text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Vườn quốc gia Ichkeul (tên đầy đủ Garaet el Ichkeul) là vườn quốc gia bao gồm Hồ Ichkeul, một hồ nước ngọt nằm ở Bizerta, phía Bắc Tunisia. Hồ này và vùng đất ngập nước trong vườn quốc gia là điểm dừng chân quan trọng của hàng trăm ngàn con chim di cư mỗi năm, trong số đó là Vịt, Ngỗng, Hạc và Hồng hạc. Việc xây dựng đập trên sông nhánh của hồ đã tạo ra những thay đổi lớn đối với cân bằng hệ sinh thái của hồ và vùng đất ngập nước.
Lịch sử.
Vườn quốc gia là một khu vực săn bắn hoàng gia dưới Triều đại Hafsid vào thế kỷ 13, trước khi trở thành tài sản công cộng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1977, vườn quốc gia được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, và một Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào ngày 18 tháng 12 năm 1980. Trong cùng năm đó, nó cũng được công nhận là Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar.
Do việc xây dựng con đập khiến dòng nước ngọt đổ vào hồ, đầm lầy cỏ, bãi sậy nên Cỏ Cói và nhiều loài thực vật nước ngọt khác dần bị thay thế bởi các cây ưa mặn. Những thay đổi này đã tạo ra một sự giảm mạnh đáng kể quần thể chim di cư, những loài phụ thuộc vào các loài thực vật từng tồn tại.
Theo trang chính của UNESCO, chính phủ Tunisia đã thực hiện một số biện pháp để giữ nước ngọt và giảm độ mặn, và vườn quốc gia đã được đưa ra khỏi Danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào năm 2006. Tuy nhiên, một số báo cáo từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho thấy độ mặn đã trở nên quá cao và khả năng việc phục hồi này có thể sẽ nhanh chóng biến mất.
Mô tả.
Đây là vùng đất ngập nước có diện tích 12.600 hecta là nơi trú đông của 180 loài chim, một số loài trong số đó là loài quý hiếm. Vườn quốc gia bao gồm hồ Ichkeul có diện tích 8.500 hecta, khu vực đầm lầy có diện tích 2.737 ha và phần diện tích còn lại là một dãy núi có độ cao 510 mét so với mực nước biển. Hồ nước ngọt và vùng đầm lầy được cung cấp nước ngọt bởi sáu con sông Wadi vào mùa đông và được nối với Địa Trung Hải thông qua Hồ Bizerte và kênh Tinja. Trong suốt mùa hè khi nguồn cung cấp nước cạn thì độ mặn của các hồ tăng lên đáng kể. Nó là dấu tích cuối cùng của chuỗi các hồ từng trải rộng khắp Bắc Phi.
Khu vực này là một trong những khu bảo tồn loài nguyên thủy quan trọng nhất ở Bắc Phi. Nơi đây có hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Vườn quốc gia là nơi trú đông của 200.000-400.000 cá thể chim di trú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như Xít, Vịt cẩm thạch, Vịt đầu trắng, Mỏ nhát và nhiều loài phổ biến như Ngỗng xám, Hạc, Hồng hạc lớn. Hồ Ichkeul cũng là nhà của loài thực vật Potamogeton là thức ăn chủ yếu cho nhiều loài chim cùng sự có mặt của hai loài đặc hữu trong ranh giới vườn quốc gia là "Teucrium schoenenbergeri" và "Limonium boitardii". Dãy núi đá vôi được bao phủ bởi cây ôliu và nhũ hương.
Ngoài sự đa dạng của các loài chim, vườn quốc gia còn là nơi trú ẩn có một số loài động vật có vú như Rái cá thường, Lợn rừng, Trâu nước châu Phi, Chó rừng lông vàng, Nhím, Cầy thường, Cầy mangut Ai Cập, Mèo rừng châu Phi; các loài lưỡng cư gồm Ếch Sahara, Cóc lưỡi tròn thông thường, Cóc Mauritania, Cóc xanh Bắc Phi, Ếch cây Địa Trung Hải, Rùa ao Tây Ban Nha, Rùa ao châu Âu, Đồi mồi Tunisia và nhiều loài Rắn. | 1 | null |
Rừng mưa nhiệt đới ở Atsinanana là Di sản tự nhiên gồm 13 khu vực cụ thể nằm trong 6 vườn quốc gia phân bố dọc sườn đông của đảo Madagascar. Đây là các khu rừng mang tính đa dạng sinh học độc đáo ở Madagascar, phản ánh lịch sử địa chất của hòn đảo. Cùng với đó là hệ động thực vật quý hiếm và bị đe dọa bao gồm các loài linh trưởng như Vượn cáo.
Khu vực có đến 12.000 loài thực vật đặc hữu, 123 loài động vật có vú (72 loài ghi trong sách đỏ),các loài linh trưởng, bò sát (rùa, thằn lằn, rắn..), lưỡng cư...
Do tình trạng lấn đất làm nông, khai thác gỗ, săn bắt cùng với việc khai thác đá quý khiến diện tích rừng chỉ còn lại chỉ khoảng gần 10% so với diện tích ban đầu.
Danh sách.
Các vườn quốc gia nằm trong di sản Rừng mưa nhiệt đới ở Atsinanana bao gồm: | 1 | null |
Kamen Rider 555 là loạt phim Tokusatsu Nhật Bản thứ 13 nằm trong loạt phim Kamen Rider Series. Loạt phim bao gồm 50 tập, được phát sóng từ ngày 26 tháng 1 năm 2003 đến ngày 18 tháng 1 năm 2004. Tất cả 50 tập phim được viết bởi Toshiki Inoue. Vào ngày 5 tháng 10 năm 2003 (khi phát sóng tập 36), loạt phim bắt đầu sử dụng logo của TV Asahi.
! width="4%" | Ep
! Tên tập phim
! Đạo diễn
! Biên kịch
! Ngày công chiếu | 1 | null |
Tần U Công (chữ Hán: 秦仲, 875 TCN - 822 TCN),tên thật là Tần Trọng là vị quân chủ thứ tư của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Tần U Công có tên thật là Tần Trọng là con trai là con trai thứ hai của Tần Công Bá, vị quân chủ thứ ba của nước Tần. Mẹ ông là Mạnh cơ. Năm 845 TCN, Công Bá chết, Tần Trọng lên nối ngôi.
Chiến tranh với Tây Nhung.
Tần U Công lên ngôi thời Chu Lệ Vương. Ông làm vua được 3 năm thì xảy ra sự kiện Chu Lệ Vương bị nhân dân lật đổ phải chạy ra đất Di, bắt đầu thời Chu Triệu cộng hòa (841 TCN-827 TCN).
Các bộ tộc Tây Nhung ở gần nước Tần bắt đầu nổi lên, uy hiếp bờ cõi nhà Chu. Năm 827 TCN, con Lệ Vương là Chu Tuyên Vương lên ngôi, phong Tần Trọng làm Đại phu và ra lệnh cho ông cầm quân chống lại sự chống phá của các bộ tộc nổi loạn.
Năm 822 TCN, Tần Trọng đi đánh Tây Nhung. Khi tiến vào đất địch, ông bị quân Tây Nhung đánh bại và giết chết, không rõ ông bao nhiêu tuổi.
Tần Trọng ở ngôi được 23 năm. Con ông là Tần Trang công lên nối ngôi.
Hậu duệ.
Tần Trọng có hai người con. Con trai trưởng của ông kế vị, tức là Tần Trang công.
Con trai út của ông là công tử Khang cũng được nhà Chu phong ấp kiến quốc, sau chính là nước Lương. | 1 | null |
Tần Vũ Vương (chữ Hán: 秦武王, trị vì 310 TCN-307 TCN), tên thật là Doanh Đảng (嬴蕩), là vị quân chủ thứ 32 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Doanh Đảng là con trai của Tần Huệ Văn vương, vua thứ 31 của nước Tần. Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn vương qua đời, Doanh Đảng lên nối ngôi, tức là Tần Vũ vương.
Quan hệ với chư hầu.
Ngay từ khi còn là thế tử, Tần Vũ vương đã không có thiện cảm đối với vị tướng quốc của nước Tần là Trương Nghi. Một số triều thần căm ghét Trương Nghi cũng tìm cách gièm pha với Vũ vương rằng Trương Nghi là người hay lừa dối, phản phúc vô thường, chỉ muốn làm lợi cho bản thân chứ không thực lòng với nước Tần. Năm 310 TCN, Trương Nghi buộc phải từ quan trở về nước Ngụy. Cùng năm đó, Tần Vũ vương hội kiến với Ngụy Tương vương tại Lâm Tấn (nay thuộc Thiểm Tây), rồi cùng phát binh đánh nước Nghĩa Cừ.
Năm 309 TCN, Tần Vũ vương đặt ra tả hữu thừa tướng thay cho tướng quốc, phong Cam Mậu làm Tả thừa tướng, Sư Lý Tật làm Hữu thừa tướng. Năm 308 TCN, ông lại đến dự hội cùng Ngụy Tương vương.
Năm 308 TCN, Tần Vũ vương bàn với Cam Mậu việc đánh nhà Chu. Cam Mậu bèn khuyên Vũ vương liên kết với nước Ngụy và nước Triệu cùng đánh Hàn. Tần Vũ vương bèn sai Cam Mậu đến thuyết hai vua Ngụy, Triệu đem quân hợp sức với Tần, đánh thành Nghi Dương của Hàn. Trong lúc đó, Phùng Chương lại nói với Vũ vương rằng nếu Hàn liên quân với nước Sở thì khó đánh thắng, Vũ vương bèn cắt Hán Trung cho Sở, khiến Sở Hoài vương không giúp Hàn nữa. Năm tháng sau, thấy Cam Mậu vẫn chưa hạ xong Nghi Dương, Sư Lý Tật và Công tôn Thích (公孙奭, tức ) xin Vũ vương rút quân, Vũ vương bèn triệu Cam Mậu về nước, định không đánh nữa, nhưng Cam Mậu lại khuyên ông tiếp tục đánh, Tần Vũ vương bèn sai viện binh đến giúp Cam Mậu, chẳng bao lâu chiếm Nghi Dương, chém hơn 6 vạn quân Hàn, quân Tần thừa thắng kéo đến sông Hoàng Hà, Hàn Tương vương đành sai sứ đến tạ tội với nước Tần. Tuy nhiên sau đó quân Sở do Cảnh Thủy đánh Tần, Tần Vũ vương phải cắt Chư Tảo để cầu hoà.
Sau chiến thắng trước quân Hàn, quân Tần vượt sông Hoàng Hà, xây thành Vũ Toại. Nước Ngụy hoảng sợ, Ngụy Tương vương phải sai thái tử đến triều kiến Tần Vũ vương.
Thời Tần Huệ Văn vương vốn sai công tử Thông sang làm Thục hầu, cai trị nước Thục mới chiếm. Năm 311 TCN, tướng Thục là Trang giết Thục hầu Thông và đến đầu hàng vua Tần. Tần Vũ vương bèn giết chết Trang. Năm 308 TCN, Tần Vũ vương phong cho con Thục hầu là công tử Uẩn lên làm Thục hầu, rồi sai Tư Mã Thác đem 10 vạn quân đánh nước Sở, chiếm được Thương Ô (thuộc Quý Châu), lập ra quận Kiềm Trung.
Cái chết.
Tần Vũ vương có thân thể khoẻ mạnh, cường tráng, thích du hý và làm những việc hơn người. Ông tuyển mộ những lực sĩ như Nhâm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Thuyết theo bên mình, phong cho chức tước.
Năm 307 TCN sau khi đánh thắng quân Hàn, Vũ vương sai Sư Lý Tật đem quân vào tận kinh thành Lạc Dương của nhà Chu. Chu Noản Vương sợ thế quân Tần phải đích thân ra tiếp kiến, Tần Vũ Vương sau khi xem xong chín đỉnh của nhà Chu, rồi định cái đỉnh chữ Ung mang về.
Tần Vũ vương cùng lực sĩ Mạnh Thuyết nâng thử đỉnh nhà Chu. Khi Vũ Vương nâng đỉnh bị quá sức, không nâng nổi, bị đỉnh rơi xuống trúng vào chân, bị gãy xương bánh chè.
Đến tháng 8 năm 307 TCN, Tần Vũ vương vì vết thương quá nặng nên qua đời, thọ 23 tuổi. Ông chỉ ở ngôi được 4 năm. Vì các lực sĩ Nhâm Bỉ, Ô Hoạch, Mạnh Thuyết hùa theo vua Tần làm việc nâng đỉnh nên họ bị giết hết. Tần Vũ vương được an táng ở Vĩnh Lăng (nay thuộc Thiểm Tây).
Tần Vũ vương có vợ là tông thất nước Ngụy, nhưng không có con trai. Vì vậy triều thần nước Tần đón em ông là Doanh Tắc đang làm con tin ở nước Yên về lập làm vua, tức là Tần Chiêu Tương vương. Sư Lý Tật vu tội cho Cam Mâu, đuổi sang nước Ngụy. | 1 | null |
Tần Huệ Văn vương (chữ Hán: 秦惠文王; 354 TCN - 311 TCN), là vị vua thứ 31 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 338 TCN đến năm 311 TCN, tổng cộng 27 năm.
Năm 325 TCN, Tần Huệ Văn công xưng Vương, sau đó Hàn quốc, Triệu quốc, Yên quốc, Trung Sơn quốc và Tống quốc cũng đồng loạt xưng Vương, sự kiện này được gọi là Ngũ quốc tương Vương (五國相王).
Lịch sử.
Giết Thương Ưởng.
Doanh Tứ sinh vào năm 354 TCN, là con trai của Tần Hiếu công Doanh Cừ Lương, vua thứ 30 của nước Tần.
Khác với cha mình, Doanh Tứ đã tỏ ra khinh thường những biện pháp cải cách của Thương Ưởng, đặc biệt với sự nhấn mạnh rằng mọi người đều phải bị trừng phạt cho tội ác bất kể thân phận tôn quý. Hiếu công luôn ủng hộ cải cách của Thương Ưởng, đồng ý ra lệnh trừng phạt Thái tử, cắt mũi thái sư và thái phó của Tứ vì thiếu sót trong việc giáo dục công tử. Vì thế ông vẫn đem lòng thù oán Ưởng.
Năm 338 TCN, Tần Hiếu công chết, ông lên kế vị ngôi quốc quân nước Tần. Sẵn thù oán Thương Ưởng và biết nhiều tông thất nước Tần cũng oán Thương Ưởng, ông liền thực hiện ý định trả thù. Không lâu sau, Công Tử Kiền nói với ông rằng Thương Ưởng muốn mưu phản, Huệ Văn công vốn ghét Thương Ưởng nên tin là thật, sai quân truy bắt, Thương Ưởng trốn sang nước Ngụy. Do trước đó Thương Ưởng nhiều lần đánh bại quân Ngụy nên bị người nước Ngụy ghét, đuổi về nước Tần. Tần Huệ Văn công ra lệnh đem Thương Ưởng tứ mã phân thây, rồi giết sạch cả gia tộc. Mặc dù vậy, ông vẫn tiếp tục các cải cách do cha mình và Thương Ưởng thiết lập.
Xưng Vương, phạt Tam Tấn, an Nghĩa Cừ, diệt Ba-Thục.
Năm 337 TCN, sau khi Tần Huệ Văn công lên ngôi, các vua chư hầu lân cận là Hàn Chiêu hầu, Ngụy Huệ Thành hầu, Triệu Túc hầu và vua Thục đến triều kiến ông. Sang năm 336 TCN, Chu Hiển vương thấy nước Tần lớn mạnh, bèn tìm cách lấy lòng, trao việc tế tự Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương cho ông.
Năm 333 TCN, sau khi giết Thương Ưởng, Tần Huệ Văn công trọng dụng người nước Ngụy là Công Tôn Diễn, phong làm Đại lương tạo. Năm 330 TCN, Công Tôn Diễn mang quân giao chiến với quân Ngụy ở Điêu Dương. Công Tôn Diễn đánh bại quân Ngụy, bắt được tướng Ngụy là Long Giả và giết hơn 4 vạn quân Ngụy. Sau trận thua đó, nước Ngụy phải cắt đất Tấn Âm cho nước Tần, Tần Huệ Văn công bèn đổi tên thành Ninh Thái.
Năm 329 TCN, Tần Huệ Văn công trọng dụng Trương Nghi, dùng làm tướng quốc, cách chức Công Tôn Diễn. Công Tôn Diễn trở về nước Ngụy, được Ngụy Huệ hầu phong làm tướng quốc. Năm 328 TCN, Tần Huệ Văn công sai Trương Nghi mang quân đánh Ngụy, chém 8 vạn quân Ngụy. Ngụy Huệ hầu sợ sức mạnh của nước Tần, phải dâng 15 huyện thuộc Thượng Quận cho nước Tần. Sang năm 327 TCN, Tần Huệ Văn công thiết lập huyện tại đất Nghĩa Cừ, vua nước Nghĩa Cừ xin thần phục nước Tần. Tần Huệ Văn công lại trả Tiêu Thành và Khúc Yểu cho nước Ngụy, đổi tên đất Thiếu Lương thành Hạ Dương.
Năm 326 TCN, Tần Huệ Văn công lại đánh Ngụy. Quân Tần vượt sông Hoàng Hà, đánh chiếm đất Phần Âm và Bì Thị. Ông lại sai Trương Nghi mang quân đi đánh dất Thiểm, đuổi hết dân Thiểm châu về nước Ngụy.
Năm 325 TCN, Tần Huệ Văn công chính thức xưng Vương, ông truy tôn Tần Hiến công làm Tần Nguyên Vương và Tần Hiếu công làm Tần Bình Vương. Vào năm 324 TCN, ông sai Trương Nghi du thuyết các nước Tề và Sở theo kế liên hoành. Tề và Sở đồng ý liên hoành với Tần, hội tại Niết Tang.
Sang năm 323 TCN, ông phong Trương Nghi làm tướng quốc. Vua các nước Hàn, Ngụy lo sợ sai thái tử sang triều kiến vua Tần. Nhưng giữa năm đó, theo kế hợp tung của Công Tôn Diễn, 5 nước Hàn, Ngụy cùng Triệu, Yên và Trung Sơn cùng xưng vương và liên kết chống lại khối Tần-Tề-Sở. Trương Nghi bèn sang Ngụy du thuyết Ngụy Huệ Thành vương khiến vua Ngụy gạt bỏ Công Tôn Diễn và thăng Nghi làm tướng quốc. Nhưng không lâu sau Công Tôn Diễn thuyết phục các nước liên minh hợp tung khiến Ngụy Huệ vương lại bỏ Trương Nghi khiến Nghi phải trở về nước Tần.
Cuối năm 323 TCN, Sở Hoài vương cùng liên hoành với Tần, mang quân tấn công nước Ngụy, chiếm đóng 8 ấp của Ngụy.
Năm 322 TCN, Trương Nghi từ nước Tần sang nước Ngụy thuyết phục vua Ngụy liên hoành với nước Tần và Hàn để tấn công Tề và Sở. Ngụy Huệ vương đang thất thế nên hòa với nước Tần để có đồng minh chống Sở.
Sau đó Ngụy Huệ vương cũng không chịu thần phục nước Tần nữa. Tần Huệ Văn vương bèn ra quân đánh Ngụy. Thấy thế, các nước Tề, Sở, Yên, Triệu cùng mời Công Tôn Diễn tham gia bàn thảo kế sách cho nước mình. Năm 319 TCN, Ngụy đuổi Trương Nghi trở về nước Tần và đưa Công Tôn Diễn trở lại làm tướng quốc chủ trì chính sự, được Huệ Văn vương cho làm tướng quốc. Vua nước Nghĩa Cừ đến triều kiến nước Ngụy. Tê Thủ nghe tin Trương Nghi lại làm thừa tướng nước Tần, ghét Nghi, bèn nói với vua nước Nghĩa Cừ rằng nếu các nước ở Sơn Đông không làm gì thì Tần được dịp cướp bóc nước Nghĩa Cừ, nếu các nước đánh Tần, Tần sẽ phải mang lễ vật để biếu nước Nghĩa Cừ. Quả nhiên Tần Huệ Văn vương lo ngại các chư hầu liên hợp tấn công mình, nên nghe theo lời Trần Chẩn, sai sứ mang lễ vật tặng vua Nghĩa Cừ để được yên ổn biên giới với Nghĩa Cừ.
Năm 318 TCN, liên quân hợp tung Hàn, Triệu, Ngụy dưới sự kêu gọi của Công Tôn Diễn tấn công nước Tần. Quân 3 nước tiến đến cửa Hàm Cốc thì bị tướng Tần là Thứ trưởng Sư Lý Tật đánh phủ đầu. Vì tổ chức quân 3 nước lỏng lẻo nên không địch nổi quân Tần. Sang năm 317 TCN, Sư Lý Tật đánh bại quân Hàn, Triệu, Ngụy tại Tu Ngư, hơn 8 vạn quân chư hầu bị giết, tướng Thân Sai bị Tần bắt sống. Nhưng trong lúc quân Tần đối phó với quân 3 nước thì vua Nghĩa Cừ lại phát binh đánh Tần, đánh bại quân Tần ở gần ấp Lý Bá.
Tần Huệ Văn vương lại dùng Trương Nghi làm tướng quốc. Năm 316 TCN, nhân cơ hội hai nước Ba và Thục xảy ra xung đột, ông sai Tư Mã Thác mang quân đánh diệt Ba-Thục, sau đó sai công tử Thông sang cai trị, phong làm Thục hầu. Cùng lúc, quân Tần tấn công nước Triệu, đánh thành Trung Đô và Tây Dương.
Trước thế mạnh của nước Tần, Hàn Tuyên Huệ vương buộc phải sai thái tử Hàn Thương sang Tần làm con tin. Quân Tần vẫn tấn công Hàn, chiếm đất Thạch Chương, lại đánh Triệu chiếm đất Nê, rồi tấn công sang nước Nghĩa Cừ, lấy 25 thành.
Năm 315 TCN, tướng Sư Lý Tật đánh chiếm Tiêu Thành của nước Ngụy, cùng lúc quân Tần đánh bại quân Hàn một trận nữa, giết hơn 1 vạn người, chiếm thành Nhạn Môn khiến tướng Hàn bỏ chạy.
Năm 314 TCN, Tần Huệ Văn vương hội với Ngụy Tương vương tại đất Lâm Tấn. Tướng Tần là Sư Lý Tật lại tấn công Triệu, bắt tướng Triệu là Triệu Trang. Sau đó Tần Huệ Văn vương đem quân đánh Nghĩa Cừ, chiếm 25 thành.
Công phạt Sở.
Cùng năm 314 TCN, Trương Nghi lại đi du thuyết, sang nước Sở để chia rẽ hợp tung Sở và Tề, ra điều kiện nếu Sở cắt quan hệ với Tề thì Tần sẽ hiến 600 dặm đất cho Sở. Sở Hoài vương tin theo, bèn cự tuyệt ngoại giao với nước Tề và sai người theo Trương Nghi sang Tần nhận đất. Nhưng lúc đó Tần Huệ Văn vương làm như thỏa thuận đó là của riêng Trương Nghi nên không chấp nhận cắt đất, khiến Sở Hoài vương khởi binh đánh Tần (nước).
Tề Mẫn vương bị Sở cự tuyệt cũng đề nghị Tần hợp binh đánh Sở. Năm 312 TCN, Tần Huệ Văn vương sai tướng Ngụy Chương mang quân hợp với quân Tề đánh Sở, giết tướng Sở là Khuất Cái và hơn 8 vạn quân Sở. Sau đó quân Tần thừa thắng tiến lên đánh thắng quân Sở lần thứ 2 tại Hán Trung chiếm 600 dặm đất Sở, lập ra quận Hán Trung.
Năm 311 TCN, Sở Hoài vương tức giận điều quân đánh Tần, vây đất Ung Thị. Tần Huệ Văn vương điều quân đánh Sở, chiếm đất Thiệu Lăng. Cùng lúc, nước Tần đã phá được thế hợp tung của các nước Sơn Đông, khiến Hàn và Ngụy liên hoành. Vua Tần sai Sư Lý Tật giúp Hàn đánh Tề và sai Đáo Mãn giúp Ngụy đánh Yên. Vua hai nước nhỏ là Lê và Đan đến xin hàng nước Tần.
Băng hà.
Năm 311 TCN, Tần Huệ Văn vương qua đời, thọ 44 tuổi. Ông ở ngôi được 27 năm, xưng Vương 15 năm. Con ông là Doanh Đãng lên nối ngôi, tức là Tần Vũ vương.
Truyền thuyết.
Theo "Sưu thần ký", năm thứ 27 đời Tần Huệ vương, sai Trương Nghi xây thành ở Thành Đô, nhiều lần bị sụp. Bỗng có con rùa lớn nổi trên sông, bơi tới góc Đông Nam của tử thành phía Đông thì chết. Nghi đem việc ấy hỏi vu sư, vu sư nói: “"Xây thành giống hình rùa"”. Nghi liền làm theo, gọi là thành Quy Hóa. Trong đó, chữ "quy hóa" 亀化 khá gần tự dạng "cổ loa" 古螺 | 1 | null |
Vương thân Daniel, Công tước phu quân xứ Västergötland (Olof Daniel Westling, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1973) là chồng của Thái nữ Victoria, Nữ Công tước xứ Västergötland - người sẽ kế vị ngai vàng của Vương quốc Thụy Điển trong tương lai. Anh vốn là huấn luyện viên thể dục riêng của Victoria, xuất thân từ tầng lớp bình dân. Tình yêu của hai người từng bị cả Vương thất cấm cản. Nhưng sau bao sóng gió, họ lại đến với nhau bằng lễ cưới sang trọng vào tháng 6 năm 2009 tại Stockholm.
Cuộc sống cá nhân.
Daniel sinh ngày 15 tháng 9 năm 1973 tại Örebro. Anh là con trai của Olle Gunnar Westling và Anna Ewa Kristina Westling. Sau khi hoàn tất chương trình phổ thông, anh gia nhập hàng ngũ quân đội Thụy Điển. Năm 2001, anh gặp Công chúa Victoria và trở thành huấn luyện viên thể dục của cô.
Ngày 1 tháng 6 năm 2008, Daniel chuyển đến căn hộ một phòng ngủ tại toà nhà Pagebyggnaden trong một khu vực ở Cung điện Drottningholm
Gia đình.
Westling bị bệnh bẩm sinh (nhưng không di truyền) gây suy giảm chức năng thận. Ba tháng sau khi anh đính hôn, vào ngày 28 tháng 5 năm 2009, Westling đã trải qua một ca ghép thận tại Bệnh viện Đại học Karolinska. Cha anh là người hiến thận. Cuộc giải phẫu thành công. Victoria không thể có mặt khi cuộc giải phẫu diễn ra bởi vì cô ấy ở Greenland vào thời điểm đó.
Kết hôn.
Ngày 24 tháng 2 năm 2009, Daniel và Victoria ra mắt Vua Carl XVI Gustaf. Lễ cưới được tiến hành ngày 19 tháng 6 năm 2010. Sau lễ cưới, cả hai chuyển đến sống tại Cung điện Haga.
Con cái.
Cuộc hôn nhân của Vương thân Daniel cùng Thái nữ Victoria có hai người con, lần lượt là:
Tước hiệu.
15 tháng 9 năm 1973 - 19 tháng 6 năm 2010: "Mr." Daniel Westling
19 tháng 6 năm 2010 - nay: Vương thân Daniel, Công tước xứ Västergötland "Điện hạ" | 1 | null |
"Krazy" là đĩa đơn đầu tiên từ "Rebelution", album phòng thu thứ tư của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ Pitbull. Trong ca khúc có sự góp giọng của Lil Jon. Ca khúc lọt vào bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ tại vị trí #30. "Krazy" có sử dụng một đoạn nhạc mẫu từ một ca khúc phát hành năm 2007 của Federico Franchi, "Cream". Ngoài ra cũng có một đoạn trong "Krazy" được lấy từ một ca khúc cũ của chính Pitbull, "Toma".
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "Krazy" được công chiếu lần đầu tiên trên Yahoo! Music vào ngày 15 tháng 10 năm 2008. Fat Joe, Rick Ross, Hurricane Chris đều là những khách mời xuất hiện trong video. Cho tới nay video đã đạt được hơn 30 triệu lượt xem trên kên YouTube chính thức của Pitbull. | 1 | null |
Tần Trang công (chữ Hán: 秦莊公, : 855 TCN – 778 TCN), tên thật là Doanh Kỳ (嬴其), là vị quân chủ thứ năm của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử ký, Tần Trang công là con trưởng của Tần Trọng (Tần U Công) là vị vua thứ 4 nước Tần. Năm 822 TCN, Tần Trọng đi đánh Tây Nhung bị tử trận. Doanh Kỳ lên nối ngôi, tức là Tần Trang công.
Sự nghiệp.
Chu Tuyên Vương nghe tin Tần Trọng tử trận bèn gọi anh em Tần Trang công vào kinh, cấp cho 7000 quân sai đi đánh Tây Nhung báo thù.
Tần Trang công ra sức đánh bại được bộ lạc Tây Nhung. Chu Tuyên Vương bèn thưởng cho vua Tần và ban cho nước Tần đất Khuyển Khâu (kinh đô cũ của nhà Tây Chu), làm đại phu miền tây của nhà Chu (Tây thùy Đại phu).
Tần Trang công sinh được 3 người con trai. Người con lớn là Doanh Thế Phủ căm giận quân Tây Nhung giết ông nội Tần Trọng, nên xin làm tướng, lãnh binh đi đánh báo thù, và nhường ngôi thế tử cho em.
Năm 778 TCN, Tần Trang công mất. Ông ở ngôi được 44 năm. Con thứ ông lên nối ngôi, tức là Tần Tương công. Con lớn là Thế Phủ làm tướng nước Tần.
Trong thời gian cai trị của Tần Trang công, nước Tần vẫn chưa là một công quốc, và danh hiệu Trang công của ông cũng do con là Tương công truy tặng sau khi Chu Bình Vương phong tước công cho vua Tần. | 1 | null |
Tần Cung công (chữ Hán: "秦共公", trị vì 608 TCN-604 TCN), là vị quân chủ thứ 16 của nước Tần - một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông nguyên họ Doanh ("嬴"), tên không được xác định chính xác. Sách Tả truyện chép tên ông là Đạo (稻), Sử ký chép Hòa (和), Sử ký tác ẩn chép là Gia (貑).
Ông là con trai của Tần Khang công, vua thứ 15 của nước Tần. Năm 608 TCN, Tần Khang công qua đời, Doanh Đạo lên nối ngôi, tức là Tần Cung công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông và các sự kiện liên quan đến nước Tần trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 604 TCN, Tần Cung công mất, ở ngôi được 5 năm. Con ông là Doanh Vinh nối ngôi, tức Tần Hoàn công. | 1 | null |
Hội chứng tiểu não là những tổn thương của 1 hay 2 bên bán cầu của tiểu não sinh ra. Những tổn thương xảy ra ở tiểu não này có thể gây các khó khăn cho người bệnh về thăng bằng của cơ thể, mất khả năng điều hòa, phối hợp các vận động phức tạp của cơ thể và có thể gây tử vong.
Cấu tạo tiểu não.
Tiểu não dính với não bằng 3 đôi cuống tiểu não như sau:
- Cuống tiểu não dưới đi tới hành tuỷ.
- Cuống tiểu não giữa đi tới cầu não.
- Cuống tiểu não trên đi tới thân não.
Tiểu não gồm thuỳ nhộng ở giữa, hai bên là hai bán cầu tiểu não, ngoài ra còn có một số nhân: nhân răng cưa và nhân mái.
Về mặt nguồn gốc và chức năng, người ta chia tiểu não ra gồm 3 phần:
1. Tiểu não nguyên thủy: gồm nhân của thùy nhộng và hai nhung não bên, đóng vai trò định hướng trong không gian.
2. Tiểu não cổ: gồm lưỡi gà, tháp nhộng, hai cầu não bên, đóng vai trò trong việc giữ thăng bằng.
3. Tân tiễu não: gồm phần lớn bán cầu tiểu não, đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động.
Triệu chứng lâm sàng.
1. Loạng choạng tiểu não:
Người ta chia ra làm hai loại loạng choạng tiểu não.
+ Ngón tay chỉ mũi: người bệnh nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẳng. Bảo người bệnh lấy ngón tay trỏ chỉ vào mũi.
+ Gót chân đầu gối: người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân. Bảo người bệnh lấy gót chân bên này chỉ đúng lên đầu gối bên kia chân.
Kết quả:người bệnh chỉ sai tầm,quá tầm.
+ Nghiệm pháp nhắc chân: bảo người bệnh nhắc chân khỏi giường 50 cm. do mất khả năng phối hợp trong thời gian và không gian nên người bệnh đưa quá mạnh, quá đích.
+ Nghiệm pháp nắm tay:Bảo người bệnh nắm tay, người bệnh nắm quá mạnh.
+ Rối loạn các vận động liên tiếp: bảo người bệnh lật úp bàn tay liên tiếp người bệnh làm rời rạc và chậm chạp.
Loạng choạng khi vận động: thể hiện khi người bệnh đi lại. Người bệnh đi lại chậm chạp, đi theo hình dích dắc như người say rượu, người bệnh sẽ bị mất ý thức và đi lại không như ý muốn.
2. Run khi làm việc:
Lúc nghĩ không bị run, nhưng bắt đầu làm việc thì bị run, ví dụ: khi đưa một rót nước vào ly, người bệnh run và chai nước đi quá chiếc ly
3. Rối loạn tiếng nói:
Người bệnh nói ngập ngừng, nhát gừng, không hoàn chỉnh thành câu khi nói, đứt đoạn, phát âm sai, không rõ ràng, khó nghe được. Bệnh nặng có thể bệnh nhân mất khả năng vận động ngôn ngữ. Rối loạn tiếng nói thường gặp khi tổn thương cả hai bên bán cầu tiểu não.
Nguyên nhân và một số hội chứng tiểu não.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác
Chẩn đoán xác định:Chỉ cần dựa vào lâm sàng cũng có thể xác định được hội chứng tiểu não. Nhưng việc xác định nguyên nhân gây hội chứng tiểu não và thuộc dạng bệnh hội chứng tiểu não nào thì khá khó, cần thực hiện xét nghiệm và chụp X-quang và chụp MRI để chẩn đoán chính xác.
Mức độ nguy hiểm.
Tùy vào nguyên nhân gây ra các hội chứng tiểu não mà mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng tất cả đều có nguy cơ ảnh hưởng đến Hệ thần kinh trung ương do tác động đến bộ phận tiểu não. Chúng có thể gây ra các biến chứng khác nhau dẫn đến tổn thương tiểu não tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số nguyên nhân như xuất huyết tiểu não (chảy máu tiểu não), viêm nhiễm khuẩn ở tiểu não hay u tiểu não (ung thư) có thể gây tử vong hoặc các di căn về sau đặc biệt nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Các khối u tiểu não cho dù lành tính hay ác tính đều có khả năng gây tử vong vì nó càng phát triển thì các mô ở tiểu não ngày càng bị chèn ép.
Chữa trị.
Tùy vào từng loại hội chứng tiểu não mà người ta có các cách điều trị khác nhau và cũng tùy vào tình trạng bệnh tật của bệnh nhân mà mỗi người sẽ có 1 pháp đồ điều trị riêng.
Các phương pháp điều trị điển hình cho từng loại bệnh như đối với viêm nhiễm tiểu não cần phải điều trị bằng kháng sinh đặc biệt và cần phải phát hiện sớm. U tiểu não cũng cần phải phát hiện sớm mới có khả năng điều trị, chủ yếu là dùng thuốc để khống chế, ngăn chặn và phá hủy khối u, nếu u đã phát triển quá to thì cần phải mổ nhưng vì là 1 thành phần của bộ não nên việc mổ ở vùng tiểu não rất hạn chế và thường tránh bởi dễ gây tổn thương cho hệ thần kinh nếu phải mổ. Một số bệnh như Thoái hóa tiểu não cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị, chỉ có thể dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu cho bệnh nhân nhằm ngăn cản sự phát triển của bệnh cũng như giúp người bệnh có thể điều hòa, phối hợp các vận động chân tay của mình. | 1 | null |
Tần Xuất tử (chữ Hán: 秦出子,708 TCN – 698 TCN), tên thật là Doanh Mạn (嬴曼), là vị vua thứ chín của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử ký, Tần Xuất tử là con út của Tần Ninh công, vua thứ 8 nước Tần. Mẹ ông là Vương cơ (王姬). Ninh công vốn đã lập người con trưởng làm thế tử. Năm 704 TCN, Tần Ninh công mất, 3 đại thần là Phất Kỵ, Uy Lũy và Tam Phủ phế thế tử, lập Xuất tử mới 5 tuổi lên nối ngôi.
Tần Xuất tử làm vua được 6 năm, đến năm 698 TCN thì 3 đại thần Phất Kỵ, Uy Lũy và Tam Phủ lại đồng mưu ám sát ông và lập anh lớn của ông là thế tử cũ lên ngôi, tức là Tần Vũ công. Khi đó Xuất tử mới 11 tuổi. Đến năm 695 TCN,Tần Vũ công truy cứu các đại thần giết ông mà xử họ tru di tam tộc. | 1 | null |
Tần Vũ công (chữ Hán: 秦武公, trị vì: 697 TCN-678 TCN), là vị vua thứ 10 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Theo Sử ký, Tần Vũ công vốn là con trưởng của Tần Ninh công, vua thứ 8 nước Tần, mẹ là Lỗ cơ. Ninh công vốn đã lập ông làm thế tử. Năm 704 TCN, Tần Ninh công mất, 3 đại thần là Phất Kỵ (弗忌), Uy Lũy và Tam Phủ (三父) phế ông, lập người em út của ông mới 5 tuổi lên ngôi lên nối ngôi, tức là Tần Xuất tử.
Năm 698 TCN thì 3 đại thần Phất Kỵ, Uy Lũy và Tam Phủ lại đồng mưu sát hại Xuất tử và lập ông lên ngôi, tức là Tần Vũ công.
Trị vì.
Năm 697 TCN, Tần Vũ công mang quân đánh họ Bành, họ Hỷ, tiến tới chân núi Hoa Sơn.
Năm 695 TCN, lấy cớ báo thù cho Tần Xuất tử, ông tru di tam tộc ba đại thần Phất Kỵ, Uy Lũy và Tam Phủ.
Năm 688 TCN, Tần Vũ công mang quân đi đánh đất Khuê và đất Ký Nhung, lần đầu tiên thiết lập huyện tại đây. Sang năm 687 TCN, ông lại lập huyện lần đầu tại vùng đất Đỗ, đất Trịnh và diệt nước Tiểu Quắc (ngày nay là Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc).
Qua đời.
Năm 678 TCN, Tần Vũ công qua đời, ông làm vua tất cả 20 năm, không rõ bao nhiêu tuổi, chỉ biết ông lớn hơn người em thứ là Đức công sinh năm 710 TCN.
Ông được an táng tại Bình Dương thuộc Ung ấp. Ông có người con trai là Doanh Bạch, nhưng Bạch không được lập làm vua mà được phong ở đất Bình Dương. Triều thần lập người em thứ hai của ông lên ngôi, tức là Tần Đức công.
Tuẫn táng.
Tần Vũ công là vua đầu tiên thực hiện chế độ tuẫn táng. Khi ông qua đời năm 678 TCN, đã có 66 người bị chôn chung. | 1 | null |
Interstate TDR là một loại máy bay không người lái chiến đấu của Hoa Kỳ, do hãng Interstate Aircraft and Engineering Corporation phát triển trong Chiến tranh thế giới II cho Hải quân Hoa Kỳ.
Biến thể và quốc gia sử dụng.
Hải quân Hoa Kỳ
Không quân Lục quân Hoa Kỳ | 1 | null |
Bom bay V-1 (, số khung thân của RLM là Fieseler Fi 103 — còn gọi là Buzz Bomb hay Doodlebug — là một loại bom gắn động cơ phản lực xung, tiền thân của tên lửa hành trình ngày nay.
V-1 là chiếc đầu tiên trong loạt cái gọi là "Vũ khí báo thù" (V-weapons hoặc ) được triển khai cho việc đánh bom khủng bố ở Luân Đôn. Nó được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu Quân đội Peenemünde vào năm 1939 bởi Đức Quốc xã vào đầu Chiến tranh thế giới thứ hai, trong quá trình phát triển ban đầu nó được biết đến với tên mã "Cherry Stone". Vì tầm bắn hạn chế, hàng nghìn tên lửa V-1 được phóng vào Anh đã được bắn từ cơ sở phóng dọc theo bờ biển của Pháp (Pas-de-Calais) và Hà Lan.
Là một phần của hoạt động chống lại V-1, người Anh vận hành một dàn phòng không, bao gồm súng phòng không, khinh khí cầu, và máy bay chiến đấu, để đánh chặn các quả bom trước khi chúng đến mục tiêu, trong khi các bãi phóng và kho chứa dưới lòng đất trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công của Đồng minh bao gồm ném bom chiến lược.
Năm 1944, một số cuộc thử nghiệm loại vũ khí này đã được tiến hành ở Tornio, Phần Lan. Theo nhiều binh sĩ, một quả bom nhỏ giống "máy bay" có cánh đã rơi khỏi máy bay Đức. Một chiếc V-1 khác đã được phóng bay qua phòng tuyến của binh sĩ Phần Lan. Quả bom thứ hai đột ngột dừng động cơ và rơi xuống dốc, phát nổ và để lại một miệng hố rộng khoảng 20 đến 30 mét. Quả bom bay V-1 được binh lính Phần Lan gọi là "Ngư lôi bay" do giống với quả bom bay từ xa.
Tham khảo.
Ghi chú thông tin
Chú thích
Tham khảo thư loại
Đọc thêm | 1 | null |
Làng Ước Lễ là một làng cổ Việt Nam, thuộc xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Làng cũng được biết đến nhiều với nghề truyền thống làm giò chả và nem chua nổi tiếng khắp cả nước và chiếc cổng làng cổ. Những người dân của làng Ước Lễ đã tỏa đi bốn phương trời, đến những đô thị lớn để duy trì nghề truyền thống của ông cha bao đời để lại. Nhưng hàng năm, mỗi dịp rằm tháng Giêng, người dân Ước Lễ từ khắp nơi ở Việt Nam lại tụ họp về quê để tảo mộ cũng như tham gia hội làng, tôn vinh Thành Hoàng làng cũng như ông tổ nghề Giò Chả.
Làng xưa vốn còn nghề may mặc nhưng đã mai một do thị trường bị mất, nay chỉ còn lại nghề giò chả và nem chua. Làng vẫn còn rất nhiều gia đình tiếp tục làm nghề giò chả nhưng họ đều làm ở quanh các quận nội thành Hà Nội, mỗi năm chỉ về lại làng vài lần tham dự các việc trọng đại của làng cũng như tham gia vào việc của láng giềng. Làng Ước Lễ còn nổi tiếng vì từng làm ra chiếc bánh chưng được ghi vào kỉ lục Guiness vào năm 2002.
Trong làng có 2 di tích lịch sử cấp quốc gia đó là Đình làng và chùa Sổ.
Cổng làng.
Cổng làng Ước Lễ đã có từ lâu đời. Trước cổng làng là chiếc cầu cong rộng hơn 2 mét, dài khoảng 10 mét. Cầu bắc qua con mương khá rộng. Xưa kia con mương này là hào sâu vây quanh làng, Xung quanh làng là hàng tre quanh năm xanh tốt tạo thành thế tường cao hào sâu rào chắc chắn để chống cướp vào làng. Làng có nhiều lối ra đồng thuận tiện cho việc đi lại làm ăn, cũng kín cổng và lũy tre dày bao bọc.
Trên gác cổng làng có treo biển ngạch "Mỹ Tục Khả Phong" nghĩa là "Phong tục hay nên theo". Dòng lạc khoản bên trái: "Tự Đức tứ niên chính nguyệt đại cát nhật" nghĩa là: Ngày tốt tháng 1 năm Tự Đức thứ bốn (1851); Dòng lạc khoản bên phải: "Hà Nội tỉnh phụng cấp" nghĩa là: Tỉnh Hà Nội vâng mệnh triều đình ban cấp.
Sở dĩ được ban tặng biển ngạch này bởi làng có quỹ nghĩa thương giá trị lớn. Quỹ này dùng để trợ giúp dân nghèo trong địa phương, đặc biệt là dùng để cứu tế trong những lúc gặp phải thiên tai địch họa, mùa màng thất bát.
Năm 1945 nhờ có quỹ này, làng đã nấu cháo phát chẩn cứu đói tại Miếu Minh cho dân nơi khác đến cũng như dân sở tại. Ghi nhận việc này tại trang 45 sách "Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Ước (1930-2010)" Nhà xuất bản chính trị - hành chính - 2013.
Theo sách "Làng mỹ tục Hà Tây" của Nguyễn Tá Nhí - Sở Văn hóa thông tin Hà Tây - 2000:
Trang 197: Năm 1867 giá trị quyên lập nghĩa thương từ 1500 quan trở lên cũng được ban thưởng.
Trang 200: Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Hà Tây, hiện nay có đến hàng chục làng còn lưu giữ hoặc phục chế lại biển ngạch.
Trang 201: Năm 1876 tình hình đất nước có khó khăn, giá trị quyên lập nghĩa thương từ 1000 quan trở lên cũng được ban thưởng.
Trong Kháng chiến chống Pháp, quân Pháp thường xuyên bắn đại bác vào làng, bắn trúng làm đổ sập gác cổng làng. Tấm đại tự bị vỡ, dân làng đành bỏ đi.
Năm 1970, dân làng tu sửa phục chế lại gác cổng làng. Năm 1999, các cụ già làng đã nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm lấy mẫu chữ của một làng khác còn giữ lại được, theo đó làm mới lại và treo bức đại tự vào đúng vị trí lịch sử của nó. | 1 | null |
Uông Dương (; sinh 12 tháng 3 năm 1955) là nhà lãnh đạo cấp cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc.
Uông Dương được xem là một trong các nhân vật cải cách hàng đầu trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông được xem là đi tiên phong trong mô hình phát triển của tỉnh Quảng Đông như thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Đông bằng cách giảm lệ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa giá rẻ và chuyển sang các ngành công nghệ cao thân thiện với môi trường. Năm 2011, khi đối mặt với tình trạng biểu tình tại Ô Khảm, Uông Dương đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát không được đàn áp, sa thải các quan chức tham nhũng và cho phép người dân bầu ra bộ máy lãnh đạo mới.
Tiểu sử.
Thân thế.
Uông Dương là người Hán sinh tháng 3 năm 1955, người huyện Túc Châu, tỉnh An Huy.
Giáo dục.
Năm 1979 đến năm 1980, ông theo học chuyên ngành kinh tế chính trị lớp cán bộ tuyên truyền lý luận tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 1989 đến năm 1992, ông theo học tại chức chuyên ngành quản lý Đảng chính quyền lớp bậc đại học, Học viện Hàm thụ ở Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 1993 đến năm 1995, ông theo học tại chức lớp chương trình học nghiên cứu sinh chuyên ngành khoa học quản lý khoa Khoa học quản lý tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc và được trao học vị thạc sĩ kỹ thuật.
Tháng 3 đến tháng 5 năm 1997, ông theo học lớp nâng cao cán bộ cấp tỉnh bộ tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng 9 đến tháng 11 năm 2001, ông tiếp tục theo học lớp nâng cao cán bộ cấp tỉnh bộ ở Trường Đảng Trung ương.
Sự nghiệp.
Tháng 6 năm 1972, Uông Dương tham gia công tác làm công nhân rồi được cử làm người phụ trách Phân xưởng nhà máy Thực phẩm khu vực huyện Túc Châu tỉnh An Huy. Tháng 8 năm 1975, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1976, ông chuyển về làm giáo viên và được cử giữ chức Phó Chủ nhiệm Phòng Giảng dạy và Nghiên cứu, Ủy viên Đảng ủy trường Cán bộ "Mùng 7 tháng 5" khu vực huyện Túc Châu tỉnh An Huy. Năm 1980, ông chuyển đến làm giáo viên Trường Đảng Địa ủy huyện Túc Châu tỉnh An Huy. Năm 1981, Uông Dương chuyển sang hoạt động trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản và được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Địa ủy huyện Túc Châu tỉnh An Huy. Năm 1982, ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tuyên truyền Đoàn Thanh niên Cộng sản Tỉnh ủy An Huy. Năm 1983, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Tỉnh ủy An Huy.
Năm 1984, Uông Dương được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Thể thao tỉnh, Phó Chủ nhịêm Ủy ban Thể thao tỉnh An Huy. Năm 1987, ông được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Đảng ủy Ủy ban Thể thao tỉnh, Chủ nhịêm Ủy ban Thể thao tỉnh An Huy. Năm 1988, ông được luân chuyển làm Phó Bí thư Thành ủy, quyền Thị trưởng và được bầu giữ chức vụ Thị trưởng thành phố Đồng Lăng, tỉnh An Huy. Năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Ủy ban Kế hoạch tỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh An Huy, Trợ lý Tỉnh trưởng tỉnh An Huy. Năm 1993, ông được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng Chính phủ nhân dân tỉnh An Huy. Năm 1998, ông được cử làm Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Phó Tỉnh trưởng tỉnh An Huy. Năm 1999, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch phát triển Nhà nước Trung Quốc.
Tháng 11 năm 2002, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 16. Tháng 3 năm 2003, sau khi ông Ôn Gia Bảo được bầu làm Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Uông Dương được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Quốc vụ viện, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Trung Quốc, phụ trách công tác thường vụ Văn phòng Quốc vụ viện, hàm Bộ trưởng.
Tháng 12 năm 2005, Uông Dương được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, thay cho ông Hoàng Trấn Đông. Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17. Ngày 22 tháng 10 năm 2007, phiên họp toàn thể đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17 đã bầu Uông Dương làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 17. Ngày 1 tháng 12 năm 2007, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều động ông làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông.
Ngày 15 tháng 11 năm 2012, tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18. Chiều ngày 16 tháng 3 năm 2013, tại phiên họp toàn thể lần thứ sáu của kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 12, Uông Dương được bầu làm Phó Thủ tướng thứ ba Quốc vụ viện Trung Quốc.
Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Ủy banTrung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tiến hành Hội nghị toàn thể lần thứ nhất, bầu ông làm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Chiều ngày 14 tháng 3 năm 2018, kỳ họp thứ nhất, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa 13 đã họp phiên toàn thể thứ 4 bầu Uông Dương giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thay cho người tiền nhiệm Du Chính Thanh nghỉ hưu. | 1 | null |
Te mặt nạ (danh pháp hai phần: "Vanellus miles") là một loài chim thuộc họ Choi choi bản địa Úc, đặc biệt là các khu vực phía bắc và đông của lục địa. Nó dành hầu hết thời gian của mình trên mặt đất tìm kiếm thức ăn như côn trùng và sâu.
Loài này là đại diện của họ Choi choi, dài 35 cm và cân nặng 370 g. Có hai giống riêng biệt mà cho đến gần đây được cho loài riêng biệt. Phân loài Bắc Úc ("Vanellus mile mile") có một cổ toàn màu trắng và yếm thịt lớn màu vàng, con trống có yếm thịt và mặt nạ lớn hơn. Phân loài được tìm thấy ở miền nam và miền đông tiểu bang ("Vanellus miles novaehollandiae"), có yếm thịt nhỏ hơn và dải cổ màu đen. | 1 | null |
Trận chiến Las Navas de Tolosa, còn được biết đến với tên gọi "Trận chiến Al-Uqab" (معركة العقاب), diễn ra vào ngày 16 tháng 7 năm 1212 là một chiến thắng bước ngoặt quan trọng của thời kì Reconquista và trong lịch sử Tây Ban Nha thời Trung Cổ. Vua Alfonso VIII của Castila đã bỏ sang một bên những tranh chấp với các đối thủ của mình, Sancho VII của Navarra, Pedro II của Aragon và Afonso II của Bồ Đào Nha, để hành quân cùng họ chống lại Nhà Almohad, vương triều Hồi Giáo đang cai trị một nửa bán đảo Iberia. Nhận được tin này, Caliph al-Nasir đã ra lệnh tập hợp quân đội trong cả đế chế và hành quân lên phía bắc. Đại đa số những binh lính này đều đến từ các vùng đất của đế chế ở Bắc Phi. | 1 | null |
Movie 43 là một bộ phim phác thảo như một tuyển tập phim hài được đồng đạo diễn và sản xuất bởi Peter Farrelly, kịch bản phim được viết bởi Rocky Russo và Jeremy Sosenko cùng một số người khác. Bộ phim có 14 tình tiết khác nhau, và mỗi tình tiết đều được chỉ đạo bởi những đạo diễn khác nhau bao gồm Elizabeth Banks, Steven Brill, Steve Carr, Rusty Cundieff, James Duffy, Griffin Dunne, Patrik Forsberg, James Gunn, Bob Odenkirk, Brett Ratner, Will Graham, và Jonathan van Tulleken. Bộ phim cũng có sự góp mặt của một dàn sao tên tuổi như Kristen Bell, Halle Berry, Gerard Butler, Anna Faris, Hugh Jackman, Johnny Knoxville,Christopher Mintz-Plasse, Chloë Grace Moretz, Seann William Scott, Emma Stone, và Kate Winslet cùng một số diễn viên khác.
Bộ phim phải mất gần một thập kỷ để bước vào công đoạn sản xuất khi hầu hết các hãng phim đã từ chối kịch bản, và cuối cùng Relativity Media đã mua lại nó với giá $6 triệu. Bộ phim được quay trong khoảng vài năm, và quá trình quay phim cũng là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất. Một số diễn viên tên tuổi, bao gồm George Clooney, đã ngay lập tức từ chối tham gia phim, trong khi những người khác như Richard Gere cũng suýt nữa rời khỏi dự án làm phim.
Phát hành vào ngày 25 tháng 1 năm 2013, Movie 43 đã nhận sự chỉ trích gay gắt từ phía các nhà phê bình, khi Richard Roeper gọi đó là "cơn cuồng phong khủng khiếp", và phần lớn những người khác cũng đã dán nhãn coi nó như là một trong những bộ phim tồi tệ nhất mọi thời đại. Bộ phim đã giành 3 giải thưởng tại lễ trao Giải Mâm xôi vàng lần thứ 34, trong đó có hạng mục Phim dở nhất. | 1 | null |
Sharon Vonne Stone (sinh ngày 10 tháng 3 năm 1958) là một nữ diễn viên người Mỹ. Nổi danh chủ yếu nhờ hóa thân thành các vai diễn femme fatale và phụ nữ bí ẩn trên phim điện ảnh và truyền hình, cô trở thành một trong những biểu tượng sex nổi tiếng nhất thập niên 1990. Cô là chủ nhân của nhiều giải thưởng, gồm một giải Primetime Emmy, một giải Quả cầu vàng và một đề cử giải Oscar. Cô đã nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood vào năm 1995 và được phong tặng huân chương Ordre des Arts et des Lettres ở Pháp vào năm 2005.
Sau khi làm người mẫu trong các quảng cáo trên truyền hình và báo in, Stone có vai đầu tay với vai quần chúng trong phim hài "Stardust Memories" (1980) của Woody Allen và đóng vai nói đầu tiên trong phim kinh dị "Deadly Blessing" (1981) của Wes Craven. Ở thập niên 1980, cô xuất hiện trong các bộ phim như "Irreconcilable Differences" (1984), "King Solomon's Mines" (1985), "Cold Steel" (1987) và "Above the Law" (1988). Cô đã gây đột phá với vai diễn trong phim hành động khoa học viễn tưởng "Total Recall" (1990) của Paul Verhoeven, trước khi được khán giả quốc tế công nhận với vai Catherine Tramell trong một bộ phim khác của Verhoeven, tác phẩm giật gân khiêu dâm "Basic Instinct" (1992); vai diễn đem về cho cô đề cử giải Quả cầu vàng đầu tiên cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất.
Vai diễn xuất người vợ danh hiệu của Stone trong bộ phim chính kịch hình sự sử thi "Casino" (1995) của Martin Scorsese đã giúp cô nhận được những đánh giá tốt nhất trong sự nghiệp của mình, cùng giải Quả cầu vàng và một đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Những bộ phim đáng chú ý khác của cô còn có "Sliver" (1993), "The Specialist" (1994), "The Quick and the Dead" (1995), "Sphere" (1998), "The Mighty" (1998), "The Muse" (1999), "Catwoman" (2004), "Broken Flowers" ( 2005), "Alpha Dog" (2006), "Bobby" (2006), "Lovelace" (2013), "Fading Gigolo" (2013), "The Disaster Artist" (2017), "" (2019) và "The Laundromat" (2019).
Trên truyền hình, Stone đã đóng vai chính và phụ trong các tác phẩm như phim truyền hình ngắn tập "War and Remembrance" (1987) của ABC, phim điện ảnh truyền hình "If These Walls Could Talk 2" (2000) của HBO, "Mosaic" (2017) của Steven Soderbergh và "Ratched" (2020) của Ryan Murphy. Cô xuất hiện với vai khách mời trong "The Practice" (2004) và "" (2010); vai diễn trong "The Pratice" giúp cô giành giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên khách mời phim truyền hình chính kịch xuất sắc.
Thân thế và giáo dục.
Sharon Vonne Stone sinh ngày 10 tháng 3 năm 1958 tại Meadville, Pennsylvania, là con của nữ kế toán viên Dorothy Marie (nhũ danh Lawson) và Joseph William Stone II, một thợ chế tác công cụ và cựu công nhân nhà máy. Cô có ba anh chị em: Michael, Kelly và Patrick Joseph (mất năm 2023). Cô có gốc tổ tiên Ireland. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2013 với Conan O'Brien, cô kể rằng tổ tiên Ireland của mình đặt chân đến Hoa Kỳ trong Nạn đói lớn. Cô có chỉ số IQ được cho là 154. Stone được xem là có năng khiếu học tập lúc nhỏ và vào lớp hai khi mới 5 tuổi. Trong một cuộc phỏng vấn với "The New York Times" vào tháng 3 năm 2021, lúc đang quảng cáo cho cuốn hồi ký "The Beauty of Living Twice", Stone kể rằng cả cô và em gái đều bị ông ngoại lạm dụng tình dục lúc nhỏ. Năm 14 tuổi, cổ cô bị thương nặng lúc bẻ ngựa khi con vật oằn mình lao về phía dây phơi quần áo.
Cô tốt nghiệp trường trung học Saegertown ở Saegertown, Pennsylvania vào năm 1975. Stone được nhận vào Đại học Edinboro của Pennsylvania bằng học bổng viết lách sáng tạo năm 15 tuổi, song bỏ đại học và chuyển đến Thành phố New York để trở thành người mẫu thời trang. Nhờ có cảm hứng từ Hillary Clinton, sau đó Stone quay lại Đại học Edinboro để hoàn thành chương trình học của mình vào năm 2016.
Sự nghiệp.
Làm người mẫu và những vai diễn màn ảnh đầu tiên (1976–1989).
Trong lúc theo học Đại học Edinboro của Pennsylvania, Stone giành được danh hiệu Hoa hậu Quận Crawford, Pennsylvania và vào năm 1976 và là ứng viên cho Hoa hậu Pennsylvania. Một trong những giám khảo cuộc thi bảo cô bỏ đại học và chuyển đến thành phố New York để trở thành người mẫu thời trang. Stone rời Meadville và chuyển đến sống với một người cô ở New Jersey, rồi đến năm 1977, cô được Ford Modeling Agency ở thành phố New York ký hợp đồng. Cô sớm chuyển đến châu Âu, sống một năm ở Milan rồi ở Paris. Khi sống tại đó, cô quyết định bỏ nghề người mẫu và theo đuổi diễn xuất. Sau này cô kể lại: "Vì thế tôi thu dọn đồ đạc, quay trở lại New York và đứng xếp hàng để đóng vai quần chúng trong một bộ phim của Woody Allen". Năm 20 tuổi, Stone được chọn cho một vai ngắn trong hai phim chính kịch "Stardust Memories" (1980) của Allen và một năm sau có vai nói trong phim kinh dị "Deadly Blessing" (1981).
Đạo diễn người Pháp Claude Lelouch đã chọn Stone đóng trong phim sử thi ca âm nhạc "Les Uns et les Autres" (1982), với sự tham gia của James Caan, nhưng cô chỉ xuất hiện trên màn ảnh trong hai phút và không xuất hiện trong phần đề tên. Cô giành được vai khách mời trong các bộ phim truyền hình "Silver Spoons" (1982), "Bay City Blues" (1983), "Remington Steele" (1983), "Magnum, PI" (1984) và "T.J. Hooker" (1985); cô diễn một ngôi sao nhỏ phá đám cuộc hôn nhân của một đạo diễn thành công và cô vợ biên kịch của anh ta trong bộ phim chính kịch "Irreconcilable Differences" (1984), đóng cùng Ryan O'Neal, Shelley Long và Drew Barrymore thời trẻ; và thủ vai một người phụ nữ tháo vát hợp tác với một thợ săn tài sản (do Richard Chamberlain thủ vai) trong phim hành động "King Solomon's Mines" (1985) và "Allan Quatermain and the Lost City of Gold" (1986), một tác phẩm nhẹ nhàng và hài hước ăn theo "Indiana Jones", song không được các nhà phê bình và khán giả đón nhận. Trong bài đánh giá phim "King Solomon's Mines", Walter Goodman của "The New York Times" cho rằng Stone "được làm mới thành một nữ anh hùng lanh lợi, gợi cảm, ăn nói thông minh với một cú móc phải hiệu quả" nhưng cảm thấy rằng cốt truyện "bị lạc lối trong hiệu ứng“. Với màn thể hiện trong "Allan Quatermain and the Lost City of Gold", cô đã nhận đề cử giải Mâm xôi vàng đầu tiên cho nữ diễn viên chính tệ nhất.
Stone nhận được vai Janice Henry trong phim truyền hình ngắn tập "War and Remembrance" (1987) của ABC, phần tiếp theo của phim truyền hình ngắn tập "The Winds of War" (1983), dựa trên tiểu thuyết cùng tên năm 1978 của Herman Wouk. Trong những năm còn lại của thập niên 1980, cô xuất hiện với vai một phóng viên trong phim hài "" (1987), một phụ nữ hấp dẫn nhưng bí ẩn với một động cơ bí mật trong phim giật gân "Cold Steel" (1987), vợ một cựu đặc vụ CIA trong phim hình sự "Above the Law" (1988) và người vợ xấu số của một doanh nhân thành đạt trong phim hành động "Action Jackson" (1988).
Đột phá và "Basic Instinct" (1990–1992).
Trong "Total Recall" (1990) của Paul Verhoeven, một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng đóng cùng Arnold Schwarzenegger, Stone hóa thân thành người vợ dường như yêu thương của một công nhân xây dựng. Bộ phim nhận được những đánh giá tích cực và kiếm được 261,2 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới, mang lại cú hích cho sự nghiệp của Stone. Ví dụ, cô đã tham gia 5 phim điện ảnh được phát hành trong suốt năm 1991. Cô vào vai mà Roger Ebert mô tả là "gái hư" trong phim hài lãng mạn "He Said, She Said", một phụ nữ bị kìm nén tình dục trong phim giật gân tâm lý "Scissors", một cô gái tóc vàng giàu có trong phim hình sự "Diary of a Hitman", một phóng viên ảnh trẻ khiêu gợi trong phim kinh dị "Year of the Gun" và đặc vụ kiêm người tình cũ của một nhà văn trong phim neo-noir "Where Sleeping Dogs Lie".
Trong một phim khác của Verhoeven là tác phẩm giật gân khiêu dâm "Basic Instinct" (1992), cô đảm nhận vai diễn biến cô thành minh tinh; đó là vai Catherine Tramell, một người song tính xuất chúng và nghi phạm bị cáo buộc là sát nhân hàng loạt. Thời điểm ấy một số nữ diễn viên đã từ chối vai diễn này, chủ yếu là do yêu cầu phải khỏa thân. Stone được trả 500.000 đô la Mỹ cho vai diễn của mình, trong khi nam diễn viên Michael Douglas nhận được 14 triệu đô la Mỹ để đảm nhận vai nam chính. "Basic Instinct" nhận được những phản ứng trái chiều từ giới phê bình, song riêng Stone được họ tán dương bởi "màn thể hiện biến thành minh tinh" của cô; Peter Travers của "Rolling Stone" nhận xét rằng "Giấc mơ điện ảnh ướt át của Verhoeven đáp ứng được kỳ vọng, đặc biệt là khi Sharon Stone bước đi cao ngạo với đủ khêu gợi nhục dục để thiêu đốt màn ảnh," và nhận xét về màn hóa thân của nữ diễn viên: "Stone (một cựu người mẫu) là một người siêu hấp dẫn; cô ấy thậm chí còn khiêu gợi được cả Ah-nold trong "Total Recall" của Verhoeven. Nhưng việc trở thành điểm sáng trong quá nhiều bộ phim ngớ ngẩn ("He Said, She Said"; "Irreconcilable Differences") đã cản trở sự nghiệp của cô. Mặc dù "Basic Instinct" định hình Stone thành một bom sex ở thập niên 1990, nhưng nó cũng cho thấy cô có thể tự tin gây cười hay biểu diễn cảm xúc như nhau." Nhà phê bình người Úc Shannon J. Harvey của "The Sunday Times" nhận định tác phẩm là "một trong những bộ phim hay nhất đầu thập niên 1990, giúp trao quyền cho phụ nữ nhiều hơn bất kỳ cuộc biểu tình nữ quyền nào. Stone – trong màn thể hiện biến cô thành minh tinh – nóng bỏng và gợi cảm như thể cô là cây gậy chọc đá.” Nhờ vai diễn, Stone đã giành được một đề cử giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên chính phim chính kịch xuất sắc nhất, 4 đề cử giải Điện ảnh MTV và một đề cử giải Mâm xôi vàng cho ngôi sao mới tệ nhất vì "màn tri ân Theodore Cleaver" của cô. Bộ phim cũng trở thành một trong những tác phẩm thành công nhất về mặt tài chính ở thập niên 1990, thu về 352,9 triệu đô la Mỹ toàn thế giới.
Vị thế nữ diễn viên chính (1993–1999).
Năm 1993, Stone thủ vai femme fatale trong phim giật gân khiêu dâm "Sliver", dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Ira Levin về những sự việc bí ẩn xảy ra trong một tòa nhà chung cư cao tầng thuộc sở hữu tư nhân ở Thành phố New York. Bộ phim bị giới phê bình chỉ trích nặng nề và mang về cho Stone đề cử Mâm xôi vàng cho nữ diễn viên chính tồi nhất song lại thành công về mặt thương mại, thu về 116,3 triệu đô la Mỹ tại phòng vé quốc tế. Cô cũng xuất hiện với vai khách mời trong phim hành động "Last Action Hero" (1993), tái hợp với Arnold Schwarzenegger. Năm 1994, Stone diễn vai vợ của một kiến trúc sư đóng với Richard Gere trong phim chính kịch "Intersection", và vào vai một phụ nữ cám dỗ một chuyên gia đánh bom mà cô dính líu để tiêu diệt băng nhóm tội phạm giết gia đình cô, đóng cùng với Sylvester Stallone trong phim giật gân hành động "The Specialist". Trong khi "Intersection" có được thành công khiêm tốn, "The Specialist" đã kiếm được 170,3 triệu đô la Mỹ trên toàn thế giới. Nhờ màn thể hiện trong cả hai bộ phim, cô đã thắng một giải Mâm xôi vàng và một giải Stinkers Bad Movie cho nữ diễn viên chính tồi nhất, song được đề cử giải Điện ảnh MTV cho nữ diễn viên được khao khát nhất cho "The Specialist".
Trong "The Quick and the Dead" (1995), Stone đảm nhận vai một tay súng trở lại thị trấn biên giới nhằm trả thù cho cái chết của cha cô. Cô làm nhà sản xuất của bộ phim và có một số quyền kiểm soát sáng tạo đối với quá trình sản xuất; cô lựa chọn đạo diễn Sam Raimi (sau khi bị ấn tượng bởi tác phẩm trong ' mà ông làm đạo diễn) và bạn diễn Russell Crowe sau khi xem "Romper Stomper". Cô đã tự mình trả lương cho Leonardo DiCaprio sau khi hãng phim Sony miễn cưỡng tuyển anh. "The Quick and the Dead" thu được lợi nhuận khiêm tốn và mang về cho Stone một đề cử giải Sao Thổ cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Stone đóng cùng Robert De Niro trong phim hình sự sử thi "Casino" (1995) của Martin Scorsese, trong đó cô đảm nhận vai Ginger McKenna, người vợ mưu mô và ích kỷ của một tay cờ bạc hàng đầu (De Niro). Bộ phim dựa trên cuốn sách phi hư cấu ' của Nicholas Pileggi và nhận được đông đảo lời tán dương của giới phê bình, thu về 116,1 triệu đô la Mỹ trên toàn cầu, và mang về cho cô giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất và một đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Trong một cuộc phỏng vấn với "The Observer" xuất bản vào ngày 28 tháng 1 năm 1996, Stone chia sẻ: "Cảm ơn Chúa. Ý tôi là cuối cùng, wow [...] Tôi không còn trẻ nữa. Chuyện này xảy ra vào thời điểm chẳng thể tốt hơn được nữa". Năm đó, cô nhận được một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood, tọa lạc tại số 6925 Hollywood Blvd, và được trao Giải Crytal cho phụ nữ trong điện ảnh.
Stone thủ vai tình nhân của một thầy giáo độc ác trong phim giật gân tâm lý "Diabolique" (1996), một phụ nữ chờ án tử hình vì một vụ sát hại kép tàn bạo trong phim chính kịch "Last Dance" (1996) và một nhà sinh vật học trong phim hồi hộp "Sphere" (1998). Ba bộ phim kể trên đều bị giới phê bình phê phán gay gắt và không tìm được khán giả ra rạp. Năm 1998, Stone còn lồng tiếng cho bộ phim hoạt hình thành công "Antz", và đóng vai mẹ một cậu bé 13 tuổi mắc hội chứng Morquio trong phim chính kịch "The Mighty" (tác phẩm nhận được phản hồi tích cực từ giới phê bình). Stone nhận được đề cử cho giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho màn thể hiện vai trong phim "The Mighty".
Cô hóa thân trở thành một cô gái trung niên lọc lõi đường phố trong "Gloria" (1999), bản làm lại bộ phim cùng tên năm 1980; tác phẩm thất bại cả về mặt thương mại và phê bình. Vai chính tiếp theo của cô vào năm 1999 là trong bộ phim hài "The Muse", cô vào vai nguồn cảm hứng của một nhà biên kịch đáng kính. Wade Major (nhà phê bình của "Boxoffice") nhận thấy vai diễn "nàng thơ nhẹ dạ" của cô là "điều ngạc nhiên thú vị nhất của bộ phim", nhưng chung cuộc hầu hết các bài đánh giá đều khá thờ ơ. Helmut Voss (chủ tịch Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood lúc ấy, người tổ chức giải Quả cầu vàng thường niên) đã lệnh cho toàn bộ 82 thành viên của mình trả lại những chiếc đồng hồ đắt tiền mà Stone hoặc October Films (nay đã được sáp nhập vào Focus Feature) đã tặng vì đây được coi là quà quảng cáo suất đề cử cho diễn xuất của Stone trong phim. Cuối cùng, cô nhận được đề cử cho nữ diễn viên chính phim hài hoặc ca nhạc xuất sắc nhất.
Tạm ngưng diễn xuất và bước lùi (2000–2004).
Năm 2000, Stone thủ vai một người đồng tính nữ đang cố lập gia đình, đóng cùng Ellen DeGeneres trong bộ phim điện ảnh truyền hình "If These Walls Could Talk 2" của HBO và vào vai một vũ công kỳ lạ, cùng với Billy Connolly trong phim hài "Beautiful Joe". Trong khi cô được Women in Film công nhận với giải Lucy thứ hai cho màn thể hiện trong "If These Walls Could Talk 2", "Beautiful Joe" được công chiếu lần đầu trên truyền hình cáp thay vì được chiếu rạp ở Bắc Mỹ. Nathan Rabin của "The A.V. Club" (từng phê phán các bộ phim trước đây của Stone) đã viết rằng "chẳng có gì mà cô ấy từng làm lại đáng xấu hổ hay kinh khủng như "Beautiful Joe", một tác phẩm kỳ dị độc hại được liệt vào hàng ngũ những bộ phim tệ nhất năm 2000".
Sau khi nhập viện vào tháng 9 năm 2001 vì xuất huyết dưới màng nhện, Stone tạm ngừng diễn xuất trên màn ảnh. Cô phải đối mặt với những thách thức nghề nghiệp khi đang trong quá trình hồi phục. Nữ diễn viên cảm thấy cô đã "đánh mất vị trí [của mình]" ở Hollywood, và trong một cuộc phỏng vấn năm 2015 với "USA Today", cô chia sẻ: "[Khi] bạn thấy mình ở cuối hàng trong nghề của mình (như tôi đã làm), [bạn] phải tìm lại chính mình một lần nữa. Cô trở lại màn ảnh vào năm 2003, khi tham gia một tiểu phần dài ba tập với vai Sheila Carlisle, một luật sư tin rằng mình có thể giao tiếp với Chúa, trong mùa thứ 8 của "The Practice". Với màn thể hiện mình, cô ấy đã giành giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên khách mời phim truyền hình chính kịch xuất sắc.
Stone cố gắng trở lại màn ảnh đại chúng bằng các vai diễn trong phim "Cold Creek Manor" (2003) với Dennis Quaid và "Catwoman" (2004) với Halle Berry. Trong bộ phim giật gân ly kỳ tâm lý "Cold Creek Manor", cô và Quaid thủ vai một cặp vợ chồng bị khủng bố bởi chủ cũ của bất động sản nông thôn mà họ đã mua sau khi bị tịch thu. Tạp chí "Variety" đã nhận xét trong bài đánh giá của ấn phẩm rằng cả hai diễn viên đều "diễn giả tạo vô ích nhằm tìm ra bất kỳ góc độ nào để thể hiện các nhân vật chẳng có chiều sâu của họ". Bộ phim siêu anh hùng "Catwoman" chứng kiến cô hóa thân thành vị giám đốc điều hành của một công ty mỹ phẩm bị tuổi tác ám ảnh và là nhân vật phản diện của phim. Trong khi cả hai bộ phim đều thất bại tại phòng vé, "Catwoman" còn bị nhiều nhà phê bình xem là một trong những bộ phim dở nhất mọi thời đại.
Phim độc lập và phim truyền hình nhiều diễn viên (2005–2017).
Bộ phim kế tiếp của cô là phim hài chính kịch "Broken Flowers" (2005) của Jim Jarmusch, trong đó Stone đảm nhận vai một người tổ chức tủ quần áo tham lam và quá háo hức tái liên hệ với một gã đàn ông lăng nhăng (do Bill Murray thủ vai). Không như số ít màn thể hiện ở các bộ phim trước của cô, "Broken Flowers" đã nhận được lời khen từ giới phê bình khi công chiếu lần đầu tại Cannes, nơi tác phẩm giành được đề cử Cành cọ vàng và đoạt giải Grand Prix. Tạp chí "Far Out" đã liệt vai diễn của Stone nằm trong "10 màn thể hiện xuất sắc nhất" của cô, trong khi tạp chí "New York" nhận xét: "Sharon Stone thủ vai một góa phụ nửa hippie, nửa cứng cỏi của tầng lớp lao động, đã chứng minh rằng nhờ được trao đúng vai, cô vẫn không chỉ đơn thuần gợi cảm mà còn hài hước và lém lỉnh gây huyên náo". Năm 2005, cô được trao Huân chương Sĩ quan Nghệ thuật và Văn học tại Pháp.
Sau nhiều năm kiện tụng, "Basic Instinct 2" được công chiếu vào ngày 31 tháng 3 năm 2006. Một lý do khiến việc trì hoãn phát hành bộ phim kéo dài được cho là do Stone bất đồng với các nhà làm phim về cảnh khỏa thân trong phim; cô ấy muốn nhiều hơn trong khi họ muốn ít hơn. Stone kể với một phóng viên, "Chúng ta đang ở trong thời kỳ cấm đoán kỳ lạ và nếu một bộ phim bỏng ngô cho phép chúng ta tạo ra một nền tảng để bàn luận, điều đó chẳng phải rất tuyệt sao?". Mặc dù có kinh phí ước tính là 70 triệu đô la Mỹ, "Basic Instinct 2" chỉ xếp thứ 10 về tổng doanh thu vào dịp cuối tuần công chiếu với ít ỏi 3,2 triệu đô la Mỹ và kết thúc với tổng doanh thu nội địa dưới 6 triệu đô la Mỹ. Stone xuất hiện trong phim chính kịch hình sự "Alpha Dog" (2006) của Nick Cassavetes, đóng cùng Bruce Willis; cô vào vai Olivia Mazursky, mẹ của một nạn nhân giết người ngoài đời thực; cô đã mặc một bộ fatsuit cho vai diễn. Bộ phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Sundance 2006 và đạt thành công về mặt art house. Cô đã tham gia vào dàn diễn viên trong bộ phim chính kịch "Bobby" (2006) của Emilio Estevez, kể về những giờ phút dẫn đến vụ ám sát Robert F. Kennedy. Stone đã nhận được những lời nhận xét tích cực cho màn thể hiện của cô ấy, đặc biệt là một cảnh quay cùng Lindsay Lohan. Với tư cách thành viên trong dàn diễn viên, cô đã nhận được đề cử cho giải SAG cho dàn diễn viên điện ảnh xuất sắc, song giành được giải Liên hoan phim Hollywood cho dàn diễn viên xuất sắc nhất.
Stone đảm nhận vai một người phụ nữ bị trầm cảm lâm sàng trong phim chính kịch độc lập "When a Man Falls in the Forest" (2007), được ra mắt ở phần thi tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 57, nơi phim được đề cử giải Gấu vàng. Tất cả các bộ phim cuối thập niên 2000 của cô — "If I Had Known I Was a Genius" (2007), "The Year of Getting to Know Us" (2008), "Five Dollars a Day" (2009) và "Streets of Blood" (2009) — đều phát hành thẳng lên DVD ở Bắc Mỹ. Năm 2010, Stone xuất hiện với vai khách mời trong 4 tập của "", đóng vai Jo Marlowe, một cựu cảnh sát trở thành công tố viên. "Entertainment Weekly" đã chấm bài đánh miêu tả diễn xuất của cô là một "màn hiện diện tuyệt vời" và việc "phải diễn lại giọng điệu [...] tốt nhất của cô để bán được những câu thoại sến sẩm" trong một loạt phim được miêu tả là "lố bịch và quá trớn". Cô đảm nhận vai nữ chính trong phần tiếp theo của bộ phim hành động Pháp "Largo Winch II" trong vai một điều tra viên của Liên hợp quốc tên là Diane Francken. Đây là tác phẩm chiếu rạp đầu tiên của cô kể từ năm 2007, bộ phim được công chiếu lần đầu vào ngày 16 tháng 2 năm 2011 tại Pháp, nơi phim mở màn ở vị trí thứ hai tại phòng vé. Kế tiếp cô đóng vai một nhà báo vô cùng nghị lực trong phim giật gân "Border Run" (2012), được phát hành thẳng lên DVD.
Năm 2013, Stone đóng vai mẹ của nữ diễn viên khiêu dâm Linda Lovelace (Amanda Seyfried) trong phim tiểu sử "Lovelace", và một bác sĩ da liễu đang tìm kiếm "ménage à trois" trong phim hài "Fading Gigolo" của Woody Allen – John Turturro. Cả hai bộ phim đều được phát hành tại một số rạp hạn chế và được giới phê bình đón nhận khá tốt; Glenn Kenny (trong bài đánh giá phim "Fading Gigolo", của mình) nhận thấy Stone được "bị bớt đi lối diễn xuất sắc" mà ông m tả là "một câu chuyện ở New York về cơ bản [...] thường hài hước, đôi khi cảm động, đôi khi thật là ngớ ngẩn". Năm 2014, cô thủ vai một nữ diễn viên chuyển nghề nhà xuất bản, đóng cùng Riccardo Scamarcio, trong phim hài chính kịch "Un ragazzo d'oro" của Ý do Pupi Avati làm đạo diễn, và thể hiện vai Phó tổng thống nữ đầu tiên của Mỹ trong phim truyền hình chính kịch hành động "Agent X" của TNT, chỉ được phát sóng trong một mùa. Kế tiếp, Stone diễn một người mẹ nuôi trong phim chính kịch "Mothers and Daughters" (2016), một "góa phụ làm nghề lắp cáp" và "bà mẹ nghiện rượu" của một công nhân dây điện cao trong phim hành động "Life on the Line" (2016), và một tỷ phú tham lam trong phim chính kịch "Running Wild" (2017). Ba bộ phim này đều nhận được phát hành VOD, với những phản hồi khác nhau. Phim hài tiểu sử "The Disaster Artist" (2017) của James Franco có sự tham gia diễn xuất của Stone trong vai Iris Burton, đại diện của nam diễn viên Greg Sestero; phim gặt hái một thành công về mặt thương mại và phê bình, đồng thời được Ủy ban phê bình quốc gia chọn là một trong 10 phim hay nhất của năm 2017.
Cân bằng điện ảnh và truyền hình (2018–nay).
Stone trở lại màn ảnh nhỏ vào năm 2018, khi cô thủ vai một tác giả và họa sĩ minh họa sách thiếu nhi bị sát hại trong tác phẩm ly kỳ "Mosaic" của Steven Soderbergh do HBO sản xuất, được phát hành dưới dạng ứng dụng di động iOS/Android, cùng hình thức phim tương tác và phim truyền hình chính kịch. Cô đã nhận được những đánh giá tích cực cho màn thể hiện của mình. Maureen Ryan của "Variety" cảm thấy rằng nữ diễn viên "thể hiện phạm vi và chiều sâu tuyệt vời" và "dễ dàng nắm giữ màn hình với sức lôi cuốn", còn Nick Schager của "The Daily Beast" đã viết rằng "màn thể hiện Stone đã tiệm cận đến mức bậc thầy." Cô đã giành giải Vệ tinh cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim truyền hình dài tập, ngắn tập hoặc phim điện ảnh truyền hình.
Trong "" (2019), một bộ phim giả tài liệu kể về chuyến lưu diễn buổi hòa nhạc Rolling Thunder Revue năm 1975 của Bob Dylan, Stone đã thể hiện một phiên bản phóng đại của chính mình. Bộ phim được phát hành trên Netflix và nhận được lời khen của giới phê bình. Owen Gleiberman mô tả màn xuất hiện của cô ấy như một "cái móc tiếp thị" và nói thêm: "Sự hiện diện của Sharon Stone thể hiện tinh thần của cỗ máy [Hollywood]. Cô luôn là một diễn viên giỏi (có lẽ tốt hơn nhiều người biết; chỉ cần xem cô ấy trong "Casino"), nhưng danh tiếng của cô sẽ mãi mãi nằm trong một tác phẩm giật gân khai thác kinh phí cao hấp dẫn thô tục nhưng bị hạ thấp". Cô tái hợp với Soderbergh trong phim "The Laundromat" (2019), trong đó cô hóa thân thành một nhà môi giới bất động sản căng thẳng, đóng cùng Meryl Streep.
Trong loạt phim truyền hình giật gân tâm lý "Ratched" (2020) của Netflix, phần tiền truyện bộ phim điện ảnh "One Flew Over the Cuckoo's Nest" (1975) của Miloš Forman do Ryan Murphy phát triển, Stone thủ vai một nữ thừa kế giàu có thuê một sát thủ lấy mạng một bác sĩ vì đã làm con trai cô bị biến dạng. Do bị hấp dẫn bởi lời chào hàng mà Murphy đã viết cho mình, Stone mô tả vai diễn là "hoàn toàn điên rồ. Và đồng thời cô ấy nghĩ rằng mình thực sự là một người mẹ yêu thương, đảm đang được mọi việc". Loạt phim đã nhận được phản hồi tích cực từ giới phê bình và có được 48 triệu người xem sau 4 tuần đầu tiên trình chiếu. Năm 2020, Stone xuất hiện với vai chính mình ở phần giới thiệu tập 5 của The New Pope, nơi cô có buổi yết kiến John Malkovich với vai Giáo hoàng John Paul III.
Năm 2021, cô lại đóng chính mình trong phim hài chính kịch "Here Today" do Billy Crystal làm đạo diễn, và được chọn tham gia phim chính kịch lãng mạn "Beauty" do Andrew Dosunmu làm đạo diễn cho Netflix.
Hình ảnh của công chúng.
Trong truyền thông và thời trang.
Nhờ các vai chính trong những bộ phim đề tài người lớn và khiêu dâm như "Basic Instinct", "Sliver" và "The Specialist", Stone đã củng cố hình ảnh được mô tả là "biểu tượng sex cứng cỏi, không mặc nội y, nhìn trộm, lạnh như băng" ở thập niên 1990. Cô đã xuất hiện trên trang bìa và báo ảnh của hơn 300 tạp chí người nổi tiếng và thời trang trong suốt sự nghiệp diễn xuất kéo dài 4 thập kỷ của mình. Cô xuất hiện trên trang bìa tạp chí "Vogue" của Pháp từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1986, và trùng với thời điểm phát hành "Total Recall", cô chụp ảnh khỏa thân cho tạp chí "Playboy" số tháng 7 năm 1990, khoe cơ bắp mà cô đã phát triển để chuẩn bị cho bộ phim. Sau "Basic Instinct", nhiếp ảnh gia George Hurrell đã chụp một loạt ảnh của Stone, Sherilyn Fenn, Julian Sands, Raquel Welch, Eric Roberts và Sean Penn. Stone (được xem là mẫu chụp hình cuối của Hurrell trước khi ông qua đời vào năm 1992) còn là một nhà sưu tập các bản in gốc của nhiếp ảnh gia và người viết lời tựa cho cuốn sách "Hurrell's Hollywood". Năm 1993, cô xuất hiện trong quảng cáo "Driving Instinct" của Pirelli, năm 2005, nữ diễn viên trở thành gương mặt đại diện cho dòng sản phẩm chăm sóc da Capture của Dior, và năm 2016, cô đóng cùng Paul Sculfor trong phim ngắn "Fashion Is a Lovestory" của Airfield.
Hồ sơ công chúng và nghề nghiệp của Stone gắn liền với vẻ đẹp và hấp dẫn giới tính mà khán giả cảm nhận từ cô. Cô được liệt nằm trong số "50 người đẹp nhất thế giới" của "People" năm 1992, "100 ngôi sao quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh" của "Empire" vào các năm 1995 và 1997, và "25 ngôi sao quyến rũ nhất thế kỷ " của "Playboy" năm 1999. Cô còn là đối tượng của 4 bộ phim tài liệu truyền hình đặc biệt, và một số cây viết tiểu sử đã viết về cô. Nói về hình ảnh biểu tượng sex của mình, Stone kể với Oprah Winfrey trên "Oprah Prime" năm 2014: “Với tôi thì giờ đây là một niềm vui. Ý tôi là mình sẽ bước sang tuổi 56. Nếu mọi người muốn nghĩ tôi là một biểu tượng sex thì được thôi. Hãy nghĩ ra cái mới đi, bạn biết đấy. Ý tôi là kiểu tốt cho tôi ấy". Cô đã chụp ảnh khỏa thân cho tạp chí "Harper's Bazaar" số tháng 9 năm 2015, trong đó cô chia sẻ: "Tại một thời điểm nhất định, bạn bắt đầu tự hỏi mình, 'Cái gì mới thực sự gợi cảm?' Nó không chỉ là độ cao của bộ ngực của bạn. Nó là hiện diện, vui vẻ và thích bản thân đủ để thích người ở bên bạn".
Phê phán.
Ngày 28 tháng 1 năm 2005, Stone đã giúp thu hút những khoản cam kết trị giá 1 triệu đô la Mỹ trong 5 phút cho màn chống muỗi ở Tanzania, biến một tọa đàm về tình trạng nghèo đói ở châu Phi thành một buổi gây quỹ ngẫu hứng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Nhiều nhà quan sát (kể cả UNICEF) đã phê phán hành động của cô bằng cách cho rằng Stone đã phản ứng theo bản năng trước lời nói của Tổng thống Tanzania Benjamin Mkapa, vì cô không thực hiện nghiên cứu của mình về nguyên nhân, hậu quả và phương pháp phòng chống bệnh sốt rét. Trong số 1 triệu đô la Mỹ đã cam kết, chỉ có 250.000 đô la Mỹ thực sự được huy động. Để tuân thủ lời hứa gửi các màn ngủ trị giá 1 triệu đô tới Tanzania, UNICEF đã đóng góp 750.000 đô la Mỹ. Điều này làm chuyển hướng quỹ từ các dự án khác của UNICEF. Theo nhà kinh tế nổi tiếng Xavier Sala-i-Martin, các quan chức phần lớn không biết chuyện gì đã xảy ra với màn ngủ. Một số đã được chuyển đến sân bay địa phương. Những thứ này được cho là bị đánh cắp rồi lại xuất hiện trở lại dưới dạng váy cưới trên thị trường chợ đen địa phương.
Stone bị chỉ trích vì những bình luận của cô trong cuộc trao đổi trên thảm đỏ với đài "Cable Entertainment News" của Hồng Kông trong Liên hoan phim Cannes 2008 vào ngày 25 tháng 5 năm 2008. Khi được hỏi về trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, cô nhận xét:Một trong những chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất của Trung Quốc đã phản ứng lại những bình luận của Stone bằng cách tuyên bố họ sẽ không chiếu phim của cô ấy tại các rạp của họ. Nhà sáng lập chuỗi rạp UME Cineplex và chủ tịch Liên đoàn nhà làm phim Hồng Kông Ngô Tư Viễn gọi những nhận xét của Stone là "không phù hợp" và cho biết chuỗi UME Cineplex sẽ không chiếu phim của cô nữa. Những quảng cáo của Dior có hình ảnh của Stone bị xóa khỏi mọi quảng cáo ở Trung Quốc trong bối cảnh xôn xao dư luận. Stone bị xóa tên khỏi danh sách khách mời của Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải 2008 và ban tổ chức sự kiện đã cân nhắc cấm nữ diễn viên vĩnh viễn. Dior China ban đầu đăng một lời xin lỗi dưới danh nghĩa của Stone, nhưng sau đó Stone từ chối đưa ra lời xin lỗi trong một cuộc phỏng vấn với "The New York Times", cô cho biết: "Tôi sẽ không xin lỗi. Tôi chắc chắn sẽ không xin lỗi vì điều gì không đúng sự thật – không vì kem dưỡng da mặt," mặc dù cô thừa nhận rằng mình "nghe như một con ngốc." Tuy nhiên, sau cuộc phỏng vấn, Stone đưa ra phát ngôn có nhan đề "In my own words by Sharon Stone" (), trong đó cô nói: "Tôi không thể hối hận hơn về sai lầm đó. Đó là sự cố ngoài ý muốn. Tôi xin lỗi. Những lời đó không bao giờ có ý làm tổn thương bất cứ ai." Trong khi Stone coi Đạt-lai Lạt-ma là "người bạn tốt" của mình khi cô ấy đưa ra nhận xét tại liên hoan phim Cannes, Đạt-lai Lạt-ma được cho là đã tự tạo khoảng cách bằng cách chỉ nói về cô ấy thế này: "vâng, tôi đã gặp người phụ nữ ấy".
Đời tư.
Stone là một Phật tử Tây Tạng, đã cải đạo sang Phật giáo khi Richard Gere giới thiệu cô với Đức Đạt-lai Lạt-ma. Cô cho biết mình tin vào Thiên chúa. Vào ngày 29 tháng 9 năm 2001, Stone phải nhập viện vì xuất huyết dưới màng nhện, cô được chẩn đoán mắc bóc tách động mạch đốt sống chứ không phải chứng phình vỡ động mạch phổ biến hơn và được điều trị bằng phương pháp nút mạch.
Mối quan hệ và gia đình.
Năm 1984, cô gặp nhà sản xuất truyền hình Michael Greenburg trên phim trường "The Vegas Strip War", một bộ phim điện ảnh truyền hình do ông sản xuất và có cô thủ diễn. Họ kết hôn cùng năm ấy. Năm 1986, Greenburg là nhà sản xuất hiện trường của cô trong phim "Allan Quatermain and the Lost City of Gold". Cặp đôi ly thân sau ba năm và cuộc ly hôn của họ được hoàn tất vào năm 1990.
Stone và diễn viên hài Garry Shandling là học trò của huấn luyện viên diễn xuất Roy London và hẹn hò trong thời gian ngắn. Cô đã xuất hiện trong chương trình "The Larry Sanders Show" của anh trong tập "The Mr. Sharon Stone Show". Họ vẫn là bạn thân cho đến khi Shandling qua đời vào năm 2016. Trong bộ phim tài liệu "Special Thanks to Roy London", các cuộc phỏng vấn với Stone và Shandling bàn về mối quan hệ của họ.
Năm 1993, Stone gặp William J. MacDonald trên phim trường "Sliver", tác phẩm do anh đồng sản xuất. MacDonald đã chia tay vợ Naomi Baka để đến với Stone và anh đính hôn với. Một năm sau thì họ chia tay vào năm 1994. Sau khi chia tay, Stone trả lại nhẫn đính hôn thông qua FedEx. Trong lúc làm viện trên phim trường "The Quick and the Dead" vào năm 1994, Stone gặp Bob Wagner (trợ lý đạo diễn thứ nhất) và sau đấy họ đính hôn.
Ngày 14 tháng 2 năm 1998, Stone kết hôn với Phil Bronstein, giám đốc biên tập của "The San Francisco Examiner" và sau đó là "San Francisco Chronicle". Stone bị nhiều lần sẩy thai do bệnh tự miễn và lạc nội mạc tử cung và không thể đẻ con. Họ nhận nuôi một cậu con trai tên Roan Joseph Bronstein vào năm 2000. Bronstein đệ đơn ly hôn vào năm 2003 bởi những mâu thuẫn không thể hòa giải. Vụ ly hôn được hoàn tất vào năm 2004, thẩm phán phán quyết rằng Roan sẽ chủ yếu sống cùng Bronstein và Stone sẽ có quyền thăm con.
Stone nhận nuôi con trai thứ hai tên Laird Vonne vào năm 2005 và con trai thứ ba tên Quinn Kelly Stone vào năm 2006. Kể từ năm 2018, Stone sống cùng ba cậu con trai ở West Hollywood, California, trong một ngôi nhà từng thuộc sở hữu của nam diễn viên Montgomery Clift.
Hoạt động.
Tháng 3 năm 2006, Stone đến Israel để thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông thông qua một cuộc họp báo với chủ nhân giải Nobel Hòa bình Shimon Peres. Năm 2013, cô gọi Peres là "người thầy" của mình. Ngày 23 tháng 10 năm 2013, Stone đã nhận Giải Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho công việc của cô dành cho những người nhiễm HIV/AIDS.
Năm 2015, Stone là khách mời danh dự tại giải Hòa bình Tòa nhà Pilosio ở Milan. Cô khởi động một cuộc đấu giá ngẫu hứng trên sân khấu trước đám đông các CEO từ ngành xây dựng và các chức sắc khác. Cô có đủ cam kết để xây dựng 28 trường học ở Châu Phi.
Danh sách phim chọn lọc và giải thưởng.
Trong sự nghiệp kéo dài hơn 4 thập kỷ, Stone đã có hơn 100 lần được đề tên diễn xuất trong phim điện ảnh và truyền hình. Cô đã giành được 10 giải thưởng từ 41 đề cử, bao gồm một giải Quả cầu vàng (cho "Casino"), một giải Primetime Emmy (cho "The Practice") và hai giải Điện ảnh MTV (cho "Basic Instinct"). Những vai diễn có thù lao cao nhất và những bộ phim nổi bật nhất của cô bao gồm: | 1 | null |
Gérard Xavier Marcel Depardieu (sinh 27 tháng 12 năm 1948) là một diễn viên và nhà làm phim người Nga gốc Pháp. Ông được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh, Huân chương Bảo quốc, 2 lần giành được giải César cho Nam diễn viên xuất sắc nhất. Ông cũng giành được giải thưởng Quả cầu vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim "Green Card" và đã được đề cử một giải Oscar cho vai chính trong "Cyrano de Bergerac".
Trang "Mediapart" của Pháp đăng bài viết cho biết 13 phụ nữ bị quấy rối tình dục khi làm việc cùng Depardieu ở 11 phim giai đoạn năm 2004 đến 2022. Họ chủ yếu là những diễn viên, thợ trang điểm, nhân viên trường quay.
Tiểu sử.
Gérard Depardieu đã được sinh ra ở Châteauroux, Indre, Pháp. Ông là một trong năm người con của Anne Jeanne Josèphe "la Liette" (nhũ danh Marillier) và René Maxime Lionel "le Dédé" Depardieu, một nhân viên làm kim loại và lính cứu hỏa tình nguyện viên.
Depardieu đã dành nhiều thời gian sống ở trên đường phố hơn là ở trường lớp học và bỏ học ở tuổi 15.
Vào năm 16 tuổi, Depardieu rời Châteauroux đến Paris và bắt đầu diễn xuất trong nhà hát kịch mới Café de la Gare, cùng với Patrick Dewaere, Romain Bouteille, Sotha, Coluche, và Miou-Miou. Vào năm 1974, ông tạo được chú ý khi diễn vai trò Jean-Claude trong bộ phim hài "Going Places" của Bertrand Blier. Ông học nhảy múa với Jean-Laurent Cochet, và đã trở thành một trong những diễn viên nổi tiếng nhất của Pháp. Năm 1986, ông đạt danh tiếng quốc tế qua vai diễn trong "Jean de Florette". Năm năm sau, ông đã giành được một giải César cho vai diễn của mình trong "Cyrano de Bergerac".
Gérard bước vào thị trường điện ảnh Hoa Kỳ bằng cùng đóng vai chính trong "Green Card" năm 1990. Ông cũng tham gia trong vài phim nói tiếng Anh.
Những vụ rắc rối và tranh cãi.
Trong những năm gần đây, Depardieu đôi khi gây ra tranh cãi thông qua những hành vi bất thường. Năm 2005, ông mô tả đồng bào của mình là "ngu ngốc", bởi vì báo chí Pháp cho rằng ông ta đã say xỉn trong một chương trình "talk show" trên đài BBC. Năm 2007, ông phải ra tòa ở Ý, vì đánh một phóng viên. Trên một chuyến bay của hãng Air France tháng 8 năm 2011, Depardieu đã tiểu tiện giữa đường đi của máy bay vì các nữ tiếp viên hàng không đã ngăn ông sử dụng phòng vệ sinh trong quá trình máy bay đang cất cánh, sau đó máy bay đã phải hoãn chuyến 2 giờ để làm sạch. Mùa hè năm 2012, Depardieu lại gây rắc rối một lần nữa, bởi vì sau khi ông lái xe máy của ông va chạm một xe hơi, ông ta đã bị tố cáo là đã tấn công tài xế xe bên kia và sau đó bỏ chạy khỏi hiện trường. Tháng 11 cùng năm đó, cũng với xe máy ông lại gây tai nạn giao thông tại Paris, khi say rượu với hơn 1,8 g / l nồng độ cồn trong máu.
Để có thể thoát khỏi các khoản truy thu thuế ở Pháp trong tương lai (dự định đánh thuế đến 75% cho những ai thu nhập trên 1 triệu euro/năm) mà ông cho là quá đáng, trong tháng 12 năm 2012, ông đã tạo sự chú ý của các phương tiện truyền thông Pháp khi chuyển nơi cư trú qua thị trấn Estaimpuis-Néchin ở biên giới Bỉ, đồng thời ông công bố ý định từ bỏ quốc tịch Pháp. Đảng Xã hội cầm quyền đã chỉ trích mạnh mẽ hành vi này. Thủ tướng Jean-Marc Ayrault cho là ""việc chuyển sang định cư ở phía bên kia biên giới, có điều gì đó rất là "tồi", chỉ là để không phải trả thuế". Ngày 30 tháng 12 năm 2012, Depardieu tuyên bố dù Tòa án Tối cao Pháp có thể gỡ bỏ mức thuế thu nhập 75% áp dụng với các triệu phú cũng không làm thay đổi quyết định của ông trong việc rời khỏi nước Pháp. Ngày 3 tháng 1 năm 2013, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đặc biệt trao quốc tịch Nga cho Gérard. Thư gửi Putin của ông sau đó để cảm ơn tổng thống Nga Putin và ca ngợi "Nước Nga có một nền dân chủ lớn" đã gây ra một làn sóng chỉ trích và chế giễu trong dư luận Nga và châu Âu. Báo Le Figaro đã công bố là người đại diện Depardieu đã phủ nhận thông tin là ông đã xin nhập quốc tịch Nga, tờ báo này cũng khẳng định rằng Depardieu đã nói với bạn bè: "Putin đã tự gửi cho tôi hộ chiếu Nga"".
Ngày 7 tháng 1 năm 2013, Gérard Depardieu tuyên bố tại Nga:
Gia đình, tài sản.
Năm 1970, Depardieu kết hôn với Élisabeth Guignot, người mà ông đã có hai con, nam diễn viên Guillaume (1971-2008, có tiền sử sử dụng ma túy và chết từ hậu quả của một tai nạn giai thông) và nữ diễn viên Julie (1973). Ngày 28 Tháng 1 năm 1992, trong khi sống ly thân với Élisabeth, ông đã có một cô con gái, Roxanne, với người mẫu Karine Sylla. Năm 1996, ông đã ly hôn Élisabeth và bắt đầu một mối quan hệ với nữ diễn viên Carole Bouquet từ năm 1997 đến 2005. Từ năm 2005, Depardieu sống với nhà văn tiểu thuyết Clémentine Igou, từng tốt nghiệp Harvard.
Ngày 14 tháng 7 năm 2006, ông đã có một con trai, Jean, với Hélène Bizot (con gái của François Bizot và không nên nhầm lẫn với nữ diễn viên Hélène Bizot khác), theo "Paris Match" và "Phnom Penh Post".
Trong tháng 12 năm 2012, tờ báo "The Wall Street Journal" đánh giá tổng tài sản của ông có giá trị 120 triệu $.
Giải thưởng.
Depardieu đã được đề cử Giải César cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất 15 lần trong suốt sự nghiệp của mình và được trao giải 2 lần, năm 1981 và 1991. Ông cũng giành được giải thưởng Quả cầu vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất trong phim "Green Card" và đã được đề cử một giải Oscar cho vai chính trong "Cyrano de Bergerac" | 1 | null |
Amitabh Bachchan, tên đầy đủ Amitabh Harivansh Bachchan, sinh 11 tháng 10 năm 1942, một diễn viên điện ảnh Ấn Độ, đã xuất hiện trong hơn 180 bộ phim trong sự nghiệp kéo dài hơn bốn thập kỷ. Bachchan đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn trong sự nghiệp của mình, trong đó có ba giải thưởng phim quốc gia Nam diễn viên xuất sắc nhất - một kỷ lục mà ông chia sẻ với Kamal Hassan và Mammootty và mười bốn giải thưởng Filmfare. Ông còn là một ca sĩ, nhà sản xuất phim và chương trình truyền hình. | 1 | null |
Olga Kostyantynivna Kurylenko (; sinh ngày 14 tháng 11 năm 1979) là một nữ diễn viên và người mẫu người Pháp gốc Ukraina. Cô bắt đầu sự nghiệp diễn xuất của mình vào năm 2005, và và lần đầu tiên thành công với tư cách là một nữ diễn viên với vai diễn Nika Boronina trong bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử "" (2007). Cô được biết đến với vai diễn Bond girl Camille Montes, bộ phim thứ 22 về James Bond, "Quantum of Solace" (2008) và với vai Taskmaster trong "Black Widow" (2021) và bộ phim sắp tới "Thunderbolts" (2024).
She tham gia các phim "To the Wonder" của Terrence Malick (2012), phim hài đen "Seven Psychopaths" của Martin McDonagh (2012), phim khoa học viễn tưởng "Oblivion" của Tom Cruise (2013), phim châm biếm chính trị "The Death of Stalin" của Armando Iannucci (2017), và "The Man Who Killed Don Quixote" của Terry Gilliam (2018).
Tiểu sử.
Kurylenko sinh ra ở Berdyansk, Ukraina Xô viết, Liên Xô. Cha cô, Konstantin, là người Ukraine, và mẹ cô, Marina Alyabusheva, dạy nghệ thuật và là một nghệ sĩ triển lãm, sinh ra ở Irkutsk Oblast, Nga, và là người Nga và tổ tiên là Belarus.
Cha mẹ cô ly hôn khi cô lên ba và cô được nuôi dưỡng bởi người mẹ đơn thân của mình. Kurylenko hiếm khi liên lạc với cha cô, gặp ông lần đầu tiên sau khi chia tay năm cô tám tuổi, và sau đó khi cô mười ba tuổi.
Sự nghiệp.
Kurylenko chuyển từ quê hương Berdyansk đến Moscow năm 15. Năm 16 tuổi, cô chuyển đến Paris. Năm 1996, cô ký hợp đồng với công ty người mẫu Madison có trụ sở tại Paris, nơi cô gặp người công khai Valérie Rosen. Năm sau, khi 18 tuổi, cô đã xuất hiện trên trang bìa của các "tạp chí Vogue" và "Elle". Trong khi làm người mẫu ở Paris, Kurylenko đã hỗ trợ mẹ cô ở Ukraine.
Cô cũng xuất hiện trên trang bìa của các tạp chí "Madame Figaro" và "Marie Claire". Cô trở thành gương mặt đại diện cho các thương hiệu Bebe , Clarins và Helena Rubinstein. Cô cũng đã làm người mẫu cho Roberto Cavalli và Kenzo và xuất hiện trong danh mục của Victoria's Secret.
Năm 1998, cô góp mặt trong video âm nhạc của ca sĩ Faudel theo phong cách Pháp-Algeria Raï mang tên "Tellement Je T'aime".
Một trong những lần đầu tiên cô tham gia diễn xuất là trong video âm nhạc của Seal , " Love's Divine " vào năm 2003, nhưng sự nghiệp điện ảnh của cô thực sự bắt đầu ở Pháp vào năm 2005. Cô nhận được chứng nhận giải xuất sắc tại Brooklyn International 2006 Liên hoan phim cho màn trình diễn của cô trong "L'Annulaire" , và cũng đóng vai chính trong phân đoạn "Paris, je t'aime" " "Quartier de la Madeleine" " đối diện với Elijah Wood . Cùng năm đó, cô được chọn làm gương mặt đại diện cho nước hoa mới của Kenzo, "Kenzo Amour" . Cô ấy đã xuất hiện trong tất cả "Kenzo Amour tiếp theo"quảng cáo.
Năm 2007, cô đóng vai chính trong "" cùng với Timothy Olyphant. Cô đã có một vai nhỏ trong "Max Payne" là Natasha. Cô đóng vai Bond girl Camille Montes trong bộ phim James Bond năm 2008, "Quantum of Solace" (sau khi đánh bại Gal Gadot trong buổi thử vai). Trong phim, cô đóng vai nhân viên Mật vụ Bolivia Camille Montes, người hợp tác với Bond để ngăn chặn một tổ chức khủng bố và trả thù cho cái chết của cha mẹ cô.
Cô đã được giới thiệu trên trang bìa của tạp chí "Maxim" ấn bản Hoa Kỳ số tháng 12 năm 2008 trên trang bìa của ấn bản tiếng Ukraina tháng 2 năm 2009 của tạp chí "Maxim". Tại Ukraine, thị trưởng Berdyansk đề nghị đặt tên đường theo tên bà vào đầu năm 2008, [ "cần dẫn nguồn" ] và cô cùng mẹ gặp Đệ nhất phu nhân Ukraine Kateryna Yushchenko tại ngôi nhà nông thôn của gia đình Tổng thống Viktor Yushchenko.
Đời tư.
Kurylenko nhập quốc tịch Pháp vào năm 2001, mà cô gọi là "một quyết định thiết thực" vì việc đi lại bằng hộ chiếu Pháp mà không cần thị thực dễ dàng hơn, trái ngược với việc đi bằng hộ chiếu Ukraine. Cô kết hôn với nhiếp ảnh gia thời trang người Pháp Cedric van Mol vào năm 2000, nhưng cặp đôi ly hôn 4 năm sau đó. Cô kết hôn với doanh nhân phụ kiện điện thoại di động người Mỹ Damian Gabrielle vào năm 2006, nhưng cuộc hôn nhân đó đã kết thúc bằng ly hôn vào cuối năm 2007. Kurylenko chuyển đến London vào năm 2009.
Kurylenko và người bạn đời cũ của cô, nam diễn viên kiêm nhà văn người Anh Max Benitz, có một con trai chào đời vào tháng 10 năm 2015.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2020, Kurylenko thông báo rằng cô đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Vào ngày 22 tháng 3, cô ấy nói rằng mình đã hoàn toàn bình phục.
Trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraina 2022, một phần của chiến tranh Nga-Ukraina, cô đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Ukraine. | 1 | null |
Tần Hoàn công (chữ Hán: 秦桓公, trị vì 603 TCN-577 TCN)), tên thật là Doanh Vinh (嬴荣), là vị quân chủ thứ 17 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trai của Tần Cung công, quân chủ thứ 16 của nước Tần. Năm 604 TCN, Tần Cung công qua đời, Doanh Vinh lên nối ngôi tức Tần Hoàn công.
Giao tranh với nước Tấn.
Tấn và Tần từng xảy ra chiến tranh từ thời Tần Mục công, kéo dài nhiều năm. Năm 601 TCN, Tấn và Tần lại giao tranh, quân Tần bị quân Tấn đánh bại.
Năm 580 TCN, Tấn Lệ công mới lên ngôi, muốn yên ổn bờ cõi, bèn hội với Tần Hoàn công cùng ăn thề giữ hòa bình bên sông Hoàng Hà. Nhưng khi Tấn Lệ công vừa trở về thì Tần Hoàn công trở mặt, cùng nước Địch bàn mưu đánh nước Tấn.
Nước Tấn lúc đó vẫn làm bá chủ chư hầu. Năm 578 TCN, Tấn Lệ công sai Lã Tương đi sứ trách nước Tần rồi họp 8 nước chư hầu mang quân đánh Tần, gồm Tề, Lỗ, Vệ, Tào, Trịnh, Tống, Chu, Đằng. Liên quân do Tấn đứng đầu đánh bại quân Tần ở đất Mã Toại, bắt được tướng Tần là Thành Sai và Bất Canh Nhữ Phủ. Tần bị thất bại nặng nề.
Năm 577 TCN, Hoàn công mất, ông ở ngôi 27 năm. Con ông là Doanh Hậu lên ngôi, tức là Tần Cảnh công. | 1 | null |
Tần Cảnh công (chữ Hán: 秦景公, trị vì 576 TCN-537 TCN), còn gọi là Tần Hi công (秦僖公), tên thật là Doanh Hậu (嬴後), là vị quân chủ thứ 18 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trai của Tần Hoàn công, vua thứ 17 của nước Tần. Năm 576 TCN, Tần Hoàn công mất, Doanh Hậu lên nối ngôi, tức là Tần Cảnh công.
Sự nghiệp.
Tấn và Tần từng xảy ra chiến tranh từ thời Tần Mục công, kéo dài nhiều năm. Năm 562 TCN, Tấn tấn công nước Trịnh, một đồng minh của Tần và Sở, Tần đem quân cứu Trịnh, đánh bại quân Tấn ở đất Lịch.
Năm 559 TCN, Tấn Điệu công làm bá chư chư hầu, dẫn đầu liên quân 13 nước đánh Tần và giết chết rất nhiều binh lính của Tần. Quân Tần thua chạy, bị quân Tấn truy đuổi, vượt qua sông Kinh Thủy đến thành Vực Lâm mới quay lại.
Năm 549 TCN, Tần Cảnh công đến hội chư hầu cùng Tấn Bình công để cùng giảng hòa.
Năm 541 TCN, em cùng mẹ Tần Cảnh công là Hậu Tử Châm được biệt đãi, trở nên giàu có. Có người bèn tố cáo Hậu Tử Châm phạm pháp, Hậu Tử Châm bỏ trốn sang nước Tấn nương nhờ Tấn Bình công, mang theo rất nhiều của cải.
Năm 537 TCN, Tần Cảnh công qua đời. Ông ở ngôi được 40 năm, con ông là Tần Ai công lên nối ngôi. Em ông là Hậu Tử Châm lại trở về nước Tần.
Lăng mộ.
Năm 1976, ngôi mộ của ông được phát hiện. Các nhà khảo cổ đã dành mười năm tới khai quật ngôi mộ, đó là ngôi lớn nhất Tần số 43 ngôi mộ được phát hiện cùng địa điểm. Nó giống một kim tự tháp ngược. Đây là ngôi mộ lớn nhất từng được khai quật ở Trung Quốc. Hơn 180 quan tài chứa 186 hài cốt đã được tìm thấy trong mộ, có lẽ là nạn nhân của việc tuẫn táng người sống. | 1 | null |
Tống Li công hay Tống Hi công (chữ Hán: 宋釐公/宋僖公; trị vì: 858 TCN-831 TCN), tên thật là Tử Cử (子舉), là vị vua thứ tám của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tử Cử là con của Tống Lệ công – vua thứ 7 nước Tống. Năm 859 TCN, Lệ công mất, Tử Cử lên nối ngôi, tức là Tống Ly công.
Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Tống trong thời gian ông làm vua.
Năm 831 TCN, Tống Ly công mất. Ông làm vua được 28 năm. Con ông là Tử Kiến lên nối ngôi, tức là Tống Huệ công. | 1 | null |
Tống Huệ công (chữ Hán: 宋惠公; trị vì: 830 TCN-800 TCN), tên thật là Tử Gián (子覵), là vị vua thứ chín của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tử Kiến là con của Tống Ly công – vua thứ 8 nước Tống. Năm 831 TCN, Ly công mất, Tử Kiến lên nối ngôi, tức là Tống Huệ công.
Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Tống trong thời gian ông làm vua.
Năm 800 TCN, Tống Huệ công mất. Ông làm vua được 31 năm. Con ông là Tống Ai công lên nối ngôi.
Tống Vi tử → Tống Vi Trọng → Tống công Kê → Tống Đinh công → Tống Mẫn công → Tống Dương công → Tống Lệ công → Tống Ly công → Tống Huệ công → Tống Ai công → Tống Đái công → Tống Vũ công → Tống Tuyên công → Tống Mục công → Tống Thương công → Tống Trang công → Tống Mẫn công → Tử Du → Tống Hoàn công → Tống Tương công → Tống Thành công → Công đệ Ngự → Tống Chiêu công → Tống Văn công → Tống Cung công → Tống Bình công → Tống Nguyên công → Tống Cảnh công → Khải → Tống Chiêu công → Tống Điệu công → Tống Hưu công → Tống Hoàn hầu → Tống Dịch Thành quân → Tống Khang vương | 1 | null |
Tần Ai công (chữ Hán: 秦哀公, trị vì 536 TCN-501 TCN), còn gọi là Tần Tất công ("秦毕公"), Tần Bi công ("秦㻫公"), Tần Bách công ("秦栢公"), là vị quân chủ thứ 19 của nước Tần - chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trai của Tần Cảnh công, vua thứ 18 của nước Tần. Năm 537 TCN, Tần Cảnh công qua đời, Ai công nối ngôi quốc quân.
Quan hệ với nước Sở.
Sở Bình vương sai sứ sang nước Tần xin lấy con gái tông thất cho thái tử Kiến. Tần Ai công bằng lòng gả con gái cho thái tử Kiến.
Năm 523 TCN, Sở Bình vương sai Phí Vô Cực sang nước Tần cầu hôn, xin lấy con gái tông thất cho thái tử Kiến. Tần Ai công bằng lòng gả con gái là Bá Doanh cho thái tử Kiến.
Nhưng khi người con gái nước Tần đến nước Sở, Sở Bình vương thấy nàng đẹp bèn lấy làm vợ và gả người con gái khác cho thái tử. Bình Vương lấy con gái nước Tần sinh ra con thứ là Trân, còn thái tử Kiến sinh con là Thắng.
Năm 522 TCN, Sở Bình Vương nghe lời gièm của Phí Vô Kỵ nên muốn giết thái tử Kiến. Thái tử cùng Ngũ Tử Tư bỏ chạy khỏi nước Sở. Sở Bình vương lập Hùng Trân làm thế tử, sau nối ngôi tức Sở Chiêu vương.
Sau khi thái tử Kiến bị giết, Ngũ Tử Tư sang nước Ngô phục vụ Ngô Hạp Lư. Năm 506 TCN, Ngô Hạp Lư mang quân đánh Sở báo thù cho Tử Tư, chiếm được Dĩnh Đô. Lúc đó Sở Bình vương đã mất, con là Chiêu vương (tức Hùng Trân) bỏ chạy. Bầy tôi nước Sở là Thân Bao Tư chạy sang cầu cứu Tần Ai công cứu nước Sở. Do sự năn nỉ suốt 7 ngày của Thân Bao Tư, Tần Ai công bằng lòng phát binh cùng 500 chiến xa cứu Sở.
Năm 505 TCN liên quân Tần-Sở đánh lui Ngô, Hạp Lư buộc phải rút lui, Sở Chiêu vương trở lại Sở.
Năm 501 TCN, Tần Ai công qua đời, ông ở ngôi 36 năm. Ai công có một người con trai (sử ký không nêu rõ tên) đã chết trước được đặt thụy là Tần Di công. Con Di công được lập lên nối ngôi, tức là Tần Huệ công. | 1 | null |
Ngoại giao Việt Nam thời Đinh phản ánh các hoạt động ngoại giao của chính quyền nhà Đinh từ năm 968 đến năm 979 trong lịch sử Việt Nam.
Hoàn cảnh.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong các sứ quân nổi dậy từ thời nhà Ngô, thống nhất quốc gia và lên ngôi hoàng đế. Tại phương Bắc, nhà Tống từng bước hoàn thành việc tiêu diệt các nước phương nam, lần lượt chiếm các nước Nam Bình, Hậu Thục và tiến đánh Nam Hán, cương thổ áp sát nước Đại Cồ Việt mới thành lập.
Vua Ngô Xương Văn trước đây chỉ sai sứ qua lại với chính quyền Nam Hán ở Quảng Châu mà chưa tiếp xúc với nhà Tống ở Biện Kinh. Trước tình hình mới ở Trung Quốc, triều đình nhà Đinh chủ động thiết lập quan hệ với nhà Bắc Tống.
Các hoạt động ngoại giao.
Năm 970, quân Tống do Phan Mỹ chỉ huy tiến vào bờ cõi Nam Hán. Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. Sử không chép rõ người nhận lệnh đi sứ là ai. Lê Văn Siêu đánh giá cao việc tham mưu của triều đình nhà Đinh để đi đến quyết sách ngoại giao này của Đinh Tiên Hoàng là kịp thời, quan hệ thẳng với chính quyền trung nguyên, không chịu khuất chính quyền Nam Hán.
Sang năm 971, Phan Mỹ hoàn thành việc tiêu diệt Nam Hán. Biên giới giữa Bắc Tống và Đại Cồ Việt chính thức liền kề. Năm 972, Đinh Tiên Hoàng sai con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đi sứ nhà Tống lần thứ 2.
Năm 973, Đinh Liễn trở về. Tống Thái Tổ sai sứ sang phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ Quận Vương, Đinh Liễn làm "Kiểm hiệu thái sư Tĩnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ". Lời chế của vua Tống nói:
Năm 975, Đinh Tiên Hoàng lại sai Trịnh Tú đi sứ nhà Tống lần thứ 3, đem vàng lụa, sừng tê, ngà voi sang. Đến mùa thu năm đó, Tống Thái Tổ sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự dẫn đầu đoàn sứ cùng Vương Ngạn Phù đem chế sách sang Đại Cồ Việt lần thứ 2, gia phong cho Nam Việt Vương Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ Quận Vương. Từ đó về sau, sai sứ sang nhà Tống đều lấy Đinh Liễn làm chủ.
Đầu năm 976, Đinh Tiên Hoàng sai em Trần Lãm là Trần Nguyên Thái đi sứ lần thứ 4, sang đáp lễ nhà Tống.
Tháng 10 năm 976, Tống Thái Tổ qua đời, Tống Thái Tông lên ngôi. Sang năm 977, Đinh Tiên Hoàng sai sứ sang lần thứ 5, mừng Thái Tông lên ngôi.
Như vậy chỉ trong vòng 11 năm tồn tại, nhà Đinh đã hoạt động ngoại giao với nhà Tống 7 lần: 5 lần sứ Đại Cồ Việt sang Trung Quốc, 2 lần sứ nhà Tống sang Đại Cồ Việt. | 1 | null |
Heinrich Louis d'Arrest (13 tháng 8 năm 1822 – 14 tháng 6 năm 1875; ) là một nhà thiên văn người Đức, sinh ra ở Berlin. Tên của ông đôi khi được gọi là Heinrich Ludwig d'Arrest.
Tiểu sử.
Tổ tiên của Heinrich Louis D'Arrest là những người Pháp gốc Huguenot chạy sang Đức vào năm 1685 sau khi Sắc lệnh Nantes bị bãi bỏ. Cha của ông là kế toán cho thuộc địa Louis d'Arrest của Pháp.
D'Arrest học toán tại Đại học Berlin. Đồng thời, ông bắt đầu nghiên cứu thiên văn học và vì vậy vào ngày 9 tháng 7 năm 1844, ông đã quan sát được sao chổi giống Mauvais người Pháp, người đã nhìn thấy nó hai ngày trước đó. Vào ngày 28 tháng 12 năm 1844, ông phát hiện ra một sao chổi khác.
Năm 1845, ông trở thành trợ lý cho Johann Gottfried Galle tại Đài thiên văn Berlin (từ năm 1845 đến năm 1848). Ông tham gia vào cuộc tìm kiếm Sao Hải Vương do Johann Gottfried Galle tổ chức. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, Galle và d'Arrest đã tìm kiếm trên bầu trời một cách có hệ thống thông qua những tính toán của nhà thiên văn học người Pháp Urbain Le Verrier, người đã tính toán vị trí của hành tinh dựa trên các nhiễu loạn quỹ đạo của Sao Thiên Vương. Sao Hải Vương được phát hiện cùng đêm đó.
Năm 1848, d'Arrest làm việc tại Đài thiên văn Leipzig. D'Arrest tập trung vào nghiên cứu các tinh vân. Ông đã quan sát vị trí của hơn 2000 tinh vân (trong đó có 500 tinh vân là do d'Arrest phát hiện). Vào năm 1851, Ông cũng đã phát hiện được một sao chổi và được mang tên ông (chính thức được định danh là 6P/d'Arrest). Ông cũng nghiên cứu các tiểu hành tinh, phát hiện ra 76 Freia, các tinh vân và thiên hà, phát hiện ra NGC 1 vào năm 1861 và NGC 26 và NGC 358 vào năm 1865.
Năm 1864, D'Arrest đã thực hiện một cuộc tìm kiếm không thành công cho vệ tinh Sao Hỏa, và ấn định một giới hạn trên 70 phút là khoảng cách từ Sao Hỏa mà trong đó một vệ tinh cần được tìm kiếm.
Ông đã giành được Huy chương vàng của Hội Thiên văn Hoàng gia năm 1875.
Vào ngày 4 tháng 11 năm 1851, ông kết hôn với Auguste Emilie Möbius, con gái của nhà thiên văn học và toán học August Ferdinand Möbius. Ông mất ở Copenhagen, Đan Mạch.
Tên ông được đặt cho một miệng núi lửa trên Mặt Trăng, một miệng núi lửa trên vệ tinh Phobos của Sao Hỏa và tiểu hành tinh 9133 d'Arrest. | 1 | null |
Đại học Tôn Trung Sơn Moskva (tiếng Trung giản thể: 莫斯科中山大学, tiếng Trung phồn thể:莫斯科中山大学) (tiếng Nga: Коммунистический университет трудящихся Китая имени Сунь Ятсена) là một trường do Quốc tế Cộng sản tổ chức. Đây là nơi đào tạo các nhà cách mạng cho cả Quốc dân đảng lẫn Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trường hoạt động từ năm 1925-1930.
Đại học Tôn Trung Sơn Moskva tọa lạc tại số 16 đường Volkhonka, chính thức bắt đầu khai giảng vào ngày 7 tháng 11 năm 1925, nhân kỷ niệm lần thứ tám của Cách mạng Tháng Mười. Đại học có khoảng 100 sinh viên Trung Quốc theo học. Trường được đặt tên Tôn Trung Sơn để vinh danh những đóng góp của ông cho cách mạng Trung Quốc.
Mikhail Borodin, đại diện Quốc tế Cộng sản tại Trung Quốc, chỉ đạo tuyển sinh khóa đầu tiên. Những sinh viên ưu tú được lựa chọn từ các thành viên của cả Đảng Cộng sản lẫn Quốc dân đảng. Nhiệm vụ của trường là giáo dục sinh viên chủ nghĩa Mác - Lênin, đào tạo công tác phong trào quần chúng, lý thuyết và thực hành quân sự. Các hiệu trưởng của trường là: Karl Radek (1925 -1927), Mi Fu (1927 -1930).
Ngoài các khóa học, trường thường xuyên tổ chức thuyết trình về các phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng Trung Quốc bởi các thành viên nổi bật của Quốc tế Cộng sản như I. V. Stalin, Leon Trotsky, Trương Quốc Đào và Hướng Trung Phát...Mặc dù các khóa học, nghiên cứu chỉ kéo dài trong vài năm nhưng trường đã có ảnh hưởng lớn đến những người được đào tạo. Nhiều người trong số họ đã trở thành các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Vương Minh, Bác Cổ, Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường, Dương Thượng Côn, Đặng Tiểu Bình và đặc biệt là Tưởng Kinh Quốc, tổng thống tương lai của Đài Loan.
Tháng 7-1927, khi liên minh Quốc - Cộng tan vỡ. Tưởng Giới Thạch thanh trừng phe Cộng sản, các sinh viên Quốc Dân Đảng đã được gửi trở lại Trung Quốc và trường đóng cửa vào mùa hè năm 1930. Đại học Tôn Trung Sơn Moskva đã đóng một vai trò quan trọng lịch sử hiện đại của Trung Quốc. | 1 | null |
Tần Huệ công (chữ Hán: 秦惠公, trị vì 500 TCN-492 TCN), là vị vua thứ 20 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Huệ công là cháu nội của Tần Ai công, vua thứ 19 của nước Tần. Do cha ông mất sớm nên Huệ công trở thành người kế vị ông nội. Năm 501 TCN, Tần Ai công qua đời, Huệ công lên nối ngôi.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông và các sự kiện liên quan đến nước Tần trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 492 TCN, Huệ công mất, ở ngôi 9 năm. Con ông là Tần Điệu công lên nối ngôi. | 1 | null |
ACM ("Association for Computing Machinery") là một hiệp hội quốc tế thành lập năm 1947 về nghiên cứu, giáo dục ngành Khoa học máy tính và Tin học với hơn 100.000 hội viên, tính đến năm 2011.
Thư viện số.
ACM có một thư viện số với khối lượng đáng kể các tạp chí, tập san của các tổ chức, kỷ yếu hội nghị.
Dịch vụ.
ACM cung cấp một cách phân loại các ngành, chuyên ngành liên quan đến tính toán với khoảng 10 chuyên ngành rộng và hàng trăm chuyên ngành hẹp. | 1 | null |
Cò hương, (danh pháp hai phần: Ixobrychus flavicollis) là một loài chim thuộc họ Diệc sinh sản ở châu Á nhiệt đới từ Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Sri Lanka về phía đông đến Trung Quốc, Indonesia và Úc. Nó chủ yếu định cư nhưng một số ở phương bắc di cư khoảng cách ngắn.
Nó là loài chim khá lớn với chiều dài . Nó có cổ hơi dài và mỏ vàng dài. Chim trưởng thành phía trên có màu đen đồng nhất với hai bên cổ màu vàng. Phía dưới hơi trắng.
Chúng làm tổ trên búi sậy hoặc bụi cây hay một số cây. Mỗi tổ có 3-5 quả trứng. Cò hương ăn côn trùng, cá và động vật lưỡng cư. | 1 | null |
Diệc mỏ thuyền (danh pháp hai phần: Cochlearius cochlearius) là một loài chim thuộc chi đơn loài "Cochlearius", họ Diệc.. Diệc mỏ thuyền đôi khi được phân loại như là diệc, nhưng đôi khi lại được xếp trong họ riêng của chính nó là Cochlearidae, nhưng hiện nay nó thông thường được coi là thành viên của họ Ardeidae.
Loài này sinh sống ở các đầm lầy cây ngập mặn từ México về phía nam đến Peru và Brazil. Nó có thân dài đến 54 cm. Chim trưởng thành có chỏm đầu màu đen, màu dài và lưng trên dài. Mặt, cổ và ức màu trắng và phần dưới màu nâu đỏ với các sườn bên màu đen. Cánh và lưng dưới màu xám nhạt. Chúng ăn cá, chuột, rắn nước, loài giáp xác, côn trùng và động vật lưỡng cư. | 1 | null |
Akshay Kumar, tên chính thức Rajiv Hari Om Bhatia, sinh 9 tháng 9 năm 1967 là Diễn viên phim Ấn Độ, nhà sản xuất và võ sĩ, đã xuất hiện trong hơn một trăm bộ phim Tiếng Hinđi. Kumar chủ yếu đóng vai chính trong bộ phim hành động, ngoài ra có các vai diễn phim truyền hình, lãng mạn và hài hước. Housefull 2 (năm 2012) và Rathore Rowdy (2012) là hai phim thành công mới nhất của Kumar. | 1 | null |
"The Anthem" là đĩa đơn thứ hai trong album "The Boatlift", album phòng thu thứ ba của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ gốc Cuba Pitbull. Trong ca khúc có sự góp giọng của nam ca sĩ Lil Jon. Đoạn mở đầu của "The Anthem", cũng giống như phần điệp khúc, được lấy từ một ca khúc Latin nổi tiếng những năm 1970 của Sonora Dinamita, "El Africano". Ngoài ra, "The Anthem" cũng có sử dụng một đoạn nhạc mẫu từ ca khúc "Calabria" của nhà sản xuất người Đan Mạch Rune Reilly Kølsch, còn được biết đến với nghệ danh Enur.
Phối khí - "Defense (The Anthem)".
Bản phối khí chính thức của "The Anthem" có tựa đề là "Defense (The Anthem)" có sự góp giọng của nam ca sĩ nhạc soca người Trinidad Machel Montano. Bản phối khí này có thể tìm thấy trong album phòng thu "Flame on" của anh. Có một video âm nhạc riêng cho bản phối khí này trên YouTube.
Video âm nhạc.
Video âm nhạc cho "The Anthem" được quay tại Trinidad và Tobago, Miami. và Atlanta và đã đạt được hơn 11 triệu lượt xem trên YouTube. | 1 | null |
Tần Tương công (chữ Hán: 秦襄公,833 TCN – 766 TCN), là vị vua thứ sáu của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là vị vua đầu tiên của nước Tần chính thức có địa vị chư hầu của nhà Chu.
Thân thế.
Theo Sử ký, Tần Tương công là con thứ của Tần Trang công, vua thứ 5 nước Tần. Anh ông là Doanh Thế Phủ vì căm thù quân Tây Nhung giết ông nội Tần Trọng nên tình nguyện làm tướng cầm quân chống Tây Nhung, nhường ngôi thế tử cho ông.
Năm 778 TCN, Tần Trang công mất, Tần Tương công lên nối ngôi.
Chiến tranh với Tây Nhung.
Cuộc chiến giữa Tần và Tây Nhung vẫn ác liệt. Năm 776 TCN, quân Tây Nhung kéo đến vây kinh thành Khuyển Khâu của nước Tần. Thế Phủ mang quân ra đánh bị thua trận và bị quân Tây Nhung bắt sống.
Năm 775 TCN, vua Tây Nhung thả cho Thế Phủ trở về nước Tần.
Năm 771 TCN, Chu U Vương bị bộ tộc thuộc Tây Nhung là Khuyển Nhung mang quân đánh vào Cảo Kinh. Chu U Vương bị giết chết. Tần Tương công cùng Tấn Văn hầu, Trịnh Vũ công và Vệ Vũ công mang quân cứu nhà Chu, đánh đuổi quân Khuyển, Nhung và lập thái tử Nghi Cữu lên ngôi, tức là Chu Bình Vương.
Mở mang bờ cõi.
Chu Bình Vương tránh quân Khuyển Nhung, bèn thiên đô từ Cảo Kinh sang Lạc Ấp phía đông. Tần Tương công mang quân hộ tống Chu Bình vương thiên đô. Chu Bình Vương phong cho Tần Tương công làm chư hầu, ngang hàng như các nước Tấn, Vệ, Trịnh... (trước đó Tần chỉ có địa vị phụ dung của nhà Chu)
Đồng thời, Chu Bình Vương còn giao cho ông việc đánh Tây Nhung, hẹn nếu đánh bại được quân Tây Nhung thì ban cho nước Tần đất đai phía tây Kỳ Sơn, rồi cùng thề với ông về việc này.
Từ khi trở thành chư hầu chính thức của nhà Chu, Tần Tương công bắt đầu sai sứ giao hiếu với các chư hầu khác.
Nước Tần mới đầu lập quốc vẫn còn yếu kém, vùng đất Chu Bình vương ban cho thực chất chỉ có Nhung và Địch, để có thể tồn tại, Tần Tương công liên tục tấn công Tây Nhung.
Tần Tương công mang quân giao tranh với quân Tây Nhung. Năm 766 TCN, Tần Tương công xuất binh đánh Tây Nhung, đánh đến Kỳ Sơn thì đột nhiên qua đời. Ông ở ngôi được 12 năm. Con ông là Tần Văn công lên nối ngôi.
Danh hiệu.
Theo các sử gia, Tư Mã Thiên đã dựa vào một trong các tài liệu cổ trước ông là "Tần kỷ" để viết Sử ký. Sách Tần kỷ viết theo quan điểm nước Tần: vua nước Tần vốn chỉ có tước "bá", được Tư Mã Thiên chép thành tước "công". Tước hiệu thực của Tần Tương công và cha ông, cũng như nhiều đời vua Tần về sau chỉ là tước "bá". | 1 | null |
Nguyễn Đức Vinh (sinh năm 1958) là một nhà quản lý doanh nghiệp thành đạt tại Việt Nam. Theo đánh giá của VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam, ông là một trong 4 doanh nhân nổi bật tại Việt Nam trong năm 2011. Ông cũng là người được cho là có mức lương cao nhất trong giới lãnh đạo tại Việt Nam với khoảng 1 triệu USD mỗi năm khi còn làm CEO tại Techcombank.
Đánh giá.
Ông là người có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí điều hành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, với tên tuổi gắn liền thành công của Techcombank trong thời gian dài. Ông được đánh giá là một trong những tác giả của nhiều sách lược quyết đoán mang tính đột phá, tạo bước tiến nhanh về quy mô và hiệu quả kinh doanh, về thương hiệu, chiến lược phát triển của Techcombank. Ông mở ra nhiều sản phẩm mới, nâng cấp chất lượng dịch vụ của ngân hàng, gầy dựng đội ngũ lãnh đạo cho ngân hàng. Giai đoạn ông điều hành, mức tăng trưởng của Techcombank về tổng tài sản và doanh thu thường đạt trên 30%. | 1 | null |
Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long (tiếng Anh: Vinh Long Radio - Television Station, viết tất: THVL) là đài phát thanh - truyền hình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Đài được rất nhiều khán giả tại miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ (trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh) yêu thích với các chương trình giải trí và phim truyện hấp dẫn. Đây là nhà đài lớn nhất ở khu vực Tây Nam Bộ và là top 3 đài truyền hình có chỉ số đánh giá cao nhất cả nước bên cạnh VTV và HTV. Từ năm 2020, đài trở thành "Đơn vị Anh hùng Lao động".
Hạ tầng phát sóng.
Sóng truyền hình.
Trên sóng truyền hình, Đài Truyền hình Vĩnh Long phát sóng 24/24h hàng ngày trên các kênh sóng THVL1, THVL2, THVL3, THVL4.
Sóng phát thanh.
Trên sóng phát thanh, Đài hiện đang phát sóng 24/24h hàng ngày trên sóng FM.
Trang thông tin điện tử.
Khai thác các nguồn thông tin được chọn lọc như khoa giáo, giải trí, khoa học, xã hội, kỹ thuật công nghệ, tin trong nước.
Tranh cãi.
Một số chương trình tin tức, phóng sự của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long đã nhiều lần đưa ra những thông tin mang tính chất quy chụp, một chiều và sai sự thật.
Chương trình "Lời cảnh báo" kỳ 385 được chiếu trên THVL1 vào tháng 8 năm 2017 có nói lên về hàng loạt mặt trái của anime, khía cạnh ecchi được khai thác khá mạnh. Nhưng khi đưa ra ví dụ về việc trong anime có ecchi, Đài đã đưa hẳn cả một bộ hentai lên màn hình và đánh đồng đây là anime. Chỉ vài giờ sau khi video được đăng tải, hàng loạt fan anime và người dùng Facebook đã mở một cuộc tổng tấn công vào Facebook của Đài với mục đích là để ép Đài phải có lời xin lỗi với hàng loạt fan anime tại Việt Nam. Ngoài ra, do bị spam quá nhiều vào phần bình luận, Đài đã phải tắt tính năng đánh giá do nhận quá nhiều đánh giá 1 sao. Sau đó thì Đài đã xóa video nói trên.
Chương trình "Câu chuyện cuộc sống" với chủ đề "Game nhiệm vụ cướp của giết người - Giải trí hay cổ xúy phạm pháp" phát sóng trên THVL1 ngày 2 tháng 8 năm 2018 cho rằng những tựa game sinh tồn, trong đó có PlayerUnknown's Battleground (hay còn được gọi tắt là PUBG) và Minecraft là "có khuynh hướng bạo lực". Sau khi video lên sóng đã nhận rất nhiều chỉ trích từ cộng đồng game thủ. Sau đó, Đài đã tự xóa video. Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2019, Đài lại đăng tiếp một video với tiêu đề "Nghiện game online còn khó cai hơn nghiện ma túy". Video này cũng bị xóa sau khi nhận số lượng dislike lớn trên YouTube. | 1 | null |
Phép giảng tám ngày là một quyển sách giáo lý Giáo hội Công giáo Rôma do linh mục thừa sai Alexandre de Rhodes (tức Đắc Lộ) biên soạn bằng chữ Quốc ngữ, được in tại Roma, Ý vào năm 1651 cùng với "Từ điển Việt-Bồ-La". Đây được xem là quyển sách văn xuôi tiếng Việt đầu tiên được in bằng chữ Quốc ngữ.
Tên gốc.
Sách có tên gốc Latinh là "Cathechismvs in octo dies diuiſus", tên đầy đủ: "Cathechismvs pro ijs, qui volunt ſuſcipere baptismvm in octo dies diuiſus" (tiếng Việt trung đại: "Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma ꞗĕào đạo thánh đức Chúa blời", tiếng Việt hiện đại: "Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội, mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời").
Lịch sử.
Năm 1650, Đắc Lộ xin Thánh bộ Truyền bá Đức tin của Tòa Thánh (ngày nay là Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, còn gọi là Bộ Truyền giáo) cho in quyển "Lịch sử Đàng Ngoài" bằng tiếng Ý. Đến năm 1651, ông lại xin in ba quyển khác là "Khái luận Việt ngữ", "Từ điển Việt-Bồ-La" và "Phép giảng tám ngày". Quyển "Phép giảng tám ngày" song ngữ, gồm 319 trang, từng trang được in hai cột song song: tiếng Latinh cột bên trái, tiếng Việt cột bên phải. Sách do Thánh Bộ Truyền bá Đức tin tài trợ và chủ trì việc in ấn tại xưởng in riêng của họ. Năm 1652, được Thánh bộ viện trợ cho một số tiền, Đắc Lộ sai một phụ tá người Trung Hoa đem sách từ Macao về Ý để in ấn.
Tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, nơi hiện lưu giữ cuốn sách này là Nhà thờ Mằng Lăng, thôn Hội Phú, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. | 1 | null |
Trận Amiens là một trận đánh trong Chiến dịch nước Pháp trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 20 tháng 5 cho đến ngày 8 tháng 6 năm 1940, giữa quân đội Đức Quốc xã ("Wehrmacht") và quân đội Pháp (với sự hỗ trợ của Lực lượng Viễn chinh Anh), nhằm tranh giành quyền kiểm soát thành phố Amiens. Mặc dù cuộc kháng cự của quân đội Pháp trong trận chiến này được xem là thời khắc tốt nhất của họ vào năm 1940, Quân đoàn "Panzer" XIV của Đệ tam Đế chế Đức thuộc tập đoàn quân thiết giáp của tướng Paul Ludwig Ewald von Kleist cuối cùng cũng đã giành lợi thế và đánh bật được Sư đoàn Bộ binh số 16 của Pháp ra khỏi cao nguyên Dury vào ngày 6 tháng 6. Trong vòng hai ngày sau, quân đội Đức lại tiến công một sư đoàn Pháp khác và trận đánh kết thúc với cuộc triệt thoái của quân đội Pháp.
Bối cảnh lịch sử.
Vào tháng 5 năm 1940, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đức Quốc xã đã chiếm được phần lớn miền đông bắc nước Pháp. Cũng như Lille, Calais và Arras, Amiens là một mục tiêu quan trọng: một khi chiếm được thành phố này, quân đội Đức sẽ có thể tiếp tục bước tiến của mình. Vào ngày 20 tháng 5, với các cỗ xe tăng của mình, người Đức đã xuất hiện ở phía trước Amiens.
Hậu quả.
196 xe tăng Đức (gồm các loại Panzer III và IV) đã bị phá hủy trong trận chiến này. Trước cuộc kháng cự dữ dội của các sư đoàn Pháp tại Amiens, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã gửi điện mừng đến Thủ tướng Paul Reynaud của Pháp. Sau này, bức điện này đã truyền cảm hứng cho ý tưởng của tướng Charles de Gaulle về một nước Pháp kháng chiến, hay nói cách khác là một "Nước Pháp Tự do.
Quân đội Pháp đã gây cho quân đội Đức những thiệt hại nặng nề trong trận chiến Amiens, tuy nhiên quân Pháp đã không thể ngăn cản phương thức "Đánh nhanh, thắng nhanh" ("Blitzkrieg") của Đức và rơi vào tình hình hỗn loạn. Vào ngày 24 tháng 6, sau khi sườn phía bắc của họ đã được bảo vệ, các lực lượng Đức đã tiến vào Paris, mặc dù quân Pháp vẫn tiếp tục kháng cự bước tiến của quân đội Ý tại dãy Anpơ sau khi Ý tuyên chiến với Pháp. Sự thất bại của các thiếu sinh quân Pháp thuộc trường Kỵ binh tại Saumur trước Sư đoàn Kỵ binh số 1 của Đức trong cuộc phòng ngự sông Loire (xem bài Trận Saumur (1940)) đã tạo điều kiện cho quân đội Đức tấn công miền nam Pháp. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1940, hiệp định đầu hàng của Pháp đã được ký kết giữa các đại biểu Pháp với Đệ tam Đế chế Đức tại Compiègne (về phía bắc Paris), chính là nơi Thống chế Ferdinand Foch đã đề xuất các điều khoản với nước Đức bại trận vào năm 1918 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trong suốt 4 năm sau đó, quân đội Đức Quốc xã đã chiếm đóng Amiens, cho tới khi quân đội Anh giải phóng thành phố này vào năm 1944. Trong thời gian chiến tranh, 60% thành phố này đã bị hủy hoại do sự dội bom của không lực Đồng Minh (đặc biệt là trong Chiến dịch Jericho vào ngày 28 tháng 2 năm 1944). | 1 | null |
Thoái vị là việc một vị vua, nữ hoàng hay nhà quý tộc từ bỏ chức tước cho người khác. Thông thường, kế vị sẽ là người có mối quan hệ khá thân cận với người thoái vị, có thể là về huyết thống hoặc tư tưởng, hoặc thậm chí là còn chịu sự phụ thuộc. Chính vì thế, người thoái vị vẫn được thừa hưởng một số quyền lực, ưu đãi hoặc phúc lợi từ người kế vị dành cho mình. Điều này phân biệt với hành động nhường ngôi (hoặc nhượng vị, thiện nhượng); khi đó, người kế vị có quyền thay đổi cả một thể chế trước đó của người đã nhường ngôi, nếu người đó muốn như vậy.
Thời cổ đại phương Tây.
Những lần thoái vị nổi bật nhất phương Tây thời cổ đại bao gồm của Lucius Cornelius Sulla, Nhà độc tài La Mã, năm 79 TCN; Hoàng đế Diocletianus năm 305 CN; và Hoàng đế Romulus Augustulus năm 476 CN.
Thời cổ đại phương Đông.
Tại phương đông, thoái vị thường gắn liền với chế độ Thiện nhượng (chữ Hán: 禪讓). Thiện nhượng có nghĩa là "nhường lại ngôi vị", được ghép bởi các cụm từ Thiện vị và Nhượng vị, là một phương thức thay đổi quyền thống trị trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, sau này được phổ biến sang các nước Đồng Văn. Dưới đây là bản liệt kê một loạt những cuộc thoái vị nhường ngôi trong lịch sử:
Ngoài những cuộc thoái vị nhường ngôi, trong lịch sử còn xuất hiện những trường hợp thoái vị không nhường ngôi, nghĩa là sau khi thoái vị thì chính quyền đó cũng chấm dứt luôn, thông thường đều là những vị quân chủ cuối cùng của 1 quốc gia phong kiến. Điển hình như: Thanh Cung Tông Ái Tân Giác La Phổ Nghi bên Trung Quốc, hay vua Bảo Đại của nhà Nguyễn ở Việt Nam. | 1 | null |
PZL.50 Jastrząb ("Chim ưng") là một loại máy bay tiêm kích trước chiến tranh thế giới II của Ba Lan, do Wsiewołod Jakimiuk thiết kế.
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Máy bay tiêm kích Ba Lan 1930–1939]]
[[Thể loại:Máy bay PZL]]
[[Thể loại:Máy bay chiến đấu]]
[[Thể loại:Máy bay quân sự]]
[[Thể loại:Máy bay tiêm kích]]
[[Thể loại:Máy bay cánh dưới]]
[[Thể loại:Dự án máy bay hủy bỏ]]
[[Thể loại:Dự án máy bay hủy bỏ của Ba Lan]]
[[Thể loại:Máy bay một động cơ cánh quạt]] | 1 | null |
Thủy điện Trung Sơn là thủy điện được xây dựng trên dòng chính sông Mã trên vùng đất xã Trung Sơn huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam .
Thủy điện Trung Sơn có tổng công suất lắp máy 260 MW với 4 tổ máy, sản lượng điện hàng năm 1018 triệu KWh, khởi công tháng 11/2012 , hoàn thành tháng 06/2017.
Vị trí.
Thủy điện Trung Sơn thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam, cách thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa khoảng 195 km về phía Tây – Bắc, cách thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình khoảng 95 km về phía Tây – Nam. Lòng hồ thuộc địa phận các huyện Mường Lát, Quan Hóa (Thanh Hóa) và huyện Mộc Châu (Sơn La), điểm cuối lòng hồ cách biên giới Việt - Lào khoảng 9,5 km.
Nhiệm vụ chính.
Thủy điện Trung Sơn là một dự án đa mục tiêu: vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ. Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260 MW, bao gồm 4 tổ máy và sản lượng điện hàng năm 1.018,61 triệu kWh là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia. Dự án cũng sẽ giúp kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu với dung tích phòng lũ thường xuyên 112 triệu m3.
Chủ đầu tư.
Thủy điện Trung Sơn là dự án do Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo.) – đơn vị được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành lập và giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư dự án tại Quyết định số 106/QĐ-EVN ngày 17/3/2011. TSHPCo. chịu trách nhiệm quản lý xây dựng và vận hành dự án thủy điện Trung Sơn. Sau khi thành lập 03 Tổng Công ty phát điện (Genco), TSHPCo trực thuộc Genco 2.
Tổng giá thành xây dựng công trình là: Sấp xỉ 7,8 nghìn tỉ đồng (7.775.146 triệu đồng Việt Nam) tương đương 410,68 triệu Đô la Mỹ với tỷ giá lúc xây dựng xong công trình là 18.932 đồng/USD theo số liệu công bố ngày 31/12/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trong đó: (1) Vốn vay Ngân hàng Thế giới là 330 triệu USD; (2) Vốn đối ứng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 80,68 triệu USD).
Thủy điện Trung Sơn là dự án được ký giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ngày 28 tháng 6 năm 2011. Hiệp định vay có hiệu lực từ ngày 23 tháng 9 năm 2011.
Tác động môi trường dân sinh.
Thủy điện Trung Sơn được báo cáo là dự án thủy điện hạn chế tối thiểu các tác động về môi trường, xã hội của tất cả các hoạt động thi công, vận hành có liên quan đến dự án. Đặc biệt đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi dự án sẽ được cải thiện đáng kể sau khi dự án hoàn thành. Dự án còn mang lại những lợi ích về môi trường vì nó giúp giảm phát thải khí nhà kính (GHGs) so với các nhà máy điện có cùng quy mô hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch.
Nghịch lý ở sát thủy điện nhưng không có điện.
Tuy nhiên khi thủy điện hoàn thành thì xuất hiện nghịch lý những "ngôi làng nằm giữa 2 nhà máy thủy điện nhưng... không có điện", như tình trạng năm 2020 của bản Sậy xã Trung Thành huyện Quan Hóa, nằm bên bờ sông Mã ở giữa hai thủy điện Thành Sơn và Trung Sơn. | 1 | null |
Bộ tản nhiệt Laptop hay còn gọi là quạt laptop hay Đế tản nhiệt laptop (tiếng Anh là cooler pad hay chill mat) là bộ phận cần thiết để làm giảm nhiệt độ của laptop trong trường hợp quạt tích hợp trong laptop bị hỏng hoặc không đủ công suất làm mát laptop. Tùy theo loại, quạt tản nhiệt máy tính xách tay có thể là loại 1 quạt lớn, loại 2 quạt nhỏ ở hai bên hoặc loại 3 quạt, 4 quạt. Đế của bộ tản nhiệt tiếp xúc với máy tính thường làm bằng nhựa hoặc kim loại (thép) để sự tản nhiệt nhanh hơn.
Bộ tản nhiệt chủ động.
Các bộ tản nhiệt chủ động dùng các quạt nhỏ để tạo ra các luồng không khí làm mát laptop, thường đặt ở dưới laptop, nơi nóng nhất của laptop. Các bộ tản nhiệt dùng nguồn năng lượng điện đa số từ máy tính thông qua dây cáp nối từ cổng USB, đôi khi cũng có bộ tản nhiệt dùng năng lượng điện từ ổ cắm. Những đế tản nhiệt này hiệu quả không được cao, nó chỉ giúp laptop giảm từ 1-2 độ C.
Bộ tản nhiệt thụ động.
Các bộ tản nhiệt này không sử dụng năng lượng mà dùng hợp chất muối hữu cơ để tản nhiệt , thường giới hạn tác dụng từ 6 đến 8 tiếng. Một số bộ tản nhiệt làm bằng thép tản nhiệt giúp tản nhiệt rất nhanh. | 1 | null |
Sự cố tàu ngầm Komsomolets xảy ra vào ngày 7 tháng 4 năm 1989 là một tai nạn về kỹ thuật của tàu ngầm nguyên tử Komsomolets của Liên Xô tại biển Barents. Nó được xem là một thảm kịch, là một tai nạn đáng sợ nhất trong số những vụ tai nạn xảy ra với loại tàu ngầm nguyên tử Liên Xô. Tuy sự cố đã trải qua hơn hai thập niên nhưng nó đang đe dọa miền Bắc Âu bằng một "nguy cơ chernobyl", ngày nào mà các lớp bọc lò nguyên tử của nó bị nước biển ăn mòn.
Chiếc tàu ngầm nguyên tử hiện đại nhất của Liên Xô.
Tàu ngầm nguyên tử Komsomolets có ký hiệu là K.278 đây là chiếc tiềm thủy đỉnh lớn nhất thế giới trong một thời gian dài từ lúc nó ra đời. Tàu ngầm này có chiều dài 122m, rộng 11,5m và độ mớn nước 9.700 tấn. Điểm đặc thù của chiếc tàu ngầm này là ở lớp vỏ bằng titan cho phép nó lặn sâu đến 1.000m, một độ sâu mà chưa chiếc tàu ngầm nào thời đó đạt đến.
Việc chế tạo chiếc tàu ngầm đó đã kéo dài rất lâu và rất tốn kém. Nó được trang bị tên lửa và hai ống phóng ngư lôi với đầu đạn hạch tâm.
Diễn biến.
Vào ngày 7 tháng 4 năm 1989, trong vùng biển trung lập Na Uy, cách đảo Ours 180 km về hướng Tây Nam và cách bờ biển Na Uy 490 km, chiếc tàu ngầm đang trở về căn cứ sau một chuyến công tác ở độ sâu bình thường.
Lúc 11 giờ, các thủy thủ ca đầu đã thức giấc, trong khi ca ba sắp sửa dùng bữa trưa. Viên sĩ quan trực Alexandre Verezgov thu thập các báo cáo của từng khoang. Anh thản nhiên báo cáo vào micro: "Đã kiểm tra khoang số 7. Độ ngăn cách và thành phần không khí bình thường. Không có gì báo cáo".
Lúc 11 giờ 03, một tín hiệu phát ra trên bảng điều khiển của anh cơ khí viên trực Viatcheslav Youdine: "Nhiệt độ trong khoang số 7 cao hơn 70ºC". Youdine thông báo này với viên thuyền trưởng, ông này đã ban lệnh báo động toàn diện. Tiếng còi hú vang khắp các khoang. Những sĩ quan chạy bộ về phòng chỉ huy. Thuyền trưởng liên tục gọi khoang số 7 có lẽ đang bị lửa hoành hành, nhưng không nghe trả lời. Youdine đề nghị: "Thưa thuyền trưởng, cần cho khí freon vào khoang số 7 gấp".
Thuyền trưởng Evgueni Vanine do dự - khí freon là một hỗn hợp khí có thể ngăn lửa lan tràn, nhưng nó cũng gây tử vong chắc chắn cho ai ở trong khu vực có nó. Nhưng anh thủy thủ trực khoang số 7 vẫn không có động tỉnh gì qua liên lạc... thế là thuyền trưởng bèn quyết định: "Cho freon vào khoang số 7!". Kể từ giây phút đó, thủy thủ Nodar Boukhnikachvili chẳng còn cơ may nào sống sót. Mọi người đều hi vọng đây sẽ là nạn nhân duy nhất cho sự cố trên.
Khí freon sẽ dập tắt được ngọn lửa tại khoang số 7 nếu một ngọn hồ quang không làm đứt gãy một ống dẫn khí nén, hơi khí này mồi lửa như một ngọn đèn xì. Khoang số 7 biến thành một lò lửa.
Vài giây sau, một tia lửa đã bén vào khoang số 6 cạnh đó. Những thủy thủ trong ấy không có cả thời gian để mang mặt nạ phòng hơi độc. Chỉ trong thoáng chốc, cả nơi đây đã biến thành một biển lửa. Thủy thủ đoàn cho dừng máy phát điện bên trái, còn máy bên phải thì bị hỏng tự dừng hoạt động. Bộ phận an toàn tự động của lò phản ứng đã bật, chiếc tàu ngầm tự dừng lại. Trong khi lặn, tình huống đó nguy hiểm hơn là sự trục trặc của một động cơ của một phi cơ đang bay. Phi cơ còn có thể lượn, còn tàu ngầm thì sẽ chìm thẳng. | 1 | null |
Vật chủ () là một bộ phim dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Stephenie Meyer, được đạo diễn bởi Andrew Niccol, với các ngôi sao Saoirse Ronan, Max Irons và Jake Abel. Được phát hành vào ngày 29 tháng 3 năm 2013. Ngân sách 44 triệu USD.
Nội dung.
Loài người bị một loại sinh vật ký sinh ngoài hành tinh, được gọi là "Soul" "(Linh hồn)" chiếm giữ trí não. Loại sinh vật này đến từ những hành tinh xa xôi, xâm nhập cơ thể của hầu hết loài người trên trái đất. Một khi bị xâm nhập, tâm trí của vật chủ hoàn toàn bị kiểm soát, và loài Soul có thể thấy được những ký ức của vật chủ. Những vật chủ bị nhập sẽ có vòng màu bạc trên võng mạc mắt.
Melanie Stryder bị bắt và bị nhập bởi một linh hồn tên là "Wanderer". Wanderer được Seeker "(Người tìm kiếm)" yêu cầu phải lục trong trí nhớ của Melanie để tìm vị trí trú ẩn của những người chưa bị xâm nhập. Điều đáng ngạc nhiên là tâm trí của Melanie không hoàn toàn bị tẩy xoá, và cô cố giành lại sự kiểm soát cơ thể mình. Melanie và Wanderer bắt đầu những cuộc đối thoại nội tâm với nhau, dần dần hình thành một tình cảm giống như tình bạn.
Wanderer nói với Seeker rằng trước khi bị bắt, Melanie đang đi cùng với em trai là Jamie và bạn trai là Jared Howe. Wanderer cũng thừa nhận rằng Melanie vẫn còn hiện hữu, vậy nên Seeker quyết định rằng bà ta sẽ được chuyển qua cơ thể của Melanie để bà ta có thể tự tìm thông tin về Melanie. Với sự giúp đỡ của Melanie, Wanderer trốn thoát khỏi sự giám sát của Seeker và đi tìm Jeb, chú của Melanie, trong sa mạc. Kiệt sức vì mất nước, nhưng cuối cùng Wanderer cũng được Jeb tìm thấy và đưa về nơi trú ẩn, là một hệ thống các hang núi, của loài người còn sót lại.
Sự có mặt của Wanderer khiến cho những người trú ẩn cảm thấy khó chịu. Để tránh rắc rối, Melanie nói Wanderer đừng tiết lộ rằng Melanie vẫn còn sống. Tuy nhiên sau đó cô vẫn nói cho Jamie biết, để cậu bé khỏi lo lắng. Wanderer bắt đầu tham gia vào các hoạt động của những người trú ẩn, giúp họ với công việc đồng áng, và dần gây dựng lòng tin của họ, cũng như một mối gắn kết với Ian O'Shea, một trong những người ở đó. Từ đó, Wanderer bắt đầu cảm thông với loài người, và tự hỏi về những hành động của đồng loại mình.
Seeker dẫn đầu một nhóm tìm kiếm Wanderer trong sa mạc. Chúng bắt gặp một đội tìm lương thực tiếp tế của khu trú ẩn, và trong khi đang bỏ chạy, hai người của khu trú ẩn đã đâm xe tự sát nhằm tránh bị nhập. Seeker vô tình bắn chết một Soul khác, và bị cấp trên huỷ chuộc truy tìm.
Trở về khu trú ẩn, Kyle O'Shea (anh của Ian) và Jared định lao vào giết Wanderer để trả thù, nhưng Jamie đã ngăn lại và tiết lộ rằng tâm trí của Melanie vẫn còn sống. Ian xác nhận điều này, và cho rằng có hai cá thể trong một thân xác. Jared lúc đầu không tin, nhưng sau đó tiến lại hôn Wanderer, khiến cho Melanie tức giận, đủ mạnh để giành được một chút sự kiểm soát cơ thể, và tát Jared vì đã hôn người khác. Điều này làm cho Jared tin rằng Melanie vẫn còn sống, và cô ấy đã ghen. Dù vậy, Kyle vẫn cố tìm cách giết Wanderer, trong lúc hai người giằng co, Kyle ngã xuống một dòng xoáy, nhưng Wanderer kịp thời cứu anh ta. Mọi người hỏi chuyện gì đã xảy ra, Wanderer nói là Kyle bị trượt chân, nhưng Ian tin rằng Kyle đã cố giết Wanderer. Sau đó, Ian thổ lộ tình cảm của mình với Wanderer, và nói cho cô ấy biết là anh yêu chính tâm hồn và tính cách của cô ấy, chứ không phải thân xác của Melanie. Wanderer cũng thú nhận rằng, vì trong thân xác của Melanie nên cô phải yêu Jared, nhưng bản thân cô cũng có tình cảm với Ian, và sau đó hai người hôn nhau.
Wanderer phát hiện ra khu y tế trong nơi trú ẩn, nơi mà Doc "(bác sĩ)" đang thực hiện các thí nghiệm tách bỏ Soul ra khỏi vật chủ, nhưng vẫn thất bại mặc dù đã giết khá nhiều Soul cũng như vật chủ. Nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng trên, Wanderer bỏ chạy về phòng, tách biệt với mọi người trong nhiều ngày liền. Khi biết được rằng Jamie đang bệnh nặng do nhiễm trùng vết thương, Wanderer, với Melanie trong tâm trí, và Jared tìm cách xâm nhập một trạm y tế của loài Soul và đánh cắp một ít thuốc, cứu chữa được cho Jamie.
Seeker vẫn cố tự tìm Wanderer, nhưng bị Jeb bắt và nhốt trong khu giam giữ. Wanderer đề nghị với Doc là cô sẽ chỉ cách tách Soul và vật chủ ra khỏi nhau mà cả hai vẫn sống, với điều kiện là cô phải được tách khỏi thân xác Melanie và được chết. Doc sau đó đã tách thành công Seeker ra khỏi vật chủ của bà ta là Lacey, với cả hai đều sống. Wanderer phóng Seeker, trong hình hài Soul, đến một hành tinh xa xăm khác. Sau khi tách Wanderer ra khỏi Soul, thay vì để cô chết, Doc đã chuyển cô ấy vào thân xác của Pet, một cô gái đã bị chết não sau khi được tách Soul ra khỏi cơ thể. Vậy nên, Wanderer có thể tiếp tục sống mà không phải làm hại ai. Với cơ thể của chính mình, Wanderer và Ian tạo dựng một mối quan hệ, trong khi Melanie cuối cùng được đoàn tụ với Jared.
Vài tháng sau, khi đang đi tìm đồ tiếp tế, Wanderer, Melanie, Ian và Jared bị bắt. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng người bắt giữ họ thật ra là con người, và trong nhóm người đó có một Soul đã đổi phe sang loài người như Wanderer. | 1 | null |
Stalingrad (tựa tiếng Nga: "Сталинград") là một bộ phim hành động - chiến tranh Nga ra mắt năm 2013 của đạo diễn Fedor Sergeyevich Bondarchuk. Đây là bộ phim đầu tiên của Nga hoàn toàn được sản xuất với công nghệ 3D. Cốt truyện dựa trên một câu chuyện tình đầy kịch tính trong bối cảnh của một trận chiến lịch sử, những câu chuyện huyền thoại về trận đại chiến Stalingrad. Phim phát hành bằng hai ngôn ngữ Nga - Đức, ngân sách 30 triệu USD. Phim đánh dấu kỷ niệm 70 năm chiến thắng Stalingrad.
Nội dung.
Phim mở đầu với cảnh đất nước Nhật Bản bị tàn phá bởi động đất và sóng thần vào năm 2011. Lúc đó có những đứa trẻ người Đức bị mắc kẹt bên dưới một tòa nhà sụp đổ. Để giúp bọn trẻ giữ bình tĩnh, một nhân viên cấp cứu người Nga đã kể cho chúng nghe một câu chuyện lịch sử, nơi mà mẹ anh đã gặp "6 người bố" và trận chiến ác liệt bậc nhất trong lịch sử Thế chiến thứ hai và lịch sử nhân loại: trận chiến định mệnh Stalingrad.
Tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô chèo thuyền vượt sông Volga để tăng viện cho các đơn vị đang cố thủ ở bên kia thành phố Stalingrad. Gã Đại úy Đức Peter Kahn thuộc Wehrmacht đã cho nổ lượng lớn thuốc nổ, phá hủy những kho xăng dầu lớn ngay tại bờ sông khiến các binh sĩ Liên Xô thương vong nặng nề. Chỉ có nhóm của Đại úy Gromov may mắn vào đến thành phố và ẩn náu bên trong một tòa nhà. Họ trở thành chướng ngại vật của quân Đức.
Kahn thề với lão Đại tá Henze rằng gã sẽ chiếm được tòa nhà của Hồng quân. Tuy nhiên các đội lính Đức xông vào tòa nhà đều bị nhóm của Gromov tiêu diệt. Các binh sĩ Liên Xô càng phẫn nộ hơn khi thấy quân Đức thiêu sống hai mẹ con mà chúng nghi ngờ là người Do Thái, Gromov dùng khẩu súng bắn tỉa mượn của Trung sĩ Chvanov bắn nổ bình xăng trên lưng tên lính phun lửa Đức và hắn bị thiêu sống. Vì lòng căm thù trước tội ác tày trời của quân Đức, họ đã xông ra ngoài chiến đấu với chúng. Một trận giáp lá cà quyết liệt đã diễn ra ngay giữa khu quảng trường, binh lính 2 phe đánh nhau rất dữ dội và không khoan nhượng. Khi quân Đức dần thất thế, chúng liền rút lui và cho súng cối bắn về phía Hồng quân, và họ rút trở lại tòa nhà mà họ đang kiểm soát từ trước đó để bảo toàn lực lượng sau trận cận chiến với quân Đức.
Nikiforov bước ra ngoài để lấy ít nhu yếu phẩm, nhưng anh không may bị Kahn bắt được và giải về căn cứ. Nikiforov liều lĩnh rút dao đâm chết lão Đại tá Henze để rồi bị bắn chết. Gromov biết được quân Đức sắp tấn công lần nữa nên anh ra lệnh cho Katya rời khỏi tòa nhà. Cuối cùng viện binh của quân Đức cũng đến, có cả những chiếc xe tăng hạng trung Panzer IV. Các xe tăng Đức liên tục nã pháo vào tòa nhà, sau đó binh lính Đức tiến vào và giết gần hết các chiến sĩ Hồng quân. Khi thấy Kahn dẫn theo rất nhiều lính Đức vào trong, Gromov liền gọi điện yêu cầu đơn vị pháo binh Liên Xô nã pháo. Ngay lập tức một loạt pháo được bắn thẳng vào tòa nhà và các khu vực xung quanh, cả tòa nhà sụp đổ, giết chết Gromov và những người đồng đội của anh cũng như quân phát xít. Katya là người duy nhất sống sót sau cuộc pháo kích này.
Câu chuyện kết thúc tại đó. Trở lại với hiện tại, những đứa trẻ người Đức được cứu khỏi đống đổ nát và được đưa đến bệnh viện, còn nhân viên cấp cứu người Nga thì lên xe bỏ đi. | 1 | null |
Trương Đức Giang (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1946) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XII, tương đương Chủ tịch Quốc hội ở các quốc gia khác từ năm 2013 đến năm 2018. Ông cũng là Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa XVIII, Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia và Tổ trưởng Tiểu tổ Điều phối công tác Hongkong - Macau.
Trương Đức Giang nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Sự bùng nổ hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) bắt đầu ở Quảng Đông và xảy ra trong nhiệm kỳ của Trương Đức Giang là Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 3 năm 2008, ông được bầu làm Phó Thủ tướng Quốc vụ viện trong nội các của Thủ tướng Ôn Gia Bảo chịu trách nhiệm về năng lượng, viễn thông và giao thông. Tháng 3 năm 2012, Trương Đức Giang thay thế Bạc Hy Lai kiêm nhiệm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Trương Đức Giang là một trong 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2002 đến năm 2017. Sau khi phục vụ hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị, ông được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012.
Thân thế.
Trương Đức Giang sinh ngày 4 tháng 11 năm 1946, tại Đài An, tỉnh Liêu Ninh. Có thông tin cho rằng cha ông là Trương Chí Nhất, một Thiếu tướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, từng là Phó tư lệnh pháo binh tại Quân khu Quảng Châu. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ tin đồn này và cho rằng, mình xuất thân từ một gia đình nông dân bình thường
Sự nghiệp chính trị.
Cũng như Tập Cận Bình, thời thanh niên, Trương từng được điều về nông thôn để lao động tại trấn La Tử Câu (Luozigou), huyện Diên Biên tỉnh Cát Lâm. Vào đầu những năm 1970, Trương làm việc tại phòng tuyên truyền huyện trước khi đi học tiếng Triều Tiên tại Đại học Diên Biên. Sau đó, Trương làm Bí thư Đoàn tại Liêu Ninh trước khi học kinh tế 2 năm tại Đại học Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1971.
Những năm 1980, ông trở lại Diên Biên, nơi ông giữ chức vụ cấp cao trong đảng trước khi làm Phó giám đốc Sở Công an. Sau đó ông lần lượt giữ các chức vụ trong đảng tại Tứ Liên cho đến khi chuyển tới Chiết Giang để trở thành Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang.
Vào năm 2002, ông vào Bộ Chính trị và trở thành Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Trong thời kỳ lãnh đạo Quảng Đông, Trương cũng gặp một số vấn đề, như nạn dịch SARS năm 2002, bị chỉ trích vì đã phản ứng quá chậm. Ông cũng bị cho là quá nặng tay với người biểu tình và giới báo chí.
Năm 2008, Trương được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Thủ tướng, chuyên trách năng lượng, viễn thông và giao thông. Năm 2012, kiêm chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh thay Bạc Hy Lai.
Trương được xem như là một chuyên gia về Bắc Triều Tiên, đồng minh lâu năm nhất của Trung Quốc. Trương cũng được cho là thành viên của nhóm ủng hộ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Ông được xem là nhân vật không theo đường lối cải cách, và phản đối việc cho giới doanh nhân gia nhập Đảng.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Chủ tịch Nhân đại toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc).
Tháng 11/2017, ông thôi tham gia Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tuy nhiên vẫn giữ chức Ủy viên Trưởng Nhân Đại Toàn Quốc đến hết nhiẹm kỳ vào tháng 3/2018.
Đời tư.
Vợ của ông Trương Đức Giang là bà Tân Thụ Sâm (辛树森), từng giữ vị trí cấp cao tại Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. | 1 | null |
Choe Deok Sin (1914-1989) là cựu Ngoại trưởng Hàn Quốc, cựu tướng lĩnh quân đội của nước này. Ông ta là một trong số các tướng lĩnh và chính khách cao cấp của Hàn Quốc bị buộc tội "làm gián điệp" cho Bắc Triều Tiên khi có ý định trốn sang quốc gia này và là một nhân vật chính trị bị căm ghét số một ở Hàn Quốc.
Sinh ngày 17 tháng 9 năm 1914 tại Sinuiju, Bắc Pyongan, năm 1936, Choe theo học tại Học viện Quân sự Hoàng Phố, sau đó phục vụ với tư cách là một sĩ quan trong Quân đội Trung Hoa Dân Quốc.
Sau khi Thế chiến thứ hai kết thức, Choe trở về Nam Triều Tiên vào học trong Học viện Lục quân với quân hàm Thiếu úy. Năm 1949, ông ta theo học tại Học viện Lục quân Hoa Kỳ đến tháng 7 năm 1950 thì trở về nước, phục vụ trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn 11, bấy giờ đang được đặt dưới quyền điều động của Quân đoàn IX (Hoa Kỳ) trong thời gian diễn ra Chiến tranh Triều Tiên.
Từ năm 1961 đến 1963, Choe được tổng thống Park Chung-hee đề cử giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và Đại sứ Hàn Quốc tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Tuy nhiên, do xảy ra mâu thuẫn với tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee, ông ta đã bí mật trốn sang Mỹ và sống lưu vong ở bên đó trong suốt thời gian dài.
Năm 1986, Choe cùng vợ là Ryu Mi Yong đã từ Mỹ bay sang Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và tiếp tục sống tại đây trong suốt quãng đời còn lại của mình.
Ông ta được cho là đã qua đời vào ngày 14 tháng 11 năm 1989 tại Bình Nhưỡng. Nguyên nhân: không rõ. | 1 | null |
JScript là một ngôn ngữ kịch bản ("scripting language") của Microsoft được tạo nên dựa trên chuẩn ECMAScript . JScript chủ yếu được sử dụng ở những ứng dụng có hỗ trợ Windows Script, như Internet Explorer, Active Server Pages, và Windows Script Host.
JScript được ứng dụng lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1996 trên trình duyệt Internet Explorer 3.0. Phiên bản hiện tại là JScript 9.0 (trên Internet Explorer 9). Đến phiên bản thứ 10 , JScript chuyển sang nền tảng.NET nên được gọi là JScript.NET. JScript.NET về cơ bản cũng được xây dựng dựa trên chuẩn ECMAScript, bổ sung một số tính năng mới từ phiên bản thứ tư của chuẩn này, và được biên dịch dựa trên .NET Framework phiên bản 2 hoặc 4.
So sánh với JavaScript.
JScript hỗ trợ một số tính năng không có trong JavaScript. Tuy nhiên việc phát triển JScript cơ bản là dựa trên chuẩn ECMAScript, và kể từ phiên bản thứ 5 trở đi của chuẩn này thì những bất đồng trong việc tương thích giữa 2 ngôn ngữ JavaScript và JScript đã được loại bỏ.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 ngôn ngữ là JScript hỗ trợ thêm việc truy xuất đến ActiveX và các tiện ích để thao tác với máy tính cục bộ.
Theo lời giải thích của một chuyên gia JavaScript Douglas Crockford trong buổi nói chuyện với tựa đề là "The JavaScript Programming Language" rằng:
tạm dịch: | 1 | null |
Trận rừng Tucholskich là một trong các trận đánh mở màn của Chiến dịch Ba Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 1 cho đến ngày 5 tháng 9 năm 1939 khi Tập đoàn quân số 4 (Đức) của Thượng tướng Pháo binh Günther von Kluge tấn công rừng Tucholskich trên tuyến Hành lang Ba Lan – nơi được Tập đoàn quân Pomorze (Ba Lan) của Trung tướng Władysław Bortnowski chốt giữ. Sau 5 ngày chiến đấu dữ dội, bộ binh cùng thiết giáp Đức đánh quỵ 2 sư đoàn bộ binh và 1 lữ đoàn kỵ binh trên sườn bắc của Tập đoàn quân Pomorze, loại tầm 1 vạn quân Ba Lan ra khỏi vòng chiến, đồng thời chọc thủng tuyến Hành lang Ba Lan và nối liền Đông Phổ với bản thổ Đức. Chiến thắng Tucholskich đã chứng minh hiệu quả chiến đấu của binh chủng thiết giáp Đức non trẻ và mang lại kinh nghiệm bổ ích cho họ đánh thần tốc vào Pháp theo đường rừng núi Ardennes năm 1940.
Bối cảnh.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc tại châu Âu với sự thất bại toàn diện của Đức vào tháng 11 năm 1918. Trong Hội nghị Hòa bình Versailles ngày 28 tháng 6 năm 1919, các nước thắng trận ép Đức nhượng cho Ba Lan một dải đất có diện tích 15.540 km2 (thuộc địa bàn các tỉnh Tây Phổ và Posen), đặng khai thông đường ra biển Baltic của Ba Lan. Chủ trương này đã dẫn đến sự hình thành của "Hành lang Ba Lan" cắt rời Đông Phổ khỏi phần lớn nước Đức và gây mâu thuẫn sâu sắc cho quốc dân Đức. cũng như 2 triệu kiều dân Đức sinh sống trên "hành lang" ấy. Đây là một trong những nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi Đức tuyên chiến và xua 5 tập đoàn quân tấn công Ba Lan.
Theo Kế hoạch Trắng ("Fall Weiss") do các cán bộ tham mưu Đức Erich von Manstein và Günther Blumentritt hoàn chỉnh năm 1939, Hành lang Ba Lan nằm trong phạm vi tác chiến của Cụm Tập đoàn quân Bắc do tướng Fedor von Bock chỉ huy (gồm Tập đoàn quân số 3 do tướng Georg von Küchler chỉ huy và Tập đoàn quân số 4 do tướng Günther von Kluge chỉ huy). Cụ thể, kế hoạch huy động các Quân đoàn II và Thiết giáp XIX thuộc Tập đoàn quân số 4 đánh lấy Hành lang Ba Lan hòng nối liền Đông Phổ với bản thổ Đức, trong khi Tập đoàn quân số 3 đánh từ Đông Phổ sang hướng tây và nam đặng uy hiếp Warszawa đồng thời yểm trợ cho Tập đoàn quân số 4 vượt sông Wisla. Sau khi làm chủ Hành lang Ba Lan, Kluge sẽ hợp lực cùng Küchler tiến về Warszawa. Thực thi kế hoạch ấy, quân Đức tràn vào hành lang lúc 5h sáng ngày 1 tháng 9 và ban đầu không gặp kháng cự trong khu vực có kiều dân Đức sinh sống.
Đối diện với Tập đoàn quân số 4 (Đức) là Tập đoàn quân Pomorze của Ba Lan do tướng Władysław Bortnowski chỉ huy, có các Sư đoàn Bộ binh số 9, 27 và Lữ đoàn Kỵ binh Pomorska - Cụm tác chiến Czersk trấn thủ hành lang. Sách lược của Ba Lan chỉ yêu cầu Tập đoàn quân Pomorze cố thủ trong trường hợp quân Đức mở các cuộc đánh phá quy mô nhỏ vào Danzig và hành lang. Bởi vậy, sau khi chiến tranh toàn diện bùng phát, quân phòng thủ hành lang nói riêng và Tập đoàn quân Pomorze nói chung vừa đánh vừa lui xuống các địa bàn dễ trụ hơn ở phía nam. Quân Ba Lan cũng không mấy bận tâm trước cuộc đối đầu sắp tới do họ coi cánh rừng rậm Tucholskich ở hành lang là một trở ngại tự nhiên cho lực lượng thiết giáp của địch. Trên thực tế, khu rừng này rất quen thuộc với giới quân nhân Đức do nó từng là một trong các thao trường huấn luyện của quân đội Đức hoàng trước năm 1919 và nằm không xa Kulm, sinh quán của tướng Heinz Guderian – một trong các chỉ huy chủ chốt của quân Đức trong các chiến dịch Ba Lan, Pháp và Nga.
Diễn biến.
Vì đánh giá quá cao địa hình rừng Tucholskich nên quân Ba Lan đã bị choáng ngợp khi bộ binh và thiết giáp Đức tràn như vũ bão qua rừng vào ngày 1 tháng 9. Hai bên đánh nhau quyết liệt trong suốt một ngày trời và phía Ba Lan bị thương vong rất lớn. Mặc dù vậy, họ đã cầm chân và thậm chỉ đẩy lui được các đơn vị bộ binh Đức ở một số địa điểm. Song họ không hay biết rằng diễn biến quyết định của trận đánh nằm trên địa bàn tác chiến của Quân đoàn Thiết giáp XIX (Đức), nơi thủ trưởng quân đoàn Heinz Guderian trực tiếp chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 3 tiến công phòng tuyến Ba Lan trên sông Brahe đặng uy hiếp hậu quân của địch. Thoạt đầu, Trung đoàn Súng trường số 3 cùng Trung đoàn Thiết giáp số 6 tập trung hỏa lực chế áp các ổ kháng cự được ngụy trang của Ba Lan ở bên kia sông. Tiếp theo đó, Guderian cho một tiểu đoàn mô tô bơi thuyền nhựa sang sông hòng đánh giá tình hình và giao chiến với đại đội xe đạp Ba Lan chốt giữ đầu cầu, trong khi xe tăng đồng loạt di chuyển qua cầu. Quân Đức chỉ thương vong vài người mà diệt gọn được đại đội xe đạp Ba Lan. Đến 18h00, toàn bộ Quân đoàn Thiết giáp XIX đã qua được sông Brahe và Sư Thiết giáp 3 chiếm được thị trấn Sviekatovo – mục tiêu tác chiến trong ngày của họ – sau khi đêm xuống. Mặc dù trận đánh chưa đến hồi chấm dứt, thắng lợi của Guderian trên sông Brahe đã gây tác động tai hại cho cuộc chiến đấu của quân đội Ba Lan trong các ngày tới.
Khu vực mặt trận Brahe cũng chính là nơi xảy ra cuộc xung phong đầu tiên của kỵ binh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau một ngày quầng thảo với Sư đoàn Bộ binh Mô tô số 20 (Đức), Đại tá Kazimierz Mastelarz – Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thương kỵ binh Pomerania số 18 – quyết định tung 2 khối kỵ binh đánh bọc sườn quân Đức hòng yểm trợ đường rút của bộ binh Ba Lan. Quân thương kỵ Ba Lan ban đầu đánh tan một tiểu đoàn bộ binh Đức, nhưng sau đó vấp phải hỏa lực mạnh từ một đoàn thiết vận xa Đức và 20 cán-binh Ba Lan (trong đó có Mastelarz) bỏ mạng. Kỵ binh Ba Lan buộc phải chạy đi ẩn náu và triển khai pháo chống tăng để ngăn chặn sự truy kích của địch. Tuy bị bẻ gãy, cuộc xung phong của Trung đoàn Thương kỵ số 18 đã kìm hãm được bước tiến của Sư đoàn Bộ binh Mô tô số 20 (Đức) trong một khoảng thời gian nhất định. Song những thành công như vầy không thể vãn hồi tình hình quân Ba Lan trong trận chiến.
Bước sang ngày 2 tháng 9, sức ép từ các mũi tiến công của Đức trên 3 hướng bắc, tây và nam càng lúc càng đè nặng lên quân Ba Lan ở hành lang. Sư đoàn Thiết giáp số 3 tiếp tục khai thác mũi đột phá của mình và áp sát Poledno đằng sau phòng tuyến chính của Tập đoàn quân Pomorze. Quân Ba Lan chặn được các xe tăng hạng nhẹ của Đức trong một số trận lẻ, song Guderian không để cho bất kỳ một thất bại nhỏ nào ngăn cản quân đoàn ông hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sư đoàn Thiết giáp số 3 đã được tăng cường một tiểu đoàn trang bị các xe tăng hạng trung tân tiến Panzer III và IV mà quân Ba Lan không thể nào địch nổi. Ở phía nam, bất chấp sự kháng cự mạnh mẽ của bộ binh Ba Lan, Sư đoàn Bộ binh số 32 (Đức) đã khoét được một lỗ thủng vào trận tuyến địch và thọc sâu đến tận trạm đường sắt Prusczs, đồng thời yểm trợ cho cạnh sườn phía nam của Sư đoàn Thiết giáp số 3. Sư đoàn số 27 (Ba Lan) đã chạy thoát xuống ngoại ô thị trấn Bydgoszcz trong ngày 3 tháng 9, nhưng chỉ một nhúm tàn quân của Sư đoàn số 9 và Lữ đoàn Kỵ binh Pomorska gặp được họ sau khi chạy khỏi vòng vây của địch.
Cuộc quyết đấu trên hành lang Ba Lan đã kết thúc về cơ bản vào ngày 3 tháng 9 với sự tan nát của Tập đoàn quân Pomorze. Lúc 16h00, tàn quân Ba Lan được lệnh triệt thoái về bên kia sông Wisla để xây dựng một phòng tuyến mới. Bên cạnh đó, một số ổ kháng cự tiếp tục hoạt động cho đến khi bị quân Đức triệt tiêu vào ngày 5 tháng 9.
Kết cục.
Sau 5 ngày chiến đấu ác liệt, Cụm Tập đoàn quân Bắc (Đức) đã hoàn tất nhiệm vụ đầu tiên của mình trong chiến dịch: chọc thủng Hành lang Ba Lan, hàn gắn Đông Phổ với phần lớn nước Đức và loại chừng 1 vạn quân Ba Lan khỏi vòng chiến. Trong khi đó, theo báo cáo của Guderian cho Quốc trưởng Adolf Hitler vào ngày 6 tháng 9, tổn thất của Quân đoàn Thiết giáp XIX chỉ bao gồm 150 cán-binh tử trận và 700 bị thương. Guderian lấy con số thiệt hại nhỏ nhoi này làm minh chứng cho hiệu quả của chiến thuật tăng-thiết giáp mà ông dày công xây dựng và phát triển trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Đến nay vẫn chưa có số liệu về thương vong của Quân đoàn II (Đức) tại Hành lang Ba Lan. Ngay sau chiến thắng rừng Tucholskich, Bộ Tư lệnh Cụm Tập đoàn quân Bắc phát lệnh cho Tập đoàn quân số 4 tiến sang Đông Phổ nhằm hiệp lực cùng các đơn vị phía đông của Tập đoàn quân số 3 đánh về Warszawa. Ngày 6 tháng 9, hai tập đoàn quân của tướng Bock hội quân ở hướng nam Graudenz. Tin chắc vào thắng lợi cuối cùng, Bock dời tổng hành dinh lên Allenstein (Đông Phổ) để dễ bề chỉ đạo các đợt tấn công kế tiếp vào nội địa Ba Lan. | 1 | null |
Trận vượt sông Dniestr (21-22 tháng 8 năm 1944) hay còn gọi là trận đổ bộ Akkerman là một trận chiến nằm trong chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău thuộc Chiến tranh Xô-Đức. Nó chính là trận đánh vượt sông Dniestr của Tập đoàn quân số 46 (thuộc Phương diện quân Ukraina 3 với sự phối hợp của Giang đoàn Danub.
Binh lực và kế hoạch.
Quân đội Rumani và Đức Quốc xã.
Cho đến đầu chiến dịch, trận tuyến giữa hai bên chạy dọc theo khu vực cửa sông Dniestr với lòng sông có chỗ rộng tới 11 cây số. Để đề phòng quân đội Liên Xô đổ bộ, khu bờ sông được bố trí ba lớp hào và hào chống tăng, một số lượng lớn hỏa điểm mạnh cùng những bãi mình dày đặc chôn ở bờ sông và những vùng nước nông. Trấn thủ tại khu vực này là các đơn vị của Tập đoàn quân Rumani số 3 (tư lệnh: Đại tướng Petre Dumitrescu) thuộc Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina (thượng tướng Johann Friessner). Số quân Rumani đóng tại Akkerman khoảng chừng 4.000 người với 100 đại bác.
Quân đội Liên Xô.
Theo kế hoạch của F. I. Tolbukhin, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3, các đơn vị hải quân đánh bộ của Tập đoàn quân số 46 (tư lệnh: trung tướng I. T. Shlyomin, chỉ huy lực lượng hải quân là trung tướng A. N. Bakhtin) phải vượt qua khu vực cửa sông Dniestr và tổ chức đổ bộ tại các khu vực Kalagleya (Kalahliya), Roksolany, và cửa Tsaregradskoye, bao vây và tiêu diệt quân địch ở Akkerman (nay là Bilhorod-Dnistrovskyi) và từ đó thọc sâu vào hậu tuyến của quân đội Rumani.
Mũi tấn công chính của cuộc vượt sông được thực hiện tại cửa sông Dniestr do một cụm tác chiến thực thi (bao gồm lữ đoàn bộ binh thuộc hải quân độc lập số 83, tiểu đoàn hải quân đánh bộ độc lập số 369 cùng với một số tiểu đoàn công binh và một đại đội công binh đào hầm). Vị trí đổ bộ của cụm tác chiến ở phía Bắc Akkerman và họ phải thiết lập một bàn đạp vượt sông tại hướng Moloha, điểm cao 68,2. Tại vùng phụ cận phía Nam Akkerman là khu vực đổ bộ của lữ đoàn bộ binh thuộc hải quân độc lập số 255, đơn vị này sẽ tiến theo hướng Turki (Tuzly) và hội quân tại phía Tây cùng với nhóm đổ bộ tại Bắc Akkerman, hình thành vòng vây đối với quân địch tại đây. Tổng binh lực bao gồm 8.022 người, 10 xe tăng, 122 đại bác và 73 súng cối. Lượng tàu thuyền dùng trong việc đổ bộ bao gồm 500 xuồng đổ bộ dạng gấp xếp, 21 bè, 1 thuyền máy, 18 tàu kéo, 4 tàu đánh cá vũ trang, khoảng 20 phà tự hành và các bồn phao. Ngoài ra, các nhóm đổ bộ còn nhận được sự yểm hộ của lực lượng pháo binh hùng hậu đóng ở bờ Đông sông Dniestr, trong đó bao gồm 26 khẩu đại bác bảo vệ bờ biển với cỡ nòng lớn. Nhằm đảm bảo cho pháo binh bắn chính xác, quân đội Liên Xô đã chuẩn bị nguyên một liên đội không quân chuyên nhiệm vụ định vị mục tiêu cũng như bố trí những đơn vị có nhiệm vụ tương tự trong đội ngũ các nhóm đổ bộ.
Nhằm đảm bảo sự thống nhất và liền lạc trong công tác chỉ huy, tất cả các công đoạn chuẩn bị và tiến hành đổ bộ đều được đặt dưới sự điều hành của Giang đoàn Danub do Phó đô đốc S. G. Gorshkov chỉ huy. Rất nhiều tài lực và nhân lực đã được huy động cho công tác chuẩn bị và Hạm đội Biển Đen đã đóng góp một phần đáng kể trong việc chuẩn bị.
Công tác nghi binh và trinh sát được chuẩn bị chu đáo. Ngay từ trước chiến dịch một thời gian rất dài, quân đội Liên Xô đã tiến hành nhiều hoạt động trinh sát, thám thính tại phòng tuyến quân địch đồng thời toàn bộ dải trận tuyến bên phía Liên Xô cũng đồng loạt "im hơi lặng tiếng", che giấu các hoạt động chuẩn bị đổ bộ. Các đầu neo, dây cáp và tàu thuyền cũng được ngụy trang kỹ lưỡng. Đồng thời, việc bắn chuẩn bị cũng không được tiến hành để đảm bảo yếu tố bí mật và bất ngờ. Các đơn vị tham gia đổ bộ được rút về để huấn luyện thêm tại khu vực cửa Khadzhibey gần Odessa với địa hình gần giống như tại cửa sông Dnister nơi đổ bộ.
Diễn biến.
Tối ngày 21 tháng 8 năm 1944, khi màn đêm vừa buông xuống, lực lượng đổ bộ của quân đội Liên Xô lập tức khởi hành. Đội đổ bộ chủ công ở phía Bắc có quân số 2.318 người với 270 tàu, trong khi đội phía Nam có 1.216 người với 218 tàu. Đi đầu là lực lượng bộ binh; pháo binh, súng cối và xe bọc thép lội nước được chuyên chở tại thê đội hai, còn thê đội ba là xe tăng. Thê đội thứ nhất của cả hai mũi tấn công đều tổ chức đổ bộ cùng một lúc. Ngay trước khi tiếp cận bờ Tây sông Dniestr, vào lúc 0 giờ 30 phút ngày 22 tháng 8 lực lượng không quân Xô Viết (bao gồm 180 máy bay) đã tiến hành không tập dữ dội vào các phòng tuyến quân địch. Hải pháo trên các tàu chiến của Giang đoàn Danub cũng nã pháo cấp tập vào khu vực đổ bộ tại Bugaz (???)
Quân Rumani chỉ phát hiện ra các thê đội đổ bộ Liên Xô ở mũi chủ công Bắc khi lực lượng đổ bộ cách bờ chừng 100-150 mét, còn đối với mũi phụ công Nam là 300-400 mét. Đại bác và súng máy Rumani lập tức nổ súng bắn trả, tuy nhiên phía Liên Xô đã trả lời bằng hỏa lực pháo binh vượt trội và nhanh chóng làm câm tiếng các hỏa điểm và trận địa pháo gần bờ của đối phương. Các tàu đổ bộ Liên Xô thả khói mù che mắt địch quân, bao bọc các toán bộ binh đang lần lượt cập bờ. Đến 2 giờ 40 phút sáng, cả hai mũi chủ công đều đã thiết lập được bàn đạp vượt sông và, sau những trận kịch chiến bằng súng đạn, lưỡi lê và cả nắm đấm đã xuyên thủng các hàng phòng ngự quân địch, đột phá sâu vào hậu phương quân Rumani. Không lâu sau đó, vào 5 giờ sáng, một liên đội thuộc Giang đoàn Danube (bao gồm 8 tàu pháo, 2 tàu cối và 2 tàu quét mìn) từ hướng biển Đen đã tấn công vào cửa sông Dnister, vượt qua những bãi thủy lôi dày đặc và làn mưa đạn pháo của quân địch và tiếp cận bờ Tây sông Dniestr, yểm hộ cho thê đội 2 và 3 tổ chức đổ bộ.
Đến 9 giờ sáng, cả hai mũi tấn công đã tiến sâu đến 9 cây số vào hậu tuyến quân địch, bắt đầu bao vây Akkerman. Quân Rumani tổ chức một đợt phản kích mạnh vào mũi chủ công phía Bắc nhưng nhanh chóng bị pháo binh Liên Xô từ bờ Đông đánh lui. Các phòng tuyến Rumani liên tiếp sụp đổ đã gây ra sự rối loạn trong hàng ngũ của họ, nhiều binh sĩ thậm chí đã bỏ chạy không chiến đấu. Vào 18 giờ, pháo đài và thành phố Akkerman được giải phóng. Đến cuối ngày, hai bàn đạp vượt sông tại phía Bắc và Nam đã nhập lại thành một với bề rộng 40 cây số và chiều sâu hơn 15 cây số; trong đó nhiều chi đội hải quân đánh bộ đã đột phá đến 30 cây số vào trong bờ Tây, phá hoại tuyến liên lạc và gây ra nhiều hoảng loạn trong quân đội đối phương.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Sau trận đánh, vào đêm 22 rạng ngày 23 tháng 8 tại khu vực đầu cầu vừa giành được quân đội Liên Xô đã xây dựng những chiếc cầu phao bắc qua sông. Lực lượng đặc nhiệm của Tập đoàn quân số 46 băng qua sông Dniestr trên những chiếc cầu này và đến buổi sáng ngày 23 đã bắt đầu tấn công dữ dội. Cùng lúc đó, mũi tấn công của Tập đoàn quân số 37 tại Kitskany (???) cũng thành công, phối hợp với Tập đoàn quân số 46 bao vây 5 sư đoàn Rumani ở phía Nam Sarata. Con đường tiến vào Rumani dọc theo bờ biển Đen đã mở ra cho Phương diện quân Ukraina 3. Cuộc tấn công tại cửa sông Dniestr đã hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch.
Có thể nói chuỗi trận chiến vượt cửa sông Dniestr là một trong những trận đánh đổ bộ thành công nhất của quân đội Liên Xô trong cuộc chiến nếu xét tốc độ hoàn thành kế hoạch cũng như vai trò quan trọng của nó trong cả chiến dịch. Nguyên nhân thành công của cuộc đổ bộ bao gồm quá trình huấn luyện kỹ lưỡng đối và tinh thần cao của các binh sĩ tham gia trận đánh, sự hỗ trợ mạnh mẽ của pháo binh cũng như hoạt động đắc lực của các vũ khí xung kích, và hoạt động chỉ huy thống nhất, hữu hiệu ở cấp độ chiến dịch. Năm binh sĩ thuộc lực lượng hải quân đánh bộ Liên Xô đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong trận đánh này.
Thiệt hại của quân Rumani là 300 chết, 750 bị bắt cùng một lượng lớn khí tài quân sự bị thu giữ. Thiệt hại vật chất của phía Liên Xô là 1 bè đổ bộ, còn thiệt hại nhân mạng chưa được công bố. | 1 | null |
Tần Văn công (chữ Hán: 秦文公, trị vì: 765 TCN – 716 TCN), là vị vua thứ bảy của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sự nghiệp.
Theo Sử ký, Tần Văn công là con của Tần Tương công, vua thứ 6 nước Tần. Năm 766 TCN, Tần Tương công mất, ông lên nối ngôi.
Năm 762 TCN, Tần Văn công đi đến vùng nơi sông Vị Thủy và sông Khiên Thủy giao nhau, bói được quẻ tốt bèn dời thành ấp về đó vì mục đích quân sự. Năm 756 TCN, Tần Văn công dựng Chỉ đàn ở huyện Phu.
Năm 754 TCN, ông bắt đầu đặt chức sử quan ghi chép các sự kiện lịch sử của nước Tần. Dân chúng nước Tần nhiều người được giáo hóa.
Năm 750 TCN, Tần Văn công mang quân đánh Tây Nhung, thắng trận. Quân Tây Nhung bỏ chạy. Ông bèn tập hợp các di dân cũ của nhà Chu, làm chủ một vùng rộng lớn tới Kỳ Sơn. Từ Kỳ Sơn về phía đông, ông cắt đất và dân chúng dâng cho Chu Bình Vương.
Năm 746 TCN, ông đặt ra hình phạt tru di tam tộc.
Năm 718 TCN, thế tử qua đời, ông đặt cho tên thụy là Tĩnh công và lập cháu nội là con Tĩnh công năm đó lên 8 tuổi làm người kế nghiệp.
Năm 716 TCN, Tần Văn công qua đời. Ông ở ngôi được 50 năm, được an táng tại Tây Sơn. Cháu đích tôn là Tần Ninh công lên nối ngôi. | 1 | null |
Tần Hiến công (chữ Hán: 秦憲公, trị vì: 715 TCN – 704 TCN), là vị vua thứ tám của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Trong Sử ký Tư Mã Thiên ghi chép thụy hiệu của ông là Tần Ninh công(秦寧公), nhưng những dòng chữ trên những đồ đồng được khai quật từ thời đại đã chứng minh rằng Sử ký đã lầm lẫn chữ Ninh(寧) với chữ Hiến(宪/憲).
Sự nghiệp.
Theo Sử ký, Tần Hiến công là cháu đích tôn của Tần Văn công, vua thứ 7 nước Tần. Cha ông là Tần Tĩnh công đã qua đời trước ông nội nên ông được lập làm người kế vị. Năm 716 TCN, Tần Văn công mất, ông lên nối ngôi, lúc đó mới 10 tuổi.
Năm 714 TCN, Tần Hiến công dời đô đến Bình Dương (平阳, ngày nay thuộc Thiểm Tây) và điều quân đánh đất Đãng Xa của nước Bạc. Sang năm 713 TCN, ông lại điều quân đánh nước Bạc lần thứ 2, vua nước Bạc thua chạy sang Tây Nhung.
Năm 704 TCN, Tần Hiến công đánh họ Đãng và chiếm đất Đãng.
Cùng năm, Tần Hiến công qua đời khi mới 22 tuổi. Ông ở ngôi được 12 năm, được an táng tại Tây Sơn.
Tần Hiến công lấy vợ là Cơ Tử nước Lỗ, sinh được hai người con lớn. Sau đó ông lại sinh ra người con trai út. Hiến công vốn đã lập người con trưởng làm thế tử, nhưng sau khi ông qua đời, 3 đại thần là Phất Kỵ, Uy Lũy và Tam Phủ phế thế tử, lập người con út là Doanh Mạn mới 5 tuổi lên nối ngôi, tức là Tần Xuất tử. | 1 | null |
Súng ngắn Caracal là loại súng ngắn bán tự động được phát triển và chế tạo bởi công ty Caracal International L.L.C tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Súng được giới thiệu lần đầu tiên năm 2007, đây là loại súng ngắn bán tự động đầu tiên được phát triển và chế tạo tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Để chứng minh độ tin cậy của súng, Caracal đã được gửi đến thử nghiệm theo chuẩn NATO tại Đức trong cả trong quân đội và cảnh sát, nó đã vượt qua được các thử nghiệm. Súng hiện đã được sử dụng trong lực lượng quân đội và cảnh sát của một số nước Trung Đông, ngoài ra nó còn được dùng để xuất khẩu sang các thị trường khác.
Thiết kế.
Caracal sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn với cơ chế khóa sau nòng kiểu nòng xiên chống vào khe trong thân súng. Khi bắn nòng sẽ hấp thu lực giật lùi về phía sau và kéo khối trượt theo với các gờ bám nối hai phần với nhau. Nhưng sau một đoạn ngắn nòng sẽ đi vào một đường cắt khiến nó không còn lùi theo đường thẳng nữa mà đi xiên chếch xuống dưới, việc này làm các gờ móc nối giữa nòng và khối trược được tách ra và hai bộ phận đi theo hai hướng khác nhau, nòng sẽ chống vào một gờ cản khóa không cho nó di chuyển tiếp khi đi xiên xuống trong khi khối lùi sẽ tiếp tục chu kỳ nạp đạn của mình. Và khi khối lùi tiến về phía trước để trở về chỗ cũ thì nó sẽ đè nòng thẳng lại và các gờ móc nối lại được gắn với nhau và toàn bộ khối trở về chỗ cũ chuẩn bị bắn viên tiếp theo. Thiết kế này làm chiều phản lực mà súng tạo ra tác động đến tay xạ thủ ở vị trí thấp giúp cho súng bớt bị giật lên trên để tăng độ chính xác.
Hệ thống điểm hỏa của súng là hoạt động kép luôn ở chế độ nửa lên cò để việc bóp cò súng được nhẹ hơn. Súng không có nút khóa an toàn nhưng có cơ chế tự động khóa cò súng và kim điểm hỏa. Khung súng được làm bằng bằng nhựa chịu lực. Nòng và khối trượt được làm bằng thép cacbon. Hộp đạn của súng tiêu chuẩn chứa 18 viên với hai hàng đạn.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng có thanh răng bên dưới phần nhô ra của nòng để gắn các hệ thống hỗ trợ tác chiến cần thiết như hệ thống nhắm laser, đèn pin... Ngoài ra còn một số hệ thống hỗ trợ được thiết kế riêng để gắn vào súng như hệ thống nhắm điểm đỏ, báng súng...
Biến thể.
Súng có ba mẫu chính: | 1 | null |
Polikarpov I-185 là một loại máy bay tiêm kích của Liên Xô, thiết kế vào năm 1940. Là thiết kế tân tiến nhất vào lúc đó, với động cơ khỏe và trang bị vũ khí tốt, I-185 là máy bay Xô Viết duy nhất có thể đạt hiệu suất ngang với Yak-9U. Nhưng dự án I-185 đầy triển vọng đã không thể tiếp tục do chiến dịch Barbarossa của Đức Quốc xã khiến cho các nhà máy phải sản xuất những thiết kế có sẵn, trong khi chiếc I-185 mới thực hiện các chuyến bay thử. Tổng cộng chỉ có bốn nguyên mẫu I-185 được sản xuất. | 1 | null |
Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng (gọi tắt là Nhân xã Đảng hay Đảng Nhân xã) là một chính đảng tồn tại và hoạt động tại Việt Nam Cộng hòa từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975 do một số chính khách Công giáo từng có liên hệ với Đảng Cần lao Nhân vị sáng lập.
Lịch sử.
Sau sự kiện anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát, chính thể Đệ Nhất Cộng hòa cáo chung và Đảng Cần lao Nhân vị bị buộc giải thể, vào năm 1965, giáo sư Trương Công Cừu (vốn là cựu đảng viên Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng) tuyên bố khôi phục tổ chức nhưng thay đổi tên gọi cùng cương lĩnh hoạt động. Nhưng thực trạng không có gì hứa hẹn, vì những nhược điểm vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Đảng không phát triển được vì thiếu chính trị gia tài năng, thiếu triết thuyết dân tộc, thiếu cán bộ, thiếu phương tiện, thiếu huấn luyện. Việt Nam Nhân xã Cách mạng Đảng được cấp phép hoạt động vào tháng 10 năm 1967 và tồn tại cho đến năm 1975.
Buộc phải dựa vào uy tín sẵn có của Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng, tổ chức Đảng Nhân xã được gây dựng và củng cố từ cấp trung ương đến cơ sở, hoạt động mạnh ở một số tỉnh Trung Bộ như Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam... Đến năm 1969, Đảng Nhân xã giành được 40 ghế (~ 2/3 tổng số) trong Thượng nghị viện Đệ Nhị Cộng hòa. Tháng 5 năm 1969, Đảng Nhân xã cùng năm chính đảng khác thành lập Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đứng tên Chủ tịch.
Kỳ đại hội Đảng ngày 30 tháng 5 năm 1970, nội bộ Đảng Nhân xã phân hóa thành hai phe: Phe chủ chiến (nêu cao tinh thần bài trừ Bắc Việt và Mặt trận Dân tộc Giải phóng, ủng hộ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu), phe hòa giải (nêu cao quyết tâm hòa hợp dân tộc thông qua thương lượng, ủng hộ Đại tướng Dương Văn Minh). | 1 | null |
"Toma" là đĩa đơn thứ tư từ album "M.I.A.M.I.", album phòng thu đầu tay của nam ca sĩ nhạc rap người Mỹ gốc Cuba Pitbull hợp tác với Lil Jon. Ca khúc đã leo lên vị trí #21 trên bảng xếp hạng Hot Rap Tracks và vị trí #73 trên bảng xếp hạng Hot R&B/Hip-Hop Singles & Tracks.
"Toma" cũng có xuất hiện trong bộ phim điện ảnh nổi tiếng "Step Up".
Phối khí.
Bản phối khí chính thức của "Toma" có sự góp giọng của nhiều ca sĩ nhạc dancehall nổi tiếng như Mr. Vegas, Wayne Marshall, Red Rat, T.O.K., và Kardinal Offishall. Bản phối khí này xuất hiện trong album phối khí đầu tay của Pitbull, "Money Is Still a Major Issue". Ngoài ra cũng có một bản phối khí không chính thức khác cho "Toma", hợp tác với Nina Sky, có sử dụng một đoạn nhạc mẫu từ ca khúc "Conga" của Gloria Estefan. | 1 | null |
Tần Đức công (chữ Hán: 秦德公, 710 TCN-676 TCN), là vị vua thứ 11 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con thứ hai của Tần Ninh công - vua thứ 8 nước Tần, em ruột Tần Vũ công - vua thứ 10 nước Tần và là anh khác mẹ với Tần Xuất tử - vua thứ 9 nước Tần.
Năm 678 TCN, Vũ công mất, thế tử Doanh Bạch còn nhỏ nên ông được lập lên nối ngôi.
Năm 677 TCN, vua hai nước láng giềng là Lương Bá (một chi dưới của dòng đích nước Tần) và Nhuế Bá đến chầu.
Năm 676 TCN, ông đặt ra quy định về tiết Tam phục. Cùng năm đó Tần Đức công qua đời, thọ 35 tuổi, ở ngôi được 2 năm. Ông sinh được 3 người con trai, người con trưởng lên nối ngôi, tức là Tần Tuyên công. | 1 | null |
Tần Tuyên công (chữ Hán: "秦宣公", trị vì 675 TCN-664 TCN), là vị vua thứ 12 của nước Tần - một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trưởng của Tần Đức công, vua thứ 11 nước Tần. Năm 676 TCN, Đức công mất sau 2 năm trị vì, Tuyên công lên nối ngôi.
Năm 672 TCN, Tần Tuyên công xây dựng thành Mật Chỉ. Cùng năm, Tần Tuyên công giao tranh với Tấn Hiến công tại Hà Dương, đánh bại quân Tấn.
Năm 664 TCN, Tần Tuyên công qua đời, ở ngôi 12 năm. Ông bị vô sinh nên người em ông lên làm vua, tức là Tần Thành công. | 1 | null |
Tần Thành công (chữ Hán: 秦成公, trị vì 663 TCN-660 TCN), là vị vua thứ 13 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Sử ký, Tần Tuyên công vốn là con trưởng của Tần Đức công, vua thứ 11 nước Tần. Năm 664 TCN, Tuyên công qua đời nhưng không có con nên Thành công là người kế vị.
Năm 663 TCN, vua các chư hầu nhỏ là Lương bá và Nhuế bá đến chúc mừng Tần Thành công. Đó là sự việc duy nhất diễn ra thời Thành công.
Năm 660 TCN, Tần Thành công qua đời, ở ngôi được 4 năm. Ông sinh được 5 người con gái, nên không ai được nối ngôi. Người em ông là Doanh Nhậm Hảo lên làm vua, tức là Tần Mục công. | 1 | null |
Tần Khang công (chữ Hán: 秦康公, trị vì: 620 TCN – 609 TCN), tên thật là Doanh Oánh (嬴罃), là vị vua thứ 15 nước Tần - một chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Theo Sử ký, Doanh Oánh là con cả trong số 40 người con của Tần Mục công, vua thứ 14 nước Tần. Năm 621 TCN, Mục công chết, Doanh Oánh lên ngôi.
Quan hệ với chư hầu.
Cùng năm 621 TCN, Tấn Tương công qua đời. Em Tương công là công tử Ung có mẹ là con gái nước Tần, đang ở nước Tần. Đại phu nước Tấn là Triệu Thuẫn muốn lập công tử Ung, bèn sai Sĩ Hội sang nước Tần đề nghị Tần Khang công cho đón công tử Ung về nước. Sĩ Hội lên đường. Tần Khang công điều quân hộ tống công tử Ung về nước Tấn.
Tuy nhiên, khi Sĩ Hội và công tử Ung đang trên đường về thì vợ Tấn Tương công, mẹ thế tử Di Cao là Mục Doanh bèn chạy vào triều khóc với Triệu Thuẫn, nhắc lại di huấn của Tương công, nhất định đòi lập Di Cao. Triệu Thuẫn và các quan đều ngại Mục Doanh, bèn đồng ý lập Di Cao. Triệu Thuẫn rước thế tử Di Cao lên ngôi, tức là Tấn Linh công.
Triệu Thuẫn mang quân ra ngăn đường công tử Ung về nước. Quân Tần đến Lệnh Hồ, Triệu Thuẫn ra đón đánh bại quân Tần. Các tướng Tấn theo công tử Ung là Tiên Miệt và Sĩ Hội bỏ trốn sang nước Tần.
Năm 619 TCN, Tần Khang công mang quân đánh Tấn để báo thù trận Lệnh Hồ. Quân Tần chiếm được Vũ Thành.
Sang năm 617 TCN, Tấn Linh công đánh Tần, chiếm đất Thiếu Lương, đồng thời quân Tần cũng đánh Tấn chiếm đất Hào.
Năm 615 TCN, Tần Khang công lại đánh Tấn, chiếm đất Ky Mã. Tấn Linh công bèn sai Triệu Thuẫn, Triệu Xuyên và Khước Khuyết đi đánh báo thù, thắng quân Tần một trận lớn ở Hà Khúc.
Triệu Thuẫn cùng các quan khanh nước Tấn lo lắng Sĩ Hội ở nước Tần sẽ giúp Tần hại Tấn, bèn sai Thọ Dư đi lôi kéo được Sĩ Hội bỏ nước Tần trở về giúp nước Tấn.
Năm 612 TCN, nước Sở có chiến tranh với nước Dung và các ngoại tộc, cầu viện nước Tần và nước Ba. Tần Khang công điều quân giúp Sở Trang vương đánh diệt nước Dung.
Qua đời.
Năm 609 TCN, Tần Khang công qua đời. Ông ở ngôi được 12 năm. Con ông là Doanh Đạo lên nối ngôi, tức là Tần Cung công. | 1 | null |
Tần Chiêu Tương vương (chữ Hán: 秦昭襄王; 325 TCN – 251 TCN, trị vì: 306 TCN - 251 TCN) hay Tần Chiêu vương (秦昭王), là vị vua thứ 33 của nước Tần - chư hầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Dưới thời kỳ trị vì của Chiêu Tương vương, nước Tần duy trì được sự hùng mạnh và mở rộng đất đai sang lãnh thổ các nước khác. Thời kì của ông đánh dấu nền tảng vững chắc cho sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Tần Thủy Hoàng đế sau này.
Việc đối nội.
Lên ngôi.
Tần Chiêu Tương vương tên thật là Doanh Tắc (嬴稷). Theo Sử ký, ông là con thứ của Tần Huệ Văn vương – vua thứ 31 nước Tần. Mẹ là Mị Bát tử, phi tần của Huệ Văn vương.
Năm 311 TCN, Huệ Văn vương băng hà. Anh trai Doanh Tắc là Doanh Đảng kế vị, tức Tần Vũ vương, vua thứ 32 nước Tần, còn công tử Tắc bị gửi sang làm con tin ở nước Yên. Đến năm 307 TCN, Tần Vũ vương tiến quân vào đất của thiên tử nhà Chu, cùng với lực sĩ Đông Chu chơi trò "nhấc cửu đỉnh" mà gãy chân đến nỗi bỏ mạng, không có con nối dõi. Doanh Tắc bấy giờ làm con tin ở nước Yên, đã cùng các huynh đệ giành ngôi báu.
Triệu Vũ Linh vương hợp sức với Ngụy Nhiễm - em trai Mị Bát tử để đưa Doanh Tắc lên ngôi, tức Tần Chiêu Tương vương. Khi đó ông 20 tuổi. Sau khi lên ngôi, Chiêu Tương vương tôn mẹ làm Tuyên Thái hậu, phong hai người cậu là Ngụy Nhiễm và Mị Nhung làm Nhương hầu và Hoa Dương quân; và hai đệ đệ cùng mẹ là Doanh Khôi, Doanh Phất làm Cao Lăng quân, Kính Dương quân. Bốn người nắm nhiều quyền lực ở Tần, gọi là "Tứ quý".
Củng cố quyền lực, diệt Nghĩa Cừ.
Tần Chiêu Tương vương đăng cơ khi còn trẻ, việc triều chính do Tuyên Thái hậu nhiếp chính, ngoài ra có Ngụy Nhiễm cùng các cựu thần thời Vũ vương là Sư Lý Tật, Cam Mậu, Hướng Thọ, Công Tôn Thích trợ giúp.
Năm 306 TCN, nước Sở đem quân đánh nước Hàn, Hàn sai sứ cầu viện Tần. Cam Mậu khuyên ông đem quân giúp. Chiêu Tương vương nghe theo. Sau đó Cam Mậu xin vua trả đất Quy Hoàn cho Hàn. Tuy nhiên về sau do nghe lời gièm pha của công tôn Thích và Hướng Thọ nên ông nghi ngờ Cam Mậu làm phản. Cam Mậu trốn sang nước Tề, đến Hàm Cốc quan thì gặp em Tô Tần là Tô Đại. Tô Đại khuyên Cam Mậu trở về, rồi sang Tần nói với Chiêu Tương vương rằng Cam Mậu là người giỏi, nếu để đến nước khác thì Tần sẽ mất một nhân tài. Chiêu Tương vương bèn sai sứ mời Cam Mậu về phong tướng quốc. Tô Đại lại khuyên Tề Mẫn vương dùng Cam Mậu, cuối cùng Cam Mậu ở lại Tề.
Sau khi Cam Mậu bỏ đi, Tần Chiêu Tương vương phong cho thúc phụ là Sư Lý Tật làm Tả Thừa tướng, sai đem quân đánh nước Vệ, vây Bồ Thành nhưng sau đó Sư Lý Tật rút quân. Cùng năm, vua Nghĩa Cừ sang yết kiến Chiêu Tương vương, gặp được Tuyên Thái hậu. Hai người tư thông với nhau, sinh hai con.
Tề Mẫn vương cử Cam Mậu đi sứ nước Sở. Tần Chiêu Tương vương nghe tin Mậu ở nước Sở, sai sứ đến nhờ Sở Hoài vương đưa về Tần. Sở Hoài vương định nghe theo, tuy nhiên sau đó tướng Sở là Phạm Quyên can gián không nên đưa ông về Tần, cũng không nên giữ lại. Hoài vương đồng ý và cuối cùng Cam Mậu không về Tần được.
Do Tần Chiêu vương còn nhỏ tuổi lên ngôi, thực quyền nước Tần do Mị thái hậu chưởng nắm, còn quân quyền bị người cậu là Ngụy Nhiễm thao túng, điều này khiến các quý tộc họ Doanh rất bất bình. Năm 305 TCN, Thứ trưởng nước Tần là công tử Tráng nổi dậy cùng một số đại thần và công tử cùng nhau khởi loạn, sử gọi là "Thứ trưởng chi loạn" hay "Quý quân chi loạn". Cuộc nổi loạn bị dập tắt, sau đó Ngụy Nhiễm giết Tần Huệ Văn hậu cùng các công tử anh em khác mẹ với Chiêu vuơng, và đuổi Tần Điệu Vũ hậu sang nước Ngụy. Sang năm 304 TCN, Tần Chiêu Tương vương được cử hành quán lễ (lễ trưởng thành).
Năm 301 TCN, phu nhân của Thục hầu Huy (hay Thục hầu Uẩn) đem theo cống phẩm từ đất Thục đến triều yết Tần vương ở Hàm Dương, mà trong đồ cống phát hiện có thuốc độc, vì thế triều đình Tần kết tội Thục hầu mưu phảm. Chiêu vương sai Tư Mã Thác đánh Thục, giết Uẩn rồi lập con Uẩn là Oản lên làm Thục hầu. Năm 298 TCN, Chiêu Tương vương lại cho rằng Thục hầu Uẩn bị oan, sai sứ đến làm lễ mai táng. Cùng năm đó, Tần cử Thứ trưởng Hoán hợp quân với Tề, Hàn, Ngụy đánh Sở, giết 2 vạn quân Sở. Năm 299 TCN, ông sai Mị Nhung đánh Sở, chiếm được Tân thị.
Năm 272 TCN, Chiêu Tương vương và Tuyên Thái hậu muốn đánh Nghĩa Cừ, bèn triệu vua Nghĩa Cừ sang yết kiến, rồi giết chết ông ta ở cung Cam Tuyền. Nhân đó, Tần Chiêu Tương vương sai quân đánh và tiêu diệt Nghĩa Cừ lấy đất Nghĩa Cừ lập ra ba quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quận.
Bãi Tứ quý, dùng Phạm Thư.
Năm 271 TCN, Ngụy Nhiễm đem quân đánh nước Tề, chiếm đất Cương Thọ. Cùng lúc, người nước Ngụy là Phạm Thư bị tướng Ngụy Tề nghi ngờ phải giả chết, đổi tên là Trương Lộc để trốn sang Tần, yết kiến Tần Chiêu Tương vương. Bấy giờ ông tại vị đã lâu, nhưng Tuyên thái hậu cùng bọn Tứ quý vẫn hay can dự triều chính. Phạm Thư khuyên nhà vua thu hồi lại quyền lực để tránh hậu hoạn. Tần Chiêu Tương vương bèn phế quyền lực của thái hậu, bãi chức của Ngụy Nhiễm, bắt phải lui về ấp phong, và đày Cao Lăng quân và Kinh Dương quân ra nơi biên cương . Sau đó ông phong Phạm Thư làm Thừa tướng.
Phạm Thư đề ra kế sách viễn giao cận công, trước tiên đánh Hàn, Ngụy và thân Tề. Tần Chiêu Tương vương nghe theo.
Theo ý kiến của Phạm Thư, ông sai Ngũ đại phu Vương Lăng đem quân đánh Ngụy, chiếm ấp Hoài, hai năm sau lại chiếm Hình Khâu.
Năm 265 TCN, Phạm Thư mới công khai thân phận. Tần Chiêu Tương vương bèn hứa giúp ông ta báo thù Ngụy Tề. Ngụy Tề biết Phạm Thư đã làm Thừa tướng lại muốn bắt mình, vội bỏ chạy sang nước Triệu nương nhờ Bình Nguyên quân. Vua Tần nghe tin Ngụy Tề ở nước Triệu, bèn viết thư mời Bình Nguyên quân đến nước mình chơi. Bình Nguyên quân đích thân đến nước Tần, bị ông uy hiếp nộp Ngụy Tề nhưng nhất định không nghe. Tần Chiêu Tương vương bèn đích thân viết thư cho vua Triệu, dọa bắt giam Bình Nguyên quân nếu Triệu không nộp Ngụy Tề. Tướng quốc Ngu Khanh khuyên vua Ngụy không được bèn cùng Ngụy Tề trốn sang nước Ngụy gặp Tín Lăng quân nhưng vừa sang đến nơi thì Ngụy Tề đã tự tử. Tín Lăng quân nghe lời sứ giả nước Triệu nộp đầu Ngụy Tề cho nước Tần để chuộc Bình Nguyên quân về nước. Tần Chiêu Tương vương bèn trả Bình Nguyên quân về nước.
Giết Bạch Khởi.
Bạch Khởi là mãnh tướng đệ nhất dưới thời Tần Chiêu vương, từng nhiều lần thảo phạt chư hầu, lập nên vô số chiến công cho nước Tần. Đỉnh cao trong sự nghiệp của ông là trận Trường Bình giết 45 vạn hàng binh nước Triệu. Sau trận ấy, nước Triệu từ vị thế kẻ duy nhất là đối trọng của Tần cũng suy sụp hoàn toàn, vì gần như toàn bộ trai tráng trong nước đã mất hết, Bạch Khởi muốn nhân cơ hội diệt Triệu. Tuy nhiên Thừa tướng Phạm Thư vốn ghen tài Bạch Khởi, nước Triệu lại nhờ Tô Đại (em Tô Tần) làm thuyết khách sang nước Tần xúi giục Phạm Thư. Nghe lời Tô Đại, Thư sợ công lao của Bạch Khởi quá lớn sẽ lấn át mình, nên lại xui vua Tần Chiêu Tương vương chấp nhận lui quân giảng hòa với điều kiện nước Triệu dâng hiến sáu thành. Bạch Khởi nhận lệnh lui quân về nước, tiếc công lao của mình và tướng sĩ phải bỏ dở, hỏi ra mới biết là ý đồ của thừa tướng Phạm Thư. Từ đó sinh ra hiềm khích. Bạch Khởi nói:
"Từ trận thua ở Trường Bình, trong thành Hàm Đan, một đêm mười lần sợ; nêu thừa thắng tiến đánh, thì không đầy một tháng có thể lấy được. Tiếc thay Ứng hầu không biết thời thế, chủ trương việc rút quân về, làm mất cơ hội ấy!"
Khi Tần thúc giục giao đất, vua Triệu theo lời quần thần nhất quyết không giao đất, đồng thời ra sức liên kết với các nước để hợp lực chống Tần. Tần Chiêu Tương vương có ý hối tiếc, lại dùng Bạch Khởi làm tướng, muốn sai đánh Triệu, nhưng gặp lúc ông có bệnh không đi được, bèn sai đại tướng Vương Lăng đem mười vạn quân đánh Triệu, vây thành Hàm Đan, nhưng bị Liêm Pha đánh bại.
Bấy giờ Vũ An quân Bạch Khởi bệnh đã khỏi, vua Tần sai ra thay Vương Lăng. Bạch Khởi cố ý từ chối, Chiêu Tương vươnh ép nài mãi, nhưng không được, lại sai Phạm Thư đến khuyên bảo, Bạch Khởi xưng bệnh không tiếp. Phạm Thư bèn gièm với vua Tần rằng ông muốn chống lệnh không đi. Chiêu Tương lại sai Vương Hột thay Vương Lăng đi đánh nhưng suốt mấy tháng cũng không hạ nổi Hàm Đan.
Phạm Thư lại tâu thế nào cũng phải cử Vũ An quân làm tướng. Bạch Khởi lại thoái thác. Tần Chiêu Tương vương giận dữ, sai thu hết chức tước và phong ấp, giáng xuống làm lính, đày ra Âm Mật, sau lại bức tử.
Việc đối ngoại.
Với nước Sở.
Năm 304 TCN, Sở Hoài vương muốn kết thân với Tần, Chiêu Tương vương bèn đến hội cùng vua Sở ở Hoàng Cúc. Sở Hoài vương dâng đất Tương Thượng cho Tần, ngược lại Tần Chiêu Tương vương trả lại huyện Thượng Dung cho nước Sở.
Năm 303 TCN, Tần-Sở lại bất hòa. Chiêu Tương vương sai Trương Hoán đánh Sở, năm sau chiếm được Tân Thành.
Năm 302 TCN, liên quân ba nước Tề-Hàn-Ngụy hợp sức tấn công Sở. Sở Hoài vương cử thái tử sang nước Tần cầu cứu. Tần Chiêu Tương vương sai Khách khanh là Thông giúp Sở. Quân ba nước rút lui.
Năm 300 TCN, Tần liên quân với Tề-Hàn-Ngụy cùng đánh Sở, giết tướng Sở là Đường Muội, tiến đến Trọng Khâu rồi rút binh.
Năm 299 TCN, Tần Chiêu Tương vương lại đánh Sở, giết hai vạn quân nước Sở. Sở Hoài vương hoảng sợ, sai thái tử Hoành sai Tề xin giúp.
Năm 299 TCN, ông đánh nước Sở, lấy 8 thành, buộc Sở Hoài vương sang Tần triều kiến. Khi vua Sở tới, Tần Chiêu Tương vương sai một tướng đến Vũ Quan, trá xưng là vua Tần, rồi bắt Hoài vương đưa đến Hàm Dương (kinh đô của Tần). Đến nơi, Tần Chiêu Tương vương bắt vua Sở phải dùng lễ phiên thần với ông ta nhưng Hoài vương không chịu.
Tần Chiêu Tương vương lại ép Sở Hoài vương phải cắt đất Vu và Kiềm Trung mới cho về nước. Sở Hoài vương trách ông là đứa xảo trá, không chịu cắt, ông bèn giam vua Sở.
Năm 297 TCN, Sở Hoài vương lập kế để về nước, Chiêu Tương vương bèn sai phong tỏa đường biên giới Tần-Sở để ngăn cản. Sở Hoài vương đành phải đi sang Triệu để tìm đường về khác, nhưng vua Triệu không dám cho ở lại, Hoài vương bèn trốn sang Ngụy nhưng sau đó bị quân Tần bắt lại, đưa về Tần. Năm 296 TCN, Sở Hoài vương bệnh mất ở Tần, vua Tần cho trả thi thể về nước an táng. Người nước Sở nghe tin, khóc thương như mất người thân thích..
Năm 285 TCN, Tần Chiêu vương hội kiến với vua mới của Sở là Sở Tương vương ở Uyển Thành (Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay). Năm 280 TCN, đại tướng Tư Mã Thác tấn công Kiềm Trung (khu tự trị Miêu tộc thuộc tỉnh Hồ Nam hiện nay), buộc Sở vương phải cắt đất Thượng Dung và phần phía bắc sông Hán Thủy. Chưa dừng lại ở đó, năm 279 TCN, Tần vương sai Bạch Khởi đem quân đánh Sở, đánh bại quân Sở, chiếm đất Yên (nay là Yên Lăng, tỉnh Hà Nam), Đặng Thị (nay là Tương Dương, Hồ Bắc), Tây Lăng (Nghi Xương, Hồ Bắc). Đến năm 278 TCN, Bạch Khởi nhận phong là Vũ An quân, tiếp tục công phạt Sở quốc. Quân Tần tiến vào Sở đô Dĩnh Thành (huyện Giang Lăng, Kinh Châu, Hồ Bắc), vua Sở phải chạy về đất Trần (huyện Hoài Dương, thị Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam hiện nay, là đất cũ của nước Trần thời Xuân Thu). Bạch Khởi lại đốt cháy khu lăng mộ các vua Sở từ thời Xuân Thu. Đất ấy sau này chỉ còn phế tích sót lại của các lăng mộ vua Sở nên đổi gọi là Di Lăng. Từ đó nước Sở mấy trăm năm xưng hùng xưng bá từ thời Xuân Thu đã suy yếu và không còn là đối thủ của nước Tần nữa.
Năm 276 TCN, Sở Tương vương thu thập được hơn 10 vạn quân, đem quân chiếm lại 15 ấp ở Giang Bàng. Năm 272 TCN, Tần Sở 2 nước giảng hòa, Sở vương cử Tả đồ đưa thái tử Hùng Nguyên sang Tần làm con tin.
Năm 263 TCN, Sở Tương vương ốm nặng, sai Hoàng Yết đến Tần rước thái tử Hùng Nguyên đang làm con tin ở Tần về nước để nối ngôi, tức là Sở Khảo Liệt vương. Hoàng Yết sợ Tần sẽ giữ Hùng Nguyên không cho về nên bày cách cho Hùng Nguyên trốn thoát. Tần Chiêu Tương vương phát hiện định giết Hoàng Yết nhưng sau đó nghe theo lời Phạm Thư, thả ông ta về để muốn lấy lòng nước Sở.
Với Hàn, Ngụy.
Năm 303 TCN, Tần Chiêu Tương vương đánh Ngụy, chiếm đất Bồ Bản, Tấn Dương, Phong Lăng. Năm 302 TCN, Ngụy Tương vương sợ hãi phải đến Ứng Đình triều kiến Tần Chiêu Tương vương, ông mới trả đất Bồ Bản cho Ngụy.
Năm 295 TCN, Tần chiếm Tương Thành của nước Ngụy, Tần Chiêu Tương vương sau đó cử Hướng Thọ đánh Hàn, chiếm Vũ Thủy. Năm 294 TCN, tướng Bạch Khởi đánh thắng quân nước Hàn. Ngụy Chiêu vương bèn liên minh với Hàn Ly vương cùng chống Tần, nhưng không tấn công mà chỉ đào lũy phòng thủ.
Năm 293 TCN, Bạch Khởi sử dụng kế ly gián làm Hàn quyết định bỏ mặc Ngụy, thu quân về bảo toàn lực lượng cho mình. Chiến sự kéo dài sang năm sau, quân Ngụy gặp bất lợi. Năm 293 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Bạch Khởi cầm quân chống lại liên quân Hàn-Ngụy ở Y Khuyết. Liên quân Ngụy-Hàn bị Bạch Khởi đánh cho đại bại, bị chém 24 vạn quân, tướng Công tôn Hỷ bị bắt sống, 5 thành bị san phẳng. Nước Ngụy bị mất 400 dặm đất Hà Đông về tay Tần.
Năm sau, 292 TCN, Bạch Khởi lại đánh thắng quân Ngụy, chiếm Viên Thành của Ngụy rồi trả lại. Năm 287 TCN, Tần lại chiếm Tân Viên (huyện Tân Khúc, Vận Thành, tỉnh Sơn Tây hiện nay) và Khúc Dương (Tế Dương, Hà Nam) của nước Ngụy. Năm 286 TCN, Tần lại đánh Ngụy, Ngụy vương phải cắt An Ấp (Hạ Huyền, Vận Thành, Sơn Tây), cũng là cố đô của Ngụy cho Tần. Tần vương cho đuổi toàn bộ dân trong thành An Ấp về Nguỵ, chỉ cho quân chiếm thành mà thôi.
Năm 283 TCN, Tần chiếm An Thành (huyện Nguyên Dương, Tân Hương, Hà Nam), thẳng tới kinh thành Đại Lương rồi rút về. Năm 275 TCN, Nhương hầu Ngụy Nhiễm đem quân đánh nước Hàn, quân Hàn thất bại, 4 vạn quân bị giết, tướng Bạo Diên sang đầu hàng nước Ngụy, Ngụy xin cắt 8 thành cầu hoà. Nhương hầu không nghe, đem quân chiếm Bắc Trạch, bao vây Đại Lương, Ngụy phải dâng đất xin hàng.
Năm 276 TCN, Vũ An quân Bạch Khởi hạ 2 tòa thành của Ngụy. Năm sau, Ngụy cắt đất Ôn Thành (huyện Ôn, Tiêu Tác, Hà Nam) cho Tần. Năm 274 TCN, thấy nước Tần lớn mạnh, Ngụy An Ly vương cùng Tề Tương vương hợp tung chống Tần. Tần Chiêu vương sai Nhương hầu đánh Ngụy chiếm 4 thành, bốn vạn quân Ngụy bị giết.
Năm 273 TCN, hai nước Ngụy và Triệu hợp binh đánh Hàn, vây Hoa Dương. Nhương hầu cùng Vũ An quân Bạch Khởi, Khách khanh Hồ Dương đánh Ngụy cứu Hàn, đánh bại Ngụy ở thành Hoa Dương (nay là Trịnh Châu, Hà Nam), giết 13 vạn quân Ngụy, đại thần Đoạn Cán xin Ngụy An Ly vương cắt đất Nam Dương (phía Tây huyện Vũ, Tiêu Tác, Hà Nam) cầu hoà, Tô Đại lại ngăn cản nhưng Ngụy vương không nghe. Quân Tần chuyển hướng sang đánh Triệu, 2 vạn quân Triệu bị dìm chết ở sông Hoàng Hà.
Năm 254 TCN, Tần tấn công Ngụy, chiếm Ngô Thành (huyện bình Lục, Vận Thành, Sơn Tây). Ngụy vương xin hàng và tình nguyện cùng với Hàn vương trở thành phiên thuộc của Tần quốc.
Với nước Tề.
Năm 298 TCN, tướng quốc nước Tề là Mạnh Thường quân Điền Văn đến nước Tần, Chiêu Tương vương nghe Điền Văn là người hiền, muốn giữ lại, bèn nghĩ ra kế nếu Điền Văn quy phục sẽ phong tướng, còn không sẽ giết. Điền Văn nghe tin, cầu xin sủng thiếp của Chiêu Tương vương giúp mình, và đút lót cho sủng thiếp chiếc áo lông cừu. Nghe lời sủng thiếp, Tần Chiêu Tương vương đồng ý thả Mạnh Thường quân về. Khi Mạnh Thường quân sắp đến biên giới thì Chiêu Tương vương hối hận, sai quân đuổi theo nhưng Điền Văn đã kịp thoát.
Năm 298 TCN, liên quân hợp tung 3 nước Tề, Ngụy và Hàn đánh Tần. Dưới sự chỉ huy của Mạnh Thường quân, quân 3 nước cùng tiến đến Hàm Cốc quan, thu được thắng lợi, giết được tướng Cảnh Khoái, chiếm 8 thành.
Năm 297 TCN, quân 3 nước lại đánh bại quân Tần lần thứ 2. Đến năm 296 TCN, Mạnh Thường quân lại chỉ huy liên quân đánh tới Hàm Cốc quan lần thứ hai, chiếm được thành Diêm Thị. Tần Chiêu Tương vương phải cầu hòa, trả lại đất Phong Lăng cho nước Ngụy và đất Vũ Toại cho nước Hàn.
Năm 288 TCN sai sứ sang đề nghị Tần và Tề cùng xưng đế. Hai bên giao ước vua Tần xưng làm Tây Đế, vua Tề xưng làm Đông Đế, và cùng mang quân tấn công nước Triệu nằm ở giữa. Biện sĩ Tô Tần muốn làm yếu nước Tề, bèn ngăn cản hai nước xưng đế. Năm 288 TCN, Tô Tần sang nước Tề, chỉ ra cho vua Tề thấy rằng nếu cùng xưng đế với Tần thì các nước chỉ tôn trọng Tần mà không tôn trọng Tề, nếu bỏ đế hiệu thì các nước sẽ cảm tình với Tề mà ghét Tần, vì vậy vua Tề quyết định bỏ đế hiệu. Sau khi Tề Mẫn vương bỏ đế hiệu, vua Tần cũng buộc phải bỏ đế hiệu vào tháng 12 năm 288 TCN.
Năm 286 TCN, ba nước Tề, Sở và Ngụy cùng đánh Tống. Tần Chiêu vương nghe tin đó định đưa quân sang giúp Tống vì Tống có quan hệ tốt với Tần, nhưng biện sĩ Tô Đại rằng vua Tống cũng có tiếng bạo ngược và Tống thua thì Tề sẽ lấy hết đất, Sở và Ngụy phải sợ Tề và thân Tần.
Năm 285 TCN, tướng Tần là Mông Vũ phạt Tề, chiếm được 9 tòa thành. Năm 284 TCN, Tần Chiêu Tương vương liên minh với các nước Yên, Hàn, Ngụy, Triệu đánh Tề, đánh bại quân Tề ở Tế Tây. Quân chư hầu rút lui, chỉ có quân Yên tiếp tục tiến vào đất Tề và diệt nước Tề vào năm 282 TCN, tuy nhiên sau đó nước Tề đã phục quốc trở lại nhờ công của tướng Điền Đan.
Với nước Triệu.
Triệu Vũ Linh vương tuy đã nhường ngôi làm chủ phụ vẫn tham gia chính sự. Năm 298 TCN, Triệu chủ phụ giả làm sứ giả đến để dò xét nước Tần, Tần Chiêu vương triệu sứ giả đến. Trong buổi khoản đãi, ông thấy sứ giả không phải người tầm thường, sau khi bày xong yến sai người đến điều tra, thì Triệu Vũ Linh vương đã qua cửa Hàm Cốc về nước rồi. Như vậy, cùng một năm 298 TCN, Tần Chiêu Tương vương đã để chạy thoát cả hai người là Mạnh Thường quân và Triệu chủ phụ.
Năm 283 TCN, Tần Chiêu vương thấy nước Triệu có ngọc bích họ Hòa, muốn dùng 15 thành trao đổi. Vua Triệu sai Lạn Tương Như đi sứ. Tương Như dùng mưu khiến vua Tần trao 15 thành cho Triệu mà vẫn không đem ngọc bích đổi. Năm 279 TCN, ông mời vua Triệu đến hội ở Dẫn Trì (phía tây huyện Tân An, Lạc Dương, Hà Nam). Tần Chiêu vương muốn hạ nhục nước Triệu, nhưng Triệu vương có Lạn Tương Như đi theo phò tá nên ông không làm gì được.
Năm 281 TCN, Tần chiếm được 2 thành của Triệu. Năm 281 TCN chiếm Thạch Thành. Năm 280 TCN, tướng Bạch Khởi ra quân đánh Đại quận (huyện Thị Úy, Trương Gia Khẩu, Hà Bắc) giết được 2 vạn quân Triệu.
Năm 270 TCN, Tần tấn công Át Dữ (huyện Hòa Thuận, Tấn Trung, Sơn Tây) thì đụng độ danh tướng đệ nhất của Triệu là Triệu Xa. Trận này quân Triệu đánh bại được quân Tần. Năm 265 TCN, nhân Triệu vương còn nhỏ tuổi nối ngôi, Tần xua quân chiếm 3 tòa thành của Triệu. Tả sư nước Triệu là Xúc Long phải yêu cầu Triệu thái hậu đem con nhỏ là Trường An quân làm con tin để cầu viện nước Tề. Tề vương đồng ý phát binh cứu Triệu, quân Tần bèn lui về.
Năm 262 TCN, Tần Chiêu Tương vương sai Vương Hột đánh Hàn, sắp lấy được Thượng Đảng (huyện Trường Tử, Trường Trị, Sơn Tây). Quan trấn thủ Thượng Đảng là Phùng Đình bị vây ngặt, liệu thế không thể giữ được, bèn xin mang Thượng Đảng về Triệu. Triệu Hiếu Thành vương bằng lòng, sai Bình Nguyên quân đến nhận đất, nhưng lại không cử đại binh đi cứu Thượng Đảng. Tướng Tần là Vương Hạt vây đánh Thượng Đảng, mãi tới khi vua Triệu cử danh tướng Liêm Pha đi cứu thì Vương Hạt đã đánh vỡ Thượng Đảng. Phùng Đình mang dân chạy sang nương nhờ nước Triệu.
Vương Hạt và Liêm Pha gặp nhau ở Thượng Đảng. Vương Hạt không đánh nổi ải Trường Bình liền xin viện binh. Tần Chiêu Tương vương quyết định cử Bạch Khởi ra mặt trận, lại phao rằng quân Tần chỉ sợ tướng Triệu Quát chứ không sợ Liêm Pha. Triệu Hiếu Thành vương thấy bèn sai tướng trẻ Triệu Quát ra mặt trận. Triệu Quát khinh thường quân Tần, bị thua trận và bị vây ngặt.
Tần Chiêu Tương vương nghe tin quân Tần đã bao vây được quân Triệu, hết sức vui mừng, bèn đích thân đến Hà Nội, ra lệnh động viên tất cả đàn ông và con trai từ 15 tuổi trở lên phải ra trận, điều động tới những nơi hiểm yếu phía đông bắc Trường Bình, cắt đứt đường vận lương và chặn luôn viện binh của quân Triệu từ Hàm Đan tới.
Năm 260 TCN, quân Triệu bị vây ngặt, Triệu Quát phải ra đánh và bị tử trận. 40 vạn quân Triệu đại bại, đầu hàng, bị Bạch Khởi chôn sống hết.
Năm 259 TCN, nhân nước Triệu bị tổn thất nặng nề trong trận Trường Bình, Bạch Khởi chia quân làm ba hướng, một cánh đi về hướng đông áp sát kinh đô Hàm Đan, một cánh tiến về phía bắc để bình định Thái Nguyên, một cánh do Bạch Khởi đích thân chỉ huy, đóng giữ Thượng Đảng, chờ thời cơ tiến vây kinh thành Hàm Đan, tạo ra thế uy hiếp nước Triệu từ hướng Tây sang hướng Đông để tiêu diệt nước Triệu. Tuy nhiên Tần vương nghe lời Phạm Thư, nhận lễ vật 6 thành mà cho Triệu cầu hòa, sau đó lại hối hận.
Năm 257 TCN, Tần vương sai Vương Lăng đánh Triệu, tướng quốc nước Triệu là Bình Nguyên quân phải cầu cứu Ngụy. Ngụy An Ly vương có ý chần chừ. Tín Lăng quân bèn giết tướng Tấn Bỉ, đoạt binh phù rồi đem 8 vạn quân cứu Triệu. Vương Lăng thấy hai cánh quân cứu viện lâu ngày không dám tiến, nghĩ rằng quân chư hầu nhát, không ngờ quân Nguỵ ồ ạt kéo đến. Nguỵ Vô Kỵ dẫn quân kịch chiến với quân Tần. Quân Tần thua trận, phải giải vây rút lui.
Diệt Chu lên ngôi Thiên tử.
Năm 270 TCN, Chu Noãn vương sang nước Tần triều kiến Tần Chiêu Tương vương. Năm 257 TCN, các nước Hàn, Triệu và Ngụy liên hợp chống Tần. Chu Noãn vương sai tướng quốc đi sứ nước Tần nhưng bị Tần Chiêu Tương vương khinh miệt phải bỏ về.
Năm 256 TCN, nước Tần đánh chiếm Dương Thành và Phụ Thư của nước Hàn, áp sát biên cương nhà Chu. Chu Noãn vương lo lắng, bèn ước hợp tung với chư hầu chống Tần, dẫn quân ra cửa Y Khuyết ngăn trở khiến quân Tần không thể thông đường đến Dương Thành được. Tần Chiêu Tương vương nổi giận, bèn sai tướng quân Cưu đi đánh Tây Chu. Chu Noãn vương không chống nổi, bị quân Tần bắt về nước Tần. Toàn bộ 36 ấp và 3 vạn dân của Tây Chu thuộc về nước Tần. Tần Chiêu Tương vương chiếm lấy chín đỉnh của nhà Chu, đày Tây Chu Văn công ra đất Đãn Hồ rồi tha cho Chu Noãn vương trở về đất Chu, nhưng không lâu sau thì Noãn vương qua đời. Thế là nhà Chu bị diệt sau 791 năm tồn tại. Từ thời điểm này Tư trị thông giám của Tư Mã Quang đã công nhận vào Tần kỷ là kỷ nối tiếp Chu kỷ, và ghi nhận tên của Tần Chiêu vương là vị thiên tử của toàn Trung Quốc. Năm 255 TCN, Tần lại đày Đông Chu công đến đất Hồ Tụ (tây bắc Nhữ Nam, Hà Nam hiện nay).
Năm 267 TCN, con trưởng của Chiêu vương là Điệu thái tử mất khi đang làm con tin ở nước Ngụy. Năm 265 TCN, ông phong cho người con thứ hai với Đường thị là Doanh Trụ làm Thái tử, An Quốc quân.
Năm 251 TCN, Tần Chiêu Tương vương băng hà, hưởng thọ 74 tuổi. Ông ở ngôi 56 năm. Thi hài ông chôn ở Chỉ Lăng. An Quốc quân Doanh Trụ kế vị, tức Tần Hiếu Văn vương. Thời của ông, nước Tần đã vươn lên thành nước hùng mạnh nhất trong thất hùng, và là cơ sở cho việc thống nhất Trung Quốc sau này. | 1 | null |
Tần Hiếu công (chữ Hán: 秦孝公, sinh 381 TCN, trị vì 361 TCN-338 TCN) hay Tần Bình vương (秦平王), tên thật là Doanh Cừ Lương (嬴渠梁), là vị vua thứ 30 của nước Tần - chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Doanh Cừ Lương là con trai của Tần Hiến công, vua thứ 29 của nước Tần. Năm 361 TCN, Tần Hiến công qua đời, Cừ Lương lên nối ngôi tức là Tần Hiếu công.
Thu hút nhân tài.
Lúc đó tại trung nguyên nổi lên 6 chư hầu mạnh là Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy. Nước Tần giáp ranh với nước Sở và Ngụy, nhưng nằm tại đất Ung hẻo lánh nên không tham gia được vào các hội minh ở trung nguyên và bị các nước coi là Di Địch.
Sau đời Tần Lệ Cung công, nước Tần đã suy yếu do các cuộc tranh chấp quyền lực. Nước Ngụy lúc đó đang cường thịnh, cũng hay đem quân quấy nhiễu, chiếm đất Tây Hà. Khi cha ông là Tần Hiến công lên ngôi đã an định biên cương, thiên đô đến Nhạc Dương, mở ra thời kì mới cho nước Tần.
Sau khi lên ngôi, Tần Hiếu công quyết tâm khôi phục lại vinh quang cho nước Tần như thời Tần Mục công. Ông ra sức thi hành ân đức, thu phục nhân tài để phát triển đất nước lớn mạnh; ông xuống chiếu cầu người tài giúp nước Tần, viết rằng:
""Đời Mục công nước ta, hùng bá chư hầu, đông dẹp loạn nước Tấn, tây đánh Nhung Địch, chư hầu đều phục. Đến đời sau, từ Lệ công, Táo công, Giản công, Xuất tử, quốc gia suy nhược, Tam Tấn thừa thế tấn công, chiếm mất đất Tây Hà, chư hầu đều khinh Tần. Đến khi Hiến công lên ngôi, an định biên cương, phục hồi lại đất đai của Mục công năm xưa, lập lại pháp lệnh. Quả nhân thừa kế ý chỉ của tiên công, ngày đêm tính kế chấn hưng đất nước, các tân khách và triều thần ai có mưu kế gì lạ làm cho nước Tần được cừơng thịnh thì quả nhân xin dùng làm đại thần và phong cho đại ấp"."
Thi hành biến pháp của Thương Ưởng.
Có người nước Vệ là Công Tôn Ưởng, trước sang Ngụy nhưng không được Nguỵ vương tin dùng, nghe Tần Hiếu công cầu người hiền tài, bèn đến nước Tần, thông qua đại phu Cảnh Giám để vào yết kiến Hiếu công. Lần đầu tiếp kiến, Thương Ưởng tiên lấy đế đạo và vương đạo giảng cho Hiếu công nhưng ông không thích nghe. Thương Ưởng lại lấy bá đạo nói với Hiếu công, Hiếu công mới chịu là Thương Ưởng có tài, phong làm Tả thứ trưởng, cho nắm quyền chính và hết mực tin dùng.
Theo ý kiến của Ưởng, Hiếu công quyết tiến hành biến pháp, nhưng các quý tộc phản đối quyết liệt, tranh luận khắp nơi. Năm 359 TCN, Thương Ưởng ban lệnh pháp lệnh Chú trọng nông nghiệp, ức chế thương nghiệp tước bớt đặc quyền của quý tộc, quan lại, thống nhất tô thuế. Dù Cam Long và Đỗ Trí phản đối đề nghị này, cuối cùng Hiếu công vẫn cho thi hành biến pháp Vệ Ưởng.
Năm 356 TCN, Tần Hiếu công theo đề nghị của Thương Ưởng, thi hành biến pháp đầu tiên trong nước, nội dung chủ yếu là cải cách chế độ hộ tịch, quân sĩ phải làm theo binh pháp, phế trừ chế độ thế khanh, chú trọng nông nghiệp, ức chế thương nghiệp, cải cách pháp lệnh.
Năm 350 TCN, Tần Hiếu công lại thi hành biến pháp Thương Ưởng, quy định: phế ruộng tư, tất cả ruộng đất do nhà nước kiểm soát, thống nhất đo lường, thực hiện chế độ hộ khẩu、 ban hành pháp luật, buộc dân phải nghe theo không được bàn luận về pháp lệnh mới
Ban đầu, người dân nước Tần chưa quen bị pháp luật siết chặt nên lấy làm khổ, nhưng sau 3 năm thi hành, họ thấy tân pháp tiện dùng. Nước Tần trở nên giàu mạnh. Tần Hiếu công bèn thăng Vệ Ưởng làm Tả thứ trưởng.
Mở mang bờ cõi, bá chủ chư hầu.
Từ khi chưa thi hành biến pháp Thương Ưởng, Tần Hiếu công đã thực hiện nhiều hoạt động quân sự nhằm mở rộng lãnh thổ.
Năm 361 TCN, Tần Hiếu công phái hai đạo quân, phía đông đánh Thiểm thành (nay là Thiểm Tây) của nước Hàn, phía Tây đánh Tây Nhung, giết lãnh chúa tộc này là Nguyên Vương. Năm 360 TCN, Chu Hiển Vương sau sứ đến chúc mừng vua Tần.
Những cải cách của Thương Ưởng nhanh chóng làm nước Tần hùng mạnh, bách tính sung túc. Năm 358 TCN, Tần đánh bại nước Hàn ở Tây Sơn. Năm 357 TCN, Sở Tuyên vương sai sứ sang lập liên minh với Tần. Năm 355 TCN, ông hội với Ngụy Huệ vương ở Đỗ Bình, mở đầu cho việc tiến vào trung nguyên.
Năm 344 TCN, Chu Hiển vương lại sai sứ phong cho Tần Hiếu công làm bá chủ, các nước đều đến chúc mừng. Năm 348 TCN, Hàn Chiêu hầu đích thân sang triều kiến nước Tần. Năm 342 TCN, Hiếu công sai thái tử Tứ vào triều kiến Chu Hiển vương.
Năm 342 TCN, nhiều nước chư hầu sai sứ đến mừng Tần Hiếu công. Ông sai công tử Thiếu Quan dẫn quân đi hội chư hầu tại Phùng Trạch và triều kiến Chu Hiển vương.
Tây Hà vốn là đất nước Tần đã lấy của nước Tấn từ đời Tần Mục công, nhưng sau đó Ngụy thừa cơ Tần nảy sinh nội loạn đem quân chiếm lấy, đời Tần Hiến công đã nhiều lần cho quân đánh Tây Hà. Năm 340 TCN, Hiếu công sai Thương Ưởng đi đánh Tây Hà. Khi tướng Ngụy là công tử Ngang đến nơi Thương Ưởng gửi thư mời đến uống rượu lừa rằng sẽ uống rượu ăn thề bãi binh. Công tử Ngang đến, Thương Ưởng liền cho vây bắt rồi đem quân đại phá quân Ngụy. Ngụy Huệ vương đánh sai sứ đến giảng hòa, dâng đất Tây Hà cho Tần. Từ đó, kinh đô An Ấp của nước Ngụy bị nước Tần áp sát, do đó vua Ngụy phải thiên đô về Đại Lương để tránh thế mạnh của nước Tần.
Năm 338 TCN, quân Tần lại đánh thắng Ngụy tại Nhạn Môn, bắt sống tướng Ngụy Thác.
Qua đời.
Năm 338 TCN, Tần Hiếu công qua đời, ông ở ngôi 24 năm, thọ 44 tuổi. Con ông là Doanh Tứ nối ngôi tức Tần Huệ Văn công. Các cải cách được thi hành từ thời ông đã giúp để đặt một nền tảng lớn mạnh cho việc thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng sau này.
Tần Hiếu công cũng là vị công tước cuối cùng của Tần, và đến thời con ông Huệ Văn công, Tần đã bỏ tước công để xưng vương. | 1 | null |
Lưu Vân Sơn (chữ Hán: "刘云山", sinh 1947) là một chính khách cao cấp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là nhân vật đứng thứ 5 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII (2012-2017), một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương.
Sự nghiệp.
Lưu Vân Sơn sinh năm 1947 tại Tân Châu, Thiểm Tây, Lưu từng là một giáo viên tại vùng Nội Mông trước khi được đưa đi lao động trong Cách mạng Văn hóa. Những năm sau đó, ông tiếp tục ở lại công tác tại Nội Mông gần 30 năm từ năm 1968. Năm 1971, Lưu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và được cử đi học ở trường Đảng. Ông từng làm việc với bộ bí thư đoàn trẻ là Hồ Cẩm Đào tại Đoàn Thanh niên và được cho là khá thân cận với vị chủ tịch tương lai của Trung Quốc.
Lưu từng làm phóng viên cho Tân Hoa xã, làm công tác đối ngoại trước khi trở thành Phó bí thư chi bộ.
Đầu những năm 1990, Lưu chuyển tới Bắc Kinh để trở thành Phó trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương và làm sau đó làm Trưởng ban.
Phát biểu.
Lưu từng bày tỏ lo ngại về con số ngày càng nhiều người Trung Quốc vào các diễn đàn mạng để chỉ trích chính phủ. Mới đây Lưu nói chính phủ không thể kiểm soát được việc lưu truyền thông tin trên mạng internet.
Đời tư.
Con ông, Lưu Lạc Phi, là một nhà đầu tư chứng khoán khá nổi tiếng, là một trong 25 doanh nhân hùng mạnh nhất châu Á do tạp chí Fortune xếp hạng. | 1 | null |
Trương Cao Lệ (chữ Hán: "张高丽", sinh 1946) là một chính khách cao cấp Trung Quốc. Ông từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018 và là nhân vật đứng thứ 7 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tranh cãi.
Ông bị nữ vận động viên quần vợt Bành Soái tố cáo đã cưỡng ép cô trong vòng 10 năm. Tối 2/11/2021, Bành đã đăng một bài dài hơn 1000 chữ trên tài khoản Weibo được xác minh bằng tên thật của cô, bài viết tố cáo cựu Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ đã nhiều lần thực hiện “hành vi không đúng mực”, và vợ của Trương là bà Khang Khiết cũng biết.
Khoảng 20 phút sau khi công bố, bài viết đã khiến giới kiểm duyệt mạng internet ĐCSTQ chú ý và sau đó phong tỏa: trang Weibo cá nhân của Bành Soái biến mất, mọi thông tin liên quan Bành Soái và Trương Cao Lệ trên Weibo, Zhihu và diễn đàn Douban đều biến mất.
Cho đến nay, ông vẫn chưa đưa ra phản ứng nào, cũng không thấy ý kiến gì từ giới chức và truyền thông ĐCSTQ.
Sự nghiệp.
Trương Cao Lệ sinh tháng 11 năm 1946 tại thành phố Tân Giang, tỉnh Phúc Kiến, từng tốt nghiệp Đại học Hạ Môn, ngành thống kê và kinh tế học.
Trong những năm sau khi tốt nghiệp, Trương công tác trong ngành dầu khí, rồi trở thành quan chức ở tỉnh Quảng Đông vào giữa thập kỷ 1980.
Trương Cai Lệ gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1973.
Năm 1984, ông là Phó Bí thư thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông, đồng thời làm Giám đốc công ty Dầu Khí Hóa Trung Quốc.
Năm 1985, ông là Chủ nhiệm Hội Kinh tế tỉnh Quảng Đông.
Năm 1988, là Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông.
Năm 1993, là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng Quảng Đông.
Năm 1997, là Bí thư Đặc khu kinh tế Thâm Quyến.
Năm 1999, được mời làm Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa, Đại học Hạ Môn.
Năm 2001, rời Quảng Đông về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Đông, kiêm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông.
Năm 2002, được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 2003, làm Bí thư Tỉnh uỷ Sơn Đông thay cho Ngô Quan Chính mới được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Năm 2007 tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, Trương Cao Lệ được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân.
Khi còn ở Thiên Tân, Trương khá kín tiếng và không ai biết gì nhiều về đời tư của ông.
Năm 2012 tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Trương Cao Lệ được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và đứng thứ 7 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chiều ngày 16 tháng 3 năm 2013, Trương Cao Lệ được Nhân đại phê chuẩn làm Phó Tổng lý Thường trực Quốc vụ viện.
Gia đình.
Ông sinh ra trong 1 gia đình khó khăn, mồ côi cha từ năm 3 tuổi.
Phu nhân: bà Đặng Nam - con gái cố Lãnh tụ tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. | 1 | null |
Hoàng Hạo (?-?) là một hoạn quan phục vụ Lưu Thiện, hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của Thục Hán thời Tam Quốc.
Cuộc đời.
Hoàng Hạo trở thành hoạn quan phục vụ Lưu Thiện vào khoảng những năm 220. Theo "Tam quốc chí" của Trần Thọ, Hoàng Hạo được Lưu Thiện ưa thích do có tài xu nịnh, nhân đó muốn tham dự triều chính. Đổng Doãn thường nghiêm sắc mặt khuyên can Lưu Thiện không nên trọng dụng Hoàng Hạo, đồng thời quở trách Hạo, khiến Hạo sợ hãi, không dám làm trái
. Khi Đổng Doãn còn sống, chức vụ của Hoàng Hạo chỉ là Hoàng môn thừa.
Sau khi Đổng Doãn chết năm 246, Trần Chi lên thay Đổng Doãn làm thị trung, cùng Hoàng Hạo cấu kết với nhau, Hoàng Hạo bắt đầu được tham dự vào chính sự. Sau khi Trần Chi chết năm 258, Hoàng Hạo từ chức Hoàng môn lệnh được thăng lên Trung thường thị, Phụng xa đô úy, nắm hết quyền hành, làm nghiêng đổ triều đình Thục Hán. Đại tướng quân Khương Duy nhiều lần đem quân đánh Ngụy không thành công, Hữu đại tướng quân là Diêm Vũ mưu với Hoàng Hạo muốn phế bỏ Khương Duy để Diêm Vũ thay chân vào đó. Khương Duy ghét Hoàng Hạo chuyên quyền, bẩm với Lưu Thiện muốn giết đi. Lưu Thiện nói:
Khương Duy sợ vây cánh của Hoàng Hạo, liền từ tốn lui ra. Lưu Thiện sai Hoàng Hạo đến tạ tội với Khương Duy, Khương Duy sợ bị trả thù bèn nói với Hoàng Hạo rằng muốn ra Đạp Trung lập đồn điền để tránh tai vạ.
Năm 263, Tư Mã Chiêu sai hai tướng Ngụy là Chung Hội và Đặng Ngải mang quân đánh Thục. Khương Duy dâng biểu cấp báo với Lưu Thiện yêu cầu quân Thục phòng bị, Hoàng Hạo bèn mời đồng cốt đến, nói rằng quân Ngụy sẽ không tới, bảo Lưu Thiện cứ gối cao đầu mà ngủ, quần thần không hề hay biết gì. Đến khi quân Ngụy tiến sát, Lưu Thiện phải mời cha con Gia Cát Chiêm và Gia Cát Thượng ra chống cự ở Miên Trúc nhưng thất bại. "Hoa Dương quốc chí" ghi lại lời than của Gia Cát Thượng khi tử trận:
Đặng Ngải chiếm được Thành Đô, Lưu Thiện phải đầu hàng, Đặng Ngải nghe tiếng Hoàng Hạo gian hiểm, bắt muốn giết đi, Hoàng Hạo hối lộ nhiều cho bộ hạ của Đặng Ngải nên thoát chết.
Trong "Tam quốc diễn nghĩa".
Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, Hoàng Hạo bị Tư Mã Chiêu xử tội lăng trì khi cùng Lưu Thiện đến Lạc Dương. | 1 | null |
Chiến dịch România là một chiến dịch trên chiến trường Balkan thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong đó Vương quốc Romania và Đế quốc Nga liên kết với nhau chống lại quân đội các nước phe Liên minh Trung tâm. Giao tranh đã kéo dài từ tháng 8 năm 1916 cho đến tháng 12 năm 1917, xuyên suốt phần lớn lãnh thổ Romania hiện nay, gồm cả Transilvania, khi đó là đất thuộc Đế quốc Áo-Hung, cũng như nam Dobruja, ngày nay là một phần của Bulgaria.
Romania nhảy vào tham chiến nhằm chiếm đoạt Transilvania, một tỉnh mang tính lịch sử với phần lớn dân số là người Romania. Bất chấp những thắng lợi ban đầu, các lực lượng phối hợp România - Nga đã hứng chịu một số thất bại. Bản thân thủ đô Bucharest của Romania cũng bị quân đội Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Erich von Falkenhayn vào ngày 6 tháng 12, và cho đến cuối năm 1916, chỉ có Moldavia là nằm dưới quyền kiểm soát của khối Hiệp Ước. 3 trong 4 tập đoàn quân của Romania đã bị đập tan hoặc là phân rã. Sau một số thắng lợi phòng ngự năm 1917, mặt trận của phe Hiệp Ước sụp đổ khi đảng Bolshevik đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh và Romania, bị quân đội phe Liên minh Trung tâm hợp vây, phải ký kết một hiệp định ngừng bắn tại Focşani. Vào ngày 5 tháng 7 năm 1918, Romania phải ký kết Hòa ước Bucharest với khối Trung tâm, và hòa ước này cùng với thiệt hại nặng nề của Romania trong cuộc chiến đã tàn phá quốc gia này. Đến ngày 10 tháng 11, chỉ một ngày trước khi Đế quốc Đức ký kết hiệp định ngừng bắn và trong khi các quốc gia khác thuộc khối Trung tâm khác đã đầu hàng phe Hiệp Ước, Romania đã tái chiếm một cách chậm trễ. Tại thời điểm này, khoảng 220.000 binh sĩ Romania đã tử trận, chiếm khoảng 6% số lượng tử vong quân sự của phe Hiệp Ước.
Chiến thắng vang dội trong chiến dịch Romania năm 1916 đã thể hiện tính đúng đắn của quyết định thành lập bộ chỉ huy hợp nhất của khối Trung tâm. Ngoài ra, thắng lợi này cũng thể hiện tài năng của Falkenhayn.
Liên kết ngoài.
< Vương quốc Romania | Lịch sử Romania | Đại Romania > | 1 | null |
Sầm Hôn (?-280) là quan lại nhà Đông Ngô thời Tam Quốc và là nịnh thần của Tôn Hạo, hoàng đế cuối cùng của Đông Ngô.
Cuộc đời.
Theo "Tam quốc chí" của Trần Thọ, Sầm Hôn là người gian hiểm nịnh bợ, được Tôn Hạo sủng ái, làm quan đến bậc cửu khanh, thích bày lao dịch, quân dân đều khổ sở. Tháng 3 năm 280, quân Tấn sang đánh Ngô, quần thần Đông Ngô cả thảy mấy trăm người dập đầu xin Tôn Hạo giết Sầm Hôn, Tôn Hạo sợ hãi rối bời đành nghe theo. "Tấn ký" của Can Bảo chép:
Trong "Tam quốc diễn nghĩa".
Trong "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung, Sầm Hôn được nhắc đến ở hồi 120. Theo "Tam quốc diễn nghĩa", Sầm Hôn làm chức trung thường thị. Khi tướng Tây Tấn là Vương Tuấn mang quân đánh Ngô, Sầm Hôn dâng kế dùng dây xích sắt chắn ngang khắp bờ sông để cản trở quân Tấn, Vương Tuấn dùng hỏa thuyền đốt cháy hết xích sắt, tướng sĩ Đông Ngô tới tấp ra hàng. Quần thần Đông Ngô cho rằng tai họa ngày nay đều là do Sầm Hôn, cũng giống như hoạn quan Hoàng Hạo ở Thục Hán, không đợi lệnh của Tôn Hạo kéo ùa vào cung, cắt thịt Sầm Hôn, ăn như ăn gỏi. | 1 | null |
Cờ sao trắng là tên gọi lá cờ biểu trưng của Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam, hiện nay được sử dụng làm Đảng kỳ của hai tổ chức chính trị Đại Việt Quốc dân Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng, bên cạnh đó còn có những phiên bản chỉnh sửa chi tiết của Đảng Tân Đại Việt và Đại Việt Cách mạng Đảng.
Lịch sử.
Lá cờ sao trắng thuở ban đầu do Trương Tử Anh thiết kế, được treo tại trụ sở Tỉnh bộ Đại Việt Quốc dân Đảng Phú Yên (được coi như "Tổ đình" của tổ chức) và sử dụng cho toàn Đảng từ năm 1939 đến về sau.
Sau khi Việt Minh thực hiện cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 tháng 9 năm 1945), vào ngày 15 tháng 12 năm 1945, ở phố Jambert, khu Ngũ Xã (Hà Nội), thực hiện Nghị quyết Trùng Khánh, Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam ra đời với nòng cốt bao gồm Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Dân chính Đảng nhằm đối kháng với những cuộc thanh trừng của Việt Minh. Hội nghị nhất trí lấy cờ sao trắng làm hiệu kỳ Mặt trận. Về sau được Đại Việt Quốc dân Đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng dùng chung mẫu làm Đảng kỳ.
Giai đoạn 1964-1965, nội bộ Đại Việt Quốc dân Đảng lục đục rồi chia rẽ, hai tổ chức Đảng Tân Đại Việt và Đại Việt Cách mạng Đảng lần lượt ra đời, Đảng kỳ của mỗi chính đảng lại thiết kế theo cách riêng, tuy vẫn trung thành với mẫu cũ.
Bài hát.
Phỏng theo ý nghĩa cờ sao trắng, nhạc sĩ Lê Ninh đã sáng tác ca khúc "Cờ Sao Trắng", ca khúc này được sử dụng làm Đảng ca của Việt Nam Quốc dân Đảng. | 1 | null |
Tần Hiến công (chữ Hán: 秦献公, trị vì 384 TCN-362 TCN), còn gọi là Tần Nguyên Hiến công (秦元献公) hay Tần Nguyên vương (秦元王), là vị quân chủ thứ 29 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Ông tên thật là Doanh Sư Thấp (嬴师隰) hay Doanh Liên ("嬴連"), sinh năm 424 TCN, là con trai của Tần Linh công.
Sau khi Linh công chết năm 415 TCN, Sư Thấp mới 10 tuổi nên người chú của Linh công là Doanh Điệu Tử giành ngôi vị quân chủ, tức Tần Giản công. Mẹ con Thế tử Sư Thấp phải lưu vong sang nước Ngụy.
Lên ngôi vua.
Năm 400 TCN, Giản công chết, con là Tần Huệ công lên nối ngôi và tại vị 13 năm thì mất, con là Tần Xuất công lên ngôi, nhưng tuổi còn nhỏ nên Thái hậu nhiếp chính. Sư Thấp đang ở nước Ngụy, có ý định về nước, bèn đến Trịnh Huyền (nay là Thiểm Tây), nhưng sau đó bị thái hậu ép chạy sang Tây Nhung, được Khuất Cải đón về Tần. Thái hậu cho quân truy nã Sư Thấp, nhưng quân truy nã ngả theo ông. Năm 385 TCN, Thứ trưởng nước Tần giết Tần Xuất công và đón ông về Ung Thành lập làm vua, tức Tần Hiến công.
Cải cách.
Bỏ tục tuẫn táng.
Ngay năm 384 TCN, Hiến công ra lệnh bãi bỏ việc việc tuẫn táng cho các vị quân chủ, việc này bắt đầu từ thời Tần Vũ công, ông vua được chôn chung với 66 người năm 678 TCN. Tần Mục công, vị vua thứ 14, cũng có tới 177 người bị đem chôn chung năm 621 TCN, bao gồm cả những vị quan nổi tiếng. Sau đó nhiều người đã lên án việc này nhưng thực tế nó vẫn tiếp tục được thi hành trong hơn hai thế kỷ cho đến khi bị Hiến công bãi bỏ. Một số người đánh giá cao việc bãi bỏ chế độ tuẫn táng.
Dời đô.
Năm 383 TCN, Tần Hiến công thiên đô đến Nhạc Dương (栎阳, ngày nay thuộc Tây An). Việc dời đô này giúp nước Tần tiến đến gần hơn các nước Nguỵ, Hàn và Triệu, tạo điều kiện phát triển thương mại và làm suy yếu các dòng họ quý tộc ở kinh đô cũ.
Lập quận huyện.
Tần Hiến công thành lập các quận huyện, do các quan chức được triều đình bộ nhiệm quản lý. Đây là một cải cách nổi tiếng, góp phần xoá bỏ những thái ấp do những công thần đảm nhận và theo chế độ cha truyền con nới. Nó cũng làm tăng cường sức mạnh của chính quyền trung ương, và làm nước Tần mạnh dần lên, góp phần cho sự thống nhất Trung Quốc sau này.
Chiến tranh với Nguỵ.
Năm 364 TCN, Tần và Ngụy giao chiến và quân đội Tần đã đánh thắng được quốc gia mạnh nhất Trung Nguyên vào thời điểm đó. Chu Liệt Vương sai sứ chúc mừng và Tần, phong cho làm bá chủ.
Năm 362 TCN, Tần Hiến công lại giao tranh với quân Ngụy ở Thiếu Lương, bắt sống tướng là Công Tôn Tọa.
Qua đời.
Tần Hiến công trị vì 23 năm và qua đời năm 362 TCN ở tuổi 62. Con là Cừ Lương nối ngôi, tức là Tần Hiếu công. | 1 | null |
Tần Tháo công (chữ Hán: 秦趮公, trị vì 442 TCN-429 TCN), hay Tần Táo công (秦躁公), là vị quân chủ thứ 23 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Tháo công là con của Tần Lệ Cung công, vua thứ 22 của nước Tần. Năm 442 TCN, Tần Lệ Cung công mất, Tần Tháo công lên nối ngôi.
Năm 441 TCN, các bộ tộc Nam Trịnh nổi dậy chống lại Tần Tháo công. Năm 430 TCN, quân Nghĩa Cừ đem quân đánh nước Tần.
Năm 430 TCN, vua nước Nghĩa Cừ mang quân tấn công nước Tần, tràn tới Vị Nam.
Năm 429 TCN, Tần Tháo công mất. Ông ở ngôi được 14 năm. Em là Tần Hoài công, bấy giờ đang làm con tin ở nước Tấn, được quân thần đón về lên ngôi quốc quân. | 1 | null |
Tần Hoài công (chữ Hán: 秦懐公, trị vì: 429 TCN-425 TCN), là vị vua thứ 24 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Hoài công là con thứ của Tần Lệ Cung công, vua thứ 22 của nước Tần và em Tần Tháo công, vua thứ 23 nước Tần. Thời trẻ, Hoài công bị gửi làm con tin ở nước Tấn. Năm 429 TCN, vua anh Tần Tháo công qua đời, ông được quần thần đón về nước tôn lên nối ngôi tức Tần Hoài công.
Năm 425 TCN, đại thứ trưởng nước Tần cùng các đại phu nổi loạn chống lại Tần Hoài công, mang quân vây hãm. Tần Hoài công tự sát. Ông ở ngôi tất cả bốn năm.
Con trai cả của Tần Hoài công là thế tử Doanh Chiêu Tử mất sớm, nên sau khi ông tự sát, người nước Tần lập cháu nội ông là Túc lên ngôi vua, tức Tần Linh công. Hoài công cũng có một con trai nhỏ là Điệu Tử, tức Tần Giản công sau này. | 1 | null |
Tần Linh công (chữ Hán: 秦灵公, trị vì: 424 TCN – 415 TCN), tên thật là Doanh Túc (嬴肅), là vị vua thứ 25 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Linh công là cháu nội Tần Hoài công, vua thứ 24 của nước Tần. Do cha ông là Doanh Chiêu tử mất sớm nên năm 425 TCN, ông nội Tần Hoài công tự sát, người nước Tần tôn lập ông lên kế vị, tức Tần Linh công.
Năm 422 TCN, nước Tần làm lễ tế Hoàng Đế và Viêm Đế ở Ngô Dương.
Năm 419 TCN, nước Tần xây thành Thiếu Lương, bị quân nước Tấn đến phá.
Năm 415 TCN, Tần Linh công qua đời. Ông ở ngôi được 11 năm. Con ông là Doanh Sư Thấp còn nhỏ tuổi nên người nước Tần lập con thứ của Tần Hoài công, tức chú của Linh công là Doanh Điệu Tử lên làm vua, tức là Tần Giản công, còn Sư Thấp bị đuổi sang Tấn. | 1 | null |
Tần Giản công (chữ Hán: 秦简公, sinh 427 TCN, trị vì 415 TCN-400 TCN), tên thật là Doanh Điệu Tử (嬴悼子), là vị vua thứ 26 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Doanh Điệu Tử là con thứ của Tần Hoài công, vua thứ 24 của nước Tần. Ban đầu ông không được lập làm thế tử. Năm 415 TCN, vua cháu Tần Linh công chết, con là Sư Thấp còn nhỏ nên không thể nối ngôi nên người nước Tần lập Điệu Tử làm vua, tức Tần Giản công. Mẹ con Sư Thấp phải lưu vong sang đất của họ Ngụy (thuộc nước Tấn).
Năm 409 TCN, Tần Giản công cho phép các chức lại được phép mang gươm. Ông ban lệnh đào hào sông Lạc và xây thành Trùng Tuyền.
Trong thời gian ông làm vua, nước Tần đã nhiều lần thất bại trong cuộc giao tranh với Ngụy, đất nước mạnh nhất Trung Nguyên bấy giờ.
Năm 400 TCN, Tần Giản công qua đời, thọ 28 tuổi. Con ông là Tần Huệ công nối ngôi. | 1 | null |
Hầm đường bộ Đèo Cả là một hệ thống đường hầm thay thế cho Đèo Cả vốn rất hiểm trở và nguy hiểm. Đường hầm này nối liền hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1 huyết mạch và đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông của Việt Nam. Đây là một trong những hầm đường bộ hiện đại nhất Việt Nam và là hầm dài thứ hai trong cả nước, đứng sau Hầm Hải Vân.
Hầm được khởi công ngày 18 tháng 11 năm 2013, hoàn thành và thông xe vào ngày 21 tháng 8 năm 2017.
Vị trí địa lý.
Hầm đường bộ nằm giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Điểm cửa hầm phía Bắc là tại lý trình Km 1353 + 500 Quốc lộ 1 thuộc thôn Hảo Sơn Bắc, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Điểm cửa hầm phía Nam là tại lý trình Km 1371 + 525 Quốc lộ 1 thuộc thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đoạn đường dẫn phía Nam kết thúc bằng nút giao hợp thể, một đường đi khu kinh tế Vân Phong, một đường nối tiếp Quốc lộ 1.
Thông tin hầm đường bộ.
Tổng chiều dài khoảng 13,5 km, trong đó hầm xuyên núi Đèo Cả dài 4,1 km, xuyên núi Cổ Mã dài 500m, còn lại là đường dẫn và cầu trên tuyến (9 km).
Hầm đường bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-1997, có 2 trục hầm song song nhau, trong mỗi trục hầm thiết kế 2 làn xe, khoảng cách giữa hai trục hầm là 30 m. Hầm có thể chịu được động đất cấp 7. Giai đoạn 1 có 4 làn xe đường dẫn, vận tốc thiết kế là 80 km/h.
Kỹ thuật và tài chính.
Dự án xây dựng Hầm đường bộ Đèo cả được Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phê duyệt đầu năm 2012 theo hình thức BOT và BT với tổng vốn đầu tư là 15.603 tỷ đồng (hơn mười lăm nghìn tỷ đồng), chủ đầu tư là Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả. Trong đó, kinh phí xây dựng hầm đèo Cả (đầu tư theo hình thức BOT) là 10.555 tỷ đồng, kinh phí xây dựng hầm Cổ Mã, đường dẫn và cầu trên tuyến (đầu tư theo hình thức BT) 4.509 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng và tái định cư 539 tỷ đồng (phần vốn ngân sách nhà nước).
Ông Lê Quỳnh Mai - phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cho biết, Dự án hầm đèo Cả do Nhật Bản thiết kế, chủ đầu tư là doanh nghiệp VN, sử dụng nguồn vốn vay trong nước, được thi công theo công nghệ làm hầm NATM của Áo, nhưng do ba nhà thầu của Việt Nam đảm nhiệm; tư vấn giám sát ban đầu cũng là Nhật, nhưng đến nay thì chỉ còn một số chuyên gia, còn đa số là người VN.
Tái định cư.
Về khu tái định cư, sẽ có 2 khu thuộc hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Khu tái định cư phía Phú Yên sẽ được xây dựng với kinh phí khoảng 120 tỷ đồng trên 8,5 ha, phục vụ cho 156 hộ dân bị ảnh hưởng. Còn ở phía Khánh Hòa, khu tái định cư sẽ nằm ở xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh phục vụ cho gần 200 hộ dân.
Mục đích tạo hầm đường bộ.
Đoạn đường qua Đèo Cả rất dài (12 km) và hiểm trở, nhiều khúc cua gấp với bán kính cong nhỏ, độ dốc dọc lớn, gây nguy cơ mất an toàn giao thông nhất là với các xe tải nặng, xe siêu trường, siêu trọng. Khu vực này cũng thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông do đất đá trên đèo bị sụt lở. Vì vậy việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác của Quốc lộ 1.
Theo dự kiến, khi đường hầm hoàn thành thì tổng quãng đường qua đèo giảm còn một nửa, thời gian qua đèo giảm chỉ còn 1/4, chịu được trọng tải lớn và an toàn cho các loại xe lưu thông. Đường hầm cũng sẽ giúp cho việc lưu thông thuận lợi giữa miền Trung và khu vực phía Nam, nối liền khu kinh tế Nam Phú Yên và khu kinh tế Vân Phong, và giữa thành phố Tuy Hòa và thành phố Nha Trang. Làm bàn đạp để phát triển kinh tế khu vực.
Trong tương lai, khi 2 đoạn cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong và Vân Phong – Nha Trang được hoàn thành sẽ kết nối hệ thống hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã tạo thành trục của hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Thông tin về dự án.
Tháng 9 năm 2015, tiểu dự án hầm Cổ Mã chính thức thông xe toàn bộ hầm. Ngày 21 tháng 6 năm 2016, chính thức thông kỹ thuật dự án hầm Đèo Cả.
Lộ trình chi tiết.
!Ký hiệu
!Tên
!Khoảng cách<br>từ đầu tuyến
!Kết nối
!Ghi chú
! colspan="2" |Vị trí
!colspan="7" style="text-align: center; background:#dff9f9;"|Kết nối với Đường cao tốc Chí Thạnh – Vân Phong qua Quốc lộ 1
!style="background-color: #BFB;"|1
!style="background-color: #BFB;"|TG
!style="background-color: #BFB;"|TN
!style="background-color: #BFB;"|TN
!style="background-color: #BFB;"|2
!colspan="7" style="text-align: center; background:#dff9f9;"|Kết nối với Đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang qua Quốc lộ 1
Quy định qua hầm.
- Cấm xe tải và xe khách qua hầm đèo Cả từ 0h00 - 4h00
- Cấm xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ qua hầm
- Cấm xe ô tô chở hàng độc hại, chất dễ cháy, chất nổ, hàng nguy hiểm | 1 | null |
Huỳnh Phúc Hiệp (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1988 tại Gò Công, Tiền Giang) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam. Anh có một tuổi thơ cơ cực, đến năm 12 tuổi mới được đi học lớp 1, sau khi được tuyển vào lớp năng khiếu do Sở TDTT Tiền Giang đào tạo. Cùng với Cùng với Nguyễn Thành Long Giang, Võ Nhật Tân...anh đã góp công lớn giúp Tiền Giang vô địch giải U-21 Quốc gia năm 2006. Năm 2008, Phúc Hiệp nhận lời đầu quân cho SHB Đà Nẵng và có chức vô địch U21 QG thứ 2 trong sự nghiệp. Bản thân Hiệp cũng được bầu là "Cầu thủ xuất sắc nhất" ở giải này. Tiền đạo này từng chơi cho đội Olympic Việt Nam tham dự vòng loại Olympic Bắc Kinh và đội tuyển Việt Nam dự Asian Cup 2007. | 1 | null |
Tần Xuất công (chữ Hán: 秦出公, trị vì 387 TCN-385 TCN), còn gọi là Tần Thiếu chủ (秦少主) hay Tần Tiểu chủ (秦小主), là vị quân chủ thứ 28 của nước Tần giữa thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con trai của Tần Huệ công, sinh năm 389 TCN. Năm 387 TCN, Huệ công chết, ông lên nối ngôi nhưng do lúc đó ông mới 3 tuổi.
Xuất công còn nhỏ, quyền hành trong tay quan Thứ trưởng. Năm 385 TCN, thứ trưởng giết hai mẹ con Tần Xuất công, dìm xuống vực sâu và đón con Tần Linh công là Doanh Sư Thấp về lập lên ngôi, tức là Tần Hiến công.
Tần Xuất công ở ngôi được 2 năm, lúc bị giết mới 4 tuổi. Do nội loạn nhiều năm của nước Tần, nước Ngụy thừa cơ tấn công, chiếm đất Hà Tây của nước Tần. | 1 | null |
Trận Vauquois là một trận đánh trên Mặt trận phía Tây trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trận chiến đã diễn ra trên cao điểm tại Vauquois cách Verdun 5 km về phía đông bắc. Kể từ cuối tháng 9 năm 1914, quân đội Đế quốc Đức đã án ngữ cao điểm này và vào tháng 10 năm 1914, quân đội Pháp tấn công nhưng thất bại. Giữa tháng 2 năm 1915, Tập đoàn quân số 3 của Pháp đã tấn công Vauquois nhưng thất bại, và 10 ngày sau đợt tấn công này, một cuộc pháo kích ác liệt của quân Pháp đã xảy ra trước khi các lực lượng Pháp tiến công ồ ạt. Sau nhiều cuộc giao tranh khốc liệt, quân Pháp đã chiếm được đỉnh của cao điểm dù thiệt hại nặng nề, song không thể nào đánh bật được quân Đức. Kể từ tháng 4 năm 1915, với thế trận bế tắc, chiến sự đã tiếp tục dưới hình thức "chiến tranh mìn" cho đến tháng 4 năm 1918. Cuộc "chiến tranh mìn" tại khu vực Vauquois được xem là một trong những cuộc chiến tranh mìn bẫy gay gắt nhất trên Mặt trận phía Tây. | 1 | null |
Tần Lệ Cung công (chữ Hán: 秦厲共公, trị vì 476 TCN-443 TCN), còn gọi là Tần Lạt Cung công (秦剌龚公), Tần Lợi Cung công (秦利龚公), hay Tần Lệ công (秦厲公), tên thật là Doanh Thích (嬴刺), là vị quốc quân thứ 22 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Tần Điệu công, vua thứ 21 của nước Tần. Năm 476 TCN, Điệu công mất, Doanh Thích nối ngôi, tức là Tần Lệ Cung công.
Trị vì.
Năm 475 TCN và 472 TCN, nước Thục và nước Sở sai sứ đến triều cống và thông hiếu với Tần. Năm 471 TCN, hai nước Nghĩa Cừ (義渠) và Miên Chư (綿諸) cũng sai sứ đến triều kiến và dâng lễ vật.
Năm 461 TCN, Lệ công cử 2 vạn quân tấn công nước Đại Lệ, chiếm được kinh đô nước này. Năm 457 TCN, Tần Lệ Cung công đích thân dẫn quân chinh Tây, đánh bại quân Miên Chư.
Năm 456 TCN, nước Tấn tấn công Tần, chiếm Vũ Thành. Cùng năm, Tần Lệ Cung công đặt ra huyện Tần Dương là huyện đầu tiên của nước Tần.
Năm 452 TCN, người cùng họ với Trí Bá nước Tấn (bị 3 họ Hàn, Triệu, Ngụy diệt) là Trí Khai chạy trốn sang nước Tần.
Năm 449 TCN, vua nước Việt sai sứ đến cầu hôn con gái của Tần Lệ Cung công.
Năm 444 TCN, Tần Lệ Cung công đánh nước Nghĩa Cừ, bắt giữ vua nước này.
Năm 443 TCN, Lệ công mất, ở ngôi 34 năm, táng ở Nhân Lý. Con ông là Tần Tháo công lên nối ngôi. | 1 | null |
Tần Điệu công (chữ Hán: 秦悼公, trị vì 491 TCN-477 TCN), là vị vua thứ 21 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Điệu công là con của Tần Huệ công, vua thứ 20 của nước Tần. Năm 491 TCN, Tần Huệ công mất, Điệu công nối ngôi.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông và các sự kiện liên quan đến nước Tần trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 477 TCN, Tần Điệu công mất. Con là Doanh Thích kế vị, tức Tần Lệ Cung công | 1 | null |
Tần Huệ công (chữ Hán: 秦惠公, trị vì 399 TCN-387 TCN), là vị vua thứ 27 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Huệ công là con của Tần Giản công, vua thứ 26 của nước Tần. Năm 400 TCN, Tần Giản công qua đời, Huệ công lên nối ngôi.
Năm 388 TCN, Huệ công sinh được một người con trai, lập làm thái tử.
Năm 387 TCN, Tần Huệ công đem quân đánh nước Thục, hạ thành Nam Trịnh.
Cùng năm đó, Tần Huệ công qua đời. Con ông là Tần Xuất công lên nối ngôi. | 1 | null |
Quốc lộ 21C là tuyến giao thông đường bộ nối từ đường vành đai 3, Hà Nội qua Hà Nam, Hòa Bình tới đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại Ninh Bình với tổng chiều dài 104 km. Quốc lộ 21C được xác định là tuyến quốc lộ chính yếu của khu vực miền Bắc với quy mô từ 4 đến 6 làn xe. Đây là tuyến đường kết nối trung tâm Hà Nội tới các điểm du lịch chùa Hương, Tam Chúc, chùa Bái Đính nên nó còn được gọi là đường Mỹ Đình – Tam Chúc – Bái Đính.
Hướng tuyến.
Quốc lộ 21C có hướng tuyến chính Bắc – Nam, điểm đầu tại nút giao với đường vành đai 3 (Hà Nội) tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Tuyến khởi đầu với tên gọi Đại lộ Chu Văn An rồi đường trục Nam Hà Nội (Hà Đông, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức) qua Hà Nam tới Ninh Bình. Điểm cuối gặp đường cao tốc Bắc Nam tại nút giao Mai Sơn, huyện Yên Mô.
Các đoạn tuyến.
Đường Nguyễn Xiển – Xa La.
Đường Xa La – Nguyễn Xiển được gọi là đại lộ Chu Văn An. Đường Xa La – Nguyễn Xiển kết nối các vùng Phía Tây Nam Thành Phố với thủ đô. Đây là đoạn đầu trong tuyến đường trục Phía Nam Hà Nội nối từ Vành đai 3 đến Ninh Bình.
Đường Xa La – Tân Ước.
Đoạn này thuộc tuyến đường trục phía Nam Hà Nội nối Kiến Hưng – Cầu Giẽ đã được khởi công từ tháng 4/2008 và thời gian hoàn thành theo kế hoạch là sau 60 tháng. Đây là dự án được triển khai theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 (Cienco 5) làm chủ đầu tư và doanh nghiệp triển khai là Cienco 5 Land. Dự án có chiều dài khoảng 41,5 km, mặt cắt ngang rộng 40 m, tốc độ thiết kế 60 km/h. Diện tích chiếm đất toàn tuyến khoảng 245,7 héc–ta. Tổng mức đầu tư ban đầu là 5.156 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình thực hiện).
Để hoàn vốn cho dự án, chủ đầu tư Cienco 5 được đối ứng 3 khu đô thị: Thanh Hà A, Thanh Hà B và Mỹ Hưng. Tổng số tiền sử dụng đất để hoàn vốn cho dự án đường trục phía nam tính theo hình thức hợp đồng BT là 6.586 tỷ đồng. Mục tiêu của Dự án là để hình thành tuyến đường mới, nối từ Hà Đông đi xuyên qua các huyện phía nam Hà Nội và kết nối với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
Đường Ứng Hòa – Mỹ Đức.
Tuyến đường nối đường Bái Đính – Ba Sao với đường trục phía Nam, tỷ lệ 1/500 có vị trí điểm đầu tuyến tại nút giao với đường trục phía Nam (thuộc huyện Ứng Hòa); điểm cuối tuyến tại nút giao với đường Bái Đính – Ba Sao (thuộc huyện Mỹ Đức). Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 14 km. Đây là đường cấp II đồng bằng (4 làn xe), là một đoạn của tuyến đường kết nối mạng lưới giao thông khu vực phía Nam của thành phố Hà Nội, giảm tải cho QL21B, QL.1.
Đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính đoạn qua 2 huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức có chiều dài 13,2 km, đi qua các xã Trầm Lộng, Hoà Lâm, Đội Bình, Lưu Hoàng, Hồng Quang (Ứng Hoà) và xã Hương Sơn (Mỹ Đức). Điểm đầu tuyến nằm tại nút giao với tuyến đường trục phía nam; điểm cuối giao với đường Hương Sơn – Tam Chúc.
Đường Ba Sao – Bái Đính.
Phần lớn đường trục phía nam Hà Nội và tuyến kéo dài của nó qua Hà Nam, Ninh Bình thuộc tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính. Đây là tuyến đường sau khi xây dựng sẽ trở thành một tuyến quốc lộ nằm song song với Quốc lộ 1 hướng Hà Nội – Ninh Bình với quy mô đường cấp II, 4 làn xe, với tổng chiều dài 78 km.
Dự án tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính là một dự án giao thông phục vụ du lịch, dự án này nối liền các điểm du lịch từ Hà Nội tới Ninh Bình như trung tâm Hà Nội, chùa Hương, Tam Chúc – Ba Sao, Vân Long, chùa Bái Đính, Ninh Bình. Đây là tuyến đường nằm gần như song song với Quốc lộ 1, cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và quốc lộ 21B.
Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính bắt đầu nút giao giữa trục kinh tế phía Nam với đường Vành đai 4 và kết thúc tại cầu Trường Yên thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, tổng chiều dài 78 km, đi qua địa phận 4 tỉnh thành là Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình.
Đường Bái Đính – Mai Sơn.
Tuyến đường Bái Đính – Mai Sơn sẽ đi về phía đông quần thể di sản thế giới Tràng An và kết thúc tại đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Đoạn này hiện chưa được đầu tư xây dựng và đang tạm đi theo hướng đại lộ Tràng An – Tam Cốc – Mai Sơn.
Quá trình hình thành.
Năm 2007, khi tỉnh Hà Tây chưa sáp nhập về Hà Nội, dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây được thủ tướng chính phủ Việt Nam chấp thuận. Mục tiêu của dự án là xây dựng để hình thành tuyến đường mới nối từ trung tâm tỉnh lỵ Hà Đông đi xuyên qua các huyện phía Nam Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên của tỉnh Hà Tây phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 21B.
Năm 2008, khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thì tuyến đường trục này cần kết nối với trung tâm thủ đô, cụ thể là hướng tuyến Ga Hà Nội – Kiến Hưng với việc đầu tư mới đường Tôn Thất Tùng kéo dài và nâng cấp các tuyến đường sẵn có trong nội đô. Tuyến đường trở thành tên gọi Dự án đường trục phát triển kinh tế, xã hội phía Nam Hà Nội và có thêm đoạn từ Ga Hà Nội đến Kiến Hưng.
Năm 2011, Tại các văn bản số 566/UBND–VP4 ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình và Tờ trình số 1687/TTr–UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnh Hà Nam, hai tỉnh này đề nghị Thành phố Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Ninh Bình, tỉnh Hà Nam và Thành phố Hà Nội đầu tư tuyến đường từ Bái Đính đi Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội (Hà Nội làm đoạn nối tiếp từ chùa Hương đến Trung tâm Hội nghị Quốc gia) bằng hình thức đổi đất lấy hạ tầng hoặc kinh phí thực hiện lấy từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch.
Năm 2013, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã đề xuất xây đường cao tốc từ Hà Nội đi Bái Đính. Dự án có tổng chiều dài khoảng 91,5 km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp II với 4 làn xe, tốc độ tối đa 100 km/h.
Năm 2021, tại Quyết định 1454/QĐ–TTg Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quốc lộ 21C trở thành tuyến quốc lộ chính yếu của khu vực phía Bắc với quy mô 4 – 6 làn xe. | 1 | null |
Tần Công bá (chữ Hán: 秦公伯; : 893 TCN - 845 TCN), họ Doanh, không rõ tên húy, là vị quân chủ thứ ba của nước Tần, một tiểu quốc nhỏ thời Tây Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tần Công Bá là con Tần Hầu - vua thứ hai của nước Tần. Năm 848 TCN, Tần Hầu mất, Tần Công Bá lên nối ngôi.
Sử ký không nêu rõ các sự kiện lịch sử liên quan đến nước Tần trong thời gian ông làm vua.
Năm 845 TCN, Tần Công Bá mất. Ông ở ngôi được 3 năm. Con trai là Doanh Trọng lên kế vị. | 1 | null |
Steyr M1912 là loại súng ngắn bán tự động được phát triển vào khoảng năm 1910 và bắt đầu đi vào sản xuất năm 1911. Lô hàng đầu tiên được sản xuất cho Chile. Sang năm sau đó nó được thông qua để trang bị cho lực lượng quân đội của đế quốc Áo-Hung cũng như lực lượng quân đội Romania. Nhà máy sản xuất vũ khí nổi tiếng Steyr đã chế tạo loại súng này cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất với loại đạn sử dụng là 9×23mm Steyr. Sau khi Đức Quốc xã chiếm được Áo năm 1939 rất nhiều súng loại này đã được chỉnh sửa chuyển sang sử dụng đạn 9×19mm Parabellum tiêu chuẩn của Đức và trang bị cho tuyến thứ hai của lực lượng lượng quân đội ngoài tiền tuyến cũng như lực lượng cảnh sát của mình nên súng thường được gọi là Steyr-Hahn (Hahn nghĩa là búa trong tiếng Đức).
Thiết kế.
Steyr M1912 được phát triển từ khẩu Roth-Krnka M.7 nên có nhiều điểm giống với loại súng này như sử dụng cơ chế nạp đạn bằng độ giật lùi nòng ngắn, nòng xoay tại chỗ cùng hai bộ móc khóa với hai móc lớn mỗi bộ để khóa cố định nòng, nhưng khác là súng đã thay thoi nạp đạn bằng khối trượt. Bộ khóa trước được đặc khớp vào hai rãnh xoắn khắc trong thân súng, nó sẽ làm nòng súng xoay khi lùi lại. Bộ khóa phía sau sẽ móc vào khối lùi để khóa cố định, khi nòng xoay lúc lùi lại nó sẽ mở khóa khối lùi và cung cấp động lực để đẩy khối trượt lùi lại bắt đầu chu kỳ nạp đạn. Nòng sẽ ngừng lại và giữ cố định sau khi di chuyển một đoạn ngắn do một móc chống vào một khe trong thân súng còn khối trượt tiếp tục lùi về phía sau để nhả vỏ đạn, nó sẽ chỉ trở về chỗ cũ khi khối trượt được lò xo đẩy trở về khớp với các móc và đẩy nòng súng lên cũng như xoay để khóa cố định.
Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Nút khóa an toàn nằm ở phía trái súng phía trên tay cầm, để sử dụng chỉ việc kéo khối trượt về phía sau và bật nút lên nó sẽ không cho khối trượt di chuyển.Hộp đạn của súng được đặc cố định trong tay cầm của súng và xạ thủ sẽ dùng một cái kẹp đạn thiết kế cho súng để đẩy đạn vào hộp đạn thông qua khe nhả vỏ đạn phía trên lúc khối trượt được kéo khóa giữ cố định phía sau. Sau khi đẩy đạn vào xong xạ thủ sẽ nhấn một nút ở phía bên thân súng để khối trượt được đẩy lên trên trở về vị trí cũ nạp đạn và chuẩn bị bắn. Nếu cần lấy đạn ra khỏi súng thì xạ thủ sẽ kéo thoi nạp đạn về phía sau và nhấn vào nút nhả đạn thì lò xo trong hộp đạn sẽ đẩy tất cả đạn trong nó ra ngoài.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất nhà máy Steyr cũng sản xuất mẫu M.12 có thể chọn chế độ bắn từng viên và tự động với nút chọn chế độ bắn nằm ở bên trái súng, với hộp đạn dài hơn chứa 16 viên cũng như thêm báng súng để xạ thủ dùng chống lại lực giật khi bắn ở chế độ tự động. | 1 | null |
Tử tước Ando Teibi (安東貞美, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1853 mất ngày 29 tháng 8 năm 1932) là đại tướng quân đội Đế quốc Nhật Bản và là toàn quyền Đài Loan thứ 6.
Tiểu sử.
Ando gốc là người ở thành phố Iida thuộc tỉnh Shinano (ngày nay là tỉnh Nagano). Ông được sinh ra trong một gia đình samurai, cha ông là người làm việc ở phiên Matsumoto.
Ando vào học tại Osaka Rikugunhei Gakko (tiền thân Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản)) vào năm 1871 và được phong trung úy bộ binh. Ông đã tham gia với các lực lượng ủng hộ hoàng gia trong cuộc nổi loạn Satsuma, sau đó ông được thăng cấp đại úy. Sau khi vào học và tốt nghiệp trường Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản), ông được phong cấp thiếu tá và làm việc ở sư đoàn bộ binh 2 Đế quốc Nhật Bản.
Ando thăng tiến nhanh chóng và giữ chức hiệu trưởng cả hai Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) và trường Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản). Ông được thăng hàm đại tướng khi sư đoàn bộ binh 2 Đế quốc Nhật Bản được chuyển đến Đài Loan vào tháng 10 năm 1899.
Sau đó ông tham gia chiến tranh Nga-Nhật, nơi ông chỉ huy sư đoàn bộ binh 10 từ ngày 15 tháng 1 năm 1905 và đã có những quyết định quan trọng trong trận Phụng Thiên
Ngày 12 tháng 9 năm 1908, Ando được nâng lên hàng danshaku (tử tước) trong hệ thống quý tộc kazoku. Năm 1911, ông chuyển tới giữ chức tư lệnh sư đoàn bộ binh 12 Đế quốc Nhật Bản vào năm 1913, trở thành tư lệnh tập đoàn quân Triều Tiên (Đế quốc Nhật Bản).
Ngày 30 Tháng 4 năm 1915, ông thay thế Sakuma Samata là toàn quyền Đài Loan, và giữ vị trí đó đến tháng 6 năm 1918. Sự kiện Tapani, một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại sự cai trị của Nhật Bản, xảy ra trong nhiệm kỳ của ông. Sự việc cũng bắt đầu từ sự phát triển việc khai thác rừng ở Đài Loan trên núi Thái Bình và Pa-hsien, và xây dựng tuyến đường sắt Nghi Lan và Bình Đông.
Ando được trao tặng huân chương Mặt trời mọc (hạng nhất với hoa Paulownia, dải huy chương cao quý) sau khi ông qua đời. | 1 | null |
Oxytocin hay còn gọi là hormone tình yêu hay Hormone âu yếm hay còn gọi là Chất hóa học của tình yêu là một loại Hormone của con người được tiết ra và chi phối não bộ trong quá trình liên quan đến tình dục và tình cảm, nó được sản sinh khi con người đạt cực khoái, khi cảm thấy lãng mạn, khi cho con bú sữa mẹ và khi sinh đẻ.
Tổng quan.
Oxytocin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1952, theo đó, oxytocin là hormone được bài tiết từ vùng dưới đồi thị và theo sợi trục đến khu trú ở thùy sau tuyến yên, được tiết khi sinh đẻ ở nữ giới và trong quá trình quan hệ tình dục ở nam lẫn nữ. Chức năng của oxytocin ở nữ giới lúc sinh đẻ bao gồm hỗ trợ tiết sữa, co bóp thúc đẻ và ép các mạch máu cơ tử cung. Ngoài ra, Oxytocin còn có tác dụng co cơ trơn thành mạch máu, cơ trơn ruột, niệu quản, bàng quang, ống mật... Oxytocin là một trong những hormone quan trọng trong cơ thể, có cả ở nam giới lẫn phụ nữ. Hormone này được tiết ra trong quá trình làm tình hoặc khi sinh nở.
Loại Oxytocin này cũng được giải phóng khi có sự va chạm da thịt. Đặc biệt đối với phụ nữ, khi ngực và những vùng kín nhạy cảm được kích thích, oxytocin bắt đầu phát tán theo dòng máu chảy đi khắp cơ thể, gây cảm giác khoan khoái dễ chịu.
Khi quan hệ tình dục, oxytocin ở nữ giới gia tăng trong giai đoạn kích thích tình dục và tăng cấp khi đạt điểm cực khoái. Oxytocin tăng cấp ngay khi ở điểm cực khoái và trong các giai đoạn khi kích thích tình dục có lẽ là để đáp ứng với quầng vú (bầu vú), núm vú, đường sinh dục, giúp vào sự vận chuyển trứng. Ở nam giới, thì không có sự tăng cấp oxytocin khi đạt điểm cực khoái (xuất tinh) như ở nữ giới mà tăng đều trong suốt giai đoạn kích thích tình dục. Đặc biệt, nồng độ oxytocin trung bình trong máu của những người mới yêu cao gấp đôi so với những người độc thân.
Cơ chế xuất hiện.
Loại hormone này sẽ xuất hiện trong một số trường hợp sau: | 1 | null |
Cuộc vây hãm Lichtenberg là một trận bao vây trong chiến dịch chống Pháp của quân đội Phổ - Đức trong các năm 1870 – 1871, đã diễn ra từ ngày 9 cho đến ngày 10 tháng 8 năm 1870, tại pháo đài nhỏ bé Lichtenberg thuộc miền Alsace của Đệ nhị Đế chế Pháp. Sau một cuộc pháo kích ngắn ngủi nhưng quyết liệt của quân đội Đức (cũng như tại Marsal), một lực lượng Đức gồm một số đơn vị bộ binh "Jäger", kỵ binh, công binh và pháo binh dưới quyền chỉ huy của tướng Von Hügel (thuộc Sư đoàn Württemberg do Thiếu tướng Hugo von Obernitz của Vương quốc Phổ chỉ huy – một phần thuộc biên chế Tập đoàn quân số 3 của Đức dưới sự điều khiển của Thái tử Phổ là Friedrich Wilhelm) đã giành thắng lợi trong trận vây hãm này, buộc lực lượng trú phòng của Pháp tại Lichtenberg dưới sự chỉ huy của Thiếu úy Archer (thuộc Trung đoàn Chiến tuyến số 96 của Pháp) phải đầu hàng. Thành công của quân Đức trong cuộc bao vây lâu đài cổ Lichtenberg đã mang lại cho họ hàng trăm tù binh (trong đó có 30 sĩ quan) cùng với không ít hỏa pháo, súng trường "Chassepot" và kho dự trữ từ tay đối phương. Ngoài Lichtenberg, chỉ trong một giai đoạn vào tháng 8 năm 1870, quân đội Đức cũng hạ được các pháo đài La Petite-Pierre, Marsal và Vitry của Pháp.
Lâu đài Lichtenberg kiên cố tọa lạc ở lối vào vùng núi Vosges, trên một ngọn đồi hình nón. Đêm ngày 8 tháng 8, mệnh lệnh đánh chiếm Lichtenberg đã đến tai Thiếu tướng Von Obernitz của Phổ. Để thực thi mệnh lệnh, tướng Von Obernitz đã phái một đạo quân tiến đánh Lichtenberg và tướng Von Hügel đã được bổ nhiệm làm người chỉ huy của đạo quân này. Từ doanh trại ngoài trời của họ gần Rothbach và Ingweiler, quân đội Württemberg đã kéo tới Lichtenberg trong buổi sáng ngày 9 tháng 8 và giành được làng Lichtenberg từ tay lực lượng Pháp tại đây. Dù vậy, lời đề nghị đầu hàng của quân Württemberg đã bị đạo quân trú phòng của Pháp khước từ, và trước tình hình đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đều thiết lập vị trí của mình trong thị trấn. Các khẩu đội pháo của Đức cũng nhập cuộc. Hai khẩu đội pháo này đã khai hỏa với sự hỗ trợ của súng hỏa mai của quân bộ binh Đức, và lực lượng pháo binh Pháp đã đáp trả mạnh mẽ nhưng hầu như là thất bại. Kỳ binh Đức thuộc Trung đoàn số 2 đã đến gần được các chiến lũy mà không bị quân Pháp phát hiện. Mặc dù các hỏa điểm của Pháp đã bị câm tịt, tình hình cho thấy là các khẩu đội pháo Đức khó thể chọc thủng pháo đài này. Vì vậy, tướng Von Obernitz đã cử thêm khẩu đội pháo của Von Marchthaler vào ứng chiến. Tuy khẩu đội này đã gây cháy ở công sự của đối phương, đội quân đồn trú Pháp vẫn không chịu đầu hàng. Von Obernitz đành phải ra lệnh ngừng pháo kích. Đội quân vây hãm của Đức đã bắt đầu rời khỏi Lichtenberg và một tiểu đoàn được lệnh quan sát pháo đài. Song, người chỉ huy của tiểu đoàn là Thượng tá Von Staiger (Steiger) đã bị tử thương, và tướng Von Hügel cùng với phần còn lại của lực lượng của ông đã gia nhập với sư đoàn Württemberg vốn đang rút về. Tuy nhiên, quân phòng thủ đã nã đạn dồn dập vào 2 đại đội thuộc Trung đoàn số 2 của Đức. Đột nhiên, mái của một trong những công trình chủ yếu của quân trú phòng Pháp bị cháy, và Thiếu tá Von Marchthaler được lệnh quay lại để tiến hành pháo kích.
Khẩu đội pháo của Thiếu tá Von Marchthaler đã công pháo một cách có hiệu quả, và đến đêm ngày 9 tháng 8, sự hư hại của công sự của quân Pháp trở nên rõ ràng hơn. Quân đồn trú Pháp bị buộc phải dựng cờ trắng, và đầu hàng sư đoàn Württemberg của Đức. Trong ngày hôm sau (10 tháng 8), Đại úy Seesdorf – người kế nhiệm Von Staiger – và tiểu đoàn của ông đã vào tiếp quản pháo đài này. Sự đầu hàng của Lichtenberg đã được Thái tử Friedrich của Phổ chứng nhận. | 1 | null |
Mại dâm ở Hàn Quốc bao gồm các thống kê và pháp luật liên quan đến tình hình tệ nạn mại dâm tại Hàn Quốc, như số lượng người bán dâm cũng như những quy định của pháp luật về hành vi mua bán dâm, chủ chứa, môi giới mại dâm...
Lịch sử.
Trong những năm 1950, khi nổ ra chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc coi Quân đội Mỹ như một cơ hội thu lợi về kinh tế, và món lợi này đã được trả giá bằng thân xác phụ nữ Hàn Quốc. Những thị trấn mại dâm do chế độ quân sự cầm quyền Hàn Quốc và Mỹ thiết lập và ủng hộ. Lúc cao điểm đã có hơn 18.000 gái điếm phục vụ 43.000 lính Mỹ đóng tại Hàn Quốc . Một báo cáo của Tổ chức Di dân quốc tế có trụ sở tại Geneva cho biết: có ít nhất 5.000 phụ nữ nước ngoài đã được buôn qua Hàn Quốc từ giữa những năm 1990 để làm trò mua vui cho những câu lạc bộ gần trại lính Mỹ.
Năm 1986, chế độ độc tài quân sự ở Hàn Quốc bị lật đổ. Trước Olympic Seoul 1988, để chuẩn bị cho Olympic và bảo vệ hình ảnh đất nước khỏi bị tiếp tục hoen ố, chính phủ mới của Hàn Quốc đã tuyên bố xóa sổ các khu mại dâm, đồng thời quân đội Mỹ tại Seoul cũng ra lệnh cấm binh lính tìm tới gái mại dâm. Mặc dù vậy, mại dâm này vẫn ngấm ngầm tồn tại cho tới nay dưới nhiều hình thức khác nhau.. Theo các tổ chức phi chính phủ, có khoảng 514.000 tới 1,2 triệu gái mại dâm (8-20% phụ nữ 18 đến 29 tuổi). Ước tính của chính phủ đưa ra con số khoảng 260.000 người.
Sự cám dỗ của đồng tiền là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ nước này lao vào con đường mại dâm. Bên cạnh đó, với những công việc như thư ký hay nhân viên lưu trữ thì tiền lương chỉ khoảng 600 USD/tháng, trong khi gái mại dâm có thể kiếm được đến 4.000 USD/tháng. Đối với nhiều cô gái trẻ, thật khó mà mua được một túi xách hàng hiệu chỉ bằng những công việc lương thiện. Chỉ cần một bộ phận nhỏ nữ giới Hàn Quốc "chạnh lòng" cũng đủ làm rõ thêm bức tranh về một cuộc sống tôn sùng dục vọng và tiền bạc đến mù quáng trong xã hội Hàn Quốc.
Do tệ nạn mại dâm diễn ra quá nhức nhối, chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những điều luật phạt nặng mại dâm. Năm 2004, Hàn Quốc đã thông qua Đạo luật chống mại dâm (Luật đặc biệt về mại dâm 2004) xử phạt nghiêm khắc mọi hành vi mua bán dâm, nhằm giáng một đòn mạnh vào tệ nạn này. Tờ Korea Herald thì bình luận: "Nhà chức trách nên nhận ra rằng họ sẽ phải tiến hành một cuộc chiến chống mại dâm quanh năm, chứ không phải chiến dịch kéo dài một tháng". Tháng 9 năm 2006, chính phủ Hàn Quốc tăng cường ngăn chặn mại dâm như đóng cửa các khách sạn, phòng massage, và các loại hình kinh doanh khác có liên quan tới gái bán hoa.
Năm 2006, Bộ Giới tính và Công bằng Gia đình đã yêu cầu các công ty cam kết sẽ không để nhân viên đi mua dâm sau các buổi liên hoan. Bộ này quyết định thưởng tiền mặt cho những người đàn ông cam kết không mua dâm vào các dịp tiệc tùng cuối năm, và nếu thất hứa, những người này có thể bị phạt tù hoặc phạt tiền. Công ty nào có nhiều người tình nguyện tham gia nhất sẽ nhận phần thưởng tiền mặt từ 100.000 won tới 1 triệu won (tương đương 1.000 USD). Có hơn 1.200 nhóm cam kết tham gia chiến dịch chống mại dâm, nhóm đông nhất tính đến năm 2006 có 1.600 người tình nguyện. Bộ Bình đẳng Giới và Gia đình Hàn Quốc luôn dành nhiều thời gian và sức lực truyền tải thông điệp tới từng gia đình rằng: mua dâm không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ và đạo đức, hơn thế nữa đó còn là một loại tội phạm.
Năm 2008, thành phố Seoul còn lập ra đơn vị đặc nhiệm gồm 270 thành viên để đấu tranh với tệ nạn này. Hàn Quốc đã xét xử tổng cộng 34.795 ma cô, gái mại dâm và khách làng chơi năm 2006, và tăng lên 39.236 người vào năm 2007. Cả người mua lẫn bán dâm đều sẽ bị phạt khoảng 3.000 USD hoặc 1 năm tù giam, còn chủ nhà thổ sẽ bị phạt tới 10 năm tù và 86.000 USD.
Nhờ các biện pháp mạnh, nạn mại dâm đã dần được khống chế. Doanh số mại dâm năm 2002 là 24 ngàn tỷ won đã giảm xuống gần một nửa, còn khoảng 14 ngàn tỷ vào năm 2007.
Mại dâm tuổi vị thành niên.
Sự thành công kinh tế của Hàn Quốc là do giáo dục tốt, nhưng càng ngày hệ thống giáo dục càng trở nên khắc nghiệt. Ước tính có đến khoảng 200.000 người trẻ - 60% trong số này là nữ - đang sống "dạt vòm". Theo số liệu mới nhất của chính phủ, khoảng một nửa trong số 60% trên hiện làm gái mại dâm. Ban đầu các nữ sinh đi theo bạn bè để ăn chơi, đàn đúm và sau đó là bán thân để kiếm tiền.
Các gái bán dâm này nằm trong độ tuổi từ 12 - 18, đang sống theo kiểu "gia đình chạy trốn", một thuật ngữ mà họ dùng để mô tả một nhóm thanh thiếu niên gặp nhau thông qua "chat" và phát triển thành các mối quan hệ qua mua bán sex. Enjo kousai - "Hẹn hò trả phí", một dạng mại dâm trẻ em xuất xứ từ Nhật Bản đã tìm đường tới Hàn Quốc, và chính phủ nước này cũng coi đây là một loại hình mại dâm.
Theo nhà tư vấn Shim A-ra của "Tiếng nói thống nhất về diệt trừ mại dâm" (UVEP), một tổ chức phi chính phủ về vấn đề mại dâm tuổi teen, thì đã có một sự bùng nổ các trang web môi giới mại dâm trong vài năm qua. Một thực trạng khác, tất cả các trường học ở Hàn Quốc đều chỉ lo thi đua dạy tốt để học sinh đạt điểm thi cao mà không để ý tới công tác giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên, tuyên truyền hiểm họa của lối sống "dạt vòm" này.
Một gái bán dâm tuổi teen nói: "Không một ai nói với tôi rằng mại dâm là sai trái, kể cả các giáo viên ở trường. Tôi ao ước ai đó nói với tôi việc đó. Các cô gái nên được dạy dỗ ngay từ lúc còn học các lớp nhỏ nhưng ở Hàn Quốc, không ai làm thế"
Biến tướng mại dâm học đường hiện đang làm đau đầu các quan chức ở Hàn Quốc, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh của thế hệ tương lai đất nước này.
Các biện pháp xử lý mạnh đã được đưa ra. Năm 2012, một người đàn ông đã bị bắt giữ với cáo buộc phát tờ rơi quảng cáo mại dâm trên đường phố, đây là trường hợp bị truy tố hình sự đầu tiên đối với những người vi phạm Luật bảo vệ thanh niên. Theo luật Hàn Quốc, các tài liệu được coi là có hại cho thanh thiếu niên không được phép phân phối tại những nơi công cộng. Những người vi phạm có thể đối mặt với án phạt lên đến 2 năm tù và bị phạt tiền tối đa 8.812 USD. Ngày 4/9/2012, các công tố viên tại Suwon, phía Nam Seoul cho biết đã truy tố 60 người vì cáo buộc phân phối hoặc tàng trữ các tài liệu khiêu dâm trẻ em. | 1 | null |
Trần Duy Long (sinh năm 1941 tại Nam Định) là một cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam và là huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giai đoạn 1994-1997.
Tiểu sử.
Ông Trần Duy Long sinh năm 1941, quê gốc ở xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông có sự nghiệp chơi bóng đá trong nước hiển hách, từng nằm trong danh sách "Các cầu thủ vàng 50 năm bóng đá Việt Nam".
Ông được gọi lên đội tuyển quốc gia khi mới 18 tuổi và nổi tiếng là một tiền vệ dẫn dắt lối chơi thông minh với phong cách bóng đá hiện đại. Ông cũng đóng vai trò quan trọng trong đội hình 4-3-3 đưa đội Tổng cục Đường sắt giành chức vô địch bóng đá Việt Nam lần đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất.
Trần Duy Long chơi bóng đá phong trào khi còn là học sinh ở Hải Phòng, sau đó ông khoác áo câu lạc bộ Công an Hải Phòng trước khi chuyển về chơi cho đội Trường Huấn luyện năm 18 tuổi. Ông được gọi lên đội tuyển quốc gia và đá cặp bài trùng tiền vệ tổ chức với Lê Thế Thọ.
Vào thời kỳ huy hoàng nhất của bóng đá miền Bắc, ông Long có mặt trong thành phần đội tuyển quốc gia đánh bại đội tuyển chọn thanh niên Liên Xô 1-0 năm 1966. Năm 1967, Trần Duy Long dính chấn thương nặng không thể bình phục và buộc phải giải nghệ. Sau khi thôi đá bóng, ông được cử sang học ở Đại học thể dục thể thao tại Kiev, Ukraine.
Năm 1973, ông về nước nhận chức huấn luyện viên đội Tổng cục Đường sắt, góp công lớn đưa đội này từ hạng Nhì lên hạng Nhất.
Năm 1980, ông Trần Duy Long vào Thành phố Hồ Chí Minh làm huấn luyện viên tại Trường Năng khiếu chuyên nghiệp rồi về công tác tại Liên đoàn bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1994, ông được bổ nhiệm quyền huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia.
Năm 1995, ông làm huấn luyện viên phó đội tuyển quốc gia dự SEA Games 1995, giành huy chương bạc.
Năm 1996, cũng với vai trò huấn luyện viên phó, ông cùng đội tuyển quốc gia đạt huy chương đồng Tiger Cup.
Năm 1997, ông làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia dự vòng loại World Cup 1998 khu vực châu Á, bị VFF sa thải sau 5 trận toàn thua. Thay ông là huấn luyện viên Lê Đình Chính.
Năm 2008, ông được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh (nhiệm kỳ 2008-2012) thay cho ông Lê Hùng Dũng.
Trận cầu Nam-Bắc.
Sau ngày thống nhất Việt Nam, chính quyền quyết định tổ chức một trận đấu giao hữu giữa một đội bóng phía Bắc với các đội miền Nam như một biểu hiện của tình đoàn kết dân tộc, một trận đấu nhiều ý nghĩa chính trị. Sau khi cân nhắc, Tổng cục Thể dụng thể thao đã cử đội Tổng cục Đường sắt vừa đoạt chức vô địch công đoàn miền Bắc vào thi đấu.
Ông Trần Duy Long được giao nhiệm vụ huấn luyện viên trưởng. Ông nhớ lại: "Thi đấu với tây với tàu chẳng bao giờ trạng thái như nghe giao nhiệm vụ cao cả dẫn đội vào miền Nam thi đấu cứ trạng thái và lo lắng đến mất ngủ…".
Với nhiệm vụ ấy, ông Trần Duy Long dẫn đội Tổng cục Đường Sắt vào Nam, được đặc cách đi máy bay DC bốn động cơ. Ông đã dặn dò các cầu thủ khi ấy, lứa Lê Thụy Hải, Mai Đức Chung, Lê Khắc Chính... về nhiệm vụ chính trị của trận đấu. Theo mô tả của ông Trần Duy Long, trận đấu diễn ra giữa đội Tổng cục Đường sắt đại diện miền Bắc và đội Cảng Sài Gòn đại diện miền Nam, khán đài không còn một chỗ trống.
Trận đấu ấy, Tổng cục Đường sắt thắng 2-0.
Gia đình.
Ông Trần Duy Long có hai con trai, Trần Duy Anh sinh năm 1975 và Trần Duy Mỹ sinh năm 1977.
Trần Duy Anh là cầu thủ khóa bảy của Trường Nghiệp vụ thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng chơi cho câu lạc bộ Công an Thành phố Hồ Chí Minh, cùng lứa với Trần Minh Chiến, Nguyễn Liêm Thanh, Trương Ngọc Linh..., nhưng chấn thương khiến anh phải từ giã sự nghiệp sớm.
Con trai thứ hai của ông, Trần Duy Mỹ, là một kiện tướng bơi lội, từng được cử sang Úc tham gia chương trình đào tạo vận động viên và huấn luyện viên.
Vợ ông Trần Duy Long cũng là một vận động viên bơi lội giỏi. | 1 | null |
"Die Young" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Kesha nằm trong album phòng thu thứ hai của cô, "Warrior" (2012). Nó được phát hành vào ngày 25 tháng 9 năm 2012 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi RCA Records và Kemosabe Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Kesha với những nhà sản xuất nó Dr. Luke, Cirkut và Benny Blanco, đồng thời là những cộng tác viên quen thuộc trong khoảng thời gian đầu sự nghiệp của cô, bên cạnh sự tham gia đồng viết lời từ giọng ca chính của ban nhạc Fun. là Nate Ruess. Được lấy cảm hứng từ những chuyến du lịch vòng quanh thế giới và việc bắt đầu theo đuổi một hành trình tâm linh của nữ ca sĩ, "Die Young" là một bản electropop mang nội dung đề cập đến việc mỗi người phải sống hết mình cho từng ngày như là lần cuối cùng và luôn luôn có một tinh thần trẻ trung cho dù bản thân bao nhiêu tuổi, đã thu hút nhiều sự so sánh với một số tác phẩm của Dr. Luke từng sản xuất cho những nghệ sĩ khác như Katy Perry, Flo Rida và Jessie J.
Sau khi phát hành, "Die Young" nhận được những phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu bắt tai, nội dung lời bài hát và nỗ lực của Kesha trong việc không sử dụng Auto-Tune, nhưng cũng vấp phải một số ý kiến chỉ trích về việc đơn điệu và không có sự đột phá so với những tác phẩm trước đây của nữ ca sĩ. Tuy nhiên, nó đã tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại với việc lọt vào top 10 ở nhiều quốc gia, bao gồm những thị trường lớn như Úc, Áo, Canada, Hungary, Ý, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, "Die Young" đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100, trở thành đĩa đơn thứ tám liên tiếp của Kesha vươn đến top 10 tại đây. Tuy nhiên, nó đã bắt đầu bị xóa khỏi một số đài phát thanh sau vụ thảm sát tại Trường tiểu học Sandy Hook vào tháng 12 năm 2012 bởi một số thông điệp xung quanh bài hát, dẫn đến việc bị tụt hạng và không thể vươn đến vị trí số một.
Video ca nhạc cho "Die Young" được đạo diễn bởi Darren Craig, trong đó Kesha hóa thân thành một người lãnh đạo giáo phái và cùng với những đệ tử hư cấu của cô đột kích một ấp ở vùng nông thôn Mexico, trước khi tham gia vào nhiều hình thức vui chơi mang tính chất đồi trụy khác nhau. Để quảng bá bài hát, nữ ca sĩ đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "Conan", "Today", "The Tonight Show with Jay Leno", "The X Factor Australia" và giải thưởng Âm nhạc Mỹ năm 2012, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của cô. Kể từ khi phát hành, "Die Young" đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, như "Boom Town", "Men, Women & Children", "Mike and Dave Need Wedding Dates" và "Neighbors". Tính đến nay, nó đã bán được hơn 6 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Một phiên bản phối lại chính thức của bài hát với sự tham gia góp giọng của Juicy J, Wiz Khalifa và Becky G, cũng được phát hành.
Chứng nhận.
!scope="col" colspan="3"| Streaming | 1 | null |
Bạo hành tình dục hay bạo lực tình dục là bất kỳ hành vi tình dục hoặc cố gắng để có được một hành vi tình dục bằng bạo lực hoặc cưỡng chế, hành vi buôn bán người để phục vụ mại dâm hoặc hành vi tình dục không phù hợp với giới tính người đó, bất kể mối quan hệ với nạn nhân ra sao. Nó xảy ra trong các tình huống xung đột hòa bình và vũ trang, được áp dụng rộng rãi và được coi là một trong những vi phạm nhân quyền đau thương, và phổ biến nhất.
Bạo lực tình dục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và có ảnh hưởng sâu sắc hoặc dài hạn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của nạn nhân, chẳng hạn như tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe sinh sản và tình dục, tăng nguy cơ tự tử hoặc nhiễm HIV. Tội giết người xảy ra hoặc trong một cuộc tấn công tình dục hoặc là kết quả của một vụ giết người vì danh dự để sau khi có một cuộc tấn công tình dục cũng là một yếu tố của bạo lực tình dục. Mặc dù phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng nhiều hơn, bạo lực tình dục có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi; nó là một hành vi bạo lực có thể do cha mẹ, người chăm sóc, người quen và người lạ, cũng như các đối tác thân mật gây ra. Nó hiếm khi là một tội phạm khi yêu thương, và là một hành động thường xuyên nhằm mục đích thể hiện quyền lực và sự thống trị đối với nạn nhân. | 1 | null |
Vịnh hẹp hay "lạch biển" (tiếng Anh: "inlet") là một khối nước hẹp nằm giữa các đảo hoặc là một lạch nước nối một khối nước - thường là khép kín - trong nội địa với một khối nước lớn hơn như eo biển, vịnh, phá hoặc đồng lầy. Tại các bờ biển, "vịnh hẹp" ám chỉ lạch nước nối một vịnh với đại dương. Loại vịnh hẹp do băng hà tạo ra gọi fjord; thường tìm thấy fjord tại các đường bờ biển nhiều núi non.
Một phức hợp các vịnh hẹp hoặc các fjord lớn được gọi là sound, ví dụ như Puget Sound, Howe Sound và Karmsund ("sund" nghĩa là "sound" trong tiếng Scandinavia). Một số vịnh hẹp dạng fjord còn được gọi là "kênh đào" ("canal"), ví dụ kênh đào Portland, kênh đào Lynn và kênh đào Hood. Một vài vịnh hẹp khác lại được gọi là "kênh" ("channel"), ví dụ kênh Dean, kênh Douglas và kênh Amsterdam. | 1 | null |
Vụng băng hay fjard (còn viết là "fiard") là một dạng vịnh hẹp hình thành do các thung lũng băng cổ chìm xuống biển và do hiện tượng sụt lún trong phạm vi vùng đất thấp phủ đầy băng đá. Fjard có đặc điểm là ngắn hơn, nông hơn và rộng hơn so với fjord. Ngoài ra, fjard khác với fjord ở chỗ fjard không có các vách đá dốc đặc trưng cho rãnh sông băng (chìm một phần để tạo thành fjord). Các ví dụ về vụng băng là Bråviken (bờ biển Thuỵ Điển), Hjortsholm (bờ biển Đan Mạch) và Somes Sound (Công viên Quốc gia Acadia, tiểu bang Maine, Hoa Kỳ). Các fjard dọc theo bờ biển Baltic thuộc nước Đức được gọi là "förden".
So sánh fjard và fjord.
Mặc dù fjard và fjord hình thành theo cách thức giống nhau nhưng hai loại vịnh hẹp này vẫn có những điểm khác biệt quan trọng. Fjord được đặc trưng bởi các vách đá dốc do băng hà bào mòn và thường có nhiều lạch nước riêng rẽ. Fjard cũng từng là một thung lũng bị băng hà mài mòn và đã xói mòn nhưng có địa hình thấp hơn nhiều so với fjord. Tại các fjard, có thể tìm thấy những dạng địa hình thấp mà fjord không có, ví dụ bãi lầy triều, đồng lầy ngập mặn và đồng bằng ngập lụt. | 1 | null |
Firth là một từ trong tiếng Hạ Scotland và tiếng Anh, dùng để chỉ các vùng nước ven biển Scotland và Anh. Ở đất liền Scotland, người ta dùng từ này dùng để miêu tả một vịnh biển lớn hoặc thậm chí là một eo biển. Ở khu vực Các Đảo Phương Bắc (Northern Isles), "firth" nghĩa là một vịnh hẹp nhỏ. Dưới phương diện ngôn ngữ học, từ "firth" có cùng nguồn gốc với từ "fjord" (cách gọi một vịnh hẹp/lạch biển ở vùng Scandinavia), theo đó cả hai từ này đều bắt nguồn từ ngôn ngữ Proto-German là "ferþuz". Các khối nước mang tên "firth" có xu hướng phổ biến ở bờ biển phía đông hoặc tây nam của Scotland. Tại các bờ biển thuộc vùng Highlands của Scotland, có vô số cửa sông, eo biển và vịnh hẹp tương tự như firth nhưng lại không được gọi là "firth" mà lại gọi là loch biển. Ngược lại, có một số đối tượng địa lý được gọi là firth nhưng lại mang tính chất của các đối tượng địa lý khác. Ví dụ, ở bờ biển miền đông Scotland có một nơi được gọi là Cromarty Firth, dù rằng nơi này giống như một loch ("hồ") lớn với chỉ một cửa thoát nhỏ nối với biển; các ví dụ khác là Solway Firth và Moray Firth (tương tự như những vịnh lớn) và Pentland Firth - giống với eo biển hơn là vịnh hay vịnh hẹp ("inlet").
Nhìn chung, sự hình thành của firth thường là kết quả của hoạt động sông băng vào kỷ băng hà và thường gắn liền với một dòng sông lớn mà tại đó, tác động thủy triều của dòng nước biển hướng ngược về thượng lưu con sông đã gây ra hiện tượng xâm thực và khiến lòng sông nới rộng thành một cửa sông. Tuy nhiên, ranh giới giữa firth và cửa sông không rõ ràng. | 1 | null |
Cửa cắt khía là một loại vịnh hẹp ven biển, hình thành do sự chìm ngập một phần của một thung lũng sông mở. Dù cũng có những cửa cắt khía có dạng thẳng và không phân nhánh nhưng nhìn chung thì loại địa hình này thường có dạng hình cây, và đây là dấu ấn của mạng sông suối dạng cành cây ở thung lũng sông ngập lụt khi trước. Các thung lũng sông chìm dọc dải bờ biển và tạo nên các cửa cắt khía, khiến đường bờ biển có hình dạng hết sức lồi lõm và không đều. Thường thì có các hòn đảo tại đây, và các đảo này chính là đỉnh của các ngọn đồi mà nay đã chìm xuống một phần.
Bờ cắt khía là loại đường bờ biển với các cửa cắt khía song song nhau, lấn sâu vào đất liền và bị ngăn cách nhau bởi những gờ cao. Nguyên do của sự thay đổi mực biển khiến thung lũng sông chìm xuống có thể là bởi mực nước biển dâng hoặc là do đẳng tĩnh. Kết quả của hiện tượng này là sự hình thành một cửa sông rất lớn ở cửa một con sông khá nhỏ (hoặc là ở một địa điểm nào đó mà cửa cắt khía sẽ nhanh chóng bị trầm tích bồi lấp). Cửa sông Kingsbridge ở Devon thuộc nước Anh là một ví dụ về một cửa cắt khía dưới dạng một cửa sông có kích cỡ hoàn toàn vượt trội so với các kích cỡ của các dòng chảy cung cấp nước cho cửa cắt khía; trong số này, không có một con sông nào đáng kể mà chúng chỉ là những dòng suối nhỏ. | 1 | null |
Đảo triều (tiếng Anh: "tidal island") là một hòn đảo nối với đất liền bằng một đường đắp cao (có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo), và con đường này nổi lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống và chìm xuống khi thủy triều lên. Do hiện tượng này gây cho con người cảm giác thần bí nên ở một số nơi, người ta dùng đảo triều làm nơi thời phụng, ví dụ Mont-Saint-Michel ở Pháp. Ngoài ra, đảo triều thường được dùng làm nơi xây pháo đài nhờ khả năng phòng thủ tự nhiên của đảo.
Ở Úc, người ta bồi đắp và phát triển đảo triều Bennelong ở Sydney thành "mũi Bennelong" (Bennelong Point) rồi sau này xây dựng nhà hát Opera Sydney trên đó. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.