id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
19812426
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20Homburg%20Open%202023
Bad Homburg Open 2023
Bad Homburg Open 2023 (còn được biết đến với Bad Homburg Open presented by Engel & Völkers vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt nữ chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cỏ ngoài trời tại TC Bad Homburg ở Bad Homburg, Đức, từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 2023. Đây là lần thứ 3 giải Bad Homburg Open được tổ chức và là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2023. Điểm và tiền thưởng Phân phối điểm Nội dung đơn Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 19 tháng 6 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Anna-Lena Friedsam Sonay Kartal Sabine Lisicki Bảo toàn thứ hạng: Jaqueline Cristian Evgeniya Rodina Thay thế: Emma Navarro Vượt qua vòng loại: Kateryna Baindl Claire Liu Jil Teichmann Maryna Zanevska Thua cuộc may mắn: Lena Papadakis Nadia Podoroska Katie Volynets Rút lui Ekaterina Alexandrova → thay thế bởi Viktoriya Tomova Victoria Azarenka → thay thế bởi Evgeniya Rodina Anna Kalinskaya → thay thế bởi Emma Navarro Alycia Parks → thay thế bởi Lena Papadakis Sloane Stephens → thay thế bởi Rebeka Masarova Donna Vekić → thay thế bởi Nadia Podoroska Zhu Lin → thay thế bởi Katie Volynets Nội dung đôi Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 19 tháng 6 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Sara Errani / Nadia Podoroska Anna-Lena Friedsam / Vivian Heisen Nhà vô địch Đơn Kateřina Siniaková đánh bại Lucia Bronzetti, 6–2, 7–6(7–5) Đôi Ingrid Gamarra Martins / Lidziya Marozava đánh bại Eri Hozumi / Monica Niculescu, 6–0, 7–6(7–3) Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Bad Homburg Open Quần vợt Đức năm 2023 Porsch Bad Homburg Open
19812427
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20Homburg%20Open%202023%20-%20%C4%90%C6%A1n
Bad Homburg Open 2023 - Đơn
Kateřina Siniaková là nhà vô địch, đánh bại Lucia Bronzetti trong trận chung kết, 6–2, 7–6(7–5). Đây là danh hiệu đơn WTA Tour thứ 4 của Siniaková. Caroline Garcia là đương kim vô địch, nhưng chọn tham dự ở Eastbourne. Hạt giống Kết quả Chung kết Nửa trên Nửa dưới Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại Thua cuộc may mắn Kết quả vòng loại Vòng loại thứ 1 Vòng loại thứ 2 Vòng loại thứ 3 Vòng loại thứ 4 Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại Bad Homburg Open - Đơn Bad Homburg Open
19812428
https://vi.wikipedia.org/wiki/Joanet
Joanet
Joan López Eló (sinh ngày 1 tháng 3 năm 1999), hay còn được biết đến với cái tên Joanet, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Sabadell tại Primera Federación. Sinh ra và lớn lên ở Tây Ban Nha với có bố là người Tây Ban Nha và mẹ là người Guinea Xích Đạo, anh đại diện cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Guinea Xích Đạo. Đầu đời Joanet được sinh ra tại Alcoletge với cha là người Tây Ban Nha và mẹ là người Guinea Xích Đạo. Sự nghiệp quốc tế Joanet được gọi triệu tập lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Guinea Xích Đạo vào tháng 11 năm 2019. Anh ra mắt quốc tế vào ngày 28 tháng 3 năm 2021, trong một trận đấu thuộc khuôn khổ Vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2021 gặp Tunisia, kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về Tunisia. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Tham khảo Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Người Tây Ban Nha gốc Guinea Xích Đạo Người Guinea Xích Đạo gốc Tây Ban Nha Cầu thủ bóng đá Guinea Xích Đạo Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Segunda División B Cầu thủ bóng đá Segunda División Cầu thủ bóng đá Lleida Esportiu Cầu thủ bóng đá CE Sabadell FC Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Guinea Xích Đạo Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Tây Ban Nha Cầu thủ bóng đá Guinea Xích Đạo ở nước ngoài
19812429
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20Homburg%20Open%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i
Bad Homburg Open 2023 - Đôi
Eri Hozumi và Makoto Ninomiya là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu cùng nhau. Ninomiya đánh cặp với Tereza Mihalíková, nhưng thua ở vòng bán kết trước Hozumi và Niculescu. Hozumi đánh cặp với Monica Niculescu, nhưng thua trong trận chung kết trước Ingrid Gamarra Martins và Lidziya Marozava, 0–6, 6–7(3–7). Hạt giống Kết quả Kết quả Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Bad Homburg Open - Đôi Bad Homburg Open
19812434
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4ng%20Hoa
Tông Hoa
Tông Hoa có thể là: Tông Hoa (宗華) (宗華), diễn viên người Hồng Kông và Đài Loan. (坂本宗華), DJ người Đài Loan. Thỏa Tông Hoa (庹宗華), diễn viên người Đài Loan. Vạn Tông Hoa (萬宗華), vai trò của bộ phim võ thuật Hồng Kông Diệp Vấn 4: Hồi cuối. Tông Hoa (宗樺) (楊宗樺), vận động viên quần vợt người Đài Loan.
19812435
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c%20t%E1%BA%A5n%20c%C3%B4ng%20Jenin%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%20ba
Cuộc tấn công Jenin lần thứ ba
Cuộc tấn công Jenin lần thứ ba (tên mật là chiến dịch Home and Garden) được quân đội Israel tiến hành vào ngày 3 tháng 7 năm 2023. Cuộc tấn công phần lớn nhắm vào trại tị nạn Jenin nằm ở thành phố Jenin của Palestine, tại bên Bờ Tây do Israel chiếm đóng với mục tiêu nhanh chóng nhắm vào các binh sĩ trong trại. Trại tị nạn Jenin được thành lập vào năm 1953, là nơi trú ẩn của những người Palestine di cư hoặc bị lực lượng Israel trục xuất trong cuộc chiến tranh Palestine năm 1948. Jenin, một đô thị có dân số khoảng 18,000 người. Do mật độ dân số cao khiến cho trại rơi vào tình trạng nghèo đói và thất nghiệp đồng thời phải đối mặt với điều kiện sống khó khăn, phần lớn là do lệnh trừng phạt của Israel ảnh hưởng tới 80% kinh tế của Jenin. Đây cũng là địa điểm thường xuyên xảy ra nhiều sự cố trong cuộc xung đột Israel-Palestine. Cuộc tấn công bắt đầu vào rạng sáng ngày 3 tháng 7 năm 2023 khiến ít nhất 10 người Palestine thiệt mạng và 100 người khác bị thương. Quân đội nhấn mạnh rằng, cuộc tấn công là một trong nhiều giới hạn trong khu vực ở trại tị nạn này. Sau cuộc tấn công, gần 500 gia đình Palestine phải di cư do cuộc tấn công của Israel. Đây là cuộc tấn công có lực lượng trên không lớn nhất ở Bờ Tây trong hơn 20 năm kể từ cuộc nổi dậy Intifada. Giới quân sự và chính trị Israel gàn như có quan điểm khác nhau về quy mô và mục đích của chiến dịch. Bối cảnh Trại tị nạn Jenin được thành lập vào năm 1953, là nơi trú ẩn của những người Palestine di cư hoặc bị lực lượng Israel trục xuất trong cuộc chiến tranh Palestine năm 1948. Do mật độ dân số cao khiến cho trại rơi vào tình trạng nghèo đói và thất nghiệp. Đây cũng là địa điểm thường xuyên xảy ra nhiều sự cố trong cuộc xung đột Israel-Palestine. Kể từ khi căng thẳng giữa Israel và Palestine leo thang vào đầu năm 2022, trại Jenin và các thị trấn lân cận lần lượt là tâm điểm của cuộc xung đột. Trong lịch sử, Jenin đã từng là một thành trì trong cuộc kháng chiến chống lại Israel và là nguyên nhân đáng kể trong phong trào Intifada. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Israel Eli Cohen đã mô tả trại này chính là "tâm điểm của nhiều hoạt động khủng bố" và cáo buộc Iran đang tài trợ cho các binh sĩ trong trại. Trong năm 2023, do chính phủ Israel nghi ngờ trại này là nơi trú ẩn cho các binh sĩ là thủ phạm của nhiều cuộc tấn công bên trong Israel. Vì vậy, chính phủ đã ưu tiên trấn áp trại tị nạn. Bạo lực dần gia tăng ở Tây Ngạn khi một cuộc tấn công khác ở Jenin đã xảy ra hai tuần trước đó, một vụ phóng tên lửa bắt nguồn từ khu vực này và các cuộc tấn công của người Jenin vào các ngôi làng của người Palestine. Hơn nữa, quốc gia này cũng phải đáp trả cho nhiều cuộc tấn công nhằm vào người Isarel khi một vụ nổ súng vào tháng 6 khiến 4 người Israel thiệt mạng. Nhiều thành viên trong chính phủ cánh hữu của thủ tướng Benjamin Netanyahu cũng đã ủng hộ cho cuộc tấn công quân sự với quy mô lớn hơn nhằm để giải quyết tình trạng bạo lực đang diễn ra tại đây. Diễn biến chiến dịch Vào khoảng 1 giờ sáng, nhiều máy bay không người lái thả hàng loạt những quả bom vào trong trại. Các cuộc không kích sau đó đã được triển khai cho đến giữa trưa. Khoảng 14 giờ sau cuộc tấn công, hơn 2,000 binh sĩ của lực lượng Israel tiến vào trong trại. Quân đội Isarel sau đó đã chặn nhiều con đường vào Jenin, giành quyền kiểm soát trên các tòa nhà và ngôi nhà đồng thời bố trí những tay súng bắn tỉa nằm trên gác mái. Máy ủi quân sự cũng đã được sử dụng để dọn đường qua những khung phố hẹp tạo điều kiện thuận lợi di chuyển của lực lượng Israel. Theo Bộ Y tế Palestine, ít nhất 10 người Palestine, trong số đó có 3 trẻ vị thành niên đã thiệt mạng sau cuộc tấn công. 100 người bị thương trong số đó có 20 người đang trong tình trạng nguy kịch. Các nhà báo tại đây cũng cho biết đã bị hỏa lực của Israel nhắm đến sau khi đưa tin về sự kiện. Nhiều tòa nhà cũng bị hư hại sau cuộc tấn công. Gần 3,000 người đã phải đi di cư hoặc được sơ tán khỏi trại để thoát khỏi cuộc giao tranh. Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine bày tỏ mối lo ngại con số này có thể sẽ tăng lên khi những hoạt động quân sự của Israel vẫn đang diễn ra trong khu vực. Quân đội Israel công bố đã phát hiện ra ba cơ sở có liên quan đến sản xuất vũ khí và tịch thu nhiều kho chứa vũ khí cùng hàng trăm chất nổ. Các tên lửa được bắn trong chiến dịch cũng đã đánh trúng một trung tâm hoạt động được sử dụng từ lữ đoàn Jenin và một cơ sở sản xuất vũ khí và lưu trữ các thiết bị nổ. Kết quả Trong cuộc tấn công, có tổng cộng 12 người Palestine thiệt mạng, 4 người trong số đó được cho là binh sĩ từ Jihad Hồi giáo và một người là binh sĩ Hamas. Phản ứng Trong nước Người phát ngôn của phủ tổng thống Palestine Nabil Abu Rudeineh khẳng định người dân họ sẽ không nhượng bộ, đầu hàng hay lùi bước trước hành động xâm lược tàn bạo của Israel. Tại Dải Gaza, một cuộc biểu tình đã được tổ chức bởi nhiều nhóm chính trị địa phương được cầm quyền bởi đảng Hamas và PFLP nhằm hợp tác với Jenin. Buổi tang lễ đầu tiên được diễn ra vào ngày 5 tháng 7. Khi các thành viên cấp cao của Chính quyền Palestine tham dự để bày tỏ sự kính trọng đối với những nạn nhân trong cuộc tấn công. Quốc tế Nhiều quốc gia Trung Đông như Jordan, Algérie, Ai Cập, UAE và OIC đã lên án về cuộc tấn công. Tổ chức Hezbollah cũng lên án cuộc tấn công và khẳng định Palestine có thể sở hữu nhiều lựa chọn thay thế và các phương tiện vũ trang sẽ khiến cho Israel phải hối hận về hành động của mình. Liên Hợp Quốc Điều phối viên nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại khu vực Palestine, bà Lynn Hastings đã đăng một bài viết trên Twitter bày tỏ mối quan ngại về hoạt động quân sự quy mô lớn của Israel. Vào ngày 6 tháng 7, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres bày tỏ thái độ tức giận và đã lên án vụ tấn công là sử dụng vũ lực quá mức, yêu cầu Israel phải có trách nhiệm để đảm bảo cho người dân được bảo vệ trước mọi hành vi bạo lực. Tuyên bố này được đưa ra sau một tuyên bố vào ngày 5 tháng 7 từ ba chuyên gia nhân quyền độc lập của Liên Hợp Quốc khẳng định rằng, những hành động này đã vi phạm luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế về sử dụng vũ lực và có thể biến thành một tội ác chiến tranh. Diễn biến sau chiến dịch Vào ngày 4 tháng 7, khoảng 9 người bị thương ở thủ đô Tel Aviv của Israel sau một vụ đâm xe của một người đàn ông người Palestine. Chính quyền Hamas đã khẳng định vụ tai nạn như là sự trả thù cho cuộc tấn công ở Jenin. Vào ngày 5 tháng 7 tại khu vực gần núi Gerizim, các binh sĩ có vũ trang đã nổ súng vào một chiếc xe cảnh sát được ghi nhận là của Israel. Chiếc xe sau đó đã bị hư hại hoàn toàn bao gồm cả một cửa hàng địa phương. Tuy nhiên, cuộc nổ súng không gây ra bất kỳ trường hợp thương tích nào và các binh sĩ hiện vẫn chưa bị bắt. Bên lữ đoàn PFLP, Abu Ali Mustapha đã nhận toàn bộ trách nhiệm về vụ nổ súng vừa rồi. Ngày hôm sau, hai tay súng người Palestine đã phải chịu trách nhiệm về vụ xả súng đã bị quân đội Israel ám sát tại Nablus. Đọc thêm Dòng thời gian của cuộc xung đột Israel–Palestine năm 2023 Cuộc tấn công Jenin lần thứ hai – Tháng 6 năm 2023 Cuộc tấn công Jenin lần thứ nhất – Tháng 1 năm 2023 Cuộc tấn công Nablus 2023 Tham khảo Liên kết ngoài Cập nhật flash OCHA 1 Cập nhật flash OCHA 2 Báo cáo tình hình của UNWRA Israel đổ bộ vào Jenin Nhà nước Palestine năm 2023 Sự kiện tháng 7 năm 2023 tại Israel Xung đột năm 2023 Thiệt mạng do súng tại Bờ Tây Hoạt động quân sự trong xung đột Israel–Palestine Hoạt động quân sự liên quan tới Israel Hamas Phong trào thánh chiến Hồi giáo Palestine Jenin
19812436
https://vi.wikipedia.org/wiki/Library%20Genesis
Library Genesis
Library Genesis hay Libgen là một trang web chia sẻ tập tin (file-sharing) kiểu thư viện ngầm (shadow library). Trang web này cho phép người dùng truy cập một kho lưu trữ đồ sộ các ấn phẩm học thuật, sách báo nhiều thể loại, audiobook, truyện tranh và tạp chí, đáng lý ra là bị chặn bởi tường phí (paywall) hoặc chưa được số hóa trên mạng. Hiện có nhiều tranh cãi xung quanh tính pháp lý của trang web này. Một số nhà xuất bản như Elsevier từng cáo buộc Libgen tội vi phạm bản quyền trực tuyến; số khác thì lập luận cho rằng, phần lớn các tác phẩm học thuật dùng tiền của chính phủ, được viết bởi các nhà nghiên cứu ăn tiền của chính phủ, nhiều trong số đó tới từ các trường đại học công, vậy nên công chúng hoàn toàn có quyền truy cập các nghiên cứu ấy miễn phí. Lịch sử Library Genesis có lẽ bắt nguồn từ phong trào samizdat ở Liên Xô khi trước. Theo sau công cuộc đổi mới của Mikhail Gorbachev vào những năm 80, việc phân phối ấn phẩm cấm đã được nới lỏng một phần. Vấn đề pháp lý Kiện cáo Năm 2015, Library Genesis bị Elsevier kiện ra tòa vì hành vi xâm phạm quyền tác giả và ban phát quyền truy cập miến phí đối với nhiều sách báo đáng lý phải trả tiền. Đáp lại, các quản trị viên của trang web cho rằng, Elsevier đang hưởng phần lớn lợi nhuận từ các sách báo học thuật do chính phủ tài trợ, tức là thuế của người dân, vì vậy công chúng hoàn toàn có quyền truy cập chúng miễn phí. Cuối tháng 10 năm 2015, Tòa án Quận Nam New York đã ép Libgen phải ngừng ngay hoạt động và treo tên miền libgen.org, song các tên miền khác vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Danh sách web gương và gateway, bao gồm tình trạng hoạt động của chúng. Công cụ tìm kiếm Cộng đồng chia sẻ tệp
19812441
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20t%C6%B0%20b%E1%BA%A3n%20gi%C3%A1m%20s%C3%A1t
Chủ nghĩa tư bản giám sát
Chủ nghĩa tư bản giám sát (thuật ngữ tiếng Anh: Surveillance capitalism) là một khái niệm kinh tế chính trị chỉ tới sự lưu trữ hàng loạt và hàng hóa hóa dữ liệu cá nhân bởi các tập đoàn tư bản. Theo Shoshana Zuboff, tư bản giám sát có động cơ chính là lợi nhuận, và nó bắt nguồn kể từ khi các tập đoàn quảng cáo lớn, dẫn đầu bởi AdWords của Google, nhận ra rằng họ có thể lợi dụng dữ liệu cá nhân để nhắm đúng đối tượng khách hàng hơn. Tham khảo Thư mục Liên kết ngoài Shoshana Zuboff Keynote: Reality is the Next Big Thing, YouTube, Liên hoan Elevate, 2014 Big Other: Surveillance Capitalism and the Prospects of an Information Civilization bởi Shoshana Zuboff Capitalism's New Clothes, Evgeny Morozov, The Baffler (4 tháng 2 năm 2019) Chủ nghĩa tư bản Dữ liệu lớn
19812445
https://vi.wikipedia.org/wiki/Philip%20Howard%2C%20B%C3%A1%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20th%E1%BB%A9%2013%20x%E1%BB%A9%20Arundel
Philip Howard, Bá tước thứ 13 xứ Arundel
Philip Howard, Bá tước thứ 13 xứ Arundel (28 tháng 6 năm 1557 – 19 tháng 10 năm 1595) là một quý tộc người Anh. Ông được Giáo hoàng Paul VI phong thánh vào năm 1970, là một trong 40 vị thánh tử đạo của Anh và xứ Wales. Philip Howard chủ yếu sống dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I; ông bị buộc tội là người Công giáo, bỏ nước Anh không phép và tham gia vào các âm mưu của Dòng Tên. Vì điều này, ông được gửi đến Tháp Luân Đôn vào năm 1585. Howard đã ở đó trong 10 năm cho đến khi qua đời vì bệnh kiết lỵ. Tham khảo Nguồn Sigrid Undset, Stages on the Road (copyright 1934) Profile, HistoryOrb.com. Accessed 1 December 2022. Sinh năm 1557 Mất năm 1595 Thánh Công giáo thế kỷ 16 Quý tộc Anh thế kỷ 16 Tử tước Segrave Tử tước Maltravers Phong thánh bởi Giáo hoàng Phaolô VI Chết vì lỵ Bá tước xứ Arundel Người thời Elizabeth Người Thành phố Westminster
19812447
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n%20Quang%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Thần Quang (định hướng)
Thần Quang có thể là: Địa danh Thần Quang tự (神光寺) Trấn Thần Quang (晨光镇), huyện Tầm Ô, địa cấp thị Cám Châu, tỉnh Giang Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tên người Thần Quang (陳光) Đại sư Huệ Khả (慧可; 487-593), Thiền sư Trung Quốc, vị Tổ thứ hai của Thiền tông Trung Quốc. Bí tên là Thần Quang (神光). Cơ Thần Quang (姬神光), nhân vật của phim truyền hình Thiếu lâm tự truyền kì. (張晨光), diễn viên Đài Loan.
19812462
https://vi.wikipedia.org/wiki/Memrise
Memrise
Memrise là một nền tảng học ngôn ngữ sử dụng Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng để tăng khả năng ghi nhớ,kết hợp với thực hành do AI GPT3 cung cấp, cho phép người học có các cuộc hội thoại gần giống con người, Memrise tin rằng có thể giúp người học vượt qua“lỗ hổng tự tin” trong việc học ngôn ngữHiện nay ứng dụng này đang có 20 ngôn ngữ khác nhau . Tính đến năm 2021, ứng dụng đã có 60 triệu người dùng đăng ký và ứng dụng đã có doanh thu 24,5 triệu Đô la Mỹ . Lịch sử ứng dụng Memrise được thành vào tháng 9 nắm 2010 bởi Ed Cooked cùng với đồng sáng lập Ben Whately và Greg Detre , Vào ngày 1 tháng 10 năm 2012, 100 người dùng đã được phép đăng ký để thử nghiệm phiên bản Memrise 1.0 .Kể từ tháng 5 năm 2013, ứng dụng Memrise đã đưa lên Google Play và App Store (iOS/iPadOS). Tính đến tháng 1 năm 2020, ứng dụng đã được đầu tư 21,8 triệu đô la đầu tư trong tổng số bảy vòng hạt giống Mô hình học Memrise có nhiều nội dung và chủ đề khác nhau do người dùng tạo ra và giống như Duolingo Memrise giúp người sử dụng "vừa học vừa chơi".Hiện nay ứng dụng này đang có 16 ngôn ngữ khác nhau kết hợp với bài học do GTP3 cung cấp, cho phép người học thực hành các cuộc hội thoại giống như con người Lặp lại ngắt quãng Memrise sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng nghĩa là là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập, tức lặp đi lặp lại những kiến thức đã học theo chu kỳ giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức đã học Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm Kho từ vựng đồ sộ. Bài học linh hoạt, dễ hiểu. Các khóa học kết hợp với nhiều phương pháp học thông minh, hiệu quả. Vừa học vừa chơi thông qua các mini game vui nhộn, tạo cảm giác hứng thú cho người học. Phù hợp với từng người dùng từ cơ bản đến nâng cao Nhược điểm Tài khoản miễn phí hạn chế một số tính năng như cho phép người dùng học về phát âm, luyện kĩ năng nghe, nắm vững ngữ pháp… Bài tập đơn giản, nên dễ gây nhàm cho người muốn học nâng cao. Giải thưởng Vào tháng 7 năm 2010, Memrise được vinh danh trong giải London Mini-Seedcamp.Vào tháng 11 năm 2010,Memrise được vinh danh là một trong những ứng cử viên cuối cùng cho Công ty khởi nghiệp của năm tại TechCrunch EuropasVào tháng 3 năm 2011, Memrise tiếp tục được bầu chọn là một trong những công ty khởi nghiệp của Techstars Boston. Vào tháng 5 năm 2017, Memrise được vinh danh là "Ứng dụng tốt nhất" tại giải thưởng Google Play lần thứ hai. c Tham khảo Phần mềm cho Android (hệ điều hành)
19812463
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phoebe%20Waller-Bridge
Phoebe Waller-Bridge
Phoebe Mary Waller-Bridge (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1985) là nữ diễn viên, nhà biên kịch và sản xuất phim người Anh. Với vai trò sáng lập, biên kịch chính kiêm diễn xuất trong phim truyền hình hài Fleabag (2016–2019), cô đã giành được ba giải Primetime Emmy, hai giải Quả cầu vàng và một giải Viện Truyền hình Anh Quốc. Cô cũng nhận được một số đề cử Emmy và Quả cầu vàng cho vị trí biên kịch và sản xuất sê-ri phim kinh dị Killing Eve (2018–2022). Năm 2016, Waller-Bridge sáng lập, viết kịch bản và đóng chính loạt phim hài Crashing (2016). Cô cũng tham gia trong các phim khác như The Café (2011–2013), Broadchurch (phần hai, 2015) và một số phim điện ảnh Albert Nobbs (2011), The Iron Lady (2011), Goodbye Christopher Robin (2017) và Solo: A Star Wars Story (2018). Năm 2021, cô tham gia viết kịch bản cho No Time to Die (James Bond), năm 2023 cô đóng chính trong phim điện ảnh phiêu lưu Indiana Jones and the Dial of Destiny (2023). Thời thơ ấu Phoebe Mary Waller-Bridge sinh ra tại Hammersmith, Luân Đôn, cha là Michael Cyprian Waller-Bridge, nhà sáng lập sàn giao dịch điện tử Tradepoint, mẹ là Theresa Mary, con gái của tòng nam tước thứ 12, Sir John Edward Longueville Clerke. Đời tư Waller-Bridge sống tại khu Shoreditch, Luân Đôn. Năm 2014, cô kết hôn với nhà làm phim tài liệu người Ireland, Conor Woodman. Năm 2017, cả hai đã ly thân và đang tiến hành ly dị. Từ đầu năm 2018, cô hẹn hò với biên kịch Martin McDonagh. Tham khảo Liên kết ngoài Người giành giải thưởng của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh cho Nữ diễn viên nổi bật trong loạt phim hài Người đoạt giải Primetime Emmy Người giành giải Quả cầu vàng cho Nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài truyền hình xuất sắc nhất Đạo diễn kịch người Anh Nữ diễn viên truyền hình Anh Nữ diễn viên điện ảnh Anh Nhà viết kịch Anh Nữ diễn viên Luân Đôn Nữ diễn viên Anh thế kỷ 21 Nhà sản xuất phim truyền hình Nhân vật còn sống Sinh năm 1985
19812466
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ali%20Dia
Ali Dia
Aly Dia (sinh ngày 20 tháng 8 năm 1965), hay còn được biết đến với cái tên Ali Dia, là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Sénégal thi đấu ở vị trí tiền đạo trong cả sự nghiệp của mình. Vào tháng 11 năm 1996, Dia thuyết phục huấn luyện viên Graeme Souness, sau đó là Southampton, rằng ông là anh em họ của Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA và người giành được Quả bóng vàng châu Âu lúc bấy giờ là George Weah, dẫn đến việc ông ký hợp đồng kéo dài 1 tháng với Southampton chỉ vài ngày sau đó. Dia chỉ chơi đúng 1 trận đấu trong thời gian ngắn ở câu lạc bộ, khi vào sân thay cho Matt Le Tissier ở phút thứ 32 của trận đấu gặp Leeds United F.C. tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, nhưng chính ông đã bị thay ra chỉ 53 phút sau đó. 14 ngày sau, ông đã bị câu lạc bộ thanh lý hợp đồng. Sự nghiệp thi đấu Sau một sự nghiệp thi đấu ở các cấp độ thấp hơn ở Pháp và Đức, và đã thử việc thất bại tại Gillingham, A.F.C. Bournemouth, và Rotherham United chơi một lần trong trận dự bị cho đội sau, Dia gia nhập câu lạc bộ Blyth Spartans, nơi ông chỉ có một lần vào sân thay người - vào ngày 9 tháng 11 năm 1996 trong trận đấu tại Northern Premier League gặp Boston United. Vài ngày sau, Dia được huấn luyện viên của Southampton Graeme Souness ký hợp đồng, sau khi Souness nhận được một cuộc điện thoại có ý định từ Tuyển thủ Liberia và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA, George Weah. "Weah" nói với Souness rằng Dia là em họ của ông và đã chơi cho Paris Saint-Germain cũng như 13 lần cho đội tuyển quốc giaa và nên cho ông một cơ hội tại Southampton. Không có điều nào trong số này là sự thật và cuộc điện thoại cho Souness là một trò lừa bịp. Souness đã bị thuyết phục và Dia đã được ký hợp đồng một tháng. Tuy nhiên, người đã thực hiện cuộc gọi ban đầu tới Souness vẫn còn tranh cãi. Một số nguồn nói rằng đó là bạn của Dia từ trường đại học, trong khi một số nói rằng đó là người đại diện của Dia, và cũng có ý kiến ​​cho rằng chính Dia đã thực hiện cuộc gọi. Sau đó, có thông tin cho rằng Gillingham cũng đã thực hiện màn đóng thế tương tự, người đã đề nghị Dia thử việc, nhưng đã bị huấn luyện viên Tony Pulis cho đi, người đã nói rằng Dia là "đồ rác rưởi". Harry Redknapp, sau đó là huấn luyện viên của West Ham United, cũng nhận được cuộc gọi tương tự nhưng bác bỏ nó vì cho rằng đó là "chuyện hoang đường". Dia chỉ chơi một trận cho Southampton, mặc áo số 33 trong trận gặp Leeds United vào ngày 23 tháng 11 năm 1996; ban đầu ông đã được lên lịch thi đấu trong trận giao hữu của đội dự bị với Arsenal, nhưng trận đấu đã bị hủy do mặt sân ngập nước. Trong trận đấu với Leeds, Dia vào sân thay cho Matt Le Tissier dính chấn thương ở phút thứ 32, nhưng sau đó được bị thay ra bởi Ken Monkou ở phút thứ 85; Leeds sau đó giành chiến thắng với tỷ số 2–0. Le Tissier nói rằng: "Cậu ta chạy lăng xăng như chú nai Bambi trên băng; thật xấu hổ khi xem." Dia bị Southampton thanh lý hợp đồng sau hai tuần trong hợp đồng của ông. Ông sau đó đã thử việc với Port Vale và ghi hai bàn trong một trận đấu dự bị với Sunderland. Sau khi không nhận được lời đề nghị nào từ Vale, ông đã chơi một thời gian ngắn cho câu lạc bộ Gateshead tại Conference National, trước khi rời câu lạc bộ vào tháng 2 năm 1997. Dia đã chơi 8 trận cho câu lạc bộ, bao gồm cả việc ghi bàn trong trận ra mắt trong chiến thắng 5–0 trước Bath City. Một ngày sau khi ra mắt Gateshead, trò lừa bịp George Weah của anh đã bị bại lộ trên các phương tiện truyền thông quốc gia. Một báo cáo năm 2015 từ Bleacher Report nói rằng Dia cũng đã thực hiện thành công mưu mẹo tương tự đối với FinnPa và VfB Lübeck. Ông đã rời cả hai câu lạc bộ sau những màn trình diễn kém cỏi. Phát biểu với Gateshead Post sau khi câu chuyện vỡ lở, Dia cười và bác bỏ những lời cáo buộc và nói rằng gần đây anh ấy đã ghi bàn cho Sénégal trong trận thắng 3–1 tại Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 1998 trước Guinea. Tuy nhiên, tuyên bố này không đúng vì Sénégal đã bị loại ở vòng đầu tiên của vòng loại. Dia nói: "Tôi đã bị miêu tả là một kẻ lừa đảo và một cầu thủ kém cỏi, nhưng tôi không như vậy và có ý định chứng minh mọi người đã sai. Rõ ràng là tôi rất thất vọng vì không lọt vào Premiership, nhưng tôi tin tưởng vào khả năng của mình. năng lực của bản thân và mối quan tâm duy nhất của tôi bây giờ là Gateshead. Hợp đồng của tôi chỉ đến cuối mùa giải. Nhưng nếu mọi việc suôn sẻ, ai biết được, tôi có thể ở lại lâu hơn." Trong khoảng thời gian ngắn từ khi gia nhập Saints đến chơi cho Gateshead, ông đã bỏ túi 3.500 bảng phí đăng ký. Souness sau đó thừa nhận Southampton đã trả cho Dia khoảng 2.000 bảng cho 14 ngày của ông ở câu lạc bộ, trong khi Dia nhận được 1.500 bảng phí gia nhập tại Gateshead. Dia cuối cùng đã được Gateshead đưa vào danh sách chuyển nhượng sau một thời gian sa sút phong độ. Sau khi rời Gateshead, ông có một khoảng thời gian ngắn tại Spennymoor United. Đời tư Dia học ngành kinh doanh tại Đại học Northumbria ở Newcastle, tốt nghiệp năm 2001. Ông đã nhận bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Bang San Francisco vào năm 2003. Sau khi học xong, Dia làm việc trong lĩnh vực kinh doanh ở Qatar. Năm 2016, Dia làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Bleacher Report đã theo dõi Dia và tiết lộ rằng anh ấy đang sống ở London. Ông nói với họ rằng câu chuyện ở Southampton gây "tổn thương" cho anh ấy và gia đình nhưng khẳng định rằng ông không phải là kẻ nói dối và rằng ông đã tập luyện với Saints trong một tháng rưỡi, nơi anh ấy đã gây ấn tượng trước khi ra mắt, bất chấp các báo cáo trước đó rằngông đã dành chưa đầy một tuần với Southampton trước khi anh ấy có trận ra mắt tai tiếng. Ông có một người con trai tên là Simon, đang chơi bóng ở Thái Lan cho câu lạc bộ Ayutthaya United. Những di sản để lại Dia thường xuyên có tên trong danh sách những cầu thủ tồi hoặc những vụ chuyển nhượng tồi tệ. Ông đứng ở vị trí thứ 1 trong danh sách "50 cầu thủ tệ nhất" của tờ báo The Times và trên bảng xếp hạng 50 vụ chuyển nhượng tồi tệ nhất trong lịch sử Giải bóng đá Ngoại hạng Anh của ESPN. Xem thêm Grégoire Akcelrod: Cầu thủ bóng đá người Pháp đã cố gắng gian lận để có được hợp đồng chuyên nghiệp Alessandro Zarrelli: Cầu thủ bóng đá người Ý đã gian lận để có được hợp đồng chuyên nghiệp Carlos Kaiser: Cầu thủ bóng đá người Brasil giả chấn thương để che giấu sự kém cỏi của mình khi ký hợp đồng với các câu lạc bộ chuyên nghiệp Živko Lukić: Cầu thủ bóng đá và nha sĩ người Serbia đã chơi khăm để được chơi một trận đấu cho Paris Saint-Germain Tham khảo Liên kết ngoài Premier League Record The Search for Ali Dia Legendary Football Hoaxster Turned Houdini (Menary, Steve: 15 October 2015) Sinh năm 1965 Nhân vật còn sống Những người chơi thể thao từ Dakar Cầu thủ bóng đá Sénégal Cầu thủ bóng đá AS Beauvais Oise Cầu thủ bóng đá Dijon FCO Cầu thủ bóng đá Blyth Spartans A.F.C. Cầu thủ bóng đá Southampton F.C. Cầu thủ bóng đá Gateshead F.C. Cầu thủ bóng đá VfB Lübeck Cầu thủ bóng đá Olympique Saint-Quentin Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Ligue 2 Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Veikkausliiga Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ bóng đá National League (bóng đá Anh) Cầu thủ bóng đá Sénégal ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Pháp Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Phần Lan Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đức
19812471
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81lvaro%20Fern%C3%A1ndez%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%2C%20sinh%202003%29
Álvaro Fernández (cầu thủ bóng đá, sinh 2003)
Álvaro Fernández Carreras (sinh ngày 23 tháng 3 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Manchester United tại . Danh hiệu Giải thưởng Denzil Haroun cho cầu thủ đội dự bị của năm: 2021–22 Tham khảo Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha ở nước ngoài Hậu vệ bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ bóng đá Racing de Ferrol Cầu thủ bóng đá Deportivo de La Coruña Cầu thủ bóng đá Real Madrid CF Cầu thủ bóng đá Manchester United F.C. Cầu thủ bóng đá Preston North End F.C. Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Vận động viên Tây Ban Nha ở Anh Cầu thủ bóng đá English Football League
19812474
https://vi.wikipedia.org/wiki/Joe%20Hugill
Joe Hugill
Joseph Brennen Hugill (sinh ngày 19 tháng 10 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Manchester United tại . Danh hiệu U18 Manchester United FA Youth Cup: 2021–22 Tham khảo Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Anh Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Newcastle United F.C. Cầu thủ bóng đá Sunderland A.F.C. Cầu thủ bóng đá Manchester United F.C. Cầu thủ bóng đá Altrincham F.C. Cầu thủ bóng đá người Durham, Anh
19812476
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8Fng%20g%E1%BA%A1o
Bỏng gạo
Bỏng gạo cũng gọi là Cốm gạo hay Bỏng ống hoặc Bỏng mật là một thức quà vặt phổ biến ở các làng quê Bắc Bộ với nguyên liệu chính là gạo và đường, có nhiều hình thù và cách làm khác nhau. Bỏng ống Bỏng này có ruột rỗng, trông như cái ống nên gọi là Bỏng ống hay Bỏng gậy hoặc Bỏng que dài tầm 20 cm hoặc hơn. Bỏng làm từ gạo tẻ, đường, dừa khô, một ít gạo nếp và chút muối. Ngày nay cũng có nơi làm bằng gạo lứt, có khi thêm cả mì tôm vụn, đậu xanh, hạt lạc hay bột milo... Các nguyên liệu được trộn đều và cho vào máy nổ. Khi thành phẩm chui ra còn rất nóng thì người thợ làm bỏng sẽ cắt thành khúc luôn và đóng gói ngay khi còn ấm để giữ độ giòn. Một số nơi làm bỏng gạo - ngô thì hạt ngô khô là chính, bỏng sẽ có màu vàng. Cũng có nơi làm bằng ngũ cốc và cho thêm củ mài. Bỏng cũng nổ bằng máy rỗng ruột như bỏng ống nhưng người ta cắt ngắn, tạo hình như kim tự tháp, gọi là Bánh ngũ cốc củ mài phổ biến quanh Chùa Hương, Hà Tây cũ. Bỏng nắm Bỏng làm từ gạo nếp đem rang trên chảo gang nhưng chưa đến mức nổ bung mà vẫn còn nguyên hình, to gấp ba lần hạt ban đầu. Loại bỏng này cũng gọi là Cốm gạo (dùng đường) hay Bỏng mật (dùng mật mía) và đều nhỏ cỡ nắm tay. Đun mật mía hoặc đường, và phải có mạch nha để tạo thành hỗn hợp. Sau đó đổ gạo rang vào trộn đều. Khi gần nguội, người thợ sẽ nhanh tay nắm thành các nắm hình tròn. Cũng có khi đổ ra thành mảng và cắt thành miếng hình vuông hay chữ nhật. Bỏng sẽ dính tay nên phải để nguội mới giòn và đóng gói được. Cũng có nơi làm bỏng mật từ ngô thay gạo và thêm ít gừng giã vụn. Còn nếu gạo rang đến mức nổ bung thì cũng gọi là Bim bim, nếu đem nghiền thành bột sẽ là nguyên liệu chính của Bánh Chè lam. Tiêu dùng Mỗi khi trời mưa dầm dài ngày hay chuyển lạnh, người ta thường đi nổ Bỏng ống để ăn vặt. Loại bỏng này luôn phải bọc kín và sau 1-2 tuần cũng không giòn nữa. Còn Bỏng nắm có mật mía và mạch nha, bảo quản được lâu hơn và bày bán thường xuyên. Ngày nay, bỏng gạo trở thành một món quà thú vị với cả người Hà Nội và khách du lịch nước ngoài. Tham khảo Bánh Việt Nam từ gạo
19812479
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charlie%20McNeill%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%29
Charlie McNeill (cầu thủ bóng đá)
Charlie Martin McNeill (sinh ngày 9 tháng 9 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Manchester United tại . Danh hiệu U18 Manchester United FA Youth Cup: 2021–22 Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Anh Tiền đạo bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Anh Cầu thủ bóng đá Manchester United F.C. Cầu thủ bóng đá Manchester City F.C. Cầu thủ bóng đá Newport County A.F.C. Cầu thủ bóng đá English Football League Người Droylsden
19812482
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aldair%20Santos
Aldair Santos
Aldair Cruz dos Santos (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1989), hay còn được biết đến với cái tên Aldair, là một cầu thủ bóng đá người São Tomé và Príncipe hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ RSD Jette ở Bỉ và Đội tuyển bóng đá quốc gia São Tomé và Príncipe. Sự nghiệp thi đấu Anh rời quê hương năm 13 tuổi. Anh gia nhập đội bóng cấp tỉnh của Bỉ, Bon Air vào năm 2009, rời câu lạc bộ ba năm sau khi anh chuyển đến Black Star, nơi anh ấy chơi cho đến năm 2014 khi anh ấy ký hợp đồng với RSD Jette. Do cư trú lâu dài và hiện tại ở Bỉ, nên anh cũng có quốc tịch Bỉ. Sự nghiệp quốc tế Aldair ra mắt quốc tế cho São Tomé và Príncipe vào ngày 22 tháng 3 năm 2017, khi xuất phát ngay từ đầu trong trận thua 1-0 tại Vòng loại Cúp bóng đá châu Phi 2019 trước Madagascar. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1989 Nhân vật còn sống Người São Tomé Cầu thủ bóng đá São Tomé và Príncipe Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia São Tomé và Príncipe Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá São Tomé và Príncipe ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ
19812483
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20qu%E1%BA%A7n%20v%E1%BB%A3t%20Wimbledon%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i%20nam%20kh%C3%A1ch%20m%E1%BB%9Di
Giải quần vợt Wimbledon 2023 - Đôi nam khách mời
Bob và Mike Bryan là đương kim vô địch và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại James Blake và Lleyton Hewitt trong trận chung kết, 6–4, 3–6, [10–6]. Kết quả Chung kết Bảng A Bảng B Tham khảo Liên kết ngoài Đôi nam khách mời Đôi nam khách mời
19812484
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20qu%E1%BA%A7n%20v%E1%BB%A3t%20Wimbledon%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i%20n%E1%BB%AF%20kh%C3%A1ch%20m%E1%BB%9Di
Giải quần vợt Wimbledon 2023 - Đôi nữ khách mời
Kim Clijsters và Martina Hingis là đương kim vô địch và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Cara Black và Caroline Wozniacki trong trận chung kết, 6–1, 7–5. Kết quả Chung kết Bảng A Bảng B Tham khảo Liên kết ngoài Đôi nữ khách mời Đôi nữ khách mời
19812504
https://vi.wikipedia.org/wiki/BlueStacks
BlueStacks
BlueStacks (còn được gọi là BlueStacks by now.gg, Inc.) là một công ty công nghệ của Hoa Kỳ, nổi tiếng với ứng dụng BlueStacks App Player và các sản phẩm đa nền tảng dựa trên đám mây khác. BlueStacks App Player cho phép chạy các ứng dụng Android trên máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft Windows hoặc macOS. Lịch sử Công ty này được thành lập vào năm 2009 bởi Jay Vaishnav, Suman Saraf và Rosen Sharma. Giám đốc điều hành Citrix Mark Templeton đã trình bày phiên bản đầu tiên của BlueStacks trên sân khấu và thông báo rằng các công ty khác đã bắt đầu thành lập quan hệ đối tác. Phiên bản alpha của App Player đã được ra mắt vào tháng 10 năm 2011. App Player đã bước khỏi phiên bản beta vào ngày 7 tháng 6 năm 2014. Vào tháng 7 năm 2014, Samsung thông báo rằng họ đã đầu tư vào BlueStacks. Điều này nâng tổng số tiền đầu tư bên ngoài vào BlueStacks lên 26 triệu USD. BlueStacks (trình giả lập Android) Nguồn doanh thu chính của BlueStacks là từ trình giả lập Android được gọi là App Player. Các tính năng cơ bản của phần mềm có thể được sử dụng miễn phí. Các tính năng nâng cao yêu cầu cần phải đăng ký và trả phí hàng tháng. Công ty tuyên bố rằng App Player có thể chạy 1,5 triệu ứng dụng Android kể từ tháng 11 năm 2019. Tính đến tháng 2 năm 2021, BlueStacks tuyên bố các ứng dụng của họ đã được tải xuống hơn 1 tỷ lần. App Player có thể hỗ trợ chuột, bàn phím và bàn di chuột. Vào tháng 6 năm 2012, công ty đã phát hành phiên bản alpha của App Player cho macOS, trong khi phiên bản beta được phát hành vào tháng 12 cùng năm. BlueStacks 2 Vào tháng 4 năm 2015, BlueStacks, Inc. đã thông báo rằng một phiên bản mới của App Player dành cho macOS, 2.0, đang được phát triển và sẽ được phát hành vào tháng Bảy. Vào tháng 12 năm 2015, BlueStacks, Inc. đã phát hành phiên bản mới BlueStacks 2.0 cho phép người dùng chạy đồng thời nhiều ứng dụng Android. BlueStacks 2.0 cũng có sẵn cho Mac OS X 10.9 Mavericks trở lên, cho đến năm 2018. Vào tháng 4 năm 2016, công ty đã phát hành BlueStacks TV có tích hợp Twitch.tv trực tiếp vào BlueStacks App Player. Sự bổ sung này cho phép người dùng có thể phát trực tiếp từ ứng dụng của họ lên Twitch mà không cần thông qua phần mềm bên thứ ba. BlueStacks đã tích hợp Facebook Live vào tháng 9 năm 2016, cho phép người dùng phát trực tuyến trò chơi của họ lên Facebook. BlueStacks 3 Vào tháng 7 năm 2017, BlueStacks đã phát hành BlueStacks 3 dựa trên một công cụ hoàn toàn mới và thiết kế giao diện người dùng. BlueStacks 3 đã thêm Trung tâm ứng dụng để cá nhân hóa các đề xuất trò chơi, hệ thống tài khoản, trò chuyện, giao diện bàn phím mới và có thể chạy nhiều phiên bản. Tính năng chạy nhiều phiên bản cho phép người dùng khởi chạy nhiều cửa sổ BlueStacks bằng tài khoản Google Play giống nhau hoặc khác nhau. BlueStacks 3N Vào tháng 1 năm 2018, BlueStacks đã công bố phát hành BlueStacks + N Beta chạy trên Android 7.0 (Android Nougat) và tuyên bố là nền tảng chơi game Android đầu tiên và duy nhất có Android 7.0 vào thời điểm đó, vì phần lớn trình giả lập Android chạy Android 4.4 (KitKat), bao gồm các phiên bản BlueStacks trước đó. Phiên bản beta này được cung cấp bởi công cụ đồ họa "HyperG" được nâng cấp cho phép BlueStacks sử dụng đầy đủ các API của Android 7.0. BlueStacks 4 Vào tháng 9 năm 2018, BlueStacks đã công bố phiên bản mới nhất của mình, BlueStacks 4. Trong quá trình thử nghiệm, kết quả cho thấy BlueStacks 4 nhanh hơn nhiều nhất là 6 lần so với điện thoại di động thế hệ 2018. BlueStacks 4 cũng bao gồm tính năng quản lý tài nguyên bằng cách chỉ khởi tạo các thư viện Android cần thiết, giúp giải phóng tài nguyên tốt hơn. BlueStacks 4 cung cấp giao diện người dùng tìm kiếm và thanh công cụ mới. Một công cụ ánh xạ phím mới do AI hỗ trợ sẽ tự động ánh xạ các phím trong các trò chơi được hỗ trợ với tùy chỉnh phím cũng có sẵn để tinh chỉnh thêm. Ngoài ra, BlueStacks 4 hỗ trợ cả phiên bản 32-bit và 64-bit của Android 7.1.2 Nougat. Vào tháng 1 năm 2019, BlueStacks đã phát hành phiên bản 64-bit của BlueStacks 4 thông qua chương trình truy cập sớm. Phiên bản này chạy trên phiên bản 64-bit của Android 7.1.2 cho phép cải thiện hiệu suất và sử dụng bộ nhớ hiệu quả hơn. Điều kiện tiên quyết để chạy bản dựng này bao gồm chạy phiên bản Windows 8 64-bit trở lên, có bật ảo hóa và tắt Hyper-V. Bản phát hành 64-bit này cho phép cài đặt và sử dụng các ứng dụng Android ARM64-v8a. BlueStacks 5 Vào tháng 5 năm 2021, BlueStacks đã phát hành BlueStacks 5, vẫn dựa trên Android 7.1.2 nhưng cũng có Android 9.0 (Android Pie) hoặc Android 11 (hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm), nếu người dùng chọn. BlueStacks X Vào tháng 9 năm 2021, BlueStacks đã ra mắt BlueStacks X, một dịch vụ chơi trò chơi trên đám mây dựa trên nền tảng Android. Bluestacks X sử dụng điều tiết để kiểm soát tốc độ theo kết nối internet của người dùng, dưới tên Hybrid Cloud. Máy chủ của BlueStacks X được lưu trữ bởi now.gg, một công ty con của BlueStacks. Yêu cầu cấu hình tối thiểu Các yêu cầu tối thiểu hiện tại đối với BlueStacks App Player 5 dành cho Windows: Windows 7 trở lên, RAM 4 GB, dung lượng ổ đĩa 5 GB và CPU Intel hoặc AMD. BlueStacks xung đột với phần mềm diệt virus BitDefender. Các yêu cầu tối thiểu hiện tại đối với BlueStacks dành cho macOS là: macOS Sierra 64-bit trở lên, RAM 4 GB, dung lượng ổ đĩa 8 GB, bộ xử lý đồ họa Intel HD 5200 trở lên và CPU Intel hoặc AMD. BlueStacks chưa hỗ trợ máy tính có CPU Apple M1, macOS Monterey hoặc macOS Ventura. Chỉ trích BlueStacks đã bị chỉ trích vì bắt buộc cài đặt BlueStacks X cùng với BlueStacks 5, mặc dù trang web có các nút tải xuống riêng biệt. Ngay cả khi BlueStacks X bị gỡ cài đặt, nó sẽ được cài đặt lại trong mỗi bản cập nhật BlueStacks 5. Vào khoảng tháng 2 năm 2023, trình cài đặt bắt đầu cài đặt ứng dụng cùng với ứng dụng ví tiền điện tử của now.gg, Inc. cũng như thêm một biểu tượng trên khay hệ thống chạy khi khởi động và không thể tắt được. Ứng dụng này đã được đổi tên thành BlueStacks Services. Xem thêm Android-x86 VirtualBox Tham khảo Android (hệ điều hành) Công ty phần mềm Mỹ Khởi đầu năm 2009 ở California
19812506
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20qu%E1%BA%A7n%20v%E1%BB%A3t%20Wimbledon%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i%20nam%20n%E1%BB%AF%20kh%C3%A1ch%20m%E1%BB%9Di
Giải quần vợt Wimbledon 2023 - Đôi nam nữ khách mời
Nenad Zimonjić và Marion Bartoli là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu cùng nhau. Zimonjić đánh cặp với Rennae Stubbs và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Greg Rusedski và Conchita Martínez trong trận chung kết, 6–2, 6–2. Bartoli đánh cặp với Mansour Bahrami, nhưng bị loại ở vòng bảng. Kết quả Chung kết Bảng A Bảng B Tham khảo Liên kết ngoài Đôi nam nữ khách mời Đôi nam nữ khách mời
19812511
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%ADt%20M%E1%BA%B7t%206%3A%20T%E1%BA%A5m%20v%C3%A9%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20m%E1%BB%87nh
Lật Mặt 6: Tấm vé định mệnh
Lật Mặt 6: Tấm vé định mệnh là một bộ phim điện ảnh của Việt Nam năm 2023 do Lý Hải đạo diễn. Phần thứ 6 của loạt phim Lật Mặt, bộ phim có doanh thu cao thứ ba lịch sử phòng vé Việt Nam. Bộ phim có sự tham gia của Quốc Cường, Trung Dũng, Huy Khánh, Thanh Thức. Nội dung Phim kể về tấm vé số có mệnh giá 10 ngàn đồng và sở hữu những con số "định mệnh" gồm 10, 16, 18, 20, 27, 28 - đây là tập hợp những con số ngày sinh của hội bạn thân gồm 6 người: Phương, Khanh, Phát, An, Toàn và Lộc. Câu chuyện bắt đầu khi cả 6 người bạn thân quyết định mua một tấm vé số có dãy số là tập hợp ngày sinh của cả 6 người. Và nếu như tấm vé này may mắn trúng giải, họ sẽ chia đều tiền thưởng cho cả 6 người. Và quả nhiên, tấm vé định mệnh này đã đem về cho nhóm một giải thưởng tới hơn 136 tỷ đồng. Tuy nhiên, người giữ tấm vé số là An lại gặp tai nạn tang thương và tấm vé số nằm ở ốp lưng điện thoại đã theo anh xuống mồ. Chính lúc này, dã tâm và bản năng của con người trỗi dậy. Hội bạn 5 người còn lại, kẻ thì muốn đào mộ để lấy tấm vé bị chôn trong mồ, người thì muốn ngăn cản bởi vì đó là phạm pháp. Phương đứng trước nguy cơ phá sản khi xưởng dệt chiếu của anh bị cháy, con gái của anh thì bị bệnh nan y cần tiền để phẫu thuật. Phương, Khanh, Toàn và Lộc quyết định đào mộ An để lấy tấm vé, chỉ có Phát là không tham gia. Khi nhóm bốn người có được tấm vé, Lộc - người ham mê đá gà nên lâm vào cảnh nợ nần - đã cho ba người còn lại uống nước sâm có pha thuốc ngủ hòng chiếm tấm vé cho riêng mình. Nhóm bạn sau đó có một cuộc rượt đuổi gây cấn trên đường, họ còn đụng độ với băng nhóm của gã giang hồ Hai Gà. Tấm vé đã được lấy lại, nhưng Lộc không may bị thương ở bụng. Các đại lý vé số ở địa phương không có đủ 136 tỷ đồng đổi cho nhóm bạn nên họ phải lên Sài Gòn lãnh tiền. Phát và Liên (vợ của An) yêu cầu được chia tiền và cũng đi cùng họ. Trên đường đi, cả nhóm dừng chân tại một nhà nghỉ. Đêm đó, Toàn cố gắng cưỡng hiếp Liên thì Phát can thiệp. Phát và Toàn xảy ra ẩu đả, trong lúc vật lộn Phát đã vô tình đâm chết Toàn. Phát van xin những người bạn của mình đừng báo công an và cũng không đòi chia tiền nữa. Sau khi chôn xác Toàn, Phát và Liên quay về nhà. Chỉ còn Phương, Khanh và Lộc ở lại nhà nghỉ. Khanh trong cơn say xỉn định đánh Phương và Lộc nhưng lại lao vào đầu xe ôtô của Phương, sau đó Lộc cũng bất tỉnh, Phương phải đưa cả hai người bạn vào bệnh viện. Tại Sài Gòn, Phương đến một công ty xổ số để lãnh tiền thì biết được rằng tấm vé đã bị ai đó sửa số từ trước, khiến anh không thể nhận tiền. Sau đó trên báo đưa tin về một cô gái đã lãnh được 136 tỷ đồng với tấm vé thật, cô ta được giấu mặt nhưng Phương vẫn phát hiện ra đó là Liên khi thấy chiếc bông tai cô ta đeo. Phương nhanh chóng về quê, kịp thời ngăn cản Liên bỏ trốn. Lúc này Liên tiết lộ rằng cô chỉ làm theo sự chỉ đạo của Phát. Trước đó, khi xác An được đưa vào nhà xác, Phát đã gặp Liên và thuyết phục cô hợp tác với mình, cả hai đã lấy tấm vé thật rồi đặt tấm vé giả vào xác An để đánh lừa mọi người. Sau khi lãnh tiền, Liên đã đưa toàn bộ số tiền cho Phát. Phương đối mặt với Phát nhưng Phát phủ nhận mọi cáo buộc về mình. Phương đành phải sử dụng đoạn phim Phát ngộ sát Toàn (do Lộc vô tình quay lại được) để uy hiếp Phát, buộc anh ta trả lại số tiền. Phát và Phương sau đó xảy ra ẩu đả trên xe khiến chiếc xe gặp tai nạn giao thông, hai người cùng với Liên đều nhập viện. Cuối cùng Phương chia đều số tiền vào tài khoản của Khanh và Lộc; anh cũng gửi tiền cho Liên, cha mẹ của Toàn và vợ của Phát. Nhóm bạn ra gặp chính quyền tự thú về việc xâm phạm mồ mả và ngộ sát Toàn, kết quả là chỉ bị phạt một năm tù treo. Một thời gian sau, cả nhóm trở lại với cuộc sống bình thường của họ. Bộ phim kết thúc. Diễn viên Quốc Cường vai Phương Trung Dũng vai Khanh Huy Khánh vai Phát Thanh Thức vai An Trần Kim Hải vai Toàn Huỳnh Thi vai Lộc Diệp Bảo Ngọc vai Liên Tú Tri Quỳnh Như Tạ Lâm vai Yến Bé Thùy Linh Lý Hải vai Hai Gà Quách Ngọc Tuyên vai Đàn em của Hai Gà Hoàng Mèo vai Đàn em của Hai Gà Mạnh Dung vai Ba của Toàn Thụy Mười vai bà Tư Tiết Cương vai anh Năm Phạm Trưởng vai Khách hàng bất động sản Phi Phụng vai Bà chủ tiệm vé số Tiểu Bảo Quốc vai Ông chủ tiệm vé số Linh Barbie vai Con gái ông chủ tiệm vé số Ốc Thanh Vân vai Nhân viên công ty xổ số Mỹ Hòa vai Nhân viên công ty xổ số Sản xuất Phát hành Đón nhận Phim Việt Nam năm 2023 Phim Việt Nam Phim tiếng Việt Phim hành động Việt Nam Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam Phim quay tại Việt Nam Phim Việt Nam thập niên 2020 Phim lấy bối cảnh ở thế kỷ 21
19812514
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BAp%20B%C3%B3ng%20chuy%E1%BB%81n%20Th%C3%A1ch%20th%E1%BB%A9c%20N%E1%BB%AF%20Ch%C3%A2u%20%C3%81%202023
Cúp Bóng chuyền Thách thức Nữ Châu Á 2023
Cúp Thử thách Bóng chuyền Nữ Châu Á 2023 là phiên bản thứ tư của Cúp Thử thách Bóng chuyền Nữ Châu Á, một giải đấu bóng chuyền quốc tế hàng năm do Liên đoàn Bóng chuyền Châu Á (AVC) tổ chức với Liên đoàn Bóng chuyền Indonesia (PBVSI).Giải đấu được tổ chức tại Tridharma Sports Hall,Gresik, Đông Java, Indonesia từ ngày 18 đến 25 tháng 6 năm 2023. Người chiến thắng giải đấu, Việt Nam đủ điều kiện tham dự Cúp thách đấu bóng chuyền nữ FIVB 2023. Việt Nam đã giành danh hiệu đầu tiên bằng cách đánh bại chủ nhà Indonesia trong trận chung kết tie-break.Đài Bắc Trung Quốc giành huy chương đồng sau khi đánh bại Ấn Độ trong hai set liên tiếp.Trần Thị Thanh Thúy được vinh danh là MVP của giải đấu. Trình độ chuyên môn Theo quy định của AVC, tối đa 16 đội trong tất cả các sự kiện AVC sẽ được lựa chọn bởi: 1 đội cho nước chủ nhà 10 đội dựa trên vị trí cuối cùng của phiên bản trước 5 đội từ mỗi 5 khu vực (với một giải đấu vòng loại nếu cần) Đội đủ tiêu chuẩn Các bảng đấu Tổng quan về các bảng đấu được bốc thăm diễn ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2023. * Kazakhstan đã rút khỏi giải đấu. Quy trình bốc thăm Tổng số chiến thắng (trận thắng, trận thua) Trong trường hợp hòa, tiebreaker đầu tiên sau đây sẽ được áp dụng: Các đội sẽ được xếp hạng theo số điểm đạt được nhiều nhất trong mỗi trận đấu như sau: Trận thắng 3–0 hoặc 3–1: 3 điểm cho người chiến thắng, 0 điểm cho người thua cuộc Trận đấu thắng 3–2: 2 điểm cho người chiến thắng, 1 điểm cho người thua cuộc Trận đấu bị mất: 3 điểm cho người chiến thắng, 0 điểm (0–25, 0–25, 0–25) cho người thua cuộc Nếu các đội vẫn hòa sau khi kiểm tra số trận thắng và điểm đạt được, thì AVC sẽ kiểm tra kết quả để phá vỡ hòa theo thứ tự sau: Đặt thương số: nếu hai hoặc nhiều đội bị ràng buộc về số điểm đạt được, họ sẽ được xếp hạng theo thương số do việc chia số lượng tất cả các bộ giành được bằng số lượng tất cả các bộ bị mất. Thương số điểm: nếu hòa vẫn tồn tại dựa trên thương số đã đặt, các đội sẽ được xếp hạng theo thương số do việc chia tất cả các điểm được ghi bởi tổng số điểm bị mất trong tất cả các vòng đấu. Nếu hòa vẫn tiếp tục dựa trên thương số điểm, hòa sẽ bị phá vỡ dựa trên đội đã thắng trận đấu của Vòng Robin Phase giữa các đội hòa. Khi tỷ số điểm hòa giữa ba đội trở lên, các đội này được xếp hạng chỉ xem xét các trận đấu liên quan đến các đội được đề cập. Vòng sơ loại Tất cả thời gian là giờ Tây Indonesia (UTC+07:00) Bảng A Nguồn: Daily Bulletin 4 AVC Challenge Cup 2023 (H) Chủ nhà Bảng B Nguồn: Daily Bulletin 4 AVC Challenge Cup 2023 Bảng C Nguồn: Daily Bulletin 4 AVC Challenge Cup 2023 Bảng D Nguồn: Daily Bulletin 4 AVC Challenge Cup 2023 Vòng phân loại Tất cả thời gian là giờ Tây Indonesia (UTC+07:00). Kết quả và điểm của các trận đấu giữa cùng một đội đã được chơi trong vòng sơ loại sẽ được tính đến cho vòng phân loại. Bảng F Nguồn: Bản tin hàng ngày 6 Cúp thử thách AVC 2023 (H) Chủ nhà Bảng F Nguồn: Bản tin hàng ngày 6 Cúp thử thách AVC 2023 Vòng chung kết Tất cả thời gian là giờ Tây Indonesia (UTC+07:00). Vị trí thứ 9–11 Nguồn: Bản tin hàng ngày 8 AVC Challenge Cup 2023 |} Vị trí thứ 5–thứ 8 Bán kết thứ 5–8 Trận đấu ở vị trí thứ 7 |} Trận đấu ở vị trí thứ 5 |} Bốn đội cuối cùng |} Trận đấu tranh hạng 3 |} Trận đấu chung kết |} Vị trí cuối cùng Giải thưởng Cầu thủ xuất sắc nhất giải Chuyền hai xuất sắc nhất Chủ công xuất sắc nhất giải Phụ công xuất sắc nhất giảiĐối chuyền xuất sắc nhấtLibero xuất sắc nhất''' Xem thêm Cúp Thử thách Bóng chuyền Nam Châu Á 2023 Cúp bóng chuyền nữ Challenger 2023 FIVB Liên kết ngoài Liên đoàn bóng chuyền châu Á - trang web chính thức Cổng thông tin: Bóng chuyền Indonesia Thể thao
19812520
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8Fa%20thu%E1%BA%ADn%20mua%20l%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%A9ng%20kho%C3%A1n
Thỏa thuận mua lại chứng khoán
Thỏa thuận mua lại chứng khoán (Repurchase agreement) còn được gọi là Repo chứng khoán (viết tắt RP) hoặc thỏa thuận mua và bán chứng khoán (Sale and repurchase agreement) là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, chứng quyền) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Giao dịch Repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền ngắn hạn và dùng chứng khoán để thế chấp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì giao dịch Repo là giao dịch trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu tài sản tài chính cho một bên khác, đồng thời cam kết sẽ mua lại và nhận lại quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định. Thị trường Thị trường Repo là một nguồn vốn quan trọng cho các tổ chức tài chính lớn trong lĩnh vực ngân hàng không lưu ký đã phát triển để cạnh tranh với lĩnh vực ngân hàng lưu ký truyền thống về quy mô. Các nhà đầu tư tổ chức lớn như quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ cho các tổ chức tài chính như ngân hàng đầu tư vay tiền, để đổi lấy (hoặc được bảo đảm bằng) tài sản thế chấp, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp do các tổ chức tài chính đi vay nắm giữ. Giá trị tài sản thế chấp ước tính khoảng 1 nghìn tỷ đô la mỗi ngày được giao dịch trên thị trường repo của Hoa Kỳ. Trong năm 2007–2008, thị trường Repo giảm mạnh, trong đó nguồn tài trợ cho các ngân hàng đầu tư không có sẵn hoặc ở mức lãi suất rất cao, là một khía cạnh quan trọng của cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn dẫn đến cuộc Đại suy thoái. Trong tháng 9 năm 2019, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã can thiệp với vai trò là nhà đầu tư để cung cấp tiền trên thị trường Repo, khi lãi suất cho vay qua đêm tăng vọt do một loạt yếu tố kỹ thuật đã hạn chế nguồn cung tiền sẵn có. Cách thức Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để thỏa thuận mua lại. Cổ phiếu mang đi thỏa thuận mua lại phải có tên trong danh sách cổ phiếu mà công ty chứng khoán chấp nhận. Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng. Nhà đầu tư sẽ phải bán số cổ phiếu cho công ty chứng khoán trong thời hạn đó. Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn thỏa thuận mua lại. Người môi giới bán chứng khoán cơ sở cho các nhà đầu tư và theo thỏa thuận giữa hai bên, mua lại chúng ngay sau đó, thường là vào ngày hôm sau, với giá cao hơn một chút. Chú thích Xem thêm Chứng quyền Chứng quyền có bảo đảm Giao dịch ký quỹ Hợp đồng quyền chọn Chứng khoán phái sinh Hoạt động lưu ký (chứng khoán) Chứng khoán
19812525
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cua%20s%E1%BB%8Fi
Cua sỏi
Cua sỏi (danh pháp sinh học: Leucosia anatum) là một loài cua sống ở biển thuộc họ Leucosiidae. Loài này phân bố từ Ấn Độ Dương sang tây Thái Bình Dương. Miêu tả Loài này có mai lồi, hơi giống hình thoi. Mai có phần mép trước mảnh mai và có hình tam giác tù với phần hậu hốc mắt nhọn hướng lên trời theo một góc xiên. Loài này có chân mập mạp, hình trụ và khá nhẵn. Phân bố Cua sỏi có ở nhiều nơi trên thế giới, gồm Madagascar, Mauritius, vịnh Ba Tư, Pakistan, Sri Lanka, quần đảo Andaman, quần đảo Mergui, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc (vùng biển tỉnh Quảng Đông), Việt Nam (vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan), Philippines (nam bộ vịnh Manila), Indonesia (đảo Ambon), Úc, Nouvelle-Calédonie (đảo Maître), Fiji,... Tham khảo Phân thứ bộ Cua Động vật được mô tả năm 1783
19812529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leucosia%20%28chi%29
Leucosia (chi)
Leucosia là một chi cua thuộc họ Leucosiidae, gồm các loài còn tồn tại như sau: Leucosia affinis Bell, 1855 Leucosia anatum Herbst, 1783 Leucosia brevimana Bell, 1855 Leucosia brevior Ortmann, 1892 Leucosia compressa Shen & Chen, 1978 Leucosia corallicola Alcock, 1896 Leucosia craniolaris Linnaeus, 1758 Leucosia formosensis Sakai, 1937 Leucosia haswelli Miers, 1886 Leucosia jecusculum Rathbun, 1911 Leucosia laevimana Miers, 1884 Leucosia leslii Haswell, 1879 Leucosia longibrachia Shen & Chen, 1978 Leucosia longimaculata Chen & Fang, 1991 Leucosia margaritacea Bell, 1855 Leucosia moresbiensis Haswell, 1880 Leucosia ocellata Bell, 1855 Leucosia pacifica Poeppig, 1836 Leucosia phyllocheira White, 1847 Leucosia pulcherrima Miers, 1877 Leucosia punctata Bell, 1855 Leucosia reticulata Miers, 1877 Leucosia rubripalma Galil, 2003 Leucosia sima Alcock, 1896 Leucosia tetraodon Bouvier, 1914 Leucosia whitmeei Miers, 1875 Tham khảo Phân thứ bộ Cua Ja:ツノナガコブシ
19812530
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20l%E1%BB%85%20b%C3%A1o%20ch%C3%AD
Ngày lễ báo chí
hay là ngày nghỉ lễ hàng tháng ở Nhật Bản dành cho công ty chuyển phát báo và tòa soạn. Ngày này được giới thiệu vào năm 1956 trong hai tháng mỗi năm, và dần dần kéo dài xuyên suốt nhiều thập kỷ cho đến năm 1991, khi nhiều tờ báo bắt đầu có một ngày nghỉ mỗi tháng. Chúng thường rơi vào Thứ Hai hoặc vào Thứ Ba nếu Thứ Hai là ngày lễ quốc gia. Không giống như các nhật báo thông thường, một số nhật báo thể thao tiếp tục xuất bản vào ngày lễ báo chí. Năm 2015, ngày lễ báo chí ở nước này thường là ngày 2 tháng 1, ngày 9 tháng 2, ngày 15 tháng 4, ngày 7 tháng 5, ngày 15 tháng 6, ngày 13 tháng 7, ngày 17 tháng 8, ngày 14 tháng 9, ngày 13 tháng 10, ngày 9 tháng 11 và ngày 14 tháng 12. Tham khảo Khởi đầu năm 1956 ở Nhật Bản Ngày lễ Văn hóa Nhật Bản
19812532
https://vi.wikipedia.org/wiki/Johann%20Friedrich%20Wilhelm%20Herbst
Johann Friedrich Wilhelm Herbst
Johann Friedrich Wilhelm Herbst (1 tháng 11 năm 1743 – 5 tháng 11 năm 1807) là một nhà nghiên cứu tự nhiên học và côn trùng học người Đức. Ông giữ chức tuyên úy trong quân đội Phổ. Ông cùng với Carl Gustav Jablonsky làm biên tập cho bộ sách Naturgeschichte der in- und ausländischen Insekten (1785–1806) gồm 10 tập. Đây là một trong những công trình tiên phong khảo sát toàn diện họ bọ cánh cứng. Cuốn Naturgeschichte der Krabben und Krebse của ông là tác phẩm đầu tiên khảo sát toàn diện động vật giáp xác. Ngoài ra, ông còn có một số công trình khác như Anleitung zur Kenntnis der Insekten (1784–86, 3 tập), Naturgeschichte der Krabben und Krebse (1782–1804, 3 tập), Einleitung zur Kenntnis der Würmer (1787–88, 2 tập) and Natursystem der ungeflügelten Insekten (tạm dịch: Phân loại côn trùng không có cánh) (1797–1800, 4 phần). Năm 1770, ông kết hôn với bà Euphrosyne Luise Sophie (1742–1805) tại Berlin; bà là con gái Hofrat Phổ Libert Waldschmidt. Hai người dường như không có hậu duệ. Tham khảo Liên kết ngoài Natursystem der Ungeflügelten Insekten(Viertes Heft) pdf Massachusetts University Library Nhà tự nhiên học người Đức Tuyên úy người Đức Quân nhân quân đội Phổ
19812533
https://vi.wikipedia.org/wiki/FIVB%20Volleyball%20Women%27s%20Challenger%20Cup
FIVB Volleyball Women's Challenger Cup
FIVB Volleyball Women's Challenger Cup là một cuộc thi bóng chuyền quốc tế được tranh tài bởi các đội tuyển quốc gia nữ cao cấp của các thành viên của Fédération Internationale de Volleyball (FIVB), cơ quan quản lý toàn cầu của môn thể thao này. Giải đấu khai mạc diễn ra từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 6 năm 2018 tại Lima, Peru. Bulgaria đã giành chiến thắng trong phiên bản khai mạc, đánh bại Colombia trong trận chung kết và đủ điều kiện tham dự Liên đoàn Quốc gia 2019. Việc thành lập giải đấu đã được công bố vào tháng 10 năm 2017 (cùng với thông báo của Nations League) như một dự án chung giữa FIVB, IMG và 21 liên đoàn quốc gia.[Cúp Challenger đóng vai trò là giải đấu vòng loại cho Liên đoàn Quốc gia nói trên. FIVB Challenger Cup được tổ chức trước Vòng chung kết Liên đoàn Quốc gia (vào phiên bản 2018 và 2019) nhưng đã thay đổi nó vào phiên bản 2022 và người chiến thắng giành được quyền tham gia Liên đoàn Quốc gia năm tới. Một giải đấu tương ứng dành cho các đội tuyển quốc gia nam là Cúp thách thức bóng chuyền nam FIVB. Thể thức Thể thức trước đó Sáu đội đủ điều kiện chơi trong 2 nhóm gồm 3 đội theo định dạng vòng tròn. 2 đội đứng đầu của mỗi nhóm đủ điều kiện vào bán kết. Các đội xếp hạng đầu tiên thi đấu với các đội xếp hạng hai trong vòng này. Những người chiến thắng trong trận bán kết tiến lên để cạnh tranh cho danh hiệu Challenger Cup. Đội vô địch sẽ đủ điều kiện tham dự Nations League năm tới với tư cách là đội thăng hạng. Thể thức hiện tại Tám đội đủ điều kiện chơi theo định dạng vòng loại trực tiếp. Bốn đội đứng đầu trong tứ kết sẽ đủ điều kiện vào bán kết. Người chiến thắng tứ kết 1 sẽ chơi một trận bán kết với người chiến thắng tứ kết 4 và người chiến thắng tứ kết 2 sẽ chơi một trận bán kết với người chiến thắng tứ kết 3. Những người chiến thắng trong trận bán kết sẽ tiến lên để cạnh tranh cho danh hiệu Challenger Cup. Đội vô địch sẽ đủ điều kiện tham dự giải đấu Nations League năm tới với tư cách là đội thăng hạng. Số đội tham dự Chủ nhà Danh sách chủ nhà theo số lượng giải vô địch cuối cùng được tổ chức. Kết quả các đội Ví dụ : - Vô địch - Á quân - Hạng ba - Không tham gia / Không đủ điều kiện Q - Đủ điều kiện cho giải đấu sắp tới Tóm tắt kết quả Vòng loại Nations League Xem thêm Liên đoàn bóng chuyền nữ quốc gia FIVB Cúp bóng chuyền nam FIVB Challenger Cup Tài liệu tham khảo Ghi chú ^ Bulgaria thay thế Nga do cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Kết quả là, Nga đã bị loại khỏi Liên đoàn Quốc gia. Liên kết ngoài Fédération Internationale de Volleyball - trang web chính thức
19812547
https://vi.wikipedia.org/wiki/Friedrich%20Weber%20%28nh%C3%A0%20c%C3%B4n%20tr%C3%B9ng%20h%E1%BB%8Dc%29
Friedrich Weber (nhà côn trùng học)
Friedrich Weber (3 tháng 8 năm 1781 – 21 tháng 3 năm 1823) là một bác sĩ, nhà thực vật học và côn trùng học người Đức. Ông là học trò của Johan Christian Fabricius (1745–1808). Ông viết sách vào năm 1795 khi chỉ mới 14 tuổi, sau đó là sách vào năm 1801. Hai sách này có vị thế là những công trình nghiên cứu đầu tiên miêu tả nhiều loài côn trùng mới mẻ và các động vật không xương sống khác như chi tôm hùm càng Homarus. Danh mục công trình nghiên cứu 1795: Nomenclator entomologicus secundum entomologian systematicam ill. Fabricii, adjectis speciebus recens detectis et varietatibus. Chiloni et Hamburgi: C.E. Bohn viii 171 trang. 1801: Observationes entomologicae, continentes novorum quae condidit generum characteres, et nuper detectarum specierum descriptiones. Impensis Bibliopolii Academici Novi, Kiliae, 12 + 116 trang. [xerox: 112-116] 1804: Naturhistorische Reise durch einen Theil Schwedens. Göttingen (đồng tác giả với Daniel Matthias Heinrich Mohr). Tham khảo Liên kết ngoài Nhà côn trùng học Đức Nhà giáp xác học Đức
19812549
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5%20%C3%A1n%20c%E1%BA%A7u%20Ch%C6%B0%C6%A1ng%20D%C6%B0%C6%A1ng
Vụ án cầu Chương Dương
Vụ án cầu Chương Dương là chuỗi sự việc liên quan đến vụ nổ súng vào Nguyễn Việt Phương, một nhân viên giao vận tiền tệ tại Việt Nam. Sự kiện được đánh giá nổi bật khi hai tờ báo Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã góp phần định hướng dư luận, gây một phần sức ép đến bộ máy chính quyền trong quá trình tố tụng vụ án. Trường hợp đặc biệt này đã gây ngạc nhiên cho thế giới phương Tây khi vốn coi báo chí Việt Nam bị Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát. Khoảng 19 giờ (UTC+07:00) ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại cầu Chương Dương, nạn nhân Nguyễn Việt Phương đang giao vận tiền trên xe máy cá nhân Honda Dream; trong khi nghi phạm Nguyễn Tùng Dương là trung úy cảnh sát giao thông đang trực tại trạm gác đầu cầu. Nghiệp vụ điều tra phức tạp khi Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phải điều chuyển lại thẩm quyền cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận. Vụ án phải cần đến giám định pháp y của Bộ Quốc phòng để kết án, mặc dù trước đó Bộ Y tế và Bộ Công an đã lần lượt thực hiện giám định. Sau khi Tòa án nhân dân tối cao "giám đốc việc xét xử" trước khi mở lại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã thay đổi cáo trạng. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội trước đó, tuyên án mức án tử hình theo tội danh "giết người nhằm chiếm đoạt tài sản". Vụ án được một số Đại biểu Quốc hội Việt Nam dẫn chứng để Quốc hội Việt Nam thống nhất sửa đổi Luật Giám định tư pháp vào năm 2020; đồng thời cũng được giới truyền thông và luật gia tại Việt Nam đánh giá là một dấu ấn nổi bật trong lịch sử nền tư pháp quốc gia này. Bối cảnh Hệ thống ngân hàng Việt Nam Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam chưa có phương thức chuyển tiền điện tử vào năm 1993, các giao dịch chuyển tiền tại đây đều phải giao vận trực tiếp mà không thông qua ngân hàng. Các giao dịch tiền mặt tại Hà Nội thời điểm đó thường được chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh để thanh toán tiền hàng hoặc đầu tư, thay vì gửi vào các ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội. Nạn nhân Nguyễn Việt Phương có hộ khẩu thường trú tại quận Ba Đình thuộc thủ đô Hà Nội, tốt nghiệp Trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng năm 1991. Ngoại hình nhỏ bé và cao khoảng 1,5 m. Phương biết chữ nhưng được đào tạo kém, một tình trạng chung của hàng ngàn thanh niên Hà Nội thời đó. Ông cố nội, ông nội, ông ngoại của Phương đều được chính phủ Việt Nam công nhận liệt sĩ trong chiến tranh Đông Dương. Tháng 10 năm 1992, Phương được thuê làm nhân viên thời vụ tại công ty liên doanh sản xuất ti vi Etron của Nhật Bản, Hồng Kông, Việt Nam. Tại đây, Phương là nhân viên văn phòng; phụ trách công việc dịch vụ liên quan đến vận tải, ngân hàng, giao vận, thu ngân, kết toán tiền hàng. Phương hàng tuần giao vận một túi nhựa màu đen chứa khoảng 50 triệu đồng trên xe máy cá nhân Honda Dream, lộ trình di chuyển vượt cầu Chương Dương sang sân bay Gia Lâm; sau đó chuyển giao cho một phi công tiếp vận đến thành phố Hồ Chí Minh vào hôm sau. Thời điểm xảy vụ án năm 1993, Phương khoảng 21 tuổi. Nghi phạm Nguyễn Tùng Dương là trung úy cảnh sát giao thông, làm việc tại quận Hoàn Kiếm. Tính đến năm 1993, Dương công tác tại Công an thành phố Hà Nội hơn 20 năm, đã kết hôn và có hai con trai. Ngoại hình khá cao to và lực lưỡng, từng là cầu thủ bóng đá. Vào buổi tối ngày 29 tháng 1 năm 1993, Dương cùng với một đồng nghiệp trực ca tại trạm gác hai đầu cầu Chương Dương. Thời điểm xảy vụ án năm 1993, Dương khoảng 35 tuổi. Truyền thông báo chí Việt Nam Vào thập niên 1990, truyền thông báo chí tại Việt Nam ngày càng gia tăng tính linh hoạt, nhưng đồng thời cũng chịu sự kiểm duyệt chặt chẽ của chính phủ trong các vấn đề xã hội quan tâm; đặc điểm báo chí nội địa giai đoạn này tuy không có quyền tự chủ hoàn toàn nhưng cũng không bị kiểm duyệt hoàn toàn. Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam kiểm duyệt gắt gao về chính trị hoặc bất đồng chính kiến ở Việt Nam; vì vậy một số tờ báo đã mặc nhiên được quyền tự chủ nhiều hơn trong đưa tin phóng sự điều tra tội phạm và tham nhũng, bao gồm cả những hành động lạm quyền và tham nhũng của các cơ quan hành chính công. Xuất bản báo chí tăng cường về vi phạm pháp lý của các cơ quan hành chính công và Công an nhân dân Việt Nam đem lại lợi ích đối với báo chí nội địa Việt Nam lẫn Đảng Cộng sản Việt Nam. Diễn biến Chuỗi sự kiện Khoảng 19 giờ (UTC+07:00) ngày 29 tháng 1 năm 1993, Nguyễn Việt Phương khởi hành xe máy dọc phố Hàng Điếu, tiền để trong túi nhựa màu đen được ghì phía trong hai bên đùi, ông chủ căn dặn "hãy trở lại nhanh kẻo hết Tết Nguyên Đán đấy, chàng trai". Khoảng 19 giờ 30 phút (UTC+07:00), Phương giao vận tiền sang địa giới huyện Gia Lâm như thường lệ; nhưng đến cầu Chương Dương thì bị một cảnh sát giao thông tại trạm gác đầu cầu kiểm tra. Giao thông trên cầu lúc này rất thưa thớt, thời tiết buốt giá. Cảnh sát này nhận thấy xe máy Honda Dream do Phương điều khiển không bật đèn điện chiếu sáng và di chuyển vào làn ô tô, nên đuổi theo tới đầu cầu phía bên địa giới huyện Gia Lâm và yêu cầu quay lại trạm gác đầu cầu hướng về nội thành Hà Nội. Khi cách đầu cầu hướng về nội thành Hà Nội khoảng 200 m, cả hai người đều dừng lại không rõ vì lý do gì. Hai người xe ôm đi trên cầu Chương Dương hướng về huyện Gia Lâm cùng thời điểm này; bất chợt nghe tiếng kêu nhỏ yếu ớt "cướp, cướp, cứu với" từ phía làn cầu đối diện ngược hướng vọng lại. Nhân chứng xe ôm đầu tiên là cựu giáo viên dạy võ thuật chạy qua lan can chắn giữa cầu, Phương lảo đảo nói nhỏ "cướp đấy, cứu em với" rồi gục xuống đường với vết máu. Hiện trường thời điểm đó ghi nhận một người đội mũ Công an nhân dân Việt Nam tự thừa nhận bắn Phương, hai xe máy đỗ theo chiều quay đầu hướng về nội thành Hà Nội. Nhân chứng xe ôm thứ hai nhặt được một ống sắt nhiều lỗ và đôi dép, tò mò tiến đến nhấc một túi nhựa màu đen trên xe máy mới hơn thì viên cảnh sát vô tình nói "tiền đấy", chiếc xe máy đó sau này được xác nhận thuộc về viên cảnh sát. Một cảnh sát giao thông thứ hai xuất hiện và đảm nhiệm bảo vệ hiện trường. Nhân chứng xe ôm thứ nhất cùng với cảnh sát đầu tiên đưa nạn nhân đến bệnh viện Việt Đức cấp cứu sau khi vẫy nhờ một ô tô. Khoảng 21 giờ 15 phút (UTC+07:00) ngày 29 tháng 1, Nguyễn Việt Phương tử vong tại bệnh viện Việt Đức. Công an thành phố Hà Nội nhận thông báo sự việc, ban hành lệnh tạm giam cảnh sát thứ nhất, được xác nhận là trung úy Nguyễn Tùng Dương. Các sĩ quan cảnh sát giao thông trên cầu Chương Dương và tại trụ sở quận Hoàn Kiếm đều phủ nhận với ông chủ cũng như bố đẻ của nạn nhân về bất kỳ tai nạn không mong muốn hoặc sự kiện bất thường nào khác đã thực sự xảy ra trên cầu. Cả hai người đã tìm kiếm Phương ở tất cả các bệnh viện tại Hà Nội trong suốt đêm mất tích; chỉ đến khi bố đẻ và ông chủ đến bệnh viện Việt Đức thì mới biết nạn nhân đã tử vong với tình trạng hai lỗ mũi nhét hai cục bông. Giám định pháp y Công an thành phố Hà Nội trưng cầu Tổ chức Giám định pháp y trực thuộc Bộ Y tế tiến thành giám định pháp y thi thể nạn nhân Nguyễn Việt Phương. Phó Chủ nhiệm khoa Giải phẫu bệnh lý Nguyễn Phúc Cương và bác sĩ Nguyễn Trung Tuấn – cả hai đều công tác tại bệnh viện Việt Đức, đồng thời kiêm giám định viên của Tổ chức Giám định pháp y Trung Ương trực thuộc Bộ Y tế – ký biên bản GĐPY số 7831/PYGĐ. Phản ứng Gia đình nạn nhân Vào buổi tối hôm nhận thi thể, mẹ nạn nhân kể giấc mơ thấy Phương báo bị cảnh sát có nốt ruồi trên mặt bắn tử vong. Gia đình nạn nhân đã đặt một mâm cúng tế trên mặt cầu Chương Dương và may mắn gặp lại hai người xe ôm là nhân chứng duy nhất của vụ án. Nguyễn Văn Lát – bố đẻ của Nguyễn Việt Phương – cho rằng đây là một vụ cướp tiền không thành công, túi nhựa màu đen chứa tiền chưa kịp bị lấy đi khi một số nhân chứng đã bất ngờ xuất hiện tại hiện trường. Gia đình nạn nhân cảm thấy có chuyện mờ ám sau khi không nhận được bất cứ thông tin cụ thể nào tại trụ sở của Công an thành phố Hà Nội, Nguyễn Văn Lát đã lập tức đến các tòa soạn báo có trụ sở tại Hà Nội nhờ tác nghiệp điều tra nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng, Nguyễn Văn Lát đến gặp phóng viên Minh Tuấn, một nhóm phóng viên Đại Đoàn Kết sau đó đã đến thăm gia đình nạn nhân và bổ sung lời kể từ ông chủ. Nhóm phóng viên xác nhận lại bối cảnh từ hai nhân chứng trên cầu và tiếp tục phỏng vấn tại bệnh viện Việt Đức; rồi thị sát thực địa hiện trường cùng Nguyễn Văn Lát – vị trí được khẳng định là khúc sông Hồng sâu nhất. Nhân chứng Hai nhân chứng xe ôm nhiều lần được Công an thành phố Hà Nội triệu tập, cả hai khẳng định không nghe thấy tiếng súng nổ và chỉ nghe thấy Phương kêu yếu ớt "cướp, cướp, cứu em với". Nhân chứng xe ôm thứ hai tái khẳng định nhìn thấy một ống sắt nhiều lỗ, trái ngược với một ống bơm xe đạp được nhân viên điều tra đem ra đối chứng. Trong trường hợp này, "người làm chứng" đã nghiễm nhiên đồng thời trở thành "người tố giác tội phạm", đóng vai trò quan trọng "người tham gia tố tụng" theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành tại Việt Nam. Nhân chứng không tham gia vào vụ án và không có quyền lợi liên quan đến vụ án, nhưng họ biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án. Thạc sĩ luật học Phạm Văn Tỉnh tại Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng "phía chủ thể tiến hành tố tụng" vụ án cầu Chương Dương có tình trạng "thiếu tôn trọng" nhân chứng; đề nghị Bộ luật tố tụng hình sự bổ sung thêm quy định người làm chứng "phải được tôn trọng về nhân phẩm và danh dự trong mọi trường hợp" và "có quyền viết phiếu nhận xét thái độ làm việc của chủ thể tiến hành tố tụng". Bệnh viện Việt Đức Hai phóng viên Minh Tuấn và Quốc Khánh đến bệnh viện Việt Đức phỏng vấn ban giám đốc cùng với nữ y tá trực ca tối ngày 29 tháng 1 năm 1993. Nữ y tá cho biết trung úy cảnh sát Nguyễn Tùng Dương đưa nạn nhân vào phòng cấp cứu trong tình trạng đã tử vong; viên cảnh sát ban đầu khai bệnh án với nguyên nhân tử vong là "tai nạn giao thông", sau đó sửa lại lời khai thành "bị bắn" khi nữ y tá hỏi về vết đạn trên thi thể. Tại phòng pháp y bệnh viện, một bác sĩ khám nghiệm tử thi xác nhận với phóng viên có ba vết đạn theo thứ tự ở hõm vai gần cổ, vùng ngực gần tim, ngón tay cái. Kết luận một trong hai phát đạn đầu tiên đủ để Phương tử vong, giải phẫu xác nhận hai đầu đạn đều nằm lại trong cơ thể nạn nhân; phát đạn thứ ba gây khó hiểu khi bắn xuyên thủng ngón tay cái gần đứt lìa và cháy xém đen. Viên bắn ở gần cổ xuyên dọc xuống phía thắt lưng, chui dọc theo chiều cơ thể nên hết lực, đến vùng thắt lưng thì nằm lại. Viên bắn vào ngực vì vướng phải xương sống, nên bị mắc lại ở xương sống phía sau lưng. Nghi phạm Sau khi yêu cầu Nguyễn Việt Phương quay lại đầu cầu Chương Dương hướng về nội thành Hà Nội, trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương từ mốc thời điểm này đã nhiều lần thay đổi lời khai và phát sinh nhiều điểm mâu thuẫn. Lý do yêu cầu dừng xe vì Phương vi phạm giao thông điều khiển xe máy trong làn ô tô. Theo một lời khai được điều tra viên ghi lại, Dương dừng xe máy để tiểu tiện, vô tình làm rơi súng ngắn K59 giắt bên người xuống mặt cầu, Phương chộp lấy và lên đạn đe dọa, hai bên giằng co khiến "súng bị cướp cò", dẫn đến nạn nhân tử vong. Hệ quả Điều tra Biên bản khám nghiệm hiện trường và tử thi do Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an thành phố Hà Nội lập, bản giám định pháp y do Tổ chức Giám định pháp y Trung Ương thuộc Bộ Y tế lập. Ngày 3 tháng 5 năm 1993, Công an thành phố Hà Nội tổ chức họp báo tại số 42 phố Hàng Bài thuộc trụ sở Tổng cục Cảnh sát, đại diện công an thành phố thông cáo diễn biến và kết luận trung úy cảnh sát giao thông Nguyễn Tùng Dương phạm tội "vô ý giết người trong khi thi hành công vụ" (ngộ sát). Hồ sơ vụ án được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đề nghị khởi tố theo Điều 103 của Bộ luật hình sự 1985; tội danh được ấn định hình phạt phạt tù hai năm hoặc hưởng án treo. Phóng viên Minh Tuấn thuộc báo Đại Đoàn Kết đã chất vấn trực tiếp trên 10 câu hỏi, nhưng người phát ngôn đại diện Công an thành phố Hà Nội không trả lời thỏa đáng được bất kỳ câu hỏi nào. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội sau đó phát hiện cảnh sát Dương hôm xảy ra án mạng đã dùng biển đăng ký xe giả mạo, đồng thời "súng bị cướp cò" thuộc diện thu hồi nhưng chưa giao nộp. Báo chí điều tra Bất đồng chính kiến sau buổi họp báo của Công an thành phố Hà Nội, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã phái cử phóng viên thực hiện điều tra độc lập, xuất bản rộng rãi thông tin về vụ án tới công chúng từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1993. Ngày 5 tháng 5 năm 1993, Phụ nữ Thủ đô nhấn mạnh "rất mong Dương phải bị xét xử đúng tội dù thủ phạm là cán bộ công an; để làm gương và để nhân dân tin tưởng vào pháp luật". Đại Đoàn Kết đăng phóng sự hai kỳ chỉ trích biên bản báo cáo điều tra từ phía công an; phủ nhận "súng bị cướp cò" khi tự đối chiếu hai chấn thương do súng đạn cách xa nhau, phân tích sự chênh lệch ngoại hình, vị trí hai xe máy và thời điểm vị trí đứng của hai người. Ngày 19 tháng 6 năm 1993, Đại Đoàn Kết đăng tải bức thư của bố đẻ Phương về việc xem xét lại chứng cứ giám định pháp y, nêu ra một số nghi vấn trong quá trình điều tra tội phạm và thủ tục khởi tố của phía công an, đề nghị khởi tố nghi phạm tội danh "giết người" theo Điều 101 của Bộ luật hình sự. Đỉnh điểm mùa hè tháng 7 năm 1993, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã đồng loạt xuất bản nhiều bài viết chỉ trích nghiệp vụ điều tra của các điều tra viên công an và kiểm sát viên; đồng thời phân tích chuyên ngành các chứng cứ của vụ án. Số ít loạt bài được viết bởi phóng viên báo chí, còn đa số được viết bởi nhiều công dân khác nhau với thuật ngữ pháp lý rất chi tiết (một học sinh trung học phổ thông và một bà mẹ ở Hà Nội, một thẩm phán hoặc một công chức ở Tòa án Quân sự Trung ương, một nhóm cán bộ hưu trí, một hộ kinh doanh ở Hà Nội khiếu nại phó phòng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Dương Ngọc Việt lạm quyền, một nhóm độc giả tại Nha Trang, lá đơn ý kiến của hơn 2000 phụ nữ ở Võng La). Hai tờ báo trở thành tâm điểm quốc gia khi cáo buộc cá nhân Nguyễn Tùng Dương tội danh "giết người", sự kiện gây chấn động công chúng tại Việt Nam thời điểm đó. Tiến sĩ luật Mark Sidel tại Đại học Wisconsin–Madison cho rằng Đại Đoàn Kết do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ quản và đại diện cho tập hợp tầng lớp trí thức; trong khi Phụ nữ Thủ đô đã có những phóng sự được đón nhận nồng nhiệt về vấn nạn tham nhũng và bạo lực đối với phụ nữ trước đó. Kể từ mùa thu năm 1993 đến đầu năm 1994, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô vẫn tiếp tục đăng nhiều loạt bài chỉ trích gay gắt điều tra viên công an cũng như kiểm sát viên xử lý vụ án. Các tác giả viết trong giai đoạn này bao gồm nhóm phóng viên Đại Đoàn Kết, nhóm phóng viên Phụ nữ Thủ đô, ông chủ của Phương, đạo diễn Đào Mộng Long, hai nhân chứng tại hiện trường. Phục hồi điều tra Ngày 7 tháng 7 năm 1993, Công an thành phố Hà Nội gửi công văn số 62/PV11 đến Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao nhằm tìm hướng xử lý vụ án. Ngày 12 tháng 8 năm 1993, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì với Bộ Nội vụ và Tòa án nhân dân tối cao thảo luận về "tầm bắn" cũng như "việc yêu cầu dừng xe rồi xô xát với Phương có thuộc phạm vi công vụ hay không" để xác định tội danh của Nguyễn Tùng Dương. Ngày 14 tháng 8 năm 1993, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Văn Thìn ban hành Quyết định số 30/KSDT-TA điều chuyển hồ sơ vụ án ra khỏi thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đồng thời Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp nhận vụ án. Ngày 16 tháng 8 năm 1993, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành yêu cầu số 97/DT, nội dung điều chuyển bị can Nguyễn Tùng Dương từ nhà tù Hỏa Lò (do Công an thành phố Hà Nội quản lý) đến một cở sở giam giữ khác do Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quản lý. Sau khi nhận giải trình "đạn bắn tầm gần" của giám định viên thuộc Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (C16) gửi công văn 592/P4 đề nghị Viện Khoa học hình sự thẩm định lại bản giám định pháp y của Bộ Y tế. Ngày 28 tháng 8 năm 1993, Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an gửi công văn 403/C21 đến Cục Cảnh sát điều tra (C16); nội dung nêu "không đủ cơ sở để kết luận". Ngày 29 tháng 9 năm 1993, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trưng cầu Viện Pháp y Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng khai quật tử thi để giám định pháp y lại đường đạn. Ngày 27 tháng 11 năm 1993, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Văn Thìn thông cáo báo chí rằng "vụ án rất phức tạp"; hồ sơ vụ án "chỉ gồm bị can và bị hại có mặt tại hiện trường khi sự việc xảy ra, nạn nhân tử vong trên đường đến bệnh viện" cùng với "nhân chứng có mặt sau khi sự việc đã xảy ra". Ngày 15 tháng 1 năm 1994, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu áp lực rất lớn khi chuẩn bị ban hành quyết định truy tố Dương và chuyển sang giai đoạn cáo trạng xét xử vụ án. Đại Đoàn Kết tiếp tục đặt câu hỏi về chi tiết "Tùng Dương xô xát với Việt Phương rồi dẫn đến nạn nhân tử vong có thuộc phạm vi công vụ hay không", đồng thời đã xuất bản một nội dung được gọi là "bản thảo" kết luận điều tra (danh mục "cấm") về việc nâng tội danh thành giết người theo Điều 101 của Bộ luật hình sự. Bị can Tùng Dương tiếp tục khẳng định có xô xát với Việt Phương và súng ngắn K59 đã bắn vào nạn nhân, nhưng không biết gì về túi nhựa màu đen chứa 50 triệu đồng. Ngày 28 tháng 1 năm 1994, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố tội danh giết người theo Điều 101 của Bộ luật hình sự Việt Nam dựa trên các chứng cứ vật lý của chính các điều tra viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và biên bản giám định pháp y từ Viện Pháp y Quân đội, biên bản đối chất của các nhân chứng, bản khai nhận của bị can Dương. Cáo trạng đã bác bỏ lời khai của Dương về việc "Việt Phương đã với tay lấy khẩu súng, hai bên giằng co khiến súng bị cướp cò". Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã không quyết định cáo buộc Tùng Dương có âm mưu cướp, để ngỏ khả năng về cáo trạng bản án nhẹ hơn. Điều này dẫn đến tâm lý phẫn nộ của công chúng tại Hà Nội khi Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô đã xuất bản bài viết phân tích Điểm C, Khoản 1, Điều 101 Bộ luật hình sự cùng với lời kêu cứu tại hiện trường của nạn nhân. Sau khi hoàn tất báo cáo điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển thẩm quyền hồ sơ vụ án lại cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Tháng 2 năm 1994, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành cáo trạng tội danh giết người theo Khoản 2, Điều 101 Bộ luật hình sự; điều này một lần nữa dẫn đến tâm lý phẫn nộ của công chúng vì kết án từ 5 năm đến 20 năm thay vì chung thân hoặc tử hình. Ngày 13 tháng 4, Phụ nữ Thủ đô xuất bản bài viết nêu quan điểm của một nhóm phụ nữ tại làng Phúc Xá trên trang nhất, nội dung cáo buộc nghi phạm tội danh cướp. Xét xử Sau hai năm, với ba phiên tòa xét xử cùng ít nhất ba cuộc điều tra chính thức và một lần "giám đốc việc xét xử" từ Tòa án nhân dân tối cao, chuỗi sự kiện trên cầu Chương Dương vào buổi tối hôm đó vẫn còn mập mờ. Sơ thẩm Ngày 12 tháng 5 năm 1994, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ấn định phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tùng Dương, hơn 1.000 người tụ tập quanh trụ sở tòa án trên đường Hai Bà Trưng để theo dõi qua loa phóng thanh. Tranh tụng từ ngày 12 tháng 5 đến ngày 14 tháng 5, hội đồng xét xử bao gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Phòng xử án bao gồm gia đình Tùng Dương, gia đình Việt Phương, các đồng nghiệp của Dương, đại diện phóng viên từ các tòa soạn báo, các công chức tòa án và cán bộ viện kiểm sát, các công dân được cấp phép giấy mời. Phụ nữ Thủ đô cho rằng "chưa bao giờ trong lịch sử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xảy ra một phiên tòa quy mô như thế này". Ngày 13 tháng 5, Phụ nữ Thủ đô xuất bản tâm thư của gia đình nạn nhân, nội dung chỉ trích gay gắt Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vì đã truy tố tội danh nhẹ hơn về hành vi giết người. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội muốn bị cáo Dương có thể bị phạt tù 20 năm với tội danh giết người nhẹ hơn. Ngày 14 tháng 5, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đặng Minh Ngọc quyết định trả lại hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội; yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ bối cảnh động cơ giết người của Nguyễn Tùng Dương do lời khai của các bên còn nhiều mâu thuẫn. Phụ nữ Thủ đô hoan nghênh quan điểm chung rằng Tùng Dương thực sự phạm một tội giết người nào đó, khen ngợi công tác tổ chức chuyên nghiệp của phiên tòa, nhưng cảm thấy "đáng tiếc" khi cuộc điều tra vẫn tiếp tục kéo dài sau 16 tháng nạn nhân tử vong. Đại Đoàn Kết hoan nghênh "không có quan điểm trái ngược" với nhận định Dương phạm tội giết người, nhưng cũng đặt ra thuyết âm mưu về phiên tòa xét xử với hồ sơ vụ án mập mờ. Trong thời gian Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội bổ sung hồ sơ vụ án, Phụ nữ Thủ đô và Đại Đoàn Kết tiếp tục gây áp lực khi xuất bản giám định pháp y của Viện Pháp y Quân đội và nêu ra nhiều sai phạm trong công tác điều tra ban đầu, nguyên nhân cho rằng kiểm sát viên chưa đưa vào phần tranh tụng của phiên tòa sơ thẩm. Ngày 28 tháng 5, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã phải đăng đàn giải trình trên Đại Đoàn Kết về lý do các thẩm phán phiên tòa quyết định trả lại hồ sơ vụ án để điều tra lại. Tháng 6 năm 1994, Phụ nữ Thủ đô đối chứng rằng Dương đã đi cùng nạn nhân đến bệnh viện và túi nhựa màu đen chứa 50 triệu đồng đã biến mất trong chuyến đi đó, trái ngược với lời khai của nghi phạm; đồng thời kêu gọi tòa án và kiểm sát viên cảnh cáo các nhân chứng của nghi phạm phải trả lời trung thực. Tháng 8 năm 1994, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội một lần nữa tuyên bố không đủ chứng cứ rõ ràng để xác định bị can Dương có âm mưu cướp, do đó đã đẩy quyền quyết định trở lại cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Mở lại sơ thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định tổ chức phiên họp "giám đốc việc xét xử" hồ sơ vụ án, đây là sự kiện làm xoay chuyển nội dung hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 15 tháng 9 năm 1994, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội ban hành cáo trạng số 636, quyết định truy tố Nguyễn Tùng Dương tội danh "giết người có tính chất côn đồ" theo Điểm G, Khoản 1, Điều 101 Bộ luật hình sự; không có tội danh cướp nhưng mức án có thể tử hình. Đại Đoàn Kết xuất bản bài viết "Phải có công lý cho người sống và công lý cho người chết", trong đó dẫn lời của một số luật gia nội địa về các chứng cứ có thể liên quan đến tội danh cướp và giết người. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở lại phiên xét xử sơ thẩm, tranh tụng từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 10, hơn 10.000 người tụ tập quanh trụ sở tòa án trên đường Hai Bà Trưng. Tại phiên tranh tụng ngày 19 tháng 10, kiểm sát viên, luật sư của bị cáo, luật sư của bị hại phát biểu; trong khi bị cáo Dương bị chất vấn. Ngày 20 tháng 10, Dương khai nhận "cầm súng ngắn K59 trên tay" khi đạn phát nổ, và "đạn phát nổ một cách tình cờ"; Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phải triệu tập Viện trưởng Viện Giám định Pháp y Quân đội Vũ Ngọc Thụ để mô phỏng xác thực theo lời khai này tại phiên tòa sơ thẩm. Ngày 21 tháng 10 năm 1994, hội đồng xét xử tuyên án Nguyễn Tùng Dương về tội danh giết người "được thúc đẩy bởi các mục đích hèn hạ nhằm thực hiện hoặc che giấu một hành vi phạm tội khác". Phán quyết tuyên xử bị cáo Nguyễn Tùng Dương nhận mức án tử hình, trong khi tội danh "cướp" không đủ chứng cứ. Hàng vạn người theo dõi bên ngoài phòng xử án đã reo hò, Nguyễn Văn Lát và luật sư bảo vệ bị hại Hùng được người dân công kênh dọc theo một đoạn đường dài. Im lặng trong suốt quá trình tố tụng vụ án, các tờ báo chính thống, báo công đoàn, báo địa phương của Hà Nội, cả một số tờ báo do Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp điều hành đã bắt đầu xuất bản thông tin về phán quyết. An ninh Thủ đô do Công an thành phố Hà Nội chủ quản đã thực hiện xuất bản một loạt bài viết kéo dài từ 23 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 năm 1994, được viết bởi nhiều công dân khác nhau (một học sinh trung học phổ thông ở Hà Nội, một bà mẹ đại diện cho nhóm phụ nữ trong xóm, một bác sĩ tại Bệnh viện Thăng Long đại diện cho nhóm đồng nghiệp, một cán bộ hưu trí ở huyện Kim Liên, một nữ nghệ sĩ đại diện cho nhóm diễn viên tại Đoàn kịch Tuổi Trẻ, vợ một người lính) nhằm chỉ trích mức độ nghiêm trọng của bản án hoặc tội danh bị cáo đã nhận. Trong thời gian chờ đợi phiên tòa phúc thẩm, Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô tiếp tục bảo vệ bản án, tố cáo đích danh họ tên những quan chức đã trì hoãn điều tra vụ án; trong khi An ninh Thủ đô và các tờ báo an ninh khác phẫn nộ trước bản án sơ thẩm. Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định mở phiên xét xử phúc thẩm sau khi Nguyễn Tùng Dương kháng cáo bản án và mức án của phiên tòa sơ thẩm, tranh tụng từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 12 năm 1994. Hàng nghìn người tụ tập quanh trụ sở để theo dõi quá trình tố tụng qua loa phóng thanh. Thời điểm ngày 13 tháng 12, một đám đông [lo ngại phiên tòa phúc thẩm sẽ làm suy yếu bản án] đã đụng độ với lực lượng cảnh sát bảo vệ tòa án, cảnh sát đã trấn áp vài nghìn người bằng dùi cui và lá chắn mặc dù không rõ bên nào khiêu khích trước. Ngày 15 tháng 12, Tòa án nhân dân tối cao quyết định giữ nguyên bản án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, lưu ý rằng vụ án đã gây "hậu quả xấu về chính trị và xã hội", tuyên án tử hình Nguyễn Tùng Dương về tội danh giết người. Bản án được truyền thông báo chí nội địa đưa tin tới công chúng, trong đó bao gồm cả những tờ báo trước đây không dành sự quan tâm đến vụ án. Lực lượng cảnh sát quốc gia và cảnh sát Hà Nội giận dữ về cách đối xử với viên trung úy cũng như lực lượng của họ; nhánh hành pháp này đã không có khả năng kiểm soát kết quả vụ án, không thể dàn xếp hòa giải với nhánh tư pháp. Nhiều nỗ lực xoa dịu công khai đã được tiến hành cẩn thận trước công luận, báo chí nhanh chóng dừng đưa tin về vụ án và Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Đỗ Cao Thắng nêu nhận định đăng trên Đại Đoàn Kết. Tháng 1 và tháng 2 năm 1995, Dương lần lượt nộp "đơn xin ân giảm" đến Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Văn phòng Chủ tịch nước đã xin ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thi hành án Năm 1993, Trại giam số 1 Hà Nội chuyển trụ sở về xã Xuân Phương, đồng thời thành lập Trường bắn Cầu Ngà. Ngày 27 tháng 2 năm 1995, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh ban hành Quyết định số 333/CTN chính thức bác đơn xin khoan hồng, thể theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Cùng ngày, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đặng Minh Ngọc ban hành quyết định thi hành bản án của tòa án phúc thẩm theo Bộ luật tố tụng hình sự và thành lập hội đồng thi hành án. Hội đồng thi hành án bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Cục trưởng Cục Thi hành án Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội, cùng đại diện một số cơ quan liên quan. Khoảng 3 giờ (UTC+07:00) ngày 5 tháng 3, tù nhân Nguyễn Tùng Dương xin ăn phở và hút thuốc lá trước khi bị áp giải đến Trường bắn Cầu Ngà. Khoảng 4 giờ 30 phút (UTC+07:00) ngày 5 tháng 3, kỹ thuật viên hình sự lấy dấu vân tay của tù nhân ngay tại chỗ và đối chiếu với hồ sơ lưu trữ. Nguyễn Tùng Dương đã được đọc trực tiếp quyết định bác đơn xin ân giảm án tử hình của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh và quyết định thi hành án của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đặng Minh Ngọc. Sau đó, Dương ký vào biên bản tố tụng và gặp mặt gia đình lần cuối trước khi bị áp giải đến pháp trường. Buổi thi hành án được chỉ huy bởi thượng tá Hồ Như Vọng, loạt đạn súng trường đầu tiên và sau đó kết thúc bằng súng lục. Hồ Như Vọng cho rằng bị án phạm tội nhưng không được nhận khoan hồng mức án chung thân do chịu sức ép từ công luận. Bác sĩ pháp y tiến hành khám nghiệm tử thi của bị án, sau đó ký vào biên bản xác nhận. Đại úy Lê Quy Long – công an làm việc tại Trường bắn Cầu Ngà – cho biết một số người dân đã lan truyền tin giả tù nhân bị đánh tráo trước khi thi hành án. Ân xá Quốc tế coi sự kiện này là xác nhận chính thức đầu tiên về một bản án tử hình được thi hành tại Việt Nam kể từ năm 1985. Tất cả các tờ báo đưa tin tóm tắt buổi hành quyết ngắn gọn giống như một bản điện báo của chính phủ, nhưng phóng viên Bùi Công Lý của Hà Nội mới lại cung cấp một báo cáo chi tiết với những thuật ngữ mang ngụ ý ám chỉ sự hiện diện tại chính sự kiện này. Đại Đoàn Kết xếp sự kiện vào danh sách "10 vụ án tai tiếng nhất năm 1994". Tác động Gia đình nạn nhân Sau vụ án, Nguyễn Văn Lát – bố của Nguyễn Việt Phương – nhập học Trường Đại học Luật Hà Nội hệ đào tạo tại chức và trở thành luật sư sau khi tốt nghiệp vào năm 1999. Ông chia sẻ rằng "sau vụ án con tôi, tôi thấy có rất nhiều người dân bị oan khuất. Nếu họ không hiểu luật thì họ rất khó bào chữa cho mình và bị thua thiệt. Tôi muốn trở thành luật sư để giúp những người có cảnh ngộ oan ức như gia đình tôi đã từng bị". Truyền thông Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập, Đại Đoàn Kết nhận định "vụ án cầu Chương Dương" gây được tiếng vang hiệu ứng xã hội về công lý, thay đổi phương pháp điều tra xét xử của ngành hành pháp và tư pháp tại Việt Nam. Phóng viên Minh Tuấn cho rằng "Bộ Công an phải trưng cầu cơ quan giám định pháp y của Bộ Quốc phòng giám định lại" vì "dư luận không tin tưởng giám định pháp y của Công an, cũng như của Bộ Y tế". Phóng viên Hồ Cúc Phương đánh giá báo Phụ nữ Thủ Đô nổi bật giữa làng báo chí tại Việt Nam vào năm 1993 nhờ loạt phóng sự điều tra "vụ án cầu Chương Dương". Nguyễn Văn trên Lao Động nhận định kết luận sai lầm bản giám định pháp y của Bộ Y tế do "tình trạng thiếu trầm trọng giám định viên pháp y" trong giai đoạn đó, dẫn đến việc "bổ nhiệm bác sỹ chuyên khoa giải phẫu bệnh lý làm giám định viên pháp y kiêm nhiệm"; trong khi giám định viên pháp y phải hiểu biết rất nhiều lĩnh vực chuyên môn khác ngoài giải phẫu bệnh lý. Tiến sĩ luật Mark Sidel tại Đại học Wisconsin–Madison nhận định rằng "trường hợp này cho thấy đôi khi truyền thông báo chí tại Việt Nam đã chiếm lĩnh không gian điều tra tội phạm và tranh tụng do nhà nước cấp quyền chức năng cho nó, dẫn đến tạo ra lý thuyết cú hích tham số vượt quá những gì chính quyền dự đoán hoặc mong đợi; đồng thời củng cố tuyên bố của nó về tiếng nói đại diện cho công luận". Tiến sĩ luật Mark Sidel kết luận biết rất ít về "quy trình nội bộ và áp lực" mà các phóng viên cũng như biên tập viên tại Việt Nam khi đối mặt với những vấn đề công chúng quan tâm; dẫn chứng Đại Đoàn Kết và Phụ nữ Thủ đô tương đối tự do theo đuổi vụ án, trái ngược với An ninh Thủ đô và các tờ báo an ninh khác vẫn bị kiểm duyệt cho đến giai đoạn xét xử cuối cùng của vụ án. Giới luật gia Việt Nam Luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú) nhìn nhận "vụ án cầu Chương Dương" là vụ án lớn với sự góp mặt của luật sư bảo vệ bị hại, trong khi bối cảnh thập niên 1990 với số lượng ít luật sư hành nghề, thời điểm đó truyền thông Việt Nam mới bắt đầu phỏng vấn quan điểm của giới luật gia. Theo một bài phỏng vấn của Dân Việt năm 2010, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Hồng Bách dẫn chứng "vụ án cầu Chương Dương" như một minh họa điển hình về việc cần có pháp y Quân đội nhân dân Việt Nam độc lập trong các sự việc liên quan đến Công an nhân dân Việt Nam. Luật Giám định tư pháp Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Mai Bộ nêu vụ án cầu Chương Dương "đã bao lần giám định của công an không ra được, đến khi giao giám định quân đội mới ra"; đồng thời đề nghị "phải trưng cầu [giám định pháp y] từ cơ quan khác" thay vì "chỉ thay đổi giám định viên" khi trưng cầu giám định lại theo Điều 34 Luật Giám định pháp y hiện hành. Đại biểu Nguyễn Quang Dũng muốn thành lập "Phòng Giám định kỹ thuật hình sự" của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khi nêu "vụ án cầu Chương Dương" và "vụ án gài bẫy ma túy vào ô tô" với kết quả giám định bế tắc từ phía Bộ Công an. Buổi chiều ngày 21 tháng 5 năm 2020, Quốc hội Việt Nam thống nhất thành lập Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, một tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự, chức năng giám định âm thanh và hình ảnh từ các dữ liệu điện tử; một cơ quan giám định tư pháp ngoài Bộ Công an. Quyền nổ súng của Công an Ngày 2 tháng 7 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ban hành Nghị định số 94-HĐBT quy định về quản lý vũ khí và vật liệu nổ theo đề nghị từ Bộ Công an. Ngày 20 tháng 6 năm 2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về "quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ". Năm 2013, Bộ Công an trình dự thảo nghị định quyền nổ súng của người thi hành công vụ, xuất hiện quan điểm cho rằng nghị định này không cần thiết và chồng chéo với Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12, quan điểm khác lại cho rằng Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 chưa cụ thể. Ngày 22 tháng 3 năm 2013, cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết cho rằng "vụ án cầu Chương Dương" sẽ khó điều tra nếu công an được quyền nổ súng vào "đối tượng chống người thi hành công vụ". Ông kết luận "Không thể quyết tính mạng của dân bằng nghị định và ủy thác cho một nhân viên hay một nhóm nhân viên công lực chiếu theo đó tùy ý thi hành". Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật (thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) Lê Đức Tiết cho rằng nếu Nghị định này được áp dụng sẽ là "vi hiến", sẽ gây lạm quyền của những người thi hành công vụ như vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng. Ngày 17 tháng 12 năm 2013, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 208/2013/NĐ-CP về "quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ". Chú thích Thư mục Ghi chú Tham khảo Việt Nam năm 1993 Chính trị Việt Nam năm 1993 Cầu Chương Dương, Vụ án Lịch sử Hà Nội Việt Nam năm 2020 Tử vong vì súng Giết người năm 1993 tại Việt Nam Cầu Chương Dương, Vụ án
19812562
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Oscar%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%201
Giải Oscar lần thứ 1
Lễ trao giải Oscar lần thứ 1, do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) trao tặng và do chủ tịch AMPAS lúc ấy là Douglas Fairbanks dẫn chính, nhằm vinh danh những bộ phim điện ảnh hay nhất từ ngày 1 tháng 8 năm 1927 đến ngày 31 tháng 7 năm 1928 và diễn ra vào tháng vào ngày 16 tháng 5 năm 1929, tại một bữa tối riêng được tổ chức tại Khách sạn Roosevelt Hollywood ở Los Angeles, California. Vé bán có giá 5 đô la (tức 86 đô la vào 2023 nếu tính lạm phát); 270 khách mời đã tham dự sự kiện kéo dài 15 phút. Đây là lễ trao giải Oscar duy nhất không được truyền thanh hay truyền hình; một chương trình phát thanh được giới thiệu ở giải Oscar lần thứ 2. Trong buổi lễ, AMPAS đã trao giải Viện Hàn lâm sau này thường được gọi là "giải Oscar" ở 12 hạng mục. Những người chiến thắng được thông báo 3 tháng trước buổi lễ. Một vài đề cử không nhắc đến một bộ phim cụ thể, chẳng hạn như Ralph Hammeras và Nugent Slaughter, họ được đề cử cho Hiệu ứng kỹ thuật, song hạng mục này bị bỏ vào năm kế tiếp (cùng với các hạng mục Sản xuất nghệ thuật và độc đáo, Đạo diễn (phim hài kịch) xuất sắc nhất và Viết tựa đề phim xuất sắc nhất). Không giống như các buổi lễ sau này, một diễn viên có thể nhận giải nhờ đóng nhiều bộ phim: Emil Jannings đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất nhờ đóng trong cả The Way of All Flesh và The Last Command, trong khi chủ nhân giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Janet Gaynor được vinh danh cho ba bộ phim. Charlie Chaplin và Warner Brothers mỗi bên nhận giải Oscar Danh dự. Những tác phẩm thắng lớn tại buổi lễ gồm có 7th Heaven và Sunrise, với ba giải cho mỗi phim (phim Sunrise giành giải Phim nghệ thuật và độc đáo) còn Wings nhận hai giải, tính cả Phim xuất sắc. Một năm sau, Viện hàn lâm bỏ hạng mục Phim nghệ thuật và độc đáo nhất rồi quyết định hồi tố rằng giải mà Wings đạt được là danh hiệu cao nhất của giải Oscar. Hoàn cảnh Năm 1927, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS) được thành lập bởi Louis B. Mayer, người sáng lập Louis B. Mayer Pictures Corporation (về sau được sáp nhập vào Metro-Goldwyn-Mayer). Mục đích tạo ra giải thưởng của Mayer là để hợp nhất năm phân nhánh của ngành công nghiệp điện ảnh: diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, kỹ thuật viên và biên kịch. Mayer bình luận về việc tạo ra các giải thưởng "Tôi thấy rằng cách tốt nhất để xử lý [các nhà làm phim] là treo huy chương lên khắp người họ... Nếu tôi trao cúp và giải thưởng cho họ, họ sẽ cố hết sức để cho ra thứ tôi muốn. Đó là lý do tại sao giải Oscar được tạo ra". Mayer đã đề nghị Cedric Gibbons (giám đốc nghệ thuật của MGM) thiết kế một chiếc cúp của giải Oscar. Những người nhận đề cử được thông báo qua một bức điện báo vào tháng 2 năm 1928. Tháng 8 năm 1928, Mayer liên lạc với Hội đồng giám khảo trung ương của Viện Hàn lâm để chốt những người thắng cử. Tuy nhiên, theo đạo diễn người Mỹ King Vidor, quyền bầu chọn giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất nằm trong tay các thành viên sáng lập AMPAS: Mayer, Douglas Fairbanks, Sid Grauman, Mary Pickford và Joseph Schenck. Lễ trao giải Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 16 tháng 5 năm 1929, tại khách sạn Roosevelt Hollywood, tọa lạc ở Los Angeles. Buổi lễ có một bữa tối riêng với 36 bàn tiệc, có sự tham dự của 270 vị khách và giá vé là 5 đô la Mỹ (). Các nam và nữ diễn viên đến khách sạn bằng xe hơi sang trọng, nơi đông đảo người hâm mộ có mặt để cổ vũ cho các minh tinh. Buổi lễ không được truyền thanh, và do giám đốc AMPAS Fairbanks dẫn chính trong một sự kiện kéo . Tổng quan Những người chiến thắng được công bố ba tháng trước lễ trao giải. Những thắng cử gồm: Emil Jannings, chủ nhân đầu tiên của giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (The Way of All Flesh và The Last Command); Janet Gaynor đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (7th Heaven, Street Angel và Sunrise: A Song of Two Humans); Frank Borzage nhận giải Đạo diễn phim chính kịch xuất sắc nhất (7th Heaven); Lewis Milestone giành giải Đạo diễn phim hài xuất sắc nhất (Two Arabian Knights); và phim Wings được trao giải Phim xuất sắc nhất (bộ phim đắt đỏ nhất lúc bấy giờ). Ngoài ra có hai phần trình bày để trao Giải Đặc biệt: cho Charles Chaplin và Warner Bros. Giải Danh dự Charlie Chaplin, chủ nhân nhiều đề cử cho một bộ phim (Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, Biên kịch xuất sắc nhất và Đạo diễn phim hài xuất sắc nhất; tất cả cho The Circus) (1928) bị xóa tên khỏi danh sách nhằm ghi nhận toàn bộ đóng góp của ông cho ngành; và Warner Bros., giải thưởng dành cho những bộ phim có tiếng tiên phong (The Jazz Singer). Ba hạng mục bị hủy ở các phần trình bày tiếp theo: Hiệu ứng kỹ thuật xuất sắc nhất, Tựa đề phim xuất sắc nhất và Chất lượng sản xuất nghệ thuật và độc đáo nhất. Những nhà sản xuất phim lớn hơn thì chiếm đa số giải thưởng: Fox Film Corporation, Metro-Goldwyn-Mayer, Paramount Pictures, Radio-Keith-Orpheum và Warner Bros. Danh sách người chiến thắng và đề cử Tại giải Oscar lần thứ 1 (19271928), quy trình đề cử cho phép các ứng viên được đề cử và trao giải cho một bộ phim, nhiều bộ phim hoặc không liên quan đến bất kỳ bộ phim cụ thể nào. Các đề cử được công bố vào ngày 2 tháng 2 năm 1929. Những người chiến thắng được liệt kê đầu tiên, in đậm và thể hiện bằng dấu hoa thị (). Ghi chú Giải Danh dự Những giải Danh dự sau đây lúc ấy được gọi là giải Đặc biệt đã được trao: Charles Chaplin "Trao tặng cho Charles Chaplin nhờ diễn xuất, viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất phim The Circus". Warner Bros. "Trao tặng Warner Bros. nhờ sản xuất The Jazz Singer, bộ phim có tiếng xuất sắc tiên phong đã cách mạng hóa ngành công nghiệp". Nhiều đề cử và giải thưởng 6 phim dưới đây nhận được nhiều đề cử: 3 phim sau đây giành được nhiều giải: Những thay đổi với giải Oscar Sau lễ trao giải Oscar lần thứ 1 (19271928), AMPAS đã tiến hành những thay đổi sau đây. Các hạng mục giải thưởng bị giảm từ 12 xuống 7: Các giải Đạo diễn (phim hài) xuất sắc nhất và Đạo diễn (phim chính kịch) xuất sắc nhất được hợp nhất thành một giải Đạo diễn xuất sắc nhất. Giải Hiệu ứng kỹ thuật xuất sắc nhất bị ngừng trao. Giải Tác phẩm nghệ thuật và độc đáo nhất bị ngừng trao. Các giải Kịch bản (chuyển thể) xuất sắc nhất và Kịch bản (truyện gốc) xuất sắc nhất được hợp nhất thành một giải Kịch bản xuất sắc nhất. Giải Viết tựa đề phim xuất sắc nhất bị ngừng trao. Thư viện ảnh Xem thêm Điện ảnh năm 1927 Điện ảnh năm 1928 Chú thích Thư mục Lễ trao giải Oscar Giải thưởng điện ảnh năm 1928 Điện ảnh Mỹ năm 1929 Los Angeles năm 1929 Sự kiện vào tháng 5 năm 1929
19812563
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20C%C6%B0%E1%BB%9Dng
Quốc Cường
Quốc Cường (tên đầy đủ là Nguyễn Quốc Cường, sinh ngày 2 tháng 11 năm 1975) là một nam người mẫu và diễn viên người Việt Nam. Tiểu sử và sự nghiệp Quốc Cường tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, khởi đầu với công việc văn phòng được một thời gian thì cơ duyên đã mang anh đến với sự nghiệp người mẫu. Anh là một trong những người mẫu nổi bật của những năm 1990. Sau một thời gian làm người mẫu, đến năm 2002, Anh chính thức bước vào nghiệp diễn xuất. Quốc Cường khẳng định vẫn vui vẻ, yêu đời ở tuổi U50. Trải qua thời gian dịch bệnh, chứng kiến bạn bè chịu nhiều sự mất mát, nam diễn viên thấy rằng "vui lúc nào hay lúc đó". Ngoài công việc, Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện với nhóm bạn. Anh có tình bạn với hai nữ diễn viên Tăng Thanh Hà và Thân Thúy Hà. Họ xem nhau như tri kỷ. Anh thường xuyên cập nhật những hình ảnh cùng các người em của mình. Danh sách phim Phim điện ảnh Phim truyền hình Tham gia MV - Chương trình truyền hình Tham khảo Liên kết ngoài Người Sài Gòn Nam diễn viên Việt Nam thế kỷ 21 Nam diễn viên điện ảnh Việt Nam Nam diễn viên truyền hình Việt Nam Nhân vật còn sống Sinh năm 1975 Người họ Nguyễn tại Việt Nam
19812572
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vladislav%20Morozov
Vladislav Morozov
Vladislav Vladimirovich Morozov (; ; sinh ngày 12 tháng 10 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Belarus hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Dinamo Minsk tại Giải bóng đá Ngoại hạng Belarus. Bàn thắng quốc tế Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của Belarus, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Morozov. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2000 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Belarus Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá FC Dinamo Brest Cầu thủ bóng đá FC Rukh Brest Cầu thủ bóng đá FC Isloch Minsk Raion Cầu thủ bóng đá FC Dinamo Minsk Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Belarus Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Belarus Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Belarus
19812575
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20gi%E1%BA%A3i%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%202026%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28V%C3%B2ng%201%29
Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2026 khu vực châu Á (Vòng 1)
Vòng thứ nhất khu vực châu Á của vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026, cũng là vòng một của vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2027, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 12 đến ngày 17 tháng 10 năm 2023. Thể thức Tổng cộng có 20 đội sẽ được bốc thăm và thi đấu hai lượt trên sân nhà và sân khách, 10 đội thắng sẽ vào vòng hai. Vì lễ bốc thăm vòng hai sẽ diễn ra cùng ngày với lễ bốc thăm vòng một, các đội thắng sẽ biết lịch thi đấu vòng hai của họ. Đây cũng là vòng một của vòng loại Cúp bóng đá châu Á 2027. Đội thua có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào thẳng vòng loại thứ 3, còn 9 đội còn lại sẽ cùng với Quần đảo Bắc Mariana tham dự vòng play-off. Bốc thăm Lễ bốc thăm cho vòng loại đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 7 năm 2023 lúc 14:00 MST (UTC+8) tại AFC House ở Kuala Lumpur, Malaysia. 20 đội này sẽ được chia thành 10 cặp, mỗi cặp sẽ thi đấu một trận trên sân nhà và một trận trên sân khách vào ngày 12 và 17 tháng 10 năm 2023. Các số trong ngoặc đơn cho biết thứ hạng của các đội trong Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA tháng 7 năm 2023. Ghi chú: Các đội in đậm đủ điều kiện cho vòng thứ hai. Tóm tắt 10 đội chiến thắng sẽ tiến vào vòng thứ hai của vòng loại. Các trận đấu Tham khảo
19812576
https://vi.wikipedia.org/wiki/Albert%20Alavedra
Albert Alavedra
Albert Alavedra Jiménez (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá người Andorra hiện tại đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ ND Primorje và Đội tuyển bóng đá quốc gia Andorra. Đời tư Alavedra được sinh ra tại Castellbell i el Vilar, gần Manresa với một người mẹ người Andorra. Sự nghiệp quốc tế Alavedra ra mắt quốc tế cho Andorra vào ngày 14 tháng 10 năm 2020, trong trận thua 2-0 tại UEFA Nations League trước Quần đảo Faroe. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Tham khảo Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Andorra Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Hậu vệ bóng đá Trung vệ bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Andorra Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Andorra Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Andorra Cầu thủ bóng đá UD Logroñés B Cầu thủ bóng đá Algeciras CF Cầu thủ bóng đá CE Manresa Cầu thủ bóng đá Cerdanyola del Vallès FC Cầu thủ bóng đá CD Calahorra Cầu thủ bóng đá ND Primorje Cầu thủ bóng đá Tercera División Người Tây Ban Nha gốc Andorra Người Andorra gốc Tây Ban Nha
19812579
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20binh%20ti%E1%BB%83u%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng
Đại binh tiểu tướng
Đại Binh Tiểu Tướng () là một bộ phim hành động cổ trang năm 2010 của đạo diễn Đinh Thịnh, với sự tham gia của Thành Long và Vương Lực Hoành trong các vai chính. Phim được sản xuất với kinh phí 25 triệu USD, và được quay từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009 tại các địa điểm ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo Thành Long chia sẻ, bộ phim đã bị bế tắc với sự phát triển hỗn độn trong hơn 20 năm. Đại Binh Tiểu Tướng diễn ra trong thời Chiến Quốc của Trung Quốc. Một người lính già (Thành Long) và một vị tướng trẻ từ một vương quốc đối địch (Vương Lực Hoành) là những người duy nhất sống sót sau một trận chiến tàn khốc. Người lính quyết định bắt sống viên tướng đó, và đưa anh ta về vương quốc của mình để đổi lấy phần thưởng. Nội dung Phim lấy bối cảnh thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, thời Chiến Quốc tại Trung Hoa. Sau một trận chiến khốc liệt giữa quân đội hai nước chư hầu Lương và Vệ, chỉ còn hai người sống sót - một binh sĩ nước Lương và một viên tướng nước Vệ. Người lính thoát vì ông ta là một chuyên gia trong việc giả chết, với một thiết bị nhô ra giống như đầu mũi tên được buộc vào cơ thể ông ta để tăng tính chân thực. Người lính bắt giữ vị tướng bị thương, hy vọng sử dụng anh ta như một tấm vé đổi lấy tự do – bằng cách trao viên tướng địch cho vua Lương, người lính có thể được xuất ngũ trong danh dự và trở về nhà với cuộc sống yên bình. Vị tướng trẻ tuổi, mặc dù bị bắt giữ, nhưng lại tỏ ra trịch thượng với người lính cao tuổi kia. Hai người đàn ông thường xuyên bất hòa trong cuộc hành trình dài và quanh co, nhưng buộc phải làm việc cùng nhau để tồn tại trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt: bị lừa bởi một cô ca kỹ, người đổ lỗi cho họ về chiến tranh; suýt bị gấu giết trong rừng; bị nhóm ăn xin tấn công; và bị bắt và làm nô lệ bởi một nhóm chiến binh Lâu Phiền. Thực ra vấn đề người lính già gặp phải phức tạp hơn rất nhiều, vì viên tướng trẻ kia chính là thế tử của nước Vệ. Công tử Văn, em trai của thế tử, là người đang thèm muốn ngôi vương của nước Vệ, âm mưu cướp ngôi anh trai. Khi biết rằng thế tử, tức vị tướng trẻ kia, vẫn sống sót sau trận chiến, công tử Văn dẫn các thuộc hạ của mình tiến hành săn lùng và mưu hại thế tử để đảm bảo cho việc lên ngôi của anh ta. Mặc dù hai người thuộc hai quốc gia thù địch nhau, nhưng cuối cùng người lính già lại đứng về phía thế tử chống lại công tử Văn. Thế tử và công tử Văn quyết định hợp tác khi họ bị tấn công bởi các chiến binh Lâu Phiền, thủ lĩnh tộc này đang tìm cách trả thù công tử Văn vì trước đó anh ta đã giết vợ thủ lĩnh. Khi cuộc chiến kết thúc, công tử Văn đã tự sát để hài lòng thủ lĩnh Lâu Phiền và nói với thế tử rằng một trong hai người cần phải sống để duy trì sự tồn tại của Vệ Quốc. Cuối cùng, người lính già đưa thế tử đến Lương Quốc, nhưng ông đổi ý vào phút cuối và thả thế tử đi – sau khi anh hứa rằng nước Vệ sẽ không gây chiến với Lương trong mười năm tới nếu anh ta trở thành vua của Vệ. Quay về nước Lương, người lính già bị sốc nặng khi thấy quê hương của mình đã bị nước Tần chinh phục và chiếm đóng hoàn toàn. Chán nản vì nhiệm vụ của mình đã trở nên vô ích và không còn gì để quay trở lại, Người lính giương cờ Lương để thách thức quân Tần, nên lính Tần đã bắn tên vào ông ta. Trong khi vẫn kiêu hãnh giương cao cờ Lương, người lính già gục xuống mà chết. Nhiều năm sau, nước Vệ cuối cùng đầu hàng nước Tần mà không cần đến chiến tranh. Diễn viên Thành Long vai Người lính già. Vương Lực Hoành vai Viên tướng trẻ. Yoo Seung-jun vai Công tử Văn, em trai vị tướng trẻ. Lâm Bằng vai Người ca nữ. Tấn Tùng vai Thủ lĩnh Lâu Phiền. Lô Huệ Quang vai Vệ binh của công tử Văn. Ngô Việt vai Người ăn mày. Viên Hòa Bình vai Một quan chức nước Lương. Sản xuất Đại Binh Tiểu Tướng là được đồng sản xuất bởi Polybona Films của Trung Quốc và JCE Movies Limited của Hồng Kông, một công ty do Thành Long thành lập năm 2003. Bộ phim đáng chú ý vì đã được lên kế hoạch trong vòng hơn 20 năm. Thành Long đã muốn tham gia và viết kịch bản một bộ phim hài lấy bối cảnh lịch sử từ những năm 1980, khi điện ảnh hành động Hồng Kông đang nổi lên. Tuyển vai Thành Long ban đầu đã nghĩ đến Ngô Ngạn Tổ để đóng vai vị tướng trẻ, nhưng ông đã bỏ qua suy nghĩ đó sau khi nhận ra mình từng quay hai bộ phim với Ngô. Lâm Phụng Kiều, vợ của Thành Long, đã đề xuất con trai của họ là Phòng Tổ Danh, nhưng Thành Long cực kỳ phản đối. Bà Lâm sau đó kiến nghị Vương Lực Hoành, người mà Thành Long đã đồng ý ngay lập tức. Thành Long và Vương Lực Hoành vẫn là bạn thân kể từ đó và tiếp tục hợp tác trong nhiều bài hát, phim, buổi hòa nhạc và sự kiện chính thức. Phát hành tại nhà Tại Vương quốc Anh, Đại Binh Tiểu Tướng là một trong mười phim nói tiếng nước ngoài bán chạy nhất năm 2011 ở định dạng video phim gia đình và là phim Trung Quốc bán chạy thứ tư (sau Diệp Vấn 2, Diệp Vấn và Khổng Tử). Video game Tại một hội nghị ở Bắc Kinh vào ngày 20 tháng 11 năm 2009, Thành Long đã thông báo, cùng với Universal Culture Limited và EURO WEBSOFT, rằng một trò chơi MMO đang được phát hành để quảng bá cho bộ phim. Các nhân vật trong game của Thành Long và Vương Lực Hoành cũng được trình chiếu tại hội nghị. Vào ngày 26 tháng 1 năm 2010, MMO đã được phát hành trực tuyến với tên FLASH Little Big Soldier (). Trò chơi được miễn phí khi đăng ký tài khoản. Tuy nhiên, nó chỉ có sẵn bằng tiếng Trung Quốc. Xem thêm Sự nghiệp phim ảnh của Thành Long Vương Lực Hoành The Girl and the General (1967) Nguồn tham khảo Liên kết ngoài 2010s adventure comedy films Chinese action comedy films Films directed by Ding Sheng Films set in the Warring States period Hong Kong buddy films 2010s Hong Kong films Phim hành động năm 2010 Phim điện ảnh năm 2010 Phim Trung Quốc Phim điện ảnh Trung Quốc Phim năm 2010
19812581
https://vi.wikipedia.org/wiki/Edarlyn%20Reyes
Edarlyn Reyes
Edarlyn Reyes Ureña (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Cộng hòa Dominica hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái hoặc tiền vệ cánh trái cho câu lạc bộ Club Always Ready tại Giải bóng đá chuyên nghiệp Bolivia và Đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dominica. Sự nghiệp thi đấu Quốc tế Reyes ra mắt quốc tế cho Cộng hòa Dominica trong chiến thắng 3–0 trước Quần đảo Cayman thuộc khuôn khổ Vòng loại CONCACAF Nations League 2019–20 vào ngày 13 tháng 10 năm 2018. Tham khảo Liên kết ngoài Cibao profile Edarlyn Reyes on PlaymakerStats Sinh năm 1997 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Cộng hòa Dominica Cầu thủ bóng đá Cộng hòa Dominica ở nước ngoài Hậu vệ bóng đá Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá F.A. Euro Cầu thủ bóng đá Cibao FC Cầu thủ bóng đá Real Santa Cruz Cầu thủ bóng đá Emirates Club Cầu thủ bóng đá Club Always Ready Cầu thủ bóng đá USL League Two Cầu thủ bóng đá Liga Dominicana de Fútbol Cầu thủ Giải bóng đá chuyên nghiệp Bolivia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Dominica Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Cộng hòa Dominica Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bolivia Cầu thủ bóng đá nước ngoài tại Hoa Kỳ Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
19812584
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oppenheimer%20%28phim%29
Oppenheimer (phim)
Oppenheimer là một bộ phim điện ảnh AnhMỹ thuộc thể loại tiểu sửtâm lýchính kịch ra mắt vào năm 2023 do Christopher Nolan làm đạo diễn, viết kịch bản và đồng sản xuất. Tác phẩm xoay quanh Robert Oppenheimer, một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, người đã hợp tác phát triển ra những vũ khí hạt nhân đầu tiên trong dự án Manhattan, cùng với đó là những câu chuyện về đời tư và hoạt động chính trị của ông. Được chuyển thể từ tác phẩm tiểu sử đoạt giải Pulitzer American Prometheus của Kai Bird và Martin J. Sherwin vào năm 2005, bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Cillian Murphy trong vai chính Oppenheimer, cùng với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên phụ bao gồm Emily Blunt, Matt Damon, Robert Downey Jr., Florence Pugh, Josh Hartnett, Casey Affleck, Rami Malek và Kenneth Branagh. Sau những mâu thuẫn không thể hàn gắn giữa Nolan và Warner Bros. Pictures, bộ phim được bật đèn xanh để sản xuất vào tháng 9 năm 2021 sau khi Universal Pictures chiếm suất mua kịch bản của ông. Cillian Murphy là người đầu tiên tham gia vào bộ phim vào tháng 10 cùng năm, và dàn diễn viên còn lại đều đã ký hợp đồng gia nhập đóng phim từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Việc sản xuất tiền kỳ được thực hiện vào tháng 1 năm 2022, và bộ phim bắt đầu khởi quay vào tháng 2 năm 2022 và chính thức đóng máy vào tháng 5 cùng năm. Tác phẩm được quay kết hợp giữa hai máy quay IMAX 65mm và Panavision 65mm, và đây cũng là lần đầu tiên mà kỹ thuật quay phim dưới dạng nhiếp ảnh phim IMAX kiểu phông trắng đen được sử dụng. Giống như những bộ phim trước đó của mình, Nolan đã sử dụng rất nhiều hiệu ứng hình ảnh thực tế và hạn chế đến mức gần như không sử dụng những công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính trong lúc khởi quay bộ phim. Oppenheimer có buổi công chiếu lần đầu tại rạp Le Grand Rex ở Paris vào ngày 11 tháng 7 năm 2023, và được Universal Pictures phát hành tại Anh và Mỹ vào ngày 21 tháng 7 năm 2023, trùng với ngày ra mắt bộ phim Nàng Barbie. Tác phẩm cũng được ra mắt tại Việt Nam vào ngày 11 tháng 8 cùng năm sau nhiều lần lùi lịch chiếu. Đây là bộ phim đầu tiên của Nolan không được phát hành bởi hãng Warner Bros. Pictures ở cả hai thị trường nội địa và quốc tế kể từ Memento (2000) và đồng thời cũng là bộ phim được dán nhãn R đầu tiên kể từ Insomnia (2002). Sau khi ra mắt, tác phẩm nhận về những lời khen ngợi từ giới chuyên môn, với lời khen ngợi chủ yếu dành cho kịch bản, kỹ xảo, nhạc phim, cách Nolan đạo diễn bộ phim và diễn xuất của các diễn viên trong phim. Tác phẩm hiện là một thành công lớn về mặt doanh thu khi đang thu về 671,4 triệu USD từ kinh phí sản xuất 100 triệu USD, qua đó trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ bảy vào năm 2023, bộ phim liên quan đến Thế chiến thứ hai có doanh thu cao nhất và bộ phim dán nhãn R có doanh thu cao thứ bảy mọi thời đại. Nội dung Năm 1926, Robert Oppenheimer là một sinh viên xuất sắc tại phòng thí nghiệm Cavendish ở Đại học Cambridge, nhưng lại cảm thấy nhớ nhà và gặp khó khăn trong việc học tập dưới con mắt của vị giáo sư Patrick Blackett, điều này đã khiến ông trầm cảm rất nhiều. Oppenheimer có ý định hãm hại giáo sư của mình bằng việc tẩm độc quả táo cho thầy ăn, nhưng Niels Bohr đã vô tình nhìn thấy trái táo đó và Oppenheimer kịp thời ngăn không cho ông ta ăn. Bohr đã khuyên Oppenheimer nên sang Đức học ngành vật lý lý thuyết để phát triển tài năng thiêm bẩm của ông. Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ về vật lý tại Đại học Göttingen và có cuộc gặp gỡ với Werner Heisenberg tại một hội nghị ở Thụy Sĩ, ông trở về Mỹ do không có những nghiên cứu về vật lý lượng tử. Với mong muốn mở rộng những nghiên cứu của mình, ông bắt đầu giảng dạy tại Đại học California, Berkeley, đồng thời dành thời gian làm việc cho Viện Công nghệ California. Trong những khoảng thời gian đó, ông gặp những nhân vật quan trọng làm thay đổi vận mệnh của ông, bao gồm Jean Tatlockmột nhà tâm thần học kiêm nhà báo của Đảng Cộng sảnngười mà ông có một mối quan hệ tình cảm đầy phức tạp và sóng gió; Ernest Lawrencenhà khoa học đoạt giải Nobel vào năm 1939người nhấn mạnh tầm quan trọng của các ứng dụng thực tế; và Katherine "Kitty" Oppenheimermột nhà sinh học kiêm đảng viên của Đảng Cộng sảnngười mà sau này ông kết hôn vào năm 1940. Năm 1939, Leo Szilard và Albert Einstein đã viết một bức điện khẩn cấp cho Tổng thống Franklin D. Roosevelt về mức độ nguy hiểm của bom nguyên tử, và cảnh báo rằng chính phủ cần phải có những giải pháp ngăn chặn điều đó. Đến năm 1942, Leslie Grovesmột Thiếu tướng trực thuộc Công binh Lục quân Hoa Kỳđã gặp gỡ Oppenheimer và đề nghị ông tham gia vào việc phát triển bom nguyên tử, nhưng Oppenheimer chỉ chịu tham gia sau khi cam kết với họ rằng ông không có thiện cảm với chủ nghĩa cộng sản. Oppenheimer tập hợp một nhóm các nhà khoa học để làm nên dự án Manhattan, theo đó họ cùng nhau nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra bom nguyên tử tại phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, New Mexico, nhằm mục đích sử dụng nó như một phương tiện để cứu thế giới bất chấp những lo ngại về hậu quả toàn cầu mà nó mang lại. Hơn nữa, sự nguy hiểm của Đức Quốc xã và cách đối xử tàn bạo của chúng đối với người Do Thái đã thúc đẩy ông làm điều này. Trong lúc phát triển dự án, ông và Einstein đã thảo luận về khả năng quả bom nguyên tử gây ra phản ứng dây chuyền có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc và tệ hơn là có khả năng tạo ra ngày tận thế. Oppenheimer thậm chí còn biết được một điệp viên Liên Xô có thể đã tiết lộ thông tin tình báo của dự án cho Nga. Năm 1944, biết tin Tatlock đã chết do tự sát, Oppenheimer cảm thấy rất đau lòng. Khi quân Đức Quốc xã bị thua trận trong Thế chiến thứ hai, một số nhà khoa học trong dự án đều tỏ ra lo lắng rằng liệu họ có nên tiếp tục chế tạo quả bom nguyên tử hay không. Mặc dù vậy, dự án vẫn tiếp tục và vụ thử hạt nhân Trinity được thực hiện vào năm 1945 với kết quả thành công tốt đẹp trước khi hội nghị Potsdam diễn ra. Khi Thế chiến thứ hai đang dần đi đến hồi kết, Tổng thống Harry S. Truman đã đưa ra quyết định thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Chứng kiến sự tàn phá to lớn và thiệt hại nặng nề về người và của do những vụ đánh bom này gây ra, Oppenheimer gặp Truman tại văn phòng và cầu xin ông ngưng phát triển những vũ khí hạt nhân, nhưng Truman coi những thái độ thẳng thắn và dứt khoát của Oppenheimer là điểm yếu của ông. Hơn nữa, Truman không bắt Oppenheimer phải chịu mọi trách nhiệm về việc sử dụng bom nguyên tử, nhưng điều này chỉ khiến Oppenheimer càng thêm đau khổ hơn. Sau chiến tranh, Oppenheimer trở thành người lên tiếng ủng hộ chống lại sự phát triển các vũ khí hạt nhân nhằm chạy đua vũ trang, đặc biệt là việc Edward Teller chế tạo ra bom hydro. Nào ngờ, lập trường của ông vô tình lại trở thành một chi tiết gây tranh cãi trong bầu không khí căng thẳng của Chiến tranh Lạnh với Liên Xô. Nhiều quan chức chính phủ cũng bắt đầu cảm thấy nghi ngờ về Oppenheimer do ông có mối quan hệ với những người thuộc cánh tả và Jean Tatlockngười đã có liên hệ với những đảng viên của Đảng Cộng sản. Lewis Straussmột doanh nhân quyền lực với quan điểm kiên quyết chống cộng và có ác cảm từ trước với Oppenheimerđã nắm bắt cơ hội để khai thác rõ hơn về những cáo buộc này, nhằm loại bỏ ông ra khỏi ảnh hưởng chính trị. Kết quả, chính phủ đã mở một phiên điều trần an ninh và Oppenheimer không những bị một số đồng nghiệp phản bội, mà còn bị tước quyền miễn trừ an ninh, dẫn đến ông không còn có sức ảnh hưởng trong các vấn đề năng lượng nguyên tử và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong phiên điều trần của Thượng viện để giúp Strauss giành được vị trí Bộ trưởng Thương mại, hành động của Strauss đã bị vạch trần khi David Hillmột nhà báo và là cựu kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm luyện kim tại Đại học Chicagođã làm chứng nhằm chống lại Strauss. Theo đó, ông đã chỉ ra sự bất mãn cá nhân của Strauss đối với Oppenheimer và có những chính sách chống lại Oppenheimer. Cuối cùng, Strauss không những làm tổn hại đến danh tiếng của mình, mà ông còn bị Thượng viện cũng như John F. Kennedy bác bỏ vị trí đó. Năm 1963, Oppenheimer được Tổng thống Lyndon B. Johnson trao giải Enrico Fermi nhằm phục hồi uy tín chính trị cho ông. Một hồi tưởng cho thấy cuộc trò chuyện trước đó của ông với Einstein được tiết lộ không phải là về việc chỉ trích Strauss, mà là về những tác động sâu rộng của vũ khí hạt nhân và gánh nặng tri thức nặng nề mà chúng mang theo. Dù cho vụ thử hạt nhân Trinity đã thành công, nhưng Oppenheimer vẫn tự hỏi rằng liệu nhân loại có thực sự bắt đầu thực hiện một phản ứng dây chuyền của các sự kiện có thể kết thúc thế giới hay không, và ông hình dung nó khi bị phá hủy bằng những suy nghĩ của mình. Diễn viên Dưới đây là danh sách các diễn viên có mặt trong phim Oppenheimer. Mặc dù có hơn 120 diễn viên tham gia vào bộ phim nhưng đề mục này chỉ liệt kê những diễn viên thủ vai những nhân vật có ảnh hưởng đến nội dung của phim. Những nhân vật mà các diễn viên thủ vai đều là những nhân vật có thật trong lịch sử. Nhân vật chính Cillian Murphy trong vai Robert Oppenheimer, một nhà vật lý lý thuyết và là người lãnh đạo thời chiến tại phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos. Ông là người có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển những vũ khí hạt nhân đầu tiên trong dự án Manhattan, đặc biệt là bom nguyên tử. Ngoài ra, ông còn là người bị nghi ngờ điều tra trong một phiên điều trần an ninh. Emily Blunt trong vai Katherine "Kitty" Oppenheimer, một nhà sinh học và là vợ của Robert Oppenheimer. Bà cũng là đảng viên của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Matt Damon trong vai Leslie Groves, một sĩ quan thuộc Công binh Lục quân Hoa Kỳ. Ông là người phụ trách cho dự án Manhattan. Robert Downey Jr. trong vai Lewis Strauss, một doanh nhân kiêm chủ tịch của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ. Ông là người có ác cảm với Oppenheimer. Florence Pugh trong vai Jean Tatlock, một nhà tâm thần học và là đảng viên kiêm nhà báo của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Bà có mối quan hệ tình cảm với Robert Oppenheimer. Josh Hartnett trong vai Ernest Lawrence, một nhà vật lý học có những đóng góp lớn cho dự án Manhattan. Casey Affleck trong vai Boris Pash, một sĩ quan tình báo quân đội thuộc Lục quân Hoa Kỳ. Rami Malek trong vai David Hill, một nhà khoa học làm việc cho dự án Manhattan và là nhà báo sau chiến tranh. Ông từng là kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm luyện kim tại Đại học Chicago. Kenneth Branagh trong vai Niels Bohr, một nhà vật lý học người Đan Mạch, là người cố vấn trong dự án Manhattan. Nhân vật phụ Benny Safdie trong vai Edward Teller, một nhà vật lý lý thuyết làm việc cho dự án Manhattan. Ông còn là người phản bội Robert Oppenheimer trong một phiên điều trần an ninh. Dylan Arnold trong vai Frank Oppenheimer, một nhà khoa học và giáo sư về vật lý học. Là em trai của Robert Oppenheimer và là đảng viên của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, ông tham gia vào dự án Manhattan và làm việc trên thiết bị đo đạc của Trinity. Gustaf Skarsgård trong vai Hans Bethe, một nhà khoa học làm việc cho dự án Manhattan. David Krumholtz trong vai Isidor Isaac Rabi, một nhà khoa học làm việc về việc phát triển radar trong dự án Manhattan. Matthew Modine trong vai Vannevar Bush, một nhà khoa học và kỹ sư có công trong việc khởi xướng và quản lý dự án Manhattan. David Dastmalchian trong vai William L. Borden, một luật sư ủng hộ việc phát triển vũ khí hạt nhân. Ông là người đã viết thư cáo buộc Robert Oppenheimer làm gián điệp cho Liên Xô, dẫn đến chính phủ phải mở một phiên điều trần an ninh. Tom Conti trong vai Albert Einstein, một nhà vật lý người Đức gốc Do Thái. Ông là người cảnh báo Mỹ nên có những nghiên cứu phát triển bom nguyên tử nhằm chống lại Đức Quốc xã. Michael Angarano trong vai Robert Serber, một nhà khoa học tham gia vào dự án Manhattan. Jack Quaid trong vai Richard Feynman, một nhà khoa học giám sát việc phát triển bom nguyên tử trong Thế chiến thứ hai. Josh Peck trong vai Kenneth Bainbridge, một nhà khoa học làm việc tại Đại học Harvard. Ông là người lãnh đạo của vụ thử hạt nhân Trinity. Olivia Thirlby trong vai Lilli Hornig, một nhà khoa học làm việc cho dự án Manhattan. Dane DeHaan trong vai Kenneth Nichols, một sĩ quan thuộc Lục quân Hoa Kỳ và là kỹ sư xây dựng trong dự án Manhattan. Danny Deferrari trong vai Enrico Fermi, một nhà khoa học người Ý, người đã tham gia vào quá trình thử bom nguyên tử Trinity. Alden Ehrenreich trong vai người trợ lý Thượng viện. Jefferson Hall trong vai Haakon Chevalier, một nhà văn và giáo sư tại Đại học California, Berkley, là bạn thân của Oppenheimer. Jason Clarke trong vai Roger Robb, một thẩm phán và là người cố vấn đặc biệt trong phiên điều trần an ninh của Oppenheimer. James D'Arcy trong vai Patrick Blackett, một nhà khoa học có những đóng góp lớn trong Thế chiến thứ hai. Tony Goldwyn trong vai Gordon Gray, một luật sư và chính trị gia tham gia vào phiên điều trần an ninh của Oppenheimer. Devon Bostick trong vai Seth Neddermeyer, một nhà khoa học làm việc cho dự án Manhattan. Alex Wolff trong vai Luis Walter Alvarez, một nhà khoa học có những đóng góp cho việc phát triển radar trong dự án Manhattan. Scott Grimes trong vai người cố vấn. Josh Zuckerman trong vai Giovanni Rossi Lomanitz, một nhà khoa học làm việc tại Đại học California, Berkley. Matthias Schweighöfer trong vai Werner Heisenberg, một nhà vật lý người Đức, người đứng đầu chương trình vũ khí hạt nhân của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Christopher Denham trong vai Klaus Fuchs, một nhà khoa học người Đức, người đã cung cấp những thông tin chi tiết của dự án Manhattan cho Liên Xô. David Rysdahl trong vai Donald Hornig, một nhà khoa học làm việc với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu của dự án Manhattan, và là một trong những người chuẩn bị chế tạo ra bom nguyên tử Trinity. Guy Burnet trong vai George Eltenton, một kỹ sư và nhà khoa học bí mật tham gia vào chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô. Louise Lombard trong vai Ruth Tolman, một nhà khoa học và là người cố vấn khoa học trong dự án Manhattan. Harrison Gilbertson trong vai Philip Morrison, một nhà khoa học và giáo sư vật lý học làm việc cho dự án Manhattan. Emma Dumont trong vai Jackie Oppenheimer, một nhà hoạt động nữ quyền tích cực trong Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, và là vợ của Frank Oppenheimer. Trond Fausa Aurvåg trong vai George Kistiakowsky, một giáo sư hóa lý làm việc tại Đại học Harvard, người đã tham gia vào dự án Manhattan. Olli Haaskivi trong vai Edward Condon, một nhà khoa học tham gia phát triển vũ khí hạt nhân và radar trong dự án Manhattan. Gary Oldman trong vai Harry S. Truman, Tổng thống thứ 33 của Mỹ. Josh Gowans trong vai Ward Evans, một nhà hóa học và là thành viên ủy ban trong phiên điều trần an ninh của Oppenheimer. Kurt Koehler trong vai Thomas A. Morgan, một chính trị gia tham gia vào phiên điều trần an ninh của Oppenheimer. Hap Lawrence trong vai Lyndon B. Johnson, Tổng thống thứ 36 của Mỹ, người đã trao giải Enrico Fermi cho Oppenheimer. Macon Blair trong vai Lloyd Garrison, một luật sư và là người cố vấn của Oppenheimer trong phiên điều trần an ninh. Harry Groener trong vai Gale W. McGee, Thượng viện của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. Jack Cutmore-Scott trong vai Lyall Johnson, một sĩ quan bảo vệ an ninh trong dự án Manhattan. James Remar trong vai Henry Stimson, một luật sư và chính trị gia của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, từng làm Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Gregory Jbara trong vai Warren Magnuson, một luật sư kiêm chính trị gia giữ chức Thượng viện. Tim DeKay trong vai John Pastore, một luật sư kiêm chính trị gia, là thành viên của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ. James Urbaniak trong vai Kurt Gödel, một nhà toán học và là một trong những người đồng nghiệp của Oppenheimer. Sản xuất Phát triển Năm 2005, đạo diễn Sam Mendes đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt về việc chuyển thể tác phẩm tiểu sử American Prometheus lên màn ảnh rộng kể từ khi cuốn sách này xuất bản. Dù vậy, dự án đã không bao giờ được thực hiện, và hai tác giả Kai Bird và Martin J. Sherwin đều tỏ ra bi quan về cơ hội chuyển thể thành phim từ cuốn sách ấy. Đến năm 2015, J. David Wargongười đã sở hữu bản quyền phim của cuốn sáchđã xem qua nhiều kịch bản khác nhau với ý định chuyển thể thành phim. Khi đại dịch COVID-19 đang bùng phát, Wargo đã bay đến Hollywood và gặp diễn viên James Woods, người cũng đã sắp xếp một cuộc gặp với Charles Roven. Sau một hồi thảo luận, Roven quyết định đưa bản sao của cuốn sách cho Christopher Nolan. Thậm chí, Nolan từ lâu đã muốn làm một bộ phim về cuộc đời của Oppenheimer ngay cả trước khi đọc cuốn sách. Năm 2019, trước khi hoàn thành sản xuất bộ phim Tenet, Robert Pattinson đã tặng cho Nolan một cuốn sách bao gồm những lời nói của Oppenheimer như là một món quà để kết thúc buổi ghi hình. Theo Nolan, những lời nói trên cho thấy Oppenheimer đang phải "vật lộn với những hệ lụy và hậu quả của những gì đã xảy ra và những gì mà [ông ta] đã làm". Nolan muốn miêu tả Oppenheimer "sẽ như thế nào trong những khoảnh khắc đó", điều này trái ngược hoàn toàn với Tenet khi sử dụng du hành thời gian để ngăn chặn những vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tháng 12 năm 2020, Warner Bros. Pictures đã thông báo về kế hoạch phát sóng các bộ phim năm 2021 đồng thời tại rạp và trên nền tảng HBO Max do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Là cộng tác viên lâu năm với hãng phim này kể từ Insomnia (2002), tuy nhiên, Nolan đã bày tỏ sự quan ngại của mình trước quyết định này của hãng. Đến tháng 1 năm 2021, các phương tiện truyền thông đưa tin về việc khả năng bộ phim tiếp theo của Nolan sẽ có thể là bộ phim đầu tiên không được tài trợ hoặc phân phối phát hành bởi Warner Bros.. Nolan trước đó đã ủng hộ quyết định của hãng phim về việc phát hành song song tại rạp và trực tuyến của bộ phim Wonder Woman 1984: Nữ thần chiến binh (2020), ông chia sẻ rằng bản thân ông nhận thấy tình huống này đã được xử lý đúng cách, nhưng đồng thời ông cũng cho biết bản thân bị loại ra khỏi tất cả các cuộc thảo luận liên quan đến việc hoãn phát hành bộ phim Tenet (2020). Tháng 9 năm 2021, tờ Deadline Hollywood đã đăng bài về việc Nolan sẽ chắp bút và đạo diễn một dự án phim tiểu sử về Robert Oppenheimer, người đã tạo ra bom nguyên tử trong Thế chiến thứ hai, với vai diễn chính sẽ do Cillian Murphy đảm nhận. Cuối năm đó, ông cũng đọc lại tác phẩm American Prometheus và quyết định chuyển thể dựa trên kịch bản đã viết của mình xung quanh cuốn sách, đồng thời coi Oppenheimer là nhân vật lịch sử quan trọng nhất bởi vai trò của ông trong việc chế tạo ra bom nguyên tử. Nolan cũng đã tiếp cận với nhiều hãng phim cho dự án này bao gồm Sony Pictures, Universal Pictures, Paramount Pictures và Apple Studios do mối quan hệ căng thẳng giữa ông và Warner Bros. không thể hàn gắn. Theo thông tin từ những người trong cuộc, Paramount đã sớm bị loại khỏi sự lựa chọn của Nolan sau sự thay thế vị trí CEO kiêm chủ tịch Jim Gianopulos bằng Brian Robbins, người có quan điểm ủng hộ việc tăng cường phát hành dịch vụ chiếu phim trực tuyến. Nolan đã bắt liên lạc với Donna Langley, chủ tịch kiêm giám đốc nội dung của NBCUniversal, và sau một hồi thảo luận, Langley đã đồng ý với quan điểm của Nolan về ngành điện ảnh, qua đó Universal chấp nhận tài trợ và phân phối phát hành bộ phim, với quá trình sản xuất sẽ được bắt đầu thực hiện vào quý đầu tiên của năm 2022. Universal cũng đã chấp thuận một số yêu cầu của Nolan khi thực hiện hợp tác bao gồm ngân sách sản xuất là 100 triệu USD kèm với ngân sách tiếp thị tương đương, thời gian chiếu rạp của phim sẽ là từ 90120 ngày, phải kiếm được 20% tổng doanh thu USD đầu tiên, và đặc biệt là trong khoảng thời gian ba tuần trước và sau khi bộ phim phát hành thì Universal sẽ không được phát hành một bộ phim nào khác. Kịch bản Mặc dù hình dung ra bộ phim này trong 20 năm, nhưng phải đến khi hoàn thành sản xuất bộ phim Tenet, Nolan mới bắt tay vào việc viết kịch bản, và ông hoàn thành nó trong vài tháng vào năm 2020. Khác với những kịch bản mà Nolan đã viết trước đó, Oppenheimer là kịch bản đầu tiên mà Nolan viết ở ngôi kể thứ nhất, điều mà trước đây ông chưa từng làm bao giờ, bởi ông muốn câu chuyện được truyền tải từ góc nhìn của Oppenheimer và mô tả kết cấu của bộ phim là "cách cá nhân tương tác với lịch sử và địa chính trị", với ý định biến nó thành một câu chuyện cảnh báo. Chủ đề chính của bộ phim là giải quyết hậu quả từ các hành động của Oppenheimer, với việc Nolan chọn khám phá xem hậu quả có thể ảnh hưởng đến con người như thế nào một cách chậm trễ vì ông cảm thấy mọi người "không nhất thiết phải đối mặt với yếu tố mạnh nhất hoặc tồi tệ nhất trong hành động của bạn vào thời điểm đó". Việc tập trung vào những gì đang diễn ra trong đầu của Oppenheimer đã nói lên mong muốn của Nolan là giữ cho bộ phim được truyền tải qua cả hai góc độ khách quan lẫn chủ quan, chính vì vậy, ông đã cố tình chọn và viết xen kẽ giữa các cảnh màu và các cảnh đen trắng trong kịch bản của mình. Khi xây dựng kịch bản dựa trên sự phân tách giữa màu sắc và màu đen trắng, Nolan giải thích thêm rằng phần lớn thời lượng của bộ phim sẽ hiện lên bằng màu sắc thông thường về những trải nghiệm mang tính chủ quan của Oppenheimer, trong khi "cái nhìn khách quan hơn về câu chuyện của [Oppenheimer] từ quan điểm của [Strauss]" sẽ hiện lên bằng màu đen trắng. Do Nolan muốn làm cho bộ phim càng có tính chủ quan càng tốt, nên đội ngũ sản xuất phải quyết định hình dung ra những khái niệm của Oppenheimer về thế giới lượng tử và các làn sóng năng lượng trong phim. Một bộ khung của câu chuyện đã được mở rộng từ phiên điều trần về miễn trừ an ninh của Oppenheimer vào năm 1954 đến phiên điều trần xác nhận của Thượng viện vào năm 1959 để giúp Strauss trở thành Bộ Trưởng Thương mại dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower, với khúc đầu được thể hiện bằng màu sắc thường và khúc sau được thể hiện bằng màu đen trắng. Nolan cũng đã để ý rằng Oppenheimer chưa bao giờ công khai nói lời xin lỗi về vai trò của mình trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và ông mong muốn khắc họa cảm giác tội lỗi đó khi ông biết rằng Oppenheimer thực sự có lỗi với hành động của mình. Theo Nolan, mọi khía cạnh của kịch bản đều hoàn toàn được viết bằng ngôi kể thứ nhất. Ông cũng giải thích rằng ông làm điều đó như một "lời nhắc nhở cho tất cả mọi người" tham gia vào bộ phim rằng họ cần phải suy nghĩ về mọi thứ từ quan điểm của Oppenheimer. Ông cho biết ông "muốn thực sự đi qua câu chuyện của Oppenheimer. [Ông] không muốn ngồi cạnh anh ta và phán xét anh ta [...]. Đây là một câu chuyện mà bạn trải nghiệm với [Oppenheimer]bạn không phán xét anh ta. Bạn đang phải đối mặt với những tình huống khó xử về đạo đức không thể hòa giải với anh ta". Nolan đã bắt đầu cố gắng tìm ra những "manh mối kết nối các cõi lượng tử, sự rung động của năng lượng và hành trình cá nhân của chính Oppenheimer", đồng thời còn khắc họa về những khó khăn trong cuộc sống của ông, đặc biệt là về đời tư của mình. Chính vì những lẽ đó mà Nolan muốn triển khai thẳng thắn về mối tình đầy sóng gió giữa Oppenheimer và Jean Tatlock. Ngoài ra, ông cũng muốn khám phá ảnh hưởng của Tatlock đối với cuộc đời của Oppenheimer, vì bà là một người thuộc Đảng Cộng sản, và vì Nolan biết rằng nó sẽ "có ảnh hưởng cực lớn đến cuộc sống sau này của [Oppenheimer] và số phận cuối cùng của ông". Nolan cũng tìm cách khám phá mối quan hệ giữa Lewis Strauss và Oppenheimer, và ông được truyền cảm hứng từ mối quan hệ giữa Wolfgang Amadeus Mozart và Antonio Salieri trong bộ phim Amadeus (1984). Một khoảnh khắc quan trọng khác của bộ phim là cuộc họp mà Tổng thống Harry S. Truman gọi Oppenheimer là "gã mít ướt". Nolan đã muốn truyền tải cảnh này từ góc nhìn của Oppenheimer và cảm thấy rằng đó là một "khoảnh khắc vỡ mộng lớn, một bước ngoặt lớn [đối với Oppenheimer] trong cách tiếp cận của ông nhằm cố gắng giải quyết hậu quả của những gì ông đã dính líu" đồng thời cũng nhấn mạnh rằng đó là "một sự thay đổi lớn trong nhận thức của Oppenheimer về khả năng nhận thức thực tế". Ông cũng muốn thực hiện một sự chuyển đổi giọng điệu sau sự kiện ném bom nguyên tử, với mong muốn đi từ "tâm trạng chiến thắng cao nhất, đỉnh cao nhất đến mức thấp nhất trong khoảng thời gian xuất hiện ngắn nhất có thể trên màn ảnh". Với phần kết phim, Nolan đã để cho cảnh đó trở nên mơ hồ có chủ ý để dễ dàng giải thích và tránh thuyết giảng hoặc truyền đạt thông điệp cụ thể trong bộ phim của mình. Mặc dù vậy, ông có ý định muốn "tạo ra một loạt các phản ứng mạnh mẽ đáng lo ngại ở khúc cuối của bộ phim". Nolan có lần đầu tiên biết đến tên Oppenheimer sau khi nghe ca từ "Làm thế nào tôi có thể cứu cậu bé của mình khỏi món đồ chơi chết người của Oppenheimer?" (How can I save my little boy from Oppenheimer's deadly toy?) từ bài hát "Russians" (1985) của Sting. Bên cạnh đó, ông còn được truyền cảm hứng từ những nỗi sợ của mình về thảm sát bằng hạt nhân, bởi ông đã từng sống trong Chiến dịch giải trừ vũ khí hạt nhân (CND) và các cuộc biểu tình chống vũ khí hạt nhân tại sân bay RAF Greenham Common. Ông cho biết "dù mối quan hệ của chúng ta với nỗi sợ đó đã lắng xuống và trôi theo thời gian, nhưng bản thân mối đe dọa này chưa bao giờ thực sự biến mất", và cảm thấy rằng vụ Nga xâm lược Ukraina vào năm 2022 đã làm trỗi dậy một lần nữa về nỗi sợ hạt nhân. Nolan cũng đã từng viết kịch bản cho một bộ phim tiểu sử về Howard Hughes trong khoảng thời gian sản xuất tác phẩm The Aviator (2004) của Martin Scorsese, bộ phim đã giúp ông có một cái nhìn sâu sắc về cách viết kịch bản về cuộc đời của một nhân vật. Emily Blunt đã mô tả kịch bản của Nolan là cực kì "xúc động" và nó giống như một tác phẩm giật gân. Cô còn nhận xét rằng cô cảm thấy Nolan đã gần như chuyển hóa từ một bộ phim tiểu sử thành một bộ phim giật gân "như con ngựa thành Troy vậy". Chọn diễn viên Oppenheimer đánh dấu là lần thứ sáu hợp tác giữa Nolan và Murphy, đồng thời cũng là bộ phim đầu tiên giữa hai người mà Murphy đảm nhận vai chính. Tháng 9 năm 2020, Nolan đã gọi điện trước cho Cillian Murphy để yêu cầu anh đóng vai Oppenheimer, và Murphy đã nhiệt tình chấp nhận lời đề nghị của ông, đồng thời còn tỏ ra thích thú trước cơ hội được đóng vai chính trong bộ phim của ông. Sau đó, Nolan đã bay sang Dublin để đưa cuốn kịch bản của mình cho Murphy, Murphy đã đọc ngay tại phòng khách sạn của Nolan rồi trả lại cho ông. Sau khi đọc xong, Murphy cho biết đây là kịch bản hay nhất mà anh từng đọc, ngoài ra anh còn thừa nhận rằng bản thân mình "chưa từng đọc một cuốn kịch bản nào ở ngôi kể thứ nhất", vì thế anh "cần nhiều thời gian để thích nghi với nó". Để chuẩn bị cho vai diễn, Murphy đã làm điều mà anh tóm tắt là "đọc rất nhiều" về cuộc đời của Oppenheimer, trong đó có cuốn tiểu sử American Prometheus và dành vài giờ xem một số tư liệu lịch sử về việc Oppenheimer giảng bài và thực hiện những buổi phỏng vấn. Ngoài ra, anh còn được truyền cảm hứng từ diện mạo của David Bowie vào những năm 1970, và thậm chí còn phải giảm khá nhiều cân. Murphy đã hợp tác với Nolan và Ellen Mirojnicknhà thiết kế phục trang của bộ phimđể trau dồi và nghiền ngẫm về vẻ ngoài đặc biệt của Oppenheimer qua ánh mắt mãnh liệt, tư thế, tẩu thuốc và chiếc mũ của ông. Murphy cho biết anh "không cố tạo ấn tượng về Robert Oppenheimer. Đó là một Oppenheimer chắt lọc từ Oppenheimer mà chúng ta thấy trong tư liệu lịch sử và Oppenheimer mà [anh] gặp trong kịch bản của [Nolan]. Đó là một quá trình lâu dài để đạt được sự tổng hợp giữa biểu diễn và diễn giải". Việc tuyển chọn diễn viên cũng được diễn ra cực kì bảo mật và chặt chẽ đến mức nhiều diễn viên đã không được biết về vai diễn mà họ sẽ nhận cho đến khi đặt bút ký hợp đồng vào vai thành công. Các diễn viên như Robert Downey Jr., Matt Damon và Emily Blunt đã phải cắt giảm tiền lương để tham gia bộ phim, theo đó, họ chỉ nhận 4 triệu USD khi vào vai thay vì khoảng 1020 triệu USD như thường lệ. Downey Jr. đã đến nhà Nolan để xem kịch bản được in màu đen trên giấy đỏ, còn Blunt gặp Nolan ở Los Angeles và nhiệt tình chấp thuận lời mời của ông khi được mời đóng vai Katherine "Kitty" Oppenheimer trong bộ phim. Cô còn bắt liên lạc với Murphy để hiểu rõ hơn khi làm việc chung với Nolan sẽ như thế nào. Trong khi đó, sau khi đàm phán với người vợ Luciana Barroso của mình trong trị liệu hôn nhân, Matt Damon tạm thời ngừng diễn xuất cho đến khi Nolan thuê anh tham gia vào bộ phim. Sau khi trò chuyện với Paul Thomas Anderson về những trải nghiệm của ông khi chỉ đạo Benny Safdie vào vai trong bộ phim Licorize Pizza (2021), Nolan quyết định chọn Safdie gia nhập dàn diễn viên. Với vai diễn Edward Teller của mình, Safdie đã học ngành vật lý hạt nhân với một nhà vật lý khác ở Đại học Columbia. Downey Jr. cho biết Oppenheimer là "bộ phim hay nhất" mà ông từng tham gia. Là người tham gia diễn xuất trong mọi tác phẩm của Nolan kể từ bộ phim Huyền thoại Người Dơi (2005), nhưng Oppenheimer là bộ phim đầu tiên mà Michael Caine không được Nolan chọn để vào vai. Giải thích về điều này, Nolan cho biết Caine "không phải là một diễn viên thực thụ. [...] Nhưng [Caine] đã ở bên chúng tôi về mặt tinh thần rất nhiều và tôi đã có sự hợp tác tuyệt vời nhất với ông ấy trong nhiều năm qua". Quay phim Quá trình sản xuất tiền kỳ của phim được tiến hành tại New Mexico vào tháng 1 năm 2022, nơi diễn ra cuộc tuyển vai cho các vai diễn cư dân địa phương, quân nhân và nhà khoa học kéo dài hai ngày tại Santa Fe và Los Alamos. Ngoài ra, các buổi thử vai khác cũng được tổ chức vào tháng 2. Bộ phim bắt đầu khởi quay vào ngày 28 tháng 2 năm 2022 tại Ghost Ranch, New Mexico, với Hoyte van Hoytema đảm nhận vị trí nhà quay phim, đánh dấu đây là lần thứ tư mà van Hoytema và Nolan cộng tác với nhau, sau Hố đen tử thần, Cuộc di tản Dunkirk và Tenet. Gary Oldman cũng chia sẻ rằng ông đã có mặt trong một ngày vào tháng 5 cho "một phân cảnh và một trang rưỡi kịch bản". Floracon gái cả của Nolancũng đã có một cảnh quay mà trong đó cô vào vai một cô gái trẻ trong một vụ nổ như một phần từ tầm nhìn của Oppenheimer. Mục đích của Nolan khi đưa cảnh này vào nhằm truyền đạt rằng "vấn đề là nếu bạn tạo ra sức mạnh hủy diệt tối thượng thì nó cũng sẽ tiêu diệt những người ở gần và thân yêu với bạn", và ông cảm thấy rằng làm như vậy là cách tốt nhất để thể hiện điều đó. Oppenheimer là bộ phim có sự kết hợp quay giữa hai máy quay IMAX 65mm và Panavision 65mm, ngoài ra còn là bộ phim đầu tiên quay dưới dạng nhiếp ảnh phim IMAX kiểu phông trắng đen do Kodak chế tạo và FotoKem phát triển. Vào tuần thứ hai của tháng 4 năm 2022, phim được quay tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton ở Princeton, New Jersey. Việc quay phim cũng được diễn ra tại California, chủ yếu quay xung quanh khuôn viên của Đại học California, Berkeley. Trong một chuyến đi nghiên cứu vào năm 2021, Nolan nhận thấy Los Alamos đã có nhiều thay đổi đáng kể so với diện mạo của thành phố vào những năm 1940 và không thể sử dụng để quay những cảnh quay ngoại cảnh của thành phố, chẳng hạn như có một quán cà phê Starbucks ở một nơi tương đương với một con phố chính trong thành phố. Thay vào đó, tổ sản xuất đã phải xây dựng một phiên bản của Los Alamos vào những năm 1940 trên một cao nguyên tương tự ở Ghost Ranch, họ đã mất ba tháng để xây dựng bối cảnh và chỉ được quay nó trong sáu ngày. Tổ làm phim cũng đã quay một số cảnh tại những địa điểm thật của Los Alamos từ ngày 8 tháng 3 năm 2022. Nhiều cảnh trong phim thường diễn ra ở các giảng đường hàn lâm, và để tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất, tổ sản xuất đã quyết định không cố gắng xây dựng lại các hội trường thành những bối cảnh của Ghost Ranch, thay vào đó họ đã thực hiện ghi hình trong một ký túc xá của Quân đoàn phụ nữ ở Los Alamos. Một số cảnh quay cũng đã được thực hiện trong căn nhà gỗ của Oppenheimer đã được khôi phục. Tác giả Kai Bird cũng đã có mặt trên phim trường và cực kì ấn tượng trước màn trình diễn của Murphy khi vào vai Oppenheimer. Trong lúc quay phim, tổ làm phim đã sử dụng những chất nổ thật để tái tạo lại vụ thử hạt nhân Trinity nhằm hạn chế việc sử dụng đồ họa do máy tính tạo ra. Khi tin tức lần đầu tiên được đưa lên mạng, nhiều người hâm mộ trung thành của Nolan đều nghĩ rằng ông đã cho nổ một quả bom nguyên tử thực sự. Nolan sau đó đã nhận xét rằng ông thật hãnh diện khi biết "mọi người nghĩ rằng [ông] sẽ có khả năng làm được điều gì đó cực đoan như thế", nhưng "cũng hơi đáng sợ". Tổ sản xuất đã nhận được sự cho phép của chính phủ để quay phim tại trường bắn tên lửa White Sands, nhưng chỉ vào những thời điểm rất bất tiện, vì vậy họ đã chọn quay cảnh ở nơi khác trên sa mạc New Mexico. Tổ làm phim cũng đã thực hiện ghi hình một số cảnh quay ở Belen, New Mexico trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, trong đó Murphy leo lên một tòa tháp làm bằng thép cao 100 bộ (tức hơn 30m), một bản sao của địa điểm ban đầu được sử dụng trong vụ thử hạt nhân Trinity. Một bối cảnh đặc biệt được thiết lập bằng việc sử dụng các chất bao gồm xăng, propan, bột nhôm và magie. Khi sử dụng các mô hình thu nhỏ để tạo hiệu ứng thực tế, Scott R. Fishernhà giám sát hiệu ứng hình ảnh đặc biệt của bộ phimđã gọi chúng là "những vật thể lớn", vì tổ kỹ xảo đã cố gắng tạo ra những mô hình lớn nhất có thể. Để làm cho mô hình trông giống như kích thước tự nhiên, tổ kỹ xảo đã sử dụng phối cảnh độc đáo. Toàn bộ thị trấn theo phong cách những năm 1940 cũng được xây dựng từ lúc đầu. Việc hình dung về sự tương tác giữa các nguyên tử, phân tử và sóng năng lượng, cũng như mô tả về các ngôi sao, lỗ đen và siêu tân tinh cũng đạt được bằng việc sử dụng các hiệu ứng thực tế. Nolan cho biết bộ phim hoàn toàn không sử dụng đồ họa bằng máy tính. Tổ làm phim chính thức đóng máy việc ghi hình vào ngày 22 tháng 5 năm 2022 sau 57 ngày khởi quay không liên tục. Hậu kỳ Phần biên tập đã được Jennifer Lamengười từng làm nhà biên tập cho Tenetchỉnh sửa và hoàn thiện. Trong khi kiểm tra cảnh quay trong lúc biên tập, Nolan và Lame đã thực hiện "chuyển đổi nhân vật", trong đó họ đảm bảo rằng tất cả các nhân vật đều được hiển thị chính xác do bộ phim có nhịp độ nhanh hơn hầu hết các bộ phim bom tấn truyền thống. Những hiệu ứng kỹ xảo do DNEG thực hiện và đây cũng là lần thứ tám mà Nolan cộng tác với hãng kỹ xảo này. Andrew Jackson là người giám sát toàn bộ hiệu ứng hình ảnh của bộ phim, trong đó có phân cảnh thử nghiệm Trinity. Việc tổng hợp các cảnh bằng kỹ thuật số đã được sử dụng cho phân cảnh thử nghiệm Trinity để thêm nhiều lớp cảnh vào vụ nổ được quay ở góc nhiều mặt khác nhau. Nhạc phim Ngày 8 tháng 10 năm 2021, Ludwig Göransson tiếp tục đảm nhận vị trí nhà soạn nhạc của bộ phim sau lần hợp tác cùng bộ phim trước đó của Nolan là Tenet. Khi được mời để tham gia soạn nhạc cho bộ phim, Göransson tỏ ra rất lo lắng bởi phạm vi và quy mô quá lớn của dự án. Trong giai đoạn tiền kỳ, Nolan đã chia sẻ kịch bản với Andrew Jackson bởi ông cần truyền đạt các hiện tượng như cơ học lượng tử và phản ứng hạt nhân trên màn ảnh. Tổ kỹ xảo bắt đầu tạo các cảnh quay thử nghiệm về hạt, sóng và phản ứng dây chuyền. Nolan sau đó cho Göransson xem đoạn phim này, và Göransson đã sử dụng nó để lấy cảm hứng cho bản nhạc phim của mình. Việc soạn nhạc cho Oppenheimer được xem là một thách thức khá độc đáo đối với Göransson, bởi anh chưa bao giờ soạn nhạc phim chỉ thể hiện quan điểm và cách thức hoạt động bên trong của một nhân vật. Nolan không đưa ra định hướng cụ thể về cách ông muốn bản nhạc phát ra như thế nào, thay vào đó, gợi ý duy nhất mà ông đưa ra cho Göransson là thể hiện nhân vật của Robert Oppenheimer và chủ đề chính của bộ phim bằng đàn violin. Nolan cho biết có "một sự căng thẳng trong âm thanh theo cách mà [ông] nghĩ rất phù hợp với trí tuệ và cảm xúc căng thẳng của Robert Oppenheimer." Sử dụng đàn violin làm điểm bắt đầu cho bản nhạc, Göransson đã hợp tác với vợ của mình là Serenamột nghệ sĩ violinnhằm bắt đầu thử nghiệm về kỹ thuật vuốt nốt (glissando) dưới dạng âm rung (vibrato) và âm quãng ngắn (microtonal), với mong muốn truyền đạt sự lo lắng của Oppenheimer thông qua khả năng của violin trong việc chuyển từ âm thanh bay bổng, lãng mạn sang âm thanh kinh hoàng và "dễ gây loạn thần kinh". Bản nhạc của Göransson bao gồm ba chương: nền tảng vật lý của Oppenheimer, dự án Manhattan và vụ thử hạt nhân Trinity, và phiên điều trần an ninh của Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ. Bản nhạc phim bắt đầu bằng những giai điệu tươi vui của các dụng cụ gồm bộ dây, đàn hạc và đàn piano khi Oppenheimer khám phá lý thuyết và bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà vật lý. Khi chuyển sang chương thứ hai, giai điệu của bản nhạc sẽ thay đổi bất thường khi chế tạo bom nguyên tử, với việc âm thanh sẽ bị khuếch đại bằng âm trầm và âm thanh tích tắc. Göransson còn cực kì thận trọng để không chuyển bản nhạc của mình thành âm thanh "bùng nổ"đặc biệt là ở trong phần giữa của bộ phim, bởi anh tin rằng nếu bản nhạc của mình quá bùng nổ, thì những vụ nổ trong phim sẽ không có nhiều tác động lớn đến khán giả. Mặc dù bộ phim là một tác phẩm lịch sử và Göransson đã sử dụng nhiều nhạc cụ phù hợp với thời đại, tuy nhiên anh cũng muốn bản nhạc có cảm giác "vượt thời gian" nên đã chọn cách truyền dàn nhạc giao hưởng truyền thống bằng đàn synthesizer và bộ sản xuất đơn âm (mono-production). Anh và Nolan cũng đã thống nhất không chọn trống vì điều này có nguy cơ khiến tổng thể bản nhạc mang cảm giác "quân phiệt", thay vào đó anh kết hợp các yếu tố bộ gõ khác như dậm chân, âm thanh tích tắc và thậm chí còn sử dụng cả máy đo liều. Ngoài những nhạc cụ kể trên, Göransson còn truyền tải năng lượng của bản nhạc thông qua nhịp độ. Chẳng hạn, trong nhạc phẩm "Can You Hear The Music", anh đã phải thay đổi nhịp độ của nhạc phẩm này tận 21 lần, một kỳ tích chưa từng có đối với một dàn nhạc giao hưởng trực tiếp. Lúc đầu, Göransson gọi trình tự này là "không thể phát được" và dự định thu âm nó theo từng ô nhịp, nhưng vợ anh đã khuyến khích anh thử các kỹ thuật ghi âm khác nhau và thu âm nó chỉ trong một lần. Chỉ riêng trình tự này đã phải mất ba ngày để thu lại. Không giống như hầu hết các trường hợp soạn nhạc phim thường diễn ra ở giai đoạn hậu kỳ, Göransson đã tham gia các buổi họp hàng tuần ba tháng trước khi bộ phim bắt đầu khởi quay, và dành mỗi tuần viết bản nhạc dài mười phút cho Nolan. Göransson mô tả quá trình này là sự hợp tác "rất ăn ý và cởi mở". Nolan sau đó có thể bắt đầu quay bộ phim với việc nghe "khoảng hai hoặc ba giờ đồng hồ của mỗi bản nhạc" mà ông có thể tham khảo. Ngoài ra, khi bắt đầu phần biên tập ở giai đoạn hậu kỳ, Nolan và Jennifer Lame đã có thể sử dụng những bản nhạc sơ bộ của Göransson cho phần đầu của bộ phim mà không cần bản nhạc tạm thời. Bản nhạc phim chính thức của Göransson được thu âm trong năm ngày với 70 nghệ sĩ của dàn nhạc giao hưởng. Bản nhạc của Göransson được giới thiệu trong đoạn trailer của bộ phim vào ngày 8 tháng 5 năm 2023, và đồng thời còn được giới thiệu trong bản nhìn độc quyền đầu tiên dài năm phút của Universal Pictures vào ngày 13 tháng 7 cùng năm. Album nhạc phim được phát hành vào ngày 21 tháng 7 năm 2023 dưới định dạng phát trực tuyến và tải nhạc kỹ thuật số, và sẽ được hãng Mondo phát hành dưới dạng đĩa CD và đĩa than. Nhìn chung, giới chuyên môn đều dành những lời khen ngợi cho album nhạc phim này khi đánh giá bộ phim. Ngoại trừ hai nhạc phẩm "Trinity" và "Something More Important" mà Göransson viết chung với Thomas Kotcheff, toàn bộ các nhạc phẩm trong phim dưới đây đều được Göransson thực hiện. Phát hành Quảng bá Đoạn quảng cáo của phim được phát hành ngày 28 tháng 7 năm 2022, với chức năng đếm ngược vào lúc 5 giờ 29 phút sáng (giờ MST) vào ngày 16 tháng 7 năm 2023 nhằm kỷ niệm lần thứ 78 của vụ nổ vũ khí nguyên tử đầu tiên. Đoạn phim được công chiếu lần đầu trong các buổi chiếu của bộ phim Không (2022) trước khi được đăng tải trực tuyến trên các trang mạng xã hội của Universal. Tờ Empire đã nhận xét rằng đoạn phim "giống như là những thứ hấp dẫn, đáng nghiền ngẫm và thực sự nặng nềnếu là bộ phim của Christopher Nolan theo một cách nói khác". Tháng 5 năm 2023, đoạn trailer chính thức của bộ phim được ra mắt lần đầu trong buổi chiếu thử của Vệ binh dải Ngân Hà 3. Sau đó, đoạn trailer cũng được phát hành rộng rãi vào ngày 8 tháng 5 năm 2023 bên cạnh các áp phích chính thức của phim tại các rạp chiếu. Công chiếu tại rạp Oppenheimer có buổi công chiếu lần đầu tại rạp Le Grand Rex ở Paris, Pháp vào ngày 11 tháng 7 năm 2023, và được Universal Pictures phát hành tại các cụm rạp ở Anh và Mỹ vào ngày 21 tháng 7 năm 2023. Bộ phim cũng được chính thức khởi chiếu tại Việt Nam vào ngày 11 tháng 8 cùng năm. Bên cạnh định dạng rạp tiêu chuẩn, phim cũng được chiếu với nhiều định dạng phim khác nhau bao gồm IMAX 70mm với 30 bản in, 70mm với 113 bản in và 35mm với khoảng 80 bản in. Hai buổi công chiếu phim tại Luân Đôn và New York bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các cuộc đình công của Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh – Liên đoàn Nghệ sĩ truyền hình và phát thanh Hoa Kỳ (SAG-AFTRA), nên vào ngày 13 tháng 7 năm 2023, dàn diễn viên đã có mặt tại rạp Odeon Luxe Leicester Square ở Luân Đôn để tham dự buổi công chiếu phim tại đây rồi ra về sớm. Universal Pictures cũng đã chính thức hủy bỏ buổi công chiếu phim tại New York, thay vào đó, hãng cho biết họ sẽ chiếu bộ phim tại các cụm rạp để tri ân tới các diễn viên và đoàn làm phim đã thực hiện bộ phim này. Fran Drescherchủ tịch của SAG-AFTRAcho biết nhiều hãng phim đã "lừa" hiệp hội về việc chấp nhận gia hạn thêm 12 ngày cho các cuộc đàm phán để tiếp tục quảng bá các bộ phim ra mắt vào mùa hè như Oppenheimer. Bộ phim được khởi chiếu cùng ngày với Nàng Barbie, một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại hài lãng mạnchính kịch do Greta Gerwig làm đạo diễn, được dựa trên thương hiệu Barbie của Mattel và được Warner Bros. Pictures phát hành. Do sự tương phản về tông màu và thể loại giữa hai bộ phim nên nhiều người đã dùng các trang mạng xã hội để tạo ra các hiện tượng lan truyền về cách hai bộ phim đại diện cho các đối tượng khán giả khác nhau và cách chúng nên xem như một bộ phim kép. Tên gọi "Barbenheimer" được sử dụng nhằm để quảng bá hiện tượng trên. Cillian Murphy cho biết anh ủng hộ hiện tượng lan truyền này, đồng thời còn nói rằng, "Lời khuyên của tôi là mọi người nên đi xem cả hai bộ phim này trong cùng một ngày. Nếu cả hai đều là bộ phim hay, thì đó là cái lợi ích mà điện ảnh thu được". Phân loại và kiểm duyệt Tại Mỹ, bộ phim đã được dán nhãn R từ Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ vì có chứa "các phân cảnh tình dục, khỏa thân và từ ngữ thô tục", trở thành bộ phim đầu tiên nhận được nhãn này kể từ Insomnia (2002). Tại Úc, Hội đồng phân loại phim Úc quyết định dán nhãn MA 15+ cho bộ phim do có chứa "phân cảnh tình dục cực mạnh và phân cảnh tự sát". Ở một số nước của khu vực Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á, Universal Pictures đã cho ra mắt phiên bản mới của bộ phim với cảnh khỏa thân của nhân vật Jean Tatlock được bao phủ bởi một chiếc váy đen do công nghệ máy tính tạo ra. Tại Việt Nam, tác phẩm được dự kiến lên lịch khởi chiếu vào ngày 21 tháng 7 năm 2023, cùng thời điểm ra mắt tại Anh và Mỹ, song phải lùi lại để các thành viên của Cục điện ảnh Việt Nam kiểm duyệt kỹ lưỡng. Đến chiều ngày 3 tháng 8 năm 2023, ông Vi Kiến ThànhCục trưởng của Cục điện ảnh Việt Namcho biết tác phẩm được cấp phép phát hành với việc "chỉ biên tập một số lời thoại", nhưng vẫn giữ nguyên nội dung của tác phẩm. Tại Ấn Độ, bộ phim được ra mắt với tất cả các cảnh khỏa thân, quan hệ tình dục và hút thuốc đều đã được kiểm duyệt chặt chẽ mà không bị cắt, và cuối cùng được Hội đồng chứng nhận điện ảnh Trung ương (CBFC) trao chứng nhận U/A trong khi vẫn giữ nguyên thời lượng chiếu rạp của bộ phim. Tuy nhiên, một phân cảnh mà Jean Tatlock hướng dẫn Robert Oppenheimer đọc một câu trong Chí Tôn camột văn bản cổ của đạo Hindu, "Giờ đây ta trở thành Thần chết, kẻ hủy diệt các thế giới", trong khi hai người vẫn quấn lấy nhau như thường đã dấy lên một làn sóng tranh cãi dữ dội. Câu thơ "Giờ đây ta trở thành Thần chết..." từ lâu đã gắn liền với chính Oppenheimer. Anurag ThakurBộ trưởng Bộ Thông tin và Phát thanh Truyền hình của Ấn Độđã đặt câu hỏi về cách CBFC chứng nhận bộ phim với câu thơ được nghe trong hoàn cảnh như vậy ngay từ đầu và yêu cầu xóa cảnh đó. Những người theo đạo Hindu ở Ấn Độ đã gây sức ép và yêu cầu Universal Pictures phải gỡ bỏ cảnh phim này. Trong số đó có nhà báo Uday Mahurkar, Ủy viên Thông tin của Ấn Độ và là người sáng lập quỹ từ thiện Save Culture Save India Foundation. Trong một bức thư ngỏ gửi cho Nolan trên trang Twitter, ông gọi cảnh này là "màn tấn công trực tiếp vào niềm tin tôn giáo của hàng tỷ người theo đạo Hindu bao dung", và yêu cầu xóa cảnh này khỏi tất cả các bản phát hành của bộ phim trên toàn cầu. Mặt khác, nam diễn viên Nitish Bharadwajngười đóng vai Krishna trong bộ phim truyền hình Mahabharatcho biết, "Việc sử dụng câu thơ này trong phim cũng nên được hiểu từ trạng thái tinh thần đầy cảm xúc của Oppenheimer. Một nhà khoa học nghĩ về sự sáng tạo của mình [24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm], bất kể anh ta đang làm gì, không gian tâm trí của anh ta được sử dụng hoàn toàn cho sự sáng tạo của mình [và] hành vi cơ thể chỉ là một hành động cơ học tự nhiên". Bất chấp sự phản đối dữ dội của những người theo đạo Hindu chính thống, bộ phim đã được đón nhận nồng nhiệt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đón nhận Doanh thu phòng vé Tạp chí Variety cho biết bộ phim cần thu về 400 triệu USD ở các phòng vé trên toàn cầu để kiếm được lãi. Tính đến ngày 19 tháng 8 năm 2023, Oppenheimer đã thu về 277,7 triệu USD tại thị trường ở Mỹ và Canada, và 393,8 triệu USD tại thị trường ở những quốc gia khác, qua đó nâng tổng doanh thu toàn cầu lên đến 671,4 triệu USD. Tại Mỹ và Canada, bộ phim được phát hành cùng thời điểm với Nàng Barbie, và lúc đầu được dự đoán sẽ thu về 45–50 triệu USD từ 3.610 rạp trong tuần đầu công chiếu. Vào tuần phát hành bộ phim, rạp phim AMC Theatres cho biết hơn 40.000 thành viên của AMC Stubs đã đặt vé cho hai bộ phim trong cùng một ngày. Sau khi thu về 33 triệu USD trong ngày đầu tiên công chiếu (bao gồm 10,5 triệu USD từ các bản xem trước vào tối thứ Năm), tổng doanh thu trong tuần đầu tiên công chiếu ước tính đã được nâng lên 77 triệu USD. Bộ phim tiếp tục ra mắt với 80,5 triệu USD, đứng thứ hai sau Nàng Barbie, trở thành một trong những ngày mở màn cuối tuần hay nhất từ ​​​​trước đến nay đối với một bộ phim xếp hạng R; trong đó có 64% khán giả là nam giới, bao gồm 33% khán giả là những người ở độ tuổi 18–34. Hiện tượng "Barbenheimer" được cho là đã thúc đẩy sự quan tâm đến bộ phim, với 79% tổng số vé bán ra vào ngày cuối tuần (27% cho Oppenheimer) dành cho hai bộ phim, qua đó tổng lượng khán giả xem phim lên đến 18,5 triệu người. Tuần mở màn công chiếu của bộ phim được xem là thành tích tốt nhất của Nolan đối với một bộ phim gốc, đồng thời còn là thành tích cao nhất trong sự nghiệp làm phim của ông ngoài hai phần phim sau của loạt phim Kỵ sĩ bóng đêm. Đánh giá chuyên môn Giới chuyên môn đều dành những lời khen ngợi dành cho bộ phim Oppenheimer, với những lời khen chủ yếu về kịch bản, kỹ xảo, cách Nolan đạo diễn bộ phim và diễn xuất của các diễn viên tham gia trong phim, đặc biệt là diễn xuất của Murphy và Downey Jr. Nhìn chung, Oppenheimer được nhiều nhà phê bình khẳng định là một trong những bộ phim hay nhất năm 2023, dù cho việc xây dựng các nhân vật nữ trong phim bị chỉ trích. Trên hệ thống tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, Oppenheimer nhận 93% lượng đồng thuận dựa trên 446 bài đánh giá, đạt điểm trung bình 8,6/10. Các chuyên gia của trang web nhất trí rằng: "Oppenheimer đánh dấu một thành tựu to lớn khác của Christopher Nolan, đồng thời còn được hưởng lợi nhờ màn trình diễn xuất sắc của Murphy và kỹ xảo tuyệt đẹp". Trên chuyên trang Metacritic, tác phẩm giành số điểm trung bình là 88/100, dựa theo 69 phê bình gia, cho thấy giới chuyên môn đều dành những lời "tán dương rộng rãi". Khảo sát khán giả từ trang CinemaScore chấm bộ phim điểm "A" theo thang điểm từ A+ đến F, trong khi đó PostTrak cho biết tác phẩm có tổng điểm tích cực chiếm 93% và 74% là những lời "khuyến nghị nên xem". Giải thưởng và đề cử Bộ phim Oppenheimer đã nhận được đề cử ở hạng mục Phim giật gân hay nhất, Đoạn trailer chính kịch cho hạng mục Điện ảnh hay nhất, Đoạn trailer có biên tập âm thanh cho hạng mục Điện ảnh hay nhất và Đoạn trailer giật gân cho hạng mục Điện ảnh hay nhất, giành giải Phim chính kịch hay nhất, Đoạn trailer bom tấn hè 2023 hay nhất và Biên tập âm thanh hay nhất tại giải Golden Trailer năm 2023. Ngoài ra, tác phẩm cũng được đạt giải Á quân cho hạng mục Bộ phim được mong đợi nhất tại giải Hiệp hội Phê bình phim Hollywood giữa mùa lần thứ 6. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2023 Phim Mỹ Phim tiếng Anh Phim tiểu sử Phim thập niên 2020 Phim Mỹ thập niên 2020 Phim tiếng Anh thập niên 2020 Phim giật gân Mỹ Phim giật gân Phim lịch sử Phim Anh Phim về Thế chiến II Phim chiến tranh Mỹ Phim IMAX Phim của Universal Pictures Phim quay tại New Jersey Phim quay tại California Phim do Christopher Nolan đạo diễn Phim do Christopher Nolan sản xuất Phim của Syncopy Inc. Phim chính kịch dựa trên sự kiện có thật Kịch bản phim của Christopher Nolan Dự án Manhattan Phim tâm lý Phim tâm lý Anh Phim lấy bối cảnh ở California Phim lấy bối cảnh năm 1926 Phim lấy bối cảnh năm 1927 Phim lấy bối cảnh năm 1936 Phim lấy bối cảnh năm 1939 Phim lấy bối cảnh năm 1942 Phim lấy bối cảnh năm 1943 Phim lấy bối cảnh năm 1944 Phim lấy bối cảnh năm 1945 Phim lấy bối cảnh năm 1949 Phim lấy bối cảnh năm 1954 Phim lấy bối cảnh năm 1959 Phim lấy bối cảnh năm 1963
19812585
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BAp%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202035
Cúp bóng đá châu Á 2035
Cúp bóng đá châu Á 2035; sẽ là lần thứ 21 của Cúp bóng đá châu Á, giải vô địch bóng đá nam quốc tế bốn năm một lần của châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được tổ chức tại CXD. Giải đấu sẽ có sự tham gia của 24 đội tuyển quốc gia, bao gồm cả đội chủ nhà CXD. Đây là lần đầu CXD tổ chức giải đấu này. Vòng loại Hai vòng đầu tiên của vòng loại sẽ đóng vai trò là một phần của vòng loại châu Á cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2030. Đội chủ nhà TBD sẽ nghiễm nhiên có suất tham dự Cúp bóng đá châu Á 2031, nhưng họ cũng sẽ tham gia các vòng loại để giành vé tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2030. Các đội tuyển được vượt qua vòng loại Lựa chọn chủ nhà {| class="wikitable" |+ ! Quốc gia dự thầu ! Thông tin chung | Vòng loại Hai vòng đầu tiên của vòng loại sẽ đóng vai trò là một phần của vòng loại châu Á cho Giải vô địch bóng đá thế giới 2030. Đội chủ nhà TBD sẽ nghiễm nhiên có suất tham dự Cúp bóng đá châu Á 2031, nhưng họ cũng sẽ tham gia các vòng loại để giành vé tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2030. Địa điểm Dưới đây là địa điểm thi đấu vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á 2031: Tham khảo Liên kết ngoài Cúp bóng đá châu Á, the-AFC.com 2031 Bóng đá châu Á năm 2031
19812587
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiroshi%20Sato%20%28nh%E1%BA%A1c%20s%C4%A9%29
Hiroshi Sato (nhạc sĩ)
Hiroshi Sato (佐藤博, 3 tháng 6 năm 1947 – 26 tháng 10 năm 2012) là ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Nhật, sinh ra tại Chiran, Kagoshima và lớn lên tại Kyoto. Ông là người chơi keyboard có tầm ảnh hưởng với nhạc Jazz giao thoa Nhật Bản và soft rock vào khoảng từ cuối thập niên 1970 và 1980s, về sau được mệnh danh thành "city pop". Đầu đời và sự nghiệp Hiroshi được sinh ra là con trai cả của một ngôi chùa ở quê nhà của ông ở Chiran của tỉnh Kagoshima, nhưng ông đã phải chuyển đi Kyoto vào năm 1949 khi mới 2 tuổi. Vào khoảng thời trung học, Sato đã có được một máy ghi băng reel-to-reel và bắt đầu học cách chơi guitar bass và trống, và thu âm ở trong gara. Vào năm 20 tuổi ông bắt đầu học chơi piano, và sau đó có nói rằng "khi tôi 20 tuổi, tôi đã luyện tập nhiều đến mức sẵn sàng từ bỏ cả thế giới nếu không trở thành chuyên nghiệp." Khoảng năm 1970, ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là người đánh dương cầm ở một ban nhạc jazz ở Osaka, và cũng dẫn tới sự hợp tác của ông ấy with với những nhạc sĩ blues khác như là West Road Blues Band và Masaki Ueda, và cùng với nhạc sĩ dân gian như là Kyozo Nishioka như là một phần của "The Dylan", Masaji Otsuka và Ryo Kagawa. Vào năm 1976, cùng với việc thành lập ban nhạc tồn tại trong thời gian ngắn Huckleback của Shigeru Suzuki và sự hợp tác với Haruomi Hosono cùng với những người bạn của ông tại Tin Pan Alley, ông ra mắt album solo đầu tiên "SUPER MARKET" dưới nhãn đĩa Nippon Columbia. Ông ra mắt tổng cộng 14 album cho tới sự gián đoạn của ông sau "Oracle", được ra mắt dưới nhãn đĩa Eastworld Records vào 1996.
19812588
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%E1%BB%A9%20Suffolk
Công tước xứ Suffolk
Công tước xứ Suffolk (tiếng Anh: Duke of Suffolk) là một tước hiệu quý tộc đã được tạo ra 3 lần trong Đẳng cấp quý tộc Anh. Công tước được tạo ra lần đầu tiên được trao cho William de la Pole, người đã được nâng lên hàng bá tước và hầu tước trước đó, và là một nhân vật quyền lực dưới thời Vua Henry VI. Tước hiệu được tạo ra lần thứ hai dành cho Charles Brandon, một cần thần yêu thích của Vua Henry VIII; hai người con trai của ông kế vị tước hiệu nhưng không còn người thừa kế tiếp theo và tuyệt tự ở đời công tước thứ 3. Tước hiệu được tạo ra lần thứ ba dành cho Henry Grey, Hầu tước thứ 3 xứ Dorset, vào năm 1551. Công tước cũng giữ tước hiệu Nam tước Ferrers xứ Groby (1300). Những tước hiệu này đã bị thu hồi vào năm 1554, khi công tước tại vị bị khép vào trọng tội. Tham khảo Công tước trong Đẳng cấp quý tộc Anh Công tước xứ Suffolk Quý tộc Anh
19812592
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3nh%20th%E1%BB%95%20New%20Guinea
Lãnh thổ New Guinea
Lãnh thổ New Guinea (tiếng Anh: Territory of New Guinea) là một lãnh thổ ủy thác Liên Hợp Quốc do Úc quản lý trên đảo New Guinea từ năm 1914 đến năm 1975. Năm 1949, lãnh thổ này cùng với Lãnh thổ Papua được thành lập trong một liên minh hành chính với tên gọi Lãnh thổ Papua và New Guinea. Năm 1971, liên minh hành chính này được đổi tên thành Papua New Guinea. Mặc dù là một phần của liên minh hành chính, Lãnh thổ New Guinea luôn giữ địa vị pháp lý và bản sắc riêng biệt cho đến khi Nhà nước Độc lập Papua New Guinea ra đời. Lãnh thổ ủy trị ban đầu của Úc, có tên Các lãnh thổ ủy trị của Đức ở Thái Bình Dương nằm ở phía Nam Xích đạo trừ Samoa thuộc Đức và Nauru (Mandate for the German Possessions in the Pacific Ocean situated South of the Equator other than German Samoa and Nauru), dựa trên New Guinea thuộc Đức cũ. Lãnh thổ này đã bị các lực lượng Úc chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hầu hết Lãnh thổ New Guinea bị Nhật Bản chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1942 đến năm 1945. Trong thời gian này, Rabaul, thuộc đảo New Britain, trở thành một căn cứ lớn của Nhật Bản (xem Chiến dịch New Guinea). Sau Thế chiến II, các lãnh thổ của Papua và New Guinea được hợp nhất thành một liên minh hành chính theo Đạo luật Hành chính Lâm thời Papua New Guinea (1945–46). Bối cảnh Năm 1884, Đức chính thức chiếm đóng phần tư đông bắc đảo New Guinea và đặt tên là New Guinea thuộc Đức. Cùng năm đó, chính phủ Anh tuyên bố bảo hộ đối với khu vực phía đông nam của New Guinea. Vùng này được đặt tên là New Guinea thuộc Anh, và bị Anh sáp nhập hoàn toàn vào ngày 4 tháng 9 năm 1888. Lãnh thổ này được chuyển giao cho Thịnh vượng chung Úc mới được liên bang hóa vào ngày 18 tháng 3 năm 1902, và New Guinea thuộc Anh đổi tên thành Lãnh thổ Papua, do chính quyền Úc quản lý từ năm 1906. Thống nhất hành chính với Papua Sau chiến tranh, chính quyền dân sự của Papua và New Guinea được khôi phục, và theo Đạo luật Hành chính Lâm thời Papua New Guinea 1945–46, Papua và New Guinea được hợp nhất thành một liên minh hành chính mới. Đạo luật Papua và New Guinea 1949 thống nhất Lãnh thổ Papua và Lãnh thổ New Guinea thành Lãnh thổ Papua và New Guinea. Tuy nhiên, vì mục đích giữ nguyên luật quốc tịch Úc, hai vùng lãnh thổ vẫn duy trì một sự riêng biệt. Đạo luật quy định về Hội đồng Lập pháp (được thành lập năm 1951), cơ quan tư pháp, dịch vụ công và hệ thống chính quyền địa phương. Dưới thời Bộ trưởng phụ trách Lãnh thổ hải ngoại Úc Andrew Peacock, vùng lãnh thổ này đã thông qua chế độ tự trị vào năm 1972. Ngày 15 tháng 9 năm 1975, trong nhiệm kỳ chính phủ Whitlam ở Úc, Vùng lãnh thổ này trở thành quốc gia độc lập Papua New Guinea. Tham khảo Cựu thuộc địa ở châu Đại Dương Lịch sử Papua New Guinea New Guinea Lãnh thổ Ủy thác Liên Hợp Quốc Quốc gia và vùng lãnh thổ khởi đầu năm 1919 Chấm dứt năm 1975 Quan hệ ngoại giao của Úc Lãnh thổ hải ngoại Úc Quan hệ Úc–Papua New Guinea Khởi đầu năm 1919 ở châu Đại Dương
19812594
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kainuu
Kainuu
Kainuu là một vùng thuộc miền bắc Phần Lan, thủ phủ là thành phố Kajaani. Vùng Kainuu có diện tích đất liền là 22.587,86 km² (2021)–đứng thứ 4 cả nước, với dân số toàn vùng (2023) là 70.426 người và mật độ dân số là 3,49 người/km². Vùng Kainuu tiếp giáp với: vùng Bắc Ostrobothnia về phía tây và phía bắc; Liên bang Nga về phía đông; các vùng Nam Savo và Nam Karelia về phía nam. Thiên nhiên vùng Kainuu chủ yếu là các vùng đồi xanh rừng, hồ nước và các cánh rừng lớn ít dân cư sinh sống. Thật vậy, diện tích bao phủ rừng chiếm tới 80% diện tích đất liền của Kainuu. Vùng Kainuu có khí hậu lục địa. Tham khảo Kainuu Vùng của Phần Lan
19812595
https://vi.wikipedia.org/wiki/William%20de%20la%20Pole%2C%20C%C3%B4ng%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20th%E1%BB%A9%20nh%E1%BA%A5t%20x%E1%BB%A9%20Suffolk
William de la Pole, Công tước thứ nhất xứ Suffolk
William de la Pole, Công tước thứ nhất xứ Suffolk, KG (16 tháng 10 năm 1396 – 2 tháng 5 năm 1450), biệt danh Jackanapes, là một ông trùm, chính khách và chỉ huy quân sự người Anh trong Chiến tranh Trăm năm. Ông trở thành người được yêu thích bởi vị vua yếu đuối Henry VI của Anh, và do đó là một nhân vật hàng đầu trong chính phủ Anh, nơi ông gắn liền với nhiều thất bại của chính phủ hoàng gia vào thời điểm đó, đặc biệt là trong cuộc chiến ở Pháp. Công tước xứ Suffolk cũng xuất hiện nổi bật trong tác phẩm Henry VI của William Shakespeare, phần 1 và 2. Ông đã chiến đấu trong Chiến tranh Trăm năm và tham gia các chiến dịch của Vua Henry V, và sau đó tiếp tục phục vụ tại Pháp cho Vua Henry VI. Ông là một trong những chỉ huy người Anh trong Cuộc vây hãm Orléans thất bại. Ông ủng hộ một giải pháp ngoại giao hơn là giải pháp quân sự cho tình hình đang xấu đi ở Pháp, một lập trường mà sau này được Vua Henry VI ủng hộ. Công tước xứ Suffolk trở thành một nhân vật nổi bật trong chính phủ, và đi đầu trong các chính sách chính được thực hiện trong thời kỳ này.[3] Ông đóng vai trò trung tâm trong việc tổ chức Hiệp ước Tours (1444), và sắp xếp cuộc hôn nhân của nhà vua với Margaret xứ Anjou. Khi kết thúc sự nghiệp chính trị, ông bị nhiều người buộc tội quản lý kém và bị buộc phải sống lưu vong. Trên đường ra khơi, ông bị một đám đông giận dữ bắt được, bị đưa ra xét xử và bị chặt đầu. Tài sản của ông đã bị thu hồi và trao cho Vương quền nhưng sau đó được trả lại cho con trai duy nhất của ông là Công tước John. Người kế vị chính trị của ông là Công tước xứ Somerset. Chú thích Tham khảo Nguồn Sinh năm 1396 Mất năm 1450 Bá tước xứ Pembroke Công tước xứ Suffolk Người bị xử tử bằng hình phạt chém đầu
19812597
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i%20c%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87p
Thái cực hiệp
Thái Cực Hiệp là một bộ phim điện ảnh võ thuật Trung-Mỹ năm 2013 do Keanu Reeves làm đạo diễn trong tác phẩm đầu tay của anh. Phim có sự tham gia của Reeves cùng Trần Hổ, Iko Uwais, Mạc Văn Úy và Nhậm Đạt Hoa. Bộ phim có nhiều ngôn ngữ khác nhau gồm lời thoại bằng tiếng Quan Thoại, tiếng Anh và tiếng Quảng Đông của Hồng Kông. Trong phim, một võ sĩ trẻ vì nhu cầu tiền bạc mà dấn thân vào thế giới đấu đá ngầm. Phim được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 5 tháng 7 năm 2013 và tại Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 2013.. Nội dung Trần Lâm Hỗ là cao thủ môn võ Thái cực Linh Không, lần đầu tham gia giải võ thuật toàn quốc đã dễ dàng giành chiến thắng nhờ những chiêu thức tinh diệu. Bình thường anh làm công việc của một nhân viên chuyển phát nhanh chăm chỉ để duy trì cuộc sống và chăm sóc bố mẹ. Donaka, ông trùm xã hội đen tại Hồng Kông, đúng lúc cần tìm kiếm một đấu sĩ cho võ đài ngầm của mình nên đã liên hệ với Trần Lâm Hổ, dùng tiền bạc dụ dỗ anh tham gia. Đúng vào lúc này Linh Không Quán, nơi sư phụ Dương ở và cũng là nơi dạy võ thuật cho Lâm Hổ bị xuống cấp cần một khoản tiền lớn để phục hồi mới không bị phá dỡ. Trần Lâm Hổ quyết định dấn thân vào nơi đấu trường của Donaka để kiếm tiền. Diễn viên Keanu Reeves vai Donaka Mark Trần Hổ vai Trần Lâm Hỗ Mạc Văn Úy vai Tôn Kính Thạch Dư Hải vai Dương sư phụ Diệp Thanh vai Thanh Sa Nhậm Đạt Hoa vai giám đốc Vương Lý Xán Sâm vai Đức Minh Đường Văn Long vai cảnh sát Nguyên Iko Uwais vai Gilang Sanjaya Silvio Simac vai Uri Romanov Yoo Seung-jun Sản xuất Quá trình tiền sản xuất bắt đầu vào năm 2008 với những cải tiến kịch bản kéo dài nhiều năm. Cuối cùng khi dự án chuyển sang giai đoạn khởi quay, quá trình chụp ảnh chính diễn ra ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. Phát hành Bộ phim đã nhận được xếp hạng R từ MPAA, mặc dù Reeves nói rằng nó được quay với mục đích phân loại PG-13. Bộ phim được ra mắt vào năm 2013 với các buổi công chiếu tại Liên hoan phim Bắc Kinh và Liên hoan phim Cannes. Nó cũng đã được lên kế hoạch chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto 2013. Nó có sẵn để mua vào ngày 27 tháng 9 năm 2013 thông qua iTunes Store (VOD) video theo yêu cầu và được phát hành tại rạp ở Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 11 năm 2013. Tiếp nhận Phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Bắc Kinh 2013 và nhận được lời khen ngợi từ đạo diễn phim hành động John Woo. Rotten Tomatoes báo cáo rằng 71% nhà phê bình đã đánh giá tích cực về bộ phim dựa trên 68 bài phê bình, với điểm trung bình là 6,10/10. Sự đồng thuận của các nhà phê bình trên trang web là: "Có thể không đột phá, nhưng Thái Cực Hiệp đại diện cho một bức tranh cổ điển dễ chịu đối với những người hâm mộ võ thuật - và là màn ra mắt vững chắc cho việc lần đầu làm đạo diễn của Keanu Reeves." Trên Metacritic, bộ phim có số điểm trung bình là 52 trên 100 dựa trên 22 bài phê bình, cho biết "các bài đánh giá hỗn hợp hoặc trung bình". Kể từ khi phát hành, Thái Cực Hiệp được coi là một trong những bộ phim hay nhất của Keanu Reeves. Robert Abele của Los Angeles Times gọi đây là "một bộ phim được sắp xếp hợp lý để gợi lại dòng phim võ thuật vượt thời gian trong quá khứ" và ca ngợi "động lực kiểu cũ và có cơ sở mới mẻ". Sheila O'Malley, viết tại RogerEbert.com, cũng ca ngợi "sự hồi hộp tức thì" của các cảnh chiến đấu: "Bạn nhận ra rằng mình đang thực sự nhìn thấy nhân vật làm những điều chân thực, trái ngược với việc xem một thứ được ghép lại với nhau trong phòng biên tập". Ngược lại, Dave McGinn của Globe and Mail gọi bộ phim là "đầy tham vọng nhưng thiếu chiều sâu" và chứa nhiều "những quy ước cũ kỹ". Bất chấp những đánh giá tích cực, bộ phim là một quả bom xịt tại phòng vé, thu về 5,5 triệu đô la Mỹ so với kinh phí 25 triệu đô la Mỹ. Xem thêm Danh sách phim điện ảnh lấy chủ đề võ thuật Nguồn tham khảo Liên kết ngoài 2013 films American action drama films American martial arts films 2010s Cantonese-language films Chinese action films Chinese martial arts films 2010s English-language films English-language Chinese films Films directed by Keanu Reeves Films set in Beijing Films set in Macau Films set in Hong Kong IMAX films Universal Pictures films Underground fighting films 2013 action drama films 2013 martial arts films Chinese multilingual films American multilingual films 2013 multilingual films Martial arts tournament films 2013 directorial debut films Tai chi films 2010s Mandarin-language films 2010s American films Phim năm 2013 Phim hành động Phim võ thuật Trung Quốc Phim võ thuật Mỹ Phim điện ảnh năm 2013
19812599
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AD%20chi%E1%BA%BFn%20%C4%91%C3%A0i%20Hades
Tử chiến đài Hades
Tử Chiến Đài Hades (tiếng Trung: 死亡救贖; phiên âm: Sǐ Wáng Jiù Shú) là một bộ phim hành động Trung Quốc năm 2013 của đạo diễn La Vĩnh Xương với sự tham gia của Thích Hành Vũ và Yoo Seung-jun. Phim được sản xuất bởi Media Asia Film, China Film Group, Kylin Film và Ningxia China Production. Nội dung Cách đây rất lâu, một giáo phái chết chóc có tên là giáo phái Hades được thành lập tại đền thờ Hades ở một vùng đất xa xôi, nơi con cái của kẻ thù của họ bị bắt cóc và huấn luyện thành những sát thủ chết người để trả thù cho kẻ thù của họ và gieo rắc nỗi sợ hãi trong tâm trí người dân. Một trong những đứa trẻ này, K-29, người có sức mạnh của 'những bước đi chết người trong 17 giây', lớn lên trở thành một sát thủ tài năng đặc biệt. Không có ai ở Hades có thể đánh bại anh ta, ngoại trừ Kurashige Daisuke, người có sức mạnh ngang ngửa với K-29. Tuy nhiên, Daisuke thiếu sức mạnh thực sự của Vajra mà K-29 có. Giáo phái trở nên xấu xa theo cách mà những đứa trẻ được tạo ra để chiến đấu với nhau và trong quá trình này, anh trai của K-29 (K-31), người chiến đấu chống lại K-29 được cho là đã chết. Không thể chịu được cảm giác tội lỗi về cái chết của anh trai mình, K-29 đã thề bí mật trả thù giáo phái Hades. Vì vậy, bây giờ, K-29, sát thủ vĩ đại nhất trong ngôi đền và là vua Vajra đúng nghĩa, đã đánh bại các đối thủ của mình bao gồm cả Daisuke. Nhưng K-29 không giết họ, và chuyển đến Thiếu Lâm để bắt đầu cuộc sống yên bình cùng với một tiểu đệ tên Tần Cẩm của mình. Ở đó, anh được dẫn dắt bởi một nhà sư. Tuy nhiên, anh ta vẫn chờ đợi một cơ hội để tiêu diệt giáo phái Hades chịu trách nhiệm biến anh ta thành một vũ khí sống. cơn thịnh nộ của Vajra trở thành một bí ẩn. Trong lúc đó, Thân Vương đến thăm người sáng lập giáo phái hades - Sư phụ Amano (hiện đang ở trong tù và đã già) và bảo ông ta hãy hồi sinh giáo phái một lần nữa để gieo rắc nỗi sợ hãi cho dân chúng. Amano đồng ý và giao nhiệm vụ hồi sinh này cho người học trò tài năng và đáng tin cậy nhất của mình - Kurashige Daisuke (người từng là thành viên của giáo phái Hades nay đã trở thành một chiến binh phi thường và không từ bỏ các nguyên tắc của Hades - khác với K-29) nối lại sự sùng bái tại đền thờ địa ngục bằng cách bắt đầu một trò chơi tử thần nơi các chiến binh nổi tiếng được triệu tập từ khắp nơi trên thế giới và được thực hiện để chiến đấu chống lại các chiến binh Hades và những người chiến thắng sẽ được tuyên bố là có Kim cương trong người. Daisuke đồng ý với điều này và cũng thừa nhận một cách sai lầm rằng mình là vua Kim cương và anh ta khiến mọi người tin rằng những người đồng cấp của mình - Tetsumaku (một chiến binh nắm đấm vĩ đại) và Khỉ Điên (một chiến binh siêu linh hoạt khát máu) cũng có Kim cương trong người . Tuy nhiên, những người ở đó bao gồm một số người hầu của Daisuke không tin Daisuke vì họ biết chắc chắn rằng đây là một lời tuyên truyền sai sự thật, và họ cũng biết rằng người có sức mạnh thực sự của Vajra là K-29. Điều này khiến Daisuke và Amano tức giận và vì vậy họ lên kế hoạch mang K-29 trở lại đền thờ Hades để Daisuke có thể giết anh ta (K-29) và phá vỡ niềm tin của mọi người rằng K-29 là vị vua thực sự của Vajra. Vì vậy, họ bắt cóc sư đệ của K-29 - Tần Cẩm và ép buộc anh ta vào những đứa trẻ còn lại của giáo phái - những người sau này sẽ bị tẩy não để chấp nhận giáo phái Hades. Tin tức đến tai K-29, khiến anh tức giận và quay trở về từ Thiếu Lâm (sau khi nhận được sự ban phước của trưởng lão) đến đền thờ Hades để trả thù cho vụ bắt cóc sư đệ của mình. Tại đền thờ Hades, K-29 được Daisuke đưa ra một thử thách mở rằng nếu anh ta đánh bại Tetsumaku và Khỉ Điên, thì K-29 sẽ có cơ hội đấu với Daisuke. K-29 đồng ý và đánh bại Tetsumaku rồi tên Khỉ Điên bằng những kỹ năng đặc biệt. Daisuke nhận ra rằng K-29 đã bảo vệ tư thế Vajra của mình trong những trận chiến và không để lộ chúng, chỉ để đánh bại Daisuke vào giây phút cuối cùng, vì cả hai đều ngang tài ngang sức. Chứng kiến ​​điều này, nhiều chiến binh đã chung tay với K-29 và giáo phái Hades chia thành hai phe - phe ủng hộ K-29 và phe ủng hộ Daisuke. Một cuộc nổi loạn xảy ra giữa các thành viên giáo phái và Daisuke ngạc nhiên khi biết rằng các chiến binh Hades đang sử dụng vũ khí thay vì chiến đấu bằng tay. Giờ đây, Daisuke nhận ra rằng sự sùng bái Hades là một trò lừa bịp chỉ để gieo rắc nỗi sợ hãi trong tâm trí mọi người. Trong cuộc đảo chính này, con gái của sư phụ Amano là Eko (người được Amano cử đi báo cáo các sự kiện tại đền thờ Hades) bị giết khi cố gắng cứu bọn trẻ. Trong khi đó K-29 và Daisuke tham gia vào một trận chiến tay đôi, nơi K-29 đánh bại Daisuke bằng cách giải phóng cơn thịnh nộ của Vajra thông qua 'chiêu thức chết người trong 17 giây' của anh ta. Trước khi chết, Daisuke tuyên bố K-29 là Vua của Vajra rồi ngã xuống khỏi sàn đấu. K-29 cũng nhận ra rằng người làm tang lễ ở đó thực chất là anh trai mình - K-31, người mà anh ta nghĩ đã bị giết khi còn nhỏ. Tuy nhiên, K-31 tiết lộ với K-29 rằng anh ta chưa chết mà được một số người tốt cứu sống và cải trang để chờ đợi K-29 quay trở lại trả thù Daisuke trong suốt những năm qua. K-29 và các đồng đội của mình sau đó cứu những đứa trẻ bị bắt cóc tại đền thờ Hades và giải thoát chúng. Diễn viên Thích Hành Vũ vai K-29 Yoo Seung-jun vai Kurashige Daisuke Trương Nhã Mai vai Amano Eko Ikeuchi Hiroyuki vai Thân Vương Shiroginomiya Matt Mullins vai Bill Khương Bảo Thành vai Tetsumaku Rai Lưu Vĩnh vai Hoàng Chí Cường Kurata Yasuaki vai Amano Kawao Nam Hyun-joon vai Crazy Monkey Robert Gilabert Cuenca vai Arnold Tiếp nhận Theo Sino-Cinema, "Bộ phim thể hiện một dàn tài năng võ thuật hùng hậu, không nổi bật nhưng hoàn thành công việc một cách chắc chắn." Xem thêm Thái Cực Hiệp Trí Thủ Uy Hổ Sơn Nguồn tham khảo Liên kết ngoài 2013 films Phim Trung Quốc Phim hành động Phim võ thuật Trung Quốc Phim võ thuật kỳ ảo Phim điện ảnh năm 2013 Phim năm 2013
19812601
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20gia%20hetman%20Cossack
Quốc gia hetman Cossack
Quốc gia hetman Cossack (; , hay Nhà nước Cossack), tên chính thức là Quân đoàn Zaporizhia (; ), là một nhà nước của người Cossack nằm tại Trung Ukraina. Nhà nước này tồn tại từ năm 1648 đến năm 1764, nhưng hệ thống hành chính-tư pháp tồn tại đến năm 1782. Trong Khởi nghĩa Khmelnytsky từ năm 1648 đến năm 1657 trên các lãnh thổ tại phần phía đông của Ba Lan–Litva, Quốc gia hetman được thành lập bởi Hetman Bohdan Khmelnytsky của Quân đoàn Zaporizhia. Quốc gia này thiết lập quan hệ chư hầu với nước Nga Sa hoàng theo Hiệp định Pereyaslav năm 1654; sự kiện này được nhìn nhận là một điểm mốc trong thuật chép sử Liên Xô, Ukraina và Nga. Hội đồng Pereyaslav năm 1659 hạn chế hơn nữa tính độc lập của quốc gia hetman. Hiệp định Andrusovo năm 1667 lập ra biên giới giữa Ba Lan và Nga, chia quốc gia hetman thành hai nửa dọc sông Dnepr (Dnipro) và đặt Sich Zaporozhia dưới quyền cai trị chung chính thức của Nga-Ba Lan. Sau một nỗ lực thất bại của Ivan Mazepa nhằm phá vỡ liên minh với Nga vào năm 1708, toàn bộ khu vực được đưa vào trong tỉnh Kyiv, và quyền tự trị của người Cossack bị hạn chế nghiêm trọng. Yekaterina II của Nga chính thức bãi bỏ thể chế hetman vào năm 1764, và từ năm 1764 đến năm 1781 quốc gia hetman được hợp nhất thành tỉnh Tiểu Nga đứng đầu là Pyotr Rumyantsev, và tàn dư cuối cùng của hệ thống hành chính quốc gia hetman bị bãi bỏ vào năm 1781. Tên gọi Tên chính thức của Quốc gia hetman Cossack là Quân đoàn Zaporizhia (). Thuật ngữ chép sử Hetmanate (, "nhà nước Hetman") được đặt ra vào cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ hetman, tước hiệu của tướng quân của Quân đoàn Zaporizhia. Mặc dù không đặt trung tâm tại Zaporizhia, nhưng tên của khu vực (nghĩa là "bên kia các ghềnh" trong tiếng Ukraina) bắt nguồn từ người Cossack tại Nam Ukraina có trung tâm tại Sich Zaporizhia, cũng như là một tên gọi chung của người Cossack Ukraina với vị thế một tổ chức chính trị và quân sự. Hiến pháp Pylyp Orlyk gọi nhà nước này là Ukraina (, ), cũng là tên gọi được tìm thấy trong nhiều nguồn Ba Lan, Ottoman và Ả Rập. Quốc gia hetman Cossack được gọi là Quốc gia Ukraina () tại Đế quốc Ottoman. Trong văn bản của Hiệp định Buchach, nhà nước được đề cập đến là Nhà nước Ukraina (). Bản đồ Ukraina của Johann Homann đề cập đến nhà nước là Ukraina, hoặc Xứ sở người Cossack (). Trong thư tín ngoại giao Nga, khu vực được gọi là Tiểu Nga (). Người sáng lập quốc gia hetman là Bohdan Khmelnytsky tuyên bố bản thân là người cai trị nhà nước Ruthenia trước đại biểu Ba Lan Adam Kysil vào tháng 2 năm 1649. Giám mục đô thành Sylvestr Kosiv công nhận ông là "thủ lĩnh và tư lệnh của xứ sở chúng ta". Trong thư gửi Constantin Șerban (1657), và ông gọi mình là . Đại thân vương quốc Ruthenia là một tên gọi được đề xuất cho Quốc gia hetman Cossack với vị thế là bộ phận của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva-Ruthenia. Lịch sử Thành lập Sau nhiều chiến dịch quân sự thành công chống lại Ba Lan, Hetman Bohdan Khmelnytsky đã tiến quân thắng lợi vào Kyiv trong dịp Giáng sinh năm 1648, tại đây ông được ca ngợi là người giải phóng nhân dân khỏi sự kìm kẹp của Ba Lan. Vào tháng 2 năm 1649, trong các cuộc đàm phán ở Pereiaslav với một phái đoàn Ba Lan, Khmelnytsky nói rõ với người Ba Lan rằng ông muốn trở thành hetman của một Ruthenia trải dài đến Chelm và Halych, và dựng nước với giúp đỡ từ người Tatar. Ông cảnh báo họ rằng mình dự định tiếp tục chiến dịch quân sự. Quốc vương Ba Lan Jan II Kazimierz tập hợp một đội quân tình nguyện toàn szlachta (quý tộc), và cử quân chính quy chống lại quân Cossack ở miền nam Volyn. Tuy nhiên, sau khi có được thông tin tình báo về việc quân Cossack vượt trội, quân Ba Lan rút lui về Zbarazh để bố trí phòng thủ. Khmelnytsky bao vây thành phố, phá hủy nó bằng một loạt các cuộc tấn công và bắn phá. Quốc vương Ba Lan vội vã đến giúp tướng quân Jeremi Wiśniowiecki, nhưng bị phục kích. Khmelnytsky để lại một phần quân đội cho Ivan Cherniata gần Zbarazh, di chuyển cùng với İslâm III Giray để đánh chặn quân tiếp viện của Ba Lan và chặn đường của họ tại một con sông gần Zboriv. Bị bất ngờ ở một mức độ nào đó, Jan II Kazimierz bắt đầu đàm phán với hãn của người Tatar. Với sự ủng hộ của vị hãn này, ông ta buộc Khmelnytsky bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình. Khmelnytsky ký Hiệp định Zboriv vào tháng 8 năm 1649, với kết quả ít hơn một chút so với những gì thủ lĩnh Cossack dự đoán sẽ đạt được từ chiến dịch của mình. Khmelnytsky là người cai trị Quốc gia hetman, tham gia kiến quốc trên nhiều lĩnh vực: quân sự, hành chính, tài chính, kinh tế và văn hóa. Ông đầu tư Quân đoàn Zaporozhia dưới quyền lãnh đạo của hetman, có quyền lực tối cao ở nhà nước Ruthenia mới, và ông thống nhất tất cả các lĩnh vực của xã hội Ukraina dưới quyền của mình. Điều này liên quan đến việc xây dựng một hệ thống chính phủ và một chính quyền quân sự và dân sự phát triển từ các sĩ quan Cossack và quý tộc Ruthenia, cũng như thành lập một tầng lớp tinh hoa trong Quốc gia hetman Cossack. Quốc gia hetman sử dụng tiền Ba Lan và tiếng Ba Lan làm ngôn ngữ hành chính và ngôn ngữ mệnh lệnh. Tuy nhiên, sau Hiệp đình đình chiến Andrusovo năm 1667, "ngôn ngữ đơn giản" (), hay ngôn ngữ bản địa thường nói của Ukraina, bắt đầu được viết và sử dụng rộng rãi trong các tài liệu chính thức của Quốc gia hetman Cossack. Xứ bảo hộ Nga Sau khi người Tatar Krym phản bội người Cossack lần thứ ba vào năm 1653, Khmelnytsky nhận ra rằng không thể dựa vào sự hỗ trợ của Ottoman để chống lại Ba Lan nữa, và buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của nước Nga Sa hoàng. Những nỗ lực đàm phán cuối cùng diễn ra vào tháng 1 năm 1654 tại thị trấn Pereyaslav giữa Khmelnytsky cùng các thủ lĩnh Cossack và đại sứ của Sa hoàng là Vasiliy Buturlin. Hiệp định được ký kết vào tháng 4 tại Moskva, đại biểu bên phía người Cossack là Samiilo Bohdanovych-Zarudny và Pavlo Teteria, và đại biểu của Nga là Aleksey Trubetskoy, Vasilii Buturlin, và các boyar khác. Theo kết quả của hiệp ước, Quân đoàn Zaporozhia trở thành một quốc gia hetman tự trị trong nhà nước Nga. Hiệp ước cũng dẫn đến Chiến tranh Nga-Ba Lan 1654–1667. Thời kỳ suy sụp Một thời kỳ của lịch sử quốc gia hetman được gọi là "Sự suy sụp", kéo dài từ năm 1657 đến năm 1687, được đánh dấu bằng các cuộc nội chiến liên miên trên khắp quốc gia. Sau khi Bohdan Khmelnytsky qua đời năm 1657, người con trai 16 tuổi của ông là Yurii Khmelnytsky được bầu làm người kế vị. Người con này của Bohdan không chỉ còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm, mà rõ ràng còn thiếu uy tín và phẩm chất lãnh đạo của cha mình. Do đó, hội đồng Starshyna bầu tổng quản ghi chép (pysar) là Ivan Vyhovsky đồng thời là cố vấn của Bohdan Khmelnytsky làm hetman vào năm 1657. Cuộc bầu cử này gây ra những bất bình rộng rãi trong các trung đoàn khác và Quân đoàn Zaporizhia, họ cử phái viên đến Moskva để chuyển những lời phàn nàn. Do đó, các cuộc bầu cử mới được tổ chức vào cùng năm đó, theo đó Vyhovsky được bầu lại tại Đại hội đồng quân sự. Cuộc bầu cử này cũng được chính quyền Nga xác nhận, họ được thông báo dựa theo hiệp định Pereyaslav. Moskva tiếp tục chấp nhận những phái viên từ các vùng của Quốc gia hetman Cossack, hoàn toàn coi thường quyền lực của hetman, và tung tin đồn rằng trên thực tế Nga không ủng hộ việc Vyhovsky ứng cử. Vyhovsky nhận thấy tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, ông tiếp tục dập tắt cuộc nổi dậy dưới quyền lãnh đạo của kosh otaman Yakiv Barabash của Zaporozhia và Thượng tá Poltava Martyn Pushkar. Đến mùa xuân năm 1658, Vyhovsky vượt sông Dnepr (Dnipro) và đối đầu với những kẻ nổi dậy gần Poltava với sự giúp đỡ của người Tatar. Trong trận chiến, Pushkar bị giết và được thay thế bằng một thượng tá mới, trong khi các thủ lĩnh cuộc nổi dậy bị đàn áp nghiêm khắc. Sau đó, Vyhovsky và Tướng quân Starshyna nhận định mối quan hệ với Nga đã bị phá vỡ. Giám mục đô thành Dionisi Balaban mới được bầu bị chuyển đến Chyhyryn, cách xa Kyiv. Một tuyên bố vô hiệu hóa liên minh với Nga được gửi đi khắp châu Âu, chủ yếu là do nước này đang có mối quan hệ thân thiện với Ba Lan và ủng hộ phe đối lập nội bộ trong quốc gia hetman. Các cuộc đàm phán với Thụy Điển bị đóng băng, trong khi ông nhận được hỗ trợ quân sự từ Hãn quốc Krym, vì vậy Vyhovsky quyết định đàm phán lại với Ba Lan, tiếp tục đàm phán trong một thời gian khá dài. Vào ngày 16 tháng 9 năm 1658 tại Hadyach, một văn bản chính thức được ký kết giữa các đại biểu của Quốc gia hetman Cossack và Ba Lan. Theo các điều kiện của hiệp ước, Ukraina sẽ trở thành thành phần thứ ba và tự trị của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, dưới quyền tối thượng của Quốc vương Ba Lan nhưng có quân đội, tòa án và ngân khố riêng. Hiệp ước được Quốc hội phê chuẩn vào tháng 5 năm 1659, nhưng không bao giờ được thực hiện vì nó không nhận được ủng hộ trong các tầng lớp thấp của xã hội Ruthenia, xảy ra nhiều cuộc nổi loạn hơn. Cuối cùng Vyhovsky từ bỏ chức vụ hetman và trốn sang Ba Lan. Yurii Khmelnytsky được tái nhậm chức và ký kết Các điều khoản Pereyaslav, theo đó càng gây bất lợi cho quốc gia hetman và sau này dẫn đến áp đặt các quyền của chế độ nông nô. Năm 1667, chiến tranh Nga-Ba Lan kết thúc bằng Hiệp định đình chiến Andrusovo, theo đó chia cắt Quốc gia hetman Cossack dọc theo sông Dnepr: Ukraina tả ngạn được hưởng một mức độ tự trị trong nước Nga Sa hoàng, trong khi Ukraina hữu ngạn vẫn là một phần của Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva, và bị Đế quốc Ottoman chiếm đóng tạm thời trong giai đoạn 1672-1699 (theo Hiệp định Buchach và Hiệp ước Karlowitz). Trong một thời gian ngắn, Petro Doroshenko trở thành hetman của cả hai bờ. Sau sự phản bội của Demian Mnohohrishny và một cuộc tấn công mới của Ba Lan, Dorosenko ký kết một liên minh với Ottoman, đế quốc này trao Ukraina cho ông, trong khi vị hetman đồng ý hỗ trợ hành động quân sự của Ottoman. "Đến năm 1669, Porte đã cấp thư công nhận (berat, nişan) trao cho Doroshenko toàn bộ Ukraina Cossack với vị thế một sancak hoặc tỉnh của Ottoman". Sau khi Ottoman thất bại trong Trận Wien năm 1683, Ba Lan giành lại được Ukraina hữu ngạn vào năm 1690, ngoại trừ thành phố Kyiv, và tái sáp nhập lãnh thổ thành các tỉnh thuộc Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, trong khi toàn bộ chính quyền quốc gia hetman bị bãi bỏ từ năm 1699 đến 1704. Thời kỳ Mazepa Thời kỳ suy sụp kết thúc một cách thực tế khi Ivan Mazepa được bầu làm hetman, giữ chức từ năm 1687 đến năm 1708. Ông mang lại sự ổn định cho quốc gia hetman, và quốc gia một lần nữa được thống nhất dưới một hetman duy nhất. Quốc gia hetman phát triển mạnh mẽ dưới quyền cai trị của ông, đặc biệt là về văn học và kiến ​​trúc. Phong cách kiến ​​trúc phát triển dưới triều đại của ông được gọi là phong cách Baroque Cossack. Trong triều đại của ông, Đại chiến phương Bắc nổ ra giữa Nga và Thụy Điển. Liên minh của Mazepa với Pyotr I gây ra tổn thất nặng nề cho người Cossack và sự can thiệp của Nga vào công việc nội bộ của quốc gia hetman. Khi sa hoàng từ chối bảo vệ Ukraina chống lại Quốc vương Ba Lan Stanisław Leszczyński, một đồng minh của Karl XII của Thụy Điển, Mazepa và một số người Cossack Zaporozhia đã liên minh với Thụy Điển vào ngày 28 tháng 10 năm 1708. Trận Poltava quyết định (năm 1709) do người Nga giành chiến thắng, chấm dứt mục tiêu giành độc lập của Mazepa theo hứa hẹn trong một hiệp ước trước đó với Thụy Điển. Sau trận Poltava, quyền tự trị của quốc gia hetman trở thành danh nghĩa và tỉnh Kyiv được thành lập. Đế quốc Nga cũng bắt đầu thanh trừng tất cả các đồng minh bị nghi ngờ của Mazepa, đỉnh điểm là vụ hành quyết người Cossack tại Lebedin. Sự kiện này dẫn đến cái chết của hơn 900 quan chức Cossack, họ bị buộc tội phản quốc. Kết thúc Quân đoàn Zaporozhia Dưới thời trị vì của Yekaterina II của Nga, quyền tự trị của Quốc gia hetman Cossack dần dần bị phá hủy. Sau nhiều nỗ lực trước đó, chức vụ hetman cuối cùng đã bị chính phủ Nga bãi bỏ vào năm 1764, và các chức năng của ông ta do Viện Tiểu Nga đảm nhận, do đó hợp nhất hoàn toàn quốc gia hetman vào Đế quốc Nga. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1775, Nữ hoàng Yekaterina II ra lệnh trực tiếp về việc tiêu diệt Sich Zaporozhia. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1775, pháo binh và bộ binh Nga đã bao vây Sich và san bằng nó. Quân đội Nga đã tước vũ khí của quân Cossack và kho bạc bị tịch thu. Koshovyi Otaman, Petro Kalnyshevsky bị bắt và tống giam lưu vong tại Tu viện Solovetsky. Điều này đánh dấu mốc kết thúc của người Cossack Zaporozhia. Văn hóa Quốc gia hetman trùng hợp với thời kỳ nở rộ văn hóa tại Ukraina, đặc biệt là dưới triều đại của hetman Ivan Mazepa. Giáo dục Du khách nước ngoài nhận xét về trình độ dân trí cao trong quốc gia hetman, kể cả đối với dân thường. Số lượng trường tiểu học theo dân số tại quốc gia hetman cao hơn các nước láng giềng Nga hoặc Ba Lan. Vào những năm 1740, trong số 1.099 khu định cư trong bảy khu trung đoàn, có đến 866 khu có trường tiểu học. Một vị khách người Đức đến quốc gia hetman, viết vào năm 1720, nhận xét về việc con trai của Hetman Danylo Apostol dù chưa bao giờ rời Ukraina nhưng thông thạo tiếng Latinh, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ba Lan và tiếng Nga. Dưới thời Mazepa, collegium Kyiv đã được chuyển đổi thành một học viện và thu hút một số học giả hàng đầu của thế giới Chính thống giáo. Đó là cơ sở giáo dục lớn nhất trên những vùng đất do Nga cai trị. Mazepa thành lập một collegium khác tại Chernihiv. Những trường này chủ yếu sử dụng tiếng Ba Lan và tiếng Latinh, đồng thời cung cấp nền giáo dục phương Tây cổ điển cho học sinh. Nhiều người trong số những người được đào tạo ở Kyiv – chẳng hạn như Feofan Prokopovich – sau này sẽ chuyển đến Moskva, do đó sự bảo trợ của Ivan Mazepa không chỉ nâng cao trình độ văn hóa ở Ukraina mà còn ở chính Moskva. Một học viện âm nhạc được thành lập vào năm 1737 tại thủ đô lúc bấy giờ của quốc gia hetman là Hlukhiv. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của trường có Maksym Berezovsky (nhà soạn nhạc đầu tiên của Đế quốc Nga được công nhận ở châu Âu) và Dmitry Bortniansky. Ngoài các xưởng in truyền thống ở Kyiv, các xưởng in mới được thành lập tại Novhorod-Siverskyi và Chernihiv. Hầu hết các cuốn sách được xuất bản đều mang tính chất tôn giáo, chẳng hạn như Peternik, một cuốn sách về cuộc sống của các tu sĩ trong tu viện Kyiv-Pechersk. Sách về lịch sử địa phương được biên soạn. Trong một cuốn sách do Inokentiy Gizel viết năm 1674, lần đầu tiên giả thuyết cho rằng Moskva là nơi kế thừa của Kyiv cổ đại đã được phát triển và chi tiết hóa. Tôn giáo Năm 1620, Thượng phụ Đại kết Constantinople đã tái lập tòa đô thành Kyiv cho các cộng đồng Chính thống giáo Đông phương từ chối gia nhập Liên hiệp Brest. Năm 1686, Giáo hội Chính thống giáo tại Ukraina thay đổi từ dưới quyền của Thượng phụ tại Constantinople sang dưới quyền của Thượng phụ tại Moskva. Tuy nhiên, trước và sau ngày này, các nhà lãnh đạo Giáo hội địa phương đã theo đuổi chính sách độc lập. Hetman Ivan Mazepa thiết lập mối quan hệ rất thân thiết với Giám mục đô thành Varlaam Iasynsky (cai quản 1690–1707). Mazepa quyên góp đất đai, tiền bạc và toàn bộ các ngôi làng cho Nhà thờ. Ông cũng tài trợ cho việc xây dựng nhiều nhà thờ ở Kyiv, bao gồm Nhà thờ Hiển linh và nhà thờ chính tòa Tu viện Mái vòm vàng Thánh Mikhail và phục hồi các nhà thờ cổ hơn như Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Kyiv vốn đã xuống cấp gần như đổ nát vào giữa thế kỷ 17, theo phong cách được gọi là Baroque Ukraina. Xã hội Cấu trúc xã hội của quốc gia hetman bao gồm năm nhóm: quý tộc, người Cossack, tăng lữ, thị dân và nông dân. Quý tộc Tương tự như tại Ba Lan, giới quý tộc tiếp tục là tầng lớp xã hội thống trị trong quốc gia hetman, nhưng thành phần và nguồn gốc của tính hợp pháp trong xã hội mới đã thay đổi hoàn toàn. Trong Khởi nghĩa Khmelnytsky, các quý tộc Ba Lan và các đại quý tộc Ruthenia bị Ba Lan hóa đã chạy trốn khỏi lãnh thổ của quốc gia hetman. Do đó, đẳng cấp quý tộc giờ đây sẽ bao gồm sự hợp nhất giữa giới quý tộc ở lại lãnh thổ của quốc gia hetman (những gia đình quý tộc cũ không khuất phục trước quá trình Ba Lan hóa và những quý tộc thấp hơn đã tham gia cuộc khởi nghĩa về phía Cossack chống lại Ba Lan) cùng với các thành viên của tầng lớp sĩ quan Cossack mới nổi. Không giống như các quý tộc Ba Lan sẽ bị tái phân chia đất đai, các quý tộc trung thành với quốc gia hetman vẫn giữ các đặc quyền, đất đai của họ và các phục dịch của nông dân. Các quý tộc cũ và các sĩ quan Cossack mới cùng nhau được biết đến với cái tên Các đồng chí quân sự vang danh (). Do đó, bản chất của địa vị quý tộc bị thay đổi về cơ bản. Điều này không còn phụ thuộc vào kế tập cổ xưa, mà thay vào đó là lòng trung thành với quốc gia hetman. Tuy nhiên, theo thời gian đất đai và đặc quyền của sĩ quan Cossack cũng trở thành kế tập, và tầng lớp sĩ quan và quý tộc Cossack có được những điền trang khổng lồ tương đương với đất đai của các đại quý tộc Ba Lan mà họ đã thay thế và đấu tranh. Người Cossack Hầu hết người Cossack không có được địa vị cao quý và tiếp tục vai trò là những người lính tự do. Những người Cossack cấp thấp thường phẫn nộ với những người anh em giàu có hơn của họ và thường tiến hành các cuộc nổi loạn, đặc biệt là trong thời kỳ Suy sụp, thời kỳ bất ổn và nội chiến trong thế kỷ 17. Những sự phẫn nộ này thường xuyên bị Nga khai thác. Sich Zaporizhia từng là nơi ẩn náu cho những người Cossack chạy trốn khỏi quốc gia hetman giống như trước Khởi nghĩa Khmelnytsky. Tăng lữ Thời kỳ Quốc gia hetman, các giáo sĩ Giáo hội Công giáo La Mã và Thống nhất đã bị đuổi khỏi Ukraina. Các giáo sĩ Chính thống giáo " đen", hay tu sĩ, được hưởng địa vị rất cao trong quốc gia hetman, kiểm soát 17% đất đai toàn quốc. Các tu viện được miễn thuế và người nông dân bị ràng buộc với tu viện không được phép từ bỏ nghĩa vụ của họ. Hệ thống thứ bậc Chính thống giáo trở nên giàu có và quyền lực giống như những quý tộc quyền lực nhất. Các giáo sĩ Chính thống giáo "trắng", hay đã kết hôn, cũng được miễn nộp thuế. Con trai của các linh mục thường gia nhập giới tăng lữ hoặc dịch vụ dân sự Cossack. Không có gì lạ khi quý tộc hoặc người Cossack trở thành linh mục và ngược lại. Thị dân 12 thành phố trong Quốc gia hetman được hưởng các quyền lợi Magdeburg, trong đó họ tự quản và kiểm soát tòa án, tài chính và thuế của riêng mình. Những thị dân giàu có có thể giữ chức vụ trong Quốc gia hetman hoặc thậm chí mua tước hiệu quý tộc. Bởi vì các thị trấn nói chung là nhỏ (các đô thị lớn nhất là Kyiv và Nizhyn có không quá 15.000 cư dân), nhóm xã hội này không quá quan trọng so với các nhóm xã hội khác. Nông dân Nông dân chiếm phần lớn dân số của Quốc gia hetman. Thể chế nông dân phải lao động cưỡng bức bị suy giảm đáng kể sau Khởi nghĩa Khmelnytsky, khi đó các địa chủ và đại quý tộc Ba Lan bị trục xuất khỏi lãnh thổ do Hetman kiểm soát. Tuy nhiên, những quý tộc trung thành với Hetman cũng như Giáo hội Chính thống giáo mong muốn những người nông dân dưới quyền kiểm soát của họ tiếp tục phục vụ. Do đó, kết quả của cuộc khởi nghĩa là khoảng 50% lãnh thổ bao gồm ruộng đất được trao cho các sĩ quan Cossack hoặc các làng tự quản tự do do nông dân kiểm soát, 33% đất đai thuộc sở hữu của các sĩ quan và quý tộc Cossack, và 17% của đất đai thuộc sở hữu của Giáo hội. Cùng với thời gian, số lượng lãnh thổ thuộc sở hữu của giới quý tộc và sĩ quan dần dần tăng lên, đi kèm với suy giảm lượng đất đai thuộc sở hữu của nông dân và người Cossack bình thường, và nông dân buộc phải làm việc ngày càng nhiều ngày hơn cho địa chủ của họ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của họ vẫn nhẹ hơn so với trước cuộc khởi nghĩa; và cho đến khi kết thúc Quốc gia hetman, nông dân chưa bao giờ được hoàn toàn giải phóng hay giữ quyền di chuyển. Hành chính Quốc gia hetman được chia thành các khu hành chính quân sự được gọi là các khu trung đoàn (polki) có số lượng dao động theo quy mô lãnh thổ của Quốc gia hetman. Năm 1649, khi Quốc gia hetman kiểm soát cả hữu ngạn và tả ngạn, họ bao gồm 16 khu như vậy. Sau khi mất Ukraina hữu ngạn, con số này giảm xuống còn mười. Các khu trung đoàn được chia thành các đại đội (sotnia), được quản lý bởi các đại úy (sotnik). Các đại đội được đặt tên theo nguồn gốc của họ hoặc thủ lĩnh của họ, và rất đa dạng về số lượng và có thể lên đến 16. Được biết, người đầu tiên giới thiệu đơn vị trung đoàn là Thân vương Ostafiy Ruzhynsky vào năm 1515. Ban đầu thành lập 20 trung đoàn, mỗi đơn vị bao gồm 2.000 người Cossack, nhưng đã bị Quốc vương Ba Lan Stephen Báthory giảm xuống còn 10 vào năm 1576. Danh sách trung đoàn Các khu trung đoàn đầu tiên được xác nhận theo Hiệp định Kurukove năm 1625, trong đó có Trung đoàn Bila Tserkva, Trung đoàn Kaniv, Trung đoàn Korsun, Trung đoàn Kyiv , Trung đoàn Pereyaslav, Trung đoàn Cherkasy. Tất cả chúng đều nằm trong tỉnh Kyiv của Ba Lan. Theo Hiệp định Zboriv, ​​có 23 trung đoàn. Năm 1667, việc ký kết Hiệp định đình chiến Andrusovo giữa nước Nga Sa hoàng và Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva đã bảo đảm 10 trung đoàn của Ukraina tả ngạn cho Nga, bao gồm Kyiv, trong khi sáu trung đoàn của Ukraina hữu ngạn là một phần của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. Thủ đô là thành phố Chyhyryn. Sau Hiệp định Andrusovo, vào năm 1669, thủ đô được chuyển đến Baturyn, còn Chyhyryn trở thành một phần của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva (nằm tại Ukraina hữu ngạn). Sau thảm kịch Baturyn năm 1708 do quân đội Nga của Aleksandr Menshikov tiến hành, khu vực này được sáp nhập vào tỉnh Kyiv, thành phố Hlukhiv trên danh nghĩa là nơi ở của Hetman. Trong Quốc gia hetman, tiếng Ba Lan thường được sử dụng làm ngôn ngữ hành chính và thậm chí là mệnh lệnh. Vào năm 1764-65, cả Quốc gia hetman Cossack và Sloboda Ukraina đều bị thanh lý và chuyển thành tỉnh Malorossiya (Tiểu Nga) và tỉnh Sloboda Ukraina. Trên lãnh thổ của Sich Zaporizhia được thành lập tỉnh Novorossiya (Tân Nga). Chức vụ tổng đốc của tất cả các lãnh thổ Ukraina trao cho Pyotr Rumyantsev-Zadunaisky. Chính phủ Lãnh đạo Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về Hội đồng (Quân sự) toàn thể Cossack, trong khi văn phòng nguyên thủ quốc gia do Hetman chủ trì. Ngoài ra, còn có một cơ quan cố vấn quan trọng là Hội đồng các sĩ quan (Starshyna). Hetman ban đầu được chọn bởi Hội đồng toàn thể, bao gồm tất cả người Cossack, thị dân, tăng lữ và thậm chí cả nông dân. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 17, vai trò của nó trở nên mang tính nghi lễ hơn khi hetman được Hội đồng các sĩ quan lựa chọn, và bản thân Quốc gia hetman chuyển thành một nhà nước độc tài. Sau Trận Poltava năm 1709, hetman được đề cử sẽ phải được sa hoàng xác nhận. Hetman cai trị cho đến khi ông chết hoặc bị Hội đồng toàn thể Cossack bãi nhiệm. Văn phòng của hetman có toàn quyền đối với chính quyền, tư pháp, tài chính và quân đội. Nội các của ông hoạt động đồng thời là bộ tham mưu và nội các gồm các bộ trưởng. Hetman cũng có quyền thực hiện chính sách đối ngoại, mặc dù quyền này ngày càng bị Nga hạn chế vào thế kỷ 18. Mỗi khu trung đoàn tạo nên Quốc gia hetman do một trung tá quản lý, người này có vai trò kép là quản lý quân sự và dân sự tối cao trên lãnh thổ của mình. Họ ban đầu được bầu bởi những người Cossack của khu trung đoàn đó, đến thế kỷ 18 thì các trung tá được Hetman bổ nhiệm. Sau năm 1709, các trung tá thường xuyên do triều đình Moskva lựa chọn. Các thuộc cấp của trung tá bao gồm một tư lệnh thứ hai, thẩm phán, đại pháp quan, phó quan và thủ cờ. Trong suốt thế kỷ 18, quyền tự trị địa phương dần dần bị xói mòn trong Quốc gia hetman. Sau thảm kịch Baturyn, quyền tự trị bị bãi bỏ, sáp nhập nó vào tỉnh Kyiv. Sau Trận Poltava, các hetman do Hội đồng sĩ quan bầu chọn sẽ được sa hoàng xác nhận. Họ phục vụ nhiều hơn với tư cách là nhà quản lý quân sự và có ít ảnh hưởng đối với các chính sách đối nội. Sa hoàng cũng thường xuyên bổ nhiệm các trung tá của từng khu trung đoàn. Viện Tiểu Nga thứ nhất Năm 1722, nhánh chính phủ Nga chịu trách nhiệm về Quốc gia hetman được đổi từ Viện Ngoại vụ sang cho Thượng viện đế quốc. Cùng năm đó, quyền lực của hetman bị suy yếu do việc thành lập Viện Tiểu Nga. Cơ quan này được bổ nhiệm tại Moskva và bao gồm sáu sĩ quan quân đội Nga đóng tại Quốc gia hetman, hoạt động như một chính phủ song song. Nhiệm vụ của nó bề ngoài là bảo vệ quyền lợi của nông dân Cossack bình thường chống lại sự đàn áp dưới tay các sĩ quan Cossack. Chủ tịch của Viện là Chuẩn tướng Stepan Veliaminov. Khi người Cossack phản ứng bằng cách bầu chọn Hetman Pavlo Polubotok nhằm phản đối những cải cách này, ông này bị bắt và chết trong tù mà không được sa hoàng xác nhận. Sau đó, Viện Tiểu Nga cai trị Quốc gia hetman cho đến năm 1727, khi nó bị bãi bỏ và một Hetman mới là Danylo Apostol được bầu ra. Một bộ luật bao gồm 28 điều đã được thông qua vào năm 1659, quy định mối quan hệ giữa Quốc gia hetman và Nga. Nó tiếp tục có hiệu lực cho đến khi Quốc gia hetman giải thể. Với việc bầu chọn Hetman mới, bộ "Các điều khoản Pereyaslav" mới đã được ký bởi Danylo Apostol. Văn kiện mới được gọi là Pháp lệnh thẩm quyền 28, quy định rằng: Quốc gia hetman sẽ không tiến hành các mối quan hệ đối ngoại của riêng mình, nhưng nó có thể giải quyết trực tiếp với Ba Lan, Hãn quốc Krym và Đế quốc Ottoman về các vấn đề biên giới miễn là các thỏa thuận này không mâu thuẫn với các hiệp định của Nga. Quốc gia hetman tiếp tục kiểm soát mười trung đoàn, nhưng nó chỉ giới hạn ở ba trung đoàn lính đánh thuê. Trong chiến tranh, người Cossack được yêu cầu phục vụ dưới quyền sĩ quan chỉ huy thường trú của Nga. Một tòa án được thành lập bao gồm ba người Cossack và ba người được chính phủ chỉ định. Người Nga và các địa chủ khác không phải là người địa phương được phép ở lại Quốc gia hetman, nhưng không thể đem đến nông dân mới từ phía bắc vào. Viện Tiểu Nga thứ hai Năm 1764, văn phòng Hetman bị Yekaterina II bãi bỏ, và quyền hạn của nó được thay thế bằng Viện Tiểu Nga thứ hai được chuyển đổi từ Prikaz Tiểu Nga (Văn phòng sự vụ Ukraina) trực thuộc Văn phòng Đại sứ của Sa hoàng Nga. Viện bao gồm bốn người do Nga bổ nhiệm và bốn đại biểu của Cossack do chủ tịch là Pyotr Rumyantsev đứng đầu, người này đã tiến hành loại bỏ một cách thận trọng nhưng kiên quyết các dấu tích của quyền tự trị địa phương. Năm 1781, hệ thống trung đoàn bị loại bỏ và Viện Tiểu Nga bị bãi bỏ. Hai năm sau, quyền tự do di chuyển của nông dân bị hạn chế và quá trình nông nô hóa được hoàn thành. Những người lính Cossack được hợp nhất vào quân đội Nga, trong khi các sĩ quan Cossack được cấp vị thế quý tộc Nga. Theo như thông lệ trước đây ở những nơi khác trong Đế quốc Nga, đất đai bị tịch thu từ Nhà thờ (trong thời kỳ của Quốc gia hetman, chỉ riêng các tu viện đã kiểm soát 17% đất đai của khu vực) và được phân bổ cho giới quý tộc. Lãnh thổ của Quốc gia hetman được tổ chức lại thành ba tỉnh của Nga (guberniya) có chính quyền không khác biệt với bất kỳ tỉnh nào khác trong Đế quốc Nga. Quan hệ ngoại giao Thời kỳ Bohdan Khmelnytsky Bohdan Khmelnytsky theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương cho nhà nước Cossack Ukraina mới thành lập. "Hetman và các đồng sự của ông bắt đầu nghĩ đến việc thành lập một nhà nước Cossack hoặc Ukraina, độc lập hoặc liên minh với một số nhà nước khác." Một hệ thống chống lại Ba Lan, là nước đang tiến hành chiến tranh chống lại Quốc gia hetman, là một "khối chống Công giáo gồm các quốc gia Chính thống giáo và Tin lành" bao gồm Nga, Moldavia, Wallachia, Transylvania và Thụy Điển. Một lựa chọn khác là hợp nhất Quốc gia hetman Cossack vào Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva với tư cách là một đối tác bình đẳng với Đại công quốc Litva và với Ba Lan. Một hệ thống khác sẽ đưa Ukraina vào quỹ đạo của Ottoman, tương tự như Wallachia, Transylvania, Moldavia và Hãn quốc Krym. Cuối cùng, Khmelnytsky đã phát triển một khả năng khác, theo đó có thể liên quan đến việc khiến cho Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chống lại Nga và người Cossack Don, hoặc một cách khác là để Ba Lan tham gia với Venezia trong cuộc chiến chống lại Ottoman. Trong những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa, Khmelnytsky tìm kiếm được hỗ trợ quân sự của Hãn quốc Krym, nó đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại quân Ba Lan. Tuy nhiên, người Tatar Krym tỏ ra là một đồng minh không đáng tin cậy, do hành động của họ đã ngăn cản chiến thắng của người Cossack trong các trận chiến có khả năng quyết định. Hãn quốc này có lợi ích là giữ cho cuộc khởi nghĩa của người Cossack tồn tại để Ba Lan bị suy yếu, nhưng một nhà nước Ukraina đối địch mạnh mẽ cũng không có lợi cho Hãn quốc. Ngay từ đầu cuộc khởi nghĩa, Khmelnytsky cũng thỉnh cầu đến Nga, nhưng nước này từ chối viện trợ quân sự cho Khmelnytsky trong gần sáu năm. Từ mùa thu năm 1648 đến mùa xuân năm 1651, Khmelnytsky thường xuyên trao đổi thư từ với người Ottoman, thế lực này đưa ra những hứa hẹn mơ hồ về viện trợ quân sự cho Khmelnytsky. Hetman liên tục yêu cầu sultan để ông làm thần dân của sultan, nhưng Ottoman chưa bao giờ thừa nhận như vậy một cách rõ ràng. Sultan nói rằng "nếu hetman vẫn trung thành", và 'ahdname'', sẽ được ban cho, nghĩa là sultan sẽ đảm bảo hòa bình và bảo hộ. Tuy nhiên, đến năm 1653, Khmelnytsky thấy rõ rằng không có 'ahdname nào sẽ được ban cho. Khmelnytsky đưa những bức thư sultan gửi cho mình đến cho sa hoàng để hăm dọa người này chấp nhận đưa hetman vào quyền tôn chủ của Nga. Thỏa thuận Pereyaslav được ký vào tháng 3 năm 1654, là một thỏa thuận nhằm sáp nhập Ukraina với tư cách là một công quốc tự trị dưới quyền bảo hộ của Nga, và dẫn đến chiến tranh giữa Ba Lan và Nga. Bất chấp hiệp định này, Khmelnystky tiếp tục trao đổi thư từ với Ottoman để khiến người Nga và người Ottoman chống lại nhau. Anh ấy nói với mỗi bên rằng mình đã liên minh với bên kia chỉ vì lý do chiến thuật. Thời kỳ Vyhovsky và Doroshenko Sau khi Bohdan Khmelnytsky qua đời vào năm 1657, Ukraina trở nên bất ổn hơn, dẫn đến xung đột giữa các phe Cossack thân Ba Lan và thân Nga. Năm 1658, hetman Ivan Vyhovsky đàm phán Liên minh Hadiach, liên minh này dự kiến thành lập một Thịnh vượng chung gồm ba phần, kết hợp Quốc gia hetman Cossack với tư cách là "Đại công quốc Ruthenia" ngang hàng với các thành viên hiện tại: Vương quốc Ba Lan và Đại công quốc Litva. Tuy nhiên, do Vyhovsky mất quyền lực nên điều này không thành hiện thực, trong khi xung đột vẫn tiếp diễn trong nhà nước Cossack. Đến năm 1660, nhà nước về cơ bản bị chia cắt dọc theo sông Dnepr, với phía tây do Ba Lan kiểm soát và phía đông do Nga kiểm soát. Năm 1663, người Cossack nổi dậy chống lại Thịnh vượng chung và với sự giúp đỡ của người Tatar Krym vào năm 1665, Hetman Petro Doroshenko lên nắm quyền, với hy vọng đưa Ukraina ra khỏi sự kiểm soát của cả Nga và Ba Lan-Litva. Hai cường quốc đã hoàn toàn phớt lờ lợi ích của Quốc gia hetman và phân chia nó dọc theo Dnepr trong Hiệp định đình chiến Andrusovo. Năm 1666, Doroshenko bắt đầu lại việc trao đổi thư từ giữa người Cossack với người Ottoman. Đế quốc Ottoman nhận định Hiệp định đình chiến Andrusovo là một mối đe dọa, và bắt đầu thực hiện một chính sách tích cực hơn trong khu vực. Vào ngày 8 tháng 6 năm 1668, Doroshenko trở thành hetman duy nhất của toàn bộ Ukraina và quay trở lại với ý tưởng đặt Ukraina dưới sự bảo hộ của Ottoman, vì biết rằng sẽ rất khó để tồn tại. Sau các cuộc đàm phán, cả hai bên đã đồng ý rằng 1.000 cấm vệ quân (janissary) sẽ không đóng quân ở Kodak và Ukraina sẽ không phải nộp bất kỳ khoản cống nạp nào. Doroshenko cũng soạn thảo 17 điều khoản trên cơ sở chấp nhận sự bảo hộ của Ottoman. Doroshenko phát ra một lá thư quy phục sultan vào ngày 24 tháng 12 năm 1668, được Sublime Porte xác nhận vào tháng 6 năm 1669. Khi Ba Lan-Litva cố gắng lật đổ Doroshenko và chiếm lấy Quốc gia hetman, người Ottoman tuyên chiến vào năm 1672 và hành quân về phía bắc vào Kamianets-Podilskyi, được người Cossack của Doroshenko và người Tatar Krym đứng về phía họ. Sau chiến tranh, người Ottoman đã ký một hiệp ước với Ba Lan-Litva, giao vùng Podolia cho Ottoman. Tiếp tục chiến đấu với Ba Lan-Litva dẫn đến việc người Ottoman phải nhượng lại tỉnh Podolia trong Hiệp định Karlowitz. Năm 1674, Nga xâm chiếm Quốc gia hetman và bao vây thủ đô Chyhyryn, khiến Ottoman và người Tatar Krym gửi quân của họ đến đối đầu với Nga. Người Nga rút lui trước khi bất kỳ cuộc đối đầu nào xảy ra, nhưng người Ottoman đã san bằng và cướp bóc các khu định cư ở Quốc gia hetman thân thiện với người Nga theo lời Darü'l-İslam . Doroshenko đầu hàng quân Nga 2 năm sau, vào năm 1676. Mặc dù người Ottoman, người Ba Lan và người Nga đều có bằng chứng cho thấy Quốc gia hetman Cossack từng thề trung thành với nhiều bên đồng thời, "họ chọn cách giả bộ rằng họ không biết về bất kỳ lòng trung thành kép nào". Người Ottoman không củng cố chỗ đứng của họ tại Ukraina bằng một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ, bởi vì một vùng đệm biên giới phù hợp với lợi ích của họ. về việc tên người Ottoman gọi Quốc gia hetman, dưới thời Khmelnytsky thì gọi là eyalet (tỉnh); dưới thời Doroshenko thì gọi là một sancak (kỳ) đến tháng 6 năm 1669. Người Ottoman gọi Quốc gia hetman Cossack là "quốc gia Ukraina" (). Sử gia Viktor Ostapchuk thảo luận về quan hệ Ukraina-Ottoman theo cách như sau: Xem thêm Hetmans của người Cossack Ukraina Sloboda Ukraina Người Cossack Zaporozhia Sich Zaporizhia Zaporizhzhia (vùng) Danh sách quân chủ Ukraina Ghi chú Tham khảo Thư mục Liên kết ngoài Stephen Velychenko, "The battle of Poltava and the decline of Cossack Ukraine in light of Russian and English methods of rule in their borderlands 1707-1914." Vùng lịch sử Ukraina Đế quốc Nga Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva thế kỷ 17 Khởi đầu năm 1649 ở Nga Địa lý Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva Chấm dứt năm 1764 Lịch sử cận đại Ukraina Vùng lịch sử Ba Lan Phong trào độc lập Ukraina Quốc gia chư hầu của Đế quốc Ottoman
19812603
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20Essequibo
Sông Essequibo
Sông Essequibo (chữ Anh: Essequibo River, chữ Tây Ban Nha: Río Esequibo) nằm ở trung bộ Guyana, Nam Mỹ, chảy dọc từ nam lên bắc, là sông dài nhất ở Guyana, cũng là một con sông lớn nhất nằm giữa sông Orinoco và sông Amazon. Bắt nguồn từ sườn tây bắc dãy núi Acarai - chỗ giáp giới Guyana và Brazil, dòng sông chảy về phía bắc, trải qua một loạt thác ghềnh hiểm trở, cắt xuyên qua thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới, rồi cuối cùng đổ vào Đại Tây Dương cách Georgetown 20 kilômét về phía tây. Dòng sông có tổng chiều dài khoảng 1.014 kilômét (630 dặm Anh), diện tích lưu vực 156.828 kilômét vuông (60.552 dặm vuông Anh), lưu lượng trung bình nhiều năm 4.531–5.650 mét khối trên giây (160.000–199.500 feet khối trên giây), lượng chảy ròng trung bình hằng năm 70,5 tỉ mét khối, lưu lượng tối đa đo lường thực tế 8.010 mét khối trên giây, lưu lượng tối thiểu đo lường thực tế 145 mét khối trên giây, lưu vực nằm ở đến . Chi lưu chủ yếu có sông Rupununi, sông Potaro, sông Mazaruni và sông Cuyuni. Diện tích lưu vực chiếm hơn một nửa toàn bộ lãnh thổ Guyana. Cửa sông rộng 32 kilômét, nhiều đảo, cồn cát. Thượng du và trung du nhiều dòng xiết, thác ghềnh, không thuận lợi cho vận tải. Tàu biển có thể từ cửa sông đi ngược dòng 81 kilômét đến thị trấn Bartica. Lịch sử Tên gọi Essequibo bắt nguồn từ tiếng Arawak, nghĩa là "đá bếp lò", được giải thích rằng bắt nguồn từ phong tục của người Arawak là lấy đá từ lòng sông và đem chúng sắp xếp chung quanh bếp lò. Ngoài ra còn có một giả thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ Esquivel - tên nhà thám hiểm châu Âu. Người châu Âu định cư đầu tiên tại Guyana là người Hà Lan. Năm 1615, họ thiết lập thuộc địa ở hạ du sông Essequibo, lập ra đồn điền mía và cacao, đồng thời duy trì quan hệ hữu nghị với người địa phương. Các khu định cư của giáo sĩ truyền giáo tiếp tục dựng lên cho đến khi Chiến tranh Độc lập Venezuela 1810–1823 kết thúc. Lúc này, người Anh đòi thiết lập một khu định cư ở đảo Trinidad, tại đây họ có thể neo đậu thuyền tàu cỡ lớn nhằm tiến hành giao thương với các nước Nam Mỹ. Năm 1833, Anh Quốc xâm chiếm quần đảo Falkland. Tháng 8 năm 1995, một công ty khai thác mỏ của Canada gặp phải hoàn cảnh gian nan, vì nguyên do đập chứa chất thải tại mỏ Omai ở Guyana bị hỏng, khiến cho hơn 4.000.000 mét khối cyanide thải tràn ra sông Essequibo. Chi lưu Sông Essequibo nằm ở trung bộ Guyana, là sông dài nhất ở Guyana, cũng là một con sông lớn nhất nằm giữa sông Orinoco và sông Amazon. Bắt nguồn từ dãy núi Acarai - nằm ở biên giới Brazil và phía nam Guyana, chảy về phía bắc xuyên qua rừng mưa nhiệt đới và thảo nguyên rừng thưa, cuối cùng đổ vào Đại Tây Dương cách Georgetown 21 kilômét về phía tây bắc. Cửa sông rộng 32 kilômét, nhiều đảo và bãi cạn. Trong đó bao gồm đảo Leguan (diện tích 31 kilômét vuông), đảo Wakenaam (diện tích 45 kilômét vuông), đảo Hogg (diện tích 60 kilômét vuông) và đảo Đại Troolie (diện tích 17,49 kilômét vuông). Chi lưu chủ yếu có sông Rupununi, sông Potaro, sông Mazaruni và sông Cuyuni. Diện tích lưu vực chiếm hơn một nửa toàn bộ lãnh thổ Guyana. Thượng du và trung du nhiều dòng xiết, thác ghềnh, không thuận lợi cho vận tải. Tàu biển có thể từ cửa sông đi ngược dòng 81 kilômét đến thị trấn Bartica. Sông Cuyuni Sông Cuyuni là một chi lưu có thuỷ lượng dồi dào nhất và có diện tích lưu vực lớn nhất trên sông Essequibo. Bắt nguồn từ cao nguyên Guyana ở Venezuela cách Luepa 30 kilômét về phía tây bắc, dòng sông đầu tiên chảy về phía bắc, đến El Dorado chuyển sang phía đông, lần lượt tiếp nhận các chi lưu như sông Supamo, sông Yuruarí và sông Corumo, cuối cùng đổ vào cửa sông Essequibo sát gần Bartica. Sông có tổng chiều dài 618 kilômét, lưu lượng trung bình hằng năm 1.360 m3/s, lưu lượng lớn nhất đo thực tế 5.390 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất đo thực tế 10 m3/s. Sông Potaro Sông Potaro là một chi lưu lớn ở trung du sông Essequibo, bắt nguồn từ sườn đông dãy núi Pacaraima, dòng sông chảy từ tây sang đông, lần lượt chảy xuyên qua thác Kaieteur (thác có độ rơi lớn nhất thế giới) và thác Tumatumari, đổ vào sông Essequibo cách Tumatumari 10 kilômét về phía đông. Sông có lưu lượng trung bình hằng năm 790 m3/s, lưu lượng lớn nhất đo thực tế 2.223 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất đo thực tế 44 m3/s. Sông Rupununi Sông Rupununi là chi lưu lớn ở thượng du sông Essequibo, bắt nguồn từ dãy núi Kanuku, sát gần Isherton, miền nam Guyana, dòng sông đầu tiên chảy về phía bắc, rồi chuyển sang phía đông, sau đó tiếp nhận chi lưu sông Rewa, đổ vào sông Essequibo sát gần Apoteri. Sông Mazaruni Sông Mazaruni bắt nguồn từ sườn tây dãy núi Pacaraima, sát gần Imbaimadai, dòng sông đầu tiên chảy về phía tây bắc, sau đó chuyển sang phía bắc, kế tiếp chuyển sang phía đông, lần lượt tiếp nhận các chi lưu như sông Kako, sông Kamarang và sông Puruni, đổ vào sông Essequibo sát gần Bartica. Sông có tổng chiều dài 560 kilômét, lưu lượng trung bình hằng năm 736 m3/s, lưu lượng lớn nhất đo thực tế 2.608 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất đo thực tế 42 m3/s. Chi lưu khác Sông Essequibo ngoài các chi lưu kể trên ra, còn có một số chi lưu khá nhỏ, ví dụ như sông Kassikaityu, sông Kuyuwini, sông Burro-Burro,... Quần thể động vật Sông Essequibo có quần thể động vật phong phú, có hơn 300 loài cá đã biết trong lưu vực sông, trong đó gần 60 loài là đặc hữu của lưu vực này. Do tình hình đối với một số lưu vực sông chưa rõ ràng, nên có khả năng có nhiều loài trong lưu vực. Năm 2013, có cuộc điều tra rằng, ở thượng du sông Mazaruni đã phát hiện 36-39 loài cá (dựa vào phân loại học sinh vật mà có sự khác biệt nhất định), trong đó có 13-25% là loài chưa đặt tên. Tối thiểu có 24 loài cá là đặc hữu của sông Mazaruni. Lúc mực nước dâng cao, thượng du sông Branco (thuộc lưu vực sông Amazon) nối liền với thượng du sông Essequibo, cho phép động vật thuỷ sinh di chuyển qua lại giữa hai lưu vực ở mức độ nhất định. Chú thích Liên kết ngoài Aerial view of the mouth of the Esequibo River. Sông Essequibo Sông ở Guyana
19812606
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20C%E1%BB%91t%20Dao
Ngọc Cốt Dao
Ngọc Cốt Dao () là một bộ phim truyền hình Trung Quốc năm 2023 với sự tham gia của Tiêu Chiến và Nhậm Mẫn. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết lãng mạn tiên hiệp Chu Nhan của Thương Nguyệt. Đây là phần tiền truyện của loạt phim Kính Song Thành năm 2021. Bộ phim bắt đầu phát sóng trên Tencent Video và WeTV vào ngày 2 tháng 7 năm 2023 và kết thúc 40 tập vào ngày 20 tháng 7 năm 2023. Tóm tắt Ngọc Cốt Dao kể về Thế tử Thời Ảnh vì khi từ nhỏ đã tài giỏi hơn người nên bị Hải tộc ghen ghét mưu hại, phải giả chết nên núi Cửu Nghi từ luyện. Nhận Chu Nhan làm đồ đệ đầu tiên, người nhận một ơn tình của mình, là người duy nhất sẵn sàng tin tưởng cúng bái thế tử , chính vì trái lẽ trời lên Thời Ảnh phải nhận một kiếp nạn là Chu Nhan. Hai người đã đem lòng yêu thương da diết, trải qua bao kiếp nạn, định kiếp hiểu lầm và về bên nhau. Diễn viên Tiêu Chiến vai Thời Ảnh Nhậm Mẫn vai Chu Nhan Phương Dật Luân vai Chỉ Uyên Vương Sở Nhiên vai Bạch Tuyết Lộ Vương Tử Kỳ vai Thanh Cương Lư Dục Hiểu vai Bạch Tuyết Oánh Diệp Thịnh Giai vai Thời Vũ Lý Minh Đức vai Trùng Minh Hàn Đống vai Đại ti mệnh Hà Thịnh Minh vai cha Thời Ảnh, Bắc Miện đế Tăng Lê vai Bạch Yên, mẹ Thời Ảnh Trần Hân Dư vai Thu Thủy Thử Sa vai Thân vương bộ lạc Hoắc đồ Kha Nhĩ Khắc Trần Tử Hàm vai Thanh phi Dương Minh Na vai Xích vương phi, mẹ Chu Nhan Sản xuất Ngọc Cốt Dao bắt đầu quay phim tại Phim trường Hoành Điếm vào tháng 3 năm 2021. Quá trình quay phim kết thúc vào tháng 8 năm 2021. Ngày 29 tháng 3 năm 2021, Weibo chính thức của bộ phim đã công bố dàn diễn viên và tung poster các nhân vật chính. Chú thích Liên kết ngoài Chương trình truyền hình nhiều tập Trung Quốc Phim truyền hình Trung Quốc thập niên 2020 Phim truyền hình của Tencent Penguin Pictures Chương trình truyền hình dựa trên tiểu thuyết Trung Quốc Phim tiên hiệp
19812608
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A5m%20t%E1%BA%ADp%20%C4%91o%C3%A0n%20qu%C3%A2n%20F
Cụm tập đoàn quân F
Cụm tập đoàn quân F () là một đại đơn vị tác chiến chiến lược của Wehrmacht trong Thế chiến thứ hai. Tư lệnh của Cụm tập đoàn quân F có giai đoạn kiêm nhiệm vai trò Tư lệnh chiến trường Đông Nam (Oberbefehlshaber Südost). Cụm tập đoàn quân F được thành lập ngày 12 tháng 8 năm 1943 tại Bayreuth (WK XIII), với lực lượng chính chủ yếu đóng ở Balkan. Tư lệnh của Cụm tập đoàn quân là Thống chế Maximilian von Weichs, Tham mưu trưởng là Trung tướng Hermann Foertsch. Thuộc quyền có các đơn vị Đức và chư hầu ở Nhà nước Độc lập Croatia, cũng như ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Serbia, Montenegro, Hy Lạp, Albania và các đảo lân cận của Địa Trung Hải.. Nhiệm vụ tác chiến chính của Cụm tập đoàn quân là chiếm đóng các quốc gia Đông Nam Âu, phòng thủ chống lại cuộc tấn công có thể xảy ra của Đồng Minh vào nơi được coi là "yếu ớt" của Đức và chống lại các nhóm du kích địa phương đang phát triển ảnh hưởng. Biên chế chủ lực của Cụm tập đoàn quân F trong phần lớn thời gian tham chiến là Tập đoàn quân thiết giáp số 2 ở Nam Tư và Albania, và Cụm tập đoàn quân E ở Hy Lạp . Sau Chiến dịch Budapest, Hồng quân kiểm soát Bulgaria và tiến đến biên giới Bulgari-Nam Tư, bắt đầu giao chiến với các đơn vị của Cụm tập đoàn quân F. Trong chiến dịch Beograd, lực lượng của Cụm tập đoàn quân F ở Serbia bị Hồng quân đánh bại và phải rút về miền Nam Hungary và lãnh thổ của Nhà nước Độc lập Croatia, thành lập chiến trường Sremski. Một phần lực lượng của Cụm tập đoàn quân F đã tham gia trận Batina. Trước áp lực của Hồng quân, các đơn vị của Cụm tập đoàn quân F phải rút lui khỏi Hy Lạp và hầu hết Nam Tư. Ngày 25 tháng 3 năm 1945, Cụm tập đoàn quân F bị giải tán và nhiệm vụ Tổng tư lệnh chiến trường Đông Nam được chuyển giao cho Cụm tập đoàn quân E. Biên chế chủ lực Tháng 11 năm 1943 Tập đoàn quân thiết giáp số 2 Bộ tham mưu Quân đoàn thiết giáp III SS, Thượng tướng SS (SS-Obergruppenführer) Felix Steiner Quân đoàn sơn cước XV, Thượng tướng bộ binh Ernst von Leyser Quân đoàn sơn cước XXI, Thượng tướng thiết giáp Gustav Fehn Quân đoàn LXIX, zb V. Thượng tướng bộ binh Helge Auleb Quân đoàn sơn cước V SS, Trung tướng Artur Phleps Cụm tập đoàn quân E Bộ Tham mưu Quân đoàn sơn cước XXII, Thượng tướng sơn cước Hubert Lanz Quân đoàn LXVIII, Thượng tướng phi hành Hellmuth Felmy Đội quân của chỉ huy pháo đài Crete Quân đoàn II (Aegean) của Bulgari Các đơn vị của Militärbefehlshaber Südost Thượng tướng bộ binh Hans Felber Tháng 7 năm 1944 Các đơn vị trực thuộc của Cụm tập đoàn quân chủ yếu là các sư đoàn "pháo đài" và dự bị kém năng lực hơn, các đơn vị tình nguyện nước ngoài cộng tác như "Cossack" và Sư đoàn bộ binh 392 (Croatia) . Tập đoàn quân thiết giáp số 2 Bộ Tham mưu Quân đoàn sơn cước XV, Thượng tướng bộ binh Ernst von Leyser Quân đoàn sơn cước XXI, Thượng tướng thiết giáp Gustav Fehn Quân đoàn LXIX zb V. , Thượng tướng bộ binh Helge Auleb Quân đoàn sơn cước V SS, Trung tướng Arthur Phleps Cụm tập đoàn quân E Bộ Tham mưu Quân đoàn sơn cước XXII, Thượng tướng sơn cước Hubert Lanz Quân đoàn LXVIII, Thượng tướng phi hành Hellmuth Felmy Đội quân của chỉ huy pháo đài Crete Quân đoàn II (Aegean) của Bulgari Các đơn vị của Militärbefehlshaber Südost, Thượng tướng bộ binh Hans Felber Để bảo vệ Serbia, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân F đã sát nhập Cụm tập đoàn quân Serbia vào ngày 26 tháng 9 năm 1944. Liên binh đoàn Serbia () do tướng Hans Felber chỉ huy. Cụm tập đoàn quân Serbia bị giải thể vào ngày 27 tháng 10 năm 1944. Chỉ huy Tư lệnh Tham mưu trưởng Xem thêm Chiến tranh nhân dân giải phóng Nam Tư Chú thích Tham khảo Hogg, Ian V., German Order of Battle 1944: Các trung đoàn, đội hình và đơn vị của lực lượng mặt đất Đức, Arms and Armor Press, London, 1975 Thomas, Nigel, (Tác giả), Andrew, Stephen, (Người vẽ tranh minh họa), Quân đội Đức 1939-45 (4): Mặt trận phía Đông 1943-45 (Men-at-Arms 330), Nhà xuất bản Osprey, 1998 Mitcham, Samuel W., Jr., German Defeat in the East, 1944-45 (Stackpole Military History), 2007 3-7648-1111-0 Heeresgruppe F - Lexikon des Wehrmacht Tài liệu lưu trữ quốc gia Washington : T311, Cuộn 187 - Heeresgruppe F 1943/1944. T311, Cuộn 188 - Heeresgruppe F 1944. T311, Cuộn 189 - Heeresgruppe F 1944/1945. T311, Cuộn 190 - Heeresgruppe F 1944/1945. T311, Cuộn 194 - Heeresgruppe F 1944. T311, Cuộn 195 - Heeresgruppe F 1944. T311, Cuộn 196 - Heeresgruppe F 1944/1945. T311, Cuộn 285 - Heeresgruppe F 1943/1944. T311, Cuộn 286 - Heeresgruppe F 1944. Đơn vị quân sự giải thể năm 1945 Đơn vị quân sự thành lập năm 1943 F
19812609
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20semicinctus
Lutjanus semicinctus
Lutjanus semicinctus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1824. Từ nguyên Từ định danh semicinctus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: semi ("một nửa") và cinctus ("quấn quanh"), hàm ý đề cập đến các vạch đen ngắn ở nửa trên của loài cá này. Phân bố và môi trường sống L. semicinctus có phân bố tương đối giới hạn trong vùng Tây Thái Bình Dương, từ Philippines về phía nam đến Đông Indonesia, các đảo thuộc Melanesia, Tonga và Queensland (Úc), về phía đông đến quần đảo Caroline và Kiribati. L. semicinctus sống gần rạn san hô, thường thấy ở độ sâu trong khoảng 5–36 m. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. semicinctus là gần 35 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 20 cm. Lưng và thân trên màu lục xám, thân dưới và bụng trắng. Có 7 vạch nâu đen từ lưng dọc xuống thân dưới. Một đốm đen lớn bao phủ cuống và gốc vây đuôi. Các vây vàng nâu, đôi khi phớt đỏ, ngoại trừ vây bụng và vây ngực trắng nhạt. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 16. Sinh thái Thức ăn của L. semicinctus có thể bao gồm cá nhỏ và một số loài thủy sinh không xương sống khác. Giá trị L. semicinctus có tầm quan trọng trong nghề đánh bắt thủ công, thường được bán tươi trong chợ cá. Tham khảo S Cá Thái Bình Dương Cá Philippines Cá Palau Cá New Guinea Cá Vanuatu Cá Nouvelle-Calédonie Cá Fiji Cá Tonga Động vật Liên bang Micronesia Động vật Kiribati Động vật quần đảo Solomon Động vật được mô tả năm 1824
19812616
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ch%20truy%E1%BB%87n%20tranh
Sách truyện tranh
Sách truyện tranh, còn được gọi là comicbook, tạp chí truyện tranh hoặc (ở Vương quốc Anh và Ireland) đơn giản là truyện tranh, là một ấn phẩm gồm nghệ thuật truyện tranh dưới dạng các bức tranh tuần tự xen kẽ nhau đại diện cho từng cảnh riêng lẻ. Các khung hình thường được kèm theo văn mô tả và câu chuyện viết, thường là đoạn hội thoại được chứa trong các ô bóng bong chữ, là biểu tượng của nghệ thuật truyện tranh. "Comic Cuts" là một tạp chí truyện tranh Anh được xuất bản từ năm 1890 đến năm 1953. Nó được tiền thân bởi "Ally Sloper's Half Holiday" (1884) nổi tiếng với việc sử dụng tranh tuần tự để mở rộng câu chuyện. Những tạp chí truyện tranh Anh này tồn tại song song với những tác phẩm "Penny dreadful" phổ biến (như "Spring-heeled Jack"), các "Story paper" dành cho thiếu niên và tạp chí hài hước Punch, là tạp chí đầu tiên sử dụng thuật ngữ "cartoon" với ý nghĩa hiện đại của một bức vẽ hài hước. Sự kết hợp giữa hình vẽ và từ viết đã được tiên phong bởi, trong số những người khác, William Blake (1757 - 1827) trong các tác phẩm như "The Descent Of Christ" của Blake (1804 - 1820). Cuốn sách truyện tranh hiện đại đầu tiên (theo kiểu Mỹ), Famous Funnies, được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 1934 và là một tái bản của các truyện tranh hài trên báo đã được xuất bản trước đó, đã đặt nền móng cho nhiều kỹ thuật kể chuyện được sử dụng trong truyện tranh. Thuật ngữ sách truyện tranh bắt nguồn từ việc các sách truyện tranh Mỹ trước đây là một tập hợp các truyện tranh có tính hài hước; tuy nhiên, thực tế này đã được thay thế bằng việc đăng các câu chuyện thuộc mọi thể loại, thường không mang tính hài hước. Thị trường sách truyện tranh lớn nhất là ở Nhật Bản. Đến năm 1995, thị trường manga ở Nhật Bản được định giá lên tới 586.4 tỷ Yên (khoảng 6-7 tỷ USD), với doanh số bán hàng hàng năm của 1.9 tỷ cuốn sách manga (bao gồm các tập sách tankōbon và tạp chí manga) tương đương với 15 số trên mỗi người. Năm 2020, thị trường manga ở Nhật Bản đạt giá trị kỷ lục mới là 612.5 tỷ Yên nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của doanh số bán hàng manga kỹ thuật số cũng như tăng trưởng doanh số bán hàng in. Thị trường sách truyện tranh ở Hoa Kỳ và Canada được định giá là 1.09 tỷ USD vào năm 2016. Đến năm 2017, nhà phân phối manga Viz Media là nhà xuất bản sách truyện tranh lớn nhất ở Hoa Kỳ, tiếp theo là DC Comics và Marvel Comics với các tác phẩm đặc biệt dài đầy đủ bao gồm Superman, Batman, Wonder Woman, Spider-Man, the Incredible Hulk và the X-Men. Các loại sách truyện tranh bán chạy nhất ở Mỹ vào năm 2019 là truyện tranh thiếu niên (children's fiction) chiếm 41%, manga chiếm 28% và truyện tranh siêu anh hùng chiếm 10% thị phần. Thị trường sách truyện tranh lớn khác là ở Pháp, nơi truyện tranh Franco-Belgian và manga Nhật Bản mỗi loại đại diện cho 40% thị trường, tiếp theo là truyện tranh Mỹ chiếm 10% thị phần. Chú thích Đọc thêm Liên kết ngoài Comic book Speculation Reference Comic book Reference Bibliographic Datafile Sequart Research & Literacy Organization Comic Art Collection at the University of Missouri Collectorism – a place for collectors and collectibles Sách Ấn phẩm truyện tranh
19812623
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%A5m%20t%E1%BA%ADp%20%C4%91o%C3%A0n%20qu%C3%A2n%20B%E1%BA%AFc%20Ukraina
Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina
Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina () là biên chế cấp Cụm tập đoàn quân của Lục quân Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, tác chiến tại chiến trường Tây Ukraina trong hơn 5 tháng. Lịch sử Cụm tập đoàn quân được thành lập ngày 5 tháng 4 năm 1944 bằng cách đổi tên Cụm tập đoàn quân Nam dưới quyền Thống chế (Generalfeldmarschall) Walter Model. Vào tháng 4 năm 1944, nó bao gồm Tập đoàn quân thiết giáp số 1, Tập đoàn quân thiết giáp số 4 và Tập đoàn quân số 1 Hungary. Khi Hồng quân phát động Chiến dịch Bagration vào cuối tháng 6, Model được điều chuyển về là Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Đại tướng Josef Harpe đảm nhận vị trí quyền tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc Ukraina. Mùa hè năm 1944, cụm tập đoàn quân phòng ngự trước đòn tấn công của Phương diện quân Ukraina 1 thuộc Hồng quân trong chiến dịch tấn công chiến lược Lvov-Sandomir (13 tháng 7 - 29 tháng 8 năm 1944). Tháng 8 năm 1944, biên chế cụm tập đoàn quân gồm có Tập đoàn quân thiết giáp số 4, Tập đoàn quân số 17 và Cụm quân Heinrici (Armeegruppe Heinrici), chịu trách nhiệm phòng thủ giữa dãy núi Karpat và đầm lầy Pripyet ở Galicia. Ngày 23 tháng 9 năm 1944, cụm tập đoàn quân được đổi tên thành Cụm tập đoàn quân A. Biên chế chủ lực Thành phần của Cụm tập đoàn quân vào ngày 15 tháng 7 năm 1944 là: Tập đoàn quân thiết giáp số 4 Quân đoàn thiết giáp XXXXVI Quân đoàn XXXXII Quân đoàn thiết giáp LVI Quân đoàn VIII Tập đoàn quân thiết giáp số 1 Quân đoàn LIX Quân đoàn thiết giáp XXIV Quân đoàn thiết giáp XXXXVIII Quân đoàn thiết giáp III Sư đoàn xung kích thiết giáp số 20 Sư đoàn 14 SS Grenadier Tập đoàn quân Hungary số 1 Quân đoàn VI Hungary Quân đoàn XI Quân đoàn VII Hungary Lữ đoàn sơn cước Hungary số 2 Sư đoàn dự bị Hungary số 19 Sư đoàn xe tăng Hungary số 2 Kampfgruppe, Sư đoàn xung kích thiết giáp SS số 19 Chỉ huy Tư lệnh Tham mưu trưởng Xem thêm Cụm tập đoàn quân Nam Chú thích Tham khảo Lexikon der Wehrmacht Đơn vị quân sự thành lập năm 1944 Cụm tập đoàn quân Đức Quốc Xã
19812624
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20m%E1%BB%9F
Khối lượng mở
Khối lượng mở (Open interest viết tắt là OI) còn được gọi là hợp đồng mở hoặc cam kết mở là tổng số hợp đồng phái sinh chưa thanh toán (Outstanding derivative contract) trong tình trạng chưa được thanh toán trên thực tế (bù đắp bằng giao dịch). Đối với mỗi người mua các hợp đồng tương lai phải có một người bán. Kể từ thời điểm người mua hoặc người bán mở hợp đồng cho đến khi bên đối tác đóng hợp đồng, hợp đồng đó được coi là mở. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì Khối lượng mở của một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm (gọi là khối lượng mở) là khối lượng chứng khoán phái sinh đang còn lưu hành tại thời điểm đó, chưa được thanh lý hoặc chưa được tất toán. Đại cương Khối lượng mở cũng là chỉ số cung cấp thông tin quan trọng liên quan đến tính thanh khoản của một hợp đồng quyền chọn. Nếu không có khối lượng mở cho một hợp đồng quyền chọn, thì không có thị trường thứ cấp cho quyền chọn đó. Khi quyền chọn có khối lượng mở lớn, chúng có số lượng lớn người mua và người bán. Một thị trường thứ cấp đang hoạt động sẽ làm tăng khả năng nhận được các lệnh đặt quyền chọn được thực hiện với giá tốt. Tất cả những thứ khác đều bình đẳng, khối lượng mở càng lớn thì càng dễ dàng giao dịch quyền chọn đó với mức chênh lệch hợp lý giữa giá mua và giá bán. Những người ủng hộ phân tích kỹ thuật cho rằng sự gia tăng hợp đồng mở cùng với việc tăng giá để xác nhận xu hướng tăng. Tương tự, sự gia tăng hợp đồng mở cùng với việc giảm giá xác nhận xu hướng thị trường giảm. Việc tăng hoặc giảm giá trong khi hợp đồng mở vẫn không thay đổi hoặc giảm có thể cho thấy khả năng đảo ngược xu hướng thị trường. Tương quan Mối quan hệ giữa xu hướng giá phổ biến và khối lượng mở (OI) có thể được tóm tắt bằng bảng liệt kê sau: Chú thích Liên kết ngoài Open Interest Interpret Price Volume and Open Interest Open Interest of most important italian stocks Xem thêm Chứng quyền có bảo đảm Chứng quyền Thỏa thuận mua lại chứng khoán (Repo) Chứng khoán
19812625
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20Th%E1%BB%8B%20B%E1%BA%A3o%20Tr%C3%A2m
Hoàng Thị Bảo Trâm
Hoàng Thị Bảo Trâm (sinh ngày 9 tháng Một năm 1987) là một nữ kỳ thủ cờ vua người Việt Nam. Hoàng Thị Bảo Trâm đã 5 lần vô địch cờ vua nữ Việt Nam và nhiều lần được gọi vào đội tuyển cờ vua Việt Nam thi đấu quốc tế. Chị được phong danh hiệu Nữ đại kiện tướng vào năm 2006. Thành tích Trong nước Vô địch cờ vua nữ Việt Nam vào các năm 2010, 2015, 2016, 2017 và 2018. Huy chương vàng đại hội thể thao toàn quốc 2022 cho đoàn thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Quốc tế Giải Olympiad cờ vua nữ: Giải đấu năm 2006 ở Turin chị đánh ở bàn hai (+5, =4, -2), Giải đấu năm 2008 ở Dresden chị đánh ở bàn bốn (+4, =0, -4), Giải đấu năm 2010 ở Khanty-Mansiysk chị đánh ở bàn một (+3, =2, -4), Giải đấu năm 2014 ở Tromsø chị đánh ở bàn ba (+4, =2, -3), Giải đấu năm 2016 ở Baku chị đánh ở bàn hai (+4, =3, -4), Giải đấu năm 2018 ở Batumi chị đánh ở bàn ba (+3, =2, -2). Giải vô địch cờ vua đồng đội nữ thế giới: Giải đấu năm 2007 ở Yekaterinburg chị đánh ở bàn ba (+1, =3, -3), Giải đấu năm 2009 ở Ningbo chị đánh ở bàn một (+1, =5, -3), Giải đấu năm 2011 ở Mardin (+4, =2, -2) chị đánh ở bàn hai và giành được tấm huy chương đồng cá nhân. Giải đấu năm 2017 ở Khanty-Mansiysk chị đánh ở bàn hai (+3, =4, -0) và giành được tấm huy chương vàng cá nhân. Giải vô địch cờ vua đồng đội nữ Châu Á: Giải đấu năm 2005 ở Isfahan chị đánh dự bị ở bàn một (+3, =2, -0) và giành được tấm huy chương và cá nhân và đồng đội, Giải đấu năm 2008 ở Visakhapatnam chị đánh dự bị ở bàn một (+2, =2, -0) và giành được tấm huy chương đồng đồng đội và huy chương bạc cá nhân. Giải đấu năm 2014 ở Tabriz (+2, =2, -1) chị đánh ở bàn hai và giành được tấm huy chương đồng cá nhân. Giải đấu năm 2016 ở Abu Dhabi (+4, =1, -2) chị đánh ở bàn hai và giành được tấm huy chường đồng cá nhân. Giải Asian Games: Giải đấu năm 2010 ở Quảng Châu (+0, =4, -4) chị đánh ở bàn một và giành được tấm huy chường đồng đồng đội. Giải Asian Indoor Games: Giải đấu năm 2009 ở Hà Nội (+4, =4, -2) chị đánh ở bàn một và giành được tấm huy chương bạc đồng đội. Tham khảo Liên kết ngoài
19812627
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jack%20Hendry%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%2C%20sinh%201995%29
Jack Hendry (cầu thủ bóng đá, sinh 1995)
Jack William Hendry (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Scotland hiện tại đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Al-Ettifaq tại Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út, và Đội tuyển bóng đá quốc gia Scotland. Đầu đời Hendry được sinh ra tại Glasgow. Anh đã từng có thời gian là một cầu thủ trẻ với câu lạc bộ Celtic và Peterborough United. Anh gia nhập Dundee United để thử việc vào năm 2013 và sau đó ký hợp đồng với họ, nhưng thời gian ở đó của anh đã bị gián đoạn nghiêm trọng bởi một cơn sốt tuyến. Sự nghiệp thi đấu Partick Thistle Hendry gia nhập Partick Thistle vào tháng 8 năm 2014. Anh thường xuyên góp mặt trong đội trẻ của Thistle, trước khi ra mắt đội một cho đội bóng vào ngày cuối cùng của mùa giải 2014–15, trong trận hòa không bàn thắng với Motherwell tại Fir Park vào ngày 23 tháng 5 năm 2015. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2015, Hendry ký hợp đồng mới có thời hạn một năm với Jags, cùng với David Wilson, cùng các thủ môn Paul Gallacher và Tomáš Černý. Sau một giai đoạn tiền mùa giải xuất sắc, Hendry vào sân thay người trong trận mở màn mùa giải trước Hamilton chỉ 29 phút sau tấm thẻ đỏ trước đó của Frédéric Frans, anh tiếp tục để giúp đội nhà giữ sạch lưới cùng với Liam Lindsay ở hàng thủ khi trận đấu kết thúc với tỷ số 0–0. Sau trận đấu, có thông tin cho rằng câu lạc bộ Everton đã theo dõi Hendry. Wigan Athletic Vào ngày 1 tháng 9 năm 2015, Hendry ký hợp đồng với Wigan Athletic. Anh gia nhập câu lạc bộ Shrewsbury Town tại EFL League One dưới dạng cho mượn đến hết mùa giải vào tháng 3 năm 2016. Vào ngày 31 tháng 8 năm 2016, Hendry gia nhập Milton Keynes Dons dưới dạng cho mượn đến tháng 1 năm 2017. Vào ngày 4 tháng 10 năm 2016, Hendry có trận ra mắt cho Milton Keynes Dons, chiến thắng 1-0 trên sân khách tại EFL Trophy trước Peterborough United. Dundee Hendry đã ký hợp đồng kéo dài hai năm với Dundee vào tháng 7 năm 2017. Anh thi đấu thường xuyên và trở thành cầu thủ chủ chốt của Dundee trong phần đầu của mùa giải 2017–18. Dundee đã từ chối lời đề nghị từ Celtic cho Hendry trong tháng 1 năm 2018, trước khi đồng ý mức phí kỷ lục của câu lạc bộ vào ngày 31 tháng 1. Celtic Câu lạc bộ Celtic đã ký hợp đồng với Hendry có thời hạn 4 năm rưỡi vào ngày 31 tháng 1 năm 2018. Anh ra mắt câu lạc bộ trong trận thua 1-0 trước Kilmarnock trên sân khách vào ngày 3 tháng 2. Melbourne City Vào ngày 22 tháng 1 năm 2020, Hendry gia nhập câu lạc bộ Melbourne City tại A-League Men dưới dạng cho mượn trong phần còn lại của mùa giải. Trong lần ra sân thứ hai cho Melbourne, Hendry bị chấn thương dây chằng đầu gối phải phẫu thuật. Oostende Hendry được cho mượn tại câu lạc bộ KV Oostende vào tháng 7 năm 2020, và Celtic đã đưa ra lựa chọn đầu tiên cho câu lạc bộ Bỉ để mua anh. Trong trận ra mắt tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ vào tháng 9 năm 2020, anh đã ghi bàn ấn định chiến thắng vào phút cuối trước KV Mechelen để mang về chiến thắng 1–0 cho câu lạc bộ mới của mình. Vào cuối mùa giải, Hendry được vinh danh là cầu thủ được đánh giá cao nhất trong giải đấu. Hendry chuyển đến Oostende vào tháng 6 năm 2021. Club Brugge Vào ngày 31 tháng 8 năm 2021, chỉ hai tháng sau khi ký hợp đồng với KV Oostende, Hendry gia nhập câu lạc bộ Club Brugge theo bản hợp đồng kéo dài 4 năm. Anh góp mặt trong trận hòa 1-1 của Brugge trước Paris Saint-Germain tại Champions League, nơi có sự góp mặt của các ngôi sao nổi tiếng (gồm Messi, Mbappé và Neymar thi đấu cùng nhau lần đầu tiên), và được BBC vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất trận. Hendry ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng trong chiến thắng trước Royal Antwerp, giúp Club Brugge giành được chức vô địch của Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ. Cho mượn tại Cremonese Vào ngày 1 tháng 9 năm 2022, Hendry gia nhập câu lạc bộ Cremonese tại Serie A theo dạng cho mượn, với một tùy chọn để mua. Hendry ra mắt Cremonese ở Serie A vào ngày 11 tháng 9 năm 2022, trong trận hòa 1-1 trước Atalanta. Ngày 26 tháng 1 năm 2023, Hendry quyết định quay trở lại Club Brugge. Al-Ettifaq Vào ngày 26 tháng 7 năm 2023, Hendry ký bản hợp đồng có thời hạn đến năm 2026 với Al-Ettifaq tại Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út, cùng với cựu đồng đội ở câu lạc bộ Celtic, Moussa Dembélé. Sự nghiệp quốc tế Vào tháng 3 năm 2018, Hendry lần đầu tiên được triệu tập vlên Đội tuyển bóng đá quốc gia Scotland cho các trận giao hữu với Costa Rica và Hungary. Anh có trận ra mắt cho Scotland vào ngày 27 tháng 3, trong chiến thắng 1–0 trước Hungary. Hendry được triệu tập lại vào đội vào tháng 3 năm 2021, sau khi thể hiện tốt cho KV Oostende. Sau đó, anh có tên trong danh sách các cầu thủ đội tuyển Scotland tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020, và ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên trong trận giao hữu tiền giải đấu gặp Hà Lan. Hendry đã ghi bàn gỡ hòa quan trọng trong trận gặp Cộng hòa Ireland tại UEFA Nations League vào ngày 23 tháng 9 năm 2022, để rồi sau đó Scotland giành chiến thắng với tỷ số 2-1. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Bàn thắng quốc tế Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của Scotland, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Henry. Danh hiệu Celtic Scottish Premiership: 2017–18, 2018–19 Cúp quốc gia Scotland: 2017–18, 2018–19 Cúp Liên đoàn bóng đá Scotland: 2018–19 Club Brugge Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ: 2021–22 Siêu cúp bóng đá Bỉ: 2022 Tham khảo Sinh năm 1995 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Scotland Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Scotland Cầu thủ bóng đá Scotland ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Úc Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ả Rập Xê Út Hậu vệ bóng đá Trung vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Partick Thistle F.C. Cầu thủ bóng đá Wigan Athletic F.C. Cầu thủ bóng đá Shrewsbury Town F.C. Cầu thủ bóng đá Milton Keynes Dons F.C. Cầu thủ bóng đá Dundee F.C. Cầu thủ bóng đá Celtic F.C. Cầu thủ bóng đá Melbourne City FC Cầu thủ bóng đá K.V. Oostende Cầu thủ bóng đá Club Brugge KV Cầu thủ bóng đá U.S. Cremonese Cầu thủ bóng đá Al-Ettifaq FC Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Belgian First Division A Cầu thủ bóng đá A-League Cầu thủ bóng đá Scottish Football League Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út
19812628
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ahuitzotl
Ahuitzotl
Ahuitzotl (tiếng Nahuatl: āhuitzotl, phát âm Nahuatl: [aːˈwit͡sot͡ɬ]. Là vị vua thứ tám của Đế chế Aztec, Huey Tlatoani của thành phố Tenochtitlan, ông cai trị từ năm 1486 đến khi qua đời vào năm 1502. Ahuitzotl lên nắm quyền vào năm 1486 sau cái chết của anh trai là Tizoc. Sau khi lên ngôi, ông trấn áp nổi loạn và tập trung vào việc chinh phạt và mở rộng đế quốc cũng như tập trung hóa quyền lực của người Aztec ở Tenochtitlán. Ông đã chinh phục người Mixtec, Zapotec và các dân tộc khác từ Bờ biển Thái Bình Dương của Mexico cho đến phần phía tây của Guatemala, Đế chế Aztec dưới thời ông trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương. Ông cũng cho xây dựng lại thành phố Tenochtitlan trên quy mô lớn hơn bao gồm cả việc mở rộng Đại kim tự tháp Huēyi Teōcalli ("ngôi đền lớn") để thờ thần chiến tranh và thần nông nghiệp vào năm 1487. Trong thời gian trị vì của ông, người Mexica là phe lớn mạnh nhất trong Liên minh Bộ ba Aztec. Dựa trên uy tín của người Mexica trong quá trình mở rộng đế quốc, Hoàng đế đã bắt đầu sử dụng danh hiệu "huehuetlatoani" ("Người có tiếng nói nhất") để phân biệt mình với những người cai trị của Texcoco và Tlacopan. Ông có thể là nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất được biết đến ở Mesoamerica thời tiền Colombo, người đã tăng gấp đôi diện tích đất dưới sự thống trị của Aztec. Tiểu sử Ngày sinh của ông không được biết chắc chắn, nhưng người ta biết rằng ông trẻ hơn Tízoc. Ông là cháu nội của Hoàng đế Itzcoátl và cháu ngoại của Hoàng đế Moctezuma I. Cha của ông là Tezozomoc. Ông là em trai của Axayácatl và Tízoc, những người tiền nhiệm của ông. Ahuítzotl là cha đẻ của Cuauhtémoc, Tlatoani cuối cùng của Tenochtitlan. Tham khảo
19812629
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20d%E1%BB%8Bch%20b%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20s%E1%BA%A3n
Giao dịch bất động sản
Giao dịch bất động sản (Real estate transaction) là quá trình theo đó các quyền đối với một đơn vị tài sản (hoặc bất động sản được chỉ định) được chuyển giao giữa hai hoặc nhiều bên, ví dụ như trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản thì một bên là (những) người bán và một bên là (những) người mua. Đại cương Giao dịch bất động sản thường là khá phức tạp do thủ tục rối rắm của các quyền tài sản được chuyển nhượng, số tiền được giao dịch và các quy định của pháp luật, các công ước và yêu cầu cũng khác nhau đáng kể giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới và giữa các thực thể pháp lý nhỏ hơn (khu vực tài phán). Tiếp cận theo một cách trừu tượng hơn, giao dịch bất động sản, giống như các giao dịch tài chính khác, phát sinh ra chi phí giao dịch. Để xác định và có thể giảm các chi phí giao dịch này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã giải quyết vấn đề này thông qua một nghiên cứu do Ủy ban Châu Âu ủy quyền và thông qua một hành động nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu được đề cập là "Lập mô hình giao dịch bất động sản" (Modelling Real Property Transactions) đã điều tra các phương pháp mô tả các giao dịch được chọn một cách chính thức để cho phép so sánh giữa các quốc gia/khu vực pháp lý. Các mô tả được thực hiện bằng cả định dạng đơn giản hơn, bộ mẫu Trường hợp sử dụng cơ bản (Basic Use Case) và các ứng dụng nâng cao hơn của Ngôn ngữ lập mô hình thống nhất. Các mô hình quy trình được so sánh thông qua phương pháp dựa trên phương pháp luận và chi phí giao dịch tài sản quốc gia được ước tính cho Phần Lan và Đan Mạch based on the directions of the United Nations System of National Accounts. dựa trên hướng dẫn của Hệ thống Tài khoản Quốc gia của Liên hợp quốc (United Nations System of National Accounts). Giao dịch bất động sản: gồm phân lô (subdivision), chuyển nhượng (conveyance) và thế chấp (mortgaging), khi chúng được thực hiện ở năm quốc gia Bắc Âu được mô tả chi tiết. Có một phiên bản dịch sang tiếng Anh cho phần tiếng Đan Mạch. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, thị trường bất động sản và giao dịch bất động sản phải qua sàn cũng là những vấn đề kinh tế nổi cộm và chưa thống nhất quan điểm. Quan điểm của nhà cầm quyền cố gắng đưa việc giao dịch bất động sản qua sàn do Nhà nước kiểm soát làm dậy lên những tranh luận liên hồi. Việc bán và mua bất động thông qua sàn giao dịch đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Lợi ích của việc thực hiện giao dịch bất động sản qua sàn chính là tính minh bạch. Giống như giao dịch trên thị trường chứng khoán, các giao dịch đất đai qua sàn phải đăng ký và công bố công khai thông tin đầy đủ về tài sản và giá cả. Điều này giúp nhà đầu tư hình dung rõ hơn về giá trị thực của bất động sản và giảm nguy cơ mất tiền. Ở Việt Nam, tình trạng lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ khá lớn trong các vụ án lừa đảo, hiện nay người mua nhà, nhất là mua nhà ở hình thành trong tương lai chịu nhiều rủi ro và dễ bị lừa, cụ thể là chất lượng nhà sẽ không tốt như khi quảng cáo, người mua nhà không nhận được sổ hồng đúng tiến độ. Tuy vậy, cũng có lo ngại về việc bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn, việc buộc giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản sẽ làm tăng thêm tầng nấc trung gian, tăng chi phí giao dịch và được tính vào giá giao dịch. Tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng quy định pháp luật để độc quyền hoặc sàn giao dịch bất động sản câu kết với một trong các bên tham gia giao dịch, làm nhiễu loạn thị trường, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu, giá cả. Có những ý kiến nêu lên thực trạng về bất động sản giao dịch qua sàn thiếu cơ sở pháp lý, ẩn chứa nhiều rủi ro, sự lo ngại khi người môi giới ở sàn giao dịch có thể che giấu những thông tin liên quan đến pháp lý, hoặc quảng cáo không thực tế, có nhiều ý kiến đề xuất bỏ luôn sàn giao dịch bất động sản. Tuy vậy, bất chấp những ý kiến phân tích, Chính phủ khăng khăng quan điểm giao dịch bất động sản phải qua sàn điều này dẫn đến các Doanh nghiệp lo ngại về việc có nên đưa ra thêm một nấc trung gian khi quy định các giao dịch bất động sản phải thực hiện thông qua sàn vì như vậy doanh nghiệp phải lo thêm chi phí, việc quy định mua bán phải qua sàn không phù hợp và không thống nhất với hệ thống pháp luật, đồng thời sinh ra đặc quyền đặc lợi, lợi ích nhóm cho các sàn giao dịch bất động sản, việc ép giao dịch bất động sản qua sàn là chi phối quyền lợi hợp pháp của công dân, không phù hợp với luật liên quan. Chú thích Liên kết ngoài 3 lý do khiến chủ đất phải rao bán khắp nơi Sàn không thể đảm bảo an ninh giao dịch nhà đất Xem thêm Kinh doanh bất động sản Đầu tư bất động sản Thẩm định giá bất động sản Bong bóng bất động sản Bất động sản
19812633
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20h%E1%BB%AFu%20ngh%E1%BB%8B%20v%C3%A0%20h%E1%BB%A3p%20t%C3%A1c%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20-%20Ph%C3%A1p
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp
Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Pháp được thành lập vào ngày 2 tháng 7 năm 1955 với tên gọi ban đầu là Hội Việt - Pháp hữu nghị. Mục đích hoạt động của Hội là góp phần vào việc tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch.v.v… giữa Việt Nam và Pháp vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tham khảo Khởi đầu năm 1955 ở Việt Nam Tổ chức thành lập năm 1955
19812641
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xisco%20Pires
Xisco Pires
Francisco Manuel "Xisco" Pires Costa (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá người Andorra hiện tại đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ SC Vianense và Đội tuyển bóng đá quốc gia Andorra. Sự nghiệp quốc tế Pires ra mắt quốc tế cho Andorra vào ngày 8 tháng 10 năm 2020, trong trận giao hữu gặp Cabo Verde trên Sân vận động Quốc gia Andorra, kết thúc với tỷ số 2-1 nghiêng về đội khách. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Tham khảo Sinh năm 1998 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Andorra Cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha Thủ môn bóng đá Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Andorra Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Andorra Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Andorra Cầu thủ bóng đá FC Andorra Cầu thủ bóng đá FC Santa Coloma Cầu thủ bóng đá UE Engordany Cầu thủ bóng đá CD Manchego Ciudad Real Cầu thủ bóng đá SC Vianense Cầu thủ bóng đá Primera Divisió Người Bồ Đào Nha gốc Andorra Người Andorra gốc Bồ Đào Nha
19812648
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ayoub%20El%20Hmidi
Ayoub El Hmidi
Ayoub El Hmidi (sinh ngày 30 tháng 9 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá người Gibraltar hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ St Joseph's và Đội tuyển bóng đá quốc gia Gibraltar. Sự nghiệp quốc tế U-21 El Hmidi hiện đang là cầu thủ ra sân nhiều nhất cho đội tuyển U-21 Gibraltar, với 18 lần ra sân. Đội tuyển quốc gia Anh ra mắt quốc tế cho Gibraltar vào ngày 17 tháng 6 năm 2023, trong trận đấu thuộc khuôn khổ Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 gặp Pháp. Trận đấu đó kết thúc với tỷ số 3–0 nghiêng về đội tuyển Pháp. Tham khảo Liên kết ngoài Ayoub El Hmidi tại Hiệp hội bóng đá Gibraltar Sinh năm 2000 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Gibraltar Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Lions Gibraltar F.C. Cầu thủ bóng đá Glacis United F.C. Cầu thủ bóng đá Mons Calpe S.C. Cầu thủ bóng đá Europa F.C. Cầu thủ bóng đá St Joseph's F.C. Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Gibraltar Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Gibraltar Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Gibraltar Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Gibraltar
19812651
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20qu%E1%BA%A7n%20v%E1%BB%A3t%20Th%C3%A1i%20Lan%20M%E1%BB%9F%20r%E1%BB%99ng%202023
Giải quần vợt Thái Lan Mở rộng 2023
Giải quần vợt Thái Lan Mở rộng 2023 là một giải quần vợt WTA chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 3 Giải quần vợt Thái Lan Mở rộng được tổ chức và là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại True Arena Hua Hin ở Hua Hin, Thái Lan, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 2023. Điểm và tiền thưởng Phân phối điểm Tiền thưởng Nội dung đơn Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 16 tháng 1 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Bianca Andreescu Bethanie Mattek-Sands Lanlana Tararudee Vượt qua vòng loại: Alexandra Eala Liang En-shuo Ekaterina Makarova Valeria Savinykh Astra Sharma Joanne Züger Rút lui Trước giải đấu Marie Bouzková → thay thế bởi Katie Boulter Léolia Jeanjean → thay thế bởi Anastasia Zakharova Kristína Kučová → thay thế bởi Lesia Tsurenko Magda Linette → thay thế bởi Mirjam Björklund Claire Liu → thay thế bởi Heather Watson Ajla Tomljanović → thay thế bởi Nao Hibino Bỏ cuộc Bianca Andreescu Nội dung đôi Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 16 tháng 1 năm 2023 Vận động viên khác Đặc cách: Han Xinyun / Bethanie Mattek-Sands Luksika Kumkhum / Peangtarn Plipuech Thay thế: Natalija Stevanović / Anastasia Tikhonova Rút lui Trước giải đấu Han Xinyun / Moyuka Uchijima → thay thế bởi Wang Xinyu / Zhu Lin Marta Kostyuk / Elena-Gabriela Ruse → thay thế bởi Natalija Stevanović / Anastasia Tikhonova Trong giải đấu Linda Fruhvirtová / Anna Kalinskaya Nhà vô địch Đơn Zhu Lin đánh bại Lesia Tsurenko 6–4, 6–4 Đôi Chan Hao-ching / Wu Fang-hsien đánh bại Wang Xinyu / Zhu Lin, 6–1, 7–6(8–6) Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Thông tin trên WTA WTA Tour 2023 WTA Tour, Thailand Open Tennis, WTA Tour, Thailand Open
19812667
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ashida%20Mana
Ashida Mana
{{Infobox person | name = Ashida Mana | image = Mana Ashida 2020.jpg | alt = | caption = Ashida vào năm 2020. | native_name = 芦田 愛菜 | native_name_lang = ja | birth_name = | birth_date = | birth_place = Nishinomiya, Hyōgo, | death_place = | nationality = Nhật Bản | other_names = Mana-Chan | occupation = Diễn viênCa sĩNgười mẫu | years_active = 2009–nay | employer = Jobbykids | known_for = | notable_works = TV dramasMother (2010)Marumo no Okite (2011)Beautiful Rain (2012)Filmed worksHankyu DenshaUsagi DropJewelpet the Movie: Sweets Dance PrincessPacific Rim | height = | awards = Thông tin chi tiết | signature = Signature of Mana Ashida.svg }} Ashida Mana (tiếng Nhật: 芦田愛菜; Hepburn: Ashida Mana; Hán-Việt: Lư Điền Ái Thạo; sinh ngày 23 tháng 6 năm 2004) là một nữ diễn viên, người mẫu, ca sĩ và MC người Nhật Bản. Lần xuất hiện đầu tiên của cô là trong một phim ngắn của Asahi Broadcasting Corporation, và cô đã dần trở nên nổi tiếng sau khi tham gia bộ phim truyền hình Mother. Ashida trở thành ngôi sao nữ đóng vai chính trẻ tuổi nhất trong lịch sử truyền hình Nhật Bản khi tham gia phim Sayonara Bokutachi no Youchien, và là nữ diễn viên chính trẻ nhất trong một bộ phim dài tập khi xuất hiện trong Marumo no Okite vào mùa xuân năm 2011. Cô cũng xuất hiện trong các bộ phim điện ảnh Nhật Bản như Confessions và Bunny Drop. Ashida và bạn diễn Suzuki Fuku đã cùng trình bày ca khúc nổi tiếng năm 2011 "Maru Maru Mori Mori", bài hát mở đầu của bộ phim Marumo no Okite. Tiểu sử Ashida sinh ngày 23 tháng 6 năm 2004 tại Nishinomiya, tỉnh Hyogo của Nhật và là đứa con một duy nhất trong gia đình. Cô ấy thường được gọi là Mana-chan, là sự kết hợp giữa tên riêng của cô và một kính ngữ tiếng Nhật được dùng xưng hô với trẻ em (-chan). Ashida tiết lộ rằng cô ấy là một fan hâm mộ của nhóm nhạc K-pop Kara. Cô thích đi xe đạp một bánh, và đọc hơn 60 cuốn sách mỗi tháng. Sự nghiệp Khởi đầu nghiệp diễn Ashida xuất hiện lần đầu trong một bộ phim ngắn của đài Asahi Broadcasting Corporation, Bokenmama vào năm 2009. Bộ phim đầu tiên của cô là live-action chuyển thể từ manga Hanbun no Tsuki ga Noboru Sora vào năm 2010. Cùng năm, cô tham gia bộ phim Confessions với vai Moriguchi Manami. Cô cũng xuất hiện trong bộ phim Ghost: Mouichido Dakishimetai, một phiên bản làm lại của Nhật Bản từ bộ phim Ghost năm 1990. Với vai diễn trong bộ phim này, cô đã chiến thắng giải thưởng "Người mới đến của năm" tại Giải thưởng Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 34. Ngoài diễn xuất, Ashida còn tham gia lồng tiếng cho các bộ phim nước ngoài được phát hành tại Nhật Bản. Cô lồng tiếng cho Agnes trong phiên bản tiếng Nhật của bộ phim Despicable Me, và cô ấy là người lồng tiếng cho nhân vật Phương Đăng thời trẻ trong bản phát hành tiếng Nhật của Đường Sơn đại địa chấn. 2010-2011: Vươn tới sự nổi tiếng Ashida nổi lên sau khi xuất hiện trong bộ phim truyền hình Mother, với vai Michiki Reina, một đứa trẻ bị mẹ bạo hành. Cô đã giành được các giải thưởng như Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Nikkan Sports Drama Grand Prix lần thứ 14 và Giải đặc biệt tại Giải thưởng phim truyền hình Tokyo lần thứ 4 cho vai diễn của cô. Năm 6 tuổi, Ashida trở thành nữ diễn viên chính trẻ tuổi nhất truyền hình Nhật Bản khi đóng phim Sayonara Bokutachi no Youchien vào năm 2011. Vào mùa xuân, cô trở thành nữ diễn viên trẻ nhất trong dòng phim chính kịch Nhật Bản khi góp mặt trong Marumo no Okite. Cô đóng vai chính trong bộ phim này với nam diễn viên 6 tuổi Suzuki Fuku. Bộ phim đã nhận được tỷ suất người xem là 23,9% cho tập cuối và tỷ suất trung bình là 15,48% cho toàn bộ thời lượng phát sóng. Cô ấy đã ra mắt ngành ca nhạc với Suzuki. Họ hát bài mở đầu của Marumo no Okite là "Maru–Maru–Mori-Mori!", dưới tên nhóm tạm thời là Kaoru cho Tomoki, Tamani Mook. Bài hát này, được thu âm thành đĩa đơn, được phát hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2011 bởi Universal Music và đứng thứ ba trên bảng xếp hạng Oricon, khiến bộ đôi này trở thành nhóm nhạc trẻ nhất trong lịch sử đạt được vị trí top 10 trên bảng xếp hạng Oricon. Kỷ lục trước đó được lập bởi nhóm Kigurumi vào năm 2006. Họ cũng tham gia phiên bản mùa hè của Lễ hội âm nhạc FNS, được phát sóng vào ngày 6 tháng 8 năm 2011 trên mạng truyền hình Fuji.. Vào ngày 14 tháng 8 năm 2011, Ashida xuất hiện trong chương trình truyền hình âm nhạc NHK Music Japan cùng với Suzuki, nữ diễn viên Ohashi Nozomi và nam diễn viên Kato Seishiro. Đây là lần đầu tiên cả ba xuất hiện trong cùng một chương trình, trong phân đoạn mang tên "MJ Summer Holidays: Children's Special". Đầu năm 2011, Ashida góp mặt trong một số bộ phim Nhật Bản, trong đó có Inu to Anata no Monogatari, và Hankyū Densha. Cuối 2011: ca sĩ solo và ra mắt dẫn chương trình tạp kỹ Ashida đóng chung với nam diễn viên Matsuyama Kenichi trong bộ phim chuyển thể từ truyện tranh Usagi Drop. Cô đóng vai chính Rin, và được khen ngợi rộng rãi cho màn trình diễn của cô ấy. Đạo diễn của phim, Sabu, khen ngợi cô, nói rằng tiếng cười của cô "luôn vang khắp phim trường, tạo nên bầu không khí yên bình trong phim trường". Nhà phê bình Mark Schilling của The Japan Times nói rằng cô ấy "hoàn thành một cách liền mạch quá trình phát triển từ một đứa trẻ bơ vơ trở thành một cô bé vui tươi, dù là có cảm nhận xuất chúng, đồng thời dễ dàng quyến rũ mọi người.". Ashida đã giành giải "Diễn viên mới xuất sắc nhất" tại Lễ trao giải Blue Ribbon lần thứ 54. Cô là người trẻ nhất nhận được giải thưởng này, đánh bại kỷ lục năm 1983 của nữ diễn viên Harada Tomoyo. Vào tháng 10 năm 2011, Ashida bắt đầu đồng tổ chức chương trình trò chuyện và tạp kỹ NTV Meringue no Kimochi với những MC lâu năm của chương trình, Hisamoto Masami và Ito Asako. Điều này khiến cô trở thành người dẫn chương trình thường lệ trẻ nhất của một chương trình trò chuyện hoặc tạp kỹ. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2011, có thông báo rằng Ashida sẽ ra mắt âm nhạc solo với Universal Music. Cô đã phát hành đĩa đơn đầu tiên vào tháng 10 năm 2011 và album đầu tay của cô vào cuối năm 2011. Album có những bài hát mà "Mama (mẹ của Mana) muốn Mana-chan hát". Hồ sơ chính thức của cô ấy trên trang web của Universal Music đã được tiết lộ trong buổi thông báo. Đĩa đơn này, một bản nhạc dance sôi động với nhịp điệu vui vẻ và tương tự như Maru–Maru–Mori-Mori!, mang tên "Sutekina Nichiyōbi: Gyu Gyu Good Day!". Đĩa đơn được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 26 tháng 10 năm 2011 và được sử dụng trong quảng cáo cho Seven & I Holdings Co. Nó ra mắt ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon. Điều đó khiến Ashida Mana trở thành nghệ sĩ solo trẻ tuổi nhất lọt vào bảng xếp hạng TOP10 hàng tuần của Oricon vào tuần ra mắt, khi mới 7 tuổi 4 tháng, phá vỡ kỷ lục trước đó là 13 tuổi do Goto Kumiko thiết lập vào năm 1987. Album đầu tay của Ashida, mang tên Happy Smile!, được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 23 tháng 11 năm 2011. Nó ra mắt ở vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng hàng tuần của Oricon, đưa Mana Ashida trở thành nghệ sĩ trẻ nhất, 7 tuổi 5 tháng, có một album ở vị trí top 10. Cô đã đánh bại kỷ lục trước đó là 13 năm 8 tháng do ca sĩ người Canada Rene Simard lập vào năm 1974. Ashida và Suzuki đã trở thành những người trẻ tuổi nhất tham gia cuộc thi hát Kōhaku Uta Gassen hàng năm khi tham gia phiên bản thứ 62 của nó. 2012–nay Ashida lồng tiếng cho nhân vật nữ chính Annie trong bộ phim hoạt hình Nhật Bản chuyển thể từ loạt phim Magic Tree House và là vai diễn đầu tiên trong năm 2012. Cô ấy đã hát ca khúc mở đầu của bộ anime Jewelpet Kira☆Deco!. Bài hát mang tên "Zutto Zutto Tomodachi", cũng được sử dụng trong bộ phim hoạt hình năm 2012 Jewelpet the Movie: Sweets Dance Princess. Ashida cũng xuất hiện trong phim với vai Công chúa Mana. Bài hát được phát hành dưới dạng đĩa đơn vào ngày 16 tháng 5 năm 2012, và đạt vị trí thứ 17 trên Bảng xếp hạng đĩa đơn hàng tuần của Oricon. Ashida đóng vai Kinoshita Miu, người con gái tuổi vị thành niên của một ông bố đơn thân mắc bệnh Alzheimer, trong bộ phim truyền hình mùa hè Beautiful Rain của Fuji TV. Cô cũng đã trình bày ca khúc chủ đề của phim, mang tên "Ame ni Negai o". Được viết bởi nhạc sĩ Matsutoya Yumi, Ame ni Negai o là bài hát nhạc phim truyền hình đầu tiên Mana biểu diễn solo. Đĩa đơn được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 1 tháng 8 năm 2012. Vào ngày 27 tháng 12 năm 2012, cô đã tổ chức buổi biểu diễn ca nhạc solo đầu tiên của mình tại Curian Shinagawa General Citizen Hall ở Tokyo. Ashida ra mắt tại Hollywood với vai Mori Mako thời trẻ trong bộ phim Siêu đại chiến năm 2013. Cô đã thử vai vào tháng 10 năm 2011, khi đó cô ấy đã gây ấn tượng với ban giám khảo bằng khả năng biểu cảm phong phú của mình. Cô đến Toronto để quay bộ phim, nơi cô gặp được đạo diễn Guillermo del Toro. Del Toro đã cho phép Ashida gọi ông là "Totoro-san", do cô không thể phát âm họ của ông. Ashida cũng xuất hiện trong Phiên bản trẻ em của chương trình Ai là triệu phú?! bản tiếng Nhật vào ngày 2 tháng 1 năm 2013. Cô đã giành được giải thưởng cao nhất, 1.000.000 yên và trở thành người chiến thắng trẻ tuổi nhất trong chương trình này. Năm 2014, Ashida đóng vai chính trong bộ phim truyền hình Ashita, Mama ga Inai với vai Post, một đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới chào đời. Diễn xuất của cô trong bộ phim truyền hình này được đánh giá cao, với 50,8% người xem bày tỏ sự hài lòng cao với diễn xuất của cô trong một cuộc khảo sát do Oricon thực hiện. Năm 2015, cô đóng vai chính trong Rugged! với vai chủ tịch công ty 10 tuổi và là vai chính đầu tiên của cô trong một phim truyền hình của đài NHK. Đời tư Vào tháng 4 năm 2017, Ashida được nhận vào trường trung học cơ sở Keio, một trong những trường trung học cơ sở nổi tiếng nhất ở khu vực Đại Tokyo, sau khi vượt qua kỳ thi tuyển sinh. Vào tháng 3 năm 2023, Ashida đã tốt nghiệp trường cấp ba Keio. Phim đã đóng Điện ảnh Hanbun no Tsuki ga Noboru Sora (2010) vai Natsume Mirai Kokuhaku (2010) vai Moriguchi Nanami Hồn Ma (2010) vai bóng ma trẻ em Inu to Anata no Monogatari (2011) vai Mana Hankyū Densha (2011) vai Hagiwara Ami Thỏ Con (2011) vai Kaga Rin Ngôi Nhà Cây Ma Thuật (2012) vai Annie (lồng tiếng). Trò Chơi Dối Trá phần 3 (2012) vai Alice Jewelpet the Movie: Sweets Dance Princess (2012) vai Công chúa Mana (lồng tiếng) Nobo no Shiro (2012) vai Chidori Siêu đại chiến (2013) vai Mori Mako lúc nhỏ Kujikenaide (2013) vai Shibata Toyo lúc nhỏ Entaku (2014) vai Uzuhara Kotoko Takayuki Yamada 3D The Movie (2017) Pokémon the Movie: Sức mạnh của chúng ta (2018) vai Margo (lồng tiếng) Những đứa con của hải thú (2019) vai Azumi Ruka (lồng tiếng) Under the Stars (2020) vai Chihiro Thị Trấn Và Bầu Trời Khói (2020) vai Lubicchi (lồng tiếng) Ngôi Nhà Của Những Người Đã Khuất (2021) vai Yui (lồng tiếng) Metamorphose no Engawa (2022) vai Sayama Urara Cô thành trong gương (2022) vai Ōkami-sama (lồng tiếng) Truyền hình Daibokenmama (2009, ABC) Ketto! Rojinto (2009, Wowow) Tokujo Kabachi!! (2010, TBS, tập 3) Mother (14 tháng 4 – 23 tháng 6, 2010, NTV) – Michiki Rena / Suzuhara Tsugumi Toilet no Kamisama (5 tháng 1, 2011, MBS) – Uemura Kana (lúc nhỏ) Gō (2011, NHK) – Chacha (lúc nhỏ), Sen Sayonara Bokutachi no Youchien (30 tháng 3, 2011, NTV) – Yamazaki Kanna Câu Chuyện Marumo (24 tháng 4 – 3 tháng 7, 2011, CX) – Sasakura Kaoru Hanazakari no Kimitachi e (10 tháng 7, 2011, CX, tập 1) – Sasakura Kaoru (khách mời) Kono Sekai no Katasumi ni (5 tháng 8, 2011, NTV) – Hojo Chizuru Honto ni Atta Kowai Hanashi (2011 Summer Season Special) (3 tháng 9, 2011, CX) Câu Chuyện Marumo tập đặc biệt (9 tháng 10, 2011, CX) – Sasakura Kaoru Châu Nam Cực (16 tháng 10 – 18 tháng 12, 2011, TBS) – Furudate Haruka Alice in Liar Game (5 – 8 tháng 3, 2012, CX, ngoại truyện của Trò Chơi Nói Dối phần 3) – Alice Cơn Mưa Xinh Đẹp (1 tháng 7, 2012, CX) – Kinoshita Miu Ngày Mai Mẹ Sẽ Không Ở Đây (15 tháng 1, 2014 – 12 tháng 3, 2014, NTV) – Nhân viên bưu kiện Gin Nikan (10 tháng 4, 2014 – 5 tháng 6, 2014, NHK) – Maho Otetsu (lúc nhỏ) Súp Miso Của Bé Hana (30 tháng 8, 2014, NTV) – Yasutake Hana Rugged! (21 tháng 2, 2015 – 28 tháng 2, 2015, NHK) – Fukami Noa Our House (17 tháng 4, 2016 – 12 tháng 6, 2016, CX) – Ban Sakurako Manpuku (2018 – 19, NHK) – Người dẫn chuyện Kirin ga Kuru (2020 – 21, NHK) – Tama Akechi Saiko no Kyoshi (2023, NTV) – Ugumo Kanau Lồng tiếng Nhật Kẻ trộm Mặt Trăng (2010) vai Agnes Đường Sơn đại địa chấn (2010) vai Phương Đăng lúc nhỏ Kẻ trộm Mặt Trăng 2 (2013) vai Agnes Snoopy: The Peanuts Movie (2015) vai Cô bé quàng khăn đỏ Chúa tể Godzilla (2019) vai Madison Russell Godzilla đại chiến Kong (2021) vai Madison Russell Chương trình tạp kỹ Meringue (1 tháng 10, 2011 – 31 tháng 3, 2012, NTV) – đồng dẫn chương trình cùng với Hisamoto Masami và Ito Asako Music Japan (14 tháng 8, 2011, NHK) Kōhaku Uta Gassen lần thứ 62 (31 tháng 12, 2011, NHK) Video game Ni no Kuni: Shiroki Seihai no Joō (2011) vai Cô gái bí ẩn (Kokoru) (lồng tiếng). Đĩa nhạc Đĩa đơn Albums Happy Smile! (Universal Music, 23 tháng 11, 2011) Giải thưởng 2010 Tokyo Drama Awards lần thứ 4: Giả Đặc biệt cho Mother The Television Drama Academy Awards lần thứ 65: Người mới đến xuất sắc nhất cho Mother Nikkan Sports Drama Grand Prix lần thứ 14: Diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Mother 2011 Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản lần thứ 34: Diễn viên trẻ của năm cho vai Ghost: In Your Arms Again Tokyo Drama Awards 2011: Nữ diễn viên xuất sắc nhất Marumo no Okite và Sayonara Bokutachi no Youchien Japan Record Award lần thứ 53: Giải đặc biệt cho Maru Maru Mori Mori! Blue Ribbon Awards lần thứ 54: Người mới đến xuất sắc nhất cho Hankyū Densha và Usagi Drop'' 2023 Elan d'or Awards lần thứ 47: cho Người mới đến của năm Thư mục , (14 December 2010) Nguồn tham khảo Liên kết ngoài on Universal Music Sinh năm 2004 Nhân vật còn sống Diễn viên nhí Diễn viên Nhật Bản Diễn viên Nhật Bản theo tỉnh Diễn viên Nhật Bản thế kỷ 21 Diễn viên lồng tiếng Nhật Bản Người Nhật Bản Phim Nhật Bản Nữ diễn viên Nhật Bản thế kỷ 21 Ca sĩ Nhật Bản thế kỷ 21 Nữ diễn viên thiếu nhi Nhật Bản Nữ diễn viên điện ảnh Nhật Bản Nữ diễn viên truyền hình Nhật Bản Nữ diễn viên lồng tiếng Nhật Bản
19812671
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20h%C3%B3a%20Bahrain
Văn hóa Bahrain
Văn hóa Bahrain là một phần của nền văn hóa lịch sử của vùng Đông Ả Rập. Do đó, nền văn hóa Bahrain tương tự như các nền văn hóa của các nước láng giềng Ả Rập khác ở vùng Vịnh Ba Tư. Bahrain được biết đến với chủ nghĩa thế giới, dân cư Bahrain đa dạng về mặt sắc tộc. Mặc dù quốc giáo là Hồi giáo, quốc gia này sẵn sàng đón nhận các tôn giáo khác: có nhiều nhà thờ Công giáo và Chính thống giáo, đền thờ Ấn Độ giáo cũng như giáo đường Do Thái giáo (hiện nay đã không còn tồn tại) hiện diện trên đảo. Con người và di sản Dân cư Bahrain đa dạng về mặt sắc tộc. Có ít nhất 8–9 nhóm dân tộc khác nhau là người Bahrain. Người Bahrain theo Hồi giáo Shia được chia thành hai nhóm sắc tộc chính: Baharna và Ajam. Hầu hết người Bahrain Shia là dân tộc Baharna, người Baharna là hậu duệ của những cư dân gốc tiền Hồi giáo của Bahrain. Người Baharna nói một loại tiếng Ả Rập được gọi là tiếng Ả Rập Bahrain. Người Ajam là người Shia thuộc sắc tộc Ba Tư. Họ duy trì một nền văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt, đồng thời họ có ảnh hưởng lớn đến văn hóa Bahrain. Trong số những người Bahrain theo Hồi giáo Sunni, cũng có nhiều nhóm sắc tộc khác nhau. Người Bahrain Sunni chủ yếu được chia thành hai nhóm sắc tộc chính: người Ả Rập thành thị (al Arab) và người Huwala. Người Ả Rập thành thị hầu hết là hậu duệ của người Ả Rập Sunni từ miền trung Ả Rập, những người (cùng với Baharna) theo truyền thống là thợ lặn ngọc trai, thương nhân, thủy thủ, thương nhân và ngư dân trong thời kỳ tiền dầu mỏ. Người Huwala là hậu duệ của người Iran theo dòng Sunni; một số trong số họ là người Ba Tư, và những người khác là người Ả Rập Sunni. Ngoài các nhóm dân tộc Bahrain bản địa này, còn có các dân tộc người Ả Rập gốc Phi và Baloch. Người Bahrain Baloch là hậu duệ của dân tộc Baloch từ Baluchistan. Hầu hết người Bahrain gốc Phi đến từ phía đông châu Phi và có truyền thống sống ở đảo Muharraq và Riffa. Người Bahrain gốc Ấn Độ hầu hết là hậu duệ của các thương nhân Ấn Độ giàu có từ thời kỳ tiền dầu mỏ, được gọi là Bania. Một nhóm nhỏ hơn gồm người Bahrain Sunni là hậu duệ của những người tị nạn Palestine đã nhập quốc tịch và những người nhập cư Ả Rập Levant khác. Chỉ khoảng một nửa dân số là người Ả Rập. Dân cư sinh ra ở nước ngoài, bao gồm hơn một nửa dân số, chủ yếu đến từ Iran, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Anh và Hoa Kỳ. Khoảng 3/5 lực lượng lao động chủ yếu ở châu Á là người nước ngoài. Dân cư chủ yếu là người Hồi giáo và bao gồm cả hai dòng Sunni và Shia. Bahrain cũng có số người theo Cơ đốc giáo lớn nhất trong các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư. Hàng ngàn Cơ đốc nhân có quốc tịch Bahrain, cùng với quốc gia GCC gần nhất, Kuwait, chỉ có khoảng 400 công dân Cơ đốc giáo. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức của Bahrain, tuy nhiên, tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi như một ngôn ngữ chung. Ngữ hệ Achomi và tiếng Ba Tư được sử dụng rộng rãi bởi người Bahrain Ajam. Nhiều người Bahrain có kiến thức làm việc không chỉ về tiếng Anh mà cả tiếng Hindi và tiếng Urdu. Bóng đá là môn thể thao hiện đại phổ biến nhất, trong khi các trò giải trí truyền thống như cưỡi ngựa, săn linh dương và săn thỏ rừng vẫn được những người Bahrain giàu có hơn thực hiện. Các nghề thủ công truyền thống được nhà nước và nhân dân hỗ trợ. Bảo tàng Quốc gia Bahrain ở Manama chứa các hiện vật địa phương có niên đại từ thời cổ đại, chẳng hạn như tượng nhỏ bằng ngà voi, đồ gốm, đồ đồng và nhẫn vàng, nhiều trong số đó phản ánh những ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau từ bên ngoài Bahrain. Ngoài ra còn có một cộng đồng nghệ thuật tiên phong nhỏ nhưng đang phát triển mạnh mẽ. Trang phục truyền thống Trang phục truyền thống của phụ nữ Bahrain là abaya, một chiếc áo choàng dài màu đen, rộng rãi, được mặc cùng với một miếng vải đen trên đầu gọi là hijab. Trang phục truyền thống của đàn ông Bahrain là thobe (ثوب) và mũ đội đầu truyền thống bao gồm keffiyeh, ghutra và agal. Thobe (hoặc 'dishdasha' ở Kuwait) là một loại quần áo rộng, dài tay, dài đến mắt cá chân. Quần mùa hè có màu trắng và được làm bằng bông và quần mùa đông có màu đen và được làm bằng len. Ghutra là một chiếc khăn vuông, làm bằng bông, được gấp lại theo hình tam giác và đeo bên ngoài keffiyeh. Ở Bahrain, nó thường có màu đỏ và trắng hoặc toàn màu trắng. Không có ý nghĩa quan trọng đối với đàn ông mặc ở Bahrain, mặc dù sự lựa chọn này có ý nghĩa ở các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư khác. Keffiyeh là một chiếc mũ sọ dệt kim màu trắng được đội dưới ghutra. Agal là một sợi dây dày, đôi, màu đen được đeo trên đầu ghutra để giữ cố định. Trong một số trường hợp, người Bahrain mặc áo bisht, một loại áo choàng làm bằng len, bên ngoài thobe. Không giống như thobe, bisht mềm và thường có màu đen, nâu hoặc xám. Gargee'an Garqee'an là một lễ kỷ niệm hai năm một lần được tổ chức ở Bahrain và phần còn lại của Đông Ả Rập, diễn ra vào đêm thứ 15 của tháng Hồi giáo Sha'aban và vào đêm thứ 15 của tháng Ramadan. Nó được đánh dấu bằng việc trẻ em mặc trang phục truyền thống và đi từng nhà để nhận các loại hạt và kẹo từ hàng xóm, đồng thời hát các bài hát truyền thống. Truyền thống này đã tồn tại hàng trăm năm và ăn sâu vào văn hóa vùng Vịnh. Mặc dù lễ kỷ niệm Garqee'an có những điểm tương đồng bề ngoài với phong tục trick-or-treat trong Halloween, được thực hiện ở một số nước phương Tây, nhưng nó không liên quan đến sự kinh dị và không có nguồn gốc liên quan đến Halloween. Phương tiện truyền thông Một số tờ báo hàng tuần và hàng ngày được xuất bản bằng tiếng Ả Rập: Akhbar Al Khaleej, Al Ayam, Al Waqt, v.v. Nhật báo bằng tiếng Ả Rập Al-Wasat được cho là trang báo phổ biến nhất của quốc gia này vào năm 2011 với số lượng phát hành hàng ngày là 15.000 và số lượng độc giả từ 45.000 đến 60.000. Một số tờ báo xuất hiện bằng tiếng Anh: Gulf Daily News, Daily Tribune. Hầu hết báo chí thuộc sở hữu tư nhân và không bị kiểm duyệt miễn là nó không chỉ trích giới cầm quyền. Các đài phát thanh và truyền hình nhà nước phát sóng hầu hết các chương trình bằng tiếng Ả Rập: có cả các kênh bằng tiếng Anh và tiếng Hindi (đài phát thanh). Một công ty xuất bản kỹ thuật số mới đang thu hút sự chú ý của khách du lịch, người nước ngoài và cư dân trẻ tuổi ở Bahrain là LocalBH với nội dung đa dạng từ các điểm du lịch, giải trí và các sự kiện cập nhật ở Bahrain. Nghệ thuật, âm nhạc và khiêu vũ Nghệ thuật bao gồm các bài đọc Kinh Qur'an, các điệu múa kèm theo chơi trống và kể chuyện. Các nhà thơ của Bahrain nổi tiếng với những câu thơ đầy chất thơ và tiếp nối những truyền thống lâu đời đồng thời khám phá ra những chủ đề mới. Sinh nhật và kết hôn đòi hỏi các lễ kỷ niệm quy mô lớn ở Bahrain, thường là một niềm vui để tham gia. Ngoài ra, người dân Bahrain còn được biết đến với kỹ năng nghệ thuật của họ, những chiếc thuyền được sử dụng để đánh cá và lấy ngọc trai là một ví dụ về nghề thủ công. Đồ trang sức truyền thống cũng nói lên nhiều điều về những thiết kế phức tạp mà người dân Bahrain có thể nghĩ ra. Khaleeji là một phong cách âm nhạc dân gian Ả Rập từ vùng Vịnh Ba Tư, được chơi ở Bahrain với đa nhịp điệu. Phong cách chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của âm nhạc Châu Phi. Truyền thống lặn tìm ngọc trai của Bahrain được biết đến với những bài hát có tên là fidjeri. Fidjeri là một tiết mục âm nhạc được biểu diễn theo truyền thống bởi các thợ lặn ngọc trai nam của Bahrain. Nó bao gồm ca hát, vỗ tay, trống và nhảy múa với chum nước bằng đất. Liwa là một loại hình âm nhạc và khiêu vũ được biểu diễn chủ yếu trong các cộng đồng có hậu duệ của người Đông Phi, chẳng hạn như Muharraq và Hidd. Âm nhạc của Bahrain theo chế độ truyền thống. Chúng rất công phu và mang tính lặp đi lặp lại. Nó được chơi trên oud (tổ tiên của đàn lute) và rebab (nhạc cụ một dây). Bahrain cũng có truyền thống khiêu vũ dân gian. Ardha là một điệu múa kiếm của nam giới, đi kèm với những người đánh trống truyền thống và một nhà thơ, người hát lời bài hát. Một số ít phim truyện đã được sản xuất trong nước; bộ phim đầu tiên là bộ phim chính kịch năm 1990 The Barrier của Bassam Al-Thawadi. Rạp chiếu phim đã trở thành cơ sở nổi tiếng từ đầu những năm 1920 khi một rạp chiếu phim tạm thời được thành lập. Lễ hội và phong tục Ashura Ngày Quốc khánh Bahrain Eid al-Fitr và Eid al-Adha Mawlid Ramadan Di sản Văn hóa Quốc gia Địa điểm Danh sách các bảo tàng ở Bahrain Ngày lễ Vào ngày 1 tháng 9 năm 2006, Bahrain đã thay đổi ngày cuối tuần từ Thứ Năm và Thứ Sáu thành Thứ Sáu và Thứ Bảy, để có một ngày cuối tuần được chia sẻ với phần còn lại của thế giới. Các ngày lễ đáng chú ý trong nước được liệt kê dưới đây: Xem thêm Văn hóa Đông Ả Rập Tham khảo Văn hóa Bahrain Văn hóa Ả Rập Văn hóa Trung Đông Văn hóa Tây Á
19812675
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thailand%20Open%202023%20-%20%C4%90%C6%A1n
Thailand Open 2023 - Đơn
Zhu Lin là nhà vô địch, đánh bại Lesia Tsurenko trong trận chung kết, 6–4, 6–4. Đây là danh hiệu đơn WTA Tour đầu tiên của Zhu. Magda Linette là đương kim vô địch, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu. Hạt giống Kết quả Chung kết Nửa trên Nửa dưới Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại Kết quả vòng loại Vòng loại thứ 1 Vòng loại thứ 2 Vòng loại thứ 3 Vòng loại thứ 4 Vòng loại thứ 5 Vòng loại thứ 6 Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại Đơn Thailand Open - Đơn
19812676
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%A3p%20%C4%91%E1%BB%93ng%20quy%E1%BB%81n%20ch%E1%BB%8Dn
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn (Option contract) hay gọi đơn giản là quyền chọn được định nghĩa là "một lời hứa đáp ứng các yêu cầu để hình thành hợp đồng và hạn chế quyền của người hứa khi rút lại một đề nghị". Hợp đồng quyền chọn phổ biến trong các môn thể thao chuyên nghiệp. Về bản chất, Hợp đồng quyền chọn là một loại hợp đồng bảo vệ người được đề nghị khỏi không bị người đề nghị thu hồi đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 64 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó. Đại cương Theo thông luật, cần phải xem xét hợp đồng quyền chọn vì nó vẫn là một dạng hợp đồng như các loại hợp đồng thông dụng khác. Thông thường, người được chào hàng có thể cân nhắc hợp đồng quyền chọn bằng cách trả tiền cho hợp đồng hoặc bằng cách cung cấp giá trị dưới một số hình thức khác, chẳng hạn như bằng cách thực hiện hoặc hoãn trả nợ. Nhìn chung, các tòa án sẽ cố gắng cân nhắc nếu có bất kỳ căn cứ nào để làm như vậy. Xem xét để biết thêm thông tin. Bộ luật Thương mại Thống nhất (UCC) đã loại bỏ nhu cầu xem xét các ưu đãi chắc chắn giữa các thương nhân trong một số trường hợp hạn chế. Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do các bên thoả thuận. Bên giữ quyền chọn mua có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ quyền chọn mua. Trường hợp bên bán không có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện. Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán. Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực. Quyền chọn là quyền chuyển nhượng một phần tài sản. Người cấp quyền chọn được gọi là người có quyền chọn (optionor) hoặc thông thường hơn là người cấp quyền (grantor) và người có lợi ích từ quyền chọn được gọi là người được chọn (hoặc thông thường hơn là người thụ hưởng (beneficiary). Bởi vì các lựa chọn tương đương với việc định đoạt tài sản trong tương lai, ở các quốc gia thông luật, chúng thường tuân theo quy tắc chống lại sự vĩnh viễn và phải được thực hiện trong thời hạn do luật quy định. Liên quan đến một số loại tài sản (chủ yếu là đất đai), ở nhiều quốc gia, một quyền chọn phải được đăng ký để ràng buộc với bên thứ ba. Quan điểm hiện đại về cách áp dụng hợp đồng quyền chọn hiện cung cấp một số bảo đảm cho người được hứa hẹn. Nguyên tắc chung của luật hợp đồng là người nhận đề nghị không thể chuyển nhượng đề nghị cho một bên khác. Tuy nhiên, một hợp đồng quyền chọn có thể được bán (trừ khi nó có quy định khác), cho phép người mua quyền chọn đặt vào vị trí của người được đề nghị ban đầu và chấp nhận đề nghị mà quyền chọn có liên quan. Chú thích Hợp đồng Thương mại
19812678
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thailand%20Open%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i
Thailand Open 2023 - Đôi
Chan Hao-ching và Wu Fang-hsien là nhà vô địch, đánh bại Wang Xinyu và Zhu Lin trong trận chung kết, 6–1, 7–6(8–6). Arina Rodionova và Storm Hunter là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự giải đấu. Hạt giống Kết quả Kết quả Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính WTA Tour 2023 Đôi
19812682
https://vi.wikipedia.org/wiki/%EA%99%88
Djerv (Ꙉ ꙉ, chữ nghiêng: Ꙉ ꙉ) là một trong những chữ cái trong bảng chữ cái Kirin, được sử dụng trong bảng chữ cái Kirin cổ và bảng chữ cái Kirin Bosnia. Nó được sử dụng trong những phiên bản đầu tiên của tiếng Serbia-Croatia để đại diện cho các âm /dʑ/ và /tɕ/ (tương ứng với đ/ђ và ć/ћ trong ngôn ngữ hiện đại). Nó tồn tại trong dãy Unicode Kirin-B dưới dạng U+A648 và U+A649. Nó là cơ sở của các chữ cái hiện đại Ћ và Ђ; trước đây trên thực tế là sự phục hồi trực tiếp của djerv và được coi là cùng một chữ cái. Djerv cũng thường được sử dụng trong tiếng Serbia Kirin, nơi đây nó được sử dụng là một chữ cái chính thức. Khi nó được đặt trước các chữ cái н và л, nó được biểu diễn bằng các âm /ɲ/ và /ʎ/, ngày nay được biểu thị lần lượt bằng Њ và Љ. Cải cách chính tả và hình thành các chữ cái Ћ và Ђ Chữ Ђ được hình thành vào năm 1818 bởi Vuk Stefanović Karadžić sau một số đề xuất cải cách djerv của Lukijan Mušicki và Gligorije Geršić. Tuy nhiên, chữ cái Ћ (cũng dựa trên djerv) lần đầu tiên được Dositej Obradović sử dụng trong một cải cách trực tiếp của djerv. Mã máy tính Tham khảo Mẫu tự Kirin
19812691
https://vi.wikipedia.org/wiki/WTA%20Lyon%20Open%202023
WTA Lyon Open 2023
WTA Lyon Open 2023 (còn được biết đến với Open 6ème Sens — Métropole de Lyon vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt nữ thi đấu trên mặt sân cứng trong nhà. Đây là lần thứ 4 giải WTA Lyon Open được tổ chức và là một phần của International trong WTA Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại Palais des Sports de Gerland ở Lyon, Pháp, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 5 tháng 2 năm 2023. Nội dung đơn Hạt giống 1 Bảng xếp hạng vào ngày 16 tháng 1 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Clara Burel Kristina Mladenovic Garbiñe Muguruza Vượt qua vòng loại: Erika Andreeva Marina Bassols Ribera Olga Danilović Ana Konjuh Rebeka Masarova Linda Nosková Rút lui Sorana Cîrstea → thay thế bởi Alycia Parks Anhelina Kalinina → thay thế bởi Camila Osorio Liudmila Samsonova → thay thế bởi Viktorija Golubic Jil Teichmann → thay thế bởi Tamara Korpatsch Martina Trevisan → thay thế bởi Maryna Zanevska Donna Vekić → thay thế bởi Julia Grabher Bỏ cuộc Anna Blinkova Nội dung đôi Hạt giống Bảng xếp hạng vào ngày 16 tháng 1 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Madison Brengle / Amandine Hesse Alena Fomina-Klotz / Elsa Jacquemot Rút lui Trước giải đấu Anastasia Dețiuc / Oksana Kalashnikova → thay thế bởi Anastasia Dețiuc / Jesika Malečková Miriam Kolodziejová / Viktória Kužmová → thay thế bởi Jessika Ponchet / Renata Voráčová Trong giải đấu Alicia Barnett / Natela Dzalamidze Anna Blinkova / Ulrikke Eikeri Nhà vô địch Đơn Alycia Parks đánh bại Caroline Garcia, 7–6(9–7), 7–5 Đôi Cristina Bucșa / Bibiane Schoofs đánh bại Olga Danilović / Alexandra Panova, 7–6(7–5), 6–3 Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Quần vợt Pháp năm 2023 WTA Tour 2023 WTA Lyon Open 2023 2023
19812693
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20b%E1%BA%A7u%20d%E1%BB%A5c%20li%C3%AAn%20hi%E1%BB%87p%20n%E1%BB%AF
Bóng bầu dục liên hiệp nữ
Bóng bầu dục liên hiệp nữ (Women's rugby union, viết tắt là Rugger) là loại hình bóng bầu dục liên hiệp (Rugby union) với nội dung dành cho phái nữ. Đây là một môn thể thao đối kháng đồng đội hoàn toàn dựa trên việc chạy thục mạng với quả bóng bầu dục trong tay. Luật chơi và quy tắc tương tự được sử dụng trong bóng bầu dục liên hiệp nội dung nam với cùng kích thước sân và cùng trang bị thi đấu. Bóng bầu dục ban đầu là môn thể thao dành cho nam giới và bóng bầu dục nữ chỉ trở nên phổ biến gần đây. Ngày nay, môn bóng bầu dục nữ đang được đánh giá cao hơn nhờ sự xuất hiện của các giải đấu quốc tế và đầu tư tài chính. Liên hiệp Bóng Bầu dục Nữ (Women's Rugby Football Union - WRFU) thành lập năm 1983 là liên đoàn chịu trách nhiệm điều hành bóng bầu dục nữ tại Anh, Scotland, Ireland và Wales và là liên đoàn bóng bầu dục dành riêng cho phái nữ được thành lập sớm nhất. Ở Anh, vào năm 1994, WRFU được đổi tên thành Rugby Football Union for Women (RFUW) trong khi các quốc gia khác thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh sẽ tự điều hành bóng bầu dục ở chính quốc gia của mình. Giải đấu bóng bầu dục nữ quốc tế lớn nhất là Giải Vô địch Bóng bầu dục Nữ Thế giới (Women's Rugby World Cup) với lần tổ chức đầu tiên là vào năm 1991 Từ năm 1994 tới 2014, giải được tổ chức 4 năm một lần.. Sau khi giải năm 2014 kết thúc, một chu kỳ 4 năm một lần mới được thiết lập khi các vòng chung kết World Cup nữ sẽ diễn ra hai năm sau mỗi kỳ World Cup nam. Vì vậy, kỳ World Cup tiếp theo được tổ chức vào năm 2017, và các giải đấu tiếp theo được tổ chức sau đó bốn năm. Lịch sử Nguồn gốc của bóng bầu dục nữ không rõ ràng. Bằng chứng về việc nữ giới tham gia vào bóng bầu dục có từ cuối thế kỷ XIX. Tài liệu đầu tiên là các bản viết tay của Emily Valentine khi trong đó ghi lại rằng bà đã thành lập một đội bóng bầu dục tại Trường Hoàng gia Portora ở Enniskillen, Ireland vào năm 1887. Mặc dù có những báo cáo về các trận đấu bóng bầu dục nữ thời kỳ đầu tại New Zealand và Pháp nhưng một trong số các trận đấu đầu tiên thực sự có nguồn tin chứng minh tin cậy là cuộc chạm trán vào năm 1917 tại Cardiff Arms Park giữa Cardiff Ladies và Newport Ladies; có một bức ảnh cho thấy hình ảnh của đội Cardiff trước trận đấu. Bằng chứng tài liệu đầu tiên về nỗ lực thành lập một đội hoàn toàn là nữ là từ năm 1891 khi chuyến du đấu đến New Zealand của một đội gồm các nữ cầu thủ bóng bầu dục bị hủy bỏ do sự phản đối kịch liệt của công chúng Ban đầu, phản ứng của công chúng đối với việc phụ nữ chơi các môn thể thao va chạm mạnh tỏ ra khá tiêu cực. Năm 1881, khi hai đội chơi các trò chơi "bóng đá" triển lãm ở Scotland và miền bắc nước Anh, một số trò chơi đã phải hủy bỏ do một cuộc bạo loạn. Mãi đến sau sự kiện diễn ra tại Portora Royal School ở Enniskillen, County Fermanagh. Những người anh em của Anh em của Emily Valentine thành lập đội bóng bầu dục đầu tiên của ngôi trường này vào năm 1884. Emily luyện tập với đội và vào năm 1887. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số trận đấu từ thiện dành cho phụ nữ đã được tổ chức, trận đấu được ghi lại rõ ràng nhất diễn ra tại Công viên Vũ khí Cardiff vào ngày 16 tháng 12 năm 1917, khi Nữ giới Cardiff đánh bại Nữ giới Newport với tỷ số 6–0. Maria Eley chơi hậu vệ cánh cho Cardiff và có lẽ trở thành cầu thủ bóng bầu dục nữ lớn tuổi nhất trước khi bà qua đời ở Cardiff vào năm 2007 ở tuổi 106. Lúc này thì các vận động viên đều đội nón bảo hộ mà lúc này các vận động viên nam thì chưa biết đến điều này. Kể từ thập niên 1980 ngày càng có nhiều nữ vận động viên tham gia vào bóng bầu dục và theo WR thì bóng bầu dục nữ có mặt tại trên 100 quốc gia. Hình ảnh Chú thích Tham khảo An exhibition on the history of women's rugby union, organised by the Museum of Rugby at Twickenham in 2006. The Timeline of Women's rugby The World Rugby Museum. Liên kết ngoài Women's rugby: a newspaper history Articles about women's rugby appearing in newspapers from 1922-date Rugbydata now includes all of results above for which a score is known making it the only rugby results website to record women's results on an equal basis to men's. Allows the user to investigate any aspect of any individual team's results. The rise and popularity of women's rugby in Canada, by John A O'Hanley (1998) Bóng bầu dục Thể thao nữ
19812694
https://vi.wikipedia.org/wiki/WTA%20Lyon%20Open%202023%20-%20%C4%90%C6%A1n
WTA Lyon Open 2023 - Đơn
Alycia Parks là nhà vô địch, đánh bại Caroline Garcia trong trận chung kết, 7–6(9–7), 7–5. Đây là danh hiệu đơn WTA Tour đầu tiên của Parks. Zhang Shuai là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 2 trước Maryna Zanevska. Hạt giống Kết quả Chung kết Nửa trên Nửa dưới Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại Kết quả vòng loại Vòng loại thứ 1 Vòng loại thứ 2 Vòng loại thứ 3 Vòng loại thứ 4 Vòng loại thứ 5 Vòng loại thứ 6 Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại Đơn 2023 WTA Lyon Open - Đơn
19812695
https://vi.wikipedia.org/wiki/WTA%20Lyon%20Open%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i
WTA Lyon Open 2023 - Đôi
Cristina Bucșa và Bibiane Schoofs là nhà vô địch, đánh bại Olga Danilović và Alexandra Panova trong trận chung kết, 7–6(7–5), 6–3. Laura Siegemund và Vera Zvonareva là đương kim vô địch, nhưng chọn không tham dự giải đấu. Hạt giống Kết quả Kết quả Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính WTA Tour 2023 WTA Lyon Open 2023 - Đôi
19812696
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20Thi%C3%AAn
Cảnh Thiên
Cảnh Thiên có thể là: Cảnh Thiên (景天) nhân vật của trò chơi điện tử và phim truyền hình Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Dư Cảnh Thiên (余景天), ca sĩ, diễn viên và vũ công Trung Quốc. Dương Cảnh Thiên (杨景天), diễn viên Trung Quốc. Xem thêm Họ Lá bỏng hay họ Cảnh thiên, họ thực vật mọng nước, thân thảo trong bộ Tai hùm.
19812700
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phi%20B%E1%BB%93ng
Phi Bồng
Phi Bồng có thể là: Phi Bồng (飛蓬), nhân vật của trò chơi điện tử và phim truyền hình Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Phi Bồng tướng quân, Đình Đền Công của Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, đình thờ vị anh hùng dân tộc cùng 1 vị thần. Xem thêm Erigeron
19812705
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Sapporo
Giáo phận Sapporo
() là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Nhật Bản. Địa giới của Giáo phận bao gồm toàn bộ Hokkaido. Nhà thờ chính tòa Thiên thần hộ mệnh Sapporo, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ Kitaichijō () là nhà thờ chính tòa của giáo phận. Thông tin cơ bản Lịch sử hình thành giáo phận: 12/2/1915: Thành lập Hạt Phủ doãn Tông tòa Sapporo 30/3/1929: Nâng cấp thành Hạt Đại diện Tông tòa Sapporo 18/7/1932: Một phần địa giới được tách ra để thành lập Giáo hội độc lập sui juris Karafuto 11/12/1952: Nâng cấp thành Giáo phận Sapporo Các cuộc viếng thăm của Tòa thánh đến Giáo phận: 23/11/2019 – 26/11/2019: Cuộc Tông du của Tòa Thánh đến Nhật Bản 23/2/1981 – 26/2/1981: Cuộc Tông du của Tòa Thánh đến Nhật Bản Các công trình tôn giáo lớn tại giáo phận: Nhà thờ chính tòa: Nhà thờ chính tòa Thiên thần hộ mệnh Sapporo (Sapporo) Nhà thờ chính tòa trước đây: Nhà thờ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội (Nhà thờ Motomachi), Hakodate) Các công trình phục vụ Năm Thánh Ngoại thường về Lòng Thương Xót Lãnh đạo giáo phận qua từng thời kì Phủ doãn Tông Tòa Wenceslaus Joseph Kinold (Dòng Phan Sinh) (1915 - 1929) Đại diện Tông Tòa Tiên khởi - Wenceslaus Joseph Kinold (Dòng Phan Sinh) (1929 - 1941) 2 – Lôrensô Toda Tatewaki (1941 - 1944) 3 - Augustinô Seno Isamu (1944 - 1952) Giám mục Giáo phận Tiên khởi - Biển Đức Tomizawa Takahiko (1953 - 1987) 2 - Phêrô Jinushi Toshio (1988 - 2009) 3 - Bênađô Katsuya Taiji (2013 - hiện tại) Tham khảo Sapporo
19812712
https://vi.wikipedia.org/wiki/Long%20D%C6%B0%C6%A1ng%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Long Dương (định hướng)
Long Dương có thể là: Long Dương (隆陽) Quận Long Dương (隆阳区), thành phố Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Long Dương (龍洋) (龙洋), người đưa tin đại lục Trung Quốc. Hương (龙洋乡), huyện Toại Xương, thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Long Dương (龍揚) Trấn (龙扬), quận Tiếu Thành, thành phố Bạc Châu, tỉnh An Huy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Long Dương (龍陽) Long Dương (龍陽), nhân vật của trò chơi điện tử và phim truyền hình Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Phi Bồng tướng quân, Đình Đền Công của Khu di tích lịch sử Bạch Đằng, đình thờ vị anh hùng dân tộc cùng 1 vị thần. Long Dương quân (龍陽君), người nước Nguỵ thời Chiến Quốc. (龙阳镇) Nhai đạo (龙阳街道), huyện Hán Thọ, thành phố Thường Đức, tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
19812730
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Sendai
Giáo phận Sendai
() là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Nhật Bản. Địa giới của Giáo phận bao gồm các tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi, Fukushima. Nhà thờ chính tòa thánh Phêrô và thánh Phaolô, còn được biết đến là Nhà thờ Mototerakōji () là nhà thờ chính tòa của giáo phận. Lịch sử 1846 - Hạt Đại diện Tông tòa Nhật Bản được thành lập, với tòa giám mục đặt tại Yokohama. 1866 - Tòa giám mục được chuyển đến Nagasaki. 1876 - Ngày 22/5, Hạt Đại diện Tông tòa Nhật Bản được tách ra thành Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Nhật Bản (hiện là Tổng giáo phận Tokyo) và Hạt Đại diện Tông tòa Nam Nhật Bản (hiện là Tổng giáo phận Nagasaki). Trong đó Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Nhật Bản quản lí các vùng Hokkaidō, Tōhoku, Kantō và Chūbu, với tòa giám mục đặt tại Yokohama. 1877 - Tháng 7, Tòa giám mục được chuyển đến Tokyo. 1891 - Ngày 17/4, Hạt Đại diện Tông tòa Hakodate được thành lập với địa giới gồm các vùng Hokkaidō và Tōhoku tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Nhật Bản. Ngày 15/6, Hạt Đại diện Tông tòa Hakodate được nâng cấp thành Giáo phận Hakodate. 1912 - Ngày 13/8, Hạt Phủ doãn Tông tòa Niigata (hiện là Giáo phận Niigata) được thành lập trên diện tích 3 tỉnh Niigata, Yamagata, và Akita tách ra từ Giáo phận Hakodate. 1915 - Ngày 12/2, Hạt Phủ doãn Tông tòa Sapporo (hiện là Giáo phận Sapporo) đuơc thành lập trên diện tích vùng Hokkaidō (ngoại trừ thành phố Hakodate và Karafuto) tách ra từ Giáo phận Hakodate. 1936 - Ngày 9/3, sau khi tòa giám mục được chuyển về Sendai, tên của giáo phận đã được đổi thành Giáo phận Sendai. 1952 - Ngày 11/12, thành phố Hakodate đã được giáo phận trao cho Giáo phận Sapporo quản lí. Kể từ đó, Giáo phận Sendai chỉ quản lí 4 tỉnh Aomori, Iwate, Miyagi và Fukushima. Lãnh đạo giáo phận qua từng thời kì Đại diện Tông Tòa Alexandre Berlioz (Hội Thừa sai Paris) (1891) Giám mục Giáo phận Tiên khởi - Alexandre Berlioz (Hội Thừa sai Paris) (1891 - 1927) 2 - Micae Urakawa Wasaburō (1941 - 1953) 3 - Phêrô Kobayashi Aritaka (1954 - 1976) 4 - Raymunđô Augustinô Sato Chihiro (Dòng Anh Em Giảng Thuyết) (1976 - 1998) 5 - Phanxicô Xaviê Mizobe Osamu (Dòng Salêdiêng Don Bosco) (2000 - 2004) 6 - Martinô Hiraga Tetsuo (2005 - 2020) 7 - Edgar Cuntapay Gacutan (2022- hiện tại) Tham khảo GCatholic.org Catholic Hierarchy Trang mạng của giáo phận Liên kết ngoài http://www.cbcj.catholic.jp/jpn/diocese/sendai.htm Sendai
19812732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Niigata
Giáo phận Niigata
() là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Nhật Bản. Địa giới của Giáo phận bao gồm các tỉnh Niigata, Yamagata, Akita. Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô Vua, còn được biết đến là Nhà thờ chính tòa Niigata () là nhà thờ chính tòa của giáo phận. Lãnh đạo giáo phận qua từng thời kì Phủ doãn Tông Tòa Tiên khởi - Joseph Reiners (Dòng Ngôi Lời) (1912 - 1926) 2 - Anton Ceska (Dòng Ngôi Lời) (1926 - 1941) 3 - Phêrô Matsuoka Magoshirō (1941 - 1953) 4 - Gioan Baotixita Noda Tokisuke (1953 - 1961) Giám mục Giáo phận Tiên khởi - Gioan Itō Shojirō (1962 - 1985) 2 - Phanxicô Satō Keiichi (Dòng Phan Sinh) (1985 - 2004) 3 - Tarcisiô Kikuchi Isao (Dòng Ngôi Lời) (2004 - 2017) (Giám quản Tông tòa - Tarcisiô Kikuchi Isao (2017 - 2020) 4 - Phaolô Narui Daisuke (Dòng Ngôi Lời) (2020 - hiện tại) Tham khảo Liên kết ngoài GCatholic.org Catholic Hierarchy Niigata Khởi đầu năm 1991 ở Nhật Bản
19812733
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AA%20b%E1%BB%91i%20gi%C3%A1n%20%C4%91i%E1%BB%87p%20Indonesia%E2%80%93%C3%9Ac
Bê bối gián điệp Indonesia–Úc
Vụ bê bối gián điệp Indonesia–Úc khởi đầu từ các cáo buộc do The Guardian và Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Úc (ABC) đưa ra vào năm 2013, dựa trên các tài liệu bị rò rỉ rằng Tổng cục Tín hiệu Úc đã cố gắng theo dõi các cuộc gọi điện thoại di động của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, vợ ông Kristiani Herawati và các quan chức cấp cao vào năm 2009. Bối cảnh Bắt đầu từ tháng 6 năm 2013, các báo cáo từ các phương tiện truyền thông bao gồm The Guardian và The Washington Post đã tiết lộ chi tiết hoạt động giám sát hàng loạt công dân Hoa Kỳ và nước ngoài của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA). Các báo cáo dựa trên một loạt các tài liệu bí mật từ năm 2009 do cựu nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ. Các tài liệu còn chỉ ra rằng các hoạt động giám sát của NSA được mở rộng để bao gồm cả các cơ quan thu thập thông tin tình báo của các đồng minh của Hoa Kỳ, bao gồm Trụ sở Truyền thông Chính phủ Anh và Tổng cục Tín hiệu Quốc phòng Úc, đều là các thành viên của UKUSA hoặc thỏa thuận bí mật "Five Eyes". Tháng 10 năm 2013, Der Spiegel báo cáo rằng các cơ quan tình báo Đức đã nhận được "bằng chứng đáng tin cậy" rằng điện thoại di động của Thủ tướng Angela Merkel đã bị NSA theo dõi. Cuối tháng đó, các báo cáo từ Der Spiegel và Fairfax Media cho biết rằng các đại sứ quán và cơ quan ngoại giao của Úc ở châu Á đã được sử dụng để chặn các cuộc gọi điện thoại và dữ liệu, kể cả trong Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu 2007. Năm 2004, trong cuộc khủng hoảng Đông Timor, Indonesia đã cài máy nghe lén đại sứ quán Úc ở Jakarta và cố gắng tuyển dụng người Úc làm gián điệp. Thông tin này được cựu giám đốc tình báo Indonesia, tướng Abdullah Mahmud Hendropriyono thừa nhận. Phản ứng Các cáo buộc đã khiến Indonesia triệu hồi đại sứ của mình tại Úc, Nadjib Riphat Kesoema, vào tháng 11 năm 2013. Thủ tướng Úc Tony Abbott ban đầu từ chối xin lỗi hoặc bình luận về vấn đề này, khiến Tổng thống Yudhoyono cáo buộc ông "coi thường" phản ứng của Indonesia đối với vấn đề. Phát biểu trước Quốc hội, Abbott tiếp tục lập luận rằng Úc "không nên xin lỗi vì...đây là các hoạt động thu thập thông tin tình báo hợp lý". Ngày hôm sau, Indonesia phản ứng bằng cách xem xét tất cả các lĩnh vực hợp tác song phương, bao gồm cả các vấn đề xung quanh nạn buôn lậu người, một thành phần chính của chính sách Chiến dịch Chủ quyền Biên giới (Operation Sovereign Borders) của chính phủ Abbott. Phản ứng của chính phủ Úc đối với vấn đề này đã bị các nhà lãnh đạo cả hiện tại và trước đây ở cả hai nước chỉ trích, bao gồm cựu Thủ tướng Malcolm Fraser, cựu Phó Tổng thống Jusuf Kalla, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa, bên cạnh những báo cáo tiêu cực trong giới truyền thông Indonesia. Các cuộc biểu tình cũng được tổ chức bên ngoài đại sứ quán Úc ở Jakarta. Ngược lại, Lãnh đạo phe đối lập Bill Shorten từ chối chỉ trích Abbott, thay vào đó nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ song phương và cho rằng phản ứng của chính phủ phải là "thời điểm của [sự đoàn kết] Úc". Cựu Ngoại trưởng Úc Alexander Downer cho rằng phản ứng ngoại giao đối với vấn đề này là "nằm ngoài tầm kiểm soát" của chính phủ Tony Abbott. Các cáo buộc và phản ứng của Indonesia đã thu hút đáng kể sự chú ý trên các phương tiện truyền thông Indonesia và quốc tế, đặc biệt là sau các cáo buộc rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã cố gắng theo dõi điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Xem thêm Bê bối gián điệp Đông Timor–Úc Tham khảo Tranh cãi năm 2013 Bê bối gián điện Vụ bê bối tình báo Quan hệ quốc tế năm 2013
19812737
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Vi%E1%BA%BFt%20Nhung
Nguyễn Viết Nhung
Nguyễn Viết Nhung (sinh ngày 1 tháng 6 năm 1962) là một bác sĩ chuyên ngành lao và các bệnh về phổi người Việt Nam, nguyên giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia. Không chỉ là một giáo sư, tiến sĩ trong chuyên ngành lao, phổi, ông còn được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Cuộc đời Nguyễn Viết Nhung sinh ngày 1 tháng 6 năm 1962, quê quán tại xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Lao và Bệnh phổi tại Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1985. Sau khi hoàn thành bác sĩ nội trú vào năm 1988, ông trở thành bác sĩ điều trị tại Viện Lao và Bệnh Phổi thuộc Bộ môn Lao của Trường Đại học Y Hà Nội. Từ năm 1991, ông đảm nhiệm vai trò Thư ký của Chương trình Ung thư Phổi Quốc gia. Đến năm 1996, ông sang Cộng hòa Séc và bắc đầu làm nghiên cứu sinh tại Đại học Karl tại Praha. Năm 2000, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Sinh học và Bệnh lý học tế bào và về nước tiếp tục công tác điều trị tại Viện Lao và Bệnh phổi. Từ năm 2002 đến 2007, ông trải qua nhiều chức vụ như Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Phó ban thường trực Ban phòng chống tác hại thuốc lá của Viện Lao và Bệnh phổi, chuyên viên Ban phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia (VINACOSH), Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Trưởng văn phòng Dự án phòng chống lao Quốc gia của Bệnh viện Phổi Trung ương. Năm 2007, Nguyễn Viết Nhung được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Phó chủ nhiệm thường trực Chương trình Chống lao Quốc gia. Năm 2012, ông trở thành một trong các Phó chủ tịch Hội Chống lao và Bệnh phổi Việt Nam (nay là Hội Phổi Việt Nam). Đến năm 2013, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương kiêm Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia. Cũng trong năm này, ông được nhà nước Việt Nam công nhận chức danh Phó giáo sư ngành Y. Năm 2017, ông trở thành Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam. Từ khi bắt đầu công việc tại Viện Lao và Bệnh phổi, ông đã liên tục nghiên cứu chuyên sâu về căn bệnh lao nói riêng và các bệnh về phổi nói chung. Ông không chỉ là tác giả, chủ biên của nhiều cuốn sách chuyên khảo, tham khảo hay hướng dẫn về việc quản lý, điều trị bệnh về phổi ở Việt Nam mà còn tham gia biên soạn nhiều sách chuyên ngành của WHO. Bên cạnh biên soạn sách, ông còn cho ra đời hàng trăm bài nghiên cứu về các đề tài liên quan đến bệnh phổi, rất nhiều trong số đó được công bố trên các tạp chí Khoa học, Y học có tiếng trên thế giới. Tác phẩm Công trình khoa học Tạp chí quốc tế Tạp chí trong nước Sách Thành tựu Huân chương Lao động hạng Nhì (2017), Ba (2012). Giải thưởng: Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2012) Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2016) Chiến sĩ thi đua Toàn quốc (2016) Giải thưởng Phạm Ngọc Thạch (2017) Danh hiệu: Thầy thuốc ưu tú (2010) Thầy thuốc Nhân dân (2022) Tham khảo
19812749
https://vi.wikipedia.org/wiki/Daniel%20H%C3%A5kans
Daniel Håkans
Daniel Håkans (sinh ngày 26 tháng 10 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Phần Lan hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Vålerenga tại Eliteserien, và Đội tuyển bóng đá quốc gia Phần Lan. Sự nghiệp thi đấu Håkans lần đầu tiên chuyển ra nước ngoài vào năm 2022, dưới dạng cho mượn cho câu lạc bộ hạng nhất của Na Uy, Jerv. Bất chấp việc Jerv bị xuống hạng, Håkans đã ký hợp đồng chuyển nhượng vĩnh viễn trước mùa giải 2023. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, Håkans đã được Vålerenga mua lại như một sự thay thế cho Osame Sahraoui. Anh thường ăn mừng các bàn thắng của mình bằng kiểu ăn mừng của Käärijä. Sự nghiệp quốc tế Vào ngày 8 tháng 6 năm 2023, anh được gọi lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Phần Lan lần đầu tiên; sau đó ra mắt đội tuyển quốc gia vào ngày 16 tháng 6 năm 2023, trong trận gặp Slovenia. Vào ngày 19 tháng 6 năm 2023, trong lần ra sân quốc tế thứ 2, anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho đất nước mình - một cú hat-trick trong vòng 9 phút - sau khi vào sân thay cho Oliver Antman ở phút thứ 60 của thắng lợi 6–0 trước San Marino tại Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Bàn thắng quốc tế Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của Phần Lan, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Håkans. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2000 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Phần Lan Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Phần Lan Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Phần Lan Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Phần Lan Cầu thủ bóng đá Phần Lan ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Na Uy Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Vasa IFK Cầu thủ bóng đá Seinäjoen Jalkapallokerho Cầu thủ bóng đá FK Jerv Cầu thủ bóng đá Vålerenga Fotball Cầu thủ bóng đá Veikkausliiga Cầu thủ bóng đá Kakkonen Cầu thủ bóng đá Eliteserien
19812753
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xung%20%C4%91%E1%BB%99t%20%E1%BB%9F%20%C4%90%C3%B4ng%20Prigorodny
Xung đột ở Đông Prigorodny
Xung đột ở Đông Prigorodny , đôi khi đựoc gọi là Xung đột Ossetia-Ingush (Tiếng Nga:Осетинско-ингушский конфликт, tiếng Ossetia: Ирон-Мӕхъхъӕлон конфликты) là 1 cuộc xung đột sắc tộc giữa 2 nhóm dân tộc là Ossetia và Ingush, xảy ra ở Đông Prigorodny thuộc Cộng hóa Bắc Ossetia-Alania, bắt đầu từ 1989 đến 1992, dù sau đó cuộc xung đột vẫn kéo dài âm ỉ cho tới năm 1996. Tham khảo Xung đột năm 1992 1992 tại Nga Thảm sát tại Nga Chính trị Nga Xung đột hậu Xô viết Chiến tranh liên quan tới Nga
19812763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wertheim%20am%20Main
Wertheim am Main
Wertheim (Đông Franconia: Wärde) là một thị trấn thuộc bang Baden-Württemberg, tây nam nước Đức. Nằm trên ngã ba sông Tauber và Main, có dân số khoảng 23,400 người, Wertheim được biết đến nhiều với các lâu đài và khu phố thời trung cổ. Tham khảo Liên kết ngoài Tourist site Vùng đế chế Franken Cộng đồng Do Thái lịch sử ở Châu Âu Baden Khu dân cư trên lưu vực sông Main Khu dân cư ven sông ở Đức
19812780
https://vi.wikipedia.org/wiki/2A3%20Kondensator%202P
2A3 Kondensator 2P
Pháo tự hành 2A3 Kondensator 2P ( - "Condenser" hay "Capacitor") là một loại pháo tự hành cỡ nòng 406 mm của Liên Xô. Định danh GRAU của nó là 2A3. Phát triển Pháo tự hành 2A3 được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó là câu trả lời của Liên Xô cho học thuyết xây dựng các sư đoàn vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ trong đó nhấn mạnh đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, bao gồm cả pháo binh hạt nhân. Pháo hạt nhân M65 của Mỹ được giới thiệu vào năm 1952 và đưa vào triển khai tại Đức vào năm 1953. Liên Xô do đó đã bắt đầu chương trình phát triển pháo bắn đạn hạt nhân có mật danh Objekt 271, cỡ nòng 406 mm. Viện thiết kế pháo binh Grabin đã hoàn thiện thiết kế pháo vào năm 1955. Khung gầm của 'Object 271' được phát triển bởi Viện thiết kế Kotlin, Leningrad. Hệ thống hoàn chỉnh với định danh 2A3 và được hoàn thiện vào năm 1956 tại nhà máy Kirov, Leningrad. Tổng cộng chỉ có bốn khẩu pháo được chế tạo. Các nước phương Tây lần đầu tiên chứng kiến hệ thống pháo tự hành này trong lễ duyệt binh trên quảng trường đỏ năm 1957. Ban đầu, các nhà quan sát cho rằng hệ thống vũ khí chỉ là mô hình nhằm mang tính răn đe. Kondensator có thời gian phục vụ tương đối ngắn ngủi. Sau khi được thử nghiệm, nó được đưa vào lực lượng dự bị của Bộ chỉ huy pháo binh tối cao. Nó tiếp tục ở trong trang bị của quân đội Liên Xô cho tới khi quân đội được Nikita Khrushchev cải tổ, theo đó ưu tiên các hệ thống tên lửa hơn các hệ thống pháo và xe tăng hạng nặng như dưới thời Stalin cầm quyền. Tất cả bốn khẩu pháo Kondensator được rút khỏi trang bị từ giữa những năm 1960s. Một khẩu pháo được trưng bày tại Central Armed Forces Museum, Moscow. Xem thêm 2B1 Oka M65 Atomic Cannon List of the largest cannon by caliber Tham khảo Liên kết ngoài 2A3 Kondensator 406mm / Capacitor-2P - self-propelled artillery Numerous images of Kondensator systems on parade and surviving examples Self-propelled artillery of the Soviet Union 400 mm artillery Kirov Plant products Abandoned military projects of the Soviet Union Military vehicles introduced in the 1950s
19812790
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sich%20Zaporozhia
Sich Zaporozhia
Sich Zaporozhia (, , ; còn gọi là , ; Vùng đất tự do của Quân đoàn Zaporozhia Hạ) là một thực thể bán tự trị và nhà nước nguyên thủy của người Cossack tồn tại từ thế kỷ 16 đến 18, bao gồm giai đoạn hơn một trăm năm là nhà nước quân phiệt tự trị bên trong Quốc gia hetman Cossack, trung tâm nằm quanh khu vực nay là hồ chứa nước Kakhovka và trải trên hạ du sông Dnepr tại Ukraina. Trong các giai đoạn khác nhau, khu vực nằm dưới chủ quyền của Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva, Đế quốc Ottoman, nước Nga Sa hoàng và Đế quốc Nga. Năm 1775, ngay sau khi Nga sáp nhập các lãnh thổ được nhượng lại từ Ottoman theo Hiệp định Küçük Kaynarca (1774), Yekaterina II của Nga giải tán Sich. Bà hợp nhất lãnh thổ này vào tỉnh Novorossiya. Thuật ngữ Sich Zaporozhia cũng có thể ám chỉ ẩn dụ và không chính thức đến toàn thể tổ chức quân sự-hành chính của quân đoàn Cossack Zaporozhia. Tên gọi Tên gọi "Zaporizhia" đề cập đến tổ chức quân sự và chính trị của người Cossack và đến vị trí lãnh thổ tự trị của họ 'bên kia các ghềnh' () của sông Dnepr. Các ghềnh sông Dnepr là một nơi chuyển tải chính trên tuyến mậu dịch bắc-nam sông Dnepr. Thuật ngữ sich là một danh từ liên quan đến động từ Đông Slav sich''' (сѣчь), nghĩa là "chặt" hoặc "cắt"; nó có thể được liên kết với các hàng rào có gai nhọn bằng gỗ thông thường xung quanh các khu định cư của người Cossack. Zaporizhia nằm trong khu vực xung quanh hồ chứa nước Kakhovka ở đông nam Ukraina ngày nay (phần lớn lãnh thổ của nó hiện bị ngập dưới hồ chứa). Khu vực này còn được biết đến với thuật ngữ lịch sử là Cánh đồng hoang. Lịch sử Một tiền thân khả dĩ của Sich Zaporozhia là một công sự (sich) xây dựng trên đảo Tomakivka (Sich Tomakivska) ở giữa sông Dnepr nay thuộc vùng Zaporizhzhia của Ukraina. Tuy nhiên, không có bằng chứng trực tiếp về thời gian chính xác tồn tại Sich Tomakivska, còn dữ liệu gián tiếp cho thấy vào thời Sich Tomakivska vẫn chưa có Sich Zaporozhia. Lịch sử Sich Zaporozhia trải qua sáu giai đoạn: Sự xuất hiện của Sich (xây dựng thành Khortytsia) (1471–1583) Là bộ phận của Tiểu Ba Lan thuộc Lãnh địa hoàng gia Ba Lan, khi được đưa vào tỉnh Kyiv (1583–1657) Đấu tranh chống lại Rzeczpospolita (nhà nước Ba Lan-Litva), Đế quốc Ottoman, và Hãn quốc Krym để giành độc lập cho phần Ukraina của Rzeczpospolita (Thịnh vượng chung) (1657–1686) Đấu tranh với Krym, Đế quốc Ottoman, và Đế quốc Nga vì bản sắc độc nhất của người Cossack (1686–1709) Bế tắc với chính phủ Nga khi họ nỗ lực nhằm loại bỏ quyền tự quản của Sich, và Sich sụp đổ (1734–1775) Hình thành Sich Danube bên ngoài Đế quốc Nga và tìm cách trở về quê hương (1775–1828) Hình thành Sich Zaporozhia xuất hiện với vai trò một phương thức phòng thủ của người định cư Slav chống lại các cuộc tấn công thường xuyên và tàn khốc của người Tatar Krym, thế lực này bắt giữ và nô lệ hóa hàng trăm nghìn người Ukraina, Belarus và Ba Lan trong các chiến dịch gọi là "thu hoạch thảo nguyên". Người Ukraina lập ra một lực lượng phòng thủ là Cossack, mãnh liệt đủ để ngăn đám người Tatar, và xây dựng các trại kiên cố (sichi) và sau đó chúng được thống nhất để hình thành một thành trì trung tâm là Sich Zaporozhia. Thân vương Dmytro Vyshnevetsky thành lập Sich Zaporozhia đầu tiên trên đảo Tiểu (Mala) Khortytsia vào năm 1552, xây dựng một thành trì tại Niz Dnieprovsky (Hạ Dnepr) và đặt một đội quân đồn trú Cossack tại đây; Quân Tatar phá hủy thành trì vào năm 1558. Sich Tomakivka được xây dựng trên một đảo nay đã bị ngập ở phía nam, gần thành phố Marhanets hiện nay; người Tatar cũng san bằng sich này vào năm 1593. Một sich thứ ba xuất hiện ngay sau đó trên đảo Bazavluk, nó tồn tại cho đến năm 1638 khi bị quân viễn chinh Ba Lan phá hủy để đàn áp một cuộc khởi nghĩa Cossack. Các khu định cư này được thành lập vào thế kỷ 16, và đủ phức tạp để cấu thành một quốc gia nguyên thủy sơ khai. Đấu tranh độc lập Người Cossack Zaporozhia được đưa vào tỉnh Kyiv từ năm 1583 đến năm 1657, một phần của miền Tiểu Ba Lan của Lãnh địa hoàng gia Ba Lan. Tuy nhiên, họ phẫn nộ với sự cai trị của Ba Lan, một trong những lý do là khác biệt về tôn giáo, vì những người Cossack theo Cơ đốc giáo Chính thống trong khi người Ba Lan chủ yếu theo Công giáo. Do đó, họ tham gia vào một cuộc đấu tranh lâu dài giành độc lập khỏi các cường quốc xung quanh, gồm Rzeczpospolita (nhà nước Ba Lan), Đế quốc Ottoman, Hãn quốc Krym, và nước Nga Sa hoàng rồi Đế quốc Nga. Sich trở thành trung tâm của đời sống người Cossack, được cai trị bởi Rada Sich cùng với Kosh Ataman (đôi khi được gọi là Hetman, từ tiếng Đức "Hauptmann"). Năm 1648, Bohdan Khmelnytsky chiếm được một sich tại Mykytyn Rih, gần thành phố Nikopol ngày nay. Từ đó, ông bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống lại Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva, dẫn đến việc thành lập Quốc gia hetman Cossack (1648–1764). Sau Hiệp định Pereyaslav năm 1654, Quân đoàn Zaporozhia được chia thành Quốc gia hetman với thủ đô là Chyhyryn, và khu vực tự trị hơn là Zaporozhia, tiếp tục tập trung tại Sich. Trong thời kỳ này, Sich đã thay đổi địa điểm nhiều lần. Sich Chortomlyk được xây dựng ở cửa sông Chortomlyk vào năm 1652. Năm 1667, Hiệp định đình chiến Andrusovo biến Sich trở thành khu vực đồng cai trị của Nga và Ba Lan-Litva. Trong thời kỳ Pyotr I của Nga trị vì, người Cossack được sử dụng để xây dựng các kênh đào và tuyến công sự ở miền bắc nước Nga. Ước tính có khoảng 20–30 nghìn người được gửi đi mỗi năm. Lao động nặng nhọc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao trong những người tham gia xây dựng, và ước tính chỉ có khoảng 40% người Cossack trở về nhà. Sau Trận Poltava năm 1709, Sich Chortomlyk (đôi khi được gọi là " Sich Cũ" (Stara Sich)) bị phá hủy, còn thủ đô Baturyn của Hetman Ivan Mazepa bị san bằng. Một sich khác được xây dựng ở cửa sông Kamianets nhưng bị chính phủ Nga phá hủy vào năm 1711. Người Cossack sau đó chạy trốn đến Hãn quốc Krym để tránh bị đàn áp và thành lập Sich Olishky vào năm 1711 (ngày nay là thành phố Oleshky). Năm 1734, họ được phép trở lại Đế quốc Nga. Bị phân biệt đối xử trong Hãn quốc Krym, người Cossack chấp nhận lời đề nghị quay trở lại và xây dựng một Sich khác gần với Sich Chortomlyk trước đây (được gọi là "Sich mới"). Dân số ở vùng thảo nguyên vào khoảng 52.000 người vào năm 1768. Chính quyền Nga lo ngại về nền độc lập của Sich, dẫn đến việc họ bãi bỏ Quốc gia hetman vào năm 1764. Tầng lớp sĩ quan Cossack được hợp nhất vào giới quý tộc Đế quốc Nga (Dvoryanstvo). Tuy nhiên, người Cossack bình thường bị hạ xuống địa vị nông dân, bao gồm một phần đáng kể người Zaporozhia cũ. Căng thẳng gia tăng sau Hiệp định Küçük Kaynarca, khi nhu cầu bảo vệ biên giới phía nam chấm dứt sau khi Nga sáp nhập Krym. Việc thuộc địa hóa Novorossiya (Tân Nga) với người Serbia và người Romania do Nga bảo trợ đã gây thêm xung đột. Sau khi kết thúc chiến tranh giữa Nga và Ottoman để chiếm hữu Biển Đen và thảo nguyên Krym, Nga không còn cần người Cossack Zaporozhia để bảo vệ khu vực biên giới. Nga cuối cùng phá hủy Sich Zaporozhia thông qua lực lượng quân sự vào năm 1775. Phá hủy và hậu quả Vào tháng 5 năm 1775, Tướng quân Nga Peter Tekeli nhận lệnh chiếm đóng và tiêu diệt Sich Zaporozhia từ Grigory Potemkin, Potemkin được lệnh trực tiếp từ Nữ hoàng Yekaterina. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1775, Tekeli bao vây Sich bằng pháo binh và bộ binh. Ông hoãn cuộc tấn công và thậm chí cho phép các chuyến thăm trong khi người đứng đầu Quân đoàn là Petro Kalnyshevsky đang quyết định cách phản ứng với tối hậu thư của Nga. Người Zaporozhia quyết định đầu hàng. Sich chính thức bị giải tán theo tuyên ngôn ngày 3 tháng 8 năm 1775 của Yekaterina, "Về việc thanh lý Sich Zaporozhia và sáp nhập nó vào tỉnh Novorossiya", và Sich đã bị san bằng. Một số người thuộc tầng lớp sĩ quan Cossack, starshyna, trở thành quý tộc Nga kế tập và có được những vùng đất rộng lớn bất chấp những nỗ lực trước đây của họ nhằm di dời Sich đến Bắc Mỹ hoặc Úc. Dưới sự hướng dẫn của một starhyna tên là Lyakh, một nhóm gồm 50 người Cossack đã lập một âm mưu giả vờ đi câu cá trên sông Inhul bên cạnh sông Nam Buh thuộc các tỉnh của Ottoman, và lấy được 50 hộ chiếu cho chuyến hành trình. Việc này là đủ để cho phép khoảng 5.000 người Zaporozhia chạy trốn, một số đi đến Đồng bằng sông Danube và thành lập một Sich Danube mới, với tư cách là xứ bảo hộ của Đế quốc Ottoman. Những người khác chuyển đến Hungary và thành lập một Sich ở đó với tư cách là xứ bảo hộ của Đế quốc Áo. Theo văn hóa dân gian, một số đã chuyển đến Malta, bởi vì các Kosh otaman và các thành viên cao cấp khác của starhyna tự coi họ là một loại hiệp sĩ Malta. Thủ lĩnh của Quân đoàn Zaporozhia là Petro Kalnyshevsky bị bắt và bị đày đến Quần đảo Solovetsky (nơi ông sống đến 112 tuổi trong Tu viện Solovetsky). Bốn starhyna cấp cao bị đàn áp và lưu đày, sau đó chết trong các tu viện ở Siberia. Các starhyna cấp thấp hơn ở lại và đứng về phía Nga được nhận cấp bậc quân sự và tất cả các đặc quyền đi kèm, đồng thời được phép gia nhập các trung đoàn Hussar và Dragoon. Hầu hết những người Cossack bình thường đều trở thành nông dân và thậm chí là nông nô. Năm 1780, sau khi giải tán Quân đoàn Cossack Zaporozhia, Tướng quân Grigorii Potemkin đã cố gắng tập hợp và tổ chức lại người Cossack trên cơ sở tự nguyện, và họ đã giúp bảo vệ Ukraina khỏi quân Thổ Nhĩ Kỳ trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1787–1792). Ông có thể tập hợp gần 12.000 người Cossack và gọi họ là người Cossack Biển Đen. Sau khi xung đột kết thúc, thay vì cho phép người Cossack định cư trên khắp miền Nam Ukraina, chính phủ Nga bắt đầu tái định cư họ ven sông Kuban. Năm 1860, họ đổi tên thành người Cossack Kuban. Nhà văn Ukraina Adrian Kaschenko (1858–1921) và nhà sử học Olena Apanovich lưu ý rằng việc bãi bỏ Sich Zaporozhia có tác động mang tính biểu tượng mạnh mẽ và những ký ức về sự kiện này vẫn tồn tại trong văn hóa dân gian địa phương trong một thời gian dài. Tổ chức và chính phủ Quân đoàn Zaporozhia được lãnh đạo bởi Rada Sich, họ bầu một Kosh otaman làm thủ lĩnh của quân đoàn. Người này được hỗ trợ bởi một thư ký trưởng (pysar), thẩm phán trưởng và trưởng phòng lưu trữ. Trong các hoạt động quân sự, otaman mang quyền lực vô hạn, được hỗ trợ bởi đội ngũ dưới quyền với tư cách là viện quân sự. Ông quyết định với thỏa thuận từ Rada về việc ủng hộ một Hetman nào đó (chẳng hạn như Bohdan Khmelnytsky) hay các nhà lãnh đạo khác của nhà nước. Một số nguồn gọi Sich Zaporozhia là một "nước cộng hòa Cossack", bởi vì quyền lực cao nhất trong đó thuộc về hội đồng của toàn thể thành viên, và các nhà lãnh đạo (starhyna) được bầu cử. Người Cossack thành lập một đoàn thể (hromada) bao gồm các "kurin" (mỗi đơn vị có vài trăm người Cossack). Tòa án quân sự Cossack trừng phạt nghiêm khắc hành vi bạo lực và trộm cắp giữa những đồng đội, đưa phụ nữ đến Sich, uống rượu trong thời kỳ xung đột và các hành vi phạm tội khác. Chính quyền của Sich đã cung cấp nguồn lực cho các nhà thờ và trường học Chính thống giáo để giáo dục tôn giáo và thế tục cho trẻ em. Cư dân của Sich có thành phần quốc tế, bao gồm người Ukraina, người Moldova, người Tatar, người Ba Lan, người Litva, người Do Thái, người Nga và nhiều dân tộc khác. Cấu trúc xã hội rất phức tạp, bao gồm tầng lớp tiểu quý tộc cơ cực và boyar, szlachta'' (quý tộc Ba Lan), thương nhân, nông dân, những kẻ sống ngoài vòng pháp luật thuộc mọi loại, nô lệ bỏ trốn khỏi các galley (thuyền) của Thổ Nhĩ Kỳ và nông nô bỏ trốn (với tên gọi polkovnyk Pivtorakozhukha Zaporozhia). Một số người không được Quân đoàn chấp nhận đã thành lập các băng đảng của riêng họ và cũng tự xưng là người Cossack. Tuy nhiên, sau Khởi nghĩa Khmelnytsky những cơ cấu này phần lớn đã biến mất và được tích hợp phần lớn vào xã hội Quốc gia hetman. Người Cossack đã phát triển một hạm đội tàu lớn, nhanh và nhẹ. Các chiến dịch của họ nhắm vào các khu định cư giàu có trên bờ Biển Đen của Đế quốc Ottoman, và nhiều lần đã đưa chúng đến tận Constantinople và Trabzon (trước đây là Trebizond). Các trung tân và vị trí Sich Zaporozhia Sich Khortytsia (1556–1557) Đảo Khortytsia (nay là bộ phận của Zaporizhzhia) Sich Tomakivka (1564–1593) bị chìm (nay nằm gần Marhanets) Sich Bazavluk (1593–1638) bị chìm (nay nằm gần làng Kapulivka, huyện Nikopol) Sich Mykyta (1639–1652) Nikopol Sich Chortomlyk (1652–1709) bị chìm (nay nằm gần làng Kapulivka, huyện Nikopol) Sich Kamyanka (1709–1711) gần làng Respublikanets, huyện Beryslav Sich Oleshky (1711–1734) ngoại vi phía đông thành phố Oleshky Sich Nova [Pidpilnenska] (1734–1775) gần làng Pokrovske, Nikopol Raion (khoảng cùng vị trú với Chortomlyk và Bazavluk) Thủ lĩnh Sich Zaporozhia Sich Khortytsia (1556–1557) Wężyk Chmielnicki (1534–1569) Sich Tomakivka (1564–1593) Wężyk Chmielnicki (1534–1569) Michał Wiśniowiecki (1529–1584) (1569–1570) Iwan Swiergowski (1574) Samiylo Kishka (1574–1575) Bohdan Ruzhynski (1575–1576) Jacub Szach (1576–1578) Ioan Potcoavă (1577–1578) Lukyan Chornynsky (1578) Jan Oryszowski (1581) Samuel Zborowski (1581–1584) Bohdan Mokoshynsky (1584) Mykhailo Ruzhynski (1585) Zakhar Kulaha (1585) Bohdan Mokoshynsky (1586) Lukyan Chornynsky (1586) Demyan Skalozub (1585–1589) Krzysztof Kosiński (−1593) Sich Bazavluk, (1593–1638) Hryhoriy Loboda (1593–1596) Bohdan Mokoshynsky (1594) Jan Oryszowski (1596) Severyn Nalyvaiko (1596) Khrystofor Netkovsky (1596–1597) Hnat Vasylevych (1596–1597) Tykhin Baybuza (1597–1598) Fedir Polous (1598) Semen Skalozub (1599) Samiylo Kishka (1600–1602) Havrylo Krutnevych (1602–1603) Ivan Kutskovych (1602–1603) Ivan Kosyi (1603) Kaletnyk Andriyevych (1609–1610) Olifer Holub (1622–1623) Mykhailo Doroshenko (1623–1625) Kaletnyk Andriyevych (1624–1625) Marek Zhmaylo (1625) Mykhailo Doroshenko (1625–1628) Hryhoriy Chorny (1628–1630) Ivan Sulyma (1628–1629) Lev Ivanovych (1629–1630) Taras Tryasylo (1630) Timothy Orendarenko (1630–1631) Semen Perevyazka (1632) Timothy Orendarenko (1632–1633) Ivan Petrizhitsky-Kulaga (1632) Andriy Didenko (1633) Dorothy Doroshenko (1633) Ivan Sulyma (1633–1635) Sava Kononovych (1637) Pavlo Pavlyuk (1637) Illyash Karayimovych (1638) Yakiv Ostryanyn (1638) Dmytro Hunia (1638) Sich Mykytyn (1639–1652) Karpo Pivtora-Kozhukha (1639–1642) Maksym Hulak (1642–1646) Thành lập Hetman của Quân đoàn Zaporizhia Sich Chortomlyk (1652–1709) Sich Kamyanka Sich (1709–1711) Sich Oleshky (1711–1734) Sich Nova Podpolnenska (1734–1775) Sich Danube (1775–1828) Tham khảo Thư mục Liên kết ngoài Zaporozhian Sich – Encyclopedia of Ukraine Lịch sử cận đại Ukraina Khởi đầu năm 1552 Chấm dứt năm 1775 Cựu quốc gia chư hầu Vùng lịch sử Ba Lan Lịch sử quân sự Ukraina Phong trào độc lập Ukraina Zaporizhia (vùng)
19812801
https://vi.wikipedia.org/wiki/Waldi
Waldi
Waldi () là linh vật Thế vận hội chính thức đầu tiên, được thiết kế cho Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München. Waldi là một con chó Dachshund, một giống chó phổ biến ở Đức. Đường chạy marathon được thiết kế theo thiết kế của Waldi, và trong giai đoạn xây dựng làng vận động viên và sân vận động Thế vận hội 1972, Waldi đã được sử dụng trong các áp phích châm biếm không chính thức. Nguồn gốc Waldi do nhà thiết kế người Đức Otl Aicher, một trong những người chịu trách nhiệm thiết kế logo cho hãng hàng không Đức Lufthansa, tạo ra. Dachshund là linh vật Olympic chính thức đầu tiên, vì linh vật đầu tiên tại Thế vận hội Mùa đông 1968 là một quả bóng màu đỏ trên ván trượt có tên "Schuss" và là linh vật không chính thức. Waldi được thiết kế để đại diện cho các thuộc tính được mô tả là cần thiết cho các vận động viên — kháng cự, bền bỉ và nhanh nhẹn. Waldi dựa trên một chú chó Dachshund lông dài có thật mà Aicher đã sử dụng làm hình mẫu, có tên là Cherie von Birkenhof. Mặc dù Waldi từng có nhiều cách phối màu khác nhau, đôi khi lại có thông tin cho rằng cách phối màu chính được thiết kế để phù hợp với màu của các vòng tròn Olympic, bao gồm xanh dương, vàng, cam và xanh lá cây. Tuy nhiên, thiết kế chính không có màu đen hoặc đỏ, bởi đó là một quyết định có chủ đích của Aicher nhằm loại trừ những màu liên quan đến Đảng Quốc xã. Thế vận hội 1972 được thiết kế để trở thành một "Trò chơi Cầu vồng" đầy lạc quan. Tiếp thị 50 giấy phép đã được cấp cho các nhà sản xuất với mức phí cấp phép tối thiểu là 245.000 Mác Đức và hơn hai triệu mặt hàng liên quan đến Waldi đã được bán trên toàn thế giới. Các sản phẩm về Waldi có dạng đồ chơi nhồi bông, đồ chơi bằng nhựa, xuất hiện trên cúc áo, áp phích và nhãn dán, và dưới dạng ghim. Tuy nhiên, sản phẩm ghim dạng Waldi chỉ xuất hiện sau Thế vận hội vài năm. Đường chạy marathon của Thế vận hội 1972 Đường chạy marathon của Thế vận hội 1972 được tạo ra giống với thiết kế của Waldi. Đường đua được sắp xếp sao cho đầu của con chó hướng về phía tây, và các vận động viên sẽ chạy ngược chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ gáy của con chó và tiếp tục chạy quanh tai. Miệng của con chó là bằng con đường xuyên qua Công viên Nymphenburg, và bàn chân trước của nó là đường chạy qua Hirschgarten. Phần bụng là con phố chính ở trung tâm thành phố München, còn chân sau, mông và đuôi của nó đều nằm trong Vườn phong cảnh kiểu Anh, một khu đất công viên kéo dài dọc theo sông Isar. Các vận động viên tiếp tục chạy dọc theo lưng chó để tiến vào Sân vận động Olympic. Kế thừa Trong quá trình xây dựng, chi phí của riêng Sân vận động Olympic đã tăng từ ước tính ban đầu là 3,5 triệu đô la lên 63 triệu đô la. Tổng chi phí lên tới 750 triệu đô la, gấp ba lần số tiền mà México đã chi cho Thế vận hội 1968, dẫn đến các áp phích không chính thức về Waldi sử dụng Tháp Olympic làm Vòi cứu hỏa. Cùng lúc Phaidon Press xuất bản chuyên khảo đầu tiên về tác phẩm của Otl Aicher, một cuộc triển lãm tác phẩm của ông về Thế vận hội 1972 đã được trưng bày tại Luân Đôn vào năm 2007, bao gồm cả tác phẩm của ông liên quan đến Waldi. Tham khảo Liên kết ngoài Amateur athletic foundation Thế vận hội Mùa hè 1972 Linh vật Thế vận hội
19812802
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83n%20h%C3%B4n
Điển hôn
Điển hôn (còn gọi là Đáp Hỏa, Tựu Thê) là chế độ hôn nhân cổ ở Trung Quốc, nó bắt đầu manh nha từ thời Hán và thịnh hành ở thời nhà Nguyên. Điển hôn mang ý nghĩa là được thuê về để làm vợ, cuộc hôn nhân tạm thời trên hợp đồng chuộc thân. Người phụ nữ đóng vai trò là món hàng được cầm cố ở tiệm cầm đồ. Nếu có người đến trả tiền thì sẽ được "chuộc" ra rồi làm nghĩa vụ của một người vợ bình thường như chăm sóc gia đình, sinh con. Tuy nhiên, sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà chồng, họ sẽ tiếp tục bị mang đi cầm cố chờ người khác tới chuộc và lặp lại vòng lặp này mãi mãi. Tham khảo
19812803
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20peru
Lutjanus peru
Lutjanus peru là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1922. Từ nguyên Từ định danh peru được đặt theo tên gọi của quốc gia Peru, nơi mà mẫu định danh của loài cá này được thu thập. Phân bố và môi trường sống L. peru có phân bố tương đối giới hạn trong vùng Đông Thái Bình Dương, từ phía nam bang California (Hoa Kỳ) và vịnh California trải dài về phía nam đến Peru, bao gồm quần đảo Revillagigedo. L. peru sống trên nền đáy cứng trong rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 80 m. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. peru là 95 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 50 cm. Loài này có màu đỏ hồng ánh bạc. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8. Sinh thái Thức ăn của L. peru bao gồm cá nhỏ và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác, như tôm Penaeus californiensis, cua Grimothea planipes, mực Loligo và các loài tôm hạt Myodocopida (lớp Ostracoda). Số tuổi cao nhất được ghi nhận ở L. peru là 31 năm, thuộc về một cá thể ở phía tây nam vịnh California. Chiều dài thuần thục sinh dục là khoảng 25,45 cm. Ở La Paz, Baja California Sur, mùa sinh sản của L. peru kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 (một cao điểm sinh sản nhỏ hơn là vào tháng 9), và kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 ở ven bờ bang Guerrero. Giá trị L. peru là một loài thương mại quan trọng ở México và đã được tiến hành trong nuôi trồng thủy sản. L. peru và Lutjanus guttatus là hai loài có sản lượng đánh bắt cao nhất ở Panama, và đây cũng là loài cá hồng quan trọng thứ hai trong nghề cá ở Nicaragua. Tham khảo P Cá Thái Bình Dương Cá Mỹ Cá vịnh California Cá México Cá Nicaragua Cá Panama Cá Peru Động vật được mô tả năm 1922
19812815
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%27more
S'more
S'more là một loại bánh kẹo bao gồm marshmallow và sô-cô-la nướng kẹp giữa hai miếng bánh quy giòn Graham. S'more rất phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada, được nấu theo cách truyền thống trên lửa trại. Từ nguyên và nguồn gốc xuất xứ S'more là một sự nói ríu của cụm từ "some more". Một công thức S'more xuất hiện trong sách dạy nấu ăn Campfire Marshmallows vào đầu những năm 1920, nơi nó được gọi là "Graham Cracker Sandwich". Văn bản chỉ ra rằng món ăn này đã phổ biến với cả Hội Nam Hướng đạo và Hội Nữ Hướng đạo. Năm 1927, một công thức cho "Some More" đã được xuất bản trong Tramping and Trailing with the Girl Scouts. Các công thức nấu ăn trên báo bắt đầu xuất hiện vào đầu năm 1925. Thuật ngữ hợp đồng "s'mores" xuất hiện cùng với công thức trong một ấn phẩm năm 1938 nhằm vào các trại hè. Một công thức năm 1956 sử dụng tên "S'Mores" và liệt kê các thành phần là "một chiếc bánh sandwich gồm hai bánh quy giòn graham, kẹo dẻo nướng và ½ thanh sô-cô-la". Cuốn sách dạy nấu ăn Betty Crocker năm 1957 chứa một công thức tương tự với tên "s'mores". Ấn phẩm Intramural and Recreational Sports for High School and College năm 1958 đề cập đến "bánh mì nướng marshmallow" và "đi bộ đường dài" cũng như ấn phẩm tiền nhiệm có liên quan tới nó, Intramural and Recreational Sports for Men and Women, xuất bản năm 1949. Chuẩn bị Theo truyền thống, S'more được nấu trên lửa trại, mặc dù chúng cũng có thể được làm tại nhà trên ngọn lửa của lò sưởi đốt củi, trong lò nướng, trên ngọn lửa của bếp lò, trong lò vi sóng, với bộ dụng cụ làm s'mores, hoặc trong máy ép panini. Marshmallow thường được giữ bằng xiên kim loại hoặc gỗ, được đun trên lửa cho đến khi có màu vàng nâu. Theo truyền thống, marshmallow dẻo nhưng không bị cháy, tuy nhiên, tùy thuộc vào sở thích của từng người và thời gian nấu, marshmallow có thể từ hơi ấm đến cháy thành than. Marshmallow nướng sau đó được kẹp giữa hai nửa chiếc bánh quy giòn graham và một miếng sô cô la (hoặc có sô cô la ở cả mặt trên và mặt dưới), giữa những chiếc bánh quy giòn Graham. Có thể thực hiện thêm một bước bổ sung, trong đó toàn bộ bánh sandwich được bọc trong giấy bạc và đun nóng để sô cô la tan chảy một phần. Các biến thể khác nhau có chứa bánh quy giòn Graham, sô-cô-la và kẹo dẻo thường được bán dưới dạng một số dẫn xuất của bánh s'more, nhưng chúng không nhất thiết phải được làm nóng hoặc phục vụ theo hình dạng giống như bánh s'more truyền thống. Thanh Hershey's S'mores là một ví dụ. Kellogg's Pop-Tarts cũng có nhiều loại s'mores. Ở Vương quốc Anh, thiếu bánh quy giòn Graham có thể dễ dàng ứng biến với bánh quy hỗ trợ tiêu hóa với một thanh sô cô la Cadbury. Thuốc tiêu hóa sô-cô-la có lợi thế lớn khi thiếu một miếng sô cô la. Các công thức nấu ăn hiện đại có thể thay thế các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như khoai tây chiên, Nutella và Peeps, cho các nguyên liệu cổ điển. Hình ảnh Xem thêm Banana boat (thực phẩm) Choco Pie Mallomars Moon Pie Nanaimo bar S'mores Grahams Smorz Tham khảo Liên kết ngoài Stuffed Puffs: Marshmallows made for S'mores Ẩm thực Hoa Kỳ Món tráng miệng sô-cô-la Sô-cô-la Ẩm thực Canada Thức ăn nhẹ Món tráng miệng Mỹ Khởi đầu năm 1925 Khởi đầu năm 1925 ở Hoa Kỳ
19812816
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bradley%20Banda
Bradley Banda
Bradley James Banda (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá người Gibraltar hiện tại đang thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ St Joseph's và Đội tuyển bóng đá quốc gia Gibraltar. Sự nghiệp quốc tế Banda lần đầu tiên được gọi triệu tập lên Đội tuyển bóng đá quốc gia Gibraltar vào tháng 3 năm 2018, khi đang chơi cho câu lạc bộ Team Solent. Vào ngày 11 tháng 10 năm 2021, anh có trận ra mắt quốc tế, trận thua 6–0 trước Hà Lan, cản phá được một quả phạt đền của Memphis Depay. Anh đã giữ sạch lưới quốc tế lần đầu tiên trong trận đấu thứ hai, trận hòa 0-0 trước Grenada vào ngày 23 tháng 3 năm 2022. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Đời tư Ngoài bóng đá, Banda còn là một trợ lý giảng dạy cho nhu cầu đặc biệt tại Trường St Martin ở Gibraltar. Tham khảo Sinh năm 1998 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Gibraltar Thủ môn bóng đá Cầu thủ bóng đá Lions Gibraltar F.C. Cầu thủ bóng đá Manchester 62 F.C. Cầu thủ bóng đá Lincoln Red Imps F.C. Cầu thủ bóng đá Glacis United F.C. Cầu thủ bóng đá Lynx F.C. Cầu thủ bóng đá Europa F.C. Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Gibraltar Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Gibraltar Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Gibraltar Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Gibraltar
19812819
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doraemon%3A%20Nobita%20no%20Chiky%C5%AB%20Symphony
Doraemon: Nobita no Chikyū Symphony
là bộ phim điện ảnh thứ 43 trong loạt phim điện ảnh Doraemon. Bộ phim được đạo diễn bởi Imai Kazuaki, người cũng đã thực hiện hai phần phim trước đó là Nobita và đảo giấu vàng và Nobita và những bạn khủng long mới. Utsumi Teruko sẽ đảm nhận phần biên kịch cho bộ phim. Phim được dự kiến khởi chiếu vào tháng 3 năm 2024. Tiền đề Chuyện gì xảy ra nếu như âm nhạc biến mất khỏi Trái Đất? Chủ đề mới của bộ phim Doraemon sẽ xoay quanh "âm nhạc" và giải cứu hành tinh khỏi mối đe dọa. Trong cuộc phiêu lưu mới, cả nhóm bạn sẽ giao lưu với nhau bằng âm nhạc. Diễn viên Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Phim anime năm 2024 Phim khoa học viễn tưởng thập niên 2024 Phim Nhật Bản Phim Doraemon Phim dài Doraemon Phim hoạt hình Toho Phim tiếng Nhật
19812826
https://vi.wikipedia.org/wiki/F%C3%A9lix%20Baciocchi
Félix Baciocchi
Felice Pasquale Baciocchi (18 tháng 5 năm 1762 – 27 tháng 4 năm 1841) sinh ra tại Ajaccio trong một gia đình quý tộc sa sút ở Đảo Corse thuộc Pháp. Ông là thiếu úy trong quân đội Pháp năm 1778, trung úy năm 1788, sau đó là đại úy năm 1794. Khoảng ngày 5 tháng 5 năm 1797, ông kết hôn với Elisa Maria Bonaparte, em gái của Tướng Napoléon, tại Marseilles. Baciocchi được bổ nhiệm làm thư ký cho đại sứ tại Triều đình Hoàng gia Tây Ban Nha vào tháng 11 năm 1800 và chuyển đến Madrid, trong khi vợ ông vẫn ở Pháp. Baciocchi sau đó được thăng cấp đại tá quân đội năm 1802, chuẩn tướng năm 1804 và thiếu tướng năm 1809. Sau khi người anh vợ là Napoleon Bonaparte lên ngôi hoàng đế và lập ra Đệ nhất Đế chế Pháp, Baciocchi được phong làm thượng nghị sĩ năm 1804 và hoàng thân năm 1805, trở thành thành viên của Hoàng gia Nhà Bonaparte. Nhờ các cuộc chinh phục của anh rể, Baciocchi trở thành Thân vương xứ Lucca và Piombino, nhưng không có quyền lực liên quan hoặc quyền lực chủ quyền, vốn thực sự do vợ ông nắm giữ. Ông cũng đã chấp nhận chịu đựng sự không chung thủy của vợ mình. Baciocchi là một nghệ sĩ vĩ cầm nghiệp dư đầy nhiệt huyết, và ông đã học với nghệ sĩ vĩ cầm Niccolò Paganini trong 10 năm khi cư trú tại Lucca và Florence. Trong thời gian này, vợ ông và Paganini cũng có quan hệ tình cảm. Khi đế chế của Napoléon sụp đổ, ông cùng Elisa lui về Trieste, sau đó đến Bologna sau khi bà qua đời vào năm 1820. Ông qua đời tại thành phố đó vào ngày 27 tháng 4 năm 1841. Cuộc sống đầu đời Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1762 Mất năm 1841 Vương tộc Bonaparte Huân chương Thánh Joseph Người được nhận Huân chương lông cừu vàng Tây Ban Nha Tướng Pháp trong chiến tranh Napoléon
19812832
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Dragon%20Castle%20H%E1%BA%A1%20Long
The Dragon Castle Hạ Long
The Dragon Castle Hạ Long là tổ hợp căn hộ - nhà thương mại (shop house) – penthouse tại Quảng Ninh, được đầu tư và phát triển bởi N.H.O Quảng Ninh, một chủ đầu tư bất động sản với đội ngũ người Hàn Quốc. Với quỹ đất 13.196 m2, dự án bao gồm 3 tòa tháp (Bada Tower, San Tower, Jinju Tower) cao 25 tầng và 2 tầng hầm, tổng số lượng căn hộ là 1.288 căn. Khu chung cư này nổi bật với tiện ích đa dạng và thiết kế nội thất chỉn chu theo phong cách Hàn Quốc nhưng được bản địa hóa dựa trên đặc điểm thời tiết, khí hậu và địa hình tại thành phố Hạ Long – Việt Nam. Đối tượng cư dân ở đây chủ yếu thuộc các hộ gia đình trẻ tại Hạ Long sử dụng để ở và đầu tư cho thuê. Là một tổ hợp bất động sản ven biển, The Dragon Castle cũng được báo chí đánh giá là một phần nằm trong dòng chảy phát triển về du lịch và kinh tế của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Vị trí và giao thông Chung cư tọa lạc tại vị trí số 1 đường Cái Lân, nằm trên mặt đường Quốc lộ 18, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là tuyến đường kết nối Hạ Long với các tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và Hải Dương; là chiếc kiềng tạo dựng giao lộ quốc tế ngay giữa thành phố Hạ Long bao gồm Cảng biển quốc tế, đại siêu thị Aeon Mall Nhật Bản và tổ hợp bất động sản chuẩn Hàn Quốc là Dragon Castle. Xung quanh The Dragon Castle là bãi tắm du lịch Bãi Cháy, khu phố đi bộ ven biển, tổ hợp giải trí Sunworld Hạ Long, bến xe Bãi Cháy, trường học, bệnh viện Vinmec… Thiết kế The Dragon Castle được các chuyên gia thiết kế của tập đoàn ADU kiến tạo theo đặc trưng phong cách sống Hàn Quốc nhưng đã cải tiến để phù hợp hơn với văn hóa gia đình Việt Nam. Chung cư mang tên The Dragon Castle bắt nguồn từ tên gọi Hạ Long trong tiếng Việt có nghĩa là Rồng Đáp và xây dựng ý tưởng thiết kế The Dragon Castle trở thành tòa lâu đài - nơi ở được bảo vệ tối đa bởi loài Rồng. Ngoài ra, vị trí dự án cũng có liên hệ với tên gọi khi lấy cảm hứng từ địa thế phía sau là núi, phía trước là biển. The Dragon Castle cũng là tổ hợp căn hộ gần núi và biển, dựa trên triết lý tối ưu thiên nhiên của đơn vị thiết kế. Từ tầng áp mái có hồ bơi, cầu kính trên không và sân vườn, cho phép mọi người có thể ngắm nhìn vịnh biển Hạ Long. Thêm vào đó từ vị trí của nhiều tòa tháp, cư dân cũng có thể phóng tầm nhìn ra toàn cảnh thành phố. Tiện ích nội khu Nội thất và cảnh quan ngoại khu của The Dragon Castle được biết đến với số lượng lớn tiện ích (hơn 30 tiện ích) trong mô hình khép kín. Chúng được bố cục theo từng nhóm với không gian mở. Trong nội khu tích hợp đa dạng các tiện ích nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và tái tạo năng lượng dành cho cư dân và khách lưu trú, gồm có: các khu vui chơi trẻ em, sân thể thao đa năng, phòng cộng đồng, khu vực BBQ, nhà hàng, siêu thị, quán cà phê, ngân hàng, hiệu thuốc, trường mẫu giáo, spa, hồ bơi, phòng gym, phòng tập yoga, khu vực cắm trại, khu vực chiếu phim, khu vọng cảnh… Việc kiến tạo không gian và tiện ích nội khu được nhà đầu tư N.H.O chủ động tham gia nghiên cứu từ các hoạt động trong ngày của một gia đình ở Việt Nam, bao gồm tuần tự những công việc như: chuẩn bị bữa sáng, đưa trẻ đến trường, tập thể dục, thiền định... Khuôn viên trung tâm được thiết kế dành riêng cho các hoạt động vui chơi của trẻ em, tích hợp nhiều tiện ích giải trí. Các khu vực chuyên biệt về trải nghiệm sống tại The Dragon Castle phải kể đến hồ bơi vô cực, vườn Hàn Quốc, cầu kính trên không, sân chơi nước dành cho trẻ em, phố Hàn Quốc, đồi vọng cảnh, ... Tại tầng mái, bể bơi bốn mùa nằm trải dài suốt sảnh, cùng phòng Gym và Yoga. Để có thể sử dụng cho mọi mùa trong năm, đội ngũ kiến trúc sư đã sắp đặt các thiết bị để vận hành hồ bơi tùy theo điều kiện thời tiết. Khu vực hồ bơi được kết nối với khu vườn Hàn Quốc trên cao, cạnh đó là cầu kính trên không, về đêm được bố trí đèn thắp sáng không gian xung quanh. Ngoài ra, The Dragon Castle còn đặc biệt nhờ hệ thống phòng sinh hoạt cộng đồng nằm xen kẽ trong toàn dự án. N.H.O đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào tòa nhà cũng như trang bị những thiết bị nội thất cao cấp và hệ thống nhà thông minh trong căn hộ đa tiện ích. Công nghệ an ninh và tiêu chuẩn an toàn được chú trọng, trong đó phải kể đến: hệ thống camera an ninh hoạt động 24/7, thang máy không chạm, thiết bị nhận diện gương mặt (Face ID), lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp và đặc biệt là nội khu và quảng trường trung tâm không có phương tiện giao thông. Hệ thống thang máy của khu căn hộ cũng được trang bị hệ thống lọc không khí, mỗi căn hộ đều gắn chuông cửa thông minh, máy đo chất lượng không khí, hệ thống kiểm soát chất lượng nước. Việc thanh toán hóa đơn cũng như liên lạc bảo vệ và ban quản lý, yêu cầu vệ sinh… đều được thực hiện thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Vận hành Hiện tại, N.H.O đang hợp tác với đơn vị chuyên quản lý vận hành tên là Alpha Plus. Ngoài thiết kế của ADU tập trung hướng đến nhiều đối tượng khách hàng với nhiều độ tuổi khác nhau từ trẻ em đến người già, thì Alpha Plus đảm nhận việc kiến tạo cộng đồng với mô hình Family Center (Trung tâm Gia đình). Không giống như những công ty quản lý tòa nhà hay khu dân cư khác, chủ đầu tư N.H.O và Alpha Plus đặt trọng tâm vào những người sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng (không gian công cộng dành cho cư dân) thông qua những giải pháp “mềm” trong quản lý và những giá trị mang yếu tố văn hóa. Ví dụ, các phòng cộng đồng được bố trí không gian đọc sách tại thư viện nội khu, những lớp hội họa, lớp nhảy… dành cho thiếu nhi; những buổi triển lãm ở khu vực sảnh, lớp thư pháp dành cho người lớn. Các buổi hội thảo, lớp kỹ năng mềm dành cho người lớn như: nữ công gia chánh, lớp yoga, dạy thư pháp, tiếng Anh… được đơn vị quản lý tổ chức định kỳ mỗi tuần. Hình ảnh Xem thêm Công ty Tổ chức Nhà Quốc gia N.H.O Căn hộ cao cấp Căn hộ penthouse Tham khảo Liên kết ngoài Điểm hấp dẫn khách hàng trẻ của The Dragon Castle Hạ Long – VnExpress "Ông lớn" Hàn Quốc đầu tư vào The Dragon Castle Hạ Long – Dân Trí The Dragon Castle Hạ Long hút vốn nhờ hưởng lợi kép từ hạ tầng và du lịch – VTC News Lễ ký kết hợp tác phân phối độc quyền dự án The Dragon Castle Hạ Long Khai trương căn hộ mẫu dự án The Dragon Castle Hạ Long Chung cư tại Quảng Ninh Công trình xây dựng ở Quảng Ninh Công trình xây dựng tại Hạ Long Khởi đầu năm 2019 Căn hộ cao cấp Nhà cao tầng Nhà phố thương mại Nhà thông minh Hạ Long
19812841
https://vi.wikipedia.org/wiki/Missing%20Link
Missing Link
Missing Link là bộ phim hoạt hình tĩnh vật thuộc thể loại hài phiêu lưu được đạo diễn và biên kịch bởi Chris Butler. Phim được sản xuất bởi hãng Laika với sự tham gia lồng tiếng của Hugh Jackman, Zoe Saldana, David Walliams, Stephen Fry, Matt Lucas, Timothy Olyphant, Amrita Acharia, Ching Valdes-Aran, Emma Thompson và Zach Galifianakis. Lấy bối cảnh khu vực Tây Bắc Hoa Kỳ ven biển Thái Bình Dương, phim là hành trình theo chân ngài Link, một Bigfoot, với sự giúp đỡ của quý ngài Lionel Frost, một nhà thám hiểm người Anh, và Adelina Fortnight đi du hành đến vùng Himalaya để gặp người cháu Yeti của mình. Vào tháng 4 năm 2018, có thông tin về việc "Film Five" đang bắt đầu phát triển một bộ phim hoạt hình tĩnh vật từ hãng Laika với Butler sẽ chỉ đạo và biên kịch cho phim cũng như dàn diễn viên lồng tiếng được công bố. Annapurna Pictures sẽ đảm nhận vai trò trở thành nhà phát hành của phim tại Hoa Kỳ. Tháng 5 cùng năm, những diễn viên lồng tiếng tham gia tiếp theo và tựa đề của phim cũng chính thức được tiết lộ. Tháng 6, 2018, Laika đã thông báo rằng Missing Link sẽ được ra mắt vào tháng 4 năm 2019. Theo báo cáo, qua trình sản xuất của phim được bắt đầu vào tháng 5 năm 2018 với hơn 110 bối cảnh cũng như 65 địa điểm độc đáo của phim đã được dựng lên bởi các nghệ sĩ của Laika. AGC International đã thành công có được quyền phân phối phim ở thị trường quốc tế. Carter Burwell sẽ tham gia với vai trò nhà soạn nhạc của phim. Với kinh phí 100 triệu Đô la Mỹ, Missing Link đã trở thành bộ phim đắt giá nhất từng được làm ra bởi Laika và đồng thời cũng là bộ phim hoạt hình tĩnh vật được sản xuất vởi kinh phí đắt đỏ nhất mọi thời đại. Missing Link được công chiếu tại Thành phố New York vào ngày 7 tháng 4, 2019 và được phát hành tại Hoa Kỳ vào ngày 12 tháng 4, 2019 bởi Annapurna Pictures thông qua United Artists Releasing. Mising Link cũng là bộ phim đầu tiên của Laika không được phân phối bởi Focus Features. Mặc dù là bom xịt phòng vé, chỉ thu được 26.2 triệu Đô la Mỹ so với kinh phí là 102.3 triệu Đô la Mỹ, lỗ 101.3 triệu Đô la Mỹ nhưng phim đã thành công nhận được rất nhiều phản hồi tích cực ở khía cạnh phê bình như sự tán dương về mặt hoạt hình, những màn lồng tiếng đáng khen, sự hài hước. Ngoài ra, phim cũng đoạt Giải Quả cầu vàng cho phim hoạt hình hay nhất, và trở thành bộ phim hoạt hình không sử dụng kỹ thuật máy tính (non-computer animated) đầu tiên giành chiến thắng ở hạng mục này và là bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ CGI (non-CGI animated) đầu tiên chiến thắng tại Giải Qua vầu vàng kể từ Waltz with Bashir (2008). Phim cũng thành công nhận được đề cử tại Giải Oscar lần thứ 92 cho hạng mục Giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất nhưng thất bại trước bộ phim Câu chuyện đồ chơi 4. Nội dung Năm 1886, Quý ngài Linoel Frost, một nhà điều tra về các sinh vật huyền bí, ông đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các sinh vật khác lạ để nghiên cứu và công bố sự hiện diện của chúng với thế giới để bản thân ông có thể được phép gia nhập vào "Society of Great Men - Hiệp hội Những người đàn ông Vĩ đại". Lionel đã du hành đến vùng Tây Bắc Hoa Kỳ ven biển Thái Bình Dương gặp gỡ Ngài Link, một người Bigfoot (hay còn gọi là Sasquatch) và được Link đề nghị cùng ông đi đến khám phá vùng Himalaya để gặp người cháu Yeti của mình. Lồng tiếng Những người cổ đại được lồng tiếng bởi Leila Birch, Jean Gilpin, Peter Lavin, Tom Muggeridge, Jimmy Hibbert, David Holt, Christopher Neame, Moira Quirk, Maebel Rayner, Alexander James Rodriguez, Julian Stone và Nick Toren. Những người hiện đại được lồng tiếng bởi Kirk Baily, David Beron, William Calvert, David Cowgill, Kerry Gutierrez, Bridget Hoffman, Scott Menville, Erin Myles, Juan Pacheco, Paul Pape, André Sogliuzzo và Scott Whyte. Những dân làng của dãy Himalaya được lồng tiếng bởi Phal Tong Lama, Yangchen Dolkar Gakyil và Tharlam Dolma Wolfe. Sản xuất Ngày 25 tháng 4, 2018, có thông tin về việc Laika sẽ cùng "Film Five" phát triển một bộ phim hoạt hình mới do Chris Butler đạo diễn kiêm biên kịch với sự tham gia lồng tiếng của Hugh Jackman, Zoe Saldana và Zach Galifianakis. Phim được phân phối bởi Annapurna Pictures tại thị trường Hoa Kỳ. Vào ngày 7 tháng 5 năm 2018, phim được tiết lộ sẽ có tựa đề là Missing Link với sự gia nhập thêm các diễn viên khác bao gồm Stephen Fry, Emma Thompson, Timothy Olyphant, Matt Lucas, David Walliams, Ching Valdez-Aran và Amrita Acharia trong vai trò lồng tiếng các nhân vật trong phim. Quá trình sản xuất chính thức được tiến hành vào tháng 5 năm 2018 với 110 bối cảnh cùng 65 địa điểm khác nhau được xây dựng cho phim bởi các nghệ sĩ của Laika. Nhìn chung, ngân sách của phim rơi vào khoảng 100 triệu Đô la Mỹ. Âm nhạc Ngày 9 tháng 9, 2018, Carter Burwell được xác nhận sẽ đảm nhận vị trí soạn nhạc cho phim. Nhạc phim được chính thức phát hành vào ngày 12 tháng 4, 2019 bởi Lakeshore Records, cùng ngày với ngày công chiếu của phim tại rạp. Danh sách bài hát Phát hành Phim được công chiếu tại Mỹ vào ngày 12 tháng 4, 2019 bởi United Artists Releasing, Annapurna Pictures và công ty phân phối liên doanh của Metro-Goldwyn-Mayer, đây cũng là bộ phim đầu tiên của Laika không được phân phối bởi Focus Features. Ở thị trường quốc tế, bản quyền phân phối phim được ủy quyền bởi AGC International, họ đã bán trước bộ phim cho các công ty phát hành khác như Lionsgate tại thị trường ở Anh Quốc, Metropolitan Filmexport tại thị trường ở Pháp, Elevation Pictures tại thị trường ở Canada, Roadshow Films tại thị trường ở Úc và New Zealand, Entertainment One tại thị trường ở Đức và Tây Ban Nha, Leone Film Group tại thị trường ở Ý, Appaluse Entertainment tại thị trường ở Đài Loan, GAGA tại thị trường ở Nhật Bản, ISU C&E tại thị trường ở Hàn Quốc, Selim Ramia tại thị trường ở khu vực Trung Đông, The Searchers tại thị trường ở Benelux, Mis. Label tại thị trường ở Scandinavia, Vertical Entertainment tại thị trường ở khu vực Đông Âu và Buena Vista International tại thị trường ở Mỹ Latinh, Nga, Malaysia và Singapore. Truyền thông tại gia 20th Century Fox Home Entertainment đã phát hành bản digital của phim tại Mỹ vào ngày 9 tháng 7, 2019 với định dạng Blu-ray và DVD vào ngày 23 tháng 7 cùng năm. Tiếp nhận Doanh thu phòng vé Missing Link đã thu được 16,6 triệu Đô la Mỹ ở phòng vé Hoa Kỳ và Canada, 9,6 triệu Đô la Mỹ ở các phòng vé ở khu vực khác và tổng doanh thu toàn cầu là 26,2 triệu Đô la Mỹ. Theo Deadline Hollywood, khoản lỗ của bộ phim được tính sẽ lên tới số 101,3 triệu Đô la Mỹ sau khi cộng lại tất cả chi phí và doanh thu. Tại thị trường Mỹ và Canada, phim được công chiếu cùng với Little, Hellboy và After, và dự kiến sẽ thu về 10 triệu Đô la Mỹ từ 3,314 rạp chiếu trong tuần đầu công chiếu. Tuy nhiên trong ngày đầu tiên, phim chỉ đạt được doanh thu vỏn vẹn 1,6 triệu Đô la Mỹ (230 ngàn Đô la Mỹ từ buổi công chiếu trước tối thứ Năm), bộ phim tiếp tục ra mắt với 5,9 triệu Đô la Mỹ và đứng hạng chín tại phòng vé, đánh dấu trở thành bộ phim có doanh thu mở màn tệ thứ 12 đối với một bộ phim được chiếu trên 3,000 rạp chiếu và có doanh thu công chiếu tệ nhất được chiếu trên 3,150 rạp chiếu, đồng thời cũng là doanh thu mở đầu thấp nhất trong các bộ phim của Laika. Ở tuần chiếu thứ hai, bộ phim giảm 27% với doanh thu là 4,4 triệu Đô la Mỹ và tiếp tục đứng ở vị trí thứ chín. Phê bình Giải thưởng Xem thêm Chân Nhỏ, bạn ở đâu? (2018) Everest: Người tuyết bé nhỏ (2019) Nguồn tham khảo Liên kết ngoài Phim tiếng Anh Phim Mỹ Phim năm 2019 Phim thập niên 2010 Phim Laika Phim hoạt hình Phim hoạt hình stop-motion Phim hoạt hình Mỹ Phim hoạt hình năm 2019 Phim hoạt hình thập niên 2010 Phim hoạt hình stop-motion thập niên 2010 Phim hoạt hình stop-motion năm 2019 Phim hoạt hình stop-motion Mỹ Phim tiếng Anh thập niên 2010 Phim Mỹ thập niên 2010 Phim Mỹ năm 2019 Phim về Bigfoot Phim về người Yeti Phim Annapurna Pictures
19812844
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n%20v%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Theodoro
Thân vương quốc Theodoro
Thân vương quốc Theodoro hay Công quốc Theodoro (), còn gọi là Gothia () hay Thân vương quốc Theodoro-Mangup, là một thân vương quốc Hy Lạp tại phần phía nam của Krym, cụ thể là tại vùng chân đồi của dãy núi Krym. Đây là một trong các quốc gia tàn tồn cuối cùng của Đế quốc Đông La Mã, và là tàn tích lãnh thổ cuối cùng của người Goth Krym cho đến khi bị Đế quốc Ottoman chinh phục vào năm 1475. Thủ đô là Doros, đôi khi gọi là Theodoro và nay gọi là Mangup. Nhà nước này là đồng minh mật thiết với Đế quốc Trebizond. Lịch sử Vào cuối thế kỷ 12, bán đảo Krym ly khai khỏi Đế quốc Byzantine (Đông La Mã), nhưng ngay sau khi Constantinople bị cướp phá vào năm 1204 thì một phần của Krym thuộc về lãnh thổ hải ngoại của Trapezuntine. Lãnh thổ phụ thuộc này chưa từng quá hùng mạnh và cuối cùng bị người Mông Cổ thay thế, vào năm 1238 thế lực này tràn vào bán đảo, chiếm giữ phần phía đông và áp đặt quan hệ cống nạp với nửa phía tây, bao gồm Gothia. Ngoài quan hệ triều cống đó thì ảnh hưởng của họ bị hạn chế, để cho người bản địa xử lý các sự vụ hành chính. Thân vương quốc Gothia được đề cập lần đầu vào đầu thế kỷ 14, niên đại sớm nhất là từ sử gia hậu Byzantine Theodore Spandounes, ông ghi nhận sự hiện diện của một "Thân vương Gothia" trong thời kỳ trị vì của Andronikos III Palaiologos (1328–1341). Các tham chiếu xuất hiện trong suốt thế kỷ 14, với một số học giả xác định "Dmitry", một trong ba thân vương Tatar trong Trận Nước Xanh (khoảng 1362/1363), là một thân vương Gothia. Trong trường hợp này, tên gọi có thể là tên rửa tội của một lãnh chúa Tatar của Mangup, tên là Khuitani. Tên gọi "Theodoro" (trong dạng sai lệch là Θεοδωραω) xuất hiện lần đầu trong một câu viết Hy Lạp cũng có niên đại khoảng năm 1361/1362, và sau đó với dạng "Theodoro Mangop" trong một văn bản Genova vào năm 1374. A. Mercati đề xuất rằng dạng này là một sự sai lệch của từ số nhiều tiếng Hy Lạp Theodoroi, nghĩa là các thánh Theodore Stratelates và Theodore Tiro, nhưng N. Bănescu đề xuất cách giải thích thay thế rằng đó là kết quả từ tên tiếng Hy Lạp τὸ Δόρος (to Doros) hoặc τὸ Δόρυ (to Dory), theo tên gọi sơ kỳ Trung Cổ của khu vực. Dù có nguồn gốc là gì, đến thập niên 1420 tước hiệu chính thức của thân vương đọc là "Lãnh chúa thành phố Theodoro và vùng Hàng hải" (), trong khi cư dân gọi thông tục là Θεοδωρίτσι (Theodoritsi, 'tiểu Theodoro'). Năn 1395, quân phiệt Tamerlane xâm chiếm bán đảo Krym, phá hủy một số đô thị bao gồm thủ đô Theodoro của Gothia. Sau khi ông mất vào năm 1404, Gothia phát triển thành một trong các thế lực quan trọng nhất của biển Đen, được lợi từ một giai đoạn Genova bất ổn và bỏ bê các thuộc địa ven biển Đen của họ, trong khi Hãn quốc Krym lại nổi lên. Năm 1432, Gothia về phe với Venezia chống lại Genova vì hứa hẹn cho Gothia tiếp cận biển. Thân vương quốc có quan hệ hòa bình với Hãn quốc Kim Trướng ở phía bắc, dâng cống nạp hàng năm trong thân phận chư hầu, nhưng liên tiếp xung đột với các thuộc địa Gazaria của Genova ở phía nam để giành quyền tiếp cận bờ biển và tuyến mậu dịch qua các bến cảng của Krym. Một dải hẹp đất ven biển từ Yamboli (Balaklava) ở phía tây đến Allston (Alushta) ở phía đông ban đầu là một phần của thân vương quốc nhưng nhanh chóng rơi vào tay Genova. Người Hy Lạp địa phương gọi khu vực này là Parathalassia (, "bờ biển"), trong khi dưới quyền cai trị của Genova thì được gọi là Lãnh địa thuyền trưởng Gothia. Sau khi để mất các cảng trên bờ biển phía nam, người Theodoro xây dựng một cảng mới gọi là Avlita ở cửa sông Chernaya và cho xây thành trì Kalamata (nay là Inkerman) để củng cố phòng thủ nơi này. Trong năm 1474, người dân Caffa dường như đang bên bờ nổi dậy; các tài liệu chính thức từ năm này mô tả thiệt hại gây ra cho các địa chủ và nông dân Goth hoặc việc đốt cháy các tòa nhà ở các khu biên giới Alushta và Cembalo. Thân vương vào thời điểm đó là Isaac (các tài liệu của Ý viết rằng ông là Saichus hoặc Saicus và Isaiko của Nga), đã trình một lời phàn nàn chính thức tới người Genova vì lo sợ một cuộc chiến với Caffa. Ngày 6 tháng 6 năm 1475, tư lệnh người Albania của Ottoman là Gedik Ahmet Pasha chinh phục Caffa sau năm ngày bao vây. Cuộc bao vây Mangup bắt đầu vào tháng 9, thân vương có ba trăm người Wallachia để phòng thủ. Theo Vasiliev, thành phố đã phải hứng chịu 5 cuộc tấn công lớn trong cuộc bao vây; cuối cùng, nguồn cung cấp lương thực của Theodoro bị phong tỏa và người dân bắt đầu chống chọi với nạn đói. Vào cuối tháng 12 năm 1475, Mangup đầu hàng Ottoman với điều kiện thân vương, người dân và tài sản của họ sẽ được tha. Phần lớn phần còn lại của Krym vẫn là một phần của Hãn quốc Krym (nay là một chư hầu của Ottoman), các vùng đất trước đây của Theodoro và miền nam Krym được quản lý trực tiếp bởi Sublime Porte. Theo nhà sử học Ottoman Ashik Pasha-Zade, sau khi Mangup đầu hàng, người Ottoman đối xử với nơi này giống như với Caffa. Người Ottoman bắt các thủ lĩnh của thành phố và đưa họ đến Constantinople, tại đó họ bị hành quyết. Của cải của họ được trao cho Sultan, trong khi vợ và con gái của họ trở thành tặng phẩm cho các quan chức của Sultan. Sau khi thành phố đầu hàng, một trong những nhà thờ Thiên Chúa giáo được chuyển đổi thành một thánh đường Hồi giáo. Theo một biên niên sử Ottoman, "ngôi nhà của những kẻ ngoại đạo đã trở thành ngôi nhà của đạo Hồi." Khi Mangup thất thủ, Thân vương quốc Theodoro không còn tồn tại và kéo theo đó là tàn dư lãnh thổ cuối cùng của Đế quốc La Mã, sau 2.228 năm nền văn minh La Mã kể từ mốc thành lập thần thoại của La Mã vào năm 753 TCN. Thân vương Theodoro Nhà sử học Alexander Vasiliev xác định thân vương đầu tiên là Demetrios, được chứng thực tại Trận Nước Xanh vào khoảng 1362/3. Theo Vasiliev, người này có thể được đồng nhất với hekatontarches Khuitani, người đã dựng bia đá đề cập đến cái tên "Theodoro" trên các bức tường của Mangup vào cùng thời điểm. Các thân vương kế tiếp Demetrios chỉ được biết đến qua các nguồn tin của Nga. Một nhánh của triều đại Hy Lạp Gabras là những người cai trị Theodoro, và thường được các học giả xác định chính là gia đình được biết đến trong các nguồn tiếng Nga là "Khovra". Thân vương Stephen ("Stepan Vasilyevich Khovra"), di cư đến Moskva vào năm 1391 hoặc 1402 cùng với con trai của ông là Gregory. Tên đệm của ông ám chỉ sự tồn tại của một người cha tên là Basil, người có thể là thân vương trước ông ta (và có thể là con trai của Demetrios). Stephen và Gregory trở thành tu sĩ, và Gregory sau đó thành lập Tu viện Simonov ở Moskva. Các gia đình quý tộc Nga là Khovrin và Golovin tuyên bố có nguồn gốc từ họ. Tại Gothia, người kế vị Stephen là một người con trai khác là Alexios I, người này cai trị cho đến khi qua đời vào năm 1444–45 hoặc 1447. Người thừa kế của Alexios là con trai cả Ioannes, người đã kết hôn với Maria Asanina, một phụ nữ có liên hệ với triều đại hoàng gia Byzantine Palaiologoi và các dòng quý tộc Asanes và Tzamplakon. Cặp đôi có một con trai cũng tên là Alexios, chết trẻ khoảng năm 1446/7, có lẽ là tại Trebizond. Văn bia của ông, có tiêu đề "Đến con trai của thân vương" (), được viết bởi John Eugenikos và cung cấp dữ liệu phả hệ độc đáo về gia tộc. Triều đại của Ioannes dường như rất ngắn, hoặc có thể ông ấy thực sự không trị vì chút nào – A. Vasiliev suy đoán rằng ông rời Gothia đến Trebizond ngay sau khi Alexios I qua đời – vì vậy một người con khác của Alexios I là Olubei kế vị vào khoảng 1447 và cai trị cho đến khoảng 1458. Con gái của Alexios I là Maria của Gothia trở thành vợ đầu tiên của hoàng đế Trapezuntine cuối cùng là David. Olubei không còn được nhắc đến sau khoảng 1458, và không có thân vương nào được biết tên trong một thời gian; Các tài liệu của người Genova chỉ đề cập đến "lãnh chúa của Theodoro và những người anh em của ông ta" (dominus Tedori et fratres ejus). Năm 1465, Thân vương Isaac được nhắc đến, có lẽ là con trai của Olubei và do đó có thể đã trị vì từ khoảng năm 1458. Trước nguy cơ từ Ottoman ngày càng gia tăng, ông đã tiến hành hàn gắn quan hệ hữu nghị với người Genova tại Caffa, và gả em gái của mình là Maria Asanina Palaiologina cho người cai trị Moldavia là Stephen Vĩ đại. Tuy nhiên, lập trường ngày càng ủng hộ Ottoman của ông trong những năm sau đó đã dẫn đến việc ông bị anh trai là Alexander lật đổ vào năm 1475, với hậu thuẫn từ Stephen Vĩ đại. Điều này đến quá muộn để cứu được Theodoro: vào tháng 12 năm 1475, sau khi chinh phục các thành trì khác của Cơ đốc giáo dọc theo bờ biển Krym, quân Ottoman đã chiếm được thành phố sau cuộc bao vây kéo dài ba tháng. Alexander và gia đình bị bắt đến Constantinople, nơi thân vương bị chặt đầu. Con trai của ông bị buộc phải cải sang đạo Hồi, còn vợ và các con gái của ông trở thành một phần trong hậu cung của Sultan. Văn hóa Cư dân của Gothia là sự pha trộn của người Hy Lạp, người Goth Krym, người Alan, [[người Circassia], người Bulgar, người Cuman, người Kipchak và các dân tộc khác, hầu hết trong số họ là tín đồ Cơ đốc giáo Chính thống và bị Hy Lạp hóa. Ngôn ngữ chính thức của thân vương quốc là tiếng Hy Lạp. Nhiều ảnh hưởng văn hóa khác nhau ghi dấu ấn tại Gothia: kiến ​​trúc và các bức tranh tường Cơ đốc giáo về cơ bản là từ Byzantine, mặc dù một số thành trì của nó cũng thể hiện đặc điểm địa phương cũng như từ Genova. Các phiến đá cẩm thạch có khắc chữ được tìm thấy trong vùng được trang trí bằng sự pha trộn giữa các yếu tố trang trí của Byzantine, Ý và Tatar. Năm 1901, một bản khắc Hy Lạp được phát hiện tại thành phố Mangup. Bản khắc cho thấy vào năm 1503, gần ba mươi năm sau cuộc chinh phục của Thổ Nhĩ Kỳ, cư dân Mangup vẫn nói tiếng Hy Lạp. Thành phố nằm dưới quyền lực của một thống đốc Thổ Nhĩ Kỳ. Những năm tiếp theo, nhiều bản khắc bằng tiếng Hy Lạp, có niên đại trước cuộc chinh phạt của Ottoman đã được tìm thấy tại thành phố. Chữ khắc Hy Lạp cũng được tìm thấy tại thành phố Inkerman. Những quả cân bằng đồng Βyzantine được khai quật tại Mangup cung cấp bằng chứng cho thấy cư dân tuân theo hệ thống cân nặng đế quốc. Sau cuộc chinh phục của Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1475, người Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo tồn tôn giáo và các thể chế tôn giáo của người Hy Lạp, cũng như tổ chức giáo hội Hy Lạp. Xem thêm Chuyên chế quốc Moria Constantinopolis thất thủ Tham khảo Nguồn Liên kết ngoài Brief history of Theodoro Principality (Mangup) ENG ISOPE. Ancient Inscriptions of the Northern Black Sea (also features inscriptions from Theodoro) Đọc thêm Androuidis, Pascal (2017): "Présence de l’aigle bicéphale en Trebizonde et dans la principauté grecque de Théodoro en Crimée (XIVe-XVe siècles" Lịch sử Krym Cựu quốc gia quân chủ Cựu thân vương quốc
19812845
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1p%20d%E1%BA%A7u
Sáp dầu
Sáp dầu là một loại chất liệu mĩ thuật được làm từ sắc tố, dầu và sáp ong trắng. Đây chất liệu mĩ thuật độc đáo để tạo ra tranh màu. Vì những đặc điểm độc đáo của chúng, nhiều họa sĩ chọn sử dụng chúng thay vì các chất liệu khác. Lịch sử Sáp dầu được phát minh lần đầu tiên vào năm 1921 dưới dạng bút chì màu chất lượng cao kết hợp tính mềm dẻo với dải màu rực rỡ. Đến năm 1927, cây bút được gọi là Cray-Pas đã được hoàn thiện. Năm 1947, họa sĩ Henri Goetz đã tìm đến Henri Sennelier, nhà sản xuất chất liệu mĩ thuật nổi tiếng, về việc tạo ra một cây bút màu sáp cho người bạn Pablo Picasso của ông, thứ sẽ mang lại một sản phẩm chuyên nghiệp hơn Cray-Pas. Năm 1949, sáp dầu chuyên nghiệp đầu tiên có thể được sử dụng trên nhiều loại bề mặt mà không bị phai màu, được phát triển bởi Sennelier. Ban đầu sáp dầu chỉ có sẵn một bảng màu gồm các màu cơ bản, lựa chọn màu đã được mở rộng với việc bổ sung các màu sắc khác và một loạt các màu xám. Bề mặt vẽ phù hợp Các họa sĩ có thể chọn làm việc trên nhiều bề mặt khác nhau bao gồm giấy, vải bạt, bìa cứng hoặc masonite. Bề mặt phổ biến thường được các họa sĩ sử dụng đối với sáp dầu là giấy. Răng hoặc kết cấu của giấy cũng ảnh hưởng đến kết quả khi hoàn thiện. Răng nặng hơn hoặc kết cấu giấy thô hơn có thể tạo ra hình ảnh có hạt trong khi kết cấu mịn hơn sẽ tạo ra hình ảnh sắc nét hơn. Hầu hết các họa sĩ sáp dầu chọn làm việc trên các bề mặt có nhiều răng vì có thể xếp chồng nhiều lớp sáp dầu. Việc xếp chồng màu nhiều lớp thường dẫn làm cho tranh có chiều sâu hơn. Các bề mặt mịn hơn vẫn có thể chồng màu, nhưng ở mức độ thấp hơn. Một số họa sĩ nổi tiếng với sáp dầu Edgar Degas Nghệ sĩ người Pháp Edgar Degas là một trong những nghệ sĩ vẽ tranh màu sáp phong phú nhất và đã tạo ra hơn 700 bức tranh và bản vẽ sáp dầu. Là một người theo trường phái Ấn tượng, ban đầu ông chuyển sang chất liệu này vì nhu cầu tài chính của mình, cuối cùng ông dần thích sử dụng các que sáp màu hơn. Jean-François Millet Jean-François Millet là một họa sĩ người Pháp, một trong những thành lập nên trường phái Barbizon. Những bức tranh của ông thường miêu tả những người nông dân trên đồng ruộng. Mary Cassatt Lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Degas, Cassatt cuối cùng đã phát triển một phong cách nghệ thuật đặc biệt của riêng mình. Lấy mẹ và con làm chủ đề đặc trưng của mình, bà tạo ra những bức chân dung đồng thời khám phá những khoảnh khắc thanh bình thông qua bảng màu sống động và những nét vẽ tràn đầy năng lượng. Xem thêm Sơn dầu Sơn mài Màu nước Tham khảo Chất liệu hội họa Hội họa Nghệ thuật
19812849
https://vi.wikipedia.org/wiki/Taylor%20Harwood-Bellis
Taylor Harwood-Bellis
Taylor Jay Harwood-Bellis (sinh ngày 30 tháng 1 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Manchester City. Danh hiệu Burnley EFL Championship: 2022–23 Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2002 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Anh Cầu thủ bóng đá người Stockport Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Belgian Pro League Cầu thủ bóng đá Manchester City F.C. Cầu thủ bóng đá Blackburn Rovers F.C. Cầu thủ bóng đá R.S.C. Anderlecht Cầu thủ bóng đá Stoke City F.C. Cầu thủ bóng đá Burnley F.C. Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Anh Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Anh Cầu thủ bóng đá Anh ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ Hậu vệ bóng đá
19812851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brandon%20Austin
Brandon Austin
Brandon Anthony Austin (sinh ngày 8 tháng 1 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Anh thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Tottenham Hotspur tại Premier League. Tham khảo Liên kết ngoài Profile trên Tottenham Hotspur F.C. website Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Vận động viên thể thao người Hemel Hempstead Cầu thủ bóng đá người Hertfordshire Cầu thủ bóng đá Anh Thủ môn bóng đá Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Cầu thủ bóng đá Viborg FF Cầu thủ bóng đá Orlando City SC Cầu thủ bóng đá Danish 1st Division Cầu thủ bóng đá Major League Soccer Cầu thủ bóng đá Anh ở nước ngoài Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Đan Mạch Cầu thủ bóng đá nước ngoài tại Hoa Kỳ Vận động viên thể thao Anh ở Đan Mạch Vận động viên thể thao Anh ở Hoa Kỳ Người Anh gốc Mỹ Người Anh gốc Quần đảo Virgin thuộc Mỹ