text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Không quân Hoàng gia Lào (tiếng Pháp: "Aviation Royale Laotienne" – AVRL; tiếng Anh: "Royal Lao Air Force"), là quân chủng không quân của Quân lực Hoàng gia Lào (FAR), quân đội chính thức của Chính phủ Hoàng gia Lào và Vương quốc Lào trong cuộc nội chiến Lào từ năm 1960-1975.
Cơ cấu.
Không quân Hoàng gia Lào cùng với Thủy quân Hoàng gia Lào và Lục quân Hoàng gia Lào được đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Hoàng gia Lào tại thủ đô Viêng Chăn. Không quân Hoàng gia Lào đã tiếp nhận viện trợ suốt những năm qua chủ yếu là từ Pháp, Mỹ và Thái Lan. Ban đầu tổ chức vận tải bắt đầu hoạt động với loại máy bay Morane-Saulnier MS.500 Criquet và sau đó là C-47, các loại sở hữu khả năng tấn công hạng nhẹ gồm T-6 Texan Bắc Mỹ và về sau là T-28 Trojan.
Danh sách Đại sứ Mỹ tại Lào trong Nội chiến Lào.
Ngày 29 tháng 5 năm 1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã đưa một lá thư chỉ thị cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào Leonard S. Unger được quyền kiểm soát "...tất cả các chức năng của một Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ (MAAG)...". Như vậy viên Đại sứ phục vụ trên thực tế đã trở thành chỉ huy của Không lực Hoàng gia Lào trong cuộc nội chiến Lào; và nó chỉ tồn tại nhờ sự ủng hộ của Mỹ từ năm 1962 đến năm 1975.
Lịch sử.
Giai đoạn hình thành.
Ngành hàng không quân sự của Lào bắt nguồn từ sự thành lập hãng 'Hàng không Lào' (tiếng Pháp: "Aviation Laotiènne"), được người Pháp thành lập vào ngày 28 tháng 1 năm 1955 vốn chỉ là một quân chủng vận tải và trinh sát trên không quy mô nhỏ của Quân đội Quốc gia Lào (ANL). Khi người Pháp rút khỏi Đông Dương, Hàng không Lào tiếp tục phát triển dần từ nguồn viện trợ của Mỹ. Với việc bổ sung các khả năng tấn công đã chuyển đổi thành Không quân Hoàng gia Lào (RLAF).
Việc thành lập một đơn vị không quân cho quân đội Lào lần đầu tiên được lên kế hoạch vào tháng 5 năm 1954. Các loại máy bay được đề xuất bao gồm MS.500 Criquet của Pháp, DHC L-20 Beaver và các loại trực thăng cũng như vận tải cơ C-47. Ngày 6 tháng 8 năm 1954, Lào chính thức độc lập, quân đội Pháp trước khi hồi hương đã cho quân đội Lào mượn chiếc Criquet với mục đích quan sát pháo binh. Hiệp ước độc lập ban cho Pháp quyền có một sứ mệnh quân sự tại Lào. Bắt đầu từ ngày 28 tháng 1 năm 1955, sứ mệnh quân sự này chỉ phái đội ngũ cố vấn đứng đầu là một đại tá để huấn luyện cho 200 người Lào trong hoạt động không quân. Hàng không Lào được thành lập tại sân bay Wattay ở Viêng Chăn vào thời điểm này với đơn vị ban đầu là phi đội trinh sát và liên lạc số 1. Hàng không Lào chủ yếu phục vụ hai mục đích như Criquet dùng để đào tạo phi công Lào, cũng như thực hiện nghĩa vụ quân sự đang diễn ra. Đến tháng 2 năm 1955, Hàng không Lào được trang bị mười máy bay Criquet do người Pháp viện trợ.
Một số sân bay khác Wattay, chỉ là những dải đất sẵn có trong nước bao gồm đường băng thô tại Xieng Khouang, Luang Prabang, Pakse và Cánh đồng Chum. Không quân Pháp đã để lại bốn vận tải cơ C-47 với các phi công Pháp cho Không quân Hoàng gia Lào; ba cái được sơn lại quân hiệu Không lực Hoàng gia Lào. Đồ cho mượn có điều kiện là các máy bay còn lại trong nước.
Khoảng 6,500 quân trong số 30,000 quân của Quân lực Hoàng gia Lào đều bị quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pathet Lào bao vây. Bởi vì Lào là một quốc gia với mạng lưới đường bộ gần như không tồn tại, phi vụ đầu tiên của Không lực Hoàng gia Lào là hỗ trợ không yểm cho toán quân bị bao vây. Việc lái máy bay vận tải do các phi công người Pháp đảm trách trong khi người Lào vẫn đang trong quá trình huấn luyện. Hành động tấn công đầu tiên của lực lượng không quân mới này là không vận quân đội Hoàng gia tới Cánh đồng Chum vào đầu năm 1955. Những binh sĩ quân đội Hoàng gia trên Cánh đồng Chum đã trở thành một phần của nỗ lực tái tiếp tế cầu hàng không. Vào cuối năm 1955, 22 sinh viên Lào được gửi sang Pháp và Morocco học khóa đào tạo huấn luyện nghiệp vụ hàng không. Một trong số những học viên đó có Thảo Ma, một cựu binh nhảy dù mà về sau sẽ lên nắm quyền chỉ huy Không quân Hoàng gia Lào.
Phi hành đoàn người Pháp lái C-47 được sử dụng cho cuộc hành quân này, kết hợp với Không đoàn cảm tử C-46 thuê lại từ hãng vận tải hàng không dân sự. Vận tải cơ C-47 "Dân sự" theo hợp đồng được dùng để thả Tiểu đoàn Nhảy dù Quân đội Hoàng gia Lào tại Xieng Khouang để chống lại sự bành trướng của Pathet Lào vào địa bàn tỉnh. Là một phần của hành động này, các phi công Lào được huấn luyện bay các phi vụ do thám bằng phi cơ Criquet. Bốn trực thăng Sikorsky H-19 của lực lượng không quân mới đã không đáp ứng đầy đủ cho các nhiệm vụ như tải thương, vì vậy thêm hai chiếc H-19 được mua lại từ Không quân Hoàng gia Thái Lan vào tháng 10 năm 1955. Các trực thăng về sau đều được viện trợ không giới hạn và là máy bay chính thức của Hàng không Thái Lan.
Ngoài ra, cơ quan tình báo quân đội Pháp (SDECE) đã thiết lập các đơn vị du kích chống Cộng trên khắp miền Bắc nước Lào, tới và qua biên giới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, các vận tải cơ mượn không được dùng để tiếp tế hậu cần cho các đơn vị ở miền Bắc Việt Nam vì họ không được phép bay quốc tế. Thay vào đó, "phi vụ đặc biệt" đã được giao phó cho hai hãng hàng không điều lệ tư nhân bay theo hợp đồng cho hai hãng hàng không quân đội Lào là Laos Air Lines và Lao Air Transport.
Vào cuối năm 1956, những vận tải cơ C-47 do chính phi hành đoàn mới huấn luyện của Lào đảm trách. Năm 1957, sẽ có 85 huấn luyện viên người Pháp cuối cùng rời khỏi Lào. Tại thời điểm khởi hành của họ, hầu hết các máy bay của Lào không thể cất cánh được do thiếu bảo dưỡng định kỳ.
Viện trợ của Mỹ.
Phía Mỹ tỏ ra chậm trễ hơn khi người Pháp thất bại ở Đông Dương đã vội thiết lập Cơ quan Chương trình Đánh giá (Programs Evaluation Office - PEO) đóng vai trò như một nhiệm vụ quân sự thứ yếu vào tháng 1 năm 1954. Cơ quan này đã cung cấp 100 huấn luyện viên nhằm thay thế các cố vấn Pháp sắp rời khỏi xứ này. Đồng thời nó còn cung cấp sáu máy bay C-47, hai chiếc DHC L-20 và hai chiếc L-19 Bird Dog cùng kế hoạch xây dựng sân bay trên toàn quốc.
Tháng Giêng năm 1956, PEO đã chuyển sang Lào bốn chiếc máy bay C-47 trong đợt viện trợ trực tiếp đầu tiên cho lực lượng không quân non trẻ của nước này. Kế hoạch phát triển không quân trong vòng ba năm của PEO cho Hàng không Lào đã yêu cầu một phi đội vận tải gồm tám máy bay C-47, một phi đội trinh sát gồm 12 máy bay L-19 Bird Dog và một phi đội liên lạc bao gồm bốn chiếc Sikorsky H-19 và bốn chiếc L-20 Beaver. Một lực lượng xung kích tầm trung gồm 12 chiếc AT-6 Texan cũng được mường tượng ra. Sáu chiếc Bird Dog đầu tiên cập cảng vào tháng 3 năm 1956, ngay cả khi các loại máy bay Criquet cuối cùng bị loại bỏ.
Một vài chiếc DHC L-20 được chuyển giao vào năm 1957, khả năng cất cánh và hạ cánh trong thời gian ngắn cũng phù hợp với các điều kiện nguyên thủy của những đường băng tại Lào. Trong đó có một vài chiếc L-20 được trang bị một khẩu súng máy cỡ nòng 0,50; việc sử dụng tự nhiên đối với máy bay vũ trang cũng như gunship chủ yếu cho các mục tiêu bắn phá trên bộ. Cũng vào năm 1957, Sourith Don Sasorith, viên Tư lệnh đầu tiên của Lào được bổ nhiệm làm người đứng đầu Hàng không Lào.
Tháng 7 năm 1958, một cuộc đảo chính xảy ra đã đưa Phoumi Nosavan lên cầm quyền tại Lào và đã yêu cầu phía Mỹ viện trợ thêm nữa. Năm sau, PEO có kế hoạch tăng cường không quân Lào với sáu chiếc T-28 Trojan Bắc Mỹ. Hiển nhiên là việc viện trợ hàng không có sẵn cho cuộc chiến chống Cộng sản của chính phủ Hoàng gia Lào vẫn chưa đủ, ngay cả khi được tăng cường thêm các chuyến bay hợp đồng của Air America. Sư đoàn Không quân 315 Không lực Mỹ đã gửi một biệt đội mặc đồ dân sự trong nước làm nhiệm vụ tạm thời điều khiển các loại máy bay vận tải trong vòng một tháng gồm C-119G Flying Boxcar, C-123 Provider và C-130 Hercules nhằm hỗ trợ cho phe Hoàng gia Lào. Sau khi thực hiện khoảng 72 phi vụ, họ đã rút khỏi vào ngày 27 tháng 4 năm 1959 vì áp lực chính trị quốc tế.
Hai máy bay trực thăng Alouette của Pháp được không quân Lào mua lại vào năm 1960. Đến tháng 8, toán quân nhảy dù thuộc phe Trung lập của Kông Lê đã phát động một cuộc đảo chính lật đổ Nosavan; sau khi giành được quyền lực, ông đã yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô viện trợ. Ba tháng sau, Nosavan tiến hành một cuộc phản công được Mỹ hậu thuẫn từ căn cứ của ông ở Savannakhet, thực hiện cuộc tấn công thành công phe Trung lập tại Viêng Chăn. Nosavan nhận được sự hỗ trợ hậu cần trên không chỉ từ Không quân Hoàng gia Lào bị thu hẹp mà còn từ máy bay H-19 của Không quân Hoàng gia Thái Lan và bốn chiếc H-34 của Air American cũng như một chiếc Bird & Son C46. Ngoài ra để hỗ trợ hậu cần từ các máy bay, Bird & Son còn thả lính nhảy dù vào Viêng Chăn từ máy bay vận tải C-46.
Cầu hàng không Liên Xô.
Mặc dù Liên Xô không đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của Không lực Hoàng gia Lào nhưng những tác động trong năm 1960-1961 đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Không quân Hoàng gia Lào. Đáp lại lời kêu gọi sự giúp đỡ từ Kông Lê, Liên Xô dành riêng 44 máy bay vận tải nhằm hỗ trợ lực lượng trung lập. Khởi đầu từ tháng 12 năm 1960, Liên Xô cho tiến hành những chuyến bay viện trợ quân sự bắt đầu với một khẩu đội bích kích pháo 105mm. Người Nga đã thực hiện khoảng 1.000 phi vụ vào Tháng 3 năm 1961 nhằm hỗ trợ phe trung lập ngay cả khi họ rút lui về phía bắc vào Cánh đồng Chum. Những nỗ lực của Liên Xô bao gồm thả một vài toán lính nhảy dù của Kông Lê cũng như cung cấp ba chiếc Lisunov Li-2 cho không quân của ông. Trong cùng khoảng thời gian này, Trung đoàn vận tải 919 Không quân Nhân dân Việt Nam đã thực hiện 184 phi vụ tiếp tế từ miền Bắc Việt Nam vào Xam Neua. Những nỗ lực của phe cộng sản đã làm khuấy động những nỗ lực của Mỹ giúp tăng cường Không quân Hoàng gia Lào.
Khi Kông Lê rút quân khỏi Viêng Chăn, ông đã mang theo hai chiếc C-47 và hai chiếc L-20 Beavers có thể dùng được từ Hàng không Lào và thành lập Không quân Lào trung lập. Quân đội của Nosavan còn truy kích lực lượng của Kông Lê tới tận Cánh đồng Chum.
Cầu hàng không Liên Xô chấm dứt vào tháng 5 năm 1962, sau khi hiệp ước đình chiến lần thứ 10 được ký kết. Vào cuối năm 1962, một nhóm học viên phe trung lập đến Liên Xô tham dự khóa đào tạo trong hơn một năm. Trước khi Liên Xô rời khỏi Lào, trong tháng mười và tháng 12 năm 1962, phía Liên Xô để lại ba chiếc Li-2 cho phe trung lập và ba chiếc Li-2 cùng ba máy bay hai tầng cánh Antonov An-2 cho không quân Pathet Lào. Họ còn trao lại ba chiếc Li-2 và một máy bay trực thăng Mil Mi-4 cho Không lực Hoàng gia Lào. Tuy nhiên, việc thiếu phụ tùng thay thế đã khiến máy bay không thể cất cánh được.
Mỹ phản ứng với Liên Xô.
Đáp lại cầu hàng không của Liên Xô, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã có lời thúc giục chính thức tới Thái Lan nhằm viện trợ sáu chiếc AT-6 Texas với khả năng tấn công tầm trung cho Không lực Hoàng gia Lào vào ngày 9 tháng 1 năm 1961. Đổi lại, người Thái được phía Mỹ bồi thường năm máy bay Cessna T-37 Tweet. Ba phi công Lào dành cho AT-6 đã có sẵn, bao gồm cả Thảo Ma. Loại máy bay tấn công tầm trung mới này đã thực hiện thành công phi vụ đầu tiên vào ngày 15 tháng 1. Một trong số các T-6 bị bắn rơi ngày 17 tháng 1 năm 1961. Không lực Hoàng gia Lào đã vội tăng cường hàng ngũ phi công với bốn phi công tình nguyện viên người Thái lấy từ Phi đoàn 63 Không quân Hoàng gia Thái Lan đã bắt đầu phi vụ bay vào giữa tháng 2. Phần lớn số T-6 còn lại đều bị tổn thất trong tháng 3 với hai cú va chạm giữa không trung, một chiếc rơi vào lưới lửa phòng không và số khác bị mất tích trong một đợt huấn luyện bay. Không lực Hoàng gia Lào tạm thời gần như bị xóa sổ.
Vào tháng 3 và tháng 4 năm 1961, trong một nỗ lực yếu thế nhằm tăng cường hỏa lực cho đồng minh thân cận, 18 viên sĩ quan Không quân Mỹ đã tình nguyện tham gia vào chiến dịch Pond Mill. Những phi công này được ủy quyền vào Không lực Hoàng gia Lào để lái máy bay ném bom Douglas A-26 Invader tại Lào. Bên cạnh đó, Họ còn tăng cường thêm bốn phi công người Mỹ cho tổ bay này. Tuy nhiên, những cân nhắc chính trị trước sự khuấy động của vụ xâm nhập Vịnh Con Lợn đã ngăn việc sử dụng Invader.
Mỹ bắt đầu tiến hành cầu hàng không riêng của mình vào năm 1961, cũng như kết hợp của những nỗ lực trinh sát không ảnh. Khả năng vận tải của Không lực Hoàng gia Lào được tăng cường lên đến 13 máy bay Douglas C47 và được dùng trong chuyến không vận quan trọng đầu tiên của Không lực Hoàng gia Lào khi họ vận chuyển ba tiểu đoàn của quân đội Hoàng gia Lào tới Sam Neua. Người Mỹ còn cung cấp thêm mười chiếc AT-6 chuyên tiến hành các phi vụ tấn công mặt đất cho Không lực Hoàng gia Lào thông qua sự trung gian của Không quân Hoàng gia Thái Lan. Trong một phi vụ xuất kích bốn chiếc AT-6 đã bay từ sân bay Luang Prabang trong suốt tháng 4 năm 1961, Trung úy Khampanh của Không lực Hoàng gia Lào đã bắn rơi một chiếc máy bay Ilyushin Il-4 thuộc hạm đội cầu hàng không Liên Xô bằng cách sử dụng tên lửa không điều khiển. Đây là chiến thắng không đối không duy nhất của Không quân Hoàng gia Lào. Tuy nhiên, sự thiếu sót của những chiếc AT-6 cũ kỹ già nua đã trở nên rõ ràng với các nhà viện trợ người Mỹ; T-28 Trojan được đồn rằng sẽ là tương lai của Không lực Hoàng gia Lào. Những chiếc T-28 mà Không lực Việt Nam Cộng hòa hứa sẽ cung cấp cho Không lực Hoàng gia Lào đã không được chuyển giao vì ngưng chiến.
Ngày 2 tháng 5 năm 1961, quân Pathet Lào tràn ngập sân bay tại Moung Sing và ngày hôm sau chiếm được một máy bay C-47 của Không lực Hoàng gia Lào vừa hạ cánh vì phi hành đoàn C-47 không biết là sân bay đã bị quân cộng sản tiếp quản.
Kết quả cuối cùng của những trận đánh trên Cánh đồng Chum là một chỉ thị từ Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vào tháng 5 năm 1961 cho biết Đại sứ Mỹ tại Lào sẽ phục vụ như là chỉ huy quân sự thực tế tại Lào. Lời phê chuẩn của ông đã hợp thức hóa tất cả các cuộc không kích ở nước này. Văn phòng Tùy viên Không quân sẽ đóng vai trò là nhân viên của ông Đại sứ phục vụ cho việc thực thi sức mạnh không quân tại Lào.
Ngày 10 tháng 5 năm 1962, hiệp ước đình chiến được ký kết đã giới hạn hoạt động của Không lực Hoàng gia Lào với những chiếc T-6 không còn hoạt động nữa, mặc dù học viên Hàng không Lào được chuyển tiếp đến Lopburi, Thái Lan học khóa huấn luyện T-28 vào tháng 6 năm 1962. Tuy nhiên, trong thời gian ngừng bắn, Vàng Pao đã sử dụng sự hỗ trợ của CIA cho quân đội dân tộc miền núi người H'Mông của ông để bắt đầu đào xới dải đất đường băng ngắn được dùng để yểm trợ hậu cần cho quân của mình bằng máy bay trực thăng và máy bay đường ngắn. Những dải đường băng nguyên thủy nhỏ bé này sẽ lan ra khắp Lào và trở thành một thành phần chính trong nỗ lực chiến tranh của phe Hoàng gia Lào; khoảng 200 cứ điểm Lima dự kiến thành lập trong nay mai. Chúng rất cần thiết cho việc tiếp tế, không vận quân đội nhanh chóng và các hoạt động cứu trợ người tị nạn.
Thỏa thuận quốc tế về tính trung lập của Lào đã được ký kết vào ngày 23 tháng 7 năm 1962 và có hiệu lực vào tháng 10. Ngày 6 tháng 10 năm 1962, người cuối cùng của Đoàn cố vấn Viện trợ Quân sự Mỹ rời khỏi Lào tuân theo Hiệp định. Ngày hôm sau, 40 cán bộ cộng sản Việt Nam trên tổng số 7000 người tại Lào được hồi hương, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố họ hoan nghênh Hiệp định này. Lời nói cửa miệng về việc quan sát Hiệp định đã định hình toàn bộ nỗ lực của Mỹ để tổ chức và có hiệu lực tới Không lực Hoàng gia Lào, với tất cả các kỹ thuật viên và cố vấn Mỹ núp dưới vỏ bọc ngoại giao được công nhận như là tùy viên quân sự. Mặc dù Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ cho đồng minh thân cận Lào và cũng sẽ duy trì bề ngoài của thỏa thuận quan sát năm 1962.
Giai đoạn phát triển.
Cuộc chiến lại nổ ra một lần nữa tại Lào trong giai đoạn này, Không lực Hoàng gia Lào có năm phi công T-28 được huấn luyện tại căn cứ Không quân Moody, Georgia để bay những chiếc T-28 vừa được chuyển giao vào tháng bảy và tháng 8 năm 1963 tới sân bay Wattay bên ngoài Viêng Chăn. Mỹ còn tiếp tế thêm bom và tên lửa cho Không lực Hoàng gia Lào mặc dù tạm thời giữ lại các kíp nổ để dễ bề kiểm soát.
Một trong những chiếc T-28 mới toanh sớm bị rơi ở Viêng Chăn. Một chiếc T-28 khác đã biến mất khỏi kho bãi khi Trung úy Chert Saibory, người đã đào thoát từ Không quân Hoàng gia Thái Lan sang Không lực Hoàng gia Lào và nay lại đào thoát một lần nữa vào tháng 9 năm 1963. Ông lái chiếc T-28 bay vào không phận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bị giam giữ ngay lập tức riêng chiếc T-28 trở thành máy bay chiến đấu đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam. Mặc dù vậy, vào ngày 26 tháng 10 năm 1963, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đánh điện cho Đại sứ Leonard S. Unger với tin mật là sử dụng T-28 để đánh chặn các chuyến bay tiếp tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho Pathet Lào. Unger là người đầu tiên trong ba đại sứ nắm quyến kiểm soát tài sản của hàng không Mỹ nhằm viện trợ cho Không lực Hoàng gia Lào, số khác là những người kế vị ông gồm William H. Sullivan và G. McMurtrie Godley.
Chiến dịch Waterpump được thành lập ở Thái Lan vào tháng 3 năm 1964 với mục đích đào tạo thêm nhiều phi công Lào. Chiến dịch này bao gồm 38 Không đoàn cảm tử và bốn máy bay huấn luyện T-28D đóng tại căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Udorn. Cũng trong tháng 3 năm 1964, Đại sứ Unger đã vận động Bộ Ngoại giao Mỹ mở rộng vai trò cho Không lực Hoàng gia Lào. Nhờ vậy mà Không lực Hoàng gia Lào đã tiến hành các vụ không kích T-28 nhắm vào quân cộng sản trên Cánh đồng Chum vào ngày 17 tháng 5 năm 1964. Unger đã chuyển giao kho vũ khí của Đại sứ quán cho Không lực Hoàng gia Lào ngay ngày hôm đó. Chiến dịch Waterpump còn gửi thêm bốn chiếc T-28 cho Không lực Hoàng gia Lào. Hai ngày sau, mười chiếc T-28 dư thừa được chuyển từ Việt Nam Cộng hòa; bốn chiếc được Waterpump giữ lại dùng để tiếp tục hoạt động đào tạo huấn luyện trong khi sáu chiếc còn lại được chuyển cho Không lực Hoàng gia Lào. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu phi công cho đến khi Waterpump hoàn tất tốt nghiệp các phi công Lào, cơ quan PEO của Mỹ đã bí mật tuyển dụng năm phi công tình nguyện viên từ Air America, gán cho họ cái tên "Đội A". Họ đã tiến hành vụ không kích vào ngày 25 Tháng 5 năm 1964, hai chiếc T-28 bị thiệt hại do hỏa lực phòng không trong khi để lạc mất mục tiêu đối phương. Bởi vì có khả năng để lại hậu quả chính trị nếu một phi công Mỹ bị rơi vào tay kẻ thù, PEO mang theo những phi công Thái Lan từ Phi đoàn 223 Không quân Hoàng gia Thái Lan trên chuyến công vụ dài sáu tháng, trong một chiến dịch tuyệt mật được gọi là Project Firefly (Kế hoạch Đom đóm). Những lính đánh thuê được tuyển mộ này được biết đến với tên gọi "Đội B" và bắt đầu các vụ không kích vào ngày 1 tháng 6 năm 1964. Để hoàn thành các thứ bậc của nhóm, các phi công Lào được chỉ định là "Đội C". Các đội A và B đặt dưới sự kiểm soát của Đại sứ Unger.
Tháng 6 năm 1964, khi ngã ba đường chiến lược của các Xa lộ 7 và 13 bị quân cộng sản đe dọa, Không lực Hoàng gia Lào có 20 chiếc T-28 và 13 phi công Lào sẵn sàng tham chiến. Thêm mười học viên phi công Lào đã gần kết thúc khóa đào tạo và sẵn sàng tham gia các phi vụ vào ngày 9 tháng 8 năm 1964. Mười phi công Thái Lan và sáu phi công Mỹ cũng sẵn sàng cho nhiệm vụ ngay lập tức với đồng minh Không lực Hoàng gia Lào. Thêm bốn chiếc T-28 có sẵn tại Udorn. Thêm mười lăm chiếc T-28 sẵn sàng ứng chiến chuyển từ Không lực Việt Nam Cộng hòa vừa được tái trang bị với máy bay A-1 Skyraider.
Cũng trong tháng 6 năm 1964, một phi đội T-28 của Đội A đã oanh tạc tổng hành dinh phe trung lập của Kông Lê ở Khang Khay trong một nỗ lực thành công để buộc ông phải chuyển đổi liên minh từ Pathet Lào sang hàng ngũ phe Hoàng gia. Kế đến, Đội A còn được phép dùng những chiếc T-28 của Không lực Hoàng gia Lào để ném bom Trung tâm Văn hóa Trung Quốc nổi tiếng là trại huấn luyện đội ngũ nhân viên của Trung Quốc cho cho quân cộng sản Lào trên Cánh đồng Chum.
Trong tháng 7 năm 1964, nỗ lực điều không tiền phương của Mỹ để hướng dẫn các vụ không kích của cả Không lực Hoàng gia Lào và Không quân Mỹ được bắt đầu với thiết bị điều khiển chiến đấu Butterfly gắn trên máy bay Air America. Các mối đe dọa gây ra bởi lưới lửa phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gia tăng đều đặn ở phía bắc Lào. Điều này dẫn đến sự phân công các phi công Thái Lan của Đội B có nhiều kinh nghiệm hơn cho các phi vụ ở miền Bắc nước Lào, riêng những phi công Lào ít kinh nghiệm hơn thì tiến hành những đợt không kích vào miền nam nước Lào. Không lực Hoàng gia Lào giờ đây hoạt động trải dài từ Pakse và Savannakhet cũng như Luang Prabang và Viêng Chăn.
Trong chiến tranh Việt Nam.
Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến tranh Việt Nam do sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào ngày 4 tháng 8 năm 1964. Dẫn dến sự leo thang nhanh chóng các hoạt động của đồng minh Không lực Hoàng gia Lào với kết quả thảm hại. Đại sứ Unger gây áp lực Không lực Hoàng gia Lào phải tấn công quân cộng sản trên Cánh đồng Chum và đường mòn Hồ Chí Minh bằng cách trình một bản danh sách các mục tiêu mà ông muốn chính phủ Hoàng gia Lào tiến hành không kích. Thế nhưng tổn thất ngày càng gia tăng, một chiếc T-28 Trojan đã bị súng phòng không 37mm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắn hạ vào ngày 14 tháng 8. Ngày 18 tháng 8, Trung tá Viripong, Tư lệnh Phi đoàn 223 Không quân Hoàng gia Thái Lan bị bắn rơi trong khi đang lái chiếc T-28 tiến hành một phi vụ trái phép trên Cánh đồng Chum, một số T-28 khác còn bị mất tích ở miền Bắc Việt Nam khi đang trinh sát.
Những hoạt động không quân bí mật trong khoảng thời gian này được mở rộng bao gồm những phi công điều không tiền phương trong chương trình Steve Canyon phụ trách chỉ đạo các cuộc không kích. Ngày 30 tháng 9, Bộ tổng tham mưu Liên quân Mỹ đã phê chuẩn một bản danh sách các mục tiêu ở miền đông nước Lào theo đề nghị của Không quân Mỹ và sự đồng tình của Thủ tướng Lào Souvanna Phouma. Ngày 14 tháng 10 năm 1964, Thảo Ma dẫn đầu ba phi đội từ Savannakhet trong cuộc không kích ban đầu nhắm vào Đèo Mụ Giạ, Quảng Bình, trạm phía bắc của đường mòn Hồ Chí Minh.
Vào tháng 1 năm 1965, một vụ nổ kho quân nhu tại căn cứ Không quân Wattay làm thiệt hại 8 tám chiếc T-28 và một chiếc C-47. Những tổn thất giảm đáng kể hoạt động của các phi công đội B của Thái Lan cho tới tháng 5. Trong tháng đó, Không lực Hoàng gia Lào đã giành được chiến thắng đầu tiên với hai xe tăng cùng với năm xe tải bị phá hủy. Vào lúc này, Đại sứ Sullivan thấy rằng những nỗ lực đánh bom đang phát triển cần phải được điều chỉnh lại. Thay thế chính sách trước đây, ông cho thành lập một hệ thống điều không tiền tuyến của Không đoàn nhảy dù điều không tiền tuyến Mỹ, hướng dẫn không lưu tiền phương của Thái và các quan sát viên Lào đã phê duyệt các cuộc không kích. Việc kiểm soát tăng lên khiến cho công tác không yểm tầm ngắn với bộ binh của Đội B Không lực Hoàng gia Lào có thể thực hiện được; các máy bay chiến đấu thả bom đều được dẫn đường bởi một chiếc T-28. Tuy nhiên, đối với các chuyến xuất kích ngăn chặn đối phương, Sullivan là người có thẩm quyền cuối cùng phản đối các phi vụ trinh sát đường dài đánh trúng các mục tiêu thoáng qua ngay khi có cơ hội.
Mùa hè năm 1965 đánh dấu sự khởi đầu của sự chia rẽ nội bộ trong hàng ngũ Không lực Hoàng gia Lào. Vị tư lệnh năng nổ có uy tín của Không quân Hoàng gia Lào là Tướng Thảo Ma đã gợi lên sự ghen tị từ các tướng khác. Cuối cùng đã xảy ra một vụ ám sát cố ý chống lại ông vào ngày 3 tháng 7 năm 1965.
Vào giữa năm 1965, các chuyên gia hàng không "dân sự" Mỹ bí mật cung cấp cho chính phủ Hoàng gia Lào được tổ chức thành Trung tâm hoạt động hàng không (Air Operation Center - AOC). Trung tâm hoạt động hàng không được thành lập tại 5 quân khu của Lào với nhân viên được tuyển mộ thông qua chương trình Palace Dog của Không quân Mỹ. Ngày 1-2 tháng 8 năm 1965, toán T-28 Đội B Không lực Hoàng gia Lào đã tấn công miền Bắc Việt Nam; vào ngày 18, một chiếc T-28 trong một vụ đột kích ương tự đã bị bắn rơi và các cuộc không kích qua biên giới của Không lực Hoàng gia Lào đều bị đình chỉ. Đến tháng 8 năm 1965, tỷ lệ xuất kích của Không quân Hoàng gia Lào đã tăng lên đáng kể khi danh mục máy bay tấn công đã xây dựng lên đến 24 chiếc T-28, tăng cường thêm 3 chiếc RT-28 và một số C-47. Về sau dùng làm máy bay ném bom/gunship ứng biến được trang bị 50 súng máy cỡ nòng và một hệ thống con lăn giúp đẩy những quả bom 250 nặng 250 pound ra khỏi cửa khoang vận tải trong suốt chuyến bay. Thành quả thiết thực này cuối cùng đã bị hủy bỏ vì nó xen vào các hoạt động buôn lậu thuốc phiện của một số tư lệnh cấp cao Hoàng gia Lào.
Tháng 10 năm 1965, các cuộc không kích qua biên giới nhằm phá hủy những binh trạm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại tiếp tục một thời gian ngắn trước khi chấm dứt vĩnh viễn. Tháng 11 năm 1965 đã chứng kiến sự xuất hiện của năm chiếc O1-E Bird Dog Quân lực Mỹ do đội Raven FAC dùng để dẫn đường cho Không quân Hoàng gia Lào trong các đợt không kích cứ điểm đối phương. Cuối năm 1965 cũng chứng kiến việc Không lực Hoàng gia Lào mua lại ba chiếc C-47. Hai viên tướng trong quân đội Hoàng gia Lào cố thuyết phục mua chúng nhưng đã bị Tướng Thao Ma gạt đi, vì ông tin rằng những chiếc máy bay này sẽ dùng để buôn lậu thay vì vận tải quân sự. Các tướng lĩnh trả đũa bằng cách hạn chế sự thăng tiến trong nội bộ Không lực Hoàng gia Lào và từ đó làm suy yếu dần dần phe cánh Thảo Ma.
Đến mùa xuân năm 1966, Không lực Hoàng gia Lào đã phát triển lên đến 40 chiếc T-28. Các phi công Đội B người Thái tiếp tục tham gia chủ yếu là các hoạt động của Không lực Hoàng gia Lào. với 23 người đến Lào vào đầu năm 1966. Ngoài ra, nhằm gia tăng số lượng phi công T-28, CIA đã bắt đầu triển khai chương trình đào tạo hàng chục ứng cử viên phi công người dân tộc thiểu số Hmong ở Thái Lan. Bảy người trong số họ sẽ tốt nghiệp khóa phi công T-28; số khác trở thành phi công vận tải và liên lạc; một số thì trở thành phi công trực thăng. Sự thất bại hoàn toàn của chương trình này với ý định trinh sát trên không bằng loại máy bay Raven FAC.
Viên tham mưu trưởng Không lực Hoàng gia Lào được một số phe cánh đối lập hối lộ để dẫn đầu một cuộc nổi loạn chống lại Thao Ma. Để trả đũa, ngày 4 tháng 6 năm 1966, ông đã phát động một cuộc nổi dậy nhằm trấn áp phe nổi dậy nhưng thất bại. Sau đó, Bộ Tư lệnh vận tải quân sự được thành lập và đặt dưới quyền Chuẩn tướng Sourith Don Sasorith, mặc dù Thao Ma vẫn tiếp tục nắm quyền chỉ huy phi đội T-28. Sau cuộc đảo chính không thành công, Thao Ma đã chuyển sở chỉ huy của ông từ Savannakhet đến Luang Prabang và dự kiến là ông sẽ hạ cấp bậc chuyển sang công việc văn phòng mới thành lập tại Viêng Chăn. Nhưng ông vẫn tiếp tục đảm nhiệm thực hiện các phi vụ không kích từ Luang Prabang cho đến khi cố gắng tiến hành một cuộc đảo chính vào ngày 22 tháng 10 năm 1966. Thao Ma liên tiếp phát động các đợt không kích chủ yếu nhắm vào nhà của một số tướng lĩnh thuộc phe đối lập tại Viêng Chăn, cũng như trụ sở Bộ Tổng tham mưu và hai kho vũ khí. Mặc dù 36 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích thế nhưng cuộc đảo chính vẫn không thành công. Đại sứ Mỹ đã quyết định can thiệp nhằm ngăn chặn cuộc đảo chính có thể gây xôn xao dư luận. Do quyền lực bị suy giảm cộng với việc Mỹ không ủng hộ mình nữa, Thao Ma và 10 viên phi công của ông đã lái T-28 sang Thái Lan sống lưu vong. Một số kỹ thuật viên Không lực Hoàng gia Lào cũng lái C-47 bỏ trốn theo cùng. Với sự ra đi của Thao Ma, Tướng Sourith đã chính thức lên nắm quyền chỉ huy toàn bộ Không quân Hoàng gia Lào.
Ngày 9 tháng 11 năm 1966, Chiến dịch Waterpump đã làm lễ tốt nghiệp cho 42 phi công T-28 mới của Lào. Tuy nhiên do đào ngũ và thương vong, chỉ có 24 người là còn lưu trong hồ sơ của Không lực Hoàng gia Lào. Trong một nỗ lực để soạn thảo kế hoạch nhu cầu trong tương lai của Không lực Hoàng gia Lào, Đại sứ William H. Sullivan dự đoán rằng có thể 7 phi công Lào đã đào ngũ sang Thái Lan sẽ được hồi hương, và thêm sáu học viên phi công Lào đã trở về để tốt nghiệp khóa đào tạo. Sullivan đã đoán trước nhu cầu nhân sự mà Không lực Hoàng gia Lào cần khoảng từ 55 tới 60 phi công Lào và 44 tới 48 máy bay T-28. Ông lưu ý tầm quan trọng của việc gia tăng số lượng phi công T-28 với một tiếng nói chung cùng lục quân Lào mà Không quân Hoàng gia Lào tiến hành việc không yểm tầm ngắn. Cho đến khi đủ số lượng phi công Lào được đào tạo, phi công Thái Lan có tiếng nói giống như Lào, sẽ lấp đầy vai trò không yểm tầm ngắn, còn lại giao cho máy bay của không quân Mỹ tự do không kích các mục tiêu đánh phá. Đến cuối năm 1966, hơn một nửa phi vụ xuất kích trong năm đều do phi công Đội B đảm trách. Các phi công Đội B đã bắt đầu sử dụng căn cứ khá hiện đại Moung Soui nằm gần Cánh đồng Chum để giảm thời gian xuất kích và nâng cao tỷ lệ xuất kích của họ.
Thời kỳ Tướng Sourith chỉ huy.
Vào đầu năm 1967, toán đặc công Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tấn công sân bay Luang Prabang tới hai lần, phá hủy 17 chiếc T-28 của Không lực Hoàng gia Lào. Từ ngày 20 đến ngày 27 tháng 5 năm 1967, Không quân Hoàng gia Lào cùng với Không quân Mỹ tham gia vào một loạt các cuộc không kích thứ hai trực tiếp đánh phá Đường 110 thuộc hệ thống đường mòn Sihanouk ở Nam Lào. Không lực Hoàng gia Lào đóng góp 41 phi vụ vào nỗ lực này.
Không giống như Ma, Tướng Sourith khuyến khích việc buôn lậu vàng và thuốc phiện bằng cách sử dụng các máy bay vận tải thuộc Không lực Hoàng gia Lào. Tuy nhiên, bắt đầu từ trưa ngày 30 Tháng 7 năm 1967, Sourith đã ra lệnh cho phi đội T-28 của Không lực Hoàng gia Lào tiến hành không kích trong hai ngày vào đoàn buôn lậu gồm 300 con la chở 16 tấn thuốc phiện từ Miến Điện vào miền tây Lào tại Ban Khwan.
Khoảng thời gian cuối năm 1967, bảy chiếc T-28 của Không lực Hoàng gia Lào đã thực hiện chuyến bay tiếp tế cho quân đội Hoàng gia tham gia trong trận Nam Bắc; không may, thiếu sự phối hợp giữa không quân và lục quân làm cho cuộc không kích không đạt hiệu quả. Công tác hỗ trợ hậu cần cho binh lính bằng trực thăng của Không lực Hoàng gia Lào cũng đã chứng minh không đầy đủ. Trước sự thất bại thảm hại tại Nam Bắc vào đầu năm 1968, quân đội Hoàng gia Lào đã trở nên yếu kém, tăng gánh nặng chiến đấu trên vai Không quân Hoàng gia Lào. Không quân được tăng cường thêm từ 45 đến 50 T-28, với thêm 25 đến 30 chiếc đóng vai trò dự bị ở Thái Lan. Không lực Hoàng gia Lào còn bổ sung thêm 9 máy bay trực thăng UH-34 và 16 chiếc C-47.
Tháng 2 năm 1968, Không lực Hoàng gia Lào phải gánh chịu một tổn thất nghiêm trọng, khi một chuyến bay gồm ba chiếc T-28 đang làm nhiệm vụ không yểm trong thời tiết xấu đã lao vào một sườn núi ở Quân khu 2. Không một ai sống sót sau vụ tai nạn thảm khốc, Một sự kiện gây chấn động dư luận khác xảy ra vào ngày 21 tháng 3 năm 1968, một phi hành đoàn C-47 đã bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhứt, Việt Nam vì buôn lậu vàng và thuốc phiện. Ngay sau đó, Đại sứ Sullivan đã từ chối cung cấp thêm năm máy bay C-47 cho Không lực Hoàng gia Lào, với lý do họ sẽ dùng vào việc buôn lậu.
Đến năm 1968, vì để mất quá nhiều máy bay T-28, tổn thất phi công và hậu quả khiến tinh thần quân chủng sa sút. Chiến thuật không quân của Không lực Hoàng gia Lào đã giảm bớt tỉ lệ xuất kích mức giá thấp nhất trong vòng bốn năm. Các chuyên gia hàng không dân sự được bổ sung từ Không quân Mỹ đã tăng lên đến mười người mỗi đợt cho Trung tâm hành quân không quân, đảm đương tất cả các chức năng hỗ trợ T-28 nhằm đạt được hiệu quả ngắn hạn. Kết quả là, Số vụ xuất kích của Không lực Hoàng gia Lào cho tháng 12 đã tăng gấp ba lần hơn tháng Giêng, tổng cộng khoảng 1522 phi vụ. Đến cuối năm, những máy bay T-28 đã thực hiện khoảng 10.000 phi vụ chiến đấu. Ngược lại, các máy bay vận tải C-47 của Không quân Hoàng gia Lào vẫn còn trơ trẽn lạm dụng việc buôn lậu vàng và thuốc phiện và có đủ tư cách hoạt động như các máy bay dân sự.
Sang năm 1969, các cố vấn Không lực Hoàng gia Lào đã bắt đầu một vài chương trình nhằm nâng cao tinh thần của các phi công T-28, mà trước mắt là thực hiện việc chi trả tiền thưởng cao cho mỗi đợt xuất kích. Các khóa huấn luyện kỹ năng trốn thoát và lẩn tránh còn được mở tại Hua Hin, Thái Lan; bên cạnh việc gia tăng gấp đôi thời gian nghỉ ngơi và hồi phục bên bờ biển. Tuy không còn đường rút nhưng chiến dịch vẫn tiếp tục. Ngày 27 tháng 6 năm 1969, căn cứ hiện đại của Không lực Hoàng gia Lào tại Moung Soui bị đặc công và bộ đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tràn ngập. Ngày 11 tháng 7 năm 1969, một trong những phi công Hmong nổi tiếng nhất là Đại úy Ly Lu đã bị bắn hạ và thiệt mạng sau khi tiến hành hơn 1.000 phi vụ chiến đấu trong vòng ít nhất 18 tháng. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1969, Lào lần đầu tiên triển khai việc huấn luyện hai máy bay điều không tiền phương. Vào cuối năm 1969, đội quân lính đánh thuê người Hmong trên bộ được sự yểm trợ bởi các cuộc không kích của Không lực Hoàng gia Lào và Mỹ đã tái chiếm phần lớn Cánh đồng Chum. Ba chiếc gunship AC-47 Spooky đầu tiên được Không lực Hoàng gia Lào tiếp nhận từ Không lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ, đã thực hiện phi vụ bay đầu tiên vào ngày 5 tháng 9. Những vấn đề về phi hành đoàn có hiệu quả dự kiến sẽ lái C-47 theo ngày cũng như AC-47 vào ban đêm; pháo thủ sẽ bắn đến đỏ cả nòng súng; đạn dược được bắn chỉ mang giá trị bán lại bằng đồng; Vàng Pao ban đầu miễn cưỡng sử dụng chúng vì sợ gây tổn thương đến đồng minh thân cận. Nó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm khá hữu ích của các phi công; ví dụ như Đại úy Khamphan (nhờ những chiến thắng không đối không) đã thực hiện được trên 7.000 giờ bay. Tuy nhiên, ba chiếc Spookies đã sớm chứng tỏ giá trị của chúng và bắt đầu trung bình khoảng 50 phi vụ xuất kích ban đêm mỗi tháng.
Đến tháng 1 năm 1970, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã lợi dụng một hiệp ước có trước đây để xây dựng một đường xa lộ từ phía nam tỉnh Vân Nam xuyên qua phía tây Lào hướng về biên giới Thái/Lào. Người Trung Quốc đã cử một đoàn xe tải về phía nam trên con đường đó. Khi đoàn xe tiếp cận được Pak Beng thì bị hai phi cơ T-28 Đội B Không lực Hoàng gia Lào không kích làm 15 chiếc bị phá hủy. Nhiều vụ không kích xảy ra trên con đường đó đều chấm dứt bởi 400 khẩu súng phòng không với cỡ nòng khác nhau dọc theo chiều dài súng được phía Trung Quốc thiết lập nhằm bảo vệ tuyến đường vận tải xuyên biên giới này.
Vào tháng 3 năm 1970, bộ đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một lần nữa lại tấn công Cánh đồng Chum. Vài ngày sau đó, họ chiếm được một căn cứ không quân hiện đại của Không lực Hoàng gia Lào tại Sam Thong vào ngày 18 tháng 3. Trong trận giao tranh ở Cánh đồng Chum, Không lực Hoàng gia Lào đã để mất ba chiếc T-28D, cộng với các loại máy bay hạng nhẹ gồm hai chiếc O-1 và một chiếc U-17. Nhu cầu về khí tài của không lực trở nên tuyệt vọng đến nỗi phải sử dụng C-7 Caribou của Air America làm máy bay ném bom tạm thời, thả hàng chục thùng chứa bom napalm nhằm ngăn chặn bước tiến công của bộ đội Việt Nam. Lực lượng cộng sản tiến quân sát gần căn cứ Không quân Hoàng gia Lào tại Moung Soui và Long Tieng khiến thời gian xuất kích suy giảm đủ để một phi công T-28 người Hmong tiến hành 31 phi vụ trong một ngày duy nhất.
Những tác động của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh năm 1970 đã lan tận sang Lào. Một chương trình huấn luyện mở rộng dành cho phi công T-28 của Lào được bắt đầu. Chương trình Đội B kết thúc vào ngày 4 tháng 9 năm 1970 khi nguồn cung phi công Lào cuối cùng cũng bắt kịp với nhu cầu, người Thái còn cung cấp thêm mười phân đội phi công làm công tác biệt phái sang Không lực Hoàng gia Lào. Trung tâm hành quân phối hợp đặt dưới quyền Đại tá Bouathong Phontivongsa đã kết hợp các hoạt động hàng không với Bộ Tổng tham mưu Lục quân Hoàng gia Lào. Tỷ lệ phi vụ xuất kích của phi đội T-28 Không quân Hoàng gia Lào được gia tăng với quy mô lớn hơn và đặt dưới quyền Cơ quan Điều không tiền phương. Tuy nhiên, Không lực Hoàng gia Lào phải đối mặt với một số vấn đề lớn. Một trong số đó là tỷ lệ tử vong của phi công ở mức nghiêm trọng, với những phi công T-28 còn sống sót chỉ tính trung bình 20 tháng một phi vụ chiến đấu. Ngoài ra, vào tháng 8 năm 1970, cơ quan chức năng đã phát hiện ra một điểm buôn lậu cất giữ tới 70 tấn súng trường M-16 và các loại vũ khí khác được mua lại từ Trung Hoa Dân Quốc trong một vụ trao đổi thuốc phiện dài hai tháng tại Houayxay Ban. Một điểm yếu khác sẽ không bao giờ thực sự được giải quyết là sự thiếu hụt về nhân viên có đủ điều kiện năng lực bảo trì và hậu cần của Lào. Một nỗ lực để giải quyết sự thiếu hụt đã được thực hiện khi người Mỹ quyết định trao lại quyền kiểm soát tất cả các phi cơ T-28 cho Không lực Hoàng gia Lào, bên cạnh việc triển khai một chương trình đào tạo mở rộng. Tuy nhiên, giữa quản lý cộng với kỹ năng chỉ huy và kiểm soát bộc lộ sự yếu kém rõ rệt trong bộ máy của Không lực Hoàng gia Lào. Ngoài ra, các phi vụ chiến đấu của T-28 đã đạt mức 30.000 chuyến xuất kích vào cuối năm nay. Một nghiên cứu của Tập đoàn Rand Corporation đã mô tả thành tích nổi bật của Không lực Hoàng gia Lào và lưu ý rằng một số phi công Không quân Hoàng gia Lào đã thực hiện hơn 1000 phi vụ chiến đấu cho đến giờ.
Tháng 5 năm 1971, căn cứ Không lực Hoàng gia Lào tại Pakse bị quân cộng sản đe dọa đánh chiếm, do vậy phi đội T-28 được di chuyển trở lại vào Thái Lan tới căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Ubon. Tuy nhiên, vào ngày 11 Tháng 6, tám chiếc T-28 sẵn có đã tiến hành 88 phi vụ phá hoại chống lại bộ đội Việt Nam với mỗi phi công phải phụ trách 14 phi vụ. Đến tháng 7 năm 1971, phi đội AC-47 Không lực Hoàng gia Lào được phép đưa vào tham chiến với 10 máy bay yểm trợ, Tuy nhiên, phi đội sớm phải chịu một tổn thất nghiêm trọng khi máy bay thị sát của chỉ huy trưởng là Đại tá Thảo Ly bị bắn rơi và bốc cháy dữ dội làm ông thiệt mạng ngay tức khắc.
Tháng 12 năm 1971, Không lực Hoàng gia Lào phải đối mặt với một mối đe dọa mới. Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tấn công vào Cánh đồng Chum với sự yểm trợ từ trên không của loại chiến đấu cơ Mikoyan-Gurevich MiG-21, buộc Không quân Hoàng gia Lào phái tạm thời triệt thoái. Tuy nhiên, các phi đội T-28 và AC-47 của Không lực Hoàng gia Lào đã sớm bay từ Long Tieng quay trở lại tham chiến. Mặc dù hoạt động của đường băng trong căn cứ liên tục bị đe dọa bởi xe tăng xâm nhập và đạn pháo 130 ly nã vào, Không lực Hoàng gia Lào vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích vào quân đối phương bất chấp tổn thất nặng nề. Nhiều phi vụ ném bom của T-28 chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian một phút, bởi vì quân đối phương đã tiến gần phi trường. Các phi vụ chiến đấu trong năm lên tới khoảng 30.000 vụ.
Vào cuối năm 1972, Tướng Vàng Pao đã phát động cuộc tấn công cuối cùng của ông, cố gắng một lần nữa tái chiếm bằng được Cánh đồng Chum. Không quân chiến thuật Không lực Hoàng gia Lào giờ đây đã vượt ra ngoài nhiệm vụ không yểm tầm gần để đóng vai trò là pháo đài bay; ví dụ như nó được giao nhiệm vụ tiến hành lên đến 80 phi vụ hàng ngày trong sự điều chỉnh chuyển sang Biệt đội Delta của Vàng Pao, bắt đầu từ ngày 24 tháng 8. Những thiếu sót của phương pháp này được thấy rõ vào ngày 9 tháng 9, khi một chiếc T-28 đã thả bom nhầm vào quân đội đồng minh làm 80 người lính bị thương và phá vỡ bước tiến công quân đối phương của họ. Đoàn trực thăng UH-34 của Không lực Hoàng gia Lào và Air America đã gia nhập vào phi đội CH-53 của Không quân Mỹ và tám chiếc C-47 của Air America trong một đợt tấn công của quân đội Vàng Pao bằng không vận. Sau một tháng, cuộc tấn công bị trì hoãn trong một mớ hỗn độn từ việc phối hợp không ăn ý của một trong ba phi đội Không lực Hoàng gia Lào. Ngoài ra, vào cuối năm 1972, Việc người Mỹ rút quân và giảm bớt sự hiện diện trong chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu tác động đến Không lực Hoàng gia Lào. Tuy nhiên, tổng số phi vụ xuất kích hàng năm vẫn ở mức 30.000.
Thời kỳ Tướng Bouathong chỉ huy.
Tướng Bouathong chuyển từ chỉ huy Trung tâm hành quân phối hợp sang chỉ huy toàn bộ Không quân Hoàng gia Lào vào năm 1973. Đến đầu năm 1973, tổng quân số Không lực Hoàng gia Lào đạt đến đỉnh điểm với 2150 nhân viên và 180 máy bay. Danh mục các loại máy bay bao gồm 75 chiếc AT-28 và tám chiếc AC-47 dùng trong chiến đấu. Máy bay vận tải hạng nhẹ bao gồm 15 chiếc O-1 Birddog và 18 chiếc C-47. Người Mỹ đã quyết định bàn giao một số máy bay dư thừa vào thời điểm cuối cùng để tăng cường thực lực Không quân Hoàng gia Lào. Danh mục các loại máy bay trực thăng của Không lực Hoàng gia Lào được tăng cường thêm 24 chiếc UH-34 từ nguồn bổ sung của Không lực Việt Nam Cộng hòa, nâng tổng số máy bay trực thăng lên 43 chiếc, trong một nỗ lực nhằm thay thế khả năng chuyên chở của Air America khi nó khởi hành đi Lào. Air America đã bàn giao cho Không lực Hoàng gia Lào mười chiếc máy bay huấn luyện Cessna T-41 Mescalero và mười máy bay vận tải C-123K. Tướng Bouathong cố xin thêm nhiều loại máy bay mới nhưng đã bị người Mỹ từ chối. Tính đến đầu năm 1973, Không lực Hoàng gia Lào đã thực hiện 4482 phi vụ trước khi ký kết hiệp định Paris kết thúc chiến tranh vào ngày 22 tháng 1 năm 1973.
Tháng 4 năm 1973, hiệp ước đình chiến bị phá vỡ buộc Không lực Hoàng gia Lào tiếp tục tham chiến. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì Không lực đã phần nào suy yếu dần, số lượng máy bay T-28 giảm xuống còn 40 chiếc và tỷ lệ xuất kích hàng tháng giảm xuống còn khoảng 2000 phi vụ. Hai trong số tám trực thăng Spooky đã bị loại khỏi vòng chiến, số còn lại về sau bị giải giáp và chuyển đổi trở lại thành máy bay vận tải.
Ngày 20 tháng 8 năm 1973, Tướng Thao Ma dẫn đầu một đoàn quân hộ tống gồm 60 xe tải trở lại Lào và tái chiếm căn cứ không quân Wattay. Ông và sáu phi công khác của Lào đã phát động lại điệp khúc đảo chính trên không bằng cách sử dụng máy bay T-28 thực hiện các cuộc đánh bom tổng hành dinh của chính phủ. Tuy nhiên, quân đội Hoàng gia Lào đã phản công chiếm lại Wattay và Ma bị bắn rơi trong khi hạ cánh. Mặc dù sống sót sau cuộc hạ cánh vội vã nhưng ông vẫn bị xử tử ngay lập tức.
Đến giữa năm 1974, Air America chính thức kết thúc hoạt động của họ tại Lào. Tuyến tiếp tế từ Mỹ gần như đóng cửa. Thiếu thốn nhiên liệu, phụ tùng và các loại đạn dược, Không quân Hoàng gia Lào nhanh chóng xuống dốc. Trung tâm hành quân phối hợp bị đóng cửa. Chương trình huấn luyện nhân sự ngoài nước chấm dứt. Kể từ đây, các phi công Không lực Hoàng gia Lào chỉ bay được hai giờ mỗi tháng.
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Không quân Hoàng gia Lào xuất kích thực hiện phi vụ chiến đấu cuối cùng. Theo lệnh của Vàng Pao, chín chiếc máy bay T-28 đã oanh tạc một đoàn xe tải của Pathet Lào đang trên đường di chuyển về hướng nam tiến vào Viêng Chăn, gây tổn thất nghiêm trọng. Sang tháng sau, phe Cộng sản kích động dân chúng tiến hành hàng loạt các cuộc biểu tình chống Chính phủ Hoàng gia Lào, nhiều viên phi công Không lực Hoàng gia Lào đã đào thoát sang Thái Lan. Mười sáu chiếc T-28 mà họ lái được bàn giao lại cho Không quân Philippines.
Sau năm 1975.
Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Lào đã phải mở các khóa đào tạo phi công ngắn hạn để vận hành một loạt máy bay còn sót lại trong các kho bãi nhằm chống lại các cuộc nổi dậy tiếp theo của người Hmong. Ex-RLAF T-28 được sử dụng để oanh tạc các bản làng Hmong. Những phi công Không lực Hoàng gia Lào bị giam giữ đã được phóng thích để bay cùng với những người chủ mới của họ. Từ năm 1975-1977, đã xảy ra chín cuộc đào tẩu của các viên phi công chế độ cũ trốn sang Thái Lan. Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Lào vì vậy đã để mất 29 chiếc T-28, 4 trực thăng UH-34, một C-47, một T-41 và một chiếc Antonov AN-2 còn thực hiện chuyến bay về phía nam mà mãi sau này mới được trả lại. | 1 | null |
Dưới đây là danh sách nhân vật của dòng game "Army Men", một số nhân vật trong các bản "Army Men" khác không có liên quan gì về mặt cốt truyện với các phiên bản đầu tiên.
Biệt đội Bravo.
Từng thành viên trong nhóm của Sarge đều dựa trên kiểu dáng của những quân nhân kinh điển. | 1 | null |
Ngày Hành động hay "Ngày Nhận thức" là ngày ghi nhớ do các tổ chức phi lợi nhuận hay là các cơ quan chức năng của chính phủ đề xuất, nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng hay cư dân trong việc bảo vệ sức khỏe hay an sinh xã hội. Trong thời chiến tranh, "Ngày Hành động" cũng được dùng như ngày khai mở một chiến dịch quân sự. | 1 | null |
Tống Thành công (chữ Hán: 宋成公, trị vì 637 TCN-620 TCN), tên thật là Tử Vương Thần (子王臣), là vị vua thứ 21 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tử Vương Thần là con của Tống Tương công, vua thứ 20 của nước Tống. Mẹ ông là Vương cơ – em vua Chu Tương vương. Năm 637 TCN, Tống Tương công qua đời, Vương Thần lên ngôi, tức là Tống Thành công.
Quan hệ với chư hầu.
Sau khi Tống Thành công lên ngôi, Tống Thành công không chịu theo Sở mà hòa hiếu với nước Tấn đang lớn mạnh. Năm 635 TCN, Sở Thành vương sai Lệnh doãn là Thành Đắc Thần và công tử Tử Tây mang quân đánh Tống, vây hãm đất Mân. Sang năm 634 TCN, vua Sở huy động thêm các nước Trịnh, Sái, Trần cùng hợp binh đánh Tống.
Tống Thành công sai Công Tôn Cố sang cầu viện nước Tấn. Đầu năm 632 TCN, Tấn Văn công đánh nước Tào và Vệ là chư hầu của Sở, bắt Tào Cung công và khiến Vệ Thành công phải chạy.
Tấn Văn công theo kế của Tiên Chẩn, bắt nước Tào và nước Vệ cắt đất cho nước Tống khiến Sở Thành vương phải giải vây Tống sang cứu Tào và Vệ. Quả nhiên Sở Thành vương rút quân khỏi nước Tống. Tướng Sở là Thành Đắc Thần giao chiến với Tấn Văn công bị đại bại. Nước Tấn trở thành bá chủ chư hầu. Tống Thành công dự hội chư hầu cho Tấn Văn công làm chủ.
Mùa đông năm 631 TCN, Tống Thành công đến hội chư hầu cùng Tấn Văn công ở đất ở Hà Dương. Chu Tương vương cũng bị vua Tấn triệu kiến đến Hà Dương, phong vua Tấn làm bá chủ.
Tháng 6 năm 625 TCN, Tống Thành công hội thề cùng Tấn Tương công ở đất Thuỳ Lăng rồi cùng với Tấn Tương công và quân nước Trịnh, Trần đem quân đánh nước Tần, chiếm được đất Uông. Năm sau, liên quân có thêm quân Lỗ họp, cùng đánh nước Thẩm là chư hầu của Sở, đánh bại quân Thẩm.
Qua đời.
Năm 620 TCN, Tống Thành công qua đời. Ông ở ngôi tất cả 17 năm. Em ông là Tử Ngữ giết chết thế tử cùng Tư mã Công tôn Cố, tự lập làm vua. | 1 | null |
Ô tác Ludwig (danh pháp khoa học: "Neotis ludwigii") là một loài chim trong họ Ô tác. Ô tác Ludwig sinh sống ở Angola, Botswana, Lesotho, Namibia, và Nam Phi. Môi trường sinh sống của nó bao gồm đồng cỏ bán khô cằn. Ô tác Ludwig dài 76–85 cm ở con mái và 80–95 cm ở con trống, sải cánh dài cm, cân nặng 3-7,3 với trung bình 6,3 kg ở con trống và 3,4 kg ở con mái. Thức ăn của nó phần lớn là côn trùng (chủ yếu là châu chấu) cũng như hoa và hạt. | 1 | null |
Liên minh Tự do Dân chủ (, USL) là một liên minh chính trị được lập ngày 5 tháng 2 năm 2011 giữa ba nhóm: Đảng Dân chủ Xã hội, và Liên minh Trung hữu bao gồm Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Tự do Dân tộc, Liên minh Dân tộc vì sự tiến bộ của Romania, Đảng Bảo thủ hiện nay chiếm đa số trong Quốc hội và Chính phủ Romania. Ngày 10 tháng 6 năm 2012 USL đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương bởi một chiến thắng cách biệt trước cuộc bầu cử lập pháp ngày 9 tháng 12 nơi kết quả tương tự.
Tháng 8-9 năm 2012, Đảng Dân chủ Xã hội và Liên minh Dân tộc cho sự tiến bộ của Romania đã lập Liên minh Trung tả. | 1 | null |
Lỗ Cung công hay Lỗ Cộng công (chữ Hán: 魯共公, trị vì 382 TCN-353 TCN), tên thật là Cơ Phấn (姬奮), là vị vua thứ 31 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Phấn con trai của Lỗ Mục công, vị vua thứ 30 của nước Lỗ. Năm 383 TCN, Lỗ Mục công qua đời, Cơ Phấn lên làm vua, tức là Lỗ Cung công.
Năm 373 TCN, nhân Tề hầu Diệm bị em là Điền Tề Hoàn công giết chết, tình hình nước Tề rối loạn, Lỗ Cung công hợp quân với nước Ngụy đánh Tề, quân Lỗ chiếm đất đất Dương của nước Tề.
Năm 356 TCN, Lỗ Cung công cùng Tống Hoàn hầu, Vệ Thành hầu, Hàn Chiêu hầu đến Ngụy, triều kiến Ngụy Huệ vương.
Theo sử ký, có lần Lỗ Cung công đến dự tiệc rượu với Sở Tuyên vương nhưng vua Sở không vừa ý, bèn liên minh với nước Tề đánh Lỗ.
Lương vương Ngụy Anh (tức Ngụy Huệ vương) hội chư hầu ở Phạm Đài, Lỗ Cung công cũng đến dự. Lúc ngà say, Lương vương mời Lỗ công cạn chén. Lỗ công bước khỏi chiếu, từ tốn nói rằng
Lương vương nghe xong, hết lời khen ngợi ông. Năm 353 TCN, Lỗ Cung công mất. Ông ở ngôi được 30 năm. Con ông là Lỗ Khang công lên nối ngôi. | 1 | null |
Charles Robert Redford, Jr. (sinh ngày 18 tháng 8 năm 1936), nghệ danh Robert Redford, là một diễn viên và đạo diễn điện ảnh Mỹ. Ông nhận được 2 giải Oscar: 1 về "Đạo diễn xuất sắc nhất" năm 1981 với phim Ordinary People, và 1 về "Thành tựu suốt đời" năm 2002. | 1 | null |
Lỗ Khang công (chữ Hán: 魯康公, trị vì 352 TCN-344 TCN), tên thật là Cơ Đồn (姬屯), là vị vua thứ 32 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Đồn con của Lỗ Cung công, vị vua thứ 31 của nước Lỗ. Năm 353 TCN, Lỗ Cung công mất, Cơ Đồn lên làm vua, xưng là Lỗ Khang công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông và các sự kiện liên quan đến nước Lỗ trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 344 TCN, Lỗ Khang công qua đời. Con ông là Cơ Yển lên ngôi, tức Lỗ Cảnh công. | 1 | null |
Lỗ Cảnh công (chữ Hán: 魯景公, trị vì 343 TCN-323 TCN), tên thật là Cơ Yển (姬匽), là vị vua thứ 33 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Yển là con của Lỗ Khang công, vị vua thứ 32 của nước Lỗ. Năm 344 TCN, Lỗ Khang công qua đời, ông lên nối ngôi, tức Lỗ Cảnh công.
Sử ký không ghi rõ những hành trạng của ông và các sự kiện liên quan đến nước Lỗ trong thời gian ông ở ngôi.
Năm 323 TCN, Lỗ Cảnh công qua đời. Ông ở ngôi 21 năm. Con ông là Cơ Thúc lên kế vị, tức Lỗ Bình công. | 1 | null |
Ó Frances (danh pháp hai phần: Accipiter francesiae) là một loài chim thuộc họ Ưng ("Accipitridae"). Chúng được đặt tên để tưởng nhớ bà Frances Cole, vợ của thống đốc thuộc địa Cape Lowry Cole.
Miêu tả.
Chim này có chiều dài thân 21 đến 29 cm, đuôi dài 10–16 cm, sải cánh rộng 40–54 cm, kích thước con mái lớn hơn con trống khoảng 13%.
Thức ăn.
Thức ăn của Ó Frances chủ yếu là bò sát, đặc biệt là tắc kè hoa và các loài côn trùng lớn bao gồm châu chấu và bọ cánh cứng. Đôi khi chúng cũng ăn động vật lưỡng cư, chim và động vật gặm nhấm nhỏ.
Phân loài.
Theo Alan P. Peterson, Ó Frances có 4 phân loài gồm:
Tình trạng bảo tồn.
Theo Ferguson-Lees & Christie, số cá thể của loài này khoảng 100.000 con. Năm 2008, IUCN xếp loài này vào nhóm "ít quan tâm". | 1 | null |
Ó mào (danh pháp hai phần: "Accipiter trivirgatus") là một loài chim săn mồi thuộc họ Ưng ở châu Á nhiệt đới.
Còn có tên: Ưng Ấn Độ
Loài chim ăn thịt này có cánh ngắn và rộng và đuôi dài giúp nó di chuyển qua các cây dễ dàng. Thân dài 30–46 cm, con mái lớn hơn nhiều so với con trống.
Loài này sinh sản ở ở miền Nam Á, từ Ấn Độ và Sri Lanka tới miền nam Trung Quốc, Indonesia và Philippines. Nó chủ yếu là sinh sống ở vùng đất thấp, và định cư quanh năm. Ngay cả ở môi trường sống vùng cao, nó vẫn định cư vào mùa đông, ví dụ như ở chân núi Himalaya của Bhutan hoặc trong rừng Sal ("Shorea robusta") ở huyện Ấn Độ huyện Dehradun. Trong những vùng đất ở cuối phía bắc của phạm vi của nó, nó thường rất hiếm khi hiện diện. Về cơ bản phạm vi phân bố loài chim này được giới hạn ở xứ nhiệt đới và cận nhiệt đới ấm áp.
Chúng săn bắt chim, động vật có vú và động vật bò sát, chúng lao xuống từ trên cao thình lình chụp con mồi phía dưới. Loài chim này xây tổ trên cây và đẻ 2-3 quả trứng. Ký sinh trùng trên loài chim này có "Degeeriella storeri". | 1 | null |
là một trong ba môn kiếm thuật (kenjutsu) cổ nhất Nhật Bản (binh pháp tam đại nguyên lưu), một trong ba tông phái khởi thủy của võ thuật Nhật Bản, còn tồn tại đến ngày nay và là một hình mẫu của koryu bujutsu. Kiếm thuật Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū được thành lập bởi tổ sư Iizasa Ienao. Ông sinh năm 1387 tại ngôi làng Iizasa (nay là Takomachi, Chiba Prefecture) gần khu vực ngôi đền nổi tiếng đền Katori (thành phố Sawara, (Tỉnh Chiba). Tên gọi ryu được đặt tên cùng lúc với năm mà môn kiếm thuật ra đời, nhưng một số học giả thì cho rằng năm 1480 mới đúng là năm mà chữ ryu được gắn liền với môn phái kiếm thuật này.
Sự ra đời của một huyền thoại.
(1387 – 1488) là một kiếm sỹ rất được tôn trọng bởi chính lãnh chúa của mình. Chính vị lãnh chúa này đã khuyến khích ông từ giã cuộc sống gia đình mà bắt đầu đào sâu nghiên cứu kiếm pháp một mình.
Được sinh ra ở làng Iizasa thuộc vùng Shimosa nhưng ngay từ khi còn trẻ, ông đã đến sinh sống tại khu vực phụ cận của ngôi đền Katori Shrine, một tu viện thuộc thần đạo Shinto nằm ở phía Đông Bắc của Tokyo, nay là Chiba Prefecture. Đền Katori có một danh tiếng đáng kể về võ thuật, ngay cả tên của vị thần được thờ tại đền cũng có chứa chữ "futsu" – được xem là âm thanh được tạo ra khi một thanh kiếm chém trong không khí.
Sau khi thấm nhuần các kỹ năng và tinh thần của kiếm thuật, ông đến Kyoto và dành hết thời gian tuổi trẻ của mình để làm việc dưới trướng của vị tướng quân (Shogun) thứ 8 của triều đại Muromachi - Ashikaga Yoshimasa (1436 – 1490) – một tín đồ của võ thuật. Izasa sau đó cũng được biết đến như là Yamashiro no kami (quận chúa của vùng Yamashiro). Một khoảng thời gian sau Izasa trở thành một tu sĩ Phật giáo và được biết đến với cái tên Chōi-sai (Tràng Uy Trai), "sai" là một chữ mà nhiều kiếm sỹ nổi tiếng thời bấy giờ dùng cho biệt hiệu của mình.
Khi Chōi-sai trở về nhà, ông tham gia cầu nguyện các vị thần ở cả hai ngôi đền Katori và Kashima. Kashima cũng là một ngôi đền có truyền thống về tập luyện môn võ kiếm gọi là "hitotsu no tachi" gần tỉnh Tochigi. Ở tuổi 60, Chōi-sai đã đến đền Katori chuyên tu tập luyện võ thuật trong suốt 1000 ngày cho đến khi vị thần (kami) của ngôi đền là Futsunushi no Mikoto (Kinh Tân Chủ Chi Mệnh) (経津主之命), hiện lên trong một giấc mơ và trao cho ông quyển binh pháp. Từ giấc mơ đó, Chōi-sai gọi môn kiếm thuật của mình là Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū: "Môn võ kiếm được trao tặng từ vị thần của đền Katori" - Thiên Chân Chính Truyền Hương Thủ Thần Đạo Phái.
Ienao mất năm 1488, thọ 102 tuổi nhưng môn võ kiếm Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū của ông vẫn luôn được lưu truyền cùng với sự linh thiêng của 2 ngôi đền Katori và Kashima thông qua các thế hệ tiếp nối của gia đình ông.
Huyền thoại tiếp diễn.
Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū là nguồn gốc của nhiều môn võ thuật Nhật Bản khác. Nhiều kiếm sỹ nổi tiếng (bao gồm cả Tsukahara Bokuden và Matsumoto Bizen no kami Masanobu) theo học từ chính Chōi-sai hoặc những học trò cấp cao của ông cũng đã tự thành lập những trường phái của riêng mình với tên gọi luôn chứa chữ Shinto hoặc tên khác như Kashima Shintō-ryū (Bokuden-ryū), Kashima-ryū, Kashima shin-ryū (thành lập bởi Matsumoto), Arima-ryū, Ichiu-ryū, Shigen-ryū và tên khác.
Vào năm 1960, Katori Shinto Ryu là môn võ đầu tiên được công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể". Điều này cho phép cụm từ ryū được bảo tồn một cách độc lập và toàn vẹn theo thời gian.
Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū được phổ biến một cách rộng rãi ra các nước phương Tây thông qua các bài viết nghiên cứu của cố huyền thoại võ sư Donn F. Draeger (1922–1982). Riêng tại các nước châu Á ngoài Nhật Bản, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được giới thiệu một cách chính thức môn võ này vào năm 2012 bởi đại diện chính thức (shidosha) là võ sư Malte Stokhof.
Hiện nay, trưởng môn đời thứ 22 là Yasusada Iizasa (飯篠 修理亮 快貞 Iizasa Shūri-no-suke Yasusada). Vì lý do sức khỏe ông không thể dạy môn võ của gia đình mà chỉ định đại sư Risuke Otake làm trưởng môn. Đại sư Otake mở một võ đường tại Narita, Chiba Prefecture.
Iizasa tạo ra một phương pháp tập luyện độc nhất nhằm chắc chắn rằng các chiến binh khi tập luyện Katori Shinto Ryu sẽ tránh được các chấn thương không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính toàn vẹn của các kỹ thuật (riai) cũng như các tình huống chiến đấu thực tế. Sự tương tác giữa các loại vũ khí trong các bài song luyện (kata) cũng mô phỏng theo nguyên lý trên. Tuy nhiên, những gì mà người ngoài nhìn vào các kỹ thuật của Katori chỉ là những lần đánh chặn đòn tấn công của đối phương.Trong khi thực tế, mỗi lần thi triển kỹ thuật, đối phương đã bị cắt hoặc đâm nhiều lần nhưng người tập vẫn được an toàn trong những tình huống như vậy.
Có thể nói, trong khi kiếm được xem là vũ khí trọng tâm và quan trọng nhất của bất kỳ chiến binh Nhật Bản nào thì Iizasa lại thiết kế hệ thống môn võ kiếm của mình bao gồm nhiều loại binh khí khác nhau. Ông cho các môn sinh của mình học tập nhiều loại binh khí khác nhau nhằm mục tiêu giúp họ làm quen với mọi tình hướng và không bị bất ngờ trên chiến trường nếu chẳng may phải chiến đấu bằng một vũ khí khác ngoài kiếm.
Các kỹ thuật sử dụng vũ khí của Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū hầu như không được thay đổi trong suốt 600 năm. Ở một số khía cạnh như cách cầm vũ khí, tư thế hay cách di chuyển đều mang ý nghĩa giúp cho người chiến binh có thể chiến đấu tốt trên mọi nền đất với bộ áo giáp (yoroi) nặng 35 kg. Các kỹ thuật đặc biệt được thiết kế trong Katori Shinto Ryu đều chú ý đến việc tấn công những điểm yếu trong bộ giáp truyền thống của Nhật Bản bao gồm các phần như bên dưới cổ tay, bên trong và phía sau đùi, phần hông, khu vực ở giữa nón (kabuto) và giáp ngực (do).
Iizasa đã thành công trong việc xây dựng hệ thống kiếm thuật căn bản "omote" và giải quyết được vấn đề lớn nhất của các kiếm sỹ với nón đội trên đầu là họ không thể thực hiện một cú chém từ trên do bị nón cản trở bằng kỹ thuật "makiuchi-jodan".
Các võ sư đang giảng dạy Tenshin Shōden Katori Shintō-ryū trên toàn thế giới:
Ý kiến của thầy Risuke Otake về nhân cách của người tập kiếm.
Đạo đức là một phẩm chất cốt yếu giúp chúng ta phân biệt được con người và con vật. Có vô số con đường dẫn chúng ta đến mục tiêu đạo đức, có thể là con đường tôn giáo như đạo Phật, đạo Shinto, đạo Nho, hay là những con đường nghệ thuật như thư pháp, cắm hoa...
Bất kỳ con đường nào cũng đưa con người trở lại với "tính bản thiện". Một bài thơ cổ của Nhật có nói: "Có nhiều lối mòn quanh chân núi. Lối nào cũng đưa ta đến đỉnh núi cao để ngắm được cảnh đẹp mặt trăng."
Trong số những con đường này có cả những con đường khổ luyện và một trong những con đường đó là Budo. Bản chất nguy hiểm của Budo đòi hỏi người luyện tập phải giữ vững tinh thần trong suốt quá trình huấn luyện. Những ai đã chọn con đường Budo cần phải tâm niệm rằng họ phải luyện tập với trái tim nhân hậu. Nếu không đó sẽ là một con đường hủy diệt, quan niệm này được gọi là Setsuninto hoặc là thanh kiếm sát nhân.
Giáo trình giảng dạy.
Tenshin Shõden Katori Shintõ-ryũ là một hệ thống võ toàn diện, điều này có nghĩa là Tenshin Shõden Katori Shintõ-ryũ không chỉ tập trung vào một lĩnh vực cụ thể mà việc luyện tập được dựa trên một phạm vi rộng của võ thuật.
Điểm nhấn của trường võ chính là môn kiếm thuật, một số lượng lớn các loại vũ khí được đưa vào trong chương trình giảng dạy nhưng kiếm vẫn giữ vị trí trung tâm.
Những vũ khí chính bao gồm
Những kĩ thuật gogyo và gokui chỉ truyền dạy cho những môn sinh cấp cao, những người đã có nhiều năm luyện tập cơ bản.
Những kĩ thuật khác được truyền dạy trong trường gồm:
Nhập môn.
Trưởng môn Tenshin Shõden Katori Shintõ-ryũ sư phụ Risuke Otake vẫn áp dụng những quy tắc nghiêm ngặt trong việc hạn chế số lượng những người có mong muốn gia nhập. sau đây là những quy định được nêu trong võ đường Shinbukan Dōjō
Trong những năm gần đây, với việc các điều luật được thực hiện một cách thông thoáng hơn, võ đường chính ở Narita của trưởng môn Risuke Otake đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng học viên thông qua những người tập đại diện cho một quốc gia (shidosha) đã được chỉ định và sẽ chuẩn bị được chọn tại một số quốc gia châu Âu, Nam Phi Nga và cả Việt Nam.
Sự gia tăng một cách nhanh chóng số lượng những người có tâm huyết đến từ ngoại quốc, đến và tập luyện tại võ đường chính trong vòng vài tuần đã không còn bị loại bỏ bởi điều 2 và 4 của những quy định trong lịch sử. Hai người con trai của thầy Otake – là thầy Nobutoshi Otake và thầy Kyoso Shigetoshi đã thực hiện nhiều chuyến đi thăm các võ đường hải ngoại và hỗ trợ họ trong quá trình hướng đến sự phát triển quốc tế của bộ môn Katori Shinto Ryu.
Những người chấp trưởng sau này của Katori Shinto Ryu đã cởi mở hơn so với những luật lệ khắt khe trong quá khứ và luôn sẵn sàng đem Katori ra thế giới trong một vài thập niên gần đây, và điều này đã giúp họ có môn sinh tại châu Âu, Canada, Mỹ, Việt Nam…
Keppan.
Theo truyền thống, trước khi được luyện tập Tenshin Shoden Katori Shinto-ryu, mọi môn sinh sẽ phải thực hiện một tuyên thệ như là một bổn phận đối với trường. Cách thức thực hiện là những môn sinh sẽ phải ký tên bằng chính máu lấy trên ngón tay của mình vào cam kết sau:
Với việc trở thành một môn sinh của Tenshin Shoden Katori Shinto-ryu, môn võ đã được truyền từ đền Katori thiêng liêng tôi cam kết rằng:
Tôi cam kết với tất cả các điều lệ ở trên và nếu phá vỡ nó tôi sẽ chịu hình phạt của Katori linh thiêng và Marishiten linh thiêng. Và tôi xin long trọng thề và kết máu của mình vào bản cam kết này.
Hầu hết các đời chưởng môn Tenshin Shoden Katori Shinto ryu khác thường không yêu cầu phải làm keppan. Tuy nhiên, thầy Risuke Otake xem việc thực hiện nghi thức "keppan" như là một yêu cầu nghiêm túc cho tất cả các môn sinh muốn gia nhập môn phái để bảo vệ các bí mật và toàn vẹn các kỹ thuật của Katori. Tuy nhiên, các môn sinh ở nước ngoài khi nhập môn tập luyện tại các võ đường ở nước của họ, họ sẽ được truyền dạy các kĩ thuật Katori cho đến khi họ có điều kiện đến võ đường của thầy Otake và thực hiện keppan. Một cơ hội khác để thực hiện keppan là khi các võ đường ở nước ngoài được ghé thăm bởi các võ sư cấp cao của võ đường, những người được thầy Otake cho phép thực hiện keppan cho các môn sinh bên ngoài võ đường Shinbukan Dojo. Trong 2 năm 2007 và 2009, thầy Kyoso Shigetoshi (con thứ của thầy Risuke Otake) đã tổ chức hội thảo tại châu Âu và những môn sinh tham dự từ các võ đường khác nhau đã được cho phép làm keppan. Kể từ năm 2013, thầy Nobutoshi Otake (con trai trưởng của thầy Risuke Otake) dự định thực hiện nghi thức keppan cho các môn sinh tại Việt Nam.
Những bước đi lịch sử tại Việt Nam.
Môn phái kiếm thuật Katori Shinto ryu được lưu truyền vào Việt Nam từ tháng 3 năm 2012 bởi Shidosha người Hà Lan. Dù buổi sơ khai nhiều khó khăn nhưng thầy trò đều nỗ lực tập luyện và truyền bá môn này ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, thầy Risuke Otake đã lần đầu tiên thực hiện nghi thức keppan cho 2 môn sinh người Việt Nam đầu tiên của môn kiếm thuật Katori Shinto-ryu tại Nhật Bản trong suốt lịch sử 600 năm. Đây là một cột mốc đặc biệt không chỉ cho môn phái Katori Shinto ryu tại Việt Nam mà cho cả hai nền văn hóa Việt Nam – Nhật Bản. | 1 | null |
Betoota là một thị trấn nhỏ nằm ở quận Diamantina, hạt Channel thuộc vùng Queensland Trung Tây, Úc, với dân số thay đổi theo thời gian trong năm - tức là người dân không định cư lâu dài thành phố mà chỉ ở vào một thời gian nhất định trong năm. Cư dân cuối cùng định cư trong thành phố, Sigmund Remienko, qua đời năm 2004. Betoota tọa lạc tại một hoang mạc có địa hình bằng phẳng và bề mặt nhiều sỏi cuội kết dính với nhau như đá lát đường, cách Birdsville 170 cây số về phía Đông và Windorah 227 cây số về phía Tây.
Betoota được ghi nhận là thành phố nhỏ nhất nước Úc. Những cơ sở vật chất hiếm hoi của Betoota chỉ là một tuyến đường đua, một bãi hạ cánh và một sân vận động chơi môn cricket. Người dân chỉ hội tụ về thành phố trong lễ hội hoang mạc Simpson tổ chức vào tháng Chín hàng năm.
Lịch sử.
Thành phố được thành lập vào năm 1887. Cho đến nay chỉ có ba con đường được đặt tên. Khách sạn Betoota được xây dựng vào thập niên 1880 và là công trình duy nhất còn tồn tại trong thành phố. Khách sạn được xây bởi sa thạch và có các sàn lầu bằng gỗ xẻ. Khách sạn hoạt động đến tháng 10 năm 1997 thì đóng cửa khi người chủ của nó, ông (Simon) Remienko nghỉ hưu ở tuổi 82. Remienko là một công nhân lái xe ủi gốc Ba Lan và ông lập ra khách sạn này vào năm 1957. Ông đã sở hữu khách sạn suốt 47 năm và là công dân duy nhất cư trú lâu dài ở Betoota cho đến khi điều kiện sức khỏe sa sút buộc ông phải dời đi.
Năm 1885, chính phủ bang Queensland mở một trạm cửa khẩu giao thông để thu phí các phương tiện chở hàng đi qua đây. Betoota trước đây từng là một trạm trung chuyển của công ty Cobb & Co. Vào năm 1895, cơ quan cảnh sát cũng được thiết lập tại đây do việc xây dựng các hàng rào chống thỏ đã thu hút nhiều "phần tử đáng quan ngại" về khu vực này. Một đồn cảnh sát được xây dựng vào năm 1915 nhưng đã đóng cửa vào năm 1930 khi một cuộc thanh tra hai năm trước đó cho thấy không có ai bị bắt hoặc bị đưa ra tòa xử trong hơn 5 năm. | 1 | null |
Tamsulosin (rINN) ( hay ) là một loại thuốc điều trị tiểu khó, một triệu chứng phổ biến của tuyến tiền liệt bị phình to. Tamsulosin, và các phương pháp điều trị y học khác nằm trong nhóm chất chẹn alpha ("alpha blocker"), có tác dụng làm cho các cơ ở cổ bàng quang và các sợi cơ tuyến tiền liệt thả lỏng, từ đó giúp dễ tiểu tiện hơn. | 1 | null |
Cá nhám búa hay cá mập đầu búa là tên gọi chung của các loài cá thuộc họ Sphyrnidae, thuộc bộ Cá mập mắt trắng (Carcharhiniformes) trong phân lớp Cá mang tấm (Elasmobranchii), lớp Cá sụn. Đặc điểm dễ nhận biết của các loài cá này là cấu trúc sụn đặc biệt ở đầu dẹt và mở rộng sang hai bên tạo thành hình dáng của một chiếc "búa" gọi là "cephalofoil". Các loại cá nhám búa thuộc hai chi "Eusphyra" và "Sphyrna", trong đó phần nhiều các loại được xếp trong chi "Sphyrna", riêng chi "Eusphyra" chỉ có một loài duy nhất là cá nhám cào ("Eusphyra blochii").
Chiếc búa ở đầu loài cá nhám này được cho là có chức năng cảm nhận con mồi, vận động và thực hiện thao tác khi săn mồi. Khu vực sinh sống của cá nhám búa là các vùng biển ấm dọc theo bờ biển và vùng thềm lục địa, được tìm thấy nhiều nhất ở vùng biển đảo Malpelo (Colombia), đảo Cocos (Costa Rica), quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), phía Nam và Đông Phi.
Mô tả.
Có 10 loài cá nhám búa được biết đến trên thế giới (thuộc 2 chi) có chiều dài từ 0,9 – 6 m và nặng từ 3 – 580 kg.. Chúng có những chiếc búa có vẻ cồng kềnh nhưng khá mảnh, có cấu tạo và được sắp xếp cân đối với đầu và cơ thể để thuận lợi cho khả năng di chuyển tốc độ khi săn bắt mồi. Màu sắc của loài này chủ yếu là màu xám hoặc xanh lá nhạt ở lưng còn bụng màu trắng.
Những nghiên cứu cho thấy loài cá nhám này được tiến hóa hình thành chiếc búa để tăng khả năng quan sát xung quanh , khi vị trí của mắt là nằm ở hai bên đầu chiếc búa khiến cho nó có tầm nhìn bao quát tới 360 độ ở mặt phẳng ở dưới (phía dưới so với nó). Giống như các loài cá nhám khác, cá nhám búa cũng có những cái lỗ nhỏ li ti giúp dò ra các con mồi dễ dàng hơn.
Chúng có cái miệng không cân xứng. Ban ngày, cá mập búa di chuyển theo đàn, có thể lên tới 100 cá thể, nhưng buổi tối, chúng lại là những kẻ săn mồi riêng lẻ.
Phân loại.
Loài "Sphyrna gilberti" được phát hiện ngoài khơi bờ biển Nam Carolina trong thời gian gần đây. Thông qua một số thí nghiệm di truyền và số lượng các đốt sống, người ta xác định nó là loài mới, không phải đồng loài với cá nhám búa.
Sinh sản.
Cá nhám búa sinh sản một lần duy nhất trong năm. Con đực sẽ cắn con cái cho đến khi nó đồng ý cho việc giao phối xảy ra. Mỗi lần đẻ, cá nhám búa sinh ra khoảng 12 - 15 con non (cá nhám búa không rãnh có thể sinh từ 20 - 40 con). Những con cá nhám con không được sự chăm sóc của bố mẹ mà chúng phải tự bơi với nhau về phía dòng nước ấm hơn để ở lại đó cho đến khi đủ lớn và tự săn mồi riêng lẻ được.
Năm 2007, cá nhám búa đầu nhọn đã được cho là có khả năng sinh sản vô tính, con cái không cần đến sự thụ tinh của con đực. Đây là loài cá nhám đầu tiên được biết đến khả năng đặc biệt này.
Thức ăn.
Thức ăn của cá nhám búa bao gồm cá, mực, bạch tuộc, động vật giáp xác, và thậm chí là các loài cá thuộc họ hàng của chúng như Cá đuối gai độc. Đầu độc đáo của chúng được sử dụng như một vũ khí khi đi săn. Con cá nhám búa sử dụng đầu của nó để làm mất khả năng tự vệ của con cá đuối gai, khiến nó yếu dần. Có một loài cá nhám búa hung hăng và lớn hơn cả là Cá nhám búa không rãnh. Loài này ăn tạp bao gồm tất cả mực, bạch tuộc và có thể ăn thịt đồng loại (các con cá nhám búa khác và cả con của chính chúng). | 1 | null |
Chromodoris joshi là một loài sên biển trong họ Chromodorididae.
Thân dài đến 60 mm, "Chromodoris joshi" có màu vàng với ba sọc đen ở áo. Dải rìa nhạt màu từ ánh tối tại rìa đến màu vàng bơ. Cuống khứu giác và lá tia (gill) màu vàng bí ngô.
"Chromodoris joshi" có thể tìm thấy ở Philippines, Sumatra, biển Andaman, và Indonesia. | 1 | null |
Lỗ Bình công (chữ Hán: 鲁平公, trị vì 322 TCN-303 TCN), tên thật là Cơ Thúc (姬叔), là vị vua thứ 34 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Thúc con của Lỗ Cảnh công, vị quốc quân thứ 33 của nước Lỗ. Năm 323 TCN, Lỗ Cảnh công qua đời, Cơ Thúc lên nối ngôi, tức Lỗ Bình công.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi.
Năm 303 TCN, Lỗ Bình công qua đời. Ông ở ngôi 20 năm. Con ông là Cơ Cổ lên kế vị, tức Lỗ Văn công. | 1 | null |
Cá nhám cào (danh pháp khoa học: "Eusphyra blochii") là một loài cá nhám búa, nằm trong họ Sphyrnidae. Loài cá nhám nhỏ đạt độ dài chỉ này có thân thon gọn, màu nâu-xám, với vây lưng dài, hình lưỡi liềm. Cái đầu búa của nó rộng khác thường, có khi bằng nửa chiều dài thân. Chưa rõ chức năng của cái đầu búa này, có lẽ nó giúp giác quan hoạt động tốt hơn. Khoảng cách lớn giữa hai mắt cho cá nhám cào tầm nhìn rộng, còn lỗ mũi trên rìa đầu búa có thể giúp nó phát hiện và lần theo mùi hương trong nước dễ dàng hơn. Cái đầu búa cũng làm mở rộng cơ quan Lorenzini và đường bên, hỗ trợ cho sự cảm điện và cảm thụ cơ khí.
Cá nhám cào sống trong vùng nước nông ven bờ miền trung và Ấn Độ-Thái Bình Dương, ăn cá xương, giáp xác, và chân đầu nhỏ. Nó đẻ con non thay vì trứng. Cá mẹ đẻ mỗi lứa 6-25 con non; tuỳ theo vùng, thời điểm trở dạ xảy ra từ tháng 2-6 sau khi mang thai 8–11 tháng. Loài cá nhám vô hại này thường được đánh bắt lấy thịt, vây, dầu gan cá, và làm bột cá. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) coi đây là loài nguy cấp, vì số lượng cá nhám cào giảm ở một số nơi do đánh bắt quá mức. | 1 | null |
Lutefisk (tiếng Na Uy) hoặc lutfisk (tiếng Thụy Điển) hoặc ludfisk (tiếng Đan Mạch) (phát âm ở Bắc Na Uy, ở Trung bộ và Nam bộ Na Uy, ở Thụy Điển, ở Đan Mạch và ở Phần Lan ()) là một món ăn truyền thống ở Các nước Bắc Âu. Món này làm từ cá tuyết khô được ngâm giấm: một món cá truyền thống với vị chua cay cùng với phần nước sốt sền sệt thường được ăn vào những ngày trước lễ Giáng sinh. Cá hồi địa phương, cá trích hay cá tuyết tươi và tôm cũng là những loại thực phẩm được ưa chuộng tại các quốc gia này. | 1 | null |
Lỗ Khoảnh công (chữ Hán: 魯頃公, ?-249 TCN, trị vì: 279 TCN-256 TCN), tên thật là Cơ Thù, là vị vua thứ 36 và là vua cuối cùng của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Cơ Thù là con của Lỗ Văn công, vị quân chủ thứ 35 của nước Lỗ. Năm 279 TCN, Lỗ Văn công qua đời, Cơ Thù lên nối ngôi, tức là Lỗ Khoảnh công.
Sự nghiệp.
Dưới thời gian trị vì của Lỗ Khoảnh công, nước Sở láng giềng của Lỗ thường bị nước Tần uy hiếp. Năm 278 TCN, tướng Tần là Bạch Khởi đem quân chiếm Dĩnh đô của Sở, nước Sở phải thiên đô về phía đông.
Trước tình hình đó, nước Sở bắt đầu có ý định diệt nước Lỗ để phục hồi lại vị thế đã mất. Năm 256 TCN, Sở Khảo Liệt vương đem quân đánh nước Lỗ. Dưới sức mạnh của Sở, Lỗ Khoảnh công chống cự không nổi phải đầu hàng và bị bắt đưa về Sở. Nước Lỗ diệt vong kể từ đó.
Năm 249 TCN, Lỗ Khoảnh công qua đời ở Sở, không rõ bao nhiêu tuổi. Nước Lỗ tính từ Lỗ Bá Cầm đến Lỗ Khoảnh công tổng cộng có 36 vua thuộc 31 thế hệ. | 1 | null |
Lỗ Văn công (chữ Hán: 魯文公, ?-280 TCN, trị vì 302 TCN-280 TCN), tên thật là Cơ Cổ (姬賈), là vị vua thứ 35 của nước Lỗ - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Về thụy hiệu của vị vua này, sách Thế Bản ghi là Mẫn Công (湣公) nhưng sách Hán thư mục nhân biểu lại chép thành Mẫn Công (愍公) và mục luật lịch chí thì viết rằng Mẫn Công (緡公).
Cơ Cổ con của Lỗ Bình công, vị vua thứ 34 của nước Lỗ. Năm 303 TCN, Lỗ Bình công qua đời, Cơ Cổ lên nối ngôi, tức là Lỗ Văn công.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi.
Năm 280 TCN, Lỗ Văn công qua đời, tại vị được 23 năm. Con ông là Cơ Thù lên nối ngôi, tức Lỗ Khoảnh công. | 1 | null |
Fårikål là một món ăn truyền thống Na Uy, bao gồm thịt cừu được dọn kèm với bắp cải và hạt tiêu khô và thường thêm một chút bột lúa mì. Ở khu vực miền Bắc, các loại thịt thú săn và chim như tuần lộc, gà gô trắng được chế biến thành rất nhiều món ăn. Món này được nấu cho trong giờ trong nồi, theo truyền thống ăn với khoai tây luộc nguyên vỏ. Món ăn thường được nấu vào đầu mùa thu.
Fårikål có nguồn gốc là một món ăn từ khu vực Tây Na Uy, nhưng ngày nay được ăn ở khắp nước. Ngày lễ Fårikål được tổ chức vào ngày thứ Năm cuối cùng trong tháng Chín mỗi năm.
Fårikål là một từ viết ghép có nghĩa là "cừu trong bắp cải".
Trong thập niên 1970, fårikål đã được bầu chọn là món ăn quốc gia của Na Uy theo bầu chọn của chương trình phát thanh phổ biến "Nitimen".
Ngày 29 tháng 9 năm 2012, sách kỷ lục Guinness đã ghi kỷ lục món Fårikål lớn nhất, nặng 594,2 kg, gồm 60% thịt cừu và 40% bắp cải. Sự kiện diễn ra ở Spikersuppa, Oslo, Na Uy, và có 10.000 khách hiện diện. | 1 | null |
Kateh là một món cơm của vùng Caspi, không giống như món Polo/Cholo, món này hơi dẻo và không có Tahdig (lớp cháy, bánh mì hoặc khoai tây ở đáy nồi, một món ăn truyền thống ở Iran). Nói chung, kateh cần một nửa thời gian nấu so với cơm kiểu Polo/Cholo và có một hương vị đặc hơn do thêm bơ hoặc dầu trong quá trình nấu ăn.
Kateh nói chung được coi là món cơm Iran đơn giản nhất tốc độ nấu nhanh, khiến nó là món phổ biến dành cho bữa tối bình thường. Đây cũng là món ăn truyền thống của Gilan và Mazandaran. Cơm Damy là loại cơm nấu giống Kateh song nêm thêm phụ gia, các loại hạt như đậu lăng vào nấu cùng.
Khi nấu Kateh và Damy phải vặn lửa nhỏ vì nếu để lửa to sẽ tạo ra cháy Tah-deeg màu vàng. Riêng từ Damy có nghĩa là hấp. Một loại Damy đặc sản là bánh nhân Tah-chin được làm nhờ trộn gạo với sữa chua, nghệ, lòng đỏ trứng và nhân thịt gà, thịt cừu. | 1 | null |
Pilaf (còn được gọi pilau rang và plov), là một món ăn, gạo được nấu chín trong nước luộc thịt (nước xuýt). Trong một số trường hợp, cơm cũng có thể đạt được màu nâu của bằng cách khuấy với một ít hành tây đã nấu chín, cũng như một hỗn hợp các loại gia vị. Tùy thuộc vào các món ăn địa phương, nó cũng có thịt và rau.
Pilaff và các món ăn tương tự phổ biến Balkan, Trung Đông, Trung và Nam Á, Đông Phi, Mỹ Latinh, và ẩm thực Caribbe.
Thuật ngữ "pilaf" trong tiếng Anh mượn thẳng từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, "palov" và/hoặc tiếng Uzbekistan, "palov", mà từ này lại được mượn từ tiếng Ba Tư cổ polow (پلو), và từ này lại được vay mượn từ tiếng Phạn "pulāka-" (पुलाक), "cục cơm luộc". Thuật ngữ tiếng Anh lại bị ảnh hưởng bởi tiếng Hy Lạp hiện đại "pilafi". | 1 | null |
Unha hay Eunha ( là một loại tên lửa đẩy do Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa tầm xa Taepodong-2.
Unha-3 là một biến thể, được phóng lên quỹ đạo vào lúc 9 giờ 49 phút (giờ địa phương) ngày 12 tháng 12 năm 2012. | 1 | null |
Cuộc Chiến tranh nhân dân giải phóng Albania đề cập đến phong trào kháng chiến của các tổ chức yêu nước của Albania nhằm chống lại quân xâm lược của phát xít Ý và Đức Quốc xã, diễn ra trong thế chiến thứ hai khi Albania bị các thế lực này chiếm đóng và đô hộ. Trong suốt quá trình kháng chiến chống quân xâm lược, vai trò của Đảng Lao động Albania (cộng sản) trở nên nổi trội và dần dần Đảng Lao động đã trở thành hạt nhân lãnh đạo của cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng vào năm 1944, hoàn toàn đánh đuổi quân xâm lược Ý và Đức ra khỏi đất nước.
Trung tâm Cứu tế Thường dân (Geneva) đã báo cáo rằng Albania là một trong những quốc gia bị tàn phá nặng nề nhất trong chiến tranh với 60.000 ngôi nhà bị phá hủy và 10% dân cư trở thành người vô gia cư. | 1 | null |
Tống Hoàn công (chữ Hán: 宋桓公, trị vì 681 TCN-651 TCN), tên thật là Tử Ngự Thuyết (子御說), là vị vua thứ 19 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tử Ngữ Thuyết là con trai thứ của Tống Trang công, vua thứ 16 của nước Tống và là em của Tống Mẫn công và Tống Tử Du, vua thứ 17 và 18 của nước Tống.
Lên ngôi vua, dẹp Nam Cung Trường Vạn.
Năm 682 TCN, Nam Cung Trường Vạn giết vua anh Tống Mẫn công và lập Tống Tử Du lên ngôi. Công tử Ngữ Thuyết bất bình bỏ trốn sang đất Hào. Nam Cung Trường Vạn bèn sai con trai là Nam Cung Ngưu bao vây đất Hào. Đại phu nước Tống là Tiêu Thúc xin mượn quân nước Tào chống Trường Vạn, đánh bại và giết chết Nam Cung Ngưu ở đất Hào. Người nước Tống cùng nhau lập Ngự Thuyết lên ngôi, tức là Tống Hoàn công.
Quân Tống Hoàn công đánh về kinh, giết chết Tử Du. Nam Cung Trường Vạn đẩy xe chở mẹ chạy sang nước Trần, trong 1 ngày tới nơi, còn tướng khác theo Tử Du là Mãnh Hoạch bỏ chạy sang nước Vệ.
Vệ Huệ công muốn dung nạp Mãnh Hoạch không trả cho nước Tống, nhưng Công Tôn Nhĩ khuyên nên trả cho nước Tống, không nên chứa chấp kẻ phản loạn. Vệ Huệ công bèn bắt Mãnh Hoạch trả cho nước Tống.
Trần Tuyên công dung nạp Nam Cung Trường Vạn. Tống Hoàn công sai người sang đề nghị nộp trả Vạn, kèm theo của biếu. Trần Tuyên công bèn sai đàn bà, con gái chuốc rượu cho Vạn say rồi lấy da tê giác trói lại, đưa sang nước Tống. Nước Tống giết chết Mãnh Hoạch và Nam Cung Trường Vạn, mang thịt Vạn làm mắm. Mẹ Trường Vạn cũng bị giết.
Quan hệ với chư hầu.
Năm 680 TCN, Tề Hoàn công cùng chư hầu đem quân phạt Tống, đến đất Giao rồi rút về. Năm 679 TCN, Tề Hoàn công hội chư hầu ở đất Nhân rồi xưng bá, Tống Hoàn công đến đất Nhân hội chư hầu cùng Tề Hoàn công. Từ đó, Tống Hoàn công nhiều lần đi hội chư hầu do bá chủ Tề Hoàn công làm chủ.
Năm 666 TCN, Lệnh doãn nước Sở là Tử Nguyên mang quân cùng 600 cỗ xe đi đánh nước Trịnh, đến cửa Cốc Trất. Tống Hoàn công bèn cử binh cứu Trịnh. Tử Nguyên thấy vậy bèn nhân đêm tối rút quân.
Tống Hoàn công lấy con gái của Vệ Chiêu bá Cơ Ngoan với Tuyên Khương, lập làm phu nhân. Năm 660 TCN, nước Địch tấn công nước Vệ, giết Vệ Ý công. Tống Hoàn công nghe tin nước Vệ nguy biến, bèn mang quân ra bờ sông Hoàng Hà, mang thuyền đón tàn quân và dân Vệ. Trong một đêm, quân Tống đưa được hơn 700 người qua sông; sau đó tiếp tục cứu qua sông được 5000 người.
Tống Hoàn công thấy người nước Vệ vẫn ghét Vệ Huệ công (cha Vệ Ý công) giết anh tranh ngôi, không muốn lập lại dòng dõi của Huệ công, nên lập Cơ Thân là con Cơ Ngoan, tức em rể mình lên làm vua tức Vệ Đái công. Tống Hoàn công và chư hầu giúp nước Vệ đánh lui quân nước Địch và khôi phục lại quốc gia.
Quân nước Địch sang đánh cả nước Hình, phá thành nước Hình. Tống Hoàn công theo Tề Hoàn công cùng nước Tào đến Nhiếp Bắc cứu nước Hình. Đất Hình bị quân Địch chiếm, Tề Hoàn công thiên nước Hình đến Di Nghi. Tống Hoàn công cùng quân các nước Tề, Tào xây thành giúp nước Hình.
Năm 659 TCN, Sở Thành vương mang quân đánh Trịnh. Tống Hoàn công lại theo Tề Hoàn công và các nước Lỗ, Tào, Châu hội binh tại đất Sanh để cứu Trịnh. Quân Sở rút lui.
Năm 657 TCN, Tề Hoàn công hội chư hầu mang quân đánh Sái và Sở. Tống Hoàn công đem quân trợ giúp, đánh thắng quân Sái-Sở, buộc Sở Thành vương phải cầu hòa.
Năm 656 TCN, Sở Thành vương lại đánh Trịnh. Tống Hoàn công lại theo Tề Hoàn công và các nước Lỗ, Tào, Trần, Vệ, Hứa, Châu hội binh tại đất Hình để cứu Trịnh, đánh Sở và Sái. Quân Sái tan vỡ. Liên quân tiến sang đánh Sở. Sở Thành vương phải xin giảng hòa.
Năm 654 TCN, Tề Hoàn công giận Trịnh Văn công bỏ hội, liền cùng tập hợp chư hầu đi đánh Trịnh. Tống Hoàn công cùng các nước Lỗ, Vệ và Tào theo Tề kéo đến Tân Thành. Sở Thành vương mang quân đánh nước Hứa để cứu Trịnh. Tề Hoàn công và các chư hầu mang quân sang nước Hứa. Nước Trịnh được giải vây, quân Sở cũng lui về.
Qua đời.
Tống Hoàn công có người con lớn là Tử Mục Di, tuy thông minh tài đức nhưng do phải con vợ chính nên không được lập làm thế tử. Lúc Hoàn công lâm bệnh, thế tử Tư Phủ muốn nhường cho Mục Di được kế vị. Tống Hoàn công khen Tư Phủ, nhưng không theo lời, vẫn giữ nguyên ngôi thế tử.
Mùa xuân năm 651 TCN, Tống Hoàn công qua đời. Ông ở ngôi tất cả 31 năm. Thế tử Tư Phủ nối ngôi, tức là Tống Tương công. | 1 | null |
Daniel Nii Tackie Mensah Welbeck hay còn được gọi là Danny Welbeck (sinh ngày 26 Tháng 11 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá Anh hiện đang thi đấu cho Brighton & Hove Albion ở vị trí tiền đạo.
Welbeck chơi cho đội trẻ của Manchester United trước khi lần đầu tiên ra mắt đội một vào năm 2008 và ghi bàn trong năm đó. Anh cùng với M.U đã giành cúp liên đoàn 2008-09 và FIFA Club World Cup 2008 trước khi được đem cho Preston North End và sau đấy là Sunderland mượn.
Welbeck lần đầu khoác áo đội tuyển Anh vào tháng 3 năm 2011 trong trận hòa 1-1 với Ghana. Anh có bàn thắng đầu tiên cho Tam Sư vào ngày 2 tháng 6 năm 2012 khi ghi bàn duy nhất trong chiến thắng 1-0 trước Bỉ.
Sự nghiệp cấp câu lạc bộ.
Khởi đầu.
Sinh ra tại Longsight, Manchester, Anh, với bố mẹ là người Ghana, Welbeck được các tuyển trạch viên Manchester United phát hiện khi 6 tuổi. Anh gia nhập United vào mùa giải 2005–06 và có trận đấu đầu tiên cho đội U-18 của câu lạc bộ vào ngày 8 tháng 4 năm 2006 trong trận gặp Sunderland. Anh sau đó tiếp tục vào sân thay người ở trận kế tiếp, trước khi phải ngồi dự bị ở 2 trận đấu cuối mùa giải của đội. Mùa bóng tiếp theo, anh có thêm 28 lần đá chính cho đội U-18, ghi được 9 bàn, trong đó có 8 trận và 1 bàn thắng tại cúp FA trẻ, tại giải này anh đã cùng đồng đội lọt vào đến trận chung kết. Mặc dù mắc phải bệnh Osgood–Schlatter,một chứng bệnh liên quan tới đầu gối, anh vẫn thể hiện sự tiến bộ không ngừng..
Welbeck ký hợp đồng đầu tiên với đội trẻ vào tháng 7 năm 2007, và bắt đầu mùa giải 2007–08 trong màu áo đội U-18, Anh nhanh chóng được đôn lên đội dự bị và có một số lần vào sân thay người. Sau đó, vào tháng 1 năm 2008, anh được gọi lên đội một cho chuyến du đấu Ả Rập Xê Út gặp Al-Hilal trong trận đấu chia tay Sami Al-Jaber. Ở trận này, Welbeck được vào sân thay cho Anderson phút thứ 65 và đã có cơ hội gỡ hòa cho Manchester United trên chấm phạt đền những phút cuối trận, tuy vậy cú sút của anh lại vọt xà và MU thất bại với tỉ số 3-2.
Ngày 25 tháng 1 năm 2008, Sir Alex Ferguson tiết lộ rằng Welbeck sẽ được xem là thành viên của đội một trong phần còn lại của mùa giải 2007–08. Ngày 9 tháng 2 năm 2008, Alex Ferguson cho biết Welbeck sẽ góp mặt trong trận derby Manchester ngày hôm sau. Ông cũng bóng gió rằng Welbeck có thể được đá chính trong trận này. tuy nhiên điều này đã không xảy ra khi anh phải ngồi ngoài suốt trận đấu.
Welbeck có trận đấu đầu tiên cho Manchester United vào ngày 23 tháng 9 năm 2008 khi đá chính ở vòng 3 cúp Liên đoàn gặp Middlesbrough. United đã giành chiến thắng với tỉ số 3–1, nhưng Welbeck đã không thể ghi tên mình lên bảng tỉ số mặc dù có cơ hội ở phút thứ 3. Anh tiếp tục thi đấu ở vòng 4 gặp Queens Park Rangers ngày 11 tháng 11 năm 2008, khi vào thay Rodrigo Possebon ở phút 72. Chỉ sau ít phút trên sân, anh bị Peter Ramage đốn ngã trong vòng cấm và Carlos Tévez đã thực hiện thành công quả penalty ấn định chiến thắng 1-0 cho United. Welbeck lần đầu thi đấu tại Premier League vào ngày 15 tháng 11 năm 2008. Vào sân phút 63 thay Park Ji-Sung, anh đánh dấu sự có mặt trên sân bằng một cú sút xoáy từ khoảng cách 45m vào góc cao bên phải khung thành, để ghi bàn thứ 4 trong trận thắng 5–0 của MU trước Stoke City. Trận đấu kế tiếp của Welbeck là ở vòng 3 Cúp FA gặp Southampton ngày 4 tháng 1 năm 2009, khi anh mở tỉ số trong chiến thắng 3–0. Anh tiếp tục kéo dài phong độ với một bàn thắng vào lưới Derby County, ở vòng 5 cúp FA.
Ngày 23 tháng 9 năm 2009, Welbeck ghi bàn thắng đầu tiên ở mùa giải 2009–10 và cũng là bàn đầu tiên tại cúp liên đoàn ở vòng 3 gặp Wolverhampton Wanderers. Ngày 27 tháng 10 năm 2009, Welbeck có pha lập công thứ 2 tại cúp liên đoàn, trong trận thắng Barnsley 2–0. Ngày 25 tháng 11,2009, anh lần đầu được thi đấu tại Champions League trong trận thua 1–0 trước Beşiktaş. Ngày 11 tháng 12 năm 2009, Welbeck cam kết tương lai của anh ở câu lạc bộ bằng bản hợp đồng mới có thời hạn đến năm 2013.
Preston North End.
Ngày 25 tháng 1 năm 2010, Welbeck trở thành thương vụ đầu tiên của Darren Ferguson (con trai Alex Ferguson) tại Preston North End kể từ khi ông lên huấn luyện câu lạc bộ này. Được câu lạc bộ hỏi mượn trong kì chuyển nhượng mùa đông cho giai đoạn còn lại của mùa giải 2009–10 nhưng chấn thương đầu gối đã khiến anh phải kết thúc sớm hợp đồng cho mượn vào ngày 16 tháng 3 và phải quay trở lại Manchester United để điều trị.
Sunderland.
Ngày 12 tháng 8 năm 2010, Welbeck trở thành bản hợp đồng thứ 8 của Steve Bruce sau khi Sunderland mượn chân sút này từ MU cho mùa giải 2010–11. Welbeck đá trận đầu tiên cho Sunderland vào ngày 14 tháng 8 khi vào sân thay Darren Bent ở phút 83 trong trận hòa 2–2 trước Birmingham City. Ngày 14 tháng 11, Welbeck có pha lập công đầu tiên cho Sunderland khi anh ấn định chiến thắng 3–0 trên sân khách trước Chelsea. 8 ngày sau đó, Welbeck ghi bàn đầu tiên trên sân nhà Sunderland khi lập cú đúp trong trận hòa 2–2 với Everton. Anh ghi bàn thắng duy nhất giúp Sunderland đánh bại Bolton Wanderers ngày 18 tháng 12 năm 2010, và còn lập công trong trận thắng Blackburn Rovers 3–0 ngày 1 tháng 1 năm 2011.. Tuy vậy, ngày 5 tháng 1, Welbeck bị dính chấn thương gân kheo trong trận Sunderland thắng Aston Villa, khiến anh phải nghỉ thi đấu 8 tuần. Quay trở lại sân cỏ vào ngày 5 tháng 3 năm 2011, trong trận hòa 0–0 trên sân khách trước Arsenal, anh vào sân thay cho Steed Malbranque ở phút 68 và suýt ghi bàn đem về 3 điểm cho Sunderland ở phút 83, nhưng cú sút của anh đã bị Wojciech Szczęsny cản phá. Anh sau đó lại dính chấn thương trong trận thắng 4–2 trước Wigan Athletic ngày 23 tháng 4, và phải quay về Manchester United để điều trị trong phần còn lại của mùa giải.
Manchester United.
Mùa giải 2011–12.
Welbeck được trao một suất đá chính trong trận tranh siêu cúp Anh 2011 trên sân Wembley ngày 7 tháng 8 năm 2011. Trận đấu kết thúc với tỉ số 3–2 nghiêng về Manchester United, dù họ đã bị dẫn trước 2–0 ngay trong hiệp 1. Welbeck đá cặp với Wayne Rooney ngay trong trận đấu đầu tiên của Premier League 2011–12 gặp West Bromwich Albion; tuy vậy anh sau đó bị thay ra bởi Dimitar Berbatov ở phút 65. Ngày 22 tháng 8, Welbeck đánh đầu mở tỉ số ở phút 61 sau đường tạt bóng từ khoảng cách 9 yards của Tom Cleverley trong trận gặp Tottenham Hotspur. Trước khi được thay ra, anh còn kiến tạo để Anderson ghi bàn nâng tỉ số lên 2-0 ở phút 76. Ở trận đấu tiếp theo, Welbeck cùng các đồng đội đã vùi dập Arsenal với tỉ số 8-2, trong đó Welbeck là người đánh đầu mở tỉ số sau đường chuyền từ ngoài vòng cấm của Anderson. Tuy nhiên, anh lại phải sớm rời sân do chấn thương gân khoeo tái phát. Chấn thương này khiến anh phải nghỉ thi đấu vài tuần. Welbeck lập cú đúp trong trận đấu vòng bảng Champions League gặp Basel vào tháng 9 năm 2011, trận đấu kết thúc với tỉ số 3–3. Welbeck lại tiếp tục nổ súng ở trận thắng 2–0 trước Norwich City sau khi vào sân thay người ở hiệp 2. Anh phối hợp cùng với người đồng đội Park Ji-Sung trước khi dứt điểm vào góc dưới khung thành để ấn định chiến thắng cho MU. Ngày 21 tháng 12 năm 2011, Welbeck ghi bàn mở tỉ số bằng cú dứt điểm chân trái sau đường tạt bóng của Nani để cùng các đồng đội đánh bại Fulham 5–0. Ngày 8 tháng 1, trên sân vận động Thành phố Manchester, nhận được đường chuyền của Patrice Evra, Welbeck đã tung cú volley để đưa bóng vào khung thành thủ môn Costel Pantilimon, ghi bàn thắng thứ 2 trong chiến thắng 3–2 trước Manchester City tại vòng 3 cúp FA. Ngày 14 tháng 1, Welbeck lập công trong trận Manchester United 3–0 Bolton Wanderers, sau khi anh đón được đường kiến tạo của Wayne Rooney. Ngày 22 tháng 1, Welbeck ghi bàn thắng ở phút 81 ấn định tỉ số 2–1 trước Arsenal trên sân Emirates – bàn thắng thứ ba của anh trong 3 trận. Welbeck có trận đấu thứ 50 trong màu áo Manchester United vào ngày 23 tháng 2 trong trận thua 2–1 trên sân nhà trước Ajax tại vòng 32 đội UEFA Europa League 2011–12. Ngày 15 tháng 4, anh có pha lập công ở cuối hiệp một vào lưới Aston Villa. Một tuần sau đấy, Welbeck lại ghi bàn tiếp vào lưới Everton nhưng trận đấu kết thúc với tỉ số 4–4. Phong độ ấn tương của anh trong suốt mùa giải 2011–12 đã giúp anh lọt vào danh sách đề cử cầu thủ trẻ xuất sắc nhất năm 2012 của PFA. Ngày 14 tháng 1, có thông tin cho biết Welbeck sẽ ký một hợp đồng dài hạn với đội chủ sân Old Trafford
Mùa giải 2012–13.
Welbeck được đá chính trong trận đấu khởi đầu mùa giải gặp Everton ngày 20 tháng 8 năm 2012, tuy vậy anh bị thay ra bởi Van Persie ở phút 68 và trận đấu kết thúc với tỉ số 1–0 nghiêng về Everton.. Ngày 22 tháng 8 năm 2012 anh ký một hợp đồng mới có thời hạn 4 năm với Manchester United và còn cho biết được chơi cho Manchester United là tất cả những gì anh từng mong muốn. ngày 20 tháng 10 năm 2012, Welbeck có bàn thắng đầu tiên ở mùa giải khi anh có pha bay người đánh đầu sau cú tạt bóng của Wayne Rooney ở trận gặp Stoke City trên sân Old Trafford.
Arsenal.
Ngày 2 tháng 9 năm 2014, Welbeck gia nhập Arsenal với bản hợp đồng 5 năm, mức phí 16 triệu bảng.
Ngày 20 tháng 9 năm 2014, trong trận đấu với Aston Villa, Welbeck đã thực hiện một pha kiến tạo cho Mesut Özil mở tỉ số trận đấu và sau đó anh cũng có cho riêng mình một bàn thắng trong trận đấu đó. Ngày 2 tháng 10 năm 2014, Welbeck đã lập một cú hattrick vào lưới Galatasaray tại Champions League cho Arsenal và đó cũng là cú hattrick đầu tiên trong sự nghiệp của anh. Ngày 18 tháng 10 năm 2014, tại vòng 8 giải Ngoại Hạng Anh, Welbeck tiếp tục ghi bàn cho Arsenal vào lưới Hull City nhưng ở trận đấu đó pháo thủ vẫn bị cầm hòa.
Ngày 5 tháng 5 năm 2019, sau trận đấu gặp Brighton, Welbeck được cho là sẽ không có ý định gia hạn hợp đồng với Arsenal. Arsenal đã xác nhận thông tin này vào cuối mùa giải.
Watford.
Sau khi trở thành cầu thủ tự do, Welbeck đã ký hợp đồng với Watford vào ngày 7 tháng 8 năm 2019.Bản hợp đồng không được tiết lộ thời hạn.Wellbeck ra mắt trong thất bại 0-1 trên sân khách trước Everton.Anh ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng 2-1 tại EFL Cup trước Swansea City.Welbeck ghi bàn thắng đầu tiên Premier League cho Watford trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà trước Norwich City .
Brighton & Hove Albion.
Welbeck ký hợp đồng với câu lạc bộ Premier League Brighton & Hove Albion vào ngày 18 tháng 10 năm 2020 theo dạng chuyển nhượng tự do.Bản hợp đồng có thời hạn 1 năm.Anh có trận ra mắt hai tuần sau đó, vào sân thay người cho Leandro Trossard trong trận thua 2-1 trên sân khách trước Tottenham Hotspur.Vào ngày 21 tháng 11 năm 2020, Welbeck ghi bàn thắng đầu tiên cho Brighton trong chiến thắng 2-1 trên sân khách trước Aston Villa
Vào ngày 23 tháng 6 năm 2021, Brighton thông báo Welbeck đã ký hợp đồng mới có thời hạn một năm với câu lạc bộ.Anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình trong mùa giải 2021–22 khi đánh đầu cận thành từ quả tạt của Leandro Trossard , ghi bàn thứ hai "cho Albion" trong chiến thắng cuối cùng 2–1 trên sân nhà trước Leicester City vào ngày 19 tháng 9 năm 2021
Sự nghiệp quốc tế.
Welbeck có trận đấu đầu tiên cho đội U-16 Anh ở tuổi 14 vào tháng 10 năm 2005 gặp xứ Wales. Anh sau đó gia nhập đội U17 Anh và ghi bàn thắng quyết định ở trận đấu vòng sơ loại gặp Serbia, giúp đội tuyển giành vé tham dự Giải vô địch bóng đá U17 châu Âu 2007. Kết thúc giải, U17 Anh đứng thứ 2 sau Tây Ban Nha và được nhận 1 suất tham dự Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới 2007 ở Hàn Quốc. Tại đó, Welbeck đã lập cú đúp vào lưới New Zealand, giúp U17 Anh lọt đến trận tứ kết trong lần đầu tiên tham dự giải. Welbeck ban đầu được dự kiến là thành viên đội tuyển Anh tham dự giải vô địch bóng đá U19 châu Âu vào tháng 7 năm 2008, nhưng anh sau đó bị buộc phải rút lui. Cuối cùng, Welbeck có trận đầu tiên cho U19 Anh vào ngày 9 tháng 9 năm 2008 khi anh chơi đủ 90 phút trong trận thắng 2–1 trước Hà Lan.
U-21 Anh.
Welbeck đá trận đầu tiên cho U21 Anh vào ngày 10 tháng 2 năm 2009, trong trận thua Ecuador 3–2, khi anh vào sân thay cho Adam Johnson. Anh tiếp tục có lần vào sân thay người khác trong trận thua 2–0 trên sân nhà trước Pháp vào ngày 31 tháng 3. Welbeck sau đó có tên trong danh sách 23 cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng đá U21 châu Âu 2009 tại Thụy Điển vào ngày 27 tháng 5 của huấn luyện viên Stuart Pearce, nhưng anh sau đó phải rút lui do dính chấn thương. Ngày 7 tháng 9 năm 2010, Welbeck ghi 2 bàn thắng đầu tiên cho ĐT U21 Anh trong chiến thắng 3–0 trước U-21 Litva. Anh có pha lập công thứ 3 cho U-21 trong trận thắng U-21 Đan Mạch 4–0 ngày 24 tháng 3 năm 2011. Welbeck là người đã ghi bàn thắng gỡ hòa ở phút 88 giúp U-21 Anh kiếm được trận hòa 1–1 trước U-21 Tây Ban Nha tại Giải vô địch bóng đá U21 châu Âu 2011.
Đội tuyển Anh.
Euro 2012.
Ngày 18 tháng 11 năm 2008, có thông tin cho biết Hiệp hội bóng đá Ghana đã gửi lời mời Welbeck khoác áo đội tuyển bóng đá quốc gia Ghana. Ngày 29 tháng 3 năm 2011 Welbeck được gọi lên đội tuyển Anh cho trận giao hữu gặp Ghana. Welbeck được vào sân thay cho Ashley Young vào phút 81 và trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 1–1 trên sân Wembley. Anh tiếp tục được lựa chọn cho trận giao hữu gặp Hà Lan vào ngày 10 tháng 8 năm 2011, tuy vậy trận đấu đã bị hủy do cuộc bạo loạn ở Luân Đôn. Welbeck đã thi đấu ở trận đấu quyết định của ĐT Anh tại vòng sơ loại Euro 2012 gặp Montenegro ngày 7 tháng 10 năm 2011 khi vào sân thay Theo Walcott ở hiệp 2. Ngày 29 tháng 5 năm 2012, Welbeck được điền tên vào danh sách cầu thủ ĐT Anh tham dự UEFA Euro 2012. Ngày 2 tháng 6 năm 2012, anh ghi bàn đầu tiên cho đội tuyển trong chiến thắng 1–0 trước Bỉ, với một pha lốp bóng qua đầu thủ môn Simon Mignolet của Sunderland sau khi nhận đường chọc khe từ người đồng đội Ashley Young. Ngày 15 tháng 6 năm 2012, Welbeck lập công với một pha giật gót ấn tượng ở phút 79 giúp ĐT Anh đánh bại Thụy Điển 3–2.
Thống kê sự nghiệp.
Câu lạc bộ.
"Số liệu thống kê chính xác tới ngày 3 tháng 11 năm 2018"
Đội tuyển quốc gia.
!Tổng cộng||42!!16
"Số liệu thống kê chính xác tới ngày 11 tháng 9 năm 2018"
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
Premier League: 2010-2011, 2012-2013
Phong cách thi đấu.
Do chiều cao và dáng chạy của mình, Welbeck đã được so sánh với tiền đạo Togo Emmanuel Adebayor và tiền đạo Nigeria Nwankwo Kanu. Anh cũng được biết đến là một cầu thủ mạnh mẽ, nhanh nhẹn, và rất giỏi không chiến. | 1 | null |
Hầu Cảnh (, 503 – 552), tên tự là Vạn Cảnh, tên lúc nhỏ là Cẩu Tử, nguyên quán là quận Sóc Phương (có thuyết là quận Nhạn Môn), sinh quán là trấn Hoài Sóc , dân tộc Yết đã Tiên Ti hóa, là tướng lĩnh nhà Bắc Ngụy, phản tướng nhà Đông Ngụy, nhà Lương thời Nam Bắc triều (Trung Quốc) trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi phát động các cuộc binh biến chống Đông Ngụy và nhà Lương, Hầu Cảnh tự lập làm vua nhưng nhanh chóng thất bại.
Thiếu thời.
Hầu Cảnh từ nhỏ quấy phá thôn xóm, bị mọi người xa lánh. Khi trưởng thành, ông có tính kiêu dũng lại có sức mạnh, giỏi cưỡi ngựa bắn cung. Nhờ đó được tuyển làm Hoài Sóc trấn binh, lập một ít công lao, làm đến Công tào sứ.
Lục Trấn khởi nghĩa nổ ra, Hầu Cảnh đầu quân cho Nhĩ Chu Vinh, rất được xem trọng, ủy nhiệm việc quân. Ban đầu, ông theo học binh pháp bộ tướng của Vinh là Mộ Dung Thiệu Tông, chẳng bao lâu, Thiệu Tông phải hỏi ý kiến của ông. Nhờ tham gia đánh dẹp Cát Vinh, Hầu Cảnh được làm Định Châu thứ sử, Đại hành đài, phong Bộc Dương quận công, bắt đầu có tiếng tăm.
Phò tá Cao Hoan.
Hầu Cảnh vốn có quan hệ hữu hảo với Cao Hoan, sau khi Cao Hoan diệt họ Nhĩ Chu, Cảnh đưa quân về hàng, tiếp tục được trọng dụng. Ông sớm làm đến Lại bộ thương thư, thường phàn nàn đây là việc giấy tờ, không phù hợp với mình.
Năm Thiên Bình đầu tiên (534), Hầu Cảnh đánh bại Hạ Bạt Thắng, chiếm được Kinh Châu.
Năm thứ 3 (536), Hầu Cảnh thống lĩnh 7 vạn quân đi đánh chiếm được Sở Châu của nhà Lương, bắt thứ sử Hoàn Hòa. Ông thừa thắng tiến quân, nhưng bị Trần Khánh Chi đánh bại, phải bỏ hết quân nhu chạy trốn.
Khi Cao Hoan đưa quân đến Sa Uyển (537), Hầu Cảnh nhận chức Tây đạo đại hành đài, kiến nghị chia quân Tiền – Hậu mà tiến. Cao Hoan không nghe, kết quả đại bại.
Năm sau (538), Hầu Cảnh soái bọn Lư Dũng đưa quân tây tiến, đánh hạ Nam Phần Châu, Toánh Châu, Dự Châu, cùng Cao Ngao Tào vây tướng Tây Ngụy là Độc Cô Tín ở Kim Dung. Vũ Văn Thái đưa đại quân đến, ông lui quân về bờ nam Hoàng Hà, bắc giữ Hà Kiều, nam dựa Mang Sơn mà bày trận, bẻ gãy tiền quân Tây Ngụy, suýt giết được Vũ Văn Thái. Nhưng vì ông không kịp chỉnh đốn, bị đại quân Tây Ngụy tràn lên đánh bại, phải lui chạy.
Mùa thu năm Hưng Hòa thứ 3 (541), Hầu Cảnh được làm Hà Nam đạo Đại hành đài, nắm 10 vạn binh, chuyên chế Hà Nam.
Năm Vũ Định đầu tiên (543), nhân Đông Ngụy giành được thắng lợi ở trận Mang Sơn, Cảnh dùng kế lừa chiếm thành Hổ Lao, rồi thu lấy Bắc Dự Châu và Lạc Châu, được tiến vị làm Tư không.
Năm thứ 3 (545), ông đổi sang giữ chức Tư đồ.
Phản Lương.
Dưỡng hổ thành giặc.
Sau khi vượt sông Hoài, Cảnh không biết phải đi đâu, Mã Đầu thú chủ Lưu Thần Mậu của Lương cùng Nam Dự Châu Giám châu sự Vi Ảm (con Vi Duệ) bất hòa, nên giục ngựa đến tìm Cảnh, khuyên Cảnh cướp lấy thành Thọ Dương, còn nói: "Triều đình mừng Vương về nam, ắt không trách đâu!" Cảnh mừng lắm, làm theo kế ấy, đến Thọ Dương, gặp Ảm mặc giáp đứng trên thành. Cảnh nói với Thần Mậu: "Việc không xong rồi!" Thần Mậu đáp: "Ảm hèn nhát lại kém khôn, có thể thuyết phục được!" Cảnh bèn sai Dự Châu tư mã Từ Tư Ngọc trong đêm vào thành thuyết phục, Ảm bèn mở cửa cho Cảnh vào. Cảnh bắt được Ảm, mấy lần muốn chém, mãi mới tha cho. Rồi sai Vu Tử Duyệt dâng biểu nhận tội thua trận, tự xin biếm tước. Có chiếu không cho, được thụ Nam Dự Châu thứ sử, quan chức như cũ.
Tháng 2 năm Thái Thanh thứ 2 (548), Đông Ngụy sau khi giành lại Huyền Hồ, muốn thông qua Trinh Dương hầu Tiêu Uyên Minh giao hảo với nhà Lương. Cảnh nghe tin thì nghi hoặc, lại biết triều đình sai sứ đến Ngụy, thì đâm ra sợ hãi, Vương Vĩ cho rằng hoặc bó tay chịu chết, hoặc làm loạn chịu chết, giục Cảnh đưa ra quyết định. Cảnh vì thế hạ quyết tâm khởi binh. Cảnh bắt tất cả cư dân trong thành Thọ Xuân làm lính, dừng mọi công việc buôn bán, cấy cày, buộc trai gái trăm họ gia nhập quân đội. Cảnh xin mấy vạn xúc gấm may áo cho binh sĩ. Chu Dị cho rằng gấm của Ngự phủ (tức Hoàng đế) là để ban thưởng, không phải là để may nhung phục, nên đổi giao cho vải xanh. Cảnh lại cho rằng binh khí của triều đình có chất lượng kém, xin cho thợ rèn Đông Dã đến làm lại, triều đình cũng cấp cho. Cảnh từ khi về nam, nhiều lần đưa ra yêu cầu, triều đình chưa từng từ chối.
Nguyên Trinh biết Cảnh muốn làm phản, tâu xin về triều. Cảnh nói: "Sắp định Giang Nam, sao lại thiếu nhẫn nại vậy!?" Trinh càng sợ, bỏ trốn về Kiến Khang , không dám nói việc này ra. Hợp Châu thứ sử Bà Dương vương Tiêu Phạm trấn Hợp Phì, Ti Châu thứ sử Dương Nha Nhân đều tâu rằng Cảnh có ý khác, Lãnh quân Chu Dị nói: "Hầu Cảnh có mấy trăm tên phản quân, sao làm loạn được?" rồi giữ lại không tâu lên, lại còn ban thưởng thêm. Cảnh dâng biểu can ngăn việc hòa giải Lương – Ngụy, tỏ thái độ hỗn xược, lời lẽ không đúng mực. Lương Vũ đế không thừa nhận cũng không phủ nhận, gọi mình là chủ, Cảnh là khách, cho rằng khách có gì không hài lòng, là lỗi không chu đáo ở chủ. Cảnh thấy Vũ đế tuy lời lẽ hòa nhã, nhưng ý tứ lạnh nhạt, lại biết Lâm Hạ vương Tiêu Chánh Đức oán vọng triều đình, ngầm cho người đến liên kết. Chánh Đức nhận làm nội ứng.
Làm chiếu tự phong.
Tháng 11 năm Thái Thanh thứ 2 (548), Cảnh tự làm Tướng quốc, Thiên trụ tướng quân.
Sau khi khống chế triều đình nhà Lương, Hầu Cảnh tự ý làm chiếu, mượn danh nghĩa của Lương đế phong tước, tiến chức cho thủ hạ của mình. Tam công có đến vài mươi người, nghi đồng còn nhiều hơn nữa. Đương nhiên, Cảnh nhiều lần làm chiếu tự phong cho mình.
Tháng 3 năm Thái Thanh thứ 3 (549), Cảnh đóng quân ở Tây Châu, làm chiếu đại xá, tự làm Đại đô đốc, Đô đốc trung ngoại chư quân, Lục thượng thư sự, còn Thị trung, Sứ trì tiết, Đại thừa tướng, Vương tước như cũ.
Tháng giêng năm Đại Bảo đầu tiên (550), Cảnh làm chiếu tự gia ban 400 giáp sĩ, cấp trước sau 2 bộ nhạc Vũ Bảo, Cổ Xuy, đặt tả hữu trưởng sử, 4 Tòng sự trung lang.
Tháng 4 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Cảnh lại làm chiếu tự tiến vị làm Tướng quốc, phong Hán vương, lấy 20 quận Thái Sơn làm thực ấp, vào triều không rảo bước, vái lạy không xưng tên, được mang kiếm lên điện, như Tiêu Hà đời Hán.
Tháng 10 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Cảnh làm chiếu cho phép gia hiệu Vũ trụ đại tướng quân, Đô đốc lục hợp chư quân sự. Nhưng việc này chưa tiến hành.
Tháng 10 năm Đại Bảo thứ 2 (551), Cảnh làm chiếu, tự gia lễ Cửu Tích, đặt trăm quan dưới quyền thừa tướng. Lại làm chiếu truy tặng tổ tiên làm Đại tướng quân, Thừa tướng.
Tùy ý phế lập.
Tháng 11 năm Thái Thanh thứ 2 (448), Cảnh đưa Tiêu Chánh Đức lên ngôi ở Nghi Hiền đường, đổi niên hiệu là Chánh Bình. Chánh Đức lấy con gái ông làm vợ.
Sau khi chiếm được Đài thành, giáng Tiêu Chánh Đức làm Thị trung, Đại tư mã, bá quan đều được phục chức.
Tháng 5 năm Thái Thanh thứ 3 (449), Vũ đế băng ở điện Văn Đức. Cảnh giữ kín không phát tang, quàng ở điện Chiêu Dương, quan lại bên ngoài đều không biết. Hơn 20 ngày sau, đưa quan tài lên gian trước của điện Thái Cực, đón Tiêu Cương lên ngôi, là Lương Giản Văn đế. Sau đó làm chiếu xá cho nô tỳ có gốc gác phương bắc, thu dùng tất cả bọn họ.
Tháng 6, Cảnh giết Tiêu Chánh Đức ở Vĩnh Phúc tỉnh.
Tháng giêng năm Đại Bảo thứ 2 (551), Cảnh bèn phế Giản Văn đế. Vương Vĩ khuyên ông lên ngôi, Quách Nguyên Kiến cố can, bèn đưa Dự Chương vương Tiêu Đống (con Ai thái tử Tiêu Thống) lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chánh.
Tháng 10, Cảnh sai Vệ úy Bành Tuấn, Vương Tu Toản dâng rượu chuốc say Giản Văn đế, rồi dùng túi đất đè chết.
Tháng 11, tự gia các thứ phục sức, xe cộ, nghi thức dành cho hoàng đế, đều theo Hán lễ. Làm chiếu để Tiêu Đống nhường ngôi, giáng làm Hoài Âm vương; đặt quốc hiệu là Hán, đổi niên hiệu là Thái Thủy; truy tôn ông nội là Hầu Chu làm Đại thừa tướng, cha là Hầu Tiêu làm Nguyên hoàng đế.
Chết không toàn thây.
Sau khi Hầu Cảnh thua chạy khỏi Kiến Khang, Vương Tăng Biện sai Hầu Thiến soái quân đuổi theo. Cảnh đến Tấn Lăng, rồi đi Ngô Quận, tiếp đến là Gia Hưng, Triệu Bá Siêu chiếm cứ Tiền Đường chống lại. Cảnh lui về Ngô Quận, đến Tùng Giang, thì quân Hầu Thiến đuổi kịp. Quân của Cảnh chưa bày trận, đều dựng cờ hiệu xin hàng. Cảnh không thể ngăn được, bèn cùng vài chục người tâm phúc bỏ chạy, ném hai con xuống nước, từ Hỗ Độc ra biển.
Tháng 4, đến Hồ Đậu châu, bị Thái tử xá nhân (tiền nhiệm) Dương Côn giết chết, gởi thây đến Vương Tăng Biện ở Kiến Khang, truyền đầu về Giang Lăng. Thây bị phơi ở chợ, trăm họ tranh nhau ăn sống; đốt xương thành tro, hòa rượu mà uống. Đầu bị bêu ở chợ, sau đó bị nấu rồi đem sơn, cất vào Vũ khố.
Tính cách.
Cảnh tính tàn nhẫn bạo ngược, trị quân nghiêm chỉnh; mỗi khi cướp bóc tiền của, thì chia đều cho tướng sĩ, nên bọn họ vì ông mà ra sức, giành được nhiều thắng lợi.
Cảnh lưng dài chân ngắn (có thuyết là chân cao chân thấp), không có sở trường cưỡi ngựa bắn cung, chỉ dựa vào mưu trí. Bộ tướng của Cao Hoan là bọn Cao Ngao Tào, Bành Nhạc đều có dũng lực trùm đời, riêng ông xem thường: "Thứ lợn hùng hục, thì làm được gì?"
Dật sự.
Ngay sau trận thua Sa Uyển, Cảnh nói với Cao Hoan: "Vũ Văn Thái cậy vừa chiến thắng, bây giờ ắt tỏ ra lười nhác, xin (cho tôi) đưa mấy ngàn kỵ binh vào Quan Trung bắt hắn." Hoan đem lời ấy thuật lại cho vợ là Lâu thị, nói: "Hắn mà bắt được Thái, thì không trở về nữa. (Bắt) được Thái (mà để) sổng Cảnh, cũng chẳng ích gì!" (ý nói Cảnh sẽ thay Thái cát cứ Quan Trung).
Cảnh từng nói với Cao Hoan: "Hận không bắt được Thái. Xin lấy 3 vạn quân, tung hoành thiên hạ; có thể vượt sông bắt trói lão già Tiêu Diễn, để thời thái bình trở lại." Hoan rất lấy làm vừa ý, vì thế giao cho vùng Hà Nam, xem ông như một nửa cơ thể mình.
Sau khi Cảnh chạy sang miền nam, Đông Ngụy giành lại được đất đai đã mất, nên muốn hòa giải với nhà Lương, Lương Vũ đế triệu quần thần bàn bạc. Cảnh nghe tin, chưa vội tin, làm giả thư của Đông Ngụy xin đổi Trinh Dương hầu Tiêu Uyên Minh lấy Hầu Cảnh, Vũ đế nhận lời. Cảnh nói với bộ hạ: "Ta biết được lòng dạ bạc bẽo của lão già nhà ngươi rồi!" Bèn xin cưới con gái nhà Tạ, Vương, Vũ đế đáp rằng: "Con nhà Tạ, Vương không phải cao môn thì không gả, nếu là Chu, Trương trở xuống thì được!" Ông căm tức nói: "Sau này sẽ đem gả bọn chúng cho nô tỳ!" Sau này khi hạ được Đài thành, Cảnh lấy Lật Dương công chúa (con gái Tiêu Cương) làm vợ. | 1 | null |
Dương Di, tên tiếng Anh là Tavia Yeung (sinh ngày 30 tháng 8 năm 1979 tại Hồng Kông thuộc Anh) là một nữ diễn viên truyền hình - diễn viên điện ảnh kiêm ca sĩ nổi tiếng người Hồng Kông. Cô từng là diễn viên độc quyền của hãng TVB.
Dương Di được khán giả biết đến qua các vai chính trong các bộ phim truyền hình ăn khách của Hồng Kông như: Gia vị cuộc sống (2005), Sóng Gió Gia Tộc (2007), Sức mạnh tình thân (2008), Cung tâm kế (2009), Danh Gia Vọng Tộc (2012), series Sứ mệnh 36 giờ... Cô được xếp vào hàng ngũ “Ngũ đại Hoa đán” cùng với Từ Tử San, Chung Gia Hân, Hồ Hạnh Nhi và Trần Pháp Lai của đài TVB. Năm 2020, cô đổi tên thành Dương Thiến Nghiêu.
Sự nghiệp.
1999–2007: Khởi đầu sự nghiệp và ngày càng nổi tiếng.
Dương Di tốt nghiệp Lớp đào tạo diễn viên TVB lần thứ 13 vào năm 1999, Dương Di đã tham gia diễn xuất trong một số MV ca nhạc và lần đầu tiên đóng một vai nhỏ không tên trong "Trạng Sư Tống Thế Kiệt 2". Cô đã đóng một số vai nhỏ trong loạt phim như "Chuyện Đường Phố" (2000) và "Ước Mơ Và Hiện Thực" (2000). Vai có đất diễn đầu tiên của Dương Di là Tôn Khánh Hân trong phim "Câu chuyện ngày xưa" (2001), trong đó cô đóng vai em gái của vai chính Trương Mạn Ngọc. Cô đóng một vai thứ trong phim "Mạnh Lệ Quân" (2002), một bộ phim truyền hình dựa trên tiểu thuyết thời nhà Thanh là "Tái Sinh Duyên."
Năm 2003, Dương Di có vai diễn đột phá là vai bà mẹ đơn thân nổi loạn Kelly trong phim "Trí dũng song hùng." Cô nhận được giành được giải Nữ diễn viên tiến bộ nhất tại Giải thưởng thường niên TVB năm đó. Năm 2004, Dương Di được chọn vào vai nữ chính trong bộ phim cổ trang "Giấc Mộng Hiệp Sĩ", đóng cùng Ôn Triệu Luân. Dương Di trở nên nổi tiếng hơn khi bộ phim "Song long Đại Đường" mà cô đóng cùng với Lâm Phong và Ngô Trác Hy được phát sóng. Dương Di ngày càng thăng tiến trong những năm sau đó, cô đóng vai chính trong "Học cảnh truy kích (Cảnh sát 1)" và "Gia vị cuộc sống" năm 2005", Miền đất hứa" năm 2006. Năm 2006, Dương Di cũng rũ bỏ hình tượng "cô gái nhà bên" trong phim Cạm bẫy, cô đảm nhận vai một cô hầu bàn ham vật chất. Năm 2007, Dương Di góp mặt trong dàn diễn viên chính trong bộ phim truyền hình bom tấn "Sóng gió gia tộc", củng cố địa vị của cô như một ngôi sao đang lên.
2008–2012: Thành công quan trọng.
Năm 2008, Dương Di đóng vai chính trong phần tiếp theo của Sóng gió gia tộc là "Sức mạnh tình thân". Vai diễn Tôn Hạo Nguyệt của cô đã nhận được nhiều sự tán thưởng của giới phê bình và dành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Giải thưởng thường niên TVB.
Năm 2009, tại buổi ra mắt doanh thu của TVB đã xác nhận rằng Dương Di sẽ đóng vai chính trong bộ phim cổ trang "Cung Tâm Kế", đóng cùng với Trần Hào, Xa Thi Mạn và Trịnh Gia Dĩnh. Đây là vai phản diện đầu tiên của cô trong vai Diêu Kim Linh đầy mưu mô. Bộ phim thành công rực rỡ, trở thành phim bộ phim TVB được xem nhiều nhất năm 2009. Với vai diễn này, Dương Di được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng thường niên TVB nhưng lại thất bại trước diễn viên kỳ cựu Đặng Tuỵ Văn, tuy nhiên cô nhận được hai giải khác là giải Nữ nhân vật được yêu thích nhất và Giải thưởng biểu diễn.
Năm 2010, Dương Di đóng vai chính trong bộ phim "Bí mật của tình yêu", đóng vai Từ Tiểu Lệ, một cảnh sát đem lòng yêu giáo sư King (do Lâm Phong đóng). Bộ phim được đón nhận nồng nhiệt, và Dương Di một lần nữa được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng thường niên TVB.
Năm 2011, Dương Di đóng vai chính trong bốn tác phẩm của TVB: "Ván bài gia nghiệp, Chân tướng, Học trường mật cảnh" và "Bất Tốc Chi Ước."
Tháng 1 năm 2011, Dương Di bắt đầu quay bộ phim cổ trang cung đình "Hậu Cung Ác Đấu", đóng cùng An Dĩ Hiên và Phùng Thiệu Phong, đánh dấu bộ phim truyền hình Đại Lục đầu tiên của cô. Tháng 3 năm 2011, Dương Di bắt đầu quay bộ phim cổ trang "Hồi đáo Tam Quốc." Sau khi kết thúc bộ phim vào tháng 7, cô đã tham gia bộ phim y khoa "Sứ mệnh 36 giờ" và đảm nhận vai bác sĩ Phạm Tử Du, bộ phim được công chiếu vào ngày 13 tháng 2 năm 2012 và nhận được thành công vang dội. Với vai bác sĩ Phạm Tử Du, Dương Di đã được trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong Giải thưởng Ngôi sao TVB Malaysia. Cô cũng giành giải Nhân vật truyền hình được yêu thích nhất và Cặp đôi trên màn ảnh được yêu thích nhất cùng với bạn diễn Mã Quốc Minh.
Năm 2012, Dương Di đóng vai chính trong bộ phim truyền hình "Danh gia vọng tộc", đóng vai diễn viên kinh kịch Khang Tử Quân, sau này trở thành vợ của Sir Chung Trác Vạn (do Lưu Tùng Nhân thủ vai). Cô giành giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất hay còn gọi là Thị Hậu tại Giải thưởng thường niên TVB, đưa cô trở thành nữ diễn viên duy nhất chiến thắng ở cả bốn hạng mục cá nhân chính tại Lễ trao giải thường niên TVB.
2013 – 2020.
Sau khi đoạt giải Thị Hậu vào năm 2012, Dương Di tiếp tục đảm nhận vai chính trong nhiều tác phẩm của TVB, bao gồm cả vai diễn bác sĩ Phạm Tử Du trong phim "Sứ mệnh 36 giờ 2" (2013), "Người kế nghiệp" (2014).
Vào tháng 5 năm 2014, Dương Di bắt đầu quay bộ phim "Thiên nhãn", một bộ phim kinh dị tội phạm trong đó Dương Di vào vai một điều tra viên tư nhân với trí nhớ siêu phàm. Với vai diễn này, Dương Di nhận được giải Top Nữ Nhân Vật Truyền Hình Được Yêu Thích Nhất tại Giải thưởng Starhub TVB 2015. Sau khi quay xong bộ phim võ thuật "Triều Bái Võ Đang" (2015) vào tháng 10 năm 2014, Dương Di tiếp tục tham gia dự án tiếp theo là "Nghịch Chiến Đường Tây", một bộ phim truyền hình cổ trang lấy bối cảnh Hồng Kông những năm 1930. Vào tháng 5 năm 2015, Dương Di bắt đầu đóng phim cổ trang Ngự Y Cuối Cùng (Mạt Đại Ngự Y), đóng cùng với Quách Tấn An.
Hợp đồng của Dương Di với TVB đã kết thúc vào tháng 4 năm 2016 và cô đã xác nhận rằng cô sẽ không gia hạn hợp đồng với nhà đài.
Dương Di ra mắt sân khấu trong vở kịch sân khấu I Have a Date with Spring (tiếng Trung: 我 和 春天 有 個 約會), công chiếu tại Thượng Hải vào tháng 1 năm 2017. Cùng năm đó, cô đóng vai chính trong vở kịch hài Oh My X 72 Tenant (tiếng Trung: 我 的 X 72 家 房客). Năm 2018, Dương Di tái hợp với Quách Tấn An với tư cách là bạn diễn trên màn ảnh trong bộ phim truyền hình "Câu chuyện khởi nghiệp (Tái sáng thế kỷ)," đây là sự hợp tác sản xuất giữa TVB, iQiyi và Nhà xuất bản Điện ảnh & Truyền hình Trung Quốc, bộ phim lần đầu tiên được công chiếu trên CCTV-8 và iQiyi vào ngày 30 tháng 8. Mặc dù có tỷ suất người xem thấp nhưng bộ phim vẫn được khen ngợi vì dàn diễn viên thực lực và nội dung phim. Với vai diễn này, Dương Di một lần nữa được đề cử Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng thường niên TVB năm 2018.
Sự nghiệp ca hát.
Tiếp sau nhiều thành công về diễn xuất, cô còn đi lên và càng thành công hơn với vai trò là ca sĩ. Cô cho ra mắt hàng loạt các ca khúc hit vô cùng hot, trở thành một "hiện tượng âm nhạc" của làng giải trí Hoa ngữ nói chung và Hồng Kông nói riêng thời bấy giờ. Trong số các ca khúc của Dương Di, có 2 ca khúc liên tục lọt top vào nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được nhiều đề cử và đoạt giải ở nhiều giải thưởng danh giá về âm nhạc như: Bài hát hay nhất, Ca sĩ tiềm năng, Ca sĩ triển vọng, Ca sĩ mới... Đó chính là 2 ca khúc đã giúp Dương Di một bước trở thành ngôi sao hạng A: Kề bên huynh (ft Lâm Văn Long) và Yêu làm sao nói (ft Mã Tuấn Vỹ). Cả hai ca khúc đều nhận được rất nhiều lời khen từ giới phê bình và được khán giả cũng như giới truyền thông đánh giá cao về chất giọng và kĩ thuật thanh nhạc của cô. Ngoài ra, cả hai ca khúc này còn được làm nhạc phim cho 2 bộ phim truyền hình ăn khách nhất của TVB thời bấy giờ "Bố y thần tướng" và "Muối mặn thâm thù". Thành công từ cả hai ca khúc đã đem lại nhiều thành công cho cả hai bộ phim. Khi cả hai bộ phim cho ra mắt khán giả, 2 bộ phim đều đạt được chỉ số rating trung bình là 50/50. Không những thế, thành công của hai ca khúc hit ấy đã đem lại cho Dương Di giải thưởng "Ca khúc nhạc phim được yêu thích nhất" tại Lễ trao giải TVB năm 2010. Ngoài ra, cô còn từng thể hiện thành công một số ca khúc nhạc phim của TVB và gây nhiều tiếng vang lớn. Chính vì vậy mà cô đã và đang là nữ diễn viên chiếm nhiều tình cảm yêu thương và luôn luôn lọt vào mắt xanh từ phía đông đảo công chúng và giới truyền thông trên khắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam.
Đời tư.
Dương Di có chị gái là nữ diễn viên Dương Trác Na, từng tham gia thi Hoa hậu năm 2001 và tham gia làng giải trí sau đó.
Năm 2011, Dương Di bắt đầu hẹn hò với nam diễn viên La Trọng Khiêm (sau đổi tên thành La Tử Dật) sau khi đóng phim Sứ mệnh 36 giờ. Tháng 3/2016, cặp đôi bí mật kết hôn ở Anh, đến tháng 10/2016, họ tổ chức tiệc cưới ở Hồng Kông tại The Ritz Carlton.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, Dương Di thông báo rằng cô đã mang thai. Sau đó, cô sinh con gái vào ngày 16 tháng 4.
Vào ngày 26 tháng 10 năm 2020, Dương Di thông báo rằng cô đã đổi tên tiếng Trung của mình từ Dương Di thành Dương Thiến Nghiêu (tiếng Trung: 楊 茜 堯). Chồng cô cũng đổi tên tiếng Trung của mình. Đến tháng 12 năm 2021, cô lại hạ sinh đứa con thứ hai, lần này là đứa con trai. | 1 | null |
Loạn Hầu Cảnh (chữ Hán: 侯景之乱, "Hầu Cảnh chi loạn") là cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Lương của hàng tướng Hầu Cảnh đến từ nhà Đông Ngụy, diễn ra từ tháng 8 năm 548 đến tháng 4 năm 552.
Diễn biến.
Đánh chiếm kinh thành.
Khởi binh Dự Châu.
Ngày Mậu Tuất (10) tháng 8 năm Thái Thanh thứ 2 (27 tháng 9 năm 548), Cảnh phát binh làm phản, tập hợp tướng soái trong thành Dự Châu, lên đàn ăn thề. Lấy cớ giết Trung lãnh quân Chu Dị, Thiếu phủ khanh Từ Lân, Thái tử tả soái Lục Nghiệm, Chế cục giám Chu Thạch Trân để trừ gian thần làm loạn chánh, ông tâu xin mặc giáp vào triều.
Trước hết phản quân tấn công Mã Đầu, Mộc Sách, bắt bọn Thái thú Lưu Thần Mậu, Thú chủ Tào Cầu. Vũ đế nghe tin, cười nói: "Vậy thì làm được gì, đợi ta bẻ cành trúc làm roi, đánh cho hắn một trận!" rồi ban sắc: "Ai chém Cảnh thì không kể người Nam, Bắc đồng thưởng phong 2000 hộ kiêm thứ sử một châu; người ấy muốn trở về bắc nên không nhận chức ở châu, thì thưởng 2 vạn lụa vải, đưa tiễn theo lễ". Sau đó ban chiếu lấy Hợp Châu thứ sử Bà Dương vương Tiêu Phạm làm Nam đạo đô đốc, Bắc Từ Châu thứ sử Phong Sơn hầu Tiêu Chánh Biểu làm Bắc đạo đô đốc, Ti Châu thứ sử Liễu Trọng Lễ (con trưởng của Liễu Tân) làm Tây đạo đô đốc, Thông trực tán kỵ thường thị Bùi Chi Cao (con thứ của Bùi Thúy) làm Đông đạo đô đốc, cùng dẹp Cảnh, vượt sông từ Lịch Dương. Lại lệnh Thị trung, Khai phủ nghi đồng tam tư Thiệu Lăng vương Tiêu Luân làm Trì tiết, Đổng đốc các cánh quân.
Thẳng tiến kinh thành.
Cảnh nghe tin, hỏi kế Vương Vĩ. Vĩ kiến nghị đánh thẳng vào kinh thành, không để bọn Tiêu Luân kịp trở tay. Tháng 9, ông rời Thọ Xuân, đánh tiếng rằng đi săn bắn, để Trung quân đại đô đốc Vương Quý Hiển giữ thành, vờ hướng đến Hợp Phì, rồi tập kích Tiếu Châu . Trợ phòng Đổng Thiệu Tiên đầu hàng, Thứ sử Phong Thành hầu Tiêu Thái bị bắt. Vũ đế nghe tin, sai Thái tử Tiêu Cương lệnh cho Vương Chất soái 3000 binh tuần sông phòng bị. Cảnh tấn công Lịch Dương thái thú Trang Thiết, Thiết sai em trai nhân đêm tối cướp trại của Cảnh, thua trận bị bắt. Mẹ Thiết yêu con, khuyên Thiết hàng. Ông vái mẹ Thiết, Thiết bèn khuyên Cảnh gấp rút tấn công, trì hoãn ắt gặp vạ, ông bèn dùng Thiết làm hướng đạo.
Khi ấy nghe các Trấn, Thú tướng thông báo tình hình, Chu Dị cho rằng Cảnh chẳng có gì để vượt sông. Vương Chất được rút về làm Đan Dương doãn. Tiêu Chánh Đức làm Bình bắc tướng quân, Đô đốc kinh sư chư quân sự, phòng thủ Trường Giang, đưa mấy chục chiếc thuyền sang sông, nói dối là chở cỏ, kỳ thực là chở bọn Cảnh. Ngày 22 tháng 10, ông từ Thái Thạch vượt sông, mang theo 800 thớt ngựa, 8000 binh, chẳng ai ở kinh thành hay biết. Trần Hân (con trai thứ năm của Trần Khánh Chi) xin thay Vương Chất giữ Thái Thạch, giữa đường gặp phản quân, không địch nổi nên bị bắt, sau đó tìm cách chống lại nên bị giết.
Chiếm được thành ngoài.
Cảnh chia quân tập kích Cô Thục , bắt Hoài Nam thái thú Văn Thành hầu Tiêu Ninh, rồi tiến đến Từ Hồ . Nam Tân hiệu úy Giang Tử Nhất chạy về Kiến Khang. Thái tử thừa chế cho dừng công việc của Trung thư tỉnh, do trong ngoài rối loạn tin tức không được thông suốt. Ban chiếu lấy Dương Châu thứ sử Tuyên Thành vương Tiêu Đại Khí làm Đô đốc nội ngoại chư quân sự, Đô quan thượng thư Dương Khản làm Quân sư tướng quân giúp rập; sai Nam Phổ hầu Tiêu Thôi giữ thành Đông Phủ, Tây Phong công Tiêu Đại Xuân giữ Thạch Đầu, Khinh xa trưởng sử Tạ Hi giữ Bạch Hạ.
Cảnh đến cầu nổi Chu Tước sai Từ Tư Ngọc đi xin mặc giáp vào triều, tiến hành "Thanh quân trắc"; lại mời chức Xá nhân ra ngoài nghe giải thích, nhằm quan sát hư thực trong thành. Đế sai Trung thư xá nhân Hạ Quý, Chủ thư Quách Bảo Lượng theo Tư Ngọc đi bộ lên cầu. Cảnh quay mặt về phía bắc nhận sắc, Quý hỏi ông đến đây làm gì, Cảnh đáp: "Muốn làm Hoàng đế đây!" Vương Vĩ tiến lên nói: "Chu Dị, Từ Lân siểm nịnh làm loạn chánh sự, (bọn ta) muốn trừ gian thần mà thôi!" Cảnh lỡ lời, giữ Quý lại, cho Bảo Lượng về cung.
Tiêu Chánh Đức trước đó đang đóng quân ở quận Đan Dương , đến lúc này đưa quân đến hội họp với Cảnh. Kiến Khang lệnh Dữu Tín soái hơn ngàn quân đóng ở phía bắc cầu, nổi, muốn phá cầu không cho Cảnh sang sông; mới tháo được một chiếc thuyền thì phản quân đến, bèn bỏ quân mà chạy sang Nam Đường (đê). Phản quân bơi sang đóng cầu lại để vượt sông. Tiêu Cương ở trên lưng ngựa giao cho Vương Chất 3000 quân đi giúp Dữu Tín. Chất đến phủ Lãnh Quân gặp phản quân, chưa đánh đã chạy. Cảnh thừa thắng tiến quân, Tây Phong công Tiêu Đại Xuân bỏ thành Thạch Đầu mà chạy, Cảnh sai Nghi đồng của mình là Vu Tử Duyệt ở đấy. Tạ Hi cũng bỏ thành Bạch Hạ mà chạy.
Bủa vây Đài thành.
Cảnh theo Mạch Đạo (đại lộ chính) đánh Đài thành , nổi lửa đốt các cửa Đại Tư Mã, Đông - Tây Hoa. Binh sĩ trong thành không có chuẩn bị, bèn đục lầu cửa, dìm nước dập lửa, hồi lâu mới tắt. Phản quân từ cửa Đông Dịch xông vào, Dương Khản dùng mảnh cửa vỡ đâm chết vài người, phản quân bèn lui. Bọn chúng lại trèo lên tường Đông Cung bắn vào trong thành. Đến đêm, Tiêu Cương đưa người ra đốt hết điện, đài của Đông Cung. Cảnh lại đốt chuồng ngựa, Sĩ Lâm quán, Thái Phủ tự ở phía tây thành.
Hôm sau, Cảnh làm ra mấy trăm con lừa gỗ đánh thành, trên thành ném đá, lừa gỗ vỡ tan. Phản quân đóng đanh trên đỉnh đầu lừa gỗ, có hình chóp nhọn, đá không phá được. Quân giữ thành làm đuốc đuôi trĩ, tẩm mỡ sáp rồi ném xuống mà đốt sạch lừa gỗ.
Tàn sát Đông Phủ.
Phản quân không hạ được thành, binh sĩ chết rất nhiều, bèn đình chỉ tấn công, dựng lũy dài để cắt đứt trong ngoài. Cảnh lại xin giết bọn Chu Dị, Lục Nghiệm, Từ Lân, Chu Thạch Trân. Trong thành cũng bắn tên ra ngoài treo giải thưởng: chém đầu Cảnh, được tước vị của Cảnh, một ức vạn (1 tỷ) tiền, hàng vạn vải lụa, 2 bộ nữ nhạc.
Cảnh tấn công thành Đông Phủ, đặt xe lâu cao trăm thước, móc vào thành mà kéo. Thành vỡ, Cảnh sai Nghi đồng Lư Huy Lược soái mấy ngàn người mang đao dài đứng cạnh cửa thành, đợi tất cả quan viên trong thành bị đuổi ra ngoài, thì xông đến chém giết. Hôm ấy, hơn 3000 người bị hại, kể cả Nam Phổ hầu Tiêu Thôi. Cảnh sai con Chánh Đức là Kiến Lý cùng Huy Lược giữ thành.
Vắt sức quan dân.
Khi Cảnh mới đến, hiệu lệnh rất nghiêm, không hề xâm phạm trăm họ. Nay phản quân đã ăn hết thóc trong thành Thạch Đầu, nên cướp phá giết chóc cư dân, lột hết tài sản, bắt hết trai gái vào quân doanh; khiến cho thây phơi đầy đường, 1 thăng gạo có giá 7, 8 vạn tiền, người ăn thịt người, có kẻ còn ăn cả xác chết. Trăm họ không dám trốn tránh, nối nhau mà ra, trong thời gian 10 ngày có đến mấy vạn.
Cảnh lệnh cho đắp núi đất ở đông – tây để nhòm vào thành (trong thành cũng đắp 2 tòa núi đất tương ứng mà nhòm ra), vương công trở xuống, không kể sang hèn, đều phải tham gia đắp đất, bắt bớ đánh đập, ngày đêm không nghỉ, người kiệt sức mà chết ở khắp nơi, tiếng kêu khóc vang dội đất trời.
Cảnh chiêu mộ những người phương bắc đang làm nô tỳ, cất nhắc không chừa một ai, ban thưởng không kể thứ bậc. Kình nô (nô tài bị thích chữ vào mặt) của Chu Dị cùng đồng bọn trèo thành ra hàng, Cảnh cho làm Nghi đồng, sai đi dụ người trong thành. Hắn cưỡi ngựa đến trước cửa thành, xé cẩm bào gào to: "Chu Dị làm quan 50 năm, chỉ là Trung lãnh quân. Ta mới làm việc cho Hầu vương, đã là Nghi đồng." Vì thế nô tỳ trong thành tranh nhau ra ngoài, đều được đắc chí.
Đẩy lui Tiêu Luân.
Ngày 23 tháng 11, Thiệu Lăng vương Tiêu Luân soái 3 vạn mã bộ của bọn Tây Phong công Tiêu Đại Xuân, Tân Cam công Tiêu Đại Thành, Vĩnh An hầu Tiêu Xác, Nam An hương hầu Tiêu Tuấn, Tiếu Châu thứ sử (tiền nhiệm) Triệu Bá Siêu, Vũ Châu thứ sử Tiêu Lộng Chương, Bộ binh hiệu úy Doãn Tư Hợp, xuất phát từ Kinh Khẩu, đến ở Chung Sơn. Hơn vạn phản quân của Cảnh bị Luân đánh bại ở dưới chùa Ái Kính (chùa được đặt trên Chung Sơn).
Cảnh sợ lắm, lệnh cho sắp thuyền chạy sang bờ bắc, Nhiệm Ước can rằng có chạy cũng không thoát, chi bằng liều chết mà đánh. Cảnh theo lời ấy, để Tống Tử Tiên ở lại giữ tường lũy, tự mình đưa quân đi đánh Luân. Đôi bên giằng co ở phía bắc núi Phúc Chu. Trời chiều, Cảnh lùi về, Nam An hương hầu Tiêu Tuấn soái vài mươi kỵ binh đến khiêu chiến. Cảnh rút quân, Tuấn bèn lui. Khi ấy trận địa của Triệu Bá Siêu ở phía bắc hồ Huyền Vũ, thấy Tuấn lui, vội soái quân chạy trước, khiến cho toàn quân rối loạn, rồi thua hẳn.
Phản quân bắt được bọn Tây Phong công Tiêu Đại Xuân, Tư mã Trang Khâu Tuệ Đạt của Luân, Trực các tướng quân Hồ Tử Ước, Quảng Lăng lệnh Hoắc Tuyển đưa đến dưới thành, ép họ nói: "Đã bắt được Thiệu Lăng vương!" Chỉ có Hoắc Tuyển nói rằng: "Vương chỉ gặp thất bại nhỏ, đã đưa toàn quân về Kinh Khẩu, trong thành hãy kiên thủ, viện quân sắp đến!" Chưa dứt lời, phản quân dùng đao chém vào miệng Tuyển. Cảnh cảm động nên tha cho, nhưng Chánh Đức bắt lại mà giết đi. Hôm ấy, Bà Dương thế tử Tiêu Tự, Bùi Chi Cao đến Hậu Chử, đóng trại ở Thái Châu. Cảnh chia quân đóng đồn ở bờ nam.
Trường kỳ đánh thành.
Tháng 12, Cảnh chế các thứ công cụ cùng Phi lâu (Lầu cao), Sàng xa (Xe sào), Đăng thành xa (Xe lên thành), Câu điệp xa (Xe móc tường), Giai đạo xa (Xe bậc thang), Hỏa xa, đều cao mấy trượng, có đến 20 bánh, bày ở trước cửa Đài thành, theo đường lớn tấn công. Phản quân dùng Hỏa xa đốt tòa lầu ở cạnh đông nam của Đài thành, mượn thế lửa đánh thành. Trên thành ném lửa đốt hết công cụ, phản quân bèn lui.
Lúc này, núi đất ở trong và ngoài thành đều làm xong. Binh sĩ của đôi bên ở trên núi đất dùng giáo dài (sóc) chiến đấu, trống nổi thì đâm ra, đêm ngày không nghỉ, vô cùng mệt mỏi. Tả vệ tướng quân Liễu Tân cho làm địa đạo, phá núi đất, ném đuốc đuôi trĩ đốt tường lũy của phản quân. Núi đất lở đè lên phản quân. Bọn họ lại chế Hà mô xa (Xe con cóc), chuyển đất đá lấp hào, cho binh sĩ lên xe lầu, 4 mặt kéo đến. Trong thành ném đá phá nát xe, phản quân chết đầy dưới thành. Bọn họ đào góc đông nam của thành, trong thành làm thêm một lớp thành hình trăng khuyết để ngăn giữ, phản quân bèn lui.
Tài Quan tướng quân Tống Nghi đầu hàng phản quân, hiến kế dẫn nước hồ Huyền Vũ rót vào Đài thành, khiến cho phía trước cửa thành ngập trong lũ lụt. Phản quân lại đốt sạch nhà cửa, chùa chiền của cư dân ở bờ nam.
Khống chế viện quân.
Bọn Ti Châu thứ sử Liễu Trọng Lễ, Hành Châu thứ sử Vi Sán (con Vi Duệ), Nam Lăng thái thú Trần Văn Triệt, Tuyên mãnh tướng quân Lý Hiếu Khâm đến cứu viện; Tiêu Tự, Bùi Chi Cao cũng vượt sông. Liễu Trọng Lễ đóng trại ở phía nam cầu Chu Tước, Bùi Chi Cao đóng trại ở Nam Uyển, Vi Sán đóng trại ở Thanh Đường , Trần Văn Triệt, Lý Hiếu Khâm đóng đồn ở quận Đan Dương, Tiêu Tự đóng trại ở phía nam Tiểu Hàng, đều men sông lập công sự. Trời sáng, Cảnh phát hiện, bèn lên lầu cửa của chùa Thiện Linh quan sát. Thấy doanh trại của Sán chưa làm xong, bèn vượt sông tấn công. Sán thua, bị Cảnh chém đầu ném dưới thành. Liễu Trọng Lễ (em họ ngoại của Sán) nghe tin, không kịp khoác giáp, cùng vài mươi người chạy đến. Gặp phản quân, họ chém được vài trăm thủ cấp, khiến cho hơn ngàn tên đâm đầu xuống nước chết đuối. Trọng Lễ vào sâu trận địch, ngựa lún trong bùn, nên bị đâm trọng thương. Tuy nhiên phản quân cũng không dám sang bờ nam nữa!
Thiệu Lăng vương Tiêu Luân lại cùng bọn Lâm Thành công Tiêu Đại Liên từ Đông Đạo tập hợp ở bờ nam; Kinh Châu thứ sử Tương Đông vương Tiêu Dịch sai bọn thế tử Tiêu Phương, Kiêm tư mã Ngô Diệp, Thiên Môn thái thú Phàn Văn Kiểu đưa quân đến; kế tiếp là Cao Châu thứ sử Lý Thiên Sĩ, Ti Châu thứ sử (tiền nhiệm) Dương Nha Nhân đưa quân đến. Sau đó Tiêu Tự, Tiêu Xác, Dương Nha Nhân, Lý Thiên Sĩ, Phàn Văn Kiểu, có cả Trang Thiết (bỏ trốn khỏi Hầu Cảnh vào lúc phản quân bắt đầu đốt phá các cửa thành, nay tham gia viện quân) soái quân vượt sông Hoài, đánh phá công sự của phản quân ở trước thành Đông Phủ, rồi đóng trại ở phái đông sông Thanh Khê. Cảnh sai Nghi đồng Tống Tử Tiên men bờ tây lập công sự để chống lại. Lúc này lương thực của phản quân đã cạn, ăn thịt lẫn nhau chỉ còn 5, 6 phần 10.
Buổi đầu viện quân đến bờ bắc, hô hào có trăm vạn. Trăm họ già trẻ dắt díu đi ngóng tin của quân cần vương, đến lúc viện quân sang sông, lại ngang nhiên cướp bóc dân chúng, thu lấy tài vật. Sau khi lập xong doanh trại, thì quay sang hục hặc với nhau. Tiêu Luân và Liễu Trọng Lễ ra mặt thù địch, Tiêu Đại Liên và Tiêu Xác như nước với lửa, chẳng còn lòng dạ nào lo đánh giặc. Trong lúc này, lương thực trong Đài thành đã cạn, mà không có cách gì đưa tin tức ra ngoài. Phản quân nắm được tình hình, không lo gì nữa!
Trá hàng lấy thóc.
Bấy giờ phản quân cũng đói kém, không thể đánh mãi. Đông Thành có thóc thì đã bị viện quân ngăn trở, vả nghe tin quân của Tương Đông vương Tiêu Dịch từ Kinh Châu tiến xuống. Người Bành Thành là Lưu Mạc khuyên Cảnh tạm xin hòa. Cảnh theo kế của Vương Vĩ, sai Nhiệm Ước dâng biểu vờ xin hàng ở phía bắc thành. Tiêu Cương khuyên nhận lời, Đế cho.
Tháng 2 năm Thái Thanh thứ 3 (549), đôi bên hứa hẹn trao đổi con tin, cắt cho Cảnh 4 châu Giang Hữu (Nam Dự, Tây Dự, Hợp, Quang), cùng nhau uống máu ăn thề ở ngoài cửa Tây Hoa. Nam Duyện Châu thứ sử Nam Khang tự vương (tự là được nối tiếp tước vị) Tiêu Hội Lý, Thanh, Ký 2 châu thứ sử (tiền nhiệm) Tương Đàm hầu Tiêu Thoái, Tây Xương hầu thế tử Tiêu Úc soái 3 vạn đến ở Mã Ngang châu, Cảnh lo bắc quân từ Bạch Hạ tiến lên, cắt đứt đường sông của mình, xin dừng họ lại ở bờ nam. Triều đình có sắc sai bắc quân đều tiến đến Giang Đàm uyển, Cảnh lại đòi Tiêu Xác, Triệu Uy vào thành thì mới rút quân. Triều đình triệu họ vào thành, Cảnh vận chuyển thóc từ Đông Thành vào Thạch Đầu, rồi đòi cắt thêm Quảng Lăng, Tiếu Châu.
Khi ấy quân đội của Kinh Châu thứ sử Tương Đông vương Tiêu Dịch ở Vũ Thành, Hà Đông vương Tiêu Dự tại Ba Lăng , Tín Châu thứ sử (tiền nhiệm) Quế Dương vương Tiêu Tháo gần Giang Tân, đều không tiến thêm. Có sắc ban sư, Dịch muốn về, Ký thất tham quân Tiêu Bí can ngăn, Dịch rất lấy làm không vui (về sau Dịch tìm cớ giết Bí).
Phá vỡ Đài thành.
Cảnh biết viện quân hiệu lệnh bất nhất, thực chất không có ý cần vương, lại nghe tin trong thành có dịch bệnh, nhiều người ốm chết. Nay đẩy lui quân đội của bọn Tiêu Dịch, lấy được thóc của Đông Thành, bèn theo kế của Vương Vĩ, tiếp tục tấn công, làm biểu kể 10 lỗi lầm của Vũ đế. Ban đầu trong thành có 10 vạn nam nữ, có 3 vạn người mặc giáp, nay chỉ còn hai, ba ngàn. Thây phơi đầy lộ, không ai chôn cất, mùi hôi lan xa vài dặm.
Sớm ngày sóc tháng 3, Dương Nha Nhân, Liễu Kính Lễ (em Liễu Trọng Lễ), Bà Dương thế tử Tiêu Tự tiến quân đến phía bắc thành Đông Phủ. Công sự chưa lập xong, bị Tống Tử Tiên đánh bại, chết đuối hơn ngàn người, thủ cấp được đến dưới cửa thành. Cảnh lại sai Vu Tử Duyệt xin hòa, trong thành sai Ngự sử trung thừa Thẩm Tuấn ra gặp Cảnh. Cảnh không có ý lui quân, Tuấn trách cứ, Cảnh cả giận, lập tức trói vào đá ném xuống sông, đưa quân đánh thành, đêm ngày không nghỉ.
Đêm 12 tháng 3, bộ hạ của Thiệu Lăng vương thế tử Tiêu Kiên là Bạch Đàm Lãng, Đổng Huân Hoa nộp lầu ở tây bắc thành cho phản quân. Canh năm, phản quân hạ được thành, Cảnh đưa 500 giáp sĩ vào triều, đeo kiếm lên điện bái kiến Đế.
Giải tán viện quân.
Trong thành đầy thây chưa chôn cất, lại còn người chết chưa liệm, hoặc sắp chết chưa dứt hơi. Cảnh lệnh cho gom lại đốt hết, mùi thối lan hơn 10 dặm. Thượng thư ngoại binh lang Bảo Chánh ốm nặng, phản quân lôi ra đốt, ông ta lăn lộn trong lửa, rất lâu mới dứt hơi.
Cảnh lại làm chiếu sai Thạch Thành công Tiêu Đại Khoản đem Bạch Hổ phiên đi giải tán các cánh viện quân. Bọn Tiêu Luân bỏ về, Liễu Trọng Lễ cùng em là Kính Lễ, Dương Nha Nhân, Vương Tăng Biện, Triệu Bá Siêu vào thành gặp Cảnh, rồi mới gặp Vũ đế. Cảnh giữ lại Kính Lễ, Nha Nhân, để bọn Trọng Lễ quay về trấn.
Khắp nơi khởi binh.
Bấy giờ nhiều nơi có lực lượng cát cứ, dù tiến hành đánh dẹp liên tục, mệnh lệnh của Cảnh chỉ được thi hành từ Ngô Quận về phía tây, từ Nam Lăng về phía bắc.
Mất Hoài Âm.
Tháng 3 năm Thái Thanh thứ 3 (549), Đồng Châu thứ sử (tiền nhiệm) Quách Phượng mưu dâng Hoài Âm hưởng ứng Cảnh, Bắc Duyện Châu thứ sử Định Tương hầu Tiêu Chi và Tương Đàm hầu Tiêu Thoái không địch nổi, đều chạy sang Đông Ngụy. Cảnh lấy Tiêu Lộng Chương làm Bắc Duyện Châu thứ sử, dân châu nổi lên chống lại, Cảnh sai Sương công Khâu Tử Anh, Trực các tướng quân Dương Hải đi giúp, Hải chém Tử Anh, soái quân đầu hàng Đông Ngụy, người Ngụy bèn chiếm cứ Hoài Âm.
Dẹp Nam Duyện Châu.
Tháng 3 năm Thái Thanh thứ 3 (549), Cảnh sai Đổng Thiệu Tiên soái quân tập kích Quảng Lăng, Nam Duyện Châu thứ sử Nam Khang tự vương Tiêu Hội Lý dâng thành đầu hàng. Lấy Thiệu Tiên làm Nam Duyện Châu thứ sử.
Dẹp Tuyên Thành.
Tháng 5 năm Thái Thanh thứ 3 (449), Cảnh sai Nghi đồng Lai Lượng soái quân đánh Tuyên Thành , Nội sử Dương Hoa dụ chém Lượng; Cảnh lại sai bộ tướng Lý Hiền Minh đi dẹp Hoa, Hoa dâng quận đầu hàng.
Dẹp Tiền Đường.
Tháng 5 năm Thái Thanh thứ 3 (449), Cảnh sai bọn Nghi đồng Tống Tử Tiên đưa quân đánh Tiền Đường ở phía đông, Tân Thành thú chủ Đái Tăng Dịch giữ huyện chống cự.
Tháng 11, Tống Tử Tiên tấn công dữ dội, Đái Tăng Dịch hàng.
Dẹp Ngô Quận.
Tháng 3 năm Thái Thanh thứ 3 (549), Cảnh sai Nghi đồng Vu Tử Duyệt, Trương Đại Hắc soái quân vào đất Ngô, Ngô Quận thái thú Viên Quân Chánh đầu hàng. Bọn Tử Duyệt vào Ngô Trung, cướp phá trăm họ, bức hiếp trai gái, người Ngô không ai không oán, vì thế tổ chức công sự chống lại (đến tháng 5, Cảnh sai Trung quân Hầu Tử Giám bắt Vu Tử Duyệt, Trương Đại Hắc về kinh giết đi).
Tháng 6 năm Thái Thanh thứ 3 (449), người Ngô Quận là bọn Lục Tập, Đái Văn Cử khởi hơn vạn quân, giết thái thú Tô Đan Vu của Cảnh, cử Hoài Nam thái thú Văn Thành hầu Tiêu Ninh làm chủ, chống lại Cảnh. Tống Tử Tiên nghe tin đến đánh, bọn Tập bỏ thành mà chạy.
Dẹp Ngô Hưng.
Tháng 6 năm Thái Thanh thứ 3 (449), Cảnh sai Trung quân Hầu Tử Giám giám sát bọn Hành đài Lưu Thần Mậu đưa quân dẹp miền đông, phá Ngô Hưng, bắt cha con thái thú Trương Thặng về kinh giết chết.
Dẹp Tấn Hi.
Tháng 6 năm Thái Thanh thứ 3 (449), Bà Dương tự vương Tiêu Phạm soái quân đến Sách Khẩu, Giang Châu thứ sử Tầm Dương vương Tiêu Đại Tâm yêu cầu ông ta tây tiến. Cảnh ra quân ngăn giữ Cô Thục, tướng của Phạm là Bùi Chi Đễ (em Bùi Chi Cao), Hạ Hầu Uy Sanh đưa quân hàng Cảnh.
Tháng 7 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Cảnh sai Nhiệm Ước, Lư Huy Lược đánh quận Tấn Hi, giết Bà Dương thế tử Tiêu Tự (Phạm đã mất).
Dẹp Hội Kê.
Tháng 12 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Tống Tử Tiên, Triệu Bá Siêu, Lưu Thần Mậu tiến đánh Hội Kê, Đông Dương châu thứ sử Lâm Thành công Tiêu Đại Liên bỏ thành mà chạy, Cảnh sai Lưu Thần Mậu đuổi theo bắt được.
Dẹp Quảng Lăng.
Tháng giêng năm Đại Bảo đầu tiên (550), Giang Đô lệnh (tiền nhiệm) Tổ Hạo khởi binh ở Quảng Lăng, chém thứ sử Đổng Thiệu Tiên của Cảnh, cử Thái tử xá nhân (tiền nhiệm) Tiêu Miễn làm thứ sử, liên kết với Đông Ngụy làm ngoại viện, truyền hịch xa gần, muốn đi dẹp Cảnh. Cảnh lập tức soái bọn Hầu Tử Giám xuất quân từ Kinh Khẩu, thủy lục cùng đánh. Thành vỡ, Hạo bị xé xác.
Dẹp Tây Hương.
Tháng 4 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Văn Thành hầu Tiêu Ninh ở Tây Hương thuộc Ngô Quận khởi binh, trong thời gian một tuần, có đến vạn người, soái quân tây tiến. Tướng của Cảnh là Sương công Mạnh Chấn, Hầu Tử Vinh đánh phá được, chém Ninh, gởi đầu về cho Cảnh.
Dẹp Giang Châu.
Tháng 4 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Nhiệm Ước tiến quân tập kích Giang Châu, thứ sử Tầm Dương vương Tiêu Đại Tâm đầu hàng.
Cứu Dương Bình.
Tháng 10 năm Đại Bảo đầu tiên (550), tướng Bắc Tề là Tân Thuật vây Dương Bình, tướng của Cảnh là Hành đài Quách Nguyên Kiến soái quân đến cứu, Thuật lui.
Dẹp nội phản.
Tháng 10 năm Đại Bảo đầu tiên (550), khi Cảnh đóng đồn ở Hoàn Khẩu, kinh sư trống rỗng, Nam Khang vương Tiêu Hội Lý cùng bọn Bắc Duyện Châu tư mã Thành Khâm muốn tập kích. Kiến An hầu Tiêu Bí biết mưu ấy, đem tố giác với Cảnh. Tiêu Hội Lý cùng em là Kỳ Dương hầu Tiêu Thông Lý, Liễu Kính Lễ, Thành Khâm đều bị hại.
Tháng 12, Cảnh làm chiếu phong Bí làm Cánh Lăng vương, thưởng công tố giác bọn Nam Khang vương.
Tháng giêng năm thứ 2 (551), Bắc Duyện Châu thứ sử Tiêu Ung mưu hàng Đông Ngụy, việc bị tiết lộ, Cảnh giết đi.
Dẹp Đông Dương.
Tháng 10 năm Đại Bảo thứ 2 (551), tướng của Cảnh là bọn Tư không Đông đạo hành đài Lưu Thần Mậu, Nghi đồng Doãn Tư Hợp, Lưu Quy Nghĩa, Vương Diệp, Vân huy tướng quân Tang Càn vương Nguyên Quân chiếm cứ Đông Dương quy thuận Tiêu Dịch, rồi sai Nguyên Quân cùng biệt tướng Lý Chiêm, Triệu Huệ Lãng tiến xuống chiếm cứ cửa sông Kiến Đức. Doãn Tư Hợp bắt Tân An thái thú Nguyên Nghĩa của Cảnh, đoạt quân đội của ông ta.
Tháng 11, Cảnh lấy Triệu Bá Siêu làm Đông đạo hành đài, trấn Tiền Đường, sai bọn Nghi đồng Điền Thiên, Tạ Đáp Nhân đem quân đông chinh Thần Mậu.
Tháng 12, bọn Tạ Đáp Nhân, Lý Khánh đến Kiến Đức, đánh công sự của Nguyên Quân, Lý Chiêm, đại phá được, bắt Quân, Chiêm đưa về. Cảnh chặt chân tay của họ rồi giết đi.
Tháng giêng năm Thái Thủy thứ 2 (552), Tạ Đáp Nhân đánh Lưu Thần Mậu ở Đông Dương, biệt tướng của Thần Mậu là Vương Hoa, Lệ Thông đầu hàng. Lưu Quy Nghĩa, Doãn Tư Hợp sợ, bỏ thành mà chạy. Thần Mậu thế cô, đành phải đầu hàng, bị đưa về Kiến Khang; Cảnh dùng Đại tỏa đối (hình cụ dùng để chém các bộ phận cơ thể), từ chân trở lên, chém từng tấc một, đến đầu mới thôi.
Kình địch Kinh Châu.
Đánh úp Dĩnh Châu.
Tháng 4 năm Đại Bảo đầu tiên (550), Tiêu Dịch nghe tin Giang Châu thất thủ, sai Vệ quân tướng quân Từ Văn Thịnh đưa quân xuống Vũ Xương, chống lại Ước. Cảnh soái thủy quân lên Hoàn Khẩu.
Tháng 10, Từ Văn Thịnh tiến vào Tư Ki, Nhiệm Ước soái thủy quân đánh trả, Văn Thịnh đại phá được, tiếp tục tiến quân vào Đại Cử khẩu.
Tháng giêng năm Đại Bảo thứ 2 (551), Tiêu Dịch sai bọn Ba Châu thứ sử Vương Tuần soái quân tiến xuống Vũ Xương giúp Từ Văn Thịnh. Nhiệm Ước thấy Kinh Châu thêm quân, cáo cấp với Cảnh.
Tháng 3, Cảnh tự soái 2 vạn quân tây tiến giúp Ước.
Tháng 4, Cảnh đến Tây Dương, Từ Văn Thịnh soái thủy quân đón đánh, đại phá phản quân. Cảnh biết Dĩnh Châu không phòng bị, binh ít, lại sai Tống Tử Tiên soái 300 khinh kỵ tập kích hạ được, bắt thứ sử Tiêu Phương Chư, hành sự Bảo Tuyền, đem hết các gia đình quân nhân ở Vũ Xương. Bọn Từ Văn Thịnh nghe tin, tan vỡ, chạy về Giang Lăng, Cảnh thừa thắng tây tiến.
Thất bại Ba Lăng.
Tiêu Dịch sai Lãnh quân Vương Tăng Biện soái quân tiến xuống phía đông thay Từ Văn Thịnh, quân đến Ba Lăng, gặp lúc Cảnh đến, Tăng Biện dựa thành trì kiên cố chống lại. Cảnh dựng lũy dài, đắp núi đất, đêm ngày công kích, không hạ được. Trong quân Kinh Châu có bệnh dịch, tử thương quá nửa. Tiêu Dịch sai Bình bắc tướng quân Hồ Tăng Hữu soái 2000 quân cứu Ba Lăng, Cảnh nghe tin, sai Nhiệm Ước soái mấy ngàn tinh binh đánh trả Tăng Hữu, Tăng Hữu được cư sĩ Lục Pháp Hòa giúp đỡ, lui về giữ Xích Đình đợi địch. Ước đến, đôi bên giao chiến, quân Kinh Châu đại thắng, bắt sống Ước. Cảnh nghe tin, nhân đêm tối bỏ trốn.
Cảnh lấy Đinh Hòa làm Dĩnh Châu thứ sử, để bọn Tống Tử Tiên, Thời Linh Hộ ở lại giúp Hòa, lấy Trương Hóa Nhân, Diêm Hồng Khánh giữ thành Lỗ Sơn, Cảnh về kinh sư. Vương Tăng Biện bèn soái quân tiến xuống phía đông, đến Hán Khẩu, đánh Lỗ Sơn cùng Dĩnh Thành, đều hạ được.
Đại bại Cô Thục.
Quân Vương Tăng Biện đến Vu Hồ, thành chủ bỏ trốn. Cảnh sai bọn Sử An Hòa, Tống Trường Quý soái 2000 quân, giúp Hầu Tử Giám giữ Cô Thục, đuổi bọn Điền Thiên về kinh sư.
Tháng 3, Cảnh đến Cô Thục, xem xét tường lũy, răn đe Tử Giám không được giao chiến với thủy quân Kinh Châu. Tử Giám bỏ thuyền lên bờ, giữ trại không ra. Bọn Tăng Biện dừng quân hơn 10 ngày, Cảnh cho rằng quân Kinh Châu sắp chạy, lại lệnh cho Tử Giám chuẩn bị thủy chiến. Tử Giám bèn soái thủy lục cùng tiến, bị Tăng Biện đánh trả, đại bại, Tử Giám một mình chạy thoát. Cảnh nghe tin thua trận, nằm úp mặt xuống giường, hồi lâu mới nói: "Lầm chết người rồi!"
Chạy khỏi kinh thành.
Vương Tăng Biện tiến quân đến Trương Công châu. Cảnh lấy Lư Huy Lược giữ Thạch Đầu, Hột Hề Cân giữ thành Hãn Quốc, bức tất cả dân chúng cùng quân sĩ dời vào trong Đài thành. Tăng Biện đốt công sự của Cảnh, đến bãi Tường Linh Tự tìm cách vượt sông Hoài. Cảnh cả sợ, bèn men sông Hoài lập công sự, từ Thạch Đầu đến cầu Chu Tước. Tăng Biện cùng chư tướng bèn ở phía tây thành Thạch Đầu trở lên đến ụ Lạc Tinh, kết trại lập công sự. Cảnh cả sợ, tự soái bọn Hầu Tử Giám, Vu Khánh, Sử An Hòa, Vương Tăng Quý, ở đông bắc Thạch Đầu lập công sự chống lại. Sai Vương Vĩ, Sách Siêu Thế, Lữ Quý Lược giữ Đài thành, Tống Trường Quý giữ chùa Duyên Tộ. Cho người quật mồ cha của Vương Tăng Biện, phá quan đốt thây. Bọn Vương Tăng Biện tiến đến đóng trại ở phía bắc Thạch Đầu, Cảnh bày trận khiêu chiến. Tăng Biện soái các cánh quân hăng hái tấn công, đại phá phản quân, Hầu Tử Giám, Sử An Hòa, Vương Tăng Quý đều bỏ công sự mà chạy, Lư Huy Lược, Hột Hề Cân cũng dâng thành đầu hàng.
Cảnh thua chạy, không vào cung, thua nhặt tàn binh, đóng trại dưới cửa thành, muốn bỏ trốn. Vương Vĩ nắm dây cương, khuyên ông tập hợp vệ sĩ trong cung, quyết chiến một trận nữa rồi hãy chạy cũng không muộn. Cảnh nói: "Ta ở phương bắc đánh bại Hạ Bạt Thắng, phá Cát Vinh, giương danh Hà, Sóc, cùng Cao vương (chỉ Cao Hoan) là một loại người. Đến nay vượt Đại Giang (chỉ Trường Giang) sang miền nam, chiếm Đài thành như trở bàn tay, đánh Thiệu Lăng vương ở Bắc sơn, phá Liễu Trọng Lễ ở bờ nam, đều là tự mình làm được. Việc của hôm nay, sợ là do trời làm hại. Mày giữ thành cho tốt, ta phải quay lại đánh một trận nữa!" rồi ngước lên nhìn cổng đá, đi lại than thở. Hồi lâu, ông lấy túi da bọc lấy hai con, treo lên yên ngựa, cùng bọn Nghi đồng Điền Thiên, Phạm Hi Vinh đưa hơn trăm kỵ binh chạy về phía đông. Vương Vĩ bỏ Đài thành mà trốn, bọn Hầu Tử Giám chạy đến Quảng Lăng.
Quân Kinh Châu tiến vào Kiến Khang, bọn Vương Lâm, Đỗ Kham thả cho bộ hạ gây ra một phen cướp bóc thảm sát, tiếng kêu khóc vọng lên thành Thạch Đầu. Vương Tăng Biện ngỡ rằng có biến, lên thành nổi trống, nhưng cũng không ngăn được. Người đương thời chê bai quân Kinh Châu chẳng khác gì phản quân, nhận xét Tăng Biện sẽ có kết cục chẳng khác gì Hầu Cảnh.
Chết không toàn thây.
Vương Tăng Biện sai Hầu Thiến soái quân đuổi theo. Cảnh đến Tấn Lăng, rồi đi Ngô Quận, tiếp đến là Gia Hưng, Triệu Bá Siêu chiếm cứ Tiền Đường chống lại. Cảnh lui về Ngô Quận, đến Tùng Giang, thì quân Hầu Thiến đuổi kịp. Quân của Cảnh chưa bày trận, đều dựng cờ hiệu xin hàng. Cảnh không thể ngăn được, bèn cùng vài chục người tâm phúc bỏ chạy, ném hai con xuống nước, từ Hỗ Độc ra biển.
Tháng 4, đến Hồ Đậu châu, bị Thái tử xá nhân (tiền nhiệm) Dương Côn giết chết, gởi thây đến Vương Tăng Biện ở Kiến Khang, truyền đầu về Giang Lăng. Thây bị phơi ở chợ, trăm họ tranh nhau ăn sống; đốt xương thành tro, hòa rượu mà uống. Đầu bị bêu ở chợ, sau đó bị nấu rồi đem sơn, cất vào Vũ khố.
Dật sự.
Cảnh đánh úp kinh thành, lo Vương Chất ngăn giữ thì không thể vượt sông. Ít lâu sau Chất được triệu về, ông vẫn chưa tin, sai người đi dò xét, hẹn rằng nếu Chất đã về, thì bẻ một cành cây làm tín vật. Thám tử làm như lời ấy, Cảnh mừng lắm, nói: "Việc của ta ắt xong!"
Trong những năm Đại Đồng (535 - 546) có câu đồng dao "thanh ti bạch mã Thọ Dương lai" (tơ xanh, ngựa trắng từ Thọ Dương <tức Thọ Xuân > đến). Về sau Cảnh ở Thọ Xuân xin gấm may áo cho quân đội, triều đình đổi cấp cho vải xanh. Đến nay Cảnh cưỡi ngựa trắng, đưa phản quân mặc áo xanh đến tấn công kinh thành, ứng với câu đồng dao trên.
Xưa kia Tiêu Cương nằm mơ thấy họa công vẽ mình ra Tần Thủy Hoàng, nói: "Người này đốt rất nhiều sách!" Trong lúc chiến sự kịch liệt, Tiêu Cương đốt sạch Đông Cung, vài trăm hòm sách ở đấy đều hóa ra tro, thế là ứng nghiệm.
Tương truyền Cảnh dựa vào câu đồng dao mà đặt niên hiệu của Tiêu Chánh Đức là Chánh Bình. Nhưng người đương thời lại diễn giải rằng: Chánh Đức rốt cục phải bị tiêu diệt (chữ Hán: 正德卒當平殄, Chánh Đức tốt đương bình điễn).
Ngày trước Tiêu Cương trong đêm lạnh từng có thơ rằng: "Tuyết hoa vô hữu đế, băng kính bất an đài." (tạm dịch: hoa tuyết không có đế, gương băng không cần đài) lại vịnh trăng như sau: "Phi luân liễu vô triệt, minh kính bất an thai." (tạm dịch: Bánh xe bay không có vết, gương sáng không cần đài). Người đời sau đều xem là sấm thơ, cho rằng: (hoa) không có đế tức là không có đế (vua); ‘bất an đài’ tức là đài thành bất an; ‘luân vô triệt’ tức là Tiêu Luân không đến cứu viện.
Tháng 12 năm Thái Thanh thứ 3 (549), sứ giả Bách Tế đến, trông thấy các gò, đống trong thành, bật khóc ở ngoài Đoan Môn, những người qua đường không ai không rơi nước mắt. Cảnh nghe chuyện thì cả giận, bắt giam sứ giả ở chùa Tiểu Trang Nghiêm, cấm không cho đi lại. | 1 | null |
Shinvi (Hàn tự: 신비) là một nhóm nhạc K-pop nữ của Hàn Quốc. Shinvi thuộc quản lý của Cid.K Entertainment, một công ty con của SM Entertainment. Sau các hoạt động của album đầu tay, nhóm đã biến mất khỏi nền âm nhạc Hàn Quốc. Cả ba thành viên đều đã rời khỏi SM Entertainment và chưa có kế hoạch quay lại với thị trường âm nhạc Hàn Quốc. Tuy nhiên nhóm vẫn có fanclub riêng được đặt tên là Linos và màu bóng chính thức là màu hồng. | 1 | null |
Mã Đức Chung (; sinh ngày 27 tháng 6 năm 1968) là nam diễn viên Hồng Kông và hiện là diễn viên của TVB. Mã Đức Chung từng là một cảnh sát của đội G4 trước khi tham gia điện ảnh năm 1993. Anh cùng vợ là Trương Tiểu Lan có mối tình thanh mai trúc mã đã trở thành gia thoại không ai không biết của showbiz Hoa ngữ. Dù anh có vô vàn những scandal tình ái trong suốt sự nghiệp của mình. Năm 2006, với sự hợp tác ăn ý cùng Xa Thi Mạn và diễn xuất đỉnh cao, một phim bốn vai của Mã Đức Chung trong Phụng Hoàng Lâu, giải Thị Đế TVB năm đó những tưởng đã thuộc về anh, nhưng cận kề ngày trao giải anh lại vướng vào tin đồn anh cặp kè cùng một phụ nữ sang Thái Lan du lịch, khiến cho giải thưởng rơi vào tay Trịnh Gia Dĩnh. Mãi đến năm 2018, anh quay trở lại TVB sau 3 năm phát triển ở thị trường Trung Quốc, thì đạt được thành công với Đội Cứu Hộ Sinh Tử, giúp anh giành được giải Thị Đế đầy thuyết phục. | 1 | null |
Loạn Hầu Cảnh (chữ Hán: 侯景之乱, Hầu Cảnh chi loạn) là cuộc nổi dậy của tướng lĩnh nhà Đông Ngụy là Hầu Cảnh chống lại quyền thần Cao Trừng diễn ra từ tháng 2 năm 547 đến tháng 1 năm 548. Cuộc nổi dậy này liên quan đến cả ba nước chia ba Trung Quốc thành thế chân vạc khi đó là Đông – Tây Ngụy ở Trung Nguyên và nhà Lương ở phía nam Trường Giang.
Bối cảnh.
Quyền thần Cao Hoan qua đời, con là Cao Trừng kế vị, lập tức triệu Hà Nam đạo Đại hành đài Hầu Cảnh vào triều.
Cảnh nắm 10 vạn binh, chuyên chế Hà Nam, sợ gặp vạ, bèn dùng kế của Vương Vĩ: vào tháng 2 Vũ Định thứ 5 nhà Đông Ngụy, tức năm Thái Thanh đầu tiên nhà Lương (547), sai Hành đài lang trung Đinh Hòa dâng biểu, đem 13 châu Dự, Quảng, Toánh, Lạc, Dương, Tây Dương, Đông Kinh, Bắc Kinh, Tương, Đông Dự, Nam Duyện, Tây Duyện và Tề đầu hàng nhà Lương. Lương Vũ đế cùng quần thần bàn bạc, mọi người đều nói là không nên nhận, Vũ đế không nghe, phong Cảnh làm Hà Nam vương, Đại tướng quân, Sứ trì tiết, Đổng đốc Hà Nam nam bắc chư quân sự, Đại hành đài, được Thừa chế như Đặng Vũ đời Hán, ban một bộ Cổ xuy.
Diễn biến.
Cao Trừng lập tức điều quân thảo phạt Cảnh. Tháng 5, tướng Đông Ngụy là Hàn Quỹ vây Toánh Xuyên . Cảnh thấy nguy cấp, xin cắt 4 thành Lỗ Dương , Trường Xã , Đông Kinh , Bắc Duyện cầu viện Tây Ngụy. Vũ Văn Thái một mặt sai bọn Ngũ Thành vương Nguyên Khánh soái binh đến cứu, một mặt sai Kinh Châu thứ sử Vương Tư Chánh nhanh chóng chộp lấy 7 châu, 12 trấn, quân Đông Ngụy bèn lui.
Cảnh ra giữ Huyền Hồ , chưa được bao lâu, Thái gọi Cảnh vào triều. Cảnh bèn cầu viện Ti Châu thứ sử Dương Nha Nhân nhà Lương, Nha Nhân sai Trưởng sử Đặng Hồng đưa quân đến Nhữ Thủy, bọn Nguyên Khánh trong đêm bỏ trốn. Vì thế Cảnh nắm cả Huyền Hồ, Hạng Thành, dâng biểu lên triều đình nhà Lương xin cho quan viên đến trấn nhiệm. Lương Vũ đế lấy Dương Nha Nhân làm Dự, Ti 2 châu thứ sử, dời đến trấn Huyền Hồ, Tây Dương thái thú Dương Tư Kiến làm Ân Châu thứ sử, trấn Hạng Thành.
Khi ấy bộ tướng của Cảnh là Thái Đạo Tuân về bắc, kể rằng Cảnh đã rất hối hận, Cao Trừng bèn gởi thư chiêu dụ, hứa hẹn sẽ cho Cảnh làm Dự Châu thứ sử trọn đời, không truy cứu bộ hạ của Cảnh, lại tha cho gia quyến của Cảnh. Cảnh đáp thư không theo. Cao Trừng biết ông không chịu quay về, nên điều quân tiếp tục thảo phạt Cảnh.
Tháng 8, Lương Vũ đế thấy bọn Dương Nha Nhân đã vào ở Huyền Hồ, bèn sai cháu trai Trinh Dương hầu Tiêu Uyên Minh đưa quân đến đóng ở Hàn Sơn , cùng Cảnh hình thành thế ỷ giốc. Tháng 11, tướng Đông Ngụy là Mộ Dung Thiệu Tông đánh tan quân Lương, bắt sống Uyên Minh.
Tháng 12, trong lúc Thiệu Tông đánh Đồng Châu của Lương (thứ sử Quách Phượng bỏ thành chạy trốn), Cảnh soái quân vây Tiếu Thành không hạ được, lui về đánh Thành Phụ, nhổ được. Cảnh sai bộ hạ là Hành đài tả thừa Vương Vĩ, Tả hộ lang trung Vương Tắc đến triều đình Lương xin lập con em họ Nguyên làm Ngụy chủ. Vũ đế lấy Thái tử xá nhân Nguyên Trinh làm Hàm Dương vương, đợi sang sông sẽ cho lên ngôi.
Cao Trừng sai Thiệu Tông lui quân về tấn công Cảnh. Đôi bên đối lũy ở Qua Dương . Cảnh mệnh cho tướng sĩ khoác giáp ngắn, cầm binh khí ngắn, nhằm vào cẳng người chân ngựa mà chặt, Thiệu Tông thua trận, bộ tướng Trương Thị Hiển ngã ngựa bị bắt. Bộ tướng Hộc Luật Quang giận lắm, Thiệu Tông nói: "Ta đánh trận đã nhiều, chưa gặp kẻ nào khó đối phó như tên giặc này. Ngươi sao chống nổi!" Hộc Luật Quang mặc giáp đòi ra đánh, Thiệu Tông ngăn không được, quả nhiên lại thua chạy trở về. Từ đây Thiệu Tông đào ngòi sâu, dựng lũy dày, giằng co liên tiếp mấy tháng, Cảnh hết lương, nói dối bộ hạ rằng gia đình của họ bị giết cả rồi. Thiệu Tông đứng ở xa, nói lớn: "Gia đình các người đều được an toàn!" rồi ngẩng lên sao Bắc đẩu mà thề.
Kết quả.
Tháng giêng năm sau (548), bộ tướng của Cảnh là Bộc Hiển đưa quân bản bộ đầu hàng Thiệu Tông. Quân đội của Cảnh tan rã, mất đi 4 vạn giáp sĩ, 4000 thớt ngựa, hơn vạn cỗ xe quân nhu. Cảnh đưa vài chục kỵ binh tâm phúc, từ Hạp Thạch vượt sông Hoài, thu thập tàn quân, được 800 người.
Quân Đông Ngụy thừa thắng tấn công Huyền Hồ, Huyền Hồ thiếu lương, Dương Nha Nhân bỏ thành chạy về Nghĩa Dương. Đến giữa năm, tướng Tây Ngụy là Vương Tư Chánh bị bắt ở Trường Xã, Đông Ngụy giành lại toàn bộ đất đai đã mất.
Dật sự.
Cảnh nắm giữ Hà Nam, quan cao quyền trọng, thực lực hùng hậu, bấy giờ uy thế như mặt trời lên cao. Ông xem thường con trai Cao Hoan là Cao Trừng, nói: "Cao Hoan còn sống, ta không dám làm gì. Cao Hoan đã chết rồi, ta tuyệt đối không làm việc cùng thằng nhãi Tiên Ti."
Vào lúc lâm chung, Cao Hoan dặn dò thế tử Cao Trừng: "Hầu Cảnh giảo hoạt lắm kế, phản phúc khó lường. Sau khi ta chết, ắt sẽ không phục tùng mày đâu!"
Khi Cảnh trấn Hà Nam, xin với Cao Hoan cho một dấu hiệu để phân biệt thật – giả. Mỗi lần đôi bên trao đổi thư từ, đều thêm vào một chấm, đến con em trong nhà cũng không biết. Về sau Cao Hoan mất, Cao Trừng giữ kín tin tức, mượn danh nghĩa của cha gọi Cảnh vào triều. Ông xem thư thì biết là trá, nên quay sang đầu hàng nhà Lương.
Khi Vũ Văn Thái gọi Cảnh vào triều. ông biết rõ ngoài là ủy cho trọng nhiệm, trong là thu lấy binh quyền, nên quyết tâm hàng Lương, ngang nhiên đáp lại rằng: "Ta vì cái thứ tự bị đảo lộn mà cảm thấy bị sỉ nhục bởi Cao Trừng, thì sao có thể cùng Em lớn (nguyên văn: Đại đệ, chỉ Vũ Văn Thái) sánh vai mà đi?"
Khi Cảnh bị Thiệu Tông đánh bại, vượt sông Hoài chạy trốn. Trên đường đi qua một tòa thành nhỏ, có người đứng trên tường mắng: "Tên nô tài què sao dám làm bậy!" Cảnh giận, phá thành giết kẻ ấy rồi mới đi. Ông đêm ngày chạy trốn, mà quân Đông Ngụy cũng không dám bức bách. Cảnh sai sứ nói với Thiệu Tông rằng: "Cảnh nếu bị bắt, ngài còn được dùng vào việc gì?" Thiệu Tông bèn tha cho ông. | 1 | null |
The 10th Kingdom là một bộ phim ngắn thuộc thể loại thần tiên, kì thú của truyền hình Mỹ. Đây là một câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của một cô gái và cha của cô bị đẩy khỏi Manhattan, New York, thông qua một chiếc gương thần đến một thế giới song song của chuyện cổ tích. Nơi mà mọi phép thuật đều tồn tại, các nhân vật xấu xa đều có thực, và họ phải tự mình khám phá, giải cứu cho thế giới này cũng như tìm được đường về nhà.
Tóm tắt.
Đã hai thế kỷ sau khi Bạch Tuyết (Snow White) và Cô bé lọ lem (Cinderella) có những chuyến phiêu lưu, 9 vương quốc đã sẵn sàng cho lễ đăng quang của hoàng tử Wendell, cháu của Bạch Tuyết, người trị vị vương quốc thứ 4. Nữ hoàng độc ác trốn khỏi nhà giam, phù phép hoàng tử thành một chú chó. Nhờ vào sức mạnh của chiếc gương ma thuật, Wendell đã trốn thoát và lạc đến vương qốc thứ 10, tức thành phố New York thời hiện đại. Tại đấy, anh gặp gỡ Virginia Lewis và người cha của cô, Anthony "Tony" Lewis. Bị truy bắt bởi những tên khổng lồ (Troll), cảnh sát và một con sói trong hình dạng con người, cả ba trở lại 9 vương quốc, bắt đầu chuyến phiêu lưu, giúp Wendell trở lại thành người, giành lại ngai vàng và tìm chiếc gương ma thuật để Tony và Virginia có thể trở về nhà.
Nội dung.
Virginia Lewis và cha của cô là Tony, tình cờ đi theo Golden Retriever xuyên qua Công viên Trung tâm và thông qua một chiếc gương bí ẩn, họ đặt chân đến một thế giới cổ tích được biết với tên "Vương quốc thứ Chín". Chú chó mà họ đi theo thực ra là hóa thân của Hoàng tử Wendell, cháu nội của Hoàng hậu Snow White và sau này sẽ là người đừng đầu của "Vương quốc thứ Tư". Tuy nhiên, mẹ kế của Hoàng tử là Evil Queen đã đưa một kẻ mạo danh lên ngai vàng và có âm mưu chiếm toàn bộ "Vương quốc thứ Chín".
Ban đầu, Tony và Virginia rất tuyệt vọng trong việc cố tìm đường trở về nhà, do họ phải đối đầu với qáu nhiều nguy hiểm. Họ đồng hành cùng với Hoàng tử và người sói Wolf, người mà đã có tình ý với Virginia ngay từ cái nhìn đầu tiên. Họ bị đuổi bắt bởi một gã Thợ săn là tay sai đắc lực của Evil Queen và luôn tìm cách bắt lấy Hoàng tử.
Virginia tình cờ gặp một bà tiên đỡ đầu, thực chất là linh hồn của Snow White, người đã tiết lộ cho cô biết cô là người đã được định sẵn để cứu "Vương quốc thứ Chín". Tony cũng nhận ra rằng Evil Queen chính là người vợ đã mất của mình và là mẹ của Virginia. Họ đến lâu đài để ngăn chặn Evil Queen, nhưng Wolf dường như đang phản bội lại Tony và Virginia. Evil Queen có được kẻ mạo danh Hoàng tử Wendell trong tay, bà ta cướp lấy ngai vàng và cố gắn đầu độc hết tất cả các vị khách từ các vương quốc khác trong lễ đăng quang.
May mắn thay, Wolf đã tráo lọ thuốc độc với một lọ thuốc ngủ và tất cả các vị khách trốn thoát an toàn. Virginia phải giết Evil Queen trong một trận chiến, điều này làm cô rất đau lòng. Hoàng tử Wendell thật trở lại thành người và tiếp quản ngai vàng. Với lòng biết ơn Tony vị sự giúp đỡ của ông, Hoàng tử Wendell đề nghị ông một công việc trong cung điện và ông đã đồng ý. Virginia chấp nhận tình yêu của Wolf và họ cùng nhau trở về New York và sống hạnh phúc mãi mãi về sau. | 1 | null |
Cụm bãi cạn Luconia (tiếng Anh: "Luconia Shoals") là một tập hợp rạn đá ngầm (hay "bãi cạn") ở phía nam Biển Đông. Trung Quốc và Đài Loan cho rằng cụm bãi cạn Luconia thuộc phạm vi của khái niệm quần đảo Nam Sa và nằm hoàn toàn trong đường chín đoạn. Malaysia cũng yêu sách cụm này dựa trên quan điểm chúng thuộc vùng đặc quyền kinh tế.
Địa lý.
Cụm bãi cạn Luconia nằm về hướng nam quần đảo Trường Sa, trên thềm lục địa của bờ biển bang Sarawak, Malaysia. Các thực thể địa lý của cụm bãi Luconia là các ám tiêu (rạn đá ngầm) từ san hô hoặc cát. Người ta chia cụm này làm hai phần là cụm bãi cạn Luconia Bắc và cụm bãi cạn Luconia Nam. Hầu như toàn bộ số thực thể địa lý thuộc cụm bãi Luconia đều chìm dưới nước, trừ rạn Luconia Breakers thuộc cụm bãi Luconia Nam. Có nguồn cho rằng ngoài rạn Luconia Breakers thì còn hai rạn đá nổi nữa là rạn Hayes và rạn Seahorse Breakers thuộc cụm bãi Luconia Bắc.
Danh sách thực thể.
Chú thích:
Tranh chấp.
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) cho rằng cụm bãi cạn Luconia thuộc phạm vi của khái niệm quần đảo Nam Sa và nằm hoàn toàn trong đường chín đoạn. Malaysia đòi hỏi cụm Luconia theo quan điểm chúng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, phía Malaysia không đặt nặng vấn đề này trên phương diện ngoại giao. | 1 | null |
Vũ Thị Đức (? - 1789), là một nữ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử.
Vũ (hay Võ) Thị Đức là người ở Phù Ly, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Phù Mỹ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định). Bà là con gái thứ hai của Đô đốc Vũ Đình Huấn, tước Ân Quang hầu.
Bà gia nhập quân Tây Sơn lúc nào không rõ, chỉ biết trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), bà cùng cha chỉ huy quân diệt đồn tiền tiêu của quân Thanh (Trung Quốc) ở Gián Khẩu (Ninh Bình).
Sau đó, trong khi cưỡi voi thúc quân truy kích quân xâm lược, con voi của bà bị sa xuống bãi lầy ở thôn Thượng Hòa (thuộc xã Gia Thanh, huyện Hoa Lư) không lên được, và bà đã tử trận cùng con voi.
Cảm phục và thương tiếc, dân địa phương lập đền thờ nữ tướng Vũ Thị Đức gần nơi bà hy sinh. Hiện nay, đền thờ ấy đã hư hỏng, chỉ còn một miếu nhỏ. | 1 | null |
Võ Thị Thái (? - 1789), là một nữ tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.
Tiểu sử.
Võ (hay Vũ) Thị Thái là người ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Bà là em ruột Đô đốc Võ Thông.
Bà gia nhập quân Tây Sơn lúc nào không rõ, chỉ biết trong chiến dịch giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), bà đã là Đô đốc kỵ binh, chỉ huy việc vận chuyển quân trang, khí cụ, lương thực từ Vị Hoàng (Nam Định) đến mặt trận Ngọc Hồi (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội).
Trong chiến dịch ấy, bà Thái bị trúng đạn của quân Thanh (Trung Quốc), và đã tử thương tại chiến trường. | 1 | null |
Nycticebus kayan là một loài linh trưởng strepsirrhine bản địa Borneo ở Indonesia. Rachel Munds, một nhà khoa học của Đại học Missouri Columbia, cùng hai đồng nghiệp phát hiện chúng. Loài này được đặt danh pháp lần đầu vào năm 2012.
Phạm vi phân bố của chúng ở Đông Nam Á, Bangladesh, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đảo Borneo. Nhóm của Munds nhận ra Nycticebus kayan là loài mới nhờ quan sát những đặc điểm trên mặt chúng - chẳng hạn như dải lông sẫm màu bao quanh mắt của chúng. Chiều dài thân của chúng vào khoảng 27 cm, còn khối lượng khoảng hơn 400 g.
Chúng có nộc độc trong miệng. | 1 | null |
Epimerase và racemase Các Epimerases và racemases là enzyme isomerase xúc tác đồng phân dị lập thể trong các phân tử sinh học. Racemases xúc tác cho sự đảo stereochemical xung quanh nguyên tử cacbon bất đối xứng trong một chất nền có chỉ có một trung tâm bất đối xứng. Epimerases xúc tác sự đảo ngược stereochemical của cấu hình về một nguyên tử cacbon bất đối xứng trong một chất nền có nhiều hơn một trung tâm bất đối xứng, do đó còn được gọi là interconverting epimers.
Các epimerases trong con người bao gồm methylmalonyl-CoA epimerase, liên quan đến các sự cố trao đổi chất của các amino acid isoleucine, methionine và valine, và UDP glucose 4 epimerase, được sử dụng trong bước cuối cùng của quá trình trao đổi chất galactose - xúc tác chuyển đổi thuận nghịch UDP-galactose glucose-UDP. | 1 | null |
Johnathan Hạnh Nguyễn (sinh ngày 27 tháng 5 năm 1951) là một doanh nhân, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), nguyên là thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ. Ông là người hỗ trợ cho việc mở đường bay chính thức giữa Việt Nam và Philippines.
Tiểu Sử.
Ông sinh ngày 27 tháng 5 năm 1951, quê ở Nha Trang, Khánh Hòa. Năm 23 tuổi ông Johnathan Hạnh Nguyễn sang định cư tại Philippines rồi đi du học Mỹ và sau đó công tác trong lĩnh vực hàng không.
Jonathan Hạnh Nguyễn ra trường và khi đó ông mua được một chiếc xe đi làm. "Lúc đó có tiền tôi cố gắng để tiết kiệm. Mọi người lập nghiệp còn có các Công ty, các Mạnh Thường Quân giúp đỡ nhưng bản thân tôi lập nghiệp từ tay trắng và hiện nay tài sản là hơn 500 triệu USD, quá trình này rất là gay gắt", ông Jonathan Hạnh Nguyễn nói.
Năm 1980, ông làm việc cho hãng hàng không Philippines Airlines và ông là người đã có nỗ lực trong việc đàm phán để mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines vào năm 1985.
Năm 1985, Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư và thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương - Imex Pan Pacific (IPP) và hiện ông là Chủ tịch tập đoàn IPP. IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Đồng thời ông đã bắt tay đầu tư vào quê hương Khánh Hòa. Dự án đầu tiên mà ông thực hiện là Khách sạn Loge Nha Trang với quy mô 14 tầng, tiêu chuẩn 3 sao, vốn đầu tư gần 10 triệu USD.
Với kinh nghiệm, năng lực của mình, ông đã cùng với năm đối tác khác được Bộ Giao thông Vận tải, Cục hàng không, Tổng công ty hàng không Việt Nam tin tưởng giao thực hiện dự án Nhà ga hành khách quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh với quyết tâm hoàn thành dự án trong vòng 18 tháng kể từ ngày khởi công, và khi nhìn thấy nhật ký công trường cũng như thực tế xây dựng của dự án đã khiến nhiều người thốt lên: Chưa thấy ai làm bài bản, nghiêm chỉnh, quyết liệt như ông Johnathan Hạnh Nguyễn! Và dự án này chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30.06.2018 trong sự thán phục của giới chuyên môn.
Ông đã hợp tác với các đối tác như: DFS, SASCO, AUTOGRILL để đầu tư mở hàng loạt chuỗi cửa hàng miễn thuế, chuỗi cửa hàng lưu niệm, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và nhiều dịch vụ phi hàng không trên khắp các sân bay Việt Nam, Philippines…
Không chỉ là ông chủ của những doanh nghiệp trăm, nghìn tỷ đồng, "vua hàng hiệu" Hạnh Nguyễn cũng đã đổ 40 triệu USD vào khu mua sắm cao cấp Rex Arcade nằm trong khách sạn Rex, một trong những kiến trúc mang phong cách Pháp và là biểu tượng của Sài Gòn được xây dựng từ năm 1927.
Chưa dừng lại, vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn còn là chủ một trong những thành viên mang lại cho IPP Group doanh thu lớn nhất là Công ty Imex Pan Pacific, nhà phân phối độc quyền nhiều sản phẩm hàng hiệu tại Việt Nam đã rót 400 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza.
Ngoài ra ông Johnathan Hạnh Nguyễn còn làm ăn buôn bán, kinh doanh với hai thương hiệu kinh doanh thực phẩm nổi tiếng thế giới là Burger King và gà rán kiểu Mỹ Popeyes Chicken, đồ uống Dunkin’ Donuts. Ông cũng đầu tư vào đồ ăn nhanh với thương hiệu Domino’s Pizza. Hiện các vị trí đẹp nhất của trung tâm đã có sự phủ kín của một loạt thương hiệu như Burberry, Cartier, Dior, Lancôme, Louis Vuitton, MAC Cosmetics, Parfums Christian Dior, Rolex, Miluxe Boutique… Năm 2018, vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn đã bắt tay ông lớn KPop tìm kiếm, phát triển tài năng thành các ngôi sao toàn cầu. Ông vua này còn chính thức khai trương cửa hàng bán lẻ và cung cấp dịch vụ Apple mang tên eDiGi vào tháng 9.2018 tại TP.HCM.
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng và Chủ tịch IPPG Johnathan Hạnh Nguyễn đã ký kết hợp tác xây dựng, đầu tư dự án khu phi thuế quan tại Phú Quốc với tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, trên tổng diện tích hơn 770.00m2.
Gia đình.
Vợ đầu của ông là cháu họ của cựu Đệ nhất phu nhân Philippines – Imeda Marcos, ông bà có ba người con trai và ba người con gái. Con trai trưởng của ông là Henry Nguyễn sinh năm 1981. Louis Nguyễn sinh năm 1983, là chồng của nữ diễn viên Tăng Thanh Hà. Con trai kế là Phillip Nguyễn sinh năm 1984.
Người vợ sau của ông là nữ diễn viên điện ảnh Lê Hồng Thủy Tiên. Trước đây bà từng là tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines, bà cũng là nữ diễn viên từng đóng trong bộ phim "Vị đắng tình yêu". Sau khi lập gia đình, bà Thủy Tiên rút lui khỏi màn ảnh và trở thành Tổng giám đốc Công ty IPP. Vợ chồng ông bà Johnathan Hạnh Nguyễn và Thủy Tiên có một con gái, "Jacqueline Nguyễn" sinh năm 1996 và một con trai, "William Hiếu Nguyễn" sinh năm 1998.
Johnathan Hạnh Nguyễn đã thuê riêng một chiếc máy bay Dassault Falcon 8X để chở con gái Tiên Nguyễn, bệnh nhân Covid-19 thứ 32, từ Anh về Việt Nam vào ngày 9 tháng 3 năm 2020 với giá thuê khoảng hơn 400 nghìn USD. Con số này đã tính phí chờ ở sân bay và chi phí khử trùng máy bay.
Hoạt động kinh doanh.
Khoảng năm 1984, ông Johnathan Hạnh Nguyễn là người đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán để mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines.
Hai năm sau đó, ông là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư khi thành lập Công ty Liên Thái Bình Dương - Imex Pan Pacific (IPP). Hiện tại ông là Chủ tịch IPP.
Từ năm 1996 đến nay, IPP đã đầu tư hoặc hợp tác đầu tư 30 dự án với tổng số vốn hơn 280 triệu USD. Những dự án này mang lại doanh số hằng năm khoảng 460 triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 lao động ở Việt Nam.
Khen thưởng.
Tháng 5 năm 2012, ông được Hạ viện Philippines vinh danh vì những đóng góp trong việc thắt chặt quan hệ Việt Nam-Philippines. Và nhiều bằng khen, huy hiệu các loại. | 1 | null |
Fondue (phát âm tiếng Pháp: [fɔ'dy]) còn gọi là lẩu pho mát là một món ăn Thụy Sĩ, Pháp, và Ý gồm pho mát chảy được phục vụ trong nồi nóng đặt trên một cái bếp di động được làm nóng bằng nến hoặc đèn cồn, và ăn bằng cách chấm bánh mì vào pho mắt bằng một cái dĩa dài. Món này được nâng lên thành món ăn quốc gia bởi Liên đoàn Pho mát Thụy Sĩ ("Schweizerische Käseunion") trong thập niên 1930, nhưng nguồn gốc của nó xuất phát từ một khu vực bao gồm Thụy Sĩ, Pháp (Rhone Alps) và Ý (Piemonte và thung lũng Aosta).
Một hoặc nhiều loại pho-mát khác nhau, có thể thêm rượu hoặc một số gia vị khác) được đun chảy trong một chiếc nồi nhỏ. Nồi này sau đó được đặt trên một bếp nhỏ đốt bằng cồn hoặc nến, mục đích để giữ cho pho mát luôn ấm nóng và ở dạng lỏng. Bếp và nồi pho mát được phục vụ tại bàn, cùng với một số loại đồ ăn kèm phổ biến như là bánh mỳ cắt miếng nhỏ, các loại đồ nguội như thịt hun khói, xúc xích, salami, và một vài loại rau củ như khoai tây hay nấm. Pho mát làm Fondue có nhiều loại, công thức pha trộn các loại pho mát cũng khác nhau.
Lịch sử.
Công thức được biết đến sớm nhất cho fondue pho mát đến từ một quyển sách năm 1699 xuất bản ở Zurich, dưới tên "Käss mit Wein zu kochen", "cách nấu pho mát với rượu vang". Nó gồm pho mát nấu chảy với rượu vang, và có bánh mì để chấm vào đó.
Từ nguyên.
Từ "fondue" là từ bị động quá khứ hoàn thành giống cái của động từ tiếng Pháp "fondre" ("tan chảy") và được sử dụng làm danh từ. Nó được chứng thực lần đầu tiên tại Pháp năm 1735, ở "Cuisinier moderne" của Vincent la Chapelle, và tiếng Anh năm 1878.
Các loại fondue khác.
Nước dùng.
"Fondue Trung Quốc" là một tên gọi phổ biến của lẩu, trong đó thịt và rau được nấu trong một nồi nước dùng chung. Nhiều loại sốt được phục vụ kèm theo. Một cách độc đáo bữa ăn được kết thúc khi tất cả các thực khách đã nấu xong nguyên liệu của họ bằng cách chia đều nước dùng, mà bây giờ chứa một hỗn hợp của tất cả các hương vị từ các nguyên liệu trước đó.
Sô cô la.
Hoa quả hoặc bánh nướng thái được nhúng vào nồi nấu fondue (caquelon) chứa sô cô la, thường được tăng hương vị bằng rượu rum hoặc kirschwasser. Fondue tráng miệng còn có thể được làm từ dừa, mật ong, caramen, hoặc marshmallow
Dầu.
"Fondue bourguignonne" gồm một nồi nấu fondue chứa dầu nóng và thực khách nhúng các miếng thịt (thường là thịt bò) vào để nấu chúng. Các loại nước chấm khác nhau được bày trên bàn.
Rượu vang.
"Fondue vigneronne" giống với fondue bourguignonne, nhúng với rượu vang thay vì dầu. Fondue vang đỏ bao gồm vang đỏ nấu sôi, thêm muối, tiêu, tỏi, hành tây và rau thơm; phiên bản vang trắng được nêm với quế, ớt, rau mùi và nước dùng gà. Thực khách nhúng thịt, cá hoặc rau vào nồi nấu fondue và chấm với sốt bearnaise, tartare hoặc mù tạt Pháp.
Truyền thống và nghi thức.
Có một truyền thống rằng nếu một người đàn ông rơi bánh mì của mình vào trong nồi, anh ta phải mua tất cả đồ uống xung quanh, và nếu đó là một phụ nữ, cô phải hôn hàng xóm của cô. Một loại mousse sô cô la hoặc bánh sô cô la đôi khi cũng được gọi là "fondue sô cô la" bắt đầu từ những năm 1930.
Sự lựa chọn về nước giải khát để uống với fondue được quy định trong một số truyền thống trái ngược; một số cho là rượu vang trắng nên được uống, trong khi những người khác chỉ định rằng trà đen là thức uống nên lựa chọn. Một số người uống spirit trong hoặc sau bữa ăn. Một nghiên cứu được công bố năm 2010 cho thấy không cái nào trong số những loại đồ uống này gây ra chứng khó tiêu sau khi ăn fondue. | 1 | null |
"Locked Out of Heaven" là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Bruno Mars nằm trong album phòng thu thứ hai của anh, "Unorthodox Jukebox" (2012). Nó được phát hành vào ngày 1 tháng 10 năm 2012 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi Atlantic Records. Bài hát được đồng viết lời bởi Mars, Philip Lawrence và Ari Levine thuộc đội sản xuất The Smeezingtons, những người cũng đồng thời chịu trách nhiệm sản xuất nó với Mark Ronson, Jeff Bhasker và Emile Haynie. Đây là một bản reggae rock và pop rock kết hợp với những yếu tố từ new wave và funk mang nội dung đề cập đến những cảm xúc cuồng nhiệt mang lại bởi một mối quan hệ tình cảm cũng như những cảm xúc tích cực và hưng phấn trong tình dục, và so sánh "thiên đường như một chốn cấm địa", đã thu hút nhiều sự so sánh với một số tác phẩm của Dire Straits, The Human League, Michael Jackson, The Police và The Romantics. Một phiên bản phối lại chính thức của bài hát được thực hiện bởi Major Lazer, và đã xuất hiện trong ấn phẩm Target và sang trọng của "Unorthodox Jukebox".
Sau khi phát hành, "Locked Out of Heaven" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao chất giọng mượt mà của Mars, quá trình sản xuất cũng như khuynh hướng âm nhạc mới mẻ của nam ca sĩ, và gọi đây là một bản nhạc "thú vị" và là "sự tiến hóa âm nhạc". Bài hát còn gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, bao gồm chiến thắng tại giải Âm nhạc châu Âu của MTV năm 2013 cho Bài hát xuất sắc nhất và ba đề cử giải Grammy cho Thu âm của năm, Bài hát của năm và Thu âm phối lại xuất sắc nhất, Phi cổ điển tại lễ trao giải thường niên lần thứ 56. Nó cũng tiếp nhận những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Canada, Hungary và Ba Lan, và lọt vào top 10 ở hầu hết những thị trường nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn như Úc, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ireland, Ý, New Zealand, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, "Locked Out of Heaven" đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 trong sáu tuần liên tiếp, trở thành đĩa đơn quán quân thứ tư của Mars và đã bán được hơn 5.2 triệu bản tại đây.
Video ca nhạc cho "Locked Out of Heaven" được đồng đạo diễn bởi Cameron Duddy và Mars, trong đó nam ca sĩ và những người bạn của mình nhàn nhã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như hút thuốc, uống rượu và chơi trò chơi. Nó đã nhận được nhiều lượt phát sóng liên tục trên những kênh truyền hình âm nhạc như MTV, VH1 và BET, cũng như gặt hái ba đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 2012 cho Video của năm, Video Pop xuất sắc nhất và Video xuất sắc nhất của nam ca sĩ, và chiến thắng giải sau. Để quảng bá bài hát, Mars đã trình diễn "Locked Out of Heaven" trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm "The Graham Norton Show", "Saturday Night Live", "The X Factor UK", "Wetten, dass..?", "Show thời trang Victoria's Secret" năm 2012, Giải Grammy lần thứ 56 và Show giữa hiệp Super Bowl XLVIII, cũng như trong nhiều chuyến lưu diễn của anh. Kể từ khi phát hành, bài hát đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, như Leona Lewis, Bastille, Bridgit Mendler, Sam Tsui và dàn diễn viên của "Glee". Tính đến nay, nó đã bán được hơn 10.9 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Thành phần thực hiện.
Thành phần thực hiện được trích từ ghi chú của "Unorthodox Jukebox", Atlantic Records. | 1 | null |
DV-2 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt được hợp tác phát triển bởi Považské Strojárne Letecké Motory (PSLM) của Tiệp Khắc và Cục thiết kế Ivchenko Lotarev của Liên Xô. Động cơ được dùng để trang bị trên các máy bay huấn luyện mới khi đó là L-39, L-39MS và L-59. Việc thiết kế hoàn toàn do Lotarev đảm nhiệm còn việc chế tạo động cơ này được giao cho PSLM.
Động cơ được thiết kế dưới dạng từng khối để dễ tháo ráp và bảo trì với 12 phần. Có thể tháo một khối ra để bảo trì mà không cần phải tháo các khối khác. Động cơ có quy trình xử lý chất thải để việc sử dụng nhiên liệu được hiệu quả hơn, như việc lọc các nhiên liệu không được đốt cháy hết và cho vào một khoang chứa riêng chúng sẽ được sử dụng với mục đích khác thay vì xả hết ra ngoài và tạo ra một đường khói sau đuôi máy bay, nếu như động cơ hoạt động với công suất cao lượng chất thải này sẽ được xả vào luồn lửa phía sau động cơ nơi chúng sẽ được đốt cháy hoàn hoàn và tăng lực đẩy của động cơ. | 1 | null |
Diều hâu khoang (danh pháp khoa học: "Accipiter bicolor") là một loài chim trong họ Ưng. Nó được tìm thấy trong rừng, rừng cây gỗ, rừng thứ sinh, và xa van rừng ở miền đông nam Mexico, Trung Mỹ, và phía bắc và Trung Nam Mỹ (xa tận phía nam đến miền bắc Argentina). Mặc dù nhìn chung là loài không phổ biến, nó lại là loài phổ biến nhất của chi "Accipiter" ở hầu hết phạm vi của nó, nhưng nó không hiện diện ở độ cao trên 2.700 mét (8900 ft) chẳng hạn như các khu vực cao nhất của dãy Andes.
Loài chim này dài 34–45 cm và cân nặng 200-450 g. Thức ăn thông thường nhất của nó là loài hoét và bồ câu nhỏ, nhưng cũng ăn các loài động vật có vú và bò sát nhỏ. Người ta đã chứng kiến một số trường hợp diều hâu khoang tấn công khỉ sóc hoặc tamarin. | 1 | null |
Chim Hoét hay Chim Hét (danh pháp khoa học Turdus) là một chi chim thuộc họ Hoét. Chi này có phân bố toàn cầu, với các loài ở châu Mỹ, Châu Âu, châu Á, châu Phi và Úc. Một số loài sinh sống thành đàn ở một số đảo đại dương, và hai loài đã được nhập nội đến New Zealand. Một số loài di cư.
Các loài.
Chi này có khoảng 65-78 loài hoét thật sự (tùy theo quan điểm phân loại), khi gộp cả bốn loài của 3 chi liệt kê dưới đây, và 1 loài tuyệt chủng gần đây là hoét Grand Cayman ("Turdus ravidus"). Ba chi được gộp trong chi Hoét là do tính cận ngành của chúng với chi này.
Danh sách các loài trong chi: | 1 | null |
Đường sắt Côn Minh – Singapore là một tuyến đường sắt được đề xuất sẽ kết nối Tây Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Tuyến sẽ chạy từ Côn Minh, thủ phủ tỉnh của tỉnh Vân Nam của Trung Quốc qua Lào, Thái Lan và Malaysia đến Singapore, với các tuyến đường thay thế thông qua Việt Nam, Campuchia và Myanmar. Đường sắt từ miền nam Trung Quốc qua Đông Dương đến Malaya ban đầu đã được thực dân Anh và thực dân Pháp đề xuất từ đầu thế kỷ 20. Trong tháng 10 năm 2006, tuyến đường sắt Côn Minh-Singapore đã trở thành một trong những đường sắt xuyên Á được quy định theo Hiệp định mạng lưới đường sắt xuyên Á có chữ ký của 17 nước châu Á và Âu Á và sẽ tạo thành một phần của con đường tơ lụa sắt, một mạng lưới đường sắt xuyên lục địa trên lục Á-Âu, được Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương (UNESCAP) thúc đẩy.
Nửa phía nam của tuyến đường sắt từ Thái Lan sang Singapore đã hoạt động từ lâu. Công tác xây dựng tuyến đường sắt ở Trung Quốc đã bắt đầu. Phần tuyến trên lãnh thổ Lào đã được lên kế hoạch triển khai vào tháng 4 năm 2011 với sự hỗ trợ của Trung Quốc, nhưng dự án này đã bị trì hoãn ở phút cuối cùng. Đường này đã được hoàn thành vào cuối năm 2021.
Đến thời điểm 2012, mạng lưới đường sắt xuyên quốc gia này vẫn chưa đồng nhất về khái niệm đường sắt cao tốc, nhưng theo thỏa thuận ASEAN - Trung Quốc coi đây là một dự án mở, tuyến đường sắt đi qua nước nào thì nước đó phải bỏ tiền xây.
Việt Nam có 4 đường liên vận giao nối với mạng đường sắt Côn Minh - Singapore.
Các tuyến đường là: | 1 | null |
Thủ công nghiệp Đại Việt thời Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam phản ánh chính sách và kết quả hoạt động thủ công nghiệp nước Đại Việt từ năm 1778 đến năm 1802, trong phạm vi lãnh thổ nhà Tây Sơn quản lý.
Thủ công nghiệp nhà nước.
Trong những năm đầu, do hoàn cảnh chiến tranh, phải đối phó với các chính quyền khác và lãnh thổ còn bị chia cắt, nhà Tây Sơn chưa có nhiều chính sách và việc thực thi cụ thể đối với phát triển kinh tế nói chung và thủ công nghiệp nói riêng.
Nguyễn Huệ chủ trương phát triển ngành sản xuất thủ công nghiệp độc lập, tự chủ để tự phục vụ nhu cầu trong nước. Trong lần hội kiến với Nguyễn Thiếp năm 1788, ông bày tỏ ý nguyện các đồ khí dụng trong nước sẽ không cần phải mua của Trung Quốc. Do đó ông kêu gọi nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất.
Sử sách ghi lại không nhiều về thành tựu thủ công nghiệp thời Tây Sơn. Sau ngày đánh bại quân Thanh, Quang Trung chú trọng mở các xưởng đúc tiền, đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của nhà nước. Những xưởng đóng thuyền chiến phục vụ chiến tranh thời Quang Trung đã đóng được thuyền lớn có thể chở được voi.
Thủ công nghiệp nhân dân.
Sản xuất thủ công nghiệp trong nhân dân được hồi phục khá nhanh, làm thay đổi bộ mặt xã hội. Làng gốm Bát Tràng tiếp tục là trung tâm sản xuất và tiêu thụ hàng gốm sứ, trở lại với nhịp độ tấp nập như trước.
Nhiều làng thủ công như nghề nuôi tằm, dệt vải, nung vôi, dệt gấm, làm giấy… cũng trở lại không khí sản xuất sau thời kỳ hoang tàn cuối thời Lê-Trịnh. Thăng Long không còn là kinh đô nhưng vẫn đóng vai trò trung tâm kinh tế. | 1 | null |
Tiền tệ Việt Nam thời Bắc thuộc phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Tiền tệ thời ngàn năm Bắc thuộc.
Dưới thời Văn Lang, Âu Lạc và Nam Việt, Việt Nam chưa có tiền tệ. Trong đời sống kinh tế, việc tiêu dùng được thực hiện qua trao đổi sản phẩm với nhau. Đương thời tại Trung Quốc, tiền tệ đã có từ trước thời Tần Thủy Hoàng. Kết quả khảo cổ cho thấy những đồng tiền thời Xuân Thu – Chiến Quốc chỉ được tìm thấy tại lưu vực sông Hoàng Hà mà không có ở miền Nam Trung Quốc.
Những đồng tiền đầu tiên lưu hành tại Việt Nam là tiền thời Tây Hán. Tiền "bán lạng" của nhà Tây Hán vốn ra đời từ thời Tần. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa đã thống nhất các đơn vị tiền tệ trong nước theo một hệ thống, xóa bỏ hệ thống tiền tệ cũ của 6 nước. Theo cách tính trọng lượng đương thời, mỗi thù nặng 0,646 gram, 1 lạng = 24 thù = 15,504 gram. Tiền "bán lạng" là tiền có trọng lượng bằng nửa lạng, tức là 12 thù, tương đương 7,752 gram.
Tiền bán lạng loại to nặng đúng 12 thù chỉ có vào thời Tần sang đầu thời Tây Hán. Sang thời Tây Hán, kể từ thời Lã Hậu trở đi, triều đình phương Bắc không còn đúc những đồng tiền lớn nữa. Những đồng tiền dù trên mặt vẫn ghi "bán lạng" nhưng trọng lượng thực tế bị giảm dần, từ 8 thù xuống 5 thù, thậm chí chỉ còn 4 hay 3 thù. Tiền bán lạng loại lớn 12 thù không được tìm thấy tại Việt Nam.
Sau đó nhà Tây Hán chính thức đúc những đồng tiền "ngũ thù" (trọng lượng 5 thù thay vì 12 thù như trước đây), tương đương 3,23 gram, với hai chữ "ngũ thù" đúc trên mặt đồng tiền. Với kỹ thuật thời đó chưa chính xác cao, các đồng tiền có trọng lượng dao động từ 3-4 gram. Đây là những đồng tiền đầu tiên lưu hành tại Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
Sau đó, những chứng tích mà các nhà khảo cổ tìm được trong các di chỉ khảo cổ là tiền "Đại Truyền ngũ tập", "trị bách ngũ thù" và "hóa tuyền" của Vương Mãng, "Thế Bình", "Thái Bình" hay "Đình Bình" của Tôn Quyền trước khi xưng vương (222), tiền "ngũ thù" của nhà Tùy (581-618). Duy có đồng tiền "tứ thù" của nhà Lưu Tống (420-479) thời Nam Bắc triều thì không được giới khảo cổ tìm thấy tại Việt Nam.
Tuy tiền đã lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam khi đó (với tên gọi Giao Chỉ) nhưng chưa được người Việt dùng thông dụng. Nhiều đồng tiền "ngũ thù" được tìm thấy nhiều trong các ngôi mộ cổ thời Hán, cùng những vật tùy thân cho người được mai táng. Do chiến tranh liên miên sau đó dưới các thời Tam Quốc, Nam Bắc triều, trọng lượng đồng tiền cũng thay đổi, có khi trên mặt đúc chữ "ngũ thù" nhưng trọng lượng thấp hơn. Tuy nhiên đa số vẫn là tiền ngũ thù có trọng lượng trung bình 3-4 gram được sử dụng thông dụng trong thời các triều đại từ Tây Hán tới thời Tùy.
Sang thời thuộc Đường, Đường Cao Tổ bãi bỏ hết những đồng tiền "ngũ thù" trước đây, đúc loại tiền "thông bảo" – đó là lần đầu tiên Trung Quốc lưu hành tiền "thông bảo". Tiền Khai Nguyên thông bảo của Đường Minh Hoàng được sử dụng khá rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam khi đó. Tiền không chỉ dùng chi tiêu mà còn sử dụng để đóng sưu thuế.
Về việc tiền Khai Nguyên thông bảo được đúc tại Việt Nam, các sử gia còn chưa thống nhất. Đỗ Văn Ninh và Phan Huy Lê thống nhất với quan điểm này, còn Tạ Chí Đại Trường cho rằng bằng chứng về khuôn tiền đá Nguyên Phong vốn chỉ có từ năm 1077 (thời Bắc Tống ở Trung Quốc và thời nhà Lý ở Việt Nam, sau đó 400 năm) nên có thể sau này người Việt vẫn đúc tiền Khai Nguyên dùng, nhưng bằng khuôn kỹ thuật đương thời chứ không phải của chính thời Khai Nguyên đúc.
Thời Minh thuộc.
Thời Trần, mỗi quan được tính bằng 690-700 đồng. Từ khi nhà Minh đánh chiếm nước Đại Ngu, áp dụng tỉ lệ 1 quan = 1000 đồng.
Thuế buôn, thuế đánh cá và phí thuê ruộng được tính bằng tiền đồng; những thứ thuế khác như thuế tằm, thuế ruộng tư thì thu bằng lúa gạo, tơ tằm; thuế vàng bạc ở Thái Nguyên, Nghệ An, Lạng Sơn được thu bằng trọng lượng sản vật.
Số tiền thuế thu được vào năm 1417 được Cao Hùng Trưng nêu trong sách "An Nam chí nguyên" như sau:
Trung Quốc vào thời nhà Minh sử dụng cùng lúc cả tiền kim loại và tiền giấy, trong đó tiền giấy khá được chuộng dùng. Tiền giấy nhà Minh đương thời gọi là "Đại Minh thông hành bảo sao". Tại lãnh thổ Việt Nam khi đó tiền giấy cũng lưu hành khá thông dụng. | 1 | null |
Kwangmyŏngsŏng-3 Unit 2 (Chosŏn'gŭl: 《광명성―3》호 2호기; Hanja: 光明星3號2號機, âm Hán-Việt: Quang Minh Tinh tam hiệu nhị cơ, nghĩa là "Ngôi sao sáng-3 đơn vị số 2") là vệ tinh quan sát Trái Đất của CHDCND Triều Tiên, được cho là nhằm mục đích thay thế Kwangmyŏngsŏng-3, đã thất bại không lên quỹ đạo vào ngày 13 tháng 4 năm 2012. Những lời chỉ trích xem vụ phóng tên lửa này là một vụ thử tên lửa đạn đạo.
Vụ phóng thực hiện khi Bắc Triều Tiên kỷ niệm một năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Chính Nhật và ngay trước khi Hàn Quốc phóng vệ tinh và cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc ngày 19 tháng 12 năm 2012. Vụ phóng thành công làm cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trở thành cường quốc không gian thứ 10 có khả năng đưa các vệ tinh trong quỹ đạo bằng cách sử dụng các tên lửa đẩy riêng của mình.
Bắc Triều Tiên tuyên bố vụ phóng thành công, và quân đội Hàn Quốc và NORAD đã báo cáo rằng các dấu hiệu ban đầu cho thấy một vật thể đã được đưa lên quỹ đạo. Bắc Triều Tiên trước đây tuyên bố Kwangmyŏngsŏng-1 và Kwangmyŏngsŏng-2 đã được phóng thành công, dù các nguồn xác nhận rằng chúng không được đưa lên quỹ đạo.
Từ nguyên.
Tên gọi "Kwangmyŏngsŏng" mang đầy tính biểu tượng cho chủ nghĩa dân tộc Bắc Triều Tiên và sự sùng bái gia đình họ Kim. Mặc dù lãnh đạo Triều Tiên, Kim Chính Nhật sinh ra ở Vyatskoye, gần Khabarovsk ở vùng Viễn Đông Nga, nhưng các nguồn của CHDCND Triều Tiên lại tuyên bố rằng Kim Chính Nhật sinh ra trên núi Paektu, và vào ngày đó một vì sao sáng (kwangmyŏngsŏng) đã xuất hiện trên bầu trời, báo cho mọi người biết rằng, một vị tướng mới vừa được sinh ra. | 1 | null |
John Entwistle (9 tháng 10 năm 1944 – 27 tháng 6 năm 2002) là một nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ kèn cor, nhà sản xuất phim và âm nhạc, được biết tới nhiều nhất khi là tay bass của ban nhạc rock người Anh, The Who. Cách chơi của ông đã trở thành nguồn cảm hứng của vô vàn những nghệ sĩ khác. Ông có tên tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll với The Who vào năm 1990.
Entwistle thường chơi bass với việc sử dụng ngũ cung, cùng với đó là những âm bổng ("full treble, full volume") được tạo nên bởi loại dây đàn cuốn vồng (roundwound) của hãng RotoSound. Cho tới khi qua đời, bộ sưu tập của ông có tới hơn 200 loại nhạc cụ, bao gồm nhiều hãng đàn mà ông đã từng sử dụng trong suốt sự nghiệp, như Fender, Danelectro, và Rickenbacker trong những năm 60, Gibson và Alembic trong những năm 70, Warwick trong những năm 80, và Status trong những năm 90. Năm 2011, độc giả tờ "Rolling Stone" bình chọn Entwistle là tay bass vĩ đại nhất mọi thời đại.
Năm 2002, ông qua đời trong một khách sạn ở Las Vegas do đau tim vì sử dụng cocaine quá liều. | 1 | null |
The Body Shop International plc, tên thương mại: The Body Shop, là một công ty sản xuất sản phẩm dưỡng da và mỹ phẩm của Anh được Dame Anita Roddick thành lập năm 1976. Công ty hiện đang có phạm vi 1.000 sản phẩm được bán tại 3.000 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại 66 quốc gia. Công ty có trụ sở tại Littlehampton, West Sussex, UK.
Công ty này đã được công ty mỹ phẩm L'Oréal của Pháp sở hữu từ năm 2006. Tháng 6 năm 2017, L'Oréal đồng ý bán công ty này cho công ty mỹ phẩm Natura của Brazil với giá £880 triệu, phải tuân theo chấp thuận lập quy của Brazil và Hoa Kỳ.
Lịch sử.
Đầu những năm 70, Anita Roddick thăm cửa hiệu ở Berkely, California, nơi bán bán xà phòng và kem dưỡng da có mùi hương tự nhiên, có tên là The Body Shop. Chủ cửa hiệu Berkeley Body Shop là Peggy Short and Jane Saunders chỉ sử dụng các thành phần nguyên liệu từ tự nhiên. Cửa hàng mỹ phẩm thiên nhiên, thân thiện với môi trường là nguồn cảm hứng để Anita Rodddick mở cửa hàng ở Anh vào 1976. Năm 1987, Roddick đã mua quyền sử dụng tên thương hiệu Body Shop . Từ khi khai trương ở Anh vào năm 1976, The Body Shop tăng trưởng rất nhanh, 50% hàng năm.
Cửa hàng đầu tiên của The Body Shop được mở vào ngày 26/3/1976 tại Brighton, vùng bờ biển phía Nam nước Anh. Năm 1978, một quầy hàng ở Brussel (Bỉ) đã trở thành chi nhánh nhượng quyền đầu tiên của The Body Shop tại nước ngoài. Năm 1982, những cửa hàng khác được mở với tần suất 2 cửa hàng mỗi tháng.
Năm 1985, năm đầu tiên thành lập công ty, The Body Shop đã ủng hộ các áp phích cho tổ chức Hòa Bình Xanh. Một năm sau, The Body Shop tạo ra bộ phận phụ trách các dự án về môi trường riêng của mình và thực hiện chiến dịch mở rộng quan trọng đầu tiên là "Cứu cá voi" (Save the Whale) cùng với tổ chức Hòa Bình Xanh trong năm 1986. Sản phẩm Thương mại Cộng đồng đầu tiên của The Body Shop, Footsie Roller, được sản xuất vào năm 1986 bởi một nhà cung cấp ở miền Nam Ấn Độ.
Năm 1990, chỉ một năm sau khi ra mắt tại nước Mỹ, đã có đến 2.500 đơn xin nhượng quyền thương hiệu. Nhu cầu về sản phẩm của The Body Shop tăng cao đã thúc đẩy sự mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty đến 39 quốc gia chỉ trong vòng 14 năm sau khi The Body Shop mở cửa hàng đầu tiên. Công cụ bán hàng trực tuyến The Body Shop at Home (Mua sản phẩm The Body Shop tại nhà) đã được ra mắt tại Anh vào năm 1994, Canada vào năm 1995, tại Úc vào năm 1997 và Mỹ năm 2001. Hiện nay, nó đã phát triển rộng khắp 48 tiểu bang của nước Mỹ và được thiết lập ngày càng phát triển hơn.
Năm 1997, The Body Shop là công ty mỹ phẩm quốc tế đầu tiên đăng ký với tổ chức tiêu chuẩn mỹ phẩm dành cho con người (Humane Cosmetics Standard), và nhận được sự ủng hộ từ các nhóm bảo vệ động vật quốc tế hàng đầu. Từ năm 1995 đến năm 1997, những báo cáo về giá trị của The Body Shop được công nhận bởi chương trình vì môi trường và tính bền vững của Liên hiệp Quốc như là người tiên phong và được xếp hạng cao nhất trong việc xem xét các báo cáo về môi trường doanh nghiệp quốc tế.
Năm 1999, The Body Shop đã thành lập bốn trụ sở kinh doanh mới ở Anh, châu Âu, châu Mỹ và châu Á, hoạt động và chuyển dịch cơ cấu quản lý ra vùng lãnh thổ này.
Năm 2001, chương trình tặng thưởng cho khách hàng lần đầu tiên ra mắt tại nước Mỹ. Hiện nay chương trình này rất phổ biến, nhất là tại các thị trường trọng điểm trên toàn cầu, được gọi là chương trình "Love Your Body" (Hãy yêu cơ thể bạn) dành cho khách hàng. Khách hàng, cũng như những thành viên khác, sẽ nhận được chỉ toàn lợi ích từ chương trình này, sẽ được giảm 10% trên tổng doanh số đã mua, được nhận các bộ quà tặng miễn phí và được tặng quà vào sinh nhật. The Body Shop đã mở rộng các chi nhánh vào thị trường Nam Phi vào tháng 6 năm 2001, thông qua công ty cổ phần New Clicks (New Clicks Holdings), tổ chức được nhượng quyền thương hiệu trực tiếp của The Body Shop tại Nam Phi. Anita Roddick - nhà sáng lập của The Body Shop được phong tước Quý bà của Vương Quốc Anh như là một đặc ân nhân kỷ niệm sinh nhật của Nữ hoàng vào ngày 14 tháng 6 năm 2003. Cũng trong năm 2003, The Body Shop đã ra mắt tại Estonia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 2004, The Body Shop là nhà bán lẻ toàn cầu đầu tiên tham gia Hội đồng của Hội nghị bàn tròn để phát triển bền vững cọ dầu, làm việc với các tổ chức phi chính phủ và các (chủ) đồn điền để bảo vệ rừng mưa nhiệt đới và nâng cao quyền con người của công nhân và người dân bản địa.
Năm 2005, The Body Shop tham gia Chiến dịch Mỹ phẩm An toàn và được nhận được khen thưởng của tổ chức Hòa Bình Xanh cho chính sách hạn chế hóa chất trong sản phẩm.
The Body Shop đã xâm nhập thị trường Jordan và Nga trong năm 2005, nâng tổng số cửa hàng trên toàn cầu lên đến con số 2.045 cửa hàng. The Body Shop trở thành một phần của Tập đoàn L'Oréal vào ngày 12/7/2006. Tuy nhiên, The Body shop vẫn giữ được các giá trị và bản sắc độc đáo riêng mình và vẫn đặt trú sở chính tại Vương Quốc Anh. Công ty hoạt động độc lập trong tập đoàn L'Oréal và được lãnh đạo bởi đội ngũ quản lý hiện hành của The Body Shop.
Ngày 10/9/2007, người sáng lập và là nguồn cảm hứng của The Body Shop, Quý bà Anita Roddick đã qua đời ở tuổi 64. Tuy nhiên, những di sản và nguồn cảm hứng của bà vẫn được tiếp tục tại The Body shop. Năm 2007, The Body Shop phối hợp nhân lực với kênh MTV và cùng nhau khởi động chiến dịch phòng chống HIV / AIDS mang tên Spray to Change Attitudes. Hơn 430.000 bảng Anh đã được quyên góp thông qua doanh thu của sản phẩm nước hoa phiên bản đặc biệt mang mùi thơm Roughberry. Số tiền quyên góp được đã được chuyển đến tổ chức Hãy Tiếp Tục Sống (Staying Alive Foundation), một tổ chức từ thiện chuyên về vấn đề HIV nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục những nhóm người trẻ có nguy cơ nhiễm HIV / AIDS cao.
Theo báo cáo của bác sĩ, bà Anita chết vì bị xơ gan do nhiễm viêm gan siêu vi C sau lần truyền máu vào năm 1971, khi sinh con gái thứ hai. Bà đã nhiễm virus này mà không hề biết trong ba mươi năm và chỉ mới bị mắc chứng viêm gan khi thử máu trước đó hai năm.
Triết lý sống của bà Anita cũng khác. Lúc sinh thời bà quan niệm, mọi người sẽ nhớ đến bạn không phải vì những gì bạn đã đạt được trong kinh doanh mà là những gì bạn đã đóng góp cho xã hội. Nếu chỉ quan tâm đến tiền và hưởng thụ thì quá dễ, quan trọng là làm sao tạo cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Bà tâm nguyện tiền kiếm được sẽ dành cho các hoạt động bảo vệ quyền con người và bảo vệ luật pháp.
Thương hiệu thân thiện.
The Body Shop được xem là thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng do người sáng lập Bà Anita đã đeo đuổi những tiêu chí cốt lõi như chống thử nghiệm sản phẩm trên động vật, hỗ trợ các tổ chức nghiệp đoàn địa phương, khơi dậy niềm tự hào bản thân, bảo vệ nhân quyền và luôn giữ hành tinh mãi xanh.
Trên trang web của The Body Shop đã giải thích, công ty không bán, sử dụng những thành phần, nguyên liệu được thử nghiệm trên động vật sau ngày 31/12/1990. Tháng 10/2009 , The Body Shop được tặng Giải thưởng Trọn đời của tổ chức Hội Bảo vệ Động vật Hoàng gia RSPCA.
Trao đổi công bằng.
Năm 1987, The Body Shop khởi xướng chính sách "Thương mại thay vì viện trợ" nhằm tạo ra việc làm cho người dân thế giới thứ 3. Khởi xướng này bắt đầu với một dự án làm giấy tại Nepal, sử dụng 37 lao động, sản xuất túi, tập vở và những dụng có mùi thơm khác. Một dự án khác là một xưởng sản xuất xà bông cục rộng gần 3.500 m2 cho khoảng 100 cư dân tại vùng nghèo khó Glasgow (Scotland), ngoại ô Esterhouse.
Theo công bố của The Body Shop, cuối năm 2008, khoảng 65% sản phẩm của công ty sử dụng những nguyên liệu theo chính sách Thương mại công bằng. Chỉ tính riêng năm 2006, công ty cũng đã thu mua 12 triệu đô la Mỹ các nguyên liệu theo chính sách này. Tháng 10, 2009 The Body Shop đã mời cán bộ, nhân viên, bao gồm một cửa hàng trưởng từ Anh Quốc đến tham quan một nhà cung cấp và chứng kiến lợi ích mà chính sách "Thương mại công bằng" của công ty đem lại cho cộng đồng này đem lại tại Ấn Độ.
Sản phẩm.
Các sản phẩm của The Body Shop bao gồm: chăm sóc cơ thể, mặt, tóc và các sản phẩm khác. Năm 2010, The Body Shop lần đầu tiên được cấp chứng nhận "Hữu cơ" (ECOCERT) cho dòng sản phẩm chăm sóc da Nutriganics. Sau đó, The Body Shop đã quyết định loại bỏ parabens và những tạo màu ra khỏi các sản phẩm chăm sóc tóc, đồng thời tung ra một nhóm sản phẩm lăn khử mùi không sử dụng parabens cũng như muối nhôm và sử dụng khoáng núi lửa làm chất thay thế.
The Body Shop còn giới thiệu thương hiệu mới The Clean Shop tại Mỹ, bán tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng. Các sản phẩm của The Clean Shop cũng sử dụng các thành phần thiên nhiên nhưng được bán với giá bình dân hơn – đáp ứng được đông đảo khách hàng mong muốn sử dụng những sản phẩm thiên nhiên với giá chấp nhận. Gel rửa tay thiên nhiên The Clean Shop cũng đã đồng hành với Ngày Rửa Tay Thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới diễn ra 15/10 hàng năm.
Tranh cãi.
Tháng 9/1994, một phóng sự điều tra mang tên: "Hình ảnh hoen ố: The Body Shop quá đẹp như vậy sao?" (Shattered Image: Is The Body Shop Too Good to Be True?) của tác giả Jon Entine đăng trên tạp chí Đạo đức Kinh doanh – đã tạo ra hàng loạt những tranh cãi, dẫn đến hàng loạt những bài báo khác trên New York Times, chương trình ABC World News Tonight. Những bài báo này đã làm cho giá cổ phiếu của The Body Shop giảm đến 50% mà lúc đó The Body Shop được xem là kiểu mẫu của loại hình kinh doanh "trách nhiệm xã hội"
Tác giả Entine còn tiết lộ, người sáng lập Body Shop International, bà Anita Roddick ở Anh đã lấy cắp ý tưởng kinh doanh, tên thương hiệu, thiết kế cửa hàng và ý tưởng sản phẩm của The Body Shop, thành lập vào năm 1970 tại Berkeley, California của Peggy Short and Jane Saunders. Cả hai mở cửa hàng theo phong cách mùi hương/tinh dầu Pháp mà tại đó khách hàng có thể tự phối theo sở thích của mình. Bà Roddick sau đó đã bê nguyên xi ý tưởng kinh doanh này, thêm thắt nhiều tình tiết tạo thành câu chuyện "đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm những thành phần thiên nhiên làm đẹp bí hiểm" Năm 1989, bà Roddick mua lại quyền sở hữu tên The Body Shop tại Mỹ và Israeli, và rồi sau đó chuỗi 5 cửa hàng tại Berkeley được đổi tên thành Body Time.
Bài viết cũng công bố thêm, những sản phẩm mà Roddick gọi là thiên nhiên thực chất lại chứa nhiều chất tạo màu, mùi thơm và chất bảo quản dưới dạng hóa chất tổng hợp. Rồi mặc dù bà Roddick luôn miệng nói đến từ thiện nhưng thực chất The Body Shop không hề tặng cho từ thiện một đồng nào trong suốt 11 năm đầu kinh doanh.
Bài báo "Hình ảnh hoen ố" đầu tiên dự kiến đăng khoảng 10.000 từ trên tạp chí Vanity Fair The năm 1994 nhưng sau đó bị yêu cầu ngưng đăng sau khi The Body Shop dọa kiện. Bài báo này sau đó mới được đăng vào năm 2004 dưới dạng sách của nhà xuất bản The Nation Books, có nhan đề "Bị xóa sổ không đăng vì quá nóng! " (Killed: Great Journalism Too Hot to Print). | 1 | null |
Eo biển Ba Sĩ (chữ Anh: Bashi Channel, chữ Hán: 巴士海峽) là eo biển nằm giữa đảo Đài Loan và quần đảo Batan, Philippines, đồng thời nối liền biển Philippines và biển Đông. Là tuyến đường thuỷ quốc tế trọng yếu thông suốt biển Đông và Thái Bình Dương, cũng là một vùng biển có ý nghĩa chiến lược trọng yếu ở Tây Thái Bình Dương, tàu thuyền qua lại rất thường xuyên, hải quân và không quân Trung Quốc tiến vào Thái Bình Dương thông thường đi qua eo biển Ba Sĩ và eo biển Miyako, lúc cá biệt đi qua eo biển Tokara hoặc eo biển Osumi. Chiều rộng trung bình của eo biển khoảng 185 kilômét, chỗ hẹp nhất nằm giữa đảo Tiểu Lan và đảo Mavulis là 96 kilômét, chiều sâu thuỷ vực thường từ 2.000 mét đến 5.000 mét, chỗ sâu nhất đạt 5.126 mét. Địa hình đáy biển lên xuống thay đổi rất lớn, chủ yếu là thềm lục địa Hoa Nam duỗi dài về phía đông, lại còn có sống núi giữa biển Lan Tự, rãnh biển Đài Đông, sống núi giữa biển Hoa Đông và rãnh biển Manila phân bố song song từ phía đông sang phía tây, nam và bắc, độ sâu sống núi giữa biển từ 2.400 mét đến 2.600 mét, trầm tích vật ở đáy biển chủ yếu là cát, ngoài bị ảnh hưởng bởi tác dụng tương tác địa chất giữa mảng biển Philippine và mảng đại lục Á - Âu ra, eo biển Ba Sĩ còn là một khu vực có tỉ lệ phát sinh động đất cao. Eo biển Ba Sĩ là một trong những khu vực sóng lớn của tây bắc Thái Bình Dương, thuộc khí hậu hải dương nhiệt đới. Chịu sự ảnh hưởng của đại dương và gió mùa liên lục địa, đặc trưng khí tượng hải dương là mưa nhiều nhiệt độ cao, thịnh hành gió mùa, sấm chớp mưa bão khá nhiều, xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng thường xuyên, cũng là một trong những lối đi của xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở Tây Thái Bình Dương tiến vào châu Á.
Eo biển Ba Sĩ về phía bắc nối đảo Lan Tự và bán đảo Hằng Xuân ở mũi phía nam Đài Loan, về phía nam nối đảo Mavulis và quần đảo Batan, phía nam quần đảo Batan là quần đảo Babuyan, đi xa về phía nam chính là đảo Luzon, các quần đảo phía nam eo biển Ba Sĩ thuộc quyền tài phán Philippines. Giữa quần đảo Batan và quần đảo Babuyan là eo biển Balintang, giữa quần đảo Babuyan và đảo Luzon là eo biển Babuyan, ba eo biển Ba Sĩ, Balintang và Babuyan gọi chung là eo biển Luzon.
Từ xưa tới nay, đảo Lan Tự của Đài Loan và quần đảo Batan của Philippines, đều phải dựa vào thuyền nhỏ mà qua lại. Căn cứ vào nghiên cứu dân tộc học, cư dân lúc đầu của hai nơi này có quan hệ huyết thống sâu sắc (đều thuộc dân tộc Nam Đảo), ngôn ngữ và các ca khúc truyền thống cũng có tính tương đồng cao, hiện nay hai bên đã dần dần khôi phục liên lạc.
Trước mắt việc phân định vùng đặc quyền kinh tế ở chỗ này vẫn chưa hiệp thương, do đó hay phát sinh hành vi quân đội Philippines bắt giam ngư dân Đài Loan, dẫn đến xung đột về phương diện ngoại giao song phương, đặc biệt là từ sau sự kiện Quảng Đại Hưng xảy ra vào năm 2013, quan hệ song phương trở nên căng thẳng hơn.
Tóm tắt.
Eo biển Ba Sĩ là eo biển nằm giữa đảo Đài Loan và quần đảo Batan, Philippines, đồng thời nối liền biển Philippines và biển Đông. Chiều rộng trung bình của eo biển khoảng 185 kilômét. Hải lưu Kuroshio thông qua eo biển Ba Sĩ mà đi vào biển Đông, dòng chính của hải lưu Kuroshio đi về phía bắc men theo bờ đông Đài Loan, tốc độ dòng chảy của nó là 2 đến 3 nút. Chiều sâu thuỷ vực thường từ 2.000 mét đến 5.000 mét.
Là tuyến đường thuỷ quốc tế trọng yếu thông suốt biển Đông và Thái Bình Dương, có tuyến cáp quang đáy biển liên lạc quốc tế, vô cùng quan trọng về phương diện quân sự. Đối với Trung Quốc mà nói, đây là cửa ngõ từ biển Đông ra Thái Bình Dương của Chuỗi đảo thứ nhất; đối với Nhật Bản - một nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đây là tuyến đường vận chuyển tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng. Kể từ giữa thế kỉ XX, việc bảo vệ các tuyến đường biển xung quanh eo biển Ba Sĩ đã được kêu gọi.
Trong chiến tranh Thái Bình Dương, nhiều hạm đội vận tải quan trọng của Nhật Bản đã ra khơi, chẳng hạn như các hạm đội vận tải dầu như Hi Fleet và Mi Fleet và các đội tàu vận tải tăng viện cho Philippines, những hạm đội này được hải quân Hoa Kỳ gọi yêu là Convoy College, đây được coi là nơi tác chiến lí tưởng của lực lượng tàu ngầm. Vì lí do này, trong nửa sau của cuộc chiến, nhiều tàu ngầm của hải quân Hoa Kỳ đã đóng quân ở đây để tham gia phá hoại thương mại và đánh chìm nhiều tàu vận tải của Nhật Bản, vì vậy eo biển Ba Sĩ còn được mệnh danh "nghĩa địa của tàu vận tải".
Trong thời hiện đại, hải quân và không quân Trung Quốc thường hay đi qua eo biển Ba Sĩ tiến vào Thái Bình Dương và tiến hành diễn tập quân sự. | 1 | null |
Susana Trimarco là một phụ nữ nội trợ Argentina, nổi tiếng và được vinh danh nhờ những hoạt động hỗ trợ giải cứu nhiều cô gái bị bắt cóc ở nước này.
Bà là mẹ của María de los Angeles Verón (Marita), một thanh nữ người Argentina từ các tỉnh phía đông bắc của tỉnh Tucumán, mà theo lời khai của các nhân chứng, đã bị bắt cóc và bị cưỡng bức làm gái mại dâm vào năm 2002. Người mẹ đã dành nhiều năm tìm kiếm cô con gái bị bắt cóc bởi một băng nhóm buôn bán người và vẫn chưa tìm ra, nhưng trong lúc đó bà đã cứu nhiều cô gái bị ép buộc bán dâm khác, cũng như góp phần tác động đạt được những tiến bộ trong khuôn khổ luật pháp, "chiến dịch một-phụ nữ cách đây một thập niên đã phát triển thành một phong trào và Trimarco ngày nay là một anh hùng đối với hàng trăm cô gái mà bà đã cứu khỏi các đường dây mại dâm Argentina".
Cuộc sống.
Con gái của bà Susana Trimarco là Marita (tên khai sinh: María de los Angeles) đã bị bắt cóc tại Tucumán vào ngày 03 Tháng tư năm 2002, lúc đó Marita 23 tuổi và là mẹ của một bé gái 2 tuổi và đang trên đường đến một bác sĩ để khám theo hẹn, theo lới một nhân chứng, cô đã bị kéo vào một chiếc xe hơi màu đỏ. Người ta tin rằng cô bị ép buộc làm gái mại dâm và bắt sử dụng ma túy để dễ sai khiến.
Bà Trimarco nguyên là một người nội trợ và ít khi chú ý đến tin tức bên ngoài. Nhưng vì trong việc cố gắng để tìm thấy con gái Marita, bà bắt đầu ăn mặc như một cô gái điếm và tìm cách thâm nhập những nhà thổ và động mại dâm. Nhiều lần bà đã bị đe dọa hoặc nhận được những manh mối giả với mục đích đánh lừa. Điều tra của bà dẫn đến việc phát hiện nhiều phụ nữ khác bị tước mất tự do. Bà kể về cuộc điều tra của bà: "Tôi sống vì điều ấy", "Tôi không còn cuộc sống nào khác, và thật sự đó là một cuộc sống rất buồn, rất ác nghiệt mà tôi ước không xảy ra với bất kỳ ai".
Năm 2007, bà thành lập Quỹ María de los Angeles (Fundación María de los Angeles) để giải cứu những cô gái bị bắt cóc ở Argentina. Từ đó đã giải thoát được hơn 900 cô gái bị giam giữ.
Năm 2008, bà đã được trao giải thưởng "Cristo Rey" của nhóm Hành động Công giáo Argentina ("Argentinian Catholic Action"), cho những nỗ lực của bà và làm việc kiên trì trong cuộc chiến chống nạn buôn người và mại dâm.
Cũng trong năm 2008, những nỗ lực của bà Trimarco đưa đến việc Argentina chính thức ra luật cấm buôn bán người, và dẫn đến 3.000 người được cứu thoát khỏi bọn buôn người ở Argentina.
Vào tháng Hai và tháng 3 năm 2012, Susana Trimarco làm chứng (cùng với hơn 150 nhân chứng khác) tại phiên tòa xét xử 13 người, bao gồm cả người trong ngành công an và thẩm phán, những người đã bị buộc tội bắt cóc Marita Veron và bán cho bọn buôn người. Nhưng tất cả các bị cáo đã được tha bổng vào ngày 12 Tháng 12 năm 2012 vì thiếu bằng chứng
Cho đến nay, bà đã cứu được hàng trăm cô gái bị cưỡng bức làm gái mại dâm và nô lệ tình dục. Hiện nay, mặc dù vẫn tiếp tục bị nhận những mối đe dọa thủ tiêu, bà vẫn sẵn sàng làm chứng cho việc tố cáo các tội phạm buôn người.
Pháp luật.
Trong năm 2008, một luật chống buôn bán người đã được thông qua, và một văn phòng cứu hộ đã được thành lập trong Bộ Tư pháp và Nhân quyền Argentina để giám sát việc phòng ngừa và điều tra tội phạm buôn bán người và cung cấp trợ giúp pháp lý cho các nạn nhân.
Từ tháng 7 năm 2011, chính phủ Argentina cấm quảng cáo mại dâm trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Giải thưởng.
Ngày 08 Tháng 3 năm 2007, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh Susana Trimarco với Giải quốc tế cho Phụ nữ dũng cảm. Trong buổi lễ trao giải thưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice đã phát biểu:
Thượng viện quốc gia Argentina cũng vinh danh bà Susana Trimarco với giải thưởng "Premio Domingo Faustino Sarmiento" cho công việc của bà trong việc thúc đẩy các quyền con người. Ngày 9/12/2012, Tổng thống Cristina Fernandez đã trao cho bà một giải thưởng về Nhân quyền trước sự chứng kiến của hàng trăm nghìn người ở Plaza de Mayo.
Ngày 14 tháng 3 năm 2012, chính phủ Canada vinh danh bà Trimarco với "Giải thưởng John Diefenbaker luật sư bảo vệ Nhân quyền và Tự do" ("John Diefenbaker Defender of Human Rights and Freedom Award").
Truyền thông.
Loạt phim truyện truyền hình Telenovela ăn khách "" ("Những mảnh đời bị đánh cắp") với 134 tập chiếu trên đài truyền hình Telefe năm 2008, được lấy cảm hứng bởi vụ án này.
Susana Trimarco cũng là chủ đề của một bộ phim tài liệu năm 2009 "Fragmentos de una Búsqueda" (Những mảnh vụn của một cuộc tìm kiếm), của đạo diễn Pablo Milstein và Norberto Ludín. | 1 | null |
Họ Otariidae hay họ Hải cẩu có tai là một họ động vật có vú thủy sinh thuộc nhánh Chân màng, Phân bộ Dạng chó, Bộ Ăn thịt. Họ này bao gồm 15 loài còn sinh tồn trong 7 chi, và thường được gọi là sư tử biển hoặc hải cẩu lông mao, khác với hải cẩu thật sự (Phocidae) và moóc (Odobenidae). Chúng thích nghi với lối sống nửa nước nửa cạn, kiếm ăn và di cư trong nước, nhưng sinh sản và nghỉ ngơi trên đất liền hoặc các thảm băng. Chúng cư trú ở các vùng nước cận cực, ôn đới và xích đạo trên khắp Thái Bình Dương và Nam Đại Dương và phía nam Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Chúng dễ thấy vắng mặt ở phía bắc Đại Tây Dương.
Từ 'otariid' xuất phát từ tiếng Hy Lạp "otarion" có nghĩa là "tai nhỏ", đề cập đến các nắp tai nhỏ nhưng có thể được nhìn thấy của chúng, để phân biệt chúng với các loài hải cẩu thật sự.
Các loài.
Họ Otariidae | 1 | null |
The Lady là một bộ phim tiểu sử hợp tác Anh-Pháp, nói về một đoạn đời hoạt động của nhà đấu tranh bất bạo động cho dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi, do Luc Besson làm đạo diễn, với sự góp mặt của Dương Tử Quỳnh trong vai Aung San Suu Kyi và David Thewlis trong vai người chồng quá cố của bà là Michael Aris.
Dương Tử Quỳnh cho rằng bộ phim này là "một chuyện tình tuyệt vời" xảy ra trong bối cảnh "đầy bất ổn chính trị". Tuần san "Paris Match" chia sẻ ý kiến này với Dương Tử Quỳnh khi xướng danh bộ phim này là một câu chuyện tình vô thường giữa người chồng quá cố và một người phụ nữ phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mình cho dân tộc.
Dương Tử Quỳnh gọi bộ phim này là một "công trình lao động không vì lợi nhuận" nhưng cũng thú nhận có cảm giác lo lắng khi đóng vai người được giải Nobel. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã xem bộ phim "The Lady" trong lúc đang bay sang Miến Điện gặp mặt nhân vật trong phim là bà Aung San Suu Kyi ngoài đời.
Dương Tử Quỳnh cũng cho là "Nếu nhiều người đã cảm phục về con người đấu tranh đòi tự do công bằng của bà, thì người ta sẽ xúc động hơn nếu biết thêm về cuộc tình của hai vợ chồng này, bởi vì Michael Aris là người chồng tuyệt vời đã tìm mọi cách để nâng đỡ vợ mình trong những ngày dài bị giam giữ và cuối cùng thì ông đã chết đơn độc ở Anh trong khi vợ ông vẫn còn bị quản thúc ở Miến Điện". Điều đó dường như đã được dự báo trước, như khi bà Aung San Suu Kyi viết cho chồng, trước khi kết hôn:
Tóm lược phim.
Bộ phim nói về một quãng đời đầy biến động của bà Aung San Suu Kyi, tập trung vào cuộc tình của Suu Kyi và Michael Aris, chồng bà, được lồng trong một bối cảnh chính trị sôi động ở Miến Điện trong thời điểm từ năm 1988 đến năm 1999.
Năm 1947, khi Aung San Suu Kyi là cô bé hai tuổi, cha của bà là Aung San lãnh đạo Miến Điện giành độc lập. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, vào ngày 19 tháng 7 năm 1947, ông và một nhóm người cộng sự của mình bị một nhóm người đồng phục có võ trang sát hại.
Khi lớn lên, bà đến nước Anh học tập, tìm được một người chồng đáng yêu, kết hôn vào năm 1972 và có một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng vào năm 1988, sức khỏe của mẹ bà giảm sút nên bà phải quay trở lại Miến Điện là nơi cha của bà, tướng Aung San vẫn còn được đông đảo người dân tưởng nhớ.
Khi bà viếng thăm mẹ của mình tại bệnh viện năm 1988, bà gặp nhiều người bị thương trong vụ đàn áp của quân đội Miến Điện chống lại các cuộc biểu tình đòi dân chủ. Bà nhận thấy rằng sự thay đổi chính trị cần có tại Miến Điện và chằng bao lâu sau đó bà bị cuốn hút vào trong phong trào kêu gọi cải cách. Bà chấp nhận đóng vai trò biểu tượng trong việc ủng hộ quyền tự quyết của nhân dân Miến Điện và tự cống hiến mình cho các hoạt động hướng tới mục tiêu kêu gọi mở rộng quyền tự do chính trị hơn.
Suu Kyi thành lập đảng chính trị và giành thắng lợi thấy rõ trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990. Tuy nhiên, giới quân sự Miến Điện từ chối chấp nhận kết quả bầu cử và tiến hành đặt bà dưới sự kiểm soát của họ. Bà và gia đình bị cách biệt vì chồng và con bà bị cấm vào Miến Điện. Bản thân bà bị quản thúc tại gia trên 10 năm. Tuy nhiên chồng con bà đã tranh đấu không mệt mỏi để bà được thế giới bên ngoài Miến Điện công nhận và đó cũng là cách bảo đảm rằng bà không bị bỏ quên và không thể bị biến mất không tung tích.
Nhờ nỗ lực của gia đình, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên tại châu Á được trao Giải Nobel Hòa bình. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục bị cách biệt vì bà không thể đến dự lễ trao giải Nobel cũng không thể gặp được mặt chồng bà là Michael Aris lần cuối trước khi ông qua đời sớm vào năm 1999.
Bối cảnh.
Rebecca Frayn bắt đầu thực hiện dự án này sau khi bà và chồng bà là nhà sản xuất phim Andy Harries đã viếng thăm Miến Điện vào đầu thập niên 1990.
Công ty sản xuất phim của Harries, Left Bank Pictures, bắt đầu phát triển kịch bản năm 2008 với tựa đề là "Freedom from Fear" (tạm dịch: "Tự do khỏi nỗi sợ" hay là "Vượt thoát vòng sợ hãi", theo tên một tập sách của bà). Harries muốn Dương Tử Quỳnh đóng vai chính và đã gởi kịch bản đến cho bà. Dương Tử Quỳnh rất đỗi phấn khởi vì bà luôn mong muốn đóng vai bà Suu Kyi. Dương Tử Quỳnh đến London để gặp vợ chồng nhà sản xuất phim. Kịch bản gốc được viết bằng tiếng Anh theo lối kể chuyện từ phía nhân vật Michael Aris nhưng Dương Tử Quỳnh tuyên bố rằng bà đã đưa thêm lối nhìn Á châu vào trong bộ phim.
Chồng của Dương Tử Quỳnh là Jean Todt khuyến khích bà liên lạc với người đồng hương và cũng là bạn của ông tên là Luc Besson. Bà từng đánh giá cao năng lực của Luc Besson trong vai trò đạo diễn đối với các bộ phim nói về người phụ nữ mạnh mẽ trước đây.
Besson chấp nhận kịch bản ngay mặc dù ông biết chắc rằng nó sẽ khiến ông phải tận dụng tất cả vốn liếng kinh nghiệm làm phim mà ông đã tích lũy trong nhiều thập niên qua. Besson nhận thấy cơ hội cho ông là cuối cùng thì ông phải trình bày được một vị nữ anh hùng của đời sống thật, một người phụ nữ chiến đấu không mang theo vũ khí nào khác hơn ngoài đức tính con người của mình.
Trong lúc bộ phim đang được quay thì có tin cho hay lệnh quản thúc tại gia đối với bà Aung San Suu Kyi đã được bãi bỏ. Luc Besson còn bàng hoàng không tin vào những gì ông thấy trên truyền hình vì nó trông rất giống như đoạn vừa quay của ông. Không bao lâu ngay sau đó, Dương Tử Quỳnh viếng thăm bà Suu Kyi. Sau này Dương Tử Quỳnh có nói rằng chuyến thăm đó cũng giống như chuyến viếng thăm một thành viên gia đình thân thiết. Khi cả hai người phụ nữ nói chuyện về bộ phim thì nữ diễn viên có cảm giác như mình vẫn còn đang thủ vai trong phim vì Luc Besson đã tạo hình ngôi nhà trong phim rất giống thực như ngoài đời. Aung San Suu Kyi thậm chí còn ôm nữ diễn viên nữa.
Ngày 22 tháng 6 năm 2011, Dương Tử Quỳnh muốn thăm bà Suu Kyi lần thứ hai nhưng bị trục xuất khỏi Miến Điện, theo báo chí, vì nữ diễn viên đã đóng vai bà Aung San Suu Kyi. Lần này, Đạo diễn Besson được phép gặp bà Suu Kyi.
Suu Kyi nói bà còn do dự xem bộ phim này vì bà không chắc là có sẵn sàng để xem nó chưa mặc dù bà có hỏi xin một bản phim này.
Sau này, Dương Tử Quỳnh có tỏ lời cảm ơn đến các nhà hợp tác Thái Lan như Siam Movies đã ủng hộ nhiệt tình bằng việc quyên góp cho Quỹ Chaipattana khi bộ phim được khởi chiếu tại Thái Lan.
Tính xác thực của phim.
Rebecca Frayn.
Để viết kịch bản, Rebecca Frayn phỏng vấn một số cộng sự của bà Suu Kyi, và dựa vào những lời thuật về bà Suu Kyi. Mặc dù một số người ủng hộ có thể dễ dàng cung cấp thông tin cho bà nhưng bà không hề tiết lộ các nguồn tin được cung cấp. Bà chỉ công khai cảm ơn người anh (em) trai chồng của bà Suu Kyi là Anthony Aris.
Dương Tử Quỳnh.
Nữ tài tử võ thuật Dương Tử Quỳnh đã tuyên bố rất hãnh diện được đóng phim "The Lady" và coi như là một phim để đời cho mình "Tôi đã sống và thở cùng với Aung San Suu Kyi trong suốt bốn năm qua. Ngày cũng như đêm", bà xem đó là điều tiên quyết để đi vào thế gìới của Suu Kyi.
Dương Tử Quỳnh xem khoảng 200 giờ tài liệu thính thị về bà Suu Kyi và học tiếng Miến Điện. Tài năng ngôn ngữ của nữ diễn viên được phản ánh rõ khi nữ diễn viên đọc những bài diễn văn lịch sử của bà Suu Kyi bằng tiếng Miến Điện.
Nữ diễn viên phải thực tập lại kỹ thuật chơi dương cầm.
Mặc dù có vóc dáng nhỏ nhắn nhưng nữ diễn viên phải giảm cân đáng kể để cho giống bà Suu Kyi vì người con trai của bà Suu Kyi luôn cho rằng mẹ của mình mỏng mảnh hơn nữ diễn viên.
Như nữ diễn viên có nói với tờ "New York Post", các trang phục lụa và bông vải mà nữ diễn viên mặc là của Miến Điện.
Luc Besson sau này có nói rằng Dương Tử Quỳnh "đã hoàn thiện dáng vẻ bên ngoài và sắc thái cá tính của bà Suu Kyi đến tận các làn ranh giữa con người thực sự và nhân vật được diễn tả, nơi nó bị mờ nhạt đi khi chúng vượt vào cuộc đời thật".
Luc Besson.
Dưới sự chỉ đạo của Luc Besson, đoàn làm phim của ông cũng luôn theo đuổi tính chính xác. Thậm chí phương hướng cũng được để ý đến khi dàn dựng ngôi nhà của Suu Kyi để người xem có thể nhìn thấy được cảnh mặt trời mọc giống như cách mà bà Suu Kyi nhìn thấy mặt trời. Dựa vào các bức ảnh vệ tinh và khoảng 200 tấm hình gia đình, đoàn làm phim đã dàn dựng ngôi nhà theo đúng tỉ lệ 1:1 so với ngôi nhà thật của bà.
Luc Besson tự mình đến Miến Điện, tìm kiếm các địa điểm và quay phim bí mật.
Để đạt được tính xác thực, Luc Besson mướn nhiều diễn viên và người đóng vai quần chúng thực sự là người Miến Điện. Một số trong số người Miến Điện, thí dụ như Thein Win, tái diễn lại chính họ trong bộ phim. Một đôi lần, cảnh quay phim phải bị ngưng lại vì cảnh diễn đọc diễn văn bằng tiếng Miến Điện của Dương Tử Quỳnh gây cảm xúc mạnh đối với một số diễn viên trong vai quần chúng, những người này đã từng nghe Suu Kyi diễn thuyết trước kia.
Andy Harries.
Andy Harries tập trung về tính xác thực cho các cảnh quay tại Vương quốc Anh trong kịch bản của vợ ông. Ông đạt được tính xác thực về thời gian hạnh phúc trong cuộc đời của bà Suu Kyi khi bà sống với gia đình tại Vương quốc Anh. Mặc dù căn nhà gia đình bà Suu Kyi cũng được dàn dựng trong phim trường nhưng bộ phim gồm có các cảnh quay ở ngay phía trước ngôi nhà thực của gia đinh. Các cảnh quay Michael Aris là bệnh nhân ung thư được quay tại chính bệnh việc thực ngoài đời.
Phản ứng về bộ phim.
David Rooney (The Hollywood Reporter) ca ngợi kỹ năng quay phim của Thierry Arbogast về "hình ảnh đẹp, cảnh quan Nam Á độc đáo tương phản với cấu trúc bằng đá màu xám ở Oxford".
Annabelle Udo O'Malley của Asian Week đánh giá bộ phim là "hiển nhiên đáng được xem" vì "kỹ thuật quay hình đẹp" và âm thanh của nó. David Stratton (của Hệ thống truyền thông quốc gia Australian Broadcasting Corporation) nói về sự hóa thân của Dương Tử Quỳnh vào vai bà Suu Kyi như sau: "Bà Suu Kyi, do Dương Tử Quỳnh thủ vai rất đẹp, là hình tượng cô đọng của sự duyên dáng và bình tĩnh, và những người ủng hộ bền bỉ của bà đã theo gương của bà."
Melissa Silverstein – (indieWire) mô tả "chiến dịch vận động của Michael (chồng bà Suu Kyi) để bà Suu Kyi đoạt giải Nobel Hòa bình nhằm mục đích cho thế giới biết đến bà và bảo vệ sự an toàn của bà" là một trong những điểm nổi bật của bộ phim. Bà nhấn mạnh ở đây là cảnh "về một trong số các con của bà Suu Kyi nhận giải thưởng thay cho mẹ mình trong lúc bà Suu Kyi lắng nghe buổi lễ trao giải thưởng trên radio ở cách xa hàng vạn dặm". Bà cảm nhận rằng cảnh phim này "thật xúc động". Julia Suryakusuma (của The Jakarta Post) thừa nhận rằng bà đã chảy nước mắt trong khi xem phim "The Lady".
Nhưng bộ phim cũng nhận nhiều lời bình luận tiêu cực. Những nhà phê bình Anh luôn tán thưởng những cố gắng của nữ diễn viên chính, Dương Tử Quỳnh, và diễn xuất của nam diễn viên người Anh, David Thewlis trong khi đó lại chê bai nhà đạo diễn kiêm sản xuất phim, Luc Besson. Những nhà phê bình người Mỹ cũng dự phần chê trách Luc Besson. Trang mạng điểm phim Rotten Tomatoes cho bộ phim thang bậc 34% dựa theo 65 lời bình luận với số điểm trung bình là 5,2/10
Robbie Collin của tờ "The Telegraph" gọi bộ phim tiểu sử này là 'một sự mô phỏng nhạt nhẽo về một nhà tranh đấu cho dân chủ có sức thu hút mọi người,' trong khi đó Roger Ebert cho bộ phim 2 sao rưỡi khi nói về năng lực của Dương Tử Quỳnh và cách diễn xuất của David Thewlis nhưng cho rằng đạo diễn Besson đáng lẽ nên tránh xa thể loại phim tiểu sử.
Alex von Tunzelmann (của The Guardian) phản đối 1 chi tiết sai lầm trong phim, khi cho rằng "các lời kể về vụ ám sát rõ ràng có nhắc đến rằng Aung San đang ngồi và thậm chí không có thời gian để đứng dậy trước khi toán binh sĩ bắn 13 phát đạn vào người ông ta". Summer J. Holliday (Working Author) xác định "The Lady" là "một sự kết hợp của thực tại khắc nghiệt của nền móng quân sự hiện đại và ảnh hưởng tác động đến các bên liên quan".
Ở châu Á, nơi mà người dân hiểu biết hơn về thực tế và câu chuyện thật đằng sau bộ phim và do đó hiểu sự tinh tế của nó hơn. Vì vậy, việc tiếp nhận rõ ràng là có khác biệt. Dương Tử Quỳnh và Luc Besson đã được mời để thảo luận hàn lâm. Trường Đại học Hồng Kông giải thích rằng "bộ phim cung cấp một bối cảnh cho chúng tôi để khám phá các vấn đề dân chủ và tự do và các vấn đề liên quan đến nhân văn" khi họ công bố một trích đoạn và cuộc thảo luận sau đó với Luc Besson, Dương Tử Quỳnh và Giáo sư Ian Holliday.
Công chiếu.
"The Lady" có buổi ra mắt đầu tiên trên thế giới vào ngày 12 tháng 9 năm 2011 tại Liên hoan Phim Quốc tế Toronto lần thứ 36.
Lần công chiếu đầu tiên tại châu Âu xảy ra khi bộ phim được chọn làm phim mở đầu của Liên hoan Phim Rome ngày 27 tháng 10 năm 2011.
Ngày 29 tháng 10 năm 2011, nó được công chiếu sau cùng tại Liên hoan Phim Doha Tribeca.
Bộ phim được EuropaCorp phát hành khắp lục địa châu Âu.
Tại Vương quốc Anh, "The Lady" được Entertainment Film Distributors phát hành.
Cohen Media Group, nhà phát hành bộ phim tại Hoa Kỳ, có một tuần giới hạn công chiếu tại thành phố Los Angeles vào ngày 2 đến ngày 8 tháng 12 năm 2011. Hơn nữa, có một buổi công chiếu đặc biệt tại Hội Á châu ("Asia Society") ở thành phố New York.
Tại Đức, bộ phim được mở màn vào ngày 15 tháng 3 như đã được thông báo khi Luc Besson và Dương Tử Quỳnh quảng cáo cho bộ phim tại thành phố Berlin vào ngày 10 tháng 1 năm 2012.
Mongrel Media cho phát hành bộ phim tại Canada vào ngày 6 tháng 4 năm 2012.
Tại châu Á, "The Lady" là bộ phim kết thúc Liên hoan Phim Hua Hin Quốc tế. Tại đây, Dương Tử Quỳnh tuyên bố nữ diễn viên có kế hoạch viếng thăm Miến Điện lần nữa. Buổi công chiếu có đông đảo người xem chật cả rạp đến nổi phải chiếu thêm xuất thứ hai.
Ngày 2 tháng 2 năm 2012, bộ phim được phát hành tại Thái Lan và Singapore.
Ngày 3 tháng 2, bộ phim có buổi ra mắt đầu tiên tại Hồng Kông.
Tại Miến Điện, có một số lượng lớn phiên bản phim băng lậu được phát tán qua các cá nhân người xem. | 1 | null |
Đất ngập nước gian triều là một phần của đới gian triều, được định nghĩa là một vùng đất ngập nước ở khu vực ven biển, luân phiên nổi và ngập trong nước mặn khi thủy triều lên và xuống. Khu vực này có hệ sinh thái riêng của mình.
Sinh thái.
Phân bố.
Loại đất ngập nước gian triều thường gặp là bãi bùn (ví dụ các đầm lầy thực vật ngập mặn và đồng lầy mặn). Các đầm lầy thực vật ngập mặn này phân bố dọc các bờ biển nhiệt đới và được đặc trưng bởi thực vật ngập mặn, trong khi đồng lầy mặn phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và được đặc trưng bởi các hệ sinh thái cỏ. Các vùng đất ngập nước gian triều cũng có mặt tại hầu hết các cửa sông.
Đặc điểm.
Lớp không khí phía trên vùng đất nước ngập gian triều mang đặc điểm vi khí hậu: nhiệt độ tại khu vực thực vật ngập mặn và đồng lầy mặn lần lượt ở mức thấp hơn và cao hơn so với khu vực xung quanh. Độ ẩm nhìn chung là cao. Lớp thủy quyển có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí khoảng 5 °C và hàm lượng phosphat cao hơn các vùng nước khác. Quần thực vật kém đa dạng nhưng có mức độ thích nghi cao với điều kiện môi trường. Quần động vật có tính đa dạng cao nhưng chủ yếu là động vật từ nơi khác tìm đến.
Tầm quan trọng.
Hệ sinh thái đất ngập nước gian triều là một trong những hệ sinh thái thực vật có năng suất cao nhất và thường chiếm một diện tích lớn ở khu vực cửa sông. Tầm quan trọng của hệ sinh thái đất ngập nước gian triều thể hiện ở việc 2/3 lượng cá mà con người đánh bắt được trên thế giới bắt đầu vòng đời tại các vùng đất này. | 1 | null |
Leon Osman (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1981) là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh. Anh đã dành toàn bộ sự nghiệp cầu thủ cho Everton, mặc dù đã dành thời gian chơi cho Carlisle United và Derby County theo dạng cho mượn.
Sự nghiệp ở đội trẻ.
Leon Osman sinh ngày 17 tháng 5 năm 1981 tại Billinge Higher End, Wigan, Manchester, cha là người Thổ Nhĩ Kỳ và mẹ là người Anh. Anh lớn lên ở Skelmersdale và Huyton vùng Meyside, Liverpool. Anh gia nhập Trung tâm đào tạo trẻ của Everton năm 1997 và trở thành một phần cửa đội vô địch FA Youth cup năm 1998. Sau khi giành cup, Osman dính chấn thương đầu gối khiến anh chỉ chơi được 1 năm.
Sự nghiệp chuyên nghiệp.
Vào năm 2000, Osman được lên chơi cho Everton nhưng anh chuyển sang chơi cho Carlisle United vào tháng 10 năm 2002, khi anh có trận ra mắt trong màu áo của Carlisle United thì anh đã ghi bàn. Anh trở lại Everton vào mùa hè năm 2003 nhưng không thành công khi vào đội một cho đến khi kết thúc mùa giải 2003-04. Huấn luyện viên David Moyes đã đưa anh trở lại chơi cho đội một của Everton và được đá chính ngay từ đầu trong trận gặp Wolverhampton Wanderers và anh đã ghi bàn trong vòng ba phút của màn ra mắt.
Osman được đá chính đội thường xuyên trong năm 2004-2005 trong vai trò tiền vệ cánh phải của đội hình 4-1-4-1. Anh kết thúc mùa giải với bảy bàn thắng trong đó có hai trong một trận đấu với Aston Villa. Trong mùa giải 2005-2006 Moyes lúc đầu thích ký mới của cầu thủ Simon Davies Osman nhưng trong thời gian anh lại thành lập mình trong đội hình và đặt Davies xuống để mổ anh là một thành lập đội ngũ thường xuyên đầu tiên 2006-07, một mùa giải, trong đó 37 trận và ghi được ba bàn thắng.
Bắt đầu của mình để mùa giải 2007-08 bắt đầu với hai bàn thắng trong trận thắng liên tiếp trước Wigan Athletic và Tottenham Hotspur. Sự xuất hiện trong 11 cho Everton bị đe dọa bởi sự xuất hiện của Nam Phi cho vay ký Steven Pienaar. Osman ghi bàn thắng đầu tiên của mình trong một cuộc thi UEFA vào tháng 10 năm 2007, Everton thứ hai trong 3-1 vòng bảng Cup UEFA trên câu lạc bộ Hy Lạp Larissa tại Goodison Park. Cú sút từ 22 mét đã giúp Everton đầu của nhóm và được bình chọn là mục tiêu của Everton mùa. Leon Osman đã ghi cả hai bàn trong chiến thắng 2-0 của Everton trước Fulham vào ngày cuối cùng của mùa giải để bảo đảm Everton vị trí thứ 5 tại Premier League 2008-09. Osman mùa giải sau đội trưởng Everton lần đầu tiên trong một trò chơi League Cup đi Hull City ghi được một lần trong chiến thắng 4-0.
Osman được đặt tên là cầu thủ xuất sắc nhất trận trong hai trận liên tiếp, trong tháng 4 năm 2010, và kết thúc mùa giải 2010-11 với bốn bàn thắng.
Danh hiệu.
Đội trẻ Everton
Everton | 1 | null |
Arsinoitherium là một chi động vật có vú tuyệt chủng có liên quan đến voi, sirenia, hyracoidea và desmostylia tuyệt chủng, cũng như các chi embrithopoda khác. Chi Động vật ăn cỏ giống tê giác này sống trong thời gian cuối Eocene và đầu Oligocene tại Bắc Phi từ 36 đến 30 triệu năm trước, trong khu vực rừng mưa nhiệt đới và rìa của đầm lầy ngập mặn, một loài được phát hiện năm 2004, "Arsinoitherium giganteum" sống ở Ethiopia cách đây 36-30 triệu năm trước. | 1 | null |
Trò chơi vương quyền (tựa gốc tiếng Anh: Game of Thrones) là một loạt phim truyền hình giả tưởng của Anh-Mỹ được sáng lập bởi David Benioff và D. B. Weiss. Bộ phim chuyển thể dựa trên loạt tiểu thuyết giả tưởng "A Song of Ice and Fire" của tác giả George R. R. Martin, tập đầu tiên của tiểu thuyết có tên "A Game of Thrones." Phim được quay tại Titanic Studios ở Belfast, và ở những nơi khác như Vương quốc Anh, Croatia, Iceland, Malta, Morocco, Tây Ban Nha, và Hoa Kỳ. Mùa thứ nhất công chiếu trên HBO tại Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 4 năm 2011, mùa 7 kết thúc vào ngày 27 tháng 8 năm 2017. Mùa 8 là mùa cuối cùng đã phát sóng tập đầu tiên vào tháng 4 năm 2019 và tập cuối vào ngày 19 tháng 5 năm 2019.
Nằm trên các lục địa hư cấu của Westeros và Essos, bộ phim có những mạch truyện riêng biệt và một dàn diễn viên lớn. Câu chuyện đầu tiên là sự nối tiếp sau một cuộc xung đột giữa các triều đại cạnh tranh để kế vị Ngai Sắt của bảy vương quốc, với các gia đình quý tộc khác đấu tranh để được độc lập khỏi ngai vàng. Câu chuyện thứ hai là sự cố gắng đòi lại ngai vàng của người cháu cuối cùng thuộc triều đại cầm quyền đã bị lật đổ; câu chuyện thứ ba là những mối đe dọa của mùa đông sắp đến mang theo những sinh vật huyền thoại và những người du mục trong Man tộc của miền Bắc.
"Game of Thrones" đã thu hút người xem kỷ lục trên HBO và có một lượng fan hâm mộ quốc tế rộng rãi. Bộ phim nhận được sự ca ngợi bởi các nhà phê bình, đặc biệt đối với diễn xuất của các diễn viên, các nhân vật phức tạp, nội dung, và giá trị sản xuất. Mặc dù vậy, bộ phim cũng nhận được những lời chỉ trích vì sử dụng thường xuyên những cảnh khỏa thân và bạo lực (bao gồm cả bạo lực tình dục). Bộ phim nhận được 47 giải Primetime Emmy, nhiều hơn bất kỳ phim truyền hình nào khác, trong đó bao gồm giải "Phim truyền hình xuất sắc" vào năm 2015, 2016 và 2018. Các đề cử và giải thưởng khác bao gồm 3 giải thưởng Hugo cho "Phim chính kịch hay nhất" (năm 2012 đến năm 2014), giải Peabody năm 2011 và 3 đề cử giải Golden Globe cho "Loạt phim truyền hình hay nhất" (năm 2012, 2015, 2016 và 2018). Trong số dàn diễn viên, Kit Harington thắng giải Young Hollywood cho "Nam diễn viên của năm", Sophie Turner thắng giải Glamour cho "Nữ diễn viên truyền hình Anh xuất sắc nhất", Peter Dinklage (đóng vai Tyrion Lannister) thắng 3 giải Primetime Emmy cho "Nam diễn viên phụ diễn hay nhất trong phim truyền hình" (năm 2011, năm 2015 và năm 2018) và giải Golden Globe cho "Nam diễn viên phụ diễn hay nhất - Thể loại phim truyền hình" (năm 2012). Các diễn viên Lena Headey, Emilia Clarke, Kit Harington, Maisie Williams, Diana Rigg, and Max von Sydow cũng nhận được các đề cử giải Primetime Emmy cho các vai diễn của họ trong bộ phim.
Bối cảnh.
Dàn dựng.
"Game of Thrones" dựa trên cốt truyện của bộ tiểu thuyết dài tập "A Song of Ice and Fire," Bối cảnh là bảy vương quốc hư cấu trên lục địa Westeros và Essos. Bộ phim là biên niên sử của những cuộc đấu tranh bạo lực giữa các triều đại và giữa các gia đình quý tộc để tranh giành Ngai Sắt, trong khi các gia đình quý tộc khác đấu tranh cho sự độc lập khỏi Ngai Sắt và sự thống trị tại các vùng đất. Bộ phim cũng mở ra các mối đe dọa khác ở miền Bắc lạnh giá và Essos ở phía đông.
Nhà sản xuất phim David Benioff từng ví von rằng "Game of Thrones" giống như ""The Sopranos" của Trung Giới (Middle Earth)", ám chỉ đây là một bộ phim của vô số những âm mưu và thủ đoạn, được đặt trong một thế giới tăm tối với ma thuật và những con rồng. Trong một nghiên cứu năm 2012 về số nhân vật chết trong mỗi tập phim, "Game of Thrones" đứng ở vị trí thứ hai trong số 40 phim truyền hình Hoa Kỳ có nhiều nhân vật chết trong mỗi tập phim nhất (trung bình 14 nhân vật chết mỗi tập).
Chủ đề.
Loạt phim được ca ngợi vì miêu tả khá trung thực chủ nghĩa hiện thực Trung cổ. Dù được đặt trong bối cảnh của một thế giới kỳ ảo với phép thuật và phù thủy, George R.R. Martin đã biến hóa câu truyện trở nên giống như một tiểu thuyết lịch sử, ông đặc biệt chú trọng vào các cuộc chiến, những âm mưu, các nhân vật và cả yếu tố tôn giáo. Ông nhấn mạnh "nỗi kinh hoàng lớn nhất của nhân loại không phải đến từ những con quỷ hay Chúa tể Bóng tối gì, mà nó đến từ chính con người chúng ta".
Một chủ đề phổ biến trong các tiểu thuyết kỳ ảo là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, nhưng tác giả khẳng định điều đó không phản ánh thế giới hiện thực. Cũng giống như việc một người có thể làm cả việc tốt và xấu trong cuộc đời thực, Martin chú trọng vào việc khám phá sự chuộc lỗi và thay đổi trong mỗi nhân vật. Không giống như những tiểu thuyết giả tưởng khác, bộ phim đã cho khán giả được hóa thân vào các nhân vật dựa trên góc nhìn của họ, để tử đó các nhân vật được cho là phản diện cũng có thể chia sẻ câu chuyện dưới quan điểm của họ. Benioff đã nói "George đã đưa những thước đo tàn nhẫn của chủ nghĩa hiện thực vào một câu chuyện giả tưởng. Ông đã đưa những tông màu xám vào một vũ trụ vốn chỉ có đen và trắng".
Trong những mùa đầu tiên, dưới ảnh hưởng từ những cuốn sách trong " A Song of Ice and Fire ", các nhân vật chính thường xuyên bị giết chết và điều này khiến cho bộ phim ngày càng gay cấn đối với người xem. Điều đó đồng nghĩa với việc bộ phim không hề thiên về một nhân vật chính phụ nhất định mà chỉ thể hiện là nhân vật trung tâm khiến cho bộ phim rất khó để đoán trước được tình tiết. Các cảnh khỏa thân,cảnh nóng trong phim cũng được dàn dựng thực tế không che giấu bất cứ điều gì làm bộ phim thể hiện một cách khách quan cốt truyện nhất có thể. Chưa hết, loạt phim cũng được đánh giá là phản ánh tỷ lệ tử vong đáng kể trong các cuộc chiến.
Nguồn cảm hứng và nguồn gốc.
Mặc dù mùa phim đầu tiên của bộ phim là sự phỏng theo câu chuyện một cách trung thành của cuốn tiểu thuyết, các mùa phim sau đó đã có sự thay đổi một số tình tiết hoặc nhân vật phụ. Các mùa 6, 7, 8 thì hoàn toàn không dựa trên tiểu thuyết (vì khi đó tiểu thuyết gốc mới chỉ được sáng tác tới hết mùa 5). Theo David Benioff miêu tả, "loạt phim như là sự phỏng theo cả bản đồ của George, ông đã bày ra cho chúng ta và đánh dấu những mốc quan trọng, nhưng chúng ta không nhất thiết phải theo mỗi điểm dừng trên đường đi".
Loạt tiểu thuyết và sự sửa đổi của họ là các khía cạnh mà họ dựa vào để dàn dựng nhân vật và cốt truyện trong các sự kiện trong lịch sử châu Âu. Nguồn cảm hứng chính cho cuốn tiểu thuyết là Chiến tranh Hoa Hồng (1455-1485), về cuộc chiến giữa hai gia tộc Lancaster và York, gợi nhớ tới hai gia tộc Lannister và Stark trong tiểu thuyết của Martin. Hầu hết lục địa Westeros là sự gợi nhớ về giới thượng lưu trung cổ Tây Âu, với những lâu đài và các giải đấu hiệp sĩ; các mưu đồ của nhân vật Cersei gợi về nhân vật Isabella, "nàng sói của nước Pháp" (1295-1358). Isabella và gia đình của cô (đặc biệt là khi được miêu tả trong tiểu thuyết lịch sử của Maurice Druon, "The Accursed Kings") đã truyền cảm hứng cho Martin.
Các yếu tố lịch sử khác mà là nguồn cảm hứng cho Martin bao gồm Bức Tường của Hadrian (trở thành Trường Thành của nhà Stark), huyền thoại về Atlantis (trở thành Valyria cổ đại), hoả công Hy Lạp của đế chế Byzantine (trở thành "Hoang hỏa"), truyện cổ thuộc về đảo Iceland thời Viking (trở thành Quần đảo Sắt), các đoàn quân Mông Cổ (trở thành các Dothraki), chiến tranh trăm năm (1337-1453) và thời kỳ Phục hưng Ý (c. 1400-1500). Sự nổi tiếng của loạt tiểu thuyết đã được cho là một phần nhờ vào kỹ năng của Martin ở sự pha trộn và luân chuyển các yếu tố lịch sử một cách liền mạch, đáng tin cậy.
Diễn viên và nhân vật.
"Game of Thrones" có một dàn diễn viên được ước tính là lớn nhất trên truyền hình; trong mùa phim thứ 3, 257 tên diễn viên được ghi nhận. Trong năm 2014, hợp đồng của một số diễn viên đã được thương lượng lại để bao gồm thêm một mùa phim thứ 7, với điều khoản tiền thù lao được tăng lên. Trong các báo cáo chỉ ra rằng các diễn viên chính của bộ phim là những nghệ sĩ được trả lương cao nhất trên truyền hình cáp. Các diễn viên chính được liệt kê phía dưới đây.
Lãnh chúa Eddard "Ned" Stark (Sean Bean) là người đứng đầu Gia tộc Stark, người có những thành viên trong gia đình có liên quan trong nhất của dòng cốt truyện của bộ phim. Ông và vợ của ông, Catelyn Tully (Michelle Fairley), có năm người con: Robb Stark (Richard Madden), người con cả, tiếp theo là Sansa Stark (Sophie Turner), Arya Stark (Maisie Williams), Bran Stark (Isaac Hempstead-Wright) và người con út Rickon Stark (Art Parkinson). Con trai ngoài giá thú của Ned, Jon Snow (Kit Harington) và người bạn của anh, Samwell Tarly (John Bradley), phục vụ trong Đội tuần đêm dưới Lãnh chúa chỉ huy Jeor Mormont (James Cosmo). Những người du mục sống ở phía bắc của Tường Thành bao gồm chiến binh Tormund Giantsbane (Kristofer Hivju), Ygritte (Rose Leslie) và Gilly (Hannah Murray).
Những người khác có liên quan với Gia tộc Stark bao gồm người được Ned bảo hộ, Theon Greyjoy (Alfie Allen), chư hầu của Nhà Stark Roose Bolton (Michael McElhatton) và đứa con hoang của ông ta, Ramsay Snow (Iwan Rheon). Robb đem lòng yêu thầy thuốc Talisa Maegyr (Oona Chaplin), và Arya kết bạn với người học rèn Gendry (Joe Dempsie) và sát thủ Jaqen H'ghar (Tom Wlaschiha). Người chiến binh cao lớn Brienne của xứ Tarth (Gwendoline Christie) phục vụ cho Catelyn và sau này là cho Sansa.
Ở Vương Đô, người bạn của Ned và là nhà vua Robert Baratheon (Mark Addy) có một cuộc hôn nhân không tình yêu với Cersei Lannister (Lena Headey) – bà mang theo người em trai sinh đôi đồng thời là nhân tình của bà đến Vương Đô, Ngài Jaime Lannister (Nikolaj Coster-Waldau), với biệt hiệu Kẻ Sát Vương. Bà không ưa người em trai ruột của mình,người lùn Tyrion Lannister (Peter Dinklage), anh có cô nhân tình là Shae (Sibel Kekilli) và một người lính đánh thuê Bronn (Jerome Flynn). Cha của Cersei là Lãnh chúa Tywin Lannister (Charles Dance). Cersei cũng có hai người con trai: Joffrey (Jack Gleeson) và Tommen (Dean-Charles Chapman)Joffrey được bảo vệ bởi chiến binh có gương mặt sẹo, Sandor "the Hound" Clegane (Rory McCann).
Tiểu hội đồng của nhà vua bao gồm các cố vấn: Bậc thầy của tiền bạc Lãnh chúa Petyr "Littlefinger" Baelish (Aidan Gillen) và Lãnh chúa thái giám Varys (Conleth Hill), người đứng đầu của một tổ chức gián điệp. Em trai của nhà vua, Stannis Baratheon (Stephen Dillane), được cố vấn bởi nữ tu sĩ ngoại tộc Melisandre (Carice van Houten) và người chiến binh, người từng là kẻ buôn lậu, Ngài Davos Seaworth (Liam Cunningham). Gia tộc Tyrell giàu có chủ yếu đại diện tại triều bởi Margaery Tyrell (Natalie Dormer). Chim sẻ tối cao (Jonathan Pryce) là lãnh đạo tôn giáo chính của thủ đô. Trong công quốc phía nam của xứ Dorne, Ellaria Sand (Indira Varma) tìm cách trả thù chống lại Nhà Lannisters.
Phía bên kia vùng biển hẹp, anh em Viserys Targaryen (Harry Lloyd) và Daenerys Targaryen (Emilia Clarke) - những đứa con lưu vong của vị vua cuối cùng thuộc triều đại cầm quyền ban đầu, người bị lật đổ bởi Robert Baratheon - đang chạy trốn cho sinh mạng của họ và cố gắng giành lại ngai vàng. Daenerys đã được kết hôn với Khal Drogo (Jason Momoa), lãnh đạo của người du mục Dothraki. Đoàn tùy tùng của cô bao gồm hiệp sĩ bị lưu đày, Jorah Mormont (Iain Glen), trợ lý của cô, Missandei (Nathalie Emmanuel), tay lính đánh thuê, Daario Naharis (Ed Skrein trong mùa 3 và sau này là Michiel Huisman trong mùa 4 đến mùa 6), cùng với Grey Worm (Jacob Anderson), chỉ huy đội quân tinh nhuệ Unsullied của Daenerys.
Sản xuất.
Thử vai.
Nina Gold and Robert Sterne là giám đốc casting chính của bộ phim. Thông qua một quá trình thử giọng và bài đọc, các diễn viên chính đã được chọn lựa. Ngoại lệ duy nhất là Peter Dinklage và Sean Bean, hai dễn viên mà nhà văn muốn ngay từ đầu; họ đã được công bố sẽ tham gia trong năm 2009. Những diễn viên khác đã ký kết cho tập đầu tiên bao gồm Kit Harington vai Jon Snow, Jack Gleeson vai Joffrey Baratheon, Harry Lloyd vai Viserys Targaryen và Mark Addy vai Robert Baratheon. Vai Daenerys Targaryen đã được dự kiến sẽ dành cho nữ diễn viên Tamzin Merchant, nhưng sau này đã được thay thế bởi Emilia Clarke. Vai Catelyn Stark cũng đã được thay đổi, với Michelle Fairley thay thế cho Jennifer Ehle. Phần còn lại của dàn diễn viên mùa đầu tiên đều có mặt trong nửa thứ hai của năm 2009.
Mặc dù nhiều người trong số các diễn viên của mùa phim đầu tiên đã được lên kế hoạch cho sự trở lại, các nhà sản xuất đã có một số lượng lớn các nhân vật mới để thử vai cho mùa thứ hai. Do đó, Benioff và Weiss hoãn sự ra đời của một số nhân vật chủ chốt và sáp nhập một số nhân vật khác nhau làm một hoặc chuyển giao một vài mạch truyện chuyển gaio một số các nhân vật khác nhau.
Kế hoạch và lịch trình.
Benioff và Weiss có ý định phỏng theo toàn bộ, tuy vẫn chưa hoàn thiện, của loạt tiểu thuyết "A Song of Ice and Fire" cho bộ phim truyền hình. Sau khi "Game of Thrones" hoàn thành mùa 5, nó đã bắt đầu vượt quá các diễn biến của tiểu thuyết gốc. Trong mùa thứ 6 được sản xuất, bộ phim sẽ được phát triển dựa trên nội dung ban đầu và một phác thảo cốt truyện của tiểu thuyết trong tương lai bởi tác giả Martin. Vào tháng 4 năm 2016, kế hoạch của các nhà làm phim là sản xuất tổng cộng 13 tập phim cho phần còn lại sau mùa thứ phim thứ 6. 7 tập trong mùa thứ 7 và 6 tập phim trong mùa thứ 8. Cuối tháng đó, bộ phim chính thức được gia hạn cho mùa phim thứ 7 với 7 tập phim. Năm 2016, 7 mùa đã được lên kế hoạch; 6 mùa đã được hoàn thành, tương ứng với tiểu thuyết với tốc độ khoảng 48 giây cho mỗi trang trong 3 mùa phim đầu tiên.
Hai mùa đầu tiên chuyển thể theo từng cuốn tiểu thuyết. Đối với các mùa sau đó, các nhà làm phim thấy rằng "Game of Thrones" là một sự chuyển thể của "A Song of Ice and Fire" như một tổng thể chứ không phải là tiểu thuyết cá nhân; điều đó cho phép họ thay đổi các sự kiện khác với tiểu thuyết, để đáp ứng yêu cầu theo sự phát triển của nội dung phim
Sự đón nhận và thành tựu.
Người hâm mộ.
"A Song of Ice and Fire" và "Game of Thrones" có một danh sách dài những cộng đồng người hâm mộ quốc tế. Năm 2012 "Vulture.com" liệt kê những người hâm mộ của bộ phim như những người hâm mộ cuồng nhiệt và trung thành nhất trong văn hóa đại chúng, nhiều hơn cả người hâm mộ của Lady Gaga, Justin Bieber, "Harry Potter" hay "Star Wars". Trong số những người hâm mộ cũng bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, cựu Thủ tướng Anh David Cameron, cựu Thủ tướng Úc Julia Gillard và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Frans Timmermans, người đóng khung chính trị châu Âu trong một trích dẫn từ tiểu thuyết của Martin trong một bài phát biểu năm 2013.
BBC News nói năm 2013 rằng "Niềm đam mê và sự tận tâm cùng cực của người hâm mộ" đã tạo ra một hiện tượng không giống như bất cứ điều gì liên quan đến những bộ phim truyền hình nổi tiếng khác.". Điều đó được thể hiện chính trong cộng đồng người hâm mộ, các bậc cha mẹ đặt tên cho con cái của họ theo tên các nhân vật trong phim. Năm trước, "Arya" là tên nữ có sự phổ biến tăng nhanh nhất ở Mỹ sau khi nó nhảy từ vị trí thứ 711 lên 413.
Trong năm 2013, khoảng 58% người xem phim là nam giới và 42% phụ nữ và nam giới trung bình người xem là 41 tuổi. Theo giám đốc quảng cáo SBS Broadcasting Group Helen Kellie, "Game of Thrones" có tốc độ tương tác với người hâm mộ rất cao; 5,5 phần trăm trong tổng số 2,9 triệu fan của bộ phim trên Facebook đã nói chuyện trực tuyến về loạt phim vào năm 2012, so với 1,8 phần trăm của hơn mười triệu người hâm mộ của.Loạt phim truyền hình này luôn đứng đầu những danh sách phim hay nhất mọi thời đại do bình chọn.Và nhũng năm gần đây bộ phim cũng là phim duy nhất có lượt người xem tăng dần theo từng mùa.Hiện tại tập phim giữ kỷ lục người xem cho đài HBO là tập cuối của phần 7 với 12.02 triệu người chỉ tính riêng xem trên truyền hình chưa kể lượng người xem trực tuyến trên các trang web."True Blood" (một phim khác của HBO).
Giải thưởng và đề cử.
"Game of Thrones" đã được đề cử cho 106 giải Primetime Emmy, thắng 38 giải. Giữ kỷ lục Emmy cho phim truyền hình, theo sau là "Frasier" (nhận được 37 giải).
Năm 2011, mùa phim đầu tiên nhận được 13 đề cử (bao gồm "Phim truyền hình xuất sắc"), và thắng giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc trong phim truyền hình" (trao cho Peter Dinklage cho vai diễn Tyrion Lannister) và giải "Nhạc đề hay nhất". Các đề cử khác bao gồm "Chỉ đạo xuất sắc" ("Winter Is Coming") và "Kịch bản xuất sắc" ("Baelor"). Dinklage cũng được vinh danh "Diễn viên phụ xuất sắc" tại các lễ trao giải Golden Globe, Satellite và Scream. Năm 2012, mùa phim thứ hai nhận 6 giải Creative Arts Emmy trong 11 đề cử, bao gồm "Phim truyền hình xuất sắc" và giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc trong phim truyền hình".
Số lượt xem.
Mùa đầu tiên của bộ phim thu hút trung bình 2,5 triệu lượt xem trong mỗi buổi tối chủ nhật và đạt trung bình (bao gồm cả xem lại và xem theo yêu cầu) 9,3 triệu lượt xem mỗi tập. Trong mùa thứ hai, series có trung bình 11,6 triệu lượt xem mỗi tập. Mùa thứ ba ghi nhận 14,2 triệu lượt xem trung bình mỗi tập, giúp cho "Game of Thrones" trở thành series có lượt xem cao thứ hai trong lịch sử của HBO (sau "The Sopranos"). Đến mùa thứ tư, HBO cho biết lượt khán giả trung bình là 18,4 triệu (sau đó còn tăng lên thành 18,6 triệu), vượt qua kỷ lục của "The Sopranos".
Vào mùa thứ sáu, lượt xem trung bình đã lên tới con số là trên 25 triệu, với gần 40 phần trăm khán giả xem trên nền tảng kỹ thuật số của HBO. Năm 2016, một nghiên cứu của tờ "New York Times" đối với chương trình truyền hình 50 TV có số lượt Like của Facebook cao nhất đã cho biết rằng "Game of Thrones" "nổi tiếng hơn rất nhiều ở thành thị so với khu vực nông thôn, có lẽ đây là chương trình truyền hình duy nhất có zombie làm được điều này". Tới mùa thứ bảy, lượng người xem trung bình đạt 32.8 triệu mỗi tập trên mọi nền tảng.
Series đã đạt được kỷ lục về kênh truyền hình trả phí tại Vương Quốc Anh (với việc đạt trên 5 triệu lượt xem trên mọi nền tảng vào năm 2016) và Australia (với trung bình 1,2 triệu lượt xem mỗi tập). | 1 | null |
Rìa lục địa (tiếng Anh: "continental margin") là đới chuyển tiếp giữa lục địa và đại dương, ngăn cách vỏ đại dương của đồng bằng biển thẳm (bồn đại dương) với vỏ lục địa dày hơn. Khoản 3, Điều 76 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển định nghĩa rìa lục địa "là phần kéo dài ngập dưới nước của lục địa của quốc gia ven biển, cấu thành bởi đáy biển tương ứng với thềm, dốc và bờ, cũng như lòng đất dưới đáy của chúng. Rìa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm lòng đất dưới đáy của chúng." Rìa lục địa chiếm 28% diện tích vùng đại dương trên Trái Đất.
Có thể chia rìa lục địa làm hai loại là rìa lục địa thụ động và rìa lục địa tích cực. "Rìa lục địa thụ động" là loại rìa lục địa nằm đối diện với mép của các mảng phân kì, và vì thế thường có ít hoạt động núi lửa và động đất. Loại hình này thường gặp ở ven Đại Tây Dương. Ngược lại, "rìa lục địa tích cực" là loại rìa lục địa nằm gần mép của các mảng hội tụ hoặc gần những nơi mà các mảng kiến tạo trượt lên nhau, đặc trưng bởi hoạt động núi lửa và động đất. Loại hình này thường gặp ở ven Thái Bình Dương. Rìa lục địa thường được chia thành ba bộ phận chính là thềm lục địa, dốc lục địa và bờ lục địa: | 1 | null |
Pamukkale (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "Lâu đài bông") là một địa điểm tự nhiên nằm trong Thung lũng sông Büyük Menderes thuộc tỉnh Denizli, tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Pamukkale có khí hậu ôn hòa, nổi tiếng với những suối nước nóng chứa nhiều muối khoáng cacbonat được tích tụ tạo thành những "ruộng bậc thang" đá vôi vô cùng ấn tượng, khiến ngành du lịch ở đây phát triển, nhất là việc tắm nước nóng ở Pamukkale được cho là có công dụng chữa bệnh. Đỉnh của "lâu đài bông" này là thành phố cổ thời Hy Lạp-La Mã Hierapolis nằm ở độ cao có chiều dài và rộng tạo thành một cảnh quan văn hóa được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 1988. Cảnh quan này có thể được nhìn thấy từ những ngọn đồi ở phía đối diện của thung lũng ở thị trấn Denizli, cách đó chừng 20 km.
Địa chất.
Khu vực nằm ở vết đứt gãy giữa các mảng, ở dưới sâu trong lòng đất là hoạt động núi lửa tạo ra các hang động chứa đầy khí cacbon dioxide cùng các suối nước nóng
Pamukkale có cấu trúc hình bậc thang đá hoa vôi, một loại đá trầm tích được bồi tụ bởi các suối nước nóng phun tích tụ thành. Khu vực này bao gồm 17 suối nước nóng nhiệt độ dao động từ tới . Nước nóng xuất hiện từ bắt đầu mùa xuân, được đẩy lên độ cao đỉnh của bậc thang đá hoa vôi. Tại đây, calci cacbonat sẽ được tích tụ trên một vùng rộng lớn có chiều dài và rộng tới . Khi nước bão hòa với calci cacbonat sẽ lắng đọng xuống bề mặt dưới dạng gel mềm, giải phóng khí carbon dioxide, và tích tụ calci cacbonat. Việc tích tụ tiếp tục cho đến khi lượng khí cacbonic trong nước nóng cân bằng carbon dioxide trong không khí. | 1 | null |
Fedor Vasilievich Tokarev (; 14 tháng 6 năm 1871 – 6 tháng 3 năm 1968) là một nhà thiết kế vũ khí người Nga, đại biểu của Xô viết Tối cao từ năm 1941 đến năm 1950. Thế giới biết đến ông thông qua vai trò là người thiết kế súng tự động Tokarev TT-30 và TT-33 và súng trường Tokarev SVT-38 - SVT-40, cả hai loại đều được sản xuất với số lượng lớn trong Chiến tranh Xô-Đức. Ông được trao huân chương Anh hùng Lao động Chủ nghĩa Xã hội năm 1940. | 1 | null |
Tiến sĩ Michael Vaillancourt Aris (27 tháng 3 năm 1946 - 27 Tháng 3 năm 1999) là một học giả phương Tây hàng đầu về các nền văn hóa Bhutan, Tây Tạng và Hy Mã Lạp Sơn và đã viết nhiều cuốn sách về Phật giáo. Ông là phu quân của chính trị gia đối lập và nhà đấu tranh cho dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi.
Cuộc đời.
Aris sinh ra tại La Habana, Cuba. Mẹ ông, Josette, là con gái của một Đại sứ Canada, và cha của ông, John, là một sĩ quan người Anh trong Hội đồng Anh.
Sau khi được đào tạo tại trường Worth School tại Sussex và sau khi tốt nghiệp ngành Lịch sử hiện đại tại Đại học Durham vào năm 1967, Aris đã làm việc 6 năm như gia sư riêng của trẻ em của gia đình hoàng gia Vương quốc Bhutan.
Aris là giảng viên ngành lịch sử châu Á tại Đại học St John College của Đại học Oxford và sau đó tại St Antony College, Oxford. Trong những năm cuối cùng trước khi ông qua đời, ông đã giúp thành lập một chuyên khoa về Tây Tạng và trung tâm nghiên cứu Himalaya tại Đại học Oxford.
Tương tự như Michael Aris, người anh em song sinh của ông là Anthony Aris, cũng đã trở thành một học giả nghiên cứu Tây Tạng, và thành lập Nhà xuất bản Serindia Publications tập trung nghiên cứu và giới thiệu lịch sử và văn hóa Tây Tạng đến đọc giả hiện đại.
Cuộc hôn nhân với Aung San Suu Kyi.
Năm 1972, Aris kết hôn với Aung San Suu Kyi, người ông đã gặp trong khi học đại học. Sau một năm ở Bhutan, họ định cư tại Bắc Oxford, nơi mà họ đã sinh thành và nuôi dạy hai người con trai của họ, Alexander Aris và Kim Aris. Trong thời gian này, ông đã nghiên cứu hậu đại học tại Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi ("School of Oriental and African Studies"), Đại học London và nhận văn bằng tiến sĩ Văn học Tây Tạng vào năm 1978 . Năm 1988, Suu Kyi trở lại Miến Điện lần đầu tiên để chăm sóc cho mẹ cô, nhưng sau đó để lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ của đất nước. Trường Cao đẳng St John College cho phép Aris nghỉ dài hạn, nhưng với đầy đủ thù lao để ông có thể có phương tiện vận động nhằm mục đích cho thế giới biết đến bà San Suu Kyi và bảo vệ sự an toàn của bà.
Năm 1997, Aris được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt mà sau này được biết là ở giai đoạn cuối.
Một số quốc gia, các cá nhân nổi tiếng và các tổ chức, bao gồm cả chính phủ Hoa Kỳ, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan và Giáo hoàng Gioan Phaolô II, kháng nghị chính quyền Miến Điện cho phép Tiến sĩ Aris nhập cảnh. Chính phủ quân sự Miến Điện không cấp cho ông một visa để đến thăm Miến Điện, nói rằng họ không có các phương tiện để chăm sóc cho ông, và thay vào đó là họ kêu gọi bà Aung San Suu Kyi rời khỏi đất nước để đến thăm ông. Trong thời gian đó, bà Aung San Suu Kyi tạm thời không bị quản thúc nhưng bà không muốn khởi hành về Anh, vì sợ rằng đây là một kế trục xuất, và bà sẽ bị từ chối tái nhập cảnh nếu bà rời khỏi Miến Điện, bà không tin tưởng những đảm bảo của chính quyền quân sự, rằng bà có thể trở lại.
Aris qua đời vào ngày sinh nhật 53 của ông trong năm 1999 tại Oxford, Vương quốc Anh . Từ năm 1989, khi vợ ông lần đầu tiên bị quản thúc tại nhà, ông đã chỉ được nhìn thấy vợ có năm lần, lần cuối cùng là vào Giáng sinh năm 1995.
Một phần chuyện tình của ông và vợ, bà Suu Kyi, sau này năm 2011 được dựng thành phim với tựa đề The Lady do Luc Besson làm đạo diễn, với sự góp mặt của Dương Tử Quỳnh trong vai Aung San Suu Kyi và David Thewlis trong vai ông. | 1 | null |
Thảm sát Trường tiểu học Sandy Hook là vụ nổ súng tại trường học gây chết người nghiêm trọng thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ, sau vụ Thảm sát Đại học Bách khoa Virginia năm 2007. Hung thủ là Adam Lanza đã bắn và giết chết 26 người, trong đó có 20 trẻ em, ở Trường tiểu học Sandy Hook trong làng Sandy Hook của Newtown, Quận Fairfield, tiểu bang Connecticut, và sau đó tự sát, vào ngày 14 tháng 12 năm 2012. Trước khi xả súng hàng loạt ở trường tiểu học này, Lanza bắn và giết chết mẹ của mình, Nancy Lanza, 54 tuổi, cách nhà họ ở Newtown, và sau đó lái chiếc xe của mẹ hắn đến trường.
Vụ nổ súng trường học xảy ra sau khi Adam Lanza bắn chết mẹ của mình, một tình nguyện viên ở trường, ở nhà gần đó của họ. Anh trai Ryan Lanza của Adam Lanza đã bị người ta xác định nhầm là kẻ nổ súng trong các bản tin báo chí ban đầu, và sau đó đã tình nguyện chịu thẩm vấn của cảnh sát tiểu bang Connecticut và FBI, dù anh ta không được coi là một nghi phạm hoặc bị bắt giữ. Xác định danh tính Ryan đã được tìm thấy trên cơ thể của Adam.
Diễn biến.
Tay súng mặc đồ màu đen kiểu quân phục, bao gồm cả một chiếc áo chống đạn và mặt nạ. Hắn đã xuất hiện vào khoảng 9:40 giờ sáng, khoảng nửa giờ sau khi ngày học bắt đầu. Vụ nổ súng diễn ra trong vòng một vài phút, trong thời gian đó các nhân chứng cho các rằng sát thủ đã không nói một lời nào. Hắn tự kết liễu mình bằng phát đạn.
Các nhà chức trách thu hồi hai khẩu súng 9mm từ hiện trường: một Glock, và một khẩu SIG Sauer. khác. Một khẩu súng trường Bushmaster Firearms International 223-caliber đã được tìm thấy ở phía sau của một chiếc xe hơi ở bãi đậu xe. Những khẩu súng thuộc sở hữu và được đăng ký hợp pháp với tên chủ là mẹ sát thủ. Cả hai khẩu súng ngắn không thể là súng thuộc sở hữu hợp pháp cho tay súng này theo quy định ở tiểu bang Connecticut vì vào lúc xảy ra sự việc, hắn dưới 21 tuổi.
Lớp học mẫu giáo nơi mẹ của tay súng, Nancy Lanza, 54 tuổi, làm trợ lý giáo viên tình nguyện là nơi diễn ra phần lớn các ca tử vong. Người mẹ đã không ở trường lúc xảy ra sự việc; bà đã bị bắn chết bởi tay súng này trước khi đi đến trường.
Hiệu trưởng, Dawn Lafferty Hochsprung, 47 tuổi, và nhà tâm lý học trường Mary Sherlach, 56 tuổi, cũng nằm trong số những người bị bắn chết. Hochsprung đã được cảnh sát khen ngợi đã giúp cứu những người khác bằng cách kích hoạt hệ thống loa thông báo công cộng từ văn phòng và tri hô cảnh báo cho các khu vực còn lại của trường, trước khi bị bắn. Một người giám sát cũng chạy qua hành lang cảnh báo cho mọi người ở các lớp học. Giáo viên lớp một Kaitlyn Roig, 29 tuổi, đã giấu 14 người trong số khoảng 450 học sinh lớp K-4 trong một phòng tắm và chặn cửa, cũng như dặn chúng hoàn toàn yên lặng để giữ an toàn.
Phản ứng của cảnh sát.
Cuộc gọi đầu tiên tới 911 là khoảng 9:35 sáng. Cảnh sát Newtown 911 phát đi thông báo đầu tiên rằng có một vụ nổ súng tại Trường tiểu học Sandy Hook (SHES) lúc 9:36 sáng, khoảng 30 giây sau khi họ nhận được cuộc gọi đầu tiên. Cảnh sát bang Connecticut (CSP) đã được phái đi lúc 9:37 sáng Cảnh sát Newtown đến đường trường lúc 9:39 sáng, khoảng bốn phút rưỡi sau cuộc gọi 911, và Cảnh sát bang Connecticut đến đường trường lúc 9:46 sáng Cảnh sát Newtown lần đầu tiên vào trường lúc 9:45 sáng, khoảng mười phút sau cuộc gọi 911 đầu tiên và khoảng 14 phút sau khi vụ nổ súng bắt đầu. Đây là khoảng năm phút sau khi nghe tiếng súng cuối cùng. Không có bức ảnh nào cho thấy cảnh sát bị bắn.
Cảnh sát Newtown và Cảnh sát bang Connecticut đã huy động các đơn vị chiến thuật của cảnh sát và chó cảnh sát địa phương, một đội ném bom và một máy bay trực thăng của cảnh sát bang. Cảnh sát đã khóa trường và bắt đầu quá trình sơ tán tất cả người sống sót, bao gồm các nhóm học sinh và người lớn rời khỏi trường. Họ kiểm tra toàn bộ khu vực trường học ít nhất bốn lần, đề phòng trường hợp có thêm những tay súng khác hỗ trợ hung thủ.
Vào khoảng 10 giờ sáng, Bệnh viện Danbury đã cử thêm nhân viên y tế với yêu cầu phải điều trị cho thêm nhiều nạn nhân. Ba bệnh nhân bị thương đã được sơ tán đến bệnh viện, nơi hai đứa trẻ sau đó được tuyên bố là đã chết. Người kia là một người trưởng thành không xác định được danh tính.
Nhân viên kiểm tra y tế ở thành phố New York đã cử một nhà xác di động để hỗ trợ chính quyền. Thi thể của các nạn nhân đã được đưa ra khỏi trường và chính thức được xác định danh tính trong đêm sau vụ nổ súng. Một quân nhân nhà nước đã được chỉ định nhằm bảo vệ mỗi gia đình nạn nhân để bảo vệ sự riêng tư của họ và cung cấp cho họ thông tin.
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2013, bảy cuộc gọi 911 liên quan đến vụ nổ súng đã được công khai.
Thủ phạm.
Cơ quan cảnh sát cho biết tay súng là Adam Lanza, 20 tuổi (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1992), một học sinh giỏi tại Trường Trung học Newtown. Hắn không có tiền án tiền sự. Adam sinh ra tại Kingston, New Hampshire, nơi cha mẹ anh ta đã kết hôn. Adam Lanza sống với mẹ trong một ngôi nhà ở Sandy Hook cách Trường tiểu học Sandy Hook .
Cha mẹ của Adam Lanza đã ly dị vào năm 2009. Trong thời gian xét xử vụ ly hôn của họ, một thẩm phán đã phán quyết rằng cha mẹ của Adam buộc phải thực hiện "chương trình giáo dục nuôi dạy con cái."
Vào thời điểm vụ nổ súng, Adam Lanza mang theo giấy tờ của anh trai mình, Ryan Lanza, 24 tuổi, khiến các nguồn tin của cảnh sát báo cáo ban đầu cho rằng Ryan là thủ phạm nổ súng. Một số hãng tin đã đăng hình không chính xác cho thấy hình ảnh từ một trang Facebook của một người đàn ông khác với cùng tên như Ryan. Ryan Lanza tự nguyện trình diện cảnh sát, nhưng không bị coi là nghi phạm hoặc bị bắt giữ. Anh ta nói rằng anh đã không liên lạc với anh trai của mình từ năm 2010.
Ryan Lanza nói với cơ quan điều tra rằng em trai Adam bị rối loạn nhân cách và "hơi mắc chứng tự kỷ". Các bạn cùng lớp cho rằng cậu ta đã mắc hội chứng Asperger. Học sinh và giáo viên biết Adam Lanza ở trường trung học mô tả cậu ta là "thông minh, nhưng thần kinh bất ổn và ngồi không yên", và anh thường tránh sự chú ý. Một tài xế xe buýt, người lái xe chở anh em Lanza đến trường nhớ lại chúng là " những chàng trai thực sự tốt, cư xử ngoan". Theo một giáo viên của Lanza, cậu ta không có bất kỳ người bạn thân ở trường. Các phương tiện truyền thông bình luận và suy đoán về chứng tự kỷ / tin đồn chưa được xác minh hội chứng Asperger đã bị trích gay gắt bởi những người ủng hộ tự kỷ.
Adam đã thường xuyên có những hành động lạ lùng như nói về người ngoài hành tinh hay việc "cho nổ tung một thứ gì đó". Adam Lanza không giao lưu gắn kết với bạn bè ở trường cũng như những người trong thị trấn. Adam cũng khá mờ nhạt trên thế giới ảo bởi không hề có tài khoản Facebook như anh trai mình, Ryan Lanza. Adam Lanza ít khi trò chuyện ở lớp học nhưng có điểm số rất cao. Người ta cho rằng, Adam Lanza mắc phải một dạng tự kỷ tên là Asperger và hiện họ đang tìm hiểu để xác minh thực hư việc này.
Theo ghi chép của tòa án, cha mẹ Adam ly dị năm 2008 nhưng thực chất cuộc hôn nhân của họ đã đổ vỡ từ khoảng chục năm trước.
Một số nguồn tin khác nói thêm rằng bà Nancy là người thích sưu tầm súng và có thể Adam đã lấy chính những khẩu súng của mẹ để thực hiện tội ác ghê rợn.
Giáo dục.
Lanza học trường tiểu học Sandy Hook trong bốn năm rưỡi. Anh bắt đầu học tại trường trung học Newtown năm 2004, nhưng theo mẹ anh thì "anh bị xáo trộn vì lo lắng". Cô nói với bạn bè rằng con trai cô bắt đầu buồn bã ở trường cấp hai vì thường xuyên thay đổi lớp học trong ngày. Chuyển động và tiếng ồn quá kích thích và khiến anh lo lắng. Đã có lúc sự lo lắng của anh mãnh liệt đến mức cô đưa anh đi cấp cứu tại Bệnh viện Danbury. Vào tháng 4 năm 2005, cô chuyển anh đến một trường học mới, St. Rose of Lima, nơi anh chỉ học tám tuần.
Năm 14 tuổi, anh đến trường trung học Newtown, nơi anh được xướng tên vào danh dự năm 2007 Học sinh và giáo viên biết anh ở trường trung học mô tả Lanza là "thông minh nhưng lo lắng và bồn chồn". Anh tránh thu hút sự chú ý và không thoải mái khi giao tiếp. Anh ta được biết đến là không hề có bất kỳ người bạn thân nào ở trường. Việc học ở trường thường có xu hướng kích thích cảm giác tuyệt vọng tiềm ẩn của anh ấy và đến năm 2008, khi anh ấy 16 tuổi, anh ấy rất hiếm khi đến trường. Sự lo lắng dữ dội mà Lanza trải qua vào thời điểm đó cho thấy chứng tự kỷ của anh đã trầm trọng hơn do sự thay đổi nội tiết tố của tuổi thiếu niên. Anh được mẹ và bố cho nghỉ học. Ông đã kiếm được một tấm bằng GED, chứng minh rằng ông có trình độ học vấn ở mức phổ thông. Trong năm 2008 và 2009, ông cũng đã tham dự một số lớp học tại Đại học bang Western Connecticut.
Danh sách các nạn nhân.
Lt. J. Paul Vance, phát ngôn viên của Cảnh sát tiểu bang Connecticut, cho biết xác của các nạn nhân đã được nhận dạng và chuyển đi ngay trong đêm sau vụ nổ súng.
Phản ứng.
Lúc 12h41 tối theo múi giờ phía Đông, Thư ký báo chí Nhà Trắng đã phát hành một tuyên bố ngắn với nội dung Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bày tỏ "sự chia buồn sâu sắc tới các gia đình nạn nhân".
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gạt nước mắt trên truyền hình quốc gia, khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình nạn nhân. Ông đề nghị treo cờ rủ và hứa sẽ thực hiện những hành động có ý nghĩa nhằm ngăn chặn thảm kịch tương tự, bất chấp sự phức tạp của chính trị. | 1 | null |
Panellus stipticus là một loài nấm thường mọc thành đám trên các khúc gỗ và loài nấm này có khả năng phát quang sinh học vào ban đêm. Loài nấm này thuộc họ Mycenaceae, là loài điển hình của chi "Panellus". Loài này phân bố rộng rãi và phổ biến, được tìm thấy ở châu Á, Australasia, châu Âu và Bắc Mỹ, nơi nó mọc thành nhóm trên các loài cây như sồi, fagus và bạch dương. | 1 | null |
Tống Cảnh công (chữ Hán: 宋景公, ?-469 TCN, trị vì 516 TCN-453 TCN hay 516 TCN-469 TCN), tên thật là Tử Đầu Mạn (子頭曼) hay Tử Đầu Loan (子頭栾), là vị vua thứ 28 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thế tử nước Tống.
Tử Đầu Mạn là con trưởng của Tống Nguyên công, vua thứ 27 của nước Tống. Ông được lập làm thế tử.
Vua cha Tống Nguyên công mâu thuẫn với họ Hướng và họ Hoa. Hoa Định, Hoa Hợi và Hướng Ninh bàn nhau, Hoa Hợi giả bệnh, cho các công tử con Tống Nguyên công đến thăm. Khi các công tử Dần, Ngự Nhung, Cố, Viên và Công Tôn Định đến thăm Hoa Hợi, họ Hoa bèn bắt giam. Hướng Hàng và Hướng Thằng về phe với Tống Nguyên công, bèn đến xin cho các công tử, cũng bị bắt giữ. Tống Nguyên công bất lực không dẹp được họ Hoa và họ Hướng, phải chấp nhận thỏa hiệp đổi con tin: Tử Đầu Mạn và em cùng mẹ là công tử Thìn sang nhà họ Hoa, và giữ con Hoa Hợi là Hoa Vô Thích, con Hướng Ninh là Hướng La, con Hoa Định là Hoa Khải.
Tháng 10 năm đó, Tống Nguyên công giết các con tin của họ Hoa, họ Hướng và mang quân tấn công 2 họ này. Hoa Hợi, Hướng Ninh bỏ trốn sang nước Trần. Tử Đầu Mạn được trở về cung. Sau họ Hoa được nước Sở giúp mang quân về đánh Tống nhưng thất bại phải bỏ trốn.
Năm 517 TCN, Tống Nguyên công qua đời. Tử Đầu Mạn lên nối ngôi, tức là Tống Cảnh công.
Làm vua.
Nội trị.
Năm 499 TCN, em Tống Cảnh công là công tử Địa vì có mâu thuẫn nên chạy sang nước Trần. Một người em khác là công tử Thìn cùng các đại phu Trọng Đà, Thạch Khu cũng chạy sang Trần.
Năm 498 TCN, công tử Thìn, công tử Địa cùng Trọng Đà và Thạch Phu được nước Trần giúp sức, mang quân tiến về nước Tống, tiến vào đất Tiêu, đến năm 497 TCN, bị Tống Cảnh công đánh bại. Cả bốn người đều chạy sang nước Lỗ rồi lại sang nước Trịnh.
Năm 491 TCN, Khổng Tử đến nước Tống, Tư mã nước Tống là Hoàn Đồi ghen ghét Khổng Tử, gièm pha với Tống Cảnh công, muốn giết Khổng Tử. Khổng Tử phải trốn khỏi nước Tống.
Năm 477 TCN, Tống Cảnh công giết chết đại phu Hoàng Viện nhưng không diệt tộc họ Hoàng, lại phong cho Hoàng Hoãn làm Hữu sư.
Xung đột với nước Trịnh.
Năm 495 TCN, Trịnh Thanh công sai Hãn Đạt mang quân giúp công tử Địa, đánh bại quân Tống ở đất Lão Khưu.
Đến năm 486 TCN, Tống Cảnh công cử tướng Hoàng Viên đánh bại quân Trịnh, chiếm lại đất Lão Khưu.
Mùa thu năm đó đích thân Tống Cảnh công lại đem quân đánh Trịnh nhưng không phân thắng bại. Liên tiếp suốt 4 năm từ 485 TCN đến 481 TCN, Tống và nước Trịnh tiếp tục xảy ra xung đột nhưng không phân thắng bại. Sau đó, hai bên còn tranh chấp khoảnh đất ở giữa, từ xưa vốn không thuộc nước nào, gồm có 6 ấp là Di Tác, Khoảnh Khưu, Ngọc Sướng, Nhiếp, Qua và Dương. Sau khi xung đột nhiều lần, Tống và Trịnh thống nhất cho cả sáu ấp được trung lập.
Quan hệ với chư hầu.
Ngay năm 516 TCN, Lỗ Chiêu công bị quyền thần họ Quý (một trong tam hoàn của nước Lỗ) đuổi phải chạy sang nước Tề, Tống Cảnh công và Vệ Linh công cùng sai sứ sang nước Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước. Nhưng Quý tôn Ý Như đã đút lót cho đại phu Phạm thị nên tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không giúp Lỗ Chiêu công. Lỗ Chiêu công phải lưu lạc nước ngoài cho đến lúc chết.
Năm 515 TCN, vua Tào là Tào Điệu công sang triều kiến Tống, Tống Cảnh công bèn cho bắt giam Tào Điệu công. Người nước Tào lập em Điệu công là Tào Thanh công làm vua.
Năm 506 TCN, Tống Cảnh công dự hội chư hầu để cùng nước Tấn bàn việc đánh nước Sở giúp Sái (Sái Chiêu hầu bị lệnh doãn nước Sở là Nang Ngoã hối lộ không được, bị giữ lại 3 năm. Sái Chiêu hầu tức giận, gửi con tin cho Tấn Định công, xin Tấn giúp đánh Sở) nhưng Đại phu nước Tấn là Tuân Dần và Phạm Ưởng lại đòi nước Sái hối lộ. Sái Chiêu hầu không chịu. Tuân Dần bèn kiếm cớ từ tạ rút quân không đánh Sở giúp Sái nữa. Quân Tống rút về.
Thế lực của Ngô Phù Sai ngày càng mạnh. Phù Sai khiến Lỗ Ai công thần phục, lại phá quân Tề. Khi Phù Sai hội chư hầu năm 483 TCN, Tống Cảnh công phải đến tham dự cùng nước Lỗ, Vệ.
Năm 480 TCN, Hướng Đồi và Hướng Sào chiếm đất Tào cũ để chống lại Tống Cảnh công. Cảnh công sai Tả sư Sào đánh đất Tào. Dân đất Tào phản lại họ Hướng. Hướng Đồi phải chạy sang nước Vệ, Hướng Sào chạy sang nước Lỗ. Đại phu nước Vệ là Công Văn Thị mang quân ra đón, nhưng đòi viên ngọc quý truyền từ đời nhà Hạ. Hướng Đồi từ chối, chỉ cho Công Văn Thị viên ngọc khác, và chạy sang nước Tề. Điền Hằng đang cầm quyền ở nước Tề cho Hướng Đồi làm Thứ khanh.
Mở rộng bờ cõi.
Năm 492 TCN, Tống Cảnh công đánh nước Tiểu Châu, bắt vua Tiểu Châu. Năm 489 TCN, ông lại sai Hướng Sào mang quân đánh phá nước Tào.
Lúc đó vua Tào là Tào Bá Dương bỏ bê chính sự, ham săn bắn. Nghe lời Công Tôn Cương, Tào Bá Dương phản lại nước Tấn và bỏ không thần phục nước Tống nữa.
Năm 488 TCN, Tống Cảnh công cùng Chữ Sư Tử Phì mang quân đánh Tào. Nước Tấn không phát binh cứu. Nước Tào bị vây tại 5 đồn ấp là Thử Khưu, Ấp Khưu, Đại Thành, Chung và Vu. Trịnh Thanh công nghe tin nước Tào bị Tống đánh bèn điều quân đi cứu Tào, tấn công vào địa giới nước Tống.
Nhưng quân Tống vẫn tiếp tục đánh Tào. Năm 487 TCN, quân Tống vây đánh Tào chưa được, bèn định rút quân về. Tướng Tống là Chữ Sư Tử Phì đi đoạn hậu, bị dân nước Tào chửi rủa thậm tệ, bèn dừng quân lại báo với Tống Cảnh công. Cảnh công tức giận truyền quân quay trở lại tấn công nước Tào. Lần này Tào Bá Dương không chống cự nổi. Quân Tống phá thành, bắt Tào Bá Dương và Công Tôn Cương đem về nước và giết chết cả hai người. Tống Cảnh công diệt nước Tào.
Qua đời.
Theo Tả truyện, Tống Cảnh công không có con trai. Năm 469 TCN, Cảnh công lâm bệnh, dặn đại thần là Đại Duẩn rằng Tử Khải (cháu nội công tử Đang Tần em ông) là người kế vị. Tuy nhiên sau khi Tống Cảnh công mất, các đại phu phản đối. Tử Khải phải chạy sang nước Sở. Người nước Tống lập công tử Đặc lên làm vua, tức Tống Chiêu công.
Sử kí-Tống Vi tử thế gia lại ghi khác, rằng Tống Cảnh công có một người con trai, đã lập làm thế tử. Ông có một người em là công tử Đang Tần, Đang Tần sinh công tôn Củ. Cảnh công lúc sinh thời giết công tôn Củ nên con Củ là Tử Đặc tức Tống Chiêu công. Sau khi Tống Cảnh công qua đời, Tử Đặc giết chết thế tử của ông rồi đoạt ngôi. Sử ký cho rằng Tống Cảnh công làm vua 64 năm và mất năm 452 TCN. | 1 | null |
Lê Hoàng Phu (17 tháng 6 năm 1926 – 30 tháng 1 năm 2003) là Mục sư Tin Lành, Giám đốc Học vụ Thánh Kinh Thần học viện Nha Trang, và là Nhà Sử học Hội thánh.
Thiếu thời.
Lê Hoàng Phu sinh ngày 17 tháng 6 năm 1926 tại Đà Nẵng, được trưởng dưỡng trong đức tin Cơ Đốc, cha là Mục sư Lê Văn Long. Đến năm 12 tuổi, cậu tham dự Hội đồng Tổng Liên hội tổ chức tại Vĩnh Long với diễn giả là "Sứ giả Phục hưng" Tống Thượng Tiết. Tại đây, Lê Hoàng Phu nhận lãnh những trải nghiệm tâm linh ảnh hưởng sâu sắc trên cuộc đời cậu.
Mục vụ.
Năm 1948, Trường Kinh Thánh Đà Nẵng khai giảng khóa học mới - sau ba năm liên tiếp ngưng hoạt động do bị ảnh hưởng của chiến tranh - Lê Hoàng Phu liền xin nhập học. Tốt nghiệp năm 1951, ông được bổ nhiệm về Nhà thờ Huế, và được phong chức mục sư năm 1954.
Năm 1957, Mục sư Lê Hoàng Phu đến New York, Hoa Kỳ, để theo học tại Đại học Nyack, một học viện thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp. Sau khi tốt nghiệp năm 1959, ông giảng dạy tại Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, và tiếp tục phục vụ trong cương vị này khi trường dời vào Nha Trang năm 1960 và đổi tên thành Thánh Kinh Thần học viện. Trong thời gian này, ông được mời giảng luận tại nhiều giáo đoàn trên toàn quốc. Từ năm 1960 – 1965, ông được bầu vào chức vụ Tổng Thư ký Ban trị sự Tổng Liên Hội, Hội thánh Tin Lành Việt Nam.
Năm 1965, ông theo học tại Đại học Wheaton, Illinois, Hoa Kỳ, và nhận văn bằng Thạc sĩ năm 1967, rồi tiếp tục nghiên cứu tại Đại học New York. Năm 1972, ông nhận học vị Tiến sĩ với luận văn "Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911 – 1965)". Cũng trong năm ấy, ông trở về Thần học viện Nha Trang đảm nhiệm chức trách Giám đốc Học vụ cho đến năm 1975.
Từ năm 1972 – 1975, ông là Giám đốc Học vụ Chương trình Nghiên cứu Phúc âm tại Việt Nam, rồi tại Âu châu và Úc châu từ năm 1980 – 1984. Ông đồng sáng lập và là Viện trưởng Union College of California (từ năm 1991 – 1995), một học viện thần học phục vụ cộng đồng Tin Lành Việt Nam ở hải ngoại trong lĩnh vực học thuật và đào tạo.
Sau khi định cư ở Hoa Kỳ, Mục sư Lê Hoàng Phu thăm viếng và giảng dạy để gây dựng đời sống tâm linh cho các giáo đoàn Tin Lành của người Việt rải rác khắp Bắc Mỹ, Âu châu, và Úc châu. Ngoài ra, ông cũng dự phần trong nỗ lực truyền bá phúc âm ở Đông Âu và Liên Xô.
Mục sư Lê Hoàng Phu đóng góp tích cực cho công cuộc dịch thuật Kinh Thánh sang tiếng Việt. Ông thực hiện một bản dịch Tân Ước được biết dưới tên Thánh Kinh Tân Ước Diễn Ý phát hành năm 1982. Toàn bộ Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước - Bản Diễn Ý được Thánh Kinh Hội Quốc tế phát hành vào năm 1994.
Bên cạnh việc dịch thuật Thánh Kinh Diễn Ý, năm 1987 Mục sư Lê Hoàng Phu đã cộng tác với Vietnamese Bible Inc. trong một Ủy ban Phiên Dịch Kinh Thánh gồm các mục sư từ một số hệ phái Tin Lành nhằm thực hiện một bản dịch Kinh Thánh Việt ngữ "trung thực, hiện đại, và truyền đạt được chân lý của Chúa". Bản dịch này được Vietnamese Bible Inc. xuất bản vào năm 2002 với tên gọi là Kinh Thánh - Bản Dịch Mới.
Trước đó, Mục sư Lê Hoàng Phu đã cộng tác dịch thuật bốn sách Phúc âm và sách Công vụ các Sứ đồ, được Thánh Kinh Hội Việt Nam xuất bản năm 1973.
Mục sư Lê Hoàng Phu từ trần ngày 30 tháng 1 năm 2003. Ông sống độc thân cho đến cuối đời. | 1 | null |
Phan Thu Quyên sinh năm 1989 tại Kiên Giang. Cô được biết đến với vai trò là Hoa hậu đăng quang trong cuộc thi "Hoa hậu phụ nữ Việt Nam qua ảnh" 2012, với chiều cao 1,72 mét và số đo 3 vòng lần lượt 86-60-90. Đêm chung kết cuộc thi diễn ra tối ngày 14 tháng 12 năm 2012 tại nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Thu Quyên vừa tốt nghiệp Đại học Cần Thơ chuyên ngành Kinh tế ngoại thương.
Giải thưởng.
Với danh hiệu cao nhất, Thu Quyên nhận được phần thưởng bằng tiền mặt trị giá 100 triệu đồng và phần thưởng bằng hiện vật trị giá 200 triệu đồng. Ngoài ra cô sẽ xuất hiện trên trang bìa, 4 số của tạp chí Thế giới Phụ nữ trong 1 năm. | 1 | null |
Trận Stonne là một trận đánh trong Chiến dịch nước Pháp của quân đội Đức Quốc xã năm 1940 thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đã diễn ra từ ngày 15 cho đến ngày 25 tháng 5 năm 1940, tại ngôi làng Stonne (nằm trên cao nguyên Mont-Dieu – cao khoảng 15 km – về phía nam Sedan), nước Pháp. Đây là một cuộc phản công của lực lượng thiết giáp trong quân đội Pháp, trong đó có một đại đội Pháp dưới quyền chỉ huy của Đại úy Pierre Billotte, nhằm vào Quân đoàn "tăng" XIX của quân đội Đức dưới quyền chỉ huy của tướng Heinz Guderian (với Sư đoàn tăng số 10 và Sư đoàn bộ binh "Đại Đức") – sau được Quân đoàn VI hỗ trợ, và trở thành một trong những trận chiến quan trọng nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây cũng là trận đánh khốc liệt nhất trong chiến dịch tấn công Pháp của Đức Quốc xã, Sau nhiều lần đổi chủ, Stonne cuối cùng đã hoàn toàn thuộc về quyền kiểm soát của người Đức, và chiến thắng của quân Đức trong trận đánh vì Stonne đã đánh dấu thất bại cuối cùng của người Pháp trong nỗ lực thủ tiêu các đầu cầu Sedan đã được thiết lập sau chiến thắng quyết định của quân đội Đức tại Sedan.
Bộ Chỉ huy Tối cao Đức không muốn khai thác chiến thắng của họ tại Sedan và Bulson cho đến các sư đoàn bộ binh Đức hội quân với ba sư đoàn tăng. Đối với Guderian, hành động điên rồ này sẽ bỏ lỡ đại thắng ở Sedan và tạo điều kiện cho đối phương hồi phục và tải tổ chức các đơn vị thiết giáp vẫn còn mạnh của họ. Do đó, ông đã quyết định đánh thọc đến eo biển Anh, và điều này đồng nghĩa với việc mặc kệ Quốc trưởng Adolf Hitler và Bộ Chỉ huy Tối cao. Viên tướng Đức đã ra lệnh cho Sư đoàn tăng số 10 (do Trung tướng Ferdinand Schaal chỉ huy) và Trung đoàn Bộ binh Đại Đức án ngữ tại đầu cầu Sedan, trong khi các Sư đoàn tăng số 1 và 2 tiến về eo biển Anh.. Trong giai đoạn này, các đầu cầu Sedan của Đức vẫn chưa ổn. Các lực lượng Pháp đã tập trung về hướng nam. Do quân Đức thiếu vũ khí chống tăng thích nghi với một trận phòng ngự, Guderian quyết định phải phát động tấn công nhằm mục đích phòng thủ, và bước tiến của các Sư đoàn tăng số 1 và 2 đã cổ vũ cho tiến trình của ông: Quân đoàn X của Pháp, trong khi đang tiến về Sedan, đã bị các Sư đoàn tăng này đánh bại gần Chemery và phải triệt thoái về phía nam. Theo một phần của kế hoạch ban đầu của Guderian, quân Đức đã tiến vào nghi binh về phía nam và ở đằng sau tuyến phòng ngự Maginot, để che chắn ý định đánh thọc vào eo biển. Mặc dù tướng Franz Halder đã bác bỏ hoạch định này, Guderian khôi phục nò và hạ lệnh cho Sư đoàn tăng số 10 và Trung đoàn Đại Đức đánh tràn qua cao nguyên Stonne. Trong khi đó, Stonne cũng có tầm quan trọng lớn đối với người Pháp: họ chọn nó làm bàn đạp để tiến công giành lại các đầu cầu Sedan.
Vào ngày 15 tháng 5, các lực lượng thuộc Quân đoàn XXI của Pháp dưới quyền chỉ huy của tướng Jean Flavigny đã bắt đầu tiến công vào Stonne. Bởi do lực lượng bộ binh Pháp di chuyển chậm chạp, lực lượng thiết giáp Pháp đã nắm giữ vai trò chính trong cuộc giao chiến. Trong lúc này, Stonne chỉ được phòng vệ bởi Tiểu đoàn Đại Đức số 1 và một số khẩu pháo chống tăng của Trung đoàn. Trước bước tiến của các cỗ xe tăng Char B1-Bis khủng khiếp của đối phương, quân phòng thủ yếu ớt của Đức đánh trả và bắt đầu rơi vào hoảng loạn. Bất chợt, một trung đội Đức tiêu diệt được ba xe tăng Char B1-Bis, làm cho quân Pháp trở nên hỗn loạn và phải rút chạy về hướng nam. Cuộc phòng ngự thắng lợi của người Đức đã giết chết huyền thoại về sự bất khả chiến bại của các xe tăng Char B1-Bis. Các cuộc tấn công và phản công đã tiếp diễn trong ngày hôm đó. Với sự hỗ trợ của quân tiếp viện từ Sư đoàn tăng số 10, Trung đoàn Đại Đức đã giành được Stonne vào buổi chiều ngày 15 tháng 5. Thế nhưng, tướng Charles Huntziger đã móp méo các diễn biến tại Stonne thành một "thắng lợi phòng thủ" của Pháp. Giao tranh giữa hai phe đã tiếp diễn trong ngày hôm sau. Trong đêm ngày 16 – 17 tháng 5, Quân đoàn VI đã thế chỗ cho Sư đoàn tăng số 10 của Đức. Đến lúc này, Stonne đã bị phá hủy thành một nghĩa địa của các xe tăng Pháp và Đức. Nhưng hai bên lại tiếp tục giao chiến, lần này người Đức chủ yếu triển khai các Sư đoàn Bộ binh số 16 và 24 của mình, và cuối cùng quân Đức đã giữ chắc được Stonne vào chiều ngày 17 tháng 5 – đây là lần đổi chủ thứ 17 của ngôi làng. Sau khi đập tan các đợt tấn công dữ dội của quân Pháp vào ngày 18 tháng 5, quân Đức đánh thọc về phía nam và vào ngày 25 tháng 5 năm 1940 họ chiếm được toàn bộ cao nguyên Stonne. Các cựu chiến binh Đức và Pháp đã gọi trận đánh này là "Verdun của năm 1940", với thiệt hại nặng nề cho cả hai bên (nhất là về phía Đức theo một tài liệu của Pháp). Với con số tổn thất lớn, Sư đoàn Thiết giáp số 3 của Pháp thực sự là đã bị tiêu diệt trong trận Stonne. | 1 | null |
Xơ dừa là phần của vỏ trái dừa được xé ra. Loại sản phẩm này sử dụng rộng rãi trong các ngành thủ công mỹ nghệ hoặc dùng để phủ lên gốc của những cây trồng, giá thể (để trồng rau) . Ngoài ra người ta còn phát hiện ra rằng xơ dừa có thể được dùng để xử lý nước thải rất tốt.
Ngoài ra người ta còn dùng sơ dừa làm áo giáp chống đạn ở Malaysia, đây được coi là áo giáp nhẹ nhất. | 1 | null |
Kiwi (đọc là Ki-qui) hay dương đào là một loài cây có quả mọng ăn được thuộc nhóm loài cây gỗ thân leo trong chi Dương đào. Nhóm cây quả kiwi được trồng phổ biến nhất là "Actinidia deliciosa" 'Hayward' quả có hình bầu dục, kích thước bằng quả trứng gà cỡ lớn: dài và đường kính . Vỏ mỏng, mờ, dạng sợi, có vị chua, vỏ của quả có màu nâu nhạt có thể ăn được, thịt quả màu xanh lục nhạt hoặc vàng với những hàng hạt nhỏ màu đen có thể ăn được. Quả có cấu trúc mềm mại với hương vị ngọt ngào và độc đáo.
Kiwi có nguồn gốc từ miền trung và miền đông Trung Quốc. Mô tả đầu tiên về chúng được ghi lại có niên đại vào thế kỷ 12 dưới triều đại nhà Tống. Vào đầu thế kỷ 20, việc trồng cây kiwi đã lan rộng từ Trung Quốc đến New Zealand, tại đó bắt đầu những vụ trồng thương mại đầu tiên. Trong Thế chiến thứ hai, loại trái cây này trở nên phổ biến đến với các binh sĩ Anh và Mỹ đóng tại New Zealand, về sau được xuất khẩu rộng khắp, đầu tiên xuất khẩu đến Anh và sau đó là California vào những năm 1960.
Tên gọi.
Cây quả kiwi (thường được gọi tắt là kiwi ở Bắc Mỹ và Châu Âu) hay còn gọi là cây quả lý gai Trung Quốc. Các giống ban đầu được mô tả trong danh mục cây giống vào năm 1904 với nội dung "...quả có thể ăn được to bằng quả óc chó, mang hương vị của lý gai chín", dẫn đến cái tên quả lý gai Trung Quốc ("Chinese gooseberry"). Năm 1962, những người trồng trọt ở New Zealand bắt đầu gọi nó là "quả kiwi" (tiếng Anh: "kiwifruit", ) do vẻ ngoài mờ giống với chim kiwi để tiếp thị xuất khẩu, cái tên này được Turners & Growers đăng ký lần đầu tiên vào ngày 15 tháng 6 năm 1959 và sau đó được chính thức thông qua thương mại vào năm 1974. Ở New Zealand và Úc, từ "kiwi" chỉ dùng để chỉ loài chim kiwi hoặc được dùng làm biệt danh gọi người New Zealand; nó hầu như chưa bao giờ được sử dụng để chỉ trái cây. Quả kiwi đã trở thành tên gọi chung cho tất cả các loại quả kiwi xanh được trồng thương mại từ chi "Actinidia". Ở Hoa Kỳ và Canada, tên được rút gọn thành "kiwi" thường được sử dụng rộng rãi khi đề cập đến trái cây này.
Lịch sử.
Kiwi có nguồn gốc từ miền trung và miền đông Trung Quốc. Mô tả đầu tiên được ghi lại về chúng có niên đại vào thế kỷ 12 dưới triều đại nhà Tống. Loại quả này thường chỉ được thu hái từ tự nhiên và chỉ dùng cho mục đích y học nên nó hiếm khi được trồng hoặc nhân giống.
Vào đầu thế kỷ 20, việc trồng cây kiwi đã lan rộng từ Trung Quốc đến New Zealand, tại đó bắt đầu những vụ trồng thương mại đầu tiên. Trong Thế chiến thứ hai, loại trái cây này trở nên phổ biến đến với các binh sĩ Anh và Mỹ đóng tại New Zealand, về sau được xuất khẩu rộng khắp, đầu tiên xuất khẩu đến Anh và sau đó là California vào những năm 1960.
Ở New Zealand trong những năm 1940 và 1950, trái cây đã trở thành một mặt hàng nông sản thông qua việc phát triển các giống cây trồng thương mại, canh tác, vận chuyển, bảo quản và tiếp thị trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các loài và giống kiwi.
Chi "Actinidia" bao gồm khoảng 60 loài. Quả của chúng khá là khác nhau, mặc dù hầu hết các loài kiwi đều dễ dàng nhận ra là kiwi vì vẻ ngoài và hình dạng của quả. Vỏ của quả khác nhau về kích thước, độ xù lông và màu sắc. Thịt quả khác nhau về màu sắc, độ mọng nước, kết cấu và mùi vị. Một số loài quả của chúng không ngon, trong khi những loài khác có vị ngon hơn đáng kể so với phần lớn quả từ các giống cây thương mại.
Quả kiwi được bán phổ biến nhất có nguồn gốc từ "A. deliciosa" (kiwi lông xù). Các loài khác thường được tiêu thụ để ăn bao gồm "A. chinensis" (kiwi vàng), "A. coriacea" (kiwi trứng ngỗng Trung Quốc), "A. arguta" (kiwi chịu khắc nghiệt), "A. kolomikta" (kiwi Bắc Cực), "A. melanandra" (kiwi tím), "A. polygama" (kiwi nho bạc) và "A. purpurea" (kiwi đỏ nồng).
Kiwi lông xù.
Hầu hết các quả kiwi được bán thuộc một số giống "A. deliciosa" (kiwi lông xù): 'Hayward', 'Blake' và 'Saanichton 12'. Chúng có lớp vỏ ngoài có lông xù, màu nâu xỉn và thịt màu xanh lục tươi sáng. Giống cây quen thuộc 'Hayward' được Hayward Wright phát triển ở Avondale, New Zealand vào khoảng năm 1924. Ban đầu nó được trồng trong các khu vườn trong nội địa New Zealand, nhưng việc trồng đại trà bắt đầu vào những năm 1940.
'Hayward' là giống cây trồng phổ biến nhất và phân phối rộng khắp các cửa hàng. Nó là một giống cho quả lớn, hình trứng với hương vị ngọt ngào. Giống 'Saanichton 12' xuất xứ từ British Columbia, có hình chữ nhật hơn 'Hayward' và có vị ngọt tương đối, nhưng phần lõi bên trong của quả có thể dai. Giống 'Blake' có thể tự thụ phấn, nhưng nó có quả nhỏ hơn, hình bầu dục hơn và hương vị được coi là kém hơn.
Mọng kiwi.
Mọng kiwi là giống cho quả ăn được, quả có kích thước chỉ bằng một quả nho lớn, tương tự như kiwi lông xù về hương vị và hình dáng bên trong, nhưng vỏ mỏng, màu xanh lá cây mịn và không có lông tơ tạo cảm giác ăn toàn bộ quả dễ chịu hơn. Chúng được sản xuất chủ yếu bởi ba loài: "Actinidia arguta" (kiwi chịu khắc nghiệt), "A. kolomikta" (kiwi Bắc Cực) and "A. polygama" (kiwi nho bạc). Chúng là loại cây gỗ thân leo, mọc nhanh, có mùa sinh trưởng bền vững. Chúng được gọi là mọng kiwi, kiwi nhỏ, kiwi tráng miệng, kiwi nho, hay kiwi cocktail.
Giống cây 'Issai' là một giống cây lai giữa kiwi chịu khắc nghiệt và kiwi nho bạc, và có thể tự thụ phấn. Giống này được trồng thương mại vì trái tương đối lớn, 'Issai' ít chịu khắc nghiệt hơn so với hầu hết các giống kiwi chịu điều kiện khắc nghiệt.
Kiwi vàng.
"Actinidia chinensis" (kiwi vàng) có vỏ mịn, màu đồng. Màu sắc của thịt quả thay đổi từ màu xanh lá cây tươi sáng đến màu vàng đậm trông rất rõ ràng. Giống quả này ngọt và thơm hơn so với "A. deliciosa", tương tự như một số loại trái cây cận nhiệt đới. Một trong những giống trồng hấp dẫn nhất có 'mống mắt' màu đỏ xung quanh tâm quả và phần thịt bên ngoài màu vàng. Quả màu vàng có giá thị trường cao hơn và ít lông hơn quả kiwi lông xù, ăn ngon miệng hơn mà không cần gọt vỏ.
Một giống trồng khả thi về mặt thương mại của kiwi vòng đỏ này đã được cấp bằng sáng chế với tên gọi EnzaRed, là một giống hồng dương của Trung Quốc.
'Hort16A' là một giống kiwi vàng được bán trên toàn thế giới với tên gọi "Zespri Gold". Giống cây trồng này bị thiệt hại đáng kể ở New Zealand trong năm 2010–2013 do vi khuẩn PSA. Một giống kiwi vàng mới, "Gold3", được phát hiện có khả năng kháng bệnh tốt hơn và hầu hết người trồng hiện nay đã chuyển sang trồng giống cây này. 'Gold3' được Zespri tiếp thị với tên là "SunGold", không ngọt bằng 'Hort16A'.
Các bản sao của giống mới "SunGold" đã được sử dụng để phát triển, chúng trồng trong các vườn cây ăn quả ở Trung Quốc dẫn đến các nỗ lực pháp lý của Zespri, và họ thành công trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ ở Trung Quốc. Vào năm 2021, Zespri ước tính rằng khoảng 5.000 ha vườn "Sungold" đang được trồng ở Trung Quốc, chủ yếu ở tỉnh Tứ Xuyên.
Trồng trọt.
Kiwi có thể trồng ở hầu hết các vùng thuộc khí hậu ôn đới với nhiệt độ mùa hè thích hợp. Ở những nơi mà kiwi lông xù ("A. deliciosa") không chịu điều kiện khắc nghiệt được thì các loài khác được trồng thay thế.
Nhân giống.
Thường trong trồng trọt thương mại, các giống khác nhau được sử dụng để làm gốc ghép, cây mang quả và các giống cây trồng chuyên thụ phấn. Do đó, hạt giống được tạo ra là con lai của bố mẹ chúng. Ngay cả khi các giống cây này được sử dụng cho cây thụ phấn và cây mang quả, không có gì đảm bảo rằng quả sẽ có chất lượng giống cây bố mẹ. Ngoài ra, cây con mất bảy năm trưởng thành trước khi chúng có đợt ra hoa đầu tiên, vì vậy việc xác định kiwi đang mang trái hay thụ phấn là một việc tốn nhiều thời gian. Do đó, hầu hết các giống cây kiwi, ngoại trừ gốc ghép và các giống mới, đều được nhân giống vô tính. Điều này được thực hiện bằng cách ghép cây thuộc giống cây cho quả vào gốc ghép được trồng từ cây con, hoặc nếu muốn có cây trồng thực thụ, thì gốc ghép phải được trồng từ cành giâm của cây trưởng thành.
Thụ phấn.
Kiwi là cây lưỡng tính, nghĩa là một cây có thể là cây đực hoặc cây cái. Cây đực có hoa tạo phấn, cây cái nhận hạt thụ tinh cho noãn và nuôi lớn quả; hầu hết kiwi yêu cầu một cây đực để thụ phấn cho cây cái. Để có một năng suất tốt, một cây đực cho phấn từ ba đến tám cây cái được coi là đủ. Một số giống có thể tự thụ phấn, nhưng thậm chí chúng cũng tạo ra năng suất cao hơn và đáng tin cậy hơn nếu được thụ phấn bởi cây đực. Sự thụ phấn giữa các loài thường (nhưng không phải mọi lúc) thành công miễn là thời gian nở hoa diễn ra đồng bộ với nhau.
Trong tự nhiên, các loài kiwi được thụ phấn bởi các loài chim và ong vò vẽ địa phương, chúng đậu lên hoa để lấy phấn hoa chứ không phải mật hoa. Những bông hoa cái tạo ra bao phấn giả với những thứ trông giống như phấn hoa trên đầu ngọn để thu hút các loài thụ phấn, mặc dù những bao phấn giả này thiếu DNA và giá trị thức ăn của bao phấn đực.
Những nhà nông trồng kiwi phụ thuộc vào ong mật, loài thụ phấn chủ yếu, nhưng kiwi trồng thương mại nổi tiếng là khó thụ phấn. Những bông hoa không hấp dẫn lắm đối với ong mật, một phần là do hoa không tạo ra mật hoa.
Ong mật là loài thụ phấn chéo không hiệu quả cho kiwi vì chúng thực hành “tính chung thủy”. Mỗi con ong mật chỉ đến đậu vào một loài hoa duy nhất và có thể chỉ đến đậu lên một vài nhánh của một cây duy nhất. Phấn hoa cần từ một cây (chẳng hạn như đực đối với cái) có thể không bao giờ đến được cây khác nếu không có sự thụ phấn chéo chủ yếu xảy ra trong quần thể đông đúc; đó là trong các quần thể mà những con ong chứa đầy phấn hoa khác nhau thật sự gặp nhau và phụ phấn.
Để đối phó với những thách thức trong việc thụ phấn này, một số nhà sản xuất thổi phấn hoa đã thu thập được lên những bông hoa cái. Tuy nhiên, phổ biến nhất là thụ phấn bão hòa, trong đó quần thể ong mật được tạo ra quá lớn (bằng cách đặt các tổ ong trong vườn cây ăn quả với mật độ khoảng 8 tổ ong/ha) đến nỗi ong buộc phải sử dụng loài hoa này vì cạnh tranh khốc liệt trong khoảng cách bay gần.
Trưởng thành và thu hoạch.
Quả kiwi phải được hái bằng tay và được trồng cho mục đích thương mại trên các cấu trúc hỗ trợ chắc chắn, vì nó sản xuất vài tấn mỗi ha, nhiều hơn khả năng của những giàn đỡ cây trồng khá yếu ớt có thể hỗ trợ. Chúng thường được trang bị hệ thống tưới nước để tưới tiêu và chống sương giá vào mùa xuân.
Dây leo của cây quả kiwi đòi hỏi phải được cắt tỉa mạnh mẽ, tương tự như đối với chăm sóc cây nho. Quả được sinh ra trên những cọng đạt từ một năm tuổi trở lên, nhưng sản lượng giảm dần khi cọng già đi. Cần cắt tỉa và cần thay thế các cọng sau năm thứ ba. Ở bắc bán cầu, quả chín vào tháng 11, trong khi ở nam bán cầu quả chín vào tháng 5. Cây bốn năm tuổi có thể cho năng suất lên đến trên một mẫu Anh trong khi cây tám năm tuổi có thể sản xuất trên một mẫu Anh. Cây ra trái tối đa từ tám đến mười năm tuổi. Sản lượng theo mùa có thể thay đổi; mùa quả trĩu nặng trên giàn đỡ cây trồng trong một mùa thường đi kèm với lượng quả thấp vào mùa sau.
Trữ.
Trái cây được thu hoạch lúc còn cứng sẽ chín khi được bảo quản đúng cách trong thời gian dài. Điều này cho phép quả kiwi được đưa ra thị trường đến 8 tuần sau thu hoạch.
Kiwi chắc thịt sẽ chín sau vài ngày đến một tuần khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, nhưng không nên để trực tiếp dưới ánh nắng. Quá trình chín nhanh hơn xảy ra khi đặt trong túi giấy cùng với táo, lê hoặc chuối. Tuy nhiên, khi quả kiwi đã chín, nó sẽ được bảo quản tối ưu khi để riêng tránh xa các quả khác, vì nó rất nhạy cảm với khí ethylene mà những loại quả khác có thể thải ra, do đó có xu hướng chín quá mức ngay cả khi để trong tủ lạnh. Nếu được bảo quản thích hợp, quả kiwi chín thường giữ được khoảng một đến hai tuần.
Sâu bệnh.
"Pseudomonas syringae actinidiae" (PSA) lần đầu tiên được xác định ở Nhật Bản vào những năm 1980. Dòng vi khuẩn này đã được các nhà vườn kiểm soát và quản lý thành công trong các vườn cây ăn quả ở Châu Á. Năm 1992, nó được tìm thấy ở miền bắc nước Ý. Trong năm 2007/2008, các thiệt hại kinh tế đã xảy ra và nguyên nhân được quan sát là do một chủng độc hơn chiếm ưu thế hơn là biến thể thứ 5 (PSA V). Năm 2010, nó được tìm thấy trong vườn kiwi Bay of Plenty ở Đảo Bắc của New Zealand. Các giống cây kiwi vàng đặc biệt mẫn cảm với chúng. Các giống mới kháng bệnh đã được lựa chọn do chính phủ và những người trồng kiwi tài trợ nghiên cứu để ngành có thể tiếp tục phát triển.
Các nhà khoa học cho biết họ đã tìm ra chủng vi khuẩn PSA ảnh hưởng đến quả kiwi từ New Zealand, Ý và Chile có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Sản xuất.
Năm 2018, sản lượng quả kiwi trên toàn cầu là 4 triệu tấn, đứng đầu là Trung Quốc với hơn một nửa tổng sản lượng thế giới. Ý, New Zealand, Iran, Hy Lạp và Chile là những nhà sản xuất quan trọng khác. Ở Trung Quốc, kiwi được trồng chủ yếu ở khu vực miền núi thượng nguồn sông Dương Tử, và Tứ Xuyên.
Lịch sử sản xuất.
Xuất khẩu kiwi tăng nhanh từ cuối những năm 1960 đầu những năm 1970 ở New Zealand. Đến năm 1976, xuất khẩu đã vượt quá lượng tiêu thụ trong nước. Bên ngoài Australasia, kiwi New Zealand được bán trên thị trường dưới nhãn hiệu Zespri. Kể từ năm 2012, tên thương mại chung "Zespri" đã được sử dụng để tiếp thị cho tất cả các giống kiwi từ New Zealand.
Vào những năm 1980, ngoài New Zealand ra, các quốc gia khác cũng bắt đầu trồng và xuất khẩu kiwi. Ở Ý, hệ thống cơ sở hạ tầng và kỹ thuật cần thiết để hỗ trợ sản xuất nho đã được điều chỉnh cho phù hợp với quả kiwi. Điều này, cùng với việc gần gũi với thị trường kiwi châu Âu đã khiến Ý trở thành nhà sản xuất kiwi hàng đầu vào năm 1989. Mùa kiwi Ý không trùng lặp nhiều với mùa trồng của New Zealand hay Chile, do đó cạnh tranh trực tiếp giữa Ý với New Zealand hay Chile không phải là một nhân tố quan trọng.
Từ thập niên 1970 đến năm 1999, phần lớn việc nhân giống cây trồng để tinh chế quả kiwi xanh được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Thực vật & Thực phẩm New Zealand (trước đây là HortResearch). Năm 1990, Ban Tiếp thị Kiwi New Zealand (New Zealand Kiwifruit Marketing Board) đã mở một văn phòng Châu Âu tại Antwerp, Bỉ.
Tiêu thụ.
Quả kiwi có thể được ăn sống, làm nước ép, dùng trong các món nướng, chế biến với thịt hoặc dùng để trang trí. Toàn bộ quả bao gồm cả vỏ, thích hợp cho con người tiêu thụ; tuy nhiên, vỏ của các giống lông xù thường bị loại bỏ do kết cấu của nó. Một lát cắt của quả kiwi từ lâu đã được sử dụng trang trí trên phần kem ở đỉnh bánh của bánh Pavlova, một món tráng miệng. Theo truyền thống Trung Quốc, quả kiwi không được ăn để thưởng thức mà được dùng làm thuốc cho trẻ em để giúp chúng phát triển và giúp cho phụ nữ sau sinh nở để giúp họ hồi phục.
Quả kiwi chưa chín có chứa actinidain (còn được đánh vần là "actinidin"), hữu ích về mặt thương mại như một chất làm mềm thịt và có vai trò như một chất hỗ trợ tiêu hóa. Actinidain cũng khiến quả kiwi chưa chín không thích hợp để dùng trong món tráng miệng có chứa sữa hoặc bất kỳ sản phẩm sữa nào khác vì enzym tiêu hóa protein trong sữa. Điều này áp dụng cho các món tráng miệng gelatin, do thực tế là actinidain sẽ hòa tan các protein trong gelatin, khiến món tráng miệng trở nên hóa lỏng hoặc ngăn không cho nó đông lại.
Dinh dưỡng.
Với lượng 100 gram, quả kiwi xanh cung cấp 255 kilojoules (61 kilocalories) năng lượng thực phẩm, 83% nước và 15% carbohydrate, với protein và chất béo không đáng kể (bảng). Nó đặc biệt giàu vitamin C (112% DV) và vitamin K (38% DV), có hàm lượng vitamin E vừa phải (10% DV), không có nguyên tố vi lượng nào khác có hàm lượng đáng kể. Quả kiwi vàng có giá trị dinh dưỡng tương tự, nhưng hàm lượng vitamin C cao hơn, (194% DV, bảng).
Quả kiwi đặc biệt rất giàu vitamin C, 1,5 lần mức DRI ở Hoa Kỳ trên 100 gram. Hàm lượng ka li theo trọng lượng ít hơn một lượng nhỏ so với của chuối. Nó cũng có vitamin E, và một lượng nhỏ vitamin A. Vỏ quả là một nguồn tốt chất chống oxy hóa flavonoid (dù nó cũng có thể chứa thuốc sâu và làm rát miệng và cổ ở một số người).
Dầu hạt quả kiwi chứa trung bình 62% acid α-linolenic, một loại axít béo omega-3. Cùi quả kiwi chứa carotenoid, chẳng hạn như provitamin A beta-carotene, lutein và zeaxanthin.
Dị ứng.
Chất actinidain được tìm thấy trong quả kiwi có thể là chất gây dị ứng cho một số người, bao gồm trẻ em. Các triệu chứng phổ biến nhất là ngứa ngáy khó chịu và đau miệng, với thở khò khè là triệu chứng nghiêm trọng phổ biến nhất; phản vệ có thể xảy ra. | 1 | null |
Trận Waldaschach là một trận đánh trong chiến dịch phía Tây của "Binh đoàn Main" của quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của "Thượng tướng Bộ binh" Eduard Vogel von Falckenstein trong cuộc Chiến tranh Bảy tuần, đã diễn ra vào ngày 10 tháng 7 năm 1866. Trong trận chiến này, một sư đoàn của quân đội Phổ do Trung tướng Edwin von Manteuffel đã đánh thắng cánh phải của quân đội Bayern, trong khi sư đoàn Phổ do tướng Gustav von Beyer đánh bại quân cánh trái của Bayern tại trận Hammelburg và sư đoàn của tướng August Karl von Göben giành chiến thắng trước trung quân của Bayern trong trận Kissingen. Quân Bayern bị áp đảo về mặt quân số trong tất cả những trận đánh này, và, trong khi quân đội Bayern tại Kissingen đã kháng cự quyết liệt, quân Bayern tại Hammelburg và Waldaschach chỉ gây ít khó khăn cho đối phương. Cả hai phe đều chịu thiệt hại nặng nề trong những trận đánh vào ngày 10 tháng 7. Với thắng lợi tại Waldaschach, quân Phổ đã giành được quyền vượt qua sông Saale tại Waldaschach.
Sau những thất bại của mình ngày 10 tháng 7, toàn bộ quân đội Bayern do Hoàng tử Karl điều khiển đã bắt đầu cuộc triệt thoái về sông Main. | 1 | null |
Tống Nguyên công (chữ Hán: 宋元公, ?-517 TCN, trị vì 531 TCN-517 TCN), tên thật là Tử Tá (子佐), là vị vua thứ 27 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Tử Tá là con thứ của Tống Bình công – vua thứ 26 nước Tống. Mẹ ông là con gái tư đồ Nhuế, tên là Nhuế Khí có tướng mạo khác thường. Khi Tử Tá trưởng thành tuy xấu người nhưng có đức độ.
Vua cha Bình công vốn sinh được công tử Tòa, đẹp trai nhưng bướng bỉnh, được lập làm thế tử. Năm 547 TCN, thế tử Tòa do mâu thuẫn với hoạn quan Y Lệ, bị Y Lệ vu cáo gièm pha nên phải tự sát. Vì vậy Tử Tá được lập làm thế tử.
Năm 532 TCN, Bình công mất, Tử Tá lên nối ngôi, tức là Tống Nguyên công.
Loạn họ Hoa, họ Hướng.
Năm 525 TCN, thái tử Kiến nước Sở bị cha là Sở Bình vương bức bách, phải bỏ trốn sang nước Tống. Tống Nguyên công bèn dung nạp.
Đại phu Hướng Thú nước Tống gả con gái cho vua nước Vũ. Nước Vũ bị nước Châu đánh. Năm 523 TCN, Tống Nguyên công theo thỉnh cầu của Hướng Ninh (con Hướng Thú) bèn mang quân đánh nước Châu, vây ấp Trùng. Được 1 tháng, quân Tống hạ ấp Trùng. Các chư hầu nhỏ là Châu, Nghê, Từ phải đến hội với Tống Nguyên công.
Tống Nguyên công mâu thuẫn với 2 đại phu họ Hướng và họ Hoa. Hoa Định, Hoa Hợi và Hướng Ninh bàn nhau, Hoa Hợi giả bệnh, cho các công tử con Tống Nguyên công đến thăm. Khi các công tử Dần, Ngự Nhung, Cố, Viên và Công Tôn Định đến thăm Hoa Hợi, họ Hoa bèn bắt giam. Hướng Hàng và Hướng Thằng về phe với Tống Nguyên công, bèn đến xin cho các công tử, cũng bị bắt giữ. Tống Nguyên công bất lực không dẹp được họ Hoa và họ Hướng, phải chấp nhận thỏa hiệp đổi con tin: cho thế tử Loan và em cùng mẹ là công tử Thìn sang nhà họ Hoa, và giữ con Hoa Hợi là Hoa Vô Thích, con Hướng Ninh là Hướng La, con Hoa Định là Hoa Khải.
Sau đó xung đột giữa phe Tống Nguyên công và họ Hoa, họ Hướng vẫn nổ ra. Thái tử Kiến nước Sở cùng công tử Thành, Hướng Trịnh, Tư Mã Cương phải bỏ trốn sang nước Trịnh.
Hướng Ninh và Hoa Hợi không dám làm quá, thấy những người phe Tống Nguyên công chạy trốn, bèn xin giảng hòa với Nguyên công. Tháng 10 năm đó, Tống Nguyên công củng cố lực lượng rồi giết các con tin của họ Hoa, họ Hướng và mang quân tấn công 2 họ này. Hoa Hợi, Hướng Ninh bỏ trốn sang nước Trần.
Tư mã Hoa Phí Toại có ba người con, trong đó Hoa Tru làm Thiếu tư mã, Hoa Đa Liêu làm đánh xe cho Tống Nguyên công. Hoa Tru và Hoa Đa Liêu mâu thuẫn với nhau, trong đó Hoa Tru đứng về phía những người lưu vong chống Nguyên công. Đa Liêu bào cho Nguyên công biết. Hoa Tru biết mình bị Đa Liêu làm lộ chuyện, bèn cùng thủ hạ giết chết Đa Liêu, và ép Hoa Phí Toại cùng đón những người lưu vong ở nước Trần về. Hoa Hợi, Hướng Ninh từ nước Trần được hậu thuẫn, bèn mang quân về nước Tống, cùng người đất Nam Lý chống lại Tống Nguyên công. Tống Nguyên công lệnh cho quân đắp thành cố sức giữ.
Tháng 8 năm 521 TCN, Ngô vương Liêu sai công tử Khổ Kiêm và Yển Châu Viên mang quân hợp với quân của Hoa Đăng cùng đánh Tống Nguyên công. Tề Cảnh công sai Ô Chi Minh mang quân giúp nước Tống. Hai bên giao tranh, liên quân Tề - Tống đánh bại quân Ngô ở Hồng Khẩu, bắt hai tướng nước Ngô.
Nhưng sau đó Hoa Đăng lại thu thập tàn quân Ngô, đánh bại quân Tống. Tống Nguyên công lo sợ, định bỏ chạy ra nước ngoài. Tướng Tống là Tru Nhân Bộc và tướng Tề là Ô Chi Minh kiên quyết chiến đấu. Quân Tống – Tề theo kế của Ô Chi Minh, bỏ hết chiến cụ chỉ dùng gươm, kết quả đánh tan quân Hoa Đăng ở đất Tấn Lý.
Tháng 11 năm đó, đại quân chư hầu do nước Tấn dẫn đầu cùng các nước Vệ, Tào đến cứu Tống Nguyên công. Liên quân gặp quân họ Hoa ở Giả Khưu. Quân họ Hoa thua to, bị vây ở Nam Lý. Hoa Tru, Hoa Hợi và Hoa Đăng lấy 70 bộ tốt và 15 cỗ xe xông qua đám quân Tống, phá vây chạy sang nước Sở, cầu viện Sở Bình vương. Sở Bình vương sai Vỉ Việt mang quân cứu họ Hoa. Khi quân Sở lên đường, thái tể Phạm vội vào can ngăn, nhưng không kịp.
Nhưng tướng Vỉ Việt mang quân tới Nam Lý cũng dừng binh, không giao tranh với quân chư hầu để giúp họ Hoa, thậm chí còn muốn đánh họ Hoa. Các chư hầu bàn nhau quyết định để Tống Nguyên công đuổi họ Hoa và họ Hướng đi, để vừa trừ họa cho nước Tống, vừa không mất lòng Sở Bình vương. Cuối cùng Hoa Hợi, Hướng Ninh cùng những người trong họ bỏ chạy lưu vong sang nước Sở.
Năm 517 TCN, Tống Nguyên công qua đời. Ông làm vua được 15 năm. Con ông là Tử Đầu Mạn lên nối ngôi, tức là Tống Cảnh công. | 1 | null |
"Still Alive" là một bài hát đặc trưng trong video game "Portal". Bài hát này được sáng tác bởi Jonathan Coulton và được thể hiện bởi nhân vật GLaDOS (lồng tiếng bởi Ellen McLain) trong "Portal". Bài hát bắt nguồn từ một buổi gặp mặt giữa hai nhà phát triền Valve và Coulton về việc viết một bài hát cho công ty, và Coulton đã chấp nhận vì ông là một fan của series "Half-Life". Đây là bài hát chủ đề kết, và được phát sau khi GLaDOS bị đánh bại bởi Chell (nhân vật chính), và lời bài hát cho thấy rằng cô ấy (GLaDOS) vẫn còn sống. Bài hát nhận được sự khen ngợi đáng kể cho tính hài hước và phong cách thể hiện của mình. Nó cũng được biểu diễn ở nhiều nơi, bao gồm tại Press Start -Symphony of Games- 2009, một sự kiện thường niên của Nhật Bản để giới thiệu các tác phẩm âm nhạc trong video game. Đây cũng là một bài hát tải về miễn phí của series "Rock Band", phát hành vào ngày 1 tháng 4, 2008. Một phiên bản tái ghi âm, với Sara Quin hát chính, xuất hiện trong album 2011 của Coulton "Artificial Heart". Phần tiếp theo của "Portal", "Portal 2", cũng được kết thúc bằng một bài hát khác được viết bởi Coulton và trình bày bởi McLain, tên là "Want You Gone". | 1 | null |
Johanna Spyri là một nữ tác giả văn học người Thụy Sĩ (Sinh ngày 12 tháng 6 năm 1827 – Mất ngày 7 tháng 7 năm 1901). Bà viết các tác phẩm dành cho trẻ em. Tác phẩm được biết đến nhiều nhất là Heidi (Bản dịch tiếng Việt có tên "Heidi cô bé trên núi cao"). Khi chào đời Johanna Spyri có tên là Johanna Louise Heusser. Bà sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh tại Hirzel, Thụy Sĩ. Khi còn nhỏ bà trải qua những mùa hè tại khu vực xung quanh thị trấn Chur, thủ phủ của bang Graubünden (Thụy Sĩ), một nguồn cảm hứng cho các tác phẩm sau này của bà.
Tiểu sử.
Năm 1852, Johanna Heusser cưới Bernhard Spyri, một luật sư. Khi định cư tại thành phố Zurich, JOHANNA SPYRI bắt đầu viết về cuộc sống ở vùng quê. Tác phẩm đầu tay của bà, A Note on Vrony's Grave, viết về cuộc sống của một người phụ nữ bị bạo hành gia đình, được xuất bản năm 1871. Những năm tiếp theo, các tiểu thuyết dành cho cả người lớn và trẻ em xuất hiện, một trong số đó là Heidi, một tác phẩm mà bà hoàn thành trong bốn tuần. Heidi là một câu chuyện về một cô bé mồ côi, cô sống với ông nội trên dãy núi Alps ở Thụy Sĩ, tác phẩm nổi tiếng với những miêu tả tuyệt đẹp về khung cảnh đó.
Chồng và đứa con trai duy nhất của bà, Bernard, đều mất trong năm 1884. Trong cảnh cô đơn, bà dấn thân vào các công tác thiện nguyện và viết hơn năm mươi tác phẩm cho đến khi mất năm 1901. Bà được chôn cất trong khu vực dành cho dòng họ bà tại nghĩa trang Sihlfeld-A ở Zürich. Là một nhân vật nổi tiếng tại Thụy Sĩ, chân dung của bà được in trên tem bưu điện năm 1951 và trên đồng xu 20 Franc Thụy Sĩ được phát hành đặc biệt năm 2001.
Tháng 4 năm 2010, một giáo sư, trong lúc nghiên cứu về truyện tranh trẻ em, đã tìm thấy một tác phẩm viết năm 1830 của một giáo viên lịch sử người Đức tên là Adam von Kamp. Có lẽ Johanna Spyri đã dựa trên cuốn sách này để viết Heidi. Tác phẩm của Adam von Kamp được đặt tên là Adelheide - das Mädchen von Alpengebirge— nghĩa là "Adelheide, cô bé trên dãy núi Alps". Hai tác phẩm có rất nhiều điểm tương đồng về diễn biến câu chuyện và lối miêu tả. Nhà nghiên cứu tiểu sử của Spyri, Regine Schindler, nói rằng rất có thể Spyri đã thân thuộc với tác phẩm này vì bà lớn lên trong một ngôi nhà giàu truyền thống văn chương. | 1 | null |
Laniarius erythrogaster là một loài chim trong họ Malaconotidae. Loài này được tìm thấy ở Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Nigeria, Rwanda, Sudan, Tanzania, và Uganda.
Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là savanna khô, rừng cây bụi nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới hay đồng cỏ thấp ngập nước hay ngập theo mùa nhiệt đới và cận nhiệt đới. | 1 | null |
Laniarius barbarus là một loài chim trong họ Malaconotidae. Nó là loài chim sinh sản định cư ở châu Phi xích đạo từ Sénégal và Cộng hòa Dân chủ Congo về phía đông đến Ethiopia.
Nó thường sinh sống ở tầng dưới rừng rậm và các khu vực rừng gỗ khác. Thân dài 22 cm với đuôi dài và cánh ngắn. Con trống và con mái có bề ngoài như nhau nhưng con non thì có màu nhạt hơn và tối hơn. Chúng ăn côn trùng. Tổ làm trên cây hoặc trong bụi cây, mỗi tổ đẻ hai quả trứng. | 1 | null |
Laniarius atroflavus là một loài chim trong họ Malaconotidae. Loài này được tìm thấy ở Cameroon và Nigeria.
Môi trường sinh sống của nó là rừng núi cao ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, rừng cây bụi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và rừng cây bụi núi cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Phường chèo hồng (danh pháp khoa học: Pericrocotus roseus) là một loài chim trong họ Phường chèo. Phường chèo hồng được tìm thấy trong Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam. Tại Ấn Độ, nó được tìm thấy ở dãy Himalaya từ tây sang đông đến Arunachal Pradesh và ngọn đồi của Nagaland và Manipur. Môi trường sống là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và rừng núi cao ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Phường chèo đỏ mỏ ngắn (danh pháp khoa học: Pericrocotus brevirostris) là một loài chim trong họ Phường chèo. Phường chèo hồng được tìm thấy trong Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và rừng núi cao ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. | 1 | null |
Hierapolis ( (, "Thành phố Thánh") là thành phố Hy Lạp cổ đại nằm trên suối nước nóng ở Phrygia, tây nam Anatolia. Tàn tích của nó liền kề với Pamukkale hiện đại ở Thổ Nhĩ Kỳ và hiện bao gồm một bảo tàng khảo cổ tạo thành một Di sản thế giới được UNESCO công nhận.
Các suối nước nóng được sử dụng như một bể tắm hơi kể từ thế kỷ thứ 2 TCN, và những người đến đây để chữa bệnh nhờ những khoáng chất có trong những dòng suối nước nóng. Một nghĩa địa lớn với những chiếc quách, và nổi tiếng nhất là xưởng cưa đá, một ví dụ sớm nhất được biết đến của cơ chế tay quay và thanh truyền.
Thành phố bao gồm các phòng tắm lớn liên kết với nhau, được xây dựng bằng các khối đá khổng lồ mà không sử dụng vữa hay chất kết dính nào khác. Khu phức hợp là một ví dụ được bảo quản tốt của kiến trúc kiểu vòm thời cổ đại.
Vị trí.
Hierapolis nằm ở thung lũng sông Büyük Menderes tiếp giáp với thị trấn Pamukkale và ngay bên cạnh "ruộng bậc thang" đá vôi Pamukkale, gần Denizli. Nó nằm ở phần lãnh thổ thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ, gần biển Aegean nên có khí hậu ôn hòa trong năm.
Lịch sử.
Hierapolis cổ đại.
Chỉ có một vài sự thật được biết đến về nguồn gốc thành phố. Không có dấu vết của sự hiện diện của người Hittite hoặc Ba Tư đã được tìm thấy. Người Phrygia đã xây dựng một ngôi đền, có lẽ vào nửa đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Ngôi đền này ban đầu được sử dụng bởi người dân của thị trấn Laodikeia gần đó, sau này là những gì tạo thành trung tâm của Hierapolis.
Hierapolis được thành như một suối nước khoáng địa nhiệt vào đầu thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên trong phạm vi của vương quốc Seleukos, Antiochos III Đại đế đã gửi 2.000 gia đình Do Thái đến Lydia và Phrygia từ Babylon và Mesopotamia, sau đó có thêm nhiều người hơ nữa tới từ Judea. Cộng đồng Do Thái đã phát triển ở Hierapolis và ước tính lên đến 50.000 cư dân vào năm 62 trước Công nguyên.
Thành phố được mở rộng với chiến lợi phẩm từ trận Magnesia năm 190 trước Công nguyên, nơi Antiochos III Đại đế bị đánh bại bởi Eumenes II. Sau hiệp ước Apamea kết thúc chiến tranh La Mã-Seleukos, Eumenes sáp nhập phần lớn Tiểu Á và lãnh thổ, bao gồm cả Hieropolis. Hierapolis trở thành một trung tâm chữa bệnh, nơi các bác sĩ đã sử dụng các suối nước khoáng nóng tự nhiên để chữa bệnh cho các bệnh nhân của họ. Thành phố bắt đầu đúc tiền đồng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên được gọi là "Hieropolis". Chưa rõ nguồn gốc cho tên gọi này có phải từ ngôi đền ban đầu (, "hieron") hay nhằm vinh danh Hiera, vợ của Telephus. Telephus là con trai của Heracles và công chúa Auge của Mysia. Ông được cho là người sáng lập giả định của Pergamon của Attalos. Tên này cuối cùng đã đổi thành Hierapolis (Thành phố Thánh), và theo nhà địa lý học Stephanus thì cái tên này xuất phát từ số lượng lớn các ngôi đền nơi đây. | 1 | null |
Phường chèo đỏ lớn (danh pháp khoa học: Pericrocotus flammeus) hay phường chèo hồng là một loài chim trong họ Phường chèo. Phường chèo đỏ lớn được tìm thấy trong ở nam châu Á nhiệt đới từ tiểu lục địa Ấn Độ đến nam Trung Hoa, Indonesia, Philippines. Chúng là loài sinh sản định cư phổ biến ở rừng và khu vực đồi. Con trống của phần lớn các phân loài có màu từ đỏ tươi đến vàng với trên lưng màu đen, con mái thường có màu vàng với phía trên màu ô liu hơi xám. | 1 | null |
Vùng đô thị Amsterdam (tiếng Hà Lan: "Metropoolregio Amsterdam") là một vùng đô thị đơn tâm xung quanh thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Vùng đô thị này tọa lạc ở Noordvleugel ("Cánh Bắc") của vùng dô thị đa trung tâm Randstad và bao quanh thành phố Amsterdam, các tỉnh Noord-Holland và Flevoland, cũng như 36 khu đô thị tự quản khác trong hai tỉnh này, với tổng dân số hơn 2,6 triệu người. | 1 | null |
Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam (thường được gọi tắt là Việt Quốc) là một liên minh các chính đảng quốc gia Việt Nam tồn tại trong giai đoạn 1945 - 1946.
Lịch sử.
Sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, nhiều đảng viên trốn thoát đã cố gắng xây dựng lại lực lượng. Tuy nhiên, lực lượng của Việt Nam Quốc dân Đảng quốc nội bộ phân hóa thành rất nhiều nhóm, trong đó có 2 nhóm lớn nhất là:
Một số khác như Trần Huy Liệu, Nguyễn Bình li khai, hợp tác với những người cộng sản hoặc xây dựng lực lượng riêng. Số đảng viên ở Trung Quốc cũng bị phân hóa thành nhiều nhóm, trong đó 2 nhóm lớn nhất là:
Được sự hỗ trợ và khuyến khích của Trung Hoa Quốc dân Đảng, từ 15 đến 24 tháng 7 năm 1932, tại Nam Kinh, các nhóm hải ngoại đã họp hội nghị hợp nhất, thành lập một tổ chức chung mang tên Việt Nam Quốc dân Đảng Hải ngoại Biện sự xứ ("Bureau d’Outre – Mer du Việt Nam Quốc dân Đảng"), còn gọi là Hải ngoại bộ, với thành phần lãnh đạo ban đầu gồm: Vy Đặng Tường (nhóm Quảng Châu) làm Chủ nhiệm, Trưởng ban Tổ chức; Đào Chủ Khải (nhóm Vân Nam) làm Bí thư, Trưởng ban tuyên truyền giáo dục; Nghiêm Xuân Chí (Quảng Châu) làm Thủ quỹ, Trưởng ban kinh tài và trinh thám; Vũ Tiến Lữ (Vân Nam), Trần Ngọc Tuân (Vân Nam), Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh (Vân Nam) và Vũ Bá Biền (nhóm Đông Hưng) làm ủy viên.
Bấy giờ, tinh thần của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đã làm dấy lên mạnh mẽ phong trào đấu tranh theo chủ nghĩa Tam Dân. Hàng loạt các đảng phái Quốc dân ra đời, mạnh nhất là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội do Nguyễn Hải Thần sáng lập năm 1936, Đại Việt Quốc dân đảng do Trương Tử Anh (1914-1946) sáng lập 1938, Đại Việt Dân chính Đảng do Nguyễn Tường Tam sáng lập năm 1938. Một lần nữa, chính phủ Trung Hoa Quốc dân Đảng đã khuyến cáo và hỗ trợ cho các đảng phái Quốc dân liên minh với nhau để tạo lợi thế chính trị sau này.
Tháng 5 năm 1945, tại Trùng Khánh (Trung Quốc), Việt Nam Quốc dân Đảng liên minh với Đại Việt Quốc dân Đảng (lãnh tụ Trương Tử Anh) và Đại Việt Dân Chính đảng (lãnh tụ Nguyễn Tường Tam) thành một tổ chức mới, ở trong nước thì lấy tên là Đại Việt Quốc dân đảng, còn ở Trung Quốc thì lấy tên là Quốc dân Đảng Việt Nam, tránh dùng danh xưng Đại Việt vì lý do tế nhị trong giao tế với bạn đồng minh Trung Hoa. Sau đó các đại biểu của 3 đảng kết hợp trong tổ chức mới lên Trùng Khánh gặp Bí thư Trưởng Trung Quốc Quốc Dân Đảng Ngô Thiết Thành, yết kiến Ủy viên trưởng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch, và dự lễ liên hoan do Quốc dân Đảng Trung Quốc tổ chức chào mừng Quốc dân Đảng Việt Nam.
Năm 1945, lực lượng quân sự Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách) dưới sự hỗ trợ của quân đội Trung Hoa trở về Việt Nam. Việt Quốc đã đánh chiếm Lào Cai và cướp chính quyền ở Sa Pa.
Theo tài liệu của tổ chức Việt quốc, trong giai đoạn 1945 -1946: Tại miền Bắc và Trung Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập các chiến khu:
Tại mỗi chiến khu, Quốc Dân Quân được tổ chức thành đội ngũ "lên tới cấp sư đoàn vào năm 46". Quốc Dân Quân thời đó cũng kiểm soát các tỉnh dọc biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Móng Cáy, "với sự hậu thuẫn của các sắc dân thiểu số địa phương như Nùng, Tầy, Thái"...
Trong Nam, Nguyễn Hòa Hiệp thành lập Đệ Tam Sư đoàn Dân quân, qui tụ Việt Nam Quốc dân Đảng và một số đảng phái không theo chủ nghĩa cộng sản như Việt Nam Quốc gia Đảng, Huỳnh Long Đảng, Việt Nam Ái Quốc Đoàn, và một nhóm Phật giáo. Nguyễn Hòa Hiệp, cựu sĩ quan cấp tướng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc, giữ chức sư đoàn trưởng, "mở các mặt trận chống Pháp" tại miền Đông cho đến Tây Ninh và Gia Định.
Thời gian này Việt quốc bị kẹp giữa Việt Minh và thực dân Pháp. Việt Quốc vừa chống thực dân Pháp vừa đối đầu với Việt Minh. Tại Hà Nội, Việt Nam Quốc dân Đảng ra tuần báo "Chính nghĩa" và nhật báo "Việt Nam".
Ngày 19 tháng 11 năm 1945, tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội và Việt Minh tham gia. Sau khi bàn bạc, cả ba phái đều thỏa thuận thành lập một Chính phủ liên hiệp, quân đội các bên không dùng vũ lực giải quyết những vấn đề bất đồng, đồng thời chấm dứt việc công kích nhau trên báo chí. Ngày 24 tháng 11, đại biểu ba đảng trên lại gặp nhau và ký vào bản "Đoàn kết tinh thành". Kết quả là Việt Quốc có 50 ghế đại biểu Quốc hội không qua bầu cử và Nguyễn Tường Long, người của Việt Quốc được cử làm Thứ trưởng Bộ Quốc dân kinh tế trong Chính phủ liên hiệp lâm thời.
Ngày 15 tháng 12 năm 1945, ở phố Jambert, khu Ngũ Xã (Hà Nội), thực hiện nghị quyết Trùng Khánh, Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam gồm 3 đảng ra công khai, với tên gọi chung là Việt Nam Quốc dân Đảng, với Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc dân đảng), làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh (Việt Nam Quốc dân Đảng) làm Bí thư trưởng và Nguyễn Tường Tam (Đại Việt Dân chính Đảng) làm Tổng Thư ký. Phần chỉ huy tối cao bí mật có: Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam.
Chương trình của Mặt trận gồm những nguyên tắc chung:
Chương trình để thực hiện: Quy định Hiến pháp để củng cố nền dân chủ cộng hòa; thành lập một Chính phủ quốc gia liên hiệp do Quốc hội cử ra; thống nhất chính quyền từ trên xuống dưới; thực hiện một chế độ hành chính cần kiệm, liêm khiết; nâng cao các dân tộc thiểu số theo tinh thần bình đẳng; thân thiện với các nước Đồng minh nhất là Trung Quốc; mật thiết liên lạc với Miên và Lào; đối với Pháp, tranh đấu cho đến hoàn toàn độc lập.v.v
Chương trình này đưa ra khi thành lập Mặt trận để phục vụ cho công tác bầu cử. Tuy nhiên sau đó vì nhiều lý do đã không tham gia cuộc bầu cử dự kiến ngày 18 tháng 12 năm 1945 sau lùi lại ngày 6 tháng 1 năm 1946.
Ngày 24 tháng 2 năm 1946, tại Đại sứ quán Trung Hoa, dưới sự chủ trì của tướng Tiêu Văn, hội nghị giữa các đảng phái Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách, Đảng Dân chủ đã thống nhất về việc thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn và Kháng chiến Ủy viên hội. Việt Cách và Việt Quốc nắm 4 bộ (Ngoại giao, Kinh tế, Xã hội và Canh nông).
Ngày 2 tháng 3 năm 1946 Quốc hội họp, thảo luận và đã thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm 12 thành viên, trong đó Hồ Chí Minh (lãnh đạo Việt Minh) làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) làm Phó Chủ tịch; Nguyễn Tường Tam (Việt Quốc) giữ Bộ trưởng bộ Ngoại giao; Vũ Hồng Khanh là Phó Chủ tịch Kháng chiến uỷ viên hội và Chu Bá Phượng (Việt Quốc) đảm trách bộ Kinh tế.
Tuy nhiên, sự liên hiệp này rất lỏng lẻo. Tháng 7 năm 1946, nhân vụ án phố Ôn Như Hầu (Hà Nội), Việt Minh tấn công lực lượng của Đại Việt Quốc dân Đảng và công khai bằng chứng về một cuộc đảo chính. Các thành viên khác trong Mặt trận như Việt Quốc, Việt Cách cũng bị chỉ trích, buộc các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh phải trốn sang Trung Hoa. Lãnh tụ Đại Việt Trương Tử Anh bị bắt giữ và đưa ra xét xử, thi hành án tử hình. Khi Pháp tái chiếm Đông Dương thì lực lượng Quốc dân Đảng đã bị tan rã. Riêng Bồ Xuân Luật thì theo Việt Minh. | 1 | null |
Trong văn mạch nói về vùng quốc hải Hoa Kỳ, thuật ngữ Thịnh vượng chung (tiếng Anh: "Commonwealth") là một loại lãnh thổ phụ thuộc có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Hoa Kỳ.
Theo chính sách của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ hiện tại, được pháp điển hóa trong sách hướng dẫn của bộ, thì thuật ngữ "Thịnh vượng chung" được định nghĩa như sau: "Thịnh vượng chung không diễn tả hay cung cấp bất cứ mối quan hệ hay tình trạng chính trị đặc biệt nào. Ví dụ, điều đó từng được áp dụng cho cả các tiểu bang và các lãnh thổ. Khi sử dụng có liên quan đến các khu vực nào đó nằm dưới chủ quyền của Hoa Kỳ mà không phải của các tiểu bang thì thuật ngữ này đại thể mô tả một khu vực tự trị dưới hiến pháp của riêng mình và quyền tự trị của mình sẽ không đơn phương bị Quốc hội (Hoa Kỳ) hủy bỏ".
Hiện tại có hai vùng quốc hải Hoa Kỳ được xếp loại tình trạng thịnh vượng chung, đó là Quần đảo Bắc Mariana và Puerto Rico.
Các thịnh vượng chung hiện tại.
Thịnh vượng chung Puerto Rico.
Trong số các vùng quốc hải Hoa Kỳ hiện tại, thuật ngữ Thịnh vượng chung được Puerto Rico sử dụng lần đầu tiên vào năm 1952 trong tên gọi chính thức của nó bằng tiếng Anh ("Commonwealth of Puerto Rico"). Tên gọi chính thức bằng tiếng Tây Ban Nha của Puerto Rico là "Estado Libre Asociado de Puerto Rico," (có nghĩa "Quốc gia Liên kết tự do Puerto Rico"). Hoa Kỳ lấy được quần đảo Puerto Rico năm 1898 sau Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ. Năm 1950, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật (P.L. 81-600) cho phép Puerto Rico tổ chức một hội nghị hiến pháp. Năm 1952, nhân dân Puerto Rico thông qua một bản hiến pháp thành lập chính thể cộng hòa cho hòn đảo. Quan hệ chính trị của Puerto Rico với Hoa Kỳ là nguồn tranh cãi liên tiếp tại Puerto Rico, Quốc hội Hoa Kỳ, và Liên hiệp Quốc. Vấn đề vây quanh là liệu Puerto Rico nên tiếp tục là mộ lãnh thổ của Hoa Kỳ, trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ hay trở thành một quốc gia độc lập. Cuộc tranh cãi này sinh ra mấy cuộc trưng cầu dân ý, các lệnh hành pháp của tổng thống và các đạo luật tại Quốc hội Hoa Kỳ. Cuối cùng thì Quốc hội Hoa Kỳ là nhân tố duy nhất có quyền quyết định cứu xét về tình trạng chính của Puerto Rico, như đã được ghi rõ trong Tiểu đoạn nói về lãnh thổ trong Hiến pháp Hoa Kỳ.
Mặc dù tên tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là quốc gia liên kết tự do nhưng mối quan hệ của Puerto Rico và Hoa Kỳ không phải là một Hiệp ước Liên kết Tự do như trường hợp của Liên bang Micronesia, Palau, và the Quần đảo Marshall. Trong tư cách là các quốc gia có chủ quyền, các hòn đảo này có đầy đủ quyền tiến hành quan hệ ngoại giao của chính họ trong khi đó Thịnh vượng chung Puerto Rico là một lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Lãnh thổ này được tổ chức bởi Đạo luật Foraker năm 1900, và được tu chính bởi Đạo luật Jones-Shafroth năm 1917. Việc người dân của hòn đảo này soạn thảo ra Hiến pháp Puerto Rico được Quốc hội Hoa Kỳ cho phép vào năm 1951, và được thông qua năm 1952. Chính phủ Puerto Rico đã tổ chức vài lần trưng cầu dân ý với chọn lựa trở thành tiểu bang Hoa Kỳ, độc lập và thịnh vượng chung. Chọn lựa tiếp tục tính trạng là thịnh vượng chung đã thắng thế.
Người Puerto Rico là công dân Hoa Kỳ và bầu lên một Ủy ban Cư dân Puerto Rico có tiếng nói nhưng không có quyền biểu quyết tại Hạ viện Hoa Kỳ. Trừ các nhân viên liên bang (Ví dụ như nhân viên Bưu điện Hoa Kỳ, FBI, và các quân nhân viên chức trong tất cả các quân chủng quân sự), cư dân Puerto Rico không phải trả thuế lợi tức liên bang (ngoại trừ họ phải trả thuế An sinh Xã hội và Medicare) và Puerto Rico không có đại diện trong đại cử tri đoàn là đoàn đại biểu sau hết chọn ra tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ.
Puerto Rico có chủ quyền về thể thao với đội tuyển Olympic quốc gia riêng của mình. Puerto Rico cũng tham dự vào các tổ chức quốc gia khác như Ủy ban Kinh tế châu Mỹ La tinh (ECLA).
Vào tháng 4 năm 2023, Đạo luật Tình trạng của Puerto Rico, tìm cách giải quyết tình trạng lãnh thổ và mối quan hệ với Hoa Kỳ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý có tính ràng buộc ở cấp liên bang, đã được các Đảng viên Đảng Dân chủ giới thiệu lại tại Hạ viện..
Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana.
Năm 1976, Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận "Thỏa ước thiết lập một thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana hợp nhất chính trị với Hoa Kỳ". Trước ngày 28 tháng 11 năm 2009, Đạo luật Di dân và Quốc tịch (INA) không được áp dụng tại Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana. Đúng hơn, một hệ thống di dân riêng biệt hiện hữu tại Thịnh vượng chung này. Hệ thống này được thiết lập dưới Thỏa ước Thành lập một Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana hợp nhất chính trị với Hoa Kỳ, được ký kết vào năm 1975 và được pháp điển hóa như 48 U.S.C. § 1801. Thỏa ước này bị đơn phương tu chính bởi Đạo luật Tài nguyên Tự nhiên Thống nhất năm 2008 và được Quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận ngày 8 tháng 5 năm, như thế đã thay đổi hệ thống di dân của thịnh vượng chung này.
Đặc biệt, CNRA § 702(a) đã tu chính thỏa ước rằng "các điều khoản về luật lệ di dân (như định nghĩa trong đoạn 101(a)(17) của Đạo luật Di dân và Quốc tịch (8 U.S.C. 1101(a)(17))) sẽ được áp dụng đối với Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana."
Chuyển tiếp sang Lưật Di dân Hoa Kỳ bắc đầu ngày 28 tháng 11 năm 2009 tại Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
Cựu thịnh vượng chung.
Thịnh vượng chung Philippines.
Thịnh vượng chung Philippines từng là một vùng quốc hải giữ tình trạng thịnh vượng chung từ ngày 24 tháng 3 năm 1934 cho đến ngày 4 tháng 7 năm 1946. Hoa Kỳ công nhận nền độc lập tương lai của Philippines vào năm 1934 nhưng kêu gọi có một thời kỳ chuyển tiếp từ năm 1934 cho đến năm 1946 khi Philippines trở thành hoàn toàn độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai. | 1 | null |
Đông Dương Lao động Đảng (tiếng Pháp: "Parti Travailliste Indochinois") là một chính đảng hoạt động trong giai đoạn 1926 - 1929, thành phần chủ yếu bao gồm giới tư sản và điền chủ Nam Kỳ.
Lịch sử.
Ngày 12 tháng 11 năm 1926, Hội nghị thành lập Đông Dương Lao động Đảng được tổ chức tại nhà hàng Mekong (Sài Gòn). Được sự ủy nhiệm của Hội nghị, Chánh Đảng trưởng Cao Triều Phát gửi ngay cho Tổng thống Pháp Gaston Doumergue một bức điện với nội dung như sau:
Dịch:
Ngày hôm sau, 13 tháng 11, Cao Triều Phát gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne và quyền Thống đốc Nam Kỳ Le Fol để thông báo việc thành lập Đông Dương Lao động Đảng. Kèm theo thư là bản điều lệ mang chữ ký toàn Ban trị sự lâm thời và đại biểu các tỉnh.
Đông Dương Lao động Đảng chủ trương đối lập với chính quyền thực dân, "bênh vực quyền lợi của những người lao động" thông qua hình thức vận động dân chủ (đưa đơn kiến nghị, hội họp quần chúng...). Trong sách "Cao Triều Phát - Nghĩa khí Nam Bộ", tác giả Phan Văn Hoàng viết: "Bài xã luận của số báo đầu tiên trên tờ L’ère Nuovelle đã xác định mục tiêu của tờ báo, đồng thời của Đông Dương Lao động Đảng là nhằm "nâng cao cả về tinh thần lẫn vật chất cho tất cả những ai vất vả cực nhọc, họ là vốn người quý báu đã bị bọn tư bản kim tiền có nhiều thế lực bóc lột một cách đáng xấu hổ". Cũng trên tờ "L’ère Nouvelle" số 1, tổ chức này nêu rõ: "Không phải là cơ quan cách mạng hoặc tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, tờ báo chỉ muốn là cơ quan cổ động cho sự hiểu biết và hợp tác giữa người Pháp và người Việt"".
Do lập trường chống thực dân rõ rệt nên vào tháng 12 năm 1929, chính quyền Nam Kỳ ra lệnh đóng cửa hai tờ "Nhựt Tân báo" và "L’ère Nouvelle", bắt giam chủ nhiệm Cao Hải Để, đồng thời giải tán Đông Dương Lao động Đảng. Bản thân Chánh Đảng trưởng Cao Triều Phát bị trục xuất khỏi Sài Gòn và buộc quản thúc tại gia (Bạc Liêu) một thời gian với tội danh "phá rối chính trị an". | 1 | null |
Đảng Công Nông Việt Nam là một chính đảng hoạt động tại Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1969 - 1975.
Lịch sử.
Cuối năm 1967, sau khi nền Đệ Nhị Cộng hòa thành lập, ông Nguyễn Bá Cẩn liên kết với nghị sĩ Đặng Văn Sung thuộc Liên danh Nông Công Binh tại Thượng viện để thành lập Liên khối Dân chủ Xã hội Lưỡng viện. Đến năm 1969, khối này liên kết với ông Trần Quốc Bửu - Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam - để thành lập Đảng Công Nông Việt Nam. Ông Trần Quốc Bửu được bầu làm Chủ tịch Đảng, ông Nguyễn Bá Cẩn giữ chức Tổng Bí thư.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cùng với nhiều tổ chức chính trị khác tại Sài Gòn, Đảng Công Nông Việt Nam giải thể. | 1 | null |
Bốn trong số các tiểu bang tạo thành Hoa Kỳ chính thức sử dụng danh xưng "Thịnh vượng chung". Các tiểu bang này là Kentucky, Massachusetts, Pennsylvania, và Virginia.
Danh xưng này, không có ảnh hưởng gì đến hiến pháp, nhấn mạnh ý nghĩa rằng họ (các tiểu bang) có một "chính quyền dựa vào sự ưng thuận chung của toàn dân" đối nghịch lại một chính quyền được hợp thức hóa qua thể chế thuộc địa hoàng gia mà được Vương quốc Anh dựng lên trước kia. Từ "thịnh vượng chung" trong văn mạch này ám chỉ đến "sự thịnh vượng" tổng thể hay phúc lợi của toàn dân.
Ngoài bốn tiểu bang vừa nêu, các tiểu bang khác cũng có thể, đôi khi, dùng thuật từ "thịnh vượng chung" để tự ám chỉ mình. Tiểu bang Vermont, chẳng hạn, dùng thuật từ "thịnh vượng chung" ba lần trong hiến pháp của mình xen kẽ với thuật từ "tiểu bang". Delaware cũng tự gọi mình là một "Thịnh vượng chung" trong bản hiến pháp năm 1776 của mình.
Thịnh vượng chung Kentucky.
Ngày 28 tháng 9 năm 1786, cư dân Quận Kentucky bắt đầu thỉnh nguyện Lập pháp Thịnh vượng chung Virginia cho phép trở thành tiểu bang. Họ muốn quận của mình được công nhận là một "tiểu bang độc lập và tự do, được biết đến với tên gọi "Thịnh vượng chung" Kentucky." Ngày 1 tháng 6 năm 1792, Quận Kentucky chính thức trở thành một tiểu bang. "Thịnh vượng chung Kentucky" xuất hiện trong văn bản Hiến pháp Kentucky vào năm 1850; trước thay đổi này, "Tiểu bang Kentucky" được sử dụng trong hiến pháp.
Kentucky là tiểu bang duy nhất bên ngoài 13 thuộc địa ban đầu sử dụng từ "Thịnh vượng chung" trong tên gọi của mình (mặc dù vào thời điểm độc lập, nó từng là một phần đất của Thịnh vượng chung Virginia).
Thịnh vượng chung Massachusetts.
Massachusetts được chính thức đặt tên là "Thịnh vượng chung Massachusetts" bởi hiến pháp của mình. Tên "Tiểu bang Vịnh Massachusetts" được sử dụng trong tất cả các đạo luật và nghị quyết cho đến năm 1780 và lúc thảo ra hiến pháp. Tên hiện tại có nguồn gốc từ bản thảo thứ hai hiến pháp của tiểu bang mà do John Adams viết ra và được thông qua và năm 1780.
Tại Massachusetts, từ "tiểu bang" đôi khi được sử dụng như tên chính thức nhưng thường trong các danh từ phức hợp hơn là danh từ đứng riêng một mình. Bằng chứng là tên gọi cơ quan "Cảnh sát Tiểu bang Massachusetts," Hạ viện Tiểu bang Massachusetts và "Bệnh viện Tiểu bang Bridgewater".
Thịnh vượng chung Pennsylvania.
Con dấu Pennsylvania không sử dụng thuật từ này nhưng các trình tự pháp lý đều sử dụng tên gọi thịnh vương chung và nó là tên gọi chính thức truyền thống khi ám chỉ đến tiểu bang. Năm 1776, hiến pháp đầu tiên của Pennsylvania ám chỉ nó vừa là "Thịnh vượng chung" vừa là "Tiểu bang", việc sử dụng tên gọi như thế tồn tại trong các hiến pháp tiểu bang của năm 1790, 1838, 1874 và 1968.
Thịnh vượng chung Virginia.
Tên "Thịnh vượng chung Virginia" có nguồn gốc từ thời Virginia độc lập khỏi Vương quốc Anh. Hiến pháp đầu tiên của Virginia (được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1776) chỉ thị rằng "các hội đồng và các ban sẽ điều hành, nhân danh Thịnh vượng chung Virginia, và tiếp nhận thử thách từ Thống đốc với con dấu của Thịnh vượng chung đi kèm." Bộ trưởng Ngoại giao Thịnh vượng chung vẫn còn đặc cách công việc theo kiểu như thế này.
Tại Virginia, từ "Tiểu bang" đôi khi được sử dụng trong kiểu cách chính thức, nhưng thường thường trong các danh từ phức hợp hơn là danh từ đứng riêng một mình. Bằng chứng là tên cơ quan "Cảnh sát Tiểu bang Virginia".
Xử án tội phạm.
Tại Kentucky, Massachusetts, Pennsylvania, và Virginia, xử án tội phạm được tiến hành với danh nghĩa "Thịnh vượng chung." Tại California, Colorado, Illinois, Michigan, và tiểu bang New York, tội phạm bị xét xử với danh nghĩa "nhân dân". Tại tất cả các tiểu bang khác, xử án tội phạm được tiến hành với danh nghĩa "Tiểu bang" trong khi xử án tội phạm liên bang được tiến hành với danh nghĩa Hợp chúng quốc Hoa Kỳ"
Xem thêm.
Tổng quát: | 1 | null |
Tống Bình công (chữ Hán: 宋平公, ?-532 TCN, trị vì: 575 TCN-532 TCN), tên thật là Tử Thành (子成), là vị vua thứ 26 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi.
Tử Thành là con trai của Tống Cung công, vị vua thứ 25 của nước Tống. Tháng 6 năm 576 TCN, vua cha Tống Cung công qua đời. Tư mã nước Tống là Đường Sơn giết chết anh Tử Thành là thế tử Tử Phì. Hữu sư Hoa Nguyên trốn sang nước Tấn, đến đất Hà rồi mượn quân về nước, diệt tộc Đường Sơn rồi lập Tử Thành lên làm vua, tức Tống Bình công.
Sau khi Đường Sơn bị giết, các đại phu Ngư Thạch, Hướng Vi Nhân, Lân Chu, Hướng Đái định trốn ra nước ngoài nhưng Hoa Nguyên phái người ngăn lại mời về. Các đại phu ban đầu không chịu. Tháng 10 năm đó, Hoa Nguyên đích thân đến mời, đại phu họ Hoàn đồng ý còn những người khác bỏ trốn sang nước Sở. Hoa Nguyên phong cho Hướng Tố Tuất làm Tả sư, Lã Tá Tố làm Tư mã, Nhạc Duệ làm tư khấu để yên định trong nước.
Theo Tấn chống Sở.
Cũng như nhiều vua Tống trước, Bình công theo chính sách thân nước Tấn, thường dự hội chư hầu do Tấn tổ chức và hội binh với Tấn chống các nước thuộc phe nước Sở.
Năm 576 TCN, Trịnh Thành công sai công tử Hỉ mang quân đánh Tống. Tống Bình công sai Tương Sừ ra cự. Tương Sừ đánh bại quân Trịnh ở Phù Cừ. Sau đó vì Tương Sừ chủ quan, bị công tử Hỉ đánh bại tại Chước Lăng, bị quân Trịnh bắt sống.
Năm 573 TCN, Trịnh Thành công hợp binh với nước Sở đánh nước Tống – đồng minh của Tấn. Hai bên đánh nhau ở Bành Thành. Nước Tống cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu công mang quân đến Thai Cốc cứu Tống. Quân Sở và Trịnh rút lui, nhưng nước Tống không lấy lại được Bành Thành vì 5 đại phu nước Tống ở đây đã hàng Sở, mang thành này theo nước Sở. Sang năm 572 TCN, Tống Bình công cử Hoa Nguyên mang quân hội với quân Tấn và các chư hầu đánh Bành Thành. Các đại phu nước Tống cũ (đã theo Sở) không chống nổi phải đầu hàng, bị bắt về nước Tấn.
Năm 568 TCN, Sở Cung vương tấn công nước Trần. Trần Ai công cầu cứu nước Tấn. Tấn Điệu công bèn hội quân chư hầu, Tống Bình công mang quân hưởng ứng cùng các nước Lỗ, Tề, Vệ, Trịnh cùng đi cứu nước Trần. Quân Sở giải vây rút về.
Năm 565 TCN, Sở Cung vương lại sai công tử Trinh đi đánh nước Trần. Trần Ai công lại cầu cứu nước Tấn. Tống Bình công lại cùng họp binh cùng nước Tấn, Vệ, Lỗ, Tào, Châu ở nước Trịnh, bàn việc đi cứu nước Trần. Nhưng Tấn Điệu công vẫn không quả quyết tiến quân. Kết quả Trần Ai công phải xin giảng hòa, thần phục với Sở để được giải vây.
Năm 562 TCN, nước Trịnh (chư hầu theo Sở) giao cho Công Tôn Xá Chi mang quân đánh Tống. Nước Tấn lại hội các chư hầu Tề, Tào, Vệ, Cử, Châu, Tiết, Kỷ, Tiểu Châu cùng đánh Trịnh. Quân chư hầu chiếm được đất nước Hứa cũ (mà Trịnh đã chiếm). Trịnh Giản công bèn xin giảng hòa. Hai bên thề ở phía bắc Bạc Thành.
Năm 559 TCN, Tống Bình công hợp binh với nước Tấn, Tề, Vệ, Lỗ, Tào, Cử, Châu, Đằng và Tiết cùng đánh Tần, nhưng chưa thắng đã lui quân.
Năm 557 TCN, Tống Bình công mang quân đánh Trần vì Trần ngả theo Sở. Tướng Trần là Tư đồ Ngang ra nghênh chiến nhưng chủ quan, bị quân Tống bắt sống.
Năm 555 TCN, Tề Linh công lấn chiếm biên giới phía bắc nước Lỗ. Tống Bình công cùng các nước Tấn, Lỗ, Vệ, Trịnh, Tào, Cử, Chu, Đằng, Tiết (薛), Kỷ, Tiểu Chu (小邾) cùng đánh Tề, đuổi theo vây thành Lâm Tri, đốt phá nhà cửa ở ngoại thành rồi rút đi.
Dàn hòa hai nước bá chủ.
Hướng Thú nước Tống kết bạn với cả Triệu Mạnh nước Tấn và Lệnh doãn Tử Mộc nước Sở. Hướng Thú muốn chư hầu kết thúc nạn chiến tranh liên miên vì ngôi bá chủ giữa nước Tấn và nước Sở, bèn xin lệnh Tống Bình công. Bình công ưng thuận, cử Hướng Thú đi ngoại giao với 2 nước lớn Tấn, Sở đề nghị dàn xếp để hội chư hầu, trong đó cả hai nước Tấn và Sở đều làm bá chủ.
Hai nước lớn đồng tình với gợi ý của nước Tống, chư hầu thống nhất tổ chức hội nghị tại nước Tống.
Vào tháng 5 năm 546 TCN, chư hầu các nước đến hội họp, Tống Bình công đứng ra tổ chức. Hội chư hầu gồm có Tấn, Sở, Lỗ, Sái, Tần, Vệ, Trần, Trịnh, Hứa, Tào. Đây là hội chư hầu đầu tiên cả vua Tấn và vua Sở cùng làm bá chủ và được xác định là hội nghị duy nhất có sự kiện này trong thời Xuân Thu.
Tại hội, Tấn Bình công và Sở Khang vương cùng lên bôi sáp huyết thề trước tiên, sau đó đến các vua chư hầu nhỏ. Các chư hầu theo Tấn sang chào Sở Khang vương, các chư hầu theo Sở sang chào Tấn Bình công. Tấn và Sở thống nhất coi Tề và Tần là chư hầu hàng thứ 2. Sau khi bàn bạc, tới tháng 7 năm đó Tấn và Sở ký hiệp ước. Từ đó trong một thời gian, các chư hầu bớt phải tham gia vào các liên minh tranh giành bá chủ giữa Tấn và Sở, do công lao của nước Tống.
Năm 534 TCN, nước Trần có loạn, các công tử tranh ngôi. Sở Linh vương sai công tử Khí Tật mang quân đánh Trần. Tống Bình công sai Đái Ác mang quân giúp Sở đánh Trần.
Truyền ngôi.
Thời Tống Bình công làm vua tuy có quan hệ đối ngoại tốt nhưng bên trong nước Tống vẫn không hoàn toàn yên ổn. Năm 556 TCN, nước Tống xảy ra nội loạn giữa các đại phu. Đại phu Hoa Duyệt mất, em là Hoa Tần thấy con Duyệt là Tỉ yếu hèn, bèn sai quân cướp giết gia tể là Hoa Ngô trước Lư Môn. Tống Bình công biết chuyện nhưng bất lực không can thiệp được.
Tống Bình công sinh được con lớn là Tử Tòa, lập làm thế tử. Tòa đẹp trai nhưng tính khí khó bảo. Sau đó, ông lấy con gái tư đồ Nhuế là Nhuế Khí có tướng mạo khác thường, sinh được con trai nhỏ là Tử Tá, tuy xấu người nhưng ngoan.
Thế tử Tòa mâu thuẫn với đại thần Huệ Tường Y Lệ. Năm 547 TCN, sứ nước Sở đến nước Tấn đi qua nước Tống, thế tử Tòa bèn xin ra đón tiếp. Y Lệ muốn hại thế tử Tòa, bèn xin Tống Bình công ra giúp thế tử tiếp sứ nước Sở. Được Bình công đồng ý, Y Lệ đi ra trước thế tử Tòa, tự mình giết một con thú làm vật tế và viết một tờ minh ước, giả làm bằng chứng rằng thế tử Tòa tư thông với sứ nước Sở để đánh úp nước Tống nhằm nhanh chóng lên nối ngôi. Tống Bình công tin là thực, bèn sai người đi tra xét việc đó. Quá trưa hôm đó, thế tử Tòa không phân trần được nên thắt cổ chết.
Sau đó, Tống Bình công điều tra ra vụ án là do Y Lệ chủ mưu, bèn sai bỏ Y Lệ vào nồi nấu, rồi lập con thứ là Tử Tá làm thế tử.
Năm 532 TCN, Tống Bình công qua đời. Ông làm vua được 44 năm. Thế tử Tử Tá lên nối ngôi, tức là Tống Nguyên công. | 1 | null |
Dromaeosauridae là một họ khủng long theropoda giống chim. Chúng là động vật ăn thịt có lông nhỏ và vừa, chúng từng phát triển mạnh mẽ vào kỷ Phấn trắng. Tên Dromaeosauridae có nghĩa là 'thằn lằn chạy', từ tiếng Hy Lạp "dromeus" (δρομευς) có nghĩa là "Người chạy" và "sauros" nghĩa là "thằn lằn" (σαυρος). Một tên được dùng không chính thức là raptor (theo "Velociraptor"), một thuật ngữ được dùng trong bộ phim Công viên kỷ Jura, một vài chi có cụm từ "raptor" trong tên chúng để nhấn mạnh các tập tính giống chim.
Hóa thạch Dromaeosauridae đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ, Madagascar, Argentina và Nam Cực. Chúng xuất hiện lần đầu tiên vào giữa kỉ Jura (cuối Bathonian, khoảng 164 triệu năm trước) và sống sót cho đến khi kết thúc của kỷ Phấn trắng (Maastrichtian, 65,5 triệu năm trước), chúng tồn tại hơn 100 triệu năm, cho đến Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen. Sự hiện diện của Dromaeosauridae vào giữa kỷ Jurassic đã được xác nhận bởi việc khám phá ra răng hóa thạch bị cô lập, mặc dù không có hóa thạch cơ thể dromaeosauridae được tìm thấy từ thời kỳ này. | 1 | null |
Tống Cung công hay Tống Cộng công (chữ Hán: 宋共公, ?-576 TCN, trị vì 588 TCN-576 TCN), tên thật là Tử Hà (子瑕), là vị vua thứ 25 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Tử Hà là con trai của Tống Văn công, vua thứ 24 của nước Tống. Năm 588 TCN, Tống Văn công qua đời, Tử Hà lên nối ngôi, tức là Tống Cung công.
Năm 589 TCN, tướng Tống là Hoa Nguyên hội với tướng Sở Tử Trọng, tướng Tấn là Loan Thư lập giao ước cho Tấn và Sở kết minh.
Năm 588 TCN, nước Tấn hội quân chư hầu Trịnh, Vệ, Tào hợp quân đánh Tống vì đã bỏ theo Sở. Tống Cung công lại thần phục nước Tấn, cùng ăn thề năm 586 TCN.
Tháng 5 năm 583 TCN, Tống Cung công theo triệu tập của Tấn Cảnh công cùng chư hầu đánh Trịnh vì Trịnh bỏ theo Sở. Nước Trịnh phải chịu quy phục nước Tấn.
Năm 578 TCN, do nước Tần bội ước, Tấn Lệ công cử binh đánh Tần. Tống Cung công hợp cùng quân Tấn, Tề, Lỗ, Vệ, Tào, Trịnh, Chu, Đằng mang quân giúp Tấn đánh bại quân Tần ở đất Mã Toại, bắt được tướng Tần là Thành Sai và Bất Canh Nhữ Phủ.
Tống Cung công lấy con gái Lỗ Tuyên công là Bá Cơ, do Quý tôn Hàng Phủ đưa đến Tống. Sau khi ông mất nước Tống xảy ra hỏa hoạn, Bá Cơ không bỏ chạy và nói: "Ban đêm nếu không có người bảo mẫu thì không ra ngoài".
Rồi chịu chết cháy.
Tháng 6 năm 576 TCN, Tống Bình công qua đời. Ông ở ngôi tất cả 14 năm. Tư mã nước Tống là Đường Sơn giết chết thế tử Phì. Hữu sư Hoa Nguyên chạy sang nước Tấn, sau về nước tiêu diệt Đường Sơn và diệt tộc họ Đường.
Hoa Nguyên lập con thứ của Tống Cung công là Tử Thành lên làm vua, tức Tống Bình công. | 1 | null |
Chiến dịch tấn công Saint-Mihiel là một trận đánh quan trọng trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 12 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1918 tại Pháp. Cuộc tấn công này, do Lực lượng Viễn chinh Mỹ và 48.000 quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Đại tướng John J. Pershing của Hoa Kỳ thực hiện nhằm vào các vị trí của quân đội Đế quốc Đức, và nhanh chóng giành được chỗ lồi Saint-Mihiel từ tay các lực lượng Đức vốn bị áp đảo về quân số, trước khi làm chủ hoàn toàn chỗ lồi này vào ngày 16 tháng 9. Thắng lợi tại Saint-Mihiel đã mang lại cho quân Mỹ 15.000 tù binh Đức cùng với 460 khẩu pháo. Bộ phận Không lực Lục quân Hoa Kỳ (sau này là Không quân Hoa Kỳ) đóng một vai trò nổi bật trong trận chiến này.
Trận đánh này đánh dấu lần đầu tiên người Mỹ sử dụng các thuật ngữ 'D-Day' và 'H-Hour'.
Cuộc tiến công vào chỗ lồi St. Mihiel là một phần của kế hoạch của Pershing, theo đó ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ chọc thủng các phòng tuyến của Đức và đánh chiếm thành phố công sự Metz. Đây là một trong những chiến dịch tấn công đầu tiên do Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và đợt tấn công đã nổ ra trong khi người Đức đang trong quá trình triệt thoái. Điều này cho thấy là lực lượng pháo binh của Đức đang nằm ngoài khu vực và cuộc tấn công của Hoa Kỳ đã tỏ ra thành công hơn so với dự đoán. Đòn giáng mạnh mẽ của họ đã gia tăng sức mạnh của họ trong mắt của các lực lượng Pháp và Anh, nhưng một lần nữa thể hiện vai trò chủ chốt của pháo binh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và khó khăn trong việc tiếp tế cho các đội quân khổng lồ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất trong khi họ đang xông trận. Cuộc tấn công của quân đội Hoa Kỳ đã lắng xuống khi pháo binh và tiếp tế lương thực của họ bị bỏ lại ở phía sau, trên các đoạn đường lấm bùn. Tuy nhiên, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng Hiệp ước Ferdinand Foch đã không thể khai thác được chiến thắng đầu tiên của quân đội Hoa Kỳ, trong khi quân đội Đức đã củng cố các vị trí của họ và quân Mỹ chuyển tầm nhìn của mình sang Chiến dịch tấn công Meuse-Argonne. | 1 | null |
Một trăm ngày của Canada ("Canada’s Hundred Days") là hàng loạt các cuộc tấn công do Quân đoàn Canada thực hiện dọc theo Mặt trận phía Tây trong cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, kéo dài từ ngày 8 tháng 8 cho đến ngày 11 tháng 11 năm 1918. Giai đoạn này được gọi là "Một trăm ngày của Canada" là do vai trò to lớn của Quân đoàn Canada thuộc Tập đoàn quân số 1 của Anh trong việc đánh bại và/hoặc buộc quân đội Đế quốc Đức phải triệt thoái trong hàng loạt những trận đánh quan trọng từ Amiens tới Mons đã cùng với những chiến dịch tấn công khác của khối Hiệp ước dẫn đến thất bại cuối cùng và sự đầu hàng của Đức. Trong thời gian này, Quân đoàn Canada đã chiến đấu tại Amiens, Arras, Tuyến phòng thủ Hindenburg, Canal du Nord, Rừng Bourlon, Cambrai, Denain, Valenciennes và sau cùng là tại Mons, trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Về mặt quân số, trong suốt 96 ngày này, 4 sư đoàn vượt quá giới hạn quân số (hay "sư đoàn nặng") của Quân đoàn Canada với khoảng 100.000 binh lính, và phần còn lại của các lực lượng phe Hiệp ước, đã giao chiến và đánh bại hoặc buộc các thành phần thuộc 47 sư đoàn của Đức (chiếm 1/4 binh lực của Đức trên Mặt trận phía Tây) phải phải bỏ chạy. Cuộc Tổng tấn công Một trăm ngày đã đưa danh tiếng của Quân đoàn Canada lên đến đỉnh cao chưa từng thấy, và người chỉ huy của họ là Ngài Arthur Currie được tán dương trên toàn đế quốc Anh.
Tuy nhiên, những thắng lợi của quân Canada đã đem lại cho họ một cái giá đắt, và cho đến khi chiến dịch kết thúc thì quân đoàn chỉ còn bộ khung. Một số binh lính Canada đã tố cáo Currie là kẻ mổ thịt người Canada để lấy lòng chủ nhân của mình là người Anh. Mặc dù vậy, tổn thất của Quân đoàn Canada được xem là cái giá cần thiết để kết thúc chiến tranh trong năm 1918. | 1 | null |
Kimbra Lee Johnson (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1990 tại Hamilton, New Zealand), còn được biết đến với nghệ danh Kimbra, là một ca sĩ,nhạc sĩ và người viết lời bài hát người New Zealand,bắt đầu sự nghiệp vào những năm 2000.Cô chỉ thật sự nổi tiếng và được biết đến nhiều vào năm 2011 khi Kimbra được nam ca sĩ Úc-Bỉ Gotye mời hợp tác trong đĩa đơn đình đám "Somebody That I Used to Know". Bài hát đã mang lại danh tiếng cho cả hai người khi "Somebody That I Used to Know" đạt vị trí quán quân tại Mỹ và tiêu thụ hơn 6 triệu bản tại đây.Ngoài ra,Kimbra còn cho phát hành album phòng thu đầu tay "Vows" được phát hành vào năm 2011 và đạt vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200.
Sự nghiệp âm nhạc.
Thời thơ ấu và bắt đầu sự nghiệp.
Kimbra Lee Johnson được sinh vào ngày 27 tháng 3 năm 1990 tại Hamilton và cũng được lớn lên tại đây. Cha của cô, Ken Johnson, là bác sĩ trưởng tại trung tâm sức khỏe của Đại học Waikato, và mẹ cô là y tá trợ giúp tại đó. Khi lên 10 tuổi, Kimbra bắt đầu viết các bài hát. Vào năm 12 tuổi, Kimbra xuất hiện lần đầu trên sân khấu và biểu diễn các bài nhạc bằng ghi-ta (mặc dù cô không hát). Kimbra đã theo học tại Trường trung học Hillcrest và tham gia cuộc thi âm nhạc tại trường trong cả ba năm và đạt giải nhì khi cô mới 14 tuổi. Sau đó, Kimbra đã quay một video âm nhạc mang tên "Smile" cho chương trình thiếu nhi "What Now" tại New Zealand. Năm 2000 (lúc Kimbra lên 10 tuổi), cô đã biểu diễn quốc ca của New Zealand tại giải đấu NPC trước 27.000 người. Năm 2007, sau khi đạt giải "Nghệ sĩ Đột phá" trên Juice TV cho video âm nhạc "Simply on My Lips", cô đã đăng ký với hãng đĩa Forum 5 tại Melbourne, Victoria (Úc) và định cư luôn tại đây.
Sự nghiệp phát triển với "Vows" và "Somebody That I Used to Know".
Tháng 6 năm 2010, đĩa đơn của Kimbra mang tên "Settle Down" đã được phát hành bởi hãng đĩa Forum 5. Bài hát này đã được viết bởi Kimbra 4 năm trước đó với Francois Tétaz. Video âm nhạc cho "Settle Down" đã được đạo diễn bởi Guy Franklin. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2010, nhóm nhạc Miami Horror đã mời Kimbra hợp tác trong đĩa đơn "I Look To You" trích từ album "Illumination" của họ. Đầu năm 2011, bài hát "Cameo Lover" của Kimbra đã chiến thắng cuộc thi Những người viết bài hát Trẻ của Vanda.
Sau đó, nam ca sĩ gốc Úc-Bỉ đã mời Kimbra hợp tác cùng với anh ấy trong đĩa đơn đình đám "Somebody That I Used to Know". Đĩa đơn đã được phát hành vào ngày 5 tháng 7 năm 2011 tại Úc, New Zealand và sau đó, năm 2012, bài hát được phát hành tại Mỹ. "Somebody That I Used to Know" đã đem lại danh tiếng cho cả Gotye lẫn Kimbra khi bài hát xếp hạng quán quân tại Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, New Zealand, Liên hiệp Anh và rất nhiều quốc gia khác. "Somebody That I Used to Know" còn là đĩa đơn thành công nhất tại Mỹ năm 2012 khi bài hát đạt chứng nhận 6 lần bạch kim bởi RIAA và tiêu thụ hơn 6 triệu bản tại đây.
Album phòng thu đầu tay của Kimbra, "Vows" được phát hành vào tháng 8 năm 2011. Album mặc dù không thành công lắm ở Mỹ (chỉ đạt vị trí thứ 14 trên "Billboard" 200) nhưng lại rất thành công tại Úc và New Zealand khi lọt vào tốp 10 bảng xếp hạng album của cả hai nước, đặc biệt đạt vị trí quán quân tại New Zealand. Album đã mang lại cho cô nhiều giải thưởng âm nhạc của Úc và New Zealand. | 1 | null |
D-25 là loại động cơ máy bay tuốc bin trục do Cục thiết kế Soloviev phát triển và chế tạo cho trực thăng vận tải hạng nặng. Được trang bị chủ yếu trên các trực thăng vận tải do Cục thiết kế Mil phát triển.
Động cơ được thiết kế để có thể có thể điều chỉnh tốc độ quay của rotor cánh quạt để phù hợp với chế độ bay và độ cao của trực thăng mà không bị ảnh hưởng bởi tốc độ quay của động cơ. Cũng như mức tiêu thụ nhiên liệu thấp nhất có thể ở các chế độ vận hành khác nhau và động cơ không cần hệ thống ly hợp. | 1 | null |
Mary là thành phố thủ phủ của tỉnh Mary ở Turkmenistan. Tên cũ bao gồm Merv, Meru và Margiana. Thành phố là một ốc đảo ở sa mạc Karakum, nằm bên sông Murghab. Trong năm 2009, Mary đã cót dân số 123.000 , tăng từ 92.000 trong tổng điều tra năm 1989. Trong truyền thống Kerait, Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu đã được chôn cất ở đây.
Lịch sử.
Thành phố cổ Merv là một thành phố ốc đảo trên Con đường tơ lụa. Nó đã bị chiếm bởi Đế quốc Nga vào năm 1884, gây ra Sự kiện Panjdeh giữa các lực lượng Afghanistan và quân đội Hoàng gia Nga. Khu định cư hiện đại được thành lập một năm sau đó như là một tiền đồn quân sự và hành chính của Nga.
Một lực lượng quân đội Ấn Độ thuộc Anh bao gồm một đội súng máy bao gồm 40 quân Punjab và một sĩ quan Anh chống lại những người Bolshevik gần Merv trong tháng 8 năm 1918 trong cuộc đối đầu trực tiếp đầu tiên giữa quân đội Anh và người Nga kể từ khi Chiến tranh Crimea.
Mary được phát triển bởi Liên Xô thành một trung tâm sản xuất bông thông qua việc sử dụng công trình thủy lợi lớn. Năm 1968, dự trữ khí đốt tự nhiên khổng lồ được phát hiện 20 km về phía tây của thành phố.
Kinh tế.
Mary là thành phố lớn thứ tư của Turkmenistan, và một trung tâm công nghiệp lớn, cho các ngành công nghiệp khí thiên nhiên và bông, hai ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Đây là trung tâm thương mại cho bông, ngũ cốc, da, và len. | 1 | null |
The Hollywood Reporter là một tạp chí của ngành công nghiệp điện ảnh tại Hoa Kỳ. Xuất bản năm 1930, do một người kinh doanh phim là William R. ("Billy") Wilkerson phát hành phiên bản đầu tiên. "The Hollywood Reporter" là một ấn phẩm của công ty Nielsen.
"The Hollywood Reporter" là báo hàng ngày đầu tiên của ngành công nghiệp giải trí ở Hollywood. Wilkerson lãnh đạo tạp chí cho đến khi ông chết năm 1962. Sau đó, vợ ông, Tichi Wilkerson là nhà xuất bản và biên tập viên. Bà bán tạp chí vào cuối thập niên 80. Chủ nhiệm mới là Teri Ritzer và nhà xuất bản Robert Dowling. Dowling đã nghỉ hưu vào năm 2005 và Tony Uphoff thay thế vị trí này vào năm 2006.
Từ năm 1995 đến 2005 "Hollywood Reporter" đã thu hút nhiều ngôi sao triền vọng với giải thưởng Young Star Awards. | 1 | null |
Chal, hoặc Shubat ( ), (đặc biệt là tiếng Turkmenistan và tiếng Kazakhstan) là một loại đồ uống Turkic làm từ sữa lạc đà lên men, màu trắng lấp lánh với một hương vị chua, phổ biến ở Trung Á, đặc biệt là ở Kazakhstan và Turkmenistan. Tại Kazakhstan, thức uống được biết đến với tên shubat, và là một thực phẩm mùa hè thiết yếu. Do yêu cầu chế biến và tính chất dễ hỏng, chal tỏ ra rất khó để xuất khẩu. "Agaran" (đã ủ men kem) được thu thập từ bề mặt của chal.
Chal lên men được cho là sở hữu virucidal và virus ức chế không tìm thấy trong sữa lạc đà tươi hoặc sữa bò, cả ở dạng lỏng và đông khô của nó - đặc tính không bị ảnh hưởng bởi thời hạn sử dụng..
Chal thường được chế biến bị bằng cách đầu tiên làm chua sữa lạc đà trong một túi da hoặc bình gốm sứ bằng cách thêm vào sữa đã chua. Trong 3-4 ngày, sữa tươi được trộn vào; món chal hoàn thành bao gồm 1/3 đến 1/5 sữa đã chua trước.
Sữa lạc đà sẽ không bị chua cho đến 72 giờ ở nhiệt độ dưới 10 °C (50 °F). Ở 30 °C (86 °F) sữa này chua trong khoảng 8 giờ (so với sữa bò, chua trong vòng 3 giờ đồng hồ). | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.