text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Phi Tử (chữ Hán: 非子, : 933 TCN - 858 TCN), là vị quân chủ khai quốc của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, được xem là tổ tiên của Tần Thủy Hoàng.
Tổ tiên.
Truyền thuyết ghi lại, tổ tiên của ông là Bá Ích là hậu duệ của Chuyên Húc, vị vua thứ 2 trong Ngũ đế, làm quan ở nước Ngu, được phong ấp Doanh ăn lộc, từ đó lấy chữ Doanh làm họ.
Đến đời Phi Liêm làm quan cho nhà Thương cùng với con trai trưởng là giúp Trụ Vương chống lại Chu Vũ Vương nên bị giết, nhưng con cháu vẫn được phong làm quan.
Theo Sử ký, Phi Tử là con – một vị quan phục vụ nhà Tây Chu và là cháu 6 đời của Ác Lai.
Hậu duệ của Quý Thắng, con thứ Phi Liêm, là do có công giúp vua Chu Mục vương dẹp loạn Từ Yển vương (một nhánh họ Doanh) mà được phong ấp ở Triệu thành (Hồng Đồng). Các hậu duệ của Phi Liêm sống ở đó, lấy họ Triệu.
Quan chăn ngựa nhà Chu.
Phi Tử là con vợ thứ nên phải làm nghề chăn ngựa ở Khuyển Khâu (犬丘). Ông có tài nuôi ngựa. Ông khiến cho đàn ngựa nhanh chóng sinh sôi thêm nhiều. Dân chúng mến phục ông, bèn xin với Chu Hiếu Vương để ông ra ở tại vùng đất giữa hai dòng sông Vị Thủy và Khiên Thủy để nuôi đàn ngựa của vua.
Chu Hiếu Vương nghe tiếng bèn triệu kiến và giao cho việc đó. Đàn ngựa của vua cũng sinh sôi nhiều.
Chu Hiếu Vương mến mộ muốn cho ông nối nghiệp cha mình là Đại Lạc thay cho người em tên , đích tử của Đại Lạc. Nhưng , ông ngoại của Thành, không đồng ý vì cho rằng điều đó sẽ kích động các bộ tộc Khuyển Nhung nổi loạn, nên Hiếu Vương chỉ phong cho ông một thái ấp nhỏ ở Tần, vì con cháu của Bá Ích nên Phi Tử còn được gọi là Tần Doanh, tách biệt với thái ấp của cha mình. Từ đó dòng dõi họ Tần đó tiền thân của nước Tần mà hơn 6 thế kỷ sau đã chinh phục tất cả các chư hầu khác và thống nhất Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng. Nhưng vào lúc đó Tần chỉ là một nhà nước nhỏ và Phi Tử không nhận được bất kỳ tước bậc nào. Sau đó Hiếu vương sai ông đi phủ dụ các bộ tộc sinh sống tại Tây Nhung.
Năm 858 TCN, Phi Tử chết, không rõ bao nhiêu tuổi. Ông ở ngôi khoảng 43 năm.
Hậu thế.
Con ông là Tần Hầu nối ngôi. Sau đó năm 842 TCN, thái ấp của người em trai ông bị tộc Nhung tiêu diệt. Hai mươi năm sau, cháu trai ông, Tần Trọng cũng bị giết trong cuộc giao tranh với Khuyển Nhung. Tuy nhiên, con trai của Tần Trọng là Tần Trang công đã đánh bại Khuyển Nhung và sáp nhập hai vùng đất lại với nhau.
Đến đời con của Trang công là Tần Tương công được nhà Chu chính thức phong là chư hầu, chính là nước Tần. | 1 | null |
Tần Hầu (chữ Hán: 秦侯, : 909 TCN - 848 TCN), là vị quân chủ thứ hai của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Tần Phi Tử, không rõ tên là gì và cũng không rõ mẹ ông là ai. Năm 858 TCN, Phi Tử chết, ông lên nối quân chủ nước Tần.
Tuy được gọi là Tần Hầu nhưng thực chất ông chưa bao giờ được phong tước hiệu, và tên gọi đó là cách gọi tôn kính của hậu duệ đời sau đối với ông. Nước Tần thời của ông chỉ là một thái ấp nhỏ, được xem là phụ dung của nhà Tây Chu chứ chưa được xếp vào hàng chư hầu.
Năm 848 TCN, Tần Hầu mất, ông ở ngôi 10 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Con là Tần Công Bá lên ngôi. | 1 | null |
Lực lượng đổ bộ đường không (còn gọi là Binh chủng Nhảy dù) là một trong 8 binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng phối hợp với các đơn vị không quân vận tải sử dụng các loại máy bay, trực thăng vận tải nhằm thực hiện các cuộc đổ bộ bằng đường không, thả dù tiếp tế hàng hóa và cả thiết giáp dù (thả dù xe cơ giới). Đây là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ, được trang bị đầy đủ và hiện đại của Không quân Nhân dân Việt Nam, đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển từ khi Không quân Nhân dân Việt Nam được thành lập nhưng chỉ tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn. Đến giữa năm 1967 lữ đoàn được giải thể và chuyển hết thành bộ đội đặc công và một số về Không quân theo yêu cầu phát triển thêm một số trung đoàn và sư đoàn bay chiến đấu, chỉ còn các đơn vị tiếp tế hàng hóa qua đường hàng không. Nhưng sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc thì các đơn vị lính dù lại được khôi phục nhằm phục vụ chiến đấu nhưng còn rất hạn chế. Ngày nay, các đơn vị lính dù chủ yếu là các lực lượng đặc công biệt động, đặc công bộ đảm nhiệm.
Thành lập: 30 tháng 8 năm 1958, Sư đoàn 305 - tiền thân của Bộ Tư lệnh Dù.
Lịch sử.
Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến trường Bổ túc văn hóa Quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 Hà Nội khám tuyển được vài chục đồng chí để phát triển lực lượng cho không quân, trong đó có Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch (sau này chỉ huy trung đoàn không quân 923).
Ngày ấy, Tư lệnh và cơ quan Cục Hàng không còn đóng "đại bản doanh" ở khu vực sân bay Gia Lâm, đại tá Đặng Tính là Cục trưởng và thượng tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy.
Ngay trong năm 1959, đoàn dù sang tập luyện tại căn cứ của sư đoàn đổ bộ đường không Trung Quốc. Đoàn gồm có 41 cán bộ chiến sĩ lấy từ các đơn vị chiến đấu chống Pháp trên khắp các chiến trường cả nước, như đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc thuộc đại đoàn 312 (sư đoàn 312) đã tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại úy Đặng Nhơn là quân Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung Bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.
Mùa hè năm 1960, đoàn dù tiến hành nhảy dù thực tập lần đầu trên vùng đất bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Tiền thân của lữ đoàn dù đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam là sư đoàn 305 bộ đội khu 5 tập kết. Sau khi nhiều chiến sĩ chuyển về các đơn vị chuẩn bị Nam tiến đến đầu năm 1961, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh quyết định thành lập Lữ đoàn Dù 305, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam, chính ủy của đơn vị này là Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh và sau nay ông là chính ủy đầu tiên của Bộ tư lệnh dù. Ông đã may mắn trở thành chính ủy đầu tiên của lữ đoàn và còn lập nên một kỷ lục quân sự: Là chiến sĩ đầu tiên của quân đội ta thực hiện nhảy dù.
Huấn luyện.
Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhảy dù Liên Xô (5 chuyên gia) đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh (lữ đoàn dù 305 được thành lập vào đầu năm 1961), tại khu vực Bắc Giang với các bãi nhảy lớn (Buộm - huyện Lạng Giang, Chũ - huyện Lục Ngạn).
Bộ đội dù thuộc loại binh chủng có trang thiết bị kỹ thuật cao để bảo đảm tính cơ động và đột kích nhanh nhất, nên chi phí rất tốn kém và được gọi là binh chủng của "quân đội nhà giàu" với hệ thống sân bay, máy bay các loại, hàng vạn chiếc dù cùng các trang thiết bị khí tài khác rất đắt tiền. Bốn chiếc dù ngày đó trị giá bằng một chiếc xe Mô-kô-vích và mỗi chiếc dù chỉ sử dụng được cho 25 lần nhảy. Tuy nhiên, bộ đội ta phải huấn luyện kiểu… nhà nghèo, tiết kiệm dù. Trước khi nhảy dù, họ phải tập luyện nhảy các "bậc tam cấp" ở dưới đất rất vất vả.
Hàng vạn lượt nhảy dù đã được tiến hành an toàn trên các loại máy bay An-2, Li-2, IL-14 và cả trên khinh khí cầu lớn.
Năm 1962 đã thực hành nhảy dù diễn tập đội hình lớn với sự tham dự của toàn bộ đoàn dù thuộc lữ đoàn dù 305 với hơn 200 bộ đội dù trên 9 máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại khu vực Bắc Ninh, Hải Dương, phối hợp bảo đảm cho các binh chủng vượt sông chiến đấu.
Ngoài huấn luyện nhảy dù cơ bản tại bãi nhảy đã chuẩn bị còn tổ chức nhảy nâng cao trình độ trên các địa hình phức tạp và thời tiết khác nhau: Nhảy dù xuống nước tại các hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ), nhảy đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhảy dù xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Một sự kiện đặc biệt là mùa thu năm 1962, Bộ Quốc phòng, Cục Quân huấn đã tổ chức hai đội: Đội nhảy dù và đội mô tô để tham dự Đại hội thể thao các nước XHCN lần 2 (SKDAII - 1962) tại Tiệp Khắc.
Hoạt động dù phục vụ chiến đấu.
Chiến trường Lào.
Cuối năm 1960 đầu năm 1961, khi đoàn dù đang tập luyện nâng cao tại Trung Quốc thì được lệnh về gấp. Đoàn được máy bay Trung Quốc đưa từ sân bay Vũ Hán bay về hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, rồi ngay trong đêm đó, đoàn kỹ thuật dù bắt tay vào công việc cùng các bộ phận hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay chuẩn bị cho hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pathet Lào. Ngoài ra còn có các đơn vị thả dù tiếp tế của Liên Xô hỗ trợ tham chiến, phối hợp thả dù hàng hóa bằng các máy bay An-2. Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.
Chiến trường miền Nam.
Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân năm 1968 của quân giải phóng miền Nam vào các thành phố và đô thị lớn trên toàn miền Nam, bộ đội dù đã hiệp đồng chặt chẽ với các tổ lái máy bay, với ý chí chiến đấu cao, trình độ kỹ thuật được nâng cao đã vượt qua mọi khó khăn, bay đêm trong thời tiết xấu, bị địch phát hiện khống chế, phải luồn lách núi, thay đổi độ cao, chuyển đổi hướng bay thả, đã tiếp tế kịp thời cho bộ đội chiến đấu khu vực Tây Thừa Thiên Huế.
Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.
Quân chủng Không quân đã tổ chức một số chuyến bay thả vũ khí và lương thực cho một bộ phận chủ lực đang chiến đấu ở khu vực Trà Lĩnh, Đông Bắc thị xã Cao Bằng trong các tình thế luồng tiếp tế băng qua đường số 4 gặp phải rất nhiều khó khăn.
Chiến tranh biên giới Tây Nam 1979.
Năm 1979, trong Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam, khi các đơn vị bộ binh của Quân đội nhân dân Việt Nam đang cố đánh chiếm Phnom Penh thì một toán đặc công nhảy dù xuống Phnom Penh nhằm giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.
Lính dù hạ máy bay.
Đó là một sáng tạo độc đáo ở Việt Nam. Bộ đội Việt Nam đã sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng để tiêu diệt kẻ thù. Khinh khí cầu được thả lơ lửng tạo thành các chướng ngại vật trên không, giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp, luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế, cầu giao thông quan trọng ở miền Bắc Việt Nam.
Bằng cách này, QĐNDVN đã tiêu diệt được 3 máy bay địch, một máy bay AD6 của Mỹ ở Ninh Bình (1967), một ở dọc sông Hồng (1966) và một ở bắc Sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị (1966).
Một số trường hợp tử nạn của bộ đội nhảy dù.
Trong đợt nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng một tai nạn đã xảy ra, toàn bộ kíp lái một máy bay An-2 thả dù cùng một lính nhảy dù đã hy sinh. Cánh quạt của chiếc An-2 bay thả dù đội hình phía sau do phi công Tình là lái chính đã va quệt vào cánh bên phải của chiếc An-2 bay phía trước do phi công Cẩn là lái chính và bị gãy văng đi. Tất cả bộ đội nhảy dù trên chiếc máy bay này đều được lệnh thoát ra ngoài. Trong máy bay còn lại hai chỉ huy thả dù. Một người tên Trinh kịp thoát ra khi máy bay vừa chúi xuống, mở dù và tiếp đất an toàn. Người thứ hai tên Thao tuy có mở dù nhưng không kịp và đã hy sinh gần sát chỗ chiếc máy bay An-2 cắm xuống đất.
Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân 1968 trong khi tiến hành các đợt thả dù tiếp tế cho bộ đội ở chiến trường Thừa Thiên Huế đã có 3 máy bay gồm cả kíp lái cùng nhân viên kỹ thuật thả dù, tổng cộng 7 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường Trị-Thiên, đó là: thượng úy chính trị viên đội thả dù sân bay Gia Lâm tên Toàn và sáu người khác là Lưa, Huy, Ngạc, Thái, Thịnh và Thương.
Ngày 7/7/2014 trong khi thực hiện bay huấn luyện nhảy dù tại Hòa Lạc máy bay trực thăng Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đã bị mất liên lạc và rơi. Máy bay Mi171 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lúc 7h30 đến 7h46 thì mất liên lạc và rơi. Sau khi rơi xuống, chiếc máy bay đã bốc cháy dữ dội. Lực lượng cứu hỏa, cứu thương... đã được điều động khẩn trương đến hiện trường vụ việc. Khoảng 8h20 phút sáng nay, ngọn lửa đã bị dập tắt. Vụ tai nạn máy bay khiến 20 chiến sĩ hy sinh và 1 chiến sĩ bị thương.
Lực lượng hiện nay.
Như đã nói ở trên, hiện nay, thành phần chính của Lực lượng đổ bộ đường không là những chiến sĩ đặc công thực hiện các nhiệm vụ nhảy dù, đổ bộ từ đường hàng không. Ngoài ra còn có các đơn vị không quân vận tải tham gia các nhiệm vụ thả dù hàng hóa. Binh chủng nhảy dù là một trong những binh chủng được chi tiêu nhiều nhất nhằm duy trì hoạt động.
Ví dụ như về trang thiết bị tối quan trọng của lính dù là chiếc dù. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng các loại dù nhảy của Nga (chưa nói đến các loại dù hàng và cả dù cho xe cơ giới cần phải có khả năng chịu trọng lượng tốt hơn rất nhiều). Dù D5, loại dù được trang bị chủ yếu cho các lính đặc công dù của Việt Nam có giá khoảng 3000 USD cho mỗi một cái, mà mỗi cái cũng chỉ có tuổi thọ khoảng 15 năm, sau đó phải thay thế vì độ an toàn. Ngoài ra còn loại dù dự bị Z-5 cũng có giá từ 700-800 USD/cái nhưng chỉ sử dụng được một lần, giật dù xong coi như bỏ. Ngoài ra mỗi máy giật dù còn có giá có khi đến cả 3000-4000 USD/chiếc.
Nhiệm vụ hiện nay của binh chủng là thực hiện đổ bộ bằng đường không vào các vị trí hiểm yếu,thả dù tiếp tế hàng hóa vào các vị trí hiểm yếu mà bộ binh và hải quân không thể tiếp cận (trong thời chiến) và chống khủng bố, chống bạo loạn, cứu hộ cứu nạn (trong thời bình).
Trang bị.
Các loại xe tăng như ASU-85
Các loại vũ khí của bộ đội dù như súng trường tấn công AKS báng gập, súng carbine CAR-15, carbine M-18, trung liên RPK, RPD và RPK-74 báng gập, súng bắn tỉa SVD, SVU (biến thể bullpup của SVD) và súng ngắn K-54 (TT-33), K-59 (PM Makarov), CZ 52. Các loại vũ khí trên có đặc điểm gọn, nhẹ, dễ dàng mang theo do đã giảm chiều dài, thích hợp đổ bộ dù. Ngoài ra còn có các loại vũ khí khác như súng phóng lựu M-79, B-41, GP-25 hay Milkor MGL.
Các loại máy bay thả dù trang bị cho binh chủng gồm:
Đào tạo.
Trung tâm Quốc gia Huấn luyện Tìm kiếm cứu nạn Đường không,Quân chủng Phòng không – Không quân là đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù cho phi công (phi công phải tập nhảy dù phòng tình huống nguy hiểm xảy ra trên không mỗi năm 2 lần), đặc công và cả cho nhưng người yêu thích môn thể thao nhảy dù của CLB Hàng không miền Bắc và miền Nam (Quân chủng Phòng không-Không quân) bên cạnh nhiệm vụ chính là tìm kiếm, cứu nạn và chữa cháy bằng đường hàng không. | 1 | null |
John Henry Bonham (31 tháng 5 năm 1948 – 25 tháng 9 năm 1980) là một nhạc công và một nhạc sĩ người Anh, được biết tới nhiều nhất trong vai trò là tay trống cho ban nhạc rock Led Zeppelin. Bonham được ngưỡng mộ bởi tốc độ, sức mạnh, chiếc chân phải siêu nhanh và cảm giác "phiêu" khi chơi nhạc groove. Anh được công nhận rộng rãi là một trong những tay trống hay nhất lịch sử. Hơn 30 năm sau cái chết của mình, Bonham vẫn nhận được những giải thưởng cũng như tri ân, trong đó có danh hiệu "Tay trống vĩ đại nhất" được độc giả tờ "Rolling Stone" bình chọn vào năm 2011. | 1 | null |
John Baldwin, được biết tới nhiều nhất với nghệ danh John Paul Jones, JPJ hay Jonesy, sinh ngày 3 tháng 1 năm 1946, là một nhạc công đa nhạc cụ, nhạc sĩ, nghệ sĩ hòa âm và nhà sản xuất người Anh. Ngoài việc nổi tiếng trong vai trò là tay bass, keyboard và sáng tác cho Led Zeppelin, Jones cũng có cho mình một sự nghiệp solo thành công. Suốt sự nghiệp của mình, ông đã chơi chơi rất nhiều nhạc cụ như guitar, koto, lap steel guitar, mandolin, autoharp, violin, ukulele, sitar, cello, continuum, đặc biệt với 3 phần ghi đè trong ca khúc nổi tiếng nhất của Led Zeppelin, "Stairway to Heaven".
Allmusic miêu tả Jones "đã ghi tên mình vào lịch sử rock 'n' roll trong vai trò một nhạc công, nghệ sĩ hòa âm và đạo diễn rất cách tân". Rất nhiều nhạc công và nghệ sĩ khác đã lấy cảm hứng từ John Paul Jones, có thể kể tới John Deacon, Geddy Lee, Steve Harris, Flea, Gene Simmons, và Krist Novoselic. Jones hiện tại đang là thành viên của Them Crooked Vultures cùng Josh Homme và Dave Grohl, trong đó ông chơi bass, keyboard và nhiều nhạc cụ khác nữa.
Ông được độc giả tờ "Rolling Stone" chọn là tay bass xuất sắc thứ sáu của mọi thời đại. | 1 | null |
Nhà thờ và tu viện ở Goa một nhóm các tòa nhà tôn giáo ở Goa cổ (không nên nhầm lẫn với Goa Velha) thuộc bang Goa, Ấn Độ. Tập hợp các di tích này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1986.
Goa là thủ đô của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha và là một trung tâm truyền giáo thế kỷ 16. Các di tích phổ biến loại hình nghệ thuật phương Tây gồm kiến trúc Manueline, trường phái kiểu cách và Baroque ra khắp châu Á, đồng thời là một ví dụ đặc biệt của quá trình truyền giáo
Lịch sử.
Thành phố Goa được chính quyền của quốc vương Hồi giáo Bijapur thành lập vào thế kỷ 15 bởi vương quốc của người Hồi giáo ở thành phố Tmapur như là một cảng bên bờ sông Mandovi Ngôi làng được chụp vào năm 1510 bởi Afonso de Albuquerque, Phó vương Bồ Đào Nha, với sự giúp sức của Timoja và gần như ngôi làng liên tục nằm dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha cho đến thế kỷ 20. Vào thời kỳ đỉnh cao, nó được cho là một thành phố lớn với hơn 200.000 dân và được biết đến với danh hiệu "Roma của phương Đông", đặc biệt với bộ sưu tập các nhà thờ chính tòa và nhà thờ lộng lẫy.
Dòng Tên, dòng Phan Sinh và các dòng tu khác đã tới Goa từ thế kỷ 16, sử dụng nó như một trung tâm để truyền bá Công giáo ở Ấn Độ. Những người định cư ban đầu rất khoan dung đối với Ấn Độ giáo và các tôn giáo khác, nhưng từ năm 1560 trở đi, sự truyền bá của Công giáo đã được củng cố bởi sự xuất hiện của Toà án dị giáo ở Goa rất đáng sợ vào thời điểm đó. Thế kỷ 16 và 17 là thời kỳ hoàng kim của Goa, nơi là một trung tâm giao dịch hưng thịnh và có đặc quyền hành chính tương tự như Lisbon. Trong hai thế kỷ đầu tiên khi có sự hiện diện của Bồ Đào Nha, hầu hết các nhà thờ và tu viện đã được xây dựng mà dân cư thành phố vẫn đông đúc, nhận được sự ngưỡng mộ của những du khách qua Goa. Những di tích này phản ánh trao đổi văn hóa và di sản của người Bồ Đào Nha, đó là hình thức kiến trúc kinh điển châu Âu, với trang trí, tranh vẽ và đồ nội thất đồng thời phản ánh quá trình lao động của các nghệ sĩ địa phương. Điều này được thực hiện bởi các nghệ sĩ và nhà điêu khắc vĩ đại của Ấn Độ ở vùng Goa, nên không cần phải nhập khẩu tác phẩm nghệ thuật lao động quy mô lớn, điều mà đã xảy ra ở thuộc địa Brazil.
Cuối thế kỷ 17, trước sự cạnh tranh thương mại với Hà Lan và Anh dẫn đến sự suy giảm kinh tế của Goa cổ. Bệnh dịch tàn phá thành phố và sông Mandovi trở lên quá chật hẹp cho các tàu thuyền lớn hiện đại. Phó vương chuyển đến Panjim (Goa mới) vào năm 1759 và Goa cổ mất đi tư cách thủ đô chính thức vào năm 1843.
Thế kỷ 20, sau nhiều năm chiến sự và đàm phán ngoại giao, Ấn Độ đã tiến công và sáp nhập Goa, kết thúc sự hiện diện của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, ảnh hưởng văn hóa vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và nó được thể hiện rõ trong các di tích tôn giáo ở Goa, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1986.
Di tích.
Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi Goa.
Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi được xây dựng năm 1543 là công trình lâu đời nhất ở Goa cho đến ngày nay còn tồn tại. Ban đầu nó là một nhà thờ giáo xứ sau đó trở thành một trường cao đẳng. Nhìn từ ngoài, nhà thờ giống như một pháo đài nhỏ, với cổng vào bên cạnh một tháp nhỏ hình trụ có vòm bát úp điển hình hậu Gothic và Manueline Bồ Đào Nha, đặc biệt là ở vùng Alentejo. Bên trong, nhà thờ nổi bật với hầm của nhà thờ Hồi giáo. Trong thánh điện là ban thờ dành riêng cho Đức Mẹ Mân Côi, trên tường có một tấm bia đá được chạm khắc theo phong cách Ba Tư hoặc Ấn Độ với dòng chữ "Aqui jaz Dona Catarina, mulher de Garcia de Sa, a qual pede a quem isto ler que peça misericórida a Deus para sua alma" (có nghĩa "Đây là Dona Catarina, vợ của Garcia de Sá, mong những người đọc điều này xin rủ lòng thương xót của Chúa cho linh hồn"). Tầng bên dưới là mộ của Garcia de Sá (mất năm 1549), người kế vị thống đốc Ấn Độ João de Fidel.
Nhà thờ chính tòa Sé của Goa.
Nhà thờ chính tòa Sé được Giáo hoàng Phaolô III sắc phong thành nhà thờ chính tòa giám mục vào năm 1534 và một nhà thờ lớn dành riêng cho thánh nữ Catarina thành Alexandria. Nó được xây dựng vào những thập kỷ đầu tiên thời kỳ thuộc địa. Nhà thờ nhỏ ban đầu không đủ đáp ứng nhu cầu của những tín hữu nên đã được xây dựng lại vào năm 1562, trong thời gian trị vì của Phó vương Dom Francisco Coutinho. Quá trình xây dựng vô cùng chậm chạp vì vào năm 1619, chỉ có phần thân của nhà thờ được hoàn thành, với mặt tiền thiếu hoàn thành vào năm 1631.
Đây là nhà thờ lớn nhất được người Bồ Đào Nha xây dựng ở châu Á. Công trình rất rộng và dài 91 mét, có lẽ chính là một phần khiến tiến độ xây dựng chậm chạp. Nhà thờ có ba gian giữa giáo đường có chiều cao bằng nhau, hình dạng giống với nhiều nhà thờ Bồ Đào Nha khác cùng thời kỳ như ở Miranda do Douro (1552), Leiria (1559) và Portalegre (1556). Mặt tiền hoành tráng với ba cửa và một tháp chuông, bên phải đã bị phá hủy trong một cơn bão năm 1766. Gian giữa của nhà thờ có hình vòng cung và được chia ra bởi hai hàng cột. Trang trí nội thất bên trong thánh điện vô cùng tráng lệ với bàn thờ mạ vàng dành riêng cho Chúa Hài Đồng.
Vương cung thánh đường Bom Jesus.
Các tu sĩ Dòng Tên đến Goa năm 1542 và nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ đầu này là Phanxicô Xaviê, đồng sáng lập ra dòng Tên và là Tông đồ của phương Đông về việc truyền giáo ra châu Á. Một thời gian sau khi đến, dòng Tên đã thành lập một trung tâm giáo dục tôn giáo là trường thánh Phaolô hoặc São Roque có một thư viện báo chí khổng lồ nhưng khu phức hợp này đã bị phá hủy vào năm 1830. Những gì còn sót lại là Vương cung thánh đường Bom Jesus được xây dựng vào năm 1594 và thánh hiến vào năm 1605. Nó là thành quả làm việc của kỹ sư Goa Julius Simon và tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha Domingos Fernandes. Nó được xây dựng theo mô hình của các nhà thờ dòng Tên Bồ Đào Nha như Nhà thờ Chúa Thánh thần Évora và Igreja de São Roque tại Lisbon. Mặt tiền nhà thờ là công trình của Sebastos Fernandes theo Trường phái kiểu cách với ba cửa và ba tầng được phân cách ở các gờ tường. Thánh điện lớn với một ban thờ có niên đại từ năm 1699 nằm trong một vòm ô van nổi bật với những hình tượng trang trí về Chúa mạ vàng với hình ảnh Inhaxiô nhà Loyola, người sáng lập dòng Tên.
Kho báu lớn nhất bên trong nhà thờ thánh tích của Phanxicô Xaviê từ 1655, nằm trong bình di cốt bạc được chế tác tinh xảo bởi các nghệ sĩ địa phương. Bình di cốt này nằm trong một hầm mộ được thiết kế bởi kiến trúc sư Firenze Giovanni Battista Foggini vào năm 1697. Nó được làm bằng đá cẩm thạch Ý cung cấp bởi Đại công tước xứ Tuscany Cosimo III của Medici và được đưa đến Goa vào năm 1698 bởi nghệ sĩ Placido Francesco Ramponi.
Nhà thờ được xếp hàng trong năm 2009 là một trong bảy kỳ quan căn nguyên Bồ Đào Nha tên thế giới.
Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi.
Dòng Phan Sinh là những người đầu tiên tới Goa vào năm 1517 dưới sự cho phép của vua Manuel I để xây dựng một tu viện. Nhà thờ đầu tiên được hoàn thành vào năm 1521 nhưng được xây dựng lại hoàn toàn vào năm 1661. Một ô cửa theo phong cách Manueline được bảo tồn và xây dựng trên mặt tiền của nhà thờ mới theo trường phái kiểu cách. Cổng được xây dựng từ đá tối màu trên một mặt tiền hẹp và cao có hai tòa tháp hình bát giác. Phía trước có một cây thánh giá lớn bằng đá granit.
Bên trong nhà thờ, tại gian giữa là vòm với nhà nguyện và cung thờ bên, được bao phủ bởi vữa trang trí và tranh vẽ. Giống như nhiều nhà thờ ở Goa khác, sàn nhà thờ có nhiều phần mộ với nhiều câu khắc và lớp phủ. Nhà nguyện chính là nơi có một số bức tranh về cuộc đời Thánh Phanxicô thành Assisi và một bàn thờ lớn mạ vàng có niên đại từ năm 1670, với một hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập giá, bên cạnh là Thánh Phanxicô Xaviê đang ôm lấy Chúa. Đằng sau ban thờ là một lỗ mở, là một hòm thành đặc khắc vào trong với các bức tượng của Bốn Thánh sử Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan được sử dụng trong Lễ phước và diềm bàn thờ.
Nhà nguyện Santa Catarina.
Năm 1510, Afonso de Albuquerque chinh phục Goa thành công. Một nhà nguyện được xây dựng ở cửa bức tường Hồi giáo Goa, nơi người Bồ Đào Nha xâm chiếm. Nhà nguyện này nằm gần địa điểm của Bệnh viện Hoàng gia, gần cửa phía bắc của Tu viện Thánh Phanxicô, gần kho vũ khí. Nó nằm cách khoảng 100 mét về phía tây Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Assisi. Năm 1534, nhà nguyện được Đức Giáo hoàng Phaolô III sắc phong thành Nhà thờ chính tòa và được xây dựng lại. Một đá khắc được thêm vào trong quá trình xây dựng để nhắc đến sự kiện Afonso de Albuquerque vào thành phố tại điểm này, và do đó, người ta tin rằng nhà nguyện nằm trên khu vực từng là cổng chính của thành phố Hồi giáo, sau đó được gọi là Ela.
Đây là một công trình hình chữ nhật với một gian giữa giáo đường với dầm đỉnh mái hình tứ giác. Mặt tiền đơn giản với ba phần được ngăn cách bởi trụ bổ tường. Chính giữa là cửa với bên phía cao trên cùng là một tảng đá hình tam giác, hai bên là hai cửa tháp chuông có tiết diện hình chữ nhật vòm cong. Bên trong nhà thờ là gian giữa duy nhất với lăng mộ bằng đá, trần đá hình trụ.
Tàn tích của nhà thờ thánh Augustinô.
Tu sĩ Dòng Augustinô đến Goa vào thế kỷ 16, thành lập một tu viện và nhà thờ năm 1597. Hiện tại cả hai đều đã bị hủy hoại, hầm của nhà thờ sụp đổ vào năm 1842 và mặt tiền sụp đổ năm 1936. Phần còn lại của nhà thờ nổi bật nhất là tòa tháp cao. Được biết, mặt tiền ban đầu được bao quanh bởi hai tòa tháp lớn năm tầng, và phía trong là một gian giữa duy nhất với các nhà nguyện phụ và gian ngang.
Nhà thờ Thánh Cajetan.
Năm 1639, dòng Theatine và thấy một tu viện. Họ xây dựng Nhà thờ Thánh Cajetan vào năm 1665, giành riêng cho Thánh Cajetan và Đức Mẹ Thượng Đế, được thiết kế bởi kiến trúc sư Carlo Ferrarini và Francesco Maria Milazzo với một chữ thập Kitô giáo. Mặt tiền theo thiết kế Vương cung thánh đường Thánh Phêrô của kiến trúc sư Carlo Maderno ở Roma. Trên đỉnh là một mái vòm hình bán cầu khổng lồ. Tuy nhiên, thay vì hai có hai vòm bát úp như vương cung thánh đường Thánh Phêrô, nhà thờ này có hai tháp chuông hình tứ giác. Nhà thờ là nơi có những ví dụ tuyệt vời về kiến trúc Corinth.
Bốn tượng đá bazan của Thánh Phaolô, Thánh Phêrô, Thánh Gioan, và Thánh Mátthêu nằm trong các hốc tường tại mặt tiền với dòng chữ "Domus mea, domus oration/s" (có nghĩa là "Nhà của tôi là một nhà cầu nguyện") | 1 | null |
Windows Template Library (WTL) là thư viện lập trình hướng đối tượng C++ mã nguồn mở dùng để phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ điều hành Windows. WTL được tạo ra bởi một nhân viên của Microsoft là Nenad Stefanovic với mục đích ban đầu là chỉ sử dụng nội bộ, nhưng sau đó được tiếp tục phát triển trở thành một bộ thư viện riêng.
WTL ban đầu được phát triển dựa trên bộ thư viện chuẩn của Microsoft ATL ("Active Template Library"). Việc hỗ trợ xây dựng các ứng dụng COM (Document Object Model) và ActiveX là mục tiêu ban đầu khi xây dựng bộ thư việc này (ATL sau này mới được mở rộng để hỗ trợ COM và ActiveX). WTL có thể được sử dụng để thay thế Microsoft Foundation Classes trong việc xây dựng các ứng dụng có sử dụng GUI (giao diện người dùng đồ họa).
Tổng quan.
WTL hỗ trợ xây dựng nhiều thành phần giao diện khác nhau, từ frame và các cửa sổ popup đến MDI (Multiple Document Interface), các hộp thoại ("dialog"), các trang thuộc tính ("property sheets"), các đối tượng GDI...
Hầu hết các lớp ("class") trong WTL đều được "template hóa" và sử dụng một cách tối thiểu các hiện thực ("instance") và các hàm nội tuyến ("inline functions"). Những lớp này không được thiết kế để trở thành một framework, nên chúng không hề ràng buộc việc phải sử dụng một mô hình lập trình ứng dụng nào.
Các tính năng chính mà WTL hỗ trợ:
Giấy phép.
Giấy phép ban đầu của WTL tương tự như giấy phép của Microsfot Foundation Class Library (MFC), mặc dù không có giới hạn nào về việc sử dụng hay phân phối thư viện này. Năm 2004, Microsoft mở mã nguồn của WTL với giấy phép Common Public License (CPL) và đưa nó lên SourceForge. Kể từ phiên bản 7.5, thư viện này được phân phối với 2 giấy phép song song, CPL và Microsoft Public License. | 1 | null |
Vladimir Franz (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1959), là một họa sĩ và nhà soạn nhạc người cộng hòa Séc. Vào năm 1982, ông đã tốt nghiệp trường Đại học luật ở Praha, sau đó ông đi sâu nghiên cứu chuyên ngành luật và tốt nghiệp tiến sĩ. Tuy nhiên con đường sự nghiệp mà ông chọn lại không phải là một luật sư hay một quan tòa. Thay vào đó ông Franz lại tìm đến con đường nghệ thuật. Sau khi học nhạc và hội họa, ông đã trở thành một giảng viên tại trường đại học cho đến bây giờ.
Ông xăm da trên 80% thân thể cả trên đầu. Năm 2012 ông ấy loan báo ứng cử làm tổng thổng của cộng hòa Séc. Cuộc tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 1 năm 2013. | 1 | null |
SMS "Prinz Adalbert" là một tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Đế quốc Đức được chế tạo vào đầu những năm 1900 và được đặt tên theo Hoàng tử Adalbert của Phổ, con thứ ba của Kaiser Wilhelm II. Nó là chiếc dẫn đầu cho lớp "Prince Adalbert", vốn còn bao gồm chiếc "Friedrich Carl". "Prince Adalbert" được chế tạo tại Xưởng tàu Đế chế ở Kiel, đặt lườn năm 1900 và hoàn tất vào tháng 1 năm 1904 với chi phí 16.371.000 Mác. Được trang bị dàn pháo chính gồm bốn khẩu , nó có khả năng đạt tốc độ tối đa .
Sau khi đưa vào hoạt động, "Prince Adalbert" đã phục vụ như một tàu huấn luyện tác xạ, một vai trò mà nó đảm trách trong hầu hết quãng đời hoạt động. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, nó được huy động vào lực lượng trinh sát tại vùng biển Baltic. Sau khi con tàu chị em "Friedrich Carl" bị đánh chìm, nó trở thành soái hạm của hải đội tuần dương tại Baltic, và đã tiến hành các hoạt động chống lại lực lượng Nga tại đây, bao gồm cuộc bắn phá cảng Libau. "Prince Adalbert" trúng phải ngư lôi của tàu ngầm Anh vào tháng 12 năm 1915 nhưng đã cố quay về cảng và được sửa chữa; rồi lại trúng ngư lôi lần thứ hai vào ngày 23 tháng 10 năm 1915 khiến nổ tung hầm đạn và phá hủy toàn bộ con tàu. Nó chìm nhanh chóng với tổn thất nhân mạng nặng nề, chỉ có ba người được cứu sống trong tổng số 675 thành viên thủy thủ đoàn.
Thiết kế và chế tạo.
"Prinz Adalbert" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "B" và được chế tạo tại Xưởng tàu Đế chế ở Kiel dưới số hiệu chế tạo 27. Nó được đặt lườn vào năm 1900 và được hạ thủy vào ngày 22 tháng 6 năm 1901; công việc trang bị hoàn thiện bị kéo dài, nhưng cuối cùng nó cũng hoàn tất vào ngày 12 tháng 1 năm 1904 và được đưa ra hoạt động với Hải quân Đức cùng ngày hôm đó. Nó đã làm tiêu tốn Chính phủ Đế quốc Đức 16.371.000 Mác.
"Prinz Adalbert" có trọng lượng choán nước khi chế tạo, và lên đến khi đầy tải. Nó có chiều dài , mạn thuyền rộng và mớn nước sâu ở phía trước. Nó được dẫn động bởi ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc, tạo ra một công suất chung , cho phép đạt được tốc độ tối đa khi chạy thử máy. Nó mang theo cho đến than, cho phép có tầm hoạt động tối đa khi đi ở tốc độ đường trường .
Nó được trang bị bốn khẩu pháo SK L/40 bố trí trên hai tháp pháo nòng đôi ở hai đầu của cấu trúc thượng tầng. Dàn pháo hạng hai bao gồm mười khẩu , mười hai khẩu và bốn ống phóng ngư lôi ngầm, gồm một trước mũi, một sau đuôi và một mỗi bên mạn.
Lịch sử hoạt động.
Sau khi được đưa vào hoạt động và chạy thử máy, "Prinz Adalbert" đã phục vụ như một tàu huấn luyện tác xạ, một vai trò mà nó đảm trách trong hầu hết quãng đời hoạt động. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, nó được điều ra hoạt động cùng hạm đội nơi tuyến đầu. Sau khi con tàu chị em "Friedrich Carl" bị đánh chìm vào tháng 11 năm 1914, "Prinz Adalbert" trở thành soái hạm của Chuẩn đô đốc Behring, Tư lệnh lực lượng tuần dương tại khu vực biển Baltic. Vào tháng 1 năm 1915, cùng với tàu tuần dương hạng nhẹ "Augsburg" và dưới quyền chỉ huy của Behring, nó tiến hành cuộc càn quét trinh sát về hướng quần đảo Åland. Trong chuyến quay trở về, nó bắn phá các vị trí của quân Nga tại cảng Libau. Nó bị mắc cạn ngoài khơi Steinort trong chiến dịch này, còn "Augsburg" trúng phải một quả thủy lôi ngoài khơi Bornholm.
Sau khi được kéo khỏi nơi mắc cạn, con tàu được sửa chữa, rồi quay trở lại hoạt động vào tháng 5. Chuẩn đô đốc Hopman, Tư lệnh lực lượng tuần tiễu tại biển Baltic, đặt cờ hiệu của mình trên chiếc "Prinz Adalbert" cho một chiến dịch tấn công lớn nhắm vào Libau, phối hợp với một nỗ lực của Lục quân Đức để chiếm thành phố. Cuộc tấn công diễn ra vào ngày 7 tháng 5 với lực lượng bao gồm các tàu tuần dương bọc thép "Prinz Adalbert", "Roon" và "Prinz Heinrich", chiếc hải phòng hạm cũ "Beowulf" cùng các tàu tuần dương hạng nhẹ "Augsburg", "Thetis" và "Lübeck", được hộ tống bởi một số tàu khu trục, tàu phóng lôi và tàu quét mìn. Đội tuần tiễu 4 thuộc Hạm đội Biển khơi Đức cũng được điều động từ Bắc Hải đến để hỗ trợ cho chiến dịch. Cuộc bắn phá tiến hành như kế hoạch, cho dù tàu khu trục "V107" trúng phải một quả thủy lôi trong cảng Libau, làm vỡ tung mũi và phá hủy con tàu. Dù sao cuộc tấn công của Lục quân cũng diễn ra thành công, và họ chiếm đóng được thành phố.
Vào ngày 1 tháng 7, được hộ tống bởi các tàu tuần dương "Roon", "Augsburg" và "Lübeck" cùng bảy tàu khu trục, tàu rải mìn "Albatross" đã rải một bãi thủy lôi ở phía Bắc Bogskär. Trên đường quay trở về, hải đội được cho tách làm đôi: "Augsburg", "Albatross" cùng ba tàu khu trục hướng đến Rixhöft trong khi số còn lại đi đến Libau. "Augsburg" và "Albatross" bị một lực lượng hải quân Nga hùng hậu dưới quyền Chuẩn đô đốc Mikhail Bakhirev đánh chặn, bao gồm ba tàu tuần dương bọc thép và hai tàu tuần dương hạng nhẹ. Thiếu tướng Hải quân Johannes von Karpf chỉ huy hải đội đã ra lệnh cho chiếc "Albatross" chậm hơn rút lui đến vùng biển Thụy Điển trung lập đồng thời cầu cứu "Roon" và "Lübeck". "Albatross" bị mắc cạn ngoài khơi Gotland và "Augsburg" chạy thoát; hải đội Nga giao chiến trong một lúc ngắn với "Roon" trước khi hai phía tách ra. Được báo cáo tình hình, Hopman khởi hành cùng với "Prinz Adalbert" và "Prinz Heinrich" để trợ giúp von Karpf. Trên đường đi, các tàu tuần dương bọc thép đã đụng độ với tàu ngầm Anh , vốn đã bắn trúng một quả ngư lôi vào "Prinz Adalbert". Quả ngư lôi trúng vào bên dưới tháp chỉ huy phía trước và gây hư hại nặng, làm ngập khoảng nước. Mớn nước gia tăng đáng kể khiến nó không thể đi vào Danzig, thay vào đó nó phải rút lui về Kiel để sửa chữa, đến nơi vào ngày 4 tháng 7.
Việc sửa chữa cuối cùng hoàn tất vào tháng 10 năm 1915. "Prinz Adalbert" đang di chuyển cùng hai tàu khu trục cách về phía Tây Libau vào ngày 23 tháng 10 khi nó bị tàu ngầm Anh đánh chặn. "E8" đã phóng một loạt ngư lôi ở cự ly khoảng , làm kích nổ hầm đạn của con tàu. Vụ nổ dữ dội đã phá hủy chiếc tàu tuần dương, khiến nó chìm ngay lập tức với tổn thất nhân mạng lên đến 672 thành viên thủy thủ đoàn; chỉ có ba người sống sót. Đây là vụ tổn thất nhân mạng lớn nhất của lực lượng Hải quân Đức tại Baltic trong suốt cuộc chiến tranh. | 1 | null |
SMS "Friedrich Carl" là một tàu tuần dương bọc thép được Hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) chế tạo vào đầu những năm 1900. Nó là chiếc thứ hai trong lớp "Prinz Adalbert", được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg, được đặt lườn năm 1901 và hoàn tất vào tháng 12 năm 1903 với chi phí 15.665.000 Mác. Được trang bị dàn pháo chính gồm bốn khẩu , nó có khả năng đạt tốc độ tối đa .
Sau khi hoàn tất, "Friedrich Carl" đã phục vụ cùng hạm đội Đức cho đến khi được rút về để sử dụng như một tàu huấn luyện ngư lôi từ năm 1909. Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, nó được điều ra hoạt động thường trực nơi tuyến đầu và đảm nhiệm vai trò soái hạm của Chuẩn đô đốc Behring tư lệnh lực lượng tuần dương tại khu vực biển Baltic. Thời gian phục vụ trong chiến tranh ngắn ngủi kết thúc vào ngày 17 tháng 11 khi nó trúng phải hai quả thủy lôi của Nga ngoài khơi Memel, khiến nó bị đắm. Dù sao thời gian đắm tàu kéo dài cho phép phần lớn thủy thủ đoàn được cứu vớt an toàn, chỉ có bảy người thiệt mạng trong sự kiện này.
Thiết kế và chế tạo.
"Friedrich Carl" được đặt hàng dưới cái tên tạm thời "Ersatz König Wilhelm" và được chế tạo tại xưởng tàu của hãng Blohm & Voss ở Hamburg dưới số hiệu chế tạo 155. "Friedrich Carl" được đặt lườn vào năm 1900 và được hạ thủy vào ngày 21 tháng 6 năm 1902. Công việc trang bị được tiếp nối, và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 1903, khi nó được đưa vào hoạt động cùng Hải quân Đức. Con tàu đã làm tiêu tốn của Chính phủ Đế quốc Đức 15.665.000 Mác.
"Friedrich Carl" có trọng lượng choán nước khi chế tạo, và lên đến khi đầy tải, với chiều dài chung , mạn thuyền rộng và mớn nước sâu ở phía trước. Hệ thống động lực của nó bao gồm ba động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc tạo công suất tổng cộng và đạt đến tốc độ tối đa khi chạy thử máy. Nó mang theo cho đến than, cho phép đạt tầm hoạt động tối đa khi di chuyển ở tốc độ đường trường .
Nó được trang bị bốn khẩu pháo SK L/40 bố trí trên hai tháp pháo nòng đôi ở hai đầu của cấu trúc thượng tầng. Dàn pháo hạng hai bao gồm mười khẩu , mười hai khẩu và bốn ống phóng ngư lôi ngầm, gồm một trước mũi, một sau đuôi và một mỗi bên mạn.
Lịch sử hoạt động.
"Friedrich Carl" phục vụ cùng với hạm đội sau khi được đưa ra hoạt động vào tháng 12 năm 1903. Nó được điều về Phân đội 1 của Hải đội Tuần dương; và cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ "Frauenlob", "Arcona" và "Hamburg" cùng phân đội được phối thuộc cho Hải đội 1 của Hạm đội Hiện dịch. "Friedrich Carl" đã hoạt động như là soái hạm của Chuẩn đô đốc Schmidt, tư lệnh Hải đội Tuần dương. Một phân đội thứ hai bao gồm một tàu tàu tuần dương bọc thép và ba tàu tuần dương hạng nhẹ được phối thuộc cho Hải đội 2. "Friedrich Carl" phục vụ cùng với hạm đội cho đến ngày 1 tháng 3 năm 1909, khi nó được rút ra để hoạt động như một tàu huấn luyện ngư lôi, và tiếp tục trong vai trò này cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra vào tháng 8 năm 1914, khi nó được huy động vào hoạt động tác chiến. Vào tháng 10 năm 1914, "Friedrich Carl" là chiếc tàu chiến Đức đầu tiên mang theo thủy phi cơ; nó được cung cấp hai máy bay, nhưng không có các cải biến toàn diện để hỗ trợ chúng. Nó được đặt làm soái hạm của Chuẩn đô đốc Behring, tư lệnh của hải đội tuần dương Đức ở biển Baltic đặt căn cứ tại Neufahrwasser thuộc Danzig. Bộ chỉ huy Hải quân Đức được tin tức về hoạt động của tàu ngầm Anh tại biển Baltic, nên yêu cầu Behring tấn công cảng Libau của Nga nhằm ngăn không cho sử dụng nơi đây như một căn cứ tàu ngầm.
Tuy nhiên, Hải quân Nga đã bắt đầu một chiến dịch rải thủy lôi tại Baltic; các tàu khu trục Nga đã thả một loạt các bãi mìn ngoài khơi Memel, Pillau cùng các cảng Đức khác vào tháng 10 năm 1914, những hoạt động này hoàn toàn không bị phía Đức phát hiện. Trong giai đoạn này "Friedrich Carl" sử dụng các thủy phi cơ của nó trong các hoạt động tại cảng Lipau. Đô đốc Behring được lệnh bắt đầu tấn công cảng này vào tháng 11, nhưng thời tiết xấu đã trì hoãn việc tấn công cho đến ngày 16 tháng 11. Sáng sớm ngày 17 tháng 11, "Friedrich Carl" đang di chuyển ở khoảng ngoài khơi Memel khi nó trúng phải hai quả mìn của Nga. Con tàu được giữ tiếp tục nổi trong nhiều giờ tiếp theo, cho phép thủy thủ đoàn di tản an toàn. Chiến dịch vẫn được tiến hành theo kế hoạch, và các tàu ụ cản được đánh đắm ở lối ra vào Libau. Sau khi thủy thủ đoàn đã triệt thoái hết, "Friedrich Carl" bị bỏ lại; nó lật úp và chìm lúc 06 giờ 30 phút. Chỉ có bảy người thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Phim ảnh.
Con tàu này trong lịch sử đã được cho là bị đánh đắm bởi Aleksandr Kolchak, một đô đốc người Nga. Vì vậy nó đã được ghi lại trong phim Đô đốc hải quân của Nga, nhưng bị ghi nhầm năm đánh chìm là năm 1916. | 1 | null |
Tân Phú là một phường thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
Địa lý.
Phường Tân Phú nằm ở phía đông quận Cái Răng, có vị trí địa lý:
Phường Tân Phú có diện tích 8,07 km², dân số năm 2004 là 6.386 người, mật độ dân số đạt 792 người/km².
Lịch sử.
Trước năm 2004, địa bàn phường Tân Phú hiện nay thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ cũ.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 chia tỉnh Cần Thơ cũ thành thành phố Cần Thơ thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Theo đó, các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và một phần ấp Phú Lợi của xã Đông Phú thuộc địa giới hành chính thành phố Cần Thơ; phần còn lại của xã Đông Phú thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2004/NĐ-CP. Theo đó, thành lập phường Tân Phú thuộc quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ trên cơ sở 806,66 ha diện tích tự nhiên và 6.386 người của xã Đông Phú (phần diện tích, dân số đã điều chỉnh về thành phố Cần Thơ). | 1 | null |
Rhododendron spinuliferum là một loài thực vật thuộc chi Đỗ quyên ("Rhododendron") họ Thạch nam, là loài bản địa Vân Nam, tây nam Tứ Xuyên và Quý Châu, Trung Quốc.
Phân loài.
Nhà thực vật Pháp Adrien René Franchet đã miêu tả "Rhododendron spinuliferum" năm 1895. Có hai phân loài được công nhận. Trong chi "Rhododendron", loài này thuộc phân chi "Rhododendron" và section "Rhododendron". Phân tích DNA cho thấy nó có mối quan hệ gần nhất với "R. triflorum", cả hai loài đều có "R. keiskei" là loài có mối quan hệ gần nhất tiếp theo. Tuy nhiên, section dường như đa nguồn gốc, với các nhánh loài ban đầu của section "Vireya".
Mô tả.
"Rhododendron spinuliferum" cao từ 50 cm đến 1 m (1,5-3 foot), đôi khi cao đến 3,5 m (12 foot). Nó có lá hình ô van mỏng hoặc lá mác dài 3 đến 10,5 cm (1,2–4 in) và rộng 1,8 đến 3,8 cm (0,7–1,5 inch) với cuống hình nêm và đầu nhọn. Hoa có hình ống nở từ tháng 2 đến tháng 6.
Phân bố và môi trường sống.
Phạm vi phân bố ở tây nam Tứ Xuyên, đông bắc và miền tây Vân Nam ở độ cao từ 1900 đến 2500 m (6.000-8.000 foot), trong rừng cây lá kim với "Keteleeria", hoặc rừng hỗn hợp cây lá kim và rừng rụng lá với cây sồi ("Quercus"), ở các khu vực có bóng râm và bụi cây.
Trồng và sử dụng.
"Rhododendron spinuliferum" trồng thích hợp nhất ở đất chua có độ pH 4–6 chỗ có bóng râm với đất có chất hữu cơ đáng kể, mặc dù bóng râm thái quá sẽ dẫn đến ít hoa và cây dài ra. Dễ dàng nhân giống bằng hạt hoặc cành, nó nở hoa trong 4-5 năm từ khi gieo hạt.
Các giống lai từ loài này gồm có "R". 'Crossbill' ("spinuliferum" x "lutescens"). "R". 'Seta', A. M. ("spinuliferum" x "moupinense") and "R". 'Spinulosum' ("spinuliferum" x "racemosum").
"Rhododendron spinuliferum" đã được sử dụng trong Trung Y truyền thống của Trung Quốc để loại bỏ đờm và điều trị bệnh hen suyễn. | 1 | null |
Rhododendron ponticum là một loài thực vật thuộc chi Đỗ quyên bản địa phía nam châu Âu và tây nam châu Á.
"R. ponticum" là một loài cây bụi nhỏ rậm cao từ , hiếm khi cao . Lá thường xanh dài và rộng . Hoa có đường kính , màu tía-tím, thường có các đốm hoặc sọc màu vàng hơi xanh lục. Quả nang khô dài có nhiều hạt.
Có hai phân loài:
Tại châu Âu, phạm vi của nó bao gồm Tây Ban Nha, phía bắc Bồ Đào Nha, Đảo Anh, Ireland và đông nam Bulgaria.Tại châu Á, loài này hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Georgia, Krasnodar khu vực miền nam Nga, Hy Mã Lạp Sơn, Afghanistan, Tajikistan, Miền Bắc Pakistan, và miền Bắc Ấn Độ.
Mặc dù nó đã có mặt tại Đảo Anh trước khi kỷ băng hà cuối cùng, nó đã không tái chiếm thuộc địa sau đó và hệ sinh thái của đảo phát triển mà không có nó. Ngày nay sự hiện diện của nó là do con người nhập nội nó, và nó dễ dàng hợp thủy thổ và trở thành một loại cây gây hại trong một số trường hợp, thường bao gồm các sườn đồi toàn bộ (đặc biệt là trong Snowdonia và quần đảo Anh phía tây). Trong quần đảo Anh, nó xâm chiếm Moorlands, vùng cao, rừng cây râm và ở các vùng đất chua, thường xuyên trong khu vực bóng mờ. | 1 | null |
Lăng mộ Askia là một lăng mộ nằm ở Gao, Mali. Đây là một cấu trúc hình chóp được xây dựng vào năm 1495 được cho là nơi chôn cất Askia Mohammad I, một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của Đế quốc Songhai. Lăng mộ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một ví dụ điển hình về truyền thống xây dựng bùn khổng lồ của Sahel Tây Phi.
Quần thể này bao gồm một lăng mộ hình chóp, hai nhà thờ Hồi giáo, nghĩa trang và khu vực đất đai kết nối. Với chiều cao 17 mét, đây là di tích kiến trúc tiền thực dân lớn nhất trong khu vực. Đó là ví dụ đầu tiên về phong cách kiến trúc Hồi giáo sau đó lan rộng khắp khu vực.
Sửa đổi tương đối gần đây cho địa điểm đã bao gồm việc mở rộng các nhà thờ Hồi giáo trong những năm 1960 và giữa những năm 1970, và việc xây dựng một bức tường vào năm 1999 bao xung quanh. Nó cũng đã được thường xuyên thay thế trong suốt lịch sử, một quá trình thiết yếu để bảo trì và sửa chữa các cấu trúc bằng bùn. Điện đã được thêm vào đầu những năm 2000, cho phép chạy quạt trần, đèn chiếu sáng và loa phóng thanh được gắn trên đỉnh chóp. Askia được sử dụng thường xuyên như một nhà thờ Hồi giáo và một trung tâm văn hóa thuộc sở hữu công cộng của Gao. Quần thể này và một vùng đệm xung quanh nó được bảo vệ bởi cả luật pháp quốc gia và địa phương.
Lịch sử.
Trong suốt triều đại, Gao cùng với Timbuktu trở hai trung tâm văn hóa, tôn giáo lớn nhất của khu vực Tây Phi, gắn chặt chẽ với các khu vực lân cận như Bắc Phi, Trung Đông, châu Âu. Thế kỷ 16 đánh dấu sự suy tàn của đế chế do xung đột nội bộ và cùng với đó con đường thương mại qua sa mạc đã không còn phát triển, thay vào đó là những tuyến đường biển qua Tây Phi. Giữa thế kỷ 19, Gao trở thành một ngôi làng với vài trăm hộ dân và một khu di tích, đó là lăng mộ của Askia. Lăng mộ là bằng chứng về sức mạnh và sự giàu có của đế chế Songha thế kỷ 15, 16 nhờ hoạt động kiểm soát thương mại vùng sa mạc Sahara, nhất là về muối và vàng.
Kiến trúc.
Công trình được xây dựng với nguyên liệu là bùn thạch cao, nguyên liệu truyền thống được các dân tộc Tây Phi sử dụng trong phong cách kiến trúc Sudano Sahel. Quần thể bao gồm ngôi mộ hình kim tự tháp, hai nhà thờ và một khu nghĩa trang Hồi giáo được xây dựng khi Gao trở thành thủ đô của Songhai và Askia Mohammad I trở về từ thánh địa Mecca đã chọn Hồi giáo là tôn giáo chính thức.
Ngôi mộ hình kim tự tháp nằm ở trung tâm khu quần thể lăng mộ, các mặt bên là các giàn giáo bằng gỗ còn sót lại và các dòng chữ điêu khắc. Phía Đông của lăng mộ có một cầu thang quanh co dẫn đến đỉnh của kim tự tháp. Hai nhà thờ Hồi giáo có kiến trúc mái bằng nằm ở phía Đông của ngôi mộ với một sảnh cầu nguyện lớn dành cho nam giới. Mái nhà và các cột gỗ được trát bùn. Khu nghĩa trang được sử dụng chôn cất cho đến tận năm 1980 với những ngôi mộ và những phiến đá trắng hình vuông rất đẹp.
Lăng mộ đã trở thành khu di tích quan trọng nhất và được bảo tồn tốn nhất của đế chế Songha. Công trình đã trở thành ví dụ nổi bật của phong cách Sudano Sahel. Năm 1999, chính phủ đã xây dựng một bức tường nhằm bảo về khu di tích cuối cùng này. Đến năm 2003, lăng mộ được Mali đưa vào danh sách di sản quốc gia và năm sau, UNESCO công nhận lăng mộ Askia là di sản thế giới.
Khí hậu khắc nghiệt của mùa đông cùng với những cơn mưa hiếm hoi đã làm hư hại lăng mộ khiến nó đã bị đưa vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào năm 2012. | 1 | null |
Tai nạn giữa xe buýt và tàu hỏa gần Manfalut, Ai Cập diễn ra vào ngày 17 tháng 11 năm 2012 tại tỉnh Assiut, miền Trung Ai Cập, 350 km về phía nam Cairo, tai nạn xảy ra khi một đoàn tàu hỏa đâm xe buýt chở trẻ em. Các nạn nhân trẻ em bị thiệt mạng có độ tuổi từ 4-6 và người lái xe cũng bị thiệt mạng khi điều khiển xe buýt chở 60 em và bị tàu đâm tại Manfalut, miền trung Ai Cập, cách Cairo 350 km về phía nam.
Diễn biến.
Cần chắn tại đường ngang đang mở khi xe buýt lưu thông qua và khi bị tàu hỏa đâm. Đoàn tàu đã kéo lê xe buýt thêm khoảng 1 km dọc theo đường sắt. Nhiều gia đình đã đi dọc đường ray để tìm thi thể người thân. Vụ tai nạn đã khiến ít nhất 50 học sinh thiệt mạng và 17 người bị thương. Bộ trưởng Giao thông Ai Cập và người đứng đầu ngành đường sắt đã từ chức sau vụ tai nạn thảm khốc này. Nhân viên gác chắn được cho là đang ngủ lúc xảy ra tai nạn và đã bị bắt giữ.
Ông Ibrahim El-Zaafrani, tổng thư ký Ủy ban cứu trợ Hiệp hội Bác sĩ Ả Rập, nói rằng sẽ bồi thường cho các gia đình có người thiệt mạng 10.000 LE (khoảng 1.600 USD) và 5.000 LE (khoảng 800 USD) cho gia đình có người bị thương. | 1 | null |
Manfalut là một thành phố ở Ai Cập. Thành phố nằm ở bờ tây sông Nile, ở tỉnh Asyut. Thành phố có cự ly 350 km về phía nam thủ đô Cairo. Dân số năm 2006 là 82.585 người.
Nông sản địa phương có bông vải.
Nhà văn người Ai Cập Mustafa Lutfi al-Manfaluti sinh ra ở Manfalut.
Đến năm 1993, khu vực này được xem là một thành trì Hồi giáo. | 1 | null |
Trận đổ bộ Zhebriyany (???) -Vilkovo (Vylkove) (23-24 tháng 8 năm 1944) là một trận đánh đổ bộ do Hồng quân Liên Xô thực hiện nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã, diễn ra trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Lực lượng tham gia cuộc đổ bộ là các đơn vị lục quân của Phương diện quân Ukraina 3 (chỉ huy: đại tướng F. I. Tolbukhin) phối hợp với thủy binh của Giang đoàn Danub (chỉ huy: phó đô đốc S. G. Gorshkov).
Trận đổ bộ Zhebriyany-Vilkovo là một phần của Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău.
Bối cảnh, binh lực và kế hoạch.
Sau thành công của cuộc đổ bộ tại cửa sông Dniestr, Phương diện quân Ukraina 3 đã đục thủng một lỗ lớn trên cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina (tư lệnh: thượng tướng Johann Friessner) tại vị trí của Tập đoàn quân Rumani số 1 (tư lệnh: đại tướng Petre Dumitrescu) và nhanh chóng tiến hành bao vây, đánh tan một lượng lớn quân Đức-Rumani tại đây. Tuy nhiên tướng Dumitrescu vẫn tiếp tục tổ chức chống cự và tìm cách quy tập số tàn binh đang bỏ chạy, hy vọng có thể thiết lập lại một phòng tuyến cứng rắn ở phía sau và lợi dụng địa hình phức tạp, nhiều sông ngòi tại vùng cửa sông Danube để kìm chân quân đội Liên Xô. Để đối phó lại với kế hoạch của quân Rumani và Đức, Phương diện quân Ukraina 3 phối hợp Giang đoàn Danub quyết định tổ chức một cuộc đổ bộ đường thủy và đường không tại vùng cửa sông Danube để cắt đường lui và tiêu diệt tàn binh địch đang tháo chạy về phía Nam. Để đảm bảo thắng lợi của hành động đổ bộ, lực lượng thủy binh Liên Xô trong trận này cũng phải đánh tan chủ lực của thủy quân Rumani đang trấn giữ khu vực cửa con sông dài thứ nhì châu Âu này.
Diễn biến.
Đổ bộ tại Zhebriyany.
Ngày 23 tháng 8 năm 1944, lực lượng đổ bộ - lữ đoàn tàu bọc thép Kerch (bao gồm 18 tàu bọc thép nằm dưới sự chỉ huy của Anh hùng Liên Xô P. I. Derzhavin) - khởi hành từ cảng Odessa đã đến gần khu vực đổ bộ tại phá Kunduk (nay là phá Sasyk) gần châu thổ sông Danube. Cụm đổ bộ tiếp cận làng Zhebriyany rạng sáng ngày 24 tháng 8 và đưa 285 binh sĩ thuộc tiểu đoàn hải quân đánh bộ số 285 (chỉ huy: thiếu tá F. Ye. Kotanov) cập bờ an toàn. Cùng lúc đó, giang đội số 39 cũng thực hiện một cuộc đổ bộ thành công tại sông Kilia, một chi lưu của sông Danube và là biên giới giữa Ukraina với Rumani.
Sau ba giờ chiến đấu, lực lượng đổ bộ đã đánh chiếm làng Zhebriyany và biến khu vực này thành một cứ điểm phòng thủ mạnh. Đây là một đòn bất ngờ đối với quân Rumani, выходивших из-под удара советских сухопутных войск со стороны озера Кундук. Tuy nhiên, tận dụng ưu thế về quân số, hai trung đoàn Rumani tại đây đã tổ chức phản công và tìm cách trục quân đổ bộ Liên Xô ra khỏi đầu cầu Zhebriyany. Trận kịch chiến giữa quân Rumani và quân đội Liên Xô diễn ra trong suốt ngày 24. Tận dụng những phòng tuyến có sẵn do quân đội Rumani xây dựng, đồng thời nhận được sự yểm hộ của thủy quân và viện binh của Phương diện quân Ukraina 3, quân đổ bộ Liên Xô dần dần chiếm thế thượng phong và cuối cùng, lúc 20 giờ ngày 24 tháng 8 toàn bộ 4.800 quân Rumani còn sống sót hạ vũ khí đầu hàng. Theo các tài liệu Liên Xô, thương vong của quân đội Liên Xô là 28 người, còn quân Rumani chịu thiệt hại 1.500 người chết và bị thương.
Đổ bộ tại Vilkovo.
Cùng thời gian với trận đổ bộ tại Zhebriyany, rạng sáng ngày 24 tháng 8 một đại đội Hồng quân dưới sự hỗ trợ của Hạm đội Biển Đen đã tiếp cận cảng cá Vilkovo tại sông Kilia ở khu vực châu thổ sông Danube, và ngay sau đó các khẩu hải pháo của thủy binh Xô Viết đã nã đạn cấp tập yểm hộ cho bộ binh cập bờ. Lực lượng bộ binh được chuyên chở trên 16 tàu đổ bộ và được yểm hộ bởi 16 tàu phóng lôi, ngoài ra, cùng ngày hôm đó một cụm tác chiến hải quân gồm 29 tàu chiến khởi hành từ cảng Odessa cũng tới tiếp ứng tại Vilkovo.
Chiến sự diễn ra rất chóng vánh: lo ngại trước nguy cơ bị bao vây quân Rumani không cố bám trụ mà mau chóng rút lui, tuy nhiên trong cuộc lui quân vội vã này dần rơi vào hỗn loạn và vô tổ chức. Tin về cuộc đảo chính ngày 23 tháng 8 trước đó không lâu cũng bồi thêm một đòn nặng vào tinh thần chiến đấu đang sa sút của quân Rumani. Chiều ngày 24 tháng 8, quân đội Liên Xô đã tiếp cận ngoại vi phía Bắc của Vilkovo và kiểm soát phần phía Đông của sông Kilia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hành tiến vào trung tâm lãnh thổ Rumani từ phía biển. Vilkovo được giải phóng cùng ngày. Quân đội Liên Xô tiêu diệt 300 quân Rumani và bắt sống 2.000 tù binh. Cuộc đổ bộ tại Vilkovo kết thúc thắng lợi
Cùng trong ngày 24, một đội thủy binh Rumani (bao gồm 1 giang hạm hạng nặng và một vài tàu chiến nhỏ) đã có một trận giao chiến với thủy quân Xô Viết (lực lượng gồm 5 tàu bọc thép) gần cảng cá Vilkovo. Thủy binh Liên Xô được sự yểm hộ của lục quân đã đánh bại quân thủy Rumani và bắn chìm chiếc giang hạm của họ.
Tưởng niệm và ghi công.
Do thành tích chiến đấu xuất sắc và lòng dũng cảm, thiếu tá F. Ye. Kotanov đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Nhiều binh sĩ Liên Xô lập thành tích trong trận đánh cũng được trao tặng các huân, huy chương và giải thưởng cấp nhà nước. | 1 | null |
G22 (Tiếng Anh: "Group 22" hoặc "Willard Group") được công bố thành lập bởi các nhà lãnh đạo APEC vào năm 1997. Mục đích là triệu tập một số các cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của các nước thành viên để thực hiện các kiến nghị về cải cách hệ thống tài chính toàn cầu. Nhóm này gồm có 22 thành viên bao gồm các nước Nhóm G8 và 14 quốc gia khác. Gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1998 tại Washington, D.C để xem xét sự ổn định của hệ thống tài chính và thị trường vốn quốc tế. Nó được thay thế đầu tiên bởi Nhóm G33 vào năm 1999 và sau đó bởi Nhóm G20.
Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Thái Lan là những thành viên của G22, nhưng không phải là thành viên của G20. Liên minh châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út là thành viên của G20, nhưng không phải là thành viên của G22. Ba Lan là một thành viên của G22, nhưng chỉ được đại diện trong G20 thông qua ghế EU. | 1 | null |
Gurramkonda là một mandal thuộc huyện Chittoor, bang Andhra Pradesh. Gurramkonda Fort is one of the oldest fort in the district.
Geography.
Gurramkonda is located at . It has an average elevation of .
Transport.
The National Highway 340 passes though the village, which connects Rayachoti and Kurabalakunta road of Andhra Pradesh. | 1 | null |
Mycobacterium leprae, chủ yếu được tìm thấy trong nước ấm nhiệt đới, là một loại vi khuẩn mà gây ra bệnh phong cùi (bệnh Hansen). Nó là loài vi khuẩn kháng axít, nhiều hình, nội bào "M. leprae" là một trực khuẩn hiếu khí (hình que) được bao quanh bởi các lớp phủ sáp đặc điểm độc trưng của namnam. Về kích thước và hình dạng, nó gần giống với "Mycobacterium tuberculosis". Do lớp phủ sáp dày của nó, "M. leprae" nhuộm bằng fuchsin carbol hơn là với nhuộm gram truyền thống. Việc nuôi trồng phải mất vài tuần để trưởng thành.
Kính hiển vi quang học cho thấy "M. leprae" thành cụm, khối tròn, hoặc trong các nhóm của các bên trực khuẩn ở bên cạnh, và dài từ 1–8 mm và đường kính 0,2-0,5 mm.
Nó được phát hiện vào năm 1873 bởi bác sĩ người Na Uy Gerhard Armauer Hansen, người đang tìm kiếm các vi khuẩn trong các nốt sần da của bệnh nhân bị bệnh phong cùi. Đó là vi khuẩn đầu tiên được xác định là gây bệnh ở người.
Vì không có bào tử nên vi khuẩn này không lây qua vật chủ trung gian. Khi ở ngoài, nó chỉ tồn tại được 1 đến hai ngày. | 1 | null |
Vương Gia Tường (Tiếng Trung: 王稼祥; bính âm: Wang Jiaxiang) (1906-1974), một trong những lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn đầu.
Vương Gia Tường sinh ngày 15 tháng 8 năm 1906 tại An Huy, khoảng năm 1925 đến Moskva học Đại học Tôn Trung Sơn, bạn học của ông là những nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc sau này như Vương Minh, Trương Văn Thiên, Bác Cổ... Năm 1928, Vương Gia Tường gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong cuộc Vạn lý Trường chinh Mao (đang mất quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc)đã thuyết phục được Vương Gia Tường đứng về phía mình. Chính Vương Gia Tường đã góp công lớn giúp Mao loại bỏ Otto Braun và Bác Cổ, để trở thành người lãnh đạo tối cao của Hồng quân Trung hoa.
Kết thúc cuộc Vạn lý Trường chinh khi Hồng quân đến Diên An, Vương Gia Tường được gửi đến Moskva làm đại diện của Trung Quốc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 6/1936 Vương Gia Tường trở về Trung Quốc mang theo một thông điệp của Georgi Dimitrov, một trong những nhà lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản tại thời điểm đó. Thông điệp của Dimitrov bày tỏ sự ủng hộ với Mao như là người lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù tính xác thực của thông điệp này vẫn còn trong vòng nghi vấn, Mao đã khai thác nó như là bằng chứng quan trọng cho tính hợp pháp vai trò lãnh tụ tối cao của mình.
Trong cuộc chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, Vương Gia Tường được bổ nhiệm làm giám đốc Cục Chính trị, được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 1943, chính Vương Gia Tường là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm Tư tưởng Mao Trạch Đông. Sau đó vào năm 1945, Lưu Thiếu Kỳ đề xuất ghi Tư tưởng Mao Trạch Đông vào hiến pháp. Điều trớ trêu là cả Lưu và Vương thể hiện lòng trung thành với Mao Trạch Đông như vậy, nhưng cả hai đều bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao phát động sau này.
Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, Vương Gia Tường được bổ nhiệm làm đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại Liên Xô, và sau đó thứ trưởng Bộ Ngoại giao, vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Trung ương
Trong Cách mạng văn hóa Vương Gia Tường, bị phê phán là theo chủ nghĩa đầu hàng, xét lại, bị đày đi Tín Dương, Hà Nam.
Ông mất năm 1974. | 1 | null |
Vương Hoằng (chữ Hán: 王弘, 379 - 432), tên tự là Hưu Nguyên, người Lâm Nghi, Lang Tà , tể tướng, nhà thư pháp nổi tiếng đời Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Sự nghiệp Quan trường.
Đời nhà Tấn.
Ông cụ là Vương Đạo, thừa tướng nhà Tấn. Ông nội là Vương Hiệp, làm Trung lĩnh quân. Cha là Vương Tuần, làm Tư đồ.
Ông từ nhỏ hiếu học, nhờ trong sạch mà nổi tiếng. Khi trưởng thành làm Phiêu kỵ chủ bộ cho Hội Kê vương Tư Mã Đạo Tử. Vương Tuần hay tích góp, cho vay mượn rất nhiều. Tuần hoăng, Hoằng đốt hết giấy nợ, không đòi lại gì, bao nhiêu gia sản, chia hết cho các em trai. Bấy giờ thiên hạ loạn lạc, ông không chịu phò tá ai cả! Hoàn Huyền hạ được Kiến Nghiệp, bắt Đạo Tử đến Đình úy, chẳng ai dám đưa tiễn, Hoằng đến viếng tang, ở bên đường đọc văn tế, vịn xe mà khóc, được người đời khen ngợi.
Lưu Dụ triệu bổ làm Trấn quân tư nghị tham quân, nhờ công được phong Hoa Dung huyện Ngũ đẳng hầu, sau đó được thăng làm Thái úy tả trưởng sử. Hoằng theo đại quân bắc chinh, tiền quân đã chiếm được Lạc Dương, mà triều đình chưa gởi Cửu tích, ông nhận lệnh quay về đòi.
Đời nhà Lưu Tống.
Thời Vũ đế.
Nhà Lưu Tống kiến lập, Hoằng làm Thượng thư bộc xạ, nắm quyền tuyển chọn quan lại, lĩnh Bành Thành thái thú. Tên lính Quế Hưng tư thông với người thiếp yêu của Thế tử tả vệ soái Tạ Linh Vận, Linh Vận giết Hưng, vất xác trôi sông. Ngự sử trung thừa Vương Hoài Chi bỏ qua, Hoằng tâu lên đàn hặc Linh Vận, Vũ đế cho rằng cần chỉnh đốn triều chánh nên miễn quan Linh Vận.
Sau đó được thăng làm Giang Châu thứ sử, giảm thuế má, bớt lao dịch, trăm họ được yên ổn. Năm Vĩnh Sơ đầu tiên (420), nhờ công tá mệnh, được phong Hoa Dung huyện công.
Năm thứ 3 (422) vào triều, được tiến hiệu Vệ tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư. Đế trong tiệc nói với mọi người: "Ta là kẻ áo vải, ban đầu không mong được như thế này!" Bọn Phó Lượng bàn nhau soạn từ, muốn ca tụng công đức của Đế. Hoằng đi đầu tâu rằng: "Đây là mạng trời, cầu thì không được, đẩy thì không đi." Người đời khen là giản tiện.
Thời Văn Đế.
Năm Cảnh Bình thứ 2 (424) thời Thiếu đế, bọn Từ Tiện Chi mưu việc phế lập, triệu Hoằng vào triều. Văn đế tức vị, nhằm ổn định xã tắc, cho Hoằng tiến vị Tư không, phong Kiến An quận công, thực ấp 1000 hộ. Ông cố từ, Đế đồng ý, được tiến hiệu Xa kỵ đại tướng quân, Khai phủ, thứ sử như cũ. Bọn Từ Tiện Chi soán nghịch, đều phải đền tội. Hoằng vốn không phải là chủ mưu, thêm nữa em trai Vương Đàm Thủ lại là thân tín của Đế, nên sau khi bọn Tiện Chi bị giết, ông được thăng làm Thị trung, Tư đồ, Dương Châu thứ sử, Lục thượng thư sự, ban cho 30 võ sĩ. Đế tây chinh Tạ Hối, ông cùng Bành Thành vương Lưu Nghĩa Khang ở lại kinh thành, vào giữ Trung thư hạ tỉnh, được đưa cấm quân ra vào, trong phủ Tư đồ tạm đặt Tham quân.
Mùa xuân năm Nguyên Gia thứ 5 (428), có hạn hán lớn, Hoằng mượn dịp này xin từ nhiệm. Trước đó, Bình Lục lệnh Thành Sán (người Hà Nam) gởi thư khuyên ông ở ngôi cao đã lâu, nên nhường đi. Hoằng lấy làm phải, cố cầu xin, được thăng làm Vệ tướng quân, Khai phủ nghi đồng tam tư. Năm thứ 6 (429), Hoằng dâng biểu đề nghị cho Bành Thành vương Lưu Nghĩa Khang vào triều nắm quyền chính, vì thế Nghĩa Khang thay ông làm Tư đồ, chia nhau nắm Lục Thượng thư sự. Hoằng lại từ nhiệm một lần nữa.
Năm thứ 9 (432), hoăng. Được tặng Thái bảo, Trung thư giám, ban cho Tiết, gia các bộ nhạc Vũ bảo, Cổ xuy, thêm võ sĩ cả thảy 60 người. Thụy là Văn Chiêu công, được thờ trong miếu của Vũ đế.
Tính cách.
Ông hiểu biết sâu rộng, nắm rõ chính sự, dâng biểu xin giảm nhẹ hình phạt, bớt đi tội chết, nhiều người phản đối, nhưng Đế vẫn đồng ý. Hoằng lại dâng biểu cho rằng thiên hạ thái bình, xin tăng tuổi lao dịch, Đế cũng làm theo. Từng làm đến bậc tể phụ, nhưng không mưu tính tài lợi, nên sau khi ông mất, trong nhà không dư dả gì!
Hoằng khinh suất lại thiếu nghiêm túc. Đầy tớ có lần ngờ ông phạm húy của cha là Vương Tuần. Hoằng nói: "Húy của cha ta cũng như Tô Tử Cao." Tính lại hẹp hòi, ai làm trái ý, ông vạch mặt mà trách mắng, khuất nhục người ta. Thuở thiếu thời thường đánh Sư Bồ ở nhà Thành Tử Dã, về sau nắm quyền, có người đến xin Hoằng một chức tri huyện, lời lẽ thiết tha. Người này vì chơi Sư Bồ mà hay mắc tội, Hoằng vặn hỏi rằng: "Anh được tiền thì lại ăn chơi, sao có thể làm quan được?", người ấy đáp rằng: "Không nhớ đã cùng chơi với Thành Tử Dã hay sao?" Hoằng im lặng.
Vương Đàm Thủ mất, Văn đế thương tiếc không thôi, gặp Hoằng thì sụt sùi, còn sắc mặt của ông thì vẫn kiềm chế. Bành Thành vương Lưu Nghĩa Khang nói với Đế rằng: "Đàm Thủ đã là bảo vật gia đình, lại là nguyên khí quốc gia, Hoằng không tỏ thái độ gì, sao vậy?" Đế nói: "Suy nghĩ của hiền giả không thể đoán được!"
Sự nghiệp Thư pháp.
Thư pháp của Hoằng sáng sủa lại còn sắc sảo, trở nên một tông phái được người đời ngưỡng mộ; những gì ông tạo ra được xem như phép tắc, cho dù là một chấm một nét, đều được người đời bắt chước, gọi là "Vương thái bảo gia pháp". | 1 | null |
Thullur là một mandal thuộc huyện Guntur, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. The mandal is situated on the banks of Krishna River, bounded by Amaravathi, Tadikonda, Tadepalle and Mangalagiri mandals. The mandal is also a part of the new capital city of Andhra Pradesh to be developed. 18 villages from the mandal fall under the jurisdiction of Andhra Pradesh Capital City. | 1 | null |
Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ, là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ: vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc là họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại thường không nghe và biết việc đó.
Theo cuộc nghiên cứu trên 2.000 người tại Canada có khoảng hơn 70% là nam giới ngáy khi ngủ và hơn 50% là nữ giới.
Nguyên nhân.
Ngủ ngáy vì nhiều nguyên nhân như do mắc bệnh dị ứng, amiđan quá to, viêm xoang, phong mũi... hoặc do những dị dạng bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, ngoài ra ngáy ngủ còn do uống rượu say ngủ mê mệt, cơ thể quá béo khiến mỡ bám dày cổ họng và hút thuốc lá nhiều khiến khói ám làm cổ họng hẹp đi.
Cấp độ ngủ ngáy.
Triệu chứng ngáy ngủ có thể chia làm 3 cấp độ:
Tác hại.
Bệnh ngủ ngáy thường gây khó chịu cho người ngủ cùng, đôi khi còn có tác động tiêu cực tới cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, nguy hại thực sự đáng lo ngại là sức khỏe người mắc bệnh ngủ ngáy. Ngủ ngáy ở trẻ em, ngoài việc cản trở sự phát triển trí não ở trẻ còn có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị ngừng thở và tử vong.
Người ngáy thường có nguy cơ ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, bệnh ngáy ngủ còn dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như huyết áp cao, suy giảm khả năng tình dục, bệnh nhồi máu cơ tim, tim loạn nhịp hoặc bệnh đột tử trong khi ngủ...
Khi bị ngủ ngáy, trẻ thường ngủ một cách rất khó nhọc, không say, không sâu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ do não thiếu oxy khi ngủ. Và do khi ngủ phải há miệng để thở nên sau nhiều năm, trẻ sẽ có bộ mặt của người bị VA điển hình: Da xanh, chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, mặt dài do xương hàm trên phát triển kém, cằm nhô ra…
Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ còn dẫn đến tình trạng trẻ bị ngừng thở khi ngủ có thể nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra, với trẻ bị ngủ ngáy trẻ cũng dễ mệt mỏi, khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc giữa đêm. Hệ tim mạch của trẻ cũng vì thế mà sẽ bị tổn thương sau một thời gian dài.
Cách điều trị.
Có nhiều cách trị liệu triệu chứng ngáy ngủ, trong đó thông dụng nhất được áp dụng ở các gia đình là người nhà giúp người mắc bệnh thay đổi tư thế ngủ, từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng.
Tuy nhiên, đối với những người ngáy ngủ ở mọi tư thế (cấp độ nặng), có phác đồ điều trị được các thầy thuốc khuyên dùng như cho bệnh nhân thở oxy trong khi ngủ. Cách này có tác dụng gần 100% nhưng bất tiện khi bệnh nhân đang di chuyển trên đường hoặc ở nơi tạm trú.
Gần đây y học chú trọng điều trị bệnh ngáy ngủ bằng cách cải thiện sức khỏe của cơ thể bệnh nhân như phác đồ giảm cân, giảm uống rượu bia, cai hút thuốc lá...Trong trường hợp không có kết quả, bệnh nhân có thể được tiến hành giải phẫu mở rộng đường họng, chích cuống họng, cuống lưỡi, cắt amiđan để tăng cường lưu thông đường hô hấp. Phương pháp này thường làm bệnh nhân đau và vết mổ lâu lành.
Phác đồ trị bệnh ngáy ngủ mới nhất theo công nghệ của các nước Đức, Mỹ và bắt đầu được du nhập vào một số nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan... gọi là "Phác đồ Pillar". Đây là phác đồ trị bệnh tiện lợi, nhanh chóng, ít đau đớn và khá hiệu quả.
Bác sĩ sẽ cấy vào cùng một vùng trên hàm ếch (trong miệng) 3 sợi chỉ que có độ cứng và dài khoảng hơn 1 cm (được làm từ chất liệu dùng để khâu thành mạch tim nên khi đưa vào cơ thể không gây phản ứng phụ). Việc ghim 3 "que chỉ" này giúp cho hàm ếch căng và cứng hơn, giảm được độ rung khiến bệnh nhân dễ hít thở hơn và không phát ra tiếng ngáy trong khi ngủ.
Khi áp dụng phác đồ pillar, bệnh nhân chỉ đau nhẹ và trong 2-3 ngày là khỏi và phác đồ này có thể áp dụng đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, chi phí cho một ca trị bệnh ngáy ngủ kiểu này còn tương đối cao, khoảng 650 - 1.000 USD.
Các cách chữa trị đơn giản: | 1 | null |
Người Na Uy () là một dân tộc tạo nên một quốc gia và có nguồn gốc bản địa Na Uy. Họ có chung nền văn hóa và nói tiếng Na Uy. Người Na Uy và hậu duệ người Na Uy hiện diện ở các cộng đồng di cư trên khắp thế giới, số lượng đáng kể ở Hoa Kỳ, Canada, Australia và Brazil.
Ngôn ngữ.
Tiếng Na Uy là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Bắc German với xấp xỉ năm triệu người nói, hầu như tất cả đều ở Na Uy. Cũng có một số người nói ở Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Canada và Hoa Kỳ, nơi có cộng đồng người nói tiếng này lớn nhất, với 55.311 người tính đến năm 2000; khoảng một nửa trong số đó sống ở Minnesota (8.060), California (5.865), Washington (5.460), New York (4.200), và Wisconsin (3.520).
Tính đến năm 2006, ở Canada, có 7.710 người nói tiếng Na Uy, trong đó 3.420 định cư ở British Columbia, 1.360 ở Alberta, và 1.145 ở Ontario. | 1 | null |
Trịnh Trang công (chữ Hán: 鄭莊公; 757 TCN – 701 TCN), tên thật là Cơ Ngụ Sinh (姬寤生), là vị vua thứ ba của nước Trịnh – chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 743 TCN đến năm 701 TCN, tổng 42 năm.
Trong lịch sử Trung Quốc, Trịnh Trang công đôi khi được liệt vào hàng Ngũ Bá, nổi danh với việc khiến nước Trịnh trở thành một "tiểu bá" đầu thời Xuân Thu. Ông khiến quốc lực nước Trịnh cường thịnh, lấn át Chu Bình vương, tiêu diệt thế lực của Chu Hoàn vương trong trận Nhu Cát (繻葛之战), thôn tính nước Đái, can thiệp nước Tống và nước Tề... tạo nên tiền lệ chư hầu lấn át Thiên tử trong thời kì Đông Chu. Trong việc nội trị, ông nổi tiếng với việc mưu tính và diệt trừ người em Cung thúc Đoàn (共叔段), nổi tiếng với điển tích "Trịnh bá khắc Đoàn vu Yển" (鄭伯克段于鄢).
Trịnh Trang công được xem như vị quốc quân chư hầu đầu tiên có hành động lấn át Chu Thiên tử: lấn đất, cướp lúa, bắn bị thương thiên tử. Đối với việc Cung thúc Đoàn làm phản, kinh Xuân Thu coi đó là sự tàn nhẫn của ông: lẽ ra khi biết Cơ Đoàn có manh tâm, ông nên ngăn chặn từ đầu; nhưng Trịnh Trang công không dạy em, để cho dã tâm của Đoàn phát lộ mà tiêu diệt, không còn nghĩa anh em.
Thân thế.
Ông là con trai cả của Trịnh Vũ công, vua thứ hai của nước Trịnh. Mẹ là Vũ Khương (武姜), con gái Thân hầu, quân chủ nước Thân. Trong lúc sinh ông, Vũ Khương không may đẻ ngược, suýt mất mạng nên đặt nên [Ngụ Sinh; 寤生] (tức "tỉnh dậy sau khi sanh"). Cũng vì nguyên do này, bà vô cùng lạnh nhạt Ngụ Sinh, và ra sức thiên vị em trai ông là Cơ Đoàn. Tuy vậy, Trịnh Vũ công vẫn phong Ngụ Sinh làm Thế tử.
Trước khi Trịnh Vũ công qua đời, Vũ Khương khẩn xin phế Ngụ Sinh, cho Cơ Đoàn thay ngôi Thế tử, nhưng Trịnh Vũ công không nghe mà vẫn bảo toàn ngôi vị cho Ngụ Sinh.
Năm 744 TCN, Trịnh Vũ công mất, Ngụ Sinh lên nối ngôi, tức là Trịnh Trang công. Ông cũng được Chu Bình vương cho thế tập chức khanh sĩ trong triều đình Đông Chu.
Diệt Thái Thúc Đoàn.
Năm 743 TCN, sau khi Trịnh Trang công vừa lên ngôi, ông theo lời thỉnh cầu của mẹ, phong cho em Cơ Đoàn ở ấp Kinh. Đại phu Sái Trọng can ngăn nhưng Trịnh Trang công cho là ý của Vũ Khương nên phải tuân theo. Sái Trọng khuyên ông nên đề phòng trước bất trắc.
Cơ Đoàn thụ phong ấp Kinh, gọi là Kinh Thành Thái thúc (京城太叔) hay Thái thúc Đoàn (太叔段). Thái thúc Đoàn dần dà muốn phát triển thế lực, dụ ấp Tây Bỉ và ấp Bắc Bỉ về theo mình, sau đó lại dụ ấp Lẫm Duyên. Một số người lo ngại cho Trịnh Trang công, cảnh báo ông rằng Thái thúc Đoàn sẽ tạo phản. Trang công trấn an họ và tự đề phòng. Sau đó, Thái thúc Đoàn lại xây thành mới, tụ tập quân lính và vũ khí, muốn hẹn ngày đến đánh vào kinh đô. Mẹ ông là Vũ Khương ủng hộ Đoàn, muốn làm nội ứng.
Năm 722 TCN, Thái thúc Đoàn khởi binh đánh Trịnh Trang công. Vũ Khương làm nội ứng. Trịnh Trang công phòng bị trước, sai Tử Phong mang quân và 200 cỗ xe đánh Thái thúc Đoàn ở đất Kinh. Người đất Kinh thấy quân Trịnh đến bèn phản lại Đoàn. Đoàn bỏ chạy đến ấp Yển. Trịnh Trang công mang quân đánh ấp Yển. Tháng 5 năm đó, Thái thúc Đoàn bỏ chạy sang ấp Cung. Trịnh Trang công tấn công ấp Cung, Đoàn không chống nổi và tự vẫn.
Sự kiện này trở thành một điển tích, gọi là "Trịnh bá diệt Đoàn tại Yển" (鄭伯克段于鄢).
Phục hồi tình mẫu tử.
Con Cung thúc Đoàn là Công Tôn Hoạt chạy sang Vệ cầu cứu Vệ Hoàn công. Vệ Hoàn công tin theo lời Công Tôn Hoạt, bèn mang quân đánh Trịnh, chiếm đất Lâm Diên. Trang công bèn mượn quân nhà Chu, cùng quân nước Quắc tiến sang nước Vệ, đánh thắng quân Vệ ở Nam Bỉ. Vệ Hoàn công phải phải xin cầu hòa, cùng nước Trịnh ăn thề.
Trịnh Trang công hận mẹ làm nội ứng cho Đoàn, có ý giết mình đoạt ngôi, nên đày Vũ Khương đến ấp Dĩnh và thề rằng chỉ gặp lại khi xuống suối vàng.
Đại phu Dĩnh Khảo Thúc can ngăn Trịnh Trang công, khuyên ông nên giữ hiếu đạo với mẹ. Trịnh Trang công ân hận, muốn đón Vũ Khương về. Theo kế của Dĩnh Khảo Thúc, ông đào hầm đất, đến chỗ có suối chảy, coi đó là suối vàng, rồi sai người rước Vũ Khương tới làm lễ gặp mặt. Hai mẹ con gặp nhau dưới hầm và phục hồi tình mẫu tử như trước.
Chiến tranh với chư hầu.
Năm 722 TCN, Tống Mục công qua đời. Mục công không nhường ngôi cho con là công tử Phùng mà lập con Tống Tuyên công là Dữ Di, tức Tống Thương công. Tử Phùng trốn sang nước Trịnh, Trịnh Trang công giúp đỡ Tử Phùng cho nương nhờ.
Năm 719 TCN, Vệ Hoàn công bị em là Vệ Châu Dụ giết. Để tạo uy thế, Vệ Châu Dụ hợp binh với nước Tống cùng đánh Trịnh. Tống Thương công lấy cớ Trịnh Trang công chứa chấp công tử Phùng (là đối thủ tranh ngôi nên nhất trí với Châu Dụ, cùng mời thêm nước Trần và nước Sái. Liên quân bốn nước cùng mang quân đánh Trịnh. Sau đó lại gọi thêm nước Lỗ, công tử Huy nước Lỗ mang quân đi hội. Quân 5 nước vây đất Đông Môn nước Trịnh một thời gian rồi gặt lúa lấy mang về nước. Trịnh Trang công tiên đoán vua Vệ Châu Dụ rồi sẽ bị giết. Quả nhiên Châu Dụ trở về bị giết chết.
Năm 718 TCN, ông mang quân đánh Vệ báo thù trận này. Nước Vệ mượn quân nước Nam Yên. Trịnh Trang công dùng 5 tướng Sái Trọng, Nguyên Phồn, Tiết Giá, Man Bá và Tử Nguyên mai phục mấy mặt, đánh tan quân 2 nước.
Sau đó, nhân có người nước nước Chu đến tố cáo nước Tống lấn đất, Trịnh Trang công mang quân đánh Tống báo thù việc xâm lược năm trước. Hai bên đánh nhau bất phân thắng bại.
Vì mâu thuẫn với thiên tử nhà Chu, Trịnh Trang công sai người giúp sức cho Khúc Ốc Trang Bá nước Tấn để giành ngôi vua Tấn, chống lại Tấn Ngạc hầu, trong khi Chu Hoàn vương lại ra sức ủng hộ Tấn Ngạc hầu. Khúc Ốc tuy mạnh nhưng chưa giành được ngôi.
Năm 717 TCN, Trịnh Trang công mang quân đánh nước Trần báo thù việc Trần hợp binh với Tống và Vệ đánh mình. Sang năm 716 TCN hai nước giảng hòa, nước Trần xin kết thông gia. Trịnh Trang công bằng lòng, đem con gái Trần Hoàn công gả cho Thế tử Cơ Hốt, con trai của chính thất Phu nhân Đặng Mạn. Tống Thương công nhân lúc Trịnh Trang công đi đánh Trần, chiếm Trường Cát.
Năm 713 TCN, Trịnh Trang công cùng Tề Ly công và công tử Huy nước Lỗ hội binh đánh Tống. Quân Trịnh lần lượt đánh chiếm đất Cáo và đất Phòng của Tống, đều cho nước Lỗ. Tống liên minh với nước Vệ, nước Sái chống lại. Tháng 7 năm đó, Tống Thương công và Vệ Tuyên công lấy cớ tiến vào nước Đái – phụ dung của nước Trịnh. Sau đó liên quân Tống-Vệ-Sái có bất hòa, Trịnh Trang công thừa cơ tiến vào diệt nước Đái, đánh bại liên quân Tống-Vệ-Sái.
Năm 712 TCN, Trịnh Trang công hội với Lỗ Ẩn công ở đất Thời Lai bàn việc đánh nước Hứa. Tháng 7, ông cùng Tề Ly công tấn công nước Hứa, hạ được thành, lấy nước Hứa. Trong trận này, Công Tôn Át vì ghen công với Dĩnh Khảo Thúc nên đã bắn lén giết chết Khảo Thúc.
Sau đó Trang công mang quân đánh nhau với nước Tức, đánh bại quân Tức. Tháng 10 năm đó, ông cùng nước Quắc đánh nước Tống báo thù, đánh tan quân Tống.
Năm 711 TCN, Trịnh Trang công lấy ngọc bích sang biếu nước Lỗ, đề nghị Lỗ Hoàn công đổi lấy ruộng đất Banh để cúng Chu Công. Lỗ Hoàn công bằng lòng.
Cùng năm đó, thái tể nước Tống là Hoa Đốc giết Tống Thương công. Trịnh Trang công nghe tin bèn họp các nước Lỗ, Tề, Trần cùng bàn về loạn nước Tống. Hoa Đốc bèn mang của đút lót cho cả bốn nước và xin đón công tử Phùng về nước làm vua. Trịnh Trang công và các chư hầu bằng lòng, cho Tử Phùng về nước lên ngôi, tức là Tống Trang công.
Năm 706 TCN, quân Bắc Nhung đánh nước Tề. Tề Hy công cầu cứu nước Trịnh. Trịnh Trang công sai thế tử Cơ Hốt mang quân cứu Tề, đánh đuổi được quân Nhung. Tề Hy công định gả con gái cho Cơ Hốt nhưng Thế tử Hốt từ chối.
Chống đối Chu thiên tử.
Trịnh Trang công nối chức cha được làm khanh sĩ trong triều đình nhà Chu, thường tỏ ra chuyên quyền lấn át Chu Bình vương mà Bình vương không làm gì được. Sau đó Trịnh Trang công lại mang quân cướp phá bờ cõi nhà Chu, cướp thóc lúa nhưng Chu Bình vương cũng không dám đánh trả.
Về sau Trịnh Trang công ngại uy tín của Bình vương là thiên tử toàn thiên hạ nên sai người đến xin giảng hoà và đổi con tin. Việc thiên tử đổi con tin với chư hầu rất trái ngược với phép tắc, nhưng vì khi đó Bình vương thế yếu nên phải chấp thuận. Bình vương sai con là Duệ Phụ sang làm con tin ở nước Trịnh còn Trịnh Trang công cũng sai con cả là Cơ Hốt sang Lạc Dương ở nhà Chu.
Năm 720 TCN, Chu Bình vương mất. Trang công cho người đón Cơ Hốt về, rồi hộ tống thái tử về triều nối ngôi. Nhưng giữa đường Duệ Phụ bệnh chết, con là Lâm kế vị, tức Chu Hoàn Vương.
Chu Hoàn Vương trọng dụng Quắc công, muốn bãi chức khanh sĩ của Trịnh Trang công. Trịnh Trang công tức giận, sai Sái Trọng đánh nhà Chu, cắt lúa đất Ôn và đất Thành đem về. Từ đó Chu và Trịnh bất hòa.
Năm 717 TCN, Trịnh Trang Công vào triều kiến nhà Chu, Chu Hoàn vương không được tiếp đãi được theo đúng lễ tiếp đãi chư hầu và cho Quắc công Kỵ Phủ làm khanh sĩ giúp việc. Trịnh Trang Công nổi giận, sang năm 711 TCN tự ý cùng nước Lỗ trao đổi hứa điền. Lỗ trao Hứa Điền cho Trịnh, còn Trịnh trao Banh cho Lỗ.
Năm 707 TCN, Trịnh Trang công bỏ không đến triều kiến Chu Hoàn vương. Chu Hoàn Vương tức giận, hội quân cùng các nước chư hầu gồm Sái, Vệ và Trần bèn mang quân đánh nước Trịnh để trả thù.
Hai bên chạm trán ở Nhu Cát. Chu Hoàn vương tự đi giữa, sai Quắc công Lâm Phủ đi bên phải cùng quân Sái, Vệ; còn Chu công Hắc Kiên đi bên trái cùng quân Trần. Trịnh Trang công cùng Sái Trọng và Cao Cừ Di mang quân ra địch. Trịnh Tử Nguyên hiến kế cho Trịnh Trang công nên tập trung đánh vào cánh quân Trần vì nước Trần đang có loạn. Trịnh Trang công làm theo, bày trận ngư lệ gồm xe đánh trước, đội ngũ đi sau. Quân Trịnh bắn đạn đá tấn công. Quân 3 nước Trần, Vệ Sái thua chạy, quân nhà Chu đại loạn. Tướng Trịnh là Chúc Đam bắn trúng vai Chu Hoàn vương. Hoàn vương bỏ chạy. Trịnh Trang công ngăn Chúc Đam đuổi theo vua Hoàn vương, ông chủ trương chỉ nên giữ cõi, không nên truy bức thiên tử.
Qua đời.
Trịnh Trang công có 11 người con, trong đó được yêu quý nhất có bốn người là Thế tử Hốt, Công tử Đột, Công tử Vĩ và Công tử Anh.
Năm 701 TCN, Trịnh Trang công qua đời. Ông làm vua được 43 năm, thọ 57 tuổi. Đại phu Sái Trọng lập Thế tử Hốt lên nối ngôi, tức Trịnh Chiêu công. Công tử Đột sang làm con tin ở nước Tống.
Trong Đông Chu liệt quốc.
Trịnh Trang công trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long là nhân vật nổi bật trong những hồi đầu. Ông được nhắc đến qua những việc diệt Thái thúc Đoàn, đào hầm đất gặp mẹ, liên minh với Tề đánh chư hầu, bắn vua Chu Hoàn vương.
Phùng Mộng Long mô tả ông là người có tính cách gian hùng. | 1 | null |
là một phim điện ảnh hoạt hình kỳ ảo của Nhật Bản, do Studio Ghibli thực hiện với kịch bản, sản xuất và đạo diễn bởi Miyazaki Hayao. Truyện phim xoay quanh một nữ phù thủy nhỏ tuổi tên là Kiki. Cô bé chuyển đến sống ở một thành phố mới và sử dụng năng lực bay trên không của mình để kiếm sống. Theo Miyazaki, bộ phim đặc biệt miêu tả hố sâu ngăn cách giữa tính tự lập và sự phụ thuộc của các cô bé tuổi mới lớn ở Nhật Bản.
"Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" công chiếu lần đầu tại Nhật Bản vào ngày 29 tháng 7 năm 1989 và đã đoạt giải Animage Anime Grand Prix. Đây là phim có doanh thu phòng vé cao nhất năm 1989 của Nhật Bản với hơn 2 triệu khán giả. Phim cũng đánh dấu sự khởi đầu của 15 năm hợp tác phân phối giữa Studio Ghibli và Công ty Walt Disney; Walt Disney Pictures sau đó lồng tiếng Anh cho phim vào năm 1997 và công chiếu tại Hoa Kỳ trong Liên hoan phim quốc tế Seattle vào ngày 23 tháng 5 năm 1998. Tác phẩm được phát hành băng đĩa tại gia tại Mỹ và Trung Quốc vào ngày 1 tháng 9 năm 1998.
Cốt truyện.
Kiki là một phù thủy trẻ vừa tổ chức sinh nhật lần thứ mười ba. Đó là một ngày quan trọng trong gia đình cô: theo truyền thống ở độ tuổi này, các phù thủy phải rời xa cha mẹ và định cư một năm ở một thành phố mới để hoàn thiện việc học của mình. Kiki lắng nghe bản tin thời tiết trên đài phát thanh thông báo thời tiết , vì vậy, cô quyết định mình sẽ rời đi vào buổi tối cùng ngày. Mặc dù mẹ cô hơi lo lắng, nhưng cô không cố gắng trì hoãn việc khởi hành. Bà đưa cho con gái chiếc váy đen truyền thống của phù thủy mà Kiki thấy quá buồn tẻ so với sở thích của cô, trong khi cha cô đang gọi những người hàng xóm đến dự lễ chia tay. Chia tay bạn bè và chộp lấy chiếc radio màu đỏ của cha, Kiki cùng với chú mèo Zizi ngồi trên cây chổi của mẹ, va vào cành cây khi cất cánh, bắt đầu một hành trình dài.
Cô sớm gặp một phù thủy trẻ, lớn tuổi và hơi kiêu kỳ, tiết lộ với cô rằng cô ấy chuyên về chiêm tinh học. Kiki thắc mắc về chuyên môn của mình khi cô bị bất ngờ bởi một cơn giông dữ dội buộc cô phải trú ẩn trong một chiếc xe chở gia súc. Vào buổi sáng sớm, cô trở nên ngạc nhiên khi nhìn thấy đại dương, gần đó là nơi cô mơ ước được định cư. Ngay sau khi đến nơi, Kiki vô tình gây náo loạn trên đường, suýt đâm phải ô tô. Vì vi phạm, bảo vệ địa phương cố gắng liên lạc với bố mẹ cô, nhưng một cậu bé tên Tombo đã cố tình đánh lạc hướng an để Kiki trốn thoát. Cô nhanh chóng đặt ra câu hỏi là mình nên ở đâu: ở tuổi mười ba và không có nhiều tiền, cô không thể thuê phòng khách sạn. Dựa lưng một mình vào bức tường thấp, chú mèo Jiji của cô nghĩ đến việc tìm kiếm một thành phố thân thiện hơn. Cả hai đều bị gián đoạn bởi một người phụ nữ mang thai lao ra khỏi tiệm bánh của mình vì một khách hàng đã quên núm vú giả của con cô ấy. Trở lại tiệm bánh, bà của tiệm Osono hiểu rằng cô gái trẻ không có chỗ ngủ nên đã cho cô ở nhờ qua đêm trong một căn phòng thuộc tầng một của một nhà kho.
Vào buổi sáng sớm, Kiki nói với Osono về ý tưởng kiếm sống của cô ấy: tạo nên một dịch vụ giao hàng nhanh bởi tài năng tốt nhất của cô ấy là ăn trộm. Người thợ làm bánh rất vui mừng đề nghị cô ở lại phòng miễn phí để đổi lấy sự giúp đỡ của cô với tiệm bánh. Kiki sau đó lo dọn dẹp và sắp xếp phòng, đồng thời đi mua sắm. Trên đường đi, cô gặp Tombo — người đang cố gắng bắt chuyện một lần nữa nhưng không thành công. Đến tiệm bánh, Kiki nhận thông báo cô có khách hàng đầu tiên, một người thường xuyên muốn giao quà sinh nhật. Trong lúc giao hàng, Kiki vô tình làm rơi món quà là một con thú nhồi bông xuống một khu rừng và quyết định thay bằng Jiji vì chú mèo trông rất giống thú nhồi bông. Cô gặp Ursula — một họa sĩ trẻ, sống một mình trong căn nhà gỗ. Cô đề nghị thỏa thuận trả lại con thú nhồi bông mà cô ấy tìm thấy, đổi lại phù thủy phải dọn dẹp cabin. Kiki hứa sẽ quay lại gặp ấy và làm người mẫu cho bức tranh của cô.
Một buổi sáng mùa hè, Kiki cảm thấy buồn chán ở tiệm bánh và lo lắng về khoản thu ít ỏi từ dịch vụ giao hàng của mình. Tombo sau đó xuất hiện và bất chấp sự lạnh lùng của Kiki, mời cô đến một bữa tiệc, thông báo rằng anh sẽ đợi cô vào lúc 6 giờ tối. Kiki, do dự và lo lắng về chiếc váy đen quá buồn tẻ của mình, đồng thời nói về điều đó với Osono, bà đã hết sức khuyến khích cô đi dự tiệc nhằm kết bạn. Cô phù thủy trẻ không có thời gian để nán lại vì cô có hai khách hàng cần phục vụ. Người thứ hai là một bà già (trong phim được gọi đơn giản là “Bà”), đã hẹn gặp trong một dinh thự rộng lớn. Bà muốn giao chiếc bánh yêu thích của mình cho cháu gái, nhưng lò nướng điện của bà không còn hoạt động, vì vậy, bà không thể nấu nó. Kiki đề nghị Madame nướng chiếc bánh mới trong một chiếc lò nướng bánh mì cũ sau khi cô biết cách làm cho nó hoạt động. Cô gái trẻ giao chiếc bánh kịp thời gian, tuy nhiên, cháu gái của bà cụ không tỏ ra thích thú lắm với món quà. Bị ướt mưa, mệt mỏi và đến muộn, Kiki quyết định không đến gặp Tombo và chán nản đi ngủ. Tombo — người đã đợi rất lâu trong đêm, bỏ đi một mình.
Vào một buổi sáng muộn, Osono yêu cầu cô giao hàng cho gia đình Kopori. Kiki ngạc nhiên nhận ra rằng đó là họ của Tombo. Sau khi găpj mặt, anh mời cô đi xem một chiếc khinh khí cầu hùng vĩ đóng trên bãi biển. Kiki chấp nhận và leo lên phía sau Tombo trên chiếc xe đạp được trang bị một cánh quạt kỳ dị. Sau một sự cố gây ra sự vui nhộn của hai thiếu niên, họ đến bãi biển nơi họ có thể thảo luận. Những người bạn của Tombo đến và mời họ đến thăm phi thuyền, tuy nhiên, Kiki lại đột nhiên xa cách, từ chối lời đề nghị và trở về một mình mà không nói một lời. Cô xin lỗi Jiji vì đã quá thô lỗ, nhưng đột nhiên nhận ra rằng cô không thể nói chuyện với con mèo của mình nữa. Hoảng sợ, cô đi ra ngoài vào ban đêm và phát hiện ra rằng mình đã mất khả năng bay. Cô thậm chí còn vô tình làm gãy cây chổi cũ của gia đình mình.
Ngày hôm sau, lo lắng về việc mất sức mạnh, cô gặp Ursula: người nhanh chóng nhận thấy sự bối rối của Kiki, mời cô đến ở trong căn nhà gỗ trong rừng của mình. Kiki phát hiện ra một bức tranh tráng lệ ở đó; Ursula giải thích với cô để hoàn thành bức tranh, cô cần Kiki làm người mẫu, vì cô là nguồn cảm hứng của cô ấy. Trong đêm, Ursula kể lại sự lựa chọn trở thành họa sĩ, những do dự và lang thang của cô khi còn là một cô gái trẻ.
Trở lại thị trấn, cô phù thủy trẻ đến gặp Madame, ba giao cho cô vận chuyển một món hàng. Ở đó, trên hình ảnh của chiếc tivi cũ, một chương trình phát sóng trực tiếp hình ảnh chiếc khinh khí cầu vĩ đại. Mặc dù vậy, một cơn gió mạnh đã tạo ra sự hoảng loạn, giải phóng chiếc khinh khí cầu bay lên và mang theo Tombo treo trên một sợi dây. Kiki chạy đến đó để giúp bạn mình. Cô mượn một cây chổi cũ từ một người dọn dẹp và tập trung, dần dần lấy lại được khả năng bay của mình. Mặc dù vẫn còn vụng về trong chuyến bay nhưng cô đã cứu được Tombo trước sự cổ vũ của đám đông. Cảnh cuối cho thấy cha mẹ của Kiki đang đọc một bức thư của con gái họ, trong đó cô giải thích rằng cô yêu cuộc sống mới và tin tưởng vào tương lai.
Trong cảnh hậu danh đề, Tombo và những người bạn của anh đã chế tạo nên một máy bay chạy bằng sức người. Kiki bay trên cây chổi của mình và anh đi cùng cô ấy trên chiếc máy bay do chính anh ấy chế tạo dưới ánh mắt nhiệt tình của bạn bè, trong khi Jij, kết hôn với một con mèo, đồng thời sinh ra mèo con. Đứng bên cửa sổ nơi Kiki từng đau buồn vì chiếc váy không hấp dẫn của mình, cô để ý thấy một cô bé đang bắt chước cô mặc quần áo.
Sản xuất.
Quá trình thực hiện.
Tháng 12 năm 1985, Group Fudosha xúc tiến một dự án anime điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết thiếu nhi của Kadono Eiko. Bởi vì từ trong tên gốc tiếng Nhật của tác phẩm đã được đăng ký thương hiệu từ trước bởi công ty Yamato Un'yu, họ được mời làm nhà tài trợ của dự án. Thoạt tiên Yamato Un'yu tỏ ra miễn cưỡng vì Kadono đã dùng từ này trong tác phẩm của bà mà không xin phép công ty, nhưng tình cờ nhân vật mèo mun trong truyện cũng là biểu trưng của Yamato Un'yu, công ty trở nên sốt sắng hơn và vui vẻ nhận lời.
Mùa xuân năm 1987, Group Fudosha và Yamato Un'yu thông qua Dentsu đã tìm đến Tokuma Shoten, vốn có quan hệ mật thiết với Studio Ghibli. Group Fudosha mong muốn Studio Ghibli sẽ chuyển thể tiểu thuyết của Kadono, do Miyazaki Hayao hoặc Takahata Isao của hãng phim đạo diễn. Tuy nhiên, lúc bấy giờ cả hai người đều bận rộn với các dự án phim "Hàng xóm của tôi là Totoro" và "Mộ đom đóm". Miyazaki đồng ý làm nhà sản xuất phim vì ông nhận thấy cô bé Kiki có nhiều điểm tương đồng với các nữ chính của Studio Ghibli, trong khi hãng vẫn tìm kiếm ứng viên cho chiếc ghế đạo diễn. Khi "Totoro" đang tiến những bước cuối cùng, Studio Ghibli bắt đầu chuyển các nhân viên chủ chốt của họ sang làm việc trong dự án "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki". Kondo Katsuya, người cùng làm việc với Miyazaki trong "Totoro", được giao trọng trách thiết kế nhân vật. Ōno Hiroshi được thuê làm chỉ đạo nghệ thuật theo gợi ý của Oga Kazuo. Các nhạc phẩm trong phim sáng tác bởi Hisaishi Joe, người đã soạn nhạc cho tất cả các dự án trước đây của Miyazaki, trong khi ghế chỉ đạo âm nhạc được giao cho Takahata vì lịch làm việc của Miyazaki đã dày đặc.
Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cuối cùng Miyazaki chọn Katabuchi Sunao làm đạo diễn. Katabuchi từng làm việc cùng Miyazaki trong "Meitantei Holmes"; nếu mọi việc suôn sẻ, "Kiki" sẽ là dự án phim đầu tay của Katabuchi trong vai trò đạo diễn. Ban đầu kịch bản phim được giao cho Isshiki Nobuyuki, nhưng Miyazaki đã không hài lòng ngay từ bản thảo đầu vì thấy nó quá khô và khác biệt so với góc nhìn của ông về tác phẩm, và thế là ông tự mình đảm nhận vai trò biên kịch sau khi "Totoro" hoàn tất. Lúc này Kondō Yoshifumi gia nhập dự án và phụ trách kịch bản phân cảnh, nhưng sau đó chuyển sang làm chỉ đạo hoạt họa. Quá trình sản xuất càng kéo dài, các họa sĩ càng đối mặt với nhiều gánh nặng, nhất là ở nửa sau khi phần hậu cảnh với đám đông quần chúng được lên hình liên tục. Bộ phim hoàn toàn được làm bằng công nghệ hoạt hình vẽ tay truyền thống trên cel, với phần kỹ xảo hoạt họa dựng theo chuyển động máy quay. Các nhân vật được vẽ trên 462 tấm cel có màu sắc khác nhau theo thiết kế của Yasuda Michiyo, giúp cho động tác của họ trở nên uyển chuyển và sống động, với khoảng 25 màu được sử dụng lần đầu tiên.
Bởi vì tiểu thuyết lấy bối cảnh ở một quốc gia hư cấu phía bắc châu Âu, Miyazaki và các cộng sự đã đi thực địa thắng cảnh và những chi tiết khác phù hợp với thiết lập của tác phẩm. Đoàn làm phim đã đến Stockholm và thị trấn Visby trên đảo Gotland của Thụy Điển, và Adelaide của Úc; họ chụp lại 24 khung hình và quay 80 cuộn phim tại những nơi này rồi dùng chúng làm tư liệu cảnh quan dựng nên thành phố Koriko trong phim. Để hỗ trợ ý tưởng về kiến trúc của thành phố, Miyazaki đã đích thân đến Ireland vào tháng 5 năm 1988; cảnh quan ở San Francisco, Lisbon, Paris, Napoli và thậm chí là Tokyo cũng được sử dụng đan xen. Vì lẽ đó, Koriko xét theo phương diện nhất định có nét tương đồng với các đô thị ven bờ Địa Trung Hải, nhưng mặt khác lại hao hao giống vùng Biển Baltic, và như được "lý tưởng hóa." Helen McCarthy nhận xét thành phố phỏng theo Stockholm nhộn nhịp trong phim mang lại cảm giác an toàn và độc lập. Miyazaki nói rằng phim lấy bối cảnh trong một thế giới khác, vào những năm 1960 và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai chưa bao giờ xảy ra.
Sau khi trở về Nhật Bản, đoàn làm phim bắt tay vào phác thảo cảnh vật và thiết kế nhân vật. Miyazaki đã thay đổi đáng kể cốt truyện, tạo ra những ý tưởng mới và sửa lại những cái sẵn có. Nguyên tác "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" khác xa so với bộ phim của Miyazaki. Tiểu thuyết thiếu nhi của Kadono được chia thành nhiều chương dành riêng cho những câu chuyện nhỏ về rất nhiều người mà Kiki được gặp cũng như những vấn đề khác nhau mà cô bé phải đối mặt khi giao hàng. Kiki vượt qua mọi thử thách nhờ vào "trái tim nhân hậu" của mình và ngày càng kết được nhiều bạn hơn. Cô bé không gặp phải bất cứ tổn thương hay biến cố dữ dội nào. Nhiều tình tiết kịch tích trong phim, như việc Kiki bị mất quyền năng hay vụ tai nạn khí cầu, không hề có trong tiểu thuyết. Nhằm khắc họa rõ nét hơn sự chật vật của Kiki trong quá trình trưởng thành và trở nên tự lập, vốn là chủ đề của phim, Miyazaki định buộc cô bé phải đối mặt với nhiều thử thách cam go hơn và nếm trải cảm giác cô đơn thật sự. Một trong những thử thách đó là Kiki đột nhiên không thể bay nữa. Chi tiết này trong tiểu thuyết là cây chổi của Kiki bị gãy và cô bé chỉ cần sửa nó là được. Miyazaki nhấn mạnh: "Vì phim luôn tạo ra cảm giác chân thực hơn, Kiki sẽ gặp thất bại nặng nề và cô độc hơn nhiều so với nguyên tác." Kadono vô cùng bất bình trước sự khác biệt này, đến mức dự án có nguy cơ đình trệ từ khâu kịch bản. Miyazaki và Suzuki Toshio, nhà sản xuất của Studio Ghibli, đã đến nhà nữ tác giả và mời bà tham quan xưởng phim. Sau đó Kadono đã đồng ý để dự án đi tiếp.
Miyazaki viết xong kịch bản sơ thảo vào tháng 6 năm 1988 và giới thiệu nó vào tháng 7 cùng năm. Lúc này ông quyết định đảm trách chiếc ghế đạo diễn chính của phim vì đã can thiệp sâu vào quá trình thực hiện, còn Katabuchi trở thành trợ lý đạo diễn theo yêu cầu của nhà tài trợ. "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" vốn được hoạch định là một bộ phim đặc biệt dài 60 phút, nhưng đã trở thành tác phẩm điện ảnh thật thụ dài 102 phút sau khi Miyazaki hoàn thành kịch bản phân cảnh và truyện phim mới. Bức họa mà Ursula cho Kiki xem trong lần thứ hai đến nhà mình được Miyazaki và Oga Kazuo sao lại từ tác phẩm sơn dầu của các học sinh trường khuyết tật ở Hachinohe, có nhan đề . Hayashi Akiko, họa sĩ minh họa tiểu thuyết nguyên tác, là người thực hiện biểu trưng xuất hiện trên màn hình tựa đề đầu phim. Áp phích chính thức đầu tiên miêu tả cảnh Kiki đang tươi cười bay trên cây chổi của mình qua thành phố Koriko với đàn hải âu chao liệng xung quanh, nhưng Suzuki Toshio đã yêu cầu đổi sang áp phích mới với Kiki đang ngồi trông quầy bánh mì một cách buồn bã, nhằm tạo ấn tượng rõ nét hơn về cảm xúc thất thường của tuổi dậy thì.
Chủ đề và phân tích.
Nhiều khía cạnh về hành vi và ngoại hình của Kiki đã trở thành trung tâm của các bài thảo luận. Một chủ đề quan trọng là quá trình trưởng thành của cô bé. Sống trong sự yêu thương của cha mẹ cũng là những người ủng hộ con cái tự lập, Kiki phải đối mặt với những vấn đề thường thấy ở thanh thiếu niên như mưu cầu việc làm, muốn được người khác chấp nhận và tự chăm sóc bản thân. Sự nhạy cảm và mong manh của cô bé được thể hiện rõ nét trong phim. Tình tiết vào đêm đầu tiên Kiki ngủ xa nhà tại tiệm bánh mì: Buổi sáng thức dậy, cô bé mặc nguyên bộ đồ ngủ lao thẳng xuống buồng vệ sinh dưới sân và hoảng hốt nấp sau cánh cửa khi ông chủ tiệm bánh Fukuo thình lình xuất hiện. Sau khi Fukuo giãn cơ xong và đi khỏi, Kiki bổ nhào về phòng mình, vội vã đóng cửa lại và thở phào nhẹ nhõm. Nhà phê bình Mark Schilling nhận xét: "Cảnh này hoàn toàn không ăn nhập gì đến cốt truyện và mức độ gây cười cũng rất thấp... nhưng... nó đã thầm — một cách hùng hồn — biểu lộ sự non nớt, dễ bị tổn thương và cô lập của Kiki." Một chủ đề khác là sự chuyển dịch từ truyền thống sang hiện đại; ở Kiki có sự cân bằng của cả hai yếu tố này. Chẳng hạn như, Kiki vẫn theo truyền thống mặc váy thụng màu đen của phù thủy, nhưng lại cài lên tóc một chiếc nơ màu đỏ thắm. Kiki cũng sử dụng các phương thức truyền thống khác, như nướng bánh bằng lò củi và dùng chổi cũ của mẹ. Nhiều hơn một lần cô bé tỏ ra ngưỡng mộ phong cách ăn mặc của những bạn đồng trang lứa và mốt thời trang tân thời.
Việc Kiki mất khả năng bay cũng là một chủ đề thảo luận. Đây được xem như biến cố tồi tệ nhất Kiki gặp phải trong bộ phim. Nó phản ánh hệ quả liên đới của sự đánh mất lòng tin vào bản thân nơi cô bé. Tuy nhiên, sự cố này giúp Kiki nhận ra yếu đuối không phải lúc nào cũng dẫn đến thất bại. Về cơ bản, trải nghiệm này chứng minh rằng sự mong manh, nhạy cảm ấy có thể giúp một người học được những bài học đắt giá và hiểu hơn về chính mình. Kiki hoàn toàn không phải đối đầu với bất cứ ngoại thù nào trong phim, dù một số người nói vụ tai nạn khí cầu chính là ví dụ. Ngoài ra Kiki còn mất khả năng nói chuyện với chú mèo Jiji. Miyazaki nói Jiji là "mặt trẻ con" của Kiki, và việc ông khiến cho Kiki không thể nói chuyện được với Jiji kể cả khi cô bé đã lấy lại khả năng bay nhằm cho thấy Kiki đã trưởng thành và không còn cần đến "bản thể kia" của mình nữa. Miyazaki nhấn mạnh: "Điều quan trọng nhất với Kiki là [...] liệu cô bé có thể tự mình giao tiếp với nhiều người không. Chừng nào còn bay trên cán chổi với chú mèo của mình, cô bé vẫn tự do. Nhưng để sống trong một đô thị, để bắt đầu rèn luyện, nghĩa là Kiki phải có khả năng tự mình đi lại trong thành phố và giao thiệp với mọi người mà không cần cây chổi hay chú mèo."
Xoay quanh hình tượng phù thủy của Kiki, một số người đã mang quan điểm của người xưa và thời nay về phù thủy và ma thuật ra so sánh. Bộ phim sử dụng một số quy ước trong các câu chuyện cổ tích như cộng sự mèo đen, việc Kiki dùng chổi để bay và chiếc váy đen. Dẫu truyền hình Nhật Bản không thiếu những cô gái sở hữu ma pháp, song Miyazaki nhấn mạnh "phép thuật luôn chỉ được xem như công cụ hiện thực hóa ước mơ của những cô gái trẻ. Họ trở thành thần tượng không chút khó khăn." Ngược lại Kiki không thể sử dụng quyền năng của mình làm công cụ thực hiện ước mơ được. Kiki còn được so sánh với các nhân vật khác của Miyazaki. Mặc dù có sự khác biệt rõ nét trong tính cách và động thái giữa Kiki và San trong "Mononoke Hime", cả hai nhân vật này đều làm chủ cuộc đời mình. Chủ đề tự lập cũng được truyền tải trong các bộ phim trước đó của Miyazaki, ví như công chúa Nausicaä trong "Kaze no Tani no Nausicaä". Kiki còn được so sánh với Chihiro trong "Sen và Chihiro ở thế giới thần bí" ở điểm: họ đều là những cô gái trẻ mong muốn sống tự lập mà không tỏ ra chống đối. Chihiro tự lập hơn nhờ bạn bè và cha mẹ, cũng giống như Kiki rời khỏi quê nhà với sự chúc phúc của Okino và Kokiri.
Âm nhạc.
Phim có hai ca khúc chủ đề, một mở đầu và một kết thúc. Bài mở đầu có tên "Ryuuju no Dengon" (ルージュの伝言), bài kết có tên "Yasashisa ni Tsutsumareta nara" (やさしさに包まれたなら) cả hai đều do nữ ca sĩ Arai Yumi trình bày. Hai bài hát đã phát hành trong album chứa các bản nhạc dùng trong phim ngày 25 tháng 8 năm 1989. Album chứa các bài hát do các nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 10 tháng 4 năm 1989. Trong khi đó, một album khác chứa các bài hát do các nhân vật trình bày ra mắt vào ngày 25 tháng 11 năm 1989, đây là phiên bản chỉ chứa các bản nhạc nền của các bài hát dùng để hát karaoke đã phát hành vào ngày 25 tháng 6 năm 1990. Ngoài ra, album chứa các bài hát trình bày dưới dạng Hi-tech được bày bán vào ngày 21 tháng 12 năm 1989. Đĩa đơn chứa bài hát do nhân vật trình bày đã phát hành vào ngày 25 tháng 6 năm 1990.
Phát hành.
Bản lồng tiếng Anh chính thức của "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" do Carl Macek của Streamline Pictures chịu trách nhiệm sản xuất, theo đề nghị của Tokuma Shoten dành cho các chuyến bay quốc tế của hãng Japan Airlines. Người lồng tiếng Kiki là nữ diễn viên Lisa Michelson, cô cũng từng đảm nhận màn hóa thân giọng của Satsuki trong bản lồng tiếng "Hàng xóm của tôi là Totoro" của Streamline. Bản lồng tiếng được bày bán độc quyền trên hộp đĩa la-de của Ghibli.
Nữ diễn viên Kirsten Dunst là người lồng tiếng Kiki trong bản phim lồng tiếng năm 1997 của Disney. Phiên bản này cũng đánh dấu lần hóa thân lồng tiếng cuối cùng của nam diễn viên kiêm danh hài Phil Hartman trước khi ông qua đời vào vào năm 1998, do đó nó cũng được dùng để tưởng nhớ ông. Bản lồng tiếng Anh của "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" ra mắt tại Liên hoan phim quốc tế Seattle vào ngày 23 tháng 5 năm 1998, rồi được phát hành trên VHS vào ngày 1 tháng 9 năm 1998. Một vài tuần sau, Disney cho phát hành một đĩa phim VHS khác, lần này có đính kèm nhạc phim gốc bằng tiếng Nhật cũng như phụ đề cả Nhật ngữ vầ Anh ngữ. Một bản đĩa la-de bằng tiếng Anh của tác phẩm cũng được bày bán trong thời gian này. Bản DVD Vùng 1 ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 2013 cùng lúc với các sản phẩm băng đĩa của "Sen và Chihiro ở thế giới thần bí" và "". Phim được tán bản đĩa DVD vùng 1 vào tháng 3 năm 2010 cùng với "Hàng xóm của tôi là Totoro" và "Laputa: Lâu đài trên không", nhằm tôn vinh việc phát hành băng đĩa của "Ponyo". 2 năm sau, cụ thể là ngày 1 tháng 7 năm 2013, StudioCanal đã cho lên kệ một đĩa Blu-ray, rồi kế đến là băng đĩa của "Mộ đom đóm" ở cùng định dạng tại riêng Anh Quốc. Walt Disney Studios Home Entertainment còn cho ra mắt "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" trên đĩa Blu-ray vào ngày 18 tháng 11 năm 2014. GKIDS đã cho tái bản phim ở các định dạng Blu-ray và DVD vào ngày 17 tháng 10 năm 2017.
Khác biệt giữa các phiên bản.
Bản lồng tiếng Anh "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" của Disney mang nhiều nét thay đổi được mô tả là "thực tế" hơn. Những thay đổi này đều nhận được sự đồng thuận từ Miyazaki và Studio Ghibli. Ngoài ra còn có các bản nhạc được thêm thắt làm tô điểm cho nhạc nền phim, và một số hiệu ứng âm thanh được dùng quá mức ở những khoảng lặng trong phần nhạc nền gốc của Nhật. Bản nhạc bổ sung vào phim do nhạc sĩ Paul Chihara sáng tác bắt đầu từ phần nhạc đệm piano nhẹ nhàng cho đến màn biểu diễn bằng nhạc cụ dây bài "In the Hall of the Mountain King" của Edvard Grieg.
Tạo hình chú mèo Jiji trong bản Disney bị thay đổi đáng kể so với bản tiếng Nhật. Người lồng tiếng Jiji bản Nhật là nữ diễn viên Sakuma Rei, còn người lồng tiếng Jiji bản tiếng Anh là nam danh hài Phil Hartman. Trong văn hóa Nhật Bản, tiếng mèo thường được dùng để mô tả bằng giọng của nữ, trong khi văn hóa Mỹ lại dùng giọng theo giới tính mèo để miêu tả tiếng của nó. Hartman cũng nói một số câu thoại ở những chỗ mà Jiji chỉ đơn giản là im lặng trong bản gốc. Cá tính của hai phiên bản JIji cũng khác biệt đáng kể, trong khi bản tiếng Anh của Disney thể hiện thái độ giễu cợt và chế nhạo hơn, thì bản tiếng Nhật lại trái ngược với nét tính cách cẩn thận và chu đáo hơn. Trong kịch bản phim nguyên tác tiếng Nhật, Kiki bị mất khả năng giao tiếp với Jiji vĩnh viễn, còn bản Mỹ lại thêm một câu đại ý rằng Kiki có thể hiểu được ý của Jiji ở cuối phim. Miyazaki cho biết Jiji chính là "mặt trẻ con" của Kiki, và chi tiết ở phần kết bản gốc của Nhật cho thấy rằng cô bé đã trưởng thành mà không cần nói chuyện với mèo nữa. Phim bản Mỹ cũng chứa những chi tiết nhỏ nhặt hơn nhằm thu hút thị hiếu của nhiều lứa tuổi thiếu niên khác nhau, như Kiki uống sô-cô-la nóng thay cho cà phê và các nhân vật nói "cute boys" ("những cậu nhóc dễ thương") thay cho "disco" ("chỗ nhảy").
Tuy nhiên khi Disney tái phát hành bộ phim trên DVD vào năm 2010, một số chi tiết trong bản tiếng Anh cũ đã bị thay đổi với xu hướng quay về với bản gốc của Nhật. Một số câu thoại ứng biến của Hartman trong vai Jiji bị lược bỏ, còn các ca khúc mở và kết của Sydney Forest bị thay thế bằng các bài hát mở và kết bằng tiếng Nhật trong bản gốc. Bên cạnh đó, Jiji không nói chuyện ở cuối phim, nhằm ngụ ý rằng Kiki không bao giờ có thể trò chuyện với chú mèo nữa, đồng thời nhiều hiệu ứng âm thanh được thêm thắt ở bản tiếng Anh cũ cũng bị lược bỏ. Kịch bản phụ đề tiếng Anh dùng cho bản đĩa VHS lồng tiếng gốc và cả bản DVD sau này đều có thiên hướng trung thành chặt chẽ với kịch bản tiếng Nhật, dù cho cũng có một vài ngoại lệ. Tokuma đã lầm tưởng rằng bản lồng tiếng của Streamline là bản dịch phim chính xác và đề nghị Disney dùng nó để làm phụ đề. Do đó, bản phụ đề của phim có chứa những chi tiết bổ sung so với bản lồng tiếng, bất chấp chúng có xuất hiện trong phim hay không. Tại Tây Ban Nha, Kiki bị đổi tên thành "Nicky" vì trong tiếng Tây Ban Nha Castilla, từ đồng âm "quiqui" nằm trong cụm từ lóng "echar un quiqui", có nghĩa là giao hợp. Vì thế tựa phim cũng bị đổi thành "Nicky la aprendiz de bruja (Cô phù thủy tập sự Nicky)".
Manga.
Một loạt sách manga sử dụng những tấm hình chụp từ bộ phim đã được Tokuma Shoten xuất bản tại Nhật Bản. Bản dịch sang tiếng Anh được VIZ Media xuất bản vào năm 2006, chia làm 4 tập.
Nhạc kịch.
Năm 1993, một phiên bản nhạc kịch của bộ phim được sản xuất. Ninagawa Yukio là người chắp bút kịch bản còn Yokouchi Kensuke giữ vai trò chỉ đạo chương trình. Vai Kiki được giao cho Kudoh Youki còn vai Tombo do Akasaka Akira thủ vai. Sau đó Akasaka bị thay thế bằng Mori Katsuyuki trong cùng năm đó. Dàn diễn viên của bản điện ảnh nguyên tác còn cho sản xuất một loạt các bản ghi nhạc, kế đó chương trình được tái diễn vào các năm 1995 và 1996.
Đón nhận.
Đánh giá chuyên môn.
"Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" công chiếu tại các rạp của Nhật Bản vào ngày 29 tháng 7 năm 1989. Phí phân phối của phim là 2,17 tỷ yên, còn tổng doanh thu phòng vé là 4,3 tỷ yên. Tác phẩm gặt hái thành công về mặt thương mại và trở thành phim điện ảnh ăn khách nhất của năm 1989. Bản phát hành DVD tiếng Nhật của phim là đĩa DVD anime bán chạy nhất tính đến ngày 7 tháng 2 năm 2001. Bản phát hành phim trên VHS của Buena Vista Home Video trở thành tựa đĩa được thuê nhiều thứ 8 trong các chuỗi cửa hàng Blockbuster trong tuần đầu tiên bày bán. Đĩa VHS này cũng tiêu thụ tới hơn 1 triệu bản.
Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" nhận được 98% lượng đồng thuận dựa theo 41 bài đánh giá, qua đó đạt điểm trung bình là 8,1/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng: ""Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" là một câu chuyện ấm áp và có lối diễn tả tuyệt vời về một phù thủy nhỏ đi khám phá nơi chốn của mình trong thế giới." Trên một chuyên trang phê bình điện ảnh khác là Metacritic, phim nhận được số điểm 83/100 dựa theo 15 bài nhận xét, trong đó "đa số là những lời khen ngợi". Ngày 4 tháng 9 năm 1998, "Entertainment Weekly" liệt tác phẩm là Video của năm. Ngày 12 tháng 9 năm 1998, tác phẩm trở thành phim phát hành qua băng đĩa đầu tiên được đánh giá trong chuyên mục "bộ phim thông thường" (normal film) trên chương trình "Siskel and Ebert" thay cho chuyên mục "video của tuần" (Video Pick of the Week). Gene Siskel của tờ "Chicago Tribune" và Roger Ebert của "Chicago Sun-Times" đều ra dấu "chĩa hai ngón tay lên", tức thể hiện sự tán dương bộ phim, riêng Ebert còn liệt tác phẩm là một trong những phim hoạt hình hay nhất của năm 1989. "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" xếp thứ 12 trong danh sách "Top 50 anime phát hành tại Bắc Mỹ" của tạp chí "Wizard's Anime". Những đánh giá khác cũng vô cùng tích cực. Cây bút Andrew Johnston của tờ "Time Out" ấn bản New York viết: "Mặc dù cốt truyện [của phim] thể hiện [thông điệp] đạo đức rõ ràng về việc phát triển sự tự tin, Kiki lại chưa bao giờ ra giảng về đạo lý. Cốt truyện được phát triển với nhịp độ tự nhiên..., góp phần rất lớn vào chiều sâu ý nghĩa mà phim truyền tải."
Một tổ chức Cơ đốc giáo bảo thủ mang tên Concerned Women for America (CWA) đã tẩy chay những buổi chiếu "Dịch vụ giao hàng của phù thủy Kiki" và cho xuất bản một số báo có nhan đề "Disney Reverts to Witchcraft in Japanese Animation". Nhằm kêu gọi mọi người tẩy chay hãng Walt Disney, tổ chức này cho biết hãng phim "không hề thân thiện với gia đình, mà còn cho ra một kế hoạch tăm tối hơn". | 1 | null |
Người Veps là một dân tộc Finnic nói tiếng Veps, thuộc nhánh Finnic trong những ngôn ngữ Ural. Các kiểu gọi nhóm dân tộc này trong tiếng địa phương khác nhau là vepslaine, bepslaane, (tiếng địa phương phía bắc, phía tây nam của hồ Onega) lüdinik và lüdilaine. Theo điều tra dân số năm 2002, đã có 8.240 người Veps ở Nga. Trong số 281 người Veps ở Ukraine, 11 người nói tiếng Veps. (điều tra dân số Ukraina năm 2001). Các nhà nghiên cứu nổi bật nhất ở Phần Lan là Eugene Holman. Người Tây Veps đã giữ ngôn ngữ và văn hóa của họ. Ngày nay hầu như tất cả người Veps nói trôi chảy tiếng Nga. Thế hệ trẻ nói chung không nói được tiếng Veps.
Ngày nay họ sống trong khu vực giữa hồ Ladoga, Onega, và Hồ Beloye - tại Cộng hòa Karelia của Nga trong Volost dân tộc Veps cũ, tại tỉnh Leningrad dọc theo sông Oyat trong huyện Podporozhsky và huyện Lodeynopolsky và hơn nữa phía nam trong huyện Tikhvinsky, ở các huyện Vytegorsky, Babaevsky và Boksitogorsky. | 1 | null |
Bapulapadu là một trong mandal thuộc huyện Krishna, bang Andhra Pradesh. The headquarters of this mandal is located at Bapulapadu town. The mandal is bordered by Nuzvid mandal and Agiripalle mandal to the north, West Godavari district to the east, Nandivada mandal to the south and Unguturu mandal to the west. | 1 | null |
Huyện Suryapet là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc bang Telangana, Ấn Độ.. Thành phố Suryapet cũng là thủ phủ của huyện. Huyện giáp ranh với các huyện Nalgonda, Khammam, Yadadri, Jangaon và Mahabubabad thuộc bang Andhra Pradesh.
Địa lý.
Huyện có diện tích .
Demographics.
Census of India, the district has a population of 1,099,560.
The Krishna River and Musi River flow through the Suryapet district
Phân chia hành chính.
Huyện phân thành 2 phó huyện Suryapet, Kodad và 23 mandal. | 1 | null |
Suryapet là một mandal thuộc huyện Suryapet district, bang Telangana. The mandal is located on the banks of Musi river which separates it from Kethepally mandal and is bounded by Jajireddigudem, Athmakur (S), Chivvemla và Penpahad mandals. The density of population of the mandal is the highest of all the mandals in the district with 748. | 1 | null |
Một vòng đời phát hành phần mềm là một sự tổng hợp các pha phát triển phần mềm từ giai đoạn sơ khai cho đến giai đoạn hoàn chỉnh, và cuối cùng là công bố phần mềm đó hoặc phiên bản nâng cấp mới. Việc chia thành nhiều giai đoạn như vậy giúp cho việc quản lý, sửa lỗi và bảo trì phần mềm dễ dàng hơn.
Người dùng máy tính rất có thể đã quen với giai đoạn beta, vì các sản phẩm phần mềm đôi khi được quảng cáo công khai là đang ở dạng beta để giảm kỳ vọng của người dùng về độ tin cậy của chúng.
Các giai đoạn trong phát triển.
Tiền alpha.
Đây là giai đoạn sơ khai nhất, bao gồm những hoạt động được thực hiện trước khi vào giai đoạn kiểm thử phần mềm. Những hoạt động trong giai đoạn này gồm có phân tích yêu cầu, thiết kế phần mềm, phát triển phần mềm, kiểm thử đơn vị ("unit testing").
Alpha.
Giai đoạn này là pha đầu tiên bắt đầu kiểm thử phần mềm trong vòng đời phát hành ("alpha" là ký tự đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp, được sử dụng như số 1). Các kĩ thuật kiểm thử chủ yếu là hộp trắng ("white box testing"). Việc phê duyệt ("validation") (nếu có) bằng các kĩ thuật hộp đen hoặc hộp xám sẽ được tiến hành bởi những đội ngũ kiểm thử khác.
Các phần mềm trong giai đoạn này đều chưa hoàn chỉnh và có thể gây ra mất dữ liệu hoặc crash, nên những phiên bản phần mềm như vậy thường không được công bố rộng rãi mà chỉ khuyến khích bộ phận kiểm thử hay những người tình nguyện kiểm thử sử dụng nhằm tìm kiếm lỗi. Tuy nhiên, đối với những phần mềm mã nguồn mở thì có thể có một chút khác biệt. Những phiên bản alpha của chúng thường được phân phối công khai và thường kèm theo mã nguồn của phần mềm đó.
Giai đoạn alpha luôn luôn được kết thúc bằng việc không bổ sung thêm chức năng nào nữa ("feature freeze"), như vậy có thể nói phần mềm sau giai đoạn này là "đã hoàn chỉnh về chức năng" ("feature complete").
Beta.
Trong hệ thống bảng chữ cái Hy Lạp thì "Beta" đứng liền sau "Alpha" nên được xem là pha tiếp theo sau giai đoạn hoàn chỉnh các chức năng. Từ giai đoạn này trờ đi, các chức năng sẽ không được thêm mới vào nữa, và những chức năng mới được đề xuất bổ sung sẽ được đưa vào vòng đời mới sau khi kết thúc vòng đời hiện tại. Phần mềm trong pha này vẫn còn nhiều lỗi ("bugs"), cũng như các vấn đề về hiệu năng.
Khác với giai đoạn alpha, phần mềm ở pha này được xem là đủ ổn định (tuy vẫn chưa thể ổn định để sử dụng hằng ngày hoặc trong môi trường công việc) để công bố rộng rãi, người dùng có thể truy cập công khai và sử dụng nếu muốn. Những người sử dụng phần mềm beta với mục đích kiểm tra phát hiện lỗi và báo cáo lỗi cho nhà phát triển được gọi là "beta testers".
Một số thuật ngữ khác thường được dùng để chỉ giai đoạn beta như preview, prototype, techical preview (TP), hoặc early access.
Open và closed beta.
Các nhà phát triển có thể phát hành ""''bản beta đóng" ("closed beta)", còn được gọi là "bản beta riêng tư" ("private beta)" hoặc "bản beta mở" ("open beta)", còn được gọi là "bản beta công khai" ("public beta)"; phiên bản beta kín được phát hành cho một nhóm cá nhân bị hạn chế để người dùng thử nghiệm theo lời mời, trong khi những người thử nghiệm beta mở thuộc một nhóm lớn hơn hoặc bất kỳ ai quan tâm. Bản beta riêng tư có thể phù hợp với phần mềm có khả năng mang lại giá trị, nhưng chưa sẵn sàng để mọi người sử dụng do các vấn đề về quy mô, thiếu tài liệu hoặc vẫn còn thiếu các tính năng quan trọng. Người kiểm tra báo cáo bất kỳ lỗi nào mà họ tìm thấy và đôi khi đề xuất các tính năng bổ sung mà họ cho rằng nên có trong phiên bản cuối cùng.
Các bản beta mở phục vụ với mục đích kép là giới thiệu sản phẩm cho người dùng tiềm năng và thử nghiệm giữa một lượng lớn người dùng có khả năng dẫn đến các lỗi nhẹ mà nhóm thử nghiệm nhỏ hơn nhiều có thể không tìm thấy
Release Candidate.
"Release Candidate" hay thường được viết tắt là RC là giai đoạn hậu beta, trong đó phần mềm sau khi trải qua các hoạt động phát hiện lỗi và sửa lỗi ở beta đã trở nên ổn định hơn, và có thể chuyển sang giai đoạn phát hành ("release/final") nếu không phát hiện thêm lỗi nghiêm trọng nào nữa. Về mặt kĩ thuật, phần mềm RC được xem như đã có những thiết kế đầy đủ về các tính năng, đã hoàn thành việc viết mã và đã được áp dụng các kĩ thuật kiểm thử khác nhau, nên sẽ không có sự thay đổi nào về mã nguồn, tài liệu hay dữ liệu trừ việc sửa lỗi.
Nhiều phần mềm có thể được dự đoán trước phiên bản cuối cùng của phần mềm khi phát hành nhờ vào sự chuyển tiếp từ RC sang "Final" (từ phiên bản phần mềm hiện tại của RC nếu không có sự thay đổi về mã nguồn nào thì đó cũng chính là phiên bản được phát hành vào thời điểm được định trong kế hoạch).
Bản phát hành ổn định.
Còn được gọi là "bản phát hành sản xuất", "bản phát hành ổn định" là "Release Candidate" cuối cùng ("RC") sau khi đã vượt qua tất cả các xác minh/thử nghiệm. Các lỗi còn lại được coi là có thể chấp nhận. Bản phát hành này sẽ được đưa vào sản xuất. Một số miền (ví dụ: Bản phân phối Linux), có hai loại bản phát hành ổn định: bản phát hành bình thường hoặc ổn định và bản phát hành hỗ trợ dài hạn (LTS) được duy trì trong một khoảng thời gian dài hơn.
Phát hành.
Sau khi phát hành, phần mềm thường được gọi là "bản phát hành ổn định". Thuật ngữ chính thức thường phụ thuộc vào phương thức phát hành: phương tiện vật lý, phát hành trực tuyến hoặc ứng dụng web.
Release to manufacturing (RTM).
Thuật ngữ phát hành để sản xuất ("release to manufacturing"-viết tắt là RTM), còn được gọi là "going gold", là một thuật ngữ được sử dụng khi một sản phẩm phần mềm đã sẵn sàng để giao. Bản dựng này có thể được ký điện tử, cho phép người dùng cuối xác minh tính toàn vẹn và tính xác thực của giao dịch mua phần mềm. Một bản sao của bản dựng RTM gọi là "gold master" hoặc GM được gửi đi để sao chép hàng loạt hoặc sao ra băng đĩa nếu có. Thuật ngữ này được lấy từ ngành công nghiệp ghi âm, cụ thể là quá trình làm chủ. RTM đi trước tính khả dụng chung (GA) khi sản phẩm phát hành ra công chúng. Bản dựng tổng thể vàng (GM) thường là bản dựng cuối cùng của một phần mềm trong giai đoạn beta dành cho các nhà phát triển. Thông thường, đối với iOS, đây là bản dựng cuối cùng trước khi phát hành chính, tuy nhiên, vẫn có một vài ngoại lệ.
Nó thường sử dụng trong một số bối cảnh phần mềm sản xuất hàng loạt bán lẻ—trái ngược với sản xuất hoặc dự án phần mềm chuyên dụng trong sản xuất và phân phối thương mại hoặc chính phủ—nơi phần mềm được bán như một phần của gói trong một đợt bán phần cứng máy tính có liên quan, và thường là ở nơi phần mềm và phần cứng có liên quan cuối cùng phải được cung cấp và bán đại trà/công khai tại các cửa hàng bán lẻ để chỉ ra rằng phần mềm đã đáp ứng một mức chất lượng xác định và sẵn sàng để phân phối bán lẻ hàng loạt. RTM cũng có thể có nghĩa là trong các ngữ cảnh khác rằng phần mềm đã được phân phối hoặc phát hành cho khách hàng hoặc người dùng để cài đặt hoặc phân phối tới các máy tính hoặc máy người dùng cuối phần cứng có liên quan. Thuật ngữ này "không" xác định cơ chế hoặc khối lượng giao hàng; nó chỉ nói lên chất lượng đủ để phân phối đại trà. Có thể phân phối từ tổ chức kỹ thuật thường ở dạng phương tiện chủ vàng được sử dụng để nhân bản hoặc tạo hình ảnh cho web.
General availability (GA).
Có hiệu lực chung ("General availability"-viết tắt là GA) là giai đoạn tiếp thị mà tại đó tất cả các hoạt động thương mại hóa cần thiết đã hoàn thành và sản phẩm phần mềm đã có sẵn để có thể mua, tuy nhiên vẫn phải tùy thuộc vào ngôn ngữ, khu vực, tính khả dụng của phương tiện điện tử và phương tiện truyền thông. Các hoạt động thương mại hóa có thể bao gồm kiểm tra tính tuân thủ và bảo mật, cũng như nội địa hóa và tính khả dụng trên toàn thế giới. Thời gian giữa RTM và GA có thể từ một tuần đến vài tháng trong một số trường hợp trước khi có thể công bố một bản phát hành chung có sẵn do cần có thời gian để hoàn thành tất cả các hoạt động thương mại hóa theo yêu cầu của GA. Ở giai đoạn này, phần mềm đã "hoạt động".
Release to the Web (RTW).
Phát hành lên web ("Release to the We"b-viết tắt là RTW) hoặc Web release là một phương tiện phân phối phần mềm sử dụng Internet để phân phối. Nhà sản xuất không sản xuất phương tiện vật lý nào trong loại cơ chế phát hành này. Các bản phát hành web đang trở nên phổ biến hơn khi việc sử dụng Internet ngày càng tăng. | 1 | null |
Frederick Charles "Fred" Erentz (tháng 3 năm 1870 - ngày 06 tháng 4 năm 1938) là một cầu thủ bóng đá người Scotland đã thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh và hậu vệ cánh cho Dundee Our Boys và Newton Heath vào những năm 1880, năm 1890 và đầu những năm 1900.
Tiểu sử.
Sinh ra tại Broughty Ferry, gần Dundee, cha là người Đan Mạch, Erentz bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình với Dundee Our Boys. Ban đầu là một hậu vệ cánh, Erentz đã được ký kết bởi Newton Heath trong tháng 6 năm 1892 để chuẩn bị cho mùa giải đầu tiên của họ trong English Football League. Ông đã thực hiện đầu tiên Newton Heath của mình vào ngày 03 tháng 9 năm 1892, chơi ở tiền vệ cánh trái trong trận thua 4-3 trước Blackburn Rovers. Erentz là hầu như luôn hiện diện trong mùa 1892-1893, chỉ bỏ lỡ một trận đấu trên sân khách với Derby County vào ngày 11 tháng 2 năm 1893.
Mùa giải tiếp theo, Erentz được triển khai tại một số vị trí khác nhau, bao gồm cả hai vị trí cả tiền vệ phải và tiền đạo cánh phải, nơi anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho câu lạc bộ, nhưng ông đã xuất hiện năm 1893-94 ở vị trí hậu vệ cánh trái. Erentz luôn hiện diện bên trái hơn tám mùa giải tiếp theo của mình tại câu lạc bộ, và thậm chí từ chối đề nghị hợp đồng khá lớn từ Tottenham Hotspur, nơi anh trai của ông Harry chơi ở vị trí hậu vệ cánh phải.
Erentz từ giã bóng đá vào cuối mùa giải 1901-02 là kết quả của một chấn thương đầu gối. Xuất hiện cuối cùng của ông cho câu lạc bộ cũng là trận đấu cuối cùng câu lạc bộ chơi như Newton Heath trước khi trở thành Manchester United, chiến thắng 2-1 trước Manchester City trong trận chung kết của Manchester Senior Cup vào ngày 26 tháng 4 năm 1902. | 1 | null |
Huyện Vikarabad là một huyện, thuộc bang Telangana. Thị trấn Vikarabad là thủ phủ của huyện này. Huyện này từng là một phần của huyện Rangareddy trước khi được tái tổ chức hành chính.
Phân cấp hành chính.
Huyện được phân thành 2 phó huyện (Tandur và Vikarabad). Dưới chúng là đơn vị hành chính dưới huyện là mandal. D.Divya is the present collector of the district. | 1 | null |
Trận Hartmannswillerkopf là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. đã diễn ra từ ngày 19 tháng 1 cho đến ngày 22 tháng 12 năm 1915 tại Hartmannswillerkopf (cao 956 m) – một mũi núi thuộc dãy Vosges, tọa lạc ở khu hành chính Haut-Rhin thuộc miền Alsace – một khu vực ngày nay là của Pháp nhưng thuộc về Đế quốc Đức khi chiến tranh bùng nổ. Trong trận chiến này, một chi đội của quân đội Đế quốc Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Von Gaede đã giữ được Hartmannswillerkopf trước các cuộc tiến công dồn dập của bộ binh sơn chiến tinh nhuệ của Pháp. Dù chỉ là một mặt trận thứ yếu của cuộc "Đại chiến", tính tàn khốc của trận chiến này và thời tiết khắc nghiệt tại Vosges đã khiến cho sự ghê gớm của nó ngang tầm với những trận đánh nổi tiếng như Marne, Meuse và Somme. Cuộc giao tranh này đã mang lại cho mũi núi Hartmannswillerkopf biệt danh "Vieil-Armand", cũng như tên gọi tắt phổ biến là "HWK" hay "HK", ngoài ra nó còn được mệnh danh là "kẻ ăn thịt người".
Vào tháng 1 năm 1915, quân Đức đã đột chiếm Hartmannswillerkopf từ tay quân Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, họ đã biến cao điểm này thành một pháo đài bất khả xâm phạm của họ. Sau đó, do ý định giành lại cao điểm của quân đội Pháp, hàng loạt cuộc giao tranh quyết liệt đã nổ ra giữa quân đội hai bên. Tình hình trở nên rất khó khăn cho quân Pháp: tinh thần dũng cảm của họ trong các chiến hào được đào một cách vội vã đã không thể thắng được các điều kiện thuận lợi cho việc tấn công và phòng ngự mà người Đức có được nhờ vào những nỗ lực. Các cuộc tấn công và phản công trong suốt năm 1915 đã khiến cho cả hai phe đều chịu thương vong cao. Mặc dù các lực lượng sơn chiến "Chasseur" (thuộc Tập đoàn quân Vosges và sau đó là Tập đoàn quân số 7 của Pháp, ở cánh cực hữu chiến tuyến phe Hiệp Ước) cuối cùng đã chiếm được cao điểm Hartmannswillerkopf từ tay các lực lượng Jäger của Đức, họ không thể thực hiện một cuộc đột phá nào. Cuối tháng 12, một đợt phản công của quân đội Đức đã tiêu diệt một trung đoàn Pháp và đẩy lùi đối phương về tuyến đầu của họ. Quốc hội Pháp sau đó đã ngăn cản mọi hoạt động quân sự địa phương vốn chỉ làm gia tăng thiệt hại của quân đội Pháp.
Những cuộc tàn sát các lực lượng tinh nhuệ của Pháp tại Vosges vào năm 1915, mà một phần là thảm họa tại Hartmannswillerkopf, đã thể hiện sự khó khăn của phe Hiệp Ước trong cuộc chiến. | 1 | null |
Yelamanchili là một trong 46 mandal thuộc huyện West Godavari district, bang Andhra Pradesh in Ấn Độ. Its headquarters are located in the town of Yelamanchili. The mandal is bordered by the Godavari River to the north and east, the Palacole mandal to the south, and the Poduru và Achanta mandals to the west. | 1 | null |
Komaram Bheem Asifabad là một huyện thuộc bang Telangana. Huyện này được tách ra từ huyện Adilabad từ tháng 10 năm 2016.
Hành chính.
Huyện được phân thành 2 phó huyện là Asifabad và Kagaznagar. Đơn vị hành chính cấp dưới gồm có 15 mandal. Ngài Champalal là lãnh đạo hiện tại của huyện. | 1 | null |
Wadgera là một thị trấn và taluka panchayat thuộc huyện Yadgir, phía Nam bang Karnataka, Ấn Độ. Administratively, Wadgera is in the Yadgir district in Karnataka. Wadgera is 23 km by road south of the City of Yadgir and 39 km by road southeast of the town of Shahapur. The nearest rail station is Narayanpet Road Station and the nearest railhead is in Yadgir.
This is new taluka center announced in 2017 under congress government: Wagera. | 1 | null |
Huyện Mancherial là một huyện nằm ở vùng phía Bắc bang Telangana, Ấn Độ. Nó từng là một phận của huyện Adilabad trước khi được tách ra.
Huyện được chi thành 2 phó huyện (Mancherial và Bellampalli) và 18 mandal. Thủ phủ huyện được đặt tại thị trấn Mancherial.
Mancherial District Revenue Divisions Mandals Information Lists | 1 | null |
Huyện Nirmal là một huyện nằm ở phía Bắc của bang Telangana, Ấn Độ. Nó từng là một phần của huyện Adilabad trước khi được tách ra vào tháng 10 năm 2016.
Hành chính.
Huyện được phân thành 2 phó huyện (Nirmal và Bhainsa) và 19 mandal. Illambarthi is the present collector of the district. | 1 | null |
Dúi là một họ trong bộ gặm nhấm. Các loài trong họ này là bản địa của Đông Á, sừng châu Phi, Trung Đông, và đông nam châu Âu. Họ này gồm blind mole rat, bamboo rat, root rat, và zokor. Họ này đại diện cho nhóm được chia tách lâu nhất (không gồm phân họ Platacanthomyinae) trong liên họ muroidea, và gồm các loài động vật thích nghi với cách sống dưới mặt đất. Các loài trong họ này đôi khi được xếp vào họ Chuột cùng với các loài khác trong liên họ Muroidea.
Phân loại.
Họ Dúi được phân thành 3 phân họ, 6 chi và 37 loài.
Họ SPALACIDAE | 1 | null |
Tam vị Đại vương ba vị thần linh được nhân dân nhiều nơi xây dựng như một chỉnh thể bền vững để thờ phụng. Vị thứ nhất thường là Thiên thần, vị thứ hai thường là Võ thần, vị thứ ba thường là Văn thần. Điển hình của mô hình này là Thần phả trang Bãi Á, xã Bản Nguyên. Chung mô hình nhưng có biến tấu như Miếu thờ Tam Vị Đại Vương triều Lý, Tam vị Đại vương đình Vân Trì, Tam vị Đại vương Đào xá ...
Tam vị Đại vương Tản Viên.
Nguyên văn chữ Hán là "Tản Viên Sơn Tam vị Đại vương". Ý chỉ 3 vị đại vương cai quản vùng núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Nội) gồmTản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương. Tương truyền là ba vị thần sinh có công giúp vua Hùng Duệ Vương đánh giặc, bảo vệ đất nước.Thần tích tại Đình Sơn Bao (Vĩnh Phúc) ghi lại nguyên văn: ""Nước Việt ta thời kỳ mở nước, vào đời vua Hùng 18, dưới sự trị vì của Hùng Duệ Vương, ở Gia Viễn, Hưng Hoá đạo Sơn Tây có một gia đình họ Nguyễn, sinh được 2 người con trai, cả 2 anh em tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có con để nối dõi."
"Một hôm hai anh em ông gặp một ông già râu tóc bạc, đầu đội mũ Bách Tinh. Ông già thấy hai người phúc hậu nên nói với hai người: ta thấy gò đất ở Kim Nhanh núi Thu Tính thuộc Hoan Châu rất đẹp, nếu hai người mang hài cốt thân phụ các ngươi táng ở đó sẽ ắt sinh ra bậc thánh từ, nói xong, ông già biến mất."
"Hai ông trở về nhà làm theo lời ông già dặn, chưa đầy 2 năm sau quả nhiên phu nhân của hai ông đều mang thai và vợ ông anh sinh được 1 người con trai, vợ ông em sinh được 1 bọc 2 con trai, cả 3 người đều có phong thái đĩnh đạc, khí chất hiên ngang khác thường. Hai nhà vui mừng đặt tên cho con của ông anh là Nguyễn Tuấn, còn 2 con của người em đặt tên là Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiền. Đến tuổi trưởng thành cùng tìm thầy để học, nhờ tư chất thông minh cả 3 người đều rất tài giỏi, cả cung tên và binh pháp khiến cho bạn bè trang lứa ai nấy đều khâm phục. Đến năm 3 anh em 17 tuổi, chỉ trong 1 năm cả thân phụ, thân mẫu 3 người đều lần lượt qua đời. 3 anh em rất thương xót chọn phần đất quý làm lễ an táng, giữ việc hương đèn, phụng thờ theo nghi thức. Sau 3 năm khi đã mãn tang cha mẹ, việc hiếu đã trọn, 3 anh em cùng nhau lên núi Tản Viên linh thiêng và được Ma thị Thần Nữ nhận làm con nuôi."
"Một ngày nọ trên núi Tản linh thiêng, có một ông già tay cầm gậy trúc từ trên trời giáng thẳng xuống. Nguyễn Tuấn lấy làm kinh sợ, ông cúi đầu bái tạ nhờ ông tiên cứu giúp. Ông già trao gậy thần và truyền phép chú của mình rồi dặn rằng "gậy này đầu trên cứu chúng sinh, đầu dưới trừ ác. Chỉ vào núi, núi sạt; chỉ vào sông, sông cạn; chỉ vào lửa, lửa tắt; chỉ vào gỗ, gỗ gãy. Khanh hãy cẩn thận giữ gìn chớ có xem thường". Nói xong ông già biến mất."
"Từ đó Nguyễn Sùng và Nguyễn Hiền ở nhà phụng dưỡng mẹ nuôi, còn Nguyễn Tuấn chu du thiên hạ cứu vớt dân sinh, quá trình chu du ông đã cứu được rất nhiều người. Một hôm ông cứu được long cung Thái tử con vua Thủy tề, vua Thủy Tề rất cảm kích mà ban tặng cho ông cuốn "ước thư". Phán là ước điều gì sẽ được như ý. Nguyễn Tuấn lúc đó vừa có gậy vừa có ước thư nên thường cứu hoạ đem phúc cho đời. Được người đời gọi là Tản Viên Sơn Thánh."
"Ngày đó, đời vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) sinh được 20 hoàng tử và 6 nàng công chúa nhưng đều qua đời chỉ còn lại 2 nàng công chúa, một nàng tên Tiên Dung được gả cho Chử Đồng Tử, một nàng là Ngọc Hoa công chúa đang đến tuổi kén chồng. Nhà vua ban chiếu trong thiên hạ tìm người thông minh tài trí, đức độ, anh hùng lập làm phò mã."
"Tản Viên Sơn Thánh cùng 2 người em tìm đường về kinh thành dự thi và được nhà vua kén làm phò mã. Sơn Thánh đón công chúa về Sơn Động, 2 người em lại giúp việc chính sự cho nhà vua và được nhà vua cho đi khắp mọi nơi, giúp đỡ dân chúng trong thiên hạ, dạy dân làm ăn, phát triển sản xuất."
"Lúc bấy giờ Hùng Duệ Vương đã 105 tuổi, các hoàng tử đã lần lượt về nơi tiên cảnh, Chúa Thục thấy vậy liền thừa cơ dậy binh, cầu viện các nước láng giềng đến xâm lấn. Nhận được tin cấp báo, Tản Viên Sơn Thánh cùng các tướng lãnh về triều bàn kế đánh giặc. Tản Viên Sơn Thánh xin thay nhà vua cầm quân đánh giặc, quân ta chiến đấu dũng cảm phi thường, quân Thục thất bại, nhà vua ban chiếu thu quân rồi phong thưởng cho các tướng sĩ theo cấp bậc khác nhau"
"Sau khi đánh thắng quân Thục, nhà vua triệu con rể là Tản Viên Sơn Thánh về triều để nhường ngôi, Sơn Thánh từ chối không nhận, tấu lên vua rằng: Cơ đồ 18 đời vua do trời định đoạt, vả lại chúa Thục Phán cũng thuộc tôn phái nhà Hùng chẳng bằng cách nhường nước cho ông ta. Vua Hùng Duệ Vương nghe theo, liền triệu Thục Phán đến nhường ngôi rồi cùng Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh thăng thiên hoá sinh bất diệt.""
Tam vị Đại vương Triều Lý.
Quan điểm thứ nhất về Tam vị Đại Vương chính là ba vị Hoàng tử dưới triều nhà Lý, có công lớn trong việc giúp dân khai hoang, lập ấp, phát triển kinh tế... sau này mất hiển thánh và được nhân dân thờ phụng; được phong là Thượng Đẳng Phúc Thần.
�Tam vị Đại vương bao gồm Anh Minh Khoát Đạt Hùng Nghị chính trực, Hoàng Hai Khoan Minh Nhân Hậu, Hoàng Ba Cương Minh Trí Lược.
Tại thôn Nhị Châu, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội có đền thờ Tam vị Đại Vương. Tại đây còn lưu giữ trên 12 sắc phong của các đời vua.Nguyên văn thần tích nói về Tam vị Đại Vương tại đền như sau: "Thế kỉ thứ 10, sau khi Lý Thái Tổ làm vua xây dựng đất nước, sửa sang bờ cõi, tu văn giảng võ, chính sách khoan hòa được thời bấy giờ được khen là thịnh trị. Đất nước thái bình trải qua nhiều đời, khi đó ở trang Minh Khánh có nhà hào phú họ Nguyễn tên là Thân, vợ là Đỗ Thị Quý. Vợ chồng lấy nhau đã lâu năm, tuổi ngoài 40 mà vẫn muộn mằn đường con cái, chỉ sinh vỏn vẹn được một mụn con gái. Con gái được 2 tuổi thì người chồng mắc bạo bệnh rồi qua đời. Từ đó hai mẹ con dựng một túp lều cỏ ở khu đất bên cửa làng để nấu nước chè bán mà sinh sống."
"Được một năm sau thì nước ta bị giặc Chiêm Thành sang quấy nhiễu. Lúc bấy giờ có một vị khách Tàu sang buôn bán ở nước ta, gặp loạn chạy tránh qua hàng xin bà cho ở trọ. Người khách ở trọ được 1 tháng thì trở về nơi xa, khi đi có đưa vàng bạc để tạ ơn bà. Bà không lấy một đồng nào và trao trả hết cho ông ta. Người khách không biết lấy gì để tạ ơn bèn xin bà cho phép tìm một ngôi đất làm mả táng cho chồng bà là ông Nguyễn Văn Thân ở xứ Đống Bàng thuộc làng này rồi mới trở về Tàu. Mẹ con lại yên việc nấu nước bán lấy tiền nuôi nhau."
"Đến khi cô con gái lên 5 tuổi thì nảy sinh tài sắc, mặt mũi phương phi, thân hình yểu điệu, nhan sắc tuyệt trần, không người thường nào sánh kịp. Đến năm 18 tuổi thì tiếng đồn về tài sắc của nàng vang đi khắp nước. Vua nghe tiếng bèn vời vào kinh đô làm cung phi hoàng hậu. Được một năm sau thì hoàng hậu sinh liền 3 năm ba vị hoàng tử (ngày 25/5 năm Bính Dần sinh ông Hoàng Một, ngày 26/5 năm Đinh Tỵ sinh ông Hoàng Hai, ngày 28/5 năm Mậu Ngọ sinh ông Hoàng Ba). Vua cho nuôi nấng chăm sóc rất chu đáo."
"Đến năm ba ông lên 4, lên 5, lên 6 tuổi thì mặt mũi đều tuấn tú, hình dung cao lớn khác thường. Vua tự đặt tên cho các ông lần lượt là Nhật Quang, Nhật Chiêu, Nhật Tuấn. Ba ông đều là những bậc thông minh, tài năng trí tuệ khác thường, được bá quan văn võ trong triều nhận biết sẽ trở thành những bậc tướng tài."
"Khi các hoàng tử còn trong độ tuổi niên thiếu, một lần hoàng hậu trở về thăm làng viếng tổ thì không may trúng phải cơn gió lạ, lâm bệnh rồi mất. Hôm ấy là ngày 9 tháng 10 âm lịch. Nhân dân thương xót và cung kính làm lễ ninh tang bà. Ba vị hoàng tử vội vã trở về làm lễ chôn cất điếu tang. Từ đó về sau, ba ông vẫn thường về đây chơi, cùng tráng làng luyện tập võ nghệ, rèn tài đấu sức."
"Ba năm sau, vào đời vua Thuận Tôn nhà Lý lên ngôi, giặc Chiêm Thành lại một lần nữa sang xâm lược nước ta. Chúng giết hại nhân dân và cướp đoạt của cải ở các châu quận. Ba ông hoàng nghe tin liền xin triều đình tự tay đi dẹp giặc. Ba anh em chia nhau chặn đánh các ngả đường rồi hợp lại."
"Hoàng tử cả đi đường thủy tiến đánh từ bên trái, trong lúc đó hoàng tử hai cũng từ đường thủy tiến đánh bên phải trận. Hoàng tử ba đi đường bộ tiến vào giữa trận chiến. Khi đã hợp quân, giặc lâm vào thế bị bao vây tứ phía. Lúc bấy giờ hoàng tử thứ 3 mới quát lên ba tiếng, tướng giặc sợ tháo chạy và cho là vị thánh sống giáng trần có oai trời xuất thế. Trận đấy giặc thua chạy tan tác, triều đình giành lại được những đất đai của cải bị cướp mất trước đó. Sau khi thắng trận, 3 hoàng tử hóa về trời."
"Vua hay tin thương xót, ban lệnh cho nhân dân làm lễ an táng, sau đó cho đình thần cùng nhân dân rước về sinh quán là đất thang mộc để làm lễ ninh tang. Khi người dân rước linh cữu các ông về tới khu đất phía Bắc, địa đầu của làng thì trời đã tối. Chỉ sau một đêm, ngay chỗ đặt áo quan của các ông đã thấy mối đùn lên thành một cái gò cao."
"Vua bèn cho lệnh các quan xây dựng miếu thờ các ông ngay tại đó. Hàng năm vua đều cho quan lại đến cúng bái hai kì Xuân và Thu, người lại miễn cho bản trang các việc binh lương trong 6 năm làm lệ, bao phong mỹ tự là Thượng Đẳng Thần. Ông hoàng cả được phong là Anh Minh Khoát Đạt Hùng Nghị chính trực, ông hoàng hai được phong Hoàng Hai Khoan Minh Nhân Hậu, ông hoàng Ba được phong Hoàng Ba Cương Minh Trí Lược, đồng thời với đó là nhiều tước hiệu được lưu lại trong 12 sắc phong trải qua các đời vua ban cho." | 1 | null |
Greater Visakhapatnam Municipal Corporation (GVMC) là cơ cấu quản trị thành phố Visakhapatnam. Quyền tài phán của nó bao trùm trên một diện tích rộng đến . It is also part of the planning body of the Visakhapatnam Metropolitan Region Development Authority. M. Hari Narayanan is the present municipal commissioner of the city. | 1 | null |
Huyện Jagtial là một huyện nằm ở phía Bắc của bang Telangana. Thủ phủ của huyện đặt tại Jagtial. HUyện này từng là một phần của huyện Karimnagar trước khi được tách ra thành huyện độc lập.
Hành chính.
Huyện được phân thành 2 phó huyện (Jagtial và Metpally) và 18 mandal. | 1 | null |
Tadepalle là một mandal thuộc huyện Guntur, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. It is under the administration of Guntur Revenue Division and the headquarters are located at Tadepalle town. The mandal is situated on the banks of Krishna River, bounded by Thullur and Mangalagiri mandals. from the mandal are under the jurisdiction of Andhra Pradesh Capital City. | 1 | null |
Huyện Rajanna Sircilla là một huyện thuộc bang Telangana, Ấn Độ. Nó từng là một phần của huyện Karimnagar trước khi được tách ra thành một huyện độc lập vào ngày 11 tháng 10 năm 2016. Thủ phủ của huyện đặt tại Sircilla.
Hành chính.
Huyện có 1 phó huyện là Sircilla và 13 mandal. D.Krishna Bhaskar is the present collector of the district. | 1 | null |
Kanadur is a small village with geographical area 228 hectares. Kanadur has a total population of 320 people. There are about 85 houses in Kanadur village. This village belongs to Cheekanahalli post which is just 3.5 km away, Belur Taluk which is 22 km and Hassan district which is 58 km away, Karnataka, India. Kanadur come under Hunuganahalli Grama panchayat, according to 2011 information the village code is 615070 with the pin code 573115.
In early 80s this village consists of only 2 families namely Nanje Gowda Family and Rudre Gowda Family and little labor who were brought for work in agriculture land.People leave here depend on Agriculture /plantation. In 90s major crop was rice, paddy and ragi which were grown in open area or field but later on as the profit was less for food crops everyone started moving to commercial crop like coffee, pepper and other spices.
The average rainfall is around 90 inch per year and hence this climate is much suitable for pepper.
Kanadur - Village Overview
Connectivity of Kanadur
Public Bus Service Available within <5 km distance (Cheekanahalli)
Private Bus Service Available within 5 – 10 km distance (Cheekanahalli)
Railway Station Available within 35 – 60 km distance (Chikmagalur, Kadur, Sakaleshpura, Hassan)
Nearby Villages of Kanadur
| 1 | null |
Huyện Bhadradri Kothagudem là một huyện nằm ở phía Đông bang Telangana, Ấn Độ. Thị trấn Kothagudem là thủ phủ của huyện này. Huyện này từng là một phần của huyện Khammam trước khi tách ra thành huyện độc lập.
Hành chính.
Huyện phân thành 2 phó huyện (Bhadrachalam và Kothagudem) và mandal. Rajiv Gandhi Hanumanthu is the present collector of the district. | 1 | null |
Peter Mark Andrew Phillips (sinh vào ngày 15 tháng 11 năm 1977) là con đầu tiên và con trai duy nhất của Vương nữ Vương thất Anne và Đại úy Mark Phillips. Anh là cháu trai thứ nhất và cháu trai đầu tiên của Nữ vương Elizabeth II và Vương phu Philippos. Peter Phillips không có tước hiệu Vương gia. Anh hiện xếp thứ 17 trong danh sách kế vị ngai vàng Anh. Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 2000, anh về làm việc cho hãng xe đua WilliamsF1. Năm 2003, anh gặp Autumn Kelly và nảy sinh tình cảm. Họ cưới nhau vào năm 2008 và đến năm 2010, Autumn sinh một đứa con gái đầu lòng là Savannah Phillips. Năm 2012, họ có thêm đứa con gái thứ hai là Isla Phillips.
Danh hiệu, cờ hiệu.
Danh hiệu.
15 tháng 11 năm 1977 - nay: "Mr" Peter Phillips
Cờ hiệu.
Cờ hiệu này từng được ban cho Peter William Garside Phillips, cha của Mark Phillips, ông nội của Peter Phillips | 1 | null |
Kruthivennu là một trong 50 mandal thuộc huyện Krishna, bang Andhra Pradesh. The headquarters of this mandal is located in the town of Kruthivennu. The mandal is bordered by Kalidindi mandal to the north, West Godavari district to the east, Bay of Bengal to the south and Bantumilli mandal to the west. | 1 | null |
Bruhat Bengaluru Mahanagara Palike (BBMP) là một cơ quan hành chính đô thị chịu trách nhiệm về tài sản dân sự và cơ sở hạ tầng của khu vực đô thị Greater Bangalore. Đây là cơ quan hành chính quản lý đô thị cấp Municipal Corporation lớn thứ 4 của Ấn Độ với dân số 6.8 triệu người và quản lý diện tích 741 km². | 1 | null |
Kempanahalli là một làng thuộc tehsil Malur, huyện Kolar, bang Karnataka, Ấn Độ.
Nó thuộc về Panchayath Kempanahalli và nằm trong khu vực quản lý của Bangalore. Kempanahalli cách trụ sở huyện Kolar 21 km về phía Nam, cách Malur 10 km và cách thủ đô bang Bangalore 59 km.
Mã bưu điện của Kempanahalli là 563137 và trụ sở bưu điện chính là Tekal.
Các làng lân cận bao gồm Kondasettihalli (cách 2 km), Banahalli (3 km), Huladenahalli (6 km), Rajenahalli (8 km) và Nutuve (9 km). Kempanahalli được bao quanh bởi Taluk Bangarapet về phía Đông, Taluk Kolar về phía Bắc, Taluk Bangalore Rural và Taluk Hoskote về phía Tây.
Malur, Kolar, Robertson Pet và Mulbagal là những thành phố gần Kempanahalli. Nơi này nằm trên biên giới giữa huyện Kolar và huyện Bangalore Rural. Huyện Bangalore Rural nằm về phía Tây của nơi này.
Ngôn ngữ địa phương ở Kempanahalli là tiếng Kannada. Tổng dân số của làng là 315 người với 67 hộ gia đình. Dân số nữ chiếm 49.5%. Tỷ lệ biết chữ ở làng là 65.4% và tỷ lệ biết chữ của phụ nữ là 27.0%.
Tham khảo.
| 1 | null |
Aland là một thị trấn thuộc huyện Gulbarga, bang Karnataka, Ấn Độ.
. Aland has an low literacy rate of 49.4%, lower than the national average of 59.5%; with 55% of the males and 40% of females literate.
Kannada is the main language spoken in the town. It is the lingua franca. Marathi and Urdu are spoken by Marathas & Muslims respectively. --> | 1 | null |
Ravulapalem là một mandal thuộc huyện East Godavari, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Two tributes of Godavari river named Gautami Godavari & Vasista Godavari passes from either side of the town. This place has rich fertile land with Alluvial soil. it is also called as Gateway of Konaseema. Ravulapalem town is famous for its banana yard which is the biggest in Asia. | 1 | null |
Đại học Broward (tiếng Anh: "Broward College"), tiền thân là Cao đẳng Cộng Đồng Broward (tiếng Anh: "Broward Community College"), là một trường đại học công lập ở Fort Lauderdale, tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, và một phần của Hệ thống Đại học Florida. Vào năm 1959, Broward được thành lập nhờ việc triển khai mở rộng hệ thống cao đẳng hệ 2 năm của bang Florida.
Lịch sử.
Broward College được thành lập vào năm 1959 với tên gọi là Junior College of Broward County (JCBC). Vào năm 1968, trường được đổi tên thành Broward Junior College.
Năm 1986, Tiến sĩ Will Holcombe chinh thức trở thành Hiệu trưởng của trường, còn được biết đến là trường Cao đẳng Cộng đồng Broward, Broward Community College. Trong thời gian 17 năm công tác với vai trò là Hiệu trưởng, ông Holcombe đã đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng quan hệ ngoại giao để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của công đồng và đội ngũ giảng viên nhân viên tại trường, tập trung chú trọng vào đào tạo nghề và học thuật.
Năm 2007, Ông J. David Armstrong, Jr. được bổ nhiệm làm Hiệu trường của trường Broward Community College. Ông Armstrong đã ứng tuyển vào vị trí Hiệu trưởng Danh dự của hệ thống các trường Cao đẳng Florida. Ông Armstrong với hơn 25 năm kinh nghiệm là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục đại học và phát triển kinh tế để đóng góp vào chức vụ Hiệu trưởng của ông tại Broward College. Năm 2008, dưới sự lãnh đạo của Armstrong, Broward Community College từ đó bắt đầu đào tạo chương trình Cử nhân Đại học, vì vậy trường đã đổi tên thành "Broward College" để khẳng định tư cách pháp lý mới này. Broward College đã được Viện nghiên cứu Aspen xếp hạng là một trong các trường Đại học-Cao đẳng Cộng đồng hàng đầu trên toàn Hoa Kỳ trong hai năm qua dựa trên chỉ số thành công của sinh viên đã tốt nghiệp tại trường và liên tiếp được xếp hạng là một trong số 10 trường cấp bằng cử nhân hàng đầu trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ.
Hiệu trưởng Armstrong chú trọng đào tạo chương trình đào tạo nghề như sản xuất chế tạo và cấp bằng Cử nhân của lượng lao động mới ở các lĩnh vực khoa học, toán học, kỹ thuật và công nghệ (STEM) để phục vụ nhu cầu của Sinh Viên và Cộng đồng. Đồng thời, nhà trường cũng vẫn tập trung đầu tư về trình độ học vấn chuyên môn và chuyển tiếp vào các trường đại học, phần lớn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Cử nhân tại Broward College đều có nguyện vọng tiếp tục chuyển tiếp lên Đại học tại tất cả các trường Đại học trên 50 Tiểu bang Hoa Kỳ.
Hiệu trưởng Armstrong chú trọng đào tạo chương trình đào tạo nghề như sản xuất chế tạo và cấp bằng Cử nhân của lượng lao động mới ở các lĩnh vực khoa học, toán học, kỹ thuật và công nghệ ("Science, Math, Engineering, and Technology", "STEM") để phục vụ nhu cầu của Sinh Viên và Cộng đồng. Đồng thời, nhà trường cũng vẫn tập trung đầu tư về trình độ học vấn chuyên môn và chuyển tiếp vào các trường đại học, phần lớn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Cử nhân tại Broward College đều có nguyện vọng tiếp tục chuyển tiếp lên Đại học tại tất cả các trường Đại học trên 50 tiểu bang Hoa Kỳ.
Trong 20 năm qua, ngoài các dịch vụ mà Broward College phục vụ cho cộng đồng phía Nam bang Florida như một nhà cung cấp chính của chương trình đào tạo nghề, Broward College cũng giữ một vị trí duy nhất như một trường tiên phong trong các trường Cao đẳng Hoa Kỳ trong việc cung cấp các chương quốc tế toàn diện. Bên cạnh những chương trình du học đạt chuẩn tại châu châu Âu, châu Á và Nam Mỹ, trường Broward College cũng hợp tác với các học viện giáo dục quốc tế để giảng dạy chương trình đào tạo hoàn toàn tại nước ngoài, được kiểm định chất lượng và được Broward College phê duyệt.
Broward College có ba cơ sở chính và nhiều trung tâm giáo dục trên khắp Broward County, cũng như bốn cơ sở quốc tế đặt tại Peru, Ecuador, Sri Lanka và Việt Nam.
Các cơ sở quốc tế của Broward College.
Các trung tâm quốc tế của Broward College đào tạo chương trình Cử nhân bậc Đại học được SACS công nhận cùng với những khóa học tương tự, giảng viên đạt yêu cầu, kết quả học tập, bảng điểm sinh viên, và bằng Cử nhân được cấp tại cơ sở chính ở Florida. Broward có bốn cơ sở quốc tế trên toàn thế giới:
Tại các cơ sở này, sinh viên có thể hoàn thành hai năm đầu của chương trình cử nhân (bất kỳ ngành học nào), sau đó chuyển tiếp đến các trường đại học ở Hoa Kỳ, Úc, Vương Quốc Anh hay các nước nói tiếng Anh khác để hoàn thành khóa học. Trong những năm qua, học sinh tốt nghiệp từ các cơ sở quốc tế của Broward College đã hoàn thành bằng Cử nhân ngành kinh doanh, tiếp thị, tài chính, kinh tế, kế toán, khách sạn, khoa học máy tính, kỹ thuật, y tá, hàng không, ngôn ngữ tiếng Anh và văn học, lịch sử nghệ thuật, khoa học chính trị, sinh học, hóa học, vật lý, sản xuất, hậu cần, và nhiều lĩnh vực khác. Một số cơ sở cũng đào tạo chương trình Cao đẳng (A.S.), cho phép sinh viên hoàn thành 2 năm trong lĩnh vực chuyên ngành kinh doanh hoặc khách sạn. Các chương trình Cao đẳng có thể được liên thông lên trường đại học Hoa Kỳ để hoàn thành bằng Cử nhân Đại học trong bất kỳ ngành nào.
Liên kết quốc tế và chương trình du học.
Broward College cũng liên kết viện đào tạo cao học ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bolivia, Colombia, Guyana, và Singapore, cũng như chương trình du học ở Tây Ban Nha, Đức, Ý, Anh, và Việt Nam. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Bucharest-Arad (30 tháng 8 - 3 tháng 10 năm 1944), còn gọi là Chiến dịch Rumani, là một chiến dịch quân sự do Hồng quân Liên Xô và quân đội Rumani tổ chức nhằm tấn công quân đội Đức Quốc xã và đồng minh Hungary đang đóng trên lãnh thổ của Rumani. Kết thúc chiến dịch, quân đội Liên Xô và đồng minh Rumani đã đánh bại quân Đức và quét sạch các thế lực phát xít ra khỏi phần lớn lãnh thổ Romania.
Chiến dịch này được coi như giai đoạn phát triển tấn công của quân đội Liên Xô sau khi Chiến dịch tấn công chiến lược Iaşi-Chişinău giành được thắng lợi. Khác với hướng Byelorussia - Ba Lan, khi quân đội Liên Xô tấn công sang phía Tây, mặt trận ngày càng thu hẹp lại. Ở hướng Balkan, càng tấn công xuống phía Nam, mặt trận càng mở rộng ra. Vùng đất phía Tây Romania rất rộng lớn, trong đó có xứ Transilvania, một vùng đất tranh chấp lâu đời giữa Đế quốc Áo-Hung và Vương quốc Hungary với Romania. Ngay sau khi tiến vào Bucharest, quân đội Liên Xô đã không dừng lại. Phương diện quân Ukraina 2 có sự hỗ trợ của hai tập đoàn quân Romania mới được cải tổ lại đã bắt tay ngay vào chiến dịch này.
Ở giai đoạn đầu, các đơn vị Liên Xô và Romania tiến công nhanh và dễ dàng đánh bại Tập đoàn quân 8 (Đức) và Tập đoàn quân 2 Hungary. Quân đội Romania chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô đã thu hồi phần đất phía Đông vùng Transilvania ngày 15 tháng 9, đồng thời giải phóng toàn bộ vùng Timisoara ở phía Nam dãy núi Carpath. Trong giai đoạn 2 của chiến dịch, Phương diện quân Ukraina 2 và hai tập đoàn quân Romania phối hợp với Phương diện quân Ukraina 4 (tái lập ngày 6 tháng 8 năm 1944) tiếp tục tấn công vào phía Đông Hungary và Slovakia, đẩy lùi các đòn phản kích của Tập đoàn quân 8 (Đức) và hai tập đoàn quân Hungary, giải phóng toàn bộ lãnh thổ Romania. Tuy nhiên, sức chống cự của quân đội Đức Quốc xã và quân đội Hungary đã tăng lên đáng kể do Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức đã ném thêm Tập đoàn quân 3 Hungary và Tập đoàn quân 6 (thành lập lần thứ ba) vào mặt trận Hungary. Ngày 20 tháng 10, quân đội Liên Xô phải rất vất vả mới đánh chiếm Debresen, một thành phố có ý nghĩa quân sự chính trị quan trọng của Hungary.
Bối cảnh.
Tình hình chính trị trong khu vực.
Hungary có vị trí chiến lược rất quan trọng ở Trung Âu. Một mặt, đó là cửa ngõ tiếp cận biên giới Đông Nam của Đế chế thứ ba. Mặc khác, đó là ngã năm của các tuyến đường sắt và đường bộ ở châu Âu. Từ đây có thể xuống phía Tây Nam sang Ý, xuống phía Nam đến Balkan, lên phía Bắc đến nước Đức, sang phía Tây đến Áo và Thụy Sĩ, sang phía Đông đến Ukraina. Vùng Transilvania mà Hitler "tặng" cho Miklos Horthy từ năm 1940 chính là cửa ngõ ra vào phía Đông địa bàn chiến lược quan trọng này. Do vậy, từ tháng 3 năm 1944, khi phát hiện chính quyền của Nhiếp chính Miklos Horthy bắt đầu có dấu hiệu móc nối bí mật với các đồng minh Anh và Mỹ, Hitler đã cho quân đội Đức Quốc xã tiến vào Hungary và đặt nước này dưới sự chiếm đóng mặc dù trên danh nghĩa, Miklos Horthy vẫn đứng đầu vương quốc Hungary, một vương quốc không có vua.
Sau khi Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina (Đức) sụp đổ trong Chiến dịch Iaşi-Chişinău, phe phái của Horthy càng đẩy mạnh việc "tìm đường thoát hiểm". Họ dự tính dựa vào Anh và Mỹ để tránh khỏi sự đầu hàng không điều kiện do dính líu quá sâu sắc với chế độ Quốc xã Đức và tích cực tham gia các hoạt động quân sự chống Liên Xô. Họ tin rằng sớm muộn thì người Anh và người Mỹ cũng sẽ thỏa hiệp với người Đức sau lưng Liên Xô và sẽ đến Hungary trước khi người Nga vượt qua dãy Carpath. Và niềm tin đó không phải không có cơ sở khi chính Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nói không úp mở khi đề cập đến tình hình ở Trung Âu năm 1944:
Thảm bại của quân Đức tại chiến dịch Iaşi-Chişinău cùng với sự thành công của cuộc đảo chính tháng 8 năm 1944 đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các cuộc tiến công của quân đội Liên Xô ở khu vực Balkan. Tại Rumani, làn sóng chống đối phát xít Đức, ủng hộ các quốc gia đồng minh càng ngày càng mạnh mẽ. Trái ngược với dự đoán của một số lãnh đạo Liên Xô, chính quyền Rumani của vua Mihal I cùng với đại bộ phận quân đội Rumani đã dứt khoát từ bỏ phe Đức Quốc xã. Ngoại trừ một số phần tử thân Đức đã bỏ chạy về phía Quốc xã, các binh sĩ Rumani lần lượt tự nguyện gia nhập và ủng hộ quân đội Liên Xô. Ở phía Nam, đến lượt chính quyền Bulgaria vào ngày 26 tháng 8 đã tuyên bố trung lập, tước đi của Hitler thêm một đồng minh ở vùng Balkan. Ngày 29 tháng 8, nhân lúc nội tình của quân phát xít đang căng thẳng trước những thất bại liên tiếp ở Rumani, nhân dân Slovakia đã đồng loạt đứng lên khởi nghĩa.
Tình hình quân sự.
Tình hình chiến sự cũng ảm đạm không kém cho quân đội Đức Quốc xã và đồng minh Hungary của nó. Cánh phải của Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina đã bị xóa sổ, tàn binh của nó chạy tán loạn về Bulgaria và đang bị Phương diện quân Ukraina 3 truy kích sát nút; cánh trái thì chỉ còn vỏn vẹn 6 sư đoàn và 300 máy bay, trong đó nhiều sư đoàn bị đánh thiệt hại nặng và phải rút chạy về Hungary. Tại khu vực Transilvania có khoảng 8 sư đoàn Hungary thuộc Tập đoàn quân Hungary số 1 và một số đơn vị Đức được vội vã điều từ khu vực Trung bộ Carpath về đây. Trong khi đó, đóng đối diện với quân Hungary là hơn 10 sư đoàn quân đội Romania đã nhận lệnh từ chính quyền mới là phải thanh toán bất cứ cụm quân phát xít Đức nào mà họ bắt gặp tại khu vực biên giới Hungary - Romania. Theo tướng Johannes Frießner, quân đội của ông ta cùng lúc phải chiến đấu với ba đối thủ: Quân đội Liên Xô, vùng đất đá mởm chởm trên cao nguyên Transilvania và Quân đội Romania mà mới cách đó nửa tháng còn là đồng minh của quân Đức.
Tuy nhiên, quân đội Đức quốc xã và Hungary vẫn còn nhiều lực lượng dự trữ. Ngày 11 tháng 9 năm 1944, Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức đã rút mấy sư đoàn từ mặt trận Hy Lạp về cùng với 7 sư đoàn dự bị động viên để tái lập Tập đoàn quân 6 (thành lập lần thứ ba) và điều nó đến hướng Debresen. Tại Hungary, Nhiếp chính vương Miklos Horthy cũng ra lệnh tổng động viên đàn ông từ đủ 18 tuổi trở lên để lập ra Tập đoàn quân 2 Hungary và ném nó ra hướng Transilvania. Đầu tháng 10 năm 1944, Miklos Horthy còn cố lập thêm Tập đoàn quân 3 Hungary và giao cho nó nhiệm vụ trấn giữ hướng Timishoara. Đích thân Hitler ra lệnh cho quân đội Đức Quốc xã và quân đội Hungary phải dùng mọi phương tiện có thể có để tái lập một phòng tuyến vững chắc ở giữa Cụm Tập đoàn quân Nam Ukraina và Cụm Tập đoàn quân F ở phía Tây và Nam Carpath tại miền Tây Balkan. Tập đoàn quân Hungary số 2 nhận được lệnh từ ngày 5 tháng 9 sẽ phải tấn công khu vực Cluj (Cluj Napoca) - Turda nhằm giành lại quyền kiểm soát các đường đèo chính băng qua miền Nam Carpath.
Binh lực và kế hoạch.
Liên quân Liên Xô - Romania.
Binh lực của quân đội Liên Xô tham gia chiến dịch có một số thay đổi so với thời điểm cuối tháng 8 năm 1944. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch Iaşi-Chişinău, Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev đã tập hợp đủ các quân đoàn kỵ binh cận vệ 4, 5 và Quân đoàn cơ giới 8. Các tập đoàn quân 1 và 4 (Romania) gia nhập đội hình Phương diện quân Ukraina 2 có 10 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn kỵ binh. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 có trong đội hình 262 xe tăng và 82 pháo tự hành cùng với Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Pliyev làm thành hai mũi đột kích chiến dịch khá mạnh. Tuy nhiên, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô cũng rút Tập đoàn quân xung kích 5 khỏi biên chế của Phương diện quân Ukraina 2 và điều nó đến hướng Warszawa - Berlin, nơi đang diễn ra các trận đánh khốc liệt dọc sông Wisla giữa ba phương diện diện quân Byelorussia (Liên Xô) với Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đang cố giữ cửa ngõ phía Đông của nước Đức Quốc xã. Tập đoàn quân cận vệ 4 cũng được rút về lực lượng dự bị trực thuộc Đại bản doanh. Vào thời điểm bắt đầu chiến dịch, tổng quân số của Phương diện quân Ukraina 2 có 681.556 người. Các tập đoàn quân Romania 1 và 4, các quân đoàn Romania 4 và 6 (độc lập) có tổng quân số 138.000 người, được trang bị 580 khẩu pháo. Tham gia chiến dịch giải phóng Transilvania còn có Tập đoàn quân không quân Rumani 1 có 113 máy bay các loại.
Trước quyết tâm của quân Đức Quốc xã giữ bằng được Hungary (bao gồm cả vùng Bắc Transilvania), Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô ("STAVKA") đã ra chỉ thị ngày 29 tháng 8 yêu cầu Phương diện quân Ukraina 3 nhanh chóng tiến về phía biên giới Rumani - Bulgary nhằm thanh toán các thế lực thân Đức tại đây. Còn Phương diện quân Ukraina 2 sẽ phải đưa các tập đoàn quân số 27, 53 và Tập đoàn quân xe tăng số 6 từ khu đồng bằng Danube và Nam Carpath lên phía biên giới Hungary và Nam Tư ở phía Tây Giurgiu, sau đó gấp rút hành tiến về hướng Sibiu, tấn công Turdu và Cluj, đến ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 phải tiếp cận các thành phố này. Cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 bao gồm Tập đoàn quân cận vệ 7 và Tập đoàn quân 40 phải tiến tới Baia Mare và Satu Mare, vượt qua phía Đông dãy Carpath. Để đề phòng Cụm tập đoàn quân E (Đức) phản kích từ hướng Nam Tư, Đại bản doanh Liên Xô đề nghị Bộ Tổng tham mưu Romania tách ra 2 đến 3 sư đoàn phòng thủ dọc sông Danub từ Orsovo (Orsova) qua Turnu-Severin đến Vidin. Tập đoàn quân Romania 1 được giao nhiệm vụ này. Tập đoàn quân Ronmania 4 sẽ phối hợp với Tập đoàn quân 27 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 giải phóng vùng Bắc Transilvania.
Liên quân Đức Quốc xã - Hungari.
Với binh lực đã bị tổn thất nặng nề sau chiến dịch, đến ngày 19 tháng 9, Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina chỉ còn lại những cụm tác chiến gồm tàn quân của nhiều quân đoàn, sư đoàn khác nhau tập hợp lại và quân đội Hungary được động viên ra mặt trận. Tổng số quân Đức gồm 8 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 2 cụm tác chiến sư đoàn; quân Hungary gồm 12 sư đoàn và 3 lữ đoàn.
Trên cơ sở các sư đoàn này, quân đội Hungary tổ chức thành các tập đoàn quân Hungary 1 và 2 trấn giữ hai bên sườn Tập đoàn quân 8 (Đức) trên hướng Siget (Sighetu Marmatiei) và Cluj. Ngoài ra, trong hậu phương của mặt trận Hungary, quân Đức đang gấp rút tái lập Tập đoàn quân 6 (lần thứ ba) với dự kiến sẽ lấy Tập đoàn quân 8 làm nòng cốt và tăng cường cho nó các đơn vị rút ra từ Hy Lạp, Nam Tư, Ý và từ mặt trận Phần Lan khi quân Đức buộc phải rời khỏi đây do Phần Lan tuyên bố rút khỏi cuộc chiến. Quân đội Hungary cũng đang thành lập thêm Tập đoàn quân Hungary 3 để trấn giữ hướng Timoshoara (Timisoara) - Arad. Ngoài ra, quân Đức còn quân đoàn bộ binh độc lập 17 bào gồm 3 sư đoàn bộ binh sơn chiến và 1 sư đoàn kỵ binh SS đóng tại chỗ tiếp giáp giữa Phương diện quân Ukraina 2 và Phương diện quân Ukraina 4 cũng được huy động tham gia phòng thủ từ hướng Nam Slovakia.
Đối với quân đội Đức Quốc xã thì giờ đây chỉ còn Hungary là đồng minh thân cận nhất ở Trung Âu. Do vậy, giữ được vùng Transilvania là còn giữ được cả thái độ thân Đức của chính phủ Miklos Horthy, dùng Hungary để che chắn cho sườn phía Đông Nam của nước Đức, bao gồm cả Tiệp Khắc và Áo mà nước Đức Quốc xã đã đặt họ dưới ách chiếm đóng từ những năm 1936-1938. Giống như ở Ba Lan, quân Đức cũng phải dựa vào các tuyến sông để tổ chức phòng thủ. Tuy nhiên, do Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) đã ở phía Bắc tuyến sông Danub nên các cố gắng của quân Đức chỉ có thể làm chậm đà tấn công của quân đội Liên Xô cho đến khi xây dựng được tuyến phòng thủ mới trên tuyến sông Tissa.
Ban đầu, giới quân sự Đức đã tính sai ý đồ của quân đội Liên Xô. Họ cho rằng Liên Xô sẽ theo đuổi tham vọng lấy lại các eo biển Dardanen và Bosfor để khai thông con đường từ Biển Đen ra Địa Trung Hải. Chỉ đến khi toàn bộ Phương diện quân Ukraina 2 và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 3 quay sang phía Tây, người Đức mới nhận ra tình hình và bố trí lại binh lực. Rút quân chủ lực từ Nam Carpath lên tăng cường cho tuyến Deva, Cluj, Siget.
Diễn biến chiến sự.
Giai đoạn 1: tiến về phía Đông.
Tận dụng điều kiện thuận lợi đạt được sau đại thắng Iaşi-Chişinău, ngày 30 tháng 8 năm 1944 Phương diện quân Ukraina tổ chức một đòn tấn công mới về phía Tây, tiếp tục truy kích quân thù bỏ chạy và phát huy chiến quả. Ngày 31 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và Tập đoàn quân 53 (Liên Xô) tiến thẳng vào Bucharest mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào. Đi dầu đoàn quân là Sư đoàn bộ binh tình nguyện Romania số 1 mang tên Tudor Vladimirescu. Những người dân Romania đã đổ ra đường chào đón đoàn quân giải phóng. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô không dừng lại ở Bucharest. Thực hiện chỉ lệnh của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô, sau khi hành quân quan Bucharest, các sư đoàn Liên Xô đã rời khỏi thành phố, tiếp tục tấn công truy kích quân Đức ở phía Tây Romania.
Ngày 31 tháng 8, Nguyên soái Liên Xô R. Ya. Malinovsky giao nhiệm vụ cho các tập đoàn quân của ông phát huy chiến quả, giải phóng những phần lãnh thổ của Romania còn đang nằm trong tay quân Đức. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 từ Bucharest và Tập đoàn quân 27 từ Ploiesti tiến ra Piteşti sau đó đánh vòng lên Cluj nhằm bao vây cụm quân Đức - Hungary còn đang đóng tại Bắc Transilvania. Tập đoàn quân 53 có Quân đoàn xe tăng 18 hỗ trợ phải đánh chiếm nhà ga đầu mối Slatina sau đó phát triển theo hướng Timishoara. Tập đoàn quân 46 (Phương diện quân Ukraina 3) được nguyên soái F. I. Tobukhin giao nhiệm vụ cơ động từ Dzhurdzhu dọc theo bờ Bắc sông Danub sang phía Tây, phối hợp với Tập đoàn quân 53 tấn công lên Timishoara. Tập đoàn quân cận vệ 7 và Cụm kỵ binh cơ giới của tướng I. A. Piyev tổ chức tấn công vỗ mặt vào Transilvania qua Tyrgu-Muresh (Targu Mures). Tập đoàn quân 40 có nhiệm vụ đánh bại cánh trái của Tập đoàn quân 8 và Quân đoàn bộ binh 17 (Đức), phối hợp với cánh trái của Phương diện quân Ukraina 4 (tái lập) tấn công dọc theo sườn phía Bắc dãy núi Mare lên Szeged (???) và đánh chiếm thành phố này.
Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 9, mũi tấn công chính của Phương diện quân Ukraina 2 gồm Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 và Tập đoàn quân 27 đã tiến tới tuyến Câmpulung Muscel (Campulung) - Piteşti - Caracal (???) - Zimnicea (???). Bên cánh trái, Tập đoàn quân 53 đã đánh chiếm Slatina và Karakal (Caracal), hai đầu mới giáo thông đường sắt quan trọng trên hai bờ sông Olt. Các tập đoàn quân này đều tiến lên từ 80 đến 120 km. Ngày 6 tháng 9, Tập đoàn quân 46 đã cơ động từ Djurdju đến bờ sông Olt, làm tăng thêm mật độ tấn công của quân đội Liên Xô. Ngày 7 tháng 9, Tập đoàn quân 53 và Quân đoàn xe tăng 18 mở một mũi đột kích sâu lên hướng Timishoara. Ngày 18 tháng 8, Tập đoàn quân 53 đánh chiếm Karansebesh (Caransebes). Quân đoàn xe tăng 18 đột phá dọc đường sắt Krayova (Craiova) - Deva, đánh chiếm thị trấn và nhà ga đầu mối Deva. Các thê đội phái đi trước của nó đã vượt qua Lipovo (???), đánh chiếm Arad. Bên cánh trái, trong khi Tập đoàn quân 46 còn đang tập hợp lực lượng, Quân đoàn bộ binh 75 (Tập đoàn quân 53) đã phối hợp với Quân đoàn bộ binh 4 (Tập đoàn quân Romania 1 đánh chiếm Kraiova và tiến ra thị trấn biên giới Turnu Severin bên bờ sông Danub ngày 13 tháng 9. Ngày 15 tháng 9, Tập đoàn quân 46 đánh chiếm thị trấn Bălţa, bịt được lỗ hổng trên cánh trái của Tập đoàn quân 53.
Tập đoàn quân 40 và Tập đoàn quân cận vệ 7 cũng phát động tấn công từ ngày 30 tháng 8 nhưng kết quả không đạt được yêu cầu. Ngày 4 tháng 9, tướng Johannes Frießner tập trung các đơn vị của Quân đoàn bộ binh 17 và Tập đoàn quân 2 Hungary tổ chức hai cuộc phản kích lớn. Tại khu vực Rympulukg-Koldovansk (Campulung Moldovenesc), Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) đã chặn đứng cuộc tấn công của Quân đoàn bộ binh 104 (Tập đoàn quân 40) trong hai ngày. Tại khu vực Toplita, Tập đoàn quân 1 Hunggary cũng tổ chức phòng ngự kiên cố chống lại Tập đoàn quân cận vệ 7 (Liên Xô) và chỉ chịu rút về bên kia sông Muresh (tuyến phân giới Đông và Tây Transilvania sau khi gánh chịu những thiệt hại nặng. Trong 7 ngày đầu của cuộc tấm công, các Tập đoàn quân 40 và cận vệ 7 (Liên Xô chỉ tiến lên được từ 15 đến 20 km.
Sáng ngày 5 tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Đức Quốc xã lệnh cho Tập đoàn quân 2 Hungary do thượng tướng Lajos Veress chỉ huy sử dụng Sư đoàn xe tăng 3, Sư đoàn bộ binh 7,9 và Lữ đoàn pháo tự hành 1179 (Đức) tổ chức phản đột kích vào các chi đội phái đi trước của Tập đoàn quân Romania 4 do tướng Gheorghe Avramescu chỉ huy tại khu vực Ayud, phía nam Turda. Cùng ngày, một đòn phản đột kích khác của Tập đoàn quân 2 Hungary cũng được tổ chức tại khu vực Turnu-Muresh (Targu Mures). Đây là các cuộc phản công mở màn của Liên quân Đức-Hungary trong chiến dịch phòng thủ Transilvania của họ. Ngày 7 tháng 9, Tập đoàn quân Romania 4 bị đẩy lùi từ 20 đến 30 km về sát bờ Bắc tuyến sông Tyrnovo-Mare. Chỉ nhờ có sự mưu trí và dũng cảm của chỉ huy các sư đoàn kỵ binh 1 và 8 Romania, quân Romania mới giữ vững được con đèo Alba-Yulia có địa hình "bên núi bên vực" để cố thủ, chờ chủ lực của Tập đoàn quân Romania 4 (các quân đoàn 4, 6) và Tập đoàn quân 27 kéo đến. Ngày 6 tháng 9, nguyên soái R. Ya. Malinovsky cho thiết lập một sở chỉ huy tiền phương của Phương diện quân Ukraina 2 tại Sibiu, nới đóng Sở chỉ huy của Tập đoàn quân Romania 4 để phối hợp tác chiến giữa quân đội Liên Xô và quân đội Romania.
Giai đoạn 2: tiến lên phía Bắc.
Ngày 4 tháng 9. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô ra mệnh lệnh về các hành động quân sự của quân đội Liên Xô tại khu vực Balkan. Theo đó, Phương diện quân Ukraina 2 sẽ hướng đòn tấn công chính sang phía Tây, giúp quân đội Romania đồng minh giải phóng vùng Transilvania và tấn công Liên quân Đức - Hungary, đánh chiếm phần phía Đông Hungary. Đại bản doanh cũng lưu ý nguyên soái R. Ya. Malinovsky cần dừng ngay các trận đánh "vỗ mặt" của các tập đoàn quân 40 và cận vệ 7. Sử dụng Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Tập đoàn quân 27 và Tập đoàn quân Romania 4 đi vòng qua phía Nam dãy Đông Carpath để đánh vào sau lưng cụm quân Đức - Hungary đang phòng thủ tại Transilvania và tiến ra tuyến sông Tissa. Trong quá trình hành động, không được phân tán lực lượng. Phương diện quân Ukraina 3 có nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc nổi dậy của nhân dân Bulgaria. Kế hoạch khởi nghĩa đã được Đảng Cộng sản Bulgaria do Georgy Mikhaylov Dimitrov lãnh đạo quyết định triển khai từ ngày 26 tháng 8. Sau đó, Phương diện quân Ukraina 3 sẽ tiến công sang Nam Tư, giúp Quân giải phóng nhân dân Nam Tư do nguyên soái Josip Broz Tito lãnh đạo giải phóng Nam Tư. Nhiệm vụ tiếp theo của phương diện quân này là tấn công vào miền Nam Hungary và Áo.
Thực hiện mệnh lệnh này, Phương diện quân Ukraina 2 điều Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 đổi hướng tấn công, hành quân lên phía Bắc và phải giải phóng khu vực Dej - Cluj - Şermeşel (???). Các tập đoàn quân 27 và 53 cũng được lệnh tiến lên biên giới Tây Bắc của Romania và tấn công Brad - Lugoj. Trong những ngày đầu các mũi tấn công mới này đều thu được thành công lớn. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6 đã nhanh chóng thọc sâu đến 250 cây số và đến chiều ngày 11 tháng 9 đã tiếp cận vị trí phòng ngự của Tập đoàn quân Romania 4 ở tuyến sông Tyrnovo-Mare. Ngày 12 tháng 9, Liên quân Liên Xô-Romania bẻ gãy sức kháng cự của 3 sư đoàn Hungary (trong đó có Sư đoàn xe tăng 3 Hungary) cùng với 2 sư đoàn Đức và Cụm tác chiến xe tăng Gradie. Không cần tạm nghỉ để xốc lại lực lượng, quân đội Liên Xô-Rumani vượt qua dãy Carpath và đẩy Tập đoàn quân 2 Hungary lui về vị trí xuất phát, giải phóng Cluj vào ngày 12 tháng 9. Đến cuối ngày 15 tháng 9, Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) và Tập đoàn quân Romania 4 đã vượt sông Someshul-Arad, đánh chiếm Dej, Zaleu và hướng đòn tấn công về Satu-Mare. Kết thúc trận Turda, Tập đoàn quân 2 Hungary tổn thất trên 10.000 người chết và mất tích. Sư đoàn xe tăng 3 (Hungary) mất 57 xe tăng.
Ở phía Nam, Tập đoàn quân 53 cũng đổi hướng tấn công về phía Hungary. Sau khi đánh chiếm Caransebeş, Quân đoàn bộ binh 49 đã vọt tiến lên phía trước, chiếm Timişoara, trung tâm miền Tây Romania và phối hợp với Lữ đoàn xe tăng 110 (Quân đoàn xe tăng 18) thừa thắng đánh chiếm Arad, tiến ra biên giới Romania - Hungary. Ngày 15 tháng 9, với các lực lượng mới được tăng cường, cánh phải của Tập đoàn quân 6 (Đức-tái lập) phối hợp với Tập đoàn quân 3 Hungary (5 sư đoàn bộ binh) tổ chức phản đột kích vào Lữ đoàn xe tăng 110 của Quân đoàn xe tăng 18 vừa vọt tiến qua Arad. Ngày 16 tháng 9, Sư đoàn cơ giới 4 (Đức) chiếm lại Arad và uy hiếp sườn phải của Tập đoàn quân Romania 1 đang chiếm giữ Timişoara. Tuy nhiên, liên quân Đức-Hungary chỉ giữ được Arad không quá ba ngày. Ngày 18 tháng 9, Tập đoàn quân 53 đã hội đủ ba quân đoàn bộ binh (49, 75 và cận vệ 26); Quân đoàn xe tăng 18 cũng tập trung đủ các lữ đoàn xe tăng 110, 170, 181 và Lữ đoàn cơ giới 32 cũng các phương tiện tăng cường. Ngày 29 tháng 9, Tập đoàn quân 53 và Quân đoàn xe tăng 18 có sự phối hợp của Quân đoàn bộ binh Romania 7 bắt đầu tổng tấn công, thu hồi Arad, đẩy Tập đoàn quân 3 Hungary lùi sâu vào bên trong biên giới Hungary - Romania.
Giai đoạn 3: Tiến ra đồng bằng Hungary.
Trả lời bức thư của Tổng thống Hoa Kỳ ngày 5 tháng 9 về các hành động tiếp theo của quân đội Liên Xô tại mặt trận phía Đông, ngày 29 tháng 9, Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô I. V. Stalin viết thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, bức thư có đoạn:
Quân đội Liên Xô không thể giấu được mũi tấn công quặt lên phía Bắc của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 6, Tập đoàn quân 27 và Tập đoàn quân Rumania 4. Mũi tấn công này đe dọa bao vây Tập đoàn quân 1 Hungary và Quân đoàn 17 (Đức) đang phòng thủ trước sức ép của các Tập đoàn quân 47, cận vệ 7 (Phương diện quân Ukraina 2) và cánh trái của Phương diện quân Ukraina 4. Tuy nhiên, nếu mở rộng hướng tấn công sang phía Tây qua Oradija (Oradea), Debrecen và tiến ra bờ Đông sông Tissa, quân đội Liên Xô có triển vọng bao vây không chỉ Tập đoàn quân 1 Hungary và Quân đoàn 17 (Đức) trong khu vực Đông Carpath mà còn bao vây cả Tập đoàn quân 2 Hungary và Cụm tác chiến Wöhler đang trấn giữ tại khu vực phía Tây Cluj. Đòn tấn công này sẽ hỗ trợ đắc lực cho Phương diện quân Ukraina 4 đang tiến hành Chiến dịch tấn công Đông Carpath có thể vượt qua các điểm nút ở Chop (???) và Szolnok (???) trên dãy núi Carpath, đánh chiếm Mukachevo và Uzhgorod. Trong trường hợp liên quân Đức - Hungary không kịp rút quân về phòng thủ tuyến Tissa, Phương diện quân Ukraina 2 có thể vượt sông trong hành tiến, đánh chiếm Miskolc và dùng nó làm bàn đạp lợi hại để tấn công Budapest, trung tâm phòng ngự của liên quân Đức - Hungary tại đồng bằng Hungary.
Tuy nhiên cuộc tấn công của quân đội Liên Xô đã gặp phải trở ngại lớn. Ngày 23 tháng 9, Quân đội Đức Quốc xã đã đưa thêm các sư đoàn xe tăng 23, 24; Sư đoàn cảnh binh 4 SS và Sư đoàn kỵ binh 22 SS cùng các sư đoàn bộ binh 20 và 27 của Hungary đến mặt trận. Từ ngày 24 tháng 9, liên quân Đức - Hungari đã rút Tập đoàn quân 2 Hungary về khu vực Oradija - Debrecen, phới hợp với viện binh từ Tây Ukraina và Nam Tư sang thiết lập lại một dải phòng tuyến liên tục. Chiến sự trên khu vực biên giới Romania -Hungary lâm vào thế giằng co và ác liệt khi các bên tham chiến đều điều động đến mặt trận phía Đông sông Tissa nhiều sư đoàn xe tăng và cơ giới rất mạnh. Cuối cùng, chuỗi trận chiến này kết thúc với kết quả có lợi cho quân đội Liên Xô-Rumani khi ngày 25 tháng 9, họ tiến tới biên giới Romania - Hungary tại gần thành phố Mako và thu hồi thành phố biên giới Satu-Mare. Ngày hôm sau, Tiểu đoàn xe tăng 18 (Tập đoàn quân Romania 4) và Sư đoàn bộ binh 243 (Liên Xô) đã tiến vào lãnh thổ Hungary.
Trước tình hình Tập đoàn quân 53 và Tập đoàn quân Rumani 1 đã thu được thành công khi họ chiếm lại Arad và bắt đầu vượt biên giới Hungary-Rumani thời trước Quyết định Viên năm 1940, Nguyên soái R. Ya. Malinovsky yêu cầu đổi hướng tấn công chính về cánh trái của Phương diện quân Ukraina 2 và tạm thời chuyển toàn bộ binh lực sang phòng ngự, chuẩn bị cho một đợt tấn công mới tại Debrecen. Ý định của R. Ya. Malinovsky phù hợp với tính toán của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô. Ngày 25 tháng 9, Đại bản doanh chính thức phê chuẩn kế hoạch của Malinovsky. Ngày 25 tháng 9, toàn bộ quân đội Romania và Liên Xô trên tuyến tạm dừng chiến dịch và chuyển sang phòng ngự tích cực. Riêng tại khu vực phía Tây Cluj, Tập đoàn quân 27 (Liên Xô) và cánh trái của Tập đoàn quân Romania 4 vẫn tiếp tục truy đuổi Tập đoàn quân 2 Hungary và đến ngày 3 tháng 10 mới tiến ra biến giới Romania trước năm 1940.
Các diễn biến chính trị có liên quan.
Chính phủ Horthy dao động.
Mùa thu năm 1944, Hungary không chỉ trở thành một trong ba chiến trường quan trọng quyết định số phận của Đế chế thứ ba là còn trở thành tâm điểm của các quan hệ quốc tế ở Trung Âu. Đối với nước Đức Quốc xã, quan hệ với đồng minh Hungary bắt đầu rạn nứt từ tháng 3 năm 1944 khi một số quan chức của "vương triều không vua" Horthy Miklós bắt đầu "tìm đường sang phương Tây" và Adolf Hitler đã cho quân Đức chiếm đóng Hungary. Cuối tháng 8 năm 1944, lo ngại về một "Romania thứ hai" có khả năng sẽ diễn ra tại Hungary, Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức quyết định đặt tất cả các tập đoàn quân, quân đoàn và sư đoàn Hungary dưới quyền chỉ huy của các tướng lĩnh tư lệnh Đức. Thái độ này làm cho một số chính khách và tướng lĩnh Hungary còn có "lòng tự trọng" tỏ ra bất bình. Ngay cả Horthy Miklós, người đã gắn bó gần như cả sự nghiệp chính trị cuối cùng của ông ta với chế độ Quốc xã Đức cũng ít nhiều tỏ ra không đồng tình với chính sách áp đặt của Hitler.
Tối mùng 7 tháng 9, khi phát hiện được mũi đột kích của chủ lực Phương diện quân Ukraina 2 (Liên Xô) ngoặt lên hướng Debrecen chứ không hướng về Constantinopol như dự báo của Hitler. Hội đồng cơ mật của nhiếp chính Hungary đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Tại cuộc họp này, Trung tướng Tổng tham mưu trưởng quân đội Hungary Ianos Verios đã báo cáo tình hình mặt trận và cho rằng, các đòn tấn công này của quân đội Liên Xô sẽ tạo thành hai gọng kìm mạnh từ Đông Slovakia xuống và từ Nam Carpath lên, chia cắt hai tập đoàn quân Hungary ở phía Đông sông Tissa và trực tiếp uy hiếp Budapest. Hội đồng nhiếp chính Hungary nhận định tình hình là nghiêm trọng. Trong khi chưa nối được liên lạc với phương Tây, Horthy Miklós yêu cầu Hitler giúp đỡ. Trong thông điệp gửi Đại sứ Đức Quốc xã Greifenberg được Horthy ký ngay trong cuộc họp có đoạn viết:
Nhận được báo cáo khẩn của đại sứ Greifenberg. Hitler lập tức yêu cầu ông ta tiếp kiến Horthy Miklós để trấn an. Đại sứ Đức cho biết nước Đức Quốc xã sẵn sàng rút các lực lượng từ phía Tây sang phía Đông để mặt trận chống quân đội Liên Xô không bị vỡ. Greifenberg còn bảo đảm với Horthy Miklós rằng đến ngày 12 hoặc 13 tháng 8, chắc chắn quân đội Đức Quốc xã sẽ điều đến Hungary Sư đoàn xe tăng 23, Sư đoàn xe tăng 24, Sư đoàn bộ binh 18 SS, Sư đoàn cảnh binh SS, Sư đoàn bộ binh 22.
Ngày 8 tháng 9, Chính phủ Hungary đã họp phiên đặc biệt. Tại đây, bá tước Géza von Teleki cho rằng thời cơ để thương lượng với Liên Xô đã bị bỏ lỡ sau ngày 2 tháng 9, ngày mà các tập đoàn quân Liên Xô phát động tấn công vào Transilvania. Vả lại, theo thông báo của đại sứ Đức, người Đức sẽ chống người Nga đến cùng, dù cho có phải mở cửa phía Tây để quân Anh - Mỹ kéo vào nước Đức. Vì vậy, theo Géza von Teleki, cách tốt nhất là để cho quân đội Anh - Mỹ chiếm đóng Hungari.
Phản ứng của Đức Quốc xã.
Thông qua bộ máy mật thám của cả dân sự lẫn quân sự ở Hungary, một lần nữa tướng Johannes Frießner lại phán đoán đúng tình hình rằng đang có một âm mưu sau lưng quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận Hungary. Trong khi các sư đoàn xe tăng Đức đang được điều đến miền Đông Hungary thì ngày 13 tháng 9, Tổng hành dinh quân đội Đức Quốc xã tại Rastenburg (Đông Phổ) đã mở một phiên họp đặc biệt về tình hình Hungary. Sau kinh nghiệm thất bại cay đắng ở Romania, lần này, Adolf Hitler đã trao toàn quyền hành xử về quân sự và chính trị tại Hungary cho tướng Johannes Frießner. Mọi tổ chức quân sự cũng như dân sự, không trừ một tổ chức nào, đều được đặt thuộc quyền của Johannes Frießner. Cả Bộ Tổng tham mưu quân đội Hungary cũng bị đặt dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của Bộ tham mưu Cụm tập đoàn quân của tướng Johannes Frießner. Khi nhận được quyết định này, Johannes Frießner đã cảm ơn Hitler đã tin cậy và nói:
Ngay sau hội nghị, Bộ Tổng tham mưu lục quân Đức Quốc xã được lệnh phải tăng viện và tổ chức lại quân đội tại mặt trận Hungary trong thời gian ngắn nhất. Ngày 23 tháng 9 năm 1944, Hitler phê chuẩn quyết định tái lập Cụm tập đoàn quân Nam Đức bố trí tại Hungary gồm các tập đoàn quân 6 và 8 (cả hai đều tái lập), các tập đoàn 1, 2, 3 Hungary. Tướng Johannes Frießner vẫn làm tư lệnh cụm tập đoàn quân này. Các đơn vị Đức thuộc Cụm tập đoàn quân E đóng ở Nam Tư và Cụm tập đoàn quân F đóng ở Bắc Hy Lạp và Albani cũng thuộc quyền chỉ huy của tướng Johannes Frießner.
Chính phủ Horthy tìm lối thoát ở phía Tây.
Ngày 22 tháng 9, một ngày trước khi Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) được tái lập tại Hungary, Miklós Horthy cử thượng tướng István Náday, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hungary bí mật đáp máy bay đến Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh các lực lượng đồng minh phương Nam đạt tại Napoli (Ý). Tại đây, István Náday đã đề đạt với tướng Henry Wilson, tư lệnh các lực lượng đồng minh tại Ý về một kế hoạch đánh chiếm Hungary bằng quân đổ bộ của đồng minh từ hướng bán đảo Istria qua lãnh thổ Áo và Slovenia. Thực chất, đó chính là một phần của phương án Balkan của người Anh mà chính phủ Lakatós qua mạng lưới tình báo của mình ít nhiều nắm được. Tuy nhiên, liên quân Anh-Mỹ trên mặt trận Ý khi đó vừa dốc sức để mở chiến dịch Rimini nhằm đột phá qua phòng tuyến Gothic (Gotenstellung) và chuẩn bị cho Chiến dịch mùa xuân 1945 tại Ý (Spring offensive 1945). Người Anh cũng cho István Náday biết rằng phía sau tuyến Gothic, quân đội Đức Quốc xã còn bố trí bốn tuyến phòng thủ nữa gồm các tuyến Ghengis Khan ở phía Nam Bologna, tuyến song Po, tuyến sông Adige và tuyến Alpino để ngăn chặn quân Đồng Minh. Việc đột phá qua cả năm tuyến phòng thủ này không phải là một sớm một chiều. Trong khi đó thì quân đội Liên Xô đã ở cửa ngõ phía Đông Hungary và họ sẽ không dừng lại. Bởi vậy, tướng Henry Wilson khuyên István Náday nên trở về để nói chuyện với người Nga.
Các cuộc đàm phán Liên Xô - Hungary tại Moskva.
Nhận thấy không còn cách nào khác, ngày 28 tháng 9, Horthy Miklós cử phái đoàn của mình bí mật luồn rừng vượt qua chiến tuyến tại vùng núi Carpath sang phía Liên Xô để đàm phán. Tham gia đoàn Hungary có tướng Gábor Farago, cựu tùy viên quân sự Hungary tại Moskva trước chiến tranh, bá tước Géza von Teleki, Szent-Ivanyi Domokos, đại diện Bộ ngoại giao Hungary. Ngày 29 tháng 9, phái đoàn vượt qua biên giới an toàn, được Thượng tướng Fyodor Fedotovich Kuznetsov, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Liên Xô tiếp đón và đưa về Moskva bằng tàu hỏa. Ngày 2 tháng 10, tại Moskva, phái đoàn của tướng Gábor Farago bắt đầu đàm phán với phái đoàn quân sự Liên Xô cũng vẫn do thượng tướng F. F. Kuznetsov dẫn đầu. Cũng trong khoảng thời gian đó, những dấu hiệu binh biến của quân đội Hungary trên mặt trận Đông Carpath bắt đầu xuất hiện.
Mặc dù cuộc đàm phán đã tiến được khá xa nhưng tướng Gábor Farago chỉ được Horthy Miklós ủy nhiệm ký hòa ước với Liên Xô theo hai điều kiện. Một là cho các lực lượng đồng minh Anh, Hoa Kỳ cùng chiếm đóng Hungary. Hai là cho quân đội Đức Quốc xã được tự do rút khỏi Hungary. Về điều kiện thứ nhất, phía Liên Xô hứa sẽ bàn với các đồng minh Anh, Mỹ. Còn về điều kiện thứ hai thì tướng F. F. Kuznetsov nói thẳng rằng để quân đội Đức tự do rút lui là điều không thể được. Đoàn Liên Xô vạch rõ cho đoàn Hungary thấy họ không còn cách nào khác là phải cắt đứt mọi quan hệ với chế độ Quốc xã Đức, quân đội Hungary phải quay súng chiến đấu bên cạnh quân đội đồng minh nói chung và quân đội Liên Xô nói riêng chống lại quân đội Đức Quốc xã. Đó là cách tốt nhất để người Hungary có thể đóng góp vào thắng lợi chắc chắn sẽ đến của quân đồng minh chống lại chế độ phát xít. Rốt cuộc, phía Hungary hứa sẽ bảo đảm những điều kiện đó. Họ đề nghị quân đội Liên Xô ngừng công kích vào hướng Budapest để rút quân từ mặt trận về chống lại quân Đức. Phía Liên Xô đồng ý vì trên thực tế họ đang tạm ngừng chiến thuật để chuẩn bị cho Chiến dịch Debrecen chống lại Tập đoàn quân 6 (Đức).
Đến ngày 9 tháng 10, các dự thảo văn hiện hòa ước sơ bộ đã được hai đoàn đàm phán dự thảo xong. Trong khi hai bên đang chờ xin ý kiến của chính phủ của mình thì một sự biến ở Budapest đã chôn vùi hòa bình đối với chính phủ của Horthy Miklós. Thực hiện đúng yêu cầu của Đại bản doanh, ngày 14 tháng 10, nguyên soái R. Ya. Malinovsky, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 2 đến Szeged để đàm phán về việc thực hiện các điều khoản của hòa ước sơ bộ. Tuy nhiên, phía quân đội Hungary chỉ cử đến bàn đàm phán đại tá quân nhu Utasi Lowren. Ông này chẳng biết gì về các kế hoạch quân sự. Ông ta chỉ cho R. Ya. Malinovsky biết đại khái là Tập đoàn quân 1 Hungary sẽ rút khỏi Debrecen và có thể sẽ về Budapest tùy theo tình hình. R. Ya. Malinovsky đặt câu hỏi tại sao quân Hungary không chịu rút khỏi tuyến sông Tissa như hòa ước quy định. Viên đại tá trả lời: Không biết. R. Ya. Malinovsky phán đoán rằng đối phương (kể cả quân Đức và quân Hungary) đang muốn tranh thủ thời gian để rút quân khỏi cái túi Transilvania còn chưa đóng chặt. R. Ya. Malinovsky đề nghị ông ta truyền đạt đến cấp chỉ huy có thẩm quyền của Hungary yêu cầu về việc rút ngay các đơn vị Hungary đang đóng trên tuyến sông Tissa về Budapest và mở mũi đột kích vào cánh trái của Tập đoàn quân 6 (Đức) đang công kích Phương diện quân Ukraina 2 trên khu vực Sanok, quân đội Hungary phải bước vào chiến đấu ngay và bắt liên lạc với quân đội Liên Xô. 8 giờ ngày 16 tháng 10, phía Hungary phải cử một sĩ quan tham mưu cao cấp đến Szeged, mang theo các tin tức đầy đủ về tình hình quân đội Hungary và quân đội Đức Quốc xã mà họ nắm được.
19 giờ 15 phút ngày 14 tháng 10, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô ra tối hậu thư cảnh báo Chính phủ của Horthy Miklós rằng họ đang trì hoãn, làm mất thời gian và đồng thời làm mất cơ hội đến với hòa bình của nhân dân Hungary. Tối hậu thư cũng lặp lại yêu cầu mà nguyên soái R. Ya. Malionovsky đã đề nghị phía Hungary thực hiện và xúc tiến ngay các hoạt động đình chiến sơ bộ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, sau ngày 14 tháng 10, phía Hungary đã cắt đứt liên lạc với quân đội Liên Xô và trên chiến trường, quân Hungary tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Liên Xô kịch liệt hơn. Ngày 15 tháng 10, nhiếp chính Horthy Miklós ra lời kêu gọi nhân dân Hungary nổi dậy chống lại quân đội Đức Quốc xã. Ngày 16 tháng 10, các lực lượng đặc nhiệm SS do tướng Erich von dem Bach-Zalewski và thiếu tá Otto Skorzeny chỉ huy đã tổ chức đảo chính, bắt cóc con trai Horthy Miklós, buộc ông này phải lên đài phát thanh tuyên bố rút lại lời kêu gọi. Hai cha con Horthy Miklós bị đưa đi giam giữ tại Đức, những người đồng mưu với Horthy Miklós bị tàn sát. Tướng Ferenc Szálasi, người của Đảng Quốc xã Hungary được quân Đức đưa lên làm Nhiếp chính và ông này, cùng với bộ máy quân đội, SS và mật vụ Đức buộc quân đội Hungary phải chiến đấu đến cùng chống lại quân đội Liên Xô. Hòa bình ở Hungary từ chỗ chỉ còn 5 ngày để thực hiện đã trở thành 5 tháng với tổn thất 140.000 sinh mạng Hồng quân Liên Xô và hàng chục vạn sinh mạng quân Đức và quân Hungary.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả.
Kết thúc chiến dịch Bucharest-Arad, quân đội Liên Xô-Rumani đã tiến sâu 250-500 cây số, quét sạch quân Đức-Hungary khỏi phần lớn lãnh thổ Rumani (ngoại trừ một phần nhỏ lãnh thổ phía Bắc sẽ được giải phóng trong Chiến dịch Debrecen) và chuẩn bị các hoạt động tiếp theo nhằm giải phóng Nam Tư và Hungary. Thắng lợi tại Rumani cũng giúp quân đội Liên Xô đã nắm trong tay những vùng công nghiệp, hệ thống đường sắt và những vựa dầu lớn trong tình trạng gần như còn nguyên vẹn. Nhằm vá lại lỗ thủng ở khu vực Balkan, quân Đức đã phải điều đến Hungary và Rumani 20 sư đoàn (bao gồm 4 sư đoàn thiết giáp và 1 sư đoàn cơ giới hóa) cùng 2 lữ đoàn thiết giáp, làm binh lực ở các mặt trận khác bị suy yếu.
Tuy nhiên, chiến dịch Bucharest-Arad không phải là một cuộc dạo chơi. Để có được chiến thắng quan trọng này, quân đội Liên Xô và Rumani cũng phải chịu những thiệt hại đáng kể. Trong toàn bộ các chiến dịch giải phóng Romania từ 23 tháng 8 đến 31 tháng 10, quân đội Liên Xô đã có 286.000 thương vong, trong đó có 69.000 người thiệt mạng. Trong các cuộc chiến đấu chống lại quân đội Đức Quốc xã từ 25 tháng 8 đến 31 tháng 10, quân đội Romania (trong phe đồng minh) cũng chịu thiệt hại 58.000 người chết. Thiệt hại của quân đội Đức Quốc xã và Hungary trong các chiến dịch ở Transilvania và vùng biên giới Romania - Hungary lên đến 56.000 quân, trong đó có 8.586 quân Đức, hơn 5.000 sĩ quan và binh lính Đức bị bắt làm tù binh. Theo thống kê của Cục thông tin tình báo Xô Viết (Sovinform) chỉ trong tháng 9 năm 1944 thiệt hại trong hàng ngũ tướng lĩnh Đức tại Rumani là 2 người tử trận, 8 người bị bắt và 1 người tự sát.
Đánh giá và ảnh hưởng.
Chiến dịch Bucharest-Arad cũng cho thấy sự phối hợp hiệu quả của quân đội Liên Xô và quân đội Romania. Quân đội Romania trong chiến dịch này đã chiến đấu rất xuất sắc, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh bạc nhược và rệu rã trong chiến dịch Iaşi-Chişinău. Điều đó xảy ra một phần do tinh thần dân tộc của các sĩ quan và binh sĩ Romania nóng lòng muốn đòi lại đất đai vùng Transilvania; một phần do quá trình tham gia chiến đấu bên phe Đức Quốc xã, nhiều sĩ quan và binh sĩ Romania đã được tận mắt chứng kiến những sự thật về quân đội Đức Quốc xã, về chế độ phát xít và các cuộc tàn sát do quân đội Đức Quốc xã gây ra trên lãnh thổ các nước bị chế độ phát xít chiếm đóng, kể cả trên lãnh thổ Romania. Những điều đó ít nhiều đã làm tỉnh ngộ ý thức về một cuộc chiến đấu chính nghĩa của quân đội Romania. Nhân dân Romania nói chung và những người lính Romania đều không ủng hộ cuộc chiến tranh do nước Đức Quốc xã gây ra. Ngày nay, các sử gia cũng đánh giá việc Romania tham gia chiến tranh thế giới thứ hai bên phe Đức Quốc xã là dựa vào những nguyên cớ đã lỗi thời về địa chính trị. Hơn thế nữa, liên minh Romania - Đức Quốc xã là một liên minh chứa đầy những hiểm họa do nó không có một hiệp ước, một văn kiện hay bất cứ một thứ giấy tờ nào để bảo đảm.
Về chuyên môn, chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô, các sĩ quan quân đội Romania học hỏi được nhiều điều về kinh nghiệm chỉ huy tác chiến, các binh sĩ Romania học được tinh thần và kĩ năng chiến đấu của binh sĩ Liên Xô. Quân đội Romania còn tiếp tục tham gia chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô ở Nam Âu, Trung Âu, nước Áo, nước Đức và đến tháng 5 năm 1945, họ trở về Tổ Quốc với tư cách của người chiến thắng, chiến thắng chế độ phát xít và chiến thắng chính mình. | 1 | null |
Giới thiệu.
Kodni là một làng thuộc tehsil Chikodi, huyện Belgaum, bang Karnataka, Ấn Độ.
Theo thông tin Điều tra dân số năm 2011, mã địa điểm hoặc mã làng của làng Kodni là 597135. Làng Kodni nằm cách trụ sở tiểu khu Chikodi (văn phòng tehsildar) 25 km và cách trụ sở huyện Belgaum 82 km.
Nhân khẩu.
Theo số liệu thống kê năm 2009, Kodani là gram panchayat của làng Kodni. Tổng diện tích địa lý của thôn là 854,63 ha. Năm 2011, Kodni có tổng dân số 4.688 người, trong đó dân số nam là 2.392 và dân số nữ là 2.296 người. Tỷ lệ biết chữ của làng kodni là 64,93% trong đó 74,12% nam và 55,36% nữ biết chữ. Có khoảng 984 ngôi nhà ở làng Kodni.
Mã pin của địa phương Kodni là 591237.
Đến năm 2023, ước tính số dân tại đây khoảng 5.251 - 5.719 người.
Tham khảo.
| 1 | null |
Xe tăng M3 là một chiếc xe tăng hạng trung của Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II. Tại Anh, xe tăng được gọi bằng hai cái tên dựa trên kết cấu tháp pháo. Loại xe tăng sử dụng tháp pháo ban đầu của Hoa Kỳ được gọi là "Lee", được đặt tên theo tướng Robert E. Lee của phe Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ. Biến thể sử dụng tháp pháo của Anh được gọi là "Grant", được đặt tên theo tướng Mỹ Ulysses S. Grant.
Thiết kế bắt đầu vào tháng 7 năm 1940, và các chiếc M3 đầu tiên vào hoạt động vào cuối năm 1941. Quân đội Mỹ cần một chiếc xe tăng tốt và cùng với nhu cầu của Vương quốc Anh cho 3.650 xe tăng hạng trung ngay lập tức, Lee bắt đầu sản xuất cuối năm 1940.M3 là cũng vũ trang và bọc thép trong giai đoạn này, nhưng do lỗi trong thiết kế (hình dáng to lớn, pháo chính được gắn bên sườn xe, tốc độ chạy trên các địa hình khác dưới mức trung bình) là không thỏa đáng và đã được rút khỏi nhiệm vụ tiền tuyến càng sớm càng tốt và M4 Sherman đã được dùng để thay thế với số lượng lớn.
Lịch sử.
Năm 1939, quân đội Mỹ sở hữu khoảng 400 xe tăng, chủ yếu là xe tăng hạng nhẹ M2, với chưa tới 100 chiếc xe tăng hạng trung M2. Mỹ đã tài trợ nghèo nàn để phát triển xe tăng trong những năm giữa hai cuộc chiến, và không có cơ sở hạ tầng cho ít kinh nghiệm sản xuất, thiết kế, và học thuyết để hướng dẫn các nỗ lực thiết kế.
Loạt xe tăng hạng trung M2 là điển hình của loại xe chiến đấu bọc thép (AFV) được nhiều quốc gia sản xuất vào năm 1939. Khi Hoa Kỳ tham chiến, thiết kế của M2 là lỗi thời với một khẩu pháo chính 37 mm, giáp trước 32 mm, được trang bị chủ yếu là súng máy là có cỡ nòng to. Panzer III và Panzer IV đã rất thành công trong trận chiến nước Pháp đã khiến quân đội Mỹ ngay lập tức đặt sản xuất một chiếc xe tăng mới được trang bị với một khẩu pháo 75 mm trên tháp pháo. Đây sẽ là M4 Sherman. Tuy nhiên, cho đến khi Sherman hoàn thành thiết kế và sản xuất, thiết kế tạm thời với một khẩu súng 75 mm đã được cấp thiết hoàn thành.
M3 là giải pháp. Thiết kế của nó không bình thường bởi vì vũ khí chính là một khẩu pháo có cỡ nòng lớn 75 mm được gắn trên thân tăng làm giới hạn sự xoay chuyển. Một tháp pháo nhỏ với một khẩu pháo có cỡ nòng 37 mm và có tốc độ bắn cao. Một mái vòm nhỏ trên đỉnh tháp pháo có gắn một khẩu súng máy. Việc sử dụng hai khẩu súng chính được nhìn thấy trên Char B1 của Pháp, T-35 của Liên Xô, và Churchill Mk I của Anh. Trong mỗi trường hợp, hai vũ khí cung cấp cho các xe tăng khả năng bắn cả đạn nổ và đạn xuyên giáp chống tăng để chống lại xe tăng đối phương. M3 khác biệt chút ít so với các xe tăng này có một khẩu súng chính có thể bắn một viên đạn xuyên giáp với một sơ tốc đủ cao cho hiệu quả xuyên giáp, cũng như bắn dạn nổ đó là đủ lớn để tiêu diệt đối phương. Sử dụng pháo chính lắp trên thân tăng, thiết kế M3 được sản xuất nhanh hơn vì không cần sản xuất tháp pháo cỡ lớn. Có thể hiểu rằng các thiết kế M3 nhiều thiếu sót, nhưng Anh lúc đó đang rất cần xe tăng.
M3 khá cao và to: bộ truyền tải chạy qua khoang kíp lái theo lồng tháp pháo với hộp số lái xe nằm phía trước. Có một số là khác biệt giữa các hệ thống phanh, với một vòng tròn chuyển 37 ft (11 m). Một lò xo đình chỉ theo chiều dọc bao gồm một con lăn trở lại được thực hiện với các đơn vị khép kín và dễ dàng thay thế chốt đến khung xe. Tháp pháo quay được do hệ thống điện thủy lực - một động cơ điện cung cấp áp lực cho động cơ thủy lực. Tháp pháo xoay một vòng sau sau 15 giây. Cùng một động cơ được cung cấp áp lực cho hệ thống ổn định súng.
Pháo 75 mm được điều khiển bởi một xạ thủ và một nạp đạn viên. Ống ngắm của pháo 75-mm là ống ngắm M1 đặt trên nóc xe. ống ngắm xoay cùng súng. Tầm ngắm đạt đến đến 3.000 yd (2.700 m)
với những mảng dọc để hỗ trợ chụp độ võng khi ngắm một mục tiêu di động. Xạ thủ ngắm mục tiêu thông qua bánh quay hướng cho nòng súng chĩa vào mục tiêu.
Pháo 37 mm nhắm mục tiêu thông qua các kính ngắm M2, kính ngắm gắn ở mặt bên của súng. Nó cũng dùng cho súng máy đồng trục. Ống ngắm có phạm vi từ 0-1,500 yd (1.400 m) cho pháo 37-mm và từ 0-1,000 (910 m) yd cho súng máy.
Người Anh đã mua M3 khi họ bị thiếu xe tăng (Xe tăng bộ binh Matilda và xe tăng kị binh Crusader).Chuyên gia Anh đã xem mô hình thử nghiệm vào năm 1940 và xác định sai sót như thân xe cao cao, pháo lắp ở thân tăng, radio, bánh xích, giáp không đủ, và ít chú ý đến bảo khớp xích. Anh đã đồng ý đặt hàng 1.250 chiếc M3, được sửa đổi theo yêu cầu của họ theo thứ tự sau đó đã được tăng lên với hy vọng rằng đó là một chiếc xe tăng vượt trội, nó có thể thay thế xe tăng của họ. Hợp đồng đã được sắp xếp với ba công ty Mỹ, với tổng chi phí khoảng 240 triệu đô la Mỹ.
Các nguyên mẫu thử nghiệm đã được hoàn thành tháng 3 năm 1941 và mô hình sản xuất theo đặc điểm kỹ thuật và những chiếc xe tăng này đã xuất đầu tiên ở Anh vào tháng Bảy.. Nó có áo giáp dày hơn so với Mỹ và loại bỏ các mái vòm Mỹ cho đơn giản. Cả Hoa Kỳ và các xe tăng của Anh đã có giáp dày hơn kế hoạch. Việc thiết kế cho Anh yêu cầu kíp lái ít hơn một liên lạc viên so với phiên bản của Mỹ. Mỹ sau này cũng loại bỏ liên lạc viên ở tháp pháo và giao nhiệm vụ đó cho người lái xe.
Quân đội Mỹ sử dụng chữ "M" (Model) để chỉ gần như tất cả các xe tăng của họ. Khi quân đội Anh đã nhận được xe tăng M3 mới từ Mỹ, gây nhầm lẫn giữa xe tăng hạng trung M3 và xe tăng hạng nhẹ M3. Quân đội Anh bắt đầu đặt tên cho xe tăng Mỹ mới nhập của họ là "Grant"
Các khung gầm và thiết bị của M3 đã được điều chỉnh bởi những người Canada cho xe tăng Ram II của họ. Thân của M3 cũng được sử dụng cho pháo tự hành và xe sửa chữa.
Hiệu suất chiến đấu.
Châu Âu và chiến trường Địa Trung Hải.
Trong số chiếc 6.258 M3 sản xuất tại Hoa Kỳ, 2855 M3 chiếc được cung cấp cho quân đội Anh, và khoảng 1.386 chiếc đến Liên Xô. Do đó, M3 là một trong xe tăng đầu tiên của Mỹ trong chiến dịch Bắc Phi năm 1942. Xe tăng Grant của Anh chống lại lực lượng của Erwin Rommel trong trận trân chiến Gazala vào ngày 27 tháng năm đó. Họ tiếp tục phục vụ tại Bắc Phi cho đến khi kết thúc chiến dịch đó. Một trung đoàn phương tiện M3 cũng được sử dụng bởi Sư đoàn thgiáp 1 ở Bắc Phi. Trong chiến dịch Bắc Phi, M3 được đánh giá cao về độ bền cơ học, giáp tốt và hỏa lực mạnh.
Trong cả ba lĩnh vực này, nó có thể chống lại xe tăng Đức và pháo chống tăng kéo. Nhưng thân xe cao và thấp, thân được gắn pháo 75 mm là những nhược điểm nghiêm trọng trong chiến thuật, làm xe tăng không thể áp dụng chiến thuật " hull down"(chỉ nhô mỗi tháp pháo lên). Việc sử dụng áo giáp tán đã dẫn đến một vấn đề được gọi là "spalling," theo đó tác động của đạn đối phương sẽ gây ra các mảnh đạn gây nổ hầm đạn xe tăng. Các phiên bản sau đó đã được hàn để loại bỏ vấn đề này. M3 đã được thay thế bằng M4 Sherman ngay sau khi chúng được sản xuất, mặc dù một số M3 nhìn thấy hoạt động hạn chế trong cuộc chiến tại Normandy như xe bọc thép phục hồi.
Hơn 1.300 chiếc M3A3 và M3A5 đã được cung cấp cho Liên Xô thông qua chương trình Lend-Lease trong những năm 1942-1943. Tất cả đều là các biến thể Lee, mặc dù đôi khi chúng được gọi chung là Grant. M3 là không phổ biến trong Hồng quân, ít khi xuất hiện trong các cuộc đụng độ với chiến xa và vũ khí chống tăng của Đức. Cách gọi tên chính thức của Liên Xô là "М3с" ("М3 средний", tăng hạng trung M3) để phân biệt với từ "М3л" ("М3 лёгкий", tăng hạng nhẹ M3 Stuart). Tuy nhiên, lính Liên Xô gán cho nó biệt danh là "БМ-6 - братская могила vào шестерых" mà có thể được dịch là "ngôi mộ tập thể cho sáu người", như một cách để mỉa mai khả năng chiến đấu yếu kém của M3.
Vài chiếc đã được nhìn thấy trong chiến đấu sau khoảng giữa năm 1943, mặc dù một số M3 đã được sử dụng trên mặt trận phía Bắc trong cuộc tấn công của Hồng quân tại Litsa hướng tới Kirkenes trong tháng 10 năm 1944. Người Đức chỉ có trên mặt trận này một số ít xe tăng lỗi thời của Pháp là Hotchkiss H35 và Somua S35 mà họ đã thu được trong thời gian chiếm đóng, do đó khả năng tăng chống tăng yếu kém của M3 không phải là hạn chế quá lớn.
Thái Bình Dương và mặt trận Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ.
Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương là một cuộc chiến tranh trên đại dương chủ yếu bởi các hạm đội hải quân của Hoa Kỳ và Đế quốc Nhật Bản. Xe tăng chiến đấu đóng một vai trò thứ yếu như các trận đánh chính giữa tàu chiến và máy bay. Trong chiến dịch Thái Bình Dương, Thủy quân lục chiến Mỹ triển khai tất cả sáu tiểu đoàn xe tăng của quân đội Mỹ nhưng chỉ có 1/3 xe tăng của 70 tiểu đoàn xe tăng riêng biệt của nó, và không có bất kì sư đoàn thiết giáp ở Thái Bình Dương.
Trong trận Tarawa năm 1943, quân đội Mỹ tấn công vào đảo Makin Island gần đó. Quân đội đã được hỗ trợ bởi một trung đội xe tăng M3A5 Lee từ tiểu đoàn tăng 193 của Quân đội Mỹ, làm cho trận chiến duy nhất quân đội Mỹ chỉ sử dụng của M3 tại Mặt trận Thái Bình Dương này. M3 không được sử dụng bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Khi người Anh nhận được M4 Sherman mới của họ từ Mỹ, nhanh chóng chuyển khoảng 1.700 chiếc M3 đến mặt trận Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ, triển khai khoảng 800 chiếc M3 cho các lực lượng Úc và khoảng 900 xe tăng M3 cho các lực lượng Ấn Độ. Lee và Grant của Anh đã được sử dụng bởi sư đoàn 14 của Anh đã trình diễn rất tốt cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ở vùng Viễn Đông, nhiệm vụ chính của M3 là hỗ trợ bộ binh. Nó đóng một vai trò quan trọng trong trận Imphal, trong thời gian đó, Trung đoàn xe tăng 14 của Lục quân Đế quốc Nhật Bản (bao gồm xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart bị bắt và xe tăng Ha-Go Kiểu 95) gặp phải xe tăng hạng trung M3 lần đầu tiên. Mặc dù tốc độ đi trên dường xấu kém thấp hơn mức trung bình, M3 vẫn di chuyển rất tốt khi họ đi ngang qua các sườn đồi dốc quanh Imphal.
nó chính thức lỗi thời vào tháng 4 năm 1944, Lee đã chiến đấu chống lại Nhật Bản cho đến khi chiến tranh kết thúc. Cuối cùng, M3 tại chiến trường Trung Quốc-Miến Điện-Ấn Độ đã thực hiện tốt nhiệm vụ thiết kế ban đầu của nó là: hỗ trợ bộ binh.
Tổng quan.
Nhìn chung, M3 được sử dụng đối phó với chiến trường năm 1940. Áo giáp và hỏa lực của nó bằng hoặc cao hơn hầu hết các mối đe dọa mà nó dự kiến phải đối mặt. Khi đó, pháo có độ xuyên giáp cao chưa phổ biến trên các xe tăng Đức trên chiến trường. Tuy nhiên, tốc độ phát triển xe tăng Đức rất nhanh chóng, và có nghĩa là M3 bị vượt mặt rất nhanh chóng. Đến giữa năm 1942, với sự ra đời của xe tăng Tiger I của Đức, việc nâng cấp Panzer IV lên nòng 75 mm (2.95) KwK 40 L/43, và hơn nữa vào năm 1943, sự xuất hiện của Panther, cùng với sự sẵn có của một số lượng lớn Sherman, M3 được rút khỏi phục vụ tại chiến trường châu Âu.
Biến thể.
"British designations in parentheses" | 1 | null |
Pendurthi là một mandal và là một khu đô thị thuộc thành phố Visakhapatnam, Ấn Độ. The neighbourhood is considered as the major residential and commercial area in the district. It is located within the jurisdiction of the Greater Visakhapatnam Municipal Corporation, which is responsible for the civic amenities in Pendurthi. It is located on the west fringe of Visakhapatnam city. | 1 | null |
Katheru là một thị trấn trong vùng đô thị Rajahmundry, thuộc huyện East Godavari, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. It was a census town and an urban agglomeration constituent of Rajahmundry as per 2011 census of India and was fully included into the corporation on ngày 18 tháng 3 năm 2013, along with 21 panchayats. It also forms a part of Godavari Urban Development Authority. | 1 | null |
Hukumpeta là một thị trấn trong vùng đô thị Visakhapatnam, thuộc huyện Visakhapatnam, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. It was a census town and an urban agglomeration constituent of Araku as per 2011 census of India, which was fully included into the corporation on ngày 18 tháng 3 năm 2013, along with 11 panchayats. It also forms a part of Greater Visakha Urban Development Authority. | 1 | null |
Họa bì 2 () là một bộ phim hành động giả tưởng do Trung Quốc sản xuất năm 2012, do Ô Nhĩ Thiện làm đạo diễn, Trần Quốc Phú đồng sản xuất, với sự tham gia của các diễn viên gồm Trần Khôn, Triệu Vy, Châu Tấn, Dương Mịch, Phùng Thiệu Phong, Phí Tường và Trần Đình Gia.
Phim chính thức khởi chiếu vào ngày 28 tháng 6 năm 2012 tại Trung Quốc và ngày 24 tháng 8 năm 2012 tại Việt Nam dưới định dạng 3D.
Tóm tắt.
Chuyện phim xảy ra sau sự kiện trong "Họa bì 1." Tiểu Duy lúc này vì vi phạm nguyên tắc của yêu giới nên bị giam cầm tại hồ băng lạnh giá, và rồi nàng được Tước Nhi giải thoát. Để trở thành người, Tiểu Duy phải tìm được ai đó tình nguyện dâng trái tim cho cô, trong quá trình tìm kiếm cô gặp được Tĩnh công chúa rồi cả hai người cùng đến Bạch Thành, nơi có quân triều đình đồn trú do tướng quân Hoắc Tâm đứng đầu với nhiệm vụ canh phòng sự xâm nhập của quân nước Thiên Lang. Hoắc Tâm vốn là cận vệ của Tĩnh công chúa, Tĩnh công chúa yêu anh nhưng bị cự tuyệt do thân phận không xứng đáng, một phần do Hoắc Tâm bị Tiểu Duy sử dụng ma thuật mê hoặc và cảm giác tội lỗi vì không bảo vệ được Tĩnh công chúa khiến dung mạo của nàng bị hủy hoại trong một lần hai người đi săn gấu vào năm nàng 15 tuổi. Để Hoắc Tâm yêu mình, Tĩnh công chúa chấp nhận mượn bộ da của Tiểu Duy trong vòng 6 canh giờ nhằm có được một dung nhan mỹ lệ có thể mê hoặc bất kỳ người đàn ông nào. Tĩnh công chúa mang bộ da của Tiểu Duy trên người và đi gặp người mình yêu là Hoắc Tâm, sau 6 canh giờ công chúa trả lại bộ da của Tiểu Duy và khôi phục lại dung mạo của mình. Công chúa thấy Hoắc Tâm say mê dung mạo của Tiểu Duy thì hết sức tức giận muốn Hoắc Tâm giết chết Tiểu Duy nhưng anh u mê không bằng lòng.
Để giữ hòa hiếu giữa triều đình và nước Thiên Lang, nhà vua quyết định gả Tĩnh công chúa cho vương tử nước này. Nhưng do Tĩnh công chúa cự tuyệt hôn ước nên quân nước Thiên Lang do lão phù thủy cầm đầu đã tấn công Bạch Thành để cướp công chúa về. Hoắc Tâm đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ công chúa nhưng cuối cùng bị thương, công chúa giả vờ đồng ý thành hôn với vương tử nước Thiên Lang. Nàng tình nguyện dâng trái tim cho Tiểu Duy để Tiểu Duy có thể hóa kiếp thành người, còn nàng lấy bộ da của Tiểu Duy, chấp nhận trở thành yêu quái để được sống trọn đời bên Hoắc Tâm. Tiểu Duy mang dung mạo của Tĩnh công chúa sang nước Thiên Lang để thành hôn.
Hoắc Tâm cuối cùng phát hiện ra việc Tĩnh công chúa và Tiểu Duy hoán đổi thân xác cho nhau. Anh tự hủy hoại đôi mắt của mình để chứng minh tình yêu với Tĩnh công chúa. Cũng như không muốn công chúa sống đời yêu quái nên đã mang nàng sang nước Thiên Lang tìm Tiểu Duy để đòi lại trái tim. Thật không may, nước Thiên Lang cầu thân công chúa chỉ vì muốn lấy trái tim của nàng để cứu sống cho vương tử nước họ, người này trước kia đã bị Tiểu Duy móc mất trái tim. Hoắc Tâm một mình đánh bại được quân lính nước Thiên Lang cùng với lão phù thủy, cứu được Tiểu Duy. Cảm động trước chân tình của Hoắc Tâm dành cho Tĩnh công chúa, Tiểu Duy đã tình nguyện trả lại trái tim cho công chúa. Vào thời khắc nhật thực xảy ra, Tiểu Duy hòa làm một cùng thân xác của công chúa. Cuối cùng, công chúa trở lại thành người với khuôn mặt không còn bị sẹo và rồi cùng Hoắc Tâm sống hạnh phúc.
Âm nhạc.
Ca khúc cuối phim vẫn là "Họa tâm" (được sử dụng trong "Họa bì 1)" do Trương Lương Dĩnh trình bày. Ngoài ra, phim còn nổi tiếng với ca khúc "Họa Tình" do nữ ca sĩ Diêu Bối Na (mất ngày 16/1/2015) thể hiện.
Đón nhận.
"Họa bì 2" sau khi ra mắt đã trở thành một trong 10 bộ phim dẫn đầu về doanh thu trong lịch sử Trung Quốc. Sau 16 ngày công chiếu đã thu về 98 triệu USD tiền vé, gần bằng tổng doanh thu phòng vé của "Đường Sơn đại địa chấn" năm 2010. Tuy nhiên, "Họa bì 2" đạt doanh thu cao chủ yếu do dàn diễn viên ngôi sao (Trần Khôn, Triệu Vi, Châu Tấn, Dương Mịch), do chiến thuật tuyên truyền và thời điểm ra mắt đúng vào dịp học sinh, sinh viên Trung Quốc nghỉ hè và bắt đầu với những kế hoạch tiêu pha, giải trí, còn chất lượng phim được đánh giá là "chỉ trên mức trung bình", tình tiết thiếu chiều sâu, nhân vật nhạt nhẽo, tạo hình cũng bị cho là "bắt chước phim Hollywood", câu khách nhờ các cảnh nóng giữa Triệu Vi và Châu Tấn. Thành công của "Họa bì 2" bị đánh giá là "tin vui đáng xấu hổ" của điện ảnh Hoa ngữ. | 1 | null |
Tadepalli là một thị trấn municipality thuộc huyện Guntur, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. The town lies on the south bank of the Krishna river and is the headquarters of Tadepalle mandal of Guntur revenue division. It lies in Andhra Pradesh Capital Region and a small portion of the town is a part of the state capital, Amaravati. | 1 | null |
Nguyễn Huy Nhu (1887-1962), còn gọi là Nghè Nhu, là một danh sĩ Nho học và nhà giáo dục Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Thân thế cuộc đời.
Ông là người làng Vạn Lộc, tổng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc, phủ Hưng Nguyên (nay là phường Nghi Tân, Thị xã Cửa Lò), tỉnh Nghệ An. Nguyên quán ông ở xã Bột Thái, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, tổ tiên dời vào Nghệ An.
Ông đỗ Cử nhân khoa Kỷ Dậu 1909, sau đó được sung chức Giáo thụ phủ Quảng Ninh, Huấn đạo hạng nhất. Năm 1916, ông đỗ Tiến sĩ khoa thi Bính Thìn, dưới triều vua Khải Định, khi mới 30 tuổi. Bia Văn miếu Huế chép ông đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, đứng thứ 5 trong số 7 Tiến sĩ của khoa này. Về sau ông làm quan đến Hàn lâm viện Tu soạn, Đốc học Quảng Ninh.
Khi Viện Đại học Huế được thành lập năm 1957, ông được mời làm giáo sư môn Hán văn.
Ông qua đời năm 1962.
Tên ông đang được đề nghị đặt tên đường tại thành phố Vinh.
Sự nghiệp văn chương.
Ông để lại nhiều thơ văn, câu đối, trong đó có đôi câu đối ca ngợi Cửa Lò quê ông:
Gia đình.
Ông là thân phụ của nhà văn Nguyễn Huy Phương và nhà văn Nguyễn Thị Thanh Hương. Con rể ông, Vũ Tú Nam, cũng là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. | 1 | null |
Vương Hữu Phu (1880-1941) còn có tên là Vương Đình Thụy, húy Bảy, tự Vi Tử, sinh ngày 5 tháng12, năm Canh Thìn (1880), tại thôn Long Vân, xã Vân Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cụ sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống khoa bảng. Cha là Vương Danh Thân, đỗ Cử nhân khoa Giáp Tý (1864), làm quan đến chức Giám sát Ngự sử. Anh ruột là Vương Đình Trân, sau đổi là Vương Đình Trác, đỗ Phó bảng khoa Ất Mùi (1895), làm quan đến chức tri phủ.
Từ nhỏ cụ đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, lại được dùi mài kinh sử từ các thầy đồ nổi tiếng trong tỉnh, như cụ Đầu xứ Đinh Văn Uyển ở xã Kim Khê, Nghi Lộc; cụ Cử nhân Vĩnh Am - Nguyễn Thế Cát ở làng Đại Đồng, nay thuộc xã Thanh Tường, huyện Thanh Chương. Năm 23 tuổi, cụ đỗ Á nguyên (Cử nhân, thứ 2), khoa Quý Mão (1903), tại Trường thi Hương Nghệ An. Đến khoa thi Hội năm Canh Tuất (1910), cụ đỗ đầu cả thi Hội, thi Đình, tức Song nguyên (Hội nguyên và Đình nguyên). Cụ làm quan đến chức Thừa chỉ hậu bổ, Trước tác xung Cơ mật viện. Cụ còn để lại một số câu đối sáng tác treo ở nhà thờ họ Vương ở Vân Diên, Nam Đàn và ghi trong tài liệu gia đình Phó bảng Đào Phan Duân ở Bình Định (Trong sách: "Câu đối xứ Nghệ" - Nhà xuất bản. Nghệ An, 2005.- T.1).
Cụ là người chung thủy với thầy và đồng môn, đã cùng các học trò khác làm câu đối mừng thầy là Nguyễn Thế Cát được thăng chức và hiện còn được treo ở nhà thờ thầy như sau:
Hội trung tư mã nhàn kỳ thạc;
Đường thượng tam chiên tiến đại phu.
(Trong hội triều quan, thầy là bậc kỳ lão nhàn nhã; Trên đường thăng chức, mừng thầy lên bậc Đại phu).
Lại có câu:
Phượng chiếu thập hàng nhàn vân nhất phiến;
Chiên đường tam tiến thái hộ tăng quang.
(Chiếu vua mười hàng, một làn mây nhàn nhã; Đường thăng chức tước, cửa lớn càng sáng thêm).
Bài văn thi đỗ Đình nguyên được gia đình, dòng họ Vương ở Vân Diên đã tìm ra. Bản văn sách được trích từ tập: Hội Đình văn tuyển, khoa thi Canh Tuất, triều Duy Tân (Duy Tân - Canh Tuất khoa).
Đề luận do nhà vua ra. Trong chế sách có đặt vấn đề rất thực tế của xã hội nước ta lúc đó, xin trích đoạn văn quan trọng:
"… Hiện thời, trong dân gian chưa khỏi cảnh xin ăn, ở nơi đầm lớn rừng sâu còn nghe tiếng trộm cướp, phải chăng đường lối giúp dân làm giàu và giáo hóa dân còn chưa thoả đáng? Quản Tử nói: "Cơm áo đủ thì biết vinh nhục, kho lẫm đầy thì biết lễ tiết". Nay muốn bọn gian quỹ không trỗi dậy, công thương được hưng khởi lên, ở vùng ven biển và ven núi, ruộng nương được khai khẩn hết, mọi nhà đều biết, việc giáo hóa có thể thi hành rộng rãi. Suy nghĩ cho sâu làm sao sửa trị được như thế? Kẻ sĩ quân tử rộng đường khai thác cổ kim, biết sâu nghĩa vụ, hãy trình bày hết ý của mình, không phù phiếm, không giấu giếm, trẫm sẽ ban khen, tiếp thu mà thi hành vậy".
Đình nguyên Vương Hữu Phu không những vận dụng triết học phương Đông, như thuyết ngũ hành để phân tích ưu nhược điểm thể chế chính trị xã hội phong kiến đương triều, lại nhìn thẳng vào thực tế xã hội lúc bấy giờ tìm ra những mặt yếu kém, sự lạc hậu về mọi mặt, đồng thời chắt lọc sự văn minh về kinh tế, văn hoá xã hội phương Tây để lý giải và làm sáng tỏ những non kém trong phương thức sản xuất, trong điều hành lực lượng lao động xã hội và đề xuất cần phải có chính sách cải tổ, tập trung xây dựng phát triển đất nước ở những mặt đặc thù quan trọng phù hợp với đặc điểm thiên thời, địa lợi, nhân hòa nước ta lúc bấy giờ. Xin trích một số đoạn đề cập đến các vấn đề vừa nêu từ bài văn đối sách của cụ Đình nguyên:
"Nay chế sách lấy việc trong dân gian còn cảnh xin ăn, ở nơi đầm lớn rừng sâu còn nghe tiếng trộm cướp ra để hỏi, thần xin được giãi bày. Có người nói đó là do thiên tai thường xuyên xảy ra, thần cho là không phải thế. Theo thần thì mối lợi nông nghiệp nước ta chẳng những chưa được mở rộng mà phân bón còn chưa được tân chế, nghề trồng trọt chưa có phương pháp tốt, cái đạo "phú chi" hoặc giả chưa làm đến cùng, chợt gặp năm hạn hán hay úng ngập, gây mất mùa, đói kém, thì niềm vui và mối lợi chưa khắp đến xóm nghèo! Cũng có người nói ấy là do sự ngộ nhận về tự do, (thần) cũng cho không phải thế. Theo thần thì các học giả nước ta chẳng những chưa được mở mang, mà văn minh cũng chưa được đều khắp, nên tập tục lề thói còn chấp nê thủ cựu, cái đạo "Giáo chi" có chỗ chưa làm hết sức. Bọn thiếu niên thì hiểu sai tự do, không thực hiện được ý nguyện bèn cam chịu sống ngoài vòng giáo hoá. Cái đạo "Phú chi, giáo chi" như vậy là chưa được tiến hành thoả đáng, thật đúng như chế sách nói vậy! Thần trộm nghĩ cái cần kíp lúc này không có gì lớn hơn hai việc là hưng dân lợi và khai dân trí. Đức Khổng Tử khi trả lời câu hỏi của Nhiễm Hữu có nói rằng: "Sau khi làm cho dân giàu có thì phải tiến hành giáo dục họ". Tây triết nói: "Muốn làm cho dân có tri thức thì trước hết phải khơi thông sự ngu dốt của dân". Như vậy đường lối giúp dân làm giàu và giáo dục dân thường nương tựa vào nhau, việc thi hành không thể rối loạn.… Nhưng thần trộm nghĩ, làm cho dân được lợi thì không gì quan trọng hơn nghề nông; mở mang dân trí thì không gì lớn hơn việc giáo hóa. Lại không thể nói công thương không đủ để hưng lợi và mở mang trí tuệ! Thần trộm cho rằng: "Công" tất phải học máy móc, việc chế tạo do đó mới có thể phát triển, "Thương" thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải được thông suốt, có thế việc buôn bán mới được mở mang. Thần trộm thấy về công nghệ nước ta, thì nghề thủ công chưa được khéo, việc buôn bán thì hàng hóa xuất ra nước ngoài bị cấm, cả công và thương đều chưa có thể mưu cầu lợi ích một cách nhanh chóng. Vậy, triều đình phải dần dần hướng dẫn, lợi dụng cơ hội để mở rộng ra, ngõ hầu làm cho dân chúng không chịu ở yên trong cảnh tạm bợ, được chăng hay chớ; tạo ra thói quen không chịu bó mình trong cảnh an nhàn, khiến cho công thương có cơ hưng thịnh vậy! Thần trộm thấy có điều đáng lo nữa là dân nước ta đông mà đất hoang hóa ở ven biển, ven núi chưa được khai khẩn, vẫn để nguyên như cũ. Bởi vậy, nếu quan ở địa phương bảo trợ họ, cổ vũ họ, thì không cần đợi đốc thúc gắt gao mà dân chúng sẽ nhanh chóng khai hoang vậy. Thần mong ở các địa phương mỗi nơi xây dựng một nông trường, chọn một khoảnh ruộng hoang, tuyển người siêng năng, giỏi giang quản lý công việc, cứ để cho họ đưa lưu dân về cày ruộng khẩn hoang, cung cấp nông cụ, giúp đỡ vốn liếng, đem sách kỹ thuật nông nghiệp dạy cho họ, tham khảo thêm cách cày tuyết của phương Tây, khuyến khích việc dùng cày máy và các hoạt động khác, xác định chương trình học nhằm mang lại hiệu quả. Ruộng nhà nước như thế, thì ruộng của dân sẽ bắt chước làm theo, ruộng đất may ra có thể ngày được khai khẩn thêm. Thần lại trộm thấy ở nước ta lâu nay khoản lương cho thầy, dân tùy tình hình mà cấp, người dạy học trò thì căn cứ vào đạo đức, chứ chưa dựa vào chuyên môn mà chọn, nghĩa là vẫn như trước vậy! Bộ Học nên nắm việc khảo hạch cuối cùng để chọn bằng tốt nghiệp như kiểu học có chương trình của nước Anh gồm 16 môn thi, hay của nước Đức gồm 18 khóa trình vốn có. Thần muốn bắt chước làm theo, cầu lấy thực chất, không chuộng phù hoa, đòi hỏi về chuyên môn, chứ không chỉ biết qua loa, ngõ hầu văn minh có thể ngày một tiến lên".
Qua những đoạn trích trên, chúng ta thấy cụ Đình nguyên đã có sức học không những uyên sâu về Nho học, vốn là một thế mạnh của nho sinh xứ Nghệ mà còn học được tư tưởng tiến bộ của văn minh phương Tây. Đấy là cụ đã nhìn rộng ra và thấy được sự lạc hậu của đất nước về mọi mặt, nhất là về nông - công - thương và khoa học - giáo dục. Cụ đã vạch rõ được những việc cần làm ngay để chấn hưng đất nước, như việc khẩn hoang để thêm đất cày ruộng; cho thông thương buôn bán để mở rộng thị trường ra thế giới; cho học tập, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, như lập nông trang, sử dụng cày máy để tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng lương thực, phát triển nghề thủ công… Đặc biệt về giáo dục, được cụ Đình nguyên rất coi trọng, cho rằng cần giảm lối học theo hủ Nho, mà tăng cường việc thực học theo lối mới có chương trình cụ thể như của nước Anh, nước Đức, có thế mới mong cải cách và đưa đất nước đến văn minh phát triển.
Là một Nho sinh thời phong kiến, phải có một bước tiến về tư tưởng mới, được tiếp xúc với các tài liệu, sách vở phương Tây thì cụ Vương Hữu Phu mới dám mạnh dạn đề xuất các ý tưởng đổi mới như trong bài văn sách thi Đình của mình như vậy. Thực tế từ triều vua Tự Đức, nước ta đã có một số nhà Nho đã có tư tưởng cách tân đất nước rất tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ và Phạm Công Trứ. Xứ Nghệ cũng tiêu biểu có nhiều nhà Nho đi tiên phong trong việc học chữ Tây và truyền bá chữ quốc ngữ để tiếp cận nền văn minh, KHKT tiên tiến của phương Tây như Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, v.v… nên cụ Vương Hữu Phu là một người kế tiếp được truyền thống đó và đã mạnh dạn nói ra trong bài thi Đình đỗ đầu xuất sắc của mình, tuy cụ có dè dặt, khiêm tốn trước vua, quan triều đình còn hủ lậu lúc bấy giờ, như lời văn kết bài đối sách của cụ:
"Thần là kẻ bắt đầu học, mới tiến bộ, không biết kiêng dè, nói năng bộc trực trước đấng quân vương, lòng khôn xiết run sợ!".
Theo như lời giới thiệu của GS. Vương Lộc thì tác giả bài văn đã vượt ra ngoài vòng khuôn sáo cử tử trong các bài học Nho gia truyền thống, mà tiếp cận với văn minh tiên tiến của châu Âu để biện luận sắc sảo về tình hình, chính sách, chế độ đương thời, mở ra một hướng đi mới cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ:
Bài văn sách ra đời giữa chốn trường thi, cách đây một trăm năm, xem ra đến nay vẫn còn mang đầy đủ ý nghĩa thời sự. Thông qua bài văn, tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề cổ kim đông tây, đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, sắc sảo, có nhiều nhận xét thẳng thắn và biện luận chặt chẽ, được trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, có thể đánh giá là một áng văn tiêu biểu về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Rất tiếc là những ý kiến sắc sảo mang tầm chiến lược của vị Tiến sĩ tân khoa 30 tuổi nêu ra đã không được đem ra thi hành bởi lẽ lúc này mọi công việc đều do người Pháp quyết định… | 1 | null |
Gudivada, còn có tên là Vidarbhapuri, là một thành phố thuộc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Thành phố là một đô thị liên hợp tại huyện Krishna, đồng thời giữ vai trò thủ phủ của mandal Gudivada. Thành phố là một phần của Andhra Pradesh Capital Region. Nó được xếp thứ 26 trong những đô thị đông dân nhất của bang với dân số 118.167 người. | 1 | null |
Masagapura là một làng thuộc tehsil Chamarajanagar, huyện Chamarajanagar, bang Karnataka, Ấn Độ.
Dân số.
Masagapura có tổng số 229 gia đình sinh sống. Ngôi làng có dân số là 819 người, trong đó 399 nam và 420 nữ (theo Điều tra dân số năm 2011).
Tại làng Masagapura, dân số trẻ em từ 0-6 tuổi là 76, chiếm 9,28% tổng dân số của làng.
Tham khảo.
| 1 | null |
Monazit là một khoáng vật phosphat có màu nâu đỏ chứa các kim loại đất hiếm. Nó thường tồn tại ở dạng các tinh thể nhỏ riêng lẻ. Trong thực tế có ít nhất bốn loại monazit, tùy thuộc vào vị thành phần nguyên tố tương đối trong khoáng vật:
Các nguyên tố trong dấu ngoặc đơn được liệt kê theo thứ tự thành phần tương đối trong khoáng vật, do vậy lanthan là nguyên tố đất hiếm phổ biến nhất ở dạng monazit-La. Silica, SiO2, sẽ ở dạng vết cũng như có một lượng rất nhỏ urani và thori. Do phân rã anpha của thori và urani, monazit chứa một lượng đáng kể heli, đây là yếu tố có thể được tách ra bằng nhiệt.
Monazit là một loại quặng quan trọng của thori, lanthan, và xeri. Nó thường được tìm thấy ở dạng sa khoáng. Các mỏ dạng này ở Ấn Độ đặc biệt giàu monazit. Nó có độ cứng 5,0 đến 5,5 và tỷ trọng tương đối cao vào khoảng 4,6 đến 5,7 g/cm³. | 1 | null |
Valmikipuram (còn gọi là Vayalpadu) là một thị trấn và mandal thuộc huyện Chittoor, bang Andhra Pradesh. The town is known for the "Sri Pattabhi Rama temple" built by Valmiki the author of great epic Ramayana
Vayalpadu Railway Station is Britishers railway station
Geography.
Vayalpad is located at . It has an average elevation of 611 meters (2007 feet). | 1 | null |
Rajupalem là một mandal thuộc huyện Kadapa district, bang Andhra Pradesh. It is located at a distance of 66 km from Kadapa and 25 km from Jammalamadugu.
Demographics.
census, Rajupalem village has a population of 2465, of which 1218 are males while 1247 are females. The average sex ratio of the village is 1024, which is higher than Andhra Pradesh's state average of 993. The population of children with age 0-6 is 234, which makes up 9.49% of the total population of the village, with sex ratio of 1035. The literacy rate of Rajupalem village was 64.10% compared to 67.02% in Andhra Pradesh. | 1 | null |
Lê Thị Ban, tên thật là Lê Thị An, 14 tháng 7 năm 1920 – 27 tháng 9 năm 2010, từng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 70 năm và Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông. Bà là phu nhân của thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Tiểu sử.
Bà sinh ngày 14 tháng 7 năm 1920, quê quán xã Cầu Nôm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1937 và đã từng kinh qua những chức vụ:
Bà qua đời ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại Hà Nội và được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. | 1 | null |
Thế vận hội Mùa hè 2016 (, ), tên chính thức là Games of the XXXI Olympiad và còn được gọi là Rio 2016, là một sự kiện thi đấu nhiều môn thể thao được tổ chức theo truyền thống của Thế vận hội, diễn ra tại Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 5 tới 21 tháng 8 năm 2016 (môn bóng đá diễn ra sớm hơn, mở màn ngày 3 tháng 8 với bóng đá nữ và 4 tháng 8 với bóng đá nam). Có trên 10.500 vận động viên tham gia tranh tài từ 206 Ủy ban Olympic quốc gia, trong đó có lần đầu xuất hiện của Kosovo và Nam Sudan. Với 306 bộ huy chương, đại hội bao gồm 28 môn thể thao Olympic – trong đó bóng bầu dục bảy người (rugby sevens) và golf được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) bổ sung vào năm 2009. Các sự kiện thể thao đã diễn ra ở 33 địa điểm thi đấu ở thành phố chủ nhà và năm địa điểm khác ở các thành phố São Paulo, Belo Horizonte, Salvador, Brasília (thủ đô), và Manaus, với 19 kỷ lục thế giới và 60 kỷ lục Olympic đã được chính thức xác lập.
Đây là Thế vận hội Mùa hè đầu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch IOC của Thomas Bach. Rio de Janeiro được công bố là chủ nhà tại kỳ họp lần thứ 121 của IOC tại Copenhagen, Đan Mạch, vào ngày 2 tháng 10 năm 2009. Sự kiện này cũng đã đánh dấu mốc lần đầu một thành phố Nam Mỹ đăng cai sự kiện và cũng là lần đầu tiên một nước nói tiếng Bồ Đào Nha đăng cai tổ chức sự kiện này. Đây cũng là Thế vận đội Mùa hè đầu tiên được tổ chức hoàn toàn trong thời gian mùa đông của quốc gia chủ nhà, là lần đầu tiên tổ chức tại một nước Mỹ Latinh kể từ năm 1968, và là lần đầu tiên kể từ năm 2000 (và lần thứ ba tất cả) được tổ chức tại Nam bán cầu.
Con đường tới ngày hội thể thao thế giới cũng được đánh dấu bởi những tranh cãi về chính trị – trong đó có nạn tham nhũng và sự bất ổn trong chính phủ liên bang của Brasil, cũng như các mối lo về an ninh và sức khỏe do virus Zika và tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại Vịnh Guanabara, cũng như vụ bê bối doping của Nga đã ảnh hưởng tới việc tham dự của các vận động viên quốc gia này tại Đại hội.
Paralympic 2016 (Thế vận hội Người khuyết tật) tương ứng sẽ được tổ chức liền sau đó, cũng tại Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 7 tháng 9.
Quá trình chọn thành phố đăng cai.
Quá trình chọn thành phố đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2016 đã được chính thức ra mắt vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. Bước đầu tiên cho mỗi thành phố gửi một đơn đăng ký ứng cử ban đầu cho Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào ngày 13 tháng 9 năm 2007, xác nhận ý định tham gia chạy đua đăng cai. Hồ sơ tham gia tranh cử chính thức hoàn chỉnh, có chứa câu trả lời cho một mẫu gồm 25 câu hỏi của IOC, phải được mỗi thành phố xin đăng cai nộp vào ngày 14 tháng 1 năm 2008. Bốn thành phố ứng cử viên được lựa chọn vào danh sách ngắn ngày 4 tháng 6 năm 2008: Chicago, Madrid, Rio de Janeiro, và Tokyo (đã đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1964). IOC đã không đưa Doha vào giai đoạn ứng cử, mặc dù có điểm số cao hơn so với ứng cử viên được lựa chọn thành phố Rio de Janeiro, do ý định của họ tổ chức Thế vận hội vào tháng 10, nằm ngoài lịch thể thao của IOC. Praha và Baku cũng không đạt điểm.
Trong cuộc chạy đua đăng cai Thế vận hội Olympic 2016 đã có rất nhiều thành phố lớn tham dự như Chicago, Tokyo, Madrid, Rio và cuối cùng cái tên chiến thắng đã được ủy ban Olympic quốc tế IOC công bố, đó là Rio.
Cuộc chạy đua đã diễn ra vô cùng căng thẳng khi các thành phố tham dự đều có những điểm mạnh của riêng mình. Trong đó nổi lên là Chicago, một ngày trước khi cuộc bầu chọn diễn ra, đích thân tổng thống Mỹ đã lên tiếng kêu gọi IOC bỏ phiếu cho Chicago. Sau đó chính phu nhân tổng thống Mỹ, bà Michelle cũng có một bài phát biểu tại Copenhagen để vận động cho Chicago. Tuy nhiên, Chicago cùng với Tokyo đã bị loại ngay từ vòng 1. Chỉ còn hai cái tên cạnh tranh là Rio de Janeiro và Madrid. Và cuối cùng, Rio de Janeiro đã được trao quyền đăng cai. IOC đánh giá rất cao những nỗ lực trong suốt chiến dịch vận động đăng cai của thành phố với những lễ hội Carnival và nhạc Samba. Tuy sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và một nền văn hóa giàu bản sắc nhưng Rio de Janeiro vẫn là một trong những nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, và đó là trở ngại lớn nhất cho việc tổ chức thành công kỳ Olympic 2016 của chính quyền thành phố.
Triển khai và chuẩn bị.
Ngày 26 tháng 6 năm 2011 theo bản báo cáo trên AroundTheRings.com cho biết Roderlei Generali, Giám đốc điều hành của Ban tổ chức Olympic Rio de Janeiro (ROOC), từ chức chỉ sau một năm làm việc tại ROOC. Chỉ năm tháng sau Giám đốc kinh doanh Flávio Pestana từ chức vì lý do cá nhân. Pestana rút lui sau Paralympics 2012. Renato Ciuchin sau đó được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành.
Địa điểm thi đấu và cơ sở hạ tầng.
Các nội dung thi đấu đã diễn ra ở mười tám địa điểm có sẵn (tám trong số đó được nâng cấp thêm), chín địa điểm mới được xây dựng để phục vụ cho Thế vận hội, và bảy địa điểm tạm thời đã được gỡ bỏ sau khi đại hội kết thúc.
Những nội dung đã được diễn ra ở một trong bốn tổ hợp Olympic riêng biệt về địa lý: Barra, Copacabana, Deodoro, và Maracanã. Những nơi đã diễn ra Đại hội thể thao Liên Mỹ 2007. Một vài địa điểm thi đấu nằm trong tổ hợp Công viên Olympic Barra.
Địa điểm thi đấu lớn nhất ở đại hội mà có chỗ ngồi là Sân vận động Maracanã, có tên gọi chính thức là Sân vận động Jornalista Mário Filho, có thể chứa được 74,738 khán giả và đã được sử dụng như là Sân vận động Olympic chính thức, tổ chức lễ khai mạc, bế mạc và các trận chung kết bóng đá. Thêm vào đó, năm địa điểm thi đấu ngoài Rio de Janeiro đã tổ chức các nội dung môn bóng đá, nằm ở các thành phố Brasília, Belo Horizonte, Manaus, Salvador và São Paulo.
Làng vận động viên được tuyên bố là rộng nhất trong lịch sử Olympic. Bao gồm 80.000 ghế, 70.000 bàn, 29.000 nệm, 60.000 móc treo quần áo, 6.000 bộ truyền hình và 10.000 điện thoại thông minh.
Công viên Olympic.
Công viên Olympic Barra là một tổ hợp gồm chín địa điểm tổ chức thể thao ở Barra da Tijuca, nằm phía tây Rio de Janeiro, Brazil đã được sử dụng cho Thế vận hội Mùa hè 2016 và Paralympic Mùa hè 2016. Công viên Olympic nằm trên khu đất trước đây là trường đua Autódromo Internacional Nelson Piquet, hay còn được gọi là Jacarepaguá.
Chín địa điểm thi đấu nằm tại Công viên Olympic là: Carioca Arena 1: bóng rổ (sức chứa: 16,000); Carioca Arena 2: vật, judo (sức chứa: 10,000); Carioca Arena 3: đấu kiếm, taekwondo (sức chứa: 10,000); Future Arena: bóng ném (sức chứa: 12,000); Trung tâm thể thao dưới nước Maria Lenk: nhảy cầu, bơi nghệ thuật, water polo (sức chứa: 5,000); Sân vận động thể thao dưới nước: bơi, đấu loại trực tiếp bóng nước (sức chứa: 15,000); Trung tâm quần vợt Olympic: quần vợt (sức chứa: 10,000 Sân chính); Rio Olympic Arena: thể dục dụng cụ (sức chứa: 12,000); và Rio Olympic Velodrome: xe đạp lòng chảo (sức chứa: 5,000).
Bóng đá.
Một số trận bóng đá diễn ra tại 5 thành phố São Paulo, Belo Horizonte, Salvador, Brasília và Manaus.
Cải tạo đô thị.
Khu trung tâm thành phố lịch sử của Rio đang trải qua một dự án phục hồi bờ sông đô thị quy mô lớn được gọi là "Porto Maravilha". Bao gồm khu vực. Dự án nhằm tái phát triển khu vực cảng tăng sức hấp dẫn trung tâm thành phố và nâng cao vị thế cạnh tranh của Rio trong nền kinh tế toàn cầu. Việc cải tạo đô thị bao gồm: mạng lưới công cộng để cung cấp nước, vệ sinh, thoát nước, điện, khí đốt và viễn thông; đường hầm; đường bộ; vỉa hè; đường dành cho xe đạp; 15,000 cây xanh; ba nhà máy xử lý vệ sinh môi trường. Như một phần trong quá trình cải tạo, một đường xe điện mới chạy từ Sâb bay Santos Dumont tới Rodoviária Novo Rio. Nó được khánh thành vào tháng 4 năm 2016.
Đại hội cần tới 200 km hàng rao an ninh. Để lưu trữ vật liệu, Rio 2016 sử dụng hai nhà kho. Một rộng 15,000 mét vuông ở Barra da Tijuca, tây Rio để lắp ráp và cung cấp đồ nội thất và phụ kiện cho Làng Olympic. Các thứ hai rộng 90,000 mét ruông, năm ở Duque de Caxias gần với các đường quốc lộ để thuận tiện cho việc cung cấp các thiết bị cần thiết cho các địa điểm thi đấu.
Công nghệ.
Thế vận hội Rio sử dụng công nghệ robot được tạo bởi Mark Roberts Motion Control để mở rộng phạm vi của các nhiếp ảnh gia tại nhiều địa điểm.
Tài chính.
Giai đoạn II – Thành phố ứng cử viên.
Nguồn thu công
Nguồn thu tư nhân
¹TAM Airlines đóng góp R$1,233,726.00 theo hình thức giảm giá vé máy bay.
Ghi chú: Số dư được sử dụng để trả cho những tháng đầu tiên hoạt động của Ban tổ chức Rio 2016.
Đầu tư.
Ghi chú: Tổng mức đầu tư trong Công viên Olympic và giao thông công cộng ở Rio tới Thế vận hội mùa hè 2016.
Lễ rước đuốc.
Ngọn lửa Olympic được thắp sáng tại đền thờ Hera ở Olympia vào ngày 21 tháng 4 năm 2016, bắt đầu từ truyền thống rước đuốc thời Hy Lạp cổ. Ngày 27 tháng 4 ngọn lửa được bàn giao cho những người tổ chức của Brazil trong một buổi lễ ở Sân vận động Panathenaic ở Athens. Một điểm dừng ngắn đã diễn ra ở Thụy Sĩ để tham trụ sở IOC và Bảo tàng Olympic ở Lausanne cũng như Trụ sở Liên Hợp Quốc tại Geneva.
Lễ rước đuốc bắt đầu hành trình ở Brazil vào ngày 3 tháng 5 tại thủ đô Brasília. Lễ rước đuốc đi qua 300 thành phố của Brazil (bao gồm thủ phủ của 26 bang và Quận liên bang Brasil), cuối cùng đến với Rio de Janeiro, để thắp sáng tại Lễ khai mạc Thế vận hội Mùa hè 2016 vào ngày 5 tháng 8.
Vé.
Giá vé được công bố ngày 16 tháng 9 năm 2014, tất cả được bán bằng Real Brasil (BRL). Có tổng cộng 7,5 triệu vé sẽ được bán; ít hơn 200000 vé so với Thế vận hội Mùa hè 2012, do kích thước của các địa điểm thi đấu nhỏ hơn. Giá vé dao động từ BRL 40 cho nhiều nội dung thi đấu cho đến BRL 4.600 cho ghế đắt nhất tại lễ khai mạc. Khoảng 3,8 triệu vé trong số ấy có giá ít hơn BRL 70. Các nội dung đường phố như đua xe đạp, đi bộ và chạy marathon có thể được theo dõi miễn phí.
Đại hội.
Lễ khai mạc.
Lễ khai mạc diễn ra trên Sân vận động Maracanã vào ngày 5 tháng 8 năm 2016. Tất cả 207 đoàn thể thao sẽ diễu hành theo bảng chữ cái La Tinh.
Các môn thi đấu.
Chương trình thi đấu của Thế vận hội 2016 bao gồm 28 môn thi đấu có tổng số 41 nội dung thi đấu và 306 bộ huy chương.
Môn mới.
Sẽ có thêm hai môn thể thao mới trong tổng số bảy môn xin được đưa vào chương trình thi đấu năm 2016. Ngoài bóng chày và bóng mềm, được đưa ra vào năm 2005, karate, bóng quần, golf, trượt patin, và bóng bầu dục nộp đơn xin. Lãnh đạo của bảy môn sẽ thuyết trình trước ban chấp hành IOC vào tháng 6 năm 2009.
Vào tháng 8, ban chấp hành chấp thuận đưa môn bóng bầu dục bảy người—phiên bản bảy người của môn bóng bầu dục—với đa số phiếu bầu, cùng với đó loại bóng chày, trượt patin và bóng quần. Còn ba môn—golf, karate, và bóng mềm, ban chấp hành lựa chọn golf sau kết quả của những tư vấn. Quyết định cuối cùng về việc lựa chọn hai môn được đưa ra ngày 9 tháng 10 năm 2009, ngày cuối cùng của Kỳ họp thứ 121 của IOC. Một hệ thống mới cũng được đưa vào ở kỳ họp này theo đó một môn thể thao chỉ cần đa số phiếu từ ủy ban IOC chấp thuận chứ không cần hai phần ba như trước đó. Giám đốc điều hành Liên đoàn golf quốc tế Antony Scanlon cho rằng những tay golf hàng đầu bao gồm Tiger Woods và Annika Sörenstam, sẽ tiếp tục ủng hộ việc xuất hiện tại Thế vận hội của môn golf bằng cách tham dự các nội dung thi đấu.
Liên đoàn thuyền buồm quốc tế vào tháng 5 năm 2012 tuyên bố rằng lướt ván buồm sẽ được thay thế bởi lướt ván diều tại Thế vận hội 2016, nhưng quyết định này được hủy bỏ vào thấng 11. IOC đưa ra thông báo vào tháng 1 năm 2013 rằng sẽ xem xét lại các nội dung môn xe đạp, sau khi Lance Armstrong bị phát hiện sử dụng thuốc tăng cường khả năng và những cáo buộc rằng cơ quan quản lý môn đua xe đạp đã bao che cho hành động sử dụng doping.
Các đoàn tham dự.
Có tổng cộng 206 Ủy ban Olympic quốc gia với ít nhất một vận động viên. Ba quốc gia đầu tiên có vận động viên vượt qua vòng loại để góp mặt tại Thế vận hội là Đức, Anh Quốc và Hà Lan khi mỗi quốc gia có bốn vận động viên giành huy chương tại nội dung biểu diễn đồng đội ở FEI World Equestrian Games 2014.
Là nước chủ nhà, Brasil có một vào suất đặc cách tham dự một số môn thể thao bao gồm tất cả các nội dung môn xe đạp và sáu suất ở các nội dung cử tạ. Thế vận hội Mùa hè 2016 là lần đầu tiên Kosovo và Nam Sudan có đầy đủ tư cách tham dự. Cử tạ Bulgaria và Nga bị cấm khỏi Thế vận hội Rio do cho vi phạm nhiều chống doping.
Kuwait bị cấm từ tháng 10 năm 2015 do lần thứ hai trong năm năm chính phủ can thiệp vào ủy ban Olympic của quốc gia.
Ủy ban Thế vận hội quốc gia Kuwait đã bị IOC đình chỉ tham dự lần thứ ba kể từ năm 2007 vì sự can thiệp lặp đi lặp lại của giới lãnh đạo quốc gia này. Nếu việc tạm đình chỉ không được IOC rút lại trước khi Thế vân hội bắt đầu, các vận động viên Kuwait có thể thi đấu dưới lá cờ Olympic. Vào ngày 23 Tháng 6 năm 2016, chính phủ Kuwait đưa kiện trước một tòa án Thụy Sĩ hành động này của IOC, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền một tỷ đô la Mỹ (tương đương khoảng 880 triệu euro). Họ đưa ra lý do, là cảm thấy bị đối xử bất công, vì cho là ngay từ ban đầu họ đã nghiêm chỉnh sẵn sàng hợp tác.
Vào ngày 24 Tháng 7 năm 2016, Ban chấp hành IOC với 15 thành viên được lãnh đạo Thomas Bach đã cấm một phần đoàn thế vận hội của Nga tham dự Thế vận hội. Vận động viên người Nga chứng minh không tham gia vào hệ thống doping nhà nước Nga có thể được tham dự. Không có giá trị bởi quyết định này, là các vận động viên Điền kinh Nga. Họ không thể tham gia ở Rio. Báo cáo "McLaren" của WADA đã chứng minh Nga đã doping có hệ thống nhiều năm, cho cả Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi. WADA đã đề nghị IOC loại trừ Nga ra khỏi Thế vận hội tại Rio.
Liên đoàn Điền kinh Thế giới IAAF đã xác nhận ngày 17 Tháng 6 2016 việc ngăn chặn các vận động viên Điền kinh Nga tham dự các cuộc thi quốc tế kể từ tháng 11 năm 2015. IAAF đã cho Yulia Stepanova và Darya Klischina thi đấu, bởi vì người đầu đã tham gia tố giác trong việc điều tra vụ bê bối doping của Nga và người sau đã luyện tập bên ngoài nước Nga và đã được thử nghiệm âm tính doping. Tòa án thể thao quốc tế CAS bác bỏ vào ngày 21 tháng 7 năm 2016 đơn kiện của Ủy ban Olympic quốc gia Nga và 68 vận động viên Điền kinh Nga chống lại việc cấm thi và tán thành quyết định của IAAF. Mặc dù Ủy ban đạo đức của IOC hoan nghênh sự tham gia của Yulia Stepanova trong việc làm minh bạch các vụ bê bối doping có hệ thống của nhà nước Nga, nhưng vì bản thân cô đã dùng thuốc doping trong quá khứ, cô sẽ không được tham gia thi đấu thế vận hội theo quyết định của IOC ngày 24 tháng 7 năm 2016, mặc dù thời hạn cấm hai năm vì doping của cô ta đã chấm dứt.
Sau khi Hiệp hội cử tạ Thế giới trong tháng 11 năm 2015, đã cấm Hiệp hội quốc gia Bulgaria thi đấu vì việc doping rộng rãi, vào ngày 22 tháng 6 năm 2016 họ cũng đình chỉ tham dự thi đấu của các hiệp hội của Nga, Kazakhstan và Belarus. Lý do cho quyết định này là việc xem xét lại các mẫu doping từ hai thế vận hội mùa hè cuối cùng với các phương pháp tinh tế hơn: 20 trong tổng số 55 vận động viên bị xét nghiệm dương tính là từ bộ môn cử tạ.
Các vận động viên tị nạn.
Do khủng hoảng người nhập cư châu Âu và một vài lý do khác, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cho phép các vận động viên Olympic độc lập thi đấu dưới Cờ Olympic. Tại kỳ thế vận hội trước, những người tị nạn không được phép tranh tài vì họ không đại diện cho NOC gốc của họ. Ngày 2 tháng 3 năm 2016, IOC hoàn thiện kế hoạch tạo ra một đội tuyển đặc biệt Đội tuyển Olympic người tị nạn (ROT); trong số 43 vận động viên tị nạn đủ tư cách, 10 người được chọn để thành lập đội tuyển.
Các vận động viên độc lập.
Do Ủy ban Olympic quốc gia của Kuwait bị đình chỉ tư cách, các vận động viên đến từ Kuwait được tham dự dưới Lá cờ Olympic với tên gọi Vận động viên Olympic độc lập.
Tháng 11, 2015, tạm thời tất cả các vận động viên Nga bị đình chỉ thi đấu tại các giải điền kinh quốc tế của Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) sau một bản báo cáo của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) về chương trình doping ở quốc gia này. IAAF công bố rằng sẽ cho các vận động viên độc lập của Nga tham gia Thế vận hội nếu đáp ứng "đủ điều kiện đặc biệt" với tư cách vận động viên "trung lập", nếu được xác định là không liên quan đến doping hoặc chương trình doping của Nga.
Ngày 24 tháng 7 năm 2016, IOC không chấp thuận kiến nghị của IAAF và WADA cho phép các vận động viên trong sạch tranh tài độc lập, rằng theo Hiến chương Olympic "không lường trước có 'những vận động viên độc lập' như vậy" và các Ủy ban Olympic quốc gia mỗi nước tự quyết định vận động viên tham dự.
Biểu trưng.
Biểu trưng chính thức của Thế vận hội Mùa hè 2016 được thiết kế bởi Tatíl Design của Brasil và được công bố ngày 31 tháng 12 năm 2010. Biểu trưng có ba người nắm tay nhau màu vàng, xanh lá cây và xanh nước biển của quốc kỳ Brasil tạo thành hình dáng của Núi Sugarloaf. Biểu trưng dựa trên bốn quan niệm: lan tỏa năng lượng, đa dạng hài hòa, tự nhiên cởi mở, và tinh thần Olympic. Công ty của Rio Tatíl Design đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế biểu trưng có sự tham gia 139 hãng.
Biểu trưng được xác nhận là có ý tưởng từ bức họa "Dance" của họa sĩ Henri Matisse. Cũng đã có những cáo buộc từ Telluride Foundation có trụ sở tại Colorado rằng biểu trưng này đã ăn cắp ý tưởng của họ. Đó là cả hai đều có hình tương tự nhưng biểu trưng Telluride Foundation có bốn hình. Đó không phải lần đầu quỹ này cáo buộc các biểu trưng của một sự kiện tại Brasil; năm 2004, hình người bị sao chép cho biểu trưng của lễ hội Carnival ở Salvador. Giám đốc của Tatíl Fred Gelli đã bảo bệ thiết kế, cho rằng khái niệm của hình liên kết nhau bằng vòng tay không phải ý tưởng gốc mà có "sự tham khảo tài liệu cổ" và "trong vô thức tập thể". Gelli cho rằng "Dance" đã ảnh hưởng đến việc thiết kế biểu trưng.
Linh vật chính thức.
Linh vật chính thức linh vật của Thế vận hội và Paralympic Mùa hè 2016 được công bố ngày 24 tháng 11 năm 2014. Linh vật Olympic Vinicius, được đặt theo tên của nhạc sĩ Vinicius de Moraes, mang những đặc điểm của động vật có vú và đại diện cho động vật hoang dã của Brazil. Theo nguồn gốc giả tưởng, linh vật "được sinh ra từ niềm vui của người Brasil sau khi được thông báo rằng Rio sẽ là chủ nhà Thế vận hội." Giám đốc Beth Lula cho rằng linh vật được dùng để phản ánh sự đa dạng của văn hóa và con người của Brasil. Tên của linh vật được xác định thông qua cuộc bỏ phiếu công khai và đã vượt qua hai cái tên khác với 44 phần trăm trong tổng số 323.327 phiếu, theo kết quả được công bố ngày 14 tháng 12 năm 2014.
Thời gian thi đấu.
Vòng loại bơi sẽ bắt đầu lúc 13:00 BRT (UTC−3). Các vòng chung kết bơi sẽ diễn ra từ 22:00 tới 00:00 BRT. Một vài trận bóng chuyền bãi biển sẽ bắt đầu lúc nửa đêm BRT. Trong khi đó, phiên thi đấu buổi sáng của môn điền kinh sẽ có ít nhất một vòng chung kết. Sẽ có ít nhất một vòng chung kết vào mỗi sáu phiên thi đấu buổi sáng tại sân vận động. 8 sân vận động sẽ có chung kết vào buổi sáng, lần đầu tại Olympic kể từ 1988. Lần đầu tiên nội dung 10.000m nữ diễn ra vào ngày đầu tiên môn điền kinh thứ Sáu ngày 12 tháng 8, một tuần sau Lễ khai mạc. Các nội dung khác ném đĩa nam (13 tháng 8), 3000m vượt chướng ngại vật và ném tạ xích nữ (15 tháng 8), nhảy ba bước nam và ném đĩa nữ (16 tháng 8), 3000m vượt chướng ngại vật nam (17 tháng 8) và 400m rào (18 tháng 8). Chung kết 100m nam sẽ bắt đầu lúc 22:35 BRT ngày 14 tháng 8. Chung kết 100m nữ vào tối hôm trước lúc 22:35 BRT. Chung kết 200m nam vào thứ Năm 18 tháng 8 lúc 22:30 BRT. Chung kết 200m nữ lúc 22:30 BRT ngày 17 tháng 8. Chung kết 4 × 100 m tiếp sức nam vào thứ Sáu 19 tháng 8 lúc 22:35 BRT.
Lễ bế mạc.
Lễ bế mạc đã được diễn ra tại Sân vận động Maracanã vào ngày 21 tháng 8 năm 2016.
Truyền hình.
Ở Việt Nam, các nội dung thi đấu sẽ được tường thuật trực tiếp trên các kênh VTV2, VTV3, VTV6 và YanTV | 1 | null |
iPad Mini (hay iPad mini) là một loại máy tính bảng cỡ nhỏ được Apple Inc. thiết kế, phát triển và phân phối. Được công bố ngày 23 tháng 10 năm 2012, nó biết đến như là thế hệ thứ năm của chuỗi sản phẩm iPad, và là thiết bị đầu tiên xuất hiện với kích thước 7,9 inch, nhỏ hơn so với cỡ 9,7 inch tiền nhiệm. iPad Mini sở hữu cấu hình tương tự iPad 2, kể cả độ phân giải màn hình.
iPad Mini được tung ra tại hầu hết các cửa hàng Apple ngày 2 tháng 11 năm 2012 ở gần như tất cả các thị trường của Apple.
Lịch sử.
Tin đồn về iPad Mini bắt đầu từ tháng 4 năm 2012 rằng Apple đang có kế hoạch sản xuất một chiếc máy tính bảng có kích thước nhỏ hơn do cạnh tranh gia tăng từ các máy tính bảng 7" Kindle Fire và Nexus 7. Sản phẩm máy tính bảng mini này không được thiết kế nhằm thay thế new iPad mà Apple muốn bổ sung thêm một dòng tablet cho các kệ hàng của mình.
Tin đồn cho rằng máy tính bảng mini này có màn hình 7,85" hiển thị 1024×768 pixel. Người ta cho rằng sản phẩm này sẽ được công bố vào Sự kiện đặc biệt Apple tháng 9 năm 2012.
Ngày 16 tháng 10 năm 2012, Apple thông báo với giới truyền thông rằng hãng sẽ tổ chức một sự kiện truyền thông vào ngày 23 tháng 10 năm 2012 tại Nhà hát California ở San Jose, California. Công ty đã không thông báo trước chủ đề của sự kiện, nhưng người ta mong đợi là iPad Mini. Vào ngày của sự kiện, CEO của Apple Tim Cook giới thiệu một phiên bản mới của MacBook family và thế hệ mới của MacBook Pro, Mac Mini, và iMac trước khi iPad iPad thế hệ thứ tư và iPad Mini.
Tính năng.
iPad mini dựa vào cổng kết nối Lightning của Apple. iPad mini trang bị 2 loa ở 2 bên viền dưới. iPad Mini được trang bị camera trước 1,2 mega pixel có khả năng quay video 720p cùng camera sau 5 megapixel có chức năng lấy nét tự động. Màn hình iPad Mini có độ phân giải 1024x768 pixel (162 ppi). Máy chạy trên hệ điều hành iOS 6.0.
iPad Mini sử dụng bộ vi xử lý 2 nhân Apple A5 1 GHz với 512MB RAM. Máy có bộ nhớ trong 16GB, ngoài ra, iPad Mini còn có phiên bản 32GB và 64GB.
Máy có kết nối wifi được hỗ trợ mạng 4G LTE. Ở mức độ sử dụng trung bình, liên tục kết nối Wi-Fi cùng với độ sáng ở cấu hình tự động, iPad Mini có thời lượng sử dụng 1,5 ngày sau một lần sạc đầy.
Các phụ kiện cho iPad Mini.
Các phụ kiện cho iPad Mini được Apple chính thức thiết kế bao gồm Smart Cover, công cụ để kết nối máy ảnh, dock cho iPad, bàn phím không dây và tai nghe.
So sánh các mẫu.
Mẫu gần đây nhất là iPad Mini (5th generation). Các mẫu iPad mini được liệt kê trong bảng. | 1 | null |
Mazagán hoặc Mazagón () là một thành phố kiểu Bồ Đào Nha ở Bắc Phi. Hiện nay là một phần của thành phố El Jadida, cách thành phố Casablanca 90 km về phía tây nam.
Lịch sử.
Được thành lập vào năm 1513 như một tiền trạm nhằm chống lại những bộ tộc người Moor. Thành phố này được đầu tư với chi phí lớn từ vương quốc Bồ Đào Nha với mục tiêu phục vụ tuyến đường hàng hải Từ châu Âu đến Ấn Độ và nó là điểm dừng chân đầu tiên.
Năm 1541, các cấu trúc phòng thủ trước đó của nó bị phá hủy, xuống cấp và lỗi thời, bị thay thế bởi những cấu trúc mới mang phong cách kiến trúc Phục hưng, theo thiết kế của Benedetto de Ravenna và được xây dựng bởi kiến trúc sư-kỹ sư nổi tiếng Juan de Castillo, kiến trúc sư Bồ Đào Nha duy nhất có 5 công trình được UNESCO công nhận là Di sản thế giới riêng biệt. Bằng chứng về sự bất khả xâm phạm của pháo đài là việc chống lại sự bao vây mạnh mẽ của người Moor trong năm 1562.
Năm 1769, Sebastião José de Carvalho e Melo vị chiến lược gia dưới triều đại của Joseph I, toàn bộ chính quyền thành phố sẽ được rời đến Amazon ở Brasil là một khu vực khác của Bồ Đào Nha cần được bảo vệ chủ quyền. Do đó, công sự ở Mazagan bị bỏ hoang khi những cư dân ở đây rời đến Brasil để thành lập ra thị trấn Nova Mazagão ở Amapá.
Các công sự của Mazagan đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2004. Công sự là sự giao thoa của văn hóa châu Âu và Maroc cả về kiến trúc, công nghệ và quy hoạch đô thị. Thành lũy và pháo đài được xây dựng với bốn pháo đài được xây dựng ban đầu bao gồm: Bastion Angel ở phía đông, St Sebastian ở phía bắc, St Antoine ở phía tây và Bastion ở phía nam cùng với đó là các bức tường thành được tạo độ nghiêng phù hợp để sử dụng phù hợp cho việc đặt các pháo đại bác. Pháo đài bao gồm 3 cổng nằm ở phía đông bắc, tây bắc và cổng chính nằm ở phía nam, được ngăn cách bởi một mương nước và sử dụng cầu kéo để đi lại. Tuy nhiên, mương nước đã bị lấp lại dưới thời thuộc địa Pháp. Bên trong pháo đài là những công trình, tòa nhà lịch sử, bể chứa nước, và nổi tiếng nhất là Nhà thờ mang kiến trúc Gothic muộn Bồ Đào Nha thế kỷ 16. | 1 | null |
Cá chèo bẻo (Danh pháp khoa học: "Chiloscyllium griseum") hay còn gọi là cá bẻo hay cá xà bông hay là cá xà hoa hay còn gọi là cá nhám trắng, cá nghẻo là một loại cá biển nước mặn, thuộc loại cá da nhám thuộc giống cá mập hiền và có họ hàng với cá nhám nhưng có sự khác biệt bởi những đốm đen trên nền da nâu tím.
Đặc điểm sinh học.
Mô tả.
Cá chèo bẻo có miệng nhỏ và có giác bám tựa như mực, nó giống cá nhám nhỏ, đầu to da xám đen có bông trắng. Đặc biệt giống cá này không có hàm, ăn mồi sống nhỏ: mực, tôm, cá con... ngư dân thường dùng mồi dùng câu loại cá này thường là mực tươi nhỏ Cá có thân thon dài, đuôi nhọn, mình có nhiều hoa văn màu xám đen, con lớn thường nặng khoảng 3 - 4kg, mình rằn ri như rắn biển, trên thân mình xù xì nhám của cá có nhiều đốm bông đen trên nền da nâu. Thịt cá bẻo rất béo tiết chất ngọt và béo mềm dẻo tựa cá bớp, rất tươi, trội vị béo thanh nhưng không ngậy, hậu ngọt dịu, xương cá giòn phần đầu và đuôi cá chứa nhiều sụn
Tập tính.
Cá bẻo thuộc giống cá mập hiền, là loại cá biển, miệng và thân giống cá nhám, cá mập, nhưng không phải cá mập bình thường không tấn công người như những giống cá mập dữ khác, tuy nhiên có phản ảnh rằng đây là giống cá rất hung dữ, có thể tấn công ngư dân nếu bất cẩn Lúc lớn, cá sống đơn độc chứ không theo bầy như những loại cá khác.
Phân bố.
Cá bẻo thích sống ở vùng nước ấm, ngụ ở vùng biển sâu, giống cá này thường sống ở tầng đáy, sống gần rạn san hô, xuất hiện nhiều vào mùa gió chướng, khi biển động. Cá phân bố ở một số vùng biển từ Bình Định đến Phan Thiết và một số nơi ở miền Trung và Phú Quốc (Kiên Giang)... Vào mùa gió chướng, khoảng tháng mười đến gần cuối tháng hai âm lịch, nhằm mùa biển động, cá xuất hiện nhiều. Ở Việt Nam, ngư dân có thể đánh bắt cá bẻo quanh năm nhưng rộ nhất vẫn là mấy tháng trước và sau tết.
Giá trị.
Cá chèo bẻo được dùng làm nguyên liệu để chế biến thành những món ăn ngon như cá bẻo nướng, lẩu mẻ cá chèo bẻo, Cá chèo bẻo nướng muối ớt, cá chèo bẻo còn được cư dân miền biển chế biến thành các món khác, như tái chanh, nhúng giấm, chiên nước mắm... cá chèo bẻo không chỉ dùng chế biến thành món ăn ngon miệng, hấp dẫn đối với dân miền biển, mà còn với cư dân sâu trong đất liền. Cá chèo bẻo được một số quán ở hai địa phương Vĩnh Long và Trà Vinh chế biến thành món nhậu phục vụ thực khách, một số ngư dân ở đây bảo rằng, thịt cá bẻo có thể chữa khỏi chứng ghẻ, lở ở trẻ em. | 1 | null |
Tirant lo Blanch (, chính tả theo chuẩn hiện đại: "Tirant lo Blanc") là mộ tác phẩm văn học theo trường phái lãng mạn do hiệp sĩ người Valencia Joanot Martorell viết và được xuất bản năm 1490 ở thành phố Valencia. Tựa đề của tác phẩm có nghĩa là "Tirant the White" và là tên của nhân vật chính trong câu chuyện. Nó là một trong những tác phẩm văn học nối tiếng nhất thời Trung cổ bằng tiếng Valencia, và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết phương Tây thông qua sự ảnh hưởng của nó đến tác giả Miguel de Cervantes.
Đọc thêm.
Macias, Francisco. "Tirant lo Blanc(h): Masculinities, phallosocial desire, and triangular constellations." Thesis. "ProQuest Dissertations & Theses". 2011. Document URL. | 1 | null |
Joanot Martorell () (Gandia, miền nam Valencia, 1413 – 1468) là một hiệp sĩ người Valencia và là tác giả của quuyển tiểu thyết nổi tiếng "Tirant lo Blanch," một tác phẩm được viết bằng tiếng Valencia (Martorell gọi nó là "the Valencian popular" "vulgar llengua valenciana" theo cách gọi ở vương quốc Valencia). Tác phẩm được xuất bản ở Valencia năm 1490, một số người xem nó là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên ở châu Âu. | 1 | null |
Calostoma cinnabarinum là một loài nấm trong họ Sclerodermataceae, là loài điển hình của chi "Calostoma". Là một loài có phạm vi phân bố rộng khắp, loài nấm này mọc tự nhiên ở đông Bắc Mỹ, Trung Mỹ, đông bắc Nam Mỹ và Đông Á. "C. cinnabarinum" mọc trên mặt đất ở rừng rụng lá, nơi nó hình thành các nhóm rễ gắn liền với một cây sồi. Quả thể có màu và bề ngoài riêng biệt, đầu hình cầu màu đỏ tươi có đường kính khoảng 2 cm và cuống xốp màu đỏ hoặc màu nâu hơi vàng cao 1,5 đến 4 cm, được bao quanh bởi một lớp thạch màu hơi vàng.
Phân loài.
"Calostoma cinnabarinum" có một lịch sử phân loài lâu dài. Leonard Plukenet đã minh họa một "Fungus pulverulentus virginianus caudice coralline topiario opere contorto" trong tác phẩm năm 1692 của ông "Phytographia" "không còn nghi ngờ gì nữa" là "C. cinnabarinum". In 1809, Christiaan Persoon đã cung cấp miêu tả khoa học hiện đại lần đầu tiên, đặt tên "Scleroderma callostoma", và kiến nghị rằng loài này có thể đủ riêng biệt để đảm bảo việc tạo một chi mới. Cuối năm đó, Nicaise Desvaux đã lập ra chi mới "Calostoma". Để tránh tên lặp lại không cần thiết, ông đã đổi tên loài điển hình "C. cinnabarinum".
Năm 1811, Louis Bosc đã không đề cập đến các tác phẩm sớm hơn khi ông miêu tả nó là "Lycoperdon heterogeneum", dù ông cũng đã đề nghị loài này nên được đặt trong chi riêng của nó. Jean Poiret đã chuyển "S. callostoma" của Persoon sang "Lycoperdon" vào năm 1817, khi bao gồm "L. heterogeneum" Bosc một cách riêng biệt. Cùng năm đó, Nees von Esenbeck đã ghi nhận niềm tin của Bosc các loài xứng đáng chi riêng của mình và tạo ra "Mitremyces", mà không cần tham khảo định danh trước đó của Desvaux sang "Calostoma" Một bài báo năm 1825 bởi Edward Hitchcock gọi tên loài này với tên nhị thức hoàn toàn mới "Gyropodium coccineum", mặc dù Hitchcock tuyên bố tên này đã được "thành lập" bởi Lewis Schweinitz, ông thừa nhận rằng không có mô tả như vậy đã được công bố trước đây, và tên và khẳng định nguồn gốc của nó được coi là đáng nghi ngờ.
Schweinitz đã có đóng góp cho việc phân loài của loài này. Năm 1822, ông đã chuyển "Lycoperdon heterogeneum" của Bosc sang "Mitremyces" dưới danh pháp "M. lutescens". Ông xem xét lại chi một thập niên sau, mô tả "M. cinnabarinum" trong một loài mới. Tuy nhiên, mô tả không đầy đủ và các mẫu vật ghi nhãn sai gây ra nhầm lẫn. August Corda đã tách chúng ra một cách rõ ràng, cung cấp miêu tả mới, và chuyển tên "cinnabarinum" sang "Calostoma" dựa trên mô tả của Desvaux và Persoon, trong khi vẫn giữ "lutescens" trong "Mitremyces". Tuy nhiên, trong chuyên khảo năm 1888 của George Massee về "Calostoma" đã coi nhẹ sự khác biệt hoàn toàn, cho rằng hai loài Schweinitz của chỉ đơn thuần là "các giai đoạn khác nhau của sự phát triển" Năm 1897., Charles Edward Burnap xuất bản một mô tả mới của "C. lutescens", thực hiện một sự phân chia rõ ràng giữa hai loài tương tự mà không được sửa đổi đáng kể kể từ đó.
Các tài liệu tham khảo với loài này là "C. cinnabarina" là phổ biến, nhưng là một "lỗi Latin".
Tên cụ thể "cinnabarinum" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "kinnabari" (κινναβαρι), và đề cập đến màu "thủy ngân sulfur-đỏ", giống như màu của máu rồng. | 1 | null |
Trường trung học Lương Văn Can tiền thân là Trường Trung học Cộng đồng Quận 8. Trường chính thức khai giảng Niên Khóa 1966-1967 vào ngày thứ Năm 20.10.1966.
Lịch sử.
Từ Phong trào Học đường Phục vụ Xã hội và các đoàn thể thanh niên hoạt động xã hội dẫn đến sự ra đời của Chương Trình Phát triển Quận 8 năm 1965. Trường Chính thức khai giảng Niên Khóa 1966-1967 vào ngày thứ Năm 20.10.1966. Niên khóa 1967 - 1968 theo qui chế Trường Đô thị tên đầy đủ của trường là Trường Trung học Cộng đồng Đô thị Tổng hợp Quận 8
Đầu năm học 1974-1975, theo yêu cầu của Nha Trung học, hội đồng giáo sư của trường họp để chọn tên mới của trường.
Tên nhà giáo yêu nước Lương Văn Can, một trong những người sáng lập đồng thời là hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 đã được chọn làm tên Trường.
Để đánh dấu việc trường mang tên Trường Trung học LVC, ban tổ chức Ngày Truyền thống 75 (2.2.1975)
Đến ngày 30.4.1975, Trường TH Lương Văn Can có tất cả 54 lớp với gần 3000 học sinh: mỗi cấp lớp từ lớp 6 đến lớp 11 có 8 lớp, riêng cấp lớp 12 chỉ có 6 lớp.
Sau năm 75 Trường đổi tên là Trường trung học phổ thông Lương Văn Can cho đến nay. | 1 | null |
Trại nội dung ("Content farm") theo cách hiểu của World Wide Web, là một công ty thuê một số lượng lớn những tác giả tự do nhằm tạo ra những nội dung trên Internet nhằm thỏa mãn tối đa thuật toán của máy tìm kiếm thay vì đem lại nội dung có giá trị thực sự cho người dùng. Mục đích chính của việc này là nhằm tăng số lượng page view cho trang web của họ, nhằm thu thêm nhiều tiền quảng cáo.
Đặc trưng.
Những website được gọi là trại nội dung chứa một lượng khổng lồ các bài viết có giá trị lên tới hàng triệu đô-la. Demand Media (bao gồm eHow) đặt kế hoạch phải xuất bản một triệu bài viết hàng tháng, tương đương với bốn lần Wikipedia tiếng Anh trong một năm. | 1 | null |
Vương Duệ (chữ Hán: 王叡, ? - 404), hay Vương Nguyên Đức (王元德) là nhân vật chính trị, quân sự hoạt động vào giai đoạn sau của thời Đông Tấn – Thập Lục Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Gia đình họ Vương tự nhận là thành viên sĩ tộc họ Vương ở huyện Kỳ quận Thái Nguyên , hậu duệ của U Châu thứ sử Vương Mậu, em trai tư đồ Vương Doãn nhà Đông Hán, đến Duệ là cháu đời thứ 7.
Ông nội là Vương Hoành, được làm quan nhà Hậu Triệu; cha là Vương Miêu, được làm quan nhà Tiền Tần. Ông, cha của Duệ đều được nhận mức lương 2000 thạch/năm. Em trai là Trấn bắc đại tướng quân, Tân Cam huyện hầu Vương Ý nhà Lưu Tống.
Cuộc đời.
Ông tên Duệ, tự Nguyên Đức, tính quả cảm, có mưu lược. Khi nhà Tiền Tần thất bại ở trận Phì Thủy (383), Mộ Dung Thùy tách khỏi Tiền Tần, Vương Duệ dấy binh chống lại Thùy, nhưng thất bại. Nhà họ Vương chạy đến Hoạt Đài, được Trạch Liêu giữ lại, dùng làm Duệ và em trai Ý làm tướng soái. Năm sau, anh em Duệ muốn sang miền nam, bèn chạy đi Thái Sơn, Liêu sai kỵ binh đuổi gấp. Trong đêm, anh em Duệ chợt thấy lửa đuốc dẫn đường, bèn đi theo, chừng trăm dặm thì trốn thoát.
Nhà họ Vương định cư ở Bành Thành. Khi ấy là cuối thời Tấn Hiếu Vũ đế, do kiêng húy Tấn Nguyên đế Tư Mã Duệ, Vương Duệ bèn dùng tên tự để gọi mình. Phương bắc coi trọng người cùng họ, xem như cốt nhục, gặp kẻ nào từ xa đến đầu nạp, chẳng ai không dốc sức giúp đỡ; còn kẻ nào không đến, bị cho là bất nghĩa, không được đồng hương chấp nhận. Anh em Duệ nghe nói Vương Du nhà Tấn cũng là người Thái Nguyên, bèn đến nương nhờ, nhưng chịu đãi ngộ rất bạc, bèn đi Cô Thục đầu quân cho Hoàn Huyền.
Hoàn Huyền soán ngôi (403), Duệ tham dự âm mưu lật đổ Huyền của Lưu Dụ. Trong khi Dụ và các đồng mưu khác quay về miền đông tập hợp nghĩa quân, Duệ cùng người Lũng Tây là Tân Hỗ Hưng và người Đông Hoàn là Đồng Hậu Chi ở lại kinh sư làm nội ứng. Tháng 2 ÂL năm sau (404), Lưu Dụ sắp khởi binh, sai Chu An Mục đến kinh sư báo tin cho anh trai Lưu Nghị là Lưu Mại. Mại tỏ ra rất sợ hãi, gặp lúc Hoàn Huyền hỏi thăm tình hình của Lưu Dụ, Mại ngỡ rằng việc đã bại lộ, bèn khai nhận toàn bộ. Huyền cả sợ, giết bọn Duệ, rồi giết cả Mại.
Vài tháng sau, Lưu Dụ hạ được Kiến Nghiệp, Vương Ý ẵm con của Duệ là Phương Hồi đến đầu quân. Dụ ngồi trên mình ngựa ôm lấy Phương Hồi, nhìn Ý mà khóc, truy tặng Duệ làm Cấp sự trung, An Phục huyện hầu. | 1 | null |
Phạm Ngọc Sang (1931-2002), nguyên là một tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ một trường chuyên đào tạo sĩ quan trừ bị cho ngành Bộ binh do Quân đội Quốc gia thành lập dưới sự hỗ trợ của Quân đội Pháp. Tuy nhiên, sau đó trúng tuyển chuyến sang Không quân. Ông đã phục vụ ở Quân chủng này cho đến ngày cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của mình.
Tiểu sử & Binh nghiệp.
Ông sinh ngày 12 tháng 8 năm 1931, trong một gia đình thương nhân khá giả tại xã Bình Hòa, Gia Định, miền Nam Việt Nam. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).
Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia là thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 51/600.003. Theo học khoá 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy. Ra trường, ông được đi phục vụ tại Trung đoàn 17 Bộ binh với chức vụ Trung đội trưởng, đồn trú tại Trà Vinh. Tháng 10 cùng năm, ông trúng tuyển chuyển sang Quân chủng Không quân. Cuối năm, ông được cử đi du học khóa huấn luyện Hoa tiêu Vận tải cơ DC.3 (C.47) và được huấn luyện thêm loại phi cơ T.6 tại trường Không quân Marrakech, Maroc (thuộc địa của Pháp). Đến tháng 8 năm 1953, chuyển sang căn cứ Không quân Avord, học lái phi cơ MD.312. Trung tuần tháng 2 năm 1954, ông tốt nghiệp khóa Hoa tiêu và chuyển qua Blida, Algérie, học bắn và oanh tạc trên phi cơ MD.315. Tháng 5 cùng năm, thụ huấn chuyển tiếp trên DC.4 (C.54) tại Orleans, Pháp. Sau đó ông được thụ huấn thêm để lấy bằng Hoa tiêu Vận tải tại Trung tâm Huấn luyện Vận tải Toulouse, Pháp. Cuối năm ông được thăng cấp Trung úy.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 2 Năm 1955, mãn khóa hồi hương, ông cùng với các Trung úy Huỳnh Hữu Hiền và Lý Trí Tình (là 3 Hoa tiêu đầu tiên của Không quân Việt Nam tốt nghiệp tại Trung tâm Toulouse), tham gia vận chuyển đồng bào di cư từ miền Bắc vào Sài Gòn. Tháng 10 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy giữ chức Chỉ huy trưởng Phi đội Liên lạc thay thế Đại úy Huỳnh Hữu Hiền đi du học khóa huấn luyện viên Khu trục tại Pháp. Cuối năm, ông được tuyển chọn làm Phi công riêng cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Giữa năm 1956, ông được cử đi du học khóa huấn luyện trên Vận tải cơ DC.4 tại Căn cứ Không quân Hickam Field, Honolulu, Tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Đầu năm 1957, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chỉ định hướng dẫn Phái đoàn Không quân Việt nam Cộng hòa công du thăm viếng Hoa Kỳ.
Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Trung tá. Đầu năm 1962, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp (khóa 1962 - 1) thụ huấn 16 tuần tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.
Cuối năm 1964, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang thay thế Đại tá Lê Trung Trực. Đến giữa năm 1965, ông được lệnh bàn giao Trung tâm Huấn luyện lại cho Trung tá Nguyễn Văn Ngọc để đi giữ chức vụ Tư lệnh Không đoàn 33 Chiến thuật tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt.
Đầu năm 1966, ông chuyển sang lĩnh vực Văn phòng, giữ chức vụ Chánh Võ phòng Phủ Chủ tịch Uỷ ban Hành pháp Trung ương "(Phủ Thủ tướng)". Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá và được cử theo học khóa Cao đẳng Quốc phòng tại Đà Lạt. Tháng 6 năm 1970 chuyển về Bộ Quốc phòng làm chuyên viên nghiên cứu. Đến giữa năm 1971, được cử đi du học khóa Quản trị Quốc phòng tại trường Navy Post Graduate School ở Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Tháng 10 năm 1972, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku. Trung tuần tháng 12 năm 1973, ông được tuyên dương công trạng trước Quân đội kèm theo Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.
Ngáy 1 tháng 4 năm 1974, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.
1975.
Ngày 15 tháng 3, được lệnh di tản chiến thuật Sư đoàn 6 Không quân từ Pleiku xuống Phan Rang.
Trưa ngày 16 tháng 4, ông bị quân Giải phóng bắt cùng với Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, bị tạm giam tại Cam Lâm, Khánh Hòa rồi Đà Nẵng, cuối cùng bị đưa ra Bắc qua các trại giam: Sơn Tây, Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình, Nam Hà. Sau đó, ngày 30 tháng 11 năm 1988 được đưa về miền Nam giam giữ ở trại Z.30D Hàm Tân, Bình Thuận. Cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1992 ông mới được trả tự do.
Ngày 22 tháng 2 năm 1992, ông cùng với gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự" diện H.O. Sau đó định cư tại Garden Grove, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Ngày 30 tháng 11 năm 2002, ông từ trần tại nơi định cư. Hương thọ 71 tuổi.
Huy chương.
-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng<br>-Không lực Huân chương<br>-Phi dũng Bội tinh với (1 ngôi sao vàng, 1 ngôi sao bạc)<br>-Anh dũng Bội tinh với đủ loại (ngôi sao vàng, bạc và đồng) cùng một số Huy chương Quân sự, Dân sự khác. | 1 | null |
Đoàn Văn Quảng (1923 - 1984) nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan của Pháp và phục vụ quân đội từ thời Quân đội Pháp rồi đến Quân đội Quốc gia trong Liên hiệp Pháp (thời kỳ Quốc trưởng Bảo Đại làm Tổng chỉ huy), sau cùng là Quân đội Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhất Cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo (1955-1963), đến năm 1965 dưới thời Đệ nhị Cộng hòa, được đổi tên thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau này ông từng giữ các chức vụ như Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh, Tư lệnh Binh chủng Lực lượng Đặc biệt, rồi Chỉ huy trưởng cơ sở đào tạo nhân lực của quân đội.
Tiểu sử & Binh nghiệp.
Ông sinh ngày 16 tháng 9 năm 1923 trong một gia đình thương nhân tại Hải Dương, Bắc phần Việt Nam. Sau khi học hết bậc Tiểu học, lên bậc Trung học ông được vào trường Thiếu sinh quân Phủ Lạng Thương, Đáp Cầu, Bắc Ninh từ 1937. Năm 1943 ra trường ông được cấp chứng chỉ tốt nghiệp Phổ thông chương trình Pháp tương đương với bằng Tú tài bán phần (Part I).
Quân đội Liên hiệp Pháp.
Năm 1945, ông gia nhập vào Quân đội thuộc địa Pháp, mang số quân: 43/300.953. Theo học ở trường Sĩ quan Võ bị Pháp, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, ông tình nguyện phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù với chức vụ Trung đội trưởng. Đầu năm 1947, ông được thăng cấp Trung úy chuyển sang quy chế Quân đội Liên hiệp Pháp và được cử làm Chỉ huy trưởng đơn vị Biệt Động Đội đồn trú tại Bãi Cháy, Hòn Gai, Quảng Yên.
Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Năm 1951, sau khi sáp nhập biên chế vào Quân đội Quốc gia, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Đến đầu năm 1954, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Ngự lâm quân ở Đà Lạt do Đại tá Nguyễn Tuyên làm Chỉ huy trưởng.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 5 năm 1955, sau hơn một năm Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chính, Tiểu đoàn Ngự lâm quân được giải tán và sáp nhập vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Giữa năm này, ông được cử làm Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô do Đại tá Dương Văn Minh làm Tư lệnh. Giữa năm 1956 ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Hành quân Đệ ngũ Quân khu ở Cần Thơ. Đầu năm 1958, ông được chuyển công tác ra Cao nguyên Trung phần, giữ chức vụ Tham mưu phó tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn II do Thiếu tướng Tôn Thất Đính làm Tư lệnh.
Đầu tháng 1 năm 1959, ông được cử làm Trưởng phái đoàn công du viếng thăm các Trung tâm Huấn luyện Bộ binh Hoa Kỳ tại Hạ Uy Di (Hawaii). Cùng tháp tùng còn có 3 sĩ quan thuộc trường Hạ sĩ quan Đồng Đế là Đại úy Nguyễn Xuân Trường, Đại úy Nguyễn Tấn Oanh và Trung úy Võ Văn Chánh. Tháng 2, sau khi về nước, ông được bổ nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Nha Trang thay thế Đại tá Nguyễn Thế Như.Tháng 9 cùng năm, ông bàn giao trường Hạ sĩ quan lại cho Trung tá Đặng Văn Sơn.Cuối năm, ông được chỉ định đi làm phó Tư lệnh Đệ ngũ Quân khu ở Cần Thơ. Giữa năm 1961, ông được cử chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn 9 Bộ binh do Đại tá Bùi Dinh làm Tư lệnh.
Ngày 7 tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 9 thay thế Đại tá Bùi Dinh, cũng trong tháng này ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm.
Đầu tháng 2 năm 1964, sau vụ Chỉnh lý các tướng lĩnh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng để giành quyền Lãnh đạo của tướng Nguyễn Khánh, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 9 lại cho Đại tá Vĩnh Lộc (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thiết giáp). Giữa tháng 2, ông được cử làm Chỉ huy Biệt động quân Vùng 3 chiến Thuật kiêm Tư lệnh Biệt Khu Phước-Bình-Thành. Tháng 8 cùng năm, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Lực lượng Đặc Biệt thay thế Đại tá Phan Đình Thứ (tự Lam Sơn). Ngày Quốc khánh lần thứ nhất Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cuối năm ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.
Đầu năm 1966, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Cuối năm 1968, ông được cử làm Trưởng phái đoàn tham dự Hội nghị Lực lượng Đặc biệt Đông Nam Á tại Thành phố Naha, Okinawa, Nhật Bản. Tháp tùng phái đoàn còn có 2 Thiếu tá Phan Bá Kỳ và Nguyễn Quang Ngọc.
Tháng 6 năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao Binh chủng Lực lượng Đặc biệt lại cho Đại tá Lam Sơn được tái bổ nhiệm. Ngay sau đó, ông được cử đi làm phụ tá Tư lệnh Quân đoàn II và Vùng 2 Chiến thuật.
Đầu tháng 6 năm 1972, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Quân trường Quang Trung thay thế Thiếu tướng Hoàng Văn Lạc. Đến đầu năm 1973, ông được lệnh bàn giao Quân trường Quang Trung lại cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Sau đó chuyển về Bộ Tổng tham mưu, ông được giữ chức vụ Phụ tá Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
1975.
Sau ngày 30 tháng 4, ông bị Chính quyền Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đưa đi học tập cải tạo.
Ngày 6 tháng 3 năm 1984, ông từ trần tại trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh. Hưởng thọ 61 tuổi. Thi hài ông được chôn tại khu vực ven trại tù, được các bạn tù lập bia ghi dấu.
Năm 1986, phu nhân ông bốc mộ và hỏa thiêu. Tháng 8 năm 1992, vợ và các con ông được xuất cảnh theo diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh, di cốt của ông được mang theo đến nơi gia đình định cư tại Tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ. | 1 | null |
Vũ Văn Giai (1934–2012), nguyên là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân Quốc gia. Ban đầu ông được tuyển chọn về đơn vị Nhảy dù và đã phục vụ ở Binh chủng này một thời gian ngắn. Sau này ông chuyển sang Bộ binh. Trong thời gian tại ngũ, ông đã tuần tự giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng cho đến Chỉ huy đơn vị Bộ binh cấp Sư đoàn.
Tiểu sử & Binh ghiệp.
Ông sinh ngày 12 tháng 5 năm 1934 trong một gia đình trung nông tại Làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, miền Bắc Việt Nam. Thời niên thiếu, ông đã học qua các trường: Tiểu học Văn Lang, Hà Nội (niên khóa 1945–1946). Tiểu học Nguyễn Khuyến, Nam Định (1946–1948), Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Bùi Chu (1949–1951). Tốt nghiệp với văn bằng Thành Chung.
Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Tháng 9 năm 1953, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 54/304.295. Theo học khóa 10 Trần Bình Trọng tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1953 thuộc Trung đội 15 khóa sinh do Thiếu úy Nguyễn Bá Thìn làm Trung đội trưởng. Ngày 1 tháng 6 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.
Ra trường, ông tình nguyện gia nhập đơn vị Nhảy dù, theo học khóa căn bản Binh chủng tại Trung tâm Huấn luyện Nhảy dù trong thời gian 1 tháng. Đầu tháng 7 năm 1954, mãn khóa căn bản, ông được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy dù và được cử giữ chức vụ Trung đội trưởng trong Đại đội 4 đồn trú tại trường Bưởi cạnh Hồ Tây, Hà Nội. Sau Hiệp định Genève, ông theo đơn vị di chuyển vào Nam bằng đường không vận và đồn trú tại bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Tháng 10 cùng năm từ Đà Nẵng di chuyển bằng đường Hỏa xa vào Nha Trang, trú đóng tại Đồng Đế. Cuối năm này, ông được cử theo học khóa Huấn luyện viên Nhảy dù tại Đà Nẵng và Sài Gòn 3 tháng.
Quân đội Việt nam Cộng hòa.
Trung tuần tháng 1 năm 1955, ông được cử làm sĩ quan An ninh của Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Sau đó, ông cùng đơn vị chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa mới được cải danh từ Quân đội Quốc gia. Đầu tháng 6 năm 1956, ông được thăng cấp Trung úy và được cử giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 3 của Tiểu đoàn 5, đồn trú tại Thủ Đức.
Đầu năm 1957, ông được cử đi học khóa sĩ quan Tình báo tại Trường Cây Mai, Sài Gòn. Cuối năm này, ông tiếp tục được đi du học khóa Bộ binh cao cấp và Nhảy dù tại trường Võ bị Lục quân ở Fort Benning, Columbus, Georgia, Hoa Kỳ.
Đầu năm 1960, ông được chuyển sang nhiệm vụ mới và rời khỏi Binh chủng Nhảy dù. Ngay sau đó, ông được chỉ định chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn Sơn cước đồn trú tại trại Kateca, An Khê, Pleiku. Khi Tiểu đoàn Sơn cước giải tán để thành lập Tiểu đoàn 10 Công vụ đồn trú tại nội thành Huế, ông được giữ chức vụ Tiểu đoàn phó. Tháng 8 cùng năm, ông chuyển đi nhận chức vụ Đại đội trưởng Đại đội Biệt kích Thượng Rhé. Tháng 2 năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy. Tháng 6 cùng năm, ông được cử đi học khóa sĩ quan cán bộ Biệt động quân tại Trung tâm Huấn luyện Hòa Cầm, Đà Nẵng. Đầu năm 1962, ông được giao trách nhiệm mới với chức vụ Tỉnh đoàn phó Bảo an kiêm Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Dân vệ (Nghĩa quân) tỉnh Thừa Thiên.
Sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Lực lượng Đặc biệt Khu 11 chiến thuật tại Huế. Sau đó làm Trưởng trại Lực lượng Đặc biệt tại Khe Sanh. Đầu năm 1964, ông được chuyển về Sư đoàn 1 Bộ binh giữ chức vụ Trưởng phòng 2 tại Bộ tư lệnh Sư đoàn thay thế Đại úy Nguyễn Văn Điềm. Thời điểm này Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh là Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân.
Đầu năm 1965, ông được cử làm Phó Tỉnh trưởng Nội an kiêm Tiểu khu phó Quảng Nam. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi du học khóa Tình báo cao cấp tại Trường Fort Hollabird, Baltimore, Tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ. Đầu tháng 3 năm 1966 mãn khóa, về phục vụ tại Trung tâm Quân báo thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ngay sau đó chuyển ra đơn vị bộ binh ông được chỉ định làm Biệt đội trưởng Biệt đội 6 Quân báo cạnh Phòng 2 tại Bộ tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh do Chuẩn tướng Phan Trọng Chinh làm Tư lệnh Sư đoàn.
Tháng 6 năm 1966, ông thuyên chuyển ra Quân khu 1 và được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh kiêm Biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến, đồn trú tại Đông Hà, Quảng Trị thay thế Thiếu tá Lại Văn Khuy. Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1967, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Đầu tháng 2 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 6 cùng năm, ông được cử giữ chức vụ Phụ tá hành quân cho Tư lệnh Sư đoàn 1 kiêm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn tại Ái Tử, Quảng Trị. Đầu năm 1970, ông chính thức được được cử vào chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Bộ binh.
Trong suốt thời gian phục vụ ở Sư đoàn 1 Bộ binh, ông đã trải qua 2 vị Tư lệnh Sư đoàn là Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng (6/1966-8/1970) và Thiếu tướng Phạm Văn Phú (8/1970-11/1972).
Trung tuần tháng 4 năm 1971, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 3 Bộ binh tân lập, Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Ái Tử, Quảng Trị.
Đầu tháng 5 năm 1972, sau khi Sư đoàn 3 Bộ binh dưới quyền chỉ huy của ông bị tan hàng tại phòng tuyến Quảng Trị, ông bị cách chức Tư lệnh Sư đoàn 3. Đại tá Ngô Văn Chung, Phó Tư lệnh được cử Phụ trách Tư lệnh Sư đoàn trong thời gian tái trang bị, bổ sung quân số và chờ bổ nhiệm Tư lệnh mới.
Sau đó, ông bị đưa ra xét xử trước Tòa án Mặt trận tại Sài Gòn và bị kết án 5 năm tù về tội để mất Quảng Trị. Ông đã thụ án được 3 năm tại Đề lao Chí Hòa, Sài Gòn thì xảy ra biến cố 30 tháng 4 năm 1975.
1975.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị Chính quyền mới chuyển từ nhà tù Chí Hòa qua các trại tù: Quang Trung, Hóc Môn, Hoàng Liên Sơn, Hà Sơn Bình. Đến ngày 9 tháng 9 năm 1987 ông mới được trả tự do.
Ngày 3 tháng 3 năm 1990, ông cùng gia đình xuất cảnh theo diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh và định cư tại Stanton, Nam California. Hoa Kỳ.
Ngày 13 tháng 10 năm 2012, ông từ trần tại Garden Grove, cũng thuộc miền Nam California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 78 tuổi.
Huy chương.
-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng)<br>-Chương mỹ Bội tinh đệ nhất hạng<br>-10 huy chương Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu<br>-2 huy chương Anh dũng Bội tinh ngôi sao bạc<br>-2 huy chương Anh dũng Bội tinh ngôi sao đồng<br>-2 huy chương sao bạc (Hoa Kỳ)<br>-2 huy chương sao đồng (Hoa Kỳ)<br>-Một số huy chương quân sự và dân sự | 1 | null |
Edward Geary Lansdale (ngày 6 tháng 2 năm 1908 - ngày 23 tháng 2 năm 1987) là sĩ quan Không quân Mỹ đến khi nghỉ hưu vào năm 1963 có quân hàm thiếu tướng, trước khi làm việc với Cục tình báo trung ương. Lansdale tiên phong trong ngành bí nhiệm và chiến tranh tâm lý, vào đầu thập niên 50 ông có vai trò quan trọng trong việc dập tắt cuộc nội loạn Huk ở Philippines, năm 1954 ông chuyển đến Sài Gòn và thành lập Đặc phái đoàn quân sự Sài Gòn, tổ chức tình báo bí mật có nhiệm vụ gieo rắc phân tranh ở Bắc Việt. Lansdale tin rằng Mỹ có thể thắng chiến tranh du kích bằng cách nghiên cứu tâm lý đối thủ, cả hai chính quyền Kennedy lẫn Johnson đều tán thành.
Đầu đời.
Lansdale sinh ở Detroit, Michigan vào ngày 6 tháng 2 năm 1908 và nuôi ở Los Angeles, là con thứ hai trong bốn đứa con trai của Sarah Frances Philips cùng Henry Lansdale. Lansdale đi học ở Michigan, New York và California trước khi vào UCLA, nơi ông kiếm tiến chủ yếu bằng cách viết báo và tạp chí. Sau này ông kiếm việc quảng cáo lương cao hơn ở Los Angeles và San Francisco.
Sự nghiệp.
Philippines.
Lansdale làm việc cho Cục tình báo chiến lược trong Thế chiến thứ hai, cuối cùng được thăng hàm làm thiếu tá, ông kéo dài kỳ phục vụ, tiếp tục ở Philippines đến năm 1948 để giúp Lục quân Philippine tái thiết ngành tình báo và giải quyết số lượng vụ tù nhân chiến tranh lớn. Vì phần lớn kinh nghiệp làm viên tình báo đi cùng với đơn vị Không quân lục quân Mỹ, ông chuyển sang Không quân Mỹ và bổ làm đại úy khi thành lập làm nhánh độc lập năm 1947. Sau khi rời Philippines vào năm 1948, ông làm viên hướng dẫn ở Trường tình báo chiến lược tại Căn cứ không quân Lowry, Colorado, nơi ông được thăng hàm tạm thời làm trung tướng vào năm 1949.
Năm 1950, Tổng thống Elpidio Quirino đích thân yêu cầu Lansdale chuyển sang Nhóm hỗ trợ quân sự Mỹ chung, Philippines để giúp đỡ ngành tình báo của Quân đội Philippines mà đánh với tổ chức Hukbalahap cộng sản. Lansdale tiên phong chiến tranh tâm lý, gieo rắc tin đồn ma cà rồng khắp trong rừng, rồi quân nhân bắt giữ lính địch, hút máu từ cơ thể cho Hukbalahap thấy mà sợ, chạy trốn khỏi khu vực.
Lansdale kết bạn với Ramon Magsaysay, đương thời làm bộ trưởng quốc phòng, Magasay có ông giúp đỡ trở thành Tổng thống Philippines vào ngày 30 tháng 12 năm 1953. Lansdale giúp Quân đội Philippine phát triển tâm lý nhiệm, hoạt động công dân và cải tạo tù nhân Hukbalahap.
Việt Nam.
Sau khi thành công trong việc chấm dứt nổi loạn Huk tả khuynh ở Philippines và xây dựng ủng hộ cho tổng thống Magsaysay, Cục trưởng tình báo Allen Dulles chỉ thị Lansdale "làm [ở Việt Nam] những gì đã làm ở Philippines." Trước đấy Lansdale là thành viên phái đoàn dến Đông Dương vào năm 1953 của Tướng quân John W. O'Daniel, làm cố vấn cho lực lượng Pháp về hoạt động phản du kích chống Việt Minh. Từ năm 1954 đến 1957, ông ở Sài Gòn lãnh đạo Đặc phái đoàn quân sự Sài Gòn. Trong thời kỳ này, ông có chân trong huấn luyện Quân đội quốc gia Việt Nam, tổ chức quân dân Cao Đài theo Trình Minh Thế nhằm củng cố quân đội, vận động tuyên truyền khuyến khích tín đồ công giáo di cư xuống nam trong Cuộc di cư Việt Nam và phát tán tin đồn điệp viên Bắc Việt đang tổ chức tấn công ở Nam Việt.
Cuộc di cư Việt Nam thay đổi cân bằng tôn giáo, trước chiến tranh đa số tín đồ công giáo sống ở Bắc Việt, nhưng sau thì miền nam có đa số mà 55% là dân tị nạn từ miền bắc. Lansdale làm được bằng cách thả tời rơi vào các ấp ở miền bắc có ghi "Chúa đã xuống Nam" và các tờ rơi khác có bản đồ cho thấy các vòng tròn đồng tâm tỏa ra từ Hà Nội, ám chỉ cuộc tấn công bom nguyên tử thủ đô miền bắc sắp diễn ra.
Trong khi ở Việt Nam, Lansdale nhanh chóng kết thân với Ngô Đình Diệm, lãnh đạo Nam Việt, thường nghi ngờ bất cứ ai không thuộc gia đình thân nhưng mời Lansdale vào dinh tổng thống mà kết bạn. Tháng 10 năm 1954, Lansdale phá nỗ lực đảo chính, cắt đứt liên lạc của Tướng quân Nguyễn Văn Hinh với các trung úy cao cấp bằng cách chuyển họ đến Manila.
Lansdale bồi huấn Phạm Xuân Ẩn, phóng viên cho tờ "Time" nhưng thật ra là gián điệp Bắc Việt cao cấp. Năm 1961, ông giúp công bố câu chuyện Linh mục Nguyễn Lạc Hóa, "linh mục chiến đấu" tổ chức quân dân Biệt khu Hải yến ở làng gồm dân lưu vong công giáo Trung Hoa phản cộng. Năm 1961, ông tuyển mộ John M. Deutch làm công việc đầu tiên trong chính phủ, làm một trong những "Nhóc thiên tài" của Robert McNamara. Deutch sau này trở thành Cục trưởng tình báo trung ương.
Vận động phản Castro.
Từ năm 1957 đến 1963, Lansdale làm việc cho Bộ quốc phòng ở Washington, làm Phó trợ lý thư ký đặc nhiệm, Ủy viên công tác Ủy ban tổng thống về trợ giúp quân sự và Trợ lý thư ký quốc phòng về đặc nhiệm. Trong đầu thập niên 60, ông có chân trong các hoạt động bí mật nhằm lật đổ chính phủ Cuba, bao gồm đề nghị ám sát Fidel Castro. Hầu hết công việc nằm trong "Kế hoạch Mongoose", tên hoạt động cho kế hoạch lật đổ chính phủ Castro của Cục tình báo trung ương. Theo Daniel Ellsberg, một thời làm việc dưới Lansdale, ông cho rằng mình bị Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara của Tổng thống Kennedy sa thải vì từ chối lời mời của Kennedy tham gia việc lật đổ chính quyền Diệm.
Sự nghiệp sau và đời sống cá nhân.
Lansdale rời lực lượng Không quân nghỉ hưu vào ngày 1 tháng 11 năm 1963, nhưng từ năm 1965 đến 1968, ông quay về Việt Nam làm việc ở Đại sứ quán Mỹ, Sài Gòn có chức vụ lãnh sự. Tuy nhiên, quyền hạn của ông mập mờ và ông bị đẩy ra lề và làm nản lòng bởi tính quan liêu. Hồi ký năm 1972, "In the Midst of Wars. An American's Mission to Southeast Asia", có ghi chép thời gian ở Philippines và Việt Nam đến tháng 12 năm 1956.
Tiểu sử của Lansdale, "The Unquiet American", do Cecil Currey viết và xuất bản năm 1988, tựa đề nhắc đến ý tưởng thông thường nhưng sai rằng nhân vật trong tiểu thuyết "The Quiet American" của Graham Greene xây dựng trên Lansdale. Theo tiểu sử Greene hợp cách của Norman Sherry, "The Life of Graham Greene" (Penguin, 2004), Lansdale không chính thức tham gia chiến trường Việt Nam cho đến năm 1954, trong khi Greene viết vào năm 1952 sau khi rời Việt Nam. Khả thi hơn là ông là ý tưởng cho nhân vật Đại tá Hillandale trong tiểu thuyết chung "The Ugly American" của Eugene Burdick cùng William Lederer, xuất bản năm 1958. Nhiều giấy tờ và vật tư của Lansdale bị thiêu hủy trong hỏa hoạn nhà McLean vào năm 1972. Năm 1981, ông quyên góp hầu hết giấy tờ còn lại cho Viện nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford.
Lansdale mất vì bệnh tim mạch vào ngày 23 tháng 2 năm 1987. Ông chôn cất ở Nghĩa trang quốc gia Arlington, tái giá một lần và có hai con trai với vợ thứ nhất. | 1 | null |
Nguyễn Xuân Bao (sinh 1935) là nhà địa chất Việt Nam. Ông được nhiều người biết đến với công trình bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỉ lệ 1:500.000, và chuẩn hóa bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 cùng với Trần Đức Lương, và các cộng sự khác.
Ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng nhiều Huy chương, Huân chương. Năm 1975, ông được trao Huy chương Chiến thắng. Năm 1984, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng nhất. Năm 1985 ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương lao động hạng I. Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; Huy chương vì sự nghiệp Địa chất năm 1995.
Tiểu sử.
Ông sinh năm 1935 tại Huế trong một gia đình quan lại, bố giữ chức Lang trung và tá lý Bộ Lại của triều đình Huế trước tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, nguyên quán ông thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sau Hiệp định Genève ông tập kết ra Bắc tham gia lớp sơ cấp địa chất đầu tiên của Việt Nam Năm 1957 ông đỗ vào khoa Mỏ-Luyện kim, Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ông công tác tại đoàn Bản đồ địa chất 20, cùng với các đồng nghiệp như Bùi Phú Mỹ và A.E. Đojikov. | 1 | null |
Đồng bằng Saloum hay Đồng bằng Sine-Saloum là một đồng bằng nằm ở cửa sông Saloum, đổ vào Bắc Đại Tây Dương, thuộc Senegal. Với diện tích 180.000 hecta, vùng đồng bằng này trải dài 72,5 km đường bờ biển và sâu 35 km vào đất liền.
Năm 2011, một phần của đồng bằng này có diện tích 145.811 ha được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Khu vực này chứa các kênh nước lợ với hơn 200 đảo và đảo nhỏ, rừng ngập mặn, môi trường biển Đại Tây Dương và rừng khô. Một phần của đồng bằng này được bảo vệ trong khu vực Vườn quốc gia Đồng bằng Saloum có diện tích 76.000 hecta.
Đây là nơi sinh trưởng và trú đông của nhiều loài chim hoang dã, trong đó có Nhàn hoàng gia, Hồng hạc lớn, Cò thìa Á Âu, Dẽ mỏ cong, Dẽ khoang. Ngoài việc là nơi sinh sản cho nhiều loài chim, vùng đồng bằng còn là nơi có 218 gò vỏ động vật cùng các cổ vật được khai quật tại 28 khu chôn cất đã cung cấp cái nhìn sâu sắc quan trọng về lịch sử chiếm đóng của con người trong khu vực. | 1 | null |
Trận Linge là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ ngày 20 tháng 7 cho đến ngày 15 tháng 10 năm 1915, giữa quân đội Pháp và Đế quốc Đức. Trận chiến đã diễn ra tại cao điểm Linge gần Hohrod tại khu hành chính Haut-Rhin. Trận chiến này là một phần của hàng loạt đợt tấn công của quân đội Pháp tại dãy núi Vosges nhằm tạo một bàn đạp cho họ đánh chiếm vùng đồng bằng Alsace sau này. Trận Linge là một trong những cuộc đụng độ đẫm máu nhất trong cuộc chiến tranh, và các đơn vị dân quân Bayern của quân đội Đức đã bẻ gãy được các đợt tấn công dồn dập của bộ binh sơn chiến Pháp, gạy cho một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của đối phương nhiều tổn thất.
Vào ngày 20 tháng 7 năm 1915, quân đội Pháp đã phát động cuộc tiến công đầu tiên của mình vào Linge. Sau một cuộc pháo kích dữ dội trong vòng 10 tiếng đồng hồ, các tiểu đoàn "Chasseur" của Pháp đã đột chiếm các vị trí của quân đội Đức, chiếm giữ đỉnh của cao điểm Linge về bên trái và Barren về bên phải. Tuy nhiên, người Đức vẫn giữ vững vị trí của họ tại Schratzmannele. Một tràng đạn súng máy của quân Đức nhằm vào hai bên sườn của quân Pháp đã buộc các lực lượng "Chasseur" phải rút xuống ẩn náu ở các vị trí phía dưới các sườn đồi. Mấy ngày sau, quân Pháp lại mở một đợt tấn công khác, và kéo dài trong vòng gần 1 tháng. Cứ 1 tuần thì các cao điểm lại đổi chủ hai lần. Mặc dù người Pháp tuyên bố là họ đã chiếm được toàn bộ các mục tiêu vào ngày 22 tháng 8, trên thực tế, bằng sự phối hợp hài hòa giữa đạn pháo với hơi độc, lựu đạn và súng trường, quân Bayern đã tái chiếm chiến tuyến Lingekopf - Barrenkopf về tay mình và đẩy lui các đợt phản công của quân Pháp. Súng phun lửa cũng đã được quân Đức sử dụng hiệu quả trong trận chiến. Sau khi trận đánh này kết thúc vào tháng 10, tiền tuyến giữa hai phe tại cao điểm Linge không có gì thay đổi, và tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài cho đến khi chiến sự kết thúc.
Những cuộc thảm sát các lực lượng tinh nhuệ của Pháp tại Vosges, mà một phần là thất bại của quân sơn chiến Pháp tại Linge, đã góp phần thể hiện sự khó khăn không nhỏ đối với phe Hiệp Ước trong chiến tranh. Kể từ ngày 11 tháng 10 năm 1920, cao điểm Linge đã được phân loại như là một di tích lịch sử. | 1 | null |
Trần Ngọc Hùng (sinh ngày: 12/9/1941 - mất ngày:24/8/2021) hiện là Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Tiểu sử.
- Kinh qua các chức vụ: Đội trưởng, Trưởng phòng Thi công, Chỉ huy
trưởng Công trường, Phó Giám đốc Công ty, Giám đốc Công ty, Phó
Tổng Giám đốc Tổng Công ty...
Từ 2012: Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam Khóa VII (2012-2017) | 1 | null |
Cầy cọ Hose (danh pháp hai phần: Diplogale hosei) là một loài động vật thuộc họ Cầy. Chúng được đặt tên theo nhà động vật học Charles Hose. Nó là loài đặc hữu rừng núi cao bắc Borneo.
Mô tả.
Những gì người ta biết đến loài này chủ yếu là từ 17 tiêu bản khắp thế giới, tiêu bản đầu tiên được thu thập ở Sarawak bởi Hose vào năm 1891. Mãi đến năm 1997 thì mẫu vật sống đầu tiên mới được thu thập; tuy nhiên sau khi thả hai tháng, không có con cầy Hose nào trong điều kiện nuôi nhốt trên thế giới.
Phần trên (từ mũi đến chóp đuôi, bao gồm cả bề mặt bên ngoài của bốn chân) là màu nâu sẫm đến nâu đen và các phần dưới (từ cằm đến chóp đuôi và bề mặt bên trong của tất cả bốn chân) có màu trắng hoặc hơi trắng hơi nâu. Khuôn mặt có vòng đen quanh mắt và có râu (lông cảm biến) rất dài, màu trắng mặt râu (lông cảm giác) mõm lớn và ướt có một màu thịt tương phản. Hai lỗ mũi nhô ra rộng, phân kỳ để mở ở cả hai bên. Bề mặt dưới của chân có màu nhợt (màu thịt) và các bàn chân có màu nâu. Bàn chân là một phần có màng, với các mảng lông ngắn giữa các bàn chân.
Chiều dài đầu-thân , đuôi dài , chân sau dài và một tai dài ; nó có trọng lượng khoảng độ và có 40 răng. | 1 | null |
Cầy cọ lông vàng (danh pháp hai phần: "Paradoxurus zeylonensis") là một loài động vật thuộc họ Cầy đặc hữu của Sri Lanka. Đây là loài cầy nhỏ nhất và có bộ lông màu nâu vàng hoặc nâu tối. Lông lưng và cổ mọc thới đảo ngược, từ vai về phía đầu. Loài này ít được nghiên cứu nhưng được cho rằng ăn trái cây, quả mọng, côn trùng, chim, ếch nhái, và thằn lằn.
Loài này được in trên tem bưu chính Sri Lanka giá 3 rupee. Tuy nhiên, chúng được gọi là "mèo cọ lông vàng" trên con tem. | 1 | null |
Bút dạ quang là bút dùng để đánh dấu đoạn văn bản chữ bằng màu sáng nổi bật. Bút dạ quang có đủ loại màu, thông thường là màu vàng sáng. Bút dạ quang có thể viết lên nhiều chất liệu khác nhau và có thể đọc được trong môi trường thiếu ánh sáng. | 1 | null |
Caproni Ca 335 Maestrale (Mistral) là một loại máy bay tiêm kích-bom/trinh sát của Ý trong thập niên 1930. Do hãng Caproni thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của Không quân Bỉ. Bỉ cũng có kế hoạch chế tạo loại máy bay này theo giấy phép tại hãng SABCA với tên gọi SABCA S.47. Chỉ có duy nhất 1 chiếc được chế tạo, kế hoạch sản xuất đã bị dừng lại khi Đức xâm lược Bỉ vào tháng 5 năm 1940. | 1 | null |
Chiến dịch giải phóng Bulgaria (5 tháng 9 - 15 tháng 9 năm 1944) là một chiến dịch quân sự do Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) dưới sự chỉ huy của nguyên soái Fyodor Ivanovich Tolbukhin tổ chức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Mục đích của chiến dịch là đánh bại các lực lượng Đức Quốc xã đóng tại Bulgaria và các lực lượng thân Đức tại quốc gia này. Trong khi quân đội Liên Xô triển khai chiến dịch, ngày 9 tháng 9 năm 1944, tại thủ đô Sofia đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của các lực lượng yêu nước Bulgaria do Đảng Cộng sản Bulgaria dưới sự lãnh đạo của Georgy Dimitrov chủ xướng. Trên chiến trường, quân đội Bulgaria không những không nổ súng chống lại quân đội Liên Xô mà còn mở cửa biên giới cho Hồng quân tiến vào lãnh thổ Bulgaria. Cuộc khởi nghĩa đã làm cho chính quyền thân Đức ở Bulgaria sụp đổ và nước này từ bỏ phe phát xít, chuyển sang phe Đồng Minh. Hai tập đoàn quân Bulgaria đã tham gia các chiến dịch Beograd, Budapest và Viên bên cạnh Quân đội Liên Xô, Quân đội Romania và Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư chiến đấu chống lại quân đội Đức Quốc xã cho đến khi kết thúc chiến tranh.
Việc Bulgaria từ bỏ phe Trục đã làm cho hải quân Đức Quốc xã mất nốt những căn cứ và quân cảng cuối cùng trên bờ Biển Đen ở Burgas, Varna và buộc phải rút khỏi Biển Đen. Các tàu nổi Đức đậu tại các cảng này đều bị quân Đức đánh chìm trước khi rút chạy khỏi Bulgaria bằng các tàu ngầm. Chiếm được Bulgaria, Phương diện Ukraina 3 (Liên Xô) đã có một bàn đạp thuận lợi để phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư triển khai Chiến dịch giải phóng Nam Tư và giải phóng Beograd, đuổi quân đội Đức Quốc xã ra khỏi khu vực Balkan, hoàn thành các mục tiêu quân sự chính trị tại vùng này.
Bối cảnh.
Tình hình chính trị xã hội Bulgaria cuối năm 1944.
Mùa xuân và hè năm 1944, chính phủ Liên Xô đã nhiều lần tiến hành đàm phán với chính phủ Bulgaria, cố gắng thuyết phục Bulgaria từ bỏ phe Đức Quốc xã và giữ vị trí trung lập. Trước tình hình chính trị-kinh tế-quân sự của phe Trục ngày một xấu đi, chính phủ Bulgaria buộc phải thực hiện những bước đi nhằm cứu vãn tình thế. Tháng 6 năm 1944, thủ tướng D. Bozhilov - một phần tử cực hữu thân phát xít - từ chức và I. I. Bagryanov - một người có tư tưởng thân phương Tây - lên thay.
Tình hình nội chính của vương quốc Bulgaria trong năm 1944 càng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Từ mùa hè 1944, kinh tế đất nước lún sâu vào khủng hoảng, ngân khố cạn kiệt, trong nước xảy ra nạn đói còn chính trị thì rối ren. Thêm vào đó, đại thắng Iaşi-Chişinău cùng với những chiến thắng khác của quân đội Liên Xô tại Rumani và việc Rumani từ bỏ phe phát xít đã giáng một đòn nặng vào vị thế chính trị ở trong nước và quốc tế của chính phủ thân Đức tại Bulgaria. Tuy nhiên, chính phủ thân Đức của Ivan Ivanov Bagryanov vẫn hi vọng vào sự chi viện của quân đội Đức Quốc xã để giữ lấy Bulgaria. Chính bản thân đại sứ Đức Quốc xã tại Bulgaria cũng nói với I. I. Bagryanov rằng trong thời gian tới, quân đội Đức Quốc xã chưa có ý định bỏ Bulgary. Nhưng đến khi Tập đoàn quân 6 (Đức) bị đánh tan và hai tập đoàn quân Romania rã ngũ tại mặt trận Iaşi-Chişinău thì I. I. Bagryanov nhận thấy khó có thể đảo ngược tình hình. Mặc dù không điều động quân đội tham chiến chống Liên Xô và ra tuyên bố Bulgary trung lập ngày 26 tháng 8, tuyên bố hủy bỏ đạo luật chống người Do Thái tại Bulgaria, triệt thoái các lực lượng quân sự Bulgaria khỏi Nam Tư và Hy Lạp và đơn phương tuyên bố đình chiến với Liên Xô nhưng chính phủ của I. I. Bagryanov vẫn cho quân Đức "rút lui thoải mái" qua lãnh thổ Bulgary để lập một mặt trận mới tại Nam Tư.
Trước những động thái của chính phủ Bulgaria, ngày 30 tháng 8, Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố yêu cầu chính phủ Bulgaria phải đình chỉ ngay việc cho quân Đức mượn đường để rút quân từ Hi Lạp và Makedonia sang Romania, Serbija và Hungary, chấm dứt việc cung cấp các phương tiện vận tải đường sắt và đường bộ cho quân đội Đức Quốc xã. Chính giới Bulgaria cũng yêu cầu I. I. Bagryanov đáp ứng các yêu cầu của Liên Xô để tránh chiến tranh trên đất Bulgaria. Chiều 30 tháng 8, I. I. Bagryanov xin từ chức. Sau hai ngày Bulgaria không có chính phủ, ngày 2 tháng 9 năm 1944, Konstantin Vladov Muraviev, cháu họ của nhà cách mạng A. S. Stamboliyski, cũng là một chính khách thân phương Tây được đưa lên ghế thủ tướng. Ông này ra tuyên bố khôi phục lại các quyền tự do dân chủ của nhân dân Bulgaria, ân xá cho tất cả những người đã bị bắt vì chống lại nước Đức Quốc xã, chống lại chế độ độc tài ở Bulgaria, giải tán mọi tổ chức phát xít ở Bulgaria. K. V. Muraviev còn ra lệnh tước vũ khí của các đơn vị quân Đức đi qua Bulgaria cũng như đóng quân tại Bulgaria, đồng thời hứa sẽ đàm phán với Anh, Mỹ để rút ra khỏi chiến tranh và tái lập mối quan hệ tin cậy với người Nga. Tuy nhiên, việc tước vũ khí của quân đội Đức Quốc xã không hề được thực hiện trong khi việc bắt liên lạc với các đồng minh Anh, Mỹ qua ngả Hi Lạp lại được K. V. Muravyev xúc tiến thực hiện.
Thật ra, bản thân Bulgaria không trực tiếp tham chiến cùng với Đức để chống Liên Xô vì đại đa số người dân Bulgaria vẫn dành những tình cảm tốt đẹp cho dân tộc Nga, những người đã giúp họ thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Osman Thổ Nhĩ Kỳ hồi thế kỷ trước. Sự gần gũi về ngôn ngữ và chữ viết giữa hai nước, hai dân tộc cũng là những điều kiện thuận lợi của quân đội Liên Xô trong quá trình triển khai lực lượng. Tuy nhiên, các sân bay, hải cảng, đường sắt và tài nguyên của quốc gia này đã được nước Đức phát xít khai thác trong cuộc chiến chống Liên Xô. Ngoài việc đàn áp các lực lượng du kích Bulgary ở trong nước, Quân đội Bulgaria dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh thân Đức cũng đóng quân tại Hy Lạp, Nam Tư và tham gia đàn áp phong trào du kích của các lực lượng yêu nước tại đây. Đó là những khó khăn về chính trị mà nhà nước và quân đội Liên Xô cũng với chính quyền mới ở Bulgaria phải khắc phục trong quá trình Bulgary gia nhập phe đồng minh chống phát xít.
Tình hình quân sự.
Sau Chiến dịch Iaşi-Chişinău, đại bộ phận quân đội Đức Quốc xã đóng tại Bulgaria, Makedonia và Hi Lạp đều rút qua lãnh thổ Romania và Nam Tư. Ở Bulgaria chỉ còn lại một số đơn vị bảo vệ hâu phương mặt trận, cảnh vệ, hậu cần và bộ máy mật thám Gestapo vẫn hoạt động đều đặn. Trong khi đại bộ phận quân đội Bulgaria theo sự điều động của Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức đóng tại các vùng phía Tây đất nước, Thủ đô Sofia, trên lãnh thổ Nam Tư và Hi Lạp thì những vùng còn lại của Bulgaria trở thành nơi hoạt động lý tưởng cho các đội du kích Bulgaria chống phát xít. Đến mùa hè năm 1944, Dobry Kolev Terpeshev, Ủy viên Bộ chính trị trung ương Đảng Công nhân Bulgary (Cộng sản) (BRP k) đã nắm trong tay hàng trăm đội du kích lớn nhỏ hoạt động khắp đất nước Bulgary. Từ tháng 2 năm 1943, lực lượng kháng chiến Bulgary được tổ chức lại gồm 13 liên đoàn hoạt động tại Thủ đô Sofia, các tỉnh Plovdiv, Pazardzhishka, Gornodzhumayska, Starozagorska, Yambol, Kharskovska, Gornooryahovska, Shumenska, Pleven, Vrachanska, Rusenka và thành phố cảng Varna.
Ở miền Đông Bulgaria, quân Đức chỉ đóng giữ tại các hải cảng Burgas, Varna và các nhà ga đường sắt chiến lược với quân số khoảng 10.000 người để bảo vệ con đường vận chuyển hàng hóa chiến lược từ Biển Đen về Sofia và từ Sofia đi Nam Tư, Romania và Hungary. Quân Đức tại Bulgaria không có các tuyến phòng ngự kiên cố và tuyến phòng thủ liên tục. Các đơn vị quân Đức đội Quốc xã đóng xen kẽ với các lực lượng của Chính phủ Romania thân Đức, được trang bị kém hơn quân Đúc nhiều lần. Tại Bulgaria, quân đội Đức Quốc xã cũng không có các đơn vị xe tăng lớn. Không quân Đức cũng có một số phi đội máy bay tiêm kích và ném bom đóng tại các sân bay ở Sofia, Plovdiv và Burgas. Tại các bến cảng Varna và Burgas, hải quân Đức có một số tàu chiến rút từ Constanta (Romania) về, một số tàu tuần tiễu, tàu ngầm và các biên đội tàu vận tải.
Binh lực và kế hoạch.
Lực lượng kháng chiến Bulgaria.
Binh lực gồm 13 liên đoàn du kích được trang bị chủ yếu là vũ khí bộ binh và một số ít sơn pháo. Tổng quân số khoảng 30.000 người:
Lực lượng du kích Bulgaria có mối quan hệ khá chặt chẽ với Quân Giải phóng nhân dân Nam Tư do I. B. Tito lãnh đạo và các đội du kích chống phát xít của nước láng giềng Hy Lạp.
Quân đội Bulgaria.
Quân đội Bulgaria nắm trong tay một lực lượng đáng kể với tổng cộng 26 sư đoàn, 7 lữ đoàn với hơn 510.000 người. Ngoài ra họ còn sở hữu 250 máy bay. Các cảng Varna, Burgas là nơi trú đóng hơn 80 tàu chiến Đức - Bulgaria. Tuy nhiên, trên thực tế sau đó quân đội Liên Xô chỉ phải giao chiến với 4 sư đoàn và 2 lữ đoàn, phần còn lại của quân đội Bulgaria đều quay súng chống lại quân Đức và gia nhập phe Đồng Minh.
Quân đội Đức Quốc xã.
Quân đội Đức Quốc xã gồm hơn 20 đơn vị cấp tiểu đoàn với khoảng 10.000 người, chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương mặt trận, các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, các hải cảng, nhà ga và bảo vệ các phái bộ ngoại giao và quân sự Đức tại Sofia.
Diễn biến.
Quân đội Liên Xô tiến vào Bulgaria.
Ngày 5 tháng 9 năm 1944, Chính phủ Liên Xô ra công hàm gửi Chính phủ Bulgaria của thủ tướng K. V. Muraviev, nêu rõ:
Tình hình chính trị của Bulgaria nhanh chóng nóng lên. Ngày 6 tháng 9, chính phủ Muraviev đã ra lệnh đặt các chính Đảng thuộc khối dân chủ của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria ra khỏi vòng pháp luật. Trước đó, do tình hình chiến sự cho thấy chắc chắn Hồng quân sẽ tiến vào Bulgaria, ngày 26 tháng 8 năm 1944, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bulgaria và Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Bulgaria đã quyết định chuẩn bị khởi nghĩa ở thủ đô Sofia và các vùng có quân du kích chống phát xít hoạt động trên toàn lãnh thổ Bulgaria.
Việc Liên Xô tiến quân vào Bulgaria chỉ là chuyện một sớm một chiều. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên Xô ("STAVKA") đã ra mệnh lệnh yêu cầu Phương diện quân Ukraina 3 và Hạm đội Biển Đen phải tấn công Bulgaria vào ngày 8 tháng 9 và đến ngày 12 tháng 9 phải tiến tới tuyến Russa Palatitsa (???), Karnobat, Burgas và củng cố hậu phương mặt trận với sự phối hợp của các liên đoàn du kích Bulgaria. Mục tiêu chính của Phương diện quân Ukraina 3 sau khi giải phóng Bulraria là mở các chiến dịch phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Nam Tư giải phóng lãnh thổ Nam Tư, sau đó quay lại phối hợp với Phương diện quân Ukraina 2 tấn công vào Hungary, Áo và tiếp cận biên giới Đông Nam nước Đức Quốc xã.
Ngày 7 tháng 9, chính phủ Bulgaria của thủ tướng Muraviev ra tuyên bố rút lại đạo luật đặt các lực lượng dân chủ ra ngoài vòng pháp luật. Phái viên của thủ tướng K. V. Muraviev đã gặp đại diện của Phương diện quân Ukraina 3 đề nghị chuyển tới chính phủ Liên Xô biết việc Bulgaria đã thông báo cho phía Đức về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao Bulgaria - Đức và xin điều đình với Liên Xô. Sau khi hỏi ý kiến của G. M. Dimitrov, Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô lệnh cho Phương diện quân Ukraina 3 hạn chế chiều sâu tiến công tại tuyến Dzhurdzhu (Drurdzu hoặc Giurgiu) - Razhgrad (Ragrad) - Shumen - Dyngopol (Dalgopol)và bờ Bắc sông Luda-Kamchiya cho đến khi Bulgaria thu xếp xong tình hình chính trị trong nước. Tuy nhiên, Chính phủ Liên Xô cũng nói rõ rằng Phương diện quân Ukraina 3 sẽ triển khai đến tuyến biên giới Bulgaria - Nam Tư vì ở Nam Tư, quân Đức đang tập trung lực lượng để tấn công chiếm thủ đô Sofia và quân đội Liên Xô không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ Bulgaria khỏi cuộc tấn công của quân đội Đức Quốc xã mà còn có nhiệm vụ tiếp tục giải phóng Nam Tư và Hungary.
Trước khi tiến quân, ngày 7 tháng 9, Nguyên soái F. I. Tolbukhin, tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 đã ra bản thông điệp gửi các sĩ quan, binh sĩ và nhân dân Bulgaria, được tuyên đọc trên Đài phát thanh Moskva, các đài truyền thanh của mặt trận và các điện đài thu-phát của quân đội Liên Xô có được làn sóng của các điện đài thu-phát của quân đội Bulgaria. Các máy bay Liên Xô cũng rải truyền đơn in bức thông điệp này đến các vị trí đóng quân của quân đội Bulgaria. Thông điệp viết:
Ngày 8 tháng 9 năm 1944, Quân đoàn cơ giới cận vệ 7 vượt biên giới Romania - Bulgaria (biên giới năm 1940) tại cửa khẩu Dobromir-Dyal (???) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 tiến quân qua cửa khẩu Negru-Bode (Negru Voda). Các cuộc tiến quân diễn ra hết sức thuận lợi và gần như không gặp phải sự kháng cự đáng kể nào từ quân đội Bulgaria cũng như người dân địa phương. Viên chỉ huy đồn biên phòng Dobromir-Dyal của Bulgaria nói: "Chúng tôi tự nguyện đầu hàng. Chúng tôi không muốn đánh nhau với Hồng quân Nga anh em. Ngược lại, chúng tôi mong những người anh em đến giải phóng đất nước tôi". Tuy nhiên, các chiến sĩ của Lữ đoàn xe tăng 57 đã không bắt họ làm tù binh. Họ được tướng F. G. Katkov nói rõ rằng Hồng quân chỉ tấn công quân Đức và khuyên họ nên tiếp tục bảo vệ vị trí đồng thời bắt liên lạc ngay với các đội du kích chống phát xít Bulgaria trong vùng để được trợ giúp.
Trên các hướng tiến quân khác, quân đội Liên Xô không gặp phải sức kháng cự nào từ phía quân đội Bulgaria. Các đội bảo vệ của Đức Quốc xã thì đơn giản hơn là đã bỏ chạy sang phía Tây trước khi quân đội Liên Xô kéo đến. Ở khắp các vùng Ruse, Pazgrad, Shumen, Dobrich, người dân Bulgaria đem bánh mỳ và muối ra đường chào đón quân đội Liên Xô tiến vào Bulgaria. Chỉ huy đồn biên phòng Negru-Bode, thiếu tá Pyotr Dimov tuyên bố: "Liên Xô - Bulgaria muôn năm ! Đả đảo chủ nghĩa phát xít! Tình hữu nghị anh em với nhân dân Nga đời đời bền vững." Các chi đội du kích Bulgaria hoạt động trong các địa bàn tiến quân của quân đội Liên Xô đều chủ động bắt liên lạc với các chỉ huy Hồng quân và thiết lập chính quyền của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria tại các vùng mới giải phóng.
Ngay trong ngày 9 tháng 9, Phương diện quân Ukraina 3 đã tiếp cận những mục tiêu đề ra trong kế hoạch. Trong thời gian này, Hạm đội Biển Đen cũng tiến vào các hải cảng Varna và Burgas. Hải quân Bulgaria hầu như không chống cự, còn hải quân Đức theo lệnh của Bộ chỉ huy tối cao Đức Quốc xã đã tự đánh chìm các hạm tàu của họ. Các thủy binh Đức bị quân đội Liên Xô bắt sống. Trong khi đó, tại thủ đô Sofia, Đảng Cộng sản Bulgaria đã tiến hành khởi nghĩa và bắt giam hết tất cả các quan chức thân Đức trong chính phủ Bulgaria. Trước tình hình chuyển biến nhanh chóng như trên, chiều ngày 9 tháng 9 Đại bản doanh hạ lệnh cho Phương diện quân Ukraina 3 và Hạm đội Biển Đen ngừng toàn bộ các cuộc tấn công, chuyển sang phòng ngự chờ lệnh mới.
Các hoạt động quân sự của du kích Bulgary.
Trong khi quân đội Liên Xô dừng các hoạt động tấn công quân sự và chỉ tiến hành các cuộc chuyển quân sang phía Tây Bulgaria thì các liên đoàn du kích Bulgaria dưới sự lãnh đạo của Đảng Công nhân Bulgaria (Cộng sản) đã đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trong trên khắp đất nước Bulgaria và ở một số nơi đã thiết lập chính quyền mới ngay trước khi quân đội Liên Xô tiến đến.
Ngày 7 tháng 9, Liên đoàn 9 hoạt động tại tỉnh Shumen đã đánh chiếm thành phố Shumen và các thị trấn Tyrgovitse, Popvo. Ngày 8 tháng 9, Liên đoàn 10 hoạt động tại khu vực thành phố Varna đã phối hợp với Sư đoàn đổ bộ đường không 10 (Liên Xô), Lữ đoàn cơ giới cận vệ 15 thuộc Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 và Hải quân đánh bộ của Hạm đội Biển Đen đánh chiếm thành phố cảng Varna, gọi hàng hơn 800 sĩ quan và bình sĩ Hải quân Bulgari trên 12 hạm tàu của hải quân Bulgaria đang neo đậu tại cảng này. Hạm đội Đức Quốc xã tại Biển Đen vĩnh viễn chấm dứt sự tồn tại. Ba tàu của Thổ Nhĩ Kỳ bị hải quân Đức bắt giữ tại cảng Varna đã được trả cho chủ nhân của nó.
Cũng trong ngày 8 tháng 9, Liên đoàn 8 hoạt động tại tỉnh Gorno-Oryakhovski (Gorna Oryahovitsa) đã đánh chiếm thành phố Gorno-Oryakhovski, nhà ga đầu mối Tyrnovo và các thị trấn Gabrovo, Dryanovo, Elena, Sevlyevo, cắt đứt tuyến đường sắt từ Varna đi Sofia, bắt giữ nhiều đoàn tàu chở hàng hóa quân sự Đức đang từ Varna đi Sofia và Nam Tư tại các nhà ga Tyrnovo và Gorno-Oryakhovski. Phối hợp với Liên đoàn 8, Liên đoàn 11 hoạt động tại tỉnh Pleven cũng đánh chiếm thành phố Pleven và các thị trấn Pavlikeni, Lovech và Lukovitsa.
Ngày 9 tháng 9, Tập đoàn quân 37, hải quân đánh bộ của Hạm đội Biển Đen và quân của Liên đoàn du kích 6 hoạt động tại khu vực Yambol cùng tiến vào giải phóng thành phố cảng Burgas. Trong khi dân cư địa phương đem nho và táo ra thết đãi và tặng hoa các du kích quân Bulgaria cùng các chiến binh Liên Xô thì hải quân Đức đã cho nổ mìn đánh chìm các tàu chiến Đức đang neo đậu tai cảng. Các thủy binh Đức theo đường rừng bỏ trốn sang phía Tây nhưng chỉ đến Yambol, họ đã bị các chi đội du kích "Tổ quốc trên hết" và "Pyotr Momchilov" phối hợp với Lữ đoàn cơ giới cận vệ 13 (Quân đoàn cơ giới cận vệ 4) bao vây và bắt sống. Số tàn quân còn lại chạy về Staro-Zagorsk (Staro Zagora) cũng bị Liên đoàn 5 du kích Bulgaria tóm gọn.
Ở miền Nam Bulgaria, từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 9, thực hiện Chỉ thị ngày 26 tháng 8 của Mặt trận Tổ quốc Bulgaria về Tổng khởi nghĩa, Liên đoàn 2 hoạt động tại thành phố Plovdiv, Liên đoàn 7 hoạt động tại tỉnh Khashkovo và Liên đoàn 4 hoạt động tại tỉnh Gorno-Dzhymaska cũng thực hiện nhiều trận tấn công vào các đơn vị quân Đức và quân chính phủ Bulgaria, đánh chiếm các thành phố Plovdiv, Gorno-Dzhymaska (???), Khashkovo (Haskovo), giải phóng hơn 30 khu dân cư. Tại thủ đô Sofia, Liên đoàn 1 bắt đầu các hoạt động tấn công trong thành phố, đánh chiếm các mục tiêu quan trọng như tòa thị chính, đài phát thanh, trụ sở chính phủ, nhà ga trung tâm, nhà bưu điện trung tâm, góp phần quan trọng vào thành công của Cuộc khởi nghĩa tháng 9 năm 1944 tại Sofia.
Chính phủ Bulgary thân Đức lâm vào khủng hoảng.
Tháng 6 năm 1944, Georgy Dimitrov, Tổng bí thư Đảng Công nhân Bulgaria (Cộng sản) đã có bài phát biểu được truyền qua Thông tấn xã "Khristo Botev" (Cơ quan thông tấn của Mặt trận Tổ quốc Bụlgarya). Trong bản tuyên bố này, ông cảnh báo:
Tuy nhiên, lời cảnh báo này vẫn không được chính phủ của I. I.Bagryanov quan tâm. Một mặt, I. I. Bagryanov tiếp tục thi hành chính sách dàn áp đối với tất cả các lực lượng chống phát xít ở Bulgaria. Mặt khác, ông này cử một số đại biểu của chính phủ mình vượt biên giới sang Hy Lạp, tìm gặp các đại diện của quân đồng minh Anh - Mỹ để đề nghị họ tiến quân vào Bulgaria trước quân đội Liên Xô. I. I. Bagryanov hy vọng quân đội Liên Xô sẽ không tiến vào Bulgaria do Liên Xô chưa tuyên chiến với Bulgaria mặc dù Sa hoàng Boris đã tuyên chiến với Liên Xô từ năm 1943. Chính phủ Bulgaria tiếp tục cho gần 20 sư đoàn quân Đức đóng ở biên giới phía Tây trên phần đất của Macedonia mà Bulgaria được Hitler "tặng" tại Quyết định Viên lần thứ hai. Mấy chục đoàn tàu hỏa của Bulgaria được quân Đức trưng dụng vẫn qua lại trên khắp các ngả đường của Bulgaria để chở quân cho mặt trận Iaşi-Chişinău. Tuy nhiên, đến khi quân đội Liên Xô giành được chiến thắng tại Chiến dịch Iaşi-Chişinău, một chiến thắng quyết định đối với số phận của bán đảo Balkan thì Chính phủ Bagyanov bắt đầu cảm thấy "mặt đất dưới chân đã rung chuyển".
Ngày 26 tháng 8, ba ngày sau khi cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1944 ở Romania đã đưa nước này đứng về phe đồng minh chống phát xít, Mặt trận Tổ quốc Bulgaria đã ra chỉ thị gửi Bộ Tổng tham mưu các lực lượng du kích Bulgaria yêu cầu đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước xung quanh Ủy ban giải phóng dân tộc của Mặt trận Tổ Quốc, tước vũ khí của các đơn vị quân Đức và lực luwojng Gestapo, thủ tiêu mọi hành động chống lại Hồng quân và chuẩn bị thành lập chính phủ của Mặt trận Tổ quốc. Thế những, I. I. Bagryanov vẫn nuôi ảo tưởng rằng cho đến phút cuối cùng, nước Đức sẽ cho quân chiếm đóng Bulgaria hoặc quân đồng minh Anh - Mỹ sẽ tiến vào Bulgaria. Ngày 30 tháng 8, Chính phủ Liên Xô tiếp tục ra công hàm cảnh cáo chính phủ Bagryanov về việc họ vẫn tiếp tục bám giữ chính sách theo đuôi nước Đức Quốc xã. Một số thành viên trong chính phủ Bagryanov bắt đầu dao động. Họ yêu cầu I. I. Bagryanov phải "nói chuyện" với Liên Xô vì theo họ thì "nước xa (chỉ đồng minh Anh-Mỹ) không thể chữa được lửa gần". Bị mắc kẹp giữa "hai làn đạn", ngày 30 tháng 8, I. I. Bagryanov tuyên bố giải tán nội các và từ chức. Trong hai ngày sau đó, nước Bulgaria không có chính phủ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1944, Vua Bulgaria Simeon I ủy nhiệm cho Konstantin Muraviev, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và quản lý công sản Bulgaria (1932-1934) lập nội các mới và giữ chức thủ tướng. Việc làm đầu tiên của Chính phủ Konstantin Muraviev là ra các tuyên bố về khôi phục quyền tự do dân chủ của nhân dân Bulgaria, về ân xã cho tất cả những người đã bị bắt và giam giữ vì chống phát xít. Ông này cũng tuyên bố giải tán các tổ chức phát xít và thân phát xít ở Bulgaria, tước vũ khí của quân Đức đi qua Bulgaria hoặc đóng quân ở Bulgaria. Konstantin Muraviev còn hứa sẽ xúc tiến đàm phán với Anh, Mỹ và thiết lập lại quan hệ tin cậy với người Nga. Tuy nhiên, còn một điều quan trọng nhất là hủy bỏ việc tuyên chiến với Liên Xô cho dù lời tuyên chiến đó chỉ là hình thức thì Konstantin Muraviev không hề nhắc đến
Ngày 5 tháng 9, Bộ Dân ủy ngoại giao Liên Xô triệu tập Đại sứ Bulgaria tại Moskva đến để trao công hàm về việc Liên Xô tuyên chiến với Bulgrya do Chính phủ nước này đang thi hành các chính sách chống lại quân đội Liên Xô. Kèm theo bức công hàm là một phụ lục dài (bao gồm cả ảnh và văn bản) về các chứng cứ cho thấy Bulgaria vẫn đang cung cấp các dịch vụ cảng biển cho các tàu nổi và tàu ngầm Đức uy hiếp và pháo kích vào các đơn vị của Tập đoàn quân 37 (Liên Xô) đang đóng quân từ cảng Konstanta đến Manglya (Mangalia); Bulgaria đang chứa chấp hàng chục nghìn lính Đức thất trận ở Romania chạy qua; tàu hỏa của Bulgary và tàu hỏa của Đức đang chở nhiều sư đoàn Đức từ Hy Lạp chạy qua Nam Tư, sang phía Tây Romania và Hungary. Bộ máy Gestapo tại Bulgaria vẫn cộng tác chặt chẽ với cơ quan mật thám Bulgaria tiếp tục tàn sát những người yêu nước Bulgaria. Trước chính sách quanh co của Chính phủ Muravyev dẫn đến việc Liên Xô tuyên chiến, ngày 6 tháng 9, tại Thủ đô Sofia đã nổ ra cuộc đình công lớn của tất cả công nhân trong thành phố do Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria. Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra trên tất cả các đường phố lớn của Sofia đòi chính phủ Muravyev phải từ chức. Von Berkeler, đại sứ Đức tại Sofia yêu cầu Konstantin Muraviev phải ban hành tình trạng thiết quân luật và lập lại trật tự ở Sofia trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, không một cảnh sát Bulgrya nào dám bắn vào những người biểu tình. Mật thám Gestapo đã tiến hành một số vụ ám sát những người lãnh đạo cuộc biểu tình đang diễn thuyết trước đám đông người dân Bulgaria. Hàng động đổ dầu vào lửa đó đã làm cho những người biểu tình càng thêm kiên quyết. Cuộc biểu tình và đình công ngày 6 tháng 9 ở Sofia đã châm ngòi cho cuộc Cách mạng tháng 9 năm 1944 ở Bulgaria.
Trước sức ép của nhân dân, ngày 8 tháng 9, Konstantin Muraviev buộc phải lên đài phát thanh tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với nước Đức Quốc xã, bãi bỏ tình trạng chiến tranh với Liên Xô và tuyên chiến với nước Đức Quốc xã. Tuy nhiên, tất cả đều đã quá muộn đối với chính phủ của Muravyev. Đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 9, cuộc khởi nghĩa của các lực lượng yêu nước đã nổ ra trên toàn lãnh thổ Bulgaria và thủ đô Sofia.
Khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 ở Sofia.
Ngay sau khi Liên Xô tuyên chiến với Bulgaria, ngày 6 tháng 9, cùng với việc phát động bãi công và biểu tình tại thủ đô Sofia, Ủy ban trung ương Đảng Công nhân (Cộng sản) Bulgaria đã họp phiên bất thường mở rộng đến tất cả các lãnh đạo của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria và thông qua Nghị quyết về tiến hành tổng khởi nghĩa theo tinh thần Nghị quyết chuẩn bị tổng khởi nghĩa ngày 26 tháng 8. Về đấu tranh chính trị, họ quyết định sẽ mở rộng cuộc bãi công và biểu tình ở Sofia ra tất cả các thành phố lớn ở Bulgaria trong đó, trọng điểm là các thành phố Plovdiv, Tyrnovo (???), Vidin, Pleven, Vrattsa (Vratsa), Khaskovo và Gorna-Dzhumaya. Về đấu tranh vũ trang, các liên đoàn du kích có nhiệm vụ chặn đánh tất cả các đơn vị Đức và Bulgaria kéo đến đàn áp biểu tình, đồng thời đánh chiếm các mục tiêu chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng trong các thành phố gồm các tòa thị chính, doanh trại quân đội, nhà ga, bến tàu, các kho hàng, tước vũ khí của các đơn vị hiến binh Bulgaria. Hội nghị cũng chuẩn bị sẵn một nội các mới để thay thế nội các của Konstantin Muraviev. Do Georgy Dimitrov lúc này đang ở Liên Xô để chuẩn bị đàm phán với I. V. Stalin về việc Bulgaria sẽ cho quân đội Liên Xô mượn đường qua lãnh thổ Bulgaria để tấn công quân Đức ở Nam Tư và Tây Romania nên hội nghị cũng bầu ra Ban lãnh đạo trong nước của khởi nghĩa gồm Todor Zhivkov, Stanko Todorov, Vladimir Bonev, Ivan Bonev. Thiếu tướng Ivan Krystev Marinov, Bộ trưởng Bộ chiến tranh của chính phủ Muraviev, một người ngả theo phe cách mạng được giao phụ trách các vấn đề quân sự ở miền Nam Bulgaria dưới sự giám sát của Dimityr Ganev, Uỷ viên Bộ chính trị BRP(k). Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3, nguyên soái F. I. Tolbukhin, tư lệnh Tập đoàn quân 37, trung tướng M. N. Sharokhin, tư lệnh Tập đoàn quân 57, trung tướng N. A. Gagen đều được thông báo trước về kế hoạch các hoạt động khởi nghĩa và sẵn sàng phối hợp khi cần thiết.
Một ngày sau khi quân đội Liên Xô tiến vào Bulgaria, Cuộc khởi nghĩa tháng 9 bùng nổ. Tại Sofia, Liên đoàn 1 du kích Bulgaria do Dobry Terpeshev đã bí mật rời dãy núi Vitosa đột nhập vào thành phố từ nửa đêm. Rạng sáng ngày 9 tháng 9, quân khởi nghĩa và người dân Sofia đã đánh chiếm phủ thủ tướng, trụ sở Bộ Chiến tranh, trụ sở Bộ Nội vụ, Đài phát thanh, Bưu điện trung tâm, Nhà máy điện, Nhà ga trung tâm Sofia, Sở cảnh sát Sofia, doanh trại hiến binh khu vực Sofia và nhiều mục tiêu quan trọng khác. Thủ tướng Bulgaria là Konstantin Muravyev và toàn bộ Chính phủ Bulgaria bị quân khởi nghĩa bắt giữ. 6 giờ 25 phút sáng ngày 9 tháng 9, Kimon Georgyev, Thủ tướng mới của Bulgaria lên đài phát thanh tuyên bố Chính phủ của Konstantin Muravyev chấm dứt hoạt động. Quốc hội Bulgaria đã bị giải tán. Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria đã lập ra chính phủ mới gồm các thành viên sau đây:
Ngoài ra còn có ba thành viên không phải là Bộ trưởng được tham gia nội các theo một sắc lệnh của Hoàng tử Kiril gồm Giáo sư Dimitri Ganev (cựu thành viên của Đảng Cấp tiến) Tsvyatko Boboshevski (Đảng Nhân dân) và Todor Pavlov (BRP(k)).
Ngày 7 tháng 9, Hơn 2.000 công nhân đường sắt và thợ mỏ ở Pernik, cách Sofia 30 km về phía Tây đã đình công. chính quyền thân Đức tại đây đã điều đội hiến binh đến đàn áp, bắn chết 6 công nhân và làm bị thương 13 người. Ngày 8 tháng 9, Liên đoàn 1 du kích Bulgaria đã điều Lữ đoàn 4 mang tên "Cách mạng Sofia" đến yểm hộ cho những người khởi nghĩa, nhanh chóng tiêu diệt Tiểu đoàn hiến binh 3 Sofia. Tại Plovdiv và Gabrovo, những người biểu tình và quân du kích của các liên đoàn 2 và 8 đã đánh chiếm tòa thị chính, sở điện báo, nhà ga. Tại các tỉnh Pleven, Varna, Sliven, quân của các liên đoàn du kích 10 và 11 đã phá vỡ các nhà tù, giải thoát hàng nghìn tù nhân. Cuộc khởi nghĩa tại Khaskovo đã biến thành một cuộc đụng độ vũ trang nghiêm trọng. Viên chỉ huy Trung đoàn pháo binh 2 Bulgaria đã chỉ huy quân của mình dùng vũ khí chống lại Liên đoàn 7 du kích Bulgaria. Đến ngày 12 tháng 9, Liên đoàn 7 với sự trợ giúp của Lữ đoàn "Georgi Dimitrov" số 2 thuộc Liên đoàn 5 mới chiếm được pháo đài Khaskovo. 7 sĩ quan pháo binh Bulgaria chỉ huy trung đoàn này đã bị xử bắn. Ngày 10 tháng 9, bộ máy cảnh sát Bulgaria trên toàn quốc bị giải tán. Chính phủ Kimon Georgyev giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh trận tự ở Sofia và các tỉnh cho lực lượng dân quân cận vệ, được tuyển chọn từ các liên đoàn du kích. Các trại tập trung tại Gonda, Enikyoy, Lebane và một số tỉnh bị giải thể. 8.130 tù chính trị được giải phóng.
Ngày 9 tháng 9, Bộ dân ủy Ngoại giao Liên Xô ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh với Bulgary sau 5 ngày tuyên chiến. Tuyên bố có đoạn viết:
Ngày 10 tháng 9, Moskva bắn 20 loạt pháo hoa từ 224 khẩu đại bác chúc mừng thắng lợi của Phương diện quân Ukraina 3 và chúc mừng các lực lượng dân chủ chống phát xít đã giải phóng đất nước Bulgaria.
Bắt giữ phái bộ quân sự Đức Quốc xã tại Bulgaria.
Sau cuộc khởi nghĩa, mặc dù Chính phủ của thủ tướng Kimon Georgyev đã cơ bản kiểm soát được tình hình nhưng an ninh trong đất nước Bulgaria vẫn chưa được bảo đảm. Các phần tử thân phát xít ở Bulgaria mặc dù bị thất bại nhưng vẫn tiến hành nhiều hoạt động phá hoại. Từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 9 đã xảy ra 34 vụ ám sát nhằm vào các sĩ quan và binh sĩ Liên Xô, 3 đoàn tàu hỏa bị làm trật đường ray. Một số đoàn tàu quân sự quan trọng đang vận chuyển Tập đoàn quân 46 sang hướng Vidin bị đứt toa. Một số kho lương thực và cỏ khô dự trữ cho kỵ binh bị những kẻ lạ mặt đốt cháy. Do bộ máy an ninh của chính phủ mới chưa được thiết lập hoàn chỉnh nên không có cơ quan nào đứng ra điều tra các vụ ám sát và "tai nạn" kể trên. Ngày 14 tháng 9, Nguyên soái F. I. Tolbukhin cử đại tá Ivan Vinarov, Cục trưởng cục tình báo quân sự của phương diện quân đến Sofia để tìm hiểu tình hình. Thượng tướng S. S. Biryuzov, tham mưu trưởng phương diện quân cũng được cử đến Sofia để chỉ đạo phối hợp hành động giữa quân đội Bulgaria và quân đội Liên Xô trong các chiến dịch sắp tới. Khi Ivan Vinarov và S. S. Biryuzov vừa đến Sofia thì có điện hỏa tốc của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô yêu cầu phải truy lùng ngay cơ quan sứ quán Đức Quốc xã và phái bộ quân sự Đức ở Sofia vì có rất nhiều khả năng người Đức vẫn đang dùng bộ máy đó để chỉ đạo các hoạt động phá hoại ngầm ở Bulgaria. Ivan Vinarov cho S. S. Biryuzov biết cả cơ quan sứ quán Đức Quốc xã và phái bộ quân sự Đức ở Sofia đã biến mất một cách bí ẩn.
Chiều 14 tháng 9, cơ quan chính trị Phương diện quân Ukraina 3 và các đội "SMERSH" trực thuộc Cục tình báo quân sự phương diện quân được lệnh tung hết lực lượng để truy bắt cơ quan sứ quán Đức Quốc xã và phái bộ quân sự Đức. Các trinh sát của Cục tình báo quân sự dưới sự chỉ đạo của tướng I. S. Anoshin, chủ nhiệm chính trị Phương diện quân đã nắm được tin tức về việc một số quan chức của chính phủ Kimon Georgyev, trong đó có tướng Damian Velchev đã giúp đỡ cho người Đức chạy trốn khỏi Sofia. Những người này đã thu xếp một đoàn tàu hỏa gồm các toa salon để cơ quan sứ quán Đức Quốc xã và phải bộ quân sự Đức sử dụng. Tuy nhiên, không ai biết đoàn tàu này đi về hướng nào. Sáng 15 tháng 9, tướng S. S. Biryuzov ra lệnh cho thượng tướng V. A. Sudet, Tư lệnh tập đoàn quân không quân 17 điều động 5 máy bay cường kích IL-2 và 3 máy bay trinh sát Po-2 do đại tá Boris Smirnov chỉ huy chở các sĩ quan "SMERSH" từ sân bay Sofia tỏa đi các hướng để tìm kiếm đoàn tàu hỏa đặc biệt này. Các đội cận vệ nhân dân (công an) tại các nhà ga đầu mối trên khắp đất nước Bulgary đều nhận được lệnh phải chặn đoàn tàu này lại tại bất cứ nhà ga nào mà họ phát hiện thấy.
Chiều 15 tháng 9, tổ bay trên máy bay Po-2 của đại úy N. V. Kozlov phát hiện một đầu tàu và hai toa xe bỏ lại tại ga xép Malevo gần thị trấn Khaskovo. Những nhân viên đường sắt ở đây cho biết những người Đức đã dùng vũ lực cưỡng đoạt một đầu máy hơi nước để thay cho đầu máy bị hỏng và bỏ lại hai toa xe để chạy nhanh hơn về phía biên giới Bulgaria - Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay lập tức, tướng S. S. Biryuzov triệu tập ngay trung tá I. Z. Kotenkov, phó chủ nhiệm trinh sát phương diện quân, ra lệnh triệu tập ngay một đội hành động gồm 25 trinh sát dùng máy bay Li-2 bay tới thị trấn Svilengrad ngay sát biên giới. Các trinh sát Liên Xô đổ bộ xuống sân bay Svilengrad và phóng ngay đến nhà ga. Tại đây, viên trưởng ga cho biết những người Đức đến đây từ một tuần trước nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho đoàn người Đức. Vì số lương thực đem theo đã gần cạn nên họ đã cho tàu chạy đi về phía biên giới Bulgaria - Hy Lạp. Trung tá I. Z. Kotenkov yêu cầu trưởng ga cấp ngay một đầu tàu chạy tốt và một toa xe nhẹ để đuổi theo đoàn tàu Đức. Ông cũng đề nghị viên chỉ huy cảnh sát vùng Khaskovo dùng hệ thống thông tin đường sắt để yêu cầu chặn đoàn tàu Đức tại nhà ga gần nhất. 15 giờ ngày 15 tháng 9, đoàn tàu Đức bị chặn lại tại nhà ga Rakovsky. Toàn bộ 32 nhân viên quân sự và ngoại giao Đức bị bắt giữ, trong đó có đại sư Von Bekechler và đại tá tùy viên quân sự Von Schuliden. Khám xét đoàn tàu, ngoài vũ khí bộ binh, các trinh sát Liên Xô còn thu được 6.000.000 Leva (tiền Bulgaria), 1.100 bảng Anh, 50 kg vàng và nhiều bảo vật, hiện vật bảo tàng đều là tài sản quốc gia của Bulgaria. Chính phủ Kimon Georgyev phê chuẩn lệnh bắt giữ các nhân viên ngoại giao Đức với tội danh ăn cắp tài sản quốc gia của Bulgaria, họ bị quân đội Liên Xô giao cho cơ quan an ninh Bulgaria xử lý. Các nhân viên quân sự Đức bị quân đội Liên Xô coi là tù binh chiến tranh và bị giải về Dobrich.
Trên chuyến tàu này còn có một số nhân viên ngoại giao của chính quyền Mussolini hiện không còn tư cách đại diện ngoại giao cho Ý và hai nhân viên ngoại giao Thụy Điển. Những người Thụy Điển được đối xử theo đúng công pháp quốc tế về quyền ưu đãi miễn trừ đối với thân phận ngoại giao và được Liên Xô đưa về Thụy Điển. Riêng các "nhà ngoại giao" của Mussolini bị giao cho quân Anh ở Bary. Sau vụ bắt giữ này, bộ máy gián điệp và phá hoại ngầm của quân Đức ở Bulgaria lần lượt bị bóc gỡ. Ngày 26 tháng 9, Đại bản doanh gửi điện cho tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3:
Diễn biến chính trị có liên quan.
Hòa đàm Bulgaria - Liên Xô và Hiệp ước đình chiến Bulgaria - Đồng minh.
Ngày 10 tháng 9, phái đoàn của Chính phủ mới ở Bulgraya gồm Giáo sư Dimityr Mikhachev, nguyên Đại sứ Bulgaria tại Moskva; Dimityr Ganev, nguyên Đảng viên Đảng Cấp tiến, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị BRP (k); Kyril Stanchev, người không Đảng phái, trợ lý Bộ trưởng ngoại giao và đại tá Slavkov, đại diện Bộ Chiến tranh Bulgaria đã đáp máy bay đến Varna để hội đàm với Bộ chỉ huy Phương diện quân Ukraina 3 về việc chấm dứt chiến tranh, ký kết hiệp ước hòa bình giữa Bulgaria và Liên Xô. Tại cuộc hội đàm, các đại biểu Bulgaria còn đặt vấn đề phối hợp tác chiến giữa quân đội Liên Xô và quân đội Bulgaria, lúc này đã chuyển sang phe đồng minh chống phát xít Đức và việc khôi phục quan hệ ngoại giao Sofia - Moskva.
Vấn đề đầu tiên được trưởng đoàn Bulgaria, Giáo sư Dimityr Mikhachev đưa ra là việc quân đội Bulgaria tham gia chiến đấu cùng với quân đội Liên Xô chống phát xít Đức cũng như việc phối hợp giữa hai bên trong các chiến dịch quân sự. Nguyên soái F. I. Tolbukhin đồng ý và đề nghị các tập đoàn quân Bulgaria phải được đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu quân đội Bulgaria. Mọi kế hoạch phối hợp hoạt động giữa hai quân đội sẽ thông qua sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu quân Liên Xô và Bộ Tổng tham mưu quân đội Bulgaria. Hay bên thỏa thuận về việc Phương diện quân Ukraina sẽ cử một đoàn phái viên quân sự Liên Xô đến Sofia để làm việc với Bộ Tổng tham mưu Bulgaria trong các hoạt động phối hợp tác chiến. F. I. Tolbukhin thông báo cho phía Bulgaria về thành phần phái bộ quân sự Liên Xô ở Sofia sẽ do thượng tướng S. S. Biryuzov chỉ huy và cấp phó của ông là tướng I. S. Anoshin, chủ nhiệm chính trị của phương diện quân.
Đại biểu Kyril Stanchev cho biết ông nhận được các thông tin từ Bộ Tổng tham mưu Bulgaria rằng quân Đức đã tập trung nhiều lực lượng gồm Quân đoàn bộ binh 34 và Sư đoàn cơ giới 7 SS tại các khu vực Nish và Skopje trên đất Nam Tư. Các binh đoàn này có thể sẽ tấn công vào Thủ đô Sofia. Phía Bulgaria đề nghị quân đội Liên Xô chi viện vì các tập đoàn quân Bulgaria đều đang trong giai đoạn tổ chức lại, chưa sẵn sàng chiến đấu và trang bị còn kém xa quân Đức. Các phi đội của không quân Bulgaria tại sân bay Sofia đang trong tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng. Nguyên soái F. I. Tolbukhin hứa sẽ chuyển ngay các đề nghị của phía Bulgaria cho Chính phủ Liên Xô xem xét và quyết định. Trong phạm vi quyền hạn của mình, F. I. Tolbukhin sẽ điều động Tập đoàn quân 37 của tướng M. N. Sharokhin đến biên giới phía Tây Bulgaria để hỗ trợ cho Tập đoàn quân Bulgaria 1. Tập đoàn quân không quân 17 (Liên Xô) sẽ đóng căn cứ chủ yếu tại Sofia. F. I. Tolbukhin cũng cho biết quân đội Liên Xô còn có nhiệm vụ tấn công các đơn vị quân Đức Quốc xã tại Nam Tư và yêu cầu phía Bulgaria đáp ứng các điều kiện để đảm bảo cho việc di chuyển quân đội đến các vị trí đã định. Phía Bulgaria hứa sẽ ưu tiên cung cấp cho quân đội Liên Xô các phương tiện đường sắt và đường thủy hiện có. F. I. Tolbukhin cho biết Chính phủ Liên Xô sẽ cung cấp cho ngành đường sắt Bulgaria 16.000 tấn than để bù đắp cho số nhiên liệu thiếu hụt của phía Bulgaria và cung cấp phụ tùng để phục hồi các đầu máy xe lửa bị hỏng. Các đại biểu Bulgaria hứa sẽ cho trục vớt các tàu của Đức bị đánh đắm trên sống Danub, khôi phục luồng lạch để chuyển quân và vũ khí, khí tài qua Nam Tư. Tại cuộc hội đàm, biên bản thỏa thuận về việc quân đội Liên Xô mượn đường qua lãnh thổ Bulgaria đã được ký giữa Dimityr Mikhachev và F. I. Tolbukhin.
Chiều ngày 10 tháng 9, Dimityr Ganev có cuộc hội kiến riêng với nguyên soái F. I. Tolbukhin về vấn đề quân đội Bulgaria. Theo Dimityr Ganev, các hạ sĩ quan và binh sĩ của quân đội Bulgaria đều sẵn sàng tham gia chiến đấu ngay lập tức bên cạnh quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, trong hàng ngũ sĩ quan Bulgaria vẫn có nhiều phần tử thân phái xít, đặc biệt là các sư đoàn đang chiếm đóng Nam Tư. Đối với bộ máy lãnh dạo quân đội Bulgaria, Dimityr Ganev đánh giá tướng Ivan Marinov là người có năng lực chỉ huy, có thể tin cậy được do ông là người không Đảng phái. Điểm yếu của viên tướng này là do ngại va chạm nên xử lý tình huống chậm chạp và không kiên quyết đối với các sĩ quan Bulgaria có tư tưởng thân phát xít. Ngoài ra, còn có một số sĩ quan cao cấp trong Bộ Tổng tham mưu quân đội Bulgaria cho rằng việc tham chiến chống nước Đức Quốc xã không phải là trách nhiệm của họ. Trong khi đó, các đơn vị chủ chốt do các sĩ quan của quân đội Bulgaria có cảm tình với Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria lại đang đóng quân tại biên giới Bulgaria - Romania. Tại Sofia vẫn còn nhiều đơn vị mà Mặt trận Tổ Quốc chưa nắm được ý định thực sự của các sĩ quan chỉ huy. Các đại biểu Bulgaria đề nghị F. I. Tolbukhin điều động quân đội Liên Xô đến đóng tại Sofia để đảm bảo an ninh cho thành phố trong lúc lực lượng cận vệ nhân dân Bulgaria (công an) chưa thể bảo đảm được nhiệm vụ đó. Tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 (Liên Xô) đáp ứng ngay đề nghị đó bằng việc điều động Sư đoàn bộ binh 34 và Lữ đoàn cơ giới cận vệ 5 đến đóng quân tại Sofia từ ngày 13 tháng 9.
Kết thúc cuộc đàm phán, F. I. Tolbukhin đề nghị Chính phú Bulgaria cử một đoàn đại biểu cấp cao đến Moskva để ký kết hiệp ước chấm dứt chiến tranh với các nước đồng minh Liên Xô, Mỹ và Anh trong thời gian sớm nhất. Ngày 16 tháng 10, phái đoàn cấp cao Bulgaria gồm 4 bộ trưởng, 3 sĩ quan cao cấp và 4 nhân viên ngoại giao đã đến Moskva. Ngày 28 tháng 10 năm 1944, Hiệp ước đình chiến giữa Bulgaria và các nước đồng minh chống phát xít được ký kết tại Moskva bởi Petko Stoyanov, Bộ trưởng ngoại giao Bulgaria, F. I. Tolbukhin, thay mặt chính phủ Liên Xô và tướng James Gammell, tham mưu trưởng các lực lượng đồng minh Anh - Mỹ tại Địa Trung Hải. Hiệp ước cũng quy định đặt quân đội Bulgaria dưới sự chỉ huy của quân đội Liên Xô trong các chiến dịch chống lại nước Đức Quốc xã. Quân đội Anh và Mỹ sẽ cử quan sát viên đến mặt trận của quân đội Liên Xô để phối hợp hành động với liên quân Anh - Mỹ tại khu vực Đông Nam châu Âu. Phía Liên Xô cũng được cử các quan sát viên đến mặt trận phía Tây và Ý. Ủy ban kiểm soát của đồng minh tại Bulgaria (GCC) được thành lập do thượng tướng S. S. Biryuzov làm trưởng ban. Hiệp ước cũng có điều khoản yêu cầu Chính phủ Bulgaria phải bắt giữ tất cả các phần tử thân phát xít và giao nộp các tội phạm chiến tranh bị bắt trên lãnh thổ Bulgaria cho tòa án quốc tế sẽ được thành lập sau khi chiến tranh kết thúc.
Hòa giải Bulgaria - Nam Tư.
Mặc dù quân đội Bulgaria đã rút khỏi các khu vực Nish và Skopie nhưng người Nam Tư chưa thể quên những tội ác mà quân Bulgaria dưới thời Sa hoàng Boris gây ra tại Nam Tư. Sau khi chiếm đóng Nam Tư, quân đội Đức quốc xã đã sử dụng quân đội Bulgaria đàn áp phong trào du kích ở Nam Tư. Quân giải phóng nhân dân Nam Tư coi các đơn vị Bulgaria như tòng phạm của quân đội Đức Quốc xã vì những tội ác mà họ đã gây ra trên đất nước Nam Tư. Mặc dù đến tháng 9 năm 1944, quân đội Bulgaria đã đứng về phe đồng minh chống phát xít và nhưng để làm cho người dân Nam Tư và các binh sĩ của Quân giải phóng nhân dân Nam Tư nhận thức được điều đó hoàn toàn không đơn giản. Đó chính là vấn đề mà cơ quan chính trị của Phương diện quân Ukraina 3 phải xử lý trong khi kế hoạch của Chiến dịch giải phóng Beograd, Chiến dịch Hungary và Chiến dịch Áo đều có sự tham gia phối hợp của quân đội Liên Xô, quân đội Romania, quân đội Bulgaria và Quân giải phóng nhân dân Nam Tư.
Ngày 11 tháng 9, Georgy Mikhailovich Dimitrov, lãnh tụ Đảng Công nhân Bulgaria (Cộng sản) BRP (k) đã gửi thư cho Nguyên soái Josip Broz Tito, Tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Nam Tư, lãnh tụ của Liên đoàn Cộng sản Nam Tư. Bức thư giải thích rõ tình hình ở Bulgaria đã thay đổi, chính quyền của Mặt trận Tổ Quốc đã được thiết lập ở Bulgaria. Chính quyền này mong muốn khôi phục quan hệ anh em với những người láng giềng Nam Tư trên cơ sở tin cậy lẫn nhau giữa những người Cộng sản và cùng chung một chiến tuyến chống phát xít Đức. Quân đội Bulgaria đang trong quá trình cải tổ triệt để nhằm hướng đến những mục tiêu đó. Những sĩ quan và binh sĩ trước đây tham gia đàn áp, tàn sát nhân dân Nam Tư và chống lại Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đều sẽ bị thanh lọc và loại ngũ, thậm chí sẽ bị truy tố như tội phạm chiến tranh. Các binh đoàn quân đội Bulgaria sẽ tham chiến chống lại quân đội Đức Quốc xã trong các chiến dịch sắp tới đều gồm quân du kích và những người tình nguyện. Bởi vậy, các đơn vị Bulgaria sẽ chiến đấu bên cạnh quân đội Liên Xô và Quân giải phóng nhân dân Nam Tư đều được đổi mới về chất. Đáp lại bức thư của Georgy Mikhailovich Dimitrov, Josip Broz Tito hứa sẽ làm hết sức mình để bảo đảm cho quan hệ giữa Quân giải phóng nhân dân Nam Tư và quân đội của nước Bulgaria mới đem lại những hiệu quả tốt nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Chuyến thăm Sofia của phái bộ quân sự Anh - Mỹ.
Theo sự sắp xếp của Bộ trưởng Chiến tranh Bulgaria Damian Velchev diễn ra sau lưng Thủ tướng Chính phủ Bulgaria, ngày 17 tháng 9, một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Anh và Mỹ đến Sofia qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ để gặp tướng Ivan Marinov, Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria mà không thông báo trước cho đồng minh Liên Xô theo quy ước về phối hợp hoạt động chính trị - quân sự tại mặt trận do một trong các bên đồng minh kiểm soát. Các sĩ quan Anh, Mỹ yêu cầo tướng Ivan Marinov trao cho họ quyền sử dụng các sân bay ở Bulgaria, sơ đồ các bãi thủy lôi ở Biển Đen thuộc lãnh hải Bulgaria và cho phép các tàu của Anh được cập bến tại một số cảng ở Nam Bulgaria. Người Anh cũng đã cử các sĩ quan hải quân đến các cảng này để tiếp nhận tàu bè mặc dù Chính phủ Bulgaria không hề được biết trước việc đó. Các sĩ quan Anh, Mỹ còn đề nghị tướng Ivan Marinov để cho quân Anh, huấn luyện quân sự cho quân đội Bulgaria và giúp đỡ họ ở Balkan mặc dù Chính phủ Bulgaria không hề yêu cầu quân đồng minh Anh, Mỹ làm việc đó. Các sĩ quan Anh, Mỹ chờ đợi hồi đáp của phía Bulgaria vào ngày 18 tháng 9. Tướng Marinov không hứa hẹn gì và ngày sau đó đã báo cáo lên thủ tướng Kimon Georgyev và thông báo cho tư lệnh Phương diện quân Ukraina 3 về chuyến thăm bất ngờ này của các đồng minh Anh, Mỹ.
Tối 17 tháng 9, tướng Ivan Marinov đến cơ quan của tướng S. S. Biryuzov tại Sofia để thông báo chi tiết những yêu cầu của các đồng minh Anh, Mỹ và đề nghị phía Liên Xô cho biết quan điểm của mình. Tướng S. S. Biryuzov cho rằng, những vấn đề này có liên quan đến chủ quyền quốc gia của Bulgaria, vì vậy, nó phải được Chính phủ Bulgaria quyết định. Mặt khác, việc đó cũng có liên quan đến phía Liên Xô do Bulgaria hiện đã là đồng minh của Liên Xô và theo thỏa thuận về việc Bulgaria cho quân đội Liên Xô mượn đường để tiến hành các chiến dịch giải phóng Nam Tư, Bulgaria trở thành hậu phương trực tiếp của quân đội Liên Xô tại Balkan. Tướng Ivan Marinov được tướng S. S. Biryuzov khuyên nên trì hoãn một thời gian để chờ ý kiến tứ hai chính phủ Bulgaria và Liên Xô. Tuy nhiên, ngày 18 tháng 9, tướng Ivan Marinov đã triệu tập các sĩ quan Anh, Mỹ đến Bộ Tư lệnh của mình và tuyên bố thẳng thừng rằng Bulgaria không cần đến sự giúp đỡ của các đồng minh Anh, Mỹ. Không đạt được bất cứ một mục tiêu nào để tham gia vào các sự kiện quân sự chính trị tại Bulgaria, các đại biểu quân sự Anh, Mỹ rời Sofia vào buổi chiều cùng ngày.
Khi sự việc được báo cáo về Moskva. I. V. Stalin đã phê phán ngay cách thức làm việc của các tướng lĩnh Liên Xô và Bulgaria do họ không biết đến phép lịch sự ngoại giao và sự nhã nhặn trong quan hệ đối ngoại. Theo I. V. Stalin, không thể nói thẳng thừng là Liên Xô và Bulgaria không cần đến các nước đồng minh mà chỉ cần nói rằng các đồng minh đã thỏa thuận về vấn đề phối hợp trên mặt trận do quân đội từng nước đảm nhận tại Hội nghị Tehran năm 1943. Quân đội Liên Xô không can thiệp vào các hoạt động quân sự của đồng minh ở Pháp và toàn mặt trận phía Tây nói chung. Ngược lại, quân đội Anh, Mỹ cũng không nên can thiệp vào các hoạt động của quân đội Liên Xô tại mặt trận phía Đông. Nếu họ muốn tham gia thì việc hội đàm sẽ không thể diễn ra chỉ riêng với Bulgaria mà còn phải có sự tham gia của Moskva. Phó tổng tham mưu trưởng A. I. Antonov nhận thiếu sót và cho rằng đó là vì các tướng lĩnh Liên Xô chỉ biết về quân pháp hơn là công pháp quốc tế. I. V. Stalin bác lại ý kiến đó và dạy cho các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô thêm một bài học nữa về phép lịch sự ngoại giao:
Sau chuyến đi thăm này, các nhóm sĩ quan Anh, Mỹ còn tiếp tục tìm cách gặp Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria để bàn về việc cho quân đồng minh Anh. Mỹ sử dụng lãnh thổ Bulgaria để tiến hành chiến tranh. Lần này, tướng Ivan Marinov mời họ đến gặp tướng S. S. Biryuzov, trưởng ban kiểm soát của quân đội đồng minh ở Bulgaria để thảo luận. Trong cuộc gặp, tướng S. S. Biryuzov nhắc lại với các sĩ quan Anh, Mỹ rằng họ nên tuân thủ những hiểu biết đã được Liên Xô cùng Anh và Mỹ thỏa thuận tại Tehran. Vấn đề mà các sĩ quan Anh, Mỹ yêu cầu nằm ngoài phạm vi quyền hạn của Bộ Tư lệnh Phương diện Ukraina 3 mà phải do hai chính phủ Liên Xô và Bulgaria quyết định. Tướng S. S. Biryuzov cũng phản đối hành động của một viên thiếu tá quân đội Anh tại Hy Lạp khi ông này đòi một lữ đoàn quân Bulgaria đang còn đóng tại tỉnh Kavála (vùng tranh chấp giữa Bulgaria và Hy Lạp) phải thuộc quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh liên quân đồng minh ở Địa Trung Hải chứ không thuộc quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria. Việc làm đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Bulgaria. Trước những kiến giải của tướng S. S. Biryuzov, các sĩ quan Anh, Mỹ không còn cách nào khác là quay về làm đúng chức trách của họ trong Ủy ban kiểm soát liên hợp của đồng minh tại Bulgaria.
Thủ tướng Anh và việc phân chia ảnh hưởng ở Balkan.
Tháng 10 năm 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến thăm Moskva lần thứ hai để hội đàm với I. V. Stalin về vấn đề Balkan. Cùng tham dự về phía Anh có Bộ trưởng ngoại giao Anthony Eden, đại sứ Anh tại Moskva Archibald Clark Kerr. Đại sứ Hoa Kỳ tại Moskva Averell Harriman cũng được mời tham dự nhưng chỉ với tư cách quan sát viên do không được tổng thống Franklin Roosevelt ủy quyền phát biểu chính kiến của Hoa Kỳ. Cuộc gặp diễn ra tại biệt thự của I. V. Stalin ở Kunsevo, ngoại ô Moskva.
Sau khi thông báo cho phía Liên Xô biết Chính phủ Anh công nhận đường biên giới phía Tây của Liên Xô lấy Đường Curzon (Curzon Line) làm cơ sở, hai bên chuyển sang thảo luận vấn đề Balkan. Winston Churchill cho rằng có hai quốc gia cần phải được bàn thảo, đó là Hy Lạp và Romania. Phía Anh cho rằng họ cần có ảnh hưởng tại Hy Lạp để có một đầu cầu trên Địa Trung Hải, trong khi đó, Liên Xô cũng cần có một nước Romania không chống lại mình ở Balkan. I. V. Stalin cho rằng không nên đặt vấn đề theo cách đó vì phía Mỹ sẽ cho rằng Anh và Liên Xô thỏa thuận phân vùng ảnh hưởng sau lưng họ. Winston Churchill nói rằng những thỏa thuận tại đây chỉ là một "bản nháp", nó sẽ được đại sứ Hoa Kỳ ghi nhận và báo cáo với tổng thống Franklin Roosevelt để ba cường quốc có thể đi đến một thỏa thuận chính thức tại hội nghị Tam cường sẽ được tổ chức trong thời gian tới. Và Winston Churchill đưa ra một "bản nháp" thật sự. Đó là một tờ giấy gấp tư có ghi nhưng dòng đơn giản về việc phân chia ảnh hưởng của các cường quốc ở Balkan:
I. V. Stalin không nói gì. Sau khi đọc xong, ông chỉ đặt tờ giấy xuống bàn và đẩy nó lại phía Winston Churchill. Thủ tướng Anh phá vỡ sự im lặng bằng lời khuyên phía Liên Xô không nên quá nghi ngại. Vấn đề này có thể giải quyết một cách dễ dàng thông qua các công thức đó. I. V. Stalin nói rằng ông không cần giữ tờ giấy đó và thẳng thừng từ chối kiến giải về một sự sắp xếp các "khu vực ảnh hưởng" ở Đông Âu. Ông nói rõ rằng "một đất nước xã hội chủ nghĩa không có tham vọng phân chia thuộc địa như đế quốc Anh, điều đó trái với nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao của Liên Xô". Winston Churchill đề nghị I. V. Stalin cho phép Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô được làm việc trước với Bộ trưởng ngoại giao Anh về vấn đề này. I. V. Stalin không phản đối nếu việc đó chỉ dừng lại ở sự tham khảo ý kiến mà không đi đến một thỏa thuận chính thức.
Trong buổi làm việc tiếp theo giữa Anthony Eden và V. M. Molotov, phía Liên Xô cho rằng ở cả Nam Tư và Hungary, tỷ lệ ảnh hưởng của Liên Xô phải là 75%. Phía Anh nhượng bộ bằng cách đề nghị gác vấn đề Hungary lại cho phiên làm việc sau, còn ở Nam Tư, người Nga có thể có ảnh hưởng đến 60%, đối Bulgaria là 90% ảnh hưởng của Nga. V. M. Molotov cho rằng do truyền thống lịch sử, Nga phải có 90% ở Bulgaria. A. Edden cho rằng tỷ lệ ảnh hưởng Nga/Anh ở Bulgaria chỉ nên là 80%/20% nhưng tiếp tục bảo lưu tỷ lệ 50/50 cho Nam Tư. V. M. Molotov tiếp tục yêu cầu cho phía Liên Xô có 90% ảnh hưởng ở Bulgaria, còn ở Nam Tư chí ít cũng phải đạt 60% ảnh hưởng của Liên Xô. Anthony Eden đề nghị dừng cuộc làm việc để các bên báo cáo cho lãnh đạo của mình. Hai bên không có thỏa thuận với nhau nhưng phía Liên Xô đã đạt được mục đích tìm hiểu ý đồ thật sự của người Anh đối với vùng Balkan. V. M. Molotov tuyên bố đây chỉ là cuộc tham khảo ý kiến và yêu cầu cả hai bên không được lưu giữ lại các biên bản, các ghi chép. Sau khi nhận được báo cáo của Averell Harriman về đề nghị phân chia ảnh hưởng của các cường quốc tại Balkan, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt đã chuyển đến Moskva một bức điện phản đối ý tưởng của người Anh. Bức điện có đoạn viết:
Từ đó về sau, công thức phân chia phần trăm ảnh hưởng ở Balkan không bao giờ được nhắc lại tại các hội nghị Tam cường diễn ra sau đó.
Tổ chức lại quân đội Bulgaria.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù quân đội Liên Xô và quân đội Bulgaria không trực tiếp đụng độ trên chiến trường và người dân Bulgaria vẫn nhớ đến người Nga khi họ đánh bại Đế quốc Otoman trong cuộc Chiến tranh Balkan 1877-1878 giải phóng dân tộc Bulgaria khỏi ách chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quân đội Bulgaria thân Đức dưới thời Vua Boris III và Nhiếp chính vương Simeon I lại gây ra những tội ác với nhân dân các nước láng giềng. Quân đội này đã đàn áp các cuộc khởi nghĩa của người Nam Tư ở Macedonia (nay là Cộng hòa Macedonia) và người Hy Lạp ở miền Bắc nước này. Trong hàng ngũ sĩ quan trung cao cấp Bulgaria, còn nhiều phần tử thân phát xít và cộng tác chặt chẽ với ché độ này để đàn áp những người du kích Bulgaria chống phát xít. Do đó, việc tổ chức lại quân đội Bulgaria là việc làm cấp bách của Chính phủ mới ở Bulgaria.
Ngày 16 tháng 9, Damian Velchev, Bộ trưởng Chiến tranh Bulgaria có công văn gửi tướng S. S. Biryuzov, Trưởng ban kiểm soát đồng minh tại Bulgaria hứa sẽ làm mọi việc để phối hợp hoạt động một cách thống nhất giữa quân đội Bulgaria và quân đội Liên Xô để đưa quân đội Bulgaria tham gia chiến đấu chống phát xít Đức trong thời hạn ngắn nhất. Thế nhưng, trong cuộc hội đàm ngày 19 tháng 9 giữa các đại diện của Phương diện quân Ukraina 3 gồm các tướng S. S. Biryuzov, tướng I. S. Anoshin với đoàn đại biểu chính phủ Bulgaria gồm Thủ tướng Kimon Georgyev, Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria, tướng Ivan Marinov, Bộ trưởng Chiến tranh Bulgaria Damian Velchev và một đại tá đại diện cho Bộ Tổng tham mưu Bulgaria thì Damien Velchev lại quay ngoắt 180 độ. Nếu Thủ tướng Bulgaria và Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria chủ trương nhanh chóng triển khai quân đội Bulgaria chống lại quân đội Đức Quốc xã thì Bộ trưởng Chiến tranh Bulgaria và đại diện Bộ Tổng tham mưu Bulgaria lại chống lại chủ trương này với lý do quân đội Bulgaria không đủ sức chiến đấu và không đáng tin cậy. Tướng S. S. Biryuzov hứa sẽ trang bị lại cho quân đội Bulgaria bằng vũ khí, đạn dược của Liên Xô, kể cả xe tăng và máy bay. Phía Liên Xô sẽ cung cấp hơn 5.000 tấn nhiên liệu cho máy bay và xe cơ giới Bulgaria hoạt động trở lại. Các đơn vị kỹ thuật của quân đội Liên Xô sẽ giúp đỡ quân đội Bulgaria khôi phục hoạt động của các vũ khí hạng nặng, khí tài và phương tiện chiến tranh khác. Các chuyên gia quân sự Liên Xô sẽ giúp đỡ huấn luyện quân đội Bulgaria về chiến thuật, kỹ năng tác chiến và phối hợp, hiệp đồng binh chủng. Phương diện quân Ukraina 3 hoàn toàn có đủ khả năng để làm việc này. Còn việc quân đội này có tin vậy được hay không thì còn phải chờ một cuộc kiểm tra thực tế do Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria và đại diện Phương diện quân Ukraina 3 tiến hành ngay sau đó. Không còn lý do để trì hoãn, tướng Damian Velchev buộc phải chấp nhận chủ trương của Thủ tướng Kimon Georgyev và Tổng tư lệnh Ivan Marinov.
Ban chấp hành trung ương Đảng Công nhân Bulgaria cử đại tá Ivan Vinarov, chỉ huy lực lượng bảo vệ quân đội Bulgaria cùng các sĩ quan tùy tùng của Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria đến các đơn vị để tìm hiểu tình hình quân đội Bulgaria. Sau ba ngày kiểm tra, ngày 23 tháng 9, đoàn công tác này đã có báo cáo gửi chính phủ Bulgaria và Tổng tư lệnh quân đội Bulgaria. Báo cáo nêu rõ rằng không có một đơn vị nào của quân đội Bulgaria không phục tùng chính phủ của Mặt trận Tổ Quốc Bulgaria. Không một sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Bulgaria nào chống lại sự chỉ đạo của chính phủ Mặt trận Tổ Quốc đối với quân đội. Quân đội Bulgarya hoàn toàn có khả năng chiến đấu và chỉ cần thêm hai tuần nữa để thống nhất vấn dề hợp đồng tác chiến với quân đội Liên Xô là có thể tham chiến với sức chiến đấu cao hơn. Tuy nhiên, tướng Damian Velchev lại cho rằng các cuộc hội nghị, mít tinh để khích động tinh thần chống phát xít Đức của các binh sĩ Bulgaria là dấu hiệu của sự tan rã trong quân đội. Đại tá Ivan Vinarov đã bác bỏ lập luận đó của Damian Velchev bằng các biên bản của các cuộc mít tinh, trong đó thể hiện các sĩ quan và binh sĩ Bulgaria đều nóng lòng muốn góp sức mình vào cuộc đấu tranh chống phát xít Đức, đem lại hòa bình cho châu Âu và Balkan. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, tướng Damian Velchev phải rút lui ý kiến của mình.
Thực hiện thỏa thuận về việc huấn luyện nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội Bulgaria, từ đầu tháng 10 năm 1944, Phương diện quân Ukraina 3 đã cử 7 tổ chuyên gia quân sự đến phối hợp huấn luyện cho các sư đoàn Bulgaria. Tổ của đại tá P. M. Tartachevsky đến Sư đoàn bộ binh 4, tổ của đại tá V. P. Kheraskov đến Sư đoàn bộ binh 5, tổ của đại tá I. S. Titov đến Sư đoàn bộ binh 6, tổ của đại tá S. G. Galiakberov đến Sư đoàn bộ binh 9, tổ của đại tá F. V. Grigoryev đến Sư đoàn bộ binh 12, tổ của đại tá kỵ binh G. P. Shaforyod đến Sư đoàn kỵ binh 1 và tổ của đại tá kỵ binh V. Ya. Pogidayev đến Sư đoàn kỵ binh 2. Trung tuần tháng 10 năm 1944, Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô ra quyết định hợp nhất các tổ công tác này thành Đoàn cố vấn quân sự Liên Xô ở Bulgaria do thiếu tướng A. V. Blagodatov làm trưởng đoàn. Đội ngũ cán bộ chỉ huy cao cấp của quân đội Bulgaria cũng được Tổng tư lệnh Ivan Marinov cải tổ lại. Những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1923 còn chưa bị Vua Boris xử bắn đã được triệu tập vào quân đội để chỉ huy các tập đoàn quân và các sư đoàn Bulgaria gồm Georgyev Damyanov, Zakhari Zakharyev, Ivan Kinov, Ferdinand Kozovsky, Ivan Mikhailov, Branimir Ormanov và Pyotr Panchevsky Một số sĩ quan cao cấp Bulgaria trước đây bị loại ngũ do tư tưởng chống phát xít như Vladimir Stoychev, Todor Toshev, Stoyen Trendafilov cũng được gọi tái ngũ để tham gia chỉ huy quân đội Bulgaria. Tướng Steryu Antanasov, Ủy viên trung ương BRP (k) được cử làm Phó tổng tư lệnh quân đội Bulgaria phụ trách các vấn đề chính trị. Đại bộ phận các sĩ quan cấp dưới được thay thế bằng các hạ sĩ quan có tinh thần cách mạng.
Tuy nhiên, một số bộ trưởng trong Chính phủ Kimon Georgyev có tư tưởng thân phương Tây như Petko Stoyenov (tài chính), Nikola Petkov (không bộ) vẫn tiếp tục chống đối chủ trương đưa quân đội Bulgaria ra mặt trận chống Đức Quốc xã. Để giải quyết dứt khóa vấn đề này, ngày 12 tháng 10, Thủ tướng Kimon Georgyev và Bộ trưởng chiến tranh Damian Velchesv cùng ký vào quyết định thành lập Tập đoàn quân Bulgaria 1 do trung tướng tái ngũ Vladimir Stoychev làm tư lệnh, thiếu tướng Steryu Antanasov làm phó tư lệnh, thiếu tướng Pyotr Panchevsky làm tham mưu trưởng. Tổng quân số của Tập đoàn quân gồm 96.130 người, gồm các sư đoàn bộ binh 3, 8, 10, 11, 12, 16 cùng các trung đoàn xe tăng, pháo binh và các phương tiện tăng cường khác. Trong quý IV năm 1944, Quân đội Bulgaria đã có thêm các tập đoàn quân 2 và 4. Tổng quân số của ba tập đoàn quân Bulgaria (1, 2 và 4) tham gia chiến đấu cùng Phương diện quân Ukraina 3 trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu lên đến 474.000 người, gồm 18 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn kỵ binh, 5 lữ đoàn xe tăng và 11 trung đoàn pháo binh.
Từ tháng 10 năm 1944 đến khi chiến tranh kết thúc, Quân đội Bulgaria đã nhận được nhiều trang bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài và các phương tiện vật tư bảo đảm gồm: 344 máy bay (trong đó có 120 chiếc Yak-3, 120 chiếc IL-2, 96 chiếc Pe-2), 65 xe tăng T-34, 410 pháo nòng dài, 155 lựu pháo, 280 pháo chống tăng, 370 súng cối, 18.800 súng trường, 10.615 tiểu liên, 1.270 trung liên, 420 đại liên, 369 điện đài, 2.572 điện thoại, 370 xe ô tô và hơn 4 triệu viên đạn các loại. Cơ quan hậu cần của Phương diện quân Ukraina 3 đã cung cấp cho quân đội Bulgaria 20.000 mét vải và 5.000 đôi giày để trang bị cho sĩ quan và binh sĩ quân đội Bulgaria, cung cấp hơn 3.000 tấn nhiên liệu các loại để vận hành các xe tăng, máy kéo, ô tô và các khí tài hạng nặng khác.
Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng.
Kết quả và đánh giá.
Chiến dịch Bulgaria đã dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền thân Đức tại quốc gia này và sự thành lập chính phủ của Mặt trận Tổ quốc do K. S. Geogriyev đứng đầu. Chính quyền mới nhanh chóng từ bỏ phe Trục, gia nhập phe Đồng Minh và tuyên chiến với nước Đức Quốc xã cùng đồng minh cuối cùng của nó là Hungary. Mặt trận Tổ Quốc cũng giải tán quốc hội cùng hệ thống cảnh sát cũ, tiến hành cải tổ quân đội và đặt các tổ chức phát xít ra ngoài vòng pháp luật. Quân đội Bulgaria đóng ở Hy Lạp và Nam Tư cũng nhanh chóng được rút về nước.
Chiến dịch giải phóng Bulgaria nhanh chóng thành công là nhờ có sự phối hợp giữa quân đội Liên Xô và những người yêu nước Bulgaria, trong đó, các Liên đoàn du kích Bulgaria đóng vai trò quan trọng về quân sự. Mặt khác, đòn tấn công của Phương diện quân Ukraina 2 sang phía Tây cũng đe dọa cắt đứt con đường rút lui của quân đội Đức Quốc xã khỏi Bulgaria và Hy Lạp, buộc Cụm tập đoàn quân F và cánh quân Bulgaria của Tập đoàn quân E (Đức) phải nhanh chóng rút lui. Trong khi đó, chủ lực của Cụm tập đoàn quân "Nam" (Đức) đang bận đối phó với cuộc tấn công của quân đội Liên Xô tại Bắc Transilvania, không có các đơn vị rảnh rỗi trong lực lượng dự bị nên đã chịu để mất Bulgaria một cách nhanh chóng.
Khác với cuộc Khởi nghĩa tháng 8 năm 1944 tại Romania cần có sự tham gia của nhà vua Romania và một bộ phận tướng lĩnh trong quân đội Romania, cuộc Khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 năm 1944 ở Bulgaria hoàn toàn sử dụng lực lượng du kích do Đảng Công nhân Bulgaria (Cộng sản) tổ chức, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân Bulgaria. Sức ép của ba tập đoàn quân Liên Xô trên chiến trường, sức mạnh của 13 Liên đoàn du kích, của các cuộc đình công, bãi công của người lao động Bulgaria và tâm lý chán ghét chiến tranh, không muốn đổ máu giữa những người Slave của binh lính và nhân dân Bulgaria đã làm cho cuộc khởi nghĩa ngày 9 tháng 9 nhanh chóng đạt được thắng lợi
Ngày nay, sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, một số người trong giới nghiên cứu lịch sử Bulgaria đã lật lại vấn đề có nên để Quân đội Bulgaria tham gia chống lại quân đội Đức Quốc xã hay không và việc thiết lập quan hệ đồng minh Liên Xô - Bulgaria có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của Bulgaria trong tương lai hay không. Tuy nhiên, đối với giới quân sự Bulgaria hiện nay, họ vẫn tự hào vì quân đội Bulgaria đã đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít, đem lại hòa bình cho Đông Âu và Bulgaria.
Ảnh hưởng.
Việc để mất Bulgaria là một đòn mạnh tiếp theo giáng vào vị thế chiến lược chính trị, quân sự của nước Đức Quốc xã tại Balkan. Ngoài việc hải quân Đức Quốc xã không còn chỗ đứng ở Biển Đen, nước Đức Quốc xã mất thêm một đồng minh ở Balkan; quân đội Đức Quốc xã còn bị hở toàn bộ sườn phía Đông Balkan. Quân đội Liên Xô đã chiếm lĩnh biên giới Bulgaria - Nam Tư đã tiến ra tuyến có thể trực tiếp chi viện cho Quân giải phóng nhân dân Nam Tư hoàn thành công cuộc giải phóng đất nước họ và góp phần cùng với quân đội Liên Xô, quân đội Romania, quân đội Bulgaria cùng các lực lượng du kích Hy Lạp và Albania hoàn thành việc giải phóng bán đảo Balkan, tiến tới đánh bại hoàn toàn quân đội Đức Quốc xã và đồng minh duy nhất còn lại của họ ở châu Âu là quân đội Hungary.
Sự kiện Bulgaria đứng về phía Liên Xô đã làm cho cuộc tranh chấp bán đảo Balkan giữa các nước đồng minh Anh, Mỹ và Liên Xô thêm căng thẳng. Mặc dù Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt không ủng hộ "phương án Balkan" của Thủ tướng Anh Winston Churchill ngay từ Hội nghị Tehran 1943 nhưng cơ quan OSS của Hoa Kỳ vẫn liên kết với cơ quan tình báo MI6 của Anh để tìm kiếm những ảnh hưởng phục vụ cho lợi ích của Anh và Mỹ tại Balkan. Tuy nhiên, một khi các thỏa thuận của Hội nghị Tehran được thực thi và cả một phương diện quân Liên Xô đã có mặt tại Bulgaria và một chính quyền mới thân Liên Xô đã lập ra tại đây thì những hành động muộn màng của quân đồng minh ở Địa Trung Hải nhằm bắt tay với quân đội Bulgaria sau lưng Chính phủ Bulgaria và quân đội Liên Xô đều không đạt được bất kỳ một kết quả nào.
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quyền lợi và ảnh hưởng quan trọng ở Biển Đen đã tỉnh táo nhìn nhận diễn biến tình hình khu vực Balkan từ rất sớm và đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao và hạn chế các quan hệ kinh tế với nước Đức Quốc xã ngay khi quân đội Liên Xô bắt đầu tiến vào lãnh thổ Romania. Ngày 5 tháng 9 năm 1944, việc Liên Xô tuyên chiến với Bulgaria và đến ngày 8 tháng 9 thì tiến quân vào nước này đã làm cho Chính phủ Thổ Nhĩ kỳ lo ngại. Để bảo vệ vùng Istanbul (Constantinopolis) trong đó có các eo biển chiến lược Bosphorus và Dardanelles, ngày 6 tháng 9, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai 20 sư đoàn dọc theo biên giới Bulgaria - Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, quân đội Liên Xô không có ý định tiến xuống phía Nam. Mục tiêu tiếp theo của họ là vùng Tây Balkan để tiếp cận biên giới phía Nam của nước Đức Quốc xã. | 1 | null |
Leslie Feist (sinh ngày 13 tháng 2 năm 1976), được biết tới với nghệ danh Feist, là một ca sĩ nhạc sĩ người Canada, hoạt động solo độc lập đồng thời là thành viên ban nhạc indie rock Broken Social Scene.
Sơ lược.
Leslie Feist sinh ngày 13 tháng 2 năm 1976 tại Amherst, Nova Scotia, Canada. Cha mẹ cô đều là nghệ sĩ. Họ ly dị sau khi sinh cô một thời gian và cô cùng mẹ chuyển tới sống với bà tại Regina, Saskatchewan và sau đó tới Calgary. Cô mơ ước được trở thành một nhạc sĩ và dành nhiều thời gian hát trong giàn hợp xướng..Năm 12 tuổi Feist được trình diễn cùng 1000 người khác tại lễ khai mạc thế vận hội mùa đông Calgary Winter Olympics. Do cha cô là người Mỹ nên cô có cả hai quốc tịch Mỹ và Canada.
Năm 1991, khi 15 tuổi, Feist bắt đầu bước vào con đường âm nhạc khi cô được phát hiện và trở thành giọng ca chính cho một ban nhạc tên Placebo (không phải ban nhạc Anh Placebo). Cô và các thành viên trong ban đã giành chiến thắng trong 1 cuộc cạnh tranh giữa các ban và giành được màn trình diễn mở màn cho lễ hội Infest 1993, tại đây cô gặp Brendan Canning, của ban hHead trình diễn trước cô, mà sau đó 10 năm cô gia nhập ban cùng.
Năm 1995, Feist đã buộc phải dừng hát một thời gian để hồi phục sau khi bị tổn thương dây thanh âm. Cô chuyển từ Calgary tới Toronto năm 1996. Cùng năm đó cô đã được mời chơi gitar bass cho Noah Mintz của hHead trong dự án solo của anh ta Noah's Arkweld. Cô chơi gitar bass cho Noah's Arkweld trong 1 năm mặc dù trước đó cô chưa từng chơi gitar bass. Năm 1998, Cô trở thành người chơi gitar rhythm cho ban By Divine Right và đi tour cùng họ trong 3 năm 1998, 1999, và 2000.
Feist bắt đầu sự nghiệp solo của mình năm 1999 với album "Monarch (Lay Your Jewelled Head Down)". Album thứ 2 sau đó, "Let It Die", phát hành năm 2004, và tới album thứ 3 "The Reminder", phát hành năm 2007, album đã được giới phê bình đánh giá cao và rất thành công về mặt thương mại khi bán được tới hơn 2.5 triệu bản trong đó single "1234" giành được vị trí thứ 8 trên Billboard hot 100. The Reminder giúp Feist có được 4 đề cử giải Grammy, bao gồm cả 1 đề cử cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất. Cô giành được tới 5 giải tại 2008 Juno Awards ở Calgary, bao gồm Songwriter of the Year, Artist of the Year, Pop Album of the Year, Album of the Year và Single of the Year. Album thứ tư của cô, "Metals", được giới thiệu vào ngày 30 tháng 9 năm 2011. Năm 2012, Feist hợp tác với 1 nhóm nhạc metal Mastodon, phát hành 1 video âm nhạc tương tác giữa 2 bên..Feist tiếp túc nhận được 3 giải Juno awards trong năm 2012: Artist of the Year, Adult Alternative Album of the Year for "Metals", và Music DVD of the Year cho bộ phim tài liệu của cô "Look at What the Light Did Now".
Liên kết ngoài.
[[Thể loại:Người Canada gốc Mỹ]]
[[Thể loại:Nữ ca sĩ nhạc rock]]
[[Thể loại:Ca sĩ Canada thế kỷ 20]]
[[Thể loại:Ca sĩ Canada thế kỷ 21]]
[[Thể loại:Nữ ca sĩ pop Canada]]
[[Thể loại:Người giành giải Juno]]
[[Thể loại:Nữ ca sĩ thế kỷ 21]]
[[Thể loại:Nữ ca sĩ thế kỷ 20]] | 1 | null |
The Vampire Diaries (tiếng Việt: Nhật ký ma cà rồng) là bộ phim truyền hình Mỹ được Kevin Williamson và Julie Plec phát triển dựa trên bộ sách cùng tên được J Smith viết. Bộ phim phát sóng trên The CW từ ngày 10 tháng 9 năm 2009 và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 năm 2017, tổng cộng 171 tập qua 8 mùa.
Nội dung.
Bộ phim nói về cuộc sống của Elena Gilbert (Nina Dobrev), một cô gái 17 tuổi, yêu một ma cà rồng 162-năm-tuổi tên là Stefan Salvatore (Paul Wesley). Mối quan hệ của họ ngày càng trở nên phức tạp khi người anh trai của Stefan là Damon Salvatore (Ian Somerhalder) trở lại với kế hoạch tàn phá thị trấn và trả thù em trai của mình. Cả hai anh em đều thể hiện tình cảm đối với Elena, chủ yếu là do sự giống nhau của cô với người yêu cũ của họ trong quá khứ, Katherine Pierce. Trong các phần tiếp theo, Elena phát hiện mình là hậu duệ của Katherine, người đã trở lại với kế hoạch chống lại bộ ba.
Câu chuyện trong phim xảy ra tại thị trấn hư cấu Mystic Falls, Virginia, một thị trấn có lịch sử siêu nhiên kể từ khi những người dân di cư từ New England đến đây vào cuối thế kỷ 17. Câu chuyện còn xoay quanh các cư dân khác của thị trấn, đặc biệt là em trai của Elena Jeremy Gilbert (Steven R. McQueen), bạn thân cô Bonnie Bennett (Katerina Graham), Caroline Forbes (Candice Accola) và người bạn chung của họ là Tyler Lockwood (Michael Trevino) và Matt Donovan (Zach Roerig). Thị trấn được quản lý bởi con cháu của gia đình sáng lập ban đầu được gọi là "Hội đồng sáng lập". Một số gia đình sáng lập của Mystic Falls gồm có Salvatores, Gilbert, Fells, Forbes và Lockwoods. Họ chỉ bảo vệ thị trấn khỏi các ma cà rồng, mặc dù còn có những mối đe dọa siêu nhiên khác như người sói, phù thủy, ma quỷ và các 'con lai' của chúng. | 1 | null |
Vallée de Mai ("Thung lũng tháng Năm") là một khu bảo tồn thiên nhiên và Di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm trên đảo Praslin, Seychelles. Khu vực này nổi tiếng với một khu rừng cọ được bảo tồn tốt bao gồm 6 loài cọ đặc hữu khác nhau, nổi bật nhất là loài cọ "Lodoicea maldivica" được biết đến với tên "Coco de mer", một loài nguyên sinh có từ thời tiền sử. Ngoài ra, nơi đây còn là một khu bảo tồn động vật hoang dã với nhiều loài động vật quý hiếm bao gồm cả loài Vẹt đen Seychelles quý hiếm, động vật có vú, động vật giáp xác, ốc sên và bò sát. Đã có nỗ lực xác định để loại bỏ tất cả các loài thực vật ngoại lai đem đến khu vực này nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công trong việc loại bỏ cà phê, dứa và cọ cảnh. Vallée de Mai với các loài thực vật và động vật đặc biệt, là một di tích từ thời điểm siêu lục địa Gondwana chia tách thành các lục địa nhỏ hơn, để lại các đảo Seychelles giữa Madagascar và Ấn Độ như ngày nay.
Mô tả.
Khu bảo tồn có diện tích 19,5 ha nằm trên một hòn đảo đá granit. Cảnh quan của đảo chi phối bởi loài cọ, chiếm số lượng lớn nhất trên đảo tạo thành một danh lam thắng cảnh tự nhiên rừng mang giá trị sinh thái quan trọng. Rừng cọ này được hình thành hàng triệu năm trước nhờ các hạt giống được coi là lớn nhất trong số các loài thực vật thì mới có thể phát triển ở một khu vực đảo giữa đại dương, sau đó trải qua giai đoạn tiến hóa của thực vật tạo thành phòng thí nghiệm tự nhiên, tiền đề để nghiên cứu hình thành các loài thực vật bậc cao hơn.
Khu vực có sự xuất hiện của 6 loài cọ đặc hữu cùng với một số loài thực vật một lá mầm, thực vật tán rộng tạo thành hệ sinh thái tương tác độc đáo bao gồm: "Lodoicea maldivica" (cọ Coco de Mer), Deckenia nobilis (loài cọ đặc hữu cao đến 40 mét), "Phoenicophorium borsigianum" (loài cọ Phoenicophorium), Verschaffeltia splendida, Nephrosperma vanhoutteanum, Roscheria melanochaetes, Pandanus... cùng với đó là hệ động thực vật có: vẹt đen (Coracopsis nigra barklyi), bồ câu xanh, chim Sunbird, chim Bulbul, Swiftlet..các loài bò sát (tắc kè đồng, thằn lằn Seychelles, tắc kè hoa, tắc kè ngày..), ếch nhái (ếch cây), cá và động vật không xương sống.
Năm 1966, một khu bảo tồn thiên nhiên các loài chim được thành lập ở đảo Praslin. Đến năm 1979, Công viên quốc gia Praslin được thành lập nhằm bảo vệ rừng cọ đặc hữu cùng với các loài động vật quý hiếm quan trọng. Năm 1983, UNESCO công nhận khu bảo tồn trên là di sản thế giới. | 1 | null |
Mahé là hòn đảo lớn nhất của Seychelles với diện tích 155 km ², nằm ở phía Đông bắc của quốc gia này. Hòn đảo có dân số khoảng 80.000 người (90% dân số của cả đất nước). Thành phố lớn nhất trên đảo cũng đồng thời là thủ đô của Seychelles, Victoria.
Địa lý.
Đỉnh núi cao nhất của đảo Mahé là Morne Seychellois cao 905 m, nằm trong Công viên quốc gia Morne Seychellois. Phía Bắc và phía Đông của hòn đảo là nơi sinh sống của phần lớn dân cư và có sân bay quốc tế Seychelles. Phía Nam và phía Tây có Vườn quốc gia hải dương Baie Ternay và Vườn quốc gia hải dương Port Launay. Nằm ngoài khơi của hòn đảo là Vườn quốc gia hải dương Ste Anne, và một số đảo nhỏ khác: Conception,Thérèse, Anonyme và Silhouette.
Lịch sử.
Mahé lần đầu tiên được khám phát bởi những người Anh vào năm 1609 và mãi tới khi Lazare Picault đi đến hòn đảo này vào năm 1742 thì Mahé là thuộc địa Pháp cho đến 1812. Sau đó, nơi đây trở thành thuộc địa của Anh cho đến tận năm 1976 khi Seychelles đã trở thành một quốc gia độc lập.
Tự nhiên.
Mahé có nhiều loài thực vật quý hiếm đặc hữu chỉ của Seychelles như Medusagyne oppositifolia (loài cực kỳ nguy cấp), Seychelles Pitcher (cây bắt mồi) và nhiều loài hoa phong lan độc đáo.
Kinh tế.
Kinh tế trên đảo chủ yếu là nhờ vào hoạt động cảng biển (có cảng Victoria), đánh bắt và chế biến thủy sản, hàng không (Sân bay quốc tế Seychelles) cùng với các hoạt động du lịch biển đảo. | 1 | null |
Những vụ án ấu dâm của giáo sĩ triều Rôma đề cập tới các vụ án, điều tra, truy tố, xét xử và những cáo buộc về lạm dụng tình dục trẻ em đối với nhiều linh mục và thành viên dòng tu của Giáo hội Công giáo Rôma, bắt đầu từ thập niên 1980. Đối tượng của các vụ án xâm hại tình dục này là các trẻ em nam và nữ, và phần lớn là nằm trong độ tuổi từ 11 cho đến 14 tuổi. Cuộc khủng hoảng này gây ảnh hưởng to lớn tới uy tín của giới lãnh đạo Giáo hội Công giáo Rôma.
Trong những năm 2001 tới 2010, Tòa Thánh, cơ quan quản lý trung ương của Giáo hội Công giáo, đã xem xét các cáo buộc liên quan tới 3.000 linh mục xảy ra trong vòng 50 năm, phản ánh các tình trạng lạm dụng kéo dài và lề thói của hàng giáo phẩm thường che đậy các báo cáo về lạm dụng. Giới chức giáo phận và giới hàn lâm chuyên về Công giáo nói rằng các lạm dụng tình dục do giáo sĩ nhìn chung không được thảo luận và do vậy nên khó đo lường. Một số người trong hàng giáo phẩm của Giáo hội cho rằng truyền thông đưa tin quá mức và không cân đối, rằng các lạm dụng cũng xảy ra tại các tôn giáo và tổ chức khác; quan điểm này làm quan ngại những người chỉ trích coi việc này là một cách lảng tránh giải quyết vấn đề lạm dụng trong Giáo hội. Một số nguồn chỉ ra rằng tỉ lệ các linh mục Công giáo lạm dụng không lớn hơn các tổ chức khác hay tỉ lệ lạm dụng của nam giới nói chung.
Tổng quan.
Trong thập niên 1990 và 2000, giới truyền thông trên thế giới đã khai thác mạnh chủ đề lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên của giáo sĩ Công giáo tại một số quốc gia. Giáo hội Công giáo bị chỉ trích vì một vài Giám mục đã bao che cho các linh mục bị cáo buộc, không xử lý mà lại thuyên chuyển họ đến mục vụ nơi khác, để tình trạng này tiếp diễn. Giáo hội Công giáo đã thiết lập thủ tục chính thức để giải quyết vấn đề này. Người phát ngôn của Vatican cho biết họ xử lý rất nghiêm chỉnh đối với vụ tai tiếng lạm dụng tình dục trẻ em. Ông cũng nói các nhà lãnh đạo giáo hội phải hợp tác với nhà chức trách dân sự về những trường hợp lạm dụng tình dục trẻ em. Theo văn phòng của Giáo hội đang phụ trách về sự việc, họ đã nhận được đơn tố cáo về hơn 4.000 vụ trong thập niên qua
Những trẻ em bị các tu sĩ và các lãnh đạo cấp cao của Giáo hội Công giáo lạm dụng bằng nhiều phương cách khác nhau, ví dụ như tình dục qua đường hậu môn, tình dục bằng miệng, cưỡng bức thủ dâm..., trong đó hình thức tương đối phổ biến nhất là tình dục đường hậu môn và đường miệng. Đã có việc khởi tố vụ án hình sự của một số kẻ lạm dụng và các vụ kiện dân sự chống lại các giáo phận và giáo xứ của giáo hội đối với các trường hợp kéo dài nhiều thập kỷ và được đưa ra nhiều năm sau khi xảy ra việc lạm dụng. Một số vụ kiện và cáo buộc cũng nhắm vào những lãnh đạo cấp cao của Giáo hội đã cố tình không báo cáo những cáo buộc lạm dụng tình dục để các cơ quan pháp luật thực thi chức năng điều tra đồng thời cố tình luân chuyển công tác các linh mục lạm dụng tình dục các giáo xứ khác nơi mà việc lạm dụng đôi khi vẫn được tiếp diễn. Một số tu sĩ được thuyên chuyển từ giáo phận này sang giáo phận khác nên họ có thể tiếp tục lạm dụng trẻ em.
Thực tế thì Văn phòng của giáo hội phụ trách về những trường hợp lạm dụng tình dục, đã nhận được đơn tố cáo về hơn 4.000 vụ làm dụng tình dục trẻ em của các tu sĩ trong đó co thông tin chi tiết về 3.000 giáo sĩ Thiên chúa bị các Giám mục phụ trách báo cáo về Rome là đã có hành vi tình dục sai trái, phạm tội hình sự liên quan tới tình dục. Trong đó có 60% các vụ việc liên quan tới tình dục đồng giới, 30% liên quan tới tình dục dị giới và chỉ có 10% (khoảng 300 giáo sĩ) là các vụ thực sự là ấu dâm. Từ vụ việc này, lần đầu tiên các nhân vật cao cấp Công giáo bắt đầu công khai kêu gọi đánh giá lại chuyện có nên buộc tu sĩ sống đời độc thân hay không.
Tình hình trên thế giới.
Độ khả tín của Giáo hội với tư cách giám hộ về đạo đức đang gặp nhiều rủi ro. Ngoài ra, có khả năng Giáo hội còn phải đương đầu với hàng loạt vụ kiện đòi bồi thường của các nạn nhân. Nhiều linh mục Công giáo tại Bỉ đã phạm tội ấu dâm trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1980. Cuộc điều tra do giáo hội Bỉ tiến hành đã công bố kết quả theo đó cáo buộc một số linh mục tại Bỉ đã gây ra hàng trăm vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Ủy ban điều tra của giáo hội Bỉ liên tiếp nhận được hơn 500 đơn tố cáo của các nạn nhân, trong đó hầu hết là nam giới và đã có 13 nạn nhân được xác nhận đã tự tử. Ở Ý, các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em đang được đưa ra công khai, có trên 80 trường hợp. Ở Chilê, ít nhất có hơn 200 khiếu nại của lạm dụng tình dục trong các trường cao đẳng Công giáo, và theo Tổng Chưởng lý Sabas Chahuan thì các bậc phụ huynh đã trở nên lo lắng và hoảng sợ trước thực trạng này. Nhiều trường hợp, các nạn nhân bị lạm dụng đã tự tử và có trường hợp nạn nhân chỉ mới 2 tuổi.
Tại Đức.
Vụ việc tại nước Đức vốn là quê của Giáo hoàng Biển Đức XVI đã có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, sau khi có các cáo buộc về chuyện các tu sĩ Công giáo Rôma lạm dụng tình dục tại Đức, Tòa Thánh phải phá vỡ sự im lặng về chủ đề ấu dâm vốn là điều cấm kỵ trước đây và cũng tại Đức, người ta đã thừa nhận có chuyện che giấu, giống như những trường hợp tương tự ở nơi khác, nước Đức có gần 200 cáo giác về xâm hại tính dục trẻ em của các linh mục và những người khác tại một nhà thờ ở Đức, kể cả cáo giác dính líu tới một ca đoàn nam từng nằm dưới sự hướng dẫn của người anh của Giáo hoàng Biển Đức XVI nhưng Tòa thánh Vatican đã lên tiếng đả kích điều mà họ gọi là những mưu toan nhằm nối kết giáo hoàng với một vụ tai tiếng ngày càng lan rộng này. Ngoài ra, ở Đức các vụ lạm dụng tình dục trong nội bộ Giáo hội Công giáo ở Đức bị tiết lộ khi chủng viện Dòng Tên Canisius ở Berlin thừa nhận rằng ba linh mục đã phạm những hành vi lạm dụng tình dục học sinh của trường trong những năm 1970 và 1980, điều này gây ra một cơn phẫn nộ trong dư luận. Ông hiệu trưởng trường dự bị đại học Công giáo Aloisius ("Aloisiuskolleg'") tại Bonn-Bad Godesberg cũng đã từ chức khi dư luận nghi ngờ ông này biết (nhưng không báo) chuyện thầy giáo loạn dâm với học trò. Theo tạp chí Der Spiegel, có 100 linh mục bị nghi ngờ lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 1995 đến 2010. Tuy nhiên nhiều vụ trong số này khó có thể được khởi tố vì theo pháp luật thì thời hạn tối đa cho việc khởi tố ấu dâm là 10 năm sau khi nạn nhân tròn 18 tuổi. Dầu sao, các vụ việc này đã gây ra nhiều làn sóng tranh cãi về việc nhà thờ che giấu linh mục loạn dâm và quy định tu sĩ bắt buộc sống độc thân.
Giáo hội cũng bị phàn nàn về việc chậm xử lý vấn nạn linh mục dưới quyền loạn dâm. Ví dụ, ông Stephan Ackermann, giám mục Trier, người từng tuyên bố sẽ "không khoan nhượng" và "điều tra thẳng tay", lại bị cáo buộc là nói không đi đôi với làm, không xử lý rốt ráo các linh mục tại giáo phận của mình, và quá nuông chiều thuộc cấp. Báo Der Spiegel đã dẫn chứng trường hợp linh mục loạn dâm chỉ bị phạt tiền nhưng không bị cách chức và đang quản lý một cơ sở y tế tại Saarland nơi có bệnh nhân trẻ em trong đó. Một số nhân viên nhà thờ cũng cáo buộc Giáo hội phân biệt đối xử giữa linh mục với thường dân, và miêu tả nhà thờ "mở toang cánh cổng cho bọn cuồng dâm ra vào". Một cuộc điều tra dự kiến được tổ chức dưới sự hợp tác của Viện nghiên cứu Tội phạm học Hạ Sachsen (KFN) và các đại diện của Giáo hội Công giáo Đức, tuy nhiên rốt cục bị hủy bỏ vì sự thiếu hợp tác của nhà thờ. Người đứng đầu KFN, Christian Pfeiffer tố cáo là có người cố tình kiểm duyệt và che giấu cuộc điều tra. Tờ báo cánh tả "Die Tageszeitung" so sánh Giáo hội có một "cái lỗ đen" trong tim, và người dân đang mất lòng tin vào một cơ quan đáng ra có nhiệm vụ duy trì lòng tin. Tờ cánh hữu "Frankfurter Allgemeine Zeitung" nói thẳng rằng, sau cùng kẻ thua cuộc chỉ có thể là Giáo hội. Tờ cánh hữu "Die Welt" mô tả các vấn đề về lạm dụng tình dục vẫn còn trong bóng tối, và sự giận dữ của dư luận thì vẫn còn tồn tại dai dẳng.
Tại Bỉ.
Một báo cáo dài 200 trang của Ủy ban Giám sát Giáo hội điều tra về 475 trường hợp tình nghi ấu dâm cho thấy nạn ấu dâm trong nhà thờ Công giáo tại Bỉ đã lan rộng và gây nhiều tác hại. Ít nhất có 13 nạn nhân đã tự tử với nguyên nhân có liên quan đến việc bị xâm hại. Trong số các nạn nhân, có người chỉ mới 2 tuổi. Hai phần ba số nạn nhân là nam giới, và nhiều nhất là các bé trai 12 tuổi. Trong phần lớn các trường hợp, lạm dụng kết thúc khi nạn nhân đến tuổi 15-16. Nhiều thủ phạm là các giáo sĩ quen thân với gia đình nạn nhân, điều này khiến cho nạn nhân khó có cơ hội tố cáo thủ phạm căn cứ trên việc gia đình rất tin tưởng những giáo sĩ loạn dâm này. Ủy ban không tìm ra bằng chứng cho thấy nhà thờ có dính líu một cách hệ thống đến việc bao che cho các linh mục loạn dâm, nhưng có những trường hợp cho thấy người ta đã ngó lơ hành động của một số giáo sĩ. Ông Peter Adriaenssens, người đứng đầu của Ủy ban Giám sát, phát biểu rằng gần như tất cả các trường học đều có xảy ra hiện tượng linh mục loạn dâm, đặc biệt là các trường nội trú.
Adriaenssens cho biết, kết quả các cuộc điều tra là một phần nguyên nhân khiến giám mục Bruges là Roger Vangheluwe phải từ chức. Vangheluwe là người đã xâm hại tình dục chính cháu trai của mình trong thời gian 1973-1986. Dư luận Bỉ đã tỏ ra hết sức phẫn nộ khi biết được ông giám mục vẫn còn được nhận khoản lương hưu 2.300 bảng Anh/tháng bất chấp những tội lỗi mà mình đã gây ra.
Tại Ireland.
Chính quyền Ireland thậm chí đòi hỏi Vatican trả lời về việc giáo hội Công giáo giấu giếm nạn linh mục ấu dâm, và cảnh cáo là Bí tích Hòa giải không phải là lý do để từ chối cung cấp thông tin cho chính quyền. Theo báo cáo của cơ quan chức năng thì trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2009, các chức sắc tại giáo phận Coyne ở quận Cork bị rất nhiều lời tố cáo xâm phạm tình dục trẻ em, nhưng không báo cho chính quyền và Báo cáo còn nói Vatican đã ngầm khuyến khích sự bao che bằng cách làm ngơ đến quy định của giáo hội, điều này đã tạo ra không khí phẫn nộ của dân chúng Ireland. Điều này cho thấy, giới tăng lữ lãnh đạo giáo hội tại Ireland đã cố tình giảm nhẹ các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên., những vụ lạm dụng trong nhiều thập niên, được Giáo hội che giấu một cách có hệ thống, và cảnh sát cũng không có biện pháp gì nhiều do Giáo hội đã vì sợ mất uy tín mà xem nhẹ phúc lợi của trẻ em.
Vụ việc này nghiêm trọng đến mức Giáo hoàng Biển Đức XVI phải viết một lá thư gửi tới các giáo dân Công giáo Ireland với những hướng dẫn về chuyện ngăn ngừa và trừng phạt các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em, thư này có nội dung là giúp cho quá trình hối cải, hàn gắn và đổi mới đồng thời bày tỏ sự hối tiếc trước những hành vi đáng căm thù và đáng hổ thẹn của một số linh mục, ông ta viết các chỉ dẫn mới cho các giáo sĩ và tín đồ giáo hội Công giáo ở Ireland, đưa ra những quy tắc nghiêm ngặt hơn trong việc xử lý các vụ ấu dâm do các giáo sĩ thực hiện.
Một báo cáo kịch liệt chỉ trích tổng giáo phận Dublin trong việc xử lý các linh mục bị nghi ngờ là đã lạm dụng tình dục. Hội đồng Murphy phơi bày văn hóa che giấu, các lãnh đạo Giáo hội đặt nặng chuyện bảo vệ hệ thống hơn là các trẻ em thuộc phạm vi chăm sóc, và thường không chuyển chi tiết sang cho cảnh sát. Giáo hội đã tích cực giấu chuyện trẻ em bị lạm dụng tình dục trong quãng thời gian từ năm 1975 đến 2004, áp dụng chính sách "không hỏi, không nói". Hồng y Sean Brady đứng đầu Công giáo ở Ireland phát biểu rằng ông vô cùng ân hận và xấu hổ trước tình trạng tu sĩ lạm dụng trẻ em lan tràn và che giấu chuyện lạm dụng ở Dublin.
Tại Hoa Kỳ.
Việc ấu dâm được báo cáo ở các địa điểm như: Anchorage, Boston, Chicago, Crookston, Davenport, Denver, Dubuque, Fall River, Honolulu, Los Angeles, Memphis, Miami, Milwaukee, Oakland, Omaha, Orange, California, Palm Beach, Peoria, Philadelphia, Phoenix, Portland, San Antonio, San Diego, Savannah, Spokane, Stockton, Tucson). Đây được đánh giá là nơi có nhiều vụ xâm hại được tường thuật nhất. Trong đó, một số cáo buộc rất nghiêm trọng liên quan tới một linh mục Mỹ đã lạm dụng tình dục 200 cậu bé khiếm thính ở Trường Thánh Gioan ở St Francis, Wisconsin từ năm 1950-1974. Một cấp dưới của Hồng y Ratzinger ra lệnh mở phiên toà xét xử, nhưng sau đó cuộc điều tra đã bị đình chỉ bất chấp sự phản đối. Một quan chức của công giáo cho biết rằng họ nhận được rất nhiều cáo buộc về tình trạng các tu sĩ có hành vi tình dục xấu xa, đặc biệt là tại Mỹ trong thời kỳ 2003 và 2004. Ngoài ra, việc hàng loạt vụ kiện đòi bồi thường của các nạn nhân khiến cho nguy cơ một số giáo phận bị phá sản.
Năm 2018, Tòa án Tối cao Pennsylvania công bố một báo cáo chi tiết của Đại bồi thẩm đoàn cho thấy hơn 1.000 trẻ em đã bị các thành viên của sáu giáo phận trong tiểu bang Pennsylvania lạm dụng tình dục trong suốt 70 năm. Cuộc điều tra cho thấy có một sự che đậy có hệ thống của Giáo hội.
Các quan điểm.
Vụ việc này được cho là một đòn giáng mạnh vào Giáo hoàng Biển Đức XVI; ông tỏ ra "rất đau buồn trước sự thật kinh hoàng này", mặt khác ấu dâm là một chủ đề bị cấm kỵ tại tòa thánh. Nhiều ý kiến đặt vấn đề rằng liệu Giáo hoàng Biển Đức XVI đã thực hiện bổn phận của mình một cách đúng đắn hay chưa. Một báo cáo của Giáo hội thì họ đã thú nhận là đã che giấu các vụ việc suốt hàng chục năm qua. Một số hồng y ở Vatican gọi vụ việc đó là kinh tởm đồng thời bốn Giám mục bị chỉ trích là không có biện pháp đối với các quan ngại về lạm dụng đã từ chức.
Giáo hội.
Về phía Giáo hoàng Biển Đức XVI, ông gọi những hành động của linh mục dưới quyền mình là sự quan ngại, là sai và phỉ báng. Song ông cũng nói rằng tội này không phải "của chỉ riêng Công giáo". Linh mục Lombardi, phát ngôn viên chính thức của Vatican nhấn mạnh rằng nạn ấu dâm không chỉ xảy ra trong phạm vi Giáo hội. Và song song với đó, Tòa thánh Vatican đã lên tiếng đả kích điều mà họ gọi là những mưu toan nhằm nối kết Giáo hoàng Biển Đức XVI với một vụ tai tiếng ngày càng lan rộng về những linh mục xâm hại tính dục trẻ em ở Đức. Linh mục Lombardi phủ nhận những gợi ý cho rằng Giáo hội Công giáo tìm cách che đậy những vụ bê bối của các linh mục. Một hồng y của Vatican gọi vụ việc này là kinh tởm, Bộ trưởng Ngoại giao Vatican, Tarcisio Bertone gọi các hành vi tình dục đối với trẻ em là đặc biệt bất công, một Giám mục tuyên bố họ sẽ nhận là thất bại là một phần do tất cả chúng ta vì thế cần cẩn trọng hơn với nạn xâm phạm trẻ em và bày tỏ cam kết để chỉnh lại sự thiếu công lý to lớn và hung ác mà các nạn nhân phải trải qua Giám mục Duffy cho rằng cần phải đặt mọi chuyện lên bàn. Các nhà lãnh đạo Công giáo Rôma cho biết đã đến lúc chấm dứt việc che chở an toàn cho các tu sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em.
Ý kiến ngoài Giáo hội.
Có ý kiến đặt ra vấn đề trách nhiệm của Giáo hoàng Biển Đức XVI và cho rằng ông này phải chịu trách nhiệm vì vụ việc này xảy ra dưới thời của ông khi là Hồng y Ratzinger kiêm người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm kỷ luật các giáo sĩ có hành vi sai trái nghiêm trọng trên toàn cầu. Đặc biệt khi Giáo hoàng Biển Đức XVI ký văn bản chính thức của Vatican vào năm 2001, yêu cầu các tổng Giám mục Công giáo trên toàn cầu phải giữ im lặng về thông tin chi tiết các vụ giáo sĩ có hành vi sai trái mà họ báo cáo về Rome, yêu cầu tất cả các ca lạm dụng trẻ em nghiêm trọng nhất, phải được điều tra trong nội bộ, chứ không được đưa ra ngoài phạm vi của giáo hội.
Tuy nhiên những cỗ máy đối ngoại của Vatican đã làm việc không ngừng nghỉ để làm chệch hướng những lời chỉ trích cá nhân ra khỏi Giáo hoàng Biển Đức XVI. Quan điểm của Vatican là xem như Giáo hoàng Biển Đức XVI không biết chút gì về vụ việc cụ thể này, cũng như vụ được nêu trong tài liệu vốn đang là tin hàng đầu trên truyền thông. Một số còn ca ngợi ông ta đã thể hiện sự khôn ngoan và can đảm khi xử lý các vụ việc.
Ý kiến cá nhân.
Bộ trưởng Tư pháp Đức, bà Sabine Leutheusser-Schnarrenberger đã chỉ trích việc này và cho rằng Vatican đã khuyến khích một bức tường im lặng và là môi trường để cho xảy ra các hành vi lạm dụng tình dục trẻ em tại các trường học và cơ sở do Giáo hội Công giáo điều hành. Giám mục Stephan Ackermann đã bác bỏ những lời tố cáo này và nói rằng các quy tắc hướng dẫn của Giáo hội Công giáo luôn đòi hỏi chính quyền phải tiến hành các cuộc điều tra. Đức ông Charles Scicluna, Quan Chưởng lý của tòa thánh, nói đây hoàn toàn là việc diễn giải sai văn bản: "Giáo hội không muốn trưng bày công lý, nhưng chưa bao giờ cấm việc tố cáo tội phạm lên giới chức. [...] Hiện tượng này không phải là phổ biến như người ta nghĩ."
Trong một buổi nói chuyện với Bill Maher, Christopher Hitchens đã tố cáo Tòa thành Vatican dính líu đến những vụ ấu dâm và bao che cho những linh mục phạm tội: "Điều duy nhất mà Giáo hoàng quan tâm là "Việc đó có làm hại đến Giáo hội hay không". Ông ta chỉ quan tâm đến giáo hội chứ không quan tâm đến đám trẻ nít bị hại. Còn cái tôi quan tâm đó là, ngài Tổng chưởng lý Winconsin sẽ làm gì đây ? Phải chăng những giáo sĩ đó đứng trên luật pháp của chúng ta ? Phải chăng giáo sĩ thì không chịu sự ràng buộc của pháp luật ? Xin đừng gọi những vụ án đó là lạm dụng trẻ em. Nó là cưỡng hiếp và tra tấn trẻ em."
Hans Küng - nhà thần học Công giáo bất đồng quan điểm với Giáo hội - cho rằng, quan niệm khắt khe và bảo thủ của Giáo hội về đời sống độc thân của tu sĩ là nguyên nhân của tình trạng ấu dâm và loạn dâm xảy ra trong Giáo hội, và kết luận việc bắt buộc sống độc thân là "nguồn gốc của mọi tội lỗi". Küng chỉ ra rằng Giêsu và các tông đồ tuy khuyến khích độc thân nhưng không hề cấm người ta lấy vợ sinh con, thậm chí các tông đồ của Giêsu ai nấy đều có vợ con. Küng còn tố cáo chính Giáo hoàng Biển Đức XVI là người trực tiếp sách hoạch nên chương trình bao che và dung dưỡng các vụ án ấu dâm của giới tu sĩ trên toàn cầu. Trong một bức thư gửi các Giám mục Công giáo, ông nói rằng cách hành xử của Giáo hội về các sự vụ này đã gây ra cuộc khủng hoảng về khả năng lãnh đạo cũng như về đức tin trong Giáo hội: "Sự thật không thể chối cãi đó là, cái hệ thống quy mô toàn cầu nhằm bao che tội ác loạn dâm của tu sĩ đã được xây dựng lên bởi Thánh bộ Đức tin dưới thời kỳ nắm quyền của Hồng y Ratzinger (1981-2005). Trong triều đại của Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Thánh bộ Đức tin đã xử lý các vụ việc này với nguyên tắc là "im lặng tuyệt đối". Chính bản thân Ratzinger vào ngày 18 tháng 5 năm 2001 đã ra một văn bản chỉ thị cho các giám mục về cách thức xử lý các tội ác nghiêm trọng ("epistula de delictis gravioribus"), trong đó các vụ án lạm dụng tình dục phải được xử lý một cách tuyệt đối bí mật ("secretum pontificium"), ai không làm đúng như thế sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Vì vậy, với "lý do hợp lý", dưới sự quản lý của Ratzinger, nhiều người chỉ phải chịu hình phạt sám hối."
Nhà thần kinh học Sam Harris cũng tố cáo Giáo hội đã bao che và dung dưỡng cho những tu sĩ loạn dâm. Ông gọi việc hiếp dâm trẻ em trong nhà thờ là "sự phản bội" đối với đức tin, và kêu gọi truy tố Vatican ra trước công lý: "Giáo hội Công giáo trong suốt hai nghìn năm đã làm ô uế khía cạnh tính dục của con người tớ một mức độ mà không tổ chức nào có thể sánh bằng. Chúng ta đang có một tổ chức - một tổ chức giàu có nhất quả đất - ưu tiên thu hút những kẻ đồng dâm, ấu dâm, bạo dâm vào hàng ngũ của nó, bổ nhiệm những tên này vào các vị trí quyền lực và ban cho chúng quyền được tiếp cận với trẻ em. [...] Vụ bê bối trong Giáo hội Công giáo - nói trắng ra sự tồn tại của Giáo hội chính là điều bê bối đó - bao hàm việc cưỡng hiếp và tra tấn trẻ em có tổ chức. Nạn nhân đã bị đánh bằng roi và bị xâm hại tình dục - nhiều khi bởi nhiều hung thủ cùng lúc - cho đến khi thân thể tóe máu, rồi sau đó lại bị đánh đập và bị đe dọa sẽ xuống hỏa ngục nếu dám tố cáo. Nhiều người đủ dũng cảm để tố cáo thị bị vu khống là nói dối, rồi lại bị đưa trở về chỗ cũ để tiếp tục bị hiếp dâm. [...] Các bằng chứng cho thấy việc hành hạ đám trẻ bị che giấu và dung dưỡng bởi những quan chức các cấp của Giáo hội Công giáo, bao hàm cả ông giáo hoàng hiện tại. Trong thời kỳ còn là Hồng y Ratzinger, Giáo hoàng Biển Đức XVI là người trực tiếp chỉ đạo việc xử lý vấn nạn loạn dâm trong Nhà thờ. Ông ta đã làm gì khi biết rằng thuộc cấp của mình hiếp dâm hàng nghìn trẻ em ? Những phản ánh kéo dài và tuyệt vọng về vấn nạn loạn dâm đã bị bỏ mặc, nhân chứng bị ép buộc phải giữ im lặng, giáo sĩ được tôn vinh vì hành động coi thường luật pháp, hung thủ chỉ được thuyên chuyển đến nơi khác để rồi chúng tiếp tục làm bậy ở giáo phận mới. Nói không ngoa, suốt hàng chục hay hàng trăm năm nay, Vatican xứng đáng được đánh giá là một tổ chức tội phạm, không chỉ phạm các tội ác về cờ bạc, đĩ điếm, ma túy mà còn phạm tội ác tình dục đối với trẻ em.
Peter Adriaenssens, người đứng đầu đoàn điều tra vấn đề linh mục loạn dâm ở Bỉ, đã nhận xét "Không ai trong chúng tôi chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đón nhận sự nghiêm trọng của các báo cáo về tình trạng lạm dụng mà chúng tôi nhận được. Tất cả chúng tôi đều phải nghi ngờ về đức tin của mình vào Thiên Chúa, vào Giáo hội và vào nhân tính.
Ý kiến phản bác.
Tuy vậy, một số vị giáo sĩ đã tự bảo vệ mình với lý luận rằng những người này thành thực tin rằng việc họ có quan hệ tình dục không phải là tội lỗi, nếu như đó không phải là quan hệ với một người phụ nữ Về phía các nạn nhân, họ cho rằng cần phải có thêm hành động để tái phục hồi lòng tin của dân chúng. Hồng y Brady ở Ailen đã xin lỗi các nạn nhân và gia đình của họ và một thực tế là các nhà chức trách ở Ailen đã tạo điều kiện cho việc che giấu khi cho phép Giáo hội hoạt động ngoài luật pháp. Có ý kiến cho rằng Giáo hội Công giáo nên lắng nghe tiếng nói của các nạn nhân thay vì nghe các tu sĩ vì hành động của giáo hội cho thấy họ chỉ quan tâm hầu hết đến các tu sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục. | 1 | null |
Chiến dịch Trụ cột Phòng thủ (, "ʿAmúd ʿAnán", nghĩa là: "Cột Phòng vệ") là chiến dịch quân sự của Lực lượng Phòng vệ Israel tiến hành ở dải Gaza. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 11 năm 2012. Ahmed Jabari, chỉ huy lực lượng Ezzedine Al Qassam (cánh vũ trang của phong trào Hamas), thiệt mạng khi xe bị trúng đạn Mục đích theo tuyên bố của chiến dịch này là để ngăn chặn các cuộc tấn công rocket bừa bãi vào dân thường xuất phát từ dải Gaza và làm gián đoạn năng lực của các tổ chức chiến binh. Theo chính phủ Israel, các hoạt động bắt đầu phản ứng với ba sự kiện: nhóm Palestine phóng ra hơn 100 tên lửa vào các thường dân Israel trong một khoảng thời gian 24 tiếng, một cuộc tấn công xe tuần tiễu quân đội Israel trong biên giới của Israel bởi dân quân Gaza, và một vụ nổ đường hầm gây ra bởi các thiết bị nổ tự tạo gần các binh sĩ Israel ở phía bên Israel của hàng rào.. Các chiến binh Palestine trích dẫn phong tỏa dải Gaza và chiếm Bờ Tây và Đông Jerusalem, là lý do cho các cuộc tấn công rocket.
Chiều ngày 14 tháng 11 năm 2012, máy bay, pháo hạm và xe tăng Israel bắt đầu ồ ạt bắn phá. Hội đồng An ninh quốc gia Israel đã cho phép bộ trưởng Quốc phòng động viên quân dự bị. Tại dải Gaza, Ezzedine Al Qassam nhấn mạnh Israel đã "mở ra cánh cửa hỏa ngục". Hamas đã ban bố tình trạng khẩn cấp.
Lực lượng phòng vệ Israel đã tiến hành hơn 1.350 cuộc không kích, tấn công bằng xe tăng và bằng tàu chiến vào các mục tiêu ở Dải Gaza trong ngày 19 tháng 11, bao gồm các bệ phóng rocket, các kho vũ khí, các chiến binh cá nhân, và các cơ sở của chính quyền Hamas ở Gaza. Theo các quan chức y tế Gaza, 133 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc xung đột 20 tháng 11, trong đó: 79 chiến binh, 53 thường dân và 1 một cảnh sát. Bảy người Palestine đã bị hành quyết công khai bởi Hamas với cáo buộc đã hợp tác với Israel. Bộ y tế thuộc quản lý của Hamas ước tính có 840 người Palestine đã bị thương.
Trong chiến dịch, Hamas và Jihad Hồi giáo Palestine tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công tên lửa của họ vào các thành phố và thị trấn Israel trong một mã tấn công được đặt tên bởi Hamas Chiến dịch Các hòn đá Đất sét nung (, "ḥijārat sajīl") in reference to a verse from the Quran (Surah 105:4). Nó được biết đến với tên Chiến dịch Bầu trời xanh (, "as-samā' az-zarqā' ") by members of the PIJ. The militant groups fired over 1,147Fajr-5 của Ira, rocket Grad của Nga, Qassams và súng cối vào Rishon LeZion, Beersheba, Ashdod, Ashkelon và các trung tâm dân cư khác; Tel Aviv đã bị dính rocket lần đầu kể từ chiến tranh vùng Vịnh 1991, và các rocket đã được nhắm tới Jerusalem. Rocket của Hamas đã giết chết bốn thường dân Israel - ba trong số họ trong trún trực tiếp trên một ngôi nhà ở Kiryat Malachi - một người lính Israel, và ít nhất hai thường dân Palestine. Đến ngày 19 tháng 11, hơn 252 người Israel bị thương trong các cuộc tấn công rocket, và ba mươi người nữa đã được điều trị phản ứng căng thẳng cấp. Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của Israel đã chặn ít nhất 342 quả tên lửa bắn vào Israel, 664 tên lửa đã hạ cánh xuống lãnh thổ Israel.
Hoa Kỳ, Vương quốc Liên hiệp Anh, Canada và các nước phương Tây khác bày tỏ sự ủng hộ "quyền tự vệ" của Israel, hoặc/và lên án các cuộc tấn công rocket của Palestine vào Israel. Iran, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia Ả Rập và Hồi giáo khác lên án chiến dịch của Israel. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp về tình hình nhưng đã không đạt được một quyết định. Đã có các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Hamas và Israel tiến tới một thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Bối cảnh.
Cuộc xung đột trong hình thức hiện tại của nó đang diễn ra kể từ khi đảng Hồi giáo Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp Palestine tháng 1 năm 2006]].. Trong tháng 6 năm 2007, nội chiến đã nổ ra giữa Hamas và nhóm đối thủ Fatah Palestine, và Hamas hợp nhất toàn bộ quyền lực của mình bằng một cuộc đảo chính với lập luận là cú "phủ đầu" và giành lấy quyền kiểm soát dải Gaza.. Để đáp lại, Israel và Ai Cập đóng cửa biên giới trên bộ của Gaza vào tháng 6 năm đó, làm cho vị trí kinh tế và nhân đạo ở Gaza trở nên bấp bênh. Trong khi Hội Chữ thập đỏ tin rằng việc Israel phong tỏa là bất hợp pháp theo quy định của luật nhân đạo quốc tế, và một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho rằng sự phong tỏa là bất hợp pháp, trong khi một cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc nhận thấy sự phong tỏa vừa hợp pháp và phù hợp. Mặc dù Israel rút dân thường và nhân viên quân sựt rong năm 2005, Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả Rập xem Israel là một lực lượng chiếm đóng trên lãnh thổ Hamas, nhóm Hồi giáo vũ trang Palestine bị Hoa Kỳ Liên minh châu Âu, Canada và Nhật Bản xem là một tổ chức khủng bố, đã kêu gọi hủy diệt Israel kể từ năm 1988, khi tổ chức này đưa cả mục tiêu này như một nguyên tắc trong điều lệ thành lập. Nga Turkey, Thổ Nhĩ Kỳ và Na Uy không xem Hamas là một tổ chức khủng bố.
Phản ứng quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp khẩn cấp lúc 9 giờ đêm 14-11 (giờ địa phương). Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định Israel có quyền tự vệ vì đạn pháo từ dải Gaza đã bắn sang Israel nhưng sau đó ông đã yêu cầu Israel phải xuống thang chiến sự. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.