id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
19813833
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Mandeok
Ga Mandeok
Ga Mandeok (Tiếng Hàn: 만덕역, Hanja: 萬德驛) là ga tàu điện ngầm trên Tàu điện ngầm Busan tuyến 3 ở Mandeok-dong, Buk-gu, Busan. Thông tin Do nằm ở giữa dốc của đèo Mandeok nên xung quanh là cao nguyên và nhà ga nằm ở độ sâu khoảng 64,25m (khoảng 27 tầng của một căn hộ) tính từ bề mặt (9 tầng dưới mặt đất), và nó là một trong những ga đường sắt đô thị lớn nhất ở Hàn Quốc cho đến khi khai trương Ga sân bay Quốc tế Gimpo. Hiện nay, thông tin phát thanh đường sắt đô thị cũng đề cập đến thông tin sử dụng thang máy cùng với thực tế này. Có một Đường hầm Mandeok giữa Ga Minam và khoảng cách giữa các ga khá dài, và đường hầm này cũng giao với Đường hầm Geumjeong. Bố trí ga Xem thêm Ga Yeouinaru trên Tàu điện ngầm Seoul tuyến 5: Ga thấp nhất ở Hàn Quốc ở -27,55m so với mực nước biển. Ga Chujeon của Tuyến Taebaek: Ga cao nhất ở Hàn Quốc với độ cao 855m so với mực nước biển Ga sân bay Quốc tế Gimpo trên Tuyến Seohae: Đây là ga thấp nhất ở Hàn Quốc ở độ cao -83m so với mực nước biển. Ga kế cận Tham khảo Mandeok Mandeok Quận Buk, Busan
19813836
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20C%E1%BB%ADu%20Ki%E1%BB%81u
Nguyễn Cửu Kiều
Nguyễn Cửu Kiều (朊久蕎, 1559–1656) là một danh tướng dười thời chúa Nguyễn trong giai đoạn Trịnh-Nguyễn phân tranh. Xuất thân Theo sách “Đại Nam liệt truyện tiền biên” thì tướng Nguyễn Cửu Kiều sinh năm 1559, người huyện Tống Sơn (nay là Hà Trung, sử nhà Nguyễn gọi là “quý huyện”, do đây cũng là quê hương của các chúa Nguyễn), tỉnh Thanh Hóa. Cha của ông tên là Quảng, làm quan nhà Lê đến chức Điện tiền Đô kiểm điểm Quận công. Dòng dõi Nguyễn Cửu Kiều vốn được ban họ chúa (quốc tính) là Nguyễn Phúc, đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820), để tưởng thưởng công trạng của công thần, vua ban “cho con cháu công thần quốc sơ là Nguyễn Phúc Kiều làm họ Nguyễn Cửu” (gọi là Công tính). Sự nghiệp Nhận thấy chúa Trịnh không theo đạo vua tôi, lấn át vua Lê, nên Cửu Kiều có ý định vào nam với chúa Nguyễn. Bấy giờ có Công nữ Ngọc Tú biết được ý định của Cửu Kiều, bí mật đưa thư và ấn báu cho Cửu Kiều, bảo ông vào nam giúp chúa Sãi. Năm 1623, Nguyễn Cửu Kiều từ Đông Đô (Thăng Long), nhận mật thư và bảo ấn do chính phi của chúa Trịnh Tráng là Nguyễn Thị Ngọc Tú (con gái chúa Nguyễn Hoàng) giao cho, giả là người đi chọi gà vào Nam theo chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Đại Nam liệt truyện có đoạn:Hi Tông Hoàng Đế năm thứ 10, Quý Hợi (1623), Kiều từ Đông đô nhận mật thư và bảo ấn do Trịnh Phi là Ngọc Tú giao cho, giả là người đi chọi gà vào Nam. Chúa Trịnh biết, cho người đuổi theo. Kiều đến sông Gianh, không có thuyền mà lính bên Trịnh đuổi theo gần đến nơi. Kiều mật khấn rằng: "Sông nếu có thần thiêng thì giúp cho ta qua sông, đừng để giặc bắt". Chợt thấy có một con trâu nằm ở bờ sông, Kiều bèn cưỡi trâu sang sông. Lên đến bờ sông bên này không thấy trâu đâu nữa.Đến Quảng Bình, nhờ tướng Nguyễn là Nguyễn Hữu Dật tiến cử ra mắt chúa Nguyễn Phúc Nguyên, dâng mật thư và bảo ấn. Chúa Nguyễn mừng quá, cho Cửu Kiều làm Đội trưởng, quản thuyền Mã cơ, sau thăng làm Cai đội thuyền Trung đạo, được gả công chúa thứ ba là Ngọc Đỉnh, rồi thăng đến chức Chưởng cơ. Năm 1633, Kiều ra làm Trấn thủ Quảng Bình. Mùa đông năm ấy, quân Trịnh đến xâm lấn, Kiều xin đóng cọc ngăn cửa biển Nhật Lệ, để chống lại. Chúa dùng kế ấy, được hơn mười ngày, quân Trịnh hơi trễ nải, quân Nguyễn đột chiến xông ra đánh dữ, quân Trịnh tan chạy. Năm 1640, hàng tướng Trịnh là Nguyễn Khắc Loát làm phản, quấy rối châu Nam Bố Chính. Chúa Nguyễn sai Cửu Kiều cùng Trương Phước Phấn đem quân đánh đuổi, lấy được cả đất Bắc Bố Chính. Sau đó chúa Trịnh đưa thư nói Nguyễn và Trịnh là chỗ thế nghị và đòi lại chỗ đất đã bị xâm lấn. Chúa Nguyễn mới sai trả Bắc Bố Chính cho họ Trịnh. Mùa xuân năm 1648, chúa Trịnh đem hết quân miền Bắc vào đánh cửa biển Nhật Lệ, Cửu Kiều sai Nguyễn Triều Văn đem binh thuyền chống cự nhưng không đánh thắng được. Đàng Ngoài cậy quân nhiều, tiến đóng Võ Xá. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Thế tử Nguyễn Phúc Tần đem quân đi đánh, được toàn thắng. Năm 1655 tướng Trịnh giữ châu Bắc Bố Chính là Phạm Tất Đồng đưa quân quấy rối ngoài biên, hai tướng của Đàng Trong là Tiết chế Nguyễn Hữu Tiến và Đốc chiến Nguyễn Hữu Dật đem quân đi đánh, sai Xuân Sơn làm tiền phong hạ đạo, Cửu Kiều đem quân đi, cũng lệ thuộc vào đấy. Quân Nguyễn tiến đánh ra tận Hà Trung, quân Trịnh thua chạy. Cửu Kiều đem thủy quân tiến đóng bờ nam sông Đàm, chiêu phủ hai huyện Kỳ Anh, Thạch Hà, quân và dân miền Bắc về hàng chúa Nguyễn ngày càng đông. Mùa hè năm 1656, quân chúa Nguyễn tiến đến sông Lam, Cửu Kiều kiêm lĩnh chức Thủy sư Phó tướng cùng Tham tướng Tôn Thất Tráng đem binh thuyền thẳng đến cửa biển Đan Nha (tức cửa Hội) phá tan được thủy binh nhà Trịnh. Gặp lúc thủ lĩnh miền núi là Phù Dương đem binh miền thượng đánh quân của tướng Trịnh là Đào Quang Nhiêu. Quân Trịnh ập đến, quân Phù Dương thua. Cửu Kiều đem quân đến cố sức đánh, chém được tướng miền Bắc là Tào Nham và Diễn Thọ tại trận. Cửu Kiều cũng bị thương nặng, về Quảng Bình thì chết, thọ 58 tuổi. Tưởng niệm Nghe tin Nguyễn Cửu Kiều chết, Chúa tặng phong Đặc tiến Phụ quốc thượng tướng quân, Tả quân Đô đốc phủ Tả đô đốc, Nghĩa quận công. Mộ táng tại núi Bạch, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Chúa lại cho lập đền thờ ở xã Dương Xuân (khu vực Gành Đá, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế), cấp cho 50 người coi mộ. Đền thờ Nguyễn Cửu Kiều tại Dương Xuân bị tàn phá trong chiến tranh giữa nhà Nguyễn với Tây Sơn. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, người cháu đời thứ 5 của Nguyễn Cửu Kiều là Nguyễn Phúc An (tước Chánh vệ úy vệ Hổ uy quân Thần sách, Khâm sai Lưu thủ Quảng Trị), vốn theo hầu vua Gia Long, đã về làng Vân Dương, Hương Thủy, quyên góp tiền bạc xây dựng lại từ đường trên phần đất mới nằm trên bờ nam sông Như Ý. Trong từ đường có treo đôi câu đối của chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng Võ Trung hầu Nguyễn Cửu Thế (cháu nội Cửu Kiều) năm 1709, sau khi ông giúp chúa dẹp loạn (em của Cửu Thế là Khâm Minh hầu Nguyễn Cửu Ta mưu phản):“Vi đống vi lương, trọng trấn Nam triều lương Thí kim thí ngọc, nhiệm ngô quốc lão điện bàn an”Năm Tự Đức thứ 2 (1849), từ đường được vua ban tặng bức hoành phi ghi 4 chữ “Nhất môn trung nghĩa” (Một nhà trung nghĩa). Năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định xếp hạng Lăng mộ Nguyễn Cửu Kiều và Công nữ Ngọc Đỉnh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc) thành di tích lịch sử cấp tỉnh. Gia đình Nguyễn Cửu Kiều có hai trai là Ứng và Dực. Ứng khéo bắn súng lớn, ban đầu làm Cai cơ, quản cơ Tả Trung kiên, làm dần đến Trấn thủ doanh Bố Chính. Khi tại chức, làm chính sự, chuộng hòa, rất có thành tích. Rồi được trao chức Chưởng cơ, lĩnh việc trấn như cũ. Dần thăng đến Chưởng doanh, Thống suất đạo Lưu Đồn. Vì con của Nguyễn Cửu Ứng là Khâm chơi nghịch phạm pháp, nên Nguyễn Cửu Ứng phải tội lây, bị miễn chức. Sau đó được khởi phục lại làm Trấn thủ Quảng Bình, mộ lính lập cơ Trung Kiên, thuyền Thắng Trụ. Năm 1705, mùa thu, Nguyễn Cửu Ứng chết, thọ 72 tuổi, được tặng Khiêm cung công thần, Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Tả quân Đô đốc Chưởng phủ sự, Trấn Quận công. Dân xã Trung Kiên, tỉnh Quảng Bình, nhớ ơn lập đền thờ. Con thứ ba của Cửu Ứng là võ tướng Nguyễn Cửu Thế, được lấy công chúa Ngọc Phượng, lúc mất được truy tặng Tán trị công thần, Đặc tiến Khai phủ phụ quốc Thượng tướng quân, Trấn thủ, Hữu quân Đô thống phủ Đô đốc Thiếu phó Trung quốc công, cho lập đền thờ ở xã Vân Dương (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế). Cửu Thế có 3 con trai là Quý, Thông và Pháp. Quý làm đến Ngoại hữu Chưởng doanh, tặng phong Tá lý công thần, Tả quân Đô đốc. Thông trước làm Cai đội, giữ quân cấm vệ, dần thăng đến Nội tả Chưởng cơ, lại lên Chưởng doanh, được tặng tước Trấn phủ Kính quận công. Tham khảo Sinh năm 1559 Mất năm 1656 Người tham gia chiến dịch quân sự trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh
19813842
https://vi.wikipedia.org/wiki/Henri%20Marchal
Henri Marchal
Henri Marchal (ngày 24 tháng 6 năm 1876 – ngày 10 tháng 4 năm 1970) là kiến trúc sư và công chức người Pháp. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình để nghiên cứu về nghệ thuật và khảo cổ học của Campuchia cũng như việc bảo tồn và trùng tu các di tích Khmer tại khu khảo cổ Angkor, Campuchia. Tiểu sử Marchal chào đời tại Paris. Sau khi đậu bằng tú tài vào năm 1895, ông được nhận vào trường École des beaux-arts, khoa Kiến trúc, có tham dự hội thảo do Gaston Redon hướng dẫn. Ông được bổ nhiệm làm Thanh tra công trình dân sự Campuchia vào năm 1905. Năm 1910, ông được trao giấy phép học tiếng Khmer và chuyển sang làm trợ lý giám tuyển Bảo tàng Ecole française d'Extrême-Orient (EFEO) ở Phnôm Pênh. Năm 1912, ông được cử vào Sài Gòn, làm Thanh tra công trình dân sự Nam Kỳ. Sau cái chết của Jean Commaille (bị bọn cướp sát hại khi đang trả lương cho công nhân), năm 1916, ông được EFEO cử đến Angkor để quản lý cơ quan bảo tồn mang tên Conservation d'Angkor của EFEO. Ông tiếp tục công việc dọn dẹp Angkor Wat và khai quật các di tích chính ở trung tâm Angkor Thom: Baphuon, Bayon, Phimeanakas, Preah Pithu, Hoàng cung v.v...). Năm 1919, Henri Marchal được bổ nhiệm làm thành viên thường trực của EFEO và là "Nhà giám tuyển Angkor". Về sau, ông cũng bắt đầu khai quật và làm sạch các di tích khác bên ngoài Angkor Thom: Ta Prohm (năm 1920), Preah Khan, Neak Pean, Phnom Bakheng (1922–1929), Prasat Kravan (với Henri Parmentier và Victor Goloubew) và Banteay Srei cùng những người khác. Năm 1930, ông đến Java để học hỏi nguyên tắc anastylosis từ ngành khảo cổ học của Đông Ấn Hà Lan, nhận thức rõ các giới hạn của những phương pháp hợp nhất từng được sử dụng trước đây ở Angkor. Khi trở về, ông quyết định áp dụng phương pháp anastylosis lần đầu tiên ở Angkor trên ngôi đền Banteay Srei. Việc khôi phục đã được nhất trí hoan nghênh là thành công. Năm 1933, ông rời cơ quan Conservation d'Angkor để thay thế Henri Parmentier làm Giám đốc sở khảo cổ của EFEO, nhưng ông lại đảm nhận trách nhiệm Người giám tuyển Angkor từ năm 1935 đến năm 1937 (vì vụ tự sát bi thảm của Georges Trouvé) và một lần nữa từ năm 1947 (thay thế Maurice Glaize) đến năm 1953. Lúc đó ông đã hơn 75 tuổi và trong một cuộc phỏng vấn trên tờ The New York Times cho biết "công việc này trở nên quá khó khăn đối với tôi". Trong khi đó vào năm 1938, trên đường trở về Pháp, ông đã đến thăm Ấn Độ và Ceylon, nơi mà ông đã mô tả trong cuốn sách nhan đề Souvenirs d'un Conservateur, và trước khi trở về Angkor, ông đã lãnh đạo một phái đoàn khảo cổ học tại Arikamedu (người Pháp gọi là Virampatnam), ở Puducherry. Từ năm 1948 đến năm 1953, ông chỉ đạo các công trình trùng tu những tòa nhà nằm dọc theo con đường phía tây của Angkor Wat gồm Baphuon (1948), Banteay Kdei, Preah Khan và Thommanon (1950). Từ năm 1954 đến năm 1957, ông được bổ nhiệm làm cố vấn kỹ thuật di tích lịch sử và là Trưởng ban Công chính của Vương quốc Lào mới thành lập. Tình yêu của ông đối với Angkor và nền văn minh Khmer được minh chứng bằng việc ông định cư ở Siem Reap sau khi nghỉ hưu vào năm 1957 cho đến khi qua đời vào năm 1970. Ông qua đời ở đó, hưởng thọ 93 tuổi. Tác phẩm 1924–26 – "Les portes monumentales du groupe d'Angkor", AAK 2/1, p. 1–26, pl., ph. 1924–26 – "Notes sur le Palais Royal d'Angkor Thom", AAK 2/3, p. 303–328. 1925 – "Pavillons d'entrée du Palais Royal d'Angkor Thom", in Études asiatiques (2), Paris, EFEO/G. van Oest (PEFEO 20), p. 57–78, pl. 32-41. 1937 – "Kutîçvara » et « Notes sur les Terrasses des Éléphants, du Roi lépreux et le Palais Royal d'Angkor Thom", BEFEO 37/2, p. 333–360. 1939 – La collection khmère, (Musée Louis Finot), Hanoi, EFEO, 170 p., 13 pl. 1948 – L'architecture comparée dans l'Inde et dans l'Extrême-Orient, Paris, G. van Oest, 262 p. 1951 – Le décor et la sculpture khmers, Paris, G. van Oest, 135 p. 1957 – Le Temple de Vat Phou, province de Champassak, Saigon, edited by département des Cultes du Gouvernement royal du Laos, 37 p. Tham khảo Liên kết ngoài Tiểu sử của Henri Marchal trên trang web của EFEO Bản sao ngắn Hướng dẫn Khảo cổ học của Marchal về Angkor Sinh năm 1876 Mất năm 1970 Nhà khảo cổ học Pháp Kiến trúc sư Paris Người Pháp di cư Người nhập cư vào Campuchia
19813843
https://vi.wikipedia.org/wiki/Haim%20Eshed
Haim Eshed
Haim Eshed cũng được phiên âm theo cách khác là Chaim Eshed (tiếng Hebrew: חיים אשד; sinh năm 1933) là giáo sư thỉnh giảng ngành hàng không và du hành vũ trụ tại các viện nghiên cứu công nghệ không gian khác nhau. Là thiếu tướng về hưu trong ngành Tình báo Quân sự Israel, Eshed từng là giám đốc chương trình không gian của Bộ Quốc phòng Israel trong gần 30 năm, nguyên là chủ tịch Ủy ban Không gian của Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia của Bộ Khoa học, Công nghệ và Vũ trụ và một thành viên của ban chỉ đạo Cơ quan Vũ trụ Israel. Eshed chịu trách nhiệm phóng 20 vệ tinh do Israel sản xuất, và ông được coi là cha đẻ của chương trình không gian của Israel. Năm 1967, Eshed được trao tặng Bằng khen Tham mưu trưởng, huân chương phi chiến đấu cao nhất do IDF trao tặng. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông cũng đã ba lần nhận được Giải thưởng Quốc phòng Israel - vinh dự quốc phòng dân sự cao nhất của Nhà nước Israel - nhưng lý do vẫn được giữ bí mật. Eshed phục vụ tại Đơn vị 81 cực kỳ bí mật, đơn vị cung cấp các giải pháp công nghệ cho Tổng cục Tình báo Quân sự của IDF. Năm 2020, Eshed trở nên nổi tiếng vì đã giúp thúc đẩy thuyết âm mưu UFO cho rằng các chính phủ trên thế giới đang bí mật làm việc với người ngoài hành tinh. Sự nghiệp Eshed có bằng cử nhân kỹ thuật điện tử của Technion – Viện Công nghệ Israel, cũng như bằng thạc sĩ và tiến sĩ về kỹ thuật hàng không. Năm 1979, trên cương vị là đại tá trong Tổng cục Tình báo Quân sự của Israel, Eshed đề xuất gầy dựng năng lực vệ tinh độc lập để thu thập thông tin tình báo từ Sinai sau khi quân đội Ai Cập rút lui. Ông là giám đốc không gian trong vụ phóng vệ tinh do thám Ofek-7 năm 2007, mà ông nói sẽ giúp giải quyết "vấn đề Iran". Khi nghỉ hưu vào năm 2011, ông được truyền thông Israel mô tả là cha đẻ của chương trình năng lực không gian của Israel. Tuyên bố về người ngoài hành tinh Tháng 12 năm 2020, Eshed tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo quốc gia Israel Yediot Aharonot rằng chính phủ Mỹ từng liên hệ với người ngoài hành tinh trong nhiều năm và đã ký các thỏa thuận bí mật với "Liên đoàn Thiên hà" nhằm thực hiện các thí nghiệm trên Trái Đất và còn có cả một căn cứ chung dưới lòng đất trên Sao Hỏa, nơi mà họ hợp tác với phi hành gia Mỹ. Ông cũng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã biết rõ chuyện này và "sắp sửa" thông báo cho mọi người về sự tồn tại của họ, nhưng liền bị "Liên đoàn Thiên hà" cản trở, do họ muốn ngăn chặn hội chứng cuồng loạn tập thể của nhân loại. Cuộc phỏng vấn, bằng tiếng Hebrew, đã thu hút được sự chú ý sau khi các phần được tờ The Jerusalem Post xuất bản bằng tiếng Anh. Nhà điều tra UFO Nick Pope nói với NBC News rằng cộng đồng UFO học muốn biết liệu câu chuyện của Eshed là thông tin sơ cấp (trực tiếp từ kinh nghiệm cá nhân) hay thứ cấp (nghe người khác kể lại): "Hoặc đây là một trò đùa nào đó hoặc chiêu trò quảng cáo nhằm giúp bán cuốn sách của ông ấy, có thể do bản dịch đã bị thất lạc nội dung nào đó hoặc ai đó biết rõ mọi chuyện đang không tuân lệnh". Cuốn sách The Universe Beyond the Horizon: Conversations with Professor Haim Eshed do tác giả Hagar Yanai chấp bút, xuất bản vào tháng 11 năm 2020. Trong cuốn sách, Eshed đưa ra những tuyên bố khó tin bao gồm những câu chuyện về cách người ngoài hành tinh ngăn chặn các thảm họa hạt nhân tiềm ẩn, bao gồm cả sự cố hạt nhân không xác định trong quá trình diễn ra Sự kiện Vịnh Con Lợn. Isaac Ben-Israel, chủ tịch hiện tại của Cơ quan Vũ trụ Israel, đã nhận xét với tờ The Times of Israel rằng mặc dù Eshed là cha đẻ năng lực không gian của Israel, nhưng ông đã đi "quá xa" với những tuyên bố của mình và không chắc rằng khả năng xảy ra cuộc chạm trán giữa nhân loại với người ngoài hành tinh. Ông còn nói thêm rằng trong suốt nhiều thập kỷ, Eshed đã tưởng tượng ra những cách giải thích độc đáo về các tín hiệu không gian rời rạc mà hầu hết mọi người cho là có nguồn gốc tự nhiên. Trả lời các câu hỏi của đài NBC News, một phát ngôn viên của NASA đã tái khẳng định rằng "chúng tôi vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất". Tham khảo Sinh năm 1933 Nhân vật còn sống Đại tá Israel Quân nhân Israel Cựu sinh viên Technion Nhà thiên văn học Israel Chương trình không gian của Israel Người nhận Giải thưởng Quốc phòng Israel Nhân vật Tổng cục Tình báo Quân sự (Israel)
19813844
https://vi.wikipedia.org/wiki/Backlash%20%282023%29
Backlash (2023)
Backlash 2023 là sự kiện đấu vật chuyên nghiệp trả tiền theo lượt xem (PPV) và sự kiện phát trực tiếp lần thứ 18 do WWE sản xuất. Nó được tổ chức cho các đô vật từ các bộ phận thương hiệu Raw và SmackDown. Sự kiện diễn ra vào Thứ Bảy, ngày 6 tháng 5 năm 2023, tại Coliseo de Puerto Rico José Miguel Agrelot ở San Juan, Puerto Rico. Đây là sự kiện trả tiền cho mỗi lần xem WWE đầu tiên được tổ chức tại Puerto Rico kể từ sự kiện New Year's Revolution vào tháng 1 năm 2005 và là sự kiện Backlash thứ hai được tổ chức bên ngoài lục địa Hoa Kỳ sau sự kiện năm 2004. Sau khi hai năm trước được đặt tên là "WrestleMania Backlash", sự kiện năm 2023 được trả về tên gọi ban đầu trong khi vẫn duy trì khái niệm post-WrestleMania. Rapper người Puerto Rico từng đoạt Giải Grammy Bad Bunny giữ vai trò là người đại sứ tại sự kiện này. Ban đầu anh ấy làm người dẫn chương trình Backlash, nhưng sau đó có thông báo rằng Bad Bunny sẽ thi đấu trong trận đấu San Juan Street Fight với Damian Priest, cũng là người gốc Puerto Rico, khi mà Bad Bunny đã thắng. Trận đấu cũng có sự xuất hiện của đô vật người Puerto Rico, Carlito, người xuất hiện lần đầu tiên trên WWE kể từ Raw ngày 1 tháng 2 năm 2021, và Savio Vega, người lần đầu tiên xuất hiện trên WWE kể từ Survivor Series 2020. Bảy trận đấu đã diễn ra tại sự kiện, bao gồm cả Street Fight nói trên của Bad Bunny. Trong trận đấu cuối cùng của sự kiện, cũng là trận đấu tâm điểm, Cody Rhodes đã đánh bại Brock Lesnar. Trong các trận đấu nổi bật khác, The Bloodline (Jey Uso, Jimmy Uso và Solo Sikoa) đã đánh bại Kevin Owens, Sami Zayn và Matt Riddle trong trận đấu đồng đội sáu người, Rhea Ripley đánh bại Zelina Vega, thành viên nữ duy nhất của WWE người gốc Puerto Rico, để giành chức vô địch SmackDown Women's Championship, và trong trận mở màn, Bianca Belair đã đánh bại Iyo Sky để giành chức vô địch Raw Women's Championship, sau đó trở thành nhà vô địch thống trị lâu nhất của danh hiệu này. Sản xuất Backlash là một sự kiện đấu vật chuyên nghiệp định kỳ được WWE thành lập vào năm 1999. Nó được tổ chức hàng năm từ năm 1999 đến năm 2009, nhưng sau đó đã bị dừng cho đến khi được khôi phục vào năm 2016 và được tổ chức hàng năm kể từ đó, ngoại trừ năm 2019. Khái niệm ban đầu về sự kiện dựa trên Backlash từ sự kiện WWE's flagship, WrestleMania. Các sự kiện từ năm 2016 đến năm 2020 không mang chủ đề này; tuy nhiên, sự kiện năm 2021 đã quay trở lại khái niệm ban đầu này và chuỗi sự kiện lần lượt được đổi tên thành "WrestleMania Backlash". Với thông báo về sự kiện năm 2023, sự kiện này được trả về tên ban đầu là Backlash trong khi vẫn duy trì chủ đề post-WrestleMania. Được công bố vào ngày 8 tháng 3 năm 2023, Backlash lần thứ 18 tổ chức sau WrestleMania 39. Nó được lên kế hoạch diễn ra vào Thứ Bảy, ngày 6 tháng 5 năm 2023, tại Coliseo de Puerto Rico José Miguel Agrelot ở San Juan, Puerto Rico, đánh dấu lần đầu tiên sự kiện của WWE được tổ chức tại Puerto Rico kể từ New Year's Revolution vào tháng 1 năm 2005, cũng tại cùng địa điểm và là sự kiện thứ hai được tổ chức trên lãnh thổ. Sự kiện này có sự góp mặt của các đô vật từ các bộ phận của thương hiệu Raw và SmackDown, đồng thời được phát sóng trên kênh trả tiền theo lượt xem (PPV) trên toàn thế giới và phát trực tiếp trên Peacock ở Hoa Kỳ và WWE Network ở hầu hết các thị trường quốc tế. Đây cũng là Backlash đầu tiên phát trực tiếp trên Binge ở Úc sau khi phiên bản WWE Network của Úc được hợp nhất với dịch vụ phát trực tuyến Binge của Foxtel vào tháng Một. Cũng có thông báo rằng tập ngày 5 tháng 5 của SmackDown sẽ được phát sóng trực tiếp từ cùng một địa điểm. Vé cho cả hai sự kiện đã được bán vào ngày 21 tháng 3. Tổ chức Các trận đấu sơ bộ Sự kiện mở đầu với trận đấu Bianca Belair bảo vệ chức vô địch Raw Women's Championship trước Iyo Sky. Đây là một trận đấu qua lại mang tính cạnh tranh giữa Belair và Sky. Ở đoạn cao trào, các đồng đội của Sky's Damage CTRL, Bayley và Dakota Kai, đã đến hỗ trợ Sky nhằm đánh lạc hướng, tuy nhiên, Belair đã đánh bại họ. Sky nắm lấy tóc đuôi ngựa của Belair, tuy nhiên, Belair đã nâng Sky lên để thực hiện cú Kiss of Death, xô ngã Kai, người đang đứng trên tạp dề sàn đấu. Belair sau đó đã thực hiện cú Kiss of Death trên không trung để giữ lại danh hiệu. Với chiến thắng này, Belair sau đó đã trở thành Nhà vô địch Raw Women's trị vị lâu nhất, đồng thời là nhà vô địch WWE nữ thế giới trị vị lâu nhất trong thời kỳ hiện đại, phá vỡ kỷ lục của Becky Lynch là 400 ngày. Trong hậu trường, Bad Bunny đã đối đầu với Rey Mysterio và Savio Vega. Vega đã tặng Bunny một cây gậy kiếm đạo để sử dụng trong trận đấu San Juan Street Fight với Damian Priest sẽ diễn ra sau đó. Omos (đi cùng với MVP) đối mặt với Seth "Freakin" Rollins. Trước khi trận đấu bắt đầu, Omos đã tấn công Rollins bằng một chiếc ủng lớn. Sau khi trận đấu chính thức bắt đầu, Omos chiếm ưu thế trước Rollins. Rollins đã thực hiện cú Tornado-DDT và Frog Splash trên Omos, người sau đó phá vỡ ghim khi trọng tài mới đếm tới một. Khi Rollins cố gắng thực hiện cú Stomp vào Omos, Omos đã phản công thành cú Chokeslam trên Rollins để chuẩn bị ghim. Rollins đã áp dụng cú Sleeper Hold đối với Omos, người đã phản công thành cú sideslam. Rollins đã cố gắng thực hiện cú Stomp trên Omos và cú superkick trên MVP, người đứng trên tạp dề sàn đấu. Rollins đã thực hiện cú Stomp lên Omos thứ hai để chuẩn bị ghim. Trong những giây phút quyết định, Rollins thực hiện cú Stomp thứ ba từ sợi dây thừng trên cùng lên Omos để giành chiến thắng. Austin Theory bảo vệ đai vô địch United States Championship trước Bobby Lashley và Bronson Reed trong trận đấu tay ba. Trong trận đấu, Reed chỉ thực hiện cú Tsunami trên Lashley và Theory phá vỡ nỗ lực ghim. Ở đoạn cao trào, Lashley thực hiện cú spear vào Reed, tuy nhiên, Theory đã ném Lashley ra khỏi sàn đấu và ghim Reed để giữ đai. Rhea Ripley bảo vệ đai SmackDown Women's Championship trước Zelina Vega, nữ đô vật duy nhất của WWE gốc Puerto Rico. Trong suốt trận đấu, Ripley sẽ thống trị Vega, cho đến khi Vega thực hiện một màn lội ngược dòng, bao gồm cú 619 và diving meteora lên Ripley để ghim. Cuối cùng, Ripley đã thực hiện cú Riptide trên Vega để giữ lại danh hiệu. Sau trận đấu, Vega đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ đám đông khán giả Puerto Rico. Bad Bunny tham gia trận đấu San Juan Street Fight với Damian Priest. Bunny ra mắt đĩa đơn "Chambea" của mình và bày tỏ lòng kính trọng đối với đô vật New Jack của Extreme Championship Wrestling bằng cách đẩy một xe hàng đầy vũ khí lên sàn đấu. Trong trận đấu, Priest đã thực hiện một cú chokeslam vào Bad Bunny, tuy nhiên, trong khi cố gắng ghim, Priest đã nhấc vai của Bad Bunny ra khỏi tấm thảm, do đó vô hiệu hóa ghim. Bad Bunny và Priest tấn công nhau bằng nhiều loại vũ khí và Bunny sau đó thực hiện cú Michinoku Piledriver lên Priest để chuẩn bị ghim. Priest và Bad Bunny đã chiến đấu trong đám đông khán giả nơi Priest thực hiện cú Broken Arrow lên Bunny từ một bục cao trúng cái bàn. Sau khi Priest bế Bunny đến khu vực sàn đấu, Priest đã cố gắng thực hiện một cú đá corkscrew spinning heel vào Bunny đang dựa vào cột sàn đấu, tuy nhiên, Bad Bunny đã né được, dẫn đến chân của Priest va vào cột sàn đấu, do đó anh ấy bị thương ở chân. Bad Bunny đã tấn công cái chân bị thương của Priest bằng gậy kiếm đạo, xích và ghế. Bad Bunny đã cố gắng tấn công Priest bằng một chiếc ghế, tuy nhiên, Priest đã cầu xin Bad Bunny đừng tấn công anh ta chỉ để tấn công Priest bằng một cú đá. Sau khi Bad Bunny tấn công Priest bằng đòn hiểm, các đồng đội The Judgment Day của Priest, Dominik Mysterio và Finn Bálor, xuất hiện và tấn công Bunny. Rey Mysterio sau đó đã đến trợ giúp Bad Bunny chỉ để bị hạ gục bởi The Judgment Day. Cựu đô vật WWE Puerto Rico Carlito đã bất ngờ trở lại (lần xuất hiện đầu tiên của anh ấy kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2021, Raw) và đuổi Bálor và Dominik ra khỏi sàn đấu. Rey biểu diễn cú 619 lên Dominik, sau đó là Carlito biểu diễn đặc trưng của anh ấy là nhổ một quả táo vào mặt Dominik. Dominik và Bàlor đã cố gắng trốn thoát cho đến khi một cựu đô vật WWE người Puerto Rico khác, Savio Vega, quay trở lại (lần xuất hiện đầu tiên kể từ Survivor Series 2020), tiếp theo là Latino World Order (LWO) (Santos Escobar, Cruz Del Toro, và Joaquin Wilde) và họ đuổi Bálor và Dominik ra khỏi sàn đấu. Trở lại sàn đấu, Bad Bunny dùng đòn Figure Four Leg Lock lên Priest và thực hiện cú Sliced Bread No # 2 trên Priest để ghim. Trong khoảnh khắc quyết định, Bunny thực hiện cú Bunny Destroyer lên Priest để giành chiến thắng. Sau trận đấu, Bad Bunny đã ăn mừng bằng cách treo cờ Puerto Rico cùng với LWO, Carlito và Vega. The Bloodline (Jey Uso, Jimmy Uso và Solo Sikoa) đối mặt với Kevin Owens, Sami Zayn và Matt Riddle trong một trận đấu đồng đội sáu người. Ở đoạn cao trào, Riddle, người không biết rằng Sikoa đã đổi đồng đội với Jey, đã thực hiện cú Bro Derek đối với Jey nhưng khi Riddle cố gắng ghim Jey, Sikoa bước vào sàn đấu và thực hiện cú Samoan Spike lên Riddle để giành chiến thắng. Trận đấu tâm điểm Cody Rhodes đối mặt với Brock Lesnar. Khi Lesnar bước vào, Rhodes đã tấn công Lesnar ngay trên sàn đấu bằng tấm gỗ của bàn bình luận, bậc thang thép và một chiếc ghế thép. Sau khi cả hai bước vào sàn đấu, trận đấu chính thức bắt đầu. Rhodes đã thực hiện hai cú Disaster Kicks lên Lesnar. Khi Rhodes cố gắng thực hiện cú Disaster Kicks thứ ba, Lesnar đã phản công thành đòn German Suplex trên Rhodes. Lesnar sau đó thống trị Rhodes với cú German Suplexes. Rhodes sau đó đã vô tình tháo khóa quay cố định dây thừng, sau đó, Lesnar thực hiện một cú German Suplex khác. Khi Lesnar cố gắng tấn công Rhodes, người đang bị dồn vào góc tường, Rhodes đã trốn thoát và Lesnar va chạm với phần khóa quay lộ ra ngoài khiến anh ta bị thương nặng. Rhodes đã thực hiện hai cú Cross Rhodes trên Lesnar trong một pha ghim. Khi Rhodes cố gắng thực hiện cú Cross Rhodes thứ ba, Lesnar đã chuyển hướng thành cú F-5 để chuẩn bị ghim. Cuối cùng, khi Lesnar áp dụng đòn Kimura Lock lên Rhodes, Rhodes đã phản công bằng cách chuyển trọng lượng của mình thành chốt đòn bẩy lên Lesnar để giành chiến thắng. Kết quả Tham khảo Liên kết ngoài Đấu vật chuyên nghiệp
19813848
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Tr%C3%AD
Nguyễn Trí
Nguyễn Trí (1909–1995) là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II, III. Thân thế Nguyễn Trí sinh ngày 15 tháng 5 năm 1909 ở xã Phổ An ngày nay, thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 12 tuổi, ông vào Vĩnh Long, ban đầu mưu sinh bằng việc làm mướn cho nhà địa chủ, sau làm thợ chạm bạc ở tỉnh lỵ. Hoạt động cách mạng Khoảng nửa cuối năm 1927, ông cùng Nguyễn Hữu Đức được Nguyễn Văn Thiệt kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đầu năm 1928, Chi bộ Ngã tư Long Hồ của Hội chính thức được thành lập, gồm Bí thư Nguyễn Văn Thiệt, các thành viên Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Trí, Nguyễn Văn Nhung và Nguyễn Thị Nhỏ. Sau đó, ông trở thành Bí thư chi bộ tỉnh lỵ Vĩnh Long. Năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập, ông là Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của An Nam Cộng sản Đảng ở tỉnh lỵ Vĩnh Long. Tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) được thành lập trên cơ sở hợp nhất An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Ngày 1 tháng 5, khi đang lãnh đạo một cuộc biểu tình ở tỉnh lỵ, ông bị thực dân Pháp bắt giữ và đày ra Côn Đảo. Năm 1933, ông ra tù và được phân công làm Ủy viên Thường vụ của Phân ban Xứ ủy Nam Kỳ (Đặc ủy phụ trách các tỉnh Hậu Giang), đồng thời thành lập Ban Chấp ủy lâm thời tỉnh Châu Đốc do ông làm Bí thư. Năm 1934, ông bị bắt và một lần nữa bị lưu đày ở Côn Đảo. Năm 1936, ông được ân xá và bị trục xuất về Quảng Ngãi. Tháng 7 năm 1937, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ. Cùng tháng, Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã bầu ra Tỉnh ủy mới do Nguyễn Trí làm Bí thư, với các Ủy viên Trần Long, Nguyễn Chánh, Trần Huy, Nguyễn Công Phương, Nguyễn Cát,... Với cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong tỉnh, đề cử ba nhân sĩ có cảm tình với Đảng là Võ Hàng, Võ Đình Thụy, Trần Thường ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kỳ. Cùng trong khoảng thời gian này, ông được chỉ định kiêm Bí thư Liên Tỉnh ủy Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên, từng đến công tác tại khu vực Vạn Ninh (Khánh Hòa) và thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện. Đầu năm 1938, ông di chuyển vào Quy Nhơn (Bình Định), kinh doanh một nhà may làm cơ sở hoạt động của Liên Tỉnh ủy. Năm 1939, ông bị bắt lần thứ ba ở Quy Nhơn và bị lưu đày ở nhà tù Buôn Ma Thuột. Đến năm 1944, ông bị di chuyển về giam lỏng ở căng an trí Ba Tơ (Quảng Ngãi). Tháng 3 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa Ba Tơ, được cử làm Chủ tịch Mặt trận Việt Minh châu Ba Tơ. Tháng 6, ông tham gia Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Ngãi cùng Nguyễn Chánh, Nguyễn Công Phương, Trần Quý Hai, Trần Huy, bàn bạc và soạn thảo kế hoạch khởi nghĩa trên toàn tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 14 tháng 8, trên đường từ Mộ Đức về Minh Long, ông cùng Lê Quang Ngọc, Trần Đề chỉ huy quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở nha Minh Long. Ngày 15 tháng 8, ông vận động người dân châu Ba Tơ khởi nghĩa giành chính quyền ở các khu vực còn lại trong châu. Tiếp đó, ông cử một đoàn cán bộ lên Kon Plông (Kon Tum) để kêu gọi người dân khởi nghĩa, ép binh lính đồn Kon Plông hạ vũ khí đầu hàng, thành lập chính quyền lâm thời. Công tác chính quyền Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được phân công phụ trách công tác huấn luyện cán bộ Việt Minh miền Trung Trung Bộ. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội. Tháng 2, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội. Tháng 7, ông là một trong những thành viên sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam và được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Ngày 14 tháng 8, ông cùng Dương Văn Dư dẫn đầu phái đoàn của Quốc hội vào Nam Trung Bộ thăm hỏi các chiến sĩ ngoài mặt trận. Năm 1947, ông về Quảng Ngãi làm Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1953, ông là Trưởng đoàn cán bộ Liên khu V ra Việt Bắc học tập về cải cách ruộng đất. Khi quá trình cải cách thí điểm gặp vấn đề, ông là Trưởng đoàn sửa sai cải cách ruộng đất của tỉnh Thái Nguyên. Cuối năm 1954, ông trở lại vai trò Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội, Trưởng ban Kinh tế Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội khóa I là một trong số các Đại biểu Quốc hội miền nam được lưu nhiệm tại Quốc hội khóa II và III. Năm 1958, ông chuyển sang Bộ Lao động, lần lượt làm Vụ trưởng Vụ Quản lý nhân công, Cục trưởng Cục Quản lý lao động nước ngoài. Năm 1971, ông nghỉ hưu. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ông cùng gia đình chuyển về sinh sống tại Nha Trang (Khánh Hòa), đến năm 1980 thì chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh. Ông qua đời ngày 5 tháng 5 năm 1995. Gia đình Ông lập gia đình với bà Võ Thị Ân là đồng hương cùng quê Phổ An. Vinh danh Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Độc lập hạng Nhất Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng Năm 2022, tên của ông được đề xuất đặt cho một con đường ở thành phố Quảng Ngãi. Ghi chú Tham khảo Chú thích Người Quảng Ngãi Bí thư Tỉnh ủy Châu Đốc Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa II Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa III Xứ ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ Hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên An Nam Cộng sản Đảng Đảng Xã hội Việt Nam Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Độc lập hạng Nhất Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam
19813851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rubidi%20amide
Rubidi amide
Rubidi amide là một hợp chất vô cơ của rubidi và nhóm amide với công thức hóa học RbNH2. Điều chế Rubidi amide được điều chế bằng cách cho rubidi kim loại nung nóng trong dòng khí amonia. Nó cũng được hình thành do phản ứng của rubidi hydride với amonia lỏng, giải phóng hydro. Ở nhiệt độ phòng, phản ứng với khí amonia xảy ra rất chậm. Khi rubidi hydride được nung nóng trong dòng nitơ, rubidi amide cũng được tạo thành, nhưng sẽ tạo ra sản phẩm phụ rubidi nitride. Tính chất Tính chất vật lý Rubidi amide kết tinh trong hệ tinh thể lập phương, nhóm không gian Fm3̅m với thông số mạng tinh thể a = 639,5 pm. Tính chất hóa học Rubidi amide phản ứng với nước tạo thành amonia và rubidi hydroxide. Phản ứng với ethanol sẽ tạo ra rubidi ethoxide và amonia. Phức hợp Nếu phản ứng giữa rubidi hydride với amonia lỏng được thực hiện ở nhiệt độ -78 ℃, phức RbNH2·⅔NH3 sẽ được tạo thành, dưới dạng tinh thể không màu. Tham khảo Muối amide Hợp chất rubidi
19813852
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%8Dc%20Chi
Ngọc Chi
Ngọc Chi có thể là: Địa danh Thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Xã Ngọc Chi, Tổng Tang Giá, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Nhân danh Bùi Ngọc Chi Phạm Ngọc Chi Vạn Ngọc Chi (萬玉枝), nhân vật của trò chơi điện tử và phim truyền hình Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Xem thêm Triệu Ngọc Chi (肇域志), được viết bởi Cố Viêm Võ.
19813854
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20D%E1%BA%ADn
Thường Dận
Thường Dận có thể chỉ: Thường Dận (常胤), nhân vật của trò chơi điện tử và phim truyền hình Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Tsunetane (常胤, Thường Dận) (千葉常胤, Thiên Diệp Thường Dận), chỉ huy quân sự từ cuối thời kỳ Heian đến đầu thời kỳ Kamakura. Xem thêm Thường dân
19813860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vanadi%20hexacarbonyl
Vanadi hexacarbonyl
Vanadi hexacarbonyl là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học V(CO)6. Nó là một chất rắn dễ bay hơi màu xanh dương-đen. Hợp chất có khả năng phản ứng cao này được chú ý đến nhiều vì nó là một carbonyl hiếm phân lập được có tính thuận từ. Hầu hết các chất có công thức Mx(CO)y tuân theo quy tắc 18 electron, trong khi V(CO)6 có 17 electron hóa trị. Điều chế Thông thường, V(CO)6 được điều chế theo hai bước thông qua làm chất trung gian. Ở bước đầu tiên, VCl3 được khử bằng natri kim loại dưới CO (200 atm ở 160 °C). Dung môi cho quá trình khử này thường là diglyme, CH3OCH2CH OCH2CH2OCH3. Triether này hòa tan muối natri, giống crown-ether: 4 Na + VCl3 + 6 CO + 2 diglyme → [Na(diglyme)2][V(CO)6] + 3 NaCl Anion thu được bị oxy hóa bằng acid: 2  + 2 H3PO4 → 2 V(CO)6 + H2 + 2 Phản ứng Vanadi hexacarbonyl không bền với nhiệt. Phản ứng chính của nó là khử thành monoanion , các muối của chúng đã được nghiên cứu. Nó cũng dễ bị thay thế bởi các phối tử phosphine bậc ba, thường dẫn đến tự oxy hóa khử. V(CO)6 phản ứng với các nguồn anion cyclopentadienyl để tạo ra phức hợp C5H5V(CO)4 (màu cam, nóng chảy ở 136 °C). Giống như nhiều hợp chất cơ kim trung hòa về điện tích, hợp chất có cấu trúc "nửa bánh sandwich" này rất dễ bay hơi. Trong quá trình chuẩn bị ban đầu của chất này, C5H5HgCl được sử dụng làm nguồn . Cấu trúc V(CO)6 có dạng hình học bát diện và có cấu trúc giống với chromi hexacarbonyl, mặc dù chúng có số lượng electron hóa trị khác nhau. Nghiên cứu tinh thể học tia X chỉ ra rằng phân tử bị biến dạng nhẹ với khoảng cách V–C ngắn hơn (1,993(2) Å) so với bốn (cân bằng) 2,005(2) Å. Mặc dù V(−I) có kích thước ion lớn hơn V(0), khoảng cách V–C trong là 0,07 Å ngắn hơn so với tiền chất trung tính. Tham khảo Đọc thêm Phương pháp tổng hợp: "Synthesis of Vanadium Hexacarbonyl". J. Am. Chem. Soc. 81 (11): 2966–2967. doi:10.1021/ja01496a073. Hợp chất vanadi Carbonyl Articles containing unverified chemical infoboxes Articles with short description Mô tả ngắn giống như Wikidata
19813864
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20%C5%8Cita%202006
Động đất Ōita 2006
là trận động đất xảy ra vào lúc 5:01 (JST), ngày 12 tháng 6 năm 2006. Trận động đất có cường độ 6.2 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 146 km nằm ngay ở thành phố Yufu, tỉnh Ōita. Không có cảnh báo sóng thần cho trận động đất này. Hậu quả trận động đất đã làm 8 người bị thương. Tham khảo
19813865
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vanadi%28IV%29%20fluoride
Vanadi(IV) fluoride
Vanadi(IV) fluoride (công thức hóa học: VF4) là một hợp chất vô cơ của vanadi và fluor. Nó là chất rắn màu vàng nâu thuận từ rất hút ẩm. Không giống như vanadi(IV) chloride tương ứng, tetrafluoride không dễ bay hơi vì nó có cấu trúc polymer. Nó bị phân hủy trước khi nóng chảy. Điều chế và phản ứng VF4 có thể được điều chế bằng cách xử lý VCl4 với HF: VCl4 + 4 HF → VF4 + 4 HCl Trong lần đầu tiên được khám phá, hợp chất được điều chế theo cách này. Nó bị phân hủy ở 325 °C, tạo thành tri- và pentafluoride: 2 VF4 → VF3 + VF5 Phản ứng của M2VF5 với khí fluor sẽ tạo ra M2VF6 (M = K, Rb, Cs), có màu hồng đến vàng, ổn định trong không khí. Cấu trúc Cấu trúc của VF4 giống SnF4. Mỗi trung tâm vanadi có dạng bát diện, được bao quanh bởi sáu phối tử fluoride. Bốn trong số các trung tâm fluoride làm cầu nối với các trung tâm vanadi liền kề. Hợp chất khác VF4·NH3 được tạo thành khi cho VF5 tác dụng với khí amonia. Nó có màu nâu, phân hủy ở . Phức VF4·py có màu xám hồng, phân hủy ở . VF4·3en cũng được biết đến. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài WebElements Muối halogen của kim loại Muối fluoride Hợp chất vanadi Articles containing unverified chemical infoboxes Articles with short description Mô tả ngắn giống như Wikidata
19813866
https://vi.wikipedia.org/wiki/New%20Swabia
New Swabia
New Swabia (tiếng Na Uy và ) là một khu vực được tuyên bố chủ quyền ở châu Nam Cực có tranh chấp của Đức Quốc xã trong phạm vi tuyên bố chủ quyền của Na Uy đối với vùng đất Queen Maud, hiện khu vực này là một cái tên bản đồ học đôi khi được đặt cho một khu vực của Nam Cực trong khoảng kinh tuyến từ 20° Đông đến 10° Tây ở Vùng đất Queen Maud. New Swabia được Đức khám phá vào đầu năm 1939 và được đặt tên theo con tàu của đoàn thám hiểm - Schwabenland, bản thân con tàu được đặt theo tên vùng Swabia của Đức. Tham khảo Nguồn Murphy, D.T. (2002). German exploration of the polar world. A history, 1870–1940 Lincoln : University of Nebraska Press. , Liên kết ngoài Photographs of the MS Schwabenland and its seaplanes More photographs of the MS Schwabenland Erich von Drygalski and the 1901–03 German Antarctic Expedition, Scott Polar Research Institute Wilhelm Filchner and the 1911–12 German Antarctic Expedition, Scott Polar Research Institute Kartographische Arbeiten und deutsche Namengebung in Neuschwabenland, Antarktis Lịch sử châu Nam Cực Vùng đất Queen Maud Nghiên cứu và phát triển ở Đức Quốc xã Khởi đầu năm 1939 Chấm dứt năm 1945 Khởi đầu năm 1939 ở Đức Quốc gia và vùng lãnh thổ chấm dứt năm 1945
19813872
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u%20Nam%20C%E1%BB%B1c%20thu%E1%BB%99c%20Uruguay
Châu Nam Cực thuộc Uruguay
Châu Nam Cực thuộc Uruguay () là một khu vực của châu Nam Cực, nơi Giáo sư Julio César Musso tin rằng Cộng hòa Đông Uruguay nên thực thi chủ quyền của mình. Nơi này không được chỉ định một định nghĩa cụ thể cũng như không có nghĩa là một lãnh thổ có chủ quyền, mà đúng hơn là được dự định là một khu vực hoạt động tự nhiên của dự án hàng hải phía nam của Uruguay. Uruguay là một phần của Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực với tư cách là thành viên tư vấn và nước này bảo lưu quyền tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Ngày Châu Nam Cực thuộc Uruguay Khởi đầu năm 1985 Ngày 8 tháng 5 năm 1985, Thượng nghị sĩ lúc bấy giờ là Luis Alberto Lacalle đã giới thiệu một dự luật mới nhằm lấy một ngày trong năm làm "Ngày Châu Nam Cực thuộc Uruguay" ("Día de la Antártida Uruguaya") và thúc đẩy việc nghiên cứu và phổ biến vấn đề này cho các thế hệ trẻ trong cộng đồng. Trong phần mở đầu, Lacalle lập luận rằng "chúng tôi chọn ngày 28 tháng 8 làm ngày thành lập Viện Châu Nam Cực thuộc Uruguay, bắt nguồn từ những lời dạy của Giáo sư Julio C. Musso, là khu vực nơi châu Nam Cực của đất nước chúng tôi đã ra đời và phát triển." Tham khảo Liên kết ngoài Instituto Antártico Uruguayo Asociación Antarkos Apuntes de historia del Uruguay en la Antártida Proyección a la Antártida "Programa radial" Día de Uruguay en la Antártida Khẳng định chủ quyền ở châu Nam Cực Khoa học và công nghệ Uruguay
19813877
https://vi.wikipedia.org/wiki/SSK%2090
SSK 90
SSK 90 là một mẫu mũ bảo hiểm của lực lượng không quân Đức Quốc xã được sử dụng một khoảng thời gian ngắn trong chiến tranh thế giới thứ hai. Mẫu mũ được phát triển bởi công ty Siemens, phần lõi được tạo từ tấm thép xếp chồng lên nhau, phần bên ngoài được bọc bằng da dê, phần bên trong có lớp đệm bằng cao su mút và lớp lót vải. Một phần của mũ được làm nhô ra phía trước giúp việc đội và tháo mũ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời tạo thêm một lớp bảo vệ trong trường hợp xảy ra sự cố. Mũ được thiết kế với các khe cắm, cho phép người dùng có thể gắn tai nghe. Ngoài ra, mũ còn có thể đội lên trên mũ bay vải có trang bị hệ thống radio. Mũ bảo hiểm ra mắt vào ngày 8 tháng 5 năm 1941, nhưng nhanh chóng bị đánh giá là không phù hợp cho các hoạt động tại mặt trận. Chỉ sau 18 ngày (tức ngày 26 tháng 5), mũ không còn được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, một số mẫu vẫn tiếp tục được sử dụng, các phi công thường chọn các biến thể của mũ M35. Thiết kế SSK 90 được cấu tạo bởi một lớp lõi thép ở bên trong, được bao phủ nhờ lớp đệm và da. Các tấm thép hợp kim chromium-nickel ở bên trong mũ được khóa chặt vào nhau, độ dày khoảng 1 milimet và hơi lồi, được khóa chặt và xếp chồng lên nhau tại các điểm nối. Thiết kế này nhằm bảo vệ người đội khỏi mảnh đạn và lực tác động từ súng máy hạng nhẹ. Ở bên ngoài, mũ được làm bằng da dê màu nâu đậm. Phần lớn lớp đệm lồi được thiết kế giúp việc đội và tháo mũ diễn ra nhanh hơn, đồng thời cung cấp thêm một lớp đệm mềm để bảo vệ người dùng trong trường hợp xảy ra va chạm. Mặt dưới của mũ được lót bằng cao su xốp, bên trong có lớp vải cotton màu nâu. Mũ được thiết kế với một lỗ ở mỗi bên, cho phép người đội có thể sử dụng tai nghe của bộ radio mà không cần tháo mũ bay vải. Dây quai dạng bấm của mũ sử dụng các thành phần tương tự như mũ của lính dù Đức. Mũ có trọng lượng khoảng 1,9 kg. Mẫu SSK 90 có nhiều điểm tương mẫu LKH W. Chỉ có một số chi tiết nhỏ tạo nên sự khác biệt: mũ LKH W có phần bảo vệ cổ được thiết kế theo dạng nghiêng, không đi kèm dây quai cằm và thường có hình đại bàng Luftwaffe được thêu lên mặt mũ. Lịch sử Mẫu mũ được thiết kế bởi công ty Siemens, được Luffwaffe đưa vào biên chế ngày 8 tháng 5 năm 1941. Tuy nhiên theo báo cáo ngày 26 tháng 5 năm 1941, mẫu mũ này không đạt tiêu chuẩn để phục vụ tại tiền tuyến và đã được gửi trả về cho cơ quan hậu cần của Luftwaffe tại Berlin. Thay vì sử dụng mẫu mũ mới, các phi công thường sử dụng các mẫu biến thể của mũ M35: tạo ra những phần lồi ở hai bên mũ để đặt tai nghe. Một số chiếc vẫn tiếp tục được sử dụng sau khi mẫu này bị thu hồi. Chú thích Tham khảo Nguồn Thiết bị quân sự Thế chiến thứ hai Đức Giới thiệu năm 1941 Thời trang thế kỷ 20 Mũ quân sự của Đức Thiết bị quân sự trong Thế chiến thứ hai Sản phẩm của Siemens
19813878
https://vi.wikipedia.org/wiki/I%C3%B1igo%20Mart%C3%ADnez
Iñigo Martínez
Iñigo Martínez Berridi (; ; sinh 17 tháng 5 năm 1991) là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha chơi ở vị trí trung vệ cho Barcelona tại La Liga và đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha. Anh dành phần lớn sự nghiệp chuyên nghiệp tại Real Sociedad, ra sân 238 lần, ghi được 17 bàn thắng trên mọi đấu trường từ khi ra mắt ở tuổi 20. Vào tháng 1 năm 2018, anh ký hợp đồng với Athletic Bilbao, tại đây, anh đã có được chức vô địch Siêu cúp Tây Ban Nha 2020–21 và lọt vào hai trận chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha. Martínez có trận ra mắt đội tuyển Tây Ban Nha vào năm 2013. Sự nghiệp câu lạc bộ Real Sociedad Iñigo Martínez sinh ra ở Ondarroa, Bizkaia. Năm 2006, anh gia nhập đội trẻ của Real Sociedad từ đội bóng địa phương CD Aurerá Ondarroa. Anh có mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên vào mùa 2009–10, giúp Real Sociedad B thăng hạng lên Segunda División B, cá nhân anh có 23 lần ra sân và đóng góp 1 bàn thắng. Ngày 27 tháng 8 năm 2011, Martínez ra mắt đội 1, chơi trọn vẹn 90 phút trong chiến thắng 2-1 của Real Sociedad trước Sporting de Gijón. Ngày 2 tháng 10, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho đội, trong trận thua 2–1 trên sân nhà trước Athletic Bilbao. Ngày 26 tháng 4 năm 2016, Martínez ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn 5 năm. Athletic Bilbao Ngày 30 tháng 1 năm 2018, Martínez đến Athletic Bilbao với bản hợp đồng có trị giá 32 triệu euro, có thời hạn đến năm 2023. Anh ra mắt đội vào ngày 4 tháng 2, trong thất bại 2–0 trước Girona tại La Liga 2017–18. Martínez ghi bàn thắng đầu tiên cho Bilbao trong trận đấu trên sân nhà trước Real Betis vào ngày 20 tháng 6 năm 2020. Ngày 6 tháng 6 năm 2023, Martínez tuyên bố rời đội bóng vào cuối mùa giải 2022–23. Trong suốt thời gian tại câu lạc bộ, anh ra sân tổng cộng 177 lần và ghi được 8 bàn thắng. Sự nghiệp quốc tế Iñigo Martínez ra mắt đội tuyển U-21 Tây Ban Nha vào năm 2011. Ngay năm sau đó, anh được huấn luyện viên Luis Milla điền tên vào đội tuyển U-23 tham dự Thế vận hội Mùa hè 2012. Trong trận đấu gặp Nhật Bản, anh bị thẻ đỏ vào cuối hiệp 1, chung cuộc, Tây Ban Nha thất bại 1–0. Ngày 14 tháng 8 năm 2013, Martínez có trận ra mắt đội tuyển quốc gia khi vào sân thế chỗ Sergio Ramos trong trận đấu giao hữu giành chiến thắng 2–0 trước Ecuador. Ngày 5 tháng 6 năm 2022, Martínez ghi bàn thắng đầu tiên vào phút cuối tại trên sân khách trước Cộng hòa Séc tại UEFA Nations League 2022–23. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Quốc tế Danh hiệu Athletic Bilbao Siêu cúp Tây Ban Nha: Vô địch: 2020–21 Cúp Nhà vua Tây Ban Nha: Á quân: 2019–20, 2020–21 U-21 Tây Ban Nha Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu: Vô địch: 2013 Tây Ban Nha UEFA Nations League: Á quân: 2020–21 Cá nhân Đội hình tiêu biểu Giải vô địch bóng đá U-21 châu Âu: 2013 Tham khảo Liên kết ngoài Người Ondarroa Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ bóng đá Thế vận hội của Tây Ban Nha Trung vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ bóng đá Tercera División Cầu thủ bóng đá Real Sociedad Cầu thủ bóng đá Athletic Bilbao Cầu thủ bóng đá Barcelona Cầu thủ bóng đá Thế vận hội Mùa hè 2012 Cầu thủ bóng đá Real Sociedad B
19813896
https://vi.wikipedia.org/wiki/Francesco%20I%20c%E1%BB%A7a%20Hai%20Sicilie
Francesco I của Hai Sicilie
Francesco I của Hai Sicilia (tiếng Ý: Francesco Gennaro Giuseppe Saverio Giovanni Battista; 19 tháng 8 năm 1777 – 8 tháng 11 năm 1830) là Vua của Vương quốc Hai Sicilia từ 1825 đến 1830 và nhiếp chính của Vương quốc Sicilia từ 1806 đến 1814. Ông trưởng thành trong giai đoạn mà châu Âu trải qua những cuộc cách mạng, thay triều đổi vị, trong đó quan trọng nhất là Cách mạng Pháp và sự trỗi dậy của Napoleon Bonaparte càn quét khắp châu Âu, trong đó vương quốc và gia tộc của ông cũng không thể nằm ngoài cuộc chiến này. Triều đình của cha ông đã phải chạy khỏi kinh đô Napoli để lưu vong khi quân đội Pháp tràn vào miền Trung Bán đảo Ý, Vương quốc Napoli trên lục địa đã bị chiếm đóng và Hoàng đế Napoleon đã đưa anh trai của mình là Joseph Bonaparte lên ngai vàng của vương quốc này. Sau khi Đệ Nhất Đế chế Pháp của Napoleon xụp đổ, vương triều của cha ông được phục hồi và tiếp tục trải qua các cuộc cách mạng trong nước. Bản thân ông khi đang còn giữ vị trí Thái tử của vương quốc, đã thể hiện một tinh thần tự do mạnh mẽ, tuy nhiên, khi tiếp nhận ngai vàng, ông cũng là một vị vua cai trị bảo thủ như cha mình. Francesco có 2 đời vợ, người vợ đầu tiên là Nữ đại công tước Maria Clementina của Áo, con gái của Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La Mã thuộc Hoàng tộc Habsburg-Lorraine, người vợ thứ hai là Công chúa María Isabella, con gái của vua Carlos IV của Tây Ban Nha. Ông với người vợ đầu chỉ có một cô con gái, đó là Vương nữ Marie-Caroline. Nhưng ông có tận 12 người con với người vợ thứ 2. Con trưởng của Francesco với người vợ thứ 2 là Vương tử Ferdinando Carlo đã kế vị ngai vàng vào năm 1830. Người con được yêu quý nhất của ông là Vương tử Carlo Ferdinando đã 2 lần được đề cử lên ngai vàng của Hy Lạp và Bỉ, nhưng đều thất bại, cuối cùng bị vua anh Ferdinando II của Hai Sicilie từ mặt vì đã quy phạm quý tiện kết hôn với một thường dân người Anh-Ireland. Tham khảo Sinh năm 1777 Mất năm 1830 Quân chủ Hai Sicilie Vương tử của Bourbon-Hai Sicilie Người được nhận Huân chương lông cừu vàng Tây Ban Nha
19813906
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u%20Nam%20C%E1%BB%B1c%20thu%E1%BB%99c%20Brasil
Châu Nam Cực thuộc Brasil
Châu Nam Cực thuộc Brasil ( hay Antártica Brasileira) là một lãnh thổ của châu Nam Cực ở phía nam vĩ tuyến 60° Nam và từ 28°T đến 53°T , được học giả địa chính trị Therezinha de Castro đề xuất là "Vùng quan tâm". Mặc dù nội dung chỉ định chưa bao giờ được xác định chính xác, nhưng nó không chồng lấn về mặt địa lý với các lãnh thổ của Argentina và Anh (khu vực này có chung đường biên giới nhưng không chồng lấn với Lãnh thổ châu Nam Cực thuộc Chile về phía tây). Brasil chính thức tiến hành bảo lưu các quyền lãnh thổ của mình ở Nam Cực khi tham gia Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực vào ngày 16 tháng 5 năm 1975. The Frontage Theory (Teoria da Defrontação) was proposed by Brazilian geopolitical scholar Therezinha de Castro and published in her book Antártica: Teoria da Defrontação. Bên ngoài vùng quan tâm, Brasil duy trì một cơ sở nghiên cứu có nhân viên thường trực, Trạm Nam Cực Comandante Ferraz (UN/LOCODE: AQ-CFZ), nằm ở Vịnh Admiralty, Đảo King George, gần mũi Bán đảo Nam Cực, có tọa độ . Bán đảo này là phần cực bắc của lục địa Nam Cực, dễ tiếp cận nhất và ấm nhất của lục địa và do đó, một số quốc gia cũng có cơ sở nghiên cứu nằm trên đó. Tham khảo Chú thích Tài liệu Castro, Therezinha. "Antárctica: Assunto do Momento". Revista de Clube Militar (Brazil), 1958. Castro, Therezinha. Atlas-Texto de Geopolítica do Brasil. Rio de Janeiro: Capemi Editora, 1982. Child, Jack. Antarctica and South American Geopolitics: Frozen Lebensraum. New York: Praeger, 1988, Chapter 6. Coelho, Aristides Pinto. "Novas tendências". Boletim Antártico, no. 4, Jan 1985. Dodds, Klaus. Geopolitics in Antarctica : views from the Southern Oceanic Rim. Chichester ; New York : Published in association with Scott Polar Research Institute, University of Cambridge by J. Wiley, 1997. Moneta, Carlos J., ed. La Antártida en el Sistema Internacional del Futuro. Buenos Aires: Grupo Editor Lationoamericano, 1988. Schmied, Julie. La Política Antárctica de los Países Latinoamericanos. Madrid: Instituto de Cuestiones Internacionales, 1988. WorldStatesmen - Antarctica Flags of the World - Antarctica Map showing Brazilian Antarctica Antarctica, But Sliced Differently W.L. de Freitas, A Antártica no contexto do Sistema Interamericano e a paz nas Américas, Colégio Interamericano de Defesa, Washington, D.C. Liên kết ngoài Brazilian Antarctica Parliamentary Committee Official website Official website of the Brazilian Antarctic Programme Brazilian Navy's Antarctic Programme website National Meteorology Center at the Com. Ferraz Antarctic Station - Live webcams and weather data from the Brazilian Antarctic Base. Website of the Brazilian Ministry of Environment's Antarctic Project Teoria de Defrontação Khẳng định chủ quyền ở châu Nam Cực Vùng của châu Nam Cực Khoa học và công nghệ Brasil
19813910
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o%20t%C3%A0ng%20T%E1%BB%89nh%20d%C3%B2ng%20Anh%20Em%20H%C3%A8n%20M%E1%BB%8Dn%20L%C3%BAp%20D%C3%A0i%20Warszawa%2C%20Zakroczym
Bảo tàng Tỉnh dòng Anh Em Hèn Mọn Lúp Dài Warszawa, Zakroczym
Bảo tàng Capuchin tỉnh Warsaw ở Zakroczym (tiếng Ba Lan: Muzeum Warszawskiej Prowincji Kapucynów w Zakroczymiu) là một bảo tàng tọa lạc tại số 36 phố Cha Honorat Koźmiński, Zakroczym, Ba Lan. Bảo tàng do Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin điều hành, nằm trong các cơ sở của Trung tâm Tâm linh "Honoratianum". Lịch sử Bảo tàng được xây dựng vào năm 1993. Một năm sau, bảo tàng chính thức mở cửa cho công chúng. Triển lãm Bảo tàng bố trí triển lãm bên trong hai căn phòng. Bộ sưu tập của bảo tàng bao gồm các kỷ vật liên quan đến lịch sử của Dòng ở Ba Lan và các di tích nghệ thuật. Các hiện vật tiêu biểu được trưng bày trong bảo tàng là kỷ vật của các thành viên của Dòng, bao gồm Chân phước Honorat Koźmiński, Cha Ryszard Grabski, Cha Benignus Sosnowski, Cha Michał Skorupiński, và một số người khác. Ngoài ra, bảo tàng còn tổ chức một cuộc triển lãm dân tộc học và truyền giáo, bao gồm các hiện vật có nguồn gốc từ châu Mỹ Latinh, châu Phi, Israel, và một số nơi khác. Giờ mở cửa Du khách có thể đến tham quan bảo tàng khi có sự sắp xếp trước với những người chăm sóc các bộ sưu tập. Tham khảo Bảo tàng Ba Lan
19813916
https://vi.wikipedia.org/wiki/Francesco%20II%20c%E1%BB%A7a%20Hai%20Sicilie
Francesco II của Hai Sicilie
Francis II (tiếng Napoli và tiếng Ý: Francesco II, đặt tên thánh là Francesco d'Assisi Maria Leopoldo; tiếng Sicilia: Francischieddu; 16 tháng 1 năm 1836 – 27 tháng 12 năm 1894) là vị vua cuối cùng của Vương quốc Hai Sicilia và tại vị từ năm 1859 đến 1861. Ông đánh mất lãnh thổ của mình khi các cuộc xâm lược liên tiếp của Giuseppe Garibaldi và Victor Emmanuel II của Sardinia nhầm mục đích thống nhất Bán đảo Ý. Sau khi ông bị phế truất, Vương quốc Hai Sicilia và Vương quốc Sardinia được sáp nhập vào Vương quốc Ý mới thành lập dưới quyền trị vì của Vương tộc Savoia. Cuộc sống đầu đời Là con trai duy nhất và là người thừa kế của Vua Ferdinando II của Hai Sicilie với người vợ đầu tiên của ông, Maria Cristina xứ Savoy, Francis II là vị vua cuối cùng của Vương tộc Bourbon-Hai Sicilia. Việc học hành của ông đã bị bỏ bê nhiều và ông tỏ ra là một người đàn ông có tính cách nhu nhược, chịu ảnh hưởng lớn từ người mẹ kế của mình, Nữ đại công tước Maria Theresia của Áo, người mà ông thấy rất sợ, cũng như bởi các linh mục và Camarilla, triều đình phản động. Vào ngày 3 tháng 2 năm 1859 tại Bari, Francis kết hôn với Nữ công tước Maria Sophie của Bayern, thuộc hoàng gia Bayern của Vương tộc Wittelsbach (em gái của Hoàng hậu Elisabeth "Sissi" của Áo). Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của họ không hạnh phúc. Con gái duy nhất của họ, Maria Cristina, được sinh ra 10 năm sau khi cha mẹ cô kết hôn và chỉ sống được ba tháng (24 tháng 12 năm 1869 - 28 tháng 3 năm 1870). Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1836 Mất năm 1894 Vương tử Bourbon-Hai Sicilia Quân chủ Hai Sicilia Chết vì bệnh tiểu đường Người được nhận Huân chương lông cừu vàng Tây Ban Nha
19813918
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20ma%20Ba%20Tu%E1%BA%A7n
Thiên ma Ba Tuần
Thiên ma Ba Tuần (tiếng Phạn: मार, Māra; tiếng Trung: 天魔; tiếng Nhật: マーラ; tiếng Miến Điện: မာရ်နတ်; tiếng Hàn: 마라 파피야스; tiếng Thái: มาร; tiếng Anh: Mara), trong Phật giáo, được gọi là Ma Vương, là vua của cõi trời Tha Hóa Tự Tại, là cõi trời cao nhất trong sáu cõi trời của Dục giới trong Tam giới, Ma Vương đã cố gắng ngăn cản Phật Thích Ca đạt được Giác ngộ bằng đội quân của mình và hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, quyến rũ, được cho là con gái của Ma Vương. Trong vũ trụ phật giáo, Thiên ma Ba Tuần được liên kết với cái chết, đầu thai và dục vọng. Nyanaponika Thera đã từng mô tả Ma Vương là “sự đối đầu với giác ngộ.” Bốn loại Ma Vương Kleśa-māra - Ma Vương biểu hiện của tất cả những phiền não, như (tham, sân, si). Mṛtyu-māra - Ma Vương biểu hiện của cái chết. Skandha-māra - Ma Vương được hiểu là một phép ẩn dụ cho toàn bộ sự tồn tại phụ thuộc. Devaputra-māra - Ma Vương, vị vua trời của Tha Hóa Tự Tại, người đã cố gắng ngăn cản Đức Phật đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi vào đêm Đức Phật giác ngộ. Con gái của Ma Vương Trong những câu chuyện về sự giác ngộ của Đức Phật có kể rằng người Ma Vương đã không cử ba cô con gái của mình đến cám dỗ mà thay vào đó, họ tự nguyện đến sau thất bại của Ma Vương trong nỗ lực loại bỏ sự tìm kiếm giác ngộ của Đức Phật. Ba cô con gái của Ma Vương được xác định là: Taṇhā (Khát Ái), Arati (Bất Lạc). Rāga (Tham Dục). Trong kinh Tương Ưng Bộ (Māra-saṃyutta), ba cô con gái của Ma vương đang thoát y trước mặt Đức Phật; nhưng không thuyết phục được Đức Phật: Trong áo xiêm lòe loẹt, Con gái ma, chúng đến – Khát Ái và Bất Lạc, Cùng với nàng Tham Dục – Bậc Đạo sư quét sạch, Ỳ Các con gái Ac ma Như thần gió quét sạch, Các cây lá rơi rụng Xem thêm Eros Thanatos Anubis Izanagi Hades Diêm vương Atula Ngọc Hoàng Thượng Đế Satan Nguồn Bodhi, Bhikkhu (trans.) (2000). The Connected Discourses of the Buddha: A Translation of the Samyutta Nikaya. Boston: Wisdom Pubs. . Saddhatissa, H. (translator) (1998). The Sutta-Nipāta. London: RoutledgeCurzon Press. . Đọc thêm Ling, Trevor O. (1962). Buddhism and the Mythology of Evil: A Study in Theravada Buddhism. London: Allen and Unwin Liên kết ngoài The Buddha's Encounters with Mara the Tempter: Their Representation in Literature and Art Taming the Mara Mara, the Evil One_99 Phật giáo Triết lý Phật giáo Vũ trụ học Phật giáo Ma Vương Truyền thuyết phật giáo
19813935
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20ngo%C3%A0i%20kh%C6%A1i%20B%C3%A1n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20Izu%201974
Động đất ngoài khơi Bán đảo Izu 1974
xảy ra vào lúc 8:33 (JST), ngày 9 tháng 5 năm 1974. Trận động đất có cường độ 6.9 richter. Tâm chấn độ sâu khoảng 9 km, nằm ngoài khơi bán đảo Izu. Trận động đất đã tạo một cơn sóng thần 12 cm tại Omaezaki, tỉnh Shizuoka. Hậu quả trận động đất làm 30 người chết, 102 người bị thương. Tham khảo
19813936
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt%20giao%20th%C3%B4ng%20J%C5%8Ds%C5%8D
Nút giao thông Jōsō
Nút giao thông Jōsō (Tiếng Nhật: インターチェンジ) còn được gọi là Jōsō IC (Tiếng Nhật: IC) là điểm giao cắt số 75 của , nối liền Jōsō, Ibaraki, Nhật Bản. Lịch sử : Đường cao tốc - khai trương. Xung quanh nút giao thông () TSUTAYA BOOKSTORE Tham khảo Liên kết ngoài Ảnh liên quan tới Nút giao thông Jōsō - Jōsō Jōsō
19813937
https://vi.wikipedia.org/wiki/Blooming%20onion
Blooming onion
Blooming onion, hay còn được gọi là onion bloom, onion blossom, onion flower, bloomin' onion, Australian onion hoặc onion mum, là một món ăn bao gồm một củ hành tây lớn, được cắt giống như một bông hoa (sau khi nó nở ra khi ngâm trong nước đá), tẩm bột, rồi chiên ngập dầu, và thường được ăn kèm với xốt chấm. Nó được phục vụ như một món khai vị tại một số nhà hàng. Lịch sử Các tài liệu tham khảo về món "onion mum" bao gồm một củ hành tây được cắt thành hình bông hoa đã có từ năm 1947, mặc dù món ăn này không được chiên hoặc nấu hành tây. Phiên bản chiên phổ biến hơn của món ăn có thể được phát minh vào năm 1985 tại nhà hàng ở New Orleans, Russell's Marina Grill, nơi người sáng lập Outback Steakhouse tương lai, Tim Gannon làm việc vào thời điểm đó. Món ăn đã rất phổ biến ở Hoa Kỳ khi nó xuất hiện với tên gọi "Bloomin' Onion", một đặc điểm đặc trưng của Outback Steakhouse khi chuỗi quốc gia đó mở cửa vào năm 1988. Nó thường được phục vụ với xốt chấm đặc trưng của nhà hàng. Từ ngày 21 tháng 6 năm 2016, Outback Steakhouse bắt đầu phục vụ một biến thể duy nhất trong thời gian giới hạn của Bloomin' Onion, Loaded Bloomin' Onion. Dinh dưỡng Quá trình chuẩn bị trứng và chiên ngập dầu của món ăn có nghĩa là nó chứa nhiều calo; một củ hành tây nở với nước xốt chứa khoảng 1.660 calo và 87g chất béo. Vào năm 2007, một nghiên cứu của Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Công cộng đã tìm thấy hàm lượng chất béo là 116g, bao gồm 44g chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa kết hợp. Khi nó tồn tại, Awesome Blossom có ​​phong cách tương tự tại Chili's đã được tạp chí Men's Health liệt kê trong bảng xếp hạng "20 món khai vị tệ nhất ở Mỹ" vào năm 2008 vì lượng calo và chất béo cao, với 2.710 calo, 203g (1.827 calo) chất béo, 194g carbohydrate và 6.360 miligam natri, với lượng chất béo tương đương với 67 lát thịt lợn muối xông khói. Để tham khảo, Lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo của Hoa Kỳ đối với chất béo là 65g và đối với natri là 2.300 mg, giả sử chế độ ăn tối đa là 2.000 calo, trong khi khuyến nghị về năng lượng thực phẩm hàng ngày điển hình nằm trong khoảng từ 1.600 đến 3.000 calo. Xem thêm Hành tây chiên giòn Khoai tây chiên Món khai vị Hành tây Tham khảo Liên kết ngoài Thức ăn nhanh Thức ăn nhẹ Món chiên ngập dầu Món chiên Món khai vị Ẩm thực Hoa Kỳ Món ăn quốc gia Loại thực phẩm Phát minh của Hoa Kỳ
19813938
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o%20S%C6%A1n%20Hu%E1%BB%87%20H%C3%A0
Tào Sơn Huệ Hà
Tào Sơn Huệ Hà (zh. 曹山慧霞, ja. Sōzan Eka, ?-?) là vị Thiền sư Trung Quốc dưới thời Ngũ đại Thập quốc, đời thứ 3 Tào Động tông. Sư là đệ tử nối pháp của Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch. Sư có công lớn trong việc biên tập và truyền bá tư tưởng Ngũ vị của Động Sơn và Tào Sơn lan rộng trong giới Thiền học Trung Quốc lúc bấy giờ. Cơ duyên và hành trạng Sư họ Hoàng, quê ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi xuất gia, sư đến tham học với thiền sư Tào Sơn Bản Tịch rồi ngộ đạo và được vị này ấn khả. Ban sơ, sư trụ tại núi Hà Ngọc. Sau sư kế thừa Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch trụ trì tại thiền viện ở Tào Sơn nên còn được gọi là "Trung Tào Sơn" (中曹山, đời thứ hai ở Tào Sơn). Công lao lớn nhất của sư có thể kể đến việc biên tập cuốn Ngũ Vị Hiển Quyết trên cơ sở tư tưởng Ngũ vị của hai vị tổ khai sáng Tông Tào Động. Nhờ vậy mà người đời sau có cơ hội được tìm hiểu và nghiên cứu về tư tưởng này. Sau sư thị tịch, vua ban hiệu là Liễu Ngộ đại sư. Pháp ngữ Lời dạy của sư được lưu truyền lại khá ít ỏi, chủ yếu là một số lời vấn đáp giữa sư và đệ tử ghi trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục:Tăng hỏi: "Phật chưa xuất thế thì thế nào?" Sư nói: "Tào Sơn không như." Tăng lại hỏi: "Sau khi xuất thế thì thế nào?" Sư nói: "Không như Tào Sơn" Tăng hỏi: "Bốn núi (tứ đại) bức ngặt thì thế nào?" Sư nói: "Tào Sơn trụ được trong đó." Hỏi: "Có còn cầu ra khỏi không?" Sư nói: "Nếu ở trong đó thì cầu ra khỏi." Một vị tăng đứng hầu, sư bảo: "Đạo giả nóng quá đây!" Tăng đáp: "Vâng ạ." Sư hỏi: "Như nóng bức đó thì tránh né nơi nào được?" Tăng nói: "Hướng về chảo nước sôi và trong lò than mà tránh né." Sư nói: "Như chảo nước sôi và lò than kia thì tránh né thế nào được?" Tăng nói: "Vì nơi đó các thứ khổ không thể đến." Sư im lặng ấn khả. Tham khảo Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986. Dumoulin, Heinrich: Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985. Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986. Đạo Nguyên, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Lý Việt Dũng Việt dịch 2004, Nxb Hồng Đức. Đại sư Phật giáo Thiền sư Trung Quốc Tào Động tông Người Phúc Kiến
19813947
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pol%20Moya
Pol Moya
Pol Moya Betriu (sinh ngày 9 tháng 12 năm 1996) là một nam vận động viên chạy cự ly trung bình người Andorra. Anh đã đại diện cho quốc gia của mình tại Giải vô địch trong nhà thế giới 2016, nhưng không đủ điều kiện tham dự trận chung kết. Anh là người giữ kỷ lục quốc gia ở một số cự ly. Moya đại diện cho Andorra tại Thế vận hội Mùa hè 2016, nhưng không lọt vào trận chung kết. Anh là người cầm cờ cho đoàn thể thao Andorra ở lễ bế mạc. Moya được sinh ra tại Tây Ban Nha với cha mẹ cũng là người Tây Ban Nha. Anh hiện tại học tại trường Đại học Bách khoa Catalunya. Thành tích tại các giải đấu Thành tích cá nhân tốt nhất Ngoài trời 800 mét – 1:48.75 (Barcelona 2016) 1000 mét – 2:27.20 (Barcelona 2015) Trong nhà 800 mét – 1:49.84 (Madrid 2016) NR 1500 mét – 3:42.23 (Istanbul 2023) NR Tham khảo Sinh năm 1996 Nhân vật còn sống Vận động viên điền kinh Vận động viên điền kinh châu Âu Vận động viên Andorra Vận động viên châu Âu Vận động viên điền kinh Thế vận hội Vận động viên điền kinh Thế vận hội Mùa hè 2016 Vận động viên điền kinh Thế vận hội Mùa hè 2020 Vận động viên điền kinh Đại hội Thể thao Địa Trung Hải 2018 Vận động viên điền kinh Đại hội Thể thao Địa Trung Hải 2022 Nam giới Andorra
19813950
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AB%20g%C3%B3c%20c%C3%B4ng%20vi%C3%AAn
Chuyện từ góc công viên
Chuyện từ góc công viên (tiếng Anh: Story from the Corner of a Park) là một bộ phim tài liệu Việt Nam sản xuất bởi Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, do Trần Văn Thủy và Hồ Trí Phổ đồng biên kịch kiêm đạo diễn. Phim sản xuất, công chiếu lần đầu vào năm 1996 và từng xuất hiện tại nhiều hội thảo quốc tế về chất độc da cam. Nội dung Phim mô tả lại câu chuyện đời thường của một gia đình là nạn nhân của chất độc màu da cam. Nguyễn Thanh Sơn là một cựu quân nhân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi xuất ngũ đã trở thành một thợ ảnh, thường chụp ảnh cho các gia đình tại công viên Lê-nin. Do trong một lần làm nhiệm vụ ông Sơn đã bị nhiễm chất độc nên sau khi kết hôn với vợ là Phạm Thị Đức Hòa, những đứa con của ông không may đã phải chịu những di chứng từ chất độc da cam: đứa con gái đầu Nguyễn Thị Phương Thúy đã bị bại liệt, mắc bệnh động kinh và bị mù, câm, điếc. Đứa con trai thứ hai Nguyễn Thanh Tùng tuy lớn lên khỏe mạnh nhưng bị mù cả đôi mắt. Dù phải chịu hoàn cảnh éo le nhưng những thành viên trong gia đình vẫn nỗ lực vươn lên số phận và có niềm tin vào cuộc sống. Sản xuất Đạo diễn của bộ phim là Trần Văn Thủy và Hồ Trí Phổ; Trần Văn Thủy cũng là biên kịch của bộ phim. Thời điểm tác phẩm sản xuất và ra mắt năm 1996, bộ phim đã đóng vai trò tiên phong trong việc làm phim gần như không dùng lời bình, không âm nhạc – là phong cách phim tài liệu hiện đại vốn còn rất sơ khai tại Việt Nam khi ấy. Tiếp nhận Trong bối cảnh Vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam, bộ phim đã có mặt tại vô số hội thảo về chất độc da cam tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, đặc biệt là Mỹ, và trước đó cũng từng tham dự các liên hoan phim, buổi chiếu phim quốc tế. Người dịch phim ra phụ đề tiếng Anh là một học giả người Mỹ tên Diana Fox. Chỉ riêng tại buổi chiếu ở Thành phố New York năm 2004, phim đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả và một tràng pháo tay dài sau khi kết thúc. Các buổi chiếu tại Hà Nội cũng ở trong tình trạng kín chỗ, với đa số khán giả là người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Viết trong cuốn Four Decades On, bộ đôi tác giả Laderman và Martini đã dành lời khen ngợi cho Chuyện từ góc công viên khi không chủ ý được làm ra để gây sốc cho người xem nhưng đã có "tác động khích lệ tới phản ứng nhân đạo". Vào năm 2009, phim đã được phát sóng trên kênh VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam trong loạt chương trình 24 giờ nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Bộ phim cũng từng được đưa vào hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật ở lĩnh vực điện ảnh cho đạo diễn Trần Văn Thủy nhưng đã không được chấp thuận bởi hội đồng xét duyệt. Giải thưởng Tham khảo Nguồn Liên kết ngoài Chuyện từ góc công viên trên YouTube Phim do Trần Văn Thủy đạo diễn Phim tài liệu Việt Nam Phim tài liệu Phim năm 1996 Phim về chiến tranh Việt Nam Chất độc da cam
19813958
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng%20Ph%C3%BAc%20Ph%E1%BA%A5n
Trương Phúc Phấn
Trương Phúc Phấn (?–?) là một danh tướng trong giai đoạn Trịnh–Nguyễn phân tranh. Là trấn thủ đầu tiên của dinh Bố Chính (dinh Ngói), với những chiến công giữ vững lũy Trường Dục và đánh thắng các cuộc tấn công quy mô lớn của quân Trịnh những năm 1640, 1648; ông được xếp vào hàng thứ hai của bậc Khai quốc công thần nhà Nguyễn. Thân thế Trương Phúc Phấn vốn gốc người Quý Sơn, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cha của Trương Phúc Phấn là Trương Gia Sơn, một vị tướng tài giỏi, từng giữ chức Điện Tiền Đô Chỉ Huy cho nhà Lê và được phong là Lương Quận Công. Sau thấy họ Trịnh chuyên quyền, làm việc bất đạo, Trương Gia Sơn mới bỏ chúa Trịnh đi vào Nam, ngụ tại làng Phong Lộc (Quảng Bình), sau dời vào Thừa Thiên. Trương Phúc Phấn vốn tên Trương Công Phấn, nhờ lập được chiến công, được chúa Nguyễn đổi chữ “Công” thành chữ “Phúc”, cho mang đệm của Chúa. Vốn con nhà tướng, Trương Phúc Phấn theo tập võ nghệ từ nhỏ, học binh thư đồ trận và sớm trở thành một tay võ nghệ, có tài mưu lược hơn người. Ông gia nhập vào quân đội của chúa Nguyễn ở miền Nam, vào đời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sự nghiệp Nhờ tài năng, ông được bổ nhiệm làm chức Cai Cơ. Ông trị quân nghiêm minh, đồng cam cộng khổ với quân lính và luôn răn dè binh sĩ dưới tay không được quấy phá, nhũng nhiễu dân chúng. Bởi vậy, ông nhận được sự nể phục và yên mến của nhân dân, binh lính ở các vùng đóng quân. Khi Nguyễn Phúc Nguyên muốn tranh hùng cùng chúa Trịnh ở phương Bắc, muốn tìm một tướng lĩnh tài ba, đức độ để giữ ải địa đầu. Các tướng lĩnh đều tiến cử Trương Phúc Phấn. Năm 1630, Trương Phúc Phấn giữ chức Trấn thủ dinh Bố Chính (dinh Ngói).“Tháng 6-1630, chúa lập dinh Bố Chính, lập sổ dân đinh, đặt 24 đội thuyền. Trương Phúc Phấn làm Trấn thủ dinh Bố Chính, tước hiệu là Phấn quận công”Tháng 8 năm Canh Thìn (1640), tướng làm phản là Nguyễn Khắc Loát quấy rối Nam Bố Chính. Chúa cùng Nguyễn Hữu Dật bàn kế trừ đi. Trước hết là tung phản gián vào đất chúa Trịnh, rồi sai Phấn cùng Nguyễn Cửu Kiều ngầm đem quân sang sông Gianh giả cách mời Khắc Loát đến hội. Khắc Loát tin lời, không phòng bị. Quân của Phấn thình lình ập đến đánh úp. Khắc Loát bối rối chạy về, bị chúa Trịnh sai giết đi. Phấn thừa thắng lấy hết cả đất châu Bắc Bố Chính. Tin thắng trận ấy đến nơi, chúa ban thưởng rất hậu. Năm 1647, ở Bắc Hà, chúa Trịnh Tráng sai Đại Đô Đốc là Tiến Quận Công Lê Văn Hiểu, đem đại quân thủy bộ vào tấn công Nam Hà. Bộ binh tấn công vào nam Bố Chính, thủy quân đánh vào cửa Nhật Lệ. Trương Phúc Phấn cùng với con là Trương Phúc Hùng chia quân ra, giữ đồn Trường Dục và Lũy Thầy. Quân Trịnh khí thế hùng hậu ban đầu đã tấn công vào đại đồn Trường Dục và Lũy Thầy rất mãnh liệt, nhưng suốt mấy lần xung kích đều gặp thất bại. Dưới quyền điều động của Trương Phúc Phấn và Trương Phúc Hùng, binh sĩ Nam Hà đã chống trả, bảo vệ thành lũy rất hữu hiệu. Quân Trịnh đánh mãi không được gọi Trương Phúc Phấn là Phấn cố trì (Phấn giữ thành). Trương Phúc Hùng cũng là một vị tướng tài, võ nghệ, mưu trí và sự can đảm không thua gì cha. Binh sĩ coi ông như là một bức tường thành bằng sắt, bảo vệ Nam Hà, nên gọi ông là Hùng Thiết Lũy. Mặc dầu thất bại nhiều lần, nhưng Lê Văn Hiểu vẫn tiếp tục xua quân đánh vào Trường Dục và Lũy Thầy. Quân Trịnh quá đông, trong khi quân Nguyễn giữ thành lại ít ỏi. Trương Phúc Phấn gửi thư về phủ chúa Nguyễn xin cứu viện. Lúc bấy giờ, Nguyễn Phúc Nguyên đã mất, Nguyễn Phúc Lan kế vị. Nhận được thư báo, chúa Thượng sai con trai là Nguyễn Phúc Tần và tướng Nguyễn Hữu Tiến đem quân ra Quảng Bình tiếp viện. Chúa Nguyễn Phúc Tần chia thủy quân phục ở sông Cẩm La, chặn đường rút lui của quân Trịnh và sai Nguyễn Hữu Tiến đem một trăm con voi, vừa tờ mờ sáng, tấn công vào đại bản doanh của quân Trịnh. Hai cha con Trương Phúc Phấn và Trương Phúc Hùng cùng mở cửa thành tấn công vào quân Trịnh. Trận này quân chúa Nguyễn thắng lớn, bắt được nhiều tướng Trịnh và hơn ba ngàn quân Trịnh. Cha con Trương Phúc Phấn đều được phong Hầu, nâng hàng vương tôn. Sau đó, Trương Phúc Phấn bị ốm rồi mất. Gia đình Con của Trương Phúc Phấn là Trương Phúc Hùng, Trương Phúc Cương từng là những tướng lĩnh tài ba của các chúa Nguyễn. Cháu của Trương Phúc Phấn (con của Trương Phúc Cương) là danh tướng Trương Phúc Phan. Tưởng niệm Gia Long năm thứ 4 (1805), vua bàn định đẳng cấp các vị Khai quốc Công thần, Trương Phúc Phấn được suy tôn lập công thần hạng hai, được cấp 6 mẫu tự điền, 3 người chăm sóc lăng mộ. Tên của ông được đặt cho một con đường đường ở Lộc Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, Việt Nam. Tham khảo Người tham gia chiến dịch quân sự trong thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh Mất thế kỷ 17
19813959
https://vi.wikipedia.org/wiki/NRK
NRK
NRK (tiếng Na Uy: Norsk rikskringkasting AS) là tổ chức phát sóng công cộng thuộc sở hữu của chính phủ Na Uy, đồng thời là công ty truyền thông lớn nhất ở Na Uy. NRK phát sóng 3 kênh truyền hình và 13 kênh phát thanh quốc gia trên truyền hình kỹ thuật số vệ tinh. NRK là thành viên đồng sáng lập của Liên hiệp Phát sóng châu Âu. Lịch sử Nguồn kinh phí Năm 2020, khoảng 94% doanh thu của NRK đến từ trả phí truyền hình. Theo đó, đối với bất kỳ ai sở hữu TV hoặc thiết bị có khả năng xem truyền hình đều phải trả phí cho NRK. Mô hình thu phí người xem của NRK rất giống với đài truyền hình công cộng Nhật Bản NHK. Trước đó năm 2015, chính phủ thông báo rằng họ có kế hoạch thay đổi cách tài trợ cho NRK. Đây là một phần phản ứng đối với sự suy giảm quyền sở hữu TV ở Na Uy. Từ đầu năm 2020, nguồn kinh phí của NRK là một trong những ngân sách quốc gia và các chi phí này được chi trả thông qua thuế đối với mỗi cá nhân chịu thuế thu nhập ở Na Uy. Tham khảo Đài phát sóng công cộng
19813963
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kuzu%20no%20Honkai
Kuzu no Honkai
là một bộ manga Nhật Bản được thực hiện bởi Yokoyari Mengo. Bộ truyện được đăng dài kì trên tạp chí seinen manga Big Gangan của Square Enix từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2017 và được gom lại thành 8 tập tankōbon. Một bộ anime truyền hình dài tập chuyển thể được Lerche sản xuất lên sóng từ giữa tháng 1 đến tháng 3 năm 2017 trên Fuji TV. Một bộ phim người đóng cũng được lên sóng từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2017. Cốt truyện Yasuraoka Hanabi là một học sinh cao trung, cô đã phải lòng Kanai Narumi, người bạn thuở nhỏ mà cô luôn coi như một người anh trai và hiện giờ là giáo viên chủ nhiệm của cô. Nhưng Narumi đã phải lòng người khác, Minagawa Akane, một giáo viên âm nhạc mới, chứ không phải cô. Hanabi gặp được Awaya Mugi, một học sinh khác và cậu cũng phải lòng cô giáo Akane, người từng là gia sư của cậu khi còn học trung học. Hanabi và Mugi lập giao ước với nhau và bắt đầu mối quan hệ giả tạo để thỏa mãn sự cô đơn trước những mối tình đơn phương của mỗi người, về mặt thể xác lẫn tinh thần. Họ đồng ý không yêu nhau và mối quan hệ sẽ kết thúc nếu họ được đáp lại từ những người họ yêu. Nhân vật Nhân vật chính Đóng bởi: Yoshimoto Miyu Một học sinh cao trung đã phải lòng Narumi. Sau khi phát hiện ra Narumi có tình cảm với Akane, Hanabi bắt đầu mối quan hệ giả tạo với Mugi để thỏa mãn sự cô đơn của nhau. Cô sau đó cũng có quan hệ thể xác với người bạn thân nhất của mình là Sanae, nhưng mối quan hệ này đã kết thúc Sanae quyết định từ bỏ Hanabi. Sau đó Hanabi quyết định sẽ thoát khỏi mối quan hệ giả tạo với Mugi và đi con đường riêng để tìm tình yêu đích thực của mình. Trong Decor, Hanabi không hề thay đổi tình cảm với Mugi - mặc dù cô đã gặp rất nhiều người sau thời gian xa nhau - cô vẫn yêu Mugi. Trong khi đang làm nhân viên cho một buổi hòa nhạc, cô nhìn thấy Mugi lần nữa, cả hai chấp nhận tình cảm của nhau và nắm tay nhau, có thể cả hai sẽ bắt đầu một mối quan hệ mà hai người hằng mong đợi. Đóng bởi: Sakurada Dori Một học sinh cao trung đã phải lòng Akane. Cậu và Hanabi bắt đầu một mối quan hệ để thỏa mãn sự cô đơn của nhau. Khi còn học trung học, Mugi đã có một mối quan hệ bí mật với đàn chị khóa trên, Hayakawa Mei, người đã lấy đi lần đầu của cậu vì cậu không thể thổ lộ tình cảm của mình với Akane. Mugi biết Akane là người như thế nào nhưng cậu vẫn yêu cô. Sau đó, Mugi thổ lộ với Akane và họ bắt đầu hẹn hò. Tuy nhiên, sau buổi hẹn hò, Mugi nhận ra rằng cậu không thể giữ hình ảnh một Akane lý tưởng trong đầu cậu, cậu chia tay Akane và hy vọng rằng mình có thể trưởng thành hơn từ cô. Cậu đưa đến quyết định mình sẽ chấm dứt mọi thứ với Hanabi để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn và tình yêu đích thực. Trong Decor, Mugi vẫn chưa thể nào quên được Hanabi mặc dù cậu đã có những mối quan hệ với nhiều người phụ nữ khác nhau trong suốt thời gian họ xa nhau. Trong một lần, khi đang mơ mộng về Hanabi, Mugi đã từ chối lời mời quan hệ tình dục từ một phụ nữ tiếp cận cậu tại nơi anh làm việc, cậu đưa ra quyết định rằng Hanabi là người con gái duy nhất mà cậu muốn. Mugi cuối cùng gặp lại được Mugi trong một buổi hòa nhạc, cậu cầu nguyện rằng mối quan hệ của hai người có thể kéo dài, họ nắm tay nhau, có thể cả hai sẽ bắt đầu một mối quan hệ mà hai người hằng mong đợi. Đóng bởi: Mizuta Kouki Bạn thuở nhỏ của Hanabi và là hàng xóm lớn tuổi hơn, người mà sau này trở thành giáo viên chủ nhiệm của cô tại trường cao trung. Mẹ của Narumi đã qua đời khi anh còn nhỏ nên anh hay đến nhà Hanabi để ăn cơm cùng nhau. Anh bị thu hút bởi những người phụ nữ có mái tóc dài vì họ khiến anh nhớ đến người mẹ của mình. Kể cả khi biết con người thật của Akaane, Narumi tỏ ra không quan tâm mà còn ngỏ ý muốn cưới cô làm vợ, và cô đã đồng ý. Đóng bởi: Aizawa Rina Một giáo viên âm nhạc mới chuyển tới ngôi trường mà Hanabi đang học năm nhất. Bề ngoài, cô là một người tốt bụng, hiền lành và được nhiều học sinh yêu mến, nhưng trong thâm tâm cô thích việc mình chiếm được trái tim của đàn ông và làm tổn thương trực tiếp đến những người đang yêu họ. Akane có thể được coi là người cô đơn và cuồng dâm. She cố gắng quyến rũ Narumi giống như cách cô làm với những mối quan hệ trước, nhưng cô nhận rằng Narumi không đối xử với cô như những người đàn ông trong quá khứ, cô cũng biết được rằng anh thật sự yêu cô. Khi Narumi cầu hôn cô mặc dù biết được con người thật của cô, Akane bắt đầu quan tâm anh hơn. Đóng bởi: Ikegami Sarii Bạn cùng lớp của Hanabi. Sanae đã phải lòng Hanabi khi cô cứu Sanae khỏi một tên quấy rối tình dục trên tàu. Khi Sanae ngủ tại nhà Hanabi, cô đã mạnh dạn hôn Hanabi và thổ lộ tình cảm của mình. Cả hai sau đó bắt đầu một mối quan hệ thể xác. Atsuya sau đó hỏi Sanae liệu cô có thật sự yêu Hanabi hay chỉ bị cô ấy hấp dẫn tình dục. Sau khi cân nhắc, Sanae quyết định từ bỏ Hanabi và cố gắng chấm dứt tình bạn giữa hai người, mặc dù Hanabi không muốn điều này xảy ra và nói rằng cô muốn tiếp tục tình bạn này và sẽ cho dành cho Sanae thời gian và sự riêng tư cho đến khi cô ấy sẵn sàng làm bạn trở lại. Sanae sau đó nói với Atsuya rằng mặc dù cô yêu Hanabi, nhưng cô sẽ từ bỏ và sẽ tin tưởng cậu hơn. Sau đó, Hanabi và Sanae đoàn tụ và cả hai tiếp tục làm bạn với nhau. Mặc dù kết thúc của bộ truyện manga có đề cập đến việc một ngày nào đó cô sẽ đáp lại tình cảm của Atsuya, trong Decor cô đã hoàn toàn nhận ra sự đồng tính luyến ái của mình và bắt đầu mối quan hệ tình cảm với giáo viên đại học Yuka của cô. Đóng bởi: Shiho Bạn thời thơ ấu của Mugi, người đã phải lòng cậu khi ai đó nói với cô rằng cô và Mugi giống như là "công chúa" và "hoàng tử". Cô đã theo đuổi Mugi và có những hành động giống như công chúa từ những lời đó. Cô ghét tên của chính mình và muốn mọi người gọi mình là "Moka," viết tắt của từ "most kawaii" (đệ nhất dễ thương). Khi cô thổ lộ tình cảm của mình với Mugi, Mugi lợi dụng điều này để có một mối quan hệ thể xác mà không đáp lại tình cảm của cô. Tuy nhiên, Mugi sau đó nhận ra Moka là một người đặc biệt với cậu nên cậu không muốn hủy hoại cô vì ham muốn ích kỷ của bản thân, do đó mối quan hệ của họ kết thúc. Khác Đóng bởi: Negishi Takuya Em họ của Sanae, người có tình cảm với cô. Cậu hỏi Sanae về mối quan hệ giữa cô và Hanabi, rằng cô có thật sự yêu Hanabi hay chỉ bị cô ấy hấp dẫn tình dục. Sau khi Sanae từ bỏ quyết định theo đuổi Hanabi, cô nói với Atsuya cô sẽ tin tưởng cậu hơn. Trong Decor, cậu thổ lộ tình cảm của mình với Sanae một lần nữa sau khi tốt nghiệp và hứa sẽ làm chỗ dựa cho cô kể cả khi cô từ chối cậu, điều này khiến Sanae chán nản, mặc dù đánh giá cao việc cậu làm chỗ dựa cho cô nhưng cô không thể đáp lại vì xu hướng đồng tính luyến ái của mình. Đóng bởi: Yoshida Shiori Học sinh khóa trên của Mugi khi cậu học trung học. Mugi tìm đến cô khi không thể thổ lộ tình cảm của mình với Akane và họ đã quan hê tình dục. Sau đó, Mei xin lỗi Mugi vì đã ép cậu làm chuyện đó. Đóng bởi: Ino Hiroki Một trong những học sinh cũ của Akane và là bạn tình của cô ấy. Hanabi tiếp cận cậu vì muốn làm cho Akane ghen tị nhưng cô nhận ra mình không thể lặp lại hành động của Akane. Truyền thông Manga Kuzu no Honkai được viết và minh họa bởi Yokoyari Mengo và đăng trên tạp chí Big Gangan của Square Enix bắt đầu từ ngày 25 tháng 9, 2012 và kết thúc vào ngày 25 tháng 3, 2017. Cùng ngày đó Square Enix cũng đã phát hành cuốn tankōbon thứ 8 (bao gồm bản thường và bản giới hạn) và là cuốn cuối cùng. Bộ truyện được xuất bản kĩ thuật số bằng tiếng Anh bởi Crunchyroll Manga và được in bởi Yen Press. Một bộ manga spin-off với tựa đề Kuzu no Honkai décor được phát hành trên Big Gangan từ ngày 25 tháng 11, 2017 đến ngày 25 tháng 5, 2018 và được gom lại thành 1 tập. Danh sách tập Tập 7.5, một cuốn fan book với tựa đề Ambivalent (Mâu thuẫn tư tưởng), bao gồm manga và anime, được phát hành bởi Square Enix vào ngày 24 tháng 12, 2016. Anime Một bộ anime truyền hình dài tập chuyển thể được công bố vào tháng 3 năm 2016 và sẽ được phát sóng trên kênh Noitamina của Fuji TV bắt đầu từ ngày 12 tháng 1 và kết thúc vào ngày 30 tháng 3, 2017. Bộ anime cũng sẽ được phát sóng trực tiếp độc quyền trên Amazon Prime Video tại Nhật Bản và toàn cầu. Bộ phim được đạo diễn bởi Masaomi Andō và làm hoạt hình tại studio Lerche với kịch bản của Makoto Uezu, thiết kế nhân vật bởi Kurosawa Keiko và âm nhạc bởi Yokoyama Masaru. Bộ phim kéo dài 12 tập và được phát hành trên 6 đĩa Blu-ray/DVD. Ca khúc mở đầu là và được thể hiện bởi 96neko (người mà sau này lồng tiếng cho Anne Faulkner trong Paradox Live). Ca khúc kết thúc là được thể hiện bởi Sayuri. Anime đã được cấp phép bởi Sentai Filmworks để phát hành đĩa kĩ thuật số và gia đình. Madman Entertainment đã phát hành anime trên video gia đình dành cho Úc và New Zealand. MVM Entertainment đã mua bản quyền anime dành cho video gia đình tại Anh Quốc và Ireland. Danh sách tập Phim người đóng Một bộ chuyển thể phim người đóng được thông báo vào tháng 12 năm 2016 và lên sóng 12 tập trên Fuji TV từ 18 tháng 1 đến 5 tháng 4, 2017. Đón nhận Bộ manga đã bán được hơn 1,9 triệu bản tính đến tháng 11 năm 2017. Bộ manga được xếp hạng thứ 11 tại Next Manga Award tổ chức lần đầu tiên tại hạng mục truyện tranh in. Tham khảo Liên kết ngoài Manga năm 2012 Manga năm 2017 Anime truyền hình dài tập năm 2017 Anime Strike Anime dài tập dựa trên manga Aniplex Anime và manga chính kịch Manga Gangan Comics Lerche (studio) NoitaminA Anime và manga tâm lý Anime và manga lãng mạn Seinen manga Sentai Filmworks Tác phẩm do Yen Press xuất bản LGBT trong anime và manga
19813977
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zirconi%28IV%29%20sulfide
Zirconi(IV) sulfide
Zirconi(IV) sulfide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học ZrS2. Nó là một chất rắn màu nâu tím có cấu trúc phân lớp tương tự như cadmi(II) iodide. Điều chế Giống như titani(IV) sulfide, ZrS2 được điều chế bằng cách nung nóng lưu huỳnh và kim loại zirconi. Nó có thể được tinh chế bằng phương pháp vận chuyển hơi sử dụng iot. Hợp chất khác Phức hợp ZrS2·NH3 được tạo thành khi cho ZrS2 tác dụng với NH3 ở thể khí hoặc lỏng. ZrS2 phản ứng với NH3 tạo thành chất lỏng màu xanh ngọc lục bảo, khi tách ra ở dạng bột/tinh thể có màu đỏ cam đậm với vệt màu kim loại đồng. Tham khảo Hợp chất zirconi Sulfua Articles containing unverified chemical infoboxes Articles with short description Mô tả ngắn giống như Wikidata
19813979
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hafni%28IV%29%20sulfide
Hafni(IV) sulfide
Hafni(IV) sulfide là một hợp chất vô cơ của hafni và lưu huỳnh, được phân loại là một dichalcogenide phân lớp với công thức hóa học HfS2. Một vài lớp mỏng của vật liệu này có thể được tách ra bằng cách sử dụng kỹ thuật Scotch Tape tiêu chuẩn (xem graphene) và được sử dụng để chế tạo transistor hiệu ứng trường. Quá trình tổng hợp hiệu suất cao của HfS2 cũng đã được chứng minh bằng cách sử dụng quá trình tróc màng ở pha lỏng, tạo ra các mảnh HfS2 ít lớp nhưng ổn định. Điều chế Bột hafnium(IV) sulfide có thể được sản xuất bằng phản ứng giữa hydro sulfide và hafni(IV) oxide ở 500–1300 °C. Hợp chất khác Phức hợp HfS2·NH3 được tạo thành khi cho HfS2 tác dụng với NH3 ở thể khí hoặc lỏng. HfS2 phản ứng với NH3 tạo thành chất lỏng màu xanh lục đậu, khi tách ra ở dạng bột/tinh thể có màu đỏ cam đậm với vệt màu kim loại đồng. Tham khảo Hợp chất hafni Sulfide Articles containing unverified chemical infoboxes Chembox image size set Articles with short description Mô tả ngắn giống như Wikidata
19813980
https://vi.wikipedia.org/wiki/REAPER
REAPER
REAPER (viết tắt của Rapid Environment for Audio Production, Engineering and Recording) là một máy trạm âm thanh kỹ thuật số cho macOS và Windows được tạo bởi Cockos. Giấy phép REAPER cung cấp thời gian đánh giá 60 ngày miễn phí, đầy đủ chức năng. Để sử dụng thêm, hai giấy phép có sẵn - một giấy phép thương mại và một giấy phép giảm giá. Chúng giống hệt nhau về các tính năng và chỉ khác nhau về giá cả và người sử dụng, với giấy phép giảm giá được cung cấp cho mục đích sử dụng tư nhân, trường học và doanh nghiệp nhỏ. Bất kỳ giấy phép trả phí nào cũng bao gồm phiên bản hiện tại với tất cả các bản cập nhật trong tương lai và nâng cấp miễn phí lên phiên bản chính tiếp theo và tất cả các bản cập nhật tiếp theo, khi chúng được phát hành. Bất kỳ giấy phép nào cũng hợp lệ cho tất cả các cấu hình (x64 và x86) và cho phép cài đặt nhiều lần, miễn là nó đang được chạy trên một máy tính tại một thời điểm. Lịch sử phiên bản Bản phát hành công khai đầu tiên dưới dạng phần mềm miễn phí– 23 tháng 12 năm 2005 2005 as freeware 1.0 – 23 tháng 8 năm 2006 dưới dạng phần mềm chia sẻ as shareware 2.0 – 10 tháng 10 năm 2007 2.43 – 30 tháng 7 năm 2008: Beta Mac OS X và Windows x64 hỗ trợ 2.56 – 2 tháng 3 năm 2009: Hoàn thiện các cổng Mac OS X và Windows x64 3.0 – 22 tháng 5 năm 2009 4.0 – 3 tháng 8 năm 2011 Bắt đầu hỗ trợ cho Linux 5.0 – 12 tháng 8 năm 2015 Hỗ trợ, Kiểm tra chất lượng cho hệ điều hành LInux Hỗ trợ VST3 5.20 -17 tháng 5 năm 2016: Trình chỉnh sửa ký hiệu MIDI 5.93 - July 17, 2018: Ngày 17 tháng 7 năm 2018: Bản Build Linux công khai đầu tiên được phát hành 6.0 – 3 tháng 12 năm 2019 6.71 - November 28, 2022: 28 tháng 11 năm 2022: Hỗ trợ plugin CLAP Tham khảo Audio editing software for Linux Audio software DAW Digital audio software MacOS audio editors
19813988
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andr%C3%A9%20Zuba
André Zuba
André Renato Antoniassi, hay André Zuba (sinh ngày 23 tháng 6 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá người Brasil chơi ở vị trí thủ môn. André Zuba đã từng chơi cho Santa Cruz tại Copa do Brasil. Tham khảo Sinh năm 1986 Nhân vật còn sống Người Mirassol Cầu thủ bóng đá Brasil Thủ môn bóng đá Cầu thủ bóng đá Sociedade Esportiva Palmeiras Cầu thủ bóng đá Clube do Remo Cầu thủ bóng đá Santa Cruz Futebol Clube Cầu thủ bóng đá Botafogo Futebol Clube (PB) Cầu thủ bóng đá Sociedade Esportiva e Recreativa Caxias do Sul Cầu thủ bóng đá Guarany Sporting Club Cầu thủ bóng đá Fortaleza Esporte Clube Cầu thủ bóng đá Comercial Futebol Clube (Ribeirão Preto) Cầu thủ bóng đá Brasil ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bồ Đào Nha Vận động viên Brasil ở Bồ Đào Nha Cầu thủ bóng đá AD Oliveirense Cầu thủ bóng đá Mirassol Futebol Clube Cầu thủ bóng đá Rio Preto Esporte Clube Cầu thủ bóng đá Associação Desportiva Bahia de Feira Cầu thủ bóng đá Tupynambás Futebol Clube Cầu thủ bóng đá Estrela do Norte Futebol Clube Cầu thủ bóng đá Rio Branco Atlético Clube Cầu thủ bóng đá São Paulo (bang)
19813989
https://vi.wikipedia.org/wiki/Roman%20Zub
Roman Zub
Roman Zub (; sinh ngày 16 tháng 2 năm 1967 tại Ukraina) là một cầu thủ bóng đá người Ukraina đã giải nghệ. Tham khảo Cầu thủ bóng đá Ukraina Nhân vật còn sống Tiền vệ bóng đá Sinh năm 1967 Hậu vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá FC Karpaty Lviv Cầu thủ bóng đá FC Volyn Lutsk Cầu thủ bóng đá FC Oleksandriya Cầu thủ bóng đá FC Zorya Luhansk Cầu thủ bóng đá SKA Lviv Cầu thủ bóng đá Legia Warsaw Cầu thủ bóng đá FC Sokil Zolochiv Cầu thủ bóng đá FC Spartak Ivano-Frankivsk Cầu thủ bóng đá FC Nyva Vinnytsia Cầu thủ bóng đá FC Zirka Kropyvnytskyi Cầu thủ bóng đá Neftçi PFK Cầu thủ bóng đá Liên Xô
19813990
https://vi.wikipedia.org/wiki/Logic%20Pro
Logic Pro
Logic Pro là một máy trạm âm thanh kỹ thuật số độc quyền trện macOS do Apple Inc phát triển và phát hành. Tính năng chính Công cụ, phần mềm Logic Pro cung cấp phần mềm, công cụ, hiệu ứng âm thanh, VST và phương tiện ghi âm để sản xuất âm nhạc. Apple Loops - vòng lặp nhạc cụ miễn phí bản quyền, được ghi lại chuyên nghiệp. Logic Pro và Express từng chia sẻ nhiều chức năng và cùng một giao diện. Hiệu ứng âm thanh Hiệu ứng âm thanh bao gồm trình giả lập bàn đạp amp và guitar, hiệu ứng trễ, hiệu ứng biến dạng, bộ xử lý động, bộ lọc cân bằng, hiệu ứng bộ lọc, bộ xử lý hình ảnh, công cụ đo sáng, hiệu ứng điều chế, hiệu ứng cao độ và hiệu ứng hồi âm. Các công cụ phần mềm có trong Logic Pro X bao gồm: Drum Kit Designer, Drum Machine Designer,, ES, ES2, EFM1, ES E, ES M, ES P, EVOC 20 PolySynth, Bộ lấy mẫu, Bộ lấy mẫu nhanh, Bộ tạo trình tự bước, Klopfgeist, Retro Synth, Sculpture, Ultrabeat, Vintage B3, Vintage Clav, Đàn Piano Điện Cổ Điển. Những nhạc cụ này tạo ra âm thanh theo nhiều cách khác nhau, thông qua tổng hợp trừ (ES, ES2, ES E, ES M, ES P, Retro Synth), tổng hợp điều chế tần số (EFM1), tổng hợp wavetable (ES2, Retro Synth), mã hóa (EVOC 20 PolySynth) ), lấy mẫu (Sampler, Quick Sampler, Drum Kit Designer) và các kỹ thuật tạo mô hình thành phần (Ultrabeat, Vintage B3, Vintage Clav và Vintage Electric Piano, Sculpture) Liên kết ngoài MainStage, Một ứng dụng đồng hành với Logic Pro cho các buổi biểu diễn trực tiếp GarageBand, Máy trạm âm thanh kỹ thuật số trên iPad, iPhone của Apple Core Audio, API âm thanh hệ thống cấp thấp mà Logic Pro dựa vào, được tích hợp sẵn trong hệ điều hành của Apple Audio Units, Kiến trúc plugin của Apple cho Logic Pro Logic Studio, Một bộ phần mềm đã ngừng sản xuất bao gồm Logic Pro và các ứng dụng chỉnh sửa âm thanh khác của Apple Logic Express, Một phiên bản Logic đã ngừng sản xuất với ít tính năng hơn được bán với giá thấp hơn Logic Control, Một bộ phần mềm đã ngừng sản xuất bao gồm Logic Pro và các ứng dụng chỉnh sửa âm thanh khác của Apple. Phần mềm C++ MIDI Phần mềm máy trạm âm thanh kỹ thuật số Phần mềm nhạc điện tử Phần mềm chỉ dành cho macOS do Apple Inc. sản xuất Trình biên tập âm thanh macOS
19813992
https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3%20Thanh%20M%E1%BB%B9
Xã Thanh Mỹ
Xã Thanh Mỹ có thể là một trong số các địa danh Việt Nam sau đây: Xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp. Xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Xem thêm Xã Thành Mỹ Xã Thạnh Mỹ
19813993
https://vi.wikipedia.org/wiki/Szabolcs%20Zubai
Szabolcs Zubai
Szabolcs Zubai (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1984) là một cầu thủ bóng ném Hungary chơi cho Orosházi FKSE-LINAMAR. Anh có trận ra mắt quốc tế vào ngày 27 tháng 12 năm 2004 trước Slovakia. Anh tham gia giải đấu quốc tế lớn đầu tiên của mình hai năm sau đó, cùng đội tuyển quốc gia đạt vị trí thứ 13 tại Giải vô địch châu Âu 2006. Anh đã tham gia thêm năm Giải vô địch châu Âu (2008, 2010, 2012, 2014, 2016), bốn Giải vô địch thế giới (2009, 2011, 2013, 2017) và một Thế vận hội (2012). Thành tích Nemzeti Bajnokság I: Huy chương vàng: 2018 Huy chương bạc: 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017 Huy chương đồng: 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 Magyar Kupa: Chung kết: 2007, 2009, 2010, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 EHF Cup: Vô địch: 2014 Giải vô địch trẻ thế giới: Huy chương đồng: 2005 Danh hiệu cá nhân Chữ thập Bạc của Thập tự Công trạng Cộng hòa Hungary (2012) Tham khảo Liên kết ngoài Szabolcs Zubai player profile on SC Pick Szeged official website Szabolcs Zubai career statistics at Worldhandball Sinh năm 1984 Nhân vật còn sống Nam vận động viên bóng ném Hungary Người Mezőkövesd Vận động viên bóng ném Thế vận hội Mùa hè 2012 Vận động viên bóng ném Thế vận hội Hungary Vận động viên bóng ném SC Pick Szeged Vận động viên Borsod-Abaúj-Zemplén
19813994
https://vi.wikipedia.org/wiki/Larne%20F.C.
Larne F.C.
Câu lạc bộ bóng đá Larne là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp ở Bắc Ailen có trụ sở tại Larne, County Antrim thi đấu tại NIFL Premiership. Lịch sử Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1889 và sân nhà đựo đặt tại Inver Park. Màu sắc chủ đạo của câu lạc bộ là đỏ và trắng, và các kình địch chính của câu lạc bộ là Carrick Rangers, Ballymena United và Ballyclare Comerades. Từ năm 1972 đến năm 2008, câu lạc bộ được đặt ở vị trí tốt, nhưng trở lại vị trí trung bình khi không giành được một suất tham dự giải IFA Premiership mới. Câu lạc bộ đã lấy lại vị thế cấp cao vào năm 2016, khi NIFL Premiership trở thành giải bóng đá cấp cao thứ hai tại mùa giải 2016–17. Những thành tích đáng chú ý của Larne là á quân Cúp Ireland sáu lần (1928, 1935, 1987, 1989, 2005 và 2021) và á quân Cúp Liên đoàn Bắc Ireland hai lần (1991–92 và 2003–04) nhưng chưa từng vô địch lần nào - một kỷ lục trong cả hai giải đấu tương ứng về số lần vào trận chung kết nhiều nhất mà không bao giờ giành được chiếc vô địch. After being taken over by Purplebricks co-founder Kenny Bruce in October 2018, câu lạc bộ đã nâng cao danh hiệu Giải vô địch NIFL 2018–19. Đây là chức vô địch giải đấu cấp cao đầu tiên của câu lạc bộ, chức vô địch giải đấu đầu tiên của họ kể từ khi giành được danh hiệu trung cấp vào năm 1972, và là chiếc vô địch cấp cao đầu tiên kể từ khi nâng cúp Ulster vào năm 1988. Đây là lần đầu tiên họ trở lại giải đấu hàng đầu kể từ khi bị chỉ định xuống hạng hai trong mùa giải 2007–08 sau khi không đáp ứng được các tiêu chí của IFA Premiership. Trong mùa giải thứ tư trở lại giải đấu hàng đầu Bắc Ireland, The Inver Reds sẽ giành chức vô địch giải đấu NIFL Premiership đầu tiên trong lịch sử vào năm 2023 sau chiến thắng 2-0 trước Crusaders vào tháng 4 năm 2023Với kết quả này, câu lạc bộ lần đầu tiên góp mặt ở vòng loại UEFA Champions League vào mùa hè năm 2023, họ sẽ gặp gã khổng lồ của Phần Lan HJK Helsinki . Đội bóng đá nữ Larne Larne cũng có một đội bóng đá nữ, ban đầu được thành lập vào tháng 11 năm 2004, trước khi được tái hợp nhất trở lại câu lạc bộ vào năm 2018, trước đó đã không hoạt động trong một vài năm. Trong mùa giải khai mạc, họ đã kết thúc mùa giải với tư cách là nhà vô địch Liên đoàn miền Bắc 2 với thành tích bất bại, đồng thời là đội vào chung kết bị đánh bại ở Cúp Liên đoàn miền Bắc 2. Giờ đây, họ lần đầu tiên chơi ở hạng cao nhất vào năm 2023 (NIFL Women's Premiership) của Hệ thống giải bóng đá nữ Bắc Ireland sau 4 lần thăng hạng liên tiếp. Đội hình hiện tại Cho mượn Ban huấn luyện Thành tích ở châu Âu Tổng quan Trận đấu Hệ số UEFA Danh hiệu Danh hiệu cao cấp NIFL Premiership: 1 2022–23 County Antrim Shield: 3 2020–21, 2021–22, 2022–23 NIFL Championship: 1 2018–19 Ulster Cup: 2 1949–50, 1987–88 Danh hiệu trung cấp Irish League B Division: 10 1954–55, 1956–57, 1963–64, 1964–65, 1965–66, 1966–67, 1968–69, 1969–70, 1970–71, 1971–72 Irish Intermediate League: 1 1952–53 Irish Intermediate Cup: 3 1942–43†, 1958–59, 1969–70 George Wilson Cup: 6 1958–59, 1959–60, 1968–69, 1970–71, 1977–78†, 1978–79† Steel & Sons Cup: 11 1909–10, 1941–42†, 1942–43†, 1956–57, 1958–59, 1959–60, 1964–65, 1968–69, 1969–70, 1970–71, 1971–72 Louis Moore Cup: 2 1956–57 (shared with Banbridge Town), 1958–59 McElroy Cup: 1 1948–49 † Won by Larne Olympic (reserve team) Danh hiệu trẻ Irish Junior Cup: 1 1900–01 Tham khảo Liên kết Larne FC Website Larne FC Official Twitter
19814000
https://vi.wikipedia.org/wiki/Elsa%20Jacquemot
Elsa Jacquemot
Elsa Jacquemot (sinh ngày 3 tháng 5 năm 2003) là một nữ vận động viên quần vợt người Pháp. Cô có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng WTA là thứ 143 ở nội dung đơn và 325 ở nội dung đôi. Jacquemot đã từng giành được danh hiệu ở nội dung đơn nữ trẻ của Giải Quần vợt Pháp Mở rộng 2020. Sự nghiệp thi đấu Jacquemot ra mắt nhánh đấu chính của WTA Tour tại Giải quần vợt Lyon Mở rộng 2020 ở nội dung đôi, đánh cặp cùng với Estelle Cascino. Cô đã được trao suất đặc cách tham dự lễ bốc thăm chính của nội dung nữ Giải Quần vợt Pháp Mở rộng 2020, nhưng để thua Renata Zarazúa ở vòng đầu tiên. Được xếp thứ ba, sau đó cô tham gia và giành danh hiệu ở nội dung đơn nữ trẻ tại Pháp Mở rộng 2020. Cô cũng tham gia vào nhánh đấu chính ở nội dung đôi nữ với tư cách là một ký tự đại diện, đánh cặp với Elixane Lechemia. Jacquemot đã được trao một ký tự đại diện trong lễ bốc thăm chính tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2021 ở nội dung đơn nữ nhưng lại tiếp tục để thua ở vòng đầu tiên. Cô cũng tham gia năm thứ hai liên tiếp ở Pháp mở rộng với tư cách là một ký tự đại diện, đánh cặp với Elixane Lechemia. Vào năm 2022, cô đã được trao ký tự đại diện thứ ba trong Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022, nơi cô đánh bại Heather Watson để giành chiến thắng trong trận đấu lớn đầu tiên. Jacquemot cũng tham gia nội dung đôi với tư cách là ký tự đại diện, đánh cặp với Séléna Janicijevic. Thống kê sự nghiệp Đơn Tính đến Vòng loại đơn nữ Pháp Mở rộng 2023. Đôi Chung kết ITF Circuit Đơn: 3 (1 danh hiệu, 2 á quân) Đôi: 1 (á quân) Chung kết Junior Grand Slam Đơn nữ trẻ: 1 (danh hiệu) Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Pháp Nữ vận động viên quần vợt Pháp Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Nữ giới Pháp Người Pháp thế kỷ 21 Vô địch Roland-Garros trẻ Vô địch Grand Slam (quần vợt) đơn nữ trẻ
19814039
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20synagris
Lutjanus synagris
Lutjanus synagris là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1801. Từ nguyên Từ định danh synagris bắt nguồn từ tên thường gọi trong tiếng Hy Lạp cổ đại của cá tráp Dentex dentex, một loài mà Linnaeus cho là giống với loài cá ông đang mô tả. Phân bố và môi trường sống L. synagris có phân bố rộng rãi dọc Tây Đại Tây Dương, từ Bermuda và bang North Carolina (Hoa Kỳ) băng qua khắp vịnh México và biển Caribe, dọc theo bờ biển Nam Mỹ đến bang Santa Catarina (Brasil). L. synagris sống chủ yếu xung quanh rạn san hô và trên nền cát có phủ rong tảo, cả vùng nước đục lẫn nước trong, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 400 m (thường thấy trong khoảng từ 20 đến 70 m). Loài bị đe dọa Do là nguồn lợi thủy sản quan trọng mà L. synagris rơi vào tình trạng đánh bắt quá mức, đặc biệt là việc nhắm vào các đàn sinh sản của chúng, như đã được ghi nhận ở Brasil. Suy thoái môi trường sống xảy ra ở Cuba do quá trình nhiễm mặn ở các đầm phá nội địa, thiệt hại đối với các thảm cỏ biển Thalassia do bão và thay đổi dòng nước ở các khu vực ven biển, đều là những nơi mà cá con có thể sinh sống. L. synagris cũng phải hứng chịu nguy cơ từ vụ tràn dầu Deepwater Horizon ở vịnh México. Sự suy giảm quần thể đáng kể của L. synagris đã được ghi nhận ở bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ, México, Cuba, Brasil và còn những nơi khác. Do đó, L. synagris được xếp vào nhóm Loài sắp bị đe dọa. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. synagris là 71 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 30 cm. L. synagris có màu đỏ hồng ánh bạc với 6–8 sọc ngang màu vàng và một số vệt sọc dọc sẫm màu. Thân trên có các vạch vàng xiên. Mống mắt đỏ nhạt. Đốm đen ở thân sau, nằm dưới phần trước của vây lưng mềm và trên đường bên (đôi khi không xuất hiện), hiếm khi kéo dài qua đường bên. Các vây đỏ hoặc vàng; vây đuôi có viền sau sẫm màu. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 12–13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 47–50. Sinh thái Thức ăn Thức ăn của L. synagris bao gồm cá nhỏ và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác là giun nhiều tơ, giáp xác, chân bụng và chân đầu. Nguồn thức ăn quan trọng nhất của chúng là các loài tôm họ Penaeidae. Ở L. synagris con, nguồn thức ăn quan trọng nhất lần lượt là các loài giáp xác thuộc các bộ Amphipoda, Isopoda và Mysidacea. Mysidacea chiếm ưu thế trong khẩu phần của cá con vào mùa khô, trong khi Amphipoda được tiêu thụ nhiều nhất vào mùa mưa. Sinh sản Ở ngoài khơi phía nam Florida, L. synagris sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8. Ở Cuba, nhìn chung L. synagris sinh sản trong khoảng tháng 4 đến tháng 9, đạt đỉnh điểm vào tháng 5 hoặc 6 tùy theo vị trí. Ở vịnh Paria (bờ đông Venezuela), L. synagris sinh sản từ tháng 7 đến tháng 11 (đầu hè đến giữa thu). Dọc Ceará và tại quần đảo Abrolhos (Brasil), L. synagris sinh sản từ cuối đông (tháng 9) đến hết hè (tháng 3). Tuổi đời Tuổi thọ lớn nhất mà L. synagris đạt được tính đến hiện tại là 19 năm, thuộc về cá thể ở Bermuda. Ở Jamaica thì tuổi cao nhất mà L. synagris đạt được là 12 năm. Lai tạp Felipe Poey (1860) đã mô tả một loài cá hồng với danh pháp Mesoprion ambiguus (= L. ambiguus) dựa vào một mẫu vật thu thập ở Cuba. Poey sau đó và nhiều nhà ngư học thế hệ sau cũng nhận thấy rằng, L. ambiguus mang kiểu hình trung gian giữa L. synagris và Ocyurus chrysurus, đã đặt ra nghi vấn L. ambiguus là một loài có nguồn gốc lai tạp sau khi kiểm tra mẫu vật. Ngoài việc chỉ tìm thấy L. ambiguus ở những nơi mà L. synagris và O. chrysurus có phân bố chồng lấn (Florida và vùng biển Caribe), Loftus (1992) còn đưa ra một phân tích về mô hình sinh sản để chứng minh rằng, L. synagris và O. chrysurus là một cặp có khả năng cao nhất để tạo con lai tự nhiên (cả hai loài đều sinh sản cũng thời điểm), không loài nào khác ngoài L. ambiguus. Một cá thể lai giữa L. synagris và O. chrysurus đã được thu thập thêm ở bờ biển bang Pernambuco (Brasil). Giá trị Như đã nói trên, L. synagris là một loài có tầm quan trọng trong nghề cá thương mại và câu cá giải trí. Loài này là mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáng kể ở Bắc Brasil, với gần 217 tấn L. synagris được xuất khẩu từ bang Rio Grande do Norte trong khoảng năm 1996 đến 2008. Tham khảo S Cá Đại Tây Dương Cá Bermuda Cá Mỹ Cá México Cá Caribe Cá Cuba Cá Puerto Rico Cá Jamaica Cá Tiểu Antilles Cá Venezuela Cá Brasil Động vật được mô tả năm 1801
19814054
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%AFa%20bay%20h%C6%A1i
Sữa bay hơi
Sữa bay hơi, hay còn được biết đến như sữa đặc không đường tại một số quốc gia, là sản phẩm sữa không đường có nguồn gốc từ sữa bò, trong đó khoảng 60% nước đã được loại bỏ khỏi sữa tươi. Nó khác với sữa đặc có đường, có chứa thêm đường. Sữa đặc có đường cần ít chế biến hơn để bảo quản vì đường bổ sung sẽ gây ức chế đến sự phát triển của vi khuẩn. Quy trình sản xuất bao gồm sự bay hơi của 60% nước từ sữa, tiếp theo là sự đồng hóa, đóng hộp, và khử trùng. Sữa bay hơi chiếm một nửa không gian dinh dưỡng tương đương với sữa tươi. Khi sản phẩm dạng lỏng được trộn với một lượng nước theo tỷ lệ (150%), sữa bay hơi sẽ trở thành dạng thô tương đương với sữa tươi. Điều này làm cho sữa bay hơi trở nên hấp dẫn đối với một số mục đích vì nó có thể có hạn sử dụng hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm, tùy thuộc vào hàm lượng chất béo và đường. Điều này làm cho sữa bay hơi rất phổ biến trước khi làm lạnh như một chất thay thế an toàn và đáng tin cậy cho sữa tươi dễ hỏng, vì nó có thể được vận chuyển dễ dàng đến các địa điểm thiếu phương tiện sản xuất hoặc bảo quản sữa an toàn. Công thức của trẻ sơ sinh Vào những năm 1920 và 1930, sữa bay hơi bắt đầu được bán rộng rãi trên thị trường với giá rẻ. Ví dụ, Nhà máy Christian Diehl Brewery bắt đầu kinh doanh vào năm 1922, sản xuất sữa bay hơi nhãn hiệu Jerzee như một phản ứng đối với Đạo luật Volstead. Một số nghiên cứu lâm sàng trong khoảng thời gian đó cho thấy trẻ bú sữa công thức bay hơi phát triển tốt như trẻ bú sữa mẹ. Các công thức hiện đại của Tổ chức Y tế Thế giới coi việc cho con bú sữa mẹ, trong hầu hết các trường hợp, là tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh vì sữa non trong quá trình sản xuất sữa sớm, cũng như hàm lượng dinh dưỡng cụ thể của sữa mẹ. Sản phẩm Sữa bay hơi được làm từ sữa tươi đồng nhất đã loại bỏ 60% nước. Sau khi loại bỏ nước, sản phẩm được làm lạnh, ổn định, tiệt trùng và đóng gói. Nó được khử trùng thương mại ở 240–245 °F (115–118 °C) trong 15 phút. Hương vị được caramel hóa là kết quả của quá trình nhiệt độ cao (phản ứng Maillard), và nó có màu hơi sẫm hơn so với sữa tươi. Quá trình bay hơi là chất dinh dưỡng và năng lượng thực phẩm (kcal); sữa cô đặc chưa hoàn nguyên chứa nhiều chất dinh dưỡng và calo hơn sữa tươi trên một đơn vị thể tích. Chất phụ gia Sữa bay hơi thường chứa disodium phosphate (chất hỗ trợ chế biến để ngăn đông tụ) và carrageenan (để "ổn định", tức là ngăn chất rắn lắng xuống) cũng như bổ sung vitamin C và D. Sự hoàn nguyên và thay thế Sữa bay hơi đôi khi được sử dụng ở dạng cô đặc trong trà hoặc cà phê, hoặc làm lớp phủ cho món tráng miệng. Sữa bay hơi hoàn nguyên, gần tương đương với sữa bình thường, được pha theo thể tích 1 phần sữa đặc với 1 1/4 phần nước. Hoa Kỳ Theo Bộ luật Quy định Liên bang của Hoa Kỳ, Tiêu đề 21, Chương 1, Phần 131, Phần phụ B, Mục 130 "Sữa bay hơi", (tháng 4 năm 2006) (a) Mô tả. Sữa cô đặc là thức ăn lỏng thu được từ loại bỏ một phần nước chỉ từ sữa. Nó chứa không ít hơn 6,5% tính theo trọng lượng của chất béo sữa, không ít hơn 16,5% tính theo trọng lượng của chất rắn sữa không béo, và không ít hơn 23% tính theo trọng lượng của tổng sữa đặc. Sữa bay hơi có bổ sung vitamin D theo quy định của đoạn (b) của phần này. Nó được đồng nhất hóa, được niêm phong trong một thùng chứa và được xử lý bằng nhiệt, trước hoặc sau khi niêm phong, như để ngăn ngừa hư hỏng. ... Các phần (b)–(f) của quy tắc trên quy định việc bổ sung vitamin, các thành phần tùy chọn, phương pháp phân tích, danh pháp và tuyên bố trên nhãn. Canada Sữa bay hơi ở Canada được định nghĩa là sữa mà nước đã được cô đặc và chứa ít nhất 25% chất rắn sữa và 7,5% chất béo sữa. Nó có thể chứa thêm vitamin C nếu lượng tiêu thụ hàng ngày của sản phẩm này chứa từ 60 đến 75 miligam và cũng có thể chứa vitamin D với lượng không dưới 300 Đơn vị quốc tế và không quá 400 Đơn vị quốc tế. Natri biphosphat hoặc natri citrat (hoặc cả hai) có thể được thêm vào, cũng như chất nhũ hóa. Hạn sử dụng Hạn sử dụng của sữa bay hơi đóng lon thay đổi tùy theo cả hàm lượng được thêm vào và tỷ lệ chất béo của nó. Đối với sản phẩm không đường thông thường, thời gian sử dụng có thể kéo dài 15 tháng trước khi xảy ra bất kỳ sự mất ổn định đáng chú ý nào. Các nhà sản xuất nổi tiếng Sữa bay hơi được bán bởi các nhà sản xuất nổi tiếng như: Carnation Evaporated Milk (thương hiệu hiện thuộc sở hữu của Nestlé và được cấp phép cho Smuckers ở Canada) Dairy Isle (Canada, bởi ADL) PET Evaporated Milk (hiện đang được quản lý bởi Smuckers) Magnolia evaporated milk - (hiện được sản xuất bởi Eagle Family Food, thuộc sở hữu của Smuckers) Viking Melk (Na Uy) - phát minh bởi Olav Johan Sopp năm 1891, thương hiệu của Nestlé từ năm 1897 F&N Evaporated Milk California Farms Evaporated Milk Rainbow Milk, một thương hiệu của Royal Friesland Foods Nordmilch AG (nay là DMK Deutsches Milchkontor) - Đức Jerzee Evaporated Milk (được mua vào năm 2006 từ Diehl Food Products) O-AT-KA Evaporated Milk Ferdi Evaporated Milk (Malaysia) Vitalait Evaporated Milk (Sénégal) Luna Evaporated Milk (Ả Rập Xê Út) Gloria Evaporated Milk (Peru) Xem thêm Sữa hấp Sữa đặc John Augustus Just Chế phẩm sữa Sữa bột Tham khảo Chế phẩm sữa Sữa Ăn uống Sản phẩm động vật Thức uống làm từ sữa Thức uống không cồn
19814056
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0%20s%E1%BB%AFa%20H%E1%BB%93ng%20K%C3%B4ng
Trà sữa Hồng Kông
Trà sữa Hồng Kông là một loại thức uống được làm từ trà đen Ceylon và sữa (thường là sữa bay hơi và sữa đặc). Nó thường là một phần trong bữa trưa của văn hóa trà Hồng Kông. Người Hồng Kông tiêu thụ tổng cộng khoảng 900 triệu ly/cốc mỗi năm. Mặc dù có nguồn gốc từ Hồng Kông, nó cũng có thể được tìm thấy ở nước ngoài trong các nhà hàng phục vụ ẩm thực Hồng Kông và ẩm thực phương Tây kiểu Hồng Kông. Trong chương trình Top Eat 100, được phát sóng vào ngày 4 tháng 2 năm 2012, thức uống này đã được liệt kê là thức ăn/đồ uống phổ biến thứ 4 ở Hồng Kông. Kỹ thuật pha trà độc đáo được liệt kê trong danh sách đại diện của Di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông. Lịch sử Trà sữa Hồng Kông bắt nguồn từ thời kỳ cai trị của thực dân Anh ở Hồng Kông. Tập quán trà chiều của người Anh, nơi trà đen được phục vụ với sữa và đường, đã trở nên rất phổ biến ở quốc gia này. Trà sữa cũng vậy, ngoại trừ sữa đặc được thay thế cho sữa truyền thống. Một nhà hàng kiểu dai pai dong tên là Lan Fong Yuen (蘭芳園) tuyên bố cả trà sữa trân châu và Yuenyeung đều được phát minh vào năm 1952 bởi chủ là anh Lâm. Tuyên bố này về cái sau chưa được xác minh, nhưng cái trước đã được ghi lại trong biên bản chính thức của cuộc họp Hội đồng Lập pháp Hồng Kông từ năm 2007, cho nó tính hợp lý đáng kể. Nó được gọi là "trà sữa" () để phân biệt với "trà Trung Quốc" (), được phục vụ đơn giản. Bên ngoài Hồng Kông, nó được gọi là "Trà sữa Hồng Kông". Nó còn có một tên gọi khác là “trà sữa bò kho lụa” bắt nguồn từ sự xuất hiện của những chiếc trà túi lọc lá vải. Vào những năm 1950 và 1960, đối tượng khách hàng chính của trà sữa Hồng Kông là công nhân và người lao động, những người cho rằng chiếc bao gai trông giống như quần tất. Di sản văn hóa Vào năm 2017, Sở Dịch vụ Văn hóa và Giải trí Hồng Kông đã tuyên bố "kỹ thuật pha trà sữa kiểu Hồng Kông" là một trong những di sản văn hóa phi vật thể (ICH) của Hồng Kông, thuộc lĩnh vực "nghề thủ công truyền thống" theo Công ước về Bảo vệ ICH của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc. Chuẩn bị Trà sữa Hồng Kông được làm từ hỗn hợp của một số loại trà đen (theo nghĩa phương Tây, thường là trà Ceylon), có thể là trà pu'er, sữa đặc và đường, loại cuối cùng được thêm vào bởi khách hàng trừ trường hợp mua mang về. Tỷ lệ của từng loại trà được nhiều nhà cung cấp coi là bí mật thương mại. Cha jau () là một biến thể sử dụng sữa đặc thay cho sữa và đường, tạo cảm giác đậm đà hơn cho trà. Vẫn còn những quán cà phê khác thích sử dụng biến thể sữa nguyên kem, là sự kết hợp giữa sữa tách kem và dầu đậu nành. Đặc điểm chính của trà sữa Hồng Kông là dùng túi vải thô để lọc lá trà. Tuy nhiên, có thể sử dụng bất kỳ bộ lọc/lọc nào khác để lọc trà. Túi bao gai không cần thiết nhưng thường được ưa chuộng hơn. Chiếc túi, được cho là làm cho trà mịn hơn, dần dần có màu nâu đậm do quá trình ngâm trà kéo dài. Cùng với hình dạng của bộ lọc, nó giống như tất lụa, khiến trà sữa Hồng Kông có biệt danh là "quần tất" hoặc 'trà sữa tất lụa (). Biệt danh này được sử dụng ở Hồng Kông nhưng ít hơn ở Trung Quốc đại lục và cộng đồng hải ngoại. Có một số tranh luận về cách pha trà sữa đích thực nhất, tức là trình tự thêm từng thành phần. Một số người cho rằng nên cho sữa vào trước khi rót trà, trong khi những người khác lại có quan điểm ngược lại. Mặc dù, đối với hầu hết mọi người, cả hai phương pháp đều được chấp nhận. Trà sữa là một phần phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người Hồng Kông, thường được phục vụ như một phần của bữa trà chiều nhưng cũng có thể vào bữa sáng hoặc bữa tối. Nó có vị thế phổ biến gần giống như cà phê ở phương Tây. Mặc dù không được cung cấp bởi các nhà hàng Quảng Đông truyền thống hoặc quán trà dim sum, nhưng trà sữa là món ăn tiêu chuẩn trong các nhà hàng phương Tây kiểu Hồng Kông và cha chaan teng, cũng như dai pai dong, với mức giá từ 12–16 đô la Hồng Kông cho một phần ăn nóng và thêm hai đến ba đô la cho một phần ăn nguội. Một tách trà sữa nóng thường được phục vụ trong cốc sứ (thường được gọi là "cốc cà phê" 咖啡杯), một loại thủy tinh hình trụ cao hoặc cốc kim loại. Tiêu chí đầu tiên của một ly trà sữa ngon chính là độ “ngon” (香滑); nói cách khác, nó mềm mại và đầy đặn như thế nào. Một tiêu chí khác để đánh giá trà sữa ngon (và cả trà sữa trân châu) là một ít bọt trắng bên trong miệng cốc sau khi uống một ít. Bọt trắng này có nghĩa là nồng độ chất béo bơ trong sữa đặc được sử dụng đủ cao. Ngoài ra còn có một cách khác để người dân địa phương phân biệt chất lượng cao bằng cách xác định dấu vết của dầu trên đồ uống sau khi nó được ủ đúng cách. Đây là dầu còn sót lại từ quá trình rang trong quá trình sản xuất trà. Biến thể Trà sữa đá thường được pha bằng đá viên. Tuy nhiên, trước đây khi máy làm đá chưa phổ biến, trà sữa đá được làm bằng cách rót trà sữa nóng vào chai thủy tinh rồi làm lạnh trong tủ lạnh. Trước đây, trà sữa được bán trong chai Vitasoy hoặc Coca-Cola. Ngày nay loại "trà sữa chai" này rất hiếm ở Hồng Kông. Bạn có thể tìm thấy trà sữa đá đóng lon hoặc chai nhựa ở nhiều cửa hàng tiện lợi trên khắp Hồng Kông như 7-Eleven và Circle K. Trong trường hợp trà sữa có đá viên, đá tan sẽ làm loãng thành phần, ảnh hưởng đến hương vị thức uống. Một số cha chaan teng phục vụ trà sữa đá không đá, được pha bằng cách rót trà sữa nóng vào cốc nhựa rồi làm lạnh trong tủ lạnh hoặc đặt cốc vào chậu nước lạnh, được gọi là "trà sữa tắm đá" (). Một số nhà hàng chỉ đơn giản sử dụng đá viên làm từ trà sữa đông lạnh. Tất cả những phương pháp này thường được sử dụng như điểm bán hàng. Trà sữa và cà phê cùng nhau được gọi là Yuenyeung'' (). Một biến thể của “trà sữa tất lụa” là “cà phê tất lụa”. Xem thêm Ẩm thực Hồng Kông Trà sữa Teh tarik Liên minh Trà Sữa Tham khảo Liên kết ngoài Association of Coffee & Tea Hong Kong Ẩm thực Hồng Kông Trà hỗn hợp Trà sữa Thức uống Trà
19814067
https://vi.wikipedia.org/wiki/Triune%20brain
Triune brain
Thuyết ba não, còn được gọi là lý thuyết ba tâm, là một lý thuyết trong triết học và tâm lý học đề xuất rằng tâm trí của con người bao gồm ba phần: ý thức, tiềm thức và vô thức. Theo thuyết ba não, ý thức là phần của tâm trí mà chúng ta có thể nhìn thấy và trực tiếp trải nghiệm. Nó bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc và ý thức về bản thân và môi trường xung quanh. Ý thức là phần mà chúng ta có thể kiểm soát và làm việc trực tiếp thông qua ý chí và ý thức. Tiềm thức là phần của tâm trí chứa những thông tin và trạng thái không được nhận thức một cách rõ ràng nhưng vẫn có ảnh hưởng đến hành vi và trạng thái tâm lý của chúng ta. Nó bao gồm các ký ức, niềm tin, mong đợi và khả năng nhận biết không cần ý thức. Tiềm thức có thể được truy cập thông qua các phương pháp như giấc mơ, phân tích tâm lý và các kỹ thuật như hồi tưởng. Vô thức là phần của tâm trí mà không thể tiếp cận trực tiếp thông qua ý thức hoặc tiềm thức. Nó đại diện cho những khía cạnh tự động và không có ý chí trong tâm trí, như bản năng và cơ chế tự bảo vệ. Vô thức được coi là một phần quan trọng của tâm trí và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi và trạng thái tâm lý của con người. Thuyết ba não đã được Sigmund Freud, một nhà tâm lý học người Áo, đề xuất vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ông cho rằng ý thức, tiềm thức và vô thức tương tác với nhau và cùng đóng góp vào hành vi và trạng thái tâm lý của con người. Mặc dù có sự tranh cãi và phê phán về thuyết ba não, nó đã có một ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực tâm lý học và triết học.
19814068
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ali%20Collins
Ali Collins
Ali Collins (sinh ngày 27 tháng 5 năm 2000) là một nữ vận động viên quần vợt người Anh Quốc. Collins có thứ hạng cao nhất ở nội dung đôi trên bảng xếp hạng WTA là thứ 111 đạt được vào ngày 12 tháng 6 năm 2023. Cô ra mắt nhánh đấu chính của WTA Tour tại Birmingham Classic 2022 ở nội dung đôi nữ, đánh cặp với Emily Appleton. Đời tư Đến từ Dunblane, cô là con của cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp, Lee Collins. Cô bắt đầu được huấn luyện bởi Judy Murray từ năm 7 tuổi. Cô đã nói rằng cô chuyển sang tập trung vào đánh đôi vì cô là "một vận động viên của đội" và phải vật lộn với những khía cạnh của việc thi đấu đơn trong các tour du đấu. Chung kết ITF Circuit Đơn: 1 (á quân) {| |- valign=top | | Đôi: 14 (8 danh hiệu, 6 á quân) Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2000 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Vương quốc Anh Nữ vận động viên quần vợt Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Anh Người Anh thế kỷ 20 Người Anh thế kỷ 21
19814070
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kate%C5%99ina%20Siniakov%C3%A1
Kateřina Siniaková
Kateřina Siniaková (; sinh ngày 10 tháng 5 năm 1996) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Cộng hòa Séc. Cô đã giành 7 danh hiệu Grand Slam ở nội dung đôi nữ, cùng với tay vợt đồng hương Barbora Krejčíková, và đã hoàn thành Super Slam sự nghiệp trong sự nghiệp. Cô trở thành tay vợt số 1 thế giới lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2018, và đã giữ vị trí đó trong tổng cộng 94 tuần, tổng số tuần cao thứ 8 kể từ khi bảng xếp hạng đôi WTA bắt đầu. Siniaková đã giành 22 danh hiệu đôi ở WTA Tour, trong đó có WTA Finals 2021 và ba danh hiệu tại cấp độ WTA 1000. Ở nội dung đơn, Siniaková có thứ hạng cao nhất là vị trí số 31 thế giới vào tháng 10 năm 2018, và đã giành 4 danh hiệu WTA, tại Shenzhen Open và Swedish Open vào năm 2017, Slovenia Open vào năm 2022, và Bad Homburg Open vào năm 2023. Thành tích tốt nhất của cô ở Grand Slam là tại Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2019, nơi cô vào vòng 4; cô cũng vào vòng ba tại 7 giải Grand Slam khác. Siniaková là thành viên của đội tuyển Cộng hòa Séc vô địch Fed Cup 2018, và giành huy chương vàng tại nội dung đôi nữ ở Thế vận hội Tokyo 2020 cùng với Krejčíková. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1996 Nhân vật còn sống Nhân vật thể thao từ Hradec Králové Vận động viên quần vợt Séc Vô địch Roland-Garros trẻ Vô địch Wimbledon trẻ Vô địch Mỹ Mở rộng trẻ Vô địch Grand Slam (quần vợt) đôi nữ trẻ Người Séc gốc Nga Vô địch Grand Slam (quần vợt) đôi nữ Vô địch Pháp Mở rộng Vô địch Wimbledon Vận động viên quần vợt Thế vận hội của Cộng hòa Séc Vận động viên quần vợt Thế vận hội Mùa hè 2020 Huy chương vàng Thế vận hội của Cộng hòa Séc Huy chương Thế vận hội Mùa hè 2020 Huy chương quần vợt Thế vận hội Vận động viên quần vợt nữ số một đôi WTA ITF World Champions
19814075
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stable%20Diffusion
Stable Diffusion
Stable Diffusion là một mô hình học sâu (deep learning), chuyển văn bản thành hình ảnh (text-to-image) được phát hành vào năm 2022. Nó được sử dụng chủ yếu để tạo ra các hình ảnh chi tiết dựa trên mô tả văn bản, tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho các nhiệm vụ khác như inpainting, outpainting và tạo ra các phiên dịch hình ảnh-hình ảnh dựa trên một đề xuất văn bản (text-prompt). Nó được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Nhóm CompVis tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich và Runway với sự đóng góp tính toán từ Stability AI và dữ liệu huấn luyện từ các tổ chức phi lợi nhuận Stable Diffusion là một mô hình lan truyền tiềm ẩn (latent diffusion model), một loại mạng nơ-ron nhân tạo sinh sâu (generative artificial neural network). Mã nguồn và model của nó đã được công khai phát hành dưới giấy phép CreativeML Open RAIL-M, và nó có thể hoạt động trên hầu hết các thiết bị máy tính thông thường được trang bị GPU tầm trung với ít nhất 8 GB VRAM. Điều này đánh dấu một sự khác biệt so với các mô hình chuyển văn bản thành hình ảnh độc quyền trước đây như DALL-E và Midjourney, chỉ có thể truy cập thông qua dịch vụ đám mây. Tham khảo
19814081
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D0%8F
Џ
Dzhe (Џ џ, chữ nghiêng: Џ џ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin, được sử dụng trong tiếng Macedonia và các biến thể của tiếng Serbia-Croatia (tiếng Bosnia, tiếng Montenegro và tiếng Serbia) để đại diện cho âm , giống như cách phát âm của j trong “jump”. Dzhe tương ứng với các chữ ghép дж hay чж, hay với các chữ: Che với nét gạch đuôi (Ҷ ҷ), Che với nét dọc (Ҹ ҹ), Khakassia Che (Ӌ ӌ), Zhe với dấu trăng (Ӂ ӂ), Zhe với dấu hai chấm (Ӝ ӝ), hoặc Zhje (Җ җ). Trong phiên bản chữ Latinh của tiếng Serbia-Croatia, nó tương ứng với chữ ghép dž, giống như chữ ghép lj và nj, được coi là một chữ cái duy nhất, kể cả trong trò chơi ô chữ và cho mục đích đối chiếu. Tiếng Abkhaz sử dụng nó để đại diện cho âm . Chữ ghép џь được sử dụng để thể hiện âm . Lịch sử Chữ Dzhe lần đầu tiên được sử dụng trong bảng chữ cái Kirin România từ thế kỷ 15, như một dạng sửa đổi của chữ ч. Những người ghi chép Serbia bắt đầu sử dụng nó trong thế kỷ 17. Vuk Stefanović Karadžić đã đưa nó vào cải cách chữ Kirin của mình, khi chữ cái này được sử dụng rộng rãi. Các chữ cái liên quan và các ký tự tương tự khác Dž: Chữ ghép Dž J j: Chữ Latinh J G g: Chữ Latinh G Ӂ ӂ: Chữ Kirin Ӂ Ӝ ӝ: Chữ Kirin Ӝ Җ җ: Chữ Kirin Җ Ц ц: Chữ Kirin Ц Ч ч: Chữ Kirin Ч Ҷ ҷ: Chữ Kirin Ҷ Ӌ ӌ: Chữ Kirin Ӌ Ҹ ҹ: Chữ Kirin Ҹ Mã máy tính Tham khảo Liên kết ngoài Mẫu tự Kirin
19814121
https://vi.wikipedia.org/wiki/VinES
VinES
Công ty Cổ phần giải pháp năng lượng VinES (VinES Energy Solutions Join Stock Company) là một công ty TNHH cổ phần trực thuộc Tập đoàn Vingroup chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất các loại pin dành cho xe điện. Đặc biệt, VinES có các Viện nghiên cứu công nghệ sản xuất tế bào pin lithium-ion nhằm phục vụ cho việc sản xuất pin xe điện. Lịch sử Nhà máy pin Công ty Cổ phần giải pháp năng lượng VinES được động thổ tại khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh ngày 12 tháng 12 năm 2021. Ngày 25/10/2022, VinES - công ty thuộc Vingroup, chuyên nghiên cứu phát triển và sản xuất pin lithium chất lượng cao cho xe điện và hệ thống lưu trữ năng lượng đã ký thỏa thuận hợp tác toàn cầu về tái chế pin lithium với Li-Cycle Holdings Corporate. Ngày 28/11/2022, VinES hợp tác với Gotion High-tech động thổ nhà máy liên doanh sản xuất pin rộng 14 ha (34,5 mẫu Anh) tại Hà Tĩnh (51% thuộc về Gotion High-tech, 49% của VinES) tổng mức đầu tư ước tính là 6.329 tỷ đồng (275 triệu USD), công suất mục tiêu là 5 GWh pin lithium-ion (LFP) hàng năm. Trong lộ trình hoàn thiện khâu sản xuất pin, ngày 13/12/2022 VinES đã ký hợp tác với Cavico Lao Mining (thành viên Cavico Việt Nam) trong việc cung ứng nguyên liệu Nickel. Xem thêm Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài VinES trên LinkedIn Pin sạc Năng lượng tái tạo ở Việt Nam Công ty năng lượng Việt Nam‎ Nhà sản xuất thiết bị điện Nhà cung cấp phụ tùng ô tô Khởi đầu năm 2021 ở Việt Nam‎ Công trình xây dựng hoàn thành thế kỷ 21 Khu công nghiệp tại Hải Phòng Lịch sử Hải Phòng Kinh tế Hà Tĩnh Lịch sử Hà Tĩnh Nhãn hiệu Việt Nam VinFast Sản xuất năng lượng ở châu Á‎ Kỳ Anh (thị xã)
19814132
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20Yoron
Tiếng Yoron
Tiếng Yoron ( Yunnu Futuba) là một nhóm phương ngữ được nói trên đảo Yoronjima thuộc tỉnh Kagoshima, phía tây nam Nhật Bản. Đây là một trong những ngôn ngữ Bắc Lưu Cầu, là một nhánh trong ngữ hệ Nhật Bản-Lưu Cầu. Ngôn ngữ này là một trong những ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Nhật Bản. Phương ngữ Theo nhà văn học dân gian địa phương Kiku Chiyo, phương ngữ Yoron có thể được chia thành ba nhóm: Chabana Asato (/asi⸢tu/), Gusuku (/gusi⸢ku/ ~ /gusu⸢ku/), Ritchō, Kanō (/ha⸢noː/) và Nama (/naː⸢ma/) Mugiya-higashiku, Mugiya-nishiku và Furusato (/puru⸢satu/) Nhóm phương ngữ Mugiya có một dạng trọng âm và ngữ điệu riêng biệt. Thuật ngữ dân gian Theo Kiku Hidenori, người đứng đầu các hoạt động bảo tồn, người dân đảo Yoronjima, tỉnh Kagoshima gọi ngôn ngữ của họ là "Yunnu Futuba". Chính xác hơn, một cuốn từ điển do mẹ của ông là Kiku Chiyo (sinh năm 1927) biên soạn, rằng /junnuhu⸢tuba/ là dạng phiên âm của tên ngôn ngữ cộng đồng quê hương bà, theo phương ngữ Mugiya-higashiku. Những từ khác mà bà thu thập bao gồm /junnu⸢jun/ (giọng Yoronjima), /nizjancju⸢jun/ (giọng Mugiya-higashiku và Mugiya-nishiku), /sima⸢jun/ (theo phương ngữ), /sima⸢guci/ và /simahu⸢tuba/ (giọng của cộng đồng trên đảo). Yamada Minoru (sinh năm 1916) cung cấp các dạng từ của cộng đồng theo phương ngữ Chabana: /⸢ju⸣nnu ⸢fu⸣tuba/ và /⸢ʃi⸣ma ⸢fu⸣tuba/ (tên ngôn ngữ của hòn đảo). Âm vị học Sau đây là âm vị học của phương ngữ Mugiya, dựa trên Hirayama et al. (1969). Phụ âm Lưu ý /∅/ có thể được thêm vào. Nó tương phản với âm hầu /h/ và /ʔ/. là trước , và là trước . được phiên âm thành . , và lần lượt được xem là , , và . , và được phân tích theo ngữ âm lần lượt là , và . , và được phân tích theo ngữ âm lần lượt là , và . N và Q là các âm tiết kết thúc (tương ứng là âm tắc mũi và âm tắc kép). Nguyên âm Tiếng Yoron có /a/, /e/, /i/, /o/ và /u/, dài và ngắn. Sự tương ứng với tiếng Nhật tiêu chuẩn Chỉ những âm thanh chính tương ứng được liệt kê. trong tiếng Nhật tiêu chuẩn được hợp nhất thành . trong tiếng Nhật tiêu chuẩn được hợp nhất thành . Âm Yoron và có nguồn gốc thứ cấp hoặc từ vay mượn và hầu hết tương ứng với các nguyên âm đôi tiêu chuẩn của Nhật Bản. Yoron giữ nguyên âm trong khi nó đổi thành trong tiếng Nhật tiêu chuẩn. , và trong tiếng Nhật tiêu chuẩn tương ứng với , và . trong tiếng Nhật tiêu chuẩn thể hiện sự tương ứng phức tạp. trong tiếng Nhật tiêu chuẩn tương ứng với cả và trong tiếng Yoron. tương ứng với và . tương ứng với trong một số ngoại lệ. tương ứng với . Nói cách khác, trong tiếng Nhật tiêu chuẩn tương ứng với trong tiếng Yoron. trong tiếng Yoron bị bỏ khi nó được bao quanh bởi một nguyên âm và . trong tiếng Nhật tiêu chuẩn bắt đầu từ tương ứng với trong tiếng Yoron. Tài nguyên Yorontō-go jien (1995) của Yamada Minoru. Tác giả đến từ Chabana, đảo Yoronjima thuộc quần đảo Amami nhưng cũng thu thập dữ liệu từ các cộng đồng khác trên đảo. Yoron hōgen jiten (2005) của Kiku Chiyo và Takahashi Toshizō. Một cuốn từ điển dành cho cộng đồng quê hương của Kiku, Mugiya-higashiku, đảo Yoronjima thuộc quần đảo Amami. Tham khảo Đọc thêm Machi Hiromitsu, 1977. Danh nghĩa hóa ở Yoron. Kagoshima Nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu
19814134
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kim%20Seungmin
Kim Seungmin
Kim Seung-min (Hangul:김승민, Hanja: 金昇玟, sinh ngày 22 tháng 9 năm 2000 tại Seoul, Hàn Quốc), được biết đến với nghệ danh Seungmin (Hangul: 승민). Anh là một ca sĩ, vũ công, rapper, người mẫu và MC người Hàn Quốc. Seungmin được nhiều người biết đến với vai trò là thành viên của nhóm nhạc nam Stray Kids do công ty JYP Entertainment thành lập và quản lý. Seungmin đảm nhận vai trò là Main Vocalist. Tiểu sử và sự nghiệp 2000-2018: Những năm đầu và những bước đầu tiên trong sự nghiệp Seungmin sinh ngày 22 tháng 9 năm 2000 tại Seoul, Hàn Quốc. Anh là con út trong một gia đình bốn người. Cậu có một người chị gái. Cậu đã hoàn thành chương trình tiểu học tại trường Tiểu học Bongeun và trung học tại trường Trung học Cheongdam. Seungmin có người ông là một vận động viên ném bóng trong đội bóng chày ở trường trung học. Vì được truyền cảm hứng từ ông nên Seungmin muốn trở thành một cầu thủ bóng chày. Khi Seungmin mới chín tuổi, cậu ấy đã ném cú mở màn cho SK Wyverns, một đội bóng chày chuyên nghiệp của Hàn Quốc. Seungmin đã chơi ở đội bóng chày đó. Sau đó, vì điều kiện kinh tế gia đình khiến Seungmin phải từ bỏ ước mơ trở thành cầu thủ bóng chày. Seungmin bắt đầu quan tâm đến âm nhạc khi cậu ấy học lớp bốn. Sau đó, cậu tham gia và giành chiến thắng tại một cuộc thi hợp xướng thiếu nhi ở trường cấp hai. Từ đó, Seungmin nuôi ước mơ trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Khi Seungmin chín tuổi, cậu và gia đình chuyển đến sống tại Hoa Kỳ trong vài tháng. Trong suốt khoảng thời gian này, Seungmin đã học tại một trường ở Los Angeles. Vì thế nên cậu ấy có thể nói tiếng Anh học cách trôi chảy. Năm 2017, Seungmin tham gia buổi thử giọng Audition thứ 13 của JYP Entertainment. Cậu đã thể hiện ca khúc "Old Song" của ca sĩ Kim Dong-ryul. Cuối cùng, anh giành hạng hai và trở thành thực tập sinh của JYP Entertainment. Cuối năm đó, JYP Entertainment cùng với Mnet đã tạo ra chương trình thực tế sống còn Stray Kids với chín thực tập sinh của công ty, bao gồm cả Seungmin. Đến đêm chung kết, Seungmin được xác nhận là sẽ debut cùng Stray Kids. Tháng 3 năm 2018, Stray Kids phát hành mini album đầu tay I Am Not với bài hát chủ đề "District 9". Vài tháng sau, Seungmin cùng Han Hee-jun trở thành MC cho After School Club. Sau khi làm MC cho hai mươi hai tập phim, cuối tháng 12 năm đó, Seungmin đã chính thức rời vị trí của mình do lịch trình bận rộn với nhóm Ngày 23 tháng 8 năm 2018, Seungmin trở thành MC đặc biệt của chương trình âm nhạc hàng tuần của Mnet M Countdown. 2019-nay: Tiếp tục hoạt động với tư cách là thành viên của Stray Kids và hoạt động solo Seungmin và thành viên cùng nhóm Felix trở thành MC đặc biệt của M Countdown ngày 28 tháng 3 năm 2019. Vào ngày 12 tháng 7 năm 2019, Seungmin được trở lại ở mảng MC với vai trò là MC của We K-pop cùng diễn viên hài Kim Shin-young và hai tiền bối là là Nichkhun của 2PM và Kim In-seong của SF9. Ngày 10 tháng 10 năm 2019, Seungmin và Felix tiếp tục trở thành MC đặc biệt chương trình M Countdown. Ngày 18 tháng 4 năm 2020, bộ đôi này tiếp tục đảm nhận vị trí MC đặc biệt của M Countdown. Ngày 24 tháng 11 năm 2020, Seungmin cùng với Lee Know xuất hiện trên chương trình Kiss the radio với tư cách là khách mời thường xuyên của chương trình. Tháng 3 năm 2021, Seungmin cùng Changbin phát hành bài hát "조각" (Piece of a Puzzel). Bài hát nói về chính các thành viên Stray Kids, những người không ngừng tiến tới mục tiêu của mình chứ không phải họ muốn để bỏ lỡ bất cứ điều gì trên con đường của họ. Ngày 18 tháng 6 năm 2021, Seungmin cùng với các thành viên là Bang Chan, Changbin và Felix phát hành bài hát "오늘 밤 나는 불을 켜" (Up All Night). Ngày 17 tháng 9 năm 2021, Seungmin cùng với thành viên HAN và I.N phát hành bài hát "Gone Away". Ngày 26 tháng 9 năm 2021, trong tập 10 của bộ phim Hàn Quốc Điệu cha-cha-cha làng biển được phát sóng tvN và Netflix, trong phần nhạc phim ở phân cảnh cuối cùng của tập, Seungmin đã thể hiện ca khúc "Here Always". Bài hát này được phát hành chính thức trên các nền tảng kỹ thuật số vào ngày 10 tháng 10. "Here Always" ra mắt ở vị trí thứ tám trên bảng xếp hạng US World Digital Songs của Billboard và được đưa vào danh sách "15 bản nhạc phim hàng đầu năm 2021" của Genius Korea. Năm 2022, Seungmin trở lại với vai trò là MC đặc biệt của Show! Music Core cùng với 2 MC cố định thời điểm đó là thành viên cùng nhóm Lee Know và Kim Min-ju (cựu thành viên Iz*One) vào ngày 8 tháng 10. Ngày 27 tháng 3 năm 2023, Seungmin cùng với hai thành viên Changbin và Felix phát hành bài hát mang tựa đề "비바람(Snain)". Gần 5 tháng sau, Seungmin phát hành bài hát "Hold On" vào ngày 12 tháng 8 năm 2023. Danh sách chương trình Chương trình thực tế Sản phẩm âm nhạc cá nhân Bài hát Sản phẩm cover Liên kết ngoài Trang web chính thức Seungmin trên Twitter Seungmin trên YouTube Seungmin trên Facebook Seungmin trên Instagram Tham khảo
19814135
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anime%20n%C4%83m%202016
Anime năm 2016
Dưới đây danh sách anime (bao gồm anime truyền hình dài tập, phim anime điện ảnh, ONA, OVA) ra mắt trong năm 2016. Phim điện ảnh Phim truyền hình Tháng 1 – tháng 3 Tháng 4 - tháng 6 Tháng 7 - tháng 9 Tháng 10 - tháng 12 OVA/ONA Tham khảo Hoạt hình năm 2016 Anime năm 2016 Nhật Bản năm 2016
19814149
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gertrude%20Jekyll
Gertrude Jekyll
Gertrude Jekyll (sinh 29 tháng 11 năm 1843 – mất 8 tháng 12 năm 1932) là một nhà làm vườn, nhà thiết kế sân vườn, thợ thủ công, nhiếp ảnh gia, nhà văn và nghệ sĩ người Anh. Bà đã thiết kế hơn 400 khu vườn ở Vương quốc Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ, đồng thời viết hơn 1000 bài báo cho các tạp chí như Country Life và William Robinson's The Garden. Jekyll đã được những người đam mê làm vườn ở Anh và Mỹ mô tả là "người có ảnh hưởng hàng đầu trong thiết kế sân vườn". Thời thơ ấu Jekyll sinh ra tại đường Grafton nhà số 2, Mayfair, London, là con thứ năm trong số bảy người con của Đại úy Edward Joseph Hill Jekyll, Esquire, một sĩ quan trong Đội cận vệ Grenadier, và vợ của ông là Julia, nhũ danh Hammersley. Năm 1848, gia đình bà rời London và chuyển đến Bramley House ở Surrey, nơi bà trải qua thời niên thiếu ở đó. Bà chưa bao giờ kết hôn và không có con. Nghệ thuật Jekyll là một trong 2 người của một trong những mối quan hệ đối tác lịch sử và có ảnh hưởng nhất của phong trào Nghệ thuật và Thủ công, nhờ sự kết hợp của bà với kiến trúc sư người Anh Edwin Lutyens, người mà trong những dự án của ông ta bà đã tạo ra nhiều cảnh quan và người đã thiết kế ngôi nhà của bà ở Munstead Wood, gần Godalming ở Surrey. (Năm 1900, Herbert, anh em trai của Jekyll và Lutyens, đã thiết kế Gian hàng của Anh cho Triển lãm Paris.) Jekyll được nhớ đến với những thiết kế nổi bật và cách tiếp cận tinh tế, tỉ mỉ như vẽ tranh đối với việc sắp xếp các khu vườn mà bà đã tạo ra, đặc biệt là "những đường viền hoa chịu đựng giỏi thời tiết" của bà. Tác phẩm của bà ấy được biết đến với màu sắc rực rỡ và những hàng cây giống như cọ vẽ; một số người cho rằng các cách phối đồ theo trường phái Ấn tượng có thể là do thị lực ngày càng kém của Jekyll, điều này phần lớn đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp họa sĩ vẽ tranh cũng như vẽ màu nước của bà. Khả năng nghệ thuật của bà thể hiện rõ ràng khi bà còn nhỏ và bà đã được đào tạo để trở thành một nghệ sĩ. Bà ấy là một trong những người đầu tiên trong nghề coi màu sắc, kết cấu và trải nghiệm của khu vườn như những khía cạnh trong thiết kế của mình. Lý thuyết của Jekyll về cách thiết kế với màu sắc có ảnh hưởng từ họa sĩ J. M. W. Turner và trường phái Ấn tượng, và bánh xe màu sắc lý thuyết. Bà bắt đầu tập trung vào việc làm vườn tại Trường Nghệ thuật Nam Kensington, nơi bà bắt đầu quan tâm đến nghệ thuật sáng tạo trong việc trồng cây, và cụ thể hơn là làm vườn. Jekyll sau đó trở về ngôi nhà thời thơ ấu của mình ở làng Bramley để thiết kế một khu vườn ở Snowdenham Lane có tên là Millmead. Không muốn giới hạn ảnh hưởng của mình trong việc dạy thực hành làm vườn, Jekyll đã kết hợp lý thuyết làm vườn và sự hiểu biết về chính các loài thực vật vào công việc của mình. Bài viết của bà có ảnh hưởng từ một người bạn Theresa Earle, người đã cho xuất bản cuốn sách "Pot-pourri" Trong các tác phẩm như Bảng phối màu cho vườn hoa ( Colour Schemes for the Flower Garden. tái bản năm 1988), bà đã ghi dấu ấn của mình về cách sử dụng hiện đại các màu hoa "ấm" và "mát" trong vườn. Mối quan tâm của bà ấy là cây nên được trưng bày để có hiệu quả tốt nhất ngay cả khi được cắt để trưng bày trong nhà, khiến bà ấy thiết kế một loạt lọ hoa thủy tinh. Sau này, Jekyll đã sưu tầm và đóng góp một lượng lớn thực vật chỉ với mục đích bảo tồn cho nhiều tổ chức trên khắp nước Anh. Đến lúc qua đời, bà đã thiết kế hơn 400 khu vườn ở Anh, Châu Âu và một số khu vườn ở Bắc Mỹ. Jekyll cũng được biết đến với khả năng viết lách nhiều. Bà ấy đã viết hơn mười lăm cuốn sách, từ Wood and Garden và cuốn sách nổi tiếng nhất của bà ấy, Color in the Flower Garden, cho đến những hồi ký về tuổi trẻ của bà ấy. Bà ấy cũng quan tâm đến nột thất trong nhà tranh truyền thống và đồ thủ công ở nông thôn, và lo ngại rằng chúng đang biến mất. Cuốn sách Old West Surrey (1904) của bà ghi lại nhiều khía cạnh của đời sống nông thôn thế kỷ 19, với hơn 300 bức ảnh do chính Jekyll chụp. Tham khảo
19814150
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BB%91m%20Khmer
Gốm Khmer
Gốm Khmer đề cập đến nghệ thuật gốm và đồ gốm được thiết kế hoặc sản xuất như một loại hình nghệ thuật Khmer. Truyền thống đồ gốm Campuchia có từ thiên niên kỷ thứ ba TCN. Đồ gốm là một phần thiết yếu trong thương mại giữa Campuchia và các nước láng giềng. Ở châu Âu, Musée Guimet ở Paris có một số mảnh gốm Campuchia lịch sử. Trung tâm Gốm sứ & Mỹ thuật Khmer ở Siem Reap được thành lập vào năm 2006 để thiết lập lại các kỹ thuật và sản xuất đồ gốm cổ. Bảo tàng Quốc gia Campuchia lưu giữ một bộ sưu tập quan trọng. Xem thêm Gốm Lào Gốm Thái Gốm Việt Nam Gốm Miến Điện Gốm Philippines Liên kết ngoài Thông tin về Gốm Campuchia Bộ sưu tập đồ gốm Campuchia Lịch sử gốm Đồ gốm theo quốc gia Nghệ thuật Campuchia
19814152
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20Th%E1%BA%A7n%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Nguyên Thần (định hướng)
Nguyên Thần có thể là: Nguyên Thần (元振) Tề Nguyên Thần (齊元振), thẩm phán quận Bành Sơn của Bắc Tống. Nguyên Thần (元神) Nguyên thần, thuật ngữ thực hành Đạo giáo. Nguyên Thần, nhân vật của truyện tranh (神兵玄奇). Trưởng lão Nguyên Thần (元神長老), nhân vật của trò chơi điện tử và phim truyền hình Tiên kiếm kỳ hiệp 3. Nguyên Thần (原神) Genshin Impact (Nguyên Thần), trò chơi hành động nhập vai của Trung Quốc. Nguyên Thần, thuật ngữ Kinh Dịch. Xem thêm BẢO TỘ NGUYÊN THẦN (Thần Giữ Phép Nước)
19814171
https://vi.wikipedia.org/wiki/Emily%20Appleton%20%28qu%E1%BA%A7n%20v%E1%BB%A3t%29
Emily Appleton (quần vợt)
Emily Appleton (sinh ngày 1 tháng 9 năm 1999) là một nữ vận động viên quần vợt người Anh Quốc. Appleton có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng WTA trong sự nghiệp là thứ 419 ở nội dung đơn, đạt được vào ngày 22 tháng 5 năm 2023, và thứ 128 ở nội dung đôi, đạt được vào ngày 12 tháng 6 năm 2023. Sự nghiệp thi đấu Appleton ra mắt nhánh đấu chính của WTA Tour tại Birmingham Classic 2022, đánh cặp cùng với Ali Collins. Ở nội dung đơn nữ, cô để thua trước Lesia Tsurenko ở vòng loại thứ nhất. Vào tháng 6 năm 2023, cô vượt qua vòng loại của Nottingham Open ở nội dung đơn nữ. Cô để thua ngay tại vòng 1 trước tay vợt nữ số 1 nước Anh, Katie Boulter. Chung kết ITF Circuit Đơn: 7 (3 danh hiệu, 4 á quân) Đôi: 36 (14 danh hiệu, 22 á quân) Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Vương quốc Anh Nữ vận động viên quần vợt Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Anh Người Anh thế kỷ 20 Người Anh thế kỷ 21
19814172
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn%20Hanam
Tuyến Hanam
Tuyến Hanam (Tiếng Hàn: 하남선, Hanja: 河南線) là tuyến đường sắt diện rộng kết nối Ga Sangil-dong ở Gangdong-gu, Seoul và Ga Hanam Geomdansan ở Hanam-si, Gyeonggi-do. Nó được điều hành bởi Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5 và được kết nối trực tiếp với tuyến chính của Tàu điện ngầm Seoul tuyến 5 tại Ga Sangil-dong. Hướng di chuyển là bên phải. Lịch sử 29 tháng 9 năm 2014 : Khởi công đoạn Sangil-dong ~ Hanam Pungsan 31 tháng 7 năm 2015: Khởi công đoạn Hanam Pungsan ~ Hanam Geomdansan 29 tháng 5 năm 2019 : Tên ga khu vực Hanam-si được xác nhận 26 tháng 12 năm 2019: Xác nhận tên ga khu vực Seoul 8 tháng 8 năm 2020: Khai trương Sangil-dong ~ Hanam Pungsan, ga Gangil 27 tháng 3 năm 2021: Khai trương phần Hanam Pungsan ~ Hanam Geomdansan Bản đồ tuyến Ga Xem thêm Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 5 Tàu điện ngầm Seoul tuyến 5 Tham khảo Tuyến đường sắt ở Hàn Quốc Quận Gangdong Tàu điện ngầm Seoul tuyến 5
19814180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn%20tranh%20%E1%BB%9F%20Dagestan
Chiến tranh ở Dagestan
Chiến tranh ở Dagestan (Tiếng Nga:Война в Дагестане) hay Cuộc xâm lược Dagestan của dân quân hồi giáo (Tiếng Nga:Вторжение боевиков в Дагестан) là 1 cuộc xung đột vũ trang giữa Lữ đoàn Gìn giữ Hòa bình Quốc tế Hồi giáo (IIPB), 1 nhóm dân quân Hồi giáo được lãnh đạo bởi Shamil Basayev, Ibn al-Khattab, Ramzan Akhmadov và Arbi Barayev, và Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga khi nhóm này xâm lược nhà nước trực thuộc Nga là Dagestan vào ngày 7 tháng 8 năm 1999, dưới sự kêu gọi của các lực lượng Sharia thuộc Dagestan. Cuộc chiến kết thúc với chiến thắng lớn của Nga và Dagestan đồng thời là sự rút lui của IIPB. Cuộc xâm lược Dagestan cũng là 1 trong những lý do sau vụ đánh bom chung cư Nga 1999 dẫn đến Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Liên kết
19814182
https://vi.wikipedia.org/wiki/Patrik%20Gustavsson
Patrik Gustavsson
Patrik Gustavsson (, sinh ngày 19 tháng 4 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ BG Pathum United tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Thái Lan. Sinh ra ở Thụy Điển, anh đại diện cho Thái Lan trên đấu trường quốc tế. Sự nghiệp quốc tế Vào ngày 16 tháng 3 năm 2022, Patrik được triệu tập lên đội tuyển U-23 Thái Lan để chuẩn bị cho Cúp bóng đá U-23 Dubai 2022. Ngày 26 tháng 3 năm 2022, anh ra mắt quốc tế cho đội tuyển U-23 nước này trong trận thua 4-2 trước Trung Quốc. Anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên vào ngày 6 tháng 5 năm 2022, trong trận gặp U-23 Malaysia tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021. Danh hiệu Câu lạc bộ BG Pathum United Á quân Cúp Liên đoàn bóng đá Thái Lan: 2022–23 Quốc tế U-23 Thái Lan Huy chương bạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á: 2021 Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2001 Cầu thủ bóng đá Thái Lan Cầu thủ bóng đá Thụy Điển Người Thái Lan gốc Thụy Điển Người Thụy Điển gốc Thái Lan Nhân vật còn sống Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá BG Pathum United F.C. Cầu thủ bóng đá Chiangmai F.C. Cầu thủ Giải bóng đá Ngoại hạng Thái Lan Cầu thủ bóng đá Thai League 2 Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thái Lan
19814187
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0%20%C4%91o%C3%A0n%201%20%28%C4%90%E1%BA%BF%20qu%E1%BB%91c%20%C4%90%E1%BB%A9c%29
Sư đoàn 1 (Đế quốc Đức)
Sư đoàn 1 (Tiếng Đức: 1. Division) còn được gọi là Sư đoàn 1 Bộ binh (Tiếng Đức: 1. Infanterie-Division) là một đơn vị cấp sư đoàn của Phổ và sau đó là Lục quân Đế quốc Đức. Sư đoàn 1 ban đầu được thành lập vào tháng 3 năm 1816 với tư cách là một Lữ đoàn (Truppen-Brigade) tại Königsberg và mở rộng thành Sư đoàn 1 vào ngày 5 tháng 9 năm 1818. Từ sự hình thành của Quân đoàn vào năm 1820, sư đoàn trực thuộc Quân đoàn I (I. Armee-Korps). Sư đoàn 1 bị giải thể vào năm 1919, trong quá trình giải ngũ của Quân đội Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Biên chế Biên chế thời bình năm 1914 Lữ đoàn bộ binh số 1 (1. Infanterie-Brigade) ở Tilsit Trung đoàn Lính ném lựu đạn "Thái tử Friedrich III" (Đông Phổ số 1) số 1 (Grenadier-Regiment „Kronprinz“ (1. Ostpreußisches) Nr. 1) ở Königsberg Trung đoàn bộ binh "von Boyen" (Đông Phổ số 5) số 41 (Infanterie-Regiment „von Boyen“ (5. Ostpreußisches) Nr. 41) ở Tilsit và Memel Lữ đoàn bộ binh số 2 (2. Infanterie-Brigade) ở Königsberg Trung đoàn Lính ném lựu đạn "Vua Friedrich Wilhelm I" (Đông Phổ số 2) số 3 (Grenadier-Regiment „König Friedrich Wilhelm I.“ (2. Ostpreußisches) Nr. 3) ở Königsberg Trung đoàn bộ binh "Công tước Karl von Mecklenburg-Strelitz" (Đông Phổ số 6) số 43 (Infanterie-Regiment „Herzog Karl von Mecklenburg-Strelitz“ (6. Ostpreußisches) Nr. 43) ở Königsberg và Pillau Lữ đoàn kỵ binh số 1 (1. Kavallerie-Brigade) ở Königsberg Trung đoàn Kürassier "Bá tước Wrangel" (Đông Phổ) số 3 (Kürassier-Regiment „Graf Wrangel“ (Ostpreußisches) Nr. 3) ở Königsberg Trung đoàn Long kỵ binh "Hoàng thân Albrecht của Phổ" (Litthauisches) số 1 (Dragoner-Regiment „Prinz Albrecht von Preußen“ (Litthauisches) Nr. 1) ở Tilsit Lữ đoàn pháo binh dã chiến số 1 (1. Feldartillerie-Brigade) ở Königsberg Trung đoàn pháo binh dã chiến số 1 Đông Phổ số 16 (1. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 16) ở Königsberg Trung đoàn pháo binh dã chiến số 2 Đông Phổ số 52 (2. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 52) ở Königsberg Biên chế khi tổng động viên năm 1914 Lữ đoàn bộ binh số 1 (1. Infanterie-Brigade) Trung đoàn Lính ném lựu đạn "Thái tử Friedrich III" (Đông Phổ số 1) số 1 (Grenadier-Regiment „Kronprinz“ (1. Ostpreußisches) Nr. 1) Trung đoàn bộ binh "von Boyen" (Đông Phổ số 5) số 41 (Infanterie-Regiment „von Boyen“ (5. Ostpreußisches) Nr. 41) Lữ đoàn bộ binh số 2 (2. Infanterie-Brigade) Trung đoàn Lính ném lựu đạn "Vua Friedrich Wilhelm I" (Đông Phổ số 2) số 3 (Grenadier-Regiment „König Friedrich Wilhelm I.“ (2. Ostpreußisches) Nr. 3) Trung đoàn bộ binh "Công tước Karl von Mecklenburg-Strelitz" (Đông Phổ số 6) số 43 (Infanterie-Regiment „Herzog Karl von Mecklenburg-Strelitz“ (6. Ostpreußisches) Nr. 43) Trung đoàn khinh kỵ "Bá tước zu Dohna" (Đông Phổ) số 8 (Ulanen-Regiment „Graf zu Dohna“ (Ostpreußisches) Nr. 8) Lữ đoàn pháo binh dã chiến số 1 (1. Feldartillerie-Brigade) Trung đoàn pháo binh dã chiến số 1 Đông Phổ số 16 (1. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 16) Trung đoàn pháo binh dã chiến số 2 Đông Phổ số 52 (2. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 52) Đại đội 1/Tiểu đoàn công binh "Thân vương Radziwill" (Đông Phổ) số 1 (1. Kompanie/Pionier-Bataillon „Fürst Radziwill“ (Ostpreußisches) Nr. 1) Biên chế ngày 8 tháng 3 năm 1918 Lữ đoàn bộ binh số 1 (1. Infanterie-Brigade) Trung đoàn Lính ném lựu đạn "Thái tử Friedrich III" (Đông Phổ số 1) số 1 (Grenadier-Regiment „Kronprinz“ (1. Ostpreußisches) Nr. 1) Trung đoàn Lính ném lựu đạn "Vua Friedrich Wilhelm I" (Đông Phổ số 2) số 3 (Grenadier-Regiment „König Friedrich Wilhelm I.“ (2. Ostpreußisches) Nr. 3) Trung đoàn bộ binh "Công tước Karl von Mecklenburg-Strelitz" (Đông Phổ số 6) số 43 (Infanterie-Regiment „Herzog Karl von Mecklenburg-Strelitz“ (6. Ostpreußisches) Nr. 43) Abteilung Xạ thủ Súng máy số 31 Trung đoàn khinh kỵ "Bá tước zu Dohna" (Đông Phổ) số 8 (Ulanen-Regiment „Graf zu Dohna“ (Ostpreußisches) Nr. 8) Tư lệnh pháo binh số 1 Trung đoàn pháo binh dã chiến số 1 Đông Phổ số 16 (1. Ostpreußisches Feldartillerie-Regiment Nr. 16) Tiểu đoàn 1/Trung đoàn pháo binh bộ binh Hạ Sachsen số 10 (I. Bataillon/Niedersächsisches Fußartillerie-Regiment Nr. 10) Tiểu đoàn công binh số 110 Tư lệnh tình báo sư đoàn số 1 Chú thích Khởi đầu năm 1818 Chấm dứt năm 1919
19814193
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boeing%20NC-135
Boeing NC-135
Boeing NC-135 và NKC-135 là các phiên bản máy bay đặc biệt của Boeing C-135 Stratolifter và Boeing KC-135 Stratotanker được Boeing sửa đổi lại để hoạt động trong một số chương trình nhiệm vụ khác nhau của Không quân Hoa Kỳ (USAF) và Hải quân Hoa Kỳ (USN). Lịch sử hoạt động Chương trình Sẵn sàng Thử nghiệm (Test Readiness Program) Chương trình Sẵn sàng Thử nghiệm được Mỹ khởi xướng nhằm đáp lại Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân một phần vào năm 1963. Để hỗ trợ chương trình này, Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia đã xác định cấu hình cho ba chiếc NC-135 trở thành phòng thí nghiệm bay để hỗ trợ thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong bầu khí quyển. Những chiếc máy bay này đóng quân tại Căn cứ Không quân Kirtland ở New Mexico. NC-135 bắt đầu hoạt động từ năm 1963 cho đến năm 1976, phục vụ chủ yếu cho Phòng thí nghiệm Sandia, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos và Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore. Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ (AEC) là cơ quan duy trì kiểm soát giám sát máy bay thử nghiệm NC-135. Sau năm 1976, nó phục vụ cho Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân. Nhiệm vụ nghiên cứu thiên văn học trên không Trong quá trình bay mô phỏng cho Chương trình Sẵn sàng Thử nghiệm, các nhóm nhà khoa học trên máy bay NC-135 nhận thấy rằng phòng thí nghiệm bay của họ có thể được sử dụng hiệu quả để nghiên cứu hiện tượng nhật thực cũng như tia vũ trụ đi vào bầu khí quyển trái đất, và tác động của từ trường trong tầng điện li. Họ đã kiến nghị Ủy ban Năng lượng Nguyên tử cho phép bổ sung thêm chương trình nghiên cứu thiên văn cho NC-135. Bản kiến nghị đã được chấp thuận và chương trình được tiếp tục cho đến năm 1975. Nhiệm vụ nghiên cứu nhật thực đầu tiên bắt đầu từ Sân bay Quốc tế Pago Pago vào năm 1965. Trong khi đang bay cùng với một số máy bay nghiên cứu khoa học khác, một trong số những chiếc NC-135 đã xoay sở để bay trong vùng nhật thực toàn phần trong 160 giây, giúp cung cấp nhiều dữ liệu khoa học có giá trị. Các sứ mệnh nghiên cứu nhật thực sau đó cũng đã được thực hiện vào các năm 1970, 1972, 1973, 1979 và 1980. Big Crow Big Crow là tên gọi của hai chiếc NKC-135 (số hiệu 55-3132 và 63-8050) đã trải qua nhiều lần sửa đổi kỹ thuật để thực hiện thử nghiệm tác chiến điện tử. Hai chiếc máy bay này cũng được sử dụng làm mục tiêu mô phỏng cho máy bay laser trên không Boeing YAL-1. Trong chuyến bay thử nghiệm ngày 15 tháng 3 năm 2007, YAL-1 đã bắn thành công tia laser trúng mục tiêu là một tấm bia gắn trên thân chiếc NKC-135E Big Crow 1 được sửa đổi đặc biệt. Cuộc thử nghiệm đã xác nhận khả năng của hệ thống trong việc theo dõi mục tiêu trên không và đo lường sự biến dạng của khí quyển. Máy bay Big Crow cũng được sử dụng làm tài sản đo từ xa kết hợp với các vụ phóng tên lửa tại sân bay vũ trụ Western Range nằm trong Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California. Kể từ năm 2008, hai chiếc Big Crow đã ngừng hoạt động và bị loại khỏi biên chế, rồi được chuyển giao cho Nhóm Bảo trì và Phục hồi Hàng không Vũ trụ 309 (309th AMARG) đóng quân tại Căn cứ Không quân Davis–Monthan ở Tucson, Arizona. Các phiên bản khác Một máy bay mang số hiệu 61–2666 đã được sửa đổi thành NC-135W để thử nghiệm các hệ thống và thiết bị sử dụng trên máy bay trinh sát RC-135V và RC-135W Rivet Joint. Từ năm 1975 đến năm 1984, Mỹ sử dụng NKC-135A cho chương trình Phòng thí nghiệm Laser trên không, khi cho nó mang theo Laser Carbon Dioxide 10,6 micromet. Các thử nghiệm bao gồm đánh chặn thành công tên lửa không đối không nhỏ (như AIM-9 Sidewinder) và máy bay không người lái. Bất chấp tiềm năng chiến đấu của hệ thống này, nó vẫn được thử nghiệm một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, việc đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa Scud trong Chiến tranh Vùng Vịnh đã khơi lại mối quan tâm đến hệ thống laser trên không, dẫn đến sự ra đời của Boeing YAL-1. Quốc gia sử dụng Không quân Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ: Nhóm Hỗ trợ Tác chiến Điện tử Hạm đội (FEWSG) Máy bay trưng bày Máy bay mang số hiệu 55-3123: Ban đầu được chế tạo dưới dạng KC-135A, về sau được chuyển đổi thành Phòng thí nghiệm Laser trên không NKC-135. Kể từ năm 1984, nó được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Không quân Hoa Kỳ ở Dayton, Ohio. Tháng 8 năm 2011, nó bị đưa ra khỏi khu trưng bày trong Công viên Hàng không của bảo tàng để nhường chỗ cho Lockheed C-5A Galaxy. Chiếc NKC-135 hiện đang được cất giữ trong kho. Thông số kỹ thuật (NKC-135A) Dữ liệu lấy từ Encyclopedia of world military aircraft Volume 1 Đặc điểm tổng quát Phi hành đoàn: 3 người (thành viên phi hành đoàn thứ 4 là hoa tiêu chỉ có trên máy bay không có bản cập nhật PACER CRAG) Chiều dài: 41,53 m (136 ft 3 in) Sải cánh: 39,88 m (130 ft 10 in) Chiều cao: 12,70 m (41 ft 8 in) Diện tích cánh: 226 m2 (2.433 ft2) Tỉ số mặt cắt: 7.04 Kết cấu dạng cánh: gốc cánh: BAC 310/311/312; đầu cánh: BAC 313 Trọng lượng không tải: 55.792 kg (123.000 lb) Trọng lượng cất cánh tối đa: 122.470 kg (270.000 lb) Sức chứa nhiên liệu: 86.047 kg (189.702 lb) Động cơ: 4 × động cơ tuốc bin phản lực luồng Pratt & Whitney J57-P-43WB, mỗi động cơ có lực đẩy 61,2 kN (13.750 lbf) Hiệu suất bay Vận tốc tối đa: 980 km/h (610 dặm/giờ; 530 hải lý/giờ) ở độ cao lớn Vận tốc bay hành trình: 856 km/h (532 dặm/giờ; 462 hải lý/giờ) ở độ cao 10.668 m (35.000 ft) Phạm vi chiến đấu: 7.100 km (4.400 dặm, 3.800 hải lý) Tầm bay: 14.800 km (9.200 dặm, 8.000 hải lý) Trần bay: 12.000 m (41.000 ft) Vận tốc tăng độ cao: 6,6 m/giây (1.290 ft/phút) Chiều dài quãng đường chạy cất cánh: 3.261 m (10.700 ft) với trọng lượng cất cánh tối đa Xem thêm Máy bay có sự phát triển liên quan Boeing 367-80 Boeing 707 Boeing C-135 Stratolifter Boeing C-137 Stratoliner Boeing EC-135 Boeing KC-135 Stratotanker Boeing OC-135B Open Skies Boeing RC-135 Boeing WC-135 Constant Phoenix Máy bay có vai trò, cấu hình và thời đại tương đương Beriev A-60 Boeing YAL-1 Convair UC-880 Douglas C-24 Tham khảo Máy bay bốn động cơ phản lực Chiến tranh hạt nhân Máy bay Boeing Máy bay cánh thấp
19814200
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vanadi%28IV%29%20sulfide
Vanadi(IV) sulfide
Vanadi(IV) sulfide là một hợp chất vô cơ của vanadi và lưu huỳnh có công thức VS2 – bột màu xám kim loại, không tan trong nước. Điều chế Phản ứng của dung dịch muối vanadi(IV) và amoni sulfide trong môi trường acid sẽ tạo kết tủa. Cũng có thể điều chế VS2 bằng cách đun nóng các nguyên tố thành phần ở hoặc cho LiVS2 tác dụng với I2 trong MeCN. Tính chất và cấu trúc Vanadi(IV) sulfide tạo thành các tinh thể màu xám kim loại của hệ tinh thể ba phương, nhóm không gian P m1, các hằng số mạng tinh thể a = 0,3348 nm, c = 0,6122 nm, Z = 1. Cấu trúc của VS2 giống CdI2. Khi đun nóng đến , VS2 giải phóng lưu huỳnh, tạo thành V2S3. Hợp chất khác Phức hợp VS2·NH3 có màu đen, được tạo thành khi cho Na3VO4 tác dụng với thioacetamide. Tham khảo Đọc thêm Справочник химика / Редкол.: Никольский Б.П. и др.. — 2-е изд., испр. — М.—Л.: Химия, 1966. — Т. 1. — 1072 с. Рипан Р., Четяну И. Неорганическая химия. Химия металлов. — М.: Мир, 1972. — Т. 2. — 871 с. Sulfua Hợp chất vanadi
19814202
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20lemniscatus
Lutjanus lemniscatus
Lutjanus lemniscatus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1828. Từ nguyên Tính từ định danh lemniscatus trong tiếng Latinh có nghĩa là “được trang trí bởi các dải sọc”, hàm ý có lẽ đề cập đến dải đen từ mõm kéo dài đến gốc vây đuôi ở cá con của loài này. Phân bố và môi trường sống L. lemniscatus có phân bố rộng rãi trong vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ bờ nam Ấn Độ và Sri Lanka trải dài về phía đông đến Philippines và Papua New Guinea, ngược lên phía bắc đến đảo Đài Loan, giới hạn phía nam đến Úc. L. lemniscatus cũng xuất hiện dọc theo bờ biển Việt Nam, như vịnh Hạ Long, cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, cù lao Câu, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. L. lemniscatus sinh sống trên các rạn san hô và gần mỏm đá ngầm, độ sâu độ sâu ít nhất là 110 m, còn cá con thường sống gần bờ, nơi có lượng phù sa vừa phải. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. lemniscatus là 65 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 35 cm. Lưng và thân trên có màu nâu xám hoặc màu ô liu, trắng dần ở bụng và dưới đầu. Vây lưng và vây đuôi có màu nâu đen, các vây còn lại đỏ hồng. Cá con có một dải đen rộng từ chóp mõm kéo dài đến gốc vây đuôi. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16; Số vảy đường bên: 47–50. Phân loại Qua phân tích tiểu đơn vị cytochrome c oxidase I của DNA ty thể, người ta nhận thấy L. lemniscatus tạo thành nhóm chị em với Lutjanus bitaeniatus và Lutjanus papuensis. Sinh thái Thức ăn của L. lemniscatus bao gồm cá nhỏ và một số loài thủy sinh không xương sống khác. Giá trị L. lemniscatus là loài được nhắm mục tiêu trong ngành đánh bắt thủ công ở vịnh Mannar. Loài này thường được bán ở dạng tươi sống, có khi làm khô cá. Tham khảo L Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá Ấn Độ Cá Sri Lanka Cá Bangladesh Cá Myanmar Cá Campuchia Cá Việt Nam Cá Malaysia Cá Brunei Cá New Guinea Động vật được mô tả năm 1828
19814205
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n%20v%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Halych
Thân vương quốc Halych
Thân vương quốc Halych (; ), hay Thân vương quốc Rus Halych, là một thân vương quốc Đông Slav thời trung cổ, là một trong những nhà nước khu vực chính yếu thuộc phạm vi chính trị của Kiev Rus', do các thành viên của dòng hậu duệ lâu đời nhất của Yaroslav Thông thái thành lập. Một đặc điểm đặc trưng của thân vương quốc Halych là vai trò quan trọng của giới quý tộc và thị dân trong đời sống chính trị, điều kiện chính cho quyền cai trị của thân vương là phải cân nhắc ý chí của họ. Tư cách là thủ đô của Halych được đề cập vào khoảng năm 1124, khi là trụ sở của Ivan Vasylkovych cháu nội của Rostislav xứ Tmutarakan. Theo Mykhailo Hrushevsky, lãnh địa Halych được truyền lại cho Rostyslav sau cái chết của cha ông là Vladimir Yaroslavich, nhưng sau đó ông bị trục xuất đến Tmutarakan. Lãnh địa sau đó được truyền lại cho Yaropolk Izyaslavich, con trai của Đại vương công Iziaslav I của Kiev đang cầm quyền. Tiền sử Các bộ lạc Slav đầu tiên được ghi nhận sống ở khu vực Rus' Đỏ là người Croatia Trắng và Dulebe. Vào năm 907, các bộ lạc người Croatia và Dulebe tham gia vào chiến dịch quân sự chống lại Constantinople do Thân vương Rus' Oleg xứ Novgorod lãnh đạo. Đây là bằng chứng quan trọng đầu tiên về liên kết chính trị giữa các bộ lạc bản địa của khu vực Rus' Đỏ. Theo Nestor Nhà chép sử, một số thành trì ở phần phía Tây của Rus' Đỏ bị Vladimir Vĩ đại chinh phục vào năm 981, và vào năm 992 hoặc 993, Vladimir tiến hành một chiến dịch quân sự chống lại người Croat. Vào khoảng thời gian đó, thành phố Volodymyr được thành lập để vinh danh ông và trở thành trung tâm quyền lực chính trị chính trong khu vực. Trong thế kỷ 11, các thành phố biên giới phía tây như Przemysl từng hai lần bị Vương quốc Ba Lan (1018–1031 và 1069–1080) sáp nhập. Trong khi đó, Yaroslav Thông thái thiết lập một thế vững chắc trong khu vực và thành lập thành phố Jarosław. Là một phần lãnh thổ của Kiev Rus', khu vực này sau đó được tổ chức thành phần phía nam của Thân vương quốc Volodymyr. Khoảng năm 1085, được sự giúp đỡ của Đại vương công Vsevolod I của Kiev, ba Anh em Rostystlavych - con trai của Rostislav Vladimirovich (xứ Tmutarakan) đã chiếm lĩnh khu vực làm lãnh địa. Vùng đất của họ được tổ chức thành ba thân vương quốc nhỏ là Przemysl, Zvenyhorod và Terebovlia. Năm 1097, Thân vương quốc Terebovlia được bảo đảm bởi Hội đồng Liubech sau nhiều năm nội chiến với Vasylko Rostyslavych. Năm 1124, thân vương của Terebovlia là Vasylko cắt đất cho con là Ihor Vasylkovich để hình thành Thân vương quốc Halych có quy mô nhỏ. Thống nhất Anh em Rostislavich nỗ lực không chỉ để tách biệt về mặt chính trị với Thân vương quốc Volodymyr mà còn để tự bảo vệ mình khỏi những kẻ thù bên ngoài. Năm 1099, trong trận chiến trên cánh đồng Rozhne, quân Halych đánh bại quân đội của Đại vương công Sviatopolk II của Kiev và cuối năm đó đánh bại quân Hungary của Kálmán gần Przemysl. Hai chiến thắng quan trọng này mang lại gần một trăm năm phát triển tương đối hòa bình tại Thân vương quốc Halych. Bốn con trai của Anh em Rostystlavych chia khu vực thành bốn phần với các trung tâm tại Przemysl (Rostislav), Zvenyhorod (Volodymyrko), Halych và Terebovlia (Ivan và Yuriy). Sau cái chết của ba người trong số họ, Volodimyrko chiếm lấy Przemysl và Halych và trao Zvenyhorod cho Ivan - con trai của anh trai ông là Rostyslav. Năm 1141, Volodymyrko chuyển nơi cư trú của mình từ Przemysl đến Halych có địa lý thuận lợi hơn, sản sinh một Thân vương quốc Halych thống nhất. Năm 1145, thị dân của Halych lợi dụng Volodymyrko vắng mặt đã yêu cầu Ivan của Zvenyhorod lên trị vì. Sau thất bại của Ivan bên dưới tường thành Halych, Thân vương quốc Zvenygorod cũng được sáp nhập vào vùng đất Halych. Thời kỳ Yaroslav Osmomysl Volodymyrko theo đuổi chính sách cân bằng giữa các láng giềng. Ông nỗ lực củng cố quyền lực của thân vương quốc, sáp nhập một số thành phố thuộc quyền sở hữu của Đại vương công Kiev và buộc phải giữ chúng bất chấp xung đột với cả hai người thống trị hùng mạnh là Iziaslav II của Kiev và Quôc vương Géza II của Hungary. Năm 1152, sau cái chết của Volodymyrko, con trai độc nhất của ông là Yaroslav Osmomysl kế vị. Yaroslav bắt đầu triều đại của mình với trận chiến trên sông Siret vào năm 1153 với Đại vương công Iziaslav, dẫn đến tổn thất nặng nề cho người Halych, nhưng khiến cho Izyaslav phải rút lui và mất ngay sau đó. Do đó, mối nguy hiểm từ phía đông đã qua đi, và Yaroslav thông qua ngoại giao đã đạt được hòa bình với các nước láng giềng khác là Hungary và Ba Lan. Sau đó, nhờ các cuộc đàm phán, Yaroslav trung lập hóa đối thủ duy nhất của mình là Ivan, cựu thân vương của Zvenyhorod. Những thành công ngoại giao này cho phép Yaroslav tập trung vào phát triển nội bộ của thân vương quốc: xây dựng các tòa nhà mới ở thủ đô và các thành thị khác, làm giàu thêm các tu viện, cũng như củng cố quyền lực của mình đối với lãnh thổ tại hạ du các sông Dniester, Prut và Danube. Trong thời gian này (khoảng năm 1157), việc xây dựng Nhà thờ Thăng thiên được hoàn thành tại Halych, là ngôi đền lớn thứ hai của Rus cổ đại sau Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia tại Kiev. Bản thân thành phố đã phát triển thành một quần thể lớn có kích thước xấp xỉ 11x8,5 km. Bất chấp vị thế mạnh mẽ của mình trên trường quốc tế, Yaroslav nằm dưới sự kiểm soát của các thị dân Halych, ông phải cân nhắc ý chí của họ thậm chí đôi khi trong các vấn đề cuộc sống cá nhân, gia đình. "Quyền tự do trong các thân vương" Một đặc điểm quan trọng trong đời sống chính trị của Thân vương quốc Halych là vai trò quyết định của các quý tộc và thị dân. Người Halych sử dụng nguyên tắc ″tự do trong các thân vương″ và chính họ mời và trục xuất các thân vương, đồng thời điều chỉnh các hoạt động của thân vương. Trái ngược với ý muốn của Yaroslav Osmomysl là để lại ngôi vị cho con trai mình là Oleg, người Halych đã mời em trai ông là Vladimir II Yaroslavich, và sau khi xung đột với người này thì họ lại mời Roman Vĩ đại, thân vương của Volodymyr. Nhưng gần như ngay lập tức Roman bị thay thế bởi András- con trai của Quốc vương Hungary Bela III. Lý do cho sự lựa chọn này là Béla và András đảm bảo cho người Halych quyền tự do hoàn toàn của chính phủ. Thời kỳ này có thể được coi là trải nghiệm đầu tiên về chính quyền tự trị của quý tộc và thị dân. Tuy nhiên, hành vi thô tục của quân đồn trú Hungary và nỗ lực của họ để thiết lập các nghi thức Công giáo La Mã dẫn đến một sự thay đổi khác trong tâm trạng và một lần nữa ngôi vị được trao lại cho Volodymyr II, người này trị vì ở Halych trong thập kỷ tiếp theo, cho đến năm 1199. Roman chuyên quyền và thống nhất với Volyn Sau khi hậu duệ cuối cùng của Anh em nhà Rostislavich là Volodymir II chết vào năm 1199, người Halych bắt đầu đàm phán với các con trai của em gái ông (con gái của Yaroslav Osmomysl) và thân vương huyền thoại Igor (anh hùng chính trong Truyện kể cuộc viễn chinh Igor) về việc kế vị ngôi vị Halych. Tuy nhiên Thân vương Volodymir là Roman với sự giúp đỡ của Thân vương Leszek Trắng của Ba Lan đã chiếm được Halych bất chấp sự phản kháng mạnh mẽ của cư dân. Sáu năm tiếp theo là một thời kỳ đàn áp liên tục chống lại giới quý tộc và những thị dân tích cực, cũng như sự mở rộng đáng kể về lãnh thổ và chính trị đã biến Halych thành trung tâm chính của toàn Rus'. Thân vương quốc Volyn được hợp nhất với Halych nhưng lần này trung tâm Thân vương quốc Galicia-Volhynia (Halych-Volyn) mới là Halych. Cuộc chiến thắng lợi tiếp đó trước Anh em Igorevich, những người tranh đoạt ngôi vị Galicia, đã cho phép Roman Vĩ đại thiết lập quyền kiểm soát của mình đối với Kiev và đặt người thân cận của mình ở đó. Sau các chiến dịch thắng lợi chống lại người Cuman, và có lẽ cả người Litva, Roman Vĩ đại đạt đến đỉnh cao quyền lực và được gọi trong biên niên sử là "Sa hoàng và Kẻ chuyên quyền của toàn bộ Rus'". Sau khi Roman chết vào năm 1205, góa phụ của ông vì muốn giữ quyền lực ở Halych đã kêu gọi sự giúp đỡ của Quốc vương Hungary András, và Hungary gửi cho bà đội quân đồn trú. Tuy nhiên, vào năm 1206 người Halych lại mời Vladimir III Igorevich - con trai của con gái Yaroslav Osmomysl, khiến góa phụ và các con trai của Roman phải chạy trốn khỏi thành phố. Đỉnh cao quyền cai trị thị dân-quý tộc Vladimir III trị vì ở Halych chỉ trong hai năm. Do mối thù với em trai là Roman II, ông bị trục xuất và người em này lên ngôi tại Halych. Nhưng rất nhanh Roman II bị thay thế bởi Rostislav II của Kiev. Khi Roman II tìm cách lật đổ Rostislav, người Halych đã kêu gọi sự giúp đỡ của Quốc vương Hungary, người này gửi đến Halych palatine Benedict. Trong khi Benedict vẫn ở Halych, các thị dân kêu gọi Thân vương Mstislav Câm từ Peresopnytsya lên ngôi, nhưng cũng bị gửi về quê hương với những lời chế giễu. Trong nỗ lực loại bỏ Benedict, các thị dân lại mời Anh em Ihrevychiv - Vladimir III và Roman II, họ trục xuất Benedict và giành lại quyền cai trị của mình tại thân vương quốc. Vladimir III định cư ở Halych, Roman II ở Zvenigorod và anh em trai của họ là Svyatoslav ở Przemysl. Những nỗ lực nhằm tự mình cai trị của Anh em Igorevich dẫn đến xung đột với người Halych, khiến nhiều người bị giết, và sau đó Anh em Igorevich bị hành quyết. Ngôi vị được trao cho một người con trai nhỏ của Roman Vĩ đại là Danylo của Halych. Mẹ của Danylo cố gắng tập trung quyền lực vào tay mình với tư cách là nhiếp chính, sau đó bà bị trục xuất khỏi thành phố và Mstislav Câm một lần nữa được mời lên trị vì, nhưng anh ta lại bỏ trốn vì sợ quân đội Hungary do mẹ của Danylo gọi đến. Sau khi chiến dịch của Quốc vương Hungary thất bại, cộng đồng địa phương đã thực hiện một bước tiến độc đáo trong lịch sử của Rus', đưa lên ngôi vào năm 1211 hoặc 1213 một trong những quý tộc Halych là Volodyslav Kormylchych. Tình tiết này có thể coi là đỉnh cao của nền dân chủ thị dân–quý tộc tại Halych. Sự việc Volodyslav cai trị khiến các quốc gia láng giềng xâm lược, và bất chấp sức kháng cự của người Halych họ đã áp đảo được quân đội của Volodyslav. Năm 1214, Quốc vương Hungary András và Thân vương Ba Lan Leszek ký một thỏa thuận về việc phân chia Thân vương quốc Halych. Rìa phía tây chuyển cho Ba Lan và phần còn lại cho Hungary. Palatine Benedict trở lại Halych và con trai của Quốc vương Hungary András là Kálmán nhận vương miện từ Giáo hoàng với tước hiệu "Quốc vương của Galicia." Tuy nhiên, xung đột tôn giáo với người dân địa phương và việc người Hungary chiếm giữ lãnh thổ đã được chuyển giao cho Ba Lan, dẫn đến trục xuất toàn bộ quân nước ngoài vào năm 1215 và Thân vương Mstislav Hói từ Novgorod lên ngôi, trong thời kỳ ông trị vì toàn bộ quyền lực tập trung trong tay giới quý tộc và Thân vương không quyết định ngay cả quân đội Halych. Mặc dù vậy, Mstislav cũng không được lòng người Halych, họ dần dần bắt đầu ủng hộ Thân vương András của Hungary. Năm 1227, Mstislav cho phép con gái ông kết hôn với András và trao cho họ chính quyền ở Halych. András từ lâu đã được người Halych ưa chuộng do cách tiếp cận thận trọng của ông đối với quyền của giới quý tộc. Tuy nhiên, vào năm 1233, một bộ phận người của Halych đã mời Danylo. Sau một cuộc bao vây và cái chết của András, Danylo chiếm được thủ đô trong một thời gian ngắn, nhưng buộc phải rời bỏ thành vì không nhận được sự ủng hộ của đa số thị dân. Năm 1235, theo lời mời của người Halych thành phố nằm dưới quyền Thân vương Chernigov Mikhail và con trai là Rostislav (mẹ ông là con gái của Roman Vĩ đại, chị em gái của Danylo). Đến khi Mông Cổ xâm lược, Halych rơi vào tay Danylo, nhưng quyền lực của ông không chắc chắn, bởi vì vào thời điểm đó biên niên sử đề cập đến việc một nhà quý tộc địa phương là Dobroslav Suddych lên ngôi. Giai đoạn cuối Vào thập niên 1240 trong lịch sử của Thân vương quốc Halych đã xảy ra một sự thay đổi quan trọng. Năm 1241 Наlych bị quân Mông Cổ chiếm lĩnh. Năm 1245, Danylo giành chiến thắng trong trận chiến quyết định trước quân Hungary-Ba Lan của đối thủ Rostislav và một lần nữa thống nhất Halych với Volyn. Sau chiến thắng, ông xây dựng dinh thự của mình ở Holm, phía tây Volyn. Sau chuyến thăm của Danylo đến Bạt Đô Hãn, ông bắt đầu dâng cống nạp cho Hãn quốc Kim Trướng. Tất cả những yếu tố này đã dẫn đến khởi đầu thời kỳ suy giảm về văn hóa, kinh tế và chính trị của Halych. Ngay trong thời kỳ cai trị của Danylo, Halych đã chuyển sang tay của con trai cả của ông là Lev I, và sau khi Danylo chết Lev I dần dần nắm quyền trên mọi lĩnh vực của Volyn. Vào nửa sau của thế kỷ 13, ông đã nâng cao tầm quan trọng của Lviv - một trung tâm hành chính-chính trị mới, được thành lập gần Zvenigorod trên biên giới Volyn. Gần năm 1300, Lev I trong một thời gian ngắn từng giành được quyền lực đối với Kiev, nhưng vẫn phụ thuộc Hãn quốc Kim Trướng. Sau khi Lev I mất, trung tâm của nhà nước Halych-Volyn thống nhất trở lại thành phố Volodymyr. Vào thời các thân vương kế tiếp, giới quý tộc dần giành lại quyền lực, và từ năm 1341 đến năm 1349 quyền lực nằm trong tay nhà quý tộc Dmytro Dedko, dưới triều đại trên danh nghĩa của Thân vương Liubartas. Năm 1349, sau khi Dmytro chết, Quốc vương Ba Lan Kazimierz III của Ba Lan hành quân đến Lviv, đồng thời ép buộc Hãn quốc Kim Trướng và Vương quốc Hungary. Kết quả là kết thúc độc lập chính trị của Halych và sáp nhập khu vực vào Ba Lan. Năm 1387, tất cả các vùng đất của Thân vương quốc Halych được đưa vào lãnh địa của Nữ vương Ba Lan Jadwiga, và sau đó đến năm 1434 được chuyển thành tỉnh Rus'. Năm 1772, Halych được sáp nhập vào Đế quốc Áo, có vị thế một đơn vị hành chính được gọi là "Vương quốc Galicia và Lodomeria" với trung tâm tại Lviv. Quan hệ với Byzantine Thân vương quốc Halych có quan hệ mật thiết với Đế quốc Byzantine, thân thiết nhất so với bất kỳ thân vương quốc nào khác của Kiev Rus. Theo một số ghi chép, vào năm 1104 con gái của Volodar của Peremyshl là Irina đã kết hôn với Isaac - con trai thứ ba của Hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos. Con trai của bà là Hoàng đế tương lai Andronicus I Comnenus có thời gian từng sống ở Halych và cai trị một số thành phố của thân vương quốc trong những năm 1164-65. Theo tường thuật của Bartholomew xứ Lucca, Hoàng đế Byzantine Alexios III Angelos chạy trốn đến Halych sau khi quân Thập tự chinh chiếm được Constantinople vào năm 1204. Thân vương quốc quốc Halych và Đế quốc Byzantine thường xuyên là đồng minh trong cuộc chiến chống lại người Cuman. Thân vương Halych Tham khảo Thư mục Hrushevsky, M. History of Ukraine-Rus. Saint Petersburg, 1913. History of Ukraine-Rus. Vienna, 1921. Illustrated history of Ukraine. "BAO". Donetsk, 2003. (Chief Editor - Iosif Broyak) Liên kết ngoài Halych principality in Encyclopedia of Ukraine, vol. 2 (1988). (Encyclopedia of Ukraine) Lịch sử chính trị Ukraina Cựu thân vương quốc Vùng lịch sử Ukraina Khởi đầu năm 1124 Chấm dứt thế kỷ 12 Kyiv Rus'
19814206
https://vi.wikipedia.org/wiki/SORA%20%28l%E1%BB%B1u%20ph%C3%A1o%20t%E1%BB%B1%20h%C3%A0nh%29
SORA (lựu pháo tự hành)
Pháo lựu tự hành 122mm SORA (tiếng Serbia: Самоходна хаубица 122mm СОРА, chuyển tự: Samohodna haubica 122mm SORA) là một loại dã pháo - lựu pháo tự hành bánh hơi cỡ nòng 122mm của Serbia do Viện Kỹ thuật Quân sự phát triển cho Quân đội Serbia. Pháo được thiết kế theo cách gắn pháo D-30 122 mm lên khung gầm xe tải FAP 2026 BS/AV đã được sửa đổi. Các chức năng chính của hệ thống vũ khí như điều hướng, đặt súng, nạp đạn và triển khai đều hoàn toàn tự động. Loại vũ khí này không được sản xuất chính thức mà chỉ có ba nguyên mẫu. Tài liệu trích dẫn Xem thêm 2S1 Gvozdika Soko SP RR Lựu pháo tự hành Vũ khí Serbia Pháo 122 mm
19814211
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valentina%20Ivanov
Valentina Ivanov
Valentina Sergeyevna Ivanov (sinh ngày 27 tháng 3 năm 2001) là một nữ vận động viên quần vợt người New Zealand, mặc dù cô đã sống ở Sydney từ năm 2 tuổi. Mẹ của Ivanov, Oksana (tên khai sinh: Yarikova) đã từng là một thành viên của Đội tuyển Fed Cup Uzbekistan vào năm 1995 và 1997, được tham gia sau đó bởi em gái Irina. Đội trưởng đội tuyển Uzbekistan năm đó là người chồng tương lai của Oksana (và là cha của Valentina), Sergey Ivanov. Valentina được cả cha và mẹ huấn luyện cho đến khi cô 12 tuổi. Tại ITF Junior Circuit, Ivanov có thứ hạng kết hợp cao nhất trong sự nghiệp là thứ 85, đạt được vào ngày 2 tháng 4 năm 2018. Sự nghiệp thi đấu Trẻ Ivanov đã giành được hai danh hiệu đơn Grade-4 vào năm 2017 và năm danh hiệu đôi trẻ vào năm 2017 và 2018, bốn danh hiệu với vận động viên người Úc, Amber Marshall và một chức vô địch Lee Duk Hee Cup Chuncheon International Junior Tennis Championships Grade-2 2017, với Supapitch Kuearum. 2019 Ivanov ra mắt nhánh đấu chính của WTA Tour với tư cách là một ký tự đại diện, cùng với người đánh cặp Elys Ventura, tại ASB Classic ở Auckland. Họ thua ở vòng 1 trước á quân của giải, Paige Hourigan và Taylor Townsend, sau khi Ivanov đánh bại Hourigan ở vòng đầu tiên của vòng loại đơn, lặp lại kết quả của chung kết New Zealand Championships. Cô đã thua ở vòng loại thứ hai trước Bibiane Schoofs. Sau đó, cô đã vượt qua vòng loại để lọt vào vòng đầu tiên của bốc thăm nội dung đơn nữ tại Úc Mở rộng, nơi cô để thua hạt giống số 5, Mananchaya Sawangkaew. Cô cũng để thua tại vòng đầu tiên của nội dung đôi. Danh hiệu chuyên nghiệp đầu tiên của Ivanov đến tại Port Pirie, Nam Úc, vào tháng 2, khi cô và Marshall đánh bại những hạt giống hàng đầu Jennifer Elie và Alicia Smith trong trận bán kết trước khi đánh bại Patricia Böntgen và Lisa Mays trong trận chung kết. Phong độ không tốt ở vòng loại cho các nhánh đấu chính nội dung đơn chỉ được xoa dịu một chút khi cô lọt vào bán kết đôi tại một giải đấu ở Heraklion. Tuy nhiên, Ivanov đã có trận ra mắt Fed Cup cho New Zealand vào tháng 6 theo cách tốt nhất có thể, đánh bại Meheq Khokhar của Pakistan, 6–0, 6–0. Cô ấy đã thắng hai trận đánh đơn và ba trận đánh đôi khi New Zealand về đích ở vị trí thứ 4 một cách đáng thất vọng tại giải đấu. Mặc dù Ivanov cùng với Mylène Halemai lọt vào bán kết đôi nữ tại giải đấu đầu tiên của cô khi trở lại châu Âu, tại Alkmaar, cô chỉ vượt qua vòng 1 của nội dung đôi một lần nữa trong mùa giải, đồng thời chỉ lọt vào nhánh đấu chính đơn một lần nữa ở châu Âu. Phải đến sự kiện cuối cùng trong năm, ở Tucson, Arizona, trước khi cô ấy tiến xa hơn, lọt vào tứ kết nhưng phải rút lui vì chấn thương. 2020 Ivanov bắt đầu năm 2020 tại Auckland Open, nơi ký tự đại diện ban đầu của cô để đủ điều kiện đã được nâng cấp thành một trong lần rút thăm chính. Xếp hạng 1014 ở thời điểm trước giải đấu, cô không hề bị thất sủng khi phải đụng độ với tay vợt hạng 63 thế giới lúc bấy giờ, Jil Teichmann. Cô thua 4–6, 3–6 sau 2 set đấu, và bẻ được game giao bóng của tay vợt Thụy Sĩ trong set thứ hai. Cô đã bất bại trong ba trận đấu đơn khi New Zealand tổ chức một trận chung kết tại giải Fed Cup 2020 Châu Á/Châu Đại Dương Nhóm II ở Wellington, trước khi quay trở lại UC Berkeley để tiếp tục học tập. Cô đã không thi đấu trở lại trước khi các trận đấu quốc tế bị tạm dừng vào đầu tháng 3 do COVID-19, và ngay sau đó đã trở lại Sydney. Các trận đấu duy nhất sau đó của cô là trong giải đấu UTR ở quê hương của cô, lọt vào một trận chung kết sau khi đánh bại Destanee Aiava trong một trận đấu vòng tròn tính điểm. Chung kết ITF Đôi: 3 (3 danh hiệu) Thành tích tại Fed Cup/Billie Jean King Cup Đơn Đôi Tham khảo Sinh năm 2001 Nhân vật còn sống Christchurch Người Sydney Nữ vận động viên quần vợt New Zealand Vận động viên quần vợt New Zealand Nữ vận động viên New Zealand Nữ giới tại New Zealand Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Thế vận hội Trẻ Mùa hè 2018
19814224
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kha%20V%C4%83n%20Tri%E1%BA%BFt
Kha Văn Triết
Kha Văn Triết (Chữ Hán: 柯文哲; bính âm Hán ngữ: Kē Wénzhé) (sinh ngày 6 tháng 8 năm 1959) là bác sĩ phẫu thuật và chính trị gia Đài Loan. Kha Văn Triết sinh năm 1959 tại thành phố Tân Trúc. Ông đã đảm nhận các chức vụ như: Thị trưởng Đài Bắc (2014-2022), bác sĩ tại Khoa Cấp cứu của Bệnh viện trực thuộc Trường Y Đại học Quốc gia Đài Loan, Giám đốc Khoa Y khoa Chấn thương, Giáo sư Khoa Y ở Đại học Quốc gia Đài Loan. Ông cố của anh, Kha Hiền Ấm, tin vào Trai giáo, và nhịn ăn trong nhiều năm, ông là người quản lý chùa Ấn Nguyệt ở hương Bảo Sơn, huyện Tân Trúc. Có thông tin cho rằng Kha Văn Triết mắc hội chứng Asperger, Kha Văn Triết từng khẳng định mình có đặc điểm này nhưng anh chưa bao giờ được bác sĩ chẩn đoán chính thức. Năm 1977, ông tốt nghiệp hạng nhất trường trung học Hsinchu và theo học khoa Y của trường Cao đẳng Y tế Quốc gia Yang Ming trong một năm, năm 1979, ông thi lại và vào học khoa Y. Khoa Y của Đại học Quốc gia Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp khoa Y của Đại học Quốc gia Đài Loan, anh đã vượt qua kỳ thi bác sĩ quốc gia với số điểm đầu tiên trong cả nước, đạt được trình độ bác sĩ thực hành và chọn phẫu thuật làm chuyên ngành của mình. Bước vào vũ đài chính trị Khi Trần Thủy Biển, một thành viên của Đảng Tiến bộ Dân chủ, được bầu làm thị trưởng Đài Bắc năm 1994, Kha Văn Triết là cán bộ của Hiệp hội Hỗ trợ Y tế Bian. Năm 2000, Kha Văn Triết là người triệu tập Câu lạc bộ Hỗ trợ Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Trần Thủy Biển. Vào tháng 4 năm 2012, Kha Văn Triết gia nhập trường Ketagalan khi còn là học sinh.Kha Văn Triết tuyên bố rằng anh ấy có quan điểm "xanh đậm". Kha Văn Triết tuyên bố ứng cử thị trưởng thành phố Đài Bắc vào ngày 6 tháng 1 năm 2014. Vào ngày 29 tháng 11, Kha Văn Triết cuối cùng đã giành được 853.983 phiếu bầu và 57,16% số phiếu bầu, trở thành thị trưởng phi đảng phái đầu tiên sau khi thành phố Đài Bắc được tái cấu trúc thành một đô thị trực thuộc trực thuộc Trung ương. Kết quả của cuộc bầu cử chín trong một được công bố vào ngày 25 tháng 11 năm 2018 và Kha Văn Triết đã thắng trong gang tấc và tái đắc cử. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2019, Thái Bích Như, người thân tín của Kha Văn Triết xác nhận rằng Kha Văn Triết muốn thành lập một đảng chính trị có tên là Đài Loan Dân Chúng Đảng. Vào ngày 6 tháng 8, Đài Loan Dân Chúng Đảng đã tổ chức một cuộc họp thành lập tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế của Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan và Kha Văn Triết được bầu làm chủ tịch đảng đầu tiên. Vào ngày 17 tháng 5 năm 2023, một thông báo chính thức được đưa ra đề cử Kha Văn Triết đại diện cho Đảng Nhân dân Đài Loan trong cuộc bầu cử tổng thống Trung Hoa Dân Quốc năm 2024 và một cuộc họp báo về quan điểm chính trị của tổng thống sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2023. Chú thích Liên kết ngoài Người Đài Loan gốc Hán Thị trưởng Đài Bắc Đài Loan Dân Chúng Đảng (năm 2019)
19814225
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vilayat%20Galgayche
Vilayat Galgayche
Vilayat Galgayche được biết đến trước đó với cái tên là Ingush Jamaat được biết đến là 1 tổ chức theo chủ nghĩa hồi giáo cực đoạn hoạt động ở Ingushetiya và Chechnya và là tổ chức thường xuyên tấn công lực luơng Nga ở các khu vực thuộc vùng Kavkaz. Từ năm 2007, tổ chức này đã là 1 phần của Tiểu vuơng quốc Kavkaz và tham chiến trong Nổi dậy ở Bắc Kavkaz. Tổ chức được cho là chịu trách nhiệm cho hàng trăm người chết mà chủ yếu là binh sĩ, cảnh sát và quan chức chính phủ.
19814226
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n%20v%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%99ng%20Surakul
Sân vận động Surakul
Sân vận động Surakul (; ) là một sân vận động đa năng ở tỉnh Phuket, Thái Lan. Sân hiện đang được sử dụng chủ yếu cho các trận đấu bóng đá. Sân vận động có sức chứa 15.000 người và được xây dựng vào năm 1959. Sân vận động đã tổ chức một số trận đấu của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008. Giải đấu này đã phải sắp xếp gấp rút để Sân vận động Surakul có thể được sử dụng. Các sân vận động ở Băng Cốc dự định sẽ được sử dụng nhưng do PAD chiếm giữ sân bay ở Băng Cốc nên AFF sau khi tham khảo ý kiến của FAT đã quyết định chuyển địa điểm. Mặc dù có các sân vận động tốt hơn ở Nakhon Ratchasima (Sân vận động 5 tháng 12); Chiang Mai (Sân vận động kỷ niệm 700 năm) và Songkhla (Sân vận động Tinsulanon); Sân vận động Surakul đã được lựa chọn vì tất cả các đội có thể bay thẳng đến Phuket. Sân vận động này cũng là địa điểm tổ chức Cúp Nhà vua Thái Lan 2009, trong đó có một trận đấu nổi tiếng giữa Thái Lan và Liban, trận đấu mà Liban đã rời sân trong thời gian diễn ra trận đấu để phản đối những quyết định của trọng tài mà họ cho là thiên vị đội chủ nhà. Sân vận động sẽ được Phuket F.C. sử dụng làm sân nhà tại Giải bóng đá Hạng 2 Khu vực phía Nam mới thành lập của Giải bóng đá Hạng 2 Thái Lan trong mùa giải 2009. Vòng chung kết Phuket International Rugby 10's, một giải đấu bóng bầu dục mười người nổi tiếng cũng được tổ chức tại đây vào tháng 6 năm 2009. Sân vận động và địa điểm Các trận đấu bóng đá quốc tế Tham khảo Địa điểm bóng đá Thái Lan Công trình xây dựng Phuket (tỉnh) Sân vận động đa năng Thái Lan Địa điểm thể thao hoàn thành năm 1959 Khởi đầu năm 1959 ở Thái Lan
19814250
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20Tri%E1%BA%BFt
Văn Triết
Văn Triết có thể là: Văn học và triết học Văn Triết (文哲), thành viên của . Đông Quả Cách cách, Ái Tân Giác La, tên thật là Văn Triết (文哲). Kha Văn Triết, chính trị gia Đài Loan. , nhà ngoại giao Việt Nam. Nguyễn Văn Triết, thiếu tá Việt Nam. Xem thêm Trần Minh Tông, hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Trần nước Đại Việt. Tước vị là Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng Đế (章堯文哲太上皇帝). Tống Ninh Tông, hoàng đế thứ 13 của nhà Tống và cũng là Hoàng đế thứ tư của nhà Nam Tống, thụy hiệu đầy đủ là Pháp Thiên Bị Đạo Thuần Đức Mậu Công Nhân Văn Triết Vũ Thánh Duệ Cung Hiếu Hoàng đế (法天備道純德茂功仁文哲武聖睿恭孝皇帝).
19814273
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B3%20m%E1%BB%99t%20l%C3%A0ng%20qu%C3%AA
Có một làng quê
Có một làng quê (tiếng Anh: There is a village; tiếng Nhật:ドイモイで変わる伝統の村) là một bộ phim tài liệu sản xuất theo đơn đặt hàng của đài NHK do Trần Văn Thủy biên kịch và đạo diễn. Phim được làm xong cũng như công chiếu vào năm 1994. Nội dung Phim lấy bối cảnh ở Phù Lãng – một làng nghề gốm lâu đời tỉnh Bắc Ninh. Cha thương con, vợ thương chồng, em thương anh, mẹ ghẻ thương con chồng, láng giềng nhường nhịn nhau không đôi co cãi cọ,... tất cả đã tạo nên bức tranh về một làng quê tuy nghèo nhưng tình người và sự tử tế luôn chứa chan. Sản xuất và công chiếu Năm 1993, Trần Văn Thủy được đài NHK (Nhật Bản) mời sang làm một bộ phim tài liệu về đất nước Việt Nam. Khi được đề nghị lựa chọn đề tài, ông đã nghĩ ngay đến làng gốm Phù Lãng bởi vẻ đẹp khung cảnh và tình người. Vì thế ông đã quyết định về làng Phù Lãng để ghi lại cảnh đời sống sinh hoạt nơi đây. Trần Văn Thủy là biên kịch kiêm đạo diễn của bộ phim, quay phim là ông Nguyễn Tấn Phát. Trong quá trình thực hiện, đoàn phim đã được nhà đài hỗ trợ cho thuê trực thăng để quay phim. Phim khởi quay từ năm 1993 và hoàn thành vào năm 1994, phát trên sóng truyền hình Nhật Bản ngày 6 tháng 11 cùng năm. Theo đạo diễn, tại buổi chiếu phim lần đầu ở Tokyo, khán giả sau khi xem xong đã "vỡ òa" và dành lời khen ngợi đến bộ phim vì nội dung của phim phần nào phản ánh đời sống xã hội người Nhật khi xưa. Giải thưởng Tham khảo Nguồn Đọc thêm Liên kết ngoài Ngày trở về 2014 - Nếu đi hết biển trên YouTube Phim do Trần Văn Thủy đạo diễn Phim tài liệu Việt Nam Phim tài liệu Phim năm 1994
19814289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%87c%20pizza
Tiệc pizza
Tiệc pizza là buổi họp mặt xã hội để thưởng thức bánh pizza. Thông thường, một chiếc bánh pizza rộng từ 10 đến 14 inch sẽ đủ cho hai người ăn. Vì pizza có thể bao gồm rất nhiều loại nguyên liệu phủ trên mặt bánh, nên một loại tiệc pizza cụ thể cho phép khách tạo ra chiếc bánh pizza theo yêu cầu của riêng họ, sử dụng một số nguyên liệu chọn lọc trong số các loại nguyên liệu phủ trên mặt bánh do người tổ chức bữa tiệc cung cấp. Khi bữa tiệc pizza không bao gồm bất kỳ loại pizza đặt làm theo yêu cầu nào và không rõ sở thích cụ thể của khách ra sao, thông thường bao gồm ít nhất một loại bánh pizza chỉ có phô mai và/hoặc chỉ có rau cho những người không thích thịt hoặc lớp nguyên liệu phủ trên mặt bánh có sẵn khác. Tiệc pizza nổi bật Ngày 8 tháng 9 năm 2019, một trong những bữa tiệc pizza lớn nhất được tổ chức tại Ippodromo Capannelle ở Roma, chính là nơi mà 1.146 người đã cùng nhau ăn pizza. Ngày 18 tháng 9 năm 2020, Hormel Foods đã tổ chức bữa tiệc pizza ảo lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, khi hơn 3.000 người tham gia bữa tiệc pizza do Zoom tổ chức. Để phá kỷ lục, ít nhất 500 bức ảnh của các cá nhân cần được tải lên trong sự kiện kéo dài một giờ. Tổng số cuối cùng là 907 bức ảnh. Tháng 8 năm 2021, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã tổ chức bữa tiệc pizza đầu tiên trong không gian, sau chuyến vận chuyển hàng hóa gồm nguyên liệu làm bánh pizza. Tham khảo Pizza Tiệc
19814300
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n%20v%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Terebovlia
Thân vương quốc Terebovlia
Thân vương quốc Terebovlia () là một thân vương quốc Kiev Rus' được thành lập với vị thế một thái ấp vào khoảng năm 1084, được trao cho Vasylko Rostyslavych (các anh em của ông là Volodar Rostyslavych và Rurik Rostislavich, lần lượt cai trị Peremyshl (Przemyśl) và Zvenyhorod). Lịch sử Một thân vương quốc thái ấp tại phía đông nam của Kiev Rus', thủ đô là Terebovlia. Lãnh thổ của nó bao gồm một phần đông nam Galicia, Bukovina, và tây Podolia. Nó giáp với Thân vương quốc Kiev ở phía đông, Thân vương quốc Zvenyhorod ở phía tây và một phần của Thân vương quốc Volodymyr, Thân vương quốc Lutsk và Thân vương quốc Peresopnytsia ở phía bắc. Vasylko Rostyslavych đã thuộc địa hóa rộng rãi các vùng lãnh thổ phía đông nam Terebovlia bằng cách sử dụng các dân tộc Turk (Berendei, Tork và Pecheneg), và ông sáp nhập Ponyzia, do đó bảo vệ lãnh thổ khỏi những kẻ cướp bóc du mục. Halych trở nên quan trọng thành một trung tâm chính trị và kinh tế; các thành phố và pháo đài quan trọng khác bao gồm Terebovlia, Mykulyn (nay là Mykulyntsi), Chern (nay là Chernivtsi), Vasyliv (Bukovina), Onut, Kuchelemyn, Bakota, Ushytsia và Kalius. Sau cái chết của Vasylko Rostyslavych vào năm 1124, Thân vương quốc Halych ly khai, và đến năm 1141, Thân vương quốc Terebovlia trở thành một phần của Thân vương quốc Halych. Sau khi triều đại Rostyslavych lụi tàn, nó có một thời gian ngắn là một thân vương quốc thái ấp được cai trị dưới quyền Iziaslav Volodymyrovych. Thán vương Vasylko Rostyslavych (1084–1124) Rostyslav-Hryhoriy Vasylkovich (1124–1141) Iziaslav Volodymyrovych (1210–1211) Xem thêm Hội đồng Liubech Tham khảo Леонтій Войтович. Князівські династії Східної Європи (кінець IX — початок XVI ст.): склад, суспільна і політична роль. Історико-генеалогічне дослідження Іван Крип’якевич. Галицько-Волинське князівство Liên kết ngoài Terebovlia principality in Encyclopedia of Ukraine, vol. 5 (1993). (Encyclopedia of Ukraine) Ukraina thời Trung cổ Cựu thân vương quốc Vùng lịch sử Ukraina Khởi đầu năm 1084 Chấm dứt năm 1141 Kyiv Rus'
19814304
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20bitaeniatus
Lutjanus bitaeniatus
Lutjanus bitaeniatus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830. Từ nguyên Từ định danh bitaeniatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: bi (“hai”) và taeniatus (“có sọc”), hàm ý không rõ, nhưng có lẽ đề cập đến hai vạch đỏ trên má, bên dưới mắt ở loài này, một đặc điểm được cho là để phân biệt với các loài Lutjanus khác. Phân bố và môi trường sống L. bitaeniatus có phân bố nhỏ hẹp trong vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, giới hạn ở phía đông Indonesia, biển Celebes, biển Timor, biển Arafura xuống đến bờ tây bắc Úc, và dường như có một quần thể phụ của loài này bị cô lập ở quần đảo Whitsunday (ngoài khơi bờ đông bắc Úc). L. bitaeniatus sinh sống trên các rạn san hô, độ sâu trong khoảng 20–105 m. Loài này cũng được ghi nhận ở vùng đầm lầy ngập mặn. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. bitaeniatus là 30 cm. Lưng và thân trên có màu đỏ hồng, trắng dần ở bụng và thân dưới. Các vây đỏ cam, riêng vây đuôi thi thoảng có màu nâu sẫm. Cá con có một dải đen dọc hai bên lườn (có khi xuất hiện thêm một sọc vàng phía dưới dải đen) và một vệt đen lưỡi liềm trên gốc vây đuôi, bụng và các vây dưới thường vàng. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 16–17. Phân loại Qua phân tích tiểu đơn vị cytochrome c oxidase I của DNA ty thể, người ta nhận thấy L. bitaeniatus tạo thành nhóm chị em với Lutjanus papuensis và Lutjanus lemniscatus. Giá trị L. bitaeniatus là một loài quan trọng về mặt thương mại và kinh tế. Thịt của chúng được đánh giá là chất lượng tốt. Tham khảo B Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá Úc Cá Indonesia Động vật được mô tả năm 1830
19814324
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3ng%20s%E1%BB%AD
Lãng sử
Lãng sử (), được dịch sang tiếng Anh thành A History of Debauchery và một vài cái tên khác, là cuốn tiểu thuyết khiêu dâm được một văn nhân ẩn danh dùng bút danh sáng tác vào cuối thời Minh. Lãng sử có tổng cộng bốn mươi hồi, kể về cuộc phiêu lưu tình ái của một chàng tú tài trẻ gọi là Lãng Tử () khi anh ta quyến rũ, gian dâm cùng đám tình nhân cả nam lẫn nữ của mình. Sau khi "đạt được sự thỏa mãn tình dục tột đỉnh", Lãng Tử bay lên trời thành tiên. Từng được xem là một trong những cuốn tiểu thuyết khiêu dâm lâu đời nhất được xuất bản ở Trung Quốc, tác phẩm này liên tục bị triều đình cấm đoán hoặc kiểm duyệt kể từ khi ra mắt. Cốt truyện Nhân vật chính trong Lãng sử họ Mai (梅), có tên kép là Tố Tiên (素先) và tên tự là Ngạn Khanh (彦卿), sống vào những năm Chí Trị thời Nguyên, là tú tài quê ở Tiền Đường vừa tròn tuổi mười tám đôi mươi, vì quen giao du chốn trăng hoa nên mọi người gọi anh chàng này là Lãng Tử (浪子). Phụ thân anh ta từng giữ chức quan Gián nghị đại phu vì đắc tội giới quyền quý trong triều nên bị cách chức đuổi về nhà, Gián nghị phu nhân từng nhận cháu gái Vương Tuấn Khanh (王俊卿) làm con gái riêng của mình. Vài năm sau, cả hai vợ chồng quan Gián nghị nối nhau qua đời, Lãng Tử và em gái Vương Tuấn Khanh sống chung một nhà kể từ đó. Lãng Tử sau này ngoại tình với vợ của Vương Giám Sinh (王监生) là Lý Văn Phi (李文妃), lại còn gian dâm với góa phụ môn hạ nhà họ Lý là Triệu Đại Nương (赵大娘) và con gái của bà này là Diệu Nương (妙娘), có mối giao hảo với nô tỳ của Văn Phi là Xuân Kiều (春娇) và chị gái kết nghĩa của Văn Phi là Tố Thu (素秋), Vương Tuấn Khanh ở nhà thì gian dâm với sủng nam và nô bộc của Lãng Tử là Lục Châu (陆珠) rồi sau bỏ đi lấy chồng. Vương Giám Sinh không may lâm bệnh qua đời nên Lãng Tử bèn công khai lấy Văn Phi về làm vợ, vẫn sủng ái Lục Châu đến mức tên này ngang nhiên làm tình với Văn Phi giữa ban ngày ban mặt. Thế rồi có bạn thân của Lãng Tử hồi còn nhỏ tên là Thiết Mộc Đóa Lỗ (铁木朵鲁) hiện đang giữ chức quan Tư nông Hào Châu ở Hoài Tây gửi thư mời đến nhà chơi, Lãng Tử nhận được thư liền đi thăm bạn, Văn Phi và Lục Châu thấy thế lại càng dâm loạn nhiều hơn, ít lâu sau Lục Châu mắc bệnh lao qua đời. Lãng Tử vừa đặt chân đến Hào Châu thì liên tiếp gian dâm với vợ của Thiết Mộc là An Ca (安哥) cùng hai người thiếp là Nguyên Như (元如) và Anh Đào (樱桃). Sau đó, Thiết Mộc muốn lên núi tu luyện thuật Hoàng Lão bèn giao An Ca lại cho bạn mình trông nom, vì vậy mà Lãng Tử có cả hai người vợ là An Ca và Văn Phi. Về sau Lãng Tử đậu khoa thi Hoàng Giáp, được triều đình ban tặng Tiến sĩ xuất thân nhưng anh ta không muốn ra làm quan, bèn cáo bệnh ở nhà, cưới bảy mỹ nhân mười một thê thiếp, sống sung sướng qua ngày đoạn tháng, tự xưng là tiên nhân. Bỗng một hôm, định trở về ẩn cư thì được gặp một vị tiên trong núi sâu, hóa ra đó chính là Thiết Mộc Đóa Lỗ, Thiết Mộc thành tựu viên mãn sắp bay lên trời, Lãng Tử chọn sống trên núi tự xưng là Thạch Hồ sơn chủ (石湖山主) và với người vợ thứ hai gọi là Thạch Hồ sơn quân (石湖山君). Sau cùng truyện kết thúc ở đoạn Lãng Tử bay lên trời thành tiên. Lịch sử xuất bản Lãng sử do một nhà văn ẩn danh với bút danh Phong Nguyệt Hiên Hựu Huyền tử trước () viết vào cuối thời Thiên Khải. Một trong những đề cập sớm nhất về tác phẩm này là trong lời tựa của cuốn tiểu thuyết Thiên Hứa Trai phê điểm Bắc Tống tam Toại bình yêu truyện (), đề năm 1620. Tác phẩm này "có lẽ" cũng được nhắc đến trong lời nói đầu của Tam Toại bình yêu truyện do Phùng Mộng Long mở rộng vào những năm Thiên Khải. Cùng với Kim Bình Mai () và Tú tháp dã sử (), cả hai đều được viết vào cuối thời Minh, Lãng sử được cho là một trong những tiểu thuyết khiêu dâm lâu đời nhất được xuất bản ở Trung Quốc. Ý nghĩa và nhận định Lãng sử kể về cuộc sống tục tĩu theo cách tự nhiên, và văn phong thô thiển. Đồng thời phản ánh cõi giới tinh thần trống rỗng và sự trụy lạc buồn tẻ của giới sĩ đại phu thời bấy giờ. Cuncun Wu và Mark Stevenson lập luận rằng Lãng sử "đại diện cho sự phủ nhận hoàn toàn bất kỳ hình thức quan điểm đạo đức nào" và "thiếu cả một chút gợi ý về giáo huấn đạo đức hoặc sự ăn năn, và thay vào đó nhại lại các quy ước về đạo đức bằng cách đảo ngược lại chúng". Hơn nữa, họ cho rằng "trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, có rất ít tác phẩm có thể sánh ngang với Lãng sử ở chỗ... không có bất kỳ gợi ý nào về quan hệ nhân quả đạo đức." Martin W. Huang viết rằng Lãng sử là một ví dụ về "tiểu thuyết khiêu dâm với tư cách là một thể loại mang khuynh hướng tội lỗi (điều đó) đôi khi dường như mang lại nhiều khả năng hơn để xem xét những sai lệch, đặc biệt là những sai lệch do phụ nữ phạm phải, với nhiều sự khoan dung hơn". Lấy ví dụ, Mai Tố Tiên thực hiện cử chỉ "nữ quyền" khi cho phép vợ mình là Lý Văn Phi quan hệ tình dục với gã nô bộc và người tình song tính Lục Châu của anh ta, vì cô ấy đã cho phép chồng mình giữ lại người thiếp yêu. Nhà phê bình đầu thời Thanh Lưu Đình Ky () công kích cuốn tiểu thuyết này "độc hại",, trong khi Giovanni Vitiello chỉ trích tác phẩm "khá nghèo nàn về cốt truyện và văn phong lặp đi lặp lại". Chú thích Tham khảo Trích dẫn Thư mục Liên kết ngoài Sách bị kiểm duyệt Tiểu thuyết thời Minh Tiểu thuyết Trung Quốc Tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ 17 Tiểu thuyết khiêu dâm Trung Quốc Tác phẩm được xuất bản dưới bút danh Song tính nam trong tác phẩm giả tưởng
19814340
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u%20Chu%20Du%E1%BA%ABn
Lưu Chu Duẫn
Lưu Chu Duẫn (; sinh ngày 6 tháng 10 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Trung Quốc hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Cảng Thượng Hải tại Giải bóng đá ngoại hạng Trung Quốc. Sự nghiệp thi đấu Cảng Thượng Hải Lưu Chu Duẫn ra mắt chuyên nghiệp cho câu lạc bộ vào ngày 4 tháng 12 năm 2020, trong trận thua 2-0 trước Jeonbuk Hyundai Motors tại vòng bảng AFC Champions League 2020. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2021, anh ra mắt tại Giải bóng đá ngoại hạng Trung Quốc trong trận hòa 0-0 trước Changchun Yatai. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng vào ngày 24 tháng 10 năm 2021, trong chiến thắng 3-0 trước Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Đại Liên tại lượt đi của tứ kết Cúp FA Trung Quốc 2021, và kết thúc mùa giải 2021 với 5 bàn thắng, 2 trong số đó ở giải quốc nội và 3 bàn ở Cúp FA Trung Quốc. Sự nghiệp quốc tế Vào ngày 20 tháng 7 năm 2022, anh ra mắt quốc tế cho Trung Quốc trong thất bại 3-0 trước Hàn Quốc tại Cúp bóng đá Đông Á 2022, khi Hiệp hội bóng đá Trung Quốc quyết định cử đội U-23 quốc gia tham dự giải đấu này. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ . Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2001 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Trung Quốc Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc Tiền đạo bóng đá Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Cảng Thượng Hải Cầu thủ bóng đá Chinese Super League
19814343
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20Th%E1%BB%91ng%20%C4%91%E1%BB%91c%20t%E1%BB%89nh%20Chiba%202021
Bầu cử Thống đốc tỉnh Chiba 2021
diễn ra vào ngày 21 tháng 3 năm 2021. Cựu thống đốc Kensaku Morita thông báo sẽ không tranh cử sau nhiệm kỳ 4 năm làm thống đốc tỉnh Chiba. Kumagai Toshihito đã chiến thắng vang dội với tỷ lệ 70,46% tổng số phiếu bầu và trở thành thống đốc thứ 21 tỉnh Chiba. Ngày 5 tháng 4 năm 2021, Kumagai Toshihito đã tuyên thệ nhậm chức thống đốc tỉnh Chiba. Kết quả Tham khảo Bầu cử tại Nhật Bản
19814377
https://vi.wikipedia.org/wiki/Uchi%20no%20Kaisha%20no%20Chiisai%20Senpai%20no%20Hanashi
Uchi no Kaisha no Chiisai Senpai no Hanashi
là một series manga Nhật Bản được viết và minh họa bởi Saisō. Bộ truyện được đăng dài kì trên trang web Storia Dash của Takeshobo kể từ tháng 4 năm 2020 và các chương của nó được gom lại thành 6 tập tankōbon tính tới tháng 4 năm 2023. Một bộ anime truyền hình dài tập chuyển thể được thực hiện bởi Project No.9 được công chiếu vào tháng 7 năm 2023. Nhân vật Truyền thông Manga Được viết và minh họa bởi Saisō, Uchi no Kaisha no Chiisai Senpai no Hanashi bắt đầu phát hành dài kì trên trang web của Takeshobo từ ngày 3 tháng 4, 2020. Tập tankōbon được phát hành vào ngày 30 tháng 10, 2020. Tính tới tháng 4 năm 2023, đã có 6 tập được phát hành. Danh sách tập Anime Một bộ anime truyền hình dài tập chuyển thể được công bố vào ngày 17 tháng 10, 2022. Bộ phim được sản xuất bởi Project No.9 đạo diễn bởi Satō Mitsutoshi, kịch bản bởi Ōchi Keiichirō, Aoki Yasuko và Sugizawa Satoru, thiết kế nhân vật bởi Hashiguchi Hayato và Ogata Hiromi, sản xuất âm nhạc bởi Sumika Horiguchi. Bộ anime bắt đầu phát sóng vào ngày 2 tháng 7, 2023, trên kênh của TV Asahi. Ca khúc mở đầu là "Honey" được thực hiện bởi Kobayashi Tōya, trong khi đó ca khúc kết thúc là "Sugar" được thực hiện bởi YU-KA. Danh sách tập Đón nhận Vào năm 2020, bộ manga được xếp hạng thứ 11 tại Next Manga Award dành cho hạng mục truyện tranh mạng. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Anime truyền hình dài tập năm 2023 Anime dài tập dựa trên manga Anime Crunchyroll Truyện tranh mạng Nhật Bản NUMAnimation Project No.9 Anime và manga hài lãng mạn Seinen manga Takeshobo manga Truyện tranh mạng bản in Manga năm 2020 Manga Takeshobo
19814380
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vampire%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Olivia%20Rodrigo%29
Vampire (bài hát của Olivia Rodrigo)
"Vampire" (nhan đề gốc là vampire) là một bài hát của nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Olivia Rodrigo trích từ album phòng thu thứ hai sắp tới Guts, được phát hành bởi Geffen Records dưới dạng đĩa đơn chủ đạo vào ngày 30 tháng 6 năm 2023. Ca khúc do Rodrigo và Dan Nigro sáng tác và cùng đồng sản xuất cho bài hát. Mang đậm chất liệu pop rock, bài hát được đặc trưng bởi những nốt dương cầm và những nhạc cụ nhạc rock bao gồm có guitar điện, synthesizer và tiếng trống được lập trình. Video âm nhạc của "Vampire" do Petra Collins làm đạo diễn cũng được phát hành cùng ngày với đĩa đơn. "Vampire" đa số đón nhận nhiều lời tán dương từ các nhà phê bình âm nhạc, phần lớn họ đánh giá cao lời bài hát và chủ đề của những lời ca trong ca khúc. Sau khi phát hành đĩa đơn, ca khúc đã ngay lập tức đứng ở vị trí quán quân trên các bảng xếp hạng tại Úc, Canada, Ireland, New Zealand và Hoa Kỳ, trở thành đĩa đơn thứ ba của Rodrigo đứng đầu bảng xếp hạng ở cả 5 quốc gia. "Vampire" cũng ra mắt ở vị trí á quân trên bảng xếp hạng UK Singles của Vương quốc Anh và giữ nguyên vị trí đó trong bốn tuần liên tiếp. Ngoài ra, bài hát đã lọt vào top 10 ở các bảng xếp hạng tại Áo, Đức, Hy Lạp, Iceland, Latvia, Luxembourg, Malaysia, Hà Lan, Na Uy, Philippines, Singapore, Vương quốc Anh và Việt Nam. Bối cảnh và phát hành Vào đầu tháng 1 năm 2021, Olivia Rodrigo phát hành đĩa đơn đầu tay "Drivers License" do cô và Dan Nigro cùng nhau đồng sáng tác và sản xuất, đĩa đơn sau đó đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ về mặt thương mại. Trở thành một trong những đĩa đơn quán quân có thời gian thống trị lâu nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Hoa Kỳ. Album phòng thu đầu tay của cô Sour, được phát hành vào tháng 5 năm 2021 cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía giới phê bình âm nhạc. Album đã hỗ trợ thêm ba đĩa đơn mới lọt vào top 10 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ, trong số đó có đĩa đơn "Good 4 U" đạt vị trí đầu bảng. Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Clash vào tháng 8 năm 2021, Rodrigo mô tả album phòng thu thứ hai của cô "có thể sẽ [vui vẻ] hơn nhiều" so với album tiền nhiệm. Cô cũng xác nhận việc đặt nhan đề cho album thứ hai và đã chuẩn bị sẵn một số bài hát cho album. Vào cuối năm 2021, Rodrigo hé lộ về việc đang sáng tác về một sản phẩm mới cùng với Nigro. Vào tháng 4 năm 2022, cô đã tiết lộ thêm về mục tiêu "hoàn thành album" trước khi bắt đầu tổ chức chuyến lưu diễn Sour Tour. Cuối năm đó, Rodrigo xác nhận về album sẽ được phát hành vào năm 2023. Vào ngày 2 tháng 6 năm 2023, trang web chính thức của Rodrigo được cập nhật với biểu thị đồng hồ hẹn giờ được đếm ngược cho đến ngày 30 tháng 6. Vào ngày 13 tháng 6, cô xác nhận ca khúc mang tên "Vampire" sẽ là đĩa đơn chủ đạo trong album thứ hai của cô đồng thời công bố ảnh bìa và ngày phát hành cho đĩa đơn là vào ngày 30 tháng 6. Các định dạng đĩa đơn 7-inch và CD phiên bản giới hạn kèm theo bản thử nghiệm của bài hát cũng được cung cấp sẵn để đặt trước cũng như trên các nền tảng kỹ thuật số. Một thông cáo báo chí cũng được phát hành ngay sau đó, trong đó mô tả bài hát có âm thanh rõ nét và thể hiện rõ nỗi khổ của người nghệ sĩ khi phải chịu trách nhiệm cho sự ngu ngốc của bản thân. Rodrigo nói với tạp chí Billboard rằng cô coi bài hát chính là "phiên bản của cô trong một vở kịch nhạc rock". Cô trả lời bài hát được chọn làm đĩa đơn chính cho album Guts bởi vì ca khúc giống như "một sự tiến hóa theo một cách an toàn mà không quá rõ ràng" thay vì tôn vinh cô với vai trò "ca sĩ kiêm nhạc sĩ nhạc root". Ca khúc được Rodrigo sáng tác lần đầu vào tháng 12 năm 2022 và hoàn thành giai đoạn thu âm vào cuối tháng 1 năm 2023. Ảnh bìa của bài hát khá giống với kết cấu như trong tấm áp phích của bộ phim kinh dị năm 1968 Dracula Has Risen from the Grave khi cả hai đều ăn theo sắc thái đen trắng. Bìa mô tả Rodrigo với đôi môi sẫm màu và hai chiếc băng keo cá nhân màu tím được vắt chéo qua cổ. Steffanee Wang từ tạp chí Nylon đã khẳng định ảnh bìa có thể mang hướng theo phong cách gothic. Trong khi một số nhà phê bình lại ám chỉ hai chiếc băng cá nhân chính là vị trí bị ma cà rồng cắn. Vào ngày 20 tháng 6, Rodrigo đăng tải một bài viết lên tài khoản Instagram của mình với ba dòng chữ "How do you lie?", một trong những câu hát của ca khúc đã được hé lộ. Ngày hôm sau, một đoạn video 15 giây mô tả một người đang gọi cho Rodrigo và một đoạn trong ca khúc đã được phát khi nhạc chờ đổ chuông. Đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, Rodrigo đã hợp tác với YouTube Shorts để ra mắt thử thách "#vampireOR2", một thử thách trực tuyến dành riêng cho nền tảng này. Xây dựng và cảm hứng "Vampire" có thời lượng khoảng 3 phút 39 giây. Nigro phần lớn đều đảm nhiệm cho vai trò sản xuất và lập trình tiếng trống. Ngoài ra, Nigro cũng chơi một số loại nhạc cụ như guitar, guitar bass, nhạc cụ gõ, piano và synthesizer. Benjamin Romans thì đánh piano, Paul Cartwright chơi viola và vĩ cầm, Sam Stewart chơi guitar điện và Sterling Laws đánh trống. Ca khúc được thu âm và phối âm tại phòng thu Amusement Studios ở Thành phố Los Angeles bởi Serban Ghenea. "Vampire" là một bài hát thuộc nhiều thể loại được hỗ trợ bởi hai dòng nhạc chính là pop và rock như goth-esque pop và nhạc pop rock. Theo như thông tin do công ty Geffen Records đăng tải trên trang Musicstax, ca khúc được viết ở nhịp theo giọng Fa trưởng với tiết tấu chậm rãi là 67 nhịp mỗi phút trong thời gian phổ biến. Jason Lipshutz từ tạp chí Billboard đã so sánh đoạn mở đầu của ca khúc khá tương đồng với bài "Drivers License" khi cả hai đều bắt đầu bằng một khúc nhạc dạo với những giai điệu piano đầy sâu lắng. Kế tiếp đó là những tiếng synthesizer được đánh với âm lượng lớn dần rồi lại chuyển sang giai điệu piano được pha trộn thêm với những nhịp trống ngắt quãng. Sau phiên khúc đầu tiên, từ phần điệp khúc tiếp theo trở đi, ca khúc đạt đến cao trào với những lớp trống mạnh mẽ hòa vào nhau. Tiếng violin hòa trộn vào cùng với guitar điện khiến cho bài hát như một bản hùng ca pop-rock đầy bồn chồn với giọng ca đầy kịch tính và bi thương. Trong bài hát, Rodrigo sử dụng những ngôn từ chỉ trích với con "ma cà rồng" vốn là để ẩn dụ cho người yêu cũ của cô ấy. Trong phiên bản sạch của bài hát, những lời nói mang tính thô tục như "fame fucker" thì được đổi thành "dream crusher", còn từ "goddamn" thì chỉ được rút ngắn lại thành "damn". Rodrigo cũng ví mối tình cũ của mình như một "kẻ hút máu" khi chỉ hiện nguyên hình vào ban đêm như trong đoạn điệp khúc: "I should've known it was strange / You only come out at night". Cô cạn kiệt chính mình, nhớ lại những khoảng thời gian trước khi bị lợi dụng: "Went for me and not her / 'Cause girls your age know better". Cuối cùng, Rodrigo khép lại ca khúc với một câu kết tội: "Bloodsucker, fame fucker, bleedin' me dry like a goddamn vampire". Rodrigo giải thích có "rất nhiều truyền thuyết về ma cà rồng để có thể sử dụng" và cô đã tìm ra một truyền thuyết "thú vị" để sáng tác. Cô và Nigro cũng hé lộ tầm nhìn của mình về bài hát, Rodrigo tô điểm thêm kỹ thuật "crescendo theo thời gian" nhằm để "lột tả rõ cơn giận đang dồn nén khi bạn phải đối mặt với một tình huống". Đánh giá chuyên môn Sau khi ra mắt, "Vampire" đa số đều nhận được sự hoan nghênh cũng như những phản hồi tích cực từ giới phê bình. Laura Snapes từ tờ The Guardian đã phong tặng cho ca khúc 5/5 sao và cho rằng, "đoạn tiền điệp khúc luôn mang lại cảm giác mơ hồ mỗi khi nghe" và cô gọi nó chính là điểm nhấn của Rodrigo. Một bản nhạc mang nhiều vết thương cũng như là một lời nhắc nhở về những mối đe dọa đang ảnh hưởng tới những cô gái trẻ". Quinn Moreland từ trang Pitchfork đã gọi ca khúc là "Bài Hát Mới Hay Nhất" và phải thừa nhận cho sự ăn ý giữa Rodrigo và Nigro. Bà còn viết, "Có một loại logic cảm xúc được kết cấu chậm rãi bên trong cấu trúc của bài hát, đặc biệt là phần điệp khúc có thể gây chú ý ngay cả khi nó được xây dựng để tạo ra vài hình ảnh trực tiếp". Abby Jones và Jo Vito từ trang Consequence đều bị ấn tượng trước "Vampire", cả hai đều nhấn mạnh rằng, ca khúc được xây dựng dựa trên âm lượng và "bùng nổ thành một phương tiện truyền tải cho màn trình diễn đầy bộc trực, cảm xúc của Rodrigo". Họ cũng đánh giá cao phần phiên khúc và coi nó như một "sự cải biên để mở ra một đợt nhịp mạnh năng lượng cao" và so sánh nó với các bài hát mang tính vui vẻ từ album Sour. Justin Curto từ trang Vulture đã ghi nhận "Vampire" như một "màn trình diễn đầy đủ, với mỗi câu hát lại vắt kiệt cảm xúc hơn những câu trước" và cho rằng, khí chất trữ tình của Rodrigo có thể "giữ được tính đặc trưng của những ca khúc trong Sour trong khi lại chứa đựng nhiều sức mạnh thông minh hơn". Giải thưởng Video âm nhạc Vào ngày 27 tháng 6 năm 2023, Rodrigo đã đăng tải một đoạn video ngắn trên nền tảng YouTube Shorts, video mô tả Rodrigo trên chiếc màn hình quay phim đang nằm trên một bãi cỏ trước khi bị làn sương mù màu xanh bao phủ trong khi đoạn nhạc 'Vampire' dồn dập đang được phát trong nền. Tạp chí Billboard sau đó đã phỏng đoán video trên chính là video ca nhạc sắp tới của ca khúc. Đến ngày 29 tháng 6, Rodrigo đăng thêm một đoạn video trên tài khoản Instagram cá nhân, trong video là một cảnh màn đêm tĩnh lặng, sau đó là Rodrigo đang nằm dưới ánh trăng tròn trong khi phần nhạc dạo của khúc bắt đầu nổi lên. Video được đạo diễn bởi Petra Collins, người từng đảm nhận phần hình ảnh cho Rodrigo trong các đĩa đơn như "Good 4 U" và "Brutal". Vài giờ trước khi phát hành, Rodrigo đã công chiếu video này tại một sự kiện YouTube Space độc quyền ở phố Playa Vista, Los Angeles. Vào lúc 12 giờ EST ngày 30 tháng 6, video chính thức ra mắt trên nền tảng Vevo. Video được quay tại thành phố Los Angeles, dù nội dung đơn giản nhưng lại tạo được bất ngờ cho người xem. Ở những giây đầu tiên là một màn đêm tĩnh lặng, văng vẳng những tiếng ve và mặt trăng tròn trên bầu trời. Sau đó ống kính bắt đâu tập trung vào Rodrigo, bắt trọn gương mặt cô đang nằm ngửa mình hướng tầm nhìn về phía Mặt Trăng và bầu trời. Đến các cảnh quay sau đó, góc máy dần tiến ra xa, Rodrigo thì đang mặc bộ đồ trắng, trên tay cầm micro và đang trải mình trên một bãi cỏ giữa khu rừng hoang vắng. Đột nhiên, một chiếc đèn đập mạnh vào người nữ ca sĩ và người xem nhận ra, cô đang vào vai ca sĩ và đang trình diễn trên sân khấu trước sự tán dương của hàng chục khán giả. Khi nhịp điệu dồn dập dần tăng tốc, sau cú va chạm, dù nữ ca sĩ đứng dậy với cơ thể bị chấn thương nhưng cô vẫn tiếp tục màn trình diễn. Dưới khán đài, người xem đi từ hoang mang đến mừng rỡ rồi cuối cùng lại lo sợ cho tình trạng của cô. Đột nhiên, những người trong ê-kíp tiến ra sân khấu, yêu cầu Rodrigo dừng lại. Cô trở nên hoảng loạn và quyết định bỏ chạy khỏi ánh đèn sân khấu. Cuối cùng, video khép lại với hình ảnh Rodrigo đứng một mình giữa thành phố nhưng lại cảm thấy rất hạnh phúc. Rodrigo mỉm cười vì cảm thấy mình hoàn toàn tự do, không còn phải lệ thuộc vào bất cứ ai. Biểu diễn trực tiếp Rodrigo từng trình diễn "Vampire" lần đầu tiên trên piano, video về màn trình diễn đã được phát hành trên kênh YouTube vào ngày 6 tháng 7 năm 2023. Đội ngũ thực hiện Đội ngũ thực hiện được ghi chú dựa trên Qobuz. Bảng xếp hạng Chứng nhận Lịch sử phát hành Tham khảo Ghi chú Chú thích Liên kết ngoài Bài hát năm 2023 Đĩa đơn năm 2023 Đĩa đơn quán quân Billboard Global 200 Đĩa đơn quán quân Billboard Hot 100 Đĩa đơn quán quân Canadian Hot 100 Đĩa đơn quán quân tại Ireland Đĩa đơn quán quân tại Úc Đĩa đơn quán quân tại New Zealand Bài hát của Olivia Rodrigo Bài hát viết bởi Dan Nigro Bài hát viết bởi Olivia Rodrigo Bài hát sản xuất bởi Dan Nigro Đĩa đơn của Geffen Records Bài hát pop Mỹ Bài hát pop rock
19814385
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD%20Ng%C6%B0
Lý Ngư
Lý Ngư (; 1611 – 1680), tên lúc đầu là Tiên Lữ (仙侣) sau đổi là Ngư (漁); tự Trích Phàm (谪凡); hiệu Lạp Ông (笠翁), là nhà soạn kịch, tiểu thuyết gia, kiến ​​trúc sư làm vườn và nhà xuất bản sách cuối thời Minh đầu thời Thanh. Tiểu sử Lý Ngư quê quán ở Như Cao nay thuộc tỉnh Giang Tô sống vào thời Minh mạt Thanh sơ. Tuy thi đậu khoa cử ra làm quan, nhưng trước những biến động của tân triều khiến ông không thành công trên quan trường, mà đành chuyển sang nghề viết lách để mưu sinh. Ông từng làm diễn viên Kinh kịch, nhà sản xuất sân khấu kịch, đạo diễn kịch đồng thời là nhà soạn kịch, từng chu du cùng đoàn kịch của riêng mình. Vở kịch Phong tranh ngộ (風箏誤) của ông được biểu diễn trên sân khấu Côn khúc. Lý Ngư trải qua thời thơ ấu và thời thanh niên ở Như Cao, về sau ông cưới một người vợ và sinh được một cô con gái, sinh sống ở Như Cao trong suốt 23 năm, bước sang tuổi trung niên thì ông chuyển về Nam Kinh sống trong vòng 14 năm, rồi sau dời sang Hàng Châu ở đây cho đến cuối đời. Lý Ngư được cho là tác giả của Nhục bồ đoàn (肉蒲團), một tấn hài kịch của văn học khiêu dâm Trung Quốc. Ông cũng viết một tập truyện ngắn mang tên Thập nhị lâu (十二樓). Lý Ngư đề cập đến chủ đề tình yêu đồng giới trong câu chuyện Túy nhã lâu (萃雅樓). Đây là chủ đề mà ông lặp lại trong tập Vô thanh hý (無聲戲) và vở kịch Liên hương bạn. Quyển sách hướng dẫn vẽ tranh Giới tử viên họa truyện do chính ông viết lời tựa và ấn hành ở Kim Lăng. Lý Ngư còn nổi danh qua các tiểu phẩm () và những bài viết về ẩm thực và ẩm thực học của mình. Lâm Ngữ Đường đã dịch một số bài tiểu luận này. Bài "bàn về dạ dày" của Lý Ngư cho rằng miệng và dạ dày "gây ra mọi lo lắng và rắc rối cho nhân loại trong suốt các thời đại." Ông tiếp tục rằng "thực vật có thể sống mà không cần miệng và dạ dày, đá và đất vẫn tồn tại mà không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Vậy thì tại sao chúng ta lại được ban cho một cái miệng, một cái bao tử và được trao thêm hai cơ quan phụ này?" Lâm còn dịch mấy bài viết nhan đề "Làm thế nào để hạnh phúc dù giàu có" và "Làm thế nào để hạnh phúc dù nghèo khó" và "Nghệ thuật ngủ, đi, ngồi và đứng" của Lý Ngư, minh họa cách tiếp cận châm biếm của ông đối với các chủ đề nghiêm túc. Dịch phẩm Patrick Hanan et al. (1990). "Silent Operas (Wusheng Xi)". Hong Kong: Research Centre for Translation, Chinese University of Hong Kong. Patrick Hanan (1996). The Carnal Prayer Mat. Honolulu : University of Hawaii Press. . Patrick Hanan (1998). Tower for the Summer Heat. New York : Columbia University Press. . Nathan K Mao (1979). Twelve towers : short stories. Hong Kong: Chinese University Press. . Jacques Dars (2003). Au gré d'humeurs oisives : Les carnets secrets de Li Yu : un art du bonheur en Chine. Arles : Éditions Philippe Picquier. Jou-pu-tuan : Andachtsmatten aus Fleisch ; e. erot. Roman aus d. Ming-Zeit. Frankfurt am Main : Fischer-Taschenbuch-Verlag. . 1986. LI‑YU Jeou-P'ou-T'ouan, la chair comme tapis de prière, translated by Pierre Klossowski; Éditions Jean-Jacques Pauvert, Paris, 1979 Li Yu: À mari jaloux, femme fidèle, by Pascale Frey 1998 Chú thích Tham khảo Chen, Duo, "Li Yu". Encyclopedia of China, 1st ed. Chun-Shu Chang and Shelley Hsueh-Lun Chang. Crisis and Transformation in Seventeenth-Century China: Society, Culture, and Modernity in Li Yü's World. Ann Arbor: University of Michigan Press, 1992. x, 452p. . Owen, Stephen, "Li, Yu, Silent Operas (Wu-sheng xi)," in Stephen Owen, ed. An Anthology of Chinese Literature: Beginnings to 1911. New York: W. W. Norton, 1997. p. 915-941. (. (Archive). Patrick Hanan (1988). The Invention of Li Yu. Cambridge, Mass. : Harvard University Press. . Comprehensive overview of Li Yu's life and works, containing many substantial excerpts from Li Yu's essays, plays, short stories and novel. Andrea Stocken: Das Ästhetikkonzept des Li Yu (1610–1680) im Xianqing ouji im Zusammenhang von Leben und Werk. 2005 HENRY, Eric: Chinese Amusement - The Lively Plays of Li Yü.Archon Books Hamden, CT 1980 Воскресенский Д.Н. Ли Юй. Полуночник Вэйян или подстилка из плоти. (пер. с кит., предисл., коммент.) М., Гудьял-Пресс Воскресенский Д.Н. Ли Юй. Двенадцать башен (повести XVII в.). (пер. с кит., предисл., коммент.) М., Гудьял-Пресс Liên kết ngoài Trang nhận dạng WorldCat về Lý Ngư Đánh giá ngắn gọn về truyện Nhục bồ đoàn Sinh năm 1610 Mất năm 1680 Người Như Cao Nhà soạn kịch thời Thanh Tiểu thuyết gia thời Minh Tiểu thuyết gia thời Thanh Nhà soạn kịch Trung Quốc Nhà văn khiêu dâm Trung Quốc Nam tiểu thuyết gia Trung Quốc Nhà văn viết truyện ngắn thời Minh Nhà văn viết truyện ngắn thời Thanh Nhà văn viết truyện ngắn Giang Tô Nhà soạn kịch Trung Quốc thế kỷ 17 Tiểu thuyết gia Trung Quốc thế kỷ 17 Nhà quản lý sân khấu kịch thế kỷ 17 Nhà văn nam viết truyện ngắn Trung Quốc
19814403
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n%20Qu%E1%BB%91c
Đoàn Quốc
Đỗ Phương Toàn nghệ danh Đoàn Quốc, là nhà quay phim, dựng phim người Việt Nam, ông từng đạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1993, với bộ phim Dấu ấn của quỷ. Tiểu sử Đỗ Phương Toàn sinh ngày 17 tháng 8 năm 1943 thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bố và các anh em của ông đều tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1961, khi Đỗ Phương Toàn đang học trường phổ thông Châu Văn Tiếp, tại Vũng Tàu nổ ra cuộc biểu tình chống Ngô Đình Diệm. Cuộc biểu tình bị đàn áp, Phương Toàn may mắn thoát nạn và theo quân đội Cách Mạng, từ thời điểm này ông lấy tên của bố là Đoàn Quốc để làm bí danh, nghệ danh cho mình. Ông có một anh trai hy sinh tại quận 5 năm 1968. Sự nghiệp Đoàn Quốc bắt đầu với nghề làm báo cho tờ Giải Phóng trong hơn một năm, sau đó ông được phân công đi học lớp trung cấp quay phim tại chiến khu R, Tây Ninh thuộc Trung ương cục miền Nam. Tại đây ông và các bạn học trải qua cuộc sống như những người lính từ việc tuần tra, tăng gia lao động... Tháng 10 năm 1963, khóa học kết thúc. Từ năm 1963 đến 1965 ông được phân công quay các phóng sự, tài liệu; ông từng tham gia quay phim tại chiến dịch Đông Xuân (1965-1966). Cùng với phụ tá Sáu Dũng, Đoàn Quốc đã ghi nhận được 3 trận đánh tại Bào Bàng, Cẩm Xe và Hố Đá ở Bình Dương. Khi tác nghiệp tại trận Hổ Đá, máy quay phim bị hỏng, Đoàn Quốc bị thương nặng còn ông Sáu Dũng cùng hai chiến sĩ bảo vệ và một đại đội phó được cử đi theo đoàn đều hy sinh. Đoàn Quốc tiếp tục quay phim cho đến khi bị đạn bắn gãy tay, hỏng máy quay, thủng ruột và hai đùi. Đến đêm hôm đó ông mới được đồng đội tìm thấy. Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật đùi, tay và cắt bỏ một phần ruột, sau khi nghỉ dưỡng 2 tháng, Đoàn Quốc về công tác dựng phim tại Xưởng phim Giải Phóng. Trong cùng năm, gia đình nhận được tin không chính xác về việc ông hy sinh. Năm 1971, Đoàn Quốc được cử ra Hà Nội, học 1 năm bổ túc văn hóa tại Ban Thống Nhất để tốt nghiệp cấp 3. Năm 1972, ông cùng nghệ sĩ Lê Minh Hiền, Bùi Đình Hạc, diễn viên Trà Giang, đạo diễn Hải Ninh đại diện Việt Nam tham dự Liên hoan phim quốc tế Moskva.Từ năm 1972 đến 1977, Đoàn Quốc được cử đi học quay phim tại trường Đại học điện ảnh Cộng hòa Dân chủ Đức. Tác phẩm tốt nghiệp của ông có tên Người đi không về do ông quay phim và được bạn học người Cuba đạo diễn. Tháng 1 năm 1977, Đoàn Quốc tốt nghiệp và về nước, tháng 4 cùng năm ông vào công tác tại Xí nghiệp phim Tổng hợp theo phân công của Cục điện ảnh. Từ thời điểm này ông giữ vai trò quay phim chính cho cho Xưởng phim truyện, bộ phim điện ảnh đầu tiên ông quay là Những người bạn quanh tôi của đạo diễn Lâm Mộc Khôn. Năm 1980, hai nghệ sĩ tiếp tục hợp tác với bộ phim Đêm nước rong. Đoàn Quốc còn hợp tác với các đạo diễn Huy Thành, Hồng Sến, Lê Văn Duy trong các năm sau đó. Là nhân viên của Hãng phim Giải Phóng, ông còn tham gia sản các phim võ hiệp đầu tiên của Việt Nam như Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La. Năm 1993, ông đạt giải quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 với bộ phim Dấu ấn của quỷ của đạo diễn Việt Linh. Năm 1997, ông chuyển sang công tác tại Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu với bộ phim đầu tiên tại đây là Người học trò đất Gia Định xưa của đạo diễn Huy Thành. Cũng từ năm 1997, Đoàn Quốc giảng dạy môn quay phim cho khoa quay phim và đạo diễn thuộc trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh. Phim truyện cuối cùng mà Đoàn Quốc tham gia là bộ video hai tập Viên ngọc Côn Sơn do Lê Văn Duy đạo diễn năm 2002. Ông nghỉ hưu năm 2003 nhưng vẫn tiếp tục tham gia sản xuất các phim tài liệu đến năm 2010. Đoàn Quốc và vợ là họa sĩ Tạ Kim Dung, cùng kết hợp tổ chức và tham gia các triển lãm tranh do hai vợ chồng sáng tác, vào các năm 1991, 2006, 2007, 2010 và 2013. Đoàn Quốc được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1997 và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2019. Gia đình Năm 1985, Đoàn Quốc tham gia sản xuất bộ phim Thành phố có người, ông và bà Tạ Kim Dung - họa sĩ của bộ phim - sau này có tình cảm với nhau và tiến đến hôn nhân. Tác phẩm Phim tài liệu Phim truyện và video Giải thưởng 1993 - Giải quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10. Bộ phim Dấu ấn của quỷ. Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất Huân chương Quyết thắng hạng nhất 1997 - Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú 2019 - Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân Tham khảo Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam Người họ Đỗ tại Việt Nam Nhân vật còn sống Đạo diễn Việt Nam Sinh năm 1943 Người Bà Rịa – Vũng Tàu Nhà quay phim Việt Nam
19814409
https://vi.wikipedia.org/wiki/Park%20Ji-hyun%20%28ch%C3%ADnh%20kh%C3%A1ch%29
Park Ji-hyun (chính khách)
Park Ji-hyun (; sinh năm 1996) là một nhà hoạt động chính trị người Hàn Quốc và là cựu đồng chủ tịch của Đảng Dân chủ Đồng hành (DPK), đảng đối lập chính. Vào năm 2019, cô đã giúp vạch trần một trong những đường dây tội phạm tình dục trực tuyến lớn nhất ở Hàn Quốc, được gọi là Sự kiện phòng thứ N. Tháng 3 năm 2022, cô được bổ nhiệm vai trò đồng chủ tịch tạm thời của Đảng Dân chủ Đồng hành ở tuổi 26, và từ chức vào tháng 6. Park có tên trong TIME100 Next, danh sách các nhà lãnh đạo mới nổi của tạp chí Time, cũng như danh sách BBC 100 Women và Bloomberg 50 năm 2022, để ghi nhận đóng góp của cô trong việc chống tội phạm tình dục và đấu tranh cho bình đẳng giới trong chính trị. Team Flame Năm 2018, Park Ji-hyun theo học báo chí tại Đại học Hallym và làm phóng viên thực tập, khi các cuộc biểu tình #MeToo diễn ra ở thủ đô Seoul, yêu cầu chính phủ có thêm biện pháp để ngăn chặn việc quay lén phụ nữ và trẻ em gái bất hợp pháp. Lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình, cô và người bạn cùng lớp Won Eun-ji đã lên kế hoạch gửi một bài báo đến cuộc thi báo chí sinh viên hàng năm của Ủy ban Thông tấn Hàn Quốc. Ban đầu họ dự định viết về "dịch bệnh spycam" ở Hàn Quốc, nơi đàn ông quay lén phụ nữ và trẻ em gái mà không có sự đồng ý của họ. Vào tháng 7 năm 2019, Park và Won tiến hành thâm nhập vào phòng thứ N, một nhóm lạm dụng tình dục khét tiếng trên Telegram, với tên gọi "Team Flame". Làm việc với cảnh sát, quá trình điều tra của cả hai đã dẫn đến việc bắt giữ và kết án hai kẻ cầm đầu, họ phát hiện những đối tượng này đã tống tiền và ép buộc phụ nữ và trẻ em gái ở độ tuổi mười hai thực hiện các hành vi đồi bại, sau đó bán hình ảnh và video một cách phi pháp. Bài báo đầu tiên của họ đã thu hút sự chú ý của hai nhà báo của The Hankyoreh, sau đó cộng tác với Park và Won để đăng một bài báo chuyên sâu vào tháng 11 năm 2019, đồng thời bảo vệ danh tính của họ. Những tên cầm đầu phòng thứ N tìm cách trả thù, và hai chương trình trên TV cuối cùng đã bắt được bài báo; trong khi đó, phụ nữ được huy động trên Twitter để vạch trần và công khai nhiều tội ác của chúng. Khi các chi tiết của vụ án căn phòng thứ N được phơi bày, hơn năm triệu người trên toàn quốc đã ký tên kiến nghị trừng phạt nghiêm khắc hơn và tiết lộ danh tính của thủ phạm. Đến cuối năm 2020, 3.757 người liên quan đến vụ án bị bắt giữ. Trong nhiều năm, Park được biết đến với biệt hiệu "Flame" và được phỏng vấn trong bộ phim tài liệu Cyber Hell của Netflix. Cô cũng biên soạn và xuất bản một cuốn hồi ký ẩn danh về việc vạch trần những kẻ đứng sau căn phòng thứ N. Sự nghiệp chính trị Park gặp Lee Jae-myung khi ông còn là thống đốc tỉnh Gyeonggi thông qua ủng hộ hoạt động của cô. Thống đốc Lee đã tham dự sự kiện ra mắt vào tháng 6 năm 2020 tại trung tâm hỗ trợ nạn nhân tội phạm tình dục ở Gyeonggi-do. Danh tính của Park được tiết lộ vào đầu năm 2022, khi cô đồng ý giúp vận động cho Đảng Dân chủ Đồng hành (DPK) trước cuộc bầu cử quốc gia. Lee Jae-myung đang vận động tranh cử tổng thống, ông cam đoan với Park là sẽ trấn áp tội phạm tình dục trực tuyến và chống nạn phân biệt đối xử với phụ nữ tại nơi làm việc. Vào tháng 1 năm 2022, Park được bổ nhiệm làm phó chủ tịch ủy ban các vấn đề phụ nữ của DPK. Với vai trò là cố vấn đặc biệt cho chiến dịch tranh cử của Lee, cô đã huy động việc bỏ phiếu từ giới trẻ. Vào ngày 9 tháng 3 năm 2022, Lee thất cử trước Yoon Suk-yeol thuộc Đảng Sức mạnh Quốc dân với tỷ số suýt soát, ước tính 58% phụ nữ ở độ tuổi 20 bỏ phiếu cho Lee. Vào ngày 13 tháng 3 năm 2022, Park được bổ nhiệm làm đồng chủ tịch tạm thời của ủy ban khẩn cấp của DPK ở tuổi 26, sau khi các nhà lãnh đạo đảng trước đó từ chức sau thất bại trong cuộc bầu cử của họ. Sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, 11.000 thành viên mới đã gia nhập Đảng Dân chủ Đồng hành chỉ riêng ở Seoul, 80% trong số họ đều là nữ giới. Hy vọng với địa vị của Park khi là đồng chủ tịch sẽ giúp DPK củng cố vị trí dẫn đầu trong số các cử tri nữ trẻ tuổi, nhưng đảng này phải nhận kết quả thảm hại trong cuộc bầu cử địa phương vào tháng 6 năm 2016, mất đa số tại các cơ quan chính ở địa phương. DPK chỉ giành được 5 trong số 17 ghế thống đốc tỉnh và thị trưởng, so với 14 ghế nắm giữ trước đó, trong khi Đảng Sức mạnh Quốc dân giành được 12 trong số 17 vị trí. Park nhanh chóng từ chức cùng những nhà lãnh đạo đảng khác, đổ lỗi cho sự chống lại cải cách của đảng. Mặt khác, những người chỉ trích đổ lỗi cho Park vì thiếu kinh nghiệm, khi đã phơi bày đấu tranh nội bộ trong DPK, và bị phân tâm bởi các vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục, thay vì tập trung vào các cuộc bầu cử địa phương. Cô gây ra sai lầm nghiêm trọng khi nhầm lẫn giữa Hải chiến Yeongpyeong năm 2002 với vụ đắm tàu ​​​​ROKS Cheonan năm 2010 và buộc xin lỗi công khai. Trong nhiệm kỳ ngắn ngủi với tư cách là đồng chủ tịch đảng, Park đã khai trừ Đại biểu Park Wan-joo khỏi đảng vì hành vi sai trái tình dục và đệ đơn khiếu nại chính thức đối với Đại biểu Choe Kang-wook lên ủy ban đạo đức của đảng, về một bình luận của ông được cho là đã nêu ra trong một hội nghị trực tuyến. The Korea Times trích dẫn: "Cô ấy là một trong những nhân vật lãnh đạo hiếm hoi trong đảng lên tiếng phản đối các vấn đề mà nhiều người cố tình làm ngơ, như tội phạm tình dục do nam giới nắm quyền gây ra, chính sách bất động sản thất bại của DPK và những tiếng nói cấp tiến cũng đã có nhiều ảnh hưởng đối với đảng." Vào tháng 7 năm 2022, DPK bác bỏ yêu cầu của Park về việc miễn trừ quy tắc yêu cầu các ứng cử viên lãnh đạo đảng phải là đảng viên ít nhất sáu tháng, khiến cô không thể ứng cử vào vị trí chủ tịch đảng tại hội nghị toàn quốc ngày 28 tháng 8. Park chính thức gia nhập với tư cách đảng viên vào ngày 14 tháng 2 năm 2022. Đời tư Park Ji-hyun nguyên quán ở Wonju, tỉnh Gangwon, Hàn Quốc. Chú thích Liên kết ngoài Nhân vật chính trị Hàn Quốc
19814418
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lara%20Michel
Lara Michel
Lara Michel (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1991) là một nữ vận động viên quần vợt người Thụy Sĩ. Michel đã từng giành 6 danh hiệu đơn nữ và 2 danh hiệu đôi nữ tại ITF Circuit trong cả sự nghiệp của mình. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2014, cô đạt được thứ 285 thế giới trong bảng xếp hạng ở nội dung đơn, thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của mình. Ngày 21 tháng 2 năm 2011, cô đạt vị trí thứ 440 trong bảng xếp hạng đôi. Michel ra mắt WTA Tour tại Internationaux de Strasbourg 2013, đánh cặp cùng với Claire Feuerstein ở nội dung đôi. Chung kết ITF Đơn: 10 (8 danh hiệu, 2 á quân) Đôi: 6 (2 danh hiệu, 4 á quân) Đời Cô có mối quan hệ với Ferreira L. kể từ tháng 4 năm 2022. Tham khảo Liên kết ngoài Official website Sinh năm 1991 Nhân vật còn sống Nữ vận động viên Thụy Sĩ Nữ vận động viên quần vợt Thụy Sĩ Vận động viên quần vợt Thụy Sĩ Vận động viên Thụy Sĩ Vận động viên châu Âu Vận động viên quần vợt Người Thụy Sĩ Nữ giới Thụy Sĩ Người Thụy Sĩ thế kỷ 20 Người Thụy Sĩ thế kỷ 21
19814419
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vincent%20Tr%E1%BB%8Dng%20Tr%C3%AD%20Guyenne
Vincent Trọng Trí Guyenne
Vincent Trọng Trí Guyenne (sinh ngày 16 tháng 3 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá người Pháp – Việt Nam thi đấu ở vị trí tiền vệ hoặc tiền vệ cánh cho câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài Pháp, anh còn thi đấu ở Áo, Úc, Việt Nam và Đức. Sự nghiệp Trước mùa giải 2022, Guyenne ký hợp đồng với đội bóng hạng Nhất Việt Nam Phù Đổng Trước mùa giải 2023, anh ký hợp đồng với câu lạc bộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh ở giải vô địch Quốc gia Việt Nam.. Vào ngày 3 tháng 2 năm 2023, anh ra mắt cho câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong trận thua 0–1 trước Thép Xanh Nam Định. Tham khảo
19814424
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20III%2C%20B%C3%A1%20t%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%E1%BB%A9%20Alen%C3%A7on
Charles III, Bá tước xứ Alençon
Charles III của Alençon (1337 – 5 tháng 7 năm 1375) là một quý tộc người Pháp, thành viên thuộc Vương tộc Valois. Charles giữ tước hiệu Bá tước xứ Alençon và Perche từ năm 1346 đến năm 1361. Vào năm 1365, ông trở thành tu sĩ dòng Đa Minh, tổng giám mục của Lyon và giữ tước hiệu này cho đến khi qua đời. Thân thế Charles III sinh ra là một Prince du sang của Pháp. Ông sinh vào năm 1337 và là con cháu thuộc Vương tộc Valois, một nhánh phụ của triều đại Capet. Charles là người con cả trong số 5 người con của Bá tước Charles II xứ Alençon và María de Lara. Cha ông là con trai thứ hai của Charles, Bá tước xứ Valois và là em trai của Philippe VI tương lai của Pháp. Mẹ của Charles là thành viên thuộc dòng dỗi Nhà Cerda, một gia đình quý tộc có nguồn gốc từ Tây Ban Nha. Quý bà, Nữ bá tước María de Lara đã nuôi dạy tất cả những người con của mình bằng tình thương yêu và dạy cho chúng về sự thiếu thảo, cũng chính điều này đã đặt nền tảng cho lòng mộ đạo của Charles sau này. Khi Charles II qua đời trong trận trong trận Crécy vào năm 1346. María là nhiếp chính cho con trai Charles III khi đó mới chín tuổi kế vị hai tước hiệu Bá tước Alençon và Perche, cai quản quận Alençon và Perche của Pháp. Lợi dụng tân vương trẻ tuổi là một thiếu niên, lãnh thổ Alençon và Perche thường xuyên bị người Anh xâm lược nhiều lần, gây thiệt hại nghiêm trọng. Lực lượng quân đội của Carlos II của Navarra, người cai trị Évreux lân cận, cũng cướp phá các vùng đất của bá tước trẻ tuổi. Vào năm 1356, quận Perche bị xâm lược sau trận đánh Poitiers. Trong trận này anh họ của Charles là Vua Jean II của Pháp bị bắt trong trận chiến; để đảm bảo cho sự an toàn của Jean II, em trai của Charles là Pierre đã buộc được gửi đến Anh làm con tin thay thế. Sự nghiệp giáo hội Năm 1361, Charles từ bỏ quyền cai trị trên hai quận Alençon và Perche và sau đó quyết định trở thành tu sĩ của dòng Đa Minh. Ông chọn tu viện Couvent des Jacobins de la rue Saint-Jacques, tại thành Paris làm nơi tu dưỡng. Trước đó, em trai của ông, Philippe đã trở thành giám mục Beauvais vào năm 1356. Dưới sự chấp thuận của Jean II của Pháp, Nữ công tước María de Lara đã phân chia sự tiếp quản hai quân Alençon và Perche cho hai người con trai là Pierre và Robert. Vùng Alençon được giao cho Pierre và Robert là người tiếp quản vùng đất còn lại. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1365, Charles được phong làm tổng giám mục của Lyon. Việc tấn phong này đã được của Vua Charles V yêu cầu. Giáo hội kiên quyết cho việc bầu chọn một tổng giám mục độc lập với nhà vua hoặc giáo hoàng đến mức họ phải bỏ phiếu ba vòng mới đồng ý về Charles. Đến năm 1366, Charles bảo trợ cho một nhóm học giả, trong đó có Nicholas de Mesereyo. Mặc dù là một giám mục. Nhưng Charles lại mang hình tượng hiếu chiến hơn, cũng như các tổng giám mục của Lyon đương thời khác, những người vốn có xuất thân từ các gia đình có quyền thế. Charles không ngần ngại sử dụng sự ảnh hưởng trước đó của mình để duy trì quyền lợi bao gồm các hành vi bạo lực. Các tổng giám mục khác của Lyon đều chỉ sản xuất một loại tiền ẩn danh, nhưng ngược lại, Charles đã công khai đúc những đồng xu có tên của ông (hay đúng hơn là chữ K viết tắt của "Karl" đã được Roma hóa). Ông đã làm như vậy vì tên của ông cũng trùng với vị vua trì vị vào thời điểm đó. Với tư cách là tổng giám mục, Charles đã chống lại sự xâm phạm của triều đình Pháp đối với các quyền của ông với tư cách là người đứng đầu xứ Gaul (primat des Gaules). Khi Archimbaud xứ Combort, cố gắng tước bỏ quyền lực thế tục của ông vào năm 1372, Charles đã đưa ra một sắc lệnh để đáp trả. Sắc lệnh này vẫn được duy trì cho đến khi Charles qua đời vào ngày 5 tháng 7 năm 1375. Người kế vị ông là Jean xứ Talaru, trở thành tổng giám mục tiếp theo của Lyon. Tham khảo Chú thích |- Sinh năm 1337 Mất năm 1375 Quý tộc Pháp Bá tước xứ Alençon Vương tộc Valois Tổng giám mục Lyon Tổng giám mục Công giáo
19814436
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jodie%20Burrage
Jodie Burrage
Jodie Anna Burrage (sinh ngày 28 tháng 5 năm 1999) là một nữ vận động viên quần vợt người Anh Quốc. Cô có thứ hạng cao nhất ở nội dung đơn trên bảng xếp hạng WTA là thứ 106, đạt được vào ngày 8 tháng 5 năm 2023, và thứ hạng đôi cao nhất là thứ 329, đạt được vào ngày 12 tháng 7 năm 2021. Cô đã giành được 5 danh hiệu đơn và 5 danh hiệu đôi tại ITF Circuit. Đời tư Burrage được sinh ra tại Kingston upon Thames và lớn lên ở Hindhead, Surrey. Cô đã giành được học bổng của Trường Talbot Heath ở Bournemouth, điều này giúp cô phát triển khả năng của mình trong bộ môn quần vợt tại West Hants Club. Sau khi hoàn thành kỳ thi GCSE, Burrage chuyển đến Trung tâm Huấn luyện quần vợt trẻ em (JTC) ở Chiswick, Luân Đôn, nơi cô được hướng dẫn bởi các cựu chuyên gia Colin Beecher và Lucie Ahl. Sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp 2020–2021: WTA Tour và ra mắt Grand Slam Burrage ra mắt nhánh đấu chính WTA Tour tại Linz Open 2020, sau khi nhận được ký tự đại diện tham gia giải đấu đôi, đánh cặp với Sabine Lisicki. Vào tháng 1 năm 2021, cô ra mắt nhánh đấu chính WTA Tour ở nội dung đánh đơn tại Abu Dhabi Open như một người thua cuộc may mắn. Vào tháng 6, cô đã có trận ra mắt Grand Slam, sau khi được trao một ký tự đại diện cho Giải quần vợt Wimbledon 2021. 2022: Chiến thắng top 5 đầu tiên, ra mắt top 150 Tại Eastbourne International, cô đã đánh bại hạt giống hàng đầu và số 4 thế giới, Paula Badosa. Kết quả là Burrage đã lọt vào top 150, ở vị trí thứ 141 thế giới trong bảng xếp hạng đơn WTA. Vào ngày 26 tháng 9, cô đạt thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp là thứ 137. 2023: Trận chung kết WTA đầu tiên và chiến thắng lớn, top 100 Tại Nottingham Open, cô ấy lọt vào tứ kết WTA Tour đầu tiên sau khi đánh bại hạt giống số ba Magda Linette. Cô tiếp tục đánh bại một vận động viên Ba Lan khác, Magdalena Fręch để lọt vào bán kết WTA lần đầu tiên trong sự nghiệp. Cuối cùng, cô đánh bại Alizé Cornet để thiết lập một trận chung kết toàn Anh đầu tiên kể từ năm 1977 với Katie Boulter. Tại Wimbledon, cô giành chiến thắng đầu tiên khi đánh bại Caty McNally, trước khi thua Daria Kasatkina ở vòng hai, trong các set liên tiếp. Kết quả là cô đã lọt vào top 100 trong bảng xếp hạng. Tài trợ Jodie Burrage được tài trợ bởi Midstream Lighting dưới hình thức một chiếc xe điện và Komodo Fashion. Thống kê sự nghiệp Chỉ những kết quả bốc thăm nhánh chính trong WTA Tour, các giải Grand Slam, Fed Cup/Billie Jean King Cup và Thế vận hội Olympic mới được tính vào thành tích thắng-thua. Đơn Tính đến Wimbledon 2023. Đôi Tính đến Giải quần vợt Wimbledon 2023. Chung kết WTA Đôi: 1 (1 á quân) Chung kết ITF Circuit Đơn: 14 (5 danh hiệu, 9 á quân) Đôi: 8 (5 danh hiệu, 3 á quân) Thành tích đối đầu Thành tích khi đối đầu với các tay vợt top 10 Cô có thành tích thắng-thua là 1–2 () khi đối đầu với những tay vợt, vào thời điểm trận đấu diễn ra, được xếp hạng trong top 10. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin tại LTA Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Vương quốc Anh Nữ vận động viên quần vợt Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Anh Người Anh thế kỷ 20 Người Anh thế kỷ 21
19814437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20maxweberi
Lutjanus maxweberi
Lutjanus maxweberi là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1921. Từ nguyên Từ định danh maxweberi được đặt theo tên của Max Carl Wilhelm Weber, người Hà Lan gốc Đức, thủ lĩnh của đoàn thám hiểm Siboga (1898–1899) tới Indonesia, cũng là lúc mẫu định danh của loài cá này được thu thập. Phân bố và môi trường sống L. maxweberi chỉ được mô tả dựa trên mẫu vật là cá con, cho đến nay vẫn chưa rõ con trưởng thành của loài này. Hiện loài này được ghi nhận tại Philippines, vùng Tây Papua và đảo Sulawesi (Indonesia), Papua New Guinea và quần đảo Solomon. L. maxweberi chỉ được nhìn thấy ở vùng nước ngọt và nước lợ (cửa sông và rừng ngập mặn), độ sâu khoảng 4 m. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. maxweberi là 25 cm. Cá con màu trắng với 4 sọc nâu đen ở hai bên lườn, những cá thể hơi lớn hơn chuyển nâu nhạt ngoại trừ bụng màu trắng. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16. Sinh thái L. maxweberi dường như đặc biệt phổ biến ở vùng nước bị đổi màu do tanin. Thức ăn của chúng bao gồm cua (họ Ba khía và cua ẩn sĩ) và côn trùng. Tham khảo M Cá Thái Bình Dương Cá Philippines Cá Papua New Guinea Động vật quần đảo Solomon Động vật được mô tả năm 1921
19814457
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alina%20Korneeva
Alina Korneeva
Alina Aleksandrovna Korneeva (, sinh ngày 23 tháng 6 năm 2007) là một vận động viên quần vợt người Nga. Vào năm 2023, cô giành hai danh hiệu đơn nữ trẻ Grand Slam, Giải quần vợt Úc Mở rộng và Giải quần vợt Pháp Mở rộng. Sự nghiệp 2021 Korneeva kết thúc với vị trí á quân tại nội dung đơn nữ trẻ Giải vô địch châu Âu dưới 14 tuổi trước tay vợt người Cộng hòa Séc Tereza Valentova. 2022 Ở cấp độ trẻ, Korneeva giành tổng cộng sáu danh hiệu đơn vào năm 2022, nhiều danh hiệu đơn nhất ở quần vợt nữ trẻ năm đó. Korneeva giành danh hiệu $15k đầu tiên ở Casablanca vào tháng 9, đánh bại Laura Hietaranta trong trận chung kết. 2023 Trong lần đầu tham dự Grand Slam trẻ, Korneeva có thành công tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2023 khi vào vòng bán kết nội dung đôi nữ trẻ với Mirra Andreeva và đánh bại Andreeva sau ba set trong trận chung kết đơn nữ trẻ. Trước trận chung kết, Andreeva nói "Cô ấy là một người bạn thực sự tốt của tôi, người bạn thân của tôi." Sau trận đấu, Korneeva nói với cô trên sân "Đây không phải là trận đấu cuối cùng của chúng ta. Chúng ta sẽ có rất nhiều trận đấu hay khi bạn thắng, khi tôi thắng...đó là một trận đấu khó khăn." Trước đó, ở vòng tứ kết nội dung đơn nữ trẻ, Korneeva đã đánh bại hạt giống 2 Tereza Valentova. Vào tháng 3 năm 2023, Korneeva vô địch giải $60k ở Pretoria, đánh bại Tímea Babos trong trận chung kết sau hai set 6–3 7–6. Ở tuổi 15, 8 tháng và 18 ngày, Korneeva trở thành tay vợt trẻ thứ năm trong lịch sử vô địch một giải đấu ITF ở cấp độ $60k trở lên. Vào tháng 6 năm 2023, Korneeva giành danh hiệu Grand Slam trẻ thứ 2, đánh bại Lucciana Perez Alarcon trong trận chung kết nội dung đơn nữ trẻ Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2023 sau hai set 7–6 6–3. Cùng với Sara Saito, Korneeva cũng vào trận chung kết ở nội dung đôi nữ trẻ. Cuộc sống cá nhân Sinh ra ở Moscow, Korneeva thỉnh thoảng đi tour cùng mẹ. Korneeva được đặt biệt danh là "tiểu Sharapova". Cô cũng tập luyện ở Moscow. Chung kết ITF Đơn: 2 (2 danh hiệu) Đôi: 1 (1 danh hiệu) Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2007 Nhân vật còn sống Nữ vận động viên quần vợt Nga Người Nga thế kỷ 21 Vô địch Grand Slam (quần vợt) đơn nữ trẻ Vô địch Úc Mở rộng trẻ
19814461
https://vi.wikipedia.org/wiki/Liv%20Hovde
Liv Hovde
Liv Hovde (sinh ngày 25 tháng 10 năm 2005) là một vận động viên quần vợt người Mỹ. Ở cấp độ trẻ, Hovde có thứ hạng ITF cao nhất là vị trí số 3, đạt được vào ngày 28 tháng 11 năm 2022. Cô vào vòng bán kết đơn nữ trẻ Giải quần vợt Úc Mở rộng 2022, tứ kết đơn nữ trẻ Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 và là nhà vô địch đơn nữ trẻ Wimbledon 2022. Chung kết ITF Circuit Đơn: 3 (3 danh hiệu) Chung kết Grand Slam trẻ Đơn nữ trẻ: 1 (1 danh hiệu) Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2005 Nhân vật còn sống Nữ vận động viên quần vợt Mỹ Vô địch Grand Slam (quần vợt) đơn nữ trẻ Vô địch Wimbledon trẻ
19814464
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2u%20l%E1%BA%A1c%20b%E1%BB%99%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i%20m%C3%B9a%20b%C3%B3ng%202023%E2%80%9324
Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội mùa bóng 2023–24
Mùa bóng 2023–24 là mùa giải thứ 19 trong lịch sử của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (Hà Nội FC) và là mùa thứ 16 liên tiếp đội bóng thi đấu tại V.League 1, giải bóng đá cấp độ cao nhất trong hệ thống giải đấu của bóng đá Việt Nam. Ngoài ra, đội cũng sẽ thi đấu tại AFC Champions League 2023–24 từ vòng bảng. Giải bóng đá vô địch quốc gia AFC Champions League Đây là mùa giải đầu tiên trong lịch sử Hà Nội FC mà được họ tham dự AFC Champions League từ vòng bảng. Lễ bốc thăm chia bảng sẽ diễn vào ngày 24 tháng 8 năm 2023. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ câu lạc bộ Mùa giải của câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T
19814478
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n%20v%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Turov
Thân vương quốc Turov
Thân vương quốc Turov, còn gọi là Thân vương quốc Turov và Pinsk (, , ) hoặc Rus' Turov, là một thân vương quốc Đông Slav thời trung cổ và một phân vùng quan trọng của Kiev Rus' từ thế kỷ 10 trên lãnh thổ của miền nam Belarus và miền bắc Ukraina hiện nay. Các thân vương của Turov thường sẽ giữ vai trò Đại vương công của Rus đầu thế kỷ 10-11. Thủ đô của thân vương quốc là Turov (nay được gọi là Turaŭ) và các thành phố quan trọng khác là Pinsk, Mazyr, Slutsk, Lutsk, Berestia, và Volodymyr. Cho đến thế kỷ 12, thân vương quốc này có mối quan hệ rất mật thiết với các thân vương quốc Kiev và Volyn. Sau đó trong một thời gian ngắn cho đến khi Mông Cổ xâm lược, Turov được hưởng quyền tự trị rộng rãi khi được sáp nhập vào Vương quốc Galicia–Volyn. Vào thế kỷ 14, khu vực trở thành một phần của Đại công quốc Litva, Ruthenia và Samogitia. Lịch sử Thân vương quốc Turov có nguồn gốc chủ yếu từ bộ lạc Dregovich và một phần bộ lạc Drevlia. Mặc dù hoàn cảnh thành lập không được biết rõ ràng, nhưng Thân vương quốc theo như được đề cập trong Biên niên sử chính yếu thì đã tồn tại vào năm 980. Theo truyền thuyết, thị trấn Turaŭ được thành lập vào khoảng năm 950 (lần đầu tiên được đề cập vào năm 980) bởi Thân vương Varangia Tur, anh trai của Rogvolod (thân vương đầu tiên của Polatsk trong biên niên sử). Trong thời kỳ của Vladimir Vĩ đại (980-1015), thành phố Turov và vùng lân cận trở thành một phần của Kiev Rus'. Khoảng năm 988, Vladimir bổ nhiệm con trai 8 tuổi của mình là Sviatopolk làm knyaz của Turov . Sau đó, Vladimir bỏ tù Sviatopolk vì âm mưu nổi loạn. Không lâu trước khi Vladimir qua đời, Sviatopolk được trả tự do và sau cái chết của Vladimir, ông giữ hiệu Đại vương công của Rus. Izyaslavichi Trong một loạt ba trận chiến trong khoảng thời gian 1016-1018, Yaroslav Thông thái lật đổ em trai mình Svyatopolk, và trở thành Đại vương công của Kiev Rus'. Khoảng năm 1042 hoặc 1043, Yaroslav để con trai cả Izyaslav của mình kết hôn với em gái của Quốc vương Ba Lan Kazimierz I và bổ nhiệm Izyaslav làm knyaz của Turov và Pinsk. Năm 1054, Izyaslav trở thành Đại vương công Rus, có một triều đại đầy biến động. Năm 1078 sau cái chết của Izyaslav, em trai của Isyaslav là Vsevolod làm Đại vương công mới. Ông bổ nhiệm con trai cả của Izyaslav là Yaropolk Izyaslavich làm knyaz của cả Volyn và Turov. Năm 1084, những người cai trị Galicia (Halychyna) láng giềng là Rostislavichi cố gắng chiếm một phần lãnh địa của Yaropolk. Tuy nhiên, Yaropolk và con trai của Vsevolod là Vladimir Monomakh đánh bại quân xâm lược. Yaropolk nổi dậy trong một thời gian ngắn chống lại Đại vương công Vsevolod, nhưng được phục vị và bị sát hại vào năm 1087 (có thể là do người Rostislavichi). Phản đối Vladimir Monomakh Thân vương quốc Turov được chuyển cho em trai ông là Sviatopolk II, người từng quản lý vùng đất Novgorod. Khi Sviatopolk trở thành Đại vương công của Rus, ông đã truyền lại thân vương quốc Turov cho cháu trai mình là con trai của Yaropolk Vyacheslav. Sau đó, Svyatopolk đã trao Volodymyr-Volynskyi và Brest lần lượt cho các con trai của ông là Yaroslav và Mstislav. Đại vương công Svyatopolk cũng cố gắng chinh phục Rostislvichi nổi loạn, những người tự lập vững mạnh tại vùng đất Halych. Tuy nhiên, những nỗ lực của anh ấy khá thất bại. Năm 1100, Thân vương quốc Turov được chuyển giao cho Yaroslav Svyatopolkovich, người này cai trị cả hai vùng đất Turov và Volyn. Trong một cuộc xung đột khác giữa Thân vương Turov và Đại vương công Rus đã khiến lãnh địa của Yaroslav bị diệt trừ vào năm 1118. Vùng đất Turov sau đó được chuyển cho một người con trai khác của Svyatopolk Bryachislav, trong khi Volyn được trao cho một con trai của Vladimir Monomakh Roman. Hội đồng Liubech năm 1097 đã sửa đổi hệ thống rota để cho Thân vương quốc trở thành vùng đất gia sản. Khôi phục Sau cái chết của Bryachislav Vladimir, Monomakh đã trao thân vương quốc Turov cho Vyacheslav của mình, người này giữ lãnh địa cho đến giữa thế kỷ 12. Vào khoảng những năm 1150, Turov thuộc về các hậu duệ của Yuri Dolgoruki Andrei và Boris. Cuối cùng vào năm 1162, Thân vương quốc được Yuri Dolgoruki trao lại cho một trong những hậu duệ của Izyaslav là Yury Yaroslavich, cháu trai của Svyatopolk II của Kiev, người này đã giành được độc lập hoàn toàn từ Kiev Rus'. Tuy nhiên, cùng lúc đó Thân vương quốc ngày càng bị chia rẽ giữa nhiều người con trai của Yury. Thân vương quốc Pinsk bán độc lập được thành lập. Cùng với Thân vương quốc Smolensk, quân đội Turau đã tham gia Trận sông Kalka năm 1223. Suy sụp Vào đầu thế kỷ 13, Thân vương quốc Turov trở thành lãnh địa phụ thuộc của Vương quốc Galicia–Volyn. Để giải phóng bản thân, các thân vương của Turov ngày càng hợp tác nhiều hơn với Đại công quốc Litva. Vào đầu thế kỷ 14, Thân vương quốc gia nhập Đại công quốc Litva một cách phi bạo lực. Vào thời điểm đó con trai của Gediminas là Hleb Narymunt đã là người cai trị Pinsk, trong khi Turov và Haradok vẫn do dòng Rurik cai trị. Sau đó, lãnh thổ của Thân vương quốc trở thành một phần của các tỉnh Brest Litovsk, Nowogródek và Minsk. Khu vực của thân vương quốc Thân vương quốc Turov (thế kỷ 10-14) Thân vương quốc Pinsk (thế kỷ 12-16) Thân vương quốc Kletsk (thế kỷ 12-15) Thân vương quốc Slutsk-Kopyl (thế kỷ 12-16) Thân vương quốc Dubrovytsia (thế kỷ 12-13) Thủ lĩnh Thân vương Turov Sviatopolk I Accursed (980-1019) Izyalavichi Izyaslav I Yaroslavich (khoảng 1045-1078) Yaropolk Petr Izyaslavich(1078–1087) Sviatopolk II Mikhail Izyaslavich (1087–1094) Vyacheslav Yaropolkovich (1094-1104/1105|5) Monomakh (của Smolensk) Vyacheslav Monomakhovich (1125–1132) Izyaslav II Monomakhovich (1133–1134) Vyacheslav Monomakhovich (1134–1141) Vyacheslav Monomakhovich (1142–1146) ? Dolgoruky Andrei I Yuryevich (1150–1151) ? Borys I (1155–1157) Yuryevichi (Izyaslavichi's branch) Yuri Yaroslavovich (1157–1167) Ivan Yuryevich (1167–1190) Gleb (1190–1195) Ivan Yuryevich (1195–1207) Rostislav Glebovich (1207–1228) ? Yuri Volodymyrovich (?-1292) Dmitry Yuryevich (1292-) Danila Dmitrovich (?-trước 1366) Thân vương Pinsk Yuryevichi (nhánh Izyaslavichi) Yaroslav Yurievich (-1184-) Volodimir Glebovich (-1228-) Rostislav Volodimirovich (-1242-) Fiodor Volodimirovich (-1262-) Yuri Volodimirovich (-1292) Demid Volodimirovich (1292-đến 1292) Yaroslav Yurievich (to 1292-) Yuri Dimitrovich Gediminas (1320- ?) Narymunt Gleb (1340–1348) Mikhail Glebovich Narymuntovich (1348-?) Vasili Mikhailovich Narymuntovich (thế kỷ 14) Yuri Nos Vasilievich Narymuntovich (trước 1398- sau 1410) Yuri Semenovich (trước 1440-sau 1471) Maria Olelkovich (1471–1501) Vasili Olelkovich (1480–1495) Fiodor Ivanovich Yaroslavich (1501–1521) Thân vương Kletsk Yuryevichi (nhánh Izyaslavichi) Wiaczesław Jarosławicz (1127- ?) ? Michał Zygmuntowicz (1442–1452) Thân vương Slutsk-Kopyl Yaroslav Iziaslavovich ? (1148) Sviatoslav Olegovich (1148–1162 Volodimir Mstislavovich (1162–1164) ? ? Volodimir Olgierdovich (1395–1398) Aleksandr Olelko (1398–1454) Michail Olelkovich (1454-1470/1481) Simeon I Olelkovich (1481–1505) Yuri I Olelkovich (1505–1542) Simeon II Olelkovich (1542–1560) Yuri II Olelkovich (1560–1572) Yuri III Olelkovich (1572–1586) Thân vương Dubrovytsia Ivan Yurievich (1166–1182) ? Gleb Yurievich (1182–1190) Aleksandr Glebovich (1190–1223) Tham khảo Thư mục Biên niên sử chính yếu Ermolovich M.I., Ancient Belarus - Polotsk and Novogrudskii period, 1990 (Ермаловіч М. І. Старажытная Беларусь. Полацкі і Навагародскі перыяд. Мн., 1990.) Saganovich G., Outline of the History of Belarus from antiquity to the end of 18th century (Сагановіч Г. Нарыс гісторыі Беларусі ад старажытнасці да канца XVIII ст. Мн., 2001.) Hrushevsky, M. "History of Ukraine-Rus". Vol.2 Ch.4 (page 5) Belarus trung cổ Cựu thân vương quốc Kyiv Rus'
19814479
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20trung%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BB%95%20th%C3%B4ng%20t%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Danh sách trường trung học phổ thông tại Việt Nam
Bài viết này chứa các liên kết đến danh sách trường trung học phổ thông theo từng đơn vị hành chính của Việt Nam. Thành phố trực thuộc trung ương Hà Nội (295) Thành phố Hồ Chí Minh (236) Hải Phòng (55) Đà Nẵng (31) Cần Thơ (23) Tỉnh An Giang (54) Bà Rịa – Vũng Tàu (35) Bạc Liêu (20) Bắc Giang (48) Bắc Kạn (13) Bắc Ninh (37) Bến Tre (46) Bình Dương (37) Bình Định (34) Bình Phước (35) Bình Thuận (24) Cà Mau (28) Cao Bằng (30) Đắk Lắk (55) Đắk Nông (22) Điện Biên (27) Đồng Nai (54) Đồng Tháp (42) Gia Lai (41) Hà Giang (22) Hà Nam (28) Hà Tĩnh (44) Hải Dương (54) Hậu Giang (22) Hòa Bình (37) Hưng Yên (38) Khánh Hòa (31) Kiên Giang (50) Kon Tum (15) Lai Châu (18) Lạng Sơn (24) Lào Cai (27) Lâm Đồng (58) Long An (33) Nam Định (56) Nghệ An (90) Ninh Bình (27) Ninh Thuận (18) Phú Thọ (57) Phú Yên (25) Quảng Bình (26) Quảng Nam (49) Quảng Ngãi (37) Quảng Ninh (46) Quảng Trị (31) Sóc Trăng (26) Sơn La (30) Tây Ninh (31) Thái Bình (40) Thái Nguyên (31) Thanh Hóa (103) Thừa Thiên Huế (40) Tiền Giang (37) Trà Vinh (32) Tuyên Quang (29) Vĩnh Long (24) Vĩnh Phúc (38) Yên Bái (24) Xem thêm Danh sách trường trung học phổ thông chuyên tại Việt Nam Danh sách trường trung học phổ thông theo tỉnh thành
19814501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Seven%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Jungkook%29
Seven (bài hát của Jungkook)
"Seven" là một bài hát của nam ca sĩ người Hàn Quốc Jungkook từ nhóm nhạc BTS kết hợp với nữ rapper người Mỹ Latto, được phát hành bởi Big Hit Music dưới dạng đĩa đơn đầu tay của Jungkook vào ngày 14 tháng 7 năm 2023. Ca khúc do Andrew Watt, Cirkut, Jon Bellion, Alyssa Stephens và Theron Thomas sáng tác và chịu trách nhiệm sản xuất bởi Watt và Cirkut. Jungkook cũng phát hành thêm một phiên bản Explicit của bài hát vào cùng ngày hôm đó. Là một ca khúc nhạc pop mang âm hưởng từ thể loại UK garage, "Seven" kể về mong muốn của một người muốn dành toàn bộ thời gian cho người mà mình yêu. Cấu trúc Andrew Watt và Henry Walter chịu trách nhiệm sản xuất cho ca khúc, cả hai cũng đều đồng sáng tác với Jon Bellion, Latto và Theron Thomas. Là một ca khúc nhạc pop với các ảnh hưởng từ dòng nhạc UK garage. Bài hát mở đầu với một khúc nhạc dạo và âm thanh của tiếng acoustic "nhẹ nhàng đầy mê hoặc", kế tiếp đó là một loạt những nhịp điệu bộ gõ bị đảo lộn không đồng đều. Với âm thanh và giai điệu đầy hấp dẫn, Rhian Daly từ tạp chí NME đã gọi ca khúc là một "bài hát mùa hè tiếp thêm sinh lực" cho mọi người. Về mặt ca từ, "Seven" mang phong cách trường ca với chủ đề lãng mạn, kể về ham muốn của một người muốn dành mọi khoảnh khắc mỗi ngày cho người yêu của mình. Trong bản explicit, lời ca của bài hát càng thể hiện tính chất ham muốn tình dục nhiều hơn. Đón nhận Rhian Daly từ tạp chí NME đã chấm cho "Seven" 4 trên 5 sao và ca ngợi "quãng giọng nam trung" đặc trưng và kỹ thuật "giọng giả thanh" của Jungkook, cô cũng nhận định rằng bài hát "đã đặt tiêu chuẩn cao" cho thời đại solo của Jungkook. Video âm nhạc Video âm nhạc của "Seven" được đạo diễn bởi Bradley và Pablo. Được phát hành vào cùng ngày với bài hát, video có sự tham gia của nữ diễn viên người Hàn Quốc Han So-hee trong vai bạn gái của Jungkook. Nội dung Video được mở đầu với cảnh cả hai đang cãi nhau tại một nhà hàng, rồi sau đó là trong tiệm giặt đồ rồi trên đường phố vào ban đêm trong một cơn bão. Trong suốt nửa đoạn video đầu tiên, Jungkook đang cố gắng lấy lại tình cảm của cô bạn gái theo phong cách hài hước. Được biểu hiện như Jungkook treo người lên cửa sổ của một con tàu mà cô đang đi và bị một chiếc ô tô đâm khi đang tặng hoa cho cô rồi lại sống lại một cách thần kỳ trong đám tang của chính mình. Latto trình diễn câu hát của cô trên đỉnh quan tài của Jungkook. Ở cuối video, cô bạn gái nắm lấy tay của Jungkook và cả hai đều cùng nhau chạy bộ dưới cơn mưa. Diễn biến thương mại Sau khi phát hành, "Seven" nhanh chóng đứng đầu Bảng xếp hạng Spotify Top 50 toàn cầu với hơn 15 triệu lượt phát trực tuyến, trở thành ca khúc hợp tác của một nghệ sĩ nam có nhiều lượt phát trực tuyến nhất trong ngày đầu tiên phát hành. Ngoài ra, ca khúc cũng giúp Jungkook trở thành nghệ sĩ K-pop đầu tiên đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Spotify Hoa Kỳ và cũng là nghệ sĩ solo Hàn Quốc đầu tiên ra mắt ở vị trí quán quân trên toàn cầu. Biểu diễn trực tiếp Vào ngày 14 tháng 7 năm 2023, Jungkook đã biểu diễn trực tiếp ca khúc lần đầu tiên cùng với bài "Euphoria" và "Dynamite" tại Công viên Trung tâm như một phần của loạt chương trình Summer Concert của Good Morning America. Định dạng bài hát Đĩa đơn CD, tải kĩ thuật số "Seven" – 3:04 "Seven" (bản thô tục) – 3:04 "Seven" (trình diễn nhạc cụ) – 3:04 EP kĩ thuật số (bản ngày thường) "Seven" – 3:04 "Seven" (bản thô tục) – 3:04 "Seven" (trình diễn nhạc cụ) – 3:04 "Seven" (hè hiệu đỉnh) – 3:04 "Seven" (bản trình diễn ban nhạc) – 3:04 Bảng xếp hạng Giải thưởng Lịch sử phát hành Tham khảo Ghi chú Chú thích Bài hát K-pop Đĩa đơn năm 2023 Bài hát năm 2023 Đĩa đơn của Hybe Corporation Bài hát viết bởi Andrew Watt Bài hát thu âm bởi Andrew Watt Bài hát viết bởi Cirkut Bài hát sản xuất bởi Cirkut Bài hát viết bởi Jon Bellion
19814504
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kanta-H%C3%A4me
Kanta-Häme
Kanta-Häme () là một vùng thuộc miền nam Phần Lan, thủ phủ đặt tại thành phố Hämeenlinna – trung tâm đô thị lớn nhất của vùng. Năm 2023, vùng có dân số là 169.333 người – đứng thứ 13 ở Phần Lan và có điện tích đất liền là 5.199,15 km² (2021). Bên cạnh thủ phủ Hämeenlinna, vùng còn có 2 trung tâm đô thị khác là thành phố Forssa và thành phố Riihimäki. Vùng Bắc Savo tiếp giáp với: vùng Tây Nam Phần Lan về phía tây; vùng Pirkanmaa về phía bắc; vùng Päijät-Häme về phía đông; vùng Uusimaa về phía nam. Tham khảo Vùng của Phần Lan Kanta-Häme
19814507
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Nh%E1%BA%ADt%20L%E1%BB%87
Lê Nhật Lệ
Lê Nhật Lệ (黎日厲) là phi tần của hoàng đế Lê Thái Tông. Bà là con của Lê Ngân – công thần khai quốc nhà Lê sơ. Cuộc đời Lê Nhật Lệ là con gái của Lê Ngân, người có nhiều công lớn trong khởi nghĩa Lam Sơn. Sau khi nhà Hậu Lê được thành lập, cùng với việc thăng quan tiến chức của Lê Ngân, Lê Nhật Lệ cũng được vua Lê Thái Tông thăng làm Chiêu nghi. Tháng 7 năm 1437, Lê Thái Tông ra chiếu kết tội Lê Sát và những người cùng cánh, lệnh phế truất con gái Lê Sát là Nguyên phi Lê Ngọc Dao làm dân thường, phong Chiêu nghi Lê Nhật Lệ làm Huệ phi. Trừ được Lê Sát, Thái Tông càng khắt khe trong số các công thần, trong tâm có ý trừ Tư khấu Lê Ngân, Lê Nhật Lệ tuy được phong làm Huệ phi (惠妃) nhưng không được sủng hạnh.Tháng 11 năm 1437, có người cáo giác Đại đô đốc Lê Ngân thờ Phật Quan Âm trong nhà để cầu mong cho con gái Huệ phi được vua yêu. Vua ngự ra ở cửa Đông thành, sai Thái giám Đỗ Khuyển dẫn 50 võ sĩ lục soát nhà Lê Ngân, bắt được tượng Phật và các thứ vàng bạc, tơ lụa. Ngày hôm sau, Lê Ngân vào chầu, bỏ mũ ra để tạ tội, tâu rằng: "Trước kia thần theo khởi nghĩa ở Lam Kinh, nay thần cũng nhiều bệnh, thầy bói bảo là trong chỗ nhà thần ở, trước đây có miếu thờ Phật, vì để ô uế, nên xảy ra tai họa. Cho nên thần làm lại để thờ cúng. Nhưng vì người vợ lẽ đã bị bỏ của thần là Nguyễn thị và người vợ lẽ của Lê Sát là Trần thị đã ban cho thần, cả hai đứa đều thù oán thần, cùng với đứa gia nô điêu ngoa của thần thêu dệt bày đặt cho ra chuyện đó. Tiên đế biết rõ lòng thần, thường vẫn ưu ái bao dung. Nay gân sức của thần đã mỏi mệt lắm rồi, xin cho được về quê để sống hết tuổi tàn còn lại. Nếu nghe những người xung quanh mà tra tấn người nhà của thần, khi bị đánh đau quá, nhất định chúng sẽ khai khác đi, thì thân thần sợ không giữ được, xin bệ hạ nghĩ lại cho." Vua không nghe, vẫn sai tra khảo nô tì trong nhà ông, rồi bắt ông tự chết ở nhà, tịch thu gia sản, giáng Huệ phi Nhật Lệ làm Tu dung. Lê Ngân đành phải tự kết liễu cuộc đời bằng cách treo cổ. Tham khảo Mất thế kỷ 15 Phi tần nhà Lê sơ
19814508
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%99t%20c%C3%B5i%20t%C3%A2m%20linh
Một cõi tâm linh
Một cõi tâm linh (tiếng Anh: A spiritual world hay Tolerance for the dead) là một bộ phim tài liệu sản xuất theo đơn đặt hàng của do Trần Văn Thủy biên kịch và đạo diễn. Phim hoàn thành và công chiếu lần đầu vào năm 1993. Nội dung Bộ phim sưu tập, bàn bạc những câu chuyện về tâm linh, thờ cúng của người Việt Nam và sự đồng cảm của dân chúng Việt Nam với những người Mỹ có người thân qua đời trong chiến tranh. Sản xuất và công chiếu Sau thành công gây tiếng vang với phim tài liệu Chuyện tử tế (1985), Trần Văn Thủy đã được các hãng phim, đài truyền hình quốc tế mời làm phim. Bộ phim đầu tiên ông làm theo đơn đặt hàng là Một cõi tâm linh theo lời mời từ đài (Anh). Từ năm 1992, ông đã bay sang Luân Đôn để bàn bạc việc làm phim. Khi trở về nước, ông tiếp tục giữ liên lạc với nhà đài thông qua đạo diễn người Anh Neil Gibson. Tuy nhiên do ông Gibson bị đột tử trong khách sạn nên bức văn thư gửi cho Trần Văn Thủy đã không đến được tay người nhận và bị công an Việt Nam thu giữ. Đạo diễn Rod Stoneman của Channel 4 sau đó đã viết thẳng một bức thư gửi cho nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt để chuyển lá thư bị lưu giữ trên cho Trần Văn Thủy về việc làm phim. Vào ngày 27 tháng 1 năm 1992, Trần Văn Thủy được gọi lên Hội Điện ảnh Việt Nam để nhận bức thư với lời nhắn: "Làm hay không làm là tùy đạo diễn, đừng để họ nghĩ là nhà nước cấm cản". Sau sự kiện này, ông đã không gặp phải bất cứ trở ngại nào với việc làm phim hợp tác với nước ngoài cả dự án này lẫn các dự án khác. Trần Văn Thủy là đạo diễn kiêm tác giả kịch bản phim, còn quay phim là Đỗ Khánh Tuấn và Nguyễn Thước. Ông đã có được sự hỗ trợ từ nhiều người suốt quá trình thực hiện bộ phim, trong số đó có Trịnh Công Sơn, em gái nhạc sĩ là Trịnh Vĩnh Thúy và nhà văn Tô Nhuận Vỹ. Ngoài các trường đoạn quay trong Sài Gòn, Huế, đoàn phim cũng di chuyển tới các nước Pháp, Đức, Ý, Anh, Mỹ để quay các phần mộ của những nhân vật nổi tiếng như Karl Marx, Frédéric Chopin, Victor Noir,... Bộ phim với thời lượng dài 46 phút đã được hoàn thành vào năm 1993 và phát trên sóng truyền hình Anh cùng năm. Giải thưởng Tham khảo Nguồn Liên kết ngoài Phim do Trần Văn Thủy đạo diễn Phim tài liệu Việt Nam Phim tài liệu Phim năm 1993
19814510
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A2n%20v%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Volyn
Thân vương quốc Volyn
Thân vương quốc Volyn là một thân vương quốc ở phần phía tây của Kiev Rus', do vương triều Rurik thành lập vào năm 987 với trung tâm là khu vực Volyn, nằm trên biên giới của Ukraina, Belarus và Ba Lan ngày nay. Từ năm 1069 đến năm 1118, lãnh địa thuộc về nhánh Izyaslav, họ chủ yếu cai trị từ Turov. Sau khi mất Turov vào tay nhánh Monomakhov vào năm 1105, hậu duệ của Iziaslav Yaroslavovich tiếp tục cai trị Volyn trong vài năm. Từ năm 1154 đến năm 1199, lãnh địa được gọi là Thân vương quốc Volodymyr khi Thân vương quốc Lutsk (1154–1228) được tách ra. Lãnh thổ Thân vương quốc nắm giữ các vùng đất của khu vực lịch sử Volyn, và có nguồn gốc tên gọi từ đó. Thủ đô của thân vương quốc cũng như thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực là Volodymyr. Các thành phố đáng chú ý khác trong thân vương quốc bao gồm Kremenets, Lutsk, Busk, Dorogobuzh, Brest, Belz, DuBetz và Shumsk. Lịch sử Thân vương quốc Volyn cùng với nhà nước anh em là Thân vương quốc Halych được thành lập bởi các con trai của triều đại Rurik cầm quyền ở Kiev. Sau khi Kiev Rus' chia cắt, thân vương quốc giành được quyền tự trị vào năm 1154. Sau cái chết của Thân vương Halych Volodymyr Yaroslavovych vào năm 1199, dòng Halych của triều đại Rurik đã tuyệt tự và Thân vương Volyn là Roman Vĩ đại sáp nhập thân vương quốc, chuyển trụ sở của mình đến thành phố Halych cũ và thành lập Vương quốc Galicia-Volyn thống nhất. Thân vương 987–1013 Vsevolod Volodymyrovych (em trai của Yaroslav Thông thái) Nhánh Rurik/ Yaroslavov ? – 1054 Sviatoslav II của Kiev (con trai của Yaroslav Thông thái) 1054–1057 Igor Yaroslavich (con trai của Yaroslav Thông thái) Nhánh Rurik / Volodymyr 1057–1064 Rostislav của Tmutarakan Nhánh Yaroslav / Izyaslav 1069–1086 Yaropolk Izyaslavich (Quốc vương của Rus kể từ 1078) 1073–1078 Nhánh Oleg chiếm giữ (Oleg I của Chernigov) 1086–1100 Nhánh Ihorevych chiếm giữ (Davyd Ihorevych) 1099–1100 Mstislav Svyatopolchych 1100–1118 Yaroslav Svyatopolchych Nhánh Monomakhov 1118–1119 Roman Volodymyrovych 1119–1135 Andrew Tốt 1135–1141 Iziaslav II của Kiev 1141–1146 Nhánh Oleg chiếm giữ Sviatoslav III của Kiev 1146–1149 Volodymyr của Dorohobuzh Nhánh Monomakhov / Mstislav (dòng đích) 1149–1151 Iziaslav II của Kiev 1149–1154 Svyatopolk Mstislavych 1154–1157 Vladimir III Mstislavich 1157–1170 Mstislav II của Kiev 1170–1205 Roman Vĩ đại 1205–1208 Nhánh Olhovychi-Ihorevychi chiếm giữ Galicia-Volyn (Svyatoslav III Igorevich) 1208–1215 Oleksandr của Belz 1215–1238 Daniel của Galicia 1238–1269 Vasylko Romanovych 1269–1289 Volodymyr Vasylkovych 1289– Mstyslav Danylovych –1301 Lev I của Galicia 1301–1308 Yuri I của Galicia 1308–1323 Andrew của Galicia Piast vs Rurik 1323–1325 Volodymyr Lvovych 1325–1340 Yuri II Boleslav 1323–1349 các boyar Halych do Dmytro Dedko lãnh đạo Gedeminas 1340–1392 Chiến tranh kế vị Vương quốc Rus' giữa Ba Lan và Litva 1340–1384 Demetrius của Liubar 1366–1370 Oleksandr Korybut 1384–1392 Fedir Liubartovych 1430s–1452 Švitrigaila trong nội chiến tại Litva Tham khảo Cựu thân vương quốc Kyiv Rus'
19814511
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20V%C4%83n%20Duy
Lê Văn Duy
Dương Ngọc Chúc bút danh Lê Văn Duy hay Lê Hằng là nhà văn, đạo diễn, biên kịch điện ảnh Việt Nam. Ông được biết đến qua các phim Viên ngọc Côn Sơn, Nàng Hương, Phượng. Tiểu sử Dương Ngọc Chúc sinh ngày 15 tháng 9 năm 1942 tại Thị Nghè, Sài Gòn (trên giấy tờ là tại Long An), bố ông là nhà giáo Dương Văn Diêu và mẹ là Lê Thu Hằng. Ông Chúc là con thứ tư trong gia đình, còn có anh trai là nhà văn Dương Ngọc Huy và em gái là nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy. Sự nghiệp Sau khi cụ Dương Văn Diêu tập kết ra Bắc, ông Chúc và anh trai, Dương Ngọc Huy được mẹ đưa về Long An quê nội, rồi về quê ngoại tại An Giang sinh sống và học tập. Anh em ông trở về Sài Gòn khi lên đại học, sau này đều là sinh viên thoát ly theo Cách mạng, lên vùng rừng Miền Đông, công tác ở Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên Huấn R, Tây Ninh. Hai anh em lấy họ "Lê" của mẹ để sử dung làm bí danh và bút danh sau này. Năm 1962, Tiểu ban Giáo dục do ông Dương Văn Diêu làm Trưởng tiểu ban mở trường Giáo dục Tháng Tám, Cà Mau, ông chuyển đến học tại đây. Ban đầu Dương Ngọc Chúc lấy bí danh là Lê Hằng, ông từng học cùng với Trương Vĩnh Trọng, sau khi kết thúc khóa học ông Chúc đổi bí danh thành Lê Văn Duy. Dương Ngọc Chúc từng là phóng viên chiến trường, quay các phóng sự và phim tài liệu, ông từng tham gia Chiến dịch Mậu Thân. Dương Ngọc Chúc là người đầu tiên và cuối cùng ghi lại chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ sau ngày thống nhất đất nước đến khu vị nhạc sĩ qua đời. Ông cũng sở hữu những phim tài liệu chân dung và phỏng vấn về các ván nghệ sĩ trong nước. Dương Ngọc Chúc từng giữ vị trí Giám đốc Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu và Tổng thư ký Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi về hưu, Lê Văn Duy lại chuyển sang nhiếp ảnh gần như chuyên nghiệp. Năm 2019, Dương Ngọc Chúc được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Tác phẩm Phim truyện Phóng sự, tài liệu Văn học Tiểu thuyết: Thời trốn nắng, Thủy triều đỏ, Hỏa châu xanh... 2014 - Nhà văn Trang Thế Hy - Người hiền của văn học Nam Bộ (Nhà xuất bản Trẻ) 2018 - Đồi Giáng hương (tập thơ - NXB Văn hóa - Văn nghệ) 2020 - Sài Gòn mùa thu xanh (hồi ký - NXB Hội nhà văn) Những người bạn tôi quen (tập ảnh - NXB Tổng hợp TPHCM) 2009-2011 (một tiểu thuyết dài về An Giang) Sự kiện 72 mùa xuân - Một đời phim và văn Tác phẩm khác Một bài thơ của ông được lấy cảm hứng cho ca khúc Xin làm người hát rong của Trần Long Ẩn Tham khảo Nghệ sĩ ưu tú Việt Nam Người họ Dương tại Việt Nam Nhân vật còn sống Đạo diễn Việt Nam Sinh năm 1942 Người Long An Người An Giang
19814512
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bigoli
Bigoli
Bigoli (tiếng Veneto: bìgołi) là một loại pasta ở dạng sợi dài và dày. Ban đầu, bigoli được làm bằng bột kiều mạch, nhưng hiện nay thường được làm bằng bột mì nguyên chất, và đôi khi còn bao gồm cả trứng vịt. Sau đó, quá trình chuẩn bị được đùn qua một bigolaro, từ đó món mì này có tên như vậy. Bigoli là một thuật ngữ được sử dụng ở Veneto; một loại pasta tương tự được gọi là Pici được sản xuất tại Toscana. Lịch sử Có nhiều phiên bản khác nhau về nguồn gốc của bigoli. Họ chỉ đồng ý rằng họ có nguồn gốc từ khu vực ngày nay là vùng Veneto. Một giả thuyết cho rằng, nguồn gốc của nó có từ thế kỷ 14 trong Chiến tranh Veneto-Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ đánh chìm nhiều con tàu của Veneto chở đầy durum, phần bột còn lại được kéo căng bằng bột mì được làm từ lúa mì thông dụng. Hỗn hợp mới được sử dụng cho bột nhào, tạo thành một sợi mì spaghetto lớn và được gọi là bigolo. Năm 1604, một người sản xuất pasta đến từ Padua có tên là Bartolomio Veronese, được biết đến là Abbondanza, được cấp bằng sáng chế cho máy ép để làm bigoli. Đây là một thành công thực sự của bigoli. Theo một phiên bản khác, bigoli là kết quả của sự phát triển hơn nữa của một loại mì ống đã phổ biến ở vùng Đông Bắc Ý. Chúng được nhắc đến lần đầu tiên với cái tên bigoli vào thế kỷ 15, tại tòa án của Giám mục Eraclea. Xem thêm Bigoli in salsa Macaroni Ẩm thực Veneto Pici Tham khảo Pasta Loại pasta Ẩm thực Ý Ẩm thực Veneto Mì Mì sợi
19814528
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ryona
Ryona
là từ tiếng Nhật dùng để chỉ một kiểu sùng bái tình dục trong hentai mà nhân vật chính, thường là nữ giới, phải chịu đựng sự lạm dụng về thể chất hoặc tâm lý từ một kẻ phạm tội thường là nam giới. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng liên quan đến văn hóa Nhật Bản, dù bản thân chủ đề này cũng hiện diện ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Thuật ngữ ryona hầu như chỉ đề cập đến hành động của người phụ nữ bị một gã đàn ông lạm dụng. Trong trường hợp mục tiêu là nam giới thì thường gọi là . Thể loại này chỉ tập trung vào các nhân vật hư cấu trong những tình huống kiểu như vậy. Trong một số trường hợp, thủ phạm có thể là quái vật hoặc sinh vật không phải con người. Thuật ngữ này trái ngược với bạo dâm tình dục và khiêu dâm cưỡng hiếp, mà qua đó ryona thuộc vào thể loại sùng bái tưởng tượng theo kiểu thị dâm, một tiểu thể loại lãng mạn hóa nhằm vào đối tượng nhân khẩu học là nữ và hầu như luôn có bản chất tình dục không rõ ràng. Tham khảo Sơ khai khiêu dâm Thể loại anime và manga Thuật ngữ anime và manga Văn hóa ái vật Hentai Kỳ thị giới tính Kỳ thị nữ giới Kỳ thị nam giới Tình dục ở Nhật Bản Khiêu dâm Nhật Bản Anime và manga hentai Thuật ngữ tình dục Nhật Bản Bạo lực đối với nam giới Bạo lực đối với phụ nữ Khiêu dâm theo thể loại Tác phẩm về bạo lực đối với phụ nữ Cưỡng dâm trong các tác phẩm giả tưởng