cho rằng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nên tích trữ cả xăng và nhiên liệu phản lực để giảm thiểu điểm yếu này. Một số quốc gia như Úc có kho dự trữ chiến lược gồm cả dầu mỏ và các sản phẩm tinh lọc từ dầu mỏ. Trong vài trường hợp, kho dự trữ còn có cả kho dự trữ chiến lược nhiên liệu phản lực. Cựu Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Samuel Bodman, có nói rằng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ sẽ xem xét các sản phẩm dầu mỏ đã tinh lọc như một phần của dự án mở rộng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Hoa Kỳ từ 1 tỉ đến 15 tỉ thùng (2,4×109 m3). Rút dầu từ kho dự trữ. Giao dịch và mượn dầu. "Ghi chú: Các vụ mượn dầu được thực hiện theo cơ bản từng vụ để giảm bớt tác động ngưng trệ nguồn cung cấp dầu. Một khi điều kiện trở lại bình thường, dầu mượn được trả lại kho dự trữ chiến lược cộng với phần dầu phụ trội đóng vai trò như lợi nhuận cho một vụ mượn."
1
null
Lockheed C-69 Constellation là phiên bản quân sự đầu tiên của dòng máy bay Lockheed Constellation. Bay lần đầu năm 1943, chỉ có 22 chiếc được chế tạo cho Không quân Lục quân Hoa Kỳ. Hầu hết số C-69 được chế tạo sau đó hoán cải thành máy bay chở khách dân dụng dưới tên gọi mới là L-049. Nguồn tham khảo. Ghi chú Tài liệu
1
null
Đại Việt Phục hưng Hội là một tổ chức chính trị hoạt động tại Trung Kỳ từ 1942 đến 1945. Lịch sử. Cuối năm 1940, quân Nhật tiến vào Đông Dương chia sẻ quyền cai trị Đông Dương với thực dân Pháp. Mặc dù vẫn duy trì bộ máy chính quyền thực dân Pháp, người Nhật vẫn thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức chính trị thân Nhật chống Pháp để loại trừ dần ảnh hưởng của Pháp, đi đến độc chiếm quyền cai trị Đông Dương. Đại Việt Phục hưng Hội được thành lập đầu năm 1942, do 3 anh em Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Hội ủng hộ Hoàng thân Cường Để, chủ trương liên kết với Đế quốc Nhật Bản để gạt ảnh hưởng của Pháp tại Đông Dương. Hội phát triển chủ yếu trong nhóm trong các gia tộc quan lại tại Huế, không phát triển sâu rộng trong quần chúng. Những hoạt động của Đại Việt Phục hưng Hội dù rất bí mật nhưng vẫn bị mật thám Pháp phát hiện. Đầu năm 1944, Sở Mật thám Trung Kỳ tổ chức vây bắt các yếu nhân trong Đại Việt Phục hưng Hội. Trừ Ngô Đình Diệm và một số ít thành viên trốn thoát, hầu hết các thành viên của Đại Việt Phục hưng Hội đều bị bắt. Phía người Nhật hầu như không có động thái can thiệp nào để bảo vệ cho Hội. Mãi đến khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945, Đại Việt Phục hưng Hội mới phục hồi hoạt động trở lại. Hội cũng tích cực cổ vũ cho sự ra đời của Đế quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Cường Để và lãnh tụ Ngô Đình Diệm của Đại Việt Phục hưng Hội làm Thủ tướng. Tuy nhiên, người Nhật đã chọn giải pháp tiếp tục duy trì Hoàng đế Bảo Đại, và dưới áp lực của người Nhật, Hoàng đế Bảo Đại đã chỉ định Trần Trọng Kim làm Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam. Sự kiện này một lần nữa làm phân hóa trầm trọng sự ủng hộ của Đại Việt Phục hưng Hội đối với Đế quốc Việt Nam. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, tổ chức Đại Việt Phục hưng Hội mất hậu thuẫn và lần thứ 3 bị phân hóa. Đặc biệt sau khi lãnh tụ Ngô Đình Khôi cùng với Ngô Đình Huân, Phạm Quỳnh bị Việt Minh sát hại đã gây tổn thất lớn đến tinh thần của tổ chức. Đại Việt Phục hưng Hội buộc phải ngừng hoạt động, một vài Đảng viên cốt cán chuyển sang các phong trào chính trị có tầm ảnh hưởng lớn hơn.
1
null
Russula emetica là một loài nấm, là loài đặc trưng của chi "Russula". Nó có mũ nấm phẳng hoặc lồi màu đỏ với đường kính lên tới với lớp biểu bì mũ nấm có thể được bóc ra gần đến trung tâm. Lá tia có màu trắng kem nhạt, và rất gần nhau. Một cuống trắng mịn dày 2,4 cm. Được mô tả lần đầu vào năm 1774, loài nấm này có phạm vi phân bố rộng ở Bắc bán cầu, nơi nó mọc trên mặt đất trong rừng ẩm ướt trong một quần thể nấm rễ cộng sinh với các loài tùng, đặc biệt là loài thông. Phân loại. "Russula emetica" được mô tả chính thức lần đầu tiên dưới tên "Agaricus emeticus" bởi Jacob Christian Schaeffer năm 1774, trong tập sách về các loài nấm vùng Bavaria và Palatinate, "Fungorum qui in Bavaria et Palatinatu circa Ratisbonam nascuntur icones." Christian Hendrik Persoon đặt nó trong chi "Russula" năm 1796, nơi nó được giữ lại đến nay. Theo MycoBank, "Agaricus russula" là tên đồng nghĩa của "R. emetica" được công bố bởi Giovanni Antonio Scopoli năm 1772, hai năm trước khi Schaeffer mô tả loài này. Các tên đồng nghĩa khác là "Amanita rubra" của Jean-Baptiste Lamarck (1783), và "Agaricus ruber" của Augustin Pyramus de Candolle (1805). Tên loài ("emetica") xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại "emetikos"/εμετικος có nghĩa là 'gây nôn'.
1
null
Châu thổ thụt lùi là một châu thổ có mặt hướng vào nội địa. Các điều kiện tiên quyết cho sự hình thành của châu thổ thụt lùi là phải có một kênh biển (lạch triều) và một phá nước ("bodden") đủ lớn có khả năng thu thập trầm tích. Tại những vùng biển không chịu ảnh hưởng thủy triều, các kênh biển này hình thành do hiện tượng xâm thực các dải đường bờ đơn điệu ở mặt hướng ra biển của phá nước. Sau khi hình thành, kênh biển đóng vai trò đường dẫn cho nước biển mang trầm tích vào phá nước bên trong. Sau đó, nước sẽ thông qua một cửa thoát khác để trở lại biển. Có khi dòng nước vào-ra phá nước theo cùng một kênh biển nhưng trầm tích sẽ không thể lắng đọng để tạo nên một châu thổ hướng ra phía biển được vì bị các hải lưu ven bờ ngăn chặn. Trong trường hợp dòng chảy vào mạnh và mang lưu lượng trầm tích thấp thì đơn thuần lạch triều chỉ mở rộng về kích thước và không có châu thổ thụt lùi nào hình thành.
1
null
Chuyến bay 901 của Air New Zealand (TE-901) là một chuyến bay ngắm cảnh Nam Cực thường lệ của hãng Air New Zealand hoạt động giữa năm 1977 và 1979, từ sân bay Auckland đến Nam Cực và trở về thông qua Christchurch. Ngày 28 tháng 11 năm 1979, chuyến bay thứ 14 của TE-901, một chiếc máy bay McDonnell Douglas DC-10-30 đăng ký ZK-NZP, đã va vào núi Erebus trên đảo Ross, Nam Cực, khiến tất cả 237 hành khách và 20 phi hành đoàn tử nạn. Tai nạn này thường được gọi là Tai họa núi Erebus. Điều tra ban đầu kết luận vụ tai nạn là do lỗi của phi công nhưng việc công chúng phản đối kịch liệt đã dẫn đến việc thành lập một Ủy ban Điều tra Hoàng gia điều tra tai nạn này. Ủy ban này, chủ trì bởi Peter Mahon, đã kết luận rằng vụ tai nạn đã bị gây ra bởi một sự điều chỉnh tọa độ của đường bay đêm trước khi thảm họa, cùng với việc không thể thông báo trước cho tổ bay về thay đổi, với kết quả là máy bay, thay vì được chỉ dẫn bởi máy tính xuống eo biển McMurdo (như các phi hành đoàn giả định), đã được chuyển hướng vào con đường núi Erebus. Cáo buộc cuối cùng đã dẫn đến thay đổi lãnh đạo cấp cao của hãng hàng không Air New Zealand. Vụ tai nạn này là vụ tai nạn có số người chết nhiều nhất New Zealand trong thời bình. Chuyến bay này được thiết kế và được tiếp thị với vai trò trải nghiệm tham quan độc đáo, mang theo một người hướng dẫn Nam Cực giàu kinh nghiệm để chỉ cho khách các địa điểm nổi bật và danh lam thắng cảnh bằng cách sử dụng hệ thống truyền thanh máy bay, trong khi hành khách được thưởng thức chuyến bay thông qua eo biển McMurdo. Chuyến bay sẽ rời đi và trở lại New Zealand trong cùng ngày. Chuyến bay 901 theo lịch sẽ rời sân bay quốc tế Auckland vào lúc 8:00  sáng để đến Nam Cực, và sẽ quay lại sân bay quốc tế Christchurch lúc 7:00 pm sau khi bay tổng cộng quãng đường dài . Máy bay sẽ dừng ở Christchurch 45 phút để đổ xăng và thay phi hành đoàn trước khi bay quãng đường còn lại đến Auckland, đến vào lúc 9:00 pm. Vé bán vào thời điểm tháng 11 năm 1979 cho khách trên chuyến bay này là 360 $ mỗi người (tương đương khoảng 1218 USD vào thời điểm tháng 9 năm 2009). Các chức sắc, chẳng hạn như Sir Edmund Hillary đã làm người hướng dẫn trên các chuyến bay trước đó. Hillary dự kiến ​​sẽ làm người hướng dẫn cho các chuyến bay gây tử vong ngày 28 tháng 11 năm 1979, nhưng đã phải hủy bỏ do các cam kết khác. Bạn lâu năm và người đồng hành leo núi của ông, Peter Mulgrew, đã làm hướng dẫn thay ông trong chuyến bay này. Chiếc máy bay này thường có lượng khách khoảng 85% số ghế; các ghế trống, thường nằm ở giữa trung tâm, cho phép hành khách di chuyển dễ dàng giữa khoang để nhìn qua cửa sổ. Chiếc máy bay sử dụng cho các chuyến bay Nam Cực là chiếc McDonnell Douglas DC-10-30 thứ 8 của hãng Air New Zealand. Chiếc máy bay này có số đăng ký ngày 28 tháng 11 là ZK-NZP. Là chiếc DC-10 thứ 182 được sản xuất, và chiếc DC-10 thứ 4 được giới thiệu bởi hãng Air New Zealand, ZK-NZP đã được giao cho hãng hàng không này ngày 12 tháng 12 năm 1974 tại nhà máy Long Beach của McDonnell Douglas. Nó là chiếc DC-10 của Air New Zealand lắp động cơ General Electric CF6-50C vào thời điểm lắp đặt chiếc máy bay, và đã có 20.750 giờ bay đến thời điểm rơi.
1
null
Maeda Ku-6 "Sora-Sha" là một loại xe tăng bay của Nhật Bản, nó sẽ được triển khai đi cùng các đơn vị đổ bộ đường không. Mitsubishi chịu trách nhiệm thiết kế một loại xe tăng hạng nhẹ có tên "Ku-Ro" cho đề án này. Thiết kế bắt đầu vào năm 1939, nhưng chỉ hoàn thành vào năm 1945 với một mẫu thử duy nhất được chế tạo.
1
null
Chuyến bay 191 của American Airlines là một chuyến bay chở khách thường lệ của American Airlines từ Sân bay Quốc tế O'Hare ở Chicago, tiểu bang Illinois đến Sân bay Quốc tế Los Angeles, California. Ngày 25 tháng 5 năm 1979, chuyến bay 191 được vận hành bằng chiếc McDonnell Douglas DC-10-10 đã rơi xuống một cánh đồng sau khi cất cánh từ Chicago. Tổng cộng 273 người đã thiệt mạng sau vụ tai nạn, bao gồm 271 hành khách và phi hành đoàn cùng 2 người dưới mặt đất. Đây là thảm họa hàng không nguy hiểm nhất trong lịch sử hàng không của Hoa Kỳ. Máy bay và tổ bay. Máy bay. Chiếc McDonnell Douglas DC-10-10 này được đăng bạ với số hiệu N110AA. Nó được giao cho American Airlines vào ngày 25 tháng 2 năm 1972, tính đến lúc tai nạn, nó đã được khoảng 20000 giờ bay trong hơn 7 năm. Chuyên cơ được lắp ráp 3 động cơ General Electric CF6-6D. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1979 (khoảng 15 ngày trước tai nạn), không có bất cứ lỗi kỹ thuật nào trong máy bay được ghi nhận trong nhật ký và sổ bảo dưỡng chuyến bay. Tổ bay. Cơ trưởng Walter Lux (53 tuổi) có khoảng 22000 giờ bay, trong đó có 3000 giờ bay cho chiếc DC-10. Ông ta cũng có bằng lái của 17 loại máy bay khác như: DC-6, DC-7 và Boeing 727. Cơ phó James Dillard (49 tuổi) và kĩ sư bay Alfred Udovich (56 tuổi) là những người có kinh nghiệm bay rất cao: 9,275 giờ bay của cơ phó và 15000 giờ bay của kĩ sư, trong đó họ có 1830 giờ bay chung với chiếc DC-10. Tai nạn. Vào ngày 25 tháng 5 năm 1979, chuyến bay 191 cất cánh từ Sân bay Quốc tế O'Hare (Chicago) đến Sân bay Quốc tế Los Angeles. Trong quá trình cất cánh, động cơ bên trái, tháp treo động cơ (pylon) và một đoạn gờ trước cánh máy bay (leading edge) đã tách ra khỏi cánh, rơi xuống đường băng. Việc cất cánh vẫn tiếp tục, phi công cho rằng họ đang trong tình trạng hư hỏng một động cơ mà không nhận ra rằng động cơ bên trái và tháp treo (pylon) của nó đã rơi khỏi máy bay. Tháp treo cũng nằm trong hệ thống thủy lực, nên khi nó mất đi cũng gây ra việc mất áp suất thủy lực và việc đóng các cánh tà trước (slats) của cánh trái máy bay. Sau khi động cơ bên trái rơi ra, nó cũng làm mất điện toàn bộ máy bay, vốn dĩ điện trên máy bay được cung cấp từ các máy phát điện trong động cơ (electrical generator). Điều này dẫn đến các hệ thống (system) và thiết bị bay (instrument) không hoạt động được, bao gồm các thiết bị bay của cơ trưởng, hệ thống cảnh báo thất tốc, cần rung (stick shaker), các dữ liệu của động cơ bên trái ( động số 1) và một phần của hệ thống điều khiền máy bay. Máy bay sau đó cất cánh với cánh trái liệng xuống một chút và sau đó đã cân bằng lại thông qua hệ thống điều khiển. Nó tiếp tục tăng độ cao và sau 9 giây cất cánh, nó đạt 172 knots và ở độ cao 140 ft. Vì máy bay tiếp tục tăng độ cao nên sau đó vận tốc nó bắt đầu giảm 1 knots trong 1 giây, Khoảng 20 giây sau khi cất cánh, nó ở độ cao 325 ft và vận tốc giảm còn 159 knots. Ở thời điểm này, chiếc DC-10 bắt đầu nghiêng sang trái và tiếp tục như vậy cho đến khi chạm đất và sau 31 giây cất cánh, 112 độ nghiêng sang trái với mũi chúc xuống 21 độ so với mặt đất, nó đâm xuống một cánh đồng gần sân bay. Điều tra. Cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn của chuyến bay 191 được NTSB tổ chức tiến hành sau tai nạn thảm khốc này. Qua các thử nghiệm trong hầm gió và bay mô phỏng, NTSB đã nắm bắt được quỹ đạo của chiếc DC-10 sau khi rơi mất 1 động cơ và cánh tà trước bên trái thu lại. Kết quả thử nghiệm cho thấy những tổn hại trên mép cánh trước và sự thu lại của cánh tà trước làm tăng vận tốc thất tốc (v-stall) từ 124 knots lên đến 159 knots DC-10 được tích hợp 2 thiết bị cảnh báo giúp thông báo cho phi công về tình trạng mất lực nâng. Chúng bao gồm đèn cảnh báo cánh tà trước không đồng nhất trên 2 cánh - thứ sẽ phát sáng sau khi các cánh tà tự thu lại và cần rung (stick shaker) trên cần lái của cơ trưởng - thứ sẽ kích hoạt khi máy bay rơi vào vận tốc thất tốc. Cả 2 thiết bị này đều hoạt động nhờ vào một máy phát điện vận hành bởi động cơ số 1, nhưng cả 2 đều bị vô hiệu hóa sau khi động cơ này rơi ra. Trong khi đó cần rung lại không được trang bị bên cần lái phía cơ phụ và đây cũng là một yếu tố khiến tổ bay không thể kịp thời xử lý tình huống. Từ chiếc động cơ rơi lại trên đường băng, NTSB đã khám xét và phát hiện ra rằng tháp treo động cơ (pylon) đã gãy và bung ra do một tổn hại nào đó trước khi máy bay rơi. Các nhà điều tra tiếp tục lục lại lịch sử bảo trì của chiếc máy bay và họ phát hiện ra một bằng chứng quan trọng.Trong lần bảo trì gần nhất, khoảng 8 tuần trước khi máy bay rơi, động cơ số 1 của chiếc DC-10 đã được tháo ra để sửa chữa. Tháp treo động cơ - thành phần hình con thoi, rất cứng nhằm gắn kết động cơ vào cánh đã bị tổn hại trong quá trình bảo trì này. Theo khuyến cáo của McDonnell-Douglas, động cơ cần phải được tháo ra khỏi tháp treo trước, sau đó mới tháo phần tháp treo. Tuy nhiên, American Airlines cùng với Continental Airlines và United Airlines đã bắt đầu sử dụng một thủ tục mới mà theo cả 3 hãng có thể tiết kiệm giờ làm việc công nhân, dây cáp cũng như các hệ thống khác của máy bay. Theo thủ tục mới, kỹ sư sẽ tháo rời cả phần tháp treo lẫn động cơ cùng lúc thay vì tháo lần lượt 2 phần. Một chiếc xe nâng đã được dùng để đỡ cho phần động cơ trong khi được tháo khỏi cánh. Tuy nhiên, cách làm này được cho là rất khó để có thể thực hiện thành công bởi những khó khăn khi phải giữ cho động cơ nằm ngay ngắn khi đang được tháo rời. Trong khi đó NTSB đi đến kết luận rằng thiết kế của tháp treo và bề mặt liền kề khiến các thành phần khó tháo ra sửa chữa và dễ bị các nhân viên bảo trì làm hỏng. Có 2 phương pháp để thực hiện thủ tục: 1 là sử dụng cần trục phía trên cùng với tời nâng, 2 là sử dụng xe nâng. Phương pháp dùng xe nâng có nhiều hệ quả xấu, nếu xe nâng đặt không đúng vị trí, động cơ sẽ lệch và làm kẹt điểm gắn kết giữa tháp treo pylon và điểm gắn kết trên cánh, do đó không thể đưa vít vào vị trí và siết lại. Người điều khiển xe nâng chỉ được chỉ dẫn bằng tay và nghe chỉ thị, do đó vị trí của xe nâng không thể nào hoàn hảo được và gây hỏng hóc. Trong trường hợp lắp pylon vào không khớp, các kỹ sư đã tháo động cơ và pylon ra và lắp lại cho đến khi đưa được vít vào. Cứ như vậy quy trình này vô tình tạo nên vết nứt. Sau vụ tai nạn, NTSB đã kiểm tra bộ phận gắn kết trên pylon và trên cánh, kết quả là họ đã phát hiện ra những dấu vết hư hại. Điều này có nghĩa phần gắn kết phía sau của pylon đã bị ép mạnh vào phần gắn kết trên cánh. Đây là một bằng chứng quan trọng bởi bộ phận cố định pylon chỉ va đập với bộ phận gắn kết trên cánh khi ốc cố định đã được gỡ ra và động cơ được đỡ bởi một thứ bên ngoài thay vì pylon, ở đây chính là chiếc xe nâng. Từ đây, các nhà điều tra có thể xác định rằng những hư hỏng trên bộ phận gắn kết phía sau của pylon đã có từ trước khi máy bay rơi. Mặc dù tổn hại này chưa đủ để ngay lập tức gây ra vụ tai nạn nhưng vết nứt đã lớn dần qua thời gian và nở rộng ra một chút sau mỗi lần cất/hạ cánh trong suốt 8 tuần trước khi vụ tai nạn xảy ra, lúc này vết nứt trên điểm gắn kết đã đạt điểm đứt gãy và không thể chịu lực được nữa. Do không được phát hiện và sửa chữa kịp thời, động cơ với lực đẩy tối đa khi cất cánh đã khiến pylon bung ra, xoay ngược lên trên - xoay quanh điểm gắn kết phía trước vẫn còn kết nối với cánh. Điểm gắn kết này sau đó cũng bị quá tải bởi lực đẩy động cơ và gãy khiến động cơ rơi hẳn ra ngoài. Kết luận. """"Theo báo cáo của NTSB xác định rằng nguyên nhân có thể gây ra tai nạn do thất tốc bất đối xứng (asymmetrical stall) và nảy sinh từ việc liệng trái của máy bay. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc không thể đóng các cánh tà trước (slats) ở cánh trái, hệ thống cảnh báo thất tốc cũng như hệ thống cánh báo cánh tà trước không hoạt động, những hỏng hóc này do từ việc bảo dưỡng không đúng quy trình đã gây ra. Chính việc bảo dưỡng thiếu chuyên nghiệp này cũng là nguyên nhân chính làm cho động cơ bên trái và các thanh chống đỡ của động cơ này bị rơi ra trong quá trình cất cánh.""
1
null
Vệ Thúc Vũ (trị vì: 632 TCN), tên thật là Cơ Vũ, là vị vua thứ 22 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thay anh cầm quyền. Vệ Thúc Vũ là con thứ của Vệ Văn công – vua thứ 20 nước Vệ và em của Vệ Thành công – vua thứ 21 nước Vệ. Từ thời vua cha Văn công, nước Vệ đã kết oán với nước Tấn vì khi vua Tấn còn là công tử Trùng Nhĩ chạy lưu vong qua nước Vệ không được Vệ Văn công đối xử tốt. Sau đó Trùng Nhĩ trở về nước làm vua (Tấn Văn công), rồi tranh ngôi bá với nước Sở. Tháng giêng năm 632 TCN, Vệ Thành công sợ quân Tấn sẽ kéo đến đánh kinh thành Sở Khâu, muốn cầu cứu Sở Thành vương nhưng bị người trong nước phản đối, bèn giao lại nước cho Thúc Vũ cùng đại phu Nguyên Huyến, còn mình chạy ra đất Tương Ngưu và cầu cứu Sở Thành vương. Quân Sở và quân Tấn đánh nhau to ở Thành Bộc. Quân Tấn đại thắng quân Sở. Từ đó nước Tấn làm bá chư hầu. Tấn Văn công hội chư hầu ở Tiễn Thổ. Vệ Thành công sợ bị nước Tấn hỏi tội theo Sở, bèn chạy sang nước Sở rồi lại sang nước Trần, để Thúc Vũ thay mặt đi dự hội thề với chư hầu. Sau khi thấy nước Vệ quy phục, Tấn Văn công bằng lòng phục ngôi cho Vệ Thành công như đã hứa trước trận Thành Bộc. Có người gièm pha với Thành công rằng Nguyên Huyến muốn lập Thúc Vũ để thay hẳn ngôi vua. Khi Vệ Thành công trở về nước, công tử Thúc Vũ nhường lại ngôi vua. Cho rằng Thúc Vũ muốn cướp ngôi mình, Vệ Thành công cho Chuyên Khuyển đi làm tiền khu, khi về tới nước Vệ bèn giết luôn Thúc Vũ, còn mình về Sở Khâu sau. Vệ Thúc Vũ chỉ làm vua được vài tháng, từ tháng 2 đến tháng 6 năm 632 TCN, từng đi dự hội chư hầu. Sau khi qua đời. Đại phu Nguyên Huyến phù tá Thúc Vũ vội bỏ chạy sang nước Tấn, tố cáo Vệ Thành công giết Thúc Vũ. Vệ Thành công quy tội giết Thúc Vũ cho Chuyên Khuyển, mang tử hình. Do sự tố cáo của Nguyên Huyến, Tấn Văn công triệu hai bên tới đối chất. Vệ Thành công sai Hàm Trang Tử đi thay mặt. Quan coi ngục là Sĩ Vinh được cử làm người đối chứng. Sau khi tranh luận, Hàm Trang Tử đại diện cho Vệ Thành công thua lý. Tấn Văn công bèn chém Sĩ Vinh và chặt chân Hàm Trang Tử. Tấn Văn công sai quân bắt Vệ Thành công mang tới Lạc Ấp kinh đô nhà Chu giam tại đó. Nguyên Huyến trở về nước Vệ lập công tử Hà lên ngôi.
1
null
Vệ Hà (chữ Hán: 衞瑕; trị vì: 632 TCN-631 TCN), tên thật là Cơ Hà (姬瑕), là vị vua thứ 23 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Hà là con thứ của Vệ Văn công – vua thứ 20 nước Vệ và em của Vệ Thành công – vua thứ 21 nước Vệ. Trong cuộc chiến tranh ngôi bá chủ giữa nước Tấn với nước Sở, vua anh Vệ Thành công ngả theo nước Sở nên bị Tấn đánh, phải chạy ra đất Tương Ngưu, giao lại nước cho Vệ Thúc Vũ cùng đại phu Nguyên Huyến. Sau trận Thành Bộc, Tấn Văn công trở thành bá chủ, phục lại ngôi cho Vệ Thành công. Năm 632 TCN, Thành công về nước giết Thúc Vũ, Nguyên Huyến bỏ trốn sang nước Tấn tố cáo. Tấn Văn công bèn bắt Vệ Thành công giam ở kinh đô nhà Chu. Nguyên Huyến về nước lập Cơ Hà lên làm vua mới. Năm 631 TCN, Vệ Thành công nhờ Lỗ Hy công xin hộ với vua Chu và vua Tấn và được trở về nước. Vệ Thành công sai người về nước lấy lễ hối lộ cho các đại phu nước Vệ là Chu Chuyên và Dã Cận, giục họ giết Nguyên Huyến để không ai ngăn cản mình trở về nước. Mùa thu năm 631 TCN, Dã Cận và Chu Chuyên bèn làm binh biến giết chết Nguyên Huyến và Vệ Hà. Vệ Hà làm vua được 1 năm thì bị giết. Vệ Thành công trở lại ngôi vua lần thứ 3.
1
null
Cơ Sắc (chữ Hán: 姬遫) có thể là một trong những vua nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc: Vệ Mục công và Vệ Thành hầu đều là dòng dõi của Chu Văn Vương, trong đó Vệ Mục công thuộc thế hệ thứ 17, còn Vệ Thành hầu thuộc thế hệ thứ 26, là hậu duệ trực hệ của Mục công.
1
null
Vệ Định công (chữ Hán: 衞定公; trị vì: 588 TCN-577 TCN), tên thật là Cơ Tang (姬臧), là vị vua thứ 25 của nước Vệ – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Vệ Định công là con của Vệ Mục công – vua thứ 24 nước Vệ. Năm 589 TCN, Vệ Mục công mất, Cơ Tang lên nối ngôi, tức là Vệ Định công. Năm 589 TCN, Sở Cung vương mang quân đánh nước Vệ, có quân nước Trịnh giúp. Vệ Định công phải xin giảng hòa, thần phục nước Sở. Sở Cung vương lại sang đánh Lỗ. Lỗ Thành công cũng phải thần phục. Sở Cung vương hội chư hầu tại đất Thục (thuộc nước Lỗ). Năm 588 TCN, nước Tấn giận Trịnh theo Sở đánh Lỗ và Vệ, bèn kêu gọi chư hầu đánh Trịnh. Vệ Định công lại theo nước Tấn, cùng các nước Tống, Lỗ, Tào đi đánh Trịnh. Nước Trịnh xin giảng hòa. Sau đó Vệ Định công cùng nước Tấn đánh tộc Tường Cao Như, một ngành của người Xích Địch. Tù trưởng tộc này mất lòng dân nên bị đánh tan. Vệ Định công sai đại phu Tôn Lương Phu sang lễ nước Lỗ, gặp sứ nước Tấn, ba bên cùng nhau thề minh ước. Sang năm 583 TCN, Trịnh Thành công sang triều kiến nước Tấn, bị Tấn Cảnh công bắt giữ vì đã thề với nước Sở. Đầu năm 582 TCN, quân Tấn sang đánh nước Trịnh, Vệ Định công sai em là công tử Hắc Bối cầm quân cùng đi đánh Trịnh. Sau đó gặp lúc Tấn Cảnh công qua đời, nước Trịnh lấy lễ biếu tặng, nước Tấn thả Trịnh Thành công về và lui binh. Năm 578 TCN, vì Tần Hoàn công vừa thề hòa hiếu với nước Tấn rồi ngay lập tức xâm phạm bờ cõi Tấn, Tấn Lệ công họp chư hầu mang quân đánh Tần. Vệ Định công cùng các nước gồm Tề, Lỗ, Tào, Trịnh, Tống, Chu, Đằng liên minh với Tấn đánh Tần. Liên quân do Tấn đứng đầu đánh bại quân Tần ở đất Mã Toại, bắt được tướng Tần là Thành Sai và Bất Canh Nhữ Phủ. Năm 577 TCN, Vệ Mục công mất. Ông làm vua được 12 năm. Con ông là Cơ Khản lên nối ngôi, tức là Vệ Hiến công.
1
null
Shun Kazami là một trong những nhân vật chính của series bakugan. Lồng tiếng bởi: Chihiro Suzuki (bản Nhật) và Zachary Bennett (bản Anh) Tuổi: 13 (phần 1), 16 (phần 2), 17 (phần 3) và 18 (phần 4) Giới tính: Nam Thuộc: Battle Brawlers, Bakugan Brawler Resistance và Nethian Castle Knights Thuộc tính chính: Ventus - gió Bakugan: Storm Skyress (cũ), Master Ingram, Hawktor và Lumino Dragonoid (phần 3 tập 16 và 17) Thiết kế nhân vật Bộ đồ Shun mặc ở phần 1 là một cái áo thun màu đen ở trong và 1 áo khoác màu tím chẻ làm 3 ở bên ngoài (2 bên và sau lưng ^^). Cậu mặc quần màu đen với dây kéo màu nâu quanh chúng (tớ thì thấy giống cọng dây thừng hơn ^^"). Tóc cậu màu đen, chia làm 2 phần. Phần đầu là mái tóc rũ xuống phía trước, còn phần kia được cột gọn sau gáy thành đuôi ngựa. Mắt cậu màu nâu nhạt (thấy giống màu cam hơi hơi ngả sang hổ phách hơn:P) và luôn có cảm giác rất buồn. Trong Bakugan New Vestroia, đồ Shun mặc là 1 áo len cổ lọ màu xám đen không tay bên trong và 1 áo khoác màu xanh bên ngoài. Cậu đeo găng tay kéo lên cao đến bắp tay, 1 đôi bốt màu đen. Tóc cậu không khác gì phần 1 chỉ có điều là bị cắt ngắn tới ngang cổ (nhìn nam tính hơn phần 1, tớ cũng thích bộ đồ phần 2 nhất:D) Trong Gundalian Invaders (tạm dịch "những kẻ xâm lược từ Gundalia"), cậu mặc một cái áo màu xanh thiết kế theo kiểu ninja điểm thêm màu tím và vàng, quần đen và 1 đôi giày màu xanh, tím (oh, rất thích đôi giày XD). Tính cách Shun là một trong những chiến binh bình tĩnh nhất series. Hầu như rất ít khi thấy cậu bối rối hay nổi nóng, và khi cậu nổi nóng thì giọng cậu chuyển sang rất ngầu (dù giọng bình thường của Shun đã khá trầm). Shun là một con sói cô độc và luôn tập trung vào trận chiến. Tường thuật sơ chi tiết – story Shun Kazami sống ở tỉnh (có lẽ ở đây có nhiều rừng thuận lợi để luyện kĩ năng ninja hơn ^^) và là 1 chiến binh thuộc tính Ventus. Cậu là 1 ninja đầy khát vọng, được huấn luyện bởi ông của mình. Cậu cô độc và sẵn sàng giúp những người bạn của mình bằng bất cứ giá nào. Cùng với Dan Kuso, người bạn thân thời thơ ấu, cậu tạo ra luật chơi bakugan. Cậu từng là người đứng đầu bảng xếp hạng cho đến khi Masquerade và tay sai của mình chi phối chúng, cũng do ông cậu không cho cậu chơi bakugan thế nên sau đó cậu rớt xuống hạng 6. Sau khi đánh bại Komba, cậu lên hạng 5. Hiện nay thì Shun hạng 3. Mẹ cậu bị bệnh nặng, khi bà rơi vào trạng thái hôn mê thì Shun bỏ chơi bakugan, còn ông cậu thì bắt đầu kềm cặp cậu vì bây giờ mẹ cậu đang bị bệnh, nên ông có trách nhiệm trông nom cậu đến khi mẹ cậu khỏe hơn, cậu không chơi bakugan nữa và tập trung vào luyện các kĩ năng ninja. Dù cho cuối cùng ông cũng cho phép cậu chơi lại thế nhưng mẹ cậu vẫn mất (tội Shun ghê…) Shun đã 1 lần định rời khỏi nhóm do Dan bảo là không cần cậu. Alice cố gắng thuyết phục cậu quay lại và sau khi đấu với Komba, Dan xuất hiện và xin được Shun tha thứ và cậu đã chấp nhận. Đây cũng là lúc cậu nhận ra cậu cần nhất chính là những người bạn của mình. Sau khi đánh bại Komba, Shun được Komba năn nỉ cho đi theo học làm ninja. Khi tất cả còn đang băn khoăn không biết ai là gián điệp, Shun cũng được những người khác xem là gián điệp cùng Alice. Julie hiểu lầm ông cậu là Hal-G nhưng nhờ sự giúp đỡ của Skyress, hiểu lầm đã được hóa giải. Dan trách Shun chuyện cậu đến mà không báo trước nhưng Alice lập tức bênh vực Shun, nói đó không phải lỗi cậu và cậu không cần phải xin lỗi (he he, hint đây mà..) Sau khi Dan đến Doom Dimension (tạm gọi là "không gian chết" hay "vùng đất chết" theo HTV3), Shun được Masquerade thách đấu và quyết định đến Doom Dimension cùng những người khác. Khi cậu đang bị thử thách ở Doom Dimension bởi Ventus Lord, cậu phải đấu với hình dạng lúc còn nhỏ của mẹ mình. Khi cậu gần như thua và sẽ bị kẹt ở đây mãi mãi thì Skyress đã giúp cậu nhận ra cậu còn có bạn bè, những người đang rất cần cậu và cậu cũng thế. Sau đó Skyress tiến hóa thành Storm Skyress. Khi Dan và Drago phải chiến đấu để giúp bakugan này tiến hóa, Shun và Storm Skyress là đối thủ cuối cùng. Dan đã đánh bại Shun và giúp Drago tiến hóa. Cậu bị sốc khi phát hiện Alice chính là Masquerade, cậu nhận xét việc tại sao Masquerade lại "thông minh" đến vậy (ám chỉ việc chiến đấu), điều này làm Alice khóc và quay trở về Nga. Điều này được cho là do cậu quá giận bởi về chuyện Alice là Masquerade. Sau khi Alice cứu Dan và Drago, cậu lại xem cô là bạn như cũ, sau đó, cậu cùng Skyress giúp Alice, Joe và Wavern phân tán sự chú ý của Naga để có thể kéo dài thời gian cho họ nhưng họ dễ dàng bị đánh bại bởi sức mạnh của Silent Core (tạm gọi "Lõi tĩnh lặng"). Sau khi trận chiến kết thúc, Skyress cùng những bakugan khác trở về Vestroia.
1
null
Hệ thống trao đổi lượng truy cập (tiếng Anh: "traffic exchange") là một dạng dịch vụ cho phép các website trao đổi nội dung với nhau, qua đó cùng có thêm lượt truy cập, điều đó sẽ giúp bạn rất nhiều. Khái niệm. Người quản trị trang web phải đăng ký với hệ thống trao đổi lượng để trở thành một thành viên. Khi đã trở thành thành viên rồi, hệ thống sẽ đưa nội dung của trang web này lên các trang web thành viên khác dưới dạng một ô nhỏ (widget hay news box). Khi khách nhấp chuột vào nội dung đó, họ sẽ được chuyển đến trang web gốc. Bù lại, trang web này cũng phải đưa nội dung của các thành viên khác lên trang web của mình. Việc trao đổi nội dung như thế giúp cho các trang web đều có khách truy cập mới, làm tăng lượng truy cập. Sự trao đổi được thực hiện thông qua tín chỉ (credit). Giả sử trang web của bạn là một thành viên của hệ thống trao đổi lượng truy cập. Khi bạn đưa nội dung của trang web khác trong hệ thống lên trang web của mình, bạn sẽ nhận được số tín chỉ nhất định tương ứng với số lượng người xem bạn mang đến cho những trang web thành viên kia. Bạn có thể dùng số tín chỉ này để đưa nội dung của trang web mình lên các trang web thành viên khác trong hệ thống để nhận lại lượng truy cập tương xứng. Tỷ lệ lượng truy cập nhận về so với lượng truy cập mang đến cho các trang web thành viên khác có thể là 1/1 hoặc thấp hơn tuỳ thuộc vào từng hệ thống. Hầu hết các hệ thống này là miễn phí, mặc dù một số hệ thống có cung cấp tính năng đặc biệt cho thành viên trả tiền hay rao bán tín chỉ. Hầu hết các hệ thống trao đổi lượng truy cập khuyến khích thành viên xây dựng mạng lưới giới thiệu của chính mình để có thể tăng tín chỉ. Trên thực tế, hệ thống trao đổi lượng truy cập thường được sử dụng bởi những website muốn được quảng cáo miễn phí hay sử dụng bởi những người làm marketing cho những chiến dịch marketing ngân sách hạn hẹp. Lịch sử. Trao đổi lượng truy cập có lịch sử từ những ngày đầu tiên thành lập web và được sử dụng chủ yếu bởi các tổ chức để chia sẻ trang web giữa nhân viên. Người xem sẽ đánh giá các trang theo cách tương tự như hiện tượng bookmark bây giờ. Khi những trang web thú vị còn khó để tìm, trao đổi lượng truy cập là một công cụ mang lại hiệu quả vô cùng. Năm 1994, trao đổi lượng truy cập chuyển từ mạng nội bộ của doanh nghiệp sang web. Trong một nỗ lực để xây dựng cộng đồng, khái niệm đánh giá trang web được thay thế bằng điểm thưởng cho thành viên vì ghé thăm trang web. Tuy nhiên, hình thức này dẫn đến việc nhiều người nhấp chuột chỉ để lấy điểm thưởng chứ không thực sự quan tâm đến trang web.
1
null
Tiếng Mingrelia, hay còn gọi là tiếng Megrelia, ( "margaluri nina") là một ngôn ngữ Kartvelia được nói tại Tây Gruzia (vùng Samegrelo và Abkhazia), chủ yếu bởi người Mingrelia. Ngôn ngữ này cũng từng được gọi là tiếng Iveria (tiếng Gruzia: "iveriuli ena") vào đầu thế kỷ XX. Vì trong hơn một nghìn năm, tiếng Mingrelia vẫn chỉ là một ngôn ngữ khu vực, lượng người nói của nó đang dần giảm xuống. UNESCO xác định đây là một "ngôn ngữ bị đe dọa". Phân bố và tình trạng. Không có thống kê về số người nói tiếng Mingrelia, nhưng ước tính có từ 500.000 đến 800.000 người nói. Đa số họ sống ở vùng Samegrelo (Mingrelia) của Gruzia, bao gồm dãy đồi Odishi và vùng đất thấp Kolkheti, từ bờ biển Đen đến dãy núi Svan và sông Tskhenistskali. Những cụm dân nhỏ có mặt ở Abkhazia, song tình hình bất ổn đưa đẩy người nói tiếng Mingrelia đến nhiều nơi khác. Tiếng Mingrelia thường được viết bằng bảng chữ cái Gruzia, dù hiện chưa có dạng viết chuẩn. Gần như mọi người nói đều song ngữ; họ nói tiếng Mingrelia trong gia đình, với bạn bè và người thân quen, và nói tiếng Gruzia trong những trường hợp khác. Âm vị. Nguyên âm. Tiếng Mingrelia có năm nguyên âm chính "a", "e", "i", "o", "u". Phương ngữ Zugdidi-Samurzaqano có thêm một nguyên âm là "ə". Phụ âm. Hệ thống phụ âm tiếng Mingrelia gần như y hệt tiếng Laz, tiếng Gruzia, và Svan. Chữ viết. Tiếng Mingrelia được viết bằng chữ Mkhedruli.
1
null
Hoàn Nhan Tông Vọng (, ? - 1127), tên Nữ Chân là Oát Lỗ Bổ (斡鲁补) hay Oát Ly Bất (斡离不), tướng lĩnh, hoàng tử, khai quốc công thần nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc. Sự nghiệp. Diệt Liêu. Ông là con trai thứ hai của Kim Thái Tổ, thường theo cha chinh chiến, luôn được ở bên cạnh. Tháng 12 năm Thiên Phụ thứ 5 (1121), Kim Thái Tổ lấy Hoàn Nhan Cảo làm Đô thống nội ngoại chư quân, lấy Tông Hàn, Tông Vọng làm phó, lần thứ 2 cất đại quân phạt Liêu. Năm sau, chiếm được Trung Kinh của Liêu, Tông Hàn dò biết Liêu Thiên Tộ đế ở Uyên Ương Bạc, gọi đại quân đến đánh. Tông Vọng theo Hoàn Nhan Cảo soái quân ra Thanh Lĩnh, Liêu Thiên Tộ đế trốn vào Âm Sơn, chưa thể đuổi kịp. Khi ấy Tần, Tấn quốc vương Niết Lý nhà Liêu ở Yên Kinh xưng đế, những vùng đất mới chiếm thì lòng dân chưa phục, mà tàn dư của Liêu vẫn còn mạnh, Tông Vọng trở về kinh mời Kim Thái Tổ thân chinh. Tháng 6, Kim Thái Tổ biết được Liêu Thiên Tộ đế ở Đại Ngư Bạc, tự soái 1 vạn tinh binh đi tập kích. Đế lấy Bồ Gia Nô, Tông Vọng làm tiên phong, lãnh 4000 binh, đem ngày hành quân, đến Thạch Liễn dịch thì đuổi kịp Liêu Thiên Tộ đế. Lúc này quân Kim có không đến ngàn người, lại mệt mỏi không chịu nổi, còn quân Liêu có 2.5 vạn người. Các tướng Kim đều cho rằng không thể đánh, Tông Vọng e rằng Liêu đế sẽ chạy thoát, nên quyết định tấn công. Liêu Thiên Tộ đế nghĩ quân Kim ắt thua, nên cùng phi tần ở trên đồi cao xem trận, hàng tướng Liêu là Da Luật Dư Đổ trông thấy, đưa quân Kim lên tập kích. Liêu đế hoảng sợ, lập tức bỏ chạy, khiến cho quân Liêu tan rã thất bại. Tông Vọng đưa quân truy kích, nhưng Liêu đế đã chạy thoát. Sau khi hạ được Yên Kinh, Kim Thái Tổ lấy Oát Lỗ làm Đô thống, Tông Vọng làm phó, lãnh quân tiếp tục truy kích Liêu Thiên Tộ đế trong khoảng Âm Sơn, Thanh Trủng (mộ của Vương Chiêu Quân ). Tông Vọng chia đường tập kích Thanh Trủng, dùng thừng dắt Da Luật Đại Thạch làm hướng đạo, đến thẳng doanh trại của Liêu đế, bắt được phi tần và các con của ông ta. Liêu đế khi ấy đang ở Ứng Châu nên được thoát, nghe tin tộc thuộc bị bắt, bèn đưa 5000 quân từ Kim Thành đến cùng Tông Vọng quyết chiến, lại bị ông đánh bại. Liêu đế sai sứ dâng Kim ấn xin hàng, Tông Vọng nhận, xem kỹ lại là "Nguyên soái Yên quốc vương chi ấn". Ông tiếp tục gởi thư dụ hàng, dẫn chứng việc họ Thạch nhà Hậu Tấn năm xưa. Đồng thời gởi thư đến Tây Hạ, kết làm hữu hảo, bởi lo bọn họ muốn cứu Liêu. Tông Vọng đến Thiên Đức quân, Da Luật Thận Tư của Liêu đầu hàng. Sau đó vì có nhiều lời đồn Tây Hạ đã đón Liêu đế vượt Đại Hà, ông bèn truyền hịch răn đe. Trong thời gian này, tộc thuộc của Liêu đế được đưa về chỗ Kim Thái Tổ. Đế ban Thục quốc công chúa Dư Lý Diễn của Liêu cho Tông Vọng để thưởng công. Năm Thiên Hội thứ 2 (1124), nhà Liêu diệt vong. Diệt Bắc Tống. Đánh Tống lần thứ nhất. Năm Thiên Phụ thứ 7 (1123), tướng Liêu đã hàng là Trương Giác chiếm giữ Nam Kinh (nhà Kim đổi từ tên cũ là Bình Châu ) làm phản, đánh bại tướng Kim là Đồ Mẫu. Tháng 9, Kim Thái Tông đổi niên hiệu là Thiên Hội. Tháng 10, Kim Thái Tông mệnh Tông Vọng chỉ huy tác chiến, tiếp tục dùng Đồ Mẫu chinh thảo, Trương Giác thua chạy vào nước Tống. Tướng giữ Nam Kinh là Trương Đôn Cố đầu hàng Tông Vọng (sau đó Đôn Cố bị giết). Tháng 8 năm Thiên Hội thứ 3 (1125), mượn sự kiện Trương Giác, Tông Vọng, Tông Hàn xin đánh Tống. Tháng 10, Kim Thái Tông hạ chiếu phạt Tống, Tông Vọng thống lãnh Hữu lộ đại quân, từ Nam Kinh xuất phát, tấn công phủ Yên Sơn (nhà Tống đổi từ tên cũ Yên Kinh). Quân Kim đến Tam Hà , đại phá quân Tống ở Bạch Hà và Cổ Bắc Khẩu , tướng Tống là Quách Dược Sư soái Thường Thắng quân dưới quyền xin hàng. Không lâu sau quân Kim đánh bại 3 vạn viện quân Tống từ Trung Sơn phái đến. Tông Vọng từ chỗ Quách Dược Sư nắm được tình hình của Tống, liên tiếp đánh phá các trọng trấn là phủ Chân Định , phủ Tín Đức . Tháng giêng năm thứ 4 (1126), ông soái quân vượt Hoàng Hà, chiếm Hoạt Châu, tiến vây đô thành Biện Kinh. Tống Khâm Tông sai sứ cầu hòa, xin cắt 3 trấn cho Kim, dâng thư theo lễ xưng cháu gọi bác, lấy Khang vương Triệu Cấu, Thái tể Trương Bang Xương làm con tin. Tháng 2, Tông Vọng lui quân về Mạnh Dương. Tướng Tống Diêu Bình Trọng đưa 40 vạn quân đến tập kích, bị Tông Vọng đánh bại. Tống Khâm Tông sợ quá, sai sứ đến doanh trại quân Kim giãi bày rằng việc này Tống triều không liên quan, Tông Vọng bèn lui quân về Yên Kinh. Đến Yên Kinh, Tông Vọng giải tán Thường Thắng quân của Quách Dược Sư. Đây vốn là quân đội của nước Liêu, quy hàng nhà Tống, rồi lại bỏ Tống hàng Kim. Tông Vọng thấy họ phản phúc vô thường, bèn cho về làm ruộng, an trí ở các nơi An Túc quân , Hùng Châu , Bá Châu , Quảng Tín quân . Đối với những người không an phận về vườn, thì mượn danh nghĩa kiểm đếm khí giới mà giám sát chặt chẽ. Tháng 6, nhờ công phạt Tống, được nhiệm chức Hữu phó nguyên soái. Đánh Tống lần thứ hai. Nhà Kim sai Tiêu Trọng Cung, Da Luật Dư Đổ đi sứ, Tống Khâm Tông thấy họ là quý tộc của Liêu, nên tìm cách lung lạc. Bọn Trọng Cung, Dư Đổ quay về tố cáo mọi việc, Tông Vọng dựa vào cớ này xin đánh Tống. Tháng 8, Kim Thái Tông lần nữa hạ chiếu phạt Tống. Tông Vọng ở Bảo Châu hội chư tướng, mệnh cho bọn họ chia nhau đánh chiếm các châu huyện trong địa giới Hà Bắc của Tống là Hùng Châu, Trung Sơn, Quảng Tín quân, Tỉnh Hình rồi chiếm nốt Thiên Uy quân (quân thủ là Tỉnh Hình). Tháng 10, quân Đông lộ do Tông Vọng chỉ huy đến Thiên Định quân , cùng các tướng lĩnh của Tây lộ quân là bọn Tông Hàn hội họp, xác định chiến lược đánh thẳng vào phủ Khai Phong (phủ thủ là đô thành Biện Kinh), sau đó chiếm lấy các châu huyện ở hạ du hai bên bờ Hoàng Hà. Tông Vọng quay lại chiếm Chân Định, giết tri phủ Lý Mạc, bắt 3 vạn hộ dân, thu hàng 5 huyện, rồi soái đại quân nam hạ. Tháng 11, huyện Ngụy đầu hàng. Các cánh quân Kim vượt Hoàng Hà, liên tiếp hạ được các thành trấn ở 2 bên bờ là huyện Lâm Hà , huyện Đại Danh , Đức Thanh quân , phủ Khai Đức , Tạc Thành , đến dưới chân thành Biện Kinh. Quân Kim đánh bại quân Tống giữ thành, đồng thời chia các tướng ngăn trở các lộ viện quân Tống. Không lâu sau, quân của Tông Hàn đến, 2 cánh quân cùng nhau hoàn thành công sự, chia nhau đánh thành. Ngày 25 tháng 11 nhuận, phá được thành. Ngày 2 tháng 12, Tống đế dâng biểu đầu hàng. Tháng 3 năm Thiên Hội thứ 5 (1127), nhà Kim lập Thái tể Trương Bang Xương của Tống làm Sở đế. Tháng 4, Tông Vọng áp giải Tống Huy Tông, Tông Hàn áp giải Tống Khâm Tông cùng 470 người trong tông tộc, hoàng thất nhà Tống, đem theo một lượng lớn vàng bạc, của cải, sách vở lấy được ở Biện Kinh về bắc. Bắc Tống diệt vong, Tông Vọng soái quân bản bộ trở về Yên Kinh. Quản trị Hà Bắc. Từ năm Thiên Hội thứ 2 (1124), Tông Vọng hạ được Nam Kinh, Kim Thái Tông lập tức ban chiếu dụ quan lại ở đấy, đem mọi việc lớn nhỏ trình với Quân soái (chỉ Tông Vọng), không cần chuyển đạt lên triều đình. Sau khi quân Kim chiếm được đại bộ phận khu vực Hoàng Hà về phía bắc, Thái Tông đặt Nguyên soái phủ nắm tất cả Quân – Chính sự vụ, chia cho hai vị Tả, hữu phó nguyên soái nắm quyền Hà Nam, Hà Bắc, người thời ấy gọi là "Đông triều đình, Tây triều đình". Hữu phó nguyên soái Tông Vọng nắm Yên Kinh xu mật viện cai quản Hà Bắc. Ông cầm quyền trong 4 năm, dùng quan viên cũ của các nước Liêu, Tống là bọn Lưu Ngạn Tông, Trương Thông Cổ, Triệu Nguyên,… phụ tá; những phủ, châu, huyện nào khuyết quan viên đều tuyển người Hán có tài năng, danh vọng cho đảm nhiệm. Chọn lấy các quan viên tốt sai đi kêu gọi, phủ dụ những kẻ chiếm cứ thành, trại để tránh chiến loạn, khuyến khích bọn họ quay về làm ăn. Chỉ sau một thời gian ngắn, xã hội – kinh tế Hà Bắc bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã phần nào khôi phục sản xuất. Tháng 6 năm Thiên Hội thứ 5 (1127), hoăng. Vinh dự. Ban đầu Tông Vọng được táng ở Thượng Kinh. Khi Hải Lăng vương dời Đế lăng đến Phòng Sơn, vì ông là một trong những khai quốc công thần nên cũng được táng ở đấy. Năm Thiên Hội thứ 13 (1135) thời Kim Hi Tông, ông được phong là Ngụy vương. Năm Hoàng Thống thứ 3 (1143), tiến phong Hứa quốc vương, lại dời phong Tấn quốc vương. Năm Thiên Đức thứ 2 (1150) thời Hải Lăng vương Hoàn Nhan Lượng, ông được tặng Thái sư, gia Liêu Yên quốc vương, phối thờ trong miếu của Kim Thái Tông. Năm Chánh Long thứ 2 (1157), bị giáng phong. Năm Đại Định thứ 3 (1162) thời Kim Thế Tông, đổi phong Tống vương. Theo Tĩnh Khang bại sử tiên chứng do Xác Am, Nại Am (người đời Tống) biên soạn, Tông Vọng từng phản đối đề nghị phế truất cha con Tống đế của bọn Tông Hàn, nhưng không được Kim đế chấp thuận. Về sau quả nhiên Khang vương Triệu Cấu lên ngôi. Cũng theo sách này, Tông Vọng phát bệnh mà chết trong lúc chơi đá cầu. Người Tống khinh bỉ Tông Hàn, gọi lầm tên ông ta là Niêm Hãn (thay vì Niêm Một Hát), nhưng lại vừa sợ vừa kính đối với Tông Vọng, gọi là Nhị thái tử, xem ông là hóa thân của quân Kim. Sau này người Tống gọi Tông Bật là Tứ thái tử, cũng là muốn sánh ông ta với Tông Vọng.
1
null
Eo đất là một dải đất hẹp nối hai vùng đất lớn hơn lại với nhau và được bao bọc bởi hai khối nước ở hai bên. Đây là loại đối tượng địa lý hiện diện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó eo đất Panama và eo đất Suez được biết đến nhiều nhất. Trong quá khứ, hoạt động giao thông đường dài chủ yếu bằng đường biển khiến cho con người thường xem các eo đất là các chướng ngại vật ngăn cách các quốc gia và từ đó thúc đẩy họ xúc tiến xây dựng các kênh đào băng qua các eo đất này. Sự hình thành eo đất Panama đã ảnh hưởng to lớn đến các mô hình hoàn lưu đại dương và hoàn lưu khí quyển trên Trái Đất, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học do giúp tạo cầu nối cho thực vật và động vật di chuyển qua giữa hai vùng đất thuộc châu Mỹ. Từ nguyên. Thuật ngữ "eo đất" trong tiếng Anh lấy từ tiếng Latinh "isthmus", bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ là ἰσθμός ("isthmós"), nghĩa là "cái cổ".
1
null
Noctiluca scintillans là một loài tảo giáp sinh sống tự do ở biển có khả năng phát quang sinh học. Đặc điểm phát quang sinh học của loài tảo này được tạo ra bởi một hệ thống luciferin-luciferase nằm ở trong hàng ngàn bào quan có hình cầu nằm ở khắp tế bào chất của sinh vật nguyên sinh đơn bào. Sự tập trung cao của nguồn thức ăn của loài tảo này sinh vật phù du có khả năng dẫn đến từ các điều kiện môi trường như hỗn hợp vùng nước giàu dinh dưỡng và các yếu tố lưu thông theo mùa liên quan đến bùng nổ số lượng "N. scintillans", được gọi là "thủy triều đỏ" với màu nước đỏ như máu. Loài tảo này không sinh độc tố, nên không có nguy cơ gây ngộ độc cho người hay thủy sản. Nhưng chúng có khả năng tích tụ ammoniac với hàm lượng cao rồi giải phóng vào môi trường nước. Mật độ cao của chúng còn gây tình trạng cạn kiệt oxy trong vực nước, từ đó có thể gây chết thủy sản.
1
null
"Play Hard" là một ca khúc của DJ người Pháp cùng với sự góp giọng của Ne-Yo và Akon từ phiên bản tái phát hành của "Nothing but the Beat", album phòng thu thứ năm của Guetta. Ca khúc được sáng tác bởi David Guetta, Aliaune Thiam, Shaffer Smith, Giorgio Tuinfort và Frédéric Riesterer. Ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng UK Singles Chart của anh ở vị trí #22. "Play Hard" có sử dụng giai điệu kết hợp với ca khúc "Better Off Alone" của Alice Deejay. "Play Hard" được chính thức gửi tới đài phát thanh của Úc vào tuần lễ ngày 24 tháng 9 năm 2012, trở thành một đĩa đơn chính thức.
1
null
Phytophthora infestans là một loài vi sinh oomyceta gây ra bệnh nghiêm trọng cho khoai tây gọi là bệnh mốc sương hay Tàn rụi muộn. (Bệnh tàn rụi sớm, gây ra bởi "Alternaria solani", cũng thường được gọi Bệnh tàn rụi khoai tây). Bệnh tàn rụi muộn là thủ phạm gây ra các nạn đói châu Âu thập niên 1840, Ai Len năm 1845 và Cao Nguyên 1846, Loài vi sinh này cũng ảnh hưởng cà chua và một số loài khác trong họ Solanaceae. Bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở mép chóp lá tạo vết xám xanh nhạt sau đó lan rộng vào phiến lá. Phần giữa vết bệnh chuyển màu nâu đen và xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng xốp bao phủ như một lớp mốc trắng như sương muối làm cho lá chết lụi nhanh chóng. Bệnh hại ở cuống lá, cành và thân cây khoai tây, lúc đầu là vết nâu hoặc thâm đen, sau lan rộng bao quanh và kéo dài thành đoạn. Bệnh làm cho thân cành khoai tây thối mềm và dễ bị gãy gục.
1
null
One Love là album phòng thu thứ tư của DJ người Pháp David Guetta, phát hành đầu tiên ở Anh vào ngày 24 tháng 8 năm 2009 bởi hãng đĩa Virgin. Đây là sản phẩm phát hành quốc tế đầu tiên của Guetta, album đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, và cũng là một thành công lớn về mặt thương mại với hơn 3,000,000 bản được tiêu thụ trên toàn thế giới. Album phát hành tổng cộng sáu đĩa đơn, mỗi đĩa đơn lại tạo ra nhiều thành công lớn trên toàn thế giới, đặc biệt có thể kể đến "When Love Takes Over", sản phẩm hợp tác với nữ ca sĩ người Mỹ Kelly Rowland, "Sexy Bitch", hợp tác với nam ca sĩ nhạc R&B người Mỹ gốc Sénégal Akon, và "Who's That Chick?", hợp tác với nữ ca sĩ người Barbados Rihanna. Kể từ khi phát hành lần đầu tiên, album đã được tái phát hành nhiều lần để thêm vào các ca khúc chưa từng được phát hành trước đó. Album đã nhận được đề cử cho Album nhạc Điện tử/Đance Xuất sắc nhất tại Giải Grammy lần thứ 52. Đĩa đơn đầu tiên của album, "When Love Takes Over" đã nhận được đề cử cho hạng mục Thu âm nhạc Dance Xuất sắc nhất và Thu âm Phối khí Xuất sắc nhất và đã giành được chiến thắng sau đó. Đĩa đơn. "When Love Takes Over" là đĩa đơn đầu tiên của album, ca khúc có sự góp giọng của nữ ca sĩ Kelly Rowland. Đây là một bản hit vô cùng nổi tiếng, đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của Anh, được đề cử và đã chiến thắng ở hạng mục Thu âm Phối khí Xuất sắc nhất tại Giải Grammy lần thứ 52. "Sexy Bitch", hợp tác với Akon, là đĩa đơn thứ hai của album. Ca khúc đã đạt được rất nhiều thành công lớn, giành được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của mười ba quốc gia. "I Wanna Go Crazy" là đĩa đơn quảng bá duy nhất của album, phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2009. "One Love" là đĩa đơn quốc tế thứ ba, ca khúc có sự góp giọng của Estelle, và đã giành được ngôi vị quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot Dance Club Songs của Mỹ. Đĩa đơn thứ tư của "One Love" là "Memories", với sự góp giọng của Kid Cudi, phát hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2010, là một thành công lớn với việc đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng của Bỉ, Séc và Hà Lan. "Gettin' Over You", hợp tác với Chris Willis, Fergie và LMFAO, là đĩa đơn quốc tế thứ năm của album. Đây là phiên bản phối khí của ca khúc "Gettin' Over", và chỉ có thể tìm thấy ở phiên bản mới của "One Love" và "One More Love". Ca khúc đã đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Singles Chart và French Singles Chart. "Who's That Chick?", hợp tác với Rihanna, là đĩa đơn thứ sáu của album và cũng là đĩa đơn đầu tiên của phiên bản tái phát hành của "One Love", "One More Love". Có hai phiên bản video âm nhạc cho ca khúc này, một bản ngày và một bản đêm.
1
null
Ensiferum (tiếng Latin "ēnsiferum", tạm dịch là "Người mang gươm") là một ban nhạc Phần Lan chơi thể loại folk/epic metal. Nhóm thường trú tại thủ đô Helsinki. Những thành viên trong band tự nhận phong cách đặc trưng riêng của Ensiferum là "heroic folk metal" . Tính từ ngày thành lập, Ensiferum đã phát hành tổng cộng 6 album phòng thu, 1 đĩa EP, 1 đĩa tuyển chọn các nhạc phẩm, 6 video, 3 đĩa đơn và 3 album demo. Phong cách chơi nhạc. Tay guitar chính hoặc keyboard đảm nhận việc các giai điệu metal và các làn điệu dân ca, đánh chồng phối thêm vào là những tiếng đàn rhymth nghe dày chắc hơn. Họ cũng tận dụng âm sắc tự nhiên từ đàn guitar acustic để tạo ra một số đoạn nhạc dạo mở đầu uyển chuyển. Chủ đề chính trong sáng tác của Ensiferum liên quan tới những câu truyện cổ xưa giả tưởng về thời đại các bộ tộc ngoại đạo (người Viking Bắc Âu) thường xuyên đấu tranh chống trả quân xâm lăng Kitô giáo từ phương nam tràn lên. Tình cảm anh hùng, tinh thần dũng cảm hy sinh vì tự do cho quê hương, chiến đấu lại cường bạo và bảo vệ chính nghĩa bằng thanh gươm lẽ phải. Lịch sử Ensiferum. Giai đoạn hình thành và album "Ensiferum" (1992−2002). "Ensiferum" được Markus Toivonen (guitar) sáng lập vào năm 1992, đội hình band khi ấy có Sauli Savolainen (bass) và Kimmo Miettinen (trống). Lúc bấy giờ, khi đang tìm một tên phù hợp với chất nhạc, Markus giở quyển từ điển tiếng La tinh ra và thấy từ "Ensiferum" ở mục vần "E" và với ý nghĩa "Người mang gươm" hết sức khác lạ nên anh quyết định dùng cái tên này để đặt cho band của mình. Sau đó không lâu Jari Mäenpää được kết nạp vào band, sanh đảm trách nhiệm vụ hát chính và chơi guitar phụ. Vào 1997, album "Demo" với 3 bài được ra mắt..
1
null
Vệ Hiến công (chữ Hán: 衛獻公, trị vì 576 TCN-559 TCN và 546 TCN-544 TCN), tên thật là Cơ Khản (姬衎), là vị vua thứ 26 của nước Vệ - chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Cơ Khản con trai của Vệ Định công - vua thứ 25 nước Vệ. Năm 576 TCN, Vệ Định công qua đời, Cơ Khản lên ngôi vua, tức Vệ Hiến công. Làm vua lần thứ nhất. Vệ Hiến công theo đuổi chính sách thân Tấn chống Sở. Ông nhiều lần hưởng ứng nước Tấn đi đánh nước Sở và các chư hầu thân Sở. Tháng 2 năm 576 TCN, Vệ Hiến công cùng các nước Tấn, Trịnh, Tề, Lỗ hội thề ở đất Thích thuộc nước Vệ, rồi cùng vua Tấn mang quân đánh nước Tào, bắt Tào Thành công mang tới kinh thành Lạc Ấp của nhà Chu giam giữ. Năm 575 TCN, Vệ Hiến công đem quân giúp quân Tấn đánh bại quân Sở ở trận Yển Lăng rồi lại đến hội chư hầu ở đất Tống. Tháng 4 năm 573 TCN, Vệ Hiến công đến hội chư hầu ở đất Tống. Năm 570 TCN ông một lần nữa đến dự hội cùng các nước Tống, Trịnh, Lỗ, Cử, Chu ở đất Tấn. Tháng 7 năm 571 TCN, thấy nước Trịnh bỏ theo nước Sở, Tấn Điệu công hội chư hầu ở đất Thích thuộc nước Vệ để bàn kế đánh Trịnh. Vệ Hiến công và các chư hầu theo kế của nước Lỗ đắp thành Hổ Lao để khống chế nước Trịnh, buộc nước Trịnh đầu hàng. Năm 568 TCN, Sở Cung vương tấn công nước Trần. Trần Ai công cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu công bèn hội quân chư hầu, Vệ Hiến công mang quân hưởng ứng cùng các nước Lỗ, Tề, Tống, Trịnh cùng đi cứu nước Trần. Quân Sở giải vây rút về. Năm 565 TCN, Sở Cung vương lại sai công tử Trinh đi đánh nước Trần. Trần lại cầu cứu Tấn. Vệ Hiến công lại cùng họp binh cùng nước Tấn, Tống, Lỗ, Tào, Châu ở nước Trịnh, bàn việc đi cứu Trần. Nhưng Tấn Điệu công vẫn không quả quyết tiến quân. Kết quả Trần Ai công phải xin giảng hòa, thần phục với Sở Cung vương để được giải vây. Năm 564 TCN, Vệ Hiến công có một người thiếp yêu không biết âm nhạc. Hiến công sai nhạc sư là Sư Tào dạy nhạc cho người thiếp. Người thiếp của Vệ Hiến công ghét Sư Tào, gièm pha với Vệ Hiến công. Ông ra lệnh đánh Sư Tào 300 roi. Tháng 12 năm 563 TCN, Vệ Hiến công đến hội chư hầu cùng Tấn Điệu công ở Tiêu Ngư. Năm 559 TCN, Vệ Hiến công cử Bắc Cung Quát mang quân hợp với Tấn, Tề, nước Lỗ, Tống, Tào, Cử, Châu, Đằng và Tiết cùng đánh Tần, nhưng chưa thắng đã lui quân. Vệ Hiến công ham chơi bời, không chú trọng việc chính sự. Hai đại phu Tôn Lâm Phủ và Ninh Thực vào cung chờ mãi nhưng Hiến công vẫn chơi bắn ngỗng. Tôn Lâm Phủ giận lui về ấp, con là Tôn Khoái lại vào triều, Vệ Hiến công bèn sai Nhạc sư ca thiên cuối bài Xảo ngôn trong Kinh Thi để trách Tôn Văn Tử. Nhạc sư không chịu ca, người phó là Sư tào vốn mắc oán với Hiến công bèn nhận ca thay, để Tôn Khoái oán Hiến công. Tôn Khoái về báo lại việc vua oán trách cho cha biết. Tôn Lâm Phủ bèn tập hợp lực lượng ở ấp Thích khởi binh đánh Vệ Hiến công. Hiến công sai 3 người thân thích đi dàn xếp nhưng Tôn Lâm Phủ không nghe, giết chết cả ba người. Tháng 4 năm 559 TCN, Vệ Hiến công bỏ chạy đến ấp Quyến, rồi sai Tử Hành đi điều đình, nhưng Tử Hành cũng bị giết. Vệ Hiến công bèn bỏ chạy sang nước Tề. Tôn Văn Tử đuổi theo, đánh tan quân Hiến công ở A Trạch. Hiến công tiếp tục chạy. Trong lúc chạy trốn, người đánh xe của Hiến công là Công Tôn Đinh gặp 2 người đuổi theo là Doãn Công Đà và Dữu công Sai. Công Tôn Đinh là thầy dạy bắn cho Dữu công Sai, còn Dữu công Sai là thầy của Doãn công Đà. Dữu công Sai ngại bắn vào thầy mình, bèn cố ý bắn trượt, Doãn Công Đà cố đuổi, vì cho rằng Công Tôn Đinh không phải là thầy mình. Công Tôn Đinh bèn bắn trúng tay Doãn công Đà. Quân đuổi theo phải dừng lại. Em Vệ Hiến công là Tử Tiên theo ông đi lưu vong, chạy vào đất Lai (nước bị Tề diệt). Tôn Lâm Phủ và Ninh Thực lập em ông là Cơ Thu lên làm vua, tức là Vệ Thương công. Về nước. Vì nước Tề chứa chấp ông, Vệ Thương công liên minh với nước Tấn mấy lần đánh Tề, nhưng không thắng phải rút lui. Năm 548 TCN, Vệ Hiến công bắt đầu tìm đường về nước, đến đất Di Nghi. Ninh Thực chết, dặn con là Ninh Hỉ nên giúp vua cũ trở về. Ninh Hỉ ủng hộ Hiến công, bàn với Hiến công phải nhờ công tử Tử Tiễn. Mẹ Hiến công và Thương công là Kính Tự nài nỉ người em là Tử Tiễn giúp Vệ Hiến công về nước. Vệ Hiến công hứa với Ninh Hỉ nếu về được nước sẽ giao quyền chính cho họ Ninh, còn mình chỉ giữ thờ tự. Ninh Hỉ bàn với Cừ Bá Ngọc không được đồng tình, bèn bàn với Hữu tể Cốc đều, quyết định làm binh biến. Vệ Thương công giao quyền chính cho Tôn Lâm Phủ. Lâm Phủ giữ ấp Thích, sai con là Tôn Gia đi sứ nước Tề, người con khác là Tôn Tương giữ kinh đô nước Vệ. Tháng 2 năm 547 TCN, Ninh Hỉ và Hữu tể Cốc mang quân đánh Tôn Tương tại kinh đô. Tôn Tương bị thương chạy về nhà cố thủ, đến nửa đêm đó thì chết. Nghe tin nhà họ Tôn khóc, Ninh Hỉ biết không còn ai bảo vệ cho Vệ Thương công, bèn mang quân đánh vào cung. Vệ Thương công bị quân Ninh Hỉ sát hại. Làm vua lần thứ hai. Vệ Hiến công được Ninh Hỉ rước trở lại ngôi vua. Tôn Lâm Phủ mang ấp Thích theo nước Tấn. Vệ Hiến công bèn đánh ấp Thích. Tôn Lâm Phủ bèn đến nước Tấn, cầu viện binh. Tấn Bình công chỉ phát 300 quân, kết quả bị quân Vệ giết hết. Sau đó Tấn Bình công tổ chức hội chư hầu. Vệ Hiến công cùng Ninh Hỉ và Bắc Cung Di đi hội cùng Tấn Bình công và các nước Trịnh, Tào, Tống. Tấn Bình công bèn bắt giam cả vua tôi Vệ Hiến công vì cớ giết Vệ Thương công là vị vua đã được chư hầu công nhận và giết 300 quân Tấn. Tề Cảnh công đi cùng Án Anh và Trịnh Giản công sau đó cũng đến hội chư hầu, nói hộ cho Vệ Hiến công để Tấn Bình công tha cho. Cuối cùng Tấn Bình công bằng lòng thả Vệ Hiến công về nước. Vệ Hiến công giữ đúng lời hứa với Ninh Hỉ, giao quyền chính cho họ Ninh. Nhưng sau một thời gian, sự chuyên quyền của Ninh Hỉ khiến Hiến công không bằng lòng. Miễn Dư đề nghị giết Ninh Hỉ, Vệ Hiến công ngại vì đã giao ước, Miễn Dư xin tự làm, rồi bàn với Công Tôn Vô Địa và Công Tôn Thần, sai 2 người đánh họ Ninh. Công Tôn Vô Địa và Công Tôn Thần đi đánh bị thua và bị họ Ninh giết. Miễn Dư bèn tự mình hành động, mang quân tấn công, kết quả giết chết Ninh Hỉ và Hữu tể Cốc, phanh thây giữa triều đình. Vệ Hiến công muốn ban cho Miễn Dư ấp 60 dặm làm đất ăn lộc, phong làm khanh, nhưng Miễn Dư chỉ nhận 30 dặm và chức Thiếu sư. Em Hiến công là công tử Chuyên vốn là người chứng kiến việc giao ước giữa Hiến công và Ninh Hỉ khi Hiến công còn phải lưu vong, thấy Hiến công bội lời ước giết Ninh Hỉ. Công tử Chuyên thấy mình có lỗi vì đã đứng ra đảm bảo lời thề của Hiến công với họ Ninh, bèn bỏ nước đi sang nước Tấn, lấy nghề thêu giày kiếm sống không màng đến việc nước Vệ. Đại phu Thạch Ác cũng bất mãn vì việc này, nhân nhận lệnh đi sứ nước Tống, bèn ôm xác Ninh Hỉ khóc rồi sang Tấn không trở lại. Năm 544 TCN, Vệ Hiến công qua đời. Ông làm vua lần thứ nhất 17 năm, lưu vong 13 năm, làm vua lần thứ hai ba năm, tổng công ở ngôi được 20 năm. Con ông là Cơ Ác lên nối ngôi, tức là Vệ Tương công.
1
null
Trong sinh học, tập đoàn là tập hợp nhiều cá thể sinh vật thuộc cùng một loài, mà sự tồn tại và phát triển của mỗi cá thể gắn liền với các cá thể khác trong tập đoàn. Ở thuật ngữ tiếng Anh, từ này là "colony", bắt nguồn từ tiếng Latinh colonia. Đặc điểm là sống gần gũi với nhau nhằm cùng hợp tác giúp đỡ nhau tồn tại, ví dụ như giúp nhau bảo vệ trước kẻ thù hoặc giúp bắt giữ các con mồi lớn. Một số loài côn trùng, tỉ như một vài loài kiến, ong, mối là các côn trùng xã hội và chỉ sống trong tập đoàn. Một ví dụ khác, mỗi "con vật" thuộc loài Physalia physalis thực chất là một tập đoàn bao hàm nhiều cá thể được chia làm bốn dạng polyp khác nhau. Một "tập đoàn" bao gồm những cá thể là sinh vật đơn bào được gọi là sinh vật tập đoàn. Có thể, sinh vật tập đoàn là bước trung gian đầu tiên trong viêc hình thành các sinh vật đa bào thông qua chọn lọc tự nhiên. Sự khác biệt giữa sinh vật tập đoàn và sinh vật đa bào là khi một tập đoàn bị chia tách thì các mẩu nhỏ của tập đoàn hoàn toàn có thể tự phát triển thành các tập đoàn mới, trong khi đó các tế bào riêng lẻ của sinh vật đa bào thì nhiều trường hợp không thể tự phát triển thành cơ thể mới hoàn chỉnh (ví dụ tế bào não). "Tập đoàn Volvox" là ví dụ điển hình của giai đoạn trung gian này. Một "tập đoàn" vi khuẩn được gọi là khuẩn lạc, và nó được định nghĩa là một cụm (nhìn thấy được bằng mắt thường) sinh khối của vi khuẩn phát triển trên bề mặt của một giá thể cứng. Dạng tương tự của nấm được gọi là cụm nấm. Trong trường hợp khuẩn lạc chỉ phát triển từ 1 tế bào gốc, thì bộ gen của tất cả con cháu đời sau đều y hệt nhau, theo kiểu nhân bản vô tính (nếu như không tính trường hợp đột biến hoặc vi sinh vật từ môi trường ngoài tình cờ lọt vào khuẩn lạc). Những vi khuẩn cùng kiểu gen này được gọi là một dòng. Một màng sinh học là một tập đoàn vi sinh vật, có thể gồm nhiều loài khác nhau, với các tính chất và khả năng thích nghi tốt hơn so với các sinh vật đơn lẻ cùng loài.
1
null
Vệ Tương công (衞襄公, trị vì 543 TCN-535 TCN), tên thật là Cơ Ác (姬惡), là vị quân chủ thứ 27 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của Vệ Hiến công, vua thứ 26 của nước Vệ. Năm 543 TCN, Vệ Hiến công qua đời, Cơ Ác lên ngôi vua, tức Vệ Tương công. Trong thời gian làm vua, Vệ Tương công quan hệ khá tốt với nước Tấn bá chủ, trong nước yên ổn không xảy ra biến cố gì lớn. Năm 538 TCN, Sở Linh vương hội chư hầu, triệu Vệ Tương công, Tương công xưng bệnh không đến chầu vua Sở. Năm 535 TCN, Vệ Tương công mất. Ông làm vua được 9 năm. Thượng khanh nước Tấn là Hàn Khởi sai người sang viếng tang, Tấn Bình công nhân đó trả lại nước Vệ đất Thích Điền. Con ông là Cơ Nguyên lên kế vị, tức Vệ Linh công.
1
null
Mưa rừng là một câu chuyện tình cảm, tâm lý, ly kỳ hư cấu nổi tiếng của Việt Nam viết bởi tác giả Hà Triều - Hoa Phượng. "Mưa rừng" đã nổi tiếng trong nhiều thập kỷ và được trình diễn dưới nhiều hình thức khác nhau như cải lương, phim điện ảnh, phim truyền hình, kịch nói, ca khúc tân nhạc... Ra mắt lần đầu dưới dạng tuồng cải lương vào năm 1961, vở tuồng này đã góp phần khẳng định tên tuổi của cố nghệ sĩ Thanh Nga cũng như nhạc sĩ Huỳnh Anh - người viết bài tân nhạc "Mưa rừng" cùng tên dành riêng cho Thanh Nga. Trải qua hơn nửa thế kỷ, câu chuyện liên tục được trình diễn qua nhiều thế hệ nghệ sĩ từ những thế hệ ban đầu như Hữu Phước, Thanh Nga, Ngọc Dọc, Kim Cương, Kiều Chinh, Lê Quỳnh, Út Trà Ôn, Thành Được, Thanh Sang, Lệ Thủy, Mộng Tuyền, Bạch Tuyết cho đến Khánh Hoàng, Trịnh Kim Chi, Quốc Thái, Anh Vũ, Lê Khánh, Thanh Ngân, Tú Sương, Quế Trân... Nguồn gốc. Trong một chuyến đi chơi tắm suối ở Tây Nguyên, một nhóm soạn giả trong đoàn cải lương Thanh Minh-Thanh Nga gồm: Nguyễn Phương, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang Hà Huy Hà phải trọ qua đêm trong một buôn bản người Thượng vì mưa to không về được. Khi họ đang vui chơi thâu đêm tại nhà ông chủ bản thì từng tràng tiếng hú của người rừng trỗi lên giữa cơn mưa bão tạo cảm giác rùng rợn. Hà Triều, Hoa Phượng viết tuồng "Mưa Rừng" nổi tiếng dựa trên bối cảnh đó. Tuồng cải lương thành công rực rỡ do Thanh Nga đóng và được đánh giá là sự kiện "cháy vé" lúc bấy giờ. Nội dung. Câu chuyện lấy bối cảnh một đồn điền. Khanh được ông Tịnh là chủ đồn điền thuê từ thành phố để làm cai phu, anh rất được mọi người thương mến. K’Lai, cô gái dân tộc, người giúp việc nhà cho ông Tịnh thầm yêu anh nhưng anh lại yêu Tuyền là con dâu trưởng của ông Tịnh, nhưng cô Tuyền có chồng là Thuyết bị điên vốn nhốt riêng trong phòng không để cho ai biết, trừ K'Lai. Em trai của Thuyết là Bằng đem lòng si mê K’Lai, nên hắn tìm cách đuổi Khanh đi. Chán ngán cảnh ba đường, anh bỏ đi làm cho Tuyền và K’Lai đau khổ. Ở rừng, hằng đêm có những tiếng hú ghê rợn vọng về, người ta mê tín cho rằng do những người phu chết trong đồn điền. Khanh lợi dụng tình cảm của K’Lai để điều tra phát hiện tiếng hú đó là của Thuyết, bị gia đình xích chân tại một nơi kín đáo, chỉ có K’Lai hàng ngày đem cơm đến. Câu chuyện hé mở rằng Thuyết đã bắn chết cha K’Lai. Để trả thù, K’Lai xin vào giúp việc và dùng lá thuốc rừng trộn vào thức ăn đầu độc Thuyết khiến cho anh ta điên. Vì danh dự gia đình, ông Tịnh nói dối mọi người rằng Thuyết đã chết. Khanh thuyết phục K’Lai tìm thuốc cứu Thuyết hết điên. Thuyết chứng kiến vợ mình tỏ tình với Khanh, anh ghen toan giết Tuyền thì ông Tịnh đến. Tưởng Thuyết còn điên nên ông bắn chết Thuyết để cứu con dâu. Khanh và Tuyền đã rộng đường để tới với nhau, nhưng đối với K’Lai thì là sự mất mát lớn. Cô bỏ đồn điền, từ chối tình yêu với Bằng. Khanh cũng bỏ đi lần nữa vì tự thấy mình hèn hạ khi lợi dụng tình cảm của K’Lai để đạt ý nguyện của mình. Tất cả chia tay giữa tiếng Mưa Rừng tạo nên một kết thúc buồn. Vở Cải lương. Ra mắt lần đầu dưới dạng tuồng cải lương vào năm 1961, tuồng cải lương thành công rực rỡ do Thanh Nga đóng và được đánh giá là sự kiện "cháy vé" lúc bấy giờ. Bài hát "Mưa rừng". Bài hát nhạc vàng cùng tên "Mưa rừng" được Hà Triều, Hoa Phượng nhờ nhạc sĩ Huỳnh Anh viết riêng cho Thanh Nga năm 1961 khi tuồng cải lương đã gần kề -do lúc đó Huỳnh Anh đang tập ca tân nhạc cho Thanh Nga. Bài hát nhanh chóng nổi tiếng theo vở tuồng năm 61 và bộ phim năm 62 khẳng định tên tuổi Huỳnh Anh. Trong một buổi phỏng vấn thu hình với Nguyễn Ngọc Ngạn, trong Paris By Night 74 năm 2004 Huỳnh Anh đã ngỏ ý cảm ơn và biết ơn Thanh Nga vì điều này.. Bài hát nhanh chóng được phát đi phát lại nhiều lần trên làn sóng của đài Phát Thanh Sài Gòn và về sau được nhiều danh ca trình bày lại như Sơn Ca, Thanh Thúy, Phương Dung, Thanh Tuyền, Mộng Tuyền... đều thành công, trở thành một trong những ca khúc yêu thích nhất miền Nam Việt Nam lúc đó. Phim "Mưa rừng". Bộ phim chuyển thể cùng tên của đạo diễn Thái Thúc Nha do Hãng phim Alpha sản xuất năm 1962 có sự tham gia của Kim Cương, Kiều Chinh, Lê Quỳnh, Ngọc Phu, Hoàng Vĩnh Lộc, Xuân Phát, Năm Châu …. Phim đoạt giải Tượng Vàng- phim có cốt truyện hay nhất và là một bộ phim ảnh màu, đại vĩ tuyến đầu tiên của Việt Nam. Phim được in, rửa và thâu thanh tại Nhật Bản, trình chiếu năm 1963. Ca khúc "Mưa rừng" do Thanh Nga và Phương Dung trình bày. Các phiên bản khác. Về sau và cho đến tận ngày nay, "Mưa rừng" tiếp tục được thực hiện lại nhiều lần:
1
null
Công viên tự nhiên quốc gia Los Katíos () là một khu vực được bảo vệ có diện tích nằm ở tây bắc Colombia. Độ cao của nó dao động từ và là một phần của Gián đoạn Darién, một khu vực rừng rậm chung giữa Panama và Colombia và tiếp giáp với Vườn quốc gia Darién của Panama. Xa lộ Liên Mỹ khi hoàn thành dự kiến sẽ băng qua hoặc gần với với vườn quốc gia. Nó được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1994 bởi sự đa dạng phi thường của hệ động thực vật hoang dã. Vườn quốc gia là nơi chứa 25% số loài chim của Colombia, trong khu vực có diện tích chưa đến 1% của đất nước. Địa hình. Vườn quốc gia Los Katíos được thành lập vào năm 1974 với diện tích ban đầu 52.000 ha và được mở rộng thêm vào năm 1980. Nơi đây có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, rừng và đồng bằng, đầm lầy ẩm được chia thành 2 khu vực là: Vùng núi Serranía del Darien ở phía Tây và vùng đồng bằng ngập nước của sông Atrato (đây là con sông chảy nhanh nhất thế giới). Vùng cao nhất trong vườn quốc gia cũng chỉ khoảng 600 m, còn lại là vùng đồi núi thấp hơn, đồng bằng, khu vực đầm lầy, cùng những thác nước rất đẹp. Động thực vật. Los Katíos chỉ chiếm chưa đầy 1% diện tích của Colombia nhưng chiếm 25% số loài chim của cả quốc gia này cùng rất nhiều các loài động thực vật tạo thành sự đa dạng sinh học rất lớn. Vườn quốc gia bao gồm chủ yếu là các khu rừng đầm lầy ở vùng đất thấp, chiếm nửa diện tích. Phần còn lại ở những đồi núi thấp thì là các khu rừng mưa nhiệt đới với rất nhiều các cây chỉ có ở Colombia, Nam Trung Mỹ và Jamaica. Động vật bao gồm những loài đặc trưng khu vực với tổng cổng 450 loài như (chim ruồi, chim Chachalaca đầu xám...), 550 loài động vật có xương sống cùng với các loài động vật có vú (chó bụi rậm, thú ăn kiến ​​khổng lồ và heo vòi Trung Mỹ). lưỡng cư và lợn biển tìm thấy trong vùng. Văn hóa. Vườn quốc gia trước đây là nơi sinh sống của dân tộc Kuna, một nhóm người bản xứ nhưng buộc phải chuyển đến Panama vì các cuộc giao tranh của bộ tộc với nhóm Katío-Embera nên vườn quốc gia cũng có tên là "Los Katíos". Các tàn tích khảo cổ được phát hiện là minh chứng về lịch sử khu vực cách đây 20.000 năm về những người dân đầu tiên di cư từ Bắc Mỹ đến sống ở khu vực này. Đe dọa. Năm 2009, vườn quốc gia này bị đưa vào danh sách Di sản thế giới bị đe dọa theo yêu cầu của Chính phủ Colombia nhằm xử lý các mối đe dọa của nó, đặc biệt là phá rừng, định cư, khai thác tài nguyên trái phép và sẵn bắn. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực hợp tác quốc tế, di sản này đã dần khắc phục được các mối đe dọa kể trên, nhất là việc khai thác gỗ trái phép và săn bắt động vật quá mức. Năm 2015, tại phiên họp thứ 39 của Ủy ban Di sản thế giới tại Bonn, vườn quốc gia đã được đưa ra khỏi danh sách Di sản thế giới bị đe dọa.
1
null
Vũ Hòa là một xã thuộc huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Địa lý. Xã Vũ Hòa nằm về phía đông nam huyện Đức Linh, cách trung tâm huyện 3 km theo tỉnh lộ ĐT. 720, có vị trí địa lý: Xã Vũ Hòa có diện tích 23,61 km², dân số tháng 8 năm 2016 là 8.680 người, mật độ dân số đạt 368 người/km². Lịch sử. Ngày 28 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng Quyết định 140-HĐBT<ref name="140/1983/QĐ-HĐBT"></ref> về việc chia xã Võ Xu thành hai xã lấy tên là xã Võ Xu và xã Vũ Hòa.
1
null
Nguyễn Thị Tâm Chính (sinh ngày 23 tháng 07 năm 1945) là nghệ sĩ xiếc nổi tiếng với tiết mục "Cô hàng giải khát". Bà là giám đốc nữ đầu tiên của Liên Đoàn Xiếc Việt Nam từ năm 1987 đến 2004. Bà được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào đợt 4 năm 1997. Tiểu sử và sự nghiệp. Nguyễn Thị Tâm Chính sinh ngày 23 tháng 7 năm 1945 tại xóm chợ Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Năm 14 tuổi, bà đi theo gánh xiếc của ông Tạ Duy Hiển ra Hà Nội. Bà được nhiều lần vinh dự được biểu diễn cho chủ tịch Hồ Chí Minh xem. Tiết mục "Cô nàng giải khát" cũng được biểu diễn và nhận nhiều giải thưởng cao tại nhiều liên hoan xiếc trên thế giới. Tâm Chính là giám đốc nữ đầu tiên của Liên đoàn Xiếc Việt Nam từ năm 1987 đến 2004. Hiện nay bà là chủ tịch Liên chi Hội Xiếc Việt Nam. Bà được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1988, Nghệ sĩ nhân dân năm 1997 và là nữ nghệ sĩ xiếc duy nhất nhận được danh hiệu nghệ sĩ nhân dân từ trước đến nay. Đời tư. Năm 1970, bà kết hôn với nghệ sĩ xiếc Lê Thể là người Thái gốc Việt. Hai ông bà đều theo nghề xiếc. Cả gia đình bà từ con trai, con dâu, con gái, con rể đều là diễn viên xiếc nổi tiếng.
1
null
Thảm sát Natchez là một cuộc nổi dậy bất ngờ chống lại thực dân Pháp ở khu vực nay là Natchez, tiểu bang Mississippi bởi người Anh Điêng Natchez ngày 29 tháng 11 năm 1729. Người Natchez đã sống cùng với những người Pháp trong hơn một thập kỷ trước khi vụ việc diễn ra, đã có trao đổi thương mại và lao động một cách hòa bình và thậm chí kết hôn với một số người Pháp thực dân. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Natchez bị khiêu khích khi thực dân Pháp chỉ huy, Sieur de Chépart, yêu cầu đất từ một ngôi làng Natchez để làm đồn điền riêng của mình gần pháo đài Rosalie. Hơn 240 người đã thiệt mạng trong cuộc nổi dậy tiếp theo, hầu hết trong số họ những người Pháp, và pháo đài còn lại trong đống đổ nát. Cuộc tàn sát phá hủy một số trang trại năng suất nhất của thuộc địa Louisiana, và gây nguy hiểm cho các lô hàng thực phẩm và hàng thương mại trên sông Mississippi. Kết quả là, nhà nước Pháp rút quản lý Louisiana khỏi Công ty Tây Ấn Pháp và trả lại quyền kiểm soát cho hoàng gia năm 1731. Toàn quyền thuộc địa, Étienne Perier đã được triệu hồi về Pháp vào năm 1732. Bối cảnh. Thực dân Pháp đã thành lập một pháo đài và một tiền đồn thương mại tại Natchez, Mississippi, 1717, và sau đó xây dựng một số đồn điền lớn hoặc các tô giới, cũng như các trang trại nhỏ hơn, trên đất có được từ những người Natchez. Quan hệ với các bộ lạc nói chung thân thiện, và một vài đàn ông Pháp thậm chí đã kết hôn và có con với phụ nữ Natchez. Tuy nhiên vào năm 1722 và 1723, các cuộc xung đột vũ trang ngắn đã nổ ra, rồi sau đó được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán giữa toàn quyền Louisiana đốc Jean-Baptiste Le Moyne de Bienville và tù trưởng chiến tranh Natchez. Căng thẳng lại nổi lên khi quan chỉ huy mới, Chépart, yêu cầu đất ở trung tâm của một ngôi làng Natchez, những cư dân bản địa đã miễn cưỡng di dời mồ mả của tổ tiên của họ.
1
null
Chiến tranh Köln diễn ra từ 1583 đến 1588 tàn phá tuyển hầu quốc Köln, một lịch công quốc giáo hội lịch sử của Thánh chế La Mã, ngày nay Nordrhein-Westfalen, ở Đức. Cuộc chiến xảy ra trong bối cảnh của cuộc Cải cách Tin Lành ở Đức và sau đó là cuộc Phản Cải cách, và đồng thời với cuộc nổi dậy Hà Lan và các cuộc chiến tranh tôn giáo Pháp. Cũng được gọi là Chiến tranh của Seneschal hoặc Biến động Seneschal, và đôi khi Chiến tranh Sewer, cuộc xung đột đã thử nghiệm nguyên tắc "Reservatum ecclesiasticum" (bảo lưu giáo hội), vốn đã được đưa vào trong Hòa ước tôn giáo Augsburg (1555). Nguyên tắc này loại trừ, hoặc "bảo lưu", các vùng lãnh thổ của Giáo hội của Đế chế La Mã thần thánh khỏi việc áp dụng của "cuius regio", "eius religio", hoặc "người nào cai trị thì theo tôn giáo người đó", như là phương tiện chính để xác định tôn giáo của một vùng lãnh thổ. Nó quy định thay vào đó, nếu một hoàng thân của Giáo hội chuyển đổi sang đạo Tin lành, ông sẽ từ chức khỏi vị trí của mình, không ép buộc chuyển đổi của các đối tượng của mình. Trong tháng 12 năm 1582, Gebhard, Truchsess von Waldburg, tuyển đế hầu của Köln, cải đạo sang đạo Tin Lành. Nguyên tắc đặt giáo hội yêu cầu ông từ chức. Thay vào đó, ông tuyên bố bình đẳng tôn giáo cho các thần dân của mình, và năm 1583, kết hôn với Agnes von Mansfeld-Eisleben, với ý định chuyển đổi công quốc của Giáo hội thành một lãnh địa công tước triều đại thế tục. Một phe nhóm trong Cathedral Chapter bầu một tổng giám mục, Ernst xứ Bavaria. Ban đầu, quân đội của tổng giám mục tranh đua của Köln đã chiến đấu giành quyền kiểm soát các khu vực của lãnh thổ. Một số các nam tước và bá tước tổ chức lãnh thổ với các nghĩa vụ phong kiến ​​với tuyển đế hầu cũng được tổ chức lãnh thổ ở các tỉnh Hà Lan lân cận, Westphalia, Liege, và Phía Nam hay Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Sự phức tạp của việc cấp thái ấp và thái ấp triều đại đã mở rộng mối thù địa phương để bao gồm cả những người tuyển hầu quốc Palatinate và lính đánh thuê Hà Lan, Scotland và Anh ở phe Tin Lành, và Bavaria và lính đánh thuê của Đức Giáo hoàng về phía Công giáo. Năm 1586, nó mở rộng hơn nữa, với sự tham gia trực tiếp của quân đội Tây Ban Nha và lính đánh thuê Ý cho phía bên Công giáo, và hỗ trợ tài chính và ngoại giao từ Henry III của Pháp và Elizabeth I của Anh cho phe Tin Lành. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với cuộc nổi dậy Hà Lan, 1568-1648, khuyến khích sự tham gia của các tỉnh Hà Lan nổi loạn và người Tây Ban Nha. Cuộc chiến Köln dẫn đến việc củng cố thẩm quyền Wittelsbach trong Tây Bắc vùng lãnh thổ Đức và một sự chấn hưng Công giáo ở hạ lưu sông Rhine. Quan trọng hơn, nó cũng thiết lập một tiền lệ cho sự can thiệp bên ngoài trong các cuộc xung đột tôn giáo và triều đại của Đức.
1
null
Akodon spegazzinii là một loài gặm nhấm trong chi "Akodon" được tìm thấy ở phía tây bắc Argentina. Nó hiện diện ở đồng cỏ và rừng ở độ cao từ 400 đến 3500 m trên mực nước biển. Sau khi loài này lần đầu tiên được đặt tên vào năm 1897, một số tên gọi khác đã được đặt cho các quần thể khác nhau mà hiện nay bao gồm trong "A. spegazzinii". Ngày nay tất cả chúng được công nhận thuộc một loài duy nhất, phân bố rộng rãi và biến đổi. "Akodon spegazzinii" có quan hệ họ hàng với "Akodon boliviensis" và các thành viên khác của nhóm loài "A. boliviensis". Nó sinh sản quanh năm. Bởi vì nó phân bố rộng rãi và phổ biến, "Akodon spegazzinii" được liệt kê vào nhóm "loài ít quan tâm" trong sách đỏ IUCN. "Akodon spegazzinii" có kích thước vừa đối với nhóm các loài "A. boliviensis". Màu sắc trên lưng của nó thay đổi đáng kể, từ sáng đến tối và từ màu vàng nhạt đến nâu đỏ. Phần bụng có màu nâu vàng đến xám. Đôi mắt được bao quanh bởi một vòng lông màu vàng. Hộp sọ có chứa một khu vực giữa hố mắt (giữa hai mắt) hình đồng hồ cát và các đặc trưng khác của hộp sọ phân biệt loài này với các loài bà con gần của nó. Chiều dài đầu và cơ thể là 93 đến 196 mm và khối lượng cơ thể là 13,0 đến 38,0 g. "A. spegazzinii" có 40 nhiễm sắc thể. Phân bố và sinh thái. "Akodon spegazzinii" được tìm thấy ở phía tây bắc Argentina, ở các tỉnh Salta, Catamarca, Tucumán, La Rioja, và Mendoza, ở độ cao 400 đến 3500 m. Mặc dù khu vực phân bố chính của nó là ở các tỉnh phía bắc Salta, Tucumán, và Catamarca, cũng có ghi nhận sự hiện diện rải rác từ các tỉnh phía nam của La Rioja và Mendoza, nơi nó có thể bị giới hạn trong các mảng khu vực có môi trường sống ẩm ướt. "Akodon alterus" đã được báo cáo từ Jujuy, nhưng việc ghi nhận đã có thể dựa trên các mẫu vật bị xác định nhầm của "A. boliviensis", và ghi nhận "Akodon spegazzinii" từ Jujuy được dựa trên xác định nhầm "A. sylvanus". "Akodon spegazzinii" được biết đến từ một địa điểm cổ sinh vật học trong tỉnh Tucumán có niên đại [Pleistocene] mới nhất (Lujanian), nó là một trong những loài phổ biến nhất ở đó. Loài này hiện diện trong rừng Yungas cũng như sa mạc Monte khô hơn và Puna, nơi mà nó chỉ được tìm thấy ven suối. Trong đồng cỏ đám mây của các phần cao hơn của Yungas, nó là loài động vật gặm nhấm sigmodontine chi phối. Mặc dù sinh sản diễn ra quanh năm, có một cao điểm sinh sản trong mùa hè (tháng mười một-tháng tư). Sự thay lông chủ yếu xảy ra trong mùa thu và mùa đông (tháng tư-tháng tám). Tại một địa phương ở Mendoza, "Akodon spegazzinii" hiện diện với mật độ ước tính khoảng 21 cá thể/ha và có kích thước phạm vi cư trú khoảng 300 m2. Một số sigmodontines đã được ghi nhận là hiện diện cùng với "A. spegazzinii", bao gồm "A. caenosus", "A. simulator", "Neotomys ebriosus", "Abrothrix illuteus", "Reithrodon auritus", "Andinomys edax", và các loài khác nhau của các chi "Eligmodontia", "Necromys", "Calomys", "Oligoryzomys", "Oxymycterus", và "Phyllotis". Loài ve bét "Ixodes sigelos" được ghi nhận trên "A. spegazzinii" ở Tucumán.. Ngoài ra, những con ve "Androlaelaps fahrenholzi", "Androlaelaps rotundus", và "Eulaelaps stabularis" và chấy "Cleopsylla townsendii" được biết đến từ loài này.
1
null
Mompox hay Mompós có tên chính thức Santa Cruz de Mompox là một thị trấn ở miền bắc Colombia, thuộc tỉnh Bolívar. Thị trấn tọa lạc trên một hòn đảo bên sông Magdalena nơi mà nó dòng sông này đổ vào sông Cauca. Thị trấn Mompox phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá, chăn nuôi gia súc, du lịch và thương mại. Dân số ở đây khoảng 30.000 người, và liền kề với các đô thị Pinillos và San Fernando. Simón Bolívar đến Mompox vào năm 1812 và tuyển dụng gần như tất cả những người đàn ông khỏe mạnh để hình thành quân đội cho chiến thắng của ông ở Caracas. Lịch sử. Mampo (hoặc Mompoj) là tên của thủ lĩnh nền văn minh Quimbaya trước khi người Tây Ban Nha đến. Mompox có nghĩa là "vùng đất cai trị của Mampo ". Thành phố được thành lập vào năm 1540 bởi Juan de Santa Cruz với mục đích là thành lập một cảng trên sông Magdalena. Sau đó, thị trấn trở nên khá thịnh vượng nhờ việc vận chuyển hàng hóa từ thượng nguồn vào bên trong nội địa. Một xưởng đúc tiền hoàng gia đã được thành lập ở đây và từ đó thị trấn nổi tiếng với các thợ kim hoàn. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi những thay đổi của dòng sông cùng với việc chiến tranh giành độc lập ở Colombia khiến Mompox suy yếu dần và sau đó, Magangué đã trở thành cảng ưa thích Kiến trúc. Thị trấn nhờ có kiến trúc thuộc địa, pha trộn giữa kiến trúc Tây Ban Nha và Indians (người bản địa Nam Mỹ) được bảo tồn rất tốt. Vì vậy, trung tâm lịch sử của Santa Cruz de Mompox được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1995. Các tòa nhà vẫn được sử dụng với mục đích ban đầu của nó tạo thành ví dụ tuyệt vời về một thị trấn thuộc địa của Tây Ban Nha. Thị trấn có kiến trúc kết hợp hài hòa với dòng sông bên cạnh, được chia thành những ô vuông để xây dựng các khu dân cư, cửa hàng, nhà thờ, pháo đài được chú ý bởi những lan can, khung cửa sắt, đồ trang trí dọc theo các con phố chính như Calle de la Albarrada, Real Calle del Medio và de Atrás Calle. Cùng với đó là những nhà thờ tạo thành một bảo tàng tôn giáo thuộc địa đặc sắc như: Nhà thờ Giáo hội Đức Mẹ, nhà thờ Santa Bárbara, nhà thờ San Agustín, nhà thờ San Francisco hay nhà thờ San Juan de Dios... được xây dựng vào thế kỷ 16,17 trong đó nổi bật nhất là nhà thờ Santa Bárbara có kiến trúc và được trang trí tinh tế đẹp nhất ở thị trấn. Một số công trình đáng chú ý khác như tòa thị chính, tu viện Cloister of San Carlos, nghĩa trang thị trấn, quảng trường trung tâm...Phía bờ sông người ta xây dựng các bức tường để ngăn mỗi khi nước sông lên cao.
1
null
Alopias vulpinus là loài cá nhám đuôi dài lớn nhất trong họ cá nhám đuôi dài, dài đến . Khoảng một nửa chiều dài của nó là thùy trên dài của vây đuôi. Với một cơ thể thuôn, mõm nhọn ngắn, và đôi mắt có kích thước khiêm tốn, loài cá này giống như (và thường bị nhầm lẫn với) "Alopias pelagicus". Nó có thể được phân biệt với loài sau bởi màu trắng của bụng của nó kéo dài trong một dải trên chân của vây ngực. Alopias vulpinus phân phối trong các vùng nước nhiệt đới và ôn trên khắp thế giới, mặc dù nó thích nhiệt độ lạnh. Nó có thể được tìm thấy cả hai gần bờ và trong đại dương mở, từ bề mặt đến độ sâu 550 mét. Nó là loài di cư theo mùa và trải qua mùa hè tại khu vực có vĩ độ thấp hơn.
1
null
là tập đoàn chuyên sản xuất mì ăn liền lớn nhất của Nhật Bản do chủ tịch Andō Momofuku sáng lập vào ngày 4 tháng 9 năm 1948 tại Nhật Bản. Sau 10 năm đã cho ra mắt sản phẩm mì ăn liền đầu tiên trên thế giới, Chikin Ramen (Mì ramen vị gà). Chi nhánh Nissin Foods được thành lập năm 1970 và cho ra thị trường sản phẩm mì ramen ăn liền có tên "Top Ramen". Mì ăn liền (1958) và mì ly (1971) đều là những phát minh của chủ tịch Andō Momofuku. Nissin Foods có các trụ sở chính đặt tại Yodogawa, Osaka. Công ty đã chuyển đến trụ sở chính hiện nay từ năm 1977 khi việc xây dựng tòa nhà được hoàn thành. Lịch sử. Sau chiến tranh thế giới thứ II, Andō Momofuku đã trăn trở khi chứng kiến cảnh người dân Nhật Bản nối đuôi nhau chờ mua những tô mì dưới trời đêm rét lạnh. Và chính từ những khoảnh khắc ngắn ngủi đó đã đem đến cho ông niềm tin, sự quyết tâm để phát minh ra loại mì tiện dụng có thể bảo quản ở nhiệt độ thường và thưởng thức ngay tại nhà ngay sau khi cho nước nóng vào, mà ngày nay được gọi là mì ăn liền. Năm 1958, Andō Momofuku đã phát minh ra mì ăn liền "Chicken Ramen" đầu tiên trên thế giới và sáng lập Công ty TNHH Thực phẩm Nissin tại Nhật Bản. Từ đó, ngành mì ăn liền được mở rộng và phát triển trên toàn thế giới. Năm 1971, mì ly "Nissin Cup Noodle" đầu tiên trên thế giới ra đời. Mì ly đầu tiên trên thế giới ra đời đã làm thay đổi cả nền văn hóa ẩm thực của thế giới và giúp người tiêu dùng có thể ăn mì mọi lúc mọi nơi. Năm 1999, Bảo Tàng Mì Ăn Liền Nissin được xây dựng tại thành phố Ikeda, Osaka. Đây là bảo tàng duy nhất trên thế giới, triển lãm các loại mì ăn liền được tiêu thụ trên toàn cầu. Năm 2005, Andō Momofuku tiếp tục nghiên cứu thành công "Mì không gian" đầu tiên trên thế giới, có thể ăn trong môi trường không trọng lực. Cùng với những thành tựu nổi bật nêu trên, Công ty TNHH Thực phẩm Nissin đã trở thành công ty mì bán chạy số 1 tại Nhật Bản. Hơn thế, Nissin Foods còn vươn ra thế giới với 47 nhà máy sản xuất, sản phẩm được bán trên 15 quốc gia và tạo ra hơn 1.200 loại mì gói trên toàn cầu. Sản phẩm. Mì Ramen Demae. Mì Ramen Demae hay Demae Itcho ( có nghĩa là "cung cấp một đơn hàng'") được giới thiệu lần đầu tại Nhật năm 1969 và gia nhập thị trường Hồng Kông vào năm sau. Kể từ đó, nó đã trở thành một trong những nhãn hiệu mì ăn liền nổi tiếng nhất tại đây, với nhiều loại hương vị. Mì ly. Mì ly là mì ăn liền nấu sẵn với bột hương liệu và/hoặc nước sốt gia vị được bán trong polystyrene, polyetylen hoặc cốc giấy. Hương liệu có thể ở dạng gói riêng biệt hoặc dạng lỏng trong cốc. Nước nóng là thành phần duy nhất cần riêng biệt. Nấu mất 3-5 phút. Mì cốc đã được tiêu thụ ở châu Á trong nhiều năm. Nó đã bắt đầu xuất hiện trên toàn thế giới và nó đã trở thành một mặt hàng chủ lực phổ biến trên toàn thế giới. Năm 1971, Nissin giới thiệu Nissin Cup Noodles, một loại mì ly mà nước sôi được thêm vào để nấu mì. Một sự đổi mới hơn nữa là thêm rau sấy khô vào ly, tạo ra một món mì ăn liền hoàn chỉnh.
1
null
là một món mì của Nhật Bản. Món này làm từ mì sợi Trung Quốc kèm với thịt hoặc (thỉnh thoảng) nước dùng làm từ cá, thường có hương vị với nước tương hoặc miso, và sử dụng các lớp phủ như thịt lợn thái mỏng (叉焼, xá xíu), nori (rong biển sấy khô), menma, và hành lá. Gần như mọi vùng ở Nhật Bản đều có biến thể ramen riêng, chẳng hạn như ramen tonkotsu (nước hầm xương heo) của Kyushu và ramen miso của Hokkaido. "Mazemen" là tên của một loại mì ramen không dùng với nước xúp mì mà là với nước xốt (như xốt Yakiniku), giống như mì được dùng với tương chua ngọt. Lịch sử. Ramen có nguồn gốc từ đâu vẫn là một câu hỏi không rõ ràng. Nhiều nguồn cho rằng ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Nhiều nguồn khác cho rằng nó được phát minh ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20. Từ nguyên học của "Ramen" vẫn còn là một chủ đề tranh cãi. Có giả thiết cho rằng "ramen" là cách phát âm trong tiếng Nhật của từ gốc tiếng Trung là "lạp miến" (拉麺), nghĩa là "mì kéo sợi thủ công (bằng tay)." Giả thiết thứ 2 cho rằng nó xuất phát từ 老麺 ("lão miến") còn một nguồn khác cho rằng ramen ban đầu là 鹵麺 ("lỗ miến"), mì được nấu trong nước xốt nhiều tinh bột. Giả thiết thứ 4 xuất phát từ 撈麵 ("lao miến"). Cho tới thập niên 1950, ramen vẫn được gọi là "shina soba" (支那そば, nghĩa là "soba Trung Quốc") nhưng ngày nay "chūka soba" (中華そば, cũng có nghĩa là "soba Trung Quốc") hoặc đơn giản là "Ramen" (ラーメン) thường gặp hơn, khi mà từ "支那" ("shina", đọc âm Hán Việt là "chi na") mang một ý nghĩa miệt thị. Đến năm 1900, các nhà hàng phục vụ ẩm thực Trung Hoa từ Quảng Châu và Thượng Hải đã phục vụ một món mỳ ramen với sợi mỳ đơn giản (cắt chứ không kéo bằng tay), một vài đồ ăn bày kèm, và nước dùng từ xương lợn và muối. Nhiều người Hoa sống tại Nhật Bản cũng kéo các xe bán đồ ăn mang đi, bán ramen và bánh bao và gyōza cho công nhân. Đến giữa thập niên 1900, những xe bán đồ ăn này sử dụng một loại còi phát nhạc gọi là "charumera" (チャルメラ, xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha "charamela") để quảng cáo sự hiện diện của họ, một thói quen mà một vài nhà hàng vẫn giữ lại thông qua một cái loa và một đoạn thu âm được lặp lại. Đến đầu thời kỳ Shōwa, ramen đã trở thành một món ăn phổ biến khi ra ngoài ăn. Theo chuyên gia ramen Osaki Hiroshi, cửa hàng ramen chuyên biệt đầu tiên được mở tại Yokohama vào năm 1910. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bột mỳ rẻ tiền nhập khẩu từ Hoa Kỳ tràn vào thị trường Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, hàng triệu quân nhân Nhật đã trở về từ Trung Quốc và lục địa Đông Á từ sau Chiến tranh Trung - Nhật. Nhiều người trong số những người trở về đã trở nên quen thuộc với các món ăn Trung Quốc và sau đó mở ra các nhà hàng Trung Quốc trên khắp Nhật Bản. Việc ăn ramen, trong khi đó đang phổ biến, vẫn còn là một dịp đặc biệt mà yêu cầu phải ra ngoài đường để đi ăn. Năm 1958, mỳ ăn liền được phát minh bởi Andō Momofuku, nhà sáng lập và là chủ tịch người Nhật Bản gốc Đài Loan của Nissin Foods, hiện được điều hành bởi người con trai Andō Kōki. Được mệnh danh là phát minh vĩ đại nhất thể kỷ 20 của Nhật Bản trong một cuộc thăm dò của Nhật Bản, ramen ăn liền cho phép bất cứ ai có thể làm ra một phiên bản món ăn gần giống chỉ đơn giản bằng cách thêm nước sôi. Bắt đầu từ thập niên 1980, ramen đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản và đã được nghiên cứu trên toàn thế giới từ nhiều góc độ. Đồng thời, các phiên bản địa phương của ramen đã được đưa ra thị trường quốc gia và thậm chí có thể được sắp xếp theo tên khu vực của họ. Một bảo tàng ramen đã được mở cửa tại Yokohama vào năm 1994. Các loại. Có một loạt các loại món ramen tồn tại ở Nhật Bản, với sự khác biệt về địa lý và nhà cung cấp cụ thể, ngay cả trong các phân loại chia sẻ cùng tên. Ramen có thể được phân loại bởi hai thành phần chính: sợi mỳ và nước dùng. Sợi mỳ. Hầu hết mì được làm từ bốn thành phần cơ bản: bột mì, muối, nước và ) một loại nước khoáng có tính kiềm, có chứa natri cacbonat và thường có kali cacbonat, cũng như đôi khi một lượng nhỏ axit photphoric. "Kansui" là thành phần phân biệt trong mỳ ramen, và có nguồn gốc từ vùng Nội Mông, nơi mà một số hồ nước chứa một lượng lớn các chất khoáng này và có loại nước được cho là hoàn hảo để làm món mỳ này. Làm mỳ với "kansui" khiến cho mỳ có một màu vàng cũng như một kết cấu vững chắc. Trứng cũng có thể được thay thế cho "kansui". Một vài loại mỳ không làm từ trứng hay "kansui" và chỉ nên được sử dụng cho yakisoba, vì chúng có một cấu trúc yếu hơn và trở nên cực kỳ mềm khi nấu mỳ nước. Ramen có nhiều dạng và độ dài sợi khác nhau. Nó có thể dày, mỏng, hoặc thậm chí chỉ mỏng như sợi ruy băng, cũng như có thể thẳng hoặc nhăn nheo. Nước dùng. Nước dùng của ramen nói chung là nước dùng nấu từ thịt gà hoặc thịt lợn, kết hợp với một loạt các thành phần như kombu (tảo bẹ), katsuobushi (vụn cá ngừ vằn phơi khô bào mỏng), niboshi (cá mòi nhỏ phơi khô), xương bò, nấm hương (shiitake) và hành tây. Hương vị. Kết quả của các sự kết hợp nói chung được chia làm năm loại (mặc dù các biến thể mới và ban đầu thường làm cho sự phân loại này ít rõ ràng). Thứ tự từ loại lâu đời nhất. Đồ bày kèm. Sau khi chế biến cơ bản, ramen có thể được nêm nếm và tăng hương vị với bất kỳ số lượng đồ ăn bày kèm nào, bao gồm nhưng không giới hạn trong: Món thêm theo sở thích. Các loại gia vị thường được thêm vào ramen là tiêu đen, bơ, ớt, hạt mè và tỏi nghiền. Công thức nấu nước dùng và các phương pháp chế biến thường là các bí mật được bảo vệ chặt chẽ. Trong hầu hết các nhà hàng phục vụ tonkotsu ramen cũng cung cấp một hệ thống gọi là "kae-dama" (替え玉), nơi mà khách đã ăn mỳ xong có thể yêu cầu một phần mỳ "thêm vào" (với khoảng vài trăm yên trở lên) để thêm vào phần nước dùng còn lại trong tô của họ. Các biến thể địa phương. Trong khi các phiên bản ramen tiêu chuẩn luôn có sẵn trên khắp Nhật Bản từ thời kỳ Đại Chính, vài thập kỷ qua đã cho thấy một sự gia tăng của các biến thể mang tính địa phương. Một số trong đó đã trở nên nổi tiếng trên toàn quốc có thể kể đến như: Sapporo, thủ phủ của Hokkaido, đặc biệt nổi tiếng với loại ramen của họ. Hầu hết người dân Nhật Bản đều nhắc tới Sapporo với món mỳ "miso" ramen đậm đà của nó, món ăn được phát minh tại đây và là món ăn lý tưởng cho mùa đông khắc nghiệt và nhiều tuyết của Hokkaido. Món miso ramen của Sapporo thường được bày kèm với ngô ngọt, bơ, giá đỗ, thịt lợn băm nhỏ và tỏi, và đôi khi có cả hải sản địa phương như sò điệp, mực ống và cua. Hakodate, một thành phố khác của Hokkaido, thì nổi tiếng với ramen vị muối của họ, trong khi Asahikawa ở phía Bắc hòn đảo phục vụ một biến thể với vị nước tương. Ở Muroran, nhiều nhà hàng ramen phục vụ món Muroran curry ramen. Kitakata ở phía bắc đảo Honshu được biết đến với món mỳ có sợi mỳ khá dày, dẹt và xoăn, phục vụ với nước dùng từ thịt lợn và niboshi. Khu vực này trong phạm vi thành phố cũ có số lượng bình quân đầu người cao nhất của các cơ sở ramen. Ramen có sự nổi bật trong khu vực như vậy đến mức độ, từ "soba" thường dùng để nhắc đến ramen, không phải là soba thực sự mà được nhắc tới như "nihon soba" ("soba Nhật Bản"). Ramen kiểu Tokyo gồm sợi mỳ xoăn hơi mỏng, phục vụ với nước dùng từ thịt gà với hương vị đậu nành. Nước dùng phong cách Tokyo thường có sự hiện diện của "dashi", khi mà các cơ sở ramen lâu đời ở Tokyo thường có nguồn gốc từ các cửa tiệm bán soba. Đồ ăn bày kèm tiêu chuẩn thường có hành lá băm nhỏ, menma, thịt lợn thái lát, kamaboko, trứng, nori và rau bina. Ikebukuro, Ogikubo và Ebisu là ba khu vực ở Tokyo được biết đến với loại ramen của họ. Ramen đặc trưng của Yokohama được gọi là Ie-kei (家系). Nó bao gồm sợi mỳ dày và rất thẳng, phục vụ với nước dùng từ thịt lợn có hương vị đậu nành tương tự như "tonkotsu". Đồ ăn bày kèm thường có thịt lợn quay (xá xíu), rau bina luộc, vài tấm nori, thường có hành hoa (negi) thái nhỏ, và một quả trứng luộc lòng đào hoặc chín hẳn. Theo truyền thống, khách sẽ được yêu cầu độ mềm của sợi mỳ, độ đậm của nước dùng và lượng dầu mà họ muốn. Wakayama ramen ở vùng Kansai có nước dùng được nấu từ nước tương và xương lợn. Hakata ramen có nguồn gốc từ quận Hakata của thành phố Fukuoka ở Kyushu. Nó có nước dùng "tonkotsu" đục và đậm đà từ xương lợn, và sợi mỳ khá mỏng, không xoắn và đàn hồi. Thông thường, những đồ ăn kèm bày trên đặc trưng như tỏi nghiền, "beni shoga" (gừng muối), hạt mè, và mù tạt xanh muối cay (karashi takana) được để trên bàn cho khách tự phục vụ. Các quầy hàng ramen ở Hakata và Tenjin đều rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Các xu hướng gần đây đã làm cho Hakata ramen trở thành một trong những loại mỳ phổ biến nhất ở Nhật Bản, và một số chuỗi nhà hàng chuyên về Hakata ramen có thể được tìm thấy trên khắp đất nước. Các món ăn có liên quan. Có một số món mỳ chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc có liên quan ở Nhật Bản. Các món sau thường được phục vụ bên cạnh ramen trong các cơ sở bán ramen. Chúng không bao gồm các món mỳ được coi như món ăn truyền thống của Nhật Bản, như soba hoặc udon, những món hầu như không bao giờ bán trong cùng một nhà hàng như ramen. Các nhà hàng ở Nhật Bản. Ramen được phục vụ ở nhiều loại nhà hàng và địa điểm khác nhau, bao gồm cả các quán rượu "izakaya", các quán cafe ăn trưa, quán kinh doanh karaoke và khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên, những món ramen có chất lượng tốt nhất thường chỉ có ở những nhà hàng "ramen-ya" chuyên biệt. Khi mà các nhà hàng chủ yếu phục vụ các món ramen, họ thường thiếu sự đa dạng trong menu. Bên cạnh ramen, một vài món thường có sẵn trong một nhà hàng "ramen-ya" bao gồm cơm chiên (gọi là "Chahan" hoặc "Yakimeshi"), "gyoza" (há cảo) và bia. Bên ngoài Nhật Bản. Ramen đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, nơi nó được gọi là rìshì lāmiàn (日式拉麺, "lạp miến kiểu Nhật"). Các chuỗi nhà hàng phục vụ ramen Trung Quốc một cách rõ ràng bên cạnh các món ăn Nhật Bản như tempura và yakitori, những món theo truyền thống không được phục vụ cùng nhau ở Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, ramen được gọi là ramyeon (라면). Có nhiều phiên bản khác nhau, ví dụ như "ramyeon" vị kimchi. Trong khi thường được phục vụ với các loại rau củ như cà rốt và hành là hoặc trứng, một vài nhà hàng phục vụ các biến thể của "ramyeon" có những nguyên liệu thêm vào như há cảo mandu, tteok hoặc phô mai. Tại Trung Á, món ăn này (được gọi là laghman) có sợi mỳ dày hơn và vị cay đáng kể hơn. Bên ngoài châu Á, có các nhà hàng chuyên về đồ ăn kiểu Nhật như mỳ ramen, đặc biệt là ở các khu vực có nhu cầu lớn về ẩm thực châu Á. Ví dụ, Wagamama, một chuỗi nhà hàng tại Anh chuyên phục vụ món ăn châu Á, có phục vụ một món mỳ nước ramen. Jinya Ramen Bar có phục vụ tonkotsu ramen tại Mỹ và Canada. Ramen ăn liền. Mỳ ramen ăn liền đã được xuất khẩu từ Nhật Bản bởi Nissin Foods bắt đầu từ năm 1971, mang tên "Oodles of Noodles" ("Muôn vàn sợi mỳ", một cách chơi chữ). Một năm sau, sản phẩm này đã được tái định vị thương hiệu thành "Nissin Cup Noodles", được đóng gói trong một hộp xốp đựng thực phẩm (nó được nhắc đến với tên gọi Cup Ramen ở Nhật Bản), và sau đó đạt được một sự tăng trưởng doanh số bán hàng trên toàn cầu. Theo thời gian, thuật ngữ "ramen" trở thành cách gọi ở Bắc Mỹ để nhắc đến các loại mỳ sợi ăn liền khác, kể cả khi không phải ramen về mặt kỹ thuật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ mì ăn liền hai hoặc nhiều lần một tuần làm tăng khả năng mắc bệnh tim và các bệnh khác, bao gồm cả bệnh tiểu đường và đột quỵ, đặc biệt là ở phụ nữ. Bảo tàng. Bảo tàng Shin-Yokohama Raumen Museum là một bảo tàng độc đáo về ramen, đặt tại quận Shin-Yokohama của Kōhoku-ku, Yokohama. Phiên bản đóng hộp. Tại Akihabara, các máy bán hàng tự động phân phối ramen ấm trong một hộp bằng thép, gọi là . Sản phẩm này được sản xuất bởi một nhà hàng ramen nổi tiếng và chứa mỳ, nước canh, menma và thịt lợn. Nó được thiết kế như một món ăn nhanh, và bao gồm một nĩa nhựa nhỏ gấp được. Có vài loại hương vị như "tonkotsu" và cà ri. Trong văn hoá đại chúng. "Tampopo". Việc sản xuất và tiêu thụ ramen là một nội dung lớn trong bộ phim hài năm 1985 "Tampopo" của đạo diễn Itami Jūzō. Hai tài xế xe tải, Goro và Gun (Yamazaki Tsutomu và Watanabe Ken), giúp goá phụ Tampopo (Miyamoto Nobuko) với cửa hàng ramen không thành công của bà. Thực phẩm trong mọi khía cạnh của cuộc sống là chủ đề bao quát, nhưng nghệ thuật của món ramen tốt được đề cập đến nhiều lần trong suốt bộ phim khi Goro và Gun giúp cô học cách làm ra món ramen tuyệt hảo nhất. "The Ramen Girl". Ramen và bảo tàng Shin-Yokohama Ramen Museum đều đã được nhắc tới trong bộ phim chính kịch hài lãng mạn "The Ramen Girl", với diễn viên chính Brittany Murphy vào vai Abby, một phụ nữ Mỹ ở lại Tokyo sau khi chia tay bạn trai của mình. Một đêm mưa, cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong căn hộ tại Tokyo, nhân vật chính thấy mình tới một nhà hàng ramen gần đó và đã được miễn cưỡng phục vụ một bát nóng ramen bởi người chủ quán, Maezumi (Nishida Toshiyuki), người đang buồn rầu về việc con trai bỏ nghề để theo đuổi ẩm thực Pháp và nỗi lo không có người kế vị. Khi Abby nhấn mạnh việc học nghề của ông, Maezumi miễn cưỡng đồng ý đào tạo cô. Câu chuyện tập trung vào việc học nghề của Abby dưới sự giám sát của Maezumi, rào cản ngôn ngữ không bao giờ được hoàn toàn giải quyết của họ, và sự đụng độ giữa phong cách giảng dạy của Maezumi và phong cách học tập của Abby, với một cốt truyện phụ liên quan đến sự cạnh tranh giữa Maezumi và một chủ cửa hàng ramen khác. Nó lên đến đỉnh điểm trong sự công nhận chính thức của công thức cá nhân "Nữ thần Ramen" của Abby bởi người đại sư về ramen và sự kế vị của cô cho Maezumi với nhà hàng ramen mới của cô ở New York.
1
null
Dầu cọ là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ từ cây cọ dầu. Dầu cọ thô sau khi ép có màu vàng-đỏ sậm do chúng chứa nhiều hàm lượng Caroten và Vitamin E. Dầu cọ chứa khoảng 60 % chất béo no, khoảng 26 % chất béo chưa no đơn nhóm và 12 % chất béo chưa no đa nhóm. Dầu cọ được ví như món quà từ thiên nhiên dành tặng cho Malaysia và thế giới loài người. Malaysia là nước sản xuất dầu cọ lớn thứ hai trên thế giới, sau Indonesia. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu dầu cọ của Malaysia đạt khoảng 25,6 tỷ USD. Nguyên nhân dầu bị đông. Trạng thái vật lý (nhiệt độ môi trường). Ở nhiệt độ thường, dầu cọ tồn tại ở dạng sáp với đặc trưng là chứa xấp xỉ 50% chất béo bão hòa. Khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 20 độ C Dầu chuyển sang trạng thái đông đặc. Thành phần cấu tạo. Tính chất cấu tạo và thành phần dinh dưỡng không có gì thay đổi. cho nên khách hàng cứ yên tâm dùng sản phẩm. Hầu hết các gia đình đều có thói quen "trung thành" với một loại dầu ăn nào đó. Nếu dùng duy nhất một loại dầu để chế biến mọi loại thức ăn trong một thời dài thì vô hình trung đã hạn chế phần nào nguồn dinh dưỡng phong phú đồng thời sẽ làm giảm hứng thú ăn uống. Thực tế là hiếm có loại dầu ăn nào lại cung cấp đầy đủ mọi chất cần thiết cho cơ thể, mỗi loại dầu đều có những "sở trường" riêng, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cơ thể mỗi người. Cách dùng đúng. Tốt nhất nên sử dụng dầu phù hợp với từng loại thực phẩm hoặc tối thiểu nên thay đổi loại dầu trong thời gian nhất định để đổi khẩu vị ăn uống cũng như làm phong phú thêm thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Chiên rán. Dầu cọ (và các sản phẩm dầu cọ) có khả năng chịu nhiệt và chống oxy hóa rất tốt; do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên. Các nhà sản xuất và tiêu dùng trên khắp thế giới đã ứng dụng dầu cọ với tỷ lệ cao trong dầu chiên vì hai mục đích: kinh tế và chất lượng tốt. Trong thực tế, dầu cọ đã dùng thay thế 100% các loại dầu chiết xuất từ các hạt truyền thống khác như đậu tương, hạt cải. Các sản phẩm dùng dầu chiên thường là khoai tây chiên, bánh donut, mỳ ăn liền và các loại hạt. Dù được chế biến từ nguồn gốc khác nhau: dầu cọ, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu cải... nhưng các loại dầu thực vật đều có ưu điểm là không chứa cholesterol.
1
null
Pasta (mì ống và nui) là một loại thực phẩm thường được làm từ bột mì không men trộn với nước hoặc trứng và được tạo hình thành dạng tấm hoặc các hình dạng khác nhau, sau đó được làm chín bằng cách luộc hoặc nướng. Bột gạo hoặc các loại cây họ đậu như đậu hoặc đậu lăng, đôi khi được sử dụng thay cho bột mì để tạo ra một hương vị và kết cấu khác hoặc như một chất thay thế không chứa gluten. Mì ống là thực phẩm chủ yếu của ẩm thực Ý. Mì ống được chia thành hai loại chính: khô ("pasta secca") và tươi ("pasta freshca"). Hầu hết mì ống khô được sản xuất thương mại thông qua quy trình đúc ép đùn (extrusion), mặc dù cũng có thể được làm tại nhà. Mì ống tươi được sản xuất thủ công theo cách truyền thống, đôi khi có sự hỗ trợ của máy móc đơn giản. Mì ống tươi bán sẵn trong các cửa hàng tạp hóa được sản xuất thương mại bằng máy quy mô lớn. Cả hai loại mì ống khô và tươi đều có nhiều hình dạng và chủng loại, với 310 dạng cụ thể được biết đến với hơn 1.300 tên được ghi nhận. Ở Ý, tên của các hình dạng hoặc loại mì ống cụ thể thường khác nhau tùy theo ngôn ngữ. Ví dụ, mì ống cavatelli được gọi bằng 28 tên khác nhau tùy thuộc vào thị trấn và khu vực. Các hình thức phổ biến của mì ống bao gồm hình dạng dài và ngắn, ống, hình phẳng hoặc tấm, hình dạng thu nhỏ để nấu súp, hình dạng được làm đầy hoặc nhồi, có các hình dạng đặc biệt hoặc hình trang trí. Là một thành phần quan trọng của ẩm thực Ý, theo cách truyền thống cả mì ống tươi và khô đều được sử dụng cùng một trong ba loại món ăn chế biến sẵn: như "pasta asciutta" (hoặc "pastasciutta"), mì ống nấu chín được tráng và phục vụ với nước sốt hoặc gia vị bổ sung; phân loại thứ hai của các món mì là mì ống ở brodo, trong đó mì ống là một phần của món ăn dạng súp. Loại thứ ba là "pasta al forno", trong đó món mì này được kết hợp vào một món ăn sau đó được nướng trong lò. Các món mì nhìn chung rất đơn giản nhưng các món ăn riêng lẻ sẽ khác nhau về cách chế biến. Một số món mì ống được phục vụ như một món nhỏ đầu tiên hoặc cho bữa trưa nhẹ, chẳng hạn như món salad mì ống. Các món ăn khác có thể được chia khẩu phần lớn hơn và dùng cho bữa tối. Tương tự như vậy, nước sốt mì ống có thể khác nhau về hương vị, màu sắc và kết cấu. Về mặt dinh dưỡng, mì ống nấu chín có 31% cacbohydrat (chủ yếu là tinh bột), 6% protein và ít chất béo, với một lượng mangan vừa phải, nhưng mì ống nói chung có hàm lượng vi chất dinh dưỡng thấp. Mì ống có thể được làm giàu hoặc tăng cường, hoặc làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Từ nguyên. Từ "pasta" lần đầu tiên được chứng thực trong tiếng Anh vào năm 1874, bắt nguồn từ "pasta" trong tiếng Ý, lần lượt đến "pasta" trong tiếng Latinh, nó được viết tắt của tiếng Hy Lạp παστά ("pasta") có nghĩa là "cháo lúa mạch". Lịch sử. Các tài liệu tham khảo đầu tiên ghi chép về pasta có từ năm 1154. Nó cũng thường được sử dụng để chỉ sự đa dạng của các pasta. Tổng cộng có hơn 310 loại pasta khác nhau với 1300 tên gọi gần đây đã được ghi chép. Thông thường, mì pasta được làm từ bột nhào lúa mì không lên men lúa mì cứng trộn với nước và làm thành tấm hoặc các hình dạng khác nhau, sau đó nấu chín và phục vụ trong bất kỳ số lượng các món ăn. Món này có thể được làm từ bột từ các loại ngũ cốc khác và trứng có thể được sử dụng thay vì nước. Mỳ có thể được chia thành hai thể loại lớn, mì khô (pasta secca) và mì tươi (pasta fresca). Trứng gà thường xuyên là nguyên liệu chủ yếu của chất lỏng khi làm mì tươi. Phân loại. Tại Ý, tên của các hình dạng cụ thể hoặc các pasta thường khác nhau theo phương ngữ. Ví dụ dạng "cavatelli" được biết đến bởi 28 tên gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực và thị trấn. Hình thức phổ biến của mì ống bao gồm hình dạng dài, hình dạng ngắn, ống, hình dạng phẳng hoặc tấm phẳng, hình dạng súp thu nhỏ, nhồi, và đặc biệt hoặc các hình dạng trang trí. Sự phân định này dựa trên hình dạng, thành phần và thói quen sử dụng. Trong đó, spaghetti vẫn là một loại phổ biến nhất. Spaghetti có dạng sợi tròn nhỏ, được làm từ bột mì loại semolina và nước. Nhìn chung, những món ăn từ Pasta thường được người ta chế biến tương đối nhanh chóng. Trong đó, điểm nhấn chủ yếu vẫn là nước xốt đi kèm. Xốt đi kèm với pasta thường là xốt cà chua, thêm ít phô mai, thịt băm. Các loại xốt này có thể có nhiều loại rau gia vị (đặc biệt là oregano và húng, dầu ô liu, thịt, hoặc rau. Hình dạng pasta thường rất đa dạng và theo đó, các loại xốt đi kèm với chúng cũng có đôi chút khác biệt. Các loại pasta sợi nhỏ thì thường ăn chung với các loại nước xốt không quá đặc, vị nồng không cao lắm. Ngược lại, các loại sợi to lại nên ăn cùng với nước xốt đặc sánh. Còn các loại không phải dạng sợi thì dùng chung với xốt có nhiều rau củ. Nước xốt không được đổ ngập mì và khi ăn hết mì trên dĩa thì vẫn còn lại nước xốt. Phần lớn pasta khô được sản xuất thương mại thông qua các máy cán mì. Pasta tươi theo truyền thống đã được làm thủ công, đôi khi với sự hỗ trợ của máy móc đơn giản. Nhưng ngày nay nhiều loại pasta được sản xuất thương mại bằng máy móc quy mô lớn và bán nhiều ở các siêu thị. Là một danh mục trong các món ăn Ý, cả mì khô và tươi được sử dụng một cách kinh điển trong một trong ba loại món ăn chế biến sẵn. Như pasta asciutta (hay pastasciutta), pasta nấu chín dọn lên dĩa và ăn với sốt hoặc gia vị bổ sung. Một phân loại thứ hai của món pasta là pasta in brodo trong đó pasta là một phần của một món ăn loại xúp. Một loại thứ ba là pasta al forno trong đó pasta được đưa vào một món ăn sau đó được nướng. Khẩu phần. Pasta nói chung là một món ăn đơn giản, nhưng có nhiều dạng khác nhau vì nó là một loại thực phẩm đa năng. Một số món pasta được phục vụ như là món ăn đầu tiên tại Ý vì khẩu phần ăn nhỏ và đơn giản. Phần ăn thường đi kèm với một lát thịt. Pasta cũng được chế biến cho bữa ăn trưa nhẹ, như món salad hoặc khẩu phần ăn lớn cho bữa ăn tối. Nó có thể được làm thủ công hoặc bằng máy chế biếný thực phẩm và ăn nóng hoặc lạnh. Nước sốt mì ống khác nhau về màu sắc, hương vị và kết cấu. Khi lựa chọn loại mì ống và nước sốt để phục vụ với nhau, có một quy tắc chung là phải được quan sát. Nước sốt đơn giản như pesto là lý tưởng cho các sợi mì ống dài và mỏng trong khi nước sốt cà chua kết hợp tốt với mì dày hơn. Nước sốt dày hơn và đặc quánh hơn có khả năng tốt hơn để bám vào các lỗ và cắt giảm ngắn, hình ống, mì xoắn. Nước sốt nên được phục vụ bình đẳng với mì ống của nó. Điều quan trọng là nước sốt không tràn mì ống. Thêm nước sốt còn lại trên đĩa sau khi tất cả mì ống ăn.
1
null
Lúa mì cứng (danh pháp hai phần: Triticum durum) là một loài lúa mì. Đây là dạng tứ bội duy nhất được sử dụng rộng rãi ngày nay và là loài lúa mì được gieo trồng nhiều thứ hai. Phần lớn các loài lúa mì tứ bội (như lúa mì Emmer ("T. dicoccon") và lúamì cứng có nguồn gốc từ lúa mì Emmer hoang ("T. dicoccoides"). Lúa mì Emmer hoang là kết quả lai ghép giữa 2 loài cỏ lưỡng bội hoang dại là "T. urartu" và các loài cỏ dê hoang dại như "A. searsii" hay "Ae. speltoides". Quá trình lai ghép để tạo ra lúa mì Emmer hoang dại diễn ra trong tự nhiên, từ rất lâu trước khi có quá trình thuần dưỡng.
1
null
Điều ước Ái Hồn hay Điều ước Aigun (, ) là một hiệp ước 1858 giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Thanh, thiết lập phần lớn biên giới hiện đại giữa Viễn Đông của Nga và Mãn Châu (quê hương của những người Mãn Châu và triều đại nhà Thanh), mà ngày nay được gọi là Đông Bắc Trung Quốc. Điều ước này đảo ngược quy định của Điều ước Nerchinsk (năm 1689) bởi quy định chuyển khu vực đất giữa các dãy núi Stanovoy và sông Amur từ nhà Thanh sang cho Đế quốc Nga. Nga đã nhận được hơn 600.000 km² đất từ Trung Quốc. Bối cảnh. Kể từ thế kỷ 18, Nga đã mong muốn trở thành một cường quốc hải quân ở Thái Bình Dương. Nga đã thực hiện điều này bằng cách thiết lập các tiền đồn hải quân gần lưu vực sông Amur, khuyến khích dân Nga đến định cư, và dần triển khai hiện diện quân sự mạnh mẽ trong khu vực. Trung Quốc chưa bao giờ thực sự cai trị khu vực này, do đó việc người Nga tiến vào khu vực đã không được phía Trung Quốc chú ý. Từ 1850 đến 1864, triều đình Trung Quốc đã phải chống chọi với quân Thái Bình Thiên Quốc, và Toàn quyền Viễn Đông Nikolay Muraviev đã cắm hàng chục doanh trại với nhiều binh lính trên biên giới với Mông Cổ và Mãn Châu, chuẩn bị để thực hiện việc kiểm soát "de facto" (trên thực tế) hợp pháp của Nga đối với Amur từ khu định cư trong quá khứ. Muraviev nắm lấy cơ hội khi nó xuất hiện rõ ràng rằng phía Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến tranh Nha phiến thứ hai, và đe dọa chiến tranh với Trung Quốc trên một mặt trận thứ hai. Nhà Thanh đã chấp nhận đàm phán với Nga.. Đàm phán và ký kết. Các cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng và kéo dài sáu ngày, lực lượng Nga liên tục bắn đạn súng thần công và đe dọa trục xuất người dân địa phương. Đại diện Nga là Nikolay Muravyov và đại diện nhà Thanh Ái Tân Giác La Dịch Sơn, cả hai đều là thống đốc quân sự của khu vực này, đã cùng ký kết hiệp ước này vào 28 tháng 5 năm 1858, ở Ái Hồn. Kết quả. Điều ước đã thiết lập một đường biên giới giữa đế quốc Nga và Trung Quốc dọc theo sông Amur, vượt xuống phía nam so với biên giới trước khi ký điều ước. Theo các điều khoản của điều ước này: Hoàng đế Hàm Phong xem điều ước này là một cách câu giờ trước khi một hiệp ước khác "đối phó với người Nga kiên quyết hơn", nhưng cơ hội như vậy đã không bao giờ đến. Trên thực tế, Nga đã trở lại Trung Quốc trong tháng 11 năm 1860 và yêu cầu quyền sở hữu duy nhất đối với vùng lãnh thổ mà hai bên cùng quản lý, lập ra vùng Primorsky, dẫn đến việc chặn đường ra biển Nhật Bản của Trung Quốc. Trung Quốc đã không công nhận điều ước bất bình đẳng này nhưng sau đó cũng buộc phải xác nhận trong Điều ước Bắc Kinh.
1
null