text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Chợ Phạm Văn Hai tọa lạc trên đường Phạm Văn Hai thuộc địa phận Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích khoảng 11288 m². Chợ được biết đến như là một thiên đường quần áo dành riêng cho phái đẹp, và một điều hết sức thú vị nhất tại đây là mức giá bình dân nhưng chất lượng đồ lại không hề tệ.
Chợ giáp ranh phường 2 và 3 quận Tân Bình với quy mô 1.691 sạp và kiosque, kinh doanh chủ yếu là bán l3, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày như lương thực, thực phẩm, vải sợi, quần áo, hàng công nghệ phẩm… nhưng cho đến nay, chợ Phạm Văn Hai được biết đến như là một trong hai chợ thịt heo sỉ lớn, cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thịt heo cho thành phố.
Vốn là một khu nghĩa địa, chợ Phạm Văn Hai là kết quả của quá trình thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về việc xây dựng kỹ thuật hạ tầng và hoàn thiện các khu chợ thuộc quận quản lý để đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo vệ sinh môi trường. Theo quy hoạch chung, chợ Phạm Văn Hai sẽ là chợ khu vực của quận, nơi kinh doanh tập trung thay cho các chợ Lăng Cha Cả thuộc phường 2, chợ Ông Tạ thuộc phường 5 và chợ phường 11 (nay là phường 1) quận Tân Bình.
Thực phẩm tươi sống là thế mạnh của chợ với sản lượng tiêu thụ bình quân hàng ngày khoảng 150 tấn thịt heo, 12 tấn thịt trâu bò, hàng trăm tấn rau, củ, quả các loại. Đặc biệt là hiện nay khi thịt gà trở nên khan hiếm do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, thì chợ Phạm Văn Hai vẫn giữ vững vai trò tiên phong của mình trong việc phục vụ nhu cầu của nhân dân, vì là một trong số rất ít các chợ đầu tiên của cả nước xây dựng được một dây chuyền giết mổ gà sống, đáp ứng đầy đủ quy trình về vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế với lượng gà tiêu thụ bình quân 250 con/ngày và lên đến hơn 500 con/ngày vào những ngày nghỉ, ngày lễ. | 1 | null |
Kawasaki Ki-96 là một mẫu máy bay tiêm kích hạng nặng của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới II. Ban đầu dự kiến nó sẽ thay thế cho loại Kawasaki Ki-45 của Không quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản nhưng rồi nó đã bị bỏ rơi và chỉ có 3 nguyên mẫu được xây dựng
Thiết kế và phát triển.
Sau sự thành công của Kawasaki Ki-45, quân đội Nhật Bản yêu cầu Kawsaki phát triển của một phiên bản tân tiến hơn vào tháng 8 năm 1942. Giống như Ki-45, phiên bản mới này có 2 chỗ ngồi, 2 động cơ chiến đấu nhưng lớn hơn và sử dụng động cơ mạnh hơn so với Ki-45. Tháng 12 năm 1942, "Koku Hombu" cho thấy sự quan tâm và muốn Kawasaki thiết kế máy bay với 1 chỗ ngồi. Nguyên mẫu đầu tiên, vẫn có buồng lái dành cho hai người, bay thử vào tháng 8 năm 1943. Hai nguyên mẫu còn lại được phát triển dành cho một người lái ngay từ đầu và có buồng lái nhỏ hơn.
Mặc dù đã cho thấy hiệu năng vượt trội hơn ước tính và khả năng xử lý xuất sắc, Quân đội lại yêu cầu chuyển mẫu thành 2 người lái, vậy nên việc phát triển của Ki-96 đã bị ngừng. Tuy nhiên phần cánh và đuôi của Ki-96 vẫn được làm trong cấu trúc của Ki-102 2 người lái. | 1 | null |
Chợ Bình Tây là một ngôi chợ tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), tọa lạc trong khu vực gọi là Chợ Lớn nên chính bản thân nó cũng thường được gọi không chính thức là chợ Lớn mới. Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m², nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình. Chợ này có mặt bằng hình chữ nhật, 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông.
Chợ Bình Tây là đầu mối sỉ hàng hóa lớn của TP HCM. Hàng hóa ở đây được đưa đi phân phối khắp nơi trong cả nước, thậm chí bán sỉ sang thị trường Campuchia và nhiều nước khác. Ngôi chợ có tuổi đời lớn nhất TP HCM này là nơi thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan.
Năm 2015, Chợ Bình Tây được Trung tâm Bảo tồn di tích thuộc Sở Văn hóa, thể thao TP HCM, Hội đồng xét duyệt di tích TP HCM công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật tại TP HCM
Lịch sử.
Chợ này do một thương gia người Hoa là Quách Đàm (còn gọi là Thông Hiệp) bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1928 rồi tặng cho chính quyền thành phố lúc bấy giờ, khánh thành năm 1930. Đổi lại, ông chỉ xin xây dựng thêm mấy dãy nhà phố xung quanh chợ và đặt tượng mình giữa chợ khi mất. Phố và nhà lồng chợ do nhà thầu danh tiếng - Công ty Tàu Cuốc (Công ty Xáng) Đông Dương xây dựng. Chợ Bình Tây được xây dựng mang phong cách kiến trúc Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn.
Trùng tu.
Năm 1992, chợ Bình Tây được nâng cấp, sửa chữa toàn diện.
Năm 2006, chợ tiếp tục được xây dựng 2 dãy phía đường Trần Bình và Lê Tấn Kế bằng khung sắt, mái tôn.
Dự án sửa chữa, nâng cấp toàn diện chợ Bình Tây được lên kế hoạch và thực hiện từ cuối tháng 11 năm 2016. Tổng kinh phí đầu tư cải tạo toàn diện chợ là 104 tỷ đồng, kèm hơn 10 tỷ đồng đầu tư làm chợ tạm; toàn bộ nguồn vốn đều do tiểu thương đóng góp. Số tiền nói trên tích cóp được từ tiền thuê bao sử dụng sạp của tiểu thương trong vòng 10 năm.
Ngày 15 tháng 11 năm 2018, chợ Bình Tây đã chính thức hoạt động trở lại với hơn 1400 sạp đủ các mặt hàng phục vụ người dân ở cửa ngõ phía Tây thành phố và các tỉnh lân cận sau 2 năm tạm ngưng tu sửa. Suốt 2 năm công trình được sửa chữa, hơn 1.000 tiểu thương chợ Bình Tây được dời sang kinh doanh tại khu chợ tạm được dựng bằng tôn trên đường Tháp Mười, nằm trước cổng chính chợ.
Công trình sửa chữa nâng cấp chợ này thực hiện phục chế theo nguyên mẫu mái ngói được xây dựng đầu tiên vào năm 1928. Toàn bộ kiến trúc, đường nét khi sửa chữa hay phục chế đều được Trung tâm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa TP HCM và Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM kiểm định. Toàn bộ rui (thanh tre hay gỗ đặt theo chiều dốc của mái nhà để đỡ những thanh mè) và ngói lợp của chợ được thay mới hoàn toàn theo mẫu cũ. Các con rồng trên nóc chợ được đo kích thước và sửa chữa để phục hồi theo nguyên mẫu. Nền chợ bằng vật liệu đá mài màu trắng cũng được cán bộ của trung tâm bảo tồn xem xét về màu sắc. Toàn bộ hệ thống cầu thang, lan can của chợ Bình Tây đều được cải tạo mới. Đặc biệt, nền được nâng cao hơn, toàn bộ sàn ở tầng trệt và lầu đều được lát gạch mới.
Theo thiết kế, công trình mặt tiền chợ Bình Tây dài 89,2 m, rộng 108,6 m và cao 13,1 m với nóc nhà gắn đồng hồ lớn là biểu tượng của chợ Bình Tây. Khu vực nhà lồng có tổng cộng 1.446 sạp, trong đó có 698 sạp tầng trệt và 748 sạp tầng lầu. Theo nhiều tiểu thương, vị trí các quầy bán hàng của họ được bố trí tương tự 2 năm trước. Việc này nhằm buôn bán hiệu quả và kết nối lại với các khách hàng cũ trước đây. Không gian chợ khang trang sau khi được cải tạo lại, các bảng hiệu đồng bộ về diện tích và màu sắc.
Bên cạnh việc phục hồi nguyên trạng chợ, các cơ quan chức năng chấp thuận xây dựng thiết kế mới một hạng mục là xây dựng thêm tầng hầm có diện tích 172m².
Chợ kinh doanh các mặt hàng như: bào ngư, vi cá mập, bong bóng cá... | 1 | null |
Đôn Túc Hoàng quý phi (chữ Hán: 敦肅皇貴妃; 10 tháng 10, năm 1686 - 27 tháng 12, năm 1725), Niên thị (年氏), Hán Quân Tương Hoàng kỳ, là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Thế Tông Ung Chính Đế. Bà được biết đến là em gái của danh thần triều Ung Chính là Phủ viễn Đại tướng quân, kiêm Tổng đốc Xuyên Thiểm Niên Canh Nghiêu.
Khác với hầu hết chế độ Trắc Phúc tấn từ đời Càn Long về sau, Niên thị tuy là Kỳ phân Tá lĩnh, song bà cũng như một số nữ tử Bao y đã sớm vào phủ hầu Ung Chính Đế khi còn là Hoàng tử, rồi được Khang Hi Đế tấn phong, mà không phải từ Bát Kỳ tuyển tú chỉ định để thành Trắc Phúc tấn, như đại đa số quy định về sau dành cho các Kỳ phân Tá lĩnh. Đương ở triều Ung Chính, Niên thị là Quý phi duy nhất, thường được biết đến là "sủng phi", được Ung Chính Đế ân ái khác thường, sự sủng ái có thể được nhìn nhận là vượt qua Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu.
Trong lịch sử hậu cung nhà Thanh, bà cũng là người đầu tiên được sơ phong từ Tiềm để làm Quý phi, cũng là người qua đời khi ở danh vị Hoàng quý phi, hình thức tang lễ của bà trở thành điển phạm cho các Hoàng quý phi của triều Thanh vào các đời sau.
Tiểu sử.
Ung vương Trắc phi.
Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị là người thuộc gia tộc Quảng Ninh Niên thị (廣寧年氏), người huyện Hoài Viễn, Phượng Dương (nay là tỉnh An Huy). Nguyên quán gia tộc này thuộc Quảng Ninh, Phụng Thiên, là nhà quan lại thế gia triều Minh. Những năm Thuận Trị, họ Niên nhập tịch Mãn Châu, cư ngụ tại Bắc Kinh. Sang năm Thuận Trị thứ 12 (1655), tổ phụ của Niên thị là Niên Trọng Long (年仲隆) tham dự khoa khảo, thoát ly nô tịch, đưa vào Hán Quân Tương Bạch kỳ.
Phụ thân bà là Hồ Quảng Tuần phủ, tước Nhất đẳng Công Niên Hà Linh (年遐龄). Trong nhà bà, anh trưởng Niên Hi Nghiêu (年希尧) làm đến Tuần phủ Quảng Đông, Hữu Thị lang bộ Công, sau thăng Tổng quản của Nội vụ phủ. Một người anh thứ của Niên thị là Niên Canh Nghiêu, quan đến Phủ viễn Đại tướng quân, kiêm Tổng đốc Xuyên Thiểm. Những năm 50 triều Khang Hi, Niên thị được Khang Hi Đế phong làm Trắc Phúc tấn của Ung Thân vương Dận Chân - Hoàng tử thứ tư của Khang Hi Đế. Tuy nhiên Niên thị là được trực tiếp chỉ hôn, hay là từ Cách cách tấn phong vẫn có nghi vấn. Theo chỉ dụ về sau lên làm Hoàng quý phi, có vẻ là Niên thị hầu hạ trong phủ một thời gian, rồi mới tấn phong làm Trắc Phúc tấn, và với thứ tự như vậy thì Niên thị có lẽ là đệ nhị Trắc Phúc tấn, vị thứ sau Lý thị - người sinh Hoằng Thời. Với chế độ đầu Thanh, việc Niên thị không phải Bao y, mà vào hầu phủ rồi phong Trắc Phúc tấn cũng có thể xảy ra, đấy gọi là chế độ ["Thuộc nhân"; 属人] - tức những gia tộc chịu sự liên kết và quản lý bởi một Thân vương hoàng tử. Về sau, thân phận như Niên thị ngày càng giảm.
Năm Khang Hi thứ 54 (1715), ngày 12 tháng 3 (âm lịch), Niên thị sinh hạ con gái thứ tư của Dận Chân, nhưng qua đời sớm vào tháng 5 năm Khang Hi thứ 56 (1717), vừa 2 tuổi. Năm Khang Hi thứ 59 (1720), ngày 25 tháng 5 (âm lịch), bà hạ sinh Phúc Nghi (福宜), là con trai thứ 7 của Dận Chân (đây là tính theo số con sinh ra không kể mất sớm). Nhưng sang năm sau (1721), ngày 13 tháng 1, Phúc Nghi qua đời, chỉ tròn 8 tháng tuổi.
Năm Khang Hi thứ 60 (1721), ngày 9 tháng 10, cách không lâu sau cái chết của Phúc Nghi, Niên thị tiếp tục hạ sinh Phúc Huệ (福惠), tên cũ [Hoằng Thịnh; 弘晟]. Đây là con trai thứ 8 (tính theo số đếm lại thành thứ 7) của Dận Chân.
Ung Chính Đế Quý phi.
Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà. Sang ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi, tức [Ung Chính Đế].
Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 14 tháng 2 (âm lịch), sau khi tuyên bố sách lập Hoàng hậu Na Lạp thị, Hoàng đế ra chỉ phong Trắc Phúc tấn Niên thị làm Quý phi, Trắc Phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi, Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi. Lúc này, gia tộc họ Niên phụng chỉ nhập Tương Hoàng kỳ của Hán Quân.
Cùng năm đó, ngày 10 tháng 5 (âm lịch), Quý phi Niên thị hạ sinh Phúc Phái (福沛). Vào lúc bà mang thai Phúc Phái, cũng là khi đại tang Khang Hi Đế, có thể nói áp lực cùng không khí không tương đồng một chút nào. Có lẽ do hành lễ bái tang trong một khoảng thời gian dài, thai khí không ổn đã dẫn đến việc Niên thị sinh ra Phúc Phái cơ bản là không giữ được, liền 1 tháng sau thì Phúc Phái cũng chết non. Khi tấn phong Quý phi, thân thể của Niên thị có dấu hiệu đã bị thương tật rất nặng nề, không chỉ do nhiều lần mang thai mà ra, cũng phần nhiều bởi sự thương cảm đối với Phúc Phái vắn số.
Ngày 21 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, lấy Văn Hoa điện Đại học sĩ Tung Chúc (嵩祝) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu Thị lang Tam Thái (三泰) làm Phó sứ, hành lễ sách phong.
Sách văn viết:
Khi đó, Quý phi Niên thị là Phi tần duy nhất có tước vị Quý phi trong cung. Hậu cung nhà Thanh, dưới Hoàng hậu có Hoàng quý phi rồi đến Quý phi, như vậy địa vị của Niên thị khi đó chỉ duy nhất dưới Hoàng hậu Na Lạp thị, vì khi đó không có Hoàng quý phi. Trong khi đó Trắc Phúc tấn Lý thị, sinh ra Hoàng tử Hoằng Thời - con trai lớn nhất thành niên khi ấy của Ung Chính Đế, và cũng có tư lịch cao hơn Niên thị, thế mà cũng chỉ phong làm Tề phi, ngang hàng với Cách cách Nữu Hỗ Lộc thị, phong Hi phi.
Niên hiệu Sùng Đức thời Hoàng Thái Cực, sách lập Hiếu Đoan Văn hoàng hậu cùng sách phong Tứ phi là Thần phi Hải Lan Châu, Quý phi Na Mộc Chung, Thục phi Ba Đặc Mã Tảo và Trang phi Bố Mộc Bố Thái, Hoàng Thái Cực đã cho làm lễ [Khánh hạ; 慶賀] cho cả triều đình chúc mừng. Trong dịp ấy, Công chúa, Vương phi và Mệnh phụ nhập triều bái lạy Hoàng hậu, đồng thời cũng bái lạy Tứ phi bằng [Tứ túc nhị quỵ nhị khấu lễ; 四肃二跪二叩礼]. Sang thời Ung Chính, Niên thị khi tấn phong Quý phi là gặp ngay đại điển lập Hậu, do đó theo lệ cũ mà Niên thị cũng nhận triều bái của Công chúa, Thân vương Phúc tấn cùng các Cáo mệnh phu nhân khi vào triều bái lạy Hoàng hậu. Về sau, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị cũng chịu ân điển này, trở thành điển phạm của các Quý phi được phong cùng lúc với đại điển lập Hậu của triều Thanh, ghi vào Hội điển.
Sang năm thứ 3 (1725), tháng 8 (âm lịch), đã hết tang kỳ của Khang Hi Đế, triều đình làm lễ gia viên, ý là muốn trang trọng chúc mừng sách lập Hoàng hậu, nhân đó có ý muốn chúc mừng Quý phi do đại điển lập Hậu từng bái kiến qua. Thế nhưng Ung Chính Đế khước từ và nói chúc mừng Hoàng hậu sách lập thì chỉ nên có Hoàng hậu được hưởng thụ, Quý phi chỉ là tần phi, làm sao có thể hưởng thụ được. Điều này có thể nhìn ra, Ung Chính Đế tuy sủng ái Niên thị, song đối với Hoàng hậu Na Lạp thị vẫn có sự tôn trọng nhất định. Quý phi Niên thị vì chuyện này mà rất không vui, nhưng Ung Chính Đế rất kiên quyết không nhượng bộ.
Bất hạnh qua đời.
Tấn phong Hoàng quý phi.
Năm Ung Chính thứ 3 (1725), tháng 11 (âm lịch), Quý phi Niên thị lâm bệnh nặng. Ngay khi đó, Ung Chính Đế phải đi Cảnh lăng tế bái, Quý phi không thể đi theo. Chỉ sau mấy ngày, Hoàng đế lặn lội đường xa, hồi loan kinh thành, chuẩn bị Đông chí tế thiên đại điển, bên cạnh đó rất quan tâm bệnh tình của Quý phi.
Ngày 15 tháng 11 (âm lịch) cùng năm, Ung Chính Đế ra chỉ tấn phong Quý phi Niên thị làm Hoàng quý phi. Hoàng đế dụ Nội các như sau:
Ngày 18 tháng ấy, giao tế phủ nhất kết thúc, Ung Chính Đế miễn triều hạ ở Thái Hòa điện, tức tốc phi xe ngựa về Viên Minh Viên. Kế tiếp liên tiếp 5 ngày, trừ ngày 19 phát chỉ dụ các quan tỉnh và miễn thuế 4 huyện Giang Nam, còn lại cứ theo ghi chép trong Khởi cư chú (起居注), không nhìn thấy bất kì việc công văn nào mà Ung Chính Đế xử lý, điều này có nghĩa ông đã dành trọn thời gian quan tâm bệnh tình của Hoàng quý phi.
An táng trọng thể.
Ngày 23 tháng 11 (âm lịch), Hoàng quý phi Niên thị băng thệ tại Viên Minh Viên, thụy hiệu là Đôn Túc Hoàng quý phi (敦肅皇貴妃).
Trong lịch sử nhà Thanh, không tính Hoàng quý phi Đổng Ngạc thị của Thuận Trị Đế đã truy phong làm Hoàng hậu, thì Niên thị là Hoàng quý phi đầu tiên qua đời với tư cách Hoàng quý phi. Cũng vì lẽ đó, tang lễ của bà trở thành điển phạm cho tất cả tang lễ của các Hoàng quý phi về sau. Ngày Đôn Túc Hoàng quý phi mất, Ung Chính Hoàng đế nghỉ triều 5 ngày, cử hành đại lễ an táng Hoàng quý phi, đây là tang lễ chính thức dành cho một Hoàng quý phi của nhà Thanh. Trong lúc làm tang nghi, Ung Chính Đế thương cảm không thôi.
Khi đó, Thành Thân vương Dận Chỉ, Liêm Thân vương Dận Tự cùng Phụng ân Tướng quân trở lên, lãnh đạo Công - Hầu - Bá đến quan viên hàng Tứ phẩm trở lên, đều có mặt đầy đủ trong 3 ngày khóc tang. Đến nỗi Lễ bộ quan viên do là lần đầu có tang nghi Hoàng quý phi, đã bị liệt kê tội "Nghi thức qua loa", bị xử phạt cách chức hoặc giáng bậc 2 cấp. Tang lễ của bà cùng lễ sách thụy, dâng cáo Thái Miếu hậu điện, Phụng Tiên điện thế nào, về sau đều trở thành lệ trong tang nghi và truy tặng của Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Vì lý do gặp tang nghi của Đôn Túc Hoàng quý phi, Ung Chính Đế còn ra chỉ dụ tạm hoãn phiên xử Niên Canh Nghiêu.
Những người con do Đôn Túc Hoàng quý phi đích thân hạ sinh, chỉ có Phúc Huệ là sống lâu nhất. Ung Chính Đế tư niệm đó là cốt nhục duy nhất của Niên thị nên cũng có sủng ái. Nhưng ở năm Ung Chính thứ 6 (1728), Phúc Huệ cũng bất hạnh quy thiên, Ung Chính Đế vì thương mà đặc cách dùng lễ táng Thân vương. Đến thời Càn Long, Hoàng đế từng nói về Phúc Huệ: ["“Dụ, Trẫm huynh Đại a ca, nãi Hoàng tỷ Hiếu Kính Hoàng hậu sở sinh, Trẫm đệ Bát A ca, tố vì Hoàng khảo sở chung ái, đương nhật tằng dĩ Thân vương cải táng"; 谕、朕兄大阿哥。乃皇妣孝敬皇后所生。朕弟八阿哥。素为皇考所钟爱当日曾以亲王殡葬], chứng minh việc Ung Chính Đế yêu quý Phúc Huệ trong Hoàng tộc đều biết
Năm Càn Long thứ 2 (1737), tháng 3, kim quan của Ung Chính Đế và Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu đều cùng nhập địa cung của Thái lăng (泰陵), thuộc Thanh Tây lăng. Đôn Túc Hoàng quý phi cũng được táng phụ vào địa cung của Thái lăng với Đế-Hậu.
Hậu duệ.
Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị tổng cộng hạ sinh ba con trai và một con gái. | 1 | null |
Bãi biển hõm là một dạng bãi biển nhỏ (có chiều dài dưới 1 kilômét) bị giới hạn bởi các mũi đất ở hai đầu của bãi biển và hình thành trong các vịnh nhỏ hay tại các đường bờ biển đá. Bãi biển hõm cung cấp môi trường sống biệt lập cho nhiều loài thực vật và động vật.
Bãi biển hõm hình thành từ sự tích tụ vật chất có nguồn gốc từ các mũi đất và vách đá bị sóng biển xâm thực. Cụ thể là, vì có hiện tượng khúc xạ nên sóng biển hội tụ tại các mũi đất và gây xâm thực những mũi đất này, trong khi sóng lại phân kì tại các vịnh nhỏ và khiến trầm tích bị xâm thực tích tụ tại đây. Chú ý rằng lực của sóng, dòng chảy và thủy triều sẽ quyết định loại và lượng trầm tích. Hình dạng của bãi biển hõm tuỳ thuộc vào sự hình thành của đá gốc xung quanh.
Bãi biển hõm có mặt ở khắp nơi trên thế giới và có thể mang nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Bãi biển hõm nhân tạo thường được xây dựng ở những khu vực không có bãi biển hoặc vì bãi biển tự nhiên khá hẹp. Ở vùng Caribe, người ta xây dựng nhiều bãi biển hõm tại các khu nghỉ dưỡng dọc theo các đường bờ biển đá do những nơi này có quá ít bãi tắm tự nhiên.
Đại dương và con người có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên các bãi biển hõm. Nhiều bãi biển hõm có thể sẽ biến mất khi mực nước biển dâng lên do tình trạng biến đổi khí hậu. Hoạt động kiên cố hoá đường bờ biển của con người có thể gây cản trở và làm giảm lượng trầm tích mới đến với bãi biển hõm. Bên cạnh đó, phân bón và thuốc trừ sâu từ các nông trại, dầu và kim loại nặng do nước mưa cuốn từ mặt đường cùng xà phòng và các chất hoá học nguy hại từ hộ gia đình là những tác nhân gây ô nhiễm các bãi biển hõm. | 1 | null |
Chợ Minh Phụng hay Chợ Cây Gõ, thuộc địa phận Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 2412 m². Chợ Minh Phụng được chia thành 440 sạp với tổng mức vốn đầu tư 3 tỷ đồng bằng nguồn vốn kêu gọi đầu tư trong nước. Chợ kinh doanh về các mặt hàng nông sản, thực phẩm, bách hoá tổng hợp, hàng tiêu dùng,v.v..
Thành lập.
Ngày 1 tháng 1 năm 1995, Sở Kế hoạch và Đầu tư ra quyết định 2246/QĐ-UB-TM về việc thành lập chợ Minh Phụng là chơ loại 2, thuộc địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Chợ Bà Chiểu là một chợ lớn toạ lạc tại khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây bày bán mọi loại sản phẩm từ đồ gia dụng, quần áo, giày dép, nón lá tới nhu yếu phẩm hàng ngày và đặc biệt là đồ si.
Chợ Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ lâu đời ở Sài Gòn. Sơ khai là chợ Xổm, sau trở thành chợ trung tâm của tỉnh Gia Định và ngày nay là chợ trung tâm của quận Bình Thạnh.
Lịch sử.
Chợ đã xuất hiện từ thế kỷ 19, đến năm 1942 được ông Trần Văn Chơi (biệt danh là "ông Tư Chơi") cho xây cất với tổng diện tích là 8.465 m². Mãi cho đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa. Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng. Chợ từng là chợ đầu mối lớn của Sài Gòn cũ, chuyên cung cấp rau củ từ Hóc Môn, Củ Chi, Đà Lạt...
Khi chợ Bà Chiểu được xây cất lại, người ta mới chuyển mặt chợ ra đường Phan Đăng Lưu - Lê Quang Định như ngày nay, trên địa bàn Bình Hòa, trung tâm tỉnh Gia Định. Nhà ông Trần Văn Chơi hiện nay là ban quản lý chợ Bà Chiểu, giáp ranh với nhà ông tỉnh trưởng Gia Định là Đốc phủ sứ Trần Quang Nhã.
Giải thích về tên gọi Bà Chiểu, nhà văn Sơn Nam cho rằng, Bà Chiểu là tên vùng đất xuất hiện từ thời vua Tự Đức, tức trong khoảnh thời gian từ năm 1847 đến năm 1883. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên. Bà Chiểu là "nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên". Còn tác giả Trần Nhật Vy trong cuốn Từ Bến Nghé đến Sài Gòn, cho rằng trước đây chợ Bà Chiểu quay mặt ra một rạch nhỏ ăn từ kênh Nhiêu Lộc trở vào. Hai giải thích về tên gọi Bà Chiểu đều thống nhất rằng có khu vực nước nôi tự nhiên trước mặt chợ, được người dân tin tưởng dựng ngôi miếu nữ thần thờ bên ao nước gọi là Bà Chiểu. | 1 | null |
Trận Hammelburg là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1866, tại Hammelburg ở Vương quốc Bayern. Trong cuộc giao chiến quyết liệt này, một sư đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Gustav von Beyer (thuộc binh đoàn của tướng Eduard Vogel von Falckenstein) đã đánh tan tác quân đội Bayern dưới sự chỉ huy của tướng Friedrich von Zoller. Với chiến thắng này, các lực lượng Phổ đã giành được quyền vượt sông Saale tại Hammelburg, trong khi quân đội Bayern bị buộc phải triệt thoái. Với việc 2 tiểu đoàn của Bayern ngăn chặn được bước tiến của một sư đoàn Phổ trong vòng vài tiếng đồng hồ, trận chiến Hammelburg là một trong những minh chúng về khả năng đánh cho quân Phổ thiệt hại nặng của các khẩu súng trường "Podewils" của Bayern tại địa hình gồ ghề của vùng Franken, tuy nhiên sức mạnh của súng trường nạp hậu của Phổ đã góp phần đè bẹp cuộc phòng ngự của người Bayern.
Trong chiến dịch tấn công của đồng minh Đức của Đế quốc Áo, quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của tướng Eduard von Falckenstein đã tấn công xứ Bayern, sau thắng lợi của mình tại Wiesenthal và Zella. Trong khi sư đoàn của tướng Manteuffel thắng trận tại Zella, sư đoàn Phổ của tướng Beyer cũng đánh đuổi một quân đoàn của Liên minh Đức tại Hinfeld. Sau thất bại tại Wiesenthal, Hoàng tử Karl xứ Bayern bị buộc phải từ bỏ ý định hội quân với quân đoàn Liên minh Đức này, và triệt thoái xuống vùng ven sông Saale tại Franken. Quân đội Phổ cũng theo chân đối phương, tiến từ thung lũng Fulda về Hanau, và sau vài ngày hành binh, quân đội của hai phe đã tới thung lũng sông Main. Theo sự lựa chọn của tướng Von der Tann, quân Bayern đã thiết lập một vị trí kiên cố dọc theo sông Saale ở đằng sau dãy Rhön Sau một cuộc hành quân vất vả qua dãy núi này, sư đoàn Phổ của tướng Beyer – là lực lượng bên cánh phải của binh đoàn của Falckenstein – đã bắt đầu tiến đánh quân Bayern tại thị trấn Hammelburg vào ngày 10 tháng 7. Sáng hôm ấy, quân tiên phong của đội tiền binh Phổ đã tiếp cận với các toán quân tuần tiễu của kỵ binh Bayern, buộc người Bayern phải rút lui. Hai phe sau đó đã triển khai pháo binh của mình vào trận. Một trung đoàn Phổ đã ồ ạt tấn công một ngọn cầu, và sau một cuộc pháo kích ngắn ngủi của phía Phổ, quân Bayern buộc phải lui vào Hammelburg. Giữa ngày, pháo binh Phổ dàn trận trên đồi Hobels Berg và hỗ trợ lực lượng bộ binh Phổ tiến công với thắng lợi. Cho dù bị áp đảo về mặt quân số, quân đội Bayern vẫn kiên cường phòng ngự cây cầu bắc qua sông Saale, bất chấp sự công pháo mạnh mẽ của đối phương và các ngôi nhà đã bị cháy. Beyer đã xua lực lượng bộ binh "Jäger" của ông tấn công vị trí phòng ngự của quân Bayern, và sức bắn nhanh của các khẩu súng trường trường nạp hậu của quân đội Phổ đã gây khó khăn lớn cho đối thủ của họ.
Trước tình hình bất lợi, quân Bayern phải triệt thoái về hướng đông nam. Cùng ngày với chiến thắng Hammelburg, dưới sự chỉ huy của tướng August von Göben, lực lượng trung quân của tướng Falckenstein cũng đánh tan sự kháng cự của quân Bayern trong trận Kissingen. | 1 | null |
Chợ Tân Bình thuộc địa phận phường 8, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ có tổng cộng 9 cửa, trong đó có 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Cửa chính của chợ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, với diện tích tổng cộng 22.800 m² và được chia thành 4 khu vực với hơn 3.000 hộ kinh doanh. Mặt hàng chủ yếu tại chợ là quần áo may sẵn và trang phục cưới hỏi.
Lịch sử hình thành & phát triển.
Chợ Tân Bình có một lịch sử hình thành và phát triển dài và đa dạng. Nó bắt đầu như một chợ nhỏ trên giữa bốn trục đường Lý Thường Kiệt, Lê Minh Xuân, Tân Tiến và Phú Hoà vào những năm 1960. Trước đây, đây là nơi tập trung hai khu chợ trời tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Ngã tư Bảy Hiền vào những năm 1977. Ban đầu, chợ này có tên là chợ Nguyễn Văn Thoại, theo tên đường Nguyễn Văn Thoại sau đổi thành đường Lý Thường Kiệt
Sau năm 1975, Chợ Tân Bình đã được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu buôn bán và giao lưu của người dân địa phương. Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1985, chợ được xây dựng kiên cố, trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của thành phố. Vào năm 1991, chợ Tân Bình chính thức được giao cho ủy ban nhân dân quận Tân Bình quản lý trực tiếp.
Từ đó đến nay, Chợ Tân Bình đã trở thành một trong những điểm đến mua sắm, ẩm thực và giải trí phổ biến nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nó là nơi tập trung nhiều mặt hàng như quần áo, giày dép, thực phẩm, đồ gia dụng, điện thoại di động, phụ kiện, mỹ phẩm và nhiều loại hình dịch vụ khác.
Thời gian hoạt động.
Chợ Tân Bình hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều hàng ngày. Tại đây, người bán có thể kinh doanh các mặt hàng đa dạng như vàng bạc, đá quý, kim khí, điện máy, lương thực, thực phẩm tươi sống và nhiều loại hàng hóa khác.
Tuy nhiên, chủ yếu ở đây là quần áo may sẵn, quần áo cưới và các phụ kiện phục vụ cưới hỏi, cùng với vải ký. Đặc biệt, Chợ Tân Bình được biết đến là nơi kinh doanh đồ cưới giá rẻ nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. | 1 | null |
Hàn Cảnh hầu (chữ Hán: 韩景侯, trị vì: 408 TCN - 400 TCN), là vị vua đầu tiên của nước Hàn - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Ông tên thật là Hàn Kiền (韓虔), con của Hàn Khải Chương (Hàn Vũ tử). Năm 409 TCN, Hàn Khải Chương mất, Hàn Kiền lên tập tước.
Được phong chư hầu.
Họ Hàn nối đời làm Thượng khanh của nước Tấn đã nhiều năm, thế lực ngày một lớn, từ khi Hàn, Nguỵ, Triệu diệt họ Trí, thì thế lực của ba nhà càng lớn, vua Tấn chỉ còn trên danh nghĩa.
Hàn Kiền từ tập đã mở những cuộc tấn công vào các chư hầu xung quanh để mở rộng thanh thế. Năm 408 TCN, Hàn Kiền đánh nước Trịnh, chiếm đất Ung Khâu. Năm sau, Trịnh Nhu công tấn công đất Hàn, đánh bại quân họ Hàn ở Phụ Thử.
Năm 403 TCN, Chu Uy Liệt Vương chính thức phong cho ba nhà Hàn, Nguỵ, Triệu lên làm chư hầu, nước Hàn thành lập từ đó.
Qua đời.
Năm 400 TCN, Trịnh Nhu công mang quân bao vây kinh đô nước Hàn là Dương Địch nhưng không hạ được.
Cùng năm, Hàn Cảnh hầu mất. Ông ở ngôi được 9 năm, chính thức làm chư hầu 4 năm (403 TCN-400 TCN). Con ông là Hàn Thủ lên nối ngôi, tức là Hàn Liệt hầu. | 1 | null |
Hàn vương An (chữ Hán: 韓王安, trị vì: 238 TCN – 230 TCN), tên thật là Hàn An (韓安), là vị vua thứ 11 và là vua cuối cùng nước Hàn - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Hàn vương An là con của Hàn Hoàn Huệ vương – vua thứ 10 nước Hàn. Năm 239 TCN, Hàn Hoàn Huệ vương mất, Hàn An lên nối ngôi.
Nước Hàn thời Hàn vương An đã rất nhỏ yếu do sự xâm thực nhiều năm của nước Tần. Tần vương Chính đang trên đà hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc.
Năm 234 TCN, Tần vương Chính đánh Hàn. Nước Hàn nguy cấp, Hàn vương An bèn sai công tử Hàn Phi làm sứ giả, sang nước Tần xin hòa hoãn. Tần vương Chính bèn lưu Hàn Phi ở lại. Được một thời gian, Hàn Phi bị Lý Tư ghen tài gièm pha và bị Tần vương Chính giết.
Năm 230 TCN, Tần vương Chính hạ lệnh đi kinh lược nước Hàn. Hàn vương An biết không thể giữ được bờ cõi, đành thu thập hết sổ sách dâng vua Tần xin đầu hàng. Tần vương Chính đặt đất đai còn lại của nước Hàn làm quận Dĩnh Xuyên.
Ông mất ở nước Tần 5 năm sau (225 TCN). Nước Hàn tính từ Hàn Cảnh hầu chia nước Tấn lập quốc đến Hàn vương An gồm 11 đời vua thuộc 11 thế hệ.
Hàn là nước đầu tiên trong 6 nước Sơn Đông (tức phía đông Hào sơn, Hàm Cốc quan) bị Tần tiêu diệt. Năm 221 TCN, Tần vương Chính hoàn thành việc diệt 6 nước, thống nhất Trung Quốc, trở thành Tần Thủy Hoàng. Năm 218 TCN, con tướng quốc Trương Bình là Trương Lương định ám sát vua Tần nhưng không thành công. Hai mươi mốt năm sau khi nước Hàn mất (209 TCN), các nước Sơn Đông nổi dậy chống nhà Tần, Trương Lương lập một người dòng dõi nước Hàn là Hàn Thành lên làm vua. | 1 | null |
Mohammed Ajmal Amir Kasab (; (13 tháng 9 năm 1987 – 21 tháng 11 năm 2012) là một chiến binh Lashkar-e-Taiba tham gia vào cuộc tấn công Mumbai 2008 ở Ấn Độ. Kasab là kẻ tấn công duy nhất bị cảnh sát bắt sống. Chính phủ Pakistan ban đầu phủ nhận Kasab xuất thân từ Pakistan, nhưng tháng 1 năm 2009 thì đã chính thức chấp nhận anh ta là một công dân Pakistan.
Vào ngày 03 tháng 5 năm 2010, một tòa án Ấn Độ kết án anh ta giết người, tiến hành chiến tranh với Ấn Độ, sở hữu chất nổ, và các tội danh khác. Ngày 06 tháng 5 năm 2010, cùng một tòa án sơ thẩm đã kết án anh ta tử hình vì bốn tội danh và án chung thân với năm tội khác. Kasab đã bị kết án tử hình vì tấn công Mumbai và giết chết 166 người vào ngày 26 tháng 11 năm 2008 cùng với chín kẻ khủng bố khác. Anh ta bị kết án 80 tội, bao gồm cả chiến tranh tiến hành chống lại quốc gia, phải chịu hình phạt phạt bằng án tử hình. Án tử hình của Kasab đã được tòa phúc thẩm Tòa án Tối cao Mumbai tán thành ngày 21 tháng 2 năm 2011. Bản án được tán thành bởi Tòa án Tối cao Ấn Độ ngày 29 tháng 8 năm 2012. Tổng thống Ấn Độ đã bác đơn xin ân xá. Anh ta bị treo cổ vào ngày 21 tháng 11 năm 2012 lúc 7:30 giờ sáng. và chôn ở nhà tù Yerwada tại Pune. | 1 | null |
Cồn Đen là một hòn đảo thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Vị trí địa lý.
Hình thành.
Cồn Đen được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý dưới tác động của dòng chảy giữa sông và chế độ thủy động lực vùng ven biển tạo thành nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Phía Nam của cồn cát hiện nay vẫn đang tiếp tục được bồi tụ và phát triển dài dưới dạng các mũi cát chạy song song với đường bờ.
Vị trí địa lý.
Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Cách Thị trấn Diêm Điền
15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây.
Cồn Đen nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận tại Việt Nam ngày 2 tháng 12 năm 2004 cho các vùng đất phía Nam vùng duyên hải Bắc Bộ.
Diện tích.
Cồn Đen có diện tích 1.150ha với chiều dài khoảng 3 km, nơi rộng nhất là 700m nơi hẹp nhất là 450m.
Hệ thống sinh vật.
Cồn Đen (xã Thái Đô, Thái Thụy) hiện vẫn là một cồn cát hoang sơ với một thảm thực vật tự nhiên phong phú đa dạng, nhiều sinh vật qúy hiếm trú ngụ.
Dọc theo cồn cát là dải thông xanh, khu vực phía trong là thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (với các loài thực vật như dừa nước, hoa muống biển, cây vẹt, cây bần, cây sú. Khu vực này hiện có khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 60 loài chim di cư, hơn 50 loài chim nước; nhiều loài chim quý hiếm được ghi trong Sách đỏ thế giới như: cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa, cà trắng bắc...
Rừng ngập mặn ở đây không chỉ là "bức tường xanh" bảo vệ đê biển, làng xóm khỏi bị tàn phá bởi gió bão mà còn là nơi cung cấp nguồn lợi thủy hải sản phong phú cùng với 500 loài động vật thủy sinh và cỏ biển có giá trị kinh tế cao. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn lạ kỳ đối với cồn cát này.
Khu du lịch sinh thái biển cồn Đen.
Năm 2010, UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt Quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái cồn Đen với diện tích 1.150ha gồm toàn bộ khu vực cồn Đen và một phần diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc xã Thái Đô. Theo đó, cồn Đen sẽ được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái có bãi tắm biển, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí (sân thể thao, khu trượt nước), khu du lịch văn hóa tổng hợp, trung tâm mua sắm, hệ thống cây xanh…
Đường tới Cồn Đen.
Những cung đường thường gặp
Hà Nội – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh
Hà Nội - Thái Bình – Nam Định
Hà Nội- Thái Bình – Hưng Yên
Hà Nội - Thái Bình – Ninh Bình
Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Thái Bình
Từ tp Thái Bình về Cồn Đen:
Cách 1: từ thành phố Thái Bình các bạn đi theo QL 10 tới ngã tư Gia Lễ rẽ phải theo QL 39 về tới ngã ba Thái Dương rẽ phải về ngã tư bến xe chợ Lục, từ đó các bạn bắt xe ôm ra cồn Đen khoảng 7 km.
Cách 2: các bạn có thể đi xe bus 05 Tp Thái Bình - Chợ Lục, tới ngã tư bến xe chợ Lục, từ đó các bạn bắt xe ôm ra cồn Đen khoảng 7 km.
Vui chơi, giải trí.
Cồn Đen được xưng tụng là cồn biển đẹp nhất miền Bắc. Bên cạnh tắm biển, tìm hiểu đời sống động thực vật, tổ chức các cuộc picnic, nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền, chùa trong khu vực.
Khu du lịch sinh thái Cồn Đen hiện có chương trình Du lịch trải nghiệm dành cho các đối tượng học sinh, gia đình và teambuilding dành cho khối doanh nghiệp. | 1 | null |
Tống Ai công (chữ Hán: 宋哀公; trị vì: 800 TCN), là vị vua thứ 10 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tống Ai công là con của Tống Huệ công – vua thứ 9 nước Tống. Năm 800 TCN, Huệ công mất, Ai công lên nối ngôi.
Nhưng chỉ được vài tháng, Tống Ai công qua đời. Ông làm vua chưa được 1 năm. Con ông là Tống Đái công lên nối ngôi. | 1 | null |
Tống Đái công hay Tống Đới công (chữ Hán: 宋戴公; trị vì: 799 TCN-766 TCN), tên Bạch(白) hoặc Huy(撝), tự Vũ Trang(武莊) là vị vua thứ 11 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tống Đái công là con của Tống Ai công – vua thứ 10 nước Tống. Năm 800 TCN, Ai công mất cùng năm với ông nội Huệ công, Đái công lên nối ngôi.
Năm 766 TCN, Tống Đái công qua đời. Ông làm vua được 34 năm. Con ông là Tử Tư Không lên nối ngôi, tức là Tống Vũ công.
Cải cách.
Khi lên ngôi,ngay lần nghị chính đầu tiên ông đã cho thi hành 4 điều
Tống Đái công thương dân như con, khi có thiên tai, Đái công lập tức hạ lệnh mở kho thóc để cứu giúp người bị nạn, cứu người bị thương, xây nhà, tế trời đất, mọi tội lỗi đều chịu bản thân, được mọi người khen. Đái Công nhân từ, chính trực, thương dân, khiêm tốn khoan dung độ lượng, láng giềng tốt, chưa bao giờ tranh chấp với các nước. Để khắc phục thiên tai, nâng cao năng suất nông nghiệp, Đới Công đã đích thân xuống tận hiện trường để xem và nghiên cứu cách mở rộng sản xuất. Vài năm sau, hầu hết nước Tống đều sử dụng nông cụ mới, vùng sản xuất nông cụ mới cũng được thành lập, từ đó nước Tống từng bước phát triển và ngày càng lớn mạnh, chiếm chỗ đứng trong lòng các thế lực ngoại bang.
Tống Đái công suốt đời siêng năng, tiết kiệm, ngày đêm làm việc cho đất nước, và ông bị ốm vì làm việc quá sức. Sau khi ông qua đời, Chu Bình vương đã ban thụy hiệu là “Đái” và tổ chức quốc tang, dân chúng đi đường dài, già trẻ, từ bốn phương tám hướng đổ về kinh thành. Xung quanh mộ là những đám đông không thể không quỳ lạy, một số đến từ khắp nước Tống, một số đến từ các nước láng giềng đã nhận được ân sủng của Tống Đái công.
Đái công hậu duệ.
Tống đới công hậu duệ có Đới, Tống, Võ, Tuyên, Mục, Tiêu, Nhạc, Thạch, Hoa, Hoàng, Hoàng Phủ, Đông Hương, Hoàn, Hướng, Chung, Tông, Mục Di, Mục, Ngư, Mặc Đài, Mặc, Ty Thành, Hữu Sư, Xá, Lão, Sóc, Chúc Kỳ, Trọng, Đãng, Biên, Tích, Ty Mã, Ty Khấu, Ty Đồ, Ty, Lân, tất cả hơn 100 trăm họ
Thủy tổ họ Đới(Đái).
Hậu thế truy thụy Đới công, Tống Đới công truyền vị cho đích tử Tống Vũ công, sau này con cháu lấy thụy hiệu của ông làm họ, hình thành họ Đới. | 1 | null |
Tống Vũ công (chữ Hán: 宋武公; trị vì: 765 TCN-748 TCN), tên thật là Tử Tư Không (子司空), là vị vua thứ 12 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tống Vũ công là con của Tống Đái công – vua thứ 11 nước Tống. Năm 766 TCN, Đái công mất, Tư Không lên nối ngôi, tức là Tống Vũ công.
Tống Vũ công có một người con gái, được gả cho Lỗ Huệ công. Vị phu nhân này sinh ra thế tử Hoàn, tức là Lỗ Hoàn công sau này.
Người tộc Sưu Man (một nhóm tộc Địch) đến đánh Tống. Tống Vũ công sai quan Tư đồ Hoàng Phủ ra chống cự. Quân Tống đánh bại quân Sưu Man ở Trường Địch, bắt được tướng Địch là Duyên Tư. Phía Tống, hai người con tướng Hoàng Phủ tử trận.
Năm 748 TCN, Tống Vũ công qua đời. Ông làm vua được 18 năm. Con ông là Tử Lực lên nối ngôi, tức là Tống Tuyên công. | 1 | null |
Nguyễn Hải (1933–2012) sinh tại huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), Ông là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Việt Nam, Ông nguyên là cựu binh của tiểu đoàn 307 anh hùng..
Tiểu sử.
Nguyễn Hải sinh tại huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình làm nghệ thuật. Cha ông làm soạn giả trong một gánh hát, mẹ làm diễn viên .
Năm 14 tuổi, Nguyễn Hải xung phong đi bộ đội đánh Pháp. Ông làm giao liên, sau được đi học vẽ về trình bày cho tờ báo của Tiểu đoàn 307 .
Năm 1955, Nguyễn Hải tập kết ra Bắc, học trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Năm 1954, Nguyễn Hải sáng tác tác phẩm nổi tiếng đầu tiên trong sự nghiệp điêu khắc của ông: Tượng đài Điện Biên Phủ (cao 1,2m bằng thạch cao). Tác phẩm này được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2004, tác phẩm này được chọn phóng thành tượng đài Điện Biên Phủ tại Điện Biên (Lai Châu) nhân kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ.
Nhà điêu khắc Nguyễn Hải mất ngày 19 tháng 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh do xuất huyết não..
Ông là cha của nhà điêu khắc Nguyễn Hải Nguyễn, Nữ điêu khắc gia kiêm nhà thơ Chinh Lê và người con rể – nhà điêu khắc Phan Phương Đông ..
Đánh giá.
"Theo tôi có các nhà điêu khắc lớn gắn liền với Cách mạng Việt Nam, gồm: Diệp Minh Châu, Phạm Mười, Nguyễn Hải, Phan Gia Hương". | 1 | null |
Doubtful Sound là một trong những vịnh hẹp sâu và đẹp nhất nằm ở phía Tây nam của New Zealand. Đây là vịnh thu hút nhiều thứ hai về lượng khách du lịch sau vịnh Milford Sound.
Lịch sử.
Nơi đây được khám phá vào năm 1770 bởi nhà thám hiểm James Cook. Đến năm 1793, đoàn thám hiểm người Tây Ban Nha do Alessandro Malaspina tiến hành vẽ bản đồ và đặt tên một số hòn đảo nhỏ và địa điểm trong vịnh như: Febrero, Bauza, the Nee Islets, Pendulo Reach, Malaspina Reach.
Địa lý.
Vịnh Doubtful Sound bao gồm 3 vịnh nhỏ hơn là các hợp lưu chính bao gồm:
Vịnh bao gồm nhiều thác nước lớn, đặc biệt là thác Helena (nằm ở điểm đầu của vịnh là Deep Cove) và thác Browne. Điểm độc đáo ở vịnh này là mưa nhiều, tạo thành hàng trăm thác nước trên các sườn đồi dốc vô cùng ấn tượng.
Động thực vật.
Doubtful Sound có điểm thú vị ở chỗ nó có hai khu vực riêng biệt giữa nước ngọt và nước biển do lượng mưa nhiều và nước từ các sườn núi trút xuống. Cụ thể là ở độ sâu 2–10 m trong vịnh là nước ngọt. Do thành phần nước ngọt có tannin, cùng với đó là màu nước tối khiến một số loài cá vốn sinh sống ở khu vực nước sâu sẽ phải phát triển ở độ sâu vừa phải hơn. Các loài này bao gồm san hô đen (Antipatharia fiordensis) thường được tìm thấy ở độ sâu 30 – 40 m, nhưng có thể được tìm thấy ngay ở độ sâu 10 m.
Thương lưu của vịnh có địa hình dốc cùng với những khu rừng rậm với số lượng nhiều nhất họ Dẻ (Nothofagus) và nhiều cây bụi, dương xỉ.
Động vật được tìm thấy trong khu vực bao gồm hải cẩu, cá voi (Cá voi đầu bò phương nam, cá voi lưng gù, cá voi Minke, cá nhà táng, cá voi sát thủ, cá voi Pilot..). Vùng biển cũng là một sự đa dạng phong phú của các sinh vật biển khác với nhiều loài cá, sao biển, hải quỳ và san hô cùng với nhiều loài chim quý hiếm như chim cánh cụt Fiordland.
Kinh tế.
Khu vực là một trong những địa điểm thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước; ngoài ra là tiềm năng thủy điện nhờ những thác nước với trạm thủy điện Manapouri Power. | 1 | null |
Vũng gần biển hay hồ/ao gần biển (tiếng Anh: "anchialine pool/pond"; "anchialine" là một từ gốc Hy Lạp có nghĩa là "gần với biển") là một khối nước trong nội địa có kết nối ngầm dưới đất với đại dương gần đó. Vũng gần biển là một nét đặc trưng của các tầng ngậm nước phân tầng theo mật độ ở ven biển, trong đó nước ngọt hoặc nước lợ nằm ở tầng trên còn nước mặn nằm ở tầng dưới. Tuỳ theo đặc điểm của vũng mà người ta thỉnh thoảng có thể tiếp cận nguồn nước mặn ở ngay trong vũng hoặc phải lặn hang để đến gần tầng nước mặn này.
Mực nước trong các vũng gần biển thường biến động theo thủy triều bởi vì vũng nằm gần bờ biển và có nối kết với đại dương. Tuy nhiên, biên độ biến động thấp hơn và thời gian biến động cũng một độ trễ nhất định so với thủy triều ở bờ biển liền kề, và những yếu tố kiểm soát biên độ biến động mực nước và độ trễ thời gian là khoảng cách từ vũng đến bờ biển và độ dẫn thủy lực của các vật liệu địa chất.
Vũng gần biển là đối tượng địa lý xuất hiện ở nhiều địa điểm trên thế giới, đặc biệt là dọc theo các đường bờ biển thuộc Trung và Nam Mỹ, nơi mà tuổi địa chất và hệ thống tầng ngậm nước còn tương đối trẻ và sự hình thành đất ít diễn ra. Những điều kiện tự nhiên này thường thấy ở những vùng mà đá gốc là đá vôi hoặc mới hình thành từ dung nham núi lửa. Có nhiều vũng gần biển dọc theo đường bờ biển thuộc bán đảo Yucatán và đảo Hawaii; người dân địa phương gọi chúng là các cenote.
Sinh thái.
Qua các nghiên cứu sinh thái học, người ta nhận thấy rằng vũng gần biển thường là nơi sinh sống của những loài sinh vật hiếm ở cấp độ vùng hay loài đặc hữu. Ngoài vũng gần biển có nguồn gốc tự nhiên thì cũng có vũng gần biển do con người tạo nên. Một ví dụ là vũng "Mũ Thủy Thủ" ("Sailor's Hat") trên đảo Kahoolawe thuộc Hawaii, nơi thực chất là một cái hố do thuốc nổ của Hải quân Hoa Kỳ trong chiến dịch Sailor Hat tạo nên vào năm 1965. Ngày nay, hố "Mũ Thủy Thủ" đã trở thành một vũng gần biển và là ngôi nhà cho loài tôm "Halocaridina rubra".
Các vũng gần biển và hang động loại karst có thể nối thông với nhau, và quần động vật nơi đây rất đa dạng, bao gồm một số động vật không xương sống như động vật giáp xác thuộc lớp Chân chèo (Remipedia) và phân lớp Chân kiếm (Copepoda), và một số động vật có xương sống như cá "Astyanax mexicanus" và cá thuộc bộ Cá chình.
Nguy cơ.
Những loài xâm lấn như kiến và nhện là mối đe doạ đối với khu sinh vật của các vũng gần biển. Kiến không những ăn côn trùng mà còn ăn cả tôm vào thời điểm mực nước trong vũng rút xuống do ảnh hưởng của thủy triều. Về phần nhện, chúng chăng tơ xung quanh vũng gần biển để bắt côn trùng. Điều đáng ngại là số nhện này hết sức mắn đẻ, và người ta nghi ngờ rằng chúng chính là thủ phạm gây suy giảm mạnh số cá thể côn trùng nơi đây. | 1 | null |
Witold Lutosławski (tiếng Ba Lan phát âm: [vitɔld lutɔswafski], sinh ngày 25 tháng 1 năm 1913 - mất ngày 7 tháng 2 năm 1994) là một trong những nhà soạn nhạc lớn của châu Âu của thế kỷ 20, và là một trong những nhạc sĩ vĩ đại của Ba Lan trong suốt ba thập kỷ cuối cùng của mình. Witold Lutosławski cùng với Frédéric Chopin, Karol Szymanowski đã trở thành những nhà soạn nhạc nổi tiếng Ba Lan mọi thời đại.
Ngoài sáng tác, Witold Lutosławski còn tham gia dàn dựng và chỉ huy. Ông bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực này kể từ năm 1963, với việc chỉ huy chính tác phẩm của mình, "Ba bài thơ của Henri Michaux" soạn cho hợp xướng và dàn nhạc (viết năm 1961-1963). Ông đã làm nhạc trưởn ở các quốc gia Pháp (năm 1964), Tiệp Khắc (1965), Hà Lan (1969), Na Uy, Áo (1969), chỉ huy các dàn nhạc giao hưởng lớn như Los Angeles Philhamornic, San Francisco Symphony, BBC Symphony, London Sinfonietta, Archestre de Paris.
Witold Lutosławski là thành viên danh dự của Hội âm nhạc quốc tế đương đại, tiến sĩ danh dự của nhiều học viện âm nhạc tại Ba Lan và nhiều nước khác như Krakow, Warsaw, Torun, Chicago, Glasgow, Cambridge, Durham, Cleveland và thỉnh giảng tại các trường âm nhạc của Tanglewood, Darlington, Essen, Copenhagen, Stockholm…
Ông đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế, bao gồm cả giải thưởng Đại bàng trắng, giải thưởng vinh dự cao nhất của Ba Lan.
Tiểu sử.
Sinh ra tại Warsaw vào năm 1913, Witold Lutosławski đã bộc lộ tài năng âm nhạc từ rất sớm. Năm 1919, Witold Lutosławski bắt đầu những bài học violon đầu tiên với một cựu học trò của nghệ sĩ violon Joseph Joachim. Năm 1922, khi mới 9 tuổi, cậu bé Witold Lutosławski đã có chương trình biểu diễn đầu tiên trước công chúng. Với những năng khiếu rõ rệt này, từ năm 1928, cậu đã theo học tại Học viện âm nhạc Warsawa dưới sự hướng dẫn của nhà soạn nhạc Ba Lan Witold Maliszewski, một trong những học trò ưu tú của nhà soạn nhạc Nga Nikolay Rimsky–Korsakov và từng tham gia sáng lập Học viện Âm nhạc Odessa. Cũng cùng thời gian này, Witold Lutosławski còn theo học toán tại trường Đại học Tổng hợp Warsawa.
Witold Lutosławski qua đời ngày 7 tháng 2 năm 1994 và được chôn cất tại nghĩa trang Powazki. | 1 | null |
Brian Alexander Eaton (1916-1992) là tướng lĩnh của lực lượng Không quân Hoàng gia Úc (RAAF), hàm Phó thống chế Không quân ("Air Vice Marshal", tương đương Thiếu tướng).
Giai đoạn đầu binh nghiệp.
Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1916 ra ở Tasmania và lớn lên tại tiểu bang Victoria, ông tham gia RAAF vào năm 1936 và được thăng Trung úy trước Thế chiến thứ hai.
Thăng tiến.
Năm 1946, ông nhận huân chương Ngôi sao bạc từ quân đội Hoa Kỳ.
Tư lệnh dày dặn và nghỉ hưu.
Tháng 12 năm 1973, ông nghỉ hưu và trở thành một giám đốc điều hành Rolls-Royce tại Canberra.
Ông qua đời ngày 17 tháng 10 năm 1992. | 1 | null |
Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (tiếng Anh: "ASEAN Human Rights Declaration", viết tắt là AHRD) là văn bản tuyên bố chung về nhân quyền của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong khu vực.
Tuyên bố Nhân quyền ASEAN gồm 40 điều khoản, khẳng định mọi công dân ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về dân sự và chính trị, về kinh tế, xã hội và văn hóa, quyền phát triển, và quyền hưởng hòa bình. Các quyền này được xây dựng trên những nguyên tắc căn bản là bình đẳng, tôn trọng đặc thù khu vực và sự đa dạng của mỗi quốc gia. Tuy vậy, cũng có một số chỉ trích của các tổ chức nhắm đến tuyên bố này, cho rằng nó vẫn còn mang một số khiếm khuyết nhất định và thậm chí, một số tổ chức nhân quyền phê phán văn bản không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Thông qua và ký kết.
Về phía các nước ASEAN thì việc xây dựng dự thảo và tổ chức ký kết xuất phát từ nhu cầu của các nước trong khối này trong việc xây dựng và phát triển đối với vấn đề nhân quyền trong khu vực và hy vọng Tuyên bố sẽ đạt được nhiều ý nghĩa quan trọng trên các lĩnh vực nhân quyền.
Tuy nhiên Tuyên bố được xây dựng trong bối cảnh có sự chỉ trích kịch liệt của một số tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nhân quyền, hơn 60 tổ chức kêu gọi ASEAN hoãn lại việc thông qua bản tuyên bố, cho rằng hệ thống chính trị của các quốc gia trong khối rất đa dạng, từ xã hội tự do như Philippines cho đến các chế độ độc đảng như Lào và Việt Nam nên khó thực hiện cải tổ nhân quyền. một số nước và tổ chức, trong đó có Hoa Kỳ đã ra lời kêu gọi chưa nên thông qua Tuyên bố này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cảnh báo bản dự thảo bản tuyên bố về nhân quyền của ASEAN không phù hợp với các chuẩn mực hiện hành về nhân quyền và có thể làm tăng thêm quyền lực cho một số nhà nước trong ASEAN vi phạm nhân quyền, thay vì tạo ra những cơ chế mới giúp bảo vệ những người dân tránh được những hành động bạo lực.
Một số ý kiến quan ngại rằng những người tham gia xây dựng và ký kết Tuyên bố này là các chính trị gia mà không phải là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu độc lập, hay những người đã từng là nạn nhân của hành vi xâm hại nhân quyền, đồng thời có dấu hiệu của sự thiếu minh bạch và công khai trong quá trình soạn thảo, che lấp đi tai mắt của các hội đoàn dân sự, của các tổ chức, cá nhân bảo vệ nhân quyền khi dự thảo tuyên bố được thông qua nhanh chóng để tránh việc trì hoãn và nguy cơ làm chậm lại quá trình ra đời văn bản và bị quy kết là soạn thảo lén lút.
Những người chỉ trích cũng cho rằng bản tuyên bố thiếu sự công khai, và các quốc gia thành viên đã hỏi ý kiến lẫn nhau một cách sai quy định khi soạn thảo bản tuyên bố và dự thảo ban đầu được cho là có nhiều kẽ hở dù nó chỉ là điểm khởi đầu để các quốc gia trong khu vực đề cập đến vấn đề nhân quyền được người dân quan tâm.
Một ý kiến cho biết rằng trong cuộc họp ngày 17 tháng 11 năm 2012, các Ngoại trưởng ASEAN đã phải sửa đổi bổ sung bản dự thảo Tuyên bố về Nhân quyền, để đáp ứng các đòi hỏi của giới bảo vệ nhân quyền và Tuyên bố được các nhà lãnh đạo ASEAN ký trong ngày đầu tiên của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 vừa khai mạc sáng ngày 18 tháng 11 năm 2012 tại cung Hòa Bình ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Lễ ký diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo của khối nhất trí bổ sung thêm một đoạn mới vào phút cuối cùng vì bị chỉ trích dữ dội. Tuyên bố đã được ký kết và thông qua bất chấp sự phản đối quyết liệt của một số tổ chức và cá nhân bảo vệ Nhân quyền quốc tế. Đoạn mới này tập trung vào việc bảo đảm sự thi hành của bản tuyên bố, theo luật quốc tế và theo mục tiêu của ASEAN, do các quốc gia thành viên đưa ra.
Ngay sau lễ ký, các nhà lãnh đạo ASEAN đều đã bày tỏ hoan nghênh việc đưa ra được tuyên bố quan trọng này, một bằng chứng cho thấy ASEAN đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ để tiến gần hơn tới việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015 theo đúng lộ trình đề ra.
Nội dung chính.
Tuyên bố bao gồm 07 phần với 40 Điều gồm cụ thể như sau:
Phần mở đầu: Khẳng định lại các mục đích, nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN, nhấn mạnh cam kết đối với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR), Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên bố và Chương trình hành động Viên..., khẳng định Tuyên bố này sẽ góp phần xây dựng khuôn khổ hợp tác nhân quyền ở khu vực và đóng góp vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Các nguyên tắc chung: Đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực nhân quyền như:
Các quyền dân sự và chính trị: bao gồm các quyền liên quan đến lĩnh vực dân sự và chính trị trên phương diện rộng cụ thể là:
Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: Tuyên ngôn khẳng định một số quyền trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa đồng thời nhấn mạnh việc thực hiện các quyền kinh tế-xã hội-văn hóa cần phù hợp với khả năng và điều kiện của các quốc gia thành viên.
Quyền phát triển: Nội dung này khẳng định quyền phát triển là thành tố quan trọng của nhân quyền, trong đó mỗi người có quyền tham gia, đóng góp và thụ hưởng công bằng các thành quả và lợi ích của phát triển đồng thời nêu các biện pháp thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều ở khu vực nhằm phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân khu vực
Quyền hưởng hòa bình: khẳng định mỗi cá nhân và các dân tộc ở khu vực đều có quyền hưởng hòa bình, các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác và hữu nghị để thúc đẩy hòa bình, ổn định và hòa hợp ở khu vực
Hợp tác thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền: Khẳng định mong muốn, cam kết của các nước thành viên trong tăng cường hợp tác về nhân quyền
Sau các cuộc thảo luận, các thành viên đã quyết định bổ sung thêm một đoạn mới vào Tuyên bố. Đoạn bổ sung này tập trung vào việc đảm bảo thực thi Tuyên bố theo những cam kết quốc tế và cam kết của ASEAN được các nước thành viên đưa ra Đoạn này được đưa thêm vào phần hai của bản tuyên bố, liên quan đến vấn đề chỉ mang tính cách hoạt động.
Ý nghĩa.
Về chính trị.
Tuyên bố này là văn kiện chính trị đầu tiên phác thảo khuôn khổ tăng cường hợp tác và bảo vệ nhân quyền ở khu vực Đông Nam Á và được các nhà lãnh đạo của 10 nước ASEAN đã tán dương bản Tuyên bố Nhân quyền như một thỏa thuận lịch sử giúp bảo vệ 600 triệu người dân trong khu vực này và việc thông qua AHRD khẳng định ASEAN luôn cam kết tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của 600 triệu công dân trong khối này, nó cũng sẽ nhằm giúp giảm bớt các vụ bắt bớ và tra tấn bất hợp pháp.
Theo các nhà lãnh đạo ASEAN thì tuyên bố này đã thể hiện những ý nghĩa quan trọng và sâu sắc, cụ thể như sau:
Những người lãnh đạo cũng cho biết, tuy Tuyên bố còn có khiếm khuyết nhưng nó mang tính bước ngoặt của lịch sử và tiến bộ và Văn kiện này sẽ giúp củng cố những cải cách dân chủ ở các nước thành viên như Miến Điện.
Giáo sư Chan Heng Chee, cựu Đại sứ Singapore tại Mỹ, ghi nhận AHRD là điều không tưởng đối với ASEAN ở thời điểm cách đây 5 năm.
Về pháp lý.
Về mặt pháp lý, Tuyên bố Nhân quyền là văn kiện không mang tính ràng buộc pháp lý, nó chỉ thể hiện nỗ lực cũng như sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của người dân ASEAN, cũng như ngăn ngừa các hoạt động "lợi dụng chiêu bài nhân quyền" để chống phá các tổ chức, chính phủ trong khu vực và là lời hứa và cam kết của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thúc đẩy tiến bộ nhân quyền. Tuyên bố khẳng định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, và các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người khuyết tật, người thiểu số và di dân có những quyền và tự do không thể bác bỏ.
Tuyên bố khẳng định mục tiêu tiến gần hơn tới một Cộng đồng kiểu Liên minh châu Âu trong bối cảnh quốc gia và khu vực và sự khác biệt từ nền tảng về chính trị-xã hội, kinh tế, pháp lý, văn hóa-lịch sử, và tôn giáo nhằm tạo dựng nên một hệ giá trị riêng cho khối để để tiến tới việc nhất thể hóa ASEAN.
Tuyên bố được khen ngợi vì đề cao các Quyền Dân sự, Kinh tế và Phát triển. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng câu cú và văn phong của tuyên bố chỉ theo kiểu cảm tính nhưng lại thiếu vắng tinh thần pháp luật và nền tư pháp độc lập, và sẽ có nguy cơ gây xung đột giữa nhà nước và công dân, và giữa các quốc gia thành viên với nhau, vì kết cấu lỏng lẻo và khả năng diễn giải theo cách hiểu khác nhau tùy vào nhận thức và hiểu biết trong bối cảnh cụ thể của mỗi người và mỗi quốc gia.
Tuyên bố cũng không có tính bắt buộc này kêu gọi chấm dứt các hình thức tra tấn, bắt giữ vô lý cũng như các hình thức xâm phạm nhân quyền khác, một số điều khoản trong tuyên bố này nói nhân quyền có thể bị hạn chế vì những lý do an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức, những điều khoản như vậy có thể bị lạm dụng để bào chữa cho sự vi phạm nhân quyền. Nó cũng có các điều khoản cho phép chính quyền nói mình không phải thi hành vì hoàn cảnh quốc gia và ngay từ đầu họ đã tạo ra lỗ hổng.
Chỉ trích.
Một số tổ chức lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ và cho rằng văn bản này còn quá nhiều khiếm khuyết đối với ASEAN, một tổ chức tập hợp nhiều quốc gia có các thể chế chính trị khác nhau, từ chế độ toàn trị tại Việt Nam, Lào, cho đến các nền dân chủ tự do như Philippines và đánh giá chung rằng Tuyên bố nhân quyền ASEAN được thông qua bất chấp dư luận dè dặt.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền cho rằng tuyên bố đã xé tan những chuẩn mực nhân quyền được chấp nhận từ lâu và coi thường sự thống nhất của quốc tế về các nguyên tắc nhân quyền đã có từ sáu mươi năm qua, ngoài ra toàn bộ văn bản không theo chuẩn mực quốc tế. Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho rằng đây chỉ là trò đánh bóng mặt mũi.
Có ý kiến cho rằng Tuyên bố này đã minh chứng sự xung đột đang hiện hữu trong nhận thức về nhân quyền ở các cộng đồng, lãnh thổ và quốc gia và đã góp phần nới rộng khoảng cách giữa giá trị Nhân quyền theo kiểu Đông-Tây và việc thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt trong nền tảng văn hóa, tư tưởng và thể chế chính trị là điều không thể không thực hiện giữa các cộng đồng và các quốc gia này. Đồng thời chú trọng việc đảm bảo về mặt quyền lực chính trị hơn là bảo vệ nhân quyền, nhất là việc các nguyên tắc Nhân quyền và các quyền tự do căn bản có thể bị giới hạn để đáp ứng các yêu cầu về an ninh quốc gia, trật tự xã hội, và đạo đức
Tuyên bố này cũng bị coi là mang nặng việc ban phát nhân quyền của những người lãnh đạo và dù ra đời sau hơn 60 năm so với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền lại đang dần phủ nhận những giá trị phổ quát, mang một tinh thần hẹp hòi và chủ nghĩa quốc gia trong cách nhìn nhận về nhân quyền. Đồng thời Tuyên bố hàm chứa những lỗ hổng mà họ lo ngại sẽ bị các chính phủ lợi dụng để tiếp tục đàn áp. | 1 | null |
Konso (còn được gọi là Karati) là một thị trấn bên bờ sông Sagan ở tây nam Ethiopia. Đây là một trung tâm hành chính của huyện đặc biệt Konso thuộc vùng Các dân tộc Phương Nam. Thị trấn này nằm ở độ cao 1650 mét so với mực nước biển. Nó còn được gọi Pakawle bởi một số người dân địa phương.
Tổng quan.
Konso được đặt theo tên của người Konso, được biết đến với truyền thống tôn giáo lâu đời hơn 400 năm. Văn hóa của người Konso được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc gỗ hình người, đại diện cho những con người, anh hùng được kính trọng gọi là "Waga". Đây là truyền thống tang lễ đang có nguy cơ biến mất. Ngoài ra là rất nhiều bia đá và khu vực hóa thạch gần đó, sau này là một địa điểm khảo cổ học Hominidae sớm. Địa điểm này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2011.
Xung quanh Konso là cao nguyên đá, rừng thiêng, đền thờ, địa điểm khảo cổ cùng ruộng bậc thang bao quanh bởi những bức tường đá và được cung cấp nước bởi các hồ nước xây gần rừng gọi là "Harda" gần đó.
Thị trấn Konso ngày nay giống như một vòng tròn giao thông rộng lớn được bao quanh bởi 17 bức tường đá gọi là "Moras" nhằm mục đích phòng thủ. Ngành nghề chủ yếu ở Konso bao gồm nuôi ong, dệt nông nghiệp địa phương và du lịch sinh thái. | 1 | null |
Khởi nghĩa tháng 8 năm 1944 tại Romania hay còn gọi là cuộc Đảo chính tháng Tám là một sự kiện chính trị-quân sự xảy ra ở Rumani vào cuối tháng 8 năm 1944. Trong sự kiện này, vua Mihai I của Romania cùng với các đảng phái thuộc khối dân tộc-dân chủ, chống phát xít (bao gồm cả Đảng Cộng sản Romania) đã tiến hành một cuộc đảo chính, lật đổ chính phủ thân Đức của Ion Antonescu, thành lập một chính phủ mới thân thiện với phe Đồng Minh nói chung và Liên Xô nói riêng do tướng Constantin Sănătescu đứng đầu. Cùng lúc đó, các lực lượng yêu nước Rumani đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa chống lại quân Đức Quốc xã và các thế lực thân phát xít. Được sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô (lúc này đang tiến vào lãnh thổ Rumani sau Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău) cùng với các đơn vị quân đội Rumani quay súng chống lại Đức Quốc xã, quân khởi nghĩa đã đánh bại những đội quân Đức đến dẹp loạn và cùng với quân đội Liên Xô tham gia vào cuộc chiến nhằm quét sạch phát xít Đức khỏi Rumani.
Sau thành công của cuộc đảo chính và khởi nghĩa tháng Tám, Rumani tuyên chiến với Đức Quốc xã và chính thức gia nhập phe Đồng Minh, phối hợp với quân đội Liên Xô cùng tấn công quân Đức Quốc xã và các đồng minh của nó tại khu vực Hungary và Tiệp Khắc.
Bối cảnh.
Từ cuối thập niên 1930, chính phủ Rumani đã nằm dưới sự ảnh hưởng của các thế lực cực hữu thân phát xít do Ion Antonescu đứng đầu và sau đó trở thành một đồng minh thân cận của nước Đức Quốc xã. Ngày 22 tháng 6 năm 1944, quân đội Rumani cùng với quân Đức Quốc xã tiến hành xâm lược Liên Xô và tham chiến tích cực tại các chiến trường Nam Ukraina, Krym, Kuban và Bắc Kavkaz. Vùng Bessarabia, Transnistria, Bắc Bukovina được trả lại cho Rumani (để bù lại vùng Transilvania bị cắt cho Hungary) và người Rumani cho rằng, như thế chiến tranh đối với họ đã kết thúc. Tuy nhiên, tại trận Stalingrad, quân đội Rumani đã bị đánh tan tác cùng với Tập đoàn quân số 6 (Đức). Tiếp theo đó, trong các năm 1943-44 quân Rumani cùng với quân Đức liên tục bị đánh bại và đẩy lui trong các chiến dịch tấn công của Hồng quân, và đến mùa xuân 1944 quân đội Liên Xô đã tiếp cận vùng Transnistria và sông Bug Nam.
Tình hình trong nước cũng không sáng sủa hơn ngoài chiến trường. Chi phí khổng lồ cho cuộc chiến tranh cũng như sự phụ thuộc vào nước Đức đã vắt kiệt sức nền kinh tế Rumani. Bản thân trong năm 1943, Ion Antonescu đã ước tính cuộc chiến với Liên Xô sẽ ngốn chừng 300 tỉ leu của Rumani, đồng thời phía Đức đã lấy đi của Rumani hơn 8 triệu tấn dầu hỏa, đe dọa nghiêm trọng đến trữ lượng dầu khí của nước này. Bị rút cạn nguồn dầu khí, hao tổn quá nhiều tiền của cho việc sản xuất vũ khí và vật liệu chiến tranh, danh sách thương vong trên chiến trường thì càng ngày càng dài ra, nước Rumani bước vào năm 1944 với một nền kinh tế đang trong cuộc khủng hoảng toàn diện. Lạm phát ngày một tăng cao ở mức độ khủng khiếp: giá trị đồng leu Rumani trong năm 1944 chỉ bằng 1/20.000 so với giá trị đồng leu Rumani sau chiến tranh. Những thắng lợi của quân đội Liên Xô trong nửa đầu năm 1944 giáng thêm những đòn nặng vào tình hình nội bộ của Rumani. Thắng lợi của Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr đã giúp Liên Xô lấy lại vùng Tranistria, Bukovina, Odessa và miền Bắc Bessarabia/Moldova, tước đi một nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu đáng kể của Rumani. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chính quyền Rumani cũng gặp nhiều khó khăn và thiệt hại lớn do người nông dân quá chán ngán sưu cao thuế nặng đã đình công và lãn công. Thất bại về quân sự, kiệt quệ về kinh tế, mất hết những lãnh thổ đoạt được hồi đầu chiến tranh, người Rumani dần dần cảm thấy mình đang lao đầu vào một cuộc chiến tranh vô vọng và vô nghĩa.
Vì thế, các phong trào chống phát xít và yêu cầu rút khỏi chiến tranh càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngay trong nội bộ chính phủ và hoàng cung, một số giới chức Romania đã tìm cách liên lạc với các đồng minh Anh - Mỹ để "mời" họ tiến vào Romania trước quân đội Liên Xô (đây là một trong những phương án mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu được thủ tướng Anh Winston Churchill đưa ra tại Hội nghị Tehran tháng 12 năm 1943 nhưng không được Liên Xô và Hoa Kỳ hưởng ứng). Trong khi đó, gần 285.000 đảng viên cộng sản Romania đang chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang để lật đổ chế độ thân phát xít ở Romania. Từ đầu năm 1944, Berlin đã nhận được nhiều cảnh báo của tướng Johannes Frießner về sự không trung thành trong chính phủ của Ion Antonescu, về việc thủ tướng Romania đã để cho quá nhiều phần tử chống Đức Quốc xã lọt vào chính phủ và quân đội Romania, rằng trên mặt trận các binh sĩ Romania và cả lính Đức đang bí mật truyền tay nhau những tờ truyền đơn của các "quân phiến loạn bí mật" ở Romania (ám chỉ Đảng Cộng sản Romania). Những lời bàn tán trong dư luận âm ỷ về việc Romania sẽ theo Anh-Mỹ hay theo Đức cũng được các sĩ quan Romania nửa kín nửa hở trao đổi với nhau.
Trên trường quốc tế, không chỉ Liên Xô mà các nước Đồng Minh phương Tây cũng liên tục gây sức ép yêu cầu Rumani rời bỏ phe Trục. Ngày 12 tháng 4 năm 1944, chính phủ Liên Xô đã chủ động đàm phán với Rumani đề nghị nước này rút khỏi chiến tranh, nhưng bị Ion Antonescu từ chối. Ngày 13 tháng 5 năm 1944, các nước đồng minh Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã cùng ra một tuyên bố mạnh mẽ gửi chính phủ thân phát xít ở các nước Hungary, Romania, Bulgaria và Phần Lan:
Nhằm kéo sự chú ý của dân chúng khỏi tình hình khó khăn trong nước, chính quyền Antonescu tìm cách chuyển mâu thuẫn ra nước ngoài bằng cách khiêu khích, gây hấn với nước Hungary láng giềng, qua đó hy vọng người dân vì lo chú ý đến vấn đề Hungary có thể tạm quên đi sự khó khăn trong nước. Trong mùa xuân 1944, giữa biên giới Rumani-Hungary đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng nhỏ giữa hai bên. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ làm căng thẳng thêm tình hình và tạo điều kiện cho nước Đức Quốc xã thừa nước đục thả câu. Đến mùa hè năm 1944, vị thế chính trị của chính phủ Antonescu đã rất gần bờ vực sụp đổ.
Quá trình chuẩn bị đảo chính và khởi nghĩa.
Trong khi chính phủ Antonescu ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, vua Mihai I đã bí mật bắt liên lạc với các tổ chức thuộc khối dân tộc-dân chủ (bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Dân tộc Nông dân, Đảng Dân tộc Tự do và Đảng Dân chủ Xã hội) để bàn kế hoạch lật đổ Ion Antonescu. Buổi gặp mặt đầu tiên diễn ra vào đêm 13 rạng ngày 14 tháng 6 tại trụ sở bí mật của Đảng Cộng sản ở tòa nhà số 103 Calea Moşilor. Một buổi gặp mặt khác diễn ra vào đêm 21 rạng ngày 22 tháng 8 năm 1944, ngay trước khi cuộc đảo chính diễn ra. Trong các buổi họp, vua Mihai và các đại diện của ông đề nghị các đại biểu thảo luận về việc thay thế Ion Antonescu bằng một thủ tướng khác có khả năng đàm phán với Liên Xô để đưa Romania ra khỏi chiến tranh. Nhà vua cũng cho biết, sĩ quan tùy tùng của mình là đại tá Eminiu Ionescu đã vạch kế hoạch bắt giữ Ion Antonescu từ tháng 4 năm 1944 nhưng vì lúc đó, tình hình chưa thuận lợi nên chưa thể thực hiện được. Kế hoạch ban đầu của phía nhà vua bao hàm việc triệu kiến Đại sứ Đức tại Bucharest là Manfred von Killinger, để bàn thảo về việc huyền chức Ion Antonescu và thay ông ta bằng Ion Gigurtu. Các đại biểu Đảng Cộng sản phản đối kế hoạch này, vì rõ ràng nó là "bứt dây động rừng", sẽ đánh động với tình báo Đức Quốc xã về một dự định đảo chính sắp tới. Họ cho rằng thay vào đó vua Mihai nên tận dụng tối đa quyền Tổng chỉ huy quân đội của mình, triệu tập Ion Antonescu về hoàng cung và ép ông này ký hòa ước. Nếu Antonescu không chịu, lực lượng cảnh vệ chuẩn bị sẵn sẽ ập tới bắt giũ ông ta. Ngoài việc phế truất Antonescu, các đại biểu của Đảng Cộng sản cũng yêu cầu lật đổ toàn bộ chính phủ thân Đức của ông này, thay thế họ bằng một chính phủ dân tộc dân chủ để tuyên bố rút khỏi chiến tranh và thương lượng với Liên Xô. Ý kiến này được vua Mihai và tất cả các đại biểu cùng tán đồng. Ngay trong đêm 21 rạng ngày 22 tháng 8, những đại biểu dự họp đã bầu ra Ủy ban khởi nghĩa do bốn thành viên của 4 đảng làm đồng chủ tịch. Mỗi đảng đều "góp quân" cho cuộc khởi nghĩa. Trong đó, Đảng Cộng sản đóng góp khoảng 50 trung đội với 2.000 quân. Tổng số quân khởi nghĩa ước tính khoảng 8.000 người. Hai đội quân được chuẩn bị để bắt giữ Ion Antonescu. Đội thứ nhất gồm các tay súng trong lực lượng kháng chiến Romania hoạt động bí mật. Đội thứ hai gồm các binh sĩ Romania trong tiểu đoàn bảo vệ hoàng cung.
Như vậy, các thành viên nòng cốt trong cuộc đảo chính có thể kể đến như sau:
Diễn biến.
Đảo chính lật đổ Ion Antonescu.
Trong khi các lực lượng dân tộc dân chủ đang tích cực chuẩn bị cho cuộc đảo chính, một sự kiện mang tính bước ngoặt diễn ra ở chiến trường Tây Nam thuộc Mặt trận Xô-Đức. Ngày 20 tháng 8 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 2 và Phương diện quân Ukraina 3 mở chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău đánh vào Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina lúc này đang đóng ở biên giới Liên Xô-Rumani. Chỉ trong vòng vài ngày, Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraia đã bị đánh cho tan tác với hàng chục vạn quân bị tiêu diệt và bị bắt sống; trong đó có rất nhiều binh lính Rumani tự động gia nhập quân đội Liên Xô và quay súng bắn lại quân Đức Quốc xã. Với con đường tiến vào Balkan đã được khai thông, quân đội Liên Xô ồ ạt tiến vào lãnh thổ Rumani, nhanh chóng giải phóng nhiều thành phố, thị xã và hải cảng quan trọng ở miền Đông nước này. Rõ ràng, không có thời điểm nào thuận lợi hơn cho cuộc khởi nghĩa được tiến hành.
Thật ra, thắng lợi chóng vánh ở biên giới Romania là một bất ngờ ngay cả đối với những người khởi nghĩa. Ban đầu, ngày khởi sự được hoạch định là 26 tháng 8, nhưng trước tình hình khẩn cấp, không thể để lỡ thời cơ, thời gian khởi nghĩa được lùi lại vào ngày 23. Vào hôm đó, chỉ huy các sĩ quan tùy tùng Constantin Sănătescu đã thay mặt vua Mihai triệu tập Ion Antonescu tới hoàng cung nhằm báo cáo và thảo luận tình hình chiến sự ở mặt trận Xô-Đức. Một số ý kiến khác thì khẳng định chính Antonescu xin yết kiến nhà vua và dĩ nhiên Mihai I không từ chối cơ hội ngàn vàng như vậy. Do đội quân du kích Rumani chưa chuẩn bị xong phương án đột nhập vào hoàng cung, nhiệm vụ bắt giữ Antonescu được giao cho đội vệ binh của nhà vua. Vào lúc 16 giờ 30 phút, Antonescu đến phòng chờ của cung vua gặp Mihai I và Sănătescu. Ông không hề biết rằng, ở căn phòng bên cạnh, các sĩ quan thân cận của vua là Aurel Aldea, Ion Mocsony-Stîrcea, Grigore Niculescu-Buzeşti, Mircea Ioanitsiu, Eminiu Ionescu và Anton Dumitrescu cùng đội cận vệ của nhà vua đã bí mật chờ sẵn, chỉ cần có động tĩnh gì là hành động ngay.
Không vòng vo, vua Mihai I yêu cầu Antonescu ký hiệp định đình chiến và thương lượng với Liên Xô. Antonescu từ chối, viện lý do cần thêm vài ngày để xem xét diễn biến chiến cục rồi với có thể quyết định được. Nhà vua hiểu rõ, Antonescu không đời nào chấp nhận ngưng chiến cũng như từ bỏ quyền lực của mình. Vì vậy, vào lúc 17 giờ 15 phút, Mihai I đi sang căn phòng bên cạnh và bàn bạc với những người đồng mưu về hành động bắt giữ Ion Antonescu. Sau đó nhà vua trở lại phòng chờ và yêu cầu Antonescu từ chức:
Trước diễn biến này, Antonescu phản đối kịch liệt, nhưng nhà vua chỉ trả lời: "Nguyên soái đáng kính, cả hai chúng ta sẽ phải trả lời trước Thượng đế và lịch sử !" Ngay lập tức, đội cận vệ chuẩn bị sẵn do Eminiu Ionescu chỉ huy đã xông vào phòng chờ, bắt giữ Ion Antonescu cùng với Mihai Antonescu (Bộ trưởng ngoại giao) và nhốt họ vào phòng an ninh trong cung điện. Đội cảnh vệ của Antonescu cũng bị tước vũ khí. Ngay buổi tối hôm đó, các bộ trưởng thân Đức trong chính phủ của Antonescu đều bị bắt. Manfred von Killinger, đại sứ Đức tại Bucharest chỉ biết về cuộc đảo chính đã diễn ra vào sáng hôm sau. Sau khi xử lý xong chính phủ của Antonescu, vua Mihai I bổ nhiệm Constantin Sănătescu làm thủ tướng mới. Nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và các nhân vật cấp cao trong chính phủ mới được giao cho đội đặc nhiệm của Đảng Cộng sản Rumani do Emil Bodnăraș chỉ huy.
Cùng lúc đó, theo đề nghị của những người cộng sản, vua Mihai I tuyên bố toàn dân tổng khởi nghĩa vũ trang chống lại quân phát xít Đức. Trong một thời gian ngắn, nhà vua, chính phủ mới và quân khởi nghĩa tập trung vào việc kiểm soát các cơ quan nhà nước, các hệ thống điện đài, điện tín, điện thoại ở thủ đô Bucharest. Vì vậy, hệ thống thông tin liên lạc của quân Đức tại Bucharest nhanh chóng bị gián đoạn. Lúc 23 giờ 30 phút đêm 23 tháng 8, vua Mihai I thông báo trên đài phát thanh trước toàn dân Rumani về việc chấm dứt chiến tranh với Liên Xô, về việc ký hòa ước với Anh, Hoa Kỳ và về việc thành lập chính phủ mới do Constantin Sănătescu đứng đầu. Ngày 25 tháng 8, phía Liên Xô nhận được thư chấp thuận về hiệp ước ngưng chiến từ phía Rumani. Sau khi đọc xong bài tuyên bố trên đài phát thanh, vua Mihai I rời Bucharest. Ông và thái hậu Elena được những người cộng sản đưa tới một nơi trú ẩn bí mật trên vùng núi gần Oltenia Craiova và làm việc bình thường ở đó từ tối 24 tháng 8. Sự vụ ở thủ đô Bucharest được giao lại cho thủ tướng Constantin Sănătescu và chính phủ mới của ông. Ngày 31 tháng 8, Ion Antonescu và các nhân vật cấp cao của chính quyền cũ được giao nộp cho Hồng quân Liên Xô. Phía Liên Xô áp giải họ bằng xe tải tới trại tù binh chiến tranh ở Bălţi và từ đây lại đưa về Moskva bằng tàu hỏa.
Nhận được tin về chính quyền mới ở Rumani tuyên bố đình chiến với Liên Xô, ngày 25 tháng 8, chính phủ Xô Viết ra một tuyên bố trên đài phát thanh khẳng định sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của hai nước Rumani và Liên Xô. Phía Liên Xô yêu cầu quân đội Rumani ngưng ngay các cuộc chiến chống lại quân đội Liên Xô trên sông Prut.
Ngay từ đầu chiến dịch Iaşi-Chişinău, rất nhiều binh sĩ Rumani đã rã ngũ, đầu hàng không chiến đấu, hoặc gia nhập quân đội Liên Xô chống lại Đức. Tuy nhiên một số đơn vị Rumani không chấp nhận hòa ước với Liên Xô hoặc không công nhận chính quyền mới và vẫn tiếp tục chống cự. Mãi đến ngày 29 tháng 8, lực lượng quân đội Rumani trong Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina mới hoàn toàn bị đánh bại. Tổng số quân nhân Rumani bị bắt hoặc quy hàng lên tới 150.000-200.000 người.
Khởi nghĩa vũ trang chống lại quân Đức.
Không lâu trước đó, ngày 24 tháng 8, đại sứ Đức tại Bucharest Manfred von Killinger xin yết kiến Vua Mihai I. Tại hoàng cung, Vua Mihai I cho biết chính phủ của Ion Antonescu đã chấm dứt hoạt động và đang bị giam giữ. Nhà vua yêu cầu phía Đức Quốc xã rút hết quân đội khỏi đất nước Romania và tuyên bố phía Romania sẽ không gây trở ngại cho cuộc rút quân này. Câu trả lời của Killinger là cả nước Romania sẽ bị lính Đức dìm trong biển máu. Đến chiều, các tướng lĩnh Đức Quốc xã cũng xin yết kiến Vua Mihai I và hứa sẽ rút các lực lượng Đức khỏi Bucharest. Tuy nhiên, đêm 24 tháng 8, Adolf Hitler ra lệnh cho tướng Alfred Gerstenberg, chỉ huy các lực lượng Đức Quốc xã ở Bucharest phải dùng vũ lực để triệt hạ vua Mihai cùng những người khởi nghĩa. Cựu Phó thủ tướng của chính quyền Ion Antonescu và là thủ lĩnh phong trào "Binh đoàn Cận vệ Sắt" ("Mișcarea legionară"), Horia Sima, được dựng lên làm thủ tướng chính phủ bù nhìn thân Đức tại Berlin. Những hành động đó của Hitler không khác gì việc nước Đức Quốc xã tuyên chiến với Romania.
Ngày 25 tháng 8, không quân Đức huy động hàng chục phi đội cất cánh từ căn cứ không quân Baneaşa đến ném bom bắn phá Bucharest. Nhiều công trình kiến trúc bao gồm Nhà hát kịch Quốc gia Bucharest và hoàng cung bị phá hoại nặng nề. Tuy nhiên, trước đó vua Mihai I thái hậu Elena đã được những người cộng sản Romania đưa tới một nơi trú ẩn an toàn và tiếp tục làm việc bình thường tại đó vào đêm 24 tháng 8. Không lâu sau đó, đội máy bay ném bom Đức nhanh chóng bị không quân Đồng Minh bắn hạ.
Trước tình hình nghiêm trọng, ngày 25 tháng 8, nhà vua Mihai I đã đồng ý với đề nghị của những người cộng sản Romania phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống lại quân đội Đức Quốc xã, kêu gọi quân đội Romania hãy rút về bảo vệ thủ đô và đấu tranh chống nước Đức Quốc xã. Lúc này, đại bộ phận quân đội Đức Quốc xã đang tập trung tại mặt trận Moldovia, chỉ để 11 nghìn quân tại vùng phụ cận của thủ đô Bucharest và 25 nghìn quân khác ở khu công nghiệp dầu lửa Ploieşti. Tướng Alfred Gerstenberg tuyên bố rằng ông ta chỉ cần vài khẩu đội pháo phòng không và chục khẩu súng máy là có thể dẹp tan được cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, quân khởi nghĩa đã chống cự với sức mạnh của hơn 10.000 người cùng với hai sư đoàn cảnh vệ Romania tại Bucharest đã buộc tướng Alfred Gerstenberg phải cầu xin viện binh từ Tập đoàn quân 8 (Đức). Ba sư đoàn Đức do tướng SS Horst Hoffmeyer chỉ huy được điều về Bucharest nhằm dập tắt cuộc đảo chính nhưng đã bị quân khởi nghĩa Romania đánh lui tại "Công viên Ái quốc". Các lực lượng Đức tăng viện cho cuộc tấn công Bucharest đều bị Hồng quân cắt đứt, bao vây và tiêu diệt nhanh chóng. Đêm 25 tháng 8, quân đội Liên Xô và quân đội Romania chiếm sân bay Otopeni.
Tại vựa dầu Ploieşti, từ ngày 24 tháng 8, các lực lượng du kích của Đảng Cộng sản Romania và công nhân dầu mỏ cũng đã đứng lên khởi nghĩa, chiến đấu kịch liệt với cụm quân Đức - Romania đông đến 25.000 người để giành giật một trong hai nguồn cung dầu mỏ quan trọng của Đế chế thứ ba. Ngày 27 tháng 8, Quân đoàn bộ binh 5 Romania do tướng Vasiliu Reşcanu chỉ huy đã quay súng bắn lại quân Đức và đến trợ giúp cho nghĩa quân Rumani. Tuy nhiên, các sư đoàn bộ binh 79, 376 và một bộ phận Sư đoàn xe tăng 20 (Đức) đã vây kín Ploieşti.. Tình hình khẩn cấp buộc Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) phải sử dụng Quân đoàn xe tăng 23, Quân đoàn cơ giới cận vệ 5 và ba sư đoàn bộ binh của Tập đoàn quân 27 để mở hướng tấn công vào Ploieşti trước khi đánh chiếm Bucharest. Ngày 28 tháng 8, cánh quân xung kích Liên Xô bắt đầu tấn công các sư đoàn Đức xung quanh Ploieşti. Ngày 29 tháng 8, đến lượt Sư đoàn bộ binh 18 Romania quay súng chống lại quân Đức và hỗ trợ cho cuộc tấn công. Không thể chống lại cuộc đột kích của xe tăng Liên Xô cũng như các đòn phản kích của quân khởi nghĩa và Quân đoàn bộ binh 5 Romania từ trong thành phố đánh ra, ngày 30 tháng 8, tướng Johannes Frießner buộc phải rút quân khỏi vùng phụ cận Ploieşti và theo đường sắt chạy về Brashov. Khi Quân đoàn xe tăng 23 cơ động từ cao nguyên Bracha xuống Ploieşti thì khu công nghiệp dầu mỏ đã được giải phóng gần như nguyên vẹn. Trong ba ngày tiếp theo, các sư đoàn bộ binh 79 và 376 (Đức) đã bị Quân đoàn xe tăng 23 bám đuổi và đánh thiệt hại nặng suốt dọc đường từ Ploieşti đến Ofytul-Georgye.
Trước tình hình mặt trận tan vỡ, còn sau lưng là quân dân Rumani đồng loạt khởi nghĩa, ngày 29 tháng 8, các lực lượng Đức Quốc xã buộc phải rút lui khỏi Bucharest. Ngày 31 tháng 8 quân đội Liên Xô tiến vào Bucharest trong sự tiếp đón nồng nhiệt của dân chúng thủ đô Rumani. Như vậy, từ ngày 31 tháng 8, Rumani chính thức trở thành một thành viên của phe Đồng Minh chống phát xít cũng như là một đồng minh của quân đội Liên Xô. Trong khi đó tàn quân Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina đang phải tháo chạy trong tình trạng hỗn loạn về biên giới Hungary, trên đường đi liên tục bị nghĩa quân cũng như các binh đoàn Rumani (lúc này đã chuyển sang gia nhập phe Đồng Minh) liên tục chặn đánh. Quân Rumani bắt được đến 5 vạn tù binh Đức và sau đó giao nộp số tù binh này cho Quân đội Liên Xô, trong đó có trung tướng Rainer Stahel, người đã chỉ huy quân đội Đức phòng thủ tại Vilnius hồi tháng 7 năm 1944. Trong quá trình tháo chạy, quân Đức đã cướp bóc, tàn phá và gây nhiều tội ác trên các làng mạc, thành phố nơi họ chạy qua.
Diễn biến sau khởi nghĩa: đuổi quân Đức khỏi Rumani.
Theo điều khoản của bản hòa ước được Liên Xô đề ra trước đó vào ngày 12 tháng 4 năm 1944 - mà chính phủ mới của Rumani vừa chấp thuận - Rumani sẽ cho phép Liên Xô đóng quân và sử dụng các cơ sỏ vật chất tại lãnh thổ của mình để tiến hành chống Đức Quốc xã và trả lại vùng Bắc Bukovina, Bessarabia và Odessa cho Liên Xô; bù lại Liên Xô sẽ giúp Rumani đòi lại vùng Transilvania và các lãnh thổ khác mà Rumani bị đoạt mất do quyết định Viên năm 1940. Như vậy, cuộc tấn công tiếp đó của quân đội Liên Xô vào Transilvania và Hungary cũng là cuộc chiến của Rumani nhằm giành lại vùng Transilvania bị mất của mình.
Sau khi giải phóng Bucharest và Ploieşti, Phương diện quân Ukraina 2 quay hướng tấn công sang khu vực biên giới Rumani-Hungary và hành tiến tới Transilvania, phối hợp với Phương diện quân Ukraina 4 đang tiến hành Chiến dịch Đông Carpath. Trong đội hình của họ giờ đây có thêm các Tập đoàn quân Rumani số 4, số 1 được thành lập từ các đơn vị quân đội Rumani vừa gia nhập quân đội Liên Xô. Cuộc tấn công ở vùng Transilvania diễn ra rất khó khăn vì, nhờ được tăng viện, quân đội Đức-Hungary đã có trong tay 27 sư đoàn tại khu vực này (trong đó có 6 sư đoàn thiết giáp và cơ giới) và đã hình thành một phòng tuyến cứng rắn tại vùng biên giới Hungary. Vì vậy, chiến sự trong khu vực đã diễn ra rất ác liệt. Tuy nhiên, ở phía Nam Transilvania, cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 vào giữa tháng 9 đã đột phá vào hậu cứ của một nhóm quân Đức-Hungary đang trấn giữ các đường đèo băng qua dãy Carpath, buộc quân Đức phải tháo lui. Ngày 24 tháng 9, quân đội Liên Xô và Rumani đã tiến sát đến biên giới Rumani hồi trước năm 1940 tại gần Mako. Như vậy, đến lúc này, chính phủ Rumani đã nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ của họ, kể cả vùng Transilvania bị cắt cho Hungary hồi quyết định Viên lần thứ bai. Phần cuối cùng của lãnh thổ Rumani được giải phóng sau Chiến dịch Debrecen vào ngày 7-15 tháng 10 năm 1944.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Cùng với thảm bại tại Iaşi-Chişinău, cuộc khởi nghĩa tháng 8 và sự sụp đổ của chính phủ Ion Antonescu là một đòn nặng giáng vào nước Đức Quốc xã và các quốc gia thuộc phe Trục. Nó đã tước đi một đồng minh chính trị quan trọng của chế độ Hitler cũng như nguồn dầu khí, lúa mì cực kì cần thiết để nuôi sống bộ máy chiến tranh Đức. Ngoài ra, việc quân đội Romania gia nhập hàng ngũ các lực lượng chống phát xít đã trở thành một "tấm gương" đối với quân đội Bulgari, quân đội Serbija thân phát xít, quân đội Hungary và quân đội Slovakia. Không lâu sau đó, trong Chiến dịch giải phóng Bulgaria, quân đội nước này đã không đợi đến khi quân đội Liên Xô tấn công mà còn mở cửa biên giới để quân đội Liên Xô tiến vào Bulgari. Sau cuộc khởi nghĩa tháng Tám, bộ máy gián điệp Đức tại Rumani cũng tan vỡ. Sau khi mất hết mọi hi vọng ổn định được tình hình và bị quân đội Liên Xô truy lùng ráo riết, ngày 2 tháng 9 năm 1944, đại sứ Đức tại Buchrest Manfred von Killinger, người đã thực thi chính sách chống người Do Thái tại Romania và nhúng tay vào vụ thảm sát người Do Thái ở Iaşi năm 1941 đã tự bắn vào đầu mình trong phòng làm việc. Các nhân viện ngoại giao Đức cũng bị NKVD lùng bắt và truy nã như tội phạm chiến tranh. Sau khi quân đội Liên Xô chiếm giữ tòa đại sứ Đức ở Bucharest, bộ máy gián điệp của nước Đức Quốc xã ở Romania hoàn toàn bị tê liệt vì không còn ai chỉ huy. Có thể nói, thành công của cuộc khởi nghĩa tháng Tám đã mở đường cho Hồng quân Liên Xô tiến vào Rumani và đánh sập các thế lực phát xít trong khu vực. Theo Florin Constantiniu, cuộc khởi nghĩa đã làm cuộc chiến chống Đức thu ngắn đi đến 6 tháng.
Đối với Ion Antonescu và chính phủ của ông ta, sau cuộc khởi nghĩa họ bị dẫn độ về Liên Xô, nhưng không lâu sau đó lại được đưa về Rumani. Ngày 1 tháng 6 năm 1946, Ion Antonescu bị xử bắn tại nhà tù Jilava. Cho đến trước khi bị bắn, Ion Antonescu vẫn bướng bỉnh nói: "Lịch sử sẽ phán xử tôi !"
Về số phận của đất nước Rumani, nó được quyết định từ cuộc họp hồi tháng 10 năm 1944 khi thủ tướng Anh Winston Churchill thẳng thừng đưa một mảnh giấy ghi chép về sự phân chia quyền lực của các cường quốc Đồng Minh tại châu Âu, trong đó riêng ở Rumani thì Liên Xô sẽ được chia phần ảnh hưởng đến 90%. Các cường quốc Đồng Minh cũng đồng ý rằng lực lượng Đồng Minh đóng tại Rumani chủ yếu sẽ là quân đội Liên Xô. Thực vậy, sau chiến tranh, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Romania càng lúc càng mạnh và chính phủ Romania đã thực thi các chính sách kinh tế-xã hội theo mô hình Liên Xô cũng như các chính sách ngoại giao ngả về Liên Xô. Vì vậy, vua Mihai I được gọi là "Quốc vương Kosomol" và triều đại của ông được gọi là "Nền quân chủ Xã hội chủ nghĩa". Cuối cùng, vào ngày 30 tháng 12 năm 1947, vua Mihai thoái vị và Rumani trở thành một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Sau đó, vua Mihai cùng Hoàng gia bị trục xuất và đến sống lưu vong tại Anh.
Đánh giá.
Các tài liệu Romania cho rằng chính những yếu tố nội tại của Rumani đã đóng vai trò quyết định trong việc giải phóng họ khỏi ách thống trị của phát xít Đức, điều này trái ngược với những kiến giải của Liên Xô khi họ cho rằng thành công của chiến dịch Iaşi-Chişinău đã thúc đẩy cuộc đảo chính ở Romania và Hồng quân đã giải phóng đất nước này dưới sự giúp đỡ của nhân dân địa phương. Còn trong tác phẩm của mình, S. M. Stemenko cho rằng, cuộc khởi nghĩa Bucharest năm 1944 thành công do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là đòn tấn công của quân đội Liên Xô đã làm sụp đổ Cụm tập đoàn quân Nam (Đức), làm cho các lực lượng Romania thân Đức mất chỗ dựa về chính trị, quân sự và ngoại giao và sự khinh suất của Ion Antonescu cũng như bộ máy chính phủ thân Đức của ông ta. Về chủ quan, đó là tinh thần yêu nước của người dân Romania, trong đó phải kể đến vai trò chủ động của Vua Mihai I, sự đoàn kết của các lực lượng chống phát xít ở Romania bao gồm những người cộng sản, những đảng phái chính trị cánh tả và cánh hữu, sự tổ chức chu đáo, chặt chẽ của những người khởi nghĩa. Trong khi quân đội Liên Xô chưa đến được Bucharest, chính những người khởi nghĩa chứ không phải quân đội Romania đã tổ chức chiến đấu chống lại quân đội Đức để bảo vệ thành quả của cuộc khởi nghĩa.
Do vai trò chủ động của mình trong cuộc đảo chính và khởi nghĩa, vua Mihai I đã được lãnh tụ Liên Xô I. V. Stalin trao tặng Huân chương Chiến thắng và được tổng thống Hoa Kỳ Hary S. Truman trao tặng huy chương Legion of Merit hạng nhất.
Trong khi Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô cho rằng cần phải có một quyết định về biện pháp ứng xử dứt khoát đối với nhà vua trẻ Mihai I với lý do hoàng cung sẽ có thể trở thành nơi tụ tập của các phần tử chống cộng thì I. V. Stalin đã dạy cho các tướng lĩnh cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô một bài học đắt giá về mối quan hệ giữa quân sự và ngoại giao. Ông cho rằng: "Vua của nước khác không phải là việc của Liên Xô cho dù ông ta là người gốc Đức. Thái độ đối xử tốt với vua Mihai I sẽ có ảnh hưởng tốt đến các mối quan hệ của Liên Xô đối với các đồng minh dù lớn hay nhỏ. Nhân dân Romania vẫn còn đặt nhiều niềm tin vào nhà vua của mình vì ông là người đối lập với chính thể độc tài phát xít. Còn nhận thức về chế độ quân chủ Romania thì đó là việc của nhân dân Romania. Và thực chất thì nhà vua Mihai I cũng tỏ ra chỉ muốn yên ổn, muốn đất nước và dân chúng của ông sống trong hòa bình. Đó là điều tốt." Biết Mihai I thích chơi máy bay. I. V. Stalin đã tặng nhà vua một chiếc PO-2 để ông bay đi săn bắn và giải trí trong vương quốc vừa được giải phóng của mình.
Tên gọi của cuộc "Khởi nghĩa tháng 8" năm 1944 tại Romania hay cuộc "Đảo chính ngày 23 tháng 8 năm 1944 ở Romania" cũng gây nhiều tranh cãi. Những người không công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Romania cũng như không công nhận sự tham gia tích cực của các đảng phái cánh tả cùng các tầng lớp lao động Romania chống độc tài phát xít thì coi đó chỉ là một cuộc "đảo chính". Trong mục tiêu của mình, một số lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa thuộc cánh hữu cũng chỉ muốn nó dừng lại ở một cuộc đảo chính để "hoán chuyển đồng minh" một cách êm thấm và giữ được địa vị xã hội. Những người cộng sản Romania và những người cánh tả thì khẳng định đó là một cuộc khởi nghĩa. Cơ sở cho lập luận ấy của họ là sự nổi dậy của quần chúng nhân dân đã làm cho cuộc đảo chính phát triển thành một cuộc khởi nghĩa của nhân dân mặc dù họ không phủ nhận vai trò của các hoạt động quân sự chống quân đội Đức Quốc xã do Liên Xô tiến hành và việc quân đội Romania quay súng đứng sang phe đồng minh. Nhưng dù sao thì từ đó cho đến năm 1989, ngày 23 tháng 8 được chọn là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Romania. | 1 | null |
Cá cam, cá cu, cá cam sọc (Danh pháp khoa học: Seriola dumerili) là một loài cá biển trong họ Cá khế, phân bố ở các vùng biển Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và những vùng bờ biển của Ấn Độ Dương và có ghi nhận ở một số vùng biển miền Trung Việt Nam
Đặc điểm.
Cá cam là loài cá cá ăn thịt, có vây, có kích thước khá lớn, con cá lớn chừng 1,5kg, hình thoi, có vảy màu trắng bạc, dọc giữa lưng có viền màu vàng nối từ mang đến đuôi, trông rất bắt mắt, đầu cá cam mềm, cá cam nhiều thịt, thịt chắc và béo, thịt nhiều, hương vị ngọt và thơm. Cá có thân dài, dẹp bên. Viền lưng cong đều, viền bụng tương đối thẳng. Đầu dẹp bên, chiều dài đầu gần bằng chiều cao thân. Mõm nhọn, chiều dài bằng 1,5 lần đường kính mắt. Răng nhọn, mọc thành đai rộng và hướng vào trong miệng. Răng mọc thành đám rộng trên xương lá mía và mọc thành đai trên xương khẩu cái. Khe mang không liền với ức. Lược mang dài và cứng.
Toàn thân, má, đầu và xương nắp mang phủ vảy tṛòn nhỏ. Đường bên hoàn toàn, không có vảy lặng. Vây lưng thứ nhất có một gai cứng mọc ngược. Vây ngực ngắn, tṛòn, vây bụng dài hơn vây ngực. Phần lưng màu nâu xanh, phần bụng màu trắng đục. Dọc thân có một dải màu vàng chạy từ sau mắt đến bắp đuôi. Các vây màu xám đen. Cá cam sọc là loài cá nổi tụ tập thành đàn nhỏ gần bờ biển hoặc các rạn và đảo ngoài khơi. Chúng là một loài cá thể thao mạnh mẽ, ăn rất nhiều loại mồi câu từ mồi giả, mồi sống hoặc thịt cá cắt.
Ẩm thực.
Ở Việt Nam, cá có ở ba miền. Cá được đánh bắt quanh năm bằng lưới kéo đáy, dài từ 300 – 500 mm, dùng để ăn tươi. Ở Việt Nam, có rất nhiều ở biển miền Trung, đặc biệt là vào mùa xuân ngư dân đánh bắt, nuôi trồng và dùng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn như: cá cam kho, canh chua cá cam, cháo cá cam, cá cam hấp, lẩu cá cam Cá cam là loại cá xếp vào hàng món ngon xứ biển. Sau khi chọn cá và làm sạch, có thể chế biến thành nhiều món như kho, nướng, hấp, cháo, lẩu... Cá cam nấu canh chua ngon với nhiều thứ như thơm chín, cà chua, lá me non cùng ớt, sả, giá đậu, bạc hà... Trong đó, lạ miệng và hiếm hoi phải kể đến món cá cam nấu lá dít. | 1 | null |
WASP-12b là một ngoại hành tinh quanh quanh sao WASP-12, được các nhà nghiên cứu của tổ chức Tìm kiếm hành tinh góc rộng (WASP) phát hiện năm 2008 bằng phương pháp quá cảnh. Phát hiện này được công bố ngày 1 tháng 4 năm 2008. Do có quỹ đạo cực gần ngôi sao chủ, nó có mật độ thấp nhất đối với một ngoại hành tinh ('phồng lên' do luồng năng lượng từ ngôi sao). Hành tinh này chỉ mất trên một ngày một chút để quay một vòng quanh ngôi sao, tương phản với chu kỳ 365 ngày của Trái Đất quanh Mặt Trời. Khoảng cách của nó từ ngôi sao là 0,0229 AU (3,43 triệu km hay 2,115 triệu dặm) chỉ bằng 1/44 khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, với độ lệch tâm giống như Sao Mộc.
Ngày 3 tháng 12 năm 2013, các nhà khoa học làm việc với Kính viễn vọng không gian Hubble (HST) thông báo phát hiện ra nước trong khí quyển của ngoại hành tinh này. Tháng 7 năm 2014, NASA thông báo tìm thấy khí quyển rất khô trên ba ngoại hành tinh (HD 189733 b, HD 209458 b, WASP-12b) quay quanh các ngôi sao giống như Mặt Trời.
Tháng 9 năm 2017, các nhà nghiên cứu làm việc với HST thông báo rằng WASP-12b hấp thụ chứ không phản xạ tới tối thiểu 94% ánh sáng chiếu tới bề mặt của nó. Kết quả là ngoại hành tinh này được mô tả như là "đen như nhựa đường" hay "đen hắc ín" và là một loại hành tinh được gọi là Sao Mộc nóng.
Đặc điểm.
Do các ngoại hành tinh kiểu Sao Mộc nóng là bị "khóa pha" do các tương tác triều (nghĩa là một mặt luôn hướng về phía ngôi sao chủ, tương tự như một mặt của Mặt Trăng luôn hướng về phía Trái Đất), nên sẽ có một luồng nhiệt lớn từ "mặt ban ngày" được chiếu sáng mạnh di chuyển tới "mặt ban đêm" lạnh hơn. Điều này được cho là sẽ dẫn tới những luồng gió rất mạnh luân chuyển vòng quanh bầu khí quyển của hành tinh này. Taylor Bell và Nicolas Cowan chỉ ra rằng hydro có xu hướng bị ion hóa ở mặt ban ngày. Sau khi chuyển tới mặt lạnh hơn trong những luồng gió thì nó có xu hướng kết hợp lại thành các nguyên tử trung hòa, và vì thế làm gia tăng vận chuyển nhiệt.
Hành tinh này gần với WASP-12 tới mức các lực thủy triều của ngôi sao làm biến dạng nó thành hình trứng và tước đoạt vật chất từ khí quyển của nó với tốc độ khoảng 10−7 (khoảng 1,89 × 1017 tấn) mỗi năm. Hiện tượng gọi là "nung nóng thủy triều" cộng với mức độ gần của hành tinh với ngôi sao chủ của nó làm cho nhiệt độ bề mặt của hành tinh này vượt quá .
Ngày 20 tháng 5 năm 2010, Kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện thấy WASP-12b đang bị ngôi sao chủ "ăn thịt". Các nhà khoa học biết rằng các ngôi sao có thể tiêu thụ các hành tinh; tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một sự kiện như vậy được quan sát rõ ràng đến thế. NASA ước tính rằng hành tinh này chỉ còn 10 triệu năm tuổi thọ.
Kính viễn vọng không gian Hubble quan sát hành tinh này bằng máy ghi phổ nguồn gốc vũ trụ (COS). Các quan sát đã xác nhận các dự đoán của Shu-lin Li từ Đại học Bắc Kinh công bố trong tạp chí "Nature" tháng 2 năm 2010. Bầu khí quyển của hành tinh này đã phình to gần gấp 3 lần bán kính của Sao Mộc, trong khi bản thân hành tinh này có khối lượng nhiều hơn 40% so với Sao Mộc.
Quỹ đạo.
Nghiên cứu năm 2012, sử dụng hiệu ứng Rossiter–McLaughlin, đã xác định quỹ đạo của hành tinh bị lệch mạnh với mặt phẳng xích đạo của ngôi sao chủ, với độ lệch bằng 59°.
Nghiên cứu năm 2019 phát hiện ra rằng khoảng thời gian giữa hai lần quá cảnh đã giảm 29 ± 2 mili giây/năm kể từ khi phát hiện ra nó năm 2008. Nghiên cứu này dẫn tới kết luận rằng quỹ đạo của WASP-12b đang suy giảm do các tương tác triều giữa hành tinh và sao chủ WASP-12. Do sự suy giảm này, chu kỳ quỹ đạo sẽ ngắn hơn và hành tinh sẽ lại gần với ngôi sao chủ hơn, cho tới khi nó trở thành một phần của ngôi sao chủ. Quá trình này có thể mất vài triệu năm để hoàn thành. Sự suy giảm này nhanh hơn so với suy giảm của WASP-19b, với các dữ liệu hiện tại không cho thấy sự suy giảm.
Hàm lượng cacbon.
Chứng cứ gần đây chỉ ra rằng WASP-12b có tỷ lệ cacbon trên oxy cao, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ này của Mặt Trời, chỉ ra rằng nó là một hành tinh khí khổng lồ giàu cacbon. Tỷ lệ C/O tương thích với các quan sát là xấp xỉ 1 trong khi tỷ lệ này của Mặt Trời là 0,54. Tỷ lệ C/O gợi ý rằng các hành tinh giàu cacbon có thể hình thành trong hệ sao này. Một trong các thành viên của nhóm nghiên cứu này bình luận rằng "với cacbon nhiều hơn oxy, bạn có thể có các loại đá chứa cacbon tinh khiết, như kim cương hay than chì".
Nghiên cứu đã công bố viết rằng: "Mặc dù các hành tinh khổng lồ giàu cacbon như WASP-12b chưa được quan sát, nhưng lý thuyết dự đoán vô số thành phần cho các hành tinh rắn với cacbon chiếm ưu thế. Ví dụ, các hành tinh cacbon có kích thước cỡ Trái Đất có thể có phần ruột chủ yếu là than chì hay kim cương, trái ngược với thành phần silicat của Trái Đất". Những nhận xét này đã khiến giới truyền thông thêu dệt nhiều chuyện, với một số thậm chí gọi WASP-12b là "hành tinh kim cương".
Hàm lượng cacbon của hành tinh chủ yếu nằm trong khí quyển của nó dưới dạng cacbon monoxit và methan. Nghiên cứu này công bố trên tạp chí "Nature".
Mặt Trăng.
Các nhà thiên văn Nga khi nghiên cứu đường cong thay đổi độ sáng của hành tinh này đã quan sát thấy sự biến thiên đều đặn của ánh sáng có thể phát sinh từ vòng xuyến plasma bao quanh ít nhất một ngoại vệ tinh trên quỹ đạo xung quanh WASP-12b. Điều này là không được trông đợi, do các hành tinh nóng kiểu Sao Mộc dự kiến sẽ mất đi các vệ tinh lớn trong khoảng thời gian ngắn về mặt địa chất. Thay vì thế, vệ tinh được nói đến có thể chỉ là một thiên thể Troia. | 1 | null |
WASP-12 là một sao lùn vàng cấp sao có cự ly khoảng 800 năm ánh sáng so với chòm sao Ngự Phu. WASP-12 có khối lượng và bán kính tương tự Mặt Trời
Hệ hành tinh.
Năm 2008, người ta phát hiện WASP-12b, một hành tinh khí, có trọng lượng gấp 1,5 lần và kích thước gần gấp đôi Sao Mộc quay quanh sao này. The high carbon-to-oxygen ratio discovered for "b" indicate that rocky planets that might have formed in the star system could be carbon planets. | 1 | null |
Ivo Sanader (tiếng Croatia phát âm: [ǐ ː ʋɔ sanǎ ː dɛr]; tên lúc sinh Ivica Sanader; sinh ngày 08 tháng 6 năm 1953) là một chính trị gia Croatia người từng là Thủ tướng Chính phủ của Croatia giai đoạn 2003-2009.
Sanader lấy bằng văn học so sánh ở Áo, nơi ông cũng đã làm nhà báo, trong lĩnh vực marketing, ngành xuất bản, cũng như chủ doanh nghiệp tư nhân. Trong những năm 1990, ông là một thời gian ngắn phụ trách nhà hát ở Split trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đảng viên của Liên minh Dân chủ Croatia. Ngay sau đó, ông chuyển sang ngành ngoại giao, và 2 nhiệm kỳ làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ông được bầu làm lãnh đạo của đảng Liên minh Dân chủ Croatia năm 2000 và 2002, và cùng với đảng mình chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2003, trở thành Thủ tướng Chính phủ. Ông cũng tái đắc cử trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2007. Trong tháng 6 năm 2009, Sanader đột ngột từ chức, với ít lời giải thích cho hành động của mình, và đã rộ lên tin đồn về việc ông dính líu trong các vụ án hình sự. Tháng 1 năm 2010, ông đã cố gắng quay lại chính trường bên trong Liên minh Dân chủ Croatia, nhưng đã bị khai trừ khỏi đảng này.
Tháng 12 năm 2010, các cơ quan chức năng Croatia buộc tội ông trong hai bản cáo trạng tham nhũng quan chức cấp cao, nhưng ông trốn khỏi đất nước và đã bị bắt ở Áo, bị dẫn độ Croatia trong tháng bảy 2011. Tháng 11 năm 2012, ông đã bị kết án 10 năm tù trong phiên tòa sơ thẩm. | 1 | null |
Đảo Gorée (; "Gorée Island") là một xã đảo của thành phố Dakar, Senegal. Đó là một hòn đảo rộng nằm cách cảng chính của Dakar khoảng . Đây là khu vực buôn bán nô lệ lớn nhất ở bờ biển Đại Tây Dương ở châu Phi từ thế kỷ 15 đến 19.
Theo điều tra dân số năm 2013 của hòn đảo là 1.680 người với mật độ lên tới , bằng một lửa mật độ mật độ trung bình của thành phố Dakar. Gorée là xã có diện tích nhỏ nhất và có dân số ít nhất trong số 19 xã của Dakar.
Các trung tâm quan trọng khác của hoạt động buôn bán nô lệ ở Sénégal nằm xa hơn về phía bắc tại Saint-Louis, hoặc về phía nam ở Gambia. Hòn đảo được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1978.
Nơi đây từng bị cai trị bởi những người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp với kiến trúc đặc trưng, tương phản giữa một bên là khu vực tồi tàn dành cho nô lệ và khu vực với những ngôi nhà sang trọng của thương nhân, những người buôn bán nô lệ.
Địa lý.
Hòn đảo có diện tích 0,182 km2 (dài 900 và rộng 350 mét) và nằm cách bến cảng chính của Dakar 2 km. Đây là một trong 19 đơn vị hành chính thuộc thủ đô Dakar.
Lịch sử.
Đây là địa điểm những người châu Âu hay ghé qua mỗi khi đi qua. Năm 1450, những người Bồ Đào Nha đã xây dựng trên hòn đảo khô cằn này một nhà nguyện cùng với một nghĩa trang để thiết lập sự hiện diện trên đảo Goree. Sau đó, nơi đây trở thành địa danh nổi tiếng về buôn bán nô lệ khắp Đại Tây Dương. Trải qua thời gian, nơi đây lần lượt là vùng đất của người Hà Lan (1588, gọi nơi đây là Goeree), người Anh (1664) sau đó là người Pháp (1677) cai trị hòn đảo này cho đến tận năm 1960 khi Senegal giành được độc lập. Đến cuối thế kỷ 18 (1770 - 1780) do suy giảm về buôn bán nô lệ, nơi đây trở thành một thương cảng quan trọng với những mặt hàng buôn bán hợp pháp, chủ yếu bao gồm dầu lạc, đậu phộng, ngà voi...
Ngày nay, nơi đây được coi là đài tưởng niệm về buôn bán nô lệ, cùng với những tòa nhà thương mại và những nơi sinh sống của những người nô lệ, thương nhân trở thành những nhà hàng, khách sạn phục vụ khách du lịch. Năm 1978, UNESCO đưa các tòa nhà cùng công trình lịch sử một thời về buôn bán nô lệ vào danh sách di sản thế giới.
Di tích lịch sử.
Ngoài ra, hòn đảo còn rất nhiều các di tích lịch sử đáng chú ý trên đảo bao gồm: | 1 | null |
Triệu Vũ Linh vương (chữ Hán: 趙武靈王, 356 TCN - 295 TCN), tên thật là Triệu Ung (趙雍), là vị vua thứ sáu của nước Triệu - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 325 TCN đến năm 299 TCN, tổng 26 năm. Đến năm 299 TCN, ông nhường ngôi cho Triệu Huệ Văn vương, tự mình xưng làm "Triệu Chủ phụ" (趙主父), tương đương danh vị Thái thượng vương. Ông ở ngôi vị Chủ phụ đến khi qua đời, tổng cộng 5 năm.
Dưới thời đại của ông, nước Triệu áp dụng Hồ phục kị xạ (胡服騎射) làm chính sách, đẩy nước triệu trở nên cường thịnh, tranh chấp được với các nước Tần, nước Tề, nước Sở, diệt được Trung Sơn, đánh bại Lâu Phiền, Lâm Hồ. Ông cũng là vị vua Triệu đầu tiên xưng Vương.
Triệu chủ.
Hợp tung chống Tần.
Triệu Ung là con của Triệu Túc hầu, vị vua thứ năm của nước Triệu. Năm 326 TCN, Triệu Túc hầu qua đời, Triệu Ung lên ngôi vua, đương thời gọi là Triệu hầu Ung (趙侯雍).
Triệu Ung lên ngôi khi còn ít tuổi, chính sự do Triệu Báo làm chủ, ngoài ra có Phì Nghĩa (肥义) cùng các lão thần ngoài 80 tuổi của đời vua trước. Vũ Linh vương phong cho Triệu Báo làm tướng quốc, tước "Dương Văn quân" (阳文君).
Cùng năm 325 TCN, Ngụy Huệ vương sai Thái tử Tự, Hàn Tuyên Huệ vương sai Thái tử Thương (sau là Hàn Tương Ai vương) triều kiến Triệu hầu Ung.
Lúc đó, chiến tranh giữa các chư hầu ngày càng ác liệt và các nước có chủ trương hình thành liên minh đánh lẫn nhau. Năm 323 TCN, theo kế sách liên hoành của Trương Nghi, Tần Huệ Văn vương gặp và liên minh với Tề Tuyên vương, Sở Hoài vương. Cùng lúc đó, để đối phó, tướng quốc nước Ngụy là Công Tôn Diễn kiến nghị Ngụy Huệ vương hội kiến để liên minh với vua các nước Hàn, Triệu, Yên và Trung Sơn.Triệu Ung đến hội với vua 4 nước. Khi đó Hàn và Ngụy đã xưng vương, 3 nước Yên, Triệu và Trung Sơn chưa xưng vương. Tại cuộc hội kiến này, theo đề nghị của nước Ngụy, 3 nước Yên, Triệu và Trung Sơn chính thức xưng vương và được Hàn, Ngụy công nhận. Đó là sự kiện "5 nước cùng xưng vương" ("Ngũ quốc tương vương"), tiến hành hợp tung, thực hiện một mặt trận liên hợp để chống khối liên minh của Tần, Tề, Sở. Từ đó Triệu Ung có vương hiệu, khác với các đời trước chỉ có tước "hầu".
Sau khi hợp tung, Triệu Vũ Linh vương càng thân với nước Hàn hơn. Năm 322 TCN, ông hội với Hàn Tuyên Huệ vương và năm sau lấy con gái vua Hàn làm phu nhân.
Năm 318 TCN, Triệu Vũ Linh vương theo lời kêu gọi của Công Tôn Diễn, cùng các nước Hàn, Yên, Sở theo quyết định hợp binh với nước Ngụy cùng đánh nước Tần, cử Sở Hoài vương làm Tung trưởng. Tuy nhiên cuối cùng chỉ có 3 nước Hàn, Triệu, Ngụy (Tam Tấn) thực sự xuất quân hợp lực tấn công nước Tần. Ba nước ra quân, bị tướng Tần là Sư Lý Tật đánh bại, tám vạn quân chư hầu bị giết.
Tề Mẫn vương nhân lúc quân Triệu thua Tần bèn trở mặt đánh Triệu, quân Triệu lại bị thua ở Quan Trạch.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 317 TCN, nước Yên láng giềng xảy ra loạn lạc. Yên vương Khoái nhường ngôi cho tướng quốc Tử Chi. Người nước Yên phản đối Tử Chi nên trong nước xảy ra chiến sự. Công tử Chức nước Yên chạy sang nước Triệu. Năm 315 TCN, Tử Chi bị giết, Triệu Vũ Linh vương sai Nhạc Trì mang quân đưa công tử Chức về nước lập làm vua, tức là Yên Chiêu vương.
Năm 313 TCN, Tần Huệ Văn vương sai quân đánh Triệu, Triệu Vũ Linh vương sai tướng Triệu Trang ra chống, nhưng thất bại, Triệu Trang bị quân Tần bắt.
Năm 307 TCN, Tần Vũ vương cố cử đỉnh nặng của nhà Chu nên bị gãy chân và chết. Triệu Vũ Linh vương sai tướng quốc nước Triệu là Triệu Cố đón công tử Doanh Tắc ở nước Yên về Tần nối ngôi, tức là Tần Chiêu Tương vương.
Cải cách và mở rộng bờ cõi.
Trong những năm đầu ông cai trị, nước Triệu liên tục bị các bộ lạc phương Bắc quấy rối, thất bại liên miên và bị đặt trong tình huống nguy cấp. Năm 307 TCN, Vũ Linh vương cùng với Phì Nghĩa bàn chính sự, rồi đem quân đánh nước Trung Sơn, nhưng không thắng phải lui binh.
Cùng năm, Vũ Linh vương triệu kiến quần thần bảo rằng:
Lâu Hoãn tán thành ý kiến của ông. Trong khi đó những thành viên bảo thủ trong triều, trong đó có Phì Nghĩa cho đó thực chất là bắt chước Bắc Địch. Vũ Linh vương sai chú là công tử Thành dẫn đầu mặc hồ phục, Thành không theo, cáo bệnh không vào triều, Vũ Linh vương đích thân đến thăm và thuyết phục. Triệu Thành nghe theo, ủng hộ cải cách. Năm 306 TCN, nước Triệu tiến hành đổi trang phục như người Hồ cho gọn nhẹ, dễ chiến đấu.
Triệu Vũ Linh vương chiêu mộ những người giỏi cưỡi ngựa, bắn tên để lập ra quân đội thiện chiến. Năm 306 TCN, ông tiếp tục đánh nước Trung Sơn, tiến đến đất Ninh Hà, phía tây đánh người Hồ tới Du Trung.
Khi trở về, ông sai một loạt sứ thần đi thăm các nước: Lâu Hoãn đi sứ Tần, Cừu Dịch đi sứ Hàn, Vương Bồn đi nước Sở, Phú Đinh đi nước Ngụy, Triệu Tước sang nước Tề.
Triệu Vũ Linh vương còn sai tướng quốc nước Đại là Triệu Cố thu thập chiêu mộ người Hồ đưa vào quân đội nước Triệu.
Năm 305 TCN, Triệu Vũ Linh vương lại đánh Trung Sơn, sai Triệu Thiệu chỉ huy hữu quân, Hứa Quân chỉ huy tả quân, con lớn là công tử Chương chỉ huy trung quân, Ngưu Tiễn chỉ huy quân Kỵ, Triệu Hy chỉ huy quân Hồ và quân Đại, tự mình làm tổng chỉ huy. Quân Triệu hợp nhất ở Khúc Dương, đánh lấy huyện Đan Khâu và Hoa Dương, sau đó lấy Cảo Thạch và Đông Viên. Vua Trung Sơn sợ hãi phải dâng 4 ấp để cầu hòa. Triệu Vũ Linh vương bèn rút quân.
Tuy vậy, Triệu Vũ Linh vương vẫn không ngừng đánh Trung Sơn. Từ năm 302 TCN đến 300 TCN, ông lại đánh Trung Sơn, lấy đất đai phía bắc, khiến bờ cõi nước Triệu thông kề với nước Yên.
Ngoài Trung Sơn, Vũ Linh vương còn mở mang đất đai những hướng khác. Năm 306 TCN, quân Triệu tiến hành các cuộc kinh lược những vùng đất ở phía tây bắc khi vua Tần Vũ vương mới chết và đã rất thành công, thu phục nhiều tiểu quốc. Năm 304 TCN, Vũ Linh vương phát động chiến tranh với các bộ lạc ở thượng nguồn sông Hoàng Hà. Với những thắng lợi ấy, lãnh thổ của Triệu đã trở nên rộng lớn, đông giáp nước Yên, bắc tới tận Hoàng Hà, phía tây, mở rộng đến Vân Trung, Cửu Nguyên.
Triệu chủ phụ.
Truyền ngôi.
Triệu Vũ Linh vương vốn đã có con trai lớn là Triệu Chương và lập làm Thái tử. Năm 310 TCN, trong một lần nằm mơ ông thấy một người con gái rất đẹp gảy đàn hát. Khi tỉnh dậy, ông kể lại chuyện cho các quan lại nghe trong khi uống rượu. Đại thần Ngô Quảng về bàn với vợ, rồi đem con gái là Ngô Mạnh Diêu rất có nhan sắc dâng lên Triệu vương. Vũ Linh vương lập tức phải lòng rồi lập Ngô Mạnh Diêu làm vương hậu.
Ngô Mạnh Diêu sinh người con thứ là Triệu Hà, rất được Vũ Linh vương yêu mến. Ông phế bỏ Triệu Chương, lập Triệu Hà làm thái tử.
Năm 301 TCN, Ngô Mạnh Diêu mất, Triệu Vũ Linh vương sai Chu Thiệu giúp đỡ công tử Triệu Hà.
Năm 299 TCN, Triệu Vũ Linh vương quyết định nhường ngôi cho Triệu Hà. Ông tập hợp trăm quan làm lễ ở thái miếu, lập Triệu Hà làm Triệu vương, tự mình xưng là Chủ Phụ (主父), tiền thân của danh hiệu Thái thượng hoàng sau này, sai Phì Nghĩa làm tướng quốc.
Sang sứ Tần.
Tuy đã nhường ngôi nhưng Vũ Linh vương vẫn tham gia chính sự. Triệu Hà mới 12 tuổi làm vua, tức là Triệu Huệ Văn vương. Triệu Chủ Phụ tiếp tục hướng Triệu Hà theo đường lối ăn mặc kiểu người Hồ, phát triển quân đội và mở mang đất đai.
Ông hướng về phía tây, muốn đánh nước Tần, nên tự mình giả làm sứ giả nước Triệu sang sứ nước Tần để xem xét địa thế và con người vua nước Tần. Tần Chiêu Tương vương lúc đầu không nhận ra Triệu Chủ Phụ, nhưng sau đó thấy tướng mạo đường bệ, ăn nói chững chạc không giống người làm bề tôi nên nghi ngờ. Khi đoàn sứ nước Triệu lên đường trở về, vua Tần sai người đuổi theo định giữ lại nhưng không kịp, vì Chủ Phụ đã ra khỏi cửa ải.
Năm 297 TCN, Chủ Phụ mang quân tới phía tây đất Đại hội với vua Lâu Phiền. Sang năm 296 TCN, ông diệt hẳn nước Trung Sơn, dời vua Trung Sơn đến Lư Thi.
Cái chết.
Sau khi con thứ Triệu Huệ Văn vương lên ngôi, Chủ Phụ phong người con trưởng là Triệu Chương làm An Dương quân cai trị đất Đại. Triệu Chương bất bình vì không được làm vua Triệu, có ý không phục người em.
Năm 295 TCN, Chủ Phụ triệu tập quần thần. Thấy Triệu Chương phải làm lễ lạy phục người em và buồn bã, Chủ Phụ có ý thương, định chia nước Triệu làm hai và cho Chương làm Đại vương. Nhưng việc chưa quyết định thì ông lại cùng con thứ Huệ Văn vương đi chơi Dị Cung tại Sa Khâu.
Công tử Chương cùng thủ hạ Điền Bất Lễ nhân đó định làm đảo chính giết vua em, bèn mang quân tấn công Dị Cung. Cùng lúc, thủ hạ của Triệu vương là công tử Thành và Lý Đoái mang quân 4 ấp tới cứu, đánh tan quân Triệu Chương. Điền Bất Lễ bị giết, Triệu Chương chạy vào cung cầu cứu Chủ Phụ. Chủ Phụ sai mở cửa cho Chương vào.
Huệ Văn vương phong cho Công tử Thành làm tướng quốc, tước Bình An quân, phong Lý Đoái làm Tư khấu.
Lý Đoái và Công tử Thành đón Triệu Huệ Văn vương ra ngoài, rồi dẫn quân vào cung bắt giết Triệu Chương. Chủ Phụ không ngăn cản được. Tuy không động tới Chủ Phụ nhưng quân Lý Đoái không để ông thoát ra ngoài, vì sợ bị trị tội đã vây cung, và ra lệnh tất cả những người hầu phải rời cung nếu muốn tránh tội chết.
Chủ Phụ bị bỏ lại một mình trong cung sau khi tất cả những người hầu rời Dị Cung ở Sa Khâu. Ông bị bỏ đói, phải tự bắt chim non ăn. Cuối cùng sau 3 tháng, ông bị chết đói trong cung.
Triệu Ung ở ngôi vị tổng cộng 27 năm, xưng Vương 24 năm, làm Chủ Phụ 4 năm, khi mất ông khoảng 61 tuổi, thụy là Vũ Linh vương (武靈王).
Nhận định.
Sử ký ghi lại nhận định về Triêu Vũ Linh vương như sau:
"Triệu chủ phụ trước lập con là Chương làm thái tử, sau lấy Ngô Hài rồi sủng ái, sinh ra Hà, đến lúc tuổi cao thì phế Chương mà lập Hà làm vua. Đến lúc Ngô Hài chết thì mới nhớ đến con lớn, muốn lập hai vương nhưng lại do dự chưa quyết, rồi sinh loạn, cha con cùng chết, làm cái trò cười cho thiên hạ..." | 1 | null |
Tuệ Hiền Hoàng quý phi (chữ Hán: 慧賢皇貴妃; khoảng 1711 - 25 tháng 2, năm 1745), Cao Giai thị (高佳氏), xuất thân Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế.
Tiểu sử.
Cao Giai thị nguyên là Cao thị, sinh khoảng cuối năm Khang Hi, xuất thân tầng lớp Bao y, thuộc Tương Hoàng kỳ, thế cư Liêu Dương. Thủy tổ Cao Danh Tuyển (高名選), cũng là Cao tổ phụ của bà, sau khi nhập kì thì ông không làm quan, con trai Cao Đăng Long (高登庸) nhậm đến ngôn quan. Con của Đăng Long là Cao Diễn Trung (高衍中) làm đến Lang trung kiêm Tham lĩnh. Lúc này Cao gia tuy không thể xưng là có gia thế gì lớn, nhưng so với gia đình bình thường cũng là có mặt mũi. Cao Diễn Trung sinh con trưởng Cao Thuật Minh (高述明), con thứ ba Cao Ngọc (高鈺) đều làm Tổng binh.
Cha của Tuệ Hiền Hoàng quý phi là Đại học sĩ Cao Bân (高斌), con trai thứ hai của Diễn Trung, ở triều Ung Chính làm đến Tổng đốc Hà Đạo. Sang triều Càn Long thăng làm Đại học sĩ. Cao Bân có 3 vị chính thê, thứ nhất là Trần thị, thứ hai là Kỳ thị và thứ ba là Mã thị, đều xuất thân con nhà quan viên Nội vụ phủ. Mã thị sinh ba con gái một con trai, Cao thị là con gái trưởng (hoặc là con thứ, do trưởng tỷ mất sớm), em gái bà được gả cho Ngạc Thật (鄂實), con trai Ngạc Nhĩ Thái. Em trai bà Cao Hằng (高恆), cũng là xuất sĩ cao quan.
Xuất thân từ Thượng tam kỳ Bao y, nên gia đình của bà chịu sự quản lý của Nội vụ phủ, gọi là Nội vụ phủ Bao y. Do gia đình của họ Cao nhiều thế hệ làm quan cao, nên hôn nhân trong gia tộc cũng được chăm chút, hai cô mẫu của Cao thị đều được gả cho quan viên cao cấp trong Nội vụ phủ. Đến thời con gái của Cao Bân là Cao thị, phạm vi hôn nhân không còn trong khu vực Nội vụ phủ nữa, ví dụ chính là việc em gái bà kết hôn với Ngạc Thật. Vào thời Ung Chính, Ung Chính Đế cho tuyển Cao thị nhập cung hầu hạ Bảo Thân vương Hoằng Lịch, danh phận ["Sử nữ"; 使女], nghĩa là hầu gái, đồng dạng với Cách cách.
Năm Ung Chính thứ 12 (1734), Cao thị được đích thân Ung Chính Đế ra chỉ tấn thăng làm Trắc Phúc tấn, địa vị chỉ dưới duy nhất Đích Phúc tấn Phú Sát thị và đồng vị với Trắc Phúc tấn Na Lạp thị. Tham khảo cung đình quy chế triều Thanh, được vị trí Trắc Phúc tấn một là chỉ định trực tiếp từ Bát Kỳ tuyển tú, hoặc là hầu thiếp sinh dục con cái mà được phong. Tuy nhiên, Cao thị dù không sinh dục con cái, vẫn có thể trở thành Trắc Phúc tấn. Xét vào thời gian bà được sách phong ("tức là năm Ung Chính thứ 12"), lúc ấy là khi cha bà Cao Bân được triều đình trọng dụng, nên vị trí Trắc Phúc tấn này của bà có khả năng như một "phần thưởng" vậy. Cao thị từ khi được định vào hầu Hoằng Lịch, hẳn là do Ung Chính Đế đã có ý ban cho danh vị Trắc Phúc tấn, nhưng do xuất thân Bao y mà không thể trực tiếp chỉ định trong Bát Kỳ tuyển tú mà thôi.
Đại Thanh tần phi.
Sơ phong Quý phi.
Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, sử gọi [Càn Long Đế]. Ngày hôm ấy, Hoàng đế tấn tôn sinh mẫu Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, Đích phi Phú Sát thị dụ lập làm Hoàng hậu.
Sang ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, Càn Long Đế dụ phong tước vị cho các phi tần ở tiềm để, Trắc phi Cao thị làm Quý phi, rồi đem gia tộc Bao y Cao thị nâng kỳ, nhập thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, thân phận Bao y hoàn toàn được gột rửa, điều này cũng làm tăng thân phận, xuất thân và địa vị của Cao thị trong hậu cung hơn bao giờ hết. Trong hậu cung, Cao thị là Quý phi duy nhất, ngay sát dưới là Nhàn phi Na Lạp thị, Thuần tần Tô thị cùng Nghi tần Hoàng thị. Do Càn Long Đế còn đang để tang, nên Cao thị vẫn chưa chính thức hành lễ sắc phong Quý phi, mà phải đợi sang năm thứ hai.
Năm Càn Long thứ 2 (1737), vào ngày 4 tháng 12 (âm lịch), lấy Bảo Hòa điện Đại học sĩ Trương Đình Ngọc làm Chính sứ, Nội các Đại học sĩ Tác Trụ (索柱) làm Phó sứ, tuyên sắc lễ tấn Trắc Phúc tấn Cao thị làm Quý phi.
Sách văn rằng:
Niên hiệu Sùng Đức thời Hoàng Thái Cực, sách lập Hiếu Đoan Văn hoàng hậu cùng sách phong Tứ phi là Thần phi Hải Lan Châu, Quý phi Na Mộc Chung, Thục phi Ba Đặc Mã Tảo và Trang phi Bố Mộc Bố Thái, Hoàng Thái Cực đã cho làm lễ [Khánh hạ; 慶賀] cho cả triều đình chúc mừng. Trong dịp ấy, Công chúa, Vương phi và Mệnh phụ nhập triều bái lạy Hoàng hậu, đồng thời cũng bái lạy Tứ phi bằng [Tứ túc nhị quỵ nhị khấu lễ; 四肃二跪二叩礼]. Sang thời Ung Chính, ông lập Hiếu Kính Hiến hoàng hậu và cử hành Khánh hạ, do đó Đôn Túc Hoàng quý phi Niên thị cũng được vinh dự nhận lễ từ các mệnh phụ vào triều bái. Đến triều Càn Long, lễ sắc phong của Cao thị được làm ngay lễ sách lập của Hoàng hậu Phú Sát thị, do đó Càn Long Đế căn cứ theo tiền lệ của Đôn Túc Hoàng quý phi, cho phép Quý phi Cao thị được hưởng quy lễ nhận bái kiến của Công chúa, Thân vương Phúc tấn và Cáo mệnh phu nhân với lễ bái [Tứ túc nhị quỵ nhị khấu lễ].
Về sau, sách phong Gia Quý phi Kim thị ngay dịp Kế Hoàng hậu Na Lạp thị được sách lập Hoàng quý phi, do lễ lập Hoàng quý phi cử hành Khánh hạ y như lễ lập Hậu nên có quan viên tấu lên chiếu theo lệ của Cao thị mà cho Gia Quý phi được nhận lễ bái, thế nhưng Càn Long Đế không bằng lòng. Lý do cho sự khác biệt này, Càn Long Đế phê định rằng từ vị Trắc Phúc tấn phong ngay Quý phi trong dịp đại điển lập Hậu, khác với phi tần cấp dưới được tấn phong lên, cho nên đều không thể như nhau. Từ đó, Càn Long Đế cho sách Hội điển ghi tiền lệ của Quý phi Cao thị, quy định cho các Quý phi sơ phong từ tiềm để, lại được cùng phong với Hoàng hậu trong các dịp đại điển khánh hạ đều có thể nhận triều bái của mệnh phụ, khác với Quý phi tấn phong.
Căn cứ theo "Điền thương nhật" (填仓日) của Càn Long Đế ngự thi, thì Cao thị được ban Thiều Cảnh hiên (韶景轩) trong Viên Minh Viên, cũng xét trong "Tiết thứ chiếu thường thiện để đương" (节次照常膳底档), thì Cao thị có khả năng ngự ở Chung Túy cung khi ở Tử Cấm Thành.
Tấn phong Hoàng quý phi.
Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (tức ngày 23 tháng 2 dương lịch), Quý phi Cao thị hấp hối, Càn Long Đế ra chỉ dụ nâng lên thành Hoàng quý phi.
Ngày hôm ra chỉ dụ, Càn Long Đế còn nâng địa vị một loạt các phi tần khác, như Nhàn phi Na Lạp thị và Thuần phi Tô thị đều thăng Quý phi, Du tần lên Phi, Quý nhân Ngụy thị lên Lệnh tần. Ngày hôm sau, 24 tháng 1, Càn Long Đế cũng ra chỉ dụ truy phong Triết phi làm Hoàng quý phi, ban hiệu là Triết Mẫn. Sang ngày 25 tháng 1 (tức ngày 25 tháng 2 dương lịch), Hoàng quý phi Cao thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi, chưa kịp có lễ sách phong. Ngày 26 tháng ấy, ban tặng thụy hiệu là Tuệ Hiền Hoàng quý phi (慧賢皇貴妃). Sinh thời Cao thị không có phong hiệu, chỉ khi mất mới có thụy hiệu. Theo Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ Phủ, chữ "Tuệ" Mãn văn đọc là 「ulhisu」, có nghĩa "nhanh nhạy", còn "Hiền" là 「erdemungge」, ý là "Có đức", đây cũng là chữ "Hiền" trong thụy hiệu của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.
Tháng 4, làm lễ sách thụy cho Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi, sai quan tế Thái Miếu hậu điện và Phụng Tiên điện. Sách thụy văn rằng:
Hậu sự.
Hoàng đế tôn trọng.
Năm Càn Long thứ 15 (1752), bà được tạm an trong Tĩnh An trang (静安庄) thuộc Thanh Đông lăng. Sau khi bà mất, Càn Long Đế rất thương tiếc, thường làm thơ điếu tặng bà, gọi là "Tuệ Hiền Hoàng quý phi vãn thi điệp cựu tác xuân hoài thi vận" (慧賢皇貴妃挽诗叠旧作春怀诗韵).
Theo ngự chế thơ của Càn Long Đế, cùng với tế văn Tuệ Hiền Hoàng quý phi của Cao thị, đương thời Cao thị khi còn là Quý phi rất được lòng Càn Long Đế và Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, được đương thời gọi là [Tá trợ Trung cung; 佐助中宫], sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời thì Càn Long Đế còn treo bức họa của Tuệ Hiền Hoàng quý phi bên cạnh tranh của Hoàng hậu trong Trường Xuân cung. Bà cũng là người có hiểu biết thi thơ, rất được Càn Long Đế tán thưởng, gọi là "Vưu đam văn chương" (尤耽文翰). Sau khi Cao thị qua đời, hậu cung lâm vào trạng thái điếu ai trong một thời gian dài. Càn Long Đế cứ đến mỗi ngày giỗ của bà đều làm thơ tiếc thương. Ngoài Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, thì Tuệ Hiền Hoàng quý phi là phi tần duy nhất khiến Càn Long Đế qua nhiều năm vẫn giữ việc viết thơ tưởng nhớ như vậy.
Năm Càn Long thứ 17 (1754), ngày 17 tháng 10 (âm lịch), bà được an táng vào địa cung Dụ lăng, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Bà là một trong số 5 vị hậu phi hiếm hoi được an táng cùng Càn Long Đế trong địa cung của Dụ lăng, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu, Triết Mẫn Hoàng quý phi và Thục Gia Hoàng quý phi. Thần vị của bà được đặt ở trung tâm Tây Noãn các trong Long Ân điện (隆恩殿), phía Tây là bài vị của Thục Gia Hoàng quý phi, và phía Đông là bài vị của Triết Mẫn Hoàng quý phi.
Gia tộc hậu đãi.
Vào năm Gia Khánh thứ 23 (1819), Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế đem dòng họ Tương Hoàng kỳ Cao thị đổi ngọc phả, chính thức sửa tên họ thành Cao Giai thị (高佳氏) cho phù hợp với vị thế Mãn Châu thế gia.
Em trai bà Cao Hằng cùng con trai Cao Phát (高朴), sau khi Tuệ Hiền Hoàng quý phi qua đời bị tội ở triều Càn Long và bị xử tử, song gia đình Cao thị vẫn giữ nguyên địa vị vốn có. Con trai thứ Cao Phương (高枋), Cao Thức (高栻) và Cao Kỷ (高杞) đều vẫn duy trì hôn nhân với gia tộc quyền quý, cụ thể là Cao Kỷ nhậm đến Tổng đốc Thiểm Cam, lại lấy con gái thứ 9 của Tổng đốc Ái Tất Đạt (愛必達) của Nữu Hỗ Lộc thế gia. Con trai Cao Trác (高焯) cũng lấy con gái nhà Hoằng Nghị công phủ Nữu Hỗ Lộc. Thẳng đến hai triều Đạo Quang và Hàm Phong, gia tộc Cao Giai thị vẫn giữ vững vị trí thế gia liệt tộc.
Ngoài ra, nhánh của Cao Thật Minh, bá phụ của Tuệ Hiền Hoàng quý phi vẫn tiếp tục được thiện đãi, thậm chí có phần cao hơn nhánh của Cao Bân. So ra như vậy, dòng dõi Tuệ Hiền Hoàng quý phi vẫn tiếp tục hưng thịnh suốt đời Thanh.
Truy điệu và tế văn.
Tuệ Hiền Hoàng quý phi đại tế văn:
Tuệ Hiền Hoàng quý phi vãn thi, gọi là "Tuệ Hiền Hoàng quý phi vãn thi điệp cựu tác xuân hoài thi vận" (慧贤皇贵妃挽诗叠旧作春怀诗韵), chính là do Càn Long Đế đích thân sáng tác.
Do Tuệ Hiền Hoàng quý phi qua đời vào ngày "Điền Thương nhật" (填仓日; sung lương vào kho), nên hằng năm cứ đến ngày này, Càn Long Đế đều viết thơ thương nhớ bà.
Bài đầu tiên, năm Càn Long thứ 11: | 1 | null |
Lê Ánh Nhật (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1991), thường được biết đến với nghệ danh Miu Lê, là một nữ ca sĩ kiêm diễn viên người Việt Nam. Cô xuất hiện lần đầu vào năm 2009.
Tiểu sử và sự nghiệp.
Miu Lê tên khai sinh là Lê Ánh Nhật, sinh ngày 5 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một gia đình Công giáo, quê quán ở Thừa Thiên Huế. Cô từng học tại Trường Trung học phổ thông Võ Thị Sáu, Thành phố Hồ Chí Minh.
2009 – 2010: Bén duyên với điện ảnh và chuyển hướng sang ca hát.
Miu Lê chia sẻ rằng mẹ của cô bắt cô đi học lớp người mẫu để giảm cân và sửa dáng cho đẹp hơn. Tại lớp học này, Miu Lê được đạo diễn Lê Hoàng chọn để tham gia phim "Thủ tướng" nhưng tiếc là bộ phim không được công chiếu. Sau đó, cô tiếp tục hợp tác với đạo diễn Lê Hoàng trong phim "Những thiên thần áo trắng", và đó là lần đầu tiên cô xuất hiện trước công chúng.
Sau một thời gian, cô chuyển hướng sang ca hát dưới sự quản lý của công ty NewGen Entertainment (cũng là công ty quản lý Khổng Tú Quỳnh) với nghệ danh Miu Lê được ghép từ vai diễn July Miu và họ của cô. Sau đó Miu Lê ra mắt những ca khúc như "Không gian vắng", "Riêng mình em"... nhưng lúc này cô vẫn chưa gây ấn tượng nhiều với khán giả.
2011 – 2013: Thay đổi và được đón nhận.
Năm 2011, Miu Lê tham gia bốn bộ phim là "Thiên sứ 99", "Oan gia đại chiến", "Gia đình dấu yêu" và "Tối nay, 8 giờ!".
Cuối năm 2011, Miu Lê chính thức tách ra khỏi công ty NewGen và gia nhập công ty khác là Avatar Entertainment. Miu Lê thay đổi phong cách khác hoàn toàn so với trước kia, cô cho ra mắt single "Ngày anh xa" và ca khúc "Em nhớ anh" trong single này khá thành công khi đứng đầu nhiều bảng xếp hạng như Zing, Yan... Những sản phẩm tiếp theo của cô cũng nằm trong các bảng xếp hạng âm nhạc.
Năm 2012, Miu Lê lồng tiếng phim "" với nghệ sĩ Chí Tài, sau dự án này cô tham gia chương trình thực tế "12 Cá Tính lên đường xuyên Việt" với những trải nghiệm thú vị.
Năm 2013, Miu Lê ra mắt bộ ba MV "Lặng thầm yêu", "Giả vờ nhưng em yêu anh", "Em vẫn hy vọng", đặc biệt là ca khúc "Giả vờ nhưng em yêu anh" chiếm được nhiều cảm tình của khán giả và ca khúc này lọt top, đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc. Sau dự án này, Miu Lê tham gia hai phim Tết là "Yêu anh! Em dám không?" và "Nhà có 5 nàng tiên". Vào tháng 7, cô lồng tiếng cho phim "Xì Trum 2" với NSƯT Thành Lộc.
2014: Phát hành hai single, một album và liveshow đầu tiên.
Đầu năm 2014, Miu Lê đã cùng nhạc sĩ Only C phát hành single "Ta là cho nhau" nhân dịp Valentine, sau đó cô cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung ra mắt album "Quên như chưa từng yêu". Khoảng cuối năm 2014, cô tiếp tục cho ra mắt single "Mình từng yêu nhau".
Tháng 11 năm 2014, Miu Lê cùng Ngô Kiến Huy tham gia liveshow "Tôi tỏa sáng", đây là liveshow lớn đầu tiên của cô. Sau liveshow này, Miu Lê phát hành MV "Vụt tan đi" và sau MV này cô im ắng suốt một thời gian dài.
2015 – 2017: Bứt phá với "Em là bà nội của anh".
Năm 2015, Miu Lê lồng tiếng cho nhân vật Joy trong phim "Inside Out". Sau đó cô tham gia phim "Em là bà nội của anh", diễn xuất của cô và những ca khúc cô thể hiện trong phim nhận được nhiều đánh giá tích cực. Bộ phim này cũng từng là phim có doanh thu cao nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam.
Năm 2016, Miu Lê trở lại với âm nhạc và làm việc với ekip của nhạc sĩ Only C cho ra mắt ca khúc "Yêu một người có lẽ". Sau đó vào ngày 12 tháng 4, cô ra mắt MV "Anh đang nơi đâu", hợp tác với công ty BPro Entertainment của ca sĩ Trịnh Thăng Bình. Trong năm này, Miu Lê cùng nghệ sĩ Chí Tài tham gia lồng tiếng phim "" và tham gia hai bộ phim là "Bạn gái tôi là sếp" và "Cô gái đến từ hôm qua".
Đầu năm 2017, Miu Lê tham gia phim "Nắng 2" với diễn viên Thu Trang, Hoàng Phi, Trấn Thành và Kiều Minh Tuấn.
Vào ngày 6 tháng 7, Miu Lê phát hành MV "Còn gì giữa chúng ta". Sau đó vào tháng 11, Miu Lê tham gia chương trình "Sao đại chiến" nhưng cô đã rút lui ở tập 6.
2018: Trở lại showbiz với "Muốn".
Vào tối ngày 11 tháng 9 năm 2018, Miu Lê phát hành MV "Muốn" sau gần một năm vắng bóng. Nội dung MV xoay quanh những tai nạn mà một anh chàng xui xẻo gặp phải từ khi lọt vào mắt Miu Lê. Những chuyện khó hiểu liên tục xảy ra, từ cuộc hẹn không như ý đến bị giật điện, "tình cờ" vào một tiệm cắt tóc kỳ lạ đến việc bị rơi vào tay "bác sĩ quái dị" Miu Lê. Thông qua MV, Miu Lê muốn truyền tải thông điệp sẽ tìm mọi cách, dùng mọi phương pháp để có được điều cô muốn. Ca khúc được nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền viết riêng cho Miu Lê. Chất nhạc Latin-pop pha Synth-pop thời thượng và thịnh hành được pha trộn khéo léo, tạo nên sự quyến rũ khá riêng cho giai điệu. | 1 | null |
Chuyển động ném ngang là một chuyển động có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần theo hai trục tọa độ (gốc formula_1 tại vị trí ném, trục formula_2 hướng theo vectơ vận tốc đầu formula_3, trục formula_4 hướng theo vectơ trọng lực formula_5).
Xác định các chuyển động thành phần.
Chuyển động thành phần theo trục formula_2 là chuyển động thẳng đều với các phương trình:
Chuyển động thành phần theo trục formula_4 là chuyển động rơi tự do với các phương trình:
Xác định chuyển động của vật.
Khi tổng hợp hai chuyển động thành phần, ta được chuyển động của vật:
- Quỹ đạo của chuyển động ném ngang có dạng nửa parabol.
- Phương trình quỹ đạo của vật: formula_14
- Thời gian chuyển động: formula_15
- Tầm ném xa: formula_16
- Vận tốc của vật lúc chạm đất: formula_17 hoặc formula_18 | 1 | null |
Triệu Điệu Tương vương (chữ Hán: 趙悼襄王, trị vì 244 TCN - 236 TCN), tên thật là Triệu Yển (趙偃), là vị vua thứ chín của nước Triệu - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Triệu Yển là con thứ của Triệu Hiếu Thành Vương. Năm 251 TCN, thái tử Triệu Dật (Xuân Bình Quân) qua đời, Triệu Yển được vua cha lập làm thái tử.
Năm 245 TCN, Hiếu Thành vương mất, Triệu Yển lên ngôi, tức là Triệu Điệu Tương Vương.
Mở đất Yên.
Triệu Điệu Tương vương không hợp với Liêm Pha mà hợp với Nhạc Thừa (con Nhạc Nghị). Ngay sau khi ông lên kế vị, Liêm Pha đánh hạ được thành Phần Dương, nhưng ông vẫn không ban thưởng mà lại cách chức, cho Nhạc Thừa thay.
Lão tướng Liêm Pha tức giận, mang quân đánh Nhạc Thừa. Nhạc Thừa bỏ chạy. Liêm Pha sợ tội cũng chạy sang nước Ngụy nhưng vua Ngụy không tin dùng.
Nối tiếp vua cha nhiều lần đánh thắng quân Yên, Triệu Điệu Tương vương tiếp tục tấn công Yên để mở rộng đất đai, bù lại những thành trì bị nước Tần chiếm. Năm 243 TCN, Triệu Điệu Tương vương sai Lý Mục đánh nước Yên, chiếm đất Vũ Toại và Phương Thành.
Năm 242 TCN, Yên vương Hỉ dùng người nước Triệu là Kịch Tân làm tướng. Kịch Tân đề nghị Yên vương đánh Triệu, vì Liêm Pha đã bị cách chức, bỏ nước Triệu sang nước Sở. Yên vương Hỷ nghe theo, sai Kịch Tân cầm quân đánh Triệu. Triệu Điệu Tương vương cử tướng Triệu là Bàng Noãn mang quân ra chống Yên. Quân Triệu đánh bại Yên, giết 2 vạn người, bắt sống và giết chết tướng Kịch Tân.
Chống Tần.
Năm 241 TCN, do sự khởi xướng của Bàng Noãn, 5 nước Triệu, Sở, Ngụy, Hàn, Yên hợp tung chống Tần, đánh Hàm Cốc quan, quân Tần xuất kích đánh bại liên quân. Liên quân bèn chuyển sang đánh nước Tề, chiếm được Nhiêu An.
Năm 240 TCN, để củng cố quốc phòng, Triệu Điệu Tương vương chia quân cho các tướng đi trấn giữ các nơi: cho Phó Để giữ Bình Ấp, Khánh Xá giữ Đông Dương, sai quân đội ở Hà Thủy giữ cầu Hà Dương.
Năm 239 TCN, nước Ngụy bị Tần đánh dữ dội, muốn kết thân với Triệu để cùng chống Tần, bèn hiến đất Nghiệp cho nước Triệu.
Năm 236 TCN, quân Triệu lại sang đánh Yên, chiếm thành Ly Dương. Trong khi quân Triệu chưa rút về nước thì nước Triệu bị Tần đánh vào đất Nghiệp. Quân Triệu chủ lực không kịp về cứu, Nghiệp Thành thất thủ. Quân Tần chiếm được quận Thượng Đảng và 9 thành của nước Triệu. Nước Triệu ngày một suy yếu, không còn khả năng chống cự với Tần.
Qua đời.
Nguyên Triệu Điệu Tương vương có người con trưởng là Triệu Gia, nhưng sau yêu người vợ thứ vốn làm nghề hát xướng, sinh ra Triệu Thiên, bèn lập Thiên làm thái tử.
Năm 236 TCN, Triệu Điệu Tương vương mất. Ông làm vua được 9 năm.
Văn hóa hiện đại.
Trong bộ manga Vương giả thiên hạ của tác giả Hara Yasuhisa, Triệu Điệu Tương vương được mô tả là hôn quân với nhân cách lệch lạc và bệnh hoạn. Tam Đại Thiên Lý Mục từng so sánh ông với Trụ Vương nhà Thương và Chu U vương nhà Chu. Cựu Tam Đại Thiên Liêm Pha thì khinh bỉ tới mức cho rằng ông có vấn đề tâm thần, không thể làm người chứ đừng nói tới làm vua một nước.
Khi quân Tần xâm lược Triệu, Nghiệp thành bị vây, ông không thèm đếm xỉa mà còn ra sức ăn chơi trụy lạc. Lý Mục khẩn cầu Điệu Tương vương cho phép 10 vạn quân Hàm Đan đến chi viện Nghiệp thành thì bị từ chối vì lý do ngự lâm quân phải bảo vệ ông ta đến khi ông ta qua đời. Điệu Tương vương mỉa mai Lý Mục và còn mong tất cả người dân ở Nghiệp thành hãy chết đi cho rảnh. Đến khi Nghiệp thành thất thủ, ông đổ hết mọi trách nhiệm cho Lý Mục, sai ngự lâm quân tới bắt và áp giải về để xử trảm.
Cái chết của Điệu Tương vương được hư cấu là bị đầu độc khi đang tắm tiên với các nam hầu nhỏ tuổi. | 1 | null |
Hàn Văn hầu (chữ Hán: 韩文侯; trị vì: 386 TCN – 377 TCN), tên thật là Hàn Du (韓猷) hay Hàn Sơn Bích (寒山碧), là vị vua thứ ba của nước Hàn - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Hàn Du là con trai của Hàn Liệt hầu. Năm 387 TCN, Liệt hầu mất, Văn hầu nối ngôi.
Hàn Văn hầu sau khi lên ngôi đã làm nước Hàn trở nên hùng mạnh và tổ chức các chiến dịch quân sự. Năm 385 TCN, Hàn tấn công nước Trịnh và chiếm Dương Thành. Cùng năm, Hàn lại đánh bại quân Tống, tiến đến Bành Thành, bắt được vua Tống.
Năm 380 TCN và 378 TCN, Hàn liên kết với Nguỵ, Triệu hai lần tấn công nước Tề, tiến đến đất Tang Khâu và Linh Khâu.
Năm 377 TCN, Hàn Văn hầu mất. Ông ở ngôi được 10 năm. Con ông là Hàn Truân Mông lên nối ngôi, tức là Hàn Ai hầu. | 1 | null |
Hàn Ai hầu (chữ Hán: 韓哀侯, trị vì 376 TCN – 374 TCN), là vị vua thứ tư của nước Hàn - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ai hầu tên thật là Hàn Đồn Mông (韓屯蒙), là con trai của Hàn Văn hầu. Năm 377 TCN, Hàn Văn hầu mất, Đồn Mông lên nối ngôi, tức là Ai hầu.
Trị vì.
Từ năm 403 TCN, Chu Uy Liệt Vương đã chính thức phong cho 3 nhà Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu ngang hàng với vua Tấn. Từ đó trên lãnh thổ nước Tấn cũ có 4 nước cùng tồn tại là Tấn, Hàn, Triệu, Ngụy. Năm 376 TCN, Hàn Ai hầu cùng Triệu Kính hầu và Ngụy Vũ hầu phế truất Tấn Tĩnh công, diệt nước Tấn, lấy đất đai chia ba.
Năm 374 TCN, Hàn đem quân đánh nước Trịnh và tiêu diệt nước Trịnh. Sau đó ông thiên đô đến Tân Trịnh (nay là Hà Nam). Lãnh thổ nước Hàn từ đó được mở mang bao gồm miền đông nam Sơn Tây và miền Trung Hà Nam.
Bị giết.
Về cái chết của ông, sử sách ghi chép khác nhau. Theo Tư trị thông giám, Hàn Ai hầu phong Hàn Khôi làm tướng quốc, đại phu Nghiêm Toại ghen ghét Hàn Khôi. Năm 374 TCN, Toại sai sát thủ Triệu Trung Thứ mưu sát Hàn Khôi, Khôi trốn đến tố cáo với Ai hầu. Kết quả là Trung Thứ giết luôn cả Ai hầu.
Còn theo "Sử ký, Hàn thế gia", Ai hầu bị đại phu Hàn Nghiêm giết chết. Trúc thư kỉ niên thì ghi là ông bị tướng quốc là Hàn Sơn Kiên giết.
Sau khi ông chết, con ông là Hàn Ý hầu (còn gọi là Hàn Trang hầu) nối ngôi. | 1 | null |
Hàn Hoàn Huệ vương (chữ Hán: 韩桓惠王, ? - 239 TCN, trị vì: 272 TCN - 239 TCN), còn gọi là Hàn Huệ Vương (韓惠王) hoặc Hàn Điệu Huệ Vương (韩悼惠王) tên thật là Hàn Nhiên (韓然), là vị vua thứ 10 của nước Hàn - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Hàn Nhiên là con trai của Hàn Ly vương, vua thứ 9 của nước Hàn. Năm 273 TCN, Hàn Ly vương qua đời, Hàn Nhiên lên nối ngôi tức Hàn Hoàn Huệ vương.
Yếu thế trước nước Tần.
Hàn Hoàn Huệ vương tiếp tục dùng Trương Bình làm tướng quốc. Năm 272 TCN, nhân khi Yên Huệ vương vừa mất, Hàn Hoàn Huệ vương liên kết với Sở Khoảnh Tương vương và Ngụy An Ly vương cùng tấn công quấy phá nước Yên, sau đó rút lui.
Năm 264 TCN, Tần Chiêu Tương vương phát binh đánh nước Hàn, chiếm đất Hình và xây thành ở đất Bàng. Cùng năm đó, Tần Chiêu Tương vương lại sai Tả thứ trưởng Vương Hột mang quân đánh Hàn. Quân Tần mạnh mẽ, đánh chiếm thành Dã Vương, bao vây quận Thượng Đảng (上黨 - Sơn Tây, Trung Quốc). Tướng giữ Thượng Đảng của nước Hàn là Phùng Đình chống cự không nổi phải cố thủ trong thành. Quân Tần bủa vây Thượng Đảng, cắt đứt đường huyết mạch thông sang núi Thái Hàng, cô lập hoàn toàn Thượng Đảng với phần còn lại của nước Hàn.
Khi Vương Hột đang đánh Thượng Đảng thì cánh quân Tần khác do Bạch Khởi chỉ huy cũng đánh Hàn ở Hình Thành. Quân Hàn bị thua to ở Hình Thành, quân Tần chiếm 9 thành, chém 5 vạn người. Năm sau (263 TCN), Bạch Khởi lại tiến công Nam Dương, đất của Tần mở đến mạn Nam núi Thái Hàng.
Trong khi đó, Thượng Đảng bị vây khốn trong mấy năm, tình thế nguy cấp. Năm 262 TCN, tướng giữ Thượng Đảng là Phùng Đình liệu thế không giữ được, bèn đem thành Thượng Đảng dâng vua Triệu, để làm cho Tần giận Triệu, tất dời quân đánh Triệu, bấy giờ Triệu phải cùng Hàn hợp sức để chống Tần. Triệu vương theo lời Bình Nguyên Quân Triệu Thắng, cho rằng đó là mối lợi lớn nên vui mừng thu nhận.
Vương Hột công phá được Thượng Đảng. Phùng Đình mang dân chạy sang nương nhờ nước Triệu. Tần Chiêu Tương vương sai Bạch Khởi ra thay Vương Hột, đánh tan đại quân Triệu trong trận Trường Bình, giết chủ tướng Triệu Quát và chôn sống 40 vạn quân Triệu.
Năm 256 TCN, Tần lại đánh bại quân Hàn ở Dương Thành và Phụ Thử, sau đó suất quân tiêu diệt nhà Chu. Năm 249 TCN, quân Hàn lại bị Tần Trang Tương vương đánh bại ở Thành Cao và Huỳnh Dương.
Năm 250 TCN, tướng quốc Trương Bình mất. Nước Hàn ngày càng bị thu hẹp. Hàn Hoàn Huệ vương cố đánh chiếm đất đai đã mất nhưng không thành công. Năm 247 TCN, Tần đánh bại Hàn ở Thượng Đảng. Tần lần lượt chiếm Thành Cao, Huỳnh Dương, Thượng Đảng của Hàn. Năm 244 TCN, Tần vương Chính lại đánh Hàn, chiếm 13 thành.
Hàn Hoàn Huệ vương sợ Tần mạnh, bèn gửi Trịnh Quốc tới triều đình nước Tần thuyết phục Tần vương Chính đào kênh đắp mương, mưu dựa vào việc này làm tiêu hao quốc khố của Tần. Tuy nhiên, kênh đào xây xong lại làm Tần ngày càng giàu mạnh thêm.
Năm 239 TCN đó, Hàn Hoàn Huệ vương mất. Ông ở ngôi được 34 năm. Thái tử Hàn An lên nối ngôi, tức là Hàn vương An. | 1 | null |
Jedi là những nhân vật chính trong vũ trụ "Chiến tranh giữa các vì sao". Tổ chức Dòng tu Jedi (Jedi Order) được mô tả là một tổ chức về tu tập, học thuật, mang tính chất trọng dụng nhân tài và phần nào mang tính quân phiệt có từ lâu đời, có nguồn gốc từ khoảng 25.000 năm trước khi diễn ra các sự kiện trong được phát hành trong nhượng quyền thương mại.
Jedi là những người nắm giữ năng lượng "Thần lực" và người phán xử quyền lực được Cộng hòa Galactic giao nhiệm vụ là những người bảo vệ hòa bình và trật tự trong thiên hà "Chiến tranh giữa các vì sao"; họ che chở và bảo vệ tất cả các sinh vật sống có trí khôn, không bao giờ chủ động tấn công. Dòng tu này bao gồm những nhà thông thái; giáo viên, triết gia, nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, nhà ngoại giao và chiến binh. Hệ thống các giá trị đạo đức của Jedi xem sự thuần khiết của suy nghĩ và việc tách rời khỏi cảm xúc là điều cần thiết để đạt được giác ngộ. Triết lý Jedi nhấn mạnh đến việc cải thiện bản thân thông qua kiến thức và trí tuệ, tuân thủ đạo đức bầy tôi và phục vụ vị tha thông qua các hành động vì mục đích từ thiện, ủng hộ quyền công dân và tình nguyện; hệ tư tưởng này là một chủ đề định kỳ trong vũ trụ "Chiến tranh giữa các vì sao". Jedi lên án cảm xúc như nguồn cơn sâu xa của đau khổ phàm tục; họ tin rằng sợ hãi, tức giận và yêu thương khiến chúng sinh lao vào xung đột và ngăn trở những hành động lý trí để thực hiện hành động đúng đắn một cách khách quan. Vũ khí truyền thống của họ là Kiếm ánh sáng, một thiết bị tạo ra plasma giống như lưỡi kiếm được cung cấp bởi tinh thể Kyber hoặc một vật phẩm tạo sự hội tụ khác, ví dụ như Ngọc trai Krayt.
Tổ chức hư cấu này đã truyền cảm hứng cho một phong trào tôn giáo mới trong thế giới thực, Jedi giáo.
Từ nguyên.
Từ "Jedi" được cho rằng đã được George Lucas chuyển thể từ tiếng Nhật 時代劇 (jidaigeki) (nghĩa là phim ảnh 'thời đại' với chủ đề về samurai), hoặc có lẽ chịu ảnh hưởng bởi các từ "Jed" (lãnh đạo) và "Jeddak" (vua) trong loạt truyện Barsoom của Edgar Rice Burroughs, một loạt truyện mà Lucas cân nhắc chuyển thể thành phim.
Bộ phim "Rogue One" gợi ý rằng trong chính thần thoại "Star Wars," từ này nó liên quan đến hành tinh Jedha, nguồn gốc của các tinh thể sử dụng trong lightsaber.
Ảnh hưởng.
George Lucas thừa nhận Jedi, Sith, và các khái niệm khác về Thần lực đã được truyền cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng bao gồm: bộ quy tắc hiệp sĩ, hiệp sĩ giang hồ, võ sĩ đạo samurai, Thiếu Lâm tự, Shaman giáo, chế độ phong kiến, Hindu giáo, khí công, chakra, triết học Hy Lạp cổ đại, thần thoại Hy Lạp, lịch sử La Mã, thần thoại La Mã, nhiều phần từ các tôn giáo Abraham, Nho giáo, Thần đạo, Phật giáo, và Đạo giáo, chưa kể vô số các tiền thân điện ảnh. Các tác phẩm của triết gia Friedrich Nietzsche và nhà thần thoại học Joseph Campbell, đặc biệt là cuốn sách "Người anh hùng với hàng ngàn khuôn mặt" (1949), đã ảnh hưởng trực tiếp đến Lucas và là yếu tố thúc đẩy ông tạo ra 'huyền thoại hiện đại' trong "Chiến tranh giữa các vì sao".
Tổng quát.
Như được miêu tả trong kinh điển, Jedi nghiên cứu và sử dụng Thần lực, để giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Các thành viên của Jedi, hay các Hiệp sĩ Jedi, tôn trọng mọi thực thể sống bằng cách bảo vệ và giúp đỡ những người không thể thực hiện điều đó cho chính họ, cố gắng thúc đẩy các giải pháp hòa bình và không giao chiến với bất kỳ sự thay đổi nào họ gặp phải, chỉ chiến đấu để tự vệ và che chở cho những người mà họ bảo vệ. Bằng cách rèn luyện trí óc và cơ thể, Jedi tìm cách cải thiện bản thân bằng cách tiếp cận với Thần lực mà không bị ngăn trở, đồng thời tìm cách cải thiện những cá nhân và nhóm mà họ tiếp xúc. Như kẻ thù của họ, người Sith, vũ khí chính của Jedi là Kiếm ánh sáng. Tuy nhiên, theo Lucas, "Thần lực thực sự không liên quan gì đến Kiếm ánh sáng. Bất kỳ ai cũng có thể có một thanh Kiếm ánh sáng. Nó chỉ là một vũ khí như súng lục mà thôi."
Qui-Gon Jinn cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về Thần lực trong Tập I khi ông nói với Anakin: "Sự tập trung của cậu quyết định thực tại của cậu." Và sau đó, ông giải thích: "Các midi-chlorian là những dạng sống cực nhỏ cư trú trong tất cả các tế bào của cậu. Và chúng ta là những sinh vật cộng sinh với chúng. Các thực thể sống chung sống với nhau vì lợi ích chung. Không có midi-chlorian, sự sống không thể tồn tại, và chúng ta sẽ không có được những kiến thức về Thần lực. Chúng liên tục nói với chúng ta về việc cho chúng ta biết ý chí của Thần lực. Khi cậu học cách làm dịu tâm trí, cậu sẽ nghe thấy chúng nói chuyện với cậu." Trong Tập IV, Obi-Wan Kenobi nói với Luke Skywalker: "Thần lực là thứ mang lại sức mạnh cho Jedi. Nó tạo ra một trường năng lượng được tạo ra bởi tất cả các sinh vật sống. Nó bao quanh chúng ta, thâm nhập vào chúng ta và gắn kết thiên hà với nhau." "... một Jedi có thể cảm thấy Thần lực chảy qua hắn. Nó [phần nào] điều khiển hành động của cậu, nhưng nó cũng tuân theo mệnh lệnh của cậu."
Câu chuyện về dòng họ Skywalker.
Bộ ba phiên bản gốc.
Jedi được giới thiệu lần đầu tiên trong bộ phim năm 1977 "Chiến tranh giữa các vì sao," như một dòng tu của các chiến binh tu sĩ, những người bảo vệ "hòa bình và công lý trong thiên hà" và nắm bắt lấy Thần lực thần bí. Obi-Wan Kenobi (Alec Guinness) giải thích rằng Đế chế Galactic đã đạt được tất cả trừ việc tiêu diệt Jedi, và tìm cách huấn luyện Luke Skywalker (Mark Hamill) trở thành niềm hy vọng cuối cùng của Dòng tu Jedi. Darth Vader (David Prowse/James Earl Jones) cũng được xây dựng như là kẻ thù chính của Jedi. Đến cuối phim, khi mô tả Trận Yavin, Luke đang trên con đường trở thành một Jedi. Trong phần tiếp theo, "Đế chế phản công", Luke được đào tạo Jedi một cách bao quát từ bậc thầy Jedi già (và còn sống duy nhất) là Yoda (Frank Oz), ngay cả khi anh biết rằng Vader, trên thực tế, là cha anh, cựu Hiệp sĩ Jedi Anakin Skywalker. Bộ phim thứ ba trong bộ ba phim gốc, "Sự trở lại của Jedi", kết thúc với việc Luke cứu rỗi Vader và giúp tiêu diệt Đế chế, do đó hoàn thành định mệnh của mình là một Jedi.
Hai bậc thầy Jedi cuối cùng chết trong các sự kiện của các bộ phim, sau đó họ trở lại với tư cách là những bóng ma Thần lực để giúp Luke.
Bộ ba tiền truyện.
Trong bộ ba phần tiền truyện, nó cho thấy Jedi ở trong thời kỳ đỉnh cao của họ, có trụ sở tại Đền Jedi ở Coruscant, và phải đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của mặt tối của Thần lực và sự trở lại của phe Sith. Trong ' (1999), Bậc thầy Jedi Qui-Gon Jinn (Liam Neeson) đã phát hiện ra cậu bé chín tuổi Anakin Skywalker (Jake Lloyd), người mà ông tin là "Người được chọn"'" từ một tiên tri Jedi, người là định mệnh mang lại sự cân bằng cho Thần lực. Vào cuối phim "Hiểm họa bóng ma", Anakin được ghép đôi với người học việc của Qui-Gon, chàng trai trẻ Obi-Wan Kenobi (Ewan McGregor), người hứa sẽ huấn luyện cậu.
Phần tiếp theo, "", củng cố rằng Jedi đã thề từ bỏ tất cả những ràng buộc tình cảm, bao gồm cả tình yêu lãng mạn, điều được chứng tỏ có vấn đề khi Anakin, nay đã là một thanh niên trẻ (Hayden Christensen), có tình cảm với Padmé Amidala (Natalie Portman). Cuộc Chiến tranh Vô tính, lần đầu tiên được nhắc đến trong bộ phim gốc năm 1977, bắt đầu với hàng trăm Jedi tham gia Trận Geonosis.
Trong ', Yoda tâm sự với Mace Windu rằng lời tiên tri về Người được chọn có thể đã bị đọc sai. Palpatine (Ian McDiarmid), người được tiết lộ là Darth Sidious, thao túng tình yêu của Anakin dành cho Padmé và sự mất lòng tin vào Jedi để khiến anh ta ngả sang phe bóng tối và trở thành người học việc Sith của ông, Darth Vader. Sự lung lạc của Anakin bắt đầu giúp Palpatine săn lùng và tiêu diệt các Jedi, những người gần như bị tiêu diệt trong các sự kiện của "Sự báo thù của người Sith"; chỉ còn Obi-Wan Kenobi và Yoda là một trong số ít Jedi tránh được cuộc thanh trừng ban đầu. Theo tiết lộ trong loạt phim ', mỗi người Vô tính đều được cấy chip để Palpatine sẽ kích hoạt bằng mệnh lệnh Điều 66, một điều luật quy định:Điều này dẫn đến việc những quân nhân Vô tính như Chỉ huy Cody đột nhiên chống lại viên tướng của họ và giết họ, Darth Vader dẫn đầu Quân đoàn 501 để thực hiện "Chiến dịch Hiệp sĩ" ("Operation Knightfall") chống lại Đền thờ Jedi. Palpatine đã thuyết phục người dân Cộng hòa rằng Jedi là những kẻ gây chiến đã trở nên suy đồi, chịu trách nhiệm kéo dài Chiến tranh Vô tính, gán cho họ là tội phạm với tiền thưởng được đặt ra nếu bắt được họ. Darth Vader tiếp tục săn lùng và xử tử gần như mọi Jedi còn sống sót trong những năm đầu của Đế chế, trong cái được gọi là Đại thanh trừng Jedi; chỉ có Yoda sống sót đủ lâu để chết vì tuổi già, và Ahsoka, người đã sống lâu hơn thời Đế chế, trong khi những người khác như Obi-Wan và Kanan đã chết khi chiến đấu.
Bộ ba hậu truyện.
Trong bộ ba phần tiếp theo, những nỗ lực của Luke để khôi phục lại trật tự Jedi đã trở nên tồi tệ hơn khi một trong những người học việc của ông, Ben, cháu trai của anh ta, đã bị Chỉ huy tối cao Snoke lôi kéo về phía bóng tối và trở thành Kylo Ren. Anh quyết tâm tiêu diệt tất cả những gì Luke đã xây dựng, giết chết hầu hết những người học việc của Luke trong quá trình đó và mang theo tất cả các Padawan còn sống sót đi cùng với anh. Sau thất bại của Ren và sự phá hủy Dòng Tân Jedi, Luke phải chịu cảnh lưu vong tự áp đặt ở Ahch-To, tin rằng bản thân và Jedi có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thiên hà.
Trong phần kế tiếp ", người nhặt phế liệu Rey phát hiện ra Luke trên Ahch-to và thuyết phục ông huấn luyện cô theo cách của Thần lực. Trong quá trình đào tạo của mình, Luke mô tả sự ngạo mạn của một dòng dõi Jedi đầy bản lĩnh, một thứ cho phép Darth Sidious vươn lên nắm quyền và loại bỏ gần như tất cả họ. Cô cũng phát hiện ra một số văn bản Jedi cổ ẩn trong một cái cây. Rey biết được sự thật về việc Ben rơi vào bóng tối và tin rằng mình là cơ hội cứu chuộc duy nhất của anh ta. Luke không đi cùng cô ấy, ở lại Ahch-To. Luke cố gắng đốt cái cây, nhưng không thể tự mình làm điều này. Tuy nhiên, Yoda xuất hiện dưới dạng bóng ma Thần lực và đốt cháy cái cây, dạy anh ta rằng thất bại cũng quan trọng như thành công, và những bậc thầy được xác định bởi những người vượt qua chúng. Khi Tổ chức Thứ nhất phát động một cuộc tấn công vào phe Kháng chiến trên Crait, Luke xuất hiện để ngăn chặn các lực lượng sắp tới. Ông và Kylo Ren tham gia vào một cuộc đấu tay đôi trên chiến trường, Ren dường như đánh gục ông. Luke tiết lộ với Ren rằng anh ta đang tự chiếu hình ảnh của chính mình trên khắp thiên hà. Trên Ahch-To, Luke kiệt sức ngồi thiền định, đối mặt với hoàng hôn nhị phân. Ông biến mất và hợp thành một với Thần lực. Rey được cho thấy là đã lấy văn bản Jedi thiêng liêng trước khi cô rời Ahch-To, tiếp tục quá trình rèn luyện.
Tuyển tập và tác phẩm phái sinh.
Trong một cảnh bị hủy từ ", "Hai mươi kẻ lạc lối" ("Lost Twenty") là tên gọi được đặt cho một nhóm các Bậc thầy Jedi—tổng cộng lên tới hai mươi người—đã rời bỏ Dòng tu Jedi trong suốt lịch sử. Mười hai người đầu tiên của Lost Twenty trở thành "Jedi bóng tối" ("Dark Jedi"), những người cuối cùng đã thành lập Đế chế Sith đầu tiên. Trong những năm tiền Chiến tranh Vô tính, Bậc thầy Jedi Dooku đã rời bỏ Dòng tu Jedi do những khác biệt với các Jedi đồng môn, trở thành Bậc thầy Jedi thứ 20 trong lịch sử Dòng tu làm như vậy. Để thể hiện những sai lầm của Jedi, họ đã tạo ra những bức tượng của Jedi sa ngã và đặt chúng vào Kho lưu trữ Đền thở Jedi (Jedi Temple Archives).
Loạt phim hoạt hình "" mô tả các trận chiến của các cuộc Chiến tranh Vô tính, tập trung vào Jedi và các đội quân Vô tính mà họ lãnh đạo chống lại phe ly khai và các thủ lĩnh Sith của nó. của nó tiết lộ rằng Anakin đã đào tạo một người học việc, Ahsoka Tano, giữa "Chiến tranh Vô tính" và "Sự báo thù của người Sith". Các mạch truyện sau khám phá sự thiết lập Mệnh lệnh 66 và sự thao túng của Palpatine với Dòng tu Jedi.
Loạt phim hoạt hình "Star Wars Rebels" tiết lộ rằng Ahsoka và một Jedi tên Kanan Jarrus đã sống sót sau cuộc thanh trừng; Jarrus sau này đã đào tạo một người học việc mới, Ezra Bridger. Loạt phim cũng tiết lộ rằng, sau khi bắt đầu cuộc thanh trừng với Mệnh lệnh 66, Hoàng đế đã ủy thác cho Tòa án dị giáo (Inquisitorius), một nhóm cựu hiệp sĩ Jedi đã chuyển sang phe Bóng tối vì nhiều lý do, để hỗ trợ Darth Vader săn lùng các Jedi còn lại.
Trò chơi video sử thi "" giới thiệu Cal Kestis, một cựu Padawan trốn khỏi Đế chế, người đã vô tình bộc lộ khả năng Thần lực lượng của mình để hỗ trợ ai đó đưa anh ta vào tầm ngắm của những Người điều tra (Inquisitor). Kestis nhận sự giúp đỡ từ Cere Junda, một Hiệp sĩ Jedi khác đang lẩn trốn.
Tham khảo.
Chú thích
Tham khảo | 1 | null |
Charles-François Gounod (; 17 tháng 6 năm 181817 tháng 10 hay 18 tháng 10 năm 1893) là nhà soạn nhạc Pháp. Ông được công chúng biết qua tác phẩm "Ave Maria "chuyển soạn trên tác phẩm của Bach, qua các vở opera "Faust" và "Romeo và Juliette".
Tiểu sử.
Gounod sinh ở Paris. Cha là họa sĩ thiết kế, mẹ là một nghệ sĩ dương cầm. Mẹ của Gounod là người dạy piano đầu tiên của ông, với sự chỉ dạy đó ông đã bộc lộ tài năng âm nhạc. Ông vào học tại Nhạc viện Paris dưới sự giáo dục của Fromental Halévy và Pierre Zimmermann (cũng là cha của Anne, vợ tương lai của ông). Năm 1839, Gounod giành được học bổng Prix de Rome với cantata "Fernand" và đến Italy học nhạc, cha ông là François-Louis Gounod vào năm 1783 cũng nhận được giải nhì của học bổng này trong lĩnh vực hội họa. Trong bốn năm tại Italy, ông đã nghiên cứu âm nhạc của Palestrina và nhạc tôn giáo thế kỉ XVI, những thứ ông không bao giờ hết yêu mến. Những tác phẩm đầu tay của ông chịu ảnh hưởng dòng âm nhạc tôn giáo – thuyết giáo Pere Lacordaire dòng Dominican. Khoảng năm 1846-1847, ông có ý định nghiêm túc về việc tham gia vào giới giáo sĩ, nhưng thay đổi suy nghĩ trước khi thực sự tham giao hội thánh và quay lại với sáng tác. Từ năm 1848, Gounod bắt đầu nghiên cứu nhạc kịch. Qua ca sĩ giọng nữ trung Pauline Viardot, ông được nhận vào nhà hát opera sapho cùng với người viết nhạc kịch là Emile Augier. Hè năm 1850, Gounod viết Memoire d’un ariste. 1852, ông viết La noune sanglante và hoàn thành năm 1854. Những tác phẩm tiếp theo là Ivan le terrieble, La reine de Saba, Mireille và Faust. Vở Faust được công chúng Pháp yêu thích và khán giả rất đông. Opera Faust lan sang Đức và trở thành nổi tiếng thế giới. Vở Romeo và Juliette của Gounod thành công và được diễn suốt năm 1867. Sau này Gounod viết vở Cing Mars theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Alfred de Vigny.
Tác phẩm.
Vở opera Faust.
Johann Wolfgang Goethe viết Faust, nhưng trước ông đã có nhiều người viết về Faust dựa theo cốt truyện dân gian về Faust. Năm 1587 đã có sách "Câu chuyện về bác sĩ Faustus" của Johann Spiess. Sách gây được tiếng vang lớn bởi nó tạo ra rung cảm, tính phiêu lưu nơi người đọc. Sách được dịch sang tiếng Anh năm 1588, sang tiếng Pháp, tiếng Hà Lan năm 1592, sang tiếng Tiệp năm 1611. Nhà văn Anh Christopher Marlow đã viết bi kịch về Faust năm 1890. Ông nhấn mạnh
Đánh giá.
Giới âm nhạc nhận xét: "Gounod đã thành công trong việc tôn tạo, gìn giữ và xây dựng cho nền nhạc kịch Pháp, đưa ra những quy luật chặt chẽ trong âm nhạc mà thế hệ sau xem là một khuôn mẫu, tạo ra một giá trị vô giá cho tiến trình phát triển nền âm nhạc Pháp." | 1 | null |
Vòm Sắt (, ') cũng gọi là "Mũ Sắt" là một hệ thống phòng thủ phòng không di động tầm ngắn được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems. Nó là một hệ thống tên lửa phòng không được thiết kế để đánh chặn tên lửa hoặc rocket tầm ngắn (khoảng 4 đến 70 km) và có quỹ đạo bay hướng đến một khu vực đông dân cư.
Thiết kế.
Hệ thống Vòm Sắt ra đời do cuộc xung đột năm 2006 mà Israel đấu với Hezbollah, tổ chức Hồi giáo có trụ sở ở miền nam Biban. Khi đó, Hezbollah đã phóng hàng nghìn rocket, gây thiệt hại lớn và giết chết hàng chục người Israel.
Hệ thống này là một biện pháp phòng thủ đối phó với mối đe doạ rốc-két nhằm vào dân thường Israel trên đường biên giới phía Bắc và phía Nam, sử dụng công nghệ đầu tiên được sử dụng trong hệ thống SPYDER của Rafael. Vòm Sắt được tuyên bố hoạt động và bước đầu triển khai vào ngày 27 tháng 3 năm 2011 gần Beersheba.
Hệ thống Vòm Sắt cũng có hiệu quả chống lại máy bay lên đến độ cao 32.800 ft (10.000 mét).
Một năm sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Amir Peretz thông báo công ty quốc phòng nhà nước Rafael Advanced Defense Systems sẽ phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới. Họ mất nhiều năm để phát triển khẩu đội pháo này và ra mắt vào đầu năm 2011. Hệ thống Vòm Sắt được thử nghiệm trong chiến đấu lần đầu tiên vào ngày 7 tháng 4 năm 2011, hệ thống đã lần đầu tiên đánh chặn thành công một rốc-két phóng ra từ dải Gaza tới thành phố Beersheba ở miền nam Israel
Ngày 10/3/2012, tờ "The Jerusalem Post" của Israel có bài báo cho rằng hệ thống đã bắn hạ 75% rốc-két phóng từ Gaza mà nhằm vào các khu vực dân cư. Đến tháng 11 năm 2012, hệ thống đã chặn được trên 400 rocket.
Năm 2012-2013, người ta cho rằng Vòm Sắt sẽ được thay thế bằng hệ thống "Raphael Magic Wand".
Hoa Kỳ đã viện trợ 205 triệu USD để giúp Israel chi trả cho hệ thống này.
Mỗi hệ thống Vòm Sắt cần tới khoảng 50 triệu USD chi phí chế tạo và lắp đặt (thời giá 2011). Đến năm 2021, có 10 hệ thống đang hoạt động. Mặc dù trên mạng và báo chí thường viết rằng chi phí chế tạo mỗi quả tên lửa Tamir ở trong khoảng 20.000-40.000 USD, nhưng đó chỉ là giá đã bao gồm trợ cấp từ chính phủ, dữ liệu về chi phí đáng tin cậy cho thấy mỗi tên lửa có giá trên 100.000 USD/quả cho tới 200.000 USD/quả
Tham chiến.
Bộ Quốc phòng Israel tuyên bố Vòm sắt đã đánh chặn thành công 85% mục tiêu kể từ khi triển khai chiến đấu năm 2011. Tuy nhiên, đó là khi hệ thống chỉ phải đối phó với số lượng nhỏ rocket bắn lẻ tẻ. Còn trong cuộc chiến cường độ cao, Vòm Sắt vẫn bộc lộ một số điểm yếu. Hệ thống này phù hợp để đối phó các cuộc tập kích lẻ tẻ (đối phương phóng không quá mấy chục rocket), nhưng thể đối phó với những đợt tấn công ồ ạt gồm hàng trăm rocket, tạo ra số lượng mục tiêu vượt xa số lượng tên lửa đánh chặn.
Một khẩu đội Vòm sắt đầy đủ có khoảng 60-80 quả đạn Tamir, khiến tổng số tên lửa đánh chặn của Israel không quá 1.200 quả. Phong trào Hamas đã tìm ra cách vô hiệu hóa Vòm sắt bằng chiến thuật phóng hàng trăm rocket vào một mục tiêu duy nhất, khiến Vòm Sắt không thể đánh chặn kịp. Năm 2019, tướng Yaakov Amidror, cựu cục trưởng Cục Nghiên cứu Tình báo Quân đội Israel, khi đó thừa nhận lá chắn này đã thất bại trước một loạt rocket bắn ào ạt của Hamas khi chỉ hạ được 240 trong tổng số 690 quả rocket (tỷ lệ bắn hạ chỉ đạt 35%). Trong 11 ngày giao tranh năm 2021, Hamas và các nhóm vũ trang ở Gaza đã phóng 4.070 quả rocket, đã có vài trăm quả vượt qua được sự đánh chặn của Vòm Sắt, khiến 12 người ở Israel thiệt mạng
Về chi phí, tên lửa Tamir có giá 100.000 USD/quả, trong khi các rocket Qassam do Hamas tự chế chỉ có giá 500-600 USD/quả. Để đánh chặn 1 rocket thì cần phải phóng 1 hoặc 2 tên lửa, như vậy để đánh chặn mấy chục nghìn rocket giá rẻ của Hamas, Israel sẽ phải tiêu tốn hàng tỷ USD, vượt quá khả năng ngân sách của nước này. Trong cuộc chiến Israel - Palestine năm 2014, Mỹ đã phải nhận viện trợ khẩn cấp 225 triệu USD để Israel tích trữ tên lửa Tamir, dù Hamas mới chỉ phóng 4.500 quả rocket trong cuộc chiến đó.
Phần lớn hoạt động của Vòm sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng. Tuy nhiên, điều này đã dẫn tới những sự cố bắn nhầm do hệ thống tự động không phân biệt được mục tiêu địch - ta. Năm 2018, 10 tên lửa đánh chặn đã bị khai hỏa khi hệ thống này nhầm lẫn tiếng súng máy của Hamas là một vụ phóng rocket. Trong cuộc chiến năm 2021, hệ thống Vòm Sắt đã bắn rơi 1 chiếc UAV đồng đội Tháng 5/2021, Vòm Sắt đã bắn nhầm vào 1 chiếc F-15 của chính Không quân Israel, dù kíp vận hành đã kịp phát lệnh hủy đạn nhưng mảnh văng từ tên lửa vẫn khiến chiếc phi cơ bị hư hại | 1 | null |
Đường vành đai 3,5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì, Gia Lâm của thành phố Hà Nội và huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên. Tuyến này nằm ngoài đường vành đai 3 và nằm trong đường vành đai 4 so với vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội.
Đường vành đai 3,5 bao gồm các tuyến đường đã xây dựng như sau: đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường quốc lộ 5 kéo dài.
Hiện tại, đường vành đai 3,5 đang được thi công đoạn từ quốc lộ 32 đến đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn huyện Hoài Đức). Tính đến năm 2019, việc thi công đoạn từ cầu Đông Trù đến đường trục khu công nghiệp Bắc Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn huyện Đông Anh), đoạn từ đại lộ Thăng Long đến quốc lộ 21C (đoạn đi qua địa bàn quận Hà Đông) và đoạn đi qua liên khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 - 3 (đoạn đi qua địa bàn huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên) đã được hoàn thành. | 1 | null |
Hộ chiếu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa () là hộ chiếu do chính quyền Trung Quốc cấp cho công dân Trung Quốc để đi lại quốc tế.
Được quy định bởi Luật Quốc tịch của Trung Quốc, hộ chiếu này không được sử dụng cho dân thường du lịch tới Hồng Kông, Ma cau hay Đài Loan,vì đi tới các vùng này không được coi là du lịch quốc tế. Người dân cần một loại Giấy phép Hai chiều để đi tới các vùng này. Cư dân đại lục quá cảnh ở Hồng Kong và Ma Cao khi đi tới các nước khác có thể sử dụng hộ chiếu để đến hai vùng này và ở trong tối đa bảy ngày.
Hộ chiếu Trung Quốc phổ thông mới nhất là "Form 97-2", thay thế "Form 92" và "Form 97-1" trước đó. Hộ chiếu "Form 97-2" gồm 48 trang, là loại hộ chiếu máy đọc được. Hộ chiếu mới nhất có con chíp điện tử, chứa thông tin cá nhân, dấu vân tay và ảnh.
Nội dung.
Thông tin cá nhân bên trong với ảnh màu được in vào dùng công nghệ bảo mật số. Thông tin gồm:
Nội dung trong Hộ chiếu.
Ngôn ngữ trên hộ chiếu là Tiếng Phổ Thông Trung Quốc và tiếng Anh.
Tiếng Trung: Tiếng Anh:
Bản đồ trên hộ chiếu.
Bắt đầu từ năm 2012, hộ chiếu của Trung Quốc thể hiện đường chín đoạn, bao trùm các vùng trên Biển Đông có tranh chấp với Việt Nam và Philippines khiến hai nước này lên tiếng phản đối.
Hiện tại khi cấp visa nhập cảnh cho công dân Trung Quốc, Việt Nam yêu cầu đóng tem visa vào một tờ giấy riêng và bắt đóng thêm 50.000VND. Ngoài ra, bản đồ trên còn bao gồm đảo Đài Loan, và 2 vùng tranh chấp với Ấn Độ là Aksai Chin và Arunachal Pradesh. Phản ứng trước việc này, Ấn Độ bắt đầu dán visa có in hình bản đồ của nước họ, trong đó có hai địa điểm trên, để cấp cho công dân Trung Quốc. Đài Loan cũng lên tiếng phản đối tấm bản đồ của đại lục. Trái lại, bản đồ trên không thể hiện quần đảo Senkaku tranh chấp với Nhật Bản, nên Nhật Bản không đưa ra bình luận hoặc phản đối. | 1 | null |
Markgräflerland là một khu vực ở cuối cùng tây nam Đức, thuộc bang Baden-Württemberg, nằm giữa Breisgau ở phía bắc và Black Forest (Rừng Đen) ở phía đông; phía tây giáp với Pháp và phía nam giáp Thụy Sĩ.
Khu vực lịch sử này hình thành vào ngày 8 tháng 9 năm 1444 khi các vùng Rötteln, Badenweiler và Sausenburg nhập lại.. Lãnh thổ này thuộc công tước của Hachberg-Sausenberg, một nhánh nhà Baden và sau khi không còn công tước của Baden, thuộc công tước của Baden-Durlach.
Nghề trồng nho.
Khu vực này nổi tiếng với các vườn nho. Một giống nho độc đáo là nho Gutedel, hay Chasselas, có thể đã được trồng ở khu vực này từ năm 1780 từ Vevey Thụy Sĩ; giống nho này cũng được trồng ở một vài nơi thuộc bờ bắc của hồ Constance. Các giống phổ biến khác cũng được trồng trong vùng như Müller-Thurgau, Grau Burgunder (Pinot Gris), Weiss Burgunder (Pinot Blanc), Spätburgunder (Pinot Noir) và Weissherbst. Các sản phẩm nông nghiệp khác gồm măng tây (white asparagus) và anh đào (cherry).
Thành phố và thị trấn.
Markgräflerland gồm các địa danh sau
Auggen, Badenweiler, Ballrechten-Dottingen, Betberg, Binzen, Britzingen, Buggingen, Dattingen, Dossenbach, Efringen-Kirchen, Eimeldingen, Gersbach, Hach, Hartheim am Rhein, Hammerstein, Hausen, Heitersheim, Hofen, Hügelheim, Inzlingen, Kandern, Kleinkems, Lörrach, Malsburg, Marzell, Müllheim, Neuenburg, Neuenweg, Riedlingen, Schliengen, Schopfheim, Seefelden, Steinen, Sulzburg, Tegernau, Vögisheim, Weil am Rhein, Wies, Wieslet, Weitenau, Wollbach. | 1 | null |
Hộ chiếu Việt Nam là hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam để đi lại quốc tế. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu quốc gia được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam không cần thị thực. Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được sử dụng thay thế Căn cước công dân. Cơ quan quản lý và cấp hộ chiếu cùng các giấy tờ đi lại quốc tế của Việt Nam là Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an.
Lịch sử.
"Nghị định số 389/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu", do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hộ chiếu Việt Nam. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định chặt chẽ về việc cấp hộ chiếu và quản lý hộ chiếu rất nghiêm ngặt. Các điều kiện của hộ chiếu như thời hạn, đối tượng được cấp, quy định về việc sử dụng chỉ được nới lỏng từ sau Đổi mới.
"Nghị định số 389/TTg ngày 27 tháng 10 năm 1959 quy định việc cấp hộ chiếu" có các quy định như sau:
"Nghị định số 38-CP ngày 22 tháng 2 năm 1966 quy định về việc cấp hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông cho những người đi ra nước ngoài về việc công" nêu các trường hợp không được cấp hộ chiếu ngoại giao, các trường hợp được cấp hộ chiếu phổ thông rất hạn chế, và cũng chỉ đi việc công mới được cấp hộ chiếu:
Hơn 30 năm sau, "Nghị định số 389/TTg năm 1959" mới hết hiệu lực và được thay thế bởi "Nghị định Số 48-CP năm 1993 Về hộ chiếu và thị thực" do Thủ tướng Phan Văn Khải ký. Nghị định này chính thức hợp pháp hóa những thủ tục xuất nhập cảnh đã được làm từ lâu nhưng không có văn bản pháp luật quy định, đồng thời thể hiện tinh thần hội nhập quốc tế và chính sách đã thông thoáng hơn rất nhiều về việc đi ra nước ngoài của công dân.
Tuy nhiên việc được phép xuất cảnh và xin cấp hộ chiếu vẫn còn rất khó khăn. "Nghị định số 24/CP ngày 24 tháng 03 năm 1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh" quy định về việc quyết định cho xuất cảnh (tức là cấp hộ chiếu và thị thực xuất cảnh):
"Nghị định Số 05/2000/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam" năm 2000 tiếp tục có những điều khoản tiến bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế về hộ chiếu:
Các quy định hiện hành về hộ chiếu được xác định bởi hai văn bản "Nghị định Số 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam" và "Nghị định Số 94/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam". Hộ chiếu Việt Nam hiện nay được sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) có dòng mã để dùng máy đọc tại các cửa khẩu quốc tế.
Các loại hộ chiếu Việt Nam.
Các quy định hiện hành về hộ chiếu quốc gia bao gồm: hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao được liệt kê lần lượt dưới đây
Hộ chiếu phổ thông.
Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam.
Hộ chiếu phổ thông cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Hộ chiếu công vụ.
Hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp, được gia hạn 1 lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày. Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền cử ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó.
1. Cán bộ, công chức, viên chức quản lý, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị dưới đây:
a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Các Ban trực thuộc Trung ương Đảng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập;
- Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc tỉnh.
b) Thuộc Quốc hội:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Ban, Viện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước.
c) Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Thuộc Chính phủ:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.
đ) Tòa án nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
e) Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện).
g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
h) Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
i) Trong các cơ quan của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
k) Trong các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội:
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành trung ương và Công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn, Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp huyện;
- Hội Nông dân Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
l) Người được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển sang giữ chức vụ chủ chốt tại các hội mà vẫn xác định là công chức.
m) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
n) Cán bộ, công chức, thành viên của Văn phòng Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
o) Công chức, viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
3. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài.
4. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại Khoản 3 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
Hộ chiếu công vụ cấp cho con dưới 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn. Hộ chiếu công vụ không cấp cho những người được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.
Hộ chiếu ngoại giao.
Hộ chiếu ngoại giao có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp, được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi.
1. Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng;
- Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương;
- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Trợ lý ủy viên Bộ Chính trị.
2. Thuộc Quốc hội:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- Tổng kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước;
- Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Đại biểu Quốc hội;
- Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thuộc Chủ tịch nước:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
- Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
- Đặc phái viên, Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước.
4. Thuộc Chính phủ:
- Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tổng cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan nhà nước tương đương cấp Tổng cục; sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.
5. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
6. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
7. Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
10. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
11. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
12. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 10 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác.
13. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định có thời hạn từ 1 đến 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi người con đó đủ 18 tuổi và không được gia hạn. Hộ chiếu ngoại giao không cấp cho những người được cử đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 6 tháng.
Các giấy tờ đi lại khác.
Ngoài Hộ chiếu quốc gia, trong một số trường hợp, công dân Việt Nam còn có thể được cấp một số loại giấy tờ đi lại quốc tế khác bao gồm:
Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thủy nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu thuyền viên được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày.
Hiện tại Việt Nam đã ngừng cấp hộ chiếu thuyền viên.
Giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó.
Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Giấy thông hành hồi hương cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam.
Giấy thông hành cấp cho công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài để nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam trong những trường hợp sau đây:
Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Quy định về cấp hộ chiếu và giấy tờ xuất nhập cảnh.
Hộ chiếu phổ thông.
Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an.
Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):
a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
- Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
- Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị.
Hiện nay Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an Thành phố Hà Nội và Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã có trang mạng đăng ký làm thủ tục cấp Hộ chiếu trực tuyến.
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định;
- Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
- Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi.
Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu của mình.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Giấy thông hành nhập xuất cảnh.
- 01 tờ khai “Đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh” theo mẫu;
- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng, trong đó 01 ảnh dán vào tờ khai.
- Đối với trẻ em dưới 14 tuổi, tờ khai phải do bố, mẹ hoặc người giám hộ khai và ký thay, nộp kèm theo bản sao giấy khai sinh và bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa trẻ em với người giám hộ. Tờ khai phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi trẻ em thường trú hoặc tạm trú và đóng dấu giáp lai ảnh.
- Người nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để kiểm tra, đối chiếu.
Trường hợp cấp lại Giấy thông hành nhập xuất cảnh thì phải nộp lại giấy thông hành đã được cấp, nếu giấy đó còn thời hạn.
- Công dân Việt Nam có nhu cầu cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh, nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc. "(Cụ thể là Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên)"
- Thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy thông hành nhập xuất cảnh là 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Người được cấp giấy thông hành nhập xuất cảnh phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính."(50.000 đồng/giấy)"
Hiện nay tại các khu vực gần cửa khẩu sang Trung Quốc có các dịch vụ làm giấy thông hành nhập xuất cảnh nhanh chóng, tiện lợi.
Nội dung trong Hộ chiếu.
Hộ chiếu Việt Nam gồm 48 trang và hai trang bìa có ghi chú.
Trang bìa đầu tiên của Hộ chiếu Việt Nam có ghi như sau:
và phần dịch sang tiếng Anh là:
Trang thứ hai là trang cung cấp thông tin nhận dạng, gồm ảnh và các thông tin như sau
Hộ chiếu điện tử.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam nhằm cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân. Thời gian thực hiện Đề án: 4 năm, chia 2 giai đoạn:
a) Giai đoạn I (2 năm, từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 12 năm 2012): đầu tư cho sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử ở trong nước.
b) Giai đoạn II (2 năm, từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014): đầu tư cho mở rộng phát hành hộ chiếu điện tử ra các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và triển khai việc kiểm soát hộ chiếu điện tử tại các cửa khẩu.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa hề có một thông tin nào về việc phát hành Hộ chiếu điện tử Việt Nam hay việc hủy bỏ đề án được Bộ Công an công bố. Chỉ có một số rất ít cơ quan báo chí đã lên tiếng về vấn đề này.
c) Việt Nam chuẩn bị chuyển sang sử dụng hộ chiếu gắn chip điện tử, nâng tầm cuốn hộ chiếu với công nghệ tiên tiến. Cụ thể, các công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi có quyền chọn hộ chiếu gắn chíp điện tử. Riêng các công dân dưới 14 tuổi vẫn sẽ sử dụng hộ chiếu phổ thông mà không có gắn chíp. Hình thức hộ chiếu mới này sẽ được áp dụng từ 01/07/2020 tới. Loại hộ chiếu này không bắt buộc mà tùy thuộc vào lựa chọn của những người xuất nhập cảnh có nhu cầu hay không. Với hộ chiếu có gắn chíp, các nội dung về cá nhân sở hữu sẽ được mã hóa vào chíp, bao gồm cả chữ ký số của người cấp. Điều này không chỉ thuận lợi hơn cho công dân trong việc làm thủ tục xuất nhập cảnh, mà còn tạo điều kiện cho việc xét cấp thị thực, nhập các nước dễ dàng hơn.
Từ ngày 14/08/2021, công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu gắn chip điện tử. Trong đó, hộ chiếu gắn chip điện tử phổ thông sẽ được chuyển từ màu xanh lá đậm sang màu xanh tím, bên trong được in chìm các hình ảnh cảnh đẹp của Việt Nam.
Tranh cãi.
Từ tháng 7 năm 2022, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chip theo mẫu mới cho người dân. Mẫu hộ chiếu này có 50 trang bao gồm 2 trang bìa màu tím than. Bộ Công an nhấn mạnh mẫu hộ chiếu phổ thông loại mới có nhiều cải tiến hơn so với mẫu cũ về trang trí, kỹ thuật và mức độ bảo mật. Ngoài ra, những địa danh nổi tiếng, đặc trưng nhất của Việt Nam như đền Hùng, vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, bến cảng Nhà Rồng, cột cờ Lũng Cú... được in lên các trang bên trong hộ chiếu.
Tuy nhiên hộ chiếu mới không ghi nơi sinh ở dạng chữ như hộ chiếu cũ. Để tra nơi sinh phải tra cứu 3 chữ số đầu trong số định danh cá nhân trong bảng mã tỉnh thành. Do đó một số quốc gia đã tạm dừng cấp thị thực và/hoặc từ chối nhập cảnh cho người có hộ chiếu Việt Nam mẫu mới:
Ngoài ra Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg yêu cầu người xin thị thực phải dùng hộ chiếu có bổ sung thông tin nơi sinh. | 1 | null |
Cá khế vằn, tên khoa học Gnathanodon speciosus, là một loài cá thuộc họ Cá khế. Nó là loài cá biển lớn và là loài duy nhất của chi Gnathanodon. Loài cá này phân bố rộng khắp ở các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng biển của Ấn Độ và Thái Bình Dương, từ Nam Phi ở phía tây Trung Mỹ ở phía đông, kéo dài Nhật Bản ở phía bắc và Úc ở phía nam. Loài này chủ yếu là sống ở vùng biển ven bờ nơi nó sinh sống ở cả rạn san hô và đáy biển có cát. Loài này có thể dài tới 120 cm và nặng đến 15 kg. Lúc còn chưa trưởng thành chúng bơi thành bầy, thường theo gần các đối tượng lớn hơn bao gồm cá mập và sứa. Loài sử dụng hàm có thể căng ra để hút con mồi từ cát hoặc rạn san hô, và ăn nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân mềm. Chúng tập hợ đẻ trứng vào ban đêm tại những thời điểm khác nhau trong năm trên toàn phạm vi của nó. Loài cá khế vàng này là một thủy sản có tầm quan trọng ở Trung Đông và có tầm quan trọng nhỏ ở các khu vực khác. | 1 | null |
Hộ chiếu Hoa Kỳ là hộ chiếu được cấp cho công dân và không phải công dân Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ. được phát hành duy nhất bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Bên cạnh việc cấp hộ chiếu (dạng cuốn sổ), cơ quan này cũng cấp thẻ hộ chiếu sử dụng hạn chế với yêu cầu tương tự.
Hộ chiếu dạng cuốn sổ của Hoa Kỳ có giá trị cho việc đi lại của người Mỹ bất cứ nơi nào trên thế giới, mặc dù đi đến một số nước và/hoặc cho các mục đích nhất định có thể đòi hỏi phải có thị thực và chính nước Mỹ hạn chế công dân của đến hoặc tham gia vào các giao dịch thương mại ở một số nước. Hộ chiếu phù hợp với các tiêu chuẩn đề nghị (ví dụ như kích thước, cấu tạo, bố trí, công nghệ) của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Có năm loại có sổ hộ chiếu, BBộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ban hành hộ chiếu sinh trắc học như tiêu chuẩn kể từ tháng 8 năm 2007, mặc dù hộ chiếu không phải sinh trắc học có giá trị cho đến ngày hết hạn của nó. Hộ chiếu Hoa Kỳ là tài sản của Chính phủ Hoa Kỳ. | 1 | null |
Hộ chiếu Nga có hai loại: "hộ chiếu trong nước" cấp cho công dân Liên bang Nga cho mục đích nhận dạng xác nhận, "hộ chiếu quốc tế" được cấp với mục đích đi lại quốc tế.
Hộ chiếu trong nước.
Hộ chiếu trong nước là tài liệu nhận dạng chính cho công dân Liên bang Nga cư trú ở Nga. Nó được phát hành lần đầu cho người đủ tuổi 14 bởi Cục di trú Liên bang Nga, và đã được gia hạn trong độ tuổi từ 20 đến 45. Mọi công dân trên 14 tuổi cư trú tại Nga được yêu cầu phải có hộ chiếu nội địa hợp lệ.
Hộ chiếu có chứa họ tên, giới tính, ngày sinh và nơi sinh và một bức ảnh của người được cấp. Nó cũng chứa các nhận xét về đăng ký địa chỉ nhà của người sở hữu, nghĩa vụ quân sự, tình trạng hôn nhân, trẻ em dưới 14, hộ chiếu trong và ngoài nước khác do các nhà chức trách Nga, nhóm máu (tùy chọn) và số đối tượng nộp thuế cá nhân (cũng là tùy chọn). Bất kỳ nhận xét trái phép làm hộ chiếu không hợp lệ. Tất cả các dữ liệu được ghi bằng tiếng Nga.
Cảnh sát Nga đôi khi sẽ làm kiểm tra ID ngẫu nhiên để tìm ra kẻ trốn tránh nghĩa vụ quân sự, người nhập cư bất hợp pháp, những người không có đăng ký thích hợp...
Hộ chiếu nội địa của Nga cũng là một tài liệu nhận dạng hợp lệ trong Belarus, Kazakhstan và Ukraina, ngoài ra người có hộ chiếu loại này được tự do nhập cảnh nước cộng hòa Abkhazia và Nam Ossetia. Hộ chiếu để đi ra nước ngoài (trong tiếng Nga: заграничный паспорт, "zagranichny pasport đôi khi được dịch là "hộ chiếu quốc tế" hoặc "hộ chiếu nước ngoài") là cần thiết để đi ra nước ngoài tất cả các nước khác.
Trong tháng 11 năm 2010 Cục di trú Liên bang Nga đã ra một thông báo khả năng hủy bỏ hộ chiếu nội địa với sự thay thế bằng thẻ căn cước bằng nhựa hoặc thay thế bằng bằng lái xe.
Tính đến tháng 10 năm 2012, thông tin này đã được xác nhận. Bắt đầu từ 01 tháng 1 năm 2013, hình thức giấy tờ gọi là thẻ điện tử phổ thông () sẽ được phát hành. Đến năm 2015, chúng hoàn toàn thay thế hộ chiếu cũ nội bộ.
Hộ chiếu quốc tế.
Hai loại hộ chiếu hiện đang được phát hành tại Nga: loại hộ chiếu cũ và hộ chiếu sinh trắc học kiểu mới. Hộ chiếu kiểu cũ có hiệu lực chỉ có 5 năm, hộ chiếu sinh trắc học đã ban hành trước ngày 1 tháng 3 năm 2010 cũng là giá trị 5 năm. Hộ chiếu sinh trắc học hiện đại phát hành sau ngày 01 tháng 3 năm 2010 có hiệu lực trong 10 năm và cũng đã tăng số lượng trang 46 (từ 36 cho hộ chiếu kiểu cũ).
Công dân có thể bị từ chối hộ chiếu để đi ra nước ngoài, và do đó quyền rời khỏi nước Nga nếu nếu người đó:
Trẻ em dưới 18 tuổi đi mà không được đi kèm với ít nhất một phụ huynh phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả cha lẫn mẹ được dịch sang ngôn ngữ chính thức của nước sở tại với cả hai bản gốc và bản dịch có xác nhận của công chứng.
Ngoài "hộ chiếu zagranichny" tiêu chuẩn, có ba loại hộ chiếu với mục đích đặc biệt để đi ra nước ngoài: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (phát hành cho nhân viên của chính phủ ra nước ngoài vào cho mục đích công vụ) và hộ chiếu của thủy thủ. | 1 | null |
Hộ chiếu Pháp (tiếng Pháp: "Passeports français") tài liệu nhận dạng được cấp cho công dân Pháp. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người mang đi quốc tế và phục vụ như là dấu hiệu của quốc tịch Pháp (nhưng không bằng chứng; sở hữu của một hộ chiếu Pháp chỉ thiết lập các giả định quốc tịch Pháp theo luật của Pháp), hộ chiếu tạo điều kiện cho quá trình đảm bảo hỗ trợ từ các nhân viên sứ quán Pháp ở nước ngoài hoặc các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu trong trường hợp không có viên lãnh sự Pháp, nếu cần thiết.
Năm 2022, công dân Pháp có thể nhập cảnh 188 quốc gia mà không cần thị thực (visa) hoặc với thị thực được cấp ở nơi đến. Công dân Pháp có thể sống và làm việc ở bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh châu Âu do kết quả của quyền tự do di chuyển và cư trú được cấp trong Điều 21 của Hiệp ước Liên minh châu Âu.
Miễn thị thực.
Yêu cầu thị thực đối với công dân Pháp là yêu cầu chính quyền bởi các nước khác đưa ra với công dân Pháp để họ nhập cảnh. Năm 2022, Công dân pháp được miễn thị thực hoặc có thể xin thị thực tại cửa khẩu tại 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, do đó hộ chiếu Pháp xếp hạng thứ 5 theo Henley & Partners / Chỉ số giới hạn thị thực. | 1 | null |
Cá khế mõm ngắn (danh pháp hai phần: Carangoides malabaricus) là một loài cá biển thuộc họ Cá khế. Nó phân bố khắp Ấn Độ Dương và phía tây Thái Bình Dương từ Nam Phi ở phía tây đến Nhật Bản và Úc về phía đông, chúng sinh sống ở những rạn san hô vịnh cát trên thềm lục địa. Cá khế mõm ngắn tương tự như nhiều của những loài khác trong chi "Carangoides", với số lượng lược mang và màu xám nâu của lưỡi. Cá khế mõm ngắn là một động vật ăn thịt, ăn một loạt các loài cá nhỏ, cephalopoda và giáp xác. Là loài có tầm quan trọng kinh tế nhỏ trong suốt phạm vi của nó
Cá khế mõm ngắn là một trong 20 loài trong chi "Carangoides".
Loài này được miêu tả khoa học lần đầu bởi các nhà ngư học người Đức Marcus Elieser Bloch và Johann Gottlob Schneider trong tập năm 1801 "Systema Ichthyologiae iconibus cx illustratum", một cuốn sách phân loài có hiệu lực cho nhiều loài cá. Loài này ban đầu được xuất bản dưới danh pháp "Scomber malabaricus", nhưng đã tỏ ra sai và được chuyển sang chi "Caranx", và cuối cùng là chi "Carangoides" bởi Williams và Venkataramani vào năm 1978, và giữ nguyên từ đó. Loài này cũng được miêu tả lại hoàn toàn hai lần trong lịch sử, lần đầu tiên bởi Williams vào năm 1958 dưới cái tên "Carangoides rectipinnus", và một lần nữa vào năm 1974 bởi Kotthaus, người đã đặt tên cho loài "Carangoides rhomboides". Các danh pháp này được xem là đồng nghĩa theo quy định ICZN và do đó bị bỏ qua. | 1 | null |
Đầm lầy nước lợ hay đồng lầy nước lợ là một dạng đầm lầy hình thành khi dòng nước ngọt dồi dào giúp giảm bớt độ mặn của nước và biến nước biển thành nước lợ. Thường thì đầm lầy nước lợ hình thành dọc theo các dòng sông ven biển ở phía thượng nguồn của đầm lầy ngập mặn hoặc ở gần các cửa sông có lưu lượng nước ngọt lớn đổ vào vịnh và eo biển. Độ mặn trung bình của nước trong đầm lầy dao động từ 0,5‰ (phần nghìn) đến 18‰. | 1 | null |
Cá cam Nhật Bản hay còn gọi là Amberjack, Yellowtail Kampachi, Hamachi hoặc buri (鰤) (danh pháp khoa học: Seriola quinqueradiata) là một loài cá biển trong họ Cá khế, phân bố có phạm vi phân bố trong tự nhiên từ miền đông bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản đến quần đảo Hawaii, chủ yếu ở Nhật Bản, có cả ở quần đảo Hawaii và Baja California. Cá Hamachi được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Amberjack, Yellowtail Hamachi, Buri, cá đuôi vàng nhưng phổ biến nhất vẫn là cái tên cá Hamachi.
Đặc điểm.
Cá cam là giống cá sống trong vùng nước ôn hòa quanh khu vực biển ở Nhật Bản. Loại cá này ăn những loài cá và trùng nhỏ nơi đại dương, chúng săn bắt, kiếm ăn suốt cả mùa hè để dành dụm chất dinh dưỡng cho mùa đông dài.Loại cá này thường ăn những sinh vật nhỏ nơi đại dương và tiết kiệm năng lượng trong suốt mùa hè chuẩn bị cho mùa đông dài. Cá trông bề ngoài óng ánh và chắc nịch. Hương vị cá rất đặc biệt, tươi mỡ màng với từng thớ thịt săn với lớp mỡ ngậy li ti xen kẽ. Cá có vị ngon và nguồn dinh dưỡng nhiều. Ngoài lượng protein dồi dào, cá Cam Nhật Bản còn chứa nhiều vitamin A, vitamin nhóm B, beta-caroten và nhiều nhóm chất dinh dưỡng khác. Cá Hamachi không chỉ có vị ngon mà còn chứa nhiều nguồn dinh dưỡng. Trong cá chứa lượng protein dồi dào, nhiều vitamin A, vitamin B, chất beta-caroten và nhiều chất dinh dưỡng khác
Khai thác.
Hầu hết cá cam được nuôi chủ yếu tại Nhật Bản (nơi ngành này bắt đầu từ khoảng 50 năm trước đây) và ở Úc. Cá cam thường được nuôi lồng ở một số gần đất liền và một số ở ngoài biển. Một số bể nuôi thử nghiệm trên đất liền cũng đang được triển khai với cả hai loài cá. nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản đã tiến hành việc nuôi thử nghiệm cá Hamachi trong môi trường biển gần đất liền. Cá cam đang ngày càng được ưa chuộng để làm món sushi. Người ta gọi sashimi cá cam (hay Kampachi Sashimi) là món ăn của mùa thu. Để giữ vị ngon, đầu bếp Nhật Bản chỉ chế biến theo hai cách hoặc món sashimi cá sống hoặc món nigiri sushi. Món Hamachi sashimi thơm ngon đang được nhiều người tại Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng bởi độ thơm ngọt kết với vị béo vốn có từ thịt cá. Bên cạnh thưởng thức các món Sashimi đậm chất tươi ngon và bổ dưỡng, nhiều các cách chê biến khác nhau, điển hình phải kể đến món đầu cá nướng bổ dưỡng. Cá Hamachi có một phần ửng đỏ, còn lại là thịt trắng bóng, nhìn chung là loại khá đắt tiền. | 1 | null |
Hãy Cười Lên Nào (tiếng Anh: "Kimchi Cheese Smile", tiếng Hàn: "김치 치즈 스마일") là một bộ phim truyền hình thuộc thể loại sitcom được sản xuất bởi hãng MBC của truyền hình Hàn Quốc. Bộ phim kể về những câu chuyện thường ngày xảy ra trong gia đình, những vấn đề đó lại tạo nên tiếng cười từ những ứng xử của nhân vật.
Nội dung.
Ở Hàn Quốc, khi chụp hình, để nói "Hãy cười lên nào", người ta hay nói "Kimchi" vì khi phát âm chữ "chi", môi mở rộng ra theo hình dáng đang cười. Lấy ý tưởng từ phong cách bình dân và truyền thống đó, bộ phim "Hãy cười lên nào" được ra đời với nhiều tình huống hài hước xảy ra trong cuộc sống gia đình.. Shin Byung Jin – con trai của ông Shin Goo - quản lý một studio chụp hình, sống trong một gia đình tầng lớp bình dân đem lòng yêu cô gái Jung Soo Young con bà Eun Sook sống trong một gia đình giàu có. "Kimchi" đại diện cho gia đình Shin Goo còn "cheese" đại diện cho gia đình của Eun Sook. Hai gia đình với phong cách sống hoàn toàn khác nhau nhưng lại trở thành thông gia với nhau gây nên sự mâu thuẫn, đối đầu trong lối sống của họ. Tuy nhiên sự kết hợp tưởng chừng như là khập khiễng này lại tạo ra những tiếng cười khi họ đều cùng phát âm "chi" mỗi ngày trong studio chụp hình
Trình chiếu tại Việt Nam.
Sau thành công vang dội của bộ phim "Gia đình là số 1" phần 1 và phần 2, thể loại phim hài tình huống Sitcom đã lên ngôi và bùng lên cơn sốt trong lòng khán giả hâm mộ. Ngày 26 tháng 8 năm 2012 bộ phim được chính thức phát sóng trên kênh HTVC Gia Đình với tên tiếng việt là "Hãy cười lên nào" vào lúc 19h30 hằng ngày. | 1 | null |
Gia đình Buddenbrook (tên tiếng Đức: "Buddenbrooks"), xuất bản năm 1901 là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Thomas Mann. Tiểu thuyết còn có phụ đề Sự suy tàn của một dòng họ (tiếng Đức: "Verfall einer Familie"). 28 năm sau, vào năm 1929, tiểu thuyết này mang lại cho Thomas Mann giải thưởng Nobel văn học.
Nội dung.
Tác phẩm kể về sự suy tàn của hãng xuất nhập khẩu ngũ cốc Johann Buddenbrook, nhưng thực chất là kể về gia đình, tổ tiên của Thomas Mann ở thương cảng nổi tiếng Lübeck. Bốn thế hệ của dòng họ Buddenbrook - một dòng họ tư sản thương nghiệp giàu có ở Lübeck - bị suy sụp hoàn toàn trong bối cảnh cạnh tranh của tư bản đế quốc chủ nghĩa (trong tiểu thuyết: bắt đầu từ 1835 và kết thúc vào năm 1876), cứ dần dần lụn bại trên thương trường, suy sụp trong đạo lý và văn hóa. Hãng Johann Buddenbrook do Johann Bố, rồi đến Johann Con, kế đến là Thomas làm chủ hãng. Khi Thomas đột ngột chết sau khi nhổ răng và bị té ngã ngoài phố thì công ty Johann Buddenbrook suy sụp. Người em máu nghệ sĩ là Christian không lo nối nghiệp thương gia, mà chỉ phung phí tài sản (ăn chơi trác táng) mà mình được thừa hưởng và kết thúc cuộc đời ở trong nhà thương điên. Người chắt đích tôn của dòng họ Buddenbrook là Hanno (con út của Thomas). Cậu chắt này chỉ đam mê âm nhạc như mẹ đẻ Gerda Buddenbrook mà chẳng mơ tưởng gì đến việc nối nghiệp thương gia của dòng họ Buddenbrook,cậu qua đời vì bệnh thương hàn.
Nghệ thuật.
Người ta thấy rõ chủ nghĩa bi quan trong tiểu thuyết, nhưng cũng chính tiểu thuyết cho ta thấy cảnh buôn bán tấp nập và cảnh suy tàn của thương nghiệp ở thành phố cảng tự do của Đức bên bờ biển Baltic. Với cách hành văn đầy hài hước và trìu mến, Thomas Mann đã vẽ một bức tranh tâm lý xã hội ở thương cảng quê hương mình - một mô hình của quá trình suy sụp trên thương trường - nhìn theo một góc độ nào đó (việc miêu tả sự suy sụp toàn diện) thì tiểu thuyết có những nét của tự nhiên chủ nghĩa. Thomas Mann nhìn sự vật với cái tâm và cái tình của một con người có đạo nghĩa.
Tiểu thuyết kể về dòng họ là loại tiểu thuyết rất thịnh hành ở châu Âu trong thế kỷ XIX. Tiểu thuyết đã dịch sang tiếng Việt với tên "Gia đình Bút-đen-bruc", Trương Chính dịch, Nhà xuất bản Lao động, 1979. | 1 | null |
Vườn quốc gia Dãy núi Rwenzori là một vườn quốc gia ở Uganda và là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm trong Dãy núi Rwenzori. Với diện tích gần , vườn quốc gia là nơi có đỉnh Stanley, là đỉnh núi cao thứ ba tại châu Phi, cùng nhiều thác nước, sông, hồ khiến nơi đây trở thành một trong những khu vực núi non đẹp nhất của châu Phi. Vườn quốc gia còn là môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cùng một hệ thực vật vô cùng phong phú.
Lịch sử.
Rwenzori là vườn quốc gia được thành lập vào năm 1991. Với vẻ đẹp tự nhiên nổi bật, UNESCO công nhận vườn quốc gia này là di sản thế giới vào năm 1994. Nhưng sau đó, lực lượng phiến quân chiếm đóng khu vực dãy núi Rwenzori vào năm 1997 đến 2001 khiến vườn quốc gia bị liệt vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào năm 1999 đến 2004 vì nó là một khu vực không an toàn cùng với sự thiếu thốn về nguồn lực.
Địa lý.
Vườn quốc gia Dãy núi Rwenzori nằm ở tây nam Uganda, phía đông của Đới tách giãn Đông Phi. Nó nằm dọc theo biên giới của Uganda tiếp giáp với Cộng hòa Dân chủ Congo và tiếp giáp với Vườn quốc gia Virunga (một Di sản thế giới khác được UNESCO công nhận) trên khu vực dài .. Về mặt hành chính, vườn quốc gia thuộc các huyện là Bundibugyo, Kabarole, Kasese, cách thị trấn Kasese gần nhất khoảng .
Vườn quốc gia có diện tích với chiều dài là và rộng , trong đó có 70% diện tích là khu vực núi có độ cao trên . Vườn quốc gia bao gồm hầu hết phần trung tâm và phía đông của dãy núi Rwenzori, một dãy núi nhô lên trên đồng bằng khô cằn ở phía bắc đường xích đạo. Những ngọn núi này còn cao hơn cả dãy Anpơ và quanh năm phủ băng tuyết. Vườn quốc gia này là nơi có Núi Stanley và Margherita là hai đỉnh núi đôi cao thứ ba tại châu Phi với chiều cao . Ngoài ra, Núi Speke và Baker là hai đỉnh núi cao thứ tư và năm của châu Phi cũng nằm trong vườn quốc gia. Trong vườn quốc gia là sông băng, đồng tuyết, thác nước, hồ và sông khiến nó là một trong những khu vực núi non đẹp nhất châu Phi.
Đa dạng sinh học.
Vùng núi có nhiều loài là loài đặc hữu của Đới tách giãn Albertine và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nơi đây có một sự đa dạng sinh học cao về các loài thực vật và cây cối. Vườn quốc gia được chú ý bởi hệ thực vật khi được mô tả là một trong những nơi đẹp nhất trên thế giới. Tại đây có 5 vùng thực vật riêng biệt, thay đổi theo độ cao. Động vật trong vườn quốc gia bao gồm 89 loài chim, 15 loài bướm, 4 loài linh trưởng. Một số loài đáng chú ý gồm Voi rừng châu Phi, Tinh tinh thông thường, Đa man, Khỉ Colobus đen trắng, Khỉ núi, Linh dương hoẵng, Turaco Rwenzori.
Dân cư.
Dãy núi Rwenzori là quê hương của dân tộc Bakonjo và Baamba có nền văn hóa nhiều thế hệ với nghề nghiệp chính là nông nghiệp. Họ có truyền thống du canh du cư, sinh sống trên các sườn núi, họ khai thác gỗ để xây dựng, sợi, củi và các cây thuốc cùng với việc săn bắn trái phép động vật hoang dã.
Bảo tồn và du lịch.
Vườn quốc gia thuộc sở hữu của Chính phủ Uganda thông qua cơ quan quản lý vườn quốc gia. Cổng chính của vườn quốc gia nằm tại thị trấn Kasese, 437 km (260 mi) về phía tây của thủ đô Kampala. Tại thị trấn có nhà nghỉ và khách sạn để lưu trú còn bên trong vườn quốc gia có khu vực cho phép cắm trại, những con đường mòn và những túp lều cho du khách. | 1 | null |
RPO Shmel (tiếng Nga: Шмель) là loại Súng phóng đạn nhiệt áp sử dụng một lần với các đầu đạn gây cháy, nhiệt áp hay đạn khói được phát triển vào năm 1984. Nó đã được thông qua để đưa vào phục vụ trong quân đội với ba mẫu và vì chúng sử dụng đạn gây cháy (RPO-Z), nhiệt áp (RPO-A) hay tạo khói (RPO-D) nên súng thường được xem là một loại súng phun lửa vì thế lực lượng được trang bị sử dụng chúng là các binh chủng hóa học chứ không phải lực lượng bộ binh bình thường. Shmel cũng được sử dụng một cách giới hạn trong các lực lượng đặc nhiệm thuộc bộ nội vụ Nga. Ngoài việc trang bị cho quân đội thì súng cũng được dùng để xuất khẩu.
Thiết kế.
Shmel là loại vũ khí dùng một lần, được thiết kế tạo hiệu ứng không giật khi bắn và có cấu trúc khá độc đáo. Nòng súng được làm bằng sợi thủy tinh không có rãnh xoắn và tên lửa được đặt sẵn trong súng từ khi chế tạo. Khi bắn thuốc đẩy vốn được đặt trong một khoang riêng biệt với tên lửa sẽ đẩy tên lửa ra khỏi súng cũng như tạo một lượng đẩy cho ra phía sau để tạo hiệu ứng không giật cho súng vì thế khi bắn phải để ý ở phía sau có vật cản lớn ở gần không vì nó sẽ làm luồn phản lực giật ngược lại gây nguy hiểm cho người sử dụng và khoang chứa thuốc đẩy cũng sẽ rơi ra khỏi súng ở phía sau sau khi hoàn tất tạo hiệu ứng không giật.
Hệ thống nhắm của súng là điểm ruồi và thước ngắm. Tên lửa thì là một cái ống với vỏ mỏng nhồi các loại thuốc đạn như nhiên liệu nổ nhiệt áp, chất tạo khói hay chất gây cháy. Khi phóng ra khỏi súng bốn cánh phía sau của tên lửa sẽ bật ra và làm tên lửa xoay để giữ độ ổn định và chính xác. Tay cầm cò súng có thể gấp lại để tiên cho việc di chuyển súng còn có tay cầm chữ I phía trước để tiện cho việc cầm nhắm. Với 2,1 kg nhiên liệu nổ nhiệt áp súng có sức công phá tương đương đạn pháo 107 mm nổ mạnh, nhưng lại có thể tạo ra và giữ được một khu vực lửa bao trùm có nhiệt độ cực cao tỏa ra xung quanh trong bán kính hơn 3 m lâu hơn đạn pháo nổ mạnh nhiều nên có thể tạo ra sóng chấn động dày và mạnh hơn cũng như tạo hiệu ứng cháy.
Đầu đạn nhiệt áp tiêu chuẩn RPO-A hiệu quả trong việc tiêu diệt các mục tiêu trong nơi ẩn nấp như trong các tòa nhà, hang động, hẻm núi... cũng như có khả năng phá hủy công sự, hầm ngầm kiên cố và dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bọc giáp nhẹ. Mọi sinh vật sống nằm trong bán kính sát thương xung quanh mục tiêu nếu chưa bị sức nóng thiêu cháy sẽ bị chênh lệch áp suất đột ngột và mất dưỡng khí dẫn đến ngất hoặc bị tiêu diệt. Đầu đạn gây cháy sẽ tạo ra một vùng lửa để đốt cháy mục tiêu. | 1 | null |
Tà Mun được cho là một dân tộc thiểu số chưa được công nhận, sinh sống rải rác tại vùng ven Hồ Dầu Tiếng ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Họ vốn là người Chơ Ro từ Gia Kiệm, Định Quán, tỉnh Biên Hòa (nay là huyện Tân Phú, Định Quán, tỉnh Đồng Nai) chạy lạc từ thời Pháp về khu vực Hớn Quản sinh sống.
Hiện tại dân tộc này không có tên trong 54 dân tộc Việt Nam, nhưng một số công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đều có đề cập đến nhóm người này. Đối với tỉnh Bình Phước, năm 2009 đã đưa tộc người này vào nhánh của dân tộc X’Tiêng.
Người Tà Mun ở Bình Phước không có chữ viết, họ có ngôn ngữ nói riêng của mình thuộc Ngữ tộc Môn-Khmer, gần với ngôn ngữ của dân tộc Chơro. Nhiều năm qua người Tà Mun ở Bình Phước luôn đề nghị được công nhận và có tên trong danh sách các dân tộc anh em ở VN.
Tại cuộc hội thảo "Nghiên cứu thành phần tên gọi người Tà Mun" do Viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc trung ương tổ chức ngày 8-10 tại Bình Phước, ông Điểu Hơn, trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước kiến nghị sớm có sự công nhận tên gọi đối với tộc người Tà Mun theo đúng tiêu chí, quy định, đặc biệt là cơ sở khoa học đối với tộc người Tà Mun ở Bình Phước.
Phân bố.
Người Tà Mun ở tỉnh Bình Phước: Hiện có 234 hộ với 1.143 nhân khẩu tập trung chủ yếu tại địa bàn sóc 5 và ấp Bàu Lùng, xã Tân Hiệp, Huyện Hớn Quản.
Người Tà Mun ở tỉnh Tây Ninh: Có 1.680 người cư trú rải rác ở các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu và các xã Thạnh Tân, Ninh Thạnh tại TP.Tây Ninh.
Ngôn ngữ.
Người Tà Mun không có chữ viết. Chỉ lưu giữ được tiếng nói riêng của mình thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khmer, gần với ngôn ngữ của dân tộc Chơro.
Văn hóa.
Theo các nhà nghiên cứu, tộc người có một số phong tục, tập quán và truyền thống khác với người S’Tiêng.
Các nét văn hóa có sự giao thoa, cộng cư với các nhóm dân tộc Nam Trường Sơn, và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa của tộc người Khmer.
Những tư liệu về văn hóa dân gian cũng như vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc Tà Mun ngày càng bị mai một do đời sống hiện đại và do quá trình cộng cư diễn ra nhiều năm qua.
Lễ hội - Phong tục.
Các làn điệu dân ca nguyên thủy của người Tà Mun được sưu tầm, như các bài hát nghi lễ, hát ru và hát sinh hoạt giao duyên qua lao động sản xuất có nhiều nét độc đáo.
Hiện còn lưu giữ các hình thức lễ hội như:
Tục “cưới chồng” vẫn còn duy trì được đến nay là nét văn hóa đặc trưng.
Kinh tế.
Trước đây, người Tà Mun sống du canh, du cư. Khi lúa mới chín vàng mơ, bà con kéo nhau ra rẫy để thu hoạch (nếu để lúa chín nữa, thóc sẽ rụng hết). Từng người đeo gùi trên lưng, dùng tay tuốt từng bông lúa bỏ vào gùi, mang về nhà chứa vào bồ. Thu hoạch xong, họ tổ chức cúng thần linh đã phù hộ cho mưa thuận gió hòa để họ được một mùa vụ bội thu gọi là lễ rước nước.
Mọi người cùng mặc áo váy mới, đóng góp lúa nếp, heo, gà, vịt... cho làng để tổ chức cúng ông bà chung vào đêm cuối tháng 8, sau đó mới trở về nhà cúng rước ông bà riêng của từng nhà.
Có 2 giống lúa riêng gọi là Trô và Sau-sơ-ra.
Khi nấu cơm, họ mang lúa ra luộc cho chín rồi mới mang ra phơi cho khô. Sau đó mới dùng chày giã thành gạo, cơm mới dẻo và ngon.
Thực tế.
Nhiều năm qua, trong danh mục 54 dân tộc Việt Nam, không có dân tộc Tà Mun, tộc người này được xếp vào một nhánh của dân tộc S’Tiêng.
Chính quyền địa phương xã Đồng Nơ trước đây và Tân Hiệp hiện nay, cũng như công an huyện Bình Long trước đây và Hớn Quản (Bình Phước) ngày nay đều sử dụng, xác nhận thành phần dân tộc của nhóm người này là Tà Mun trong các văn bản, giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Giấy Khai sinh, Giấy Đăng ký kết hôn, Hương ước.
Việc đề nghị công nhận tộc người này đã được đưa ra từ nhiều năm nay nhưng hiện chưa có câu trả lời chính thức từ các cơ quan chức năng.
Những già làng Tà Mun đang đau đáu khát vọng dân tộc mình được công nhận và được Nhà nước hỗ trợ để bảo vệ các di sản văn hóa. | 1 | null |
Đại công tử Louis của Luxembourg (tên húy: "Louis Xavier Marie Guillaume"; sinh ngày 3 tháng 8 năm 1986) là con trai thứ ba của Đại công tước Henri và Đại công phi Maria Teresa của Luxembourg. Bên cạnh tước hiệu đại công tử Luxembourg, ông cũng là đại công tử của Nassau. Cha mẹ đỡ đầu của ông là Xavier Sanz và Công tử phi Margaretha của Liechtenstein.
Đại công tử Louis có hai anh trai: Guillaume của Luxembourg và Đại công tử Félix của Luxembourg; và hai em ruột: Đại công nữ Alexandra và Đại công tử Sébastien của Luxembourg. Ông đã kết hôn với Tessy Antony, một cựu sĩ quan trong quân đội Luxembourg. Họ có hai con trai là Gabriel và Noah.
Giáo dục.
Các trường mà đại công tử Louis đã và đang theo học là Trường Quốc tế Luxembourg; và trường nội trú Collège Alpin International Beau Soleil, tại Villars-sur-Ollon, Thụy Sĩ.
Kết hôn và gia đình.
Đại công tử Louis đã kết hôn với Tessy Antony vào ngày 29 tháng 9 năm 2006 tại Nhà thờ giáo xứ Công giáo La Mã Gilsdorf. Sau khi thành hôn, đại công tử đã từ bỏ quyền kế vị của mình cũng như quyền này của tất cả những người con của ông, song Louis vẫn giữ lại tước hiệu "đại công tử Luxembourg" và kính xưng "Điện hạ" trong khi Tessy và Gabriel chỉ được đặt họ là "de Nassau" và không có tước hiệu.
Vào ngày quốc khánh của Luxembourg, tức 23 tháng 6 năm 2009, đại công tước Henri dã ban cho Tessy tước hiệu "đại công tử phi Luxembourg" cùng kính xưng "phi điện hạ" cùng tước hiệu "đại công tử Nassau" và kính xưng "điện hạ" cho những người con trai hiện tại cũng như những người con trong tương lai của họ. Gia đình đại công tử sống tại Luân Đôn, nơi đại công tử và đại công tử phi đang theo học. | 1 | null |
Khỉ núi, tên khoa học Cercopithecus lhoesti, là một loài động vật có vú trong họ Cercopithecidae, bộ Linh trưởng. Loài này được P. Sclater mô tả năm 1898. Chúng là loài khỉ sống chủ yếu ở các vùng núi thành từng nhóm nhỏ. Chúng có bộ lông đen và râu trắng đặc trưng. Loài khỉ này được tìm thấy ở thượng lưu vực sông Congo.
Cư trú.
Khỉ núi cư trú ở phía Đông bắc Cộng hòa Dân chủ Congo, Rwanda, Burundi, và miền Tây Uganda. Rừng, rừng nguyên sinh các khu rừng mưa ở đồng bằng, thảo nguyên rừng ở sườn núi là những nơi chúng thường sinh sống. Tuy nhiên, chúng cũng sống trên các vùng đất canh tác. Nghiên cứu cho thấy loài khỉ này chỉ sống ở những vùng rừng có độ cao từ 900 m trở lên (chủ yếu là từ 1.500 - 2.500 m), nhưng một số cũng được tìm thấy ở những vùng núi thấp hơn, độ cao 610 m.
Đặc điểm.
Khỉ núi có một bộ lông màu nâu sẫm, ngắn, màu hạt dẻ trên lưng và bụng màu tối hơn. Má của chúng màu xám sáng với một bộ ria mép nhạt. Trung bình một cá thể khỉ núi cao khoảng từ 12,5 - 27 inch (32 – 69 cm), đuôi dài 19 - 39 inch (48 – 99 cm). Khỉ đực nặng hơn khoảng 6 kg, trong khi khỉ cái nhẹ hơn với chỉ khoảng 3,5 kg. Đuôi của loài khỉ núi dài và hình móc ở cuối.
Khỉ núi có thể sống tới 30 năm. Khỉ cái thường sinh đẻ vào ban đêm, mùa khô, với thời gian mang thai là 5 tháng. Khỉ con được sinh ra sống bám vào khỉ mẹ trong khoảng 2 năm trước khi sống tự lập. Khi một con đưc trưởng thành, chúng sẽ tách riêng ra khỏi nhóm, chính vì vây, trong một nhóm sinh sống thì số lượng khỉ con và khỉ cái là chủ yếu.
Thức ăn chủ yếu của loài động vật này là thực vật bao gồm: trái cây, nấm, thảo mộc, rễ và cả lá cây. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng ăn cả trứng, thằn lằn, và các loài chim nhỏ. Khỉ núi ngủ ngồi ở trên các cành cây để dễ dàng trốn thoát khi gặp kẻ thù nguy hiểm. | 1 | null |
Cá ông lão Ấn Độ , tên khoa học Alectis indica, là một loài cá thuộc họ Cá khế.. Loài này phân bố phổ biến rộng rãi trong các vùng biển của Ấn Độ Dương-Tây Thái Bình Dương nhiệt đới, từ đông Phi, Ấn Độ, châu Á, Indonesia và Úc. Cá trưởng thành có xu hướng sống ở vùng nước ven biển trên rạn san hô có độ sâu đến 100 m, trong khi cá chưa trưởng thành sống trong một loạt các môi trường bao gồm cả các cửa sông và thảm cỏ biển. Nó là một loài lớn, đang phát triển đến chiều dài 165 cm và cân nặng đến 25 kg. Là loài ăn thịt, ăn cá, cephalopoda và giáp xác. Nó có tầm quan trọng thương mại nhỏ. | 1 | null |
Tập đoàn Liberty Mutual là một công ty bảo hiểm toàn cầu đa dạng và có tài sản lớn thứ ba tại Hoa Kỳ. Có trụ sở chính đặt tại Boston, Massachusetts, với trên 45,000 nhân viên làm việc tại hơn 900 văn phòng trên toàn thế giới.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, Tập đoàn Liberty Mutual có $ 112,4 tỷ trong các tài sản hợp nhất, $ 95,4 tỷ trong nợ hợp nhất, $ 17.0 tỷ trong vốn bảo hiểm, và $ 33,2 tỷ trong doanh thu hợp nhất hàng năm. Tập đoàn được thành lập năm 1912, cung cấp một loạt các sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ, bao gồm bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm người lao động, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và các loại bảo hiểm online…
Tập đoàn Liberty Mutual sở hữu toàn bộ hoặc một phần, các công ty bảo hiểm địa phương tại Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Colombia, India, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Singapore, Tây Ban Nha, Thailand, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, and Vietnam.
Giám đốc điều hành hiện tại là David H. Long, người kế vị người tiền nhiệm của Edmund (Ted) F. Kelly
Lịch sử.
Liberty Mutual được thành lập vào năm 1912 dưới tên "Hiệp hội Bảo hiểm Massachusetts" (MEIA). Vào năm 1917, được đổi tên thành: Công ty Bảo hiểm Liberty Mutual. Thông qua các quan hệ đối tác với các công ty khác, họ bắt đầu bán các dịch vụ bảo hiểm xe hơi
Năm 1964, Liberty Mutual đã bắt đầu cung cấp bảo hiểm nhân thọ thông qua Liberty Life Assurance, 1 phân nhánh của tập đoàn.
Trong những năm qua, Liberty Mutual đã mua một số công ty lớn khác. Ví dụ, trong năm 2008, họ mua Sân vận động Safeco Tổng công ty. Liberty Mutual đã đồng ý mua tất cả các cổ phiếu đang lưu hành của Sân vận động Safeco 68,25 USD trên mỗi cổ phiếu, với một mức giá tổng cộng khoảng $ 6,2 tỷ. | 1 | null |
Carpiodes cyprinus là một loài cá thuộc họ Cá mõm trâu. Loài này phân bố rộng rãi ở phía đông và trung bộ Hoa Kỳ và được tìm thấy thường xuyên nhất trong sông, lạch và hồ nước trong có đáy bùn. Chúng ăn côn trùng ấu trùng và các sinh vật khác trong trầm tích. | 1 | null |
Cá mút trắng, tên khoa học Catostomus commersonii, là một loài cá thuộc họ Cá mõm trâu. Loài này phân bố ở Tây Trung Bộ và Đông Bắc Bắc Mỹ nhưng cũng được tìm thấy ở tiểu bang Georgia và New Mexico ở phía nam. Môi nó có gai thịt giúp hút chất hữu cơ từ dưới đáy của các con sông và suối. | 1 | null |
Gáo cam hay huỳnh bá (danh pháp khoa học: Nauclea officinalis) là một loài thực vật thường xanh thuộc họ Thiến thảo (Rubiacea).
Gáo cam phát triển thân gỗ nhỡ, có thể cao từ 15-20m, cá biệt có thể phát hiện thân cây cao tới 33m, đường kính ngang ngực có thể tới 67 cm. Cành non có tiết diện vuông. Lá cây có phiến dạng trái xoan thon, dài từ 8–16 cm, đầu lá và đuôi lá đều dạng hình nêm, phiến lá không có lông, hệ hân phụ trên phiến lá có từ 5-7 cặp. Lá kèm sớm rụng, dạng tròn hoặc trứng ngược gần tròn, có kích thước 6–8 mm. Hoa thường mọc ở đầu cành. Quả kép hình cầu đường kính 1-1,5 cm.
Phân bổ sinh thái của cây gáo cam chủ yếu dưới độ cao 600 m sao với mực nước biển. Có thể tìm thấy loài này còn sót lại tái sinh trong thảm thực vật rừng thứ sinh. Trên thế giới vùng địa lý tìm thấy phân bổ của loài này chủ yếu là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Việt Nam.
Vỏ cây và lá có thể chiết được các hợp chất alcaloids. Y học phương Đông dùng Gáo cam trong các bài thuốc chống viêm, chống vi khuẩn. Gỗ cây có màu cam, sử dụng đóng đồ gia dụng. | 1 | null |
Văn phòng ảo (tiếng Anh: "virtual office") là một hình thức văn phòng cung cấp dịch vụ địa chỉ và liên lạc mà không cần đến diện tích thực tế.
Trên thế giới.
Việt Nam.
Tại Việt Nam, việc đi lại trong thành phố không quá khó khăn, thêm vào đó, với văn hóa phải gặp mặt trực tiếp mới giải quyết vấn đề. => Nhu cầu phải gặp trực tiếp khách hàng là bức thiết, vì thế VIRTUAL OFFICE đã KHÔNG CÒN PHÙ HỢP – do không đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Vì vậy, ngay từ lúc du nhập vào Việt Nam năm 2006 (theo vneconomy.vn, 2011) dịch vụ này đã sớm cập nhật những dịch vụ mới để hình thành dịch vụ VĂN PHÒNG CHIA SẺ và sau đỉnh điểm phát triển năm 2011, dịch vụ này đã phát triển thêm nhiều dịch vụ (để phù hợp với văn hóa kinh doanh của người VN) và phát triển thành dịch vụ VĂN PHÒNG GIAO DỊCH.
Tham khảo Công thức của văn phòng giao dịch:
Online Management + Address + Business Lounge + Representative = Business Center
Đây là giải pháp văn phòng thông minh, giúp người sử dụng tiết kiệm rất nhiều chi phí trong khi vẫn duy trì được cơ hội kinh doanh, và hình ảnh doanh nghiệp ở đẳng cấp chuyên nghiệp nhất. | 1 | null |
Power Rangers là một thương hiệu giải trí và bán hàng lâu năm của Mỹ xoay quanh phim truyền hình dành cho trẻ em với một đội siêu anh hùng biến hình. Sản xuất lần đầu tiên bởi Saban Entertainment, sau đó bởi BVS Entertainment, sau đó chuyển sang SCG Power Rangers LLC trực thuộc Saban Capital Group và hiện được Hasbro sản xuất, loạt phim truyền hình được chuyển thể từ loạt phim nổi tiếng ăn khách Super Sentai của Nhật Bản và có nhiều cảnh quay lấy từ chương trình của Nhật sản xuất bởi Toei Company . Phần đầu tiên là "Mighty Morphin Power Rangers", ra mắt vào ngày 28 tháng 8 năm 1993 đã giúp khởi động chương trình Fox Kids của những năm 1990, và được đưa vào nền văn hóa đại chúng cùng với một loạt các nhân vật hành động và đồ chơi của Bandai .
Mặc dù ban đầu bị chỉ trích bởi tính bạo lực đối với khán giả trẻ em thương hiệu vẫn tiếp tục duy trì sản xuất. Tính đến năm 2019, Power Rangers đã có 27 mùa phim truyền hình với 20 chủ đề khác nhau và ba bộ phim điện ảnh được phát hành vào năm 1995, 1997 và 2017.
Năm 2010, Haim Saban đã giành lại quyền sở hữu bản quyền sau bảy năm bán cho Công ty Walt Disney. Năm 2018, Hasbro tuyên bố rằng sau này sẽ mua lại bản quyền và phần còn lại của thương hiệu trong một thỏa thuận trị giá 522 triệu đô la, bộ phim đầu tiên Hasbro sản xuất đã được ra mắt năm 2019.
Tổng quan.
Do "Power Rangers" lấy hầu hết các cảnh quay của nó từ "Super Sentai", nó có nhiều điểm nổi bật giúp phân biệt nó từ các loạt phim siêu anh hùng khác. Mỗi mùa phim xoay quanh một nhóm những người trẻ tuổi được tuyển dụng và đào tạo bởi một người cố vấn để biến đổi thành Rangers, có thể sử dụng sức mạnh đặc biệt và điều khiển các cỗ máy khổng lồ được gọi là Zords để đánh bại và vượt qua các lực lượng xấu xa đang đe dọa nhân loại. Vào cuối mùa phim, Rangers thường hy sinh vũ khí, Zords và sức mạnh của mình, để đánh bại nhân vật phản diện chính mà họ đã chống lại trong suốt mùa phim. Ví dụ trong "Mighty Morphin", phù thủy ngoài hành tinh Zordon tuyển mộ các thanh niên để khai thác sức mạnh của khủng long và động vật kỷ băng hà nhằm đánh bại lực lượng xấu xa của Rita Repulsa .
Khi "morphed" các Rangers trở thành siêu anh hùng mạnh mẽ mặc đồ chiến đấu và mũ bảo hiểm có kính che mặt. Trang phục của mỗi đội là gần như giống hệt nhau ngoại trừ màu sắc và thiết kế mũ bảo hiểm của từng người. Morphed Rangers thường sở hữu sức mạnh siêu nhân, độ bền và khả năng chiến đấu bằng tay. Một số có những khả năng siêu phàm như siêu tốc độ hay tàng hình, là những thuộc tính có liên quan đến khả năng Ranger của họ . Ngoài ra, mỗi Rangers có một vũ khí riêng cũng như các loại vũ khí thông thường được sử dụng để chiến đấu trên mặt đất . Khi kẻ thù phát triển đến kích thước đáng kinh ngạc, Zords cá nhân của các Rangers sẽ kết hợp với nhau thành một Megazord lớn hơn.
Các Rangers hoạt động trong một nhóm năm hoặc ba người, với nhiều Rangers hơn tham gia vào mỗi mùa phim. Mỗi đội Rangers, với một vài ngoại lệ, tuân theo một tập hợp chung của các công ước, được nêu ở đầu của "Mighty Morphin" và ngụ ý của cố vấn trong suốt nhiều loạt phim khác: Power Rangers không thể sử dụng sức mạnh Ranger của họ cho lợi ích cá nhân hoặc làm leo thang một cuộc đấu (trừ khi buộc phải làm như vậy), cũng như tiết lộ danh tính của họ cho công chúng Hình phạt cho việc không tuân theo các quy tắc này, ít nhất là trong "Mighty Morphin Power Rangers", sẽ là mất đi sức mạnh.
Như trong "Super Sentai", bảng màu của mỗi đội Power Rangers thay đổi mỗi mùa phim Đỏ, Xanh và Vàng xuất hiện trong tất cả các nhóm Ranger. Các màu sắc phổ biến nhất không xuất hiện mỗi năm là Hồng, tiếp theo là Xanh lá cây, Đen, và Trắng. Màu sắc và sự chỉ định khác cũng xuất hiện trong suốt loạt phim Màu sắc chỉ định cho Rangers cũng ảnh hưởng đến tủ quần áo của họ trong suốt loạt phim: quần áo dân sự thường phù hợp với màu của trang phụ Ranger .
Lịch sử.
Chuyển thể của Super Sentai.
Sản xuất của "Power Rangers" liên quan đến nội địa hóa và sửa đổi chất liệu gốc từ "Super Sentai" để kết hợp với văn hóa Mỹ và phù hợp với tiêu chuẩn truyền hình Mỹ. Thay vì lồng tiếng Anh hoặc dịch các cảnh quay của Nhật Bản, chương trình "Power Rangers" bao gồm những cảnh có các diễn viên nói tiếng Anh (hoặc từ Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand và Vương quốc Anh) ghép với những cảnh có diễn viên Nhật Bản lồng tiếng Anh hoặc những cảnh hành động từ "Super Sentai" với Rangers chống lại quái vật hoặc robot khổng lồ (Zord và Megazord) giao tranh với lồng tiếng Anh. Trong một số mùa phim, những cảnh chiến đấu ban đầu được quay phim để kết hợp với nhân vật hoặc các mặt hàng duy nhất cho "Power Rangers" . Cũng giống như nhiều liên doanh trước của Saban Entertainment trong việc bản địa hóa truyền hình Nhật cho khán giả phương Tây, cốt truyện và tên nhân vật và rất khác so với nguồn, mặc dù một vài mùa phim vẫn có câu chuyện gần với mùa phim "Super Sentai" mà nó dựa trên.
Loạt phim bắt đầu thương hiệu, "Mighty Morphin Power Rangers" (chuyển thể Mỹ của chương trình Super Sentai năm 1992 của Nhật là "Kyōryū Sentai Zyuranger"), bắt đầu phát sóng như là một phần của kênh Fox Kids được phát sóng trên mạng Fox. Nó kéo dài trong hơn ba mùa phim (từ 1993 đến 1996) .
Lịch sử phát sóng.
Saban Entertainment phân phối "Power Rangers" từ năm 1993 cho đến cuối năm 2001, và Fox phát sóng cho đến mùa thu năm 2002. Công ty Walt Disney mua thương hiệu như là một phần của một mua lại diễn ra vào năm 2001 . Điều này dẫn đến việc Fox Family Worldwide trở thành ABC Family Worldwide Inc. Việc mua lại này cũng khiến Saban Entertainment trở thành BVS Entertainment, từ News Corporation, công ty mẹ của Fox và Haim Saban . Chương trình tiếp tục phát trên Fox cho đến khi công ty thay thế Fox Kids với "FoxBox" tại Hoa Kỳ. Kể từ tháng 9 năm 2002, tất cả các chương trình "Power Rangers" được phát sóng trên mạng Disney của nhiều nước (ABC Kids, Toon Disney và Jetix) . ABC Family, một mạng khác thuộc sở hữu của Disney, cũng được sử dụng để chiếu "Power Rangers" cho đến chuyển sang khung thời gian Jetix sau ngày 31 tháng 8 năm 2006. Cũng tại Hoa Kỳ, Disney Channel chưa bao giờ phát sóng, nếu không phải tất cả hiện thân của "Power Rangers" từ thời Disney do cam kết phát sóng chương trình gốc của nó. Ngày 12 tháng 2 năm 2009, Toon Disney kết thúc trong sự trỗi dậy của Disney XD, kết thúc việc phát sóng trên cáp của "Power Rangers" ở một số khu vực của Hoa Kỳ. Một số nhóm phát thanh truyền hình liên kết với ABC cũng đã từ chối phát sóng "Power Rangers" từ năm 2006 do thiếu các nội dung giáo dục và thông tin trong các chương trình .
Một bài báo trên "The New Zealand Herald" xuất bản vào ngày 7 tháng 3 năm 2009 xác định Power Rangers RPM là mùa phim cuối cùng của "Power Rangers". Giám đốc sản xuất Sally Campbell đã nói trong một cuộc phỏng vấn, "... ở giai đoạn này, chúng tôi sẽ không quay một mùa phim nào khác" . Ngày 1 tháng 9 năm 2009, trong cuốn "" của Disney, lưu trữ viên Dave Smith nói rằng "sản xuất các tập phim mới [của Power Rangers] chấm dứt vào năm 2009" . Sản xuất "Power Rangers" chấm dứt và loạt phim cuối cùng của BVS Entertainment, "RPM", kết thúc vào ngày 26 tháng 12 năm 2009 .
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, Bandai phát hành một thông cáo báo chí rằng Disney sẽ tái phát sóng "Mighty Morphin Power Rangers" bắt đầu từ tháng 1 năm 2010 trên ABC Kids thay vì một loạt phim mới sử dụng cảnh quay từ Samurai Sentai Shinkenger. Một dòng đồ chơi mới đi kèm với loạt phim và xuất hiện trong các cửa hàng ở nủa sau năm 2009 . Giờ chiếu của ABC kết thúc vào ngày 28 tháng 8 năm 2010 và quay trở lại cho các chi nhánh.
Ngày 12 tháng 5 năm 2010, Thương hiệu Saban của Haim Saban mua lạithương hiệu từ Disney với 43 triệu đôla và công bố kế hoạch sản xuất một mùa phim truyền hình mới. Mùa phim thứ 18, "Samurai", bắt đầu phát sóng trên Nickelodeon vào ngày [[7 tháng 2 năm [[2011]] , với các tập phim trước đó bắt đầu phát lại trên [[Nicktoons (kênh TV)|Nicktoons]] một năm sau đó . Saban cũng công bố kế hoạch để thực hiện một bộ phim "Power Rangers" mới
Ngày [[2 tháng 7]] năm [[2012]], đã có công bố là [[Saban Capital Group|Saban Brands]] sẽ đưa ra một khối [[phim hoạt hình sáng thứ bảy]] trên [[The CW Television Network|The CW]], gọi là [[Vortexx]], vào ngày [[25 tháng 8]] năm 2012 sẽ phát sóng "Power Rangers" .
Tại Việt Nam, cộng đồng mạng đều phụ đề cho loạt phim Power Rangers và riêng hai phim Power Rangers Ninja Storm & Jungle Fury được Công ty cổ phần Truyền thông & Điện ảnh Sài Gòn lần lượt dịch là "Siêu nhân Cuồng phong " và "Siêu nhân Rừng xanh". Một số bộ của Power Rangers cũng bị phát hành băng đĩa lậu và bán tràn lan trên thị trường những năm gần đây. Song song với Super Sentai, BH Media (BH Kids) là đơn vị vi phạm nặng nề khi công khai đăng tất cả các loạt phim Power Rangers lên [[YouTube|Youtube]] và chặn IP [[Mỹ]] nhằm tránh bị Saban phát hiện; không chỉ vậy BH Kids còn lấy bản sub của các nhóm fansub để thực hiện thuyết minh cho những tập phim trên Youtube trái phép.
Phim truyền hình.
Loạt phim đầu tiên "Mighty Morphin Power Rangers" cho đến "In Space" theo sau một câu chuyện với dàn diễn viên và các nhân vật dần dần thay đổi trong hơn sáu năm Bắt đầu với "Lost Galaxy", mặc dù vẫn có quan hệ với các câu chuyện trước đó, mỗi loạt phim "Power Rangers" có cốt truyện khép kín riêng, độc lập với các loạt phim trước. Tập đang chéo giữa các loạt phim khác nhau bao gồm các Ranger, nhân vật phản diện, và các nhân vật khác từ mùa phim trước cũng bắt đầu với "Lost Galaxy" .
Phim điện ảnh.
[[Hình:Power rangers movie poster.jpg|185px|nhỏ|Áp phích giới thiệu của "[[Mighty Morphin Power Rangers: The Movie]]"]]
"Power Rangers" cũng đã tạo ra hai bộ phim sân khấu, đều được phân phối bởi hãng [[20th Century Fox]]. Tính đến năm [[2012]], [[20th Century Fox Home Entertainment]] của Fox (sau khi công ty mẹ của Fox là News Corporation và Haim Saban bán Fox Family (hiện nay là [[ABC Family]]), bao gồm cả Saban Entertainment và thương hiệu "Power Rangers" cho Walt Disney Company) vẫn duy trì trên toàn thế giới bản quyền của phim Power Rangers. Tuy nhiên, [[Haim Saban]] năm [[2015]] đã chính thức được nhận là hãng phim chính thức của [[Hoa Kỳ]]. Như để ăn mừng, hãng đã cộng tác cùng [[Lionsgate]] để cùng làm lại đứa con huyền thoại - "MMPR" sẽ ra năm [[2017]].
Phân phối.
"Power Rangers" từ lâu là một thành công trên thị trường quốc tế và tiếp tục phát sóng tại nhiều quốc gia, với ngoại lệ của New Zealand, nơi các loạt phim được quay từ năm [[2009]]. Đến năm [[2006]], "Power Rangers" được phát sóng ít nhất 65 lần một tuần tại hơn 40 thị trường trên toàn thế giới . Nhiều thị trường đã chiếu hoặc mang loạt phim lên kênh [[Công ty Truyền thông Fox|Fox]] hoặc [[Jetix]]/[[Disney XD]] tương ứng của họ hoặc cung cấp chúng trên kênh truyền trình địa phương dành cho trẻ em, bằng lồng tiếng các ngôn ngữ địa phương hoặc phát sóng trong nguyên bản tiếng Anh. Kể từ khi được Saban mua lại năm [[2010]], quyền phân phối truyền hình quốc tế cho "Power Rangers" đã được quản lý bởi [[MarVista Entertainment]] .
Phát sóng trong vùng lãnh thổ [[Đông Á]] được đối xử khác biệt hơn so với các thị trường quốc tế khác do sự phổ biến và quen thuộc của thương hiệu "Super Sentai" có nguồn gốc ở [[Nhật Bản|Nhật]]. Khi "Power Rangers" phát sóng tại [[Malaysia]], nó hoặc bị cấm hoặc có từ "Morphin" bị kiểm duyệt hoặc thay thế bởi vì nó có thể khuyến khích trẻ em sử dụng morphine. Tại Nhật Bản, nhiều mùa phim truyền hình và phim của "Power Rangers " được lồng tiếng Nhật cho truyền hình và video với các [[Seiyū|diễn viên lồng tiếng]] thường lấy từ dàn diễn viên của "Super Sentai", dẫn đến những cảnh hành động lồng tiếng Anh được gọi là "lồng tiếng lại" hay "phục hồi" lại tiếng Nhật. "Power Rangers SPD" là mùa phim mới nhất sẽ được phát sóng tại Nhật Bản trên [[Toei Channel]] trong [[tháng tám|tháng 8]] năm [[2011]], với dàn diễn viên "Dekaranger" lồng tiếng cho phiên bản Mỹ của họ . Sau khi phát sóng của Power Rangers kết thúc tại [[Hàn Quốc]] với "Wild Force", hãng Bandai của nước ngày bắt đầu phát sóng [[Super Sentai#Hàn Quốc|loạt phim "Super Sentai" lồng tiếng]] được đặt tên là "파워레인저" "(Power Ranger)" trên [[JEI TV]]. Một số mùa phim của "Super Sentai" phát sóng ở Hàn Quốc đã có tên tương tự như các phiên bản Mỹ, chẳng hạn như "Power Ranger Dino Thunder" thay cho "Abaranger" năm [[2007]] và Power Ranger SPD "Power Ranger S.P.D." thay cho "Dekaranger".
, 33 "Power Rangers" DVD sưu tầm đã được phát hành tại Mỹ
Phiên bản DVD quốc tế, bổ sung cũng thường xảy ra (chẳng hạn như "Lightspeed Rescue", "Time Force" và "Wild Force" ở [[Đức]]) và DVD miễn phí kèm theo tạp chí "Jetix", xuất bản tại [[Anh]]. "Mighty Morphin Power Rangers" mùa 1, mùa 2, mùa 3, "Power Rangers Zeo", "Power Rangers Turbo" và "Power Rangers In Space" được phát hành tại Đức trong cả tiếng Anh và tiếng Đức, với "Power Rangers Lost Galaxy" chỉ ở Đức . Ngoài ra, "Ninja Storm", "Dino Thunder", "S.P.D", "Mystic Force" và "Operation Overdrive" được phát hành theo hộp ở Anh . Ở Pháp, "Mighty Morphin" mùa 1 và mùa 2 được phát hành toàn bộ trong 5 tập DVD volume, 25 tập đầu tiên của mùa 3 được phát hành [[tháng năm|tháng 5]] năm 2008 . Ở Ý, "Mighty Morphin", "Zeo", "Dino Thunder" và "S.P.D" đã xuất hiện với trong toàn bộ tập. "Zeo" và "S.P.D" đã được làm cho có sẵn như là các đĩa DVD thương mại, trong khi "Mighty Morphin" và "Dino Thunder" được ban hành như theo volume cứ mỗi hai tuần tại các quầy.
Các [[iTunes|iTunes Store]] trước đây có sẵn các tập "Power Rangers": một phần của "[[Mighty Morphin Power Rangers]]", tất cả các tập của "[[Power Rangers S.P.D.]]" và 26 tập đầu tiên của "[[Power Rangers Mystic Force]]". Mùa và tập phim tiếp theo của chương trình cũng xuất hiện trong iTunes Store, nhưng tính đến [[tháng bảy|tháng 7]] năm 2009, chỉ có "[[Turbo: A Power Rangers Movie]]" là phim "Power Rangers" duy nhất có sẵn.
Ngày [[15 tháng 6]] năm 2011, tất cả các tập phim [[Mighty Morphin Power Rangers (mùa 1)|Mighty Morphin Power Rangers Season 1]] và [[Mighty Morphin Power Rangers (làm lại)|phiên bản Mighty Morphin Power Rangers làm lại]] đã có thể tải về ngay lập tức trên Netflix .
Ngày [[12 tháng 3]] năm 2012, Shout! Factory đã công bố một thỏa thuận phân phối video tại nhà với Saban, bao gồm 15 loạt phim đầu tiên của "Power Rangers". Shout! Factory có kế hoạch phát hành loạt phim trên DVD theo mùa bắt đầu trong mùa hè 2012 .
Ngày [[22 tháng 3]] năm 2012 [[Lionsgate Home Entertainment]] đạt thỏa thuận phân phối video tại nhà với Saban để phát hành "[[Power Rangers Samurai]]" trên DVD và Blu-ray .
Hội nghị Power Morphicon.
Power Morphicon, hội nghị "Power Rangers" đầu tiên, đã diễn ra tại [[Los Angeles]] vào năm [[2007]]. Nó kỷ niệm 15 năm "Power Rangers" lên sóng từ "Mighty Morphin Power Rangers" (1993) to "Power Rangers Operation Overdrive" (2007). Một hội nghị thứ hai diễn ra từ ngày 27 đến [[29 tháng 8]] năm 2010 tại Los Angeles, nhằm kỷ niệm 15 năm phát hành của "Mighty Morphin Power Rangers: The Movie" . Một hội nghị thứ ba được tổ chức tại Los Angeles từ ngày 17 đến ngày [[19 tháng 8]] năm 2012, kỷ niệm 15 năm phát hành "Turbo: A Power Rangers Movie" .
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Power Rangers| ]]
[[Thể loại:Thương hiệu truyền thông đại chúng được giới thiệu năm 1993]]
[[Thể loại:Phim truyền hình Mỹ ra mắt năm 1993]]
[[Thể loại:Phim truyền hình Mỹ thập niên 2000]]
[[Thể loại:Phim truyền hình Mỹ thập niên 2010]]
[[Thể loại:Phim truyền hình Mỹ thập niên 2020]]
[[Thể loại:Nhãn hiệu Bandai]]
[[Thể loại:Nhật Bản trong văn hóa phi Nhật Bản]]
[[Thể loại:Jetix]]
[[Thể loại:Siêu anh hùng]]
[[Thể loại:Đồ chơi thập niên 1990]]
[[Thể loại:Đồ chơi thập niên 2000]]
[[Thể loại:Đồ chơi thập niên 2010]]
[[Thể loại:Đồ chơi thập niên 2020]] | 1 | null |
Vườn quốc gia Núi lửa Rwanda (tiếng Pháp: "Parc National des Volcans") nằm ở Tây bắc đất nước Rwanda, gần với Vườn quốc gia Virunga (Cộng hòa Dân chủ Congo) và Vườn quốc gia Gorilla Mgahinga (Uganda). Vườn quốc gia này được biết đến như là một ngôi nhà của loài khỉ đột núi ("mountain gorilla"). Địa hình ở đây bao gồm 5 trong tổng số 8 ngọn núi lửa của dãy núi Virunga là: Karisimbi, Bisoke Muhabura, Gahinga và Sabyinyo (3 ngọn núi lửa còn lại thuộc Vườn quốc gia Gorilla Mgahinga)
Thực vật chủ yếu trong vườn quốc gia này là rừng rậm nhiệt đới và rừng tre.
Lịch sử.
Vườn quốc gia này được thành lập vào năm 1925, với diện tích ban đầu bao quanh các ngọn núi lửa Karisimbi, Visoke và Mikeno, nhằm mục đích để bảo vệ loài khỉ đột trước những kẻ săn bắt chúng. Đây là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ở châu Phi. Năm 1929, vườn quốc gia này được mở rộng hơn vào Rwanda vào Congo (lúc đó là thuộc địa của Bỉ), tới tận Vườn quốc gia Albert tạo thành một khu vực rộng tới 8090 km ². Năm 1958, 700 ha của vườn quốc gia đã bị tách ra để lập một khu định cư.
Sau khi Congo giành được độc lập vào năm 1960, Vườn quốc gia đã được chia thành hai phần, và khi Rwanda độc lập vào năm 1962, chính phủ mới đồng ý để duy trì nơi đây như là một khu bảo tồn, một địa danh du lịch. Trong các năm 1969 diện tích vườn quốc gia này giảm đi một nửa và đến năm 1973, 1050 ha của khu vực đã bị giải tỏa để trồng cây kim cúc.
Thực vật.
Thảm thực vật khác nhau, phân bố theo độ cao bao gồm rừng ở vùng núi thấp. Giữa 2400 và 2500 m, có thực vật hạt kín Neoboutonia. Từ 2500 đến 3200 m bao gồm những khu rừng tre chiếm khoảng 30% khu vực. Từ 2600 đến 3600 m, là các sườn núi ẩm ướt ở phía Nam và phía Tây, là các loài thực vật có hoa bao gồm Hagenia, Hypericum chiếm khoảng 30% diện tích vườn quốc gia. Thảm thực vật từ 3500 đến 4200 m được đặc trưng bởi cây lobelia wollastonii, L. lanurensis và Senecio erici-rosenii với 25% diện tích. Từ 4300 đến 4500 m là các đồng cỏ thảo nguyên. Các thảm thực vật khác bao gồm bụi cây, đồng cỏ thấp, đầm lầy, hồ nhỏ cũng có nhưng chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ.
Động vật.
Vườn quốc gia được biết đến với nhiều nhất loài khỉ đột núi (Gorilla Mountain). Động vật có vú khác bao gồm: khỉ vàng (Cercopithecus mitis kandti), linh dương Duiker mặt đen (Cephalophus niger), trâu (Syncerus caffer)... Ngoài ra còn có báo cáo là có một số ít voi rừng trong khu vực, mặc dù là rất hiếm. Cùng với đó là 178 loài chim, với ít nhất 13 loài và 16 phân loài đặc hữu của Virunga và vùng núi Ruwenzori. | 1 | null |
Hàn Ly vương hay Hàn Hy vương (chữ Hán: 韩僖王, trị vì 295 TCN - 273 TCN), tên thật là Hàn Cữu (韩咎) hay Hàn Cao, là vị vua thứ chín của nước Hàn - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Hàn Cao là con thứ của Hàn Tương vương – vua thứ 8 nước Hàn. Năm 299 TCN, anh ông là thái tử Hàn Anh qua đời. Ông cùng người em là công tử Kỷ Sắt tranh ngôi thái tử. Công tử Kỷ Sắt đang ở nước Sở, gặp lúc quân Sở đang vây đất Ung Thị của nước Hàn. Hàn Tương vương cầu cứu Tần. Vua Tần sai Công Tôn Muội đi cứu Hàn. Quân Sở phải giải vây Ung Thị rút lui, vua Sở không cho công tử Kỷ Sắt về Hàn nữa. Hàn Tương vương bèn lập ông làm thái tử.
Năm 296 TCN, Hàn Tương vương mất, Hàn Cao lên nối ngôi, tức là Hàn Ly vương. Ông dùng con Trương Khai Địa là Trương Bình làm tướng quốc.
Quốc lực suy nhược.
Năm 294 TCN, do bị nước Tần vây bách, Ngụy Chiêu vương đành phải sai sứ sang liên minh với nước Hàn cùng chống Tần mạnh. Năm 293 TCN, Hàn Ly vương liên minh với Ngụy Chiêu vương và Chu Noãn Vương cùng chống nước Tần. Tướng nước Hàn là Công Tôn Hỉ mang quân tập kết với quân Ngụy ở Y Khuyết. Tần Chiêu Tương vương sai Bạch Khởi cầm quân quân chống lại liên quân Hàn-Ngụy ở Y Khuyết. Kết quả liên quân Ngụy-Hàn bị Bạch Khởi đánh cho đại bại, bị chém 24 vạn quân, tướng Công Tôn Hỷ bị bắt sống, 5 thành bị san phẳng.
Năm 291 TCN, Tần Chiêu Tương vương lại đánh Hàn, chiếm được đất Uyển. Đến năm sau, Hàn Ly vương lại phải dâng 200 dặm đất Vũ Toạt cho Tần để cầu hòa.
Năm 286 TCN, quân Tần lại tấn công nước Hàn, chiếm được Hạ Sơn. Năm 284 TCN, Hàn Ly vương đến hội minh với Tần Chiêu Tương vương ở Tây Chu, sau đó đem quân hợp sức với các nước đánh nước Tề, buộc Tề Mẫn vương bỏ Lâm Tri bỏ chạy rồi bị giết.
Năm 282 TCN, Hàn Ly vương lại hội với Tần Chiêu Tương vương tại đất nhà Chu. Mối quan hệ hòa hoãn giữa hai bên tiếp tục được duy trì.
Năm 275 TCN, Tần đem quân tấn công nước Ngụy. Hàn Ly vương sai Bạo Quyển cứu Ngụy nhưng bị nước Tần đánh bại, mất 4 vạn quân. Bạo Quyển trốn sang Khai Phong (nước Ngụy).
Năm 273 TCN, hai nước Ngụy, Triệu hợp quân đánh Hàn, tấn công vào Hoa Dương. Hàn Ly vương cầu cứu nước Tần nhưng Tần không ra quân giúp. Tướng quốc Trần Thệ đến gặp Ngụy Nhiễm nước Tần, dùng lời lẽ thuyết phục. Ngụy Nhiễm đồng ý đem quân cứu Hàn, đánh bại Ngụy-Triệu ở Hoa Dương.
Cùng năm đó, Hàn Ly vương qua đời. Ông làm vua được 23 năm. Thái tử Hàn Nhiên lên nối ngôi, tức Hàn Hoàn Huệ vương. | 1 | null |
Tề Mẫn vương (chữ Hán: 齊湣王, trị vì 300 TCN-284 TCN hay 324 TCN-284 TCN), tên thật là Điền Địa (田地), là vị vua thứ sáu của nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Niên đại.
Ông là con trai duy nhất của Tề Tuyên vương và Chung Vô Diệm, vua thứ năm của nước Điền Tề.
Sử sách đề cập niên đại của Tề Mẫn vương khác nhau. Sử ký, một trong những bộ sử cổ nhất xác định thời gian làm vua của ông là 41 năm, từ 324 TCN-284 TCN, trong khi Tư trị thông giám của Tư Mã Quang ra đời sau đó hơn 1000 năm xác định ông chỉ ở ngôi 17 năm, từ 300 TCN-284 TCN. Vì vậy theo Sử ký, có một số sự kiện trong thời gian 324 TCN - 301 TCN thuộc về Tề Mẫn vương chứ không phải vua cha Tề Tuyên vương.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 298 TCN, tướng quốc nước Tề là Mạnh Thường quân (298 - 286 TCN) khởi xướng hợp tung, liên minh với nước Hàn và nước Ngụy. Quân ba nước cùng tiến đến Hàm Cốc quan, thu được thắng lợi. Sang năm 297 TCN, quân ba nước lại đánh bại quân Tần lần thứ hai. Đến năm 296 TCN, Mạnh Thường quân lại chỉ huy liên quân đánh tới Hàm Cốc quan lần thứ hai, chiếm được thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương sau nhiều thất bại liên tiếp phải cầu hòa, trả lại đất cho Hàn, Ngụy.
Để phá hợp tung, Tần Chiêu Tương vương lại sai sứ sang đề nghị Tần và Tề cùng xưng đế. Hai bên giao ước vua Tần xưng làm Tây Đế, vua Tề xưng làm Đông Đế, và cùng mang quân tấn công nước Triệu nằm giữa cũng trở nên lớn mạnh khi vừa tiêu diệt Trung Sơn. Biện sĩ Tô Tần muốn làm yếu nước Tề, tìm cách phá việc liên hoành giữa Tề và Tần, ngăn cản hai nước xưng đế.
Năm 288 TCN, Tô Tần sang nước Tề, chỉ ra cho Tề Mẫn vương thấy rằng nếu cùng xưng đế với Tần thì các nước chỉ tôn trọng Tần mà không tôn trọng Tề, nếu bỏ đế hiệu thì các nước sẽ cảm tình với Tề mà ghét Tần, vì vậy Mẫn vương quyết định bỏ đế hiệu. Đồng thời Tô Tần khuyên Mẫn vương nên đánh nước Tống thay vì đánh Triệu. Sau khi nước Tề bỏ đế hiệu, vua Tần cũng buộc phải bỏ đế hiệu vào tháng 12 năm 288 TCN.
Tề Mẫn vương liên minh với nước Triệu, Hàn, Ngụy và Yên cùng hợp tung chống Tần.. Tuy nhiên, liên quân chưa kịp tấn công Tần thì giải tán.
Năm 286 TCN, Tống Khang vương lấn đất của cả Ngụy, Sở và Tề, Tề Mẫn vương kêu gọi Sở, Ngụy liên minh cùng nhau đánh Tống. Quân ba nước đánh bại giết chết vua Tống là Khang vương, chia lãnh thổ Tống làm ba. Từ đó Tề Mẫn vương sinh ra kiêu ngạo, đuổi Mạnh Thường quân khỏi nước Tề.
Mất nước.
Thấy Tề Mẫn Vương mạnh nhưng tàn bạo, Yên Chiêu vương bàn với Nhạc Nghị việc đánh Tề. Nhạc Nghị khuyên Yên Chiêu vương liên minh với các nước khác. Chiêu vương nghe theo. Bấy giờ Ngụy và Sở đang tranh chấp đất Tống với Tề nên đem quân hợp sức với Yên. Yên còn nhờ nước Triệu sang liên lạc với Tần.
Yên Chiêu Vương bèn sai Nhạc Nghị làm thượng tướng quân cùng với các nước đi đánh Tề. Năm 285 TCN, liên quân đánh bại quân Tề ở Tế Tây. Quân chư hầu bãi binh rút về nhưng quân của Yên dưới quyền Nhạc Nghị vẫn đuổi theo đến Lâm Tri, chiếm 70 thành của Tề, chỉ còn Cử thành và Tức Mặc chưa bị chiếm. Tề Mẫn vương chạy sang nước Vệ. Vệ Tự quân tiếp đãi cung kính, xưng thần, nhưng Tề Mẫn vương lại tỏ ra kiêu ngạo, coi thường vua Vệ. Vì vậy người nước Vệ tức giận muốn đánh vua Tề. Tề Mẫn vương phải chạy vào Cử thành, cầu cứu nước Sở. Sở Khoảnh Tương vương sai Náo Xỉ đem quân giúp Tề với điều kiện trao đổi là đất Hoài Bắc mà Tề đã đoạt từ tay Sở. Lúc Náo Xỉ dẫn quân vào Cử thành đã kể tội Tề Mẫn vương vô đạo, rút gân chân để cho chết.
Người nước Tề căm giận Náo Xỉ, bèn họp nhau vào thành giết chết, rồi lập thái tử Pháp Chương lên ngôi, tức Tề Tương vương. Ba năm sau, nước Tề mới được khôi phục. | 1 | null |
Núi Sóc (còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh) là ngọn núi lớn đầu tiên của dãy Tam Đảo về phía đông nam, nằm trên địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tên gọi.
Sóc (朔) là một từ Hán Việt cổ, có nghĩa là phương bắc.
Tên gọi này có thể xuất phát từ vị trí địa lý - đỉnh núi Sóc nằm gần như theo hướng chính Bắc so với Kinh thành Thăng Long xưa, và núi Sóc từ lâu cũng đã có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt - là nơi ngự của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), một trong Tứ bất tử.
Địa lý.
Núi Sóc trải dài khoảng 6 km theo hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam, bao phủ một diện tích khoảng 15 km², nằm trên địa phận các xã Phù Linh, Nam Sơn, Quang Tiến, Tiên Dược và Hồng Kỳ.
Núi Sóc bao gồm hai khối núi lớn và nhiều gò đồi nhỏ xung quanh, với đỉnh cao nhất là đỉnh "Vệ Linh" có độ cao tuyệt đối là 308 m. Đây là một phần của dãy Tam Đảo, hình thành bởi hoạt động núi lửa cách đây 230 triệu năm. Đất ở đây chủ yếu là feralit phát triển trên đá trầm tích.
Núi Sóc trong văn hóa người Việt.
Núi Sóc chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.
Theo truyền thuyết, đây là nơi Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh đuổi giặc Ân. Các câu chuyện về Sóc Thiên Vương được ghi chép trong nhiều tài liệu cổ của dân tộc như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư... Truyền thuyết có nhiều dị bản, nhưng về cơ bản đều có chi tiết Thánh Gióng sau khi đánh đuổi quân giặc đã cưỡi ngựa lên đỉnh núi Vệ Linh rồi bay thẳng lên trời, từ đó không thấy trở về nhân gian.
Để ghi nhớ công ơn, người dân cho dựng đền ở dưới chân núi. Hội đền Sóc được tổ chức từ ngày mùng 6 - 7 tháng Giêng ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đa diện, độc đáo, tiêu biểu của dân tộc.
Ca dao có câu:
Núi Độc Tôn (núi Sóc) dù thấp hơn hẳn Ba Vì và Tam Đảo về mặt địa lý, nhưng vì là nơi ngự của Phù Đổng Thiên Vương nên được dân gian xếp hàng thứ hai sau núi Ba Vì - nơi ngự của Tản Viên Sơn Thánh.
Du lịch.
Tự nhiên.
Sóc Sơn, với cảnh quan đẹp, không khí trong lành và vị trí gần so với trung tâm Hà Nội, từ lâu đã trở thành điểm dã ngoại phổ biến với các bạn trẻ và các gia đình nội thành Hà Nội.
Cảnh quan thiên nhiên vùng núi Sóc chủ yếu là rừng cây tự nhiên xen lẫn rừng trồng bao phủ đồi núi với những suối cạn; rừng thông rậm rạp được phủ kín bởi guột dưới mặt đất; và những khoảng đồi trống thường được sử dụng làm nơi cắm trại cho các nhóm đi dã ngoại. Dưới chân núi là nhiều hồ nước đẹp, trong đó có hồ Đồng Quan là hồ nhân tạo lớn nhất của huyện Sóc Sơn.
Trước đây, đỉnh Vệ Linh chỉ có đường mòn xuyên rừng đi lên, hiện nay, ngoài con đường lớn cho xe cơ giới dẫn lên tượng đài Thánh Gióng phục vụ du lịch, có 2 con đường khác được xây bậc thang bằng gạch, cho phép du khách trải nghiệm leo bộ lên đỉnh núi từ đền Sóc hoặc chùa Non Nước.
Văn hóa.
Đền Sóc.
Đền Sóc nằm dưới chân núi Sóc, thuộc địa phận xã Phù Linh, thờ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng.
Đền được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1962 và xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt năm 2014. Năm 2010, UNESCO đã vinh danh Hội Gióng là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chùa Non Nước.
Chùa Non (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong "Quần thể di tích Đền Sóc", ở độ cao hơn 110m trên sườn núi Sóc.
Theo Thuyền Uyển Tập Anh và Đại Việt sử ký toàn thư, vị thiền sư đầu tiên trụ trì chùa này tên là Ngô Chân Lưu (933-1011), hậu duệ của Ngô Quyền. Năm 971, được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Quốc sư. Đó là vị thiền sư đầu tiên được Nhà nước phong kiến phong tặng danh hiệu Quốc sư. Lịch sử ghi nhận, vị Quốc sư này cùng Vạn Hạnh Thiền sư đã phù trợ đưa Lý Công Uẩn lên ngôi chấn hưng đất nước. Năm 1010 Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình ra Thăng Long mở đầu cho thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Khuông Việt Quốc sư trở thành Việt Nam tam triều Quốc sư (trải ba triều Đinh - Lê - Lý).
Chùa Non Nước đã được xây dựng lại, trở thành một trong những ngôi chùa lớn của Hà Nội. Pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền khối nặng 30 tấn, cao 6,50 m, nếu kể cả bệ đá, chiều cao hơn 8 m được khởi công ngày 8-4 Tân Tỵ (2001) được rước từ cơ sở đúc đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định về Sóc Sơn, an tọa tại chùa Non Nước.
Tượng đài Thánh Gióng.
Tượng đài Thánh Gióng nằm trên đỉnh Vệ Linh, được xây dựng năm 2008 và khánh thành năm 2010 chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tượng được xây dựng để tưởng nhớ công đức của Phù Đổng Thiên Vương.
Tượng đúc bằng đồng nguyên chất, cao 11 m và nặng 85 tấn, hướng về phía Nam. Khu tượng đài Thánh Gióng nằm trên đỉnh núi Sóc ở độ cao khoảng 300 m, gồm sân hành lễ rộng 1500 m², nhà phương đình và một số công trình phụ trợ như nhà quản lý, bãi đậu xe, chòi nghỉ chân... Có 3 lối đi dẫn lên khu tượng đài, gồm 1 đường lớn trải nhựa dành cho xe cơ giới và 2 lối nhỏ được làm bậc thang lát đá, cho phép du khách leo bộ từ đền Sóc hoặc chùa Non Nước. | 1 | null |
Đức Tông Sư Minh Trí (1886 - 1958) là một cư sĩ Phật giáo Việt Nam. Ông là người sáng lập hệ phái Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam ..
Tiểu sử.
Đức Tông Sư Minh Trí có tục danh là Nguyễn Văn Bồng, sinh năm Bính Tuất tại xã Tân Mỹ (Rạch Dông), tỉnh Sa Đéc (nay thuộc xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp)..
Cha mẹ ông mất sớm, ông là con thứ bảy trong gia đình, được người chị nuôi dưỡng và cho học chữ Nho và nghiên cứu các bài thuốc chữa bệnh cứu người.
Năm 19 tuổi, theo sự sắp xếp của gia đình, Nguyễn Văn Bồng lập gia đình.
Năm 25 tuổi, nhờ những kiến thức về y học, ông bắt đầu hành nghề y giúp mọi người.
Năm 29 tuổi, Nguyễn Văn Bồng thoát ly gia đình, đi chu du nhiều nơi.
Sáng lập Lục phương tông.
Ông nhận xét rằng, Đạo Phật quá cao sâu mầu nhiệm, các chùa chỉ lo tụng đọc, dân gian chưa biết Đạo Phật là gì, bỗng dưng ta đem đạo pháp tối thượng ra dạy, thế nào cũng thất bại. Chính mình trước tiên cũng nhờ pháp môn Lễ Bái Lục Phương. Trong buổi đầu mở Đạo, ta cũng phải dùng pháp môn nầy chớ không thể làm khác được. Ông bèn đem pháp môn Lễ Bái Lục Phương để lập một tông phái gọi là Lục Phương Tông để truyền bá cho người đời tu học.
Năm 1919 (Kỷ Mùi), Ông an trí thê nhi, ly gia cắt ái, mượn nghề y đi đó đây, trước là cứu đồng bào, sau nữa, truyền bá giáo lý Lễ Bái Lục Phương. Có khi Ông lại mượn nghề buôn chiếu bán khoai để tiện bề ngao du khắp nơi.
Thuở ấy (năm 1921 – Tân Dậu), tại Hậu Giang (Bạc Liêu) người ta truyền nhau rằng: Có Đạo Di Đà mới ra đời, trong Đạo nầy có ông thầy thuốc Bắc hay lắm, trị đâu mạnh đó. Ông không nhận tiền bạc của ai cả, chỉ trừ kẻ giàu có; nhưng Ông cũng không thọ lãnh tiền bạc cho nhiều như các thầy khác.
Thành lập Tịnh độ cư sĩ Phật hội.
Kể từ năm 34 đến 46 tuổi (1920-1932, Canh Thân – Nhâm Thân), tín đồ của Ông rất đông đảo, tỉnh nào cũng có, làng mạc nào cũng đông, đủ sức thành lập một Giáo hội Phật giáo. Hơn nữa, kể từ năm 1930 (Canh Ngọ), các Hội Phật học lần lượt ra đời, đó là một cơ duyên Phật pháp hiếm có vậy.
Năm 1933, ông trở lại Chợ Lớn bàn tính với các đệ tử, phần đông là công tư chức, thương gia... lo thảo điều lệ và danh sách Ban Sáng lập, rồi gởi đơn tới chính phủ Pháp, xin thành lập Giáo hội Phật giáo mệnh danh là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội (lúc đầu chưa có hai chữ Việt Nam).
Năm 1934, giấy phép thành lập Giáo hội đã ban hành, ngày chuẩn phê là 20-2-1934, ông phải lên Chợ Lớn nhiều lần để bàn tính công việc xây cất Hội quán mới, trả Hội quán cũ là chùa Hưng Long cho chủ cũ(chỉ bàn tính chớ chưa có đất).
Cũng năm này (1934), Đại hội bất thường nhóm tại chùa Hưng Long ngày 25-7-1934, dưới sự chủ toạ của ông Minh Trí. Toàn thể Đại hội quyết suy tôn ông Minh Trí làm Tông sư, bậc lãnh đạo tối cao của Giáo hội.
Ngày 30-7-1934, Giáo hội được sự phê chuẩn của chánh phủ Pháp, chấp thuận cho ông Minh Trícùng phái đoàn Trung ương đi khắp lục tỉnh để phát phái quy y.
Cũng năm 1934, đệ tử của ông là bà Quách Thị Mười, điền chủ tại Phú Định hiến đất cất Hội quán Trung ương.
Năm 1935, ông trở lên Chợ Lớn, vào Phú Định để chứng kiến gác đòn dông Hội quán Trung ương đã kiến thiết mấy tháng qua.
Năm 1936, ông bàn tính với Ban Trị sự Trung ương lo giấy phép xin xuất bản tờ tạp chí Pháp Âm Phật học làm cơ quan cho Giáo hội trong sự truyền giáo.
Năm 1937, tờ Nguyệt san Pháp Âm Phật học ra đời. Số 1 xuất bản nhằm tháng giêng dương lịch năm 1937.
Năm 1938, ông rời gia cư tại làng Tân Mỹ, ra chợ Sa Đéc bằng chiếc ghe lòng, có chở theo chút ít đồ tế nhuyễn để tản cư, bởi lúc đó tình hình thời cuộc bất an.
Năm 1947, ông rời Sa Đéc lên Sài Gòn, vì tình hình tỉnh thành cũng không yên ổn. Trong năm nầy, ngày mùng 7 tháng tư âm lịch, ông đi Phú Định dự lễ Đại hội thường niên.
Năm 1948, Hội quán Tân Hưng Long Tự tại Phú Định bị hoả hoạn thiêu huỷ. Ông bàn tính với ông Hội trưởng Lê Văn Hơn, dời văn phòng, tạm làm việc Giáo hội tại nhà của ông Hơn, sau sẽ lo xây cất Hội quán tại Chợ Lớn.
Năm 1948, Giáo hội đã xây cất xong Hội quán Trung ương Tân Hưng Long Tự (quận 10, Chợ Lớn). Từ đây công việc của Giáo hội Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội rất bề bộn. Một mặt thì lo tiếp tục xây cất Đông, Tây lang, một mặt thì lo khai trương Phòng thuốc Nam Phước thiện khắp lục tỉnh.
Năm 1950, ông nâng cao trình độ tu học của toàn thể Hội viên, Thiện tín bằng cách triển khai tôn chỉ Phước Huệ Song Tu, giản chính việc lạy sáu hướng, chỉ còn lạy một hướng vào bàn Phật nơi chánh điện mà thôi.
Năm 1951, sẵn dịp tái bản quyển Phu Thê Ngôn Luận, ông cho đăng quyết nghị của Ban Trị sự Trung ương sau đây:
Do quyết nghị của Ban Trị sự Trung ương, thể theo tôn ý của Đức Tông Sư Minh Trí, cải cách việc hành lễ như dưới đây:
"Các cuộc lễ cúng nơi chánh điện, hướng vào bàn Phật lạy 24 lạy. Khi xá thì xá phía trong trước, rồi xoay ra xá phía ngoài, trở lại xá vào phía trong một lần nữa là đủ lễ."
Khi ấy, tôi có thưa rằng: "Bạch Thầy, như lịnh nầy ban hành, thì vấn đề thành lập Lục Phương Tông làm sao đứng vững được?"
Ông trả lời rằng: "Dù Đời hay Đạo, không có cái gì bằng danh chánh ngôn thuận. Giáo hội của chúng ta đã có danh nghĩa Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, tại sao ta không dùng danh nghĩa đó cho danh chánh ngôn thuận? Nếu lấy danh nghĩa Tịnh độ, thì chúng ta thuộc về Tông Tịnh độ rồi, còn lập ra Lục Phương Tông làm chi cho phiền phức, để rồi rước lấy cái danh không chánh, cái ngôn không thuận."
Ông nói tiếp: "Vả lại, xưa kia Đức Thế Tôn cũng tùy duyên hóa độ, ngày nay chúng ta cũng thế. Pháp môn Lễ Bái Lục Phương là giai đoạn truyền giáo buổi ban đầu cho kẻ sơ cơ. Ngày nay, Giáo hội cần phải hướng dẫn Hội viên, Thiện tín bước lên một bước nữa mới mong tu học Giáo lý Đại thừa được. Nếu ở đó chấp mắc những cái gì đã và đang tu học, làm sao tiến lên bậc cao. Như vậy có khác nào người leo thang, chẳng chịu rời bỏ những nấc ban đầu, làm thế nào tiến lên nấc khác cao hơn?..."
Ngày 28-11-1956, Ông ban hành Nội qui Ban Đạo Đức (). Ông ký tên đóng dấu vào bản Nội qui và dặn ông Phó Giảng sư Thái Văn Mít hãy đi cùng lục tỉnh truyền rao lời của Ông khuyến nhủ rằng: "Toàn thể Hội viên, Thiện tín, toàn thể các Ban, dù là Ban Trị sự đi nữa, cũng phải cố gắng học tập Đạo đức..."
Năm 1957, ông đi khắp lục tỉnh để giã từ mà không ai biết. Năm ấy, tại Bạc Liêu, ông chọn thêm được 2 vị Phó Giảng sư, 3 vị Huấn viên và một số Hội viên Ban Đạo đức.
Năm 1958, ngày Đại hội mùng 8 tháng 4 âm lịch, ông ban hành Huấn từ để làm tờ chúc ngôn, nhắn nhủ lần chót.
Ngày 23 tháng 8 âm lịch niên Mậu Tuất (1958), 11 giờ đêm, ông viên tịch, thọ 73 tuổi (theo âm lịch).
Lễ an táng nhằm ngày 30 tháng 8 niên Mậu Tuất tại Phú Định (Chợ Lớn).
Chú thích.
tham khảo thêm website: http://tinhdocusiphathoi.vn/ | 1 | null |
Grand-Bassam là một thị trấn nằm ở phía đông nam Bờ Biển Ngà, phía đông thủ đô Abidjan. Nơi đây từng là thủ đô thuộc địa của Pháp từ năm 1893 đến 1896, khi chính quyền chuyển đến Bingerville sau cơn sốt vàng. Thị trấn sau đó vẫn là một cảng biển quan trọng cho đến khi Abidjan phát triển từ những năm 1930.
Mô tả.
Đây là một thị trấn thuộc địa, đô thị, khu dân cư, thương mại, hành chính của những người châu Âu, Trung Đông và những người châu Phi cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 (1880 - 1950). Nơi đây từng là thủ đô đầu tiên của Côte d'Ivoire cho đến khi Pháp chuyển thủ đô về Bingerville.
Thị trấn được quy hoạch cùng với một kiến trúc thuộc địa độc đáo phù hợp với khí hậu địa phương và văn hóa bản địa. Ngay sau khi được thành lập, thị trấn đã trở thành đô thị hải cảng quan trọng nhất ở Côte d'Ivoire cho đến khi thành phố Abidjan phát triển mạnh từ những năm 1930. Năm 1960, cùng với sự độc lập ở Côte d'Ivoire, tất cả các cơ quan hành chính được chuyển Abidjan, và trong nhiều năm Grand-Bassam chỉ còn là nơi sinh sống của những người lấn chiếm đất. Cuối những năm 70, thị trấn đã bắt đầu hồi sinh khi nơi đây trở thành một địa danh du lịch và trung tâm nghề với khoảng 5.000 dân sinh sống.
Năm 2012, Grand-Bassam được ghi vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Các công trình lịch sử nổi bật ở thị trấn bao gồm: Nhà thờ chính tòa Sacré Coeur, bảo tàng Nouveau Bassam, làng chài N'zima, cảng và hải đăng Grand-Bassam. | 1 | null |
Koutammakou là vùng núi nằm ở phía bắc của Togo, kéo dài sang tận quốc gia Bénin. Nơi đây là một cảnh quan văn hóa nổi bật có diện tích 50.000 ha của người Batammariba với những ngôi nhà, tháp bùn được coi là biểu tượng của Togo, gọi là "Takienta".
Di sản kiến trúc này bao gồm các ngôi nhà, các tháp, kho thóc có hình trụ, hình cầu có mái bằng hoặc mái hình nón lá cùng nhiều những bãi đá linh thiêng. Những người dân sẽ làm ẩm đất tạo thành bùn hoặc tạo thành những viên gạch bằng bùn để xây dựng và sau đó những ngôi nhà được ánh nắng mặt trời làm khô cứng và trở lên đàn hồi hơn. Một số ngôi nhà còn được dựng hàng rào gỗ bên ngoài và những giàn giáo để nâng đỡ cấu trúc. Mái nhà được làm bằng hoặc mái lá hình nón và có ống thoát nước bằng gỗ mỗi khi mưa. Các công trình được nhóm lại thành từng ngôi làng theo không gian sử dụng như nơi tổ chức nghi lễ, sinh hoạt cộng đồng, để ở... tạo thành cảnh quan đáng chú ý phản ánh cấu trúc xã hội, cuộc sống cùng mối quan hệ giữa con người và cảnh quan.
Năm 2004, tại Tô Châu Trung Quốc, Cảnh quan Koutammakou đã trở thành một trong 34 di sản thế giới được UNESCO công nhận. | 1 | null |
Trịnh Khắc Phục (chữ Hán: 鄭克復; 1400 - 26 tháng 7, 1451), còn gọi là Lê Khắc Phục, là một khai quốc công thần nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, có công giúp Lê Thái Tổ đánh đuổi quân đội nhà Minh, được Thái tổ ban hai tước Thượng trí tự và Trước phục hầu và được cho đổi sang họ Lê.
Ông cùng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, thuộc hàng "Bình Ngô Khai Quốc Công Thần". Khi Thái Tổ Cao hoàng đế bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, ông trở thành một trong những trụ cột của triều đình, được Cao hoàng đế ban bốn chữ "Lê triều tham chính" để ghi công trạng đóng góp cho quốc gia.
Tuy nhiên vào năm 1451, ông bị xử tử đột ngột vì tranh chấp các thế lực trong triều, cùng chết với ông là con trai Trịnh Bá Nhai và 2 cha con Thái úy Trịnh Khả. Con cháu ông bị tước bỏ hết tước phong, đất đai. Tuy không lâu sau Lê Nhân Tông đã ban lại đất đai cho hậu duệ của ông, nhưng tội danh vẫn không hoàn toàn rửa sạch.
Đến đời Lê Thánh Tông, con cháu của ông được phục hồi đất đai và danh dự, được ghi nhận chiến công giúp triều đình và quốc gia. Các hậu duệ về sau đã di cư về làng Vân Đô, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa lập nghiệp, và đã xây nhà thờ tổ ở đó cho đến ngày nay.
Thân thế.
Trịnh Khắc Phục người làng Thủy Chú, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hoa (nay là làng Thủy Chú, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), là con ông Trịnh Nhữ Lượng (鄭汝亮), mẹ là Quốc trưởng công chúa Lê Ngọc Tiên (黎玉躚), chị ruột của Thái Tổ Cao hoàng đế.
Theo gia phả, cụ tổ của họ Trịnh Thủy Chú là Trịnh Thậm (鄭葚), nguyên quán xã Cổ Cừu, huyện Đông Sơn, đi chơi đến xã Thủy Chú, thấy đất đai ở đó bằng phẳng, rộng rãi, rừng núi rậm tốt, ruộng vườn béo tốt, xây dựng nhà cửa ở đó. Chỉ sau 3 năm thành cơ nghiệp. Người lấy vợ là bà Lê Thị Hống (黎氏蕻), sinh con trai là ông Trịnh Thảm (鄭菼), về sau được tặng tước "Hiến quốc công" (憲國公). Ông Trịnh Thảm lấy bà Lê Thị Lâm (黎氏林), sinh được 4 người con trai. Con đầu là ông Trịnh Sai (鄭倩). Ông Trịnh Sai lấy bà Lê Thị Náo (黎氏鬧), sinh người con trai đầu lòng là ông Trịnh Thốn (鄭忖) và người con gái thứ là Trịnh Ngọc Thương (鄭玉蒼). Ông Trịnh Thốn được tặng tước "Diên Chu hầu" (衍朱侯), về sau lấy bà Lê Thị Thai (黎氏台), sinh được hai người con trai. Trai đầu là Nhữ Lượng, thứ là Di.
Bà Trịnh Ngọc Thương về sau lấy Tuyên Tổ hoàng đế Lê Khoáng (黎曠), sinh ra được Thái Tổ Cao hoàng đế Lê Lợi. Khi mất được đời sau tôn phong làm "Trinh Từ Ý Văn Trang Hiến hoàng hậu" (貞慈懿文莊獻皇后).
Sự nghiệp.
Công thần khai quốc.
Tháng 2, năm Mậu Tuất (1418), Thái Tổ hoàng đế dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn. Ông cùng 50 người khác được cử làm tướng văn tướng võ chia nhau đốc suất đội quân Thiết đột ra đánh đuổi giặc Minh. Vương Thông phái các tướng là Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Kỳ đem quân đi đàn áp. Thái Tổ cùng với các tướng tá phục kích vây hãm quân giặc, bắt sống được hơn nghìn tên. Lúc ấy, ông Trịnh Khắc Phục theo Thái tổ đánh giặc, chỉ mất một ngày một đêm phá được ba thành của giặc. Ông lại qua Nghệ An, Thuận Hóa hỗ trợ các cánh quân khác của ta, rồi lại trở về vùng Giang Bắc, đóng quân trên sông Bồ Đề, sai quân làm thuyền bè, vượt qua Đông Đạo đánh tan quân giặc ở các thành. Xong việc, ông trở về Lam Sơn báo cáo với Thái Tổ.
Quân Minh đại bại khắp nơi, chỉ còn tổng binh Vương Thông đóng ở Đông Quan. Thông chia quân ra cố thủ rồi sai người về xin quân tiếp viện. Ngày 12 tháng 6 năm Mậu Thân (1428), tướng nhà Lê là Trần Lựu, Lê Bôi đem quân đánh tan, tiêu diệt hơn một nghìn tên. Bọn giặc bị thua chạy. Hoàng đế nhà Minh lại sai tên tổng binh An Viễn hầu Liễu Thăng cùng với Kiềm quốc công Mộc Thạch, Bảo Định bá Lương Dung, đô đốc Thôi Tụ, thượng thư Lý Khánh, Hoàng Phúc làm viện binh. Liễu Thăng lĩnh 10 vạn quân theo Khâu Ôn mà sang, Mộc Thạch lĩnh 5 vạn quân theo đường từ Vân Nam tiến đến.
Ngày 18 tháng 9, ông Trịnh Khắc Phục lĩnh 1 nghìn quân kéo thẳng đến ải Chi Lăng phục sẵn ở chỗ hiểm yếu rồi sai Trần Lựu đem quân ra khiêu chiến trước, giả thua bỏ chạy. Liễu Thăng thân chính đốc quân đuổi theo. Chờ cho Liễu Thăng đến chỗ quân ta phục kích, ông Trịnh Khắc Phục cùng với các tướng bốn bề nổi dậy, chém được Liễu Thăng, Lý Khánh, lũ giặc tan tác. Ta viết tờ thư tuyên truyền thắng lợi của ta và sự đại bại của Liễu Thăng cho Mộc Thạch nghe. Quân và tướng Mộc Thạch rất sợ hãi, kéo quân trở về.
Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, ngài cùng với các tướng thề rằng:: ""Sông Hoàng Hà như dải lạu, núi Thái Sơn như đá mài, nước nhà còn mãi, đến dòng dõi con cháu mãi mãi, vua tôi đồng lòng hợp lực đánh tan quân Ngô để yên thiên hạ, làm Đế nước nam, muôn đời sau vẫn mãi ghi nhớ công trạng của những bề tôi có công đánh giặc dựng nước và đề hưởng tên vinh, lưu truyền muôn đời, phong tước ghi công, ban ruộng ăn lộc, con cháu đời đời vẫn hưởng thành tích công thần của cha ông, nhà vua không dám nói sai. Nếu sau này, nhà mua không ghi nhớ công lao của những người có công bình giặc đã có trời đất và núi sông chứng giám lời thề."".
Ông Trịnh Khắc Phục cùng với các tướng có công bình Ngô khai quốc được phong tước là "Tả kim Ngô vệ thôi trung tá lý Dương Vũ công thần" và được ban quốc tính, về sau sử gọi ông là Lê Khắc Phục (黎克復). Ông vâng mệnh Thái Tổ cùng nhà Minh lập cột đồng để phân định biên giới giữa hai nước ta và nhà Minh.
Khi lập đồng trụ, có lời thề rằng: "Giao Chỉ chi a, Đại Minh như hà, tự kim hướng hậu, mạc cử can qua, Thiên triều, Nam Việt, lưỡng quân tướng hòa, nhược công tiểu quốc, thiên thượng tồi phá, An Nam tiến phụng, bị lễ hương hoa, thiết lập đồng trụ, lưu truyền Lê gia.". Nghĩa là: "Quận Giao Chỉ như trái núi, nhà Đại Minh như con sông, từ nay về sau không đánh nhau. Nhà Minh, Việt Nam hai nước giao hòa. Nếu đánh nước nhỏ, trời sẽ xử phạt. Hàng năm nước An Nam tiến cống hương hoa. Nay dựng cột đồng, lưu truyền cho con cháu nhà Lê."
Thái Tổ hoàng đế phong cho ông Tiền tổ có công, kính chịu phong tước: "Ngoại hoàng Lê phái Bình Ngô Khai Quốc sung trung dực vận hiệp mưu đồng đức tĩnh nạn kiệt tiết tuyên lực công thần Bình chương quân quốc Binh bộ Thượng thư", "Chưởng triều Tham kiến quốc chính Nhập nội Kiểm sát Tổng tri tôn chính", tước hiệu "Ngọc Sơn hầu" (玉山侯).
Biếm chức và phục vị.
Năm 1433, Thái Tổ Cao hoàng đế băng hà, Thái Tông hoàng đế lên kế vị. Do ấu đế còn nhỏ, Đại tư đồ Lê Sát nắm trọn quyền lực triều đình. Lê Sát có tư thù với Lưu Nhân Chú, người anh em cùng mẹ với Khắc Phục nên bãi chức "Nam Đạo Hành khiển" của ông, mà gián làm "Phán đại tông chính".
Năm 1437, tháng 6, Thái Tông lại phong ông làm "Bắc đạo quân dân bạ tịch", cùng năm đó Thái Tông giết Tư mã Lê Sát,chính thức lấy lại quyền hành. Tuy nhiên tháng 8 năm đó, ông phạm tội dùng người không đúng, khiến Thái Tông rất giận, tuy nhiên do là hoàng thân quốc thích, Thái Tông chỉ biếm ông 1 tư.
Lương thần triều đình.
Năm 1442, Thái Tông hoàng đế đột ngột qua đời, Nhân Tông lên kế vị, Nguyễn thái hậu trở thành nhiếp chính. Lúc này, tước vị của ông là "Nhập nội thiếu phó tham dự triều chính". Con trai trưởng của ông là Trịnh Bá Nhai được cưới An Nam công chúa (安南公主).
Ngày 22 tháng 1, năm 1446, ông được cử cùng Lê Thụ, Trịnh Khả đem 60 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Bấy giờ chúa Chiêm là Bí Cai hay đem quân quấy nhiễu, Thái hậu ra lệnh đi đánh. Ngày 25, các cánh quân đều đánh đến thành Đồ Bàn, phá hủy gần hết, bắt chúa Bí Cai cùng phi tần, voi, ngựa, vũ khí, nhiều không kể xiết. Cũng lúc này ông được phong "Đặc tiến nhập nội Tư khấu Đồng bình chương sự".
Tháng 4, năm 1448, Tư khấu Khắc Phục được sai chủ trì tiệc ở Sứ quán, đón tiếp sứ thần Chiêm Thành. Bấy giờ, Nguyễn Hữa Quang từ Chiêm Thành trở về. Sứ thần Chiêm Thành là bọn Bân Đối Thêm, Chiêm Thấp mang quốc thư và lễ vật cống cùng đi theo bọn Hữu Quang sang ta. Ban mũ đai, y phục cho chúa cũ của Chiêm Thành là Bí Cai và cho y dự yến. Sau việc tiếp đãi, Thái hậu lấy ông làm "Đề hiệu Quốc tử giám", giám sát các cuộc thi cử.
Tháng 6 năm đó, Thái hậu thả Đinh Liệt ra khỏi nhà lao. Vào năm 1444, có người vu cáo ông phạm tội, Nguyễn thái hậu sai giam dưới hầm. Lúc này, ông Trịnh Khắc Phục và An Nam công chúa đã vào tâu rất khẩn thiết, xin Thái hậu rộng ơn nới phép cho nên Đinh Liệt mới được tha.
Bấy giờ, việc thi cử có nhiều tiêu cực, nhiều quan giám khảo ăn của đút lót khiến cho việc chọn người hiền tài mất chính xác. Trước tình hình đó, Trịnh Khắc Phục đã dâng sớ tâu cho Thái hậu đề nghị bắt các khảo quan phải uống máu ăn thề. Tục lệ các quan giám khảo phải ăn thề bắt nguồn từ đó, nhưng việc hối lộ vẫn không thể nào dứt được.
Năm đó, lấy những người ngự thí thích hợp cách là bọn Đặng Duy Khiêm 33 người sung làm giám sinh Quốc tử giám. Theo lệ thi hàng năm thì học trò các lộ đến thi ở bản đạo, chỉ những thí sinh đồ hợp cách đỗ hương cống mới được sung làm giám sinh, còn quân dân đỗ hương cống thì không được sung làm giám sinh, vẫn chỉ là hương cống. Đến đây, Tư khấu Trịnh Khắc Phục mới xin lấy quân dân đỗ hương cống là bọn Duy Khiêm sung làm giám sinh, mà những sinh đồ đỗ hương cống lại không được vào Quốc tử giám. Dư luận bấy giờ rất ngờ có ăn hối lộ trong chuyện đó.
Tháng 2 năm 1449, ông được cử chỉ huy các cục Bách tác, quân vệ thiên quan, tứ sương và quân dân trấn Thái Nguyên đào lại sông Bình Lỗ. Con sông dài 2500 trượng từ vùng Đáp Cầu đến Sóc Sơn, được thông với Bình Than, đã góp phần mở rộng mạng lưới giao thông và hệ thống tưới tiết trong trấn Thái Nguyên.
Vu cáo và qua đời.
Ngày 26 tháng 7, năm Tân Mùi (1451), niên hiệu Thái Hòa thứ 9, Trịnh Khắc Phục cùng con là Phò mã đô úy Trịnh Bá Nhai; Thái úy Trịnh Khả cùng con là Trịnh Quát bị Nguyễn thái hậu xử tử, đương thời cho rằng những người này bị oan.
Năm 1453, Nhân Tông hoàng đế bắt đầu đích thân trông coi chính sự, minh oan cho ông và cấp cho con cháu máy chục mẫu quan điền.
Con cái.
Trịnh Khắc Phục có tám người con trai cùng 6 người con gái.
Tước phong.
Trịnh Khắc Phục đã được ban huân tước và giữ các chức vụ sau:
Huân tước và chức quan cụ thể như sau:
Truy phong.
Năm Hồng Đức thứ 17 (1486), Thánh Tông Thuần hoàng đế tặng chức Thái bảo, tước "Ngọc quận công" (玉郡公).
Năm Cảnh Thống thứ 3 (1500), Hiến Tông Duệ hoàng đế phong tước "Dực hữu công thần tạc tự Thượng trụ quốc", lại phong thêm tước Thái úy, tước hiệu "An quốc công" (安國公).
Tháng 10, năm Đức Nguyên (1674), Gia Tông Mỹ hoàng đế lại phong "Phúc thần trung đẳng Đại vương".
Ngày 13 tháng 3, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 31 (1770), Hiển Tông Vĩnh hoàng đế ngự giá tuần hành đến ấp thang mộc, lại bao phong mỹ tự "Thượng Đẳng Phúc Thần đại vương".
Vào triều đại nhà Nguyễn, từ Thế Tổ Cao hoàng đế đến Hoằng Tông Tuyên hoàng đế, triều đình nhiều lần gia phong không chỉ cho chi trưởng mà còn cho tất cả các chi thờ phụng cụ Trịnh Khắc Phục trên các tỉnh Thanh Hóa (huyện Nông Cống, huyện Triệu Sơn, huyện Đông Sơn, huyện Thọ Xuân), tỉnh Hà Tĩnh, Hà Nam. | 1 | null |
USS "Evans" (DD–78) là một tàu khu trục thuộc lớp "Wickes" của Hải quân Hoa Kỳ được chế tạo vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất; sau đó được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc như là chiếc HMS "Mansfield" vào đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo Chuẩn đô đốc Robley Dunglison Evans.
Thiết kế và chế tạo.
Chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ mang cái tên USS "Evans" được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10 năm 1918 tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works ở Bath, Maine; được đỡ đầu bởi Bà D. N. Sewell, cháu nội Chuẩn đô đốc Evans, và được đưa ra hoạt động vào ngày 11 tháng 11 năm 1918 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung tá Hải quân Frank H. Sadler.
Lịch sử hoạt động.
USS "Evans".
Sau đợt huấn luyện và trang bị, kể cả chuyến đi đầu tiên đến khu vực quần đảo Azores, "Evans" khởi hành từ Newport, Rhode Island vào ngày 10 tháng 6 năm 1919 để đi sang vùng biển Châu Âu, nơi nó hoạt động cho đến ngày 22 tháng 8 trước khi quay trở về New York. Nó lại lên đường một lần nữa vào ngày 11 tháng 9, và sau khi tuần tra ngoài khơi khu vực Trung Mỹ đã đi đến cảng nhà mới được chỉ định, San Diego California, vào ngày 14 tháng 11.
Trong hai năm tiếp theo, "Evans" tham gia các cuộc thực tập huấn luyện dọc suốt bờ biển Thái Bình Dương trải từ Valparaíso, Chile cho đến Astoria, Oregon. Nó được đưa về lực lượng dự bị tại San Diego vào ngày 6 tháng 10 năm 1921 và ngừng hoạt động vào ngày 29 tháng 5 năm 1922. Được huy động trở lại vào ngày 1 tháng 4 năm 1930, nó hoạt động tại khu vực San Diego trong sáu tháng, rồi được giao nhiệm vụ huấn luyện nhân sự hải quân dự bị tại New York, nơi nó đi đến vào ngày 6 tháng 12 năm 1930. Chiếc tàu khu trục quay trở lại San Diego vào ngày 26 tháng 3 năm 1932, để hoạt động cùng với Hải đội Chiến trận trong các chuyến đi huấn luyện và thực hành dọc theo bờ Tây và tại các vùng biển Hawaii và Alaska.
Sau một đợt ngừng hoạt động khác từ ngày 31 tháng 3 năm 1937 đến ngày 30 tháng 9 năm 1939, "Evans" đi đến Key West, Florida vào ngày 11 tháng 12 năm 1939 làm nhiệm vụ Tuần tra Trung lập tại khu vực quần đảo Antilles và thực tập tại nhiều phần khác nhau trong vùng biển Caribe. Vào ngày 24 tháng 9 năm 1940, nó rời Key West đi Halifax, Nova Scotia, nơi nó được xuất biên chế vào ngày 23 tháng 10 năm 1940, và được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Anh trong khuôn khổ Thỏa thuận đổi tàu khu trục lấy căn cứ.
HMS "Mansfield" - HNoMS "Mansfield".
Được đưa vào hoạt động như là HMS "Mansfield", một chiếc thuộc lớp "Town", chiếc tàu khu trục có quãng đời hoạt động tiếp theo mang tính quốc tế thực sự. Từ tháng 12 năm 1940 đến tháng 3 năm 1942, nó được Hải quân Hoàng gia Na Uy thuộc Chính phủ Na Uy lưu vong mượn. Trong thời gian này, nó đã tấn công một xưởng chế biến dầu cá tại Øksfjord gần Hammerfest, Na Uy, đang dưới sự kiểm soát của phe Đức Quốc xã. Đội đổ bộ từ con tàu đã phá hủy các thiết bị quan trọng của xưởng, và tìm cách bắt giữ tên thủ lĩnh phát-xít (quisling) người Na Uy tại địa phương, nhưng hắn đã trốn thoát. Với thủy thủ đoàn người Na Uy, chiếc tàu khu trục còn đảm nhiệm vai trò hộ tống tại Bắc Đại Tây Dương, tiếp tục nhiệm vụ quan trọng này kể cả sau khi được hoàn trả cho Hải quân Hoàng gia. "Mansfield" được cải biến cho nhiệm vụ hộ tống tàu buôn, khi nó được tháo dỡ ba trong số các khẩu pháo /50 caliber và một trong số các bệ ống phóng ngư lôi ba nòng nhằm giảm bớt trọng lượng bên trên, đồng thời bổ sung vũ khí chống tàu ngầm gồm mìn sâu và súng cối nhiều nòng chống tàu ngầm (Hedgehog). "Mansfield" được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Canada và phục vụ cùng Lực lượng Hộ tống Tại chỗ phía Tây đặt căn cứ tại Halifax và St. John's. Với sự sẵn sàng của nhiều tàu hộ tống mới, vào tháng 11 năm 1943, chiếc tàu khu trục từng phục vụ cho hải quân bốn nước được đưa về vai trò dịch vụ bảo trì sửa chữa tại Halifax, và vào ngày 22 tháng 6 năm 1944 nó được cho ngừng hoạt động rồi bị tháo dỡ vào năm 1945.
Chiếc chuông của con tàu, vẫn còn mang dòng chữ "USS Evans", hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hàng hải Đại Tây Dương ở Halifax, Nova Scotia. | 1 | null |
Astyanax mexicanus hay cá hang động mù là một loài cá nước ngọt thuộc họ Characidae, bộ Characiformes. Đây là loài bản địa của khu vực sinh thái Tân Bắc Cực, bắt nguồn từ vùng hạ lưu sông Rio Grande, sông Nueces, sông Pecos thuộc Texas, Hoa Kỳ và những vùng trung và đông México.
Cơ thể cá "Astyanax mexicanus" có thể đạt chiều dài tối đa là 12 cm, mang nét đặc trưng của họ Characidae với màu sắc không có gì nổi bật. Tuy nhiên, những cá thể "Astyanax mexicanus" sống trong các hang động tối có hình thái hết sức đặc biệt: không có mắt và bị bạch tạng; toàn cơ thể cá khi đó chỉ là một màu trắng hồng bao phủ.
Loài "Astyanax mexicanus" sống tại vùng khí hậu cận nhiệt đới, ưa thích môi trường nước có độ pH 6.0-7.8, độ cứng của nước tối đa là 30 dGH và nhiệt độ từ 20 đến 25 °C. Vào mùa đông, cá sẽ di cư đến vùng nước ấm hơn. Thức ăn của loài "Astyanax mexicanus" thông thường là các động vật giáp xác, côn trùng, và giun đốt; trong môi trường nuôi nhốt, cá này là động vật ăn tạp.
Về mặt phân loại, có quan điểm xem "Astyanax mexicanus" là một phân loài của "Astyanax fasciatus" nhưng điều này không được học giới chấp nhận rộng rãi.
Thể hang động mù.
"Astyanax mexicanus" nổi tiếng với hình thái "cá hang động mù". Có khoảng ba mươi quần thể Astyanax mexicanus sống trong các hang động sâu và đã đánh mất thị lực (thậm chí mắt cũng tiêu biến đi). Tuy vậy, những con cá này vẫn có khả năng tìm đường nhờ vào tính nhạy cảm với sự thay đổi áp suất nước của các đường bên trên thân cá.
Các cá thể với cả hai hình thái "có mắt" và "không có mắt" đều thuộc cùng một loài là "A. mexicanus"; chúng có mối quan hệ gần gũi và có thể lai giống với nhau. Chú ý rằng loài "Astyanax jordani" cũng là một loài "cá hang động mù" và thỉnh thoảng bị nhầm với "A. mexicanus", nhưng đây là một loài mới tiến hoá từ thể có mắt sống gần mặt nước của loài "A. mexicanus".
Khi sinh ra, cá "A. mexicanus" sống nơi hang động vẫn có mắt. Tuy nhiên khi chúng lớn lên, da cá phát triển bao lấy cặp mắt và khiến mắt thoái hoá hoàn toàn bởi chúng không cần thiết phải dùng đến thị giác trong môi trường hang động tối đen. | 1 | null |
Đài quan sát Tartu (Tiếng Estonia: Tartu Observatoorium) là đài quan sát thiên văn lớn nhất ở Estonia. Nó nằm trên đồi Tõravere, cách Tartu, Noo Parish 20 km về phía Tây nam, thuộc tỉnh Tartu. Đài quan sát cũ Tartu là nơi làm việc của nhà thiên văn học Friedrich Georg Wilhelm von Struve, thuộc Vòng cung trắc đạc Struve, là di sản thế giới vào năm 2005, và nó là điểm tham chiếu đầu tiên.
Đài quan sát có hai kính viễn vọng là Kính viễn vọng Cassegrain đường kính 1.5 mét là kính viễn vọng lớn nhất Bắc Âu, được sử dụng để quan sát quang phổ và kính viễn vọng đường kính 0.6 mét dùng để quan sát trắc quang. Ngoài ra là rất nhiều các dụng cụ dùng để theo dõi và quan sát khí tượng
Lịch sử.
Đài quan sát Tartu được thành lập tại Đại học quốc gia Dorpat vào năm 1802. Việc xây dựng đài quan sát được hoàn thành vào năm 1810 trên ngọn đồi Toome, Dorpat. Các công cụ quan sát thiên văn đã được lắp đặt vào năm 1814 bởi Friedrich Georg Wilhelm von Struve, người sau đó giảng dạy và quan sát tại đài thiên văn. Năm 1824, một kính thiên văn không màu lớn nhất thế giới vào thời điểm đó được lắp đặt tại đây. Năm 1816, trước cửa tòa nhà trở thành điểm trắc đạc và đài quan sát đã trở thành điểm đầu tiên.
Năm 1946, Đài quan sát Tartu được tách ra từ trường đại học và sáp nhập vào Viện Hàn lâm Khoa học Estonia. Các nhà chức trách bắt đầu xem xét để lập một cơ sở quan sát mới vào năm 1950. Đồi Tõravere được chọn là nơi để xây dựng vào năm 1958.
Năm 1963, việc xây dựng đài quan sát mới hoàn thành, một số cơ sở vật chất được di chuyển sang đài quan sát mới.
Năm 1964, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức và Đài quan sát Tartu đã được đổi tên thành Đài quan sát von Struve.
Năm 1974, Kính thiên văn Cassegrain đường kính 1,5 mét được lắp đặt và trở thành kính viễn vọng hoạt động chính của đài quan sát.
Năm 1995, tên của đài thiên văn đã được đổi trở lại ban đầu là Đài quan sát Tartu.
Năm 1998, một kính phản xạ 0,6 mét đã được lắp đặt.
Việc xây dựng đài quan sát cũ nhằm phục vụ như là một viện bảo tàng và là một trung tâm giáo dục khoa học.
Các nhà khoa học đáng chú ý đã từng làm việc tại đài quan sát Tartu như: von Struve, Johann Heinrich von Mädler, Thomas Clausen, Ernst Julius Öpik, Grigorij Kuzmin, Jaan Einasto. | 1 | null |
Chiến dịch Debrecen (6 tháng 10 - 28 tháng 10 năm 1944) là một chiến dịch tấn công do Hồng quân Liên Xô và quân đội România tổ chức nhằm tấn công quân đội Đức Quốc xã và đồng minh của nó là vương quốc Hungary, diễn ra trên mặt trận Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một chiến dịch khó khăn của quân đội Liên Xô-Romania khi quân Đức và Hungary đã chống cự rất kịch liệt và suýt nữa đã bao vây tiêu diệt Cụm kỵ binh cơ giới hóa Pliyev tại khu vực Nyíregyháza trên bờ đông sông Tisza. Cả hai phe tham chiến đều chịu những tổn thất rất nặng nề. Cuối cùng, sau gần nửa tháng kịch chiến, quân đội Liên Xô-Romania đã giải phóng Debrecen và 1/3 lãnh thổ Hungary, tiến sâu 160 cây số, vượt các chướng ngại tự nhiên che chở Hungary ở vùng Nam Carpath để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công giải phóng toàn bộ lãnh thổ Hungary.
Chiến dịch Debrecen là chiến dịch đầu tiên trong bốn chiến dịch quân sự lớn của Hồng quân Liên Xô tại mặt trận Hungary năm 1944. Đây cũng là một chiến dịch có diễn biến khá phức tạp. Đan xen giữa các hoạt động quân sự là các cuộc đàm phán để ngừng chiến, cuộc đảo chính ở Budapest và những thay đổi chính trị ở phía sau mặt trận của liên quân Đức - Hungary. Những hoạt động chính trị đó đã ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến của cả hai bên và đem lại những hậu quả kéo dài chiến tranh và tăng thêm thương vong. Khác với tình hình ở Romania và Bulgaria từ 1 đến 2 tháng trước, trong quá trình diễn ra chiến dịch Debrecen, quân đội Đức Quốc xã chủ động loại khỏi hàng ngũ đồng minh của họ tất cả những người có chủ trương nghị hòa với Liên Xô hoặc mở cửa biên giới phía Tây cho đồng minh Anh, Mỹ tiến vào Hungary, trong đó có cả những đồng minh thân cận như cha con Nhiếp chính vương Hungary Miklós Horthy và Bá tước Teleki Géza, rồi đưa những nhân vật thuộc phe phát xít ở Hungary lên nằm chính quyền ở Budapest. Ngược lại, phía Liên Xô cũng tranh thủ một số tướng lĩnh, sĩ quan trong hàng ngũ quân đội Hungary đang dao động, làm suy giảm một phần sức chiến đấu của quân đội Hungary vốn đã chịu nhiều tổn thất trên chiến trường Liên Xô từ 1943 và tại miền Đông Transilvania năm 1944.
Tình huống mặt trận.
Đầu tháng 10 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 2 Liên Xô đã hoàn thành Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad, cùng với quân đội Romania (đồng minh) giải phóng hầu hết lãnh thổ Romania. Quân đội Đức Quốc xã và Hungary chỉ còn trụ lại được tại một số cụm cứ điểm ở phía Tây Transilvania trên lãnh thổ mà Romania đang chiếm lại từ Hungary. Ở phía Nam, Phương diện quân Ukraina 3 phối hợp với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư (NOVJ) hoàn thành Chiến dịch tấn công Beograd, giải phóng thủ đô Nam Tư, áp sát biên giới Hungary. Ở Bosnia Herzegovina và Croatia, Quân đội NOVJ tiếp tục gây sức ép với các cụm tác chiến còn lại của Cụm tập đoàn quân F và đang chuẩn bị cho một chiến dịch lớn để giải phóng hoàn toàn miền Tây Nam Tư. Cụm tập đoàn quân Nam của Đức ở đồng bằng Hungary đang phải đối phó với các trận tấn công của quân đội Liên Xô từ các tuyến phòng thủ phía Đông và phía Nam Hungary.
Tại Budapest, quan hệ giữa nước Đức Quốc xã với chính phủ của Miklós Horthy bắt đầu có sự rạn nứt từ tháng 3 năm 1944 khi một số quan chức của "vương triều không vua" Miklós Horthy bắt đầu "tìm đường sang phương Tây" và Adolf Hitler đã cho lục quân Đức tiến vào Hungary, đặt nước này trong quy chế chiếm đóng mặc dù trên danh nghĩa Hungary vẫn là đồng minh của Đức Quốc xã. Động thái này đã gây bất bình trong một số giới chức Hungary, kể cả Nhiếp chính vương Miklós Horthy và họ càng xúc tiến các kế hoạch tiếp xúc bí mật với các đồng minh Anh - Mỹ. Đến cuối tháng 9 năm 1944, tình hình chính trị tại Budapest càng trở nên bất ổn hơn đối với nước Đức Quốc xã khi Hungary bắt đầu "đi đêm" với cả Liên Xô cũng như Anh và Mỹ, những kẻ thù của nước Đức Quốc xã. Trong khi một phái đoàn của chính phủ Hungary bí mật vượt qua trận tuyến tại khu vực Tây Transilvania để đến Moskva đàm phán với chính phủ Liên Xô thì đồng thời, Trung tướng Náday István, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hungary cũng đáp máy bay bí mật đi Napoli để thương thuyết với Anh và Mỹ.
Về khía cạnh địa quân sự, Debrecen có một vị trí chiến lược quan trọng tại mặt trận Hungary năm 1944. Theo đánh giá của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô, chiếm được Debrecen, quân đội Liên Xô sẽ tạo được một hình thái tấn công có lợi trên mấy hướng. Từ Debrecen, có thể tiến vào phía sau tuyến phòng thủ của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) và Tập đoàn quân 1 (Hungary) ở Carpath theo hướng Đông và Đông Bắc. Nếu tấn công từ Debrecen lên phía Bắc, quân đội Lien Xô có thể chặn được đường rút lui của hai tập đoàn quân Đức và Hungary ở Đông Carpath. Từ Debrecen, quân đội Liên Xô cũng có thể tấn công lên hướng Tây Bắc để chi viện từ phía Nam cho cuộc khởi nghĩa của những người yêu nước Tiệp Khắc ở Trung Slovakya. Debrecen cũng có thể trở thành bàn đạp cho các cuộc tấn công trực diện từ hướng Đông vào Budapest. Với những triển vọng đó, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô quyết định mở Chiến dịch tấn công Debrecen.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Liên Xô và Romania.
Binh lực.
Phương diện quân Ukraina 2 do Nguyên soái Rodion Malinovsky làm Tư lệnh và Thượng tướng Matvey Zakharov làm Tham mưu trưởng. Biên chế của phương diện quân đầu tháng 10 năm 1944 gồm có:
Quân đội Romania
Tổng quân số 698.200 người, được trang bị 750 xe tăng và pháo tự hành, 10.200 đại bác và súng cối, 1.100 máy bay.
Kế hoạch.
Kế hoạch Chiến dịch Debrecen nằm trong kế hoạch tổng thể hoạt động của quân đội Liên Xô trong mùa đông 1944-1945 tại Trung Âu, trong đó, trọng điểm là mặt trận Hungary do vị trí trung tâm vùng của nước này, tiếp giáp với Áo, Nam Tư, Romania, Tiệp Khắc, Slovakia và có nguồn dầu mỏ duy nhất còn lại mà Đức Quốc xã đang khai thác. Ban đầu, Nguyên soái Malinovsky tổ chức các trận tấn công vỗ mặt của Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) và Tập đoàn quân 4 (Romania) ở Turda; của Tập đoàn quân cận vệ 7 (Liên Xô) ở Turgu Muresh (Targu Mures); của Tập đoàn quân 40 ở Rodna. Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã bị Tập đoàn quân 2 Hungary và Tập đoàn quân 8 (Đức), trong đó các sư đoàn xe tăng 3, 13, Sư đoàn cơ giới 19, các Quân đoàn bộ binh 29 và 72 (Đức) chặn đứng. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô nhận thấy ít có khả năng giành những bước ngoặt thuận lợi cho tình hình của Phương diện quân Ukraina 2 trên hướng Turda.
Trong khi đó, tình hình cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 lại xuất hiện nhiều diễn biến khả quan. Do tuyến phòng ngự của Tập đoàn quân 6 (Đức) và Tập đoàn quân 3 (Hungary) trên hướng Nam Debrecen yếu hơn nên đến giữa tháng 9 năm 1944, các tập đoàn quân 46, 53, xe tăng cận vệ 6 và Tập đoàn quân 1 (Romania) đã đánh chiếm Arad và Timisoara, tiến ra tuyến Petrovgrad (Belgrad) (Nam Tư), Mako, Salonta, phía Nam Oradia (Oradea) trên biên giới Romania - Hungary. STAVKA nhận thấy triển vọng tấn công của quân đội Liên Xô và Romania trên hướng này có thể tiến vào sau lưng cánh quân Đức - Hungary đang phòng ngự vững chắc tại khu vực Tây Transilvania. Trả lời bức điện của Đại bản doanh về triển vọng tấn công tại mặt trận Hungary, ngày 23 tháng 9, từ mặt trận sông Visla, Nguyên soái Georgy Zhukov nhận định:
Vì Phương diện quân Ukraina 2 tấn công trong điều kiện quân đội Đức Quốc xã và Hungary vẫn còn những lực lượng lớn đóng tại Đông Carpath cũng như Cụm tập đoàn quân F của Đức tại Nam Tư lúc nào cũng có thể cơ động đến hướng Debrecen nên Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô yêu cầu cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4 và cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 phải có những hoạt động nhằm thu hút Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) và Tập đoàn quân 1 (Hungary) về hướng Bắc. Ở phía Nam, Phương diện quân Ukraina 3 phối hợp với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư cần mở các chiến dịch giam chân Cụm tập đoàn quân F tại Nam Tư. Cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 tấn công trên hướng Debrecen (Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng Pliyev, Tập đoàn quân 53 và Tập đoàn quân 1 (Romania) phải đặc biệt chú ý cảnh giới hai bên sườn.
Quân đội Đức Quốc xã.
Binh lực.
Cụm Tập đoàn quân Nam (được tổ chức lại từ Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina) do Đại tướng Johann Friessner làm Tư lệnh. Binh lực gồm có:
Một phần Cụm Tập đoàn quân F
Toàn bộ thành phần binh lực gồm 35 sư đoàn, 5 cụm tác chiến sư đoàn, 3 lữ đoàn, được trang bị 300 xe tăng và pháo tự hành, 3.500 đại bác và súng cối, 350 máy bay.
Kế hoạch.
Đại tướng Johann Friessner, chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam cho rằng, việc quân đội Liên Xô dừng lại tại khu vực Arad để mở các cuộc tấn công vào Turda là đã bỏ lỡ một cơ hội để mở đường vào Budapest. Tuy nhiên, một trong những lý do để quân đội Liên Xô tạm dừng tấn công trên hướng trực diện vào lãnh thổ Hungary là các cuộc đàm phán giữa phái đoàn của Hungary và phía Liên Xô tại Moskva đã tiến được khá xa. Trong khi đàm phán đang tiếp tục, quân đội Liên Xô chưa thể tổ chức các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Hungary nhằm không làm cho phía Hungary cảm thấy mình bị xúc phạm. Phương diện quân Ukraina 2 chỉ có thể cùng với các tập đoàn quân Romania tiếp tục các hoạt động quân sự tại Tây Transilvania để thu hồi nốt vùng lãnh thổ này cho Romania theo thỏa thuận giữa hai bên. Nắm được tình hình này, Bộ Tham mưu Cụm tập đoàn quân Nam của Đức đã triển khai song song các hoạt động quân sự tại mặt trận đồng thời tổ chức đảo chính để phá vỡ các cuộc đàm phán Hungary - Liên Xô.
Bộ Tham mưu Lục quân của quân đội Đức Quốc xã đặt yêu cầu phải giữ được Debrecen và tuyến sông Tisza. Đây là tuyến phòng thủ có vai trò như một tấm bình phong che chở cho Budapest. Tướng Johann Friessner bố trí Cụm tập đoàn quân Nam thành ba cụm phòng thủ trên ba hướng, tạo thành hai vành đai phòng thủ ở phía Đông Hungary. Cụm quân lớn nhất gồm các tập đoàn quân 6, 8 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary) bố trí tại "chỗ lồi" Tây Transilvania có các trung tâm phòng ngự mạnh được bố trí tại Cluj, Oradea và Dej. Bên sườn phía Bắc là Tập đoàn quân 1 (Hungary). Bên sườn phía Nam là Tập đoàn quân 3 (Hungary). Phía sau các đơn vị này là các cụm phòng thủ mạnh bố trí dọc theo sông Tisza. Kế hoạch phòng thủ cũng dự tính thu hút sự chi viện từ phía Nam của Cụm tập đoàn quân F đang đóng tại Nam Tư. Tại mặt Bắc của "chỗ lồi" Tây Transilvania, tướng Friessner hy vọng với Tập đoàn quân 1 (Hungary) và Quân đoàn 17 (Đức) gồm các đơn vị sơn chiến sẽ ngăn chặn được Phương diện quân Ukraina 4 (chỉ có 2 tập đoàn quân và 1 quân đoàn bộ binh). Sở chỉ huy chính của Cụm tập đoàn quân đặt tại Budapest. Sở chỉ huy tiền phương đặt tại thành phố Satu Mare.
Diễn biến.
Quân đội Liên Xô giải phóng Debrecen.
7 giờ sáng ngày 6 tháng 10, sau các loạt pháo kích chuẩn bị như thường lệ, cánh quân xung kích của Phương diện quân Ukraina 2 gồm Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Cụm kỵ binh - cơ giới của tướng Pliyev và cánh trái của Tập đoàn quân 27 bắt đầu tấn công lên phía Bắc. Bên sườn trái, Tập đoàn quân 53 mở các mũi tiến công về hướng Solnok (Szolnok). Chủ lực của Tập đoàn quân 46 (Liên Xô) và Tập đoàn quân 1 (Romania) có Quân đoàn xe tăng 18 đi kèm cũng mở các đòn đột kích nhằm vào Seget và Senta. Ở sườn phải, các tập đoàn quân 40 và cận vệ 7 vẫn tiếp tục duy trì sức ép lên Tập đoàn quân 8 (Đức) nhằm giữ chân tập đoàn quân này tại khu vực Dej.
Trên hướng đột kích chủ yếu, Tập đoàn quân 6 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary) chống cự kịch liệt trên tuyến phòng thủ từ Oradea đến phía nam Cluj, buộc Tập đoàn quân xe tăng 6 (Liên Xô) phải dừng lại trên tuyến sông Krishul Repele từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 10. Đến ngày 9 tháng 10, Tập đoàn quân 27 vẫn chưa vượt qua được điểm nút ở Turda. Bên cánh trái, Cụm kỵ binh cơ giới Pliyev đã thu được những thành công lớn trong ngày tấn công đầu tiên vào điểm tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 6 (Đức) và Tập đoàn 3 (Hungary). 12 giờ trưa ngày 6 tháng 10, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 của tướng Sokolov đã đánh chiếm thị trấn Gyula. Đến cuối ngày, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 đã đánh chiếm thị trấn nhà ga Békéscsaba, cách chiến tuyến buổi sáng cùng ngày 11 km. Ngày 7 tháng 10, Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 bất ngờ đánh chiếm thị trấn Bekesh (Bekes) và vượt sông Koros tiến lên phía Bắc tạo ra nguy cơ chia cắt giữa Tập đoàn quân 6 (Đức) và Tập đoàn quân 3 (Hungary).
Để cứu vãn tình hình, tướng Heszlényi József tung Sư đoàn xe tăng 1 và Sư đoàn bộ binh 20 (Hungary) phản kích tại khu vực Kamut -Kondorosh và kìm giữ Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 tại đây đến hết ngày 7 tháng 10. Ngày 8 tháng 10, cả ba quân đoàn của Cụm kỵ binh cơ giới Pliyev tiếp tục vượt sông Kharmash phối hợp với Tập đoàn quân 53 tấn công lên Solnok. Đến cuối ngày 8 tháng 10, Cụm kỵ binh cơ giới Pliyev đã cắt đứt đường sắt từ Debrecen qua Solnok đi Budapest tại các thị trấn Heidi Soboslo (Hajduszoboszlo), Nadudvar, Pyushpek (???), Kartsag (Karcag), Kishuysallash (Kisujszallas) và Kenderesh (Kenderes). Ở giữa mặt trận, ngày 10 tháng 10, Nguyên soái Malinovsky phải điều chỉnh lại binh lực. Cụm kỵ binh cơ giới của tướng Gorshkov từ thê đội dự bị tăng cường cho Tập đoàn quân 27. Quân đoàn bộ binh 33 (Tập đoàn quân 27) được điều động phối thuộc cho Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6. Ngày 11 tháng 10, Tập đoàn quân 27 và Cụm kỵ binh cơ giới Gorshkov đánh chiếm Cluj, trung tâm phòng ngự của Tập đoàn quân 2 (Hungary) tại Transilvania. Tuy nhiên, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 vẫn chưa chiếm được trung tâm phòng ngự Oradea của Tập đoàn quân 6 (Đức). Các sư đoàn xe tăng 1 và 23 (Đức) cùng các sư đoàn bộ binh 7, 9, 27 (Hungary) đã tạo thành một vành đai phòng thủ cứng rắn ở phía Nam Oradea.
Đêm 8 rạng ngày 9 tháng 10, tướng Pliyev nhận được mệnh lệnh mới từ Bộ tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2 yêu cầu thay đổi hướng tấn công. Cụm kỵ binh cơ giới được giao nhiệm vụ tách một quân đoàn kỵ binh tấn công lên Debrecen. Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 và quân đoàn kỵ binh còn lại phải quay sang phía Đông, phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 phá vỡ tuyến phòng thủ Oradea của quân Đức và đánh chiếm thành phố này. Phát hiện mũi tấn công của kỵ binh cơ giới Liên Xô từ phía Tây, ngày 10 tháng 10, tướng Maximilian Fretter-Pico tung Sư đoàn xe tăng 2 và các sư đoàn bộ binh 2 và 25 (Hungary) quay sang phía Tây, chặn kích Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 (Liên Xô) trên sông Beret. Tướng Pliyev huy động hỏa lực của tất cả các khẩu đội Katyusha, pháo tự hành và súng cối có trong tay để yểm hộ cho công binh bắc cầu và làm đường ngầm vượt sông. Sáng 12 tháng 10, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 đã tiếp cận phía Tây Oradea và phối hợp với Tập đoàn quân xe tăng 6 tấn công thành phố. 18 giờ chiều 12 tháng 10, các sư đoàn xe tăng 1, 23 (Đức) và 2 (Hungary) bị thiệt hại nặng buộc phải bỏ thành phố rút về Debrecen.
Mất Oradea và Cluj, tuyến phòng thủ của liên quân Đức - Hungary tại Tây Transilvania sụp đổ. Để tránh khỏi bị bao vây, tướng Friessner buộc phải ra lệnh cho Tập đoàn quân 8 (Đức) rút khỏi khu vực Dej về phía Tây. Sở chỉ huy tiền phương của Cụm tập đoàn quân Nam cũng được rời về Mishkol. Mặc dù Friessner báo cáo rằng quyết định rút Tập đoàn quân 8 (Đức) ra khỏi cái túi Transilvania do ông ta đưa ra nhưng trong bức điện ngày 17 tháng 10 năm 1944, Hitler vẫn yêu cầu xử phạt tướng Otto Wöhler vì đã "tự tiện đưa ra quyết định rút quân".
Do phòng tuyến của Cụm tập đoàn quân Nam ở Transilvania đã bị phá vỡ, Nguyên soái Malinovsky chỉ để lại Tập đoàn quân 40 phối hợp với Tập đoàn quân 4 (Romania) tổ chức truy kích Tập đoàn quân 8 (Đức) dọc theo các triền núi qua Baya Mare (???) đến Satu Mare. Tập đoàn quân cận vệ 7 được rút khỏi khu vực Dej và di chuyển đến khu vực Solnok (???) thay cho Tập đoàn quân 53 đang tấn công lên phía Tây Debrecen. Ngày 14 tháng 10, Cụm kỵ binh cơ giới Pliyev đã hội đủ 3 quân đoàn phối hợp với Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 (Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6) và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 (Cụm kỵ binh cơ giới Gorshkov) chuẩn bị tấn công từ ba hướng vào Debrecen. Tuy nhiên, cuộc tấn công bị Bộ Tổng tham mưu Liên Xô ra lệnh hoãn lại do tại cuộc đàm phán ở Moskva, phía Hungary đề nghị quân đội Liên Xô ngừng tấn công quân Hungary để có thời gian tập hợp lại lực lượng quay súng chống quân Đức. Ngày 15 tháng 10, tại Budapest nổ ra cuộc đảo chính quân sự. Ferenc Szálasi, người của Đảng Quốc xã Hungary được đưa lên thay Miklós Horthy đã ra lệnh cho các tập đoàn quân Hungary tiếp tục chống lại Hồng quân. Ngày 16 tháng 10, các tập đoàn quân Liên Xô và Romania tiếp tục tấn công.
Ở hướng Nam Hungary, Tập đoàn quân cận vệ 4 (Liên Xô) được điều từ lực lượng dự bị ra mặt trận đã phối hợp với Tập đoàn quân 46 vượt sông Tisza, đánh chiếm Szeged, Subotica, Szombor (Sombor) và phát triển đến tuyến Apatin, Batina, Baya (Baja) trên bờ Đông sông Danub. Tập đoàn quân 46 áp sát thành phố Kechkemet và chỉ còn cách thủ đô Hungary khoảng 90 km về phía Đông Nam. Trên hướng Bắc, ngày 16 tháng 10, các tập đoàn quân 27, 40 (Liên Xô) và Tập đoàn quân 4 (Romania) đều vượt biên giới Romania và tấn công về hướng Mishkolc. Ngày 18 tháng 10, các cụm kỵ binh cơ giới của tướng Pliyev và Goshkov cùng Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 bắt đầu công kích Debrecen. Lực lượng Đức Quốc xã và Hungary phòng thủ tại thành phố gồm Sư đoàn xe tăng 23, Sư đoàn 1 SS (Đức) và Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary) được trang bị 120 xe tăng và 3 trung đoàn pháo hạng nặng đã cố sức chống trả.
Sáng 19 tháng 10, sau loạt pháo bắn chuẩn bị kéo dài 40 phút, các đơn vị xe tăng và kỵ binh Liên Xô bắt đầu tấn công vào thành phố. Cuộc chiến diễn ra ác liệt trên từng dãy nhà, từng con phố. Mỗi một công trình xây dựng kiên cố đều được quân Đức và Hungary biến thành một pháo đài nhỏ hoặc một ổ đề kháng. Đến cuối ngày 19 tháng 10, quân đội Liên Xô chỉ chiếm được nửa phía Nam thành phố nhưng quân đội Đức Quốc xã và quân Hungary hầu như đã không còn lực lượng dự bị. Sáng 20 tháng 10, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và các quân đoàn kỵ binh Liên Xô tiếp tục quét nốt những ổ đề kháng còn lại của quân Đức và Hungary. Tàn quân của Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary) và Sư đoàn xe tăng 23 (Đức) rút lên phía Bắc về hướng Nyíregyháza trong cuộc truy đuổi "sát gót" của Cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô.
Chính phủ Hungary nghị hòa.
Trong khi các trận đánh tại khu vực Tây Transilvania đang diễn ra ác liệt thì cuộc đàm phán tại Moskva giữa phái đoàn của chính phủ Miklós Horthy do Bá tước, Đại tướng Faragho Gábor dẫn đầu với phái đoàn của Chính phủ Liên Xô, có sự tham gia của các đại diện Anh và Mỹ tại Moskva đã sắp sửa đi đến một hòa ước giữa Hungary với các nước đồng minh chống phát xít. Tuy nhiên, các đại biểu đến từ Budapest chỉ được ủy nhiệm ký kết hòa ước nếu trong đó có hai điều quy định: Một là quân đội Liên Xô thỏa thuận với quân đội Anh và Mỹ để cùng chiếm đóng Hungary; hai là cho quân đội Đức Quốc xã được tự do rút lui khỏi Hungary. Đại diện các nước đồng minh nêu rõ quan điểm rằng họ kiên quyết tôn trọng nền độc lập và tự chủ của Hungary với hai điều kiện: Hungary phải cắt đứt mọi quan hệ với nước Đức Quốc xã và quân đội Hungary phải quay súng chống lại quân đội Đức Quốc xã. Ngoài ra, Hungary phải rút quân đội của họ khỏi lãnh thổ các nước Romania (kể cả vùng Tây Transilvania), Nam Tư, Slovakia. Cuối cùng, phái đoàn Hungary phải chấp nhận những điều kiện đó. Ngày 11 tháng 10, Chính phủ Liên Xô và Chính phủ Hungary ký kết một thỏa thuận sơ bộ về việc ngừng bắn giữa hai bên trên mặt trận Hungary.
Đổi lại, phái đoàn Hungary đề nghị quân đội Liên Xô ngừng tấn công trên hướng Budapest với lý do họ cần có thời gian để tập trung lực lượng Hungary về khu vực thủ đô để chống lại các đòn đột kích của quân Đức. Chính phủ Liên Xô đồng ý tạm ngừng bắn từ ngày 14 tháng 10. Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đã chỉ thị cho Phương diện quân Ukraina 2 tạm ngừng tấn công. Đây là một trong những lý do khiến cho tốc độ của chiến dịch tấn công Debrecen bị chậm lại và tướng Johannes Frießner có thời gian để rút Tập đoàn quân 8 (Đức) khỏi Transilvania. Sau đó, tập đoàn quân này được Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) sử dụng để mở cuộc phản công tại khu vực Nyíregyháza.
Quá trình nghị hòa của chính phủ Hungary cũng không nhất quán vì trên thực tế, Bộ Tổng tham mưu Hungary không điều khiển được quân đội của mình. Bộ máy SS và mật thám Gestapo của Đức giám sát chặt chẽ mọi hành động của các sĩ quan chỉ huy Hungary. Vì vậy, trên chiến trường, quân đội Hungary vẫn tiếp tục kháng cự và không có dấu hiệu rút về thủ đô như dự tính của tướng Faragho Gábor. Dấu hiệu về chính sách hai mặt của chính phủ Miklós Horthy càng rõ ràng khi Bộ Tổng tham mưu Hungary cử đến Szeged một đại tá quân nhu hoàn toàn không nắm được tình hình và không có quyền chỉ huy quân đội để đàm phán với Nguyên soái Malinovsky. Tại cuộc đàm phán này, phía Liên Xô yêu cầu Hungary phải rút ngay quân đội của họ khỏi tuyến sông Tisza về Budapest và sử dụng một phần lực lượng mở một mũi đột kích vào quân Đức đang phòng thủ tại khu vực Szolnok; các cấp chỉ huy Hungary phải ra lệnh cho quân đội của mình bắt đầu chiến đấu chống lại quân Đức và bắt liên lạc ngay với các đơn vị Liên Xô để phối hợp tác chiến. Nguyên soái Malinovsky cũng yêu cầu đúng 8 giờ ngày 16 tháng 10, phía Hungary phải đem đến Szeged những tin tức đầy đủ về tình hình các lực lượng Đức và Hungary bao gồm biên chế, nơi đóng quân, các kế hoạch hoạt động. Tuy nhiên, phía Hungary không có hồi âm.
Ngày 14 tháng 10, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô yêu cầu chính phủ Miklós Horthy phải thực hiện ngay trách nhiệm của họ trong điều khoản thỏa thuận sơ bộ. Đó là việc cắt đứt ngay các quan hệ với nước Đức Quốc xã, rút quân đội Hungary khỏi Romania, Nam Tư và Tiệp Khắc, thông báo cho phía Liên Xô những tin tức về vị trí đóng quân của quân Đức và Hungary đồng thời cử các đại diện có thẩm quyền đến phối hợp với quân đội Liên Xô trong việc điều động quân đội Hungary. Tuy nhiên, tất cả những cố gắng nhằm sớm đem lại hòa bình ở Hungary đã bị phá vỡ bởi cuộc đảo chính ngày 15 tháng 10 tại Budapest.
Đảo chính ở Budapest.
2 giờ sáng ngày 15 tháng 10 năm 1944, Nhiếp chính vương Hungary Miklós Horthy lên đài phát thanh Budapest tuyên bố cắt đứt quan hệ với nước Đức Quốc xã và rút Hungary ra khỏi cuộc chiến. Bản tuyên bố có đoạn viết:
Tuy nhiên, quân đội Hungary đã tuột khỏi tay chính quyền Miklós Horthy. Bằng các hoạt động có tổ chức, phe phát xít trong quân đội Hungary do tướng Szálasi Ferenc cầm đầu được sự bảo trợ của bộ máy SS ở Hungary đã thay thế các sĩ quan Hungary có tư tưởng cầu hòa bằng những người của Đảng Quốc xã Hungary. Những người ủng hộ việc đình chỉ chiến sự chống lại Liên Xô và các nước đồng minh đều bị đàn áp bằng vũ lực. Tại Budapest, tướng Johann Friessner đã bố trí Sư đoàn xe tăng 24 chiếm đóng thành phố. Dĩ nhiên, sư đoàn này mới là những "ông chủ" thực sự ở Budapest chứ không phải là Miklós Horthy. Trong khi đài phát thanh Budapest còn đang truyền đi bản tuyên bố của Miklós Horthy thì tướng SS Erich von dem Bach-Zalewski và thiếu tá Otto Skorzeny đã điều động và bố trí các đơn vị biệt kích Đức vào các vị trí khống chế thành phố và hoàng cung. Một cuộc đảo chính quân sự chống lại Miklós Horthy đã diễn ra ngay trong ngày 15 tháng 10 năm 1944.
Mờ sáng ngày 15 tháng 10, toán biệt kích SS mật hiệu "Margarete I" thuộc lực lượng đặc biệt "Friedenthal" do thiếu tá đặc nhiệm SS Otto Skorzeny chỉ huy đi trên một xe tải và bốn xe con dân sự đã bất ngờ đột nhập hoàng cung ở Budapest. Hai lính gác tại cổng hoàng cung bị hạ bởi các loạt đạn tiểu liên MP 38/40 từ cự ly 10 đến 15 m. Không vấp phải một sự kháng cự đáng kể nào, toán biệt kích SS xông thẳng vào nơi ở của Nhiếp chính Miklós Horthy. Thêm hai sĩ quan cận vệ của nhiếp chính vương bị hạ tại sảnh chính. Toán lính cận vệ của hoàng cung từ nhà ở phía sau xông đến sảnh chính. Nhưng những khẩu súng trường của những người lính chỉ quen duyệt binh hơn là đánh trận không chống lại được tiểu liên và những quả thủ pháo trong tay đám biệt kích thiện chiến của Otto Skorzeny. Thêm ba lính gác Hungary bị hạ, số còn lại bỏ chạy. Otto Skorzeny và toán biệt kích Đức xông vào phòng làm việc của Miklós Horthy. Tại đây còn có con trai của Nhiếp chính vương và viên sĩ quan bí thư của Miklós Horthy. Cả ba bị áp giải lên một xe con "Mercedes" đã chờ sẵn trước sảnh chính. Để không gây sự chú ý, đám lính biệt kích Đức đã nhanh chóng dọn dẹp các xác chết và gói vào những tấm thảm chất lên xe tải chở đi. Tất cả sự kiện chỉ diễn ra trong vòng không quá 15 phút đồng hồ.
Miklós Horthy được đưa đến gặp tướng Walther Wenck tại một khách sạn trên một ngọn đồi gần Budapest. Tại đây, đã diễn ra cuộc thỏa thuận về vận mạng của Miklós Horthy. 14 giờ chiều 15 tháng 10, một đoạn băng ghi âm ngắn được phát trên đài phát thanh Budapest. Trong đó, Miklós Horthy tuyên bố từ nhiệm và chấm dứt hiệp định hòa bình sơ bộ vừa ký kết với Liên Xô. Ngay sau đó, tướng Szálasi Ferenc, lãnh tụ Đảng Quốc xã Hungary (còn có tên là Đảng "Mũi tên chữ thập") tuyên bố nhậm chức Nhiếp chính vương Hungary và ra lệnh cho quân đội Hungary tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô. Tại Budapest, tướng Erich von dem Bach-Zalewski đã điều động hai trung đoàn của Sư đoàn đặc nhiệm SS "Brandenburg" phối hợp với Trung đoàn xe tăng hạng nặng của Sư đoàn xe tăng 24 (Đức) chiếm đóng các vị trí quan trọng trong thành phố như nhà Quốc hội Hungary, Tòa thị chính Budapest, bưu điện, nhà ga, đài phát thanh, nhà máy điện... Các đơn vị quân đội Hungary tại Budapest được lệnh cấm trại. Thủ đô Budapest bị đặt trong tình trạng giới nghiêm. Các đơn vị quân đội Hungary tại mặt trận và cả Bộ Tổng tham mưu quân đội Hungary cũng đều bị đặt trực thuộc Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam của Đức. Hai cha con Miklós Horthy được đưa lên tàu hỏa sang Đức.
Những diễn biến chính trị thay đổi đột ngột ở Budapest đã gây ra những xáo động tâm lý trong quân đội Hungary. Ngày 16 tháng 10 năm 1944, Đại tướng Miklós Béla, Tư lệnh Tập đoàn quân 1 Hungary cùng một sĩ quan tham mưu của tập đoàn quân và 2 trung sỹ quân đội Hungary đã chạy sang trận tuyến của quân đội Liên Xô để đầu hàng tại khu vực của Sư đoàn bộ binh 16 (Hungary). Tại Sở chỉ huy của Phương diện quân Ukraina 4, tướng Miklós Béla đã đồng ý thảo bản "Mệnh lệnh đình chỉ các hành động quân sự với quân Nga và bắt đầu chiến đấu chống lại quân đội Đức". Ngày 17 tháng 10, tướng Miklós Béla đã đọc bản mệnh lệnh này trên Đài phát thanh Moskva. Trong đó có đoạn viết:
Từ Phương diện quân Ukraina 4, vị tướng chính trị Mekhlis, Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân, đã báo cáo bằng văn bản với Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao về việc trong bốn năm ngày gần đây, mỗi ngày, có hàng nghìn quân nhân Hungary chạy sang trận tuyến của phương diện quân; và Phương diện quân Ukraina 4 đã áp dụng nhiều biện pháp binh vận để gọi hàng quân đội Hungary. Tuy nhiên, sau khi chiến dịch Budapest và chiến dịch Đông Carpath kết thúc, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô mới xác định được rằng tướng Mekhlis đã thổi phồng sự thật. Số tù binh Hungary ra hàng tại dải mặt trận của Phương diện quân Ukraina 4 trong nửa đầu tháng 10 năm 1944 không quá 1.000 người.
Sự kiện tướng Miklós Béla ra hàng quân đội Liên Xô cùng những báo cáo lạc quan tếu của tướng Mekhlis, Ủy viên Hội đồng quân sự Phương diện quân Ukraina 4 đã kích động trí tưởng tượng của Stalin, khiến cả Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đều cho rằng quân đội Hungary đang trên đà tan rã và tuyến phòng thủ của quân Đức - Hungary sẽ nhanh chóng suy yếu. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10 năm 1944, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô mới nhận được những tin tức chính xác về những "biện pháp đặc biệt" mà Cụm tập đoàn quân Nam của Đức vừa áp dụng tại Budapest, về sự thay đổi chính phủ ở Hungary và quân đội Hungary hiện đang thực thi các mệnh lệnh của chính phủ mới do tướng Szálasi Ferenc cầm đầu. Việc nắm tình hình muộn màng cùng với những thông tin sai lạc do tướng Mekhlis từ Phương diện quân Ukraina 4 báo cáo về đã dẫn Stalin và Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đến một sai lầm. Đó là ra mệnh lệnh yêu cầu Phương diện quân Ukraina 2 phải tấn công Budapest ngay khi Chiến dịch Debrecen kết thúc mà không có thời gian chuẩn bị, dù chỉ là 5 ngày như Nguyên soái Malinovsky đã yêu cầu. Cũng chỉ đến ngày 24 tháng 10, khi đã thấy rõ là mệnh lệnh của tướng Miklós Béla không có tác động đáng kể lên tinh thần quân đội Hungary, Stalin mới ra quyết định:
Quân đội Đức Quốc xã phản công.
Sau khi chiếm Debrecen, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 (Liên Xô) được giao nhiệm vụ ở lại bảo vệ thành phố và nới rộng phạm vi kiểm soát đến bờ Đông sông Tisza, chuẩn bị tấn công vào Budapest. Quân đoàn xe tăng 23 cũng được Nguyên soái Malinovsky điều động từ lực lượng dự bị của Phương diện quân Ukraina 2 lên tuyến đầu. Các cụm kỵ binh cơ giới của tướng Pliyev và tướng Gorshkov được lệnh tiếp tục tấn công lên phía Bắc, đánh chiếm bàn đạp Miskolc; từ đó, tạo thành một mũi vu hồi tấn công vào Budapest từ hướng Đông Bắc. Về tác chiến chiến dịch, cụm quân của tướng Gorshkov được đặt dưới sự chỉ đạo tác chiến của tướng Pliyev. Ngày 21 tháng 10, Quân đoàn xe tăng 23, 3 quân đoàn kỵ binh và 2 quân đoàn cơ giới Liên Xô tiếp tục tấn công theo hướng Nyíregyháza. Ngày 22 tháng 10, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 và Quân đoàn xe tăng 23 đánh chiếm Nyíregyháza.
Sự phối hợp không ăn ý giữa Tư lệnh và Ủy viên hội đồng quân sự Phương diện quân Ukraina 4 đang hoạt động bên sườn phải của Phương diện quân Ukraina 2 đã đem lại hậu quả xấu cho các cuộc tấn công của các tập đoàn quân 27, 40 (Liên Xô), 4 (Romania) và các cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô. Mặc dù báo cáo lạc quan về tuyến phòng thủ của quân Đức tại Đông Carpath đang suy yếu nhưng khi Bộ Tổng tham mưu Liên Xô yêu cầu Phương diện quân Ukraina 4 mở các cuộc tấn công trên hướng Uzhgorod đi Chov để chia cắt phòng tuyến của quân Đức thì Mekhlis lại đề nghị cho hoãn lại với lý do không đủ lực lượng (Phương diện quân Ukraina 4 chỉ có các tập đoàn quân 1 (cận vệ), 18 và Quân đoàn bộ binh 17). Tận dụng thời gian đó, ngày 22 tháng 10, tướng Johann Friessner đã điều động Quân đoàn xe tăng xe tăng 3, Quân đoàn bộ binh 17, Quân đoàn bộ binh 29 và Quân đoàn bộ binh 9 (Hungary) mở cuộc phản công tại khu vực Nyíregyháza. Quân đoàn xe tăng 4 (Đức) và 3 sư đoàn bộ binh của Quân đoàn bộ binh 72 (Đức) cũng mở cuộc phản công từ Szolnok sang bờ Đông sông Danub.
Nếu như trên hướng Szolnok, Quân đoàn xe tăng 4 (Đức) bị Tập đoàn quân 53 phối hợp với Tập đoàn quân cận vệ 7 (Liên Xô) vừa cơ động tới chặn đứng ở phía Tây sông Kharmash và buộc phải rút về bờ Tây sông Danub sau ba ngày tấn công thì tại khu vực Nyíregyháza, quân Đức đã thu được những thành công đáng kể. Các quân đoàn bộ binh 17 và 29 (Đức) đã lập thành một vành đai phòng thủ vững chắc từ phía Nam Chov đến Nadkallo (Nagykallo). Các quân đoàn này đã chặn đứng các mũi tấn công của Tập đoàn quân 40 (Liên Xô), Tập đoàn quân 4 (Romania) và bắt đầu tiêu hao các đơn vị phái đi trước của Tập đoàn quân 27. Trên tuyến sông Tisza, Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) phối hợp với Quân đoàn bộ binh 9 (Hungary) tổ chức đột kích vào sườn trái của Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 (Liên Xô) đang tấn công sang phía Tây Nyíregyháza.
Khi đó, Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 (Liên Xô) đang tấn công vào thị trấn Teglash (Teglas), Quân đoàn kỵ binh cận vệ 5 đang cố gắng đánh chiếm thị trấn Hayduhadhaz (Hajduhadhaz), phía Tây Nam Nyíregyháza. Phát hiện mũi tấn công mới của quân Đức ở bờ Đông sông Tisza, tướng Pliyev lệnh cho tướng Sokolov, chỉ huy Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 rút về Nadkallo nhưng không kịp. Chiều 22 tháng 10, Sư đoàn kỵ binh 8 SS "Florian Geyer" và Sư đoàn bộ binh sơn chiến 4 (Đức) đã chiếm đóng Kalloshemen (Kallosemjen) và Nadkallo. Sư đoàn kỵ binh 30 và Lữ đoàn cơ giới cận vệ 6 (Liên Xô) đã bị đánh thiệt hại nặng.
Ngày 23 tháng 10, Quân đoàn xe tăng 23 (Liên Xô) đã được điều động lên phía Bắc Debrecen để khôi phục cuộc tấn công. Vừa tới chiến trường, quân đoàn này đã mở cuộc tấn công đánh chiếm thị trấn nhỏ Haydudorog (Hajdudorog) và phát động cuộc tấn công vào Haydunanash (Hajdunanas). Cảm nhận được nguy cơ quân đội Liên Xô đang đe dọa cắt đứt các Quân đoàn bộ binh 17 và 29 khỏi tuyến sông Tisza, ngày 24 tháng 10, tướng Maximilian Fretter-Pico điều động hai trung đoàn bộ binh và 75 xe tăng chặn đánh mũi tấn công của các lữ đoàn xe tăng 39 và 135 (Liên Xô), hai trung đoàn bộ binh và hơn 50 xe tăng chống lại mũi tấn công của Lữ đoàn xe tăng 3 và Lữ đoàn cơ giới 56, ba trung đoàn bộ binh (Hungary) và 25 xe tăng tấn công Haydudorog. Mũi tấn công chính của tướng Maximilian Fretter-Pico gồm 2 sư đoàn bộ binh và 80 xe tăng của Sư đoàn xe tăng 23 tấn công thẳng vào Nyíregyháza.
Để giữ Nyíregyháza, ngày 25 tháng 10, tướng Pliyev phải điều tới đây các sư đoàn kỵ binh 8, 63. Nguyên soái Malinovsky cũng tăng viện cho cụm kỵ binh cơ giới Liên Xô Sư đoàn đổ bộ đường không 3 lấy từ Tập đoàn quân 27 và Trung đoàn xe tăng 30 lấy từ Quân đoàn cơ giới cận vệ 2. Trong ba ngày 25, 26 và 27 tháng 10, các trận đánh đẫm máu diễn ra ác liệt xung quanh khu vực Nyíregyháza và các thị trấn trong vùng như Denecher (???), Székely, Tura (???) và Napkor. Ngày 27 tháng 10, Sư đoàn đổ bộ đường không 3 và Trung đoàn xe tăng 30 (Liên Xô) bị đánh bật khỏi Nyíregyháza. Các quân đoàn kỵ binh cận vệ 4, 5, 6 và Quân đoàn xe tăng 23 phải rút về tuyến Orosz - Sazkut. Trong đó, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 6 bị thiệt hại nặng. Tướng Pliyev thừa nhận: "Phương diện quân Ukraina 3 vừa để mất một đầu cầu rất có lợi để phát triển tấn công".
Ngày 28 tháng 10, Nguyên soái Malinovsky ra lệnh cho tất cả các tập đoàn quân thuộc Phương diện quân Ukraina 2 chuyển sang tư thế phòng ngự. Trong khi đó, STAVKA lại ra lệnh cho Phương diện quân Ukraina 2 phải tổ chức tấn công ngay vào Budapest trong ngày 29 tháng 10 năm 1944.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Về mục tiêu chiến dịch, quân đội Liên Xô và quân đội Romania hoàn toàn đạt được mục tiêu thứ nhất. Đó là đuổi quân Đức ra khỏi vùng Tây Transilvania, thu hồi toàn bộ vùng lãnh thổ của Romania mà năm 1940, Hitler đã "cắt" cho Hungary. Đối với mục tiêu thứ hai, Chiến dịch Debrecen là một chiến thắng không trọn vẹn đối với quân đội Liên Xô và quân đội Romania. Họ mới chỉ đạt được mục tiêu tiến đến tuyến sông Tisza ở giữa mặt trận. Tập đoàn quân 46 thu được kết quả lớn hơn cả ở cánh trái của mặt trận khi họ vượt qua sông Tisza, đánh chiếm hai thành phố quan trọng là Subotisa và Szeged và tiếp cận tuyến sông Danub. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã đã tổ chức nhiều đợt phản kích làm tiêu hao binh lực của Tập đoàn quân 46 nên ngày 29 tháng 10 năm 1944, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải điều Tập đoàn quân cận vệ 4 từ lực lượng dự bị đến Phương diện quân Ukraina 3 và bố trí nó tại khu vực Sombor, bên cánh trái Tập đoàn quân 46 của Phương diện quân Ukraina 2. Tại cánh phải, Các cụm kỵ binh cơ giới và Quân đoàn xe tăng 23 (Liên Xô) không những không tiếp cận được tuyến sông Tisza mà còn bị thiệt hại khá nặng. Nguyên soái Rodion Malinovsky trong báo cáo gửi STAVKA thừa nhận việc Phương diện quân Ukraina 2 bị tổn thất khoảng 300 xe tăng. Phương diện quân Ukraina 2 cũng không thực hiện được ý đồ tiến nhanh lên phía Bắc Budapest để bao vây cụm quân Đức - Hungary tại đây, làm cho Chiến dịch giải phóng Hungary kéo dài thêm gần 5 tháng nữa với những tổn thất không nhỏ.
Tuy không thành công trong việc nhanh chóng tiến vào Budapest, nhưng quân đội Liên Xô và Romania đã tiến sâu từ 60-120 dặm, giành được những vị trí bàn đạp thuận lợi để tiến đánh vào Budapest. Các hoạt động chiến sự tại đây cũng đã thu hút rất nhiều binh lực của Đức sang đây, để hổng nhiều khu vực khác trên mặt trận Xô-Đức. Và cuối cùng, quân đội Liên Xô cũng đã giải phóng 1/3 lãnh thổ Hungary, vượt qua tấm bình phong vùng Nam Carpath che mặt Budapest và ngăn không cho quân Đức sử dụng các vị trí hiểm trở này làm nơi phòng thủ và trú đông.
Đối với quân đội Đức Quốc xã và Hungary, cuộc phản công ở Nyíregyháza là một thành công - mặc dù đây là lần cuối cùng mà quân Đức có thể đẩy lui một mũi tấn công có binh lực khá mạnh của quân đội Liên Xô. Nhờ đó, quân Đức và Hungary đã có thể thành lập được một phòng tuyến cứng rắn và cứu cho cụm quân Wöhler thoát khỏi thảm họa bị bao vây tiêu diệt tại Tây Transilvania. Tuy nhiên, thành công này chỉ đủ để trì hoãn ngày tận thế của Đệ tam Đế chế vì không lâu sau đó, ngày 30 tháng 10 Nyíregyháza rơi vào tay quân đội Liên Xô và đến ngày 7 tháng 11 thì họ đã tiến tới vùng ngoại vi của Budapest.
Đánh giá.
Ý định của Phương diện quân Ukraina 2 nhằm bao vây Tập đoàn quân 8 (Đức) và một phần Tập đoàn quân 2 (Hungary) ở Tây Transilvania không phải là một ý định tồi. Nhưng để thực hiện được điều đó, giống như tại Chiến dịch Iaşi-Chişinău, cần sự phối hợp của ít nhất 2 phương diện quân. Ngoài Phương diện quân Ukraina 2 đang giao chiến với các lực lượng xe tăng mạnh của Tập đoàn quân 6 (Đức) từ phía Nam Transilvania, còn cần đến sự tham gia của Phương diện quân Ukraina 4 đang tấn công ở Đông Slovakia, tiếp giáp với mặt bắc của Transilvania. Trong trường hợp này, chỉ giao nhiệm vụ đó cho Phương diện quân Ukraina 2 là không đủ. Trong báo cáo gửi về STAVKA ngày 28 tháng 10, Nguyên soái Semyon Timoshenko, đại diện của STAVKA tại các phương diện quân trên hướng Đông Nam châu Âu cho rằng, Phương diện quân Ukraina 2 bị phân tán trên mấy hướng chiến dịch ở phía Đông Bắc Budapest (Mishkol, Eger, Hatván) và phía Đông Nam Budapest (Szolnok, Kechkemet, Szerszard) nên binh lực phân tán và rải đều. Chỉ có Tập đoàn quân cận vệ 7 có ưu thế hơn một chút nên không đủ lực lượng để đột phá trên tuyến sông Tisza. Sau chiến dịch Debrecen, Timoshenko đã lập tức đến Phương diện quân Ukraina 4 để tìm hiểu tại chỗ về mối quan hệ giữa Tư lệnh Ivan Petrov và Ủy viên Hội đồng quân sự Lev Mekhlis cũng như những nguyên nhân mà phương diện quân này không thể phối hợp với Phương diện quân Ukraina 2 trong các hoạt động quân sự tại Transilvania.
Sự chấp chới trong các hoạt động quân sự xen lẫn với các cuộc đàm phán ngoại giao đã gây ra sự chậm trễ cho cuộc tấn công của Phương diện quân Ukraina 2. Lợi dụng cuộc đàm phán giữa chính phủ Miklós Horthy với chính phủ Liên Xô cũng như những thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ giữa quân đội Liên Xô và quân đội Hungary, quân Đức đã rút được một số lượng đáng kể các sư đoàn Đức và Hungary khỏi Transilvania để đưa về củng cố tuyến phòng ngự ở khu vực Tisza. Sau khi hoàn thành cuộc điều quân quan trọng đó, tướng Johann Friessner mới tiến hành một cuộc đảo chính chớp nhoáng để vô hiệu hóa toàn bộ kết quả cuộc đàm phán Hungary - Liên Xô trước đó. Trong trường hợp này, phía Liên Xô đã không tính đến khả năng Hitler dám loại bỏ một đồng minh chính trị của mình là Miklós Horthy để đưa Szálasi Ferenc, một người mà Berlin hoàn toàn có thể tin cậy được cả về chính trị và quân sự lên đốc thúc quân đội Hungary tiếp tục chiến đấu. Đối với quân đội Đức Quốc xã, kết quả của những diễn biến chính trị - quân sự này còn quan trọng hơn chính kết quả của cái mà người ta vẫn gọi là "trận đấu xe tăng lớn gần Debrecen". Nó cho phép quân đội Đức Quốc xã và quân đội Hungary củng cố vững chắc hơn tuyến phòng ngự phía Đông thủ đô Hungary và kéo dài sự tồn tại của Đế chế thứ ba thêm nửa năm nữa; buộc quân đội Liên Xô, Romania và Bulgaria phải tiến hành cuộc tấn công bao vây kéo dài và tốn máu ở khu vực Budapest.
Ảnh hưởng.
Chiến dịch Debrecen không hoàn thành mục tiêu đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả tác chiến của quân đội Liên Xô và các đồng minh mới của họ (Romania và Bulgaria) tại mặt trận Hungary. Quân đội Đức Quốc xã hoàn toàn ý thức được rằng với binh lực hiện có, họ không thể đẩy quân đội Liên Xô ra khỏi bờ Đông sông Tisza trên khu vực Nyíregyháza trống trải mà muốn dùng đầu cầu này để uy hiếp phía sau các tập đoàn quân Liên Xô đang tấn công trên hướng trực tiếp uy hiếp Budapest: hướng Kunmadarat - Hatván. Vì vậy, cánh quân sườn phải của Phương diện quân Ukraina 2 buộc phải phân tán sang hướng Mishkol. Điều đó cũng có nghĩa là cánh quân chủ lực của phương diên quân này trên hướng chủ yếu nhằm vào Budapest sẽ yếu đi. Điều đó được chứng minh bằng sự kéo dài của Chiến dịch Budapest, một trong những chiến dịch ác liệt, khó khăn và kéo dài nhất đối với quân đội Liên Xô trong giai đoạn cuối của cuộc Chiến tranh Xô-Đức (từ 29 tháng 10 năm 1944 đến 13 tháng 2 năm 1945).
Bài học của Chiến dịch Debrecen cũng như thất bại trong cuộc đàm phán với Miklós Horthy cũng rất đắt giá đối với phía Liên Xô. Nó cho thấy một điều rằng khi bị dồn đến chân tường, nước Đức Quốc xã có thể còn có những hành động rất quyết liệt để kháng cự và không có một cuộc đàm phán hòa bình nào có thể thay thế được các hoạt động quân sự trên chiến trường. Khác với Romania và Bulgaria - những nơi mà trong xã hội hiện hữu nhiều luồng tư tưởng muốn rút quốc gia của mình khỏi chiến tranh và những nhân vật chính trị có tư tưởng đó nắm những địa vị quan trọng trong chính phủ và quân đội mà bộ máy SS và mật thám Đức không thể vô hiệu hóa được - thì tại Hungary, bằng những biện pháp đặc biệt được tiến hành ở hậu phương của Cụm tập đoàn quân Nam, những nguy cơ về một sự phản bội đã bị loại trừ (theo cách nói của tướng Johann Friessner). Về khía cạnh quân sự, bài học của Debrecen cũng giúp cho quân đội Liên Xô rút ra những kinh nghiệm xương máu để đạt được thành công trong Chiến dịch phòng ngự hồ Balaton, bảo đảm chắc chắn cho thắng lợi của Chiến dịch Budapest. | 1 | null |
Ludisia discolor là một loài thực vật thuộc họ Lan. Nó là loài bản địa Đông nam Á như Việt Nam, Lào, Thailand, Indonesia... Nó là loài lan mọc trên đất. Cây cao khoảng 20 cm, thân tròn có nhiều nách. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. | 1 | null |
<ns>0</ns>
<revision>
<parentid>68739171</parentid>
<timestamp>2022-06-17T03:55:06Z</timestamp>
<contributor>
<ip>14.187.109.100</ip>
</contributor>
<comment>/* Quan hệ với chư hầu */</comment>
<model>wikitext</model>
<format>text/x-wiki</format>
Tề Uy vương (chữ Hán: 齊威王, ?-343 TCN, trị vì 356 TCN-320 TCN hay 379 TCN-343 TCN), tên thật là Điền Nhân Tề (田因齊),còn gọi là Trần Hầu Nhân Tề(陈侯因齐), là vị vua thứ ba hay thứ tư của nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Điền Nhân Tề là con của Điền Tề Hoàn công, vua thứ hai của Điền Tề.
Mâu thuẫn về niên đại.
Theo Sử ký, Điền Nhân lên ngôi năm 379 TCN và mất năm 343 TCN, đồng thời phong Trâu Kị làm tướng năm thứ 9 (370 TCN). Tuy nhiên Sử ký cũng ghi lại rằng cha của ông là Điền Tề Hoàn công ra đời năm 400 TCN. Một số sử gia cho rằng thực chất 379 TCN là năm sinh của ông . Cách lý giải này là thích hợp nhất vì lúc ông ra đời, vua cha Tề Hoàn công được 22 tuổi. Các sử sách hiện đại cũng cho rằng năm mất của ông không phải 341 TCN mà là 320 TCN
Xét việc quan lại địa phương.
Sau khi Tề Uy vương lên ngôi, ba nước Hàn, Ngụy, Triệu nhân nước Tề có tang đem quân đánh Tề, chiếm Linh Khâu. Năm 373 TCN, nước Lỗ đem quân đánh Tề, tiến vào Dương Quan. Đến năm 371 TCN, quân Tề và quân Vệ lại xảy ra chiến tranh, nước Vệ chiếm Tiết Lăng của Tề. Hai năm sau, đến nước Triệu cũng đem quân đánh Tề, chiếm đất Chân.
Theo Sử ký, Tề Uy vương từ khi lên ngôi không chăm lo quốc chính, giao hết việc cho các đại thần, còn mình ngày đêm vui chơi đàn hát. Tình trạng này kéo dài 9 năm.
Năm 370 TCN, Tề Uy vương triệu đại phu đất Tức Mặc và đất A vào cung luận công tội. Các quan đại phu nghe thường khen quan đại phu đất A, chê quan đại phu Tức Mặc. Khi Tề Uy vương ra triều, nói với quan đại phu đất Tức Mặc:
Rồi thưởng cho quan đại phu Tức Mặc vạn hộ. Ông lại bảo đại phu đất A:
Rồi ông sai mang đại phu đất A và những người tả hữu khen đại phu đất A mà chê đại phu Tức Mặc đem nấu. Sau đó, Tề Uy vương khởi binh đánh nước Vệ và nước Triệu. Chư hầu thấy nước Tề cường thịnh, suốt 10 năm không nước nào dám đem quân đánh.
Có người thư sinh là Trâu Kị đem đàn đến gặp Tề Uy vương, mượn việc gảy đàn để khuyên Tề Uy vương chăm lo quốc chính. Tề Uy vương cảm phục cho mời ở lại. Ba tháng sau, ông phong Trâu Kị làm tướng quốc.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 370 TCN, Tề Uy vương vào triều kiến Chu Liệt vương, nên được Liệt vương kính trọng.
Năm 356 TCN, Tề Uy vương cùng Triệu Thành hầu hội minh ở Bình Lục. Năm sau, ông lại cùng Ngụy Huệ vương hội ở đất Giao.
Năm 353 TCN, nước Ngụy đem quân đánh nước Triệu, bao vây Hàm Đan. Triệu sai sứ đến nước Tề cầu cứu. Tề Uy vương hội triều thần bàn kế có nên giúp Triệu không. Theo kế "Vây Nguỵ cứu Triệu" của Tôn Tẫn, nên đánh Đại Lương để quân Nguỵ rút về chứ không nên cứu Triệu. Tề Uy vương nghe theo, sai Điền Kỵ đánh Đại Lương. Tướng nước Ngụy là Bàng Quyên nghe tin, rút quân về cứu, bị quân Tề đánh bại ở trận Quế Lăng.
Theo Sử ký, năm 346 TCN, Tề Uy vương giết chết đại phu Mưu Tân.
Năm 341 TCN, nước Ngụy xảy ra chiến tranh với Hàn và Triệu, nước Hàn sai sứ sang cầu cứu Tề. Tề Uy vương cử Điền Kỵ, Điền Anh và Tôn Tẫn đem quân giúp Hàn. Nhờ kế "rút bếp" của Tôn Tẫn, quân Tề đánh bại quân Ngụy ở trận Mã Lăng, bắt sống thái tử Thân nước Ngụy, giết tướng Ngụy là Bàng Quyên.
Năm 335 TCN, Tề Uy vương hội với Ngụy Huệ vương ở A Nam. Năm sau, Ngụy Huệ vương và Hàn Chiêu hầu đến yết kiến Tề Uy vương, tôn ông làm vương. Tề Uy vương không muốn xưng vương một mình, bèn mời vua Ngụy cũng xưng vương, sử gọi là Hội Từ châu tương vương. Từ đó nước Tề tự vương hiệu.
Năm 332 TCN, Sở Uy vương nghe tin Ngụy, Tề hội xưng vương, bèn Cánh Thúy đánh nước Tề. Cảnh Thúy đại thắng quân Tề ở Từ Châu.
Năm 322 TCN, do mâu thuẫn với Trâu Kỵ, tướng Điền Kỵ tấn công Lâm Truy, truy tìm Trâu Kỵ, nhưng không thắng, phải chạy sang nước Sở.
Năm 320 TCN (hay 343 TCN), Tề Uy vương qua đời. Ông ở ngôi được 36 (hay 38) năm. Con ông là Điền Tích Cương lên nối ngôi, tức Điền Tề Tuyên vương. | 1 | null |
Tề Tuyên vương (chữ Hán: 齊宣王, trị vì 342 TCN-323 TCN hay 319 TCN-301 TCN), tên thật là Điền Cương (田疆), là vị vua thứ năm của nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Tề Uy vương, vua thứ tư của Điền Tề. Năm 342 TCN (hay 320 TCN), Tề Uy vương qua đời, Tích Cương lên nối ngôi, tức Tề Tuyên vương.
Hợp tung chống Tần.
Năm 323 TCN, Tề Tuyên vương liên hoành với Tần và Sở. Cùng lúc, Công Tôn Diễn kiến nghị vua các nước Hàn, Tống, Yên và Trung Sơn cùng xưng vương, tiến hành hợp tung chống Tần, Tề và Sở.
Tề Tuyên vương lo ngại việc 5 nước hợp tung nên tìm cách phá hoại, định ly gián Trung Sơn với Triệu và Ngụy, rồi sau đó lại tìm cách ly gián Trung Sơn với Yên và Triệu, nhưng đều không thành công.
Năm 322 TCN, Trương Nghi sang nước Ngụy thuyết phục Ngụy Huệ vương liên hoành với nước Tần để tấn công Tề và Sở. Ngụy Huệ vương trọng dụng Trương Nghi, phong làm tướng quốc và xa lánh Công Tôn Diễn.
Tề Tuyên vương thấy Ngụy và Tần liên hoành bất lợi cho Tề, nên cùng Sở Hoài vương ủng hộ Công Tôn Diễn làm tướng quốc nước Ngụy để phá liên minh đó. Ngụy Huệ vương lúc này cũng không chịu thần phục Tần nữa. Tần Huệ Văn vương phục bèn ra quân đánh Ngụy.
Tề Tuyên vương lo lắng, cùng các nước Sở, Yên và Triệu hợp tung, phong Công Tôn Diễn làm tướng quốc. Như vậy liên minh giữa Tần, Tề và Sở bị tan vỡ.
Năm 314 TCN, nhân nước Yên có loạn Tử Chi, Tề Tuyên vương nghe theo lời khuyên của Mạnh Kha, sai Khuông Chương đem quân đánh Yên, giết Yên vương và Tử Chi. Các chư hầu phản đối hành động của Tề, Tề Tuyên vương lại rút quân về. Người nước Yên lập Yên Chiêu vương lên ngôi.
Tần Huệ Văn vương thấy Tề và Sở có quan hệ tốt nên lo sợ, năm 312 TCN sai Trương Nghi đi sang Sở ly gián, dùng 600 dặm đất Thương Ư lừa gạt Sở Hoài vương tuyệt giao với Tề. Sở Hoài vương sai người đến Tề mắng nhiếc, Tề Tuyên vương từ đó không liên minh với Sở nữa.
Năm 323 TCN (hay 301 TCN), Tuyên vương chết, con ông là Điền Địa kế vị, tức Tề Mẫn vương. | 1 | null |
Vương nữ Anh, Vương nữ Liên hiệp Anh, Công chúa Anh, Công nương Anh là những cách gọi hình dung của ngôn ngữ Việt Nam về [Princess of the United Kingdom] từ thời George I của Anh. Cũng gọi [British princess], cách gọi này để nói đến những Vương nữ ("princesses of the blood royal") lẫn Vương phi ("princesses by marriage"). Trước đó, các Vương nữ không dùng danh xưng "Princess" mà chỉ được gọi là "Lady", trừ vợ của Thân vương xứ Wales. Trong văn kiện chính phủ, các "British princess" sử dụng kính ngữ ["Her Royal Highness"; HRH].
Ngày 18 tháng 4 năm 1917, cháu gái Wilhelm II, Hoàng đế Đức đã được xem là "British princess" dù giữa Anh và Đức đang căng thẳng trong Thế chiến thứ nhất. Thế là vào ngày 30 tháng 11 cùng năm, Vua George V của Anh đã quy định lại cách sử dụng địa vị "British princess" cùng "HRH" như sau:
Lịch sử.
Trong vương thất Anh, "Vương nữ" hay "Princesses of the blood" là chỉ đến con gái hay cháu gái nội của quân chủ. Còn "Vương phi" ở đây không phải tước hiệu, mà là một danh phận chỉ chung cho vợ các Vương tử hoặc Vương tôn, tức "Princesses by marriage", điều này khiến tất cả họ chỉ là con dâu/cháu dâu của quân chủ Anh.
Trước năm 1714, dù đã có danh vị "Princess Royal", song nhìn chung không có khái niệm "Princess" để mô tả những người Vương nữ này. Mặc dù các văn bản dịch thuật vẫn dùng "Princess" để ám chỉ họ, nhưng với sự đại khái nói đến vị trí "Con cháu quân chủ" của họ mà thôi, cách dùng "Princess" đó vẫn không phổ biến. Về danh xưng, họ thường chỉ được dùng danh xưng "Lady" trước tên Thánh của mình, và sau khi gả chồng sẽ nhận tước hiệu của chồng. Ví dụ hai vị Vương nữ nhà Tudor là Mary cùng Elizabeth thường được gọi là ["The Ladies Mary and Elizabeth"]. Tuy nhiên việc sử dụng này cũng không chắc chắn, ví dụ như Nữ vương Anne sau khi cưới Vương tử Jørgen của Đan Mạch thì bà đôi khi cũng được gọi là ["The Princess Anne"].
Từ sau thời George I - Quốc vương đầu triều của nhà Hannover, các con gái của quân chủ ("Vương nữ") cùng cháu nội của quân chủ ("Vương tôn nữ") đều dùng tước hiệu "Princess" để biểu thị địa vị của mình. Họ là người của vương tộc, có khả năng kế thừa ngai vị, cho nên danh hiệu ["Princess of the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland"] và kính ngữ ["Her Royal Highness"] là sở hữu mặc định và có hiệu lực đến cuối đời. Khi gọi đích danh những Vương nữ này, "Princess" cùng "Royal Highness" luôn đi trước tên Thánh của họ, sau đó mới đến các tước vị mà họ sở hữu. Từ năm 1719 đến 1917, các cháu cố dòng nam của quân chủ Anh (tức các Tằng tôn nữ) được sử dụng "Princess" và kính xưng ["Highness"]. Nhưng từ năm 1917, họ bị sửa lại danh xưng, được gọi theo ["The Lady"] cùng tên Thánh và địa vị của con gái một Công tước. Ví dụ, hai con gái của Công tước xứ Gloucester - cháu nội của Vua George V, hai vị này là cháu gái cố của George V, gọi là [The Lady Davina Windsor] và [The Lady Rose Gilman].
Các Vương phi là vợ của Vương tử/Vương tôn, do đó họ mới được xem là "British princess" do là vợ của một "British prince", vì thế, họ có kính ngữ "Royal Highness" vì là vợ của một người nam trong vương thất, và vẫn giữ kính ngữ này nếu thành góa phụ. Bên cạnh đó, nếu vị Vương tử/Vương tôn không có tước hiệu quý tộc như Công tước, Bá tước cụ thể, các vị Vương phi này phải lấy tên Thánh của chồng để gọi, như vợ của Prince Michael xứ Kent là Marie-Christine von Reibnitz được gọi là "Princess Michael xứ Kent", và tước hiệu đầy đủ của bà là ["Her Royal Highness Princess Michael of Kent"]. Từ năm 1719 đến 1917, vợ của một Vương thân thuộc đời thứ 3 của quân chủ Anh và không có tước vẫn có thể được xưng "Princess" theo tên chồng cùng kính xưng "Highness", nhưng từ năm 1917 đã thay đổi chỉ dựa theo tước xưng quý tộc một cách bình thường. Ngày 21 tháng 8 năm 1996, Nữ vương Elizabeth II quy định những Vương phi đã ly hôn đều không thể giữ kính ngữ, mặc dù vẫn có thể giữ tước vị, điển hình là Diana, Vương phi xứ Wales và Sarah, Nữ công tước xứ York, họ tuy được giữ tước vị ["Princess of Wales"] và ["Duchess of York"], song không thể dùng kính xưng "Royal Highness" như khi còn giữ hôn thú với chồng cũ.
Từ năm 1772, quy định kết hôn của thành viên vương thất Anh có nhiều trường hợp, nếu cuộc hôn nhân bị xem là không hợp pháp, thì vị Vương tử phi đó sẽ không thể có tước hiệu tương ứng của chồng lẫn kính ngữ HRH. Ví dụ đáng kể nhất là Prince George, Công tước xứ Cambridge, hậu duệ của George III của Anh, ông cưới Sarah Louisa Fairbrother và bị vương thất Anh xem là bất hợp pháp, nên Sarah Louisa không bao giờ được gọi là "Bà Công tước xứ Cambridge" lẫn kính ngữ HRH, mà chỉ được gọi là ["Mrs FitzGeorge"]. Hoặc ngày 27 tháng 5 năm 1937, George VI của Anh tạo ra tước hiệu Công tước xứ Windsor ("Duke of Windosr") cho người anh đã thoái vị, Edward VIII của Anh, nhưng quy định vợ và các con của ông ta (Wallis Simpson) không bao giờ được hưởng kính xưng và tước hiệu tương ứng.
Tất nhiên, vẫn có những ngoại lệ về danh xưng, hầu hết là những yêu cầu từ chính quân chủ Anh:
Nhân vật.
Ngoại lệ dành cho Lady Louise Windsor, con gái của Prince Edward, Công tước xứ Edinburgh. Tuy cũng là cháu nội Nữ vương như Princess Beatrice và Princess Eugenie xứ York, song Louise không được gọi là "Princess", cũng không dùng kính xưng "Her Royal Highness" vì cha mẹ của bà, Prince Edward và Bà Công tước xứ Edinburgh, bấy giờ là Bá tước và Bá tước phu nhân xứ Wessex, đã xin Nữ vương rằng những người con của họ đều sẽ được đối xử như con của một Bá tước bình thường.
Ngoại lệ dành cho Sarah, Nữ công tước xứ York, vợ cũ của Prince Andrew, Công tước xứ York, mẹ của Princess Beatrice và Princess Eugenie xứ York. Ly hôn năm 1996, Sarah vẫn giữ tước hiệu ["Duchess of York"] như một thành viên vương thất, nhưng đã bị tước bỏ kính xưng "Her Royal Highness", trường hợp tương tự dành cho Diana, Vương phi xứ Wales. Hiện tại bà được giữ tư cách thành viên bán chính thức của vương thất Anh, chỉ vì là mẹ cũng như duy trì tính hợp pháp của hai vị Princess xứ York.
Đầu năm 2020, thông qua một đề nghị bỏ đi nghĩa vụ triều đình, hai vợ chồng Công tước xứ Sussex - Prince Harry và Meghan - bắt đầu từ mùa xuân sẽ không được phép sử dụng danh xưng "His / Her Royal Highness" trong công tác thông thường, dù họ được giữ lại danh xưng này như cũ. | 1 | null |
Họa bích () là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hành động - kỳ ảo - chính kịch của điện ảnh Trung Quốc được sản xuất vào năm 2011 do Trần Gia Thượng làm đạo diễn, viết kịch bản và đồng sản xuất, được chuyển thể từ tác phẩm "Liêu trai chí dị" của nhà văn Bồ Tùng Linh. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên gồm Đặng Siêu, Tôn Lệ, Diêm Ni, Trâu Triệu Long, Trịnh Sảng và Tăng Chí Vĩ.
Bộ phim được công chiếu ở Trung Quốc vào ngày 29 tháng 9 năm 2011.
Tóm tắt nội dung.
Bộ phim kể về chàng thư sinh Chu Hiếu Liêm cùng với thư đồng Hậu Hạ lên kinh ứng thí, trên đường gặp phải tướng cướp Mạnh Long Đàm, ba người truy đuổi lẫn nhau rồi chạy vào một ngôi chùa cổ, hòa thượng ở đó khuyên ba người hãy hòa giải với nhau. Ba người phát hiện trong chùa có một bức bích họa mà người trong đó đi lại được, họ liền đi vào trong tranh rồi lạc vào thế giới "Họa bích", một thế giới thần tiên chỉ có các tiên nữ xinh đẹp sinh sống do một nàng tiên là "Cô cô" đứng đầu.
Sự xuất hiện của ba người đàn ông đã khiến cho thế giới của các tiên nữ bị đảo lộn, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và xung đột về tình yêu, tình bạn, dục vọng và lòng tham giữa ba người và các tiên nữ.
Cuối cùng, vị hòa thượng trong ngôi chùa cổ - người đem lòng yêu thương "cô cô" nên không thể hoàn thành được tâm nguyện của mình là trở thành Phật - đã đến để ngăn cản không cho "cô cô" tiếp tục giết người; do đó "cô cô" dùng phép thuật làm cho tất cả các tiên nữ sống lại, rồi truyền ngôi vị lại cho Thược Dược để được cùng với hòa thượng ngao du khắp chân trời góc biển. Ba người Chu Hiếu Liêm, Hậu Hạ và Mạnh Long Đàm rồi khỏi thế giới "Họa bích" rồi tiếp tục cuộc hành trình lên kinh ứng thí.
Âm nhạc.
Bài hát chủ đề của phim là "Họa bích" do Đặng Siêu và Tôn Lệ trình bày. | 1 | null |
Trận Glorieta Pass, diễn ra từ ngày 26 cho đến ngày 28 tháng 3 năm 1862, tại Lãnh thổ New Mexico, là trận đánh quyết định của Chiến dịch New Mexico thời Nội chiến Hoa Kỳ. Được một số tác giả mệnh danh là "Gettysburg của miền Tây" (một cái tên "phù hợp với nhà viết tiểu thuyết hơn là nhà sử học" ), trận Glorietta Pass là mối đe dọa lớn cuối cùng của miền Nam đến quyền kiểm soát của miền Bắc tại miền Tây Nam Hoa Kỳ. Nó được dự kiến như là một đòn giáng trí mạng của các lực lượng Liên minh miền Nam nhằm xâm phạm lãnh thổ của Liên bang miền Bắc tại miền Tây dọc theo chân dãy núi Rocky. Trận chiến đã xảy ra tại đèo Glorieta Pass ở dãy núi Sangre de Cristo tại nơi mà ngày nay là New Mexico, và là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Lãnh thổ New Mexico thời Nội chiến Hoa Kỳ.
Vào ngày 26 tháng 3, một cuộc đụng đổ nhỏ diễn ra giữa các lực lượng tiên phong của hai bên, và đến ngày 28 tháng 3 thì trận đánh chính bùng nổ. Mặc dù quân miền Nam đã đánh bật được quân miền Bắc qua đèo, họ buộc phải triệt thoái khi đoàn xe tiếp tế của miền Nam bị tiêu diệt và phần lớn ngựa và lừa của họ bị giết hoặc là bị xua đuổi. Cuối cùng, quân đội miền Nam đã rút lui hoàn toàn khỏi Lãnh thổ New Mexico về Arizona thuộc Liên minh và sau đó là Texas. Như vậy, trận Glorieta Pass đã trở thành đỉnh điểm của chiến dịch. | 1 | null |
Breguet 460 Vultur là một loại máy bay ném bom của Pháp trong thập niên 1930. Có vài chiếc 460 cùng biến thể của nó là Breguet 462 Vultur được chế tạo. Vài chiếc Breguet 460 đã được bán cho Không quân Cộng hòa Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. | 1 | null |
đảo Sable () hay đảo Sandy () là một đảo ma được cho là nằm giữa Úc và Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp tại biển San hô. Hòn đảo này xuất hiện trên một số bản đồ thế giới, bao gồm cả Google Maps, song thực tế là nó không tồn tại. Theo chế độ xem mặc định trên Google Earth thì khu vực hòn đảo được các ảnh điểm đen bao phủ.
Việc hòn đảo này không tồn tại lần đầu tiên được công bố bởi một số người say mê phát thanh nghiệp dư vào tháng 4 năm 2000. Họ lưu ý rằng hòn đảo đã hiện diện trên một số bản đồ song không xuất hiện trong các bản đồ khác như "Times Atlas of the World, 10th Edition" vào năm 1999. Một phát hiện tương tự được phát hiện bởi các nhà khoa học Úc vào năm 2012 trên tàu RV "Southern Surveyor" khi họ đang nghiên cứu kiến tạo mảng trong khu vực. Trong chuyến hành trình, họ nhận thấy một sự khác biệt giữa các bản đồ khác nhau và quyết định đi thuyền đến vị trí được cho là tồn tại hòn đảo để xác minh sự thật. Họ đã không tìm thấy hòn đảo nào và đáy biển của khu vực đó có độ sâu .
Cục Thủy văn Úc, một đơn vị của Hải quân Hoàng gia Úc, thì cho rằng việc hòn đảo Sable có mặt trên một số ấn phẩm bản đồ là sai lầm của con người lặp đi lặp lại qua nhiều năm, họ cũng tiết lộ, trong một số bản đồ đường bộ, nhà xuất bản sẽ thêm vào một số 'con đường ảo' để phát hiện và ngăn chặn tình trạng ăn cắp bản quyền. Nếu như hòn đảo này tồn tại, nó sẽ nằm trong lãnh hải của Pháp. | 1 | null |
Hội Sinh viên Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội dành cho sinh viên Việt Nam, hoạt động song song cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nòng cốt chính trị.
Chủ trương.
Tổ chức này nêu tiêu chí:
Hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Hội cũng là thành viên tập thể của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Quốc tế.
Cơ cấu tổ chức.
Hội sinh viên Việt Nam bao gồm các tổ chức sau:
Các phong trào, chương trình hành động cách mạng.
Cũng như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức thực hiện các phong trào, chương trình hành động cách mạng để đoàn kết, tập hợp, giáo dục và tổ chức cho sinh viên thực hiện các mục tiêu của Hội.
Mỗi nhiệm kỳ, Hội phát động một hoặc một vài phong trào, chương trình phù hợp với đặc điểm của từng thời kỳ. | 1 | null |
Rết Việt Nam ("Scolopendra subspinipes") là một loài rết rất lớn được tìm thấy ở khắp Đông Á. Một trong những loài phổ biến rộng rãi nhất trong chi "Scolopendra", loài này cũng được tìm thấy trên hầu hết các khu vực đất liền xung quanh và trong Ấn Độ Dương, tất cả các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á từ Nga đến các đảo của Malaysia và Indonesia, Úc, Nam và Trung Mỹ, các đảo Caribe, và có thể là một phần của miền Nam Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bao nhiêu của phạm vi này là tự nhiên và bao nhiêu là do con người du nhập là không rõ ràng. Với phạm vi địa lý rộng và nhiều biến thể màu sắc, loài này được biết đến với nhiều tên gọi phổ biến bao gồm rết đầu đỏ Trung Quốc, rết rừng, rết chân cam và rết đầu đỏ.
Nó là một trong những loài rết lớn nhất với chiều dài tối đa là 20 cm. Loài rết này là một kẻ săn mồi năng động, hung dữ, săn bất kỳ con vật nào mà nó chế ngự được.
Mô tả.
Đây là một loài lớn có thể phát triển chiều dài lên đến 20 cm. Nó có các biến thể màu sắc. Cơ thể của nó thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ với các chân màu vàng hoặc vàng cam. Cùng đặc điểm chung với các thành viên khác của chi "Scolopendra", nó có 22 đoạn cơ thể với mỗi đoạn có một đôi chân. Một cặp chân đã được sửa đổi được gọi là chân chẩm có thể được tìm thấy trên đầu, được bao phủ bởi một tấm chắn phẳng và có một cặp râu. Đây là công cụ chính mà rết sử dụng để giết con mồi hoặc để phòng thủ, vì chúng có móng vuốt sắc nhọn nối với các tuyến nọc độc. Rết thở qua các khe hở dọc theo hai bên cơ thể. Các lỗ này có dạng hình tròn hoặc hình chữ S. Chúng có cặp mắt đơn giản với thị lực kém, vì vậy chúng phụ thuộc nhiều hơn vào xúc giác và cơ quan thụ cảm hóa học của chúng.
Môi trường sống.
Loài này có thể được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp con zephis Cựu thế giới. Nó cũng là một trong ba loài rết duy nhất ở Hawaii.
Chế độ ăn và tập tính.
Đây là loài động vật chân đốt hung dữ và dễ bị kích thích, sẵn sàng tấn công nếu bị can thiệp và nhạy cảm với các rung động xung quanh. Nó săn chủ yếu các loài hình nhện, bao gồm nhện, bọ cạp và bọ cạp roi. Tuy nhiên, nếu nó đủ lớn để chế ngự các động vật có xương sống nhỏ như chuột hoặc các loài bò sát nhỏ, nó cũng sẽ sẵn sàng tiêu thụ chúng. Nó có xu hướng cố gắng ăn hầu hết mọi động vật sống mà nó gặp phải không dài hơn chính nó. Nó tấn công con mồi bằng những chiếc chân giả cuối cùng, sau đó cong đầu nhanh chóng về phía sau để cấy hàm nọc độc sâu và chắc chắn vào con mồi. Con mồi bị giữ bởi các chân khác của rết cho đến khi nó chết vì nọc độc hoạt động nhanh. Trong một cuộc giao tranh, rết sẽ dùng toàn bộ cơ thể cuốn chặt con mồi hoặc kẻ thù bằng hai chân bám chặt vào cơ thể đối thủ. Sau đó, nó sẽ nhanh chóng xuyên qua các hạch của mình vào nạn nhân để tiêm nọc độc.
Sinh sản.
Con đực tạo ra các nang chứa các tế bào tinh trùng trưởng thành, các ống sinh tinh, được tích tụ trong một bể chứa gọi là ống sinh tinh của con cái trong quá trình giao phối. Con cái sau đó thụ tinh cho trứng, tế bào trứng chưa trưởng thành của mình và gửi chúng vào một khu vực tối, được bảo vệ. Rết cái đẻ từ 50 đến 80 quả trứng mà nó cảnh giác bảo vệ cho đến khi chúng nở và rết con lột xác một lần. Nếu phát hiện nguy hiểm, con cái sẽ quấn quanh con mình để giữ chúng an toàn. Rết non lột xác mỗi năm một lần và mất từ ba đến bốn năm để đạt kích thước trưởng thành hoàn toàn. Con trưởng thành thay vỏ mỗi năm một lần. Chúng có thể sống từ 10 năm trở lên.
Nọc độc.
"Scolopendra subspinipes" đã được báo cáo là nguyên nhân rõ ràng của một cái chết liên quan đến con người. Trường hợp tử vong ở Philippines, trong đó con rết cắn vào đầu một bé gái 7 tuổi. Bé gái chết sau 29 tiếng.
Mối quan hệ với con người.
"S. subspinipes" là một vật nuôi phổ biến trong số những người ưa thích động vật chân khớp. Nó từng là nguồn thực phẩm truyền thống của thổ dân Úc.
Phân loài.
Số lượng phân loài của "S. subspinipes" không rõ ràng và khác nhau giữa các tác giả. Các ký tự phân loại đã kết hợp các đặc điểm ngoại hình như màu sắc, cấu trúc da và số lượng và vị trí của các gai, tạo ra các phân loài không thể phân biệt và phân loại được. Một đánh giá năm 2012 cho thấy một phân loài trước đây, "S. subspinipes cingulatoides" trên thực tế là một loài riêng biệt và "S. subspinipes" không có phân loài hợp lệ. | 1 | null |
Tề Tương vương (chữ Hán: 齊襄王, ? – 265 TCN), tên thật là Điền Pháp Chương (田法章), là vị Quốc vương thứ 7 của nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Theo Sử ký, Điền Pháp Chương là con của Tề Mẫn vương – vua thứ 6 nước Điền Tề, mẹ ông là Tề Mẫn Thái hậu.
Năm 285 TCN, nước Tề bị các nước chư hầu Yên, Ngụy, Tần, Triệu và Hàn tấn công, vua cha Tề Mẫn vương phải bỏ chạy. Thái tử Pháp Chương chạy theo vua Tề bôn ba, sau cùng trở lại đất Cử. Tướng Sở là Náo Xỉ được Sở Khoảnh Tương vương cử cầm quân sang cứu Tề, được Mẫn vương phong làm tướng nhưng lại phản Mẫn vương, giết chết Mẫn vương.
Vua cha bị giết khiến Thái tử Pháp Chương phải cùng mẹ bỏ trốn và thay tên họ ở nước Cử. Ông trốn trong nhà quan Thái sử Kiểu (太史敫). Con gái quan thái sử thấy Điền Pháp Chương dung mạo khác thường, đem lòng yêu và hai người quan hệ tình cảm với nhau.
Làm vua.
Cùng lúc, dân nước Tề ở đất Cử thấy Náo Xỉ giết hại vua Tề bèn nổi lên chống lại. Náo Xỉ phải bỏ đất Cử chạy. Người nước Cử tìm dòng dõi vua Tề để lập người kế nghiệp, Điền Pháp Chương bèn công khai thân phận của mình. Ông được người thành Cử tôn làm vua, tức là Tề Tương vương. Ông lập con gái quan Thái sử Kiều làm Vương hậu, tức Quân vương hậu. Người đất Cử ra sức giúp ông giữ thành. Cùng lúc tại thành Tức Mặc, tướng giữ thành là Điền Đan dùng mưu kế giữ được thành khiến Nhạc Nghị không thể hạ được 2 thành còn lại của nước Tề sau khi đã chiếm được 70 thành.
Năm 278 TCN, Điền Đan ở Tức Mặc dùng kế đại phá quân Yên. Tướng Yên lúc đó là Kỵ Kiếp (Nhạc Nghị bị Điền Đan phản gián gièm pha bị cách chức) bị đánh bại và tử trận, quân Yên phải rút về nước. Nước Tề được khôi phục. Điền Đan rước Tề Tương vương về Lâm Tri. Ông phong Điền Đan làm tướng quốc, tước An Bình quân.
Năm 271 TCN, Tần Chiêu Tương vương tấn công đất Cương Thọ của nước Tề.
Năm 265 TCN, ông sai tướng Điền Đan mang quân đánh Yên, chiếm đất Trung Dương.
Tề Tương vương ốm nặng và qua đời trong năm đó. Ông ở ngôi được 19 năm. Con ông là Điền Kiến lên nối ngôi, tức là Tề vương Kiến. | 1 | null |
Trận Dermbach, còn gọi là Các trận chiến tại Neidhartshausen, Zelle, Wiesenthal và Roßdorf là một loạt cuộc đụng độ trong cuộc Chiến tranh nước Đức năm 1866, đã diễn ra vào ngày 4 tháng 7 năm 1866, tại các ngôi làng ở phía đông và nam Dermbach, thuộc vùng Thüringen. Trong cuộc giao chiến đẫm máu này, một sư đoàn của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Trung tướng August Karl von Göben – một trong 3 sư đoàn thuộc binh đoàn của "Thượng tướng Bộ binh" Eduard Vogel von Falckenstein đã giành chiến thắng trước một đạo quân Bayern tiến đánh từ Thüringen (với 2 sư đoàn) dưới sự chỉ huy của Hoàng tử Karl xứ Bayern. Trận chiến Dermbach đã mang lại thiệt hại nặng nề cho quân đội cả hai bên (trong đó con số thương vong của quân đội Bayern cao hơn Phổ). Cũng như trong các trận thắng khác của các lực lượng Phổ trong cuộc chiến tranh (như trận Kissingen), tài nghệ của Trung tướng Von Göben được xem là nguyên nhân chủ yếu cho thắng lợi tại Dermbach. Với thất bại này, quân đội Bayern hay nói cách khác là Quân đoàn số 7 của Liên minh Đức bị buộc phải rút chạy về phía sau sông Saale, và không thể hội quân với Quân đoàn số 8 (gồm các lực lượng đến từ một số bang Đức và Đế quốc Áo).
Sau khi quân đội Hanover đầu hàng vào ngày 29 tháng 6 năm 1866, tướng Von Falckenstein của Phổ đã chiêu tập binh mã tấn công các bang miền Nam Đức, trong khi quân đội Liên minh Đức đang trấn ngữ sông Main. Vào đầu tháng 7, quân Liên minh đã sẵn sàng chiến đấu, trong đó quân đội Bayern án ngữ tại hướng bắc vùng Franken. Von Falckenstein đã thực thi kế hoạch ngăn ngừa một cuộc hợp binh giữa quân Bayern với Quân đoàn số 8 của Liên minh vốn đang án ngữ ở hướng bắc Frankfurt, và ông đã quyết định tấn công quân Bayern. Trong khi sư đoàn Phổ của tướng Beyer đánh bại kỵ binh Bayern vào ngày 4 tháng 7, tướng Von Göben đã được lệnh tiến đánh qua Dermbach, trước khi đánh bại kẻ địch rồi trở lại Dermbach và có thể chuẩn bị cho bước tiến tiếp theo của quân Phổ. Giao tranh đã nổ ra quyết liệt vào ngày 4 tháng 7 giữa quân đội của một nước Phổ Kháng Cách và một nước Bayern Công giáo, gợi nhớ lại cuộc Chiến tranh Ba mươi năm. Lữ đoàn Phổ của tướng Karl von Wrangel đã tiến đánh Wiesenthal, trong khi lữ đoàn của Kummer tiến công Neidhartshausen. Làng Neidhartshausen và các cao điểm lân cận đã được phòng ngự chặt chẽ, song đã rơi vào tay quân Phổ sau một trận giao tranh quyết liệt với tổn thất lớn cho người Phổ. Đến trưa, các lực lượng Bayern đã bị đánh đuổi khỏi Neidhartshausen và Zelle được tăng viện. Với quyết tâm phòng vệ Diedorf, Hoàng tử Karl xứ Bayern đã phái một lữ đoàn tràn qua làng này, nhưng bị hỏa lực của đối phương chặn đứng. Trong khi đó, tại Wiesenthal, tướng Wrangel phải giao chiến dữ dội với lực lượng đông hơn của Bayern dưới quyền tướng Jakob von Hartmann, và chịu thiệt hại nặng nề. Song, quân đội của Wrangel đã đánh chiếm được làng Wiesenthal, và lực lượng pháo binh Phổ cũng giành thắng lợi lớn trước pháo binh Bayern về phía tây nam. Trong cuộc tiến công đồi Nebelsbeig của đối phương, quân đội Bayern đã kháng cự dũng mãnh, nhưng không ngăn nổi binh lính người Westfalen của Phổ và ngọn đồi đã thất thủ với thiệt hại rất lớn cho địch thủ.
Trận đánh tại Dermbach đã thể hiện hiệu quả của súng trường nạp hậu của Phổ và súng trường "Podewils" của Bayern. Sau chiến thắng, Göben đã rút hai quân đoàn của ông về Dermbach, và trong ngày hôm sau quân Bayern rút về hướng nam. Quân đội Phổ đã tiếp tục bước tiến của mình và vài ngày sau đó, họ đã giành thắng lợi ở Kissingen và vượt được sông Saale. | 1 | null |
Tề hầu Diệm (chữ Hán: 田侯剡, trị vì: 383 TCN - 375 TCN), là vị vua thứ hai của nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu dưới thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Điền Diệm (田剡), con trai của Điền Tề Thái công. Trước đó nước Tề đã nằm trong tay họ Điền từ năm 481 TCN, năm 386 TCN, cha ông đã cướp ngôi vua từ tay Khương thị, lập ra Điền Tề. Năm 383 TCN, Thái công chết, Điền Diệm nối ngôi.
Năm 378 TCN, các nước Hàn, Triệu, Nguỵ tấn công Tề. 3 năm sau ông bị em là Điền Ngọ giết để đoạt ngôi, tức Điền Tề Hoàn công. Các con trai của ông cũng bị giết. | 1 | null |
Hiếu Mục Thành Hoàng hậu (chữ Hán: 孝穆成皇后, ; 1781 - 17 tháng 2 năm 1808), là nguyên phối Đích phúc tấn của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế.
Bà kết hôn với Đạo Quang Đế khi ông còn là Hoàng nhị tử Mân Ninh của Gia Khánh Đế. Vì mất trước khi Hoàng tử Mân Ninh kế vị, bà chưa bao giờ được làm Hoàng hậu khi còn sống. Thụy hiệu Hoàng hậu của bà chỉ được truy phong khi Đạo Quang Đế đã lên ngôi.
Tiểu sử.
Hiếu Mục Thành Hoàng hậu sinh ra trong gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị, Tương Hoàng kỳ Mãn Châu, là hậu duệ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, thuộc hệ 4 - phòng hệ của Nhất đẳng Khác Hi công Át Tất Long.
Cụ nội Nhất đẳng Xác Kính công Doãn Đức (尹德) là con trai thứ tư của Át Tất Long, sinh ra A Lý Cổn (阿里袞) chính là tổ phụ bà. A Lý Cổn có bốn con trai, con trưởng Phong Thăng Ngạch (豐升額) thừa hưởng tước Công, còn một tước Tử thì Phong Thăng Ngạch liền đem cho người em út, cũng chính là cha của bà, tức Bố Ngạn Đạt Lãi (布彥達賚). Bố Ngạn Đạt Lãi nguyên nhậm Thượng thư bộ Công, sau được tặng [Tam đẳng Thừa Ân công; 三等承恩公]. Mẹ bà là Ô Nhã thị, là cháu gái của Tổng đốc Thạc Sắc (碩色), thuộc dòng dõi của Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu. Trong gia đình bà cũng có nữ quyến không tồi, tam bá mẫu là cháu gái của Ngạc Nhĩ Thái; 12 vị cô mẫu, một gả cho Vĩnh Mạn (永蔓) là cháu của Di Hiền Thân vương Dận Tường, một người lấy Khánh Hy Thân vương Vĩnh Lân. Trong nhà bà có ba con trai và một mình bà là con gái, 2 người con lớn chết, chỉ có em trai bà là còn sống đến khi trưởng thành.
Căn cứ lệ thành hôn của Hoàng tử nhà Thanh, bà hẳn là được trực tiếp chọn lựa làm Đích Phúc tấn cho Đạo Quang Đế (khi ấy đang là Hoàng tử) trong đợt Bát Kỳ tuyển tú. Theo như lời lẽ trong sách phong truy phong Hoàng hậu về sau của bà, thì là khoảng đầu năm Gia Khánh, tầm giữa năm hoặc hơn. Như vậy, Hiếu Mục Thành Hoàng hậu liền lấy thân phận "Hoàng nhị tử Phúc tấn" mà vào cung. Đáng chú ý chính là, tuy theo ý Gia Khánh Đế rằng sau khi Càn Long Đế qua đời (1799), Gia Khánh Đế mới công nhận đã bắt đầu chọn Mân Ninh làm Trữ quân, nhưng theo cách chọn bà làm Đích Phúc tấn, cộng thêm thời điểm đó Mân Ninh là con thành niên lớn nhất, lại là Đích tử, thì ngay tại đầu năm Gia Khánh việc Mân Ninh là Trữ quân đã được định.
Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), ngày 24 tháng 11, hôn lễ cử hành. Trong thời gian làm Phúc tấn, bà không có bất kỳ người con nào với ông. Hành trạng của bà cũng không ghi lại được nhiều. Năm thứ 13 (1808), ngày 21 tháng 1 (tức ngày 17 tháng 2 dương lịch), Phúc tấn Nữu Hỗ Lộc thị qua đời khi còn khá trẻ, năm 28 tuổi. Năm thứ 16 (1811), ngày 17 tháng 11, tạm an ở Vương Tá thôn (王佐村).
Truy phong Hoàng hậu.
Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), tháng 7, Gia Khánh Đế băng hà, Trí Thân vương Mân Ninh kế nghiệp, tức là [Đạo Quang Đế]. Tháng 9, Đạo Quang Đế dụ Nội các, truy phong Đích phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu. Tháng 10, định thụy hiệu cho Hoàng hậu là Hiếu Mục Hoàng hậu (孝穆皇后). Năm sau (1821), truy phong cha bà Bố Ngạn Đạt Lãi làm [Tam đẳng Thừa Ân công], con cháu tập tước.
Năm Đạo Quang nguyên niên (1821), ngày 12 tháng 6 (âm lịch), mệnh Trịnh Thân vương Ô Nhĩ Cung A làm Chính sứ, Thuận Thừa Quận vương Luân Trụ làm Phó sứ, tiến hành đại điển lễ truy thụy hiệu cho Hiếu Mục Hoàng hậu. Chiếu cáo thiên hạ.
Sách thụy văn viết:
Năm Đạo Quang thứ 2 (1822), ngày 6 tháng 11, làm lễ thăng phụ thần vị của Hiếu Mục Hoàng hậu lên Phụng Tiên điện.
Nhập táng Địa cung.
Năm Đạo Quang thứ 7 (1827), 13 tháng 9, giờ Mão, di táng tử cung, ngày 22 tháng 9 chính thức đưa vào Bảo Hoa Dục Vạn niên cát địa (寶華峪萬年吉地), thuộc Thanh Đông lăng. Năm thứ 8 (1828), địa cung bị lũ lụt, vào ngày 4 tháng 5 năm thứ 9 (1829) lại đem tử cung của Hiếu Mục Hoàng hậu tạm an ở Bảo Hoa Dục Chính điện (寶華峪正殿). Năm Đạo Quang thứ 15 (1835), ngày 20 tháng 8, giờ Sửu, chính thức đem tử cung của Hiếu Mục Hoàng hậu đến Long Tuyền Dục Vạn niên cát địa (龙泉峪萬年吉地) ở Thanh Đông lăng. Ngày 11 tháng 12, giờ Mão, phụng an địa cung.
Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), ngày 22 tháng 9, Hàm Phong Đế truy dâng thêm thụy hiệu cho Hiếu Mục Hoàng hậu, gọi là Hiếu Mục Ôn Hậu Trang Túc Đoan Thành Phu Thiên Dụ Thánh Thành Hoàng hậu (孝穆溫厚莊肅耑誠孚天裕聖成皇后). Năm Hàm Phong thứ 2 (1852), ngày 7 tháng 3, đưa thần vị của Hiếu Mục Thành Hoàng hậu, cùng với Hiếu Thận Thành Hoàng hậu và Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu cung phụng Thái Miếu, Phụng Tiên điện.
Về sau, Đồng Trị, Quang Tự dâng thêm thụy hiệu, đầy đủ là Hiếu Mục Ôn Hậu Trang Túc Đoan Thành Khác Huệ Khoan Khâm Phu Thiên Dụ Thánh Thành Hoàng hậu (孝穆溫厚莊肅耑誠恪惠寬欽孚天裕聖成皇后). | 1 | null |
Điền Tề Hiếu Vũ Hoàn công (chữ Hán: 田齐孝武桓公; 400 TCN-357 TCN), trị vì 375 TCN - 357 TCN), hay Điền hầu Ngọ (田侯午) hay Điền Tề Hoàn công, tên thật là Điền Ngọ (田午), là vị vua thứ ba của nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu dưới thời Chiến Quốc. Danh hiệu của ông là Tề Hoàn công, nhưng thường gọi là Điền Tề Hoàn công để phân biệt với Tề Hoàn công của Khương thị, một vị bá chủ thời Xuân Thu
Ông là con trai của Điền Tề Thái công. Theo Sử ký, ông sinh vào năm thứ 5 đời Tề Khang công. Trước đó nước Tề đã nằm trong tay họ Điền từ năm 481 TCN, năm 386 TCN, cha ông đã cướp ngôi vua từ tay Khương thị, lập ra Điền Tề. Năm 383 TCN, Thái công chết, anh ông là Điền Diệm nối ngôi. Năm 375 TCN, Điền Ngọ làm biến loạn giết anh đoạt ngôi.
Thời Tề Hoàn công, nước Tề đã thiên đô đến đất Thái (nay thuộc Hà Nam).
Thời Hoàn công đã lập ra tại Lâm Truy lập ra học cung Tắc Hạ, lập ra hiệu đại phu, chiêu tụ hiền sĩ trong thiên hạ, dần thu dụng nhiều nhân tài, trở thành trung tâm văn hóa học thuật ở phía đông.
Dưới thời Hoàn công, nước Tề thường xảy ra chiến tranh. Từ 375 TCN đến 371 TCN, các nước Lỗ, Nguỵ và Triệu liên tiếp tấn công Tề. Theo một số nguồn khác, ông cũng đã giết mẹ mình năm 365 TCN.
Hoàn công trị vì 18 năm và qua đời năm 357 TCN, thọ 44 tuổi. Tương truyền khi ông bị bệnh, danh y Biển Thước đã tới gặp và nói với ông bệnh rất nặng, phải tiêm thuốc mới khỏi được nhưng ông không nghe, sau đó mấy ngày, Biển Thước thấy ông bệnh rất nặng, khuyên nên bôi thuốc rồi uống thuốc nhưng ông cũng không đồng ý. Cuối cùng thì phát bệnh nặng, vô phương cứu chữa mới đến nhờ Biểm Thước. Biển Thước cũng không chữa nổi, bỏ sang Tần. Sau đó ông cũng bệnh nặng qua đời.
Ông là vị hầu tước cuối cùng của nước Tề, từ thời con ông là Tề Uy vương, nước Tề đã tự xưng vương hiệu. | 1 | null |
Tề Kính vương (chữ Hán: 齊敬王, trị vì: 264 TCN – 221 TCN), tên thật là Điền Kiến (田建), là vị vua thứ tám và là vua cuối cùng nước Điền Tề - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Chính sách thân Tần.
Theo Sử ký, Điền Kiến là con của Tề Tương vương – vua thứ 7 nước Điền Tề. Năm 265 TCN, Tề Tương vương mất, Điền Kiến lên ngôi, tức là Tề vương Kiến.
Tề vương Kiến lên ngôi khi còn ít tuổi, thái hậu đứng ra làm nhiếp chính. Thái hậu chú trọng việc giữ quan hệ với các chư hầu. Thời kỳ này, nước Tần ngày một lớn mạnh, liên tiếp mở các cuộc tấn công sang phía đông, đánh chiếm nhiều đất đai của các nước còn lại. Vua Tần dùng kế "thân xa đánh gần", kết giao với nước Tề để nước Tề không cứu các nước khác khi các nước này bị Tần đánh.
Năm 260 TCN, nước Triệu đại chiến với nước Tần ở Trường Bình. Tề vương Kiến và Sở Khảo Liệt vương định phát binh cứu Triệu, Tần Chiêu Tương vương tuyên bố sẽ đánh nước nào cứu Triệu. Vì vậy vua Tề và vua Sở không dám phát binh. Triệu Hiếu Thành vương khẩn khoản xin Tề vương Kiến phát binh vì thế quân Tần rất lớn. Chu Tử cũng khuyên ông ra quân cứu Triệu, vì nếu Triệu bị diệt thì sau đó sẽ tới Tề, Sở, nhưng ông nhất định không nghe theo. Kết quả tướng Tần là Bạch Khởi đại phá quân Triệu, giết hơn 40 vạn quân Triệu khiến nước Triệu bị suy nhược.
Sau khi thái hậu mất, Tề vương Kiến dùng Hậu Thắng làm tướng quốc. Hậu Thắng nhất mực khuyên Tề vương Kiến nên thân Tần. Khi Tề vương Kiến cử sứ giả sang giao hiếu, nước Tần lại dùng tiền vàng đút lót cho các sứ giả, khiến họ cũng cùng nhau nhất loạt khuyên Tề vương Kiến nên hòa hiếu với nước Tần. Vì vậy Tề vương Kiến tiếp tục chính sách: "Sự Tần, cẩn" (kính cẩn phụng sự nước Tần), không chịu hưởng ứng hợp tung với chư hầu trong những lần do Tín Lăng quân, Bình Nguyên quân và Bàng Noãn phát động
Trước sức mạnh của Tần, các nước liền kề như Hàn, Triệu, Ngụy ngày càng bị mất đất, thế lực suy kiệt, nước Tề bỏ mặc không cứu. Trong khi đó, thế nước Tề cũng ngày càng suy yếu. Năm 237 TCN, Tề vương Kiến sợ thế lực của Tần vương Chính, cũng phải sang triều kiến, cùng uống rượu tại Hàm Dương.
Mất nước.
Từ năm 230 TCN, Tần bắt đầu diệt các nước Sơn Đông: Hàn (230 TCN), Triệu (228 TCN), Ngụy (225 TCN) rồi tới Sở (223 TCN) và Yên (222 TCN). Chỉ còn lại nước Tề nhỏ bé so với thế lực nước Tần, quân Tần đã áp sát biên giới nước Tề.
Trong hơn 40 năm từ khi Tề vương Kiến lên ngôi, nước Tề được bình yên không hề có chiến tranh, dân nước Tề quen sống yên ổn, không được luyện võ nghệ.
Tề vương Kiến lo lắng, điều quân sang giữ biên giới phía tây. Nhưng Tần vương Chính lại điều động cánh quân của Vương Bí vừa diệt nước Yên từ phía bắc đánh xuống. Quân Tần tiến vào Lâm Tri, dân Tề lâu không biết chiến tranh, không thể chống đỡ. Tề vương Kiến nghe lời tướng quốc Hậu Thắng, không đánh trả mà mang gia quyến ra hàng.
Tần vương Chính cho Tề vương Kiến đầu hàng, đày ông ra đất Cung, đặt nước Tề thành Tề quận. Từ đó nước Điền Tề bị diệt, thiên hạ thống nhất về tay Tần vương Chính, vua Tần xưng làm hoàng đế, tức là Tần Thủy Hoàng, cai trị toàn bộ Trung Quốc.
Tề vương Kiến làm vua tất cả 44 năm, sau này không rõ kết cục của ông ra sao và mất năm nào. Nước Điền Tề có tất cả tám đời vua, kéo dài được 166 năm. Người dân nước Tề nhớ nước cũ, oán Tề vương Kiến nghe theo gian thần, không sớm liên minh với các chư hầu hợp tung chống Tần, để cuối cùng nước bị mất, dân gian có làm bài ca than thở trách ông không biết dùng người.
Hậu duệ.
Sau thời Hán-Sở cháu của Tề vương Kiến là Điền An được phong làm vương đất Tế Bắc truyền qua nhiều đời thay tên đổi thành họ Vương có hậu duệ là Vương Mãng soán Hán lập ra nhà Tân truy thụy cho Tề vương Kiến là Kính Vương (敬王) miếu hiệu Thế Tổ (世祖)
Gia quyến.
Tề vương Kiến có một người em là Điền Giả còn sống sau khi nước Điền Tề mất.
Đúng 12 năm sau (209 TCN), Tần Thủy Hoàng vừa chết thì một người trong họ Tề vương Kiến là Điền Đam hưởng ứng Trần Thắng nổi dậy chống nhà Tần, tái lập nước Điền Tề. Sau khi Điền Đam tử trận, người nước Tề tôn Điền Giả làm Tề vương.
Trong Đông Chu liệt quốc.
Tề vương Kiến trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long được mô tả gần với sử sách. Ở hồi cuối cùng (108), tác giả đề cập tới cái chết của Tề vương Kiến. Ông bị vua Tần đày trong vùng hoang vu chỉ có cây bách, cây tùng, không được cấp đủ thóc gạo ăn, cuối cùng bị chết đói. | 1 | null |
Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu (chữ Hán: 孝德顯皇后, ; 12 tháng 4 năm 1831 - 24 tháng 1 năm 1851), là nguyên phối Đích phúc tấn của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế khi ông vẫn còn là Hoàng tử.
Cũng như Hiếu Mục Thành Hoàng hậu, dù là nguyên phối thê tử của Hoàng đế, nhưng Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu chưa bao giờ được làm Hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy phong ngôi Hoàng hậu khi đã qua đời.
Cuộc đời.
Hiếu Đức Hoàng hậu sinh ngày 1 tháng 3 (âm lịch) năm Đạo Quang thứ 21, xuất thân từ gia tộc Tát Khắc Đạt thị (薩克達氏) thuộc Mãn Châu Tương Lam kỳ, một gia tộc tầm trung có ở toàn bộ Bát kỳ, song phân bố chủ yếu tại Tương Lam kỳ.
Tằng tổ phụ Minh Sơn (明山), giám sinh xuất thân, những năm cuối Càn Long lấy Bút thiếp nhập sĩ, đời Gia Khánh từ Án sát, Bố chính phủ đến Tuần phủ Quý Châu, Văn Quý Tổng đốc, nhậm bộ Hình Thượng thư thời Đạo Quang năm đầu. Tổ phụ Kỳ Xương (祺昌), làm đến Viên ngoại lang bộ Binh. Phụ thân Phú Thái (富泰), làm Thái Thường tự Khanh. Tằng tổ mẫu Khố Nhĩ thị (庫爾氏), tổ mẫu Na Lạp thị, gia thế không rõ, nhưng mẹ bà là Quận chúa, con gái thứ ba của Trịnh Thận Thân vương Ô Nhĩ Cung A, có thể thấy dòng dõi bà sớm đã tiến vào hôn nhân với nhà các thế gia Mãn Châu.
Trong nhà bà không thấy ghi nhận có nam duệ, chỉ biết bà có một em gái về sau gả cho Phụng quốc Tướng quân Phổ Thiện (溥善) thuộc Hòa vương phủ hệ. Do không có con trai, người trong họ đưa cháu Đức Mậu (德懋) làm kế tự.
Căn cứ Đại Thanh Hoàng tử thành hôn lệ thường, Tát Khắc Đạt thị hẳn được chọn vào tầm năm Đạo Quang thứ 27 (1847) mùa xuân hoặc mùa hạ, do chính Đạo Quang Đế tuyển chọn, khi đó bà 16 tuổi, phù hợp lứa tuổi thành hôn. Ngày 25 tháng 10, mùa đông, Tát Khắc Đạt thị cùng Hoàng tứ tử Dịch Trữ, con trai thứ tư của Đạo Quang Đế làm lễ đính hôn. Sang năm sau (1848), ngày 27 tháng 2, Tát Khắc Đạt thị chính thức được gả cho Dịch Trữ, nghiễm nhiên trở thành Đích Phúc tấn.
Căn cứ [Thanh cung y án] ghi lại, Tát Khắc Đạt thị vào cung vừa tháng 2, thì ở tháng 8 liền mắc phong hàn mạo cảm. Sang năm tháng 4, lại thấy chứng phong thấp xuất hiện nhiều. Tời tháng 8 thì thân thể đã rất hư nhược. Vào đầu tháng 12 thì bệnh tình chuyển biến tốt hơn, ghi lại: "“Từ viên đến sở nội, thần khí đều hảo, tứ chi cũng có thể di động chuyển, duy khí huyết thượng nhược, có khi ho khan.”". Thế nhưng đột nhiên vào ngày 10 tháng đó, suy yếu chịu phong, lại lần nữa không khoẻ, sang ngày 11 lại cảm thấy khá tốt rồi cuối cùng vào ngày 12 bệnh chuyển nặng và bạo vong. Có học giả chuyên môn từng phân tích y án này, cho rằng đây là biểu hiện của bệnh gan trường kỳ.
Năm thứ 29 (1850), ngày 12 tháng 12 (tức ngày 24 tháng 1 năm 1851), giờ Tỵ, Tát Khắc Đạt thị đột ngột qua đời khi chỉ mới 19 tuổi và không có người con nào với Dịch Trữ. Ngày 18 tháng 12 (âm lịch), quan tài của bà phụng di Điền thôn để tạm an.
Truy phong Hoàng hậu.
Năm Đạo Quang thứ 30 (1850), ngày 15 tháng 1 (tức ngày 26 tháng 2 dương lịch), Đạo Quang Đế băng hà, Thái tử Dịch Trữ nối ngôi, sử gọi Hàm Phong Đế. Tiếc thương thê tử yểu mệnh, Hàm Phong Đế lập tức ra chỉ dụ truy phong Đích phi Tát Khắc Đạt thị làm Hoàng hậu, thụy hiệu rằng Hiếu Đức Hoàng hậu (孝德皇后).
Ngày 27 tháng 10 (âm lịch) cùng năm đó, mệnh Trang Thân vương Dịch Nhân làm Chính sứ, Thành Quận vương Tái Duệ làm Phó sứ, cầm sách bảo, chính thức tiến hành đại lễ dâng thụy hiệu cho Hiếu Đức Hoàng hậu. Chiếu cáo thiên hạ.
Sách văn rằng:
Cùng năm, ngày 22 tháng 12 (âm lịch), Hàm Phong Đế hạ chỉ cho cả dòng tộc bà đều được nâng thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ. Do Phú Thái không có con trai, nên người cháu kế tự Đức Mậu và con cháu thế tập tước vị [Thừa Ân công; 承恩公], gia tộc Tát Khắc Đạt thị từ đó bình bình an hưởng phú quý.
Hợp táng Địa cung.
Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), ngày 26 tháng 7 (âm lịch), Đồng Trị Đế dâng tôn thụy hiệu thêm cho Hiếu Đức Hoàng hậu, thêm Đế thụy [Hiển] của Hàm Phong Đế. Sang ngày 6 tháng 12 cùng năm, tiến hành làm lễ truy dâng thêm thụy hiệu, toàn xưng rằng Hiếu Đức Ôn Huệ Thành Thuận Từ Trang Cung Thiên Tán Thánh Hiển Hoàng hậu (孝德溫惠誠順慈莊恭天贊聖顯皇后).
Năm Đồng Trị nguyên niên (1862), tháng 9, kim quan của Hiếu Đức Hoàng hậu từ Điền thôn phụng di đến Tĩnh An trang tạm an. Tháng 10, làm lễ thăng phụ thần vị của Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu lên điện Phụng Tiên. Sang năm thứ 4 (1865), ngày 22 tháng 9, giờ Thìn, Hiếu Đức Hiển Hoàng hậu cùng hợp táng với Hàm Phong Đế vào địa cung của Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng, cùng ngày hôm đó thăng phụ thần vị vào Thái Miếu.
Qua các đời Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống, thụy hiệu đầy đủ của bà là Hiếu Đức Ôn Huệ Thành Thuận Từ Trang Khác Thận Huy Ý Cung Thiên Tán Thánh Hiển Hoàng hậu (孝德溫惠誠順慈莊恪慎徽懿恭天贊聖顯皇后). Hoàng hậu được cải táng ở Định lăng (定陵), Thanh Đông lăng. | 1 | null |
Vũ Thành (), là một khu của địa cấp thị Nhã An, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Vũ Thành nằm trên con đường tơ lụa phương nam thời cổ và từng là tỉnh lị của tỉnh Tây Khang thời Trung Hoa Dân Quốc. Vũ Thành là khu trung tâm hành chính cũng như là trung tâm trên hầu hết các phương diện khác của Nhã An. Vũ Thành có tiềm năng lớn về thủy điện và du lịch. Vũ Thành nguyên là huyện cấp thị Nhã An, được đổi thành khu Vũ Thành khi địa khu Nhã An trở thành địa cấp thị Nhã An vào năm 2000. | 1 | null |
Ga Bồng Sơn là một nhà ga xe lửa trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuộc địa phận tỉnh Bình Định, tiếp nối sau ga Tam Quan và trước ga Vạn Phú. Ga tọa lạc ở đường quốc lộ 1, khu phố 1, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ga Bồng Sơn cách ga Đức Phổ 49km về phía bắc và cách ga Diêu Trì 78 km về phía nam. Lý trình ga: Km 1017 + 100.
Nhiệm vụ.
Ga Bồng Sơn là 1 ga tránh tàu. Hiện nay có các chuyến tàu đón đỗ là SE1/2, SE21/22, TN1/2 và SE5/6. | 1 | null |
RPG-32 Hashim (mã GRAU: 6G40) là loại súng phóng tên lửa chống tăng vác vai sử dụng nhiều lần được phát triển từ năm 2004 đến năm 2007 bởi tập đoàn nhà nước FGUP Bazalt của Nga theo đơn đặt hàng của Jordan. Lô đầu tiên được chế tạo thử tại Nga và được chuyển cho Jordan năm 2008 sau đó việc chế tạo hàng loạt được chuyển cho Jordan ở nhà máy JRESCO cùng giấy phép và quy trình chế tạo. Súng được làm dưới dạng khối tháo ráp nhanh đã được chứng minh là hiệu quả trong các loại súng phóng tên lửa khác trước đó của Nga. Tên Hashim được đặc theo tên gia tộc hoàng gia Hashimite tại Jordan.
Thiết kế.
RPG-32 được thiết kế dưới dạng khối có thể tháo ráp nhanh với bộ phận phóng, bộ phận nhắm và ống chứa tên lửa. Bộ phận nhắm khi không sử dụng sẽ được nhét lồng vào bộ phận phóng và ống chứa tên lửa Sẽ được gắn phía sau nó để súng giống như một cái ống giúp tiết kiệm không gian khi di chuyển. Khi sử dụng ống chứa tên lửa sẽ được tháo ra bộ phận nhắm sẽ được lấy ra gắn vào vị trí sau đó gắn ống chứa tên lửa trở lại và sẵn sàng khai hỏa. Tên lửa được đặc sẵn trong ống chứa từ khi được chế tạo, sau khi bắn xong ống chứa rỗng sẽ được tháo ra và mang đi tái chế, xạ thủ có thể gắn ống chứa khác vào bộ phận phóng đế bắn tiếp nếu cần. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn cháy rất nhanh và hầu như đã tiêu thụ hết ngay khi vừa ra khỏi nòng súng, các duôi phía sau tên lửa sẽ bật ra để tên lửa giữ được độ ổn định.
Súng được chế tạo với bốn mẫu sử dụng hai loại đầu đạn khác nhau là đạn nổ lại và đạn nhiệt áp với hai cỡ 105 mm và 72 mm. Vì thế loại vũ khí này hiệu quả trong việc chống lại các loại phương tiện cơ giới bọc thép (đạn nổ lại) đến phá bong ke và chống người (nhiệt áp). | 1 | null |
Triệu Huệ Văn vương (chữ Hán: 趙惠文王; 310 TCN - 266 TCN), còn gọi là Triệu Văn Vương (趙文王), tên thật là Triệu Hà (趙何), là vị vua thứ bảy của nước Triệu - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì khoảng 298 TCN - 266 TCN.
Trong thời kì trị vì của mình, ông cùng Lận Tương Như, Liêm Pha và Lý Mục các văn võ đại thần chấn hưng nước Triệu, chính trị thanh minh, quốc lực cường thịnh.
Lên ngôi vua.
Triệu Hà là con thứ của Triệu Vũ Linh vương, mẹ là Ngô Mạnh Diêu (吳孟姚), con gái của Ngô Quảng (吳廣). Vũ Linh vương một hôm nằm mộng thấy 1 người con gái đẹp, mê đắm tương tư. Một dịp yến tiệc Vũ Linh vương nói với các đại thần về giấc mộng và tả dung mạo của người con gái đó, Ngô Quảng nghe thấy giống con gái mình, đành tiến dâng lên cho Triệu vương. Ngô cơ được gọi là "Ngô Oa" (吳娃), nhan sắc nức trời, được Triệu vương vô cùng sủng ái, lập làm Vương hậu. Ông được sinh ra không lâu sau khi mẹ ông được phong.
Khi đó, Triệu Vũ Linh vương tuy đã có người con trưởng là Triệu Chương (趙章), nhưng lại yêu quý Ngô Oa, nên bỏ Chương để lập Công tử Hà là con Ngô Oa. Năm 301 TCN, Ngô Oa qua đời, Vũ Linh tuổi cũng đã cao, nên ông quyết định nhường ngôi cho Thái tử.
Ngày Mậu Thân tháng 5 năm 299 TCN, Vũ Linh vương đại triều ở Đông cung, xuống chiếu thoái vị, nhường ngôi cho Triệu Hà, tức Triệu Huệ Văn vương. Khi đó Triệu Hà mới 12 tuổi. Triệu Ung tự xưng làm "Chủ phụ" (主父), phong Phì Nghĩa (肥義) làm tướng quốc để giúp đỡ ông.
Anh em bất hòa.
Năm 296 TCN, Triệu Huệ Văn vương đem quân đánh Trung Sơn, diệt nước này. Cùng năm đó, Triệu chủ phụ phong cho Triệu Chương làm "An Dương quân" (安陽君). Triệu Chương cùng Điền Bất Lễ không phục Huệ Văn vương là con thứ được nối ngôi nên có ý nổi loạn cướp ngôi.
Lý Đoái (李兌) đoán biết Công tử Chương muốn soán đoạt, tìm cách tiêu diệt. Năm 295 TCN, Chủ Phụ triệu tập quần thần. Thấy Triệu Chương phải làm lễ lạy phục người em và buồn bã, Chủ Phụ có ý thương, định chia nước Triệu làm hai và cho Chương làm Đại vương. Nhưng việc chưa quyết định thì Chủ Phụ lại cùng Huệ Văn vương đi chơi Dị Cung tại Sa Khâu.
Triệu Chương và Điền Bất Lễ giả mệnh Chủ phụ, đem quân vào Hàm Đan đánh Huệ Văn vương. Công tử Thành và Lý Đoái hay tin, đem quân từ bốn ấp đến đánh, giết Bất Lễ. Huệ Văn vương phong cho Công tử Thành làm Tướng quốc, tước "Bình An quân" (安平君), phong Lý Đoái làm Tư khấu.
Công tử Chương cùng đường chạy tới Sa Khâu xin Triệu chủ phụ cứu giúp, Công tử Thành và Lý Đoái nghe tin bèn bao đến cung Sa Khâu, giết Triệu Chương. Sau đó hai người này sợ Chủ phụ trách tội bèn vây luôn cung Sa Khâu, bỏ đói Chủ phụ cho đến chết. Do Triệu Huệ Văn vương khi ấy còn nhỏ tuổi, Công tử Thành cùng Lý Đoái nắm quyền chính trong nước.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 290 TCN, Triệu Huệ Văn vương phong Triệu Lương làm tướng, hợp binh với nước Tề đánh nước Hàn, giành thắng lợi.
Năm 285 TCN, thấy Tề Mẫn vương kiêu ngạo, Yên Chiêu vương sai Nhạc Nghị đi sứ nước Triệu kêu gọi Triệu Huệ Văn vương cùng nhau đánh Tề. Huệ Văn vương sai Liêm Pha hợp binh với quân Yên, đánh bại quân Tề, chiếm ấp Dương Tấn, sau quân Triệu rút lui còn quân Yên tiếp tục tấn công vào Lâm Tri, chiếm nước Tề.
Năm 283 TCN, Tần Chiêu Tương vương muốn dùng 15 thành trao đổi ngọc Hoà thị (vốn là quốc bảo của nước Sở nhưng lại lưu lạc đến Triệu). Huệ Văn Vương bèn sai Lạn Tương Như đi sứ sang Tần. Tương Như thấy vua Tần không muốn đổi ngọc, cũng không trao ngọc bích cho Tần.
Năm 282 TCN, Tần Chiêu Tương vương lại đánh Triệu, chiếm hai thành. Năm 281 TCN, vua Tần giận nước Triệu không chịu dâng ngọc bèn đánh Triệu, lấy Thạch Thành. Năm sau, 281 TCN lại đánh Triệu, giết hai vạn người. Tần Chiêu Tương vương đắc thắng sai sứ giả nói với Triệu Vương muốn họp nhau ở Dẫn Trì ngoài Hà Tây để giảng hoà. Triệu Huệ Văn vương sợ nước Tần từng bắt giữ Sở Hoài vương khi đến hội họp nên định không đi nhưng sau nghe lời Lạn Tương Như, bèn cùng Tương Như đến Dẫn Trì. Tần Chiêu Tương vương muốn hạ nhục nước Triệu, nhưng nhờ có Lạn Tương Như đi theo phò tá đã khiến vua Tần không thể lấn át ông.
Sau khi Tề Mẫn vương thất bại bị giết, nước Yên chiếm đóng phần lớn nước Tề thì các chư hầu quay sang đánh lẫn nhau. Triệu bị Tần tấn công trong nhiều năm, mỗi năm chiếm vài thành trì, không đủ sức mạnh để đánh trả. Ngược lại, Triệu Huệ Văn vương gỡ lại đất mất về tay Tần bằng cách đánh Ngụy để chiếm đất Ngụy. Từ năm 284 TCN đến năm 272 TCN, mỗi khi bị Tần chiếm đất, ông lại sai các tướng Liêm Pha, Lâu Xương tấn công Ngụy, chiếm một số thành ấp.
Mặt khác, nhân sự suy yếu của nước Tề sau cái chết của Tề Mẫn vương, Triệu Huệ Văn vương cũng thường tấn công nước Tề và giành một số thắng lợi. Tề Tương vương dù được Điền Đan giúp phục quốc nhưng không còn sức mạnh và bị thất thế trước quân Triệu. Năm 280 TCN, Triệu Huệ Văn vương sai Triệu Xa đánh chiếm Linh Khâu của nước Tề.
Năm 278 TCN, Triệu Huệ Văn vương lập con là Công tử Đan làm Thái tử.
Năm 270 TCN, Tần Chiêu Tương vương đánh nước Hàn, Huệ Văn vương sai Triệu Xa đem quân cứu, đánh bại quân Tần. Năm 269 TCN, Triệu Huệ Văn vương lại sai Lạn Tương Như đánh Tề, chiếm Bình Ấp rồi rút lui.
Năm 266 TCN, Triệu Huệ Văn vương qua đời. Ông ở ngôi 33 năm, thọ 45 tuổi. Con ông là Triệu Đan lên nối ngôi, tức Triệu Hiếu Thành vương. | 1 | null |
Triệu Túc hầu (chữ Hán: 趙肅侯, trị vì 349 TCN - 326 TCN), tên thật là Triệu Ngữ (趙語), là vị vua thứ năm của nước Triệu - chư hầu nhà Chu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Triệu Ngữ là con của Triệu Thành hầu, vua thứ tư của nước Triệu. Năm 350 TCN, Triệu Thành hầu mất, Triệu Ngữ cùng em là Triệu Tiết tranh ngôi, Triệu Tiết thất bại, bỏ trốn sang nước Hàn, Triệu Ngữ lên nối ngôi, tức Triệu Túc hầu.
Cùng năm 349 TCN, Triệu Túc hầu chiếm đất Loan Thị của Tấn Tĩnh công, đày vua Tấn ra đất Đồn Lưu.
Năm 348 TCN, Triệu Túc hầu cùng Ngụy Huệ vương hội ở đất Âm Tấn.
Năm 346 TCN, Triệu Túc hầu đến nhà Chu, yết kiến Chu Hiển vương.
Năm 326 TCN, Triệu Túc hầu qua đời, các chư hầu Tần, Sở, Yên, Tề đều sai sứ đến điếu tang. Người nước Triệu lập con ông là Triệu Ung nối ngôi tức Triệu Vũ Linh vương. | 1 | null |
Kim Thúy, tên thật là Nguyễn An Tịnh (sinh năm 1968) là một nhà văn người Canada gốc Việt. Cô đoạt giải văn học Pháp văn "Prix du Gouverneur général" của Canada năm 2010 với tác phẩm "Ru".
Cô sinh ra tại Sài Gòn. Năm 1979 khi lên 10, cô cùng gia đình vượt biên bằng đường biển thoát sang Malaysia tị nạn rồi được định cư ở Canada. Hành trình của cô cũng là đề tài của cuốn tiểu thuyết "Ru" ngắn 140 trang bằng tiếng Pháp, xuất bản năm 2009. Năm 2010 tác phẩm này thắng giải văn học của Canada. Đây là tác phẩm văn học gây dấu ấn đáng kể cho cộng đồng người Canada gốc Việt trên văn đàn Canada. Tác giả cho rằng cuốn "Ru" cũng gây tranh luận tại Việt Nam vì nhắc đến đề tài thuyền nhân trốn chạy khỏi Việt Nam sau khi miền Bắc chiến thắng.
Ấn bản tiếng Anh ra mắt năm 2012 do Sheila Fischman chuyển ngữ. Phiên bản này được đề cử tranh giải Scotiabank Giller Prize 2012. Ngoài ra, cuốn tiểu thuyết này cũng được dịch ra tiếng Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Ý.
Kim Thúy hiện sinh sống tại Longueuil, ngoại ô Montréal. Cô có bằng luật sư và ngữ học tại Université de Montréal. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.