text
stringlengths
1
148k
label
int64
0
2
__index_level_0__
int64
0
113k
Sóc Brazil, còn gọi là Sóc Guiana, tên khoa học Sciurus aestuans, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1766. Chúng là loài đặc hữu của Nam Mỹ, được tìm thấy ở Đông bắc Argentina, Brasil, Guyana, Guyane thuộc Pháp, Suriname và Venezuela.
1
null
Sóc xám Arizona, tên khoa học Sciurus arizonensis, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Coues mô tả năm 1867. Sóc xám Arizona là loài đặc hữu của các hẻm núi và thung lũng bao quanh bởi cây rụng lá và rừng hỗn hợp ở miền đông Arizona và miền bắc Mexico. Loài này bị đe dọa do mất môi trường sống. Loài sóc lớn khác đó là trong phạm vi của nó là sóc Abert, mà có búi tai và sống trong rừng thông. Mặc dù họ hành động và trông giống như loài sóc xám khác, sóc xám Arizona thực sự liên quan chặt chẽ hơn với loài sóc cáo.
1
null
Sóc xám miền Tây, tên khoa học Sciurus griseus, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Ord mô tả năm 1818. Sóc xám miền Tây sinh sống trên cây tìm thấy dọc theo bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ và Canada. Ở một số nơi, loài này cũng đã được biết đến với tên địa phương là sóc màu xám bạc, sóc xám California, con sóc xám Oregon, con sóc xám Columbia và dải đuôi. Có ba phân loài địa lý: Sciurus griseus griseus (trung tâm Washington đến phía Tây Sierra Nevada ở trung tâm California); S. g. nigripes (từ phía nam của vịnh San Francisco đến quận San Luis Obispo, California, và S.g. anthonyi, có phạm vi phân bố từ San Luis Obispo tới miền bắc Baja California.).
1
null
Sóc Bolivia, còn gọi là sóc Guiana, tên khoa học Sciurus ignitus, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Gray mô tả năm 1867. Chúng là loài đặc hữu của Nam Mỹ, tìm thấy chủ yếu ở Argentina, Bolivia, Brasil và Peru, ở độ cao trên của dãy Andes.
1
null
Sóc bay răng móc, còn gọi là sóc bay Hoa Bắc, tên khoa học Aeretes melanopterus, là một loài gặm nhấm trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1867. Đây là loài đặc hữu của Trung Quốc, chúng sống trong các khu rừng ôn đới. Phân loài. Loài này có 2 phân loài:
1
null
Sóc bay đen trắng, tên khoa học Hylopetes alboniger là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Hodgson mô tả năm 1836. Chúng được tìm thấy ở Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Sóc bay đen trắnng đang đứng trên nguy cơ tuyệt chủng, có rất nhiều trang mua bán những con sóc này vì nó trông rất dễ thương!
1
null
Sóc bay nhỏ, còn gọi là sóc bay Đông Dương, sóc bay Phayre, tên khoa học Hylopetes phayrei, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm, phân bố ở Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam. Loài này được Blyth mô tả năm 1859.
1
null
Sóc bay khổng lồ Nhật Bản, tên khoa học Petaurista leucogenys, được gọi là trong tiếng Nhật, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Temminck mô tả năm 1827. Chúng là loài đặc hữu của các vùng đảo Honshū, Kyūshū và Shikoku của Nhật Bản, đôi khi có thể tìm thấy được ở Quảng Châu (Trung Quốc).
1
null
Sóc bay khổng lồ đỏ, tên khoa học Petaurista petaurista, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Pallas mô tả năm 1766. Chúng được tìm thấy ở Afghanistan, Bắc Ấn Độ và Pakistan, Quần đảo Java, Đài Loan, Sri Lanka, một phần Borneo. Một số ghi nhận xuất hiện ờ Peninsular Malaysia, Penang, Quần đảo Tioman và Singapore. Loài này cũng được ghi nhận từ nhiều địa phương trong cả Sabah và Sarawak, đến 900m trên núi Kinabalu, không bao gồm các phạm vi của "P. p. nigrescens", mà chỉ được biết đến từ những khu rừng xung quanh Sandakan Bay bắc sông Kinabatangan.
1
null
Sóc bay khổng lồ Ấn Độ, tên khoa học Petaurista philippensis ), là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Elliot mô tả năm 1839. Chúng được tìm thấy ở Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Trung Quốc.
1
null
Sóc bay Basilan, tên khoa học Petinomys crinitus, còn có tên là sóc bay Philippin hay sóc bay Mindanao, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Hollister mô tả năm 1911. Chúng là loài đặc hữu của Philippin. Loài này thường bị nhầm lẫn với loài sóc bay Mindanao ("Petinomys mindanensis").
1
null
Sóc bay lùn Nhật Bản hay Nihon momonga (tiếng Nhật: "ニホンモモンガ", tên khoa học Pteromys momonga, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Temminck mô tả năm 1844. Chúng là loài bản địa ở Nhật, sinh sống tại những cánh rừng cận núi cao hay rừng Taiga trên đảo Honshu và Kyushu. Loài sóc này có thể có chiều dài tới 20 cm (8 in) và có lớp màng kết nối giữa cổ tay và mắt cá chân mà cho phép chúng bay lượn từ cây này sang cây khác. Vào ban ngày, Sóc bay lùn Nhật Bản trốn trong các lỗ, thường nằm trong cây lá kim, và chui ra kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn của loài này bao gồm chồi, nụ, lá cây, vỏ cây, trái cây và các loại hạt. Chúng có độ phân bổ rộng, và gần như không bị đe dọa nên được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế liệt kê vào danh sách "Các loài it quan tâm". Hình thái học. Phần thân của Sóc bay lùn Nhật Bản có thể có chiều dài phần thân từ 14 đến 20 cm, chiều dài đuôi từ 10 đến 14 cm và nặng từ 150 đến 200 g. So với loài bản địa khác là Sóc bay khổng lồ Nhật Bản có cân nặng lên đến 1500 g, chúng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Lưng của loài này có bộ lông màu xám nâu, và phần bụng được bao phủ bởi lớp lông màu trắng. Như các loài sóc bay thông thường, Sóc bay lùn Nhật Bản có lớp màng dù lượn mà chúng sử dụng để di chuyển qua các cây. Tuy nhiên, chúng lại chỉ có lớp màng kéo dài từ cổ tay đến mắt cá chấn mà không có màng giữa chân và đuôi giống một số loài sóc khác. Phân bổ. Phạm vi. Chúng sinh sống tại những cánh rừng cận núi cao hay rừng Taiga ở Nhật Bản, đặc biệt là trên đảo Honshu và Kyushu. Môi trường sống. Sóc bay lùn Nhật Bản làm tổ trong các hốc trên thân cây hoặc khu vựng giao giữa cành cây và thân cây. Chúng thường che chắn cho tổ của mình bằng rêu và địa y. Các hốc trên cây là nguồn làm tổ quan trọng của chúng và chúng thường làm tổ trên các cây lá kim, như cây thông và cây vân sam, hơn là cây lá rộng. Tập tính. Tập tính kiếm ăn. Loài sóc bay này là loài ăn đêm, và chúng nghỉ ngơi trong tổ vào ban ngày. Thức ăn thường thấy của chúng là chồi, nụ, lá cây, vỏ cây, trái cây và các loại hạt. Nhờ có màng dù lượn mà chúng có thể di chuyển và bay lượn từ cây này sang cây khác. Tập tính xã hội. Nhiều cá thể của sóc bay lùn Nhật Bản có thể được tìm thấy trên cùng một cây, nhưng các cá thể này thường có cùng giới tính và chỉ khi không trong thời kỳ giao phối. Các tổ để giao phối thường có một cặp sóc chung sống với nhau. Tập tính sinh sản. Hiện nay chúng ta chưa hiểu rõ hết cụ thể về tập tính giao phối của loài sóc này. Chúng thường giao phối hai lần mỗi năm, vào tháng 5 và tháng 7, và thời kỳ thai nghén diễn ra trong khoảng 4 tuần. Mỗi lứa cho ra khoảng từ 2 đến ba con nhỏ, nhưng cũng có thể lên đến năm con. Các con non được cho là phát triển tương tự như loài sóc bay và thôi bú khi rơi vào khoảng 6 tuần tuổi. Tiến hóa. Sóc bay lùn Nhật Bản tiến hóa khác với các loài thuộc họ Sóc khác. Sự khác biệt là rõ ràng khi so sánh hình thái học của hàm dưới và mã di truyền giữa chúng. Hàm dưới ở loài sóc bay lùn Nhật Bản không có hình dạng xương mõm quạ như loài sóc lùn Mỹ và hàm dưới cũng ngắn hơn so với loài Marmota. Người ta cũng tìm thấy sự khác biệt lớn trong cấu trúc nhiễm sắc thể của loài sóc bay lùn Nhật Bản với loài sóc bay Siberia. Mặc dù có cùng số nhiễm sắc thế (2n = 38), nhiễm sắc thể đồ của chúng khác biệt lớn do sự đảo đoạn quang tâm nhiễm sắc thể, dung hợp lặp đoạn nối tiếp, xóa một số phân đoạn lớn của nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể Y. Do xóa phân đoạn, bộ di truyền của loài sóc bay lùn Nhật Bản chứa ít hơn 15% DNA so với loài sóc bay Siberia. Các phát hiện trên chỉ ra rằng nhiễm sắc thể đồ của loài Pteromys momonga này gần tương tự với loài P. volans và P. momonga.
1
null
Pteromyscus pulverulentus là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Günther mô tả năm 1873. Loài này được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, bán đảo Malaysia, và nam Thái Lan, nhưng dải phân bố của nó có thể rộng hơp hiện được khoanh định. Môi trường sống của chúng là các khu rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó được xếp vào nhóm bị đe dọa do số lượng cá thể ước tính của nó bị mất đi 50% trong quá khứ và tương lai, và được đánh giá là do mất nơi sống.
1
null
Sóc bụng đỏ (tên khoa học: Callosciurus erythraeus) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Pallas mô tả năm 1779. Phân bố. Loài này được tìm thấy trong các khu rừng từ viễn đông Ấn Độ và Bhutan, thông qua Đông Dương, bán đảo Thái-Mã Lai và miền nam và miền đông Trung Quốc (bao gồm Đài Loan). Trong khu vực này, chúng được tìm thấy trong các môi trường rừng có độ cao dưới , bao gồm rừng thường xanh nhiệt đới và cận nhiệt đới, rừng lá rộng sớm rụng và các đồng rừng lá kim núi cao. Cũng có các quần thể du nhập vào tỉnh Buenos Aires của Argentina, Dadizele ở Bỉ, Capd'Antibes ở Pháp, Nhật Bản. Ở các nơi nhập nội nó là loài xâm lấn, phá hoại cây và cạnh tranh các loài khác. Sinh học. Giống như các loài sóc cây khác, thức ăn của sóc bụng đỏ chủ yếu là lá, hoa, hạt và quả, mặc dù trong các khu vực khác nhau thì chúng có các loại thức ăn khác biệt do phạm vi phân bố rộng. Bên cạnh đó, chúng cũng ăn một lượng nhỏ côn trùng và thỉnh thảng ăn cả trứng chim. Loài sóc này sinh đẻ quanh năm, và có thể giao phối ngay khi vừa chấm dứt cho bú lứa con trước. Thời kỳ mang thai kéo dài 47-49 ngày, mỗi lứa đẻ tới bốn con, nhưng thông thường là 2. Sóc non rời ổ khi 40-50 ngày tuổi và thuần thục sinh dục khi đạt 1 năm tuổi. Chúng sống tới 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Phân loài. Có khoảng 30+ phân loài, mặc dù không phải tất cả các phân loài này đều được công nhận.
1
null
Sóc mun, còn gọi là sóc Finlayson, tên khoa học Callosciurus finlaysonii, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Horsfield mô tả năm 1823. Chúng được tìm thấy ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Phân loài. Các phân loài:
1
null
Callosciurus prevostii (tên tiếng Anh: "Sóc Prevosti") là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Desmarest mô tả năm 1822. Sóc Prevosti được tìm thấy chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á. Loài sóc này hiện được xếp vào danh mục những loài loài ít quan tâm do số lượng còn lớn, lại phân bố tại những khu vực được bảo vệ tốt nên tạm thời chưa phải đối mặt với những đe dọa về bảo tồn. mô tả. Loài sóc này có kích thước trung bình trong các loài sóc thuộc chi "Callosciurus" với điểm đặc trưng là cái đuôi dài xù lông và cái mõm thẳng, ngắn. Chúng có màu sắc cơ thể tương đối đa dạng nhưng thông dụng nhất vẫn là màu xám hoặc đen trên phần lưng và đuôi, bụng và ngực thường có màu đỏ nâu hoặc màu cam. Sóc Prevosti có một sọc trắng chạy dọc theo hai bên sườn. Trọng lượng sóc trưởng thành khoảng độ 400-500g. Phạm vi phân bố. Sóc Prevosti được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc Thái Lan, Malaysia, Sumatra và Borneo thuộc Indonesia và một số khu vực khác thuộc Đông Nam Á. Chế độ ăn. Sóc Prevosti là loài ăn tạp. Thức ăn ưa thích của loài sóc này là những loại trái cây chín,hạt giống, hoa. Ngoài ra chúng cũng rất thích những loài côn trùng tìm thấy trong gỗ mục như là mối, kiến hay bọ cánh cứng.
1
null
Sóc má vàng (danh pháp khoa học:Dremomys pernyi) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1867. mô tả và phân bố. Cơ thể con cái có chiều dài 108,3 mm và đuôi dài 138,8 mm; con đực dài 186mm, đuôi dài 142,5 mm. Sóc má vàng được tìm thấy ở đông bắc Ấn Độ, bắc Myanmar, Tây Tạng và các tỉnh khác của Trung Quốc, Đài Loan, và miền bắc Việt Nam. Phân loài. Sóc má vàng có 6 đến 8 (gồm 2 loài xếp sau) phân loài:
1
null
Dremomys rufigenis là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Blanford mô tả năm 1878. Phân bố. Loài này được tìm thấy ở Campuchia, Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Hà Nam, và An Huy), Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam. Phân loài. Loài này có 5 phân loài:
1
null
Sóc cọ Ấn Độ hay Sóc cọ ba sọc, tên khoa học Funambulus palmarum, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1766. Loài sóc này có thể được dễ dàng thuần hóa và nuôi làm thú cưng. Nó được tìm thấy trong tự nhiên tại Ấn Độ (phía nam của.Vindhyas) và Sri Lanka. Trong cuối thế kỷ 19, con sóc cọ được đưa vào Tây Úc, nơi mà nó đã trở thành một loại gây hại nhỏ đang được người ta tính cách loại bỏ do không có kẻ thù tự nhiên. Loài liên quan chặt chẽ sóc cọ năm sọc "Funambulus pennantii" được tìm thấy ở miền bắc Ấn Độ, và phạm vi của nó một phần trùng lặp với loài này.
1
null
Sóc cọ phương Bắc, hay sóc chồn năm sọc, tên khoa học Funambulus pennantii, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Wroughton mô tả năm 1905. Loài này được tìm thấy ở quần đảo Andaman, các đảo Nicobar (nơi loài được du nhập), Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan và Iran. Tại Ấn Độ, nó là khá phổ biến ở các khu vực đô thị, ngay cả ở các thành phố lớn như Delhi và Kolkata. Hai phân loài, argentescens funambulus pennantii và lutescens funambulus pennantii, được đề xuất bởi Wroughton ngoài phân loài chỉ định; Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây không cho thấy biệt này.
1
null
Sóc cọ nâu sẫm, tên khoa học Funambulus sublineatus, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Waterhouse mô tả năm 1838. Chúng được tìm thấy ở Ấn Độ và Sri Lanka. Loài sóc này sinh sống ở trong các khu rừng nhiệt đới ở phía nam Tây Ghats, bao gồm cả Nilgiris, ở bán đảo Ấn Độ. Trước đây loài này đã được coi là một phân loài của "Funambulus obscurus" từ Sri Lanka. Phân loài. Loài này có 2 phân loài sau:
1
null
Sóc đất Berdmore, sóc vằn lưng tên khoa học Menetes berdmorei, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Blyth mô tả năm 1849. Chúng phân bố ở Đông Nam Á, từ đông Myanmar đến Việt Nam. Phân loài. Loài này gồm các phân loài sau:
1
null
Sóc đất Barbary (tên khoa học Atlantoxerus getulus) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là loài duy nhất trong chi Atlantoxerus. Chúng là loài đặc hữu của Tây Sahara, Algeria và Morocco và đã được du nhập vào quần đảo Canaria. Môi trường sống tự nhiên của nó là vùng cây bụi là khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đồng cỏ ôn đới và vùng núi đá nơi nó sinh sống thành đàn trong hang. Sóc mặt đất Barbary là một loài nhỏ có chiều dài từ 160 và 220 mm với một cái đuôi rậm lông có chiều dài tương tự. Nó nặng tới 350 gram (12 oz) và có lông thô và xoắn. Màu sắc chung là màu nâu xám hoặc đỏ nâu và có một sọc trắng chạy dọc theo mỗi bên, và đôi khi khác dọc theo xương sống. Bụng là nhạt màu xám và đuôi có vạch kẻ dọc màu đen và màu xám. Phân bố. Sóc mặt đất Barbary được tìm thấy trên bờ biển Barbary của Tây Sahara, Morocco và Algeria ở phía hướng ra biển của dãy núi Atlas và được nhập nội vào đảo Fuerteventura tại quần đảo Canaria vào năm 1965. Nó là loài sóc duy nhất sinh sống ở phía bắc của sa mạc Sahara châu Phi. Môi trường sống của nó là đất đá khô cằn và nó được tìm thấy ở các vùng miền núi lên đến độ cao khoảng 4.000 m.
1
null
Sóc đất Nam Phi, tên khoa học Xerus inauris, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1780. Phân bố. "Xerus inauris" sống trên khắp nam châu Phi; qua Botswana, Nam Phi và Namibia. Dải phân bố của nó bao phủ hầu hết Namibia nhưng không có mặt ở những vùng ven biển và tây bắc. "Xerus inauris" cư trú ở trung và tây nam Kalahari ở Botswana. Ở Nam Phi, nó có thể được tìm thấy ở trung và trung-bắc.
1
null
Xerus rutilus là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Cretzschmar mô tả năm 1828. Môi trường sống tự nhiên của chúng là savanna khô và đất cây bụi nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phân bố. Loài này được tìm thấy ở Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Kenya, Somalia, Sudan, Tanzania, và Uganda. Phân loài. "Xerus rutilus" có 8 phân loài được công nhận:
1
null
Epixerus ebii là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Temminck mô tả năm 1853. Đây là loài duy nhất trong chi Epixerus, mặc dù nhóm cá thể phía đông (phân loài "Epixerus ebii wilsoni") trước đây được xem là một loài riêng biệt, "E. wilsoni". Nó được tìm thấy ở Tây và Trung Phi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng cao độ thấp, ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng bị đe dọa do mất nơi sống.
1
null
Funisciurus anerythrus là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1890. Phân bố. Loài này phân bố ở Bénin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích Đạo, và Nigeria. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đây là một loài phổ biến và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đánh giá nó là "loài ít quan tâm".
1
null
Funisciurus isabella là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Gray mô tả năm 1862. Môi trường sống tự nhiên của loài này là rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới và rừng ẩm ướt nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đây là một loài phổ biến với phạm vi rộng và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đánh giá loài này là "loài ít quan tâm". Phân bố. Loài này có 2 phân loài, chúng được tìm thấy ở Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo, và Gabon. Phân loại. Loài sóc này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1862 bởi nhà động vật học người Anh John Edward Gray, mẫu vật được thu thập từ 2.000 m (7.000 ft) trên mực nước biển trên núi Cameroon. Ông đặt cho nó cái tên "Sciurus isabella", tên gọi cụ thể "isabella" vinh danh Isabel Burton, vợ của nhà thám hiểm và nhà ngoại giao Sir Richard Burton, lúc đó là lãnh sự Anh tại Fernando Po. Loài này sau đó đã được kết hợp thành chi "Funisciurus", đặt tên nhị thức là hình thức hiện được chấp nhận, "Funisciurus isabella". Mô tả. Loài sóc này là một loài sóc khá nhỏ phát triển đến chiều dài đầu và thân khoảng 154 mm (6 in) với cái đuôi thon dài khoảng 160 mm (6,3 in), con đực có xu hướng lớn hơn con cái một chút. Lông lưng có màu nâu xám, những sợi lông riêng lẻ có trục đen và chóp lông. Có hai dải màu đen chạy dọc theo mỗi bên của con vật, một từ tai đến đuôi và thứ hai từ vai đến mông. Giữa các sọc, lông có màu nâu da bò. Lông bụng có màu xám, những sợi lông riêng lẻ có trục màu xám và chóp màu trắng. Đuôi được phủ trong những sợi lông dài có chân đế, trục đen và đầu mút mờ. Loài sóc "Funisciurus lemniscatus" có ngoại hình tương tự nhưng khác ở chỗ có bộ lông màu nâu sẫm dọc theo cột sống, và lông màu vàng nhạt hơn giữa các sọc bên.
1
null
Funisciurus leucogenys là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Waterhouse mô tả năm 1842. Loài sóc này được tìm thấy ở Bénin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Guinea Xích Đạo, Ghana, Nigeria và Togo. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và rừng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
1
null
Sóc linh dương Harris, tên khoa học Ammospermophilus harrisii, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Audubon & Bachman mô tả năm 1854. Loài này được tìm thấy ở Arizona và New Mexico, Hoa Kỳ, và ở Sonora, México. Loài này được đặt theo tên Edward Harris.
1
null
Cầy thảo nguyên Gunnison, tên khoa học Cynomys gunnisoni, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Baird mô tả năm 1855. Loài này chủ yếu phân bố ở vùng Four Corners của Hoa Kỳ. Chúng dài 30–37 cm và có đuôi dài 3-6 c. Loài này chỉ cân nặng 1,5-2,5 lbs (0,5–1 kg). Trung bình, con đực có kích thước lớn hơn so với con cái. Cầy thảo nguyên Gunnison có 22 răng, và năm 5 cặp tuyến vú. Cầy thảo nguyên Gunnison, C. gunnisoni, là loài cầy thảo nguyên duy nhất có 40 nhiễm sắc thể. Bốn loài khác, chó thảo nguyên đuôi đen, đuôi trắng, cầy thảo nguyên Utah, và cầy thảo nguyên Mexico, có 50 nhiễm sắc thể.
1
null
Marmota baibacina là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Kastschenko mô tả năm 1899. Nó được tìm thấy tại tỉnh Tân Cương tại Trung Quốc, miền đông nam Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, và tại hai dãy núi Altay và Thiên Sơn tại đông nam Siberia thuộc Nga.
1
null
Marmota caligata là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Eschscholtz mô tả năm 1829. Đây là một trong 2 loài nặng nhất họ Sóc và là một trong 3 loài lớn nhất họ Sóc. Tổng chiều dài kể cả đuôi là 60–80 cm, nặng từ 3.5–10 kg.
1
null
Macmot bụng vàng (danh pháp khoa học: Marmota flaviventris) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Audubon & Bachman mô tả năm 1841. Macmot bụng vàng thường có trọng lượng từ 1,6 đến 5,2 kg (3,5 đến 11 lb) khi phát triển đầy đủ. Chúng trở nên béo hơn vào mùa thu trước khi ngủ đông. Phân bố và môi trường sống. Macmot bụng vàng sinh sống ở miền Tây Hoa Kỳ và phía tây nam Canada, bao gồm các dãy núi Rocky và Sierra Nevada. Chúng sinh sống ở thảo nguyên, đồng cỏ, các bãi dốc và môi trường sống mở khác, đôi khi trên các cạnh của rừng cây rụng lá hoặc lá kim, và thường ở độ cao hơn 2000. Lãnh thổ của chúng là khoảng 4 đến 7 mẫu Anh (2 đến 3 ha) xung quanh một số hang hốc của mùa hè. Chúng chọn để đào hang dưới đá bởi vì động vật ăn thịt ít có khả năng để phát hiện hang của chúng. Các loài săn mồi bắt loài macmot này bao gồm chó sói, cáo, chó sói, và con người và chó. Khi một con macmot bụng vàng nhìn thấy một động vật ăn thịt, nó kêu lên để cảnh báo tất cả các macmot khác trong khu vực (do đó nó có biệt danh "heo còi"). Sau đó, chúng thường ẩn trong một đống đá gần đó.
1
null
Marmota himalayana là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Hodgson mô tả năm 1841. Loài macmot Himalaya này được tìm thấy ở vùng đồng cỏ núi cao khắp dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng ở độ cao từ 3.500 đến 5.200 m (11.500 đến 17.100 ft). Chúng sinh sống ở các quần thể và hang sâu mà các thành viên của đàn dùng chung trong quá trình ngủ đông. Chúng có kích thước bằng mèo nhà lớn. Loài này có liên quan chặt chẽ với các ngân thử, các sóc hoa râm và các loại sóc vàng bụng. Loài này có bộ lông sôcôla nâu tối tương phản với các bản vá lỗi màu vàng trên mặt và ngực của nó. Môi trường sinh sống. Loài macmot này Nó được tìm thấy ở trên tầng cao của dãy Himalaya. Chủ yếu là có thể nhìn thấy ở vùng núi Ladakh ở bang phía Bắc Ấn Độ Jammu và Kashmir và Bhutan.
1
null
Marmota marmota là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là một trong 3 loài sóc lớn nhất vả một trong 2 loài sóc nặng nhất. Tổng chiều dài kể cả đuôi là 55–70 cm, nặng từ 5.5–8 kg. Macmot Alps được tìm thấy ở các khu vực miền núi của miền trung và miền nam châu Âu. Loài macmot Alps sinh sống ở độ cao từ 800 đến 3.200 mét trong dãy núi Alps, Carpathians, Tatras, Pyrenees và Bắc Apennines ở Ý. Họ đã được giới thiệu lại với thành công trong Pyrenees vào năm 1948, nơi mà các loại sóc núi cao đã biến mất vào cuối kỷ Pleistocene. Chúng là loài có khả năng đào hang tuyệt vời, có khả năng thâm nhập vào đất mà ngay cả một cái cuốc sẽ có khó khăn, và ngủ đông đến 9 tháng mỗi năm. Mô tả. Con trưởng thành có chiều cao đến vai lên đến 18 cm. Chúng có chiều dài thân đến từ 42 đến 54 cm, không bao gồm đuôi, dài từ 13 đến 16 cm mức trung bình. Khối lượng cơ thể nhẹ hơn đáng kể vào mùa xuân, khi chúng nặng 2,8-3,3 kg (6,2-7,3 lb), so với mùa thu, khi chúng cân nặng 5,5–8 kg (12-18 lb). Loài này đôi khi được xem là loài macmot lớn nhất, mặc dù macmot hoa râm liên quan chặt chẽ là đôi khi nặng hơn. Màu bộ lông là một hỗn hợp của cô gái tóc vàng, đỏ và bộ lông màu xám đen. Trong khi hầu hết các ngón tay của chúng có móng vuốt, ngón tay của nó có móng tay. Phạm vi và sinh thái. Như tên gọi của nó cho thấy, macmot Alps phân bố trên khắp dãy Alps châu Âu, khác nhau, qua các khu vực núi cao của Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Đức, Slovenia và Áo. Họ cũng đã được du nhập ở nơi khác với các tiểu quần thể ở Pyrenees, Pháp Massif Central, Jura, Vosges, Rừng Đen, appennini, Tatras Cao, và Carpathians Rumani. Macmot Als rất dồi dào trong dân số cốt lõi của chúng; trong Carpathians Rumani, ví dụ, dân số ước tính khoảng 1.500 cá thể. Macmot Alps thích đồng cỏ núi cao và đồng cỏ ở độ cao lớn, nơi các quần thể sinh sống trong các hệ thống hang sâu nằm trong khu vực đất hay đá bồi. Chúng có thể được nhìn thấy "tắm nắng", nhưng thực tế điều này thường là trên một tảng đá phẳng và nó được tin rằng chúng đang thực sự làm mát và có thể đây là một chiến lược để đối phó với các ký sinh trùng. Chúng nhạy cảm vơi thay đổi nhiệt độ và sự gia tăng nhiệt độ có thể gây ra mất môi trường sống cho loài như một toàn thể. Chế độ ăn. Loài này ăn thực vật như cỏ và thảo mộc, cũng như ngũ cốc, côn trùng, nhện và sâu. Họ thích cây non và dịu dàng hơn bất kỳ loại khác, và giữ thực phẩm trong forepaws của họ trong khi ăn. Chúng chủ yếu chui ra khỏi hang để ăn vào buổi sáng và buổi chiều, do chúng không phù hợp với nhiệt độ, có thể dẫn đến việc chúng không ăn ở tất cả vào những ngày rất ấm áp. Khi thời tiết phù hợp, chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn thức ăn để tạo ra một lớp mỡ trên cơ thể của chúng, cho phép chúng sống sót kỳ ngủ đông dài.
1
null
Macmot bụng hung (tên khoa học Marmota monax) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Loài này phân bố rộng rãi ở Bắc Mỹ và phổ biến ở đông bắc và trung bộ Hoa Kỳ. Nó phân bố đến tận Alaska. Thân dài đến (gồm đuôi dài ) và trọng lượng . Ở nơi thiếu thiên địch và có nhiều alfalfa, loài này có thể dài đến và nặng . Chúng đào hang giỏi. Trong tự nhiên chúng sống thọ đến 6 năm, nhưng trung bình 2-3 năm tuổi còn trong tình trạng nuôi nhốt chúng thọ 9-14 năm tuổi. Kẻ thù săn mồi loài này có sói, sói đồng cỏ, cáo, đại bàng lớn và chó. Con non còn bị rắn bắt.
1
null
Marmota olympus là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Merriam mô tả năm 1898. Loài này chỉ sinh sống ở bang Washington Hoa Kỳ, trên độ cao giữa bán đảo Olympic. Loài bà con gần nhất của loài này là "Marmota caligata" macmot Đảo Vancouver. Năm 2009, nó được tuyên bố là động vật có vú đặc hữu chính thức của Washington. Loài macmot này có kích thước bằng mèo nhà, thường nặng khoảng 8 kg trong mùa hè.Loài này có tính lưỡng hình giới tính lớn nhất trong các loài macmot, con đực trưởng thành nặng trung bình 23% nhiều hơn so với con cái. Nó có thể được xác định bởi một cái đầu rộng, đôi mắt nhỏ và tai, chân mập và dài, đuôi rậm. nhọn, móng vuốt tròn của nó hỗ trợ trong đào hang. Những thay đổi màu lông theo mùa và theo tuổi tác, nhưng chiếc bộ lông con trưởng thành màu nâu trên tất cả với các khu vực nhỏ trắng hơn cho hầu hết các năm. Loài macmot Olympic có một chế độ ăn bao gồm chủ yếu của một loạt các hệ thực vật đồng cỏ, bao gồm các loại cỏ khô, mà nó còn sử dụng lót trong hang. Nó bị bị săn bắt bởi một số động vật có vú trên cạn khác nhau và các loài chim săn mồi, nhưng kẻ thù chính của nó ngày nay là sói đồng cỏ. Macmot Olympic được đánh giá là loài ít quan tâm trong sách đỏ IUCN. Nó được bảo vệ bởi pháp luật trong công viên quốc gia Olympic, trong đó có hầu hết các môi trường sống của loài này. Hang loài macmot này được đào thành từng cụm, được tìm thấy tại các địa điểm núi khác nhau và khác nhau về kích thước. Mỗi bầy có thể có một gia đình macmot hoặc nhiều gia đình với số lượng lên đến 40 cá thể marmot. Macmot Olympic là động vật có tính xã hội và thường chơi đùa chung phát ra 4 âm thanh hýt khác nhau để giao tiếp. Trong thời gian ngủ đông bắt đầu từ tháng chín, chúng ngủ sâu và không ăn, khiến phải giảm mất một nửa trọng lượng cơ thể. Con trưởng thành ra khỏi hang vào tháng Năm và con trẻ vào tháng Sáu. Macmot cái thành thục sinh sản lúc ba tuổi, và đẻ mỗi lứat 1-6 con mỗi mùa giao phối khác.
1
null
Sóc đá Trung Hoa hay Sóc đá Père David, tên khoa học Sciurotamias davidianus, là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1867. Nó là loài đặc hữu của Trung Quốc, nơi nó được tìm thấy rộng rãi trong môi trường sống đá ở phần phía đông và miền trung của đất nước.
1
null
Sóc đá Forrest hay sóc đá vằn bên (tên khoa học: Sciurotamias forresti) là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1922. Nó là loài sóc đá đặc hữu Vân Nam (Trung Quốc), với khu vực sinh sống là các núi đá và rừng thông thấp, dọctheo đường phân thủy giữa sông Lan Thương và Trường Giang.
1
null
Sóc đất vàng "(Callospermophilus lateralis)" (tiếng Anh: Golden-Mantled Ground Squirrel) là một loài động vật có vú trong Họ Sóc, Bộ Gặm nhấm. Chúng là một loài sóc đất có nguồn gốc từ miền tây Bắc Mỹ. Chúng phân bố ở British Columbia và Alberta qua miền tây Hoa Kỳ đến California, Arizona và New Mexico. Loài này được Say mô tả năm 1823.
1
null
Spermophilus parryii là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Richardson mô tả năm 1825. Đây là loài bản địa Bắc Cực và Cận Bắc Cực của Bắc Mỹ và Châu Á. Người dân ở Alaska, đặc biệt là xung quanh người Aleutia, gọi chúng là sóc "parka", rất có thể vì lớp da của chúng rất tốt cho việc sờn trên áo parka và quần áo. Hành vi. Sóc đất Bắc Cực ban sinh hoạt ban ngày và sinh sống trên lãnh nguyên và là con mồi của cáo Bắc Cực, cáo đỏ, sói đỏ, linh miêu, gấu xám và đại bàng. Nó là một trong số ít các loài động vật Bắc Cực, cùng với họ hàng gần của chúng là macmot và dơi nâu nhỏ không liên quan, ngủ đông. Vào mùa hè, nó kiếm ăn cây, hạt và trái cây lãnh nguyên để tăng lượng mỡ trong cơ thể cho quá trình ngủ đông vào mùa đông. Vào cuối mùa hè, sóc đất Bắc Cực đực bắt đầu tích trữ thức ăn trong hang để vào mùa xuân nó sẽ có thức ăn cho đến khi thảm thực vật mới mọc lên. Các hang được lót bằng địa y, lá và lông xạ hương. Trong quá trình ngủ đông, nhiệt độ não của nó giảm xuống mức trên mức đóng băng, thân nhiệt cốt lõi của nó đạt đến nhiệt độ xuống tới −2,9 °C và nhịp tim của nó giảm xuống khoảng một nhịp mỗi phút. Giả thuyết tốt nhất về lý do tại sao máu của sóc không bị đông lại là chúng có thể làm sạch cơ thể của chúng bằng các chất nhân băng cần thiết cho sự phát triển của các tinh thể băng. Trong trường hợp không có chất tạo nhân băng, chất lỏng trong cơ thể có thể ở trạng thái lỏng khi ở trạng thái siêu lạnh. Quá trình này đang được nghiên cứu với hy vọng rằng cơ chế hiện diện ở sóc đất Bắc Cực có thể cung cấp một con đường để bảo quản tốt hơn các bộ phận cơ thể người để cấy ghép.
1
null
Neotamias ochrogenys là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Merriam mô tả năm 1897. Đây là loài đặc hữu của khu vực gần bờ biển phía bắc California ở Hoa Kỳ, nơi nó sống ở rừng lá kim ven biển. Nó là loài lớn nhất trong chi Neotamias và có tổng chiều dài 233–297 mm bao gồm đuôi dài 97–130 mm.
1
null
Glis glis là một loài chuột sóc lớn và loài duy nhất trong chi "Glis", có mặt ở hầu khắp châu Âu. Thịt của loài thú này được người La Mã xem là một thức ăn ngon. Mô tả. Đây là loài chuột sóc lớn nhất, với chiều dài đầu-thân , cộng với một cái đuôi dài 11 đến 13 cm. Nó thường nặng từ , nhưng có thể đạt gấp đôi cân nặng đó trước kỳ ngủ đông. Cơ thể nó khá giống sóc, với mặt nhỏ, cẳng chân mảnh, và bàn chân to. Bộ lông có màu xám hay nâu xám bao phủ gần khắp người, còn mặt dưới thân thì có lông trắng hay nâu nhạt. Không như nhiều loài cùng họ, "G. glis" không có sọc sậm màu trên mặt mà chỉ có một vùng lông đen quanh mắt. Đuôi dài và mọc lông rậm rạp, có màu hơi đậm hơn phần cơ thể còn lại. Chân trước có bốn ngón còn chân sau có năm. Gót chân trần. Con cái có bốn đến sáu cặp núm vú.
1
null
Chaetodipus arenarius là một loài động vật có vú trong họ Chuột kangaroo, bộ Gặm nhấm. Loài này được Merriam mô tả năm 1894. Đây là loài đặc hữu Baja California ở Mexico. Miêu tả. Chúng đạt chiều dài khoảng 154 mm trong đó đuôi 86 mm, con đực lớn hơn một chút so với con cái. Lông mềm mại và khá mượt. Tai sẫm màu và có một mảng lông trắng nhỏ tại chân tai. Màu trên lưng thay đổi từ xám nhạt hoặc vàng da bò nhạt đến màu nâu sẫm, và có thể có một số sợi lông bảo vệ có mũi lông màu sẫm tối khiến cho lông khu vực này có vẻ lốm đốm.
1
null
Perognathus fasciatus là một loài động vật có vú trong họ Chuột kangaroo, bộ Gặm nhấm. Loài này được Wied-Neuwied mô tả năm 1839. Loài này được tìm thấy ở trung tâm Đại bình nguyên của Canada và Hoa Kỳ, nơi nó phổ biến rộng rãi và khá phổ biến; IUCN xếp loài này vào nhóm "loài ít quan tâm". Con trưởng thành có chiều dài từ khoảng 125 đến 143 mm trong đó đuôi dài 56–68 mm, với các cá nhân từ cuối phía bắc của phạm vi phân bố là lớn hơn so với những cá thể từ phía nam. Chúng có cân nặng từ 11-14 g.
1
null
Thomomys bulbivorus là một loài động vật có vú trong họ Chuột nang, bộ Gặm nhấm. Loài này được Richardson mô tả năm 1829. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829, nó là loài đặc hữu của thung lũng Willamette ở tây bắc Oregon ở Hoa Kỳ. Loài ăn cỏ gopher ăn cỏ cho rau và thực vật, nó thu thập trong túi má ngoài lớn, bên ngoài là lớp lông, bên ngoài má túi. Thức ăn dư thừa được lưu giữ trong một hệ thống đường hầm ngầm rộng lớn. Màng màu xám đậm đến xám xỉn thay đổi màu sắc và kết cấu trong suốt năm. Các răng cửa rộng và đặc trưng của động vật có vú này đặc biệt thích hợp cho việc sử dụng trong xây dựng đường hầm, đặc biệt là ở đất sét cứng của Thung lũng Willamette. Những con vượn cáo làm cho tiếng nói nghẹn lại với răng; Con đực và con cái tạo âm thanh lẩm bẩm (gợi tình) khi chúng ở bên nhau. Con non sinh ra không có răng, mù và không có lông, con non trưởng thành nhanh chóng trước khi cai sữa vào khoảng sáu tuần tuổi. Mặc dù loài này phòng thủ dữ dội khi bị dồn vào, nó có thể trở nên thuần hóa trong tình trạng bị bắt. Mặc dù xu thế dân số nói chung ổn định, nhưng các mối đe dọa đối với sự sống còn của loài này bao gồm đô thị hoá, chuyển đổi sinh cảnh cho sử dụng nông nghiệp và các nỗ lực xóa bỏ bẫy và chất độc. Nó là con mồi cho loài côn trùng ăn thịt và động vật ăn thịt ăn thịt, và có nhiều loài động vật chân đốt và sâu bướm ký sinh trùng ký sinh trùng. Các nhà khoa học tin rằng lịch sử tiến hoá của loài này đã bị gián đoạn khi trận lụt ở Missoula lụt trên thung lũng Willamette vào cuối kỷ băng hà cuối cùng. Lũ lụt gần như tràn ngập phạm vi địa lý của nó, có thể đã gây ra một nút cổ chai di truyền khi những người sống sót sau đó đã phục hồi lại khu vực sau khi các vùng nước rút đi. Phân loại. Có sáu chi thú có túi ở Bắc Mỹ: 'Cratogeomys", "Geomys", "Orthogeomys", "Pappogeomys", "Thomomys", và "Zygogeomys".. Loài này là một loài chuột túi có răng giả của chi "Thomomys", trong họ Geomyidae. Các răng cửa của rêu ở chi Thomomys có bề mặt bề mặt mịn màng đặc trưng, ​​trong khi đó các lớp của Geomys có hai rãnh sâu trên răng và của Cratogeomys có một rãnh duy nhất. Loài chuột túi camas là một thành viên của phân loài Megascapheus, được thành lập vào năm 1903, vào thời điểm đó chỉ cho loài loài chuột túi camas này. Các nhà phân loại học sau đó đã gán những người khác cho cùng phân loài. Tên gọi Thomomys xuất phát từ tiếng Hy Lạp σωρός (heap) + μῦς (chuột), có thể mô tả các đống đất đào được sản xuất bởi loài chuột túi đào hố . Bulbus dịch là "thân cây thảo" bằng tiếng Latinh, và từ "devour" là "voro". Nhà tự nhiên học David Douglas đã báo cáo rằng loài thú này ăn thân cây camas lily, và Vernon Bailey sau đó cho rằng thiếu hoa lily cama ở những khu vực sinh sống của gopher đến các bóng đèn được ăn. [10] Tuy nhiên, nhà tự nhiên học H. M. Wight đã quan sát thấy rằng con sói ăn chủ yếu là cây bồ công anh, và hoài nghi rằng nó là một loài ăn nhiều thân cây.
1
null
Dipus sagitta là một loài động vật có vú trong họ Dipodidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Pallas mô tả năm 1773. Chúng phân bố ở Trung Quốc, Iran, Kazakhstan, Mông Cổ, Nga, Turkmenistan, và Uzbekistan. Chiều dài đầu và thân 100 đến 155 mm và đuôi dài 145 đến 190 mm. Cân nặng giữa 56 và 117 g. Phía trên màu nâu vàng nhạt đến nâu đỏ, một dải màu trắng chạy từ chân đuôi qua hông, phần dưới màu trắng. Chân sau có ba ngón. Đồng nghĩa. "Dipodipus" Trouessart, 1910; "Dipsus" Gray, 1821; "Sminthoides "Schlosser, 1924;
1
null
Chuột nhảy jerboa tai dài, Chuột nhảy Gobi hay Chuột nhảy sa mạc tai dài, danh pháp Euchoreutes naso, là một loài động vật có vú trong họ Dipodidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Sclater mô tả năm 1890. Phân loại. Ngoài chuột jerboa tai dài còn có chuột jerboa tai ngắn (Short-eared Jerboa). Đặc điểm. Chuột jerboa là loài gặm nhấm nhỏ, nhảy giống như chuột với đuôi và chân đều dài. Long-eared jerboa có thể được phân biệt với Chuột jerboa khác bởi kích thước tai to lớn của chúng, tai chúng dài khoảng 1/3 lớn hơn so với đầu của chúng. Chuột jerboa khác chủ yếu sống về đêm, hầu như ban ngày chúng đều ở trong hang dưới lòng đất, và chúng tự đào hang của mình. Rất ít thông tin về loài này. Hệ sinh thái của loài này rất ít được biết đến. Thực phẩm. Hầu hết các chuột jerboa chủ yếu ăn thực vật: rễ cây, hạt giống và cây mọng nước, tuy nhiên, chế độ ăn uống của chuột jerboa bao gồm côn trùng là chủ yếu. Phân bố. Động vật gặm nhấm nhỏ này được phát hiện vào năm 1925 bởi Glover Morrill Allen. Các nhà khoa học đã nghiên cứu môi trường sống của loài này vào đầu những năm 1980, tìm thấy trung bình là 0,5 con/1 hecta. Môi trường sinh sống chủ yếu phân bố từ phía tây Tân Cương (tây bắc Trung Quốc), sa mạc Gobi thuộc khu vực miền Bắc Trung Quốc đến cực nam Mông Cổ, như ở lưu vực sông đầy cát trắng và gồm cây có bụi rậm. Loài này được cho là đang giảm dần nguyên nhân là do con người làm xáo trộn môi trường sống của chúng.
1
null
Sicista betulina là một loài động vật có vú trong họ Dipodidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Pallas mô tả năm 1779. Chúng dài khoảng 5–8 cm dài (không tính chiều dài đuôi), nặng 5-13 g. Chúng sinh sống ở miền bắc châu Âu và châu Á trong các khu rừng và đầm lầy. Loài này ngủ đông trong hang dưới lòng đất. Chúng ăn rể cây non, ngũ cốc, hoa quả, và đôi khi ăn côn trùng.
1
null
Typhlomys cinereus (tên tiếng Anh: "Chinese pygmy dormouse") là một loài động vật có vú trong họ Platacanthomyidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1877. Chuột mù nhỏ bằng chuột nhắt. Trên mặt lưng màu nâu thẫm gần như đồng màu. Chúng có màu xám ở mặt bụng từ cằm đến hậu môn và mặt trong tay chân từ cổ đến tay, và đầu gối. Lông màu nâu hơi đen phủ mu bàn tay, bàn chân. Tai nhỏ gần như không có lông. Đuôi chúng dài hơn thân, lông ở gốc đuôi thua, màu nâu, chóp đuôi có túm lông thường màu trắng. Loài này phân bố ở Trung Quốc, ở Việt Nam chỉ có ở Lào Cai.
1
null
Chuột túi Gambia hay chuột túi khổng lồ châu Phi, tên khoa học Cricetomys gambianus, là một loài động vật có vú trong họ Nesomyidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Waterhouse mô tả năm 1840. Đặc điểm. Chuột có túi Gambia là chuột lớn nhất trong tự nhiên từng được biết tới. Loài chuột này hoạt động về đêm, có thể dài tới 92 cm (cả đuôi) và nặng hơn 4 kg, tương đương với một con mèo nhà, có con có chiếc răng cửa dài gần 3 cm. Chúng có thể sinh sản rất nhanh (khoảng 50 con/năm) và chuột con có thể sinh đẻ ngay khi chúng được 5 tháng tuổi. Sau khi đẻ con, chuột Gambia chỉ phải đợi 9 tháng để tiếp tục đẻ. Chúng nuôi sáu con nhỏ cùng lúc. Loài chuột này ăn tạp, cả thực và động vật. Chúng cũng có thể sống thọ từ 7-8 năm. Chúng có họ xa với chuột ở Anh và được cho là loài chuột lớn nhất và dữ dằn nhất thế giới. Ích lợi. Chúng được gọi là chuột anh hùng (HeroRat), được huấn luyện nghiêm ngặt để hỗ trợ rà phá bom mìn đang đem lại nhiều lợi ích tại châu Phi và có thể sẽ được đưa sang các nơi khác. Chuột đã được sử dụng một cách hiệu quả trong quân đội Tanzania và Mozambique, chúng đang được dùng để tìm kiếm mìn ở hai nước này. Quân đội Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến khả năng sử dụng chúng để phát hiện các loại mìn khác nhau. Có thể nói việc huấn luyện chuột như vậy, đi đầu hiện nay phải kể đến là Tổ chức phi chính phủ APOPO thuộc vương quốc Bỉ. Hiện APOPO đang gặt hái được các thành công ở một số nước châu Phi. Để duy trì phản xạ có điều kiện cho chuột túi Gambia, các chuyên viên dò, gỡ mìn phải thường xuyên huấn luyện phản xạ cho chúng, thời gian huấn luyện trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 và chỉ cho ăn các thức ăn được chọn lọc kỹ lưỡng. Chúng thường được buộc vào một sợi dây dẫn lơ lửng giữa 2 bộ xử lý. Sau đó chúng được tung ra để quét một khu vực được cho là có nguy hiểm, và sẽ đào bới trầy xước mặt đất khi chúng gửi thấy mùi thuốc nổ. Huấn luyện chuột đang được quân đội quan tâm do chi phí để làm việc này không tốn kém. Trong thực tế công tác, chuột túi Gambia rất nhạy bén, làm việc rất trật tự. hai con chuột túi Gambia, trong vòng 1 giờ có thể dò hết một bãi mìn có bán kính rộng tới 200m2, trong khi đó, cùng một diện tích đó, con người phải cần đến 2 giờ. Hơn nữa, trong lượng của các chú chột công binh này lại nhẹ, chỉ vào khoảng 3 kg, do đó dưới trọng lượng của chúng, mìn không bị kích nổ. Chuột cũng có thể được sử dụng để tìm kiếm người bị nạn dưới các đống đổ nát của các tòa nhà và thậm chí cả cho việc chẩn đoán các bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh lao bằng cách cho ngửi mùi. Tác hại. Loài xâm lấn. Chúng bắt đầu được đưa đến quần đảo Florida Keys phía đông nam nước Mỹ trong thời gian từ 1999-2001 sau khi một người nuôi động vật địa phương thả tám con chuột ra ngoài tự nhiên. Các quan chức quản lý môi trường lo ngại rằng khi loài gặm nhấm khổng lồ đến được phần đất liền của bang Florida, chúng sẽ tàn phá mùa màng ở đây. Chuột túi Gambia đã bị cấm nhập khẩu vào Mỹ kể từ năm 2003 khi chúng được cho là nguyên nhân gây ra dịch bệnh ảnh hưởng tới 100 người. Chúng đang sinh sản nhanh trên quần đảo này bất chấp nỗ lực xóa sổ chúng kéo dài cả thập kỷ từ 2001-2012. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã làm việc với quan chức bang Florida để xóa sổ loài gặm nhấm đáng sợ này, và ước tính chỉ còn vài chục con sót lại. Ăn thịt người. Chúng chính là thủ phạm gây ra cái chết thương tâm cho 2 em bé ở hai thị trấn tồi tàn của Nam Phi vào khoảng tháng 5/2011. Bé Lunathi Dwadwa, 3 tuổi đã bị loại chuột khổng lồ châu Phi cắn chết khi ngủ trong căn lều của gia đình ở Khayelisha, ngoại ô thành phố Cape Town. Bố mẹ em cho biết, họ không hề thấy con mình la hét, khi thức giấc, họ thấy con mình đã chết rất thương tâm: mắt bị móc ra ngoài, từ chân mày xuống má đều bị chuột ăn chỉ còn trơ hốc mắt. Một bé gái khác ở Soweto gần Johannesburg cũng chết vì lý do tương tự, trong cùng một ngày. Tuy nhiên trường hợp này là do bà mẹ để con ở nhà đi chơi với bạn bè nên đã bị cảnh sát bắt giữ vì tội “lơ đễnh”. Tháng 4/2011, cụ bà 77 tuổi, Nomathemba Joyi cũng đã chết sau khi những con chuột khổng lồ gặm mất một nửa khuôn mặt phải.
1
null
Dendromus mesomelas là một loài động vật có vú trong họ Nesomyidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Brants mô tả năm 1827. Loài này được tìm thấy ở Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Tanzania và Zambia. Các môi trường sống tự nhiên của rừng núi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới ẩm, xavan khô, thảm thực vật kiểu Địa Trung Hải, và đồng cỏ ở nơi cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
1
null
Lemmus lemmus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là một loài lemminh phổ biến được tìm thấy ở miền bắc Fennoscandia. Nó là loài vật có xương sống duy nhất loài đặc hữu của khu vực. Chuột Lemming Na Uy ngự trong vùng lãnh nguyên và đầm lầy, và thích sống gần nước.
1
null
Microtus californicus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Peale mô tả năm 1848. Loài này sinh sống trong suốt nhiều California và một phần phía tây nam Oregon. Chúng cũng được gọi là chuột cỏ California. Chúng có chiều dài trung bình 172 mm mặc dù chiều dài này khác nhau rất nhiều giữa các phân loài.
1
null
Microtus canicaudus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Miller mô tả năm 1897. Mẫu đầu tiên được thu thập vào năm 1897, nó là loài đặc hữu của Thung lũng Willamette, các quận Oregon và Clark, Washington trong khu vực Thái Bình Dương phía Tây Bắc của Bắc Mỹ. Chúng là loài động vật có vú nhỏ và có đuôi màu xám được coi là loài có kích thước trung bình trong chi. Trong lịch sử, chúng đã được tìm thấy trong số các thảo nguyên của thung lũng, nhưng vẫn còn phổ biến như các khu vực này đã được chuyển cho mục đích nông nghiệp. Vì những lý do không rõ ràng, mật độ của quần thể chuột này trong một khu vực có thể dao động o mức rộng từ mùa này sang mùa và từng năm. Chúng bị các loài cú, diều hâu, và động vật có vú ăn thịt. Chúng cũng có một loạt các ký sinh trùng, bao gồm cả bọ chét và ve. Đôi khi chúng chia sẻ các hang với động vật đào hang khác trong khu vực sinh sống. Người ta biết tương đối ít về hành vi của chúng trong tự nhiên, bởi vì chúng không có khả năng để mắc bẫy. Phần lớn những gì được biết về hành vi của loài này là kết quả của các nghiên cứu trên động vật trong môi trường phòng thí nghiệm.
1
null
Microtus longicaudus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Merriam mô tả năm 1888. Loài này được tìm thấy ở miền tây Bắc Mỹ. Chúng có tai ngắn và đuôi dài. Lông của chúng có màu nâu xám với phần dưới bụng màu xám nhạt. Chúng dài khoảng 18 cm với đuôi dài 8 cm và nặng khoảng 50 g.
1
null
Microtus oregoni là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Bachman mô tả năm 1839. Phân bố giữa các vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ, loài này được tìm thấy trong các khu rừng, đồng cỏ, rừng cây, và môi trường chaparral. Loài này được mô tả đầu tiên trong các tài liệu khoa học vào năm 1839, từ một mẫu vật thu được ở gần cửa sông Columbia. Loài chuột đồng nhỏ nhất trong phạm vi của nó, loài này cân nặng khoảng 19 g (0,67 oz). Khi sinh ra, chúng chỉ nặng 1,6 g (0,056 oz), không có lông, đỏ hỏn, không thể mở mắt, và vành tai hoàn toàn bao gồm các lỗ tai. Mặc dù không phải luôn luôn phổ biến trên toàn phạm vi của chúng, không có mối quan tâm lớn đối với sự tồn tại của chúng như là một loài.
1
null
Microtus pennsylvanicus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Ord mô tả năm 1815. Loài này được tìm thấy trên khắp Canada, Alaska và bắc Hoa Kỳ. Phạm vi của chúng kéo dài xa hơn về phía nam dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Một phân loài, chuột đầm lầy mặn Florida mặn ("M. p. dukecampbelli"), được tìm thấy ở Florida, và được phân loại là nguy cơ tuyệt chủng. Trước đây nó cũng được tìm thấy ở Chihuahua, Mexico, nhưng đã không được ghi nhận kể từ năm 1998. Loài chuột đồng cỏ này hoạt động quanh năm, thường vào ban đêm. Chúng cũng đào hang dưới lòng đất, nơi chúng lưu trữ thức ăn cho mùa đông và chuột cái sinh con. Mặc dù những con vật này thường sống gần nhau, chúng lại hung dữ với nhau. Điều này đặc biệt rõ ở chuột đực trong mùa sinh sản. Chúng có thể gây thiệt hại cho cây ăn quả, vườn cây, và các loại cây trồng ngũ cốc thương mại.
1
null
Chuột xạ hương ("Ondatra zibethicus"), thuộc chi Ondatra đơn diện và tông Ondatrini, là một loài gặm nhấm bản địa tại Bắc Mỹ, bán thủy sinh, kích thước trung bình. Được du nhập đến nhiều nơi tại châu Âu, châu Á, Nam Mỹ. Chuột xạ hương sinh sống trên đất ngập nước bao phủ khắp phạm vi khí hậu và sinh cảnh rộng lớn. Chuột xạ hương có ảnh hưởng quan trọng đến hệ sinh thái đất ngập nước và là nguồn cung thực phẩm, lông thú cho người. Chuột xạ hương là loài lớn nhất trong phân họ Arvicolinae, bao gồm 142 loài động vật gặm nhấm khác, chủ yếu chuột đồng và chuột lemming. Chuột xạ hương được quy vào loài "chuột" theo giác quan chung bởi chúng là loài gặm nhấm kích cỡ trung bình với một lối sống dễ thích nghi và một khẩu phần ăn tạp. Tuy nhiên, chúng không được xem như "chuột thật sự", theo nghĩa thành viên thuộc chi "Rattus". Từ nguyên. Tên gọi "chuột xạ hương" hầu như chắc chắn đi kèm từ nguyên dân gian dựa vào một từ ngữ có nguồn gốc trong tiếng Algonquin, "muscascus" (nghĩa đen "có màu đỏ", do đó được gọi theo màu sắc lông), hoặc dựa theo từ ngữ bản địa Abenaki "mòskwas", xuất hiện trong tên gọi tiếng Anh cổ xưa dành cho con vật, "musquash". Do kết hợp mùi "xạ hương", chuột xạ hương sử dụng để đánh dấu lãnh thổ cùng chiếc đuôi dẹt khiến tên gọi biến chuyển thành "hải ly xạ hương"; về sau tên gọi biến thành "chuột xạ hương" do tương đồng loài chuột. Tương tự, danh pháp loài "zibethicus" có nghĩa 'thơm mùi xạ', là tính từ của 'xạ cầy hương; cầy hương'. Danh pháp chi bắt nguồn từ tiếng Huron dành cho con vật, "ondathra", và ghi vào tân ngữ Latin thành "Ondatra" thông qua tiếng Pháp. Mô tả. Chuột xạ hương trưởng thành dài khoảng , chiếc đuôi chiếm nửa chiều dài và cân nặng từ . Lớn gấp khoảng bốn lần cân nặng chuột nâu ("Rattus norvegicus"), mặc dù một con chuột xạ trưởng thành chỉ dài hơn chút ít. Chuột xạ hương hầu như chắc chắn là thành viên lớn nhất, nặng nhất thuộc họ Cricetidae đa dạng, trong đó bao gồm tất cả những loài chuột đồng, lemming và hầu hết chuột nhắt bản địa tại châu Mỹ. Chuột xạ hương nhỏ hơn nhiều so với hải ly ("Castor canadensis"), loài vật thường chia sẻ môi trường sống với chuột xạ. Bộ lông ngắn, dày bao phủ toàn thân chuột xạ hương; màu sắc từ trung tính đến nâu sẫm hoặc đen, bụng sáng màu chút ít; khi tuổi tác gia tăng, lông chuyển sang màu xám một phần. Bộ lông có hai lớp, giúp bảo vệ chuột xạ khỏi nước lạnh. Chiếc đuôi dài phủ vảy đầy hơn lông, nhằm hỗ trợ chuột xạ bơi lội, đuôi hơi dẹt theo chiều dọc, đó là hình thù độc nhất ở loài này. Khi chuột xạ bước đi trên đất liền, chúng kéo lê đuôi trên mặt đất, khiến cho vết chân chuột xạ dễ bị nhận ra. Chuột xạ hương dành nhiều thời gian dưới nước và thích nghi tốt với lối sống bán thủy sinh của chúng. Chuột có thể bơi dưới nước trong vòng 12-17 phút. Cơ thể chuột xạ, giống như những loài hải cẩu và cá voi, ít nhạy cảm với sự tích tụ cacbon dioxide so với hầu hết loài hữu nhũ khác. Chuột xạ có thể cụp kín đôi tai để tránh nước bên ngoài. Chân sau có màng bơi, mặc dù khi bơi lội, chiếc đuôi là phương tiện đẩy chủ yếu. Phân phối và sinh thái. Chuột xạ hương sinh sống trên hầu khắp Canada, Hoa Kỳ và một phần nhỏ miền bắc Mexico. Chuột xạ được du nhập đến châu Âu vào đầu thế kỷ 20 và đã trở thành một loài xâm lấn ở tây bắc châu Âu. Chuột xạ chủ yếu sinh sống trên đất ngập nước, khu vực đất ngập nước gần nước mặn hoặc nước ngọt, sông, hồ hoặc ao. Chuột xạ hương không sinh sống ở bang Florida, nơi mà chuột xạ đuôi tròn hay chuột nước Florida ("Neofiber alleni") đã lắp đầy môi trường sinh thái. Chu kỳ quần thể tự nhiên; trong khu vực mà chuột xạ trở nên đông đúc, chúng có khả năng loại bỏ nhiều thảm thực vật ở vùng đất ngập nước. Chuột xạ hương được cho đóng vai trò quan trọng định đoạt thảm thực vật của vùng đất ngập nước đồng cỏ nói riêng. Chuột xạ cũng chọn lọc loại bỏ các loài thực vật ưa thích, do đó làm biến đổi độ phong phú của các loài thực vật trên nhiều loại đất ngập nước. Chuột xạ hương thường ăn cỏ đuôi mèo và hoa súng vàng. Cá sấu mõm ngắn được cho là loài săn mồi tự nhiên trọng yếu và khi chuột xạ vắng mặt ở Florida có thể một phần do kết quả bị cá sấu ăn thịt. Trong khi hoạt động con người khiến nhiều sinh cảnh đất ngập nước bị loại trừ, quá trình xây dựng kênh đào hoặc kênh mương thủy lợi đã tạo ra sinh cảnh sống mới cho chuột xạ, chuột xạ hương vẫn còn phổ biến và trải rộng. Chúng có thể sống cạnh dòng suối có chứa nước lưu huỳnh độc hại do cống thoát nước ở mỏ than đá thải ra. Cá và ếch chết trong nước suối, nhưng chuột xạ hương có thể phát triển mạnh và chiếm cứ đất ngập nước. Chuột xạ hương cũng được hưởng lợi do con người bức hại một số động vật ăn thịt chuột xạ. Chuột xạ hương được phân loại như một "sinh vật mới bị cấm" dưới luật sinh vật mới và chất độc hại năm 1996 của New Zealand, ngăn cấm nhập khẩu chuột xạ vào quốc gia này. Sán lá "Metorchis conjunctus" cũng có thể lây nhiễm sang chuột xạ. Hoạt động sinh thái. Chuột xạ hương thường sống theo nhóm bao gồm một cặp đực cái và chuột non. Vào thời gian mùa xuân, chuột xạ hương thường chiến đấu lẫn nhau giành lãnh thổ và bạn tình tiềm năng. Nhiều con chuột bị thương hoặc thiệt mạng trong các cuộc chiến. Gia đình chuột xạ xây tổ để bảo vệ bản thân và chuột non khỏi thời tiết lạnh và thú săn mồi. Tại dòng suối, ao hồ, sông ngòi, chuột xạ đào sâu vào trong bờ sông thành một lối vào dưới nước. Những lối vào này rộng . Trên đầm lầy, lều tổ được xây dựng bằng thực vật và bùn. Những chiếc lều tổ này có chiều cao lên đến . Ở khu vực có tuyết rơi, chuột xạ giữ khe hở để đóng lều tổ lại bằng cách dùng thực vật bịt kín, lớp thực vật được chuột thay thế mỗi ngày. Một số lều tổ chuột xạ bị lũ lụt mùa xuân cuốn đi và được thay thế hằng năm. Chuột xạ hương cũng xây lớp nền trữ thức ăn trên đất ngập nước. Chúng giúp duy trì khu vực thông thoáng trên đầm lầy, giúp cung cấp môi trường sống cho chim thủy sinh. Chuột xạ hương hoạt động mạnh nhất vào ban đêm hoặc lúc gần sáng và chiều tối. Chúng ăn cỏ đuôi mèo và những loài thực vật thủy sinh khác. Chúng không tích trữ thức ăn cho mùa đông, nhưng đôi khi vẫn ăn bên trong lều tổ. Cũng có khi chuột xạ hương lấy cắp thức ăn mà hải ly tích trữ, có vẻ quan hệ cộng sinh nhiều hơn với hải ly có tồn tại, được trình chiếu trong chương trình tài liệu về động vật hoang dã "Đời sống động vật hữu nhũ", tác giả David Attenborough, đài BBC. Nguyên liệu thực vật chiếm khoảng 95% khẩu phần ăn, nhưng chuột xạ cũng ăn động vật nhỏ, chẳng hạn trai nước ngọt, ếch, tôm hùm đất, cá và rùa nhỏ. Chuột xạ hương đi theo đường mòn mà chúng đào ở đầm lầy và ao nước. Khi nước đóng băng, chuột xạ tiếp tục đi theo đường mòn dưới lớp băng. Chuột xạ hương cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài động vật khác, bao gồm chồn nâu, cáo, sói đồng cỏ, sói, linh miêu, gấu, đại bàng, rắn, cá sấu mõm ngắn, cú lớn và diều hâu. Rái cá, rùa đớp mồi và cá lớn như cá chó săn bắt ăn thịt chuột xạ sơ sinh. Tuần lộc và hươu sừng lớn thỉnh thoảng ăn loại thực vật mà chuột xạ dùng để xây lều tổ vào thời gian mùa đông khi thức ăn khác bị khan hiếm đối với chúng. Trong phạm vi du nhập chuột xạ tại Liên bang Xô viết cũ, loài thú lớn nhất ăn thịt chuột xạ hương là chó rừng lông vàng. Chúng có thể hoàn toàn bị trừ tiệt khi cơ thể cạn nước. Vào thời gian mùa đông năm 1948-1949 tại Amu Darya (sông ở Trung Á), chuột xạ hương chiếm 12,3% trong lượng phân chó rừng và 71% số tổ chuột xạ bị chó rừng phá hủy, 16% trong số đó bị đóng băng và không thích hợp cho chuột xạ trú ngụ. Chó rừng ăn thịt chuột xạ cũng gây hại cho ngành công nghiệp chuột xạ hương, những con chuột công nghiệp bị đánh bẫy, lột lớp da sấy khô. Khác biệt với loài chuột thông thường, chuột xạ hương không hề hôi hám mà ngược lại, chúng có mùi rất thơm do cơ thể chứa một tuyến xạ hương có mùi rất đặc trưng giống như các loài hươu xạ. Khi đến mùa sinh sản, động dục, tuyến xạ dưới bụng của chuột xạ hương sẽ trướng lên, sản sinh ra một dung dịch lỏng màu vàng, mùi thơm nồng để thu hút bạn tình. Đặc biệt, chất lỏng này có ở cả chuột đực lẫn cái. Chuột xạ hương, giống như hầu hết động vật gặm nhấm, là loài nhân giống sinh sản nhiều. Chuột cái có thể sinh hai hoặc ba lứa một năm, một lứa gồm sáu đến tám chuột non. Chuột sơ sinh khi sinh ra nhỏ và chưa mọc lông, cân nặng chỉ khoảng . Ở môi trường miền nam, chuột xạ non trưởng thành sau sáu tháng, trong khi ở môi trường miền bắc lạnh hơn, phải mất khoảng một năm. Quần thể chuột xạ xuất hiện sự tiến triển xuyên qua mô hình tăng trưởng thường xuyên và sụt giảm đáng kể trải rộng qua thời kỳ sáu đến mười năm. Một số loài gặm nhấm khác, bao gồm họ hàng gần nổi tiếng của chuột xạ hương là chuột lemming, tiến triển qua nhiều kiểu thay đổi quần thể. Trong lịch sử nhân loại. Người châu Mỹ bản địa từ lâu đã xem chuột xạ hương là một loài vật rất quan trọng. Một số dự đoán mức độ tuyết rơi mùa đông bằng cách quan sát kích thước và thời gian xây lều tổ của chuột xạ hương. Trong một vài sáng thế thần thoại của người châu Mỹ bản địa, chuột xạ hương lặn xuống đáy biển nguyên thủy để mang bùn lên, từ đó trái đất được tạo ra, sau khi những con vật khác đã làm nhiệm vụ thất bại. Chuột xạ hương đôi khi còn là nguồn thực phẩm dành cho con người. Tại nhiều nơi đông nam bang Michigan, một Giáo luật lâu đời cho phép người Công giáo ăn thịt chuột xạ hương vào thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Mùa Chay (khi đó được phép ăn thịt, trừ cá, bị cấm); truyền thống này quay trở lại tối thiểu vào đầu thế kỷ 19. Nhiều nhà sinh vật học đã thu hoạch tuyến xạ hương để sản xuất ra một loại "nước hoa chuột xạ". Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, tiềm năng kinh tế của loại nước hoa này không cao bởi tuyến thơm của chuột xạ hương không thơm bằng tuyến thơm hươu xạ. Ngoài ra, do loài chuột này có tốc độ sinh sản nhanh (sau 15-20 ngày có thể đẻ từ 6-8 con) nên không đủ độ quý hiếm để trở thành một loại nước hoa có giá trị cao. Mặc dù tuyến xạ thơm không được trọng dụng nhưng bộ lông mượt, dày, không thấm nước của chuột xạ hương lại có giá rất cao, là một trong những bộ lông động vật có giá trị lớn. Bộ lông chuột xạ ấm áp, trở nên thượng hạng vào đầu tháng 12 ở miền bắc Bắc Mỹ. Vào đầu thế kỷ 20, đánh bẫy động vật để lấy lông đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng lúc bấy giờ. Thời kỳ đó, bộ lông được đặc biệt cắt tỉa và nhuộm màu sẽ được chào bán rộng rãi tại Mỹ như bộ lông "hải cẩu Hudson". Chuột xạ hương được du nhập đến châu Âu tại thời điểm đó như một nguồn tài nguyên lông thú và trải rộng khắp Bắc Âu lẫn châu Á. Ở vài quốc gia châu Âu như Bỉ, Pháp, Hà Lan, chuột xạ hương bị xem là một loài vật xâm lấn phá hoại. Chuột xạ hương đào bới gây thiệt hại mương rãnh và đê điều mà nhiều quốc gia trũng thấp phụ thuộc vào đó để tránh lũ lụt. Tại nhiều quốc gia, chuột xạ hương bị đánh bẫy, bị nhiễm độc và bị săn bắt nhằm nỗ lực kìm giữ cho quần thể giảm xuống. Chuột xạ hương cũng ăn ngô, phá hoại những trang trại và vườn cây trồng khác gần nguồn nước. Mũ trùm đầu mùa đông của cảnh sát cưỡi ngựa hoàng gia Canada được làm từ lông chuột xạ hương.
1
null
Chuột hamster châu Âu (tên khoa học: Cricetus cricetus) là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Đây là loài duy nhất của chi Cricetus. Loài này là loài bản địa từ một phạm vi rộng lớn ở châu Âu, kéo dài từ Bỉ đến núi Altai và sông Yenisey ở Nga. Nơi mà số lượng đông đảo của chúng bị coi là một loài gây hại đất nông nghiệp, và nó cũng được đánh bẫy đế khai thác lông. Trên phạm vi toàn cầu của nó, nó được coi là mối quan tâm ít nhất, nhưng ở nhiều nước Tây Âu riêng lẻ, loài này được coi là cực kỳ nguy cấp. Cricetus cũng là một chi đơn phương.
1
null
Hamster vàng (Mesocricetus auratus) là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Waterhouse mô tả năm 1839. Số cá thể của loài này đang giảm do mất nơi sống dưới tác động của hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, các chương trình nuôi chúng đã được thực hiện nhằm cung cấp vật nuôi trong nhà và dùng làm thí nghiệm khoa học.
1
null
Phodopus campbelli (tên tiếng Anh: Campbell's dwarf hamster, nghĩa là "Hamster lùn Campbell") là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Oldfield Thomas mô tả năm 1905. Tên gọi hamster Campbell được đặt để tưởng nhớ W.C Campbell, người đã thu thập các mẫu vật đầu tiên tại Mông Cổ vào tháng 1 năm 1902. "P. campbelli" có tai nhỏ hơn loài có mối quan hệ liên quan chặt chẽ là chuột hamster Djungarian.
1
null
Chuột Hamster Roborovski hay chuột Roborovski hay còn gọi là Hamster robo (Danh pháp khoa học: "Phodopus roborovskii") là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Satunin mô tả năm 1903 Loài này có chiều dài trung bình dưới 2 cm khi sinh, và 4,5–5 cm với cân nặng 20-25 g khi trưởng thành. Chúng được nuôi làm thú cưng. Loài này ở Việt Nam thường được gọi là chuột cảnh hamster. Loài này được bán rộng rãi ở các cửa hàng chuột cảnh hoặc tiệm thú cảnh và nhiều nơi khác (có bao gồm trên mạng). Chúng khá hiền lành, thân thiên với con người. Chúng cũng giống như các loại chuột Hams khác: ăn hạt cứng để mài răng như hạt hướng dương, lúa mì, lứt... nơi ở của chúng có thể là trong các lồng sắt, thủy tinh có đồ lót mỏng (mùn cưa), có thể có cầu trượt, lâu đài, vòng chạy... nếu có điều kiện
1
null
Lophiomys imhausi là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1867. Loài này thu thập chất độc từ cây có chất độc Acokanthera schimperi, loại cây này còn được con người sử dụng để săn bắn vì nó chứa nhiều chất độc cardenolide. Khi bị đe dọa, chúng dựng lên một chiếc mào lông dọc theo sống lưng.
1
null
Onychomys arenicola là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Mearns mô tả năm 1896. Loài này được tìm thấy ở tây nam New Mexico, Tây Texas và bắc trung tâm Mexico. Chúng tương tự như "Onychomys torridus", nhưng khác về kiểu nhân nhiễm sắc thể và kích thước. Loài chuột này nhỏ hơn về mọi mặt ngoại trừ chiều dài mũi của hộp sọ. Chúng được tìm thấy trong môi trường sống bán đậu, đồng cỏ và cây bụi. Chúng ăn phần lớn côn trùng và động vật không xương sống khác, bao gồm cả bọ cạp. Chúng cũng ăn các loài gặm nhấm muroidea và chuột Perognathinae nhỏ.
1
null
Onychomys torridus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Coues mô tả năm 1874. Loài chuột này được tìm thấy ở Mexico và ở Arizona, California, Nevada, New Mexico, Utah và tại Hoa Kỳ. Loài này có khả năng chống chịu với nọc độc, và thường giết chết và ăn bọ cạp vỏ cây Arizona, một loài bọ cạp có nọc rất độc.
1
null
Peromyscus maniculatus là danh pháp khoa học của một loài chuột nhắt hoang dại có nguồn gốc từ rừng Bắc Mỹ với tên địa phương là "deer mouse", đã được dịch là chuột nai, hoặc đầy đủ hơn là chuột nhắt rừng Bắc Mỹ. Đây là một loài chuột nhỏ, hiện khá phổ biến trên khắp Hoa Kỳ, ngoại trừ vùng Đông Nam và cực Bắc, thuộc họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm, được Wagner mô tả đầu tiên năm 1845. Loài này cũng phân bố khá rộng ở Canađa và Mêxicô. Chuột nai cùng các loài khác trong chi "Peromyscus" được chú ý vì là nhân tố lây truyền một số mầm bệnh truyền nhiễm mới bùng phát tương đối gần đây là bệnh do virus Hanta (hantaviruse) và bệnh La-im (bệnh Lyme, phát âm: /laɪm/). Mô tả. Cá thể trưởng tthwfnh của loài chuột nai dài khoảng 8 đến 10 cm (không kể đuôi). Đôi mắt to tròn, hai tai khá lớn giúp nó có thị giác và thính giác tốt. Bộ lông mịn thường có màu nâu nhạt, nhưng cũng có thể có màu xám, vàng... nhưng mặt bụng và các bàn chân luôn có màu trắng. Nơi ở. Chuột nai xưa kia vốn là động vật hoang dã, thường làm tổ ở những khu vực ngoài trời có cây cối che phủ, nhưng do đô thị hoá của con người đã xâm lấn nhiều vùng đất tự nhiên và do khả năng thích nghi nhanh chóng của loài, mà phần lớn các quần thể của loài này đã trở thành động vật đô thị. Hiện nay, loài này thường được tìm thấy ở nông thôn, khu vực ngoài trời, các khoảng trống có cây hoặc có mái che quanh nhà nghỉ, nhà kho. Nơi ở của chuột nai là tổ được nó tận dụng các hốc, hang tự nhiên và được lót thêm bằng các mảnh vụn từ cành cây, lá... Tuy nhiên, chuột nai có thể xâm lấn vào khu người ở như nhà để xe, nhà kho, thậm chí ở các hòm đồ, đồ chơi nhồi bông, ngăn kéo, lỗ rỗng trên tường và đặc biệt lí tưởng là tầng hầm. Nó có thể xâm nhập vào nhà ở qua các khe hở nhỏ chỉ bằng đồng xu. Tập tính. Chuột nai là loài động vật hoạt động ban đêm, còn ban ngày thường chỉ ở quanh quẩn tổ. Nó thường kiếm ăn vào lúc hoàng hôn và trước bình minh. Thức ăn ưa thích là côn trùng, hạt, quả. Tuy nhiên, chúng rất thích gặm nhiều loại đồ đạc trong nhà như dây điện, gỗ ván... giống như nhiều loài gậm nhấm khác. Những con non luôn được giữ trong phạm vi tổ, không hoà nhập với các cá thể cùng lứa của loài. Nếu có va chạm, thì thường có tranh chấp. Những con đực cùng lứa ("anh em ruột") tranh chấp nhau ít hung dữ hơn hẳn so với những con đực không ruột thịt, có thể do được mẹ nuôi chung với nhau từ khi sinh ra đến khi cai sữa. Con đực (bố) thường sống cùng "gia đình" và bảo vệ tổ. Sinh sản. Chuột cái (mẹ) có thai kì khoảng một tháng (dao động từ 22 đến 28 ngày). Mỗi chuột mẹ đẻ trung bình từ 3-5 con mỗi lứa, nhưng cũng có thể đến 7-8 con. Mỗi năm sinh từ 2 đến 4 lứa trong những tháng ấm áp. Như vậy, mỗi chuột mẹ có thể sinh tối đa mỗi năm 32 con, nên sự phá hoại và truyền bệnh là rất đáng kể. Trong phòng thí nghiệm, chuột nai nuôi nhốt đã có thể sinh tới 14 lứa trong một năm. Sau khoảng 7-8 tuần được sinh ra, thì chuột con đã đạt đến mức trưởng thành sinh dục. Tuổi sinh lí (tuổi thọ của loài) trung bình là 2 năm, nhưng cũng có nhiều cá thể sống lâu đến 8 năm. Chuột nai có thể truyền cho người một số bệnh nguy hiểm, thường qua đường hô hấp như hít phải virut trong không khí nhiễm nước tiểu hoặc phân của chuột.
1
null
Reithrodontomys fulvescens là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được J. A. Allen mô tả năm 1894. Nó được tìm thấy ở El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, và Hoa Kỳ. Khoảng mười bảy phân loài của Reithrodontomys fulvescens được công nhận và chúng khác nhau về cả màu sắc và kích thước. Loài này có tổng chiều dài khoảng từ 134–189 mm với đuôi dài từ 73 và 116 mm.
1
null
Chuột Garlepp, tên khoa học Galenomys garleppi, là một loài động vật có vú, loài duy nhất trong chi Galenomys, thuộc họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1898. Chúng được tìm thấy ở miền tây Bolivia, nam Peru và có thể ở Chile ở độ cao trên 3.000 m ở Altiplano.
1
null
Neacomys dubosti là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Voss, Lunde, & Simmons mô tả năm 2001. Loài gặm nhấm này được tìm thấy ở Guiana thuộc Pháp, đông nam Suriname và gần Amapá, Brazil. Loài này đã không được công nhận là khác biệt với N. guianae cho đến năm 2001.
1
null
Neacomys minutus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Patton, da Silva, & Malcolm mô tả năm 2000. Loài này sinh sống ở Brasil. Là một loài chuột nhỏ, Neacomys minutus có chiều dài đầu và thân từ 65 đến 79 mm (2,6 đến 3,1 in) và đuôi từ 68 đến 90 mm (2,7 đến 3,5 in). Phân bố và môi trường sống. N. minutus được tìm thấy trong lưu vực sông Amazon ở phía tây Brazil và miền đông Peru. Phạm vi của nó bao gồm lưu vực giữa và hạ lưu của sông Juruá ở bang Amazonas và phần liền kề của Vùng Loreto ở Peru. Môi trường sống của nó là rừng várzea ẩm ướt ngập nước theo mùa và rừng khô, vùng cao, terra Firme. Sinh thái học. Mùa sinh sản diễn ra trong cả mùa khô và mùa mưa, và dường như bắt đầu từ khi còn nhỏ, vì một số cá thể hoạt động sinh sản vẫn có răng chưa mọc và chưa rụng lông hoàn toàn. Kích thước lứa đẻ trung bình là ba; một cá thể chuột cái được phát hiện là đang mang thai và cho con bú. Loài này có chung phạm vi phân bố với Neacomys spinosus nhưng được thay thế ở phần trên của lưu vực Juruá bởi Neacomys musseri.
1
null
Neacomys spinosus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1882. Đây là một loài gặm nhấm săn mồi về đêm có phạm vi phân bố từ Nam Mỹ trong chi Neacomys. Nó được tìm thấy ở Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador và Peru, nơi nó thường sống ở các khu vực chuyển tiếp giữa rừng thấp và các khu vực mở. Chế độ ăn của chúng bao gồm côn trùng, hạt và trái cây. Phân bố và môi trường sống. N. spinosus có phân bố rất rộng bao gồm phần lớn lưu vực sông Amazon và chân đồi phía đông dãy Andes. Phạm vi của nó kéo dài từ miền trung và miền tây Brazil đến đông nam Colombia, miền đông Ecuador, miền đông Peru và miền trung và miền bắc Bolivia. Chúng chủ yếu sinh sống ở vùng đất thấp ẩm ướt, lá rộng, rừng cũng như các khu vực đồi núi có rừng ở độ cao lên tới 2.000 m (6.600 ft). Nó cũng xảy ra ở các vị trí mở hơn ở rìa của các khu rừng đất thấp, trong sự phát triển thứ cấp, trong đất trồng trọt và các khu vườn. Ở Brazil, phạm vi của nó được chia sẻ với Neacomys minutus và Neacomys musseri. Sinh thái học. Loài chuột này sinh hoạt về đêm và ăn những thứ như hạt, quả và côn trùng. Mùa sinh sản dường như diễn ra trong suốt cả năm, nhưng có thể đạt đỉnh vào đầu mùa mưa. Kích thước lứa đẻ thay đổi từ hai đến bốn con.
1
null
Neusticomys monticolus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Anthony mô tả năm 1921. Đây là một loài gặm nhấm sinh sống vừa dưới nước vừa trên cạn trong họ Cricetidae. Loài này sinh sống ở dãy núi Andes của Colombia và Ecuador.
1
null
Neusticomys mussoi là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Ochoa G. & Soriano mô tả năm 1991. Đây là loài đặc hữu của miền tây Venezuela, nơi loài này đã được tìm thấy ở độ cao 1000 đến 1200 m. Nó là bán tự động và ăn động vật không xương sống nước ngọt.
1
null
Transandinomys bolivaris là một loài động vật trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm (Rodentia). Loài này được J. A. Allen mô tả năm 1901. Loài này được tìm thấy trong các khu rừng ẩm ướt từ đông bắc Honduras đến tây Ecuador, cao đến 1.800 m (5.900 ft) trên mực nước biển. Kể từ khi nó được mô tả lần đầu tiên vào năm 1901 từ Ecuador, sáu tên khoa học đã được giới thiệu cho nó, nhưng nhận dạng chung của loài này không được ghi nhận trong tài liệu nào cho đến năm 1998 và loài này từ lâu đã được biết đến dưới cái tên "Oryzomys bombycinus", mô tả từ Panama vào năm 1912. Tên "Oryzomys bolivaris" đã được sử dụng trước khi nó được chuyển đến chi "Transandinomys" cùng với loài "Transandinomys talamancae" vào năm 2006. Chúng là loài chuột kích cỡ vừa có râu rất dài, các râu dài đến 50 mm. Lông mềm mại và dày, có màu nâu đen ở phần trên cơ thể và thường màu xám nhạt bên dưới bụng; màu sẫm hơn ở cá thể chưa trưởng thành. Bàn chân dài và đuôi có chiều dài khoảng bằng đầu và cơ thể. Hộp sọ hẹp và có vùng giữa hai ổ mắt khá rộng. Loài này thường sống trên mặt đất. Mặc dù nó rất hiếm, tình trạng bảo tồn của loài này được cho là an toàn. Phân loại. Năm 1901, Joel Asap Allen mô tả bốn loài chuột mới trong chi "Oryzomys": ba từ Ecuador và một từ Peru ("Oryzomys perenensis"). Ba loài từ Ecuador là "Oryzomys bolivaris" từ Porvenir, tỉnh Bolivar; "Oryzomys castaneus" từ San Javier, tỉnh Esmeraldas; và "Oryzomys rivularis" từ Río Verde, tỉnh Pichincha - dựa trên một mẫu vật duy nhất thu thập được vào năm 1899 hoặc 1900.
1
null
Oryzomys couesi là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Alston mô tả năm 1876. Loài này phân bố từ cực nam Texas qua Mexico và Trung Mỹ vào tây bắc Colombia. Nó thường được tìm thấy trong môi trường sống ẩm ướt, chẳng hạn như đầm lầy, nhưng cũng sống trong rừng khô và bụi cây. Có trọng lượng khoảng 43 đến 82 g (1,5 đến 2,9 oz), "O. couesi" là một loài chuột có kích thước trung bình đến lớn. Bộ lông thô có màu đỏ và trắng ở phía trên. Các chân sau cho thấy một số sự chuyên hóacho cuộc sống trong nước, chẳng hạn như giảm búi lông vuốt quanh các ngón chân. Loài này có 56 nhiễm sắc thể. Có nhiều biến thể địa lý về kích thước, tỷ lệ, màu sắc và tính năng hộp sọ. "Oryzomys couesi" hoạt động về đêm và xây tổ bằng thân cây treo giữa các chóp bụi cây sậy cách mặt đất khoảng 1 m. Chúng là loài bơi lội tuyệt vời và lặn tốt, nhưng cũng có thể leo lên trong thảm thực vật. Là một loài động vật ăn tạp, chúng ăn cả thực phẩm và thực phẩm động vật, bao gồm cả hạt và côn trùng. Nó sinh sản trong suốt cả năm; phụ nữ sinh khoảng bốn con non sau khi mang thai từ 21 đến 28 ngày. Loài này có thể bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau và bởi hai loài hantavirus. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1877, là loài đầu tiên trong số nhiều loài có liên quan từ khu vực được mô tả cho đến những năm 1910. Năm 1918, Edward Alphonso Goldman hợp nhất nhiều nhất với loài "Oryzomys couesi" và vào năm 1960 Raymond Hall đã hợp nhất phân loại này với loài có liên quan ở Hoa Kỳ, "O. palustris", thành một loài phổ biến duy nhất; sau đó, nhiều loài địa phương, có liên quan được giữ lại bởi Goldman cũng được bao gồm trong taxon này. Sau khi nghiên cứu về vùng tiếp xúc ở Texas, nơi "O. couesi" và chuột lùn "O. palustris" gặp nhau, được xuất bản năm 1979 và nhấn mạnh sự khác biệt của hai, chúng lại được coi là riêng biệt. Kể từ đó, một số dạng ngoại vi của nhóm, như Oryzomys antillarum từ Jamaica và bán đảo Oryzomys từ bán đảo Baja California, đã được phục hồi thành loài. Tuy nhiên, "O. couesi" như hiện được cấu thành có khả năng là một hỗn hợp của một số loài; một nghiên cứu năm 2010, sử dụng dữ liệu chuỗi DNA, tìm thấy bằng chứng để nhận biết các loài riêng biệt từ Thái Bình Dương và phía đông của sự phân bố của O. couesi và hai loài bổ sung từ Panama và Costa Rica. Nói chung, Oryzomys couesi là phổ biến và không có mối quan tâm bảo tồn, và chúng thậm chí còn được coi là một loài gây hại ở một số khu vực, nhưng một số quần thể đang bị đe dọa.
1
null
Oryzomys gorgasi là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Hershkovitz mô tả năm 1971. Lần đầu tiên được thu thập dưới dạng động vật sống vào năm 1967, loài này chỉ được biết đến từ một số địa phương, bao gồm đầm lầy nước ngọt ở vùng đất thấp phía tây bắc Colombia và một hòn đảo ngập mặn ở tây bắc Venezuela. Trrước đây loài này hiện diện trên đảo Curaçao ngoài khơi tây bắc Venezuela; Quần thể đã tuyệt chủng này được mô tả là một loài riêng biệt, "Oryzomys curasoae", nhưng không khác về mặt hình thái với các quần thể trên đất liền. "Oryzomys gorgasi" là một loài có kích thước trung bình, màu nâu với bàn chân lớn và chuyên biệt. Nó khác với các loài Oryzomys khác ở một số đặc điểm của hộp sọ. Chế độ ăn bao gồm động vật giáp xác, côn trùng và nguyên liệu thực vật, và tuyến trùng ký sinh lây nhiễm cho nó. Loài này được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào danh sách "Nguy cấp" do môi trường sống bị phá hủy và cạnh tranh với loài chuột đen ("Rattus rattus").
1
null
Chuột gạo đồng lầy (Oryzomys palustris) là một loài gặm nhấm Bắc Mỹ nửa ở nước trong họ Cricetidae. Chúng thường xuất hiện trong môi trường vùng đất ngập nước, chẳng hạn như đầm lầy và đầm lầy muối. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở miền đông và miền nam Hoa Kỳ, từ New Jersey và nam Kansas đến Florida và đông bắc Tamaulipas, Mexico; phạm vi của chúng trước đây đã mở rộng hơn nữa về phía tây và phía bắc nơi chúng có thể đã có sự hội sinh trong trong các cộng đồng trồng chọt. Loài vật này có trọng lượng khoảng từ 40 đến 80 g (1,4 đến 2,8 oz), chuột gạo đồng lầy là loài gặm nhấm kích cỡ trung bình giống với chuột màu đen và nâu phổ biến. Phần trên thường có màu xám nâu, nhưng có màu đỏ ở nhiều quần thể ở Florida. Bàn chân cho thấy một số đặc tính dành cho cuộc sống dưới nước. Hộp sọ lớn và phẳng, và ngắn ở phía trước. John Bachman đã khám phá ra loài chuột gạo đồng lầy vào năm 1816 và được mô tả chính thức vào năm 1837. Một số loài phụ đã được mô tả từ những năm 1890, chủ yếu là từ Florida, nhưng dấy lên một số bất đồng tồn tại về giá trị của những mô tả này. Quần thể Florida Keys đôi khi được phân loại là một loài khác, chuột gạo bạc (Oryzomys argentatus). Dữ liệu từ gen ti thể cytochrome b cho thấy sự phân kỳ sâu sắc giữa các quần thể phía đông Mississippi và những quần thể xa hơn về phía tây, cho thấy rằng quần thể phía tây có thể được công nhận là một loài riêng biệt, Oryzomys texensis. Các loài này là một phần của chi Oryzomys, cũng bao gồm một số loài khác xuất hiện ở phía nam ở Mexico, Trung Mỹ và tây bắc Nam Mỹ, một số loài trước đây được coi là loài phụ của chuột gạo đồng lầy. Một loài, Oryzomys couesi, xuất hiện cùng với chuột gạo đồng lầy ở Tamaulipas và miền nam Texas. Chuột gạo đồng lầy hoạt động về đêm, làm tổ bằng cây lách và cỏ, và thỉnh thoảng xây dựng đường đi. Chế độ ăn đa dạng của nó bao gồm thực vật, nấm và nhiều loại động vật khác nhau. Mật độ quần thể thường dưới 10 cho mỗi ha (bốn mẫu Anh) và phạm vi nơi ở khác nhau từ 0,23 đến 0,37 ha (0,57 đến 0,91 mẫu Anh), tùy thuộc vào giới tính và địa lý. Một lứa nói chung là từ 3 đến năm con non được sinh ra sau khi mang thai khoảng 25 ngày, chủ yếu là trong mùa hè. Con non không có khả năng tự lo khi sinh, nhưng được cai sữa sau một vài tuần. Một số loài động vật săn chuột gạo đồng lầy, bao gồm cả cú lợn trắng, và chúng thường sống ít hơn một năm trong tự nhiên. Chúng bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau và chứa một virut hanta cũng lây nhiễm sang người. Loài này không cần quan tâm bảo tồn, nhưng một số quần thể đang bị đe dọa. Phân loại. Chuột gạo đồng lầy được xếp vào một trong tám loài thuộc chi Oryzomys, phân bố từ miền đông Hoa Kỳ (chuột gạo đàm lầy) đến tây bắc Nam Mỹ (O. gorgasi). Oryzomys trước đây bao gồm nhiều loài khác, đã được phân loại lại trong các nghiên cứu khác nhau, đỉnh điểm là các đóng góp của Marcelo Weksler và các đồng nghiệp trong năm 2006 đã loại bỏ hơn 40 loài từ chi này. Tất cả đều được đặt trong bộ Oryzomyini ("chuột gạo"), một tập hợp đa dạng của hơn 100 loài, và trên mức độ phân loại cao hơn trong phân họ Sigmodontinae của họ Cricetidae, cùng với hàng trăm loài khác, chủ yếu là loài gặm nhấm nhỏ, hầu hết trong số đó xuất hiện ở Nam và Trung Mỹ. Ở Hoa Kỳ, chuột gạo đồng lầy là loài gặm nhấm oryzomyine duy nhất ngoại trừ loài Oryzomys couesi ở một khu vực nhỏ ở miền nam Texas; một số loài sigmodontines khác có mặt là một số loài chuột bông (Sigmodon) ở nửa phía nam của nước Mỹ. Lịch sử ban đầu. Chuột gạo đồng lầy được phát hiện vào năm 1816 ở Nam Carolina bởi John Bachman. Bachman dự định mô tả loài này là Arvicola oryzivora, nhưng gửi một mẫu vật tới Richard Harlan và Charles Pickering tại Học viện Khoa học Tự nhiên ở Philadelphia để xác nhận danh tính của nó. Một mẫu vật khác, từ New Jersey, đã được tìm thấy trong bộ sưu tập của học viện, và Harlan đã tự mình, chống lại mong muốn của Pickering, mô tả loài mới là Mus palustris, tuyên bố nó là một trong số ít loài chuột thực sự của Hoa Kỳ. Tên palustris cụ thể là tiếng Latin dành cho "đầm lầy" và đề cập đến môi trường sống thông thường của loài. Năm 1854, trong "The quadrupeds of North America", Bachman đã mô tả lại loài này là Arvicola oryzivora, xem xét chúng liên quan chặt chẽ hơn đến chuột đồng sau đó được đặt vào chi Arvicola, và cũng ghi nhận nó từ Georgia và Florida. Ba năm sau, Spencer Fullerton Baird lập luận rằng việc liên hệ loài chuột trên với Arvicola là sai lầm và đã đưa ra một tên gọi chung mới cho chuột gạo đồng lầy, Oryzomys. Tên này kết hợp của từ oryza "gạo" và mys "chuột" của tiếng Hy Lạp và đề cập đến thói quen ăn gạo của chuột. Vào thời điểm đó, Oryzomys đã được công nhận hoặc là một chi đầy đủ hoặc là một phân chi của chi Hesperomys hiện không còn tồn tại, nhưng từ những năm 1890, nó đã được công nhận rộng rãi như một chi khác với Hesperomys, với chuột gạo đồng lầy (Oryzomys palustris) là loài của nó. Tên gọi thông thường. Nhiều tên gọi phổ biến đã được đề xuất cho loài chuột này. Những người mô tả đầu tiên sử dụng tên "chuột gạo đồng cỏ" và "chuột đồng gạo" và vào những năm 1900, những cái tên như "chuột gạo", "chuột đồng lầy", và "chuột gạo đầm lầy" đã được mang vào sử dụng. Một số phân loài đã có tên chung, chẳng hạn như "chuột đầm lầy Florida", [45] "chuột gạo biết bơi", [46] và "chuột gạo Trung Florida" cho O. p. natator, [47] "Chuột đầm lầy của Bangs", [45] "Chuột gạo Cape Sable", [46] và "Chuột gạo Everglades" cho O. p. coloratus; [48] và "chuột gạo Texas" cho O. p. texensis. [49] Loài này hiện nay thường được gọi là "chuột gạo đồng lầy", [50] mặc dù "oryzomys đầm lầy" cũng đã được sử dụng gần đây. [51] Dạng chuột Florida Keys (O. p. Argentatus) được gọi là "chuột gạo bạc". Mô tả. Chuột gạo đồng lầy là loài gặm nhấm cỡ trung mà trông giống như chuột màu đen và nâu thông thường, nhưng có sự khác biệt về màu sắc lớn hơn giữa phần trên và phần dưới.Bộ lông dày và ngắn. Các phần trên thường từ màu xám đến màu nâu xám với phần đầu có màu sáng hơn chút, và phân tách rõ ràng từ phần dưới với màu trắng nhạt đến phần chân. Chúng có túi má nhỏ. Tai của loài này có màu giống như phần trên, nhưng có một mảng lông màu sáng trước chúng. Đuôi có màu nâu sẫm ở trên và có thể nhạt dần ở phía dưới. Lông bảo vệ dài và không màu, có đầu màu bạc. Khi chuột gạo đồng lầy bơi, nước bị giữ ở trong lông nhằm tăng khả năng nổi và giảm sự mất nhiệt. Giống như các loài oryzomyine khác, các con cái có tám núm vú. Chân trước có 4 ngón và chân sau có 5 ngón.Chân trước không có chùm móng (chùm lông trên ngón chân). Chân sau rộng và có năm ngón nhỏ. Nhiều miếng đệm đã bị giảm thiểu, cũng như chùm móng, nhưng các màng nhỏ đã có mặt. Dạng chuột ở The Florida Keys, P. o. argentatus, thậm chí có chùm móng bị giảm nhiều hơn. Các đặc điểm này là sự thích nghi phổ biến cho cuộc sốn dưới nước trong loài oryzomyines. Một số biến thể địa lý của màu lông có xuất hiện; quần thể phía tây (P. o. texensis) có màu sáng hơn phía đông (P. o. palustris), và quần thể Florida thường có màu nây đỏ hoặc đỏ hơn so với quần thể kể trên, cùng với quần thể ở phía nam Florida (P. o. coloratus) có màu sáng hơn so với quần thể ở trung tâm của bang (P. o. natator). Dạng chuột The Florida Keys (P. o. Argentatus) có màu bạc, và hai dạng Florida khác — P. o. planirostris và P. o. sanibeli - thiếu tông màu đỏ của quần thể Florida đại lục và thay vào đó hơi xám, giống như P. o. planirostris, hoặc nâu (P. o. sanibeli). Vào năm 1989, Humphrey và Setzer đánh giá biến thể về màu sắc giữa các quần thể Florida. Họ phát hiện ra P. o. argentatus màu sáng hơn đáng kể và P. o. planirostris và P. o. sanibeli có phần hơi đậm hơn quần thể đại lục, và P. o. argentatus có lông màu vàng nhạt hơn, nhưng không thấy có sự khác biệt đáng kể nào về màu đỏ. Biến thể đáng kể trong quần thể cũng đã được tìm thấy. Tổng chiều dài là từ 226 đến 305 mm, chiều dài đuôi là từ 108 đến 156 mm, chiều dài chân sau là từ 28 đến 37 mm. Khối lượng cơ thể vào khoảng 40 đến 80 g với con đực có kích cỡ lớn hơn một chút. Các cá thể lớn nhất xuất hiện ở Florida và dọc theo bờ biển Duyên hải tây châu thổ sông Mississippi. Dạ dày có mô hình đặc trưng của loài sigmodontines (unilocular-hemiglandular); bụng không được chia làm hai buồng bởi khuyết góc dạ dày và phần trước (antrum) được bao phủ bởi biểu mô tuyền. Không có các túi mật, đặc điểm từ tổ tiên chung của loài Oryzomyini. Nhiễm sắc thể đồ bao gồm 56 nhiễm sắc thể và một số cơ bản của 60 cánh tay nhiễm sắc thể (2n = 56, FN = 60). Dạng nhiễm sắc thể giới tính đã được sử dụng để phân biệt chuột gạo đồng lầy từ loài Oryzomys couesi, nhưng có thể quá khác biệt giữa các loài Oryzomys mà có ích trong việc phân biệt chúng. Bất hoạt nhiễm sắc thể X xảy ra ở chuột gạo đồng lầy, mặc dù loài này thiếu retrotransposon LINE-1 mà đã được đề xuất như thành phần của quá trình bất hoạt. Các đột biến kết hợp hoặc bổ sung răng hàm và với lông nhẹ đã được ghi chép trong các khuẩn lạc trong phòng thí nghiệm; các răng hàm bất thường rõ rằng là kết quả của đột biến đơn lặn tự phát. Ở khoảng 50%, hematocrit (tỷ lệ hồng cầu trong máu) cao ở chuột gạo đồng lầy so với các loài gặm nhấm khác; đây có thể là một sự thích ứng cho phép chuột gạo đồng lầy tăng dung tích oxy trong khi bơi dưới nước. Giải phẫu sinh dục con đực. Quy đầu dài và khỏe, trung bình dài 7,3 mm và rộng 4,6 mm, và xương ngọc hành (xương dương vật) dài 6,6 mm. Như đặc trưng của loài Sigmodontinae, chuột gạo đồng lầy có dương vật phức tạp, với phần ngoại biên của xương ngọc hành dài ba ngón (digit). Kích thước giữa lớn hơn đáng kể so với các kích thước ở hai bên. Bề mặt ngoại biên của dương vật hầu như được che bởi lông gai, nhưng một vòng mô không gai rộng đã được tìm thấy. Vị trí nhú (nhô ra giống như núm vú) ở mặt lưng (phía trên) của dương vật được bao phủ bởi các gai nhỏ, một đặc tính mà chuột lùn chỉ chia sẻ với các loài chuột Oligoryzomys và Oryzomys trong số các loài oryzomyin được kiểm tra. Quả cầu có kích thước chiều sâu hơn chiều rộng. Một số đặc điểm của tuyến phụ ở vùng sinh dục con đực khác nhau giữa các loài oryzomyine. Trong con chuột gạo đầm lầy, một cặp tuyến bao quy đầu có mặt ở dương vật. Như thường thấy đối với loài sigmodontines, hai cặp tuyến tiền liệt tuyến ở phần bụng và một cặp tuyến tiền liệt tuyến ở lưng và phía trước tồn tại. Phần cuối của tinh nang được gấp nếp bất thường, không nhẵn như hầu các các loài oryzomyines khác. Phân bố và Môi trường sống. Chuột gạo đồng lầy hiện xuất hiện ở hầu hết tây và nam nước Mỹ, đông bắc đến nam New Jersey, và từ nam đến tây nam Texas và cuối tây nam Tamaulipas, Mexico. Các ghi chép về phía cực bắc ở nội địa Hoa Kỳ thì loài xuất hiện ở Oklahoma, tây nam Kansas, nam Missouri và Illinois, và nửa nam Kenturky, nhưng không có mặt ở hầu hết Appalachians. Hóa thạch của chuột gạo đồng lầy được biết có từ thời Rancholabrean (cuối Thế Canh Tân, ít hơn 300.000 năm trước) ở Florida và Georgia và vẫn được dùng nói đến phân loài đã tuyệt chủng O. p. fossilis từ thời kỳ Wisconsinan và Sangamonian ở Texas và Illinoian và Sangamonian ở Kansas.Ở Florida Keys, chuột gạo xuất hiện ở hầu hết Lower Keys, nhưng không có ở Upper Keys nơi có nguồn gốc địa chất khác nhau và có lẽ không bao giờ kết nối bởi đất liền. Nhóm gen Cytb phía tây và phía đông trong loài chuột này có thể thể hiện sự mở rộng từ vùng trú ẩn băng hà khác nhau mà các loài bị giới hạn trong đó trong thời kỳ băng hà. Hang động và dấu vết khảo cổ chỉ ra ra phạm vi của loài chuột gạo đồng lầy đã mở rộng đáng kể lên phía bắc và phía đông trước đó vào Thế Toàn Tân, về trung tâm Texas, Tây Nebraska, tây nam Iowa, trung tâm Illinois, nam Ohio, Tây Virginia, và tây nam Pennsylvania. Hầu hết các khu khảo cổ phía bắc có niên đại từ khoảng 1000 CE và có liên hệ với trồng trọt ngô nhưng ở một số khu hang động cổ, việc chuột gạo được tìm thấy cùng với loài Cừu trư khổng lồ (Dasypus bellus) cho thấy điều kiện khí hậu ấm áp. Có lẽ thời kỳ ấm áp trong Kỷ Đệ tứ cho phép loài này phân tán về phía bắc và khi khí hậu lạnh đi, quần thể di cư vẫn có thể sống sót ở phía Bắc như vật cộng sinh trong cộng đồng trồng trọt Người Mỹ Bản địa. Một số bán hóa thạch động vật lớn hơn một chút so với loài chuột gạo đồng lầy đang sống, có thẻ do hạn chế về môi trường đã được nới lỏng trong quần thể cộng sinh. Ở Tamaulipas và miền nam Texas, phạm vi của loài này và Oryzomys couesi trùng nhau; ở một số quận của Kenedy, Willacy và Cameron, Texas, và ở cuối tây nam Tamaulipas, hai loài này được gọi là Sympatry (cùng xuất hiện tại các nơi giống nhau). Trong điều kiện thí nghiệm, chúng không giao phối với nhau và phân tích di truyền không cho ra bằng chứng về dòng gen hay lai tạo trong hoang dã. So với O. couesi, chuột gạo đồng lầy cho thấy ít biến đổi di truyền trong cùng quần thể nhưng nhiều hơn giữa các quần thể ở vùng tiếp xúc, có thể là do loài này bị giới hạn trong quần thể cô lập ở gần bờ biển. Chuột gạo xuất hiện ở một số loại môi trường sống, từ đầm lầy muối đến suối trên núi và khe núi. Do đây là loài nửa sống ở nước, chúng dành nhiều thời gian trong nước, thường xuất hiện ở môi trường đất ngập nước. Chúng thích các khu vực mà đất được che bởi cỏ và cây bụi, giúp bảo vệ chúng khỏi kẻ săn mồi. Ở miền nam Illinois, chuột gạo đồng lầy có nhiều khả năng cao xuất hiện ở các vùng đất ngập nước mà có lớp cỏ bao phủ nhiều hơn, tầm nhìn thường bị che khuất và gần các đồng cỏ. Loài này cũng xuất hiện ở các vùng đất khô trên cao có thể đóng vai trò làm vũng lầy cho các động vật phân tấn, còn non và làm nơi trú khi thủy triều cao. Chuột gạo là loài bơi trên nước lão luyện; các nghiên cứu trên các quần đảo của bán đảo Delmarva Peninsula của Virginia thể hiện chúng có thể dễ dạng vượt eo biển 300-m (1000 ft) giữa các đảo. Hành vi và Sinh thái. Chuột gạo đồng lầy hoạt động về đêm cho nên ít khi con người nhìn thấy, mặc dù chúng là một trong những loài có vú thông thường nhất trong vùng. Chúng xây tổ bằng cây lách và cỏ, to khoảng 13 cm (5 in) được đặt dưới đống đá, gần bụi rậm, trong các hang ngắn, hoặc ở trên cao trong thảm thực vật thủy sinh. Chúng cũng có thể sử dụng tổ cũ của loài Hồng tước đầm lầy (Cistothorus palustris), Chuột xạ hương (Ondatra zibethicus) và một số loài khác. Chuột gạo đồng lầy đôi khi tạo đường đi lớn hoặc đào các hang. Chúng là những tay bơi giỏi và luôn sẵn sàng với khả năng dễ dàng di chuyển trong nước hơn 10 m (33 ft), và thường trú trong nước khi bị đánh động. Loài chuột này ở Florida Keys thỉnh thoảng còn trèo lên cây, nhưng không quá 90 cm (3,0 ft). Chuột gạo đồng lầy rất sạch sẽ và rất hay tự chải lông có lẽ để giữ cho lông có thể chống thấm nước. Chúng khá hung hăng đối với các con cùng loài và thường phát ra tiếng kêu cao thanh khi đánh nhau. Trong thảm thực vật dày đặc, phạm vi cảm nhận của chúng (khoảng cách mà từ đó một con vật có thể phát hiện một mảng môi trường sống thích hợp) là dưới 10 m (33 ft). Khi thả ra ngoài môi trường đất ngập nước tự nhiên. chúng thường di chuyển ngược hướng gió hoặc theo hướng gió, có lẽ để di chuyển theo một đường thẳng. Đây là một chiến thuật hữu ích cho việc tìm môi trường sống phù hợp. Chuột gạo là nguồn thức ăn của nhiều loài động vật. Cú lợn trắng (Tyto alba) là một trong những loài quan trọng nhất; một nghiên cứu cho thấy rằng 97,5% phần còn lại của động vật có xương sống trong phân của chúng thuộc về chuột gạo. Những kẻ săn mồi khác bao gồm chim (diều hâu, Circus cyaneus, và Cú lông sọc, Strix varia), rắn (cottonmouth moccasins, Agkistrodon piscivorus; và những loài khác), cá sấu, và các loài ăn thịt như chồn, Procyon lotor; cáo đỏ, Vulpes vulpes; chồn nâu, Neovison vison; chồn thuộc chi Mustela; và chồn hôi sọc, Mephitis mephitis). Nhiều ký sinh trùng đã được ghi nhận trong chuột gạo, bao gồm nhiều loại ve và bọ ve, chấy và bọ chét trong số các ký sinh trùng bên ngoài và nhiều loại giun tròng và các loài ký sinh bên trong khác. Viêm nha chu, một bệnh do vi khuẩn ảnh hưởng đến hàm, đặc biệt rất có hại cho loài chuột này; chúng đã được đề xuất làm mẫu nghiên cứu cho căn bệnh này ở người.Danh tính của tác nhân vi khuẩn vẫn là ẩn số. Vitamin E, fluoride và iodide bảo vệ chống lại sự loãng xương liên quan đến căn bệnh này ở chuột gạo và chế độ ăn nhiều sucroza làm tăng mức độ nghiêm trọng của viêm nha chu. Một trường hợp của chứng gù đã được quan sát thấy ở một con chuột gạo đồng lầy ở Bắc Carolina. Biến động quần thể. Mật độ quần thể của chuột gạo thường không đạt 10 trên mỗi ha. Thời tiết có thể ảnh hưởng đến biến động quần thể, ở Everglades, mật độ có thể vượt quá 200 con mỗi ha, khi lũ lụt tập trung quần thể trên các đảo nhỏ, Ở Florida Keys, mật độ quần thể dưới một con trên mỗi ha.có lẽ do đảo Breton, Louisiana, là một môi trường sống không điển hình nên phạm vi sống của con đực trung bình khoảng 0,37 ha và ở con đực khoảng 0,23 ha. Một nghiên cứu ở Florida tìm thấy phạm vi sống của con đực trung bình là 0,25 ha và con cái là 0,33 ha. Kích thước quần thể thường lớn nhất vào mùa hè và giảm dần vào mùa đông, mặc dù quần thể ở Texas và Louisiana có thể ổn định hơn theo mùa. Loài này cũng thường giảm cân nặng trong mùa đông. Kích thước quần thể khác biệt đáng kể từ năm này qua năm khác ở nam Texas. Ở ven biển Mississippi, bão có thể không làm cho dân số suy giảm đáng kể, và ở Texas, việc môi trường sống của chúng bị ngập không ảnh hưởng đáng kể đến kích thước quần thể. Tuy nhiên, ở Mississippi, lũ lụt đã gây ra một sự suy giảm rõ rệt về số lượng vốn rất nhiều của chuột gạo. Ở phần phía bắc của phạm vi sống của chuột gạo, chúng thường xuất hiện với chuột cỏ (Microtus pennsylvanicus), nhưng không có bằng chứng cho thấy chúng cạnh tranh với nhau. Ở phía nam, chuột bông lông xồm (Sigmodon hispidus) và chuột gạo thường xuyên xuất hiện cùng nhau; mực nước được biết là có ảnh hưởng đến sự phong phú tương đối của hai loài này ở Florida.Chuột bông chủ yếu hoạt động vào ban ngày, có thể giúp phân biệt vai trò của nó với chuột gạo. Chế độ ăn. Chuột gạo ăn cả thực vật lẫn động vật, và thường ăn thịt nhiều hơn so với các loài gặm nhấm khác; thức ăn chủ yếu sẽ khác theo từng mùa. Thực vật là thức ăn của chuột gạo bao gồm các loài như Spartina, Salicornia, Tripsacum, và Elymusl. Chúng chủ yếu ăn hạt và các phần mọng nước. Loài này thích cây Spartina alterniflora đã được bón phân đạm và chủ yếu ăn các mô bên trong của thân cây, có lẽ vì các loại thực vật được bón phân đạm chứa ít dimetylsulfoniopropionat hơn trong các mô bên trong của chúng. Chuột gạo đồng lầy là một loài gây hại chủ yếu trên các nông trang lúa, và ăn lúa khi nó mới được trồng. Nó cũng ăn nấm Endogone vào một số thời điểm. Các loài động vật quan trọng đối với chuột gạo đồng lầy bao gồm côn trùng, còng, và ốc sên, tuy còn nhiều loài vật khác cũng là thức ăn đối với chuột gạo như các loài cá, trai, rùa. Chúng ăn phần xác của chuột xạ hương, chim sẻ và là loài săn mồi quan trọng nhất đối với trứng và những con non của chim Hồng tước đầm lầy. Chuột gạo cũng ăn trứng và con non của loài chim sẻ Ammodramus maritimus và rất hung hắng đối với loài chim sẻ nói chung, có vẻ dẫn đến việc các loài chim này không làm tổ ở gần vùng đầm lầy ngập mặn bờ biển ở Juncus tại Florida. Trên những hòn đảo ở Bắc Carolina, trứng của các loài chim Sterna forsteri cũng là thức ăn của chuột gạo. Thậm chí, còn có những quan sát cho thấy chuột gạo cũng ăn trứng cá sấu mõm ngắn tại Georgia. Các nghiên cứu phòng thì nghiệm cũng phát hiện ra rằng chuột gạo đồng lầy tiêu hóa từ 88% đến 95% năng lượng trong thức ăn. Chúng giảm cân khi chỉ ăn cỏ chăn nuôi Spartina, còng, hoặc hạt hướng dương, nhưng khi chế độ ăn bao gồm nhiều loại hoặc nhiều loại giun là đủ để chúng giữ trọng lượng.Trong một nghiên cứu, chuột gạo đồng lầy không thể hiện hành vi tích trữ, nhưng các loài chuột gạo hoang dã đã được quan sát thấy có đưa thức ăn về tổ. Ngay cả khi chúng ở vùng cao, loài chuột này chủ yếu ăn thực vật và động vật thủy sinh, mặc dù chúng cũng ăn một số thực vật trên cạn. Sinh Sản và vòng đời. Giao phối chủ yếu diễn ra trong mùa hè. Một số nghiên cứu cho thấy việc giao phối kết thúc hoàn toàn vào mùa đông, nhưng việc giao phối vào mùa đồ thường xảy ra ở các vùng ở cực Bắc ở Virginia, chủ yếu do chu kỳ sáng ảnh hưởng đến nhịp sinh học của loài này, thứ quyết định cho việc giao phối. Ở cả Texas và Virginia, sự thay đổi về hoạt động sinh sản ở con cái thấp hơn ở con đực. Ở phía nam trong phạm vi của chúng, chuột gạo đồng lầy giao phối ít hơn khi mùa hè vào đợt nóng đỉnh điểm.Thời gian của chu kỳ động dục dao động từ 6 đến 9 ngày, trung bình 7,72 ngày. Thời kỳ động dục xảy ra một lần nữa sau khi một lứa đẻ được sinh ra. Hành vi giao cấu trong chuột gạo tương tự như đối với loài chuột nâuở thí nghiệm. Trước khi giao phối bắt đầu, "con đực đuổi theo con cái từ phía sau." Sau đó, con đực liên tục hú và trèo lên con cái; không phải lúc nào việc trèo lên cũng kết thúc bằng việc xuất tinh, Việc giao cấu chỉ kéo dài khoảng 250 ms (mili giây), nhưng trong khi giao phối, việc giao cấu và khoảng nghỉ giữa mỗi lần ngày càng dài hơn.Ngay cả khi con đực đã thỏa mãn sau khi giao phối, nó vẫn có thể giao phối lại nếu có con cái mới (hiệu ứng Coolidge). Một phần có thể là do sự chống lại của con cái, tần suất xuất tinh trong khi giao phối là khá thấp ở chuột gạo đồng lầy khi so sánh với chuột thí nghiệm, chuột hamster. Sau khi mang thai khoảng 25 ngày, 3-5 con non thường được sinh ra, mặc dù kích thước một lứa đẻ có thể thay đổi từ một đến bảy. Phụ nữ có thể có tới sáu lứa mỗi năm. Con mới sinh nặng từ 3 đến 4 g (khoảng 0,10 đến 0,15 oz) và bị mù và gần như không có lông. Số lượng con cái và con đực sinh ra là gần tương đương. Các tai bên ngoài (pinnae) sớm mở ra và vào ngày đầu tiên, móng vuốt có thể nhìn thấy và các con non này phát ra các tiếng kêu cao thanh. Vào ngày thứ hai, chúng có thể bò, và trong khoảng thời gian từ ba đến năm ngày, râu và mí mắt phát triển. Vào hai ngày tiếp theo, vú và răng cửa trở nên có thể nhìn thấy và con non trở nên năng động hơn. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11, mắt mở, lông phát triển và con non bắt đầu ăn thức ăn đặc. Việc cai sữa xảy ra vào ngày 11 đến ngày 20, theo các nghiên cứu khác nhau. Biến thểđáng kể được báo cáo về khối lượng cơ thể ở các độ tuổi khác nhau, có lẽ do biến đổi địa lý. Hoạt động tình dục bắt đầu khi chúng được khoảng 50 đến 60 ngày tuổi. Trong tự nhiên, chuột gạo thường sống ít hơn một năm, một nghiên cứu cho rằng tuổi thọ trung bình chỉ là bảy tháng. Tương tác với con người. Chuột gạo đồng lầy thường không quan trọng đối với loài người, và có thể đây là lý do cho việc chúng không được nghiên cứu kỹ như một số loài gặm nhấm ở Bắc Mỹ khác. Vào năm 1931, Arthur Svihla ghi lại rằng hầu như không có thông tin nào được công bố về thói quen và lịch sử vòng đời của chuột gạo đồng lầy kể từ công bố năm 1854 của Audubon và Bachman. [182] Viết về động vật có vú ở Everglades, Thomas E. Lodge ghi lại rằng mặc dù cái tên "chuột" thường được đưa ra để chỉ chuột nâu và chuột đen, vẻ ngoài của chuột gạo có thể dễ mến, thậm chí có phần đáng yêu. JS Steward đã đề xuất chuột gạo đồng lầy làm mẫu sinh vật vào năm 1951 để nghiên cứu một số bệnh nhiễm trùng mà khi đó các động vật gặm nhấm khác được sử dụng thì lại không dễ bị nhiễm bệnh. Chuột gạo đồng lầy khá nhạy cảm với bệnh viêm nha chu (periodontitis) và đã được sử dụng làm hệ thống mẫu dành cho nghiên cứu về bệnh này. Chuột gạo đồng lầy là vật chủ chủ yếu của vi rút Bayou (BAYV), là tác nhân phổ biến đứng thứ hai của lây nhiễm Virus Hanta ở Hoa Kỳ. Khoảng 16% loài này bị nhiễm và vi khuẩn này phổ biến nhất ở những con già, nặng. Vi khuẩn này có thể lây truyền qua chuột gạo thông qua các vết cắn gây ra trong khi đánh nhau. Nó cũng có mặt trong nước bọt và nước tiểu của chuột gạo, và việc lây nhiễm cho người có thể xảy ra do tiếp xúc với các dịch bài tiết trên. Hai virus hanta có liên quan là virus Catacama và virus Playa de Oro được biết đến lần lượt từ loài Oryzomys couesi ở Honduras và tây Mexico. Một loại virus arenavirus thường liên quan đến chuột woodrats (Neotoma) cũng đã được tìm thấy ở chuột gạo ở Florida. Kháng thể chống lại Borrelia burgdorferi, vi khuẩn gây bệnh Lyme ở Hoa Kỳ, đã được tìm thấy ở chuột gạo đồng ở Virginia, Maryland, Bắc Carolina và Tennessee. [190] Một loại vi khuẩn gây bệnh khác, Bartonella, được biết đến từ những con chuột gạo của Georgia. Sách đỏ IUCN năm 2016 đánh giá tình trạng bảo tồn của chuột gạo là "Loài ít quan tâm", bởi vì nó là một loài thông thường, phổ biến và ổn định mà không có mối đe dọa lớn xảy ra ở một số khu bảo tồn. Dạng chuột từ Florida Keys đang hiếm và đang trên đà suy giảm và bị đe dọa bởi sự cạnh tranh với chuột đen, sự săn bắt của mèo nhà, sự mất môi trường sống, và mất biến thể di truyền; chúng được coi là có nguy cơ tuyệt chủng. Ở rìa phía bắc trong phạm vi phân bổ, chuột gạo được liệt kê là bị đe dọa ở Illinois, và liệu nó có còn tồn tại ở Pennsylvania hay không là không rõ ràng; chúng có thể xuất hiện từ trước ở các bãi lầy triều ở sông Delaware. Ở Illinois, quần thể của nó có thể đã được hồi phục do vùng đất ngập nước đã được phát triển để bảo vệ các loài chim nước và chim lội và do các vùng ngập nước thường được phát triển ở các khu vực khai thác mỏ bỏ hoang. Một nghiên cứu năm 2001 dự bảo rằng thay đổi khí hậu sẽ giảm phạm vi của loài này ở Texas, nơi chúng đang phổ biến, do đó chúng có thể bị đe dọa bởi việc mất môi trường sống trong tương lai. Một nghiên cứu tại Paducah Gaseous Diffusion Plant cho thấy chuột gạo tích tụ nhiều biphenyl polychlorinated hơn, nhưng lại ít kim loại nặng hơn chuột Peromyscus leucopus.
1
null
Hylaeamys perenensis là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được J. A. Allen mô tả năm 1901. Loài này được tìm thấy ở phía tây Amazonia (đông nam Colombia, phía đông Ecuador, phía đông Peru, phía bắc Bolivia và phía tây Brazil). Loài bày có một chế độ ăn ăn tạp và là về đêm, mặt đất và phi xã hội. Nó thường được tìm thấy dọc theo sông.
1
null
Euryoryzomys russatus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Wagner mô tả năm 1848. Đây là một thành viên của chi "Euryoryzomys", được tách ra từ "Oryzomys" vào năm 2006. Loài này được mô tả lần đầu tiên bởi Wagner vào năm 1848. Loài này được tìm thấy ở miền nam Brazil, miền đông Paraguay và đông bắc Argentina. Loài này được coi là một loài lớn trong chi, với bộ lông màu nâu đỏ, chiều dài đuôi dài và hộp sọ lớn. Chúng là loài gặm nhấm trên cạn, dành thời gian tìm kiếm hạt, trái cây và côn trùng. Chúng được IUCN liệt kê là loài ít quan tâm, mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó bị ảnh hưởng bởi các rối loạn bởi con người. Động vật ăn thịt săn bắt loài này bao gồm các thành viên nhỏ của bộ Carnivora.
1
null
Transandinomys talamancae là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được J. A. Allen mô tả năm 1891. Loài này sinh sống ở Costa Rica đến tây nam Ecuador và miền bắc Venezuela. Môi trường sống của chúng bao gồm các khu rừng đất thấp lên đến 1.525 m trên mực nước biển. Với khối lượng cơ thể của 38-74 g, nó là một loài chuột gạo cỡ vừa. Lông mềm mại và có màu đỏ đến nâu trên lưng và màu trắng đến nâu hơi đỏ ở các phần dưới. Đuôi có màu nâu sẫm ở trên và nhạt màu hơn dưới còn tai và bàn chân dài. Chúng có râu rất dài. Trong hộp sọ, mỏ (phần phía trước) là dài và braincase thấp. Số lượng nhiễm sắc thể dao động từ 34-54.
1
null
Rhagomys longilingua là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Luna & Patterson mô tả năm 2003. Loài này được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống, bao gồm cả rừng rậm, ở Bolivia và Peru ở độ cao từ 450 đến 2.100 mét ở phía đông của dãy núi Andes. Loài này ít nhất sống trên cây một phần.
1
null
Rhagomys rufescens là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1886. Loài này được tìm thấy trong rừng Đại Tây Dương của đông nam Brazil, thường gần với bụi tre trúc. Loài này có thể được phân biệt với "Rhagomys longilingua", một trong hai loài trong chi của nó, bởi đặc điểm không có những cái gai trong lông. Trước đây được cho là đã tuyệt chủng sau khi không nhìn thấy được ghi nhận trong hơn 100 năm, loài này từ đó đã được tìm thấy trong bốn địa phương. Tuy nhiên, loài này không phổ biến ở đâu cả, và tất cả những địa điểm sinh sống của chúng đều là những mảnh rừng, nạn phá rừng đang diễn ra đe dọa sự sống còn của chúng. Đối với những lý do này, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng là "loài sắp bị đe dọa".
1
null
Tapecomys primus là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Anderson & Yates mô tả năm 2000. Loài này được tìm thấy ở vài nơi thuộc miền đông nam Bolivia. Hai tiêu bản được tìm thấy năm 1991 trong vùng rừng ở độ cao 1500 m gần làng Tapecua, tỉnh Tarija thuộc Bolivia. Một ít tiêu bản sau đó cũng được tìm thấy và ở tỉnh Jujuy, miền bắc Argentina.
1
null
Thomasomys ucucha là một loài động vật có vú trong họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Voss mô tả năm 2003. Loài này chỉ được biết đến từ rừng trên cao và môi trường sống đồng cỏ ở Cordillera Oriental của Ecuador. Bảy loài Thomasomys khác sống trong cùng khu vực. Được thu thập lần đầu tiên vào năm 1903, T. ucucha được mô tả chính thức là một loài mới vào năm 2003 và gần giống với T. hylophilus, xuất hiện ở phía bắc. Loài này được liệt kê là "loài dễ bị tổn thương" trong Sách đỏ của IUCN do mối đe dọa hủy hoại môi trường sống. Có kích thước trung bình, lông sẫm màu và đuôi dài, T. ucucha có thể phân biệt với tất cả các loài Thomasomys khác bởi các răng cửa trên lớn, rộng và rộng. Chiều dài đầu và thân là 94 đến 119 mm (3,7 đến 4,7 in) và khối lượng cơ thể là 24 đến 46 g. Đuôi ít lông.
1
null
Chuột leo tai lớn, tên khoa học Ototylomys phyllotis, là một loài động vật có vú, loài duy nhất trong chi Ototylomys, thuộc họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Merriam mô tả năm 1901. Chúng được tìm thấy ở Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, México, và Nicaragua.
1
null
Acomys kempi là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Dollman mô tả năm 1911. Loài chuột gai này được tìm thấy ở Kenya, Somalia và Tanzania. Môi trường sống tự nhiên của nó là sa mạc khô và các khu vực đá. Loài này một trong hai loài động vật có vú, loài còn lại là loài chuột gai châu Phi, có thể tự lột bỏ da của mình. Ngoài ra (và kết quả là), nó được biết là có khả năng tái tạo hoàn toàn mô bị tổn thương, bao gồm nang lông, da, tuyến mồ hôi, lông và sụn.
1
null
Lophuromys chrysopus là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Osgood mô tả năm 1936. Đây là loài đặc hữu của Ethiopia, nơi môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng ẩm ướt nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. Đây là một loài chuột nhỏ với chiều dài đầu và thân khoảng 115 mm (4,5 in) và đuôi khoảng 80 mm (3,1 in). Lông lưng màu nâu đen dài, rậm và hơi cứng, mỗi sợi lông có gốc màu nâu đỏ, dải đen rộng, dải màu vàng hẹp hơn và chóp màu đen.
1
null
Gerbillus gerbillus là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Olivier mô tả năm 1801. Đây là loài bản địa Bắc Phi và Bán đảo Sinai, nơi chúng sinh sống trong môi trường cát. Đây là một loài phổ biến và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đánh giá tình trạng bảo tồn của nó là "loài ít quan tâm". Mô tả. Đây là một con chuột nhảy nhỏ phát triển đến chiều dài đầu và thân khoảng 88 mm (3,5 in) với đuôi khoảng 117 mm (4,6 in). Sinh học. Là loài hoạt động về đêm. Chế độ ăn uống của nó bao gồm hạt và trái cây, đôi khi được bổ sung bởi chồi và lá và côn trùng vào mùa xuân. Chúng tiêu thụ hạt chà là rụng và lục soát phân lạc đà để ăn bất kỳ hạt nào nó có thể tìm thấy. Nó đôi khi vào nhà để tìm kiếm thức ăn. Chúng hoạt động trong suốt cả năm, với hoạt động chăn nuôi có liên quan đến nhiệt độ và độ dài ngày, và sự phù hợp với nguồn thức ăn sẵn có. Những lứa đẻ khác nhau về kích cỡ, với ba đến sáu con là bình thường và kích thước quần thể cũng khác nhau đáng kể. Những kẻ săn mồi săn bắt loài này bao gồm cáo nhạt, cú vượn và rắn viper cát. Loài chuột nhảy này cho thấy khả năng tìm đường về nhà, với 50% cá thể di chuyển khỏi hang của chúng khoảng 1.000 m có thể tìm đường về nhà, và 20% bị dịch chuyển bởi 2.000 m khỏi hang cũng có khả năng về nhà.
1
null
Gerbillus pyramidum là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Geoffroy mô tả năm 1803. Đây là loài bản địa bắc Châu Phi nơi chúng sinh sống của các sa mạc cát, khu vực bán khô cằn và ốc đảo. Đây là một loài phổ biến và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã đánh giá tình trạng bảo tồn của loài này là "loài ít quan tâm". Mô tả. "Gerbillus pyramidum" hơn có chiều dài đầu và thân khoảng và đuôi khoảng . Lông lưng là một số màu cam hoặc nâu nhạt, những sợi lông riêng lẻ có gốc màu xám và trục màu cam hoặc nâu. Thường có một vệt tối giữa lưng. Phần dưới có màu trắng, như một số dấu hiệu trên khuôn mặt quanh mắt và tai, và một miếng vá có kích thước thay đổi trên mông. Bàn chân có màu trắng, lòng bàn chân sau được phủ bằng lông. Đuôi thường có một búi tóc sẫm màu. 2n = 38. Sinh thái. Loài này sinh hoạt về đêm và trên mặt đất, đào hang sâu 60–80 cm nơi chúng sinh hoạt vào ban ngày. Loài chuột nhảy này thường sống thành quần thể. Chúng ăn hạt giống và cỏ, lưu trữ một số trong hang của nó. Tại Sudan, việc sinh sản diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 2, với mỗi lứa trung bình ba con non được sinh ra sau thời gian mang thai 22 ngày. Tuổi thọ của chuột nhảy này trong điều kiện nuôi nhốt là hai năm.
1
null
Meriones unguiculatus hay chuột nhảy Mông Cổ, là một loài chuột nhảy trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Milne-Edwards mô tả năm 1867. Đây là loài phổ biến nhất trong phân họ chuột nhảy, và là loài chuột nhảy thường được nuôi như thú cưng hoặc làm thí nghiệm, đôi khi nó còn được gọi là chuột nhảy thuần hóa. Giống như chuột cống vàng Syria, nó được tiến sĩ Victor Schwentker mang đến Hoa Kỳ đầu tiên năm 1954 để nghiên cứu.
1
null
Abeomelomys sevia là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Tate & Archbold mô tả năm 1935. Nó chỉ được tìm thấy ở Papua New Guinea. Nó là loài duy nhất trong chi Abeomelomys, dù trước đây đã được đặt trong chi "Pogonomelomys".
1
null
Chuột đồng đuôi dài (danh pháp khoa học: "Apodemus sylvaticus") là một loài chuột bản xứ châu Âu và Tây Bắc Phi. Đây là họ hàng gần của "Apodemus flavicollis", với nét khác biệt là sự thiếu vắng vành lông vàng quanh cổ, tai hơi nhỏ hơn và kích cỡ nói chung là nhỏ hơn: dài 90 mm (3.54 in), nặng khoảng 23 g. Nó là một loài phổ biến, thường gặp, sống ở hầu khắp châu Âu, hội sinh với con người và có lúc được coi là vật hại. Loài này có thể mang mầm bệnh hantavirus mà có thể gây ảnh hưởng nghiệm trọng cho sức khoẻ con người. Môi trường sống và phân bố. Chuột đồng đuôi dài sống ở rừng thưa, thảo nguyên, đồng ruộng, với xu hướng sống tại nơi rậm rạp hơn vào mùa đông. Đây là động vật sống về đêm ưa nơi khô ráo, đào hang sâu, xây ổ từ thực vật và sống trong nhà khi khí hậu khắc nghiệt. Đây là một trong những loài được nghiên cứu kỹ càng nhất chi "Apodemus". Tại châu Âu, phạm vi phân bố của chúng trải rộng từ Scandinavia ở phía bắc đến đến Ukraina ở phía đông. Chuột đồng đuôi dài cũng sống ở miền tây bắc Phi cùng nhiều hòn đảo trong Địa Trung Hải. Chế độ ăn. Chuột đồng đuôi dài chủ yếu ăn hạt, nhất là hạt sồi, cử, tần bì, chanh, sơn tra. Khi có nhiều hạt, chúng thường mang hạt về hang/ổ để dự trữ. Chúng cũng ăn động vật không xương sống nhỏ như ốc sên hay côn trùng, nhất là vào cuối xuân-đầu hè khi có ít hạt hơn. Cuối mùa chúng còn cả ăn trái cây, quả mọng, nấm và rễ cây. Vào mùa đông, chúng săn cả dơi ngủ đông.
1
null
Desmomys harringtoni là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1902. Loài chuột này chỉ được tìm thấy ở Ethiopia. Môi trường sống tự nhiên của nó là rừng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và rừng cây bụi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.
1
null
Melomys rubicola là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Thomas mô tả năm 1924. Vào ngày 18 tháng 2 năm 2019, Bộ trưởng Môi trường Úc đã chính thức tuyên bố loài này đã tuyệt chủng, với nguyên nhân theo các nhà khoa học là do mực nước biển dâng. Đây là loài động vật đầu tiên bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu do con người.
1
null
Chuột choắt tai nhỏ (Micromys minutus) là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Pallas mô tả năm 1771. Đây là loài bản địa châu Âu và châu Á. Nó thường sinh sống ở các cánh đồng ngũ cốc như lúa mì và yến mạch. Loài chuột này chủ yếu ăn hạt và côn trùng, ngoài ra còn ăn mật hoa và trái cây.
1
null
Chuột rừng Đông Dương hay chuột Sikkim (danh pháp hai phần: Rattus andamanensis) là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Blyth mô tả năm 1860. Loài phổ biến rộng này có ở miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, trung và bắc Myanma, đông bắc Ấn Độ, Bhutan và đông Nepal. Tại Trung Quốc, nó sinh sống trong các tỉnh và khu tự trị như Tây Tạng, Quý Châu, Hải Nam, Quảng Đông và Hồng Kông. Loài này cũng có thể có tại các khu rừng còn sót lại tại bắc và đông bắc Bangladesh. Loài này không được tìm thấy tại phần thuộc đại lục của miền nam Thái Lan ở phía nam eo đất Kra, nhưng lại có mặt trên 4 hòn đảo ngoài khơi (Koh Tau, Koh Phangan, Koh Samui, Koh Kra). Nó cũng sinh sống trên quần đảo Andaman và Car Nicobar. Môi trường sống là các khu rừng có độ cao từ 0 tới 2.000 m trên mực nước biển.
1
null
Chuột lắt ("Rattus exulans"), còn được người Māori gọi là kiore, là một loài chuột phổ biến. Chuột lắt bắt nguồn từ Đông Nam Á, và, giống những loài tương tự, lan rộng ra hầu hết đảo Polynesia, gồm New Zealand, đảo Phục Sinh, và Hawaii. Đây là một trong những loài chuột có khả năng thích ứng cao, sống ở nhiều môi trường, từ đồng cỏ tới rừng rậm. Nó cũng hay có mặt tại chỗ ở con người, nơi chúng có thể dễ dàng kiếm ra thức ăn. Nó là một loài gây hại trên hầu hết phạm vi phân bố. Mô tả. Chuột lắt có bề ngoài tương tự như loài chuột, như chuột nâu hay chuột đen. Nó có tai to, tròn, mõm nhọn, bộ lông nâu/đen với phần bụng nhạt màu, bàn chân khá nhỏ. Cơ thể nó ôm, dài, đạt chiều dài từ mũi đến gốc đuôi, hơi nhỏ hơn những loài chuột khác thường sống gần người. Khi sống trên đảo nhỏ, nó cũng thường nhỏ hơn [dài chừng ].
1
null
Chuột cống Maclear (Rattus macleari) là một loài chuột cống lớn sinh sống ở đảo Christmas, nay đã tuyệt chủng. Trong quá khứ, do có quần thể lớn và dường như có tính dạn người, loài chuột cống Maclear có thể được thấy hiện diện với số lượng cực lớn, bò lúc nhúc khắp nơi trong đêm. Chúng được mô tả là gây ra nhiều tiếng động khó chịu, bò lung tung vào lều trại, nơi ở của những thành viên đoàn thám hiểm hải hành trên tàu Challenger, bò lổm ngổm lên những người đang ngủ và quấy rầy mọi người trong quá trình kiếm ăn. Chuột cống Maclear có thể là một nhân tố kìm hãm số lượng cá thể của loài cua đỏ đảo Christmas, do quần thể loài cua này trong quá khứ thấp hơn hiện tại. Về nguyên nhân tuyệt chủng của chuột cống Maclear, người ta cho rằng khi loài chuột đen tình cờ được đưa lên đảo Christmas bởi đoàn thám hiểm Challenger, bệnh tật mang trong mình của chuột đen (có thể là bệnh do xoắn trùng "Trypanosome" gây ra) đã lây nhiễm lên quần thể chuột cống Maclear và dần dần gây suy giảm số lượng chuột Maclear. Lần cuối cùng chuột Maclear được nhìn thấy là vào năm 1903, mặc dù có giả thuyết cho rằng chuột Maclear có thể đã lai giống với chuột đen và hình thành quần thể chuột lai. Loài ve "Ixodes nitens" ký sinh trên chuột cống Maclear cũng được cho là đã tuyệt chủng cùng với loài chuột này. Chuột cống Maclear được cho là có họ hàng gần gũi với chuột cống "Rattus xanthourus" ở Sulawesi và "R. everetti" ở Philippines. Chúng có bộ lông màu nâu ở phần lưng và màu nâu nhạt ở bụng. Phần lưng dưới có lông đen, dài có khả năng bảo vệ cho bộ lông ngắn hơn ở phần lưng trên. Nửa phần đuôi ở phía gốc có màu sậm trong khi phần ngọn màu trắng có dạng vảy. Tên loài chuột này được đặt theo thuyền trưởng John Maclear (1838–1907) của tàu khảo sát "Cá chuồn" ("Flying-fish"), người chỉ huy đoàn thám hiểm và thu thập mẫu vật trên đảo Christmas vào năm 1886. Loài chuột này được mô tả bởi Oldfield Thomas vào năm sau nhưng ông lại nhầm lẫn nó là một loài chuột nhắt. Maclear về sau là chỉ huy của tàu HMS "Challenger" thuộc đoàn thám hiểm Challenger hồi năm 1872-76 dưới quyền chỉ huy chung của George Nares.
1
null