text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 hay Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ngày 9 tháng 9 hay Đảo chính ngày 9 tháng 9 là một sự kiện chính trị-quân sự mang tính bước ngoặt diễn ra ở Bulgaria ngày 9 tháng 9 năm 1944. Trong sự kiện này, lực lượng kháng chiến chống phát xít của Mặt trận Tổ quốc Bulgaria đã tiến hành khởi nghĩa lật đổ chính phủ thân Đức của thủ tướng K. V. Muraviev, thành lập chính phủ mới do K. S. Geogriev đứng đầu. Cuộc khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 đã đem lại nhiều thay đổi quan trọng về kinh tế, xã hội và chính trị ở Bulgaria, trong đó trước nhất là Bulgaria hoàn toàn rời bỏ phe Trục và đứng vào hàng ngũ các nước Đồng Minh chống phát xít.
Bối cảnh.
Bulgaria chính thức tham gia phe Trục khi họ ký Hiệp ước Ba bên vào ngày 1 tháng 3 năm 1941, vào khoảng thời điểm người Đức xâm lược Hi Lạp và Nam Tư. Ngày 25 tháng 11 năm 1941, năm tháng sau khi Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô, Bulgaria cũng tham gia Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản, chính thức tham chiến với Liên Xô. Tuy nhiên, do tình cảm tốt đẹp đối với Nga của người Bulgaria vẫn còn đáng kể, trong suốt thế chiến thứ hai chính phủ Bulgaria và bản thân vua Boris III đã cố tránh né việc tham gia trực tiếp vào cuộc chiến với Liên Xô, thậm chí họ còn không tuyên chiến với Liên Xô và duy trì quan hệ ngoại giao với nước này. Dù sao, việc quân đội Bulgaria chiếm đóng một phần Hy Lạp, Nam Tư và đàn áp phong trào khởi nghĩa ở đây đã giúp người Đức có thể rảnh rang tập trung vào cuộc chiến tranh Xô-Đức. Hải quân Bulgaria cũng có nhiều cuộc chạm súng nhỏ với hải quân Xô Viết, tỉ như ngày 6 tháng 12 năm 1941, đội thủy quân tuần tra Bulgaria đã đánh chìm một chiếc tàu ngầm Sh-204 của Liên Xô gần cảng Varna. Sau Trận Trân Châu Cảng, Đức Quốc xã cũng ép Bulgaria tuyên chiến với Anh và Hoa Kỳ - dù là trên danh nghĩa - vào ngày 13 tháng 12 năm 1941; điều này dẫn đến những cuộc oanh kích của không quân Anh-Mỹ vào lãnh thổ Bulgaria. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nước Đức Quốc xã và các đồng minh của nó chiếm thế thượng phong, bao vây Leningrad, đe dọa thủ đô Moskva và áp sát bờ Tây sông Volga. Tuy nhiên, sau các chiến thắng mang tính bước ngoặt của quân đội Liên Xô tại trận Stalingrad và trận Vòng cung Kursk, tình hình mặt trận Xô-Đức đã đảo ngược hoàn toàn. Từ tháng 7 năm 1943, quân đội Liên Xô đã liên tục phản công và đến năm 1944 về cơ bản đã giải phóng tuyệt đại bộ phận lãnh thổ Liên Xô, tiến vào lãnh thổ của Ba Lan và Rumani.
Trước việc quân Đức bị đẩy lui trên khắp các mặt trận và tình hình nội chính ngày càng xấu đi, vua Boris III đã tìm cách rời bỏ phe Trục và ký kết hòa ước với phe Đồng Minh. Đáng tiếc, nhà vua đột ngột qua đời do bệnh tim vào ngày 28 tháng 8 năm 1943 và để lại ngai vàng cho người con trai nhỏ tuổi cùng những nhiếp chính, những chính trị gia thân Đức. Họ đã thực hiện những chính sách ngược lại với Boris III, tự buộc chặt mình với chế độ Hitler bằng bất cứ giá nào. Tuy nhiên, chính phủ thân Đức này không tồn tại lâu. Tình hình chiến tranh mỗi lúc một xấu cho phe Trục, năm 1944 không quân Anh - Mỹ bắt đầu ném bom tàn phá thủ đô Sofia, và cuối cùng, đại thắng Iaşi-Chişinău của quân đội Liên Xô vào tháng 8 năm 1944 đã khiến Rumani từ bỏ phe phát xít và làm rúng động các quốc gia đồng minh của Đức Quốc xã. Trước các sự kiện bất lợi xảy ra dồn dập, thủ tướng cực hữu thân Đức Dobri Bozhilov phải từ chức và I. I. Bagryanov - một người có tư tưởng thân phương Tây - lên thay. Ngày 26 tháng 8, chính phủ Bagryanov tuyên bố trung lập, rút hết quân khỏi Hi Lạp, Nam Tư, hủy bỏ đạo luật bài Do Thái, yêu cầu ngưới Đức rút khỏi Bulgaria và cử sứ giả sang Ai Cập để điều đình với Anh và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính phủ Bagryanov vẫn để cho quân Đức thuận lợi rút quân qua nước mình về Nam Tư, tiếp tục nuôi hy vọng sẽ được Đức Quốc xã cứu giúp và điều này đã không làm vừa lòng các quốc gia Đồng Minh, đặc biệt là Liên Xô. Trước súc ép mạnh mẽ của chính phủ Liên Xô và ngay cả chính giới trong nước, I. I. Bagryanov từ chức và ngày 2 tháng 9 K. M. Muraviev, cháu họ của nhà cách mạng A. S. Stamboliyski lên thay. Chính phủ Muraviev khôi phục lại các quyền tự do dân chủ của nhân dân Bulgaria, ân xá tù chính trị, giải tán mọi tổ chức phát xít và huyền chức Nhiếp chính Bogdan Filov. K. V. Muraviev còn ra lệnh tước vũ khí của các đơn vị quân Đức đi qua Bulgaria cũng như đóng quân tại Bulgaria, đồng thời hứa sẽ đàm phán với Anh, Mỹ để rút ra khỏi chiến tranh và tái lập mối quan hệ tin cậy với người Nga. Ngày 4 tháng 9, lực lượng cảnh sát ở Sofia đã liên lạc với các đại diện những tổ chức chính trị đối lập để tiến hành thương lượng. Tuy nhiên, việc tước vũ khí của quân đội Đức Quốc xã trên thực tế không được tiến hành nghiêm túc trong khi việc bắt liên lạc với các đồng minh Anh, Mỹ qua ngả Hi Lạp lại được xúc tiến thực hiện. Ngày 5 tháng 9, K. V. Muraviev quyết định tuyên chiến với nước Đức. Tuy nhiên, Bộ trưởng Chiến tranh I. K. Marinov cho đó là một sự vội vàng và đề nghị lui lại ba ngày để có thể rút các sư đoàn Bulgaria đang đóng tại Macedonia về nước nhằm tránh cuộc tấn công của quân Đức vào các sư đoàn. Các bộ trưởng Musharov và Burov cũng tán thành đề nghị này của I. K. Marinov để tránh cho quân đội Bulgaria khỏi những rủi ro. K. V. Muraviev buộc phải hoãn việc ra tuyên bố chiến tranh với Đức 72 giờ. Trong khi đó thì những người yêu nước Bulgaria chống phát xít đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa nỏ ra vào ngày hôm sau.
Trong khi chính phủ Bulgaria lúng túng trước sự khống chế, bức bách của nước Đức Quốc xã và sức ép của các quốc gia Đồng Minh, nhân dân Bulgaria đã tỏ thái độ khác hẳn. Ngay từ năm 1944, trong nước đã diễn ra nhiều phong trào phản đối hành động xâm lược Liên Xô của Đức Quốc xã và dần dần các phong trào đó phát triển thành những cuộc đấu tranh vũ trang chống lại các thế lực phát xít. Từ mùa hè năm 1941 Đảng Cộng sản Bulgaria đã phát động cuộc chiến tranh du kích với quy mô trên khắp đất nước. Lực lượng du kích của Đảng Cộng sản nhanh chóng liên kết với các lực lượng vũ trang cánh tả và chống phát xít khác và đến tháng 7 năm 1942, các lực lượng này tập hợp lại dưới một Mặt trận Tổ quốc thống nhất với lực lượng vũ trang là Quân giải phóng Nhân dân Bulgaria. Đến tháng 9 năm 1944, lực lượng của quân giải phóng đã phát triển lên đến 13 liên đoàn du kích với 30.000 người, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng du kích Nam Tư, Albania và Hy Lạp trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Ngay trong quân đội Bulgaria, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản cũng như Mặt trận Tổ quốc rất mạnh mẽ, đến ngày 9 tháng 9 thì các ủy ban của binh lính nhận được sự hỗ trợ mạnh của Mặt trận đã được thành lập tại 210 trong tổng số 250 đơn vị quân đội Bulgaria. Ngày 26 tháng 8, cùng thời gian Bulgaria tuyên bố trung lập, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bulgaria đã ban hành chỉ thị số 4 hoạch định kế hoạch hành động sắp tới là khởi nghĩa vũ trang, lật đổ chính quyền thân Đức.
Diễn biến.
Trước thái độ thiếu dứt khoát của chính phủ Muraviev đối với Đức Quốc xã cũng như thiếu nghiêm túc trong việc tước vũ khí và trục xuất quân đội Đức tại Bulgaria, ngày 5 tháng 9 năm 1944, Liên Xô tuyên bố chiến tranh với Bulgaria. Tuy nhiên, đến ngày 8 tháng 9, Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) mới vượt biên giới tiến vào lãnh thổ nước này. Cuộc tiến công của quân đội Liên Xô diễn ra cực kỳ thuận lợi và không gặp phải sự chống cự đáng kể nào. Ở nhiều cửa khẩu trên biên giới với Romania, các đơn vị quân đội Bulgaria đã tự động mở toang cánh cửa cho quân đội Liên Xô tiến vào và quay súng chống lại phát xít Đức. Đường hành quân của Phương diện quân Ukraina 3 được đón tiếp bằng những đoàn dân chúng đông đảo cùng với rừng cờ đỏ và hoa. Trong khi đó, chính phủ Muraviev lâm vào khủng hoảng thật sự. Từ ngày 6 tháng 9, các hoạt động bãi công, đình công và biểu tình của công nhân cũng như các tầng lớp nhân dân diễn ra khắp nơi. Đầu tiên là bãi công của công nhân mỏ Pernik, sau đó là công nhân xe điện ở Sofia, rồi tổng đình công ở Plovdiv và Gabrovo. Tại Pleven và Sliven, người dân nổi dậy phá nhà lao, giải phóng vô số tù chính trị. Tại nhiều nơi, người biểu tình đã đánh nhau với cảnh sát, gây nhiều thương vong cho cả hai bên. Mật vụ Gestapo đã tiến hành ám sát một số người lãnh đạo biểu tình, nhưng điều này càng tăng thêm sự phẫn nộ trong dân chúng. Cuộc biểu tình và đình công ngày 6 tháng 9 ở Sofia đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng tháng 9 năm 1944 ở Bulgaria. Trước tình hình nguy kịch, ngày 7 tháng 9 chính phủ Muraviev tuyên bố hủy bỏ lệnh cấm các đảng phái, đặt tất cả các tổ chức phát xít ra ngoài vòng pháp luật, giải tán đội hiến binh của Đảng Quốc xã và giải tán quốc hội Bulgaria khóa 25. Chính phủ Muraviev cũng tuyên bố tịch thu tất cả các tài sản của nhà nước, các công ty, doanh nghiệp, công dân Đức tại Bulgaria và tuyên chiến với nước Đức Quốc xã. Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn để có thể cứu vãn cho nội các Muraviev.
Trong khi đó, ngay trong ngày 5 tháng 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bulgaria tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để bàn về kế hoạch tổng khởi nghĩa nhằm "lật đổ chính phủ phát xít (ám chỉ chính phủ Muraviev) và thiết lập một chính quyền dân chủ nhân dân của Mặt trận Tổ quốc." Cuộc khởi nghĩa dự tính sẽ do các lực lượng du kích của Mặt trận tiến hành và giờ khởi sự là đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 9 năm 1944 tại thủ đô Sofia. Về đấu tranh chính trị, họ quyết định sẽ mở rộng cuộc bãi công và biểu tình ở Sofia ra tất cả các thành phố lớn ở Bulgaria trong đó, trọng điểm là các thành phố Plovdiv, Tyrnovo, Vidin, Pleven, Vrattsa, Khaskovo và Gorna-Dzhumaya. Về đấu tranh vũ trang, các liên đoàn du kích có nhiệm vụ chặn đánh tất cả các đơn vị Đức và Bulgaria kéo đến đàn áp biểu tình, đồng thời đánh chiếm các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng trong các thành phố gồm các tòa thị chính, doanh trại quân đội, nhà ga, bến tàu, các kho hàng, tước vũ khí của các đơn vị hiến binh Bulgaria. Hội nghị cũng chuẩn bị sẵn một nội các mới để thay thế nội các của Konstantin Muraviev. Do Georgy Dimitrov lúc này đang ở Liên Xô để chuẩn bị đàm phán với I. V. Stalin về việc Bulgaria sẽ cho quân đội Liên Xô mượn đường qua lãnh thổ Bulgaria để tấn công quân Đức ở Nam Tư và Tây Romania nên hội nghị cũng bầu ra Ban lãnh đạo trong nước của khởi nghĩa gồm Todor Zhivkov, Stanko Todorov, Vladimir Bonev, Ivan Bonev. Thiếu tướng Ivan Krystev Marinov, Bộ trưởng Bộ chiến tranh của chính phủ Muraviev, một người ngả theo phe cách mạng được giao phụ trách các vấn đề quân sự ở miền Nam Bulgaria dưới sự giám sát của Dimityr Ganev, Ủy viên Bộ chính trị BRP(k). Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3, nguyên soái F. I. Tolbukhin, tư lệnh Tập đoàn quân 37, trung tướng M. N. Sharokhin, tư lệnh Tập đoàn quân 57, trung tướng N. A. Gagen đều được thông báo trước về kế hoạch các hoạt động khởi nghĩa và sẵn sàng phối hợp khi cần thiết.
Đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 9 năm 1944, lực lượng khởi nghĩa bắt đầu hành động. Tại Sofia, Liên đoàn 1 du kích Bulgaria do Dobry Terpeshev đã bí mật rời dãy núi Vitosa đột nhập vào thành phố từ nửa đêm. Rạng sáng ngày 9 tháng 9, quân khởi nghĩa và người dân Sofia đã đánh chiếm phủ thủ tướng, trụ sở Bộ Chiến tranh, trụ sở Bộ Nội vụ, Đài phát thanh, Bưu điện trung tâm, Nhà máy điện, Nhà ga trung tâm Sofia, Sở cảnh sát Sofia, doanh trại hiến binh khu vực Sofia và nhiều mục tiêu quan trọng khác. Thủ tướng Bulgaria Konstantin Muravyev, toàn bộ Chính phủ Bulgaria, nhiếp chính triều đình Bulgaria, những người đứng đầu lực lượng cảnh sát, hiến binh và một số đơn vị quân đội đều bị quân khởi nghĩa bắt giữ. 6 giờ 25 phút sáng ngày 9 tháng 9, K. S. Geogriev, Thủ tướng mới của Bulgaria lên đài phát thanh tuyên bố về việc chính phủ K. M. Muraviev chấm dứt hoạt động và việc thành lập chính phủ mới của Mặt trận Tổ quốc.
Sau đó, quốc hội Bulgaria bị giải tán. Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria đã lập ra chính phủ mới với thành phần tham gia gồm Đảng Cộng sản Bulgaria, Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Bulgaria, Đảng Nông dân Bulgaria "Liên minh các điền chủ" và một số thành viên của phong trào nông dân Zveno. Cụ thể, chính phủ mới bao gồm các thành viên sau đây:
Ngoài ra còn có ba thành viên không phải là Bộ trưởng được tham gia nội các theo một sắc lệnh của Hoàng tử Kiril gồm Giáo sư Dimitri Ganev (cựu thành viên của Đảng Cấp tiến) Tsvyatko Boboshevski (Đảng Nhân dân) và Todor Pavlov (BRP(k)).
Ngày 10 tháng 9, chính phủ mới giải tán bộ máy cảnh sát và hiến binh của chế độ cũ, thay thế cho họ là lực lượng dân vệ ("militsiya") được tuyển lựa từ các liên đoàn du kích. Các trại tập trung tại Gonda, Enikyoy, Lebane và một số tỉnh khác cũng bị giải thể. 8.130 tù chính trị được giải phóng khỏi các nhà lao. Các tổ chức phát xít trong nước cũng bị thanh trừng.
Ở các nơi khác, trong thời gian trước và sau ngày 8 tháng 9, các lực lượng du kích Bulagrya và nhân dân địa phương cũng tiến hành khởi nghĩa, lật đổ các tổ chức, cơ quan chính quyền thân phát xít và phối hợp với quân đội Liên Xô chống lại quân Đức. Ngày 7 tháng 9, Liên đoàn 9 hoạt động tại tỉnh Shumen đã đánh chiếm thành phố Shumen và các thị trấn Tyrgovitse, Popvo. Ngày 8 tháng 9, Liên đoàn 10 hoạt động tại khu vực thành phố Varna đã phối hợp với Sư đoàn đổ bộ đường không 10 (Liên Xô), Lữ đoàn cơ giới cận vệ 15 thuộc Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 và Hải quân đánh bộ của Hạm đội Biển Đen đánh chiếm thành phố cảng Varna, gọi hàng hơn 800 sĩ quan và bình sĩ Hải quân Bulgaria trên 12 hạm tàu của hải quân Bulgaria đang neo đậu tại cảng này. Trong cùng ngày đó, Liên đoàn 8 hoạt động tại tỉnh Gorno-Oryakhovski đã đánh chiếm thành phố Gorno-Oryakhovski, nhà ga đầu mối Tyrnovo và các thị trấn Gabrovo, Dryanovo, Elena, Sevlyevo, cắt đứt tuyến đường sắt từ Varna đi Sofia, bắt giữ nhiều đoàn tàu chở hàng hóa quân sự Đức đang từ Varna đi Sofia và Nam Tư tại các nhà ga Tyrnovo và Gorno-Oryakhovski. Phối hợp với Liên đoàn 8, Liên đoàn 11 hoạt động tại tỉnh Pleven cũng đánh chiếm thành phố Pleven và các thị trấn Pavlikeni, Lovech và Lukovitsa.
Ngày 9 tháng 9, Tập đoàn quân 37, hải quân đánh bộ của Hạm đội Biển Đen và quân của Liên đoàn du kích 6 hoạt động tại khu vực Yambol cùng tiến vào giải phóng thành phố cảng Burgas. Trong khi dân cư địa phương đem nho và táo ra thết đãi và tặng hoa các du kích quân Bulgaria cùng các chiến binh Liên Xô thì hải quân Đức đã cho nổ mìn đánh chìm các tàu chiến Đức đang neo đậu tai cảng. Các thủy binh Đức theo đường rừng bỏ trốn sang phía Tây nhưng chỉ đến Yambol, họ đã bị các chi đội du kích "Tổ quốc trên hết" và "Pyotr Momchilov" phối hợp với Lữ đoàn cơ giới cận vệ 13 (Quân đoàn cơ giới cận vệ 4) bao vây và bắt sống. Số tàn quân còn lại chạy về Staro-Zagorsk cũng bị Liên đoàn 5 du kích Bulgaria tóm gọn. Ở miền Nam Bulgaria, từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 9, thực hiện Chỉ thị ngày 26 tháng 8 của Mặt trận Tổ quốc Bulgaria về Tổng khởi nghĩa, Liên đoàn 2 hoạt động tại thành phố Plovdiv, Liên đoàn 7 hoạt động tại tỉnh Khashkovo và Liên đoàn 4 hoạt động tại tỉnh Gorno-Dzhymaska cũng thực hiện nhiều trận tấn công vào các đơn vị quân Đức và quân chính phủ Bulgaria, đánh chiếm các thành phố Plovdiv, Gorno-Dzhymaska, Khashkovo, giải phóng hơn 30 khu dân cư.
Ở nhiều khu vực, cuộc khởi nghĩa diễn ra thuận lợi và không gặp sự chống cự của chính quyền cũ, tuy nhiên ở nhiều nơi khác thì tình hình lại diễn biến rất ác liệt. Ngày 7 tháng 9, Hơn 2.000 công nhân đường sắt và thợ mỏ ở Pernik, cách Sofia 30 km về phía Tây đã đình công. chính quyền thân Đức tại đây đã điều đội hiến binh đến đàn áp, bắn chết 6 công nhân và làm bị thương 13 người. Ngày 8 tháng 9, Liên đoàn 1 du kích Bulgaria đã điều Lữ đoàn 4 mang tên "Cách mạng Sofia" đến yểm hộ cho những người khởi nghĩa, nhanh chóng tiêu diệt Tiểu đoàn hiến binh 3 Sofia. Tại Plovdiv và Gabrovo, những người biểu tình và quân du kích của các liên đoàn 2 và 8 đã đánh chiếm tòa thị chính, sở điện báo, nhà ga. Tại các tỉnh Pleven, Varna, Sliven, quân của các liên đoàn du kích 10 và 11 đã phá vỡ các nhà tù, giải thoát hàng nghìn tù nhân. Cuộc khởi nghĩa tại Haskovo đã biến thành một cuộc đụng độ vũ trang nghiêm trọng. Viên chỉ huy Trung đoàn pháo binh 2 Bulgaria đã chỉ huy quân của mình dùng vũ khí chống lại Liên đoàn 7 du kích Bulgaria. Đến ngày 12 tháng 9, Liên đoàn 7 với sự trợ giúp của Lữ đoàn "Georgi Dimitrov" số 2 thuộc Liên đoàn 5 mới chiếm được pháo đài Haskovo. 7 sĩ quan pháo binh Bulgaria chỉ huy trung đoàn này đã bị xử bắn. Haskovo là khu vực cuối cùng lọt vào quyền kiểm soát của nghĩa quân.
Đến đây, về cơ bản quân khởi nghĩa đã làm chủ được hoàn toàn đất nước, tuy nhiên tàn tích của các tổ chức phát xít Bulgaria vẫn còn đó và an ninh trong đất nước Bulgaria vẫn chưa được bảo đảm. Trong tháng 9 năm 1944, một bộ phận quân đội Bulgaria đã chạy theo phát xít Đức khỏi đất nước và nhóm này được tổ chức thành Trung đoàn bộ binh xung kích Waffen SS Bulagria số 1 với quân số hơn 700 người. Trong nước, các tổ chức phát xít tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động khủng bố, ám sát, phá hoại; trong khi lực lượng an ninh Bulgaria do còn chưa thiết lập hoàn chỉnh nên xử lý các sự vụ này có phần lúng túng. Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3, Nguyên soái F. I. Tolbukhin đã phải cử Cục trưởng cục an ninh tình báo của Phương diện quân Ivan Vinarov và tham mưu trưởng S. S. Biryuzov đến Sofia để trực tiếp nắm tình hình. Không lâu sau đó, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô gửi điện hỏa tốc tới phương diện quân yêu cầu khẩn cấp truy bắt các tùy viên quân sự cùng toàn bộ đoàn ngoại giao Đức Quốc xã tại Bulgaria (lúc này đã bỏ trốn) vì có rất nhiều khả năng người Đức vẫn đang dùng bộ máy đó để chỉ đạo các hoạt động phá hoại ngầm ở Bulgaria. Cuối vùng, sau một ngày truy lùng ráo riết, 15 giờ chiều ngày 15 tháng 9 toàn bộ phái đoàn Đức cùng các nhân viên ngoại giao của chính phủ Mussolini bị tóm gọn tại nhà ga Rakovsky. Sau vụ bắt giữ này, bộ máy gián điệp và phá hoại ngầm của quân Đức ở Bulgaria lần lượt bị bóc gỡ. Ngày 26 tháng 9, sau khi tình hình đã được ổn định Đại bản doanh Bộ Tổng Tư lệnh tối cáo (STAVKA) gửi điện cho tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 yêu cầu ngưng hết tất cả các vụ bắt bớ ở Bulgaria.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Cuộc khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 năm 1944 đã đem lại nhiều thay đổi lớn cho nền chính trị và xã hội của Bulgaria đương thời. Trong đó, trước nhất là các thế lực thân phát xít đã bị đánh đổ và bị thanh trừng, nhường chỗ cho chính phủ dân tộc dân chủ do Mặt trận Tổ quốc và Đảng Cộng sản Bulgaria đứng đầu. Ngay sau khi lật đổ được chế độ cũ, chính phủ Bulgaria nhanh chóng xúc tiến việc ký hòa ước, thiết lập quan hệ thân thiện với Liên Xô và các nước thuộc phe Đồng Minh và tiến hành cuộc chiến chống lại phát xít Đức. Quân đội Bulgaria cũng rút hết khỏi các vùng lãnh thổ mà họ chiếm đóng của Hy Lạp, Nam Tư và xúc tiến các hoạt động hòa giải với lực lượng kháng chiến của các quốc gia này. Sau chiến tranh, Bulgaria cũng trả lại tất cả các vùng đất của các nước láng giềng mà Đức Quốc xã đã cắt cho họ, tuy nhiên người Bulgaria vẫn được giữ lại vùng Nam Dobruja tại khu vực cửa sông Danub.
Ngày 28 tháng 10 năm 1944, hiệp ước đình chiến giữa Bulgaria và các nước đồng minh Anh. Mỹ, Liên Xô được ký kết ở Moskva. Cùng ngày, một hiệp định song phương giữa Liên Xô và Bulgaria cũng được ký kết. Theo đó, Liên Xô sẽ viện trợ về vũ khí và trang bị cho Bulgaria để họ thành lập một quân đội mới có đủ sức mạnh tham chiến trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Từ tháng 10 năm 1944 đến khi chiến tranh kết thúc, Quân đội Bulgaria đã nhận được nhiều trang bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài và các phương tiện vật tư bảo đảm gồm: 344 máy bay (trong đó có 120 chiếc Yak-3, 120 chiếc IL-2, 96 chiếc Pe-2), 65 xe tăng T-34, 410 pháo nòng dài, 155 lựu pháo, 280 pháo chống tăng, 370 súng cối, 18.800 súng trường, 10.615 tiểu liên, 1.270 trung liên, 420 đại liên, 369 điện đài, 2.572 điện thoại, 370 xe ô tô và hơn 4 triệu viên đạn các loại. Cơ quan hậu cần của Phương diện quân Ukraina 3 đã cung cấp cho quân đội Bulgaria 20.000 mét vải và 5.000 đôi giày để trang bị cho sĩ quan và binh sĩ quân đội Bulgaria, cung cấp hơn 3.000 tấn nhiên liệu các loại để vận hành các xe tăng, máy kéo, ô tô và các khí tài hạng nặng khác. Liên Xô đã cử các cố vấn quân sự đến giúp đỡ cho việc tái xây dựng quân đội Bulgaria. Những tướng lĩnh, sĩ quan bị thanh trừng do tham gia khởi nghĩa chống lại vua Boris III hay do có tư tưởng chống phát xít cũng được triệu tập vào quân đội. Các sĩ quan, hạ sị quan thân phát xít đều bị loại bỏ. Ngày 12 tháng 10, tập đoàn quân Bulgaria số 1 với quân số 72.000 người được thành lập, sau đó các tập đoàn quân số 2, 4 cũng được thành lập với tổng quân số lên đến 474.000 người. Quân đội Bulagrya đã tham chiến trong các trận đánh ở Nam Tư, Hungary, Áo, trong đó có trận giải phóng Beograd, trận phòng ngự hồ Balaton và tham gia cùng với các lực lượng du kích Nam Tư giải phóng các thành phố Kumanovo, Skopje, Kosovo, Polje... Đã có 32.000 binh sĩ Bulagrya hi sinh và bị thương trong cuộc chiến chống lại các thế lực phát xít. 360 sĩ quan và binh sị Bulgaria được trao thưởng các huân, huy chương và 120.000 quân nhân được trao huy chương "Vì Chiến thắng trước Đức Quốc xã trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945. ".
Cuộc khởi nghĩa tháng 9 năm 1944 cũng đưa Mặt trận Tổ quốc và người lãnh đạo nó, Đảng Cộng sản Bulgaria vào vị trí lãnh đạo đất nước này. Từ năm 1944 cho tới sau chiến tranh, Đảng Cộng sản Bulgaria đã ra sức củng cố vị trí, thế đứng của mình trong chính phủ, đất nước và đánh bại các đối thủ chính trị khác cũng như các thế lực muốn chống lại Mặt trận Tổ quốc. Nhiều người đã bị bắt giữ và bị kết án trong các phiên tòa của Tòa án Nhân dân. Theo một số tài liệu, ước tính có 20.000-40.000 người bị thanh trừng vì bị quy tội chống lại chính quyền nhân dân và chống lại cách mạng.
Trong văn hoá đại chúng.
Sự kiện đã được tái hiện lại trong bộ phim Trên từng cây số, sản xuất năm 1969, với sự tham gia vai chính của diễn viên Stefan Danailov. | 1 | null |
Yokosuka D3Y Myojo ("Minh Tinh") là một loại máy bay ném bom bổ nhào/huấn luyện hai chỗ ngồi của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Do Xưởng kỹ thuật Hàng không Hải quân Yokosuka thiết kế chế và tạo, nó được dựa trên máy bay Aichi D3A nhưng được lắp ráp bằng gỗ nhằm tiếp kiệm tài nguyên cho các vũ khí chiến tranh tuyền tuyến. Khi Đế quốc Nhật đầu hàng năm 1945, toàn bộ dự án bị đóng băng với chỉ năm chiếc máy bay được hoàn thành với tên gọi Máy bay ném bom huấn luyện hải quân Myojo Kiểu 99 Mẫu 22
Thiết kế và phát triển.
D3Y được thiết kế làm máy bay huấn luyện ném bom nhất là cho phi công lái dòng D3A nhưng điều kiện tài nguyên của Nhật lúc bấy giờ không cho phép việc phí phạm nhôm đang cần cho máy bay tiền tuyến. Nhóm thiết kế lấy ý tưởng máy bay bằng gỗ từ chiếc De Havilland Mosquito, quyết định sử dụng gỗ làm vật liệu chính và việc bắt đầu thiết kế vào năm 1942.
Giống như chiếc D3A, dòng D3Y là máy bay cánh đặt thấp một tầng với hai chỗ ngồi. Hệ thống hạ cánh của nó bao gồm hai bánh xe cố định đặt ở phía trước và một bánh xe nhỏ đặt ở phía sau. Để máy bay có thể được lắp ráp bởi thợ không tay nghề, bộ cánh hình elip và đuôi tròn của chiếc D3A được thay bằng thiết kế thẳng thon lại ở mũi. Ngoài ra, thân máy bay còn được kéo dài để tăng độ cân bằng của máy bay.
Hai máy bay thử nghiệm được hoàn thiện trong năm 1944 nhưng đề nặng hơn dự kiến. Ba máy bay sản xuất đại trà được hoàn thành và giao cho Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản với một số sửa đổi nhằm giảm trọng lượng. Chúng đưa vào phục vụ trước khi chiến tranh kết thúc với tên gọi "Máy bay ném bom huấn luyện hải quân Kiểu 99 Myojo Mẫu 22."
Tên gọi.
Do là biến thể của chiếc Aichi D3A, chiếc Myojo thừa hưởng các tên và định danh của chiếc máy bay Aichi.
Tên mã.
Chiếc D3Y thừa hưởng mã D3 nghĩa rằng nó thuộc dòng máy bay ném bom trên tàu sân bay đời thứ 3 của Hải quân Đế quốc Nhật. Chữ Y thể hiện nó được thiết kế và sản xuất bởi Quân xưởng kỹ thuật Yokosuka thay vì hãng Aichi. Bản thử nghiệm D3Y1 chỉ đây là biến thể đầu tiên của dòng máy bay và phiên bản cảm tử là phiên bản thứ hai nên được đặt mã là D3Y2-K. Chữ -K thể hiện nó là biến thể huấn luyện của chiếc D3A. Mã D5Y được đặt cho dòng máy bay sau khi thiết kế trở nên quá khác với thiết kế D3A gốc, công nhận nó là máy bay ném bom đời thứ 5 của Hải quân Nhật
Tên kiểu
Giống như trên, chiếc D3Y thừa hưởng tên Kiểu 99 từ chiếc D3A. Ngoài ra, nó còn được đặt tên theo hệ thống đánh tên Hải quân Nhật sau năm 1943. Do phiên bản D3Y2 và D5Y không còn được coi là biến thể của dòng D3A, tên của nó được rút ngắn còn là Myojo. Cuối cùng, Chiếc D5Y có tên là Myojo "Kai" (改) thể hiện nó là biến thể của chiếc Myojo D3Y1 và D3Y2 | 1 | null |
"Your Body" là bài hát của nữ ca sĩ thu âm người Mỹ Christina Aguilera. Tác phẩm được phát hành dưới dạng đĩa đơn đầu tiên trích từ album phòng thu thứ bảy của cô, "Lotus" (2012). Bài hát được sáng tác bởi Savan Kotecha, Max Martin, Shellback, Tiffany Amber và được sản xuất bởi Martin và Shellback. "Your Body" được phát hành dưới dạng tải kỹ thuật số ngày 17 tháng 9 năm 2012 thông qua hãng đĩa RCA Records.
"Your Body" là một bài hát mang thể loại pop điện tử và R&B đương đại, với nhịp dubstep ở quãng tám của bài hát. Về mặt ca từ, bài hát nói về việc ham muốn với một người đàn ông lạ mặt mà hay gọi là "tình một đêm". "Your Body" được các nhà phê bình đánh giá tích cực vì chất giọng của Christina trong bài hát và gọi nó là một bài hát cuốn hút trong câu lạc bộ đêm. Bài hát đạt vị trí thứ 34 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 và tiêu thụ được 103.000 bản tại Mỹ. Tại các quốc gia khác, "Your Body" xếp hạng khá khiêm tốn khi đạt vị trí thứ 10 tại Canada và lọt vào tốp 40 của Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hungary, New Zealand, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ.
Video âm nhạc cho "Your Body" được quay tại Los Angeles, California. Trong video, Aguilera đóng vai một kẻ giết đàn ông đội lốt một cô gái quyến rũ. Nhưng có điều, thay vì khi Aguilera giết người có máu thì lại thay thế bằng sơn màu xanh hoặc kim tuyến màu hồng lấp lánh. Video được đạo diễn bởi Melina Matsoukas và được ra mắt trên VEVO vào ngày 28 tháng 9 năm 2012. Các nhà phê bình ca ngợi video về cốt truyện và gọi nó là một trong những video hay nhất của Aguilera.
Thực hiện.
Tạp chí "Billboard" thông báo rằng Aguilera đang khẩn trương thực hiện cho nhạc phẩm tiếp theo của mình sau khi phát hành album "Bionic" (2010). Tạp chí cũng cho biết nhà sản xuất danh tiếng Max Martin sẽ tham gia cùng. Ngày 23 tháng 8, một bản thu thử không chính thức mang tên "F*ck Your Body" bị rò rỉ trên mạng. Một bản cao cấp hơn của "Your Body" cũng bị rò rỉ trên mạng với lời bài hát không chính xác, với từ "sh*t" bị bỏ và từ "love" bị thay thế bằng từ "f*ck" (trong câu "All I Wanna Do Is Love Your Body"). Ngày 12 thán 9 năm 2012, Aguilera thông báo trên twitter về chi tiết phát hành của ca khúc, kèm theo bìa đĩa nhạc. Ngày 14 tháng 9, hãng đĩa thu âm RCA Records ra mắt "Your Body" trên đài radio và được phát hành trên các cửa hàng trực tuyến 3 ngày sau. Bài hát cũng được gửi tới các đài phát Top 40 Mainstream và Rhythmic ngày 18 tháng 9. Bìa đĩa nhạc cho "Your Body" thể hiện Aguilera mặc váy hồng phấp phới đã được đánh giá cao bởi các nhà phê bình.
Sáng tác.
"Your Body" được sáng tác bởi Savan Kotecha, Shellback, Max Martin và Tiffany Amber. Bài hát là một bản electropop và R&B có nhịp độ trung bình, với nhịp dubsteb ở giữa quãng tám trong phần điệp khúc. Nó được trợ giúp bởi các nhạc cụ có phím với các bộ gõ nhịp. Về mặt ca từ, bài hát nói về việc ham muốn với một người đàn ông lạ mặt trong một câu lạc bộ mà thường được gọi là "tình một đêm". Các nhà phê bình đã so sánh ca từ của bài hát với các bài hát trước của Aguilera bao gồm "Dirrty" từ album "Stripped", "Ain't No Other Man" trong "Back to Basics" và "Not Myself Tonight" trong "Bionic".
Đánh giá chuyên môn.
Bài hát đạt được nhiều đánh giá tích cực từ phía phê bình. Bill Lamb của trang mạng About.com đánh giá bài hát với số điểm 4 trên 5 sao, ca ngợi giọng ca đầy tự tin và khỏe khoắn của Aguilera và phần điệp khúc cuốn hút. Tờ tạp chí "The Guardian Express" cũng ca ngợi phần ca từ của "Your Body". Young Tan của tờ tạp chí "So So Gay" tại Anh đánh giá bài hát với số điểm là 4,5 trên 5 sao, nói rằng "giọng ca của cô ấy [Aguilera] thật mạnh mẽ" và "nó có thể làm nổ tung sàn nhảy." Nhưng anh cũng nói thêm, "phần ca từ quá đậm chất sex có thể khiến bài hát trở nên nhạy cảm với những người dưới 18 tuổi." Tờ tạp chí "Rolling Stone" đánh giá bài hát một cách tiêu cực, với số điểm 2 trên 5 sao, nói rằng bài hát "quá chậm và hầu như không có sức hút."
Video âm nhạc.
Thực hiện.
Video âm nhạc của "Your Body" được thực hiện bởi đạo diễn Melina Matsoukas, người đã từng đạo diễn các video đình đám như "Just Dance" của Lady Gaga và "S&M" của Rihanna. Video được quay tại Los Angeles, California trong hai ngày 20 và 21 tháng 8. Một đoạn trích từ video được ra mắt trên chương trình truyền hình thực tế "The Voice" vào ngày 17 tháng 9. Video chính thức được cô đăng tải trên YouTube vào ngày 28 tháng 9 năm 2012. Aguilera nói với Ryan Seacrest trên đài KIIS FM, "Tôi thật sự rất hứng thú về việc phát hành video này. Tôi đang cố gắng hoàn thiện video một cách nhanh nhất có thể. Nó rất vui nhộn, dễ xem!"
Video âm nhạc của "Your Body" đạt được 2 triệu lượt xem chỉ trong vòng 24 giờ đầu tiên. Nó đã được đề cử một giải World Music Award ở hạng mục Video xuất sắc nhất.
Tổng quan và nhận định.
Video bắt đầu với biển cảnh báo "NO MEN WERE HARMED IN THE MAKING OF THIS VIDEO" ("Không người đàn ông nào bị thương tích trong quá trình thực hiện video này"). Sau đó, Aguilera xuất hiện với tóc bạch kim và highlight hồng, xem tivi. Trong video, Aguilera đã gặp gỡ 3 người đàn ông là mặt ở 3 địa điểm khác nhau: ở hoang mạc, trong câu lạc bộ đêm và tại nhà nghỉ. Người đàn ông đầu tiên (Adam Levine) bị Christina mê hoặc trong xe ô tô, rồi sau đó bị giết ở hoang mạc khi Christina cho chiếc xe nổ tanh bành, với tia lửa điện màu hồng phát ra. Người đàn ông thứ hai bị Christina mê hoặc và bị dụ vào nhà vệ sinh nam, sau đó cũng bị giết, với lớp sơn màu xanh bắn tung tóe trong nhà vệ sinh thay vì máu. Aguilera gặp người đàn ông thứ ba trong một cửa hàng ven đường và bị cô dụ vào nhà nghỉ. Sau đó, Christina dùng gậy bóng chày đập vào đầu anh ta và kim tuyến hồng lấp lánh phun ra khắp phòng. Tất cả các cảnh giết người đều được giảm độ man rợ, thay vì máu, đạo diễn đã thay thế bằng sơn hoặc kim tuyến. Xen kẽ các cảnh đó còn có cảnh Aguilera xem tivi cũ. Cảnh cuối cùng, Aguilera ở trong nhà, xem tivi về bộ phim hoạt hình từ những năm 1970 và chương trình về ngôi sao Lucille Ball, sau đó tắt ngóm. Video âm nhạc cho "Your Body" được các nhà phê bình khen ngợi hết lời về cốt truyện và nói rằng là một trong những video hay nhất của Aguilera.
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2012, video "Your Body" được bầu chọn là video của năm bởi kênh FUSE TV, vượt qua nhiều video đình đám khác như "Part of Me" của Katy Perry và "What Makes You Beautiful" của One Direction. | 1 | null |
Vệ Linh công (chữ Hán 衛靈公,?-493 TCN, trị vì 534 TCN - 493 TCN), tên thật là Vệ Nguyên (衛元), là vị vua thứ 28 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Vệ Linh công nối ngôi quốc quân từ năm 534 TCN từ phụ thân là Vệ Tương công. Dưới thời trị vì của ông, quốc lực nước Vệ được phục hồi phần nào sau các cuộc tranh chấp quyền bính trong nội bộ công thất từ các triều vua trước. Ban đầu Linh công thần phục nước Tấn đang nắm quyền bá chủ ở Trung Nguyên, nhưng về sau khi Tấn suy yếu thì chuyển sang ủng hộ nước Tề đang cường thịnh. Những năm cuối đời ông theo giúp Tề Cảnh công trong các chiến dịch quân sự ở các nước khác và giành được một số lãnh thổ nhất định, và có lần mời Khổng Tử đến giúp việc triều chính cho mình, nhưng không được Khổng Tử chấp nhận.
Linh công bị sử sách coi là một ông vua tham lam và vô đạo. Ở trong cung, ông sủng ái Phu nhân Nam Tử. Nam Tử bị cho là có những hành vi dâm loạn, khiến Thế tử Khoái Hội oán giận muốn giết đi. Kết quả Linh công đuổi Khoái Hội ra nước ngoài. Sau khi Linh công mất, con của Khoái Hội là Triếp được lập lên làm Vệ Xuất công, Khoái Hội cũng từ nước Tấn đưa quân về tranh ngôi với con trai, gây ra cuộc nội chiến cha - con trong nhiều năm sau đó, đẩy nước Vệ lún sâu vào con đường loạn lạc, suy vong.
Thân thế.
Vệ Nguyên là con trai của Vệ Tương công, vua thứ 27 của nước Vệ, mẹ là bà thị ngự tên là Chu Ấp. Ngoài Vệ Nguyên, Chu Ấp còn có với Vệ Tương công một người con trai lớn tuổi hơn là công tử Trập (Mạnh Trập).
Chu Ấp khi mang thai lần thứ hai thì nằm mộng thấy một đứa trẻ tự xưng là Khang Thúc (tổ tiên nước Vệ) nói mình sẽ đầu thai làm con bà và muốn được đặt tên là Nguyên. Người thiếp đem việc này nói với Vệ Tương công. Vệ hầu cho là ý trời, nên khi đứa trẻ ra đời bèn đặt tên là Nguyên.
Tương phu nhân là Khương thị (Tuyên Khương) không có con, còn huynh trưởng của Cơ Nguyên là công tử Trập, cũng do Chu Ấp sinh ra, có tật ở chân nên không thể nối nghiệp, vì thế ông được lập làm Thế tử. Tháng 8 năm 535 TCN, Vệ Tương công qua đời, Thế tử Nguyên lên ngôi vua, tức Vệ Linh công.
Thời kì đầu.
Thần phục nước Tấn.
Ngay sau khi Vệ Tương công vừa mất, các đại phu nước Tấn bàn với nhau phải cư xử tử tế với tự quân của Vệ, vì thế họ cử Hiến Vệ sai điếu tang và trả lại cho Vệ các đất Thích Điền. Cho nên những năm đầu vị trị Vệ Linh công thần phục nước Tấn. Năm 530 TCN, ông cùng Tề hầu và Trịnh bá sang nước Tấn, triều kiến Tấn hầu.
Năm 529 TCN, Vệ Linh công đến dự hội chư hầu do Tấn Chiêu công tổ chức cùng các nước Tống, Lỗ, Trịnh, Tào, Cử, Chu, Đằng, Tiết, Kỷ, Tiểu Châu ở đất Bình Khưu thuộc Vệ quốc.
Loạn Tề Báo.
Công Mạnh Trập (tức công tử Trập, anh Vệ hầu) có hiềm khích với bọn Tề Báo, Bắc Cung Hỷ và Chử Sự Phố. Ba người này bèn liên minh với công tử Chiêu, người có tư tình với Tương phu nhân Khương thị, mưu giết Công Mạnh Trập. Tháng 6 năm 522 TCN, nhân lúc Vệ Linh công đang du hành tới ấp Bình Thọ, người nhà họ Tề Báo chặn đánh ở ngoài cửa Cái Hoạch và giết chết Công Mạnh Trập.
Vệ Linh công được tin có biến động, bèn lên ngựa vào thành qua cửa Duyện Môn. Khi xe vua về tới cung, vua truyền cho lấy các đồ quý trong cung thất, rồi bỏ chạy khỏi thành. Khi xe qua đất nhà họ Tề, dù Linh công đã tỏ ý không muốn đánh nhau, nhưng người họ Tề vẫn cố tình bắn vào vua, may có người tùy tùng là Công Nam Sở đứng ra đỡ. Người dân trong kinh thấy Vệ hầu bỏ chạy cũng xách hành lý đi theo. Vệ hầu sau đó ngự tại đất Tử Điều thuộc Vệ quốc.
Giữa lúc đó vua Tề sai công tôn Thanh đến Vệ lễ sính, nghe tin biến động, bèn đổi hướng chạy sang đất Tử Điều để gặp Vệ hầu. Vệ hầu muốn gặp riêng sứ Tề (để nhờ viện binh) nhưng sứ Tề không dám gặp, chỉ tặng cho ông một con ngựa tốt. Lúc này ở trong kinh thành lại có biến động mới. Bắc Cung Hỷ trở giáo giết cả nhà họ Tề, rồi cho đón Vệ Linh công trở lại kinh sư. Vua Vệ sau khi vào thành thì kí minh ước với họ Bắc Cung ở sông Bành. Tháng 8 năm đó, bọn công tử Chiêu, Chủ sự Phố... đều bỏ trốn tới Tấn quốc. Tháng nhuận năm đó, Vệ Linh công ép chết đích mẫu là Khương thị, và đốt lăng mộ của nhà họ Tề.
Thời kì giữa.
Năm 521 TCN, họ Hoa, họ Hướng nước Tống nổi dậy chống nhau với Tống công. Vệ hầu điều quân hợp với các nước Tấn, Tào cứu vua Tống, đánh họ Hoa. Họ Hoa trốn sang nước Sở.
Năm 517 TCN, Lỗ Chiêu công mâu thuẫn với các họ quý tộc trong nước, bị Quý tôn Ý Như đuổi phải bỏ chạy sang nước Tề. Năm 516 TCN, Vệ Linh công và Tống Cảnh công sai sứ sang Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước, trị tội họ Quý. Nhưng đại phu họ Quý nước Lỗ sai sứ sang đút lót cho đại phu họ Phạm để nước Tấn đừng giúp Lỗ hầu. Các quan khanh đại phu tâu với Tấn hầu rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn bãi binh.
Năm 506 TCN, quốc quân nước Sái là Chiêu hầu vì oán hận nước Sở đòi tiền hối lộ của mình, nên gửi con tin cho Tấn hầu, xin Tấn giúp đánh Sở. Vệ Linh công được hiệu triệu từ nước Tấn, cùng với Lỗ công, Lưu Quyền (quan nhà Chu), Tống công, Sái hầu, Trần tử, Trịnh bá, Hứa nam, Tào bá, Cử tử, Châu tử, Đốn tử, Hồ tử, Đằng tử, Tiết bá, Kỉ bả, Tiểu Châu tử và đại phu Quốc Hạ của nước Tề đến đất Thiệu Lăng bàn việc thảo phạt Sở quốc. Đại phu nước Tấn là Tuân Dần lại đòi nước Sái hối lộ nhưng không được bèn bãi binh rút về. Từ đó nước Tấn mất tín nhiệm của bá chủ với chư hầu.
Tháng 5 cùng năm, chư hầu lại hội họp ở Cao Dữu. Đại phu của Vệ quốc là Tử Hàng Kính tử nói với Vệ Linh công hãy đưa Chúc Đà hầu vua tới hội, Linh công đồng tình. Chúc Đà nói rằng nhiệm vụ của mình khi có việc quân sự mới đi theo phò vua, còn những việc khác thì không có quyền rời khỏi nước. Linh công vẫn đòi Chúc Đà phải đi. Khi xếp thứ tự sáp huyết các đại phu của Tấn lấy nước Sái đứng trên nước Vệ. Vệ hầu bảo Chúc Đà kêu với Trành Hoằng (quan nhà Chu) thì được trả lời là do tổ nước Sái (Sái Thúc) là anh của tổ nước Vệ (Khang Thúc). Chúc Đà viện dẫn lại rằng người quân tử chỉ chuộng đức chứ không chuộng ngôi thứ, vả lại xưa kia Sái Thúc giúp nhà Thương phản nhà Chu. Trành Hoằng bằng lòng, nói với Lưu Quyền (quan nhà Chu) và Phạm Ưởng nước Tấn để Vệ hầu đứng trên Sái hầu.
Năm 504 TCN, Lỗ Định công đem quân đánh nước Trịnh, chiếm được đất Khuông/. Trên đường rút lui, tướng Lỗ là Dương Hổ không thông báo với Vệ Linh công mà hành quân gần kinh đô nước Vệ. Vệ Linh công tức giận, sai Di Tử Hà truy kích quân Lỗ. Sau nhờ có đại phu nước Vệ là Công thúc Văn tử hòa giải, Vệ Linh công mới lui quân, giảng hòa với Lỗ.
Thời kì cuối.
Thân Tề phản Tấn.
Mùa thu năm 503 TCN, Vệ Linh công có ý muốn bỏ Tấn theo Tề, nhưng các đại phu đều khuyên can. Vệ hầu bèn dàn cảnh sai Bắc Cung Kết xuất sứ Tề quốc, rồi bí mật nhắn với người Tề hãy làm bộ bắt sống Kết rồi lấy đó uy hiếp Vệ. Vì thế Vệ và Tề hội minh ở đất Sa.
Tháng 7 năm 502 TCN, tướng Tấn là Phạm Ưởng nghe tin Vệ và Trịnh hội thề với Tề bèn đem quân đánh cả hai. Vệ Linh công phải cùng với Tấn thề tại đất Chuyên Trạch. Bên Tấn, Thiệp Đà và Thành Hà đứng ra cắt máu cùng với vua Vệ. Người Vệ xin cầm cái tai trâu. Thành Hà nói
Đến khi sắp sáp huyết, Thiệp Đà nắm lấy tay Vệ Linh công ấn vào thùng máu, ngập đến cổ tay mới thôi. Trước thái độ đó của người Tấn, Vệ hầu vô cùng phẫn nộ. Khi về nước, ông đem chuyện muốn phản nước Tấn nói với quần thần. Vì sợ các đại phu phản đối nên đã dọa sẽ thoái vị, nhưng các đại phu vẫn không nghe. Vua nói người Tấn còn muốn lấy con mình và con cái đại phu làm con tin, các đại phu vẫn đồng ý gửi con tin. Vệ hầu theo lời Vương tôn Cố, bắt luôn cả chon bọn công thương cùng đi (làm con tin). Đến ngày đi, vua mới họp dân lại, và nói khích cho người dân ý muốn phản Tấn. Cho nên Vệ hủy bỏ lời minh ước. Phạm Ưởng bèn liên hợp với nước Thành cùng nhau đánh Vệ, nhân tiện đánh cả Trịnh. Tháng 9, các đại phu họ Quý và Trọng của Lỗ cùng đến xâm Vệ. Vệ Linh công bèn cùng với Trịnh Hiến công hội họp ở Khúc Bộc cùng bàn với chống quân Tấn.
Mùa thu năm 501 TCN, Vệ Linh công cùng Tề Cảnh công đóng quân tại Ngũ thị chuẩn bị đánh nước Tấn, chiếm Di Nghi rồi tấn công sang đất Trung Mâu. Quân Tấn có hơn 1000 chiến xe ở Trung Mâu. Quan đất Trung Môn là Chư sự Phố trước từng làm quan ở Vệ, đánh giá vua Vệ đang ở trong quân, chưa chắc thắng được Vệ, và xin chuyển hướng đánh vào cánh quân Tề, đẩy lui quân Tề ra khỏi Trung Môn. Tề Cảnh công lui quân, tặng cho Vệ Linh công 3 ấp Chước, Di và Mạnh.
Mùa hạ năm 500 TCN, tướng của Tấn là Triệu Ưởng đánh Vệ để báo thù trận Di Nghi, nhưng không thắng, người Tấn hỏi Vệ vì sao lại hủy bỏ minh ước, phía Vệ trả lời là nguyên do Thành Hà và Thiệp Đà. Người Tấn bèn bắt Thiệp Đà để cầu hòa với Vệ, phía Vệ không chịu. Sau đó phía Tấn giết Thành Hà, còn Thiệp Đà trốn sang nước Yến. Mùa đông năm đó, Vệ hầu lại cùng với tướng Trịnh Du Tốc hội minh với Tề hầu ở đất An Phủ.
Mùa hạ năm 498 TCN, Công Mạnh Khu nước Vệ đánh nước Tào, lấy được đất Giao. Tháng 5 năm 496 TCN, Vệ Linh công cùng Lỗ Định công và Tề Cảnh công hội chư hầu ở đất Khiên.
Năm 497 TCN, Tề và Vệ lại đánh Tấn, đóng quân ở đất Cúc Thị. Tề hầu muốn bắt Vệ hầu lên cùng xe với mình, nên giả cách sửa soạn chiến xe có đầy đủ giáp cụ, nói dối là quân Tấn đánh tới, rồi nói với Vệ Linh công rằng xe của quý quân chưa sửa soạn và hãy lên xe với mình, rồi đánh roi cho ngựa chạy; khi biết quân Tấn thực không tới thì mới dừng lại. Năm đó vì cớ Tào không chịu theo Tề phản Tấn, Vệ lại cử quân đánh Tào. Bấy giờ Vệ Linh công dùng binh liên miên, không chú tâm vào việc chánh trị, cho nên đất nước luôn có chiến tranh.
Biến loạn trong cung thất.
Đại phu nước Vệ là Công Thúc Văn tử chết, con là Công thúc Tuất lên thế tập. Vì nhà họ Công Thúc giàu sang, nên Linh công thấy ghét. Năm 497 TCN, Công thúc Tuất muốn triệt bỏ bè đảng của Linh phu nhân (Nam Tử, người Tống quốc, sinh ra Thái tử Khoái Hội). Phu nhân buộc tội Công Thúc Tuất làm loạn, Vệ Linh công đuổi hết bè đảng của Tuất ra nước ngoài, không lâu sau đại phu khác là Bắc Cung Kết cũng phải bỏ trốn sang Lỗ.
Linh phu nhân Nam Tử - mẹ của Thế tử Khoái Hội - khi còn ở Tống quốc từng bị đồn có tư thông với anh ruột là Tống Triều. Năm 496 TCN, Vệ Linh công mời Tống Triều sang nước Vệ, người trong nước đều dị nghị, chê cười. Khoái Hội nghe được rất bất bằng, bèn bàn với thủ hạ là Hí Dương Tốc giết bà Nam Tử.
Khi vào yết kiến Nam Tử, Khoái Hội mấy lần ra hiệu nhưng Hí Dương Tốc không động thủ. Nam Tử thấy vậy lo sợ, biết Khoái Hội muốn hại mình liền mách với Linh công. Khoái Hội vội bỏ trốn sang nước Tống rồi lại sang nước Tấn nương nhờ Triệu Ưởng, quan thượng khanh họ Triệu. Về sự kiện này, kinh Xuân Thu cho rằng việc làm của Khoái Hội rất đáng nghi, vì giả sử có tâm giết phu nhân thì chả nhẽ lại không sợ mang tiếng bất hiếu và mất đi địa vị Thế tử; và cho rằng thực tế Khoái Hội chỉ đem lời can ngăn Phu nhân mà Phu nhân do tức giận mới giả cách nói dối Khoái Hội muốn giết mình, mượn tay nhà vua trừ đi họa miệng. Sau khi Khoái Hội chạy khỏi, Linh công đuổi luôn quan Chánh khanh Công Mạnh, vì nghi ông ta là đồng đảng của Khoái Hội.
Qua đời.
Năm 496 TCN, họ Phạm và họ Trung Hàng nước Tấn tranh chấp quyền lực với 4 họ thượng khanh khác. Vệ Linh công bèn cùng với Tề hầu và Lỗ công hội minh ở đất Khiên và Can Hầu lại bàn việc cứu họ Phạm đã bị vây 3 năm. Quân 4 nước Tề, Lỗ, Vệ và Tiển Ngu chiếm được Cức Bồ cho họ Phạm, tuy nhiên không lâu sau khi Linh công mất, họ Phạm vẫn bị tiêu diệt.
Mùa xuân năm 493 TCN, Vệ Linh công đi tuần du ở đất Giao, mang theo người con nhỏ là Vệ Dĩnh, tự Tử Nam được ông yêu quý. Vệ hầu vốn giận Khoái Hội bỏ trốn, nên muốn lập Dĩnh làm Thế tử, nhưng Dĩnh từ chối.
Tháng 4 cùng năm, Vệ Linh công qua đời. Ông ở ngôi 42 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Phu nhân Nam Tử muốn theo di ý ông lập Vệ Dĩnh làm vua nhưng Dĩnh không chịu và đề nghị lập con Khoái Hội là Vệ Triếp vẫn đang ở nước Vệ. Người nước Vệ bèn lập Triếp lên ngôi vua, tức Vệ Xuất công. Tháng 10 cùng năm, triều đình làm lễ an táng cho Vệ Linh công.
Sau khi Vệ Linh công qua đời, Triệu Ưởng đem quân giúp thế tử Khoái Hội chiếm Thích Ấp để giao tranh với Vệ Xuất công. Vệ quốc liên tiếp xảy ra nội loạn và lệ thuộc vào Tấn quốc, thế lực ngày một suy yếu.
Dật sự.
Di Tử Hà.
Vệ Linh Công đã từng tin dùng Di Tử Hà, một thanh niên khôi ngô tuấn tú, phong cho làm đại phu. Theo luật pháp nước Vệ, kẻ dùng xe của vua sẽ phải bị chặt chân. Một ngày mẹ Tử Hà bị bệnh, Tử Hà giả mệnh quốc quân, tự ý lấy xe của ông về thăm mẹ. Linh công biết chuyện chẳng những không phạt mà còn khen là người có hiếu. Lần khác Di Tử Hà cùng Vệ Linh công thăm hoa viên, thấy có quả đào ngon bèn tự ý hái ăn trước mặt vua, ăn không hết thì đem phần cắn dở đút vào miệng vua. Linh công không giận mà còn khen: "Tử Hà thật yêu ta! Quên cái miệng của mình mà nhớ đến ta."
Dân gian gọi quan hệ giữa Vệ Linh công là "tình cảm chia đào" (dư đào đoạn tụ). Tuy nhiên sử sách không nói rõ đây là quan hệ đồng tính luyến ái hay chỉ là tình bạn thân thiết.
Sau đó Vệ hầu có lần dùng roi đánh Tử Hà. Tử Hà từ đó ít lên triều kiến. Vệ Linh công hỏi quan đại phu Chúc Đà. Chúc Đà gièm pha với Linh công rằng Di Tử Hà có lòng oán hận ông. Từ đó ông bắt đầu xa lánh Tử Hà. Một đại phu khác là Sử Ngư bất bình với việc Di Tử được trọng dụng, và tiến cử người hiền là Cừ Bá Ngọc. Vệ hầu ban đầu không nghe. Ít lâu sau Sử Ngư chết, người nhà không hạ táng, lại khuyên ngăn nhà vua.
Ngày qua đi, Di Tử Hà mỗi ngày một già và xấu, không còn được Vệ hầu yêu quý, lại phạm tội. Vệ Linh công lại nghe theo lời Sử Ngư, trọng dụng Cừ Bá Ngọc rồi trị tội trộm xe và tự ý ăn đào trước đây của Tử Hà, nói:
"Nó đã có lần tự tiện đi xe ngựa của ta, lại có lần bắt ta ăn quả đào thừa của nó."
Rồi đuổi ra khỏi cung.
Tiếp đón Khổng Tử.
Năm 496 TCN, Khổng Tử từ Lỗ đến nước Vệ, Vệ Linh công tiếp đãi Khổng Tử. Khổng Tử ở Vệ được hơn một tháng thì Vệ Linh công cho đòi vào gặp. Lúc Vệ hầu đi chơi thì cho Tiểu quân (phu nhân) Nam Tử ngồi cùng xe, có hoạn quan Ung Cừ kéo xe, chỉ cho Khổng Tử ngồi xe thứ. Khổng Tử than: ""Vệ hầu yêu đức không như yêu sắc"
Sau đó từ tạ, đi khỏi nước Vệ để đến nước Tào. Sau này Linh công cho triệu lại Khổng Tử, và hỏi Ngài về việc chiến trận. Khổng Tử đáp:
Sự kiện này gọi là Vệ Linh công vấn trận ư Khổng Tử. Sở dĩ Đức Khổng Tử không bàn về chiến trận cho Vệ Linh Công nghe, bởi vì cho ông là vua vô đạo; sợ nói về thuật chiến đấu chính là chắp thêm cánh cho hổ thì nguy hiểm. Hôm sau Vệ Linh Công đang nói chuyện với Khổng Tử, thấy con ngỗng trời bèn ngẩng đầu lên nhìn, sắc mặt có vẻ không để ý gì đến Khổng Tử, Khổng Tử lại bỏ đi đến nước Trần.
Đánh giá.
Khổng Tử đối đáp với đại phu nước Lỗ là Quý tôn Phì, nói Vệ Linh công là ông vua vô đạo. Quý tôn Phì nói nếu như vô đạo thì sao lại không mất ngôi vua. Khổng Tử đáp rằng sở dĩ như vậy là do ông vua vô đạo mà biết dùng người
Tư Mã Thiên trong Sử ký có lời bình luận về mối quan hệ của Vệ Linh công và Di Tử Hà như sau:
"Việc làm của Di Tử không khác, nhưng lần trước được khen là hiền, lần sau lại phạm tội, đó là vì lòng yêu ghét hết sức thay đổi. Cho nên được nhà vua yêu thì cái khôn của mình càng làm cho mình được thân, bị nhà vua ghét thì cái tội của mình càng làm cho mình bị ruồng bỏ | 1 | null |
Hafner Rotabuggy (tên chính thức là Malcolm Rotaplane) và tên gọi khác "M.L. 10/42 Flying Jeep" là một loại máy bay thử nghiệm của Anh, về cơ bản thì đây là một chiếc ô tô loại Willys MB kết hợp với một bộ ổ trục cánh quạt, đề án này dự định sẽ tạo ra cách để đưa các xe dã chiến đến mặt trận bằng đường không. | 1 | null |
Polyresin là một hợp chất nhựa tổng hợp thường được sử dụng tạo tạc tượng, tượng nhỏ, và đồ trang trí nội thất. Nó là một vật liệu cứng có thể đúc được các chi tiết phức tạp, các chi tiết với kết cấu phù hợp.
Có thể kết hợp thêm chất phụ gia vào để tăng cường độ bền của vật liệu, làm giảm trọng lượng, tăng độ bền nhiệt, tăng hiệu quả trang trí. Polyresin cũng tương thích với phần lớn các dạng trang trí bên ngoài khác nhau, như sơn và hay mạ kim loại, đó là lý do tại sao nhiều tác phẩm trang trí được làm từ vật liệu này.
Một dạng của Polyresin thường được sử dụng là Alabastrite. Đó là một dạng vật liệu stone-based, dễ tạc và sơn, tương tự như sứ và gốm. | 1 | null |
"I Wanna Go Crazy" là một ca khúc thu âm bởi nam DJ người Pháp David Guetta. Trong ca khúc có sự góp giọng của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ will.i.am trong ban nhạc The Black Eyed Peas. "I Wanna Go Crazy" được phát hành kỹ thuật số trên toàn thế giới vào ngày 24 tháng 8 năm 2009. | 1 | null |
"Louder than Words" là một ca khúc thu âm bởi nam DJ người Pháp David Guetta và nhà sản xuất, DJ người Hà Lan Afrojack. Trong ca khúc có sự góp giọng của Niles Mason. "Louder than Words" được phát hành kỹ thuật số trên toàn thế giới vào ngày 2 tháng 7 năm 2010. Trên bảng xếp hạng của Áo, ca khúc đạt vị trí #35. | 1 | null |
Vệ Thương công (chữ Hán: 衛殇公, trị vì: 559 TCN-547 TCN,), là vị quân chủ thứ 26 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Sử sách ghi chép không đồng nhất về thân thế cũng như tên thật của ông. Theo Sử ký thì ông tên là Cơ Thu, con trai của Vệ Mục công - vua thứ 24 nước Vệ và là em của Vệ Hiến công - vua thứ 25 nước Vệ. Hán thư thì cho rằng tên thật của ông là Cơ Phiếu.
Lên ngôi vua.
Bấy giờ Vệ Hiến công ham mê tửu sắc, ít quan tâm tới chính sự, lại bất hoà với 2 đại phu Tôn Lâm Phủ và Ninh Thực, những người có quyền hành lớn ở nước Vệ. Năm 559 TCN, Tôn Lâm Phủ nổi loạn, Vệ Hiến công phải trốn sang nước Tề. Hai đại phu họ Tôn và họ Ninh lập Cơ Phiếu lên ngôi, tức là Vệ Thương công.
Trị vì.
Năm 557 TCN, Vệ Thương công bắt đầu ra hội thề với các chư hầu Tấn, Tống, Lỗ, Trịnh. Ông được sự thừa nhận của chư hầu. Những lần thề như thế càng làm cho Vệ ngày càng trở nên lệ thuộc vào Tấn.
Tôn Khoái (con Tôn Lâm Phủ) đi săn ở biên giới nước Tào, khi cho ngựa uống nước ở Trọng Khưu làm vỡ bình nước. Người ấp Trọng Khưu chửi mắng Tôn Khoái. Tôn Khoái bèn cùng Thạch Mãi mang quân đánh Tào, chiếm ấp Trọng Khưu. Tào Thành công bèn sai sứ báo với Tấn Bình công. Sang năm sau, Tấn Bình công vì nước Tào bèn bắt Thạch Mãi khi Thạch Mãi đi sứ, sau đó lại mang quân đến Thuần Lưu bắt Tôn Khoái.
Năm 556 TCN, nhân việc Tề Linh công lấn chiếm biên giới phía bắc nước Lỗ, Tấn Bình công bèn tập hợp chư hầu. Vệ Thương công theo sự kêu gọi của Tấn Bình công, mang quân quân cùng các nước Lỗ, Tống, Trịnh, Tào, Cử, Chu, Đằng, Tiết (薛), Kỷ, Tiểu Chu (小邾) cùng đánh Tề. Tướng Tấn là Tuân Yển sai cắm nhiều cờ trong rừng làm nghi binh khiến quân Tề tưởng rằng quân các nước rất đông đảo.
Tề Linh công thấy thanh thế liên quân 12 nước rất lớn, bỏ chạy về cố thủ ở kinh thành Lâm Tri. Quân Tấn cùng các nước chư hầu đuổi theo vây thành Lâm Tri, đốt phá nhà cửa ở ngoại thành rồi rút đi.
Năm 554 TCN, Vệ Thương công hợp binh với Tấn, sai Tôn Lâm Phủ cùng Loan Phường nước Tấn đi đánh Tề, vì nước Tề chứa Vệ Hiến công. Quân hai nước không thắng phải rút lui.
Năm 551 TCN, Tề Trang công thù Tấn và Vệ, nhân có việc giúp đại phu Loan Doanh nước Tấn về nước giành lại binh quyền, bèn ra quân giúp Loan Doanh, đánh Tấn và Vệ. Sau đó Loan Doanh bại trận và bị diệt ở Khúc Ốc, Tề Trang công thu quân về nước.
Kết cục.
Kết cục của Vệ Thương công được sử sách đề cập không giống nhau. | 1 | null |
Vệ Xuất công (chữ Hán: 衛出公, trị vì 493 TCN-480 TCN và 476 TCN-465 TCN hay 493 TCN-480 TCN và 476 TCN-470 TCN), tên thật là Cơ Triếp (姬輒), là vị quân chủ thứ 29 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Vệ Xuất công là con của Vệ Trang công Cơ Khoái Hội – quân chủ thứ 30 nước Vệ, cháu nội của Vệ Linh công – quân chủ thứ 28 nước Vệ.
Cha Triếp là Khoái Hội vốn được lập làm thế tử của Vệ Linh công. Thời gian ông nội Linh công làm quân chủ, Khoái Hội mâu thuẫn với Linh công và bà nội Nam Tử, nên phải chạy lưu vong ra nước ngoài. Năm 493 TCN, Vệ Linh công qua đời, bà nội Nam Tử muốn lập một người con thứ là công tử Dĩnh – gần Linh công khi sắp mất – lên ngôi. Nhưng công tử Dĩnh từ chối, vì vậy Nam Tử lập Cơ Triếp lên nối ngôi, tức là Vệ Xuất công.
Lần thứ nhất.
Quan hệ với chư hầu.
Cha Xuất công là Khoái Hội từ nước Tống chạy sang nước Tấn, được Triệu Ưởng cho ở đất Thích.
Nước Vệ vốn đang ngả theo Tề Cảnh công chống Tấn từ thời Vệ Linh công, vì vậy Vệ Xuất công lại kế tục ông nội chống Tấn, giúp họ Phạm và họ Trung Hàng ở Triều Ca chống lại nước Tấn. Năm 492 TCN, ông cùng Tề Cảnh công hợp binh với người Trung Sơn đi đánh ấp Thích của cha Khoái Hội. Ấp Thích được nước Tấn giúp, Vệ Xuất công không thắng, phải rút quân về.
Thế lực của Ngô Phù Sai ngày càng mạnh. Phù Sai khiến Lỗ Ai công thần phục, lại phá quân Tề. Khi Phù Sai hội chư hầu, Vệ Xuất công phải đến tham dự cùng nước Lỗ, Tống. Vì trước đó người nước Vệ từng giết sứ giả nước Ngô là Thả Diêu, nên Phù Sai giam lỏng Vệ Xuất công. Nhờ có học trò của Khổng Tử là Tử Cống xin hộ với thái tể Bá Hi nước Ngô, Vệ Xuất công mới được thả về nước.
Năm 481 TCN, Hướng Đồi chiếm đất nước Tào cũ (đã bị Tống diệt) để chống lại Tống Cảnh công. Cảnh công đánh đất Tào, Hướng Đồi phải chạy sang nước Vệ. Đại phu nước Vệ là Công Văn Thị mang quân ra đón, nhưng đòi viên ngọc quý truyền từ đời nhà Hạ. Hướng Đồi từ chối, chỉ cho Công Văn Thị viên ngọc khác, và chạy sang nước Tề.
Bị cha đánh đuổi.
Cha Xuất công là Khoái Hội ra sức tìm cách trở lại nước Vệ, lấy lại ngôi quân chủ. Bác gái Xuất công là Khổng Cơ (chị Khoái Hội, con gái Vệ Linh công) lấy đại phu Khổng Ngữ, sau khi góa chồng lại thông dâm với gia thần nhà họ Khổng là Hồn Lương Phu. Khổng Cơ sai Hồn Lương Phu giúp đỡ Khoái Hội trở về nước.
Năm 480 TCN, sau khi chuẩn bị xong, Hồn Lương Phu sai người bí mật đón Khoái Hội vào kinh đô nước Vệ, rồi bắt người cháu Khổng Khôi (con Khổng Ngữ) cũng phải dự thề giúp cậu. Sau đó Hồn Lương Phu mang quân tấn công vào cung Vệ Xuất công. Đại phu Loan Vinh sắp uống rượu, nghe tin có loạn, vội dắt Vệ Xuất công lên xe bỏ chạy sang nước Lỗ, mang theo cả ấn tín quốc quân nước Vệ.
Khoái Hội lên làm quân chủ, tức là Vệ Trang công.
Lần thứ hai.
Vệ Trang công làm quân chủ không lâu, năm 478 TCN bị người nước Vệ đuổi, phải bỏ chạy rồi bị giết. Do sự can thiệp của nước Tề, Vệ Ban Sư – vị quân chủ được nước Tấn ủng hộ - bị đánh đuổi, Vệ Khởi được lập lên ngôi.
Nhưng Vệ Khởi làm quân chủ cũng không được lâu. Năm 477 TCN, đại phu Thạch Phố mang quân đánh đuổi Vệ Khởi. Vệ Khởi phải bỏ chạy sang nước Tề. Thạch Phố đón Vệ Xuất công trở về nước làm quân chủ lần thứ 2.
Nhưng Vệ Xuất công cũng không ưa Thạch Phố hay làm binh biến, bèn đánh đuổi Thạch Phố, rồi triệu các bầy tôi cũ là Thạch Đồi và Thái thúc Di về cho cầm quyền.
Kết cục.
Sử sách ghi chép khác nhau về kết cục của Vệ Xuất công.
Theo Tả Truyện, lần làm quân chủ thứ hai của Xuất công chỉ kéo dài 7 năm:
Theo Sử ký, Vệ Xuất công trở lại ngôi quân chủ lần thứ 2, làm quân chủ được 21 năm. Năm 456 TCN, Vệ Xuất công mất, em Vệ Trang công là Cơ Kiềm giết thế tử con Xuất công giành ngôi, tức là Vệ Điệu công. | 1 | null |
Cao Lăng Úy (1870-1940) là quyền Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc từ 13/06/1923 đến 10/10/1923. Ông được Tào Côn đưa lên làm Đại Tổng thống sau khi Lê Nguyên Hồng trốn sang Nhật chữa bệnh.
Tiểu sử.
Sự nghiệp ban đầu.
Cao Lăng Úy sinh năm 1870 tại Thiên Tân. Ông đỗ khoa bảng nên được triều đình phái đến Hồ Bắc làm hiệu trưởng một Học viện quân sự. Sau đó ông được phái đi trông coi Sở đúc tiền Hồ Bắc. Khi Cao Lăng Úy lên làm Tổng đốc Hồ Nam và Hồ Bắc ông thành lập một kho vũ khí và thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa qua việc cho xây dựng các nhà máy công nghiệp chế tạo đồng, bạc, bạc hà. Năm 1906 được triều đình nhà Thanh cử làm Ủy viên Giáo dục Hồ Bắc khi triều đình nhà Thanh đang tập trung tài chính địa phương về Bắc Kinh rất nghiêm ngặt và kinh phí cho giáo dục trở nên rất hiếm hoi. Sau 1909 ba mẹ ông qua đời nên ông đã từ quan trong 3 năm.
Kỷ nguyên chính trị.
Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ông về hưu ở quê nhà Thiên Tân. Trong thời gian nghỉ hưu, Cao Lăng Úy đã làm giám đốc nhiều Ngân hàng nên vào tháng 8 năm 1913 ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục tài chính trong chính phủ Viên Thế Khải. Dưới thời chính phủ Bắc dương, tháng 8 năm 1920 ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thương mại, 10/1921 tiếp tục thăng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, đến 12/1921 chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. 5/1922 ông kiêm nhiệm cả Bộ trưởng Bộ Giao thông. Từ 13/6/1923-10/10/1923 Cao Lăng Úy là quyền Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc và Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc từ 10/1923-1/1924.
Sự nghiệp cuối đời.
Năm 1926 Cao Lăng Úy từ Thượng Hải trở về quê nhà Thiên Tân. Trong Chiến tranh Trung-Nhật, Cao Lăng Úy tham gia Chính quyền Uông Tinh Vệ và được bổ nhiệm làm Thị trưởng Thiên Tân. Từ 17/12/1937-05/1938 ông làm Tỉnh trưởng Hà Bắc. Sau đó ông quay về Thượng Hải và chết do một cơn đau tim vào năm 1940. | 1 | null |
Rết đầu đỏ Trung Quốc (danh pháp ba phần: "Scolopendra subspinipes mutilans") là một phân loài rết Việt Nam phân bố từ Đông Á và Australasia. Nó có chiều dài trung bình 20 cm và sinh sống ở các môi trường ẩm thấp.
Trong truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, con rết này được sử dụng cho các đặc tính chữa bệnh của nó. Người ta cho rằng việc đắp một con rết đầu đỏ Trung Quốc trên một phát ban hoặc chỗ có bệnh da sẽ tăng tốc độ quá trình chữa bệnh.
"Scolopendra subspinipes mutilans" ít hung hăng với các con rết khác, một đặc điểm rất hiếm trong số các con rết khổng lồ và cho phép nó được duy trì được cộng đồng.
Rết mẹ ấp trứng, bảo vệ những quả trứng bằng cách bao bọc cơ thể của mình xung quanh tổ trứng cho đến khi nó nở. | 1 | null |
Tầm ma gốc lạ (danh pháp hai phần: "Urtica dioica") thường được gọi là "tầm ma thông thường", "tầm ma lông ngứa" (dù không phải tất cả các cây của chi này đều có lông ngứa) hay "lá tầm ma" hoặc chỉ là "cây tầm ma" hoặc stinger, là một loài thực vật có hoa lâu năm thân thảo thuộc họ Urticaceae. Có nguồn gốc từ châu Âu, nhiều ở vùng ôn đới châu Á và tây Bắc Phi, ngày nay nó được tìm thấy trên toàn thế giới, bao gồm cả New Zealand và Bắc Mỹ.
Loài này được chia thành sáu phân loài, năm trong số đó có nhiều sợi lông rỗng gọi là trichome trên lá và thân, hoạt động giống như kim tiêm dưới da, chích histamin và các hớp chất khác tạo ra cảm giác châm chích khi tiếp xúc ("nổi mề đay", một dạng của viêm da tiếp xúc).
Loại cây này có một lịch sử lâu dài được sử dụng như một nguồn dược liệu trong y học cổ truyền, thực phẩm, trà và vật liệu dệt trong các xã hội cổ đại. | 1 | null |
Trận Tauberbischofsheim là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1866 tại Tauberbischofsheim (gần thành phố Stuttgart của Đức). Trong cuộc giao tranh nảy lửa này, một sư đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben – là một phần thuộc "Binh đoàn Main" dưới sự điều khiển của Trung tướng Edwin Freiherr von Manteuffel đã tấn công lực lượng hậu vệ của Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức (đồng minh của Đế quốc Áo) do Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy, và giành được thắng lợi quyết định. Với chiến thắng này, các lực lượng Phổ đã nắm được quyền vượt sông Tauber, gây cho quân đội của đối phương những thiệt hại nặng nề. Sau thất bại tại các trận chiến Tauberbischofsheim và Werbach, quân của Alexander xứ Hesse phải triệt thoái tới Gersheim về hướng đông bắc. Cũng như những thành công khác của ông trong chiến dịch 1866 mà một ví dụ có thể kể đến là trận Kissingen, tài nghệ của tướng Von Göben được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thắng lợi ở Tauberbischofsheim. Đồng thời, trận thắng cũng thể hiện rõ rệt hiệu quả của các khẩu súng trường nạp hậu của quân Phổ tại vị trí phòng ngự của mình. Mặc dù thua trận này, tướng Oskar von Hardegg vẫn tiếp tục giữ cương vị Bộ trưởng Chiến tranh của xứ Württemberg.
Sau khi đánh bại Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức do Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy trong một số trận đánh, "Binh đoàn Main" của Phổ dưới quyền "Thượng tướng Bộ binh" Eduard Vogel von Falckenstein đã chiếm được Frankfurt am Main trong tháng 7 năm 1866. Ngày 19 tháng 7, tướng Manteuffel lên nhậm chức tư lệnh Binh đoàn Main thay cho Falckenstein. Trong thời điểm này, Alexander đã hội quân với người Bayern tại Würzburg, nhưng điều này đã quá trễ để đem lại lợi lộc cho quân Liên minh. Giờ đây, sau khi quân ông đã được tăng viện đáng kể, Manteuffel tiến quân từ Frankfurt vào ngày 21 tháng 7. Trong khi Hoàng tử Karl xứ Bayern đang do dự rằng không biết ông ta nền kháng cự hay là rút quân để yểm trợ cho kinh thành München của mình, sư đoàn Phổ của tướng Von Göben đã tiến công Quân đoàn VIII vào ngày 24 tháng 7 tại sông Tauber. Ở Tauberbischofsheim, giao tranh đã nổ ra khốc liệt: lữ đoàn tiên phong của sư đoàn dưới quyền Göben do tướng Karl von Wrangel chỉ huy đã tấn công sư đoàn Württemberg dưới quyền tướng Von Hardegg đang án ngữ tại đây. Hỏa lực pháo binh của lữ đoàn Wrangel đã đánh cho quân đội Württemberg thiệt hại nặng, và nhanh chóng đẩy lùi họ ra khỏi ngôi làng. Tướng Hardegg tiến hành triệt thoái, song quyết tâm cầm cự với quân Phổ ở các ngôi nhà và cản bước các khẩu đội pháo của họ. Quân Phổ đã nhanh chóng làm chủ được các ngôi nhà và những gì yểm trợ cho đối phương ở bờ phải sông Tauber. Nhờ làm nổ ngọn cầu bắc qua sông Tauber, viên tướng Württemberg đã ngăn được đường tiến của lực lượng pháo binh Phổ trong một khoảng thời gian. Sau vài tiếng đồng hồ giao chiến dữ dội, Sư đoàn số 4 thuộc Quân đoàn VIII của Liên minh đã tăng viện cho Württemberg và cuộc chiến càng trở nên máu lửa. Cuối cùng, người Phổ đã làm chủ được quyền sông Tauber tại Bischofsheim, và, dọc theo đoạn đường tới Würzburg, các tiền đồn của Phổ đã tiến thêm một khoảng cách nhỏ.
Trận Werbach cũng bùng nổ trong cùng ngày, và trong trận đánh này quân đội của Manteuffel đã đánh bại sư đoàn Baden, giành được quyền vượt sông tại đây. Các trận giao tranh ngày 24 tháng 7 chỉ đem lại thiệt hại khá nhẹ cho quân đội Phổ, trái ngược với quân đội Liên minh các quốc gia Đức. | 1 | null |
Kế đồng hoặc Cỏ kế đồng (danh pháp khoa học: Cirsium arvense) là một loài thực vật thuộc chi "Cirsium" trong họ Cúc (Asteraceae), bản địa khắp châu Âu và phía Bắc châu Á, và được du nhập rộng rãi ở những nơi khác. Nó là một loại cây thân thảo lâu năm có chiều cao 30–100 cm, tạo thành các cụm sinh sản vô tính rộng lớn từ một hệ thống rễ ngầm dày dặc và trồi lên rất nhiều thân mọc thẳng khỏi mặt đất vào mỗi mùa xuân, đạt 1-1,2 m chiều cao (đôi khi cao hơn). Nó là loài cây mọc nơi đổ nát.
Cỏ kế đồng là thực vật lâu năm, có nằm trong danh sách 33 loài cỏ độc hại ở Bắc Mỹ và được biết là gây hại cho hơn 27 loại cây trồng ở 37 quốc gia, gây giảm năng suất đối với nhiều loại cây trồng, đồng cỏ, bãi cỏ, vườn nho và vườn cây ăn quả.
Sinh thái.
Cấu trúc ngầm của nó bao gồm 4 kiểu:
Dù được xác nhận trong một số tài liệu nhưng thực tế thì kế đồng không tạo ra các thân rễ. Các chồi rễ mọc ngẫu nhiên trên các rễ dày dặc của kế đồng, và từ đây sinh ra các chồi cây mới. Chồi cây cũng mọc ra từ các chồi bên trên đoạn ngầm của các chồi thông thường, cụ thể khi các chồi bị cắt hay khi các đoạn thân cây bị vùi lấp.
Thân cây có màu xanh mịn, phân cành tự do, và nhẵn nhụi (không có túm lông hay phấn), chủ yếu không có cánh gai. Thân một phần nằm bò trên mặt đất vào mùa hè, nhưng có thể mọc đứng lên nếu được hỗ trợ bởi thực vật khác. Những chiếc lá có gai nhọn, xẻ thùy, dài 15–20 cm và rộng 2–3 cm (nhỏ hơn ở phần trên của thân cây hoa).
Cụm hoa có đường kính , màu hồng tím, với tất cả các chiếc hoa có hình dạng tương tự (không phân chia thành chiếc hoa đĩa và chiếc hoa tia). Những bông hoa thường là đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái), nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, với một số là cây lưỡng tính. Hạt dài 4–5 mm, với một mào lông hỗ trợ trong việc phát tán nhờ gió. Mỗi cành ra 1-5 cụm hoa đầu, với các cây trong điều kiện rất thích hợp sinh ra tới 100 cụm hoa đầu trên mỗi thân cây. Mỗi cụm hoa đầu chứa trung bình khoảng 100 chiếc hoa. Lượng hạt trung bình mỗi cây là khoảng 1.530. Do hoa chủ yếu thụ phấn nhờ côn trùng nên khi các cây đực và cây cái mọc sát nhau thì số lượng hạt sẽ nhiều hơn.
Các hạt của "Cirsium arvense" là nguồn thức ăn quan trọng cho sẻ thông vàng châu Âu và sẻ thông thông thường, và ở một mức độ thấp hơn là của các loài sẻ thông khác. Lá của nó là thức ăn của hơn 20 loài bướm Lepidoptera, bao gồm bướm "Vanessa cardui" và "Ectropis crepuscularia", và một số loài rệp vừng (Aphidoidea).
Các chủng kế đồng.
Sự biến thiên trong các đặc trưng lá (kết cấu, lớp lông, sự chia đoạn, tình trạng gai góc) là cơ sở để xác định các thứ/chủng kế đồng. Theo "Flora of Northwest Europe" thì có 2 thứ là:
Theo Biology of Canadian Weeds: "Cirsium arvense" thì có 4 thứ:
Sử dụng.
Giống như các loài "Cirsium" khác, rễ kế đồng ăn được nhưng hiếm khi được sử dụng do xu hướng gây ra đầy hơi ở một số người. Rễ cái được coi là phần nhiều dưỡng chất nhất. Lá cũng ăn được, nhưng do nhiều gai nên việc dùng nó làm thức ăn là không đáng giá. Tuy nhiên phần thân là ăn được và dễ dàng tách bỏ gai hơn.
Nhà máy rượu Bruichladdich trên đảo Islay liệt kê kế đồng là một trong số 22 thảo mộc sử dụng trong loại rượu gin của họ là The Botanist.
Mào lông cũng được người Cherokee sử dụng trang trí cho các phi tiêu thổi bằng ống xì đồng của họ. | 1 | null |
Ectropis excursaria là một loài bướm đêm trong họ Geometridae. Nó được tìm thấy ở phía đông Úc.
Sải cánh dài 30–45 mm, con cái lớn hơn con đực. Ấu trùng ăn nhiều loài cây khác nhau, bao gồm các loài Hedera helix, Pelargonium zonale, Juglans regia, Salvia officinalis, Pinus radiata, Rosa odorata, Gardenia jasminoides, Citrus limon, Hardenbergia violacea và Cassia, Acacia, Eucalyptus, Bursaria và Hakea. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách đĩa nhạc của Pitbull, nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ, bao gồm 9 album phòng thu, 1 album phối lại, 1 album tuyển tập, 4 mixtape, 80 đĩa đơn (bao gồm cả các đĩa đơn hợp tác), 11 đĩa đơn quảng bá và 37 video âm nhạc.
"M.I.A.M.I.", album phòng thu đầu tay của Pitbull, được phát hành vào ngày 24 tháng 8 năm 2004 bởi TVT Records. Album đã đạt được vị trí #14 trên bảng xếp hạng album "Billboard" 200 của Mỹ. Đĩa đơn đầu tiên của album, "Culo", đã lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 tại vị trí #32, và cũng là đĩa đơn đầu tiên của Pitbull lọt vào bảng xếp hạng này. Ngoài "Culo", album còn có bốn đĩa đơn khác: "That's Nasty", "Back Up", "Toma" và "Dammit Man". "Money Is Still a Major Issue", album phối lại của "M.I.A.M.I.", được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Album phòng thu thứ hai của Pitbill có tựa đề là "El Mariel", được phát hành vào ngày 30 tháng 10 năm 2006. Album có bốn đĩa đơn: "Bojangles", "Ay Chico (Lengua Afuera)", bản phối lại của "Dime", và "Be Quiet".
"The Boatlift", album phòng thu thứ ba của Pitbull, được phát hành vào ngày 27 tháng 11 năm 2007. Đĩa đơn thứ hai của album, "The Anthem", đạt #36 trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn thành công nhất của anh vào thời điểm hiện tại kể từ "Culo". Đĩa đơn cũng đạt được nhiều thành công lớn tại một số nước châu Âu. Nhờ sự thành côn của đĩa đơn này, "The Boatlift" trở thành album đầu tiên của Pitbull đạt được thành công thương mại vượt ra bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ, lọt vào các bảng xếp hạng của Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Ngoài "The Anthem", album còn có ba đĩa đơn khác là "Secret Admirer", "Go Girl" và "Sticky Icky". | 1 | null |
Tại phương Tây, một lịch Mùa Vọng là một lịch đặc biệt được sử dụng để đếm ngược hoặc kỷ niệm những ngày chờ đợi đến lễ Giáng sinh. Lịch Mùa Vọng hiện nay thường bắt đầu từ ngày 01 tháng 12 cho đến ngày 24 tháng 12, đôi khi có loại lịch có thể bắt đầu từ Chủ nhật Mùa Vọng đầu tiên, sớm nhất là ngày 27 tháng 11 và trễ nhất là 03 tháng 12.
Lịch thường mang hình thức của một thẻ hay tấm bảng hình chữ nhật lớn với "cửa sổ" trong đó thường là 24 cửa sổ, một cửa sổ cho mỗi ngày của tháng 12 dẫn đến ngày Giáng sinh. Các cửa sổ thường có đánh số và sắp đặt không theo thứ tự (cho người phải tìm chút ít), khi mở để lộ phía trong là một hình ảnh, bài thơ, một phần của một câu chuyện (chẳng hạn như câu chuyện về Giáng sinh của Chúa Giêsu) hoặc một món quà nhỏ, chẳng hạn như một đồ chơi hoặc sô-cô-la (có thể lịch là một hộp sô cô la, với 24 ô khoét sẵn).
Phong tục này được xem là bắt đầu của Giáo hội Luther Đức, từ đầu thế kỷ 19. Thời đó, nhiều gia đình thường gạch 24 gạch phấn trắng lên cửa, và mỗi ngày xóa đi 1 gạch, hay là thắp 1 hàng nến, hay là mỗi ngày dán những tranh ảnh tôn giáo lên tường. Theo Viện Bảo tàng Bang Niederösterreich, lịch mùa Vọng làm bằng tay đầu tiên có từ năm 1851, lịch in đầu tiên được phát hành tại Hamburg vào năm 1902 hay là 1903. | 1 | null |
Mòng biển Thái Bình Dương (danh pháp hai phần: Larus pacificus) là một loài mòng biển rất lớn, có nguồn gốc từ các bờ biển của Úc. Nó phổ biến vừa phải giữa Carnarvon ở phía tây, và Sydney ở phía đông, mặc dù nó đã trở nên khan hiếm ở một số vùng phía đông nam, như là một kết quả của sự cạnh tranh từ mòng biển Kelp, đã "tự nhập nội" từ những năm 1940.
Lớn hơn nhiều so mòng biển bạc ở khắp mọi nơi, và không phổ biến ở khu vực nào cả, mòng biển Thái Bình Dương thường được nhìn thấy một mình hoặc theo cặp, đi bộ quanh bờ biển, đều đặn tuần tra cao trên các cạnh của mép nước, hoặc (đôi khi) bay vọt lên cao trên những làn gió để thả một con động vật có vỏ cứng (tôm, cua, ốc) hoặc cầu gai xuống đá cho vỡ ra.
Mòng biển Thái Bình Dương lần đầu tiên được mô tả bởi nhà nghiên cứu chim tiếng Anh John Latham vào năm 1802 từ một bản vẽ Thomas Watling, tên địa phương đã được ghi nhận như "Troo-gad-dill". Danh pháp cụ thể của nó đề cập đến Thái Bình Dương.
Hai phân loài được công nhận, loài chỉ định "pacificus" hiện diện từ bờ biển phía đông, và Georgii từ Nam Úc và Tây Úc. Chúng có tuyến muối mà tiết nước mặn thông qua các lỗ mũi.
Loài này có chiều dài từ 58 đến 66 cm và sải cánh khoảng 137 đến 157 cm. Chúng thường có trọng lượng từ 900 đến 1.180 g. | 1 | null |
Mannlicher M1901 là loại súng ngắn bán tự động do Ferdinand von Mannlicher phát triển khi ông được thuê làm việc ở công ty Österreichischen Waffenfabriks-Gesellschaft tại Steyr, đế quốc Áo-Hung. Ông đã thiết kế các khẩu súng khác từ năm 1894 và khẩu súng này được hoàn tất thiết kế năm 1899 nhưng nó không được giới thiệu cho đến năm 1900. Rất ít khẩu được chế tạo thử nghiệm, chúng sử dụng đạn 8mm nhưng bị thấy là quá yếu nên đã được mang đi thiết kế lại chuyển sang sử dụng đạn không vành 7.63×21mm Mannlicher được phát triển riên cho súng và giới thiệu lại vào năm 1901 nên nó thường được gọi là M1901.
Tùy vào năm được chế tạo mà nó được gọi khác nhau như M1901, M1902, M1903,M1904 và cuối cùng là M1905. Súng không được đưa vào sử dụng trong quân đội nhưng có nhiều người mua để làm vũ khí tự vệ, mẫu M1905 thì được thông qua để phục vụ trong lực lượng quân đội Argentine. Có khoảng 300 khẩu mẫu M1900 và khoảng 12.000 khẩu mẫu M1901 đến M1905 được chế tạo.
Thiết kế.
Mannlicher M1901 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback có hãm. Một đòn bẩy sẽ móc vào khối trượt và đầu một cái nhíp dày bên trong súng. Khi khối trượt lùi lại áp lực sẽ đẩy đòn bẩy ra sau nhưng cái nhíp sẽ giữ không cho đòn bẩy di chuyển cho đến khi áp lực tích đủ mạnh nó sẽ đẩy đòn bẩy bật ra sau và khi đó móc đòn đẩy sẽ tách ra khỏi nhíp nên nó đóng vai trò như một cái khóa hãm. Khi khối trượt trở về vị trí cũ đòn bẩy sẽ bật trở lên đè đầu nhíp xuống và đến một mức nào đó đầu nhíp sẽ bật lên và chống vào móc đòn bẩy để chuẩn bị bắn viên đạn tiếp theo. Cái nhíp này cũng đóng vai trò như móc khóa búa điểm hỏa vào vị trí lên cò, khi búa điểm hỏa được kéo ra phía sau một phần của búa sẽ móc vào đầu phần dưới cái nhíp này và nó sẽ giữ búa ở vị trí đó. Khi bóp cò phần đước của nhíp sẽ bị đẩy lên trên tách móc của búa điểm hỏa ra khỏi nhíp và khai hỏa.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn của súng nằm cố định trong tay cầm và xạ thủ sẽ nạp đạn vào thông qua khe nhả vỏ đạn bằng một cái kẹp 8 viên dành cho súng khi khối trượt được kéo ra phía sau. Nếu cần lấy đạn ra khỏi súng thì xạ thủ sẽ kéo khối trượt về phía sau và nhấn vào nút nhả đạn phía bên phải tay cầm thì lò xo trong hộp đạn sẽ đẩy tất cả đạn trong nó ra ngoài. | 1 | null |
Vệ Trang công (chữ Hán: 衛莊公, trị vì 479 TCN-478 TCN), tên thật là Cơ Khoái Hội (姬蒯聵), là vị quân chủ thứ 30 của nước Vệ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thụy hiệu của ông là Vệ Trang công, nhưng còn gọi là Vệ Hậu Trang công để phân biệt với Vệ Trang công, quân chủ thứ 12 của nước Vệ.
Lưu vong.
Vệ Trang công là con của Vệ Linh công – quân chủ thứ 28 nước Vệ.
Mẹ ông là phu nhân Nam Tử (người nước Tống) bị dị nghị từng tư thông với anh ruột là Tống Triều. Năm 496 TCN, Vệ Linh công mời Tống Triều sang nước Vệ. Thế tử Khoái Hội đang đi sứ hiến ấp Vu cho nước Tề, đi ngang qua nước Tống nghe lời dị nghị của dân nước Tống về chuyện xấu của mẹ mình, bèn bàn với thủ hạ là Hí Dương Tốc giết mẹ.
Khi vào yết kiến Nam Tử, Khoái Hội mấy lần ra hiệu nhưng Hí Dương Tốc không động thủ. Nam Tử vội chạy vào gặp Vệ Linh công tố cáo ý định của Khoái Hội. Khoái Hội sợ hãi bỏ trốn sang nước Tống, sau đó sang nước Tấn, được Triệu Ưởng che chở, sai hàng tướng Dương Hổ (lưu vong từ nước Lỗ) đưa ông về nước Vệ nhưng bị người nước Vệ ngăn cản, bèn đưa ông vào ở đất Thích.
Năm 494 TCN, ông theo Triệu Ưởng đi giao chiến với quân Trịnh do Hãn Đạt chỉ huy ở đất Thiết. Lúc Triệu Ưởng bị một lính Trịnh đánh trúng vai, bị ngã trên xe và bị cướp mất cờ, Khoái Hội xông vào cứu. Cuối cùng quân Trịnh thua chạy, Khoái Hội chỉ huy quân sĩ giành được rất nhiều lương thực của địch, được Triệu Ưởng khen ngợi.
Năm 493 TCN, Vệ Linh công mất. Con Khoái Hội là Cơ Triếp được lập làm quân chủ, tức là Vệ Xuất công.
Về nước.
Khoái Hội ra sức tìm cách trở lại nước Vệ, lấy lại ngôi quân chủ. Ông có người anh rể là Khổng Ngữ, sinh ra cháu là Khổng Khôi. Sau khi Khổng Ngữ mất, phu nhân Khổng Cơ (chị Khoái Hội, con gái Vệ Linh công) thông dâm với gia thần nhà họ Khổng là Hồn Lương Phu.
Năm 480 TCN, Khổng Cơ cho Hồn Lương Phu đến gặp Khoái Hội bàn việc trở về nước, Khoái Hội hứa với Hồn Lương Phu sẽ phong làm đại phu và miễn cho 3 tội chết nếu mình được về làm quân chủ. Hai người thề với nhau xong, Hồn Lương Phu trở về nước Vệ sắp đặt.
Sau khi chuẩn bị xong, Hồn Lương Phu sai người bí mật đón Khoái Hội vào kinh đô nước Vệ, rồi bắt người cháu Khổng Khôi cũng phải dự thề giúp cậu. Sau đó Hồn Lương Phu mang quân tấn công vào cung Vệ Xuất công. Đại phu Loan Vinh sắp uống rượu, nghe tin có loạn, vội dắt Vệ Xuất công lên xe bỏ chạy sang nước Lỗ. Khoái Hội lên làm quân chủ, tức là Vệ Trang công. Ông là vị quân chủ duy nhất thời Xuân Thu bước lên ngôi báu từ việc giành ngôi từ tay chính con trai mình.
Mất lòng người.
Vệ Trang công sai người sang báo cho nhà Chu. Chu Kính vương bằng lòng công nhận Vệ Trang công.
Vệ Trang công lập con thứ là Cơ Tật làm thế tử, cho Hồn Lương Phu làm đại phu như lời hứa. Khi chạy trốn, Vệ Xuất công đã kịp mang theo ấn tín quốc quân nước Vệ, nên Trang công không có ấn, bèn bàn với Hồn Lương Phu. Hồn Lương Phu đề nghị đón Vệ Xuất công về để có ấn tín, và sẽ không lập Xuất công làm thế tử nữa.
Một người hầu nghe được ý định của Hồn Lương Phu, bèn báo với thế tử Cơ Tật. Cơ Tật sợ mất ngôi thế tử bèn mang thủ hạ vào cung, ép Vệ Trang công phải thề không được thay ngôi thế tử và đòi giết Hồn Lương Phu. Trang công khó xử vì đã hứa tha 3 tội chết cho Lương Phu, thế tử Tật giao kết với Trang công, đợi khi Lương Phu qua 3 tội thì sẽ xử tử. Hồn Lương Phu vào triều dự tiệc, liền bị thế tử Tật sai người bắt giữ và kể 3 tội: mặc áo tím, để hở áo mặc ra ngoài, không bỏ gươm, cộng thêm tội muốn gọi lại quân chủ cũ lưu vong là 4, do đó hạ lệnh giết Hồn Lương Phu.
Từ khi lên ngôi không lâu, Vệ Trang công làm những việc mất lòng dân chúng và tướng sĩ. Ông thấy ấp Nhung Châu không vừa ý, sai tướng Thạch Phố phá thành, san phẳng đi. Dân phu phải đi san thành, công việc khó nhọc, rất oán trách ông.
Trang công ra ngoài chơi, thấy nhà họ Kỷ ở ấp Nhung Châu có người vợ tóc đẹp, bèn truyền cho người hầu đi cắt, để chắp vào mái tóc vợ mình là Lư Khương. Do đó ông bị người Nhung Châu càng thêm oán.
Kết cục.
Do Vệ Linh công trước đây từng giúp họ Phạm và họ Trung Hàng ở đất Triều Ca chống lại nước Tấn, lại liên minh với Tề Cảnh công chống Tấn, nước Tấn thường sang đánh Vệ. Tháng 10 năm 479 TCN, Triệu Ưởng và Hàn Bất Tín nước Tấn lại tấn công nước Vệ.
Quân Tấn tiến sát đến kinh thành nước Vệ, quân Vệ không chống nổi. Khi quân Tấn chuẩn bị vào thành thì tướng Tấn là Hàn Bất Tín lại đề nghị lui binh, không nên lợi dụng nước Vệ có loạn để diệt. Vì vậy quân Tấn không vào thành.
Dân nước Vệ không ưa Trang công, bèn đánh đuổi ông để giảng hòa với nước Tấn. Vệ Trang công bỏ chạy sang đất Quyến. Triệu Ưởng lập cháu Vệ Tương công là công tử Ban Sư lên làm quân chủ mới, rồi rút quân.
Được 1 tháng tới tháng 11 năm 479 TCN, Vệ Trang công từ đất Quyến mang quân trở lại kinh thành. Vệ Ban Sư không chống nổi, bỏ chạy.
Năm 478 TCN, việc san thành Nhung Châu chưa xong, tướng Thạch Phố oán Vệ Trang công bắt mình đi san thành Nhung Châu, bèn tập hợp dân phu đánh Trang công. Trang công đóng cửa thành cố thủ, lên mặt thành xin thương lượng. Dân phu không chịu, nhất quyết tấn công vào thành.
Vệ Trang công vội mang gia quyến chạy trốn. Ông nhảy qua tường thành phía bắc ra ngoài, ngã xuống đất bị gãy chân. Dân Nhung Châu kéo đến vây đánh. Vệ Trang công được mấy người hầu cận mang trốn thoát, còn các con là thế tử Cơ Tật và công tử Thanh cũng nhảy qua tường ra, bị dân Nhung Châu bắt giết.
Vệ Trang công chạy thoát, đến trốn vào nhà họ Kỷ mà trước đây ông từng cắt lấy tóc vợ nhà này cho vợ mình. Ông mang viên ngọc quý ra cho họ Kỷ xem và hứa sẽ ban cho viên ngọc, nếu họ Kỷ cứu ông. Họ Kỷ oán việc cắt tóc vợ mình trước đây, bèn giết chết Vệ Trang công và cướp lấy viên ngọc. Không rõ khi đó Trang công bao nhiêu tuổi.
Vệ Trang công làm quân chủ được 2 năm thì bị đuổi, trở lại được vài tháng thì bị giết. Người nước Vệ đón Vệ Ban Sư trở lại ngôi quân chủ.
Theo Sử ký, năm 478 TCN, Vệ Trang công đem quân đánh Lục Châu, Lục Châu nhờ Triệu Ưởng đem quân giúp, Triệu Ưởng bèn đem quân đánh Vệ, tháng 10 cùng năm, Vệ Trang công phải bỏ trốn khỏi nước Vệ. Sau này không rõ kết cục của ông. | 1 | null |
Nghị quyết 67/19 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là một nghị quyết dự kiến đưa ra biểu quyết các phiên họp thứ 67 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 29 tháng 11 năm 2012 (giờ Hoa Kỳ), Ngày Quốc tế Đoàn kết với nhân dân Palestine. Dự thảo nghị quyết đã được đề xuất bởi đại diện của Palestine tại Liên Hợp Quốc. Cuộc bỏ phiếu về vấn đề thừa nhận Palestine như một nhà nước không phải là thành viên Quốc. Quan trọng là nó nâng cấp Palestine từ thực thể không phải là thành viên thành quốc gia không phải là thành viên. Mặc dù nó đã gây tranh cãi và trong chính trị Israel từ bị bác bỏ bởi chính phủ 32 của Israel, cựu Thủ tướng Ehud Olmert bày tỏ ủng hộ việc nâng cấp tư cách thành viên này.. Dự thảo nghị quyết được dự kiến được thông qua, ngay cả khi chỉ mang tính tượng trưng, đặc biệt là ở ánh sáng của Chiến dịch Trụ cột Phòng thủ. Nghị quyết nâng tư cách Liên Hợp Quốc của Palestine tương đương với tư cách của Tòa Thánh. Nghị quyết đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2012 (30 tháng 11 theo giờ Việt Nam) chấp nhận Palestine làm một quan sát viên Liên Hợp Quốc. Đại hội đồng đã biểu quyết với 138 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng. Israel và Hoa Kỳ phản đối. Pháp, Tây Ban Nha và Na Uy nằm trong số các quốc gia thúc giục Đại hội đồng hãy nâng vị tế của Palestine tại Liên hợp quốc. Đức bỏ phiếu trắng.
Tháng 9 năm 2011, Palestine từng đệ đơn yêu cầu công nhận là một quốc gia độc lập tại Liên Hợp Quốc, tuy nhiên Hoa Kỳ đã bỏ phiếu phủ quyết khi biểu quyết tại Hội đồng Bảo an.
Bối cảnh.
Phiên họp 66 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã dẫn đến việc Tổng thống Mahmoud Abbas yêu cầu tham gia như một thành viên đầy đủ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, sáng kiến Palestine 194 đã không thể thông qua trong quá trình bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chỉ có 8 trong số 15 thành viên ủng hộ các giải pháp (một phiếu ít hơn so với yêu cầu là 9 phiếu thuận dựa theo Điều 27 của Hiến chương Liên Hợp Quốc). Vào Ngày Quốc tế Đoàn kết với dân tộc Palestine (ngày Israel được công nhận bởi Liên Hợp Quốc), kỳ họp thứ 67 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu để nâng cấp tình trạng Palestine từ thực thể không phải là thành viên lên nhà nước không phải là thành viên. Giải pháp cũng đến một vài tuần sau khi một số các nghị quyết UNGA về Palestine. Tại kỳ họp thứ 66, Palestine cũng đã được thừa nhận như là một thành viên đầy đủ của UNESCO bất chấp sự phản đối từ Hoa Kỳ.
Chiến dịch.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng nghị quyết sẽ làm cho giấc mơ về một nhà nước Palestine "xa hơn". Ông cho rằng: "Người Palestine phải công nhận nhà nước Do Thái, và họ phải sẵn sàng chấm dứt xung đột với Israel một lần và tất cả. Không hề có trong những lợi ích sống còn, những lợi ích sống còn về hòa bình, không gì trong những điều này được đề cập trong nghị quyết được trình lên Đại hội đồng ngày hôm nay, và đó là lý do tại sao Israel không thể chấp nhận điều đó". Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Chính phủ tướng Ehud Olmert đã viết: "Tôi tin rằng yêu cầu của Palestine đối với Liên Hợp Quốc là phù hợp với các khái niệm cơ bản của giải pháp hai nhà nước. Do đó, tôi thấy không có lý do gì để phản đối một khi Liên Hợp Quốc sẽ đặt nền móng cho ý tưởng này, chúng tôi ở Israel sẽ phải tham gia vào một tiến trình các cuộc đàm phán nghiêm túc, để thống nhất về biên giới cụ thể dựa trên các tuyến năm 1967, và giải quyết các vấn đề khác. Đây là lúc để hỗ trợ và khuyến khích các lực lượng ôn hòa của người Palestine. Abu-Mazen [Mahmoud Abbas] và Salam Fayyad cần sự giúp đỡ của chúng tôi. Đã đến lúc giúp đỡ."
Quá trình biểu quyết.
Dự thảo nghị quyết được đề xuất bởi đại diện của Palestine tại Liên Hợp Quốc; Theo Điều 18 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, quyết định thông qua nghị quyết có thể được thực hiện bởi đa số thành viên của Đại hội đồng hiện diện và biểu quyết. Dự thảo đã được ủng hộ sau một ngày tranh luận vào ngày 29 tháng 11 năm 2012, bao gồm cả Mahmoud Abbas, với sự hỗ trợ của Afghanistan, Algérie, Argentina, Bahrain, Bangladesh, Bolivia, Brasil, Brunei, Chile, Trung Quốc, Comoros, Cuba, Bắc Triều Tiên, Djibouti, Ecuador, Ai Cập, Guiné-Bissau, Guyana, Iceland, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kuwait, Lào, Liban, Libya, Madagascar, Malaysia, Maldives, Mali, Mauritanie, Maroc, Namibia, Nicaragua, Nigeria, Oman, Pakistan, Peru, Qatar, Saint Vincent và Grenadines, Ả Rập Xê Út, Sénégal, Seychelles, Sierra Leone, Somalia, Nam Phi, Sudan, Tajikistan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Uruguay, Venezuela, Yemen và Zimbabwe. Trước khi biểu phiếu thực tế, nhiều quốc gia đồng ý đưa tên của mình vào danh sách đồng ủng hộ: Angola, Azerbaijan, Belarus, Belize, Grenada, Guinea, Kyrgyzstan, Niger, Sri Lanka, Suriname và Việt Nam.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Đức và Úc bỏ phiếu trắng. Tuy nhiên, nhiều quốc gia phương Tây như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Malta, Ireland, Áo và Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết. Trung Quốc và các nước IBSA Brazil và Ấn Độ hỗ trợ dự thảo, cùng với một nước khác trong khối BRICS là Nga. Nigeria cũng ủng hộ dự thảo. Vương quốc Anh cho biết sẽ chỉ ủng hộ dự thảo nếu đảm bảo rằng sẽ có những cuộc đàm phán vô điều kiện về các vấn đề địa vị cuối cùng. Trong khi đó, Cộng hòa Séc phản đối giải pháp đề xuất.
Phản ứng.
Tại thành phố Ramallah ở Bờ Tây, hàng ngàn người dân Palestine hò reo ăn mừng sau khi kết quả được công bố. Phát biểu sau khi nghị quyết được thông qua, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho rằng "Đại hội đồng được triệu tập họp ngày hôm nay để cho ra tấm giấy khai sinh chứng nhận sự tồn tại trên thực tế của Nhà nước Palestine."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton gọi việc biểu quyết là "không may và phản tác dụng", và "đặt thêm những chướng ngại vật trên con đường dẫn đến hòa bình." | 1 | null |
Bồn trũng Cửu Long hay Bể Cửu Long hoặc Bể trầm tích Cửu Long là một bồn trầm tích được lấp đầy bởi các vật liệu trầm tích Kainozoi với bề dày trầm tích tại trung tâm khoảng 7–8 km. Các trầm tích này phủ lên đá móng là các đá xâm nhập có thành phần thay đổi từ felsic đến trung tính, có tuổi từ Trias muộn - Jura sớm, Jura muộn, Creta muộn và tuổi Creta muộn - Paleogen.
Địa lý.
Bồn trũng nằm ở tọa độ 9-11 độ vĩ Bắc, 106,5-109 độ kinh Đông, với diện tích bề mặt khoảng 56.000 km². Bồn trũng có dạng gần giống hình bán nguyệt, kéo dài theo phương Đông Bắc-Tây Nam với phần cung lồi hướng về phía Đông Nam, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh.
Địa chất.
Bồn trũng Cửu Long là phần sụt lún của đới mgma Đà Lạt trong Kainozoi giai đoạn Oligocene đến Miocene sớm. Toàn bộ bể nằm trong lớp vỏ lục địa được xếp vào nhóm bể rift (riptơ hay "rift" trong tiếng Anh) nội lục hay đới tách giãn. Rift này đã phát triển trên các đá xâm nhập granit đến granodiorit có tuổi từ Jura đến Creta muộn. Địa hình khu vực bồn trũng vào thời kỳ ngay trước giai đoạn tách giãn là miền đồng bằng trước núi.
Địa tầng.
Các thành tạo trầm tích Đệ tam được chia thành các hệ tầng: Cau (Oligocen), Dừa (Miocen hạ), Thông (Miocen trung), Nam Côn Sơn (Miocen thượng) và Biển Đông (Pliocen hạ), với tổng bề dày trầm tích Đệ tam đạt trên 5000 m.
Cấu trúc, kiến tạo.
Bồn trũng Cửu Long có 4 cấu trúc chính gồm: 1/ vùng trũng phía tây nam; 2) vùng trũng phía đông nam; 3) địa lũy trung tâm; và 4) vùng trũng phía bắc.Bồn trũng trãi qua các giai đoạn tiến hóa chính gồm:
Tiềm năng dầu khí.
Bồn trũng Cửu Long có nhiều tiềm năng về dầu-khí với trữ lượng tài nguyên dầu khí dao động trong khoảng từ 2,357 đến 3,535 tỷ tấn quy dầu (tính theo phương pháp thể tích nguồn gốc) đến 800 - 850 triệu tấn dầu quy đổi (tính theo phương pháp thể tích - xác suất), tương đương trữ lượng và tiềm năng hydrocarbon tại chỗ khoảng 3,2 đến 3,4 tỷ tấn quy dầu trong đó khoảng 70% tập trung trong đá móng, còn lại 18% tập trung trong Oligocen và 12% tập trung trong Miocen.
Các mỏ dầu-khí điển hình trong bồn trũng Cửu Long như (trữ lượng theo thống kê trước 2004): | 1 | null |
Sẻ thông vàng châu Âu (danh pháp hai phần: "Carduelis carduelis") là một loài chim trong họ Fringillidae.
Loài chim này sinh sản khắp châu Âu, Bắc Mỹ, và tây và Trung Á, ở trong các rừng một phần cây gỗ, mở. Nó là loài định cư ở phía tây ôn hòa hơn thuộc phạm vi phân bố của nó, nhưng di trú từ vùng lạnh hơn. Nó cũng có sự di chuyển cục bộ, thậm chí ở phía tây, để thoát khỏi thời tiết xấu. Nó đã được nhập nội tới nhiều khu vực của thế giới.
Chiều dài trung bình 12–13 cm với sải cánh dài 21–25 cm và cân nặng 14-19 gram. | 1 | null |
Todirostrum cinereum là một loài chim sẻ rất nhỏ trong họ đớp ruồi bạo chúa. Nó sinh sản từ phía nam México đến tây bắc Peru, đông Bolivia và nam Brazil.
Loài này có đầu to, thân dài 9,1-10,2 cm, cân nặng 6,5-6,8 gram với cái mỏ đen và thẳng. Trên đầu màu đen chuyển sang màu xám đen trên sau gáy và bóng tối trên phần còn lại của trên lưng màu ô liu xanh. Đuôi thường vểnh lên là màu đen các chóp đuôi màu trắng, và cánh đen với hai thanh cánh màu vàng và màu vàng viền lông. Các phần dưới hoàn toàn màu vàng. Con trống và con mái có màu lông tương tự, nhưng chim non có một cái đầu xám hơn ở trên, các mảng da bò trên cánh, và dưới nhạt màu hơn.
Loài chim này bay vờn trên đám cây và bắt những động vật Chân khớp trong đám cây.
Nó sinh sản ở độ cao lên đến 1150 mét, có nơi lên đến 1500 mét. Cả hai con chim trống và chim mái xây tổ hình cái túi với một lối vào bên được giấu kín, tổ thường được treo từ một nhánh cây nhỏ hoặc cây leo cao 1-5 mét bên trên một cây, mặc dù đôi khi nó có thể đi lcao đến 30 mét. Chim mái ấp trứng trong 15-16 thì nở. | 1 | null |
Vườn quốc gia Darién () là một vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển và di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm ở phía nam của Panama. Nó cách thủ đô Panama khoảng 325 km về phía đông nam, gần biên giới với Colombia, tiếp giáp với Vườn quốc gia Los Katíos. Được thành lập vào năm 1972 và chính thức trở thành vườn quốc gia vào năm 1980, đây là vườn quốc gia lớn nhất Panama và là một trong những di sản thế giới quan trọng nhất ở Trung Mỹ khi đây là nhà của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời là một cây cầu tự nhiên trải dài nối giữa Bắc và Nam Mỹ.
Lịch sử.
Năm 1972, trở thành một phần của rừng phòng hộ Alto Darién. Năm 1980, khu vực này được tuyên bố là vườn quốc gia. Năm 1983, khu vực có diện tích được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Môi trường sống.
Vườn quốc gia có sự đa dạng về môi trường sống với những bãi biển cát trải dài, bờ biển đá, rừng ngập mặn, đầm lầy, rừng nhiệt đới vùng thấp và rừng nhiệt đới vùng cao.
Động thực vật.
Thực vật bao gồm chủ yếu là những khu rừng nhiệt đới gió mùa nhỏ và vừa. Ngoài ra là hệ thực vật rừng ngập nước dọc theo sông Chucunaque sông Tuira và cả ven biển Thái Bình Dương.
Vườn quốc gia là môi trường sống của rất nhiều các loài động vật bao gồm chó bụi rậm, thú ăn kiến khổng lồ, báo đốm, mèo rừng, Capybara (loài gặm nhấm lớn nhất thế giới), Agouti, khỉ đêm, khỉ rú, khỉ nhện nâu đầu, heo vòi Baird, và lợn lòi Pecari cùng với các loài cá sấu như cá sấu Caiman, cá sấu Mỹ.
Vườn quốc gia là khu vực sinh sống của hai bộ tộc người Indians bản địa là Chocó và Kuna với nền văn hóa nông nghiệp lâu đời. Khi Christopher Columbus khai phá vùng này vào năm 1502, và thành lập thị trấn Santa Maria la Antigua del Darien vào năm 1510, những người Indians đã phải rời bỏ quê hương. Những gì còn lại là những địa điểm khảo cổ quan trọng trong vườn quốc gia. | 1 | null |
Pteroglossus torquatus là một loài chim. Loài chim này sinh sản từ nam México đến Panama; và cũng ở Ecuador, Colombia, Venezuela và Costa Rica.
Loài chim này có cái mỏ to. Con trưởng thành dài điển hình 39–41 cm và cân nặng 190-275 gram.
Con trống và con mái có bề ngoài như nhau. Chúng di chuyển từng đàn 6-15 con trong rừng với cuộc bay trực tiếp và nhanh. Chúng chủ yếu ăn quả cây nhưng cũng ăn côn trùng, thằn lằn, trứng và các con mồi nhỏ khác. Cả con chim trống và mái cùng ấp trứng trong 16 ngày thì nở. | 1 | null |
Thánh Thiên (10 - 43) là một bậc nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau CN) trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế.
Không rõ tên thật của bà, Thánh Thiên (hay Thánh Thiên Công chúa) chỉ là thần hiệu. Theo thần tích đình Ngọc Lâm (nay thuộc thôn Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) thì bà còn có biệt danh là Nàng Chủ.
Cũng theo thần tích ấy thì bà là người làng Bích Uyển, phủ Kinh Môn (nay thuộc tỉnh Hải Dương). Cha bà là Nguyễn Huyến, từng làm quan triều đình, vì bất mãn với chế độ cai trị của nhà Hán mà đưa gia đình về quê ở ẩn.
Là người thiếu nữ xuất thân trong một gia đình có truyền thống võ học và yêu nước lâu đời, cho nên từ nhỏ Thánh Thiên đã được gia đình định hướng và giảng dạy cả văn lẫn võ. Thánh Thiên thông minh đĩnh ngộ, học một biết mười. Năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều quán thông. Năm 12 tuổi, nàng đã có tài văn chương, thông thạo võ thuật nên nàng sớm trở thành một cá nhân ưu tú với nhiều kỹ năng thượng thừa khi mới vừa ở độ tuổi 15, 16 khiến cho mọi người quanh nàng đều rất khâm phục và kính nể nàng.
Khởi nghĩa.
Năm 16 tuổi, bà mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhưng nhờ có cá tính rất mạnh mẽ, nên dân làng ai nấy cũng đều nể phục, đồng lòng tôn bà làm "Nữ Chủ" và tặng cho biệt danh là "Nàng Chủ". Vốn là con nhà võ, tinh thông võ nghệ, lại căm ghét quân xâm lược nhà Đông Hán, nên bà đã kêu gọi dân làng cùng nổi dậy. Sau vài trận đánh, bị tổn thất vì yếu thế hơn, nên bà tự giải tán.
Ít lâu sau, được tin người cậu ruột, vì căm ghét Tô Định (người nhà Đông Hán, sang làm Thái thú Giao Chỉ) nên đã từ quan về làng chiêu mộ trai tráng để đánh lại; bà liền tập họp quân, rồi kéo đến Ngọc Lâm để phối hợp với cậu.
Rút kinh nghiệm từ lần thất bại trước, bà cho xây dựng một căn cứ lớn ở Ngọc Lâm. Ở đây, ngoài thời gian rèn tập binh mã, bà còn chia quân đi khai hoang để tích trữ lương thảo, lập lò xưởng để rèn vũ khí, v.v...
Nhờ chuẩn bị kỹ lưỡng, nghĩa quân của bà đã giành được nhiều thắng lợi ở vùng Yên Dũng (Bắc Giang). Đến khi nghe tin Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị (sử sách thường gọi chung là Hai Bà Trưng) kêu gọi nhân dân cả nước vùng lên đánh đuổi quân nhà Đông Hán, Thánh Thiên liền đem quân về tụ nghĩa.
Mùa xuân năm Canh Tý (năm 40), Hai Bà Trưng đem quân tiến đánh Mê Linh (nay là một huyện của thành phố Hà Nội), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội rồi đánh thẳng vào thành Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của Tô Định. Thái thú Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, thay đổi y phục rồi lẻn vào đám loạn quân trốn về nước. Sau khi lên làm vua, Trưng Nữ Vương (tức Trưng Trắc) phong bà là Thánh Thiên Công chúa, trấn giữ miền Hợp Phố (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Kháng chiến chống Mã Viện.
Thái bình chưa được bao lâu, đất nước chưa xây dựng lại một cách hoàn chỉnh, nhân dân chưa an cư lạc nghiệp xong thì đầu năm Nhâm Dần (năm 42), vua nhà Đông Hán là Hán Quang Vũ sai tên tướng Mã Viện kéo quân sang xâm lược nước ta một lần nữa. Trưng Vương cử nàng chỉ huy toàn quân chống giặc Hán với danh hiệu Bình Ngô Đại tướng quân.
Mã Viện cùng phó tướng Lưu Long tiến đánh hồ Động Đình, nơi đây có Phật Nguyệt chống giữ. Quân của Mã Viện lúc đầu không sao tiến vào được hồ Động Đình, xác chất thành gò. Mã Viện phải xin thêm viện binh tinh nhuệ mới tiến vào được. Nhận thấy các chiến thuyền của mình to lớn hơn quân ta, Mã Viện quyết định hợp quân ở Hợp Phố, nhằm tận dụng đường biển đánh vào quận Giao Chỉ. Tuy nhiên, tại Hợp Phố, Thánh Thiên đã chờ sẵn.
Cùng với trận chiến hồ Động Đình, trận chiến Hợp Phố là trận đánh nổi tiếng trong sử Việt trước đây. Mã Viện phải ba, bốn lần cho toàn quân tiến đánh nhưng đều đại bại, thây chết ngổn ngang. Không chỉ thế, Thánh Thiên còn tiến đánh khiến Mã Viện phải cho quân lui về Mã Giang.
Bị quân ta chặn các ngả đường không tiến được, Mã Viện một lần nữa phải dâng biểu về triều đình xin thêm tướng giỏi và quân tinh nhuệ giúp sức, trong có viết: "Nam bang có nữ tướng Thánh Thiên dụng binh như thần, trí dũng thiên phương, không sao phục được. Xin bệ hạ phái thêm các tướng giỏi và tiếp thêm quân sĩ sang giúp sức".
Vua Hán lập tức cho thêm quân tướng tinh nhuệ sang giúp Mã Viện cùng mật truyền: "Nên dùng mưu mà đánh".
Có thêm quân tinh nhuệ, Mã Viện cũng không dám tiến đánh Thánh Thiên mà chia làm 2 cánh thủy bộ, cánh quân bộ tiến chiếm Thương Ngô rồi cho quân đi ngầm qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên, Quảng Ninh) lẻn xuống vùng Lục Đầu rồi tiến ngược lên Lãng Bạc, cánh quân thủy bí mật xuống các chiến thuyền lớn ở Hợp Phố rồi theo đường biển đến Lãng Bạc. Hai cánh quân thủy bộ của quân Hán hội tại Lãng Bạc (thuộc Tiên Du, Bắc Ninh ngày nay).
Trước thế mạnh của giặc, phòng tuyến Lãng Bạc bị phá vỡ, Hai Bà Trưng đành lui quân về Cấm Khê. Thánh Thiên từ mạn Bắc đem quân xuống cứu viện nhưng không kịp. Nghe tin Hai Bà Trưng đã tự vẫn (tháng 2 năm Quý Mão, 43), Thánh Thiên dẫn quân đóng trên sông Nhật Đức (tức sông Thương). Quân Hán tiến đánh với chiến thuật chia cắt đội hình, quân của Thánh Thiên không thích nghi được nên thất trận phải rút về Ngọc Lâm. Trong một trận giao tranh ác liệt, vì không muốn rơi vào tay giặc, Thánh Thiên đã phóng ngựa xuống sông Nhật Đức ở bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử, là một bến của con sông nhỏ Đa Mai, nay thuộc địa phận làng Ngọc Lâm ngày nay) tự vẫn để bảo toàn khí tiết.
Được tôn thờ.
Cảm phục trước khí tiết của Thánh Thiên, dân làng Ngọc Lâm đã dựng một miếu nhỏ bên bến Ngọc để thờ bà. Về sau, ngôi miếu ấy được xây kiên cố thành đền Ngọc Lâm. Trong đền hiện còn đôi câu đối ca ngợi bà:
Phiên âm Hán Việt:
Nghĩa là:
Và trong dân gian cũng còn lưu truyền lời thơ nói lên khí tiết của bà:
Phiên âm Hán-Việt:
Nghĩa là:
Hàng năm, lễ hội đền Ngọc Lâm được tổ chức lớn vào ngày 12 tháng 2 (âm lịch), là ngày sinh của bà Thánh Thiên. Ngoài ra, đình Ba Nóc ở Ngọc Lâm cũng là nơi thờ Thánh Thiên. Tên bà cũng đã được dùng để đặt tên một con phố ở thành phố Bắc Giang. | 1 | null |
Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam, là một trong những thành viên thời đầu và hoạt động xuất sắc trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ thập niên 1930. Bà cũng là em ruột nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai và là vợ đầu của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thân thế.
Bà sinh năm 1915 tại Vinh, Nghệ An. Cha bà là Nguyễn Huy Bình quê ở làng Mọc (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), Hà Nội, làm công chức hỏa xa ở TP Vinh, thường gọi là Hàn Bình. Thân mẫu là Đậu Thị Thư, quê Đức Tùng, Đức Thọ, Hà Tĩnh, một người buôn bán nhỏ. Ông bà Bình có với nhau 3 gái, 5 trai. Bà Thái nhỏ hơn chị cả Nguyễn Thị Minh Khai 5 tuổi (bà Nguyễn Thị Minh Khai sinh năm 1910).
Trước năm 1940, gia đình ông bà Bình sống tại 132 phố Maréchal Foch (nay là phố Quang Trung), thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Bắt đầu hoạt động cách mạng.
Chịu ảnh hưởng của chị cả Minh Khai, một trong những sáng lập viên của Tân Việt Cách mạng Đảng, bà sớm tham gia đảng Tân Việt và hoạt động trong Học sinh Đoàn. Năm 1929, bà cùng một người bạn tên là Hồ Cầm vào Huế để thi vào trường Đồng Khánh. Trên chuyến tàu hỏa từ Vinh vào Huế, bà lần đầu tiên gặp gỡ với một thanh niên trẻ có tên là Võ Nguyên Giáp, cùng hoạt động chung với chị Minh Khai trong đảng Tân Việt.
Suốt thời gian ở Huế, hai người cùng hoạt động trong đảng Tân Việt, nhiều lần gặp nhau và nảy sinh tình cảm. Hoạt động trong phong trào học sinh yêu nước trường Đồng Khánh, bà bị chính quyền thực dân Pháp bắt cuối năm 1930 về tội tham gia lãnh đạo phong trào nữ sinh, kêu gọi Đồng chí ủng hộ Xô viết Nghệ Tĩnh, và bị kết án 3 năm tù giam tại nhà lao Thừa Phủ. Dù chỉ mới 16 tuổi, nhưng bà nổi tiếng với một câu nói mà nhiều bạn tù nhắc lại:"Personne ne te dénonce, ne dénonces personne! (Không ai khai bạn; bạn không khai ai!)."
Cuối năm 1931, ông Giáp cũng bị bắt và bị giam tại nhà lao Thừa phủ. Mặc dù không có điều kiện gặp nhau, nhưng ông bà vẫn thông tin qua lại với nhau nhờ những người bạn tù. Cuối năm 1934, ông bà đều được trả tự do nhưng bị trục xuất khỏi Huế. Ngày 28 tháng 9 năm 1935, ông bà kết hôn tại Vinh, sau đó trở ra Hà Nội, ngụ tại một ngôi nhà ở phố Đường Thành, sau chuyển sang phố Nam Ngư. Bấy giờ bà được phân công vào công tác phụ vận của Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách phong trào nữ trí thức và công thương, vừa đảm nhiệm công tác thông tin liên lạc viên cho Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thường xuyên liên lạc với các yếu nhân của Đảng Cộng sản Đông Dương như Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Lê Duẩn. Mặc dù thi đỗ xuất sắc vào Trường Bà đỡ Hà Nội, tuy nhiên do những hoạt động tích cực trong phong trào học sinh, sinh viên, bà sớm bị chính quyền thực dân phát hiện và đuổi học.
Năm 1938, bà tích cực hoạt động trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ, tham gia Ban huấn luyện, trực tiếp tổ chức trường lớp giới thiệu cách dạy mới của học giả Hoàng Xuân Hãn...
Cuối năm 1939, bà sinh người con gái đầu và duy nhất của ông bà, lấy tên là Võ Hồng Anh.
Cuộc chia ly vĩnh viễn.
Ngay sau khi sinh con chưa được đầy năm thì ông Giáp sang Trung Quốc hoạt động. Bà sau đó cũng rút vào hoạt động bí mật. Vì vậy, bà đưa con về nhà bố mẹ chồng ở Quảng Bình để tiện ở lại Hà Nội hoạt động cách mạng.
Năm 1941, chính quyền thực dân Pháp mở phiên tòa án binh xử bà Minh Khai ở Sài Gòn. Bà thuê thầy kiện, đưa cha ra dự phiên tòa. Tại phiên tòa, bà nhanh tay giấu được mảnh giấy mà bà Minh Khai ném cho ông Lê Duẩn bị rơi ngay trước mặt lính áp giải, nhờ đó ông Lê Duẩn thoát khỏi bị kết án liên can đến bà Minh Khai.
Sau khi bà Minh Khai bị xử tử, cha bà vì quá đau buồn nên cũng qua đời sau đó không lâu. Bà trở về nhà ở Vinh vừa tạm lánh vừa có điều kiện chăm sóc mẹ già. Tuy nhiên, ngày 1 tháng 6 năm 1942, do một kẻ phản động tên Duy chỉ điểm, chính quyền thực dân Pháp bất ngờ khám xét bắt giam bà và ông Nguyễn Duy Trinh, bấy giờ đang ngụ ở nhà bà. Bà bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, bị kết án 12 năm tù và bị đày đi nhà tù Hỏa Lò. Người bào chữa cho bà tại phiên tòa này là Luật sư Phan Anh, người về sau là vị Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm của chồng bà (Võ Nguyên Giáp) và là cha chồng tương lai của con gái bà là Tiến sĩ Võ Hồng Anh.
Trong thời gian bị giam cầm, bà vẫn thường xuyên bị tra tấn nhưng vẫn không tiết lộ thông tin để bảo vệ tổ chức, nhất là quan hệ liên lạc với ông Hoàng Văn Thụ. Bên cạnh đó, bà thường tổ chức các lớp dạy văn hóa cho các nữ tù nhân. Cuối năm 1943, do điều kiện sống khắc nghiệt, tại nhà lao Hỏa Lò xảy ra dịch sốt chấy rận ("typhus"). Với kiến thức y khoa có được trong thời gian ngắn học tại Trường Bà đỡ Hà Nội, bà hết lòng chăm sóc các bệnh nhân, vì vậy đã kiệt sức và nhiễm bệnh thương hàn. Các đồng chí của bà trong nhà lao Hỏa Lò đã đấu tranh đòi đưa bà đến nhà thương Robin (còn gọi là "Nhà thương làm phúc", nay là Bệnh viện Bạch Mai). Linh cảm thấy mình khó qua khỏi, bà nhắn mẹ chồng đưa con ra Hà Nội để được gặp mặt. Tuy nhiên, lần gặp mặt cuối cùng đã không thành. Bà qua đời ngày 29 tháng 1 năm 1944 tại nhà thương Robin.
Sau khi qua đời, một người bạn hoạt động trong phong trào Truyền bá Quốc ngữ là giáo sư Đặng Thai Mai đã nhờ bà Nguyễn Khoa Bội Lan tổ chức lễ tang cho bà. Di hài của bà ban đầu được an táng tại một nghĩa trang nhỏ gần làng Tương Mai (Hà Nội), sau này được cải táng về Nghĩa trang Mai Dịch.. | 1 | null |
Giang Đông lục thập tứ đồn là một nhóm các thôn làng người Mãn nằm ở tả ngạn (bắc) của sông Amur (Hắc Long Giang), đối diện với Hắc Hà; và nằm trên bờ đông của sông Zeya, đối diện với Blagoveshchensk. Tổng diện tích các khu vực này là .
Lịch sử.
Vào mùa hè năm 1857, đế quốc Nga đã đề nghị bồi thường cho triều đình nhà Thanh nếu như họ buộc các cư dân người Mãn dời khỏi khu vực; tuy nhiên, đề nghị của người Nga đã bị khước từ. Năm sau, theo điều ước Ái Hồn năm 1858, triều đình nhà Thanh đã nhượng vùng đất ở phía bắc Hắc Long Giang cho Nga. Tuy nhiên, các thần dân của triều Thanh sinh sống ở phía bắc của sông được phép "giữ chỗ ở của họ vĩnh viễn nắm dưới thẩm quyền của chính quyền Mãn Châu".
Ước tính sớm nhất được biết đến của Nga (1859) cho thấy số thần dân của triều Thanh tại "khu Ngoại Zeya" là 3.000, song không có phân loại về sắc tộc; ước tính sau đó (1870) đưa ra con số 10.646, bao gồm 5.400 người Hán, 4.500 người Mãn và 1.000 người Đạt Oát Nhĩ. Các ước tính được công bố cuối thập niên 1870 và đầu thập niên 1880 thay đổi từ 12.000 đến 16.000, lên đến đỉnh điểm vào năm 1894, với con số 16.102 (bao gồm 9.119 người Hán, 5.783 người Mãn, và 1.200 người Đạt Oát Nhĩ). Sau đó, các con số được ghi nhận đã giảm xuống (7.000 đến 7.500 cư dân được ghi nhận mỗi năm từ 1895 đến 1899); tuy nhiên, lúc đó, các dân làng Ngoại Zeya chỉ là một thiểu số so với những người Hán hiện diện tại khu vực. Giả dụ, bên cạnh các dân làng Ngoại Zeya, số liệu thống kê vào năm 1898 ghi nhận có 12.199 "otkhodniki" (công nhân nhập cư) người Hán và 5.400 thợ mỏ người Hán trong tỉnh Amur vào thời điểm đó, cũng như 4.008 cư dân đô thị người Hán tại Blagoveshchensk và có lẽ ở những nơi khác.
Trong khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, quân Thanh đã cố gắng phong tỏa tàu thuyền của Nga đi lại trên sông Amur gần Ái Hồn, bắt đầu từ 16 tháng 7, và tấn công Blagoveshchensk cùng với những đạo tặc Hồng hồ tử người Hán., thống đốc quân sự của Nga tại khu vực Amur, trung tướng Konstantin Nikolaevich Gribskii, đã ra lệnh trục xuất tất cả các thần dân của nhà Thanh còn ở lại bờ bắc sông Amur. Lệnh này không những áp dụng cho dân làng, mà còn áp dụng với các thương nhân và công nhân người Hán sinh sống tại Blagoveshchensk, nơi họ chiếm từ 1/6 đến 1/2 trong tổng số 30.000 cư dân tại địa phương. Họ bị cảnh sát địa phương đưa đi và bị lùa xuống sông; hầu hết trong số họ đều không biết bơi và đã có hàng nghìn người chết đuối. Theo một ước tính, hai sự kiện vào ngày 17 và 21 tháng 7 năm 1900 đã cướp đi mạng sống của 2000 và 5000 người Trung Quốc. Vụ thảm sát khiến người Trung Quốc giận dữ, và còn gây hậu quả về sau: Hồng hổ tử đã chiến đấu trong một cuộc chiến tranh du kích chống lại người Nga và đã hỗ trợ người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật để trả thù. Louis Livingston Seaman cho rằng vụ thảm sát là nguyên do khiến Hồng hổ tử đem lòng hận thù đối với người Nga, ông còn dẫn lời một viên sĩ quan Nga tham gia cuộc thảm sát nói rằng người ta có thể đi bộ qua sông Amur trên các thi thể.
Tranh chấp.
Trung Hoa Dân Quốc, thực thể kế thừa nhà Thanh, chưa bao giờ công nhận sự xâm chiếm của người Nga là hợp pháp. Trong Thỏa thuận biên giới Trung-Xô 1991, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã từ bỏ chủ quyền đối với 64 đồn. Tuy vậy, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan không công nhận bất kỳ thỏa thuận biên giới nào giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước khác. Do đó, khu vực vẫn được thể hiện là một phần của Trung Quốc trong một số bản đồ xuất bản tại Đài Loan mặc dù nó đang nằm dưới sự quản lý của tỉnh Amur, Nga. | 1 | null |
Bosmina là một chi động vật giáp xác thuộc bộ Cladocera. Đặc điểm nổi bật của chi này phân biệt nó với chi "Bosminopsis" (một thành viên khác của họ Bosminidae) là râu của "Bosmina" tách rời chứ không nhập lại làm một ở gốc.
"Bosmina" là sinh vật ăn lọc, với nguồn thức ăn của chúng là tảo và sinh vật đơn bào. Các thành viên thuộc chi "Bosmina" sử dụng một cơ chế kép trong việc kiếm ăn: chân thứ hai và ba có tác dụng khuấy nước và lọc thức ăn trong đó còn chân thứ nhất thì cầm nắm thức ăn để miệng tiêu thụ. Để thực hiện tác dụng lọc, chân thứ hai và ba có các lông mịn sắp xếp như một cái màng lọc dạng răng lược để "hớt" thức ăn. | 1 | null |
Hán Thành Đế Triệu Chiêu nghi (chữ Hán: 汉成帝趙昭儀, ? - 7 TCN), thường được gọi Triệu Hợp Đức (趙合德), là một phi tần rất được sủng ái của Hán Thành Đế Lưu Ngao, vị Hoàng đế thứ 12 của triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Bà là em gái của Hiếu Thành hoàng hậu Triệu Phi Yến.
Trong lịch sử nhà Hán, hai chị em họ Triệu hưởng trọn sự sủng ái của Hán Thành Đế, tận cùng sự vinh hoa phú quý. Triệu Hợp Đức dung mạo tuyệt sắc, nhưng lòng dạ ác độc, được ví là "Hồng nhan họa thủy" (红颜祸水). Cái tên "Hợp Đức", xuất phát từ Phi Yến ngoại truyện, một tiểu thuyết đời sau, do đó đây không phải tên thật.
Xuất thân.
Gia cảnh của Triệu thị cùng chị gái Triệu Phi Yến hết sức bần hàn, cha mẹ ruột vốn là những nô lệ phục dịch trong phủ quý tộc tên Triệu Lâm (趙臨), có chỗ lại nói chính Triệu Lâm là cha ruột. Sử sách không ghi tên thật của bà, tiểu thuyết Phi Yến ngoại truyện ghi bổn danh [Hợp Đức; 合德], từ đó về sau người đời đều cho là tên thật. Theo sử ký ghi lại, Triệu thị cùng chị gái khi đến tuổi trưởng thành được tuyển vào phủ của Dương A công chúa (陽阿公主), tại đây họ được học làm ca nữ.
Trong tiểu thuyết "Phi Yến ngoại truyện", câu chuyện về 2 chị em là cả một truyền kỳ. Vợ của Giang Đô trung úy Triệu Mạn (赵曼), là Cô Tô quận chúa (姑苏郡主), cháu gái của Giang Đô vương, tư thông với gia nhân là Phùng Vạn Kim (冯万金), sinh ra 2 cô con gái, chính là chị em Triệu thị, sau đó Cô Tô quận chúa đem hai đứa bé này vứt bỏ, ba ngày sau Cô Tô quận chúa phát hiện cả 2 đều còn sống, tâm không đành lòng, lại đem các con ôm trở về, giao cho Phùng Vạn Kim nuôi dưỡng. Sau đó Vạn Kim qua đời, Phùng gia suy bại mà từ Cô Tô lưu lạc đến Trường An, được gọi là Triệu Chủ Tử. Sau đó, nàng lấy tài nghệ thêu thùa mà lấy lòng Triệu Lâm, quan dịch nô hầu trong phủ Dương A công chúa, vì vậy được Triệu Lâm nhận làm con nuôi.
Trong Triệu Phi Yến biệt truyện (赵飞燕别传), một cuốn sách thời nhà Tống, hai chị em lưu lạc dân gian, từng phải làm giày rơm kiếm sống.
Nhập cung Hán.
Theo chị vào cung.
Hán Thành Đế đam mê tửu sắc, từng sủng ái Hứa Hoàng Hậu và Ban tiệp dư nhưng cả hai không sinh được con, ông chán ngán hậu cung nên đến phủ Dương A công chúa uống rượu xem hát. Tại đó, ông gặp chị gái Triệu thị là Triệu Phi Yến, say mê nhan sắc tuyệt trần của bà nên mang về cung ngày đêm sủng hạnh.
Sau đó, Triệu Phi Yến tiến cử em gái Triệu thị cho Hán Thành Đế để cùng tranh sủng. Triệu thị nhập cung, Thành Đế càng không ngó ngàng đến các phi tần khác mà chỉ ngày đêm đắm chìm vào hưởng lạc cùng chị em Triệu thị. Hoàng đế phong cả hai cùng là Tiệp dư.
Năm Hồng Gia thứ 3 (18 TCN), chị gái của Hứa hoàng hậu là Bình An Cương hầu phu nhân Hứa Yết gièm pha cung nhân trong hậu cung có thai, lời nói trù yếm, lại liên hệ đến Đại tướng quân Vương Phượng là thân thích của Thái hậu Vương Chính Quân. Nhân đó chị em họ Triệu cùng thưa lên Vương thái hậu. Thái hậu cho người điều tra, Hứa hoàng hậu bị chị gái liên lụy và bị phế truất. Thành Đế muốn phong Triệu Phi Yến làm Hậu nhưng Thái hậu phản đối vì bà xuất thân là ca nữ thấp hèn. Cháu trai bên ngoại của Thái hậu là Thuần Vu Trường (淳于長) muốn lấy công với Hán Thành Đế, bèn hiến kế giúp Triệu Phi Yến đủ tư cách làm Hoàng hậu, bằng việc truy phong gia đình.
Năm Vĩnh Trị nguyên niên (16 TCN), tháng 4, Hán Thành Đế ra lệnh truy phong cha của hai chị em làm Thành Dương hầu (成暘侯), từ đó không còn ai phàn nàn về xuất thân của Triệu thị. Tháng 6 năm đó, Hán Thành Đế ra chỉ phong Triệu Phi Yến làm Hoàng hậu.
Chuyên sủng hậu cung.
Triệu Phi Yến trở thành Hoàng hậu, nhưng sau đó người được Hán Thành Đế sủng ái nhất là Triệu Tiệp dư, thăng làm Chiêu nghi. Nơi ở của bà là Chiêu Dương cung (昭暘宮), được xây dựng hết sức tráng lệ cực kì xa hoa, trong đình lấy sắc màu đỏ son, sơn mới hoàn toàn, ngưỡng cửa thì lấy đồng thau trang sức, lại cũng tô hoàng kim lên, cầu thang lên điện thì lấy bạch ngọc mà làm, đồng thời khảm nhập Lam Điền tường ngọc, minh châu, thúy vũ, sự xa xỉ này là bậc nhất khi đó trong các cung. Sử sách thời Hán không tiếc lời chỉ trích vì sự xa hoa tột độ này của Hán Thành Đế.
Tuy vinh sủng tột độ, song cả hai chị em không có tin vui. Truyền thuyết nói rằng để mang thai, Triệu hoàng hậu thông dâm với nhiều nam nhân, chuyện kinh thiên độc địa đến tai Hán Thành Đế, song Triệu Chiêu nghi hết lòng bênh vực và che giấu, cuối cùng Thành Đế nhắm mắt làm ngơ.
Theo Liệt nữ truyện, Triệu Chiêu nghi tính cách đố kỵ với hậu cung vì không thể sinh con. Khi đó, Hứa Mỹ nhân được Hán Thành Đế sủng ái, sinh ra Hoàng tử. Triệu Chiêu nghi nói với Thành Đế rằng:「"Bệ hạ hay cùng thiếp đến Trung cung, thế vị Hứa Mỹ nhân kia là từ đâu tới?!". Sau đó, Triệu thị bèn bỏ ăn bỏ uống, tự đâm đầu vào cột cung điện, hay lại lăn từ giường xuống sàn, khóc lóc thảm thiết khiến Thành Đế sốt sắng cả lên. Triệu thị nói:「"Bệ hạ sau này muốn an trí thần thiếp thế nào, thì tùy Bệ hạ, Thần thiếp không dám trái"」, Thành Đế khổ sở nói:「"Ta cố ý nói việc này cho nàng nghe, nàng còn lại giận dữ vì điều chi nữa chứ?"」, sau đó Thành Đế cũng không thiết ăn uống gì. Thấy thế, Triệu thị bèn nói:「"Bệ hạ còn có mặt mũi nào tuyệt thực?! Xưa kia bệ hạ thề độc với thiếp rằng 'Hứa không phụ nàng', bây giờ vị Mỹ nhân kia có Hoàng tự, ngài thất hứa với thiếp, đáng gọi là gì đây?!"」, sau đó khóc lóc thảm thiết. Hán Thành Đế không muốn thấy sủng phi của mình đau lòng, bèn nói:「"Ta hứa với Triệu thị, không lập với Hứa thị! Trên đời này không ai có thể vượt qua nàng trong lòng ta! Nàng yên tâm!"」. Sau đó, Hán Thành Đế sai người giao cho Hứa Mỹ nhân một phong thư xanh, bảo giao Hoàng tử cho mình. Hứa Mỹ nhân bèn theo thư mà giao đứa trẻ ra, liền bị Hán Thành Đế sai người bóp chết cho tắt thở, Triệu Chiêu nghi cũng nhìn xem cùng. Sau khi đứa trẻ chết rồi, Thành Đế cho người mai táng ở dưới Ngục viên. Khoảng thời gian nữa, lại có Trung cung sử là Tào Cung, tự Vĩ Năng, được Hán Thành Đế lâm hạnh cũng sinh Hoàng tử. Hán Thành Đế cũng lại đem nói với Triệu Chiêu nghi, biết được là con trai thì cũng đem giết. Dịch đình Ngục thừa tên Tịch Vũ khuyên can, Thành Đế không nghe. Nhưng Tào Cung chưa chết, Chiêu nghi cũng giận, thế là Thành Đế bèn sai người đưa thuốc độc kèm phong thư đến, bảo Tào Cung tự sát. Tào Cung khóc mắng:「"Dung túng hai chị em bọn họ, cuối cùng kết cục thế này đây! Con ta chào đời chỉ vừa mới mọc tóc, bây giờ đang ở đâu rồi?! Hay đã bị hai chị em họ giết chết rồi?!"」, sau đó bèn uống thuốc độc tự sát.
Từ đó trong hậu cung, bất kỳ ai sinh con đều bị hại, hoặc sinh non, hoại thai, hoặc đứa bé sinh ra đều bị đem giết đi, do đó khiến Thành Đế tuyệt tự. Liệt nữ truyện nhận xét việc làm này của Triệu thị như sau:「Triệu Chiêu nghi chi hung bế, dữ Bao Tự đồng hành. Thành Đế chi hoặc loạn, dữ Chu U vương đồng phong」.
Tự sát.
Năm Tuy Hòa thứ 2 (7 TCN), Hán Thành Đế đột ngột băng thệ. Thái tử Lưu Hân kế vị, tức Hán Ai Đế. Hoàng thái hậu Vương Chính Quân trở thành Thái hoàng thái hậu, còn chị gái của Triệu Chiêu Nghi là Hoàng hậu Triệu Phi Yến được tôn làm Hoàng thái hậu.
Đối với cái chết của Hán Thành Đế, Thái hoàng thái hậu nghi ngờ có vấn đề. Khi ấy Hán Thành Đế vốn khỏe mạnh, không có bệnh tật, nhưng sau khi tiếp đãi công khanh, lui về tẩm điện thì bạo băng. Việc truyền ra, dân gian đều quy tội cho Triệu Chiêu nghi, vì theo như lời đồn Hán Thành Đế đêm đó sủng hạnh Triệu thị rồi mới băng hà. Thái hoàng thái hậu bèn ra chiếu:「"Hoàng đế bạo băng, quần chúng lấy làm quái lạ. Nay lệnh Dịch đình lệnh, phối hợp Tả hữu hậu đình, định tra Hoàng đế bệnh trạng để rõ chân tướng!"」. Triệu Chiêu nghi sau đó bèn tự sát. Theo Phi Yến ngoại truyện, khi Vương Thái hậu sai quan viên đến xử lý Chiêu nghi, Triệu Chiêu nghi nói:「"Ta nắm Hoàng đế như đứa trẻ con, sủng khuynh thiên hạ, há có thể để bọn Dịch đình lệnh các ngươi động tay vào?"」, sau đó bèn tự sát.
Về sau, Tư lệ Giả Quang (解光) tấu sự lên về việc của Hứa Mỹ nhân cùng Trung cung sử Tào Cung, sau đó có cả Cố Dịch đình lệnh Ngô Khâu Tuân (吾丘遵) tố cáo việc ác của Triệu Chiêu nghi, do đó Ai Đế bèn truất đi tước Hầu của nhà họ Triệu đã phong, nhưng vẫn không biếm ngôi vị của Triệu Thái hậu do bà đã có công giúp Ai Đế được lập. Hán Ai Đế đối với Triệu Chiêu nghi bình luận "Khuynh loạn thánh triều, thân diệt kế tự" (Nguyên văn: 傾亂聖朝,親滅繼嗣). Vì việc sát hại các hoàng tự dẫn đến Hán Thành Đế phải tuyệt tự, Triệu Chiêu nghi được hậu nhân biết đến với điển cố 「Yến trác hoàng tôn; 燕啄皇孙」. | 1 | null |
Nguyễn Thị Mai Anh (1930–2021) là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bà là Đệ Nhất Phu nhân đầu tiên của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa (1967–1975). Đôi khi bà được gọi là Bà Nguyễn Văn Thiệu (Madame Nguyen Van Thieu), đặc biệt trong truyền thông Tây phương. Ông bà thành hôn năm 1951.
Tiểu sử.
Bà sinh năm 1930, là con gái thứ bảy (nên còn có biệt danh Cô Bảy Mỹ Tho) trong một gia đình có mười anh chị em. Xuất thân trong một gia đình Công giáo toàn tòng ở Mỹ Tho, nhưng do truyền thống Đông y, bà chịu ảnh hưởng khá lớn nề nếp, gia phong phong kiến, nhất là trong cách đối nhân xử thế.
Tuổi hoa niên, bà cùng người em gái Tám Hảo thường xuyên lên Sài Gòn để học tập và thăm thân. Do gia đình quen biết với dược sĩ Huỳnh Văn Xuân, làm việc ở viện bào chế Trang Hai, hai chị em bà được giới thiệu làm trình dược viên tại Viện bào chế Roussell. Chính ông Huỳnh Văn Xuân làm mai mối cho Nguyễn Văn Thiệu (bấy giờ mang cấp hàm Trung úy) quen Mai Anh. Mặt khác, cậu Mai Anh là Đặng Văn Quang cũng là bạn đồng khóa Trường Võ bị Đà Lạt với ông Thiệu nên mối tình nhanh chóng được xúc tiến hôn nhân, dù có đôi chút trở ngại vì Mai Anh là tín đồ Công giáo. Ông bà chính thức làm lễ cưới vào năm 1951. Sau này, vào năm 1958, ông Thiệu mới rửa tội theo Công giáo.
Trong những năm chồng mình đạt đến đỉnh cao quyền lực, không như Đệ Nhất phu nhân Trần Lệ Xuân, bà hoàn toàn không can dự vào chính trường, mà đi nhiều vào các hoạt động xã hội.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, do những áp lực từ chiến trường, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức trên truyền hình và rời Việt Nam với tư cách đặc sứ Việt Nam Cộng hòa đến Đài Bắc phúng điếu Tưởng Giới Thạch trong đêm ngày 25 tháng 4. Bà cùng chồng và các con sang Đài Loan, từ đó nhập cảnh Hoa Kỳ và ở Boston cho đến nay.
Đánh giá.
Vào năm 1972, một người Hoa Kỳ làm việc tại Việt Nam đã xin phép lấy tên bà Nguyễn Thị Mai Anh đặt cho một giống lan: "Brassolaeliocattleya Mai Anh", cùng dịp này còn có bà Đinh Thúy Yến (phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm): "Brassolaeliocattleya Dinh Thuy Yen".
Một người từng phục vụ trong Dinh Độc Lập dưới thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhận xét: ""Tôi luôn luôn giữ lòng quý mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống bình dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là hình ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ Nhất Phu nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà là điển hình của mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đình được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục Khổng Mạnh (tuy bà là người Công giáo) mà chúng ta thường thấy trong xã hội miền Nam thời thập niên 40. Bà Thiệu luôn luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử của nhân viên thuộc cấp. Mỗi lần gặp mặt, bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước, không kịp để chúng tôi chào bà. Điều đặc biệt là bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện gì có liên hệ đến việc làm của ông Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe bà than phiền với ông Thiệu bằng lời lẽ rất ôn tồn về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên cạnh"".
Qua đời.
Theo thông tin trên báo Người Việt, bà Mai Anh qua đời vào thứ Sáu, ngày 15/10/2021 tại nhà riêng ở Đông Bắc San Diego County, Nam California. | 1 | null |
Chondrocladia lyra hay còn biết đến với tên gọi là Bọt biển đàn hạc là một loài bọt biển ăn thịt đã được phát hiện ở vùng biển ngoài khơi bang California (Hoa Kỳ) ở vịnh Monterey vào năm 2012, nó đã lần đầu tiên được tìm thấy bằng thiết bị thăm dò tự hành ở độ sâu.
Đặc điểm sinh học.
Bọt biển đàn hạc sống ở những vùng biển có độ sâu hơn 3,6 km tính từ mặt nước biển. Sinh vật này có bề ngoài giống như cây đèn nến hoặc hạc cầm (đàn hạc). Nó có bề ngoài quái dị với những ngạnh gai bao phủ phần thân giúp bọt biển giữ lại các loài giáp xác bị trôi dạt do ảnh hưởng từ các luồng hải lưu dưới biển sâu, và sau đó nó bao bọc con mồi trước khi hấp thu chúng.
Có thể thấy, loài bọt biển đàn hạc này có bộ phận giống như rễ bám vào lớp trầm tích mềm xốp ở đáy biển, ở đầu các tua là các bộ phận bắt mồi mềm và trơn, chúng có thể bắt những con mồi là các loài giáp xác như tôm, cua và sau đó từ từ tiêu hóa con mồi. Bọt biển đàn hạc phát triển cấu trúc đa nhánh của nó để gia tăng khu vực giăng mồi và bắt mồi hiệu quả hơn. | 1 | null |
Họ Cá chép răng (Cyprinodontidae) là một họ cá thuộc bộ Cá chép răng đặc hữu ở châu Mỹ. Đây là một loài cá có khả năng thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt và một số nhóm cá có khả năng tiến hóa nhanh để thích nghi.
Họ Cyprinodontidae thường được các tài liệu Việt Nam gọi là họ Cá sóc, do các tài liệu và sách chuyên ngành Việt Nam (chẳng hạn cuốn "Động vật chí Việt Nam tập 20: Cá biển, Beloniformes, Cyprinodontiformes, Atheriformes, Salmonitiformes, Gadiformes, Lampridiformes, Zeiformes, Beryciformes, Mugiliformes, Pegasiformes, Lophiiformes, Syngnathiformes") theo hệ thống phân loại của G.Y. Lindberg (Nga), xếp chi Cá sóc ("Oryzias") vào họ Cyprinodontidae. Do đó bộ Cyprinodontiformes cũng được gọi là bộ Cá sóc. Tuy nhiên, theo hệ thống phân loại của Anh - Mỹ ở đây thì họ Cá sóc đúng phải là họ Adrianichthyidae do chi "Oryzias" xếp trong họ này và không thuộc cả họ Cyprinodontidae lẫn bộ Cyprinodontiformes.
Đặc điểm sinh học.
Loài cá này có hoảng 50 loài có vẻ bề ngoài tương đồng với chiều dài ở mức độ khiêm tốn. Nhóm cá này được ghi nhận là có tốc độ tiến hóa chưa từng được ghi nhận trong suốt thời gian dài trên trái đất. Cyprinodontidae ở đảo San Salvador và Yucatán sở hữu khả năng tiến hóa nhanh gấp 130 lần so với các giống cùng loại ở nơi khác.
Chúng cùng ăn những nguồn thực phẩm giống nhau (như tảo) nhưng một số loài thuộc họ Cyprinodontidae có chế độ ăn bất thường một cách đặc biệt, như ăn vây của những loài cá khác. Cyprinodontidae phát triển bộ phận hàm một cách đặc biệt để tồn tại trong môi trường khắc nghiệt. Có thể thấy, chúng có khả năng chịu mặn, chịu nhiệt độ cao. Loài cá này sống ở các dòng suối nhiệt độ cao ở Thung lũng Chết của Mỹ. Nhiệt độ ở các dòng suối rất cao, khoảng 47 độ C. Độ mặn trong môi trường sống của cá Pupfish được đánh giá là cao gấp 4 lần tại các đại dương.
Phân bố.
Hầu hết cá trong họ Cyprinodontidae xuất hiện khắp châu Phi, châu Mỹ và một số hiếm hoi có thể sống sót trong những vùng nước đầy muối ở sa mạc như Hố Quỷ (Devil’s Hole) ở Nevada (Mỹ). Một môi trường đặc biệt khác mà loài cá này vẫn tồn tại được là ở những khu hồ cạn ở đảo San Salvador thuộc Bahamas. Còn có các dạng Cyprinodontidae kỳ lạ sinh sống ở bán đảo Yucatán của Mexico.
Phân loại học.
Một số chi loài của họ Cyprinodontidae:
Phân họ Cubanichthinae.
Phân họ này có 1 chi "Cubanichthys" đặc hữu của Cuba và Jamaica. | 1 | null |
Big 4 là bốn công ty kiểm toán lớn nhất trên thế giới tính theo doanh thu hằng năm, bao gồm PricewaterhouseCoopers (PwC), Deloitte, Ernst and Young (EY), và KPMG. Các công ty này cung cấp các dịch vụ kế toán, thuế, tư vấn quản lý, tài chính doanh nghiệp và pháp lý cho các công ty có giao dịch công khai ở nhiều quốc gia và cũng như các công ty tư nhân khác.
Lịch sử hình thành.
Ban đầu, nhóm các công ty kiểm toán lớn nhất gồm 8 công ty nên được gọi là Big 8, gồm có: Arthur Andersen, Arthur Young & Co., Coopers & Lybrand, Ernst & Whinney, Deloitte, Haskins & Sells, KPMG, Touche Ross, and Price Waterhouse.
Năm 1989, hai vụ sát nhập đã giảm nhóm Big 8 xuống còn Big 6. Ernst & Whinney và Arthur Young & Co sát nhập để tạo ra Ernst and Young. Deloitte, Haskins & Sells hợp nhất với Touche Ross tạo thành Deloitte Touche.
Năm 1998, Price Waterhouse sát nhập với Coopers & Lybrand tạo nên PriceWaterhouseCoopers, với tên thường được biết là PwC. Số lượng các công ty hàng đầu tại thời điểm này là Big 5.
Năm 2002, ngành tài chính thế giới chứng kiến một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử là vụ bế bối Enron. Sự thông đồng của hãng kiểm toán Arthur Anderson trong các sai phạm liên quan đến báo cáo tài chính đã đánh sập lòng tin của khách hàng, kéo theo sự sụp đổ nhanh chóng của đế chế kiểm toán này, khiến nhóm Big 5 giảm xuống còn Big 4 như hiện nay. Rút kinh nghiệm sâu sắc, các công ty còn lại trong nhóm Big 4 đã thiết lập các công ty chi nhánh với chức năng là các công ty độc lập trên toàn cầu, và thống lĩnh thị trường kiểm toán cho đến nay.
Các công ty Big 4.
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm, các hãng được coi là Big 4 đã hình thành từ khi ngành kiểm toán còn sơ khai. Chúng đã phát triển cùng với sự phát triển của nghề kiểm toán độc lập.
Deloitte.
Đã hơn 150 năm kể từ ngày William Welch Deloitte, một trong những cha đẻ của ngành công nghiệp kiểm toán, thành lập hàng kiểm toán chuyên nghiệp trên đường Basinghall Street tại Luân Đôn.
PwC.
Năm 1854, William Cooper bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình và bảy năm sau trở thành Cooper Brothers. Năm 1874 Công ty được đổi tên thành Price, Waterhouse & Co sau khi có sự tham gia của Price, Holyland và Waterhouse. PriceWaterHouseCoopers bắt đầu như thế.
EY.
EY chính là tên của hai người hoàn toàn khác biệt A.C. Ernst và Arthur Young. Thành lập năm 1989 (thông qua thương vụ sáp nhập của Ernst & Whinney và Arthur Young & Co). Tổ chức tiền thân đầu tiên xuất hiện từ năm 1849, công ty dịch vụ chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới.
KPMG.
"K" có nghĩa là do Piet Klynveld thành lập hãng Klynveld Kraayenhof & Co. tại Amsterdam vào năm 1917.
"P" có nghĩa là do William Barclay Peat lập ra William Barclay Peat & Co. tại Luân Đôn năm 1870.
"M" bắt nguồn từ James Marwick lập ra Marwick, Mitchell & Co. với Roger Mitchell tại New York vào năm 1897.
"G" là do Tiến sĩ Reinhard Goerdeler, nhiều năm làm chủ tịch của KPMG, có công hợp nhất thành KPMG ngày nay. | 1 | null |
Cộng hòa Viễn Đông (), đôi khi được gọi là Cộng hòa Chita, là một nhà nước độc lập trên danh nghĩa, tồn tại từ tháng 4 năm 1920 đến tháng 11 năm 1922 tại các phần cực đông của Viễn Đông Nga. Mặc dù độc lập trên danh nghĩa, nó phần lớn chịu sự kiểm soát của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và mục đích chính của việc thành lập cộng hòa này là để tạo ra một hoãn xung quốc (nước vùng đệm) giữa CHXHCNXVLB Nga và các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm đóng trong Nội chiến Nga. Tổng thống đầu tiên của cộng hòa là Alexander Krasnoshchyokov.
Cộng hòa Viễn Đông giữ các lãnh thổ mà ngày nay là vùng Zabaykalsky, tỉnh Amur, tỉnh tự trị Do Thái, vùng Khabarovsk, và vùng Primorsky (khi đó là hai tỉnh Ngoại Baikal và Amur cùng vùng Primorsky) của Nga. Ban đầu, thủ đô đặt tại Verkhneudinsk (nay là Ulan-Ude), song từ tháng 10 năm 1920, thủ đô đã được chuyển đến Chita.
Sau khi Vladivostok thất thủ vào ngày 25 tháng 10 năm 1922, nội chiến chính thức được tuyên bố chấm dứt. Ba tuần sau đó, vào ngày 15 tháng 11 năm 1922, Cộng hòa Viễn Đông sáp nhập vào CHXHCNXVLB Nga.
Lịch sử.
Thành lập.
Việc thành lập Cộng hòa Viễn Đông như là một kết quả của Nội chiến Nga. Trong nội chiến, các thị trấn và thành phố ở vùng Viễn Đông Nga nói chung do các chính quyền địa phương kiểm soát, họ phối hợp ở mức độ nhất định với chính quyền Siberia Bạch vệ của Alexander Kolchak hoặc quân xâm lược Nhật Bản sau đó. Khi người Nhật rút ra khỏi các tỉnh Ngoại Baikal và tỉnh Amur vào mùa xuân năm 1920, đã xuất hiện một khoảng trống chính trị.
Một thể chế trung ương mới được thành lập tại Chita để quản lý "Cộng hòa Viễn Đông". Ban đầu, Cộng hòa Viễn Đông chỉ bao gồm khu vực xung quanh Verkhne-Udinsk, nhưng trong mùa hè năm 1920, chính quyền Xô viết ở lãnh thổ Amur đã chấp thuận gia nhập vào Cộng hòa Viễn Đông.
Cộng hòa Viễn Đông đã được hình thành hai tháng sau cái chết của Alexander Kolchak với sự hỗ trợ ngầm của chính quyền Xô viết Nga, chế độ này nhìn nhận nước cộng hòa này sẽ là một hoãn xung quốc tạm thời giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga và các vùng lãnh thổ do Nhật Bản chiếm đóng. Nhiều thành viên của Đảng Cộng sản Nga đã không đồng tình với quyết định cho phép hình thành một chính phủ mới trong khu vực, họ cho rằng với xấp xỉ 4.000 thành viên thì họ có thể đoạt chính quyền về tay mình. Tuy nhiên, V.I. Lenin và các lãnh đạo khác trong đảng tại Moskva thì thấy rằng đó là một hành động có thể khiêu khích xấp xỉ 70.000 quân Nhật và 12.000 quân Mỹ, khiến họ có thể thúc đẩy tấn công hơn nữa.
Ngày 1 tháng 4 năm 1920, quân Mỹ do tướng William S. Graves chỉ huy đã rời khỏi Siberi, quân Nhật trở thành lực lượng chiếm đóng duy nhất trong khu vực cùng với những người mà Bolshevik buộc phải đối phó. Sự kiện này không thay đổi lập trường cơ bản của chính quyền Bolshevik tại Moskva, họ vẫn tiếp tục nhìn nhận việc thành lập một Cộng hòa Viễn Đông là một phần của Hòa ước Brest-Litovsk ở phía đông, giúp cho chế độ có một không gian hòa hoãn cần thiết để có thể khôi phục kinh tế và quân sự.
Ngày 6 tháng 4 năm 1920, một hội nghị hiến pháp được triệu tập một cách vội vàng đã được tổ chức tại Verkhneudinsk và tuyên bố thành lập Cộng hòa Viễn Đông. Những lời hứa hẹn đã được đưa ra, theo đó hiến pháp mới của nước cộng hòa sẽ đảm bảo các cuộc bầu cử tự do theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bình đẳng; đầu tư ngoại quốc tại nước cộng hòa sẽ được khuyến khích.
Cộng hòa Viễn Đông nằm dưới quyền kiểm soát của những người xã hội ôn hòa, họ chỉ được các thành phố khác trong khu vực công nhận một cách miễn cưỡng gần cuối năm 1920. Bạo lực, tội ác, và trả thù tiếp tục nổ ra một cách định kỳ trong 18 tháng sau đó.
Nhật Bản đã đồng ý công nhận "hoãn xung quốc" mới này trong một thỏa thuận ngừng bắn với Hồng quân ký ngày 15 tháng 7 năm 1920, trên thực tế bỏ rơi Ataman Grigory Semenov và những người Cossack của ông ta. Đến tháng 10, Semenov đã bị Hồng quân trục xuất khỏi căn cứ của mình tại Chita. Với việc loại bỏ Semenov, thủ đô của Cộng hòa Viễn Đông được chuyển về thành phố này.
Ngày 11 tháng 11 năm 1920, một quốc hội lâm thời đã tổ chức cuộc họp tại Vladivostok. Cuộc họp đã công nhận chính phủ tại Chita và định ngày 9 tháng 1 năm 1921 là ngày bầu cử Quốc hội lập hiến của Cộng hòa Viễn Đông. Một hiến pháp mới tương tự như Hiến pháp Hoa Kỳ đã được soạn thảo và được phê duyệt vào ngày 27 tháng 4 năm 1921.
Đảo chính năm 1921.
Tuy nhiên, nước cộng hòa dân chủ non trẻ đã bị các lực lượng cánh hữu bác bỏ. Ngày 26 tháng 5 năm 1921, một cuộc đảo chính của Bạch vệ đã diễn ra tại Vladivostok, với sự chống lưng của lực lượng chiếm đóng Nhật. Một "hàng rào vệ sinh" của quân Nhật đã bảo vệ những người nổi dậy, những người này đã lập nên một chính quyền mới được gọi là chính phủ Lâm thời Priamur. Một thời gian ngắn sau cuộc đảo chính, Ataman Semenov đã đến Vladivostok và cố gắng để tôn mình là tổng tư lệnh, song nỗ lực này đã thất bại.
Chính phủ Lâm thời Priamur đã cố gắng tập hợp các lực lượng chống Bolshevik khác nhau dưới ngọn cờ của mình, song đạt được ít thành công. Lãnh đạo của chính quyền này là hai doanh nhân Vladivostok, hai anh em S.D. và N.D. Merkulov, tuy nhiên, họ đã bị cô lập vào ngày 24 tháng 6 năm 1922 khi quân Nhật tuyên bố rằng họ sẽ rút toàn bộ quân lính khỏi Siberi vào cuối tháng 10. Hai anh em này bị lật đổ vào tháng 7, và người thay thế họ là M.K. Dieterichs.
Với việc Nhật Bản dần rút khỏi đất Nga trong suốt mùa hè năm 1922, sự hoảng loạn bao trùm lên cộng đồng Nga Trắng. Hồng quân cải trang thành quân đội của Cộng hòa Viễn Đông, khiến hàng nghìn người Nga chạy ra nước ngoài để thoát khỏi chế độ mới. Quân đội của Cộng hòa Viễn Đông tái chiếm Vladivostok vào ngày 25 tháng 10 năm 1922, sự kiện này trên thực tế đã kết thúc nội chiến Nga.
Với việc cuộc nội chiến kết thúc, vào ngày 15 tháng 11 năm 1922, Cộng hòa Viễn Đông được sáp nhập vào nước Nga Xô viết. Chính phủ Cộng hòa Viễn Đông tự mình giải thể và chuyển giao tất cả quyền hạn và lãnh thổ cho chính phủ Bolshevik tại Moskva.
Nhật Bản vẫn giữ miền bắc của đảo Sakhalin cho đến năm 1925, về bề ngoài là để đòi bồi thường cho việc thảm sát khoảng 700 thường dân và binh lính tại trại quân Nhật ở Nikolaevsk-na-Amure vào tháng 1 năm 1920. Thực tế tế là Nhật Bản đã trả đũa hành động của các du kích Nga bằng việc lấy đi gấp hai hay gấp ba số sinh mạng của Nga.
Lãnh thổ và tài nguyên.
Cộng hòa Viễn Đông gồm có bốn lãnh thổ của đế quốc Nga trước đó — Ngoại Baikal, Amur, Primorsky, và nửa phía bắc của đảo Sakhalin. Biên giới của đất nước tồn tại ngắn ngủi này giáp với bờ hồ Baikal ở phía tây, dọc theo biên giới phía bắc của Mông Cổ và Mãn Châu đến biển Nhật Bản và biển Okhotsk.
Tổng diện tích của Cộng hòa Viễn Đông được ước tính xấp xỉ với dân số vào khoảng 3,5 triệu người. Trong đó, ước tính có khoảng 1,62 triệu người Nga và trên 1 triệu người có nguồn gốc châu Á, với nguồn gốc gia đình ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ và Triều Tiên.
Cộng hòa Viễn Đông là khu vực khá giàu tài nguyên khoáng sản, bao gồm lãnh thổ sản xuất ra khoảng một phần ba sản lượng vàng của toàn Nga cũng như là nguồn sản xuất thiếc nội địa duy nhất của đất nước. Các loại khoáng sản khác tại Cộng hòa Viễn Đông bao gồm kẽm, quặng sắt và than đá.
Ngành ngư nghiệp tại tỉnh Primorsky cũng khá lớn, với sản lượng đánh bắt vượt Iceland với nguồn lợi phong phú về cá trích, cá hồi, và cá tầm. Cộng hòa cũng có nguồn tài nguyên rừng phong phú, bao gồm hơn các cây thông, lãnh sam, tuyết tùng, dương, và bạch dương có thể thu hoạch. | 1 | null |
Liên bang Đông Dương là một liên minh các quốc gia và lãnh thổ Đông Dương nằm dưới sự cai trị của Pháp, tồn tại từ năm 1887 đến năm 1954. Nó cũng bao gồm giai đoạn Đông Dương thuộc Nhật ngắn ngủi từ 1940 đến 1945. Ngoài ra danh sách các tổ chức chính trị dưới đây cũng có thể bao gồm các tổ chức chính trị được thành lập trong giai đoạn Đế quốc Việt Nam. Quốc gia Việt Nam và giai đoạn đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Danh sách dưới đây có thể không đầy đủ. | 1 | null |
Marie Christine, Vương phi Michael xứ Kent (tên khai sinh là Nữ Nam tước Marie Christine von Reibnitz; sinh ngày 15 tháng 1 năm 1945) là một thành viên của gia đình vương thất Anh, thuộc dòng dõi quý tộc Đức, Áo và Hungary. Cô kết hôn với Vương tôn Michael xứ Kent, cháu nội của Vua George V. Công nương Michael làm trong lãnh vực thiết kế nội thất trước khi trở thành một tác giả; cô xuất bản một số tác phẩm viết về Hoàng gia châu Âu. Cô thực hiện nhiều bài diễn văn công cộng cũng như là hỗ trợ các công vụ cho chồng mình. | 1 | null |
Body painting hay còn gọi là nghệ thuật vẽ lên thân thể được xem như một hình thức của nghệ thuật thân thể, một loại hình nghệ thuật được thực hiện trên/bằng/hoặc bao gồm thân thể, chẳng hạn như vẽ thân thể, xăm hình, trình diễn, đeo khuyên, khắc/đốt hình sẹo. Không giống như hình xăm hay các hình thức khác của nghệ thuật thân thể, tác phẩm nghệ thuật vẽ lên thân thể có tính ngắn hạn, thường chỉ kéo dài được vài giờ. Nghệ thuật vẽ lên thân thể cũng được gọi là "xăm mình tạm thời". Nghệ thuật vẽ trên thân thể chỉ giới hạn ở khuôn mặt được gọi là nghệ thuật vẽ lên khuôn mặt. Nó được gọi là nghệ thuật vẽ mặt (mặt nạ hoặc mặt người) nếu phạm vi của nó giới hạn ở khuôn mặt.
Thời cổ xưa.
Đã có các bức tranh hang động bởi tổ tiên loài người từ hàng chục hoặc hàng trăm ngàn năm trước, một số học giả cho rằng vật liệu bức tranh đã được sử dụng bởi tổ tiên loài người để vẽ cơ thể của mình. Nghệ thuật vẽ lên thân thể bằng đất sét và các sắc tố tự nhiên khác tồn tại trong hầu hết, nếu không phải tất cả các nền văn hóa bộ lạc. Thường được mặc trong các buổi lễ, nó vẫn tồn tại theo hình thức cổ xưa trong số những người dân bản địa của Australia, New Zealand, các đảo Thái Bình Dương và các bộ phận của châu Phi.
Một hình thức bán vĩnh cửu của nghệ thuật hội họa lên cơ thể được gọi là Mehndi, sử dụng thuốc nhuộm làm bằng lá móng (vì thế còn được gọi chứ không phải sai lầm là "hình xăm lá móng tay"), đã và vẫn được thực hiện ở Ấn Độ và Trung Đông, đặc biệt là các cô dâu. Kể từ cuối những năm 1990, Mehndi đã trở thành phổ biến trong phụ nữ trẻ trong thế giới phương Tây. Người dân bản địa của Nam Mỹ theo truyền thống sử dụng annatto, huito, hoặc than củi ướt để trang trí khuôn mặt và cơ thể của họ. Huito là bán vĩnh cửu, và nó thường mất nhiều tuần cho thuốc nhuộm màu đen mờ dần. Diễn viên và những chú hề trên thế giới đã vẽ mặt và đôi khi các cơ thể trong nhiều thế kỷ, và tiếp tục làm như vậy ngày hôm nay.
Hình thức vẽ lên mặt dịu hơn hàng ngày phát triển thành những mỹ phẩm mà chúng ta biết ngày nay. Người ta còn nhìn thấy tính biểu hiện quyền lực của vẽ lên cơ thể qua cách các băng đảng tội phạm Yakuza ở Nhật xăm các hình vẽ rồng, hoa, phong cảnh, các biểu tượng bí ẩn lên cơ thể. Đến nay, vẽ cơ thể vẫn còn trong tập quán của thổ dân ở châu Úc, New Zealand, châu Phi hay các đảo quốc vùng Thái Bình Dương. Chất liệu được sử dụng thường là đất sét, các chất nhuộm màu có trong thiên nhiên. Người ta còn nhìn thấy tính biểu hiện quyền lực của vẽ lên cơ thể qua cách các băng đảng tội phạm Yakuza ở Nhật xăm các hình vẽ rồng, hoa, phong cảnh, các biểu tượng bí ẩn lên cơ thể.
Thời hiện đại.
Vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ 20, trong bối cảnh xã hội bắt đầu cởi mở hơn với hình ảnh khỏa thân, đã có một sự hồi sinh của vẻ lên cơ thể trong xã hội phương Tây, các nghệ sĩ phương Tây bắt đầu tìm kiếm ở nghệ thuật vẽ cơ thể những cách biểu đạt mới, theo cách khiêu khích và gây sốc, để thông điệp của họ gây được chú ý. Thậm chí ngày nay có một cuộc tranh luận liên tục về tính hợp pháp của nghệ thuật vẽ lên cơ thể là một hình thức nghệ thuật. Sự hồi sinh hiện đại có thể có từ dịp Hội chợ Thế giới 1933 tại Chicago khi Max Factor, Sr. và người mẫu Sally Rand của mình bị bắt vì gây ra một sự xáo trộn công chúng khi ông vẽ lên cơ thể cô bằng đồ hóa trang mới của mình theo cách thức cho các phim Hollywood. Hình trên cơ thể ngày nay tiến triển theo hướng thần thoại cá nhân, như Jana Sterbak, Rebecca Horn, Youri Messen-Jaschin hoặc Javier Perez.
Nghệ thuật vẽ lên thân thể không phải lúc nào những tác phẩm lớn trên cơ thể hoàn toàn khỏa thân, nhưng có thể liên quan đến các phần nhỏ hơn trên vùng phô diễn của cơ thể nếu không hở. Những nghệ sĩ như Verushka đã sáng tạo được những hình ảnh biến ảo kỳ diệu trên thân thể, khiến nó như thể tan biến vào thiên nhiên và trở thành một phần của môi trường. Mà ngày nay được quân đội và lực lượng an ninh ở nhiều nước sử dụng như một kỹ thuật nghiệp vụ giả trang hoặc giấu mình. Từ khoảng thập niên 90 trở lại đây, nhiều thay đổi quan trọng của nghệ thuật vẽ lên thân thẻ đã giúp nó thích nghi với nhiều độ tuổi. Mà điển hình nhất là việc kết hợp với bộ môn nghệ thuật xăm mình Mehndi của Ấn Độ trong việc tạo những hình vẽ trên da bằng cách đắp thảo dược (cây lá móng, nguyên liệu được dùng trong thuốc nhuộm tóc). Hình vẽ để lại trên da kéo dài được từ một đến hai tuần và không gây đau đớn cho người mẫu. | 1 | null |
K100 là loại súng ngắn bán tự động được phát triển bởi Jaroslav Kuracina một cựu sĩ quan trong lực lượng quân đội Slovakia. Ông đã hoàn thành bản thiết kế của súng năm 1992 nhưng việc sản xuất bị hạn chế nhiều trong thời kỳ đầu hậu Xô Viết nên việc chế tạo thử nghiệm phải chờ đến năm 1996 để có thể tiếp tục phát triển và hiện tại nhà máy Grand Power tại Banská Bystrica, Slovakia chịu trách nhiệm sản xuất loại súng này. Súng được dùng để trang bị cho các lực lượng thi hành công vụ cũng như cho thị trường dân sự và xuất khẩu.
Thiết kế.
K100 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn, nòng xoay tại chỗ với cơ chế khóa sau nòng. Điểm thú vị của súng là thay gì dùng móc ở nòng và rãnh xoắn trong thân để xoay nòng súng khi di chuyển như các loại súng khác cùng cơ chế hoạt động thì súng là dùng cách vác một phần nòng súng hình xoắn đứng, phần vác này sẽ được đặc khớp với một thanh lăn nằm ngang phía trong thân súng. Khi nòng lùi lại thanh lăn trong súng sẽ buộc nòng súng xoay 45 độ theo hình vác để mở khóa khối trượt và khi hình vác kết thúc, phần nhô ra phía trước sẽ chống vào thanh lăn không cho nòng lùi tiếp trong khi khối trượt tiếp tục chuyển động để hoàn tất chu trình nạp đạn. Điểm thú vị khác súng là nó rất dễ tháo, chỉ việc kéo vành bảo vệ cò súng xuống phía dưới ra khỏi thân súng là có thể tháo rời súng ra từng mảnh mà không cần công cụ hỗ trợ nào.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn của súng có hai hành đạn. Nút khóa an toàn nằm ở cả hai bên thân súng, bộ phận khóa cố định tự động kim điểm hỏa cũng được gắn vào súng. Khung súng được làm bằng nhựa để giảm trọng lượng. Súng có thể gắn ống hãm thanh được thiết kế riêng cho súng cho các nhiệm vụ đặc biệt, ống hãm thanh này khá nặng vì được thiết kế như một khối tăng cường lực giật để tăng độ tin cậy cho súng cũng như giảm tối đa tiếng động gây ra.
Biến thể.
Súng có khá nhiều biến thể nhưng các biến thể đáng chú ý chính là: | 1 | null |
Vẹt đuôi dài vàng lam (danh pháp khoa học: "Ara ararauna") là một loài vẹt có màu lam (phần trên) và vàng (phần dưới) ở Nam Mỹ. Loài này sinh sống ở rừng, đặc biệt là rừng ngập nước ngọt nhưng cũng sinh sống ở rừng không ngập nước và rừng gỗ ở khu vực nhiệt đới Nam Mỹ.
Đã có một quần thể sinh sản nhỏ ở quận Miami-Dade, Florida, từ giữa thập niên 1980.
Loài vẹt này phổ biến trong giới nuôi chim cảnh vì màu sắc nổi bật của chúng, khả năng học nói và có sẵn trên thị trường, và có mối liên kết gần gũi với con người.
Loài vẹt này có thể dài đến và cân nặng 900 đến 1500 gram, là loài lớn nhất trong họ. | 1 | null |
Vẹt bụng lam hay Vẹt bụng tía (danh pháp hai phần: Triclaria malachitacea) là loài duy nhất trong chi Triclaria, thuộc họ Psittacidae.. Nó thường được xem là loài đặc hữu rừng Đại Tây Dương ẩm ướt ở đông nam Brasil, nhưng cũng có hai ghi nhận được xác nhận từ Misiones ở Argentina. Nó hiện diện ở độ cao lên đến 1000 m. (3300 ft).
Nó là một loài vẹt có đuôi tương đối dài, với tổng chiều dài khoảng 28 cm. Nó có màu xanh lá cây tổng thể và mỏ có màu trắng. Con trống có các mảng màu tía-lục trên bụng.
Đã được ghi lại cho ăn vào hạt, trái cây, nụ hoa, mật và một số côn trùng. Tổ được xây trong hốc của một cây lớn hoặc cọ. Nó làm tổ giữa tháng chín (tháng 10 ở Rio Grande do Sul) và tháng 1. Cặp chim làm tổ có tính lãnh thổ cao trong mùa sinh sản.
Phần lớn độ che phủ rừng ban đầu trong phạm vi của nó đã bị chặt bỏ để trồng các loại cây như cây thuốc lá và chuối. Ngày nay loài này chủ yếu là giới hạn dải rừng còn sót lại trên các sườn dốc và rặng núi, trong đó bao gồm ít hơn so với 10% của phạm vi ban đầu. Trước đây, người ta tin rằng 5.000-10.000 cá thể vẹt này còn sống sót, nhưng bằng chứng gần đây cho thấy rằng có khoảng 10.000 con tồn tại chỉ riêng trong tiểu bang Rio Grande do Sul. Quần thể đáng kể cũng tồn tại trong các tiểu bang Rio de Janeiro và São Paulo, không có số liệu điều tra số lượng. Tuy nhiên, con số này được cho là suy giảm trong suốt phạm vi của nó do môi trường thay đổi hơn nữa. Việc mua bán loài vẹt này làm chim nuôi không được coi là một mối đe dọa lớn vào thời điểm này, chỉ có một số nhỏ bị bắt giữ cho thị trường địa phương, nhưng số lượng tuy nhiên khá đã được đưa đến Hà Lan năm 1970-năm 1980. Nó hiện diện trong 14 khu vực được bảo vệ. | 1 | null |
Nguyễn Gia Từ (sinh ngày 4 tháng 7 năm 1989) là một cựu cầu thủ bóng đá người Việt Nam chơi ở vị trí trung vệ.
Anh từng khoác áo câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An và Xi măng The Vissai Ninh Bình thi đấu tại giải bóng đá vô địch quốc gia. Năm 2014, sau bê bối dàn xếp tỷ số, anh cùng 8 cầu thủ khác của The Vissai Ninh Bình bị cấm thi đấu vĩnh viễn.
Bê bối dàn xếp tỷ số.
Chín cầu thủ Ninh Binh do Trần Mạnh Dũng chủ mưu đã tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá và dàn xếp tỷ số trận đấu giữa Kelantan và Ninh Bình vào ngày 18 tháng 3 năm 2014 trong khuôn khổ AFC Cup. Sau khi thắng độ số tiền 800 triệu đồng, Trần Mạnh Dũng chia cho Nguyễn Gia Từ, Lê Quang Hùng, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Hưng mỗi người 85 triệu đồng, Chu Ngọc Anh, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Mạnh Dũng, Phạm Xuân Phú và bản thân Trần Mạnh Dũng mỗi người 75 triệu đồng. Ngày 25 tháng 12 năm 2014, VFF ban hành quyết định kỷ luật cả 9 cầu thủ này đều bị phạt 20 triệu đồng và bị cấm tham gia mọi hoạt động bóng đá vĩnh viễn do VFF quản lý, tổ chức. Trần Mạnh Dũng sau đó bị Tòa án Nhân dân tỉnh Ninh Bình tuyên phạt 30 tháng tù giam, phạt 20 triệu đồng. Bị cáo Đào Đức Lợi (người nhận độ của Trần Mạnh Dũng) bị 30 tháng tù, phạt 20 triệu. Trong khi đó Nguyễn Mạnh Dũng, Lê Quang Hùng mỗi người 27 tháng án treo, thử thách 24 tháng; Nguyễn Văn Hưng, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Gia Từ, Phạm Xuân Phú, Chu Ngọc Anh, Phan Anh Tuấn mỗi người 24 tháng án treo, thử thách 24 tháng, phạt tiền từ 20 đến 25 triệu. | 1 | null |
Trận Bentonville (19–21 tháng 3 năm 1865) đã diễn ra tại Bentonville, Bắc Carolina, gần thị trấn Four Oaks, như một phần của Chiến dịch Carolinas thời Nội chiến Hoa Kỳ. Đây là trận chiến cuối cùng giữa các binh đoàn của Thiếu tướng William T. Sherman và Đại tướng Joseph E. Johnston, đồng thời cũng được xem là trận đánh quan trọng cuối cùng của chiến tranh. Trận chiến kết thúc với thất bại của quân đội Liên minh miền Nam do Johnston chỉ huy.
Vào ngày đầu tiên của trận đánh, quân đội Liên minh miền Nam tấn công một cánh của quân đội Liên bang miền Bắc và đập tan 2 sư đoàn miền Bắc, song không thể đánh bật phần còn lại của quân đội miền Bắc ra khỏi trận địa. Hôm sau, một cánh quân miền Bắc khác kéo đến và trong vòng 2 ngày sau đó, hai bên giao chiến lẻ tẻ ở phía trước binh đoàn của Johnston. Do sức mạnh vượt trội của quân miền Bắc và thiệt hại nặng nề của quân miền Nam trong trận đánh này, Johnston đầu hàng Sherman chưa đầy một tháng sau tại Bennett Place, gần nhà ga Durham Station. Cùng với cuộc đầu hàng của Đại tướng Robert E. Lee hồi tháng 4, sự đấu hàng của Johnston đánh dấu sự chấm dứt có hiệu lực của cuộc chiến. | 1 | null |
Charlene Wittstock, Thân vương phi Monaco (tên đầy đủ: "Charlene Lynette Wittstock"; sinh ngày 25 tháng 1 năm 1978) là Thân vương phi xứ Monaco, vợ của Albert II xứ Monaco. Cô là cựu vận động viên bơi lội của Nam Phi. Cô đã đại diện cho Nam Phi dự thi Olympic Sydney 2000 và về thứ 5 cùng đồng đội. Cô gặp Thân vương Albert II năm 2000. Họ làm đám cưới vào ngày 1 tháng 6 năm 2011.
Thời thơ ấu và lịch sử gia đình.
Charlene sinh và ngày 25 tháng 1 năm 1978 tại Bệnh viện Mater Dei ở Bulawayo, Rhodesia (ngày nay là Zimbabwe), con gái của Michael Kenneth Wittstock (sinh 1946), một trường phòng kinh doanh, và Lynette Humberstone (sinh 1959), là một cựu tuyển lặn và là một huấn luyện viên bơi lội.
Gia đình của Charlene là có nguồn gốc người Đức; cụ sơ của Charlene là Martin Gottlieb Wittstock (1840–1915) và Johanne Luise Schönknecht (1850–1932) chuyển đến Nam phi từ ngôi làng ở Pomerania ở Zerrenthin vùng Zerrenthin thuộc bắc Đức năm 1861. Tại Nam Phi, nhà Wittstock làm việc với tư cách là thợ bảo trì và thất bại trong việc tìm kiếm kim cương. Năm 2014, Charlene được cấp giấy chứng nhận bản thân có gốc Ireland.
Charlene có hai người em trai: một người tên là Gareth Wittstock, có nghề nghiệp là kinh doanh quán cà phê ở Monaco, một người là Sean, một doanh nhân về quảng cáo và tổ chức sự kiện ở Nam Phi. Năm 1989, khi được 12 tuổi, gia đình của Charlene chuyển đến Nam Phi vào năm 1989. Charlene từng học tại Trường Tiểu học Tom Newby ở Benoni, gần Johannesburg, từ năm 1988 đến năm 1991.
Hôn nhân.
Charlene gặp Thân vương Albert II xứ Monaco vào năm 2000 tại cuộc thi bơi lội Mare Nostrum ở Monaco. Hai người xuất hiện công khai lần đầu tại Lễ Khai mạc Thế vội Olympic Mùa Đông 2006. Charlene đã đi cùng Albert II tham dự lễ cưới của Thái nữ Thụy Điển Victoria năm 2010 và lễ cưới của vợ chồng Thân vương xứ Wales (bấy giờ là Vương tôn William xứ Wales và Catherine Middleton) vào năm 2011.
Ngày 23 tháng 6 năm 2010, cung điện thông báo về lễ đính hôn của Charlene và Thân vương Albert II. Nhẫn đính hôn của Charlene gồm có vien kim cương 3 carat hình quả lê ở trung tâm, xung qunah là những viên kim cương rực rỡ khác được cho là được thiết kế bởi thợ kim hoàn người Paris Repossi. Dù Hiến pháp Monaco không bắt buộc, Charlene vẫn cải đạo từ Tin Lành sang Công giáo. Thân vương phi tương lai được dạy tiếng Pháp cùng phương ngữ Monaco cũng như là các nghi lễ cung đình châu Âu.
Hôn lễ dự kiến được cử hành vào ngày 8 và 9 tháng 7 năm 2011, nhưng đã bị dời lên sớm hơn để tránh xung đột với buổi gặp mặt với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) tại Durban từ ngày 5 đến 9 tháng 7, một sự kiện có sự tham gia của cả hai người. Hai người đã mời thành viên của IOC, bao gồm cả Chủ tịch Jacques Rogge đến tham dự lễ cưới.
Hai vợ chồng kết hôn dân sự vào ngày 1 tháng 7 năm 2011 tại Phòng Ngai vàng thuộc Cung điện Thân vương Monaco. Charlene được ghi nhận là đã khóc trong lễ cưới. Nghi lễ kết hôn tôn giáo được tại sân của Cung điện vào ngày 2 tháng 7, được chủ trì bởi Tổng Giám mục Bernard Barsi. Hai vợ chồng tận hưởng tuần trăng mật tại Mozambique.
Ngày 30 tháng 5 năm 2014, Cung điện thông báo rằng Thân vương phi Charlene đã mang thai. Ngày 9 tháng 10 năm 2014, cặp đôi đã xác nhận sẽ chào đón cặp song sinh vào cuối năm. Ngày 10 tháng 12 năm 2014, Charlene đã hạ sinh cặp song sinh tại Trung tâm Bệnh viên Thân vương phi Grace. Gabriella được sinh ra trước, sau đó là em trai Jacques, người thừa kế ngai vàng Monaco.
Thân vương phi xứ Monaco.
Từ năm 2009, Charlene là chủ tịch danh dự của Ladies Lunch Monte-Carlo (tạm dịch: Bữa trưa ở Monte-Carlo của các Quý cô). Từ 2010, Charlene trở thành một người tài trợ cho Tổ chức Nelson Mandela và thường tham gia các sự kiện gây rũy từ thiện như Amfar. Tháng 5 năm 2011, Charlenen trở thành đại sứ toàn cầu cho Tổ chức thể thao Special Olympics (tạm dịch: Thế vận hội Olympic Đặc biệt), thúc đẩy "sự tôn trọng và hòa nhập" đối với người khuyết tật trí tuệ trên toàn thế giới. Charlene đã tuyên bố rằng phong trào này đã chạm đến trái tim mình với tư cách là một cựu vận động viên và đánh giá cao vai trò của nó trong việc "sử dụng sức mạnh của thể thao để thay đổi cuộc sống của mọi người". Tháng 7 năm 2011, Thân vương phi trở thành đồng bảo trợ của Giving Organisations Trust (tạm dịch: Tổ chức Trao tặng Niềm tin), một nhóm các tổ chức từ thiện ở Nam Phi hoạt động vì bệnh nhân AIDS, trẻ em có hoàn cảnh cơ nhỡ và chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Vương phi Charlenecònn được ủy thác Princess Grace Foundation-USA (tạm dịch: Tổ chức Thân vương phi Grace ở Mỹ), một tổ chức từ thiện được đặt theo tên của Grace Kelly, cố Thân vương phi xứ Monaco và thường tham dự các lễ trao giải hằng năm của tổ chức.
Charlene thường tham gia các sự kiện gây quỹ cho amfAR, Tổ chức Nghiên cứu AIDS. Thân vương phi hiện là chủ tịch danh dự của Tổ chức Monaco Against Autism (tạm dịch: Tổ chức Chống Tự kỷ của Monaco). Năm 2012, Thân vương phi trở thành người bảo trợ cho Câu lạc bộ AS Rugby Monaco (tạm dịch: Câu lạc bộ bóng rugby Monaco) và cũng là chủ tịch danh dự của Tổ chức Monaco Liver Disorder (tạm dịch: Tổ chức Rối loạn Chức năng Gan Monaco) và Monaco Against Autism. Năm 2012, Thân vương phi Charlene cùng chồng thực hiện chuyến thăm đến Warzawa, Ba Lan. Năm 2014, Charlene nhận được Giải "Champion of Children" (tạm dịch: Nhà vô địch vì Trẻ em) vì những đóng góp của Vương phi đối với quyền trẻ em bởi The Colleagues, một tổ chức xã hội. In 2016, Vương phi trở thành người bảo trợ của Hội Chữ thập Đỏ Nam Phi vào ngày lễ kỷ niệm lần thứ 68 của hội. Tháng 9 năm 2016, Charlene tham dự sự kiện Ngày Sơ Cấp cứu Thế giới ở Genève với tư cách là đại sứ của sự kiện.
Thân vương phi Charlene đã sáng lập ra Princess Charlene of Monaco Foundation (tạm dịch: Tổ chức Thân vương phi Charlene) vào tháng 12 năm 2012, với nhiệm vụ chấm dứt tình trạng đuối nước bằng các phương pháp nâng cao nhận thức và phòng ngừa ở trẻ em. Tháng 9 năm 2014, Thân vương phi đã trình bày về Tổ chức của mình tại Hội nghị Sáng kiến Toàn cầu Thường niên Clinton lần thứ 10 tại Thành phố New York. Tháng 11 năm 2015, Charlene hợp tác với Hội đồng Giáo hoàng và tham dự Annual Conference for Healthcare Workers (tạm dịch: Hội thảo Thường niên dành cho Nhân viên Y tế) lần thứ 20 tại Vatican và nói vè những nỗ lực ngăn chặn nạn đuối nước. Tháng 6 năm 2020, Tổ chức của Vương phi đã sản xuất khẩu trang cho người dân Monaco trong bối cảnh Đại dịch COVID-19. Tháng 10 năm 2020, Charlene đã đại diện Tổ chức thực hiện chuyến thăm đến Tbilisi, Gruzia. Vương phi đã đến thăm Làng Olympic và các cơ sở thể thao cùng các quan chức chính phủ, và sau đó đã quyên góp một xe buýt du lịch cho Câu lạc bộ Bóng Rugby Tbilisi. Charlene còn gặp gỡ các vận động viên She also took meetings with Paralympic athletes and visited the Ai la foundation, một trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính. Vương phi Charlene cũng đã có bữa trưa với Salome Zourabichvili, Tổng thống Gruzia, tại Cung điện Tổng thống Gruzia, thảo luận về các vấn đề ngoại giao và thiện nguyện. | 1 | null |
Đại bàng Harpy, tên khoa học Harpia harpyja, là một loài đại bàng của vùng Tân bắc giới còn được gọi với cái tên là đại bàng châu Mỹ để phân biệt nó với loài Đại bàng Papua (hay được gọi là Đại bàng Harpy New Guinea).
Đây là loài chim săn mồi lớn nhất được tìm thấy ở châu Mỹ và là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới còn tồn tại. Môi trường sinh sống của loài này là ở các khu rừng nhiệt đới thấp và rừng nhiệt đới cao. Do môi trường của chúng ngày càng mất đi nên nhiều khu vực ở Trung Mỹ đã không còn thấy loài đại bàng Harpy nữa.
Phân loại.
Loài đại bàng này được tìm thấy và mô tả vào năm 1758 thuộc chi Harpia và có quan hệ gần gũi với loài đại bàng mào ("Morphnus guianensis ") và Đại bàng Harpy New Guinea. Tên của loài đại bàng này xuất phát từ Hy Lạp cổ đại gắn với loài thú thần thoại Harpy có khuôn mặt người và thân hình của một con đại bàng.
Mô tả.
Lưng của loài đại bàng Harpy có màu đen, phía dưới là màu trắng hay sọc đen. Đầu của chúng có màu xám nhạt, với những túm lông đỉnh đầu trông giống như vương miện. Phía sau đuôi có màu đen và xám.
Cá thể cái khi trưởng thành thường nặng 6 – 9 kg, trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể nặng tới 12.3 kg. Trong khi đó, cá thể đực so với con cái thì có kích thước nhỏ hơn nhiều với chỉ khoảng 4 - 4,8 kg). Chiều cao của đại bàng Harpy từ 86,5–107 cm và có sải cánh dài 1,76 đến 2,24 m. Đây chính là một trong số những loài đại bàng lớn nhất (cùng với Đại bàng Philippine, Đại bàng biển Steller).
Phân bố.
Loài này phân bố từ Mexico, kéo dài qua Trung Mỹ và tới tận Argentina. Riêng ở một số khu vực ở Trung Mỹ, chúng gần như đã tuyệt chủng do mất môi trường sống là những khu rừng nhiệt đới. Chủ yếu chúng sống ở vùng rừng nhiệt đới thấp có độ cao dưới 900 m.
Hiện nay, một số quốc gia đã có những chương trình bảo tồn loài Đại bàng Harpy như tại Vườn quốc gia Darien (Panama), Vườn quốc gia Paramillo (Colombia), Khu bảo tồn Rio Bravo (Belize).. và một số quốc gia Guatemala, Mexico, Brazil..
Con mồi.
Là loài săn mồi, đại bàng Harpy săn bắt hầu hết các loài động vật có kích thước từ nhỏ đến trung bình, bao gồm chủ yếu là các loài lười, khỉ, ngoài ra còn săn bắt các loài nhím, sóc, thú có túi, thú ăn kiến, và thậm chí cả gấu mèo. Con mồi khác là các loài chim, như là các loài vẹt, và các loài bò sát, như kỳ nhông iguana, rắn, kỳ đà Tegu. Đôi khi chúng giết cả những con mồi lớn hơn như lợn rừng Nam Mỹ, hươu đỏ, tatu và chuột lang nước capybara.
Nhờ có bộ móng vuốt lớn nhất trong số các loài đại bàng, đại bàng Harpy thường xuyên bắt được con mồi có trọng lượng hơn 7 kg. Con trống thường bắt con mồi nhỏ hơn, khoảng 0,5–2 kg, trong khi con mái có con mồi lớn hơn, từ 6–9 kg. Với con mồi lớn hơn mà chúng không có khả năng mang về tổ, chúng sẽ ăn tại chỗ và quay lại nhiều lần để ăn. | 1 | null |
Đại bàng mào (danh pháp hai phần: Morphnus guianensis) là một loài đại bàng Tân Nhiệt đới. Nó là loài duy nhất trong chi "Morphnus".
Phân bố.
Loài này phân bố rải rác khắp phạm vi rộng lớn của nó từ phía bắc Guatemala qua Belize, Honduras, Nicaragua, Costa Rica, Panama, Andes cận nhiệt đới của Colombia, đông bắc Venezuela, Guyana, Suriname, Guiana thuộc Pháp, Brazil (nơi nó chịu ảnh hưởng lớn của tình trạng môi trường sinh sống bị phá hủy, trên thực tế chỉ được tìm thấy ở lưu vực Amazon), và đông Ecuador Andes, đông nam Peru, Paraguay và đông Bolivia đến bắc Argentina.
Nơi sinh sống.
Đại bàng mào sinh sống trong rừng ẩm vùng đất thấp, chủ yếu bao gồm rừng mưa nhiệt đới. Chúng cũng có thể có phạm vi trong dải dài và các khe núi rừng. Trên hầu hết các phạm vi, người ta đã nhìn thấy loài này từ mực nước biển đến . Tuy nhiên ở các quốc gia Andes, chúng dường như là loài định cư địa phương ở các rừng chân núi đến độ cao hoặc thậm chí .
Miêu tả.
Loài chim này nhỏ như nhưng mảnh mai. Nó dài 71–89 cm) và có sải cánh 138–176 cm. Một vài con trống trưởng thành đã được ghi nhận có cân nặng 1,75–3 kg, trong khi những con lớn hơn trung bình khoảng 14%. | 1 | null |
Corallus caninus là một loài trăn không độc được tìm thấy ở rừng mưa ở Nam Mỹ. Không có phân loài được công nhận.
Con trưởng thành dài khoảng 1,8 mét. Chúng đã phát triển răng cửa có khả năng dường như lớn hơn một cách cân đối so với răng của những con rắn không có nọc độc khác.
Kiểu màu thường bao gồm màu bề mặt xanh lục bảo với một đường sọc dích dắc bất thường màu trắng bị gián đoạn xuống phía sau và bụng màu vàng. Trăn non có màu khác giữa màu da cam sáng và tối hoặc màu đỏ gạch trước khi thay da sang xanh ngọc lục bảo (sau khi độ tuổi 9-12 tháng).
Loài này được tìm thấy ở Nam Mỹ ở lưu vực Amazon của Colombia, Ecuador, Peru, bắc Bolivia, Brazil, và từ Venezuela đến Surinam và Guianas ở trong khu vực gọi là Tấm khiên phía Bắc.
Loài trăn này chủ yếu ăn chim nhưng cũng ăn động vật có vú nhỏ. Con non cũng ăn thằn lằn, ếch nhái.
Loài trăn này đẻ trứng với mỗi lứa từ 6-14 quả trứng. Trăn non mới nở có màu từ đỏ gạch đến vàng và dần chuyển màu. | 1 | null |
Vệ quân Khởi (衛君起, trị vì 477 TCN), tên thật là Cơ Khởi (姬起), là vị quân chủ thứ 32 của nước Vệ - chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử ký, ông con của Vệ Linh công, vị vua thứ 28 của nước Vệ.
Năm 478 TCN, nước Tề đem quân đánh Vệ, đuổi Vệ Ban Sư. Người nước Vệ lập công tử Khởi lên làm vua.
Tuy nhiên Vệ quân Khởi ở ngôi chỉ được 1 năm thì bị đại phu Thạch Mạn đuổi sang nước Tề. Vệ Xuất công được đón về làm vua.
Sau không rõ ông mất năm nào. | 1 | null |
Vệ Điệu công (chữ Hán: 衛悼公, trị vì 469 TCN-451 TCN hay 455 TCN-451 TCN), tên thật là Cơ Kiềm (姬黔), là vị quân chủ thứ 33 của nước Vệ - chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con thứ của Vệ Linh công, vị vua thứ 28 của nước Vệ, em Vệ Hậu Trang công, vua thứ 30 của nước Vệ và là chú của Vệ Xuất công, vua thứ 29 của nước Vệ.
Năm 470 TCN (hay 456 TCN), Vệ Xuất công bị đại phu Phi Giải đuổi, người nước Vệ lập Cơ Kiềm lên ngôi vua, tức Vệ Điệu công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi.
Năm 451 TCN, Vệ Điệu công qua đời. Con ông là Cơ Phí nối ngôi, tức là Vệ Kính công | 1 | null |
Đại bàng vai trắng, đại bàng Thái Bình Dương hay đại bàng biển Steller, tên khoa học Haliaeetus pelagicus, là một loài chim săn mồi lớn trong gia đình Accipitridae. Nó sống ở vùng ven biển ở Đông bắc Á bao gồm vùng ven biển Viễn Đông của Nga, ven biển Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và quần đảo Nhật Bản, với thức ăn chủ yếu là các loài cá và một số loài chim biển (chim mòng biển, ó biển, hải âu cổ rụt..). Trung bình chúng nặng khoảng 5–9 kg và nó là loài đại bàng lớn nhất thế giới còn tồn tại.. Loài chim này được đặt tên của nhà tự nhiên học người Đức là Georg Wilhelm Steller.
Tên.
Loài này được mô tả lần đầu tiên bởi Peter Simon Pallas vào đầu thế kỷ XIX với tên "Aquila pelagica". Sau đó, rất nhiều cái tên chung chung và cụ thể đã được đặt như: "pelagicus Haliaetus", "Haliaetos pelagica", "Faico leucopterus", "Faico imperator", "Thalassaetus pelagicus", "Thalassaetus macrurus", "Haliaeetus macrurus" và gần đây nhất là "pelagicus Thallasoaetus". Bên cạnh tên khoa học thì tên thường của nó còn được gọi là Đại bàng Thái Bình Dương hay Đại bàng vai trắng. Ở Nga, con đại bàng đã được gọi là morskoi Orel (có nghĩa là "đại bàng biển") hay pestryi morskoi Orel ("đại bàng biển vằn") hoặc beloplechii orlan ("đại bàng vai trắng"). Còn trong tiếng Nhật, nó được gọi là 0-washi.
Mô tả.
Đây là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới kể từ khi loài Đại bàng Haast tuyệt chủng. Con cái có trọng lượng từ 6,8 – 9 kg trong khi con đực nhỏ hơn, chỉ khoảng 4,9 – 6 kg. Với trọng lượng trung bình của mình, chúng nặng gấp 3 lần loài Đại bàng vàng, gấp 1,5 lần Đại bàng Philippine. Đại bàng biển Steller cao 85 – 105 cm và sải cánh dài từ 1,95 đến 2,5 m. Xương cổ chân của chúng tương đối ngắn, khoảng 9,5–10 cm còn đuôi là 32 - 34,5 cm.
Đại bàng Steller có màu lông chủ đạo là nâu sẫm và đen. Đuôi của chúng có màu trắng, hình chữ V khi bay. Hai vai của chúng có màu trắng, còn mỏ và chân có màu vàng. Trong mùa sinh sản, tiếng kêu của chúng khá giống với mòng biển.
Phân bố và môi trường sống.
Loài đại bàng này sống nhiều nhất là ở khu vực bán đảo Kamchatka, khu vực ven biển xung quanh biển Okhotsk, hạ lưu của sông Amur và phía bắc Sakhalin, quần đảo Shantar, Nga. Vào mùa đông, chúng sinh sống ở những khu vực xa hơn về phía Nam bao gồm quần đảo Kuril (Nga) và đảo Hokkaidō, Nhật Bản.
Môi trường sống và sinh sản của chúng bao gồm dọc theo bờ biển và khu vực trên các cây lớn dọc theo các con sông.
Thức ăn.
Thức ăn chủ yếu của chúng là cá và loài cá ưa thích nhất là cá hồi. Trong mùa thu, khi cá hồi đẻ trứng và chết đi là nguồn thức ăn dồi dào cho chúng. Trên đảo Hokkaido, thức ăn thu hút loài đại bàng này cá tuyết Thái Bình Dương, nhất là ở khu vực biển Rausu và eo biển Nemuro với lượng thức ăn dồi dào.
Dọc theo sông Amur, cá chiếm 80% lượng thức ăn của đại bàng Steller, nhưng ở một số nơi khác như các đảo và ven biển Okhotsk thì thức ăn vô cùng quan trọng của chúng là các loài chim biển bao gồm vịt, ngỗng, thiên nga, sếu, diệc, hải âu và mòng biển. Một số thức ăn khác của chúng còn có các loài động vật có vú, cua, sò và mực.
Sinh sản.
Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20 m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150 m, đường kính 2,5 m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 - 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 - 5. Mỗi lần, con cái đẻ từ 1 - 3 trứng nhưng hầu như chỉ có một con non tồn tại được đến khi trưởng thành. Trứng có màu trắng xanh, với thời gian ấp từ 39 - 45 ngày và sẽ nở. Mối đe dọa đối với trứng của đại bàng Steller đến từ các loài động vật có vú sống trên cây, các loài chim ăn trứng và ăn thịt bao gồm cả chim ưng và gấu nâu. Đến khi trưởng thành thì hầu như loài đại bàng này không có kẻ thù nào.
Bảo tồn.
Đây là một loài đang bị đe dọa bởi sự thay đổi môi trường sống, ô nhiễm công nghiệp và khai thác quá mức cá làm giảm lượng thức ăn của chúng. Hiện nay có khoảng 5.000 cá thể nhưng đang giảm dần, trong đó nhiều nhất là ở khu vực quanh Vịnh Penshina (1200 cặp chim bố mẹ), Kamchatka (320 cặp), bờ biển Okhotsk (500 cặp), quần đảo Shantar (trên 100 cặp)...
Tham khảo.
[[Thể loại:Chi Đại bàng biển|P]]
[[Thể loại:Chim Trung Quốc]]
[[Thể loại:Chim Nhật Bản]]
[[Thể loại:Động vật Triều Tiên]]
[[Thể loại:Động vật được mô tả năm 1811]]
[[Thể loại:Aquila|P]]
[[Thể loại:Chim Triều Tiên]]
[[Thể loại:Đại bàng]] | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Švenčionys, hay còn gọi là Cuộc tổng tấn công Sventiany là một chiến dịch quân sự chủ yếu là do Tập đoàn quân số 10 của Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Hermann von Eichhorn nhằm vào Tập đoàn quân số 10 của Đế quốc Nga dưới sự chỉ huy của tướng Yevgeniy Radkevich, trên Mặt trận phía Đông trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mặc dù ban đầu quân đội Đức đột phá được chiến tuyến của quân đội Nga, Tập đoàn quân số 2 mới được thành lập của Nga cuối cùng đã cản được bước tiến của quân Đức.
Bối cảnh.
Trong Chiến dịch Vil’na (Vilnius) năm 1915, quân đội Nga đã chặn được bước tiến của quân đội Đức vào tháng 8. Tuy nhiên, trong diễn tiến của chiến dịch này, một lỗ hổng đã xuất hiện về hướng bắc Vil’na, giữa các tập đoàn quân số 10 và số 2 của Nga. Bộ Chỉ huy quân đội Đức đã quyết định khai thác lỗ hổng này và tạo một vòng vây chặt chẽ sườn phải của Tập đoàn quân số 10 của Nga.
Diễn biến.
Vào ngày 27 tháng 8 (9 tháng 9 theo "Lịch cũ"), một lực lượng kỵ binh Đức dưới sự điều khiển của tướng Gamier, gồm thâu 4 sư đoàn kỵ binh và được tăng viện thêm 2 sư đoàn kỵ binh vào ngày 31 tháng 8 (13 tháng 9), đã tiến vào lỗ hổng giữa tiền tuyến của quân Nga và phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào Ŝvenčiónys và Molodechno, với hy vọng đánh chiếm khu vực gần Vileika, Molodechno, và Smorgon, và bọc hậu Tập đoàn quân số 10 của Nga. Ban đầu, quân Đức đạt được thắng lợi. Họ chiếm được Vileika vào ngày 1 tháng 9 (14 tháng 9) và các lực lượng chính binh của Gamier đã tiến xa đến khu vực Smorgon, phá hủy các phương tiện đường sắt và hậu cần của Tập đoàn quân số 10 của Nga.
Tập đoàn quân số 10 của Nga đã triệt thoái khỏi Vil’na, và Tập đoàn quân số 5 của Nga rút về Dvinsk (Daugavpils). Bộ Chỉ huy quân đội Nga nhanh chóng thuyên chuyển một số quân đoàn từ vài tập đoàn quân khác nhau vào khu vực đột phá, đặt các đơn vị này dưới quyền chỉ huy của Tập đoàn quân số 2. Vào các ngày 3 (16) và 4 tháng 9 (16 tháng 9), quân kỵ binh Đức bị chặn đứng trên đường tiến tới Molodechno. Do thiếu sự yểm trợ của bộ binh, quân Đức phải triệt thoái dưới áp lực của quân Nga. Cho đến ngày 19 tháng 9 (2 tháng 10), cuộc đột phá Švenčionys đã bị ngăn chặn, và mặt trận ổn định trên một chiến tuyến trải dài từ hồ Drisviaty cho đến hồ Naroch, Smorgon, và Deliatin. Như thế, cả hai phe đều chuyển sang cầm cự. | 1 | null |
Anna Ushenina (sinh 30 tháng 8 năm 1985 tại Kharkiv) là một nữ đại kiện tướng cờ vua người Ukraina. Chị là nhà vô địch nữ thế giới thứ 14, sau khi thắng Antoaneta Stefanova ở trận chung kết năm 2012. Bằng việc vô địch thế giới, Ushenina cũng đạt được danh hiệu đại kiện tướng. Năm 2013, Ushenina không bảo vệ được ngôi vô địch thế giới sau khi thua đấu thủ thách đấu Hầu Dật Phàm 1,5-5,5. | 1 | null |
Trận Mont Saint-Quentin là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Như một phần của các chiến dịch phản công của quân đội phe Hiệp ước vào cuối mùa hè năm 1918, Quân đoàn Úc đã vượt sông Somme vào đêm ngày 31 tháng 8 và chọc thủng chiến tuyến của quân đội Đức tại Mont Saint-Quentin và Péronne. Chiến thắng vang dội của quân đội Úc trong trận Mont Saint-Quentin được xem là một trong những bước ngoặt của cuộc chiến tranh, và người chỉ huy Tập đoàn quân số 4 của Anh là tướng Henry Rawlinson đã miêu tả những bước tiến của quân Úc trong các ngày 31 tháng 8 – 4 tháng 9 năm 1918 như là thành tựu quân sự vĩ đại nhất của cuộc chiến. Trong chiến dịch táo bạo và đắt giá này – vốn đã được tướng John Monash của Úc vạch ra và chỉ được Rawlinson phê chuẩn một cách bất đắt dĩ – các lực lượng Úc đã tấn công ồ ạt và chiếm được cao điểm chủ chốt Mont Saint-Quentin (nhìn xuống Péronne), một vị trí phòng ngự then chốt của quân đội Đức trên chiến tuyến sông Somme.
Cuộc đánh chiếm Mont Saint-Quentin đã tạo điều kiện cho việc đánh chiếm Péronne, và cho đến ngày 2 tháng 9 thì quân Đức đã bị quét sạch ra khỏi vùng phụ cận. Đây cũng là một trong những hoạt động quân sự cuối cùng của Quân đoàn Úc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. | 1 | null |
Thánh đường Masjed-e Jāmé hay Nhà thờ Hồi giáo giáo Isfahan (Tiếng Ba Tư: مسجد جامع اصفهان - Masjid-e-Jāmeh Isfahan) là một Nhà thờ Hồi giáo của giáo đoàn (Jāmeh) thành phố Isfahān, tỉnh tỉnh Isfahān, Iran. Thánh đường Hồi giáo này là kết quả của quá trình xây dựng liên tục, tái xây dựng, bổ sung và cải tạo từ khoảng năm 771 đến cuối thế kỷ 20, được xem như một bảo tàng của sự phát triển kiến trúc Iran trong vòng 1300 năm. Chợ Lớn của Isfahan ("Grand Bazaar") ở cánh phía tây nam của nhà thờ Hồi giáo. Thánh đường đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 2012.
Được xây dựng trong triều đại Umayyad, có tin đồn ở Isfahan rằng một trong những cột trụ của nhà thờ Hồi giáo này được xây dựng bởi khalip ở Damascus. Trước khi trở thành một nhà thờ Hồi giáo, nơi đây được cho là một đền thờ Hỏa giáo.
Mô tả.
Đây là một trong số những Nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất còn tồn tại ở Iran được xây dựng với 4 cổng mở ra 4 hướng với những mái vòm lớn dẫn vào đại sảnh.
Nhà thờ có diện tích 20.000 m², có 4 sân lớn, những mái vòm cùng hình trang trí vô cùng tinh xảo. Nổi bật nhất là mái vòm Nezam al-Molk với kiến trúc mái vòm đôi đầu tiên trong thiết kế kiến trúc Hồi giáo. Đây là công trình lâu đời nhất còn bảo tồn được và trở thành hình mẫu thiết kế cho các nhà thờ Hồi giáo khắp Trung Á.
Nhà thờ Hồi giáo này được xây dựng từ thế kỷ thứ 8, nhưng nó bị đốt cháy và được xây dựng lại vào thế kỷ thứ 11 trong triều đại Seljuk và đã trải qua tu sửa nhiều lần. Kết quả là, nó có các phòng được xây dựng theo nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Chính vì vậy, công trình này đại diện cho một lịch sử cô đặc của kiến trúc Iran qua 13 thế kỷ. | 1 | null |
Volker Zotz, sinh ngày 28 tháng 10 năm 1956, là một nhà triết học người Áo, người đã có công đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu Phật giáo (佛教), Nho giáo (儒教), Chủ nghĩa siêu thực, Huyền học và Thần học. Khởi đầu sự nghiệp tại Đại học Viên, sau đó Zotz làm việc tại các trường đại học Kyōto, Tōkyō, Saarbrücken và Đại công quốc Luxembourg.
Gia đình của Zotz di cư từ Tyrol đến Đức. Zotz được sinh ra tại Landau, Đức, trong một gia đình văn hóa, nhận bằng tiến sĩ về Triết học tại Viên năm 1986. Khi Zotz chuyển đến Nhật Bản năm 1989, ông làm giáo sư tại Đại học Kyōto và Tōkyō. Mối quan hệ lâu dài giữa ông và nhà xã hội nhân chủng học Birgit Zotz; hai người đã có những ảnh hưởng lớn tới tư tưởng của nhau. Tác phẩm triết học của ông trong những năm sau tìm cách cung cấp một mối liên hệ giữa con đường nhận thức của triết học phương Tây, Phật giáo và Nho giáo và các nhu cầu tâm linh và nội tại của loài người. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được biết đến ngày nay có tên "Mit Buddha das Leben meistern" ("Cùng với Đức Phật vượt qua cuộc đời"). | 1 | null |
Tham khảo.
Chính sách Không can thiệp tích cực (chữ Hán: "積極不干預", Tích cực Bất can dự, tiếng Anh: "Positive non-interventionism") là chính sách kinh tế được chính quyền Hồng Kông áp dụng từ năm 1971 và đã tạo nên sự phồn thịnh kinh tế nổi bật tại Hồng Kông từ đó đến nay. Chính sách này chủ trương rằng chính quyền hãy để cho dân chúng tự do kinh doanh mà không can thiệp bằng những biện pháp kinh tế như đánh thuế cao, đặt ra xuất nhập khẩu, hay chính quyền điều khiển kinh tế. Chính sách này được Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông người Anh là ông John Cowperthwaite bắt đầu cho áp dụng từ năm 1971 và được các Bộ trưởng Tài chính Hồng Kông như ông Philip Haddon-Cave tiếp tục thi hành cho đến nay. Ông Hadden-Cave giải thích rằng chính quyền chỉ nên "tích cực" sau khi cân nhắc thật cẩn trọng xem sự can thiệp ấy có thật sự mang lại lợi ích hay chỉ tạo thêm trì trệ kinh tế.
Chính sách Không can thiệp tích cực dựa trên chính sách thương mại tự do theo chủ thuyết kinh tế học tân cổ điển mà những nhà kinh tế gia nổi tiếng như Adam Smith đã cổ xướng từ thế kỷ 18. | 1 | null |
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lãnh thổ Việt Nam thống nhất trở lại từ Bắc chí Nam. Kể từ sau năm 1976, tại quốc nội, đời sống chính trị Việt Nam thống nhất dưới quyền kiểm soát của thể chế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối. Trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại trong cũng hình thành nhiều xu thế chính trị khác nhau, từ thân chính quyền, trung lập đến đối lập với chính quyền Việt Nam. Dưới đây liệt kê một số tổ chức chính trị xã hội của cộng đồng người Việt tại hải ngoại có chủ trương chống chính quyền Việt Nam từng tồn tại trong lịch sử; một vài tổ chức hiện không còn tồn tại hoặc không rõ tình trạng hoạt động. | 1 | null |
Theo Chương trình con người và khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, hiện nay có 120 khu dự trữ sinh quyển được công nhận như là một phần của mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. 120 khu dự trữ sinh quyển được phân bố tại 21 quốc gia trong khu vực. Dưới đây là danh sách cụ thể: | 1 | null |
Trận chiến Gray, còn gọi là Trận Talmay là một trận đánh nhỏ trong Chiến dịch nước Pháp của quân đội Đức vào các năm 1870 – 1871, đã diễn ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1870 (cùng ngày với cuộc đầu hàng của quân Pháp trong pháo đài Metz), tại khu hành chính Haute-Saône của Pháp. Trong cuộc giao chiến ở Essertenne và Talmay gần Gray, lữ đoàn của Hoàng thân Wilhelm xứ Baden thuộc Quân đoàn số 14 thuộc quân đội Đức - Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Karl August Werder của Phổ đã nhanh chóng đánh bại một lực lượng "Garde Mobile" được phái đến phòng ngự suối Vingeanne thuộc Binh đoàn Côte d'Or của quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Đại tá Lavalle, buộc đạo quân Pháp này phải rút chạy tiến hành khỏi Gray. Với chiến thắng trong trận đánh ở Gray, các lực lượng Đức đã thu được về tay mình một số lượng lớn tù binh của Pháp. Không lâu sau, Lavalle bị đưa ra tòa án binh của Pháp.
Vào ngày 22 tháng 10 năm 1870, Quân đoàn số 14 của Đức (mà phần lớn là quân xứ Baden) dưới quyền của tướng Werder đã đánh thắng Binh đoàn Rhône do tướng Cambries chỉ huy trong trận Ognon. Mặc dù Werder phải hành binh qua Dijon tới Bourges theo huấn lệnh mới nhất của Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke, một kẻ thù mới là viên tướng người Ý nổi tiếng đã xuất hiện và do đó ông nhằm mục tiêu vào đội quân Pháp thuộc quyền Garibaldi. Trước hết, các lực lượng của ông đã được lệnh phải hành binh tới tiếp tuyến đường sắt quan trọng Gray, và từ đây họ sẽ tiến xuống Dijon. Vào ngày 24 tháng 10, Quân đoàn số 14 của Baden đã hội quân tại thị trấn Gray và trong những ngày sau đó, các đơn vị của họ đã tiến hành truy lùng các toán quân Pháp xung quanh Gray. Vào ngày 27 tháng 10, các lực lượng Đức vốn đã vượt sông Saône đã tiến hành một cuộc thám sát về phía Dijon, sau khi giáp mặt và đẩy lùi một số lính "Garde Mobile" từ các khu rừng về hướng tây bắc Gray. Tại hướng này của suối Vingeanne, quân đội Đức vốn dĩ đã lâm chiến với địch thủ tại một số cứ điểm. 2 trung đoàn lính bắn súng hỏa mai của Trung đoàn Baden số 2, với 4 khẩu pháo thuộc khẩu đội trọng pháo số 3, đã xuất chiến từ Autrey để đối mặt với cuộc tấn công của vài trăm lính "Garde Mobile" của Pháp – toán quân này đã rút lui từ La Fahy và rừng Pomilly về Mornay và St. Seine L'Eglise, và sau một trận giao tranh quân "Garde Mobile" đã bị đánh bật với thiệt hại là trang bị cầm tay của họ và 60 tù binh rơi vào tay quân Đức. Xa về phía dưới khu vực này có một số đồn bót bị cô lập của Pháp; các toán quân mạnh hơn, án ngữ tại vị trí ngã ba đường tới Mirabeau và Pontaillier đã rút chạy khỏi Essertenne và rừng cây bụi về hướng tây sau một cuộc đụng độ nhỏ với tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Vệ binh Baden.
Khi tiếp tục dò la qua rừng cây bụi, một số đại đội của Đức đã tiếp cận với toàn bộ cánh quân không được yểm trợ của một đội hình hàng dọc "Garde Mobile" đang hành quân từ Talmay tới Renéve L'Eglise. Quân Pháp đã bị đánh lùi về Vingeanne và về Talmay. Tại Talmay, một đại đội khác của quân Đức đã vây bắt toàn bộ 15 sĩ quan và 430 binh lính Pháp. Sau đó, tướng Werder đã xuống lệnh cho tướng Gustav von Beyer tiến hành thám sát xa hơn về phía Dijon. | 1 | null |
Theo Chương trình con người và khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, hiện nay có 290 khu dự trữ sinh quyển được công nhận như là một phần của mạng khu dự trữ sinh quyển thế giới ở châu Âu và Bắc Mỹ được phân bố trên 36 quốc gia trong khu vực.
Danh sách.
Dưới đây là danh sách các khu dự trữ sinh quyển ở các quốc gia vùng lãnh thổ thuộc lãnh thổ châu Âu và Bắc Mỹ. Danh sách này không bao gồm các khu dự trữ sinh quyển xuyên lục địa ở Địa Trung Hải và một khu dự trữ sinh quyển thuộc cả hai quốc gia Marocco và Tây Ban Nha đã được phân loại vào Danh sách khu dự trữ sinh quyển tại các nước Ả Rập. | 1 | null |
Cô dâu đại chiến (tựa tiếng Anh: Battle of the Brides) là một bộ phim tình cảm - tâm lý - hài hước Việt Nam do Victor Vũ làm đạo diễn và viết kịch bản, công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2011. Phim có sự tham gia của Huy Khánh với dàn mỹ nhân Ngọc Diệp, Ngân Khánh, Vân Trang, Lê Khánh và Phi Thanh Vân.
Nội dung.
Nhân vật nam chính trong phim là một anh chàng giám đốc giàu có tên Thái, là người rất bảnh trai và đào hoa, anh luôn muốn chinh phục tất cả con gái đẹp xuất hiện trước mặt mình. Người yêu đầu tiên của Thái là nữ bác sĩ Mai Châu, tuy nhiên anh vẫn có ý định tìm thêm bạn gái nữa. Hôm nọ, Thái lái xe ngang qua sân bay Tân Sơn Nhất, anh nhìn thấy một cô tiếp viên hàng không rất xinh và tán tỉnh cô. Cô gái này tên Trang, vừa bị bạn trai bỏ nên cần bạn trai mới để xóa nỗi u buồn, kết quả là Trang đồng ý làm người yêu Thái.
Lúc đi ra nhà hàng ăn sáng, Thái chạm mặt với nữ bếp trưởng tên Quyên của nhà hàng. Thấy Quyên cũng có tính cách lạ nên Thái thường gọi điện xin làm quen cho bằng được, và rồi Quyên cũng trở thành người yêu Thái sau vài lần tiếp xúc với anh. Thái không những là giám đốc mà còn là nhà sản xuất của bộ phim "Ninja đại chiến" của đạo diễn Khải - một người bạn thân của anh. Khi đi uống cà phê với Thái, Khải đã dẫn theo nữ diễn viên Huỳnh Phương trong bộ phim mà Khải đang đạo diễn. Thái chinh phục Phương vì thấy Phương quá nóng bỏng, Phương cũng đồng ý làm người yêu Thái. Ngày hôm sau, Thái và Phương đi ngoài đường, trời đang mưa bỗng dưng tạnh nhanh chóng do có một cô gái đẹp như thiên thần xuất hiện, khiến Thái cũng như tất cả đàn ông trên đường mê mệt, và cô gái đẹp đó đi vào phòng triển lãm tranh.
Thái chở Phương về nhà rồi quay lại phòng triển lãm tranh để tán tỉnh cô gái đẹp. Cô gái này tên Linh và rất đam mê vẽ tranh. Để lấy lòng Linh, Thái đã dẫn Linh đến nhà ông họa sĩ K'Linh rồi nhờ ông này hướng dẫn Linh về hội họa. Chưa đầy một tuần mà Linh đã trở thành người yêu Thái. Vậy là giờ đây Thái đã có năm người bạn gái: Mai Châu, Trang, Quyên, Huỳnh Phương và Linh. Mỗi khi nói chuyện điện thoại với một cô thì Thái phải chạy đi nơi khác hoặc nói thật nhỏ vì sợ cô bên cạnh nghe thấy. Điều đặc biệt là bốn cô nàng kia đều đã từng quan hệ tình dục với Thái, chỉ có Linh là cực kỳ phản đối chuyện đó. Ông Sang - ba của Thái - khuyên Thái rằng đã đến lúc anh phải lấy vợ. Thái suy nghĩ xem ai xứng đáng làm vợ mình trong năm người bạn gái, cuối cùng anh quyết định chọn Linh.
Thái đi mua nhẫn để cầu hôn Linh, trớ trêu thay, bốn cô nàng còn lại biết chuyện Thái đi mua nhẫn, họ đều nghĩ rằng Thái muốn cầu hôn họ. Kết quả là Thái phải tốn tiền mua năm chiếc nhẫn tặng năm người. Vào ngày đám cưới của Thái và Linh, bốn cô nàng còn lại cầm vũ khí đến quậy phá và truy sát Thái. Thái và Linh lên xe bỏ chạy, nhưng chạy nửa chừng thì chiếc xe hết xăng. Linh lúc này tiết lộ rằng nhiều năm trước có một cô gái mập xấu xí đem lòng yêu Thái nhưng lại bị Thái đem ra làm trò đùa trước các học sinh trong trường, từ đó cô gái mập trở nên căm ghét Thái rồi lên kế hoạch trả thù. Cô gái mập đã tập thể dục suốt thời gian dài để có thân hình thon thả, và Linh cho Thái biết mình chính là cô gái mập năm xưa, Linh cũng chính là người đã gọi bốn cô nàng còn lại đến trừng trị Thái. Linh vốn căm thù Thái, đó là lý do cô không bao giờ nói lời yêu Thái và ngủ với Thái. Thái rất bất ngờ khi nghe chuyện Linh kể, anh không ngờ cuộc sống của mình đã bị Linh kiểm soát từ trước đến giờ. Nói chuyện xong thì Linh bỏ đi, còn Thái bị bốn cô nàng còn lại cũng như nhiều cô gái khác đuổi đánh, anh phải trả giá cho sự đểu cáng của mình.
Phần tiếp theo.
Khi thấy khán giả có vẻ thích "Cô dâu đại chiến", đạo diễn Victor Vũ quyết định làm phần tiếp theo cho bộ phim. Phần tiếp theo có tựa đề "Cô dâu đại chiến 2", được công chiếu vào dịp Tết Nguyên Đán năm 2014. | 1 | null |
Theo Chương trình con người và khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, hiện nay có 26 khu dự trữ sinh quyển được công nhận như là một phần của mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới tại các nước Ả rập được phân bố tại 13 quốc gia trong khu vực.
Danh sách.
Dưới đây là danh sách các khu dự trữ sinh quyển ở các nước Ả rập, bao gồm cả các khu dự trữ sinh quyển xuyên lục địa thuộc Địa Trung Hải cùng một khu dự trữ sinh quyển thuộc cả hai quốc gia là Maroc và Tây Ban Nha. | 1 | null |
Theo Chương trình con người và sinh quyển (MAB) của UNESCO, hiện nay có 60 khu dự trữ sinh quyển được công nhận như là một phần của Mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới ở châu Phi có mặt ở 27 quốc gia trong khu vực. Không bao gồm các khu dự trữ sinh quyển thuộc các quốc gia Bắc Phi, đã được xếp trong danh sách Danh sách khu dự trữ sinh quyển tại các nước Ả rập; khu dự trữ sinh quyển ở Sub-Saharan được sắp xếp trong khu vực Danh sách khu dự trữ sinh quyển tại châu Phi.
Danh sách.
Dưới đây là danh sách các khu dự trữ sinh quyển thuộc các quốc gia và vũng lãnh thổ tại châu Phi. | 1 | null |
Albert William Ketèlbey (IPA: ) là một nhà soạn nhạc, nhạc trưởng và nghệ sĩ dương cầm người Anh, nổi tiếng với những bản nhạc nhẹ do dàn nhạc giao hưởng của ông hòa tấu, thịnh hành nhất vào suốt nửa đầu thế kỉ XX. Một trong những kiệt tác của ông là "Phiên chợ Ba Tư", đã được nhiều người biết đến và ưa thích ở Việt Nam, hiện vẫn phổ biến ở nhiều quốc gia trên Thế giới.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Albert Ketèlbey sinh ngày 9 tháng 8 năm 1875, ở số nhà 41 phố Alma, Aston Manor, Birmingham. Cha là George Ketèlbey, còn mẹ là Sarah Ann Aston. Năm 1889, chuyển đến Luân đôn theo học tại Đại học Âm nhạc Trinity. Sau khi tốt nghiệp xuất sắc, Albert là nghệ sĩ dương cầm. Trong nhiều năm, Ketèlbey làm việc cho nhiều nhà xuất bản âm nhạc, như Chappell & Co và Công ty Columbia Graphophone, đồng thời học soạn nhạc. Ông đã thành công khi viết nhạc phụ họa cho phim câm cho đến khi phim nói ra đời vào cuối những năm 1920. Sau đó, ông trở thành giám đốc âm nhạc của một Nhà hát tạp kỹ, rồi chuyển sang sáng tác và chỉ huy dàn nhạc biểu diễn các tác phẩm của mình.
Các tác phẩm ban đầu của ông theo phong cách cổ điển, dùng dàn nhạc giao hưởng, nhưng lại thể hiện nhẹ nhàng hơn đã được đón nhận nồng nhiệt. Một trong những tác phẩm đầu tiên của ông thuộc thể loại này là "In a Monastery Garden" ("Vườn Tu viện", năm 1915) đã bán được hơn một triệu bản. Sau đó là "In a Persian Market" ("Phiên chợ Ba Tư", 1920) và "In a Chinese Temple Garden" ("Ở ngôi chùa Trung Hoa", 1923), giúp ông trở thành nhà soạn nhạc triệu phú đầu tiên của Anh.
Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai các sáng tác mới của ông kém sức sáng tạo và bị BBC bỏ qua. Năm 1949, ông chuyển đến đảo Wight nghỉ hưu, rồi qua đời ngày 26 tháng 11 năm 1959 tại nhà riêng ở đây. | 1 | null |
Trận Canal du Nord là một phần của chiến dịch tổng tấn công của quân đội phe Hiệp Ước nhằm vào các vị trí phòng ngự của quân đội Đức trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trận đánh đã diễn ra tại miền Nord-Pas-de-Calais của Pháp, dọc theo một khúc kênh Canal du Nord và ở vùng ngoại ô Cambrai từ ngày 27 tháng 9 cho đến ngày 1 tháng 10 năm 1918. Để ngăn ngừa nguy cơ quân Đức tập trung lực lượng dự bị của mình để chống lại một đợt tấn công duy nhất của khối Hiệp Ước, cuộc tấn công dọc theo kênh Canal du Nord đã được phát động như là một trong hàng loạt các cuộc tấn công liên tiếp của khối Hiệp Ước tại các vị trí riêng rẽ dọc theo Mặt trận phía Tây. Trận chiến Canal du Nord đã nổ ra một ngày sau Chiến dịch tấn công Meuse-Argonne, một ngày trước một chiến dịch tấn công tại khu vực Flanders thuộc Bỉ và hai ngày trước Trận kênh St. Quentin.
Vị trí tấn công nằm trực tiếp dọc theo ranh giới các tập đoàn quân số 1 và số 3 của Anh. Cả hai tập đoàn quân đều mang trọng trách tiếp tục bước tiến đã khởi đầu với trận chiến tuyến Drocourt-Quéant, trận Havrincourt và trận Epehy. Khi ấy, tập đoàn quân số 2 của Anh đang đã hoạt động trong một khuôn khổ mà theo đó nhiệm vụ chính của họ là dẫn đầu cuộc vượt kênh Canal du Nord và yểm trợ sườn phải của Tập đoàn quân số 3 của Anh trong khi cả hai tập đoàn quân đều tiến về Cambrai. Ngoài ra, Tập đoàn quân số 3 cũng mang trách nhiệm nắm giữ kênh Escaut (Scheldt) Canal làm bàn đạp để hỗ trợ Tập đoàn quân số 4 của Anh trong trận St. Quentin.
Cuộc tấn công đã mở màn vào ngày 27 tháng 9 năm 1918, theo sau một hàng rào pháo di động dày đặc. Ban đầu, đợt tấn công đã giành thắng lợi toàn diện: các sư đoàn số 1 và số 4 của Canada đã vượt kênh mà chỉ chịu thiệt hại nhẹ. Quân đội Canada thành công đến mức mà khi một sư đoàn Anh ở bên trái tiến công vào buổi trưa, họ đã vượt được kênh mà không vấp phải một sự kháng cự nào. Song, trong những ngày sau, hàng rào pháo di động của phe Hiệp Ước đã trở nên tản mác. Vào ngày 28 tháng 9, các tập đoàn quân số 1 và số 3 của Anh tiếp tục giành một số thắng lợi, trong đó Tập đoàn quân số 3 của Anh đã đến được vùng ngoại ô Cambrai. Chỉ trong vòng 2 ngày, 2 tập đoàn quân Anh đã tiến được 6 dặm Anh và cuộc kháng cự của quân Đức đã trở nên quyết liệt. Trong vài ngày hôm sau, phe Hiệp Ước tấn công với thắng lợi nhỏ, và người Anh đã chấm dứt chiến dịch vào ngày 1 tháng 10. Mặc dù đem lại thiệt hại nặng nề cho phe Hiệp Ước, song, chiến thắng Canal du Nord cùng với những chiến thắng khác của họ tại Mặt trận phía Tây và Chiến dịch Balkan đã khẳng định với giới chỉ huy quân sự Đức rằng phần thắng không thể thuộc về Đức. | 1 | null |
Big Huge Games là một nhà phát triển trò chơi điện tử có trụ sở tại Timonium, Maryland. Công ty được thành lập vào tháng 2 năm 2000 bởi bốn nhà phát triển kỳ cựu của ngành công nghiệp game: Tim Train, David Inscore, Jason Coleman và Brian Reynolds (thiết kế trưởng của "Alpha Centauri" và một số game khác). Tựa game đầu tiên của hãng, "Rise of Nations" là một cú hit thành công về mặt thương mại. Studio đã không còn tồn tại kể từ tháng 5 năm 2012.
Lịch sử.
Mặc dù Brian Reynolds là một thành viên sáng lập của hãng Firaxis Games, ông và những người khác đã rời khỏi Firaxis để thành lập một công ty mới dựa trên mong muốn của họ nhằm áp dụng sự phức tạp và khái niệm của thể loại chiến lược theo lượt sang thể loại chiến lược thời gian thực.
Tháng 2 năm 2007, Big Huge Games thông báo rằng Ken Rolston, nhà thiết kế chính đứng đằng sau ' và ', đã nghỉ hưu sẽ tham gia công ty với vai trò là thiết kế trưởng cho một tựa game nhập vai (RPG) chưa có tên. Sau này trong tháng 5 có thông báo rằng THQ sẽ công bố các tựa game vào năm 2009. Điều này đánh dấu tựa game đầu tiên từ Big Huge Games không còn được Microsoft phân phối.
THQ mua lại.
Ngày 15 tháng 1 năm 2008, THQ mua lại nhà phát triển. Ngày 30 tháng 7 năm 2008, Grant Kirkhope gia nhập đội ngũ Big Huge Games với vai trò giám đốc audio. Ông từng làm việc cho hãng Rare, phụ trách việc soạn nhạc cho các game "Banjo-Kazooie" và "Perfect Dark" (trong số khác). Ngày 18 tháng 3 năm 2009, THQ thông báo rằng do tình hình kinh tế suy thoái, hãng sẽ phải đóng cửa Big Huge Games, trừ khi tìm được một người mua bên ngoài trong vòng 60 ngày tiếp theo.
38 Studios mua lại.
Ngày 27 tháng 5 năm 2009, 38 Studios thông báo rằng họ đã mua lại Big Huge Games và giữ lại 70 nhân viên khoảng 120 người làm việc tại THQ. Từ giữa năm 2009 đến tháng 1 năm 2012, Big Huge Games đã phát triển một tựa game nhập vai mang tên "", được Electronic Arts (EA) và 38 Studios phát hành trên các hệ máy Xbox 360, PS3 và PC vào đầu tháng 2 năm 2012. Trò chơi lấy bối cảnh trong một thế giới giả tưởng được tạo ra với dữ liệu được nhập từ RA Salvatore và Todd MacFarlane. Một báo cáo ngày 24 tháng 5 năm 2012 cho biết studio và công ty mẹ 38 Studios đã sa thải toàn bộ nhân viên của họ.
Thành lập Epic Baltimore.
Tháng 6 năm 2012, Epic Games đã công bố việc mở một studio mới ở Baltimore được gọi là Epic Baltimore. Studio bao gồm một phần đáng kể các nhà phát triển Big Huge cũ.
Game engine.
Big Huge Games đã sử dụng game engine được phát triển nội bộ của họ mang tên "Big Huge Engine", trong cả "Rise of Nations" và "Catan". Engine có tính năng hỗ trợ cho một loạt các ứng dụng và công nghệ, bao gồm cả vật lý, trí tuệ nhân tạo, hình ảnh động và một số khác.
Game phát triển.
Chưa phát hành.
Tại thời điểm chuyển từ THQ sang 38 Studios, Big Huge Games vẫn làm việc trên hai dự án game lớn mà nay đã bị hủy bỏ. | 1 | null |
Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) là một tàu frigate thuộc lớp tàu hộ vệ Gepard, đề án 11661E (Gepard 3.9) của Hải quân Nhân dân Việt Nam và cũng là chiếc đầu tiên thuộc lớp này mà Hải quân Nhân dân Việt Nam nhận được trong tổng số 4 tàu. Tính đến năm 2018 đã có 4 tàu thuộc lớp này được Nga giao cho phía Việt Nam.
Tàu được Bộ Quốc phòng Việt Nam đặt hàng với Nga vào ngày 12 tháng 5 năm 2006 với giá khoảng 175 triệu USD. Hợp đồng này bao gồm 2 chiếc thuộc lớp tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ được đóng cho Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, tổng giá trị lên đến 350 triệu USD. Tàu được đặt lườn ngày 10 tháng 07 năm 2007, hạ thủy ngày 16 tháng 03 năm 2011 và nhập biên chế ngày 23 tháng 03 năm 2011 vào biên chế Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân Nhân dân Việt Nam.
HQ-011 được đặt tên theo vị vua Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam giai đoạn 968–979. 22 tháng 8 năm 2011, Hải quân Nhân dân Việt Nam biên chế chiếc tàu thuộc lớp Gepard 3.9 thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012) trong hợp đồng 2 chiếc ký năm 2006. Hiện còn 2 chiếc Gepard 3.9 khác đang được đóng tại Nga và dự kiến sẽ nhận vào năm 2016 và 2017.
Hiện nay, Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ là 2 trong số những tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Đinh Tiên Hoàng được trang bị hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí vừa phải, phù hợp với xu thế tác chiến dài ngày. Có trọng tải choán nước là 1930 tấn, vận tốc tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động 7.000 km, có thể hoạt động liên tục trong 15 ngày, thủy thủ đoàn gồm 98 người. HQ-011 được trang bị hệ thống gây nhiễu Bell Squat kết hợp với kết cấu của tàu giúp cho nó có khả năng tàng hình trước radar của đối phương, ra đa Cross Dome, 2 thiết bị chắn thụ động Bell Shroud, sonar phát hiện tàu ngầm, 4 hệ thống phun khói ngụy trang Pk-16, tàu còn có 1 sàn đáp trực thăng cùng 1 nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Kamov Ka-28.
Vũ khí trên tàu bao gồm 1 pháo AK-176M 76,2 mm gồm 500 viên đạn, 2 pháo AK-630 CIWS 30 mm để phòng không, dự trữ đạn mỗi khẩu là 2000 viên được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực Bass Tilt, 8[tên lửa hành trình chống tàu Kh-35E Uran, tầm bắn 130 km, vận tốc cận âm Mach 0,8. Một hệ thống phòng không Kashtan CIWS gồm 2 pháo AO-18K, mỗi pháo có 6 nòng 30 mm, 8 tên lửa hải đối không 9M311. | 1 | null |
Trận chiến Werbach là một trận đánh trong cuộc "Chiến tranh Bảy tuần", hay nói cách khác là cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, đã diễn ra vào ngày 24 tháng 7 năm 1866, tại Werbach trên sông Tauber (Đức). Trong trận giao chiến này, một sư đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben – là một phần của "Binh đoàn Main" dưới sự điều khiển của Trung tướng Edwin von Manteuffel đã giành chiến thắng trước Sư đoàn Baden, hay nói cách khác là Sư đoàn số 2 thuộc Quân đoàn VIII của quân đội Liên minh các quốc gia Đức dưới sự chỉ huy của Vương công Alexander xứ Hesse-Darmstadt. Nhờ thắng lợi này, các lực lượng Phổ đã thu được quyền vượt sông Tauber tại Werbach. Thiệt hại nhẹ nhàng của quân đội Baden (trong đó có một số tù binh) đã chứng tỏ sự kháng cự yếu ớt của họ trong trận chiến, song nhìn chung thì các trận đánh trong ngày hôm ấy đã mang lại thiệt hại nặng nề cho Quân đoàn VIII của Liên minh. Trong khi đó, chiến công của tiểu đoàn Bremen, cùng với lữ đoàn Oldenburg của Phổ dưới sự điều khiển của tướng Welzien trong trận Werbach đã thể hiện hiệu quả của họ trong chiến đấu.
Sau khi đánh bại Quân đoàn VIII của Liên minh các quốc gia Đức do Alexander xứ Hesse-Darmstadt chỉ huy trong một số trận đánh, "Binh đoàn Main" của Phổ dưới quyền "Thượng tướng Bộ binh" Eduard Vogel von Falckenstein đã chiếm được Frankfurt am Main trong tháng 7 năm 1866. Ngày 19 tháng 7, tướng Manteuffel lên nhậm chức tư lệnh Binh đoàn Main thay cho Falckenstein. Trong thời điểm này, Alexander đã hội quân với người Bayern tại Würzburg, nhưng điều này đã quá trễ để đem lại lợi lộc cho quân Liên minh. Giờ đây, sau khi được tăng viện đáng kể, Manteuffel tiến quân từ Frankfurt vào ngày 21 tháng 7. Trong khi Hoàng tử Karl xứ Bayern đang do dự rằng không biết ông ta nền kháng cự hay là rút quân để yểm trợ cho kinh thành München của mình, quân đội Phổ đã tiến công Quân đoàn VIII vào ngày 24 tháng 7 tại sông Tauber. Manteuffel điều động sư đoàn của tướng Eduard von Flies ở cánh trái của ông tấn công sư đoàn Hesse tại Wertheim, trong khi sư đoàn của tướng Von Göben sẽ tấn công đạo quân Württemberg tại Tauberbischofsheim và sư đoàn Baden tại Werbach. Ngay sau khi lực lượng tiền vệ của Göben vấp phải sự kháng cự của quân Liên minh trong trận Tauberbischofsheim, lữ đoàn Oldenburg đã tiến công quân Baden tại Werbach. Lực lượng bộ binh Oldenburg đã nhanh chóng đánh bật quân Baden ra khỏi Hochhausen (nằm trên bờ trái sông Tauber), tuy nhiên quân Baden kiên quyết phòng ngự lối vượt qua đoạn suối tại Werbach. Trước tình hình đó, lực lượng pháo binh Oldenburg đã khai hỏa và sớm làm câm tịt các khẩu đội pháo của người Baden, mặc dù quân Baden chỉ chịu thiệt hại nhỏ. Từ trong một khu rừng, quân bộ binh Oldenburg đã tiến đánh ngôi làng Werbach. Sau một thời gian ngắn đụng độ lẻ tẻ với đối phương, người Oldenburg đã ào ạt tấn công, phần thì mở đường qua các chiến ngại vật và phần thì lội suối.
Cuộc tiến công của quân đội Phổ đã thu được thắng lợi toàn diện, và quân đội Baden đã bị quét sạch ra khỏi làng Werbach. Lực lượng pháo binh Württemberg đã ra sức yểm trợ cho cuộc triệt thoái của quân Baden, nhưng cũng bị pháo binh của Phổ buộc phải thua chạy. Cùng ngày, quân Phổ của Von Flies cũng nhanh chóng đánh chiếm Wertheim, trong khi lực lượng tiền vệ của Göben cũng thắng trận Tauberbischofsheim. Chiến thắng của quân Phổ tại trận Werbach đã khiến cho quân Baden phải rút lui xa đến mức mà Alexander không thể kéo dài cuộc chiến trên sông Tauber cho đến ngày hôm sau. Nhìn chung, các lực lượng Phổ chỉ chịu tổn thất nhỏ trong các đợt giao tranh vào ngày 24 tháng 7. | 1 | null |
Caroline của Monaco (tên khai sinh: "Caroline Louise Marguerite Grimaldi"; sinh ngày 1 tháng 3 năm 1957) là con cả của Thân vương Monaco Rainier III và Vương phi Grace Kelly. Bà là chị gái của đương kim Thân vương Monaco Albert II. Bà là người thừa kế ngai vàng của Monaco từ năm 2005 cho đến khi hai đứa con sinh đôi của Albert ra đời.
Bà là vợ của tông chủ nhà Hannover, Vương thân Ernst August của Hannover. Ông là một hậu duệ quý tộc thuộc dòng nam của Vua George III của Anh.
Cuộc sống hôn nhân.
Cuộc hôn nhân thứ nhất.
Chồng đầu tiên của Thân vương nữ Caroline là Philippe Junot, nhân viên ngân hàng ở Paris. Họ làm đám cưới ở México ngày 28 tháng 6 năm 1978. Cặp đôi ly hôn năm 1980, không có con.
Cuộc hôn nhân thứ hai.
Chồng thứ hai của bà là Stefano Casiraghi (8/9/1960 - 3/10/1990). Bà có ba con từ cuộc hôn nhân này:
Cuộc hôn nhân thứ ba.
Chồng thứ ba và hiện tại của Caroline là Thân vương Ernst August von Hannover. Cặp đôi có một con từ cuộc hôn nhân này: | 1 | null |
Vùng Trung Đan Mạch hay "vùng Midtjylland" () là một vùng hành chính của Đan Mạch được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 trong một cuộc cải cách hành chính toàn quốc.
Vùng Midtjylland nằm tại phần trung-bắc của bán đảo Jutland và bao gồm các hạt cũ Ringkjøbing và Århus (nửa phía tây của khu tự quản Mariager nhập vào Bắc Jutland), hầu hết hạt cũ Viborg, và nửa phía bắc của hạt cũ Vejle. | 1 | null |
Vùng Bắc Đan Mạch hay "vùng Nordjylland" () là một vùng hành chính của Đan Mạch trong cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc vào năm 2007.
Vùng Nordjylland bao gồm hạt cũ Nordjylland cộng với nhiều phần của hạt cũ Viborg (các khu tự quản cũ Aalestrup, Hanstholm, Morsø, Sydthy, Thisted), và nửa phía tây của khu tự quản cũ Mariager (thuộc huyện cũ Aarhus). | 1 | null |
Vùng Sjælland () là vùng hành chính cực nam của Đan Mạch, được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 trong một cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc.
Vùng Sjælland bao gồm các hạt cũ Roskilde, Storstrøm, và Vestsjælland.
Vùng được đặt tên theo hòn đảo Zealand, hòn đảo bị chia se giữa vùng Sjælland và vùng thủ đô Đan Mạch. Vùng Sjælland cũng bao gồm các hòn đảo Lolland, Falster, và Møn. | 1 | null |
Vùng Nam Đan Mạch () là một vùng hành chính của Đan Mạch được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2007 trong một cuộc cải cách hành chính trên quy mô toàn quốc.
Vùng Nam Đan Mạch là vùng cực tây của Đan Mạch (Vùng Zealand mới là cực nam). Vùng Nam Đan Mạch bao gồm các hạt cũ Funen, Ribe và Nam Jutland, cùng với 10 khu tự quản của hạt cũ Vejle. Vùng Nam Đan Mạch có đường biên giới chung với bang Schleswig-Holstein của nước Đức. | 1 | null |
Sở Hùng Khang (楚熊康), hay Hùng Vô Khang (熊毋康), là một vị công tử của nước Sở, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Lúc sinh thời ông đã được phong làm Câu Nghi vương, ngang với thiên tử nhà Chu.
Hùng Khang là con của Sở Hùng Cừ, vị vua thứ 9 của nước Sở. Hùng Cừ có ba người con trai là Hùng Vô Khang, Hùng Chí Hồng và Hùng Chấp Tì. Lúc Hùng Cừ cai trị nước Sở thì nhà Chu đã suy yếu, Hùng Cừ đem quân đánh diệt nước Ngạc, rồi phong vương cho các con. Hùng Khang được phong làm Câu Nghi vương, hai em ông được phong làm Ngạc vương và Việt Chương vương.
Sau không rõ ông mất năm nào, chỉ biết ông qua đời trước vua cha Hùng Cừ, nên người em thứ là Hùng Chí Hồng được lên thế tập sau khi Hùng Cừ mất. | 1 | null |
Cây lanh (tên khoa học là Linum usitatissimum) là loài thuộc chi "Linum", họ Linaceae, là cây công nghiệp ôn đới thân thảo, sống hàng năm. Được trồng để lấy sợi ở thân và lấy hạt để làm thức ăn hoặc để ép dầu. Hạt lanh có giá trị dinh dưỡng cao, được công nhận là có tác động tích cực tới sức khỏe. Dầu ép từ hạt lanh có thể được sử dụng làm thực phẩm, nhưng không bền với nhiệt và nhanh bị hỏng. Ngoài ra dầu hạt lanh còn được dùng vào các phẩm chăm sóc tóc, pha sơn, trong vải sơn lót sàn nhà, làm véc-ni hay trong mực in.
Tham khảo.
Sources | 1 | null |
Viper Jaws là một loại súng lục nặng có cơ chế bắn Hoạt động đơn và kép được sản xuất tại Jordan bởi KADDB va thiết kế ở Hoa Kỳ bởi Wildey Moore, nhà thiết kế của dòng súng lục nổi tiếng Wildey. Loại súng này được chế tạo làm tiêu chuẩn sử dụng cho các lực lượng vũ trang của Jordan.
Viper Jaws là một loại súng ngắn có cấu tạo chắc chắn với một vài tính năng thú vị, ví dụ như thiết kế đơn giản và modula. VIPER có thể chỉnh sửa lại bằng vài cách đơn giản như thay thế giảm thanh, tay cầm... Cơ chế Hoạt động đơn giúp nó dễ dàng bảo trì và tháo lắp.
Sử dụng bởi.
Jordan | 1 | null |
Tu viện Thánh Catarina (tiếng Hy Lạp: Μονὴ τῆς Ἁγίας Αἰκατερίνης Moni TIS Agìas Ekaterìnis, tiếng Ả Rập: دير القديسة كاترينا) còn có tên là Santa Katarina là một tu viện nằm tại một hẻm ở chân núi Sinai, thuộc thành phố Saint Catherine, phía nam bán đảo Sinai, Đông bắc Ai Cập. Đây là một trong những tu viện lâu đời nhất thế giới còn tồn tại và là địa điểm linh thiêng của cả ba tôn giáo lớn trên thế giới là: Công giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Tu viện được đặt theo tên của Thánh Catarina thành Alexandria.
Tu viện được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, với các biểu tượng của đạo Công giáo. Địa điểm xây dựng là một nơi khắc nghiệt với truyền thống định cư ngay từ thời kỳ đồ đồng sớm (3000 năm TCN). Chính vì vậy, nó đã trở thành một địa điểm linh thiêng tôn giáo yêu thích của những người hành hương.
Di sản.
Tu viện bảo tồn bộ sưu tập các bản thảo lớn thứ hai trên thế giới, sau Thư viện Vatican. Bao gồm các bản thảo được ghi chép bằng tiếng Hy Lạp, Ả Rập, Armenia, Coptic, Do Thái, Georgia, và cả các văn bản Aramaic. Nổi bật nhất là bản thảo viết tay Codex Sinaiticus có từ thế kỷ thứ 4 được tìm thấy ở đây, là bản thảo lâu đời nhất được tìm thấy của Kinh Thánh, hay là bản sao "Achtiname" điều lệ của nhà tiên tri Muhammad.
Tu viện là một trong những bảo tàng nghệ thuật tranh ghép cùng các biểu tượng nghệ thuật lớn trên thế giới với những tác phẩm (120 tác phẩm) được vẽ bằng chất liệu sơn dầu có niên đại từ thế kỷ thứ 5, 6 mang phong cách Nghệ thuật của các cuộc Thập tự chinh. | 1 | null |
Osun-Osogbo hay Osun Osogbo Sacred Grove là một khu rừng linh thiêng dọc theo bờ sông Oshun, ngoại ô thành phố Osogbo, Osun, Tây nam Nigeria (cách Lagos khoảng 250 km).
Rừng Osun-Osogbo bao gồm 400 loài thực vật, trong đó có 200 loài đặc hữu là các loại thảo dược tự nhiên được dùng trong y tế.
Lịch sử khoảng một thế kỷ trước, vùng đất Yorubaland có rất nhiều các khu rừng linh thiêng, nhưng sau đó hầu hết đã bị bỏ rơi hoặc bị phá hủy do quá trình đô thị hóa. Osun-Osogbo có lịch sử 400 năm, là khu rừng linh thiêng lớn nhất còn sót lại và vẫn được tôn kính. Khu rừng được cho là nơi trú ngụ của nữ thần sinh sản Osun, một trong các vị thần của người Yoruba. Nơi đây là cảnh quan rừng rậm bên những khúc sông uốn lượn, rải rác là khoảng 40 đền thờ, miếu, các tác phẩm điêu khắc cùng công trình nghệ thuật tôn vinh nữ thần Osun cùng các vị thần tạo thành nghệ thuật điêu khắc duy nhất của thế kỷ 20.
Hàng năm, lễ hội tôn giáo Osun-Osgogbo của người Yoruba diễn ra, thu hút rất đông các tầng lớp tham gia.
Với ý nghĩa và giá trị văn hóa toàn cầu, rừng thiêng Osun-Osogbo đã được UNESCO ghi nhận là di sản thế giới vào năm 2005. | 1 | null |
Nhiên liệu phản lực, nhiên liệu tuabin hàng không (ATF), hoặc avtur, là một loại nhiên liệu hàng không được thiết kế để sử dụng trong máy bay chạy bằng động cơ tua-bin khí. Nó có dải màu từ không màu đến màu vàng rơm. Nhiên liệu được sử dụng phổ biến nhất cho hàng không thương mại là Jet A và Jet A-1, được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế tiêu chuẩn. Nhiên liệu máy bay phản lực duy nhất khác thường được sử dụng trong hàng không chạy bằng động cơ tua-bin dân dụng là Jet B, được sử dụng để tăng cường hiệu suất thời tiết lạnh.
Nhiên liệu phản lực là hỗn hợp của nhiều loại hydrocarbon. Do thành phần chính xác của nhiên liệu máy bay rất khác nhau dựa trên nguồn dầu mỏ, nên không thể định nghĩa nhiên liệu máy bay là tỷ lệ của các hydrocarbon cụ thể. Do đó nhiên liệu phản lực được định nghĩa là một đặc điểm kỹ thuật hiệu suất hơn là một hợp chất hóa học. Hơn nữa, phạm vi khối lượng phân tử giữa hydrocarbon (hoặc số lượng carbon khác nhau) được xác định bởi các yêu cầu cho sản phẩm, chẳng hạn như điểm đóng băng hoặc điểm khói. Nhiên liệu máy bay phản lực Kerosene (bao gồm Jet A và Jet A-1, JP-5 và JP-8) có phân bố số lượng carbon trong khoảng từ 8 đến 16 (nguyên tử carbon trên mỗi phân tử); nhiên liệu máy bay phản lực cắt ngang hoặc naphtha -type (bao gồm Jet B và JP-4), trong khoảng từ 5 đến 15. | 1 | null |
Họ Cá bơn ngộ hoặc họ Cá bơn chó (danh pháp khoa học: Psettodidae) là một họ thuộc bộ Cá thân bẹt (Pleuronectiformes). Chúng có kích thước khá lớn và là một nhóm cá thân bẹt tương đối cổ so với các thành viên khác trong bộ này. Cá bơn chó sinh sống tại các vùng biển nhiệt đới ở Đông Đại Tây Dương và vùng Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương. Họ này bao gồm 1 chi ("Psettodes") và 3 loài. "Cá bơn chó" có nhiều gai ở phần vây lưng và vây hậu môn, đây có thể là một đặc điểm cho thấy mối liên hệ tiến hóa giữa cá bơn chó với bộ Cá vược ("Perciformes"). So với các loài cá thân bẹt khác, cá bơn gai có cơ thể ít bị bất đối xứng hơn, mặc dù chúng cũng có hai mắt nằm trên cùng một mặt bên còn mặt bên kia không có mắt nào.
Tên khoa học của họ này (và chi này) có nghĩa là "giống như cá mú". | 1 | null |
Cầy thảo nguyên đuôi đen, còn gọi là Sóc đồng cỏ đuôi đen (danh pháp khoa học: Cynomys ludovicianus) là một loài sóc trong họ Sóc được tìm thấy ở Đại bình nguyên của Bắc Mỹ từ biên giới Hoa Kỳ-Canada đến biên giới Hoa Kỳ-México. Không giống các loài sóc đồng cỏ khác, loài này thực sự không ngủ đông. Sóc đồng cỏ đuôi đen có thể thấy trên mặt đất giữa mùa đông. Một quần thể sóc đồng cỏ đuôi đen ở Texas đã được ghi nhận có phạm vi 64.000 km² và có 400.000.000 cá thể. Trước khi môi trường sống bị phá hủy, loài này có lẽ là loài sóc đồng cỏ dồi dào nhất ở trung bộ Bắc Mỹ. Loài này là một trong hai loài được miêu tả bởi chuyến thám hiểm Lewis và Clark trong ghi chép và nhật ký về chuyến khám phá của họ.
Miêu tả.
Sóc đồng cỏ đuôi đen nhìn chung có màu vàng nhạt với bụng màu nhạt hơn. Đuôi của chúng có chóp màu đen. Con trưởng thành có cân nặng đến , con đực thường nặng hơn con cái. Chiều dài cơ thể thường là , đuôi dài . | 1 | null |
Borut Pahor (sinh ngày 2 tháng 11 năm 1963) là một chính trị gia Slovenia, là Thủ tướng Slovenia giai đoạn 2008-2012. Ông được bầu làm Tổng thống của Slovenia vào tháng 12 năm 2012.
Borut Pahor là một chủ tịch lâu năm của Đảng Dân chủ Xã hội, ông là dân biểu Quốc hội một vài nhiệm kỳ và đã đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội Slovenia từ 2000 đến 2004. Năm 2004, Pahor đã được bầu làm thành viên của Nghị viện châu Âu. Sau chiến thắng của đảng Dân chủ Xã hội trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2008, Pahor được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.
Trong tháng 9 năm 2011, của chính phủ Pahor đã bị thất bại trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng kinh tế và căng thẳng chính trị. Ông tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ tạm thời cho đến khi Janez Janša lên thay thế vào tháng 2 năm 2012. Trong tháng 6 năm 2012, ông tuyên bố ông sẽ chạy đua tranh cử chức vụ mang tính lễ nghi, Tổng thống Slovenia. Ông thắng cử và đánh bại Tổng thống Danilo Türk trong một vòng bỏ phiếu thứ hai của, tổ chức vào ngày 02 tháng 12 năm 2012, ông đã nhận được khoảng hai phần ba số phiếu bầu.
Thời trẻ.
Pahor sinh ra ở Postojna, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia (thuộc Nam Tư cũ) và đã trải qua thời thơ ấu tại thị trấn Nova Gorica trên biên giới với Ý, trước khi chuyển đến thị trấn gần đó Šempeter pri Gorici. Ông đã học tại trường phổ thông trung học Nova Gorica, và vào năm 1983 ông theo học trường Đại học Ljubljana, nơi ông nghiên cứu chính sách công và khoa học chính trị tại Khoa Khoa học Xã hội học chính trị và Báo chí (nay được gọi là Khoa Khoa học Xã hội). Ông tốt nghiệp vào năm 1987 với một luận án về các cuộc đàm phán hòa bình giữa các thành viên của Phong trào không liên kết. Luận văn cử nhân đã được trao giải thưởng Preseren sinh viên, giải thưởng học tập cao nhất dành cho sinh viên trong Slovenia. Theo báo chí Slovenia, Pahor đã làm người mẫu nam để kiếm tiền trang trải cho việc học đại học của mình. | 1 | null |
Lương Thị Huệ (? - 1432) là một liệt nữ Việt Nam ở đầu thế kỷ 15. Tương truyền, bà đã giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh (Trung Quốc) ở thành Cổ Lộng năm 1427.
Tiểu sử.
Lương Thị Huệ sống ở đầu thế kỷ 15, là người thôn Ngọc Chuế, xã Chuế Cầu (nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Bà là người thông minh, xinh đẹp, hát hay, lại là con gái duy nhất của gia đình họ Lương, một hào phú ở làng. Lớn lên, bà nhận lời lấy Đinh Tuấn là người cùng làng, làm chồng. Về làm dâu, bà rất được chồng và họ hàng nhà chồng quý mến, vì tính hiếu thuận.
Năm Đinh Hợi (1407), nhà Hồ bị quân Minh đánh đổ. Sau đó, con cháu nhà Trần là Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế) và Trần Quý Khoáng (hay Trần Quý Khoách, tức Trùng Quang Đế) lần lượt khởi binh chống lại. Đến năm Mậu Tuất (1418), lại có thêm Lê Lợi (về sau lên ngôi là vua Lê Thái Tổ) ở Lam Sơn (Thanh Hóa) cũng tụ nghĩa dấy binh.
Để cản ngăn bước tiến của nghĩa quân Lam Sơn, tướng nhà Minh là Mộc Thạnh sai quân đắp thành Cổ Lộng bên bờ sông Đáy thuộc địa phận làng Bình Cách (nay thuộc xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), rồi đem quân mạnh đến trấn giữ.
Nhà vợ chồng bà Huệ ở gần thành Cổ Lộng. Thấy quân Minh thường tàn ác với dân mình, nên bàn cách diệt trừ. Sau đó, chồng bà (Đinh Tuấn) dẫn gia đinh theo giúp Lê Lợi; còn bà thì mở một quán nước ven đường, tuyển nhiều ca nữ xinh đẹp nhằm dẫn dụ quân Minh tới quán để dò la tin tức.
Năm Bính Ngọ (1426), nghĩa quân Lam Sơn trên đà thắng lợi, định tiến ra đánh lấy Đông Quan (tức Thăng Long). Vì vậy, bằng mọi cách phải triệt hạ ngay thành Cổ Lộng. Biết Đinh Tuấn từng ở vùng ấy, thủ lĩnh Lê Lợi sai ông về xem xét. Được vợ cho biết đường đi lối lại trong thành, Đinh Tuấn liền cho người về báo. Lập tức, thủ lĩnh Lê Lợi sai tướng dẫn quân tiến ra .
Để phối hợp hành động, bà Huệ sắm sửa rượu thịt, rồi nói dối rằng nhà có giỗ, mời một số quân tướng trong thành Cổ Lộng ra ăn uống. Đến khi thấy họ đã mê mệt vì sắc, vì rượu thịt… nghĩa quân Lam Sơn liền dốc đánh, và hạ được thành . Được tin báo, thủ lĩnh Lê Lợi rất mừng, giao thành cho vợ chồng bà coi giữ .
Ngày 14 tháng 4 (âm lịch) năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê, lấy lại quốc hiệu cũ là Đại Việt. Sau đó, nhà vua mở hội định công phong thưởng cho các tướng sĩ. Đinh Tuấn được phong làm Kiến Quốc công, Trung dũng Đại tướng quân. Bà Huệ được phong làm Kiến quốc phu nhân ("Người đàn bà dựng nước"), và ban cho nhiều mẫu ruộng để làm "thực ấp".
Năm Thuận Thiên thứ 5 (Nhâm Tý, 1432), Lương Thị Huệ mất. Vua Lê Thái Tổ sai quan về làng Chuế Cầu làm lễ tế, truy phong hai vợ chồng (Đinh Tuấn mất năm nào không rõ) lên tước vương, sắc cho dân làng Chuế Cầu lập đền thờ trên nền nhà cũ và cấp trăm mẫu ruộng tốt làm tự điền để lo việc cúng tế.
Được vinh danh.
Năm Hồng Đức thứ nhất (Canh Dần, 1740), vua Lê Thánh Tông trên đường về Lam Sơn (Thanh Hóa) yết Thái miếu có ghé qua thăm di tích thành Cổ Lộng và đền thờ vợ chồng bà. Sau đó, nhà vua đã ngự chế một bài minh bằng chữ Hán để đề ở đền thờ. Bài minh ấy như sau: | 1 | null |
Đôi dép Bác Hồ hay Đôi dép Hồ Chí Minh nguyên là một đôi dép lốp cũ được kể là do Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong hơn 20 năm, từ năm 1947 đến khi ông qua đời. Tại Việt Nam và ở một số quốc gia thân hữu, đôi dép này được xem như là một trong những biểu tượng về "cuộc đời cách mạng" của Hồ Chí Minh, được đề cập trong nhiều bài báo cũng như một số bài hát, bài thơ.
Lịch sử ra đời.
Đôi dép này được làm ra vào khoảng năm 1947, chế tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của quân đội Pháp do quân đội Việt Nam thu được sau trận phục kích tại Việt Bắc, và được gửi tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh như một vật lưu niệm về chiến thắng. Đôi dép lốp này ông đã sử dụng hơn 20 năm, kể từ năm 1947, và cũng từng theo chân ông đi đến các quốc gia khác như Ấn Độ, và hiện nay được đặt trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như một di vật của ông và đang được đệ trình công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Biểu tượng cuộc đời cách mạng.
Như nhiều người Việt Nam trải qua thời kỳ chiến tranh, Hồ Chí Minh sử dụng dép lốp đơn giản bởi sự tiết kiệm và tiện dụng của nó. Tuy nhiên, với cương vị là nguyên thủ chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lãnh tụ của phong trào độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trang phục giản dị và tiết kiệm của ông, trong đó có đôi dép lốp, trở thành những biểu tượng tuyên truyền hiệu quả, tạo ra sự khác biệt về hình ảnh Hồ Chí Minh gần gũi với dân chúng so với các đối thủ chính trị của ông, và thường được nêu để người dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức này.
Năm 1960, khi ông đến thăm một đơn vị Hải quân Nhân dân Việt Nam, khi mọi người vây quanh đề nghị Bác thay đôi dép cũ, Bác nói:
Trong tiếng Anh, người ta quen dùng cụm từ "Ho Chi Minh sandals" để chỉ những chiếc dép lốp.
Hình tượng trong văn hóa đại chúng.
Đây cũng là tên nhiều bài thơ và bài hát liên quan đến cuộc đời Hồ Chí Minh. Riêng bài thơ "Đôi dép Bác Hồ" được nhạc sĩ Văn An phổ nhạc, rất nổi tiếng và đã đi vào lòng người dân Việt Nam hơn nửa thế kỷ.
Đôi dép của Hồ Chí Minh thường được dùng như một ví dụ về "sự giản dị và đức tính tiết kiệm" của ông. Như một bài báo đã viết: "Đôi dép ấy rất đỗi bình dị, mộc mạc đơn sơ, nhưng thật nhiều ý nghĩa như chính cuộc đời Bác kính yêu. Bởi đôi dép cao su đã gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng vì dân, vì nước của Bác. Ngày nay, đôi dép ấy đã trở thành kỉ vật thiêng liêng và vô giá của dân tộc ta."
Hình ảnh về đôi dép của Hồ Chí Minh đã đi vào thơ văn Việt Nam như bài thơ kể về đôi dép được Tạ Hữu Yên sáng tác vào năm 1969:
Từ lời thơ ấy, Nhạc sĩ Văn An cũng có viết một bài hát mang tên " Đôi dép Bác Hồ" vào những năm 1970, để nhớ về Hồ Chí Minh, lời bài hát như sau:
Bài hát này đã được nhiều ca sĩ danh tiếng của dòng nhạc đỏ thể hiện, như Bích Liên, Tuyết Nhung, Thu Hiền...
Nhạc sĩ Thuận Yến cũng có một bài hát "Đôi dép Bác Hồ" cùng tên, cũng phổ từ lời thơ của Tạ Hữu Yên, nhưng không nổi tiếng bằng. Năm 2012, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải cũng có một bài thơ mang tựa đề "Đôi dép Bác Hồ" nhưng không nổi tiếng bằng. | 1 | null |
Lefaucheux M1858 là loại súng lục do Casimir Lefaucheux thiết kế sử dụng đạn 12mm có kim điểm hỏa, súng đã được thông qua và sử dụng trong lực lượng quân đội Pháp. Đây là loại súng ngắn ổ xoay sử dụng đạn có vỏ kim loại đầu tiên được thông qua để sử dụng trong quân đội. Lực lượng chính trang bị loại súng này là lực lượng hải quân Pháp năm 1858 và một số nhỏ lực lượng kỵ binh cũng sử dụng chúng ở Mexico năm 1868. Ngoài ra nó còn được dùng để xuất khẩu cho các nước khác và được thấy dùng để chiến đấu trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ bởi cả hai phe. Nó cũng còn là khẩu súng mà Vincent van Gogh đã dùng tự sát.
Thiết kế.
Lefaucheux M1858 sử dụng cơ chế hoạt động kép với ổ đạn 6 viên. Do đạn có kim điểm hỏa nên ổ đạn được khắc rãnh để kim điểm hỏa có thể nhô ra đúng vớ vị trí mà búa điểm hỏa sẽ đập vào.
Súng có cách nạp đạn hơi mất thời gian do không thể tách ổ đạn ra khỏi thân súng cho việc bỏ vỏ đạn cũ và nạp đạn nhanh. Để bỏ vỏ đạn cũ xạ thủ sẽ phải mở miếng che, xoay ổ đạn và sử dụng một que dài đẩy từng vỏ đạn ra qua một khe nhỏ nằm ở bên thân súng, sau đó nạp từng viên vào cũng qua khe này sau đó đóng miếng che lại. Nhưng là rất nhanh thời đó nếu so với hầu hết các súng cùng loại vốn sẽ phải đổ thuốc đạn vào từng khe trống trong ổ đạn sau đó ấn đầu đạn vào cho chặt và cứ làm như thế cho đầy ổ đạn. | 1 | null |
Mặt trận Thống nhất
Toàn lực Quốc gia là một tổ chức chính trị liên hiệp các tôn giáo và đảng phái có xu hướng cát cứ chống chính phủ trung ương của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, hoạt động trên chính trường Quốc gia Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi đầu từ 1954 đến 1955. Trên danh nghĩa Mặt trận này ủng hộ Quốc trưởng Bảo Đại,
Bối cảnh hình thành.
Kể từ sau khi cuộc chiến tranh Đông Dương bùng nổ, nhằm tìm cách nắm quyền kiểm soát chiến sự, người Pháp tìm cách cô lập lực lượng chống đối mạnh nhất là Việt Minh, bằng cách hợp tác với các nhóm chính trị, quân sự khác, vốn có xu hướng chống Việt Minh. Với Giải pháp Bảo Đại, chính phủ Quốc gia Việt Nam được thành lập, tập hợp các nhóm chính trị - quân sự quốc gia, về danh nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi nhóm đều xây dựng thế lực cát cứ của riêng mình.
Sau khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ, cựu thượng thư Ngô Đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Nhằm tăng cường sức mạnh về chính trị - quân sự, đồng thời bày trừ nạn cát cứ tàn dư của chính quyền thực dân Pháp, khả dĩ đủ để đối trọng với chính quyền Việt Minh, Thủ tướng Diệm chủ trương thống nhất về mặt quân sự và giải thể quyền tự trị của các nhóm chính trị quân sự nằm ngoài chính quyền trung ương.
Dấu ấn ngắn ngủi trong lịch sử.
Mặt trận là tổng hợp các thành phần Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, Dân xã Đảng và Cao Đài Liên minh thành lập ngày 4 tháng 3 năm 1955 với chủ tịch là Hộ pháp Phạm Công Tắc.
Các nhân vật liên quan đến Mặt trận có cố vấn Trần Văn Ân, Lâm Thành Nguyên, Hồ Hữu Tường, Trần Thái Huệ, Nhị Lang, Lê Văn Viễn và Nguyễn Long Thành Nam. Ngày 21 tháng 3, phái đoàn đại diện Mặt trận đệ trình Thủ tướng Diệm một văn kiện yêu cầu cải tổ chính phủ, đòi phần đại diện trong bộ máy chính quyền và hạn trong 4 ngày để chính phủ thực hiện. Ký tên bản kiến nghị là Hộ pháp Phạm Công Tắc, Trung tướng Trần Văn Soái, Trung tướng Nguyễn Thành Phương, Thiếu tướng Lâm Thành Nguyên, Thiếu tướng Lê Quang Vinh và Thiếu tướng Trình Minh Thế. Lê Văn Viễn thì bố trí đại bác nhắm vào Dinh Độc Lập phòng khi bên chính phủ ra tay. Ngày áp chót Mặt trận gửi người vào dinh họp với thủ tướng.
Thủ tướng Diệm không chịu nhượng bộ, đòi việc thống nhất quân đội là điều kiện tiên quyết, sau mới bàn đến cải tổ chính trị. Trước đó, ngày 21 tháng 3, ông tuyên bố: "Phải thống nhất quân đội, không thể có những lực lượng riêng biệt. Phải thống nhất hành chánh, không thể có địa phương tự trị. Phải thống nhất tài chánh, không thể có những sắc thuế do địa phương tự đặt ra."
Trong Mặt trận thì có ba khuynh hướng: nhóm ôn hòa muốn hợp tác với chính phủ (Lâm Thành Nguyên, Trình Minh Thế), nhóm trung lập (Nguyễn Thành Phương) và nhóm chống chính phủ (Lê Văn Viễn, Lê Quang Vinh). Đêm 29 tháng 3, nhóm Lê Văn Viễn nổ súng nã vào Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia ở số 606 đại lộ Trần Hưng Đạo nhưng bị đánh bại, phải rút về khu Bình Xuyên cố thủ. Mặt trận từ đó rạn nứt: Lâm Thành Nguyên, Trình Minh Thế, Nguyễn Thành Phương đứng hẳn về phe chính phủ Quốc gia. Ngày 2 tháng 4, Thủ tướng Diệm lên Đài Phát thanh lên án lực lượng Bình Xuyên mà không đả động đến hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo nữa. Riêng Hộ pháp Phạm Công Tắc không về hợp tác. Trong khi đó bên Mặt trận điện sang Pháp yêu cầu Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp để kềm chế Thủ tướng Diệm.
Ngày 12 tháng 4 năm 1955 tại Chánh Hưng, khu Bình Xuyên, Mặt trận cho ra mắt Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia Cách mạng do Trịnh Khánh Vàng, Hồ Hữu Tường và Nguyễn Văn Thành lãnh đạo, thẳng tay chống lại Quân đội Quốc gia, mở đầu nhiều đợt pháo kích trong đô thành Sài Gòn. Tiếp theo là chiến dịch Hoàng Diệu; lực lượng Bình Xuyên thua ở Sài Gòn, rút về Rừng Sác cầm cự đến Tháng 10 thì tổng tham mưu Bình Xuyên bị bắt; Mặt trận hoàn toàn tan rã. Đầu năm 1956 Phạm Công Tắc, chủ tịch Mặt trận phải bỏ Tây Ninh, trốn sang Nam Vang lưu vong, chấm dứt giai đoạn giáo phái võ trang chống phá chính phủ. | 1 | null |
Enrique Peña Nieto (phát âm tiếng Tây Ban Nha: [enrike peɲa njeto] (nghe), sinh ngày 20 tháng 7 năm 1966) là vị Tổng thống thứ 57 của México. Ông là một đảng viên của Đảng Cách mạng Chế độ (PRI) và là cựu thống đốc bang México giai đoạn 2005-2011. Peña Nieto được tuyên bố đắc cử Tổng thống sau khi cuộc tổng tuyển cử México và đã được Tòa án bầu cử Liên bang tuyên bố hợp lệ. Ông nhậm chức Tổng thống vào ngày 1 tháng 12 năm 2012, kế nhiệm Felipe Calderón, do đó đánh dấu sự trở lại quyền lực của chính đảng từng lãnh đạo nền chính trị México trong 71 năm liên tiếp.
Peña Nieto đã công bố việc ứng cử tổng thống của ông vào tháng 9 năm 2011, bốn ngày sau khi thôi giữ chức vụ thống đốc, ông chính thức đăng ký vào tháng 10 cùng năm. Với chỉ có 38% số phiếu ủng hộ và không có một đa số lập pháp, Peña Nieto đánh dấu sự trở lại của PRI sau một thời gian gián đoạn 12 năm vào ngày 02 tháng 7 năm 2012, đảng này đã cầm quyền México không bị gián đoạn suốt 71 năm cho đến khi nó bị Đảng hành động Dân tộc (PAN) đánh bại vào năm 2000.
Sự trở lại của PRI đã không được tất cả mọi người chào đón. Các cuộc tuần hành chống lại Peña Nieto đã thu hút hàng ngàn người tham gia trên khắp México, đặc biệt là từ phong trào sinh viên Soy Yo 132, những người phản đối sự bất thường của cuộc bầu cử và cáo buộc các phương tiện truyền thông thiên vị. Những người khác phản đối rằng trong suốt thời gian nắm quyền lực, PRI đã trở thành biểu tượng của tham nhũng, đàn áp, kinh tế sai lầm, và gian lận bầu cử, và nhiều người México và dân cư đô thị đang lo lắng rằng đây là dấu hiệu của việc một México trong quá khứ quay trở lại. Tuy nhiên, Peña Nieto đã phủ nhận những lời cáo buộc như vậy, và cam kết rằng chính phủ của ông sẽ có nhiều dân chủ hơn, hiện đại, cởi mở với những lời chỉ trích. Ông cũng cam kết rằng ông sẽ tiếp tục chiến đấu chống tội phạm có tổ chức và rằng sẽ không thỏa hiệp với bọn tội phạm.
Đảng cầm quyền trước đó, PAN, đã không thể thông qua các cải cách bởi vì nó thiếu một đa số trong Quốc hội, cùng với tư tưởng rằng PRI "biết làm thế nào để cai trị" và làm thế nào để xử lý các cartel ma túy, đủ thuyết phục để nhiều cử tri bỏ phiếu cho Peña Nieto. Trong suốt cuộc bầu cử, ông vẫn duy trì một khoảng cách rộng trong các cuộc thăm dò. Peña Nieto đề xuất rằng ông sẽ phục hồi năng lực nền kinh tế México, cho phép công ty dầu quốc gia, Pemex, cạnh tranh trong khu vực tư nhân, và giảm bạo lực ma túy đã từng khiến hơn 55.000 người chết trong sáu năm.
Tiểu sử.
Enrique Peña Nieto sinh ngày 20 tháng 7 năm 1966 tại làng Atlacomulco thuộc bang México trong một gia đình khá giả, cha của ông, Gilberto Enrique Peña del Mazo, là một kỹ sư điện; mẹ của ông, María del Perpetuo Socorro Ofelia Nieto Sánchez, là giáo viên trung học., truyền thống dòng họ nhà Pena Nieto có nhiều người đã từng làm thống đốc bang và giữ các cương vị cao trong chính quyền bang. Năm 1984, Peña Nieto đã tham gia các hoạt động tuyên truyền trong các chiến dịch tranh cử địa phương và gia nhập PRI, rồi sau đó đảm nhận một vài chức vụ trong bộ máy tuyên tuyền cấp bang của PRI. Vào những năm tiếp theo, Pena Nieto tốt nghiệp Khoa Luật trường Đại học Panamericana và khóa Quản lý doanh nghiệp sau Đại học tại Viện Công nghệ Monterrey.
Pena Nieto hành nghề luật sư tại văn phòng Laffan Muse và Kaye trong các năm 1985 và 1986, đồng thời cộng tác với Tập đoàn công nghiệp San Luis. Trong thời kỳ từ năm 1988 đến 1990, ông làm việc tại Văn phòng công chứng số 96 thuộc thành phố México và vào năm 1990 được bầu làm Bí thư Phong trào Công dân Khu 1 thuộc Liên đoàn các tổ chức nhân dân và đảm nhiệm một số chức vụ khác trong các tổ chức chính quyền bang México. Đến năm 2003, Pena Nieto đắc cử ghế nghị sĩ bang và đến năm 2011, ông đã được bầu làm Thống đốc bang México, một trong 3 lãnh thổ đông dân và giàu có nhất México.
Tháng 1 năm 2012, Pena Nieto được liên danh giữa PRI và Đảng Xanh - Môi trường lựa chọn làm ứng cử viên duy nhất ra tranh cử tổng thống, cạnh tranh với ứng viên Josefina Vazquez Mota, đại diện cho đảng Hành động Quốc gia (PAN) cầm quyền; ứng viên Andres Manuel Lopez Obrađor, đại diện cho Liên minh cánh tả; và kỹ sư Gabriel Quadri, đại diện cho đảng Liên minh mới. Ngày 31 tháng 8 năm 2012, Tòa tư pháp Liên bang tuyên bố Enrique Pena Nieto đắc cử Tổng thống với trên 38% số phiếu hợp lệ.
Chương trình hành động của ông nếu như trúng cử, gồm 5 mục tiêu lớn là giảm tới 50% tội phạm trong thời gian ngắn nhất có thể, giảm đói nghèo hiện đang đè nặng lên 52% dân số México, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện chất lượng giáo dục và tìm lại vai trò tiên phong của México trong quan hệ quốc tế.
Đời tư.
Pena Nieto kết hôn với Monica Pretelini năm 1993 và có ba người con. Ba năm sau, khi bà Monica qua đời vì bệnh tim, Pena Nieto tái hôn với nữ nghệ sĩ điện ảnh Angelica Rivera, người từng sắm vai chính trong phim truyền hình nhiều tập mang tên "Chim hải âu", vai diễn Isabella de Peñalvert trong Đơn giản, tôi là Maria... được công chúng trong và ngoài nước rất mến mộ và trên thực tế điều này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua của Peña Nieto. | 1 | null |
Đảng Thanh niên Việt Nam (tiếng Pháp: "Jeune Annam") là một tổ chức chính trị - xã hội do một nhóm thanh niên ái quốc sáng lập vào năm 1926 và tan rã cùng năm.
Lịch sử.
Giai đoạn 1925 - 1926, giữa lúc Sài Gòn và Nam Kỳ đang sôi động phong trào đấu tranh dân chủ, một số người yêu nước có tư tưởng dân chủ trong đó có Nguyễn An Ninh, Nguyễn Trọng Hy, Trần Huy Liệu... và một số người Pháp tiến bộ đã chủ trương tổ chức một cuộc mít-tinh để phát biểu quan điểm của mình đối với Đảng Lập hiến và bày tỏ thái độ đối với nhà cầm quyền Đế quốc thực dân Pháp.
Cuộc mít-tinh được tổ chức vào ngày 21 tháng 3 năm 1926 tại Xóm Lách, đường Lanzarotte (Sài Gòn), gây tiếng vang lớn và chính tại đây đã tự phát hình thành một tổ chức mang tên Đảng Thanh niên Việt Nam. Đảng này hoạt động công khai mặc dù không xin phép chính quyền. Đường lối của nó không rõ ràng, chỉ hướng vào những hoạt động đòi quyền tự do dân chủ và cũng không có hệ thống tổ chức chặt chẽ. Hoạt động của nó chỉ sôi nổi nhất thời, nổi bật trong cuộc "đón rước Bùi Quang Chiêu" trong đó Đảng Thanh niên chống lại tư tưởng đề huề của lãnh tụ Đảng Lập hiến. Đảng Thanh niên cũng hoạt động tích cực vào việc đấu tranh đòi thả chí sĩ Nguyễn An Ninh, trở thành hạt nhân tập hợp quần chúng tổ chức đám tang Phan Châu Trinh (24 tháng 3, 1926). Tổ chức này cũng đã tham gia ký kết vào bản tuyên bố gửi Chính phủ Pháp của các đại biểu tổ chức An Nam Độc lập Đảng (1927).
Sau cuộc vận động đình công (dự định vào ngày 5 tháng 4, 1926) thất bại, cũng như do việc Nguyễn An Ninh và một số nhân vật của Đảng bị bắt, về căn bản Đảng Thanh niên chấm dứt hoạt động. Mặc dù chưa phải là một tổ chức chính trị thực thụ, nhưng sự xuất hiện và những hoạt động của Đảng Thanh niên là dấu hiệu phát triển của phong trào quần chúng đang đòi hỏi sớm có những chính đảng tân tiến hơn lãnh đạo. Nhiều nhân vật của Đảng Thanh niên sau đó tiếp tục hoạt động trong tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và các tổ chức Cộng sản. | 1 | null |
Draconectes narinosus là một loài cá được phát hiện là sinh sống trong các hang động trên đảo Vạn Giò thuộc Vịnh Hạ Long, Việt Nam. Chỉ có một loài đã biết trong chi "Draconectes". Đây là loài cá không mắt và không vảy, các yếu tố này giúp chúng thích nghi trong môi trường hang động không có ánh sáng. Quan hệ họ hàng của loài này chưa được biết rõ nhưng nó có một số nét tương đồng với các loài cá hang động đã được miêu tả ở Quảng Tây thuộc chi "Oreonectes". | 1 | null |
Lỗ Trang công (chữ Hán: 鲁莊公, trị vì: 693 TCN-662 TCN), tên thật là Cơ Đồng (姬同), là vị vua thứ 16 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Lỗ Trang công là con trai của Lỗ Hoàn công với bà Văn Khương.
Năm 709 TCN, Lỗ Hoàn công cưới con gái Tề Hy công là Văn Khương làm vợ. Năm 706 TCN, Văn Khương sinh ra ông. Vì có cùng ngày sinh với vua cha nên ông được đặt tên là Đồng. Hoàn công lập Cơ Đồng làm thế tử.
Lên ngôi.
Tháng 4 năm 694 TCN, cha mẹ Cơ Đồng sang thăm nước Tề. Mẹ ông Văn Khương trước khi lấy cha ông đã thông dâm với Tề Tương công, dù hai người là anh em ruột. Hai vua gặp nhau ở đất Lạc. Tề Tương công gặp lại em gái, hai người lại lén tư thông. Lỗ Hoàn công biết chuyện rất giận, trách mắng Văn Khương và nói rằng thế tử Đồng không phải con mình mà là con vua Tề.
Văn Khương nói lại với Tề Tương công. Vua Tề xấu hổ, bèn giết Lỗ Hoàn công. Người nước Lỗ rất tức giận nên trách nước Tề. Tề Tương công bèn quy tội cho công tử Bành Sinh, ra lệnh giết Bành Sinh để xin lỗi nước Lỗ.
Người nước Lỗ lập thế tử Đồng năm đó 13 tuổi lên nối ngôi, tức là Lỗ Trang công.
Quan hệ với chư hầu.
Sau khi Lỗ Hoàn công bị giết, Văn Khương vẫn ở lại nước Tề. Lỗ Trang công sai Quan Đại phu Công Tôn Chuyên Sinh rước mẹ về Lỗ. Nhưng giữa đường thì dừng lại ở đất Chương không về Lỗ. Lỗ Trang công bèn cất một nhà quán để Văn Khương ở. Văn Khương lại tư thông với Tề Tương công. Lỗ Trang công không ngăn cản được.
Để hai nhà thêm thân, Văn Khương bắt Lỗ Trang công lấy con gái Tề Tương công, đó là Ai Khương. Vì Ai Khương còn nhỏ, Lỗ Trang công bị muộn con, nên ông lại lấy em Ai Khương là Thúc Khương.
Năm 693 TCN và 691 TCN, Tề Tương công đánh nước Kỉ (紀), vì phu nhân của Kỉ hầu là con gái nước Lỗ nên Lỗ Trang công hội với vua Trịnh là Trịnh Tử Anh bàn đem quân cứu Kỉ, nhưng Tử Anh từ chối, cuối cùng Tề Tương công tiêu diệt nước Kỉ.
Vua nước Vệ là Vệ Huệ công bị Vệ Kiềm Mâu đoạt ngôi, xin nước Tề cứu giúp. Tề Tương công bèn gọi Lỗ Trang công hội binh. Lỗ Trang công theo lời vua bác, mang quân đánh Vệ mấy lần. Đến năm 688 TCN, Tề Tương công thắng Vệ, đuổi Vệ Kiềm Mâu, lập lại Vệ Huệ công.
Năm 687 TCN, Liên Xưng và Quản Chí Phủ nước Tề giết Tề Tương công, lập Công Tôn Vô Tri lên ngôi. Hai người em Tương công là công tử Củ chạy sang nước Lỗ, công tử Tiểu Bạch chạy sang nước Cử. Ít lâu sau người nước Tề giết chết Vô Tri. Tiểu Bạch nhanh chân chạy về nước Tề trước và lên ngôi, tức là Tề Hoàn công.
Công tử Củ ở nước Lỗ muốn tranh ngôi với Tiểu Bạch nhưng không thành. Năm 686 TCN, Tề Hoàn công lên ngôi bèn dàn quân đánh Lỗ vì Lỗ Trang công giúp Khương Củ. Hai bên giao chiến ở Kiền Thời. Quân Tề đánh bại quân Lỗ. Quân Lỗ thua chạy, bị quân Tề chặn đường về. Tề Hoàn công điều kiện nước Lỗ tự giết công tử Củ và giao nộp Thiệu Hốt cùng Quản Trọng (hai người giúp công tử Củ) để cho nước Tề xử tội. Nước Lỗ làm theo, bèn giết Khương Củ. Thiệu Hốt nghe lệnh bèn tự sát. Nước Lỗ giải Quản Trọng về nước Tề.
Sang năm 684 TCN, Tề Hoàn công lại mang quân đánh Lỗ. Lỗ Trang công dùng Tào Quế làm tướng, ra đối trận quân Tề ở Trường Thược. Tào Quế tránh nhuệ khí của quân Tề, chờ phía địch phát tới hồi trống thứ 3, Tào Quế mới phát hiệu trống đầu thúc quân tiến lên. Quân Lỗ nghe hiệu lệnh lần đầu, sĩ khí đang hăng hái, tiến lên đánh bại quân Tề. Khi Lỗ Trang công định đuổi theo quân Tề, Tào Quế tự mình lên quan sát, thấy rõ ràng là hàng ngũ lộn xộn, không phải là mưu kế lừa dối đặt phục binh mới quyết định thúc quân truy kích, đại phá quân Tề.
Sau khi thắng Tề, Lỗ Trang công mang quân đi đánh phá nước Tống. Tháng 6 năm đó, Tống Mẫn công cùng Tề Hoàn công đều có thù với nước Lỗ, bèn hội binh đánh Lỗ. Hai nước hội ở đất Lang. Lỗ Trang công nghe theo công tử Yển, chia một cánh quân bất ngờ từ Vũ Môn đi ra, ngựa trùm da hổ tiến lên đánh vào đạo quân Tống ở Thặng Khưu trước. Quân Tống tan vỡ, quân Tề bèn rút lui. Tướng Lỗ là Công Tôn Chuyên Sinh bắt được tướng Tống là Nam Cung Trường Vạn, đến năm 681 TCN Lỗ Trang công mới thả về.
Năm 681 TCN, Tề Hoàn công lại đánh Lỗ, đánh bại quân Lỗ. Lỗ Trang công xin dâng đất Toại Ấp để giảng hòa. Tề Hoàn công ưng thuận, cùng Lỗ Trang công họp ở đất Kha ăn thề. Trong hội thề, tướng Lỗ là Tào Mạt dùng chủy thủ uy hiếp bắt vua Tề trả lại đất cho nước Lỗ. Tề Hoàn công thề xong vẫn không muốn làm, nhưng theo lời khuyên của Quản Trọng bèn chấp thuận thực hiện. Sau sự việc này, chư hầu tin vua Tề giữ tín nghĩa nên chịu quy phục nước Tề.
Năm 673 TCN, mẹ Lỗ Trang công là Văn Khương qua đời. Khi còn sống, Văn Khương nhiều lần về nước, cả khi Tề Tương công đã mất.
Nước Lỗ đương thời giáp với bộ tộc Nhung, thường phải đề phòng sự xâm lấn của tộc Nhung và có một số cuộc xung đột. Một số nước nhỏ xung quanh như Kỷ, Châu, Tiết thường phải thần phục.
Qua đời.
Lỗ Trang công có ba người em: Khánh Phủ, Thúc Nha và Quý Hữu. Lúc trẻ, ông lấy con gái họ Đảng, sinh được con lớn là Cơ Ban, bèn hứa lập Đảng thị làm phu nhân.
Sau đó mẹ ông là Văn Khương ép lấy con gái Tề Tương công là Ai Khương lập làm phu nhân, nhưng Ai Khương không có con. Em gái Ai Khương là Thúc Khương sinh được một con trai là Cơ Khai.
Khi Lỗ Trang công ốm nặng, em ông là công tử Khánh Phủ muốn được truyền ngôi, bèn nói với người em thứ 3 là Thúc Nha tới gặp Trang công. Trang công hỏi nên lập ai làm vua thì Thúc Nha đề nghị cho Khánh Phủ vì Khánh Phủ đã trưởng thành.
Lỗ Trang công bèn triệu người em thứ 4 là Quý Hữu vào hỏi ý. Quý Hữu khuyên ông cứ lập công tử Ban. Trang công bằng lòng.
Tháng 8 năm 662 TCN, Lỗ Trang công mất. Ông làm vua được 32 năm, thọ 45 tuổi. Quý Hữu lập Cơ Ban lên nối ngôi. | 1 | null |
Bissagos, hay Bijagós (tiếng Bồ Đào Nha: "Arquipélago dos Bijagós") là một nhóm đảo bao gồm khoảng 88 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở Đại Tây Dương thuộc Guinea-Bissau. Quần đảo này được hình thành từ vùng đồng bằng cổ GEBA Rio và Rio Grande có diện tích 2.624 km vuông.
Dân cư.
Nơi đây có khoảng 20 hòn đảo có dân cư sinh sống, bao gồm: Bubaque (đóng vai trò là trung tâm hành chính của Bissagos và là hòn đảo đông dân nhất) cùng với các đảo khác là Bolama, Carache, Caravela, ENU, Formosa, Galinhas, João Vieira, Maio, Meneque, Orango Orangozinho, Ponta, Roxa, Rubane, Soga, Unhacomo, Uno và Uracane.
Hệ sinh thái.
Quần đảo có sự đa dạng cao của các hệ sinh thái bao gồm: rừng ngập mặn, rừng cọ, rừng khô và bán khô, rừng thứ sinh, thảo nguyên ven biển, bãi cát và các khu vực nuôi trồng thủy sản. Quần đảo này được UNESCO công nhận là một khu dự trữ sinh quyển vào năm 1996 vì khu vực là nơi bảo tồn các loài động vật bao gồm rùa biển, hà mã cùng hệ thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng.
Kinh tế.
Đảo có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, bao gồm trồng trọt và đánh bắt cá. Ngoài ra, đảo còn có các lĩnh vực kinh tế khác như du lịch và kinh tế biển. | 1 | null |
Quách Thành Lai (1949 - 2018) là một doanh nhân người Việt Nam. Ông là người gốc Hoa, quê ở Vĩnh Châu (trước thuộc tỉnh Bạc Liêu, nay thuộc tỉnh Sóc Trăng). Ông nguyên là chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dịch vụ văn hóa thể dục thể thao Thành Long , nguyên Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên sáng lập Bệnh viện Hoàn Mỹ. Ông thường được biết đến nhiều với tên Bầu Hưng, một nhân vật hoạt động nhiều trong bóng đá.
Sự nghiệp.
Quách Thành Lai sinh năm 1949 tại Vĩnh Châu, Bạc Liêu (nay là thị xã Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng). Gia đình ông do thời cuộc phải lên Sài Gòn – Chợ Lớn lập nghiệp. Ông làm đủ thứ nghề từ làm bánh bột năng, đến bán bánh mì dạo… rồi sau này là cả cơ nghiệp lớn. Năm 14 tuổi, ông lên Sài Gòn "ở đợ" cho đến ngoài 20 tuổi thì mới có điều kiện nhảy vào thương trường kinh doanh.
Ông và vợ, được sự giúp đỡ của gia đình vợ, khởi đầu kinh doan bằng việc buôn bán tạp hóa.
Tính cách.
Quách Thành Lai là người rất đam mê bóng đá. Lúc rảnh, ông thường xỏ giày ra sân chơi ở vị trí thủ môn. Ông thích câu cá, trong một ngày ông có thể câu được 5–7 kg cá rô, cá trê. Ông còn mê đờn ca tài tử, trong Trung tâm Thành Long có cả Câu lạc bộ đờn ca tài tử, vì quê ông ở Bạc Liêu.
Vợ chồng ông Quách Thành Lai được đánh giá là dạy dỗ con cái tốt và thường xuyên làm từ thiện hay giúp đỡ các cựu tuyển thủ bóng đá..
Lĩnh vực bóng đá.
Từ năm 1998, ông Quách Thành Lai đầu tư và xây dựng câu lạc bộ bóng đá Thành Long chơi ở giải hạng nhì quốc gia.
Năm 2007, Bầu Hưng sở hữu thêm Câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh tham gia tại giải hạng Nhì.
Đầu năm 2008, ông bán Câu lạc bộ bóng đá Thành Long (hạng nhì quốc gia) cho Công ty cổ phần Kinh doanh tổng hợp Bình Dương. Lý giải về việc này, báo Tuổi Trẻ cho rằng đây là "bước đi hợp lý của bầu Hưng" vì "sau khi nhận câu lạc bộ Thành Long, TDC Bình Dương sẽ đặt bảng quảng cáo dài hạn tại Trung tâm thể dục thể thao Thành Long. Đồng thời sẽ chuyển giao khoảng mười cầu thủ U-19 cho Thành Long. Và cái lợi đầu tiên này đang nằm ở thì tương lai... Kế đến, dù chuyển giao CLB Thành Long cho Bình Dương, nhưng bầu Hưng vẫn còn trong tay Câu lạc bộ bóng đá thành phố Hồ Chí Minh (hạng nhì quốc gia) cùng CLB U-19 Thành Long (hạng ba quốc gia). Việc bớt đi một đội bóng cùng đẳng cấp sẽ giúp bầu Hưng có điều kiện tập trung đầu tư cho CLB bóng đá TP.HCM để đưa đội trở lại Giải hạng nhất quốc gia ở mùa bóng 2008."
Nhưng Câu lạc bộ bóng đá thành phố Hồ Chí Minh do bầu Hưng đầu tư thi đấu không hiệu quả, trong đó có phần lỗi do cách quản lý sai lầm của ông. Năm 2009, ông đã bán Câu lạc bộ TP.HCM cho công ty Thép Miền Nam với "cái giá không thấp" (2 tỷ đồng).
Công việc kinh doanh.
Trung tâm thể thao Thành Long.
Khởi công xây dựng năm 2001 tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh với kinh phí đầu tư khoảng 150 tỷ đồng, bao gồm bốn sân bóng đá đạt tiêu chuẩn thi đấu, trong đó có một sân có khán đài mái che đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống chiếu sáng phục vụ thi đấu ban đêm và các phòng chức năng phục vụ việc tổ chức thi đấu. Trung tâm có bốn sân cỏ nhân tạo mini thi đấu năm người và bảy người, một hồ bơi trong nhà, bốn sân quần vợt. Ngoài ra còn có một nhà hát sức chứa 1.200 chỗ ngồi, sáu nhà hàng phục vụ tiệc cưới, hội nghị, liên hoan, sinh nhật; bốn khách sạn tiêu chuẩn ba sao với 180 phòng; dịch vụ giải trí như massage, karaoke, Internet, billiards, khu câu cá giải trí, làng nướng, sân khấu ca nhạc hát với nhau.
Trung tâm thể thao Thành Long là nơi tập huấn của các đội bóng trong nước, học sinh Hàn Quốc sang tập luyện trú đông, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, đội tuyển quốc gia, Olympic và các đội trẻ. Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) hay châu Á (AFC) cũng chọn nơi đây tổ chức các Giải U-20 Đông Nam Á 2007, vòng loại bóng đá nữ châu Á 2008. Nơi đây là điểm đóng quân dài hạn của Quỹ đào tạo tài năng trẻ bóng đá Việt Nam (PVF) với hơn 100 huấn luyện viên, cầu thủ, bảo mẫu, bác sĩ.
Theo một số nguồn tin, đầu năm 2011, Ông Quách Thành Lai đã chuyển giao quyền quản lý trung tâm thể thao Thành Long cho một doanh nhân trong lĩnh vực ngân hàng. Lý do ông muốn chuyển nhượng là do ông mệt mỏi với công việc quản lý, bệnh tim ngày một nghiêm trọng hơn nên muốn nghỉ ngơi và trị bệnh.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Nhân vật còn sống]]
[[Thể loại:Doanh nhân Việt Nam]]
[[Thể loại:Sinh năm 1949]]
[[Thể loại:Người Việt gốc Hoa]] | 1 | null |
Chồn nhung đen còn có tên gọi là hắc thốn là loại động vật thuộc Bộ Gặm nhấm có xuất xứ từ vùng Nam Mỹ, nó là một trong hàng trăm giống của loài Chuột lang nhà, hiện nay giống vật này tại Việt Nam đang có tranh cãi với luồng ý kiến cho rằng chồn nhung đen thực chất là một loại chuột đồng Nam Mỹ màu đen. Chồn nhung đen là loài nhân tạo và không có trong tự nhiên, không phải động vật hoang dã. một nhóm nhà khoa học đã đề nghị tách loài này (cùng với một số loài khác như loài chinchillas và degus khỏi bộ gặm nhấm.
Nguồn gốc, phân bố.
Chồn nhung đen có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sinh sống nhiều ở vùng núi Andes, sau đó phân bố tại Tây Ban Nha thông qua việc người Tây Ban Nha nhập vào nuôi, sau được nuôi ở một số nước Châu Âu, rồi phát triển sang Châu Á, các nước ở Đông Phi như: Nigeria, Cameroon, Philippines, Trung Quốc… đã thuần hóa thành công và phát triển nuôi loài vật này nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Trung Quốc chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Chiết Giang, Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam đến nay chồn nhung đen từ Trung Quốc nhập nuôi vào Việt Nam như Vĩnh Phúc, Tam Đảo, Lào Cai.
Đặc điểm sinh học.
Chồn nhung đen sinh sản mỗi năm 3-4 lứa, mỗi lứa 2-2,5 con. Tỷ lệ thịt xẻ là 57%, tỷ lệ thịt móc hàm là 47%. Đặc biệt, chồn nhung đen không ăn nhiều thức ăn tinh (chỉ 10-15%), còn chủ yếu ăn thức ăn thô xanh. Chồn nuôi 3 – 4 tháng chồn nhung đen mới được 0,6 – 0,8 kg. Khi làm thịt, tỷ lệ hao hụt rất lớn (sau khi cắt tiết, làm lông, bỏ nội tạng… phần thân thịt chỉ còn 50 – 55%). Chất lượng thịt thậm chí không ngon bằng thịt thỏ, bởi thịt không chắc do chúng ăn ít thức ăn tinh.
Cơ thể và tập tính.
Chồn nhung đen có bề ngoài đen tuyền với đặc điểm sinh thái giống chuột và thỏ, chồn có hình thái khá giống thỏ, chỉ khác là cặp tai nhỏ như chuột. Chồn nhung đen có tầm vóc to hơn chuột với tầm vóc khá to (khoảng từ 1-1,5 kg/con). Khối lượng chồn nhung đen trưởng thành trung bình khoảng 800g, một số con có thể đạt khoảng 1,4 kg. Loài chồn này rất hiền lành, không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái nó có tính bầy đàn khá cao, nhút nhát và kém leo trèo. Loài chồn nhung đen nặng 700 – 1.200 gam, dài 20–25 cm, tuổi thọ 4-5 năm nhưng cũng có thể sống đến 8 năm. Cá thể sống lâu nhất được đưa vào sách kỷ lục thế giới năm 2006 là gần 15 năm.
Thịt của chồn giàu và cân đối các chất dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súc và gia cầm và vật nuôi khác. Hàm lượng protein đạt tới 19,7% có tới 17 loại amino acid. Đặc biệt lượng mỡ rất thấp chỉ khoảng 15%. Thịt chồn rất giàu chất khoáng nhất là 2 nguyên tố: Zn và Se có tác dụng chống ung thư. Hàm lượng Fe cao gấp 3 lần thịt ba ba. Hàm lượng cholesterol thấp. Chồn nhung đen rất ít mắc bệnh do vậy thịt chồn nhung đen là loại thịt sạch rất quý giá, rất thơm ngon, không có mùi khó chịu. Một so sánh cho thấy Hàm lượng đạm trong thịt chồn nhung đen chiếm tới 91.7%, cao gấp 4.3 lần thịt gà, 4.6 lần thịt bò, 5.5 lần thịt lợn…
Chế độ ăn uống.
Chồn nhung đen thuộc loại ăn tạp chủ yếu là các loại cỏ, và các loại rau, củ, quả bình thường, thân cây ngô, dây lang, lá lạc, lá mía... nó không ăn lương thực, chỉ ưa thích các loại cỏ dại, lá cây, quả chín rụng, đặc biệt thích ăn rau muống, cỏ voi. Trong điều kiện nuôi nhốt chồn có thể ăn được cám, khoai, sắn, bột ngô, tấm... nhất là đối với chồn cái sinh sản đồng thời người nuôi có thể tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, thân, lá cây ngô, lá lạc, thân, lá cây chuối…. Nhìn chung, loài chồn này rất hiền lành và... không gây dịch bệnh, không phá hoạt mùa màng, không làm thay đổi sinh thái.
Sinh sản.
Chồn sinh sản nhanh và nhiều, thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời kỳ sinh sản mạnh từ năm thứ 2-3. chồn đẻ bình quân 4 đến năm con/lứa, mỗi năm chồn đẻ được khoảng 4 đến 6 lứa, thậm chí tới 7 chồn con. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới. Một chồn con mới đẻ sau khoảng mười phút đã có thể đi lại, 35 ngày tuổi đã động đực, 60 ngày thành thục về tính, có thể giao phối, thời gian chửa là 65 ngày, 1 năm cho khoảng từ 20-30 chồn con. Tuổi thọ của chồn nhung đen là từ 6- 7 năm. Việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả rất cao, bởi chúng có khả năng sinh sản như chuột. Trung bình, một chồn cái đẻ 4 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 3-4 chồn con, thậm chí tới 7 chồn con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Chồn mẹ nuôi con bằng sữa và chỉ sau 21 ngày là cai sữa và chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản mới.
Tranh cãi.
Giống vật quý.
Có ý kiến cho rằng chồn nhung đen, một giống quý có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có khả năng cho thịt năng suất cao, sinh sản nhanh và việc nuôi chồn nhung đen đang phát triển vì loài vật này rất phù hợp với người nghèo, vì nó chỉ ăn cỏ, các loại rau, củ, nhưng lại đẻ nhiều, lớn nhanh, cho thịt nhiều dinh dưỡng và giá bán khá cao. Ở Trung Quốc, Chồn nhung đen đang được nuôi nhiều có những cơ sở nuôi tới hàng vạn con, với quy mô sản xuất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Theo thống kê sơ bộ đến hết năm 2005 ở Trung Quốc đã có 2080 hộ ở 33 huyện của 11 tỉnh nuôi khoảng 30 vạn đôi, đã bán ra thị trường tới 12,8 vạn con.
Ở Việt Nam, Chồn nhung đen bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng năm 2011 với những đồn thổi về chất lượng thịt của loại chồn này khiến người dân ở nhiều địa phương bỏ tiền ra mua chồn nhung đen về nuôi mong thu lợi cao. Nhiều hộ kinh doanh đã nhân giống và nuôi loại chồn này và bán được giá, được ưa chuộng trên thị trường để làm thịt đặc sản, nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Bá (huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An) đang tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen. Một thống kê cho thấy, 28 tỉnh, thành phố ở Việt Nam nuôi chồn nhung đen ở 293 cơ sở, số lượng trên 13.500 con.
Thủ đoạn kinh doanh.
Nguyễn Lân Hùng không đánh giá cao con vật gọi là chồn nhung đen vì loài vật này đẻ nhiều, dễ nuôi như chuột nên giá trị không cao, ăn không ngon bằng thịt gà, thịt bò. Do đó, việc nuôi con vật này chỉ nên đặt mục đích là tăng thêm đối tượng chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, chứ không thể làm giàu, hay có ý nghĩa cao xa nào khác. Đồng thời dư luận từng xôn xao về chồn nhung vốn là một loại động vật bình thường lại đang được rao bán với giá lên tới vài triệu đồng trong khi giá trị thực của những con chồn này đang được các chuyên gia đánh giá có giá trị thấp.
Chồn nhung đen tuy mới du nhập, được nghiên cứu, thử nghiệm ở Việt Nam đã biến thành sản phẩm của mô hình đa cấp. Để tham gia mô hình nuôi chồn nhung đen, người nông dân phải bỏ ra ít nhất vài chục triệu, nhiều thì cả tỷ bạc để xây dựng chuồng trại, mua chồn từ những ông chủ công ty đa cấp này. Một đôi chồn, giá trị thực, đang được bán ngoài thị trường chỉ 200-300 nghìn đồng/ đôi, thì được họ bán với giá 4 triệu đồng/ đôi. cả ngàn hộ dân đang lập chuồng trại nuôi cả triệu con chồn, nhưng không biết nuôi để làm gì, bởi vì chẳng có nhà hàng nào nhập thịt chồn để chế biến, cũng chẳng thấy ai làm thịt chồn để ăn.
Có cảnh báo rằng khi mô hình đa cấp đổ vỡ, người ta sẽ hàng triệu con chồn này ra môi trường tự nhiên. Đặc biệt là chồn nhung đen người dân đang nuôi hiện nay chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn, loài động vật này vẫn chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen (lây lan dịch bệnh, sự phá hoại mùa màng), ngoài ra cũng chưa có căn cứ để kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này. Sau đó, Cục Chăn nuôi của Việt Nam có văn bản đề nghị các địa phương không phát tán chồn nhung đen, đồng thời khuyến cáo người dân không nên nuôi loài vật này do đầu ra chưa có. | 1 | null |
Năm ngày tại Milan là một sự kiện quan trọng trong các phong trào cách mạng năm 1848 và là khởi đầu của cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất. Vào ngày 18 tháng 3, thành phố Milano khởi nghĩa và đẩy lùi Thống chế Joseph Radetzky von Radetz và quân đội của ông khỏi Milano sau năm ngày giao tranh trên đường phố.
Ngay từ ngày 1 tháng 1 năm 1848, dân chúng Milano đã phát động một chiến dịch bài Áo. Trong ngày Tết Dương lịch, người Milano đã bắt đầu tẩy chay vé số và thuốc lá – những món hàng độc quyền của người Áo đã đem lại thu nhập mỗi năm là hơn 5 triệu lia cho Đế quốc Áo. Đại Công tước Rainer Joseph của Áo, phó vương xứ Lombardia và Venetia, đã trả đũa bằng việc ra lệnh cho cảnh sách hút xì gà để khiêu khích quần chúng.<BR>
Cuộc tẩy chay đã dẫn đến một trận đánh đẫm máu trên đường phố vào ngày 3 tháng 1: dân chúng Milano trong cơn phẫn nộ đã chọi đá vào binh sĩ Áo. Để đáp trả, binh lính Áo đã tập trung thành các nhóm gồm 12 người và dùng lưỡi lê cùng với kiếm để tấn công quần chung, giết chết 5 người và làm bị thương 59 người khác.<BR>
Radetzky đã hoảng hốt trước các hành vi của binh sĩ dưới quyền ông và giam lỏng họ trong doanh trại trong vòng 5 ngày. Các cuộc phản kháng của thị dân Milano đã chấm dứt, nhưng 2 tháng sau, khi tin tức về cuộc khởi nghĩa tại Viên và sự từ chức của Metternich được đưa đến Milano, thị dân Milano một lần nữa đánh chiếm các đường phố, vào ngày 18 tháng 3. Sau sự kiện này, Radetzky đã triệt thoái về Quadrilatero và tại đây, vị thống chế già đã chuẩn bị tổ chức một đòn hồi mã thương. Vào tháng 7, ông đã khôi phục được vị thế của người Áo tại Ý bằng chiến thắng trước quân đội Piemont trong trận Custoza. | 1 | null |
Mòng biển đuôi đen (danh pháp hai phần: Larus crassirostris) là một loài mòng biển thuộc họ Mòng biển ("Laridae").
Mòng biển đuôi đen phân bố ở Đông Á, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên, nó lang thang đến tận Alaska và đông bắc Bắc Mỹ. Mòng biển đuôi đen trưởng thành có thân dài đến 46, sải cánh dài 126-128, cân nặng. Loài này có chân màu vàng và đốm đen cuối mỏ. Nó cần 4 năm để có bộ lông chim trưởng thành. Thức ăn của chúng gồm cá nhỏ, ốc, giáp xác và xác chết. Nó thường bay theo tàu đánh cá và tàu. Nó có cướp thức ăn từ các chim biển. Nó làm tổ theo quần thể vào giữa tháng 4. Mỗi tổ 2-3 quả trứng và ấp trong 24 ngày. | 1 | null |
Mòng biển cá trích châu Âu (danh pháp hai phần: Larus argentatus) là một loài mòng biển thuộc họ Mòng biển ("Laridae").. là một trong các loài mòng biển được biết nhiều nhất ở bờ biển tây châu Âu. Nó sinh sản khắp Bắc Âu, Tây Âu, Scandinavia và các quốc gia Baltic. Những quần thể ở vùng lạnh hơn di trú đến phía nam vào mùa đông, nhưng nhiều quần thể thì định cư, ví dụ ở bờ British Isles, Iceland, hay Biển Bắc. Mòng biển cá trích châu Âu trưởng thành có thân dài đến 66 cm, sải cánh dài, cân nặng. Nó là loài săn thức ăn cơ hội, lục lọi đống rác, cướp trứng loài chim khác hoặc lặn bắt cá. | 1 | null |
Vu Cẩn (chữ Hán: 于谨, 493 – 568), tự Tư Kính, tên lúc nhỏ là Cự Di, dân tộc Tiên Ti, người Lạc Dương, Hà Nam (nay là Lạc Dương, Hà Nam), tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy, nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu, khai quốc công thần nhà Tây Ngụy, nhà Bắc Chu, một trong "Bát Trụ Quốc" nhà Tây Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.
Xuất thân.
Vu Cẩn vốn có họ là Vật Nữu Vu, sau khi Bắc Ngụy Hiếu Văn đế tiến hành Hán hóa, đổi làm Vu. Ông tổ 6 đời là Vật Nữu Vu Lật Đê (sử sách đều chép là Vu Lật Đê), danh tướng nhà Bắc Ngụy. Ông cụ là Vu Bà, làm Hoài Hoang trấn tướng. Ông nội là Vu An Định, làm Bình Lương quận thú, Cao Bình quận tướng. Cha là Vu Đề, làm Lũng Tây quận thú, Nhẫm Bình huyện bá; năm Bảo Định thứ 2 (532), nhờ Cẩn có công, được truy tặng Sứ trì tiết, Trụ quốc đại tướng quân, Thái bảo, Kiến Bình quận công.
Cẩn tính thâm trầm, có hiểu biết, có đọc qua kinh sử, rất thích Tôn tử binh pháp. Thiếu thời sống lặng lẽ ở quê nhà, chưa có ý muốn làm quan. Có người khuyên bảo, Cẩn nói: "Quan chức ở châu quận, người xưa khinh bỉ; quan chức ở triều đình, cần đợi đến lúc. Tôi nên đi chơi khắp các nơi, chờ đến sang năm vậy!" Thái tể Nguyên Thiên Mục gặp ông, than rằng: "Có tài Vương tá đây!"
Đời Bắc Ngụy: trấn áp khởi nghĩa.
Tham gia quân đội.
Khi Phá Lục Hàn Bạt Lăng nổi dậy, lại thêm Nhu Nhiên phản Ngụy, Đại hành đài Bộc xạ Nguyên Toản soái quân đánh dẹp, nghe tiếng Cẩn, triệu làm Khải tào tham quân sự, theo quân bắc phạt. Nhu Nhiên nghe tin đại quân đến, bèn chạy ra khỏi biên ải. Toản lệnh cho Cẩn soái 2000 kỵ binh đuổi theo, đến Úc Đối Nguyên (không rõ vị trí hiện nay), trước sau đánh 17 trận, thu hàng tất cả bọn họ.
Sau đó Cẩn soái khinh kỵ ra khỏi biên ải dò xét nghĩa quân, bất ngờ gặp phải mấy ngàn kỵ binh Thiết Lặc. Ông cho rằng ít không địch nổi nhiều, chạy cũng không thoát, bèn phân tán mọi người, tìm nơi rậm rạp mà trốn. Lại sai người lên núi chỉ trỏ, ra vẻ sắp đặt quân đội. Địch trông thấy, tuy ngờ rằng có phục binh, nhưng cậy đông không sợ, bèn tiến quân bức đến. Cẩn có hai con tuấn mã: 1 tía, 1 qua (mình vàng mõm đen), kẻ địch đều biết. Ông bèn sai hai người cưỡi hai con tuấn mã này xông ra, kẻ địch cho đấy là Cẩn, tranh nhau đuổi theo. Ông bèn soái quân ra đánh, kẻ địch bèn bỏ chạy, nhờ đó Cẩn và bộ hạ trở vào biên ải.
Phò tá Nguyên Uyên.
Năm Chánh Quang thứ 5 (524) , Hành đài Quảng Dương vương Nguyên Uyên tham gia bắc phạt, tiến Cẩn làm Trưởng lưu tham quân, tiếp đãi theo lễ. Mỗi khi có việc gì đều cùng Cẩn bàn bạc; lại sai con là Phật Đà bái ông làm thầy. Ông cùng Nguyên Uyên phá được nghĩa quân của Hộc Luật Dã Cốc Lộc.
Cuối thời Bắc Ngụy, thiên tai liên tiếp, chiến loạn khắp nơi, Cẩn bèn khuyên Nguyên Uyên không nên lạm dùng vũ lực, Uyên nghe theo. Ông vốn tinh thông thổ âm các nơi, bèn một ngựa đi chiêu dụ nghĩa quân, bày tỏ lợi hại. Vì thế Tây bộ Thiết Lặc tù trưởng Khiết Liệt Hà đưa hơn 3 vạn hộ xin hàng, sắp dời về nam. Uyên muốn cùng Cẩn đến Chiết Phu lĩnh nghênh đón họ. Ông cho rằng Phá Lục Hàn Bạt Lăng ắt sẽ tập kích Khiết Liệt Hà, mà bọn Khiết Liệt Hà sớm muộn lại làm phản, cứ bỏ mặc họ, hãy bố trí mai phục Phá Lục Hàn Bạt Lăng. Uyên nghe theo. Quả nhiên Phá Lục Hàn Bạt Lăng phá được Khiết Liệt Hà trên núi, bắt hết dân chúng của Khiết Liệt Hà. Cẩn liền nổi phục binh, đánh cho nghĩa quân Phá Lục Hàn đại bại, giành lại dân chúng của Khiết Liệt Hà. Bắc Ngụy Hiếu Minh đế khen ngợi, ban cho ông làm Tích xạ tướng quân.
Tháng 5 năm Hiếu Xương đầu tiên (525), Cẩn theo Uyên đánh dẹp Tiên Vu Tu Lễ. Tháng 9, quân đến Bạch Ngưu La, Chương Vũ vương Nguyên Dung bị Tu Lễ giết, nên dừng lại ở Trung Sơn. Thị trung Nguyên Yến Tuyên gièm với Linh thái hậu rằng Uyên đã có ý khác, lại nói là do Vu Cẩn bày mưu. Linh thái hậu nổi giận, bèn yết bảng mộ người có thể đi bắt ông. Cẩn xin với Uyên cho mình vào triều giãi bày, Uyên đồng ý. Ông gặp được Linh thái hậu, hết lời trần tình lòng trung thành của Nguyên Uyên và lý do dừng quân, bà ta nguôi giận, tha cho Cẩn, còn gia chức Biệt tướng. Trong thời gian này, Uyên bị nghĩa quân Cát Vinh bắt giết.
Quét sạch nghĩa quân.
Năm thứ 2 (526), tướng Lương là Tào Nghĩa Tông chiếm cứ Nhương Thành, nhiều lần xâm phạm Bắc Ngụy. Triều đình lệnh cho Cẩn theo Hành đài thượng thư Tân Toản soái binh đánh dẹp. Giằng co mấy năm, giao chiến mấy chục trận, ông được tiến làm Đô đốc, Tuyên uy tướng quân, Nhũng tùng bộc xạ.
Hiếu Trang đế tức vị (528), Cẩn được ban chức Trấn viễn tướng quân, sau đó chuyển làm Trực tẩm. Lại theo Thái tể Nguyên Thiên Mục dẹp Cát Vinh, bình Hình Cảo, được bái làm Chinh lỗ tướng quân. Theo Nhĩ Chu Thiên Quang phá Mặc Kỳ Xú Nô, được phong Thạch Thành huyện bá, thực ấp 500 hộ.
Năm Phổ Thái đầu tiên (531), Cẩn được ban chức Chinh bắc đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Tán kỵ thường thị. Lại theo Thiên Quang bình Túc Cần Minh Đạt, một mình cầm quân đánh dẹp được nghĩa quân Hạ Toại Hữu Phạt ở Hạ Châu, được thụ Đại đô đốc.
Đầu quân Quan Trung.
Theo Thiên Quang giao chiến với Cao Hoan ở trận Hàn Lăng, liên quân họ Nhĩ Chu thất bại, Cẩn chạy vào Quan Trung. Hạ Bạt Nhạc dâng biểu xin quan chức cho Cẩn, được làm Vệ tướng quân, Hàm Dương quận thú. Năm ấy, Vũ Văn Thái nắm quyền Hạ Châu, lấy Cẩn làm Phòng Thành đại đô đốc, kiêm Hạ Châu trưởng sử.
Khi Nhạc bị hại (534), Thái đến Bình Lương. Tháng 4, Cẩn khuyên Thái dựa vào Quan Trung mà xưng hùng, mời Hoàng đế dời đô về Trường An, rồi mượn danh nghĩa ấy mà hiệu lệnh thiên hạ. Thái rất vừa ý.
Gặp lúc Cẩn được gọi vào triều làm Cáp nội đại đô đốc. Tháng 7, Cao Hoan bức đến Lạc Dương, ông theo Đế chạy vào Quan Trung. Tháng ấy, Cẩn theo Thái đánh Đồng Quan, phá thành Hồi Lạc, được thụ Sứ trì tiết, Xa kị đại tướng quân, Nghi đồng tam tư, Bắc Ung Châu thứ sử, tiến tước Lam Điền huyện công, thực ấp 1000 hộ.
Đời Tây Ngụy: đánh đông dẹp nam.
Chiến tranh Lưỡng Ngụy.
Năm Đại Thống đầu tiên (535), Cẩn được bái làm Phiếu kị đại tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư.
Năm thứ 3 (537) , người Hạ Dương là Vương Du Lãng khởi binh ở Dương Thị Bích chống Tây Ngụy. Tháng 6, ông đánh dẹp, bắt được hắn ta. Năm ấy, đại quân Tây Ngụy tiến hành đông phạt, Cẩn làm tiền phong. Đến Bàn Đậu (nay là phía tây Linh Bảo, Hà Nam), phá được tướng Đông Ngụy là Cao Thúc Lễ, bắt hết bộ hạ của ông ta. Nhân đó nhổ thành Hoằng Nông (nay là Linh Bảo, Hà Nam), bắt Thiểm Châu thứ sử Lý Huy Bá. Tháng 9 nhuận, Cao Hoan đến Sa Uyển, Cẩn theo Thái ra sức chiến đấu, đại phá quân Đông Ngụy, được tiến tước Thường Sơn quận công, tăng ấp 1000 hộ.
Năm sau (538), Cẩn lại tham gia đánh bại quân Đông Ngụy ở trận Hà Kiều, được bái làm Đại thừa tướng phủ Trưởng sử, kiêm Đại hành đài thượng thư.
Tháng 3 năm thứ 7 (541), Kê Hồ soái là Hạ Châu thứ sử Lưu Bình chiếm cứ Thượng Quận làm phản, Cẩn soái quân đánh dẹp. Được ban chức Đại đô đốc, Hằng, Tinh, Yến, Tứ, Vân 5 châu chư quân sự, Đại tướng quân, Hằng Châu thứ sử. Vào triều làm Thái tử thái sư.
Tháng 2 năm thứ 9 (543), Bắc Dự Châu thứ sử Cao Trọng Mật của Đông Ngụy dâng châu hàng Tây Ngụy, Thái cất quân tiếp ứng, Cẩn lãnh binh tấn công Bách Cốc ổ (nay là đông nam Yển Sư, Hà Nam), nhổ được. Trận Mang Sơn nổ ra, quân Tây Ngụy gặp bất lợi, Cẩn soái bộ hạ vờ hàng, dừng ở bên đường. Cao Hoan thừa thắng xua quân đuổi theo, không hề nghi ngờ. Ông đợi cho truy binh qua khỏi, bèn từ phía sau tập kích, lại thêm Độc Cô Tín tập hợp tàn quân đến đánh, khiến cho quân Đông Ngụy rối loạn lui chạy, nên đại quân Tây Ngụy mới trở về an toàn.
Năm thứ 12 (546), được bái làm Thượng thư tả bộc xạ, lãnh chức Tư nông khanh.
Tháng 5 năm thứ 13 (547), Hầu Cảnh phản Đông Ngụy, dâng đất cầu viện Tây Ngụy, Vũ Văn Thái mệnh cho Lý Bật soái binh đi giúp. Cẩn can rằng không thể tin được Cảnh, cứ ban quan chức cho hắn thật hậu hĩ, rồi chờ xem biến hóa, Thái không nghe. Tháng 6, Thái phát hiện Cảnh có chỗ dối trá, gọi hắn vào triều, Cảnh không theo. Về sau, hắn đầu hàng nhà Lương.
Sau đó Cẩn lại được kiêm Đại hành đài thượng thư, Thừa tướng phủ Trưởng sử, soái binh trấn Đồng Quan, được gia thụ Hoa Châu thứ sử, tặng 1 vò rượu nếp lớn, một bộ chén bằng ngọc khuê.
Tháng 5 năm thứ 14 (548), được bái làm Tư không, tăng ấp 400 hộ.
Năm thứ 15 (549), Vũ Văn Thái cải cách quân đội, Cẩn được tiến vị Trụ quốc đại tướng quân.
Bình định Giang Lăng.
Năm thứ 16 (550), nhà Bắc Tề thay ngôi nhà Đông Ngụy, Vũ Văn Thái cất quân chinh phạt, lấy Cẩn làm Hậu quân đại đô đốc. Một con trai của ông được phong làm Diêm Đình huyện hầu, ấp 1000 hộ.
Năm đầu tiên thời Tây Ngụy Cung đế (554), Cẩn làm Ung Châu thứ sử. Trước đó, Ung Châu thứ sử của Lương là Nhạc Dương vương Tiêu Sát, vì anh trai Tiêu Dự bị Lương Nguyên đế Tiêu Dịch giết chết, nên sinh lòng oán hận, bèn dâng châu cầu viện Tây Ngụy. Lại thêm Vũ Văn Thái phát hiện Lương Nguyên đế sai sứ đi lại với Bắc Tề, nên quyết định vào tháng 9, sai bọn Vu Cẩn, Trung Sơn công Vũ Văn Hộ, Đại tướng quân Dương Trung lãnh 5 vạn binh tấn công nhà Lương.
Thái đến hang Thanh Nê đưa tiễn bọn họ. Kinh Châu thứ sử Trưởng Tôn Kiệm hỏi Cẩn: ""Tiêu Dịch có thể làm được gì?" Cẩn đáp: "Bày quân men Hán, Miện, cuốn chiếu vượt Trường Giang, chạy thẳng đến Đan Dương, là thượng sách của hắn; dời cư dân quách ngoài" ", lui vào giữ thành trong" ", phòng bị chặt chẽ, chờ đợi viện binh, là trung sách của hắn; còn nếu không chịu di dời, ngồi giữ quách ngoài, là hạ sách của hắn." Kiệm lại hỏi: "Ông đoán Dịch sẽ theo sách nào"?" Đáp: ""Ắt dùng hạ sách." Hỏi: "Hắn bỏ Thượng dùng Hạ, sao vậy?" Đáp: "Họ Tiêu chiếm giữ Giang Nam, đã qua mấy chục năm. Gặp lúc Trung Nguyên nhiều việc, nên không phải lo nghĩ gì. Lại cho rằng ta còn cái vạ nước Tề, ắt chưa thể chia sức. Vả Dịch hèn mà vô mưu, đa nghi thiếu quyết đoán. Còn bọn ngu dân chẳng biết gì cả, đều lưu luyến nhà cửa, không chịu dời đi, cố giữ lấy quách ngoài. Nên sẽ dùng hạ sách vậy!""
Tháng 11, quân Tây Ngụy vượt Hán Thủy, Cẩn mệnh cho Hộ, Trung đưa kỵ binh tinh nhuệ chiếm Giang Tân (nay là bến đò phía nam Giang Lăng, Giang Tô), cắt đứt liên hệ giữa Giang Lăng và hạ du Trường Giang. Người Lương dựng công sự bằng gỗ ở ngoài Quách, chu vi hơn 60 dặm. Không lâu sau, Cẩn đến, mệnh cho đắp lũy dài, đốc quân bao vây. Lương Nguyên đế mấy lần sai quân ra đánh ở phía nam thành, đều bị quân Tây Ngụy đánh bại. Được 16 ngày, Quách bị vỡ, quân Lương lui vào giữ thành trong. Ngày hôm sau, Lương Nguyên đế đưa mọi người từ Thái tử trở xuống ra hàng (sau đó Nguyên đế bị giết).
Quân Tây Ngụy bắt được hơn 10 vạn nam nữ, thu lấy của cải trong kho lẫm, tìm được Hồn Thiên Nghi được làm ra vào đời Lưu Tống, Nhật Quỹ Đồng Biểu được làm ra vào đời Lương, Tướng Phong Ô được làm ra vào đời Tào Ngụy, Bàn Li Phu bằng đồng , gương ngọc lớn chu vi từ 4 đến 7 thước, cùng các thứ xe cộ của Hoàng đế, đều dâng lên, không chút tơ hào; đưa Tiêu Sát lên ngôi, chỉnh đốn đội ngũ mà quay về.
Tháng 12, Vũ Văn Thái đến phủ đệ của Cẩn, bày tiệc rất vui vẻ, thưởng cho ông 1000 nô tỳ, cùng nhiều thứ bảo vật cùng 1 bộ nhạc Kim Thạch Ti Trúc của nước Lương. Cẩn cố từ, Thái không chịu; lại lệnh cho chức quan Tư Nhạc làm 10 bài ""Thường Sơn công bình Lương ca", sai mọi người hát lên.
Một trong Lục quan.
Cẩn tự cho mình nắm quyền đã lâu, vị cao vọng trọng, công danh đã vẹn, nên xin hưu nhàn. Bèn dâng lên tuấn mã vẫn cưỡi cùng các thứ khải giáp đang dùng. Thái biết ý, nên nói: "Nay giặc lớn chưa dẹp, ngài sao được một mình yên lành như vậy!"" rồi không nhận.
Tháng giêng năm Tây Ngụy Cung đế thứ 3 (556), Thái đặt ra Lục quan, ông được bái làm Đại tư khấu .
Thái hoăng, con trai Vũ Văn Giác còn nhỏ, Vũ Văn Hộ tuy nhận cố mệnh, nhưng chức vị còn thấp, nên e ngại các công tước tranh quyền, các tướng soái không phục, ngầm đến thăm Cẩn. Ông khuyên Hộ hãy hăng hái nhận lấy trách nhiệm, không nhường cho ai cả. Trong hội nghị hôm sau, Cẩn đề nghị Hộ thay quyền của Thái, lời lẽ xúc động. Hộ nghiễm nhiên nhận lấy. Ông được Thái xem như đồng lứa, Hộ đối với ông vẫn rất cung kính. Đến nay, Cẩn vái Hộ, những người bên cạnh làm theo, nhân đó hội nghị đã có quyết định.
Đời Bắc Chu: công danh trọn vẹn.
Tháng giêng năm đầu tiên thời Bắc Chu Hiếu Mẫn đế (557), Cẩn được tiến phong Yên quốc công, thực ấp vạn hộ.
Tháng 2, ông được thăng làm Thái phó, cùng bọn Lý Bật, Hầu Mạc Trần Sùng tham nghị triều chính.
Tháng 3 năm Vũ Thành đầu tiên (559) thời Bắc Chu Hiếu Minh đế, Đại tư mã Hạ Lan Tường chinh thảo Thổ Cốc Hồn, Cẩn nắm quyền từ xa, bày đặt phương lược.
Năm Bảo Định thứ 2 (563) thời Bắc Chu Vũ đế, Cẩn lấy cớ già yếu, dâng biểu xin từ quan, Đế không phê chuẩn.
Tháng tư năm thứ 3 (564), Đế ban chiếu lấy Cẩn làm Quốc nguyên lão, một trong Tam lão. Ông cố từ, Đế không chịu, còn ban thêm cây gậy Duyên Niên (nghĩa là kéo dài tuổi thọ). Vũ đế làm lễ tiến phong Quốc nguyên lão cho Cẩn ở nhà Thái Học rất long trọng, cung kính.
Khi Tấn công Vũ Văn Hộ tấn công Bắc Tề, Cẩn bấy giờ già bệnh. Hộ cho rằng ông là cựu thần túc tướng, nên mời ông cùng đi, hỏi han việc quân. Sau khi lui quân, được ban 1 bộ chung khánh.
Năm Thiên Hòa thứ 2 (567), lại được ban 1 cỗ An xa. Tháng 7, được thụ chức Ung Châu mục.
Năm thứ 3 (568), hoăng khi đang ở chức, hưởng thọ 76 tuổi. Vũ đế đến viếng tang, có chiếu cho Tiếu vương Vũ Văn Kiệm giám hộ tang sự, ban ngàn tấm lụa, 5000 hộc lúa, được giữ nguyên quan chức, gia Sứ trì tiết, Thái sư, Ung, Hằng... 20 châu chư quân sự, Ung Châu thứ sử, thụy là Văn. Khi chôn cất, từ vương công trở xuống, đều đưa tiễn ra khỏi kinh thành trăm dặm. Được thờ trong miếu của Vũ Văn Thái.
Đánh giá.
Cẩn có trí mưu, rất được bề trên tín nhiệm. Danh vị tuy trọng, vẫn khiêm nhường kiềm chế. Mỗi khi vào triều, không đưa theo quá đôi ba kỵ sĩ. Triều đình nếu có quân quốc sự vụ, phần nhiều do ông quyết đoán. Cẩn dốc trọn tài trí, hết lòng với họ Vũ Văn, trước sau như một, không có lời nào vì ý riêng.
Cẩn dạy dỗ con cháu, khuyên răn cẩn trọng. Ông tuy tuổi đã cao mà răng vẫn còn mọc, được đãi ngộ long trọng, con cháu đầy đàn, đều được hiển đạt, đương thời không ai bì kịp.
Hậu nhân.
Cẩn có chín con trai: Thực, Dực, Nghĩa, Trí, Thiệu, Bật, Giản, Lễ, Quảng. Thực được kế tự.
Con thứ của Thực là Trọng Văn, danh tướng đời Tùy.
Dực là Thái úy đời Tùy.
Cháu nội của Nghĩa là Chí Ninh, một trong 18 Học sĩ đời Đường. | 1 | null |
Niko Pirosmani () (1862-1918) là một họa sĩ nổi tiếng người Gruzia theo trường phái Chất phác. Ông chính là nguyên mẫu của hình tượng người họa sĩ trong bài hát nổi tiếng Triệu bông hồng.
Tiểu sử.
Niko Pirosmani tên thật là Nikoloz Aslanisdze Pirosmanashvili; ông sinh năm 1862 trong một gia đình nông dân tại tỉnh Kakheti ở miền Tây Nam Đế quốc Nga (nay là vùng lãnh thổ phía Bắc của Gruzia). Song thân của ông, Aslan Pirosmanashvili và Tekle Toklikishvili là những điền chủ nhỏ, sở hữu một mảnh vườn trồng nho với một ít trâu bò. Ông mồ côi sớm và lớn lên dưới sự chăm sóc của hai người chị Mariam và Pepe. Năm 1870, ba chị em Niko dời lên sinh sống ở Tbilisi. Từ năm 1872, ông sinh sống tại một căn hộ chung cư nhỏ gần ga xe lửa Tblisi và làm người giúp việc cho các gia đình giàu có. Trong thời gian này ông đã học đọc và học viết. Năm 1876, ông trở về Mirzaani và làm nghề coi sóc gia súc.
Pirosmani dần dần tiếp cận với lĩnh vực hội họa thông qua con đường tự học. Ông đặc biệt có tài trong việc vẽ màu trên vải dầu. Năm 1882, cùng với một họa sĩ tự học khác là George Zaziashvili, Pirosmani mở một xưởng vẽ và hai người nhận vẽ các bảng hiệu cho các cửa tiệm. Năm 1890, Niko làm nhân viên công tác trong ngành đường sắt. Năm 1893, ông tham gia thành lập một nông trại ở Tbilisi nhưng rời bỏ việc kinh doanh này vào năm 1901. Sau đó ông tiếp tục làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, như trông cửa tiệm, bán hàng, thợ sơn, vẽ các bảng hiệu, tranh chân dung... theo đơn dặt hàng. Trên thực tế, cho đến cuối đời gia cảnh của Pirosmani vẫn nghèo khó và ông có mối quan hệ không được tốt đẹp lắm với giới họa sĩ chuyên nghiệp mặc dù tranh ông trong lúc sinh thời cũng đạt được tiếng tăm nhất định tại địa phương. Rõ ràng, đối với Pirosmani, kiếm sống là một mối bận tâm lớn hơn nhiều so với đầu tư vào hội họa.
Niko Pirosmani mất vào giữa năm 1918 do kém dinh dưỡng và do bệnh gan. Ông được mai táng tại nghĩa trang Nino, nhưng hiện giờ không ai biết đích xác mộ phần ông ở đâu.
Sự nghiệp.
Các tác phẩm của Pirosmani chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện xã hội thời đó. Ông vẽ nhiều về những người thương nhân, người bán hàng, người lao động và những người quý tộc. Đồng thời, Pirosmani cũng rất yêu thích đề tài thiên nhiên và nông thôn, ông ít khi vẽ về cảnh vật ở thành phố. Thú vật cũng là một đề tài quan trọng trong các tác phẩm của ông, trên thực tế ông là họa sĩ Gruzia duy nhất đi theo trường phái động vật. Ngoài ra, các đề tài lịch sử và nhân vật lịch sử như Shota Rustaveli, Nữ vương Tamar, Giorgi Saakadze cũng như những người bình dân Gruzia và cuộc sống hàng ngày của họ cũng chiếm tỉ lệ đáng kể trong các tác phẩm của Niko Pirosmani.
Thông thường, Pirosmani vẽ các bức tranh của mình lên vải dầu. Trái với nhiều họa sĩ khác, Niko không cố gắng tái hiện nguyên chất hình ảnh về thiên nhiên và cũng không để tâm khắc họa từng chi tiết nhỏ. Một vài tác phẩm của ông là tranh đơn sắc. Các tranh vẽ của ông chủ yếu thể hiện sự cân nhắc nhạy bén của tác giả trong việc thiết kế bố cục. Các chủ thể trong tranh thường được sắp đặt ở mặt trước, còn vẻ mặt không thể hiện cảm xúc gì cụ thể.
Trong thập niên 1910, tài năng của Niko gây được sự chú ý của nhà thơ Nga Mikhail Le-Dantyu và hai anh em họa sĩ Kirill Mikhaylovich Zdanevich Ilyia Mikhaylovich Zdanevich. I. M. Zhdanevich sau đó viết một bức thư giới thiệu về Pirosmani cho tờ báo "Zakavkazskaia Rech", và bức thư này được ấn hành vào ngày 13 tháng 2 năm 1913. Sau đó, Zhdanevich tiếp tục nỗ lực giới thiệu các bức tranh của Pirosmani đến công chúng ở Moskva. Tờ báo Moskva "Moskovskaia Gazeta" vào ngày 7 tháng 1 đã có bài viết về một buổi triển lãm tranh "Mishen" về các tác phẩm của những họa sĩ tự học nghề, trong đó có 4 bức tranh là của Pirosmani: "Chân dung Zhdanevich", Tĩnh vật", "Người đàn bà với vại bia" và "Con hoẵng". Bài báo đã bày tỏ sự ấn tượng đối với khả năng vẽ của Pirosmani. Cùng năm đó, tờ báo Gruzia "Temi" đã đăng một bài viết bàn về Niko Pirosmani.
Khi Hội họa sĩ Gruzia được thành lập vào năm 1916 bởi Dito Shevardnadze, Pirosmani được hội gởi lời mời gia nhập. Tuy nhiên, Pirosmani không có quan hệ tốt với các nghệ sĩ trong hội. Khi ông giới thiệu bức tranh "Đám cưới của người Gruzia" của mình cho Hội họa sĩ, một đồng nghiệp của ông đã xuất bản bức tranh biếm họa nhằm chê bai Pirosmani và điều này đã khiến ông bị xúc phạm ghê gớm. Đồng thời, gia cảnh nghèo khó cùng với tình hình khó khăn của kinh tế đế quốc Nga trong thế chiến thứ nhất có nghĩa là các tác phẩm của ông không nhận được sự công nhận xứng đáng mà chúng có được.
Sự công nhận sau khi qua đời.
Các tác phẩm của Niko Pirosmani được trưng bày trong một buổi triển lãm lớn đầu tiên tại Gruzia vào năm 1918. Tuy nhiên, từ năm 1920, không có nhiều bài viết đề cập đến ông. Danh tiếng của Pirosmani chỉ mới bắt đầu được nhiều người biết đến từ thập niên 1950. Một bộ phim tiểu sử và một vở kịch về ông được dàn dựng, và nhạc phẩm nói về ông cũng được sáng tác. Tác phẩm của ông cũng được trưng bày tại nhiều nước, từ Tây Âu tới Liên Xô. Một tượng đài về ông được dựng lên ở Tbilisi và một bảo tàng về ông được xây dựng ở Mirzaani. Hiện nay, 146 bức tranh của Niko Pirosmani đang được trưng bày ở Bảo tàng Nghệ thuật Gruzia ở Tbilisi. 16 bức họa của Niko được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử - Dân tộc học ở Sighnaghi.
Như vậy, sau chiến tranh - một khoảng thời gian khá lâu sau khi họa sĩ qua đời - Niko Pirosmani cuối cùng đã được công nhận là một họa sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới. Ông được đánh giá cao ở Paris và nhiều nơi khác dưới tư cách là một họa sĩ tài năng theo trường lối Chất phác. Tác phẩm đầu tiên về Pirosmani được ấn hành vào năm 1926 bằng tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Gruzia. Các tác phẩm của ông là cảm hứng cho một bức tranh năm 1972 của Pablo Picasso. Triển lãm về tranh của ông đã được tổ chức ở Kiev (1931), Warszawa (1968), Paris (The Louvre) (1969), Vienne (1969), Nice và Marseilles (1983), Tokyo (1986), Zurich (1995), Turin (2002), Kiev, Istanbul (2008), Minsk, Vézelay và Vilnius (2008–2009). Các tranh vẽ của ông đã được hơn 350.000 khán giả thưởng ngoạn.
Hình chân dung của Niko Pirosmani được in trên đồng 1 lari của Gruzia. Một tờ tạp chí mang tên "Pirosmani" đã được xuất bản đều đặn bằng hai ngôn ngữ tại Istanbul. Tháng 3 năm 2001, người ta phát hiện ra rằng một dòng chữ ghi trên cánh cổng hầm rượu vang Qvrivishvilebi ở Ozaani chính là bút tích của Pirosmani. Ngày 31 tháng 5 năm 2011, trong một cuộc điều tra khai quật, các chuyên gia đã phát hiện ra một bức tranh mà về sau nó được chứng minh là tác phẩm "Người lính bị thương" của Pirosmani. Bức họa này đã được trao cho Phòng tranh Quốc gia Gruzia lưu trữ.
Trong văn học, nghệ thuật.
Niko Pirosmani trong bài hát "Triệu bông hồng".
Niko Pirosmani chính là hình tượng nguyên mẫu của nhân vật anh họa sĩ si tình trong bài hát "Triệu bông hồng" ( do Ojārs Raimonds Pauls phổ nhạc và Leons Briedis đặt lời
. Cụ thể hơn, bài hát này đề cập đến một câu chuyện nổi tiếng về mối tình đơn phương của Niko Pirosmani với một cô ca sĩ tên là Magragita (có thể cô là một ca sĩ nổi tiếng người Pháp). Họa sĩ đã làm rất nhiều việc khác nhau để có thể chinh phục được trái tim của người đẹp, nhiều khi đến mức cực đoan như hôn vào dấu chân của Magragita, nhưng tất cả đều không thành công và nhiều khi còn đem lại tác dụng ngược. Thế rồi một hôm nọ, quảng trường trước cổng khách sạn cô ca sĩ tá túc bỗng trở thành một vườn hoa rực rỡ với hàng nghìn bông hoa đủ sắc màu, từ các loại hoa hồng đến hoa tử đinh hương, hoa của cây keo, hoa mao lương, hoa mẫu đơn, hoa loa kèn, hoa anh túc và nhiều loại hoa khác nữa. Sau khi thấy cảnh tượng đó, Magragita đã đến nhà của Pirosmani và tặng cho ông một nụ hôn. Nhưng đó cũng là nụ hôn duy nhất mà Niko Pirosmani nhận được từ người tình trong mộng, vì không lâu sau đó chuyến lưu diễn của Magragita kết thúc và cô rời Tblisi. Từ đó hai người không còn gặp nhau nữa. Còn người họa sĩ si tình Pirosmani thì gánh lấy một khoản nợ khổng lồ cho "triệu bông hồng" mà ông tặng cho Magragita.
Câu chuyện tình của Niko Pirosmani về sau được ghi chép lại trong quyển thứ năm "Бросок на юг" thuộc loạt tiểu thuyết "Повесть о жизни" của K. G. Paustovsky; Andrey Andreyevich Voznesenskiy lấy cảm hứng từ câu chuyện đó đã sáng tác thơ và sau đó, Ojārs Raimonds Pauls và Leons Briedis phổ nhạc thành bài hát lừng tiếng "Triệu bông hồng". | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.