id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
19817332
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Ph%C3%BAc%20B%E1%BB%ADu%20Tr%C6%B0ng
Nguyễn Phúc Bửu Trưng
Nguyễn Phúc Bửu Trưng (chữ Hán: 阮福寶徵; 1893 – 1947) là quan chức nhà Nguyễn, xuất thân vương tộc Gia Hưng, dòng chính thống thứ ba của tôn thất triều Nguyễn. Tiểu sử Nguyễn Phúc Bửu Trưng sinh ngày 24 tháng 4 năm 1893 tại Huế. Ông là cháu nội của Gia Hưng vương Nguyễn Phúc Hồng Hưu và là con của Gia Hưng quận công Nguyễn Phúc Ưng Huy. Năm 1912, ông trở thành công chức, từng làm thư ký ở Sông Cầu. Từ tháng 10 năm 1919 đến tháng 6 năm 1922, ông theo học tại Học viện Pháp luật và Chính trị Cao đẳng Hà Nội. Năm 1936, ông nhậm chức Án sát sứ Bình Định. Đầu năm 1939, chuyển sang làm Tuần phủ Quảng Bình. Năm 1947, Bửu Trưng bị Việt Minh sát hại. Vinh danh Đại Nam Long tinh quân quan huân vị Gia đình Bửu Trưng có mười hai người con, trưởng nam cũng bị Việt Minh thủ tiêu: Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ (1915 – 2009): Thứ nam, nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, nguyên Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản. Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc (1923 – 2009): Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nguyễn Phúc Vĩnh Biểu (1929 – 2001): Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tham khảo Sinh năm 1893 Mất năm 1947 Người Huế Quan lại nhà Nguyễn Nhân vật thời Nguyễn Hoàng tộc nhà Nguyễn Tuần phủ nhà Nguyễn Bố chính sứ nhà Nguyễn Án sát sứ nhà Nguyễn Người Việt Nam bị xử tử Người nhận Đại Nam Long tinh
19817333
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Ph%C3%BAc%20%C6%AFng%20Huy
Nguyễn Phúc Ưng Huy
Nguyễn Phúc Ưng Huy (chữ Hán: 阮福膺䘗; ngày 14 tháng 2 năm 1866 – ngày 9 tháng 6 năm 1927) là quan lại, tôn thất nhà Nguyễn và là con trai thứ bảy của Gia Hưng vương Nguyễn Phúc Hồng Hưu. Tiểu sử Nguyễn Phúc Ưng Huy sinh ngày 29 tháng Chạp năm Tự Đức thứ 18 (ngày 14 tháng 2 năm 1866). Kiến Phúc nguyên niên (1884), phụ thân là Nguyễn Phúc Hồng Hưu bị vu tội tiết lộ cơ mật quân sự, dẫn đến tước phong bị phế bỏ. Do vậy, ông và sáu anh em khác đều bị tước bỏ hoàng vị, giáng cấp xuống hàng tôn thất, đổi tên thành Tôn Thất Huy, phải an trí ở nhiều nơi. Năm thứ hai (1885), vua Đồng Khánh lên ngôi bèn phục chức cho Nguyễn Phúc Hồng Hưu, truy phong tước Gia Hưng quận công, anh em Ưng Huy cũng được khôi phục hoàng vị và tập tước Gia Hưng huyện hầu. Năm Thành Thái thứ hai (1890), do vua Thành Thái truy phong phụ thân làm Gia Hưng quận vương, bản thân ông được phong Gia Hưng quận công theo quy định. Về sau triều đình bổ nhiệm ông làm Tả tôn khanh thuộc Tôn nhân phủ. Năm Khải Định thứ năm (1920), ông lấy danh phận Tả tôn khanh được bổ chức và kiêm nhiệm Tôn nhân phủ Vụ đại thần, ban tước hiệu Hiệp biện Đại học sĩ, rồi sau gia hàm Thái tử Thiếu bảo. Năm Khải Định thứ bảy (1922), ông từ quan về hưu. Năm Bảo Đại thứ hai (ngày 9 tháng 6 năm 1927), Ưng Huy qua đời và được chôn cất tại xã Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chính, huyện Hương Thủy, phủ Thừa Thiên. Gia đình Ưng Huy có người con tên là Nguyễn Phúc Bửu Trưng được thừa hưởng tước vị Gia Hưng quận công với ba đứa cháu: Cháu trai Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ (1915 – 2009): Cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản. Cháu trai Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc (1923 – 2009): Trung tướng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cháu trai Nguyễn Phúc Vĩnh Biểu (1929 – 2001): Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đọc thêm Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên. Tham khảo Sinh năm 1866 Mất năm 1927 Người Huế Quan lại nhà Nguyễn Nhân vật thời Nguyễn Hoàng tộc nhà Nguyễn Quận công nhà Nguyễn Huyện hầu nhà Nguyễn Hiệp biện Đại học sĩ nhà Nguyễn
19817334
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Ph%C3%BAc%20V%C4%A9nh%20Th%E1%BB%8D
Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ
Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ (ngày 1 tháng 10 năm 1915 – ngày 14 tháng 7 năm 2009) tên thường gọi là Vĩnh Thọ, là quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, đồng thời là cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản. Tiểu sử Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ sinh ngày 1 tháng 10 năm 1915 tại Huế, miền Trung Việt Nam. Năm 1947, phụ thân của ông là Bửu Trưng bị Việt Minh sát hại. Ông tốt nghiệp Trường Luật Đại học Đông Dương, sau đó theo học tại Đại học Tiểu bang Michigan và Đại học Mỹ, thậm chí còn thi đậu lấy bằng tiến sĩ của Đại học Mỹ. Vĩnh Thọ qua đời tại Virginia, Hoa Kỳ ngày 14 tháng 7 năm 2009. Gia đình Vĩnh Thọ là chắt của Gia Hưng vương Nguyễn Phúc Hồng Hưu, cháu nội của Gia Hưng quận công Nguyễn Phúc Ưng Huy, con trai của Gia Hưng hương công Nguyễn Phúc Bửu Trưng, mẫu thân là Hồ Thị Thế Hòe. Bửu Trưng có mười hai người con, Vĩnh Thọ là con thứ 2. Sau khi anh cả của Vĩnh Thọ bị Việt Minh giết thì ông được xem là anh cả trong số các anh chị em của mình. Em trai của ông tên Vĩnh Lộc là Trung tướng Việt Nam Cộng hòa và từng là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Vợ của ông tên là Nguyễn Thị Ngọc Lan, quê Quảng Ngãi, con gái của Nguyễn Huân, họ có 5 con trai và 2 con gái (tính đến năm 1967). Xem thêm Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản Tham khảo Sinh năm 1915 Mất năm 2009 Người Huế Hoàng tộc nhà Nguyễn Đại sứ tại Nhật Bản Đại sứ Việt Nam Cộng hòa Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Chính khách Việt Nam Cộng hòa Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa
19817336
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20%C5%8Cita
Giáo phận Ōita
() là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Nhật Bản. Địa giới của Giáo phận bao gồm các tỉnh Ōita và Miyazaki. Nhà thờ chính tòa Thánh Phanxicô Xaviê, còn được biết đến với tên gọi Nhà thờ chính tòa Ōita () là nhà thờ chính tòa của giáo phận. Lịch sử 1846 - Hạt Đại diện Tông tòa Nhật Bản được thành lập, với tòa giám mục đặt tại Yokohama. 1866 - Tòa giám mục được chuyển đến Nagasaki. 1876 - Ngày 22/5, Hạt Đại diện Tông tòa Nhật Bản được tách ra thành Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Nhật Bản (hiện là Tổng giáo phận Tokyo) và Hạt Đại diện Tông tòa Nam Nhật Bản (hiện là Tổng giáo phận Nagasaki), trong đó Hạt Đại diện Tông tòa Nam Nhật Bản quản lí các vùng Kinki, Chūgoku, Shikoku và Kyūshū. 1888 - Hạt Đại diện Tông tòa Chūbu được thành lập, tiếp nhận các vùng Kinki, Chūgoku, Shikoku từ Hạt Đại diện Tông tòa cũ, và được giao cho Hội Thừa sai Paris quản lí. 1891 - Ngày 15/6, Hạt Đại diện Tông tòa Nam Nhật Bản được nâng cấp thành Giáo phận Nagasaki. 1927 - Ngày 18/3, Hạt Phủ doãn Tông tòa Kagoshima (hiện là Giáo phận Kagoshima) được thành lập trên diện tích các tỉnh Kagoshima và Okinawa tách ra từ Giáo phận Nagasaki. Ngày 16/7, Giáo phận Fukuoka được thành lập trên diện tích các tỉnh Fukuoka, Saga, Kumamoto, Miyazaki và Ōita tách ra từ Giáo phận Nagasaki. 1928 - Ngày 29/3, các nhiệm vụ truyền giáo tại các tỉnh Miyazaki và Ōita được chuyển giao từ các tu sĩ Hội Thừa sai Paris cho các tu sĩ thuộc Dòng Salêdiêng Don Bosco. 1935 - Ngày 28/1, Hạt Phủ doãn Tông tòa Miyazaki được thành lập trên diện tích các tỉnh Miyazaki và Ōita. 1961 - Ngày 22/12, Hạt Phủ doãn Tông tòa Miyazaki được nâng cấp thành Giáo phận Ōita. Lãnh đạo giáo phận qua từng thời kì Phủ doãn Tông tòa Tiên khởi – Vincenzo Cimatti (Dòng Salêdiêng Don Bosco) 1935 – 1940) Giám quản Tông tòa – Phanxicô Xaviê Ideguchi Ichitarō (1940 – 1945) Giám quản Tông tòa – Đa Minh Fukahori Senyemon (1946 – 1961) Giám mục Giáo phận Tiên khởi – Phêrô Hirata Saburō (1962 – 1969) 2 – Phêrô Hirayama Takaaki (1970 – 2000) 3 – Đa Minh Miyahara Ryōji (2000 – 2008) 4 – Phaolô Hamaguchi Sueo (2011 – 2020) 5 – Sulpizio Moriyama Shinzō (2022 – ) Tham khảo GCatholic.org Catholic Hierarchy Liên kết ngoài http://www.cbcj.catholic.jp/jpn/diocese/oita.htm Ōita
19817338
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saij%C5%8D%20Sake%20Matsuri
Saijō Sake Matsuri
là lễ hội sake tổ chức hàng năm ở Saijō Higashihiroshima, Hiroshima, Nhật Bản. Saijō nổi tiếng với rượu sake địa phương hay . Trong những con phố hẹp của khu vực Sakagura Dori ("Đường Kho Rượu Sake") gần ga Saijō JR là bức tường Namako (tường lưới trắng) và mái nhà (mái ngói đỏ) của mười nhà máy rượu sake nổi tiếng; Chiyonoharu, Fukubijin, Hakubotan, Kamoki, Kamoizumi, Kamotsuru, Kirei, Saijotsuru, Sakurafubuki và Sanyotsuru. Tháng 7 năm 1995, Saijō được đặt làm nhà của Phòng thí nghiệm Nhà máy bia của Văn phòng Thuế Quốc gia. Saijō Sake Matsuri là một phần quan trọng của văn hóa Hiroshima, nơi thu hút đám đông từ 100.000–200.000 người vui chơi và những người sành rượu sake vào mỗi tháng 10 trước khi mùa sản xuất bia (tháng 10 đến tháng 3) bắt đầu. Du khách cũng có thể tận hưởng nhiều điểm tham quan, gian hàng bên lề và trò chơi. Ngoài ra còn có rất nhiều loại thức ăn lễ hội truyền thống cũng như hiện đại. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Sự kiện tháng 10 Lễ hội mùa thu Lễ hội rượu vang Lễ hội ở tỉnh Hiroshima Sự kiện mùa thu ở Nhật Bản Điểm tham quan ở Hiroshima Sự kiện thường niên ở Nhật Bản
19817356
https://vi.wikipedia.org/wiki/Keekihime
Keekihime
, trước đây biết đến là , là một YouTuber, ca sĩ và cosplayer người Áo. Năm 2010, Keekihime bắt đầu đăng tải các đoạn nhảy cover và phát trực tiếp trên website Niconico của Nhật Bản (lúc đó là Nico Nico Douga). Cô còn là thành viên nhóm nhạc nữ Nhật Bản Tone Jewel từ năm 2012 đến 2013. Đầu đời Keekihime trở nên quan tâm đến văn hóa Nhật Bản sau khi chơi trò chơi điện tử Tales of Symphonia, món quà cô được tặng trong dịp Lễ Giáng Sinh. Thời điểm đó, cô hâm mộ anime và manga Nhật Bản, với loạt manga đầu tiên của cô là Minami-ke, cũng như các ca sĩ thần tượng Nhật Bản, đặc biệt là Hello! Project. Keekihime bắt đầu quan tâm đến Nico Nico Douga sau khi theo dõi các video nhảy cover trên website. Ngoài tiếng Đức mẹ đẻ, Keekihime còn thông thạo tiếng Anh và tiếng Nhật, cô tin mình phát âm lưu loát là do phát trực tiếp trên Nico Nico Douga. Keekihime theo học trường ngoại ngữ để học tiếng Latinh. Sự nghiệp Lúc Keekihime 14 tuổi, cô đăng tải video đầu tiên trên Nico Nico Douga vào ngày 1 tháng 1 năm 2010. Tên người dùng của Keekihime có nghĩa là "công chúa bánh ngọt" trong tiếng Nhật, bắt nguồn từ tình yêu bánh ngọt của cô và mơ ước trở thành nàng công chúa. Keekihime sau đó đăng tải các đoạn nhảy cover trên website, cũng như phát trực tiếp hàng ngày bằng tiếng Nhật. Cô cho biết có khoảng 1.000 đến 3.000 khán giả theo dõi mỗi lần phát trực tiếp và lúc đó, cô là người phát trực tiếp không phải người Nhật Bản duy nhất trên Nico Douga. Keekihime cho biết mình thông thạo tiếng Nhật trong một năm nhờ phát trực tiếp mỗi ngày. Năm 15 tuổi, Keekihime đăng ký trở thành ca sĩ qua một buổi thử giọng trực tuyến do Victor Entertainment tổ chức và trải qua 3 tháng đào tạo tại Nhật Bản. Sau đó cô được đề nghị cùng với hai cô gái khác ra mắt với tư cách là nhóm nhạc nữ Tone Jewel, được quảng bá là bộ ba nữ sinh trung học "hardcore ". Nhóm ra mắt vào ngày 22 tháng 8 năm 2012. Keekihime là thành viên cho đến cuối năm 2013, Keekihime rời đi vì vấn đề thị thực khiến cô bị hạn chế biểu diễn. Sau khi trở về Áo, Keekihime làm lễ tân khách sạn. Trong thời gian này, cô tiếp tục phát trực tiếp và bắt đầu phát hành nhạc độc lập qua TuneCore với vai trò là thần tượng mạng. Album solo đầu tay của cô Sweet Tooth phát hành vào năm 2018. Ngoài ra, cô còn cosplay tại các sự kiện như Tokyo Game Show 2017, Comiket 94, và Tokyo Game Show 2018. Năm 2020, Keekihime làm phiên dịch cho công ty tư vấn dữ liệu Nhật Bản Classmethod. Sau đó cô trở thành diễn viên lồng tiếng và cosplay linh vật Mesoko của công ty. Tham khảo Thần tượng Nhật Bản Vlogger
19817374
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lamine%20Yamal
Lamine Yamal
Lamine Yamal Nasraoui Ebana (sinh ngày 13 tháng 7 năm 2007) là một cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Barcelona Atlètic. Đầu đời Sinh ra tại Mataró, Tây Ban Nha với bố là người Maroc và mẹ là người Guinea Xích Đạo, Lamine Yamal dành phần lớn thời gian của sự nghiệp cầu thủ trẻ ở Barcelona. Sự nghiệp thi đấu Barcelona Trưởng thành qua các lò đào tạo trẻ của La Masia, Lamine Yamal sớm được coi là một trong những triển vọng tốt nhất của học viện. Trong khi được bổ sung vào đội Juvenil A chuẩn bị cho mùa giải 2022–23, Lamine Yamal được lựa chọn bởi huấn luyện viên Xavi để tập luyện cùng đội một cùng với các cầu thủ trẻ khác vào đầu tháng 9 năm 2022. Trong khi vẫn chưa ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với câu lạc bộ, anh dường như là một trong những cầu thủ gây ấn tượng nhất với huấn luyện viên người Catalunya. Lamine Yamal ra mắt đội 1 vào ngày 29 tháng 4 năm 2023, khi vào sân thay cho Gavi ở phút thứ 83 của chiến thắng 4–0 trước Real Betis tại La Liga. Trong trận đấu, anh đã tung ra một cú sút và bị cản phá bởi cựu thủ môn Barcelona, Claudio Bravo, trở thành cầu thủ trẻ nhất từng ra sân cho đội một Barcelona khi mới 15 tuổi, 9 tháng và 16 ngày. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2023, anh đã giành được danh hiệu đầu tiên với câu lạc bộ, khi anh là thành phần của đội bóng giành được danh hiệu La Liga 2022–23. Quốc tế Lamine Yamal là cầu thủ trẻ đại diện cho Tây Ban Nha trên đấu trường quốc tế. Năm 2021, anh thi đấu 4 trận và ghi được 1 bàn thắng cho U-16 Tây Ban Nha. Năm 2022, anh cũng thi đấu cho U-15 Tây Ban Nha. Năm 2023, anh đại diện cho đội tuyển U-17 Tây Ban Nha tại Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu 2023, nơi họ lọt vào vòng bán kết còn Lamine Yamal ghi được 4 bàn thắng trong 5 lần ra sân. Phong cách thi đấu Là một tiền đạo thuận chân trái với khả năng rê bóng, chuyền bóng và ghi bàn tuyệt vời, Lamine Yamal có thể chơi ở vị trí tiền đạo trung tâm, tiền vệ tấn công hoặc tiền đạo cánh, chủ yếu bên cánh phải. Với kỹ thuật của mình, Lamine Yamal sớm được so sánh với thần tượng người Argentina, Lionel Messi, giống như nhiều học viên ở lò La Masia trước đây, mà còn cho ngôi sao mới của Barcelona, Ansu Fati. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Danh hiệu Barcelona La Liga: 2022–23 Tham khảo Liên kết ngoài https://maharashtraopenuniversity.com/lamine-yamal-biography/ Sinh năm 2007 Nhân vật còn sống Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha Người Tây Ban Nha gốc Maroc Người Tây Ban Nha gốc Guinea Xích Đạo Cầu thủ bóng đá Barcelona Cầu thủ bóng đá FC Barcelona Atlètic‎ Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-15 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Tây Ban Nha Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Tây Ban Nha
19817392
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0m%20Ti%E1%BA%BFn%20D%C5%A9ng
Đàm Tiến Dũng
Đàm Tiến Dũng (sinh ngày 5 tháng 6 năm 1996 tại tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí hậu vệ và tiền vệ cho câu lạc bộ Đông Á Thanh Hoá. Sự nghiệp câu lạc bộ Viettel (2009-2021) Lọt vào mắt xanh của tuyển trạch viên Viettel năm 13 tuổi, từ đó tới nay Đàm Tiến Dũng vẫn đang kiên trì theo đuổi giấc mơ của mình ở đội bóng áo lính. Dũng từng sở hữu HCĐ giải U15 Quốc Gia, 2 HCĐ U19 Quốc Gia, Vô Địch giải Festival các nước Đông Nam Á. Anh còn là nhân tố chủ chốt giúp Viettel đi từ hạng Ba lên hạng Nhì, rồi Hạng Nhất và suýt lên V-League năm 2017. Sau này, Dũng còn được gọi lên đội U19, U21 QG Việt Nam. 1 trong những dấu ấn đậm nét nhất mà NHM Viettel không thể quên chính là trận đấu với Bình Phước, trận cầu mang tính bước ngoặt giúp Viettel lên chơi ở V-League năm 2019. Phút thứ 79 khi tỷ số đang là 0-0, xuất phát từ pha tạt bóng như đặt của mình, đội trưởng Bùi Tiến Dũng bật cao đánh đầu mở tỷ số trận đấu. Ít phút sau, Đàm Tiến Dũng tiếp tục tạt bóng cho Nguyễn Hoàng Đức đánh đầu nâng tỷ số lên 2-0 cho Viettel. Khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, Viettel lên ngôi vô địch và giành vé chơi ở giải đấu cao nhất Việt Nam năm 2019. Lên chơi V-League 2019, Viettel chiêu mộ HLV người Hàn Quốc Lee Heung-sil và sơ đồ 3-4-3 khiến Tiến Dũng rất ít khi được sử dụng. Trong quá khứ, sơ đồ ưa thích giúp Đàm Tiến Dũng được sử dụng thường xuyên là 4-4-2, nơi anh phát huy được hết khả năng ở vị trí hậu vệ cánh trái. Đến mùa 2020, HLV Trương Việt Hoàng lên dẫn dắt, khi đó đội bóng áo lính vẫn yêu thích với sơ đồ 3-4-3, đôi lúc là 3-5-2 và một lần nữa Tiến Dũng không có cơ hội thể hiện mình. Khép lại mùa giải 2020, đang có nhiều CLB ở V-League muốn có Đàm Tiến Dũng nhưng anh vẫn theo đuổi mục tiêu ở lại để cạnh tranh một vị trí bên hành lang cánh trái. Topenland Bình Định (2021) Anh chuyển sang thi đấu cho Topenland Bình Định dưới dạng cho mượn từ Viettel ở mùa giải 2021. Tại đây anh mặc áo số 2. Anh không có nhiều cơ hội ra sân vì lúc này đội bóng có quá nhiều ngôi sao và phải làm bạn trên băng ghế dự bị. Giải đấu đi được gần 1 nửa chặng đường thì phải buộc dừng vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Thanh Hóa (2022-) Anh chính thức đầu quân cho Đông Á Thanh Hóa từ mùa giải 2022. Anh thi đấu xuất sắc, mang đến những dấu ấn đậm nét giúp Thanh Hóa thi đấu nổi bật và đạt được nhiều kết quả tốt. Cuối mùa giải, Đàm Tiến Dũng đã đánh bật những cái tên cùng vị trí như: Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Phong Hồng Duy, Phan Tuấn Tài... để lọt vào đội hình tiêu biểu của V League 2022. Ở mùa giải 2023, Đàm Tiến Dũng vẫn giữ một phong độ ổn định. Tuy nhiên, anh đã bất ngờ dính chấn thương cổ chân và phải đến vòng 12 V League 2023 mới có thể tái xuất. Ở mùa giải này anh không thường xuyên được thi đấu do chưa phù hợp với sơ đồ chiến thuật huấn luyện viên Popov, chủ yếu xuất phát từ ghế dự bị. Ngày 27/7/2023, trong trận gặp Topenland Bình Định, anh ra sân từ ghế dự bị và có 1 kiến tạo giúp Bruno Cantanhede ghi bàn ấn định chiến thắng 2-0 trên sân nhà. Thống kê sự nghiệp Danh hiệu Thanh Hóa Cúp Quốc gia Việt Nam Vô địch: 2023 Hạng ba: 2022 Tham khảo Sinh năm 1996 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá nam Việt Nam Hậu vệ bóng đá nam Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam Cầu thủ giải bóng đá hạng nhất quốc gia Việt Nam Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Viettel Cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Bình Định
19817394
https://vi.wikipedia.org/wiki/Samsung%20Galaxy%20A13
Samsung Galaxy A13
Samsung Galaxy A13 là điện thoại thông minh Android được thiết kế và sản xuất bởi Samsung Electronics. Được công bố ngày 4/3/2022. Điện thoại được bố trí 3 camera phía sau với camera chính 50MP, màn hình PLS LCD FHD+ 6.6 inch, tần số 60Hz, và pin Li-ion 5000 mAh.Các mẫu điện thoại được xuất xưởng với One UI Core 4 trên Android 12. Thiết bị này là một phần của dòng A Series của Samsung. Thông Số Kỹ Thuật Phần Cứng Mẫu LTE được kết hợp với bộ xử lý Samsung Exynos 850 (8 nm), bao gồm octa-core (4x2.0 GHz Cortex-A55) và GPU ARM Mali-G52. Lưu Trữ Mẫu này có bộ nhớ trong 64GB/4GB RAM và 128GB/4GB RAM Mẫu này có thể hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD lên đến 1TB. Kích Thước Mẫu điện thoại này có kích thước 76.4x165.1x8.8 mm Trọng lượng của mẫu này là 195 g (6.85 oz). Pin Mẫu này được trang bị pin Secondary Li-ion 5000mAh không thể tháo rời, Hỗ trợ sạc nhanh 15W (Type-C có dây). Màn Hình Mẫu này có màn hình PLS LCD FHD+ 6.6inch 1080x2408px, tốc độ làm tươi 90Hz với độ sáng tối đa 600 nits. Các Tính Năng Samsung Galaxy A13 có jack cắm tai nghe 3,5 mm,NPC,cảm biến vân tay được bố trí ở cạnh bên, Bluetooth 5.0,GPS. Thiết Kế Điện Thoại này có mặt trước bằng kính, mặt sau bằng nhựa và khung nhựa. Màu Sắc Điện thoại này có 3 màu sắc:Xanh,Đen và Cam. Camera Mẫu đựoc trang bị ba camera phía sau, bao gồm các loại camera khác nhau. Cả hai đều có cùng camera chính 50 MP khẩu độ f/1.8 (góc rộng) với PDAF và camera 2 MP khẩu độ f/2.4 (macro). Mẫu 4G đi kèm với camera 5 MP khẩu độ f/2.2 (siêu rộng). Tham khảo 1.https://www.gsmarena.com/samsung_galaxy_a13-11402.php 2.https://www.91mobiles.com/hub/this-diwali-gift-your-loved-ones-the-amazing-samsung-galaxy-a Samsung Samsung Galaxy Thiết bị Android
19817396
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neotamias
Neotamias
Neotamias là một chi sóc chuột trong tông Marmotini của Họ Sóc. Nó gồm 23 loài, hầu hết ở tây Bắc Mỹ. Cùng với Eutamias, chi này thường được xem là phân chi của Tamias. Các loài Neotamias alpinus: Sóc chuột Alpine Neotamias amoenus Neotamias bulleri: Sóc chuột Buller Neotamias canipes: Sóc chuột chân xám Neotamias cinereicollis: Sóc chuột cổ xám Neotamias dorsalis Neotamias durangae: Sóc chuột Durango Neotamias merriami: Sóc chuột Merriam Neotamias minimus Neotamias obscurus: Sóc chuột California Neotamias ochrogenys Neotamias palmeri: Sóc chuột Palmer Neotamias panamintinus Neotamias quadrimaculatus: Sóc chuột tai dài Neotamias quadrivittatus: Sóc chuột Colorado Neotamias ruficaudus: Sóc chuột đuôi đỏ Neotamias rufus: Sóc chuột Hopi Neotamias senex: Sóc chuột Allen Neotamias siskiyou: Sóc chuột Siskiyou Neotamias sonomae: Sóc chuột Sonoma Neotamias speciosus: Sóc chuột Lodgepole Neotamias townsendii: Sóc chuột Townsend Neotamias umbrinus: Sóc chuột Uinta Tham khảo Musser, G. G.; Durden, L. A.; Holden, M. E.; and Light, J. E. (2010) "Systematic review of endemic Sulawesi squirrels (Rodentia, Sciuridae), with descriptions of new species of associated sucking lice (Insecta, Anoplura), and phylogenetic and zoogeographic assessments of sciurid lice." Bulletin of the American Museum of Natural History 339. Piaggio, A. J. and Spicer, G. S. 2001. "Molecular phylogeny of the chipmunks inferred from mitochondrial cytochrome b and cytochrome oxidase II gene sequences." Molecular Phylogenetics and Evolution 20: 335–350.
19817397
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tart%20b%C6%A1
Tart bơ
Tart bơ () là một loại bánh tart được đánh giá cao trong ẩm thực Canada. Bánh tart ngọt bao gồm nhân bơ, đường, siro và trứng, được nướng trong vỏ bánh pastry cho đến khi nhân ở dạng bán rắn với phần trên giòn. Bánh tart bơ không nên nhầm lẫn với bánh bơ (một chiếc bánh mặn từ Preston, Lancashire, Anh) hoặc bánh mì và bánh pudding bơ. Công thức làm bánh tart bơ khác nhau tùy theo gia đình. Do đó, hình thức bên ngoài và các đặc tính vật lý của bánh tart bơ - độ cứng của bánh ngọt hoặc độ đặc của nhân - cũng khác nhau. Theo truyền hình, bánh tart Anh-Canada bao gồm vỏ bánh nướng, bơ, đường, siro, trứng, giống với phiên bản bánh đường của Pháp-Canada, hoặc phiên bản bánh hồ đào pêcan của Hoa Kỳ mà không có phần quả kiên. Tart bơ khác với bánh đường vì nhân bánh không có bột. Tart bơ cũng khác với bánh hồ đào pêcan ở chỗ nó có chất làm đầy "chảy nước dãi" do bỏ qua bột ngô. Thông thường nho khô, hạt óc chó hoặc hồ đào pêcan được thêm vào bánh tart bơ truyền thống, mặc dù khả năng chấp nhận của những bổ sung như vậy là một vấn đề tranh luận quốc gia. Là một món ăn mang tính biểu tượng của Canada và là một trong những món tráng miệng phổ biến nhất ở quốc gia này, câu hỏi có hay không có nho khô có thể gây ra cuộc tranh luận trái chiều. Nhiều hương vị kỳ lạ hơn cũng được sản xuất bởi một số thợ làm bánh. Ví dụ như siro phong, thịt lợn muối xông khói, bí ngô, ớt, và hương vị caramel muối với hạt bạch đậu khấu đã được thực hiện cho các cuộc thi. Lịch sử Bánh tart bơ phổ biến trong cách nấu ăn tiên phong của người Canada, và chúng vẫn là một loại bánh ngọt đặc trưng của Canada, được coi là một công thức có nguồn gốc thực sự từ Canada. Nó chủ yếu được ăn và liên kết với các tỉnh nói tiếng Anh của Canada. Bánh tart bơ là dẫn xuất của một hoặc nhiều biến thể sau: Border tart: một chiếc bánh tương tự bao gồm trái cây sấy khô từ vùng biên giới Anh-Scotland, Bánh đường (): điều này có thể xảy ra cùng với sự xuất hiện của "King's Daughters" ở Québec trong những năm 1600, nơi các cô dâu nhập khẩu sử dụng siro phong, bơ và trái cây sấy khô để tạo tiền thân khả thi cho các ví dụ hiện đại về bánh tart bơ. Bánh hồ đào pêcan: có thể đến phía bắc từ phía nam Hoa Kỳ. Backwoods Pie: được tìm thấy ở Maritimes và miền tây Canada và được làm bằng siro ngô, Shoofly pie: được làm bằng mật đường và đến từ cộng đồng người Hà Lan ở Pennsylvania. Tart Treacle: đó là một loại bánh ngọt của Anh được làm bằng siro vàng hoặc treacle. Công thức Canada được xuất bản sớm nhất là từ Barrie, Ontario, có niên đại từ năm 1900 và có thể được tìm thấy trong The Women's Auxiliary of the Royal Victoria Hospital Cookbook, mà bà Mary Ethel MacLeod đã gửi công thức làm nhân bánh tart bơ. Cuốn sách nấu ăn và công thức ban đầu được lưu trữ tại Kho lưu trữ Quận Simcoe. Một ấn phẩm ban đầu khác về công thức làm bánh tart bơ được tìm thấy trong một cuốn sách dạy nấu ăn làm bánh năm 1915. Món ăn là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Canada thời kỳ đầu và thường được coi là nguồn tự hào. Các loại bánh tart tương tự được làm ở Scotland, nơi chúng thường được gọi là bánh tart bơ Ecclefechan từ thị trấn Ecclefechan. Ở Pháp, chúng có liên quan đến , khác với công thức cơ bản của Canada chỉ bằng cách thêm hạnh nhân xay. Bản sắc văn hóa Bánh tart bơ là một phần không thể thiếu của ẩm thực miền Trung Canada và là niềm tự hào văn hóa của nhiều cộng đồng trên khắp Ontario và các tỉnh khác ở miền trung Canada. Mối liên hệ văn hóa và cộng đồng với bánh tart này đã tạo ra du lịch theo chủ đề bánh tart bơ như lễ hội Tart bơ tại Muskoka Lakes, Ontario, "Butter Tart Trail" đã được đăng ký nhãn hiệu tại Wellington North, Ontario và "Butter Tart Tour" ở Kawarthas Northumberland, Ontario. Kể từ đó, hai hiệp hội cạnh tranh đã giải quyết tranh chấp của họ, được gọi là "Chiến tranh tart bơ" bởi Canadian Living, thông qua thỏa thuận chung để sửa đổi "The Butter Tart Tour" thành "Kawarthas Northumberland Butter Tart Tour". Tour Taste-Off Tour Tart bơ Kawarthas Northumberland đầu tiên đã được ra mắt tại Lễ hội hương vị ở Peterborough vào Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2013, nơi bốn tiệm bánh đã được trao vương miện chiến thắng bởi một hội đồng giám khảo gồm những người nổi tiếng. Cuộc thi và Lễ hội Tart bơ ngon nhất Ontario là một sự kiện thường niên được tổ chức tại Midland, Ontario. Phần thi của lễ hội thu hút các thợ làm bánh từ khắp Ontario và là lễ kỷ niệm theo chủ đề bánh tart bơ lớn nhất của Canada, với hơn 50.000 bánh tart được bán tại thị trường lễ hội vào năm 2014. National Geographic đã nhận ra tầm quan trọng của bánh tart bơ trong một bài báo về Georgian Bay, Ontario. Vào tháng 10 năm 2013, khi đề cập đến một quầy hàng ở Bãi biển Wasaga, họ tuyên bố rằng "Chính món bánh bơ Canada tự làm - lớp vỏ xốp với nhân hồ đào béo ngậy - đã khiến nơi này trở nên khác biệt với những quầy bán kem ven hồ khác." Việc sản xuất bánh tart bơ ở Canada bị chậm lại sau trận lũ lụt ở Québec vào tháng 4 năm 2019, tấn công một trung tâm sản xuất lớn. Global News đưa tin tiệm bánh Vachon ở Sainte-Marie-de-Beauce đã phải sơ tán sau đợt lũ kéo dài. Vào tháng 7, Global News đưa tin tiệm bánh đang dần hoạt động trở lại. Là một phần của sê-ri "Sweet Canada", một tem bưu chính kỷ niệm đã được Bưu điện Canada phát hành vào tháng 4 năm 2019 để kỷ niệm món bánh tart bơ. Ban nhạc rock Canada Len đề cập đến bánh bơ trong bản hit quốc tế năm 1999 của họ, Steal My Sunshine, khiến một số thính giả không phải người Canada bối rối. Xem thêm Bơ Danh sách bánh nướng, bánh tart và bánh flan Ẩm thực Canada Tham khảo Liên kết ngoài CBC radio program on butter tarts Scottish recipe at Scotland For Visitors Canadian Butter Tart recipe from the BBC Good Food Magazine Shelley Posen on butter tarts Award-Winning Butter Tarts from Food.com Canadian history of the butter tart Simcoe County Archives: Original Butter Tart Recipe Simcoe County Archives Món tráng miệng Canada Ẩm thực Canada Ẩm thực Ontario Bánh Tart Món tráng miệng Món ngọt Bánh ngọt Thực phẩm có bơ Món ăn quốc gia
19817419
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eutamias
Eutamias
Eutamias là một chi sóc chuột trong tông Marmotini của Họ Sóc. Nó gồm loài còn sống duy nhất, sóc chuột Siberia (Eutamias sibiricus). Chi này thường được xem như phân chi của Tamias, chi Tamias hiện nay chỉ để sóc chuột phương Đông của Bắc Mỹ. Neotamias, hiệm nay gồm sóc chuột miền tây Bắc Mỹ, cũng từng được bao gồm trong Eutamias. Bên cạnh sóc chuột Siberia, vài loài hóa thạch được xếp vào chi này: Eutamias ertemtensis Qiu, 1991 – cuối Miocene đến Pliocene ở Trung Quốc Eutamias lishanensis Qiu et al., 2008 – cuối Miocene ở China Eutamias orlovi Sulimski, 1964 – Pliocene ở Poland và Bulgaria Eutamias sihongensis Qiu và Long, 1986 – đầu Miocene ở China; sau đó được xếp vào chi riêng Heterotamias. Eutamias wimani (Young, 1927) – Pleistocene ở China Chú thích Tham khảo chuyên ngành Bruijn H. de. 1995. Sciuridae, Petauristidae and Eomyidae (Rodentia, Mammalia). Münchner Geowissenschaftliche Abhandlungen (A)28:87–102. Doukas, C. 2003. The MN4 faunas of Aliveri and Karydia (Greece). Coloquios de Paleontología, Vol. Ext. 1:127–132. Mein, P. and Ginsburg, L. 2002. Sur l'âge relatif des différents dépôts karstiques miocènes de La Grive-Saint-Alban (Isère). Cahiers scientifiques, Muséum d'histoire naturelle de Lyon 2:7–47. Musser, G.G., Durden, L.A., Holden, M.E. and Light, J.E. 2010. Systematic review of endemic Sulawesi squirrels (Rodentia, Sciuridae), with descriptions of new species of associated sucking lice (Insecta, Anoplura), and phylogenetic and zoogeographic assessments of sciurid lice. Bulletin of the American Museum of Natural History 339:1–260. Piaggio, A. J. and Spicer, G. S. 2001. Molecular phylogeny of the chipmunks inferred from mitochondrial cytochrome b and cytochrome oxidase II gene sequences. Molecular Phylogenetics and Evolution 20:335-350. Popov V.V. 2004. Pliocene small mammals (Mammalia, Lipotyphla, Chiroptera, Lagomorpha, Rodentia) from Muselievo (North Bulgaria). Geodiversitas 26(3):403–491. Qiu, Z. and Storch, G. 2000. The early Pliocene micromammalian fauna of Bilike, Inner Mongolia, China (Mammalia: Lipotyphla, Chiroptera, Rodentia, Lagomorpha). Senckenbergiana Lethaea 80(1):173–229. Qiu Z.-D., Zheng S.-H. and Zhang Z.-Q. 2008. Sciurids and zapodids from the late Miocene Bahe Formation, Lantian, Shaanxi. Vertebrata PalAsiatica 46(2):111–123. Sulimski, A. 1964. Pliocene Lagomorpha and Rodentia from Węże 1 (Poland). Acta Palaeontologica Polonica 9:149–244. Tyutkova, L.A. 2008. The Middle Miocene rodents of the Ashut locality (Turgay Depression). New Mexico Museum of Natural History and Science Bulletin 44:437–442. Wang X.-M., Qiu Z.-D., Li Q., Tomida, Y., Kimura, Y., Tseng, Z.J. and Wang H.J. 2004. A new Early to Late Miocene fossiliferous region in central Nei Mongol: Lithostratigraphy and biostratigraphy in Aoerban strata. Vertebrata PalAsiatica 47(2):111–134. Eutamias Sóc chuột
19817436
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Kyiv
Tổng giáo phận Kyiv
Tổng giáo phận Kyiv (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina quản lí vùng lãnh thổ trung tâm Ukraina. Lãnh đạo tổng giáo phận là một tổng giám mục, người cũng là Giám mục đô thành Giáo tỉnh Kyiv-Halych và là Đại tổng giám mục Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina. Tổng giám mục đương nhiệm là Sviatoslav Shevchuk. Tổng giáo phận còn có 2 giám mục phụ tá: Bohdan Dzyurakh và Josyf Milyan. Ngoài ra, tổng giáo phận đã thành lập báo "Sobor". Tham khảo Giáo phận Công giáo Hy Lạp Ukraina ở Ukraina
19817442
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamburg%20European%20Open%202023%20-%20%C4%90%C6%A1n%20nam
Hamburg European Open 2023 - Đơn nam
Alexander Zverev là nhà vô địch, đánh bại Laslo Djere trong trận chung kết, 7–5, 6–3. Lorenzo Musetti là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng tứ kết trước Djere. Hạt giống Kết quả Chung kết Nửa trên Nửa dưới Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại Thua cuộc may mắn Kết quả vòng loại Vòng loại thứ 1 Vòng loại thứ 2 Vòng loại thứ 3 Vòng loại thứ 4 Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại ATP Tour 2023 Đơn nam
19817443
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamburg%20European%20Open%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i%20nam
Hamburg European Open 2023 - Đôi nam
Kevin Krawietz và Tim Pütz là nhà vô địch, đánh bại Sander Gillé và Joran Vliegen trong trận chung kết, 7–6(7–4), 6–3. Lloyd Glasspool và Harri Heliövaara là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng 1 trước Hugo Dellien và Guido Pella. Hạt giống Kết quả Kết quả Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại Marvin Möller / Marko Topo Thua cuộc may mắn Boris Arias / Federico Zeballos Kết quả vòng loại Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại Hamburg European Open - Đôi nam Hamburg European Open 2023
19817444
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamburg%20European%20Open%202023%20-%20%C4%90%C6%A1n%20n%E1%BB%AF
Hamburg European Open 2023 - Đơn nữ
Arantxa Rus là nhà vô địch, đánh bại Noma Noha Akugue trong trận chung kết, 6–0, 7–6(7–3). Đây là danh hiệu WTA Tour đầu tiên của Rus. Rus, ở tuổi 32, trở thành tay vợt cao tuổi nhất giành danh hiệu WTA đầu tiên trong 40 năm qua. Đây là lần thứ 126 cô tham dự vòng đấu chính ở cấp độ tour. Đây là lần đầu tiên Noha Akuge tham dự vòng đấu chính nội dung đơn WTA Tour. Đây là trận chung kết đầu tiên giữa hai tay vợt thuận tay trái kể từ Prague Open 2018. Bernarda Pera là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng tứ kết trước Diana Shnaider. Hạt giống Kết quả Chung kết Nửa trên Nửa dưới Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại Kết quả vòng loại Vòng loại thứ 1 Vòng loại thứ 2 Vòng loại thứ 3 Vòng loại thứ 4 Vòng loại thứ 5 Vòng loại thứ 6 Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại WTA Tour 2023 Hamburg European Open 2023 - Đơn nữ
19817445
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hamburg%20European%20Open%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i%20n%E1%BB%AF
Hamburg European Open 2023 - Đôi nữ
Sophie Chang và Angela Kulikov là đương kim vô địch, nhưng Chang chọn không bảo vệ danh hiệu. Kulikov đánh cặp với Miriam Kolodziejová, nhưng thua trong trận chung kết trước Anna Danilina và Alexandra Panova, 4–6, 2–6. Hạt giống Kết quả Kết quả Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Hamburg European Open - Đôi Đôi nữ
19817446
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20chung%20k%E1%BA%BFt%20NBA
Vòng chung kết NBA
Vòng chung kết NBA (tiếng Anh: NBA Finals) là loạt giải vô địch hàng năm của Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA). Các nhà vô địch Liên đoàn miền Đông và Liên đoàn miền Tây thi đấu một loạt bảy trận đấu hay nhất để xác định nhà vô địch giải đấu. Đội chiến thắng trong loạt được trao giải thưởng Larry O'Brien Championship Trophy, giải thưởng thay thế Walter A. Brown Trophy ban đầu năm 1977, mặc dù dưới cùng một tên. Loạt trận ban đầu được gọi là BAA Finals trước mùa giải 1949–50 khi Basketball Association of America (BAA) sát nhập với National Basketball League (NBL) để hình thành NBA. Cuộc thi chứng kiến các lần thay đổi tên tiếp theo thành NBA World Championship Series từ 1950 đến 1985, cũng như một khoảng thời gian ngắn là Showdown, trước khi đổi thành NBA Finals năm 1986. Kể từ năm 2018, nó đã chính thức được gọi là NBA Finals presented by YouTube TV vì lý do tài trợ. Vòng chung kết NBA ban đầu được cấu trúc theo một thể thức 2–2–1–1–1. Năm 1985, để giảm bớt số lượng lần đi lại xuyên quốc gia, nó đã được đổi thành thể thức 2–3–2, trong đó hai trận đầu tiên và hai trận cuối cùng của loạt trận được chơi trên sân của đội kiếm được lợi thế sân nhà nhờ có thành tích tốt hơn trong mùa giải chính thức. Năm 2014, thể thức 2–2–1–1–1 format đã được khôi phục. Đội này đăng cai hai trận đầu và đội kia đăng cai hai trận tiếp theo. Nếu cần, ba trận còn lại được chơi luân phiên trên sân nhà của mỗi đội, bắt đầu từ đấu trường của đội có thành tích mùa giải thường xuyên tốt hơn. Tổng cộng có 20 thương hiệu đã giành được chức vô địch NBA Finals, với Denver Nuggets giành danh hiệu gần đây nhất trong năm 2023. Los Angeles Lakers và Boston Celtics giữ kỷ lục về số lần vô địch nhiều nhất, cả hai đều 17 lần vô địch. Boston Celtics cũng giành được nhiều danh hiệu liên tiếp nhất, giành được tám danh hiệu liên tiếp từ năm 1959 đến năm 1966. Los Angeles Lakers đã thi đấu tại Vòng chung kết NBA nhiều lần nhất, với 32 lần. Liên đoàn miền Đông đã cung cấp nhiều nhà vô địch nhất, với 38 chiến thắng từ 11 thương hiệu; Liên đoàn miền Tây có 35, từ 9 nhượng quyền thương mại. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài NBA Finals: All-Time Champions List of Championships – Year by Year Sự kiện thể thao định kỳ thành lập năm 1947 Thành lập năm 1947 tại Hoa Kỳ Sự kiện thể thao hàng năm tại Hoa Kỳ Sự kiện thể thao tháng 6
19817447
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Vi%E1%BB%87t%20H%C6%B0%C6%A1ng
Lê Việt Hương
Lê Thị Bằng Hương thường được gọi với nghệ danh Việt Hương là nữ đạo diễn âm nhạc và phim tài liệu người Việt Nam. Tiểu sử Lê Việt Hương có tên đầy đủ là Lê Thị Bằng Hương sinh năm 1966, quê gốc Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Bố là nhạc sĩ Lê Việt Hòa, mẹ là một giáo viên. Sự nghiệp Việt Hương theo học đàn tam thập lục, khoa Nhạc cụ truyền thống ở Nhạc viện Hà Nội từ năm 1979 đến 1984. Khi nhạc sĩ Lê Việt Hòa sáng tác nhạc phim Chốt tiền tiêu mà chưa tìm được ca sĩ thể hiện ca khúc Mùa xuân biên cương của phim; ông đã chọn Việt Hương thể hiện. Giọng hát của Việt Hương được nhạc trưởng Đình Hùng đánh giá tốt, sau đó bà trở thành ca sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc trung ương. Từ năm 1984, Việt Hương được biết đến qua sóng phát thanh với ca khúc Hoa sim biên giới của nhạc sĩ Minh Quang. Vì muốn được đạo diễn các video âm nhạc nên bà học thêm ngành điện ảnh. Trước khi tốt nghiệp, Việt Hương gặp được nhạc sĩ Thụy Kha và đọc được kịch bản phim ca nhạc Tìm về những bài ca Hoàng Quý. Bà dựng phim theo kịch bản này và giành được Huy chương bạc Liên hoan truyền hình toàn quốc. Năm 1998, Việt Hương tiếp tục làm phim tài liệu về nhạc sĩ Hoàng Quý với tựa đề Người viết Cảm Tử Quân; bộ phim sau đó giành giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12. Nhận thấy có ít phim nói về các nhạc sĩ của phong trào tân nhạc Việt Nam, Việt Hương nảy ra dự định làm thêm một phim tài liệu về chủ đề này. Năm 2000, Việt Hương tốt nghiệp khoa Đạo diễn Điện ảnh của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Sau thành công của phim tài liệu Người viết Cảm tử quân, bà được nhận vào làm đạo diễn âm nhạc cho Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 2003, Việt Hương tiếp tục học và tốt nghiệp Đạo diễn truyền hình tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Việt Hương là nữ đạo diễn duy nhất tham gia chương trình VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 2 và lần thứ 3; bà trở thành nữ đạo diễn đầu tiên có được giải thưởng của chương trình này khi MV Mùa thu giấu em do bà đạo diễn đã vào top 10 video được khán giả bình chọn của chương trình lần thư 3. Năm 2008, tốt nghiệp Thạc sỹ nghệ thuật Điện ảnh Truyền hình - Trường Đại học Sân khấu điện ảnh. Năm 2009, sau 10 năm tích lũy tư liệu, tích lũy vốn nghề cùng sự hỗ trợ của nhạc sĩ Thụy Kha, bà mới bắt tay thực hiện được bộ phim Thuở bình minh tân nhạc. Bộ phim giành được giải Cánh diều vàng năm 2010 và Huy chương vàng tại Liên hoan truyền hình toàn quốc 2009. Năm 2012 bà đạo diễn chương trình âm nhạc Gần lắm Trường Sa giành Huy chương vàng lại Liên hoan truyền toàn quốc. Việt Hương đã kịp hoàn thành các cảnh quay của chương trình này để về đất liền dự lễ và nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2019, Việt Hương được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Bà được bầu làm Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội từ năm 2022 Tác phẩm MV Chương trình / Album nhạc Phim tài liệu Đạo diễn đêm chung kết Sao Mai 2005 khu vực Hà Nội Giải thưởng Tham khảo Nhân vật còn sống Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam Người Hà Nội
19817450
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ladies%20Open%20Lausanne%202023%20-%20%C4%90%C6%A1n
Ladies Open Lausanne 2023 - Đơn
Elisabetta Cocciaretto là nhà vô địch, đánh bại Clara Burel trong trận chung kết, 7–5, 4–6, 6–4. Đây là danh hiệu WTA Tour đầu tiên của Cocciaretto. Petra Martić là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu. Hạt giống Kết quả Chung kết Nửa trên Nửa dưới Vòng loại Hạt giống Vượt qua vòng loại {{columns-list|colwidth=30em| Dalila Jakupović Réka Luca Jani Thua cuộc may mắn Kết quả vòng loại Vòng loại thứ 1 Vòng loại thứ 2 Vòng loại thứ 3 Vòng loại thứ 4 Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Kết quả vòng loại WTA Tour 2023 2023 Ladies Open Lausanne - Đơn
19817451
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ladies%20Open%20Lausanne%202023%20-%20%C4%90%C3%B4i
Ladies Open Lausanne 2023 - Đôi
Anna Bondár và Diane Parry là nhà vô địch, đánh bại Amina Anshba và Anastasia Dețiuc trong trận chung kết, 6–2, 6–1. Olga Danilović và Kristina Mladenovic là đương kim vô địch, nhưng chọn không bảo vệ danh hiệu. Hạt giống Kết quả Kết quả Tham khảo Liên kết ngoài Kết quả vòng đấu chính Ladies Open Lausanne - Đôi WTA Swiss Open
19817487
https://vi.wikipedia.org/wiki/Helltaker
Helltaker
Helltaker là một trò chơi phiêu lưu, giải đố, độc lập với các yếu tố mô phỏng hẹn hò miễn phí được thiết kếvà tạo ra bởi nhà phát triển trò chơi người Ba Lan Łukasz Piskorz, còn được biết đến với biệt danh là "vanripper". Trò chơi được phát hành vào tháng 5 năm 2020 cho Microsoft Windows, macOS và Linux, với phần mô tả là: "một trò chơi ngắn về những nữ quỷ ăn mặc sặc sỡ." Lối chơi Người chơi tiến hành một loạt các cấp độ giải đố với mục tiêu cuối cùng là tiếp cận một nữ quỷ, trả lời câu hỏi của cô ấy một cách thích hợp và đưa cô ấy vào hậu cung quỷ của người chơi. Mỗi giai đoạn giải đố bao gồm việc đẩy đá và lính xương xung quanh một lưới hai chiều từ trên xuống, giống như trò chơi Sokoban trong khi vẫn giữ trong giới hạn lượt đã định sẵn, đồng thời tránh bẫy gai và thu thập các vật phẩm quan trọng. Sau khi đạt được mục tiêu, nữ quỷ trong cấp độ cụ thể đó sẽ đặt một câu hỏi trong đó người chơi phải suy ra câu trả lời đúng dựa trên tính cách của cô ấy và một câu trả lời sai có thể dẫn đến một kết thúc tồi tệ như cái chết và đưa người chơi trở lại đầu cấp độ đầu tiên. Cấp độ trùm cuối bao gồm các cơ chế giống như Địa Ngục theo từng giai đoạn tương ứng trên màn hình. Cốt truyện Được kể lại bởi Beelzebub, cốt truyện theo sau nhân vật người chơi, chỉ được biết đến với cái tên "The Helltaker", khi anh ta xuống Địa Ngục, để có thể có được một hậu cung quỷ. Khi trò chơi tiếp diễn, hậu cung ngày càng trở nên hỗn loạn, với việc Helltaker thừa nhận rằng tất cả những gì anh ta có thể cung cấp là "cà phê, chiến lược và bánh kếp sô-cô-la". Cấp độ cuối cùng, "Phần kết", cho thấy hậu cung trên Trái Đất, với một trong hai kết thúc; "Kết thúc thông thường" trong đó Helltaker mở cửa trước của ngôi nhà để cảnh sát bên ngoài và "Kết thúc Abysstaker" trong đó Helltaker mở một cánh cổng bằng cách sử dụng ba phiến đá, trên mỗi phiến đá có ghi một loạt các bước di chuyển mà người chơi phải di chuyển theo ở giữa tấm thảm nằm trong nhà của Helltaker trong phần kết. Người chơi có thể thu thập chúng trong ba giai đoạn trong trò chơi chính. Vanripper đã đăng truyện tranh trên tài khoản Twitter của mình, nó thường diễn ra trước "Phần kết" cũng như một số truyện tranh diễn ra sau "Kết thúc Abysstaker". Một gói cấp độ, được gọi là Examtaker, bao gồm các cấp độ chơi khó hơn và phần tiếp theo của một trong các phần truyện tranh đã được phát hành vào năm 2021 để kỷ niệm một năm trò chơi ra đời. Phát triển Łukasz Piskorz, được biết đến với biệt danh trên Twitter là "vanripper", đã tự mình phát triển toàn bộ trò chơi trong khoảng thời gian ước tính một năm và là giám đốc của trò chơi này. Theo Piskorz, Helltaker phần nào gợi nhớ đến loạt trò chơi điện tử Leisure Suit Larry, vì các nhân vật chính của cả hai trò chơi đều có những đặc điểm gợi nhớ đến nhau. Trò chơi có thể được chơi miễn phí và đi kèm với một cuốn sách nghệ thuật và công thức làm bánh kếp, những cuốn sách này cũng có thể được mua riêng như một phương tiện hỗ trợ nhà phát triển. Mặc dù trò chơi điện tử chỉ có bản chính thức bằng tiếng Anh, nhưng Piskorz đã hỗ trợ các bản dịch do cộng đồng thực hiện, giải thích cách để tạo ra chúng và tự mình tạo một bản dịch bằng tiếng Ba Lan. Một chương bổ sung đã được thêm vào trò chơi vào ngày 11 tháng 5 năm 2021, nhân kỷ niệm một năm trò chơi ra đời. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2020, một phiên bản chuyển thể dành cho người hâm mộ dành cho Nintendo Switch, được ủy quyền bởi Piskorz, đã được phát hành qua GitHub. Vào ngày 7 tháng 9 cùng năm đó, theo sau nó là một cổng cho người hâm mộ tạo ra cho PlayStation Vita. Tham khảo Trò chơi điện tử năm 2020 Trò chơi điện tử phiêu lưu Trò chơi điện tử độc lập Trò chơi điện tử kỳ ảo Trò chơi giải đố Trò chơi trên Linux Trò chơi trên macOS Trò chơi trên Windows Trò chơi macOS
19817492
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nicola%20Nanni
Nicola Nanni
Nicola Nanni (sinh ngày 2 tháng 5 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá người San Marino hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Olbia tại Serie C bảng B và Đội tuyển bóng đá quốc gia San Marino. Anh được coi là một trong những cầu thủ bóng đá San Marino giàu kinh nghiệm, cùng với Massimo Bonini. Anh là một trong số ít cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đến từ San Marino. Sự nghiệp thi đấu Cesena Tháng 7 năm 2016, Nanni gia nhập Cesena từ San Marino Calcio cho lần di chuyển đầu tiên bên ngoài quê hương của mình. Crotone và cho mượn tại Monopoli Anh ký hợp đồng 5 năm với câu lạc bộ Crotone tại Serie B vào ngày 3 tháng 8 năm 2018. 3 ngày sau, anh ra mắt chuyên nghiệp cho đội bóng, trong thắng lợi 4–0 trước Giana Erminio tại Coppa Italia 2018–19. Ngày 29 tháng 8 năm 2019, anh gia nhập câu lạc bộ Monopoli theo dạng cho mượn. San Marino Golden Boy Award Nanni nhận được giải thưởng San Marino Golden Boy Award năm 2019, một giải thưởng được trao cho cầu thủ dưới 23 tuổi xuất sắc nhất San Marino. Quay trở lại Cesena và cho mượn tại Lucchese Vào ngày 23 tháng 9 năm 2020, anh quay trở lại Cesena theo dạng cho mượn. Nanni được đem cho mượn tại Lucchese 1905 ở Serie C vào tháng 8 năm 2021 để chuẩn bị cho mùa giải 2021–22. Olbia Vào ngày 15 tháng 7 năm 2022, Nanni ký hợp đồng 2 năm với câu lạc bộ Olbia tại Serie C. Sự nghiệp quốc tế Nanni ra mắt quốc tế vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, trong trận thua 0-1 tại UEFA Nations League 2018–19 gặp Moldova. Anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên vào ngày 5 tháng 9 năm 2021 trong trận đấu thuộc khuôn khổ Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2022 gặp Ba Lan. Mặc dù San Marino thua đậm 7–1, bàn thắng của Nanni là bàn thắng đầu tiên trên sân nhà cho quê hương của anh ở vòng loại World Cup sau 8 năm. Thống kê sự nghiệp Quốc tế Bàn thắng quốc tế Tỷ số và kết quả liệt kê bàn ​​thắng đầu tiên của San Marino, cột điểm cho biết điểm số sau mỗi bàn thắng của Nanni. Danh hiệu Cá nhân San Marino Golden Boy Award: 2019 Tham khảo Liên kết ngoài UEFA profile FSGC profile Sinh năm 2000 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá San Marino Cầu thủ bóng đá San Marino ở nước ngoài Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Serie C Cầu thủ bóng đá Serie D Cầu thủ bóng đá F.C. Crotone Cầu thủ bóng đá S.S. Monopoli 1966 Cầu thủ bóng đá Cesena F.C. Cầu thủ bóng đá Lucchese 1905 Cầu thủ bóng đá Olbia Calcio 1905 Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia San Marino Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia San Marino Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia San Marino Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-19 quốc gia San Marino Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia San Marino Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý
19817493
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mohamed%20Bazoum
Mohamed Bazoum
Mohamed Bazoum (tiếng Ả Rập: محمد بازوم) (sinh ngày 1 tháng 1 năm 1960) là chính trị gia người Niger, từng làm tổng thống thứ 10 của Niger từ năm 2021 đến năm 2023. Ngày 26 tháng 7 năm 2023, ông đã bị phế truất sau cuộc đảo chính do các thành viên của lực lượng bảo vệ tổng thống và lực lượng vũ trang lãnh đạo. Tham khảo
19817503
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%A7ng%20tr%C4%83ng%20m%C3%A1u
Vầng trăng máu
Vầng trăng máu (tên đầy đủ: Vầng trăng máu: Cuộc thảm sát người Osage và sự ra đời của tổ chức FBI, tiếng Anh: Killers of the Flower Moon: The Osage Murders and the Birth of the FBI) là một cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu của nhà báo người Mỹ David Grann, xuất bản lần đầu vào ngày 18 tháng 4 năm 2017. Lấy chủ đề về vụ thảm sát người Osage, tác phẩm được tạp chí Time bầu chọn là một trong mười cuốn sách phi hư cấu hay nhất năm 2017. Tại Việt Nam, tác phẩm được dịch giả Phạm Quốc Anh biên dịch và được nhà xuất bản Văn hóaVăn nghệ phát hành. Một bộ phim điện ảnh cùng tên dựa trên tác phẩm này sẽ được ra mắt vào tháng 10 năm 2023. Tham khảo Liên kết ngoài Sách phi hư cấu năm 2017 Sách phi hư cấu được chuyển thể thành phim Sách lịch sử
19817508
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20Nankaid%C5%8D%201946
Động đất Nankaidō 1946
là trận động đất xảy ra lúc 4:19 (JST), ngày 21 tháng 12 năm 1946. Trận động đất có cường độ 8.0 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 24 km. Trận động đất đã gây ra sóng thần lớn. Hậu quả trận động đất đã làm 1.330 người chết. Tham khảo
19817509
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%86
Ԇ
Komi Dzje (Ԇ ԇ, chữ nghiêng: Ԇ ԇ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Molodtsov, một biến thể của bảng chữ cái Kirin. Nó chỉ được sử dụng trong chữ viết của tiếng Komi vào những năm 1920. Hình dạng của nó giống với chữ cái Kirin Ze. Trong tiếng Komi, chữ cái này đại diện cho âm , giống với cách phát âm của trong "pods". Mã máy tính Xem thêm Chữ Kirin trong Unicode Ђ ђ: Chữ Kirin Dje Ԭ ԭ: Chữ Kirin Dche Tham khảo Mẫu tự Kirin Nhóm ngôn ngữ Permi Ngôn ngữ tại Nga
19817511
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%8E
Ԏ
Komi Tje (Ԏ ԏ, chữ nghiêng: Ԏ ԏ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Molodtsov, một biến thể của bảng chữ cái Kirin. Nó chỉ được sử dụng trong chữ viết của tiếng Komi vào những năm 1920. Mã máy tính Xem thêm Т т : Chữ Kirin Te Ћ ћ : Chữ Kirin Tshe (Tje) Chữ Kirin trong Unicode Tham khảo Mẫu tự Kirin Nhóm ngôn ngữ Permi Ngôn ngữ tại Nga
19817512
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%8C
Ԍ
Komi Sje (Ԍ ԍ, chữ nghiêng: Ԍ ԍ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Molodtsov, một biến thể của bảng chữ cái Kirin. Nó chỉ được sử dụng trong chữ viết của tiếng Komi vào những năm 1920. Nó đại diện cho âm . Hình dạng của nó tương tự với chữ cái Latinh G (G g G g). Mã máy tính Xem thêm С́ с́ : Chữ Kirin Sje Ҫ ҫ : Chữ Kirin The với móc đuôi Chữ Kirin trong Unicode Tham khảo Mẫu tự Kirin Nhóm ngôn ngữ Permi Ngôn ngữ tại Nga
19817524
https://vi.wikipedia.org/wiki/Antimonide
Antimonide
Antimonide (đôi khi được gọi là stibnide hoặc stibinide) là hợp chất của antimon với các nguyên tố khác. Ion antimonide là . Khử antimon bằng kim loại kiềm hoặc bằng các phương pháp khác dẫn đến các antimonide kim loại kiềm. Các antimonide đã biết bao gồm ion bị tách ra (trong , ), dumbbell trong , các chuỗi antimon rời rạc, ví dụ như trong , infinite spiral (trong NaSb, RbSb), planar four-membered ring , trong , và các anion hình lưới trong . Một số antimonide là chất bán dẫn, ví dụ như những chất thuộc nhóm bor như indi antimonide. Nhiều antimonide dễ cháy hoặc bị phân hủy bởi oxy khi đun nóng vì ion antimonide là chất khử. Tham khảo Xem thêm Khoáng chất antimonide Anion Antimonide
19817549
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9%20Ng%E1%BB%8Dc%20Th%E1%BB%A5
Vũ Ngọc Thụ
Vũ Ngọc Thụ (1927–2019) là một nhà khoa học pháp y người Việt Nam, phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam với hàm Đại tá. Cuộc đời Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Vũ Ngọc Thụ sinh năm 1929 ở xã Châu Phong, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nhập ngũ năm 1947, bắt đầu từ công tác quân y cơ sở, đến các trung tâm y học của quân đội. Năm 1960, ông được giao nhiệm vụ xây dựng ngành pháp y ở Việt Nam và đảm nhận chức vụ Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội thuộc Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Ông qua đời ngày 15 tháng 4 năm 2019 ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tác phẩm Kinh nghiệm dùng phương pháp Epstein để điều trị hội chứng thận hư nhiều mỡ (1959) Sản xuất huyết thanh kháng đạm dùng trong pháp y (1966) Quelques remarques sur les caracteristiques offensives des bombes à billes Commission d'enquête des crimes de guerre américains au Vietnam (Một số nhận xét về đặc điểm của bom bi - Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Báo cáo tại Tòa án Brussel, 1967) Nhận xét về đặc điểm sát thương của bom bi (Báo cáo tại Tòa án Brussel, 1967) Đặc điểm thương tích của bom B-52 gây ra tại các khu dân cư (Tài liệu họp báo, 1973) Nhận xét về giá trị của các dung dịch gửi mẫu bệnh phẩm đại thể (1976) Bài giảng Pháp y (Giáo trình, 19??) Chụp ảnh lồng một lần trong nhận dạng người mất tích (1984) Vấn đề giám định thương tích do tử thương (1984) Đặc điểm tội phạm học của các vụ án do rượu ở một số đơn vị (1986) Rút kinh nghiệm về phương pháp tìm địa tâm trong tủy xương để chẩn đoán chết ngạt nước (1986) Giám định vết máu không triết trong trường hợp dấu vết quá ít (1986) Tính chất đạn học của viên bi trong bom bi (Báo cáo tại Hội nghị luật gia thế giới Grenoble, 1988) Chế tạo thước đo góc lệch ra sau của đầu trên xương chày và kết quả ứng dụng trong nhận dạng chủng tộc (1992) Chế tạo thước đo góc vặn đầu trên xương đùi và kết quả áp dụng thực tiễn trong nhận dạng chủng tộc (1992) Nghiên cứu đặc điểm nhân trắc học trên một số xương người Việt Nam trong nhận dạng chủng tộc pháp y (1992, Luận án Phó Tiến sĩ) Y học Tư pháp (Giáo trình, 1992) Dùng xương bả vai để tính chiều dài xương cánh tay và chiều cao thân của người Việt Nam (1993) Dùng xương chân để tính chiều dài xương đùi và tính chiều cao thân của người Việt Nam (1994) Dùng đoạn trên và đoạn dưới xương cánh tay để tính chiều cao xương cách tay và chiều cao người (1995) Tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì Huân chương Kháng chiến hạng Nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất Huân chương Chiến thắng hạng Ba Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba Huy chương Quân kỳ Quyết thắng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Tham khảo Chú thích Người Hà Tĩnh Thầy thuốc Nhân dân Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam Phó giáo sư Việt Nam Nhà khảo cổ học Việt Nam Huân chương Quân công hạng Nhì Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhất Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất Huân chương Chiến thắng hạng Ba Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất Huy chương Quân kỳ Quyết thắng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam
19817558
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%AD%20Nguy%E1%BB%85n
Quí Nguyễn
Quí Nguyễn (sinh năm 1977) là một người chơi bài poker người Mỹ gốc Việt đang sống ở Las Vegas, Nevada. Anh đã giành chiến thắng tại Giải chính World Series of Poker 2016, kiếm được số tiền $8,005,310. Anh ra ở Việt Nam trước khi di cư đến Hoa Kỳ vào năm 2001, khi mới 24 tuổi. Anh ban đầu định cư tại California và làm việc tại một tiệm làm móng tay trước khi chuyển đến Las Vegas vào năm 2007. Nguyen bắt đầu chơi poker vào năm 2003, tập trung vào các trò chơi bài cash limit hold'em nhỏ. Sau khi đến Las Vegas, anh chuyển sang chơi các trò chơi bài no limit và đã ghi nhận một số tiền thưởng từ các giải nhỏ. Trước khi giành chiến thắng tại Giải chính World Series of Poker, anh chỉ ghi nhận một tiền thưởng WSOP duy nhất trong một sự kiện $1,500 No Limit Hold'em tại 2009 trị giá $9,029. Nguyen giành chiếc ghế của mình vào Giải chính World Series of Poker 2016 thông qua một ván chơi loại 1,100 đô la. Anh đã chơi suốt giải chính và đạt vị trí 9 người chơi cuối cùng (November Nine) ở vị trí chip thứ hai. Cho đến năm 2017, tổng số tiền thưởng trong các giải đấu trực tiếp của Nguyen vượt quá $8,050,000, trong đó phần lớn đến từ chiến thắng tại giải chính. Tự truyện của Quí Nguyễn, Từ Việt Nam đến Vegas! Cách tôi chiến thắng Giải chính World Series of Poker, đã được xuất bản vào tháng 11 năm 2017 bởi D&B Publishing. Trong quyển sách gồm 450 trang, Nguyen phân tích hơn 170 tay bài quan trọng từ bàn chung kết, và kể cả câu chuyện cuộc đời của mình. Steve Blay là người đồng tác giả. Steve Blay là người sáng lập, và kỹ sư phần mềm đằng sau trang web AdvancedPokerTraining.com. Blay đã sử dụng phần mềm của mình để tạo ra các robot mô phỏng phong cách chơi của mỗi người trong Nhóm November Nine. Những mô phỏng này tiếp tục dự đoán sẽ có chiến thắng cho Quí Nguyễn. Khi Nguyen biết về kết quả này, ông đã mời Blay đến Las Vegas để giúp đỡ ông luyện tập cho bàn chung kết. Sau khi giành chiến thắng tại WSOP, D&B Publishing liên hệ với Nguyen và Blay để chia sẻ câu chuyện của họ. Đến tháng 11 năm 2017, Quí Nguyễn sống ở khu vực Summerlin của Las Vegas, Nevada, cùng với con trai Kyle. Các huy chương World Series of Poker Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1977 Nhân vật còn sống Người Mỹ gốc Việt Người Việt di cư tới Mỹ
19817562
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20C%C3%B4ng%20gi%C3%A1o%20t%E1%BA%A1i%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n
Giáo phận Công giáo tại Nhật Bản
Giáo hội Công giáo tại Nhật Bản hiện tại được tổ chức theo địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Tokyo, Ōsaka và Nagasaki. Trong các giáo tỉnh này bao gồm 16 giáo phận trực thuộc (3 tổng giáo phận và 13 giáo phận). Danh sách Tham khảo Giáo phận Công giáo Nhật Bản
19817568
https://vi.wikipedia.org/wiki/Family%20Express
Family Express
Family Express là một chuỗi cửa hàng tiện lợi tư nhân của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Valparaiso, Indiana. Hãng có hơn 80 cơ sở trên khắp miền bắc và trung Indiana. Tham khảo Liên kết ngoài Cửa hàng tiện ích Hoa Kỳ Khởi đầu năm 1975 ở Indiana Công ty Hoa Kỳ thành lập năm 1975 Công ty năng lượng thành lập năm 1975 Công ty bán lẻ thành lập năm 1975 Trạm xăng ở Hoa Kỳ Công ty tư nhân có trụ sở tại Indiana
19817573
https://vi.wikipedia.org/wiki/Humberto%20Brenes
Humberto Brenes
Humberto Brenes (; sinh ngày 8 tháng 5, 1951) là một người chơi poker chuyên nghiệp người Costa Rica. Hiện tại, Brenes đang sống tại Miami Lakes, Florida cùng với vợ (Patricia) và ba đứa con (José Humberto, Roberto, Jessica). Tiểu sử Brenes bắt đầu sự nghiệp cờ bạc của mình bằng cách chơi baccarat, nhưng sau đó đã tìm đến poker. Anh bắt đầu tham gia giải đấu vào năm 1974 và trở thành một người chơi thường xuyên trong các giải đấu vào năm 1988. Vào năm 1988, anh đã vào bàn chung kết của World Series of Poker (WSOP) và đứng thứ tư, giành được 83,050 đô la. Anh đã sở hữu hai vòng đeo tay WSOP, đạt được 72 lần tới bàn cuối cùng tại WSOP và ba lần vào bàn chung kết của World Poker Tour. Các vòng tròn đeo tay của Brenes xuất hiện ở World Series of Poker năm 1993 trong trò chơi limit Texas hold 'em và pot limit Omaha. Ông cùng với Phil Hellmuth, Jr. đứng đầu với số lần hoàn thành vòng chơi có thưởng cao nhất (tám lần) trong WSOP năm 2006. Ông cũng giành hạng nhất và giành được 502,460 đô la tại giải Jack Binion 2002 World Poker Open, đánh bại Erik Seidel ở trận chung kết. Ông cũng là thành viên của Đội PokerStars. Brenes chơi dưới tên màn hình "HumbertoB". Hai trong số anh em của ông, Alex Brenes và Eric Brenes, đã giành được các danh hiệu của giải World Poker Tour. Năm 2006, Brenes đứng thứ 36 trong Giải chính WSOP 2006 với 8,773 người tham gia và sau đó vào năm 2007, ông tiếp tục giành tiền trong $10,000 Giải chính No Limit Hold'em, xếp thứ 83 trong số 6,358 người chơi, giành được 82,476 đô la. Brenes bị loại bởi Hevad Khan. Đến năm 2013, tổng số tiền thưởng giải đấu trực tiếp của ông vượt quá 6.000.000 đô la. Trong đó, 72 lần thắng tiền trong World Series of Poker (WSOP) đóng góp 2.264.333 đô la vào số tiền này, ông tự xem đó là thành quả của mình nhưng cũng coi đó là thành công lớn đến sự hướng dẫn và huấn luyện của người hướng dẫn và huấn luyện, Andrés "El Pemorado" Calderón. Humberto Brenes đã được chọn vào số 10 ứng cử viên cuối cùng để nhập danh tiếng của nhà hòa bình poker năm 2013.. World Series of Poker bracelets Chú thích Liên kết ngoài Sinh năm 1951 Nhân vật còn sống
19817577
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20gi%E1%BA%A3i%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%202006%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%82u
Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006 khu vực châu Âu
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 khu vực châu Âu được tổ chức nhằm chọn ra các đội bóng là thành viên của FIFA và UEFA tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 2006 diễn ra tại Đức. Các đội tham dự Có tổng cộng 51 đội là thành viên của FIFA và UEFA tham dự vòng loại, để chọn ra 13 đội tham dự FIFA World Cup 2006. Trong đó, Kazakhstan lần đầu tham dự sau khi chuyển từ thành viên của AFC sang là thành viên của UEFA. Thể thức Vòng loại bao gồm 2 vòng: - Vòng 1 (vòng bảng): 51 đội được bốc thăm vào 8 bảng đấu (trong đó: 5 bảng có 6 đội và 3 bảng có 7 đội). Mỗi đội trong cùng một bảng đá hai lượt trận sân nhà và sân khách với các đội còn lại. 8 đội đầu bảng và 2 đội nhì bảng xuất sắc nhất giành quyền tham dự FIFA World Cup 2006. Các đội nhì bảng còn lại giành quyền vào vòng 2. Các đội còn lại không vượt qua vòng loại. - Vòng 2 (play-offs): 6 đội nhì bảng được bốc thăm thành 3 cặp đá hai lượt trận sân nhà và sân khách để chọn ra 3 tấm vé cuối cùng của UEFA dự FIFA World Cup 2006. Bốc thăm hạt giống (UEFA) Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 5 tháng 12 năm 2003 tại Frankfurt, Đức. Các hạt giống được xác định bằng số điểm mỗi trận ở vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 và vòng loại UEFA Euro 2004. Pháp tự động vượt qua vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 với tư cách là đương kim vô địch, vì vậy chỉ thành tích của họ ở vòng loại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004 được sử dụng. Bồ Đào Nha tự động đủ điều kiện tham dự UEFA Euro 2004 với tư cách là chủ nhà, vì vậy chỉ thành tích của họ tại World Cup 2002 được sử dụng. Kazakhstan không được xếp hạng theo hệ thống này vì họ không tham gia cả hai cuộc thi. Đối với các câu lạc bộ trong nước tham gia các giải đấu cấp câu lạc bộ quốc tế, Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha được chia thành các nhóm 6 đội. Các đội in đậm đủ điều kiện tham dự World Cup, các đội in nghiêng đậm đủ điều kiện tham dự World Cup thông qua vòng play-off và các đội in nghiêng tham dự vòng play-off nhưng không đủ điều kiện tham dự World Cup. Vòng 1 Tóm tắt Các bảng đấu Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3 Bảng 4 Bảng 5 Bảng 6 Bảng 7 Bảng 8 Vòng 2 (play-offs) Bảng xếp hạng các đội nhì bảng Các trận đấu |} Các đội vượt qua vòng loại Có 14 đội vượt qua vòng loại. 1 In đậm chỉ ra nhà vô địch cho năm đó. In nghiêng chỉ ra nước chủ nhà cho năm đó. 2 Từ năm 1954 đến năm 1990, tham dự với tên gọi Tây Đức. 3 Từ năm 1930 đến năm 1998, tham dự với tên gọi . 4 Từ năm 1934 đến năm 1990, tham dự với tên gọi . Danh sách ghi bàn 11 bàn thắng Pauleta 9 bàn thắng Jan Koller 8 bàn thắng Alexei Eremenko Zlatan Ibrahimović 7 bàn thắng Dimitar Berbatov Tomáš Rosický Andres Oper Ruud Van Nistelrooy Tomasz Frankowski Maciej Żurawski Cristiano Ronaldo Adrian Mutu Fernando Torres Freddie Ljungberg Alexander Frei Fatih Tekke 6 bàn thắng Jon Dahl Tomasson Eiður Guðjohnsen Róbert Vittek Tuncay Andriy Shevchenko 5 bàn thắng Elvir Bolić Darijo Srna Milan Baroš Vratislav Lokvenc Søren Larsen Frank Lampard Giorgi Demetradze Māris Verpakovskis Goran Pandev Andrei Arshavin Mateja Kežman Henrik Larsson 4 bàn thắng Erjon Bogdani Vitali Kutuzov Dado Pršo Michalis Konstantinou Jan Polák Michael Owen Mikael Forssell Djibril Cissé Zoltán Gera Robbie Keane Yossi Benayoun Luca Toni Juris Laizāns Phillip Cocu Jacek Krzynówek Aleksandr Kerzhakov Dmitri Sychev Zvonimir Vukić Miroslav Karhan Szilárd Németh Johan Vonlanthen 3 bàn thắng René Aufhauser Markus Schopp Maksim Romaschenko Koen Daerden Sergej Barbarez Martin Petrov Martin Jørgensen Malkhaz Asatiani Angelos Charisteas Stelios Giannakopoulos Clinton Morrison Avi Nimni Thomas Beck Franz Burgmeier Mario Frick Edgaras Jankauskas Serghei Rogaciov Dirk Kuyt David Healy John Carew Hélder Postiga Simão Daniel Pancu Kenny Miller Marek Mintál Ľubomír Reiter Milenko Ačimovič Luis García Raúl Alexandre Rey Tümer Metin Andriy Husin Ruslan Rotan Ryan Giggs 2 bàn thắng Igli Tare Ara Hakobyan Aram Hakobyan Roland Kollmann Roland Linz Martin Stranzl Vital Bulyga Thomas Buffel Émile Mpenza Mbo Mpenza Timmy Simons Daniel Van Buyten Hasan Salihamidžić Hristo Yanev Chavdar Yankov Boško Balaban Niko Kranjčar Igor Tudor Ioannis Okkas Marek Heinz Vladimír Šmicer Michael Gravgaard Claus Jensen Peter Møller Christian Poulsen David Beckham Joe Cole Steven Gerrard Ingemar Teever Kristen Viikmäe Rógvi Jacobsen Shefki Kuqi Aki Riihilahti Ludovic Giuly Thierry Henry Sylvain Wiltord Alexander Iashvili Péter Rajczi Sándor Torghelle Ian Harte Walid Badir Adoram Keisi Daniele De Rossi Alberto Gilardino Andrea Pirlo Francesco Totti Vitālijs Astafjevs Imants Bleidelis Andrejs Prohorenkovs Mihails Zemļinskis Benjamin Fischer Goran Maznov Arjen Robben Wesley Sneijder Rafael Van der Vaart Pierre Van Hooijdonk Stuart Elliott Morten Gamst Pedersen Kamil Kosowski Marek Saganowski Petit Gheorghe Bucur Florin Cernat Nicolae Mitea Marat Izmailov Andrei Karyaka Dmitri Kirichenko Dmitri Loskov Andy Selva James McFadden Nenad Jestrović Dejan Stanković Albert Luque Sergio Ramos Anders Svensson Christian Wilhelmsson Philippe Senderos Necati Ateş Nihat Kahveci Oleksiy Byelik Robert Earnshaw John Hartson 1 bàn thắng Adrian Aliaj Alban Bushi Edwin Murati Florian Myrtaj Ervin Skela Marc Bernaus Marc Pujol Gabriel Riera Fernando Silva Karen Dokhoyan Romik Khachatryan Edgar Manucharyan Armen Shahgeldyan Andreas Ivanschitz Christian Mayrleb Ivica Vastić Rəşad Sadıqov Valentin Belkevich Alyaksandr Kulchiy Sergei Omelyanchuk Karel Geraerts Wesley Sonck Kevin Vandenbergh Zlatan Bajramović Zvjezdan Misimović Georgi Iliev Zdravko Lazarov Stiliyan Petrov Marko Babić Ivan Klasnić Niko Kovač Josip Šimunić Efstathios Aloneftis Asimakis Krassas Tomáš Galásek Marek Jankulovski Tomáš Jun Daniel Agger Dennis Rommedahl Jermain Defoe Joel Lindpere Maksim Smirnov Andrei Stepanov Sergei Terehhov Claus Bech Jørgensen Símun Samuelsen Jonatan Johansson Jari Litmanen Paulus Roiha Teemu Tainio Hannu Tihinen Vikash Dhorasoo David Trezeguet Zinedine Zidane Aleksandr Amisulashvili Vladimir Burduli Giorgi Gakhokidze Levan Kobiashvili Angelos Basinas Michalis Kapsis Giorgos Karagounis Kostas Katsouranis Nikos Liberopoulos Dimitris Papadopoulos Vassilios Tsiartas Zisis Vryzas Theodoros Zagorakis Szabolcs Huszti Péter Kovács Imre Szabics Ákos Takács Kári Árnason Veigar Páll Gunnarsson Tryggvi Guðmundsson Hermann Hreiðarsson Indriði Sigurðsson Kristján Örn Sigurðsson Grétar Steinsson Gunnar Heiðar Þorvaldsson Stephen Elliott Kevin Kilbane Andy Reid Yaniv Katan Abbas Souan Avi Yehiel Michael Zandberg Mauro Camoranesi Alessandro Del Piero Fabio Grosso Christian Vieri Cristian Zaccardo Ruslan Baltiev Andrei Karpovich Daniar Kenzhekhanov Aleksandr Kuchma Maksim Nizovtsev Maksim Zhalmagambetov Fabio D'Elia Martin Stocklasa Deividas Česnauskis Tomas Danilevičius Andrius Gedgaudas Marius Stankevičius Gordon Braun Manuel Cardoni Alphonse Leweck Claude Reiter Jeff Strasser Artim Šakiri Aco Stojkov Veliče Šumulikoski Aleksandar Vasoski Michael Mifsud Brian Said Stephen Wellman Antoine Zahra Serghei Dadu Alexandru Gațcan Ryan Babel Wilfred Bouma Romeo Castelen Barry Opdam Robin Van Persie Steven Davis Warren Feeney Keith Gillespie Colin Murdock Jeff Whitley Thorstein Helstad Steffen Iversen Claus Lundekvam Vidar Riseth Sigurd Rushfeldt Alexander Ødegaard Ole Martin Årst Euzebiusz Smolarek Radosław Kałużny Tomasz Kłos Piotr Włodarczyk Jorge Andrade Ricardo Carvalho Deco Nuno Gomes Maniche Fernando Meira Hugo Viana Ciprian Marica Marius Niculae Florentin Petre Ovidiu Petre Dmitri Bulykin Roman Pavlyuchenko Christian Dailly Darren Fletcher Paul Hartley Steven Thompson Saša Ilić Ognjen Koroman Savo Milošević Igor Demo Vratislav Greško Peter Hlinka Filip Hološko Karol Kisel Radoslav Zabavník Nastja Čeh Boštjan Cesar Sebastjan Cimirotič Klemen Lavrič Matej Mavrič Aleksander Rodić Anton Žlogar Guti Asier del Horno Joaquín Antonio López Guerrero Carlos Marchena Fernando Morientes Vicente Rodríguez David Villa Marcus Allbäck Erik Edman Johan Elmander Mattias Jonson Kim Källström Olof Mellberg Valon Behrami Daniel Gygax Ludovic Magnin Marco Streller Raphaël Wicky Hakan Yakin Halil Altıntop Koray Avcı Yıldıray Baştürk Okan Buruk Gökdeniz Karadeniz Tolga Seyhan İbrahim Toraman Oleh Husyev Andriy Rusol Andriy Voronin Simon Davies Carl Robinson Gary Speed 1 bàn phản lưới nhà Óscar Sonejee (playing against Armenia) Avtandil Hacıyev (playing against Poland) Olivier Deschacht (playing against Lithuania) Súni Olsen (playing against France) Gábor Gyepes (playing against Croatia) Igor Avdeev (playing against Ukraine) Daniel Hasler (playing against Portugal) Ben Federspiel (playing against Portugal) Eric Hoffmann (playing against Latvia) Manuel Schauls (playing against Estonia) Brian Said (playing against Hungary) Arkadiusz Głowacki (playing against England) Tham khảo Liên kết ngoài UEFA Qualifier results with full game box scores at Scoreshelf.com Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 Bóng đá châu Âu 2004–05 Bóng đá châu Âu 2005–06 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới khu vực châu Âu
19817590
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20%C4%91ua%20%C3%B4%20t%C3%B4%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201%20B%E1%BB%89%202023
Giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ 2023
Giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ 2023 (tên chính thức là Formula 1 MSC Cruises Belgian Grand Prix 2023) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 năm 2023 tại trường đua Spa-Francorchamps ở Stavelot, Bỉ, và là chặng đua thứ 12 của giải đua xe Công thức 1 2023. Bối cảnh Tại giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ, cuộc đua sprint thứ ba của mùa giải sẽ được tổ chức với tư cách là một phần của sự kiện này. Cuộc đua sprint (bao gồm sprint shootout và cuộc đua sprint đua) sẽ diễn ra vào thứ bảy. Vòng phân hạng cho cuộc đua chính sẽ diễn ra vào thứ Sáu lúc 5:00 chiều giờ địa phương và cuộc đua chính vào Chủ nhật lúc 3 giờ chiều giờ địa phương. Bảng xếp hạng trước cuộc đua Sau giải đua ô tô Công thức 1 Hungary, Max Verstappen tiếp tục dẫn đầu trước Sergio Pérez (171 điểm) và Fernando Alonso (139 điểm) trong bảng xếp hạng các tay đua với 281 điểm. Trong bảng xếp hạng các đội đua, Red Bull Racing tiếp tục dẫn đầu trước Mercedes (223 điểm) và Aston Martin (184 điểm) với 452 điểm. Lựa chọn bộ lốp Nhà cung cấp lốp xe Pirelli cung cấp các bộ lốp hạng C2, C3 và C4 (được chỉ định lần lượt là cứng, trung bình và mềm) để các đội sử dụng tại sự kiện này. Tường thuật Buổi tập Trong buổi tập đầu tiên và duy nhất với điều kiện thời tiết mưa ướt, Carlos Sainz Jr. lập thời gian nhanh nhất với 2:03,207 phút trước cả hai tay đua McLaren Oscar Piastri và Lando Norris. Vòng phân hạng Vòng phân hạng bao gồm ba phần với thời gian chạy 45 phút. Trong phần đầu tiên (Q1), các tay đua có 18 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Charles Leclerc là tay đua nhanh nhất trong phần này. Trong phần này, thời gian cuối cùng của Daniel Ricciardo bị xóa do anh vi phạm track limits tại góc cua số 4 khiến anh bị loại khỏi Q1 mặc dù thời gian của anh đã có thể đưa anh lên Q2. Sau khi Q1 kết thúc, cả hai tay đua Williams, Chu Quán Vũ, Ricciardo và Nico Hülkenberg bị loại. Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba của vòng phân hạng. Piastri là tay đua nhanh nhất trong phần này. Sau khi Q2 kết thúc, Yuki Tsunoda, cả hai tay đua Alpine, Kevin Magnussen và Valtteri Bottas bị loại. Phần cuối cùng (Q3) kéo dài mười hai phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên được xác định sẵn. Với thời gian là 1:46,168 phút, Max Verstappen giành được vị trí pole cho cuộc đua chính trước Leclerc và đồng đội Sergio Pérez. Sau khi vòng phân hạng kết thúc, Leclerc chính thức đứng ở vị trí pole sau khi Verstappen bị tụt xuống vị trí thứ sáu do thay đổi truyền động hộp số mới. Magnussen bị tụt từ vị trí thứ 13 xuống vị trí thứ 16 sau khi cản trở Leclerc ở Q2. Sprint shootout Trong phần đầu tiên (SQ1) của sprint shootout, các tay đua có 12 phút để tiếp tục tham gia phần thứ hai của sprint shootout.​​ Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua nhanh nhất lọt vào phần tiếp theo. Sau khi SQ1 kết thúc, Tsunoda, cả hai tay đua của Alfa Romeo và cả hai tay đua của Haas bị loại. Hülkenberg không thể lập thời gian trong suốt SQ1 do anh không tận dụng được các điều kiện thời tiết thay đổi và gặp bất tiện do sự cố với giắc cắm phía trước của pit crew của Haas. Phần thứ hai (SQ2) kéo dài 10 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba của sprint shootout. SQ2 đã bị gián đoạn ở những phút cuối cùng do Lance Stroll va chạm hàng rào cản của đường đua và anh không thể thiết lập thời gian. Stroll định chuyển sang lốp khô trung bình trên đường ướt và do vậy bộ lốp này của anh thiếu độ bám trên mặt đường đua. Sau vụ va chạm đó, SQ2 chính thức kết thúc. Sau khi SQ2 kết thúc, Ricciardo, cả hai tay đua của Williams và Fernando Alonso - đồng đội của Stroll ở Aston Martin - bị loại. Trong khi Ricciardo có thể lập thời gian, cả hai tay đua của Williams và Alonso đều không thể lập được thời gian. Phần cuối cùng (SQ3) kéo dài 8 phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên cho cuộc đua sprint được xác định sẵn. Verstappen giành vị trí pole cho cuộc đua sprint sau khi lập thời gian nhanh nhất với 1:49,056 phút trước Piastri và Sainz Jr. Cuộc đua sprint Cuộc đua sprint chính thức bắt đầu sau khi xe an toàn đi vào làn pit sau bốn vòng đội hình diễn ra vì thời tiết mưa ướt. Cuộc đua sprint này dự định diễn ra trong vòng 15 vòng đua nhưng được giảm xuống còn 11 vòng đua do bốn vòng đội hình. Sau bốn vòng đó, Piastri, Sainz Jr., Pierre Gasly, Lewis Hamilton, Pérez, Ricciardo, Alexander Albon, Stroll, Valtteri Bottas và Hülkenberg vào làn pit chuyển sang bộ lốp ướt trung gian (intermediate). Verstappen sau đó đã dẫn đầu cho đến vòng thứ hai khi anh và những tay đua còn lại chuyển sang bộ lốp ướt trung gian. Sau đó, Piastri đã dẫn đầu cuộc đua sprint và đây là lần đầu tiên anh dẫn đầu một cuộc đua trong sự nghiệp Công thức 1 của mình. Ở vòng 4, Alonso mất lái ở góc cua số 4 và lao vào bãi sỏi. Anh đã không thể đưa chiếc xe trở lại mặt đường đua và do vậy anh phải bỏ cuộc. Đây cũng là lần đầu tiên trong mùa giải anh phải bỏ cuộc. Sau khi giai đoạn xe an toàn kết thúc ở vòng 6, Verstappen vượt qua Piastri tại đường thẳng Kemmel sau góc cua số 4. Sau đó, Hamilton và Pérez đã va chạm với nhau ở góc cua số 17 trong cuộc tranh giành vị trí thứ tư. Vụ va chạm này khiến phần thân chiếc xe của Pérez bị hư hỏng nặng và do vậy, anh phải bỏ cuộc. Hamilton nhận một án phạt 5 giây vì đã gây ra vụ va chạm này. Verstappen tiếp tục dẫn đầu cho đến hết cuộc đua sprint và giành chiến thắng trước Piastri và Gasly. Các tay đua ghi điểm còn lại trong cuộc đua này là Leclerc, Sainz Jr., Norris, Hamilton và Russell. Mặc dù Hamilton về đích ở vị trí thứ 4, anh bị tụt xuống vị trí thứ 7 vì án phạt 5 giây của anh vì vụ va chạm với Pérez trong cuộc đua sprint. Cuộc đua chính Sau khi cuộc đua chính bắt đầu, Leclerc giữ vững vị trí đầu tiên của mình ở góc cua đầu tiên. Tại góc cua này, Sainz Jr. va chạm với Piastri và ép chiếc xe McLaren của Piastri vào tường rào phía bên trong. Chiếc xe của Piastri va chạm với tường chắn và hệ thống treo lốp bị hỏng nặng. Vì vậy, anh đã phải bỏ cuộc ở vòng đầu tiên. Mặc dù thân xe của Sainz bị hư hỏng sau vụ va chạm này, anh được yêu cầu điều chỉnh cân bằng khí động học và do vậy anh tiếp tục giữ vị trí thứ năm. Sau khi vòng đầu tiên kết thúc, Pérez đã vượt qua Leclerc trên đường thẳng Kemmel và dẫn đầu với khoảng cách hơn một giây. Ở vòng đua thứ 6, Verstappen, bắt đầu từ vị trí thứ sáu sau một án phạt vì thay đổi truyền động hộp số mới, đã vượt qua Hamilton để giành vị trí thứ ba trên đường thẳng Kemmel. Ở vòng đua thứ 9, Verstappen vượt qua Leclerc ở khúc cua số 7 để giành vị trí thứ hai. Trong khi đó, Sainz tụt xuống vài bậc sau Alonso, Tsunoda, Albon và Logan Sargeant do thân xe của anh vẫn bị hư hại sau vụ va chạm trước đó. Ở vòng đua thứ 18, Verstappen đã vượt qua Pérez trên đường thẳng Kemmel để chiếm lấy vị trí dẫn đầu và sau đó, anh tiếp tục giữ nguyên vị trí này cho đến khi cuộc đua kết thúc. Một cơn mưa rào ngắn ập đến ở vòng đua thứ 20 nhưng không một tay đua nào chuyển sang lốp mưa trung gian. Sau khi một nửa của cuộc đua kết thúc, Sainz bỏ cuộc do xe của anh vẫn bị hỏng nặng. Đến vòng đua thứ 31, tất cả các tay đua đã đổi lốp hai lần ngoại trừ George Russell, Gasly và Stroll. Esteban Ocon vượt qua các tay đua khác nhau trong những vòng đua cuối cùng. Anh vượt qua Tsunoda để giành vị trí thứ chín và Stroll để giành vị trí thứ tám. Ở những vòng cuối cùng của cuộc đua, Lewis Hamilton đổi lốp lần thứ ba và anh chuyển sang bộ lốp trung bình mới và lấy điểm cho vòng đua nhanh nhất từ tay Verstappen ở vòng đua cuối cùng. Verstappen giành chiến thắng cuộc đua chính trước Pérez và Leclerc. Các tay đua còn lại ghi điểm trong cuộc đua này là Hamilton, Alonso, Russell, Norris, Ocon, Stroll và Tsunoda. Kết quả Vòng phân hạng Chú thích: – Max Verstappen bị tụt năm vị trí do thay đổi truyền động hộp số mới. – Kevin Magnussen bị tụt ba vị trí do cản trở Charles Leclerc tại Q2. – Nico Hülkenberg vượt qua vòng phân hạng ở vị trí thứ 20 nhưng anh bắt buộc phải bắt đầu cuộc đua từ vị trí cuối cùng vì vượt quá số lượng các phần tử đơn vị năng lượng cho phép. Ngoài ra, anh cũng bị tụt mười vị trí do thay hộp hộp số mới và đường truyền động hộp số mới. Sau đó, anh được yêu cầu bắt đầu cuộc đua từ làn pit vì các thành phần mới đã được thay đổi mà không có sự chấp thuận của đại biểu kỹ thuật trong parc fermé. Sprint shootout Chú thích: – Nico Hülkenberg không lập thời gian trong sprint shootout nhưng anh được phép tham gia cuộc đua sprint sau khi ban quản lý cuộc đua đồng ý. Cuộc đua sprint Chú thích: – Khoảng cách của cuộc đua sprint đã được dự định hoàn thành trong 15 vòng đua trước khi được rút ngắn xuống còn bốn vòng do thủ tục xuất phát bị hủy bỏ. – Lewis Hamilton về đích ở vị trí thứ 4 nhưng nhận một án phạt 5 giây vì va chạm với Sergio Pérez. Án phạt này khiến anh bị tụt từ vị trí thứ 4 xuống vị trí thứ 7. – Logan Sargeant về đích ở vị trí thứ 6 nhưng nhận một án phạt 5 giây vì vượt tốc độ ở làn pit. Án phạt này khiến anh bị tụt từ vị trí thứ 14 xuống vị trí thứ 16. Cuộc đua chính Chú thích: – Bao gồm một điểm cho vòng đua nhanh nhất. Bảng xếp hạng sau cuộc đua Bảng xếp hạng các tay đua Lưu ý: Chỉ có mười vị trí đứng đầu được liệt kê trong bảng xếp hạng này. Bảng xếp hạng các đội đua Ghi chú Tham khảo Chặng đua Công thức 1 năm 2023 Giải đua ô tô Công thức 1 Bỉ
19817592
https://vi.wikipedia.org/wiki/Roger%20Allen%20LaPorte
Roger Allen LaPorte
Roger Allen LaPorte Từ Wikipedia, bách khoa toàn thư miễn phí "Roger LaPorte" chuyển hướng đến đây. Đối với nhà văn Pháp, xem Roger Laporte . Roger Allen LaPorte (16 tháng 7 năm 1943 – 10 tháng 11 năm 1965) là một người phản đối Chiến tranh Việt Nam , người đã tự thiêu trước tòa nhà Liên Hợp Quốc ở Thành phố New York vào ngày 9 tháng 11 năm 1965, để phản đối việc Hoa Kỳ can dự vào cuộc chiến . Từng là chủng sinh , ông là thành viên của Phong trào Công nhân Công giáo vào thời điểm ông qua đời. Đầu đời [ chỉnh sửa ] Sinh ra ở Geneva, New York ,  LaPorte hoạt động tích cực trong các câu lạc bộ tranh luận và diễn thuyết trước công chúng, nhờ đó ông đã giành được giải thưởng. Cha mẹ anh ly hôn sau khi anh tốt nghiệp trung học. Trước khi gia nhập Công nhân Công giáo, anh đã theo học một trường dòng ở Vermont và hy vọng trở thành một tu sĩ. Tuy nhiên, ông rút khỏi chủng viện sớm và theo học và tốt nghiệp Học viện Holy Ghost, Tupper Lake, New York năm 1961. Bối cảnh của vụ tự thiêu [ chỉnh sửa ] Bài chi tiết: Tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam Ngày 11 tháng 6 năm 1963 Thích Quảng Đức , một tu sĩ Phật giáo Đại thừa Việt Nam tự thiêu tại một ngã tư đường sầm uất Sài Gòn . Thích Quảng Đức đang phản đối cuộc đàn áp Phật tử của Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm , một thành viên của thiểu số Công giáo. Những bức ảnh về vụ tự thiêu của ông đã được lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới và gây chú ý đến các chính sách của chế độ Diệm. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1965, người theo chủ nghĩa hòa bình 82 tuổi Alice Herz đã tự thiêu ở một góc phố Detroit để phản đối Chiến tranh Việt Nam leo thang. Một người đàn ông và hai cậu con trai của anh ta đang lái xe ngang qua và nhìn thấy cô ấy đang bốc cháy nên đã dập lửa. Cô ấy chết vì vết thương của mình mười ngày sau đó. Vào ngày 2 tháng 11 năm 1965, Norman Morrison đã tẩm dầu hỏa và tự thiêu bên dưới văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara ở Lầu Năm Góc . Tự thiêu [ chỉnh sửa ] Việc Morrison tự thiêu tại Lầu Năm Góc là tin tức trên trang nhất khi Công nhân Công giáo tập trung cho một cuộc biểu tình phản chiến trên Quảng trường Union ở Thành phố New York vào ngày 6 tháng 11 năm 1965, mà LaPorte đã tham dự ngay sau khi gia nhập Công nhân Công giáo. Dorothy Day , lãnh đạo của Công nhân Công giáo, phát biểu trước đám đông. "Tôi phát biểu hôm nay với tư cách là một người già, và là người phải ủng hộ lòng can đảm của những người trẻ tuổi sẵn sàng từ bỏ tự do của mình," Day nói. "Chính cuộc đấu tranh này đã được bắt đầu bằng lòng dũng cảm, ngay cả trong sự tử đạo, được chia sẻ bởi những đứa trẻ nhỏ, trong cuộc đấu tranh cho tự do hoàn toàn và phẩm giá con người." Công nhân Công giáo Tom Cornell được biết đến vào năm 1960 vì đã đốt thẻ quân dịch của mình trong các hành động và đã lặp lại hành động này nhiều lần, kể cả đối với máy quay truyền hình quốc gia trong Cuộc đình công vì hòa bình năm 1962 . [ cần làm rõ ] Vào tháng 10 năm 1965, một Công nhân Công giáo khác, David Miller, trở thành người đốt thẻ quân dịch đầu tiên bị bắt theo luật liên bang mới cấm hành vi này. Ngay sau bài phát biểu của Day trên Quảng trường Union, Cornell và bốn người khác đã đốt thẻ quân dịch của họ trên bục. Những người chơi khăm ở New York hét lên, "Hãy đốt cháy chính mình, không phải quân bài của bạn." Ba ngày sau, trước Thư viện Dag Hammarskjold của Liên Hợp Quốc ở New York, LaPorte tự xưng là các nhà sư Phật giáo Việt Nam, tưới xăng lên người rồi tự thiêu. Anh ấy qua đời vào ngày hôm sau tại Bệnh viện Bellevue do bỏng cấp độ hai và độ ba chiếm 95% cơ thể. Mặc dù bị bỏng nhưng anh ấy vẫn tỉnh táo và có thể nói được. Khi được hỏi tại sao lại tự thiêu, LaPorte bình tĩnh trả lời: "Tôi là một Công nhân Công giáo. Tôi phản đối chiến tranh , tất cả các cuộc chiến tranh. Tôi làm điều này như một hành động tôn giáo... tất cả sự căm ghét của thế giới." Tại bệnh viện, Công nhân Công giáo đã hát " This Little Light of Mine ." Dorothy Day đã phản ứng với thảm kịch bằng một bài báo trên tờ Công nhân Công giáo với tựa đề: "Tự tử hay Hy sinh?" Bà viết: “Không chỉ có nhiều thanh niên, sinh viên trong cả nước vô cùng nhạy cảm trước những đau khổ của thế giới. "Họ có ý thức sâu sắc rằng họ phải có trách nhiệm và tuyên xưng đức tin của mình rằng mọi thứ không cần phải tiếp diễn như họ vẫn luôn làm - rằng con người có khả năng hy sinh mạng sống của mình cho người khác, có lập trường, ngay cả khi quốc gia xâm lược toàn diện và thực sự là cả thế giới đang chống lại họ.” Một nhà văn trên tờ National Catholic Reporter đã viết rằng mặc dù Công nhân Công giáo rất quan trọng đối với Giáo hội, nhưng họ đã thể hiện "một kiểu từ chối sự phức tạp tích hợp sẵn mà tôi hy vọng không có tác dụng trong cái chết của LaPorte." [ cần dẫn nguồn ] Tu sĩ Trappist nổi tiếng Thomas Merton cũng có vấn đề với hành động của LaPorte và tranh chấp kéo dài với Day sau khi đổ lỗi cho vụ việc do phong trào Công nhân Công giáo gây ra. Xem thêm [ chỉnh sửa ] Phong trào Công nhân Công giáo Alice Herz George Winne, Jr. Norman Morrison tự thiêu Tài liệu tham khảo [ chỉnh sửa ] ^ ^ [1] Lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2008, tại Wayback Machine ^ Tạp chí Time "Những người theo chủ nghĩa hòa bình". 12 tháng 11 năm 1965. (Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2007) [2] ^ Đọc thêm [ chỉnh sửa ] Thể loại : sinh năm 1943 tự sát năm 1965 Người từ Geneva, New York Tự tử ở thành phố New York Các nhà hoạt động chống chiến tranh Việt Nam của Mỹ Tự thiêu để phản đối chiến tranh Việt Nam Tử vong do hỏa hoạn ở Mỹ Người từ Quận Franklin, New York Các nhà hoạt động từ New York (tiểu bang) Người Công giáo từ New York (tiểu bang) Công nhân Công giáo cái chết năm 1965 Trang này được chỉnh sửa lần cuối vào ngày 16 tháng 7 năm 2023, lúc 17:25  (UTC) . Văn bản có sẵn theo Giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 ; các điều khoản bổ sung có thể được áp dụng. Bằng cách sử dụng trang web này, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách quyền riêng tư . Wikipedia® là nhãn hiệu đã đăng ký của Wikimedia Foundation, Inc. , một tổ chức phi lợi nhuận. Chính sách bảo mật Giới thiệu Wikipedia tuyên bố miễn trừ trách nhiệm Liên hệ Wikipedia quy tắc ứng xử chế độ xem trên thiết bị di động Nhà phát triển Số liệu thống kê tuyên bố cookie
19817593
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20aratus
Lutjanus aratus
Lutjanus aratus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1864. Từ nguyên Từ định danh aratus trong tiếng Latinh có nghĩa là “cày xới”, không rõ hàm ý, còn theo Jordan và Evermann (1898) thì đề cập đến các sọc nâu sẫm ở hai bên thân vủa loài cá này. Phân bố và môi trường sống L. aratus có phân bố rộng rãi ở Đông Thái Bình Dương, từ mũi nam bán đảo Baja California và cửa vịnh California trải dài về phía nam đến Peru, bao gồm quần đảo Galápagos, đảo Malpelo và đảo Cocos xa bờ. L. aratus sống xung quanh các rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 60 m; cá con thường bắt gặp ở gần bờ, bao gồm các vũng thủy triều và cửa sông. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. aratus là 100 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 35 cm. Loài này có màu xan lục xám (sẫm hơn ở lưng), những cá thể sống ở vùng nước sâu có thể đỏ hơn (các vây ửng đỏ). Vảy cá có tâm màu vàng nhạt, tạo thành các sọc đậm nhạt xen kẽ ở hai bên lườn. Số gai ở vây lưng: 11–12; Số tia vây ở vây lưng: 12; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7–8. Sinh thái Thức ăn của L. aratus bao gồm cá và một số loài thủy sinh không xương sống như giáp xác. Cá trưởng thành có thể hợp thành đàn lớn đến vài trăm cá thể. Giá trị L. aratus có giá trị thương mại quan trọng và dễ dàng bị đánh bắt vì chúng thường hợp thành đàn lớn. Ở bờ biển Thái Bình Dương của Panama, đặc biệt là tỉnh Veraguas, L. aratus là một trong những loài thương mại quan trọng nhất của khu vực. Tham khảo A Cá Thái Bình Dương Cá vịnh California Cá México Cá Costa Rica Cá Panama Cá Colombia Cá Ecuador Cá Peru Động vật được mô tả năm 1864
19817607
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20Nam%20b%E1%BB%99
Vùng đất Nam bộ
Vùng đất Nam bộ là một bộ sách nghiên cứu văn hóa lịch sử vùng Nam bộ do tập thể những nhà nghiên cứu văn hóa, dẫn đầu là giáo sư Phan Huy Lê, thực hiện từ năm 2008. Bộ sách gồm 12 cuốn, trong đó 2 tập tổng quan là Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển được trao giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2019. Giới thiệu Bộ sách Vùng đất Nam bộ là kết quả của chương trình nghiên cứu tổng thể về vùng đất Nam Bộ dưới dạng một đề án khoa học cấp nhà nước được Bộ Khoa học - Công nghệ thực hiện từ năm 2008. Đề án được giao cho Giáo sư Phan Huy Lê làm chủ nhiệm, có sự tham gia của hơn 100 nhà nghiên cứu văn hóa. Giáo sư Phan Huy Lê chủ biên 2 tập tổng quan mang tên Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển. Hai cuốn sách này được trao giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu năm 2017, sau đó là giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2019. Các tập Bộ sách Vùng đất Nam bộ gồm 2 tập tổng quan và 10 tập chuyên sâu, bao gồm: 2 tập tổng quan: Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển do GS Phan Huy Lê chủ biên Tập 1: Vùng đất Nam Bộ - Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, TS. Trương Thị Kim Chuyên chủ biên Tập 2: Vùng đất Nam Bộ - Từ cội nguồn đến thế kỷ 7, GS. TSKH. Vũ Minh Giang chủ biên Tập 3: Vùng đất Nam Bộ - Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 16, GS.TS Nguyễn Văn Kim chủ biên Tập 4: Vùng đất Nam Bộ - Từ đầu thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19 do GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc chủ biên Tập 5: Vùng đất Nam Bộ - Từ năm 1859 đến năm 1945, PGS.TS Đoàn Minh Huấn - PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà đồng chủ biên Tập 6: Vùng đất Nam Bộ - Từ năm 1945 đến năm 2010, PGS.TS Trần Đức Cường chủ biên Tập 7: Vùng đất Nam Bộ - Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa, GS.TS Ngô Văn Lệ chủ biên Tập 8: Vùng đất Nam Bộ - Thiết chế quản lý xã hội, PGS.TS Vũ Văn Quân chủ biên Tập 9: Vùng đất Nam Bộ - Tộc người và quan hệ tộc người, TS Võ Công Nguyện chủ biên Tập 10: Vùng đất Nam Bộ - Tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, PGS.TS Võ Văn Sen chủ biên Tham khảo Giải thưởng sách quốc gia
19817610
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20b%C6%A1m%20m%C3%A0ng
Máy bơm màng
Bơm màng (còn được gọi là Diaphragm pump ) là một loại bơm chuyển tích cực sử dụng kết hợp hoạt động chuyển động qua lại của màng cao su, nhựa dẻo hoặc teflon kết hợp với bi và đế bi để bơm chất lỏng. Bi và đế bi đóng vai trò như van 1 chiều để chất lỏng được bơm ra đi theo 1 hướng. Máy bơm có lịch sử lâu đời, chúng ra đời từ năm 2000 trước Công nguyên. Để lấy nước, công cụ ban đầu được phát minh được gọi là shadoof. Ngay cả khi nó không hoạt động theo phương pháp cơ học, nó đã được nhiều người chấp nhận rộng rãi và phục vụ tốt nhất cho hoạt động bơm. Đây là cơ sở cho sự phát triển của máy bơm màng và có mặt trên thị trường từ năm 1854 trở đi. Phát minh cơ bản của bơm màng được thực hiện bởi J. Pease. Cho đến ngày nay, máy bơm màng ngày càng được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp và sản xuất. Có ba loại bơm màng chính: Bơm màng khí nén: Bơm màng hoạt động sử dụng năng lượng là khí nén tác động qua lại giữa 2 màng ngăn. Hoạt động thông qua buồng van khí để chia khí sang hai bên màng giúp 2 màng dịch chuyển. Dòng bơm này hoạt động rất đơn giản và có thể điều chỉnh lưu lượng. Những thiết bị sử dụng dịch chuyển dương thể tích trong đó động cơ chính của màng ngăn là cơ điện, hoạt động thông qua một tay quay hoặc ổ đĩa động cơ giảm tốc, hoặc hoàn toàn bằng cơ khí, chẳng hạn như cần gạt hoặc tay cầm. Phương pháp này uốn cong màng ngăn thông qua tác động cơ học đơn giản và một mặt của màng ngăn được mở ra với không khí. Bơm màng thủy lực Cấu tạo Các bộ phận chính cấu thành và điều hòa hoạt động của máy bơm màng gồm có: Thân trung tâm: Là bộ phận thân giữa của bơm, kết nối giữa 2 bên buồng bơm. Buồng chất lỏng: khoang chứa chất lỏng, kết hợp giữa ốp trụ và màng bơm. Các màng ngăn: Thông thường mỗi bên sẽ có 1 - 2 màng bơm, có thể là màng teflon, Polyether, cao su. Bi và đế bi: Đóng vai trò như van 1 chiều, chất liệu teflon, inox hoặc cao su Động cơ: Có thể là buồng van khí hoặc motor điện. Giảm thanh: Đây là bộ phận giúp làm giảm tiếng ồn của bơm khi hoạt động Nguyên lý hoạt động Toàn bộ chu kỳ hoạt động của máy bơm màng dựa trên việc sử dụng khí nén làm chất lỏng dẫn động. Máy bơm màng sử dụng hai màng linh hoạt được gắn trên một trục chung di chuyển qua lại liên tục để bơm chất lỏng vào và ra khỏi khoang chứa chất lỏng của máy bơm. Chuyển động này tạo ra chân không, cho phép chất lỏng đi qua cổng hút. Giai đoạn 1 : Màng bơm bên trái co lại để tạo lực hút chất lỏng vào buồng chứa bên trái thì màng bơm bên phải lập tức giãn ra tạo lực đẩy chất lỏng ra ngoài. Giai đoạn 2 : Màng bơm bên phải tạo lực hút chất lỏng đi vào buồng chứa bên phải thì màng bơm bên trái sẽ tạo lực đẩy chất lỏng Các vị trí bi và đế bi sẽ giữ chất lỏng trong buồng bơm và chỉ cho phép chất lỏng được đi ra theo 1 hướng. Hai màng bơm sẽ di chuyển cùng chiều, hoạt động liên tục, đều đặn, trái ngược nhau thông qua trục nối như vậy sẽ giúp việc vận chuyển không bị gián đoạn. Đặc điểm Tự hút, tự mồi và đẩy cao Có thể xử lý bùn mài mòn và bùn có hàm lượng sạn và chất rắn tương đối cao. Có đặc tính chạy khô tốt. Thiết kế không để chất lỏng tiếp xúc với các chất lỏng gây ảnh hưởng đến bơm. Có thể chọn chất liệu màng ngăn khác nhau, cho phép tương thích với các dung dịch rất ăn mòn. Có thể xử lý chất lỏng có độ nhớt cao, chất sệt, chất ăn mòn và nhiều loại chất lỏng khác Máy bơm màng hoạt động bằng không khí thường đạt được các yêu cầu an toàn để hoạt động trong môi trường dễ cháy hoặc nổ. Lưu lượng cao, áp suất cao Có thể lên đến 97% hiệu quả. Máy nén khí Máy bơm màng kích hoạt cơ học nhỏ cũng được sử dụng làm máy nén khí và là nguồn chân không cấp thấp. So với các thiết kế khác, máy nén màng yên tĩnh, rẻ tiền và không có bộ phận chuyển động trong luồng không khí. Điều này cho phép chúng được sử dụng mà không cần bôi trơn thêm khi tiếp xúc với không khí, do đó khí nén được tạo ra có thể được đảm bảo sạch. Một ví dụ là một máy bơm không khí hồ cá điển hình. Tài liệu tham khảo Bơm màng cơ học: http://www.tpub.com/content/construction/14264/css/14264_119.htm Bơm màng điện: http://www.tpub.com/content/construction/14264/css/14264_119.htm Truy cập năm 2023 Máy bơm màng hoạt động như thế nào: https://all-flo.com/resources/how-it-works/ Truy cập năm 2023 Ưu điểm của bơm màng đôi: https://web.archive.org/web/20140407063704/http://www.airdimensions.com/news/diavac-pump-technology-video-0473 Truy cập năm 2023. Ưu điểm của bơm màng: https://web.archive.org/web/20140407063704/http://www.airdimensions.com/news/diavac-pump-technology-video-0473
19817612
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ethan%20Nwaneri
Ethan Nwaneri
Ethan Chidiebere Nwaneri (sinh ngày 21 tháng 3 năm 2007) là một cầu thủ bóng đá người Anh hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Arsenal tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh. Nwaneri ra mắt Giải bóng đá Ngoại hạng Anh trong chiến thắng 3-0 trước Brentford vào ngày 18 tháng 9 năm 2022, trở thành cầu thủ trẻ nhất từng khoác áo Arsenal và là cầu thủ trẻ nhất ra sân tại giải đấu hàng đầu nước Anh. Đầu đời Ethan Nwaneri sinh ngày 21 tháng 3 năm 2007 ở Anh và theo học tại trường St John's Senior School ở Enfield. Anh là người gốc Nigeria. Sự nghiệp thi đấu Arsenal Nwaneri gia nhập Arsenal năm 9 tuổi. Ở tuổi 14, anh đã chơi cho đội U-18. Anh chủ yếu chơi ở vị trí tiền vệ. Nwaneri bắt đầu mùa giải 2022–23 cho đội U-18 Arsenal, nhưng anh được đôn lên đội U-21 một cách nhanh chóng. Xuất hiện chỉ một lần duy nhất tại Premier League 2 2022–23, anh đã gia nhập đội 1 để tập luyện vào tháng 9, và ra mắt chuyên nghiệp vào ngày 18 tháng 9 khi anh được điền tên trong danh sách dự bị cho trận đấu tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh gặp Brentford. Vào sân thay cho Fábio Vieira ở phút bù giờ của hiệp 2, anh trở thành cầu thủ trẻ nhất từng ra sân tại Premier League – phá vỡ kỷ lục trước đó của Harvey Elliott, và kỷ lục của giải đấu hàng đầu của Anh kể từ tháng 8 năm 1964 bởi cựu thủ môn Sunderland Derek Forster, trong ba ngày. Anh cũng trở thành cầu thủ trẻ nhất từng khoác áo Arsenal ở bất kỳ giải đấu nào, phá kỷ lục trước đó là 16 tuổi 177 ngày, được thiết lập bởi Cesc Fàbregas tại Cúp Liên đoàn bóng đá Anh 2003-04. Trong cuộc họp báo sau trận đấu, huấn luyện viên Mikel Arteta giải thích rằng họ phải điền tên Nwaneri và hai cầu thủ dưới 21 tuổi khác trên băng ghế dự bị vì đội một gặp một số ca chấn thương, đặc biệt là chấn thương của tiền vệ đội trưởng Martin Ødegaard, và "linh cảm" đằng sau quyết định để Nwaneri tiếp tục thi đấu. Vào tháng 6 năm 2023, khi kết thúc thời học sinh, Nwaneri đã đồng ý với một thỏa thuận mới với Arsenal về các điều khoản học bổng với một thỏa thuận cho một hợp đồng chuyên nghiệp vào ngày sinh nhật tuổi 17 của anh vào tháng 3 năm 2024. Quốc tế Sau khi vượt qua vòng loại, Nwaneri đã có tên trong đội hình của U-17 Anh tham dự Giải vô địch bóng đá U-17 châu Âu 2023. Anh đã ghi bàn thắng quyết định trong trận mở màn với Croatia trên sân vận động Balmazújvárosi Városi Sportpálya. Phong cách thi đấu Nwaneri được coi như là một cầu thủ có thể hoạt động như một "số 10", nhưng cũng có thể chơi ở mọi vị trí tấn công, với khả năng tiếp nhận và rê bóng bằng chân, đồng thời cũng góp phần phòng ngự. Anh cảm thấy thoải mái trong cả hai vai trò rộng và trung tâm. Thống kê sự nghiệp Tham khảo Sinh năm 2007 Nhân vật còn sống Tiền vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá Anh Cầu thủ bóng đá Đại Luân Đôn Người Anh gốc Nigeria Cầu thủ bóng đá Arsenal F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-16 quốc gia Anh Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia Anh Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Anh
19817617
https://vi.wikipedia.org/wiki/Borns
Borns
Garrett Clark Borns (sinh ngày 7 tháng 1 năm 1992), được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Børns (cách điệu là BØRNS), là một ca sĩ, nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ đa nhạc cụ người Mỹ. Sinh ra và lớn lên ở Grand Haven, Michigan, Børns bắt đầu biểu diễn khi còn trẻ. Năm 2012, anh phát hành album đầu tay A Dream Between thông qua REZidual Records. Bản phát hành hãng lớn đầu tiên của anh ấy là Candy EP (2014), thông qua Geffen và Interscope. EP đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard Heatseekers. Tiếp theo là chuyến lưu diễn Dopamine, trước album phòng thu đầu tay của anh ấy Dopamine vào năm 2015. Album đã thành công về mặt thương mại, đạt vị trí thứ 24 tại Hoa Kỳ và tạo ra nhiều đĩa đơn bao gồm "Electric Love" được chứng nhận bạch kim. Børns sau đó bắt đầu các chuyến lưu diễn với các nghệ sĩ bao gồm Charli XCX, Bleachers và Halsey, với tư cách là một nghệ sĩ hỗ trợ, cùng với buổi biểu diễn tại Lễ hội âm nhạc và nghệ thuật Thung lũng Coachella vào năm 2016. Album thứ hai của anh ấy, Blue Madonna, được phát hành vào ngày 12 tháng 1 năm 2018 .Kỷ lục đã tạo ra một số đĩa đơn, bao gồm "God Save Our Young Blood" với Lana Del Rey, đã lọt vào bảng xếp hạng nhạc rock của Hoa Kỳ. Để quảng bá LP hơn nữa, anh ấy đã đặt tiêu đề cho MoneyMan Tour (2017–18) và hỗ trợ Del Rey trong LA to the Moon Tour của cô ấy. Børns phát hành album phòng thu thứ ba. Cuộc sống sớm và giáo dục Borns sinh ra ở Michigan và lớn lên ở Grand Haven. Năm 10 tuổi, anh được trả tiền để biểu diễn ảo thuật gia được gọi là "Garrett Đại đế" tại các bữa tiệc.[2] Ở tuổi 13, khi vẫn là học sinh lớp bảy tại trường trung học White Pines, anh đã nhận được Giải thưởng Chìa khóa Vàng trong Giải thưởng Nghệ thuật Học thuật Quốc gia cùng với học bổng đại học trị giá 8.000 đô la cho Trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Kendall (một phần của Đại học Bang Ferris). Ở Grand Rapids cho các bức vẽ của anh ấy[3] và nghệ thuật thị giác.[4] Năm 14 tuổi, anh theo học chương trình mùa hè của Trung tâm Nghệ thuật Interlochen ở Michigan. Børns cũng gắn liền với việc làm phim trong thời niên thiếu của mình. Anh theo học trường trung học Grahaven và tiếp tục theo học cả hai lớp piano cổ điển tại trường Cao đẳng Cộng đồng Grand Rapids và học nhạc jazz tại trường Cao đẳng Cộng đồng Muskegon.[4] Sự nghiệp 2012–14: A Dream Between và Candy EP Trong thời gian học trung học, Børns đã biểu diễn một thời gian ngắn trong một ban nhạc cover có tên "Brown Chicken Brown Trout". Nhóm đã biểu diễn tại Liên hoan phim Waterfront năm 2010.[5] Năm 2012, Børns biểu diễn cùng một nghệ sĩ guitar và một tay trống trong The Garrett Borns Trio. Børns và các thành viên trong ban nhạc của anh ấy đã hợp tác trong EP đầu tiên A Dream Between.,[6] gồm một số bản nhạc đầu tiên của Børns, một trong số đó là đĩa đơn "Mitten" của anh ấy. Album được thu âm trong phòng thu riêng của Bill Chrysler. Børns, do nhà làm phim Jeff Joanisse quản lý, sau đó được ký hợp đồng với REZidual Records dưới tên Garrett Borns và tham gia sự kiện TEDx, biểu diễn nhiều loại nhạc trên đàn ukulele của anh ấy và trình chiếu các bộ phim của anh ấy từ Paris. Năm 2013, Børns đi nghỉ từ Thành phố New York, nơi anh đang sống, đến Los Angeles. Trong vòng vài tuần sau khi chuyển chỗ ở, Børns đã đồng sáng tác đĩa đơn "10.000 Emerald Pools" với nhà sản xuất Jack Kennedy.[7] 2015–2017: Dopamine và lưu diễn Ngày 10 tháng 11 năm 2014, Børns phát hành đĩa đơn đầu tay, "10.000 Emerald Pools", trên Interscope Records và cũng là EP đầu tay của anh, Candy.[8] Anh ấy đã xuất hiện nhiều lần trên truyền hình và biểu diễn "10.000 Emerald Pools" trên một số chương trình trò chuyện, bao gồm Conan[9] và Le Before du Grand Journal tại Pháp vào ngày 5 tháng 3 năm 2015.[10] Anh ấy đã đi lưu diễn để ủng hộ MisterWives trong MisterWives' "Our Own House Tour".[11] Vào ngày 24 tháng 6 năm 2015, anh ấy đã biểu diễn một buổi biểu diễn gây chú ý tại Electrowerkz ở London.[12] Vào tháng 7 và tháng 8, Børns đồng hành cùng Charli XCX và Bleachers trong "Charli and Jack Do America Tour" của họ và biểu diễn tại Lollapalooza vào ngày 31 tháng 7 năm 2015.[13] Anh cũng xuất hiện tại lễ hội Life Is Beautiful và Lễ hội âm nhạc Austin City Limits vào tháng 10.[14][15] Tại nhiều buổi hòa nhạc, Børns cũng biểu diễn các bài hát mang tên "Broke" và "Let You Down",[16] chưa bao giờ được phát hành trong album cũng như không được coi là đĩa đơn.[17] Vào ngày 6 tháng 5 năm 2015, kênh Vevo của Børns trên YouTube đã phát hành một video âm nhạc đi kèm với đĩa đơn mới "Electric Love" của anh ấy, trở thành bài hát được xem nhiều nhất của anh ấy cho đến nay với hơn 100 triệu lượt xem.[18] Vào ngày 17 tháng 8 năm 2015, album phòng thu đầu tay của Børns, Dopamine, với "Electric Love" và ảnh bìa của nó đã được tiết lộ,[19] trong khi ngày phát hành của Dopamine đã được xác nhận là ngày 16 tháng 10 năm 2015.[20] Vào ngày 15 tháng 9 năm 2015, buổi biểu diễn của Børns tại Câu lạc bộ nhạc Jazz Iridium ở Thành phố New York đã được quay bởi Dịch vụ Phát thanh Công cộng Hoa Kỳ (PBS) cho chuỗi buổi hòa nhạc Front and Center được phát sóng trên toàn quốc vào tháng 2 năm 2016. Børns đã biểu diễn tại Coachella Valley Music và Liên hoan văn nghệ 2016.[21] Anh ấy cũng xuất hiện với tư cách nghệ sĩ nổi bật trong "Fool's Gold" của Dagny cho EP Ultraviolet của cô ấy.[22] 2017–2023: Blue Madonna và sự gián đoạn Vào ngày 28 tháng 7 năm 2017, Børns phát hành đĩa đơn "Faded Heart" thông qua Interscope, được giới thiệu trên Nhạc phim FIFA 18 và trong phim Flatliners (2017).[23] Sau đó, vào ngày 29 tháng 9 năm 2017, Børns phát hành đĩa đơn tiếp theo, "Sweet Dreams". Hai video quảng cáo, "The Search for the Lost Sounds" và "The Faded Heart Sessions", đã được phát hành trên kênh YouTube của anh ấy cùng với các đĩa đơn.[24] Sau khi phát hành đĩa đơn thứ ba, "I Don't Want U Back", Børns đã phát hành một đoạn phim ngắn quảng cáo khác mang tên "Money Man Tour". Đĩa đơn thứ tư và cũng là đĩa đơn cuối cùng là "God Save Our Young Blood" với sự góp mặt của Lana Del Rey, người cũng hát nền cho bài hát "Blue Madonna" và chị gái của cô đã chụp ảnh bìa album. Album thứ hai của Børns, Blue Madonna, được phát hành chính thức vào ngày 12 tháng 1 năm 2018.[25] Sau nhiều cáo buộc về hành vi sai trái tình dục, Børns tạm ngừng hoạt động vô thời hạn vào tháng 9 năm 2018; lần xuất hiện duy nhất của anh ấy kể từ đó là vào tháng 9 năm 2020, khi bản cover bài hát "Dawn Storm" của T. Rex xuất hiện trong album tưởng nhớ AngelHeaded Hipster: The Songs of Marc Bolan và T.Rex.[26][27][28] 2023–nay: Suddenly Vào ngày 10 tháng 7 năm 2023, Børns công bố album phòng thu thứ ba của mình mang tên Suddenly, được phát hành vào ngày 28 tháng 7. Cuộc sống cá nhân Sau khi Børns mặc một bộ trang phục lấy cảm hứng từ Gucci trong chương trình The Tonight Show Starring Jimmy Fallon, Gucci đã chú ý đến ca sĩ này và cả hai đã thiết lập quan hệ đối tác.[29] Børns là người tham gia phong trào "phân biệt giới tính", bằng cách khoe sơn móng tay và mặc áo crop top trên mạng xã hội và trong các buổi biểu diễn. Anh ấy thừa nhận rằng giọng hát và ngoại hình ái nam ái nữ của anh ấy đã khiến nhiều người lầm tưởng anh ấy là phụ nữ khi nghe lần đầu.[30] Børns gặp người bạn thân Zella Day ở Los Angeles,[31] và cả hai đã hợp tác trong nhiều dự án. Day đã xuất hiện trong các video trên kênh Vevo của Børns,[32] và đến lượt nó đã đưa anh ấy vào các video của riêng cô ấy, chẳng hạn như cô ấy trong loạt phim DayxDay chẳng hạn. Hai người trước đây là bạn cùng phòng. Trước khi phát hành album đầu tiên Dopamine, Børns chuyển đến Los Angeles, nơi anh vẫn cư trú cho đến tháng 1 năm 2018.[33] Børns ăn chay như các thành viên khác trong gia đình.[34] Vào tháng 9 năm 2018, Børns bị một số phụ nữ trẻ buộc tội có hành vi sai trái tình dục, dẫn đến một lễ hội âm nhạc ở Washington D.C. có tên là All Things Go Fall classic loại anh ta khỏi đội hình của nó.[35] Các cáo buộc chống lại Børns bao gồm thao túng, chải chuốt và xâm lược tình dục đối với những người hâm mộ chưa đủ tuổi vị thành niên, với người tố cáo trẻ tuổi nhất kể chi tiết về việc cô ấy bị lạm dụng bắt đầu khi cô ấy 16 tuổi. Børns đã đưa ra một tuyên bố gọi những cáo buộc là "đáng lo ngại và sai sự thật", đồng thời nói rằng "Tất cả các mối quan hệ mà tôi có đều hợp pháp và được sự đồng thuận. Chúng kết thúc đột ngột và điều đó rõ ràng gây ra cảm giác tổn thương, nhưng đối với bất kỳ ai đề xuất bất cứ điều gì ngoài điều đó là vô trách nhiệm. "[36] Những phụ nữ trẻ đã lên Twitter để kể lại trải nghiệm của họ khi bị anh ta thao túng. Đĩa hát Bài chi tiết: Danh sách đĩa nhạc Børns Dopamine (2015) Nữ Thần Xanh (2018) Bất Ngờ (2023) Chuyến tham quan hòa nhạc Tiêu đề Du lịch Dopamine (2015) Hành Trình Mùa Hè 2016 (2016) Chuyến lưu diễn mùa thu 2017 (2017) [38] Money Man Tour (2017–18) Chuyến tham quan Trái cây trong mơ (2018–19) Hỗ trợ MisterWives – Our Own House Tour (2015) Charli XCX & Bleachers – Charli và Jack Do America Tour (2015) Năm & Năm - Chuyến lưu diễn mùa thu 2015 (2015) [39] Halsey – Badlands Tour (2016) The Lumineers – Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của Cleopatra (2016) Mumford & Sons – Chuyến đi xuyên trái tim (2016) Lana Del Rey – LA to the Moon Tour (2018) Đóng phim Năm Phim Vai diễn Ghi chú 2007 Phim hài ngắn về Peter thật nhẹ nhõm[40] Phim hài ngắn về hồ Michigan Marcus Gates năm 2008[41] 2011 TEDx Talks Himself Tập: TEDxGrandRapids - Garrett Borns - Nhạc sĩ[42] Tập DayxDay 2014: "Mặt trăng" Đoạn ngắn quảng cáo Tìm kiếm âm thanh đã mất năm 2017[43] Money Man Tour Khuyến mại ngắn[44] BØRNS (The Offset Film SeriesFender) Viết tắt quảng cáo của Fender[45] Phim ngắn quảng cáo Touch of Lightning 2018: A Shocking Parable of Work & Play[46] Xem thêm Cổng thông tin tiểu sử icon Cổng thông tin nhạc pop Danh sách nghệ sĩ nhạc pop indie Danh sách những người đến từ Michigan Danh sách ca sĩ-nhạc sĩ Người giới thiệu   "BØRNS | Tiểu sử & Lịch sử". Tất cả âm nhạc. Truy cập ngày 24-04-2021.   "Những đứa trẻ sinh ra bị treo ngược trong bể bơi hàng giờ". Tuần báo LA. Ngày 14 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "Sinh ra Hùng lộn ngược trong bể bơi trong nhiều giờ để quay video mới tuyệt đẹp của anh ấy". Tuần báo LA. Ngày 14 tháng 1 năm 2015.   "Sinh ra ở Garrett: Thần đồng Tây Michigan giao dịch với niềm tin rằng ít hơn là nhiều hơn". còn sống.com. Ngày 20 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "GÀ NÂU BROWN TROUT Liên hoan phim Waterfront 2010". YouTube.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "Garrett Borns: Thần đồng West Michigan giao dịch với niềm tin rằng ít hơn là nhiều hơn (video)". mlive (bài báo địa phương). Ngày 20 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "Garrett Borns bản địa ở Grand Haven tìm thấy nguồn cảm hứng nhạc pop và sự hấp dẫn của các hãng lớn ở California". Hollandsentinel.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "Kẹo BØRNS EP". iTunes (Hoa Kỳ). Ngày 10 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "BØRNS "10.000 Bể ngọc lục bảo" 06/01/15". Teamcoco.com. Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 13 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "BĂ˜RNS - Dòng thời gian". Facebook. Truy cập ngày 15-07-2016.   Patel, Payal (2014-12-14). "MisterWives thông báo chuyến lưu diễn 'Ngôi nhà riêng của chúng ta' với BØRNS". AXS. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "Thành phố xung". Citypulse.io. Ngày 23 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ vào ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "BØRNS - Rất vui khi được tham gia Charli XCX & Bleachers trên..." Facebook. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "Life is Beautiful Festival 2015 Las Vegas Line-up, Photos & Videos Tháng 9 năm 2015 – Songkick". Songkick.com. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "BØRNS | Lễ hội âm nhạc ACL". Aclfestival.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2015.   "Hãy để bạn thất vọng". lập danh sách. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "Đã phá vỡ (Trực tiếp) - BØRNS". YouTube.com. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2017.   "BØRNS - Tình yêu điện". YouTube. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.   "#dopamine LP - SẮP RA MẮT". Twitter. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2015.   "Album đầu tay #Dopamine của tôi đã ra mắt vào ngày 16/10". Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2015.   "Huấn luyện viên". Coachella. Được lưu trữ từ bản gốc vào ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15-07-2016.   "Danh sách BØRNS". Discogs. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.   "'Sweet Dreams' hiện đã ra mắt và được giới thiệu trên "Flatliners"". 7 tháng 10 năm 2017.   ""Tìm kiếm âm thanh đã mất" và "Phiên bản trái tim phai nhạt"". YouTube.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "Børns - Blue Madonna Limited LP $25,98". Outfitters đô thị. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.   "BØRNS - Dawn Storm (T.Rex cover)". YouTube.   "BØRNS - Dawn Storm (Âm thanh chính thức)". YouTube.   "BØRNS - Dawn Storm (Video chính thức)". YouTube.   "Børns, Người yêu thích Gucci được đúc gần đây, nói về phong cách và ra mắt video mới đầy mơ mộng của anh ấy". tạp chí. Tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2018.   Silverstein, Nô-ê (17 tháng 6 năm 2017). "Độc quyền! Børns cởi mở về việc không từ chối". Sự hào nhoáng. Sự hào nhoáng. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2017.   "Best Buds BØRNS và Zella Day Talk Áo có núm vú, tiết kiệm và cạnh tranh lành mạnh Hai ngôi sao đang lên này biết nhau từ trong ra ngoài nên chúng tôi đã có một phiên Skype nhỏ với các nghệ sĩ ở LA". noisey.vice.com. Ngày 3 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "Tình yêu điện (Acoustic)". YouTube.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "Giới thiệu về một ban nhạc: SINH". Outfitters đô thị.   "Sinh ra ở Garrett: Thần đồng West Michigan dựa trên niềm tin rằng ít hơn là nhiều hơn (video)". mlive.com. Ngày 20 tháng 1 năm 2012.   "Lễ hội âm nhạc DC hủy buổi biểu diễn đã sinh". Pitchfork.com. 28/09/2018.   "Ca sĩ nhạc pop sinh ra bị buộc tội về hành vi sai trái tình dục". Người bảo vệ. 26/09/2018.   "BØRNS từ chối các cáo buộc quấy rối tình dục sau hàng loạt khiếu nại trên mạng xã hội". Đa dạng. 25/09/2018.   "Chuyến lưu diễn mùa thu năm 2017 của BØRNS". 7 tháng 10 năm 2017.   "Tham gia năm & năm trong chuyến lưu diễn!". 9 tháng 9 năm 2015.   "Thật là nhẹ nhõm". id-video. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.   "Hồ Michigan". imdb. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2017.   "TEDxGrandRapids - Garrett Borns - Nhạc sĩ". YouTube. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017.   "Tìm kiếm âm thanh đã mất". YouTube.com. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.   "BØRNS - DU LỊCH NGƯỜI TIỀN". YouTube.com.   "BØRNS | Sê-ri phim bù đắp | Fender". YouTube.   "CHẠM SÉT: MỘT NGÔN NGỮ SỐC VỀ LÀM VIỆC VÀ CHƠI". iện kết ngoại   Phương tiện liên quan tới Børns tại Wikimedia Commons Sinh ra tại IMDb vte Sinh ra Kiểm soát quyền hạn Chỉnh sửa điều này tại Wikidata Trang này được chỉnh sửa lần cuối vào ngày 30 tháng 7 năm 2023, lúc 11:02 Ca sĩ-nhạc sĩ đến từ New York (tiểu bang) Sinh năm 1992 Nhạc sĩ nhạc pop indie người Mỹ Nam ca sĩ nhạc pop người Mỹ Cựu sinh viên Đại học bang Ferris Nghệ sĩ Interscope Records Những người đến từ Grand Haven, Michigan Nhạc sĩ đến từ Grand Rapids, Michigan Nhà soạn nhạc người Mỹ thế kỷ 21 Ca sĩ-nhạc sĩ đến từ California Người ái nam ái nữ Ca sĩ người Mỹ thế kỷ 21
19817622
https://vi.wikipedia.org/wiki/Abdourahamane%20Tchiani
Abdourahamane Tchiani
Abdourahamane Tchiani () là chuẩn tướng, chỉ huy của lực lượng bảo vệ tổng thống Niger. Ông đóng vai trò trong cuộc đảo chính Niger 2023 bằng cách bắt giam tổng thống Mohamed Bazoum. Sau đảo chính, ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng quốc gia bảo vệ Tổ quốc Niger vào ngày 26 tháng 7 năm 2023. Tham khảo
19817623
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20lo%C3%A0i%20h%E1%BB%8D%20Tr%C3%A2u%20b%C3%B2
Danh sách loài họ Trâu bò
Họ Trâu bò (Bovidae) là một họ thú nhai lại có móng guốc thuộc Bộ Guốc chẵn (Artiodactyla). Trong tiếng Anh, mỗi loài trong họ này được gọi là bovid. Chúng phân bố rộng khắp châu Phi, châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, và được tìm thấy trong nhiều khu sinh học, điển hình nhất là rừng, xavan, cây bụi và đồng cỏ. Các loài họ Trâu bò có kích thước khác nhau, từ linh dương hoàng gia dài đến bò tót dài , và có thể nặng đến . Hơn một tỷ cá thể cừu, bò nhà và dê thuần hóa, hơn 200 triệu cá thể trâu thuần hóa, 14 triệu cá thể bò Tây Tạng thuần hóa và 300.000 cá thể bò tót nhà được sử dụng trong nông nghiệp trên toàn thế giới. Nhiều loài hoang dã không có ước tính về số lượng dân số, mặc dù linh dương Impala, linh dương nhảy và linh dương bụi rậm phương Bắc có quy mô quần thể hơn một triệu con, trong khi một số loài bò rừng được coi là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp với số lượng quần thể thấp tới 25 cá thể. Ngoài ra, loài linh dương sừng mác tuyệt chủng trong tự nhiên, linh dương lam đã tuyệt chủng 200 năm trước và bò rừng châu Âu đã tuyệt chủng cách đây 400 năm. Loài tuyệt chủng thứ ba, linh dương gazelle đỏ, có khả năng chưa bao giờ tồn tại, và loài bò xám có khả năng đã tuyệt chủng khi không có ai nhìn thấy loài này kể từ năm 1969. Họ Trâu bò có 146 loài còn tồn tại thuộc 52 chi trong 8 phân họ: Aepycerotinae (linh dương Impala), Alcelaphinae (linh dương Hartebeest, linh dương đầu bò và họ hàng), Antilopinae (linh dương, linh dương Gazelle, và họ hàng), Bovinae (bò nhà, trâu, bò rừng bison và các loài linh dương khác), Caprinae (dê, cừu, sơn dương, tỳ linh và họ hàng), Cephalophinae (linh dương hoẵng), Hippotraginae (linh dương sừng xoắn châu Phi, linh dương sừng thẳng và họ hàng) và Reduncinae (linh dương lau sậy và linh dương Kob). Các loài tuyệt chủng cũng được xếp vào các phân họ này, cũng như các phân họ tuyệt chủng Hypsodontinae, Oiocerinae và Tethytraginae. Hơn 100 loài họ Trâu bò đã tuyệt chủng đã được phát hiện, mặc dù do các nghiên cứu và khám phá vẫn đang tiếp diễn, số lượng và phân loại chưa chắc chính xác. Quy ước Mã tình trạng bảo tồn được liệt kê tuân theo Sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Bản đồ phân bố được đính kèm nếu có thông tin. Khi không có thông tin về bản đồ phân bố, sẽ được thay thế bằng mô tả về phạm vi môi trường hoạt động của loài. Vùng phân bố dựa trên danh sách đỏ IUCN cho loài đó trừ khi có ghi chú khác. Tất cả các loài hoặc phân loài đã tuyệt chủng được liệt kê cùng với các loài còn tồn tại đã tuyệt chủng sau năm 1500 và được biểu thị bằng biểu tượng thập tự "". Phân loại Họ Trâu bò có 146 loài còn tồn tại thuộc 52 chi trong 8 phân họ, và được chia tiếp thành hàng trăn phân loài. Phân loại này không bao gồm các loài lai hoặc các loài tuyệt chủng thời tiền sử. Ngoài ra, linh dương lam đã tuyệt chủng 200 năm trước và bò rừng châu Âu đã tuyệt chủng cách đây 400 năm. Phân họ Aepycerotinae Chi Aepyceros: 1 loài Phân họ Alcelaphinae Chi Alcelaphus: 1 loài Chi Beatragus: 1 loài Chi Connochaetes: 2 loài Chi Damaliscus: 2 loài Phân họ Antilopinae Chi Ammodorcas: 1 loài Chi Antidorcas: 1 loài Chi Antilope: 1 loài Chi Dorcatragus: 1 loài Chi Eudorcas: 5 loài Chi Gazella: 10 loài Chi Litocranius: 1 loài Chi Madoqua: 4 loài Chi Nanger: 3 loài Chi Neotragus: 3 loài Chi Oreotragus: 1 loài Chi Ourebia: 1 loài Chi Procapra: 3 loài Chi Raphicerus: 3 loài Chi Saiga: 1 loài Phân họ Bovinae Chi Bison: 2 loài Chi Bos: 10 loài (1 loài tuyệt chủng) Chi Boselaphus: 1 loài Chi Bubalus: 5 loài Chi Pseudoryx: 1 loài Chi Syncerus: 1 loài Chi Taurotragus: 2 loài Chi Tetracerus: 1 loài Chi Tragelaphus: 7 loài Phân họ Caprinae Chi Ammotragus: 1 loài Chi Arabitragus: 1 loài Chi Budorcas: 1 loài Chi Capra: 9 loài Chi Capricornis: 4 loài Chi Hemitragus: 1 loài Chi Naemorhedus: 4 loài Chi Nilgiritragus: 1 loài Chi Oreamnos: 1 loài Chi Ovibos: 1 loài Chi Ovis: 7 loài Chi Pantholops: 1 loài Chi Pseudois: 1 loài Chi Rupicapra: 2 loài Phân họ Cephalophinae Chi Cephalophus: 15 loài Chi Philantomba: 3 loài Chi Sylvicapra: 1 loài Phân họ Hippotraginae Chi Addax: 1 loài Chi Hippotragus: 3 loài (1 loài tuyệt chủng) Chi Oryx: 4 loài Phân họ Reduncinae Chi Kobus: 5 loài Chi Pelea: 1 loài Chi Redunca: 3 loài Danh sách loài họ Trâu bò Phân loại sau đây dựa trên phân loại của Mammal Species of the World (2005), cùng với các đề xuất bổ sung được chấp nhận rộng rãi kể từ khi sử dụng phân tích phát sinh chủng loại phân tử. Phân họ Aepycerotinae Phân họ Quyến linh (Alcelaphinae) Phân họ Linh dương (Antilopinae) Phân họ Trâu bò (Bovinae) Phân họ Dê cừu (Caprinae) Phân họ Kỉ linh (Cephalophinae) Phân họ Mã linh (Hippotraginae) Phân họ Vi linh (Reduncinae) Ghi chú Tham khảo Nguồn Trâu bò
19817625
https://vi.wikipedia.org/wiki/Moussa%20Diaby
Moussa Diaby
Moussa Diaby (sinh ngày 7 tháng 7 năm 1999) là một Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Premier League Aston Villa và Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp. Sự nghiệp câu lạc bộ Paris Saint-Germain Diaby là sản phẩm của Học viện đào tạo trẻ Paris Saint-Germain. Anh ấy gia nhập câu lạc bộ khi mới 13 tuổi và bắt đầu chơi cho đội B vào năm 2017. Diaby là người đã nhận giải Titi d'Or 2016 với tư cách là tài năng triển vọng nhất và xuất sắc nhất trong học viện Paris Saint-Germain. Cho mượn tới Crotone Diaby được cho Crotone mượn trong nửa sau của mùa giải Serie A 2017–18. Anh ra mắt chuyên nghiệp ngày 14 tháng 4 năm 2018 trong trận đấu tại Serie A trước Genoa. Anh ấy vào thay Marcello Trotta sau 84 phút trong trận thua 1-0 trên sân khách. Anh ấy đã có thêm một lần ra sân ở đội một cho Crotone trong trận hòa 1-1 của họ trước nhà vô địch ở vòng đấu cuối cùng là Juventus vào ngày 18 tháng 4. Quay trở lại Paris Saint-Germain Vào ngày 14 tháng 9 năm 2018, Diaby vào thay người cho Lassana Diarra trong giờ nghỉ giải lao, đã ghi bàn cho PSG ở phút 86 trong chiến thắng 4–0 trước AS Saint-Étienne. Diaby trở thành cầu thủ tốt nghiệp học viện thứ 124 được ra sân cho đội chuyên nghiệp. Anh ấy đã có 25 lần ra sân ở Ligue 1 trong mùa giải 2018–19, ghi bốn bàn trên mọi đấu trường và trung bình cứ sau 190 phút lại có một pha kiến ​​​​tạo trong quá trình bảo vệ thành công danh hiệu của câu lạc bộ. Bayer Leverkusen Vào ngày 14 tháng 6 năm 2019, có thông báo rằng Diaby sẽ gia nhập Bayer Leverkusen trong một hợp đồng kéo dài 5 năm. Diaby đã ghi bàn thắng đầu tiên tại Bundesliga cho Leverkusen trong trận ra quân đầu tiên vào ngày 23 tháng 11 năm 2019 trong trận hòa 1-1 của câu lạc bộ với SC Freiburg. Diaby ghi bàn thắng thứ ba cho Leverkusen trong thời gian bù giờ để ấn định chiến thắng trước 1. FC Union Berlin trong trận tứ kết DFB-Pokal vào ngày 4 tháng 3 năm 2020. Ở vòng tiếp theo, vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, Diaby ghi bàn thắng đầu tiên trong chiến thắng 3–0 của Leverkusen trước đội bóng ở giải hạng tư 1. FC Saarbrücken để giành một suất vào Chung kết DFB-Pokal 2020. Vào ngày 21 tháng 8 năm 2021, anh ấy ghi bàn ở Bundesliga vào lưới Borussia Mönchengladbach và đó là bàn thắng đầu tiên của anh ấy trong mùa giải. Anh ấy đã ghi được 9 bàn thắng và có 8 pha kiến ​​tạo trong mùa giải 2022–23. Aston Villa Vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, Diaby gia nhập câu lạc bộ Premier League Aston Villa với mức phí không được tiết lộ, được cho là kỷ lục của câu lạc bộ 51,9 triệu bảng, tái hợp với cựu huấn luyện viên PSG Unai Emery. Vào ngày 27 tháng 7, Diaby đã ghi bàn sau khi vào sân thay người trong chiến thắng 2–0 trước mùa giải trước Fulham trong Premier League Summer Series ở Hoa Kỳ. Chú thích
19817628
https://vi.wikipedia.org/wiki/Merle%20Frohms
Merle Frohms
Merle Frohms (sinh ngày 28 tháng 1 năm 1995) là một nữ cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Đức thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ VfL Wolfsburg tại Frauen-Bundesliga và đội tuyển quốc gia Đức. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 Cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Đức Cầu thủ bóng đá nữ Đức Nhân vật còn sống Sinh năm 1995
19817629
https://vi.wikipedia.org/wiki/Girona%20FC
Girona FC
Girona Futbol Club, S.A.D. là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Tây Ban Nha có trụ sở tại Girona, Catalunya, Tây Ban Nha. Được thành lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1930, đội chơi ở La Liga, họ đã thăng hạng từ play-off Segunda División 2022. Girona tổ chức các trận đấu trên sân nhà Estadi Montilivi với sức chứa 11.810 và được biết đến với sự liên kết với chủ nghĩa dân tộc Catalunya. Câu lạc bộ cũng có các đội trẻ và đội nữ nghiệp dư để thi đấu. Lịch sử Trung tâm huấn luyện Cầu thủ Đội hình đội một Tham khảo Liên kết ngoài Official website BDFutbol team profile Girona FC Câu lạc bộ bóng đá thành lập năm 1930 Thể thao ở Girona Thành lập năm 1930 ở Tây Ban Nha Câu lạc bộ La Liga
19817631
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3i%20%C4%91%E1%BA%ADu%20xe%20Sayama
Bãi đậu xe Sayama
Bãi đậu xe Sayama (Tiếng Nhật: パーキングエリア) còn được gọi là Sayama PA (Tiếng Nhật: PA) là một khu vực dịch vụ trên , nối liền Sayama, Saitama, Nhật Bản. Lịch sử : Khai mạc. Tham khảo Liên kết ngoài Khu dịch vụ Ebina (Vòng lặp bên trong, hướng Hachioji) Khu dịch vụ Ebina (Vòng lặp bên ngoài, hướng Tsurugashima) Ảnh liên quan tới Khu dịch vụ Sayama - Sayama Sayama
19817632
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chantal%20Hagel
Chantal Hagel
Chantal Hagel (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1998) là một nữ cầu thủ bóng đá người Đức thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ VfL Wolfsburg và đội tuyển quốc gia Đức. Tham khảo Liên kết ngoài Chantal Hagel tại kicker (bằng tiếng Đức) Chantal Hagel tại tsg-hoffenheim.de Cầu thủ Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 Tiền đạo bóng đá nữ Cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Đức Cầu thủ bóng đá nữ Đức Nhân vật còn sống Sinh năm 1998
19817633
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kathrin%20Hendrich
Kathrin Hendrich
Kathrin Julia Hendrich (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá người Bỉ gốc Đức thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ VfL Wolfsburg và đội tuyển quốc gia Đức. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại Liên đoàn bóng đá Đức Thành tích thi đấu Cầu thủ Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 Cầu thủ bóng đá 1. FFC Frankfurt Người Bỉ gốc Đức Cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Đức Cầu thủ bóng đá nữ Đức Nhân vật còn sống Sinh năm 1992
19817635
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sophia%20Kleinherne
Sophia Kleinherne
Sophia Kleinherne (sinh ngày 12 tháng 4 năm 2000) là một nữ cầu thủ bóng đá người Đức thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Eintracht Frankfurt và đội tuyển quốc gia Đức. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Sophia Kleinherne tại kicker (bằng tiếng Đức) Cầu thủ Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 Cầu thủ bóng đá 1. FFC Frankfurt Cầu thủ đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Đức Cầu thủ bóng đá nữ Đức Nhân vật còn sống Sinh năm 2000
19817644
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Y%C5%8Dga
Ga Yōga
là ga đường sắt nằm ở Setagaya, Tokyo, Nhật Bản, được quản lý bởi . Các tuyến Lịch sử Ga Yōga lần đầu tiên mở cửa vào 7 tháng 4 1977. Bố trí nhà ga Ga Yōga có hai sàn chờ nằm ở hai bên, giữa là hai đường ray hai chiều. Ke ga Vùng chung quanh Căn cứ Kami-Yōga của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản Căn cứ Kami-Yōga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (Ban nhạc Tokyo) Nút giao thông Tokyo (Đường cao tốc Tomei) Lối ra Yōga () () Các ga kế tiếp Tham khảo Liên kết ngoài Ga Yōga (Tokyu) Ảnh liên quan tới Ga Yōga - Yoga Nhà ga mở cửa vào 1977
19817652
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dawon
Dawon
Nam Da-won hay Dawon (Hangul: 남다원; Hanja: 南多願; Hán-Việt: Nam Đa Nguyện; sinh ngày 16 tháng 4 năm 1997) là một nữ ca sĩ và diễn viên người Hàn Quốc trực thuộc công ty giải trí Starship Entertainment và Yuehua Entertainment. Cô là thành viên của nhóm nhạc nữ Hàn-Trung WJSN
19817665
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lutjanus%20jordani
Lutjanus jordani
Lutjanus jordani là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1898. Từ nguyên Từ định danh jordani được đặt theo tên của nhà ngư học David Starr Jordan, giáo viên trung học và cố vấn ngư học của tác giả Gilbert, cũng là cộng tác viên thường xuyên và đồng nghiệp tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ). Phân bố và môi trường sống L. jordani có phân bố rộng rãi ở Đông Thái Bình Dương, từ giữa bán đảo Baja California và cửa vịnh California trải dài về phía nam đến Peru, bao gồm quần đảo Galápagos, đảo Malpelo và đảo Cocos xa bờ. L. jordani sống xung quanh các rạn san hô, được tìm thấy ở độ sâu độ sâu ít nhất là 200 m; cá con thường bắt gặp ở vùng vịnh nông hoặc rừng ngập mặn. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. jordani là 60 cm. Loài này có màu ô liu xám, ánh bạc dưới bụng hoặc đỏ thẫm toàn thân. Mẫu vật mới đánh bắt thường có các đốm trắng bạc ở giữa vảy cá tạo thành các hàng sọc, những đốm này sau đó nhanh chóng mờ đi và cá chủ yếu có màu nâu sẫm hoặc đen. Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 14; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9. Sinh thái Thức ăn của L. jordani bao gồm cá và một số loài thủy sinh không xương sống như giáp xác. Cá trưởng thành có thể hợp thành đàn. Giá trị L. jordani có giá trị thương mại quan trọng ở Panama và Nicaragua. Tham khảo J Cá Thái Bình Dương Cá vịnh California Cá México Cá Nicaragua Cá Costa Rica Cá Panama Cá Colombia Cá Ecuador Cá Peru Động vật được mô tả năm 1898
19817674
https://vi.wikipedia.org/wiki/Matsuno%20Hirokazu
Matsuno Hirokazu
là một chính khách người Nhật Bản. Ông là Nghị viên Chúng Nghị viện của Đảng Dân chủ Tự do và đương giữ chức vụ Chánh Văn phòng Nội các trong Nội các Kishida lần 1, lần 2 và lần cải tổ. Tham khảo Liên kết ngoài bằng tiếng Nhật. Sinh năm 1962 Người còn sống Chính khách từ Chiba Cựu sinh viên Đại học Waseda Hạ nghị sĩ Nhật Bản Chính trị gia Nhật Bản thế kỷ 21 Chủ nghĩa phủ nhận lịch sử
19817686
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%B1ng%20ch%E1%BB%A9ng%20m%C3%A0u%20s%E1%BA%AFc%20%C4%91%E1%BB%99ng%20v%E1%BA%ADt%20cho%20ch%E1%BB%8Dn%20l%E1%BB%8Dc%20t%E1%BB%B1%20nhi%C3%AAn
Bằng chứng màu sắc động vật cho chọn lọc tự nhiên
Màu sắc động vật đã cung cấp bằng chứng ban đầu quan trọng về tiến hóa qua chọn lọc tự nhiên, vào thời điểm có rất ít bằng chứng trực tiếp. Ba chức năng chính của màu sắc được phát hiện vào nửa sau của thế kỷ 19 và sau đó được sử dụng làm bằng chứng của quá trình chọn lọc: ngụy trang (màu sắc ngụy trang), bắt chước (bao gồm cả bắt chước kiểu Bates và kiểu Müller) và tín hiệu xua đuổi. Cuốn sách Nguồn gốc các loài của Charles Darwin được xuất bản năm 1859, lập luận từ bằng chứng gián tiếp rằng quá trình chọn lọc của các nhà lai tạo có thể tạo ra sự thay đổi, và rằng, vì rõ ràng có một cuộc đấu tranh để tồn tại nên chọn lọc tự nhiên phải diễn ra. Nhưng ông thiếu một lời giải thích cho biến dị di truyền hay cho di truyền, khi cả hai đều cần thiết cho học thuyết. Theo đó, nhiều lý thuyết thay thế đã được các nhà sinh vật học đề xuất, đe dọa làm suy yếu học thuyết tiến hóa của Darwin. Một số bằng chứng đầu tiên được các nhà tự nhiên học Henry Walter Bates and Fritz Müller, những người cùng thời với Darwin, cung cấp. Họ mô tả các hình thức bắt chước hiện mang tên của họ, dựa trên những quan sát của họ về các loài bướm nhiệt đới. Những kiểu màu có tính đặc trưng cao này dễ dàng được giải thích bằng chọn lọc tự nhiên, vì những loài săn mồi như chim săn mồi bằng mắt thường sẽ bắt và giết những con côn trùng bắt chước kém. Nhưng các loại họa tiết khác thì khó giải thích. Những người theo học thuyết Darwin như Alfred Russel Wallace và Edward Bagnall Poulton, và trong thế kỷ 20 như Hugh Cott và Bernard Kettlewell, tìm ra bằng chứng cho thấy quá trình chọn lọc tự nhiên đang diễn ra. Wallace lưu ý rằng khả năng ngụy trang tuyết, đặc biệt là bộ lông thay đổi theo mùa, gợi ý một lời giải thích rõ ràng về sự thích nghi để ngụy trang. Cuốn sách năm 1890 của Poulton, The Colours of Animals, được viết trong thời kỳ suy yếu tồi tệ nhất của học thuyết Darwin, đã sử dụng tất cả các dạng màu sắc để lập luận ủng hộ chọn lọc tự nhiên. Cott đã mô tả nhiều kiểu ngụy trang. Đặc biệt, những bức vẽ của ông về màu sắc gây nhiễu trùng hợp ở ếch đã thuyết phục các nhà sinh vật học khác tin rằng những đặc điểm ngụy trang này là kết quả của chọn lọc tự nhiên. Kettlewell đã tiến hành thí nghiệm về sự tiến hóa của Biston betularia, cho thấy rằng loài này có sự thích nghi khi ô nhiễm làm thay đổi môi trường. Điều này cung cấp bằng chứng thuyết phục cho học thuyết tiến hóa của Darwin. Bối cảnh Charles Darwin xuất bản tác phẩm Nguồn gốc các loài vào năm 1859, lập luận rằng sự tiến hóa trong tự nhiên phải được thúc đẩy bởi chọn lọc tự nhiên, giống như các giống vật nuôi và giống cây trồng được thúc đẩy bởi chọn lọc nhân tạo. Học thuyết Darwin đã thay đổi hoàn toàn quan điểm phổ biến và khoa học về sự phát triển của sự sống. Tuy nhiên, Darwin chưa có bằng chứng và lời giải thích xác đáng cho một số mắt xích quan trọng của quá trình tiến hóa. Ông chưa giải thích được ngọn nguồn của sự biến dị tính trạng loài, và cũng chưa đề ra được một cơ chế di truyền mà các đặc điểm có thể được truyền một cách toàn diện từ thế hệ này sang thế hệ sau. Những khiếm khuyết này khiến học thuyết của ông dễ bị công kích. Nhiều giả thuyết thay thế đã được đề ra trong thời kỳ che khuất học thuyết Darwin, và điều này đã buộc các nhà tự nhiên học ủng hộ thuyết Darwin như Wallace, Bates và Müller đi tìm bằng chứng rõ ràng cho thấy sự chọn lọc tự nhiên đang diễn ra. Màu sắc động vật, một đặc điểm có thể dễ dàng quan sát được, đã sớm cung cấp các bằng chứng mạnh mẽ và độc lập, từ các đặc tính ngụy trang, bắt chước và tín hiệu xua đuổi, rằng chọn lọc tự nhiên thực sự đang diễn ra. Nhà lịch sử khoa học Peter J. Bowler đã viết rằng học thuyết Darwin "cũng được mở rộng sang các chủ đề rộng lớn hơn về hình thái giống nhau và bắt chước để ngụy trang, và đây là thành công lớn nhất của học thuyết trong việc giải thích sự biến đổi để thích nghi.". Ngụy trang Ngụy trang tuyết Trong cuốn sách Darwinism năm 1889 của mình, nhà tự nhiên học Alfred Russel Wallace đề xuất đánh giá bộ lông màu trắng của động vật vùng Bắc Cực. Ông ghi nhận rằng cáo tuyết Bắc Cực, thỏ Bắc Cực, chồn ecmin và Lagopus muta thay đổi màu sắc theo mùa và đưa ra "lời giải thích hiển nhiên" rằng đó là để ngụy trang. Nhà điểu cầm học hiện đại W. L. N. Tickell, trong việc xem xét các giải thích được đề xuất về bộ lông trắng ở chim, viết rằng ở Lagopus muta "rất khó để tách khỏi kết luận rằng bộ lông nâu ẩn trốn vào mùa hè trở thành một vấn đề trong tuyết, và bộ lông trắng do đó là một sự thích nghi ẩn trốn khác." Đồng thời, ông cũng lưu ý "bất chấp bộ lông mùa đông, nhiều cá thể Lagopus muta ở đông bắc Iceland đã bị cắt Bắc Cực giết xuyên suốt mùa đông." Gần đây, việc giảm độ phủ tuyết ở Ba Lan do sự ấm lên toàn cầu được phản ánh qua tỷ lệ triết bụng trắng có bộ lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông giảm. Số ngày có tuyết phủ giảm một nửa, từ năm 1997 đến năm 2007, và chỉ có 20% số cá thể có bộ lông mùa đông màu trắng. Điều này được chứng minh là kết quả của chọn lọc tự nhiên, khi những loài săn mồi dễ phát hiện và ăn thịt những cá thể có màu ngụy trang không thích hợp. Màu sắc gây nhiễu trùng hợp Theo lời của các nhà nghiên cứu ngụy trang Innes Cuthill và A. Székely, cuốn sách Adaptive Coloration in Animals năm 1940 của nhà động vật học và chuyên gia ngụy trang người Anh Hugh Cott đã cung cấp "những lập luận thuyết phục về giá trị tồn tại của màu sắc nói riêng và sự thích nghi nói chung, vào thời điểm mà chọn lọc tự nhiên không được chấp nhận rộng rãi trong sinh học tiến hóa." Đặc biệt, họ lập luận, "Coincident Disruptive Coloration" (Màu sắc Gây nhiễu Trùng hợp) (một trong những mục của Cott) "khiến các bức vẽ của Cott trở thành bằng chứng thuyết phục nhất về việc chọn lọc tự nhiên tăng khả năng sống sót thông qua ngụy trang gây nhiễu." Cott giải thích, trong khi đang bàn luận về màu sắc gây nhiễu trùng hợp của "một loài ếch nhỏ được gọi là Megalixalus fornasinii" trong chương của ông, rằng "chỉ khi các chi tiết hoa văn được xem xét trong mối liên hệ với các tư thế bình thường của con ếch thì bản chất đáng chú ý của chúng mới trở nên rõ ràng... Do đó, tư thế hoạt động và cách phối màu rất nổi bật kết hợp với nhau để tạo ra một hiệu ứng phi thường, mà vẻ ngoài đánh lừa của nó phụ thuộc vào việc chia toàn bộ cơ thể thành hai vùng màu nâu và trắng tương phản mạnh. Xem xét riêng rẽ, không bộ phận nào giống bộ phận nào của con ếch. Trong tự nhiên, chỉ riêng phần cơ thể màu trắng là dễ thấy. Điều này làm nổi bật và đánh lạc hướng sự chú ý của sinh vật quan sát khỏi hình dạng thực và đường viền của cơ thể, cũng như các phần phụ mà các bộ phận khác xếp chồng lên". Cott kết luận rằng hiệu ứng này là sự che giấu "miễn là hình thái sai được nhận ra hơn là hình thái thật". Những hoa văn như vậy, như Cott nhấn mạnh, có độ chính xác đáng kể vì các chi tiết phải thẳng hàng chính xác để lớp ngụy trang hoạt động. Mô tả của Cott và đặc biệt là các bức vẽ của ông đã thuyết phục các nhà sinh vật học rằng các hoa văn, phần tạo nên lớp ngụy trang, phải có giá trị tồn tại (chứ không phải xảy ra một cách tình cờ). và hơn nữa, như Cuthill và Székely đã chỉ ra, rằng cơ thể của những động vật có hoa văn như vậy thực sự phải được định hình bởi chọn lọc tự nhiên. Hóa đen công nghiệp Trong khoảng thời gian từ 1953 đến 1956, nhà di truyền học Bernard Kettlewell đã thử nghiệm quá trình tiến hóa của Biston betularia. Ông trình bày kết quả cho thấy rằng trong một khu rừng gần đô thị bị ô nhiễm với thân cây sẫm màu, những cá thể bướm đêm sẫm màu sống sót tốt hơn những con màu nhạt, gây ra hiện tượng hóa đen công nghiệp, trong khi ở một khu rừng nông thôn sạch sẽ với những thân cây nhạt màu, những con bướm đêm màu nhạt sống sót tốt hơn những con màu sẫm. Kết quả hàm ý rằng cá thể có thể sống hay không là do lớp ngụy trang trên nền phù hợp, nơi những loài săn mồi bằng mắt (chim ăn côn trùng, chẳng hạn như bạc má lớn được sử dụng trong thí nghiệm) bắt và giết có chọn lọc những con bướm đêm ngụy trang kém hơn. Kết quả gây ra tranh cãi gay gắt, và từ năm 2001, Michael Majerus cẩn thận lặp lại thí nghiệm. Kết quả được công bố sau khi ông qua đời vào năm 2012, chứng minh công trình của Kettlewell là "bằng chứng trực tiếp nhất" và là "một trong những ví dụ rõ ràng và dễ hiểu nhất về học thuyết tiến hóa của Darwin". Bắt chước Bắt chước kiểu Bates Bắt chước kiểu Bates, được đặt theo tên của nhà tự nhiên học thế kỷ 19 Henry Walter Bates, người đầu tiên ghi nhận hiệu ứng này vào năm 1861, "cung cấp nhiều ví dụ xuất sắc về chọn lọc tự nhiên" trong nghiên cứu. Nhà côn trùng học tiến hóa James Mallet lưu ý rằng bắt chước là "học thuyết Darwin lâu đời nhất không thể quy cho Darwin." Lấy cảm hứng từ Nguồn gốc các loài, nhận ra rằng những con bướm Amazon không liên quan có hình thái giống nhau khi chúng sống trong cùng một khu vực, nhưng có màu sắc khác nhau ở những địa điểm khác nhau ở Amazon, một điều chỉ có thể là do sự thích nghi Bắt chước kiểu Müller Trong kiểu bắt chước kiểu Müller, hai hoặc nhiều loài nguy hiểm hay độc hại có chung một hoặc nhiều kẻ săn mồi bắt chước các tín hiệu cảnh báo của nhau, một điều rõ ràng là nhằm thích nghi. Fritz Müller đã mô tả hiệu ứng này vào năm 1879, với một hình thức đáng chú ý khi đây là lần đầu tiên sử dụng một lập luận toán học trong sinh thái học tiến hóa để chỉ ra tác động của chọn lọc tự nhiên có thể mạnh mẽ như thế nào. Tín hiệu xua đuổi Năm 1867, trong một bức thư gửi Darwin, Wallace đã mô tả tín hiệu xua đuổi (hay màu sắc cảnh báo). Nhà động vật học tiến hóa James Mallet lưu ý rằng phát hiện này "khá phi logic" vì nó được phát hiện sau chứ không phải trước các hình thức bắt chước Bates và Müller, vốn dựa trên sự tồn tại và hiệu quả của màu sắc cảnh báo. Màu sắc và họa tiết nổi bật của các loài có khả năng phòng vệ mạnh mẽ như độc tố nhằm báo hiệu rõ ràng cho động vật ăn thịt rằng con vật đó không đáng để tấn công. Điều này trực tiếp làm tăng tỉ lệ thành công sinh sản của con mồi tiềm năng, mang lại lợi thế chọn lọc mạnh mẽ. Do đó, sự tồn tại của màu sắc cảnh báo là bằng chứng rõ ràng về chọn lọc tự nhiên. Bảo vệ học thuyết Darwin Edward Bagnall Poulton, trong cuốn The Colours of Animals năm 1890, đã đổi tên khái niệm màu sắc cảnh báo của Wallace thành "aposematic", đồng thời ủng hộ lý thuyết chọn lọc tự nhiên và chọn lọc giới tính vốn đang không phổ biến lúc bấy giờ của Darwin. Lối giải thích của Poulton về màu sắc sinh vật rõ ràng bị ảnh hưởng bởi học thuyết Darwin. Ví dụ, khi bàn về màu sắc cảnh báo, ông cho rằng: Poulton thể hiện sự ủng hộ của mình với học thuyết Darwin bằng cách giải thích gói gọn trong một câu về bắt chước kiểu Bates: "Mỗi bước trong sự thay đổi ngày càng tăng theo hướng tự vệ đặc biệt của bắt chước, sẽ là một lợi thế trong cuộc đấu tranh sinh tồn". Nhà lịch sử khoa học Peter J. Bowler nhận xét rằng, Poulton đã mượn lời cuốn sách của mình để phàn nàn về sự thiếu chú ý của các nhà thực nghiệm đến các đặc điểm thích nghi, vốn là những gì mà các nhà tự nhiên học (như Wallace, Bates và Poulton) đã có thể dễ dàng nhận thấy. Bowler nói thêm: "Thực tế là ý nghĩa thích nghi của màu sắc đã bị thách thức rộng rãi, cho thấy tư tưởng chống học thuyết Darwin đã phát triển đến mức nào. Chỉ những nhà tự nhiên học thực địa như Poulton mới từ chối nhượng bộ, tin rằng những gì họ quan sát được cho thấy giá trị của chọn lọc, bất chấp các vấn đề của học thuyết." Ghi chú Tham khảo Tiến hóa Lịch sử sinh học tiến hóa Ngụy trang Bắt chước
19817700
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ukraina%20ph%E1%BA%A3n%20c%C3%B4ng%202023
Ukraina phản công 2023
Cuộc phản công của Ukraina năm 2023 (Ukrainian counteroffensive) chính thức diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 2023. Trong chiến dịch phản công này, phía Ukraina đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt trên diện rộng và quy mô lớn nhắm vào các lực lượng Nga đang chiếm đóng lãnh thổ với mục tiêu lâu dài là chọc thủng tiền tuyến kéo dài hàng trăm cây số. Những nỗ lực tấn công dồn dập không biết mệt mỏi đã được triển khai thực hiện theo nhiều hướng, đặc biệt là ở Donetsk (Đô-nhét) với Zaporizhzhia (Za-pô-ri-zi-a) và diễn biến trên những nơi khác. Cuộc phản công này được nhiều người coi là một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến, dù có cảnh báo rằng cuộc phản công sẽ kéo dài và thương vong lớn. Một quan chức Anh cho rằng rằng mục đích cuộc phản công của Ukraina là "cô lập, kéo căng và tấn công" các tuyến phòng thủ của Nga, nhưng cũng thừa nhận các bãi mìn của Nga nguy hiểm hơn dự kiến. Cuộc phản công của Ukraina được so sánh với cuộc đổ bộ Normandy với chiến dịch được coi là thời khắc then chốt trong trận chiến này sẽ ảnh hưởng đến chiến cuộc cuối cùng. Thắng lợi trong cuộc phản công sẽ chứng minh rõ ràng rằng những viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraina là đáng tiền và rằng một chiến thắng toàn diện của Ukraine là điều hoàn toàn có thể, việc này sẽ khuyến khích phương Tây viện trợ quân sự nhiều hơn nữa. Hai mục tiêu chiến quả tối yếu là việc quân đội Ukraina tái chiếm lại các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng và/hoặc làm suy yếu quân đội Nga. Tùy thuộc vào các mục tiêu cụ thể của cuộc phản công, một chiến thắng có thể làm suy yếu vị thế chiến lược của Nga trong cuộc chiến, đồng thời bảo đảm rằng Ukraina sẽ nhận được sự đảm bảo an ninh lâu dài từ phương Tây. Tổng thống Zelensky cũng mong muốn đem lại một chiến quả to lớn như một món quà dành cho các nước phương Tây trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Vilnius 2023 của NATO. Đến ngày 12 tháng 7 năm 2023, phía Ukraina tuyên bố đã thu hồi được 162 km² (63 dặm vuông). Viện nghiên cứu chiến tranh ISW ước tính diện tích thu hồi thêm là 253 km² (98 dặm vuông) và diện tích trước đó của Nga kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 là 282 km². Vào ngày 17 tháng 7 năm 2023, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraina Hanna Maliar đã viết trên Telegram rằng Ukraina đã chiếm lại 18 km² (7 dặm vuông) trong tuần giao tranh cuối cùng nâng tổng diện tích thu hồi lên 210 km² (81 dặm vuông) kể từ khi cuộc phản công bắt đầu. Theo Bộ Quốc phòng Anh thì các lực lượng Nga đang lo sợ và hối hả củng cố Crimea bao gồm một khu vực phòng thủ rộng lớn có chiều dài lên đến 9 km, cách thị trấn Armyansk khoảng 3,5 km về phía bắc trên cây cầu đất hẹp nối Crimea với vùng Kherson. Trong một bài phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace cho rằng Ukraina đã chiếm được 300 km² lãnh thổ, hơn cả những gì Nga đạt được trong cả cuộc tấn công mùa đông. ISW cho rằng các lực lượng Ukraina đã chiếm lại khoảng 253 km² lãnh thổ, trong khi đó, các lực lượng Nga chỉ chiếm được tổng cộng 282 km² trong toàn bộ chiến trường kể từ ngày mồng một tháng Giêng. Do đó chỉ trong 5 tuần, các lực lượng Ukraina đã giải phóng gần bằng số lượng lãnh thổ mà các lực lượng Nga đã chiếm được trong hơn 6 tháng. Bối cảnh Sau những cuộc phản công dành thắng lợi vang dội ở cuộc phản công Kherson năm 2022 và cuộc phản công Kharkiv năm 2022 diễn ra vào cuối năm 2022, giao tranh trên tiền tuyến phần lớn bị đình trệ, giao tranh chủ yếu tập trung xung quanh thành phố Bakhmut trong nửa đầu năm 2023 nơi phía Nga đã chiếm đóng nhưng Ukraina chưa công nhận bị mất. Đến tháng 2 năm 2023, các quan chức Ukraine và phương Tây bắt đầu thảo luận về kế hoạch cho một cuộc phản công tiềm năng vào mùa xuân, trong khi quân đội Ukraina đang được NATO huấn luyện quân sự và cung cấp đầy đủ các thiết bị của phương Tây, chủ yếu là xe tăng M1 Abrams và Leopard 2. Những tháng sau đó, Ukraina đã bắt đầu chuẩn bị cho một cuộc phản công được dự đoán trước và sẽ không thông báo rõ ràng khi nào cuộc phản công sẽ bắt đầu. Phía bên kia chiến tuyến, thì các công sự của Nga ở Ukraina đã được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mô tả là "công trình phòng thủ quy mô nhất ở châu Âu". Việc xây dựng để tạo cơ sở hạ tầng quân sự đã bắt đầu vào đầu tháng 11 năm 2022 nhằm cũng cố thủ hàng thủ quân đội Nga trong lãnh thổ Ukraina. Đến tháng 4 năm 2023, Nga đã xây dựng đường phòng thủ dài đến 800 cây số để chuẩn bị nghênh đón cuộc phản công của Ukraina. Diễn biến Sau khi phía Ukraina tuyên bố phản công, chiến sự diễn ra ác liệt và dồn dập với những điểm nóng giao tranh giành giật tại các mặt trận, chiến tuyết, điểm giao tranh đã được ghi nhận lại như: Ở hướng Bakhmut: Các trận giao tranh diễn ra tại Berkhivka (Bê-kíp-ka) và Yahidne (Ya-hi-nê), Andriivka (An-dríp-ka), đặc biệt là những trận giao tranh khốc liệt tại cứ điểm quan trọng là ngôi làng Klishchiivka (Kờ-lít-chít-ka), rồi làng Ivanivske (I-van-nép-xkê), làng Zaliznianske (Za-li-ni-an-xkê). Vào ngày 23 tháng 7 năm 2023, các nguồn tin của Nga tuyên bố rằng các lực lượng Ukraina đã tiến vào ranh giới hành chính của Khromove (Kờ-rô-mô-vê) và đang có giao tranh ác liệt trong khu định cư này. Ở hướng Avdiivka–Donetsk: Các trận giao tranh diễn ra tại Avdiivka (Áp-đíp-ka), xung quanh Vuhledar (Vu-lê-đa). Vào ngày 24 tháng 6 năm 2023, một quan chức Ukraina loan báo rằng các lực lượng Ukraine đã giải phóng lãnh thổ 5 km gần Krasnohorivka (Krát-nô-hô-ríp-ka), giao tranh cũng diễn ra tại làng Marinka (Ma-rin-ka) nơi Lực lượng Chechen (đặc nhiệm Akhmat) đang tham chiến. Ở hướng Svatove-Kreminna: Vào ngày 18 tháng 6, những cảnh quay định vị ủng hộ tuyên bố rằng Ukraine đã đạt được một số lợi ích hạn chế ở Berestove (Bê-rét-xtô-vê) và Rozdolivka (Rô-đô-líp-ka) gần Kreminna (Kờ-rem-ni-na) trước sự chống cự Lữ đoàn Lực lượng Đặc biệt Lực lượng Vệ binh Đặc biệt số 24 của Nga. Giao tranh cũng diễn ra tại Svatove (Sờ-ta-tô-vê) mà ngày 23 tháng 6 năm 2023 có báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga nhằm vào Kupiansk (Ku-pi-an-xkơ) và Lyman (Li-man), trong trận chiến được mô tả là "rất ác liệt", phương Tây tuyên bố rằng tuyên bố rằng Nga đã tập trung hơn 100.000 quân và hơn 900 xe tăng ở khu vực gần Kupiansk và Lyman. Ở hướng Orikhiv: Vào ngày 8 tháng 6 năm 2023, các lực lượng Ukraina đã tiến hành các cuộc phản công xung quanh thành phố Orikhiv (Ô-ri-khíp). Những cuộc tấn công diễn ra quyết liệt tại Polohy Raion của Zaporizhzhia, nơi các lực lượng Nga đã xây dựng tuyến phòng thủ Mala Tokmachka (Tô-mát). Các cuộc tấn công tập trung xung quanh các làng tiền tuyến ở làng Robotyne (Rô-bô-ti-nê) và Verbove (Vê-bô-vê), vào ngày 9 tháng 6 năm 2023, nhiều cuộc giao tranh đã được báo cáo ở vùng lân cận Orikhiv (Ô-ri-khíp) với sự tham chiến của xe tăng Leopard và xe chiến đấu Bradley. Zelensky đã chúc mừng các lực lượng Ukraine về chiến quả ở miền đông Ukraina và lực lượng dự bị của Nga đã được tập hợp từ phía sau trong nỗ lực ngăn chặn những bước tiến này. Đến ngày 10 tháng 6 năm 2023, các lực lượng Ukraina đã tiến xa hơn về phía tây Novopokrovka (Nô-vô-pô-krốp-ka) và tấn công vào Orikhiv. Ở hướng Donetsk-Zaporizhzhia: Trong ngày 4 tháng 6 năm 2023, Ukraina đã đạt được một số lợi thế chiến thuật ở phía tây Donetsk Oblast và phía đông tỉnh Zaporizhia gồm cả phía đông bắc Rivnopil (Ri-vnô-pin) và tấn công vào Vuhledar (tiếp theo trận Vuhledar) và Velyka Novosilka (Vê-li-ka Nô-vô-xin-ka). Các lực lượng Ukraine đã tạo ra các vùng chiến sự ở Tây Nam Velika Novosyolka và Tây Bắc của Nam Storozhev (Xờ-tô-rô-zhép) thuộc Storozheveschshch. Các lực lượng Nga đã rút lui khỏi các vị trí phía tây Storozheve. Vào ngày 10 tháng 6 năm 2023, các nguồn tin của Nga cho biết Ukraina đã tiến gần Neskuchne (Net-kut-nê) và vào ngày 11 tháng 6 năm 2023, các nguồn tin của Nga đã thông báo về việc Nga rút quân khỏi Neskuchne, phía Ukraine sau đó xác nhận rằng thành phố đã được giải phóng. Cùng với Neskuchne, khu định cư của Makarivka (Ma-ka-ríp-ka) ở phía nam cũng bị tái chiếm. ISW đánh giá rằng giao tranh đã chuyển hướng khỏi Orikhiv và nhắc lại tuyên bố về một cuộc tiến công dọc theo mặt trận Velyka Novosilka. Các lực lượng Nga ở Rivnopil (Ri-vnô-pin) đang phải đối mặt với sự bao vây chia cắt. Ramzan Kadyrov thông báo rằng lực lượng Kadyrovites của ông đã giao tranh với lực lượng Ukraina ở Makarivka (Ma-ka-ríp-ka). Vào ngày 24 tháng 6 năm 2023, thứ trưởng quốc phòng Maliar báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã giải phóng làng Rivnopil ở phía nam tỉnh Donetsk. Vào ngày 4 tháng 7 năm 2023, một nguồn tin của Nga tuyên bố rằng các lực lượng Ukraina đã tiến đến ngoại ô Pryiutne (Pờ-rít-tu-nê), một ngôi làng cách Velyka Novosilka 15 km về phía tây nam Ukraina cũng đã sử dụng bom chùm tại nơi này, đây là một trung tâm hậu cần của Nga, được sử dụng để tiếp tế cho tất cả các lực lượng Nga trên mặt trận Velyka Novosilka, nếu thất thủ, các lực lượng Nga sẽ buộc phải rút lui về Staromlynivka, bỏ lại một số ngôi làng. Bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 năm 2023, đã xảy ra giao tranh ác liệt trong và xung quanh làng Staromaiorske (Sờ-ta-rô-mai-jo-xkê) đến ngày 26 tháng 7 năm 2023, các nguồn tin của Ukraina và Nga đều xác nhận rằng ngôi làng đã được lực lượng vũ trang Ukraine giải phóng. Ở hướng Melitopol: Vào ngày 9 tháng 6 năm 2023, các lực lượng Ukraine được ghi nhận đang tích cực hoạt động ở vùng lân cận Lobkove (Лобкове/Lốp-kô-vê). Quan chức Vladimir Rogov thông báo rằng ngôi làng Piatykhatky (Pia-ti-kha-ti) đã bị lực lượng Ukraine vây bọc và hôm sau đã được xác nhận với những cảnh quay định vị. Diễn biến chiến sự ở đây cũng chứng kiến những sự lục đục trong nội bộ phía Nga lúng túng trước áp lực tấn công. Mặt trận Dnieper: Vào đầu giờ ngày 16 tháng 6 năm 2023, nhiều blogger Nga tuyên bố rằng quân đội Ukraina đang tiến hành một cuộc đổ bộ lên tả ngạn sông Dnepr gần con đập Nova Kakhovka (Nô-va Ka-khốp-ka), các lực lượng Ukraina đã cố gắng đổ bộ gần và chiếm Hola Prystan và Oleshky (Ô-lếch-ky), mặc dù hai khu định cư đã bị nhấn chìm hoàn toàn sau vụ đập Kakhovka bị vỡ, tiếng súng đã vang lên tại ở các thị trấn Tavriisk (Ta-vơ-ri-xkơ) và Sosny, vào ngày 26 tháng 6 năm 2023, các lực lượng Ukraine đã vượt sông Dnepr (Đơ-ni-ép) và chiếm được làng Dachi trong nỗ lực thiết lập một đầu cầu. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2023, các nguồn tin của Nga tuyên bố các lực lượng Ukraina đã chuẩn bị một cuộc tấn công thăm dò vào Hola Prystan, và thừa nhận cù lao Dachi và chân cầu Antonivsky nằm dưới sự kiểm soát của Ukraina. Thương vong Các quan chức phương Tây đã cảnh báo về độ khó và độ dài dự kiến của cuộc phản công đối với Ukraina. Vào tháng 6 năm 2023, hai quan chức phương Tây và một quan chức quân sự cấp cao của Hoa Kỳ nói với CNN rằng các lực lượng Nga dường như tỏ ra "có năng lực" hơn so với những đánh giá dự kiến của phương Tây. Cùng tháng đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân là Tướng Mark Milley cảnh báo rằng một cuộc chiến sẽ kéo dài và với cái giá đắt. Vào ngày 14 tháng 6, các quan chức phương Tây nói rằng Ukraina đã chịu thương vong đáng kể khi họ tiếp cận các tuyến phòng thủ chính của Nga và động viên rằng những tổn thất như vậy không phải là điều bất ngờ đối với các lực lượng khi tấn công. Vào ngày 18 tháng 6 năm 2023, Bộ Quốc phòng Anh bình luận rằng cả lực lượng Nga và Ukraine đều đang chịu thương vong nặng nề ở khu vực giao tranh phía nam, đồng thời nêu rõ thêm rằng thương vong của Nga là cao nhất kể từ đỉnh điểm về trận giao tranh tồi tệ nhất ở Bakhmut vào tháng 3 năm 2023. Vào ngày 15 tháng 7, Tờ Thời báo New York đã đăng một bài báo đưa ra mức tổn thất thiết bị của Ukraine lên tới 20% trong thời gian đầu của cuộc tấn công và buộc Ukraine phải thay đổi chiến thuật để tập trung hơn vào các cuộc tấn công tiêu hao bằng pháo binh và tên lửa nhằm vào các vị trí của Nga để giảm tỷ lệ tổn thất ước tính xuống khoảng 10%. Chú thích Xem thêm Danh sách cuộc tấn công vũ trang trong trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga năm 2022 Dòng thời gian Nga xâm lược Ukraine 2022 Khủng hoảng Nga–Ukraina 2021–2022 Mối đe dọa hạt nhân trong cuộc xâm lược của Nga tại Ukraina năm 2022 Vụ phá đập Kakhovka Nga xâm lược Ukraina 2022
19817713
https://vi.wikipedia.org/wiki/SIM%20lock
SIM lock
SIM lock (hay khoá mạng, khoá nhà mạng hoặc khoá trợ cấp) (chính) là một hạn chế kỹ thuật được các nhà sản xuất điện thoại di động tích hợp trong điện thoại di động GSM và CDMA để các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nhằm hạn chế việc sử dụng những điện thoại này ở các quốc gia cụ thể và/hoặc mạng. Điều này trái ngược với điện thoại (trước đây được gọi là không có SIM hoặc đã mở khóa) không áp đặt bất kỳ hạn chế nào về SIM. Nói chung, điện thoại có thể bị khoá để chỉ chấp nhận thẻ SIM với một số nhận dạng thuê bao di động quốc tế (IMSI); IMSI có thể bị hạn chế bởi: Mã quốc gia di động (MCC; ví dụ: sẽ chỉ hoạt động với SIM được cấp ở một quốc gia) Mã mạng di động (MNC; ví dụ: AT&T Mobility, T-Mobile, Vodafone, Bell Mobility, v.v.) Số nhận dạng thuê bao di động (MSIN; tức là chỉ có thể sử dụng một SIM với điện thoại). Hardware restrictions Viễn thông di động
19817769
https://vi.wikipedia.org/wiki/Renato%20Steffen
Renato Steffen
Renato Steffen (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Lugano tại Swiss Super League và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ mùa giải 2017/18 trên trang chủ Liên đoàn bóng đá Thụy Sĩ Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ bóng đá FC Lugano Cầu thủ bóng đá VfL Wolfsburg Cầu thủ bóng đá BSC Young Boys Cầu thủ bóng đá FC Thun Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ Nhân vật còn sống Sinh năm 1991
19817783
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zeki%20Amdouni
Zeki Amdouni
Mohamed Zeki Amdouni (sinh ngày 4 tháng 12 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ, thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Burnley tại Premier League và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ. Tham khảo Liên kết ngoài SFL Profile SFV U20 profile SFV U21 Profile Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá Burnley F.C. Cầu thủ bóng đá Swiss Challenge League Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ bóng đá FC Lausanne-Sport Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thụy Sĩ Nhân vật còn sống Sinh năm 2000
19817795
https://vi.wikipedia.org/wiki/Micheal%20Gregoritsch
Micheal Gregoritsch
Michael Gregoritsch (sinh ngày 18 tháng 4 năm 1994) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Áo thi đấu ở vị trí tiền vệ hoặc tiền đạo cho câu lạc bộ SC Freiburg tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Áo. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 Cầu thủ bóng đá Regionalliga Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Áo Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Schalke 04 Cầu thủ bóng đá FC Augsburg Cầu thủ bóng đá Hamburger SV Cầu thủ bóng đá VfL Bochum Cầu thủ bóng đá TSG 1899 Hoffenheim Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Áo Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Áo Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Áo Nhân vật còn sống Sinh năm 1994
19817796
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sargocentron%20spiniferum
Sargocentron spiniferum
Sargocentron spiniferum là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775. Từ nguyên Từ định danh spiniferum được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: spinus ("gai, ngạnh") và ferum (bắt nguồn từ fero, "người mang theo"), hàm ý đề cập đến ngạnh rất dài ở xương trước nắp mang của loài cá này. Phân bố và môi trường sống S. spiniferum có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii và đảo Ducie (quần đảo Pitcairn), ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti. Loài này cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam, như đảo Lý Sơn, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. S. spiniferum sống đơn độc trên rạn san hô, từ đầm phá đến các rạn xa bờ, độ sâu đến ít nhất là 122 m. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. spiniferum là 53,3 cm, và cũng là loài cá sơn đá lớn nhất họ. Chiều dài trung bình thường bắt gặp là 35 cm. Cá có màu đỏ, lưng sẫm hơn bụng; vảy cá viền trắng bạc. Một đốm lớn, đỏ thẫm ngay sau mắt, bao quanh bởi vệt sọc trắng. Gốc vây ngực cũng màu đỏ thẫm. Gai vây lưng màu đỏ thẫm. Các vây đều có màu vàng. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 14–16; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số tia vây ở vây ngực: 14–16; Số vảy đường bên: 41–46. Sinh thái Như những loài cá sơn đá khác, S. spiniferum thường ẩn mình dưới các gờ đá vào ban ngày và kiếm ăn ngay khi trời chập tối. Thức ăn của chúng chủ yếu là động vật giáp xác, đặc biệt là cua, nhưng đôi khi cũng ăn cả cá nhỏ. S. spiniferum có thể sống được đến ít nhất là 7 năm, được ghi nhận ở vùng Biển Đỏ của Ai Cập. Như một số loài cá sơn đá khác, S. spiniferum được ghi nhận là có thể tạo ra âm thanh. Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, S. spiniferum được xếp vào nhóm chị em với Sargocentron caudimaculatum. Giá trị S. spiniferum được nhắm mục tiêu trong nghề đánh bắt thủ công. Tuy nhiên, loài này có thể mang độc tố gây ngộ độc ciguatera. Trong năm 2014, khoảng 200 tấn sản lượng S. spiniferum được khai thác trên toàn cầu, riêng nửa phía bắc Biển Đỏ chiếm 55 tấn, nên khu vực này được xác định là ngư trường lớn nhất của loài này. Tham khảo S Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá biển Đỏ Cá Ả Rập Cá Ai Cập Cá Sudan Cá Tanzania Cá Nam Phi Cá Madagascar Cá Réunion Cá Ấn Độ Cá Maldives Cá Myanmar Cá Việt Nam Cá New Guinea Cá Vanuatu Cá Fiji Cá Tonga Cá Nhật Bản Cá Hawaii Động vật quần đảo Solomon Động vật quần đảo Pitcairn Động vật được mô tả năm 1775
19817797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Viktor%20Tsyhankov
Viktor Tsyhankov
Viktor Vitaliiovych Tsyhankov (; sinh ngày 15 tháng 11 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ukraina thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Girona tại La Liga và đội tuyển quốc gia Ukraina. Tham khảo Liên kết ngoài Viktor Tsyhankov tại UAF và trang lưu trữ FFU (bằng tiếng Ukraina) Cầu thủ bóng đá Dynamo Kyiv Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Ukraina Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Ukraina Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina Nhân vật còn sống Sinh năm 1997
19817798
https://vi.wikipedia.org/wiki/Johan%20Bakayoko
Johan Bakayoko
Saint-Cyr Johan Bakayoko (sinh ngày 20 tháng 4 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Bỉ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ PSV Eindhoven tại Eredivisie và đội tuyển quốc gia Bỉ. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web PSV Eindhoven Hồ sơ tuyển Bỉ tại FA Bỉ Johan Bakayoko Cầu thủ bóng đá PSV Eindhoven Cầu thủ bóng đá R.S.C. Anderlecht Cầu thủ bóng đá Club Brugge KV Cầu thủ bóng đá Eredivisie Cầu thủ bóng đá Eerste Divisie Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Bỉ Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Bỉ Nhân vật còn sống Sinh năm 2003 Cầu thủ bóng đá Bỉ
19817810
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quang%20Linh%20Vlogs
Quang Linh Vlogs
Quang Linh Vlogs (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1997) là một Youtuber, vlogger nổi tiếng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Angola. Kênh YouTube của anh có nội dung xoay quanh cuộc sống ở châu Phi, với nhiều việc làm giúp đỡ người dân bản địa, hiện có gần 4 triệu người đăng kí, là một Youtuber Việt Nam duy nhất có tầm ảnh hưởng lớn và có vinh dự gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao . Cuộc đời Quang Linh Vlogs tên thật là Phạm Quang Linh, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1997 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông vào cuối năm 2016, anh đã sang Angola theo diện xuất khẩu lao động. Sau một thời gian làm việc tại các công trình ở thủ đô Luanda, anh mở xưởng đá lạnh để kinh doanh. Cuối năm 2018, Quang Linh bắt đầu thành lập kênh Youtube và đăng tải những video về cuộc sống của mình tại Anglola. Với kinh nghiệm làm đồng áng từ nhỏ, anh bắt đầu chia sẻ kinh nghiệm để giúp đỡ người dân địa phương. Kênh của anh bắt đầu thu hút sự chú ý khi đăng tải video người dân châu Phi reaction MV của Sơn Tùng MTP. Kênh đã đạt nút vàng sau 1 năm làm Youtube. Hành trình giúp đỡ người dân bản địa Vào năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát, xưởng đá của Quang Linh phải tạm thời đóng cửa. Anh đã thực hiện chuyến đi về thăm quê nhà của các bạn cùng làm. Nơi Quang Linh đến là bản làng miền núi thuộc huyện Bailundo, tỉnh Huambo. Tại đây, anh cùng các bạn tổ chức phát gạo và nhu yếu phẩm cho bà con dân nghèo; tổ chức nấu những món ăn Việt cho trẻ em và dân bản. Anh dùng xe chở máy móc khoan giếng cho họ, kéo đường điện về bản. Năm 2020, Quang Linh đã thuyết phục một số người Việt khác có cùng chí hướng thành lập ra Team Châu Phi, mỗi người phụ trách các bản làng khác nhau để cùng giúp đỡ người dân trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, Quang Linh đã xây dựng nhà tình thương và nhận nuôi gần chục em nhỏ mồ côi tại đây. Sự nghiệp Hiện nay, Quang Linh là một Youtuber với gần 4 triệu người đăng kí kênh. Anh thành lập ra Team Châu Phi và đồng sở hữu một chùm kênh youtube về cuộc sống ở châu Phi. Đầu năm 2022, Quang Linh thành lập trang trại Quang Linh Farm với mong muốn cung cấp nguồn giống cho người dân và thay đổi tư duy của họ về phát triển nông nghiệp. Cũng vào đầu năm 2022, Quang Linh trở thành Phó Chủ tịch của Công ty Pharco, phân phối và kinh doanh thương hiệu nước hoa cùng Hoa hậu Hoà bình Quốc tế 2021 Thuỳ Tiên. Giữa năm 2022, Quang Linh đã thành lập công ty Quang Linh Store để thiết kế và sản xuất những sản phẩm thời trang. Các thông tin khác Lọt Top đề cử nhân vật truyền cảm hứng của năm trong chương trình We Choice Awards 2020 Xuất hiện trong chương trình "Ngày trở về – Trái tim có nắng" Tết Âm lịch 2021, Gala Việc tử tế năm 2022, 2023 Gặp mặt Đại sứ Cộng hoà Angola Agostinho Fernandes tại Đại sứ quán Angola tại Việt Nam (tháng 2 năm 2022) Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2022 Top 10 Nhà sáng tạo Youtube nổi bật nhất 2022 Có mặt trong đoàn đón tiếp Đại tướng Tô Lâm, Trung tướng Tô Ân Xô trong buổi ghé thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Angola (tháng 7 năm 2023) Đại sứ chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương" do Huda khởi xướng Đại sứ thương hiệu IVIE - Bác sĩ ơi Chú thích
19817816
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1nh%20b%E1%BA%AFt%20c%C3%A1%20%E1%BB%9F%20Bangladesh
Đánh bắt cá ở Bangladesh
Đánh bắt cá ở Bangladesh (Fishing in Bangladesh) là việc khai thác, đánh bắt nguồn lợi cá và thủy hải sản ở Bangladesh. Bangladesh là một quốc gia ven biển tuyến đầu của Ấn Độ Dương có nguồn tài nguyên biển rất dồi dào ở vịnh Bengal. Quốc gia này có vùng đặc quyền kinh tế rộng 41.000 dặm vuông (110.000 km2), chiếm 73% diện tích đất nước. Mặt khác, Bangladesh là một quốc gia nhỏ và đang phát triển bị quá tải với áp lực dân số gần như không thể chịu nổi. Trong quá khứ, người dân Bangladesh chủ yếu phụ thuộc vào nguồn đạm (protein) trên đất liền. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra liên tục đã tiêu tốn diện tích đất đai vốn hạn hẹp, hiện giờ họ không có cách nào khác ngoài việc thu hoạch lượng protein dưới nước khổng lồ từ vịnh Bengal để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Loại cá làm thực phẩm ở địa phương nói chung là các giống cá nước ngọt. Hơn 80% lượng protein động vật trong chế độ ăn uống của người dân Bangladesh đến từ cá. Sản lượng cá chiếm đến 6% GDP trong năm tài chính 1970, nhiều hơn gần 50% so với sản xuất công nghiệp hiện đại vào thời điểm đó. Hầu hết các ngư dân thương mại là những người theo đạo Hindu thuộc đẳng cấp thấp, những người kiếm đủ sống bằng cách làm việc trong những điều kiện thô sơ và nguy hiểm. Họ đem đến kỹ năng và sự khéo léo cao trong công việc, nhất là khi chứng kiến cái cách mà người ta làm cá điêu luyện điệu nghệ ở các chợ cá (fish cutting in Bangladesh); một vài trong số những người còn dám nghĩ dám làm với phương pháp đánh bắt bằng rái cá đã thuần hóa, chúng cư xử như những con chó chăn cừu, bơi dưới nước, lùa những con cá về phía lưới của ngư dân (và được thưởng cho mình một phần đánh bắt). Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) đã hỗ trợ ngành tôm và đánh bắt cá đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng và an toàn cá dựa trên Phân tích mối nguy Điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Tôm trong tự nhiên gắn liền với rừng ngập mặn. Các cửa sông ngập mặn như những cửa sông được tìm thấy ở Sundarbans phía tây nam Bangladesh có hệ sinh thái năng suất đặc biệt phong phú và cung cấp bãi đẻ cho tôm và cá. Nuôi tôm thâm canh thường liên quan đến việc chuyển đổi rừng ngập mặn thành ao nước mặn để nuôi tôm lớn. Tôm khô và cá khô là biểu tượng của ẩm thực Bangladesh. Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2014 của Cục Lao động Quốc tế chúng cũng được xếp hạng trong số những hàng hóa được sản xuất từ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức ở Bangladesh. Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng báo cáo rằng "một số trẻ em làm việc trong điều kiện lao động cưỡng bức trong lĩnh vực đánh bắt cá khô để giúp gia đình trả nợ cho những người cho vay tiền địa phương". Chú thích Kinh tế Bangladesh
19817820
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20T%C3%B4n%20Qu%E1%BB%91c%20Th%E1%BB%A5y
Dương Tôn Quốc Thụy
Dương Thụy tên đầy đủ là Dương Tôn Quốc Thụy (sinh ngày 27 tháng 6 năm 1977) là một họa sĩ chuyên nghiệp tại Việt Nam. Trước khi trở thành họa sĩ, anh hoạt động với vai trò là một kiến trúc sư tại Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 10 năm. Sự nghiệp hội họa chuyên nghiệp của anh chính thức bắt đầu vào năm 2018 sau khi anh từ bỏ hẳn công việc kiến trúc sư và bắt đầu được biết đến qua các triển lãm nhóm trong nước và quốc tế. Phong cách nghệ thuật của Dương Thuỵ thường được nhận thấy có sự đan xen giữa các chủ nghĩa Tượng trưng, chủ nghĩa Biểu hiện và cả chủ nghĩa Siêu thực. Tiểu sử Dương Thụy sinh ra tại Vạn Giã. Sau khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003, anh đã sống và làm việc hơn 10 năm ở Sài Gòn với vai trò một kiến trúc sư, kết hôn và lập gia đình tại đây. Dương Thụy bắt đầu vẽ vào khoảng thời gian năm 2014 như một cách để giải tỏa stress. Năm 2015, Dương Thụy tham gia triển lãm đầu tiên là Triển lãm nhóm Màu nước Quốc tế do Hiệp hội Màu nước Quốc tế IWS tổ chức tại Jakarta, Indonesia. Năm 2017, anh tham gia 3 Triển lãm nhóm khác nhau lần lượt ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc. Thời gian này sáng tác và vẽ như một công việc bán chuyên của Dương Thụy trong khi anh vẫn giữ công việc chính là kiến trúc sư. Cuộc gặp gỡ với Bùi Duy Khánh - một họa sĩ màu nước có tiếng tại Việt Nam trong khoảng thời gian này cũng đã truyền cảm hứng và thôi thúc anh tiến đến con đường hội họa chuyên nghiệp. Anh nghỉ hẳn công việc kiến trúc sư của mình để tập trung vào hội họa vào năm 2018. Năm 2021, Dương Thụy tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên với các tác phẩm màu nước và sơn dầu sáng tác giai đoạn 2018 - 2021 được đặt tên là Triển lãm Thụy Khúc. Đến giữ năm 2023, anh cùng họa sĩ Bùi Duy Khánh được Patron Art Space - một đơn vị bảo trợ họa sĩ tại Việt Nam kết hợp cùng Tổng lãnh sự quán Italia tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm trong khuôn khổ nhân dịp thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia. Triển lãm được đặt tên "Nước Ý: Từ Trực họa đến Xưởng họa", với chủ đề là các bức tranh trong chuyến đi sáng tác ở Ý năm 2018 của hai họa sĩ và các bức tranh vẽ lại phong cảnh Ý tại xưởng vẽ của cả hai ở Việt Nam năm 2023. Chú thích Tham khảo Họa sĩ Việt Nam Họa sĩ thế kỷ 21 Trường phái biểu hiện Trường phái siêu thực Màu nước Sơn dầu
19817822
https://vi.wikipedia.org/wiki/Simon%20Elisor
Simon Elisor
Simon Elisor (sinh ngày 22 tháng 7 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Metz tại Ligue 1. Sự nghiệp thi đấu Ajaccio Elisor bắt đầu sự nghiệp của mình tại câu lạc bộ Istres, trước khi gia nhập đội dự bị của AC Ajaccio. Anh ra mắt chuyên nghiệp cho đội bóng vào ngày 29 tháng 8 năm 2020, khi vào sân thay cho Faiz Mattoir trong trận thua 1-0 trước Caen tại Ligue 2. Ngày 4 tháng 10 năm 2020, anh ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng trong thất bại 5-1 trước Auxerre. Ngày 26 tháng 1 năm 2021, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với AC Ajaccio, đồng thời được cho mượn tại FC Sète. Cho mượn tại Villefranche Trong mùa giải 2021-2022, anh được cho mượn tại FC Villefranche, và ghi 17 bàn thắng sau 34 trận, bao gồm chuỗi 13 bàn thắng trong 14 trận. Anh cũng đã giành được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất tháng 4, trong đó anh đã ghi được 5 bàn thắng. Seraing Ngày 11 tháng 7 năm 2022, anh ký hợp đồng có thời hạn 4 năm với Seraing. Laval Tháng 1 năm 2023, anh tiếp tục được đem cho mượn, lần này là tại Stade Lavallois cho đến cuối mùa giải.. Vào cuối mùa giải, anh có nhiều bàn thắng, trong đó có cú đúp vào lưới Bastia vào ngày 6 tháng 5. Metz Vào ngày 5 tháng 7 năm 2023, anh ký bản hợp đồng có thời hạn đến năm 2026 với câu lạc bộ Metz. Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1999 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Pháp Tiền đạo bóng đá Cầu thủ bóng đá Pháp ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ Cầu thủ bóng đá FC Istres Cầu thủ bóng đá AC Ajaccio Cầu thủ bóng đá FC Sète 34 Cầu thủ bóng đá FC Villefranche Cầu thủ bóng đá R.F.C. Seraing (1922) Cầu thủ bóng đá Stade Lavallois Cầu thủ bóng đá FC Metz Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá Ligue 2 Cầu thủ bóng đá Championnat National Cầu thủ bóng đá Championnat National 3 Cầu thủ bóng đá Belgian First Division A
19817825
https://vi.wikipedia.org/wiki/Volodymyr%20Vasylyovych%20Shcherbytsky
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky
Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky (17 tháng 2 năm 1918 – 16 tháng 2 năm 1990) là một chính trị gia Liên Xô người Ukraina. Ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina từ năm 1972 đến năm 1989. Đầu đời Shcherbytsky sinh ra tại Verkhnodniprovsk vào ngày 17 tháng 2 năm 1918, con của Vasily Grigorievich Shcherbytsky (1890-1949) và Tatyana Ivanovna Shcherbitskaya (1898-1990), chỉ hai tuần sau khi lực lượng Xô viết tiếp quản thành phố trong Chiến tranh Ukraina-Xô viết. Trong những năm đi học, ông từng là một nhà hoạt động và là thành viên của Komsomol từ năm 1931. Năm 1934, khi còn đi học, ông trở thành người hướng dẫn và vận động cho ủy ban quận của Komsomol. Năm 1936, ông vào Khoa Cơ khí tại Học viện Công nghệ Hóa học Dnepropetrovsk. Trong thời gian đào tạo, ông làm việc với tư cách là người vẽ sơ đồ thiết kế, nhà thiết kế và người điều khiển máy nén khí trong các nhà máy tại Dnepropetrovsk. Shcherbytsky tốt nghiệp Học viện Công nghệ Hóa học Dnepropetrovsk năm 1941 và cùng năm đó trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự nghiệp quân sự Sau khi Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, Shcherbytsky được huy động vào hàng ngũ của Hồng quân. Vì tốt nghiệp chuyên ngành thiết bị và máy móc hóa học, ông được cử đi học ngắn hạn tại Học viện Quân sự Phòng hóa mang tên Voroshilov, cơ quan này đã sơ tán từ Moskva đến Samarkand tại CHXHCNXV Uzbekistan. Sau khi tốt nghiệp, Shcherbytsky được bổ nhiệm làm trưởng đơn vị hóa học thuộc Trung đoàn Bộ binh 34 thuộc Sư đoàn Bộ binh 473 của Phương diện quân Ngoại Kavkaz. Vào tháng 11 năm 1941, sư đoàn được thành lập tại các thành phố Baku và Sumgayit tại CHXHCNXV Azerbaijan. Vào ngày 8 tháng 1 năm 1942, sư đoàn này được đổi tên thành Sư đoàn bộ binh 75, và vào tháng 4 cùng năm thì Shcherbytsky cùng sư đoàn tham gia cuộc xâm lược Iran của Anh-Xô. Cùng năm đó, ông phục vụ trong một lữ đoàn xe tăng. Vào tháng 3 năm 1943, Shcherbytsky được chuyển đến cục hóa học tại sở chỉ huy của Phương diện quân Ngoại Kavkaz, ông phục vụ tại đây cho đến khi chiến tranh kết thúc. Vào tháng 8 năm 1945, Phương diện quân Ngoại Kavkaz được tổ chức lại thành Quân khu Tbilisi và nhiệm vụ quân sự cuối cùng của Shcherbytsky là trợ lý trưởng của cục hóa học của sở chỉ huy quân khu về huấn luyện chiến đấu. Tháng 12 năm 1945, ông xuất ngũ với cấp bậc đại úy. Sự nghiệp chính trị Sau Thế chiến II , ông làm kỹ sư tại Dneprodzerzhynsk (nay là Kamianske). Từ năm 1948 Shcherbytsky là công chức đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Bí thư thứ hai của đảng ủy cộng sản thành phố Dniprodzerhynsk, ngay sau khi Leonid Brezhnev đảm nhận chức vụ Bí thư thứ nhất của đảng ủy khu vực. Ông kế nhiệm Brezhnev làm bí thư thứ nhất vào tháng 11 năm 1955. Tháng 12 năm 1957, ông được bổ nhiệm làm một bí thư trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina. Tháng 2 năm 1961, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ukraina, chức vụ cao thứ hai trong nước cộng hòa, nhưng vào tháng 6 năm 1963, ngay sau khi Petro Shelest được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina, Shcherbytysky được chuyển sang chức vụ cấp thấp hơn là Bí thư thứ nhất đảng ủy khu vực Dnepropetrovsk. Vào ngày 16 tháng 10 năm 1965, sau khi Brezhnev lên đến vị trí tối cao với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Shcherbytsky được khôi phục vị trí cũ của mình là người đứng đầu chính phủ Ukraina. Vào tháng 5 năm 1972, Shelest được chuyển đến Moskva và được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Do bước phát triển chính trị này, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Ukraina bầu Shcherbytysky làm Bí thư thứ nhất mới của họ; đây là chức vụ chính trị cao nhất trong CHXHCNXV Ukraina. Trong khi người tiền nhiệm của ông đã duy trì một mức độ độc lập với Moskva và khuyến khích một cách hạn chế nền văn hóa Ukraina bản địa, thì Shcherbytsky luôn trung thành với Brezhnev và thực hiện chính sách phù hợp. Tổng cộng, khoảng 37.000 đảng viên và quan chức chính phủ do Shelest bổ nhiệm đã bị thanh trừng- bị loại khỏi chức vụ của họ hoặc chuyển sang các vị trí chính trị ít ảnh hưởng hơn. Họ bị buộc tội mềm mỏng đối với chủ nghĩa dân tộc Ukraina - đàn áp chủ nghĩa dân tộc là một chính sách được Liên Xô thực hiện trong lịch sử nhằm duy trì hòa bình giữa các dân tộc trong biên giới của đất nước. Nổi tiếng nhất là nhà văn nổi tiếng người Ukraina Ivan Dziuba, đã bị kết án 5 năm trong trại lao động vì một ấn phẩm bị coi là đe dọa đến tình hữu nghị giữa nhân dân Liên Xô. Nga hóa Quyền cai trị của ông đối với CHXHCNXV Ukraina có đặc trưng là các chính sách mở rộng về tái tập trung hóa và đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​kèm theo một cuộc tấn công rộng rãi vào văn hóa Ukraina và tăng cường Nga hóa. Trong thời gian Shcherbytsky cầm quyền, các vụ bắt giữ hàng loạt đã được thực hiện nhằm tống giam bất kỳ thành viên nào của giới trí thức dám bất đồng với các chính sách chính thức của nhà nước. Các tù nhân chính trị sau khi hết hạn bản án ngày càng nhiều người bị bắt giữ lại và chịu các bản án mới về tội hoạt động tội phạm. Việc giam giữ trong các viện tâm thần đã trở thành một phương pháp đàn áp chính trị mới. Báo chí tiếng Ukraina, các tổ chức học thuật và văn hóa vốn đã phát triển mạnh mẽ dưới thời Shelest, người tiền nhiệm của Shcherbytsky, đã bị Shcherbytsky đàn áp. Shcherbytsky cũng nhấn mạnh việc nói tiếng Nga tại các buổi họp chính thức trong khi Shelest nói tiếng Ukraina trong các sự kiện công cộng. Trong một bài phát biểu vào tháng 10 năm 1973 trước các đảng viên, Shcherbytsky tuyên bố rằng với tư cách là một "lực lượng theo chủ nghĩa quốc tế", người Ukraina có ý muốn "bày tỏ tình hữu nghị và tình anh em với tất cả nhân dân đất nước chúng tôi, nhưng trước hết là hướng về nhân dân Nga vĩ đại, văn hóa của họ, ngôn ngữ của họ - ngôn ngữ của Cách mạng, của Lenin, ngôn ngữ của sự giao lưu và đoàn kết quốc tế". Ông cũng tuyên bố rằng "kẻ thù lớn nhất của nhân dân Ukraina" là "chủ nghĩa dân tộc tư sản Ukraina cũng như chủ nghĩa Zion quốc tế". During Shcherbytsky's rule, Ukrainian-language education was greatly scaled back. Khía cạnh khác Shcherbytsky là một nhân vật có ảnh hưởng tại Liên Xô. Vào tháng 4 năm 1971, ông được thăng chức thành viên Bộ Chính trị Liên Xô, trong cơ quan này ông vẫn là đồng minh thân cận của Leonid Brezhnev. Căn cứ quyền lực của ông được cho là một trong những nơi tham nhũng và bảo thủ nhất trong số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô. Trong thời gian ông cầm quyền từ năm 1972 đến 1989, nền kinh tế Ukraina tiếp tục sa sút. Năm 1982, có tin đồn trong Điện Kremlin rằng vì sức khỏe suy yếu nên Brezhnev đã lên kế hoạch từ bỏ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản tại Hội nghị Trung ương sắp tới và bàn giao cho Shcherbytsky, nhưng khi Brezhnev đột ngột qua đời, vị trí của ông thuộc về Yuri Andropov. Đến khi nhà cải cách Mikhail Gorbachev nắm quyền tại Liên Xô, người này muốn cách chức Shcherbytsky ngay lập tức do đường lối cai trị cứng rắn của ông. Tuy nhiên, Gorbachev quyết định cho phép ông tại vị thêm vài năm nhằm khiến cho phong trào dân tộc chủ nghĩa Ukraina bị khuất phục. Thảm họa Chernobyl Sau thảm họa Chernobyl năm 1986, Shcherbytsky được lệnh của Tổng bí thư Gorbachev tiến hành cuộc diễu hành Ngày Quốc tế Lao động như thường lệ tại Khreshchatyk của Kiev vào ngày 1 tháng 5, để thể hiện cho mọi người rằng không có lý do gì phải hoảng sợ. Ông tiến hành kế hoạch này theo sắp xếp, dù biết rằng có nguy cơ phát tán bệnh phóng xạ, thậm chí còn đưa cháu trai của mình là Volodya đến dự lễ kỷ niệm. Nhưng ông đến muộn và than phiền với các phụ tá: "Ông ấy nói với tôi: 'Bạn sẽ đặt thẻ đảng của mình lên bàn nếu bạn làm hỏng cuộc diễu hành'." Vào ngày 20 tháng 9 năm 1989, Shcherbytsky mất tư cách thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô trong một cuộc thanh trừng các thành viên bảo thủ do Gorbachev thúc đẩy. Tám ngày sau, ông bị cách chức lãnh đạo Đảng Cộng sản Ukraina trong một hội nghị toàn thể tại Kiev do đích thân Gorbachev chủ trì. Qua đời Shcherbytsky qua đời vào ngày 16 tháng 2 năm 1990 - một ngày trước sinh nhật lần thứ 72 của ông, cũng là lúc ông được cho là sẽ làm chứng tại Xô Viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina về các sự kiện liên quan đến thảm họa Chernobyl. Mặc dù phiên bản chính thức tuyên bố rằng nguyên nhân cái chết là do viêm phổi, nhưng có người cho rằng ông tự sát bằng cách tự bắn bằng súng carbine của ông, "không thể giải quyết không những việc kết thúc sự nghiệp của mình mà còn cả việc kết thúc trật tự chính trị và xã hội mà ông cả đời phục vụ". và đã để lại một bức thư tuyệt mệnh giải thích cho vợ cách xử lý số tiền trong tài khoản tiết kiệm của mình. Ông được an táng trong nghĩa trang Baikove tại Kyiv. Một con phố được đặt tên theo Shcherbytsky tại Kamianske nhưng đã được đổi tên thành phố Viacheslav Chornovil vào năm 2016 do luật phi cộng sản hóa của Ukraina. Cùng năm, một con phố mang tên ông tại Dnipro (trước đây là Dnepropetrovsk) được đổi tên thành phố Olena Blavatsky. Cuộc sống cá nhân Shcherbytsky kết hôn với Ariadna Gavrilovna Shcherbitskaya, có họ khai sinh là Zheromskaya (1923–2015) vào ngày 13 tháng 11 năm 1945. Cặp đôi có hai con; con trai Valery (1946-1991) chết vì nghiện rượu và ma túy chỉ một năm sau khi Shcherbytsky mất, và con gái Olga (1953-2014) chết tại một bệnh viện tại Kiev sau một trận ốm nặng và kéo dài. Ông cũng có nhiều cháu và chắt. Olga kết hôn với doanh nhân người Bungari Borislav Dionisiev, khi đó là một người lính trong Quân đội Nhân dân Bungaria và là Tổng lãnh sự của Bungaria tại Odessa, trước khi ly hôn vào một ngày không xác định. Trao thưởng Volodymyr Shcherbytsky từng hai lần được phong tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa vào năm 1974 và 1977. Trong thời gian phục vụ công cộng, ông cũng nhận được nhiều giải thưởng và công nhận khác của nhà nước và dân sự, trong đó có Huân chương Lenin (năm 1958, 1968, 1971, 1973, 1977, 1983 và 1988), Huân chương Cách mạng Tháng Mười (năm 1978 và 1982), Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng I (năm 1985), Huân chương "Vì sự nghiệp bảo vệ Kavkaz" (năm 1944) và nhiều huân chương khác. Ông cũng được Chính phủ Tiệp Khắc trao tặng Huân chương Tháng Hai Chiến thắng (năm 1978). Phát biểu Năm 1985, một bí thư của Đảng Cộng sản Ukraina là Leonid Kravchuk đề cập các vấn đề ý thức hệ khi chuẩn bị báo cáo cho Shcherbytsky cho các cuộc họp cấp ủy tiếp theo sau hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong báo cáo này, Kravchuk đã đề cập đến từ perestroika. Ngay khi Shcherbytsky nghe thấy từ đó, ông ngăn Kravchuk lại và hỏi: Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Shcherbytsky Volodymyr Vasylyovych, from the Ukrainian Government Portal Nikitin, A. Vladimir Scherbitskiy: the last Ukrainian secretary (Владимир Щербицкий: последний украинский секретарь). Vzglyad. 6 December 2013 Latysh Yu.'' Vladimir Shcherbitsky and his time Sinh năm 1918 Mất năm 1990 Thành viên Xô viết tối cao Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Tỉnh Dnipropetrovsk Thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Thủ tướng Ukraina Quân nhân trong Thế chiến thứ hai
19817826
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fastball
Fastball
Fastball là kiểu ném bóng phổ biến nhất của các cầu thủ giao bóng trong môn bóng chày và bóng mềm. Những "power pitcher", chẳng hạn như cựu cầu thủ người Mỹ Nolan Ryan và Roger Clemens, đã ném fastball với tốc độ (chính thức) và lên tới (không chính thức). Cầu thủ giao bóng ném chậm hơn có thể tạo ra quỹ đạo phức tạp hơn cho quả bóng. Tham khảo Bóng chày Các kiểu ném bóng (bóng chày)
19817834
https://vi.wikipedia.org/wiki/Samsung%20Galaxy%20Tab%20S9
Samsung Galaxy Tab S9
Samsung Galaxy Tab S9 là một dòng máy tính bảng dựa chạy Android được thiết kế, phát triển và tiếp thị bởi Samsung Electronics. Được ra mắt tại sự kiện Galaxy Unpacked của Samsung vào ngày 26 tháng 7 năm 2023, chúng đóng vai trò là sản phẩm kế thừa cho dòng Galaxy Tab S8. Tham khảo Samsung Galaxy Tab series Thiết bị Android Galaxy Tab Tab Máy tính bảng Tablet computers introduced in 2023
19817838
https://vi.wikipedia.org/wiki/Samsung%20Galaxy%20Watch%206
Samsung Galaxy Watch 6
Samsung Galaxy Watch 6 và Samsung Galaxy Watch 6 Classic (cách điệu là Samsung Galaxy Watch6) là một dòng smartwatches dựa trên Wear OS được phát triển bởi Samsung Electronics. Nó được công bố vào ngày 26 tháng 7 năm 2023. Thông số kỹ thuật Tham khảo Liên kết ngoài Nhãn hiệu điện tử tiêu dùng Sản phẩm được giới thiệu năm 2023 Đồng hồ thông minh Thiết bị đeo được của Samsung Samsung Galaxy Thiết bị Android Wear
19817843
https://vi.wikipedia.org/wiki/Petro%20Yukhymovych%20Shelest
Petro Yukhymovych Shelest
Petro Yukhymovych Shelest (14 tháng 2 năm 190822 tháng 1 năm 1996) là một chính trị gia Liên Xô người Ukraina. Ông từng là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô và là một đại biểu của Xô viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina. Sự nghiệp ban đầu Petro Shelest sinh ra trong một gia đình nông dân Ukraina tại một làng gần Kharkov vào năm 1908. Ông học ngành kỹ thuật tại Kharkov, và làm các công việc trong ngành công nghiệp từ năm 1932 đến năm 1936. Năm 1928, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và tốt nghiệp Học viện Luyện kim Mariupol vào năm 1935. Ông phục vụ trong Hồng quân từ năm 1936 đến năm 1937, nhưng chuyển sang làm việc cho Đảng Cộng sản vào năm 1937, khi hàng nghìn đảng viên của đảng này bị cuốn vào Đại thanh trừng. Từ năm 1943 đến 1954, Shelest là trưởng quản đốc của một số nhà máy lớn tại Leningrad và Kiev. Từ năm 1954 đến năm 1963, ông lần lượt là Bí thư thứ hai Thành ủy Kiev, Bí thư thứ hai Tỉnh ủy và Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Kiev. Bí thư thứ nhất Ukraina Sau khi Shelest được bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Ukraina vào năm 1963, ông bắt đầu điều hành Ukraina với một mức độ độc lập nhất định khỏi Moskva, đồng thời phát triển nền kinh tế của nước cộng hòa và khuyến khích văn hóa Ukraina. Chính trong nhiệm kỳ của ông, việc xây dựng bốn nhà máy hạt nhân tại Chernobyl đã bắt đầu. Ông từng gây phản cảm với nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov, người này từng công khai chỉ trích Shelest trong chuyến thăm Hungary do việc giao thiết bị của Ukraina bị chậm trễ, khi đó nhận xét: "Hãy nhìn xem ông ấy ủ rũ như thế nào - cứ như thể bị một con nhím húc vào cổ họng vậy." Tháng 11 năm 1964, khi Khrushchev bị cách chức, Shelest được thăng chức thành viên chính thức của Đoàn chủ tịch (sau đổi tên thành Bộ Chính trị). Mùa xuân Praha Năm 1968, Shelest đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định phản ứng của chính phủ Liên Xô với Mùa xuân Praha, là sự nới lỏng kiểm soát chính trị đột ngột tại Tiệp Khắc, tạo ra một bầu không khí tràn sang phía tây Ukraina. Ông là thành viên Bộ Chính trị duy nhất bên cạnh Leonid Ilyich Brezhnev tham gia mọi cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô và Tiệp Khắc trong năm đó. Phát biểu trước Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 17 tháng 7 năm 1968, Shelest cáo buộc ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đàn áp những người cộng sản trong khi không cố gắng kiểm soát "những kẻ cơ hội cánh hữu". Ông tuyên bố: Trong các cuộc đàm phán vào ngày 30 tháng 7 năm 1968, ông mắng mỏ phái đoàn Tiệp Khắc, phàn nàn rằng "Các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, báo và tạp chí của các ông được phân phối đến các khu vực của chúng tôi gần biên giới của các bạn nhất, khiến người dân của chúng tôi đặt những câu hỏi đầy bối rối". Shelest tiếp tục xúc phạm František Kriegel, một người cộng sản Tiệp Khắc cấp cao và là cựu chiến binh trong Nội chiến Tây Ban Nha, gọi ông này là "Người Do Thái Galicia". Lãnh đạo đảng Tiệp Khắc là Alexander Dubček đã bỏ họp và sau đó đã gửi khiếu nại về lời bình luận và giọng điệu của Shelest. Vào ngày 3 tháng 8, Shelest đã bí mật gặp Vasiľ Biľak, một người Cộng sản Tiệp Khắc theo đường lối cứng rắn, người này đưa cho ông một lá thư mời chính phủ Liên Xô gửi quân đến để khôi phục chế độ độc tài. Điều này được sử dụng như một cái cớ cho cuộc xâm lược của Khối Warszawa vào ngày 20 tháng 8. Năm 1968, Shelest được trao tặng danh hiệu "Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa". Sự nghiệp sau này Vào tháng 5 năm 1972, Shelest bất ngờ bị cách chức và được triệu đến Moskva, tại đây ông có một thời gian là phó chủ tịch Sovmin (Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), một vai trò tương đối thấp đối với một ủy viên Bộ Chính trị. Vào tháng 4 năm 1973, ông bị loại khỏi Bộ Chính trị và vào tháng 5 được cho là đã từ chức vì vấn đề sức khỏe. Các nhà quan sát phương Tây ban đầu cho rằng ông bị sa thải vì quan điểm cứng rắn về chính sách đối ngoại. Nổi tiếng là việc ông kịch liệt phản đối chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đến Moskva vào ngày 22 tháng 5 năm 1972. Nhưng vào tháng 4 năm 1973, ông bị người kế nhiệm tại Ukraina là Volodymyr Vasylyovych Shcherbytsky tấn công công khai, trong khi một bài báo không ký tên trên báo chí Ukraina tố cáo một cuốn sách của Shelest, O Ukraina, vùng đất Xô viết của chúng ta, xuất bản năm 1970, có chứa 'lỗi tư tưởng', 'lỗi thực tiễn' và 'lỗi biên tập' có khả năng khuyến khích chủ nghĩa dân tộc Ukraina. Bản thân Shelest đổ lỗi việc mình bị hạ bệ là do 'âm mưu' của Shcherbytsky và Brezhnev. Trong hồi ký của mình, ông chỉ trích phong cách chính quyền của họ là "chuyên quyền" và "phi cộng sản". Từ năm 1973 đến năm 1985, Shelest làm quản lý tại một phòng thiết kế máy bay gần Moskva. Sau khi Liên Xô sụp đổ, ông đã có thể thăm lại Ukraina sau gần 20 năm vắng mặt. Ông đã đến thăm Ukraina nhiều lần và thuyết trình về nhiệm kỳ lãnh đạo Ukraina của mình. Ông mất tại Moskva vào năm 1996. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1908 Mất năm 1996 Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Lãnh đạo đảng Liên Xô Người tỉnh Kharkiv Chính khách Liên Xô Thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô
19817847
https://vi.wikipedia.org/wiki/Remo%20Freuler
Remo Freuler
Remo Marco Freuler (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Nottingham Forest tại Premier League và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ . Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web của Nottingham Forest FC Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ bóng đá Nottingham Forest F.C. Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Atalanta B.C. Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá FC Luzern Cầu thủ bóng đá FC Winterthur Cầu thủ bóng đá Swiss Challenge League Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thụy Sĩ Nhân vật còn sống Sinh năm 1992
19817853
https://vi.wikipedia.org/wiki/Date%20Tadamune
Date Tadamune
là daimyō đời thứ 2 của Phiên Sendai thuộc xứ Tōhoku dưới thời Edo trong lịch sử Nhật Bản. Tiểu sử Tadamune chào đời vào năm Khánh Trường thứ 12 (1600), có tên khai sinh là Torakikumaru (虎菊丸 / Hổ Cúc Hoàn) sau đổi là Sōjirō (総次郎 / Tổng Thứ Lang), là con trai thứ 2 của Date Masamune, daimyō đời thứ nhất của Sendai. Mặc dù là con thứ 2 song Tadamune vẫn vượt lên trên anh trai mình Date Hidemune để được chọn làm Thế tử, vì mẹ ông là chính thất của Masamune, trong khi Hidemune chỉ là con vợ lẽ. Năm lên 7, ông được hứa hôn với Ichi-hime, con gái thứ 5 của Mạc chúa Tokugawa Ieyasu; tuy nhiên, vị hôn thê đã chết chỉ sau đó 3 năm, và ông lại được hứa hôn lần nữa với con gái của Ikeda Terumasa, và cũng là cháu ngoại của Ieyasu. Năm 1611, Chinh di Đại tướng quân Tokugawa Hidetada đích thân tổ chức nghi lễ trưởng thành (genpuku) cho Tadamune, và ban cho ông chức danh Mimasaka-no-kami, và quan chức Chính ngũ vị hạ đại thần. Ông cũng được phép nhận họ giống với gia đình Tướng quân là Matsudaira như một vinh dự. Trong Cuộc vây hãm Osaka, ông cùng cha tham chiến đứng về phe Tokugawa Ieyasu, và theo lệnh của Ieyasu, Date Hidemune được thành lập một nhánh độc lập của gia tộc Date tại Uwajima ở Shikoku với lãnh địa 100.000 koku, trong khi Date Tadamune tiếp tục sẽ là người kế tục cho dòng chính của nhà Date. Tadamune được thăng lên hàm Chính Tứ vị hạ năm 1616. Năm 1624, tước hiệu của ông được đổi sang Echizen-no-kami, và đổi lần cuối năm 1626 là Sakonoe-gon-shōshō. Sau cái chết của phụ thân vào tháng 6 năm 1636, ông lên nối ngôi daimyō đời thứ 2, và chuyển tới Lâu đài Aoba ở Sendai vào tháng 8. Ông ngay lập tức nắm quyền kiểm soát lãnh địa bằng cách thay thế hai trong số sáu bugyō, và thiết lập lại một hệ thống thẩm phán và thanh tra nhiều người để giám sát nhiều hơn và loại bỏ tham nhũng và cai trị độc đoán. Ông đã theo dõi điều này vào năm sau bằng cách xuất bản một bộ quy tắc và quy định mới cho tên miền. Năm 1639, tước hiệu lịch sự của ông được đổi thành Mutsu-no-kami. Về mặt tài chính, từ năm 1640 đến năm 1643, ông đã ra lệnh khảo sát lại toàn bộ lãnh địa, và thống nhất dùng các đơn vị đo lường phù hợp với các tiêu chuẩn toàn quốc được sử dụng bởi Mạc phủ Tokugawa. Điều này đi kèm với cải cách ruộng đất quy mô lớn. Tadamune cũng thiết lập một hệ thống mà theo đó chính quyền mua tất cả gạo được sản xuất trong lãnh địa và bán lại ở Edo, trả tiền trước cho nông dân. Điều này khuyến khích việc canh tác và sản xuất lúa gạo ở các địa phương. Trong thời gian cai trị của Tadamune, lâu đài Sendai đã được hoàn thành, và ông đã tài trợ cho việc xây dựng nhiều ngôi đền và đền thờ, bao gồm Zuihōden năm 1637 và Sendai Tōshōgū năm 1654. Sau cái chết của Tadamune vào ngày 12 tháng 7 năm 1658, một trong số những thuộc hạ cao cấp của ông, Furuuchi Shigehiro, đã tự sát tuẫn chủ. Ngôi chúa vùng Sendai và ngôi thủ lĩnh dòng họ Date. được truyền cho Công tử thứ 6 làDate Tsunamune. Gia quyến Cha: Date Masamune (1567 - 1636) Mẹ: Megohime (1568 - 1653) Chính thất: Furihime (1607–1659), con gái của Ikeda Terumasa và được nhận nuôi bởi Tokugawa Hidetada; sau lấy hiệu là Kōshōin (孝勝院 / Hiếu Thắng viện) Vợ lẽ Fusu, con gái của Mitamura Matauemon; sau lấy hiệu là Shōunin (祥雲院 / Tường Vân viện). Zuishōin (瑞昌院 / Thụy Xương viện), con gái của Nagata Tadashige Kaihime (1624 – 1642, con gái nuôi của Kushige Takachika; còn được gọi là Tokushōin (得生院 / Đắc Sinh viện) Take, con gái của Yamato Tosa; sau lấy hiệu là Keiunin (慶雲院 / Khánh Vân viện) Con trai Công tử trưởng: Torachiyo (虎千代丸 / Hồ Thiên Đại Hoàn, 1624 – 1630), mẹ là Furihime. Công tử thứ 2: Date Mitsumune (伊達光宗 / Y Đạt Quang Tông, 1627 – 1645), mẹ là Furihime. Là Thế tử của nhà Date, song mất sớm Công tử thứ 3: Tamura Muneyoshi (田村宗良 / Y Đạt Tông Lương, 1637-1678), daimyō xứ Iwanuma. Mẹ là Shōunin. Công tử thứ 4: Date Gorokichi (伊達五郎吉 / Y Đạt Ngũ Lang Cát, 1638 – 1644), được nhận nuôi bởi Shiroishi Munesada của gia tộc Tome-Date. Mẹ là Zuishōin. Công tử thứ 5: Date Munetomo (伊達宗倫 / Y Đạt Tông Luân, 1640 – 1670), được nhận làm người thừa kế của nhà Tome-Date bởi anh trai Date Gorokichi. Mẹ là Zuishōin. Công tử thứ 6: Date Tsunamune (伊達綱宗 / Y Đạt Cương Tông, 1640 - 1711), người kế nhiệm chức daimyō của vùng Sendai. Mẹ là Kaihime. Công tử thứ 7: Date Munenori (伊達宗規 / Y Đạt Tông Quy, 1643 – 1685), được nhận nuôi bởi Date Kunitaka của gia tộc Iwaya-Date. Mẹ là Shōunin. Công tử thứ 8: Date Munefusa (伊達宗房 / Y Đạt Tông Phòng, 1646 – 1686), nhận nuôi bởi gia tộc Miyatoko-Date; là cha của Date Yoshimura, daimyo đời thứ 5. Công tử thứ 9: Īzaka Muneakira (飯坂宗章 / Phạn Phản Tông Chương, 1648 – 1663), nhận nuôi bởi nhà Izaka. Con gái Công nữ trưởng: Nabehime (鍋姫 / Oa Cơ, 1623 – 1680), được Tokugawa Hidetada nhận làm nghĩa nữ. Kết hôn với Tachibana Tadashige, daimyō xứ Yanagawa. Mẹ là Furihime. Tham khảo Papinot, Edmond. (1948). Historical and Geographical Dictionary of Japan. New York: Overbeck Co. Liên kết ngoài Sendai Domain on "Edo 300 HTML" (30 tháng 7, 2023) Sinh 1600 Mất 1658 Daimyo Gia tộc Date Người thời Edo Sinh năm 1600 Mất năm 1658
19817858
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%A1
Lực tạ
Lực tạ (tiếng Anh: powerlifting) là một môn thể thao sức mạnh bao gồm ba lần thử đạt trọng lượng tối đa trên ba bài nâng: squat, bench press, và deadlift. Giống như trong cử tạ Olympic, lực tạ yêu cầu vận động viên cố gắng nâng một quả tạ có trọng lượng tối đa có thể. Trong thi đấu, vận động viên có thể thi đấu trang bị (equipped) hoặc không trang bị (unequipped) (thường được gọi là 'cổ điển' (classic) hoặc 'thô' (raw) trong IPF). Trang bị trong bối cảnh này là áo hỗ trợ (áo bench hoặc bộ đồ tập squat/deadlift hoặc quần đùi). Ở một số liên đoàn, được phép quấn đầu gối khi thi đấu trang bị. Vận động viên cũng có thể sử dụng đai tạ, quấn đầu gối, quấn cổ tay, và giày đặc biệt. Các cuộc thi lực tạ diễn ra trên khắp thế giới. Lực tạ là một môn thể thao Thế vận hội người khuyết tật (chỉ có bench press) từ năm 1984 và, theo IPF, cũng là một môn thể thao của Đại hội Thể thao Thế giới. Các cuộc thi địa phương, quốc gia và quốc tế cũng đã được phê chuẩn bởi các liên đoàn độc lập. Hạng cân và Danh mục Hạng cân: Phần lớn liên đoàn lực tạ sử dụng các hạng cân sau đây: Nam: 52 kg, 56 kg, 60 kg, 67.5 kg, 75 kg, 82.5 kg, 90 kg, 100 kg, 110 kg, 125 kg, 140 kg, 140 kg+ Nữ: 44 kg, 48 kg, 52 kg, 56 kg, 60 kg, 67.5 kg, 75 kg, 82.5 kg, 90 kg, 90 kg+ Tuy vậy, vào năm 2011, IPF giới thiệu các hạng cân mới sau đây: Hạng cân IPF: Nam: up to 53 kg (Sub-Junior/Junior), 59 kg, 66 kg, 74 kg, 83 kg, 93 kg, 105 kg, 120 kg, 120 kg+ Nữ: up to 43 kg (Sub-Junior/Junior), 47 kg, 52 kg, 57 kg, 63 kg, 69 kg, 76 kg, 84 kg, 84 kg+ Hạng tuổi Phụ thuộc vào liên đoàn nói chung nhưng mức tuổi trung bình như sau: 14-18 (Sub-Jr), 19-23 (Jr), Mọi lứa tuổi (Open), 40+ (Master) Thi đấu Một cuộc thi lực tạ diễn ra như sau:Mỗi lực sĩ được phép thực hiện ba lần thử mỗi bài nâng squat, bench press và deadlift, tùy thuộc vào liên đoàn mà họ đang nằm trong. Đối với mỗi hạng cân, người nâng có tổng điểm cao nhất sẽ thắng. Trong nhiều cuộc thi, vận động viên nâng có tổng điểm cao nhất so với hạng cân của họ cũng giành chiến thắng. Nếu hai hoặc nhiều vận động viên nâng đạt được tổng điểm bằng nhau, vận động viên nhẹ hơn xếp trên vận động viên nặng hơn.Các lực sĩ được đánh giá với những lực sĩ khác cùng giới tính, hạng cân và độ tuổi. Điều này giúp đảm bảo rằng thành tích của những vận động viên lực tạ được xếp hạng với những vận động viên gần thuộc tính, như Lamar Gant, người đã nâng tạ nặng gấp 5 lần trọng lượng cơ thể của mình, được công nhận cùng với thành tích của Danny Grigsby, người hiện đang giữ kỷ lục thế giới về deadlift mọi thời đại. Môn thể thao thể chất Môn thể thao cá nhân Thể dục
19817861
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ca%20s%C4%A9%20m%E1%BA%B7t%20n%E1%BA%A1%20%28m%C3%B9a%202%29
Ca sĩ mặt nạ (mùa 2)
Mùa thứ hai của chương trình Ca sĩ mặt nạ được phát sóng trên kênh truyền hình HTV2, VTVCab 1 và ứng dụng VieON từ ngày 4 tháng 8 năm 2023. Ban cố vấn và dẫn chương trình Dàn cố vấn của chương trình đã được chương trình công bố vào ngày 26 tháng 7 năm 2023. Trấn Thành và Tóc Tiên đều trở lại ở vị trí cố vấn cố định, cùng với đó là sự góp mặt lần đầu của Bích Phương. Ngô Kiến Huy tiếp tục đảm nhiệm vị trí người dẫn chương trình trong mùa này. Giữa các cố vấn cố định xuyên suốt còn có thêm giải thưởng "Lỗ tai vàng" cho cố vấn xuất sắc nhất của mùa đó. Giống như mùa trước, các cố vấn khách mời cũng xuất hiện trong chương trình và thay đổi trong mỗi tập phát sóng, với Song Luânngười từng tham gia chương trình với mascot Nhím Uizalà cố vấn khách mời trong tập đầu tiên của chương trình. Thí sinh Các thí sinh của chương trình lần lượt được nhà sản xuất tiết lộ từ cuối tháng 7 năm 2023. Nhân vật "Cô M23" được tiết lộ sớm hơn cả khi là mascot đầu tiên của mùa được giới thiệu tại chương trình Sóng 23 vào đầu năm 2023. Song, có vẻ đây chỉ là một chiêu đùa của chương trình. Ở mùa này có tất cả 12 thí sinh, được chia thành 3 bảng A, B, C; mỗi nhân vật ẩn sau lớp mặt nạ đều là "những danh ca huyền thoại, những ngôi sao nổi tiếng". Khác với mùa trước, mùa này sẽ có những nhân vật phải lộ diện ngay từ đầu. Bên cạnh các mascot thông thường, mùa này lần đầu tiên giới thiệu các mascot đôi (gồm hai nhân vật bí ẩn cùng tham gia, danh tính của mascot này là hai nghệ sĩ thay vì một). Các tập phát sóng Tập 1 (4 tháng 8 năm 2023) Phần lộ diện: "Thà rằng như thế" của Nguyễn Hoài Anh, thể hiện bởi Ưng Hoàng Phúc. Tập 2 (11 tháng 8 năm 2023 & 16 tháng 8 năm 2023) Phần lộ diện: "Em là lý do" của Phạm Đình Thái Ngân"Chạy qua bao con phố" của Trương Thảo Nhi, thể hiện bởi Phạm Đình Thái Ngân và Trương Thảo Nhi. Tập 3 (18 tháng 8 năm 2023 & 23 tháng 8 năm 2023) Phần lộ diện: Tập 4 (25 tháng 8 năm 2023 & 30 tháng 8 năm 2023) Tập 5 (1 tháng 9 năm 2023 & 6 tháng 9 năm 2023) Tập 6 (8 tháng 9 năm 2023 & 13 tháng 9 năm 2023) Đón nhận Sau thành công của mùa đầu tiên, khán giả chờ đợi vào sự trở lại của mùa thứ hai. Những thay đổi về luật chơi cũng như các nhân vật bí ẩn và mascot đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của khán giả. Sau tập đầu tiên, hai mascot HippoHappy và Cú Tây Bắc được khán giả quan tâm nhiều nhất. Những tập phát sóng sau đó cũng khiến khán giả tò mò vì sự xuất hiện của các mascot mới, trong đó có mascot đôi Cá Ngựa Đôi lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình. Đánh giá Bài đánh giá của Hoa Học Trò cho biết việc mascot sẽ có thể phải lộ diện ngay từ lần xuất hiện đầu tiên sẽ giúp tăng thêm tính kịch tính cho chương trình, đồng thời hạn chế được việc chương trình bị kéo dài như đã xảy ra ở mùa đầu tiên. Cố vấn trong tập đầu tiên với sự xuất hiện của Bích Phương và khách mời Song Luân cũng nhận được sự yêu thích của khán giả; trong khi Trấn Thành được nhận xét là tiết chế hơn so với mùa đầu tiên. Theo báo Tuổi Trẻ, ngoài những phần trình diễn của các mascot trong chương trình thì phần giao lưu giữa họ với ban cố vấn là một trong những yếu tố khá quan trọng để chương trình Ca sĩ mặt nạ thu hút khán giả. Bài viết nhận định, phần giao lưu ở mùa 2 được chuyên nghiệp hóa lên và bởi vậy nên thời gian dành cho phần này cũng kéo dài hơn. Một ý kiến của khán giả bên dưới video phát sóng của tập 3 cho biết: "Nghe hát là chính mà giao lưu nhiều quá... Tua mỏi tay". Thống kê Tính đến trưa ngày 17 tháng 8, có ba video về tập 2 của chương trình cùng lọt vào top thịnh hành trên YouTube. Cụ thể, phần trình diễn và vòng đối đầu của tập này có mặt trong top 5 với 2,8 triệu lượt xem và 23.000 lượt thích. Phần trình diễn của mascot Voi Bản Đôn trong tập này cũng gây ấn tượng với khán giả và lọt top 9 thịnh hành với 1,3 triệu lượt xem cùng hơn 12.000 lượt thích. Cũng nhờ phần trình diễn của Voi Bản Đôn, ca khúc "Ngày mai người ta lấy chồng" gây sốt trở lại trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, tiết mục lộ diện của cặp đôi mascot Cá Ngựa Đôivới sự xuất hiện của Trương Thảo Nhi và Phạm Đình Thái Ngâncũng lọt top thịnh hành chỉ sau chưa đầy 24 giờ phát hành. Tranh cãi Thành công của mùa đầu tiên khiến khán giả càng kỳ vọng hơn khi chương trình trở lại với mùa 2. Tuy nhiên, sau những tập phát sóng đầu tiên, chương trình lại chưa đáp ứng được những kỳ vọng đó của khán giả. Bài đánh giá của báo Phụ nữ số sau hai tập đầu tiên cho rằng có nhiều yếu tố khiến chương trình chưa thỏa mãn mong muốn của khán giả, chẳng hạn như nghệ sĩ lộ diện không đặc sắc và dễ đoán, những nghệ sĩ mùa này không gây sốt; trang phục mascot đơn giản, khiến phần nhìn trở nên kém thu hút. Việc cố gắng tạo nên điểm khác biệt như lùi thời điểm lộ diện mascot không thông báo trước bị cho là đang làm màu và làm tụt cảm xúc của người xem. Liên quan đến thiết kế mascot Sự cầu kỳ và đầu tư của những bộ trang phục mascot ở mùa đầu tiên khiến cho khán giả đặt nhiều kỳ vọng hơn vào trang phục của các mascot trong mùa thứ 2. Tuy nhiên, khi chương trình công bố teaser, nhiều khán giả cảm thấy không hài lòng vì chúng thiếu đầu tư hẳn so với mùa trước. Các mascot trong mùa này bị khán giả đánh giá là quá đơn giản vì trang phục thí sinh mặc giống như người bình thường, nếu không tính đến chiếc đầu được hóa trang. Nhiều ý kiến cho rằng nhà thiết kế Ngô Mạnh Đông Đông không có đủ thời gian để đầu tư kỹ lưỡng cho các mascot, bởi từ thời điểm kết thúc mùa 1 đến thời điểm bắt đầu mùa 2 chỉ cách nhau 9 tháng. Cũng có ý kiến cho rằng kinh phí sản xuất mùa 2 đã bị giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến việc đầu tư cho các mascotvốn là yếu tố được cho là đầu tư khá tốn kém trong chương trình. Mặc dù vậy, nhiều khán giả vẫn chờ đợi vào sự nâng cấp của các mascot trong những vòng sau để tạo điểm nhấn khác lạ cho các nhân vật. Lùi phần công bố kết quả và lộ diện của tập 2 trở đi Tập 2 của chương trình phát sóng vào ngày 11 tháng 8 năm 2023 khiến nhiều khán giả phẫn nộ và tranh luận trên fanpage của chương trình bởi thay vì công bố kết quả vòng đối đầu và nhân vật phải lộ diện đầu tiên ở bảng B, chương trình lại kết thúc ngay và hẹn khán giả xem tiếp phần còn lại vào thứ tư tuần tới, tức là vào ngày 16 tháng 8 năm 2023. Họ cho rằng chương trình đang cố tình bày chiêu trò để câu kéo lượt xem và không tôn trọng khán giả, đồng thời khẳng định rằng sẽ không xem nữa nếu tình trạng này vẫn còn xảy ra trong những tập tiếp theo. Theo VieZ, sự thay đổi trên khiến kết quả trở nên kịch tính và khó đoán hơn, nhưng theo Hoa Học Trò, việc lùi lại như vậy dễ gây loãng mạch cảm xúc và sẽ khiến nhiều khán giả mới trở nên hoang mang về lịch phát sóng hay thời lượng của chương trình. Bản thân tập này cũng bị đánh giá thấp so với tập đầu tiên vì những tiết mục trong tập này đều mang hơi hướng ballad thay vì tiết tấu sôi động, khiến tổng thể tập 2 bị cho là một màu và thiếu điểm nhấn. Ban cố vấn bị tố "diễn sâu" Ban cố vấn của mùa này khiến khán giả cảm thấy khó chịu vì cách thể hiện của họ trước ống kính. Cụ thể, trong mùa này mặc dù có những mascot có những giọng hát quá đặc trưng khiến khán giả nhận ra ngay từ lúc hát, nhưng có thể vì muốn chương trình trở nên thêm thú vị nên ban cố vấn cố tình không nhận ra họ. Chẳng hạn như "Khỉ Hồng"nhân vật của Ưng Hoàng Phúc trong tập 1, mặc dù Tóc Tiên viết vào tờ giấy là Ưng Hoàng Phúc nhưng các cố vấn lại đưa ra những dự đoán khác nhau về danh tính của mascot Khỉ Hồng. Hay như Cừu Bông ở tập 2, dù chưa lộ diện nhưng nhiều khán giả đoán là Khởi My với màu giọng quá đặc trưng của cô, thậm chí còn có một clip cover bài hát "Bước qua đời nhau" của cô do chính cô chia sẻ trước đóđây cũng là bài hát mà mascot Cừu Bông thể hiện trong chương trình; tuy vậy không một ai trong ban cố vấn đoán mascot này là Khởi My. VOH cho rằng do mùa 2 có những giọng hát quá đặc trưng nên việc ban cố vấn cố gắng giữ danh tính của các nghệ sĩ tham gia là điều dễ hiểu, nhưng có lẽ họ chưa làm điều đó được khéo léo, tạo cảm giác "chiêu trò", khiến cho khán giả cảm thấy phản cảm. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Ca sĩ mặt nạ - The Masked Singer Vietnam trên Fandom Ca sĩ mặt nạ Truyền hình Việt Nam năm 2023
19817870
https://vi.wikipedia.org/wiki/Loki%20%28m%C3%B9a%202%29
Loki (mùa 2)
Mùa thứ hai của loạt phim truyền hình Mỹ Loki, dựa trên nhân vật cùng tên của Marvel Comics, Loki làm việc với đặc vụ Mobius M. Mobius, Hunter B-15 và các thành viên khác của Cơ quan quản lý Phương sai Thời gian (TVA) để tìm kiếm Sylvie, Ravonna Renslayer và Miss Minutes. Phim lấy bối cảnh trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU), chia sẻ tính liên tục với các bộ phim cùng nhượng quyền thương mại. Mùa 2 do Marvel Studios sản xuất với Eric Martin làm biên kịch và Justin Benson cùng Aaron Moorhead đạo diễn phim. Tom Hiddleston tiếp tục đảm nhận vai Loki trong loạt phim, đóng cùng với Sophia Di Martino (Sylvie), Gugu Mbatha-Raw (Renslayer), Wunmi Mosaku (Hunter B-15), Eugene Cordero, Tara Strong (Miss Minutes), Neil Ellice , Jonathan Majors và Owen Wilson (Mobius) tiếp tục vai diễn của họ từ mùa đầu tiên, cùng với Rafael Casal, Kate Dickie, Liz Carr và Quan Kế Huy. Quá trình phát triển phần thứ hai đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2020 và được xác nhận vào tháng 7 năm 2021, với Martin, Benson và Moorhead đều được thuê vào cuối tháng 2 năm 2022. Quá trình quay phim bắt đầu vào tháng 6 năm 2022 tại Pinewood Studios và kết thúc vào tháng 10. Dan DeLeeuw và Kasra Farahani được tiết lộ là đạo diễn, bổ sung cho mùa phim vào tháng 6 năm 2023. Mùa thứ hai dự kiến ​​ra mắt trên Disney+ ngày 6 tháng 10 năm 2023, bao gồm 6 tập. Phim sẽ là một phần của Giai đoạn 5 thuộc MCU. Các tập phim Tất cả 6 tập đều được biên kịch bởi Eric Martin, với Katharyn Blair đồng sáng tác tập 4 và 6. Benson và Moorhead làm phần lớn đạo diễn các tập phim, bao gồm cả tập 5. Dan DeLeeuw và Kasra Farahani cũng đạo diễn cho các tập phim. Vai diễn và nhân vật Tom Hiddleston trong vai Loki: Em trai nuôi của Thần sấm Thor và là Thần lừa lọc, dựa trên vị thần cùng tên trong thần thoại Bắc Âu. Đây là một biến thể của Loki gốc, kẻ đã tạo ra dòng thời gian mới trong Avengers: Hồi kết (2019) từ năm 2012 Sophia Di Martino trong vai Sylvie: Một biến thể khác của Loki, kẻ đã phá vỡ dòng thời gian để tạo ra đa vũ trụ Gugu Mbatha-Raw trong vai Ravonna Renslayer Wunmi Mosaku trong vai Hunter B-15 Eugene Cordero trong vai Casey / Hunter K-5E Rafael Casal Tara Strong trong vai Miss Minutes: Nhân vật hình tượng hoạt hình đồng hồ hình người của TVA Kate Dickie Liz Carr Neil Ellice trong vai Hunter D-90 Jonathan Majors trong vai Victor Timely: Một biến thể của Kang the Conqueror, một người đàn ông vào đầu những năm 1900 đang giới thiệu công nghệ tương lai cho đám đông. Anh ta đeo kính và mặc bộ đồ ba mảnh. Nhân vật này được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối Người Kiến và Chiến binh Ong: Thế giới Lượng tử (2023) Quan Kế Huy trong vai nhân viên TVA Owen Wilson trong vai Mobius M. Mobius: Đặc vụ của TVA và là đồng minh của Loki Sản xuất Phát triển Quá trình phát triển phần thứ hai của Loki đã bắt đầu vào tháng 11 năm 2020. Vào tháng 1 năm 2021, biên kịch chính của phần đầu tiên Michael Waldron đã ký một thỏa thuận tổng thể với Disney bao gồm sự tham gia của anh ấy vào phần thứ hai của Loki. Nhà sản xuất Nate Moore của Marvel Studios , người từng là nhà sản xuất điều hành của loạt phim Chim ưng và Chiến binh mùa đông, tin rằng Loki có cốt truyện "thực sự bất kính, thông minh và hay ho" khiến loạt phim có nhiều phần thay vì một phần. Phần thứ hai đã được xác nhận thông qua một cảnh giữa các khoản tín dụng trong phần cuối của phần đầu tiên, được phát hành vào tháng 7 năm 2021, và ngôi sao Tom Hiddleston cho biết "các cuộc thảo luận sâu" về phần thứ hai đã được tiến hành. Đạo diễn Kate Herron của mùa đầu tiên cho biết cô ấy sẽ không trở lại trong mùa thứ hai vì cô ấy luôn dự định chỉ tham gia một mùa,  trong khi Waldron nói rằng "vẫn còn để xem" nếu anh ấy tham gia có liên quan. Vào tháng 2 năm 2022, bộ đôi đạo diễn Justin Benson và Aaron Moorhead được thuê để chỉ đạo phần lớn các tập cho mùa thứ hai. Trước đây họ đã đạo diễn hai tập của một loạt phim khác của Marvel Studios, Moon Knight (2022), thành công đến mức hãng phim muốn họ làm việc trong các dự án khác và họ nhanh chóng được chọn cho phần thứ hai của Loki. Eric Martin, biên kịch của phần một, người đã đảm nhận một số nhiệm vụ của Waldron trong quá trình sản xuất phần đó,  được chỉ định viết tất cả sáu tập của phần hai, với Hiddleston và Waldron đã xác nhận sẽ trở lại với vai trò điều hành sản xuất . Benson và Moorhead rất hào hứng khi tiếp cận một nhân vật khác trong Loki, giống như Marc Spector / Moon Knight của Moon Knight , được định nghĩa là một kẻ bị ruồng bỏ và có "sự phức tạp khi bị [một] kẻ bị ruồng bỏ".  Quá trình tiền sản xuất đã bắt đầu vào cuối tháng 4 năm 2022.  Dan DeLeeuw , giám sát hiệu ứng hình ảnh và giám đốc đơn vị thứ hai của một số bộ phim MCU, và nhà thiết kế sản xuất phần một Kasra Farahani đã được tiết lộ là đạo diễn vào tháng 6 năm 2023.  Các nhà sản xuất điều hành cho mùa bao gồm Marvel Studios' Kevin Feige , Stephen Broussard , Louis D'Esposito , Victoria Alonso , Brad Winderbaum và Kevin R. Wright, cùng với Hiddleston, Benson và Moorhead, Martin và Waldron. Viết kịch bản Martin đã viết tất cả sáu tập, với Katharyn Blair đồng viết tập thứ tư và thứ sáu với anh ấy. Waldron cho biết phần này sẽ tiếp tục câu chuyện của phần đầu tiên nhưng theo một cách khác hẳn, phá bỏ những kỳ vọng và khám phá "mảnh đất cảm xúc mới" cho Loki. Hiddleston giải thích rằng Loki một lần nữa làm việc với Cơ quan quản lý phương sai thời gian (TVA) và làm việc với Mobius M. Mobius, mặc dù Mobius không nhớ Loki, và đã chất vấn Sylvie về hành động của cô ấy vào cuối mùa đầu tiên.  Anh ấy nói thêm rằng mùa thứ hai sẽ là "cuộc chiến giành linh hồn của TVA". Mùa giải sẽ giúp kết nối toàn bộ Saga đa vũ trụ của MCU. Tuyển diễn viên Hiddleston, Gugu Mbatha-Raw, Wunmi Mosaku, Eugene Cordero, Tara Strong, Owen Wilson và Sophia Di Martino trở lại từ mùa đầu tiên với vai Loki, Ravonna Renslayer, Hunter B-15, Casey / Hunter K- 5E, Miss Minutes, Mobius M. Mobius, và Sylvie. Jonathan Majors cũng trở lại trong phần này, miêu tả Victor Timely, một biến thể khác của He Who Remains , người mà anh ấy thể hiện trong phần đầu tiên, và Kang the Conqueror, người anh đóng trong phim Ant-Man and the Wasp: Quantumania (2023); Timely cũng được giới thiệu ở phần cuối của Quantumania, xuất hiện trong cảnh mid-credit của bộ phim đó. Đạo diễn Peyton Reed nói rằng việc sử dụng cảnh này là tự nhiên do MCU tập trung vào các câu chuyện đa chiều và thực tế là phần và phim đang được phát triển đồng thời. Neil Ellice cũng trở lại với vai Thợ săn D-90.  Vào tháng 5 năm 2022, Feige tuyên bố rằng "toàn bộ dàn diễn viên" sẽ trở lại từ phần đầu tiên. Vào tháng 7 năm 2022, Rafael Casal đã được xác nhận sẽ tham gia một "vai chính" không được tiết lộ trong mùa giải.  Vào tháng 9, Kế Huy Quân được tiết lộ là đã được chọn vào vai nhân viên lưu trữ của TVA trong mùa phim, và Cordero được xác nhận sẽ tham gia một loạt phim thường xuyên trong mùa phim.  Feige đã đích thân liên hệ với Quân để hỏi liệu anh ấy có muốn tham gia MCU sau thành công khi trở lại diễn xuất trong bộ phim Cuộc chiến đa vũ trụ (2022) hay không. Vào tháng 12, Kate Dickie được tiết lộ là đã được chọn vào một vai không được tiết lộ, được cho là một nhân vật phản diện. Vào tháng 6, Liz Carrđã được tiết lộ là một phần của dàn diễn viên. Quay phim Quá trình quay phim chính bắt đầu vào ngày 13 tháng 6 năm 2022, tại Hãng phim Pinewood ở Vương quốc Anh, với Benson và Moorhead chỉ đạo phần lớn các tập phim,  cùng với Dan DeLeeuw và Kasra Farahani,  và Isaac Bauman đóng vai trò là nhà quay phim.  Trước đây nó đã được báo cáo là sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2022, với tiêu đề là Kiến trúc sư. Vào tháng 7 năm 2022, quá trình quay phim diễn ra khắp London, và tại Xưởng đóng tàu lịch sử Chatham ở Kent ; các bộ ảnh chỉ bối cảnh những năm 1970 cho một số mùa.  Quá trình quay phim kết thúc vào tháng 10. Hậu kỳ Paul Zucker, Calum Ross và Emma McCleave trở lại từ mùa đầu tiên với vai trò biên tập viên. Âm nhạc Natalie Holt dự kiến ​​sẽ trở lại từ mùa đầu tiên với tư cách là nhà soạn nhạc vào tháng 7 năm 2022,  và dự định bắt đầu ghi điểm cho mùa giải vào cuối năm 2022. Quảng bá Hiddleston, Di Martino và Wilson đã chia sẻ các cảnh quay của mùa tại D23 Expo 2022 cùng với thông báo tuyển diễn viên của Quan Kế Huy. Phát hành Mùa thứ hai dự kiến ​​ra mắt trên Disney+ vào ngày 6 tháng 10 năm 2023 và bao gồm 6 tập. Mùa phim sẽ là một phần thuộc Giai đoạn 5 của MCU. Xem thêm Liên kết ngoài
19817878
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20em%20%C4%91%E1%BA%B9p%20nh%E1%BA%A5t
Ngày em đẹp nhất
Ngày em đẹp nhất (tiếng Hàn: 너의 결혼식, tiếng Anh: On Your Wedding Day) là một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc thuộc thể loại hài lãng mạnchính kịch công chiếu năm 2018 do Lee Seok-geun viết kịch bản kiêm đạo diễn, với sự tham gia diễn xuất của hai diễn viên chính Park Bo-young và Kim Young-kwang. Tác phẩm là câu chuyện về tình bạn cũng như tình cảm của hai sinh viên Seung-hee và Woo-yeon dành cho nhau trong 10 năm. Ngày em đẹp nhất có buổi công chiếu tại Hàn Quốc vào ngày 22 tháng 8 năm 2018, và được ra mắt tại Việt Nam vào ngày 7 tháng 9 cùng năm. Nội dung Hwan Seung-hee và Hwang Woo-yeon quen nhau từ khi còn là học sinh trung học. Woo-yeon thích Seung-hee nhưng không biết cô bạn của mình có thích mình hay không. Sau khi tốt nghiệp đại học, cả hai bắt đầu có những hướng đi riêng và rồi một ngày, Woo-yeon nhận được thiệp mời đám cưới từ mối tình đầu của mình. Trải qua 10 năm kỷ niệm ngọt ngào về mối tình đầu xen lẫn với những tiếc nuối về tình yêu không đúng thời điểm, liệu Woo-yeon sẽ có những cảm xúc và hành động như thế nào khi cầm trên tay tấm thiệp cưới của người con gái mà mình thương yêu nhất? Diễn viên Park Bo-young trong vai Hwan Seung-hee Kim Young-kwang trong vai Hwang Woo-yeon Kang Ki-young trong vai Ok Geun-nam Ko Kyu-pil trong vai Goo Gong-ja Jang Sung-bum trong vai Choi Su-pyo Cha Yup trong vai Lee Taek-gi Seo Eun-soo trong vai Park Min-kyung Bae Hae-sun trong vai mẹ của Seung-hee Jeon Bae-soo trong vai bố của Seung-hee Ahn Gil-kang trong vai bố của Woo-yeon So Hee-jung trong vai mẹ của Woo-yeon Kim Hyun-sook trong vai bà Min Im Hyung-joon trong vai ông Bae Ha Jun trong vai chú rể của Seung-hee Song Jae-rim trong vai Lee Yoon-geun Shin So-yul trong vai Kim So-jung Bản làm lại Bộ phim được làm lại tại Trung Quốc với tựa đề Hôn lễ của em. Tác phẩm được ra mắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2021. Ngày 23 tháng 6 năm 2021, bộ phim được dự kiến sẽ làm lại dưới hình thức webtoon. Tham khảo Liên kết ngoài Phim năm 2018 Phim Hàn Quốc Phim tiếng Triều Tiên Phim về lễ cưới Phim hài lãng mạn Hàn Quốc Phim hài-chính kịch
19817880
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85%20h%E1%BB%99i%20%E1%BA%A9m%20th%E1%BB%B1c
Lễ hội ẩm thực
Lễ hội ẩm thực (Food festival) là một lễ hội trong đó các loại thức ăn, đồ uống, thực phẩm đóng vai trò là chủ đề trung tâm. Trong văn hóa truyền thống thì những lễ hội này luôn là dịp để giao lưu, đoàn kết các cộng đồng với nhau thông qua sự kiện kỷ niệm sau khi thu hoạch và tạ ơn trên vì một mùa màng trồng trọt bội thu. Ngày nay, Lễ hội ẩm thực là sự kiện quảng bá nền ẩm thực quốc gia, địa phương, giới thiệu các đặc sản, món ngon vật lạ, sản vật địa phương nhằm thu hút khách du lịch trong các tour du lịch ẩm thực. Các lễ hội ẩm thực được coi là tác nhân lưu giữ di sản văn hóa địa phương, đồng thời tôn vinh di sản văn hóa này đồng thời thương mại hóa nó đến khán giả trong nước hoặc quốc tế. Tổng quan Lễ hội ẩm thực trên khắp thế giới thường dựa trên các kỹ thuật canh tác truyền thống, theo mùa Lễ hội ẩm thực có liên quan đến văn hóa ẩm thực của một vùng, miền, khu vực, cho dù thông qua việc chuẩn bị thức ăn phục vụ hay khoảng thời gian tổ chức lễ hội. Mặc dù phù hợp về mặt lịch sử với các giai đoạn thu hoạch lương thực có ý nghĩa văn hóa, các lễ hội ẩm thực đương đại thường được gắn kết với các tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức phi lợi nhuận và tham gia rất nhiều hoạt động tiếp thị cho các lễ hội của họ, vì thành công của chúng được đo lường dựa trên doanh thu mà chúng tạo ra cho cộng đồng địa phương, khu vực hoặc thực thể (entity) được đưa vào sự kiện. Các lễ hội ẩm thực hiện đại cũng chiếm một phần lớn của ngành du lịch ẩm thực, sử dụng các lễ hội ẩm thực và ẩm thực khu vực để hỗ trợ ngành du lịch rộng lớn hơn của một địa phương. Lễ hội ẩm thực đang nhanh chóng trở thành một phần của ngành du lịch ẩm thực đang mở rộng về quy mô. Bản thân du lịch ẩm thực đã trở thành một phần quan trọng của ngành du lịch trên toàn thế giới và sự hiện diện của các lễ hội ẩm thực đã hỗ trợ sự phát triển của các ngành nghề ăn theo ở địa phương. Lễ hội ẩm thực là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến cho nhiều vùng, tạo ra lý do dựa trên sự kiện để các cá nhân đến thăm các địa phương kém hấp dẫn hoặc ít tiếng tăm và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ địa phương bên ngoài môi trường sản phẩm đô thị. Một số nghiên cứu điển hình đã chỉ ra rằng các lễ hội ẩm thực có khả năng cải thiện tính bền vững xã hội đồng thời hỗ trợ rất nhiều cho ngành du lịch và khách sạn nở rộ. Du lịch ẩm thực cũng là một lý do quan trọng khiến mọi người tham dự các lễ hội ẩm thực trên khắp thế giới. Chú thích Văn hóa Ẩm thực Lễ hội ẩm thực
19817884
https://vi.wikipedia.org/wiki/Date%20Tsunamune
Date Tsunamune
là một samurai sống vào Thời kỳ Edo trong lịch sử Nhật Bản, daimyō đời thứ 3 của Phiên Sendai ở miền bắc nước Nhật trong giai đoạn 1658 - 1660, và tộc trưởng đời thứ 19 của Gia tộc Date. Sự kế vị và nắm quyền của Tsunamune đã gặp nhiều sự phản đối của các thành viên gia tộc Date và các chư hầu, cuối cùng dẫn đến sự kiện Date Sōdō hay "Date Disturbance" năm 1671, một chủ đề về sau thường được khai thác trong các vở kịch và trở thành một trong những câu chuyện nổi tiếng về tình trạng bất ổn và mất đoàn kết giữa các daimyō thời kỳ Edo. Tiểu sử Thế tử nhà Date Tsunamune là con trai thứ 6 của Date Tadamune, daimyō đời thứ 2 của phiên Sendai, với một người thiếp tên là Kai-hime (1624 - 1642), con gái nuôi của Kushige Takachika, sau còn được biết đến với tên hiệu Tokushōin (得生院 / Đắc Sinh viện). Một người chị em của bà là Kushige Takako, là vợ lẽ của Thiên hoàng Go-Mizunoo và hạ sinh Thiên hoàng Go-sai, vì thế cũng có thể nói ông có bà con bên ngoại với Thiên hoàng. Tên thời thơ ấu của ông là Junnosuke (巳之介 / Tị Chi Giới). Do Kai-hime mất sớm khi Tsunamune vừa lên 2, nên ông được bế đến cho chính thất của Tadamune là Furihime (1607 – 1659) nuôi dưỡng. Năm 1645, người anh trai của ông là Thế tử Date Mitsumune qua đời không người nối dõi. Và theo lệnh của Chinh di Đại tướng quân Tokugawa Iemitsu, cậu bé Junnosuke vừa mới lên 3 đã trở thành người kế thừa chức daimyō của phiên Sendai. Năm 1654, dưới thời Tướng quân Tokugawa Ietsuna, ông được làm lễ Nguyên phục và được trao chức Sakonoe-gon-shōshō (Tả cận vệ Quyền thiếu tướng), hàm Tòng tứ vị hạ. Lên ngôi Lãnh chúa Tháng 7 năm 1659, thân phụ Tadamune qua đời. Hai tháng sau đó, Thế tử Tsunamune năm đó 18 tuổi được Mạc phủ cho phép kế thừa chức vụ daimyō của vùng Sendai. Lên nắm quyền khi vừa 18 tuổi, Tsunamune bị chỉ trích vì sự thiếu kinh nghiệm, cùng với việc mãi đắm chìm trong rượu chè và mĩ nữ, chứ không quan tâm đến chính vụ. Phe chống đối trong gia tộc đứng đầu là người chú ruột của ông, Date Munekatsu, daimyō của Phiên Ichinoseki (con trai thứ 10 của Date Masamune); và được sự ủng hộ của một số họ hàng và chư hầu của nhà Date. Năm 1660, nhóm này tố cáo với rōjū (các quan chấp chính của Mạc phủ) về việc Tsunemune đã say xỉn và làm việc đồi bại ở một con kênh vào khoảng thời gian đi chầu Tướng quân ở Edo. Ngày 18 tháng 7 cùng năm, Tướng quân Ietsuna xuống lệnh cho Tsunamune từ nhiệm và ngôi Chúa được truyền cho người con trai mới lên 2 của ông, Kamechiyo, về sau đổi tên là Date Tsunamura . Do tân chúa còn nhỏ, quyền chấp chính được giao cho Date Munekatsu và cho một người chú khác của ông, Tamura Muneyoshi. Sự kiện này được coi là sự khởi đầu cho Date Sōdō, một loạt biến cố chính trị liên quan đến nhà Date, về sau trở thành chủ đề yêu thích của các vở kịch bunraku và kabuki. Theo như một trong những tin đồn được lưu truyền rộng rãi nhất, Date Munekatsu đầy mưu mô đã đưa Tsunamune trẻ tuổi đến một khu mại dâm (phố đèn đỏ) hợp pháp ở Edo tên là Yoshiwara, nơi ông nảy sinh tình cảm với một kĩ nữ tên là Takao. Tuy nhiên, do Takao đã được hứa hôn với một rōnin sau khi hết thời gian ở nhà thổ nên bà từ chối lời cầu hôn của Tsunamune. Không nản lòng, ông đề nghị dùng số vàng nặng bằng trọng lượng cơ thể của Takao để có được nàng. Các chủ nhà chứa tham lam vô đáy đã ăn gian bằng cách nhét thêm vật nặng vào tay áo của Takao khiến Tsunamune phải trả hơn 165 pound vàng. Tuy nhiên, khi ông đến đưa nàng ta đi đến nhà mình, thì nàng ta đã chạy trốn và gieo mình xuống sông. Trong cơ tức giận, Tsunamura túm tóc kéo Takao từ dưới nước lên, sau đó đâm chết nàng. Munekatsu và vây cánh nắm lấy cơ hội này để tố cáo Tsunamune với chính quyền Mạc phủ về hành vi bừa bãi này và buộc ông phải từ chức. Câu chuyện này trở thành cảm hứng của nhiều vở kịch bunraku và kabuki, và thu hút một số lượng lớn các nhà nghiên cứu trong những năm qua, những người đã cố gắng xác định xem có bất kỳ sự thật nào trong câu chuyện hay không. Có vẻ như Tsunamura đã đến thăm Yoshiwara và bị mê hoặc bởi cô gái tên Takao, nhưng bà qua đời năm 1659 vì bệnh chứ không phải do ông giết chết.. Trước vụ bê bối này, hội đồng các daimyō thân cận với nhà Date, gồm Ikeda Mitsumasa (phiên Okayama), Tadashige Tachibana (phiên Chikugo Yanagawa), và Kyogoku Takakuni (phiên Tango-Miyazu) đề nghị Đại lão Sakai Tadakiyo đứng ra khiển trách các thành viên cao tuổi trong nhà Date đồng thời khuyên giải Tsunamune, song ông không nghe theo lời Tadakiyo. Kết quả là các lãnh chúa buộc Tsunamune phải từ chức và trao quyền cho con trai. Vào ngày 19 tháng 7, theo lệnh của Munekatsu, bốn người thân tín của Tsunamune gồm Chikami Watanabe Kurozaemon, Sakamoto Hachirozaemon, Hata Yogoemon và Miyamoto Mataichi bị chém đầu. Tuy nhiên trong hồ sơ chính thức của gia tộc Date chỉ chép nguyên nhân khiến ông bị truất phế là tham luyến tửu sắc và không nghe lời can gái của bề tôi. 50 năm bị giam cầm Những năm sau khi Tsunamune bị quản thúc, phiên Date trải qua rất nhiều biến cố dưới sự cai trị tệ hại của Date Munekatsu và Tamura Muneyoshi. Sau mười năm bạo lực và xung đột, Aki Muneshige, một thành viên họ xa với nhà Date và các thuộc hạ cũ của ông đã tố cáo với các quan chức Mạc phủ về sự quản lý yếu kém trong Lãnh địa Sendai. Aki và các quan trong lãnh địa đã được triệu tập đến phiên tòa của hội đồng rōjū do Đại lão Sakai Tadakiyo đứng đầu, để đối chất. Trong sự kiệ này, Harada Munesuke, thuộc hạ của của Date Munekatsu bị đuối lí trước Aki; sau đó nổi điên giết chết Aki, trước khi chính ông ta bị các binh lính giết chết. Mạc phủ đưa ra phán quyết ngả về phía Aki. Vị Chúa trẻ Date Tsunamura được phép tiếp tục giữa chức vị daimyō; tuy nhiên, Date Munekatsu và Tamura Muneyoshi bị buộc phải từ chức. Aki được tuyên dương như một hình mẫu về lòng trung thành, trong khi hành vi giết người trong một hội nghị lớn toàn các quan chức cấp cao bị coi là trọng tội; nên phán quyết dành cho Harada rất nghiêm khắc, các con trai và cháu trai của Harada đều bị xử tử. Sử gọi đây là sự kiện Date Sōdō (伊達騒動). Còn về Tsunamune, ông tiếp tục dành 50 năm cuối đời trong tình trạng quản thúc tại một dinh thự thuộc khu vực Ōi, thành Edo. Phần lớn thời gian ông dành cho hội họa (ông theo học với họa sư Kanō Tan'yū), thư pháp, thơ waka, tranh sơn mài Maki-e và rèn kiếm. Nhiều tác phẩm của ông đến nay vẫn còn và được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Miyagi. Ông qua đời ngày 19 tháng 7 năm 1711 (niên hiệu Chính Đức nguyên niên) tại Edo, di hài được đưa về an táng trong khu lăng mộ Zuihōden dành cho gia tộc Date ở Sendai. Ngôi đền của ông bị phá hủy vào năm 1945 trong Cuộc ném bom Sendai thời Thế chiến II và được tái xây dựng năm 1981. Di hài của anh ta được bảo quản tốt đến mức có thể khám nghiệm tử thi, và kết quả cho thấy ông có chiều cao 158 cm và nhóm máu A+, nguyên nhân tử vong là do ung thư miệng. Gia quyến Cha: Date Tadamune (伊達忠宗 / Y Đạt Trung Tông, 1600 - 1658) Mẹ: Kii-hime (貝姫 / Bối Cơ, 1624 – 1642), sau là Tokuseiin (得生院 / Đắc Sanh viện), con gái của Takaki Kushigase Chính thất: Không lập Vợ lẽ Misawa Hatsuko (三沢初子 / Tam Trạch Sơ Tử, 1640 – 1686), sau là Jōgan-in (浄眼院) Seiun'in, sau là (清雲院 / Thanh Vân viện), đến từ gia tộc Hirata Ohari no Kata (於梁の方 / Ư Lương chi Phương), con gái của Kuroe Seifusa. Yosei'in (養性院 / Dưỡng Tính viện) Bo-dono (某氏 / Mỗ thị) Otome no Kata (とめの方), sau là Tome-Teichi-in (証智院 / Chứng Trí viện) Kayo no Kata (かよの方), sau là Reishōin (霊照院 / Linh Chiếu viện) Con trai Công tử trưởng: Date Tsunamura (伊達綱村 / Y Đạt Cương Thôn, 1659 - 1719), daimyō đời thứ 4 của phiên sendai. Mẹ là Misawa Hatsuko. Công tử thứ 2: Date Murayori (伊達村和 / Y Đạt Thôn Hòa, 1661 – 1772), được nhận nuôi bởi nhánh Mizusawa-Date, sau trở thành daimyō của bán phiên Nakatsuyama. Mẹ là Misawa Hatsuko. Công tử thứ 3: Date Muneyun (伊達宗贇 / Y Đạt Tông Uân, 1665 – 1771) được nhận nuôi bởi Date Munetoshi, sau trở thành daimyō của phiên Uwajima. Mẹ là Misawa Hatsuko. Công tử thứ 4: Date Muranao (伊達村直 / Y Đạt Thôn Trực, 1666 – 1709), được nhận nuôi bởi Date Munetomo của nhánh Tome-Date. Mẹ là Seiun'in. Công tử thứ 5: Date Kikunosuke (伊達菊之允 / Y Đạt Cúc Chi Doãn, 1684 - 1685), chết yểu. Mẹ là Yosei'in. Công tử thứ 6: Date Kichijuro (伊達吉十郎 / Y Đạt Cát Thập Lang, 1687 - 1688), chết yểu, Mẹ là Bo-dono. Con gái Trưởng nữ: Natsuko / Kiyoko (夏姫 / Hạ Cơ, 1665 - 1714), lấy Date Harusane của nhánh Watari-Date, rồi lại tái hôn với Date Harusada của nhánh Iwaya-Date clan. Mẹ là Seiun'in. Công nữ thứ 2: Ruihime (類姫 / Loại Cơ, 1667 - 1724), lấyhatamoto Date Muramoto của nhánh Watari-Date. Mẹ là Ohari no Kata. Công nữ thứ 3: Sanhime (三姫 / Tam Cơ, 1671 - 1753), lấy Nakamura Moriyoshi. Mẹ là Seiun'in. Công nữ thứ 4: Senhime (千姫 / Thiên Cơ, 1672 - 1674), chết yểu. Mẹ là Ohari no Kata. Công nữ thứ 5: Chiehime (智恵姫 / Trí Huệ Cơ, 1675 - 1724), lấy Tachibana Sadaakira. Mẹ là Ohari no Kata. Công nữ thứ 6: Kirahime (綺羅姫 / Ỷ La Cơ, 1680 - 1756), được nhận nuôi bởi Date Tsunamura (anh trai ruột), lấy Honda Yasunobu, daimyō của Phiên Zeze. Mẹ là Yosei'in. Công nữ thứ 7: Narehime, chết yểu (那礼姫 / Na Lễ Cơ, 1682 - 1683). Mẹ là Yosei'in. Công nữ thứ 8: Musuhime (牟須姫 / Mưu Tu Cơ, 1685 - 1688), chết yểu. Mẹ là Yosei'in. Công nữ thứ 9: Yuhime (由布姫 / Do Bố Cơ, 1698 - 1700), chết yểu. Mẹ là Otome no Kata. Công nữ thứ 10: Onohime (多家姫 / Đa Gia Cơ, 1704 - [[1706), chết yểu. Mẹ là Kayo no Kata. Con nuôi Yasuhime (安姫 / An Cơ) (1685 - 1706), lấy Tsunoda Ishikawamura Hiromasa Date Murakage (1690 - 1753). Xem thêm Date Sōdō Phiên Sendai Date Tadamune Date Tsunamura Sakai Tadakiyo Date Munekatsu Tham khảo Chú thích nguồn Ghi chú Thư mục Papinot, Edmond. (1948). Historical and Geographical Dictionary of Japan. New York: Overbeck Co. Liên kết ngoài Sendai Domain on "Edo 300 HTML" (July 30, 2023) Sinh 1640 Mất 1711 Tozama Daimyo Gia tộc Date Tử vong vì bệnh ung thư ở Nhật Bản Người thời Edo Sinh năm 1640 Mất năm 1711
19817885
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sargocentron%20caudimaculatum
Sargocentron caudimaculatum
Sargocentron caudimaculatum là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1838. Từ nguyên Từ định danh caudimaculatum được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: caudis (số nhiều của cauda, “đuôi”) và maculatum (“đốm”), hàm ý đề cập đến đốm trắng bạc (thường biến mất sau khi chết) ở cuống đuôi, ngay cuối gốc vây lưng của loài cá này. Phân bố và môi trường sống S. caudimaculatum có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Line và Polynésie thuộc Pháp, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi và Úc. Ở Việt Nam, S. caudimaculatum được ghi nhận tại cù lao Chàm, đảo Lý Sơn, ngài khơi Bình Thuận, vịnh Nha Trang, Côn Đảo cùng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thông qua kênh đào Suez, S. caudimaculatum đã đến được Địa Trung Hải, khi một cá thể được bắt tại bán đảo Bon (phía đông bắc Tunisia) ở độ sâu 60 m. Cá thể được xác định là loài này bằng cách nhận dạng phân tử qua mã vạch DNA. S. caudimaculatum sống đơn độc hoặc theo nhóm trên rạn san hô, từ đầm phá đến các rạn xa bờ, độ sâu đến ít nhất là 45 m. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. caudimaculatum là 25 cm, thường bắt gặp với chiều dài trung bình là 18 cm. Cá có màu đỏ, khoảng 1/3 thân sau thường có màu trắng; vảy cá viền trắng bạc. Một đốm lớn, trắng bạc trên cuống đuôi, gần cuối gốc vây lưng. Gai vây lưng màu đỏ tươi. Các vây trong mờ, có viền đỏ thắm. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–10; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số vảy đường bên: 38–43. Sinh thái S. caudimaculatum là loài sống về đêm, thức ăn chủ yếu là cua và tôm. Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, S. caudimaculatum được xếp vào nhóm chị em với Sargocentron spiniferum. Giá trị S. caudimaculatum có giá trị thương mại nhỏ, cũng xuất hiện trong hoạt động buôn bán cá cảnh. Tham khảo C Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá biển Đỏ Cá Ả Rập Cá Ai Cập Cá Sudan Cá Kenya Cá Tanzania Cá Nam Phi Cá Madagascar Cá Réunion Cá Ấn Độ Cá Maldives Cá Bangladesh Cá Myanmar Cá Việt Nam Cá Nhật Bản Cá New Guinea Cá Vanuatu Cá Nouvelle-Calédonie Động vật được mô tả năm 1838
19817888
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Osan
Ga Osan
Ga Osan (Tiếng Hàn: 오산역, Hanja: 烏山驛) là ga đường sắt trên Tuyến Gyeongbu ở Osan-dong, Osan-si, Gyeonggi-do. Một số chuyến tàu Mugunghwa và tất cả các chuyến tàu trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 dừng tại ga này. Bố trí ga Ga kế cận Tham khảo Osan Osan Osan Osan
19817889
https://vi.wikipedia.org/wiki/Praseodymi%28III%29%20oxalat
Praseodymi(III) oxalat
Praseodymi(III) oxalat là một hợp chất vô cơ của kim loại praseodymi và acid oxalic với công thức hóa học Pr2(C2O4)3. Hợp chất tạo thành tinh thể màu lục, không tan trong nước. Điều chế Phản ứng của muối praseodymi với acid oxalic sẽ tạo ra kết tủa: Tính chất Praseodymi(III) oxalat tạo thành tinh thể màu lục, tan ít trong nước. Hợp chất tạo thành tinh thể Pr2(C2O4)3·10H2O màu lục nhạt. Tetrahydrat Pr2(C2O4)3·4H2O màu lục có các hằng số mạng tinh thể a = 0,86358 nm, b = 0,95356 nm, c = 1,6885 nm. Hexahydrat Pr2(C2O4)3·6H2O có hai dạng: Dạng màu vàng thuộc hệ tinh thể đơn nghiêng, cấu trúc giống Bi2(C2O4)3·6H2O, các hằng số mạng tinh thể a = 0,98834 nm, b = 0,82811 nm, c = 1,01818 nm, β = 99,053°. Dạng màu lục thuộc hệ tinh thể ba nghiêng, các hằng số mạng tinh thể a = 0,60367 nm, b = 0,76222 nm, c = 0,89353 nm, α = 98,33°, β = 99,814°, γ = 96,734°. Decahydrat bị phân hủy từng bước khi đun nóng: Ứng dụng Praseodymi(III) oxalat được coi là một chất trung gian trong quá trình tổng hợp praseodymi. Nó cũng được sử dụng để tạo màu cho một số loại thủy tinh và men. Nếu trộn với một số vật liệu khác, hợp chất này sẽ tạo cho thủy tinh màu vàng đậm. Hợp chất khác Pr2(C2O4)3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như: Pr2(C2O4)3·4N2H4·nH2O là tinh thể màu lục nhạt; Pr2(C2O4)3·12N2H4·4H2O là tinh thể trong suốt cỡ lớn, tan ít trong nước, tan trong acid khoáng, D = 2,874 g/cm³.. Các phức Pr2(C2O4)3·5,1N2H4·7H2O, Pr2(C2O4)3·3,5N2H4·6H2O và Pr2(C2O4)3·3N2H4·10H2O cũng đã được biết đến, chúng đều có màu lục nhạt. Phức Pr2(C2O4)3·xN2H4·yH2O với các cặp sau cũng đã được phát hiện: x = 4–6, y = 6–10; x = 3,5–4, y = 6–10; x = 2,5–3, y = 8–10. Tham khảo Hợp chất vô cơ Hợp chất praseodymi Muối oxalat Articles containing unverified chemical infoboxes Chembox articles without image Articles with short description Short description matches Wikidata
19817897
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20Phanh
Phạm Phanh
Phạm Phanh (Hán tự: 范梈; 1272 — 1330), tự Hanh Phụ (亨父), hay còn gọi Đức Cơ (德機), nguyên quán ở Thanh Giang (清江) (nay là Chương Thụ (樟樹), tỉnh Giang Tây (江西)), là một thi nhân đời nhà Nguyên. Tiểu sử Sinh vào năm Hàm Thuần (咸淳) thứ tám (1272) dưới thời vua Tống Độ Tông của triều đại nhà Tống, thời trẻ mồ côi và nghèo khổ, thuộc ngâm thành văn của Nhan Duyên Niên (顏延年, 384 - 456), Tạ Linh Vận (謝靈運, 385 - 433), năm Đại Đức (大德) thứ mười một đời nhà Nguyên (1307). Ông tới kinh đô và làm gia sư tại nhà của quan trung thừa Đổng Sĩ Tuyển (董士選). Ông được tiến cử làm chức Tả Vệ Giáo Thụ và từng làm quan Hải Nam Hải Bắc Đạo, Liêm Phóng Ty Chiếu Ma, Hàn Lâm Ưng Phụng, Đạo Tri Sự của vùng Phúc Kiến và Mân Hải, quan chí là Biên Tu của Hàn Lâm Viện, nhưng sau ông đã trở về quê nhà vì ốm bệnh. Ông từng làm thơ, thi sĩ Ngu Tập (虞集, 1272 — 1348) đương thời gọi những bài thơ của Phạm Phanh như là "Đường lâm Tấn thiếp" (một thành ngữ Trung Hoa, nghĩa đen là "thư pháp đời Đường hầu như là sao chép lại của đời Tấn", nghĩa bóng là ý chỉ sao chép tốt, làm tốt, nhưng lại chẳng nguyên gốc, độc đáo). Ông cùng với Ngu Tập, Dương Tải (楊載, 1271 — 1323), Yết Hề Tư (揭傒斯, 1274 — 1344), cả bốn người được lưu truyền là "Nguyên thi tứ đại gia" (元詩四大家). Năm Thiên Lịch (天曆) thứ hai (1329), ông đã từ quan vì mẹ ốm, không lâu sau mẹ ông qua đời. Năm Thiên Lịch (天曆) thứ ba (1330), Phạm Phanh cũng qua đời. Người đời gọi ông là "Văn Bạch Tiên Sinh" (文白先生). Ông là tác giả của bộ "Mộc thiên cấm ngữ" (木天禁語), "Thi học cấm luyến" (詩學禁臠). Chú thích Nhà thơ Trung Quốc Nhà văn Trung Quốc
19817901
https://vi.wikipedia.org/wiki/WTA%20Poland%20Open%202023
WTA Poland Open 2023
Warsaw Open 2023 (còn được biết đến với BNP Paribas Warsaw Open vì lý do tài trợ) là một giải quần vợt nữ thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời. Đây là lần thứ 3 giải WTA Poland Open được tổ chức, và là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2023. Giải đấu diễn ra tại Legia Tennis Centre ở Warsaw, Ba Lan, từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2023. Sự cố Trước khi giải đấu bắt đầu, tay vợt Nga Vera Zvonareva đã bị cấm nhập cảnh vào Ba Lan vì lý do chính trị. Điều này đã khiến cô buộc phải rút lui khỏi giải đấu. Nội dung đơn Hạt giống † Bảng xếp hạng vào ngày 17 tháng 7 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Maja Chwalińska Weronika Ewald Karolína Muchová Bảo toàn thứ hạng: Kristína Kučová Vượt qua vòng loại: Jana Fett Yuliya Hatouka Ankita Raina Rebecca Šramková Thua cuộc may mắn: Natalija Stevanović Rút lui Margarita Betova → thay thế bởi Yanina Wickmayer Katie Boulter → thay thế bởi Nao Hibino Marie Bouzková → thay thế bởi Tereza Martincová Camila Giorgi → thay thế bởi Natalija Stevanović Rebeka Masarova → thay thế bởi Viktória Hrunčáková Ajla Tomljanović → thay thế bởi Lucrezia Stefanini Lesia Tsurenko → thay thế bởi Heather Watson Markéta Vondroušová → thay thế bởi Jodie Burrage Wang Xinyu → thay thế bởi Jessika Ponchet Vera Zvonareva → thay thế bởi Laura Siegemund Nội dung đôi Hạt giống † Bảng xếp hạng vào ngày 17 tháng 7 năm 2023. Vận động viên khác Đặc cách: Maja Chwalińska / Jessika Ponchet Martyna Kubka / Natalija Stevanović Thay thế: Ankita Raina / Yuan Yue Rút lui Natela Dzalamidze / Monica Niculescu → thay thế bởi Ankita Raina / Yuan Yue Priska Nugroho / Jessy Rompies → thay thế bởi Oana Gavrilă / Jessy Rompies Laura Siegemund / Vera Zvonareva → thay thế bởi Linda Fruhvirtová / Laura Siegemund Nhà vô địch Đơn Iga Świątek đánh bại Laura Siegemund, 6–0, 6–1 Đôi Heather Watson / Yanina Wickmayer đánh bại Weronika Falkowska / Katarzyna Piter, 6–4, 6–4 Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức Poland Open WTA Poland Open Poland Open Poland Open
19817906
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pok%C3%A9mon%20Evolutions
Pokémon Evolutions
Pokémon Evolutions (ポケモンエボリューションズ, Pokémon Eboryūshonzu) là một loạt series phim hoạt hình nguyên bản năm 2021 của Nhật Bản được phát hành trên nền tảng YouTube và Pokémon TV bởi The Pokémon Company. Pokémon Evolutions được tạo ra nhân ngày kỉ niệm 25 của Series Pokémon gồm có 8 tập . Đồng thời các nơi trong từng tập phim đều được lấy cảm hứng từ 8 khu vực khác nhau trong thế giới Pokemon. Bộ phim được công chiếu lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 9 năm 2021. Phim được sản xuất bởi Andy Gose,Taito Okiura, kịch bản được viết bởi Benjamin Townsend và đạo diễn của bộ phim này là Daiki tomiyasu. Chú thích Phim hoạt hình Nhãn hiệu Nhật Bản
19817913
https://vi.wikipedia.org/wiki/Suzuki%20Shir%C5%8D%20%28ch%C3%ADnh%20kh%C3%A1ch%29
Suzuki Shirō (chính khách)
(sinh ngày 16 tháng 7, 1967) là chính trị gia người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thị trưởng thành phố Nagasaki kể từ ngày 26 tháng 4 năm 2023. Tham khảo Sinh năm 1967 Nhân vật còn sống Cựu sinh viên Đại học Tokyo Người Nagasaki Chính khách từ Nagasaki
19817920
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20Kurd
Lịch Kurd
Lịch Kurd là một loại lịch được sử dụng ở khu vực Kurdistan của Iraq, cùng với lịch Hồi giáo và lịch Gregorius. Lịch sử Sự khởi đầu của lịch được đánh dấu bằng Trận Nineveh, một cuộc chinh phục người Assyria của người Media vào năm 612 TCN. Tháng Tên của các tháng thường bắt nguồn từ các sự kiện xã hội trong tháng đó. Tham khảo Trích dẫn Thư mục Lịch
19817931
https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%88
Ԉ
Komi Lje (Ԉ ԉ, chữ nghiêng: Ԉ ԉ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Molodtsov, một biến thể của bảng chữ cái Kirin. Nó chỉ được sử dụng trong chữ viết của tiếng Komi vào những năm 1920. Nó tương đương với chữ cái Kirin Lje (Љ љ). Một số dạng của nó tương tự như chữ cái 几 trong tiếng Trung Quốc. Mã máy tính Xem thêm Л л: Chữ Kirin El Chữ Kirin trong Unicode Tham khảo Mẫu tự Kirin Nhóm ngôn ngữ Permi Ngôn ngữ tại Nga
19817944
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tripolitania%20thu%E1%BB%99c%20Ottoman
Tripolitania thuộc Ottoman
Tripolitania thuộc Ottoman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: ایالت طرابلس غرب; tiếng Anh: Ottoman Tripolitania) là phần đất duyên hải Bắc Phi, ngày nay thuộc Libya, từ năm 1551 đến 1912 nó nằm dưới quyền cai trị của Đế quốc Ottoman. Trong giai đoạn từ năm 1551 đến năm 1864, với tên gọi Eyalet Tripolitania (ایالت طرابلس غرب Eyālet-i Trâblus Gârb) hoặc Bey và khu vực lãnh thổ Tripoli của Barbary, sau đó, từ 1864 đến 1912, với tên gọi Vilayet Tripolitania (ولايت طرابلس غرب Vilâyet-i Trâblus Gârb). Nó còn được gọi là Vương quốc Tripoli, mặc dù về mặt kỹ thuật nó không phải là một vương quốc, mà là một tỉnh của Ottoman do các pasha (thống đốc) cai trị. Triều đại Karamanli cai trị tỉnh như một chế độ quân chủ cha truyền con nối trên thực tế từ năm 1711 đến năm 1835, mặc dù vẫn nằm dưới sự cai trị trên danh nghĩa của Ottoman và chịu quyền kiểm soát từ Constantinople. Bên cạnh lãnh thổ cốt lõi của Tripolitania, Barca cũng được coi là một phần của vương quốc Tripoli, bởi vì nó được cai trị bởi Pasha xứ Tripoli, cũng là toàn quyền trên danh nghĩa của Ottoman. Tên Ottoman của "Trablus Garb" có nghĩa đen là "Tripoli ở phía Tây" vì nhà nước đã có một Tripoli khác ở phía Đông cũng được gọi là Trablus do Selim I chinh phục sau Trận Marj Dabiq. Sau khi Tripolitania bị sáp nhập, tên của các eyalet được đổi thành "Tripoli ở Levant" (Trablus Şam) và "Tripoli ở phía Tây" là Tripolitania của La Mã (Trablus Garb). Tàn tích của nhiều thế kỷ dưới sự cai trị của Ottoman là sự hiện diện của một nhóm dân số gốc Thổ Nhĩ Kỳ và những người lai Thổ - Kouloughlis. Tham khảo Liên kết ngoài Tripolitania thời Ottoman Khởi đầu năm 1551 ở châu Phi Bờ biển Barbary
19817949
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sargocentron%20punctatissimum
Sargocentron punctatissimum
Sargocentron punctatissimum là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829. Từ nguyên Từ định danh punctatissimum được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: puncta (“lốm đốm”) và hậu tố issimus (biểu thị so sánh bậc nhất), hàm ý đề cập đến những chấm màu tím nhạt rất nhỏ trên vảy của loài cá này. Phân bố và môi trường sống S. punctatissimum có phân bố rộng khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, quần đảo Marshall và đảo Phục Sinh, ngược lên phía bắc đến Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc và đảo Rapa Iti. Ở Việt Nam, S. caudimaculatum được ghi nhận tại quần đảo Trường Sa. S. punctatissimum sống trong khe hốc của rạn viền bờ hoặc trong các vũng thủy triều, ít khi thấy ở độ sâu hơn 30 m (nhưng đã được bắt gặp ở độ sâu đến 183 m tại Hawaii). Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. punctatissimum là 23 cm. Loài này có màu đỏ ánh bạc. Gai vây lưng trắng, có dải viền màu đỏ tươi. Các vây trong mờ, đỏ hơn ở gần rìa. Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số vảy đường bên: 41–47. Sinh thái S. punctatissimum là loài sống về đêm, thức ăn chủ yếu là các loài giáp xác nhỏ và ấu trùng của chúng, cũng như giun nhiều tơ. Qua giải mã trình tự gen 12S rRNA, S. punctatissimum được xếp vào nhóm chị em với Sargocentron macrosquamis. Giá trị S. punctatissimum có giá trị thương mại không đáng kể, chủ yếu xuất hiện trong nghề đánh bắt thủ công, tuy nhiên vẫn có thể bị loại bỏ khỏi sản lượng khai thác. Ở Lakshadweep thì S. punctatissimum lại là một loài cá cảnh quan trọng. Tham khảo P Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá biển Đỏ Cá Ả Rập Cá Tanzania Cá Nam Phi Cá Madagascar Cá Réunion Cá Mauritius Cá Maldives Cá Việt Nam Cá New Guinea Cá Vanuatu Cá Nhật Bản Cá Hawaii Động vật quần đảo Marshall Động vật Samoa Động vật đảo Phục Sinh Động vật được mô tả năm 1829
19817956
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20s%E1%BB%AD%20h%E1%BB%8Dc%20v%E1%BB%81%20s%E1%BB%B1%20Kit%C3%B4%20gi%C3%A1o%20h%C3%B3a%20%C4%90%E1%BA%BF%20qu%E1%BB%91c%20La%20M%C3%A3
Nghiên cứu sử học về sự Kitô giáo hóa Đế quốc La Mã
Sự khuếch trướng của Kitô giáo từ gốc gác mơ hồ của nó vào khoảng năm 40, bấy giờ mới có ít hơn 1.000 tín đồ, thành tôn giáo lớn nhất của toàn bộ Đế quốc La Mã vào khoảng năm 350 CN, đã được khảo cứu dựa trên nhiều hướng nghiên cứu sử học khác nhau. Cho tới những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, rất nhiều chuyên gia vẫn chấp nhận giả thuyết sụp đổ của Edward Gibbon trong cuốn The History of the Decline and Fall of the Roman Empire, một tác phẩm sử học được xuất bản vào năm 1776. Gibbon cho rằng Pagan giáo vốn đã suy sụp kể từ thế kỷ thứ 2 và rốt cuộc bị trừ khử do chính sách áp đặt Kitô giáo theo kiểu từ-trên-xuống của Constantine, hoàng đế La Mã đầu tiên theo đạo Kitô, và các hoàng đế hậu thân vào thế kỷ thứ 4. Trong suốt 200 năm, giả thuyết của Gibbon và các phiên bản cải thiện của nó — mô hình xung đột và mô hình lập pháp — đã đưa ra được một trình thuật quan trọng về quá trình này. Mô hình xung đột cho rằng Kitô giáo lớn mạnh trong sự xung đột với Pagan giáo, giành được chiến thắng chỉ khi các hoàng đế La Mã bắt đầu cải đạo Kitô và áp dụng quyền lực nhằm ép buộc nhân dân phải cải đạo theo. Mặt khác, mô hình lập pháp thì dựa trên Bộ luật Theodosian chế bản năm 438. Vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, các khám phá mới về văn liệu cùng các nghiên cứu mới trong ngành khảo cổ và tiền tệ học, bên cạnh các lĩnh vực mới nổi như xã hội học và nhân học, kết hợp với mô hình tính toán hiện đại, đã đánh đổ phần lớn cách hiểu cũ về chủ đề này. Theo các giả thuyết hiện đại, Kitô giáo bén rễ vào thế kỷ thứ 3, trước thời Constantine; Pagan giáo phải tới tận thế kỷ thứ 4 mới lụi tàn; và quyền lập pháp thực chất không có ảnh hưởng mấy cho đến đời Justinian I (trị 527-565). Vào thế kỷ 21, mô hình xung đột không còn trọng lượng nữa, trong khi mô hình cơ sở lại trở nên thời thượng. Các học thuyết khác lại dựa trên các giả thiết về tâm lý học hoặc tiến hóa của chọn lọc văn hóa, theo đó thì nhiều học giả thế kỷ 21 khẳng định rằng các mô hình xã hội học như thuyết mạng lưới và sự khuếch tán phát kiến cho ta cái nhìn rõ ràng nhất về sự biến chuyển xã hội. Ngành xã hội học cho rằng đạo Kitô đã lan rộng theo chiều từ-dưới-lên; sở dĩ vì nó bao gồm các tập tục và ý tưởng như từ thiện, chủ nghĩa quân bình, tính dễ tiếp cận và một thông điệp rõ ràng, thu hút được các tầng lớp nhân dân. Hiệu ứng của sự biến chuyển tôn giáo này vẫn đang bị tranh cãi. Lịch sử Về nghiên cứu sử học Theo quan điểm cũ, Pagan giáo — tức đa thần giáo Hy-La truyền thống đô thị — bên trong Đế quốc La Mã thường được coi là đã bắt đầu lụi tàn từ thế kỷ thứ 2 hoặc 1 TCN, bị gián đoạn bởi một đợt 'Phục Hưng' đời Augustus (trị 27 TCN – 14 CN). Người ta từng cho rằng tục thờ phụng hoàng đế La Mã, 'các giáo phái đông phương' và đạo Kitô là triệu chứng của cái quá trình suy sụp dần dần đó. Đạo Kitô nổi lên như một phong trào tôn giáo lớn ở Đế quốc La Mã, các vương quốc tây di, các quốc gia lân bang, cũng như một số khu vực thuộc Đế quốc Ba Tư và Sassanid. Trình thuật chính về sự trỗi dậy của đạo Kitô, trong suốt 200 năm kể từ năm 1776, được trích xuất chủ yếu từ tác phẩm Decline and Fall của Edward Gibbon. Gibbon đánh giá Constantine là một vị hoàng đế với "tham vọng vô hạn" và một sự khao khát danh vọng mãnh liệt; ông ta muốn áp đặt đạo Kitô lên phần còn lại của đế quốc như một nước cờ chính trị, bất cần đạo lý, để đạt được "trong vòng ít hơn một thế kỷ, cuộc chinh phục cuối cùng Đế quốc La Mã". Phải tới năm 1936 thì một số học giả như Arnaldo Momigliano mới đặt nghi vấn về quan điểm này. Năm 1953, nhà sử học nghệ thuật Alois Riegl đưa ra quan điểm độc đáo đầu tiên, cho rằng chưa từng tồn tại một sự khác biệt về chất lượng của nghệ thuật và chưa từng có một giai đoạn suy thoái cuối thời kỳ Cổ điển. Năm 1975, khái niệm "lịch sử" được mở rộng để bao gồm các nguồn nằm ngoài trình thuật cổ đại và các văn liệu cổ điển. Bằng chứng sử học giờ đây bao trùm cả các lĩnh vực khác như văn bản pháp luật, kinh tế học, lịch sử tư tưởng, tiền xu, bia mộ, kiến trúc, khảo cổ học, v.v. Vào những năm 1980, các giả thuyết tổng hợp bằng chứng mới bắt đầu được đề ra. Một phần tư cuối của thế kỷ 20, ngành nghiên cứu này đã đạt được những tiến độ đáng kể. Tôn giáo La Mã Tôn giáo ở Hy-La cổ đại khác biệt rất nhiều so với tôn giáo hiện đại. Ở Đế quốc La Mã thuở sớm, tôn giáo mang tính chất đa thần và cục bộ. Nó không chú trọng vào cá nhân, mà tập trung vào lợi ích của thành phố: nó là một tôn giáo dân sự mà trong đó nghi lễ là dạng thờ phụng chính. Chính trị và tôn giáo ở Hy-La hòa lẫn với nhau, và các nghi lễ công chúng được cử hành bởi các quan chức công cộng. Sự tôn kính đối với tục lệ tổ tiên là một phần rất quan trọng trong tín ngưỡng và thực hành đa thần giáo; thành viên trong xã hội địa phương được kỳ vọng tham gia vào các nghi lễ công cộng. Tham khảo Thư mục Sách Bài báo học thuật Trực tuyến Kitô giáo ở Đế quốc La Mã
19817970
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20Th%C6%B0%C6%A1ng%20nh%E1%BA%ADt%20b%C3%A1o
Công Thương nhật báo
Công Thương nhật báo là tờ báo tiếng Trung được xuất bản ở Hồng Kông dưới thời thuộc địa của Anh. Báo thuộc quyền sở hữu gián tiếp của (), một cựu tướng lĩnh Trung Hoa Dân Quốc và là con trai của nhà tài phiệt Hồng Kông Hà Đông. Đây là tờ báo ủng hộ Quốc Dân Đảng và phát hành theo lịch Dân quốc. Song song với Công Thương vãn báo () do "Công Thương nhật báo hữu hạn công ty" () xuất bản, được thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1928. Nhà xuất bản này đã bị giải thể vào ngày 26 tháng 12 năm 1996, nhiều năm sau khi các tờ báo đình bản. Công Thương nhật báo cũng được xuất bản dưới dạng "ngoại phụ bản" (), nhắm vào Đài Loan. Lịch sử Ngài Hà Đông đã mua lại tờ Công Thương nhật báo vào năm 1929. Vào thời điểm đó, tờ báo này đang làm ăn thua lỗ. Dưới quyền sở hữu của Hà Đông, nó đã trở thành một trong ba tờ báo tiếng Hoa hàng đầu ở Hồng Kông trong thập niên 1950 (hai tờ còn lại là Tinh Đảo nhật báo và Hoa kiều nhật báo ()), theo Hiệp hội Báo chí Hồng Kông. Ngay sau khi ký kết Tuyên bố chung Trung-Anh, Công Thương nhật báo đã đình bản, nói rằng nó không kiếm được lợi nhuận và không thể nhìn thấy con đường phía trước. Tham khảo Báo chí tiếng Trung Quốc Báo tiếng Hoa xuất bản tại Hồng Kông Báo viết ngừng hoạt động ở Hồng Kông
19817971
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20ph%C3%B3ng%20qu%C3%A2n%20b%C3%A1o
Giải phóng quân báo
Giải phóng quân báo () hay gọi tắt là PLA Daily, là tờ báo chính thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1956. Về mặt thể chế, tờ Giải phóng quân báo là cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương, và với tư cách đó là phát ngôn viên của chính PLA. Đường lối xã luận của nó gần giống với đường lối được tìm thấy trên tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Nhân Dân nhật báo. Tổng quan Tờ báo này thường hay đưa tin về các câu chuyện thời sự liên quan đến PLA và các vấn đề quân sự khác, đồng thời đưa tiếng nói của quân đội vào lĩnh vực chính sách công để chủ yếu tiêu thụ trong nước. Tháng 8 năm 2010, một bài xã luận cho rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc đã lỗi thời và Trung Quốc phải "dũng cảm học hỏi kinh nghiệm về văn hóa thông tin của quân đội nước ngoài", cùng với việc hiện đại hóa và mua sắm vật tư công khai. Giải phóng quân báo, trong khi chính thức đóng vai trò là tiếng nói của quân đội, không đi xa khỏi thông điệp của chính Đảng khi nói đến chính sách đối ngoại. Học giả về chiến lược Alastair Iain Johnston viết: "Có một mối tương quan chặt chẽ giữa luận điệu chính sách đối ngoại trong—tiếng nói dân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc—Nhân Dân nhật báo—và tiếng nói quân sự của nó—Giải phóng quân báo". Sự xuất hiện các sáng kiến chính sách cưng chiều của giới lãnh đạo Trung Quốc trên các trang của Giải phóng quân báo thường được giới học giả coi là biểu hiện sức mạnh của họ trong quân đội. Giới học giả của Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Trường Đại học Chiến tranh Lục quân Hoa Kỳ trích dẫn vô số lần xuất hiện tuyên truyền liên quan đến "khái niệm phát triển khoa học"—do lãnh đạo Đảng Hồ Cẩm Đào đưa ra—như bằng chứng cho thấy "ảnh hưởng đáng kể của Hồ Cẩm Đào đối với một số lĩnh vực phát triển của PLA kể từ năm 2004". Tham khảo Liên kết ngoài Báo chí quân đội Báo chí tiếng Trung Quốc Báo viết xuất bản ở Bắc Kinh Nhật báo xuất bản ở Trung Quốc Báo viết Đảng Cộng sản Trung Quốc Truyền thông đại chúng trong quân đội Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
19817972
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20ki%E1%BB%81u%20nh%E1%BA%ADt%20b%C3%A1o
Hoa kiều nhật báo
Hoa kiều nhật báo hoặc Overseas Chinese Daily News () là một tờ báo tiếng Hoa có trụ sở tại Hồng Kông. Báo được xuất bản từ năm 1925 đến năm 1995. Tờ báo này do Sầm Duy Hưu sáng lập sau khi gia đình Sầm nắm quyền kiểm soát công ty. Lịch sử Tờ báo được xuất bản dưới cái tên Chinese General Merchants Daily từ năm 1919 đến năm 1923 khi Tổng Thương hội Trung Hoa và Daily Press đồng sở hữu công ty này. Hợp đồng sau đó kết thúc và Tổng Thương hội Trung Hoa đã tự xuất bản tờ báo này. Năm 1925, báo được bán lại cho Sầm Duy Hưu. Nó được đổi tên thành Hoa kiều nhật báo bắt đầu xuất bản vào ngày 5 tháng 6 năm 1925. Tháng 12 năm 1941, Nhật Bản bắt đầu tiến quân vào chiếm đóng Hồng Kông. Hoa kiều nhật báo là một trong số ít tờ báo được phép tiếp tục xuất bản. Tờ báo đã sử dụng các kỹ năng viết khác nhau để vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ quân sự Nhật Bản và bí mật truyền tải thông điệp chống Nhật. Ngày 1 tháng 4 năm 1945, Hoa kiều vãn báo () được thành lập. Lần phát hành cuối cùng của tờ báo này là vào ngày 1 tháng 4 năm 1988. Năm 1985, người sáng lập Sầm Duy Hưu qua đời. Con trai ông là Sầm Tài Sinh không muốn tiếp tục điều hành tờ báo này nữa. Do đó, vào tháng 12 năm 1991, tờ báo được bán cho South China Morning Post. Tờ Post tiếp tục bán lại cho Hương Thụ Huy vào tháng 1 năm 1994 để rồi vị chủ mới này khiến cho tờ báo bán chạy hơn. Tuy nhiên, nó vẫn bị đình bản vì lý do tài chính vào ngày 12 tháng 1 năm 1995. Thống đốc Chris Patten cho biết ông rất buồn và tờ báo này nổi tiếng là liêm chính và quan tâm đến các giá trị cộng đồng. Tham khảo Báo chí tiếng Trung Quốc Báo viết thành lập năm 1925 Khởi đầu năm 1925 ở Hồng Kông Ấn phẩm đình bản năm 1995 Chấm dứt năm 1995 ở Hồng Kông Báo tiếng Hoa xuất bản tại Hồng Kông
19818009
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leonardo%20Almeida
Leonardo Almeida
Leonardo Alexandre Almeida Lopes hay Leo Lopes (sinh ngày 5 tháng 11 năm 2004) là một cầu thủ bóng đá người Bồ Đào Nha hiện đang chơi ở vị trí tiền đạo cánh trái cho câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers. Ngày 30 tháng 7 năm 2023, Lopes gia nhập Wolverhampton Wanderers và kí vào bản hợp đồng đến mùa hè năm 2026 với câu lạc bộ này. Tham khảo Sinh năm 2004 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Wolverhampton Wanderers F.C. Cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha ở nước ngoài
19818046
https://vi.wikipedia.org/wiki/Motoshima%20Hitoshi
Motoshima Hitoshi
(20 tháng 2 năm 1922 - 31 tháng 10 năm 2014) là cựu chính trị gia người Nhật Bản. Ông đã từng phục vụ 4 nhiệm kỳ với tư cách là Thị trưởng thành phố Nagasaki từ năm 1979 đến năm 1995. Tham khảo Người Nagasaki Sinh năm 1922 Mất năm 2014 Tín hữu Công giáo Nhật Bản Chính khách từ Nagasaki
19818051
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ermenegildo%20Gasperoni
Ermenegildo Gasperoni
Ermenegildo "Gildo" Gasperoni (4 tháng 8 năm 1906 – 26 tháng 6 năm 1994) là một chính khách người San Marino. Ông từng là tổng bí thư và sau đó là chủ tịch Đảng Cộng sản San Marino. Đầu đời Gasperoni là con trai của một nghệ nhân từ San Marino. Khi còn trẻ, ông rời đất nước năm 1924. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1926. Gasperoni là nhà hoạt động của Đảng Cộng sản Luxembourg từ năm 1930 đến năm 1936. Ông tham gia Lữ đoàn Quốc tế trong Nội chiến Tây Ban Nha, giữ chức vụ chính ủy của Tiểu đoàn Garibaldi trong Lữ đoàn Quốc tế thứ Mười hai. Sau đó, ông chuyển sang làm chính ủy Trung tâm Quốc tế Tuyển chọn và Đào tạo Tình nguyện viên. Sự nghiệp Ông trở về quê hương vào năm 1940, bắt đầu hoạt động để thành lập Đảng Cộng sản San Marino. Đảng Cộng sản Ý đã tổ chức một chi nhánh địa phương ở San Marino vào năm 1921, nhưng đất nước này không có đảng cộng sản cho riêng mình. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1941, Đảng Cộng sản San Marino được thành lập dưới sự lãnh đạo của Gasperoni. Từ năm 1949, ông là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong chính phủ liên minh cộng sản - xã hội chủ nghĩa. Ngoài công việc chính trị, ông còn làm thợ sửa ô tô ở Borgo Maggiore vào thời điểm này. Gasperoni đại diện cho Đảng Cộng sản San Marino tại các sự kiện quốc tế khác nhau, chẳng hạn như Hội nghị Quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân năm 1969 tại Moskva và Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân Châu Âu năm 1976 tại Berlin. Tại cả hai sự kiện này, Gasperoni đã lên tiếng chỉ trích các chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1978, Gasperoni được bầu để phục vụ nhiệm kỳ sáu tháng với tư cách là một trong hai Đại chấp chính (tức đồng nguyên thủ quốc gia San Marino), cùng với chính khách xã hội chủ nghĩa Adriano Reffi. San Marino lần đầu tiên có một nguyên thủ quốc gia cộng sản sau hai thập kỷ. Trong chuyến thăm Liên Xô vào tháng 1 năm 1983, Gasperoni và tổng bí thư Đảng Cộng sản San Marino Umberto Barulli đã được trao tặng Huân chương Hữu nghị các Dân tộc tại một buổi lễ tại Điện Kremlin. Kể từ những năm 1980, Gasperoni được phong làm chủ tịch danh dự của Đảng Cộng sản San Marino. Xem thêm Đảng Cộng sản San Marino Tham khảo Sinh năm 1906 Mất năm 1994 Chính khách San Marino Người cộng sản Người cộng sản San Marino Chấp chính San Marino Huân chương Hữu nghị Nhân dân