text
stringlengths 1
148k
| label
int64 0
2
| __index_level_0__
int64 0
113k
⌀ |
---|---|---|
Nguyễn Anh Dũng (sinh 17 tháng 3 năm 1976) là một đại kiện tướng cờ vua của Việt Nam.
Sự nghiệp.
Năm 1993, Nguyễn Anh Dũng vô địch thanh niên châu Á tại Qatar, được đặc cách phong danh hiệu kiện tướng quốc tế. Năm 1994 được Liên đoàn cờ vua thế giới xếp vào tốp 20 kỳ thủ trẻ có sức cờ mạnh nhất hành tinh. Năm 1998 được đi tập huấn tại Hungary và đến năm 2001 được phong danh hiệu đại kiện tướng, trở thành đại kiện tướng thứ ba của Việt Nam, sau Đào Thiên Hải và Từ Hoàng Thông.
Năm 2000, Nguyễn Anh Dũng vô địch giải First Saturday tháng 8 với 9,5/13 điểm, giành được một chuẩn đại kiện tướng.
Năm 2001, Nguyễn Anh Dũng vô địch giải khu vực 3.2a với 7/9 điểm và giành một suất tham dự Giải vô địch thế giới FIDE 2002. Tại giải vô địch thế giới FIDE vào cuối năm 2001 đầu năm 2002, Nguyễn Anh Dũng gây bất ngờ khi thắng đối thủ Elo cao hơn Rublevsky ở vòng đầu tiên với tỉ số 3–1. Tuy nhiên ở vòng hai anh thua Tkachiev 0,5–1,5.
Năm 2003, Nguyễn Anh Dũng vô địch giải Khối thịnh vượng chung ở Mumbai một cách thuyết phục với 8,5/10 điểm, hơn nhóm xếp sau 1 điểm, xếp trên những kỳ thủ mạnh thời điểm đó như Kasimdzhanov, Sasikiran.
Năm 2010, Nguyễn Anh Dũng giành ngôi á quân giải Kuala Lumpur mở rộng với 7/9 điểm, kém nhà vô địch Hầu Dật Phàm nửa điểm.
Đội tuyển.
Nguyễn Anh Dũng tham gia đội tuyển quốc gia từ năm 14 tuổi. Từ năm 1990, anh đã có mặt trong lần đầu tiên Việt Nam tham dự Olympiad cờ vua. Trong khoảng thời gian 1990 đến 2010, anh liên tục có mặt trong đội tuyển Việt Nam dự Olympiad, chỉ trừ năm 2008. Trong 10 lần tham dự, thành tích cao nhất của Nguyễn Anh Dũng vào năm 2004. Anh bất bại sau 11 ván đấu (+6 =5), đạt Rp 2692 và giành huy chương bạc cá nhân bàn 2.
Tại các Giải vô địch cờ vua đồng đội châu Á, Nguyễn Anh Dũng cũng liên tiếp tham dự 8 lần từ 1991 đến 2009. Thành tích cao nhất của anh là hai huy chương vàng cá nhân năm 2005 (bàn 2) và 2009 (bàn dự bị). Cũng trong hai năm đó anh có hai huy chương bạc đồng đội.
Gia đình.
Nguyễn Anh Dũng lập gia đình với một kỳ thủ cờ vua là kiện tướng FIDE nữ Lê Thị Phương Liên. Con gái của hai người, Nguyễn Lê Cẩm Hiền, giành được ngôi vô địch thế giới lứa tuổi U8 năm 2015. | 1 | null |
Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng nằm ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đây là Bảo tàng trực thuộc Binh đoàn Quyết Thắng (tức Quân đoàn 1, Quân đội nhân dân Việt Nam). Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng là bảo tàng hạng nhất trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam.
Bảo tàng Binh đoàn Quyết Thắng (Quân đoàn I) thuộc loại hình lịch sử quân sự, là Bảo tàng Lịch sử Quân sự duy nhất ở khu vực Tây Nam châu thổ sông Hồng, hòa nhập với quần thể Văn hóa trong khu vực như: Kinh đô Hoa Lư, Tràng An - Bích Động, rừng phòng tuyến Tam Điệp, nhà thờ đá Phát Diệm...tạo nên tuyến tham quan linh hoạt và hấp dẫn.
Lịch sử.
Bảo tàng được thành lập ngày 28/12/1995 theo Quyết định số 163/QĐ-QP ngày 13 tháng 7 năm 1995 của Bộ trưởng BQP và Quyết định số 769/QĐ-TL ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Tư lệnh Quân đoàn 1. Tháng 7 năm 2007 Bảo tàng Binh đoàn Quyết thắng được khởi công xây dựng mới với tổng diện tích là 5.056m2. Đây là công trình văn hoá với lối kiến trúc hiện đại, được phân chia theo dũng lịch sử và sự kiện, cuốn hút người tham quan bằng những hình ảnh và hiện vật có giá trị lịch sử cao.
Bảo tàng Binh đoàn Quyết thắng thuộc loại hình lịch sử quân sự, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của binh đoàn Quyết thắng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến trúc.
Hiện nay, Bảo tàng Quân đoàn 1 đã được đầu tư xây dựng trong dịp kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống Binh đoàn Quyết Thắng ngày 24 tháng 10 năm 2008. Bảo tàng mở rộng nằm bên cạnh cổng doanh trại của cơ quan Binh đoàn tại trung tâm thành phố Tam Điệp. Nhà bảo tàng ba tầng với diện tích sử dụng 1.200 m2 trưng bày gần 4.000 hình ảnh, hiện vật, tư liệu. Các gian trưng bày được gắn kết với nhau vừa có tính chuyên sâu, vừa có tính kế thừa, phát triển thể hiện rõ quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Binh đoàn trong 35 năm qua.
Hệ thống trưng bày ngoài trời nằm trong khuôn viên Bảo tàng bao gồm một số hiện vật là súng, pháo, xe tăng, vũ khí của các đơn vị trong Binh đoàn đã trực tiếp tham gia ở các chiến trường trọng điểm.
Trưng bày.
Bảo tàng Quân đoàn 1 được trưng bày theo 4 chủ đề: Hệ thống trưng bày trong nhà có diện tích khoảng hơn 1000m2 được chia thành 3 tầng:
Khu vực trưng bày ngoài trời rộng gần 4000m2 gồm hệ thống giao thông nội bộ và khu vực trưng bày những hiện vật khối lớn gắn liền với những chiến công, thành tích của Quân đoàn 1. Trong kết cấu hệ thống trưng bày ngoài trời còn có Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của Quân đoàn. | 1 | null |
Trịnh Nhu công (chữ Hán: 鄭繻公; trị vì: 423 TCN–396 TCN), tên thật là Cơ Đãi (姬駘), là vị vua thứ 23 của nước Trịnh – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Đãi là con trai thứ của Trịnh Cung công – vị vua thứ 21 của nước Trịnh và là em của Trịnh U công – vua thứ 22 của nước Trịnh. Năm 423 TCN, Hàn Khải Chương đem quân đánh Trịnh, giết Trịnh U công. Người nước Trịnh lập Cơ Đãi lên nối ngôi tức là Trịnh Nhu công.
Năm 408 TCN, thủ lĩnh họ Hàn là Hàn Kiền (tức Hàn Cảnh hầu sau này) lại đem quân đánh Trịnh, chiếm đất Ung Khâu. Năm sau, 407 TCN, quân Trịnh phản công, đánh bại quân Hàn ở Phụ Thử.
Năm 400 TCN, Trịnh Nhu công lại sai quân đánh Hàn (lúc này nước Hàn đã được công nhận là chư hầu), bao vây Dương Địch của nước Hàn nhưng không chiếm được.
Năm 398 TCN, Trịnh Nhu công giết đại phu là Tử Dương. Năm 396 TCN, dư đảng của Tử Dương hợp lại giết Trịnh Nhu công. Người nước Trịnh lập em của Trịnh U công là công tử Ất lên làm vua, tức Trịnh Khang công.
Trịnh Nhu công ở ngôi được 27 năm. | 1 | null |
Xe tăng hạng nặng M103 phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Cho đến khi M1 Abrams được phát triển trong giữa những năm 1970, nó là xe tăng bọc giáp dày nhất và nặng nề nhất từng phục vụ trong quân đội Mỹ. M103 được sản xuất tại nhà máy xe tăng Detroit Arsenal và các đơn vị đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 1957. Những chiếc M103 cuối cùng đã ngưng phục vụ vào năm 1974.
Thiết kế và phát triển.
Cũng giống như các xe tăng Conqueror của Anh thời đó, M103 được thiết kế để chống lại các tăng hạng nặng của Liên Xô như xe tăng IS nếu chiến tranh thế giới thứ II đã nổ ra. Pháo 120mm của nó được thiết kế để đánh xe tăng địch ở khoảng cách rất xa. Năm 1953-1954, một loạt 300 xe tăng, ban đầu được dặt tên là T43E1, được sản xuất bởi Chrysler tại nhà máy Newark. Trong quá trình thử nghiệm không đạt yêu cầu, và những chiếc xe tăng này được đưa thẳng vào kho trong tháng 8 năm 1955. Sau khi khuyến nghị cải tiến, vào ngày 26 tháng 4 năm 1956 chúng được đặt tên lại là xe tăng hạng nặng M103. Trong số 300 chiếc T43E1 được sản xuất, 80 được đưa đến Lục quân Mỹ (74 trong số đó được nâng cấp thành M103 tiêu chuẩn), và 220 chiếc đã được chấp thuận bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, được sử dụng để hỗ trợ bộ binh, và được nâng cấp lại để thành M103A1, M103A2 tiêu chuẩn.
Các phiên bản kế tiếp của M103 chia sẻ nhiều thành phần với M47 và M48 và M60 Patton, trong đó ngoại trừ M60 (một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực) đã được xem xét 90 mm gun (trung bình) xe tăng. Xích, trục lăn và các yếu tố hệ thống treo là như nhau, với một số sửa đổi để đưa vào chịu được trọng lượng lớn hơn. Động cơ và truyền dẫn không bao giờ đủ để cung cấp thêm sức mạnh cần thiết cho trọng lượng lớn của M103, và kết quả là, chiếc xe tăng đã tương đối đủ mạnh với hệ thống ổ đĩa xích tương đối là mong manh.
Tháp pháo của M103 lớn hơn M48 hoặc M60 để nhường chỗ cho súng 120 mm rất lớn và hai nạp đạn viên cho nó, ngoài xạ thủ và chỉ huy. Người lái xe ngồi trong thân. Khẩu súng có khả năng của nâng độ cao từ 15 đến -8 độ.
Phục vụ.
Ở châu Âu, quân đội Mỹ cũng đã triển khai một tiểu đoàn xe tăng hạng nặng từ tháng 1 năm 1958, ban đầu được giao cho trung đoàn thiết giáp số 899, sau đó chuyển lại cho trung đoàn thiết giáp số 33. Cách triển khai xe tăng hạng nặng của quân đội Mỹ khác với các đơn vị thiết giáp khác, đã được tổ chức thành bốn đại đội xe tăng, bao gồm sáu trung đội mỗi đại đội, trong đó mỗi trung đội có 3 chiếc M103, cho tổng cộng 18 xe tăng cho mỗi đại đội. Tiêu chuẩn thiết giáp lục quân Mỹ vào thời điểm đó đã có ba đại đội mỗi tiểu đoàn, mỗi với 3-5 tăng một trung đội, với 17 xe tăng cho mỗi đại đội (Hai chiếc còn ở chỉ huy). Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chỉ định một M103 cho mỗi đại đội cho 3 tiểu đoàn xe tăng, bao gồm cả các đơn vị dự bị.
Trong khi Lục quân Mỹ ngừng hoạt động các đơn vị thiết giáp hạng nặng của mình với việc tiếp nhận xe tăng chiến đấu chủ lực M60 vào năm 1963, M103 chỉ còn phục vụ trong Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho đến khi họ bắt đầu nhận các xe tăng chiến đấu chủ M60. Với sự biến mất của xe tăng hạng nặng từ lực lượng Hoa Kỳ đã chấp nhận hoàn toàn của xe tăng chiến đấu chủ lực năm 1960 cho quân đội Mỹ, và năm 1973 cho Lục quân Hoa Kỳ.
Đạn cho pháo M68 của M103 bao gồm:
Các chiếc còn lại.
phải|nhỏ|M103 at Ft. Lewis
There are several M103s in existence including the late M103A2 version. | 1 | null |
Bác Vọng () là một khu (quận) của địa cấp thị Mã An Sơn của tỉnh An Huy, Trung Quốc. Tiền thân của khu là Ủy ban quản lý tân khu Bác Vọng, được thành lập vào ngày 10 tháng 2 năm 2011. Khu Bắc Vọng chính thức được thành lập vào tháng 9 năm 2012 trên cơ sở ba trấn Bác Vọng (博望), Đan Dương (丹阳) và Tân Thị (新市) của huyện Đang Đồ. Khu Bác Vọng có diện tích và tổng dân số năm 2010 là khoảng 183.500 người. Khu Bắc Vọng được chia tiếp thành 37 thôn, 3 ủy hội cư dân và 3 xã khu. Ngôn ngữ bản địa của khu Bắc Vọng là phương ngữ Tuyên Châu của tiếng Ngô và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất chỉ có ngôn ngữ bản địa là tiếng Ngô tại tỉnh An Huy. | 1 | null |
Capsicum chinense (hay còn viết là Capsicum sinense), thường được biết đến dưới tên gọi "Ớt Đèn lồng Vàng" - "Yellow Lantern Chili". Đây là một loài ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ớt "C. chinense" nổi tiếng bởi độ cay hiếm có của chúng. Một số nhà phân loại xếp chúng vào loài Capsicum annuum. | 1 | null |
Tam Hoàn (), tức ba gia tộc quyền thần giữ chức khanh được hưởng thế tập ở nước Lỗ thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, cầm quyền chính trong gần 300 năm ở đất nước này, gồm Thúc tôn thị, Mạnh tôn thị và Quý tôn thị, hậu duệ của Lỗ Hoàn công (712 TCN-694 TCN), vị vua thứ 12 của nước Lỗ, bắt đầu cầm quyền ở nước Lỗ từ thời Lỗ Trang công (693 TCN-662 TCN), vị vua thứ 13 của nước Lỗ.
Thành lập.
Nguyên Lỗ Hoàn công có người con trưởng là công tử Khánh Phủ, tức Cung Trọng (慶父) nhưng không phải do chính thất sinh ra nên không lập làm thế tử. Sau Hoàn công lấy phu nhân Văn Khương, con gái Tề Hi công, sinh ra ba người con là công tử Đồng, tức Lỗ Trang công, công tử Thúc Nha (叔牙) và công tử Quý, tức Quý Hữu (季友). Sau khi Lỗ Trang công lên ngôi, cả ba công tử còn lại đều được cầm quyền chính, sau hình thành nên tam đại gia tộc. Do ba nhà đều là hậu duệ của Lỗ Hoàn công nên gọi là "Tam Hoàn", cùng với các gia tộc như Tang, Hậu... cầm quyền ở nước Lỗ.
Năm 662 TCN, Lỗ Trang công lâm bệnh, công tử Khánh Phủ trước đã tư thông với vợ Trang công là Ai Khương, có ý cướp ngôi vua, Thúc Nha lại cùng phe với Khánh Phủ. Trước khi mất, Lỗ Trang công phó thác con là Ban cho Quý Hữu. Quý Hữu sợ Khánh Phủ và Thúc Nha làm loạn bèn đưa rượu độc bức tử Thúc Nha. Không lâu sau Lỗ Trang công mất, công tử Ban kế vị. Khánh Phủ và Ai Khương bàn nhau lập người con nhỏ của Lỗ Trang công với Thúc Khương (em gái Ai Khương) là công tử Khải còn ít tuổi lên ngôi, do đó Khánh Phủ dự định giết Cơ Ban.
Cơ Ban vừa lên ngôi được 2 tháng thì Khánh Phủ sai một người tên Lạc (người có tư thù với Cơ Ban) giết chết tại nhà mẹ đẻ là Đảng Thị, lập công tử Khải làm vua Lỗ mới, tức là Lỗ Mẫn công, tự mình làm phụ chính. Quý Hữu chạy sang nước Trần. Khánh Phủ muốn tự mình làm vua, lại bàn với Ai Khương muốn cướp ngôi của Mẫn công. Ai Khương đồng tình. Năm 660 TCN, Khánh Phủ sai thủ hạ là Bốc Kỳ mang quân tập kích giết chết Lỗ Mẫn công tại cửa cung.
Quý Hữu nghe tin, vội trở về nước Lỗ, đón con thứ của Lỗ Trang công là công tử Thân chạy sang nhà Chu báo cáo và cầu cứu.
Khánh Phủ bị người trong nước căm ghét và muốn giết, nên sợ hãi cùng Ai Khương bỏ chạy sang nước Cử. Quý Hữu rước công tử Thân về nước Lỗ lập làm vua mới, tức là Lỗ Hi công.
Nước Cử đuổi công tử Khánh Phủ không dung nạp. Khánh Phủ nhờ công tử Ngư nước Lỗ xin hộ cho về nước, nhưng Quý Hữu không thuận, buộc Khánh Phủ tự tử và hứa sẽ không tuyệt diệt con cháu. Khánh Phủ cùng đường phải thắt cổ tự vẫn. Lỗ Hi công dùng Quý Hữu làm tướng, phong cho ấp Phí, lập ra họ Quý, lại phong cho con Khánh Phủ là công tôn Ngao ở đất Thành (Mạnh tôn thị) và con Thúc Nha là công tôn Tư ở đất Hậu (Thúc tôn thị), chính thức lập ra Tam Hoàn.
Cầm quyền.
Tương Trọng phế lập.
Lỗ Trang công có người con nhỏ là công tử Toại được phong đất Đông Môn, tức Đông Môn Tương Trọng, cũng được cầm quyền chính. Trọng tôn Ngao lấy hai người con gái nước Cử là Đái Kỉ và Thanh Kỉ. Do Đái Kỉ chết trước, Trọng tôn Ngao đến nước Cử dâng sính lễ hỏi cưới, người nước Cử khuyên ông lấy Thanh Kỉ làm kế thất, Trọng tôn Ngao lại cầu hôn một người con gái nước Cử cho Tương Trọng.
Năm 620 TCN, Trọng tôn Ngao sang Cử đón Cử nữ sang, nhưng lại say mê sắc đẹp của Cử nữ, lén thông dâm với nhau. Tương Trọng tức giận, xin Lỗ Văn công giúp binh đánh Trọng tôn Ngao, Lỗ Văn công không chịu, hoà giải cho anh em Trọng tôn Ngao, và bắt Trọng tôn Ngao trả Cử nữ về nước.
Năm 619 TCN, Chu Tương vương qua đời, Trọng tôn Ngao đến điếu tang, sau phải trốn sang nước Cử để gặp Cử nữ, sau nhớ cố quốc, nhờ con là Trọng tôn Cốc giúp mình về nước. Tương Trọng bắt Trọng tôn Ngao không được tham gia chính sự nữa mới cho về. Tuy nhiên chỉ hai năm sau lại trốn sang nước Cử. Năm 613 TCN, Trọng tôn Ngao lại xin về, nhưng mất giữa đường. Từ đó quyền hành nước Lỗ lọt vào tay Tương Trọng
Năm 609 TCN, Lỗ Văn công qua đời. Nguyên Văn công có người con lớn là công tử Nỗi nhưng do thứ thiếp là Kính Doanh sinh ra, còn phu nhân Khương thị sinh công tử Ác và công tử Thị. Tương Trọng muốn phế trưởng lập thứ, ngầm bí mất nhờ Tề Huệ công giúp đỡ, còn mình lừa công tử Ác và công tử Thị bắt giết, đồng thời giết cả Thúc Trọng Huệ bá trung thành với công tử Ác. Tương Trọng lập công tử Nỗi lên làm vua tức Lỗ Tuyên công, tự mình làm Chính khanh, nắm trọng quyền nước Lỗ.
Liên hợp đuổi Quy Phụ.
Năm 601 TCN, Tương Trọng qua đời, con là công tôn Quy Phụ lên thế tập làm khanh tướng nước Lỗ. Bấy giờ Tam Hoàn lớn mạnh, Lỗ Tuyên công và Quy Phụ lo lắng, ngằm liên lạc với nước Tề và nước Sở để áp chế Tam Hoàn. Năm 591 TCN, Lỗ Tuyên công sai công tôn Quy Phụ cầu cứu nước Tấn giúp mình đánh đuổi Tam Hoàn, bị Quý tôn Hàng Phủ phát hiện. Cùng năm Lỗ Tuyên công qua đời, con là Lỗ Thành công lên nối ngôi, Quý tôn Hàng Phủ khống chế triều chính, Quy Phụ hoảng sợ trốn sang nước Tề. Từ đó Tam Hoàn trở thành ba gia tộc mạnh nhất ở nước Lỗ.
Tam Hoàn tranh đấu.
Quý tôn Hàng Phủ sau khi đuổi công tôn Quy Phụ đã tự mình nắm quyền chính nước Lỗ. Thúc tôn Kiều Như không phục Quý tôn Hàng Phủ, năm 584 TCN, nước Ngô đánh nước Đàm (郯). Vì Đàm cách Lỗ không xa, Quý tôn Hàng Phủ sợ nước Ngô sẽ đánh tới mình, bèn sang cầu cứu nước Tấn, Thúc tôn Kiều Như bí mật gièm pha với nước Tấn về Quý tôn Hàng Phủ, tuy nhiên Quý Tôn Hàng Phủ lại thuyết phục các đại phu nước Tấn thả mình về.
Quý tôn Kiều Như vốn thông dâm với Lỗ Tuyên công phu nhân, mẹ của Lỗ Thành công là Mục Khương, năm 575 TCN, Quý tôn Hàng Phủ và Trọng tôn Miệt biết tin bèn tịch thu gia sản của họ Thúc. Mục Khương tức giận, bảo Lỗ Thành công đuổi hai họ Quý, Mạnh ra khỏi nước Lỗ. Lỗ Thành công lúc ấy đang hợp quân với nước Tấn tham gia trận Yển Lăng nên từ chối. Mục Khương bèn xúi hai em Lỗ Thành công là công tử Yển và công tử Tư làm loạn chống vua anh. Lỗ Thành công biết tin, tăng cường phòng bị. Sau Lỗ Thành công và Quý tôn hàng Phủ đến hội chư hầu, gièm pha với tướng nước Tần là Khước Thù rằng Lỗ Thành công phản Tấn, Khước Thù báo với Tấn Lệ công, vua Tấn bèn không triệu kiến Lỗ Thành công và bắt giữ Quý tôn Hàng Phủ.
Tuy nhiên Lỗ Thành công lại sai sứ đến hòa giải với nước Tấn, nên nước Tấn thả Quý tôn Hàng Phủ về, Thúc tôn Kiều Như bị đuổi sang nước Tề, em là Thúc tôn Báo được lên thế tập.
Những năm tiếp theo, thế lực của Tam Hoàn ngày càng mạnh và tiếp tục lấn át vua Lỗ.
Đuổi Lỗ Chiêu công.
Sau gần 60 năm, Tam Hoàn lại tiếp tục gây ra việc phế lập tiếp theo. Năm 517 TCN, Lỗ Chiêu công bất mãn với họ Quý, hợp quân với Hậu Chiêu bá và Tang Chiêu bá đánh Quý tôn Ý Như. Hai nhà Mạnh tôn, Thúc tôn đem quân cứu họ Quý, giết Hậu Chiêu bá và đánh bại quân của Lỗ Chiêu công. Lỗ Chiêu công chạy sang nước Tề.
Năm 516 TCN, Vệ Linh công và Tống Cảnh công sai sứ sang Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước, trị tội họ Quý. Tam Hoàn sai sứ sang đút lót cho đại phu họ Phạm để nước Tấn đừng giúp Lỗ Chiêu công. Lục khanh tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không ra tay giúp Lỗ Chiêu công.
Tề Cảnh công bèn mang quân đánh Lỗ, lấy đất Vận cho Lỗ Chiêu công ở. Năm 511 TCN, Tấn Định công lại muốn giúp Lỗ Chiêu công về nước. Tuy nhiên Quý tôn Ý Như lại đến đút lót cho đại phu Sĩ Ưởng và Tuân Lịch, nên các đại phu nước Tấn biện hộ giúp họ Quý với Tấn Định công, khiến Lỗ Chiêu công đến hết đời vẫn không về nước được.
Năm 510 TCN, Lỗ Chiêu công mất, Tam Hoàn lập công tử Tống lên nối ngôi tức Lỗ Định công.
Loạn gia thần.
Sau khi từng bước nắm giữ và khống chế quyền lực ở nước Lỗ, thì ngay trong nội bộ Tam Hoàn, thế lực các gia thần lại nổi lên. Dương Hổ (gia thần họ Quý) và Công Sơn Phất Nữu (họ Thúc) muốn đánh đổ Tam Hoàn, lấy Quý Ngụ thay họ Quý, Thúc tôn Triếp thay họ Thúc còn mình thay họ Mạnh. Trước đó năm 505 TCN, khi Quý tôn Ý Như chết, Dương Hổ đanh làm ấp tể, nắm giữ quyền lực. Quý tôn Tư có người bề tôi là Trọng Lương Hoài có hiềm khích với Dương Hổ. Dương Hổ muốn đuổi Trọng Lương Hoài, nhưng Công Sơn Phất Nữu ngăn lại nhưng ông không nghe. Mùa thu năm ấy, Dương Hổ bắt Trọng Lương Hoài. Quý tôn Tư nổi giận định trị tội Dương Hổ. Dương Hổ liền bắt giam Quý tôn Tư, ép ăn thề với mình, rồi mới tha ông ta ra. Từ đó Dương Hổ nắm hết quyền chính họ Quý.
Trước âm mưu của Dương Hổ, gia thần họ Mạnh là Công Liễm Xử Phụ nói với Mạnh tôn Vô Kị (Mạnh Ý tử) nên phòng bị. Mạnh tôn Vô Kị mộ ba trăm tráng sĩ, giả làm gia nô để đề phòng.
Năm 502 TCN Dương Hổ đưa Quý tôn Tư lên xe đi tế lễ và sai quân đuổi theo định giết chết. Quý tôn Tư nhờ người lái xe là Lâm Sở nên trốn thoát sang họ Mạnh. Mạnh tôn Vô Kị đã đề phòng, sai quân ra đánh giết Dương Việt.
Dương Hổ nghe tin Dương Việt thua trận bèn trở về, bắt Lỗ Định công và Thúc tôn Vũ thúc sang đánh họ Mạnh. Công Liễm Xử Phụ đem quân từ đất Thành ra cứu họ Mạnh, Dương Hổ thất bại, trốn sang nước Tề.
Kiêm tính nước Lỗ.
Sang thời Lỗ Ai công (494 TCN-469 TCN), thế lực của Tam Hoàn tiếp tục phát triển, tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến tranh với nước Tề và nước Ngô. Năm 469 TCN, Lỗ Ai công sợ Tam Hoàn cường thịnh, nên cầu cứu nước Việt để đánh Tam Hoàn. Tháng 8 năm đó, Tam Hoàn bèn liên hợp với nhau đánh Lỗ Ai công. Lỗ Ai công phải trốn sang nước Vệ. Không lâu sau người nước Lỗ đến đón Lỗ Ai công về, nhưng giữa đường thì mất ở đất Hữu San. Tam Hoàn lập con Ai công là Cơ Ninh lên nối ngôi tức Lỗ Điệu công. Từ thời Lỗ Điệu công, Tam Hoàn hoàn toàn kiểm soát chính sự nước Lỗ, vua Lỗ không còn quyền lực.
Bị tiêu diệt.
Năm 415 TCN, Lỗ Mục công lên ngôi, muốn trừ bỏ Tam Hoàn, khôi phục uy tín của nhà vua, đã tiến hành cải cách, thu hồi lại quyền chính từ tay Tam Hoàn về lại tay vua Lỗ. Mạnh tôn thị và Thúc tôn thị chạy sang nước Tề, còn Quý tôn thị là thế lực mạnh nhất, lấy ấp phong của mình là đất Phí đem li khai khỏi nước Lỗ, lập ra nước Phí (費). | 1 | null |
Vy Văn Thành (sinh ngày 23 tháng 8 năm 1956) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Tiểu sử.
Ông là người dân tộc Tày, sinh tại xã Vạn Linh huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21/11/1984.
Quá trình công tác.
4/1980-4/1987: Cán bộ, Phó Đoàn Quy hoạch Thủy lợi Lạng Sơn (4/1984-4/1985 học tiếng Nga tập trung tại Hà Nội)
4/1987-8/1988: Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Thủy lợi, Phó phòng Nông lâm Thủy lợi, ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng
9/1988-8/1990: Học viên Trường Nguyễn Ái Quốc I tập trung tại Hà Nội
9/1990-8/1992: Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng
9/1992-8/1999: Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng
9/1999-12/2000: Phó Giám đốc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
1/2001-8/2001: Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn
8/2001-6/2004: Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thị ủy, Bí thư Thành ủy Lạng Sơn
6/2004-11/2007: Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
12/2007 - 4/2016: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. | 1 | null |
The Twilight Zone là một bộ phim truyền hình của Mỹ được sản xuất năm 2002 là một sự tiếp nối của loạt phim cùng tên của Rod Serling thập niên 1950/60s, "The Twilight Zone". Với người dẫn chuyện là Forest Whitaker, anh sẽ đưa ta tới những nơi mà kì ảo nhất. | 1 | null |
Trận chiến Adrianople diễn ra vào ngày 14 tháng 4 năm 1205 giữa quân Bulgaria của Sa hoàng Kaloyan với Thập Tự Quân của Baldwin I. Quân Bulgaria đã chiến thắng bằng cách phục kích khéo léo và cả nhờ sự giúp đỡ của từ người Cuman và đồng minh người Đông La Mã. Khoảng 300 hiệp sĩ bị giết, trong đó có Louis Blois, công tước của Nicaea trong khi Baldwin đã bị bắt sống rồi chết trong ngục. Quân Bulgaria sau đó đã tràn vào Thrace và Macedonia. Người em trai của Baldwin, Henry của Flanders, lên ngôi vào ngày 20 tháng 8 năm 1206.
Bối cảnh.
Năm 1204, quân đội viễn chinh của Thập tự chinh thứ tư đã không đi tới Đất Thánh, thay vào đó họ chiếm đóng và cướp phá thành phố Constantinopolis, thủ đô của Đông La Mã. Sau khi đô thành rơi vào tay quân Thập Tự, các lãnh thổ trung thành với Đông La Mã đã nhanh chóng đoàn kết với Đế chế Bulgaria để chống lại Đế chế Latinh mới được thành lập. | 1 | null |
Trận sông Lys từ 23 cho tới ngày 28 tháng 5 năm 1940, là trận chiến quan trọng nhất của quân đội Bỉ trong Trận nước Bỉ ("Chiến dịch 18 ngày") vào năm 1940 trên Mặt trận phía Tây (Tây Âu) của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong trận chiến quyết liệt này, dưới sự điều khiển của các tướng Walter von Reichenau và Georg von Küchler, các tập đoàn quân số 6 và số 8 của Đức Quốc xã đã giành được chiến thắng trước quân đội Bỉ dưới quyền tổng chỉ huy của Quốc vương Léopold III: tình hình bất lợi của quân đội Bỉ trước sự tấn công dồn dập của quân đội Đức đã dẫn tới cuộc đầu hàng không điều kiện của Léopold III của vào ngày 28 tháng 5. Trận đánh 4 ngày này cũng chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng cự của người Bỉ trước sự tấn công của Đệ tam Đế chế Đức trong năm 1940.
Vào ngày 24 tháng 5, các lực lượng của Bỉ đã thiết lập các vị trí phòng ngự ở đằng sau kênh Léopold, kênh chuyển dòng sông ("dérivation") và sông Lys. Trước đó, các lực lượng của Đức đã tiếp cận với đối phương và pháo chiến với quân đội Bỉ trong ngày 23 tháng 5; và, các tập đoàn quân số 6 và số 8 (với 11 sư đoàn) dưới quyền chỉ huy của các tướng Reichenau và Küchler – một phần của Cụm tập đoàn quân B thuộc quân đội Đức Quốc xã – đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt và đồng loạt nhằm vào các sư đoàn của quân Bỉ trên sông Lys và trên kênh chuyển dòng sông vào ngày 24 tháng 7. Cho đến buổi sáng ngày 25 tháng 5, người Đức đã chọc thủng các vị trí của quân Bỉ xuyên suốt một mặt trận dài 14 cây số. Tại kênh chuyển dòng sông và sông Lys, Sư đoàn số 8 và Sư đoàn "Chasseur Ardennois" số 2 của Bỉ đã lần lượt phát động những cuộc phản công đúng lúc và mạnh mẽ, song lực lượng trừ bị của Bỉ đã cạn kiệt. Vào ngày 26 tháng 5, quân đội Bỉ vẫn tiếp tục chiến đấu, song cánh phải của Bỉ đã suy sụp trước các đợt công kích mới của Reichenau trong khi cánh trái của họ bị Tập đoàn quân số 18 của Đức tiến thẳng theo đường đến Antwerp đánh bật. Đến cuối ngày 26 tháng 5, toàn bộ các lực lượng của Bỉ không còn ở đằng sau sông Lys nữa nhưng vẫn giữ được một tuyến phòng ngự tiếp theo, dù vậy tuyến phòng ngự này vô cùng mỏng manh. Trận đánh đã tiếp diễn vào rạng sáng ngày 27 tháng 5, và đến trưa, tình hình chiến sự đã cho Léopold III thấy là người Bỉ không còn khả năng kháng cự. Ở giữa mặt trận, quân Đức chiếm được thị trấn Thielt từ tay đối phương và một lỗ hổng rộng từ 3 đến 4 dặm Anh, đã mở ra tại khu vực Thielt.
Ngoài ra, về bên trái, trong các cuộc giao chiến tại kênh chuyển dòng sông, Sư đoàn số 17 của Bỉ đã rơi vào nguy cơ bị tiêu diệt. Không những thế, các máy bay ném bom bổ nhào "Stuka" của Đức cũng không ngừng thả bom xuống Zeebrugge. Sau khi hủy hoại mọi cờ hiệu của mình, quân đội Bỉ ngừng bắn vào đầu ngày 28 tháng 5 năm 1940, trước khi vua Bỉ đầu hàng. Cuộc bại trận tại sông Lys đã đem lại thiệt hại rất lớn cho quân đội Bỉ, với 4.000 người chết và 36.000 người bị thương. Song, mặc dù thất bại, cuộc kháng cự của quân Bỉ tại sông Lys đã hỗ trợ cho cuộc rút chạy của "Lực lượng Viễn chinh Anh" tại Dunkerque, cho dù sự đầu hàng của Bỉ đã buộc người Anh phải tiến hành tháo chạy tại Dunkerque của Pháp thay vì các cảng của Bỉ. Những cuộc giao tranh trên sông Lys được xem là những trận đánh khốc liệt nhất trong Chiến dịch nước Bỉ; bản thân người Đức đã thừa nhận về sự kháng cự quyết liệt của quân Bỉ và hiệu quả của lực lượng pháo binh Bỉ đã gây thiệt hại không nhỏ cho các lực lượng của Đức.
Thông tin thêm.
Tại Công viên Albert ở trung tâm thành phố Kortrijk, trận sông Lys được kỷ niệm hằng năm ở gần Đài tưởng niệm Lys.
Tham khảo.
Các tài liệu có thể dùng để tham khảo: | 1 | null |
Yên Chiêu Tương vương (chữ Hán: 燕昭襄王; trị vì: 311 TCN-279 TCN), thường gọi là Yên Chiêu Vương (燕昭王), là vị vua thứ 39 hay 40 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Thân thế.
Theo Sử ký, Yên Thiệu công thế gia thì Yên Chiêu vương Cơ Chức là con Yên vương Khoái. Dưới thời Yên vương Khoái ông đã được lập làm thái tử. Nhưng trong thiên Triệu thế gia của Sử ký lại ghi vua Yên kế vị Yên vương Khoái là Cơ Chức, thời Yên vương Khoái làm con tin ở nước Hàn. Các sử gia hiện đại thiên về ý kiến của Triệu thế gia hơn.
Lên ngôi trong loạn lạc.
Vua cha Yên vương Khoái tín nhiệm tướng quốc Tử Chi, trao hết quyền chính trong nước cho Tử Chi. Yên vương Khoái tuổi cao, nhận thấy tài năng của mình không bằng Tử Chi, và nghe theo lời khuyên của Lộc Mao Thọ, quyết định nhường ngôi vua cho Tử Chi vào năm 317 TCN.
Việc Tử Chi lên ngôi khiến người nước Yên bất bình. Năm 314 TCN, thái tử Cơ Chức cùng tướng quân Thị Bị tập hợp dân chúng nổi dậy chống lại Tử Chi, kéo đến đánh kinh thành. Hai bên đánh nhau nhiều ngày, hàng vạn người bị chết, trong nước đại loạn. Thị Bị bị Tử Chi đánh bại và giết chết, thái tử Bình bỏ trốn.
Nhân lúc nước Yên có loạn, Tề Tuyên vương sai Khuông Chương mang quân đánh nước Yên. Các sĩ tốt không chiến đấu vì Tử Chi, quân Tề đại thắng, tiến vào kinh đô. Yên Khoái và Tử Chi bị sát hại.
Quân Tề đối xử với nhân dân nước Yên rất tàn bạo, khiến người dân Yên chống trả quyết liệt. Nước Trung Sơn cũng đem quân đem quân đánh chiếm một bộ phận lãnh thổ nước Yên. Các nước Hàn, Ngụy, Triệu, Tần và Sở phản đối việc làm của Tề, cuối cùng năm 311 TCN quân Tề buộc phải rút lui sau 3 năm chiếm đóng.
Theo Yên Thiệu công thế gia trong Sử ký, người nước Yên lập thái tử Bình lên làm vua, tức là Yên Chiêu vương. Nhưng trong thiên Triệu thế gia lại dẫn thông tin rằng công tử Chức nước Yên làm con tin ở nước Hàn, được Triệu Vũ Linh vương sai Nhạc Trì mang quân hộ tống về nước làm vua, trở thành Yên Chiêu vương.
Chiêu hiền đãi sĩ.
Yên Chiêu vương lên ngôi, quyết tâm chấn hưng nước Yên, diệt nước Tề để rửa hận. Tuy nhiên, lúc đầu Yên Chiêu vương vẫn chưa tìm được nhân tài trị quốc, có người nhắc Yên Chiêu vương là có lão thần Quách Ngỗi (郭隗) rất có kiến thức và tìm đến hỏi kế. Yên Chiêu vương sau đó đã đích thân đến thăm Quách Ngỗi và nói: "Nước Tề nhân lúc nước ta có nội loạn mà đem quân xâm lược, ta không thể quên mối nhục đó. Nhưng hiện nay, thế nước Yên nhỏ yếu nên chưa thể báo được mối thù đó. Nếu có người hiền tài giúp ta báo thù rửa nhục thì ta xin hết lòng nghe theo. Tiên sinh có thể tiến cử cho một người như thế không?". Quách Ngỗi kể một câu chuyện về một ông vua sai thị thần đi mua thiên lý mã song anh ta lại mua bộ xương xương ngựa về rồi bảo rằng mọi người biết nhà vua bỏ tiền ra mua ngựa chết thì sẽ mang ngựa sống đến cho nhà vua; mọi người vì nghĩ rằng nhà vua thực sự yêu mến thiên lý mã nên không tới một năm sau khắp nơi mang nhiều thiên lý mã đến. Quách Ngỗi khuyên ông nếu muốn thực sự muốn kiếm người hiền tài thì cứ thử theo cách mua xương ngựa.
Sau khi ra về, ông lập tức sai người làm một ngôi nhà thật lộng lẫy cho Quách Ngỗi, tôn Quách Ngỗi làm sư, một mực cung kính. Nhân tài các nước hay tin Yên Chiêu vương thực lòng mến mộ người tài nên rủ nhau đến nước Yên, trong đó có nhiều vị tướng nổi tiếng thời Chiến Quốc như Nhạc Nghị từ Ngụy đến, Trâu Diễn từ Tề sang, hay Kịch Tân (剧辛) từ nước Triệu. Yên Chiêu vương phong Nhạc Nghị làm á khanh, mời người này chỉnh đốn quốc chính, thao luyện binh mã.
Thời Chiêu vương, tướng Tần Khai (秦开), khởi binh tập kích, đại phá Đông Hồ. Đông Hồ phải lui trên 1.000 dặm, kết quả vùng lãnh thổ phía đông của Yên được mở rộng. Chiêu vương cho sửa sang, xây đắp trường thành phía bắc. Trường thành này khởi đầu từ phía tây tại Tạo Dương (nay là vùng đông bắc quận Tuyên Hóa, Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc), kéo dài về phía đông tới Tương Bình (nay là phía bắc Liêu Dương, tỉnh Liêu Ninh).
Báo thù nước Tề.
Sau khi diệt nước Tống năm 286 TCN, Tề Mẫn vương trở nên kiêu căng tự phụ, vì thế nhân dân oán ghét. Lúc bấy giờ Tề Mẫn Vương mạnh nhưng tàn bạo, kết oán với nhiều nước chư hầu. Yên Chiêu vương nói với Nhạc Nghị: ""Hiện nay vua Tề vô đạo, chính là lúc ta báo thù rửa hận. Ta dự định đem toàn bộ quân dân nước Yên đánh sang Tề, khanh thấy thế nào". Nhạc Nghị cho rằng nước Tề đất rộng người đông nên đã khuyên Yên Chiêu vương liên minh với các nước khác. Yên Chiêu vương liền cử Nhạc Nghị sang nước Triệu liên lạc với Triệu Huệ Văn vương, phái người sang nước Sở và nước Ngụy điều đình phối hợp. Yên còn nhờ nước Triệu sang liên lạc với Tần. Các nước này đều ghét Tề Mẫn Vương kiêu ngạo, tàn bạo, đều nhất trí hợp tung cùng nước Yên đánh Tề.
Yên Chiêu Vương bèn đem tất cả quân, sai Nhạc Nghị làm thượng tướng quân cùng với các nước đi đánh Tề. Năm 285 TCN, liên quân đánh bại quân tề ở Tế Tây. Quân chư hầu bãi binh rút về nhưng quân của Yên dưới quyền Nhạc Nghị vẫn đuổi theo đến Lâm Tri. Tề Mẫn vương chạy vào Cử thành. Nhạc Nghị một mình ở lại đi khắp nước Tề. Các thành của Tề đều lo chống giữ. Nhạc Nghị đánh vào thành Lâm Tri lấy tất cả những đồ quý báu, của cải, đồ cúng tế của Tề, sai chở về Yên.
Yên Chiêu Vương cả mừng thân hành đến Tề Thủy để úy lạo, khao thưởng quân sĩ, phong cho Nhạc Nghị làm Xương Quốc quân, sai đem binh đánh lấy những thành của Tề chưa lấy được. Nhạc Nghị ở lại Tề trong năm năm, đánh lấy hơn bảy mươi thành của Tề, biến tất cả những thành này thành quận huyện nước Yên, chỉ còn thành Cử (nay ở huyện Cử, tỉnh Sơn Đông) và Tức Mặc (nay ở đông nam huyện Bình Độ, tỉnh Sơn Đông) là chưa chịu hàng.
Quan đại phu nước Tề ở Cử thành đã lập con của Tề vương lên làm vua, tức Tề Tương vương. Nhạc Nghị sai quân đánh thành Tức Mặc, quan đại phu thành Tức Mặc đem quân ra đánh và bị chết trận. Thành Tức Mặc không có chủ tướng, suýt rơi vào hỗn loạn. Người trong thành bèn tôn Điền Đan làm tướng. Nhạc Nghị vây khốn Cử thành và Tức Mặc thành suốt ba năm mà chưa hạ được, ở Yên có kẻ ghen tức với Nhạc Nghị nên dèm pha với Yên Chiêu vương rằng Nhạc Nghị ý muốn thu phục người nước Tề để làm Tề vương. Yên Chiêu vương rất tin Nhạc Nghị bèn trả lời: "Công lao của Nhạc Nghị không thể nói hết, cho dù ông ta có làm Tề vương thì cũng xứng đáng"". Yên Chiêu vương còn cử người sang Lâm Tri gặp Nhạc Nghị, phong Nhạc Nghị làm Tề vương, Nhạc Nghị trong lòng cảm kích song dứt khoát không nhận tước vương.
Qua đời.
Năm 279 TCN, Yên Chiêu vương Cơ Chức mất. Ông làm vua được 33 năm. Con ông là Yên Huệ vương lên nối ngôi. | 1 | null |
Cá bơn thông thường, cá bơn Dover hay cá bơn đen ("Solea solea") là một loài cá bơn thuộc họ cùng tên thuộc bộ Cá thân bẹt. Chúng sinh sống ở những vùng nước nông với đáy nước bao phủ bởi cát hay bùn. Phân bổ địa lý của loài này ở vùng Đông Đại Tây Dương, từ miền Bắc Na Uy đến tận Senegal và hầu như ở khắp vùng Địa Trung Hải. Vào mùa Đông chúng tới trú đông ở các vùng biển ấm hơn ở phía Nam của biển Bắc.
Giống như các loài cá bơn khác, "Solea solea" có cả hai mắt nằm trên mặt quay hướng lên trên của cơ thể, ở đây là mặt phải (và mặt trái, nằm hướng xuống dưới đất, thì không có mắt nào). Vị trí của mắt nằm khá sát nhau nhờ đó khiến cá có thể đặt một phần lớn cơ thể chìm ngập trong cát bùn để săn mồi. Và cũng tương tự như các loài cá bơn khác, "Solea solea" lúc mới sinh có hai mắt nằm trên hai mặt của cơ thể như các loài cá thông thường và quá trình di chuyển vị trí của mắt chỉ bắy đầu khi các con dài được 1 cm. Kích thước của "Solea solea" có thể đạt đến 70 cm.
Trong ẩm thực, cá bơn "Solea solea" được ưa chuộng vì vị ngọt dịu và hơi béo béo như bơ, cũng dễ được lóc bỏ xương (phi-lê). Phi-lê cá bơn cũng rất thích hợp với nhiều loại gia vị khác nhau.
Cái tên "cá bơn Dover" bắt nguồn từ cảng Dover của Anh, nơi nhận về nhiều cá bơn từ các chuyến đi biển nhất trong thế kỷ 19. Tuy nhiên "cá bơn Dover" cũng là tên của loài cá thân bẹt "Microstomus pacificus" ở Thái Bình Dương, với thân mỏng hơn, phi-lê ít dày hơn và giá rẻ hơn.
Năm 2010, Greenpeace International đã bổ sung thêm cá bơn vào danh sách đỏ của những loài cá được tiêu thụ rộng rãi do nhu cầu cao của người dân thế giới có thể dẫn đến nạn đánh bắt cá quá mức gây suy giảm nghiêm trọng quần thể loài ngoài tự nhiên." | 1 | null |
John Drange Olsen (23 tháng 7 năm 1893 – 10 tháng 2 năm 1954), là nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp, Đốc học Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, thành viên nhóm dịch thuật bản Kinh Thánh Tiếng Việt 1926, và nhà biên soạn quyển "Thần đạo học".
Thiếu thời.
John Drange Olsen chào đời ngày 23 tháng 7 năm 1893, tại Đảo Tusnes gần Bergen, Na Uy, được trưởng dưỡng trong đức tin Cơ Đốc. Thân phụ ông là một truyền đạo tình nguyện và thân mẫu là một người chuyên tâm trong sự cầu nguyện.
Đến năm 16 tuổi, John sang Mỹ để sống với các anh chị. Tại đây cậu mắc bệnh lao. Trong một lần đi ngang qua Nhà thờ Gospel Tabernacle ở New York do A. B. Simpson quản nhiệm, John quyết định bước vào tham dự lễ thờ phượng và nghe Paul Rader giảng luận về quyền năng chữa bệnh của Thiên Chúa trong danh Chúa Giê-xu. Được nhiều khích lệ, từ đó John chuyên chú khẩn nguyện, và sức khỏe của cậu được cải thiện. Sau khi nhận biết ơn gọi cho công cuộc truyền giáo, John theo học tại Học viện Huấn luyện Truyền giáo tại Nyack, New York.
Mục vụ.
Tốt nghiệp năm 1916, Olsen được bổ nhiệm về Nhà thờ Hazel Park, St Paul. Tại đây ông có cơ hội gặp gỡ Edith Frost, về sau là vợ của ông.
Năm 1917, Olsen được Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp cử đến Đông Dương, nhưng do chiến tranh ông phải ở lại Trung Hoa trong một năm, trong thời gian này ông học tiếng Quảng Đông.
Truyền giáo.
Tháng 11 năm 1918, ông đến Tourane (nay là Đà Nẵng). Cùng Irving Stebbins, Olsen vào phía Nam để thành lập cơ sở truyền giáo đầu tiên ở Sài Gòn. Tại đây, Olsen chuyên chú học tiếng Việt và tích cực hoạt động truyền bá phúc âm, mở các nhà nguyện và các chi nhánh. Ông cũng góp sức thành lập một nhà thờ dành cho người Hoa ở Chợ Lớn.
Năm 1925, Olsen về Đà Nẵng để đảm nhận chức Đốc học Trường Kinh Thánh Đà Nẵng, và tiếp tục chức trách này cho đến năm 1952. Trong giai đoạn xảy ra Thế chiến thứ hai, khi quân đội Nhật chiếm đóng từ giữa năm 1941, các nhà truyền giáo bị đặt dưới sự kiểm soát của người Nhật năm 1942, nhiệm vụ lãnh đạo nhà trường được giao cho Mục sư Ông Văn Huyên. Trong thời gian bị quản thúc ở Mỹ Tho từ tháng 4 năm 1943 cho đến năm 1945 khi quân đội Nhật đầu hàng, Olsen hiệu đính quyển Thần đạo học.
Năm 1932, Olsen kết hôn với Edith Frost. Trước khi kết hôn, Edith Frost đã tham gia công cuộc truyền giáo tại Việt Nam trong cương vị một giáo viên tại Trường Kinh Thánh Đà Nẵng. Năm 1923, bà tổ chức và phụ trách lớp Kinh Thánh đầu tiên dành cho nữ học viên trong trường.
Dịch thuật Kinh Thánh.
Olsen là thành viên trong nhóm dịch thuật bản Kinh Thánh Tiếng Việt 1926, với sự cộng tác của dịch giả Trần Văn Dõng, ông chịu trách nhiệm dịch một phần Kinh Thánh Tân Ước. Ông dịch và hiệu đính quyển "Thiên lộ Lịch trình" của John Bunyan, cũng như biên soạn "Kinh tiết Sách dẫn", "Sử ký Hội thánh", "Điều lệ Hội thánh", và bộ "Thần đạo học" được chọn làm sách giáo khoa cho chương trình giảng dạy tại Trường Kinh Thánh và Thánh Kinh Thần học viện trong nhiều năm.
Ngoài ra, ông cũng viết khá nhiều sách luận giải Kinh Thánh. Olsen lãnh đạo ủy ban sưu tầm, phiên dịch, và nhuận chánh tuyển tập Thánh ca, xuất bản vào tháng 12 năm 1950.
Đến năm 1948, Olsen cùng Ông Văn Huyên lãnh đạo một nhóm học giả nhuận chánh phần Tân Ước của bản dịch Kinh Thánh Tiếng Việt 1926.
Năm 1953, Olsen được bầu vào chức vụ Hội trưởng Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp tại Việt Nam.
Ngày 9 tháng 2 năm 1954, Mục sư J. D. Olsen qua đời sau một tai nạn giao thông tại Sài Gòn, kết thúc 35 năm tận tụy trong mục vụ truyền giáo tại Việt Nam. Lễ an táng được cử hành tại Nhà thờ Tin Lành Sài Gòn ngày 10 tháng 2 năm 1954. | 1 | null |
Đặng Văn Long, tự Tử Vân, một tướng lĩnh cao cấp của phong trào Tây Sơn .
Xuất thân và võ nghệ.
Đặng Văn Long tự là Tử Vân quê ở làng Đại An huyện Tuy Viễn phủ Quy Nhơn, nay thuộc xã Nhơn Mỹ huyện An Nhơn, Bình Định. Lúc nhỏ ông học võ, tinh thông môn cương quyền. Sau đó, ông tìm tới thầy Trương Văn Hiến ở An Thái xin học môn miên quyền. Đặng Văn Long tính tình điềm đạm, học rộng hiểu nhiều, được ân sư họ Trương chăm dạy chu đáo. Khi còn ở trường, Đặng kết thân với Nguyễn Huệ và Phan Văn Lân.
Có sức khỏe hơn người và chăm chỉ tập tành,được thầy đem hết những bí truyền dạy cho, Đặng Văn Long trở thành một cao thủ. Ông được các bạn đồng môn gọi là Đặng Vô Địch vì tuyệt giỏi cả hai môn ngạnh công và miên quyền. Ông có thể nằm dưới đất, cánh tay đỡ được bánh xe nặng, nên ở Quy Nhơn người ta gọi ông là Thiết Tý Đặng (họ Đặng cánh tay sắt).
Cha Đặng Văn Long là Đặng Văn Lõi vốn từ Bắc Hà cùng với mấy người đồng hương có nghề rèn vào lập nghiệp ở đàng trong lập ra làng Thiết Trụ, nay thuộc xã Nhơn Hậu Huyện An Nhơn. Ông được dân làng An Khê thờ làm vị tổ nghề của địa phương. Qua đó có thể khẳng định rằng ông Đặng Văn Lõi đã cũng theo con là Đặng Văn Long lên Tây Sơn thượng đạo rèn vũ khí cho Tây Sơn và truyền nghề rèn cho dân làng địa phương, nên mới được dân làng tôn là tổ nghề.
Đặng Văn Long sinh năm Bính Tý (1756), nhỏ hơn Nguyễn Huệ 3 tuổi, cũng coi là đồng trang lứa.
"Tương truyền theo dân gian, Nguyễn Huệ đã gặp ông trong một trường hợp đặc biệt.Anh em Tây Sơn chuẩn bị dấy binh, rất thiếu thốn về binh khí. Mà bọn quyền thần Trương Phúc Loan thì ra lệnh cấm các thợ rèn rèn gươm búa côn chùy… Chúng đề phòng các cuộc khởi nghĩa nổi dậy."
"Nguyễn Huệ vất vả đi lùng thợ rèn để rước về Tây Sơn thượng đạo. Đến Đại An, gặp một người cao lớn dùng đoạn tre to gánh khoảng mười vuông lúa đi băng băng, Nguyễn Huệ thầm phục liền xuống ngựa hỏi thăm. Người nọ hứa sẽ dẫn đường đi tìm thợ rèn. Nguyễn Huệ ghé vai gánh giùm, nhún mình lên, đoạn tre gãy đôi. Tiện tay, Nguyễn Huệ nhổ một cây trắc bên đường thay đòn gánh. Người nọ quá kính phục sức khỏe phi thường ấy, quỳ xuống lạy. Người ấy không ai khác chính là Đặng Văn Long."
"Nghe tiếng Nguyễn Huệ đã lâu, nay mới giáp mặt, Đặng Văn Long vui mừng khôn xiết. Ông mời Nguyễn Huệ về nhà, làm cơm thết đãi và tặng một thanh đại đao quý. Qua trò chuyện, biết tổ tiên ông mấy đời làm nghề rèn, Nguyễn Huệ mời Đặng Văn Long tụ nghĩa. Cảm phục tài đức Nguyễn Huệ, ông nhận lời giúp Tây Sơn. Nhờ có ông, nghĩa quân Tây Sơn được trang bị thêm nhiều vũ khí."
"Sau khi Đặng Văn Long gặp Nguyễn Huệ và chấp nhận lời mời của Nguyễn Huệ lên Tây Sơn thượng đạo rèn vũ khí cho phong trào Tây Sơn đang trong quá trình chuẩn bị ngày dấy nghiệp, thì cả nhà Đặng Văn Long vẫn ở chỗ cũ."
Đến năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra thì vợ con và 2 em Đặng Văn Long chạy về Háo Đức, cách Thiết Trụ chừng 25 km, nay thuộc xã Nhơn An huyện An Nhơn. Và con cháu Đặng Văn Long vẫn ở Háo Đức cho đến tận ngày nay
Nơi quê hương không có đối thủ, Đặng đi giang hồ khắp đó đây hầu tiêu dao ngày tháng. Nơi Đặng thường lui tới là các danh sơn đất Bắc. Bởi vậy, khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa, Đặng Văn Long còn mãi ở tận phương Bắc trên bước đường vân du. Khi Đặng về đến Nghệ An thì gặp lúc vua Quang Trung kéo binh ra Bắc, dừng lại Nghệ An để tuyển thêm quân. Đặng Văn Long liền đến nhập ngũ.
Tham gia chiến dịch đánh Mãn Thanh.
Tương truyền khi Tây Sơn tuyển thêm quân Thanh Nghệ để tiến ra bắc, Đặng Văn Long ứng nghĩa.
Tân binh đều được luyện tập hàng ngày. Quân sĩ đều mặc áo quần cặp nẹp đỏ, đội nón ngù kết tua đỏ: Quân dung đâu mới lạ thường / Mũ mao, áo đỏ chật đường kéo ra "(Đại Ban quốc sử diễn ca)."
Khi luyện tập tân binh ông dùng bộ bào trắng giữa đám quân sĩ sắc đỏ (quân phục Tây Sơn là màu đỏ) tay cầm kích, lưng đeo cung, biểu diễn võ nghệ trông vừa đẹp vừa hùng. Nguyễn Huệ thấy lạ, sai triệu đến hỏi thì nhận ra ông, rất mừng bèn phong ông làm Đại Đô đốc lĩnh Hữu quân. (Có nghi vấn về vai trò lãnh đạo Hữu quân giữa ba viên tướng Tây Sơn là Đặng Văn Long, Lê Văn Long và Nguyễn Tăng Long).
Khi tiến đánh Thăng Long, vua Quang Trung giao cho đô đốc Đặng Văn Long cùng đô đốc Bảo giữ một trong năm đạo quân, làm nhiệm vụ đốc suất hữu quân, trong đó gồm quân voi và quân kỵ mã. Để chuẩn bị đánh đồn Khương Thượng nằm ở phía Tây Nam thành Thăng Long, Đại Đô đốc Long hiệp cùng Đại Đô đốc Bảo đem mã quân qua huyện Chương Đức (Hà Đông) để tiến đến làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì (Hà Đông). để đánh ngang và dồn quân Điền Châu.
Cánh quân của Đại Đô đốc Long được hai vị tướng quân tài ba trợ giúp.
Một là Đô đốc Lý Văn Bưu, vị tướng có tài điều khiển đoàn kỵ binh chiến đấu một cách thuần thục.
Hai là tướng quân Đặng Tiến Đông, quê ở Lương Xá, gần Thăng Long; trí dũng hơn người, trước kia đã từng làm quan cùng chúa Trịnh, sau quy thuận nhà Tây Sơn, được phong chức Đô đốc. Đặng Tiến Đông nhờ thông thuộc, am hiểu địa hình địa thế trong khắp vùng Thăng Long và lân cận, nên tham mưu cho Đại Đô đốc Long, việc hành quân qua các đường tắt tránh được tai mắt quân Thanh.
Từ Thanh Trì, quân Đại Đô đốc Long chiếm trọn hai đồn Yên Quyết và Nhân Mục nằm ở phía Tây Bắc đồn Khương Thượng. Hai đồn này làm tiền đồn cho Khương Thượng, mất một cách mau lẹ và im lắng.
Từ lúc chưa tinh sương, đồn Khương Thượng đã bị vây kín mà lính trong đồn còn say sưa giấc điệp. Quân Đại Đô đốc Long nhờ nhân dân yểm trợ đã dùng rơm khô bện thành con cúi, tẩm dầu, chực lửa. Rồi một tiếng hô, muôn nghìn tiếng ứng, đồng thời lửa bực cháy sáng lòa. Toán quân kỵ mã, tay cầm giáo, tay cầm đuốc, ào ào xông vào. Bộ binh hò hét vang trời theo sau gót ngựa. Quân trong đồn thức giấc, khiếp đảm, chỉ lo tìm đường tẩu thoát. Quân Tây Sơn tràn vào như nước vỡ bờ. Quân Thanh bị giết quá nửa. Một nửa còn sống sót, lớp chạy ra hướng Bắc, lớp nương theo sông Tô Lịch chạy về Hướng Nam. Chạy đến Đầm Mực thì gặp đoàn voi của Đại Đô đốc Bảo. Quân Thanh bị voi chà xé tan tành.
Tướng chỉ huy đồn là Đề đốc Sầm Nghi Đống, khi trận đánh bắt đầu đã khiếp sợ trốn ra Hoa Sơn tức gò Đống Đa, thắt cổ tự tử.
Khi vua Quang Trung đang đánh với quân Thanh ở Ngọc Hồi thì Đặng Văn Long đã đánh tên thái thú Điền Châu ở trại Khương Thượng thuộc huyện Quảng Đức. Quân Thanh đạp lên nhau mà chạy. Thừa thắng, Đặng Văn Long tiến trước vào thành. Vì thích lập công lạ, khi xông ra trận địa, Đặng Văn Long mặc áo màu trắng, cầm kích, lưng đeo cung dài, hăng hái hét to đốc thúc quân sĩ. Ông tiến đến đâu, giặc tan vỡ đến đó. Vì quân Tây Sơn lúc bấy giờ mặc toàn áo đỏ, vua Quang Trung thấy lạ mới cho người cưỡi ngựa đến hỏi người mặc áo trắng là ai. Ông được dẫn đến yết kiến và vua khen ngợi, ban cho hai con ngựa và bốn mươi xấp lụa. Vì vậy, tục truyền là "Bạch y tướng quân".
Tuy nhiên, sau khi vua Lê Chiêu Thống chạy theo tàn quân Tôn Sĩ Nghị, thì một số cựu thần nhà Lê lại dựa vào địa thế hiểm yếu của các núi rừng phía Bắc, tụ quân chống lại nhà Tây Sơn. Đại Đô đốc Long phải ở lại Bắc hà để đánh dẹp.
Trước tiên là dẹp cuộc dấy loạn của Dương Đình Tuấn, người huyện Yên Thế (Bắc Giang), trước đây đã phò Lê Chiêu Thống trong khi ẩn náu để chờ viện binh Trung Quốc. Khi Chiêu Thống chạy sang Tàu, Tuấn ở lại tiếp tục hoạt động chống Tây Sơn. Đặng Văn Long đem binh tảo trừ. Tuấn đánh không lại, chạy trốn vào rừng rồi biệt tích.
Thứ đến là nhóm Phạm Đình Đạt, người Vũ Giang (Bắc Ninh), cùng em là Tạo sĩ Phạm Đình Phan, tiến sĩ Phạm Đình Dữ và các con là Phạm Đình Hân, Phạm Đình Cù, Phạm Đình Ninh, Phạm Đình Duật, quật khởi ở núi Huyền Đinh, tục gọi là núi Treo Đinh. Phạm vi hoạt động của nhóm này rất mạnh ở vùng Lạng Giang, Đặng Văn Long phải chật vật lắm mới tiêu diệt được.
Năm Cảnh Thịnh thứ 2, những kẻ hoài Lê quấy phá Bắc thành, Đặng Văn Long nhiếp chức tả võ uy tướng An đông đạo kinh lược, cầm quân đánh dẹp. Ông có nhiều công lớn trong việc trấn giữ biên phòng, được phong chức Tả võ lâm quân, đại tướng quân.
Vua Cảnh Thịnh khen ông "phía Bắc phạt quân Thanh, trong nước đánh bọn phản động nhà Lê, định Bắc, bình Nam, làm cho mọi nơi đều tuân theo thanh giáo của ?
Theo thần tích thần phả tại đình Mễ Trì Hạ quận Nam Từ Liêm Hà Nội có đoạn: " Năm Kỷ Dậu (1789), cánh quân thần tốc của Đô đốc Long cũng tiến về đây, ém quân quanh đầm rồi bất ngờ diệt đồn giặc Thanh ở đó và làm cho thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử, thừa thế tràn vào Thăng Long, tổng đốc Tôn Sĩ Nghị phải vất tất cả để bỏ chạy.."
Kết cục.
Khi nhà Tây Sơn nội bộ rối loạn, ông từ quan về quê mở trường dạy võ..
Hầu hết các nhà nghiên cứu về phong trào Tây Sơn ở miền Bắc cũng như ở Bình Định-quê hương của phong trào này đều thống nhất nhận định là đến triều Cảnh Thịnh, Đặng Văn Long đã có ý từ quan, nhưng phải ở lại Bắc Hà để đánh dẹp các cuộc nổi loạn của Dương Đình Tuấn ở Yên Thế và cha con anh em Phạm Đình Đạt ở Lạng Giang. Sau đó ông trở về quê mở trường dạy võ ở vùng núi Nam Sơn. Nhưng ông nhận thấy lớp võ sinh ngày nay không còn ý chí như thế hệ đàn anh xưa, Đặng Văn Long đóng cửa trường rồi lên núi làm rẫy. Khi Võ Văn Dũng trốn thoát được nanh vuốt của quân Nguyễn (xem chuyện ở trang Võ Văn Dũng), chạy trốn về An Khê với tham vọng tiếp tục xây dựng lực lượng để khôi phục nhà Tây Sơn, bèn tìm đến lôi kéo Đặng Văn Long, nhưng Đặng Văn Long không theo. Về sau không ai biết Đặng Văn Long chết ở đâu và bao giờ. Ngay gia phả họ Đặng thôn Háo Đức cũng chỉ chép Đặng Văn Long chết sớm nhưng không chép rõ ngày giỗ (trường hợp duy nhất trong bản phả). Chẳng những thế dòng họ còn dựng một ngôi mộ giả ở thôn Nhạn Tháp xã Nhơn Hậu, suốt 200 trăm năm con cháu tưởng mộ thật nên hàng năm phải đi xa gần 30 km để tu tảo ngôi mộ đó. Đến năm 1978, theo yêu cầu cải tạo đồng ruộng của địa phương, trưởng tộc Đặng Văn Do (1912-1984) đã trực tiếp cùng mấy con cháu lên Nhạn Tháp để đi dời mộ, nhưng đào mãi vẫn không thấy đi cốt, mới thuê thêm nhiều người dân địa phương đào rộng mỗi chiều 4m sâu 2m cũng không thấy gì, đành về không. Sau sự kiện đó, dòng họ mới xác định lại một ngôi mộ ở Tân Kiều sát dãy núi Nam Sơn, gần nơi xưa kia Đặng Văn Long mở trường dạy võ chính là mộ Đặng Văn Long mà xưa nay cho là mộ bà Võ Thị Trừ vợ ông (nguồn: Do anh Đặng Hữu Nghĩa, con trai ông Đặng Văn Do nói trên cung cấp. | 1 | null |
Yên hầu Khắc (chữ Hán: 燕侯克; trị vì: 1046 TCN - ?), là vị vua đầu tiên của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Cơ Khắc (姬克), theo Yên quốc sử cảo, ông là con trai trưởng của Thiệu công Thích, phụ chính của nhà Chu dưới thời Chu Vũ Vương, Chu Thành Vương và Chu Khang Vương. Thiệu công vốn được phong ở ấp Thiệu, sau đó lại được Chu Vũ Vương đổi phong cho đất Yên.
Do Thiệu công làm phụ chính của nhà Chu nên Cơ Khắc thay cha đến trấn nhận đất ấy, đóng đô ở Kế Thành (nay là khu vực trấn Lưu Ly Hà thuộc quận Phòng Sơn, Bắc Kinh), còn người em ông nối chức phụ chính nhà Chu.
Sau không rõ ông mất năm nào. Em ông là Cơ Chỉ (tức con trai thứ ba của Thiệu công Thích) lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên hầu Chỉ (chữ Hán: 燕侯旨; trị vì: ?-?), là vị vua thứ hai của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Cơ Chỉ (姬旨), theo Yên quốc sử cảo, ông là con trai thứ ba của Triệu công Thích, phụ chính của nhà Chu dưới thời Chu Vũ Vương, Chu Thành Vương và Chu Khang Vương. Cha ông được phong đất Yên nhưng ở lại triều đình phụ chính, sai anh ông là Cơ Khắc ra thay. Sau đó, Yên hầu Khắc mất, ông lên nối ngôi, còn người anh thứ hai của ông nối chức phụ chính nhà Chu.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên vào thời của ông.
Sau không rõ ông mất năm nào. Sau khi ông mất, con ông là Yên hầu Vũ lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên hầu Vũ (chữ Hán: 燕侯舞; trị vì: ?-?), là vị vua thứ ba của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông tên thật là Cơ Vũ (姬舞), theo Yên quốc sử cảo, ông là con trai của Yên hầu Chỉ- vua thứ hai của nước Yên. Sau khi Yên hầu Chỉ mất, Yên hầu Vũ nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên vào thời của ông.
Sau không rõ ông mất năm nào. Sau khi ông mất, con ông là Yên hầu Hiến lên nối ngôi. | 1 | null |
Halloween II (ở Việt Nam được biết với tựa đề Lễ hội kinh hoàng 2 hay Bệnh sát nhân 2) là bộ phim kinh dị thứ 10 trong loạt phim "Halloween" của tên sát nhân Michael Myers, phim do Rob Zombie làm đạo diễn. "Halloween II" được phát hành vào năm 2009, là phần tiếp theo của bộ phim kinh dị Halloween (2007).
Một vài diễn viên trong phần trước tiếp tục tham gia trong phần này, chỉ trừ cậu bé Daeg Faerch đóng vai Michael Myers 10 tuổi được thay thế bằng một cậu bé khác tên Chase Vanek. Câu khẩu hiệu của "Halloween II" là "Family is Forever" có nghĩa là "Gia đình là mãi mãi".
Nội dung phim.
Trong một cảnh hồi tưởng, bà Deborah Myers đến thăm cậu bé Michael Myers ở trong bệnh viện tâm thần Smith's Grove. Bà Deborah tặng cho cậu món quà là mô hình con ngựa trắng, làm cậu nhớ đến hồn ma của bà Deborah xuất hiện trong giấc mơ.
Một năm sau sự kiện của phần phim trước, Laurie Strode bây giờ đang sống với gia đình Brackett. Michael Myers đã mất tích và được cho là đã chết, trong khi Laurie cứ luôn gặp ác mộng về hắn. Tiến sĩ Samuel Loomis lấy Michael ra làm đề tài viết một cuốn sách. Ở nơi xa xôi nào đó, Michael vẫn còn sống, đã nhìn thấy hồn ma của bà Deborah, người bảo hắn hãy quay về Haddonfield để tìm Laurie.
Michael quay về Haddonfield, trên đường đi hắn sát hại nhiều người. Khi cuốn sách của Loomis phát hành, Laurie mới biết cô chính là Angel Myers, đứa em gái thất lạc lâu năm của Michael. Cô đã đi dự tiệc Halloween với hai cô bạn Mya và Harley để quên đi cú sốc này. Michael xuất hiện và giết chết Harley, sau đó đến nhà Brackett và sát hại Annie Brackett. Khi Laurie và Mya về tới nhà, Michael giết chết Mya rồi đuổi theo Laurie ở trong rừng. Laurie kêu gọi giúp đỡ từ chiếc xe hơi, nhưng Michael giết người tài xế rồi lật chiếc xe ra khỏi đường. Michael đưa Laurie đến một căn chòi bỏ hoang. Cảnh sát phát hiện vị trí của Michael và kéo đến bao vây căn chòi.
Bộ phim có hai kết thúc khác nhau. | 1 | null |
Alice lạc vào khu Cheongdam-dong hay Cheongdam-dong Alice () là một bộ phim truyền hình hài, lãng mạn Hàn Quốc thủ vai chính bởi Moon Geun-young trong vai Han Se-gyeong là một cô gái chăm chỉ, tháo vát, thông minh, ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhưng lại có gia cảnh không tốt, số phận trớ trêu.
Điều mong muốn của cô là được sống và làm việc trong khu Cheongdam-dong - thiên đường thời trang tại Seoul, và Park Si-hoo trong vai Cha Seung-jo một CEO của công ty hàng hiệu - người thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Se-gyeong. Phim được phát sóng trên SBS từ ngày 1 tháng 12 năm 2012 đến ngày 27 tháng 1 năm 2013 vào thứ 7 và chủ nhật lúc 21:55 cho 16 tập.
Cốt truyện.
Phương châm sống của Han Se-gyeong là: "L'effort est ma force." (Chăm chỉ là sức mạnh.) và cô đã phấn đấu vượt mọi khó khăn trong cuộc sống để từng bước hoàn thành giấc mơ. Cô tham gia vào rất nhiều đợt phỏng vấn của các công ty thời trang, và sau 3 năm ròng rã, Se-gyeong nhận được một công việc trong một công ty như vậy.
Nhưng tất cả không như mong đợi, Se-gyeong được nhận việc chỉ để làm chân sai vặt cho phu nhân của CEO công ty. Mọi thứ còn tệ hơn khi Se-gyeong phát hiện phu nhân ấy chính là kẻ thù không đội trời chung của mình thời trung học - Seo Yoon-joo. Sau nhiều biến cố suy sụp trong cuộc sống - cửa hàng bánh mỳ của gia đình bị phá sản, ngôi nhà bị tịch thu, chia tay người yêu, công việc không như ý, người yêu dính vào vụ buôn hàng trái phép, mang toàn bộ tiền tiết kiệm của cô trả nợ rồi lên tàu sang Brazil.
Se-gyeong đi vào con đường mà trước đây cô cho là tiêu cực - bắt chước cách sống của Seo Yoon-joo để có thể tiến vào khu Cheongdam-dong phồn hoa, thịnh vượng. Sau khi xóa tan mối quan hệ xấu với Yoon-joo, cô nhận được quyển nhật ký của Yoon-joo ghi chép toàn bộ bí quyết đưa một cô gái nghèo, không hề có thân phận, tiền bạc như Yoon-joo trở thành một phu nhân sống trong khu Cheongdam-dong.
Se-gyeong hạ quyết tâm để làm được điều mà cô mong muốn, biến mình thành Alice để tự lạc mình vào xứ sở thần tiên - khu Cheongdam-dong. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn rất khó khăn, nhưng bên cạnh Se-gyeong luôn có anh chàng CEO một công ty lớn tính cách kỳ quặc, lạ lùng, có phần hơi bất bình thường, thường giả danh như thư ký của chính mình ngấm ngầm giúp đỡ, trợ giúp cho cô, tên Cha Seung-jo.
Nhưng trớ trêu thay, anh chính là chồng cũ của Seo Yoon-joo. Bị Seo Yoon-joo phản bội bên đất Pháp xa xôi, Seung-jo mang mối thù quay trở về Hàn Quốc với cái tên mới: Jean Thierry Cha.
Nguyên tác.
Lee Hye-kyung viết dựa trên cuốn tiểu thuyết Cheongdam-dong Audrey, bộ phim được viết bởi Kim Ji-woon và Kim Jin-hee, người đã viết kịch bản lịch sử Nữ hoàng Seondeok (MBC 2009) và Cây gốc rễ sâu (SBS 2012). Các nhà văn muốn miêu tả vẻ đẹp và sự mơ hồ của cái gọi là "Ngọn đồi Beverly của Seoul".
Đánh giá.
Theo AGB Nielsen, hai tập phim đầu tiên đã nhận được tỷ suất người xem trên toàn quốc là 8,6%, cả hai đều đứng sau đối thủ May Queen trên MBC, trong khi Giấc mơ của vua của KBS đã không được phát sóng do các diễn viên chấn thương. Xếp hạng của tập phim thứ ba đã tăng gấp đôi con số của 10,6% nhưng xếp thứ ba toàn thời gian. Tuy nhiên, trong tập 5 bộ phim đã vượt qua Giấc mơ của vua và đứng thứ hai trong bảng xếp hạng.
Trong các tập phim lần thứ 9 và thứ 10, nó đã được xếp hạng đầu tiên trong bộ phim truyền hình mới của đài MBC Gia sản trăm năm. Phần chung kết của bộ phim đã đạt được xếp hạng cao nhất với 16,6% lượt truy cập trên toàn quốc và trung bình 18,6% tại Vùng Thủ đô Quốc gia Seoul. | 1 | null |
Savio Hàn Đại Huy, SDB (tiếng Trung: 韩大辉, tiếng Anh: Hon Tai-Fai; sinh ngày 21 tháng 10 năm 1950) là một tổng giám mục Công giáo Rôma hiện đang giữ chức Sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp. Trước đó, ông từng là tổng thư ký Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc, Giám quản Tông Tòa Giáo phận Agaña (Guam). Ông là một tu sĩ Dòng Salêdiêng Don Bosco (SDB), từng là giáo sư thần học tại Đại chủng viện Thánh Linh ở Hồng Kông.
Hàn Đại Huy sinh tại Hồng Kông năm 1950. Sau khi học tại một trường học Dòng Salêdiêng Don Bosco, ông khấn lần đầu vào ngày 15 tháng 8 năm 1969 và khấn trọn vào ngày 15 tháng 8 năm 1975. Đến ngày 17 tháng 7 năm 1982, ông được thụ phong linh mục tại Giáo phận Hồng Kông. Hàn Đại Huy có bằng cử nhân triết học của Đại học London và tiến sĩ thần học của Đại học Giáo hoàng Salêdiêng ở Roma. Ông từng là một giáo sư thỉnh giảng tại các chủng viện khác nhau ở Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu của ông đã xuất hiện trên nhiều ấn phẩm khác nhau, đặc biệt là thần học. Ông cũng đóng vai trò lớn trong bản dịch quyển Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sang tiếng Trung Quốc.
Ngày 23 tháng 12 năm 2010, ông được Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hiệu tòa Sila, giữ chức tổng thư ký Bộ Phúc Âm hóa các Dân tộc của Giáo triều Rôma. Lễ tấn phong được cử hành ngày 5 tháng 2 năm 2011 tại Vatican. Ngày 6 tháng 6 năm 2016, ông được Giáo hoàng Phanxicô bổ nhiệm kiêm chức giám quản Tông Tòa tại Giáo phận Agana, Guam. Ngày 28 tháng 9 năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Hy Lạp.
Kể từ khi giữ chức tổng thư ký Thánh bộ truyền giáo, tổng Giám mục Hàn Đại Huy đã đóng vai trò quan trọng để Tòa Thánh tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc. | 1 | null |
Đại hội Huỳnh Dương (chữ Hán: 荥阳大会, Huỳnh Dương đại hội) là cuộc tụ họp của các lực lượng khởi nghĩa nông dân vào tháng 1 năm 1635, tức năm Sùng Trinh thứ 8, tại huyện Huỳnh Dương, ngày nay là vị trí cách địa cấp thị Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam 30 km về hướng tây, nhằm thương lượng đại kế phản kháng nhà Minh.
Bối cảnh.
Cuối đời nhà Minh, triều đình hủ bại, quan lại hoành hành, lại thêm vài năm liên tiếp gặp thiên tai, nhân dân không còn lối thoát. Năm Sùng Trinh đầu tiên (1628), người chết đói khắp bắc bộ Thiểm Tây, người Phủ Cốc là Vương Gia Dận, người An Tắc là Cao Nghênh Tường, người Duyên An là Trương Hiến Trung... dựng cờ khởi nghĩa, lực lượng phát triển nhanh, ngày càng lớn mạnh.
Tháng 11 năm Sùng Trinh thứ 6 (1633), nghĩa quân Thiểm Bắc đột phá phòng tuyến quan quân, vượt qua Hoàng Hà, tiến vào Hà Nam, chuyển sang chiến đấu ở Dự Tây.
Cuối năm Sùng Trinh thứ 7 (1634), Hồng Thừa Trù nhiệm chức Binh bộ thượng thư, thống nhất chỉ huy 7 vạn quan quân 5 tỉnh Thiểm, Sơn, Dự, Xuyên, Ngạc, từ 4 phương 8 hướng ép vào Hà Nam, ý đồ vây diệt quân đội nông dân.
Ngày 6 tháng 1 năm Sùng Trinh thứ 8 (1635), nghĩa quân đánh chiếm Huỳnh Dương. Đối mặt với tình thế hiểm nghèo, vì muốn phá vỡ cuộc vây diệt của quan quân, theo Ngô Vĩ Nghiệp, "Tuy khấu kỷ lược": 13 nhà - 72 doanh - hơn 20 vạn quân đội nông dân tụ tập ở Huỳnh Dương mở hội, thương thảo kế hoạch chống địch. Đây là Đại hội Huỳnh Dương nổi tiếng trong lịch sử.
Thành phần.
13 thủ lĩnh tham gia Đại hội Huỳnh Dương gồm có:
Kết quả.
Mã Thủ Ứng chủ trương vượt sang bờ bắc Hoàng Hà, tiến vào Sơn Tây. Trương Hiến Trung phản đối, hai bên tranh cãi không dứt. Trong lúc này, cháu gọi bằng cậu và cũng là bộ tướng của Cao Nghênh Tường, Lý Tự Thành, đề xuất phương lược tác chiến mới: Chúng ta không thể ngồi một chỗ đợi quan quân đến bắt, vả lại chúng ta có mấy chục vạn quân, bọn họ không tài nào vây được, nên chia nhau đánh khắp các hướng. Mọi người đều đồng ý với chủ trương của Lý Tự Thành.
Nghĩa quân sau đó chia nhau đánh khắp 4 hướng, chủ động xuất kích quan quân. Cao Nghênh Tường và Trương Hiến Trung soái chủ lực đông tiến, nhằm vào sự yếu ớt của quan quân ở mặt này, liên tiếp giành thắng lợi, hạ được Phượng Dương thuộc An Huy, quê nhà của hoàng thất nhà Minh, khiến cho trên dưới triều đình chấn động.
Ý nghĩa.
Đại hội Huỳnh Dương có vai trò quan trọng trong lịch sử chiến tranh nông dân Trung Quốc. Sau cuộc họp này, khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh bước vào giai đoạn cao trào; Lưu khấu (chữ Hán: 流寇, Lưu khấu) đời Minh cũng từ đây đạt được những thành tựu to lớn mà các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên về trước và nhà Thanh về sau không thể sánh kịp.
Đại hội Huỳnh Dương là cơ hội để Lý Tự Thành bộc lộ tài năng trác việt của mình, cũng là lần đầu tiên Lý xuất hiện trên các sử liệu, dự báo một tương lai tuyệt đối không tầm thường.
Tranh cãi.
Phần ghi chép về ‘Đại hội Huỳnh Dương’ của Ngô Vĩ Nghiệp, "Tuy khấu kỷ lược" được đưa vào "Minh sử", trở nên rất phổ biến. Nhưng hầu như chỉ có "Tuy khấu kỷ lược", còn những sách khác trong thời kỳ này, như Đái Lạp, Ngô Thù, "Hoài Lăng lưu khấu thủy chung lục", Trương Đại, "Thạch Quỹ thư hậu tập", Kế Lục Kỳ, "Minh quý bắc lược", Bành Tôn Di, "Bình khấu chí" và Đàm Thiên, "Quốc các", đều không nhắc đến ‘Đại hội Huỳnh Dương’. Từ Nãi "Tiểu thiển kỷ niên phụ khảo", Tra Kế Tá "Tội duy lục - Lý Tự Thành truyện", Phùng Tô "Kiến văn tùy bút - Lý Tự Thành truyện" có chép, nhưng đều dẫn từ "Tuy khấu kỷ lược". "Hoài Lăng lưu khấu thủy chung lục" còn chỉ ra: "Ngô kỷ (tức "Tuy khấu kỷ lược") chép 72 doanh mở hội nghị ở Huỳnh Dương, là lầm vậy!" Nhưng Tạ Đáp Nhân, "Lý Tự Thành tân truyện" từng xác minh rằng: "có người trốn thoát khỏi nghĩa quân đi tố cáo. Tuy không có người trong cuộc nào ghi chép lại, nhưng có nhiều hơn một văn kiện báo cáo lên quan viên địa phương về hội nghị này".
Cố Thành, "Minh mạt nông dân chiến tranh sử" cho rằng chưa từng có ghi chép ai là người đề xướng mở ra hội nghị, cũng như không rõ quân đội nông dân các nơi liên lạc với nhau bằng cách nào; thêm nữa, không có một văn bản được lưu hành sau hội nghị. Từ đó kết luận ‘Đại hội Huỳnh Dương’ là một sự kiện hư cấu.
Vương Hưng Á, "Lý Tự Thành khởi nghĩa sử sự nghiên cứu" thừa nhận không thể tra cứu về sự kiện này từ bất cứ nguồn sử liệu nào khác, đồng thời cũng không nắm được lộ trình hay hoạt động (như đánh chiếm, cướp bóc nơi nào,…) của 13 thủ lĩnh cận thời điểm tham gia hội nghị.
Thậm chí, Biên Đại Thụ, "Hổ Khẩu dư sanh ký" còn cho rằng: "năm Sùng Trinh thứ 9 (1636), Lý Tự Thành về Mễ Chi, tự làm rõ tên họ, về nhà tế tổ tiên, xưng hiệu là Sấm tướng, nhờ vậy bắt đầu biết tên họ của ông ta", không phải như "Tuy khấu kỷ lược" kể rằng Lý nhờ ‘Đại hội Huỳnh Dương’ mà có tiếng tăm. | 1 | null |
PW6000 là loại động cơ máy bay tuốc bin phản lực cánh quạt hệ số hai viền khí cao do hãng Pratt & Whitney tại Hoa Kỳ bắt đầu phát triển từ khoảng năm 1994 đến 1995, bay thử lần đầu năm 2000 và đưa vào hoạt động năm 2007. Động cơ được phát triển với tiêu chí rẻ, sạch, yên tĩnh, đáng tin cậy, và bền để trang bị trên các máy bay chở khách 100 chỗ ngồi tầm ngắn như chiếc Airbus A318.
Động cơ được phát triển để giảm sự phức tạp vốn ảnh hưởng nhiều đến chi phí bảo dưỡng, trọng lượng cũng như cố gắng đạt hiệu suất sử dụng nhiên liệu tốt. | 1 | null |
Trịnh Khang công (chữ Hán: 郑康公; trị vì: 395 TCN–375 TCN), tên thật là Cơ Ất (姬乙), là vị vua thứ 24 và cũng là vị vua cuối cùng của nước Trịnh – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Ất là con của Trịnh Cung công – vị vua thứ 21 của nước Trịnh, em của Trịnh U công – vua thứ 22 của nước Trịnh và Trịnh Nhu công – vua thứ 23 của nước Trịnh.
Năm 395 TCN, vua anh Trịnh Nhu công bị giết, người nước Trịnh lập Cơ Ất lên ngôi, tức là Trịnh Khang công.
Nước Trịnh nằm giáp nước Hàn lớn mạnh. Sau khi Trịnh Khang công lên ngôi đã phải quy phục nước Hàn. Năm 394 TCN, đất Phụ Thử nước Trịnh phản Trịnh về hàng nước Hàn.
Năm 385 TCN, Hàn Văn hầu đem quân đánh Trịnh, chiếm đất Dương Thành.
Năm 375 TCN, Hàn Ai hầu đem quân đánh Trịnh, tiêu diệt nước Trịnh.
Sau không rõ kết cục của Trịnh Khang công ra sao. Ông làm vua tất cả 21 năm.
Nước Trịnh từ Trịnh Hoàn công đến Trịnh Khang công tồn tại 432 năm với 24 vị vua thuộc 14 thế hệ. | 1 | null |
Trịnh quân Nhu (chữ Hán: 郑君繻; trị vì: 581 TCN-581 TCN, tên thật là Cơ Nhu (姬 繻) là vị vua thứ 14 của nước Trịnh, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Cơ Nhu con của Trịnh Tương công- vị vua thứ 11 của nước Trịnh, em của Trịnh Điệu công, vua thứ 12 của nước Trịnh và là anh Trịnh Thành công, vua thứ 13 của nước Trịnh
Năm 582 TCN, Trịnh Thành công bỏ Tấn theo Sở, sợ nước Tấn đem quân vấn tội bèn sang triều kiến Tấn Cảnh công và bị vua Tấn bắt giam. Đại phu nước Trịnh là công tôn Thân bàn nên lập vua mới để nước Tấn thả Thành công. Công tử Ban bèn đưa Cơ Nhu lên làm vua nhưng người nước Trịnh muốn lập con của Thành công nên chỉ một tháng sau thì nổi loạn giết ông và đưa công tử Khôn Ngoan lên ngôi, tức Trịnh Hi công.
Sử ký, Trịnh thế gia ghi chép khác với Tả truyện, cho rằng sau khi Trịnh Nhu bị giết, nước Tấn thả Trịnh Thành công về phục ngôi, không nhắc đến việc lập Trịnh Hi công. | 1 | null |
Yên hầu Hiến (chữ Hán: 燕侯憲; trị vì: ?-?), là vị vua thứ tư của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Yên quốc sử cảo, ông tên thật là Cơ Hiến (姬憲), con trai của Yên hầu Vũ - vua thứ ba của nước Yên. Sau khi Yên hầu Vũ mất, Yên hầu Hiến nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên vào thời của ông.
Sau không rõ ông mất năm nào. Sau khi ông mất, con ông là Yên hầu Hoà lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên hầu Hoà (chữ Hán: 燕侯和; trị vì: ?-?), là vị vua thứ năm của nước Yên, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Yên quốc sử cảo, ông tên thật là Cơ Hoà (姬和), con trai của Yên hầu Hiến- vua thứ tư của nước Yên. Sau khi Yên hầu Hiến mất, Yên hầu Hoà nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên vào thời của ông.
Sau không rõ ông mất năm nào, cũng không rõ người nối ngôi ông là ai. Bốn đời vua Yên tiếp theo cũng không được xác định. | 1 | null |
Yên hầu Hoà (chữ Hán: 燕侯和; trị vì: ?-?), là vị vua thứ năm của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo Yên quốc sử cảo, ông tên thật là Cơ Hoà (姬和), con trai của Yên hầu Hiến- vua thứ tư của nước Yên. Sau khi Yên hầu Hiến mất, Yên hầu Hoà nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên vào thời của ông.
Sau không rõ ông mất năm nào, cũng không rõ người nối ngôi ông là ai. Bốn đời vua Yên tiếp theo cũng không được xác định. | 1 | null |
Yên Huệ hầu (chữ Hán: 燕惠侯; trị vì: 864 TCN-827 TCN), là vị vua thứ 10 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Sử ký không xác định được vài đời vua giữa Triệu Khang công và Yên Huệ hầu, chỉ xác định Yên Huệ hầu là cháu 10 đời của Triệu Khang công – em vua Chu Vũ Vương. Yên quốc sử cảo chỉ bổ sung được 5 đời vua Yên từ thứ 1 đến thứ 5 và cũng không xác định được 4 đời vua trước Yên Huệ hầu.
Ông là hậu duệ mười đời của Triệu công Thích, không rõ tên là gì, cũng không rõ cha mẹ ông là ai. Ông lên ngôi vua năm 864 TCN.
Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Yên trong thời gian ông làm vua.
Năm 827 TCN, Huệ hầu qua đời. Ông ở ngôi được 37 năm. Con ông là Cơ Trang lên kế vị, tức là Yên Li hầu. | 1 | null |
Yên Li hầu hay Yên Hi hầu (chữ Hán: 燕釐侯; trị vì: 826 TCN-791 TCN), tên thật là Cơ Trang (姬莊), là vị vua thứ 11 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
CƠ Trang con của Yên Huệ hầu- vị vua thứ 10 nước Yên. Năm 827 TCN, Huệ hầu mất, Cơ Trang lên kế vị tức Yến Li hầu.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên dưới thời của ông.
Năm 791 TCN, Yên Li hầu qua đời. Ông ở ngôi được 36 năm. Con ông là Yên Khoảnh hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Khoảnh hầu (chữ Hán: 燕頃侯; trị vì: 790 TCN-767 TCN), là vị vua thứ 12 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Li hầu- vị vua thứ 11 nước Yên, không rõ tên thật của ông là gì. Năm 791 TCN, Yên Li hầu mất, Yên Khoảnh hầu lên nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra tại nước Yên dưới thời của ông. Cùng thời gian ông ở ngôi, năm 771 TCN, nhà Chu xảy ra biến loạn, quân Khuyển Nhung giết Chu U Vương, các nước chư hầu đem quân dẹp loạn đưa Chu Bình Vương lên ngôi, mở ra thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Năm 767 TCN, Khoảnh hầu qua đời. Con ông là Yên Ai hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Ai hầu (chữ Hán: 燕哀侯; trị vì: 766 TCN-765 TCN), là vị vua thứ 13 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Khoảnh hầu- vị vua thứ 12 nước Yên, tên thật Cơ Ai. Năm 767 TCN, Yên Khoảnh hầu mất, Yên Ai hầu lên nối ngôi.
Theo truyền thuyết dân gian ông được cho là một trong những Đại phương sư đầu tiên của phái Phương sĩ đã tu đạo thành tiên, ông có một người em kết nghĩa tên là Ngô Miễn.
Yên Ai hầu làm vua chỉ được một năm rồi mất. Con ông là Cơ Trịnh lên nối ngôi, tức Yên Trịnh hầu. | 1 | null |
Châu Văn Sanh (1911-1943), hay Châu Sanh, còn có biệt danh là Công tử Lời, Công tử Bảy Lời, Công tử Vĩnh Long, là một nhân vật lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ông không chỉ nổi danh tính cách "trọng nghĩa khinh tài" tiêu biểu của người Nam Bộ, mà còn là một nhà cách mạng chống chủ nghĩa thực dân Pháp đòi quyền độc lập dân tộc cho Việt Nam.
Thân thế.
Ông Châu Văn Sanh sinh ngày 3 tháng 4 năm 1911 tại làng Chánh Hội, quận Cái Nhum, Vĩnh Long (nay là thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, Vĩnh Long), là con út của ông Châu Xuyên , một phú hộ người Việt gốc Hoa rất giàu có.. Tương truyền, cha ông từng có một đời vợ sinh được ba con ở Gò Công thì vợ qua đời. Sau đó, cha ông phiêu bạt về Mỹ Tho tục huyền với bà Đào Thị Bòi, vốn góa chồng và có hai con. Năm cha ông 64 tuổi, bà Bòi sinh cho ông một người con chung là Châu Sanh, tên trong khai sinh là Châu Văn Sanh. Ông Xuyên đùa với vợ: "Năm đứa con của tui với bà là vốn, còn sinh đứa này là lời!". Từ ấy Châu Sanh có tên thường gọi là Bảy Lời, sau này người quanh vùng gọi ông Châu Sanh là Công tử Lời hay Công tử Bảy Lời.
Tính cách trọng nghĩa khinh tài.
Các anh chị Bảy Lời đều lớn tuổi có gia đình, ông là con út, lại sinh lúc gia đình đủ đầy, nên rất được cha mẹ cưng chiều. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của song thân, lập nghiệp từ tay trắng, từ nhỏ, ông đã nổi tiếng trong vùng do tính cách giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa khinh tài, sẵn sàng ra tay cứu giúp người khốn khó, hay bênh vực người nghèo khổ. Nhiều giai thoại lưu truyền về ông như đánh nhau vì bênh vực người nghèo, thường xuyên bao hàng cho các hàng quán ế ẩm ngoài chợ, hoặc đi thu lúa ruộng hay bớt nhưng lần nào về cũng nói với cha: "Năm nay thất bát, bớt lúa cho người ta!", thậm chí còn lấy tiền nhà đi đóng thuế thân cho tá điền nợ thuế bị đóng trăn trên xã. Một giai thoại kể rằng, nhiều khi ra khỏi nhà, ông ăn mặc chỉnh tề, đủ giày, nón, áo quần, nhưng khi về nhà thì chỉ còn độc một chiếc quần tà-lỏn vì ông đã cởi cho người nghèo mà ông gặp trên đường .
Mối lương duyên trăm năm.
Năm 17 tuổi, ông lập gia đình với bà Võ Thị Phối, tục gọi là Năm Phối. Tương truyền, ban đầu gia đình bà không chấp nhận tính tình ngông nghênh, xốc nổi của ông, về sau do nhận thấy bản chất của ông là người lễ phép, đối đáp trôi chảy, kiến thức uyên thâm, chữ Pháp, chữ Hoa thông thạo nên mới chấp nhận gả con gái cho ông vào năm 1928.
Là con dâu út, con nhà gia giáo, tính tình chân thật, nết na, hiền dịu nên bà Năm Phối rất được ông bà Châu Xuyên thương yêu, tin tưởng. Cuối năm 1928, trước khi qua đời, ông Châu Xuyên đã giao lại cho bà một va li bằng nhôm, chứa đầy tiền 100 đồng Đông Dương với lời dặn dò: "Đây là tất cả gia sản của nhà ta. Tía mất rồi con ráng lo cho má con thằng Lời và đứa con sắp chào đời của nó. Con không được tiết lộ với ai. Nếu sợ không an toàn thì gởi cho chú Hai Xi, tá điền của tía, là người trọng tín nghĩa". Nhờ vào số tài sản này, bà nhiều lần giúp ông trong cuộc đời hoạt động cách mạng sau này.
Nghĩa khí cách mạng.
Năm 1928, Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên được thành lập vào tại Ngã Tư Long Hồ. Ngày 1 tháng 5 năm 1929, các thành viên của chi hội đã cho xuất bản tờ báo "Công– Nông– Binh" nhằm truyền bá chủ nghĩa Cộng sản đến với dân chúng địa phương. Một thành viên của chi hội là Nguyễn Văn Đại đã từng có những tiếp xúc và giới thiệu về Chủ nghĩa Cộng sản và tư tưởng dân tộc cho công tử Bảy Lời nhằm vận động một Mạnh thường quân cho tổ chức. Với nhiệt tình yêu nước, ông tích cực tham gia viết bài cho báo "Công– Nông– Binh".
Không chỉ thế, ông còn tích cực tham gia hoạt động đấu tranh. Tài liệu "Lịch sử tỉnh Vĩnh Long" ghi nhận:
Sau lần bị bắt đầu tiên này, nhờ có vợ lo lót giúp, ông chỉ bị giam 2 tháng. Sau khi ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng và bị bắt lại vào giữa năm 1931. Ông bị chính quyền thực dân Pháp giam giữ tại Khám Lớn Sài Gòn cùng với một số lãnh đạo Cộng sản khác như Trần Phú, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây, Ngô Văn Chính... Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Nhung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, bạn tù ông lúc bấy giờ, thì ông là người có mặt lúc Tổng bí thư Trần Phú qua đời.
Đầu năm 1932, ông được tha với lý do mắc bệnh "tâm thần". Ông trở về xã Nhơn Phú (thuộc huyện Mang Thít ngày nay), tiếp tục viết báo và nuôi chứa một số cán bộ Cộng sản quan trọng. Ông cũng cho lập một thư viện riêng tại nhà để các bạn bè có thể tra cứu.
Hoạt động một thời gian thì ông lại bị bắt lần thứ ba vào ngày 3 tháng 7 năm 1934 vì tội "làm quốc sự". Tòa án thực dân kêu án ông 10 năm tù giam và 10 năm đày biệt xứ. Tuy nhiên, do được vợ chạy án, ông lại được tha.
Trong giai đoạn Mặt trận Bình dân lên cầm quyền bên Pháp, hoạt động báo chí ở các thuộc địa được cởi mở hơn, ông mở hẳn một hiệu sách ở tỉnh lỵ Cần Thơ lấy tên là "Đời Mới" chuyên bán các sách tiến bộ, sách nghiên cứu về chủ nghĩa Mác- Lênin. Ông cũng giao du với nhiều nhà cách mạng có tiếng thời bấy giờ như Nguyễn An Ninh, Châu Văn Liêm, Tạ Uyên, Nguyễn Thị Nhỏ…
Năm 1939, Mặt trận Bình dân sụp đổ, thực dân Pháp đóng cửa hiệu sách. Khi ông thuê xe chở sách về quê nhà chợ Cái Nhum, đến Ngã tư Long Hồ thì bị chính quyền thực dân chặn bắt quả tang trên xe có chở nhiều sách cấm và tài liệu tuyên truyền Cộng sản. Ngày 20 tháng 7 năm 1940, ông bị tòa án Sài Gòn kết tội "vận động lực lượng bất hợp pháp để lật đổ chính quyền" với bản án 5 năm tù và 10 năm biệt xứ.
Lá thư cuối cùng.
Sau khi tuyên án, ông bị chính quyền thực dân đày ra Côn Đảo. Theo lời kể của bà Võ Thị Canh, em ruột của bà Năm Phối, 6 tháng trước khi ông mất, ông có gửi về gia đình một bức thư, thông báo ông sẽ về đất liền giữa năm 1943 và sẽ tiếp tục chịu án "lưu đày biệt xứ 10 năm" trên Long Khánh, Đồng Nai. Theo thông báo của chính quyền thực dân, ông được về đất liền ngày 3 tháng 7 năm 1943. Tuy nhiên, vào ngày 03 tháng 07, gia đình ông nhận được tin ông đã qua đời vào ngày 27 tháng 6, chỉ trước thời hạn về đất liền 6 ngày...
Nhận xét.
""Nông dân chúng ta đi làm cách mạng, nếu có mất thì mất đầu và quần tà-lỏn, còn những người như "công tử" Lời, tú tài Nhựt (anh hùng Lê Văn Nhựt, Giám đốc Quốc gia Tự vệ cuộc tỉnh Vĩnh Long năm 1945-1946) thì mất cả đầu và cả gia sản đồ sộ"". _Võ Văn Kiệt | 1 | null |
là một diễn viên và diễn viên lồng tiếng Nhật Bản, trực thuộc quản lý của công ty Amuse. Tên thường được gọi là Ryu, Kami-chan...
Tiểu sử.
Kamiki Ryunosuke sinh vào ngày 19 tháng 5 năm 1993 tại thành phố Fujimi, tỉnh Saitama. Kể từ khi sinh ra, Kamiki đã mắc một căn bệnh nặng khiến cho cơ thể anh bị ốm yếu, thậm chí các bác sĩ đã khẳng định khả năng được cứu sống chỉ là 1%. Khi lên hai tuổi, mẹ Kamiki đã gửi anh tới Trung tâm năng khiếu trẻ em Central Group Anh từng nói: "Khi tôi vừa sinh ra, tình trạng cơ thể rất nguy kịch. Vậy mà kỳ tích xuất hiện đã cứu lấy tôi. Có đôi lúc tôi nghĩ rằng, tại sao mình lại có thể sống? Khi tôi vừa ngẫm ra, cũng là lúc tôi đang diễn xuất. Mẹ tôi vì muốn lưu giữ lại những ký ức về tôi nên mới cho tôi tham gia diễn xuất". Năm 1995, anh bắt đầu xuất hiện với công chúng với vai trò diễn viên nhí.
Kamiki không chỉ là một diễn viên thực lực, anh còn là một seiyuu (diễn viên lồng tiếng) khá được Ghibli Studios ưu ái. Những bộ phim của Miyazaki Hayao mà cậu từng góp giọng có "Sen và Chihiro ở thế giới thần bí" (2001), "Lâu đài bay của pháp sư Howl" (2004) và "Thế giới bí mật của Arrietty" (2010). 2 bộ phim hoạt hình khác mà Kamiki tham gia lồng tiếng cũng rất nổi tiếng tại Việt Nam là "" (giọng khủng long Pi-suke) và "Summer Wars" 2009 (vai nam chính). | 1 | null |
Yên Trịnh hầu (chữ Hán: 燕鄭侯; trị vì: 764 TCN-729 TCN), là vị vua thứ 14 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Ai hầu- vị vua thứ 13 nước Yên, không rõ tên thật của ông là gì. Năm 765 TCN, Yên Ai hầu mất, Yên Trịnh hầu lên nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra liên quan đến nước Yên dưới thời của Trịnh hầu.
Năm 729 TCN, Yên Trịnh hầu qua đời. Ông làm vua được 36 năm. Con ông là Yên Mục hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Mục hầu (chữ Hán: 燕穆侯; trị vì: 728 TCN-711 TCN), hay còn gọi là Yên Mâu hầu, là vị vua thứ 15 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Trịnh hầu- vị vua thứ 14 nước Yên, không rõ tên thật của ông là gì. Năm 728 TCN, Yên Trịnh hầu mất, Yên Mục hầu lên nối ngôi.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra liên quan đến nước Yên dưới thời của Mục hầu.
Năm 711 TCN, Yên Mục hầu qua đời. Ông làm vua được 18 năm. Con ông là Yên Tuyên hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Tuyên hầu (chữ Hán: 燕宣侯; trị vì: 710 TCN-698 TCN), là vị vua thứ 16 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Mục hầu- vị vua thứ 15 nước Yên, không rõ tên thật của ông là gì. Năm 711 TCN, Yên Mục hầu mất, Yên Tuyên hầu lên nối ngôi.
Năm 706 TCN, quân Sơn Nhung đem quân đánh nước Tề, giữa đường đi ngang qua lãnh thổ nước Yên. Yên Tuyên hầu chống không lại, quân Sơn Nhung tràn sang lãnh thổ nước Tề nhưng lại bị quân Tề hợp với nước Trịnh đánh lui.
Năm 698 TCN, Yên Tuyên hầu qua đời. Ông làm vua được 13 năm. Con ông là Yên Hoàn hầu lên nối ngôi. | 1 | null |
là một nhân vật cuối đời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là người đã phái thích khách Kinh Kha đi hành thích Tần Thủy Hoàng nhằm ngăn chặn công cuộc tiêu diệt 6 nước của nước Tần.
Hành trạng trong lịch sử.
Tổ tiên tiên của Thái tử Đan thuộc dòng dõi Triệu công Thích nhà Chu, vốn họ Cơ, được phong ở đất Yên, nên ông còn được gọi là . Ông là con của Yên vương Hỉ, vị quân chủ cuối cùng của nước Yên.
Cuối thời Chiến Quốc, nước Yên là quốc gia yếu nhất trong Thất hùng, vì vậy thường xuyên bị o ép. Yên Đan lúc còn nhỏ, từng phải đi làm con tin ở nước Triệu, có chơi thân với Doanh Chính. Sau khi Doanh Chính lên ngôi quân chủ nước Tần, Yên Đan là được cử sang làm con tin ở Tần. Vì vua Tần đối đãi với thái tử Đan không tử tế cho nên Đan giận trốn về nước vào khoảng năm 232 TCN.
Năm 230 TCN, Tần diệt Hàn. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh đô của Triệu là Hàm Đan, tiến sát nước Yên, thành trì nước Yên lúc này trở thành mục tiêu tấn công của quân Tần. Để đối lại, tập đoàn thống trị nước Yên bày ra 2 đối sách: thứ nhất dùng mưu giết Tần vương; thứ hai là cùng tàn dư thế lực của Triệu là Đại vương Gia liên hợp chống Tần. Thái tử Đan nhờ có sự tiến cử của Điền Quang đã chiêu nạp Kinh Kha để làm thích khách vua Tần. Năm 227 TCN, thái tử Đan tiễn Kinh Kha cùng trợ thủ là Tần Vũ Dương mới 13 tuổi tới bờ sông Dịch Thủy ở Yên Thành (nay là huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc). Kinh Kha ứng tác hai câu thơ:
Dịch
Sau đó Kinh Kha định giết Tần vương Doanh Chính nhưng không thành. Vì sự kiện này mà quân Tần quyết định tấn công Yên ngay.
Cùng năm, vua Tần hạ lệnh đại tướng Vương Tiễn, Tân Thắng dẫn quân công phá Yên. Tại Dịch Thủy, quân Yên đại bại, lãnh thổ nước Yên bị quân Tần chiếm quá nửa. Năm 226 TCN, quân Tần công phá Kế Thành, Yên vương Hỉ cùng thái tử Đan dẫn quân lui về Liêu Đông, tướng Tần là Lý Tín xuất quân truy đuổi. Yên vương giết thái tử Đan dâng thủ cấp để cầu hòa. Tại vùng đất quân Tần chiếm được, vua Tần cho thành lập các quận Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây. Năm sau lại lập quận Thượng Cốc, Quảng Dương. Năm 222 TCN, vua Tần sai Vương Bí tấn công Yên ở Liêu Đông. Quân Yên đại bại, Yên vương Hỉ bị bắt. Nước Yên diệt vong. Quân Tần quay sang tấn công Đại, Đại vương Gia cũng bị bắt. Vùng Liêu Đông của Yên và vùng đất của Đại bị Tần chia ra thành quận Liêu Đông và quận Đại. | 1 | null |
Yên Hoàn hầu (chữ Hán: 燕桓侯; trị vì: 697 TCN-691 TCN), là vị vua thứ 17 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Tuyên hầu- vị vua thứ 16 nước Yên, không rõ tên thật của ông là gì. Năm 698 TCN, Yên Tuyên hầu mất, Yên Hoàn hầu lên nối ngôi.
Do sợ quân Sơn Nhung xâm lấn, Yên Hoàn hầu đã thiên đô từ Kế Thành đến Lâm Dịch (nay thuộc huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc), thế nước ngày một suy yếu.
Năm 691 TCN, Yên Hoàn hầu qua đời. Ông làm vua được 7 năm. Con ông là Yên Trang công lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Trang công (chữ Hán: 燕莊公; trị vì: 690 TCN-658 TCN), là vị vua thứ 18 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Hoàn hầu- vị vua thứ 17 nước Yên, không rõ tên thật của ông. Năm 691 TCN, Yên Hoàn hầu mất, Yên Trang công lên nối ngôi.
Chống nhà Chu.
Năm 675 TCN, thiên tử nhà Chu lúc đó là Chu Huệ Vương chiếm đoạt vườn tược của các đại thần làm chỗ thả dã thú. Đại thần Biên Bá (边伯) bất mãn, cùng 4 đại thần khác chống lại vua Chu. Yên Trang công và Vệ Huệ công hùa với Biên Bá, hợp quân đánh Chu Huệ vương. Huệ vương bỏ chạy về đất Ôn nương nhờ nước Trịnh. Biên Bá lập vương tử Đồi lên ngôi vua. Năm 673 TCN, Trịnh Lệ công cùng Quắc công đem quân đánh bại quân Yên và Vệ, đưa Huệ Vương phục vị.
Nhờ Tề đánh bại Sơn Nhung.
Năm 664 TCN, Sơn Nhung đem quân đánh Yên nhằm thôn tính nước Yên. Yên Trang công không địch nổi, sai sứ sang cầu viện bá chủ chư hầu là Tề Hoàn công. Vua Tề đem quân đội sang cứu, lấy lý do cứu Yên xuất quân chinh phạt Sơn Nhung, nhân cơ hội đó cũng đánh chiếm và tiêu diệt các quốc gia/bộ lạc du mục phương bắc khác như Cô Trúc, Lệnh Chi (令支), Vô Chung (无终).
Khi Tề Hoàn công về nước giao lại đất đai mấy nước bị diệt cho Yên Trang công. Từ đó bờ cõi nước Yên được mở rộng thành một nước lớn và từ đó mới có đường giao thông với các nước trung nguyên, vì trước đó bị tộc Sơn Nhung ngăn trở. Yên Trang công thi hành chính sách của Thiệu công Thích khiến nước Yên được ổn định.
Qua đời.
Năm 658 TCN, Yên Trang công qua đời. Ông làm vua được 33 năm. Con ông là Yên Tương công lên nối ngôi. | 1 | null |
Unapologetic là album phòng thu thứ bảy của nữ ca sĩ người Barbados Rihanna, được phát hành vào ngày 19 tháng 11 năm 2012 bởi hãng đĩa Def Jam Recordings. Album được thu âm từ tháng 6 đến thángngày 1 tháng 11 năm 2012, trong khi cô đang quảng bá cho album phòng thu thứ sáu của mình, "Talk That Talk" (2011). Rihanna đã quyết định cộng tác với những nhà sản xuất cô đã từng hợp tác trước đó như The-Dream, David Guetta, Chase & Status, StarGate, đồng thời cũng gửi lời mời cộng tác với những nhà sản xuất mới như Mike Will Made-It và Labrinth. Album này là một sự kết hợp giữa thể loại nhạc pop, dance điện tử (EDM), dubstep, thể loại nhạc của "Talk That Talk" và "Rated R" (2009). Trong album có sự góp giọng của người bạn trai cũ của cô, Chris Brown, nam ca sĩ nhạc rap Eminem, Future, Mikky Ekko, và DJ người Pháp David Guetta.
Sau khi được phát hành, "Unapologetic" đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình về sự hấp dẫn của phần nhạc, mặc dù một số khác thì chỉ trích phần ca từ của các ca khúc. Album ra mắt tại vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 của Mỹ, với 238,000 được tiêu thụ trong tuần đầu phát hành, trở thành album phòng thu đầu tiên của Rihanna đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng này và đồng thời cũng là sản phẩm bán chạy nhất ở tuần đầu ra mắt trong sự nghiệp của cô. "Unapologetic" cũng lần lượt trở thành album thứ ba, tư, năm của Rihanna đạt vị trí quán quân ở các nước Anh, Na Uy và Thụy Sĩ. Tính đến tháng 12 năm 2014, "Unapologetic" đã bán được hơn 4 triệu bản trên toàn cầu.
"Diamonds" là đĩa đơn đầu tiên của album, được phát hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2012. Ca khúc ra mắt tại vị trí quán quân trên bảng xếp hạng "Billboard" của Mỹ, đồng thời dẫn đầu bảng xếp hạng của mười lăm quốc gia khác trên thế giới. Đĩa đơn quốc tế thứ hai của album là "Stay" được phát hành vào ngày 7 tháng 1 năm 2013. Ca khúc "Pour It Up" được gửi đến đài phát thanh đô thị của Mỹ một ngày sau đó và trở thành đĩa đơn thứ ba của album tại quốc gia này. Rihanna đã tổ chức tour diễn bảy ngày ở bảy quốc gia có tên 777 Tour để quảng bá cho album. Ngoài ra, chuyến lưu diễn Diamonds World Tour cũng được bắt đầu vào tháng 3 năm 2013.
Bối cảnh và phát triển.
Tháng 11, 2011, Rihanna ra mắt album phòng thu thứ sáu của mình với tựa đề "Talk That Talk". Về phần nhạc, album tập trung vào thể loại nhạc chính là pop, dance-pop và R&B, đồng thời cũng tích hợp một số thể loại nhạc khác như hip hop, electro house, dancehall và cả dubstep, một thể loại nổi bật trong album phòng thu thứ tư của cô, "Rated R" (2009). Từ khi được phát hành, "Talk That Talk" đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình âm nhạc. Album là một thành công lớn về mặt thương mại, lọt vào Top 10 trên bảng xếp hạng của hơn hai mươi quốc gia, bao gồm vị trí quán quân trên bảng xếp hạng UK Albums Chart và vị trí #3 trên bảng xếp hạng "Billboard" 200 của Mỹ. Album sản xuất ra sáu đĩa đơn, trong đó có hai ca khúc nổi tiếng toàn cầu là "We Found Love" và "Where Have You Been". "We Found Love" đã đứng đầu bảng xếp hạng của hai mươi lăm quốc gia, với tổng doanh số tiêu thụ trên toàn thế giới là hơn 6.5 triệu bản, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại.
Tháng 3, 2012, Rihanna tiết lộ rằng mặc dù cô vẫn chưa bắt đầu ghi âm nhưng cô đã bắt đầu "làm việc với những âm thanh mới" cho album phòng thu thứ bảy của mình. Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Def Jam France thông báo qua Twitter rằng Rihanna sẽ phát hành một đĩa đơn mới vào tuần lễ kế tiếp, và album phòng thu thứ bảy của cô dự kiến là sẽ được phát hành vào thángngày 1 tháng 11 năm 2012. Tuy nhiên, dòng tweet sau một thời gian ngắn đã bị xóa và thay thế bằng "thông tin sẽ được tiết lộ vào ngày mai, thứ năm, ngày 13 tháng 9". Để thúc đẩy hơn nữa việc thông báo cho album phòng thu thứ bảy sắp tới của mình, Rihanna tung ra trang web quảng cáo rihanna7.com. Thông qua tài khoản Twitter chính thức của mình, Rihanna đăng một loạt các dòng tweet cố ý "hé lộ" về album phòng thu thứ bảy sắp được phát hành. Ngày 11 tháng 10 năm 2012, trong một tweet, cô có tiết lộ bìa album mới cùng với tiêu đề album là "Unapologetic". Về chủ đề của album, Rihanna giải thích rằng cô đặt tên cái tên "Unapologetic" là vì cô muốn thể hiện sự trung thực của mình, "Tôi đặt tên album của tôi 'Unapologetic' bởi vì chỉ có một sự thật, và bạn không thể hối tiếc vì điều đó. Thật đấy. Tôi luôn luôn phát triển, tất nhiên, tôi nghĩ rằng phương châm duy nhất tôi đó là sống thật với bản thân mình."
Đĩa đơn.
"Diamonds" là đĩa đơn đầu tiên của "Unapologetic", được phát hành vào ngày 27 tháng 9 năm 2012. Bìa của đĩa đơn là hình ảnh bàn tay của Rihanna đang cuộn những viên kim cương lấp lánh bằng một mảnh giấy cần sa. "Diamonds" ra mắt trên bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100 của Mỹ tại vị trí #16, sau đó ca khúc nhanh chóng leo lên vị trí quán quân, trở thành đĩa đơn thứ mười hai của Rihanna đạt được vị trí quán quân trên bảng xếp hạng danh giá này. Việc đó giúp cho cô bước lên sánh ngang hàng với Madonna và The Supremes ở vị trí thứ năm trong số những nghệ sĩ có số lượng đĩa đơn quán quân nhiều nhất trong lịch sử bảng xếp hạng "Billboard" Hot 100.
"Stay", với sự góp giọng của nam ca sĩ ghi âm người Mỹ Mikky Ekko đã trở thành đĩa đơn quốc tế thứ hai của album vào ngày 7 tháng 1 năm 2012. Dan Martin từ tờ "NME" cho rằng nộ dung của "Stay" đã đặt một "vòng xoáy dễ tốn thương" vào mối quan hệ giữa cô và Chris Brown. Ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng của Anh với vị trí #4.
"Pour It Up" được trưng cầu cho đài phát thanh đô thị của Mỹ vào ngày 8 tháng 1 năm 2013, trở thành đĩa đơn thứ ba của album tại quốc gia này.
"Right Now" phối hợp với DJ David Guetta được chọn làm đĩa đơn thứ tư và được phát hành vào ngày 28 tháng 5 năm 2013
Phát hành và quảng bá.
Vào tháng 8 năm 2012, có thông tin cho rằng album phòng thu thứ bảy của Rihanna sẽ được phát hành trong thángngày 1 tháng 11 năm 2012. Và đến đầu tháng 10 năm 2012, ngày phát hành album đã được chính thức thông báo là ngày 19 thángngày 1 tháng 11 năm 2012. Vào ngày 2 thángngày 1 tháng 11 năm 2012, Rihanna đăng tải video hậu trường công đoạn thực hiện album "Unapologetic" trên YouTube. Video đầu tiên bao gồm cảnh hậu trường Rihanna tại lễ trao giải VMA, buổi luyện tập cho Lễ hội iHeart Radio Music Festival và buổi chụp sách ảnh cho album.
Biểu diễn trực tiếp.
Rihanna biểu diễn "Diamonds" và "Phresh Out the Runway" tại chương trình thời trang 2012 Victoria's Secret Fashion Show vào ngày 7 thángngày 1 tháng 11 năm 2012 và được phát sóng trên truyền hình vào ngày 4 tháng 12 năm 2012. Cô cũng biểu diễn "Diamonds" và bản đơn ca của "Stay" tại "Saturday Night Live" vào ngày 10 thángngày 1 tháng 11 năm 2012. Vào ngày 25 thángngày 1 tháng 11 năm 2012, Rihanna biểu diễn "Diamonds" tại chương trình The X Factor của Anh. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2012, Rihanna cũng biểu diễn "Stay" xen vào đoạn điệp khúc của "We Found Love" trong tập cuối của The X Factor (Anh) mùa thứ chín. Ca khúc "Diamonds" cũng được cô biểu diễn tại tập cuối cùng của chương trình truyền hình "The Voice" của Mỹ mùa thứ ba vào ngày 18 tháng 12 năm 2012.
777 Tour.
Vào ngày 14 thángngày 1 tháng 11 năm 2012, Rihanna thông báo về việc thực hiện một tour lưu diễn bảy ngày để quảng bá cho "Unapologetic" có tên 777 Tour. Cô sẽ biểu diễn hòa nhạc tại bảy thành phố của bảy quốc gia thuộc Bắc Mỹ và châu Âu và trong vòng có bảy ngày. Tour lưu diễn này sẽ mời thêm một nhóm người hâm mộ và 150 nhà báo đại diện cho 82 quốc gia. Rihanna cũng dùng chiếc Boeing 777 hai động cơ để di chuyển giữa các thành phố.
Diamonds World Tour.
Xa hơn trong công cuộc quảng bá cho album, Rihanna bắt tay thực hiện vào tour lưu diễn thứ năm của cô, Diamonds World Tour vào năm 2013. Sau đó, lịch lưu diễn ở Bắc Mỹ và châu Âu được lên. Theo đó, A$AP Rocky cũng tham gia những buổi diễn ở Bắc Mỹ cùng với cô, trong khi David Guetta sẽ hỗ trợ cô các buổi diễn ở châu Âu, bao gồm London và Paris.
Tham gia thực hiện.
Thông tin thực hiện "Unapologetic" được lấy từ Allmusic. | 1 | null |
Trận sông Yser, là một trận đánh về cực bắc trong cuộc "Chạy đua ra biển" trên Mặt trận phía Tây thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã diễn ra từ ngày 18 cho đến ngày 30 tháng 10 năm 1914. Trong trận chiến này, quân đội Bỉ dưới quyền chỉ huy của Quốc vương Albert I, được sự hỗ trợ của một số đơn vị quân đội Pháp và 1 hải đoàn của Hải quân Hoàng gia Anh do Đô đốc Horace Hood chỉ huy, đã phòng ngự thành công trước sự tấn công của quân đội Đế quốc Đức dưới sự điều khiển của Thượng tướng Erich von Falkenhayn (với Tập đoàn quân số 4 do Albrecht, Công tước xứ Württemberg chỉ huy). Mặc dù chịu thiệt hại nặng nề, thắng lợi của khối Hiệp ước tại sông Yser đã củng cố cánh trái của họ. Quân đội phe Hiệp ước vẫn giữ được chiến tuyến Yser cho đến hết cuộc chiến tranh.
Vào đầu tháng 10 năm 1914, quân đội Bỉ đã tiến hành rút lui khỏi Antwerp – thành phố thất thủ về tay quân đội Đức vào ngày 10 tháng 10. Cuộc triệt thoái của quân Bỉ đã chấm dứt tại sông Yser. Vào ngày 15 tháng 5, quân Bỉ đã thiết lập tuyến phòng thủ của mình. Họ sẽ đóng quân trên trận tuyến từ bờ biển tới Dixmude trong khi thủy quân lục chiến pháp do Đô đốc Pierre Alexis Ronarc'h chỉ huy phòng ngự Dixmude và quân đội Anh phòng ngự khu vực xung quanh Ypres. Trong khi đó, người Đức đã tập trung lực lượng hùng mạnh về Dixmude và Ypres. Vào ngày 18 tháng 10, Tập đoàn quân số 4 của Đức đã bắt đầu tấn công các lực lượng Bỉ được triển khai dọc theo kênh Yser, sau một cuộc pháo kích ác liệt. Quân Đức ban đầu giành lợi thế, nhưng nhờ hỗ trợ của các tàu chiến Anh ở ngoài khơi, quân Bỉ đã đẩy lùi cuộc công kích của đối phương Sau đó, quân đội Đức đã tiếp tục mở hàng loạt các đợt tiến công. hòng đập tan quân đội Bỉ, nhưng gặp khó khăn trước sự kháng cự dữ dội của quân Bỉ và thủy quân lục chiến Pháp. Nhưng rồi, vào ngày 22 tháng 10, quân Đức đã lập được đầu cầu ở Tervaete, sau khi vượt qua một cầu bộ hành tạm thời không được canh giữ bắc qua sông Yser. Các cuộc phản công của quân Bỉ đã bị đánh tan.
Tại Dixmude, cách Nieuwpoort 12 dặm Anh về phía Nam, thiệt hại của thủy quân lục chiến Pháp cũng đã gia tăng. Sư đoàn Bộ binh số 42 và 2 sư đoàn khác của Pháp đã tăng viện cho mặt trận. Trong khi đó, tình hình cho thấy là quân Bỉ đã đuối sức. Vua Bỉ, được sự gợi ý của 1 thị dân, đã quyết định tháo nước kênh Yser vào ngày 25 tháng 10. Sự kiện này đã khiến cho vùng đất thấp giữa con kênh và tuyến đường sắt bị ngập nước dần dần, và dẫn đến sự kết thúc của trận đánh vào ngày 30 tháng 10. Cùng ngày, quân Đức lội qua dòng nước ngập và đánh chiếm làng Ramscapelle, nhưng bị Sư đoàn số 42 của Pháp đánh bật. Giao tranh chuyển sang Ypres. Đến ngày 10 tháng 11, một đợt tấn công của quân Đức đã đẩy lùi liên quân Pháp - Bỉ tại Dixmude và đem lại Dixmude cho họ. | 1 | null |
Ludwig II của Bayern, tên thật là Ludwig Otto Friedrich Wilhelm (25 tháng 8 năm 1845 tại lâu đài Nymphenburg, München – 13 tháng 6 1886 tại Würmsee – bây giờ là Starnberger See – gần Lâu đài Berg – "Schloss Berg"), xuất thân từ hoàng tộc (deutsches Fürstenhaus) Wittelsbach, làm vua xứ Bayern từ ngày 11 tháng 3 năm 1864 cho đến này 9 tháng 6 năm 1886, không lâu trước khi ông mất. Ông còn là Sứ quân Bá tước của Rhine (Pfalzgraf bey Rhein), Công tước của Bayern, Franken và ở Schwaben. Sau khi Ludwig bị tước quyền vào ngày 10 tháng 6 năm 1886, chú ông là Luitpold trở thành Nhiếp chính vương.<br>
Ludwig II được tưởng nhớ trong lịch sử của Bayern là một người đam mê xây lâu đài, trong số đó phải kể tới lâu đài Neuschwanstein. Vì thế trong dân gian người ta gọi ông là "Vua truyện cổ tích" ("Märchenkönig").
Cuộc đời.
Dòng dõi và thời niên thiếu.
Ludwig II sinh ngày 25 tháng 8 năm 1845 tại lâu đài Nymphenburg ở München, là con cả của thái tử Maximilian và vị hôn thê của ông, bà Marie. Khi rửa tội ông được đặt tên là Otto Friedrich Wilhelm Ludwig, tên gọi theo ông nội được đặt cùng tên là Ludwig, người mà cũng sanh cùng ngày năm 1786. Ba năm sau (1848) em ông Otto được sanh ra. Thuở sinh tiền và hồi trẻ, cả hai người thường ở tại lâu đài Hohenschwangau, gần nơi của người dạy học. Mùa nghỉ hè hai anh em từ năm 1853 cho tới 1863 ở villa của cha Villa tại Berchtesgaden.<br>
Khi ông nội từ ngôi vua vào năm 1848, cha ông Maximilian trở thành vua và ông thành thái tử. Năm 1861 Ludwig được xem lần đầu tiên vở nhạc kịch Tannhäuser und Lohengrin của Richard Wagner. Từ đó ông bắt đầu yêu thích nhạc kịch của Wagner và cái thế giới huyền thoại và cổ tích của nó.
Lên ngôi.
Cha ông Maximilian băng hà vào ngày mười tháng 3 năm 1864, cùng ngày Ludwig lúc đó 18 tuổi được tuyên bố làm vua. Lúc đó với chiều cao 1,93 m vào thời đó ông nổi bật lên so với những người chung quanh.<br>
Ngay từ ban đầu ông bỏ công sức để hỗ trợ văn hóa, đặc biệt là nhà soạn nhạc Richard Wagner, người mà ông lần đầu tiên đích thân gặp vào ngày 4 tháng năm 1864. Giữa năm 1864 và 1865 ông đã cung cấp cho Wagner 170.000 Gulden. Như vậy ông ta đã giúp đỡ tài chính cho việc hình thành nhạc kịch "Der Ring des Nibelungen". Vào tháng 12 năm 1865 Ludwig II đã phải chấp nhận sự chống đối của chính phủ, người dân München cùng cả gia đình ông; yêu cầu Wagner, lúc đó không được ưa chuộng, phải rời khỏi Bayern. Tình bạn bè giữa hai bên ban đầu vẫn thân thiết. Nhạc kịch của Wagner "Tristan und Isolde" (10 tháng 6 năm 1865), "Die Meistersinger von Nürnberg" (21 tháng 6 năm 1868), "Das Rheingold" (22 tháng 9 năm 1869) và "Die Walküre" (26 tháng 6 năm 1870) vẫn khai mạc tại Kịch viện quốc gia München. Từ năm 1872 ông đã xem một mình không có khán giả khác nguyên cả các vở nhạc kịch của Wagner. ông cũng giúp đỡ tài chính cho nhà hát Richard-Wagner-Festspielhaus và ủng hộ hội những người trợ giúp nhạc kịch tại Bayreuth Bayreuther Patronatsverein của bà Marie von Schleinitz.
Chiến tranh chống lại nước Phổ.
Vào ngày 11 tháng 5 năm 1866, vua Ludwig II ký lệnh động viên (Mobilmachung), với lệnh đó Bayern sẽ cùng với Liên minh Đức và như vậy cùng với đế quốc Áo tham dự vào cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, hay còn gọi là cuộc "Chiến tranh Đức" ("Deutschen Krieg") giữa đế quốc Áo và vương quốc Phổ. Ludwig, người mà từ nhỏ ít thích dính líu gì đến quân sự để cho các bộ trưởng quyết định chính trị của cuộc chiến và đã đi sang Thụy Sĩ để gặp Richard Wagner. Trong hòa ước sau khi thua trận Bayern chấp nhận trả tiền bồi thường chiến tranh cho Phổ là 30 triệu Gulden. Ngoài ra hòa ước còn từ bỏ huyện Gersfeld và huyện Orb. Trong khuôn khổ Liên minh Bảo vệ và Đấu tranh (Schutz- und Trutzbündnis) Bayern sẽ cung cấp quân đội mình, như các nước Nam Đức khác, trong trường hợp bảo vệ liên minh đưới quyền chỉ huy của nước Phổ. Ludwig chỉ đi viếng thăm nước mình một lần duy nhất tại Franken từ ngày 10 tháng 11 cho tới ngày 10 tháng 12 năm 1866. Sau đó ông ta để thì giờ cho những tư tưởng lãng mạn tại những lâu đài của mình; từ những chỗ đó ông thực hiện những công việc chính quyền bằng những sứ giả của mình.
Việc nước.
Ngược lại với những quan điểm rất phổ biến, Ludwig mặc dù thường vắng mặt tại München nhưng vẫn điều hành công việc nước cho tới khi mất rất có lương tâm. Vị thư ký của chính phủ đã tạo cho những liên lạc giữa nhà vua và các bộ trưởng được trôi chảy. Những thắc mắc và các tài liệu thường có những lời bình luận và đề nghị của ông. Ngoài ra ông cũng khởi động những bổ nhiệm và đề nghị khoan hồng. Ông cũng ủng hộ ngay cả việc cho ban hành luật lệ về nghề nghiệp (Gewerbeordnung) theo gương mẫu của nước Phổ với quyền được tự do chọn nơi làm việc cho đa số các nghề nghiệp.
Những năm cuối đời.
Vào những năm cuối cùng nhà vua tránh né xuất hiện trước công chúng. Các bộ trưởng gặp khó khăn, đích thân gặp ông ta tại các nhà trọ trên núi. Càng ngày thì ông càng sống về ban đêm, bởi vậy ông còn được gọi là "vua mặt trăng". Số nợ nần của ông càng ngày càng gia tăng, một số việc xây cất tại các lâu đài vì vậy mà bị đình chỉ.<br>
Đầu năm 1886 chính phủ không đồng ý bảo đảm cho ông mượn thêm 6 triệu marks. Cảm thấy bị làm phiền bởi chính quyền, ông dự tính thay đổi tất cả những người trong nội các bằng những gương mặt mới. Chính quyền quyết định hạ bệ ông và đã liên lạc với người chú của Ludwig, hoàng tử Luitpold cũng như là Thủ tướng Đế quốc Đức Otto von Bismarck. Luitpold đồng ý lên thay thế chỗ trống nếu Ludwig bị tước ngôi, với điều kiện là nội các phải cung cấp một bằng chứng đáng tin cậy, là Ludwig bị bệnh tâm thần không thể chữa được nữa. Bismarck đề nghị là vấn đề nên được tranh cãi tại một buổi họp quốc hội, nhưng đã không ngăn cản được các bộ trưởng thi hành âm mưu của họ.
Bị tước quyền.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 1886 với sự sắp đặt của chính quyền trong một bản chứng nhận của 3 vị bác sĩ theo như các lời mô tả của các chứng nhân tuy nhiên không có khám xét tình trạng sức khỏe con bệnh, Ludwig bị đánh giá là "tâm thần rối loạn" cũng như "căn bệnh bất trị". Theo như phong cách Ludwig điều hành chính quyền, như là lần cuối về việc thiết lập một cơ quan huyện tại Ludwigshafen (Chứng thư vào ngày 3 tháng 6 năm 1886 được ký bởi nhà vua tại Hohenschwangau) không cho thấy là ông ta không tỉnh trí để có thể chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Vào ngày 9 tháng 6 năm 1886 Ludwig bị chính quyền tước quyền. Sáng sớm ngày 10 tháng 6 một ủy ban đã tới lâu đài Neuschwanstein, nhưng bị người của ông bắt giam. Chú của Ludwig, Luitpold với tư cách nhiếp chính đã lên nắm quyền vào ngày hôm đó, sau này cũng đại diện cho em của Ludwig, vua Otto của (Bayern). Vua Ludwig II đã kêu gọi người dân nổi dậy: "Vương thúc Luitpold dự định, không có sự đồng ý của ta đứng lên nắm quyền nhiếp chính, và nội các cho tới giờ của ta đã lừa gạt đồng bào bằng cách đưa những tin không có thật về tình trạng sức khỏe của ta và đã chuẩn bị những hành động phản quốc... Ta kêu gọi mỗi người trung tín Bayern hãy góp sức với những người trung thành với ta để mà đập tan những dự định phản quốc và phản vua." (Báo Bamberg ngày 11 tháng 6 trước khi bị tịch thu). Tuy nhiên chính ông đã quá thụ động, không nghe lời khuyên của những người bạn và đồng minh, là nên bỏ trốn hoặc xuất hiện trước công chúng tại München, để giành lại sự ủng hộ của người dân. Ngày 12 tháng 6 một ủy ban khác đã tới bắt ông đi và nhốt tại lâu đài Berg nằm ở bờ hồ Starnberger See. | 1 | null |
Chủ nghĩa quân quốc hay còn gọi là Chủ nghĩa quân phiệt là tư tưởng của một chính phủ rằng nhà nước nên duy trì khả năng quân sự mạnh mẽ và sử dụng để mở rộng lợi ích hoặc giá trị quốc gia. Nó cũng có thể ám chỉ sự tôn vinh của quân đội và lý tưởng của một lớp quân sự chuyên nghiệp và "ưu thế của các lực lượng vũ trang trong chính quyền hoặc chính sách của nhà nước. Chủ nghĩa quân phiệt luôn luôn là yếu tố quan trọng của những ý thức hệ đế quốc, hay xâm lược của nhiều quốc gia trong suốt lịch sử loài người. Những thí dụ tiêu biểu như thành phố Hy Lạp Sparta, Đế quốc La Mã, Đế quốc Phổ, Đế quốc Anh, Đế quốc Nhật Bản, Đế quốc Mông Cổ, Đức Quốc xã và chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Sau Thế chiến thứ hai, chủ nghĩa quân phiệt xuất hiện qua nhiều nước sau thời kỳ thực dân tại châu Á (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Myanmar và Campuchia của Pol Pot) và ở châu Phi (như Liberia, Nigeria và Uganda). Các chế độ quân phiệt cũng thấy hiện lên ở Mỹ Latinh như chính quyền cực hữu của Augusto Pinochet ở Chile, giành được quyền lực nhờ đảo chính và dựa vào sự ủng hộ của Hoa Kỳ, trong khi những nước khác chính phủ quân sự có khuynh hướng thiên tả như của Hugo Chávez ở Venezuela, được dân bầu lên.
Quân đội và chiến tranh.
Khuynh hướng Chủ nghĩa quân phiệt là ý muốn trang bị vũ khí quá mức, vai trò của quân đội gia tăng trong chính trị đối nội và đối ngoại hoặc là sử dụng bạo động như vũ khí cho chính trị. Họ thường tạo ra một lãnh tụ độc đoán, có nhiều quyền lực, và hung tợn. Những xã hội quân phiệt thường chú trọng đến những tập quán quân sự và địa vị như phân chia cấp bậc, huy chương, danh dự và anh hùng.
Chủ nghĩa quân phiệt không đồng nghĩa với bộ phận quân đội. Nó nói lên một định hướng xã hội thiên về tư tưởng quân sự. Một xã hội nặng về quân sự không phải lúc nào cũng dẫn tới chiến tranh. Ngược lại cũng có những trụ sở quân sự mà nhìn không thấy có nét quân phiệt.
Đặc điểm của chủ nghĩa quân phiệt.
Trong những xã hội mà bị quân sự hóa nặng nề, thường là có một thể chế độc tài, các thành viên thường bị đòi hỏi, từ bỏ giá trị cá nhân và đạo đức cho chính phủ quân đội. Con người được mài dũa phải từ bỏ cá tính riêng của mình để có được đặc tính chung thích hợp với xã hội đó. Lãnh tụ được hình tượng hóa. Người ta chấp nhận cái chế độ đó không xét lại.
Sự trao dồi về quân sự với mục đích là để luyện cho binh lính tuân lệnh, không đắn đo khi phải giết người khác. Con người bị ảnh hưởng của tập thể phải từ bỏ cá tính riêng của mình. Những hệ thống như vậy được duy trì nhờ sự kiểm soát, tội lỗi, sợ bị phạt. Một mặt khác những phần thưởng như tăng lương, tăng chức và các gương mẫu chiêu dụ người ta làm theo.
Xã hội quân phiệt ở thành bang Sparta.
Xứ Sparta cho đến thế kỷ thứ ba trước công nguyên là một thành phố tự trị, theo chủ nghĩa quân phiệt và thành bang này chẳng khác gì một trại lính. Số người nô lệ và helots (không phải nô lệ nhưng không có quyền công dân, chỉ làm việc ruộng đồng) đông hơn công dân Sparta.
Khi vừa lên bảy, đứa bé trai thành Sparta sẽ bị bắt khỏi gia đình để đưa vào một loại câu lạc bộ quân sự, nơi huấn luyện nó chiến đấu và sinh hoạt theo kỷ luật sắt. Những kỹ năng duy nhất được dạy là kỹ năng quân sự, mạnh khỏe, kỷ luật và cam đảm, chứ không phải để trau dồi văn hóa, nghệ thuật. Đứa bé nào sinh ra mà bị dị tật hoặc yếu ớt sẽ bị bỏ cho chết đói trong hang động trên núi, một đứa bé như vậy theo quan điểm của người Sparta là không được phép sống.
Cơ sở quân sự được đào tạo để giữ những người nô lệ và người helots khỏi nổi loạn. Đàn ông được khuyến khích lấy vợ vào tuổi 20, nhưng chỉ được ở với gia đình từ tuổi 30 sau thời gian tích cực trong quân đội.
Con đường của Nhật Bản tiến tới chủ nghĩa quân phiệt.
Chủ nghĩa quân phiệt và tham vọng đế quốc tại Nhật phát triển dần dần từ thời Minh Trị vì 5 lý do chính:
Hâm mộ chủ nghĩa đế quốc kiểu phương Tây
Các nhà lãnh tụ Minh Trị tìm kiếm con đường để làm cho Nhật trở thành một quốc gia thượng hạng, bao gồm thế lực và sức mạnh nhờ chiếm đóng lãnh thổ ngoại bang. Trong thế kỷ 19, những cường quốc phương Tây như Anh quốc, Đức, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nga và Ý chiếm được rất nhiều lãnh thổ bằng những phương tiện quân sự. Do biết rất rõ lịch sử lâu đời của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, mà đã bắt đầu từ thế kỷ thứ 16, những nhà lãnh đạo thời Minh Trị muốn tham dự với những cường quốc phương Tây để đòi hỏi quyền lợi và những ưu tiên tại các nước châu Á khác. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo này biết rằng quốc gia họ cần hiện đại hóa và gây sức mạnh cho quân đội trước khi họ bắt đầu đặt điều kiện với các nước phương Tây.
Ngay cả sau khi Nhật đã bỏ công xây dựng quân đội trong nhiều năm, các nhà lãnh tụ Nhật hiểu rằng vào năm 1895 họ vẫn chưa được ngang hàng với các đế quốc phương Tây khác. Mặc dù, Nhật thắng trận trong cuộc chiến tranh Hoa–Nhật vào năm 1894–1895, và nhờ vậy chiếm được Đài Loan và đã đòi được Trung Hoa bồi thường cho một số tiền lớn, Nhật không thể chống cự lại các thế lực phương Tây khác khi Nga, Đức, và Pháp đòi Nhật phải từ bỏ bán đảo Liêu Đông mà họ đã chiếm được trong chiến tranh. Việc này đã dẫn tới sự phát triển quân sự nhanh chóng giữ năm 1895 và 1904.
Lo ngại về an ninh
Những khuynh hướng về quân phiệt càng phát triển mạnh khi các nhà lãnh đạo trong chính phủ nhận thấy sự cần thiết để bảo vệ quốc gia chống lại Nga và các cường quốc phương Tây khác. Quan sát những tiến bộ về kỹ thuật và sự vượt trội về sức mạnh quân sự nói chung và hải quân nói riêng của phương Tây, Nhật đã sợ là sẽ bị xâm chiếm bởi một nước phương Tây như là Nga. Và với một nước Trung Hoa đã suy yếu về quân sự và kinh tế vào cuối thế kỷ thứ 19, các nhà lãnh đạo Nhật sợ rằng, khi các thế lực phương Tây tranh giành lẫn nhau có thể làm chính thể Trung Hoa lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và như vậy có thể gây ảnh hưởng nặng tới sự an ninh của Nhật Bản.
Yamagata Aritomo, được xem như là cha đẻ của quân đội Nhật cấp tiến cổ võ cho sự bành trướng lãnh thổ vì lý do an ninh hơn là muốn chế ngự.
Kiểm soát lãnh thổ của Hàn Quốc tiêu biểu một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ Nhật chống lại các nước phương Tây, bởi vì Hàn Quốc có cả biên giới với Nga và Trung Hoa. Nhật không nhận ra rằng, họ phải kiểm soát cả bán đảo Liêu Đông nằm phía nam của Mãn Châu để đảm bảo cho việc phòng thủ Hàn Quốc. Mặc dù Nhật đã chiếm được bán đảo Liêu Đông trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, sự can thiệp của Nga, Đức, và Pháp vào năm 1895 buộc Nhật phải từ bỏ bán đảo này. Nga chiếm cảng Arthur ở đỉnh của bán đảo Liêu Đông vào năm 1898, làm gia tăng cái cảm tưởng không được an ninh của Nhật. Mặc dù liên hiệp quân sự với Anh vào năm 1902 đã cho Nhật một đồng minh trong trường hợp bị tấn công, những tranh chấp liên tục với Nga đã dẫn tới cuộc chiến tranh Nga-Nhật vào năm 1904 - 1905.
Tin tưởng vào vai trò lãnh đạo ở châu Á
Vào cuối thế kỷ thứ 19, nhiều nhà lãnh tụ Nhật tin tưởng là nước họ có một "vận mạng hiển nhiên" để giải thoát các nước châu Á khác thoát khỏi vòng kìm tỏa của các nước đế quốc phương Tây và để dẫn dắt các quốc gia này tới một sức mạnh và thịnh vượng tập thể. Fukuzawa Yukichi và các nhà văn khác vào cuối thế kỷ 19 ủng hộ sự bành trướng của Nhật ra hải ngoại và chính sách xã hội Darwin, mà đã đề xướng sự sinh tồn của những nền văn hóa mạnh nhất qua một quá trình chọn lọc tự nhiên.
Vào năm 1905, Nhật trở thành quốc gia châu Á đầu tiên mà đã đánh bại một cường quốc phương Tây, đó là Nga trong cuộc chiến tranh Nga–Nhật 1904–1905, đã làm vững lòng tin của Nhật trong sứ mạng của họ dẫn dắt các nước châu Á và khuyến khích các vị lãnh đạo của các quốc gia châu Á khác là họ có khả năng đứng lên chống lại các mưu đồ của các nước đế quốc phương Tây.
Nhiều nhóm và các nhà văn quốc gia quá khích, chẳng hạn như nhóm đảng Hắc Long và Kita Ikki, giành được sự cảm tình càng ngày càng tăng với quan điểm của họ rằng Nhật nên lãnh đạo châu Á để đuổi các thế lực ngoại bang bằng một cuộc chiến tranh chính nghĩa nếu cần thiết. Nhiều nhóm quốc gia quá khích này tin tưởng rằng đạo đức trong sáng của dòng giống Yamato và dòng giống đặc biệt của Nhật Bản là con cháu của nữ thần mặt trời Amaterasu cho quyền người Nhật đóng vai trò lãnh đạo tại châu Á.
Khiêu khích bởi các thế lực phương Tây
Một loạt các hành động ép buộc, khiêu khích bởi các đế quốc phương Tây từ thập niên 1850 - 1930 gây ra những sự bực tức giữa những người dân Nhật. Nhật đã phải ký những hòa ước không bình đẳng với Mỹ, Pháp, Hà Lan, và Nga vào năm 1858 hạn chế chủ quyền của Nhật, như nhường đất ngay trên lãnh thổ của mình. Nó có nghĩa là người ngoại quốc ở Nhật không phải bị xử theo luật pháp của Nhật. Hòa ước hải quân tại hội nghị Washington 1921 - 1922 buộc Nhật phải chấp nhận tỷ lệ về số tàu chiến không có lợi là 5:5:3 theo thứ tự cho Mỹ, Anh và Nhật, và các thế lực phương Tây lại bắt buộc Nhật tại hội nghị Hải quân London chấp nhận với cùng tỷ lệ cho các Tàu tuần dương hạng nặng
Những thành kiến kỳ thị chủng tộc nặng nề đối với người Nhật, thêm vào đối với những người Hoa và những người châu Á khác, đã dẫn tới những việc xô xát nghiêm trọng đối với người Nhật. Vào năm 1919 tại hội nghị hòa bình Paris, các nước phương Tây đã từ chối một lời yêu cầu đơn giản của Nhật chỉ thêm một câu về sự bình đẳng của các chủng tộc trong hiến chương của Hội Quốc Liên. Năm 1905 California đã ban hành luật lệ kỳ thị người Nhật (anti-Japanese legislation). Năm sau đó, hội đồng giáo dục tại San Francisco ra lệnh cho trẻ em Nhật và các nước châu Á khác phải học những trường riêng biệt. Năm 1924, Mỹ ra luật Japanese Exclusion Act để ngăn ngừa không cho dân Nhật di cư tới Mỹ. Hàng loạt những sự lăng mạ quốc tế tới sự tự hào và địa vị của người Nhật đã châm dầu vào những tư tưởng quân phiệt và đế quốc của các lãnh tụ chính quyền và các phần tử quốc gia quá khích Nhật.
Những lợi ích về kinh tế
Bởi vì Nhật lệ thuộc rất nặng về thương mại quốc tế, nên tình trạng kinh tế suy thoái trên thế giới đã bắt đầu vào năm 1929 đã gây ra nhiều thử thách kinh tế lớn lao đối với người dân Nhật. Sự suy thoái lớn lao và lan rộng trên khắp thế giới lại xảy ra ngay sau cuộc động đất Kantô vào năm 1923 gây nhiều thiệt hại và đã làm cho nền kinh tế trì trệ suốt thập niên 1920, đã gây nhiều gian khổ cho nông dân và những người làm việc cho những hãng nhỏ. Bước vào thập niên 1930 những động cơ kinh tế cho đế quốc Nhật trở nên rất mạnh để bảo đảm những thương mại quốc tế được tiếp tục.
Kinh tế phát triển đòi hỏi một thị trường xuất khẩu mạnh cho vải vóc của Nhật cùng các thứ hàng hóa khác. Các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, đã cung cấp những cơ hội thị trường tốt đẹp nhất cho các sản phẩm xuất khẩu của Nhật. Bởi vậy chính phủ Nhật cần phải đảm bảo là nền thương mại này sẽ không bị gián đoạn bằng cách đạt được các quyền về thương mại và chuyên chở tại Trung Quốc. Kinh tế Nhật cũng đòi hỏi sự nhập khẩu các nguyên liệu để cung cấp cho các hãng xưởng của nền kỹ nghệ.
Những đất đai rộng rãi và những nguồn tài nguyên dồi dào tại Mãn Châu như là sắt và than đá cung cấp một lời giải cho khó khăn của nước Nhật vì quá đông dân và nhu cầu về nguyên liệu cho các kỹ nghệ nặng, mà tập trung vào việc xây dựng những dụng cụ quân sự. Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu vào năm 1931. Nhật sau đó xâm lấn tới những quốc gia khác tại Nam Á để bảo đảm có đầy đủ tài nguyên để duy trì sự tự túc. Thí dụ: Nhật cần dầu hỏa từ công ty Dutch East Indies để cung cấp cho nền kỹ thuật và quân sự của mình. | 1 | null |
"Cậu bé người sói" hay còn được biết đến với tên "Sói" (Hàn văn:늑대소년, phiên âm: "Neuk-dae So-nyeon") có tiêu đề tiếng Anh là "A Werewolf Boy" là bộ phim Hàn Quốc được sản xuất năm 2012. Bộ phim nói về chuyện tình nhẹ nhàng, cảm động giữa một thiếu nữ và một người sói với sự tham gia diễn xuất của Song Joong-gi và Park Bo-young đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, lan tỏa và gặt hái được nhiều thành công lớn.
Thành công lớn.
"Sói" đạt được thành công rất lớn tại Hàn Quốc ngay sau khi bắt đầu công chiếu:
Là một trong những bộ phim điện ảnh hiếm hoi của Hàn Quốc khai thác chủ đề tình cảm nhẹ nhàng, Sói được coi như một trong tác phẩm được mong đợi nhất tại Hàn.
"Sói" cũng tạo thêm bất ngờ lớn khi thiết lập thêm một kỷ lục mới cho các rạp phim trong "Ngày Sát hạch" - ngày mà toàn bộ học sinh, sinh viên trong cả nước Hàn Quốc tiến hành sát hạch kết quả học tập.
Ngày 15/11/2012, "Sói" cán mốc 4.120.000 vé, trở thành bộ phim điện ảnh thành công nhất mọi thời đại.
Chưa hết, ngày 18/11, Sói tiếp tục cán mốc 5 triệu vé, 6 triệu vé vào ngày 26/11, và sau đó 7 triệu vé vào ngày 16/12, khiến cho doanh thu của bộ phim này đứng thứ ba tại Hàn Quốc tính trong năm 2012 dù phát hành cuối năm.
Cốt truyện.
Nhận được một cuộc gọi không mong muốn, bà Kim Soon-i từ Mỹ buộc phải quay về Hàn Quốc - ghé lại nơi bà từng ở khi còn trẻ. Cùng cô cháu gái Eun-joo trở lại chốn cũ, những ký ức màu nhiệm của 47 năm trước chợt quay về.
Khi Soon-i mới chỉ là một thiếu nữ 19 tuổi, gia đình cô phải chuyển về một vùng quê. Tại đây, cuộc sống khác xa nơi cô từng sinh sống, lạc lõng, cô đơn nhưng Soon-i đã vô tình phát hiện ra một bí mật. Một anh chàng người sói! Vì rắc rối trong khâu xử lý của chính quyền địa phương, chàng trai này được gia đình Soon-i "tạm" nuôi dưỡng, đặt tên là Kim Cheol-soo.
Cheol-soo luôn im lặng, chỉ gầm gừ và cố che giấu cơ thể to lớn, méo mó của mình trong bóng đêm với ánh mắt hoang dại, đầy bí ẩn. Thêm nữa, những hành vi của cậu kì lạ y như một con thú hoang thực sự khiến Soon-i phải thấy tò mò, bị hấp dẫn. Cứ thế, những kỷ niệm đẹp đẽ, nhẹ nhàng, đằm thắm, tràn ngập ánh nắng nơi cao nguyên giữa hai con người ngày một nhiều thêm. Soon-i dần "dạy" Cheol-soo cư xử như một con người với tình cảm đầy ắp trong tim, một thứ tình yêu trong sáng, diệu kỳ.
Thế nhưng, một ngày, Cheol-soo đánh mất sự bình tĩnh. Trong cơn hoảng loạn, cậu trở lại với bản tính thú vật của mình và trở thành nỗi sợ hãi của dân làng. Một lần nữa, Soon-i quyết phải cứu lấy Cheol-soo: "Đợi mình nhé! Mình sẽ quay lại vì cậu."
Nhạc phim.
Ca khúc chủ đạo là ca khúc "Childlike" được trình bày bởi John Park. Bên cạnh đó, "My Prince" của Park Bo-young cũng được phát hành dưới dạng đĩa đơn số.
Ấn phẩm liên quan.
Một phiên bản tiểu thuyết của bộ phim đã được phát hành vào 31/10/2012 trùng với ngày phát hành của bộ phim.
Phiên bản mới.
Một phiên bản mới của "Sói" được phát hành vào tháng 12/2012 với một cái kết mới.
Ngày 27/11/2012, "CJ Entertainment" đăng thông tin về phiên bản mở rộng của "Sói". Ngay sau đó, đại diện "Hiệp hội Kiểm duyệt Điện ảnh Hàn Quốc (KMRB)" cũng cho biết "Sói" đã nộp đơn xin xét duyệt bản phim được chỉnh sửa với 2 phút kéo dài, nâng tổng thời lượng lên con số 127 phút.
Phần kết mới của bộ phim đã được thay đổi một cách đáng ngạc nhiên. Bản thân Song Joong-gi, nam chính của bộ phim từng tiết lộ trước đó rằng: "Chúng tôi đã quay một phiên bản khác cho phần kết. Tôi hy vọng nó có thể được đưa ra công chúng."
Trong cảnh cuối của phiên bản mới, khi Kim Soon-i gặp lại Kim Cheol-soo, nhân vật Kim Soon-i được diễn viên Park Bo-young thể hiện, thay vì diễn viên Lee Young-I-an, với cốt truyện và lời thoại được giữ nguyên như trong phiên bản gốc. Trong mắt Cheol-soo, dù sau hơn 4 thập kỷ, Soon-i vẫn như ngày nào, không có gì thay đổi.
Ngày 7/12/2012, tại buổi gặp gỡ người hâm mộ tại CGV ở Wangsimni, Seoul, đạo diễn Jo Sung Hee nói: "Tôi nhận thức được là nhiều khán giả nam không thích đoạn kết. Đó thật sự không phải là thứ chúng tôi dự định làm, nên đây là cơ hội tốt để chiếu một cái kết khác"
Với sự nổi tiếng ở Hàn Quốc và châu Á của Song Joong-ki, ngày 13/4/2016, ngay sau khi kết thúc tập 15 của bộ phim truyền hình ăn khách Hậu duệ mặt trời, đài KBS2 đã phát sóng lại "Cậu bé người sói". Tuy nhiên, phiên bản được chiếu là phiên bản cũ. | 1 | null |
Thằn lằn chân ngón Thổ Chu (danh pháp hai phần: Cyrtodactylus thochuensis) là một loài bò sát trong họ Tắc kè (Gekkonidae). Đây là loài đặc hữu của đảo Thổ Chu thuộc tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Loài này có bề ngoài gần giống nhất với loài thạch sùng Côn Đảo ("Cyrtodactylus condorensis" Smith, 1921) và thằn lằn ngón ("Cyrtodactylus paradoxus" Darevsky & Szczerbak, 1997). Thằn lằn chân ngón Thổ Chu có chiều dài mút mõm-hậu môn tối đa là 86,3 milimét. | 1 | null |
Airbus Helicopters H225 (trước đây là Eurocopter EC225 Super Puma) là một máy bay trực thăng vận tải hành khách tầm xa được Eurocopter phát triển như thế hệ tiếp theo của dòng máy bay trực thăng Super Puma dân dụng. Đây là loại máy bay hai động cơ, có thể chở tối đa 24 hành khách cùng với hai phi hành đoàn và một tiếp viên, tùy thuộc vào cấu hình của khách hàng. Nó được bán trên thị trường và sử dụng cho các nhiệm vụ hỗ trợ ngoài khơi, vận chuyển hành khách VIP cũng như thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công cộng.
EC225 định hướng dân dụng có một đối tác quân sự mà ban đầu được chỉ định là Eurocopter EC725 (sau này nó được đổi tên là H225M vào năm 2015). Năm 2015, EC225 chính thức được đổi tên thành H225, phù hợp với việc tập đoàn Eurocopter đổi tên thương hiệu thành Airbus Helicopters.
Phát triển.
EC225 được Eurocopter phát triển từ tháng 6 năm 1998 và phiên bản thử nghiệm bay thử lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 11 năm 2000. Nó nhận được giấy chứng nhận an toàn từ Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) vào tháng 6 năm 2004.
Thiết kế.
EC-225 được thiết kế dựa trên chiếc Eurocopter AS332 Super Puma với một số cải tiến về 5 lưỡi chính của cánh quạt nhằm giảm độ rung. Trực thăng được trang bị 2 động cơ tuabin Turbomeca Makila 2A1 (1 dạng động cơ tuốc bin khí) gắn kết thông qua cabin. Máy bay có một số tính năng vượt trội về hệ thống thiết bị điện tử điều khiển và hệ thống chống đóng băng bằng cách làm nóng động cơ ở mức độ kiểm soát khi hoạt động qua các vùng có khí hậu lạnh đến rất lạnh. Một cải tiến nữa của chiếc EC225 là việc lắp đặt cụ bảng điều khiển hiện đại trong buồng lái có tích hợp màn hình tinh thể lỏng.
Có 4 cấu hình hệ thống được thiết kế sẵn bởi Eurocopter cho chiếc EC225. Phiên bản vận chuyển hành khách được sắp xếp gồm 19 ghế ngồi cho hành khách rồi có thể sắp xếp với mật độ cao nhằm tăng số hành khách có thể chở lên 24 người. Phiên bản vận chuyển hành khách VIP có 1 khoang chứa gồm 8 ghế ngồi nhằm mở rộng diện tích tạo sự rộng rãi.Phiên bản cấp cứu khẩn cấp (EMS) có kết cầu bao gồm vị trí 6 cáng cùng 4 chỗ ngồi cho các nhân viên y tế. Cuối cùng là phiên bản cứu hộ (SAR) có cấu hình cho phép đặt các thiết bị phục vụ cứu hộ cứu nạn gồm 1 ghế cho nhân viên cứu hộ quan sát, 8 ghế dành cho nhân viên hoặc nạn nhân cứu hộ cùng 6 cáng trong khoang chứa.
Lịch sử hoạt động.
Algérie trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng EC-225 khi bộ trưởng bộ liên lạc hàng không Algeria (GLAM) nhận được chiếc EC-225 đầu tiên vào 12 năm 2004 nhằm chuyên chở hành khách VIP. | 1 | null |
Fernando Garibay (, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1982) là một nam nghệ sĩ, nhà sản xuất thu âm, DJ và người viết bài hát gốc México. Anh đã làm việc với nhiều nghệ sĩ bao gồm Lady Gaga, Enrique Iglesias và Britney Spears. Garibay là nhà sản xuất thu âm chủ chốt cho album phòng thu thứ hai của nữ ca sĩ-nhạc sĩ người Mỹ Lady Gaga mang tên "Born This Way" (2011). Anh cũng làm việc với ban nhạc U2 và nữ ca sĩ Britney Spears. Garibay đã được đề cử 4 giải Grammy. | 1 | null |
là các Kanji (chữ Hán) phổ thông do Bộ Giáo dục Nhật Bản quy định áp dụng tại Nhật Bản từ năm 1981. Đây thực chất là những chữ Hán được giản hóa để tiện dụng trong việc giáo dục phổ thông và người nước ngoài học tiếng Nhật. Jōyō kanji được xem là phiên bản đơn giản hơn và thay thế cho tōyō kanji.
Tính đến năm 2010, Nhật Bản đã quy định có 2.136 chữ Hán. Trong số này, có 1.006 ký tự được dạy trong bậc tiểu học (gọi là "kyōiku kanji -" "Giáo dục Hán tự") và 1.130 ký tự được dạy ở bậc trung học. | 1 | null |
Bùi Thúy (, ? – 525), tự Uyên Minh (淵明), người Văn Hỷ, Hà Đông , tướng lĩnh nhà Lương trong lịch sử Trung Quốc, đương thời đánh giá ngang hàng với danh tướng Vi Duệ.
Sự nghiệp.
Cuối Tề sang bắc, đầu Lương về nam.
Ông là hậu duệ của Ký châu thứ sử Bùi Huy của nhà Tào Ngụy. Ông nội là Bùi Thọ Tôn, dời nhà đến Thọ Dương, làm Tiền quân trưởng sử cho Lưu Tống Vũ đế Lưu Dụ. Cha là Bùi Trọng Mục, làm Kiêu kỵ tướng quân.
Ông lên 10 đã có thể làm văn thành thục, thích đọc "Tả truyện". Nam Tề Đông Hôn hầu lên ngôi, Thủy An vương Tiêu Diêu Quang làm Dương châu thứ sử, đưa Thúy lên làm tham quân. Diêu Quang bị đế giết, ông về Thọ Dương. Gặp lúc thứ sử Bùi Thúc Nghiệp dâng Thọ Dương hàng Bắc Ngụy, Thúy theo quân đi sang miền bắc, được Bắc Ngụy Tuyên Vũ đế trọng dụng. Ông làm Ngụy Quận thái thú, cố xin theo Vương Túc đi trấn thủ Thọ Dương, ngầm tìm cách về nam.
Đầu những năm Thiên Giám (502 - 519) nhà Lương, Thúy bỏ trốn về nam, được ban chức Hậu quân tư nghị tham quân. Ông xin ra biên cảnh làm việc, được nhiệm chức Lư Giang thái thú.
Năm thứ 5 (506), Thúy tham gia giải vây cho Chung Li, đại phá quân Bắc Ngụy ở Thiệu Dương Châu. Nhờ công được phong Di Lăng huyện tử.
Làm Thủy thứ ba, khai khẩn đồn điền.
Thúy được thăng làm Quảng Lăng thái thú, cùng người địa phương vào miếu của Ngụy Vũ đế (tức Tào Tháo), nhân đó bàn luận công nghiệp đế vương. Cháu bên vợ của ông là Vương Triện Chi mật khải Lương Vũ đế rằng: "Bùi Thúy nhiều lần đại ngôn, không muốn làm bề tôi!" do đó bị giáng làm Thủy An thái thú. Chí của ông là lập công biên thùy, không chịu nhàn rỗi, bèn gởi thư cho Lữ Tăng Trân rằng: "Trước Nguyễn Hàm, Nhan Duyên là hai Thủy, tôi không bằng người xưa, nay là Thủy thứ ba, đều không phải là ước nguyện của chúng tôi, biết làm thế nào?"
Sau làm Cánh Lăng thái thú, khai khẩn đồn điền, công tư đều lợi. Thúy được thăng làm Tây Nhung hiệu úy, Bắc Lương, Tần 2 châu thứ sử, lập thêm mấy ngàn đồn điền, thóc lúa đầy kho, triều đình dừng việc chu cấp cho biên cương, dân chúng được nhờ. Bộ tướng tặng hơn ngàn xúc lụa, Thúy nhẹ nhàng nói: "Bọn ngươi không nên làm vậy, tôi lại không thể trả lại." rồi thu lấy 2 xúc mà thôi. Được về triều làm Đại tượng khanh.
Giành lại Nghĩa Châu, vây khốn Thọ Dương.
Năm Phổ Thông thứ 2 (521), Nghĩa châu thứ sử Văn Tăng Minh dâng châu hàng Bắc Ngụy, quân Ngụy đến giúp, triều đình lấy Thúy làm Tín vũ tướng quân, đốc các cánh quân đi dẹp. Thúy xâm nhập đất Ngụy, bất ngờ tấn công, đánh bại Nghĩa Châu thứ sử Phong Thọ của Ngụy, bao vây ông ta ở thành Đàn Công Hiện. Thọ xin hàng, Nghĩa Châu bình xong. Được ban chức Dự Châu thứ sử, gia Đốc, trấn Hợp Phì.
Năm thứ 4 (523), nhà Lương tiến hành bắc phạt. Lấy Thúy làm Đốc chinh thảo chư quân sự, trước tiên tập kích Thọ Dương, tấn công quách ngoài, chặt cửa mà vào, một ngày đánh nhau 9 hiệp. Thái Tú Thành cầm hậu quân bị lạc đường không đến, ông thấy không có tiếp viện nên muốn nhổ trại lui về. Vì thế chỉnh đốn quân đội, tập hợp sĩ tốt, lệnh chư tướng dùng các thứ trang phục khác màu để phân biệt. Thúy tự khoác áo vàng, tiến đánh nhổ được Địch Khâu, Bích Thành, Lê Tương, rồi phá được các thú An Thành, Mã Đầu, Sa Lăng.
Năm sau (524), ông đánh phá đến khoảng Nhữ, Toánh thì lui về Thọ Dương. Tướng giữ thành là Trưởng Tôn Thừa Nghiệp, Hà Gian vương Nguyên Sâm ra thành khiêu chiến, Thúy ngắm sông Hoài than rằng: "Ngày nay không phá được Hà Gian, đáng bị Tạ Huyền chê cười!" bèn bày trận "Tứ Chân" (mai phục 4 phía: trái, phải, trước, sau) để đợi quân Ngụy. Lệnh cho Trực các tướng quân Lý Tổ Liên vờ chạy để dẫn dụ Thừa Nghiệp, bọn Thừa Nghiệp dốc quân đuổi theo, mai phục nổi dậy, quân Ngụy đại bại, bị chém hơn vạn thủ cấp. Thừa Nghiệp chạy về, đóng cửa không dám ra nữa.
Thúy phát bệnh trong quân, lệnh cho bộ hạ chuẩn bị, nếu có chuyện sẽ đưa tang về Hợp Phì. Ít lâu sau thì mất, được tặng Thị trung, Tả vệ tướng quân, tiến tước làm hầu, thụy là Liệt. Con là Chi Lễ kế tự.
Đánh giá.
Thúy tính thâm trầm lại có mưu lược, thi hành chánh sự khoan dung nhưng rõ ràng, nên được lòng quan dân. Khi ông nắm quyền, rất có uy vọng, văn võ bộ hạ kiêng dè, ít người dám phạm pháp. Khi mất, người ở khoảng Hoài, Phì không ai không rơi nước mắt, cho rằng nếu Thúy không chết, sẽ khai khẩn thêm nhiều đất đai nữa. | 1 | null |
Vụ án nhà thờ Vinh Sơn là một vụ án bạo loạn chống chính quyền Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản Sài Gòn (nay là đường 03 tháng 02, Thành phố Hồ Chí Minh) liên quan đến tổ chức Dân quân phục quốc đứng đầu là Nguyễn Việt Hưng, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (theo tài liệu khác thì Nguyễn Việt Hưng chỉ là thượng sĩ), cố vấn là linh mục Nguyễn Hữu Nghị.
Tổ chức Dân quân phục quốc.
Nguyễn Việt Hưng tên thật là Nguyễn Đức Hùng, sinh năm 1942, là trung sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Việt Hưng đã thành lập tổ chức Dân quân Phục quốc, tập hợp các sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa không trình diện chính quyền mới như trung tá Phạm Văn Hậu, trung tá Trần Kim Định; các linh mục di cư như linh mục Nguyễn Hữu Nghị của nhà thờ An Lạc, linh mục Nguyễn Quang Minh của nhà thờ Vinh Sơn; thành viên các đảng phái và một người mà chính quyền mới cho là CIA là Nguyễn Khắc Chính. Nguyễn Việt Hưng tự phong là thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn Biệt kích, kiêm Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định. Sau khi tập hợp lực lượng, Nguyễn Việt Hưng đảm nhận vai trò lãnh tụ của tổ chức Dân quân phục quốc và đề cử Nguyễn Khắc Chính làm cố vấn pháp luật, Phạm Văn Mậu làm cố vấn chính trị và phát triển lực lượng. Tổ chức Dân quân Phục quốc ra tuyên ngôn gồm 11 điểm, lấy quốc hiệu là "Cộng hòa Việt Nam", niên hiệu là "Nền Đệ Tam Cộng Hòa", chọn quốc kì, quốc ca, định ra hệ thống chính quyền phục quốc gồm hội đồng quốc chính, hội đồng nội chính với các chức Quốc trưởng, Thủ tướng.
Tổ chức Dân quân phục quốc đã tiến hành in và phát tán truyền đơn khắp các địa bàn Sài Gòn kêu gọi lật đổ chính quyền, tổ chức đài phát thanh, in tiền giả và tổ chức các lực lượng vũ trang. Chỉ trong một thời gian ngắn, tổ chức đã phát triển ở 17 tỉnh, thành phố phía Nam với hàng ngàn người tham gia.
Trấn áp và kết án.
Ngày 22 tháng 12 năm 1975, cơ quan an ninh Việt Nam bắt đầu chiến dịch trấn áp tổ chức Dân quân phục quốc. Ngày 10 tháng 2 năm 1976 Nguyễn Việt Hưng bị bắt, đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 2 năm 1976, lực lượng an ninh Sài Gòn - Gia Định tấn công nhà thờ Vinh Sơn, thu giữ các thiết bị phát thanh và máy in tiền giả. Những người cố thủ trong nhà thờ đã dùng súng và lựu đạn chống trả quyết liệt, bắn chết Nguyễn Văn Ràng, một cán bộ an ninh. Mãi tới gần sáng, lực lượng bao vây mới khống chế được nhà thờ, hai linh mục Nguyễn Hữu Nghị, Nguyễn Quang Minh và Nguyễn Xuân Hùng cùng 2 người khác bị bắt. Từ ngày 13 đến 16 tháng 9 năm 1976, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử các thành viên tham gia vụ án với các tội danh: âm mưu lật đổ Chính quyền Nhân dân, phá hoại kinh tế... và tuyên án tử hình Nguyễn Việt Hưng, linh mục Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Xuân Hùng; các người khác người khác bị phạt tù từ 3 năm đến chung thân. | 1 | null |
Yên Tương công (chữ Hán: 燕襄公; trị vì: 657 TCN-618 TCN), là vị vua thứ 19 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Ông là con của Yên Trang công- vị vua thứ 18 nước Yên, không rõ tên thật của ông. Năm 658 TCN, Yên Trang công mất, Yên Tương công lên nối ngôi.
Dưới thời Yên Tương công, sau khi đánh bại quân Sơn Nhung, nước Yên lại thiên đô trở về kinh đô cũ là Kế Thành.
Năm 618 TCN, Yên Tương công mất. Ông ở ngôi 40 năm. Yên Tiền Hoàn công lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Tiền Hoàn công (chữ Hán: 燕前桓公; trị vì: 617 TCN-602 TCN), là vị vua thứ 20 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Không rõ tên thật và thân thế của ông, cũng không rõ ông sinh vào năm nào. Sau khi Yên Tương công- vua thứ 19 của nước Yên qua đời (618 TCN), ông lên nối ngôi, tức Yên Hoàn công, nhưng thường được gọi là Tiền Hoàn công đã phân biệt với Yên Hậu Hoàn công, vị vua nước Yên cai trị từ năm 372 TCN đến 362 TCN.
Dưới thời Hoàn công, nước Yên được thăng từ Hầu quốc lên thành Công quốc.
Năm 602 TCN, Yên Tiền Hoàn công mất. Yên Tuyên công lên nối ngôi. | 1 | null |
Yên Tuyên công (chữ Hán: 燕宣公; trị vì: 601 TCN-587 TCN), là vị vua thứ 21 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Không rõ tên thật và thân thế của ông, cũng không rõ ông sinh vào năm nào. Năm 602 TCN, khi Yên Tiền Hoàn công, vua thứ 20 của nước Yên, qua đời ông lên nối ngôi, tức Yên Tuyên công.
Sử sách không ghi rõ những hành trạng của ông trong thời gian ở ngôi cũng như những sự việc xảy ra liên quan đến nước Yên thời ông trị vì.
Năm 587 TCN, Yên Tuyên công mất. Ông ở ngôi 15 năm. Con ông là Yên Chiêu công lên nối ngôi. | 1 | null |
Hồ Inle là một hồ nước ngọt ở bang Shan, Myanma
. Hồ có diện tích 116 km², là hồ lớn thứ nhì Miến Điện. Hồ nằm ở độ cao 800 mét trên Mực nước biển. Hồ sâu khoảng 2,1 m với điểm sâu nhất 3,7 m vào mùa khô nhưng mùa mưa độ sâu có thể tăng thêm 1,5 m. Hồ này là một địa điểm du lịch phổ biến của Miến Điện, được phục vụ bởi sân bay Heho. Dù hồ không lớn nhưng lại là nơi có một số loài động vật đặc hữu. | 1 | null |
Trong truy hồi thông tin, tf–idf, TF*IDF, hay TFIDF, viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: term frequency–inverse document frequency, là một thống kê số học nhằm phản ánh tầm quan trọng của một từ đối với một văn bản trong một tập hợp hay một ngữ liệu văn bản. tf–idf thường dùng dưới dạng là một trọng số trong tìm kiếm truy xuất thông tin, khai thác văn bản, và mô hình hóa người dùng.
Giá trị tf–idf tăng tỉ lệ thuận với số lần xuất hiện của một từ trong tài liệu và được bù đắp bởi số lượng tài liệu trong kho ngữ liệu có chứa từ, giúp điều chỉnh thực tế là một số từ xuất hiện nói chung thường xuyên hơn. tf-idf là một trong những lược đồ (scheme) tính trọng số phổ biến nhất hiện nay. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2015 cho thấy 83% các hệ thống khuyến nghị dựa trên văn bản (text-based recommender systems) trong các thư viện số sử dụng tf-idf.
TF.
TF- term frequency – tần số xuất hiện của 1 từ trong 1 văn bản.
Cách tính:
IDF.
IDF – "inverse document frequency." Tần số nghịch của 1 từ trong tập văn bản (corpus).
Tính IDF để giảm giá trị của những từ phổ biến. Mỗi từ chỉ có 1 giá trị IDF duy nhất trong tập văn bản.
Cơ số logarit trong công thức này không thay đổi giá trị của 1 từ mà chỉ thu hẹp khoảng giá trị của từ đó. Vì thay đổi cơ số sẽ dẫn đến việc giá trị của các từ thay đổi bởi một số nhất định và tỷ lệ giữa các trọng lượng với nhau sẽ không thay đổi. (nói cách khác, thay đổi cơ số sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ giữa các giá trị IDF). Tuy nhiên việc thay đổi khoảng giá trị sẽ giúp tỷ lệ giữa IDF và TF tương đồng để dùng cho công thức TF-IDF như bên dưới.
Giá trị TF-IDF:
Những từ có giá trị TF-IDF cao là những từ xuất hiện nhiều trong văn bản này, và xuất hiện ít trong các văn bản khác. Việc này giúp lọc ra những từ phổ biến và giữ lại những từ có giá trị cao (từ khoá của văn bản đó).
Ứng dụng.
IDF có ứng dụng trong máy tìm kiếm. Ví dụ, khi người dùng gửi một truy vấn đến máy tìm kiếm, hệ thống cần biết từ nào là từ người dùng quan tâm nhất. Chẳng hạn: truy vấn của người dùng là "làm thế nào để sửa máy ủi". Sau khi tách từ, chúng ta sẽ có tập các từ: làm, thế nào, để, sửa, máy ủi. Trong các từ này, "máy ủi" sẽ có IDF cao nhất. Hệ thống sẽ lấy ra tất cả các văn bản có chứa từ máy ủi và sau đó mới thực hiện việc đánh giá và so sánh dựa trên toàn bộ câu truy vấn. | 1 | null |
Cá là nguồn thực phẩm quan trọng được tiêu thụ bởi nhiều loài động thực vật, trong đó có con người. Cá là nguồn cung cấp protein cho con người thông qua các ghi chép lịch sử. Hơn 32,000 loài cá được miêu tả, và cá là nhóm động vật có xương sống đa dạng nhất. Tuy nhiên, chỉ có số lượng nhỏ các loài cá được con người dùng làm thực phẩm. | 1 | null |
On This Winter's Night là album phòng thu thứ tư và cũng là album Giáng sinh đầu tiên của ban nhạc đồng quê Lady Antebellum. Album được phát hành vào ngày 22 tháng 10 năm 2012 bởi hãng đĩa Capitol Nashville. Trong album có 6 ca khúc đã từng xuất hiện trong EP Giáng sinh năm 2010 của ban nhạc, "A Merry Little Christmas".
Thành công thương mại.
Đến ngày 5 tháng 12 năm 2012, album đã được tiêu thụ hơn 217,000 bản trên toàn nước Mỹ.
Đến ngày 14 tháng 12 năm 2012, album đã được chứng nhận đĩa Vàng với doanh số 500,000 bản được tiêu thụ ở Mỹ. | 1 | null |
Jesús Joaquín Fernández Sáenz de la Torre (;; sinh ngày 19 tháng 11 năm 1993), được gọi là , là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho Sevilla và đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha.
Được tuyển chọn bởi câu lạc bộ Anh Liverpool khi còn là một thiếu niên, anh có trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên ở đó vào năm 2012, thi đấu ít và dành một mùa cho mượn tại Almería trước khi gia nhập Milan vào tháng 1 năm 2015. Anh ấy đã được cho câu lạc bộ Serie A Genoa mượn vào tháng 1 năm 2016.
Sự nghiệp câu lạc bộ.
Suso đại diện cho Tây Ban Nha ở các cấp độ thanh thiếu niên khác nhau cho đến dưới 21 tuổi, giành chức vô địch UEFA châu Âu dưới 19 tuổiSuso gia nhập đội trẻ của Cádiz CF ở tuổi 12. Anh bắt đầu gây được sự chú ý khi là cầu thủ xuất sắc nhất trong 1 trận giao hữu trước mùa giải năm 2009 khi mới 15 tuổi. Suso ký hợp đồng với học viện Liverpool vào mùa hè năm 2010 sau khi từ chối lời mời của Barcelona và Real Madrid, anh cho biết "Tôi đã có ý định ký hợp đồng với Real Madrid nhưng một ngày trước đấy, điên thoại của tôi đã reo lên và Rafael Benítez ở đầu dây bên kia. Ông ấy đã thuyết phục tôi rằng Liverpool là câu lạc bộ phù hợp với tôi và sau đó tôi đã thay đổi kế hoạch của mình. Tôi đã quyết định chuyển đến Liverpool." Anh còn được huấn luyện viên Cádiz Quique González mô tả là "Một cậu bé với phẩm chất tuyệt vời, sút bóng tốt – Nhãn quan chiến thuật và khả năng chuyền bóng xuất sắc."
Liverpool.
Suso ban đầu gia nhập học viện Liverpool theo dạng cho mượn cho đến khi anh đủ tuổi để được cấp giấy phép thi đấu chuyên nghiệp. Ngày 19 tháng 11 năm 2010, anh đánh dấu sinh nhật thứ 17 bằng bản hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Lữ đoàn đỏ. Trước đó, anh có trận đầu tiên cho đội một trong trận giao hữu trước mùa giải gặp Borussia Mönchengladbach ngày 1 tháng 8 năm 2010, và còn tham dự trận đấu vinh danh Jamie Carragher vào ngày 4 tháng 9 năm 2010. Mùa giải 2010–11, anh có 17 trận thi đấu và 3 lần lập công cho học viên Liverpool. ở mùa giải kế tiếp, anh ghi được 5 bàn thắng trong 17 trận và còn 7 lần được thi đấu tại giải NextGen Series.
Mùa giải 2012–13.
Suso được góp mặt trong đội hình Liverpool tham dự tour du đấu tại Mỹ và Canada vào tháng 7 năm 2012. Anh chỉ được hội ngộ với các đồng đội 2 ngày sau khi giành chức vô địch U-19 châu Âu với U19 Tây Ban Nha. Anh được vào sân ở hiệp 2 trong trận gặp Toronto, và đã gây ấn tượng với lối chơi toàn diện đầy nguy hiểm.
Ngày 20 tháng 9 năm 2012, Suso lần đầu thi đấu tại Europa League trong trận gặp Young Boys, anh đá đủ 90 phút và nhận được sự khen ngợi từ huấn luyện viên Brendan Rodgers. 3 ngày sau đó, Anh có trận đầu tiên tại Premier League khi vào sân thay Fabio Borini trong thất bại 2-1 trên sân Anfield trước Manchester United. Anh sau đó được thi đấu ở trận kế tiếp gặp West Bromwich Albion tại cúp liên đoàn, vào sân khi trận đấu chỉ còn 10 phút, Suso lập tức ghi dấu ấn khi xâm nhập trung lộ rồi có đường chuyền để Assaidi thoát xuống, thực hiện cú căng ngang chuẩn xác cho Sahin ghi bàn ấn định chiến thắng 2-1. Anh lần đầu góp mặt trong đội hình ra sân tại Premier League vào ngày 29 tháng 9 trong trận thắng 5–2 trước Norwich City, ở trận này anh đã có đường kiến tạo để Luis Suárez ghi bàn thắng thứ ba.
Ngày 19 tháng 10 năm 2012, Suso ký hợp đồng dài hạn mới với Liverpool, và nhận được lời khen từ huấn luyện viên Brendan Rodgers cho "sự trưởng thành và tận tụy" của anh.
Ngày 18 tháng 12 năm 2012, Suso bị liên đoàn bóng đá Anh phạt 10,000£ vì gọi đồng đội Jose Enrique là "gay" trên Twitter. Trả lời với báo chí, Suso nói rằng đó chỉ là một trò đùa.
Sự nghiệp quốc tế.
Suso từng thi đấu cho đội tuyển U17, U18, U19 và U21 Tây Ban Nha. Năm 2012, Suso đã thi đấu tất cả các trận tại giải bóng đá U19 châu Âu và đã giành được danh hiệu quốc tế đầu tiên của mình. Ngày 9 tháng 10 năm 2012, Suso lần đầu tiên được gọi lên ĐT U21 Tây Ban Nha cho trận đấu gặp Italy.
Danh hiệu.
Câu lạc bộ.
AC Milan
Sevilla | 1 | null |
Bắc Đồn () là một thành phố cấp huyện ở phía bắc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Về mặt hành chính, Bắc Đồn là một huyện cấp thị nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của khu tự trị, song về mặt địa lý thì nó bị địa khu Altay bao quanh.
Năm 1953, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức đưa quân đến khai khẩn nông nghiệp tại Altay, sau đó thì thành lập đoàn số 28 xây dựng nông nghiệp Tân Cương quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tháng 8 năm 1958, tướng Trương Trọng Hãn đã cho thành lập bộ chỉ huy sư đoàn nông nghiệp số 10 tại "Đa Nhĩ Bố Nhĩ Tân" (多尔布尔津) ở bờ nam sông Irtysh. Đến tháng 10 năm 1959, "Đa Nhĩ Bố Nhĩ Tân" được đổi tên thành "Bắc Đồn". Lấy Bắc Đồn làm trung tâm, sư đoàn nông nghiệp số 10 dần xây dựng nên 11 nông mục đoàn trường (tức do quân đội quản lý) cơ giới hóa, hàng chục doanh nghiệp. Ngày 21 tháng 12 năm 2011, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chính thức phê chuẩn thành lập thành phố cấp huyện Bắc Đồn thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, do binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương quản lý. Đến ngày 28 tháng 12 năm 2011, thành phố Bắc Đồn chính thức được thành lập.
Thành phố Bắc Đồn có diện tích và dân số năm 2011 là 76.300 người. Tên gọi của thành phố xuất phát từ câu nói "Trung Quốc tối bắc đích đồn khẩn trọng địa" ().
Bắc Đồn nằm giữa thành phố Altay và huyện Phú Hải. Địa hạt bao gồm khu phát triển đô thị Bắc Đồn từ trước và ba đoàn trường là đoàn 183, đoàn 187 và đoàn 188. Trên địa bàn thành phố có sông Ulungur và sông Irtysh chảy qua.
Bắc Đồn có tỉnh lộ 318, tỉnh lộ 319, quốc lộ 216, đường cao tốc Khuê Đồn-Altay và đường sắt Khuê Đồn-Bắc Đồn chạy qua. | 1 | null |
Mikhail Tal (; , Michail Nechem'evič Tal, đôi khi còn được biết đến với tên "Mihails Tals" hay "Mihail Tal"; 9 tháng 11 năm 1936 - 28 tháng 6 năm 1992) là một Đại kiện tướng Cờ vua người Liên Xô - Latvia và nhà vô địch cờ vua thế giới thứ tám.
Thường được biết đến như một thiên tài cờ vua và một kỳ thủ có lối chơi tấn công xuất sắc nhất mọi thời đại, ông có phong cách chơi đầy táo bạo.. Lối chơi của ông được nhắc đến qua sự sáng tạo, sự ngẫu hứng và không thể đoán trước được bằng những đòn phối hợp tài tình. Theo ông, mọi trận đấu cờ vua đều không thể bắt chước được và vô giá như một bài thơ. Ông thường được gọi là "Misha" hay "Phù thủy đến từ Riga" (The Magician from Riga). Cả hai cuốn sách "The Mammoth Book of the World's Greatest Chess Games" (Burgess, Nunn & Emms 2004) và "Modern Ches Brilliancies" (Evans 1970) đều viết về các trận đấu của Tal nhiều hơn bất cứ kỳ thủ nào khác. Tal cũng là một tác giả chuyên viết về cờ vua. Ông cũng giữ kỷ lục cho số trận bất bại liên tiếp nhiều thứ nhất và thứ hai trong lịch sử cờ vua.
Ngày 28 tháng 5 năm 1992, khi cơ thể đang bị bệnh thận hành hạ, Tal đã rời bệnh viện để tham gia giải Cờ chớp Moscow. Tại đây ông đã đánh bại Garry Kasparov. Ông mất một tháng sau đó. Giải Cờ vua Tưởng niệm Tal được tổ chức hằng năm ở Moscow mỗi năm từ năm 2006 để tưởng nhớ tới ông.
Thời niên thiếu.
Tal được sinh ra ở Riga, Latvia, trong một gia đình Người Do Thái. Ngay từ khi sinh ra, Tal đã tỏ ra là một đứa bé tài năng nhưng không may lại mắc bệnh. Tal biết đọc từ năm 3 tuổi, học đại học khi mới 15 tuổi. Khi 8 tuổi, Tal học chơi cờ vua khi theo dõi cha mình chơi - một bác sĩ và nhà nghiên cứu y học. Không lâu sau đó, cậu tham gia Câu lạc bộ Cờ vua Đội Thiếu niên Tiền phong. Lối chơi của cậu ban đầu không có gì đặc biệt nhưng cậu đã luyện tập chăm chỉ để cải thiện. Alexander Koblents bắt đầu huấn luyện cờ vua cho Tal từ năm 1949. Đây là khoảng thời gian Tal thăng tiến rất nhanh. Vào năm 1951, cậu lọt vào vòng đấu chính thức của Giải Vô địch Cờ vua Latvia. Năm 1952, Tal vượt qua chính thầy của cậu ở Giải Vô địch Cờ vua Latvia. 1 năm sau đó (1953), Tal vô địch tại đây và được phong danh hiệu Candidate Master. Anh trở thành Kiện tướng Liên Xô năm 1954 sau khi đánh bại Vladimir Saigin. Trong cùng năm đó, anh có chiến thắng đầu tiên trước một Đại kiện tướng khi đánh bại Yuri Averbakh trong một thế trận hòa (Yuri Averbakh hết thời gian). Tal tốt nghiệp ngành Văn học ở trường Đại học Riga, viết luận văn về những tác phẩm trào phúng của Ilf và Petrov và dạy học ở Riga khi 20 tuổi. Anh là thành viên của Tổ chức Thể thao Daugava và đại diện cho Latvia trong các sự kiện thể thao ở Liên Xô.
Anh kết hôn với diễn viên 19 tuổi Salli Landau năm 1959, ly dị năm 1970. Vào năm 2003, Landau đã xuất bản tiểu sử về chồng cũ của bà bằng tiếng Nga.
Tính cách.
Vợ thứ nhất của ông, Salli Landau miêu tả tính cách của Tal:
Tal là một con người sống hết sức sôi nổi, cởi mở, giản dị, hài hước và can đảm. Có một lần sang đấu cờ ở Tây Ban Nha, ông cùng các kỳ thủ xem một trận đấu bò tót. Tại đây ai muốn trổ tài đều có thể khoác áo võ sĩ vào thử. Ít người dám, nhưng Tal đã nhảy ra sân, cầm mảnh vải đỏ và đấu với một con bò tót hung dữ khiến ai cũng kinh sợ, nhưng Tal tỏ ra rất nhanh nhẹn, dũng cảm đấu cho tới hết hiệp. Hôm sau báo chí đăng ảnh ông với tít đề: "Đây là Mikhail Tal, võ sĩ đấu bò tót".
Vô địch Liên Xô.
Tal lọt vào trận chung kết Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô năm 1956 và trở thành nhà vô địch trẻ nhất vào năm tiếp theo, khi mới 20 tuổi. Anh không chơi đủ số giải đấu quốc tế cần thiết để có thể đạt danh hiệu Đại kiện tướng nhưng FIDE đã quyết định phá bỏ những giới hạn đó tại Đại hội năm 1957 và đặc cách phong Đại kiện tướng cho Tal vì thành tích vô địch Liên Xô. Tại thời điểm này, cờ vua Liên Xô đang thống trị nền cờ vua thế giới và Tal đã đánh bại một số kỳ thủ hàng đầu thế giới để lên ngôi vô địch.
Tal tham gia đội tuyển cờ vua sinh viên Liên Xô 3 lần, từ 1956 đến 1958, giành 3 huy chương vàng đồng đội và 3 huy chương vàng cá nhân. Anh thắng 19 trận, hòa 8 và không thua trận nào với tỉ lệ thắng là 85.2%.
Anh bảo vệ thành công chức vô địch Liên Xô năm 1958 và tham dự giải Vô địch Cờ vua Thế giới lần đầu tiên. Anh vô địch giải Interzonal 1958 tại Portorož và cùng đội tuyển cờ vua Liên Xô vô địch Olympiad Cờ vua lần thứ 4 liên tiếp tại Munich.
Vô địch Thế giới.
Tal vô địch một giải đấu rất mạnh tại Zürich năm 1959. Sau giải Interzonal, các kỳ thủ hàng đầu tiếp tục với giải Candidates ở Nam Tư năm 1959. Tal thể hiện phong độ vượt trội của mình khi dành tới 20/38 điểm, vượt qua Paul Keres với 18½ điểm, theo sau bởi Tigran Petrosian, Vasily Smyslov, Bobby Fischer, Svetozar Gligorić, Friðrik Ólafsson và Pal Benko. Chiến thắng của Tal phần lớn là trước các kỳ thủ ở nửa dưới. Chỉ giành được 1 chiến thắng và thua 3 trận trước Keres nhưng Tal đã thắng 4 trận trước Fishcher và giành được 3½/4 từ các đối thủ Gligorić, Olafsson và Benko
Năm 1960, khi 23 tuổi, Tal đánh bại Mikhail Botvinnik - một kỳ thủ thiên về lối chơi chiến lược trong trận đấu tranh ngôi Vô địch thế giới được tổ chức tại Moscow với điểm số là 12½–8½ (6 thắng, 2 thua, 13 hòa) khiến anh trở thành nhà vô địch thế giới trẻ nhất trong lịch sử cờ vua thế giới tính đến thời điểm đó (kỉ lục này bị phá bởi Garry Kasparov - vô địch thế giới khi 22 tuổi). Botvinnik, chưa từng đấu với Tal lần nào trước đó, đã giành chiến thắng trước Tal trong trận tái đấu năm 1961, cùng được tổ chức tại Moscow với tỉ số 13-8 (10 thắng, 5 thua, 6 hòa). Trong khoảng thời gian này, Botvinnik đã phân tích kỹ lưỡng lối chơi của Tal và đưa phần lớn các trận tái đấu trở nên chậm rãi hoặc đưa về tàn cuộc, ngược với sở trường của Tal là những trận đấu phức tạp mang tính chiến thuật cao. Triều đại ngắn ngủi của Tal khiến anh trở thành một trong hai người được gọi là "winter kings" (cụm từ dùng để chỉ những vị vua có thời gian trị vì ngắn) khi làm ngắt quãng triều đại của Botvinnik (từ năm 1948 đến năm 1963) (Người còn lại là Vasily Smyslov, vô địch thế giới 1957-58)
Hệ số ELO cao nhất của Tal là 2705, đạt được năm 1980. Hệ số cao nhất do Chessmetrics đánh giá là 2799 vào tháng 9 năm 1960.
Các thành tích khác.
Sau khi thất bại trong trận tái đấu với Botvinnik, Tal vô địch giải Bled với 1 điểm nhiều hơn Fischer mặc dù thua trận đấu riêng, giành 14½ sau 19 trận (+11 -1 =7), vượt qua Tigran Petrosian, Keres, Gligorić, Efim Geller và Miguel Najdorf.
Tal tham gia tổng cộng 6 giải Candidates sau 1961 nhưng không thể giành được quyền thách đấu nhà vô địch thế giới. Năm 1962 ở Curaçao, Tal có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, phải trải qua một ca phẫu thuật ngay trước giải đấu và bỏ 3 vòng đấu, chỉ dành 7 điểm (+3 -10 =8) sau 21 trận đấu. Anh dành vị trí thứ nhất ở giải Interzonal tại Amsterdam 1964. Năm 1965, anh thất bại trong trận chung kết trước Boris Spassky sau khi đánh bại Lajos Portisch và Bent Larsen. Tal không tham dự giải Interzonal năm 1967 và thất bại trong trận bán kết năm 1968 trước Viktor Korchnoi sau khi đánh bại Gligoric.
Sức khỏe tồi tệ đã làm phong độ Tal sa sút từ cuối 1968 đến cuối 1969 nhưng ông đã hồi phục phong độ sau khi cắt bỏ một bên thận. Ông vô địch giải Riga Interzonal năm 1979 với số điểm 14/17 và bất bại trong suốt giải đấu. Tuy nhiên, năm tiếp theo ông đã thất bại trong trận tứ kết trước Lev Polugaevsky, một trong số ít kỳ thủ có tỉ số đối đầu tốt khi đấu với Tal. Tal cũng tham gia giải Candidate ở Montpellier năm 1985. Giải chuyển sang thể thức đấu vòng tròn với 16 kỳ thủ. Ông đồng hạng 4-5 sau giải và mất cơ hội đi tiếp một cách đáng tiếc sau khi hòa trận playoff với Jan Timman, người có chỉ số tiebreak cao hơn ông.
Từ tháng 7 năm 1972 tới tháng 4 năm 1973, Tal lập kỷ lục với 86 trận bất bại liên tiếp (47 thắng, 39 hòa). Từ 23 tháng 10 năm 1973 tới 16 tháng 10 năm 1974, Tal có tới 95 trận bất bại liên tiếp (46 thắng, 49 hòa), phá vỡ kỷ lục trước đó. Đây là 2 chuỗi trận bất bại dài nhất trong lịch sử cờ vua thế giới.
Tal tiếp tục trở thành một đối thủ khủng khiếp dù ông già đi. Ông đấu 20 lần với đương kim vô địch Cờ vua Thế giới lúc bấy giờ là Anatoly Karpov với 19 hòa và 1 thua (tại Bugojno 1980)
Một trong nhưng thánh tích lớn nhất của Tal trong sự nghiệp sau này là đồng hạng nhất với Karpov (người mà Tal làm trợ lý trong một loạt các giải đấu lớn và Giải Vô địch Cờ vua Thế giới) tại 1979 Montreal "Tournament of Stars", với thành tích bất bại (+6 -0 =12), người duy nhất bất bại trong một giải đấu gồm Boris Spassky, Portisch, Vlastimil Hort, Robert Hübner, Ljubomir Ljubojević, Lubomir Kavalek, Jan Timman và Bent Larsen.
Tal tham dự 21 Giải Vô địch Cờ vua Liên Xô. Trừ trận chung kết 1983 khi Tal phải bỏ cuộc sau 5 trận, Tal đã vô địch 6 lần (1 kỉ lục mà chỉ có Tal và Botvinnik đạt được) và các năm 1957, 1958, 1967, 1972, 1974, 1978. Ông cũng là người vô địch 5 lần tại các giải đấu ở Tallinn, Estonia vào các năm 1971, 1973, 1977, 1981 và 1983.
Tal cũng rất thành công với cờ chớp. Năm 1970, ông đúng thứ 2 sau Fischer, người đạt 19/22 trong một giải cờ chớp ở Herceg Novi, Nam Tư, vượt qua Korchnoi, Petrosian và Smylov. Năm 1988, khi 51 tuổi, ông giành vô địch Giải Vô địch Cờ chớp Thế giới lần thứ hai (Kasparov vô địch giải lần đầu ở Brussels) ở Saint John, New Brunswick, vượt qua Kasparov - đương kim vô địch thế giới và Anatoly Karpov - cựu vô địch thế giới. Trong trận chung kết, ông đánh bại Rafael Vaganian với tỉ số 3½–½.
Vào 28 tháng 5 năm 1992, tại giải Cờ chớp ở Moscow (ông đã phải xuất viện để tham gia), ông đánh bại Kasparov. Ông mất một tháng sau đó.
Các trận đấu đồng đội.
Tại Olympiad Cờ vua, Mikhail Tal là thành viên trong đoàn Liên Xô 8 người, từng giành huy chương vàng đồng đội vào các kỳ Olympiad năm 1958, 1960, 1962, 1966, 1972, 1974, 1980 và 1982, thắng 65 trận, hòa 34 và chỉ thua 2 (81.2%). Điều này khiến ông trở thành kỳ thủ đạt được nhiều điểm nhất trong số những người từng tham dự ít nhất 4 kỳ Olympiad. Tal cũng giành 7 huy chương cá nhân ở Olympiad, gồm 5 huy chương vàng (1958, 1962, 1966, 1972, 1974) và 2 huy chương bạc (1960, 1982).
Tal cũng đại diện cho Liên Xô tham dụ 6 Giải Vô địch Cờ vua Đồng đội châu Âu (1957, 1961, 1970, 1973, 1977, 1980), giành 3 huy chương vàng đồng đội và 3 huy chương vàng cá nhân (1957, 1970, 1977). Ông có 14 trận thắng, 20 hòa và 3 thua với tỉ số 64.9%.
Tal chơi ở bàn 9 cho Liên Xô trong trận đấu đầu tiên với đội "The Rest of the World" (Phần còn lại của thế giới) ở Belgrade 1970, giành 2/4 điểm. Ông chơi bàn 7 cho Liên Xô trong trận đấu thứ 2 ở Luân Đôn 1984, giành 2/3 điểm. Đội Liên Xô giành chiến thắng cả hai trận. Tal được vinh danh là "Honoured Master of Sport".
Từ 1950 (Khi Tal vô địch Giải Cờ vua trẻ Latvia) tới 1991, Tal vô địch hoặc đồng hạng nhất 68 giải đấu ("xem bảng dưới đây"). Trong sự nghiệp 41 năm của mình, Tal chơi khoảng 2700 trận, thắng 65% trong số đó.
Tỉ số đối đầu.
Chỉ có những trận đấu chính thức được tính. '+' là trận Tal thắng, '-' là trận Tal thua, '=' là trận hòa
Vấn đề sức khỏe.
Là người có tâm hồn nghệ thuật, hóm hỉnh nhưng Tal có một cuộc sống tự do, phóng túng, uống nhiều rượu và hút thuốc. Sức khỏe của ông suy sụp như một điều tất yếu. Phần lớn cuộc đời của ông là ở trong bệnh viện. Ông phải phẫu thuật cắt bỏ một bên thân năm 1969. Khi phải đương đầu với những cơn đau thấu xương do bệnh tật hành hà, ông sử dụng morphine và do đó bị nghiện. Vào 28 tháng 6 năm 1992, Tal mất trong một bênh viện ở Moscow khi bị xuất huyết ở thực quản, một số người bạn của ông xác nhận rằng tất cả các cơ quan trên cơ thể của Tal đều ngừng hoạt động. Tal bị tật Ectrodactyly bẩm sinh ở tay phải (bàn tay bị dị tật). Tuy nhiên ông lại là một người chơi piano rất điêu luyện.
Phong cách thi đấu.
Tal rất yêu thích được thi đấu. Tal cho rằng "Cờ vua, đầu tiên, là nghệ thuật". Ông nổi tiếng khi chơi rất nhiều trận đấu cờ chớp với những kỳ thủ đẳng cấp thấp chỉ vì sở thích được thi đấu của mình.
Được biết đến là "Phù thủy đến từ Riga" (The Magician from Riga), Tal là nguyên mẫu của một kỳ thủ có lối chơi tấn công mạnh mẽ. Cách tiếp cận trận đấu của ông khá thực dụng. Ông được coi là một trong những truyền nhân của cựu Vô địch Thế giới Emanuel Lasker. Ông thường thí quân để tạo thế chủ động, tạo ra những mối đe dọa mà đối thủ buộc phải chống trả. Với nhưng đòn thí quân này, Tal tạo ra những thế trận rất phức tạp mà rất nhiều đại kiện tướng không thể hóa giải nổi, mặc dù sau này, với những phân tích sâu, các chuyên gia có chỉ ra nhưng thiếu sót của một số đòn thí quân của Tal.
Qua các giai đoạn của ván cờ, người ta nhận thấy khá rõ phong cách độc đáo của Tal: rất sáng tạo ở phần khai cuộc, rất phức tạp ở trung cuộc dựa trên nhiều nước đi bất ngờ với hiệu quả tâm lý cao. Nhân tố chính của những thắng lợi của Tal là những đợt tấn công vào Vua đối phương bằng những đòn phối hợp vừa đẹp, vừa tài tình với một trình độ nghệ thuật điêu luyện. Phần cờ tàn, Tal chơi cũng khá hay, nhất là cờ tàn phức tạp và đông quân. Thí quân không hề tiếc rẻ để giành thắng lợi là nét đặc sắc trong cách chơi của Tal. Người ta tính ra rằng số quân mà ông thí trên bàn cờ trong 4 năm bằng số quân được thí của một Đại kiện tướng trong suốt cuộc đời chơi cờ.
6 trận đấu đầu tiên trong trận tranh chức Vô địch Thế giới với Botvinnik là điển hình cho phong cách chơi của Tal: Tal thí mã mà thu lại rất ít lợi thế nhưng chiếm ưu thế dần dần khi Botvinnik thất bại trong việc tìm nước đi đáp trả đúng đắn.
Mặc dù phong cách chơi này bị cựu Vô địch Thế giới Vasily Smyslov coi là "mánh lới" (tricks), Tal đã đánh bại một cách thuyết phục mọi Đại kiện tướng nổi bật thời bấy giờ với lối chơi mạnh mẽ. Viktor Korchnoi và Paul Keres là hai trong số rất ít kỳ thủ có tỉ số đối đầu hơn Tal. Cách thi đấu của Tal còn được cải thiện vào những năm sau này khi điềm tĩnh hơn và chú trọng vào lối chơi chiến lược. Với rất nhiều người yêu cờ, đỉnh cao của phong cách Tal là vào khoảng thời gian từ 1971 đến 1979, khi mà Tal kết hợp sự chắc chắn trong mỗi ván cờ với trí tưởng tượng của tuổi trẻ.
Trong các kỳ thủ hàng đầu hiện tại, kỳ thủ Tây Ban Nha gốc Latvia Alexei Shirov chịu ảnh hưởng lớn bởi phong cách Tal. Shirov từng học với Tal khi còn trẻ. Rất nhiều kiện tướng Latvia như Alexander Shabalov và Alvis Vitolins cũng thi đấu với nguồn cảm hứng tương tự, tạo nên trường phái cờ Latvia.
Tal cống hiến ít cho lý thuyết khai cuộc, mặc dù có sự hiểu biết sâu rộng về phần lớn các hệ thống khai cuộc như Phòng thủ Sicilian và Khai cuộc Ruy Lopez. Với cách sử dụng Phòng thủ Benoni một cách mạnh mẽ và hiệu quả, đặc biệt là trong những năm đầu sự nghiệp của mình, Tal đã khiến mọi người phải đánh giá, nhận định lại về khai cuộc này vào thời điểm đó, mặc dù khai cuộc này rất ít được sử dụng trong các trận đấu đỉnh cao hiện nay.
Các tác phẩm.
Tal là một tác giả viết rất nhiều về cờ vua, là biên tập viên của Tạp chí Cờ vua Latvia "Šahs" (Cờ vua) từ 1960 đến 1970. Ông cũng viết 4 cuốn sách: một cuốn về trận đấu tranh chức Vô địch Thế giới năm 1960 với Botvinnik, cuốn tự truyện "The Life and Games of Mikhail Tal", "Attack with Mikhail Tal" (đồng tác giả với Iakov Damsky) và "Tal's Winning Chess Combinations" (đồng tác giả với Viktor Khenkin). Các cuốn sách của ông rất nổi tiếng vì tường thuật chi tiết những suy nghĩ của ông trong trận đấu. Đại kiện tướng người Mỹ Andrew Soltis nhận xét rằng cuốn sách viết về trận đấu tranh chức Vô địch Thế giới "đơn giản là cuốn sách tốt nhất viết về một trận đấu Vô địch Thế giới viết bởi một kỳ thủ đã từng tham gia những trận đấu này. Không cần phải ngạc nhiên vì Tal là tác giả xuất sắc nhất để trở thành một Nhà Vô địch Thế giới". Đại kiện tướng người New Zealand Murray Chandler viết trong phần giới thiệu của cuốn "The Life and Games of Mikhail Tal" (bản sử dụng ký hiệu đại số), tái bản năm 1997 rằng cuốn sách này có lẽ là cuốn sách cờ vua tốt nhất từng được viết. | 1 | null |
Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (), tên khác là Công ty Tập đoàn Tân Kiến Trung Quốc (中国新建集团公司), hay còn gọi tắt là "Binh đoàn kiến thiết" (建设兵团) hay "Binh đoàn" (兵团), là một tổ chức xã hội đặc thù tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Binh đoàn này hoạt động theo mô hình "quân, chính, xí hợp nhất", tức vừa là tổ chức chính quyền, quân sự và kinh tế. Binh đoàn thực hiện quản lý nội bộ đối với các vấn đề hành chính và tư pháp, chịu sự lãnh đạo song song của Quốc vụ viện Trung Quốc và Đảng ủy khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, trụ sở đặt tại Urumqi. Ngoài châu tự trị Kizilsu, các cơ cấu của binh đoàn này phân bố trên toàn bộ lãnh thổ Tân Cương, chủ yếu là ở hai sa mạc lớn (sa mạc Taklamakan và sa mạc Gurbantunggut) và tuyến biến giới tây bắc Trung Quốc. Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương quản lý một vài thành phố cấp huyện tại Tân Cương với các cơ cấu về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, tư pháp.
Lịch sử.
Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương được hình thành dựa theo "đồn điền chế" từ thời cổ trong lịch sử Trung Quốc, một chính sách mà theo đó triều đình Trung Nguyên sẽ cho định cư các đội quân người Hán tại các vùng biên thùy để họ có thể tự cung cấp lương thực, cũng như dựa theo các chính sách tương tự trong thời nhà Đường và nhà Thanh. Các binh đoàn kiến thiết được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết lập trên các khu vực biên giới có dân cư thưa thớt như tại Hắc Long Giang, Nội Mông và Tân Cương. Chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng gặp phải vấn đề trong việc phải làm gì đối với các binh lính phi cộng sản vốn đã xa rời hoạt động sản xuất kinh tế trong nhiều năm.
Đầu thập niên 1950, chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dần ổn định, chuyển đổi toàn diện sang thời kỳ xây dựng kinh tế, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho quân nhân phục viên chuyển nghiệp với số lượng lớn. Tân Cương là nơi giáp giới với Liên Xô, có những vùng đất hoang rộng lớn thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp và người Hán chỉ chiếm thiểu số trong thành phần dân tộc. Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương được Vương Chấn thành lập vào năm 1954 theo lệnh của Mao Trạch Đông. Mục tiêu của binh đoàn là phát triển vùng biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội và hòa hợp dân tộc, cũng như củng cố phòng thủ biên giới. Do vậy, những người lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định binh đoàn 1, binh đoàn 22 của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ cần duy trì một sư đoàn bộ binh, tuyệt đại đa số quân nhân (175.000 người) chuyển nghiệp tập thể tại chỗ, an cư lạc nghiệp, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tại Tân Cương. Tư lệnh viên đầu tiên được bổ nhiệm của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương là Đào Trĩ Nhạc (陶峙岳).
Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương ban đầu tập trung vào việc định cư, trồng trọt, và phát triển các khu vực thưa dân cư, chẳng hạn như ở các vùng rìa của sa mạc Taklamakan và sa mạc Gurbantunggut, theo nguyên tắc "không cạnh tranh lợi ích với dân bản địa". Binh đoàn cũng là một lực lượng dự bị tại Tân Cương, song họ đã không bị tổng động viên do Trung Quốc và Liên Xô có mối quan hệ hữu hảo trong những năm đầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hàng ngũ của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương cũng có thêm những nam nữ thanh niên đến từ các nơi khác tại Trung Quốc, điều này đã giúp binh đoàn cân bằng tỷ lệ giới tính và có được các thành viên có tình độ giáo dục cao hơn. Năm 1962, sau chia rẽ Trung-Xô, bạo loạn đã xảy ra tại Y Ninh và đã có khoảng 60.000 người dân tộc thiểu số Trung Quốc sống dọc biên giới của Tân Cương đã chạy sang Liên Xô. Chính quyền Trung Quốc khi đó lo ngại rằng Liên Xô đang cố gắng làm mất ổn định Trung Quốc và khởi đầu một cuộc chiến tranh. Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương được lệnh đến canh tác tại các vùng đất của những người chạy trốn. Đến năm 1966, Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương đã có 1,48 triệu cư dân.
Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, cũng như nhiều tổ chức đảng và chính quyền khác tại Trung Quốc, đã bị thiệt hại nặng nề trong các hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa. Năm 1975, Binh đoàn đã bị bãi bỏ hoàn toàn, và tất cả thẩm quyền của nó được chuyển cho chính quyền Tân Cương và các chính quyền địa phương cấp dưới. Sau khi Liên Xô xâm lược Afghanistan năm 1979 và phong trào Hồi giáo Mujahideen trỗi dậy trong khu vực, chính quyền Trung Quốc đã cho tái lập Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương vào năm 1981 do lo ngại hai thế lực này.
Tổ chức.
Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương nằm dưới quyền quản lý song song của chính phủ trung ương Trung Quốc và đảng ủy khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, được hưởng quyền hạn cấp tỉnh, và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội riêng. Các công việc đảng và thuế trong binh đoàn do khu tự trị Tân Cương quản lý, tuy nhiên các vấn đề hành chính, tư pháp, kinh tế, tài chính và các vấn đề khác do chính phủ trung ương quản lý, chính phủ trung ương giao cho Binh đoàn quản lý nội bộ các vấn đề hành chính, tư pháp dựa theo quy định của pháp luật quốc gia. Trên phương diện thống kê, nhân khẩu và diện tích của Binh đoàn thường được liệt vào trong số liệu thống kê của chính quyền địa phương (ngoại trừ các đô thị của Binh đoàn).
Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương chủ yếu thi hành chế độ ba cấp: binh đoàn, sư [đoàn] và đoàn. Ở cấp binh đoàn có ba chức vụ chủ yếu là chính trị ủy viên thứ nhất, chính trị ủy viên và tư lệnh viên. Ở cấp sư đoàn, có hai chức vụ chủ yếu là chính trị ủy viên và sư đoàn trưởng. Ở cấp đoàn, ngoài đoàn trường ra, còn có nông trường và mục trường, vì thế thường gọi là "nông mục đoàn trường". Bộ tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương đặt tại Urumqi.
Chính trị ủy viên thứ nhất của binh đoàn do bí thư đảng ủy khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kiêm nhiệm. Chính trị ủy viên và tư lệnh viên của binh đoàn cũng do phó bí thư đảng ủy và phó chủ tịch khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kiêm nhiệm, do Trung ương Đảng và Quốc vụ viện trực tiếp bổ nhiệm.
Tại tổng bộ của binh đoàn, sư bộ của các sư đoàn, khu khai khẩn tập trung của các đoàn trường, người ta thiết lập cơ cấu cục công an, viện kiểm sát, tòa án ba cấp.
Từ những năm 1980 trở đi, Binh đoàn đã chuyển đổi từ liên đội vũ trang thành cảnh sát vũ trang, tái tổ chức bộ chỉ huy và các chi đội, đại đội, trung đội cảnh sát vũ trang Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Vai trò quân sự của Binh đoàn cũng dần mờ nhạt, thay thế vị thế của nó là quân khu Tân Cương, một bộ phận của đại quân khu Lan Châu. Binh đoàn nay trở thành lực lượng dự bị, dân quân và một phân đội dân binh phản ứng khẩn cấp trong việc duy trì ổn định tại Tân Cương.
Kinh tế.
Phát triển kinh tế là ưu tiên số một của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Tận dụng địa vị đặc thù, binh đoàn tích cực tham gia cạnh tranh kinh tế trOng nước. Để thuận lợi trong việc giao lưu với quốc tế, Binh đoàn thường sử dụng tên gọi giống như một doanh nghiệp là "Tập đoàn tân kiến Trung Quốc" (中国新建集团).
Hiện tại, Binh đoàn vẫn lấy nông nghiệp làm trụ cột trong hoạt động kinh tế, với các cây trồng trọng tâm là bông, cây ăn quả, rau, cây lương thực, cây lấy dầu, củ cải đường. Các sản phẩm của Binh đoàn có khả năng cạnh trên thị trường Tân Cương và thậm chí trên toàn Trung Quốc là dưa Hami, lê thơm Korla, nho Turfan, rượu nho, cà chua, nước sốt cà chua, hoa bia, cừu Merino; trong đó các sản phẩm bông thương phẩm và nước sốt cà chua của Binh đoàn có vị thế nhất định trên thị trường thế giới. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của binh đoàn đang trong giai đoạn quá độ lên trình độ hiện đại, thực hiện tiết kiệm nước và cơ giới hóa nông nghiệp.
Trước khi Binh đoàn được thành lập, Tân Cương hầu như không có công nghiệp. Sau khi Binh đoàn thành lập, đã lập nên một số lượng lớn các doanh nghiệp khai khoáng thuộc sở hữu nhà nước tại Tân Cương, trong đó nhiều doanh nghiệp sau này đã được bàn giao cho các cấp chính quyền của Tân Cương. Hiện nay, Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương lấy lĩnh vực chế biến sâu nông sản làm chủ đạo trong phát triển công nghiệp, ngoài ra còn có các nhà máy dệt may, điện lực, sản xuất giấy, khai mỏ, y dược, vật liệu xây dựng.
Ngoài công nghiệp và nông nghiệp, Binh đoàn còn có thực lực trên các lĩnh vực hậu cần, mậu dịch, du lịch, bất động sản, xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và các ngành dịch vụ khác.
Năm 2011, tổng GDP của Binh đoàn đạt 96,8 tỉ NDT, GDP bình quân đầu người đạt 37.500 NDT (tương ứng với 5.800 USD). Binh đoàn chủ yếu là một tổ chức nông nghiệp, tỷ trọng ba khu vực trong nền kinh tế theo số liệu năm 2010 là 36,2% (khu vực một), 34% (khu vực hai) và 29,8% (khu vực ba). Binh đoàn có trình độ chế biến nông sản ở mức thấp, tổng lượng công nghiệp nhỏ, ngành dịch vụ dần tăng nhanh, đầu tư nhiều vào hệ thống tưới tiêu. Các sư đoàn trong Binh đoàn phát triển không đồng đều, theo số liệu năm 2010, trong số 14 sư đoàn thì tổng lượng kinh tế của sư đoàn 8, sư đoàn 1 và sư đoàn 6 chiếm 50,65% tổng lượng kinh tế của toàn Binh đoàn, còn tổng lượng kinh tế riêng rẽ của sư đoàn 7, sư đoàn 4 và sư đoàn 2 chỉ hơn 5%. Ngoài ra, GDP bình quân đầu người giữa các sư đoàn cũng có chênh lệch.
Nhân khẩu.
Người Hán là dân tộc chiếm đa số trong khu vực thuộc phạm vi quản lý của Binh đoàn với 88,1% theo số liệu năm 2002, tiếp theo là người Duy Ngô Nhĩ với 6,6%, người Hồi với 2,6%, người Kazakh với 1,7%. Đơn vị cấp một của binh đoàn là "sư đoàn", sư đoàn được phân tiếp thành các "đoàn" hoặc "nông trường". Binh đoàn có 14 sư đoàn, 174 nông mục đoàn trường. Theo tổng điều tra nhân khẩu năm 2010, tổng nhân khẩu của Binh đoàn là 2.607.200 người (không bao gồm 73.300 nhân viên đã nghỉ hưu cư trú bên ngoài lãnh thổ), chiếm 12% tổng nhân khẩu của Tân Cương, trong đó người Hán có 2.229.800 người (chiếm 85,5%).
Thành thị.
Trong tiến trình phát triển, Binh đoàn đã thành lập nên sáu thành thị có bậc trung có quy mô nhất định. Tại các thành phố này, chính ủy sư đoàn đồng thời là bí thư thị ủy, sư đoàn trưởng kiêm nhiệm chức thị trưởng. Mặc dù các thành phố này trên danh nghĩa là các phó địa cấp thị trực thuộc khu tự trị song các cấp chính quyền của khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương thường không can thiệp vào việc phát triển thành thị.
Văn hóa-Giáo dục.
Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương sở hữu một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh, bao gồm tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học và giáo dục cộng đồng. Hiện nay, Binh đoàn có hai cơ sở giáo dục bậc cao là Đại học Thạch Hà Tử (石河子大学) và Đại học Tarim (塔里木大学), lần lượt nằm ở thành phố Thạch Hà Tử ở bắc bộ Tân Cương và thành phố Aral ở nam bộ Tân Cương, có thế mạnh về nông khoa. Ngoài ra, Binh đoàn có gần hai trăm cơ sở nghiên cứu khoa học khác nhau.
Cơ quan báo chí của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương là "Binh đoàn nhật báo" (兵团日报). Binh đoàn và các sư đoàn có đài truyền hình riêng, như đài truyền hình Binh đoàn Tân Cương (新疆兵团电视台). | 1 | null |
Trường EPITA, tên đầy đủ là "École pour l' informatique et les'techniques avancées" ("Trường cho máy tính và kỹ thuật tiên tiến"), là một trong 3 phân khoa ("Grandes Écoles") của IONIS Education Group tại (Pháp).
EPITA là trường đầu tiên về tin học và toán ứng dụng của Pháp, tiên phong trong lĩnh vực xử lý thông tin. | 1 | null |
Chân Nguyên (1647 - 1726), còn có pháp danh là Tuệ Đăng; là một thiền sư Việt Nam, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 36; và là người khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm đời Trần ở Đàng Ngoài .
Thân thế và đạo nghiệp.
Sư là người họ Nguyễn tên Nghiêm, tên chữ là Đình Lân, sinh ngày 11 tháng 9 năm Đinh Hợi (1647) ở tại làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Không rõ cha của sư là ai, chỉ biết mẹ của sư là một người họ Phạm .
Lớn lên, sư theo học với cậu là một Giám sinh (học sinh trường Quốc Tử Giám). Sư rất thông minh, hạ bút là thành văn. Năm 16 tuổi, sư đọc quyển "Tam Tổ Thực Lục", đến Tổ thứ ba là Huyền Quang liền tỉnh ngộ nói: "Cổ nhân ngày xưa dọc ngang lừng lẫy mà còn chán sự công danh, huống ta là một chú học trò", rồi phát nguyện đi tu .
Năm 19 tuổi, sư lên chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử (Quảng Ninh), xin xuất gia với Thiền sư Tuệ Nguyệt (Chân Trú), và được đặt pháp danh là Tuệ Đăng.
Ít lâu sau, Thiền sư Tuệ Nguyệt viên tịch. Sư cùng bạn đồng tu là Như Niệm phát nguyện tu hạnh đầu đà, rồi đi du phương để tham vấn Phật pháp. Thời gian sau, Như Niệm đổi ý trở về trụ trì chùa Cô Tiên (Thanh Hóa). Còn sư thì đi đến chùa Vĩnh Phúc ở núi Côn Cương (Bắc Ninh) xin tham học với Thiền sư Minh Lương (? - ?, thuộc phái Lâm Tế, đời thứ 35), và được đặt pháp danh là Chân Nguyên.
Sau khi được tâm ấn, sư thọ giới Tỳ-kheo (Tỉ-khâu). Một năm sau, sư lập đàn thỉnh ba đức Phật (Thích-ca, A-di-đà, Di-lặc) chứng đàn, thọ giới Bồ-tát và đốt hai ngón tay nguyện hành hạnh Bồ-tát. Về sau, sư được truyền thừa y bát của thiền phái Trúc Lâm, làm Trụ trì chùa Long Động (tức chùa Lân, nay là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử) và chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh), là hai ngôi chùa lớn của phái.
Năm 1684, sư dựng đài Cửu Phẩm Liên Hoa tại chùa Quỳnh Lâm theo kiểu mẫu đài Cửu Phẩm Liên Hoa mà Thiền sư Huyền Quang đã dựng trước kia ở chùa Ninh Phúc (còn gọi là chùa Bút Tháp) ở Bắc Ninh.
Năm 1692, lúc 46 tuổi, sư được vua Lê Hy Tông triệu vào cung để tham vấn Phật pháp. Vua khâm phục tài đức sư, ban cho sư hiệu "Vô Thượng Công" (無上公) và cúng dàng áo ca-sa cùng những pháp khí để thờ tự .
Năm 1722, lúc 76 tuổi, sư được vua Lê Dụ Tông phong chức Tăng Thống và ban hiệu là "Chính Giác Hòa Thượng" (正覺和尚) .
Đến năm 1726, sư triệu tập đệ tử dặn dò và nói kệ truyền pháp như sau:
Nói kệ xong, sư bảo chúng: "Ta đã 80 tuổi, sắp về cõi Phật". Đến tháng 10 năm ấy, sư nhuốm bệnh, đến sáng ngày 28 viên tịch, thọ 80 tuổi (tính theo tuổi ta). Môn đồ làm lễ hỏa táng thu di cốt (tín đồ gọi là xá lợi) chia thờ hai tháp ở chùa Quỳnh Lâm và chùa Lân (Long Động).
Thiền sư Chân Nguyên đã đào tạo được nhiều đệ tử ưu tú như Như Hiện, Như Sơn, Như Trừng...
Tác phẩm.
Theo nhà Phật học Lê Mạnh Thát, thì Thiền sư Chân Nguyên có đến 11 tác phẩm (trong số đó có những cuốn chưa thật chắc chắn): | 1 | null |
Bão Wukong (tên gọi theo Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines: Quinta ; tiếng Việt: Ngộ Không) là một cơn bão được hình thành từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi phía đông nam Philippines ngày 25 tháng 12 năm 2012.
Lịch sử khí tượng.
Ngày 25 tháng 12, cảnh báo lũ và trượt đất của chính phủ Philippines đã được đưa ra trên khắp vùng trung và nam Philippines. Tín hiệu cảnh báo được đưa ra ở cấp 2 (thang cảnh báo của Philippines có 4 cấp) ở các tỉnh Đông Samar, Leyte và nam Leyte, và cấp 1 ở 11 tỉnh khác. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, cơn bão có thể mạnh lên. Đây là cơn bão thứ 17 quét qua Philippines trong năm 2012, và là cơn bão thứ 10 đi vào Biển Đông.
Đến 18 giờ GMT ngày 27 tháng 12, bão suy yếu thành một vùng áp thấp trên Biển Đông.
Ảnh hưởng.
Philippines.
Sáng ngày 26 tháng 12, do ảnh hưởng của bão có khoảng 5.748 hành khách bị mắc kẹt tại các cảng ở miền trung Philippines.
Ngày 27 tháng 12, khi quét qua miền trung Philippines, cơn bão đã làm thiệt mạng 5 người và 3 người bị mất tích.
Sau khi bão đi qua, tính đến ngày 28 tháng 12, số người thiệt mạng tại Philippines là 11 và 3 người mất tích. Hơn 28.000 phải rời khỏi nơi cư trú và gần phân nửa trong số đó vẫn sống trong các liều tạm của chính phủ nước này. | 1 | null |
Aptostichus barackobamai là một loài nhện trong họ Cyrtaucheniidae. Loài này phân bố ờ Hoa Kỳ. Loài nhện này được phát hiện năm 2012 bởi các nhà khoa học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Khoa Sinh học thuộc Đại học Auburn. Họ đã đặt tên loài theo Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Loài nhện này phân bố ở những vùng có khí hậu ấm áp. Thức ăn chính là côn trùng. Nọc độc của chúng có thể khiến côn trùng tê liệt hoặc chết ngay lập tức. Chúng hoạt động vào ban đêm. Kẻ thù chính của loài nhện này những con ong săn nhện. Ong thường tìm kiếm tổ của nhện và tìm cách lọt vào bên trong tổ để bắt chúng. | 1 | null |
"Wukong" là tên bão bằng tiếng Anh, tên gốc Hán được trình bày như sau: . Dịch nghĩa ra tiếng Việt, nó có nghĩa là Tôn Ngộ Không, một nhân vật trong tiểu thuyết đã chuyển thể thành phim "Tây du ký". Dưới đây là các cơn bão mang tên Wukong: | 1 | null |
Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian của vùng sông nước miền Tây làm từ ba nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Bánh có cách làm đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều sự công phu và cẩn thận, tỉ mỉ để làm được bánh ngon.
Theo truyền thống, bánh lá mơ trong, có màu xanh đậm, hình dạng dèn dẹt, dài dài. Ngoài ra, ta cũng có thể nắn bột thành những miếng tròn dẹt hay những sợi ngắn và xoăn lại như hình con nui và đem đi hấp cách thủy. Khi ăn, người ta chan ngập nước cốt dừa trắng lên mặt bánh và đôi khi cũng rắc thêm đậu phộng rang. Bánh lá mơ khi ăn thì dai giòn vừa thơm, vừa ngậy béo, vừa ngòn ngọt, ngai ngái.
Y học.
Bánh lá mơ được cho là "rất nên thuốc". Theo y học dân gian, rau mơ là loại dây leo dại, sống lâu năm, có vị đắng, chua chát, tính mát. Nó có tác dụng nhuận gan, thanh nhiệt, tiêu thực, sát khuẩn…, thường dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, ăn khộng tiêu… Nông thôn cũng xem lá mơ là loại rau sạch để ăn sống (chấm nưước kho), xắt sợi xào, nấu canh...
Cách làm.
Đầu tiên, vắt nước cốt dừa cùng nước dão (nước cốt dừa lần 2-3 đã loãng đi) để sẵn mỗi thứ ra tô, lá mít rửa sạch, để ráo, để nguyên cuống.
Lá mơ làm bánh phải vừa ăn (không già cũng không non), đem giã dập, lược lấy nước cốt.
Cho bột gạo và bột năng vào thau pha bột theo tỉ lệ tùy kinh nghiệm mỗi người. Đổ nước cốt lá mơ cùng nước dão dừa khô vào bột trộn đều nêm gia vị (muối, đường) vừa ăn thành một hỗn hợp nhão không dính tay.
Tiếp đó, đầu bếp ngắt cục bột đặt lên mặt phải lá mơ, nắn nhẹ cho lớp bột phủ mỏng đều trên lá, lấy cuống lá xỏ vào phần đuôi thành một cuốn tròn để vào xửng hấp 15 phút. Bánh chín lấy ra để nguội, ăn kèm đậu phộng và nước cốt dừa. | 1 | null |
Joo Ji-hoon (; Hán-Việt: Chu Chí Huân) hay còn được viết như Ju Ji-hoon (; Hán-Việt: Chu Chính Huân), sinh ngày 16 tháng 5 năm 1982, là một nam diễn viên, người mẫu người Hàn Quốc. Vai chính đầu tiên của anh là Hoàng Thái tử Lee Sin trong phim truyền hình của đài MBC mang tên "Được làm hoàng hậu". Anh còn tham gia vào một số tác phẩm như Antique vào năm 2008 hay vào vai Hoàng tử Choong-nyeong trong phim "Hoàng đế bất đắc dĩ" vào năm 2012. Công ty quản lý của anh là KeyEast Entertainment.
Sự nghiệp.
Năm 2003, khi đang là sinh viên đại học, Ji-hoon được mời làm người mẫu nhờ chiều cao lý tưởng 1,88 m cùng gương mặt điển trai. Anh khởi nghiệp với nghề người mẫu với các quảng cáo cho các nhãn hàng như Calvin Klein, Levi's và Reebok. Anh cũng từng giành nhiều giải thưởng người mẫu. Trước khi tham gia vào ngành giải trí, anh theo học tại trường Đại học Tong-won, chuyên ngành Thương mại Điện tử.
2006–2008: Khởi nghiệp diễn xuất và tài năng được công nhận.
Phim truyền hình đầu tiên của Ji-hoon là Old Love, nhưng phải đến khi tham gia bộ phim "Được làm hoàng hậu" cùng với Yoon Eun-hye và Song Ji-hyo, anh mới thực sự được công nhận là một diễn viên và bắt đầu được công chúng biết đến. Phim truyền hình này giúp anh thắng nhiều hạng mục trong Lễ trao giải "Giải thưởng Phim truyền hình MBC" năm đó. Anh được giới chuyên đánh giá diễn xuất bằng mắt tốt, khiến nhân vật toát lên vẻ lạnh lùng nhưng cuốn hút. Tác phẩm đầu tay giúp tên tuổi của Ji-hoon lan tỏa châu Á, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan.
Tháng 3 năm 2007, Ji-hoon tiếp tục tham gia bộ phim The Devil, một tác phẩm của đài KBS. Anh đã thực hiện chế độ giảm cân và thay đổi diện mạo lần đầu tiên cho một vai diễn. Anh được chọn là một trong những "Ngôi sao châu Á mới năm 2007" cùng với sáu người khác tại Lễ trao giải Giải thưởng Phim truyền hình Astar theo các tiêu chí như mức độ, tiềm năng và sự đón nhận của khán giả tại nhiều nước châu Á.
Bộ phim rạp đầu tiên của Ji-hoon là Antique dựa trên một tác phẩm truyện tranh, khởi chiếu từ ngày 13 tháng 11 năm 2008. Anh đóng vai Kim Jin-hyeok. Tham gia phim còn có Kim Jae-wook, Yoo Ah-in và Choi Ji-ho. Nhờ Antique, Ji-hoon được mời tham dự Liên hoan Phim Quốc tế Berlin lần thứ 59.
2009: Vụ bê bối về ma túy.
Ngày 27 tháng 4 năm 2009, Ji-hoon bị triệu tập về trụ sở Cảnh sát Seoul về việc có liên quan đến sử dụng chất gây nghiện trái phép. Cùng 15 người nữa, anh bị bắt vì liên quan đến đường dây cung cấp thuốc lắc. Ngày 23 tháng 6 năm 2009, Ji-hoon xuất hiện ở tòa án sau khi nhận tội sử dụng thuốc lắc và chất gây nghiện. Anh bị phạt tù 6 tháng, quản giáo 1 năm, chịu 120 giờ lao động công ích, và bị phạt . Thẩm phán giải thích: "Bản chất của tội phạm là không trong sạch. Tuy nhiên, anh ấy đã nhận ra lỗi lầm và ý thức sâu sắc việc mình phải làm. Anh ấy đã không sử dụng ma túy trong 1 năm và 2 tháng trước đó. Rất nhiều người hâm mộ cũng tỏ ra quan tâm và gửi nhiều kiến nghị đến tòa án kêu gọi một phán quyết hợp lý". Luật sư của Ji-hoon cũng phát biểu: "Việc phạm tội và nhận trừng phạt là tất yếu. Nhưng vì thông tin được cung cấp hoàn toàn có thể bị sai lệch và việc này khiến câu chuyện bị thổi phồng anh là một người sử dụng thường xuyên, phán quyết thực sự không công bằng".
Ngay khi chưa có kết luận của cơ quan chức năng, Ji-hoon lập tức bị các thương hiệu lớn chấm dứt hợp đồng vì lo sự tẩy chay của công chúng. Phim "The Naked Kitchen" có anh đóng vừa quay xong đã bị cấm chiếu. Các đài truyền hình lớn cũng loại anh khỏi những dự án làm phim trước mắt.
2010-2011: Nhập ngũ và hoạt động trong quân ngũ.
Ngày 2 tháng 2 năm 2010, ngay sau khi mãn hạn tù, Ji-hoon quyết định nhập ngũ để tạm tránh xa dư luận. Anh thực hiện nghĩa vụ phục vụ Tổ quốc tại Uijeongbu, tỉnh Gyeong-gi. Trang báo Naver của Hàn Quốc cho biết khi đó dư luận vẫn công kích Joo Ji-hoon, không đồng tình vì cơ quan chức năng đã có phần khoan dung với anh.
Tháng 8, anh cùng Lee Joon-gi tham gia nhạc kịch quân đội "Voyage of Life" kỷ niệm 60 năm kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, dàn dựng bởi Bộ Quốc phòng và Hiệp hội Nhạc kịch Hàn Quốc. Vở nhạc kịch được trình diễn từ ngày 21 tới ngày 29/8 tại Nhà hát kịch Quốc gia. Ji-hoon giải ngũ vào ngày 21/11/2011.
2011 - 2016: Tái xuất.
Tháng 1 năm 2011, sau khi giải ngũ, anh ký hợp đồng với KeyEast Entertainment, công ty dưới trướng diễn viên Bae Yong-joon. Chủ tịch Bae cho biết coi trọng tài năng của anh. Công ty lên kế hoạch phát triển sự nghiệp cho Joo Ji-hoon ở cả Hàn Quốc lẫn nước ngoài.
Kế hoạch trở lại của Ji-hoon là vào vai Yuri Zhivago trong vở nhạc kịch Doctor Zhivago. Tuy nhiên, anh đã rút khỏi vở nhạc kịch sau hai tuần sau đó bởi chấn thương thanh quản và được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi.
Tháng 8, Ji-hoon trở lại màn ảnh lớn với phim "Hoàng đế bất đắc dĩ". Anh thủ vai Hoàng tử Choong-Nyeong, người sau này trở thành vua Se-jong.
Tiếp đó, anh tái xuất trên màn ảnh nhỏ với vai Yoo Ji-ho trong bộ phim truyền hình về âm nhạc của đài SBS mang tên "Năm ngón tay", đóng cùng với Ji Chang-wook và Jin Se-yeon, lên sóng từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012.
Năm 2013, Joo đóng vai chính trong phim truyền hình về y khoa "Đội ngũ danh y", và phim hài lãng mạn Marriage Blue.
Joo ra mắt điện ảnh ở Trung Quốc với Love Suspicion, một bộ phim kinh dị lãng mạn. Năm 2014, Ju đóng cặp với Ji Sung và Lee Kwang-soo trong "Lời thú tội", một bộ phim thể loại neo-noir khám phá hậu quả của tình bạn ba người đàn ông sau cái chết của mẹ một người.
Năm 2015, Joo đóng vai chính trong bộ phim cổ trang "Vương triều dục vọng", tái hợp anh với đạo diễn của Antique and Naked Kitchen. Sau đó, anh trở lại màn ảnh nhỏ với bộ phim tâm lý tình cảm "Mặt nạ" của đài SBS cùng với Soo Ae, Yeon Jung-hoon và Yoo In-young.
Năm 2016, Joo đóng vai chính trong phim tội phạm kinh dị "Asura: The City of Madness", được công chiếu lần đầu trên toàn cầu tại Liên hoan phim Toronto lần thứ 41. Anh đã nhận được giải thưởng Ngôi sao điện ảnh nổi tiếng tại Lễ trao giải Top ngôi sao Hàn Quốc.
Các tác phẩm mà anh tham gia trong giai đoạn trên đều được đánh giá cao nội dung, quy tụ dàn diễn viên thực lực, tuy nhiên Joo Ji-hoon vẫn bị truyền thông lẫn khán giả lạnh nhạt.
2017-nay: Hồi sinh sự nghiệp.
Sự nghiệp của Joo bắt đầu khởi sắc trở lại kể từ năm 2017. Từ năm 2017 đến 2018, Ju đóng vai chính trong bộ phim sử thi giả tưởng dài hai phần "Thử thách thần chết". Bộ phim có doanh thu cao thứ hai ở Hàn Quốc, và Joo được biết đến với vai diễn Haewonmaek. Tác phẩm có kinh phí lên đến 40 tỷ won (hơn 800 tỷ đồng) - thuộc hàng cao nhất màn ảnh Hàn. Nhà sản xuất thu về doanh thu cao gấp đôi và hút 14,4 triệu người đến rạp. Dự án hiện là phim điện ảnh ăn khách thứ ba lịch sử phòng vé nước này.
Năm 2018, Joo đóng vai chính trong các bộ phim kinh dị "Kế hoạch Bắc Hàn", và "Bảy thi thể". Diễn xuất của Joo trong cả hai bộ phim đều được ca ngợi, và anh đã giành được một số giải thưởng Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất tại các lễ trao giải điện ảnh cho vai diễn trong "Kế hoạch Bắc Hàn", và được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Rồng Xanh cho "Bảy thi thể".
Năm 2019, Joo trở lại màn ảnh nhỏ với hai phim truyền hình: phim truyền hình cổ trang zombie "Vương triều xác sống" của Netflix và tái hợp cùng Jin Se-yeon trong phim truyền hình pháp luật giả tưởng "Vật chứng" của đài MBC.
Cuối tháng 4 năm 2019, Forbes Hàn Quốc công bố danh sách 40 ngôi sao quyền lực nhất quốc gia này năm 2019, trong đó Joo Ji-hoon đứng thứ 40. Thống kê dựa trên bốn chỉ số: lợi nhuận (từ việc đóng phim, bán album, hợp đồng quảng cáo và kinh doanh), tiếp xúc với truyền thông, hoạt động phát sóng và ảnh hưởng trên mạng xã hội. Giới chuyên môn Hàn Quốc nhận định đây là kỳ tích của Joo Ji-hoon sau vụ bê bối ma túy gây chấn động 10 năm trước đó.
Năm 2020, Joo tiếp tục vai diễn của mình trong phần thứ hai của "Vương triều xác sống", và đóng vai chính trong bộ phim pháp luật "Chị đại khi yêu" cùng với bạn diễn hơn tuổi Kim Hye-soo.
Vào tháng 1 năm 2021, Joo ký hợp đồng với công ty mới H& Entertainment.
Cuộc sống cá nhân.
Joo Ji-hoon từng hẹn hò nữ ca sĩ Gain (em út nhóm nhạc Brown Eyed Girls) trong ba năm, từ năm 2014 đến 2017. Họ bén duyên khi đóng chung MV 19+ và đường ai nấy đi khi Gain công khai gọi bạn trai là "kẻ nghiện ngập" trên mạng xã hội. | 1 | null |
TrES-4b là một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện năm 2006 và được công bố năm 2007 bởi Trans-Atlantic Exoplanet Survey sử dụng phương pháp chuyển động đi qua. Nó cách chúng ta khoảng , về phía chòm sao Vũ Tiên.
TrES-4b quay quanh ngôi sao chủ của nó GSC 02620-00648 A mỗi 3,543 ngày và gây nhật thực khi quan sát từ Trái Đất. Nó nặng khoảng 0,919 lần so với Sao Mộc nhưng có đường kính lớn hơn Sao Mộc 1,799 lần, và là hành tinh lớn nhất từng được phát hiện (nhỏ hơn là WASP-17b, và được phát hiện ngày 1 tháng 5 năm 2009), nên tỷ trọng trung bình của nó chỉ đạt 0,333 gram/cm³. Do đó, đây là hành tinh lớn nhất và có tỷ trọng thấp nhất từng được biết đến tại thời điểm phát hiện ra nó.
Bán kính quỹ đạo của TrES-4b là 0,05091 AU, nên nhiệt độ bề mặt của nó được phỏng đoán vào khoảng 1782 K. Yếu tố này không đủ để giải thích cho tỷ trong thấp của nó, mặc dù hiện người ta không rõ lý do tại sao TrES-4b lại lớn đến thế. Nguyên nhân có thể là nó nằm gần một ngôi sao mẹ với mức chiếu sáng cao gấp 3-4 lần so với Mặt Trời và nội nhiệt bên trong hành tinh.
Một nghiên cứu năm 2009 kết luận rằng hệ GSC 06200-00648 là một hệ sao đôi từ đó cho phép xác định các thông số sao và hành tinh thậm chí còn chính xác hơn. | 1 | null |
The Official Charts Company (OCC), trước đây là Chart Information Network (CIN) và sau đó The Official UK Charts Company, biên soạn các bảng xếp hạng âm nhạc chính thức tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, trong đó có UK Singles Chart, UK Albums Chart, UK Singles Downloads Chart và UK Album Downloads Chart, cũng như các bảng xếp hạng theo thể loại và bảng xếp hạng video âm nhạc.
Official Charts Company xuất bản các bảng xếp hạng của mình bằng cách thu thập và tổng hợp số liệu về doanh số đĩa từ các nhà bán lẻ thông qua công ty nghiên cứu thị trường Kantar Group. OCC nói họ kiểm soát 99% thị trường đĩa đơn và 95% thị trường album tại Anh.
OCC được vận hành đồng thời bởi British Phonographic Industry và Entertainment Retailers Association (ERA, trước đây là British Association of Record Dealers, BARD). Từ ngày 1 tháng 7 năm 1997, Chart Information Network (đổi tên thành OCC sau này) đã bắt đầu biên soạn các bảng xếp hạng chính thức. Trước mốc thời gian này, nhiều bảng xếp hạng khác nhau tại Anh được phát hành bởi các công ty nghiên cứu thị trường. Trước khi các bảng xếp hạng "chính thức" được sản xuất, nhiều bảng xếp hạng với mức độ toàn diện ít hơn đã được xuất bản, trong đó nổi bật nhất là các bảng xếp hạng của "NME" từ năm 1952. Một số bảng xếp hạng nói trên, cũng như các bảng xếp hạng đĩa đơn của "NME", đã trở thành một phần chính thức trong lịch sử bảng xếp hạng của OCC.
Tất cả các bảng xếp hạng của OCC được công bố hàng tuần vào ngày chủ nhật, với dữ liệu là toàn bộ doanh số nhạc của tuần trước đó (chủ nhật đến thứ bảy). Các bảng xếp hạng theo thể loại bao gồm UK Dance Chart, UK Indie Chart, UK R&B Chart, UK Rock Chart và Asian Download Chart. Ngoài ra còn có các Scottish Singles and Albums Charts (bảng xếp hạng cho Scotland), Welsh Singles and Albums (bảng xếp hạng cho xứ Wales, nay đã ngưng phát hành), UK Budget Albums Chart và UK Video Chart.
Ngày 5 tháng 9 năm 2008, The Official UK Charts Company thay đổi tên gọi thành Official Charts Company, và cùng với đó ra mắt biểu trưng mới. | 1 | null |
Thác Trắng Minh Long là thác trên thượng nguồn sông Phước Giang, gần "thôn Thượng Ðố," xã Thanh An , huyện Minh Long , tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam
Thác được coi là đẹp nhất tỉnh Quảng Ngãi.
Từ huyện lỵ Long Hiệp đi đến thác khoảng 7 km. Thác Trắng Minh Long nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp. Ðộ cao của thác khoảng 40 - 50 mét. Từ trên cao, nước chảy xuống trắng xóa như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Dưới chân thác có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, xanh biếc và mát lạnh. Từ chân thác này, nước theo con suối rộng khoảng 20 mét, lô nhô đá tảng giữa dòng, quanh có uốn khúc trong thung lũng trước khi chảy ra hợp nước với các khe suối khác. Giữa mùa hè nóng bức mà đến thác Trắng với không khí mát lành thì thật tuyệt.
Đây như một điểm hội tụ của người dân Quảng Ngãi. Nhất là vào dịp Tết hoặc lễ thì những người xa quê trở về đều sẽ ghé đến đây 1 lần. Và đó như một phong túc của người Quảng. Nếu bạn có ý định đến Quảng Ngãi du lịch thì đây là 1 địa điểm không thể bỏ qua. | 1 | null |
Thú lông nhím mỏ ngắn ("Tachyglossus aculeatus"), là một trong bốn loài thú lông nhím còn sinh tồn và là thành viên duy nhất của chi Tachyglossus. Thú lông nhím mỏ ngắn được bao phủ bởi lớp lông cứng và gai nhọn, chúng có một cái mõm và cái lưỡi chuyên biệt để sử dụng bắt mồi với tốc độ tuyệt vời. Cũng giống như các loài động vật đơn huyệt khác còn tồn tại, thú lông nhím mỏ ngắn cũng là loài đẻ trứng.
Thú lông nhím mỏ ngắn có chi trước và móng vuốt cực kỳ mạnh mẽ, cho phép nó đào hang một cách nhanh chóng. Để có thể tồn tại, chúng đào những cái hang sâu dưới lòng đất. Nó có khả năng chịu đựng tốt trong môi trường có mức độ cao khí carbon dioxide và mức độ thấp oxy. Nó không có vũ khí hay khả năng chiến đấu, trước những kẻ săn mồi, chúng tự vệ bằng cách uốn cong cơ thể thành một quả cầu gai khiến cho bất cứ kẻ săn mồi nào cũng phải dè chừng. Thú lông nhím không có khả năng tiết mồ hôi và là động vật thân nhiệt kém, do đó, nó có xu hướng tránh hoạt động vào ban ngày trong thời tiết nắng nóng, và nó có thể bơi nếu cần thiết. Mõm của chúng giúp phát hiện những gì xung quanh đó.
Trong suốt mùa đông, nó đưa cơ thể vào trạng thái hôn mê sâu và ngủ đông để tiết kiệm năng lượng và giảm sự trao đổi chất. Thú lông nhím cái chỉ đẻ một quả trứng mỗi năm, và thời kỳ phối giống là thời gian duy nhất trong năm chúng gặp nhau, sau đó cả con đực và con cái không có liên hệ nào nữa. Con non mới đẻ có kích thước bằng một quả nho, nhưng phát triển nhanh chóng nhờ vào nguồn sữa giàu chất dinh dưỡng của mẹ chúng. Chúng phát triển trong túi của mẹ chúng và sau khoảng 6 tháng, chúng rời khỏi hang bắt đầu cuộc sống tự lập và cũng không còn mối liên hệ nào với mẹ của chúng nữa.
Loài này được tìm thấy trên khắp lục địa Úc và vùng ven biển, núi cao ở Tây nam New Guinea, nơi mà nó được biết đến với tên gọi là "mungwe" trong ngôn ngữ Daribi và Chimbu. Nó không bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng những hoạt động của con người như săn bắn, phá hủy môi trường sống, cùng với việc di cư của các loài động vật gây hại và ký sinh trùng, đã làm giảm việc phân phối thú lông nhím mỏ ngắn tại Úc. Nỗ lực gây giống thú lông nhím trong điều kiện nuôi nhốt đã không thành công, khi không có con nào đạt đến độ trưởng thành. Tuy nhiên, thú lông nhím có thể tồn tại bởi nguồn thức ăn của chúng chỉ là kiến và mối, và nó có thể tồn tại trong môi trường bị hạn chế các nguồn tài nguyên.
Phân loại.
Thú lông nhím mỏ ngắn lần đầu tiên được mô tả bởi George Shaw vào năm 1792. Ông đặt tên chúng là "Myrmecophaga aculeata", vì nghĩ rằng nó có thể được liên quan đến thú ăn kiến ở Nam Mỹ. Kể từ khi Shaw lần đầu tiên mô tả loài này, tên của nó đã trải qua bốn phiên bản là: "M. Hystrix Ornithorhynchus", "Echidna Hystrix", "Echidna aculeata" và cuối cùng là "Tachyglossus aculeatus". Tên "Tachyglossus" có nghĩa là "lưỡi nhanh", bởi tốc độ mà thú lông nhím sử dụng lưỡi của chúng để bắt con mồi, và "aculeatus" có nghĩa là "gai" hay "trang bị gai".
Các thú lông nhím mỏ ngắn là các thành viên duy nhất của chi . Chúng cùng với các loài thú lông nhím mỏ dài thuộc chi Zaglossus còn tồn tại là những thú lông nhím duy nhất ở New Guinea. Trong đó các loài thú lông nhím mỏ dài có số lượng đáng kể hơn so với thú lông nhím mỏ ngắn, và chế độ ăn của chúng bao gồm cả sâu và ấu trùng chứ không phải chỉ có kiến và mối Các loài thú lông nhím mỏ ngắn là các động vật có vú đẻ trứng, cùng với thú mỏ vịt là các động vật đơn huyệt còn tồn tại trên thế giới.
Năm phân loài thú lông nhím mỏ ngắn được tìm thấy tại các vùng địa lý khác nhau. Các phân loài khác nhau chiều dài và chiều rộng cột sống, kích thước của móng vuốt chi sau
Hóa thạch đầu tiên của thú lông nhím mỏ ngắn cách đây khoảng 15 triệu năm trước, thời Đại Pleistocene, và mẫu vật lâu đời nhất được tìm thấy trong các hang động ở Nam Úc, được tìm thấy cùng với các hóa thạch của thú lông nhím mỏ dài. Thú lông nhím mỏ ngắn thời tiền sử được coi là giống hệt với hậu duệ hiện đại của chúng ngoại trừ chúng có kích thước nhỏ hơn khoảng 10%.
Thú lông nhím mỏ ngắn thường được gọi là thú ăn kiến gai trong các tài liệu cũ, mặc dù thuật ngữ này bị bỏ từ khi thú lông nhím đã được chứng minh là không liên quan đến các thú ăn kiến. Trong ngôn ngữ bản địa, nó mang rất nhiều tên gọi khác nhau. Những người Noongar ở Western Australia gọi nó là "nyingarn". Phía tây nam của Trung tâm Úc, Alice Springs, ngôn ngữ Pitjantjatjara gọi là "tjilkamata" hoặc "tjirili", từ "tjiri" có thể bắt nguồn từ tên loại cỏ Triodia ("Triodia irritans") hoặc cũng có nghĩa là "chậm chạp". Trung tâm bán đảo Cape York, nó được gọi là "(minha) kekoywa" ở Pakanh, "minha" là một ý nghĩa là "thịt" hoặc "động vật", "(inh-) ekorak" ở UW Oykangand và "(inh-) egorag" ở UW Olkola, "inh" có ý nghĩa như là một loại "thịt" hoặc "động vật". Ở các vùng cao nguyên phía Tây nam New Guinea, nó được biết đến như là "mungwe" trong ngôn ngữ Daribi và Chimbu.
Mô tả.
Thú lông nhím mỏ ngắn thường là có chiều dài từ 30 – 45 cm (12 – 18 ft), cân nặng từ 2 – 5 kg (4,4 - 11 lb). Tuy nhiên, phân loài ở Tasmania là "T. a. setosus" nhỏ hơn so với các phân loài khác ở lục địa Úc. Lỗ tai nằm ở hai bên đầu. Đôi mắt nhỏ với đường kính chỉ khoảng 9 mm (0,4 in) và nằm gần mõm hình nêm.. Hai lỗ mũi và miệng ở xa so với phần mõm; Lỗ tai ở cả hai bên đầu, miệng chúng không thể mở rộng quá 5 mm (0,2 in). Cơ thể của chúng nói chung là ngắn, với phần dưới của khuôn mặt và chân là không có gai, còn lại được bao phủ bởi các gai và lông nhọn có màu kem. Các gai nhọn này phát triển từ cột sống có thể dài đến 50 mm (2 in) chủ yếu làm bằng chất sừng. Giữa các xương đốt sống có lớp lông giữa cách điện màu mật ong hay màu đỏ nâu sẫm và thậm chí màu đen. Đuôi của thú lông nhím ngắn cũng được bao phủ lớp lông.
Các chi của thú lông nhím mỏ ngắn được điều chỉnh phù hợp để đào nhanh chóng, tuy ngắn nhưng lại có những móng vuốt vô cùng mạnh mẽ.. Vì thế, chúng có thể di chuyển những khối đá lớn hơn nhiều so với cơ thể, một con thú lông nhím đã được ghi lại việc di chuyển một khối đá nặng 13,5 -kg (30 lb). Sức mạnh các chi dựa trên hệ thống cơ mạnh mẽ, đặc biệt là xung quanh khu vực vai và thân. Lợi thế cơ học chi trước của nó so với kích thước thì lớn hơn cả con người.
Móng vuốt chi sau dài và cong ngược trở lại, cho phép nó làm sạch và chải chuốt cơ thể gai góc. Giống như loài thú mỏ vịt, thú lông nhím có nhiệt độ cơ thể thấp, giữa 30 và 32 °C (86 và 90 °F), nhưng không giống như loài thú mỏ vịt không có tình trạng hôn mê ngủ đông, nhiệt độ cơ thể của thú lông nhím có thể rơi xuống thấp nhất là 5 °C (41 °F). Các loài thú lông nhím cũng không tiết mồ hôi , vì thế chúng thường phải tìm kiếm nơi trú ẩn trong điều kiện nắng nóng. Mặc dù không có khả năng đổ mồ hôi, thú lông nhím lại còn chịu mất nước mỗi lần thở ra. Mõm được cho là rất quan trọng trong việc hạn chế sự mất nước này, thông qua một mê cung xương có một hệ thống làm đông hiệu quả và giúp ngưng tụ hơi nước khi thở. thú lông nhím mất nước một nửa mỗi ngày, khoảng 120 g (4.2 oz) thông qua nước tiểu, trong khi phần còn lại là thông qua da và hệ thống hô hấp.. Hầu hết lượng nước thiếu hụt được bổ sung trong quá trình ăn, theo nghiên cứu thí nghiệm thú lông nhím sẽ ăn khoảng 147 g mỗi ngày (5,2 oz), hầu hết trong số đó là nước. Chúng bổ sung bằng cách uống nước (nếu có), hoặc liếm sương buổi sáng đọng lại trên các cây cỏ.
Từ mùa thu đến hết mùa đông là thời gian thú lông nhím mỏ ngắn ngủ mê hoặc ngủ đông sâu. Bởi vì nhiệt độ cơ thể thấp, nó sẽ trở nên chậm chạp trong thời tiết rất nóng nực hoặc quá lạnh.
Giống như tất cả các động vật đơn huyệt khác, nó cũng có một lỗ huyệt để bài tiết phân, nước tiểu và sinh sản. Con đực có tinh hoàn ở bên trong, bên ngoài không có bìu và dương vật bất thường với bốn nút bấm trên đầu Các con cái mang thai phát triển một túi ở mặt dưới bụng của nó, nơi những con con của chúng được bú sữa và bảo vệ.
Các hệ thống cơ của thú lông nhím mỏ ngắn có một số điều khác thường. Chúng có lớp cơ dưới da bao trùm toàn bộ cơ thể, Carnosus panniculus. Co thắt của các bộ phận khác nhau của các carnosus panniculus khiến cho thú lông nhím mỏ ngắn có thể thay đổi hình dạng, đặc trưng nhất chính là việc nó cuộn tròn thành một quả bóng khi bị đe dọa. Nó có dây cột sống được xem là ngắn nhất trong các loài động vật có vú, dài không quá ngực. Trong khi tủy sống của con người kết thúc ở thắt lưng đầu tiên hoặc thứ hai nhưng thú lông nhím lại kết thúc ở đốt sống ngực thứ 7. Dây cột sống ngắn cho phép thú lông nhím mỏ ngắn linh hoạt để quấn thành một quả bóng.
Các hệ thống cơ mặt, hàm và lưỡi chuyên biệt. Lưỡi của chúng có vai trò duy nhất là bắt mồi, và có thể nhô ra phía ngoài khoảng 180 mm. Mõm có hình dạng giống như một cái nêm, mang lại cho nó một lợi thế đáng kể trong việc đào bới bắt những con mồi chui trong đất hay để đào một cái hang. Lưỡi của chúng có chất kết dính vì có sự hiện diện của glycoprotein, giúp bôi trơn cho việc vận động của lưỡi, để chúng bắt kiến và mối được dễ dàng. Lưỡi nhô ra sẽ cứng lại bởi dòng chảy nhanh trong máu, cho phép nó thâm nhập được vào gỗ và đất. Khi rút lại đòi hỏi phải có sự co lại của hai cơ nội bộ theo chiều dọc, được biết đến như sternoglossi. Khi lưỡi được rút lại, con mồi sẽ rơi vào khoang miệng để nghiền và xay thức ăn. Lưỡi của thú lông nhím mỏ ngắn di chuyển với tốc độ lớn với khoảng 100 lần ra vào mỗi một phút. Điều này đạt được thông qua một phần tính đàn hồi của lưỡi và chuyển đổi năng lượng đàn hồi thành năng lượng động lực. Lưỡi chúng rất linh hoạt, đặc biệt là lúc rụt lại, cho phép nó uốn cong đầu lưỡi không cho con mồi chạy thoát.. Ngoài ra, lưỡi của chúng cũng có khả năng để tránh các mảnh vỡ trong khi tìm kiếm thức ăn. Nó ăn một cách nhanh chóng, một con thú lông nhím khoảng 3 kg (6,6 lb) có thể ăn 200 g mối (7,1 oz) trong 10 phút.
Dạ dày của thú lông nhím là khá khác biệt so với các loài động vật có vú khác. Dạ dày có tính đàn hồi cao, không có các tuyến tiết vì đã có biểu mô phân tầng, giống như da sừng. Không giống như động vật có vú khác, dạ dày thường có tính acid cao, thú lông nhím có mức độ axit thấp, gần như trung tính, với độ pH trong khoảng 6,2-7,4.. Tiêu hóa xảy ra tại ruột non có chiều dài khoảng 3,4 m (11 ft). Phần cứng của côn trùng và đất không được tiêu hóa, do đó, được thải ra qua lỗ huyệt.
Văn hóa.
Nhân vật thú lông nhím Knuckles (Knuckles the Echidna) xuất hiện trong loạt series video game "Sonic the Hedgehog" và phim hoạt hình điện ảnh "Sonic the Hedgehog 2" | 1 | null |
Monica Vitti (sinh ngày 03/11/1931 - 02/02/2022) là một diễn viên Ý, bà nổi danh khi tham gia diễn trong các phim của đạo diễn Michelangelo Antonioni trong thập niên 1960.
Đầu đời.
Maria Luisa Ceciarelli sinh ra ở Rome vào ngày 3 tháng 11 năm 1931 với Adele (nhũ danh Vittilia) và Angelo Ceciarelli, sau đó cô lấy nghệ danh từ tên thời con gái của mẹ mình. Vitti đóng phim nghiệp dư khi còn là một thiếu niên, [ "cần dẫn nguồn" ] sau đó được đào tạo thành diễn viên tại Học viện Nghệ thuật Sân khấu Quốc gia của Rome (tốt nghiệp năm 1953) [ "cần dẫn nguồn" ] và tại Trường Cao đẳng Pittman, nơi cô đóng vai một thiếu niên trong buổi biểu diễn từ thiện "La nemica" của Dario Niccodemi . [ "cần dẫn nguồn" ]Cô đã đi lưu diễn ở Đức với một đoàn diễn xuất của Ý và lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu ở Rome là để sản xuất vở "La Mandragola" của Niccolò Machiavelli .
Sự nghiệp điện ảnh.
Vai diễn điện ảnh đầu tiên của Vitti là một phần nhỏ không được ghi nhận trong Edoardo Anton 's "Laugh! Cười! Cười!" (Năm 1954). [ "cần dẫn nguồn" ] Cô ấy ở "Adriana Lecouvreur" (1955), [ "cần dẫn nguồn" ] phim truyền hình "L'alfiere" (1956) [ "cần dẫn nguồn" ] và phim truyền hình "Questi ragazzi" (1956) [ "cần dẫn nguồn" ] và "Il tunnel" (1958). [ "cần dẫn nguồn" ] Cô ấy đã làm một tập của "Mont-Oriol" (1958) [ "cần dẫn nguồn"] và lồng tiếng cho Rossana Rory trong "Big Deal on Madonna Street" (1958). [ "cần dẫn nguồn" ]
Màn trình diễn đầu tiên được chú ý rộng rãi của Vitti là ở tuổi 26, trong "trận đấu Le Dritte" của Mario Amendola (1958) với Franco Fabrizi . [ "cần dẫn nguồn" ] Cô tham gia bộ phim truyền hình "Il borghese gentiluomo" (1959).
Antonioni.
Năm 1957, cô tham gia "Teatro Nuovo di Milano" của Michelangelo Antonioni và lồng tiếng cho Dorian Gray trong "Il Grido" ( "The Cry" , 1957) của đạo diễn. [ "cần dẫn nguồn" ] Cô đóng vai chính trong bộ phim "L'Avventura" (1960) được quốc tế ca ngợi của Antonioni, với tư cách là một nhân vật chính lạnh lùng và tách biệt trôi vào mối quan hệ với người yêu của cô bạn gái đã mất tích. [ "cần dẫn nguồn" ] Mang đến sự hiện diện trên màn ảnh được mô tả là "tuyệt đẹp", cô ấy cũng được cho là đã giúp Antonioni gây quỹ sản xuất và gắn bó với anh ấy qua những cảnh quay ở địa điểm khó khăn."L'Avventura" đã đưa Vitti trở thành một ngôi sao quốc tế. [ "cần dẫn nguồn" ] Hình ảnh của cô sau đó xuất hiện trên tem bưu chính Ý kỷ niệm bộ phim. [ "cần dẫn nguồn" ] Theo "The New York Times" , "không khí thất vọng của Vitti truyền tải hoàn hảo khí chất không có thực của các nữ anh hùng của cô ấy."
Vitti đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình cho các vai chính trong bộ phim "La Notte" ( "Night" , 1961) của Antonioni, [ "cần dẫn nguồn" ] cùng với Jeanne Moreau và Marcello Mastroianni . Vitti đóng vai chính trong bộ phim truyền hình "Le notti bianche" (1962) [ "cần dẫn nguồn" ] sau đó đóng vai thứ ba với Antonioni, "L'Eclisse" (1962) với Alain Delon .
Vitti là một trong nhiều ngôi sao trong bộ phim tuyển tập, "Three Fables of Love" (1962). [ "cần dẫn nguồn" ] Cô đã đóng vai khách mời trong "Sweet and Sour" (1963) và đóng vai chính trong một bộ phim hài cho Roger Vadim , "Nutty, Naughty Chateau" (1963). [ "cần dẫn nguồn" ] Vitti sau đó tham gia một tuyển tập phim khác "High Infidelity" (1964) [ "cần dẫn nguồn" ] và đóng phim thứ tư với Antonioni, "Il Deserto Rosso" ( "Red Desert" , 1964), với Richard Harris . [ "cần dẫn nguồn" ]Đạo diễn cho biết Vitti "chắc chắn truyền cảm hứng cho tôi, bởi vì tôi thích xem và chỉ đạo cô ấy, nhưng những phần tôi giao cho cô ấy còn lâu mới có tính cách của chính cô ấy." Sau khi mối quan hệ của Vitti với Antonioni kết thúc, cả hai không làm việc cùng nhau nữa cho đến khi "Il mistero di Oberwald" (1980).
Vitti đóng vai chính trong một bộ phim hài cho Tinto Brass , "The Flying Saucer" (1964), và xuất hiện trong tuyển tập "The Dolls" (1964)
Phim quốc tế.
Bộ phim nói tiếng Anh đầu tiên của Vitti là "Modesty Blaise" (1966), một bản mod giả mạo điệp viên James Bond mà cô thực hiện vào tháng 7 năm 1965. Với sự tham gia của Terence Stamp và Dirk Bogarde , do Joseph Losey đạo diễn, bộ phim chỉ đạt được thành công hỗn hợp và đã nhận được những đánh giá phê bình gay gắt. [ "cần dẫn nguồn" ]
Cô đã diễn trong bộ phim tuyển tập "The Queens" (1966), [ "cần dẫn nguồn" ] phim truyền hình "Les fables de La Fontaine" (1966), [ "cần dẫn nguồn" ] "Kill Me Quick, I'm Cold" (1967) với Jean Sorel , [ "cần dẫn nguồn" ] và "I Married You for Fun" (1967) [ "cần dẫn nguồn" ] .
Vitti xuất hiện trong "On My Way to the Crusades, I Met a Girl Who ..." (1967) với Tony Curtis , [ "cần dẫn nguồn" ] "The Girl with a Pistol" (1968) với Stanley Baker , [ "cần dẫn nguồn" ] "Bitch Wants Blood" ( 1969) với Maurice Ronet , [ "cần dẫn nguồn" ] và "Help Me, My Love" (1969) với Alberto Sordi .
Những năm 1970.
Vitti đóng cùng Marcello Mastroianni trong bộ phim hài lãng mạn rất thành công "Dramma della gelosia" ( "The Pizza Triangle" , 1970) của Ettore Scola . [ "cần dẫn nguồn" ] Cô ấy theo sau nó với "Ninì Tirabusciò, la donna che inventò la mossa" (1970), [ "cần dẫn nguồn" ] "Le coppie" (1970) với Sordi, [ "cần dẫn nguồn" ] "The Pacifist" (1970), [ "cần dẫn nguồn" ] "La supertestimone" ( 1971), [ "cần dẫn nguồn" ] "Đó là cách phụ nữ của chúng ta" (1971), [ "cần dẫn nguồn" ] và "Đơn đặt hàng là mệnh lệnh" (1972).
Vitti trong một phiên bản của "La Tosca" (1973) [ "cần dẫn nguồn" ] và một bộ phim hài "Teresa the Thief" (1973). [ "cần dẫn nguồn" ] Cô đã thực hiện "Polvere di stelle" (1973), do Alberto Sordi đạo diễn , cô đã giành được giải thưởng David di Donatello năm 1974 cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất . [ "cần dẫn nguồn" ]
Vitti đóng một vai trò quan trọng trong một trong những đoạn giới thiệu nhiều tập trong Bóng ma "tự do" (1974) của Luis Buñuel . [ "cần dẫn nguồn" ] Cô đã đóng hai phim với Claudia Cardinale , "The Immortal Bachelor" (1975) [ "cần dẫn nguồn" ] và "Blonde in Black Leather" (1975). [ "cần dẫn nguồn" ]
Cô ấy trong "Duck in Orange Sauce" (1975), [ "cần dẫn nguồn" ] "Mimì Bluette ... fiore del mio giardino" (1976), [ "cần dẫn nguồn" ] "Basta che non si sappia in giro! .." (1977), [ "cần dẫn nguồn" ] "L'altra metà del cielo" (1977), [ "cần dẫn nguồn" ] "State Reasons" (1978), [ "cần dẫn nguồn" ] "Il cilindro" (1978), [ "cần dẫn nguồn" ] "Per vivere meglio, divertitevi con noi" (1978), [ "cần dẫn nguồn" ] "Amori miei"(1978), [ "cần dẫn nguồn" ] và "Tigers in Lipstick" (1979) (với Ursula Andress ) [ "cần dẫn nguồn" ] .
Bộ phim nói tiếng Anh thứ hai của Vitti là "An gần như hoàn hảo" (1979), do Michael Ritchie đạo diễn và Keith Carradine đóng chính , được lấy bối cảnh tại Liên hoan phim Cannes . Một bài báo của "New York Times" từ thời kỳ đó cho biết Vitti đã phản đối việc đóng phim Mỹ vì cô không thích đi du lịch dài ngày, đặc biệt là bằng đường hàng không, và tin rằng tiếng Anh của cô không đạt tiêu chuẩn đủ cao. Thật vậy, sự ác cảm của cô ấy đối với việc đi du lịch từ châu Âu đến nỗi dường như Paramount Pictures đã buộc phải hủy bỏ chặng đầu tiên của chuyến lưu diễn công khai đã được tổ chức ở Mỹ để quảng bá cho việc phát hành "An Hầu Như Hoàn Hảo" .
Sự nghiệp sau này.
Vitti tái hợp với Antonioni trong "Bí ẩn của Oberwald" ( "Il mistero di Oberwald" , 1980). Cô ấy tiếp nối nó với "I Don't Hiểu bạn Anymore" (1980), [ "cần dẫn nguồn" ] "Camera d’albergo" (1981), [ "cần dẫn nguồn" ] "Tango of J ghen" (1981), [ "cần dẫn nguồn" ] "I Know That You Know That I Know" (1982) with Sordi, [ "cần dẫn nguồn" ] "Scusa se è poco" (1982), [ "cần dẫn nguồn" ] "Flirt" (1983), [ "cần dẫn nguồn"] và "Francesca è mia" (1986) [ "cần dẫn nguồn" ] . Cô cũng đồng sáng tác hai bộ phim cuối cùng. [ "cần dẫn nguồn" ] Năm 1984, bà được Bộ trưởng Văn hóa Pháp Jack Lang trao tặng Huân chương Nghệ thuật và Văn học , người ca ngợi bà đã góp phần thúc đẩy sự đổi mới của phim Ý. Ông Lang nói: “Chúng ta cần điện ảnh Ý tìm lại sức khỏe của mình để điện ảnh Pháp không còn là một hòn đảo nằm giữa các nước châu Âu khác. Đến năm 1986, Vitti trở lại nhà hát với tư cách là một nữ diễn viên và một giáo viên. [ "cần dẫn nguồn" ]
Năm 1989, Vitti thử viết kịch bản và đạo diễn, và tạo ra "Scandalo Segreto" (1990), cô cũng đóng vai chính cùng với Elliott Gould . Bộ phim không thành công [ "cần dẫn nguồn" ] và sau đó cô từ giã điện ảnh. [ "cần dẫn nguồn" ] Trong những năm 1990, cô làm công việc truyền hình, diễn xuất và đạo diễn, bao gồm cả "Ma tu mi vuoi Bene?" (1992). [ "cần dẫn nguồn" ]
Năm 1993, Vitti được trao Giải thưởng Liên hoan tại Liên hoan phim Phụ nữ Quốc tế Créteil , ở Pháp.
Cuộc sống cá nhân cho đến qua đời.
Michelangelo Antonioni và Vitti gặp nhau vào cuối những năm 1950, và mối quan hệ của họ ngày càng bền chặt sau khi "L'Avventura" được thành lập, bởi vì nó đã định hình sự nghiệp của cả hai. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1960, họ ngừng đóng phim khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng cho đến khi chính thức kết thúc. [ "cần dẫn nguồn" ] Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Vitti nói rằng Antonioni đã kết thúc mối quan hệ của họ. [ "cần dẫn nguồn" ]
Năm 2000, Vitti kết hôn với Roberto Russo, người mà cô đã có mối quan hệ từ năm 1973. Cô xuất hiện lần cuối trước công chúng vào năm 2002 tại buổi ra mắt vở nhạc kịch "Notre-Dame de Paris ở Paris" . Năm 2011, người ta tiết lộ rằng bệnh Alzheimer đã "loại bỏ cô khỏi ánh nhìn của công chúng trong 15 năm qua." Vào năm 2018, chồng của cô xác nhận rằng cô vẫn đang sống tại nhà với anh ta ở Rome và anh ấy đã đích thân chăm sóc cô với sự hỗ trợ của một người chăm sóc.
Vitti qua đời vì biến chứng của bệnh Alzheimer ở Rome vào ngày 2 tháng 2 năm 2022, ở tuổi 90. | 1 | null |
Thú lông nhím mỏ dài Sir David hay thú lông nhím mỏ dài Attenborough (danh pháp khoa học: "Zaglossus attenboroughi") là một loài động vật có vú trong họ Tachyglossidae, bộ Monotremata. Loài này được Flannery & Groves miêu tả năm 1998.
Loài này sinh sống tại New Guinea. Chúng được đặt tên để vinh danh Sir David Attenborough, nhà tự nhiên học nổi tiếng. Chúng sinh sống ở vùng núi Cyclops, ở gần thành phố Sentani và Jayapura ở tỉnh Papua của Indonesia. | 1 | null |
Thú lông nhím mỏ dài Đông New Guinea (danh pháp khoa học: "Zaglossus bartoni") là một loài động vật có vú trong họ Tachyglossidae, bộ Monotremata. Loài này được Thomas mô tả năm 1907.
Đây là một trong ba loài thuộc chi Zaglossus xuất hiện ở New Guinea. Loài này được tìm thấy chủ yếu ở nửa phía đông ở độ cao từ 2.000 đến 3.000 mét.
Loài này có thể được phân biệt với các thành viên khác trong chi bằng số móng vuốt ở chân trước và chân sau: nó có năm móng ở chân trước và bốn móng ở chân sau. Trọng lượng của nó thay đổi từ 5 đến 10 kg; chiều dài cơ thể của nó dao động từ 60 đến 100 cm; nó không có đuôi. Nó có bộ lông đen dày đặc. Nó lăn thành một quả bóng gai để phòng thủ. Loài này có tuổi thọ khoảng 30 năm. | 1 | null |
Thú lông nhím mỏ dài Tây New Guinea (danh pháp khoa học: Zaglossus bruijni) là một trong bốn loài thú lông nhím còn tồn tại và là một trong ba loài "Zaglossus" ở New Guinea. Ban đầu loài này được mô tả với danh pháp "Tachyglossus bruijni" và là loài điển hình của chi "Zaglossus".
Thú lông nhím mỏ dài Tây New Guinea có mặt ở New Guinea, trong khu vực có độ cao từ 1.300 đến 4.000 mét. Loài này không hiện diện tại các vùng đất thấp phía nam và bờ biển phía bắc. Môi trường sống ưa thích của loài này là đồng cỏ núi cao và rừng núi ẩm. Loài này không ăn kiến và mối giống như thú lông nhím mỏ ngắn mà ăn giun đất. Thú lông nhím mỏ dài cũng lớn hơn so với các loài mỏ ngắn với khối lượng cơ thể đạt 16,5 kg. "Zaglossus bruijni" được phân biệt với các loài "Zaglossus" khác bằng của số lượng móng vuốt của trước và chân sau: ba (hiếm khi bốn). Đây là loài thú đơn huyệt lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất. | 1 | null |
Chironectes minimus là một loài động vật có vú trong họ Didelphidae, bộ Didelphimorphia. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1780.
Loài này là thành viên duy nhất của chi "Chironectes". Chúng sinh sống nửa nước nửa cạn và được tìm thấy ở trong và gần các dòng suối nước ngọt và hồ ở México, Trung và Nam Mỹ Argentina, và là thú có túi sống ở nước nhiều nhất (thú có túi ôpôt lutrine cũng có thói quen sống ở dưới nước). Nó cũng có túi sống duy nhất mà trong đó cả hai giới đều có một túi. Thylacine, thường được gọi là hổ Tasmania, cũng trưng bày đặc điểm này, nhưng hiện nay được tin là đã tuyệt chủng.
Chúng sinh sống trong hang hốc ven sông và nổi lên sau khi hoàng hôn bơi và tìm kiếm cá, động vật giáp xác và thủy sản khác, nó ăn con mồi ở bờ sông. | 1 | null |
Marmosa alstoni là một loài động vật có vú trong họ Didelphidae, bộ Didelphimorphia. Loài này được J. A. Allen mô tả năm 1900. Loài này sống trên cây và hoạt động về đêm, nằm ở những khu rừng từ Belize tới miền bắc Colombia. Thức ăn chính của nó là côn trùng và trái cây, nhưng nó cũng có thể ăn động vật gặm nhấm nhỏ, thằn lằn, và trứng chim. Trước đây được đặt trong chi" Micoureus", nhưng đã được chuyển thành một phân chi "Marmosa" in 2009. | 1 | null |
Marmosa paraguayana là một loài động vật có vú trong họ Didelphidae, bộ Didelphimorphia. Loài này được Tate mô tả năm 1931.
Đây là loài bản địa rừng ven biển Atlantic của Brazil, Paraguay và Argentina. Loài này sống ở cả rừng nguyên sinh và thứ sinh, bao gồm các mảnh rừng trong vùng đồng cỏ. Côn trùng là một thành phần chính trong chế độ ăn của loài này. Loài này trước đây được phân công cho chi Micoureus, được làm phân chi của Marmosa vào năm 2009. Mặc dù tình trạng bảo tồn của nó là "ít quan tâm nhất", môi trường sống của nó đang thu hẹp lại thông qua quá trình đô thị hoá và chuyển đổi sang nông nghiệp trong phạm vi của chúng. | 1 | null |
Dromiciops gliroides, hay Monito del monte trong tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là "khỉ bụi rậm nhỏ"), cũng được gọi là chumaihuén tại Mapudungun, là một loài thú có túi nhỏ có nguồn gốc từ tây nam Nam Mỹ (Chile và Argentina). Nó là loài còn tồn tại duy nhất trong bộ Microbiotheria và là đại diện Tân Thế giới duy nhất của siêu bộ Australidelphia (tất cả các loài thú có túi Tân Thế giới khác là thành viên của Ameridelphia). Chúng sống trên và hoạt động về đêm, xuất hiện trong các bụi cây của các loài chi "Chusquea" tại rừng mưa ôn đới Valdivian của miền nam Andes. Nó có một chiếc đuôi quấn. Nó ăn chủ yếu côn trùng và những động vật không xương sống, và có khi cả trái cây. | 1 | null |
Notoryctes typhlops (tên tiếng Anh: "southern marsupial mole" - "chuột chũi túi miền nam") là một loài thú có túi bề ngoài giống chuột chũi sinh sống ở miền hoang mạc trung-tây Úc. Nó thích nghi với lối sống đào hang, với chi trước lớn, giống xẻng và bộ lông mượt, giúp nó di chuyển dễ dàng. Loài này thiếu một cặp mắt hoàn thiện do chúng ít cần mắt. Chúng ăn giun đất và ấu trung. | 1 | null |
Myrmecobius fasciatus (tên tiếng Anh gồm "numbat", "banded anteater", "marsupial anteater", và "walpurti") là một loài động vật có vú trong họ Myrmecobiidae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Waterhouse mô tả năm 1836. Loài này sinh sống ở Tây Úc.
Chế độ ăn uống của loài này bao gồm hầu hết là những con mối. Đã từng hiện diện khắp miền nam Úc, phạm vi của loài này hiện đang bị hạn chế một số quần thể nhỏ, và loài này được liệt kê là một loài nguy cơ tuyệt chủng. Loài thú này là một biểu tượng của Tây Úc và được bảo vệ bởi các chương trình bảo tồn. | 1 | null |
Mèo túi New Guinea (Dasyurus albopunctatus) là một loài động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Schlegel mô tả năm 1880.
mô tả.
Mèo túi New Guinea là loài mèo túi có kích thước nhỏ, với chiều dài cơ thể 24–35 cm, chiều dài đuôi 21–31 cm. Con đực có trọng lượng trung bình khoảng 0,63 kg, con cái có trọng lượng trung bình khoảng 0,5 kg.
Phân bố.
Mèo túi New Guinea sống trong các khu rừng của New Guinea ở độ cao lên đến 3.300 m nhưng thường gần 900 m. Quần thể loài tập trung ở vùng cao nguyên của New Guinea.
Lối sống.
Mèo túi New Guinea săn bắt nhiều loại con mồi như chim, chuột, các loài thú có túi khác, các loài bò sát nhỏ và côn trùng. Chúng có thể săn bắt những con mồi lớn hơn bản thân của mình. Chúng leo trèo tốt nhưng cũng dành nhiều thời gian trên nền rừng. Mặc dù là loài ăn đêm, chúng cũng dành nhiều giờ phơi nắng dưới ánh mặt trời. Chúng làm tổ trong các vách đá, các lỗ trống và hang động nhỏ. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng có tuổi thọ tới 3 năm. | 1 | null |
Mèo túi phía Tây (Dasyurus geoffroii) là một loài động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Gould mô tả năm 1840.
mô tả.
Mèo túi phía Tây là một động vật ăn thịt cỡ trung bình và có với bộ lông màu nâu đốm trắng và một cái đuôi dài. Nó có chiều dài trung bình khoảng 33 cm, với đuôi dài 28 cm, và có cân nặng 0,6-2,2 kg. Con đực có trọng lượng trung bình khoảng 1,3 kg, trong khi con cái nhỏ hơn khoảng 0,9 kg.
Phân bố.
Trước đây chúng được tìm thấy hầu hết trên lục địa Úc, tuy nhiên bây giờ nó chỉ giới hạn ở góc phía tây nam của Tây Úc, chủ yếu trong các khu rừng bạch đàn khô, rừng thưa hoặc cây bụi.
Lối sống.
Mèo túi phía Tây có lối sống đơn độc, săn mồi về đêm mà chủ yếu là trên mặt đất, mặc dù nó có thể leo lên cây. Nó ăn động vật có xương sống nhỏ, xác chết, và động vật không có xương sống. Nó có thể giết được những con mồi lớn hơn kích thước của mình.
Mùa sinh sản từ tháng Tư đến tháng Bảy. Mỗi lứa đẻ có thể lên tới sáu con. Tuổi thọ trong tự nhiên thường không quá 3 năm. | 1 | null |
Mèo túi phía bắc (Dasyurus hallucatus) là một loài động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Gould mô tả năm 1842.
mô tả.
Mèo túi phía bắc là loài mèo túi nhỏ nhất của lục địa Úc. Con cái trưởng thành có trọng lượng từ 350-690 gram và con đực trưởng thành 540-1120g. Chiều dài cơ thể từ 270–370 mm với con đực trưởng thành và 249–310 mm với con cái trưởng thành. Chiều dài đuôi từ 202–345 mm.
Lối sống.
Mèo túi phía bắc sống từ khu vực Pilbara của Tây Úc trên lãnh thổ phía Bắc đến phía đông bắc Queensland. Chúng sống tập trung trong các dãy núi đá và rừng bạch đàn.
Mèo túi phía bắc là động vật ăn thịt hung dữ. Chúng ăn chủ yếu động vật không xương sống, nhưng cũng tiêu thụ một loạt các vật có xương sống bao gồm cả động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn, rắn và ếch. Trong tự nhiên, con đực sống khoảng một năm, trong khi con cái có thể sống đến ba tuổi.
Sinh sản.
Một đặc điểm đáng chú ý của loài này là những con đực chết hàng loạt sau khi giao phối, để con cái nuôi con một mình. Con cái có thể sinh ra nhiều hơn tám con non, nhưng chỉ có 8 núm vú, vì vậy các con non phải cạnh tranh để tồn tại. Con cái sinh con trong tháng Bảy hoặc tháng Tám. | 1 | null |
Mèo túi hổ (Dasyurus maculatus), là một loài động vật có vú trong chi Mèo túi, họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Kerr mô tả năm 1792.
Mô tả.
Đây là một loài thú có túi ăn thịt bản địa Úc và được coi là một động vật ăn thịt đỉnh. Nó là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất lục địa Úc và dài nhất thế giới, với chiều dài thân 40–76 cm, và khối lương tối đa lên tới 7 kg cho con đực trưởng thành và 4 kg cho con cái trưởng thành.
Có hai phân loài mèo túi hổ được công nhận. Phân loài lớn hơn, D. m. maculatus, được tìm thấy trong các khu rừng ẩm ướt của miền đông nam Australia và Tasmania. Con đực và cái có trọng lượng trung bình tương ứng là 3,5 kg và 1,8 kg, với chiều dài trung bình là 930 mm và 811 mm. Phân loài phía bắc D. m. gracilis, có kích thước nhỏ hơn, có khối lượng trung bình khoảng 1,6 kg với con đực và 1,2 kg với con cái, với chiều dài trung bình tương ứng là 801 mm và 742 mm, được tìm thấy trong một khu vực nhỏ phía bắc bang Queensland và có nguy cơ tuyệt chủng.
Mèo túi hổ có lực cắn mạnh thứ nhì so với kích thước cơ thể trong bất kỳ loài động vật ăn thịt động vật có vú nào còn sống, tạo ra một lực .
Phân bố.
Mèo túi hổ được tìm thấy ở miền đông Úc, nơi có lượng mưa hơn 600 mm mỗi năm. Trong quá khứ, mèo túi hổ đã có mặt trên khắp vùng đông nam Queensland, qua phía đông New South Wales, Victoria, miền đông nam Nam Úc và Tasmania. Tuy nhiên hiện nay mèo túi hổ đã trở nên rất hiếm trong hầu hết các vùng.
Mèo túi hổ sống trong nhiều môi trường, nhưng có vẻ thích rừng ẩm ướt như rừng nhiệt đới và rừng bạch đàn. Chúng sống trên cây, nhưng cũng thường xuyên đi lại trên mặt đất.
Lối sống.
Mèo túi hổ thường hoạt động về đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày trong hang. Tổ của chúng có thể là hang ngầm, hang động, khe đá, hốc cây, các hố rỗng, hoặc dưới các ngôi nhà hoặc nhà kho. Lãnh thổ con đực khoảng 580-875 ha và 90-188 ha cho con cái.
Mèo túi hổ sinh sản theo mùa. Chúng giao phối trong giữa mùa đông (tháng Sáu/ tháng Bảy), nhưng con cái có thể sinh sản vào đầu tháng Tư. Việc giao phối có thể kéo dài tới 24 giờ.
Săn mồi.
Con mồi của mèo túi hổ bao gồm côn trùng, tôm càng, thằn lằn, rắn, chim, gia cầm, động vật có vú nhỏ, thú mỏ vịt, thỏ, thú có túi sống trên cây, kangaru pademelon, kangaru wallabi nhỏ, và gấu túi wombat. Chúng có thể ăn xác chết con mồi lớn hơn như như kangaru, heo rừng, bò và chó hoang dingo nhưng không nhiều.
Phần lớn con mồi của mèo túi hổ là sống trên cây. Chúng có thể leo lên cây và săn các loài thú có túi possum và các loài chim vào ban đêm. Chúng tấn công con mồi bởi một vết cắn vào hộp sọ hoặc trên gáy, tùy thuộc vào kích thước của con mồi. Nó giữ con mồi nhỏ bằng chân trước rồi cắn. Với những con mồi lớn, nó nhảy và bám trên lưng rồi cắn cổ.
Kẻ thù.
Mèo túi hổ cũng có thể bị giết bởi quỷ Tasmania, cú mặt nạ Tasmania, chó dingo hoặc chó trong lục địa Úc. Nó cũng có thể là con mồi của đại bàng đuôi nhọn và trăn lớn. Chúng có thể nhường các con quỷ Tasmania trưởng thành, nhưng sẽ đuổi những con chưa trưởng thành khỏi xác động vật. Chúng cũng phải cạnh tranh với các loài ăn thịt được đưa tới như cáo, mèo, và những con chó hoang. | 1 | null |
Mèo túi da đồng, tên khoa học Dasyurus spartacus, là một loài động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Van Dyck mô tả năm 1987.
mô tả.
Mèo túi da đồng sống trong các vùng đồng cỏ nhiều cây ở phía nam của đảo New Guinea và là một loài ăn thịt sống về đêm. Nó có kích thước của một con mèo nhỏ, với tổng chiều dài lên tới 70 cm và nặng tới 1,3 kg và 70 cm. Khối lương trung bình của con cái là 0,68 kg và của con đực là 1,0 kg | 1 | null |
Mèo túi phía Đông, tên khoa học Dasyurus viverrinus, là một loài động vật có vú trong họ Dasyuridae, bộ Dasyuromorphia. Loài này được Shaw mô tả năm 1800.
mô tả.
Mèo túi phía đông có kích thước của một con mèo nhỏ, với chiều dài cơ thể 35–45 cm, chiều dài đuôi 21–30 cm, và khối lượng từ 0,7–2 kg. Con đực cân nặng trung bình khoảng 1,3 kg. Con cái có khối lượng trung bình 0,9 kg.
Phân bố.
Mèo túi phía đông phổ biến ở Tasmania, và được thấy trong rừng nhiệt đới, rừng cây thạch nam, khu vực núi non và cây bụi. Tuy nhiên, chúng cũng thích đồng cỏ khô và rừng ghép, bao quanh bởi đất nông nghiệp, đặc biệt là khi ấu trùng cỏ rất phổ biến..
Lối sống.
Mèo túi phía đông là một kẻ săn mồi đơn độc, săn mồi vào ban đêm. Chúng săn các loài côn trùng và động vật có vú nhỏ. Tuổi thọ có thể lên tới 6 năm.
Sinh sản.
Mùa sinh sản bắt đầu vào đầu mùa đông, và có thể sinh đến 20 con, nhưng chỉ những con đầu tiên gắn với sáu núm vú sẽ sống sót. Cai sữa diễn ra vào khoảng 10 tuần tuổi. | 1 | null |
Macrotis lagotis là một loài động vật có vú trong họ Thylacomyidae, bộ Peramelemorphia. Loài này được Reid mô tả năm 1836.
Loài này sinh sống ở các khu vực khô cằn của trung bộ nước Úc. Phạm vi và dân số của chúng đang suy giảm.
Môi trường sống.
Đã từng phổ biến ở các vùng khô cằn, bán khô hạn và tương đối màu mỡ, loài này hiện đang hạn chế trong các vùng khô cằn và vẫn là một loài bị đe dọa. Chúng ở trong một cái hang nhỏ xoắn xuống, khiến cho những kẻ săn mồi của chúng khó chui vào trong hang. Chúng thích môi trường sống khô cằn vì có triodia và các bụi cây keo. | 1 | null |
Cercartetus caudatus là một loài động vật có vú trong họ Burramyidae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1877. Loài này được tìm thấy trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở phía bắc Australia, Indonesia và New Guinea. Sinh sống ở độ cao trên 1.500 m, chúng ăn côn trùng và mật hoa, và có thể ăn phấn hoa thay cho côn trùng trong tự nhiên. | 1 | null |
Cơ đốc giáo tại Việt Nam hiện gồm có Giáo hội Công giáo và các Hội thánh Tin Lành. Kitô giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 16 thông qua các thừa sai tới từ Iberia. Số lượng tín hữu Công giáo và Tin Lành ngày nay được ghi nhận là lần lượt chiếm 7% và 2% dân số cả nước; tuy nhiên, con số thực tế có thể cao hơn, như 10% dân số Công giáo và 5% dân số Tin Lành.
Cảnh giáo được cho là đã có mặt tại Giao Châu hay An Nam dưới thời nhà Đường. Công giáo đã được truyền bá từ thế kỷ 16 nhưng các tu sĩ Dòng Tên, bắt đầu có mặt từ năm 1615, mới là những người có công lớn trong việc thiết lập vững chắc các cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ngày chiếc thuyền của các thừa sai Dòng Tên cập bến tại Đàng Ngoài năm 1627 cũng đúng vào ngày lễ Thánh Giuse (19 tháng 3) nên Giáo hội Công giáo tại Việt Nam đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng.
Năm 1911, các nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp đặt chân đến Đà Nẵng để bắt đầu truyền giảng Phúc Âm theo đức tin Kháng Cách, thường gọi chung là Tin Lành. Cách gọi này được dùng bởi cả Hội thánh Tin Lành Việt Nam và các hội thánh thuộc những hệ phái như Baptist, Trưởng lão, Mennonite, Ngũ tuần.
Chính thống giáo hiện diện tại Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 với các cộng đoàn tiếng Nga.
Việt Nam hiện nay có khoảng 7 triệu tín hữu Công giáo và 2 triệu tín hữu Tin Lành. Từ giữa thập niên 1990 trong xu hướng mở cửa, mối quan hệ giữa chính quyền Việt Nam với nhiều nhóm Kitô giáo có sự cải thiện. Chính quyền Việt Nam khẳng định tôn trọng tự do tôn giáo. Đồng thời, chủ trương của chính quyền là muốn quản lý hoạt động tôn giáo. | 1 | null |
Cercartetus concinnus là một loài động vật có vú trong họ Burramyidae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Gould mô tả năm 1845.
Loài này này dễ bị tổn thương do mất môi trường sống và thiếu thức ăn. Phạm vi phân bố bao gồm Tây Nam Úc, trên bờ biển phía nam và cánh đồng lúa mì, và các khu vực của Nam Úc, Đảo Kangaroo và Victoria phía nam đến Edenhope. Chúng cũng được tìm thấy ở phía tây nam New South Wales, nơi loài này được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng. Loài này sinh sống ở vùng rừng nửa khô cằn, cây bụi và cây thạch thảo, bị chi phối bởi các loài thực vật như Callistemon, tràm, bankia và grevillea. | 1 | null |
Phalanger orientalis là một loài thú có túi trong họ Phalangeridae bản địa bắc New Guinea và những đảo nhỏ hơn xung quanh. Chúng có mặt cả trên quần đảo Bismarck, đông nam và trung Molucca, quần đảo Solomon và Timor, những nơi mà chúng đã du nhập đến vào thời tiền sử. Trước đây, nó bị coi là cùng loài với "P. intercastellanus" và "P. mimicus".
"P. orientalis" hay xuất hiện trong những môi trường bị tác động, gồm rừng thứ sinh, đồn điền, và vườn tược. Chúng cũng sống trong rừng mưa nhiệt đới. | 1 | null |
Spilocuscus rufoniger hay “Cuscus” (“"Cuscus"”: “các loài thú có túi sống trên cây cũng có thể được quan sát khi chúng di chuyển qua tán cây trong chuyển động chậm”) đốm đen là một loài động vật có vú trong họ Phalangeridae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Zimara mô tả năm 1937. | 1 | null |
Trichosurus arnhemensis là một loài động vật có vú trong họ Phalangeridae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Collett mô tả năm 1897. Đây là một loài thú có túi sống về đêm ở miền bắc Australia.
Là loài sống về đêm trong tự nhiên và do đó kiếm ăn giữa bình minh và hoàng hôn. Chúng là những sinh vật lãnh thổ và có thể được tìm thấy một mình hoặc trong các nhóm gia đình.
Bộ lông của có màu xám, với lớp lông trắng và da hồng. Chúng có thể dài tới 55 cm, không bao gồm đuôi và có kích thước bằng một con mèo nhỏ. Không giống như họ hàng của nó và mặc dù tên của nó gợi ý, loài này không có đuôi rậm rạp. | 1 | null |
Trichosurus caninus là một loài động vật có vú trong họ Phalangeridae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Ogilby mô tả năm 1835.
Đây là loài đặc hữu của Úc. Được tìm thấy ở phía bắc Sydney, loài này từng được xếp vào loại sở hữu lông cọp núi, là họ hàng gần nhất của nó.
Trong tự nhiên, chúng có thể sống tới 17 tuổi, có lãnh thổ ổn định và đầu tư nhiều năng lượng để nuôi dưỡng con non. | 1 | null |
Cáo túi đuôi chổi (Trichosurus vulpecula) là một loài động vật có vú trong họ Phalangeridae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Kerr mô tả năm 1792.
Loài này là một loài thú có túi ăn đêm, sinh sống vừa trên cây vừa dưới đất, là loài bản địa Úc và là loài lớn thứ hai trong số các loài Phalangeriformes. Chúng chủ yếu ăn lá cây, nhưng đã được biết là ăn động vật có vú nhỏ như chuột. Trong hầu hết các môi trường sống ở Úc, lá bạch đàn là một phần quan trọng trong chế độ ăn nhưng hiếm khi là món duy nhất ăn được. Đuôi là có thể được chúng sử dụng để quấn vào cây và trọc lông ở mặt dưới của nó. Có bốn biến thể màu: xám bạc, nâu, đen vàng.
Đây là loài thú có túi thường thấy nhất đối với cư dân thành phố, vì đây là một trong số ít loài phát triển mạnh ở các thành phố cũng như một loạt các môi trường tự nhiên và biến đổi con người. Xung quanh nơi sinh sống con người, loài thú này thường hiện diện và lục lọi cây ăn quả, vườn rau và đột kích nhà bếp.
Loài này đã được du nhập đến New Zealand vào những năm 1850 để thành lập ngành công nghiệp lông thú, nhưng ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa của New Zealand, và với rất ít động vật săn mồi tự nhiên, chúng đã phát triển đến mức nó trở thành một loài gây hại bảo tồn và nông nghiệp. | 1 | null |
Gymnobelideus leadbeateri là một loài động vật có vú trong họ Petauridae, bộ Hai răng cửa. Loài này được McCoy mô tả năm 1867.
Chúng là một Phalangeriformes có nguy cơ tuyệt chủng chủ yếu bị giới hạn trong các túi nhỏ của tro núi cao, tro núi rừng và rừng cao su tuyết ở Tây Nguyên Victoria, phía đông bắc Melbourne. Nó là nguyên thủy, còn sót lại, và không lượn, và, là loài duy nhất trong chi petaurid "Gymnobelideus", đại diện cho một tổ tiên. Trước đây, Gymnobelideus leadbeateri khá phổ biến ở những khu vực rất nhỏ mà chúng sinh sống; Yêu cầu cung cấp thực phẩm quanh năm và các lỗ cây để trú ẩn trong ngày hạn chế chúng vào rừng già sclerophyll ướt với một tầng giữa dày đặc giữa cây keo. Loài này được đặt tên theo John Leadbeater, người nhồi thú bông tại Bảo tàng Victoria. Vào ngày 2 tháng 3 năm 1971, bang Victoria đã chọn loài này làm biểu tượng động vật của mình.
Lịch sử.
Loài này được cho là đã tiến hóa khoảng 20 triệu năm trước. Chúng không được phát hiện cho đến năm 1867 và ban đầu chỉ được biết đến qua năm mẫu vật, mẫu cuối cùng được thu thập năm 1909. Từ đó, nỗi lo sợ rằng nó có thể đã tuyệt chủng dần dần tăng lên gần như chắc chắn sau khi các đầm lầy và vùng đất ngập nước ở Úc xung quanh sông Bassở phía tây nam Gippsland đã được tưới tiêu canh tác vào đầu những năm 1900.
Vào thời điểm hỏa hoạn thứ sáu đen tối 1939, loài này được coi là tuyệt chủng. Sau đó, vào ngày 3 tháng 4 năm 1961, một thành viên của Loài đã được tái khám phá bởi nhà tự nhiên học Eric Wilkinson trong các khu rừng gần Cambarville, và mẫu vật đầu tiên trong hơn 50 năm đã bị bắt sau đó trong tháng.
Năm 1961, một quần thể đã được phát hiện gần Marysville. Các cuộc tìm kiếm mở rộng kể từ đó đã tìm thấy dân số hiện có ở vùng cao nguyên. Tuy nhiên, sự sẵn có của môi trường sống thích hợp là rất quan trọng: rừng không phải là quá già và cũng không quá trẻ, với các nỗ lực bảo tồn cho loài thú này liên quan đến bảo vệ cây già, và duy trì cây trẻ có lỗ rỗng.
Sự kết hợp của cây trồng lại 40 năm tuổi (làm thực phẩm) và cây chết to vẫn còn đứng sau vụ cháy (để trú ẩn và làm tổ) cho phép dân số của loài thú này mở rộng lên khoảng 7500 vào đầu những năm 1980. Từ đỉnh cao của nó vào những năm 1980, dân số của loài thú này dự kiến sẽ tiếp tục suy giảm nhanh chóng, đến 90%, do tắc nghẽn môi trường sống. Số lượng giảm nhanh chosnh từ năm 1996. Đặc biệt, vụ cháy rùng ngày thứ bảy đen tối 2009 đã giết chết 43% loài thú này ở Cao nguyên Trung bộ Úc (Central Highlands), đã làm giảm số lượng của chúng xuống còn 1500 cá thể. Một nghiên cứu vào năm 2014 kết luận rằng có 92% cơ hội hệ sinh thái của loài thú này ở vùng cao nguyên Victoria sẽ sụp đổ trong vòng 50 năm.
Môi trường sống.
Loài này hiếm khi được nhìn thấy khi chúng hoạt động về đêm, di chuyển nhanh và chiếm phần trên của một số cây rừng cao nhất trên thế giới. Họ có chiều dài cơ thể trung bình là 33 cm (13 inch) tính cả đuôi. Chúng sinh sống trong các quần thể gia đình lên đến 12 cá thể, gồm cả một cặp sinh sản. Mùa sinh sản diễn ra chỉ một lần một năm, mỗi cặp chỉ sinh tối đa hai con một năm. Tất cả các thành viên ngủ cùng nhau trong một tổ làm bằng vỏ cây vụn trong một cái rỗng cây, bất cứ nơi nào từ 6 đến 30 mét trên mặt đất và khoảng ở trung tâm của một lãnh thổ 3 ha, mà họ bảo vệ tích cực. Xã hội của loài thú này mẫu hệ: Mỗi nhóm được thống trị bởi một con cái đầu đàn tích cực để trục xuất những người bên ngoài. Các con cái vị thành niên khác đã được nuôi dưỡng trước khi chúng đến tuổi thành thục giới tính. Ngoài ra, con cái có tính hung hăng hơn trong tự nhiên, thường tham gia vào các cuộc chiến thường xuyên với những con cái khác, kể cả con cái của chúng. Do các cuộc tấn công liên tục, các con cái trẻ bị buộc phải bỏ đi sớm hơn nhiều so với anh em trai, dẫn đến tỉ lệ nam và nữ rất cao là .
Những cá thể sống đơn độc gặp khó khăn khi sống sót: khi những con mới lớn tách đàn vào khoảng 15 tháng tuổi, chúng có xu hướng tham gia vào một thuộc địa khác như là một thành viên siêu trường, hoặc tập hợp lại thành các nhóm cử nhân trong khi chờ đợi để tìm một người bạn đời. | 1 | null |
Petaurus breviceps là một loài động vật có vú trong họ Petauridae, bộ Hai răng cửa. Loài này được Waterhouse mô tả năm 1838.
Đây là loài bản địa phía đông và phía bắc lục địa Úc, và được du nhập vào Tasmania. Đây cũng là loài bản địa ở hòn đảo khác nhau trong khu vực. Do quá trình tiến hóa hội tụ, chúng có bề ngoài rất giống nhau và thói quen giống với loài sóc bay, nhưng giữa chúng không có mối liên quan gần gũi. Chúng có thể được tìm thấy trong bất kỳ loại rừng nào, nơi có nguồn cung cấp thực phẩm phù hợp, nhưng hầu hết thường được tìm thấy trong các khu rừng với cây bạch đàn. Là loài ăn đêm, chúng ngủ trong tổ vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm.
Trong đêm chúng săn côn trùng và động vật có xương nhỏ, và ăn nhựa cây ngọt của một số loài bạch đàn, cây Tristaniopsis laurina. Loài này là con mồi của cú địa phương ninox, rắn, mèo Felis catus.
Là loài sống trên cây, chúng dành phần lớn thời gian ở trên cây. | 1 | null |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.