id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
19814532
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Uiwang
Ga Uiwang
Ga Uiwang (Tiếng Hàn: 의왕역, Hanja: 義王驛) ga đường sắt trên Tuyến Gyeongbu và Tuyến cơ sở vận chuyển hàng hóa Nambu ở Sam-dong, Uiwang-si, Gyeonggi-do. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là xử lý hành khách cho các chuyến tàu chở hàng và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1. Lịch sử Ga Uiwang mở cửa vào ngày 1 tháng 5 năm 1944, dưới tên Ga Bugok (부곡역/富谷驛), một cái tên lấy từ "dong" mà nó tọa lạc. Các chuyến tàu trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul bắt đầu ghé ga vào ngày 15 tháng 8 năm 1974. Nhà ga hiện tại được hoàn thành vào ngày 17 tháng 2 năm 2002. Ngày 25 tháng 6 năm 2004, nhà ga đổi tên thành Uiwang và gần ba năm sau, vào ngày 20 tháng 2 năm 2007, tên Hanja đổi từ 儀旺驛 thành 義王驛. Bố trí ga Ga kế cận Tham khảo Uiwang Uiwang Uiwang
19814534
https://vi.wikipedia.org/wiki/Linda%20Klimovi%C4%8Dov%C3%A1
Linda Klimovičová
Linda Klimovičová (sinh ngày 18 tháng 6 năm 2004) là nữ vận động viên quần vợt người Cộng hòa Séc. Cô có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng trẻ kết hợp là thứ 31, đạt được vào ngày 25 tháng 10 năm 2021. Klimovičová ra mắt nhánh đấu chính của WTA Tour tại Prague Open 2021, nơi cô nhận được ký tự đại diện tham gia nội dung đôi. Kết quả tại các giải đấu Grand Slam trẻ - Đơn Giải quần vợt Úc Mở rộng: – Giải quần vợt Roland-Garros: Vòng 1 (2022) Giải Vô địch Wimbledon: Bán kết (2022) Giải quần vợt Mỹ Mở rộng: Vòng 1 (2021) Grand Slam trẻ - Đôi Giải quần vợt Úc Mở rộng: – Giải quần vợt Roland-Garros: Vòng 2 (2022) Giải Vô địch Wimbledon: Tứ kết (2022) Giải quần vợt Mỹ Mở rộng: Vòng 2 (2021) Thống kê sự nghiệp Chỉ những kết quả bốc thăm chính trong WTA Tour, các giải Grand Slam, Fed Cup/Billie Jean King Cup và Thế vận hội Olympic mới được tính vào thành tích thắng-thua. Đôi Tính đến Giải quần vợt Úc Mở rộng 2023. Chung kết ITF Circuit Đơn: 2 (1 danh hiệu, 1 á quân) Đôi: 3 (1 danh hiệu, 2 á quân) Chung kết trẻ Chung kết ITF Đơn: 11 (3 danh hiệu, 8 á quân) Đôi: 6 (2 danh hiệu, 4 á quân) Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2004 Nhân vật còn sống Nữ vận động viên Séc Vận động viên Séc Vận động viên châu Âu Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Người Séc Nữ giới Séc
19814547
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rutheni%28III%29%20oxide
Rutheni(III) oxide
Rutheni(III) oxide là một hợp chất vô cơ của rutheni và oxy với công thức hóa học Ru2O3. Hợp chất được cho là tồn tại dưới dạng chất rắn màu xanh dương-đen; tuy nhiên đã có những bằng chứng cho rằng hợp chất này không tồn tại; mặc dù trước đó các phương pháp điều chế đã được đưa ra, nhưng sản phẩm thực tế không tồn tại chất này. Điều chế Có thể phân hủy rutheni(III) hydroxide để tạo ra oxide. Tính chất vật lý Rutheni(III) oxide tạo thành tinh thể màu xanh dương-đen. Nó không tan trong nước. Tính chất hóa học Nó bị phân hủy khi đun nóng: Tham khảo Đọc thêm Справочник химика / Редкол.: Никольский Б.П. и др.. — 3-е изд., испр. — Л.: Химия, 1971. — Т. 2. — 1168 с. Звягинцев О.Е., Колбин Н.И., Рябов А.Н. и др. Химия рутения. — М.: Наука, 1965. — 300 с. Hợp chất rutheni Oxide
19814548
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kymenlaakso
Kymenlaakso
Kymenlaakso (; ) là một vùng thuộc miền nam Phần Lan, thủ phủ chính thức là thành phố Kotka và nơi đặt trung tâm điều hành vùng là thành phố Kouvola. Vùng Kymenlaakso có diện tích đất liền là 4.558,54 km² (2021) – đứng thứ 18 cả nước, với dân số toàn vùng (2023) là 159.204 người và mật độ dân số là 34,92 người/km². Đây là vùng duy nhất tại Phần Lan có hai thủ phủ trên thực tế. Vùng Kymenlaakso tiếp giáp với: vùng Uusimaa về phía tây; vùng Päijät-Häme về phía tây bắc; vùng Nam Savo về phía bắc; vùng Nam Karelia về phía đông bắc; Liên bang Nga về phía đông nam. Vùng Kymenlaakso là vùng có diện tích đất liền bé thứ hai trên cả nước (chỉ sau vùng tự trị Åland) và là vùng nội địa có diện tích nhỏ nhất. Tuy nhiên, nếu tính cả diện tích mặt nước thì vùng Trung Ostrobothnia có diện tích nhỏ hơn vùng Kymenlaakso. Tham khảo Vùng của Phần Lan Kymenlaakso
19814549
https://vi.wikipedia.org/wiki/Edamame
Edamame
là một món ăn của Nhật Bản được chế biến từ những hạt đậu tương còn nguyên vỏ. Vỏ đỗ tương được luộc hoặc ninh lên và có thể được dọn lên kèm với muối hoặc cùng với những gia vị khác. Món ăn này đã trở nên phổ biến khắp thế giới vì giá trị dinh dưỡng dồi dào từ nó như vitamin, chất xơ, và chất isoflavone. Khi những hạt đỗ đã được tách vỏ, chúng đôi khi sẽ được gọi theo tiếng Nhật là mukimame. Edamame là một món ăn thường ngày trong âm thực Nhật Bản và là một món khai vị được thưởng thức kèm đồ uống chứa cồn như bia hay rượu shōchū. Như một nguyên liệu chế biến món ăn, edamame thường được tìm thấy trong các món ăn có vị ngọt và cay mặn như takikomi gohan, tempura, và zunda-mochi. Tên gọi Tại Nhật Bản, tên gọi edamame thường được dùng để chỉ một món ăn đơn lẻ. Nó có nghĩa đen là "đậu bám vào gốc" (được ghép từ hai chữ 枝 eda = "nhánh" hoặc "thân" + 豆 mame = "đậu"), vì những hạt đậu thường được bán khi chúng vẫn còn dính vào thân. Ở Trung Quốc và Đài Loan, thuật ngữ mao đậu thường được dùng để chỉ món ăn, từ này có nghĩa đen là "hạt đậu phủ đầy lông " (là tổ hợp của hai từ 毛 mao = "lông" + 豆 dou = "đậu"). Lịch sử Đậu nành được trồng lần đầu tiên ở Trung Quốc vào khoảng 7000 năm trước, trong khi tài liệu tham khảo sớm nhất về thuật ngữ "edamame" xuất hiện từ năm 1275, khi nhà sư Nhật Bản Nichiren viết một bức thư cảm ơn một giáo dân về món quà "edamame" mà vị giáo dân đó đã để lại tại đền thờ. Vào năm 1406, dưới triều đại nhà Minh ở Trung Quốc, lá đậu nành đã được dùng làm thức ăn, và trong thời kỳ nạn đói bùng phát, người dân đã sử dụng cả hạt đậu để nấu ăn hoặc nghiền chúng ra thành bột. Trong nhiều thế kỷ sau ở Trung Quốc (1620), hạt đỗ tương lại được nhắc đến một lần nữa với tên gọi khác là mao đậu, có nghĩa là "hạt đậu có lông". Chúng được tìm thấy trong ghi chép về các vườn rau thời cổ đại và được cho là có tác dụng chữa bệnh, cũng như là một món ăn nhẹ. Còn tại Nhật Bản, edamame lần đầu được nhắc đến trong thơ được sáng tác theo lối haikai vào thời kỳ Edo (1603–1868), với bài thơ được sáng tác sớm nhất là vào năm 1638. Edamame lần đầu tiên được công nhận ở Hoa Kỳ vào năm 1855, khi một người nông dân nhận xét về những khó khăn khi ông ta phải tách vỏ của những hạt đậu sau khi thu hoạch. Vào tháng 3 năm 1923, đỗ tương non lần đầu được nhắc đến trong văn bản ở Hoa Kỳ thuộc về một cuốn sách có tên gọi là "The Soybean" của CV Piper và Joseph W. Morse. Trong cuốn sách này, lần đầu tiên chúng được hình dung và chúng ta có thể thấy là những hạt đậu có thể được ăn khi chúng còn đang mở vỏ. Thông tin dinh dưỡng đầu tiên về chúng đã được xuất bản và một số công thức nấu ăn được đưa vào, vì chúng là một loại thực phẩm mới mẻ đối với công chúng thời bấy giờ. Cách sử dụng sớm nhất được ghi lại bằng tiếng Anh của từ edamame là vào năm 1951 trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa dân gian. Edamame xuất hiện như một thuật ngữ mới trong Từ điển tiếng Anh Oxford năm 2003 và trong từ điển Merriam-Webster năm 2008. Năm 2008, đậu nành đầu tiên được trồng ở châu Âu đã được bán trong các cửa hàng tạp hóa với tên gọi edamame và được ăn như một nguồn thức ăn thay thế để bổ sung protein . Thu hoạch, chế biến và cất trữ Thu hoạch Edamame thường được thu hoạch thủ công để tránh làm hỏng thân và lá của cây trồng. Vỏ đậu tương xanh được hái trước khi chúng chín hoàn toàn, thường là 35 đến 40 ngày sau khi cây ra hoa lần đầu tiên. Đậu nành được thu hoạch ở giai đoạn này có vị ngọt hơn vì chúng chứa nhiều đường sacarose hơn so với đậu nành được thu hoạch vào cuối mùa sinh trưởng. Các yếu tố khác góp phần tạo nên hương vị của edamame bao gồm các axit amin tự do như axit glutamic, axit aspartic và alanine . Thường thì các axit amin không liên kết này sẽ giảm đi khi vỏ quả nở ra và chín hoàn toàn. Chế biến Vỏ quả có thể được đun sôi trong nước, hấp hoặc cho vào lò vi sóng. Các đầu của quả đôi khi được cắt trước khi luộc hoặc hấp. Các chế phẩm phổ biến nhất của món ăn này thường sử dụng muối để tạo vị, có thể cho muối vào hòa tan trong nước sôi trước khi cho vỏ đậu nành vào hoặc thêm vào sau khi nấu. Edamame là một món ăn phụ phổ biến tại các nhà hàng izakaya của Nhật Bản với nhu cầu về các biến thể địa phương và biến thể theo mùa của món ăn này. Muối và tỏi là những gia vị edamame điển hình. Ở Nhật Bản, người ta thường chuộng nước muối cô đặc như một phụ gia thêm vào món đậu tương mà vỏ của nó có thể ăn trực tiếp. Cất trữ Edamame được mua khi còn tươi nên phải ăn ngay trong ngày, vì hương vị của món đậu tương này có thể bị suy giảm chỉ trong vòng 10 giờ sau khi thu hoạch. Tuy nhiên, edamame tươi sẽ ăn được trong ba ngày khi được bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên, những quả bị hư thường chuyển sang màu nâu nhanh hơn chủ yếu là do enzym polyphenol oxidase. Nếu muốn được bảo quản tươi, vỏ đậu phải được giữ ẩm để tránh bị đổi màu và héo . Điều này có thể được thực hiện bằng cách bọc vỏ trong nhựa hoặc vật liệu khác để giữ ẩm. Đông lạnh edamame tươi cũng là một lựa chọn để duy trì chất lượng tốt của món ăn trong vài tháng. Edamame tươi nên được chần trước khi đem đi đông lạnh. Thưởng thức Edamame có thể được ăn theo hai dạng: vỏ đậu hoặc hạt đậu không. Đậu edamame rất dễ ăn và có thể nấu chín như bất kỳ loại đậu nào khác. Nếu thưởng thức chúng bằng đũa thì người ăn phải có kỹ năng. Vỏ quả edamame yêu cầu phải sử dụng răng hoặc ngón tay để trượt hạt edamame vào miệng, sau đó vỏ sẽ bị bỏ đi. Giá trị dinh dưỡng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tuyên bố rằng đậu edamame là một loại "đậu nành có thể ăn tươi và được biết đến nhiều nhất như một món ăn nhẹ giàu chất dinh dưỡng". Đậu edamame đã chế biến và được đông lạnh chứa tới 73% nước, 12% protein, 9% carbohydrate và 5% chất béo. Một khẩu phần 100g edamame điển hình cung cấp cho chúng ta khoảng năng lượng thực phẩm và một lượng phong phú (20% hoặc nhiều hơn Giá trị hàng ngày, DV) của protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là folate (78% DV), mangan (49% DV) và vitamin K (26% DV) (bảng). Hàm lượng chất béo trong edamame cung cấp 361 mg axit béo omega-3 và 1794 mg axit béo omega-6. Tham khảo Liên kết ngoài The Soybean Piper, C. V. (Charles Vancouver)., Morse, W. Joseph. (1923). New York: McGraw-Hill Book Company, Inc. Rau Đông Á Ẩm thực Hawaii Rau Hàn Quốc Món chay Trung Quốc Món chay Nhật Bản Rau Nhật‎ Ẩm thực Á Đông Văn hóa Hawaii Ẩm thực Triều Tiên Ẩm thực Hàn Quốc Rau ăn quả Chi Đậu tương Thực phẩm thuần chay Món ăn Trung Quốc‎ Ẩm thực chay‎
19814551
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xung%20%C4%91%E1%BB%99t%20%E1%BB%9F%20Las%20Anod
Xung đột ở Las Anod
Xung đột ở Las Anod là 1 cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra giữa Quân đội Quốc gia Somaliland và SSC-Lực lượng Khatumo của bộ lạc Dhulbahante, thủ phủ của vùng Sool. Dhulbahante đang nhận được hỗ trợ (tiền, vũ khí và các chiến binh) từ các bộ lạc hàng xóm như Darod-Harti nhằm sâu trong nội địa của Somaliland - các bộ lạc Warsangali và Majeerteen. Giao tranh bùng nổ vào 6 tháng 2 sau khi Lực lượng Vũ trang Somaliland đàn áp 1 cuộc biểu tình của người dân. Vào ngày 8 tháng 2, Garad của Dhulbahante, Garad Jama Garad Ali, tuyên bố mục đích là tách ra và thống nhất với Somalia. Cuộc xung đột giết 300 người và làm 154,000-203,000 dân thường bị mất nơi ở và phải tị nạn. Thường dân tị nạn với số lượng đông ở biên giới Ethiopia–Somaliland hoặc trong các khu vực do SSC kiểm soát như Taleex, Xudun, Buuhodle, hoặc là tị nạn ở các thành phố khác ở Somaliland như Garowe, Galkacyo và Burtinle. Vào ngày 16 tháng, binh sĩ Somaliland đã được báo có là pháo kích thường dân ở các khu vực xung quanh. Tới cuối tháng 4, Amnesty International đã phát hành 1 báo cáo nói về Lực lượng Somaliland đã thực hiện các tội ác và các hành động bạo lực chống lại dân thường như thế nào. Liên kết
19814552
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tart%20Manchester
Tart Manchester
Tart Manchester là một loại bánh tart nướng truyền thống của Anh, bao gồm một lớp vỏ pastry, phết mứt mâm xôi, phủ một lớp nhân sữa trứng và bên trên là các mảnh dừa nạo cùng một quả anh đào Maraschino. Một biến thể phổ biến có một lớp chuối thái lát mỏng bên dưới phần sữa trứng. Tart Manchester đã từng là một mặt hàng chủ lực trong thực đơn của các bữa tối ở trường học cho đến giữa những năm 1980. Ban đầu, nó là một biến thể của một công thức trước đó, bánh pudding Manchester, lần đầu tiên được ghi lại bởi nhà văn nấu ăn thời Victoria, Isabella Beeton. Tiệm bánh Robinson ở Failsworth tự quảng cáo là quê hương của bánh tart Manchester. Tart Manchester cũng được nhắc đến trong The Hanging Tree của Ben Aaronovitch vào năm 2017. Xem thêm Tart trứng sữa Sữa trứng Danh sách món tráng miệng sữa trứng Danh sách các món tráng miệng Danh sách bánh nướng, bánh tart và bánh flan Tham khảo Liên kết ngoài Manchester Tart – Lịch sử tại Foods of England A Proper Manchester Tart Ẩm thực Vương quốc Liên hiệp Anh Ẩm thực Anh Ẩm thực Lancashire Bánh Tart Món tráng miệng Món ngọt Bánh ngọt Món tráng miệng Anh Thực phẩm chứa dừa Món ăn với hoa quả
19814558
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5c%20Ki%E1%BA%BFn
Phục Kiến
Phục Kiến có thể là: Phục Kiến cung (伏見宮), chi tộc nhánh lâu đời nhất trong bốn shinnōke. Phục Kiến Thiên Hoàng (伏見天皇), tên của một số vị Thiên hoàng Nhật Bản. (張復建), diễn viên Đài Loan. Fushimi (伏見, Phục Kiến) Thành Fushimi (伏見城, Phục Kiến thành), một tòa thành ở Kyoto.
19814562
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20v%C6%B0%E1%BB%A3t%20L%E1%BA%A1ch%20Tray
Cầu vượt Lạch Tray
Cầu vượt Lạch Tray là một cây cầu vượt đường bộ nằm tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Tổng quan Cầu vượt Lạch Tray nằm trên đường vành đai 1 của Hải Phòng, nối từ đường Nguyễn Văn Linh, vượt qua vòng xuyến đường Lạch Tray, đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ban đầu cầu được thiết kế phục vụ cho cả xe ô tô và xe gắn máy. Năm 2013, Sở Giao thông vận tải thành phố Hải Phòng cấm người đi bộ, xe máy, xe thô sơ đi trên cầu vượt Lạch Tray nhằm phục vụ thi công sửa chữa cầu. Từ tháng 9 năm 2019, cầu chính thức cấm xe gắn máy, xe mô tô và xe thô sơ lên cầu. Tham khảo Cầu vượt tại Hải Phòng Ngô Quyền (quận)
19814570
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3nh%20th%E1%BB%95%20t%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%8B%20Ceylon
Lãnh thổ tự trị Ceylon
Lãnh thổ tự trị Ceylon (Tiếng Anh: Dominion of Ceylon) là một quốc gia độc lập trong Khối Thịnh vượng chung Anh, nằm dưới quyền trị vì của quân chủ Anh như các lãnh thổ tự trị khác của Anh. Năm 1948, Thuộc địa Ceylon của Anh được trao độc lập với tên gọi là Ceylon. Năm 1972, đất nước trở thành một nước Cộng hòa trong Khối thịnh vượng chung Anh, và tên của nó được đổi thành Sri Lanka. Lịch sử Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, áp lực công chúng đòi độc lập tăng lên. Thuộc địa Ceylon do Anh cai trị giành được độc lập vào ngày 4 tháng 2 năm 1948, với hiến pháp sửa đổi có hiệu lực cùng ngày. Nền độc lập được trao theo Đạo luật Độc lập Ceylon năm 1947. Các hiệp ước quân sự với Vương quốc Anh bảo tồn nguyên vẹn các căn cứ không quân và hải quân của Anh trong nước; Các sĩ quan Anh cũng tiếp tục chiếm hầu hết các cấp bậc cao nhất của Quân đội Ceylon. D. S. Senanayake trở thành thủ tướng đầu tiên của Ceylon. Sau đó vào năm 1948, khi Ceylon nộp đơn xin gia nhập Liên hợp quốc, Liên Xô đã phủ quyết đơn này. Điều này một phần là do Liên Xô tin rằng Ceylon chỉ độc lập trên danh nghĩa, và người Anh vẫn thực hiện quyền kiểm soát đối với nó bởi vì giới thượng lưu da trắng, có học thức nắm quyền kiểm soát chính phủ. Năm 1949, với sự nhất trí của các nhà lãnh đạo người Tamil Sri Lanka, chính phủ UNP đã tước quyền công nhân của các công nhân đồn điền người Tamil Ấn Độ. Năm 1950, Ceylon trở thành một trong những thành viên ban đầu của Kế hoạch Colombo, và vẫn là một thành viên như Sri Lanka. Don Senanayake qua đời năm 1952 sau một cơn đột quỵ và ông được kế vị bởi con trai mình là Dudley. Tuy nhiên, vào năm 1953 - sau một cuộc tổng đình công lớn hoặc Hartal của các đảng cánh tả chống lại UNP - Dudley Senanayake đã từ chức. Theo sau ông là Tướng John Kotelawala, một chính trị gia cấp cao và chỉ huy quân sự, đồng thời là chú của Dudley. Kotelawala không có uy tín cá nhân hay sự nhạy bén chính trị như D. S. Senanayake. Ông đã đưa ra vấn đề về ngôn ngữ quốc gia mà D. S. Senanayake đã đình chỉ. Elizabeth II, Nữ vương của Ceylon, đã đến thăm hòn đảo này vào năm 1954 từ ngày 10 đến ngày 21 tháng 4 (Bà cũng đã đến thăm vào năm 1981 từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 10 sau khi đất nước này trở thành một nước cộng hòa.). Năm 1956, UNP bị đánh bại trong cuộc bầu cử bởi Mahajana Eksath Peramuna, bao gồm Đảng Tự do Sri Lanka (SLFP) do S. W. R. D. Bandaranaike lãnh đạo và Đảng Viplavakari Lanka Sama Samaja của Philip Gunawardena. Bandaranaike là một chính trị gia đã thúc đẩy vận động hành lang theo chủ nghĩa dân tộc Sinhalese từ những năm 1930. Ông ấy đã thay thế tiếng Anh bằng tiếng Sinhala làm ngôn ngữ chính thức. Ông là người phát ngôn chính của người Sinhala, người đã cố gắng chống lại nền chính trị cộng đồng do G. G. Ponnambalam tung ra. Dự luật này được gọi là Đạo luật chỉ Sinhala, và cũng biến Sinhala trở thành ngôn ngữ được giảng dạy trong các trường học và đại học. Điều này đã gây ra bạo loạn với người Tamil, vì họ nói tiếng Tamil và nó không được công nhận là ngôn ngữ chính thức. Những cuộc bạo loạn này lên đến đỉnh điểm trong vụ ám sát thủ tướng, Bandaranaike. Người vợ góa của ông là Sirimavo Bandaranaike kế vị chồng làm lãnh đạo SLFP và được bầu làm nữ thủ tướng đầu tiên trên thế giới. Năm 1957, các căn cứ của Anh bị dỡ bỏ và Ceylon chính thức trở thành quốc gia "không liên kết". Đạo luật Ruộng đất, đứa con tinh thần của Philip Gunawardena, đã được thông qua, mang lại cho những người nông dân nhiều quyền hơn so với những địa chủ vắng mặt. Cuộc bầu cử vào tháng 7 chứng kiến Sirimavo Bandaranaike trở thành nữ lãnh đạo chính phủ được bầu đầu tiên trên thế giới. Chính phủ của bà tránh đối đầu thêm với người Tamil, nhưng các chính sách chống cộng sản của Chính phủ Hoa Kỳ đã dẫn đến việc Hoa Kỳ cắt viện trợ và khủng hoảng kinh tế ngày càng gia tăng. Sau một nỗ lực đảo chính của quân đội cánh hữu chủ yếu không theo đạo Phật và các sĩ quan cảnh sát nhằm đưa UNP trở lại nắm quyền, Bandaranaike đã quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ. Điều này dẫn đến việc các tập đoàn dầu mỏ tẩy chay đất nước, vốn đã bị phá vỡ với sự trợ giúp từ Hợp tác xã các nhà sản xuất dầu mỏ Kansas. Năm 1962, dưới chính phủ SLFP, nhiều tài sản kinh doanh của phương Tây đã bị quốc hữu hóa. Điều này gây ra tranh chấp với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh về bồi thường cho các tài sản bị tịch thu. Những chính sách như vậy đã dẫn đến sự suy giảm tạm thời quyền lực của SLFP và UNP đã giành được ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, đến năm 1970, SLFP lại một lần nữa chiếm ưu thế. Năm 1964, Bandaranaike thành lập một chính phủ liên minh với LSSP, một đảng Trotskyist với Tiến sĩ N.M. Perera là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sau khi Sirimavo không thỏa mãn được phe cực tả, Mặt trận Giải phóng Nhân dân Marxist đã cố gắng lật đổ chính phủ vào năm 1971. Cuộc nổi dậy đã bị dập tắt với sự trợ giúp của Anh, Liên Xô và Ấn Độ vào năm 1972. Cùng năm đó, quốc gia này chính thức trở thành một nước cộng hòa trong Khối thịnh vượng chung và được đổi tên thành Sri Lanka, với William Gopalawa là tổng thống đầu tiên. Danh sách nguyên thủ quốc gia Từ năm 1948 đến năm 1972, nguyên thủ quốc gia Ceylon cũng chính là quốc vương của Vương quốc Anh. Toàn quyền Ceylon thi hành nhiệm vụ của nguyên thủ quốc gia. Tham khảo Cựu Vương quốc Thịnh vượng chung Sri Lanka và Khối Thịnh vượng chung Anh Quân chủ ở Ceylon Ceylon thế kỷ 20
19814571
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%ADch%20Lan%20thu%E1%BB%99c%20Anh
Tích Lan thuộc Anh
Ceylon thuộc Anh (Tiếng Sinhala: බ්‍රිතාන්‍ය ලංකාව, La tinh hóa: Britānya Laṃkāva; Tiếng Tamil: பிரித்தானிய இலங ்கை, La tinh hóa: Biritthāṉiya Ilaṅkai; Tiếng Anh: British Ceylon), tên gọi chính thức: Các Khu định cư và Lãnh thổ chính thức của Anh tại Đảo Tích Lan (Ceylon) với các Lãnh thổ phụ thuộc từ 1802 đến 1833, sau đó là Đảo Tích Lan và các Lãnh thổ và Vùng phụ thuộc từ năm 1833 đến năm 1931 và cuối cùng là Đảo Ceylon và Vùng phụ thuộc từ năm 1931 đến năm 1948, là Thuộc địa vương thất của Vương quốc Anh từ năm 1796 đến ngày 4 tháng 2 năm 1948 và ngày nay là đất nước Sri Lanka. Ban đầu, khu vực nó bao phủ không bao gồm Vương quốc Kandy, vốn là một xứ bảo hộ, nhưng từ năm 1817 đến năm 1948, tài sản của Anh bao gồm toàn bộ đảo Ceylon, nay là quốc gia Sri Lanka. Lịch sử Bối cảnh Trước khi người Hà Lan bắt đầu thực hiện quyền tài phán của mình, đảo Ceylon bị chia cắt giữa Đế quốc Bồ Đào Nha và Vương quốc Kandy, những người đang ở giữa cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát toàn bộ hòn đảo. Hòn đảo đã thu hút sự chú ý của Cộng hòa Hà Lan mới thành lập khi họ được mời đến bởi Vua Sinhale để chiến đấu chống lại người Bồ Đào Nha. Sự cai trị của Hà Lan đối với phần lớn hòn đảo đã sớm được áp đặt. Vào cuối thế kỷ XVIII, người Hà Lan suy yếu do các cuộc chiến tranh chống lại Vương quốc Anh, đã bị nước Pháp thời Napoléon chinh phục, và các nhà lãnh đạo của họ trở thành người tị nạn ở London. Không còn khả năng cai quản phần hòn đảo của họ một cách hiệu quả, người Hà Lan đã chuyển giao quyền cai trị hòn đảo đó cho người Anh, mặc dù điều này trái với mong muốn của những người Hà Lan cư trú tại đó. Việc chiếm đảo ngay lập tức mang lại 300.000 bảng tiền hàng hóa, cũng như việc mua lại các đồn điền quế, khiến đây trở thành một dự án kinh doanh có giá trị. Chiến tranh Kandy Ngay sau khi Vương quốc Anh giành được các phần đất Ceylon do người châu Âu kiểm soát từ tay người Hà Lan, họ muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng mới của mình bằng cách biến Vương quốc Kandy bản địa thành một xứ bảo hộ, một đề nghị ban đầu bị Vua Kandy từ chối. Mặc dù chính quyền Hà Lan trước đây không đủ quyền lực để đe dọa triều đại của các vị vua Kandy, nhưng người Anh mạnh hơn nhiều. Việc người Kandy từ chối chấp nhận một chế độ bảo hộ cuối cùng đã dẫn đến chiến tranh, kết thúc bằng sự đầu hàng của người Kandy. Công ước Kandy Sự cai trị của Vua Sri Vikrama Rajasinghe không được các thủ lĩnh của ông ủng hộ. Nhà vua, người gốc Nam Ấn Độ, phải đối mặt với các thủ lĩnh quyền lực và tìm kiếm các biện pháp tàn nhẫn để đàn áp sự nổi tiếng của họ đối với người dân. Một cuộc đảo chính thành công được tổ chức bởi các thủ lĩnh Sinhala, trong đó họ chấp nhận Vương quốc Anh là chủ quyền mới của mình. Điều này đã chấm dứt dòng dõi của vương quốc Kandy và Vua Rajasinghe bị bắt làm tù binh, chấm dứt hy vọng rằng người Anh sẽ cho phép ông duy trì quyền lực. Hiệp ước Kandy được ký kết vào năm 1815 được gọi là Công ước Kandy và nêu rõ các điều khoản theo đó lãnh thổ của người Kandy giữ vị trí như một lãnh thổ bảo hộ của Anh. Phật giáo sẽ được Vương miện bảo vệ và Cơ đốc giáo sẽ không bị áp đặt lên dân chúng, như đã xảy ra dưới thời cai trị của Đế quốc Bồ Đào Nha và Cộng hòa Hà Lan. Công ước Kandy là một văn bản pháp lý quan trọng vì nó quy định các điều kiện mà người Anh đã hứa đối với lãnh thổ Kandy. Cuộc nổi dậy Uva Các gia tộc cầm quyền của Kandy mất chưa đầy hai năm để nhận ra rằng quyền lực của chính phủ Anh về cơ bản là khác với quyền lực của triều đại Nayakkar (bị phế truất). Ngay sau đó, người Kandy nổi dậy chống lại người Anh và tiến hành chiến tranh du kích. Sự bất mãn với các hoạt động của người Anh nhanh chóng trở thành cuộc nổi dậy công khai, bắt đầu ở Công quốc Uva vào năm 1817, được gọi là Cuộc nổi dậy Uva, còn được gọi là Chiến tranh Kandy lần thứ ba. Nguyên nhân chính của cuộc nổi loạn là do chính quyền Anh không bảo vệ và duy trì các truyền thống Phật giáo truyền thống, vốn được người dân đảo xem như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Cuộc nổi dậy, nhanh chóng phát triển thành một cuộc chiến tranh du kích kiểu mà người Kandy đã chiến đấu chống lại các cường quốc châu Âu trong nhiều thế kỷ trước đó, tập trung vào giới quý tộc Kandy và sự bất hạnh của họ trước những diễn biến dưới sự cai trị của Anh kể từ năm 1815. Tuy nhiên, đây là cuộc nổi dậy cuối cùng thuộc loại này và ở Tỉnh Uva, một chính sách khắc nghiệt đã được theo đuổi, và tất cả nam giới từ 15 đến 60 tuổi đều bị đuổi ra ngoài, bị đày ải hoặc bị giết. Vương quốc Anh sáp nhập Vương quốc Kandy vào Ceylon thuộc Anh vào năm 1817. Phát triển Sujit Sivasundaram lập luận, củng cố phân tích đầu tiên được thực hiện bởi nhà sử học địa phương nổi tiếng, G.C. Mendis trong cuốn sách của mình, "Ceylon Under the British", rằng người Anh đã sử dụng kiến thức địa lý để đánh bại quân Kandy ở các khu vực rừng núi và rừng rậm ở trung tâm Ceylon. Họ đã sử dụng những người cung cấp thông tin địa phương và các nhà khảo sát người Anh để lập bản đồ hòn đảo, sau đó xây dựng một mạng lưới đường bộ để mở khu vực trung tâm. Điều này tạo khả năng sản xuất nông nghiệp đồn điền xuất khẩu, cũng như kiểm soát quân sự chặt chẽ hơn. Với các thương cảng Trincomalee và Colombo, thuộc địa này là một trong số rất ít cung cấp nguồn quế trên thế giới. Loại gia vị này cực kỳ có giá trị và Công ty Đông Ấn Anh bắt đầu trồng nó vào năm 1767, nhưng Ceylon vẫn là nhà sản xuất chính cho đến cuối thế kỷ XVIII Việc lắp đặt tuyến đường sắt được thực hiện dưới thời Thống đốc Henry Ward. Các công trình lớn khác của người Anh bao gồm các dự án xây dựng đường xá, thành lập các đồn điền chè và cà phê, bệnh viện và nhà hộ sinh. Nhân khẩu học Dân số đa chủng tộc của Ceylon đủ đông để hỗ trợ thực dân châu Âu; hậu duệ của người Bồ Đào Nha và Hà Lan trong 440 năm lịch sử thuộc địa vừa qua đủ lớn để điều hành một chính phủ ổn định. Không giống như những người cai trị trước đó, người Anh bắt tay vào một chương trình trồng trọt, ban đầu mang lại những đồn điền cà phê cho hòn đảo. Những thứ này sau đó đã bị xóa sổ bởi bệnh rỉ sắt cà phê. Cây cà phê được thay thế bằng đồn điền chè và cao su. Điều này làm cho Ceylon trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất ở châu Á. Người Anh cũng đưa người Tamil từ Ấn Độ thuộc Anh đến và biến họ thành những người lao động có giao kèo ở Hill Country. Con số này bổ sung cho vài trăm nghìn người Tamil đã sống ở các tỉnh Maritime và 30.000 người Tamil Hồi giáo khác. Hòn đảo lưỡng cực về mặt ngôn ngữ cần một ngôn ngữ liên kết và tiếng Anh đã trở nên phổ biến ở Ceylon. Các cuộc điều tra dân số ở Ceylon bắt đầu vào năm 1871 và tiếp tục 10 năm một lần. Điều tra dân số năm 1881 cho thấy tổng dân số là 2,8 triệu người, bao gồm 1,8 triệu người Sinhalese; 687.000 người Tamil ở Ceylon và Ấn Độ; 185.000 người Moor; cũng như 4.800 người châu Âu; 17.900 người Burghers và người Âu-Á; 8.900 người Mã Lai; 2.200 người Veddhas; và 7.500 người thuộc chủng tộc khác khác. Các cuộc Tổng điều tra năm 1871, 1881, 1891 và 1901 đã cho thấy người Tamil Ceylon và người Tamil Ấn Độ của Sri Lanka được nhóm lại với nhau. Đến năm 1911, người Tamil Ấn Độ được coi là một thể loại riêng biệt. Thống kê dân số tiết lộ rằng vào năm 1911, người Tamil Ấn Độ chiếm 12,9%, trong khi người Tamil Sri Lanka chiếm 12,8% trong tổng số 4.106.400 dân số; năm 1921 là 13,4% và 11,5%; năm 1931 là 15,2% và 11,3%, và năm 1946 là 11,7% và 11,0%. Các cuộc điều tra dân số cho thấy rằng trong một khoảng thời gian dài trong lịch sử của Ceylon, người Tamil Ấn Độ đông hơn người Tamil Ceylon cho đến giữa năm 1971 và 1981 khi hơn 50% dân số Tamil Ấn Độ được hồi hương với tư cách là công dân Ấn Độ trở lại Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều người Tamil Ấn Độ cũng được cấp quốc tịch Sri Lanka và sau đó tuyên bố họ là người Tamil Sri Lanka. Chính phủ và quân đội Chính phủ Anh ở Ceylon Giữa năm 1796 và 1948, Ceylon là thuộc địa vương thất Anh. Mặc dù quân chủ Anh là nguyên thủ quốc gia, nhưng trên thực tế, các chức năng của vua hoặc nữ hoàng được thực hiện ở thuộc địa bởi Thống đốc thuộc địa, người hành động theo chỉ thị của chính phủ Anh ở Luân Đôn. Về cách tiếp cận quyền tự trị và độc lập, Ủy ban Donoughmore đã đề xuất Hiến pháp Donoughmore 1931-1947, một trong những nỗ lực nhằm tạo ra một giải pháp khả thi cho phép giải quyết những khác biệt giữa các cộng đồng. Điều này đã được thay thế bằng các đề xuất của Ủy ban Soulbury dẫn đến Quyền tự trị Ceylon năm 1948-1972, sau đó Cộng hòa Sri Lanka Tự do, Chủ quyền và Độc lập được thành lập. Lực lượng vũ trang Lực lượng Phòng vệ Ceylon (CDF) là quân đội của Ceylon thuộc Anh. Được thành lập vào năm 1881 với tên gọi Tình nguyện viên Ceylon, với tư cách là lực lượng dự bị quân sự ở thuộc địa Ceylon của Vương quốc Anh, đến năm 1910, nó đã phát triển thành Lực lượng Phòng vệ Ceylon, một lực lượng chính quy chịu trách nhiệm bảo vệ Ceylon. CDF nằm dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh, Ceylon, của Quân đội Anh tại Ceylon nếu được huy động. Tuy nhiên, việc huy động chỉ có thể được thực hiện khi có lệnh của Thống đốc. Lực lượng Phòng vệ Ceylon đã từng tham gia một số cuộc chiến như Chiến tranh Boer thứ hai và cả hai lần Thế chiến. Nó là tiền thân của Quân đội Ceylon.[19] Cảng Trincomalee là căn cứ chiến lược quan trọng của Hải quân Hoàng gia Anh cho đến năm 1948, chủ yếu để kiểm soát các tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương. Tham khảo Chú thích Trích dẫn Thư mục Arsecularatne, S. N, Sinhalese immigrants in Malaysia & Singapore, 1860–1990: History through recollections, Colombo, KVG de Silva & Sons, 1991 Silva, K.M. de. History of Sri Lanka (1982). pp. 239–488 complete text online free Wenzlhuemer, Roland. "Indian Labour Immigration and British Labour Policy in Nineteenth‐Century Ceylon," Modern Asian Studies (2007) 41:575–602 Liên kết ngoài තුඩපත් මඟින් හෙළිවන සිංහල උරුමය Ceylon thuộc Anh Cựu thuộc địa và xứ bảo hộ Anh tại châu Á Cựu quốc gia ở Nam Á Cựu quốc gia quân chủ Nam Á Sri Lanka thế kỷ 20 Ceylon thế kỷ 19 Ceylon thế kỷ 20
19814602
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tantal%28V%29%20chloride
Tantal(V) chloride
Tantal(V) chloride, hay tantal pentachloride, là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học TaCl5. Nó có dạng bột màu trắng và thường được sử dụng làm nguyên liệu ban đầu trong hóa học tantal. Nó dễ bị thủy phân, tạo thành tantal(V) oxychloride (TaOCl3) và tantal(V) oxide (Ta2O5); điều này đòi hỏi nó phải được tổng hợp và sử dụng trong điều kiện khan, sử dụng các kỹ thuật không có không khí. Cấu trúc TaCl5 kết tinh trong nhóm không gian thuộc hệ tinh thể đơn nghiêng C2/m. Mười nguyên tử chlor xác định cặp bát diện có chung cạnh. Các nguyên tử tantal chiếm các tâm của bát diện và được nối với nhau bằng hai cầu nối chlor. Cấu trúc dimer tồn tại trong các dung môi không phức tạp và phần lớn ở trạng thái nóng chảy. Tuy nhiên, ở trạng thái hơi, TaCl5 là monomer. Monomer này có cấu trúc lưỡng chóp tam giác, giống như cấu trúc của PCl5. Tính chất vật lý Độ tan của tantal(V) chloride tăng nhẹ đối với dãy hydrocarbon thơm sau: benzen < toluen < m-xylen < mesitylen Điều này thể hiện ở việc dung dịch có màu đậm dần từ vàng nhạt sang cam. Tantal(V) chloride ít tan trong cyclohexan và carbon tetrachloride hơn trong các hydrocarbon thơm. Các dung dịch như vậy của tantal(V) chloride là chất dẫn điện kém, cho thấy khả năng bị ion hóa thấp. TaCl5 được tinh chế bằng cách thăng hoa để tạo ra các tinh thể hình kim màu trắng. Tantal(V) chloride có thể được điều chế bằng phản ứng của tantal dạng bột với khí chlor ở nhiệt độ giữa 170 và 250 °C. Phản ứng này cũng có thể được thực hiện với HCl ở 400 °C. 2 Ta + 5 Cl2 → 2 TaCl5 2 Ta + 10 HCl → 2 TaCl5 + 5 H2 Nó cũng có thể được điều chế bằng phản ứng giữa tantal(V) oxide và thionyl chloride ở 240 °C. Ta2O5 + 5 SOCl2 → 2 TaCl5 + 5 SO2 Tantal(V) chloride có sẵn trên thị trường, tuy nhiên các mẫu có thể bị nhiễm tantal(V) oxychloride (TaOCl3), được tạo thành do quá trình thủy phân. Phản ứng TaCl5 là chất điện di và nó hoạt động giống như chất xúc tác Friedel–Crafts, tương tự như AlCl3. Nó tạo thành các phức hợp với nhiều base Lewis. Phức hợp đơn giản TaCl5 tạo phức ổn định với ether: TaCl5 + R2O → TaCl5(OR2) (R = Me, Et) TaCl5 cũng phản ứng với phosphor pentachloride và phosphoryl trichloride, chất trước đóng vai trò là chất cho chloride và chất sau đóng vai trò phối tử, liên kết qua oxy: TaCl5 + PCl5 → TaCl5 + POCl3 → TaCl5·POCl3 (tinh thể không màu) Tantal(V) chloride phản ứng với các amin bậc ba để tạo ra các phức hợp kết tinh. TaCl5 + 2R3N → TaCl5(NR3) Phản ứng chuyển vị chloride Tantal(V) chloride phản ứng ở nhiệt độ phòng với lượng dư triphenylphosphine oxide để tạo ra phức hợp oxychloride: TaCl5 + 3 OPPh3 → [TaOCl3(OPPh3)]x Sự hình thành ban đầu được cho là của các chất cộng giữa TaCl5 và các hợp chất hydroxyl như rượu, phenol và acid carboxylic được tạo ra bởi quá trình loại bỏ hydro chloride và hình thành liên kết Ta–O: TaCl5 + 3 HOEt → TaCl2(OEt)3 + 3 HCl Với sự có mặt của amonia như một chất nhận HCl, tất cả năm phối tử chloride đều bị thay thế với sự hình thành Ta(OEt)5. Tương tự, TaCl5 phản ứng với lithi methoxide trong methanol khan để tạo thành các dẫn xuất methoxy có liên quan: TaCl5 + 4 LiOMe → Ta(OMe)4Cl + 4 LiCl Phân giải amoni, phân giải rượu và các phản ứng liên quan Amonia sẽ thay thế hầu hết các phối tử chloride khỏi TaCl5 để tạo thành chất. Chloride bị chiếm chỗ chậm hơn bởi các amin bậc một hoặc bậc hai nhưng việc thay thế cả năm phối tử chloride bằng các nhóm amido có thể thực hiện bằng cách sử dụng lithi dialkylamide, như được minh họa bằng quá trình tổng hợp pentakis(dimetylamido)tantal: TaCl5 + 5 LiNMe2 → Ta(NMe2)5 Với rượu, pentachloride phản ứng để tạo ra alkoxide. Như phương pháp điều chế tantal(V) ethoxide ở trên, các phản ứng thường được tiến hành với sự có mặt của bazơ: 10 EtOH + Ta2Cl10 + 10 NH3 → Ta2(OEt)10 + 10 NH4Cl Tantal(V) chloride bị khử bởi các chất dị vòng nitơ như pyridin. Phản ứng tạo phức với amonia Phản ứng của TaCl5 với NH3 ở điều kiện thường sẽ cho sản phẩm là các phức hợp: TaCl5 + 17 NH3 → Ta(NH2)2Cl3·7NH3 + 2 NH4Cl·3NH3 Nếu phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ thấp, phức TaCl5·12NH3 sẽ được tạo thành ở . Tăng nhiệt độ lên sẽ tạo ra TaCl5·10NH3, ở phức TaCl5·7NH3 được tạo thành. Cả ba phức amonia đều có màu trắng. Phức heptaamonia bị phân hủy ở . TaCl5·7NH3 → Ta(NH2)2Cl3·3NH3 + 2 NH4Cl Sự khử Khử tantal(V) chloride sẽ tạo ra các anion và hợp chất như Ta6Cl184− và Ta6Cl14(H2O)n, với n =4, 7, 8. Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Cơ sở dữ liệu tham khảo tiêu chuẩn NIST Hợp chất tantal Chloride Muối halogen của kim loại Articles containing unverified chemical infoboxes Articles with short description Short description matches Wikidata
19814610
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%9F%20khe%20m%C3%B4ng
Hở khe mông
Hở khe mông (tiếng Anh: Buttock cleavage) là hiện tượng lộ ra một phần nhỏ của mông và khe hở giữa chúng, thường là khi mặc quần cạp trễ. Trong tiếng Anh, Crena là một thuật ngữ chính thức cho khe hở giữa mông. Lịch sử Khi phải đối mặt với các vấn đề khiếm nhã vào thập niên 1930, WG Cassidy giải thích trong một bài tiểu luận của ông có tiêu đề "Private Parts: A Judicial View" ("Bộ phận riêng tư: Quan điểm của tòa án") rằng việc lộ khe mông có thể thuộc phạm vi "các bộ phận riêng tư khác" trong luật pháp Úc, mặc dù khái niệm khiếm nhã thường liên quan đến việc lộ vùng sinh dục. Vào đầu thập niên 2000, việc để lộ mông theo cách này đã trở thành mốt đối với nam và nữ thanh niên, thường thấy khi mặc quần jean cạp trễ. Tờ báo The Cincinnati Enquirer gọi đó là "sự phân tách mới" và bày tỏ quan điểm "Hầu như không thể tìm được chiếc quần jean nào che được xương hông của bạn". Vào tháng 8 năm 2001, The Sun đã tổ chức "tuần lễ phô mông" và tuyên bố rằng "phô mông là bộ ngực mới". Để phản ứng với xu hướng này, Saturday Night Live đã phát sóng một quảng cáo nhại theo (parody advertisement) trong tập ngày 16 tháng 4 năm 2006 của họ cho một sản phẩm có tên là Neutrogena C[ot Cream với sự xuất hiện của Lindsay Lohan. Nhà thiết kế người Anh Alexander McQueen từng được nhắc đến với tư cách là người khởi xướng kiểu quần jean hở mông, được biết đến với cái tên "bumster", trong bài phê bình văn hóa của Sheila Jeffreys thuộc Beauty and Misogyny nhan đề: Harmful Cultural Practices in the West (Các tập quán văn hóa có hại ở phương Tây). Bằng sáng chế Hoa Kỳ 6473908 từ năm 2002 là bằng sáng chế đăng ký thiết kế quần có phần hở ở mông có thể tháo rời. Vào giữa những năm 2000, Good Morning America đã báo cáo về sự gia tăng phổ biến của khe mông giữa những người nổi tiếng. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2002 với Ultimate-Guitar.com, ca sĩ nhạc pop Avril Lavigne đã nói rằng: "Việc khoe mông giống như thương hiệu của tôi." Vào những năm 2010, các phương tiện truyền thông đưa tin về sự phổ biến của phụ nữ đối với váy siêu ngắn và quần sọt, các kiểu quần áo này để lộ công khai "phần dưới mông" do sự bày đầu của những người nổi tiếng như LadyGaga chẳng hạn.Lady Gaga. Xem thêm Khe ngực Khe háng Chú thích Liên kết ngoài Thời trang thập niên 2000 Mông Hình thể con người
19814613
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sami%20Zubaida
Sami Zubaida
Sami Zubaida (sinh năm 1937 tại Baghdad, Iraq; rời Iraq năm 1953, ở tuổi 16), hiện là Giáo sư danh dự về Chính trị và Xã hội học tại Birkbeck, Đại học Luân Đôn. Ông là người tham gia thường xuyên tại Hội nghị chuyên đề Oxford về Thực phẩm và Nghề nấu ăn, và đã chủ trì một hội nghị tại Trường Nghiên cứu phương Đông và châu Phi Luân Đôn vào năm 1992, tập trung thảo luận về các nền văn hóa ẩm thực của Trung Đông. Tác phẩm 1994 (biên tập viên, cùng với Richard Tapper) : Culinary Cultures of the Middle East. Luân Đôn: I. B. Tauris. Thư mục Robert Irwin, "In the Caliph's Kitchen" trong Times Literary Supplement (23 tháng 12 năm 1994) tr. 10 [bình phẩm về Culinary Cultures of the Middle East] Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của Zubaida tại Đại học Luân Đôn Giáo sư Birkbeck, Đại học Luân Đôn Giáo sư Đại học Leicester Nhân vật còn sống Sinh năm 1937 Nhà văn ẩm thực Vương quốc Liên hiệp Anh Nhà khoa học chính trị Mỹ
19814624
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%BFp%20g%E1%BA%A5p%20ngang%20m%C3%B4ng
Nếp gấp ngang mông
Nếp gấp ngang của mông (tiếng Anh: gluteal sulcus) là một khu vực trên cơ thể người và vượn người, được mô tả là một nếp gấp ngang được hình thành phía dưới của mông và phía trên của đùi ở phần mặt sau đùi. Nếp gấp ngang này được hình thành bởi nếp gấp da nằm ngang phía sau của khớp hông và lớp mỡ bên trên và không được hình thành bởi đường viền dưới của cơ mông lớn, chéo qua nếp gấp xiên. Đây là một trong những đặc điểm xác định chính của mông. Trẻ em mắc chứng loạn phát triển hông được thấy khi quan sát sự phát sinh nếp gấp mông không đều, có thể được chẩn đoán bằng khám sức khỏe và siêu âm. Chú thích Liên kết ngoài Giải phẫu học chi dưới Xương chậu Giải phẫu học Bộ Linh trưởng
19814626
https://vi.wikipedia.org/wiki/Olivia%20Nicholls
Olivia Nicholls
Olivia Ann Nicholls (sinh ngày 26 tháng 10 năm 1994) một nữ vận động viên quần vợt người Anh Quốc nổi bật ở nội dung đánh đôi. Nicholls đã từng giành 1 danh hiệu đôi tại WTA Tour và 17 danh hiệu đôi tại ITF Circuit. Vào ngày 9 tháng 1 năm 2023, cô đứng ở vị trí thứ 59 trên bảng xếp hạng đôi WTA. Nicholls tốt nghiệp trường Đại học Loughborough. Tại Đại hội Thể thao Đại học Thế giới Mùa hè 2017 tổ chức ở Đài Bắc, Đài Loan, cô đã giành được huy chương đồng ở nội dung đôi nữ, cùng với Emily Arbuthnott. Cô ra mắt nhánh đấu chính WTA Tour tại Lyon Open 2022 ở nội dung đôi, đánh cặp cùng với Alicia Barnett. Bộ đôi này giành được vị trí á quân ở giải đấu. Tiểu sử Olivia Nicholls sinh ngày 26 tháng 10 năm 1994 tại Bệnh viện Đại học Norfolk và Norwich, là con gái của Ann Elizabeth Nicholls (tên khai sinh là Mason) và Ian Phillip Nicholls. Cô có một người anh trai, Henry, một giáo viên khoa học cấp hai. Nicholls lớn lên ở làng Norfolk của Acle, theo học cả trường tiểu học Acle và trường trung học Acle, nay là Học viên Acle. Cô đã hoàn thành bằng A Level tại East Norfolk Sixth Form College ở Gorleston-on-Sea, Norfolk, trước khi hoàn thành bằng Cử nhân Khoa học Thể thao với Quản lý tại Đại học Loughborough. Thống kê sự nghiệp Đôi Tính đến Vòng loại Billie Jean King Cup 2023 Chung kết WTA Đôi: 2 (1 danh hiệu, 1 á quân) Chung kết WTA Challenger Đôi: 1 (1 á quân) Chung kết ITF Circuit Đôi: 36 (17 danh hiệu, 19 á quân) Tham khảo Sinh năm 1994 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Vương quốc Anh Nữ vận động viên quần vợt Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Huy chương quần vợt Universiade Nữ giới Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Anh Người Anh thế kỷ 20 Người Anh thế kỷ 21
19814628
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mili%20Polji%C4%8Dak
Mili Poljičak
Mili Poljičak (sinh ngày 13 tháng 7 năm 2004) là một vận động viên quần vợt người Croatia. Poljičak có thứ hạng đánh đơn ATP cao nhất là vị trí số 462 thế giới vào ngày 3 tháng 4 năm 2023. Anh cũng có thứ hạng đánh đôi ATP cao nhất là vị trí số 269 thế giới vào ngày 24 tháng 10 năm 2022. Sự nghiệp Poljičak có lần đầu tham dự vòng đấu chính ATP tại Croatia Open Umag 2021 sau khi được đặc cách vào vòng đấu chính nội dung đôi. Anh và Admir Kalender đánh bại hạt giống số 2 Pablo Cuevas và Fabrice Martin ở vòng 1 sau hai set nhưng thua ở vòng tứ kết trước Fernando Romboli và David Vega Hernández sau ba set. Tại giải Zagreb Open 2022 anh vào trận chung kết Challenger đầu tiên, nơi anh thua trước Filip Misolic. Cũng tại giải đấu này anh và Antonio Šančić vào vòng bán kết ở nội dung đôi. Với kết quả đó, anh đã vào top 550, đứng ở vị trí số 549 thế giới (tăng 923 bậc) ở bảng xếp hạng đơn và top 375 ở đôi (tăng 88 bậc) vào ngày 16 tháng 5 năm 2022. Ở tuổi 18, anh được đặc cách vào vòng loại Giải quần vợt Wimbledon 2023. Chung kết Challenger và World Tennis Tour Đơn: 2 (1–1) Chung kết Grand Slam trẻ Đơn: 1 (1 danh hiệu) Đôi: 1 (1 danh hiệu) Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2004 Nhân vật còn sống Nam vận động viên quần vợt Croatia Vô địch Roland-Garros trẻ Vô địch Grand Slam (quần vợt) đôi nam trẻ Người Croatia thế kỷ 21
19814634
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ali%20Al-Zubaidi%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%2C%20sinh%201986%29
Ali Al-Zubaidi (cầu thủ bóng đá, sinh 1986)
Ali Al-Zubaidi (; sinh ngày 17 tháng 12 năm 1986) là một cầu thủ bóng đá Ả Rập Xê Út thi đấu ở vị trí tiền vệ cho Tuwaiq. Tham khảo Sinh năm 1986 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Ả Rập Xê Út Cầu thủ bóng đá Al-Ittihad Club (Jeddah) Cầu thủ bóng đá Najran SC Cầu thủ bóng đá Al Faisaly FC Cầu thủ bóng đá Al-Orobah FC Cầu thủ bóng đá Hajer FC Cầu thủ bóng đá Al-Kawkab FC Cầu thủ bóng đá Al-Washm Club Cầu thủ bóng đá Al-Okhdood Club Cầu thủ bóng đá Al-Rayyan Club (Ả Rập Xê Út) Cầu thủ bóng đá Tuwaiq Club Nơi sinh thiếu (nhân vật còn sống) Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá hạng nhất Ả Rập Xê Út Cầu thủ bóng đá Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá hạng nhì Ả Rập Xê Út Tiền vệ bóng đá
19814638
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B3%20%C4%91%E1%BB%99i%20n%C3%B3n%20m%C3%AA
Chó đội nón mê
CHÓ ĐỘI NÓN MÊ (Chó Trắng Mũi Đỏ) Được biết đến như một loại ma quỷ hoặc sinh vật kỳ bí trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Chó đội nón mê được miêu tả là một con chó đực có bộ lông trắng và mũi đỏ. Ban ngày nó trông như một con chó bình thường nhưng đến ban đêm nó sẽ chống gậy, đội nón lá rách và đi lại trên nóc nhà để ám hại gia chủ. Nguồn gốc: Dân gian Việt Nam tin rằng những gia đình sống không biết tu nhân tích đức, đến khi phúc khí đã cạn sẽ xảy ra những điềm quái gở gây ra những hiện tượng kỳ lạ để báo hiệu rằng quả báo sắp đến. Chó trắng mũi đỏ là một trong những điềm xấu như thế. Theo truyền thuyết, khi báo ứng xảy đến với gia đình, ma quỷ sẽ đầu thai vào bụng con chó cái đang nuôi trong nhà. Ở trong bụng mẹ, con quỷ sẽ ăn hết linh hồn của các anh chị xung quanh nó và nó sẽ là con duy nhất ra đời. Chó trắng mũi đỏ thông minh, mạnh khỏe, mau lớn vượt trội hơn hẳn những con chó bình thường. Tuy nhiên, nó thường có thói quen nấp ở quanh nhà để nghe lén những người trong nhà nói chuyện rồi đêm đến sẽ đi kể lại cho các ma quỷ khác cùng nghe. Khi con chó đủ lớn, nó sẽ lần mò đi trên nóc nhà để rình rập những thành viên trong gia đình, tạo ra những chuyện ma quỷ để hù dọa họ khiến cho cuộc sống của gia chủ điên đảo vì sợ hãi. Nó và lũ ma quỷ có thể xui khiến cho các thành viên trong gia đình xảy ra xích mích, cãi vã và tự gây tổn hại lẫn nhau. Vốn cốt quỷ nhưng thường ngày phải giả vờ đi bốn chân như một con chó bình thường nên đêm đến nó sẽ vươn người dậy để đi bằng hai chân. Tuy nhiên vẫn ở trong xác con chó nên nó phải tựa vào cây gậy mới có thể đi hai chân. Chiếc nón lá để che đi ánh trăng đang chiếu vào nó vì theo dân gian ánh trăng là ánh sáng của các vị tiên thánh, nếu để ánh trăng chiếu phải nó thì thiên lôi sẽ giáng sấm sét đánh chết nó. Một số lời truyền miệng kể rằng những khi gia chủ không để ý, con chó trắng mũi đỏ sẽ bỗng nhiên mỉm cười. Truyền thuyết: Chuyện kể về gia đình của một phú ông, trong nhà có nuôi một con chó trắng mũi đỏ, lớn nhanh lại rất thông minh. Dù nhiều người đã bảo rằng chó trắng mũi đỏ là điềm gở phải hóa kiếp nhưng ông không tin, vẫn giữ con chó trong nhà. Sau đó ông cứ liên tục nghe tiếng động lạ như có người chống gậy đi trên nóc nhà và phát hiện cái nón lá bị mất. Cô con gái của ông từ đó cũng bệnh liệt giường, cô cứ nằm mơ thấy một chàng trai tuấn tú đến ân ái với mình, càng lúc sức khỏe của cô càng suy kiệt. Một ông giáo trong vùng cho phú ông biết đó là con chó đội nón mê, loài yêu ma muốn hại chủ nhà. Con chó đã nghe lén được cuộc nói chuyện. Đêm đó phú ông nghe tiếng động lạ dưới bếp nên rình xem, tận mắt ông thấy con chó nhà ông đang ngồi ăn cơm cùng mấy con quỷ mình chó đầu người, chúng nó bàn nhau sẽ hại chết gia đình ông như thế nào. Phú ông cho người vây bắt con chó nhưng không thể, nó luôn có nhiều mánh khóe để trốn thoát. Ít ngày sau có một ni sư đi ngang xin vào nhà tá túc trong vòng bảy ngày, bà chỉ xin cơm ngày ba bữa và một chỗ ngồi để tụng kinh. Gia đình thuận theo ý của ni sư. Cứ thế ni sư tụng kinh suốt bảy ngày, trong bảy ngày đó cũng không còn những điều ma quái xảy ra nữa. Đến khi vị ni sư từ biệt gia đình để đi thì người nhà phát hiện con chó trắng đã nằm chết từ lúc nào. Một câu chuyện khác kể về một ngôi làng ven sông Hồng có gia đình làm nghề mổ chó, hai vợ chồng đã lớn tuổi nhưng hiếm muộn con cái. Nghe nhiều người nói làm nghề sát sinh nên nghiệp nặng nên nọ bỏ nghề chuyển qua làm nông sau đó sinh được cậu con trai đặt tên Bảo. Cạnh nhà có cậu bé Vũ sống cùng ông nội, Vũ và Bảo chơi rất thân với nhau. Trong một lần có con chó trắng ở đâu chạy đến cứ muốn ở lại nhà Bảo nên cậu năn nỉ bố mẹ nuôi nó và họ đồng ý. Vũ sang chơi thấy con chó có vẻ kỳ lạ nên cũng ít qua lại. Trong một đêm trăng sáng Vũ nhìn thấy có bóng dáng đội nón chống gậy đi trên nóc nhà Bảo, nhìn kỹ thì đó là con chó trắng. Kể từ đó con chó nhìn thấy Vũ là lại muốn cắn cậu. Sau đó Bảo bị bệnh nặng phải nhập viện một thời gian. Cũng trong khoản thời gian đó con chó trắng hoàn toàn biến mất, ông của Vũ khẳng định với cậu rằng khi chủ nhà chưa về thì nó sẽ không về. Ít lâu sau Bảo xuất viện về nhà vẫn trong trạng thái mê man. Ông của Vũ bảo rằng đây là nghiệp mà trước đó bố mẹ Bảo đã gây ra nên bây giờ ứng lên con của họ, con chó đã gọi ma quỷ đến để ăn hồn phách đứa bé. Trong một đêm mưa gió, sấm chớp liên hồi, Vũ nhìn thấy con chó đội nón nhảy khỏi nóc nhà Bảo. Đến hôm sau thì tìm thấy xác con chó đã bị sét đánh chết, cũng từ đó Bảo khỏi bệnh trở lại bình thường. Người ta đồn nhau rằng con chó muốn hại người nên bị trời đánh. Một số hình ảnh trong trí tưởng tượng: Tác phẩm Chó đội nón mê (Chó đội nón chống gậy) loài yêu tinh đội lốt chó trong văn hoá dân gian truyền miệng
19814640
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Th%E1%BB%8B%20Thu
Trần Thị Thu
Trần Thị Thu (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá nữ người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cho Thành phố Hồ Chí Minh I và đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam. Bàn thắng quốc tế Danh hiệu Thành phố Hồ Chí Minh Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia: Vô địch: 2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022 Á quân: 2013, 2018 Đội tuyển Việt Nam Đại hội Thể thao Đông Nam Á: Huy chương vàng: 2021, 2023 Tham khảo Liên kết ngoài Người Quảng Ngãi Hậu vệ bóng đá nữ Cầu thủ bóng đá nữ Việt Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá nữ Thành phố Hồ Chí Minh Cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam Cầu thủ Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 Nữ giới Việt Nam thế kỷ 21
19814684
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20h%E1%BA%ADu%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28ATV%29
Hoa hậu châu Á (ATV)
Cuộc thi Hoa hậu châu Á của ATV (; ) là một cuộc thi sắc đẹp thường niên có trụ sở tại Hồng Kông do Đài truyền hình Châu Á (ATV) tổ chức và phát sóng. Bắt đầu từ năm 1985 dưới dạng một cuộc thi địa phương của Hồng Kông, cuộc thi bị gián đoạn từ năm 2000 đến năm 2003 và được tái cấu trúc thương hiệu thành một cuộc thi sắc đẹp châu Á vào năm 2004, với các thí sinh trải dài khắp lục địa châu Á. Cuộc thi đã không còn tồn tại vào năm 2015 do đơn vị tổ chức ATV đã đóng cửa. Năm 2018, ATV thông báo rằng họ đang tái khởi động cuộc thi, sau khi chuyển đổi từ hoạt động phát sóng mặt đất sang công ty truyền thông trực tuyến. Cuộc thi sẽ do công ty CJ E&M của Hàn Quốc đồng hợp tác tổ chức, được giới truyền thông đưa tin là "thương vụ lớn nhất năm của ATV". Lịch sử hoạt động 1985–2000: Bắt đầu dưới dạng cuộc thi sắc đẹp địa phương Với thành công của Hoa hậu Hồng Kông do đài truyền hình đối thủ Hồng Kông Television Broadcasts Limited (TVB) tổ chức, ATV bắt đầu tổ chức Hoa hậu Châu Á vào năm 1985, tìm kiếm đại diện của Hồng Kông tham gia Hoa hậu Quốc tế Châu Á Thái Bình Dương. Vào thời điểm đó, tên cuộc thi gây một chút hiểu nhầm vì Hoa hậu Châu Á thực sự được đặt tên để khớp với tên của nhà tổ chức Asia Television Limited và chỉ dành cho cư dân địa phương Hồng Kông tham gia. Năm 1995, cuộc thi làm nên lịch sử bằng cách loại bỏ giới hạn độ tuổi đối với các thí sinh. Năm đó, Cung Tuyết Hoa (宮雪花), ở tuổi 47 trở thành thí sinh lớn tuổi nhất của Hoa hậu Châu Á, xếp thứ 5 trong cuộc thi. Ngược lại, Đào Yên Nhân (陶安仁), là thí sinh nhỏ tuổi nhất khi mới 15 tuổi. Năm 2000, do rating thấp và thiếu nhà tài trợ, ATV thông báo rằng cuộc thi sẽ bị tạm ngừng cho đến khi có thông báo mới. 2000–nay: Hậu tạm ngưng và tái cấu trúc thương hiệu Năm 2004, ATV tái khởi động cuộc thi và tái cấu trúc thương hiệu thành một sự kiện không chỉ dành cho Hồng Kông mà còn cho phần còn lại của châu Á với sự góp mặt của các thí sinh từ những khu vực khác của châu Á, cuối cùng cũng xứng đáng với tên gọi một cuộc thi sắc đẹp toàn châu Á. Tuy nhiên, cuộc thi vẫn tập trung chủ yếu vào người Hoa, với nhiều đại diện đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc Đại lục, so với một thí sinh từ mỗi quốc gia còn lại. Kể từ năm 2011, cuộc thi hoa hậu châu Á khu vực Trung Quốc chọn thí sinh Trung Quốc ở một số khu vực: Hồng Kông, Ma Cao, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Canada và Hoa Kỳ. Sau đó, những gương mặt xuất sắc nhất của các cuộc thi này cùng nhau tham dự Vòng chung kết Đại Trung Quốc của cuộc thi hoa hậu châu Á, cũng là vòng bán kết của Hoa hậu Châu Á ATV nhằm chọn ra khoảng 10 thí sinh vào vòng chung kết (12 thí sinh lọt vào vòng chung kết vào năm 2013). Sau đấy những thí sinh này sẽ cùng với những quán quân hoa hậu quốc gia từ các quốc gia châu Á khác để tranh vương miện Hoa hậu châu Á ATV tại Vòng chung kết. Năm 2011, tên cuộc thi được sửa thành Hoa hậu châu Á của ATV (ATV亞洲小姐競選), điền thêm tên của nhà tổ chức vào tiêu đề để phân biệt với các cuộc thi sắc đẹp toàn châu Á khác. Năm 2018, ATV tái khởi động toàn bộ dự án sau khi công ty chuyển đổi thành công ty truyền thông trực tuyến. Thí sinh chiến thắng giải lớn Thập niên 1980–1990 2004–2014, 2018–2019 Xếp hạng khu vực theo số lần đăng quang Hoa hậu châu Á tham dự sân khấu sắc đẹp Quốc tế Hoa hậu Thế giới Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương Các cuộc thi sắc đẹp khác Xem thêm Hoa hậu Hồng Kông Hoa hậu người Hoa Quốc tế Hoa hậu Châu Á Thái Bình Dương Quốc tế Cuộc thi Mr. Châu Á Chú thích Liên kết ngoài Trang web chính thức Cuộc thi sắc đẹp lục địa Cuộc thi sắc đẹp quốc tế Thành lập năm 1985 ở Hồng Kông Cuộc thi sắc đẹp ở Hồng Kông
19814686
https://vi.wikipedia.org/wiki/Roya%20TV
Roya TV
Roya TV (tiếng Ả Rập : قناة رؤيا الفضائية) là kênh truyền hình tư nhân tại Jordan, có trụ sở tại thành phố Amman. Phát sóng chính thức vào ngày 1 tháng 1 năm 2011. Mục tiêu kênh truyền hình nhằm thúc đẩy dân chủ, tập trung vào các hoạt động tiếp cận cộng đồng đến các vùng sâu vùng xa trong nước, nâng cao nhận thức nhân quyền. Tham khảo
19814689
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20k%E1%BB%B3%20thi%20tuy%E1%BB%83n%20sinh%20%C4%91%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20v%C3%A0%20cao%20%C4%91%E1%BA%B3ng
Danh sách kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng
Đây là danh sách các bài khảo thí theo tiêu chuẩn mà học sinh có thể cần phải thực hiện để được nhận vào các đại học và trường đại học trên toàn thế giới, bao gồm cả trường cao đẳng tại Việt Nam. Các bài kiểm tra trình độ ngôn ngữ không được liệt kê ở đây. Giáo dục đại học Úc ATAR STAT UCAT GAMSAT International Student Admissions Test Canada GED CAEL Diploma Exams Trung Quốc Cao khảo Cuba Prueba de Ingreso a la Universidad Pháp Baccalauréat (hoặc Bac) Đức Abitur TMS PhaST HAM-Nat BaPsy-DGPs ITB-Business ITB-Science ITB-Technology Nhật Bản Bài kiểm tra tuyển sinh đại học quốc gia Kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản (EJU) Kỳ thi đại học Nhật Bản (JPUE) Hà Lan Eindexamen Thụy Điển Högskoleprovet – Bài kiểm tra năng lực học thuật của Thụy Điển. PIL – Bài kiểm tra và phỏng vấn, được Học viện Karolinska sử dụng để tuyển sinh cho một số chương trình học. Matematik och Fysikprovet Thụy Sĩ Eignungstest für das Medizinsudium in der Schweiz Hàn Quốc Suneung Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hầu hết các ứng viên vào đại học ở Vương quốc Anh đều tham gia các kỳ thi quốc gia như A-level hoặc Scottish Higher. Các bài kiểm tra tuyển sinh riêng biệt được một số ít trường đại học sử dụng cho các môn học cụ thể (đặc biệt là Luật, Toán học và Y khoa, các khóa học tại Oxford và Cambridge), nhiều bài kiểm tra trong số này do Đại học Cambridge quản lý. Luật Cambridge Law Test LNAT Toán học MAT STEP Test of Mathematics for University Admission Y khoa BMAT GAMSAT HPAT UCAT Khác CAT – Kỳ thi tuyển sinh cổ điển (Oxford) ELAT – Văn học Anh (Oxford, Cambridge) GAA – Địa lý (Cambridge) HAT – Lịch sử (Oxford) PAT – Vật lý (Oxford). MLAT (Oxford) MML (Cambridge) OLAT (Oxford) TSA (Cambridge, UCL) Bài kiểm tra Triết học của Đại học Oxford Hoa Kỳ SAT SAT Subject Tests (ngừng tổ chức từ 2021) ACT AP CLT THEA GED PERT Việt Nam Kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng (2002–2014) Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (2015–2019) Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (2020–nay) Đánh giá năng lực Đánh giá tư duy Giáo dục sau đại học Úc GAMSAT LSAT IELTS Trung Quốc Kỳ thi tuyển sinh sau đại học Hoa Kỳ và Canada MAT GRE GMAT MCAT DAT (Hoa Kỳ) DAT (Canada) OAT PCAT TEAS VCAT AHPAT LSAT Tham khảo Tuyển sinh đại học và cao đẳng Danh sách theo quốc gia Kỳ thi chuẩn hóa
19814693
https://vi.wikipedia.org/wiki/Distrokid
Distrokid
DistroKid là một dịch vụ phân phối nhạc kỹ thuật số độc lập, được thành lập vào năm 2013 bởi doanh nhân người Mỹ Philip J. Kaplan. Thành lập DistroKid được Philip J. Kaplan thành lập phát triển vào năm 2012 và ra mắt vào giữa năm 2013. Nó bắt đầu như một tính năng phụ của mạng xã hội âm nhạc của Kaplan, Fandalism, và được tách ra thành công ty riêng vào năm 2015. Vào tháng 7 năm 2015, bản phát hành DistroKid của nhóm nhạc Jack & Jack đã đạt vị trí số một trên toàn thế giới trên bảng xếp hạng iTunes. Điều này đặc biệt đáng chú ý vì DistroKid không nhận tiền hoa hồng hoặc tiền bản quyền, đây là lần đầu tiên một nghệ sĩ số một trong bảng xếp hạng có thể giữ lại 100% thu nhập của họ. Liên kết ngoài Music distribution Distribution companies Music Publishing Phân phối nhạc
19814694
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hacker%20Severin
Hacker Severin
Severin Hacker (sinh ngày 6 tháng 7 năm 1984) là một Nhà khoa học máy tính người Thụy Sĩ là nhà đồng sáng lập đồng thời cũng là Giám đốc công nghệ của Duolingo ,ứng dụng học ngôn ngữ phổ biến nhất hiện tại . Tiểu sử Hacker sinh ra và lớn lên ở Zug ,Thụy Sĩ và được học tại ETH Zürich,năm 2009 sau khi anh nhận bằng Ngành Cử nhân ngành khoa học máy tính ,vào năm 2009 Anh chuyển đến Pittsburgh để học tại Đại học Carnegie Mellon, nơi anh mà gặp được Luis von Ahn người mà sau này cùng đồng sáng ra Duolingo. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2020, Hacker chỉ ra rằng chơi game đóng vai trò khiến anh bị thu hút đến ngành khoa học máy tính. "Điều ban đầu thu hút tôi đến với máy tính là chơi trò chơi điện tử và tôi mong muốn xây dựng trò chơi theo cách của riêng mình cũng như theo cách những trò chơi đó được tạo ra. Tôi đã phần nào bị ám ảnh với trò chơi diện tử " . Thành lập Duolingo Ban đầu, Severin Hacker và Luis von Ahn, muốn phát triển một ứng dụng có thể dịch các trang web trên internet để dành cho những người không giỏi Tiếng Anh vẫn có thể truy cập và hiểu được ngôn ngữ, tuy nhiên họ cảm thấy rằng phần mềm dịch ngôn ngữ tự động không hiệu quả bằng việc sử dụng các kỹ năng và kiến ​​thức của những người bản xứ. Sau này Hacker cùng với Ahn đã tạo ra Duolingo cho ứng dụng miễn phí để cho những người không có đủ tiền để học ngôn ngữ có thể truy cập để học. Giải thưởng Vào năm 2014, Hacker đã nhận được Giải thưởng Crunchie cho người Khởi nghiệp xuất sắc nhất. Vào năm 2014, Hacker đã được đưa vào "Những nhà sáng tạo hàng đầu dưới 35 tuổi" do MIT Technology Review bầu chọn . Năm 2016, Hacker cùng với Luis von Ahn nhận giải thưởng Tech 50 . Năm 2019, Hacker đã nhận được Giải thưởng Doanh nhân trẻ của năm do One Young World bầu chọn . Tham khảo Sinh năm 1984 Nhân vật còn sống
19814695
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrea%20Aguilera
Andrea Aguilera
Andrea Victoria Aguilera Paredes (sinh ngày 27 tháng 4 năm 2001) là một người mẫu và nữ hoàng sắc đẹp người Ecuador, đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia 2023, khiến cô trở thành người Ecuador đầu tiên đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia. Cô trước đó đã đăng quang Hoa hậu Hòa bình Ecuador 2021 và đại diện cho Ecuador tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021, nơi cô giành ngôi vị Á hậu 1. Tiểu sử Aguilera sinh ra ở Ventanas, Ecuador vào ngày 27 tháng 4 năm 2001. Ngoài Ventanas và Guayaquil, cô còn sống ở các vùng khác của Ecuador, bao gồm cả Quito và Cuenca. Aguilera đại diện cho tỉnh của cô ấy trong một số cuộc thi sắc đẹp ở đất nước của cô ấy. Cô đang theo học ngành y tại Đại học Guayaquil vào năm 2021, nhưng đã tạm dừng nỗ lực học tập để tranh tài cho Miss Grand International 2021. Sau cuộc thi, Aguilera tham gia mùa thứ sáu của Soy el Mejor 2022, nhưng rời chương trình thực tế sau hai lần xuất hiện, do với ba giám khảo đưa ra những nhận xét xúc phạm về việc cô tham gia Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. Năm 2022, Aguilera tiếp tục việc học của mình, theo đuổi bằng cử nhân Kinh doanh Quốc tế tại Đại học Chuyên ngành Holy Spirit. Cuộc thi sắc đẹp Reina de Los Rios 2019 Aguilera bắt đầu sự nghiệp thi hoa hậu của mình vào năm 2018 sau khi cô giành quyền đại diện cho Ventanas trong cuộc thi truyền thống của tỉnh mình, Reina de Los Rios. Aguilera tham gia vào ngày 16 tháng 9, nơi cô được công bố là thí sinh. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2019, Aguilera đã giành chiến thắng trong cuộc thi cấp tỉnh. Hoa hậu Trái đất Ecuador 2019 Trước khi thi đấu tại Reina de Los Rios. Aguilera tham gia cuộc thi quốc gia Hoa hậu Trái Đất, nơi cô kết thúc với danh hiệu Hoa hậu Trái đất Ecuador - Lửa (Á hậu 3), trong đêm chung kết. Hoa hậu Hòa bình Ecuador 2021 Aguilera quyết định trở lại vào năm 2021 và cạnh tranh danh hiệu. Cô là một trong sáu thí sinh tham gia phần đầu tiên của Hoa hậu Hòa bình Ecuador 2021. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2021, cô đại diện cho Los Rios tại Hoa hậu Hòa bình Ecuador 2021 trên TC Televisión ở Guayaquil, Ecuador, nơi cô lọt vào Top 3 và sau đó được xướng tên là người chiến thắng, vượt qua 5 ứng cử viên khác. Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 Là Hoa hậu Hòa bình Ecuador, Aguilera giành quyền đại diện cho Ecuador tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021. Ngày 4 tháng 12, tại đêm chung kết, Aguilera lọt vào Top 20. Sau đó, ở phần thi áo tắm cô lọt vào Top 10. Sau phần thi Trang phục dạ hội và Bài phát biểu, Aguilera thẳng tiến vào Top 5. Sau đó và một số cuộc phỏng vấn do tỷ số hòa, cuối cùng cô ấy đã giành được vị trí Á hậu 1, khiến cô ấy trở thành người Ecuador đầu tiên đạt được vị trí cao nhất lần đầu tiên trong cuộc thi nói trên. Hoa hậu Siêu quốc gia 2023 Tháng 3 năm 2023, Aguilera được bổ nhiệm và đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia Ecuador. Cô đại diện cho Ecuador tại Nowy Sacz, Ba Lan và giành danh hiệu Hoa hậu Siêu quốc gia 2023. Aguilera là người Ecuador đầu tiên đăng quang trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2001 Nhân vật còn sống Nữ người mẫu Ecuador
19814696
https://vi.wikipedia.org/wiki/Linda%20Fruhvirtov%C3%A1
Linda Fruhvirtová
Linda Fruhvirtová (; sinh ngày 1 tháng 5 năm 2005) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Cộng hòa Séc. Vào ngày 26 tháng 6 năm 2023, cô đạt thứ hạng đánh đơn cao nhất là vị trí số 49 theo Hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA). Vào ngày 6 tháng 2 năm 2023, cô đứng thứ số 221 ở bảng xếp hạng đôi. Cô có lần đầu tiên tham dự vòng đấu chính WTA Tour tại giải Prague Open 2020, nơi cô được đặc cách tham dự. Cô giành danh hiệu đơn WTA đầu tiên tại giải Chennai Open 2022. Cuộc sống Sinh vào ngày 1 tháng 5 năm 2005 ở Cộng hòa Séc, Linda có một em gái, Brenda (sinh năm 2007), cũng là một vận động viên quần vợt. Linda đã tập luyện tại Mouratoglou Academy ở Nam Pháp kể từ năm 2017; cô cũng tập luyện tại Evert Tennis Academy vào tháng 1 năm 2021. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2005 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Séc Nhân vật thể thao từ Praha
19814697
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%98
Ԙ
Yae hay Yæ (Ԙ ԙ, chữ nghiêng: Ԙ ԙ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Nó là dạng chữ ghép của Я (Ya) và Е (E). Yae được sử dụng trong bảng chữ cái cổ của các ngôn ngữ Mordvin, nó đại diện cho [jæ], giống như cách phát âm của trong "yak". Mã máy tính Xem thêm Chữ Kirin trong Unicode Tham khảo Mẫu tự Kirin Ngôn ngữ tại Nga
19814721
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20novemfasciatus
Lutjanus novemfasciatus
Lutjanus novemfasciatus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1862. Từ nguyên Từ định danh novemfasciatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: novem (“9”) và fasciatus (“có sọc”), hàm ý đề cập đến 9 vạch sẫm mờ ở thân trên loài này. Phân bố và môi trường sống L. novemfasciatus có phân bố rộng rãi ở Đông Thái Bình Dương, từ bang California (Hoa Kỳ) và vịnh California trải dài về phía nam đến Peru, bao gồm quần đảo Galápagos, đảo Cocos và đảo Malpelo ngoài khơi. L. novemfasciatus sống trên các rạn san hô, cá con thường có thể bắt gặp ở cửa sông hoặc rừng ngập mặn, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 60 m. Cá trưởng thành có thể ngược dòng tới 20 km để tiến vào sông. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. novemfasciatus là 170 cm. Loài này có màu ô liu đến đỏ nâu ở lưng và hai bên thân, trắng bạc ở thân dưới. Thân trên có 8–9 vạch nâu, đặc biệt sẫm màu ở cá con, nhưng đôi khi mờ nhạt ở cá lớn có vây sẫm màu. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8. Sinh thái Thức ăn của L. novemfasciatus cá nhỏ và nhiều loài thủy sinh không xương sống khác, chủ yếu là giáp xác mười chân như họ Tôm gai, họ Tôm he hay họ Cua bơi. Cá con L. novemfasciatus là một loài có tính rộng muối (euryhalinity). Khi triều lên, độ mặn của nước tăng lên do dòng biển xâm nhập vào lạch, ngọt dần do lượng nước ngầm chảy ra hòa vào khi triều xuống. L. novemfasciatus con vẫn cư trú trong những lạch nước ngập mặn này bất kể giai đoạn thủy triều nào khi được quan sát ở đảo Isabela (Galápagos). Mùa sinh sản của L. novemfasciatus diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9. Cá đực thuần thục sinh dục khi đạt chiều dài 58 ± 3 cm, cá cái thì 64 ± 4 cm. Giá trị L. novemfasciatus là một loài quan trọng trong nghề đánh bắt thủ công ở Colombia, và là loài thương mại ở Nicaragua. Tham khảo N Cá Thái Bình Dương Cá Mỹ Cá vịnh California Cá México Cá Guatemala Cá Nicaragua Cá Costa Rica Cá Panama Cá Colombia Cá Ecuador Cá Peru Động vật được mô tả năm 1862
19814725
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20l%E1%BB%99%20Taiei
Giao lộ Taiei
Giao lộ Taiei (Tiếng Nhật: ジャンクション), còn được gọi là Taiei JCT (Tiếng Nhật: JCT) , là một giao lộ nằm ở Narita, Chiba, Nhật Bản, Nhật Bản. Nó là điểm giao nhau giữa , và . Lịch sử : Dịch vụ bắt đầu với việc khai trương Đường cao tốc Ken-O giữa và Taiei JCT. Không xác định: Đường cao tốc Ken-O Taiei JCT - Dự kiến ​​mở giữa . Tham khảo Liên kết ngoài Ảnh liên quan tới Giao lộ Taiei - Taiei Taiei Taiei Narita
19814728
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%9C
Ԝ
We (Ԝ ԝ, chữ nghiêng: Ԝ ԝ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Ở tất cả các hình dạng, nó trông giống hệt chữ cái Latinh W (W w W w). We được sử dụng trong dạng chữ Kirin của tiếng Kurd, trong một số dạng chữ khác của tiếng Yaghnob và trong tiếng Tundra Yukaghir. Cách sử dụng Bảng dưới đây là các cách phát âm chính cho mỗi ngôn ngữ; để biết chi tiết tham khảo các bài viết về ngôn ngữ đó. Dạng chữ thường của We tương tự như một số dạng chữ Kirin Omega. Các chữ cái liên quan và các ký tự tương tự khác Ѡ ѡ: Chữ Kirin Omega, một chữ cái trong các văn bản Kirin cổ, đại diện cho âm /o/ W w: Chữ Latinh W Ў ў: Chữ Kirin U ngắn, một chữ cái khác được Latinh hóa là "W" В̌ в̌: Chữ Kirin Ve với dấu mũ ngược Mã máy tính Tham khảo Mẫu tự Kirin
19814740
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brenda%20Fruhvirtov%C3%A1
Brenda Fruhvirtová
Brenda Fruhvirtová (sinh ngày 2 tháng 4 năm 2007) là một vận động viên quần vợt người Cộng hòa Séc. Fruhvirtová có thứ hạng ITF trẻ cao nhất là vị trí số 4 thế giới, đạt được vào ngày 13 tháng 12 năm 2021. Cuộc sống Sinh ra ở Prague, thủ đô của Cộng hòa Séc, Brenda là em gái của vận động viên quần vợt chuyên nghiệp Linda Fruhvirtová. Chị em Fruhvirtová đã tập luyện tại Mouratoglou Tennis Academy ở Nam Pháp kể từ năm 2017. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2007 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Séc Nhân vật thể thao từ Praha
19814748
https://vi.wikipedia.org/wiki/Basset
Basset
Basset (tiếng Pháp bassette, từ tiếng Ý bassetta), còn được gọi là barbacole và hocca, là một trò chơi đánh bạc sử dụng bài bạc, được coi là một trong những trò chơi lịch sự nhất. Nó dành cho những người thuộc tầng lớp cao nhất vì những khoản thua hoặc thắng lớn mà người chơi có thể gánh chịu. Basset ở Ý Theo DELI (Dizionario etimologico della lingua italiana), từ Basetta được ghi nhận lần đầu trong nửa đầu thế kỷ 15. Trò chơi Basset được mô tả là được phát minh vào năm 1593 bởi một quý tộc Venetian tên là Pietro Cellini, người bị lưu đày ở Corsica vì sáng chế của mình. Nó có thể đã được tạo ra từ trò chơi Hocca, Hoca hoặc thậm chí Hoc, được coi là phiên bản trước và một hình thức cấm của roulette Ý mà người ta mất số tiền đáng kể, và cũng là một phiên bản sớm của Biribi, được Cardinal Mazarin mang vào thời trang. Basset ở Pháp Basset được giới thiệu lần đầu vào Pháp bởi Signior Justiniani, đại sứ của Venice, vào năm 1674. Trò chơi này rất phổ biến tại triều đình của Vua Charles II, và ngay cả sau ngày 15 tháng 1 năm 1691, khi Louis XIV ban hành một sắc lệnh từ hội đồng riêng của mình, trong đó ông cấm cụ thể không chỉ các sĩ quan trong quân đội của mình, mà còn tất cả những người khác không phân biệt giới tính hoặc tôn giáo chơi Hoca, Pharaoh, Barbacole và Basset. Số tiền mất mát trong trò chơi này ở Pháp rất đáng kể đến nỗi quý tộc đe dọa bị sa lầy sau khi nhiều người có địa vị bị sa sút. Sau đó, luật chống đánh bạc được siết chặt, và họ giấu Basset dưới cái tên "pour et contre", tức là "ủng hộ và phản đối". Theo quy định của Basset, người chia bài (người quản lý ngân hàng) được đảm bảo lợi thế lớn và lợi nhuận của họ rất lớn, đến mức đặc biệt là chỉ những người thuộc các gia đình quý tộc mới được cấp quyền sở hữu một ngân hàng Basset, nơi mức cược không giới hạn. Điều này đảm bảo rằng người chia bài có thể thu được một tài sản đáng kể trong thời gian ngắn. Ưu điểm của người chia bài xuất phát từ nhiều cách, nhưng chủ yếu là từ sự cám dỗ của những người chơi mạo hiểm để tăng cược trên những cơ hội tuyệt vọng nhất, những cơ hội hiếm khi xuất hiện và trong thời gian dài góp phần lớn cho lợi ích của ngân hàng. Khi được cấp phép để mở một bàn Basset công cộng ở Pháp, mức cược được giới hạn chặt chẽ là mười hai xu. Basset ở Anh Basset di cư đến Anh vào khoảng năm 1677, được giới thiệu bởi một người chia bài gọi là Morin, nhưng không thành công ngoài các vòng cung điện do chi phí cao và những rủi ro nặng nề đối với người chơi. Thời kỳ hoàng kim của nó có vẻ đã là vào đầu thế kỷ 18. Nó không xuất hiện trong cuốn The Complete Gamester năm 1674 của Cotton, nhưng được đánh giá cao trong phiên bản năm 1721 với một mục nhập dài nơi mà tính khốc liệt của đánh bạc được nhấn mạnh. Nó được mô tả là một "trò chơi Pháp", có lẽ vì nó đã được nhập khẩu từ Pháp. Mức cược cao của trò chơi, cùng với sự tàn phá của nó, là chủ đề của vở hài năm 1705 The Basset Table của Susanna Centlivre. Người Anh đã biến Basset trở nên khác biệt so với những gì nó đã là ở Pháp (shbet), nơi theo sắc lệnh hoàng gia, công chúng chung không được phép chơi với mức cược hơn một franc hoặc một bank mười đồng xu, - và những mất mát hoặc lợi nhuận không thể mang đến sự tuyệt vọng cho một gia đình. Ở Anh, những người chơi có thể làm theo ý mình, đặt cược từ một guinea đến một trăm guinea trở lên, trên một lá bài. Sau ba hoặc bốn năm, nhiều người chơi đã làm trống kiệt gia đình của họ đến mức Quốc hội ban hành một lệnh cấm với những hình phạt nghiêm khắc đối với cả hai trò chơi. Tuy nhiên, như người viết cổ của chúng ta nói, "vì tính chất quyến rũ," "vì các phép nhân và lợi ích khác nhau mà nó có vẻ như đề nghị cho những người chơi thiếu thận trọng, nhiều người rất thích nó đến mức họ sẽ chơi với mức cược nhỏ hơn thay vì bỏ cuộc; và hơn là không chơi, họ sẽ đặt cược tại một bank sáu xu, ba xu, thậm chí hai xu - điều này cho thấy hy vọng giành chiến thắng trong quinze-et-le-va và trente-et-le-va đã làm cho họ say mê." Lợi thế Việc chơi Basset cuối cùng dẫn đến một hình thức xổ số. Một người chơi có thể đôi khi thắng, nhưng người chiến thắng lớn là người chia bài (ngân hàng). Người chia bài có một số đặc quyền theo quy tắc, bao gồm quyền quyết định duy nhất về lá bài đầu và lá bài cuối; điều này mang lại cho họ một lợi thế đáng kể. Điều này là một sự thật được công nhận rõ ràng ở Pháp đến nỗi vua ra lệnh công khai rằng đặc quyền của một tallière (người chia bài) chỉ được phép dành cho chief cadets (con trai của quý tộc). Giả định của ông là ai đảm nhận vai trò ngân hàng phải trong một thời gian rất ngắn, tích luỹ được một tài sản đáng kể. Quy tắc chơi Các người chơi ngồi xung quanh một cái bàn, người chia bài (ngân hàng/người chia bài) ở giữa, với ngân hàng vàng trước mặt, và những người chơi hoặc người đặt cược mỗi người có một cuốn sách gồm 13 lá bài. Mỗi người đặt xuống một, hai, ba hoặc nhiều lá bài tùy ý, với số tiền đặt cược. Người chia bài lấy phần còn lại của bộ bài trong tay và lật chúng lên, với lá bài ở phía dưới được gọi là fasse; sau đó, ông trả một nửa giá trị số tiền đặt cược bởi người chơi lên bất kỳ lá bài thuộc loại đó (hạng). Sau khi fasse được lật lên, và người chia bài và người thu tiền cược (người thu tiền cược, tương tự như một người chia bài) đã xem qua các lá bài trên bàn và tận dụng tiền được đặt cược, người chia bài tiếp tục với việc chia bài; và lá bài tiếp theo xuất hiện, dù là quân vương, hoàng hậu, át hay bất kỳ quân bài nào khác, sẽ thắng cho người chơi (thưởng 1-1), người chơi có thể nhận tiền, hoặc sẽ tiếp tục với paroli (nhân đôi cược), như đã nói trước đó, để tiến tới sept-et-le-va (thưởng 7-1). Lá bài sau đó thắng cho người chia bài, người lấy tiền từ lá bài thuộc loại đó của mỗi người chơi và đưa vào ngân hàng của mình, một lợi thế rõ ràng và to lớn hơn so với người chơi. Người chia bài, nếu lá bài thắng là quân vương, và lá bài tiếp theo là mười, ông nói (cho thấy lá bài quanh vòng): 'Quân vương thắng, mười thua,' trả tiền cho những lá bài đó và lấy tiền từ những người thua, thêm vào ngân hàng của mình. Sau đó, ông tiếp tục với việc chia bài: 'Át thắng, năm thua;' 'Bồi (quân J) thắng, bảy thua;' và tiếp tục như vậy, mỗi lá bài khác nhau lượt lượt thắng và thua, cho đến khi tất cả các lá bài đã được chia nhưng chỉ còn lại một lá bài. Theo quy tắc của trò chơi, lá bài cuối cùng được lật lên là vì lợi ích của người chia bài; mặc dù một người chơi có thể có một lá bài thuộc loại đó, nhưng nó vẫn được cho phép là một trong những phần công nợ của người chia bài, ông không trả tiền cho nó. Người chơi táo bạo may mắn và phiêu lưu, và có thể đặt cược với một số tiền lớn vào sept-et-le-va (thưởng 7-1), quinze-et-le-va (thưởng 15-1), trente-et-le-va (thưởng 30-1), v.v., phải đã tăng gấp đôi số tiền cược ban đầu của mình một cách kỳ diệu; nhưng điều này hiếm khi được thực hiện; và sự mất mát của người chơi, bởi tính chất của trò chơi, luôn luôn vượt quá mất mát của ngân hàng; thực tế, trò chơi này hoàn toàn thuận lợi cho ngân hàng; và tuy nhiên rõ ràng rằng, bất chấp sự nhận thức này, trò chơi phải đã là một trong những trò chơi hấp dẫn và cuốn hút nhất từng được phát minh. Gian lận Tất nhiên, ở Basset cũng có những hình thức gian lận được thực hiện bởi người chia bài hoặc ngân hàng, ngoài những lợi thế quy định của họ. Có thể chia bài sao cho người chơi không thắng được trong suốt bộ bài; và người chia bài có quyền để người chơi thắng nhiều lần theo ý muốn của mình. Thuật ngữ Vào năm 1870, trò chơi được mô tả ở Anh sử dụng sự kết hợp của từ và cách viết từ tiếng Pháp và tiếng Anh: Cái tallière (ngân hàng), người đặt một số tiền để trả lời cho mỗi lá bài thắng có thể lộ diện. Cái croupière (người trợ giúp của người chia bài), đứng bên cạnh để giám sát các lá bài thua, để khi có nhiều người chơi, ông không bỏ sót bất cứ điều gì có thể mang lại lợi nhuận cho mình. Người chơi (trong tiếng Pháp, ponter - đặt cược), do đó, mỗi người chơi. Fasse: lá bài đầu tiên được lật lên bởi người chia bài, mà ông kiếm được một nửa giá trị số tiền đặt cược lên mỗi lá bài thuộc loại đó của người chơi. Cái couch (từ couche, cược): đây là cược đầu tiên mà mỗi người chơi đặt lên mỗi lá bài. Mỗi người chơi có một cuốn sách gồm 13 lá bài trước mặt, trên đó ông phải đặt tiền cược của mình. Paroli (có thể xuất phát từ parole, để "đưa lời" - nhân đôi cược): người chiến thắng couch, và có ý định tiến tới một lợi thế khác, gập góc lá bài để chỉ ông sẽ để tiền của mình mà không nhận được giá trị từ người chia bài. Masse: khi những người đã chiến thắng couch, sẽ cược thêm tiền vào cùng lá bài. Pay: khi người chơi đã thắng couch, và do băn khoăn không biết có nên nhân đôi cược tiếp theo hay không, ông kết thúc; bởi vì bằng cách đi tới pay, nếu lá bài được lật lên sai, ông không mất gì, vì đã thắng couch trước đó; nhưng nếu trong cuộc mạo hiểm này, vận may đồng hành với ông, ông sẽ thắng gấp đôi số tiền ông đã cược. Alpieu: khi couch được thắng bằng cách lật lên hoặc gập góc của lá bài thắng. Sept-et-le-va (bảy và tiến): cơ hội lớn đầu tiên cho thấy những lợi thế của trò chơi, nghĩa là nếu người chơi đã thắng couch, và sau đó tạo ra một paroli bằng cách gập góc lá bài của mình và tiếp tục tới một cơ hội thứ hai, nếu lá bài thắng của ông lại lộ diện, nó sẽ trở thành sept-et-le-va, tương đương với bảy lần số tiền ông đã đặt cược lên lá bài. Quinze-et-le-va (mười lăm và tiến): đáp ứng sở thích của người chơi, ai có thể đã quyết định theo sở thích của mình, và vẫn đặt tiền cược lên cùng lá bài, điều này được thực hiện bằng cách gập góc thứ ba của lá bài của ông. Nếu lá bài này được lật lên bởi người chia bài, ông sẽ thắng 15 lần số tiền ông đã đặt cược. Trent-et-le-va (trenta - ba mươi và tiến): được đánh dấu bằng người chơi may mắn gập góc cuối cùng của lá bài thứ tư của mình, lá bài này nếu lật lên sẽ khiến ông thắng 30 lần số tiền ông đã đặt cược. Soissante-et-le-va (soixante - sáu mươi và tiến): cơ hội cao nhất có thể xảy ra trong trò chơi, vì nó trả 60 lần số tiền cược đã đặt. Hiếm khi nó được thắng ngoại trừ một số người chơi đã đẩy vận may của mình đến cùng. Tính toán toán học Basset đã trở thành đối tượng của các tính toán toán học. Abraham de Moivre đã ước tính mức thua của người chơi dưới mọi trường hợp về số lá bài còn lại trong bộ khi người chơi đặt cược, và bất kỳ số lần nào lá bài của anh ta được lặp lại trong bộ. De Moivre đã tạo ra một bảng cho thấy mức thiệt hại của người chơi trong bất kỳ tình huống nào anh ta có thể gặp phải. Từ bảng này, có những điều sau đây: Rằng càng ít lá bài còn lại trong bộ, thua lỗ của người chơi càng lớn. Rằng mức thiệt hại nhỏ nhất của người chơi, dưới các điều kiện giống nhau về số lá bài còn lại trong bộ, là khi lá bài chỉ xuất hiện hai lần trong bộ; mức thiệt hại lớn hơn khi lá bài xuất hiện ba lần; và càng lớn hơn khi lá bài xuất hiện bốn lần; và lớn nhất khi lá bài chỉ xuất hiện một lần. Lợi nhuận của ngân hàng trên tất cả số tiền cược trong Basset là 15s 3d mỗi đồng. Xem thêm Faro (trò chơi bài) Cassino (trò chơi bài) The Four False Weapons (một truyện trinh thám của John Dickson Carr) Chú thích Nguồn Steinmetz, Andrew (1870) "Chapter X: Piquet, Basset, Faro, Hazard, Passe-dix, Put, Cross and Pile, Thimble-rig" The Gaming Table: Its Votaries and Victims: In all times and countries, especially in England and in France Vol. II, Tinsley Brothers, London, ; trực tuyến tại Project Gutenberg Liên kết bên ngoài ap Gwystl, Earl Dafydd "Still more Fifteenth and Sixteenth Century Card Games: Bassett" The Oak (A&S Newsletter of Atlantia) Số 12, Grey Dragon Trò chơi đánh bạc thế kỷ 16 Trò chơi đánh bạc Ý Trò chơi ngân hàng
19814750
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20%C4%91%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20Sungkyunkwan
Ga đại học Sungkyunkwan
Ga Đại học Sungkyunkwan (Tiếng Hàn: 성균관대역, Hanja: 成均館大驛) là ga tàu điện ngầm trên Tuyến Gyeongbu nằm ở Yuljeon-dong, Jangan-gu, Suwon-si, Gyeonggi-do. Tất cả các chuyến tàu trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1, bao gồm cả tàu địa phương và tàu tốc hành, đều dừng ở đây. Trong những ngày đầu, nó được mở với tên gọi Ga Yuljeon, nhưng theo yêu cầu của Khuôn viên Khoa học Tự nhiên Đại học Sungkyunkwan gần đó, tên ga đã được thay đổi và có tên như ngày nay. Tuy nhiên, một số người dân đã yêu cầu khôi phục tên nhà ga thành Ga Yuljeon. Lịch sử 1 tháng 2 năm 1979: Khai trương như một ga tạm thời dưới tên Ga Yuljeon (栗田驛) 1 tháng 1 năm 1984: Đổi tên ga thành Ga Seongdae (成大驛) 2 tháng 3 năm 1992: Chuyển thành ga chạy đơn giản 1 tháng 12 năm 1994: Đổi tên ga thành Ga Đại học Sungkyunkwan (成均館大驛) 1 tháng 1 năm 1998: Hạ cấp xuống ga đơn giản không bố trí 29 tháng 9 năm 2017: Xây dựng mới Ga Bukbu và lối ra 3 và 4 1 tháng 7 năm 2018: 2 điểm dừng bổ sung trên Tốc hành Sinchang vào buổi tối 30 tháng 12 năm 2019 : Bổ sung ga Đại học Sungkyunkwan làm điểm dừng tàu tốc hành. Bố trí ga Ga kế cận Tham khảo Đại học Sungkyunkwan Đại học Sungkyunkwan Đại học Sungkyunkwan
19814756
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D2%AC
Ҭ
Te với nét gạch đuôi (Ҭ ҭ, chữ nghiêng: Ҭ ҭ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của nó bắt nguồn từ chữ cái Kirin Te (Т т Т т) bằng cách thêm một nét gạch đuôi vào phần cuối của chữ cái. Te với nét gạch đuôi được sử dụng trong bảng chữ cái của tiếng Abkhaz, trong đó nó đại diện cho âm , giống như cách phát âm của trong "tick". Các chữ cái liên quan và các ký tự tương tự khác Ŧ ŧ : Chữ Latin T với nét gạch ngang Ţ ţ : Chữ Latin T với móc đuôi Ț ț : Chữ Latin T với dấu phẩy Ꚋ ꚋ : Chữ Kirin Te với móc giữa Mã máy tính Tham khảo Mẫu tự Kirin Ngôn ngữ tại Abkhazia
19814768
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20%28s%C3%A1ch%20c%E1%BB%A7a%20Herodotos%29
Lịch sử (sách của Herodotos)
Lịch sử (, ; tiếng Anh The History) là một bộ sách lịch sử của Herodotus. Tác phẩm được các nhà sử học đánh giá đã khai sinh chuyên ngành nghiên cứu lịch sử của nền văn minh phương Tây. Tác phẩm được Herodotus viết bằng tiếng Hi Lạp cổ đại vào năm 430 trước Công nguyên, nó ghi chép về các truyền thống cổ xưa, các vấn đề chính trị, địa lý và xung đột của các nền văn hóa khác nhau ở Hy Lạp, Tây Á và Bắc Phi vào thời điểm đó. Mặc dù quan điểm của tác phẩm (cũng chính là quan điểm của Herodotus) không hoàn toàn khách quan nhưng nó vẫn là một trong những nguồn quan trọng nhất của các sử gia để nghiên cứu về lịch sử phương Tây cổ đại. Hơn nữa, nó đã thiết lập chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử ở thế giới phương Tây (mặc dù đã có sự tồn tại của các văn bản ghi chép lịch sử và biên niên sử từ trước đó). Lịch sử cũng là một trong những tài liệu sớm nhất ghi chép về sự trỗi dậy của Đế chế Ba Tư, cũng như các sự kiện và nguyên nhân của Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Trong các ấn bản hiện đại Lịch sử thường được in thành chín cuốn sách, mỗi cuốn được đặt tên theo tên của các Nàng thơ Muse. Tái bản ở Việt Nam Ở Việt Nam, tác phẩm được PGS-TS Lê Đình Chi biên dịch và xuất bản với tiêu đề Lịch sử (Historiai). Cuốn sách đã đạt giải A, là giải cao nhất của Giải thưởng sách quốc gia năm 2020. Tham khảo Nguồn Liên kết ngoài — Complete online text — Searchable textfile — Complete online text Direct link to PDF Giải thưởng sách quốc gia
19814770
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n%20h%C3%A0m%20Qu%C3%A2n%20%C4%91o%C3%A0n%20c%C6%A1%20gi%E1%BB%9Bi%20Qu%E1%BB%91c%20gia%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a
Quân hàm Quân đoàn cơ giới Quốc gia xã hội chủ nghĩa
Các cấp bậc và phù hiệu của Quân đoàn cơ giới xã hội chủ nghĩa quốc gia ( Nationalsozialistisches Kraftfahrkorps, viết tắt NSKK ) là một hệ thống xếp hạng bán quân sự ở Đức được sử dụng từ những năm 1931 đến 1945. Chúng dựa trên cấp bậc và phù hiệu của Sturmabteilung ( SA ), mà NSKK ban đầu là một phần. Cấp bậc Phù hiệu đơn vị Đối với tất cả các cấp bậc Oberstaffelführer trở xuống, NSKK mang một miếng vá cổ áo đơn vị, được đeo trên cổ áo bên phải, đối diện với huy hiệu cấp bậc. Huy hiệu đơn vị này hiển thị số Sturm (Đại đội) của một thành viên, tiếp theo là số của trung đoàn cơ giới mà họ trực thuộc Quân đoàn cơ giới xã hội chủ nghĩa quốc gia . Xem thêm So sánh cấp bậc của Đức Quốc xã Người giới thiệu Liên kết ngoài Quân đội Đức trong Thế chiến II & Cấp bậc SS & Cấp hiệu Phù hiệu quân đội pl:Narodowo-Socjalistyczny Korpus Motorowy#Stopnie
19814774
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ed%20Cooked
Ed Cooked
Edward Cooke (Ed Cooke) (sinh năm 1982), sinh ra và lớn lên ở Oxfordshire là một doanh nhân người Anh nổi tiếng vì là là tác của cuốn sách "Learn the Stuff You Thought You Never Could" (Tìm hiểu những thứ bạn nghĩ rằng bạn là bất khả thi), đồng thời cũng là nhà sáng lập ra ứng học ngôn ngữ Memrise, là ứng dụng sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng nghĩa là là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập, tức lặp đi lặp lại những kiến thức đã học theo chu kỳ giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức đã học. Sự nghiệp Năm 2004 ,Sau khi tốt nghiệp ngành tâm lý học ở Đại học Oxford, và tốt nghiệp bằng thạc sĩ về khoa học nhận thức dưới sự chỉ dẫn của J. Kevin O'Regan, năm 2005 ông bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu,viết và dạy các kĩ năng ghi nhớ. Năm 23 tuổi, ông trở thành Bậc thầy Trí nhớ. Cooked sử dụng các kĩ năng ghi nhớ phổ biến của những người như Tony Buzan và Dominic O'Brien. Trong năm 2010, ông cùng đồng sáng lập Ben Whately và Greg Detre tạo ra ứng học ngôn ngữ nổi tiếng Memrise, là ứng dụng sử dụng phương pháp lặp lại ngắt quãng nghĩa là là kỹ thuật gia tăng thời gian giữa những lần ôn tập, tức lặp đi lặp lại những kiến thức đã học theo chu kỳ giúp tăng khả năng ghi nhớ kiến thức đã học. Thành tích Hầu hết thành tích của ông đều liên quan đến khả năng ghi nhớ : Đứng thứ 10 tại Giải vô địch trí nhớ thế giới năm 2003. Đứng hạng 3 tại Giải vô địch trí nhớ của Áo. Đứng thứ 11 tại Giải vô địch trí nhớ thế giới năm 2004. Đứng thứ 11 tại Giải vô địch trí nhớ thế giới năm 2005. Đứng thứ 8 tại Giải vô địch trí nhớ thế giới năm 2006. Vô địch tại Giải vô địch Trí nhớ Cambridge năm 2007. Đứng thứ 7 tại Giải vô địch trí nhớ thế giới năm 2007. Đứng thứ 10 tại Giải vô địch trí nhớ thế giới năm 2008. Tham khảo Sinh năm 1982 Cựu sinh viên Đại học Oxford Nhà văn Vương quốc Liên hiệp Anh Nhân vật còn sống
19814776
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ibrahim%20Al-Zubaidi
Ibrahim Al-Zubaidi
Ibrahim Al-Zubaidi () là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ả Rập Xê Út thi đấu ở vị trí hậu vệ biên cho Al-Ahli. Sự nghiệp Al-Zubaidi bắt đầu sự nghiệp của mình tại đội trẻ của Al-Wehda. Anh có trận ra mắt cho đội một trong mùa giải 2009-10. Vào ngày 17 tháng 6 năm 2012, anh đã ký một thỏa thuận trước hợp đồng với Al-Nassr. Anh chính thức gia nhập Al-Nassr vào tháng 1 năm 2013. Vào ngày 7 tháng 1 năm 2016, Al-Zubaidi rời Al-Nassr và gia nhập Najran. Sau khi Najran rớt hạng xuống Giải hạng nhất Ả Rập Xê Út vào cuối mùa giải 2015-16, Al-Zubaidi rời câu lạc bộ và ký hợp đồng 3 năm với Al-Taawoun. Vào ngày 19 tháng 12 năm 2018, Al-Zubaidi gia hạn hợp đồng với Al-Taawoun cho đến năm 2021. Vào ngày 26 tháng 7 năm 2021, Al-Zubaidi gia nhập đội bóng mới thăng hạng tại Giải Vô địch quốc gia Al-Tai. Ngày 18 tháng 7 năm 2022, Al-Zubaidi gia nhập Al-Ahli. Danh hiệu Al-Nassr Giải Vô địch quốc gia: 2013–14, 2014–15 Cúp Thái tử: 2013–14 Al-Taawoun Cup Nhà vua: 2019 Tham khảo Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Ả Rập Xê Út Sinh năm 1989 Cầu thủ bóng đá Al Wehda FC Cầu thủ bóng đá Al Nassr FC Cầu thủ bóng đá Najran SC Cầu thủ bóng đá Al Taawoun FC Cầu thủ bóng đá Al-Tai FC Cầu thủ bóng đá Al Ahli Saudi FC Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá hạng nhất Ả Rập Xê Út Cầu thủ Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út Người Mecca Hậu vệ cánh bóng đá
19814778
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mohammed%20Al-Zubaidi
Mohammed Al-Zubaidi
Mohammed Al-Zubaidi (; sinh ngày 25 tháng 8 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ả Rập Xê Út hiện đang chơi ở vị trí hậu vệ cánh cho Al-Taraji. Sự nghiệp Vào ngày 10 tháng 8 năm 2022, Al-Zubaidi gia nhập đội bóng ở giải hạng nhất Al-Orobah theo dạng chuyển nhượng tự do. Ngày 22 tháng 6 năm 2023, Al-Zubaidi gia nhập Al-Taraji. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1997 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Ả Rập Xê Út Hậu vệ bóng đá Hậu vệ cánh bóng đá Cầu thủ bóng đá Al-Ettifaq FC Cầu thủ bóng đá Al Ahli Saudi FC Cầu thủ bóng đá Al-Hazem F.C. Cầu thủ bóng đá Damac FC Cầu thủ bóng đá Al-Orobah FC Cầu thủ bóng đá Al-Taraji Club Cầu thủ bóng đá Giải Vô địch quốc gia Ả Rập Xê Út Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá hạng nhất Ả Rập Xê Út Cầu thủ bóng đá Đại hội Thể thao châu Á 2018 Vận động viên Đại hội Thể thao châu Á của Ả Rập Xê Út Người Ả Rập Xê Út thế kỷ 21 Người Ả Rập Xê Út thế kỷ 20
19814784
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20B%C3%A1n%20%C4%91%E1%BA%A3o%20Noto%202007
Động đất Bán đảo Noto 2007
là trận động đất xảy ra vào lúc 9:41 (JST), ngày 25 tháng 3 năm 2007. Trận động đất có cường độ 6.7 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 11 km. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã phát cảnh báo sóng thần cho toàn bộ bờ biển thuộc tỉnh Ishikawa. Sóng thần cao 22cm đã đánh vào Suzu, Ishikawa. Hậu quả trận động đất đã làm 1 người chết, 356 người bị thương. Tham khảo Nhật Bản năm 2007 Động đất năm 2007
19814785
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shafia%20Zubair
Shafia Zubair
Shafia Zubair là một chính khách Ấn Độ đến từ Rajasthan và là đảng viên của Đảng Quốc đại Ấn Độ. Bà được bầu làm thành viên của Hội đồng Lập pháp Rajasthan tại Ramgarh, Alwar vào ngày 31 tháng 1 năm 2019. Bà đã đánh bại đối thủ gần nhất từ Đảng Bharatiya Janata với cách biệt 12.221 phiếu. Bà là vợ của Thư ký Ủy ban Quốc hội Toàn Ấn Độ Zubair Khan. Tham khảo Chính khách Đảng Quốc đại Ấn Độ người Rajasthan Nhân vật còn sống Sinh năm 1967
19814792
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng%20Kunigami
Tiếng Kunigami
Tiếng Kunigami hay tiếng Bắc Okinawa (), là một ngôn ngữ Lưu Cầu ở phía Bắc đảo Okinawa ở quận Kunigami và thành phố Nago, còn được gọi là vùng Yanbaru, trong lịch sử là lãnh thổ của vương quốc Bắc Sơn. Phương ngữ Nakijin thường được coi là đại diện của tiếng Kunigami, tương tự như phương ngữ Shuri-Naha của tiếng Trung Okinawa. Số lượng người bản ngữ thông thạo tiếng Kunigami không được biết đến. Do chính sách ngôn ngữ của Nhật Bản, thế hệ trẻ chủ yếu nói tiếng Nhật như ngôn ngữ đầu tiên của họ. Vị trí Ngoài phần phía bắc đảo Okinawa, tiếng Kunigami được nói trên các đảo nhỏ lân cận Ie, Tsuken và Kudaka. Phạm vi và phân loại Glottolog, theo Pellard (2009), phân loại tiếng Kunigami với tiếng Trung Okinawa là hai ngôn ngữ Okinawa. Ethnologue thêm Okinoerabu và Yoron; những ngôn ngữ này (cùng với tất cả các ngôn ngữ khác ở phía bắc quần đảo Ryukyu) được Glottolog phân loại là các ngôn ngữ Amami. Bản đồ các ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm của UNESCO, theo sau Uemura (2003), bao gồm Okinoerabu và Yoron như các biến thể của tiếng Kunigami. Thuật ngữ dân gian Những người nói tiếng Kunigami có nhiều từ khác nhau để chỉ "ngôn ngữ", "phương ngữ" và "phong cách nói". Ví dụ, nhà ngôn ngữ học Nakasone Seizen (1907–1995) nói rằng phương ngữ của cộng đồng quê hương ông Yonamine, làng Nakijin có (các dạng từ tiếng Nhật chuẩn tương ứng trong ngoặc đơn): (kuchi), (kotoba) và (monoii). Ngôn ngữ của cộng đồng của chính mình được gọi là hay . Phương ngữ Yonamine là một phần của phương ngữ phía tây Nakijin được gọi là . Phần phía bắc Okinawa thường được gọi là Yanbaru và do đó ngôn ngữ của nó đôi khi được gọi là . Âm vị học Giống như hầu hết các ngôn ngữ Lưu Cầu ở phía bắc Trung Okinawa, tiếng Kunigami có một loạt các phụ âm "nhấn mạnh" hoặc "bằng". Trong khi các âm mũi và âm lượn thực sự được "ngậm", thì các âm tắc , trái ngược với các âm tắc . Tiếng Kunigami cũng đáng chú ý vì sự hiện diện của một âm vị tách biệt với âm vị được cho là nguồn gốc lịch sử của trong hầu hết các ngôn ngữ Nhật Bản-Lưu Cầu khác; trong tiếng Kunigami thay vào đó có hai nguồn khác nhau: , hoặc nói cách khác là chữ cái đầu bằng 0 trong một số môi trường điều hòa nhất định. Vì vậy, ví dụ, phương ngữ Nakijin của tiếng Kunigami có từ (ánh sáng, ngọn đèn, shōji), có nguồn gốc với từ tiếng Nhật (ánh sáng, ngọn đèn); dạng tiếng Kunigami được phân biệt với cùng nguồn gốc Nhật Bản của nó bằng âm đầu , bằng , và loại bỏ *r trước *i. Tiếng Kunigami cũng tạo ra sự khác biệt trong một số cặp từ nhất định, chẳng hạn như phương ngữ Nakijin (đám mây) và (con nhện), mà trong tiếng Nhật gần như đồng âm ( và ). Hình thái học Một điểm khác biệt đáng chú ý trong việc sử dụng một số dấu hiệu hình thái nhất định giữa tiếng Kunigami và tiếng Nhật tiêu chuẩn là việc sử dụng làm trạng từ trong tiếng Kunigami. Ví dụ: Phương ngữ Nakijin , tương đương với tiếng Nhật tiêu chuẩn toókú hanárete irú ("Nó ở rất xa"). Trong tiếng Nhật tiêu chuẩn, được sử dụng như trạng từ, trong khi được sử dụng riêng để lấy các danh từ trừu tượng về chất lượng và số lượng ("-ness") từ gốc tính từ. Tham khảo Nhóm ngôn ngữ Lưu Cầu
19814794
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt%20giao%20th%C3%B4ng%20Narita
Nút giao thông Narita
Nút giao thông Narita (Tiếng Nhật: インターチェンジ) còn được gọi là Narita IC (Tiếng Nhật: IC) là điểm giao cắt số 10 của , nối liền Narita, Chiba, Nhật Bản. Cùng với cổng thu phí lối ra từ Đường cao tốc Đông Kanto, cổng thu phí chính cho được lắp đặt. Vì vậy, khi sử dụng đường sân bay mới, phí cầu đường giữa nút giao thông này và nút giao thông sân bay mới sẽ được thanh toán tại đây. Lịch sử : Khai trương doanh nghiệp. Xung quanh nút giao thông Sân bay quốc tế Narita (Qua ) Khu vực trung tâm thành phố Narita (, ) Tham khảo Liên kết ngoài Ảnh liên quan tới Nút giao thông Narita - Narita Narita
19814807
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alicia%20Barnett
Alicia Barnett
Alicia Barnett (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1993) là nữ vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Anh Quốc nổi bật ở nội dung đánh đôi. Vào ngày 24 tháng 10 năm 2022, cô đạt được thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng đôi của WTA là thứ 59. Tiểu sử Sinh ra ở Vương quốc Anh, Barnett bắt đầu chơi quần vợt từ năm 7 tuổi. Cô tham gia ITF Women's Circuit ở tuổi 16/17. Cô gia nhập Team Bath Tennis High-International Performance Academy khi 16 tuổi, thông qua chương trình Học nghề Thể dục và Thể thao Nâng cao (AASE) và kể từ đó đã trở lại đào tạo. Người ta tin rằng Alicia đã đi du học và tốt nghiệp tại Đại học Northwestern ở Illinois vào năm 2017. Barnett ra mắt WTA Tour tại Lyon Open 2022, đánh cặp với Olivia Nicholls. Bộ đôi này tiến tới trận chung kết; màn trình diễn của họ trong suốt năm 2022 dẫn đến việc cả hai đại diện cho Đội tuyển Billie Jean King Cup Vương quốc Anh trong trận gặp Kazakhstan và Tây Ban Nha tại Billie Jean King Cup 2022. Tài trợ Barnett làm việc cùng với thương hiệu thể thao Ý, Ellesse và nhà sản xuất dụng cụ thể thao của Hoa Kỳ, Wilson. Đời tư Nhà của Barnett ở Painswick, Gloucestershire. Thống kê sự nghiệp Đôi Tính đến Vòng loại Billie Jean King Cup 2023 Đôi nam nữ Chung kết WTA Đôi: 2 (1 danh hiệu, 1 á quân) Chung kết WTA Challenger Đôi: 1 (á quân) Chung kết ITF Circuit Đơn: 1 (á quân) Đôi: 30 (15 danh hiệu, 15 á quân) Tham khảo Sinh năm 1993 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Nữ vận động viên quần vợt Vận động viên quần vợt Vương quốc Anh Nữ vận động viên quần vợt Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Vận động viên Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Vương quốc Liên hiệp Anh Nữ giới Anh Người Anh thế kỷ 20 Người Anh thế kỷ 21
19814809
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ry%C5%8Dtei
Ryōtei
là loại nhà hàng truyền thống của Nhật Bản. Theo truyền thống chỉ chấp nhận khách hàng mới do geisha làm quen và chiêu đãi nhưng không phải lúc nào cũng đúng nhất là trong thời hiện đại. thường là nơi diễn ra các cuộc họp chính trị hoặc kinh doanh cấp cao một cách kín đáo. Tại Kanazawa, cạnh tranh để bán những bữa ăn mang về với mức giá cao nhất trong năm mới, một thông lệ đã có từ hàng thế kỷ nay. Vào thập niên 1840, Mạc phủ đã sử dụng các gián điệp để theo dõi hoạt động xung quanh , do danh tiếng và sự giàu có liên quan đến những người bảo trợ của họ và việc thắt chặt chi tiêu trong thời gian diễn ra cuộc cải cách Tenpō. phổ biến ở các thị trấn Nhật Bản bất kể quy mô cho đến thập niên 1960, khi việc sử dụng chúng bắt đầu giảm dần để chuyển sang các khách sạn và câu lạc bộ đêm làm nơi kết hợp kinh doanh với giải trí. Năm 1993, Thủ tướng lúc bấy giờ là Hosokawa Morihiro đã tuyên bố ngừng sử dụng , khiến loại nhà hàng này không còn phổ biến đối với giới chính khách mà cả các doanh nhân nữa. Việc giảm sử dụng geisha và đã khiến tính độc quyền bị nới lỏng và bí mật được sử dụng trong các dịch vụ của họ, chẳng hạn như quảng cáo trên Internet, đăng giá dịch vụ và chấp nhận nhóm khách hàng mới mà không cần tham khảo từ người bảo trợ có uy tín. Tham khảo Liên kết ngoài "In Tokyo's Ryotei, The Art of Service", The New York Times Nhà hàng ở Nhật Bản
19814822
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20T%C3%A1%20Th%E1%BB%91n
Hoàng Tá Thốn
Hoàng Tá Thốn (1254-1339) là một đại thần dưới triều đại nhà Trần, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần thứ 3 của Đại Việt. Xuất thân Sát Hải Đại Vương tên thật là Hoàng Tá Thốn, hiệu Tô Đại Liêu sinh năm 1254 tại làng Vạn Phần, huyện Diễn Châu. Mẹ người họ Trương ở thôn Lý Trai. Theo sự tích “Điềm ứng trâu vàng” cũng như gia phả họ Hoàng ở làng Vạn Tràng:Một buổi sáng, bà Trương Thị Hoa ra sông gánh nước, bỗng thấy hai con trâu vàng từ dưới nước nhảy lên đánh nhau dữ dội và lao đến chỗ bà. Bà vội cầm đòn gánh để đánh đuổi, đôi trâu lại nhảy xuống nước rồi biến mất. Trước khi gánh nước về nhà, bà không quên làm động tác tẩy uế đòn gánh. Nhưng lạ thay, bà vừa khỏa đầu đòn gánh xuống sông thì bỗng nhiên nước nơi đó khô cạn, nhưng khi bà cất đòn gánh thì nước lại đầy như thường. Thấy lạ, bà đưa gần lại nhìn thì thấy đầu đòn gánh có dính lông trâu vàng. Bà liền gom vật lạ ấy vào dải yếm rồi gánh nước về nhà (cũng có nơi nói lông trâu rơi vào thùng nước, bà uống phải). Sau đó, bà cảm thấy trong người khác thường rồi có thai. Ngày mãn nguyệt khai hoa, ánh hào quang bỗng tỏa sáng khắp nhà, một đứa bé khôi ngô tuấn tú, gương mặt hồng hào ra đời, được đặt tên là Hoàng Tá Thốn.Thuở nhỏ, Hoàng Tá Thốn có sức khỏe hơn người và sớm được đi học. Nhưng Hoàng Tá Thốn chỉ thích võ nghệ nên cha mẹ cũng chiều lòng và ở tuổi thanh niên đã nổi tiếng là người khỏe, võ nghệ cao cường. Đặc biệt, ông có tài bơi lội, lặn lâu dưới nước. Sự nghiệp Khi Đại Việt bị quân Nguyên - Mông xâm lược, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, Hoàng Tá Thốn rời quê hương sung vào đội bộ binh. Sau một thời gian, viên tướng chỉ huy thấy ông thông minh, lắm cơ mưu với tài bơi lội đặc biệt nên đã tiến cử lên Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Hưng Đạo Vương sung Hoàng Tá Thốn vào đội thủy binh thiện chiến của nhà Trần. Ở đây, ông và các chiến hữu được huấn luyện đầy đủ, nhất là kỹ, chiến thuật trong đội thợ lặn. Sau đó, ông lại được cho làm Nội thư gia, giúp việc binh thư cho Trần Hưng Đạo. Tương truyền rằng, ông đã cùng các chiến hữu với chiến thuật lặn xuống sông đục thuyền địch làm cho thủy binh của quân Nguyên vô cùng khốn đốn, đặc biệt là trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng, nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến rồi giả thua chạy dẫn địch vào sâu trong sông Bạch Đằng. Cùng với các cánh quân khác, đạo thủy binh của Hoàng Tá Thốn mai phục từ trước đổ ra xung trận và đã gây cho đối phương những thiệt hại to lớn, đặc biệt là đánh đắm hàng chục thuyền, trong đó có thuyền chủ tướng và góp công bắt sống Ô Mã Nhi. Trận Bạch Đằng kết thúc, quân nhà Trần đại thắng. Đoàn thuyền hơn 600 chiếc của quân Nguyên - Mông bị tiêu diệt hoàn toàn. Các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ... bị bắt sống. Đại Việt còn thu được hơn 400 chiến thuyền. Trên đường khải hoàn, Hoàng Tá Thốn được vua Trần Nhân Tông gặp và có thơ khen ngợi:Nhị đề điện mạnh tự đương niên Hoàn trẫm công thành tín hiển nhiên Phấn dụng tiên chinh tam điệp tấn Chiêu hàng ngoại quốc đại huân tuyền Chỉ huy mao việc thanh liêu tá Bảo chướng can thành điện sóc biên Hoàn tập ban sư lưu lấm duyệt Chu mao phê đạp mạc năng tuyên.Để bái tạ hồng ân của đức vua, tướng quân đã làm thơ đáp lễ:Hoàng uy chấn bạt suất sử niên Song lạp nhân dân lại án nhiên Sóc chuyết viêm phong quy tịnh chiếm Xuân đài thọ vực hưởng an tuyền Lượng dai cán vũ hồi ngoan chướng Vạn lý cọng cần đạt viễn biên Bố đức an dân thiên tử mạnh Tiêu thần hà khắc xướng phiền tuyênTháng 2 năm Kỷ Sửu (1289), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trình nhà vua kế hoạch trao trả tù binh, tức là cho Ô Mã Nhi và đội quân Nguyên chiến bại về nước. Hoàng Tá Thốn lại được giao thực thi nhiệm vụ này. Ông nhận kế sách từ Hưng Đạo Vương là tạo sự cố trên đường đi để tiêu diệt tướng Ô Mã Nhi, trừ tận gốc hiểm họa về sau. Ông đã chọn một đội quân gồm nhiều người  tâm phúc giỏi bơi lội làm phu thuyền. Chiếc thuyền chở Ô Mã Nhi được đục thủng mấy lỗ rồi trám lại bằng những miếng gỗ được đóng đinh và gắn keo nhựa khá chắn . Đang đêm trên đường đi khi có thời cơ, ông cho người lặn xuống dùng đục nạy tháo các miếng gỗ ra, nước nhanh chóng tràn vào thuyền, không sao trám được. Tướng Mã Nhi chết chìm trong nước nhưng nhiều lính Nguyên khác được cứu thoát. Rồi chính lính được cứu sống này là nhân chứng làm cho Hốt Tất Liệt không thể không tin rằng Ô Mã Nhi bị chết do tai nạn đắm thuyền. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, vua ban tước Sát Hải Đại vương, tước Minh Tự cho ông và cấp đất cho lập trang trại. Hoàng Tá Thốn đã chọn Thiên Bồng, (làng Vạn Tràng, xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An ngày nay). Sau đó, Hoàng Tá Thốn lại được triều đình nhà Trần bổ làm tướng thống lĩnh các đạo thủy binh coi giữ 12 cửa biển. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, ông đã tổ chức các đồn trại ven biển thường xuyên tuần tra canh phòng và kịp thời tiêu diệt nhiều đám hải tặc. Những lần quân Chiêm Thành sang quấy rối hải phận Đại Việt, cướp bóc một số địa phương ven biển ở phía Nam, Hoàng Tá Thốn đã đem quân đánh dẹp. Kết thúc các cuộc chiến, ông được triều đình cho hưởng lộc 2 miền Thuận, Quảng. Những năm cuối đời, do tuổi cao, Hoàng Tá Thốn được triệu về kinh để làm việc ở Nội gia thư. Một lần đi tuần thú đường biển từ Bắc vào Nam, đến Cửa Trào huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, do tuổi già sức yếu, ông lâm bệnh rồi mất ngày 15 tháng 3 năm 1339, hưởng thọ 85 tuổi. Nhận định Vua Trần Hiến Tông đã đề thơ ca ngợi ông:Thiên phù xã tắc tử công sinh Tuấn dĩ khôi ngô trạc quyết linh Hải quốc thùy tiên chung tú khí Nhân gian thần tướng diễu thư tình Đằng đương vạn lý sơn tàng hổ Trầm phá thiên sưu hải chiếm kinh Hà nộ tha niên đinh cáo lũy Độc tương nghĩa tử báo triều đình.Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”: Trong trận thủy chiến quyết liệt giữa quân - dân nhà Trần với đội quân xâm lược Nguyên - Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288, Hoàng Tá Thốn đã lập chiến công lẫy lừng bằng việc vừa đánh vừa dụ hàng quân địch, bắt sống Ô Mã Nhi - đại tướng tin cẩn của vua Hốt Tất Liệt. Vì vậy, vua Trần đã phong ông là “Sát Hải Đại vương” và khen ông rằng: Ngươi là vị chỉ huy danh tiếng vượt lên nhiều người/ Quả là bậc trung thần bảo vệ biên cương đất nước/ Trong quân ngươi là viên tướng lẫm liệt/ Bút phê của ta khó nói hết lời khen. Không những là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ 3, mà từ khi giữ chức Đại tướng chỉ huy thủy binh, ông càng chăm lo xây dựng lực lượng thủy binh bảo vệ vững chắc 12 cửa biển của đất nước. Sau khi mất, Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn được xem là vị thần vùng sông biển của Việt Nam, được thờ ở khắp các cửa biển từ miền Bắc vào tận Nam Trung bộ. Tại xứ Nghệ, ngài là một trong 2 vị nhân thần nổi tiếng linh thiêng và được nhân dân lập đền thờ phụng ở nhiều nơi nhất. Sống được vua khen, chết được dân lập đền thờ ở khắp mọi nơi. Một tấm gương đáng kính để hậu thế soi lại mình. Tưởng niệm Tiếc thương vị danh tướng tận trung với nước, vua Trần Hiến Tông đã ban thuyền rồng, cho đội quân danh dự chở linh cữu ông về an táng tại Vạn Phần và cho lập đền thờ. Ông được nhân dân nhiều làng ven biển lập đền thờ như ở Cửa Trào, Cửa Trường, Cửa Vạn, Cửa Trấp, Cửa Thơi, cửa Lò, cửa Hội… Trần Hiến Tông đã truy tặng bậc Đại liêu thượng đẳng tối linh tôn thần, xếp ngang hàng với bảy vị Thượng đẳng thần được cả nước cúng tế, đồng thời ca ngợi:Đại danh thùy vũ trụ Duy tượng túc thanh cao Tri hoạn thế nhiêu tha Thăng dáng chung trạch lưuHiện nay, tại xã Hưng Lộc, thành phố Vinh (Nghệ An) có một con đường mang tên Hoàng Tá Thốn và ở huyện Yên Thành cũng có ngôi trường mang tên ông. Hàng năm đến ngày 28 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 âm lịch, huyện Yên Thành cùng xã Phúc Thành tổ chức lễ hội Đền Đức Hoàng. Và đến ngày 16 tháng 6 âm lịch hàng năm, hậu duệ họ Hoàng trong tỉnh hội tụ về làng Vạn Tràng xã Long Thành để dự đại lễ giỗ tổ. Năm 2013, tại Quyết định 3396 ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đền Miếu Trửa thờ Sát Hải Đại vương làm Thành hoàng làng tại thôn Trường Xuân, xã Đỉnh Bàn được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và đưa vào bảo vệ. Cũng trong quyết định này, khu di tích Miếu Vua tại thôn Bình Sơn, xã Đỉnh Bàn thờ phụng Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Tốn được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và đưa vào trùng tu bảo vệ. Ngày 26 tháng 12 năm 2020, Đền thờ Sát Hải Đại vương Hoàng Tá Thốn tại thôn 1 xã Tào Sơn, Anh Sơn, Nghệ An được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tham khảo Sinh năm 1254 Mất năm 1339 Võ tướng nhà Trần Người tham gia lực lượng kháng chiến của Đại Việt chống quân Nguyên–Mông xâm lược Nhà thơ Việt Nam thời Trần
19814829
https://vi.wikipedia.org/wiki/Linda%20Noskov%C3%A1
Linda Nosková
Linda Nosková (sinh ngày 17 tháng 11 năm 2004) là một vận động viên quần vợt người Cộng hòa Séc. Cô có thứ hạng đánh đơn cao nhất ở Hiệp hội Quần vợt Nữ (WTA) là vị trí số 50, đạt được vào ngày 6 tháng 2 năm 2023, và có thứ hạng đánh đôi cao nhất là vị trí số 160 thế giới, đạt được vào ngày 3 tháng 10 năm 2022. Vào tháng 8 năm 2022, cô trở thành tay vợt trẻ nhất trong top 100, vượt qua kỷ lục trước đó do Coco Gauff nắm giữ kể từ tháng 10 năm 2019. Ở ITF Circuit, cô đã giành 6 danh hiệu đơn và một danh hiệu đôi. Danh hiệu lớn nhất của cô là tại giải $100k Reinert Open ở Versmold. Ở cấp độ trẻ, thứ hạng cao nhất của cô là vị trí số 5 thế giới, đạt được vào ngày 14 tháng 6 năm 2021. Mặc dù chỉ tham dự 4 giải Grand Slam ở nội dung trẻ (cả đơn và đôi), cô đã vô địch Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2021 ở nội dung đơn nữ trẻ. Ngoài ra, cô cũng vào vòng bán kết ở nội dung đôi nữ trẻ tại Pháp Mở rộng 2021, cũng như vòng tứ kết Giải quần vợt Úc Mở rộng 2020. Cuộc sống Nosková lớn lên ở làng Bystřička thuộc vùng Vsetín. Lần đầu tiên cô tiếp xúc với quần vợt là năm 7 tuổi, khi cô bắt đầu tập luyện ở Valašské Meziříčí. Ba năm sau, cô trở thành vận động viên của TK Na Dolina ở Trojanovice gần Frenštát pod Radhoštěm. Năm 2018, cô chuyển đến Přerov vì quần vợt. Sự nghiệp trẻ Thành tích Grand Slam trẻ - Đơn: Úc Mở rộng: V2 (2020) Pháp Mở rộng: VĐ (2021) Wimbledon: – Mỹ Mở rộng: – Thành tích Grand Slam trẻ - Đôi: Úc Mở rộng: TK (2020) Pháp Mở rộng: BK (2021) Wimbledon: – Mỹ Mở rộng: – Nosková giành danh hiệu đơn nữ trẻ Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2021. Vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, cô đứng vị trí số 5 thế giới trên bảng xếp hạng ITF trẻ. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 2004 Nhân vật còn sống Vận động viên quần vợt Séc Vô địch Grand Slam (quần vợt) đơn nữ trẻ Vô địch Roland-Garros trẻ Nhân vật thể thao từ Přerov
19814833
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phonk
Phonk
Phonk () là một thể loại con của hip hop và trap được truyền cảm hứng trực tiếp từ Memphis rap những năm 1990. Hầu hết các bài nhạc đều hiện diện trên nền tảng SoundCloud, nhạc phonk được đặc trưng bởi giọng hát Memphis rap cũ từ những đoạn băng và sample hip hop đầu thập niên 1990, thường được kết hợp với các yếu tố của jazz và funk. Thể loại này thường sử dụng các kĩ thuật bóp méo âm thanh như để tạo ra những âm thanh đen tối hơn. Phonk ban đầu được phát triển ở miền Nam Hoa Kỳ vào thập niên 1990, chủ yếu ở Houston và Memphis, những người tiên phong của thể loại này bao gồm DJ Screw, X-Raided, DJ Spanish Fly, DJ Squeeky và tập thể Three 6 Mafia. Vào cuối những năm 2010, thông qua những nền tảng phát trực tuyến như SoundCloud, thể loại này đã tập trung nhiều hơn vào các yếu tố như jazz và hip-hop cổ điển. Được phổ biến bởi TikTok và cộng đồng drift trên mạng xã hội, "drift phonk" là một thể loại phụ của phonk nổi lên ở Nga vào cuối thập niên 2010; những điểm đặc trưng chính là sử dụng cowbell và bass cao. Thể loại này thường được sử dụng trong các video lo-fi cho thấy những chiếc xe đang drift. Với sự phát triển của drift phonk, từ "phonk" được sử dụng cho thể loại con thay vì thể loại gốc. Lịch sử Phonk lấy cảm hứng từ trap ở miền Nam Hoa Kỳ giữa thập niên 1990. Các nghệ sĩ hay nhóm nhạc như DJ Screw, X-Raided, DJ Spanish Fly, DJ Squeeky và tập thể Three 6 Mafia đã tạo tiền đề cho thể loại này giúp nó phát triển nhiều năm sau đó, được coi là tiền thân của thể loại này. Các nhạc sĩ như SpaceGhostPurrp đã làm phonk sống lại vào đầu thập niên 2010. Từ "phonk" được phổ biến bởi SpaceGhostPurrp, người đã phát hành các bản nhạc như "Pheel tha Phonk", "Bringin' tha Phonk" và "Keep Bringin' tha Phonk". Trong một cuộc phỏng vấn, anh giải thích rằng "phonk là tiếng lóng của funk", ám chỉ thể loại nhạc G-funk. Kênh YouTube Ryan Celsius cũng đã góp phần phổ biến thể loại nhạc này. Các nhà sản xuất phonk hoạt động ở underground trước khi thể loại nhạc này có động lực phát triển vào giữa thập niên 2010. Vào cuối năm 2017, phonk đã chuyển định hướng từ "âm thanh nặng nề, u tối, theo định hướng Memphis rap", kết hợp với giọng hát hiện đại hơn cùng với các yếu tố như jazz và hip hop cổ điển. Nhờ đó phonk được mô tả là "rare phonk" bởi Celsius, được đặc trưng bởi "âm thanh trap trong trẻo hơn, gần như chính thống". Từ năm 2016 đến 2018, phonk là một trong những thể loại được nghe nhiều nhất trên SoundCloud với việc hashtag #phonk nằm trong top thịnh hành mỗi năm. Đặc trưng Được lấy cảm hứng trực tiếp từ Memphis rap từ những năm 1990, phonk được đặc trưng bởi giọng hát Memphis rap vũ và sample từ hip hop những năm 1990. Chúng thường được kết hợp với sample jazz và funk. Kĩ thuật "chopped and screwed" thường được sử dụng để tạo ra những âm thanh đen tối hơn. Một điểm đặc biệt của phonk là nó không gắn liền với "scene" khu vực nào: nó được gắn với chính nền tảng trực tuyến SoundCloud giúp làm nổi bật các thể loại con của hip hop và . Các nghệ sĩ đáng chú ý khác của "new-age phonk" (thời đại mới của phonk) bao gồm DJ Smokey, DJ Yung Vamp, Soudiere, và Mythic. Bên cạnh khía cạnh âm nhạc, phonk còn được đặc trưng bởi tính thẩm mỹ khác biệt kết hợp với các hình ảnh hoạt hình bao gồm cả fan-art của The Simpsons. Các nhạc sĩ phonk thường sử dụng đồ họa phong cách "Pen & Pixel" cho các EP và album của họ. Drift phonk "Drift phonk", một thể loại phụ của phonk, nổi lên vào cuối thập niên 2010 ở Nga. Nó được đặc trưng bởi việc sử dụng bass cao, cowbell và âm thanh bị bóp méo khiến cho lời bài hát của sample thường khó có thể hiểu được. Nhịp độ của các bài drift phonk cũng cao. Nhạc drift phonk thường được sử dụng trong các video có chủ đề cử tạ, drift và đua xe trên đường phố khiến nó phổ biến trong văn hóa ô tô trực tuyến. Thể loại này nhanh chóng thu hút được sự chú ý thông qua ứng dụng TikTok vào năm 2020. Hầu hết các nhà sản xuất nhạc drift phonk đều đến từ Nga. Những người tiên phong của thể loại này có thể kể đến như Ghostface Playa, Pharmacist, Prxsxnt Fxture, Dvrst, Kaito Shoma và KSLV. Khi drift phonk phổ biến trên TikTok, nó cũng trở nên phổ biến hơn so với thể loại gốc của nó là phonk; điều này khiến cho "phonk" gắn liền với thể loại con drift phonk. Sau khi thể loại này gia tăng sự phổ biến ở Nga, Spotify đã phát hành album chính thức của mình bao gồm các bài nhạc được tuyển chọn vào tháng 5 năm 2021, hầu hết trong số đó đều là các bài nhạc drift phonk. Tham khảo Phonk Nhạc trap Thể loại nhạc thế kỷ 21 Âm nhạc thập niên 1990 Âm nhạc thập niên 2010 Âm nhạc thập niên 2020
19814847
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiyayakko
Hiyayakko
là một món ăn của Nhật Bản được làm từ đậu phụ (tofu) lạnh đi kèm với những nguyên liệu khác được rải đều trên bề mặt món ăn. Nguyên liệu phụ gia Có sự khác nhau giữa các nguyên liệu phụ gia được phủ lên đậu phụ, điều này tùy thuộc vào nhu cầu từng hộ gia đình và các nhà hàng, nhưng những nguyên liệu phụ gia chuẩn cho Hiyayakko hành lá xắt nhỏ với katsuobushi (vảy cá ngừ vằn khô) và nước tương . Các nguyên liệu phụ gia khác bao gồm: lá tía tô vỏ quả yuzu củ cải daikon gừng myoga thái lát gừng nạo đậu bắp thái lát bột mận mù tạt Lịch sử và bối cảnh ra đời Hiyayakko còn có tên gọi khác là hiyakko hoặc yakko-dōfu . Hiya có nghĩa là "lạnh", và yakko dùng để chỉ những người hầu của samurai trong thời kỳ Edo ở Nhật Bản . Họ mặc một chiếc áo có gắn " biểu tượng thợ kéo đinh " trên vai; do đó, cắt một thứ gì đó (ví dụ đậu phụ) thành khối vuông được gọi là . "Hiyakkoi" hoặc "hyakkoi", thuật ngữ thuộc phương ngữ Tokyo có ý nghĩa tương đương với trong tiếng Nhật tiêu chuẩn, cũng có thể được xem như là từ nguyên gốc của nó. Trong Tofu Hyakuchin, người ta nói rằng hiyayakko nổi tiếng đến mức không cần giới thiệu. Trong haiku, hiyayakko cũng là một từ chỉ mùa hè, xuất phát từ việc đậu phụ lạnh được ăn vào mùa hè, và nó sẽ được luộc trong nước xuýt vào mùa đông để giữ ấm. Xem thêm ẩm thực Nhật Bản Danh sách các món đậu phụ Tham khảo Liên kết ngoài Hiyayakko – Japanese Basic Recipes Bob & Angie
19814850
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rheni%28III%29%20bromide
Rheni(III) bromide
Rheni(III) bromide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học ReBr3. Nó là một chất rắn kết tinh sáng bóng màu đen, phản ứng với nước để tạo thành rheni(IV) oxide và có cùng cấu trúc với rheni(III) chloride. Điều chế Hợp chất này được điều chế bằng phản ứng của kim loại rheni và hơi brom ở 500 °C trong môi trường nitơ: 6Re + 9Br2 → 2Re3Br9 Nếu có oxy trong khí quyển, nó sẽ tạo thành rheni(III) oxybromide. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất để sản xuất hợp chất này là thực hiện phản ứng giữa kali hexabromorhenat(IV) với bạc(I) nitrat để tạo thành bạc hexabromorhenat(IV), sau đó nung nóng hợp chất thu được đến 600 °C để tạo thành rheni(III) bromide. K2ReBr6 + 2AgNO3 → Ag2ReBr6 + 2KNO3 6Ag2ReBr6 → 12AgBr + 3Br2 + 2Re3Br9 Một phương pháp khác là phân hủy rheni(V) bromide bằng nhiệt. Hợp chất khác ReBr3 khi hòa tan trong dung dịch NH3 sẽ tạo màu nâu đậm. Từ dung dịch này có thể phân lập các phức ReBr3·7NH3, ReBr3·9NH3, ReBr3·14NH3 và ReBr3·20NH3. Phức ReBr3·4NH3 cũng được biết đến, tồn tại dưới dạng chất rắn màu nâu đen. Tham khảo Nguồn CS1 tiếng Đức (de) Hợp chất rheni Muối bromide Muối halogen của kim loại Articles containing unverified chemical infoboxes Articles with short description Short description matches Wikidata
19814851
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shimotsukare
Shimotsukare
Shimotsukare (しもつかれ) là một món ăn địa phương của Nhật Bản được phổ biến ở phía Bắc vùng Kantō của Nhật Bản, chủ yếu ở Tỉnh Tochigi,Tỉnh Gunma và Tỉnh Ibaraki . Món ăn này thường được phục vụ vào hatsu-u-no hi (初午の日); trong tiếng Nhật, từ này có nghĩa đen là ngày đầu tiên trong tháng Hai) cùng với sekihan như một lễ vật dâng lên vị thần huyền thoại Inari Okami. Shimotsukare thường được chế biến bằng cách ninh đầu cá hồi, rau, đậu nành, abura-age (あぶらあげ hoặc da đậu hũ chiên giòn) và rượu sake kasu (酒粕, nghĩa đen có nghĩa là bột gạo từ rượu sake lên men). Các thành phần bổ sung phổ biến bao gồm củ cải sống nghiền (oroshi daikon ) và cà rốt. Món ăn này còn được gọi là shimitsukari, shimitsukare hoặc sumitsukare ở một số vùng. Nguồn gốc và lịch sử Nguồn gốc của Shimotsukare có thể bắt nguồn từ thời kỳ Edo (1603 –1868) và được cho là bắt nguồn từ Su-mutsukari (酢むつかり, nghĩa đen là đậu nành rang kèm giấm), một món ăn đặc sản được nhắc đến trong các câu chuyện thần thoại của Uji Shūi Monogatari (宇治拾遺物語) và Kojidan (古事談). Nguồn gốc của cái tên "shimotsukare" vẫn còn gây tranh cãi. Nhiều người cũng tin đó là nguồn gốc của món ăn vì nó được phổ biến rộng rãi ở Tỉnh Tochigi, trước đây gọi là tỉnh Shimotsuke (下野国), tên của món ăn được cho là bắt nguồn từ cụm từ Shimotsuke no karei (下野の家例, có nghĩa là " phong tục truyền thống của gia tộc Shimotsuke") Giới thiệu Những lời kể về Shimotsukare tồn tại ở các khu vực khác nhau trên khắp Nhật Bản. Món ăn được phục vụ với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Shimotsukare thường được ăn kèm với cơm nhưng cũng có thể ăn như một bữa đơn lẻ. Ở một số vùng, món ăn sau khi được ninh nhừ khi được dọn ra sẽ không được hâm lại nữa. Như một biện pháp bảo quản, shimotsukare ninh nhừ sẽ được mang đi đông lạnh trong suốt cả mùa đông và được phục vụ cùng cơm nóng để rã đông món ăn một cách tự nhiên. Mặc dù Shimotsukare với hương vị, mùi hương đặc trưng và có dạng bán lỏng được một số người dân địa phương đón nhận nhưng không phải ai cũng thích điều đó. đối với một số người ở Nhật Bản, nó thậm chí còn được gọi là neko no gero 猫のゲロ, nghĩa đen nôn mửa trong ngôn ngữ Nhật Bản . Dinh dưỡng Tại Nhật Bản, có một số câu nói như "shimotsukare o nana-ken tabearukuto byoki ni naranai" (しもつかれを7軒食べ歩くと病気にならない, có nghĩa đen là "ăn shimotsukare được chuẩn bị từ bảy ngôi nhà sẽ giúp bạn không bị ốm") và có nghĩa bóng rằng tiêu thụ Shimotsukare sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Món ăn này đôi khi cũng được bao gồm trong jubako (重箱 hoặc là bento bako) và được chia cho những người hàng xóm để tránh cho họ không bị cảm lạnh trong mùa đông. Ảnh hưởng văn hóa Shimotsukare là một món ăn truyền thống được nấu tại nhà và công thức được truyền từ các bà mẹ sang thế hệ tiếp theo. Mặc dù mỗi chế phẩm đều có cùng tên gọi là 'Shimotsukare', song các thành phần và phương pháp chế biến giữa các hộ gia đình là khác nhau. Do đó, những người sống trong cùng một quận có thể tình cờ gặp phải những món ăn Shimotsukare được chế biến theo những cách hoàn toàn khác nhau. Shimotsukare ngày nay Giờ đây, Shimotsukare có thể được mua một cách thuận tiện trong các siêu thị và đôi khi được phục vụ trong các kyushoku ở một số trường học ở Tỉnh Tochigi. Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Các món từ đậu nành Món ninh Bài viết có văn bản tiếng Nhật
19814852
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sam%20Trickett
Sam Trickett
Sam Trickett (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1986 ở East Retford, Nottinghamshire, Anh) là một người chơi poker chuyên nghiệp người Anh. Anh nổi tiếng nhất với vị trí á quân, thua trong trận đấu heads-up trước Antonio Esfandiari trong giải Big One for One Drop - giành được hơn 10 triệu đô la tiền thưởng. Hiện tại, anh là người kiếm tiền cao thứ 12 trong lịch sử chơi giải đấu. Sự nghiệp Trickett bắt đầu chơi poker vào năm 2005 sau khi gặp chấn thương đầu gối kết thúc sự nghiệp làm cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Anh nhanh chóng trở thành một người tham gia thường xuyên trong các sự kiện poker ở Sheffield. Trickett giành chiến thắng trong sự kiện chính Grosvenor UK Poker Tour (GUKPT) Luton năm 2008, nhận được 215.178 đô la tiền thưởng. Anh đã có 6 lần tiền thưởng trong kỳ World Series of Poker lần thứ 41. Vào cuối năm 2010, Trickett, cùng với các người như Tom Dwan, John Juanda và Phil Ivey, tham gia vào một loạt các trò chơi tiền mặt với mức cược cao ở Macau, có sự tham gia của một số doanh nhân giàu có người Trung Quốc. Trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí Bluff Europe số tháng 1 năm 2011, Trickett tiết lộ rằng anh đã giành được khoảng 1 triệu bảng Anh trong những trò chơi này và hiện đang học tiếng Quan Thoại. Trong chưa đầy một tháng đầu năm 2011, Trickett đã nhận được hơn 3 triệu đô la tiền thưởng trong các giải đấu no-limit hold'em với sự tham gia mức cược cao và số lượng người chơi nhỏ. Anh đã giành chiến thắng trong sự kiện super high roller mua vào 100 nghìn đô la tại PCA, giành chiến thắng trong sự kiện high roller mua vào 100 nghìn đô la tại Aussie Millions và đạt vị trí thứ hai trong giải đấu mua vào có số tiền mua vào lớn nhất lúc đó, với giải sự kiện super high roller mua vào 250 nghìn đô la tại Aussie Millions. Vào ngày 13 tháng 11 năm 2011, Trickett giành chiến thắng trong Sự kiện chính của Giải đấu Poker Partouche tại Cannes và giành được 1.000.000 Euro. Vào ngày 3 tháng 7 năm 2012, Trickett đạt vị trí thứ hai trong giải World Series of Poker 2012's Big One for One Drop, một giải đấu mua vào 1 triệu đô la Mỹ, là giải đấu mua vào cao nhất từng có. Anh giành được 10.112.001 đô la Mỹ, trở thành người chơi poker thành công nhất mọi thời đại của Anh. Sau khoản tiền lớn này, sự quan tâm của truyền thông Anh đối với Trickett gia tăng, đạt đỉnh điểm khi một bộ phim tài liệu trực tuyến về Trickett được sản xuất, tái hiện cuộc đời đầu của anh cho đến thành công trong giải One Drop. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, Trickett giành chiến thắng trong Giải thách thức 250.000 đô la tại Aussie Millions 2013. Với thành tích này, Trickett kiếm được 2.000.000 đô la Úc, góp thêm gần 2,1 triệu đô la Mỹ vào ngân hàng của anh. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2013, Sam đạt vị trí á quân trong Premier League Poker VI tại Aspers Casino London, xếp sau Daniel Shak. Anh giành được 200.000 đô la tiền thưởng cho vị trí thứ hai. Đến ngày 15 tháng 2 năm 2019, tổng số tiền thưởng giải đấu trực tiếp của anh là 20.849.721 đô la, đặt anh ở vị trí thứ 20 trong danh sách tiền thưởng poker all-time và vị trí thứ hai trong danh sách tiền thưởng all-time của Anh. Cuộc sống cá nhân Vào tháng 1 năm 2013, Trickett công bố việc đính hôn với bạn đời lâu dài Natasha Sandhu, tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 năm 2014, anh thông báo rằng anh đã chia tay với Natasha, người đã là bạn đời của anh trong hơn 10 năm. Hiện tại, anh đang sống ở vùng nông thôn tại East Retford, Nottinghamshire, Anh. Anh sở hữu một chiếc Bentley Continental độc đáo. Ghi chú Liên kết ngoài Official website Người chơi poker Anh Sinh 1986 Nhân vật còn sống
19814857
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chinmi
Chinmi
là một thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa đen là "hương vị quý hiếm", nhưng cũng được coi như "những món ăn ngon và quý". Chúng là những món ăn không còn được phổ biến và chỉ được phục vụ ở một số địa phương nhất định. Rất nhiều món ăn trong đó liên quan tới các phương pháp ngâm đồ biển. Danh sách Chinmi Khu vực Hokkaidō Hizunamasu Ikanankotsu - Sụn mực mềm nấu chín Kankai - Cá khô Komai . Nó có thể được ăn nguyên hoặc nướng và ăn với nước sốt được làm bằng cách trộn sốt mayonnaise và nước tương và rắc bột ớt đỏ. Kirikomi Matsumaezuke Mefun Saketoba - Cá hồi xông khói Tachikama Uni Vùng Tohoku Awabi no Kimo - Cơ quan nội tạng của bào ngư Donpiko - Tim cá hồi. Vì chỉ có thể lấy một quả tim từ một con cá nên đây là món rất hiếm. Hoya - dứa biển Momijizuke - Những miếng cá hồi tươi được ngâm cùng Ikura Tonburi - Đặc sản của tỉnh Akita . Được làm từ hạt khô của cây hosagi . Khu vực Kanto Ankimo - Gan cá Anko được để tươi hoặc hấp lên Kusaya - Cá khô ngâm của quần đảo Izu Vùng Chūbu Fugu no Ranso no Nukazuke - buồng trứng cá nóc đã khử độc trong cám gạo Hebo Ika no Maruboshi Inago no Tsukudani Konowata Kuchiko Kurozukuri Zazamushi Khu vực Kinki Daitokuji Natto Funazushi Kinzanji Miso Khu vực Chūgoku Hiroshimana Khu vực Shikoku Chorogi Katsuo no Heso Shuto Dorome Vùng Kyūshū Ganzuke ( Saga ) Karashi Mentaiko ( Fukuoka ) Karashi Renkon ( Kumamoto ) Karasumi ( Nagasaki ) Okyuto ( Fukuoka ) Khu vực Okinawa Tofuyo Umibudo - Một loại rong biển ăn được với những hạt nhỏ ở trên thân của nó Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Thuật ngữ Thuật ngữ tiếng Nhật Thuật ngữ ẩm thực Thuật ngữ ẩm thực Nhật Bản Hải sản Hải sản Nhật Bản
19814858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrei%20Nikolaevich%20Troshev
Andrei Nikolaevich Troshev
Andrey "Sedoi" Nikolaevich Troshev (tiếng Nga: Андрей Николаевич Трошев, biệt danh Siedoy-Tóc xám; sinh ngày 5 tháng 4 năm 1962) là một đại tá đã về hưu, cựu đặc vụ của Bộ Nội vụ Nga, và là cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan, Chiến tranh Chechnya lần thứ hai, và sự can thiệp quân sự của Nga vào cuộc nội chiến ở Syria. Ông đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga là danh hiệu danh dự cao nhất ở Nga vì sự cống hiến của mình. Vào ngày 14 tháng 7 năm 2023, Tổng thống Vladimir Putin cho biết rằng ông muốn Troshev làm lãnh đạo của Tập đoàn Wagner thay thế ông trùm Yevgeny Prigozhin. Andrei Troshev được cho là người có tinh thần không ổn định và là một kẻ nghiện rượu. Vào ngày 29 tháng 6 năm 2022, ông Troshev bị Vương quốc Anh liệt vào danh sách trừng phạt với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo của Tập đoàn Wagner đã tham gia vào Nội chiến Syria khi đứng về phía Tổng thống Bashar al-Assad và lực lượng chính phủ. Trước đó, ngày 13 tháng 12 năm 2021, ông đã bị liệt vào danh sách trừng phạt của tất cả các nước trong khối Liên Âu EU Tiểu sử Andrei Troshev sinh ngày 5 tháng 4 năm 1962 tại Leningrad (nay là Saint Petersburg). Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học trường chỉ huy pháo binh cấp cao Leningrad là ngôn trường được đặt tên theo Tháng Mười Đỏ. Sau khi tốt nghiệp, ông phục vụ trong các đơn vị pháo binh khác nhau ở các vị trí chỉ huy và sĩ quan. Andrei Troshev đã chiến đấu ở Cộng hòa Dân chủ Afghanistan với tư cách là một phần của đội quân Liên Xô. Tại đây ông ta chỉ huy một khẩu đội pháo tự hành. Vì đã thể hiện lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng trong khi thực hiện nhiệm vụ, ông đã được trao tặng hai Huân chương Sao đỏ Sau đó, ông tốt nghiệp Học viện Pháo binh Quân sự mang tên M. I. Kalinin (nay là Học viện Pháo binh Quân sự Mikhailovskaya). Sau khi Liên Xô tan rã, Andrei Troshev tiếp tục phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Nga. Ông đã tham gia Chiến tranh Chechnya lần thứ hai, vì những công lao binh bị, ông ấy đã được trao tặng hai giải thưởng Huân chương Dũng cảm và Huân chương "Vì công trạng đối với Tổ quốc" hạng hai. Sau đó, ông phục vụ trong các đơn vị Quân khu Leningrad. Sau khi rời lực lượng dự bị, Andrei Troshev tục phục vụ trong các cơ quan của Bộ Nội vụ. Ông làm việc trong các đơn vị ОМОN và SОBR của Tổng cục Chính của Bộ Nội vụ tại Quận Liên bang Tây Bắc. Trong một thời gian, ông chỉ huy đơn vị Saint Petersburg SOBR. Ông ta đã bị sa thải khỏi Ban giám đốc chính trong một trường hợp đáng tiếc do vì uống rượu. Andrei Troshev cũng đã tốt nghiệp Học viện Hành chính công Nga trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga (Российская академия государственной службы при Президенте Российской Федерации). Năm 2012, ông kết thúc nghĩa vụ với quân hàm đại tá. Khi bắt đầu Sự can thiệp của quân đội Nga vào Syria, Troshev, lúc này đã nghỉ hưu, đã đến Syria nhưng không trực tiếp tham gia vào chiến sự, thay vào đó ông phụ trách quản lý dịch vụ hậu cần của Tập đoàn Wagner và Dịch vụ An ninh của Tập đoàn Wagner ở Molkin ở Krasnodar Krai. Theo nhiều thông tin thì ông ta là một người không ổn định và nghiện rượu, được cho là có liên quan đến cái chết của hàng chục người (theo một số ấn phẩm thì con số này lên đến hàng trăm) của những người lính Wagner trong tháng 2 năm 2018 dưới tay Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ. Troshev đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga. Theo một số nguồn tin truyền thông, Troshev được đưa đến bệnh viện trong tình trạng say xỉn và tinh thần không ổn định, đồng thời mang theo bản đồ Syria, tiền và các tài liệu quan trọng khác. Theo thông tin chưa được xác minh, sau khi trở về Nga, ông ta làm việc cho Tập đoàn Wagner với tư cách là Tham mưu trưởng, đồng thời lãnh đạo Cơ quan An ninh của Wagner ở Molkin ở Krasnodar Krai. Một số ấn phẩm coi ông là lãnh đạo thực tế của toàn bộ công ty, nhưng đây không phải là thông tin được xác nhận chính thức. Sau sự kiện nổi loạn của Wagner thì trong cuộc gặp diễn ra vào ngày 29 tháng 6 năm 2023 với các chỉ huy Wagner sau vụ nổi loạn bất thành của lực lượng này, Tổng thống Putin đã nói rằng trong số nhiều lựa chọn mà ông đưa ra cho họ có một lựa chọn là tiếp tục chiến đấu cho Nga dưới sự dẫn dắt của một chỉ huy trực tiếp khác của họ. Ông Putin không nêu danh tính cụ thể của người này, mà chỉ đề cập đến biệt danh "Tóc xám". "Họ sẽ được dẫn dắt bởi người từng là chỉ huy thực sự của họ từ trước đến nay. Nhiều người đã gật đầu khi tôi nói điều đó", ông Putin nói trong cuộc họp kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ với 35 chỉ huy của Wagner, trong đó có ông trùm Yevgeny Prigozhin như vậy, Andrei Troshev một đại tá người Nga đã nghỉ hưu, đồng thời là thành viên sáng lập và giám đốc điều hành của Wagner dự kiến được chỉ định. Ngoài ra, ông Troshev cũng làm việc với các chỉ huy Wagner khác là Aleksandr Sergeevich Kuznetsov và Andrey Bogatov. Ông Andrei Troshev trực tiếp tham gia vào các hoạt động quân sự của Wagner ở Syria. Ông ấy tham gia đặc biệt sâu vào khu vực Deir al-Zor. Chú thích Quân sự Nga Nga xâm lược Ukraina 2022 Sinh năm 1962 Anh hùng Liên bang Nga Nhân vật còn sống
19814867
https://vi.wikipedia.org/wiki/Prin%20Suparat
Prin Suparat
Prin Suparat (tiếng Thái: ปริญ สุภารัตน์, sinh ngày 19 tháng 3 năm 1990), được biết đến với nghệ danh là Mark Prin, là một diễn viên và người mẫu người Thái Lan. Anh hiện là diễn viên độc quyền của Channel 3. Anh là thành viên của nhóm 4+1 Channel 3 Superstar cùng với Mario Maurer, Nadech Kugimiya, Pakorn Chatborirak và Phupoom Pongpanu. Anh được biết đến qua các vai diễn trong Trí thức trùm xó bếp (2012), Hai thế giới một tình yêu (2014), Chuyện tình bậc đế vương (2017), Sóng gió cuộc đời (2017), Yêu thầm anh xã (2020), Miễn trời cao còn ánh dương (2020). Tiểu sử và học vấn Suparat sinh ra ở Chiang Mai với cha mẹ là người Thái gốc Hoa. Anh lớn lên ở Lampang. Sự nghiệp của anh ấy trong lĩnh vực giải trí và diễn xuất bắt đầu sau khi anh ấy được một người quản lý làm việc ở Channel 3 tìm kiếm. Anh theo học khoa Du lịch và Khách sạn tại Đại học Rangsit với học bổng thể thao. Anh ấy có đai đen Judo (hạng trung) và đang ở trong đội Judo của đại học Rangsit. Vào ngày 17 tháng 4 năm 2022, anh và bạn gái 9 năm Kimberley Anne Woltemas đã đính hôn. Các phim đã tham gia Phim điện ảnh Phim truyền hình Âm nhạc Tham khảo Liên kết ngoài Prin Suparat's Official Instagram
19814870
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n%20Judo%20Kodokan
Viện Judo Kodokan
Viện Judo Kodokan, hay được gọi tắt là Kōdōkan (講道館, Giảng đạo quán), tên chính thức là , trong tiếng Anh là Kodokan Judo Institute, là trụ sở của cộng đồng judo trên toàn thế giới. Kōdōkan được thành lập vào năm 1882 bởi Kanō Jigorō, người sáng lập judo, hiện là một kiến trúc tòa nhà tám tầng ở Tokyo. Từ nguyên Theo phiên âm Hán Việt, kō (講) có nghĩa là "giảng", dō (道) có nghĩa là "đạo", "con đường" và kan (館) là "quán". Hợp lại, Kodokan có thể được dịch là "nơi giảng dạy về [Nhu] đạo". Chức năng Viện Kodokan cung cấp các lớp học cho những người muốn thành thạo judo. Chương trình được ủy quyền như một trung tâm đào tạo không chính quy của Chính quyền thành phố Tokyo. Các khóa học bao gồm các lý thuyết và thực hành judo, và các học trình giáo dục phổ thông. Khóa học được chia thành hai phần: khóa học tổng quát dành cho người mới học và khóa học đặc biệt dành cho những người đã hoàn thành khóa học tổng quát hoặc tương đương. Kodokan cũng là nơi công nhận cấp bậc judo chính quy. Nhiều judoka trên khắp thế giới trở thành thành viên Kodokan và đăng ký cấp bậc của họ với Kodokan. Học viện ban đầu được thành lập chỉ với 9 đệ tử của Kanō Jigorō. Sự phát triển của judo trong những năm đầu được chứng minh bằng sự phát triển của chính Kodokan: 12 chiếu tập - tháng 5 năm 1882, tại Eishōji, một ngôi chùa Phật giáo ở Ueno 40 chiếu tập - Mùa xuân 1887, tại nhà của Shinagawa, Kōjimachi 107 chiếu tập - tháng 2 năm 1894, tại Koishikawa-chō, Shimotomisaka-chō 314 chiếu tập - tháng 1 năm 1898, tại Ōtsuka Sakashita-chō 986 chiếu tập - Tháng 3 năm 1958, tại 2-chome, Kasuga-chō, Bunkyō, Tokyo Ngày nay, sàn tập của Kodokan có 1.206 chiếu tập trên năm dojo chính và một dojo đặc biệt dành cho các mục đích nghiên cứu kỹ thuật đặc biệt và các judoka đã nghỉ hưu. Xây dựng Võ đường Kodokan có tám tầng và một tầng hầm, mỗi tầng phục vụ mục đích làm nhà ở, đào tạo và nghiên cứu của judoka. Tầng hầm gồm nhà ăn và một số phòng họp. Tầng một có bãi đậu xe, ngân hàng và cửa hàng. Tầng thứ hai có một thư viện và nhiều phòng họp. Tầng thứ ba dành cho judoka và du khách đang sống trong võ đường. Tầng thứ tư có phòng thay đồ. Tầng năm, tầng sáu và tầng bảy đều được dùng làm không gian luyện tập (tầng bảy được gọi là Võ đường chính), tầng tám dành cho khán giả và có chỗ ngồi nhìn xuống không gian chính của tầng bảy. Sàn nghiên cứu Nhà tưởng niệm Kano, sảnh lịch sử, phòng triển lãm và kho tư liệu nằm trên tầng hai. Các hội trường có các áp phích về sự phát triển của judo, cũng như tiểu sử một số đại sư, các tài liệu bằng văn bản, ảnh và các thông tin khác về cuộc đời của Kano... Thư viện lớn trên tầng hai chứa hơn 7.000 cuốn sách liên quan đến judo và dự kiến sẽ được tăng lên trong thời gian tới. Có bốn phòng nghiên cứu trên tầng hai: Phòng 1: Nghiên cứu lý thuyết và lịch sử về judo. Phòng 2: Nghiên cứu tâm lý về judo. Phòng 3: Phân tích kỹ thuật và nghiên cứu sức mạnh thể chất người tập judo. Phòng 4: Nghiên cứu sinh lý của judo. Các chuyên viên nghiên cứu sử dụng khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng để làm việc với các nhà nghiên cứu nước ngoài. Nghiên cứu được công bố cho công chúng và miễn phí truy cập một lần trong năm. Cuộc sống ở Kodokan Judoka đến thăm và đào tạo tại Kodokan có thể ở trên Tầng ba. Có năm phòng để sử dụng trong các trại huấn luyện; những phòng này có thể chứa 20 người mỗi phòng. Judo sensei và người tập (khi không có trại trong phiên) có thể sống trong các dãy phòng dành cho một hoặc hai người; những dãy phòng này có phòng tắm và vòi hoa sen riêng. , chi phí sinh hoạt tại đây như sau: Phòng trại huấn luyện : 1 đêm / người 1.800 yên ($15,21 US) Phòng đơn : 1 đêm / người 3.500 yên ($29,58 US) Phòng đơn cao cấp : 1 đêm / người 5.000 yên ($42,26 US) Phòng Deluxe 2 giường đơn : 1 đêm / người 9.000 yên ($76,07 US) Giường phụ : mỗi 1.800 yên ($15,21 US) Tham quan Kodokan Du khách đến Tokyo ngắn hạn có thể đến Kodokan để tham quan hoặc tham gia luyện tập. Du khách có thể đi bộ lên tầng chính của võ đường để xem luyện tập hoặc thi đấu. Cần có sự cho phép để tham dự thực hành cho học viên tạm thời. Những vị khách đến thăm một lần rất có thể được phép tham gia vào một buổi học ngẫu nhiên với các sinh viên nước ngoài. Sàn chính Võ đường chính ở trên tầng 7. Võ đường được thiết kế cẩn thận để có được độ đàn hồi, độ sáng và thông gió chính xác cho sàn. Bốn cuộc thi đấu chính thức có thể được tổ chức cùng lúc tại Võ đường chính trên tầng bảy. Nó có 420 tấm thảm tập và khoảng 900 khán giả có thể ngồi trên tầng 8. Thiết bị y tế được cung cấp trong trường hợp khẩn cấp. Trang phục Chỉ duy nhất trang phục judogi màu trắng (đồng phục judo) được sử dụng vào Kodokan (ngoại trừ những dịp đặc biệt và những vị khách nước ngoài mà họ có thể tỏ ra châm chước). Mặc judogi màu xanh hoặc bất kỳ màu nào khác được coi là thiếu tôn trọng, vì judogi màu trắng là truyền thống và có ý nghĩa văn hóa. Quần lót cho nam giới không được phép mặc. Xem thêm Kōdōkan Shitennō Nhu thuật Danh sách các kỹ thuật Kodokan Judo Hombu Dojo Chú thích Liên kết ngoài Trang web Kodokan "Lịch sử Judo" - Các trang lịch sử Judo tại JudoInfo.com Ohlenkamp, Neil (2006) Judo Unleashed tài liệu tham khảo cơ bản về judo.ISBN 0-07-147534-6 . Ohlenkamp, Neil Kodokan Judo - tại JudoInfo.com Lịch sử của Kodokan - Trang web Judo của Đại học Montana. Hai tháng đào tạo tại Kodokan - Mô tả cuộc sống ở Kodokan Hostel. Dojo Khởi đầu năm 1882 ở Nhật Bản Tổ chức thể thao thành lập năm 1882
19814903
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fifty%20Fifty
Fifty Fifty
Fifty Fifty (tiếng Hàn: 피프티 피프티; RR: Pipeuti Pipeuti) là một nhóm nhạc nữ của Hàn Quốc được thành lập vào năm 2022 bao gồm 4 thành viên là Sio, Aran, Saena và Keena. Nhóm nằm dưới sự quản lí của Attrakt, một hãng thu âm độc lập, nhóm chính thức có màn ra mắt vào tháng 11/2022 với EP đầu tay The Fifty. Nhóm được biết đến rộng rãi với công chúng toàn thế giới với bản hit " Cupid " được ra mắt vào tháng 2/2023. Nhờ bản hit này, Fifty Fifty đã trở thành nhóm nhạc nữ lọt vào BXH Billboard và UK Singles Chart nhanh nhất trong lịch sử K-pop khi chỉ mới ra mắt được 4 tháng. Ngoài ra, còn là nhóm nhạc nữ K-pop đầu tiên lọt vào Top 10 của UK Charts . Tháng 4/2023, Fifty Fifty đã kí hợp đồng với hãng thu âm Warner Records trực thuộc Warner Music. Tên gọi Tên nhóm “Fifty Fifty” có nghĩa là “50 vs 50”, lần lượt có nghĩa là “above” (ở trên) và “reality” (thực tế). Thành viên Chú thích: In đậm là trưởng nhóm Tham khảo Ban nhạc Hàn Quốc Nhóm nhạc K-pop
19814914
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tai%20n%E1%BA%A1n%20khai%20th%C3%A1c%20R%E1%BA%A1n%20san%20h%C3%B4%20Vaal
Tai nạn khai thác Rạn san hô Vaal
Tai nạn khai thác Rạn san hô Vaal (), hay còn gọi tắt là Tai nạn mỏ Vaal Reefs, là một tai nạn xảy ra vào ngày 10 tháng 5 năm 1995 khi một đầu máy ngầm trong mỏ vàng Vaal Reefs ở Nam Phi rơi vào hầm mỏ và va vào thang máy chở công nhân khiến thang máy lao xuống đáy hầm, làm thiệt mạng 104 người thợ mỏ. Đây là vụ tai nạn thang máy tồi tệ nhất tính đến thời điểm đó. Diễn biến vụ tai nạn Vụ tai nạn diễn ra vào lúc 20h30 tối ngày 10 tháng 5 năm 1995, khi một đầu máy 12 tấn hoạt động dưới lòng đất ở tầng 56 của mỏ, cách mặt đất 1.676 mét (5.500 ft), đi nhầm đường hầm và mất kiểm soát. Đầu máy và toa tàu đã đâm xuyên qua hàng rào an toàn dành cho các thiết bị nhỏ hơn và rơi xuống hầm mỏ Số 2, sau đó tiếp tục rơi xuống trục của một lồng thang máy hai tầng. Vào thời điểm đó, lồng thang máy này chứa hơn 100 người thợ mỏ đang duy chuyển từ tầng 62 ở độ sâu 1.859 m (6.100 ft) lên mặt đất sau ca làm việc. Việc đầu máy rơi xuống trục đã khiến chiếc thang máy lao ngược xuống đáy trục ở độ cao 460 m (1.510 ft), và bị đè nát chỉ còn 1/3 kích thước ban đầu khi đầu máy tiếp đất. Tất cả các thợ mỏ trên thang máy đã thiệt mạng. Tài xế đầu máy đã may mắn sống sót sau khi kịp nhảy ra khỏi đầu máy trước khi nó rơi xuống. Quá trình trục vớt và phản ứng Vì mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn thang máy đã khiến các quan chức tại Vaal Reefs Mine sau đó thông báo rằng khả năng sống sót của các thợ mỏ là rất hiếm xảy ra. Cùng ngày, khoảng 400 thợ mỏ khác ở dưới lòng đất đã được sơ tán qua trục số 5. Một lực lượng cứu hộ được giao nhiệm vụ tiếp cận hiện trường đã đi xuống nơi vụ tai nạn xảy ra thông qua một đường hầm bên cạnh. Hiện trường vụ án nằm ở dưới cùng của đường hầm Số 2, các lực lượng cứu hộ tiếp cận hiện trường vụ án chính thức xác nhận rằng không có số người sống sót được tìm thấy trong số 104 nạn nhân có mặt bên trong thang máy. Những người trong an ninh cứu hộ vào ngày hôm đó đã miêu tả rằng khung cảnh thảm khốc chứa đầy những thi thể bị nghiền nát và cắt xén hoàn toàn. Một ngày sau vụ tai nạn xảy ra, 6 thi thể đầu tiên được đưa lên mặt đất, chủ yếu là những thi thể đã vô tình bị văng ra khỏi thang máy trong quá trình tiếp đất. Việc trục vớt và đưa các thi thể khác lên mặt đất đã được tiếp cận bằng cắt một đường nhỏ trên chiếc thang xảy ra tai nạn bằng đèn hàn. Với mức độ thảm khốc của vụ tai nạn, các thi thể được tìm thấy sau này thường không còn nguyên vẹn và từng phần trong thi thể nạn nhân được bọc trong một chiếc khăn trong quá trình đưa lên mặt đất bằng những chiếc cáng. Pik Botha khi đó là Bộ trưởng Bộ Khoáng sản và Năng lượng sau đó đã đến hiện trường và mô tả đây là rằng "cảnh tượng khủng khiếp nhất mà tôi từng thấy." James Motlatsi, chủ tịch của Liên đoàn Công nhân Mỏ Quốc gia (NUM) cũng cho biết "Những mảnh thịt vương vãi khắp nơi... khi toa thang máy hai tầng bị nghiền nát vào một hộp thiếc một tầng." Kgalema Motlanthe, khi đó là tổng thư ký của NUM và sau này là Tổng thống Nam Phi, cũng đã đến hiện trường ngay sau vụ tai nạn. Với độ sâu của Rạn san hô Vaal và nhiệt độ của hầm mỏ là cực cao ở độ sâu của nơi xảy ra tai nạn khiến các thi thể bắt đầu phân hủy trong quá trình thu hồi, việc này càng làm phức tạp thêm quá trình tìm kiếm thi thể và khó khăn trong việc xác định các phần thi thể còn lại bị rời rạc. Đến thứ Sáu, hai ngày sau vụ tai nạn, vào ngày 12 tháng 5, tầng trên cùng của thang máy đã được dọn sạch với 56 thi thể đã được trục vớt và việc thu hồi các thi thể đang trong quá trình phân hủy từ tầng dưới bắt đầu. Nhóm cứu hộ đã dành khoảng 61 giờ để thu nhặt các thi thể dưới lòng đất, các thành viên trong nhóm sau đó được tư vấn về chấn thương cũng như xét nghiệm HIV và xét nghiệm Viêm gan B. Tổng thống Nelson Mandela đã tuyên bố một ngày quốc tang và 45 nạn nhân được chôn cất trong một đám tang tập thể vào một tháng sau đó. Điều tra Cuộc điều tra nguyên nhân Thảm họa mỏ Vaal Reefs là một trong những cuộc thăm dò đầu tiên tính từ thời điểm Nam Phi tiến hành cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên vào năm 1994. Không giống với các vụ tai nạn hầm mỏ trước đó, các thợ mỏ tại Vaal Reefs đều là thành viên của Liên minh công nhân mỏ quốc gia (Nam Phi). Thông qua cuộc điều tra, đã có nhiều lời khai được thu thập. Cục điều tra cho rằng vụ tai nạn là do một số lỗi của hệ thống an toàn theo thực tế phải ngăn đầu máy lăn đi và rơi vào trục. Các bằng chứng cũng phát hiện đầu máy đã được đặt ở khu vực cấm và một mạch điện đã bị bắc cầu, bỏ qua cơ chế an toàn. Tiếp đó, các báo cáo cho thấy những người quản lý ở hầm mỏ đã không thực hiện các biện pháp an toàn khẩn cấp được khuyến nghị cho công nhân mỏ sau một sự cố tai nạn tương tự nhưng không gây chết người đã xảy ra vào ba năm trước. Người ta cũng phát hiện ra rằng thang máy đã rơi sau khi móc tách rời của nó bị bung ra do tác động của đầu máy. Nếu không mở móc, dây cáp có thể đủ độ đàn hồi để hấp thụ lực tác động của đầu máy mà không bị đứt, và nhiều người trong thang máy có thể đã sống sót. Báo cáo này đã khuyến nghị Công ty Khai thác và Thăm dò Rạn san hô Vaal (một công ty con của Anglo American), nên bị truy tố về tội giết người. Hậu quả Vụ tai nạn này xảy ra ngay thời điểm Ủy ban Leon thực hiện cuộc tham dò điều tra các quy định pháp lý về an toàn và sức khỏe trong ngành khai thác mỏ Nam Phi đang diễn ra. Vụ tai nạn hầm mỏ Vaal Reefs cùng với việc Ủy ban Leon công bố một báo cáo đã giúp mang lại những thay đổi lớn cho ngành khai thác mỏ ở Nam Phi, trong đó có Đạo luật An toàn và Sức khỏe Mỏ. Ngoài ra, những cổ đông hầm mỏ nơi xảy ra tai nạn đã chấp nhận bồi thường cho gia đình của những người công nhân đã chết. Trong trường hợp này, 431 người là thành viên đến từ gia đình của các nạn nhân đã trở thành những người thụ hưởng của Quỹ Thảm họa Vaal Reefs. Những người này sinh sống và phân bố ở nhiều nơi khác nhau, kể cả Nam Phi (114 người), Lesotho (219 người), Mozambique (54 người), Botswana (31 người) và Eswatini (13 người). Các tai nạn liên quan Tại Trục số 2 của hầm mỏ Vaal Reefs đã xảy ra vụ rơi thang máy dẫn đến cái chết cho 31 công nhân mỏ trước đó vào ngày 27 tháng 3 năm 1980, bởi nguyên nhân chiếc thang máy đi xuống bị kẹt bên trong trục. Một mỏ vàng khác ở Nam Phi cũng là hiện trường của một vụ tai nạn thang máy vào năm 1987, khi vụ nổ khí metan tại mỏ vàng St. Helena ở Welkom đã làm đứt dây cáp của thang máy hai tầng khiến chiếc thang máy rơi xuống đáy hầm với độ sâu 1,4 km (0,9 mi) của hầm mỏ, làm thiệt mạng tất cả 52 người. Một số khác không ở trong thang máy sau đó cũng đã thiệt mạng trong vụ nổ. Tham khảo Chú thích Nguồn Châu Phi năm 1995 Nam Phi năm 1995 Tai nạn mỏ 1995
19814915
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ankimo
Ankimo
là một món ăn Nhật Bản được làm từ cá tu hài. Đầu tiên, gan được xát muối, sau đó dùng rượu sake rửa sạch. Tất cả các tĩnh mạch đều bị loại bỏ, sau đó gan sẽ được cuộn thành hình trụ và hấp chín . Ankimo thường được phục vụ kèm momiji-oroshi (daikon bào tẩm ớt ), hành lá thái mỏng và sốt ponzu . Ankimo được coi là một trong những chinmi (món ăn ngon) của Nhật Bản. Nó xếp loại thứ 32 trong 50 loại thực phẩm tốt nhất thế giới do CNN Go tổng hợp. Chế biến Ankimo thường được tiêu thụ bên ngoài Nhật Bản dưới dạng sushi hoặc sashimi . Ở Nhật Bản, Ankimo được sử dụng trong một số meibutsu, món ngon của vùng, chẳng hạn như dobu-jiru, Ankimo hầm và rau từ Fukushima . Xem thêm Chinmi Meibutsu Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Hải sản Hải sản Nhật Bản Món ăn Nhật Bản
19814916
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%84
Ԅ
Komi Zje (Ԅ ԅ, chữ nghiêng: Ԅ ԅ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Molodtsov, một biến thể của bảng chữ cái Kirin. Nó chỉ được sử dụng trong chữ viết của tiếng Komi. Cách phát âm của chữ cái này là . Các chữ cái liên quan và các ký tự tương tự khác З́ з́: Chữ Kirin Zje З з: Chữ Kirin Ze Mã máy tính Tham khảo Mẫu tự Kirin Nhóm ngôn ngữ Permi Ngôn ngữ tại Nga
19814924
https://vi.wikipedia.org/wiki/Karasumi
Karasumi
là một loại thực phẩm được làm bằng cách ướp muối trứng cá đối và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Một giả thuyết cho rằng nó có tên giống như những khối sumi (khối mực) được nhập khẩu từ Trung Quốc (Kara) và được sử dụng trong thư pháp Nhật Bản . Karasumi là một món ngon đắt tiền và nó được ăn trong thưởng thức rượu sake . Nó là một phiên bản tương tự của món ăn Bottarga đến từ Địa Trung Hải, với hương vị dịu nhẹ hơn. Đây là món ăn đặc sản của thành phố Nagasaki và cùng với trứng nhím biển và Konowata là một trong "ba loại chinmi của Nhật Bản". Tại Đài Loan có vùng Đông Cảng là thị trấn chuyên phục vụ món ngon này. Nghề đánh bắt cá đối ở Đài Loan có thể bắt nguồn từ khi hòn đảo này nằm dưới sự cai trị của thực dân Hà Lan . Xem thêm Bottarga Eoran Danh sách các món đặc sản Đặc sản Nhật Bản Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Món cá Sơ khai ẩm thực Nhật Bản
19814938
https://vi.wikipedia.org/wiki/Canh%20c%C3%A1
Canh cá
Canh cá hay cháo cá trong ẩm thực Tây phương gọi là súp cá (Fish soup) là một loại thực phẩm được chế biến bằng cách kết hợp giữa nguyên liệu cá hoặc hải sản với rau, củ và nước dùng, nước trái cây, nước lọc hoặc chất lỏng khác. Trong ẩm thực phương Tây, súp cá nóng được đặc trưng thêm bằng cách đun sôi các thành phần rắn trong chất lỏng trong nồi cho đến khi các hương vị được chiết xuất, tạo thành nước dùng. Súp cá tương tự như món cá hầm, và trong một số trường hợp có thể không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai loại này, tuy nhiên, súp cá thường có nhiều chất lỏng hơn món hầm. Trong ẩm thực Indonesia thì súp cá phổ biến là món canh Ikan kuah kuning. Theo truyền thống, súp được phân thành hai nhóm chính súp trong và súp đặc, tương tự ở Việt Nam là canh cá và cháo cá. Các phân loại súp trong của Pháp đã được biết đến là bouillon và consommé. Súp đặc được phân loại tùy thuộc vào loại chất làm đặc được sử dụng: súp kem được làm từ động vật có vỏ (các loại sò ốc) xay nhuyễn hoặc rau được làm đặc với kem; súp kem có thể được làm đặc với nước sốt béchamel; và veloutés được làm dày bằng trứng, bơ và kem. Các thành phần khác thường được sử dụng để làm đặc súp và nước dùng bao gồm gạo, đậu lăng, bột mì và ngũ cốc; nhiều món súp phổ biến cũng bao gồm cà rốt và khoai tây. Súp cá đã được làm từ rất sớm. Một số món súp được phục vụ với những miếng cá hoặc rau lớn còn lại trong chất lỏng, trong khi nước dùng là chất lỏng có hương vị thường bắt nguồn từ việc ninh nhừ một loại thực phẩm hoặc rau trong một khoảng thời gian. Bisques là súp kem nặng được chế biến theo cách truyền thống với các loài sò ốc, nhưng có thể được làm với bất kỳ loại hải sản nào hoặc rau hoặc trái cây xay nhuyễn. Súp kem là nước dùng có hương vị đặc với nước sốt trắng. Mặc dù chúng có thể được dùng riêng hoặc trong bữa ăn, nhưng dạng súp kem cô đặc, đóng hộp đôi khi được sử dụng làm nước sốt nhanh trong nhiều món ăn tiện lợi từ thịt và mì ống, chẳng hạn như thịt hầm. Tương tự như bánh quy, súp chowder là món súp đặc thường có thành phần gồm hải sản và khoai tây, sữa và kem. Chú thích Tham khảo Murdoch (2004) Essential Seafood Cookbook Soups and chowders, pp. 32–55. Murdoch Books. . Rumble, Victoria R (2009) Soup Through the Ages: A Culinary History With Period Recipes McFarland. . Retro soups list Canh Súp Món ăn với cá Loại thực phẩm
19814940
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20m%C3%A1y%20%C4%91i%E1%BB%87n%20h%E1%BA%A1t%20nh%C3%A2n%20T%C5%8Dkai
Nhà máy điện hạt nhân Tōkai
là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản. Nhà máy nằm ở Tōkai, quận Naka, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản và được điều hành bởi Công ty Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản. Nhà máy đã không hoạt động kể từ khi lò phản ứng tự động dừng do trận động đất và sóng thần Tōhoku 2011. Tham khảo
19814945
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt%20giao%20th%C3%B4ng%20Gangdong
Nút giao thông Gangdong
Nút giao thông Gangdong (Tiếng Hàn: 강동 나들목, 강동IC) còn được gọi là Gangdong IC là nút giao thông của Đường cao tốc Sejong–Pocheon dự kiến ​​sẽ được xây dựng ở Godeok-dong, Gangdong-gu, Seoul. Nó được lên kế hoạch mở cửa vào năm 2024. Lịch sử 9 tháng 12 năm 2016: Nút giao thông Gangdong đã được công bố tại khu vực Godeok-dong tại quảng trường giao thông của các cơ sở quy hoạch đô thị ở Gangdong-gu, Seoul để thành lập nút giao thông Thông tin cấu trúc Vị trí: Godeok-dong, Gangdong-gu, Seoul Lối vào nút giao thông Olympic-daero Tham khảo Gangdong Gangdong Gangdong Gangdong
19814946
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt%20giao%20th%C3%B4ng%20Topyeong
Nút giao thông Topyeong
Nút giao thông Topyeong (Tiếng Hàn: 토평 나들목, 토평IC) còn được gọi là Topyeong IC là nút giao số 8 của Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô Seoul, nằm ở Topyeong-dong, Guri-si, Gyeonggi-do. Gần đó là Công viên Công dân Hangang và Núi Achasan. Khi đi theo hướng Goyang, nếu muốn sử dụng Topyeong IC, bạn phải sử dụng làn thứ 3 và thứ 4 cầu Gangdong theo hướng Uijeongbu. Có thể tiến đến Guri-si, Namyangju-si và trung tâm thành phố Seoul (khu vực Gwangjin-gu) và có thể quay trở lại Seongnam khi đi từ Goyang. Lịch sử 22 tháng 3 năm 1991: Khu vực Topyeong-dong, Guri-si được công bố là Nút giao thông Topyeong tại Trung tâm Giao thông Cơ sở Quy hoạch Đô thị Guri để thành lập Nút giao thông 13 tháng 1 năm 1992: Thay đổi khu vực đường cho đoạn 600m của Topyeong-dong, Guri-si, Gyeonggi-do để xây dựng nút giao thông 1 tháng 10 năm 1994: Mở nút giao thông Thông tin cấu trúc Vị trí: Topyeong-dong, Guri-si, Gyeonggi-do Văn phòng kinh doanh: 26 Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô, Guri-si, Gyeonggi-do (Topyeong-dong) Lối vào nút giao thông Gangbyeonbuk-ro Tham khảo Topyeong Topyeong
19814948
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%20Ph%C3%B4n%20Ksor
Y Phôn Ksor
Y Phôn Ksor là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Ông được biết đến khi sáng tác các ca khúc đậm chất âm nhạc dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đặc biệt với các ca khúc "Chim Phí bay về cội nguồn", "Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời", "Đôi chân trần". Tiểu sử Y Phôn Ksor sinh ngày 17 tháng 3 năm 1961, tại buôn Sơk, xã Dliê Yang huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Y Phôn là người dân tộc Ê đê nhưng lại mạng họ Ksor của người Gia Rai. Ông là con thứ 5 trong gia đình có 8 anh chị em, mẹ ông là một nghệ nhân thổi sáo đing puốt, bố là nghệ nhân chơi chiêng; lên 7 tuổi ông đã chơi thạo đàn goong, lên 11 tuổi đã theo đoàn biểu diễn cồng chiêng. Nhà Y Phôn khi đó có 4 dàn chiêng với giá trị khá cao. Sự nghiệp Năm 1983, Y Phôn theo học Thanh nhạc tại Trường Trung học Nghệ thuật Đắk Lắk, là một trong số sinh viên khóa đầu của khoa và là học trò của nghệ sĩ Linh Nga Niê Kđăm. Năm 1987, Y Phôn tốt nghiệp nhưng không theo nghệ thuật chuyên nghiệp mà làm nương rẫy phụ giúp gia đình; song ông vẫn tự sáng tác nhạc. Năm 1990, Y Phôn về làm cán bộ phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ea H’leo, bài hát đầu tay của ông là "Lời ru mùa lúa", nhưng phải đến năm 1992, khi tham dự trại sáng tác âm nhạc khu vực Tây Nguyên, ông trình làng ca khúc "Chim phí bay về cội nguồn" thì mới bắt đầu được chú ý đến. Ca khúc này giúp Y Jack Arul đoạt huy chương bạc Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1993. Năm 1993, Y Phôn chuyển đến công tác tại Đoàn Ca múa dân tộc Đắk Lắk giữ vai trò hát bè cho nghệ sĩ Y Moan, đồng thời sáng tác được một số ca khúc mới "Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời", "Đôi chân trần". "Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời" đã giúp ca sĩ Y Moan đoạt huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 1995. Ca khúc chỉ được biết đến rộng rãi qua màn biểu diễn của ca sĩ Y Jack Arul tại Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1997. Năm 1995, ông sáng tác ca khúc "Đôi chân trần", ca khúc trở nên phổ biến qua giọng hát Y Moan và là ca khúc duy nhất ông viết lời bằng tiếng Việt phổ thông. Các ca khúc khác, Y Phôn thường viết lời bằng tiếng Ê đê trước sau đó chuyển nghĩa sang tiếng Việt. Năm 2004, theo lời nhạc sĩ An Thuyên, Y Phôn được cử đi học Sáng tác tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Ông từng làm đến vị trí Phó trưởng Đoàn ca múa nhạc dân tộc Đắk Lắk. Y Phôn KSơr còn biên soạn giáo trình, tham gia công tác giảng dạy cồng chiêng và các loại nhạc cụ của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cho thế hệ trẻ. Năm 2018, Y Phôn Ksor được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và nghỉ hưu năm 2021. Gia đình Vợ ông là bà H’Nhat Kpă, tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa Tây Nguyên, sau đó làm giảng viên âm nhạc. Con gái đầu của họ tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường. Còn con trai là sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Hoạt động Sáng tác Đi tìm lời ru Nữ thần Mặt Trời, Cư Mga dấu chân qua, Đôi chân trần, Chim phí bay về cội nguồn, Hoang sơ lời kể khan, Lời của mẹ ru, Giọt mưa trắng, Cô gái trở về một mình, Tak tà đêm trăng Hai dòng sông (tiếng Êđê), Chiếc gùi, ... Chương trình 2020 – Khách mời chương trình Dấu ấn tài hoa của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Giải thưởng 1999 – Giải B của Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam với ca khúc Đi tìm lời ru Nữ thần Mặt Trời 1997 – Giải Khuyến khích Hội Nhạc sĩ Việt Nam với ca khúc Chim Phí bay về cội nguồn Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bằng chứng nhận Huy chương Vàng “Tác phẩm Đi tìm Lời ru Nữ thần mặt trời” Bằng chứng nhận Huy chương Vàng Tác phẩm: Độc tấu Ching Kram Tham khảo Sinh năm 1961 Người Đắk Lắk Người Ê Đê Nghệ sĩ ưu tú Việt Nam Nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ 20
19814949
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pirkanmaa
Pirkanmaa
Pirkanmaa () là một vùng thuộc miền tây Phần Lan, thủ phủ đặt tại thành phố Tampere – trung tâm đô thị lớn nhất của vùng. Năm 2023, vùng có dân số là 533.717 người – đứng thứ 2 ở Phần Lan và có điện tích đất liền là 13.248,71 km² (2021). Bên cạnh thủ phủ Tampere, vùng còn có nhiều trung tâm đô thị khác, quy mô nhất trong số đó là các thành phố Nokia, Ylöjärvi và Kangasala. Vùng Pirkanmaa tiếp giáp với: vùng Satakunta về phía tây; vùng Nam Ostrobothnia về phía bắc; vùng Trung Phần Lan về phía đông bắc; vùng Päijät-Häme về phía đông nam; vùng Kanta-Häme về phía nam. Tham khảo Vùng của Phần Lan Pirkanmaa
19814951
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fushimi
Fushimi
Fushimi(伏見) có thể là: Fushimi Inari-taisha (伏見稲荷大社), ngôi đền chính trong hệ. Fushimi-ku, Kyoto (伏見区), một trong 11 khu của Kyoto, phủ Kyoto, Nhật Bản. Thân vương Fushimi Kuniie (伏見宮邦家親王), một thành viên thuộc hoàng gia Nhật Bản. Thành Fushimi (伏見城), một tòa thành ở Kyoto. Thiên hoàng Fushimi (伏見天皇), thiên hoàng thứ 92 của Nhật Bản.
19814952
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Ostrobothnia
Nam Ostrobothnia
Nam Ostrobothnia (Nam Ốt-xtrô-bốt-nia) là một vùng thuộc miền tây Phần Lan, thủ phủ đặt tại thành phố Seinäjoki – trung tâm đô thị lớn nhất của vùng. Năm 2023, vùng có dân số là 533.717 người – đứng thứ 2 ở Phần Lan và có điện tích đất liền là 13.798,19 km² (2021). Bên cạnh thủ phủ Seinäjoki, vùng còn có nhiều trung tâm đô thị khác đó là các thành phố Kurikka, Kauhava, Lapua và Kauhajoki. Vùng Nam Ostrobothnia tiếp giáp với: vùng Ostrobothnia về phía tây bắc; vùng Trung Ostrobothnia về phía bắc; vùng Trung Phần Lan về phía đông và đông nam; vùng Pirkanmaa về phía nam; vùng Satakunta về phía tây nam. Tham khảo Vùng của Phần Lan Nam Ostrobothnia
19814958
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kawakatsu%20Heita
Kawakatsu Heita
(sinh ngày 16 tháng 8 năm 1948) là chính khách người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ thống đốc tỉnh Shizuoka kể từ năm 2009. Tham khảo Sinh năm 1948 Nhân vật còn sống Chính khách Shizuoka Cựu sinh viên Đại học Waseda Cựu sinh viên Đại học Oxford Giảng viên Đại học Waseda Thống đốc Shizuoka
19814959
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amanatt%C5%8D
Amanattō
là một loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản, được làm từ đậu đỏ hoặc các loại đậu khác, sau đó phủ đường tinh luyện sau khi ninh với siro đường và sấy khô. Nó được tạo ra bởi Hosoda Yasubei trong những năm Bunkyū (1861–1863) trong thời kỳ Edo. Ông đã mở một cửa hàng wagashi ở Tokyo mà ông đặt tên theo tên thời thơ ấu của mình: Eitaro. Cửa hàng này hiện nay vẫn đang tiếp tục hoạt động. Amanattō ban đầu được gọi ; sau đó được đổi tên thành amanattō sau Thế chiến thứ hai. Sự giống nhau về tên của món ăn này với món đậu lên men nattō là trùng hợp ngẫu nhiên. Ở Hokkaidō, amanattō được sử dụng trong nấu sekihan (món cơm đỏ của Nhật Bản). Vì lý do này, không giống như các khu vực khác ở Đông Á, sekihan của Hokkaidō có vị hơi ngọt. Xem thêm Danh sách các món ăn từ đậu Tham khảo Món ngọt Món ăn Nhật Bản Ẩm thực Nhật Bản Wagashi
19814960
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20l%E1%BB%99%20No-oji
Giao lộ No-oji
Giao lộ No-oji (Tiếng Hàn: 노오지 분기점, 노오지JC, Hanja: 老吾地分岐點) còn được gọi là No-oji JC là giao lộ giữa Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô và Đường cao tốc Sân bay Quốc tế Incheon tại Gyulhyeon-dong, Gyeyang-gu, Incheon. Tên của giao lộ bắt nguồn từ Nooji-dong, một dong của Gyeyang-gu, nhưng không giống như tên gọi, nó thuộc về Gyulhyeon-dong Lịch sử 21 tháng 11 năm 2000: Bắt đầu hoạt động với việc khai trương Đường cao tốc Sân bay Quốc tế Incheon Thông tin cấu trúc Vị trí: Gyulhyeon-dong, Gyeyang-gu, Incheon Điểm đặc biệt Không thể đi vào Đường cao tốc Sân bay Quốc tế Incheon từ Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô theo hướng Goyang và từ Đường cao tốc Sân bay Quốc tế Incheon theo hướng Sân bay Quốc tế Incheon đến Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô. Bạn phải rẽ theo hướng của Goyang thông qua đường quay vòng được lắp đặt trong trạm thu phí. Về lâu dài, các đường tiếp cận bổ sung sẽ được lắp đặt tại Giao lộ Nooji để giảm bớt tắc nghẽn giao thông và phân tán giao thông dọc theo mạng lưới đường xung quanh để tạo điều kiện đi lại với Olympic-daero. Kết nối các tuyến đường Hướng Goyang・Seongnam Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô (Số 21) Hướng đi Sân bay Quốc tế Incheon・Goyang Đường cao tốc Sân bay Quốc tế Incheon (Số 6) Tham khảo No-oji No-oji No-oji
19814961
https://vi.wikipedia.org/wiki/Uir%C5%8D
Uirō
Uirō (tiếng Nhật: , , ), hay còn được gọi là , là một loại bánh hấp truyền thống của Nhật Bản, được làm từ bột gạo nếp và đường. Nó dai, tương tự như bánh mochi và có vị ngọt dịu. Hương vị bao gồm đậu đỏ, trà xanh (matcha), cam yuzu, dâu tây và hạt dẻ. Tại Nagoya đặc biệt nổi tiếng với loại uirō của nó, và có những phiên bản ở các khu vực khác, đáng chú ý là ở Yamaguchi và Odawara, mặc dù uirō của Odawara được biết đến nhiều hơn như một loại thuốc. Nó có thể được mua tại các cửa hàng bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản trên khắp Nhật Bản. Uirō vốn là tên một loại thuốc thời kỳ Muromachi (1336–1573). Các tài liệu tham khảo nói về uirō như một loại bánh kẹo lần đầu xuất hiện trong Wa-Kan Sansai Zue, một quyển từ điển đồ sộ thời kỳ Edo của Ryōan Terajima, được xuất bản vào năm 1712. Xem thêm Ẩm thực Nhật Bản Danh sách món hấp Wagashi Uirō (Y học Nhật Bản) Put chai ko (缽仔糕 - Uiro với đậu đỏ) Tham khảo Ẩm thực Nhật Bản Món ăn Nhật Bản
19814965
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%20t%C3%ACm%20l%E1%BB%9Di%20ru%20n%E1%BB%AF%20th%E1%BA%A7n%20m%E1%BA%B7t%20tr%E1%BB%9Di
Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời
Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời là ca khúc được Y Phôn Ksor sáng tác năm 1992, được xem là đỉnh cao của âm nhạc hiện đại khu vực Tây Nguyên, được đông đảo các nghệ sĩ dân tộc thiểu số biểu diễn, trong đó có Nghệ sĩ nhân dân Y Moan Ênuôl. Sáng tác Hình ảnh nữ thần Mặt Trời được Y Phôn Ksor lấy cảm hứng từ mẹ của ông. Năm 1992, khi đi công tác cùng Đoàn Ca múa nhạc Đắk Lắk, ông nhận được tin mẹ bị bệnh nên liền thu xếp công việc đạp xe từ thành phố Buôn Ma Thuột về thăm. Nhưng khi về đến gần nhà, ông thấy mẹ mình đang làm rẫy. Bà đã qua cơn bệnh, thương mẹ cộng với cảm xúc tuôn trào, Y Phôn đã sáng tác ra ca khúc. Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Cường góp ý và thêm vào câu cuối “tôi đi tìm em” cho bài hát trọn vẹn hơn. Phát hành và đón nhận Thập niên 1990, ca khúc được nhiều thí sinh trình diễn trong các cuộc thi âm nhạc từ quy mô địa phương đến cấp quốc gia. Ca khúc sau đó được Y Moan thể hiện và giành được huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc 1995. Tại Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1997, khi ca sĩ Y Jack Arul biểu diễn, ca khúc mới được khán giả đại chúng biết đến. Năm 1999, ca khúc Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời được tặng thưởng giải B (không có giải A) của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam. Năm 1999, giải bài hát hay trong năm của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Năm 2016, Đi tìm lời ru nữ thần mặt trời là một trong số 12 ca khúc được chọn lọc đưa vào album thuộc dự án âm nhạc hi-end Gió bay về ngàn. Tham khảo Bài hát năm 1992 Bài hát tiếng Việt Bài hát tiếng Ê Đê
19814966
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lucy%20Blue
Lucy Blue
Lucy Blue (hoặc Lucy McDonnell; sinh ngày 25 tháng 2 năm 2002) là một ca sỹ, nhạc sỹ và nhà sản xuất tới từ Dublin, Cộng hoài Ireland. Khi cô 17 tuổi, Blue đã từ bỏ việc học đại học để theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, cô kí hợp đồng với hãng đĩa Promised Land Recordings vào năm 2020. Blue ra mắt bằng single "See You Later" vào năm 2021 và sau đó cho ra mắt single thứ hai "Your Brother's Friend" cũng vào năm đó. Blue cho ra mắt EP đầu tay mang tên FISHBOWL vào ngày 18 tháng 6 năm 2021. Cô cho ra mắt EP thứ hai, mang tên Suburban Hollywood vào ngày 21 tháng 1 năm 2022. Tiểu sử và phong cách âm nhạc Lucy Blue, hay Lucy McDonell sinh ra tại Dublin, Cộng hòa Ireland. Cô bắt đầu viết nhạc trước khi trở thành một ca sỹ, Blue đã viết phần lớn các ca khúc trong EP của cô tại chính căn phòng ngủ của mình vào những năm 16, 17 tuổi. Cô cũng bắt đầu tạo ra những bản demo tại nhà và bắt đầu bước chân vào con đường sản xuất âm nhạc. Blue viết bản debut single của cô vào năm 2019, sau khi quyết định rời trường học. Những sáng tác của Blue chịu những sự ảnh hưởng nhất định của Frank Ocean, PJ Harvey hay cuốn tạp chí được coi là "kinh thánh của dân trượt ván", Thrasher Magazine. Ngoài ra, nguồn cảm hứng âm nhạc của cô cũng tới từ Van Morrison, Cocteau Twins, Prince và Joni Mitchell. Blue cũng chịu ảnh hưởng khá lớn từ những bộ phim, những nghệ sỹ thị giác như Harmony Korine hay Davide Sorrenti cũng được cô tiết lộ là có nhiều ảnh hưởng đến phong cách của bản thân. Những lời hát trong các ca khúc của cô thường mang hơi hướng khá trưởng thành, chúng thể hiện sự quan sát về một tình yêu đã đổ vỡ, nỗi đau đớn tột cùng hay cuộc sống của những người bạn thuở thơ ấu. Những ca khúc của Blue thường dành cho những người đang ở độ tuổi mới lớn đầy tham vọng, đầy khát khao khám phá thế giới bên ngoài nhưng cũng rất dễ bị cuộc sống làm tổn thương. Không chỉ sở hữu một chất giọng nhẹ nhàng, êm ái của một cô gái Ireland, Blue còn có một nhãn quan tốt, khi mà với mỗi bài hát được cô viết ra và thể hiện, cô đều nhìn ra những không gian riêng của chúng, đó có thể là một căn phòng (một quán karaoke ở Tokyo, hoặc căn phòng khách của mẹ cô), hay cũng có thể là một lần đạp xe vào đêm khuya. Sự nghiệp Blue đã nhận được chút ít sự quan tâm từ trước khi cô cho ra mắt single đầu tay, nhờ những bản demo được cô đăng tải trên nền tảng Soundcloud. Ngày 19 tháng 2 năm 2021, cô ra mắt debut single mang tên "See You Later", ca khúc này là sự khám phá về tình yêu cùng những sự tổn thương qua lăng kính của tuổi trẻ. Single thứ hai của cô, mang tên "Your Brother's Friend" được ra mắt vào ngày 7 tháng 5 năm 2021. MV của ca khúc này được Blue chia sẻ là lấy cảm hứng lớn từ bộ phim đình đám năm 1995, Đọa lạc thiên sứ của đạo diễn Vương Gia Vệ. EP đầu tay của Blue, FISHBOWL được ra mắt vào ngày 18 tháng 6 năm 2021, bao gồm sáu ca khúc: "See You Later", "Your Brother's Friend", "Playgirls", "Snow in Tokyo" và "Blue". Ngày 16 tháng 7 năm 2021, Blue cho ra mắt single tiếp theo mang tên "Taxi Driver", ca khúc này được cô viết cùng với Matt Maltese. . Blue sau đó đã cộng tác cùng đạo diễn Thomas James để cho ra mắt MV của ca khúc này, một MV mang những nét ma mị, có chút kinh dị như giai điệu và lời bài hát. Từ sau khi debut cho đến cuối năm 2021, Blue đã biểu diễn các show ở Latitude, DEPOT, Leeds, Reading, Neighbourhood Weekender, TRNSMT,... Ngoài ra còn có các show diễn ở London hay quê nhà Dublin của cô. Ngày 3 tháng 11 năm 2021, Blue ra mắt single "First Man On The Moon", đi kèm theo đó là một MV cho ca khúc này, trong đó Blue xuất hiện với một bộ đồ phi hành gia của NASA. Tháng 1 năm 2022, tạp chí NME điền tên Blue vào danh sach 100 nghệ sỹ triển vọng cho năm 2022, với ca khúc chính là "See You Later". Cô cũng xuất hiện trong danh sách 22 nghệ sỹ triển vọng trong năm 2022 của tạp chí Clash. Ngày 22 tháng 1 năm 2022, Blue cho ra mắt MV của ca khúc "Postman", cùng thời điểm cô cũng phát hành EP thứ hai của mình, Suburban Hollywood gồm sáu ca khúc đều mang một điểm chung là nói về một nghề nghiệp nào đó: "Taxi Driver", "First Man On The Moon", "Postman", "Pilot" và "Quiz Show". Ngày 15 tháng 12 năm 2022, Blue cho ra mắt ca khúc và MV "One Bed Apartment", một ca khúc có cảm hứng của dịp lễ Noel cùng khung cảnh tràn ngập tuyết trắng trong MV. Blue bắt đầu được nhiều người biết đến hơn vào năm 2023, sau khi single "I Left My Heart" ra mắt ngày 10 tháng 3 của cô bắt đầu xuất hiện nhiều trên nền tảng mạng xã hội TikTok. Ca khúc được viết bởi cô, Hultman và Jesse Munro, bài hát như một nỗi niềm sâu trong trái tim của một người con xa xứ, giai điệu nhẹ nhàng cùng giọng hát dịu dàng của Blue đã phần nào gợi lên cảm giác nhớ nhà và một chút hoài niệm quá khứ. Ngày 16 tháng 6 năm 2023, Blue phát hành single "Deserve You". Sản phẩm âm nhạc Đĩa mở rộng (EP) Ca khúc đơn (Single) Tham khảo Sinh năm 2002 Nhân vật còn sống Ca sĩ Ireland Nhạc sĩ Ireland
19814987
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tyler%20Roberts%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%2C%20sinh%202003%29
Tyler Roberts (cầu thủ bóng đá, sinh 2003)
Tyler Ashley Roberts (sinh ngày 4 tháng 11 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Doncaster Rovers theo dạng cho mượn từ Wolverhampton Wanderers. Sinh ra tại Walsall, Anh và là người có gốc Jamaica, Roberts chọn thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Jamaica. Tham khảo Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Wolverhampton Wanderers F.C. Cầu thủ bóng đá Doncaster Rovers F.C. Cầu thủ bóng đá Jamaica Cầu thủ bóng đá Jamaica ở nước ngoài
19814988
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20Niigata%201964
Động đất Niigata 1964
là trận động đất xảy ra lúc 13:01 (JST), ngày 16 tháng 6 năm 1964. Trận động đất có cường độ 7,6 richter. Tâm chấn độ sâu khoảng 34 km, nằm ngoài khơi bờ biển tỉnh Niigata. Trận động đất đã gây ra thiệt hại quy mô lớn, có nơi sóng thần cao đến 6 m. Hậu quả trận động đất đã làm 26 người chết, 447 người bị thương. Tham khảo
19814989
https://vi.wikipedia.org/wiki/Owen%20Farmer
Owen Farmer
Owen Jeys-Farmer (sinh ngày 6 tháng 9 năm 2004) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Sự nghiệp Sinh ra tại Solihull, Farmer đã từng chơi cho các đội bóng địa phương Solihull FC và Highgate United trước khi chuyển đến đội trẻ của Wolverhampton Wanderers vào năm 2018. Thi đấu ấn tượng cho các đội U18 và U21 của Wolves, Farmer đã kí vào bản hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với đội bóng này vào ngày 8 tháng 12 năm 2022. Tham khảo Sinh năm 2004 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Wolverhampton Wanderers F.C.
19814991
https://vi.wikipedia.org/wiki/Harvey%20Griffiths
Harvey Griffiths
Harvey Lawson Griffiths (sinh ngày 22 tháng 9 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers ở vị trí tiền vệ. Sự nghiệp Trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Manchester City, Griffiths đã gia nhập Wolverhampton Wanderers vào ngày 31 tháng 8 năm 2021. Ngày 6 tháng 7 năm 2023, Griffiths gia hạn hợp đồng với Wolves với một bản hợp đồng có thời hạn đến hè năm 2026. Tham khảo Sinh năm 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Wolverhampton Wanderers F.C.
19814997
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mozuku
Mozuku
Mozuku là một thuật ngữ chỉ chung các loại tảo nâu Nhật Bản thuộc họ Chordariaceae, được sử dụng làm thực phẩm. Chúng bao gồm ito-mozuku (Nemacystus decipiens ), Okinawa mozuku ( Cladosiphon okamuranus ), ishi-mozuku ( Sphaerotrichia divaricata ) và futo mozuku ( Tinocladia crassa ). Đôi khi loài thực vật có hoa thủy sinh như Hydrilla verticillata (còn gọi là rong gai) cũng được gọi là Mozuku. Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Sơ khai ẩm thực Nhật Bản Sơ khai ẩm thực Rong biển
19815001
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giao%20l%E1%BB%99%20Anseong
Giao lộ Anseong
Giao lộ Anseong (Tiếng Hàn: 안성 분기점, 안성JC, Hanja: 安城分岐點), còn được gọi là Anseong JC, là giao lộ nối giữa Đường cao tốc Gyeongbu và Đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon, đi qua qua Oegacheon-ri, Wongok-myeon, Anseong-si và Cheongnyong-dong, Pyeongtaek-si, Gyeonggi-do, Hàn Quốc. Lịch sử 12 tháng 12 năm 2002: Khai trương đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon giữa W.Pyeongtaek và W.Anseong và bắt đầu hoạt động Cấu trúc Đây là loại xếp chồng cỏ ba lá và đoạn đường ra của Đường cao tốc Pyeongtaek Jecheon được cuộn lại. Quốc lộ 45 đi qua phần phía nam của cấu trúc. Kết nối các tuyến đường Hướng đi Busan・Seoul Đường cao tốc Gyeongbu (Số 41) Hướng đi Pyeongtaek・Jecheon Đường cao tốc Pyeongtaek–Jecheon (Số 4) Hình ảnh Tham khảo Anseong Anseong Anseong Anseong
19815004
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0i%20Truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%20Kuwait
Đài Truyền hình Kuwait
Đài Truyền hình Kuwait (tiếng Ả Rập: تلفزيون الكويت), (tiếng Anh: Kuwait Television), (viết tắt : KTV) là đài truyền hình quốc gia thuộc sở hữu của Bộ thông tin Kuwait. Đài Truyền hình Kuwait có 9 kênh truyền hình chính: KTV1, KTV2, KTV Sport, KTV Sport Plus, KTV Kids, Al Qurain, Al Araby, Ethraa và Al Majles. Tham khảo
19815005
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hanabiramochi
Hanabiramochi
là một loại bánh ngọt (wagashi) của Nhật Bản, thường được thưởng thức trong ngày đầu năm mới. Món bánh này cũng được phục vụ trong tiệc trà đầu tiên trong năm. Nguồn gốc Cái tên "hanabiramochi" có nghĩa đen là " mochi có hình cánh hoa". Hình thức ban đầu của Hanabiramochi là Hishihanabira, một món tráng miệng phục vụ Hoàng gia trong các sự kiện đặc biệt trùng với đầu năm mới. Lần đầu tiên Hanabiramochi được làm ra là vào thời Minh Trị (8 tháng 9 năm 1868 – 30 tháng 7 năm 1912), nhưng giờ đây nó đã trở thành một loại bánh wagashi quen thuộc cho Năm Mới. Hình thức Hình dạng chính xác của hanabiramochi được xác định nghiêm ngặt theo truyền thống. Lớp vỏ bánh mochi màu trắng phẳng và tròn sẽ được gấp lại để tạo thành hình bán nguyệt và tâm bánh bắt buộc phải có màu hồng xuyên suốt, nhạt dần ở phần rìa màu trắng. Không giống như daifuku, bánh mochi loại này sẽ không được bịt kín hoàn toàn phần bên trong. Ở giữa hanabiramochi là một lớp anko, một loại bột đậu ngọt và thường là loại màu trắng làm từ đậu xanh ngọt. Phần chính giữa là một dải mỏng sợi gobo (ngưu bàng) có hương vị ngọt ngào, nhô ra khỏi rìa hai bên của mochi . Ý nghĩa và biểu tượng Mỗi yếu tố trong bánh hanabiramochi đều có ý nghĩa: Màu đỏ thể hiện qua chiếc bánh mochi trắng không chỉ phù hợp với lễ mừng năm mới mà còn gợi lên hình ảnh hoa mai/mận ( ume ) của Nhật, từ đó tượng trưng cho sự thuần khiết, kiên trì và đổi mới gắn liền với khí thế Năm Mới. Gobo tượng trưng cho món cá ayu ép, một loài cá chỉ có ở Đông Á và tượng trưng cho lời cầu nguyện trường thọ của người Nhật Bản. Xem thêm Sakuramochi Hwajeon Tết Nhật Bản Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Wagashi Bánh ngọt Bánh đậu đỏ Món ăn năm mới
19815008
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20H%E1%BB%93i%20gi%C3%A1o%20Arababni
Vương quốc Hồi giáo Arababni
Vương quốc Hồi giáo Arababni (còn được gọi là Arbabni hoặc Arabini) là một vương quốc Hồi giáo nhỏ nằm ở khu vực ngày nay là khu Arsi của Ethiopia. Được thành lập vào khoảng thế kỷ 12, đây là vương quốc Hồi giáo nhỏ nhất và yếu nhất được mô tả bởi các nhà địa lý Hồi giáo al-Umari và al-Makrizi. Lịch sử Vương quốc Hồi giáo Arababni đã bị Đế quốc Ethiopia chinh phục và sáp nhập vào tỉnh Fatagar. Đây là khu vực phía đông nam của thủ đô Addis Ababa ngày nay, về cơ bản tương ứng với hai khu Tây Shewa và Arsi. Các cuộc di cư của người Oromo dẫn đến việc vùng này được đổi tên thành Arsi, theo tên bộ lạc Oromo Arsi. Vùng Fatagar, một trong những quốc gia Hồi giáo độc lập trước đây trong khu vực, là mục tiêu chính của cuộc thánh chiến do Ahmad ibn Ibrahim al-Ghazi, Imam của Vương quốc Hồi giáo Adal lãnh đạo. Xem thêm Vương quốc Hồi giáo Bale Tham khảo Lịch sử Ethiopia Cựu quốc gia châu Phi Cựu quốc gia quân chủ Châu Phi Quốc gia châu Phi trung cổ Đế quốc Hồi giáo Cựu sultanat Cựu quốc gia Triều đại Hồi giáo
19815009
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Th%E1%BB%8B%20Th%C3%BAy%20H%E1%BA%B1ng
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Nguyễn Thị Thúy Hằng (sinh ngày 19 tháng 11 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá nữ người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho Than Khoáng Sản Việt Nam và đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam. Bàn thắng quốc tế Danh hiệu Than Khoáng Sản Việt Nam Giải bóng đá nữ Vô địch Quốc gia: Hạng ba: 2014, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 Đội tuyển Việt Nam Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á: Vô địch: 2019 Hạng ba: 2018 Tham khảo Liên kết ngoài Người họ Nguyễn Người Quảng Ngãi Tiền đạo bóng đá nữ Cầu thủ bóng đá nữ Việt Nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Việt Nam Cầu thủ bóng đá Đại hội Thể thao châu Á 2018 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 Vận động viên Đại hội Thể thao châu Á của Việt Nam Nữ giới Việt Nam thế kỷ 21
19815011
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamada%20Al-Zubairi
Hamada Al-Zubairi
Hamada Al-Zubairi (; sinh ngày 1 tháng 6 năm 1990) là một cầu thủ bóng đá Yemen thi đấu cho Al-Ahli San'a' và Đội tuyển bóng đá quốc gia Yemen. Sự nghiệp Oman Al-Zubairi chính thức chuyển đến Saham Club tại Giải bóng đá chuyên nghiệp Oman vào đầu năm 2016 với hợp đồng kéo dài đến ngày 10 tháng 5 cùng năm. Anh đã hỗ trợ đội trong trận đấu tại Cúp Sultan Qaboos 2015-16, giành chức vô địch với tỉ số chung cuộc 1-0. Trước đó, anh đã gia nhập 4 câu lạc bộ. Quốc tế Đỉnh cao trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của anh là giữ băng đội trưởng trong trận đấu giữa Đội tuyển quốc gia Yemen và Iraq. Tham khảo Liên kết ngoài tại National-Football-Teams Sinh năm 1990 Nhân vật còn sống Người Sanaa Cầu thủ bóng đá Yemen Hậu vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Al-Ahli Club Sana'a Cầu thủ bóng đá Saham Club Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Yemen Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá chuyên nghiệp Oman Cầu thủ bóng đá quốc tế Yemen Cầu thủ bóng đá Yemen ở nước ngoài Vận động viên Yemen ở Oman Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Oman Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Yemen
19815012
https://vi.wikipedia.org/wiki/Higashi
Higashi
, là loại chứa rất ít độ ẩm trong đó, do đó chúng có thể giữ tương đối lâu hơn so với các loại khác. Sơ lược , ngược lại với , là một nhóm gồm các được chế biến dưới dạng đặc khô. Trong đó có các loại như , (một loại kẹo cứng), (một loại bánh gạo), (một loại bánh gạo khác), vv.... mặc dù bánh gạo là một món mặn, do đó nó không được coi là . Higashi vị ngọt có sự tương đồng với bánh quy của phương Tây. Một định nghĩa hẹp hơn về có thể là món ăn bị giới hạn công thức với một hoặc nhiều loại đường, với một loại bột cụ thể và một số chất phụ gia khác, trong khi có một số chỉ làm từ đường, không có bột trong thành phần món ăn. Bột được sử dụng để làm thường là bột gạo, có nhiều loại khác nhau. Bột làm từ những thành phần khác, như đậu đỏ azuki, đậu tương, đậu xanh và tinh bột cũng thường được sử dụng. thường được làm với , một loại đường hạt mịn truyền thống cao cấp của Nhật Bản, thường được dùng để tạo ra những chiếc mịn màng nhất. Loại thông thường được biết đến nhiều nhất là , nhưng định nghĩa cái tên này hơi mơ hồ và đôi khi không phù hợp khi chỉ các loại , nên trong trường hợp này, thuật ngữ là thích hợp hơn cả. thường được phục vụ trong các buổi tiệc trà truyền thống Nhật Bản. Danh sách các loại Higashi – Gồm có 5 vị: (mận muối), (bạc hà Nhật Bản), (quế), (gừng), và (thanh yên), mỗi loại đều có hình dạng khác nhau. – được phân theo màu: (màu đỏ hồng) và (màu trắng). Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Đồ ngọt Wagashi Món ngọt
19815013
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danis%20Ilgizovich%20Zubairov
Danis Ilgizovich Zubairov
Danis Ilgizovich Zubairov (; sinh ngày 7 tháng 3 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá người Nga. Sự nghiệp câu lạc bộ Anh có màn ra mắt tại Giải bóng đá quốc gia Nga cho FC KAMAZ Naberezhnye Chelny vào ngày 19 tháng 9 năm 2021 trong trận đấu với FC Neftekhimik Nizhnekamsk. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ của Russian Football National League Sinh năm 2002 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Nga Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá FC KAMAZ Naberezhnye Chelny Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá hạng nhì Nga Cầu thủ bóng đá Giải bóng đá hạng nhất Nga
19815018
https://vi.wikipedia.org/wiki/Imagawayaki
Imagawayaki
là một món tráng miệng của Nhật Bản thường được tìm thấy ở các lễ hội và tại các quốc gia bên ngoài Nhật Bản như Đài Loan và Hàn Quốc. Nó được làm bằng cách nhồi bột trong một chiếc chảo đặc biệt (gần giống như chảo làm bánh quế nhưng không có những chiếc lỗ như tổ ong), và được nhồi lớp đậu đỏ Azuki có vị ngọt làm nhân , mặc dù những loại nhân khác như nhân trứng kèm vanilla đang ngày càng phổ biến, cũng như các loại sữa và mứt trái cây khác nhau, cà ri, các loại nhân khác nhau gồm thịt và rau, khoai tây và sốt mayonnaise. có nét tương đồng với , nhưng về sau hai món bánh được chia thành hai loại bánh có nhân khác nhau, và đều được phục vụ trong nhiệt độ lạnh. lần đầu được bán tại địa điểm gần cầu Imagawabashi trong thời kỳ An'ei (1772–1781) thuộc thời kỳ Edo (1603–1867). Cái tên xuất phát từ thời kỳ này. Những tên gọi khác được biết đến nhờ những cái tên khác nhau tùy theo từng vùng miền. Tùy từng khu vực mà có những cái tên khác nhau, và có một số loại chỉ được bán ở những của hàng có thương hiệu riêng. – vùng Kansai. or – vùng Kansai và Kyushu . or or – được gọi bởi một số người ở Aomori và Hokkaidō, và nó không giống với món của vùng Nagano. Theo thương hiệu cửa hàng hoặc công ty – tên sản phẩm được sản xuất bởi Gozasōrō Inc, được công bố vào năm 1950 tại Himeji. Cái tên có nghĩa là "Cảm ơn vì đã đặt hàng" theo phong cách cổ xưa. – tên sản phẩm được sản xuất bởi Sawai Honpo Inc tại Ehime. Nó có nguồn gốc từ Higiri jizō ngụ gần ga Matsuyama. – tên sản phẩm được sủ dụng bởi cửa hàng Fuji Ice ở Nagano. Cách gọi từng tồn tại trong lịch sử và hiện không còn hoạt động nữa: – là tên một bài hát trong dịp tái thiết sau trận đại động đất Kanto năm 1923,trong bài hát này, được gọi lại tên là . Tên gọi theo từng quốc gia Đài Loan đã được giới thiệu đến Đài Loan trong thời kỳ là thuộc địa của Nhật Bản và hiện tại đây là món ăn vặt truyền thống của Đài Loan. Chúng thường được gọi là "bánh nướng" (). Tuy nhiên, những người thuộc thế hệ cũ có thể sử dụng trực tiếp từ tiếng Nhật là . Hàn Quốc còn được gọi là () hay (/) tại Hàn Quốc. Malaysia được gọi là ở Malaysia. Philippines Tại Philippines, có một món bánh tương tự được người dân địa phương gọi là "bánh Nhật Bản", giống như nhưng khẩu phần nhỏ hơn và thường chứa đầy những lát pho mát. Món ăn nhẹ rẻ tiền này thường được bán trên những chiếc xe ba bánh đặc biệt có khuôn nấu ăn hình tròn tùy chỉnh được tích hợp sẵn. Các loại nhân khác cũng có sẵn với nhân ngọt (dâu tây, sô cô la) và nhân mặn (giăm bông và phô mai). Xem thêm Bánh trứng gà non () – bánh bông lan trứng Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Món ngọt Bánh nướng chảo Bánh nướng Bánh ngọt Wagashi
19815020
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yemi%20Mobolade
Yemi Mobolade
Blessing "Yemi" Mobolade (sinh năm 1978 hoặc 1979) là một doanh nhân và chính trị gia người Mỹ gốc Nigeria. Ông là thị trưởng thứ 42 của Colorado Springs, Colorado nhậm chức vào ngày 6 tháng 6 năm 2023. Đầu đời và sự nghiệp Mobolade sinh ra và lớn lên ở Lagos, Nigeria. Cha của Mobolade làm việc trong lĩnh vực tài chính cho ExxonMobil còn mẹ ông là giáo viên trung học. Mobolade có một anh trai và hai em gái. Tháng 8 năm 1996, Mobolade nhập cư tới Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Đại học Bethel năm 2001. Ông lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Indiana Wesleyan về quản trị và lãnh đạo và bằng Thạc sĩ Thần học từ Chủng viện A.W. Tozer tại Đại học Simpson. Năm 2010, Mobolade định cư tại Colorado Springs. Ông đồng sáng lập hai nhà hàng, thành lập một nhà thờ trong Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp, đồng thời là lãnh đạo đoàn mục sư tại Nhà thờ Giáo hội Trưởng lão của Colorado Springs từ năm 2015 đến năm 2017. Mobolade là phó chủ tịch phụ trách kinh doanh của phòng thương mại Colorado Springs từ 2017 đến 2019 và người điều hành phát triển doanh nghiệp nhỏ cho Colorado Springs từ 2019 đến 2022. Thị trưởng Colorado Springs Mobolade thông báo ứng cử thị trưởng Colorado Springs trong cuộc bầu cử năm 2023 với tư cách là chính khách độc lập vào tháng 4 năm 2022. Trong cuộc bầu cử sơ bộ không theo đảng phái, tiến hành vào ngày 4 tháng 4, Mobolade xếp ở vị trí đầu tiên trong 12 ứng cử viên với 29% phiếu bầu, bước vào cuộc bầu cử hai vòng đối đầu Wayne W. Williams thuộc Đảng Cộng hòa, cựu bang vụ khanh nhận được 20%. Mobolade đánh bại Williams trong cuộc bầu cử chung cuộc vào ngày 16 tháng 5, với tỷ lệ 57% so với 43%, ông trở thành thị trưởng người da đen đầu tiên được bầu của Colorado Springs và là thị trưởng đầu tiên được bầu không phải là đảng viên của Đảng Cộng hòa. Ông nhậm chức vào ngày 6 tháng 6. Gia đình Mobolade trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 2017. Ông gặp vợ là Abbey ở Indiana; cả hai có ba người con. Ghi chú Tham khảo Sinh thập niên 1970 Nhân vật còn sống Doanh nhân Mỹ thế kỷ 21 Chính khách Mỹ thế kỷ 21
19815027
https://vi.wikipedia.org/wiki/Manj%C5%AB
Manjū
là một loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản. Trong các loại manjū, hầu hết đều có vỏ ngoài làm từ bột mì, bột gạo, sắn dây và kiều mạch, và nhân là anko (tương đậu đỏ), thường được làm từ đậu adzuki luộc và đường. Manjū đôi khi được làm với các loại nhân khác như mứt hạt dẻ. Ở Hawaii, người ta có thể tìm thấy manjū vùng Okinawa được làm với nhân là khoai lang tím, bơ, sữa, đường và muối, nhưng nhân phổ biến nhất là bột đậu, trong đó có một số loại bao gồm koshian, tsubuan và tsubushian. Lịch sử Manjū là một loại bánh ngọt làm từ bột mì truyền thống của Nhật Bản (thay vì làm từ gạo như mochi). Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc dưới tên mantou (màn thầu) trong tiếng Trung, nhưng được gọi là manjū khi đến Nhật Bản. Năm 1341, một sứ thần Nhật Bản trở về từ Trung Quốc đã mang theo mantou về và bắt đầu bán nó với tên gọi nara-manjū. Đây được cho là nguồn gốc của manjū Nhật Bản. Kể từ đó, nó đã được người Nhật ăn trong gần 700 năm. Bây giờ nó có thể được tìm thấy ở nhiều cửa hàng bánh ngọt Nhật Bản. Giá cả hợp lý của nó được cho là một lý do khiến cho món ăn này phổ biến. Các biến thể Trong vô số loại manjū, một số loại phổ biến hơn những loại khác. Matcha (trà xanh) manjū là một trong những loại phổ biến nhất. Trong trường hợp này, bên ngoài manjū có hương vị trà xanh và có màu xanh lục. Mizu (nước) manjū được ăn theo truyền thống vào mùa hè và chứa nhân đậu có hương vị. Mặt ngoài của mizu manjū được làm bằng tinh bột kuzu, giúp bột có màu trong mờ giống như thạch. Ngoài ra, manjū có thể có các loại nhân có hương vị khác nhau, chẳng hạn như kem có vị cam. Như trường hợp của nhiều loại thực phẩm Nhật Bản, ở một số vùng của Nhật Bản, người ta có thể tìm thấy manjū độc nhất của vùng đó, chẳng hạn như momiji manjū hình lá phong ở Hiroshima và Miyajima. Các biến thể trong khu vực của tỉnh Saitama được gọi là Jumangoku manjū. Xem thêm Daifuku Danh sách món tráng miệng và đồ ngọt Nhật Bản Mamador Mantou (, bánh bao của Trung Quốc), về mặt từ nguyên là nguồn gốc của từ này, mặc dù trong tiếng Trung Quốc hiện đại thuật ngữ chỉ bánh bao có nhân là baozi Manti (Thổ Nhĩ Kỳ) and mandu (Hàn Quốc), bánh bao đầy với những cái tên được biết đến là mantou và manjū Momiji Manju Nikuman Tangyuan Kozhukkatta là một loại bánh bao hấp làm từ bột gạo, với nhân là dừa nạo, đường thốt nốt hoặc chakka varatti ở Nam Ấn Độ. Tham khảo Liên kết ngoài Kashiwaya (tiếng Nhật) Kashiwaya Usukawa Manju(Instagram) Wagashi Ẩm thực Phật giáo
19815029
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexander%20McQueen%20%28c%C3%B4ng%20ty%29
Alexander McQueen (công ty)
Alexander McQueen là một nhà thời trang xa xỉ Anh được thành lập bởi nhà thiết kế Alexander McQueen vào năm 1992. Hiện nay, Giám đốc sáng tạo của thương hiệu là Sarah Burton. Lịch sử Thương hiệu Alexander McQueen được nhà thiết kế Alexander McQueen thành lập vào năm 1992. Các bộ sưu tập đầu tiên của nhà mốt đã phát triển danh tiếng với những vụ nổi loạn và chiêu trò gây sốc (được gọi là "l'enfant terrible" và "kẻ quậy phá trong thời trang Anh"), với những chiếc quần được đặt tên là "bumsters" và một bộ sưu tập mang tựa đề Highland Rape. Alexander McQueen đã tổ chức những show diễn thời trang hoành tráng và độc đáo, như việc tái hiện một vụ đắm tàu cho bộ sưu tập Mùa xuân 2003, trò chơi cờ vua người trong bộ sưu tập Mùa xuân 2005 và show diễn Mùa thu 2006 mang tên Widows of Culloden, trong đó có một hình ảnh ảo của siêu mẫu Kate Moss mặc áo dài vải lấp lánh. Tổng cộng, McQueen đã thiết kế 36 bộ sưu tập cho thương hiệu ở Luân Đôn, bao gồm bộ sưu tập tốt nghiệp MA của mình. Trong thời gian làm nhà thiết kế trưởng, McQueen đã nhận danh hiệu "Nhà thiết kế Anh của Năm" bốn lần từ năm 1996 đến năm 2003; ông cũng được bổ nhiệm là CBE và được vinh danh là Nhà thiết kế Quốc tế của Năm bởi Hội đồng Nhà thiết kế Thời trang vào năm 2003. Vào tháng 12 năm 2000, Tập đoàn Gucci đã mua 51% cổ phần của công ty Alexander McQueen và bổ nhiệm ông làm Giám đốc Sáng tạo, trước khi mở cửa hàng ở Luân Đôn, Milan, New York, Los Angeles và Las Vegas. Vào ngày 31 tháng 10 năm 2011, Alexander McQueen mở cửa hàng đầu tiên tại Bắc Kinh với một show diễn thời trang. Sau khi được mua lại, các buổi trình diễn thời trang của thương hiệu đã được chuyển từ Luân Đôn đến Paris, bắt đầu từ bộ sưu tập Xuân/Hè 2002 với bộ sưu tập "The Dance of The Twisted Bull" vào ngày 6 tháng 10 năm 2001. Alexander McQueen ra mắt bộ sưu tập thời trang nam đầu tiên vào Mùa xuân/Hè 2005 và tiếp tục trình diễn bộ sưu tập của mình trong Tuần lễ thời trang Milan. Công ty đã ra mắt bộ sưu tập nữ Pre-Spring đầu tiên trên sàn diễn cùng với bộ sưu tập nam vào ngày 22 tháng 6 năm 2008 và kể từ đó, công ty đã tiếp tục ra mắt các bộ sưu tập cruise kể từ Mùa xuân 2010. Alexander McQueen ra mắt cửa hàng trực tuyến tại Hoa Kỳ vào năm 2008. Sau đó, công ty mở rộng với một cửa hàng trực tuyến dành cho thị trường Anh vào năm 2010. Cái chết của McQueen được công bố vào buổi chiều ngày 11 tháng 2 năm 2010. Lúc ông qua đời, công ty nợ nần lên đến 32 triệu bảng mặc dù công ty đã ghi nhận lợi nhuận từ việc bán túi xách vào năm 2008. Sarah Burton, người đã là phó giám đốc của McQueen trong 14 năm, trở thành giám đốc sáng tạo cho nhãn hiệu Alexander McQueen sau khi ông qua đời. Công ty tiếp tục mở rộng quy mô toàn cầu trong những năm tiếp theo, và phạm vi sản phẩm cũng mở rộng. Số lượng cửa hàng McQueen trên toàn thế giới đã tăng lên 100 vào cuối năm 2020, với doanh thu ước tính là 500 triệu euro trong năm 2020. McQ Vào ngày 27 tháng 7 năm 2006, công ty ra mắt dòng sản phẩm phân phối giá thấp hơn mang tên McQ. Dòng sản phẩm mới này bao gồm quần áo và phụ kiện nam và nữ, được thiết kế độc quyền bởi Lee Alexander McQueen, sản xuất và phân phối trên toàn thế giới bởi SINV SpA theo điều khoản của một hợp đồng cấp phép năm năm với Alexander McQueen. Được quảng cáo là một dòng sản phẩm denim, McQ tập trung vào thị trường mục tiêu trẻ tuổi. Bộ sưu tập Xuân/Hè 2011 là bộ sưu tập cuối cùng được hợp tác với SINV SpA. Pina Ferlisi được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo cho dòng sản phẩm vào tháng 6 năm 2010. Sau khi hợp đồng với SINV SpA hết hạn với bộ sưu tập Xuân/Hè 2011, thương hiệu thông báo vào ngày 11 tháng 10 năm 2010 rằng họ sẽ tiếp quản dòng sản phẩm McQ bằng cách tạo ra một đội ngũ nội bộ mới dưới sự chỉ đạo sáng tạo của Pina Ferlisi, dưới sự lãnh đạo của giám đốc sáng tạo Alexander McQueen Sarah Burton. Đối với chiến dịch đầu tiên của dòng sản phẩm được mua lại, nhiếp ảnh gia Niall O'Brien đã hợp tác với McQ bằng cách đi qua vùng Northwest của Mỹ để chụp hình, tạo ra những hình ảnh gợi lên tinh thần McQ. Vào tháng 8 năm 2011, công ty thông báo rằng họ sẽ mở cửa hàng McQ độc lập đầu tiên tại Luân Đôn vào năm 2012. Vào tháng 11 năm 2011, công ty thông báo rằng McQ sẽ được trình diễn tại Tuần lễ Thời trang Luân Đôn lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2012, và cửa hàng mới có bốn tầng trong một ngôi nhà thời kỳ Georgian sẽ bày bán các sản phẩm thời trang nữ, thời trang nam và phụ kiện. Các sự hợp tác Từ năm 1996 đến 2001, Alexander McQueen đã hợp tác với nhà trang sức Shaun Leane để tạo ra các mẫu trang sức độc quyền cho các buổi trình diễn thời trang. Vào tháng 1 năm 2003, Alexander McQueen đã hợp tác với nhà nước hoa Jacques Cavallier để ra mắt mùi hương đầu tiên của mình mang tên Kingdom, được ra mắt vào ngày sinh nhật của nhà thiết kế, ngày 17 tháng 3. Phiên bản giới hạn của mùi hương này đã được ra mắt vào năm 2004. Công ty ra mắt mùi hương thứ hai của mình, My Queen, ba năm sau đó vào năm 2006. Vào ngày 10 tháng 10 năm 2003, Alexander McQueen hợp tác với vũ công Michael Clark để tổ chức bộ sưu tập Xuân 2004. Vào ngày 15 tháng 10 năm 2003, Alexander McQueen hợp tác với Björk tại Fashion Rocks, nơi bộ sưu tập Thu 2003 được trình diễn tại Nhà hát Royal Albert Hall. Năm 2004, Alexander McQueen hợp tác với Safilo thông qua một thỏa thuận cấp phép để ra mắt dòng sản phẩm kính mát. Bộ sưu tập năm 2010 có chứa chi tiết hình đầu lâu đặc trưng của nhà mốt. Cùng năm đó, công ty hợp tác với American Express để ra mắt phiên bản giới hạn của thẻ Centurion độc quyền. Thẻ được cung cấp chỉ dành cho các thành viên thẻ AMEX Platinum theo lời mời. Để ra mắt thẻ, McQueen đã tổ chức một triển lãm tái hiện về các bộ sưu tập của mình từ năm 1995 đến Mùa Thu 2003. Năm 2005, Alexander McQueen hợp tác với Puma để sản xuất dòng sản phẩm giày dép nam và nữ ra mắt vào Mùa Xuân 2006. Dòng sản phẩm Alexander McQueen PUMA dựa trên sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ, với những yếu tố đối lập. Năm 2008, bộ sưu tập mùa thu 2009 của dòng sản phẩm được mở rộng hoàn toàn để bao gồm quần áo và phụ kiện nam và nữ, kèm theo sự hợp tác với đạo diễn phim Saam Farahmand để sản xuất một bộ phim ngắn 4 phút mang tên Ghost như là một chiến dịch quảng cáo cho bộ sưu tập. Năm 2007, Alexander McQueen trở thành thương hiệu đầu tiên tham gia trong chiến dịch của MAC Cosmetics với những bộ sưu tập mỹ phẩm được tạo ra bởi các nhà thiết kế thời trang. Bộ sưu tập được ra mắt vào ngày 11 tháng 10 và phản ánh các kiểu trang điểm được sử dụng trên sàn diễn McQueen mùa thu đông. Sự truyền cảm hứng cho bộ sưu tập là bộ phim Cleopatra của Elizabeth Taylor, và do đó các người mẫu có đôi mắt màu xanh, xanh lá cây và xanh dương sắc nét với đường kẻ mắt đen mạnh theo phong cách Ai Cập. Năm 2008, Alexander McQueen hợp tác với nhà bán lẻ thị trường đại chúng Target trong dự án McQ Alexander McQueen for Target. Đây là sự hợp tác đầu tiên giữa Target và một nhà thiết kế quốc tế. McQueen chọn Leila Moss của The Duke Spirit làm nguồn cảm hứng cho bộ sưu tập này. Bộ sưu tập được ra mắt vào ngày 4 tháng 3 năm 2009, và ban nhạc đã biểu diễn tại buổi ra mắt. Cùng năm đó, Alexander McQueen hợp tác với Samsonite để sản xuất hành lý có hình dạng bên ngoài là ổ xương sườn và xương sườn ở phía sau. Các sản phẩm khác trong bộ sưu tập sử dụng mẫu hoa văn động vật như cá sấu trên bề mặt túi bằng công nghệ cắt laser. Trên sàn diễn thời trang, Alexander McQueen hợp tác với Philip Treacy để tạo ra những chiếc mũ cho bộ sưu tập mùa xuân 2008, và lại hợp tác với bộ sưu tập mùa thu 2009. Trong học kỳ đầu năm 2009, hàng hiệu chính hãng McQueen cũng hợp tác với vũ công Sylvie Guillem, đạo diễn Robert Lepage và nhà điều chuyển dự án Russell Maliphant, thiết kế trang phục cho vở kịch "Eonnagata", do Robert Lepage đạo diễn. Bộ phim "Sylvie Guillem, on the edge" do công ty sản xuất Pháp A DROITE DE LA LUNE sản xuất, ghi lại toàn bộ quá trình sáng tạo của vở kịch, từ những buổi diễn tập đầu tiên diễn ra ở Quebec cho đến buổi ra mắt thế giới diễn ra vào năm 2008 tại nhà hát Sadler's Wells ở London. Vào ngày 6 tháng 10 năm 2009, công ty đã hợp tác với SHOWstudio để phát trực tiếp bộ sưu tập Mùa Xuân/Hè 2010 Plato's Atlantis trên trang web của công ty. Những đôi giày từ bộ sưu tập này sau đó đã được giới thiệu trên trang web SHOWstudio. Cùng năm đó, công ty cũng hợp tác với Unkle để sản xuất âm nhạc cho bộ sưu tập Mùa Thu/Đông 2009 của McQ có tên McQ. Sự hợp tác này đã thành công và được mở rộng vào mùa thứ hai cho bộ sưu tập Mùa Xuân/Hè 2010 của McQ, nơi mà CD quảng cáo đã được phát trong túi quà báo chí McQ. Vào tháng 6 năm 2010, số 58 của tạp chí Visionaire, mang tiêu đề Spirit: A Tribute To Lee Alexander McQueen, đã được phát hành như một lời tri ân đến người sáng lập đã qua đời. Số này đưa ra hình ảnh và cuộc thảo luận với các biên tập viên đã gặp McQueen vào năm 2003 để thảo luận về sự hợp tác mà cuối cùng không thực hiện được. Số này cũng đưa ra các đóng góp từ Lady Gaga, Steven Klein, Nick Knight và Mario Testino Chỉ có 1.500 bản được đánh số, với các trang được làm từ giấy có hạt, sẽ mọc thành hoa dại khi được gieo trồng, tượng trưng cho di sản lâu dài của McQueen. Những tranh cãi Alexander McQueen lần đầu tiên gây ra tranh cãi với bộ sưu tập Mùa xuân/Hè 1995 của mình, nổi bật với chiếc quần "bumster" đặc trưng của anh. Lúc đó, chiếc quần được mô tả là thiếu đạo đức vì nó hầu như không che phủ phần cong tự nhiên của mông. Anh tiếp tục gây chú ý bằng cách đặt tên cho bộ sưu tập Mùa thu/Đông 1995 của mình là Highland Rape (Cưỡng hiếp cao nguyên), mà anh giải thích là về "cưỡng hiếp" của Anh đối với Scotland, một chủ đề có tiếng vọng cá nhân vì gia đình anh có nguồn gốc từ Scotland. Bộ sưu tập này gồm những chiếc váy rách tơi được làm từ những mảnh vụn của tartan và chiffon cùng với một chiếc váy rải tampon. Năm 1998, Alexander McQueen đã chụp ảnh Aimee Mullins và đưa cô diễn trên sàn catwalk với đôi chân gỗ được chạm khắc tinh xảo - khiến cô trở thành người bị cắt cụt chân đầu tiên xuất hiện trên sàn diễn. Đối với chương trình catwalk Mùa xuân/Hè 1999 không có tiêu đề, chiếc váy bông trắng của Shalom Harlow đã được các robot phun sơn khi cô quay quanh trên một bục. Các nhà hoạt động quyền của động vật và lực lượng cảnh sát mạnh do báo cáo về mối đe dọa bom đã xuất hiện tại chương trình catwalk Mùa thu/Đông 2000 Eshu, do sử dụng lớn da lông trong bộ sưu tập. McQueen đã bị cáo buộc kỳ thị nữ giới sau chương trình catwalk Mùa thu/Đông 2009 The Horn of Plenty nơi các người mẫu với đôi môi đỏ và đen phồng lớn được so sánh với búp bê tình dục và những chiếc mũ làm từ vật tìm thấy và rác như lon nhôm và băng keo ngụ ý rằng chính các người mẫu là rác. Tương tự, chương trình catwalk nam Mùa thu/Đông 2010 An Bailitheor Cnámh trình diễn các nam giới mang mặt nạ và đầu nón lưới ám chỉ sadomasochism hoặc bondage, và một trong những bộ đồ được in hình xương và hóa thạch người. Trong chương trình diễn thời trang Plato's Atlantis Mùa xuân/Hè 2010, các người mẫu đã từ chối mang giày armadillo cao 12 inch nay đã trở nên biểu tượng vì lo ngại an toàn. Một trong những người mẫu từ chối, đã ngất trong chương trình diễn Natural Dis-tinction Un-natural Selection Mùa xuân/Hè 2009 sau khi bị bó chặt vào một chiếc corset quá chật. Lady Gaga đã mặc một đôi trong video âm nhạc của mình cho bài hát "Bad Romance" và đã tạo ra một phiên bản bằng sôcôla phủ lên đỉnh bằng vụn lấp lánh cho cửa hàng Giáng sinh của cô vào năm 2011. Cửa hàng bách hóa Selfridges ở London đã gây tranh cãi khi họ trưng bày một tác phẩm thiết kế của McQueen bị treo cổ từ giàn treo trong cửa sổ. Cửa hàng sau đó đã xin lỗi, nói rằng "việc trưng bày một mặt hàng thời trang từ bộ sưu tập mới của Alexander McQueen bị treo lên chưa bao giờ dự định liên quan đến cái chết đột ngột của nhà thiết kế hay cách anh ta chết." Vào tháng 10 năm 2010, The Hell's Angels đã kiện công ty vì "lạm dụng biểu tượng hình ảnh đầu chết cánh thiên thần" của họ trong một số sản phẩm trong bộ sưu tập Mùa Thu/Đông 2010 của công ty. Vụ kiện đã được báo cáo rộng rãi trên tất cả các phương tiện truyền thông, Túi xách "Hell's Angels Knuckleduster Box clutch" trị giá 2.325 đô la Mỹ và chiếc khăn quàng cổ "Hells Angels Pashmina" trị giá 560 đô la Mỹ cũng được đề cập trong vụ kiện. Người đại diện của Hells Angels tuyên bố "Điều này không chỉ liên quan đến tiền bạc, mà còn liên quan đến thành viên. Nếu bạn đeo một chiếc nhẫn như thế này, một thành viên có thể rất tức giận vì bạn là một kẻ giả mạo." Nhóm này đòi các công ty ngừng sản xuất các sản phẩm này, thu hồi bất kỳ hàng hóa nào đang được phân phối và trả bồi thường bằng ba lần lợi nhuận mà họ đã kiếm được từ các sản phẩm đó. SAKS từ chối bình luận, Zappos không có bình luận ngay lập tức và công ty mẹ của họ, PPR, không thể liên hệ để bình luận. Công ty đã giải quyết vụ kiện với Hell's Angels sau khi đồng ý loại bỏ tất cả các sản phẩm có hình logo khỏi việc bán trên trang web, cửa hàng và gian hàng của họ và thu hồi bất kỳ món quà nào đã được bán và tiêu hủy chúng. Tương tự, nhà thiết kế trang phục Jany Temime đã bị chỉ trích vì sao chép một chiếc váy từ bộ sưu tập Mùa Thu/Đông 2008 "The Girl Who Lived in the Tree", trong công việc làm trang phục cho bộ phim Harry Potter and the Deathly Hallows. Temime đã cho rằng cô "muốn nó trở thành chiếc váy cưới phù thuỷ nhưng không phải là chiếc váy Halloween. Chiếc váy màu trắng nhưng cần có một cái gì đó đặc biệt. Vì vậy, có chim phượng hoàng [hình tượng], con chim, là biểu tượng của tình yêu vì có sự tái sinh, tình yêu không bao giờ chết, nó được sinh ra lại." Tuy nhiên, những con chim trên bản gốc của McQueen thực tế là chim công, và mặc dù Temime đã thay đổi huy hiệu trên đầu chim để làm cho chúng trông giống "phượng hoàng" hơn, nhưng cô đã bỏ qua việc thay đổi bất kỳ chi tiết nào khác của chim, bao gồm cả những chiếc lông đuôi công khá rõ ràng. Câu chuyện này đã được báo chí thời trang đưa tin rộng rãi. Từ sau Lee Alexander McQueen đến ngày nay Ngày 18 tháng 2 năm 2010, Robert Polet, tổng giám đốc và chủ tịch của Tập đoàn Gucci, thông báo rằng công việc của Alexander McQueen sẽ tiếp tục mà không có sự tham gia của người sáng lập và giám đốc sáng tạo. Ông cũng cho biết rằng bộ sưu tập của McQueen sẽ được trình diễn trong Tuần lễ Thời trang Paris. Ngày 27 tháng 5 năm 2010, Sarah Burton, người trợ lí thiết kế hàng đầu của McQueen từ năm 1996, được thông báo là giám đốc sáng tạo mới của thương hiệu Alexander McQueen, và còn có kế hoạch ra mắt bộ sưu tập nội y nam vào tháng 6 năm 2010. Dòng nội y này mang các họa tiết kinh điển từ bộ sưu tập lưu trữ của McQueen và có logo trên đai quần, và một phần thu nhập từ bộ sưu tập nội y Alexander McQueen sẽ được chuyển gửi cho các tổ chức từ thiện chống AIDS trên khắp thế giới. Burton ra mắt show thời trang nam đầu tiên của McQueen mang tên Pomp and Circumstance vào tháng 6 năm 2010, nhận được đánh giá tích cực từ giới phê bình, nhấn mạnh sự tĩnh lặng của sự kiện này. Cô cũng ra mắt bộ sưu tập nữ thời trang resort của thương hiệu sau đó, được ca ngợi vì tính nhẹ nhàng và mang "điểm nhấn của phụ nữ". Burton trình diễn show thời trang nữ đầu tiên của mình vào ngày 5 tháng 10 năm 2010 tại Paris, nơi cô nói về tầm nhìn của mình cho thương hiệu sẽ "nhẹ nhàng hơn". Show diễn được ca ngợi là một trong những show mạnh nhất tại Tuần lễ Thời trang Paris, "đầy những đặc trưng và ý tưởng của McQueen" và có "tầm nhìn tích cực hơn nhiều". Ca khúc "I'll Be There" của Michael Jackson được phát trong phần kết thúc của show diễn. Giám đốc sáng tạo Sarah Burton đã thiết kế chiếc váy mà Catherine Middleton mặc trong đám cưới với Hoàng tử William, Công tước Cambridge vào ngày thứ Sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2011. Một phân tích về các cuộc trò chuyện trực tuyến cho thấy Alexander McQueen tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ nhất về niềm đam mê thương hiệu trong Bảng xếp hạng Đam mê Thương hiệu của NetBase. Họa viện New York tại thành phố New York đã tổ chức một triển lãm sau khi Alexander McQueen qua đời vào năm 2011 mang tựa đề Savage Beauty. Mặc dù chỉ diễn ra trong vòng ba tháng, triển lãm này đã trở thành một trong những triển lãm phổ biến nhất trong lịch sử của viện bảo tàng. Triển lãm này rất thành công đến mức các fan của Alexander McQueen và các chuyên gia trong ngành thời trang trên toàn thế giới đã bắt đầu tập hợp tại Change.org để "Mang Triển lãm Savage Beauty của Alexander McQueen Đi Du Lịch" để tôn vinh McQueen và biến tầm nhìn của ông trở thành hiện thực: chia sẻ công việc của ông với cả thế giới. Triển lãm này kỷ niệm tầm nhìn và sự sáng tạo của McQueen. Nó bao gồm một trăm thiết kế nổi tiếng nhất, được lấy từ bộ sưu tập lưu trữ tại Luân Đôn. Triển lãm Savage Beauty được mang đến Bảo tàng Victoria & Albert tại Luân Đôn từ ngày 14 tháng 3 đến ngày 2 tháng 8 năm 2015. Ngày 28 tháng 11 năm 2011, Sarah Burton đã giành giải Nhà thiết kế của năm tại British Fashion Awards 2011. Vào tháng 1 năm 2014, Harley Hughes là người thiết kế trưởng của bộ sưu tập thời trang nam của Alexander "McQueen" trong show diễn mùa thu 2014. Sau buổi trình diễn, cả Sarah Burton, giám đốc sáng tạo, và Harley Huges đều chào khán giả. Vào tháng 7 năm 2015, Catherine Middleton (hiện là Catherine, Công nương xứ Wales), mặc một bộ trang phục toàn màu kem của Alexander McQueen trong lễ rửa tội của Công chúa Charlotte. Vào tháng 5 năm 2016, tại Trụ sở của UNESCO, thương hiệu Alexander McQueen đã giành giải Prix Versailles cho cửa hàng rue Saint-Honoré của mình tại Paris. Chú thích Alexander McQueen Công ty Anh Công ty thành lập năm 1992
19815034
https://vi.wikipedia.org/wiki/Camera%20n%E1%BB%99i%20soi%20c%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p
Camera nội soi công nghiệp
Camera nội soi công nghiệp là một dụng cụ quang học được thiết kế để hỗ trợ theo dõi, kiểm tra trực quan các vị trí nhỏ hẹp, khó tiếp cận. Máy nội soi sẽ bao gồm một sợi dây cáp cứng, màn hình theo dõi, camera và hệ thống chiếu sáng. Các ống nội soi có độ uốn cong linh hoạt để dễ dàng tiếp cận vị trí cần quan sát như: đường ống, bể chứa, khe nứt… nhằm phát hiện nguyên nhân rò rỉ, tắc nghẽn hoặc khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra sản xuất và bảo trì của các kỹ thuật viên. Lịch sử hình thành Các thiết bị kính nội soi đầu tiên xuất hiện vào cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940. Việc sử dụng các công cụ giống như kính nội soi đầu tiên được ghi nhận có từ thời Thế chiến thứ hai, khi binh lính sử dụng các thiết bị quang học dài, thô sơ, không linh hoạt để kiểm tra các lỗ bên trong súng của họ để tìm khiếm khuyết. Camera nội soi hiện đại đầu tiên được phát minh vào những năm 1960 bởi Narinder Kapany - một nhà vật lý người Mỹ gốc Ấn Độ, và Brian O'Brien - một nhà vật lý quang học, cũng đến từ Hoa Kỳ. Mặc dù lúc này camera nội soi còn cứng nhắc, nhiều hạn chế và chỉ phù hợp với một số không gian nhất định, nhưng nó đã tạo tiền đề cho những cải tiến và phát triển tiếp theo. Nguyên lý hoạt động Máy nội soi công nghiệp có thể được sử dụng để kiểm tra và quan sát nhiệt độ cao, độc hại, bức xạ hạt nhân và những nơi mà mắt người không thể quan sát trực tiếp. Nó chủ yếu được sử dụng trong công việc kiểm tra và bảo dưỡng ô tô, động cơ hàng không, đường ống và các bộ phận cơ khí. Với cơ chế kiểm tra không phá hủy, không cần tháo rời hoặc cắt nhỏ hay dừng hoạt động của thiết bị. Camera nội soi hoạt động trên các nguyên tắc của công nghệ sợi quang và truyền ánh sáng. Chúng được trang bị một đầu dò linh hoạt hoặc cứng, đóng vai trò là lối vào không gian hạn chế. Đầu dò chứa một bó sợi quang truyền ánh sáng từ nguồn để chiếu sáng khu vực được kiểm tra. Nguồn chiếu sáng: sử dụng các nguồn sáng như cáp quang, đèn LED hoặc bóng đèn sợi đốt thu nhỏ để chiếu sáng đối tượng được kiểm tra. Ánh sáng được hướng qua đầu dò, cho phép tăng khả năng hiển thị trong khu vực kiểm tra. Hệ thống thấu kính: Ở đầu xa của đầu dò, có một hệ thống thấu kính để lấy nét và chụp ảnh hoặc quay video đối tượng. Các thấu kính có thể là tiêu cự cố định hoặc có thể điều chỉnh được, tùy thuộc vào kiểu máy nội soi. Họ chịu trách nhiệm chụp hình ảnh chất lượng cao của khu vực mục tiêu và truyền chúng đến người dùng. Truyền hình ảnh: Hình ảnh thu được được truyền qua bó sợi quang trong đầu dò đến thị kính hoặc thiết bị hiển thị bên ngoài. Một số thiết bị nội soi tiên tiến có màn hình tích hợp hoặc kết nối không dây để xem thời gian thực, trong khi những thiết bị khác có thể yêu cầu màn hình ngoài hoặc điện thoại thông minh để hiển thị hình ảnh. Sự phát triển của camera nội soi công nghiệp Kể từ khi ra đời, thiết kế của camera nội soi công nghiệp đã thay đổi và điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu làm việc. Khi nhiều thập kỷ trôi qua và máy móc trở nên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng đa dạng hơn và tiếp tục tăng lên. Nhu cầu này đã dẫn đến sự phát triển của hàng loạt các ống soi khác nhau. Ba loại ống soi chính sẽ được liệt kê bên dưới. Ống soi cứng Trong số tất cả các loại máy nội soi hiện có ngày nay, máy nội soi cứng gần giống nhất với phiên bản ban đầu của những năm 1960. Chúng là ống soi không linh hoạt được làm bằng thép không gỉ được đánh bóng. Tại sao thiết kế ban đầu này vẫn được sử dụng? Có hai lý do chính. Thiết kế này cho phép khả năng chống dầu, bụi, nước, dầu diesel… vượt trội. Thứ hai, thiết bị này tạo ra chất lượng hình ảnh vượt trội vì chúng sử dụng thị kính thay vì màn hình. Tất cả các ống nội soi cứng đều được thiết kế với các bó sợi ánh sáng truyền ánh sáng đến phần cuối của đầu dò. Các hệ thống này vẫn sẽ yêu cầu nguồn sáng bên ngoài. Vẫn có thể chụp ảnh và/hoặc quay video bằng cách kết nối với máy ảnh USB và bộ chuyển đổi với thị kính của ống soi cùng với nguồn sáng LED cường độ cao. Vì ống soi cứng có thể được gắn ở một vị trí cố định nên chúng rất lý tưởng để thực hiện kiểm tra lặp đi lặp lại trên các bộ phận hoặc thiết bị tương tự. Tuy nhiên, nếu việc kiểm tra đòi hỏi phải di chuyển qua các góc phức tạp, thì nên sử dụng ống soi đáy mềm linh hoạt. Ống soi linh hoạt Ống soi sợi quang linh hoạt là một loại ống soi sử dụng bó sợi quang chất lượng cao giúp truyền hình ảnh trực quan, rõ ràng thông qua một thị kính có thể điều chỉnh tiêu điểm. Ống soi linh hoạt cho phép người dùng điều hướng tới các góc, các vị trí khác nhau. Về cơ bản, loại ống này khá giống ống soi cứng, điểm khác biệt là nó có thể uốn cong quanh các góc và tiếp cận các điểm thông qua các góc khó. Do dễ sử dụng và kiểm soát, máy soi sợi quang linh hoạt là công cụ kiểm tra hàng đầu được nhiều chuyên gia trong nhiều ngành lựa chọn. Máy nội soi video Máy soi video là một công cụ được các kỹ thuật viên sử dụng để kiểm tra các không gian khó tiếp cận. Thông thường, nó bao gồm một thanh sợi quang gắn với máy ảnh, máy ảnh này gửi video đến màn hình để người vận hành có thể xem. Máy soi video sử dụng các khớp nối giúp việc kiểm soát dễ dàng hơn, soi được nhiều hướng hay các góc chật hẹp. Hầu hết các công cụ này đều có đèn bên ngoài có thể chiếu sáng các vùng tối bên trong máy móc hoặc đường ống. Máy nội soi video được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là ngành hàng không, để kiểm tra tua-bin, động cơ và các bộ phận khác của máy móc hàng không/hàng không. Ứng dụng Camera nội soi được ứng dụng trên phạm vi rộng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Cụ thể như sau: Kiểm tra công nghiệp: Máy nội soi công nghiệp cho phép kiểm tra chính xác đường ống, động cơ, tua-bin và các bộ phận máy móc khác, tạo điều kiện phát hiện sớm các khuyết tật, ăn mòn hoặc tắc nghẽn. Điều này giúp ngăn ngừa sự cố tốn kém, tối ưu hóa lịch trình bảo trì và nâng cao hiệu quả hoạt động. Chẩn đoán ô tô: Cơ khí ô tô sử dụng camera nội soi để kiểm tra các thành phần động cơ, xi lanh, van và các khu vực khó tiếp cận khác. Bằng cách xác định các vấn đề như các bộ phận bị hao mòn, rò rỉ hoặc mảnh vụn của vật thể lạ, kính nội soi hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề và lập kế hoạch sửa chữa hiệu quả. Hàng không: Kiểm tra động cơ máy bay, đường dẫn nhiên liệu, cánh và các bộ phận quan trọng khác. Kiểm tra bảo trì thường xuyên bằng kính hiển vi giúp đảm bảo tuân thủ an toàn và ngăn ngừa các hỏng hóc tiềm ẩn trong quá trình vận hành chuyến bay. Xem thêm Chiếu sáng Kính hiển vi Kính hiển vi soi nổi Tài liệu tham khảo Cơ học phổ biến, ngày 45 tháng 12, trang 50.
19815039
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ethan%20Zubak
Ethan Zubak
Ethan Zubak (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1998) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Nashville SC tại Major League Soccer. Sự nghiệp Zubak bắt đầu sự nghiệp trẻ của mình tại Học viện Arsenal FC ở California trước khi gia nhập Học viện LA Galaxy năm 2013. Zubak là thành viên của đội Học viện U16 Galaxy, đã giành chức vô địch quốc gia vào năm 2014. Vào ngày 9 tháng 8 năm 2015, Zubak ra mắt chuyên nghiệp cho LA Galaxy II trong trận thua 1-2 trước Arizona United SC. Anh ghi bàn thắng tại giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên vào ngày 2 tháng 4 năm 2016, vào lưới Real Monarchs. Anh ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia vào ngày 5 tháng 9 năm 2016, tại Giải đấu Stevan Vilotic ở Topola, Serbia trước Hungary. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2020, Zubak ghi bàn thắng đầu tiên tại MLS vào lưới LAFC. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Đời tư Zubak là một tín hữu Kitô giáo. Zubak đã kết hôn với Katie Zubak. Tham khảo Liên kết ngoài Ethan Zubak at U.S. Soccer Development Academy Sinh năm 1998 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá California Vận động viên Corona, California Cầu thủ bóng đá Mỹ Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Huntsville City FC Cầu thủ bóng đá LA Galaxy Cầu thủ bóng đá LA Galaxy II Cầu thủ bóng đá Major League Soccer Cầu thủ bóng đá MLS Next Pro Cầu thủ bóng đá Nashville SC Cầu thủ bóng đá USL Championship
19815057
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A7m%20Buramsan
Hầm Buramsan
Hầm Buramsan (Tiếng Hàn: 불암산터널, Hanja: 佛巖山터널) là một đường hầm bắt đầu tại Byeollae-dong, Namyangju-si, Gyeonggi-do và kết thúc tại Sanggye-dong, Nowon-gu, Seoul, Hàn Quốc. Đường hầm tạo thành Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô Seoul. Hầm Suraksan nằm gần phía tây bắc của Đường hầm Buramsan. Xem thêm Hầm Gwangam: Hướng đi Pangyo, hầm kế tiếp Hầm Suraksan: Hướng đi Guri, hầm kế tiếp Công trình xây dựng Seoul Giao thông Seoul Hầm đường bộ Hàn Quốc Giao thông Gyeonggi Namyangju Khởi đầu năm 2006 ở Hàn Quốc Đường hầm hoàn thành vào năm 2006 Đường cao tốc vành đai 1 vùng thủ đô Seoul Sơ khai tòa nhà hoặc kiến trúc Hàn Quốc
19815066
https://vi.wikipedia.org/wiki/Semyon%20Ivanovich%20Zubakin
Semyon Ivanovich Zubakin
Semyon Ivanovich Zubakin (; sinh ngày 4 tháng 5 năm 1952) là nguyên thủ Cộng hòa Altai ở Nga từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 1 năm 2002, phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm. Trong nỗ lực tái tranh cử không thành công vào năm 2001, có nhiều ứng cử viên cùng tranh cử chức vụ này, và Zubakin chỉ nhận được 15% phiếu bầu trong vòng đầu tiên, một trong những kết quả tồi tệ nhất đối với một ứng cử viên đương nhiệm trong lịch sử thế giới, mặc dù ông đã giành được số phiếu nhiều thứ hai và tiến tới vòng bầu cử cuối cùng. Ông bị đánh bại khi đối thủ lớn nhất của ông, Mikhail Lapshin đạt được một số phiếu cách biệt và ông chỉ nhận được 23% phiếu bầu. Tham khảo Sinh năm 1952 Nhân vật còn sống Người Cộng hòa Altai Nguyên thủ Cộng hòa Altai
19815081
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shiruko
Shiruko
, còn được gọi kèm tiền tố là , là một món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản. Thành phần chủ yếu là đậu đỏ azuki được luộc và sau đó được nghiền nát , được phục vụ trong bát cùng bánh . Có nhiều phong cách làm khác nhau, chẳng hạn như cùng với kẹo hạt dẻ, hay cùng với há cảo làm từ bột gạo nếp thay thế cho . Có hai loại dựa trên các phương pháp nấu đậu azuki khác nhau. Đậu Azuki có thể bị nghiền nát thành bột nhão mà không giữ được hình dạng ban đầu, hoặc bao gồm cả hỗn hợp bột nhão và đậu nghiền thô. Một món ăn tương tự là được làm từ bột nhão cô đặc bằng nhiệt và ít nước hơn , giống như làm mứt hoặc mứt cam. Ở miền Tây Nhật Bản, dùng để chỉ một loại được làm từ hỗn hợp bột nhão và đậu nghiền. Ở Okinawa, thuật ngữ thường dùng để chỉ món súp đậu được phục vụ trên đá bào với . Các chất phụ gia khác, chẳng hạn như sữa đặc có đường, đôi khi cũng được thêm vào để tạo hương vị. Món bánh dẻo nóng hổi và cháo đậu đỏ ngọt ngào, ấm áp được rất nhiều người Nhật yêu thích, đặc biệt là trong mùa đông. thường được phục vụ với một món ăn phụ có vị chua hoặc mặn, chẳng hạn như hoặc để làm mới khẩu vị vì ngọt đến mức hương vị có thể bị ngấy sau một thời gian thưởng thức. Ở tỉnh Tottori và tỉnh Shimane, cũng được sử dụng cho , món súp đặc biệt cho lễ mừng năm mới. Xem thêm Hồng Đẩu Đường Patjuk Tham khảo Ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản Thuật ngữ tiếng Nhật Món tráng miệng và đồ ngọt Nhật Bản
19815092
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20T%C3%A0i%20ch%C3%A1nh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa
Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa () là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Phần lớn thời gian từ khi thành lập năm 1949 cho đến khi giải thể do Sài Gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, trụ sở Bộ Tài chánh đặt tại số 138 đường Hồng Thập Tự, Quận 3, Sài Gòn. Lịch sử Tiền thân của cơ quan này là Bộ Tài chánh Quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1949. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, chính thể Việt Nam Cộng hòa hình thành, Bộ Tài chánh Quốc gia Việt Nam được tổ chức lại thành Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa cho đến khi giải thể vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Danh sách Bộ trưởng Bộ Tài chánh Sau đây là danh sách Bộ trưởng Bộ Tài chánh của miền Nam Việt Nam từ năm 1949 cho đến khi Sài Gòn thất thủ năm 1975: Tổng trưởng Bộ Tài chánh Quốc gia Việt Nam (1949–1955) Bộ trưởng Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, chức danh "Tổng trưởng" đổi thành "Bộ trưởng". Tham khảo Bộ chính phủ Việt Nam Cộng hòa Bộ Tài chánh Việt Nam Cộng hòa Bộ Tài chính Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Chính trị Việt Nam Cộng hòa Chính phủ Việt Nam Cộng hòa Cơ quan chính phủ thành lập năm 1949 Cơ quan chính phủ chấm dứt năm 1975
19815093
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20T%C6%B0%20ph%C3%A1p%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa
Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa () là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm về hệ thống pháp luật của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Phần lớn thời gian từ khi thành lập năm 1949 cho đến khi bị giải thể do Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, trụ sở Bộ Tư pháp đặt tại số 47 Đại lộ Thống Nhất, Quận 1, Sài Gòn. Lịch sử Tiền thân là Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam, được thành lập năm 1949. Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1955, chính thể Việt Nam Cộng hòa hình thành, Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam được tổ chức lại thành Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa cho đến khi giải thể vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Danh sách Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sau đây là danh sách Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa từ năm 1949 cho đến khi Sài Gòn thất thủ năm 1975: Tổng trưởng Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam (1949–1955) Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, chức vụ "Tổng trưởng" đổi thành "Bộ trưởng". Tham khảo Bộ chính phủ Việt Nam Cộng hòa Bộ Tư pháp Việt Nam Cộng hòa Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam Việt Nam Cộng hòa Chính trị Việt Nam Cộng hòa Chính phủ Việt Nam Cộng hòa Cơ quan chính phủ thành lập năm 1949 Cơ quan chính phủ chấm dứt năm 1975