id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 184
322k
|
---|---|---|---|
19819429 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%20Do%20Th%C3%A1i | Danh sách nhà toán học Do Thái | Đây là danh sách các nhà toán học người Do Thái, bao gồm các nhà toán học và các nhà thống kê học, những người đang hoặc đã từng là người Do Thái hoặc có gốc gác Do Thái (có thể xác nhận được). Năm 1933, khi chủ nghĩa Quốc Xã lên cầm quyền tại Đức, một phần ba trong số toàn bộ các giáo sư toán học của đất nước là người Do Thái, trong khi người Do Thái chiếm tỷ lệ không quá 1% tổng số dân số thời ấy. Các nhà toán học Do Thái đã có những đóng góp vô cùng to lớn xuyên suốt thế kỷ 20 và tiến tới thế kỷ 21, chứng cứ là sự thể hiện xuất sắc của họ trong số các cá nhân giành được các giải thưởng toán học: 27% cho Huy chương Fields, 30% cho Giải thưởng Abel, và 40% cho Giải thưởng Wolf.
A
Abner xứ Burgos ( 1270– 1347), nhà toán học và nhà triết học
Abraham Abigdor (thế kỷ thứ 14), nhà lô-gic học
Milton Abramowitz (1915–1958), nhà toán học
Samson Abramsky (sinh 1953), ngữ nghĩa trò chơi
Amir Aczel (1950–2015), nhà lịch sử toán học
Georgy Adelson-Velsky (1922–2014), nhà toán học và khoa học máy tính
Abraham Adelstein (1916–1992), nhà thống kê học
Caleb Afendopolo ( 1430– 1499), nhà toán học, nhà thiên văn, nhà thơ và là một rabbi
Aaron Afia (thế kỷ thứ 16), nhà toán học, bác sĩ và triết học
Shmuel Agmon (sinh 1922), toán giải tích và các phương trình đạo hàm riêng
Matest Agrest (1915–2005), nhà toán học và giả khoa học
Ron Aharoni (sinh 1952), nhà tổ hợp học
Bendich Ahin (thế kỷ thứ 14), nhà toán học và bác sĩ
Michael Aizenman (sinh 1945), nhà toán học và nhà vật lý
Naum Akhiezer (1901–1980), lý thuyết ước lượng
Isaac Albalia (1035–1094), nhà toán học, nhà thiên văn học, và học giả Talmud
Abraham Adrian Albert (1905–1972), đại số; giải thưởng Cole (1939)
Félix Alcan (1841–1925), nhà toán học
Semyon Alesker (sinh 1972), hình học lồi và hình học tích phân; Giải thưởng Erdős (2004)
Al-Samawal al-Maghribi ( 1130– 1180), nhà toán học, nhà thiên văn học bác sĩ
Noga Alon (sinh 1956), toán tổ hợp và lý thuyết khoa học máy tính; Giải thưởng Erdős (1989), Giải thưởng Pólya (2000)
Franz Alt (1910–2011), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Shimshon Amitsur (1921–1994), nhà toán học
Jacob Anatoli ( 1194–1256), nhà toán học, nhà khoa học và dịch giả
Aldo Andreotti (1924–1980), nhà toán học
Kenneth Appel (1932–2013), chứng minh định lý bốn màu
Zvi Arad (1942–2018), nhà toán học
Vladimir Arnold (1937–2010), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (2001)
Siegfried Aronhold (1819–1884), lý thuyết bất biến
Nachman Aronszajn (1907–1980), toán giải tích và logic toán
Kenneth Arrow (1921–2017), nhà toán học và nhà kinh tế học; Giải Nobel kinh tế (1972)
Michael Artin (sinh 1934), nhà hình học đại số
Emilio Artom (1888–1952), nhà toán học
Giulio Ascoli (1843–1869), nhà toán học
Guido Ascoli (1887–1957), nhà toán học
Herman Auerbach (1901–1942), nhà toán học
Robert Aumann (sinh 1930), nhà toán học và nhà lý thuyết trò chơi; giải Nobel kinh tế (2005)
Louis Auslander (1928–1997), nhà toán học
Maurice Auslander (1926–1994), nhà đại số
Hertha Ayrton (1854–1923), nhà toán học và kỹ sư
B
Isaak Bacharach (1854–1942), nhà toán học
Reinhold Baer (1902–1979), nhà đại số
Egon Balas (1922–2019), toán học ứng dụng
Yehoshua Bar-Hillel (1915–1975), nhà toán học, nhà triết học và ngôn ngữ học
Abraham bar Hiyya (1070–1136 or 1145), nhà toán học, nhà thiên văn học và triết gia
Dror Bar-Natan (sinh 1966), lý thuyết nút thắt và lý thuyết tương đồng
Ruth Barcan Marcus (1921–2012), nhà logic học
Grigory Barenblatt (1927–2018), nhà toán học
Valentine Bargmann (1908–1989), nhà toán học và nhà vật lý lý thuyết
Elijah Bashyazi ( 1420–1490), nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học và là một rabbi
Hyman Bass (sinh 1932), đại số và giáo dục toán học; Giải thưởng Cole (1975)
Laurence Baxter (1954–1996), nhà thống kê học
August Beer (1825–1863), nhà toán học
Alexander Beilinson (sinh 1957), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (2018)
Richard Bellman (1920–1984), toán học ứng dụng
Kalonymus ben Kalonymus (1286– 1328), nhà triết học, nhà toán học và dịch giả
Isaac ben Moses Eli (thế kỷ thứ 15), nhà toán học
Jacob ben Nissim (thế kỷ thứ 10), nhà triết học và nhà toán học
Judah ben Solomon ( 1215– 1274), nhà toán học, nhà thiên văn học, và nhà triết học
Paul Benacerraf (sinh 1931), nhà triết học toán học
Lazarus Bendavid (1762–1832), nhà toán học và nhà triết học
Felix Berezin (1931–1980), nhà toán học và nhà vật lý
Boris Berezovsky (1946–2013), nhà toán học và doanh nhân
Toby Berger (sinh 1940), lý thuyết thông tin
Stefan Bergman (1895–1977), giải tích ảo
Paul Bernays (1888–1977), nghiên cứu nền tảng của toán học
Benjamin Abram Bernstein (1881–1964), logic toán
Dorothy Lewis Bernstein (1914–1988), toán học ứng dụng
Felix Bernstein (1878–1956), lý thuyết tập hợp
Joseph Bernstein (sinh 1945), hình học đại số, lý thuyết đại diện, và lý thuyết số
Sergei Bernstein (1880–1968), nhà toán học
Lipman Bers (1914–1993), toán giải tích
Ludwig Berwald (1883–1942), hình học vi phân
Abram Besicovitch (1891–1970), nhà toán học (Karaite)
Paul Biran (sinh 1969), hình học đại số và hình học đối xứng; Giải thưởng Erdős (2006)
Joan Birman (sinh 1927), topo học
Zygmunt Wilhelm Birnbaum (1903–2000), giải tích hàm và xác suất
Max Black (1909–1988), nhà triết học toán học
André Bloch (1893–1948), giải tích ảo
Maurice Block (1816–1901), nhà thống kê
Lenore Blum (sinh 1942), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Leonard Blumenthal (1901–1984), nhà toán học
Otto Blumenthal (1876–1944), nhà toán học
Harald Bohr (1887–1951), các hàm gần như tuần hoàn
Vladimir Boltyansky (1925–2019), nhà toán học và nhà giáo dục
Carl Borchardt (1817–1880), toán giải tích
Max Born (1882–1970), nhà vật lý và nhà toán học
Moses Botarel Farissol (thế kỷ thứ 15), nhà toán học
Salomon Bochner (1899–1982), nhà toán học; Giải thưởng Steele (1979)
Hermann Bondi (1919–2005), nhà toán học
Immanuel Bonfils ( 1300–1377), nhà toán học và nhà thiên văn
Valentina Borok (1931–2004), phương trình vi phân từng phần
David Borwein (1924–2021), nhà toán học
Jonathan Borwein (1951–2016), nhà toán học
Peter Borwein (1953–2020), nhà toán học
Raoul Bott (1923–2005), hình học; Giải thưởng Steele (1990)
Victor Brailovsky (sinh 1935), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Achi Brandt (sinh 1938), giải tích số
Nikolai Brashman (1796–1866), hình học phân tích; Giải thưởng Demidov (1836)
Alfred Brauer (1894–1985), lý thuyết số
Richard Brauer (1901–1977), lý thuyết biểu diễn mô-đun; Giải thưởng Cole (1949)
Haïm Brezis (sinh 1944), giải tích hàm và phương trình vi phân từng phần
Selig Brodetsky (1888–1954), nhà toán học và Chủ tịch Hội đồng Đại biểu người Do Thái Anh
Jacob Bronowski (1908–1974), nhà toán học và nhà giáo dục khoa học
Robert Brooks (1952–2002), giải tích ảo và hình học vi phân
Felix Browder (1927–2016), giải tích hàm phi tuyến tính
William Browder (sinh 1934), topo học và hình học vi phân
Leonid Bunimovich (sinh 1947), các hệ thống động lực học
Leone Burton (1936–2007), giáo dục toán học
Herbert Busemann (1905–1994), hình học vi phân và hình học lồi
C
Anneli Cahn Lax (1922–1999), nhà toán học
Eugenio Calabi (sinh 1923), nhà toán học; Giải thưởng Steele (1991)
Georg Cantor (1845–1918), nhà lý thuyết tập hợp
Moritz Cantor (1829–1920), nhà lịch sử toán học
Sylvain Cappell (sinh 1946), topo hình học
Leonard Carlitz (1907–1999), lý thuyết số và đại số
Moshe Carmeli (1933–2007), vật lý toán
Emma Castelnuovo (1913–2014), giáo dục toán học
Guido Castelnuovo (1865–1952), nhà toán học
Wilhelm Cauer (1900–1945), nhà toán học
Yair Censor (sinh 1943), toán học tính toán và tối ưu hóa
Gregory Chaitin (sinh 1947), lý thuyết thông tin thuật toán và siêu toán học
Herman Chernoff (sinh 1923), toán học ứng dụng và xác suất
Alexey Chervonenkis (1938–2014), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
David Chudnovsky (sinh 1947), nhà toán học và kỹ sư
Gregory Chudnovsky (sinh 1952), nhà toán học và kỹ sư
Maria Chudnovsky (sinh 1977), lý thuyết đồ thị và lý thuyết tối ưu hoá tổ hợp
Henri Cohen (sinh 1947), lý thuyết số
Irvin Cohen (1917–1955), nhà toán học
Joel Cohen (sinh 1944), toán sinh vật học
Marion Cohen (sinh 1943), nhà thơ và nhà toán học
Miriam Cohen (sinh 1941), nhà đại số
Paul Cohen (1934–2007), nhà lý thuyết tập hợp; Huy chương Fields (1966)
Ralph Cohen (sinh 1952), topo đại số và topo vi phân
Wim Cohen (1923–2000), lý thuyết xếp hàng
Paul Cohn (1924–2006), nhà đại số học
Stephan Cohn-Vossen (1902–1936), hình học vi phân
Ronald Coifman (sinh 1941), nhà toán học
Mordecai Comtino (died 1485), nhà toán học
Lionel Cooper (1915–1979), nhà toán học
Leo Corry (sinh 1956), nhà lịch sử toán học
Mischa Cotlar (1913–2007), nhà toán học
Richard Courant (1888–1972), toán giải tích và toán học ứng dụng
Nathan Court (1881–1968), nhà hình học
Michael Creizenach (1789–1842), nhà toán học và nhà thần học
Luigi Cremona (1830–1903), nhà toán học
Alexander Crescenzi (thế kỷ thứ 17), nhà toán học
D
Noah Dana-Picard (sinh 1954), nhà toán học
Henry Daniels (1912–2000), nhà thống kê
David van Dantzig (1900–1959), topo học
George Dantzig (1914–2005), lý thuyết toán tối ưu hoá
Tobias Dantzig (1884–1956), nhà toán học
Martin Davis (1928–2023), nhà toán học
Philip Dawid (sinh 1946), nhà thống kê học
Max Dehn (1878–1952), topo học
Percy Deift (sinh 1945), nhà toán học; Giải thưởng Pólya (1998)
Nissan Deliatitz (thế kỷ thứ 19), nhà toán học
Joseph Delmedigo (1591–1655), nhà toán học và là một rabbi
Ely Devons (1913–1967), nhà thống kê học
Persi Diaconis (sinh 1945), nhà toán học và ảo thuật gia
Samuel Dickstein (1851–1939), nhà toán học và nhà sư phạm
Nathan Divinsky (1925–2012), nhà toán học
Roland Dobrushin (1929–1995), lý thuyết xác suất, vật lý toán và lý thuyết thông tin
Wolfgang Doeblin (1915–1940), nhà xác suất học
Domninus of Larissa ( 420– 480 SCN), nhà toán học
Jesse Douglas (1897–1965), nhà toán học; Huy chương Fields (1936), Giải thưởng Bôcher (1943)
Vladimir Drinfeld (sinh 1954), hình học đại số; Huy chương Fields (1990), Giải thưởng Wolf (2018)
Louis Israel Dublin (1882–1969), nhà thống kê
Aryeh Dvoretzky (1916–2008), giải tích hàm và xác suất
Bernard Dwork (1923–1998), nhà toán học; Giải thưởng Cole (1962)
Harry Dym (sinh 1938), giải tích hàm và giải tích số
Eugene Dynkin (1924–2014), xác suất và đại số; Giải thưởng Steele (1993)
E
Abraham Eberlen (thế kỷ thứ 16), nhà toán học
Ishak Efendi ( 1774–1835), nhà toán học và kỹ sư
Bradley Efron (sinh 1938), nhà thống kê
Andrew Ehrenberg (1926–2010), nhà thống kê
Tatyana Ehrenfest (1905–1984), nhà toán học
Leon Ehrenpreis (1930–2010), nhà toán học
Jacob Eichenbaum (1796–1861), nhà thơ và nhà toán học
Samuel Eilenberg (1913–1988), lý thuyết thể loại; Giải thưởng Wolf (1986), Giải thưởng Steele (1987)
Gotthold Eisenstein (1823–1852), nhà toán học
Yakov Eliashberg (sinh 1946), topo đối xứng và phương trình vi phân từng phần
Jordan Ellenberg (sinh 1971), hình học số học
Emanuel Lodewijk Elte (1881–1943), nhà toán học
David Emmanuel (1854–1941), nhà toán học
Federigo Enriques (1871–1946), hình học đại số
Moses Ensheim (1750–1839), nhà toán học và nhà thơ
Bernard Epstein (1920–2005), nhà toán học và nhà vật lý
David Epstein (sinh 1937), hình học hyperbol, 3 lớp-manifold, và lý thuyết nhóm
Paul Epstein (1871–1939), lý thuyết số
Paul S. Epstein (1883–1966), vật lý toán
Yechiel Michel Epstein (1829–1908), nhà toán học và là một rabbi
Arthur Erdélyi (1908–1977), nhà toán học
Paul Erdős (1913–1996), nhà toán học; Giải thưởng Cole (1951), Giải thưởng Wolf (1983/84)
Alex Eskin (sinh 1965), hệ thống động lực và lý thuyết nhóm
Gregory Eskin (sinh 1936), phương trình vi phân từng phần
Theodor Estermann (1902–1991), lý thuyết số phân tích
F
Gino Fano (1871–1952), nhà toán học
Yehuda Farissol (thế kỷ thứ 15), nhà toán học và nhà thiên văn
Gyula Farkas (1847–1930), nhà toán học và nhà vật lý
Herbert Federer (1920–2010), lý thuyết đo lường hình học
Solomon Feferman (1928–2016), logic toán và nhà triết học toán học
Charles Fefferman (sinh 1949), nhà toán học; Huy chương Fields (1978), Giải thưởng Bôcher (2008)
Joan Feigenbaum (sinh 1958), toán học và khoa học máy tính
Mitchell Feigenbaum (1944–2019), lý thuyết hỗn loạn; Giải thưởng Wolf (1986)
Walter Feit (1930–2004), lý thuyết nhóm hữu hạn và lý thuyết biểu diễn; Giải thưởng Cole (1965)
Leopold Fejér (1880–1959), phân tích điều hòa
Michael Fekete (1886–1957), nhà toán học
Jacques Feldbau (1914–1945), nhà toán học
Joel Feldman (sinh 1949), vật lý toán
William Feller (1906–1970), lý thuyết xác suất
Käte Fenchel (1905–1983), lý thuyết nhóm
Werner Fenchel (1905–1988), hình học và lý thuyết tối ưu hoá
Mordechai Finzi ( 1407–1476), nhà toán học và nhà thiên văn
Ernst Sigismund Fischer (1875–1954), toán giải tích
Irene Fischer (1907–2009), nhà toán học và kỹ sư
John Fox (sinh 1946), nhà thống kê
Abraham Fraenkel (1891–1965), lý thuyết tập hợp
Aviezri Fraenkel (sinh 1929), lý thuyết trò chơi tổ hợp
Philipp Frank (1884–1966), vật lý toán và triết học
Péter Frankl (sinh 1953), toán tổ hợp
Fabian Franklin (1853–1939), nhà toán học
Michael Freedman (sinh 1951), nhà toán học; Huy chương Fields (1986)
Gregory Freiman (sinh 1926), lý thuyết số bổ sung
Edward Frenkel (sinh 1968), lý thuyết đại diện, hình học đại số và vật lý toán
Hans Freudenthal (1905–1990), topo đại số
Avner Friedman (sinh 1932), phương trình vi phân từng phần
Harvey Friedman (sinh 1948), toán đảo ngược
Sy Friedman (sinh 1953), lý thuyết tập hợp và lý thuyết đệ quy
David Friesenhausen (1756–1828), nhà toán học
Uriel Frisch (sinh 1940), vật lý toán
Albrecht Fröhlich (1916–2001), nhà đại số; Huy chương De Morgan (1992)
Robert Frucht (1906–1997), lý thuyết đồ thị
Guido Fubini (1879–1943), toán giải tích
László Fuchs (sinh 1924), lý thuyết nhóm
Lazarus Fuchs (1833–1902), phương trình vi phân tuyến tính
Paul Funk (1886–1969), toán giải tích
Hillel Furstenberg (sinh 1935), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (2006/07), Giải thưởng Abel (2020)
G
David Gabai (sinh 1954), topo học không gian có chiều thấp và hình học hyperbol
Dov Gabbay (sinh 1945), nhà logic học
Ofer Gabber (sinh 1958), hình học đại số; Giải thưởng Erdős (1981)
Boris Galerkin (1871–1945), nhà toán học và kỹ sư
Zvi Galil (sinh 1947), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
David Gans (1541–1613), nhà toán học
Hilda Geiringer (1893–1973), nhà toán học
Israel Gelfand (1913–2009), nhà toán học; Giải thưởng Kyoto (1989), Giải thưởng Steele (2005)
Alexander Gelfond (1906–1968), lý thuyết số
Semyon Gershgorin (1901–1933), nhà toán học
Gersonides (1288–1344), nhà toán học
Murray Gerstenhaber (sinh 1927), đại số và vật lý toán
David Gilbarg (1918–2001), nhà toán học
Jekuthiel Ginsburg (1889–1957), nhà toán học
Moti Gitik (sinh 1955), lý thuyết tập hợp
Samuel Gitler (1933–2014), nhà toán học
Alexander Givental (sinh 1958), topo đối xứng và lý thuyết điểm kỳ dị
George Glauberman (sinh 1941), các nhóm đơn giản vô hạn
Israel Gohberg (1928–2009), lý thuyết toán tử và giải tích hàm
Anatolii Goldberg (1930–2008), giải tích ảo
Lisa Goldberg (sinh 1956), xác suất và toán tài chính
Dorian Goldfeld (sinh 1947), lý thuyết số; Giải thưởng Cole (1987)
Carl Wolfgang Benjamin Goldschmidt (1807–1851), nhà toán học
Catherine Goldstein (sinh 1958), lý thuyết số
Sydney Goldstein (1903–1989), vật lý toán
Daniel Goldston (sinh 1954), lý thuyết số; Giải thưởng Cole (2014)
Michael Golomb (1909–2008), nhà toán học
Solomon Golomb (1932–2016), các trò chơi toán học
Gene Golub (1932–2007), giải tích số
Marty Golubitsky (sinh 1945), nhà toán học
Benjamin Gompertz (1779–1865), nhà toán học
I. J. Good (1916–2009), nhà toán học và nhà mật mã học
Paul Gordan (1837–1912), lý thuyết bất biến
Daniel Gorenstein (1923–1992), lý thuyết nhóm
David Gottlieb (1944–2008), giải tích số
Dovid Gottlieb, một rabbi và là một nhà toán học
Ian Grant (sinh 1930), vật lý toán
Harold Grad (1923–1986), toán học ứng dụng
Eugene Grebenik (1919–2001), nhà nhân khẩu học
Leslie Greengard (sinh 1958), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Kurt Grelling (1886–1942), nhà logic học
Mikhail Gromov (sinh 1943), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (1993), Giải thưởng Kyoto (2002), Giải thưởng Abel (2009)
Benedict Gross (sinh 1950), lý thuyết số; Giải thưởng Cole (1987)
Marcel Grossmann (1878–1936), hình học họa hình
Emil Grosswald (1912–1989), lý thuyết số
Alexander Grothendieck (1928–2014), hình học đại số; Huy chương Fields (1966)
Branko Grünbaum (1929–2018), hình học rời rạc
Géza Grünwald (1910–1943), nhà toán học
Heinrich Guggenheimer (1924–2021), nhà toán học
Paul Guldin (1577–1643), nhà toán học và nhà thiên văn
Emil Gumbel (1891–1966), lý thuyết giá trị cận cực
Sigmund Gundelfinger (1846–1910), hình học đại số
Larry Guth (sinh 1977), nhà toán học
Louis Guttman (1916–1987), nhà toán học và nhà xã hội học
H
Alfréd Haar (1885–1933), nhà toán học
Steven Haberman (sinh 1951), nhà thống kê học và nhà khoa học thống kê
Jacques Hadamard (1865–1963), nhà toán học
Hans Hahn (1879–1934), toán giải tích và topo học
John Hajnal (1924–2008), nhà thống kê học
Heini Halberstam (1926–2014), lý thuyết số
Paul Halmos (1916–2006), nhà toán học; Giải thưởng Steele (1983)
Israel Halperin (1911–2007), nhà toán học
Georges-Henri Halphen (1844–1889), nhà hình học
Hans Hamburger (1889–1956), nhà toán học
Haim Hanani (1912–1991), lý thuyết thiết kế tổ hợp
Frank Harary (1921–2005), lý thuyết đồ thị
David Harbater (sinh 1952), lý thuyết Galois, hình học đại số và hình học số học; Giải thưởng Cole (1995)
David Harel (sinh 1950), nhà toán học khoa học máy tính
Michael Harris (sinh 1954), lý thuyết số
Sergiu Hart (sinh 1949), nhà toán học và nhà kinh tế học
Ami Harten (1946–1994), toán học ứng dụng
Numa Hartog (1846–1871), nhà toán học
Friedrich Hartogs (1874–1943), lý thuyết tập hợp và một số biến phức
Helmut Hasse (1898–1979), lý thuyết số đại số
Herbert Hauptman (1917–2011), nhà toán học; Giải Nobel hóa học (1985)
Felix Hausdorff (1868–1942), topo học
Louise Hay (1935–1989), lý thuyết tính toán
Walter Hayman (1926–2020), giải tích ảo
Hans Heilbronn (1908–1975), nhà toán học
Ernst Hellinger (1883–1950), nhà toán học
Eduard Helly (1884–1943), nhà toán học
Dagmar Henney (sinh 1931), nhà toán học
Kurt Hensel (1861–1941), nhà toán học
Reuben Hersh (1927–2020), nhà toán học và nhà triết học toán học
Daniel Hershkowitz (sinh 1953), nhà toán học và nhà chính trị
Israel Herstein (1923–1988), nhà đại số
Maximilian Herzberger (1899–1982), nhà toán học và nhà vật lý
Emil Hilb (1882–1929), nhà toán học
Peter Hilton (1923–2010), thuyết đồng luân
Edith Hirsch Luchins (1921–2002), nhà toán học
Kurt Hirsch (1906–1986), lý thuyết nhóm
Morris Hirsch (sinh 1933), nhà toán học
Elias Höchheimer (thế kỷ thứ 18), nhà toán học và nhà thiên văn
Gerhard Hochschild (1915–2010), nhà toán học; Giải thưởng Steele (1980)
Melvin Hochster (sinh 1943), đại số giao hoán; Giải thưởng Cole (1980)
Douglas Hofstadter (sinh 1945), toán học giải trí
Chaim Samuel Hönig (1926–2018), giải tích hàm
Heinz Hopf (1894–1971), topo học
Ludwig Hopf (1884–1939), nhà toán học và nhà vật lý
Janina Hosiasson-Lindenbaum (1899–1942), nhà logic học và triết gia
Isaac Hourwich (1860–1924), nhà thống kê
Ehud Hrushovski (sinh 1959), logic toán; Giải thưởng Erdős (1994)
Witold Hurewicz (1904–1956), nhà toán học
Adolf Hurwitz (1859–1919), lý thuyết hàm
Wallie Abraham Hurwitz (1886–1958), toán giải tích
I
Isaac ibn al-Ahdab (1350–1430), nhà toán học, nhà thiên văn và nhà thơ
Sind ibn Ali (thế kỷ thứ 9), nhà toán học và nhà thiên văn
Mashallah ibn Athari ( 740–815), nhà toán học và nhà chiêm tinh
Sahl ibn Bishr ( 786– 845), nhà toán học
Abraham ibn Ezra ( 1089– 1167), nhà toán học và nhà thiên văn
Abu al-Fadl ibn Hasdai (thế kỷ thứ 11), nhà toán học và nhà triết học
Bashar ibn Shu'aib (thế kỷ thứ 10), nhà toán học
Issachar ibn Susan ( 1539–1572), nhà toán học
Jacob ibn Tibbon (1236–1305), nhà toán học và nhà thiên văn
Moses ibn Tibbon ( 1240–1283), nhà toán học và dịch giả
Judah ibn Verga (thế kỷ thứ 15), nhà toán học, nhà thiên văn học người theo học thuyết kabbalist
Arieh Iserles (sinh 1947), toán học tính toán
Isaac Israeli (thế kỷ thứ 14), nhà thiên văn học và nhà toán học
J
Eri Jabotinsky (1910–1969), nhà toán học, nhà chính trị và nhà hoạt động
Carl Gustav Jacob Jacobi (1804–1851), giải tích; nhà toán học Do Thái đầu tiên được bổ nhiệm làm giáo sư tại một trường đại học Đức
Nathan Jacobson (1910–1999), nhà đại số; Giải thưởng Steele (1998)
Ernst Jacobsthal (1882–1965), lý thuyết số
E. Morton Jellinek (1890–1963), thống kê xác suất sinh học
Svetlana Jitomirskaya (sinh 1966), các hệ thống động lực và vật lý toán
Ferdinand Joachimsthal (1818–1861), nhà toán học
Israel Joffe (sinh 1979), Tốt nghiệp CNTT Harvard và nhà toán học
Fritz John (1910–1994), phương trình vi phân từng phần; Giải thưởng Steele (1982)
Joseph of Spain (thế kỷ thứ 9 và 10), nhà toán học
Sir Roger Jowell (1942–2011), thống kê xác suất xã hội
K
Mark Kac (1914–1984), lý thuyết xác suất
Victor Kac (sinh 1943), lý thuyết đại diện; Giải thưởng Steele (2015)
Mikhail Kadets (1923–2011), toán giải tích
Richard Kadison (1925–2018), nhà toán học; Giải thưởng Steele (1999)
Veniamin Kagan (1869–1953), nhà toán học
William Kahan (sinh 1933), nhà toán học và nhà khoa học máy tính; Giải thưởng Turing (1989)
Jean-Pierre Kahane (1926–2017), giải tích điều hoà
Franz Kahn (1926–1998), nhà toán học và nhà vật lý thiên văn
Margarete Kahn (1880–1942?), topo học
Gil Kalai (sinh 1955), nhà toán học; Giải thưởng Pólya (1992), Giải thưởng Erdős (1992)
László Kalmár (1905–1976), logic toán
Shoshana Kamin (sinh 1930), phương trình vi phân từng phần
Daniel Kan (1927–2013), thuyết đồng luân
Leonid Kantorovich (1912–1986), nhà toán học và nhà kinh tế học; Giải Nobel kinh tế (1975)
Irving Kaplansky (1917–2006), nhà toán học
Samuel Karlin (1924–2007), nhà toán học
Theodore von Kármán (1881–1963), vật lý toán
Edward Kasner (1878–1955), hình học vi phân
Svetlana Katok (sinh 1947), nhà toán học
Eric Katz (sinh 1977), hình học đại số tổ hợp và hình học số học
Mikhail Katz (sinh 1958), hình học vi phân và topo hình học
Nets Katz (sinh 1972), toán tổ hợp và giải tích điều hoà
Nick Katz (sinh 1943), hình học đại số
Sheldon Katz (sinh 1956), hình học đại số
Victor Katz (sinh 1942), nhà đại số và nhà lịch sử toán học
Yitzhak Katznelson (sinh 1934), nhà toán học
Bruria Kaufman (1918–2010), nhà toán học và nhà vật lý
David Kazhdan (sinh 1946), lý thuyết đại diện
Herbert Keller (1925–2008), toán học ứng dụng và giải tích số
Joseph Keller (1923–2016), nhà toán học ứng dụng; Huy chương National Medal of Science (1988), Giải thưởng Wolf (1997)
John Kemeny (1926–1992), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Carlos Kenig (sinh 1953), giải tích điều hòa và phương trình vi phân từng phần; Giải thưởng Bôcher (2008)
Harry Kesten (1931–2019), xác suất; Giải thưởng Pólya (1994), Giải thưởng Steele (2001)
Aleksandr Khinchin (1894–1959), lý thuyết xác suất
David Khorol (1920–1990), nhà toán học
Mojżesz Kirszbraun (1903–1942), toán giải tích
Sergiu Klainerman (sinh 1950), phương trình vi phân hyperbol; Giải thưởng Bôcher (1999)
Boáz Klartag (sinh 1978), giải tích hình học tiệm cận; Giải thưởng Erdős (2010)
Morris Kline (1908–1992), nhà toán học
Lipót Klug (1854–1945), nhà toán học
Hermann Kober (1888–1973), toán giải tích
Simon Kochen (sinh 1934), lý thuyết mẫu và lý thuyết số; Giải thưởng Cole (1967)
Joseph Kohn (sinh 1932), toán tử vi phân từng phần và giải tích ảo
Ernst Kolman (1892–1972), nhà triết học toán học
Dénes Kőnig (1884–1944), nhà lý thuyết đồ thị
Gyula Kőnig (1849–1913), nhà toán học
Leo Königsberger (1837–1921), nhà sử học toán học
Arthur Korn (1870–1945), nhà toán học và nhà phát minh
Thomas Körner (sinh 1946), nhà toán học
Stephan Körner (1913–2000), nhà triết học toán học
Bertram Kostant (1928–2017), nhà toán học
Edna Kramer (1902–1984), nhà toán học
Mark Krasnosel'skii (1920–1997), giải tích hàm phi tuyến tính
Mark Krein (1907–1989), giải tích hàm; Giải thưởng Wolf (1982)
Cecilia Krieger (1894–1974), nhà toán học
Georg Kreisel (1923–2015), logic toán
Maurice Kraitchik (1882–1957), lý thuyết số và toán học giải trí
Leopold Kronecker (1823–1891), lý thuyết số
Joseph Kruskal (1928–2010), lý thuyết đồ thị và xác suất
Martin Kruskal (1925–2006), nhà toán học và nhà vật lý
William Kruskal (1919–2005), xác suất phi tham số
Kazimierz Kuratowski (1896–1980), toán học và logic
Simon Kuznets (1901–1985), nhà thống kê và nhà kinh tế học; Giải Nobel kinh tế (1971)
L
Imre Lakatos (1922–1974), nhà triết học toán học
Dan Laksov (1940–2013), hình học đại số
Cornelius Lanczos (1893–1974), nhà toán học và nhà vật lý
Edmund Landau (1877–1938), lý thuyết số và giải tích ảo
Georg Landsberg (1865–1912), giải tích ảo và hình học đại số
Serge Lang (1927–2005), lý thuyết số; Giải thưởng Cole (1960)
Emanuel Lasker (1868–1941), nhà toán học và người chơi cờ vua
Albert Lautman (1908–1944), nhà triết học toán học
Ruth Lawrence (sinh 1971), lý thuyết nút thắt và topo đại số
Peter Lax (sinh 1926), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (1987), Giải thưởng Steele (1993), Giải thưởng Abel (2005)
Joel Lebowitz (sinh 1930), vật lý toán
Gilah Leder (sinh 1941), giáo dục toán học
Walter Ledermann (1911–2009), nhà đại số
Solomon Lefschetz (1884–1972), topo đại số và các phương trình vi phân thông thường; Giải thưởng Bôcher (1924)
Emma Lehmer (1906–2007), lý thuyết số đại số
Moses Lemans (1785–1832), nhà toán học
Alexander Lerner (1913–2004), toán học ứng dụng
Arthur Levenson (1914–2007), nhà toán học và nhà mật mã học
Beppo Levi (1875–1961), nhà toán học
Eugenio Levi (1883–1917), nhà toán học
Friedrich Levi (1888–1966), nhà đại số
Leone Levi (1821–1888), nhà thống kê
Raphael Levi Hannover (1685–1779), nhà toán học và nhà thiên văn
Tullio Levi-Civita (1873–1941), giải tích tensor
Dany Leviatan (sinh 1942), lý thuyết ước lượng
Boris Levin (1906–1993), lý thuyết hàm
Leonid Levin (sinh 1948), nghiên cứu nền tảng toán học và khoa học máy tính
Norman Levinson (1912–1975), nhà toán học; Giải thưởng Bôcher (1953)
Boris Levitan (1914–2004), các hàm gần như tuần hoàn
Jacob Levitzki (1904–1956), nhà toán học
Armand Lévy (1795–1841), nhà toán học
Azriel Lévy (sinh 1934), logic toán
Hyman Levy (1889–1975), nhà toán học
Paul Lévy (1886–1971), lý thuyết xác suất
Tony Lévy (sinh 1943), nhà lịch sử toán học
Hans Lewy (1904–1988), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (1986)
Gabriel Judah Lichtenfeld (1811–1887), nhà toán học
Leon Lichtenstein (1878–1933), phương trình vi phân, ánh xạ phù hợp và lý thuyết tiềm năng
Paulette Libermann (1919–2007), hình học vi phân
Elliott Lieb (sinh 1932), vật lý toán
Lillian Lieber (1886–1986), nhà toán học và tác giả trứ danh
Heinrich Liebmann (1874–1939), hình học vi phân
Michael Lin (sinh 1942), chuỗi Markov và lý thuyết ergodic
Baruch Lindau (1759–1849), nhà toán học và nhà văn khoa học
Adolf Lindenbaum (1904–1942), nhà logic toán
Elon Lindenstrauss (sinh 1970), nhà toán học; Giải thưởng Erdős (2009), Huy chương Fields (2010)
Joram Lindenstrauss (1936–2012), nhà toán học
Yom Tov Lipman Lipkin (1846–1876), nhà toán học
Rudolf Lipschitz (1832–1903), toán giải tích và hình học vi phân
Rehuel Lobatto (1797–1866), nhà toán học
Michel Loève (1907–1979), lý thuyết xác suất
Charles Loewner (1893–1968), nhà toán học
Alfred Loewy (1873–1935), lý thuyết đại diện
Gino Loria (1862–1954), nhà toán học và nhà sử học toán học
Leopold Löwenheim (1878–1957), logic toán
Baruch Solomon Löwenstein (thế kỷ thứ 19), nhà toán học
Alexander Lubotzky (sinh 1956), nhà toán học và chính trị gia; Giải thưởng Erdős (1990)
Eugene Lukacs (1906–1987), nhà thống kê
Yudell Luke (1918–1983), lý thuyết hàm
Jacob Lurie (sinh 1977), nhà toán học; Giải thưởng Breakthrough (2014)
George Lusztig (sinh 1946), nhà toán học; Giải thưởng Cole (1985), Giải thưởng Steele (2008)
Israel Lyons (1739–1775), nhà toán học
Lazar Lyusternik (1899–1981), topo học và hình học vi phân
M
Myrtil Maas (1792–1865), nhà toán học
Moshé Machover (sinh 1936), nhà toán học, nhà triết học và nhà hoạt động
Menachem Magidor (sinh 1946), lý thuyết tập hợp
Ludwig Immanuel Magnus (1790–1861), nhà hình học
Kurt Mahler (1903–1988), nhà toán học; Huy chương De Morgan (1971)
Yuri Manin (1937–2023), hình học đại số và hình học diophantine
Henry Mann (1905–2000), lý thuyết số và xác suất; Giải thưởng Cole (1946)
Amédée Mannheim (1831–1906), nhà toán học và người phát minh ra thước trượt
Eli Maor (sinh 1937), nhà lịch sử toán học
Solomon Marcus (1925–2016), toán giải tích, ngữ nghĩa toán học và khoa học máy tính
Szolem Mandelbrojt (1899–1983), toán giải tích
Benoit Mandelbrot (1924–2010), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (1993)
Grigory Margulis (sinh 1946), nhà toán học; Huy chương Fields (1978), Giải thưởng Wolf (2005), Giải thưởng Abel (2020)
Edward Marczewski (1907–1976), nhà toán học
Michael Maschler (1927–2008), lý thuyết trò chơi
Walther Mayer (1887–1948), nhà toán học
Barry Mazur (sinh 1937), nhà toán học; Giải thưởng Cole (1982)
Vladimir Mazya (sinh 1937), giải tích toán học và phương trình vi phân từng phần
Naum Meiman (1912–2001), giải tích ảo, phương trình vi phân từng phần, và vật lý toán
Nathan Mendelsohn (1917–2006), toán rời rạc
Karl Menger (1902–1985), nhà toán học
Abraham Joseph Menz (thế kỷ thứ 18), nhà toán học và là một rabbi
Yves Meyer (sinh 1939), nhà toán học; Giải thưởng Abel (2017)
Ernest Michael (1925–2013), topo học tổng quát
Solomon Mikhlin (1908–1990), nhà toán học
David Milman (1912–1982), giải tích hàm
Pierre Milman (sinh 1945), nhà toán học
Vitali Milman (sinh 1939), toán giải tích
Hermann Minkowski (1864–1909), lý thuyết số
Richard von Mises (1883–1953), nhà toán học và kỹ sư
Elijah Mizrachi ( 1455– 1525), nhà toán học và là một rabbi
Boris Moishezon (1937–1993), nhà toán học
Louis Mordell (1888–1972), lý thuyết số
Claus Moser (1922–2015), nhà thống kê học
George Mostow (1923–2017), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (2013)
Andrzej Mostowski (1913–1975), lý thuyết tập hợp
Simon Motot (thế kỷ thứ 15), nhà đại số
Theodore Motzkin (1908–1970), nhà toán học
José Enrique Moyal (1910–1998), vật lý toán
Herman Müntz (1884–1956), nhà toán học
N
Leopoldo Nachbin (1922–1993), topo học và giải tích điều hoà
Assaf Naor (sinh 1975), các không gian metric; Giải thưởng Bôcher (1999)
Isidor Natanson (1906–1964), giải tích thực và lý thuyết hàm xây dựng
Melvyn Nathanson (sinh 1944), lý thuyết số
Caryn Navy (sinh 1953), nhà lý thuyết tập hợp topo
Mark Naimark (1909–1978), giải tích hàm và vật lý toán
Zeev Nehari (1915–1978), toán giải tích
Rabbi Nehemiah ( 150), nhà toán học
Leonard Nelson (1882–1927), nhà toán học và nhà triết học
Paul Nemenyi (1895–1952), nhà toán học và nhà vật lý
Peter Nemenyi (1927–2002), nhà toán học
Abraham Nemeth (1918–2013), nhà toán học và nhà phát minh Nemeth Braille
Arkadi Nemirovski (sinh 1947), lý thuyết tối ưu hoá
Elisha Netanyahu (1912–1986), giải tích ảo
Bernhard Neumann (1909–2003), lý thuyết nhóm
John von Neumann (1903–1957), lý thuyết tập hợp, vật lý và khoa học máy tính; Giải thưởng Bôcher (1938)
Hanna Neumann (1914–1971), lý thuyết nhóm
Klára Dán von Neumann (1911–1963), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Nelli Neumann (1886–1942), hình học tổng hợp
Max Newman (1897–1984), nhà toán học và nhà phá mật mã; Huy chương De Morgan (1962)
Abraham Niederländer (thế kỷ thứ 16), nhà toán học và nhà ghi chép
Louis Nirenberg (1925–2020), toán giải tích; Giải thưởng Bôcher (1959), Giải thưởng Steele (1994), Huy chương Chern (2010), Giải thưởng Abel (2015)
Emmy Noether (1882–1935), đại số và vật lý lý thuyết
Fritz Noether (1884–1941), nhà toán học
Max Noether (1844–1921), hình học đại số và các hàm đại số
Simon Norton (1952–2019), lý thuyết nhóm
Pedro Nunes (1502–1578), nhà toán học và nhà vũ trụ học
A. Edward Nussbaum (1925–2009), nhà toán học và nhà vật lý lý thuyết
O
David Oppenheim (1664–1736), nhà toán học và là một rabbi
Menachem Oren (1903–1962), nhà toán học và là một bậc thầy cờ vua
Donald Ornstein (sinh 1934), lý thuyết ergodic; Giải thưởng Bôcher (1974)
Mollie Orshansky (1915–2006), nhà thống kê học
Steven Orszag (1943–2011), toán học ứng dụng
Stanley Osher (sinh 1942), toán học ứng dụng
Robert Osserman (1926–2011), hình học
Alexander Ostrowski (1893–1986), nhà toán học
Jacques Ozanam (1640–1718), nhà toán học
P–Q
Alessandro Padoa (1868–1937), nhà toán học và logic học
Emanuel Parzen (1929–2016), nhà thống kê
Seymour Papert (1928–2016), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Moritz Pasch (1843–1930), nghiên cứu nền tảng của hình học
Chaim Pekeris (1908–1992), nhà toán học và nhà vật lý
Daniel Pedoe (1910–1998), hình học
Rudolf Peierls (1907–1995), vật lý và toán học ứng dụng; Huy chương Copley (1996)
Rose Peltesohn (1913–1998), toán tổ hợp
Grigori Perelman (sinh 1966), nhà toán học; Huy chương Fields (2006, đã từ chối), Giải thưởng Millennium (2010)
Yakov Perelman (1882–1942), toán học giải trí
Micha Perles (sinh 1936), lý thuyết đồ thị và hình học rời rạc
Leo Perutz (1882–1957), nhà toán học và tiểu thuyết gia
Rózsa Péter (1905–1977), lý thuyết đệ quy
Ralph Phillips (1913–1998), giải tích hàm; Giải thưởng Steele (1997)
Ilya Piatetski-Shapiro (1929–2009), nhà toán học; Giải thưởng Wolf (1990)
Georg Pick (1859–1942), nhà toán học
Salvatore Pincherle (1853–1936), giải tích hàm
Abraham Plessner (1900–1961), giải tích hàm
Felix Pollaczek (1892–1981), lý thuyết số, toán giải tích, vật lý toán và lý thuyết xác suất
Harriet Pollatsek (sinh 1942), nhà toán học
Leonid Polterovich (sinh 1963), hình học đối xứng và các hệ thống động lực; Giải thưởng Erdős (1998)
George Pólya (1887–1985), toán tổ hợp, lý thuyết số, giải tích số và thống kê xác suất
Carl Pomerance (sinh 1944), lý thuyết số
Alfred van der Poorten (1942–2010), lý thuyết số
Emil Post (1897–1954), nhà toán học và logic học
Mojżesz Presburger (1904– 1943), nhà toán học và logic học
Vera Pless (1931–2020), nhà toán tổ hợp
Ilya Prigogine (1917–2003), nhà thống kê học và nhà hoá học; Giải Nobel hóa học (1977)
Alfred Pringsheim (1850–1941), giải tích, lý thuyết hàm
Moshe Provençal (1503–1576) nhà toán học, posek và một nhà ngữ pháp
Heinz Prüfer (1896–1934), nhà toán học
Hilary Putnam (1926–2016), nhà triết học toán học
R
Michael Rabin (sinh 1931), logic toán và khoa học máy tính; Giải thưởng Turing (1976)
Philip Rabinowitz (1926–2006), giải tích số
Giulio Racah (1909–1965), nhà toán học và nhà vật lý
Richard Rado (1906–1989), nhà toán học
Aleksander Rajchman (1890–1940), lý thuyết đo đạc
Rose Rand (1903–1980), nhà logic học và triết gia
Joseph Raphson ( 1648– 1715), nhà toán học
Anatol Rapoport (1911–2007), toán học ứng dụng
Marina Ratner (1938–2017), lý thuyết ergodic
Yitzchak Ratner (1857–?), nhà toán học
Amitai Regev (sinh 1940), lý thuyết vòng
Isaac Samuel Reggio (1784–1855), nhà toán học và là một rabbi
Hans Reissner (1874–1967), vật lý toán
Robert Remak (1888–1942), đại số và toán kinh tế
Evgeny Remez (1895–1975), lý thuyết hàm xây dựng
Alfréd Rényi (1921–1970), toán tổ hợp, lý thuyết số và thống kê xác suất
Ida Rhodes (1900–1986), nhà toán học
Paulo Ribenboim (sinh 1928), lý thuyết số
Ken Ribet (sinh 1948), lý thuyết số đại số và hình học đại số
Frigyes Riesz (1880–1956), giải tích hàm
Marcel Riesz (1886–1969), nhà toán học
Eliyahu Rips (sinh 1948), lý thuyết nhóm hình học; Giải thưởng Erdős(1979)
Joseph Ritt (1893–1951), đại số vi phân
Igor Rivin (sinh 1961), hình học hyperbol, topo học, lý thuyết nhóm, toán học thực nghiệm
Abraham Robinson (1918–1974), giải tích phi chuẩn mực
Olinde Rodrigues (1795–1851), nhà toán học và nhà cải cách xã hội
Werner Rogosinski (1894–1964), nhà toán học
Vladimir Rokhlin (1919–1984), nhà toán học
Werner Romberg (1909–2003), nhà toán học và nhà vật lý
Jakob Rosanes (1842–1922), hình học đại số và lý thuyết bất biến
Johann Rosenhain (1816–1887), nhà toán học
Louis Rosenhead (1906–1984), toán học ứng dụng
Maxwell Rosenlicht (1924–1999), nhà đại số; Giải thưởng Cole (1960)
Arthur Rosenthal (1887–1959), nhà toán học
Klaus Roth (1925–2015), nghiên cứu về ước lượng diophantine; Huy chương Fields (1958)
Leonard Roth (1904–1968), hình học đại số
Uriel Rothblum (1947–2012), nhà toán học và nhà nghiên cứu các phép toán
Bruce Rothschild (sinh 1941), toán tổ hợp; Giải thưởng Pólya (1971)
Linda Preiss Rothschild (sinh 1945), nhà toán học
Arthur Rubin (sinh 1956), nhà toán học và kỹ sư ngành hàng không không gian
Karl Rubin (sinh 1956), nghiên cứu đường cong elliptic; Giải thưởng Cole (1992)
Reuven Rubinstein (1938–2012), lý thuyết xác suất và xác suất
Walter Rudin (1921–2010), toán giải tích
Zeev Rudnick (sinh 1961), lý thuyết số và vật lý toán; Giải thưởng Erdős (2001)
S
Saadia Gaon (882 or 892–942), một rabbi, nhà triết học và nhà toán học
Louis Saalschütz (1835–1913), lý thuyết số và toán giải tích
Cora Sadosky (1940–2010), toán giải tích
Manuel Sadosky (1914–2005), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Philip Saffman (1931–2008), toán học ứng dụng
Stanisław Saks (1897–1942), lý thuyết đo đạc
Raphaël Salem (1898–1963), nhà toán học
Hans Samelson (1916–2005), hình học vi phân, topo học, các nhóm Lie và các đại số Lie
Ester Samuel-Cahn (1933–2015), nhà thống kê
Peter Sarnak (sinh 1953), lý thuyết số phân tích; Giải thưởng Pólya (1998), Giải thưởng Cole (2005), Giải thưởng Wolf (2014)
Leonard Jimmie Savage (1917–1971), nhà toán học, nhà thống kê
Shlomo Sawilowsky (1954–2021), nhà thống kê
Hermann Schapira (1840–1898), nhà toán học
Malka Schaps (sinh 1948), nhà toán học
Michelle Schatzman (1949–2010), toán học ứng dụng
Robert Schatten (1911–1977), giải tích hàm
Juliusz Schauder (1899–1943), giải tích hàm và phương trình vi phân từng phần
Menahem Max Schiffer (1911–1997), giải tích ảo, phương trình vi phân từng phần, và vật lý toán
Ludwig Schlesinger (1864–1933), nhà toán học
Lev Schnirelmann (1905–1938), phép tính các biến thiên, topo học và lý thuyết số
Isaac Schoenberg (1903–1990), nhà toán học
Arthur Schoenflies (1853–1928), nhà toán học
Moses Schönfinkel (1889–1942), logic tổ hợp
Oded Schramm (1961–2008), lý thuyết trường phù hợp và lý thuyết xác suất; Giải thưởng Erdős (1996), Giải thưởng Pólya (2006)
Józef Schreier (1909–1943), giải tích hàm, lý thuyết nhóm và toán tổ hợp
Otto Schreier (1901–1929), lý thuyết nhóm
Issai Schur (1875–1941), các biểu hiện recreational nhóm toán học, toán tổ hợp và lý thuyết số
Arthur Schuster (1851–1934), toán học ứng dụng; Huy chương Copley (1931)
Albert Schwarz (sinh 1934), vi phân topo
Karl Schwarzschild (1873–1916), vật lý toán
Jacob Schwartz (1930–2009), nhà toán học
Laurent Schwartz (1915–2002), nhà toán học; Huy chương Fields (1950)
Marie-Hélène Schwartz (1913–2013), nhà toán học
Richard Schwartz (sinh 1934), nhà toán học và nhà hoạt động
Irving Segal (1918–1998), giải tích hàm và điều hoà
Lee Segel (1932–2005), toán học ứng dụng
Beniamino Segre (1903–1977), hình học đại số
Corrado Segre (1863–1924), hình học đại số
Wladimir Seidel (1907–1981), nhà toán học
Esther Seiden (1908–2014), nhà thống kê học
Abraham Seidenberg (1916–1988), nhà đại số
Gary Seitz (sinh 1943), lý thuyết nhóm
Zlil Sela (sinh 1962), lý thuyết nhóm hình học; Giải thưởng Erdős (2003)
Reinhard Selten (1930–2016), nhà toán học và nhà lý thuyết trò chơi; Giải thưởng Nobel về kinh tế (1994)
Valery Senderov (1945–2014), nhà toán học
Aner Shalev (sinh 1958), lý thuyết nhóm
Jeffrey Shallit (sinh 1957), lý thuyết số và khoa học máy tính
Adi Shamir (sinh 1952), nhà toán học và nhà mật mã học; Giải thưởng Erdős (1983)
Eli Shamir (sinh 1934), nhà toán học và nhà khoa học máy tính
Harold Shapiro (1928–2021), lý thuyết ước lượng và giải tích hàm
Samuil Shatunovsky (1859–1929), toán giải tích và đại số
Henry Sheffer (1882–1964), nhà logic học
Saharon Shelah (sinh 1945), nhà toán học; Giải thưởng Erdős (1977), Giải thưởng Pólya (1992), Giải thưởng Wolf (2001)
James Shohat (1886–1944), toán giải tích
Naum Shor (1937–2006), lý thuyết tối ưu hoá
William Sidis (1898–1944), nhà toán học và thần đồng trẻ tuổi
Barry Simon (sinh 1946), nhà vật lý toán; Giải thưởng Steele (2016)
Leon Simon (sinh 1945), nhà toán học; Giải thưởng Bôcher (1994)
Max Simon (1844–1918), nhà lịch sử toán học
James Simons (sinh 1938), nhà toán học và quản lý quỹ phòng hộ hedge fund, một tỷ phú đô la tài chính
Yakov Sinai (sinh 1935), các hệ thống động lực; Giải thưởng Wolf (1997), Giải thưởng Steele (2013), Giải thưởng Abel (2014)
Isadore Singer (1924–2021), nhà toán học; Giải thưởng Bôcher (1969), Giải thưởng Steele (2000), Giải thưởng Abel (2004)
Abraham Sinkov (1907–1998), nhà toán học và nhà giải mã
Hayyim Selig Slonimski (1810–1904), nhà toán học và nhà thiên văn; Giải thưởng Demidov (1844)
Raymond Smullyan (1919–2017), nhà toán học và nhà triết học
Alan Sokal (sinh 1955), toán tổ hợp và vật lý toán
Robert Solovay (sinh 1938), lý thuyết tập hợp
David Spiegelhalter (sinh 1953), nhà thống kê
Daniel Spielman (sinh 1970), toán học ứng dụng và khoa học máy tính; Giải thưởng Pólya (2014)
Frank Spitzer (1996–1992), lý thuyết xác suất
Guido Stampacchia (1922–1978), nhà toán học
Elias Stein (1931–2018), giải tích điều hoà; Giải thưởng Wolf (1999), Giải thưởng Steele (2002)
Robert Steinberg (1922–2014), nhà toán học
Mark Steiner (1942–2020), nhà triết học toán học
Hugo Steinhaus (1887–1972), nhà toán học
Ernst Steinitz (1871–1928), nhà đại số
Moritz Steinschneider (1816–1907), nhà lịch sử toán học
Abraham Stern ( 1762–1842), nhà toán học và nhà phát minh
Moritz Abraham Stern (1807–1894), giáo sư chính thức người Do Thái đầu tiên tại một trường đại học ở Đức
Shlomo Sternberg (sinh 1936), nhà toán học
Reinhold Strassmann (1893–1944), nhà toán học
Ernst Straus (1922–1983), lý thuyết số phân tích, lý thuyết đồ thị và toán tổ hợp
Steven Strogatz (sinh 1959), các hệ thống không tuyến tính và toán học ứng dụng
Daniel Stroock (sinh 1940), lý thuyết xác suất
Eduard Study (1862–1930), lý thuyết bất biến và hình học
Bella Subbotovskaya (1938–1982), nhà toán học và người sáng lập Đại học Nhân dân Do Thái
Benny Sudakov (sinh 1969), nhà toán tổ hợp
James Joseph Sylvester (1814–1897), nhà toán học; Huy chương Copley (1880), Huy chương De Morgan (1887)
Otto Szász (1884–1952), giải tích thực
Gábor Szegő (1895–1985), toán giải tích
Esther Szekeres (1910–2005), nhà toán học
George Szekeres (1911–2005), nhà toán học
Peter Szūsz (1924–2008), lý thuyết số
T–U
Dov Tamari (1911–2006), logic và toán tổ hợp
Jacob Tamarkin (1888–1945), giải tích toán học
Éva Tardos (sinh 1957), nhà toán học và khoa học máy tính
Alfred Tarski (1901–1983), nhà logic học, nhà toán học, và nhà triết học
Alfred Tauber (1866–1942), toán giải tích
Olga Taussky (1906–1995), lý thuyết số đại số và đại số
Olry Terquem (1782–1862), nhà toán học
Otto Toeplitz (1881–1940), đại số tuyến tính và giải tích hàm
Jakow Trachtenberg (1888–1953), nhà toán học và các cách tính nhẩm trong đầu
Avraham Trahtman (sinh 1944), toán tổ hợp
Boris Trakhtenbrot (1921–2016), logic toán
Boaz Tsaban (sinh 1973), lý thuyết tập hợp và mã hoá phi abel
Jacob Tsimerman (sinh 1988), lý thuyết số
Boris Tsirelson (1950–2020), lý thuyết xác suất và giải tích hàm
Pál Turán (1910–1976), lý thuyết số
Eli Turkel (sinh 1944), toán học ứng dụng
Stanislaw Ulam (1909–1984), nhà toán học
Fritz Ursell (1923–2012), nhà toán học
Pavel Urysohn (1898–1924), lý thuyết chiều và topo học
V
Vladimir Vapnik (sinh 1936), nhà toán học và khoa học máy tính
Moshe Vardi (sinh 1954), logic toán và lý thuyết khoa học máy tính
Andrew Vázsonyi (1916–2003), nhà toán học và nhà nghiên cứu các phép toán
Anatoly Vershik (sinh 1933), nhà toán học
Naum Vilenkin (1920–1991), toán tổ hợp
Vilna Gaon (1720–1797), học giả Talmud và nhà toán học
Giulio Vivanti (1859–1949), nhà toán học
Aizik Volpert (1923–2006), nhà toán học và kỹ sư hoá học
Vito Volterra (1860–1940), giải tích hàm
Vladimir Vranić (1896–1976), thống kê và xác suất
W
Friedrich Waismann (1896–1950), nhà toán học và nhà triết học
Abraham Wald (1902–1950), lý thuyết về quyết định, hình học và kinh tế lượng
Henri Wald (1920–2002), nhà logic học
Arnold Walfisz (1892–1962), lý thuyết số phân tích
Stefan Warschawski (1904–1989), nhà toán học
Wolfgang Wasow (1909–1993), lý thuyết nhiễu loạn đơn lẻ
André Weil (1906–1998), lý thuyết số và hình học đại số; Giải thưởng Wolf (1979), Giải thưởng Steele (1980), Giải thưởng Kyoto (1994)
Shmuel Weinberger (sinh 1963), nhà topo học
Alexander Weinstein (1897–1979), toán học ứng dụng
Eric Weinstein (sinh 1965), vật lý toán
Boris Weisfeiler (1942–1985?), hình học đại số
Benjamin Weiss (sinh 1941), nhà toán học
Wendelin Werner (sinh 1968), lý thuyết xác suất và vật lý toán; Giải thưởng Pólya (2006), Huy chương Fields (2006)
Eléna Wexler-Kreindler (1931–1992), nhà đại số
Harold Widom (1932–2021), lý thuyết toán tử và các ma trận ngẫu nhiên; Giải thưởng Pólya (2002)
Norbert Wiener (1894–1964), nhà toán học; Giải thưởng Bôcher (1933)
Avi Wigderson (sinh 1956), nhà toán học và khoa học máy tính, Giải thưởng Abel (2021)
Eugene Wigner (1902–1995), nhà toán học và nhà vật lý lý thuyết; Nobel Prize in Physics (1963)
Ernest Julius Wilczynski (1876–1932), hình học đo đạc
Herbert Wilf (1931–2012), toán tổ hợp và lý thuyết đồ thị
Aurel Wintner (1903–1958), nhà toán học
Daniel Wise (sinh 1971), lý thuyết nhóm hình học đo đạc và 3-lớp manifold
Edward Witten (sinh 1951), vật lý toán; Huy chương Fields (1990), Giải thưởng Kyoto (2014)
Ludwig Wittgenstein (1889–1951), nhà logic học và nhà triết học toán học
Julius Wolff (1882–1945), nhà toán học
Jacob Wolfowitz (1910–1981), nhà thống kê học
Paul Wolfskehl (1856–1906), nhà toán học
Mario Wschebor (1939–2011), thống kê và xác suất
X–Z
Mordecai Yoffe ( 1530–1612), nhà toán học và là một rabbi
Akiva Yaglom (1921–2007), thống kê và xác suất
Isaak Yaglom (1921–1988), nhà toán học
Sofya Yanovskaya (1896–1966), nhà logic học nhà lịch sử toán học
Adolph Yushkevich (1906–1993), nhà lịch sử toán học
Abraham Zacuto (1452– 1515), nhà toán học và nhà thiên văn
Lotfi Zadeh (1921–2017), toán học mở
Pedro Zadunaisky (1917–2009), nhà toán học và nhà thiên văn
Don Zagier (sinh 1951), lý thuyết số; Giải thưởng Cole (1987)
Elijah Zahalon (thế kỷ thứ 18), nhà toán học và học giả Talmud
Zygmunt Zalcwasser (1898–1943), nhà toán học
Victor Zalgaller (1920–2020), hình học và lý thuyết tối ưu hoá
Israel Zamosz ( 1700–1772), học giả Talmud và nhà toán học
Oscar Zariski (1899–1986), nhà hình học đại số; Giải thưởng Cole (1944), Giải thưởng Wolf (1981), Giải thưởng Steele (1981)
Edouard Zeckendorf (1901–1983), lý thuyết số
Doron Zeilberger (sinh 1950), toán tổ hợp
Efim Zelmanov (sinh 1955), nhà toán học; Huy chương Fields (1994)
Tamar Ziegler (sinh 1971), lý thuyết ergodic toán tổ hợp số học; Giải thưởng Erdős (2011)
Leo Zippin (1905–1995), đã giải bài toán thứ năm của Hilbert
Abraham Ziv (1940–2013), lý thuyết số
Benedict Zuckermann (1818–1891), nhà toán học và sử học
Moses Zuriel (thế kỷ thứ 16), nhà toán học
Xem thêm
Danh sách người Do Thái
Danh sách nhà toán học người Mỹ gốc Do Thái
Danh sách nhà toán học Israel
Mishnat ha-Middot
Tham khảo và chú thích
Nguồn tư liệu
Nhà toán học
Do Thái |
19819430 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%BD%20b%C3%A0%20c%E1%BA%A7m%20qu%E1%BA%A1t | Quý bà cầm quạt | Quý bà cầm quạt () là một bức tranh cuối cùng của họa sĩ Gustav Klimt. Bức tranh vẽ vào năm 1917, tác phẩm vẽ một người phụ nữ chưa rõ danh tính được tìm thấy trên giá vẽ trong xưởng của Gustav Klimt khi ông qua đời vào năm 1918. Giống như nhiều tác phẩm sau này của Klimt, tác phẩm kết hợp những ảnh hưởng mạnh mẽ của châu Á bao gồm nhiều họa tiết Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm 2023, tác phẩm được Sotheby's bán đấu giá ở Luân Đôn với giá 85,3 triệu bảng Anh (108,4 triệu USD, 99,2 triệu euro), mức giá cao nhất từng đạt được ở châu Âu cho một tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm được mua bởi nhà buôn nghệ thuật Patti Wong đại diện cho một nhà sưu tập Hồng Kông.
Mô tả
Bức tranh hình vuông vẽ một người phụ nữ với những lọn tóc xoăn màu hạt dẻ nổi bật trên nền màu vàng với họa tiết phương Đông. Trong lúc cô nhìn lâu về hướng bên trái, chiếc áo choàng lụa có hoa văn tuột khỏi vai và cầm chiếc quạt che phần ngực.
Các họa tiết Trung Quốc ở phông nền gồm có một con chim phượng hoàng lớn đang bay, biểu tượng của sự bất tử, hồi sinh và vận vay, cùng những đóa sen hồng tươi thắm, gắn liền với tình yêu và sắc đẹp bất biến. Một con sếu chân dài và chim trĩ vàng cũng hiện diện trong bức tranh. Độ phẳng của các hoa văn nền gợi nhớ đến nghệ thuật in mộc bản ukiyo-e của Nhật Bản, trong khi màu sắc giống với màu vàng tươi, xanh lam và đỏ son của gốm sứ tráng men Trung Quốc.
Lai lịch của người ngồi làm mẫu vẽ chưa được xác định, cùng lời suy đoán người mẫu có thể là Johanna Staude, bạn đời của Klimt Emilie Louise Flöge, hoặc một trong những vũ công ông yêu thích. Theo Bảo tàng Belvedere Viên, bức tranh được trưng bày dưới tên Dancer (Tänzerin) ngay sau khi nó được vẽ ra, ám chỉ người mẫu có thể là một vũ công ba lê hoặc vũ công nhà hát ca múa nhạc.
Quý bà cầm quạt có nét tương đồng với bức chân dung Wally của Klimt được ông vẽ vào năm 1916, trong đó vai trái của nhân vật để lộ ra. Trong bức tranh Girlfriends hoặc Two Women Friends (1916–1917), Klimt cũng vẽ phông nền với họa tiết phương Đông, gồm một con chim phượng hoàng lớn. Cả hai bức tranh đều bị thiêu rụi vào năm 1945 trong trận hỏa hoạn tại Lâu đài Immendorf.
Tương phản với các tác phẩm trước đó của Klimt, Quý bà cầm quạt nổi bật hơn bởi các nét vẽ không bị giới hạn và hoàn thành nhanh chóng. Trong khi một số nhà sử học nghệ thuật cho rằng tác phẩm "chưa hoàn thiện", chỉ ra những mảng vải bạt trần nhỏ như trên cánh tay của nhân vật chạm vào áo choàng, nhà phê bình nghệ thuật Kelly Grovier tranh luận sự "không ổn định và vỡ ra từng mảnh" là những gì mang lại năng lực cho bức tranh, kết luận "việc chưa hoàn thiện là điều trọn vẹn của bức tranh."
Nguồn gốc
Quý bà cầm quạt vẫn ở trên giá vẽ trong xưởng của Klimt, cùng với tác phẩm chưa hoàn thiện The Bride, khi ông bị đột quỵ và qua đời đầu năm 1918.
Sau khi ông qua đời vào tháng 2 năm 1918, bức tranh được bảo quản tại phòng trưng bày nghệ thuật của Gustav Nebehay ở Viên. Đến năm 1920, tác phẩm được mua lại bởi nhà tư bản Erwin Böhler, người bảo trợ đồng thời là bạn của Klimt, cùng với anh trai của ông là Heinrich, người này sau đó mua lại bức tranh. Năm 1940, tác phẩm được thừa kế bởi vợ của Heinrich là Mabel Böhler ở Lugano, Thụy Sĩ.
Rudolf Leopold ở Viên là chủ bức tranh từ khoảng năm 1963 đến năm 1981, kế tiếp là nhà sưu tập nghệ thuật và nhà buôn Sege Sabarsky ở New York. Nhà sưu tập nghệ thuật và doanh nhân người Mỹ Wendell Cherry đã mua bức tranh này từ Sabarsky vào năm 1988. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1994, tác phẩm được bán với giá 11,6 triệu USD (có lệ phí) bởi Sotheby's như một phần của cuộc đấu giá bộ sưu tập của Cherry. Tác phẩm được bán trở lại bởi Sotheby's vào ngày 27 tháng 6 năm 2023 lập kỷ lục bán đấu giá cho một tác phẩm của Gustav Klimt và là mức giá cao nhất được trả cho một tác phẩm nghệ thuật trong một đợt bán đấu giá công khai ở châu Âu.
Trưng bày
Bức tranh được trưng bày công khai chỉ bốn lần: năm 1920 tại Kunstschau Viên; vào năm 1981 trong cuộc triển lãm của Gustav Klimt tại các bảo tàng và nhà trưng bày nghệ thuật ở Tokyo, Osaka, Iwaki và Yamanashi, Nhật Bản; năm 1992 tại Trung tâm Văn hóa Quốc tế ở Kraków, Ba Lan; và từ 2021 đến 2022 tại Belvedere, Viên.
Xem thêm
Chủ nghĩa Nhật Bản
Chú thích
Tranh của Gustav Klimt |
19819432 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sargocentron%20lepros | Sargocentron lepros | Sargocentron lepros là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1983.
Từ nguyên
Tính từ định danh lepros trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “sần sùi, xù xì”, bắt nguồn từ λεπρός (leprós), hàm ý đề cập đến cơ thể thô ráp do các rìa vảy có răng cưa cứng chắc ở loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
S. lepros có phân bố thưa thớt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận tại đảo Giáng Sinh và quần đảo Cocos (Keeling), ngoài khơi Nouméa và quần đảo Chesterfield (Nouvelle-Calédonie), đảo Rotuma (Fiji), quần đảo Samoa, quần đảo Cook và quần đảo Pitcairn.
S. lepros là một loài sống về đêm, thường xuất hiện trên các rạn san hô quanh các đảo, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 10–45 m.
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở S. lepros là 20 cm. Loài này có màu đỏ tươi đến đỏ cam với các dải sọc đỏ sẫm dọc theo các hàng vảy hai bên lườn.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9.
Tham khảo
L
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Nouvelle-Calédonie
Cá Fiji
Động vật đảo Giáng Sinh
Động vật Samoa
Động vật quần đảo Cook
Động vật quần đảo Pitcairn
Động vật được mô tả năm 1983 |
19819436 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20so%E1%BA%A1n%20nh%E1%BA%A1c%20%C3%9D | Danh sách nhà soạn nhạc Ý | Đây là một danh sách theo thứ tự bảng chữ cái Latinh các nhà soạn nhạc từ Ý, những người có mức độ nổi tiếng được thiết lập nên từ các nguồn đáng tin cậy từ các bài viết Wikipedia khác.
Các bức chân dung bên phải là mười trong số những nhà soạn nhạc nổi bật nhất của Ý, theo một đánh giá đã được công bố.
A
Joseph Abaco (1710–1805), tên khai sinh Giuseppe Marie Clément Ferdinand dall'Abaco
Marcello Abbado (1926–2020)
Antonio Maria Abbatini (1595–sau 1679)
Girolamo Abos (1715–1760)
Andrea Adolfati (1721/22–1760)
Giovanni Battista Agneletti ( 1656–1673)
Maria Teresa Agnesi Pinottini (1720–1795)
Lodovico Agostini (1534–1590)
Paolo Agostino (1583–1629)
Pirro Albergati (1663–1735)
Domenico Alberti (1710–1740)
Gasparo Alberti (1485–1560)
Innocentio Alberti (1535–1615)
Ignazio Albertini (1644–1685), được biết đến qua tên gọi Albertino
Tomaso Albinoni (1671–1751), Nhà soạn nhạc opera và bản tấu nhạc cụ người Venezia, khúc "Adagio in G minor" là dựa vào các tác phẩm của ông
Vincenzo Albrici (1631–1695/96)
Giovanni Maria Alemanni ( 1500–1525)
Raffaella Aleotti (1570–sau 1646)
Vittoria Aleotti (1575–sau 1620), chị em gái của Raffaella hoặc có thể là cùng một người
Felice Alessandri (1747–1798)
Alessandro Alessandroni (1925–2017)
Franco Alfano (1875–1954)
Salvatore Allegra (1898–1993)
Domenico Allegri ( 1585–1629)
Gregorio Allegri (1582–1652), tác giả của bản nhạc nổi tiếng Miserere, được sao chép bằng trí nhớ chỉ qua duy nhất hai lần nghe bởi Mozart khi 14 tuổi
Filippo Amadei ( 1690–1730)
Gaetano Amadeo (1824–1893)
Marco Ambrosini (sinh 1964)
Felice Anerio (1560–1614)
Giovanni Francesco Anerio (1567–1630)
Pasquale Anfossi (1727–1797)
Giovanni Animuccia (1500–1571)
Paolo Animuccia (tạ thế 1563)
Andrea Antico (1480– sau 1538)
Giovanni Giacomo de Antiquis (?–1608)
Pietro Antonacci (1710–1777)
Antonello da Caserta (cuối thế kỷ thứ 14 – đầu thế kỷ thứ 15)
Antonio da Cividale ( 1392–1421)
Giuseppe Apolloni (1822–1889)
Francesco Araja (1709–1762/70)
Attilio Ariosti (1666–1729)
Pietro Aron (1480– sau 1545)
Giovanni Artusi (1540–1613)
Giammateo Asola (1532 hoặc sớm hơn –1609)
Caterina Assandra (1590–sau 1618)
Gennaro Astarita (1745/49–1805)
Emanuele d'Astorga (1680–1757)
Pietro Auletta (1698–1771)
Giuseppe Avitrano (1670–1756)
Filippo Azzaiolo (1530/40–sau 1570)
B
Ippolito Baccusi ( 1550–1609)
Rosa Giacinta Badalla ( 1660– 1710)
Pietro Baldassare ( 1683–sau 1768)
Paolo Baltaro (sinh 1967)
Adriano Banchieri (1568–1634)
Banda Osiris (nhóm nhạc, khánh thành 1980)
Emanuele Barbella (1718–1777)
Giovanni de' Bardi (1534–1612)
Sergio Bardotti (1939–2007)
Francesco Barsanti (1690–1775)
Girolamo Bartei ( 1570– 1618)
Bartolino da Padova ( 1365 – 1405)
Erasmo di Bartolo (1606–1656)
Bartolomeo da Bologna ( 1405–1427)
Bartolomeo degli Organi (1474–1539)
Angelo Michele Bartolotti (tạ thế trước 1682)
Bruno Bartolozzi (1911–1980)
Domenico Bartolucci (1917–2013), hồng y, giám đốc của Ca đoàn nhà nguyện Sistine
Pippo Barzizza (1902–1994)
Giulio Bas (1874–1929)
Giovanni Battista Bassani ( 1650–1716)
Orazio Bassani (trước 1570–1615), hoặc Orazio della Viola
Giovanni Bassano ( 1561–1617)
Franco Battiato (1945–2021)
Leda Battisti (sinh 1971)
Lucio Battisti (1943–1998)
Antonio Bazzini (1818–1897)
Giuseppe Becce (1877–1973)
Gianni Bella (sinh 1947)
Lodovico Bellanda (1575–sau 1613)
Vincenzo Bellavere (1540/41–1587)
Domenico Belli (tạ thế 1627)
Giulio Belli (1560– 1621 hoặc muộn hơn)
Vincenzo Bellini (1801–1835), nổi tiếng qua vở opera Norma
Pietro Paolo Bencini ( 1670–1755)
Cesare Bendinelli ( 1542–1617)
Marco I. Benevento (sinh 1978)
Orazio Benevoli (1605–1672)
Luciano Berio (1925–2003), đã sáng tác Sinfonia, Un re in ascolto, và Passaggio
Ercole Bernabei (1622–1687)
Stefano Bernardi (1577–1637)
Marcello Bernardini (1730/40–1799)
Andrea Bernasconi ( 1706–1784)
Antonio Bertali (1605–1669)
Mario Bertoncini (1932–2019)
Ferdinando Bertoni (1725–1813)
Carlo Besozzi (1738–1791)
Girolamo Besozzi ( 1745/50–1788)
Marco Betta (sinh 1964)
Bruno Bettinelli (1913–2004)
Francesco Bianchi (1752–1810), hoặc Giuseppe Francesco Bianchi
Oscar Bianchi (sinh 1975), tác giả của Thanks to My Eyes
Giancarlo Bigazzi (1940–2012)
Umberto Bindi (1932–2002)
Cesare Andrea Bixio (1896–1978)
Felice Blangini (1781–1841)
Luigi Boccherini (1743–1805)
Andrea Bocelli (sinh 1958), đồng sáng tác bao gồm "Because We Believe" và "Perfect Symphony"
Arrigo Boito (1842–1918), tên khai sinh Enrico Giuseppe Giovanni Boito
Anna Bon (1739–sau 1767)
Valerio Bona (1560–1620)
Giacinto Bondioli (1596–1636)
Fred Bongusto (1935–2019)
Laura Bono (sinh 1979)
Antonio Maria Bononcini (1677–1726)
Giovanni Bononcini (1670–1747)
Giovanni Maria Bononcini (1642–1678), cha của Giovanni và Antonio
Francesco Antonio Bonporti (1672–1749)
Pietro Borradori (sinh 1965)
Costante Adolfo Bossi (1876–1953), người anh em với Marco Enrico Bossi
Marco Enrico Bossi (1861–1925)
Franciscus Bossinensis ( 1509–1511)
Luigi Bottazzo (1845–1924)
Cosimo Bottegari (1554–1620)
Giovanni Bottesini (1821–1889)
Giuseppe Antonio Brescianello ( 1690–1758), hoặc Bressonelli
Antonio Brioschi ( 1725–1750)
Riccardo Broschi ( 1698–1756)
Antonio Brunelli (1577–1630)
Gaetano Brunetti (1744–1798)
Elisabetta Brusa (sinh 1954)
Valentino Bucchi (1916–1976)
Giovanni Battista Buonamente ( 1595–1642)
Paolo Buonvino (sinh 1970)
Ferruccio Busoni (1866–1924)
Sylvano Bussotti (1931–2021)
C
Francesca Caccini (1587– 1641), con gái của Giulio
Giulio Caccini (1551–1618)
Settimia Caccini (1591– 1638), con gái của Giulio
Pasquale Cafaro (1715–1787)
Antonio Caldara (1670–1736)
Giuseppe Cambini (1746–1825)
Bartolomeo Campagnoli (1751–1827)
Fabio Campana (1819–1882)
Bruno Canfora (1924-2017)
Bruno Canino (sinh 1935)
Enrico Cannio (1874–1949)
Gemignano Capilupi (1573-1616)
Vincenzo Capirola (1474–sau 1548)
Filippo Capocci (1840–1911)
Gaetano Capocci (1811–1898)
Claudio Capponi (sinh 1959)
Matteo Capranica (1708–1776)
Giovanni Paolo Capriolo ( 1580– 1627), hoặc Caprioli
Marchetto Cara ( 1470– 1525)
Ezio Carabella (1891–1964)
Michele Carafa (1787–1872)
Matteo Carcassi (1792–1853)
Salvatore Cardillo (1874–1947)
Cristoforo Caresana (1640–1709)
Giacomo Carissimi (1605–1674)
Roberto Carnevale (sinh 1966)
Renato Carosone (1920–2001)
Fiorenzo Carpi (1918–1997)
Ferdinando Carulli (1770–1841)
Giuseppe "Pippo" Caruso (1935–2018)
Claudio Casciolini (1697–1760)
Alfredo Casella (1883–1947)
Giulio Castagnoli (sinh 1958)
Bellerofonte Castaldi (1580–1649)
Dario Castello ( 1590– 1658)
Mario Castelnuovo-Tedesco (1895–1968)
Niccolò Castiglioni (1932–1996)
Pietro Castrucci (1679–1752)
Leonello Casucci (1885–1975)
Maddalena Casulana ( 1544– 1590)
Alfredo Catalani (1854–1893)
Diomedes Cato ( 1560/65–sau 1618)
Emilio de' Cavalieri (1550–1602)
Francesco Cavalli (1602–1676), tên khai sinh Pietro Francesco Caletti-Bruni
Giuseppe Cavallo (tạ thế 1684)
Girolamo Cavazzoni (1525–sau 1577)
Marco Antonio Cavazzoni (1490–1560)
Maurizio Cazzati (1616–1678)
Carlo Cecere (1706–1761)
Adriano Celentano (sinh 1938)
Bonaventura Cerronio ( 1639)
Sulpitia Cesis (1577-?)
Antonio Cesti (1623–1669)
Ippolito Chamaterò (cuối 1530s – sau 1592), cũng được biết đến như Chamatterò di Negri, Camaterò
Fortunato Chelleri (1690–1757), hoặc Keller, Kelleri, Kellery, Cheler
Luigi Cherubini (1760–1842)
Giancarlo Chiaramello (sinh 1939)
Piero Ciampi (1934–1980)
Cesare Ciardi (1818–1877)
Alessandro Cicognini (1906–1995)
Antonio Cifra (1584–1629)
Francesco Cilea (1866–1950)
Giovanni Paolo Cima (1570–1622)
Domenico Cimarosa (1749–1801)
Roberto Ciotti (1953–2013)
Stelvio Cipriani (1937–2018)
Giovanni Battista Cirri (1724–1808)
Aldo Clementi (1925–2011)
Muzio Clementi (1752–1832)
Carlo Coccia (1782–1873)
Lelio Colista (1629–1680)
Giuseppe Colombi (1635–1694)
Giovanni Paolo Colonna (1637–1695)
Nicola Conforto (1718–1793)
Fabius Constable (sinh 1973)
Paolo Conte (sinh 1937)
Francesco Bartolomeo Conti (1681/82–1732)
Ubaldo Continiello (1941–2014)
Francesco Corbetta (1615–1681)
Arcangelo Corelli (1653–1713)
Azio Corghi (1937–2022)
Gaetano Coronaro (1852–1908)
Giuseppe Corsi da Celano (1631/32–1691), cũng được biết đến như Celani
Francesco Corteccia (1502–1571)
Chiara Margarita Cozzolani (1602–1676/78)
Giovanni Croce (1557–1609)
Toto Cutugno (sinh 1943)
D
Luca D'Alberto (sinh 1983)
Lucio Dalla (1943–2012)
Evaristo Felice Dall'Abaco (1675–1742)
Girolamo Dalla Casa (tạ thế 1601), cũng được biết đến như Hieronymo de Udene
Luigi Dallapiccola (1904–1975), nhà soạn nhạc đã viết nên Il prigioniero
Marco Dall'Aquila ( 1480–sau 1538)
Domenico Dall'Oglio ( 1700–1764)
Joan Ambrosio Dalza ( 1508)
Nino D'Angelo (sinh 1957)
Pino Daniele (1955–2015)
Giovanni D'Anzi (1906–1974)
Padre Davide da Bergamo (1791–1863), tên khai sinh Felice Moretti
Cecilia Dazzi (sinh 1969)
Fabrizio De André (1940–1999)
Guido De Angelis (sinh 1944)
Maurizio De Angelis (sinh 1947), người anh em với Guido
Anthony de Countie (tạ thế 1579)
Ernesto De Curtis (1875–1937)
Francesco de Layolle (or dell'Aiolle) (1492– 1540)
Riccardo Del Turco (sinh 1939)
Fernando De Luca (sinh 1961)
Francesco De Masi (1930–2005)
Fabrizio Dentice ( 1539 – 1581)
Luigi Dentice ( 1510–1566)
Scipione Dentice (1560–1633), cháu trai của Luigi, cháu trai của Fabrizio
Luigi Denza (1846–1922), nhà soạn nhạc bài hát Neapolitan Funiculì, Funiculà
Manuel De Peppe (sinh 1970)
Manuel De Sica (1949–2014)
Christian De Walden (sinh 1946)
Eduardo Di Capua (1865–1917)
Girolamo Diruta ( 1554–sau 1610)
Salvatore Di Vittorio (sinh 1967)
Pino Donaggio (sinh 1941)
Baldassare Donato (1525/30–1603), cũng được biết đến như Donati
Donato da Cascia ( 1350–1370)
Franco Donatoni (1927–2000)
Stefano Donaudy (1879–1925)
Carlo Donida (1920–1998)
Gaetano Donizetti (1797–1848), nhà soạn nhạc opera, được biết đến qua tác phẩm Lucia di Lammermoor và L'elisir d'amore trong số các tác phẩm của mình
Paolo Dossena (sinh 1942)
Antonio Draghi ( 1634–1700)
Giovanni Battista Draghi ( 1640–1708), không phải cái tên sau này được gọi là Pergolesi
Domenico Dragonetti (1763–1846)
Egidio Duni (1708–1775)
Francesco Durante (1684–1755)
E
Ludovico Einaudi (sinh 1955)
Sergio Endrigo (1933–2005)
Michele Esposito (1855–1929)
Franco Evangelisti (1926–1980)
F
Franco Faccio (1840–1891)
Giacomo Facco (1676–1753)
Michelangelo Faggioli (1666–1733)
Nicola Fago (1677–1745)
Mirko Fait (sinh 1965)
Michele de Falco ( 1688 – sau 1732)
Andrea Falconieri (1585/86–1656), cũng được biết đến như Falconiero
Michelangelo Falvetti (1642–1692)
Guido Alberto Fano (1875–1961)
Carlo Farina ( 1600–1639)
Giuseppe Farinelli (1769–1836), tên khai sinh Giuseppe Francesco Finco
Giovanni Battista Fasolo ( 1598 – sau 1664)
Alfio Fazio (sinh 1959)
Ivan Fedele (sinh 1953)
Fedele Fenaroli (1730–1818)
Francesco Feo (1691–1761)
Giuseppe Ferlendis (1755–1810)
Alfonso Ferrabosco the elder (1543–1588)
Domenico Ferrabosco (1513–1574)
Giovanni Battista Ferrandini ( 1710–1791)
Benedetto Ferrari ( 1603–1681)
Domenico Ferrari (1722–1780)
Lorenzo Ferrero (sinh 1951)
Gianni Ferrio (1924–2013)
Costanzo Festa ( 1485/90–1545)
Sebastiano Festa ( 1490/95–1524)
Nico Fidenco (sinh 1933), cũng được biết đến như Domenico Colarossi
Francesco Filidei (sinh 1973)
Gino Filippini (1900–1962)
Giacomo Finetti (?–1630)
Aldo Finzi (1897–1945)
Valentino Fioravanti (1764–1837)
Nicola Fiorenza (sau 1700 –1764)
Ignazio Fiorillo (1715–1787)
Pietro Floridia (1860–1932)
Francesco Florimo (1800–1888)
Antonio Florio (sinh 1956)
Francesco Foggia (1603–1688)
Giacomo Fogliano (1468–1548)
Giovanni Battista Fontana ( 1580/89– 1630)
Jimmy Fontana (1934–2013), tên khai sinh Enrico Sbriccoli
Alfonso Fontanelli (1557–1622)
Zucchero Fornaciari (sinh 1955)
Alberto Fortis (sinh 1955)
Giovanni Paolo Foscarini ( 1600– sau 1649)
Ivano Fossati (sinh 1951)
Armando Fragna (1898–1972)
Petronio Franceschini (1651–1680)
Francesco Canova da Milano (1497–1543)
Luca Francesconi (sinh 1956)
Alberto Franchetti (1860–1942)
Massimiliano Frani (sinh 1967)
Vito Frazzi (1888–1975)
Girolamo Frescobaldi (1583–1643), nghệ sĩ organ tại Nhà thờ St. Peter's Basilica và nhà soạn nhạc keyboard có ảnh hưởng rộng rãi
Fabio Frizzi (sinh 1951)
Francesco Paolo Frontini (1860–1939)
Martino Frontini (1827–1909)
Adolfo Fumagalli (1828–1856), một trong số anh em các nhà soạn nhạc
Disma Fumagalli (1826–1893), một trong số anh em các nhà soạn nhạc
Luca Fumagalli (1837–1908), một trong số anh em các nhà soạn nhạc
Polibio Fumagalli (1830–1900), một trong số anh em các nhà soạn nhạc
Giovanni Fusco (1906–1968)
G
Michele Gabellone (1692–1740), hoặc Cabalone, v.v...
Andrea Gabrieli (1533–1585), chú của Giovanni
Giovanni Gabrieli (1557–1612), nhà soạn nhạc và nghệ sĩ organ
Domenico Gabrielli (1651–1690)
Franchinus Gaffurius (1451–1522), hoặc Franchino Gaffurio
Marco da Gagliano (1582–1643)
Michelagnolo Galilei (1575–1631), người anh em với Galileo
Vincenzo Galilei ( 1520–1591), cha của Galileo
Domenico Gallo (1730– 1768)
Baldassare Galuppi (1706–1785)
Giuseppe Garibaldi (1819–1908), một cái tên thời còn trẻ của nhà sáng lập của Ý
Giuseppe Gariboldi (1833–1905)
Carlo Giorgio Garofalo (1886–1962)
Giorgio Gaslini (1929–2014)
Francesco Gasparini (1661–1727)
Quirino Gasparini (1721–1778)
Giovanni Giacomo Gastoldi ( 1554–1609)
Luigi Gatti (1740–1817)
Roberto Gatto (sinh 1958)
Vittorio Gelmetti (1926–1992)
Francesco Geminiani (1687–1762)
Pietro Generali (1773–1832)
Ignazio Gerusalemme (1707–1769)
Carlo Gesualdo (1566–1613), người theo chủ nghĩa điên cuồng màu sắc, nhà quý tộc, kẻ giết người
Giorgio Ghedini (1892–1965)
Gherardello da Firenze ( 1320/25 – 1362/63)
Giuseppe Gherardeschi (1759–1815)
Benedetto Ghiglia (1921–2012)
Giovanni Ghizzolo ( 1580– 1625)
Geminiano Giacomelli (1692–1740)
Antonio Giannettini (1648–1721)
Jacopo Gianninoto (sinh 1973)
Felice Giardini (1716–1796)
Remo Giazotto (1910–1998)
Marcello Giombini (1928–2003)
Carmine Giordani ( 1685–1758)
Giuseppe Giordani (1751–1798)
Tommaso Giordani ( 1730–1806)
Umberto Giordano (1867–1948)
Giovanni Giorgi ( 1700–1762)
Giovanni da Cascia (thế kỷ thứ 14)
Pietro Antonio Giramo ( 1619– 1630)
Mauro Giuliani (1781–1829), nghệ sĩ guitar và nhà soạn nhạc điêu luyện
Simone Giuliani (sinh 1973)
Goblin (ban nhạc, khánh thành 1972), tên trước đây là Oliver và Cherry Five
Franco Godi (sinh 1940)
Roberto Goitre (1927–1980)
Lallo Gori (1927–1982)
Sandro Gorli (sinh 1948)
Enzo Gragnaniello (sinh 1954)
Giovanni Battista Granata (1620/21–1687)
Alessandro Grandi (1586–1630)
Gaetano Greco (1657–1728)
Lucio Gregoretti (sinh 1961)
Giovanni Lorenzo Gregori (1663–1745)
Giovanni Battista Grillo (cuối thế kỷ thứ 16–1622)
Niccolò Grillo ( 1720s)
Carlo Grossi ( 1634–1688)
Gioseffo Guami (1542–1611)
Emilia Gubitosi (1887–1972)
Andrea Guerra (sinh 1961)
Pietro Alessandro Guglielmi (1728–1804)
Cesario Gussago ( 1599–1612)
H
Hoste da Reggio ( 1520–1569), còn được biết đến là L'Hoste, L'Osto, Oste, Bartolomeo Torresano
I
Sigismondo d'India ( 1582–1629)
Marc'Antonio Ingegneri ( 1535/36–1592)
Carlo Innocenzi (1899–1962)
Giacomo Insanguine (1728–1793)
Paolo Isnardi ( 1536–1596)
Ivan Iusco (sinh 1970)
J
Giuseppe Maria Jacchini (1667–1727)
Jacopo da Bologna ( 1340 – 1386)
Enzo Jannacci (1935–2013)
Giuseppe Jannacconi (1740–1816)
Niccolò Jommelli (1714–1774)
K
Giovanni Girolamo Kapsperger ( 1580–1651), còn được biết đến là Johann(es) Hieronymus Kapsberger hoặc Giovanni Geronimo Kapsperger
Ernesto Köhler (1849–1907)
Gorni Kramer (1913–1995)
L
Giovanni Battista Lampugnani ( 1708–1786)
Stefano Landi ( 1586–1639)
Francesco Landini ( 1325/35–1397), còn được biết đến là Landino, degli Organi, il Cieco, hoặc da Firenze
Salvatore Lanzetti ( 1710– 1780)
Gaetano Latilla (1711–1788)
Felice Lattuada (1882–1962)
Bruno Lauzi (1937–2006)
Angelo Francesco Lavagnino (1909–1987)
Luigi Legnani (1790–1877)
Giovanni Legrenzi (1626–1690)
Stefano Lentini (sinh 1974)
Leonardo Leo (1694–1744)
Isabella Leonarda (1620–1704)
Ruggiero Leoncavallo (1858–1919), nhà soạn nhạc của vở opera bi kịch, Pagliacci
Leone Leoni ( 1560–1627)
Giuseppe Liberto (sinh 1943)
Francesco Libetta (sinh 1968)
Alphonsus Maria de' Liguori (1696–1787), giám mục, thánh thiên chúa, nhà soạn nhạc của Tu scendi dalle stelle
Giuseppe Lillo (1814–1863)
Roberto Livraghi (sinh 1937)
Mimmo Locasciulli (sinh 1949)
Pietro Locatelli (1695–1764)
Nicola Bonifacio Logroscino (1698– 1765)
Antonio Lolli ( 1725–1802)
Carlo Ambrogio Lonati ( 1645– 1712), hoặc Lunati
Alessandro Longo (1864–1945)
Paolo Lorenzani (1640–1713)
Lorenzo da Firenze (d. 1372/73)
Antonio Lotti (1667–1740)
Andrea Lo Vecchio (1942–2021)
Andrea Luchesi (1741–1801)
Giovanni Lorenzo Lulier ( 1662–1700), biệt danh Giovannino del Violone (John nhỏ bé của cây vĩ cầm)
Jean-Baptiste Lully (1632–1687), tên khai sinh Giovanni Battista Lulli
Filippo de Lurano ( 1475–sau 1520), còn được biết đến là Luprano, Lorano
Luzzasco Luzzaschi ( 1545–1607)
M
Teodulo Mabellini (1817–1897)
Bruno Maderna (1920–1973), nhà soạn nhạc của Satyricon (opera)
Enrico Mainardi (1897–1976)
Giorgio Mainerio (1530/40–1582)
Stefano Mainetti (sinh 1957)
Gian Francesco de Majo (1732–1770)
Giuseppe de Majo (1697–1771)
Maurizio Malagnini (sinh 1984)
Enzo Malepasso (1954–2009)
Gian Francesco Malipiero (1882–1973)
Riccardo Malipiero (1914–2003)
Cristofano Malvezzi (1547–1599)
Luigi Mancinelli (1848–1921)
Francesco Mancini (1672–1737)
Francesco Manelli ( 1595–1667)
Francesco Manfredini (1684–1762)
Vincenzo Manfredini (1737–1799)
Nicola Antonio Manfroce (1791–1813)
Giuseppe Mango (1954–2014)
Gennaro Manna (1715–1779)
Carlo Mannelli (1640–1697)
Franco Mannino (1924–2005)
Alessandro Marcello (1669–1747), nhà soạn nhạc của bản Concerto nổi tiếng cho kèn Oboe cung Rê thứ
Benedetto Marcello (1686–1739), người anh em với Alessandro
Fermo Dante Marchetti (1876–1940)
Gianni Marchetti (1933–2012)
Lele Marchitelli (sinh 1955)
Rita Marcotulli (sinh 1959)
Luca Marenzio ( 1553–1599), nhà soạn nhạc của khoảng 500 các bài madrigal
Dario Marianelli (sinh 1963)
Detto Mariano (1937–2020)
Marco Marinangeli (sinh 1965)
Biagio Marini (1594–1663)
Gino Marinuzzi (1882–1945)
E. A. Mario (1884–1961), tên khai sinh Giovanni Gaeta
Giulio Cesare Martinengo ( 1564/68–1613)
Giovanni Battista Martini (1706–1784)
Giuseppe Martucci (1856–1909)
Pietro Mascagni (1863–1945), nhà soạn nhạc opera, được biết đến với tác phẩm Cavalleria rusticana
Michele Mascitti (1664–1760)
Tiburtio Massaino (trước 1550–sau 1608), hoặc Massaini và Tiburzio
Pino Massara (1931–2013)
Domenico Massenzio (1586–1657)
Tito Mattei (1839–1914)
Nicola Matteis ( 1670–sau 1714), hoặc Matheis
Matteo da Perugia ( 1400–1416)
Claudio Mattone (sinh 1943)
Ascanio Mayone ( 1565–1627)
Gianni Mazza (sinh 1944)
Domenico Mazzocchi (1592–1665)
Virgilio Mazzocchi (1597–1646), người anh em với Domenico
Antonio Maria Mazzoni (1717–1785)
Giovanni Mazzuoli ( 1360–1426)
Alessandro Melani (1639–1703)
Gian Carlo Menotti (1911–2007)
Saverio Mercadante (1795–1870)
Tarquinio Merula (1595–1665)
Claudio Merulo (1533–1604)
Franco Micalizzi (sinh 1939)
Giorgio Miceli (1836–1895)
Amedeo Minghi (sinh 1947)
Ambrogio Minoja (1752–1825)
Domenico Modugno (1928–1994)
Simone Molinaro ( 1565–1615)
Francesco Molino (1775–1847), cũng được biết đến như François Molino
David Monacchi (sinh 1970)
Antonio Montanari (1676–1737)
Claudio Monteverdi (1567–1643), nổi tiếng nhất với vở opera tiên phong của mình Orfeo
Gaetano Monti ( 1750– 1816)
Vittorio Monti (1868–1922)
Carlo Ignazio Monza ( 1680–1739)
Giovanni Morandi (1777–1856)
Guido Morini (sinh 1959)
Francesco Morlacchi (1784–1841)
Luigi Morleo (sinh 1970)
Giorgio Moroder (sinh 1940), nhạc sĩ nhạc pop với ba giải Oscar và bốn giải Academy Award
Andrea Morricone (sinh 1964), nhà soạn nhạc phim, con trai của Ennio
Ennio Morricone (1928–2020), nhà soạn nhạc phim xuất sắc với hai giải Academy Award và bốn giải Grammy
Virgilio Mortari (1902–1993)
Luigi Mosca (1775–1824)
Giovanni Mossi ( 1680?–1742)
Emilio Munda (sinh 1982)
N
Giovanni Bernardino Nanino ( 1560–1623)
Giovanni Maria Nanino (1543/44–1607), hoặc Nanini
Gianna Nannini (sinh 1954)
Filiberto Nantermi (Filiberto Lantelmi) (ca. 1520 – 1605)
Pietro Nardini (1722–1793)
Mario Nascimbene (1913–2002)
Mariella Nava (sinh 1960)
Marcantonio Negri (?–1624)
Giovanni Cesare Netti (1649–1686)
Niccolò da Perugia (cuối thế kỷ thứ 14)
Bruno Nicolai (1926–1991)
Giuseppe Nicolini (1762–1842)
Piero Niro (sinh 1957)
Giovanni Domenico da Nola ( 1510/20–1592), cũng được biết đến như Nolla
Luigi Nono (1924–1990)
Michele Novaro (1818–1885), người đã sáng tác quốc ca của Cộng hòa Ý hiện tại
Emanuele Nutile (1862–1932)
O
Nino Oliviero (1918–1980)
Giacomo Orefice (1865–1922)
Ferdinando Orlandi (1774–1848)
Nora Orlandi (sinh 1933)
Alessandro Orologio (1550–1633)
Riz Ortolani (1926–2014)
P
Antonio Maria Pacchioni (1654–1738)
Giorgio Pacchioni (sinh 1947)
Daniele Pace (1935–1985)
Roy Paci (sinh 1969)
Pacifico (sinh 1964), nghệ danh của Luigi De Crescenzo
Giovanni Pacini (1796–1867)
Annibale Padovano (1527–1575)
Ferdinando Paer (1771–1839)
Niccolò Paganini (1782–1840), nghệ sĩ violon và nhà soạn nhạc tài năng, đã viết 24 Caprices cho violin
Giovanni Paisiello (1740–1816)
Giovanni Pierluigi da Palestrina (1525–1594), Bậc thầy thời Phục hưng của âm nhạc nhà thờ đa âm polyphonic
Benedetto Pallavicino (1551–1601)
Antonio Pampani ( 1705–1775)
Giovanni Antonio Pandolfi [Mealli] (1624–1687)
Paolo Pandolfo (sinh 1964)
Gino Paoli (sinh 1934)
Paolo da Firenze (1355–1436)
Girolamo Parabosco ( 1524–1557)
Pietro Domenico Paradisi (1707–1791)
Susanna Parigi (sinh 1961)
Antonio Pasculli (1842–1924)
Bernardo Pasquini (1637–1710)
Giovanni Pasta (1604 – 1664)
Carlo Pedini (sinh 1956)
Teodorico Pedrini (1671–1746)
Arrigo Pedrollo (1878–1964)
Carlo Pedrotti (1817–1893)
Danilo Pennone (sinh 1963)
Peppino di Capri (sinh 1939), tên khai sinh Giuseppe Faiella
Davide Perez (1711–1778)
Giovanni Battista Pergolesi (1710–1736), tên khai sinh Giovanni Battista Draghi
Achille Peri (1812–1880)
Jacopo Peri (1561–1633), nhà soạn nhạc của vở opera đầu tiên (Dafne) và vở opera đầu tiên còn sót lại (Euridice)
Lorenzo Perosi (1872–1956)
Marziano Perosi (1875–1959), người anh em với Lorenzo
Giacomo Antonio Perti (1661–1756)
Maria Xaveria Perucona ( 1652–sau 1709), hoặc Parruccona
Giovanni Battista Pescetti (1704–1766)
Michele Pesenti (1470–sau 1524)
Alberto Pestalozza (1851–1934)
Goffredo Petrassi (1904–2003)
Giuseppe Petrini
Pietro Pettoletti ( 1795– 1870)
Max Pezzali (sinh 1967)
Riccardo Piacentini (sinh 1958)
Carlo Alfredo Piatti (1822–1901)
Giovanni Picchi (1571/72–1643)
Alessandro Piccinini (1566– 1638)
Niccolò Piccinni (1728–1800)
Piero Piccioni (1921–2004)
Riccardo Pick-Mangiagalli (1882–1949)
Maestro Piero (trước 1300– 1350)
Franco Piersanti (sinh 1950)
Giuseppe Pietri (1886–1946)
Giusto Pio (1926–2017)
Nicola Piovani (sinh 1946)
Bernardo Pisano (1490–1548)
Berto Pisano (1928–2002)
Franco Pisano (1922–1977), người anh em với Berto
Maurizio Pisati (sinh 1959)
Giuseppe Ottavio Pitoni (1657–1743)
Ildebrando Pizzetti (1880–1968), nhà soạn nhạc opera được biết tới nhiều nhất qua tác phẩm Assassinio nella cattedrale
Emilio Pizzi (1861–1940)
Pietro Platania (1828–1907)
Giovanni Benedetto Platti (1697–1763)
Gianfranco Plenizio (1941–2017)
Alessandro Poglietti (đầu thế kỷ thứ 17–1683)
Pier Paolo Polcari (sinh 1969)
Amilcare Ponchielli (1834–1886), Nhà soạn nhạc opera lãng mạn được biết đến với tác phẩm La Gioconda
Nicola Porpora (1686–1768), nhà soạn nhạc opera Baroque
Giuseppe Porsile (1680–1750)
Costanzo Porta (1528/29–1601)
Giovanni Porta ( 1675–1755)
Gasparo Pratoneri ( 1556/59), biệt danh Spirito da Reggio
Luca Antonio Predieri (1688–1767)
Roberto Pregadio (1928–2010)
Paola Prestini (sinh 1975)
Giovanni Priuli ( 1575–1626)
Marieta Morosina Priuli ( 1665)
Roberto Procaccini (sinh 1971)
Teresa Procaccini (sinh 1934)
Ignazio Prota (1690–1748)
Francesco Provenzale (1624–1704)
Oscar Prudente (sinh 1944)
Domenico Puccini (1772–1815), cháu trai và ông nội của nhà soạn nhạc Giacomo Puccini (lớn tuổi hơn)
Giacomo Puccini (1858–1924), nhà soạn nhạc opera lãng mạn quá cố (La bohème, Tosca, Turandot, Madama Butterfly)
Jacopo Puccini (1712–1781), ông cố của nhà soạn nhạc opera cùng tên
Gaetano Pugnani (1731–1798)
Q
Paolo Quagliati ( 1555–1628)
Lucia Quinciani ( 1566, 1611)
R
Pietro Raimondi (1786–1853)
Giacomo Rampini (1680–1760), và cháu trai cùng tên (d. 1811)
Matteo Rampollini (1497–1553)
Virgilio Ranzato (1883–1937)
Renato Rascel (1912–1991)
Oreste Ravanello (1871–1938)
Gino Redi (1908–1962), tên khai sinh Luigi Pulci, cũng đóng góp thực hiện nên P.G. Redi
Licinio Refice (1883–1954)
Tony Renis (sinh 1938), tên khai sinh Elio Cesari
Paolo Renosto (1935–1988)
Elsa Respighi (1894–1996), tên khai sinh Elsa Olivieri-Sangiacomo, phu nhân của Ottorino
Ottorino Respighi (1879–1936), được biết đến với những bài thơ giao hưởng của mình The Fountains of Rome vầ The Pines of Rome
Gian Franco Reverberi (sinh 1934)
Gian Piero Reverberi (sinh 1939), người anh em với Gian Franco
Giovanni Battista Riccio (cuối thế kỷ thứ 16–sau 1621), cũng được biết đến qua tên gọi Giambattista Riccio
Vittorio Rieti (1898–1994), tác giả của Barabau
Giovanni Antonio Rigatti ( 1613–1648)
Rinaldo di Capua (1705–1780)
Giovanni Alberto Ristori (1692–1753)
Andrea Rocca (sinh 1969)
Rocco Rodio (1535–sau 1615)
Francesco Rognoni (cuối thế kỷ thứ 16–sau 1626), con trai của Riccardo
Riccardo Rognoni (1550–trước 1620), hoặc Richardo Rogniono
Alessandro Rolla (1757–1841)
Antonio Rolla (1798–1837), tên khai sinh Giuseppe Antonio Rolla, con trai của Alessandro
Fausto Romitelli (1963–2004)
Lucia Ronchetti (sinh 1963)
Stefano Ronchetti-Monteviti (1814–1882)
Renzo Rossellini (1908–1982)
Camilla de Rossi ( 1707–1710)
Luigi Rossi (1597–1653)
Michelangelo Rossi (1601/02–1656)
Salamone Rossi (1570–1630)
Gioachino Rossini (1792–1868), được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm The Barber of Seville và phần overture mở đầu cho các vở opera khác như William Tell
Nino Rota (1911–1979)
Giovanni Rovetta (1596–1668)
Francesco Rovigo (1540/41–1597)
Ernesto Rubin de Cervin (1936–2013)
Bonaventura Rubino (1600–1668)
Vincenzo Ruffo (1508–1587)
Claudia Rusca (1593–1676)
Giacomo Rust (1741–1786), hoặc Rusti
Paolo Rustichelli (sinh 1953)
Giovanni Marco Rutini (1723–1797)
S
Victor de Sabata (1892–1967)
Nicola Sabatino (1705–1796)
Nicola Sabini ( 1675 – 1705)
Antonio Sabino (1591–1650)
Francesco Sabino (1620–?)
Giovanni Maria Sabino (1588–1649)
Antonio Sacchini (1730–1786)
Nicola Sala (1713–1801)
Antonio Salieri (1750–1825)
Giovanni Salvatore (1620–1688)
Giovanni Battista Sammartini (1700–1775)
Giuseppe Sammartini (1695–1750)
Giovanni Felice Sances ( 1600–1679), còn được biết đến qua tên gọi Sancies, Sanci, Sanes, Sanchez
Antonia Sarcina (sinh 1963)
Domenico Sarro (1679–1744)
Giuseppe Sarti (1729–1802)
Francesco Sartori (sinh 1957)
Antonio Sartorio (1630–1680)
Carlo Savina (1919–2002)
Virgilio Savona (1919–2009)
Rosario Scalero (1870–1954), hoặc Natale Rosario Scalero
Antonio Scandello (1517–1580)
Alessandro Scarlatti (1660–1725), cha của Pietro và Domenico, người anh em với Francesco, chú hoặc ông chú của Giuseppe
Domenico Scarlatti (1685–1757), ảnh hưởng đến sự phát triển của phong cách Cổ điển
Francesco Scarlatti (1666– 1741)
Giuseppe Scarlatti (1718/23–1777)
Pietro Filippo Scarlatti (1679–1750)
Giacinto Scelsi (1905–1988)
Salvatore Sciarrino (sinh 1947)
Flavio Emilio Scogna (sinh 1956)
Giulio Segni (1498–1561), hoặc Julio Segni hoặc Julio da Modena
Nello Segurini (1910–1988)
Giuseppe Sellitti (1700–1777), hoặc Sellitto
Kristian Sensini (sinh 1976)
Renato Serio (sinh 1946)
Paolo Serrao (1830–1907)
Claudia Sessa ( 1570– 1617/19)
Giovanni Sgambati (1841–1914)
Louis Siciliano (sinh 1975), hoặc là ALUEI
Carlo Siliotto (sinh 1950)
Achille Simonetti (1857–1928), nghệ sĩ vĩ cầm và nhà soạn nhạc
Claudio Simonetti (sinh 1952)
Enrico Simonetti (1924–1978), cha của Claudio
Leone Sinigaglia (1868–1944)
Giuseppe Sinopoli (1946–2001)
Maddalena Laura Sirmen (1745–1818), tên khai sinh Maddalena Laura Lombardini
Camillo Sivori (1815–1894), hoặc Ernesto Camillo Sivori
Umberto Smaila (sinh 1950)
Roberto Soffici (sinh 1946)
Giovanni Sollima (sinh 1962)
Giovanni Battista Somis (1686–1763), nghệ sĩ vĩ cầm và nhà soạn nhạc, anh trai của Lorenzo
Francesco Soriano (1548/49–1621)
Vincenzo Spampinato (sinh 1953)
Francesco Spinacino ( 1507)
Gaspare Spontini (1774–1851)
Annibale Stabile (1535–1595), Nhà soạn nhạc trường phái La Mã, đồ đệ của Palestrina
Agostino Steffani (1653–1728)
Scipione Stella (1558/59–1622)
Bernardo Storace ( 1664)
Alessandro Stradella (1639–1682)
Feliciano Strepponi (1797–1832), nhà soạn nhạc opera, cha của Giuseppina Strepponi
Alessandro Striggio ( 1536/37–1592)
Marco Stroppa (sinh 1959)
Barbara Strozzi (1619–1677)
T
Giuseppe Palazzotto Tagliavia (1583 – trước 1653)
Giuseppe Tartini (1692–1770), nổi tiếng với bản Bản Sonata Trill của Quỷ
Pierantonio Tasca (1858–1934)
Giuliano Taviani (sinh 1969)
Giovanni Tebaldini (1864–1952)
Vince Tempera (sinh 1946)
Luigi Tenco (1938–1967)
Carlo Tessarini (1690–1766)
Giovanni Angelo Testagrossa (1470–1530)
Camillo Togni (1922–1993)
Luigi Tomasini (1741–1808)
Andrea Tonoli (sinh 1991)
Giuseppe Torelli (1658–1709)
Pietro Torri ( 1650–1737)
Giuseppe Felice Tosi (1619–1693)
Pier Francesco Tosi (1653/54–1732)
Paolo Tosti (1846–1916)
Antonio Tozzi (1736–1812)
Umberto Tozzi (sinh 1952)
Giovanni Maria Trabaci ( 1575–1647)
Tommaso Traetta (1727–1779)
Giuseppe Tricarico (1623–1697)
Giacomo Tritto (1733–1824)
Bartolomeo Tromboncino ( 1470 – 1535), nghệ sĩ kèn trombone, người sáng tác các bản Frottola, kẻ giết người
Armando Trovajoli (1917–2013)
Gerardina Trovato (sinh 1967)
Francesco Turini ( 1595–1656)
U
Marco Uccellini (1603/10–1680)
Vincenzo Ugolini ( 1580–1638)
Piero Umiliani (1926–2001)
Francesco Antonio Urio (1631/32– 1719)
Gennaro Ursino (1650–1715)
Francesco Usper (or Sponga) (1561–1641)
Teo Usuelli (1920–2009)
Francesco Uttini (1723–1795)
V
Nicola Vaccai (1790–1848), also Vaccaj
Antonio Valente ( 1565–80)
Giovanni Valentini ( 1582–1649)
Giovanni Valentini ( 1750–1804)
Giuseppe Valentini (1681–1753)
Celso Valli (sinh 1950)
Francesco Antonio Vallotti (1697–1780)
Ivan Vandor (1932–2020)
Orazio Vecchi (1550–1605)
Gaetano Veneziano (1665–1716)
Antonio Veracini (1659–1733)
Francesco Maria Veracini (1690–1768)
Giuseppe Verdi (1813–1901), nhà soạn nhạc opera nổi tiếng nhất qua các tác phẩm Rigoletto, Nabucco, Aida và La traviata
Lodovico Grossi da Viadana ( 1560–1627)
Edoardo Vianello (sinh 1938)
Nicola Vicentino (1511–1575/76)
Vincenzo da Rimini (thế kỷ thứ 14)
Leonardo Vinci (1690–1730)
Francesco dalla Viola (tạ thế 1568)
Giovanni Viotti (1755–1824), Giáo viên vĩ cầm thời cổ điển, người có âm nhạc sau này được Brahms ca ngợi
Carlo Virzì ( 1972)
Giovanni Battista Vitali (1632–1692)
Tomaso Antonio Vitali (1663–1745)
Franco Vittadini (1884–1948)
Antonio Vivaldi (1678–1741), đã viết hơn 600 bản hòa tấu, trong đó có bản Giao hưởng bốn mùa
Giovanni Buonaventura Viviani (1638– 1693)
Lucrezia Orsina Vizzana (1590–1662)
Roman Vlad (1919–2013), Nhà soạn nhạc, nghệ sĩ dương cầm và nhà âm nhạc học người Ý gốc Romania
W
Ermanno Wolf-Ferrari (1876–1948)
Y
Pietro Yon (1886–1943)
Z
Antonio Zacara da Teramo (1350/60 – 1413/16)
Lodovico Zacconi (1555–1627)
Nicolaus Zacharie ( 1400–1466)
Mario Zafred (1922–1987)
Giovanni Zamboni ( 1664– 1721)
Bruno Zambrini (sinh 1935)
Aidan Zammit (sinh 1965)
Riccardo Zandonai (1883–1944)
Gasparo Zanetti ( 1600–1660)
Andrea Zani (1696–1757)
Uberto Zanolli (1917–1994)
Gioseffo Zarlino (1517–1590)
Lorenzo Zavateri (1690–1764)
Marc'Antonio Ziani ( 1653–1715)
Pietro Andrea Ziani (1616–1684)
Niccolò Antonio Zingarelli (1752–1837)
Domenico Zipoli (1688–1726)
Matteo Zocarini ( 1740)
Carlo Zuccari (1703–1792)
Diego Zucchinetti (thế kỷ thứ 18)
Tham khảo và chú thích
Ý
Nhà soạn nhạc
Nhà soạn nhạc |
19819444 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20ph%C3%A1t%20minh%20%C3%9D | Danh sách nhà phát minh Ý | Đây là danh sách các nhà phát minh và các nhà khám phá Ý:
A
Giovanni Agusta (1879–1927), nhà hàng không tiên phong, nhà phát minh phanh dù
Giovanni Battista Amici (1786–1863), nhà thiên văn học và nhà quang học
Cyriacus von Ancona (khoảng 1391–khoảng 1455), Nhà khảo cổ học, tiền thân của khảo cổ học cổ điển hiện đại và là một trong những người viết bia ký đầu tiên
Giuseppe Airoldi và Valentino Airoldi
Amedeo Avogadro (1776–1856), nhà vật lý và nhà hóa học, Người phát minh ra định luật Avogadro và hằng số Avogadro
B
Giovanni Battista Belzoni (1778–1823), Nhà thám hiểm, kỹ sư, vận động viên cử tạ và nhào lộn. Ông đã khám phá ra ngôi đền Abu Simbel và khu đất của Karnak. Năm 1818, Belzoni phát hiện ra lối vào Kim tự tháp Chephren ở Giza và thâm nhập vào phòng chôn cất. Belzoni cũng là người châu Âu đầu tiên đến thăm Ốc đảo Siwa và ông đã tìm thấy tàn tích của Berenice trên Biển Đỏ.
Flavio Baracchini (1895–1928), Phi công chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất
Eugenio Barsanti (1821–1964), Kỹ sư; người được công nhận là người phát minh ra động cơ đốt trong, nhưng đơn xin cấp bằng sáng chế đã bị thất lạc và không ai biết ông thực sự đã phát minh ra loại máy gì
Robert Ljudwigowitsch Bartini (1897–1974), nhà thiết kế máy bay Liên Xô gốc Ý
Enrico Bombieri (* 1940), Nhà toán học, người đoạt huy chương Fields (1974)
Enea Bossi, Sr., Người phát minh ra Pedaliante (1937)
Daniel Bovet (1907–1992), Giải thưởng Nobel cho những khám phá của ông về các hợp chất tổng hợp, những chất này kích hoạt ảnh hưởng một số chất trong cơ thể, và đặc biệt là tác dụng của chúng đối với hệ thống mạch máu và cơ xương
Corrado Böhm (1923–2017), nhà công nghệ thông tin
Giovanni Branca (1571–1645), Kiến trúc sư
Filippo Brunelleschi (1377–1446), Kiến trúc sư
Tito Livio Burattini (1617–161681), nhà phát minh, kiến trúc sư, nhà Ai Cập học và nhà sản xuất nhạc cụ Ý-Ba Lan
C
Giobatta Cabona, người phát minh ra Pan di Spagna (bánh quy)
Giovanni Caboto (khoảng 1450–sau 1498), đến New-Zealand vào năm 1497, hoặc là người châu Âu đầu tiên sau người Viking đến lục địa Bắc Mỹ
Alvise Cadamosto (≤ 1432–1483), khám phá bờ biển phía tây châu Phi dưới sự phục vụ của người Bồ Đào Nha vào năm 1455 và 1456 và phát hiện ra ba hòn đảo của Cape Verde
Temistocle Calzecchi-Onesti (1853–1922), nhà vật lý học
Tullio Campagnolo (1901–1983), Người phát minh ra Chốt kẹp nhanh
Secondo Campini (1904–1980), Kỹ sư
Mario Capecchi (* 1937), người đoạt giải Nobel, nghiên cứu về Chuột Knock-out
Arturo Caprotti (1881–1938), Kỹ sư
Gerolamo Cardano (1501–1576), Gimbal (hoặc móc treo Cardano, được cho là của ông), lưới Cardano; công thức Cardano; vòng tròn Cardano
Antonio Benedetto Carpano (1751–1815), Nhà chưng cất
Giovanni Caselli (1815–1891), nhà vật lý, người phát minh ra Pantelegraph (Kopiertelegraph) 1855
Bartolomeo Cristofori (1655–1731), người phát minh ra đàn piano
Alessandro Cruto, nhà phát triển tiên phong của đèn sợi đốt
D
Luigi Dadda (1923–2012), nhà công nghệ thông tin
Salvino degli Armati, nhân vật giả tưởng
Corradino D’Ascanio (1891–1981), kỹ sư
Emilio Del Giudice (1940–2014), nhà tiên phong trong lý thuyết dây
Giambattista della Porta (1535–1615), Bác sĩ, nhà bác học và nhà viết kịch
Guidobaldo del Monte (1545–1607), nhà thiên văn học
Giuseppe Donati
Giovanni de Dondi (1318–1389), Đồng hồ thiên văn (Astrarium) 1364
Adriano Ducati
Renato Dulbecco (1914–2012), Bác sĩ, nhà vi khuẩn học, nhà vi trùng học và nhà sinh học phân tử và là người đoạt giải Nobel cho những khám phá của ông trong lĩnh vực tương tác giữa virus khối u và vật liệu di truyền của tế bào
E
Luigi Emanueli (1883–1959), kĩ sư điện
Eufrosino della Volpaia
F
Johann Maria Farina (1685–1766), người Ý/Đức – phát minh ra nước hoa Eau de Cologne (nước của xứ Cologne) năm 1709
Gabriele Falloppio (1523–1562), nhà giải phẫu học, mô tả ống dẫn trứng; nghiên cứu về bệnh giang mai
Federico Faggin (* 1941), Người phát minh ra bộ vi xử lý Intel 4004
Johann Maria Farina (1685–1766), người phát minh ra Aqua mirabilis, nước hoa
Giacomo Fauser (1892–1971), kỹ sư và nhà hóa học
Enrico Fermi (1901–1954), Người đoạt giải Nobel, Nhà vật lý - Người tìm ra các nguyên tố phóng xạ mới được tạo ra thông qua sự bắn phá neutron và những khám phá các phản ứng hạt nhân liên quan đến hiện tượng này gây ra bởi neutron chậm
Salvatore Ferragamo (1898–1960), nhà thiết kế giày, dép nữ; đệm gót chân
Galileo Ferraris (1847–1897), từ trường quay 1885, bộ đếm Ferrari, điện xoay chiều 1887–90 (cùng với Bradley, Haselwander, Dolivo-Dobrowolsky, Wenström)
Pietro Ferrero (1898–1949), Nutella
Leonardo Fibonacci (khoảng 1170–sau 1240), cao thủ số học
Alessio Figalli (* 1984), nhà toán học, người đoạt huy chương Fields
Johannes de Fontana (khoảng 1395–1455 hoặc muộn hơn chút), Laterna magica, phát minh xe lăn
Carlo Forlanini (1847–1918), Các bác sĩ, máy thổi khí màng phổi nhân tạo để điều trị tràn khí màng phổi cho bệnh nhân lao phổi
Enrico Forlanini (1848–1930),Kỹ sư, nhà phát minh và nhà tiên phong hàng không, tàu cánh ngầm
G
Galileo Galilei (1564–1641/1642), Nhà thiên văn học, Kính hiển vi (Phiên bản đầu tiên của nhiệt kế) 1592, máy đo thủy tĩnh 1586/87
Luigi Galvani (1737–1798), Bác sĩ, nhà giải phẫu học và nhà tự nhiên học (đặc biệt là nhà sinh lý học)
Gasparo da Salò (1540 (trong một số nguồn cũng ghi 1542)–1609), Nhà sản xuất vĩ cầm và người chơi đôi bass
Giovanni Francesco Gemelli Careri (1651–1725), Luật sư, nhà thám hiểm và du khách thế giới
Benedetto Gentile, Genua – Lotto (5 trong số 90)
Riccardo Giacconi (1931–2018), Nhà vật lý người Mỹ gốc Ý (Giải thưởng Nobel) - công trình tiên phong trong vật lý thiên văn, dẫn đến việc phát hiện ra các nguồn tia X vũ trụ
Corrado Gini (1884–1965), Nhà thống kê, xã hội học và nhân khẩu học, hệ số Gini
Flavio Gioia (thế kỷ thứ 13-14), La bàn khoảng 1302/1312 (được cho là vậy)
Francesco di Giorgio (được rửa tội năm 1439–1502), Nhà điêu khắc, họa sĩ, kiến trúc sư và nhà lý luận kiến trúc; Mìn 1495 (được quy cho)
Giuseppe di Giugno
Camillo Golgi (1843–1926), Bác sĩ và nhà mô học, người đoạt giải Nobel, nghiên cứu về cấu trúc của hệ thần kinh
Guido von Arezzo (khoảng 992–không chắc chắn: 1050), Tu sĩ Benedictin, nhà lý thuyết âm nhạc và giáo viên, người phát minh ra ký hiệu (âm nhạc)
J
Candido Jacuzzi (1903–1986), doanh nhân
K
Christoph Kolumbus (khoảng 1451–1506), Thủy thủ, nhà thám hiểm của Quần đảo Bahamas, Jamaica, Cuba, Hispaniola và các đảo khác ở Caribe
L
Joseph-Louis Lagrange (1736–1813), nhà thiên văn học và toán học
Francesco Lana Terzi (1631–1687), thiết kế khí cầu 1670, chữ nổi cho người mù 1670
Ruggero Lenci
Leonardo da Vinci (1452–1519), nhà bác học
Tullio Levi-Civita (1873–1941), nhà toán học
Rita Levi-Montalcini (1909–2012), Nhà thần kinh học (Giải thưởng Nobel)
Cesare Lombroso (1835–1909), Bác sĩ, giáo sư pháp y và tâm thần học
Giovanni Luppis (1813–1875), ngư lôi tự hành và tự lái đầu tiên (cùng với Robert Whitehead (1823–1905), Anh Quốc)
Salvador Edward Luria (1912–1991), người đoạt giải Nobel, nhà vi trùng học
M
Niccolò Machiavelli (1469–1527), Triết gia, nhà ngoại giao, biên niên sử, nhà văn và nhà thơ
Raffaello Magiotti (1597–1656), Thợ lặn Descartes 1648
Ettore Majorana (1906–mất tích 1938), nhà vật lý (Lĩnh vực chuyên môn: Ví dụ Vật lý hạt nhân và Cơ học lượng tử tương đối), mất tích vào năm 1938 trong những hoàn cảnh/lý do không rõ ràng
Marcello Malpighi (1628–1694), “Người sáng lập” ngành giải phẫu học và sinh lý học so sánh thực vật
Amatino Manucci
Innocenzo Manzetti (1826–1877), đồng phát minh ra điện thoại 1865; máy làm mì 1857; Người phát minh ra xe hơi nước 1864
Guglielmo Marconi (1874–1937), đoạt giải Nobel, nhà vật lý, điện báo không dây 1895 (Bản quyền phát minh 1896), Sử dụng các tần số vô tuyến khác nhau, (Bản quyền phát minh 1900)
Federico Martinotti
Felice Matteucci (1808–1887), Kỹ sư thủy lực và người phát minh ra động cơ đốt trong cùng với Eugenio Barsanti
Antonio Meucci (1808–1889), tiền thân của điện thoại năm 1854
Maria Montessori (1870–1952), Bác sĩ và nhà giáo dục cải cách, Montessoripädagogik
Fabrizio Mordente (1532–khoảng 1608), Nhà toán học, vòng tròn tám cánh
Angelo Moriondo (1851–1914), Người phát minh ra máy pha cà phê
Claudio Monteverdi (getauft 1567–1643), Nhà soạn nhạc, người chơi violon, ca sĩ và linh mục Công giáo, opera hiện đại
N
Giulio Natta (1903–1979), Nhà hóa học (giải Nobel)
Umberto Nobile (1885–1978), nhà tiên phong về khí cầu
Antonio da Noli (1415–1497 hoặc theo thông tin khác 1419–1491), đã mở ra Quần đảo Cape Verde từ năm 1458 đến 1460
P
Antonio Pacinotti (1841–1912), nhà vật lý
Luigi Palmieri (1807–1896), Nhà khí tượng học, địa chấn học và núi lửa học, địa chấn kế khoảng năm 1856
Giuseppe Peano (1858–1932), nhà toán học
Marco Polo (1254–1324), nhà lữ hành châu Á
Enzo Paoletti
Pier Giorgio Perotto (1931–2002), Người phát minh ra máy tính cá nhân đầu tiên
Fabio Perini
Giovanni Plana (1781–1864), nhà thiên văn học và nhà toán học
Giovanni Poleni (1683–1761), nhà toán học và nhà thiên văn học
Ignazio Porro (1801–1875), Kỹ sư và người phát minh ra lăng kính porro được đặt theo tên ông vào năm 1854
Francesco Procopio dei Coltelli, Người phát minh ra băng
R
Agostino Ramelli (1531–1600), Bánh xe sách Ramellis, thế kỷ thứ 16
Giuseppe Ravizza (1811–1885), Dải băng màu cho máy đánh chữ
Giovanni Rappazzo
Scipione Riva-Rocci (1863–1937), máy đo huyết áp, 1896
Carlo Rubbia (* 1934), Nhà vật lý, người đoạt giải Nobel
S
Sanctorius (1561–1636), nhiệt kế 1626
Raimondo di Sangro (1710–1771), nhà quý tộc, nhà phát minh, người lính, nhà văn và nhà khoa học
Antonio Sant’Elia (1888–1916), kiến trúc sư
Francesco Scacchi
Antonino Sciascia
Emilio Segrè (1905–1989), nhà vật lý người Mỹ gốc Ý, giải thưởng Nobel cho việc khám phá ra phản proton
Ascanio Sobrero (1812–1888), nhà hóa học và người phát hiện ra nitroglycerin vào năm 1847
Nazareno Strampelli
T
Mariano di Jacopo, genannt Taccola (1381–khoảng 1453), thiết kế máy móc (ví dụ cầu trục, cần số,...)
Cristoforo Taverna, Người phát minh xổ số
Teseo Tesei
Vincenzo Tiberio (khoảng 103 TCN – 4 SCN), nhà tiên phong về Penicillin
Marcus Tullius Tiro, Đế chế La Mã - Tốc ký (Ghi chú Tironian) 63 TCN
Luigi Torchi: Người phát minh ra máy tính bỏ túi với phép nhân trực tiếp (1834)
Evangelista Torricelli (1608–1647), Nhà vật lý và nhà toán học, phong vũ biểu thủy ngân
Juanelo Turriano (sau 1500–1585), Thợ sửa đồng hồ, thợ cơ khí và chế tạo máy
V
Amerigo Vespucci (1454–1512), Thương gia, thủy thủ, nhà hàng hải và nhà thám hiểm, khám phá bờ biển phía đông của Nam Mỹ từ năm 1499
Guido da Vigevano (khoảng 1280–khoảng 1350), Xe ngựa, xe ngựa chạy bằng sức gió và máy công thành
Leonardo da Vinci (1452–1519), nhà bác học, nhà tiên phong về xe tự hành, phát minh ra xe tăng
Andrew J. Viterbi (* 1935), Người phát minh ra thuật toán Viterbi
Vadino và Ugolino de Vivaldo († sau 1291), hai anh em đã cố gắng trở thành những người đầu tiên đi vòng quanh châu Phi và đến Malabar vào năm 1291
Alessandro Volta (1745–1827), Nhà vật lý, người phát minh ra pin
Vito Volterra (1860–1940), các nhà toán học và vật lý
Z
Ildebrando Zacchini
Giuseppe Zamboni (1776–1846), linh mục Công giáo và nhà vật lý
Nicolaus Zucchius (hoặc Niccolò Zucchi) (1586–1670), Nhà thiên văn học và vật lý học, kính thiên văn phản xạ 1616
Ý
Nhà phát minh
Nhà phát minh |
19819451 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Issa%20Rae | Issa Rae | Jo-Issa Rae Diop (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1985, nghệ danh: Issa Rae) là nữ diễn viên, nhà văn, nhà sản xuất phim người Mỹ. Cô lần đầu được biết tới qua sê-ri YouTube Awkward Black Girl.
Rae sau đó nổi tiếng với tư cách là người đồng sáng lập, biên kịch kiêm diễn viên phim truyền hình Insecure (2016–2021, đài HBO), phim mang về cho cô nhiều đề cử giải Quả cầu vàng và Primetime Emmy. Năm 2015, cô ra mắt hồi ký The Misadventures of Awkward Black Girl, cuốn sách sau đó trở thành tác phẩm bán chạy nhất của tờ The New York Times. Trong các năm 2018 và 2022, Rae góp mặt trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của tờ Time.
Rae đã đóng một số phim điện ảnh như The Hate U Give (2018), Little (2019), The Photograph (2020), The Lovebirds (2020), Vengeance (2022) và Barbie (2023). Cô cũng lồng tiếng cho vai Jess Drew/Spider-Woman trong Spider-Man: Across the Spider-Verse (2023) và Beyond the Spider-Verse (sắp ra mắt). Cô cũng tham gia lồng tiếng trong phim ngắn Hair Love, phim giành được một giải Oscar cho phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất năm 2020.
Tiểu sử
Jo-Issa Rae Diop sinh ra tại thành phố Los Angeles, California. Cha cô, Abdoulaye Diop, là một bác sĩ khoa nhi đến từ nước Senegal, mẹ cô, Delyna Marie Diop (họ gốc: Hayward), là một giáo viên đến từ bang Louisiana, cả hai gặp nhau ở Pháp khi còn đi học. Cô có bốn anh chị em.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Issa Rae on Instagram
Cựu sinh viên Đại học Stanford
Nhân vật còn sống
YouTuber Mỹ
Nữ biên kịch gia Mỹ
Nữ nghệ sĩ hài Mỹ
Nữ diễn viên lồng tiếng Mỹ
Nhà biên kịch truyền hình Mỹ
Nữ diễn viên truyền hình Mỹ
Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ
Nữ nhà văn Mỹ gốc Phi
Nữ diễn viên Mỹ gốc Phi
Nữ diễn viên từ Maryland
Nữ diễn viên Los Angeles
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Sinh năm 1985 |
19819461 | https://vi.wikipedia.org/wiki/EBird | EBird | eBird là một cơ sở dữ liệu trực tuyến về các quan sát chim, cung cấp cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà tự nhiên học nghiệp dư dữ liệu thời gian thực về sự phân bố và phong phú của chim. Ban đầu dự án chỉ giới hạn cho những loài được nhìn thấy ở Tây Bán cầu, nhưng sau đó nó đã mở rộng sang New Zealand vào năm 2008, và tiếp tục mở rộng ra toàn thế giới vào tháng 6 năm 2010. eBird được mô tả là một ví dụ đầy tham vọng về việc thu hút những người nghiệp dư thu thập dữ liệu về đa dạng sinh học để sử dụng trong khoa học.
eBird là một ví dụ về crowdsourcing, và đã được ca ngợi là một ví dụ về dân chủ hóa tri thức, coi công dân là nhà khoa học, cho phép công chúng truy cập và sử dụng dữ liệu của chính họ cũng như dữ liệu tập thể do người khác tạo ra.
Lịch sử và mục đích
eBird được Phòng thí nghiệm Điểu học Cornell tại Đại học Cornell và Hiệp hội Audubon Quốc gia ra mắt vào năm 2002. Dự án thu thập dữ liệu cơ bản về sự phong phú và phân bố của chim ở nhiều quy mô không gian và thời gian khác nhau. Nó được lấy ý tưởng chủ yếu từ ,do Jacques Larivée tạo ra vào năm 1975. Tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2021, đã có hơn một tỷ cuộc quan sát chim được ghi lại thông qua cơ sở dữ liệu toàn cầu này. Trong những năm gần đây, đã có hơn 100 triệu lượt quan sát chim được ghi nhận mỗi năm.
Mục tiêu của eBird là tối đa hóa tiện ích và khả năng tiếp cận của số lượng lớn các quan sát chim được thực hiện mỗi năm bởi những người ngắm chim giải trí và chuyên nghiệp. Các quan sát của mỗi người tham gia kết hợp với quan sát của những người khác trong một mạng lưới quốc tế. Do sự thay đổi trong các quan sát mà các tình nguyện viên thực hiện, AI sẽ lọc các quan sát thông qua dữ liệu lịch sử đã thu thập để cải thiện độ chính xác. Dữ liệu sau đó có thể truy cập thông qua các truy vấn Internet ở nhiều định dạng khác nhau.
Sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu eBird đã được các nhà khoa học sử dụng để xác định mối liên hệ giữa sự di trú của chim và mưa gió mùa ở Ấn Độ, từ đó xác nhận kiến thức truyền thống. Nó cũng được sử dụng để thông báo những thay đổi về phân bố của chim do biến đổi khí hậu và giúp xác định các tuyến đường di trú. Một nghiên cứu được tiến hành cho thấy rằng danh sách eBird chính xác trong việc xác định xu hướng và phân bố dân số nếu có 10.000 danh sách kiểm tra cho một khu vực nhất định.
Đặc tính
eBird ghi lại sự hiện diện hay vắng mặt của các loài, cũng như sự phong phú của từng loài chim thông qua dữ liệu danh sách kiểm tra. Giao diện web cho phép người tham gia gửi các quan sát của họ hoặc xem kết quả thông qua các truy vấn tương tác của cơ sở dữ liệu. Các công cụ Internet duy trì hồ sơ chim cá nhân và cho phép người dùng trực quan hóa dữ liệu bằng bản đồ, đồ thị và biểu đồ quạt. Kể từ năm 2022, trang web eBird có đầy đủ 14 ngôn ngữ (với các tùy chọn phương ngữ khác nhau cho ba ngôn ngữ trong số đó) và eBird hỗ trợ tên thông thường của các loài chim bằng 55 ngôn ngữ với 39 phiên bản khu vực, với tổng số 95 bộ tên thông thường theo khu vực.
eBird là một dịch vụ miễn phí. Dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở an toàn và được lưu trữ hàng ngày, và bất kỳ ai cũng có thể truy cập thông qua trang web eBird và các ứng dụng khác do cộng đồng thông tin đa dạng sinh học toàn cầu phát triển For example, Ví dụ: dữ liệu eBird là một phần của Avian Knowledge Network (Mạng lưới Tri thức Gia cầm, AKN), dùng để tích hợp dữ liệu quan sát về quần thể chim trên khắp Tây Bán cầu, và là nguồn dữ liệu cho tài liệu tham khảo kỹ thuật số về chim của Bắc Mỹ. Đổi lại, AKN cung cấp dữ liệu eBird cho các hệ thống dữ liệu đa dạng sinh học quốc tế, chẳng hạn như Cơ sở Thông tin Đa dạng Sinh học Toàn cầu.
Quầy tương tác điện tử
Ngoài việc chấp nhận các hồ sơ được gửi từ máy tính cá nhân và thiết bị di động của người dùng, eBird đã đặt các quầy tương tác điện tử ở những vị trí đắc địa để quan sát chim, bao gồm một cái ở trung tâm giáo dục tại Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia JN "Ding" Darling trên đảo Sanibel ở Florida.
Tích hợp trên ô tô
eBird là một phần của Starlink trên Subaru Ascent 2019. Nó cho phép tích hợp eBird vào màn hình cảm ứng của ô tô.
Mức độ thông tin
Danh sách kiểm tra
eBird thu thập thông tin trên toàn thế giới, nhưng phần lớn danh sách kiểm tra đến từ Bắc Mỹ. Số lượng danh sách kiểm tra được liệt kê trong bảng dưới đây chỉ bao gồm các danh sách kiểm tra đầy đủ, trong đó người quan sát báo cáo tất cả các loài mà họ có thể xác định trong suốt thời gian của danh sách kiểm tra.
Cổng thông tin khu vực
eBird liên quan đến một số cổng khu vực dành cho các khu vực khác nhau trên thế giới, do các đối tác địa phương quản lý. Dưới đây là danh sách các công theo khu vực:
Hoa Kỳ
Alaska eBird
Arkansas eBird
eBird Northwest
Mass Audubon eBird
Maine eBird
eBird Missouri
NJ Audubon eBird
New Hampshire eBird
Minnesota eBird
Montana eBird
Pennsylvania eBird
Texas eBird
Virginia eBird
Vermont eBird
Wisconsin eBird
Canada
eBird Canada
eBird Québec
Caribe
eBird Caribbean
eBird Puerto Rico
México
eBird Mexico (aVerAves)
Trung Mỹ
eBird Central America
Nam Mỹ
eBird Argentina
eBird Brasil
eBird Chile
eBird Colombia
eBird Paraguay
eBird Peru
Châu Âu
eBird España
PortugalAves
eKuşbank (eBird Turkey)
Châu Phi
eBird Rwanda
eBird Zambia
Châu Á
eBird India
eBird Israel
eBird Japan
eBird Malaysia
eBird Singapore
eBird Taiwan
Úc và New Zealand
eBird Australia
New Zealand eBird
Tham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài
eBird website
List of publications using eBird data
Giới thiệu năm 2002
Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học
Quan sát chim
Đại học Cornell |
19819468 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A0%20b%C6%A1 | Trà bơ | Trà bơ, hay còn được gọi là Bho jha (, "Trà Tây Tạng"), cha süma (, "Trà khuấy", tiếng Quan thoại: sūyóu chá (酥油茶, tô du trà), su ja (, "trà khuấy") trong tiếng Dzongkha hoặc gur gur cha trong tiếng Ladakh), là một loại thức uống của người dân vùng Himalaya ở Nepal, Bhutan, Pakistan (đặc biệt là ở Gilgit-Baltistan và phía Bắc Khyber Pakhtunkhwa), Afghanistan, Kazakhstan, Tajikistan, Đông Turkestan, Tây Tạng và các khu vực phía tây của Trung Quốc, Trung Á và vùng Caribe ngày nay. Theo truyền thống, nó được làm từ lá trà, bơ Yak, nước, và muối ăn, mặc dù bơ được làm từ sữa bò ngày càng được ưa chuộng do tính sẵn có và chi phí thấp hơn.
Trà bơ có khả năng bắt nguồn từ vùng Himalaya, giữa Tây Tạng và tiểu lục địa Ấn Độ.
Lịch sử
Lịch sử của trà ở Tây Tạng bắt nguồn từ thế kỷ 7 thời nhà Đường. Tuy nhiên, trà bơ đã không trở nên phổ biến ở Tây Tạng cho đến khoảng thế kỷ 13, trong triều đại Phagmodrupa.
Theo truyền thuyết, một công chúa Trung Quốc đã kết hôn với một vị vua của Tây Tạng, người sau này đã giúp thiết lập các tuyến đường thương mại giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Những con đường thương mại này đã mang trà vào Tây Tạng từ Trung Quốc. Sau đó, bơ được thêm vào trà được mang đến từ Trung Quốc vì bơ là nguyên liệu chính trong ẩm thực Tây Tạng.
Đến thế kỷ thứ 8, việc uống trà đã trở nên phổ biến ở Tây Tạng. Vào thế kỷ 13, trà được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo của người Tây Tạng.
Ngày nay, trà bơ vẫn còn phổ biến ở Tây Tạng, vì người dân uống tới 60 tách trà nhỏ mỗi ngày.
Chuẩn bị
Chất lượng cao nhất của trà bơ được làm bằng cách đun sôi lá trà Phổ Nhĩ trong nước trong nửa ngày, thu được màu nâu sẫm. Sau đó, nó được hớt bọt và đổ vào một hình trụ với bơ yak tươi và muối, sau đó được lắc. Kết quả là một chất lỏng có độ dày của một món hầm hoặc dầu đặc. Sau đó nó được đổ vào ấm hoặc lọ.
Một phương pháp khác là đun sôi nước và cho một nắm trà vào nước, ngâm cho đến khi chuyển sang màu gần như đen. Sau đó, muối ăn được thêm vào, cùng với một ít soda nếu muốn. Sau đó, trà được lọc qua một cái chao bằng lông ngựa hoặc sậy vào một cái thùng đánh bơ bằng gỗ, và một cục bơ lớn được thêm vào. Sau đó, trà được khuấy cho đến khi trà đạt độ đặc thích hợp và được chuyển sang các nồi đồng đặt trên lò than để giữ ấm. Khi không có dụng cụ khuấy, một bát gỗ và khuấy nhanh là đủ.
Mỗi ấm trà và tách trà tượng trưng cho mức sống của mỗi gia đình. Nồi gốm được sử dụng rộng rãi nhất, trong khi những chiếc nồi làm từ đồng hoặc đồng thau có thể được sử dụng bởi các gia đình có mức sống cao hơn.
Ở Tu viện Ganden tại Lhasa, Tây Tạng, họ chuẩn bị thức ăn cho khoảng 2.500 nhà sư. Trong thời gian này, họ chuẩn bị loại trà truyền thống này trong những chiếc vạc và ấm lớn. Mỗi đêm, họ đun sôi nước và trà chứa khoảng 16 viên trà và hàng trăm kilogram bơ. Mỗi bước đi kèm với lời cầu nguyện riêng của nó. Khi trà đã sẵn sàng, một nhà sư đánh cồng để cho những người khác biết trà đã sẵn sàng.
Ngày nay, khi lá trà, bơ Yak và dụng cụ đánh bơ bằng gỗ chưa có, người ta thường pha trà bơ bằng trà túi lọc, các loại bơ có bán sẵn trên thị trường và máy xay sinh tố để khuấy.
Trong đời sống
Uống trà bơ là một phần trong cuộc sống của người Tây Tạng. Trước khi làm việc, một người Tây Tạng thường sẽ thưởng thức vài bát đầy và nó luôn được phục vụ cho khách. Vì bơ là thành phần chính nên trà bơ cung cấp nhiều ca-lo và đặc biệt phù hợp với độ cao lớn. Bơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh nẻ môi.
Theo phong tục của người Tây Tạng, trà bơ được uống thành từng ngụm riêng biệt và sau mỗi ngụm, chủ nhà lại rót đầy đến miệng bát. Vì vậy, khách không bao giờ uống cạn bát của mình; nó liên tục đầy thêm. Nếu khách không muốn uống, điều tốt nhất nên làm là để nguyên trà cho đến khi rời đi và sau đó uống cạn bát. Bằng cách này, nghi thức được tuân thủ và chủ nhà sẽ không bị xúc phạm.
Một phong tục khác được người Tây Tạng công nhận là tổ chức lễ sinh nhật cho con cái của họ vài ngày sau khi đứa trẻ chào đời để hóa giải những điều xui xẻo mà đứa trẻ mang từ trong bụng mẹ. Thông thường, lễ kỷ niệm có sự tham gia của bạn bè và người thân của cha mẹ, những người mang quà cho đứa trẻ bao gồm trà bơ Yak.
Phật giáo là một thực tế phổ biến và do niềm tin như vậy, bơ Yak được sử dụng trong trà được đánh giá cao như Karma Palmo. Các nhà sư Tây Tạng sẽ uống trà bơ hai lần một ngày và đôi khi thưởng thức đồ uống này với paksuma, một loại cháo gạo đặc biệt.
Trà bơ cũng được dùng để ăn tsampa bằng cách đổ lên trên, hoặc nhúng tsampa vào đó và trộn đều.
Chất cô đặc, được sản xuất bằng cách đun sôi lá trà nhiều lần, sẽ giữ được trong vài ngày và thường được sử dụng ở các thị trấn. Trà sau đó được kết hợp với muối và bơ trong một chiếc máy khuấy trà đặc biệt (chữ Tạng: མདོང་མོ་, Wylie: mdong mo),
và khuấy mạnh trước khi dùng nóng. Hiện nay, máy xay sinh tố điện thường được sử dụng.
Mặc dù không có nghi lễ chính thức để pha trà, nhưng trà bơ được uống trong các nghi lễ khác nhau của người Tây Tạng. Trong đám tang của người Sherpa, người thân của người quá cố có phong tục mời khách vào nhà bằng một tách trà bơ. Trong ngày Tết ở Tây Tạng, Losar, các nghi lễ kéo dài ba ngày trong các tu viện. Trước buổi cầu nguyện dài vào buổi chiều, các nhà sư bắt đầu buổi sáng với trà bơ và cơm ngọt.
Trà bơ trong văn hóa Bhutan cũng được uống vào những dịp đặc biệt như đám cưới và lễ Losar. Khi được tổ chức, khách cũng thường được phục vụ Suja cùng với Zao, gạo phồng rang với bơ và đường.
Trà bơ trong văn hóa đại chúng
Văn học
Trà bơ được sử dụng trong tựa đề của một tập thơ của người Tây Tạng lưu vong tên là Ten Phun. Anh được sinh ra ở Lhasa, Tây Tạng, mặc dù ngày sinh của anh không có sẵn. Cuốn sách của anh Sweet Butter Tea: A Book of Poems chứa những bài thơ về thời thơ ấu của mình. Đây là tập thơ đầu tiên của anh được xuất bản bằng tiếng Anh. Vì điều này, nhiều bạn bè của anh ở Dharamshala, Ấn Độ đặt cho biệt danh là "Sweet Butter Tea". Dharamsala là nơi mà anh hiện đang cư trú.
Xem thêm
Masala chai
Noon chai
Bulletproof coffee
Bơ
Ẩm thực Tây Tạng
Trà sữa Mông Cổ
Trà
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sherpa Butter Tea
Thức uống
Thức uống không cồn
Trà
Trà hỗn hợp
Ẩm thực Trung Quốc
Ẩm thực Tây Tạng
Ẩm thực Nepal
Ẩm thực Bhutan
Ẩm thực Ấn Độ
Ẩm thực Trung Á
Ẩm thực Pakistan
Văn hóa Tây Tạng
Văn hóa Trung Hoa
Văn hóa Nepal
Văn hóa Bhutan
Văn hóa Ấn Độ
Văn hóa Trung Á
Văn hóa Pakistan |
19819473 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20k%C3%A9p%20Mindanao%202010 | Động đất kép Mindanao 2010 | Động đất kép Mindanao 2010 là trận động đất kép xảy ra vào ngày 24 tháng 7 năm 2010 tại đảo Mindanao, Philippines. Trận động đất kép có tâm chấn độ sâu lần lượt từ 565 đến 618 km. Không có báo cáo thiệt hại nào xảy ra.
Tham khảo
Động đất kép |
19819492 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%E1%BB%87n%20%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%91i%20%C4%91%E1%BA%A7u%203 | Thiện ác đối đầu 3 | Thiện ác đối đầu 3 là một bộ phim hành động Mỹ do Antoine Fuqua đạo diễn. Đây là phần tiếp theo của bộ phim Thiện ác đối đầu 2 năm 2018, là phim thứ ba và cũng là bộ phim cuối cùng trong bộ ba Thiện ác đối đầu, dựa trên loạt phim truyền hình cùng tên. Phim có sự tham gia của Denzel Washington, Dakota Fanning, David Denman, Sonia Ammar và Remo Girone.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim do Denzel Washington sản xuất
Phim dựa trên loạt phim truyền hình
Phim Columbia Pictures
Phim tiếp nối Mỹ
Phim hành động giật gân Mỹ
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim Mỹ thập niên 2020
Phim năm 2023
Phim chưa ra mắt |
19819500 | https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BB%20Ki%E1%BA%BFn%20T%E1%BA%A1o%20%28phim%202023%29 | Kẻ Kiến Tạo (phim 2023) | Kẻ Kiến Tạo (tiếng Anh: The Creator) là một bộ phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ do Gareth Edwards đạo diễnn. Phim có sự tham gia của John David Washington, Gemma Chan, Ken Watanabe, Sturgill Simpson, Madeleine Yuna Voyles và Allison Janney.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim của Regency Enterprises
Phim quay tại Thái Lan
Phim lấy bối cảnh ở tương lai
Phim lấy bối cảnh ở Los Angeles
Nhạc nền phim của Hans Zimmer
Phim về trí tuệ nhân tạo
Phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim Mỹ thập niên 2020
Phim năm 2023
Phim chưa ra mắt |
19819502 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pro%20Evolution%20Soccer%202009 | Pro Evolution Soccer 2009 | Pro Evolution Soccer 2009 (PES 2009, hay còn được gọi là World Soccer: Winning Eleven 2009 ở Hàn Quốc và Nhật Bản) là một tựa game bóng đá trong loạt Pro Evolution Soccer, được tạo bởi Konami. Đây cũng là trò chơi được cấp phép độc quyền của UEFA Champions League. Phiên bản Wii được gọi là Winning Eleven Play Maker 2009 tại Nhật Bản. PES 2009 được tiếp nối thành công bởi Pro Evolution Soccer 2010.
Cách chơi
Cách chơi đã được thay đổi so với các phiên bản trước cho Pro Evolution Soccer 2009, với những bổ sung quan trọng cho hệ thống Teamvision, chiến thuật thay đổi theo tình huống, khả năng xử lý bóng trôi chảy và các chiến lược nhận dạng AI hoạt động liên tục tích lũy dữ liệu trong các chế độ Master League và League. Một bổ sung mới khác là điều chỉnh lại chuyển động của bóng, với các phép tính lực cản không khí mới cho quỹ đạo của bóng. Ngoài ra còn có các thói quen ma sát mới ảnh hưởng đến chuyển động của bóng trong điều kiện mặt sân, các thói quen xoáy ngược được tính toán để bóng chậm lại tương ứng và độ nảy của bóng có thể được sử dụng hiệu quả hơn: người chơi có thể hất bóng lên để thực hiện cú phát bóng, hoặc để nâng nó qua chân sau của hậu vệ. Nếu một người chơi có khả năng, họ sẽ có thể thực hiện một cách khéo léo. PES 2009 cũng có chế độ trò chơi mới gọi là 'Become a Legend', giống như 'Be a Pro' từ EA Sports FIFA Series. Chế độ này ban đầu chỉ có trong các phiên bản của Nhật Bản với tên 'Fantasista', được phát hành dưới dạng một phiên bản đặc biệt cho J-League Winning Eleven 2007 Club Championship.
Giấy phép
Lần đầu tiên Konami có thể giành được bản quyền của UEFA Champions League. Manchester United và Liverpool là những câu lạc bộ duy nhất được cấp phép đầy đủ tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, giải đấu được tích hợp nhưng không có giấy phép, giống như các phiên bản trước. Vì giấy phép UEFA Champions League không bao gồm quyền của tất cả các câu lạc bộ tham gia và một số giấy phép cũng được nắm giữ độc quyền bởi EA Sports, không phải tất cả các câu lạc bộ tham gia đều được cấp phép hoặc thậm chí trong trò chơi.
Các câu lạc bộ không được cấp phép có tên cầu thủ thực nhưng sử dụng tên, logo và bộ trang phục giả lập của câu lạc bộ. Nó có thể được chỉnh sửa bởi người chơi.
Ngoài ra còn có một giải đấu riêng với 18 đội chung (Đội A, Đội B, v.v.), có thể được chỉnh sửa đầy đủ, như trong các phiên bản trước. Tính năng này không xuất hiện trong phiên bản PS2 của trò chơi và phiên bản PSP chỉ có hai đội trong giải đấu phụ này.
Ảnh bìa
Lionel Messi và Andrés Guardado xuất hiện trong ảnh bìa của PES 2009. Là một phần của thỏa thuận mới, Messi được xuất hiện trên trang bìa của tất cả các phiên bản PES 2009, đồng thời xuất hiện trong các tài liệu quảng cáo cho trò chơi này.
Phiên bản Wii
Pro Evolution Soccer 2009 là phiên bản Wii thứ hai của loạt game bóng đá Pro Evolution Soccer của Konami. Phiên bản Wii được phát hành vào tháng 3 năm 2009.
Dựa trên hệ thống điều khiển của phiên bản trước, PES 2009 mở rộng dựa trên khái niệm cơ bản về việc người chơi điều khiển cả cầu thủ có bóng và những cầu thủ xung quanh họ.
PES 2009 cho Nintendo Wii sẽ có một số bổ sung quan trọng, với hệ thống bắn súng cải tiến mang lại nhiều quyền kiểm soát hơn. Nhóm phát triển cũng đã làm lại các yếu tố phòng thủ của trò chơi, với nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các hậu vệ và nhiều cách hơn để ngăn chặn các mối đe dọa tấn công. Một hệ thống AI mới cũng đã được triển khai và dẫn đến chuyển động tinh vi và trực quan hơn từ các đồng đội theo mệnh lệnh của người chơi. Một hệ thống chơi hợp tác mới được thiết kế để cho phép một người chơi sử dụng Nunchuk và Wiimote để điều khiển trò chơi ở cấp độ nhóm trong khi một người chơi khác sử dụng Bộ điều khiển cổ điển để điều phối từng người chơi. Nó cũng được thiết lập để nhận các chế độ trò chơi mới, như Master League, cuộc thi Champions Road nâng cao, Chế độ chỉnh sửa nâng cao, khả năng chơi trò chơi trực tuyến nâng cao và chế độ trò chơi cho phép người chơi huấn luyện Mii của họ.
Thử nghiệm
Bản thử nghiệm của trò chơi đã có sẵn cho PlayStation 3, Xbox 360 và PC vào ngày 2 tháng 10 năm 2008. Người chơi có thể chọn các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia, ví dụ như Manchester United, Liverpool, Real Madrid, FC Barcelona, đội tuyển Ý hoặc Pháp cho một trận đấu giao hữu kéo dài 5 phút đầy đủ với một tùy chọn nhiều người chơi.
Bản demo cũng bao gồm các video quảng cáo mô tả chi tiết các chế độ "Become a Legend" và "Legends" trực tuyến của trò chơi mới, cho thấy người chơi chỉ điều khiển một cầu thủ trong một đội và cố gắng tạo dựng sự nghiệp bóng đá. Họ bắt đầu với tư cách là một cầu thủ 17 tuổi đầy triển vọng, các cầu thủ phải cố gắng lọt vào đội một và tạo ra một loạt màn trình diễn chói sáng để cuối cùng dẫn đến việc chuyển đến những đội bóng lớn ở châu Âu. Ngược lại, những màn trình diễn kém cỏi có thể khiến họ gặp khó khăn ở các giải đấu thấp hơn và cuối cùng bị thanh lý hợp đồng.
Hợp tác với Setanta Sports
Cuối tháng 9 năm 2008, đã có thông báo rằng PES 2009 sẽ có thương hiệu của Setanta Sports.
Liên kết đã được xác nhận khi Setanta Sports đặt logo trên trang web của họ thông báo rằng chúng thực sự có liên quan đến trò chơi.
Bình luận viên
Jon Champion và Mark Lawrenson cung cấp bình luận bằng tiếng Anh.
Jon Kabira, Kitazawa Tsuyoshi và Fukuda Masahiro cung cấp bình luận bằng tiếng Nhật, với Florent Dabadie là phóng viên trên sân cỏ.
Wolff-Christoph Fuss và Hansi Küpper cung cấp bình luận bằng tiếng Đức.
Christian Jeanpierre và Laurent Paganelli cung cấp bình luận bằng tiếng Pháp.
Juan Carlos Rivero và Julio Maldonado "Maldini" cung cấp bình luận bằng tiếng Tây Ban Nha ở Tây Ban Nha.
Pierluigi Pardo và José Altafini cung cấp bình luận bằng tiếng Ý.
Christian Martinoli và Luis García cung cấp bình luận bằng tiếng Tây Ban Nha ở khu vực Mỹ Latinh.
Đánh giá
Trò chơi đã được đón nhận tích cực và trung bình. GameRankings và Metacritic cho điểm 85,46% và 84/100 cho phiên bản Wii; 77,27% và 77 trên 100 cho phiên bản PlayStation 3; 77,20% và 75 trên 100 cho phiên bản PSP; 76,62% và 79 trên 100 cho phiên bản PC; 73,54% và 74 trên 100 cho phiên bản Xbox 360; và 68,67% và 72 trên 100 cho phiên bản PlayStation 2.
Phiên bản PS2 là trò chơi bán chạy thứ 100 tại Nhật Bản vào năm 2008, bán được 135.128 bản, với tổng doanh số bán hàng trọn đời là 680.152; trong khi phiên bản PS3 là trò chơi bán chạy thứ 32 trong cùng năm đó, bán được 297.896 bản.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trò chơi điện tử năm 2008
Trò chơi chứng nhận Trò chơi cho Windows
Trò chơi trên iOS
Trò chơi trên thiết bị di động
Trò chơi PlayStation 2
Trò chơi PlayStation 3
Trò chơi PlayStation Portable
Pro Evolution Soccer
Trò chơi điện tử thể thao
Trò chơi điện tử bóng đá
Trò chơi điện tử thể thao có chế độ nghề nghiệp
Trò chơi điện tử phát triển ở Nhật Bản
Trò chơi Wii
Trò chơi trên Windows
Trò chơi Xbox 360
Trò chơi điện tử một người chơi và nhiều người chơi |
19819507 | https://vi.wikipedia.org/wiki/It%20Lives%20Inside | It Lives Inside | It Lives Inside là một bộ phim kinh dị viễn tưởng Mỹ năm 2023 do Bishal Dutta viết kịch bản và đạo diễn. Phim có sự tham gia của Megan Suri.
Tham khảo
Liên kết ngoài
It Lives Inside tại Neon
Phim của Neon
Phim Mỹ thập niên 2020
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim năm 2023 |
19819520 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1t%20Ph%E1%BB%A7%20do%C3%A3n%20T%C3%B4ng%20t%C3%B2a%20Battambang | Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang | Hạt Phủ doãn Tông tòa Battambang (; ) là một Hạt Phủ doãn Tông tòa của Giáo hội Công giáo Rôma tại Campuchia. Lãnh đạo đương nhiệm của Hạt Phủ doãn Tông tòa là Giám mục Enrique Figaredo Alvargonzales (Dòng Tên).
Địa giới
Hạt Phủ doãn Tông tòa bao phủ diện tích 80,430 km² vùng phía tây bắc Campuchia, bao gồm các tỉnh Banteay Meanchey, Battambang, Kampong Chhnang, Kampong Thom, Oddar Meancheay, Pailin, Preah Vihear, Pursat và Siem Reap. Hạt Phủ doãn Tông tòa được chia ra làm 26 giáo xứ, với tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội nàm tại thành phố Battambang.
Lịch sử
Hạt Phủ doãn Tông tòa được thành lập vào ngày 26/9/1968, khi Hạt Đại diện Tông tòa Campuchia (nay là Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh) được tách ra làm ba theo tông sắc Qui in Beati Petri của Giáo hoàng Phaolô VI.
Phủ doãn Tông tòa
Phaolô Tep Im Sotha † (26/9/1968 - 5/1975 qua đời)
Trống tòa (1975-2000)
Enrique Figaredo Alvargonzales, S.I., từ 1/4/2000
Thống kê
Đến năm 2020, Hạt Phủ doãn Tông tòa có 5.169 giáo dân trên tổng dân số 4.327.570, chiếm 0,1%.
|-
| 1970 || 9.079 || 1.800.000 || 0,5 || 11 || 1 || 10 || 825 || || 11 || 34 ||
|-
| 1973 || 4.500 || 2.000.000 || 0,2 || 2 || 1 || 1 || 2.250 || || 1 || 14 || 12
|-
| 1999 || 3.000 || 3.204.328 || 0,1 || 5 || 2 || 3 || 600 || || 7 || 6 || 2
|-
| 2000 || 3.000 || 3.205.000 || 0,1 || 7 || 1 || 6 || 428 || || 10 || 7 || 8
|-
| 2001 || 3.059 || 3.621.327 || 0,1 || 8 || 5 || 3 || 382 || || 9 || 10 || 8
|-
| 2002 || 3.206 || 3.621.327 || 0,1 || 10 || 4 || 6 || 320 || || 6 || 14 || 8
|-
| 2003 || 3.321 || 3.621.327 || 0,1 || 11 || 5 || 6 || 301 || || 6 || 19 || 8
|-
| 2004 || 3.456 || 3.621.327 || 0,1 || 9 || 3 || 6 || 384 || || 6 || 19 || 9
|-
| 2010 || 4.125 || 4.335.000 || 0,1 || 12 || 6 || 6 || 343 || || 6 || 19 || 9
|-
| 2014 || 4.602 || 4.011.000 || 0,1 || 13 || 4 || 9 || 354 || || 15 || 31 || 27
|-
| 2017 || 4.902 || 4.162.000 || 0,1 || 15 || 3 || 12 || 326 || || 18 || 35 || 27
|-
| 2020 || 5.169 || 4.327.570 || 0,1 || 17 || 3 || 14 || 304 || || 19 || 36 || 26
|}
Tham khảo
Tài liệu
Liên kết ngoài
Số liệu Annuario pontificio năm 2021, lấy từ
Trang web chính thức của Hạt Phủ doãn Tông tòa
Battambang |
19819526 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20v%E1%BA%ADt%20ch%C3%AD%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Động vật chí Việt Nam | Động vật chí Việt Nam (Tiếng Anh: Fauna of Viet Nam) là bộ sách khoa học, chuyên ngành động vật của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các cuốn Động Vật chí Việt Nam từ tập 26 đến tập 31 đã được giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2019.
Giới thiệu
Từ năm 1996 Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lên đề án soạn thảo những bộ sách Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam để làm tư liệu cho công việc nghiên cứu và bảo tồn sinh học ở Việt Nam. Đề án được giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì tổ chức thực hiện, có sự tham gia của các cán bộ khoa học thuộc các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học trong cả nước.
Bộ sách tập hợp và giới thiệu các loài động vật đang tồn tại ở Việt Nam, được trình bày theo hệ thống phân loại họ, giống, loài, phân loài. Mỗi loài lại được cung cấp đầy đủ các thông tin về tên loài và danh pháp phân loại loài; đặc điểm phân loại; đặc tính sinh học – sinh thái; phân bố; giá trị sử dụng; mẫu vật nghiên cứu; và những nhận xét đánh giá v.v...
Đến năm 2019, đã có tổng cộng 31 tập Động vật chí Việt Nam và 21 tập Thực vật chí Việt Nam được phát hành.
Các tập
(Danh sách chưa đầy đủ)
Động Vật Chí Việt Nam Tập 1-Tôm Biển
Động Vật Chí Việt Nam Tập 2-Cá Biển
Động Vật Chí Việt Nam Tập 5-Giáp Xác Nước Ngọt
Động Vật Chí Việt Nam Tập 11-Bộ Ve Vét
Động Vật Chí Việt Nam Tập 16-Họ Mò Đỏ
Tham khảo
Giải thưởng sách quốc gia |
19819547 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Mechelen-Brussel | Tổng giáo phận Mechelen-Brussel | Tổng giáo phận Mechelen-Brussel (; ; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Bỉ. Tổng giáo phận là nơi đặt ngai tòa giáo trưởng của Bỉ và quản lí Giáo tỉnh Mechelen-Brussel. Tổng giáo phận được thành lập năm 1559, và có hai nhà thờ chính tòa là Nhà thờ chính tòa Thánh Rumbold ở Mechelen và Nhà thờ chính tòa Thánh Micae và Gudula ở Bruxelles. Tổng giám mục đương nhiệm là Jozef De Kesel, được bổ nhiệm vào tháng 11/2015.
Tổng quan
Tổng giáo phận Mechelen-Brussel có địa giới bao gồm tỉnh Brabant và 8 đô thị của tỉnh Antwerpen, bao gồm Bonheiden, Duffel, Mechelen và Sint-Katelijne-Waver.
Vào năm 1995, tỉnh Brabant được tách ra làm ba tỉnh:
tỉnh Vlaams-Brabant nói tiếng Hà Lan;
Vùng thủ đô Bruxelles sử dụng cả tiếng Pháp và Hà Lan;
tỉnh Walloon Brabant nói tiếng Pháp.
Giáo hội Công giáo không thành lập các giáo phận mới để phù hợp với thay đổi này, thay vào đó ba Đại diện Tông tòa và các giám mục phụ tá của họ được cử đi quản nhiệm các vùng này.
Ngôn ngữ
Tên gọi của tổng giáo phận có thể khác nhau tùy ngôn ngữ, trong tiếng Hà Lan là Mechelen–Brussel còn trong tiếng Pháp là Malines–Bruxelles.
Trong tiếng Anh, Mechelen ban đầu được gọi là Mechlin hay Malines nhưng sau này Mechelen trở nên thông dụng hơn. Ngoài ra, tiếng Anh thường sử dụng Brussel(s) theo tiếng Hà Lan thay vì Bruxelles theo tiếng Pháp.
Nhà thờ chính tòa
Tổng giáo phận có hai nhà thờ chính tòa đôi: Nhà thờ chính tòa Thánh Rumbold ở Mechelen và Nhà thờ chính tòa Thánh Micae và Gudula ở Bruxelles.
Lịch sử
Tổng giáo phận Mechelen–Brussel ban đầu thuộc lãnh địa giáo hội Vùng đất thấp sau cuộc tổ chức lại năm 1559 với 15 giáo phận mới được thành lập. Qua thời gian, hai giáo tỉnh dần tách ra khỏi sự lãnh đạo của Mechelen–Brussel. Cambrai thuộc quyền kiểm soát của Pháp và Pháp bắt đầu sáp nhập vùng Flanders nói tiếng Pháp, ngoài ra Utrecht cùng các giáo phận trực thuộc ở Cộng hòa (sau là Vương quốc) Hà Lan bị tạm thời giải thế vì các tỉnh phía bắc đang phổ biến Thần học Calvin "phản giáo hoàng". Chiến tranh Napoleon 1801 một lần nữa đã vẽ lại bản đồ
Theo truyền thống, Tổng giám mục Mechelen thường được thăng Hồng y.
Tổng giáo phận Mechelen đã đổi tên thành Tổng giáo phận Mechelen–Brussel vào ngày 8/12/1961 như một phần cuộc tái cấu trúc các giáo phận ở Bỉ. Hai giáo phận mới được thành lập. Vào cùng ngày, Giáo phận Antwerpen được thành lập trên lãnh thổ tách ra từ Tổng giáo phận Mechelen. Sáu năm sau Giáo phận Hasselt cũng đã được thành lập. Điều này có nghĩa là các giáo phận mới sẽ khớp với các tỉnh của Bỉ. Đa số sự hiện diện của Giáo hội Công giáo tại tỉnh Antwerpen (trừ khu vực Mechelen) được quản lí bởi Giáo phận Antwerpen.
Tổng giám mục André-Joseph Leonard đã kế nhiệm Hồng y Danneels vào tháng 1/2010. Vào ngày 22/2/2011, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã chỉ định: Đ.c. Jean Kockerols, Đ.c. Jean-Luc Hudsyn và Đ.c. Leon Lemmens là các giám mục phụ tá tổng giáo phận Mechelen-Brussels. Sau khi đến tuổi 75 năm, Leonard đã nộp đơn từ nhiệm, và đã được đồng ý. Vào mùa thu năm 2015 Giáo hoàng Phanxicô đã chỉ định Jozef De Kesel, giám mục giáo phận Bruges là tổng giám mục mới, và ông đã thăng Hồng y năm 2016. Năm 2023, Tổng giám mục tân cử Luc Terlinden đã được bổ nhiệm.
Lãnh đạo qua từng thời kì
Tổng giám mục Tổng giáo phận Mechelen
Hồng y Antoine Perrenot de Granvelle (1561–1582)
Joannes Hauchin (1583–1589)
Mathias Hovius (1596–1620)
Jacobus Boonen (1621–1655)
Andreas Creusen (1657–1666)
Joannes Wachtendonck (1667–1668)
Alphonse de Berghes (1670–1689)
Humbertus Guilielmus de Precipiano (1690–1711)
Thomas-Philippe d'Alcase (1715–1759) (Thăng Hồng y năm 1719)
Joannes-Henricus von Franckenberg (1759–1801) (Thăng Hồng y năm 1778)
Jean-Armand de Bessuéjouls Roquelaure (1802–1809)
Dominique-Georges-Frédéric Dufour de Pradt (1809–1817)
François Antoine Marie Constantin de Méan et de Beaurieux (1817–1831)
Engelbert Sterckx (1832–1867) (Thăng Hồng y năm 1838)
Victor-Auguste-Isidore Dechamps (1867–1883) (Thăng Hồng y năm 1875)
Pierre-Lambert Goosens (1884–1906) (Thăng Hồng y năm 1889)
Desiré-Félicien-François-Joseph Mercier (1906–1926) (Thăng Hồng y năm 1907)
Jozef-Ernest van Roey (1926–1961) (Thăng Hồng y năm 1927)
Tổng giám mục Tổng giáo phận Mechelen-Brussels
Leo Joseph Suenens (1962–1979) (Thăng Hồng y năm 1962)
Godfried Danneels (1979–2010) (Thăng Hồng y năm 1983)
André-Joseph Léonard (2010–2015)
Jozef De Kesel (2015–2023) (Thăng Hồng y năm 2016)
Luc Terlinden (2023–nay)
Giám mục phó
Christoph Bartholomäus Anton Migazzi Von Waal Und Sonnenthurn (1751-1756), từ nhiệm (không thừa kế), sau được bổ nhiệm làm Giám mục Vác, Hungary; Tổng giám mục Vienna (1757-1803) và thăng Hồng y (1761)
Giám mục phụ tá
Charles André Anthonis (1868-1893)
Étienne Joseph Carton de Wiart (1934-1945), sau trở thành Giám mục Tournai
Jan De Bie (1987-2009)
Luc Alfons De Hovre, S.J. (1982-2002)
Josef De Kesel (2002-2010), sau là Giám mục Bruges; rồi trở thành Tổng giám mục
Emiel-Jozef De Smedt 1950–1952), sau trở thành Giám mục Bruges
Jean-Luc Hudsyn (2011-)
Jean Kockerols (2011-)
Paul Lanneau (1982-2002)
Louis Joseph Legraive (1907-1940)
Léon Lemmens (2011-2017)
Pepin de Rosa, O.P. (1562-1569)
Paul Constant Schoenmaekers (1952-1986)
Leo Jozef Suenens (1945-1961), sau trở thành Tổng giám mục
Jean Marie van Cauwenbergh (1930-1950)
Victor-Jean-Joseph-Marie van den Branden de Reeth (1879-1909)
Josephus Franciscus van der Stappen (1893-1908)
Honoré Marie Van Waeyenbergh (1954-1971)
Rémy Victor Vancottem (1982-2010),sau là Giám mục Namur
Koenraad Vanhoutte (2018-)
Ghislain de Vroede (1570-1579)
Antoine Alphonse de Wachter (1909-1932)
Tham khảo
Tài liệu
Liên kết ngoài
Trang tiếng Hà Lan của Tổng giáo phận Mechelen-Brussel
Trang tiếng Pháp của Tổng giáo phận Mechelen-Brussel
Mechelen-Brussel |
19819560 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20m%C3%B3m%20xi%C3%AAn | Cá móm xiên | Cá móm xiên (danh pháp: Gerres limbatus) là một loài cá biển thuộc chi Gerres trong họ Cá móm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.
Từ nguyên
Tính từ định danh limbatus trong tiếng Latinh có nghĩa là “có viền”, hàm ý đề cập đến vệt màu sẫm trên chóp gai vây lưng ở loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
Cá móm xiên có phân bố thưa thớt ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận tại lưu vực vịnh Ba Tư, Pakistan, Mozambique, bờ tây và nam Ấn Độ, Sri Lanka, bán đảo Mã Lai, vịnh Thái Lan, Indonesia, bờ nam Trung Quốc. G. lucidus cũng do Georges Cuvier mô tả năm 1830 đã được xác định là cá con của loài này. Loài này cũng xuất hiện ở các lưu vực sông và vùng bờ biển của Việt Nam.
Cá móm xiên sống ở vùng triều cửa sông và vùng biển rất nông ven bờ. Chúng là một loài cá lưỡng cư, nhưng được xếp vào loại amphidromous (cá di cư giữa nước ngọt và nước mặn, nhưng không nhằm mục đích sinh sản).
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá móm xiên là 15 cm. Loài này có màu xám bạc. Vây lưng màu vàng nhạt, một vệt sẫm màu ở chóp gai, kéo dài từ giữa gai lưng thứ hai đến chóp gai thứ sáu. Vây đuôi màu vàng nhạt, thường có viền sau sẫm màu. Vây hậu môn có nửa trước màu vàng hoặc cam sẫm, nửa sau màu trắng trong suốt. Vây ngực phớt vàng, trong suốt ở chóp. Vây bụng màu vàng hoặc cam sẫm, có thể trong suốt ở các mẫu vật thu thập tại Thái Lan và Indonesia.
Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7.
Tham khảo
L
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Mozambique
Cá Ả Rập
Cá Pakistan
Cá Ấn Độ
Cá Sri Lanka
Cá Thái Lan
Cá Việt Nam
Động vật được mô tả năm 1830 |
19819564 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mihai%20I%20c%E1%BB%A7a%20Rom%C3%A2nia | Mihai I của România | Mikhael I (tiếng Romania: ; 25 tháng 10 năm 1921 – 5 tháng 12 năm 2017) là vị vua cuối cùng của Vương quốc Romania, trị vì từ ngày 20 tháng 7 năm 1927 đến ngày 8 tháng 6 năm 1930 và lên ngôi một lần nữa vào ngày 6 tháng 9 năm 1940 cho đến khi ông buộc phải thoái vị vào ngày 30 tháng 12 năm 1947.
Ngay sau khi Michael chào đời, cha của ông, Thái tử Carol, vướng vào mối quan hệ gây tranh cãi với Magda Lupescu. Năm 1925, Carol bị áp lực phải từ bỏ quyền lên ngôi và chuyển đến Paris sống lưu vong cùng Lupescu. Năm 1927, Michael lên ngôi sau cái chết của ông nội là Ferdinand I. Khi Michael vẫn còn là một trẻ vị thành niên, một hội đồng nhiếp chính đã được thành lập, bao gồm chú của ông là Thân vương Nicolas, Thượng phụ Miron Cristea và Chánh án Gheorghe Buzdugan. Hội đồng tỏ ra không hiệu quả và vào năm 1930, Carol trở lại Romania và thay thế con trai mình làm quốc vương, với vương hiệu Carol II. Do đó, Michael trở lại với tư cách là người thừa kế ngai vàng và được trao thêm tước hiệu Đại Voievod xứ Alba-Iulia.
Carol II buộc phải thoái vị vào năm 1940, và Michael một lần nữa trở thành vua. Dưới chính phủ do nhà độc tài quân sự Ion Antonescu lãnh đạo, Romania đã liên kết với Đức Quốc xã. Năm 1944, Michael tham gia một cuộc đảo chính chống lại Antonescu, bổ nhiệm Constantin Sănătescu làm người thay thế ông, và sau đó tuyên bố liên minh với quân Đồng minh. Tháng 3 năm 1945, áp lực chính trị buộc Michael phải bổ nhiệm một chính phủ thân Liên Xô do Petru Groza đứng đầu. Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946, Michael tiến hành "cuộc đình công hoàng gia" và cố gắng chống lại chính phủ do cộng sản kiểm soát của Groza nhưng không thành công bằng cách từ chối ký và thông qua các sắc lệnh của chính phủ này. Vào tháng 11 năm 1947, Michael tham dự đám cưới của em họ mình là Nữ vương tương lai của Anh Elizabeth II với Vương tử Philip của Hy Lạp và Đan Mạch tại London. Ngay sau đó, vào sáng ngày 30 tháng 12 năm 1947, Groza gặp Michael và buộc ông phải thoái vị. Michael bị buộc phải sống lưu vong, tài sản bị tịch thu và tước quyền công dân. Năm 1948, ông kết hôn với Thân vương nữ Anne xứ Bourbon-Parma, người mà ông có 5 cô con gái. Hai vợ chồng cuối cùng định cư ở Thụy Sĩ.
Chế độ độc tài cộng sản của Nicolae Ceaușescu bị lật đổ vào năm 1989 và năm sau Michael cố gắng quay trở lại Romania, nhưng bị bắt và buộc phải rời đi khi đến nơi. Năm 1992, Michael được phép đến thăm Romania vào dịp lễ Phục sinh, nơi ông được chào đón bởi rất nhiều đám đông; một bài phát biểu của ông ấy từ cửa sổ khách sạn đã thu hút ước tính một triệu người đến Bucharest. Lo lắng trước sự nổi tiếng của Michael, chính phủ hậu cộng sản của Ion Iliescu đã từ chối cho phép ông tiếp tục thăm viếng. Năm 1997, sau thất bại của Iliescu trước Emil Constantinescu trong cuộc bầu cử tổng thống năm trước, quyền công dân của Michael được khôi phục và ông được phép đến thăm Romania một lần nữa. Một số tài sản bị tịch thu, chẳng hạn như Lâu đài Peleș và Lâu đài Săvârșin, cuối cùng đã được trả lại cho gia đình ông.
Cuộc sống đầu đời
Michael sinh năm 1921 tại Lâu đài Foișor trong Khu phức hợp Hoàng gia Peleș ở Sinaia, Romania, là con trai của Thái tử Carol của Romania và Công nương Elena. Ông được sinh ra với tư cách là cháu nội của đương kim Quốc vương Ferdinand I của Romania và là cháu ngoại của đương kim Quốc vương Constantine I của Hy Lạp. Khi Carol bỏ trốn cùng tình nhân Elena Magda Lupescu và từ bỏ quyền thừa kế ngai vàng vào tháng 12 năm 1925, Michael được tuyên bố là người thừa kế rõ ràng. Michael kế vị ngai vàng Romania sau cái chết của ông nội Ferdinand vào tháng 7 năm 1927, trước sinh nhật lần thứ 6 của ông. Sau đó, Michael theo học tại một ngôi trường đặc biệt do cha ông thành lập năm 1932.
Cai trị
Những năm 1930 và thời đại Antonescu
Sau cái chết của ông nội là quốc vương Ferdinand vào năm 1927, Micheal lúc đó mới 5 tuổi đã được đưa lên ngai vàng. Một Hội đồng nhiếp chính được thành lập, bao gồm chú của ông, Thân vương Nicolae, Thượng phụ Miron Cristea, và Chánh án Gheorghe Buzdugan, và từ tháng 10 năm 1929, Constantin Sărățeanu, thay mặt vị vua trẻ trị vì đất nước. Năm 1930, Carol II về nước theo lời mời của các chính trị gia không hài lòng với Hội đồng nhiếp chính trong bối cảnh Đại khủng hoảng, và được Nghị viện Romania phong làm vua. Michael bị giáng làm thái tử với tước hiệu "Đại Voivode xứ Alba Iulia". Tháng 11 năm 1939, Michael gia nhập Thượng viện Romania, vì Hiến pháp 1938 bảo đảm cho ông một ghế ở đó khi đủ 18 tuổi.
Chỉ vài ngày sau Giải pháp Viên lần thứ hai, chế độ thân Đức Quốc xã chống Liên Xô của Thủ tướng Ion Antonescu đã tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Carol II, người mà thủ tướng tuyên bố là "chống Đức". Antonescu đình chỉ Hiến pháp, giải tán Nghị viện, và tái phong Michael 18 tuổi lên ngai vàng, với sự hoan nghênh của quần chúng vào tháng 9 năm 1940. (Mặc dù Hiến pháp đã được khôi phục vào năm 1944 và Quốc hội Romania vào năm 1946, Michael sau đó đã không tuyên thệ chính thức và triều đại của ông cũng không được Nghị viện phê chuẩn có hiệu lực hồi tố.) Michael được trao vương miện với Vương miện Thép và được Đức Thượng phụ Chính thống giáo Romania, Nicodim Munteanu, tấn phong làm Vua tại Nhà thờ Thượng phụ Bucharest, vào ngày ngày 6 tháng 9 năm 1940. Mặc dù Vua Michael chính thức là Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội, được gọi là Conducător ("Lãnh đạo nhân dân"), và có quyền bổ nhiệm Thủ tướng với toàn quyền, nhưng trên thực tế, ông buộc phải giữ vai trò bù nhìn trong phần lớn thời gian của cuộc chiến, cho đến Tháng 8 năm 1944. Michael đã ăn trưa với Adolf Hitler hai lần — một lần với cha ở Bayern năm 1937, và lần hai với mẹ ở Berlin năm 1941. Ông cũng gặp Benito Mussolini ở Ý năm 1941.
Quay lưng lại với Đức Quốc xã
[[Tập tin:Cetatea Tighina 18+32.jpg|thumb|250px|Tem Romania năm 1942, kỷ niệm một năm ngày tái chiếm Bessarabia từ Sự chiếm đóng của Liên Xô, có hình Michael và nhà độc tài Antonescu bên dưới dòng chữ Un an de la desrobire' ' ("Một năm kể từ ngày giải phóng"), một bức chân dung của Stephen Đại đế và pháo đài của Bender ở hậu cảnh]]
Năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra tồi tệ đối với các cường quốc phe Trục, nhưng nhà độc tài quân sự, Thủ tướng Nguyên soái Ion Antonescu vẫn nắm quyền kiểm soát Romania. Đến tháng 8 năm 1944, cuộc tiến quân vào Romania của Liên Xô đã trở nên không thể tránh khỏi và dự kiến sẽ diễn ra trong vài tháng nữa. Vào ngày 23 tháng 8 năm 1944, Michael tham gia cùng các chính trị gia ủng hộ phe Đồng minh, một số sĩ quan quân đội và dân thường có vũ trang do Cộng sản lãnh đạo tổ chức một cuộc đảo chính chống lại Antonescu. Vua Michael đã ra lệnh bắt giữ anh ta bởi Đội cận vệ Cung điện Hoàng gia. Ngay trong đêm đó, Thủ tướng mới, Trung tướng Constantin Sănătescu - do Vua Michael bổ nhiệm - đã giao Antonescu cho những người cộng sản (bất chấp những chỉ thị bị cáo buộc là ngược lại của Nhà vua), và sau đó đã giao ông cho Liên Xô. vào ngày 1 tháng 9. Trong một buổi phát thanh cho quốc gia và quân đội Romania, Michael đã ban hành lệnh ngừng bắn ngay khi Hồng quân đang xâm nhập mặt trận Moldavia, tuyên bố lòng trung thành của Romania với Đồng minh, tuyên bố chấp nhận hiệp định đình chiến do Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô đưa ra và tuyên chiến với Đức Quốc xã. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được cuộc chiếm đóng nhanh chóng của Liên Xô và bắt giữ khoảng 130.000 binh sĩ Romania, những người này được chuyển đến Liên Xô, nơi nhiều người đã bỏ mạng trong các trại tù.
Mặc dù liên minh của Romania với Đức Quốc xã đã kết thúc, cuộc đảo chính đã thúc đẩy Hồng quân tiến vào Romania. Hiệp định đình chiến được ký kết 3 tuần sau đó vào ngày 12 tháng 9 năm 1944, theo các điều khoản do Liên Xô đưa ra. Theo các điều khoản của hiệp định đình chiến, Romania công nhận thất bại của mình trước Liên Xô và bị đặt dưới sự chiếm đóng của lực lượng Đồng minh, với Liên Xô, với tư cách là đại diện của họ, kiểm soát phương tiện truyền thông, liên lạc, bưu điện và chính quyền dân sự phía sau mặt trận. Cuộc đảo chính thực sự dẫn đến một "sự đầu hàng","Hitler Resorts To 'Puppets' In Romania" , The Washington Post, 25 August 1944. một "sự đầu hàng" vô điều kiện". Các nhà sử học Romania đã gợi ý rằng cuộc đảo chính có thể đã rút ngắn Thế chiến II xuống 6 tháng, do đó cứu sống hàng trăm nghìn người.
Khi chiến tranh kết thúc, Vua Michael được Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman trao tặng Huân chương "Legion of Merit" ở cấp bậc cao nhất "Chief Commander" (Chỉ huy trưởng). Ông cũng được Joseph Stalin trao tặng Huân chương Chiến thắng của Liên Xô "vì hành động dũng cảm thay đổi triệt để nền chính trị của Romania theo hướng ly khai khỏi nước Đức của Hitler và liên minh với Đồng Minh, vào thời điểm không có dấu hiệu rõ ràng", chưa thất bại của Đức". Với cái chết của Michał Rola-Żymierski vào năm 1989, Michael trở thành người duy nhất còn sống được nhận Huân chương Chiến thắng.
Trị vì dưới chế độ cộng sản
Buộc phải thoái vị
Hôn nhân
Hôn ước
Lễ cưới
Gia đình
Cuộc sống lưu vong
Tham khảo
Liên kết ngoài
The Official Website of The Romanian Royal Family
The Official Blog of The Romanian Royal Family
"Bonny King Michael" (Michael at age 5), on the cover of Time, 1 August 1927
"We reigned in darkness", The Spectator, 14 June 1997
"World War II – 60 Years After: Former Romanian Monarch Remembers Decision To Switch Sides", Radio Free Europe, 6 May 2005
Oliver North, "A Lesson in Leadership", The Washington Times, 17 April 2006
Costel Oprea, "Regele Mihai, retrocedare de un miliard de euro", România liberă, 27 April 2007
Costel Oprea, "Harta marilor retrocedări (II)", România liberă'', 18 April 2007
Sinh năm 1921
Mất năm 2017
Lãnh đạo chính trị trong Thế chiến thứ hai
Vua Romania
Vương tộc Romania |
19819567 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%D4%AE | Ԯ | El với nét gạch đuôi (Ԯ ԯ, chữ nghiêng: Ԯ ԯ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin.
Ԯ được sử dụng trong tiếng Khanty, trong đó nó đại diện cho âm /ɬ/.
Ԯ là chữ cái thứ mười chín của tiếng Itelmen, được giới thiệu cùng với bảng chữ cái Kirin mới trong giai đoạn 1984-1988. Trong một số ấn phẩm, Ԓ được thay thế bằng Ԯ.
Trước khi chữ cái Ԯ được phát hành trong Unicode 7.0, các chữ cái Ӆ hoặc Ԓ đã được sử dụng thay thế cho Ԯ (giống như chữ cái Latinh N với nét gạch đuôi (Ꞑ ꞑ Ꞑ ꞑ)).
Mã máy tính
Xem thêm
Ӆ ӆ: Chữ Kirin El với đuôi
Ԓ ԓ: Chữ Kirin El với móc
Ԡ ԡ: Chữ Kirin El với móc giữa
Chữ Kirin trong Unicode
Tham khảo
Mẫu tự Kirin |
19819571 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%EA%9A%92 | Ꚓ | Tche (Ꚓ ꚓ, chữ nghiêng: Ꚓ ꚓ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của Tche là chữ ghép của hai chữ cái Te (Т т Т т) và Che (Ч ч Ч ч).
Tche từng được sử dụng trong bảng chữ cái Kirin cũ của tiếng Komi. Tche cũng từng được dùng trong bảng chữ cái Kirin cũ của tiếng Abkhaz, trong đó nó đại diện cho âm . Chữ cái Tche được thay thế bằng chữ cái Che với nét gạch đuôi (Ҷ) trong bảng chữ cái Abkhaz hiện đại.
Mã máy tính
Xem thêm
Ҷ ҷ: Chữ Kirin Che với nét gạch đuôi
Ҵ ҵ: Chữ Kirin Te Tse
Chữ Kirin trong Unicode
Tham khảo
Mẫu tự Kirin
Ngôn ngữ tại Abkhazia |
19819572 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20tr%E1%BA%ADn%20%C4%91%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20%E1%BB%9F%20Kazakhstan | Danh sách trận động đất ở Kazakhstan | Dưới đây là Danh sách trận động đất ở Kazakhstan có cường độ địa chấn từ 5.0 richter trở lên. Danh sách hiện tại chưa đầy đủ và dữ liệu cường độ chính xác rất hiếm với các trận động đất xảy ra trước khi phát triển các thiết bị đo hiện đại.
Danh sách
Tham khảo
Danh sách trận động đất theo quốc gia
Danh sách sự kiện ở Kazakhstan |
19819577 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%EA%9A%8C | Ꚍ | Twe (Ꚍ ꚍ, chữ nghiêng: Ꚍ ꚍ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của nó có nguồn gốc từ dạng chữ thường của chữ cái Hy Lạp Tau.
Twe đã được sử dụng trong bảng chữ cái Abkhaz cũ và Ossetia cũ.
Sử dụng
Trong tiếng Abkhaz, nó đại diện cho âm . Nó tương ứng với chữ ghép Тә.
Mã máy tính
Xem thêm
Т т: Chữ Kirin Te
Ʈ ʈ: Chữ Latinh T với móc
Chữ Kirin trong Unicode
Tham khảo
Mẫu tự Kirin |
19819586 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%D0%83 | Ѓ | Gje (hay Dshe) (Ѓ ѓ, chữ nghiêng: Ѓ ѓ) là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin.
Ѓ được sử dụng trong tiếng Macedonia để biểu thị âm .
Ѓ thường được Latinh hóa bằng cách sử dụng chữ cái Latinh G với dấu sắc . Khi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Macedonia là một phần của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, ký tự tiếng Macedonia ѓ (ǵ) cũng được phiên âm là đ, ģ hoặc dj.
Các từ có chữ cái này thường cùng nguồn gốc với (Zhd zhd) trong tiếng Bulgaria và trong tiếng Serbia-Croatia. Ví dụ, từ "sinh" trong tiếng Macedonia là , trong tiếng Bulgaria là và trong tiếng Serbia là ).
Các chữ cái liên quan và các ký tự tương tự khác
Ģ ģ: Chữ Latinh G với móc đuôi - một chữ cái trong tiếng Latvia
Г г: Chữ Kirin Ge
Ђ ђ: Chữ Kirin Dje
Ќ ќ: Chữ Kirin Kje
Ď ď: Chữ Latinh D với dấu mũ ngược
Mã máy tính
Tham khảo
Liên kết ngoài
Mẫu tự Kirin |
19819595 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Yamagiwa%20Daishir%C5%8D | Yamagiwa Daishirō | là chính trị gia người Nhật Bản. Ông từng giữ chức vụ làm Bộ trưởng phụ trách các biện pháp đối phó và quản lý tình trạng khẩn cấp y tế của COVID-19 từ ngày 4 tháng 10 năm 2021 đến ngày 24 tháng 10 năm 2022.
Tham khảo
Sinh năm 1968
Bộ trưởng Nhật Bản
Chính khách từ Kanagawa
Cựu sinh viên Đại học Tokyo
Người Tokyo
Hạ nghị sĩ Nhật Bản |
19819598 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20L%C6%B0%C6%A1ng%20V%C5%A9%20Long | Trần Lương Vũ Long | Trần Lương Vũ Long (sinh ngày 12 tháng 03 năm 1988) là một nam diễn viên, MC người Việt Nam. Anh được biết đến nhiều nhất qua vai diễn "Vũ Long" trong bộ phim truyền hình thiếu nhi Kính vạn hoa. Ngoài ra, anh từng làm host của Xone FM và dẫn chương trình cho một số chương trình truyền hình.
Tiểu sử
Anh từng là thành viên trong đội kịch nói Tuổi ngọc (thành viên khác gồm Hoàng Phi, Bùi Công Danh (Trưởng nhóm), Thiện Trung, Lâm Quang Khôi, Hoàng Anh F29966, Minh Triết, Hoàng Chương, Dương Hồng Nhung, Thiên Bảo, Võ Ngọc Trai, Thụy Vũ, Vũ Thanh Bình, Mai Phương, Mai Ka, Thu Ngân, Thanh Phong, Vân Anh, Duy Linh, Phương Bình, Hòa Bình, Kiều Khanh,...) do đạo diễn Lê Cường phụ trách.
Anh thường được gọi với biệt danh "Tiểu Long" do nổi danh với vai diễn cùng tên trong bộ phim truyền hình thiếu nhi Kính vạn hoa.
Năm 2011, anh từng làm dẫn chương trình cho kênh truyền hình mua sắm SCJ Life On.
Năm 2021, anh làm radio host của Xone FM trong XONE with Stars.
Năm 2022, anh trở thành MC cho Việt Nam - Đi là ghiền là một chương trình du lịch trải nghiệm kết hợp với ẩm thực văn hóa của HTV. Thông qua chương trình, các nhân vật khách mời sẽ vừa là người dẫn chuyện vừa là người trải nghiệm và giới thiệu các loại hình “Đi - đến - ăn - ở” thú vị, từ TP.HCM đi khắp các tỉnh thành.
Phim đã tham gia
Truyền hình
Chương trình đã tham gia
Thế giới vui nhộn (HTV) (MC, dẫn chung với Võ Ngọc Trai)
XONE with Stars (Xone FM) (Radio host)
Rock Việt - Tiger bùng nổ bản lĩnh” 2022 - Tập 10 (HTV7) (Hội đồng bình chọn - đại diện cho Xone FM)
Việt Nam - Đi Là Ghiền (HTV9) (MC)
Đời tư
Trần Lương Vũ Long đã lấy vợ và có một con.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1988
Nhân vật còn sống
Nam diễn viên truyền hình Việt Nam
Nam diễn viên sân khấu Việt Nam
Người dẫn chương trình Việt Nam |
19819599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%95i%20d%E1%BA%ADy%20%E1%BB%9F%20Arunachal%20Pradesh | Nổi dậy ở Arunachal Pradesh | Nổi dậy ở Arunachal Pradesh là 1 phần nhỏ của cuộc nổi dậy ở đông bắc Ấn Độ có liên quan đến các nhóm quân nổi dậy có mục đích ly khai hoặc gây mất ổn định khu vực này. Bởi vì Arunachal Pradesh là 1 tỉnh ở biên giới nên các dân quân ly khai thường tổ chức các chiến dịch xuyên biên giới để tạo điều kiện cho các hoạt động của mình sau này. Với việc khu vực này đã bị quân đội Trung Quốc đánh chiếm 1 phần vào năm 1962, đã có nhiều ghi nhận về các cuộc tấn công vượt biên của quân Trung Quốc và khiến cho xung đột tại khu vực gia tăng. Xung đột ở khu vực đã xuống rất nhiều kể từ khi cảnh sát bắt giữ các lãnh đạo chủ chốt của phe phiến quân. Cuộc xung đột sau đó vẫn ghi nhận các hoạt động nhỏ vì sự khác biệt trên văn hóa và sắc tộc ở địa phương.
Hội đồng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Arunachal (USCA) là 1 nhóm khủng bố cộng sản nhỏ hoạt động ở khu vực này. Phe này được lãnh đạo bởi Gangte Tugung cho đến khi ông ấy cùng nhiều lãnh đạo USCA bị cảnh sát của tỉnh này bắt giữ vào ngày 10 tháng 8 năm 2005. Ông này đã bị bắt 2 lần nhưng đều thoát được.
Liên kết |
19819600 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1m%20d%E1%BB%ABng%20ngh%E1%BB%89 | Trạm dừng nghỉ | Trạm dừng nghỉ (trạm dừng chân) là một cơ sở công cộng nằm cạnh một con đường lớn như đường cao tốc hay xa lộ, tại đó người lái xe và hành khách có thể nghỉ ngơi, ăn uống hoặc đổ xăng mà không cần đi ra đường phụ. Các cơ sở có thể bao gồm các khu vực giống như công viên, trạm xăng, nhà vệ sinh công cộng, nhà hàng, khách sạn,...
Trạm dừng nghỉ hạn chế hoặc không có tiện ích công cộng là khu nghỉ ngơi, bãi đậu xe, khu ngắm cảnh hoặc điểm ngắm cảnh. Dọc theo một số đường cao tốc và đường bộ là các dịch vụ được gọi là công viên bên đường hoặc khu dã ngoại.
Tổng quan
Các tiêu chuẩn và bảo trì các trạm dừng nghỉ khác nhau tùy theo thẩm quyền. Các trạm dừng chân có khu vực đậu xe được phân bổ cho ô tô con, xe tải, xe công-te-nơ và xe buýt.
Hầu hết các trạm dừng nghỉ do nhà nước quản lý có xu hướng nằm ở vùng sâu vùng xa và nông thôn, nơi không có thức ăn nhanh cũng như nhà hàng đầy đủ dịch vụ, trạm xăng, khách sạn hoặc các dịch vụ du lịch khác gần đó. Vị trí của những trạm dừng nghỉ hẻo lánh này thường được đánh dấu bằng các biển báo trên đường cao tốc; ví dụ: biển báo có thể ghi "Trạm dừng nghỉ ABC 45 km".
Thông tin cho người lái xe thường có sẵn tại các địa điểm này, chẳng hạn như bản đồ và thông tin địa phương khác, cùng với nhà vệ sinh công cộng. Một số trạm dừng chân có quầy thông tin du khách hoặc trạm có nhân viên túc trực. Ở đó cũng có thể có máy bán hàng tự động, điện thoại trả phí, trạm xăng, nhà hàng/khu ẩm thực hoặc cửa hàng tiện lợi tại trạm dừng nghỉ. Một số trạm dừng chân cung cấp cà phê miễn phí cho khách du lịch được trả bằng tiền đóng góp của khách và/hoặc quyên góp từ các doanh nghiệp, nhóm dân sự và nhà thờ địa phương. Nhiều trạm dừng chân cung cấp truy cập Wi-Fi và có hiệu sách. Nhiều khu vực nghỉ ngơi có khu dã ngoại. Các trạm dừng nghỉ có xu hướng có thông tin cho khách du lịch dưới dạng cái gọi là "hướng dẫn lối ra", thường chứa các bản đồ và quảng cáo rất cơ bản về các nhà nghỉ địa phương và các điểm du lịch gần đó.
Các dịch vụ thương mại được tư nhân hóa có thể ở dạng một điểm dừng chân hoàn chỉnh với trạm xăng, trò chơi điện tử thùng và trung tâm giải trí, phòng tắm và cơ sở giặt là, và (các) nhà hàng thức ăn nhanh, quán ăn tự phục vụ hoặc khu ẩm thực, tất cả dưới một mái nhà liền kề với đường cao tốc. Một số thậm chí còn cung cấp các dịch vụ kinh doanh, chẳng hạn như máy ATM, máy fax, tủ văn phòng và truy cập Internet.
Những vấn đề an toàn
Một số trạm dừng nghỉ nổi tiếng là không an toàn đối với tội phạm, đặc biệt là vào ban đêm, vì chúng thường nằm ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng nông thôn và vốn thu hút những cá nhân nhất thời. Chính sách hiện tại của California là duy trì các trạm dừng nghỉ công cộng hiện có nhưng không còn xây dựng các khu vực mới do chi phí và khó khăn trong việc giữ chúng an toàn, mặc dù nhiều trạm dừng nghỉ ở California hiện có các khu tuần tra đường cao tốc.
Tham khảo
Giao thông đường bộ |
19819613 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%99i%20X%C3%B4%20vi%E1%BA%BFt%20to%C3%A0n%20Ukraina | Đại hội Xô viết toàn Ukraina | Đại hội Xô viết toàn Ukraina (, ) là cơ quan quản lý tối cao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina trong giai đoạn 1917–1938. Từ năm 1922 đến năm 1938, Hiến pháp của CHXHCNXV Ukraina được định theo Hiến pháp Nga 1918 quy định rằng Đại hội phải được triệu tập ít nhất hai lần một năm. Hiến pháp năm 1926 (tương ứng với tất cả các hiến pháp Xô viết) đã hạ thấp mức tối thiểu xuống mỗi năm một lần.
Tổng cộng đã có 14 kỳ Đại hội Xô viết, phần lớn diễn ra tại Kharkiv.
Mô tả
Sau khi Nội chiến Nga và sự can thiệp quân sự của nước ngoài kết thúc, đảng cầm quyền của những người Bolshevik tại Ukraina tiếp tục tích cực sử dụng hình thức chuyên chính vô sản của Xô viết trong chính sách đối nội của mình. Việc hình thành thành phần và cơ cấu của Đại hội Xô viết toàn Ukraina, Ban Chấp hành Trung ương toàn Ukraina và Đoàn chủ tịch của nó tiếp tục được thực hiện, với sự trợ giúp của hệ thống bầu cử phi dân chủ và nhiều giai đoạn dưới quyền lãnh đạo của các cơ quan Đảng Bolshevik. Theo Hiến pháp năm 1919 của CHXHCNXV Ukraina, quyền bầu cử chủ động và bị động trong các cuộc bầu cử vào các Xô viết địa phương chỉ được trao cho công nhân, binh sĩ và thủy thủ cũng như người nước ngoài thuộc giai cấp công nhân và giai cấp nông dân lao động (Điều 20). Bị tước quyền bầu cử, “dù thuộc một trong các đối tượng trên”, là những cá nhân từng thuê lao động với mục đích ích kỷ hoặc sống bằng thu nhập không làm mà có, tư thương, trung gian thương mại, tu sĩ và các bậc bề trên tâm linh, các quan chức và đặc vụ của cảnh sát cũ, thành viên của Nhà Romanov, người loạn trí và những người đang được giám hộ, bị kết án. Luật hiến pháp của Nga Xô viết và các nước cộng hòa liên bang khác đã tước bỏ quyền bầu cử của những hạng người đó vì những điều kiện chính trị và lao động. Sau đó, những hạn chế này được mở rộng đối với những "phần tử lao động" có các hành động kulak rõ ràng hoặc kháng nghị tích cực chống lại chế độ Xô viết, người theo Petliura trước đây, "bất kỳ loại kẻ cướp nào", kẻ buôn rượu lậu, kẻ đào ngũ và những kẻ thù khác của chế độ Xô viết.
Lịch sử
Đại hội lần một bị hủy bỏ (Kyiv)
Đại hội đầu tiên của Xô viết diễn ra tại Kyiv vào ngày 17 tháng 12 (ngày 4 tháng 12 lịch cũ) năm 1917 tại hội trường của Nhà hát M.Sadovsky (còn được gọi là Tòa nhà công cộng Ba ngôi). Hơn 2.500 đại biểu tham dự Đại hội. Đại hội được triệu tập bởi Xô viết khu vực Kyiv của các đại biểu công nhân và binh sĩ theo yêu cầu của các tổ chức Bolshevik tại Ukraina. Đồng thời vào ngày 16–18 tháng 12 năm 1917 tại Kyiv đã diễn ra một đại hội khu vực của những người Bolshevik tại Ukraina. Đại hội Bolshevik đã thành lập một đảng chính trị thống nhất của Ukraina "RSDLP(b) - Dân chủ-Xã hội của Ukraina" do Ủy ban trưởng đứng đầu.
Vấn đề được giải quyết đầu tiên là bầu đoàn chủ tịch Đại hội do Chủ tịch danh dự của Đại hội là Mykhailo Hrushevsky đứng đầu. Vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của đại hội là "Tối hậu thư của Sovnarkom Nga gửi Hội đồng Trung ương Ukraina". Ngày 18 tháng 12 năm 1917, đại hội lên án tối hậu thư. Lãnh đạo phe Bolshevik và thành viên ban tổ chức Vladimir Zatonsky thông báo rằng đã có sự hiểu lầm vì quá nhiều đại biểu có mặt tại đại hội mà không có quyền bỏ phiếu. Zatonsky đề xuất thông báo tạm nghỉ và kiểm tra giấy ủy nhiệm của tất cả các đại biểu. Như một câu trả lời cho đề xuất, lãnh đạo Hiệp hội Nông dân Mykola Stasyuk tuyên bố rằng ủy ban khu vực của Xô viết Đại biểu Công nhân và Binh sĩ muốn làm sai lệch ý chí của nhân dân Ukraina bằng cách ưu tiên cho công nhân và binh sĩ, những người thậm chí không phải là người Ukraina, thay vì là nông dân. Vì vậy, ban chấp hành của Trung ương Hội Nông dân quan tâm đến việc tăng số lượng đại diện của nông dân tại Đại hội. Sau đó, những người Bolshevik đề nghị công nhận đại hội là một cuộc họp hiệp thương. Khi đề xuất bị từ chối, 127 người ủng hộ Bolshevik đã rời đại hội để phản đối. Các đại biểu tham gia còn lại công nhận đại hội là đại hội có thẩm quyền. Vào ngày 18 tháng 12 năm 1917, 124 đại biểu từ 49 Xô viết rời Đại hội Kyiv đã tập trung tại một cuộc họp riêng tại Văn phòng Công đoàn Trung ương Kyiv.
Đại hội lần một (Kharkiv)
Vào ngày 21 tháng 12 năm 1917, Hồng vệ binh của nước Nga Xô viết do Vladimir Antonov-Ovseyenko chỉ huy đã chiếm Kharkiv. Đêm ngày 22 tháng 12 năm 1917, Hồng vệ binh Nga cùng với những người Bolshevik địa phương đã tước vũ khí của các đơn vị quân đội Ukraina và bắt giữ các nhà lãnh đạo của Hội đồng thành phố Kharkiv và quân đồn trú. Đến ngày 23 tháng 12 năm 1917, những người Bolshevik thành lập một revkom (ủy ban cách mạng). Trụ sở của Hồng vệ binh địa phương được thành lập vào ngày 14 tháng 12 năm 1917 và được đặt tại tòa nhà Sở Giao dịch Chứng khoán tại Quảng trường Chợ (ngày nay là Ploshcha Konstytutsii hoặc Quảng trường Hiến pháp).
Vào ngày 24–25 tháng 12 năm 1917 tại tòa nhà Kharkov của Hội nghị Quý tộc (Quảng trường Chợ), một Đại hội Xô viết đầu tiên khác đã được tổ chức. Đại hội quy tụ ban đầu 964 người tham gia, sau đó tăng lên 1250. Đại hội xem xét một số vấn đề: thái độ đối với Hội đồng Trung ương Ukraina, chiến tranh và hòa bình cũng như về tổ chức lực lượng quân sự, về Ukraina và nước Nga Xô viết, các vấn đề tài sản và tài chính.
Đại hội đã thông qua Hiệp ước Brest-Litovsk giữa Nga Xô viết và Liên minh Trung tâm, tuyên bố nền độc lập của Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina với tư cách là một nước cộng hòa liên bang của Nga Xô viết, Luật về xã hội hóa đất đai được Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ 3 thông qua, "về hệ thống nhà nước", các sắc lệnh về ngày làm việc 8 giờ và kiểm soát lao động, tổ chức của Hồng quân Công-Nông Ukraina. Chính sách của Hội đồng Trung ương Ukraina trong nghị quyết "Về thời khắc chính trị" đã bị lên án về yêu cầu rút Lực lượng Vũ trang Áo và Đức khỏi Ukraina. Các đại biểu đã bầu ra thành phần mới của Ban Chấp hành Trung ương Ukraina gồm 102 thành viên đứng đầu là Vladimir Zatonsky.
Đại hội Xô viết toàn Ukraina lần thứ hai diễn ra tại Katerynoslav.
Chuyển đổi
Đại hội không còn tồn tại vào cuối cuộc cải cách hiến pháp năm 1936-1937, khi cuộc bầu cử gián tiếp ở cấp liên bang và sau đó ở cấp cộng hòa đối với các Xô viết được thay thế bằng bầu cử trực tiếp ở tất cả các cấp, với Xô viết tối cao là cơ quan cao nhất.
Danh sách các đại hội
Bầu cử
Theo điều 24 của Hiến pháp năm 1929, Đại hội bao gồm các đại biểu từ Đại hội Xô viết toàn Modavia và các Đại hội Xô viết của các okruha. Cứ 10.000 cử tri tại các thành phố và khu định cư kiểu đô thị và cứ 50.000 cư dân ở các khu vực hội đồng nông thôn thì sẽ bầu một đại biểu.
Quyền lực
Quyền tài phán độc quyền của Đại hội bao gồm:
Bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Ukraina
Thông qua Hiến pháp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina và các sửa đổi về nó.
Phê duyệt các sửa đổi do Ban Chấp hành Trung ương đề xuất
Phê duyệt hiến pháp của các nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraina
Các vấn đề khác thì Đại hội và Ban Chấp hành Trung ương cùng có thẩm quyền.
Xem thêm
Verkhovna Rada
Đại hội Xô viết
Thư mục
Khmil, I.V., Shatalina, Ye.P., Hrytsenko, A.P., Boiko, O.D., Yefimenko, H.H. Encyclopedia of Ukraine. Vol.1. "Naukova dumka" (Scientific Thought). Kyiv, 2003.
History of state and law of Ukrainian SSR. Vol.2. "Naukova dumka" (Scientific Thought). Kyiv, 1987.
Honcharenko, V.D. All-Ukrainian Congress of Soviets of Workers', Peasants', and Red-Armymen Deputies - the Supreme body of authority of the Ukrainian SSR in 1917-37. Educational and Methodical Compilation of Higher Education. Kyiv, 1990.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Handbook on history of the Communist Party and the Soviet Union 1898-1991 - an extensive historical electronic project intended to recover records concerned with the Soviet history and history of the Communist Party of USSR
First All-Ukrainian Congress of Soviets (Kalinichenko, V.V., Rybalka, I.K.)
All-Ukrainian Congress of Soviets at the Institute of History of Ukraine website
Info on the Second All-Ukrainian Congress of Soviets at the Institute of History of Ukraine website
Manifest to the Ukrainian people with ultimatum request to the Ukrainian Council (МАНІФЕСТ ДО УКРАЇНСЬКОГО НАРОДУ З УЛЬТИМАТИВНИМИ ВИМОГАМИ ДО УКРАЇНСЬКОЇ РАДИ). December 16, 1917.
Cách mạng Nga ở Ukraina
Khởi đầu năm 1917
Ukraina năm 1917
Chấm dứt năm 1938
Chính phủ Ukraina
Chính phủ Liên Xô
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina |
19819621 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A9ng%20th%E1%BB%B1c%20di%20ch%C3%BAc | Chứng thực di chúc | Trong các khu vực pháp lý thông luật, chứng thực di chúc là quy trình tư pháp theo đó di chúc được "chứng minh" tại tòa án và được chấp nhận như một tài liệu công hợp lệ, là di chúc cuối cùng thực sự của người đã khuất, hoặc theo đó di sản được giải quyết theo luật về chứng thực di chúc tại nơi cư trú của người chết vào thời điểm chết mà không có di chúc hợp pháp.
Việc cấp chứng thực di chúc là bước đầu tiên trong quy trình pháp lý quản lý tài sản của người đã khuất, giải quyết mọi khiếu nại và phân chia tài sản của người đã khuất theo di chúc. Một tòa án chứng thực di chúc quyết định giá trị pháp lý của di chúc của người lập di chúc (người đã khuất) và chấp thuận di chúc đó, còn được gọi là cấp chứng thực di chúc, cho người thi hành di chúc. Khi đó, di chúc đã được chứng thực sẽ trở thành một công cụ pháp lý mà người thi hành có thể thi hành tại các tòa án luật nếu cần thiết. Chứng thực di chúc cũng chính thức bổ nhiệm người thi hành (hoặc đại diện cá nhân), thường được nêu tên trong di chúc, vì có quyền hợp pháp để định đoạt tài sản của người lập di chúc theo cách thức được quy định trong di chúc của người lập di chúc. Tuy nhiên, thông qua quá trình chứng thực di chúc, di chúc có thể bị phản đối.
Thuật ngữ
Người thi hành di chúc
Người thi hành di chúc, hay còn gọi là chấp hành viên, là người được người lập di chúc chỉ định để đại diện và thực hiện quyền lợi của người đã kí tên trong di chúc (còn được gọi là "người viết di chúc") sau khi họ qua đời. Chấp hành viên có vai trò là đại diện pháp lý cho tài sản của người đã mất, và việc chỉ định chấp hành viên chỉ có hiệu lực sau khi người viết di chúc qua đời. Sau khi người viết di chúc qua đời, người được đề cập trong di chúc như chấp hành viên có thể từ chối hoặc từ bỏ vị trí đó, và nếu vậy, họ nên thông báo cho tòa án di chúc ngay lập tức.
Chấp hành viên "đứng vào vị trí" của người đã mất và có quyền và quyền hạn tương tự để giải quyết các công việc cá nhân của người đó. Công việc này có thể bao gồm tiếp tục hoặc đệ đơn kiện mà người đã mất có quyền khởi kiện, đòi bồi thường cho cái chết không công bằng, trả nợ cho các chủ nợ, hoặc bán hoặc chuyển nhượng tài sản không được tặng đặc biệt trong di chúc, và còn nhiều công việc khác. Tuy nhiên, vai trò của chấp hành viên là giải quyết di sản của người viết di chúc và phân chia di sản cho những người thừa kế hoặc những người được quyền thừa kế.
Đôi khi, ở Anh và xứ Wales, một chấp hành viên chuyên nghiệp được đề cập trong di chúc - không phải là thành viên trong gia đình mà có thể là (ví dụ) một luật sư, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác. Chấp hành viên chuyên nghiệp sẽ tính phí từ tài sản để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài sản; điều này có thể khiến gia đình phải đối mặt với chi phí bổ sung. Có thể yêu cầu một chấp hành viên chuyên nghiệp từ bỏ vai trò của họ, nghĩa là họ sẽ không tham gia vào việc xử lý di sản; hoặc bảo lưu quyền hạn của họ, nghĩa là những chấp hành viên còn lại sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan mà không có sự tham gia của chấp hành viên chuyên nghiệp.
Người quản lý di sản
Khi một người qua đời mà không để lại di chúc, người đại diện pháp lý được biết đến là "người quản lý di sản".
Thường thì người gần nhất quan hệ với người đã qua đời sẽ là người quản lý di sản, tuy nhiên người này có thể từ chối quyền trở thành người quản lý, trong trường hợp đó quyền sẽ chuyển sang người quan hệ gần nhất tiếp theo. Thường thì trường hợp này xảy ra khi cha mẹ hoặc ông bà là người đầu tiên có quyền trở thành người quản lý, nhưng họ từ chối quyền do đã già yếu, không hiểu biết về luật di sản và cảm thấy có người khác phù hợp hơn để đảm nhận nhiệm vụ này.
Việc chỉ định người quản lý di sản tuân theo một danh sách được codified (được quy định) để xác định ưu tiên các ứng cử viên. Các nhóm người được đặt tên ở vị trí cao hơn trong danh sách sẽ được ưu tiên được chỉ định hơn so với những người ở vị trí thấp hơn. Mặc dù người thân của người đã qua đời thường được ưu tiên hơn tất cả những người khác, nhưng các chủ nợ của người đã qua đời và "bất kỳ công dân nào [của khu vực đó]" cũng có thể đảm nhận vai trò người quản lý nếu có lý do hoặc mối quan hệ có thể được nhận biết đến với di sản. Hoặc, nếu không có người khác đủ điều kiện hoặc không có ai chấp nhận ứng cử, tòa án sẽ chỉ định một đại diện từ văn phòng quản lý di sản công cộng địa phương.
Nguyên gốc từ vựng
Danh từ "probate" trong tiếng Anh xuất phát trực tiếp từ động từ tiếng Latin probare, có nghĩa "thử, kiểm tra, chứng minh, xem xét", cụ thể hơn từ trạng từ nghệ danh của động từ probatum, có nghĩa "đã được chứng minh". Trong nhiều thế kỷ trước đây, một đoạn văn bằng tiếng Latin theo định dạng chuẩn được viết bởi các viết sĩ của tòa án chứng thực cụ thể dưới bản ghi chép di chúc, bắt đầu bằng những từ (ví dụ): Probatum Londini fuit huiusmodi testamentum coram venerabili viro (tên của người phê chuẩn) legum doctore curiae prerogativae Cantuariensis... ("Một di chúc kiểu như này đã được chứng minh tại London trước mặt ông ... bác sĩ pháp luật tại tòa án Quyền hạn của Canterbury...") Sử dụng đầu tiên của từ tiếng Anh này là vào năm 1463, được định nghĩa là "việc chứng minh chính thức của một di chúc". Thuật ngữ "probative", được sử dụng trong pháp luật chứng cứ, cũng xuất phát từ gốc tiếng Latin này nhưng có một cách sử dụng khác trong tiếng Anh.
Quy trình xác minh di chúc
Quy trình xác minh di chúc là quá trình xác nhận rằng một di chúc của người đã qua đời là hợp lệ, để sau đó tài sản của họ có thể được chuyển nhượng (theo thuật ngữ ở Hoa Kỳ) hoặc chuyển giao cho người thừa kế trong di chúc. Giống như bất kỳ thủ tục pháp lý nào khác, quy trình quản lý di chúc có các khía cạnh kỹ thuật:
Người chủ nợ phải được thông báo và các thông báo pháp lý phải được xuất bản.
Người thi hành di chúc phải được hướng dẫn về cách và thời điểm phân phối tài sản và cách xem xét quyền của người chủ nợ.
Có thể cần phải nộp đơn để bổ nhiệm một người đại diện cá nhân và cấp giấy uỷ quyền thực hiện di chúc (thường được gọi là "giấy chứng nhận di chúc"). Một Giấy chứng nhận Di chúc có thể được sử dụng như bằng chứng cho việc 'Người quản lý' có quyền xử lý tài sản.
Tài sản nhà ở, theo các quy định riêng biệt của từng tiểu bang như Florida, phải được xử lý riêng biệt với tài sản khác. Trong nhiều quốc gia áp dụng pháp luật thông thường như Canada, một số tiểu bang của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và Ấn Độ, bất kỳ tài sản chung nào đều tự động truyền cho người sở hữu chung sống sót riêng biệt với bất kỳ di chúc nào, trừ khi quyền sở hữu bình đẳng được giữ dưới dạng các chủ sở hữu riêng biệt.
Có những yếu tố thời gian liên quan đến việc nộp và phản đối yêu cầu đối với di sản.
Có thể có một vụ kiện đang đợi xử lý về cái chết của người đã mất hoặc có thể đã có những vụ kiện đang đợi xử lý. Có thể có các thủ tục riêng cần thiết trong các trường hợp di chúc gây tranh cãi.
Bất động sản hoặc tài sản khác có thể cần được bán để thực hiện việc phân phối đúng đắn của tài sản theo di chúc hoặc chỉ để trả nợ.
Cần xem xét các loại thuế như thuế di sản, thuế tặng quà hoặc thuế thừa kế nếu di sản vượt quá một số ngưỡng nhất định.
Các chi phí liên quan đến quản lý bao gồm các loại thuế thông thường như thuế thu nhập từ lãi suất và thuế bất động sản được trừ từ tài sản trong di chúc trước khi được phân phối bởi người thi hành di chúc.
Có thể đơn giản chỉ cần chuyển tài sản khác từ người đã qua đời đến người thụ hưởng, chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ. Các tài sản khác có thể có thiết kế thanh toán khi người sở hữu qua đời hoặc chuyển giao khi qua đời, từ đó tránh việc cần thực hiện di chúc.
Quyền của các người thụ hưởng phải được tôn trọng, bằng cách cung cấp thông báo đầy đủ và thích đáng, thực hiện việc phân phối tài sản của di sản đúng thời hạn và quản lý di sản một cách đúng đắn và hiệu quả.
Các luật địa phương quy định quá trình giám định di sản thường phụ thuộc vào giá trị và sự phức tạp của tài sản. Nếu giá trị của tài sản tương đối nhỏ, quá trình giám định di sản có thể được tránh. Ở một số quốc gia và/hoặc khi đạt đến ngưỡng nhất định, người thực thi/người quản lý hoặc một luật sư giám định di sản phải đệ đơn.
Luật sư giám định di sản cung cấp dịch vụ tại tòa án giám định di sản và có thể được thuê để mở di sản hoặc cung cấp dịch vụ trong quá trình giám định di sản thay mặt cho người quản lý hoặc người thực thi di sản. Luật sư giám định di sản cũng có thể đại diện cho những người thừa kế, chủ nợ và các bên có quyền lợi pháp lý trong kết quả của di sản.
Ở các quốc gia áp dụng luật chung, quá trình giám định di sản ("xác minh chính thức về di chúc") được thực hiện bởi người thực thi di chúc trong khi "bằng chứng quản lý" được cấp khi không có người thực thi di chúc.
Australia
Ở Australia, giám định di sản có thể đề cập đến quá trình chứng thực di chúc của người đã qua đời và cũng đề cập đến giấy chứng thực di chúc, tài liệu pháp lý được cấp.
Mỗi khu vực đều có một bộ quản lý giám định di sản tối cao xử lý các đơn đề nghị giám định di sản. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang và lãnh thổ có luật và quy trình hơi khác nhau liên quan đến giám định di sản. Các luật chính về giám định di sản như sau:
New South Wales - Luật Giám định và Quản lý năm 1898.
Victoria - Luật Quản lý và Giám định năm 1958.
Queensland - Quy tắc Thủ tục Dân sự Đồng nhất năm 1999 và Luật Kế vị năm 1981.
Western Australia - Quy tắc Giám định Di sản Không tranh chấp năm 1967.
South Australia - Luật Quản lý và Giám định năm 1919.
Tasmania - Luật Quản lý và Giám định năm 1935.
Australian Capital Territory - Luật Quản lý và Giám định năm 1929.
Northern Territory - Luật Quản lý và Giám định năm 1993.
Đơn xin cấp giấy giám định di sản
Giấy giám định di sản được yêu cầu nếu người đã qua đời sở hữu bất động sản hoặc nếu tài sản khác của họ vượt quá mức ngưỡng, thường là 50.000 đô la cho các ngân hàng lớn và mức ngưỡng thấp hơn đối với các tổ chức tài chính khác. Tài sản đã được "sở hữu chung" (nhưng không phải là tài sản "chung theo cách sở hữu chung") được chuyển tự động cho chủ sở hữu chung khác và không được tính là một phần của di sản của người đã qua đời. Ngoài ra, các khoản lợi ích từ bảo hiểm nhân thọ của người đã qua đời trả trực tiếp cho người được ủy quyền không phải là một phần của di sản, cũng như tài sản ủy quyền do người đã qua đời giữ.
Đơn xin giám định di sản được nộp tại cơ quan giám định di sản thuộc thẩm quyền mà người đã qua đời có mối liên hệ gần gũi, không nhất thiết là nơi người đó mất. Thông thường, chỉ người thực thi di chúc mới có thể nộp đơn xin cấp giấy giám định di sản và đó là trách nhiệm của họ để thu thập giấy giám định di sản đúng hạn. Người thực thi di chúc có thể tự nộp đơn xin giám định di sản (thường được thực hiện để giảm phí pháp lý) hoặc được đại diện bởi một luật sư. Cùng với đơn xin giám định di sản, người nộp đơn cũng phải cung cấp bản gốc của di chúc, một giấy chứng tử chính thức (không phải của bác sĩ), bản sao của thông báo chết và một báo cáo về tài sản và nợ biết đến của di sản của người đã qua đời. Người nộp đơn cũng có thể bị yêu cầu đăng thông báo trong một tờ báo lớn về ý định nộp đơn xin giám định di sản.
Phân phối di sản
Sau khi được cấp giấy giám định di sản, người thực thi di chúc được quyền thực hiện các tài sản của di sản, bao gồm việc bán và chuyển nhượng tài sản, vì lợi ích của người thừa kế. Đối với một số giao dịch, người thực thi di chúc có thể bị yêu cầu xuất trình bản sao giấy giám định di sản làm chứng nhận quyền hạn để giao dịch với tài sản vẫn còn trong tên của người đã qua đời, điều này thường xuyên xảy ra trong việc chuyển nhượng tài sản như đất đai. Người thực thi di chúc cũng chịu trách nhiệm thanh toán cho chủ nợ và phân phối tài sản còn lại theo di chúc. Một số khu vực ở Úc yêu cầu thông báo về ý định phân phối trước khi di sản được phân phối.
Canada
Luật thừa kế ở Canada là một vấn đề của Hiến pháp, và do đó, luật quy định về thừa kế tại Canada được quy định bởi mỗi tỉnh riêng lẻ.
Ontario
Quá trình giám định di sản ở Ontario là một quy trình pháp lý trong đó tòa án chấp thuận tính hợp pháp của di chúc và cấp quyền cho người thực thi di chúc được đề cập trong di chúc để phân phối tài sản của người đã qua đời theo hướng dẫn trong di chúc. Quy trình này thường bao gồm các bước sau đây:
Người thực thi di chúc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận ủy quyền của người quản lý di sản (giấy giám định di sản) tới tòa án, cùng với di chúc gốc và bất kỳ tài liệu hỗ trợ cần thiết khác.
Tòa án xem xét đơn đề nghị và nếu hài lòng rằng di chúc là hợp lệ và người thực thi di chúc là phù hợp, tòa án sẽ cấp giấy chứng nhận ủy quyền của người quản lý di sản.
Người thực thi di chúc sử dụng giấy chứng nhận này để thu thập và quản lý tài sản của người đã qua đời, thanh toán các nợ và thuế, và phân phối tài sản theo hướng dẫn trong di chúc.
Người thực thi di chúc phải cung cấp một danh mục tài sản và nợ của di sản và nộp nó tới tòa án, sau đó phân phối tài sản cho người thừa kế theo di chúc.
Người thực thi di chúc cũng phải nộp một báo cáo thông tin về di sản với Bộ Tài chính trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận ủy quyền của người quản lý di sản.
Sau khi tài sản đã được phân phối và các nợ đã được thanh toán, người thực thi di chúc sẽ nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận phân phối cuối cùng từ tòa án, giấy chứng nhận này sẽ giải phóng người thực thi di chúc khỏi trách nhiệm của họ.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Anh và Wales
Nguồn chính của pháp luật Anh là Đạo luật Di chúc năm 1837. Việc thừa kế, cũng như pháp luật về hợp đồng gia đình (tín thác), được xử lý bởi Tòa án Chancery. Khi tòa án này bị bãi bỏ vào năm 1873, quyền thẩm quyền của họ đã chuyển sang Bộ phận Chancery thuộc Tòa án Tối cao.
Định nghĩa
Khi ai đó mất, thuật ngữ "pháp luật thừa kế" thường được sử dụng để chỉ quy trình pháp lý nhằm thu thập tài sản của người đã qua đời và sau đó phân phối cho người được thừa kế. Kỹ thuật thuật ngữ này có ý nghĩa pháp lý cụ thể, nhưng nó thường được sử dụng trong ngành luật Anh để ám chỉ tất cả các thủ tục liên quan đến quản lý tài sản của người đã mất. Lĩnh vực pháp lý này rộng lớn và chỉ có thể được đề cập đến các tình huống phổ biến nhất trong một bài viết như thế này, nhưng điều đó cũng chỉ là khái quát.
Thẩm quyền
Tất cả các thủ tục pháp lý liên quan đến pháp luật thừa kế (như đã được xác định ở trên) nằm trong thẩm quyền của Bộ phận Chancery thuộc Tòa án Tối cao Công lý, theo Điều 25 của Đạo luật Tòa án Cấp cao 1981. Do đó, Tòa án Tối cao là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp giấy tờ cho người nào để giải quyết tài sản của người đã qua đời - đóng tài khoản ngân hàng hoặc bán tài sản. Việc sản xuất và cấp giấy tờ này, được gọi chung là giấy chứng nhận quản lý di sản, là chức năng chính của Cơ quan Đăng ký Pháp luật thừa kế, thuộc Tòa án Tối cao, nơi công chúng và các chuyên gia pháp luật thừa kế đều nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận quản lý di sản.
Giấy chứng nhận quản lý di sản
Có nhiều loại giấy chứng nhận quản lý di sản khác nhau, mỗi loại được thiết kế để áp dụng cho một tình huống cụ thể. Các loại phổ biến nhất bao gồm hai trường hợp thường gặp nhất - người đã qua đời để lại di chúc hợp lệ hoặc không để lại di chúc. Nếu ai đó để lại di chúc hợp lệ, khả năng cao giấy chứng nhận đó là giấy chứng nhận thừa kế. Nếu không có di chúc, giấy chứng nhận được yêu cầu có thể là giấy chứng nhận quản lý. Có nhiều giấy chứng nhận khác có thể được yêu cầu trong một số tình huống, và nhiều giấy chứng nhận này có tên gọi tiếng La-tinh chuyên ngành, nhưng công chúng thông thường khái quát gặp giấy chứng nhận thừa kế hoặc giấy chứng nhận quản lý di sản. Nếu giá trị tài sản của một tài sản nhỏ hơn 5.000,00 bảng Anh hoặc nếu tất cả tài sản được giữ chung và do đó được chuyển nhượng dưới quyền sống sót, ví dụ cho người còn sống trong gia đình, thì thường không cần giấy chứng nhận.
Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận
Một di chúc bao gồm việc chỉ định một người thực thi di chúc hoặc một số người thực thi di chúc. Một trong các nhiệm vụ của họ là xin cấp giấy chứng nhận thừa kế tại Bộ phận Pháp luật thừa kế của Tòa án Tối cao. Người thực thi di chúc có thể tự xin cấp giấy chứng nhận tại một cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế địa phương, nhưng phần lớn người dân thường sử dụng một chuyên gia pháp lý thừa kế như luật sư. Nếu di sản là nhỏ, một số ngân hàng và tổ chức xây dựng cho phép gia đình trực tiếp của người đã qua đời đóng tài khoản mà không cần giấy chứng nhận, nhưng thông thường số tiền trong tài khoản phải dưới khoảng £15,000 để được phép làm như vậy.
Phân phối tài sản
Những người thực sự được giao nhiệm vụ xử lý tài sản của người đã mất được gọi là "đại diện cá nhân" hoặc "PRs". Nếu người đã qua đời để lại một di chúc hợp lệ, PRs là "người thực thi di chúc" được chỉ định trong di chúc - "Tôi chỉ định X và Y làm người thực thi di chúc của tôi vv." Nếu không có di chúc hoặc di chúc không chứa việc chỉ định hợp lệ của người thực thi di chúc (ví dụ như nếu tất cả đều đã chết) thì PRs được gọi là "người quản lý di sản". Vì vậy, người thực thi di chúc nhận được giấy chứng nhận thừa kế cho phép họ giải quyết tài sản và người quản lý di sản nhận được giấy chứng nhận quản lý di sản cho phép họ làm điều tương tự. Ngoài sự phân biệt đó, chức năng của người thực thi di chúc và người quản lý di sản là hoàn toàn giống nhau.
Yêu cầu pháp lý thừa kế
Một yêu cầu trong quy trình pháp lý thừa kế là đánh giá giá trị của di sản.
Quy trình pháp lý thừa kế khi không có di chúc
Để hiểu rõ hơn về quy trình pháp lý thừa kế khi không có di chúc ở Anh và Wales, xem Quản lý tài sản khi người chết.
Khiếu nại về việc lập di chúc
Người nộp đơn có thể tranh chấp tính hợp lệ của di chúc của một người sau khi họ đã mất bằng cách nộp một caveat và phí yêu cầu tại cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế. Điều này ngăn bất kỳ ai nhận được giấy chứng nhận thừa kế cho di sản của người đó trong vòng sáu tháng, và người nộp đơn có thể đơn xin kéo dài thời gian này ngay trước điểm đó. Một caveat không được sử dụng để kéo dài thời gian đưa ra yêu cầu về trợ cấp tài chính từ di sản của một người, chẳng hạn như theo Đạo luật di chúc (Cung cấp cho Gia đình và Người phụ thuộc) năm 1975. Tòa án có thể yêu cầu người nộp đơn dùng caveat cho mục đích đó trả tiền chi phí.
Để tranh chấp caveat, người thực thi di chúc dự định gửi một biểu mẫu "cảnh báo" hoàn thành đến cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế. Tài liệu này sẽ được gửi đến người đã đưa ra caveat, và để caveat tiếp tục hiệu lực, họ sẽ phải đưa ra một xuất hiện tại cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế. Đây không phải là việc xuất hiện vật lý; đó là tài liệu tiếp theo gửi đến cơ quan đăng ký pháp luật thừa kế trong vòng tám ngày kể từ khi nhận được cảnh báo.
Scotland
Tương đương với pháp luật thừa kế ở Scotland là confirmation, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa hai hệ thống này do Scotland có hệ thống pháp luật riêng biệt. Việc được chỉ định làm người thực thi di chúc không đồng nghĩa với việc có quyền lực thu thập và phân phối tài sản của người đã qua đời; người thực thi di chúc (hoặc những người đó) phải đệ trình đơn xin cấp giấy chứng nhận confirmation tại tòa án sheriff. Đây là một lệnh của tòa án cho phép họ "nhận, quản lý và xử lý tài sản và hành động trong vai trò người thực thi di chúc". Giấy chứng nhận confirmation cho phép người thực thi di chúc có quyền nhận tiền hoặc tài sản khác của người đã qua đời (ví dụ từ một ngân hàng) và quản lý và phân phối tài sản theo di chúc hoặc luật về tài sản không có di chúc.
Hoa Kỳ
Hầu hết các tài sản tại Hoa Kỳ đều thuộc phạm vi thủ tục thừa kế. Nếu tài sản của một di sản không được tự động kế thừa cho người phối ngẫu còn sống sót hoặc người thừa kế qua nguyên tắc sở hữu chung hoặc quyền sống sót, hoặc không được chuyển vào một tín thác trong suốt cuộc sống của người đã mất, thì thường cần "thừa kế di sản", dù người đã qua đời có di chúc hợp lệ hay không. Ví dụ, bảo hiểm nhân thọ và tài khoản hưu trí có các thiết kế người thụ hưởng hoàn tất thì không cần thừa kế, cũng như hầu hết các tài khoản ngân hàng được đặt tên chung hoặc được ghi rõ người thụ hưởng khi chết.
Một số tiểu bang có quy trình cho phép chuyển tài sản từ các di sản nhỏ thông qua bản tường thuật hoặc thông qua một quy trình thừa kế đơn giản hóa. Ví dụ, California có một "Thủ tục Tóm tắt Di sản Nhỏ" để cho phép chuyển nhượng tóm tắt của tài sản của người đã qua đời mà không cần thủ tục thừa kế chính thức. Giới hạn số tiền mà Thủ tục Di sản Nhỏ có thể được thực hiện là 150.000 đô la.
Đối với các di sản không đủ điều kiện cho thủ tục đơn giản hóa, một tòa án có thẩm quyền của di sản người đã mất (tòa án thừa kế) giám sát quy trình thừa kế để đảm bảo việc quản lý và chuyển nhượng tài sản của người đã mất được tiến hành theo luật pháp của lãnh thổ đó, và theo cách thể hiện ý định của người đã mất trong di chúc. Phân phối một số tài sản của di sản có thể yêu cầu bán tài sản, bao gồm bất động sản.
Tránh việc thừa kế
Một số tài sản của người đã mất có thể không bao giờ được thừa kế vì nó được chuyển cho một người khác thông qua hợp đồng, chẳng hạn như số tiền thừa kế từ chính sách bảo hiểm bảo vệ người đã qua đời hoặc tài khoản ngân hàng hoặc hưu trí được chỉ định một người thụ hưởng hoặc sở hữu theo "trả khi chết", và tài sản (đôi khi là một tài khoản ngân hàng hoặc chứng khoán) được giữ hợp pháp dưới dạng "sở hữu chung với quyền sống sót".
Tài sản được giữ trong một tín thác có thể thay đổi hoặc không thay đổi được tạo trong suốt cuộc sống của người gửi thư cũng tránh việc thừa kế. Ở những trường hợp như vậy tại Hoa Kỳ, không có hành động tòa án tham gia và tài sản được phân phối riêng tư, tuỳ thuộc vào thuế di chúc.
Cách tốt nhất để xác định tài sản nào là tài sản thừa kế (đòi hỏi quản lý) là xác định liệu mỗi tài sản có đi qua thừa kế hay không.
Trong các lãnh thổ ở Hoa Kỳ công nhận tài sản của một cặp vợ chồng là tenancy by the entireties, nếu một trong vợ chồng (hoặc đối tác ở Hawaii) mất intestate (sở hữu tài sản mà không có di chúc), phần của tài sản của họ được đặt tên như vậy sẽ được chuyển giao cho người phối ngẫu còn sống sót mà không cần thừa kế.
Các bước của thừa kế
Nếu người đã mất không có di chúc, được gọi là intestacy, ngoại trừ tài sản ở vùng đất thực sự thuộc về một lãnh thổ khác, di sản sẽ được phân phối theo luật của lãnh thổ mà người đã mất cư trú.
Nếu người đã mất có di chúc, thì di chúc thường chỉ định một người thực thi di chúc (đại diện cá nhân), người thực hiện các hướng dẫn được ghi trong di chúc. Người thực thi di chúc thu thập tài sản của người đã mất. Nếu không có di chúc, hoặc nếu di chúc không chỉ định người thực thi di chúc, tòa án thừa kế có thể bổ nhiệm một người. Theo truyền thống, người đại diện cho di sản không có di chúc được gọi là người quản lý. Nếu người đã mất có di chúc, nhưng chỉ có một bản sao của di chúc được tìm thấy, nhiều tiểu bang cho phép việc thừa kế bản sao, tuy nhiên vẫn tồn tại giả định có thể chối bỏ rằng người thử diệt di chúc trước khi chết.
Trong một số trường hợp, khi người được chỉ định làm người thực thi di chúc không thể quản lý thừa kế, hoặc muốn ai đó khác thực hiện thay mặc, một người khác được bổ nhiệm làm người quản lý. Người thực thi di chúc hoặc người quản lý có thể nhận tiền bồi thường cho dịch vụ của họ. Ngoài ra, những người thụ hưởng di sản có thể có khả năng loại bỏ người thực thi di chúc đã được bổ nhiệm nếu anh ta hoặc cô ấy không có khả năng thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Người đại diện cho một di sản có di chúc mà không phải là người thực thi di chúc được gọi là người quản lý với di chúc gắn liền, hoặc administrator c.t.a. (từ tiếng Latin cum testamento annexo). Thuật ngữ chung cho người thực thi di chúc hoặc người quản lý là đại diện cá nhân.
Tòa án thừa kế có thể yêu cầu người thực thi di chúc cung cấp một bảo hiểm trung thành, một hợp đồng bảo hiểm thuận lợi cho di sản để bảo vệ khỏi việc lạm dụng có thể xảy ra từ phía người thực thi di chúc.
Sau khi mở vụ thừa kế với tòa án, người đại diện cá nhân tạo danh sách và thu thập tài sản của người đã mất. Tiếp theo, ông trả nợ và thuế, bao gồm cả thuế di chúc ở Hoa Kỳ, nếu di sản chịu thuế cấp liên bang hoặc tiểu bang. Cuối cùng, ông phân phối tài sản còn lại cho người thụ hưởng, theo hướng dẫn trong di chúc hoặc theo luật pháp về tài sản không có di chúc của tiểu bang.
Bên thứ ba có thể khiếu nại bất kỳ khía cạnh nào của quản lý thừa kế, chẳng hạn như khiếu nại trực tiếp về tính hợp lệ của di chúc, được biết đến như cuộc tranh chấp di chúc, khiếu nại về tình trạng của người đang làm người đại diện cá nhân, khiếu nại về danh tính của người thừa kế, và khiếu nại về việc người đại diện cá nhân có thực hiện đúng việc quản lý di sản hay không. Vấn đề về sự cha mẹ của người thừa kế có thể bị tranh cãi giữa những người thừa kế tiềm năng trong các di sản không có di chúc, đặc biệt là khi kỹ thuật xác định ADN giá rẻ đã được áp dụng. Tuy nhiên, trong một số tình huống, ngay cả những người thừa kế có liên quan về mặt sinh học cũng có thể bị từ chối quyền thừa kế, trong khi những người thừa kế không có quan hệ huyết thống có thể được ban quyền thừa kế.
Người đại diện cá nhân phải hiểu và tuân theo các nhiệm vụ tín thác, chẳng hạn như nhiệm vụ giữ tiền trong tài khoản có lãi suất và đối xử bình đẳng với tất cả người thụ hưởng. Không tuân thủ các nhiệm vụ tín thác có thể cho phép những người có quan tâm đệ đơn xin loại bỏ người đại diện cá nhân và khiến người đại diện cá nhân chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào cho di sản.
Xem thêm
Thừa kế
Chú thích
Kiên kết ngoài
Thừa kế
Thuật ngữ pháp lý
Luật tài sản bất động sản
Di chúc và tín thác |
19819626 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Antioch%20%281098%29 | Trận Antioch (1098) | Trận Antioch (1098) là một cuộc giao tranh quân sự diễn ra giữa các lực lượng Cơ đốc giáo trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất và một liên minh Hồi giáo do Kerbogha lãnh đạo, atabeg xứ Mosul. Mục tiêu của Kerbogha là giành lại Antioch từ quân Thập tự chinh và khẳng định vị thế cường quốc trong khu vực.
Xung đột bắt đầu
Khi quân Thập tự chinh đang trong tình trạng đói khát và có số lượng đông hơn xuất hiện từ cổng thành và chia thành 6 trung đoàn, chỉ huy của Kerbogha, Watthab ibn Mahmud, thúc giục ông ta tấn công ngay vào đường tiến công của họ. Tuy nhiên, Kerbogha lo ngại rằng một cuộc tấn công phủ đầu có thể chỉ phá hủy tiền tuyến của quân Thập tự chinh và cũng có thể làm suy yếu đáng kể lực lượng của chính ông ta một cách không tương xứng. Tuy nhiên, khi quân Pháp tiếp tục tiến công chống lại quân Thổ, Kerbogha bắt đầu nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình (trước đó ông đã đánh giá thấp quy mô của quân Thập tự chinh), và cố gắng thiết lập một cơ quan ngoại giao giữa ông và quân Thập tự chinh để tìm cách hướng đến một hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, đã quá muộn và các nhà lãnh đạo của cuộc Thập tự chinh đã phớt lờ sứ giả của Kerbogha.
Trận chiến
Quân của Kerbogha bị quân Pháp dồn vào một góc, đã chọn áp dụng chiến thuật chiến đấu truyền thống hơn của người Thổ. Ông ấy sẽ cố gắng để kéo quân Pháp vào vùng đất không ổn định, đồng thời liên tục tấn công hàng ngũ bằng cung thủ kỵ binh, đồng thời cố gắng đánh bại quân Pháp. Tuy nhiên, Bohemond xứ Taranto đã sẵn sàng cho việc này, và ông đã tạo ra một sư đoàn Thập tự quân thứ bảy do Rainald III xứ Toul chỉ huy để ngăn chặn cuộc tấn công. Chẳng mấy chốc, nhiều Tiểu vương bắt đầu rời bỏ Kerbogha. Nhiều Thập tự quân cũng được khuyến khích tinh thần bởi tin rằng các vị thánh như Thánh George, Thánh Mercurius và Thánh Demetrius đang hỗ trợ họ đánh lại quân Hồi giáo. Cuối cùng, Duqaq, người cai trị xứ Damascus, đã đào ngũ, gây ra sự hoảng loạn trong hàng ngũ người Thổ. Sökmen và tiểu vương của Homs, Janah ad-Dawla, là những người cuối cùng trung thành với Kerbogha, nhưng họ đã cũng đã sớm đào ngũ sau khi nhận ra rằng trận chiến đã thất bại. Toàn bộ quân đội Thổ lúc này hoàn toàn hỗn loạn, tất cả đều chạy trốn theo các hướng khác nhau; quân Thập tự chinh đã đuổi theo họ đến tận Iron Bridge, giết chết nhiều người trong số họ. Kerbogha sẽ tiếp tục quay trở lại Mosul và bị đánh bại.
Xem thêm
Thân vương quốc Antioch
Tham khảo
Thư mục
Thập tự chinh thứ nhất
Châu Á năm 1098
Lịch sử Antioch
Xung đột năm 1098 |
19819639 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Symon%20Petliura | Symon Petliura | Symon Vasylyovych Petliura (; ; – 25 tháng 5 năm 1926) là một chính trị gia và nhà báo người Ukraina. Ông là Tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Ukraina (UNA) và nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Ukraina trong Chiến tranh giành độc lập Ukraina, một phần của Nội chiến Nga rộng lớn hơn.
Petliura đi theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc Ukraina từ thời trẻ, ông ủng hộ chúng trong sự nghiệp nhà báo thành công của mình. Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, Cộng hòa Nhân dân Ukraina được tuyên bố thành lập và Petliura được bầu làm người đứng đầu quân đội. Đến cuối năm 1918, Petliura tham gia tổ chức một cuộc nổi dậy và lật đổ chế độ Quốc gia Ukraina, khôi phục Cộng hòa. Ông trở thành lãnh đạo của Đốc chính vào đầu năm 1919, sau khi Bolshevik xâm chiếm Ukraina và đẩy UNA đến Galicia. Petliura do vậy liên minh với Ba Lan của Józef Piłsudski. Ba Lan chiến thắng trước Liên Xô nhưng Ukraina vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Liên Xô, buộc Petliura phải sống lưu vong. Ban đầu, ông chỉ đạo chính phủ lưu vong từ Ba Lan, nhưng cuối cùng định cư tại Paris.
Trong Nội chiến, UNA chịu trách nhiệm về cái chết của hàng chục nghìn thường dân Do Thái và vai trò của Petliura trong các cuộc tàn sát là một chủ đề gây tranh cãi. Năm 1926, Petliura bị ám sát tại Paris bởi một người theo chủ nghĩa vô chính phủ Do Thái Sholem Schwarzbard, người đã mất người thân trong các cuộc tàn sát.
Sự nghiệp trước 1917
Symon Petliura sinh ngày tại một khu ngoại ô của Poltava (khi đó là một phần của Đế quốc Nga), Symon Petliura là con trai của Vasyl Pavlovych Petliura và Olha Oleksiyivna (họ gốc Marchenko), có nguồn gốc Cossack. Cha ông là một cư dân thành phố Poltava, từng sở hữu một doanh nghiệp vận tải; mẹ ông là con gái của một tư tế tu đạo Chính thống giáo. Petliura được giáo dục ban đầu tại các trường giáo khu, và có kế hoạch trở thành một linh mục Chính thống giáo.
Petliura theo học tại Chủng viện Chính thống giáo Nga tại Poltava từ năm 1895 đến năm 1901. Tại đây ông gia nhập hội Hromada vào năm 1898. Đến khi tư cách thành viên Hromada của ông bị phát hiện vào năm 1901, ông bị trục xuất khỏi chủng viện. Năm 1900, Petliura gia nhập Đảng Cách mạng Ukraina (RUP). Năm 1902, trước nguy cơ bị bắt giữ, ông chuyển đến Yekaterinodar tại Kuban, tại đây ông làm việc trong hai năm - ban đầu là giáo viên và sau đó là nhân viên lưu trữ cho Quân đoàn Cossack Kuban giúp sắp xếp hơn 200.000 tài liệu. Vào tháng 12 năm 1903, ông bị bắt vì tổ chức một chi nhánh RUP tại Yekaterinodar, và xuất bản các bài báo chống sa hoàng trên báo chí Ukraina bên ngoài Đế quốc Nga (tại Lemberg/Lviv của Galicia do Áo kiểm soát). Được tại ngoại vào tháng 3 năm 1904, ông chuyển đến Kyiv một thời gian ngắn rồi đến Lviv.
Tại Lviv, Petliura sống dưới cái tên Sviatoslav Tagon, làm việc cùng với Ivan Franko và [Volodymyr Hnatiuk]] với tư cách là biên tập viên cho tạp chí Literaturno-Naukovyi Vistnyk ("Người đưa tin khoa học văn chương"), Hiệp hội khoa học Shevchenko và là một đồng biên tập của báo Volya. Ông cũng đóng góp nhiều bài báo cho báo chí tiếng Ukraina tại Galicia.
Vào cuối năm 1905, sau khi chính quyền tuyên bố ân xá toàn quốc, Petliura quay trở lại Kyiv một thời gian ngắn, nhưng nhanh chóng chuyển đến thủ đô Petersburg của Nga để xuất bản nguyệt san dân chủ-xã hội Vil'na Ukrayina ("Ukraine tự do") cùng với Prokip Poniatenko và Mykola Porsh. Sau khi cơ quan kiểm duyệt Nga đóng cửa tạp chí này vào tháng 7 năm 1905, ông quay trở lại Kyiv, nơi ông làm việc cho tờ báo Rada ("Hội đồng"). Năm 1907–09, ông trở thành biên tập viên của tạp chí văn học Slovo (Слово, "Thế giới") và đồng biên tập tờ Ukrayina (Україна, "Ukraina").
Do chính quyền Đế quốc Nga đóng cửa các ấn phẩm này, Petliura một lần nữa phải chuyển khỏi Kyiv. Ông đến Moskva vào năm 1909, ông làm kế toán tại đó trong một thời gian ngắn. Ở đó vào năm 1910, ông kết hôn với Olha Bilska (1885–1959), hai người có một con gái là Lesia (1911–1942). Từ năm 1912 đến tháng 5 năm 1917, ông là đồng biên tập của tạp chí tiếng Nga có ảnh hưởng Ukrayinskaya Zhizn (Cuộc sống Ukraina).
Báo chí và ấn phẩm
Là biên tập viên của nhiều tạp chí và tờ báo, Petliura đã xuất bản hơn 15.000 bài báo chỉ trích, bài phê bình, truyện và thơ với khoảng 120 bút danh. Tác phẩm phong phú của ông bằng cả tiếng Nga và tiếng Ukraina đã giúp định hình tư duy của người dân Ukraina trong những năm dẫn đến Cách mạng ở cả miền Đông và miền Tây Ukraina. Quan hệ thư từ phong phú của ông đã mang lại lợi ích to lớn khi Cách mạng nổ ra vào năm 1917, vì ông có các mối quan hệ trên khắp Ukraina.
Vì ngôn ngữ Ukraina đã bị cấm chỉ tại Đế quốc Nga theo lệnh Ems Ukaz năm 1876, Petliura nhận thấy có nhiều quyền tự do hơn để xuất bản các bài báo hướng về Ukraina tại Saint Petersburg hơn là tại Ukraina. Tại đây, ông xuất bản tạp chí Vilna Ukrayina (Вільна Україна, "Ukraina độc lập") cho đến tháng 7 năm 1905. Tuy nhiên, các nhà kiểm duyệt của Sa hoàng đã đóng cửa tạp chí này và Petliura chuyển về Kyiv.
Tại Kyiv, Petliura đầu tiên làm việc cho Rada. Năm 1907, ông trở thành biên tập viên của tạp chí văn học Slovo. Ngoài ra, ông còn đồng biên tập tạp chí Ukrayina.
Năm 1909, những ấn phẩm này bị cảnh sát Đế quốc Nga đóng cửa, và Petliura chuyển về Moskva để xuất bản. Ở đó, ông là đồng biên tập của tạp chí tiếng Nga Ukrayinskaya Zhizn để người dân địa phương làm quen với tin tức và văn hóa của cái được gọi là Malorossia (Tiểu Nga). Ông là tổng biên tập của ấn phẩm này từ năm 1912 đến năm 1914.
Tại Paris, Petliura tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập của Ukraina với tư cách là một nhà báo. Năm 1924, Petliura trở thành biên tập viên và nhà xuất bản của tạp chí hàng tuần Tryzub ("Đinh ba"). Ông đã đóng góp cho tạp chí này bằng nhiều bút danh khác nhau, bao gồm V. Marchenko và V. Salevsky.
Cách mạng Ukraina
Vươn lên quyền lực
Vào tháng 5 năm 1917, Petliura tham dự Đại hội đại biểu binh sĩ toàn Ukraina lần thứ nhất được tổ chức tại Kyiv với tư cách là đại biểu. Vào ngày 18 tháng 5, ông được bầu làm người đứng đầu Ủy ban Tổng Quân sự Ukraina, ngày nay được coi là mốc sáng lập cuối cùng của Bộ Quốc phòng Ukraina hiện đại. Với tuyên bố của Hội đồng Trung ương Ukraina vào ngày 28 tháng 6 năm 1917, Petliura trở thành Bí thư (Bộ trưởng) Quân sự đầu tiên.
Không đồng ý với đường lối chính trị của Chủ tịch Tổng Ban bí thư lúc bấy giờ là Volodymyr Vynnychenko, Petliura rời chính phủ và trở thành người đứng đầu Haidamaka Kish , một tổ chức quân sự của Sloboda Ukraina (ở Kharkiv). Vào tháng 1 đến tháng 2 năm 1918, Haidamaka Kish buộc phải quay lại để bảo vệ Kyiv trong Cuộc khởi nghĩa tại Xưởng vũ khí Kyiv và để ngăn chặn Hồng vệ binh Bolshevik chiếm thủ đô.
Sau Nổi dậy Quốc gia Hetman (28 tháng 4 năm 1918), chính quyền Skoropadsky đã bắt giữ Petliura và tống giam ông trong 4 tháng tại Bila Tserkva.
Petliura tham gia cuộc nổi dậy chống Quốc gia Hetman vào tháng 11 năm 1918 và trở thành thành viên của Đốc chính Ukraina với tư cách là Chỉ huy trưởng Lực lượng Quân sự. Sau khi Kyiv thất thủ (tháng 2 năm 1919) và Vynnychenko rời khỏi Ukraina, Petliura trở thành lãnh đạo của Đốc chính vào ngày 11 tháng 2 năm 1919. Với tư cách là người đứng đầu Quân đội và Nhà nước, ông tiếp tục chiến đấu chống lại cả quân Bolshevik và Bạch vệ tại Ukraina trong mười tháng sau đó.
1919
Cùng với bùng nổ chiến sự giữa Ukraina và nước Nga Xô viết vào tháng 1 năm 1919, và với việc Vynnychenko di cư, Petliura cuối cùng đã trở thành nhân vật hàng đầu trong Đốc chính. Trong mùa đông đầu năm 1919, quân đội Petliura đã mất phần lớn Ukraina (bao gồm cả Kyiv) vào tay những người Bolshevik và đến ngày 6 tháng 3 thì chuyển đến Podolia. Vào mùa xuân năm 1919, ông dập tắt được một cuộc đảo chính do Volodymyr Oskilko lãnh đạo, người đã chứng kiến Petliura hợp tác với những người theo chủ nghĩa xã hội như Borys Martos. Trong suốt năm đó, Petliura tiếp tục bảo vệ nền cộng hòa non trẻ trước các cuộc xâm lược của những người Bolshevik, Bạch vệ của Anton Denikin và quân đội Ba Lan-Romania. Vào mùa thu năm 1919, hầu hết các lực lượng Bạch vệ của Denikin đã bị đánh bại — tuy nhiên trong lúc đó, những người Bolshevik đã phát triển để trở thành lực lượng thống trị tại Ukraina.
1920
Vào ngày 5 tháng 12 năm 1919, Petliura rút về Ba Lan, quốc gia này trước đó đã công nhận ông là người đứng đầu chính phủ hợp pháp của Ukraina. Vào tháng 4 năm 1920, với tư cách là người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Ukraina, ông đã ký một liên minh tại Warszawa với chính phủ Ba Lan, đồng ý về biên giới trên sông Zbruch và công nhận quyền của Ba Lan đối với Galicia để đổi lấy viện trợ quân sự nhằm lật đổ chế độ Bolshevik. Quân Ba Lan được tăng cường bởi tàn quân của Petliura (khoảng hai sư đoàn), đã tấn công Kyiv vào ngày 7 tháng 5 năm 1920, một bước ngoặt của cuộc Chiến tranh Ba Lan-Bolshevik 1919–21. Sau những thành công ban đầu, quân của Piłsudski và của Petliura phải rút lui về sông Vistula và thủ đô Ba Lan Warszawa. Quân đội Ba Lan cuối cùng đánh bại người Bolshevik Nga, nhưng Hồng quân vẫn ở lại các vùng của Ukraina và do đó người Ukraina không thể đảm bảo nền độc lập của họ. Petliura chỉ đạo các công việc của chính phủ lưu vong Ukraina từ Tarnów thuộc Tiểu Ba Lan, và khi chính phủ Liên Xô ở Moskva yêu cầu dẫn độ Petliura khỏi Ba Lan, người Ba Lan đã dàn dựng "sự biến mất" của ông, bí mật chuyển ông từ Tarnów đến Warszawa.
Sau cách mạng
Nước Nga Bolshevik kiên trì yêu cầu giao nộp Petliura. Được bảo vệ bởi một số bạn bè và đồng nghiệp Ba Lan, chẳng hạn như Henryk Józewski, với việc thành lập Liên bang Xô viết vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, Petliura vào cuối năm 1923 rời Ba Lan đến Budapest, rồi Wien, Genève và cuối cùng định cư tại Paris vào đầu năm 1924. Tại đây ông đã thành lập và biên tập tờ báo tiếng Ukraina Tryzub.
Thúc đẩy bản sắc văn hóa Ukraina
Trong thời gian làm lãnh đạo Đốc chính, Petliura đã tích cực ủng hộ văn hóa Ukraina ở cả Ukraina và cộng đồng người Ukraina hải ngoại.
Petliura bắt đầu việc trao tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân Ukraina" cho các nghệ sĩ có đóng góp đáng kể cho nền văn hóa Ukraina. Một giải thưởng có tiêu đề tương tự đã được tiếp tục sau một thời gian gián đoạn đáng kể dưới chế độ Xô viết. Trong số những người đã nhận được giải thưởng này có người chơi kobza mù Ivan Kuchuhura-Kucherenko.
Ông cũng nhận thấy giá trị của việc giành được sự ủng hộ và công nhận của quốc tế đối với nghệ thuật Ukraina thông qua trao đổi văn hóa. Đáng chú ý nhất, Petliura đã tích cực hỗ trợ công việc của các nhà lãnh đạo văn hóa như biên đạo múa Vasyl Avramenko, nhạc trưởng Oleksander Koshetz và nghệ sĩ ban nhạc Vasyl Yemetz, để cho phép họ đi ra quốc tế và thúc đẩy nhận thức về văn hóa Ukraina. Koshetz đã tạo ra ban nhạc Nhà nguyện Cộng hòa Ukraina và đưa họ đi lưu diễn quốc tế, tổ chức các buổi hòa nhạc ở Châu Âu và Châu Mỹ. Một trong những buổi hòa nhạc của họ đã truyền cảm hứng cho George Gershwin viết bài "Summertime", dựa trên bài hát ru "Oi Khodyt Son Kolo Vikon" Cả ba nhạc sĩ sau đó di cư sang Hoa Kỳ.
Cuộc sống lưu vong
Tại Paris, Petliura chỉ đạo các hoạt động của chính phủ Cộng hòa Quốc gia Ukraina lưu vong. Ông ra mắt tờ Tryzub hàng tuần, đồng thời tiếp tục biên tập và viết nhiều bài báo dưới nhiều bút danh khác nhau, tập trung vào các câu hỏi liên quan đến áp bức dân tộc tại Ukraina. Những bài báo này đã được viết với một sự tinh tế văn học. Vấn đề về nhận thức dân tộc thường có ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm văn học của ông.
Các bài viết của Petliura có tác động đáng kể đến việc định hình nhận thức dân tộc của người Ukraina vào đầu thế kỷ 20. Ông đã xuất bản các bài báo và tài liệu quảng cáo dưới nhiều bút danh khác nhau, bao gồm V. Marchenko, V. Salevsky, I. Rokytsky và O. Riastr.
Ám sát
Vào ngày 25 tháng 5 năm 1926, lúc 14:12 giờ cạnh hiệu sách Gibert, Petliura đang đi bộ trên Rue Racine gần Đại lộ Saint-Michel của Khu phố Latinh ở Paris và bị Sholom Schwartzbard tiếp cận. Schwartzbard hỏi ông bằng tiếng Ukraina, "Ông có phải là Ngài Petliura không?" Petliura không trả lời mà giơ cây gậy chống lên. Schwartzbard rút súng, tuyên bố và bắn ông năm lần. Trốn tránh một đám đông đang cố gắng trả thù cho Petliura, Schwartzbard đầu thú với cảnh sát với một mảnh giấy ghi: "Tôi đã giết Petliura để trả thù cho cái chết của hàng nghìn nạn nhân pogrom ở Ukraina, những người đã bị quân của Petliura tàn sát còn ông không thực hiện bất kỳ bước đi nào để ngăn chặn những vụ thảm sát này.” Cơ quan Điện báo Do Thái tường thuật vào ngày 27 tháng 5 năm 1926 rằng "các băng đảng pogrom" của Petliura chịu trách nhiệm giết hàng chục nghìn người Do Thái.
Schwartzbard là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ gốc Do Thái, sinh ra tại Ukraina. Có thông tin cho rằng Schwartzbard đã nói với nhà lãnh đạo vô chính phủ nổi tiếng Nestor Makhno tại Paris rằng anh ta bị bệnh nan y và sắp chết và anh ta sẽ đưa Petliura đi cùng; Makhno cấm Schwartzbard làm như vậy.
Lời bào chữa cốt lõi tại phiên tòa xét xử Schwartzbard là - theo như luật gia nổi tiếng Henri Torres đã trình bày - rằng anh ta đang báo thù cho cái chết của hơn 50.000 nạn nhân Do Thái của các cuộc tàn sát, trong khi bên công tố (cả hình sự và dân sự) cố gắng chứng minh rằng Petliura không chịu trách nhiệm về các cuộc tàn sát và Schwartzbard là một đặc vụ của Liên Xô. Sau một phiên tòa kéo dài tám ngày, bồi thẩm đoàn đã tuyên trắng án cho Schwartzbard.
Petliura được chôn cất cùng vợ và con gái tại Cimetière du Montparnasse ở Paris.
Hai chị gái của Petliura là các nữ tu Chính thống giáo vẫn ở lại Poltava, họ đã bị NKVD (cảnh sát mật của Liên Xô) bắt và xử bắn vào năm 1928.
Di sản
Ukraina
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, các kho lưu trữ bị hạn chế trước đây của Liên Xô đã cho phép nhiều chính trị gia và nhà sử học xem xét vai trò của Petliura trong lịch sử Ukraina. Một số người nhìn nhận ông là anh hùng dân tộc đấu tranh cho nền độc lập của Ukraina. Một số thành phố, bao gồm thủ đô Kyiv và thành phố Poltava nơi ông sinh ra đã dựng tượng đài cho Petliura, với một khu phức hợp bảo tàng cũng được lên kế hoạch tại Poltava. Bức tượng của Petliura được khánh thành tại Vinnytsia vào tháng 10 năm 2017, đã bị Đại hội Do Thái Thế giới lên án là đáng xấu hổ và đáng trách . Để đánh dấu kỷ niệm 80 năm ngày ông bị ám sát, một ấn bản gồm 12 tập về các bài viết của ông, bao gồm các bài báo, thư từ và tài liệu lịch sử, đã được Đại học Taras Shevchenko và Cục Lưu trữ Nhà nước Ukraina xuất bản tại Kyiv. Năm 1992 tại Poltava, một loạt các buổi đọc truyện được gọi là "Petlurivski chytannia" đã trở thành một sự kiện thường niên và kể từ năm 1993, chúng diễn ra hàng năm tại Đại học Kyiv.
Vào tháng 6 năm 2009, Hội đồng thành phố Kyiv đã đổi tên phố Comintern (nằm ở Quận Shevchenkivskyi) thành phố Symon Petliura để kỷ niệm 130 năm ngày sinh của ông.
Ở Ukraina hiện tại, Petliura không được tôn vinh nhiều như Mykhailo Hrushevsky (người đóng một vai trò nhỏ hơn nhiều trong Cộng hòa Nhân dân Ukraina) vì Petliura quá gắn bó với bạo lực để có thể trở thành một nhân vật biểu tượng tốt. Trong một cuộc thăm dò năm 2008 về "Những người Ukraina nổi tiếng mọi thời đại", Petliura đã không được nhắc đến (Hrushevsky đứng ở vị trí thứ sáu trong cuộc thăm dò này). Trong dự án truyền hình năm 2008 Velyki Ukraïntsi ("Những người Ukraina vĩ đại nhất") ông xếp thứ 26.
Cháu trai của Symon Petliura là Stepan Skrypnyk trở thành Thượng phụ Mstyslav của Giáo hội Chính thống Ukraina vào ngày 6 tháng 6 năm 1990.
Vào tháng 12 năm 2022, thành phố Izium vừa được giải phóng (từ quân Nga) quyết định đổi tên phố Maxim Gorky thành phố Symon Petliura.
Người Ukraina hải ngoại
Đối với một phần của cộng đồng người Tây Ukraina hải ngoại, Petliura được nhớ đến như một anh hùng dân tộc, một người đấu tranh cho nền độc lập của Ukraina, một người tử vì đạo, người đã truyền cảm hứng cho hàng trăm nghìn người đấu tranh cho một quốc gia Ukraina độc lập. Ông đã truyền cảm hứng cho âm nhạc nguyên bản, và các tổ chức thanh niên.
Bát hát dân gian Ukraina
Trong cuộc cách mạng, Petliura đã trở thành chủ đề của nhiều bài hát dân gian, chủ yếu với tư cách là một anh hùng kêu gọi người dân của mình đoàn kết chống lại sự áp bức của ngoại bang. Tên của ông trở nên đồng nghĩa với lời kêu gọi tự do. 15 bài hát đã được ghi lại bởi nhà dân tộc học K. Danylevsky. Trong các bài hát, Petliura được miêu tả là một người lính, theo cách tương tự như Robin Hood, chế giễu Skoropadsky và Hồng vệ binh Bolshevik.
Tin tức về vụ ám sát Petliura vào mùa hè năm 1926 được đánh dấu bằng nhiều cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraina, đặc biệt là ở Boromlia, Zhehailivtsi, (tỉnh Sumy), Velyka Rublivka, Myloradov (tỉnh Poltava), Hnylsk, Bilsk, Kuzemyn và dọc theo sông Vorskla từ Okhtyrka đến Poltava, Burynia, Nizhyn (tỉnh Chernihiv) và các thành phố khác. Những cuộc nổi dậy này đã bị chính quyền Xô viết bình định một cách tàn bạo. Các kobzar mù Pavlo Hashchenko và Ivan Kuchuhura Kucherenko đã sáng tác một duma (sử thi) để tưởng nhớ Symon Petliura. Cho đến nay, Petliura là chính trị gia Ukraina hiện đại duy nhất có một duma được tạo thành và hát để tưởng nhớ ông. Duma này đã trở nên phổ biến trong giới kobzar ở Ukraine tả ngạn và cũng được hát bởi Stepan Pasiuha, Petro Drevchenko, Bohushchenko và Chumak.
Liên Xô cũng cố gắng miêu tả Petliura thông qua nghệ thuật để làm mất uy tín của nhà lãnh đạo dân tộc Ukraina. Một số bài hát hài hước đã xuất hiện, trong đó Petliura được miêu tả là một người ăn xin lang thang có lãnh thổ duy nhất là dưới toa tàu của anh ta. Một số vở kịch như Nước cộng hòa trên các bánh xe của Yakov Mamontov và vở opera Shchors của Boris Liatoshinsky và Xưởng vũ khí của Georgy Maiboroda miêu tả Petliura dưới góc độ tiêu cực, như một tên tay sai bán đứng miền Tây Ukraina cho Ba Lan, thường sử dụng những giai điệu rất giống nhau từng trở nên phổ biến trong cuộc đấu tranh giành độc lập Ukraina vào năm 1918.
Petliura tiếp tục được người Ukraina miêu tả trong các bài hát dân gian của họ theo cách tương tự như Taras Shevchenko và Bohdan Khmelnytsky. Ông được ví như mặt trời chợt tắt.
Ghi chú
Tham khảo
Thư mục
Danylevskyi/Danylevsky, Rev. Prof. K. (1947). Petliura v sertsiakh i pisniakh svoho narodu. Regensburg: Nakladom filii Tovarystva ukrayinskykh politychnykh v’iazniv v Regensburzi. P. 11.
Danylevskyi/Danylevsky, Rev. Prof. K. O. (1951). Petliura v sertsiakh i pisniakh svoho narodu. Pittsburgh, USA: Vidbytka z Narodnoho Slova. P. 24.
Encyclopedia of Ukraine – Paris-New York 1970, Volume 6, pp. 2029–30.
Schwartzbard, Sholom: Over The Years (Inem Loif Fun Yoren). Excerpt from a book by Petliura's assassin explaining his actions.
Liên kết ngoài
Tiếng Anh
Symon Petliura, Yevhen Konovalets, Stepan Bandera - Three Leaders of Ukrainian Liberation Movement murdered by the Order of Moscow (audiobook).
Biography of Petliura on website of the Ukrainian government
Petliura site in Poltava (Documents, articles and photographs)
(Time magazine on the Petlura trial)
Turning the pages back...May 25, 1926 (Ukrainian Weekly account of shooting of Petliura)
Review of books on Petliura
Review of Henry Abramson's A Prayer for the Government: Ukrainians and Jews in Revolutionary Times
The Odyssey of the Petliura Library and the Records of the Ukrainian National Republic during World War II
Ngôn ngữ khác
"Symon Petliura. Facts against myths" by Alik Gomelsky.
"Unknown Symon Petliura: history of an interview," Zerkalo Nedeli (Mirror Weekly), July 7–13, 2001. Available online in Russian and in Ukrainian.
"A Belated Idealist," Zerkalo Nedeli (Mirror Weekly), May 22–28, 2004. Available online in Russian and in Ukrainian.
"Symon Petliura as opponent of Jewish pogroms," Zerkalo Nedeli (Mirror Weekly), July 25–31, 1996. Available online in Russian.
Article published in the "Archives of the Ukrainian Security Service" on Petlura and the GPU re his assassination based on recently discovered materials from the vaults of the Ukrainian Security Service in Ukrainian.
Symon Petliura in opposition to Jewish Pogroms (in Russian)
Petliura web site in Poltava Web site of documents pertaining to Symon Petliura in Ukrainian, Russian and English.
Sinh năm 1879
Mất năm 1926
Chôn cất tại nghĩa trang Montparnasse
Người chống cộng Ukraina
Nhà cách mạng Ukraina
Chính trị thập niên 1920
Chủ nghĩa bài Do Thái ở Liên Xô cũ
Bộ trưởng Ukraina
Lịch sử người Ukraina Do Thái
Phân biệt chủng tộc ở Ukraina
Xã hội Ukraina
Chính khách Ukraina
Người Ukraina thế kỷ 20
Người Ukraina hải ngoại
Chủ nghĩa dân tộc Ukraina |
19819640 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BAt%20giao%20th%C3%B4ng%20Gotemba | Nút giao thông Gotemba | Nút giao thông Gotemba (Tiếng Nhật: インターチェンジ) còn được gọi là Gotemba IC (Tiếng Nhật: IC) là điểm giao cắt số 7 của Đường cao tốc Tomei (AH1), nối liền Gotemba, Shizuoka, Nhật Bản. Đây là điểm cao nhất của Đường cao tốc Tomei. (Độ cao 454m)
Lịch sử
: Đường cao tốc Gotemba IC - khai trương.
: Đường cao tốc Gotemba IC - khai trương.
: Trạm thu phí đông Gotemba (đường vào bổ sung) đã hoàn thành.
Xung quanh nút giao thông
Khu đô thị thành phố Gotemba ()
Khu vực núi Phú Sĩ (Trạm thứ năm lối ra Subashiri)
khu vực Hakone (, )
Uniqlo
Trạm xe buýt Gotemba (Gotemba Bus Stop)
Trạm xe buýt Gotemba(Gotemba Bus Stop, バスストップ) là trạm xe buýt nằm ở lối vào đầu tiên của Gotemba IC. Tên của trạm xe buýt trên hướng dẫn là Tomei Gotemba (). Các điểm dừng xe buýt trong và ngoài nút giao thông được bố trí tại cùng một vị trí thuận tiện cho việc trung chuyển giữa xe buýt đường cao tốc, xe buýt tuyến và xe buýt đưa đón.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ảnh liên quan tới Nút giao thông Gotemba -
Gotemba
Gotemba |
19819642 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20c%C4%83ng%20r%C4%83ng%20n%C3%A2u | Cá căng răng nâu | Cá căng răng nâu, hoặc cá căng bốn sọc (danh pháp: Pelates quadrilineatus), là một loài cá biển thuộc chi Pelates trong họ Cá căng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790.
Từ nguyên
Tính từ định danh quadrilineatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: quadri (“bốn”) và lineatus (“có sọc”), hàm ý đề cập đến 4 (đôi khi 5–6) sọc màu sẫm dọc hai bên lườn loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
Cá căng răng nâu có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ Biển Đỏ và Đông Phi trải dài đến bờ nam Nhật Bản, Philippines và Vanuatu, giới hạn phía nam đến Nam Phi và Úc. Thông qua kênh đào Suez mà loài này đã đến được bờ đông Địa Trung Hải. Loài này cũng xuất hiện ở các lưu vực sông và vùng bờ biển của Việt Nam.
Cá căng răng nâu sống ở vùng nước lợ, phổ biến ở khu vực cửa sông, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m; cá con sống trong thảm cỏ biển và rừng ngập mặn.
Phân loại
Bộ DNA ty thể hoàn chỉnh của cá căng răng nâu đã được giải trình tự bằng phương pháp giải trình tự thông lượng cao. Cây phát sinh loài cho thấy họ Cá căng có mối quan hệ gần với họ Pentacerotidae hơn là với họ Cá bướm.
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá căng răng nâu là 30 cm, thường gặp với chiều dài trung bình khoảnng 20 cm.
Cá có màu xám bạc, bụng trắng. Hai bên thân có 4–6 sọc ngang, màu nâu sẫm hoặc đen, sọc giữa kéo dài đến gốc vây đuôi. Cá con có thêm 6–7 vạch sọc dọc màu xám nhạt. Gai vây lưng với một vệt đen ở trên màng các gai số 3 đến 7. Một đốm có độ đậm nhạt khác nhau có thể có ở sau gáy. Miệng và khoang mang đỏ tươi khi còn sống.
Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số vảy đường bên: 66–75.
Sinh thái
Thức ăn của cá căng răng nâu bao gồm cá nhỏ và các loài thủy sinh không xương sống. Trứng được cá bố mẹ bảo vệ và quạt khí.
Tại Huế, cá căng răng nâu sinh sản từ tháng 2 cho đến tháng 9, rộ vào các tháng 4 đến tháng 8. Cá hơn một năm tuổi đã có thể đẻ trứng.
Giá trị
Cá căng răng nâu là loài có giá trị kinh tế cao, được ngư dân tỉnh Khánh Hòa đánh bắt để làm thực phẩm. Loài này có thể được bán tươi sống hoặc muối khô.
Tham khảo
Q
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Địa Trung Hải
Cá biển Đỏ
Cá Kenya
Cá Mozambique
Cá Nam Phi
Cá Madagascar
Cá Mauritius
Cá Ả Rập
Cá Pakistan
Cá Ấn Độ
Cá Bangladesh
Cá Myanmar
Cá Thái Lan
Cá Việt Nam
Cá Malaysia
Cá Philippines
Cá New Guinea
Cá Vanuatu
Động vật được mô tả năm 1790 |
19819647 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%B1c%20v%E1%BA%ADt%20ch%C3%AD%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Thực vật chí Việt Nam | Thực vật chí Việt Nam (Tiếng Anh: Flora of Viet Nam) là bộ sách khoa học, chuyên ngành thực vật của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các cuốn Thực vật chí Việt Nam từ tập 12 đến tập 21 đã được giải A giải thưởng sách quốc gia năm 2019.
Giới thiệu
Từ năm 1996 Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lên đề án soạn thảo những bộ sách Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam để làm tư liệu cho công việc nghiên cứu và bảo tồn sinh học ở Việt Nam. Đề án được giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì tổ chức thực hiện, có sự tham gia của các cán bộ khoa học thuộc các Viện nghiên cứu và các Trường Đại học trong cả nước.
Bộ sách tập hợp và giới thiệu các loài thực vật đang tồn tại ở Việt Nam, được trình bày theo hệ thống phân loại họ, giống, loài, phân loài. Mỗi loài lại được cung cấp đầy đủ các thông tin về tên loài và danh pháp phân loại loài; đặc điểm phân loại; đặc tính sinh học – sinh thái; phân bố; giá trị sử dụng; mẫu vật nghiên cứu; và những nhận xét đánh giá v.v...
Đến năm 2019, đã có tổng cộng 31 tập Động vật chí Việt Nam và 21 tập Thực vật chí Việt Nam được phát hành.
Các tập
(Danh sách chưa đầy đủ)
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 1-Họ Na
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 2-Họ Bạc Hà
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 3-Họ Cói
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 4-Họ Đơn Nem
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 5-Họ Trúc Đào
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 6-Họ Cỏ Roi Ngựa
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 7-Họ Cúc
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 9-Họ Lan
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 10-Ngành Rong Lục
Thực Vật Chí Việt Nam Quyển 11-Bộ Rong Mơ
Tham khảo
Giải thưởng sách quốc gia |
19819652 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinh%20Th%E1%BB%8D%20C%E1%BB%91%20Lu%C3%A2n%20c%C3%B4ng%20ch%C3%BAa | Vinh Thọ Cố Luân công chúa | Vinh Thọ Cố Luân Công chúa (固倫榮壽公主; 1854 - 1924) , là một công chúa nhà Thanh. Bà là Công chúa
chính thống cuối cùng của triều đại nhà Thanh và cũng là của lịch sử phong kiến Trung Hoa , xét về việc bà được chính Từ Hy Thái hậu nhận nuôi.
Tiểu sử
Cố Luân Vinh Thọ Công chúa sinh ngày 2 tháng 2 năm Hàm Phong thứ tư (1854) , là đứa con đầu lòng và là con gái lớn của Cung Trung Thân vương Dịch Hân - em trai của Hàm Phong đế , cũng là cánh tay đắc lực của Thái hậu Từ Hy. Mẹ bà là Chính thê của Dịch Hân , tức Đích Phúc tấn Qua Nhĩ Giai thị (瓜爾佳氏), con gái của Đại học sĩ Quế Lương (桂良). Sau bà còn có một em gái cùng mẹ và ba em gái do hai Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị và Chương Giai thị sinh ra nhưng đều chết yểu.
Năm Hàm Phong thứ 11 (1861), tháng 7, Hàm Phong Đế băng hà, Đồng Trị Đế đăng cơ, Dịch Hân được ban cho đặc quyền ngoại trừ triều hội đại điển, còn lại những yến hội thông thường đều không cần khấu bái. Lúc bấy giờ, quyền lực nhiếp chính nằm trong tay Cố mệnh Bát đại thần, mà quan hệ giữa nhóm người này cùng Lưỡng cung Thái hậu cực kì căng thẳng. Đến tháng 10, ông cùng Từ An Thái hậu và Từ Hi Thái hậu phát động "Tân Dậu chính biến" (辛酉政变), đoạt lại quyền hành từ tay Cố mệnh Bát đại thần. Sau khi chính biến thành công, ông được phong làm Nghị chính vương (议政王), còn trưởng nữ bảy tuổi của ông cũng được mang vào cung nuôi dưỡng , trở thành dưỡng nữ trên danh nghĩa của Hàm Phong đế. Ngay sau đó , vào tháng 12 cùng năm , Lưỡng cung Thái hậu sách phong bà tước vị Cố Luân Công chúa.
Tháng 9 năm Đồng Trị thứ 5 (1866) , Công chúa xuất giá , gả cho Chí Đoan, con trai Cảnh Thọ xuất danh thế gia Phú Sát thị. Khi này Công chúa mới 12 tuổi. Năm năm sau , Đồng Trị năm thứ 10 (1871) , Ngạch phò qua đời , Công chúa thủ tiết. Tháng 10 năm Quang Tự thứ 7 (1881) , bà được ban phong hiệu [Vinh Thọ].
Cố Luân Vinh Thọ Công chúa tính cách điềm đạm ít cười , dù đối mặt với Từ Hi Thái hậu quyền lực cũng chưa từng xu nịnh tâng bốc , là một trong số ít người dám trực tiếp thẳng thắn với Từ Hi những năm cuối đời.
Tương truyền rằng, Từ Hi Thái hậu là người có lối sống xa xỉ, vô cùng thích sưu tầm vòng ngọc châu báu, lại hay trang điểm, ăn mặc lộng lẫy. Chứng kiến cảnh này, Công chúa từng thẳng thắn phê bình , Từ Hi Thái hậu không những không tức giận mà còn phải kiêng nể , từ đó chỉ dám lén sắm sửa y phục, trang sức, thậm chí, bà còn phải dặn người hầu không được cho công chúa biết vì sợ bị trách mắng.
Ngày 14 tháng 12 năm 1924 ( tức ngày 18 tháng 11 âm lịch ) , Vinh Thọ Cố Luân Công chúa qua đời , hưởng thọ 70 tuổi. Quan tài của người được an táng tại bên ngoài An Đính môn , ban đầu có diện tích hàng chục mẫu , hướng phía nam , tương đối hoàn thiện. Năm 1937 , trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng , lăng mộ của người bị Đội An ninh Nhật tỉnh Hà Bắc đánh cắp. Năm 1961 , một hồ chứa nước được xây dựng tại địa phương , nơi mà lăng mộ của Công chúa đã bị phá bỏ.
Tham khảo |
19819661 | https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%95i%20d%E1%BA%ADy%20%E1%BB%9F%20%C4%90%C3%B4ng%20B%E1%BA%AFc%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99 | Nổi dậy ở Đông Bắc Ấn Độ | Nổi dậy ở Đông Bắc Ấn Độ là 1 cuộc nổi dậy có sự hoạt động của nhiều nhóm phiến quân ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ, 1 vùng mà chỉ được nối với phần còn lại của Ấn Độ thông qua Siliguri, 1 dãy đất chỉ rộng 14.29 dặm (23.00 km). Đông bắc Ấn Độ gồm 7 bang (còn được biết đến với tên gọi 7 bang chị em): Assam, Meghalaya, Tripura, Arunachal Pradesh, Mizoram, Manipur và Nagaland. Căng thẳng tồn tại giữa các nhóm quân nổi dậy cũng như đối với chình phủ trung ương và các dân tộc bản địa và dân di cư gồm cả dân di cư bất hợp pháp đến từ các vùng miền khác ở Ấn Độ này. Trong những năm gần đây, cuộc nổi dậy đã có dầu hiệu giảm vô cùng nhiều với việc giảm 70% các vụ đụng độ và 80% cái chết của dân thường vòa năm 2019 so với 2013.
Chú thích |
19819662 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Miss%20Universe%20Vietnam | Miss Universe Vietnam | Miss Universe Vietnam (trước đây là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam) là cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia tại Việt Nam để chọn ra đại diện của Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe, một trong Tứ đại Hoa hậu trên đấu trường nhan sắc quốc tế.
Lịch sử
2008-2022: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam
Xuyên suốt các năm từ 2008 đến 2022, Miss Universe Vietnam đã có được tổ chức năm lần với tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Với đại diện đầu tiên là Thùy Lâm đã lọt vào Top 15 tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 được tổ chức tại Nha Trang, Việt Nam. Thành tích cao nhất mà Việt Nam đạt được tại Hoa hậu Hoàn vũ là H'Hen Niê khi cô lọt vào Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ 2018. Năm 2022, là năm cuối cùng mà Miss Universe Vietnam được gọi với tên gọi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.
2023-nay: Thay đổi chủ sở hữu, tách khỏi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam
Vào năm 2023, thương hiệu Miss Universe Vietnam chính thức được cấp cho một đơn vị cấp phép quốc gia mới. Tuy nhiên, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam vẫn được tiếp tục tổ chức như một cuộc thi độc lập với tên gọi mới - Miss Cosmo Vietnam, tách biệt với cuộc thi Miss Universe Vietnam mới. Do đó, Miss Universe Vietnam sẽ không còn là Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và cuộc thi Miss Universe Vietnam sẽ tạm thời không có tên gọi trong tiếng Việt.
Danh sách Hoa hậu và Á hậu
Bảng xếp hạng khu vực
Danh sách đại diện tại Miss Universe
Xem thêm
Danh sách cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam
Chú thích
Liên kết ngoài
Miss Universe Vietnam |
19819666 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Miss%20Universe%20Vietnam%202023 | Miss Universe Vietnam 2023 | Miss Universe Vietnam 2023 là cuộc thi tìm kiếm Miss Universe Vietnam lần thứ nhất, sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2023. Cuộc thi này được tổ chức sau khi bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ tách khỏi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam của Công ty Cổ phần Hoàn vũ Sài Gòn. Người đăng quang sẽ đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Hoàn vũ 2023.
Kết quả
Thứ hạng
Giải thưởng
Thí sinh tham gia
Thông tin thí sinh
Nguyễn Thị Hương Ly: Quán quân Vietnam's Next Top Model 2015, tham gia vòng sơ khảo khu vực phía Bắc Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 nhưng rút lui sau đó vì lý do sức khỏe, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 cùng giải phụ Người đẹp Thời trang, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 cùng giải phụ Người đẹp Thời trang.
Nguyễn Thị Lệ Nam (Nam Anh): Quán quân Người mẫu Thời trang Việt Nam 2018, Top 9 The Face Vietnam 2018 - team Thanh Hằng, Top 16 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022, chị gái song sinh của Hoa hậu Đồng bằng Sông Cửu Long 2015 Nguyễn Thị Lệ Nam Em.
Phạm Thị Anh Thư: Top 5 Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2016, Quán quân New Face 2017, Hoa hậu Phụ nữ Sắc Đẹp 2017, Top 15 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, Top 3 Supermodel International Vietnam 2022, Top 31 Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam 2023.
Quách Lý Kim Thảo: Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2021.
H'Duyên Bkrông: Top 24 The New Mentor 2023 - Team Hồ Ngọc Hà, tham gia Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022 và dừng chân tại vòng sơ khảo.
Nguyễn Thảo Liên: Top 5 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022.
Nguyễn Lan Anh: Top 45 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019, Top 10 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022.
Huỳnh Kim Anh: Top 10 Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022.
Trần Nhật Lệ: Á khôi 1 Người đẹp Hạ Long 2020 cùng giải phụ Người đẹp Khả ái, Top 66 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022, Top 45 Hoa hậu Việt Nam 2022.
Dự thi quốc tế
Tham khảo
Miss Universe Vietnam |
19819674 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoshimi%20Rika | Hoshimi Rika | là một tarento và ca sĩ người Nhật Bản. Cô cũng là một cựu nữ diễn viên khiêu dâm và thần tượng áo tắm. Cô là một thành viên của nhóm Million Girls Z. Cô sinh ra tại Numazu, Shizuoka.
Sự nghiệp
Năm 2005, cô được đề cử cho bộ sưu tập thần tượng áo tắm mặc đồng phục của Tōryūmon Young Jump.
Trong chương trình "SHAKE!FREE TV" của TV Aichi, cô đã được chọn làm MC khi còn là sinh viên năm hai.
22/7/2011, ảnh khỏa thân hoàn toàn đầu tiên của cô được đăng lên tạp chí ảnh hàng tuần "FRIDAY" số ngày 5/8/2011. Tháng 9 cùng năm, cô ra mắt ngành phim khiêu dâm với hãng MUTEKI. Sau đó cô đã trở thành nữ diễn viên độc quyền của Idea Pocket, và các phim phát hành vào tháng 1 và 2 đã trở thành một trong những phim bán chạy nhất của hãng. Công ti chủ quản hiện tại của cô là Diva Promotion.
Năm 2013, cô đã đảm nhận vị trí quản lí phòng kinh doanh của Idea Pocket.
Cô thông báo cô sẽ chuyển hãng phim độc quyền sang Million từ ngày 1/5/2014, và cô cũng đã được chọn để tham gia nhóm Million Girls Z cùng với Sakazaki Miho, Christine và Sakura Kizuna, với cô là trưởng nhóm.
1/6/2016, bên lề sự kiện trang web chính thức của AV OPEN2016 được lập, cô cùng với Ichikawa Masami và Mikami Yua đã thông báo được chọn làm hình ảnh đại diện của sự kiện. Tháng 12 cùng năm, cô đã thông báo nghỉ việc trên blog của cô.
Tháng 5/2019, cô tham gia công ti T-Powers với tư cách là một tarento và quay lại hoạt động nghệ thuật. Ngày 4/12/2020, cô ra mắt ngành ca hát dưới nghệ danh HOSHIMI RIKA.
Dựa trên kinh nghiệm làm thần tượng áo tắm, cô đã thể hiện sự mong muốn được giúp đỡ những cô gái đang hoạt động trong ngành vướng vào cuộc phản đối hủy bỏ buổi chụp ảnh áo tắm, và đã tham gia với tư cách là MC tại buổi tiệc sau sự kiện với chủ đề "Thể hiện sự quyến rũ để bảo vệ những nơi bạn có thể thể hiện bản thân, ví dụ như các buổi chụp ảnh áo tắm và áo lót".
Đời tư
Khi cô học tiểu học, cô đã từng để một kiểu tóc gần như trọc và trống giống con trai hơn là con gái.
Sở thích của cô là đi bộ, quan sát con người, và hoang tưởng. Kĩ năng đặc biệt: chơi golf, bơi lội, nấu ăn.
Gia đình cô có 4 người bao gồm bố mẹ và em gái cô.
Cô lần đầu thủ dâm khi học mầm non năm 5 tuổi, và cô đã học cách xuất tinh vào năm ba trung học cơ sở. Lần đầu cô quan hệ tình dục là vào năm ba trung học cơ sở, trong đó cô quan hệ với một đàn anh lớn hơn cô 1 tuổi bằng tư thế thông thường.
Cô có một thói quen xấu là uống đồ uống có cồn, và khi cô say, cô thường ngủ trên đường và phải làm việc với cảnh sát. Có nhiều lần cô lên cơn say rất rắc rối.
Cô là bạn từ nhỏ của Sawabe Rion.
Tên con chó của cô mà thường xuất hiện trên blog là Papiko (パピコ).
Nhân vật đầu tiên cô yêu thích là Tuxedo Mặt nạ trọng anime Sailor Moon.
Tarento nam cô yêu thích là Egashira 2:50.
Cô có có bằng chuyên gia golf hạng 1 và Kanji Kentei hạng 5.
Sau khi trở thành nữ diễn viên khiêu dâm, cô đã thú nhận với bạn cùng lớp tiểu học tại buổi gặp mặt của hội cựu học sinh trường rằng cô đã là nữ diễn viên khiêu dâm.
Tham khảo
Liên kết ngoài
星美りかのキラキラ一番星 (Ngôi sao lấp lánh đầu tiên của Hoshimi Rika) - Blog chính thức (14/12/2009 - )
(13/5/2010 - )
(22/1/2014 - )
(Trang web dành cho người trên 18 tuổi)
Hồ sơ chính thức Hoshimi Rika - Hồ sơ chính thức
☆星美りかBlog書いちゃいます☆ (☆Tôi đang viết blog cho Hoshimi Rika☆) - Blog chính thức cũ (1/8 - 28/10/2011)
Sinh năm 1990
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản
Tarento Nhật Bản
Nữ diễn viên Idea Pocket |
19819677 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20m%C3%B9%20l%C3%A0n%20ch%E1%BA%A5m%20hoa | Cá mù làn chấm hoa | Cá mù làn chấm hoa (danh pháp: Dendrochirus zebra) là một loài cá biển thuộc chi Dendrochirus trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1829.
Từ nguyên
Không rõ ý nghĩa của từ định danh zebra, có thể là đề cập đến các vệt sọc dọc màu nâu cam và trắng xám giống như ngựa vằn ở loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
Cá mù làn chấm hoa có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ biển Đỏ và Đông Phi trải dài đến về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo Samoa và Tonga, ngược lên phía bắc đến bờ nam Nhật Bản (gồm quần đảo Ogasawara), giới hạn phía nam đến Nam Phi, Úc (gồm cả đảo Lord Howe và đảo Norfolk) và quần đảo Kermadec.
Cá mù làn chấm hoa cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam, như tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), hòn Cau (Bình Thuận), bờ biển Ninh Thuận, vịnh Vân Phong và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa), cũng bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ở vịnh Nha Trang thì chúng là loài cá mù làn phổ biến nhất.
Cá mù làn chấm hoa sống trên nền đá sỏi và san hô của rạn san hô, đầm phá và trong các hang hốc, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 115 m.
Mô tả
Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá mù làn chấm hoa là 25 cm.
Loài này có các dải sọc màu nâu cam hoặc đỏ nâu, xen kẽ với các vạch màu sáng, trên mỗi dải sáng có các sọc nâu cam/đỏ nâu mảnh hơn. Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có các đốm đen nhỏ. Vệt nâu đen trên má băng qua mắt và trên nắp mang. Vệt hình chữ T nằm ngang rõ rệt trên cuống đuôi. Tia vây ngực có tối đa là hai nhánh. Gốc vây ngực có mảng đen với nhiều chấm trắng.
Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5–7; Số tia vây ngực thường là 17 (ít khi là 15, 16 hoặc 18).
Sinh học
Trong một nghiên cứu sinh học tại vịnh Nha Trang, cá đực thuần thục sinh dục khi đạt chiều dài trên 10,6 cm, ước tính 50% cá cái trưởng thành ở chiều dài khoảng 11,3 cm. Trứng được thụ tinh có đặc điểm là hình cầu không đều, vùng quanh noãn (perivitelline) hẹp, vỏ trứng nhẵn và trong suốt, noãn hoàng đồng nhất, trong suốt và không màu, đường kính ~0,79 (0,74−0,81) mm. Một giọt lipid duy nhất có đường kính ~0,15 (0,146−0,153) mm nằm trong noãn, giọt không màu hoặc có màu hồng vàng. Trứng nở sau khoảng 25,5 giờ. Khi mới nở, chiều dài cơ thể cá bột là 1,6–1,7 mm.
Cá mù làn chấm hoa ăn động vật giáp xác nhỏ và cá, là loài phối hợp săn mồi (2–3 cá thể). Để kêu gọi sự hợp tác, chúng xòe vây để báo hiệu các cá thể đồng loài và dị loài như Pterois antennata về sự hiện diện của con mồi. Những cá thể trợ giúp sẽ dồn con mồi vào góc bằng cách căng rộng vây ngực. Những cá thể khởi xướng thường ra đòn đầu tiên vào con mồi, nhưng sau đó cả nhóm sẽ luân phiên tấn công. Kết quả cho thấy, tín hiệu mời hợp tác có thể là đặc trưng của họ Cá mù làn, vì những cá thể khác loài cũng phối hợp săn mồi thành công như những cá thể cùng loài. Không những vậy, chúng còn chia sẻ chiến lợi phẩm bắt được với các thành viên trợ giúp trong cuộc săn mồi.
Giá trị
Cá mù làn chấm hoa được đánh bắt chủ yếu để phục vụ cho ngành buôn bán cá cảnh, ít có giá trị thương mại.
Tham khảo
Z
Cá Ấn Độ Dương
Cá Thái Bình Dương
Cá Nam Phi
Cá Madagascar
Cá Mauritius
Cá Seychelles
Cá Sri Lanka
Cá Maldives
Cá Myanmar
Cá Việt Nam
Cá Singapore
Cá Fiji
Cá Tonga
Cá New Zealand
Động vật quần đảo Marshall
Động vật Samoa
Động vật được mô tả năm 1829 |
19819678 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3n%20%C4%91%E1%BB%93%20theo%20qu%E1%BB%91c%20k%E1%BB%B3 | Bản đồ theo quốc kỳ | Bản đồ theo quốc kỳ là một dạng bản đồ và các quốc kỳ trên các quốc gia như là: Vanuatu, Serbia, Trung Quốc, Yemen, Kenya, Pháp, Nicaragua, ... thậm chí là các châu lục hoặc vùng như là bán đảo Balkans, Đông Nam Á, Carribe, Trung Đông và bản đồ lịch sử đó là: Cộng hòa Weimar, Đế quốc Anh, Liên Xô, Liên bang Đông Dương, Ấn Độ thuộc Anh., Liên minh Nam Phi, Đế quốc Đại Hàn,... Có hai bản đồ ngôn ngữ đó là tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha. Có bản đồ quốc gia phụ thuộc và quốc gia không được công nhận như: Niue, Somaliland, Polynesie, Reunion, Cộng hòa Artsakh, Saint Helena. Bản đồ thủ đô là: Tokyo, Moscow, Berlin. Bản đồ thế giới gồm theo từng năm là thế kỷ, có hai thế kỷ là: thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Các bản đồ thường khi có hồ, hồ nước mặn như là: Biển Aral,.. và thỉ thoảng không có hồ (trừ biển Caspi) chỉ có sông và các nước có cộng hòa tự trị như: Cộng hòa tự trị Krym, Nakhchivan, Adjara, Karakalpakstan và Nước cộng hòa thuộc Nga như: Sakhalin, Tatar ... tỉnh và tiểu bang của Hoa Kỳ và Canada như: Columbia thuộc Anh, Oregon, Nunavut, California,...
Về mặt địa lí, Nam Cực không phải là một quốc gia, mà là một châu lục nằm ở bán cầu Nam.
Thường thường khi có bản đồ tỉnh của Tây Ban Nha.
Tổ chức và tỉnh
Bản đồ quốc kỳ còn có quốc kỳ của tổ chức là: ASEAN, NATO, Liên minh Châu Âu, CSTO, Liên minh Châu Phi, Liên đoàn Ả Rập, Comecon, Khối Warszawa, Khối Thịnh vượng chung Anh, Liên Hợp Quốc và không có như là Hội Quốc Liên.
Lịch sử
Alighiero Boetti, họa sĩ người Ý đã vẽ một chiếc bản đồ thế giới của thế kỷ 20 được làm bằng quốc kỳ mà ông làm từ năm 1969 và đến 1971 mới hoàn thành. Boetti đã phải làm đi làm lại tới 200 lần, bởi biên giới bị thay đổi, thậm chí phải thay quốc kỳ cũ bằng quốc kỳ mới.
Những nhà làm nghệ thuật lẫn người yêu nghệ thuật ngày nay nhìn lại tác phẩm của ông ấy và nhận thấy chính ý tưởng sáng tạo của ông đang mở ra một hướng mới cho các nghệ sĩ.
Tên tác phẩm của ông là Mappa.
Bản đồ các quốc gia phụ thuộc
Có rất nhiều bản đồ các quốc gia phụ thuộc là:
Gibraltar
Niue
Guadeloupe
Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh
Ma Cao
Hồng Kông
Quần đảo Cocos (Keeling)
Đảo Christmas (hay còn được gọi là Đảo Giáng Sinh)
Quần đảo Cook
Polynésié thuộc Pháp
Guam
Quần đảo Bắc Mariana
Aruba
Wallis và Futuna
...
Bản đồ các quốc gia không được công nhận hoặc hạn chế công nhận
Và có một số bản đồ các quốc gia không được công nhận hoặc các quốc gia được hạn chế công nhận đó là:
Đài Loan
Transnistria
Kosovo
Bắc Síp
Somaliland
Cộng hòa Ả Rập Sahrawi Dân chủ (đôi khi được gọi là Tây Sahara)
Abkhazia
Nam Ossetia
Cộng hòa Artsakh
Luhansk
Donetsk
Bản đồ các quốc gia lịch sử
Có rất nhiều các bản đồ quốc gia lịch sử
Vương quốc Ai Cập (1922-1953 nhà nước độc lập de jure)
Nhà nước tự do Congo (1885-1908 quốc gia-doanh nghiệp của riêng Vua Léopold II của Bỉ. Vào năm 1908, quốc gia này chuyển tên thành Congo thuộc Bỉ.)
...
Các bản đồ dạng phép chiếu
Chỉ có hai dạng phép chiếu của bản đồ theo quốc kỳ duy nhất đó chính là phép chiếu Mercator và phép chiếu Karavrayski VII. Phép chiếu Mercator là một hình chiếu bản đồ hình trụ đại diện cho toàn bộ bề mặt trên mặt đất. Nó được phát triển bởi Gerardus Mercator vào thế kỷ 16, vào năm 1569. Tuy nhiên, dạng bản đồ này không được chính xác vì nó đã bị chỉ trích rộng rãi vì thực tế là nó làm biến dạng các hình thức khi nó tiếp cận các cực làm cho khối đất trông lớn hơn so với thực tế.
Ngày nay, phép chiếu Mercator tiếp tục là một trong những thứ được sử dụng nhiều nhất. Trên thực tế, các dịch vụ định vị toàn cầu của Google, Bing, OpenStreetMaps và Yahoo dựa trên loại hình chiếu bản đồ này.
Bản đồ thế giới
Một dạng bản đồ không có hoặc có hình ovan màu đen, là bản đồ phép chiếu Kavrayskiy VII từ thế kỷ 18, hết thế kỷ 19, thế kỷ 20 và 21 ,.
Loại bản đồ
Có loại bản đồ trong Wikimedia Commons, loại bản đồ này là một phép chiếu mà chúng ta đã nói. Nhưng mà là một bản đồ khác, so với hồi nãy chúng ta đang dùng.
Xem thêm
Bản đồ
Bản đồ địa hình
Quốc kỳ
Lịch sử
Địa lí
Quốc gia phụ thuộc
De jure
De facto
Tham khảo
Liên kết ngoài
Không có liên kết ngoài, đây là một bài viết mới đăng từ hôm kia, vào ngày chưa xác định được. |
19819680 | https://vi.wikipedia.org/wiki/King%20The%20Land | King The Land | King The Land (Tiếng Hàn :킹 더 랜드) tạm dịch Khách sạn vương giả hay Vùng đất rộng lớn (Tiếng Trung : 土地之王 ) là một bộ phim hài lãng mạn được tạo nên bởi biên kịch Choi Rom và đạo diễn Im Hyuk Wook. Bộ phim phát sóng tập đầu tiên trên nền tảng trực tuyến vào ngày 17/6/2023 dự kiến kết thúc vào ngày 7/8/2023. Bộ phim được góp mặt bởi 2 diễn viên chính là Lim Yoon-Ah và Lee Jun-ho.
Nội dung chính
Bộ phim kể về Goo Won vị giám đốc ghét nụ cười công nghiệp. Trong một lần tình cờ chạm mặt Cheon Sa-rang nhân viên công ty. Vốn dĩ ghét nụ cười và ban đầu không thích sa-rang vì đã cho mình là tên biến thái ở phòng tập gym. Sự gặp gỡ vô tình đó lại khiến cuộc sống của cả hai bị đảo lộn. Họ từng bước gắn kết cuộc đời mình với nhau.
Diễn viên (2 diễn viên chính)
Lee Jun-ho (Goo Won) là người thừa kế của tập đoàn King Group. Ngay từ nhỏ, anh đã bị đẩy vào cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt. Không chỉ thông minh, tài giỏi, anh sở hữu nhan sắc cực phẩm vạn người mê và là hình mẫu lý tưởng của mọi cô gái. Tưởng chừng như có cho mình mọi thứ nhưng Goo Won lại là một người rất khó để rung động với người khác. Anh ghét những cô gái với nụ cười giả tạo xung quanh anh. Goo Won luôn cho rằng họ tiếp cận anh chỉ vì anh là một người thừa kế. đối với Won, nỗi trống vắng lớn nhất trong đời anh chính là sự tồn tại của người mẹ. Khi Won còn nhỏ, bỗng một ngày mẹ anh đột ngột biến mất. Won khóc lóc tìm kiếm mẹ khắp nơi, nhưng đáp lại anh chỉ là những nụ cười chào hỏi như thể chẳng hề biết gì của người làm trong nhà. Kể từ khi đó, điều mà anh ghét nhất là "nụ cười giả tạo".
Im Yoon-Ah (Cheon Sa Rang) cô nàng lại có một cuộc sống khá bình thường. Đối diện với cuộc sống đầy khó khăn nhưng cô lại là một cô gái lạc quan, yêu đời và luôn nở nụ cười trong bất kỳ tình huống nào. Đó cũng chính là một phần yêu cầu trong công việc của cô tại King Hottel. Cô sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo rất dễ gây thiện cảm với người khác. Vốn có trình độ học vấn thấp, việc Sa Rang được nhận vào khách sạn King với tư cách thực tập sinh đã là một kỳ tích với nhiều người. Thế nhưng, nhờ vào thái độ thân thiện, chân thành mà Sa Rang thành công trụ lại khách sạn 7 năm, từ một thực tập sinh bé nhỏ trở thành nhân viên tiền sảnh chuyên chăm sóc khách hàng VVIP.
Dàn diễn viên (phụ chính)
Go Won-hee (Oh Pyeong-hwa) là một tiếp viên hàng không luôn làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ mà không hề biết bất kỳ mánh khóe nào. Với mơ ước hoàn thành những chặng bay tuyệt vời, cô trở thành nhân viên tại hãng hàng không King Air, một công ty thuộc tập đoàn King. Tuy cũng vất vả làm việc nhưng trong khi tất cả các đồng nghiệp đều được thăng chức thành tiếp viên trưởng thì cô là người duy nhất vẫn chỉ là một tiếp viên bình thường. Lần này, cô quyết tâm sẽ được ngồi vào ghế L1 của các tiếp viên trưởng.
Kang Da-eul (Kim Ga Eun) là nhân viên bán hàng của cửa hàng miễn thuế Alanga - một thương hiệu có liên kết với tập đoàn King. Trong bộ 3 Da Eul - Sa Rang - Pyung Hwa thì Da Eul là người luôn khẳng định sẽ không bao giờ dấn thân vào hôn nhân, nhưng lại là người đầu tiên lập gia đình. Cô luôn cố gắng chăm lo cho tất cả mọi việc và mọi người sao cho thật chu toàn từ nhân viên thuộc cấp, gia đình đến bạn bè.
Ahn se-ha (No Sang Sik) Là thư ký kiêm bạn thân của Won. Anh quen biết Won khi hai người cùng thực tập tại phòng kinh doanh của tập đoàn, sau đó được chính Won cất nhắc lên làm nhân viên chính thức và trở thành thư ký riêng cho Won. Sang Sik là một người nhanh nhạy trong phán đoán tình huống và rất thật thà. Đối với Won, thật thà là quan trọng nhất, đó là lý do anh giữ lại Sang Sik bên mình và luôn tin tưởng người thư ký này.
Kim Seon Young (Goo Hwa Ran) Là chị gái cùng cha khác mẹ với Gu Won. Cô nắm giữ các chức vụ: giám đốc điều hành của khách sạn King, giám đốc điều hành của hàng không King và phó chủ tịch của hãng thời trang King - Alanga. Cô luôn giữ thái độ thù địch với Won, luôn đẩy anh ra xa khỏi gia đình và khỏi vị trí thừa kế. Thế mà một ngày nọ, Won đột nhiên từ Anh Quốc trở về và quyết định đến làm việc tại khách sạn. Điều đó khiến Hwa Ran rơi vào nỗi bất an, sợ mất tất cả.
Kim Jae-Won (Lee Ro Woon) là tiếp viên hàng không ở hãng hàng không King, hậu bối của Pyung Hwa. Ro Woon có vẻ ngoài tử tế, tính tình ấm áp nên rất được lòng các đồng nghiệp nữ. Dù vậy, trong mắt anh thường chỉ xuất hiện một hình bóng: Pyung Hwa. Ro Woon thích sự tốt bụng và tính trách nhiệm của Pyung Hwa. Anh cũng là người nhắc cho cô nhớ về sơ tâm của mình, là kim chỉ nam khi cô lạc lối, quên mất mục đích mình lựa chọn công việc tiếp viên hàng không.
Một vài diễn viên khác
• Choi Tae Hwan (Seo Choong Jae) là chồng của Da Eul. Anh gặp Da Eul trong một lần đến hộp đêm và hết lòng theo đuổi cô. Thế nhưng sau khi kết hôn, Choong Jae lại dần trở nên lạnh nhạt với vợ. Anh không giúp Da Eul bất cứ việc nào trong nhà dù bản thân luôn rất nhàn rỗi.
• Kim Young Ok ( Cha Soon Hee ) bà của Sa-rang người hết mực yêu thương và quan tâm cô kể từ ngày cô mất mẹ . người thân duy nhất còn lại trên đời của Sa Rang. Tuy cách nói chuyện không mấy ngọt ngào nhưng bà có tấm lòng ấm áp và rất thương cháu.
• Son Byung Ho ( Gu Il Hoon ) Chủ tịch tập đoàn King, cha của Gu Hwa Ran và Gu Won, xem trọng việc kinh doanh hơn là tình cảm .
• Kong Ye Ji ( Kim Soo Mi ) Quản lý của khách sạn King, thường gây khó dễ cho Sa Rang.
• Kim Jung Min ( Jeon Min Seo) quản lý bộ phận tiền sảnh khu vực khách VVIP của khách sạn King, luôn đối xử tốt với Sa Rang
• Choi Ji Hyeon ( Ha Na), Kim Chae Yoon ( Doo Ri ) Lee Ho Seok ( Se Ho) Là các nhân viên khách sạn King, tiền bối của Sa Rang. Ban đầu họ không mấy thiện cảm với Sa Rang nhưng dần dần cũng cảm nhận được sự chân thành nơi cô và thay đổi thái độ.
• Lee Ji Hye (Do Ra Hee) Giám sát viên của Alanga. Cô là người lười biếng, vô trách nhiệm và hay đùn đẩy việc sang cho Da Eul
• Lee Ye Joo (Seo Cho Rong) con gái Da Eun luôn quan tâm và đứng về phía mẹ có tính cách như bà cụ non
• Jung Won Jo (Giáo sư Yoon) Diễn viên nhạc kịch Jung Won Jo vào vai chồng của Hwa Ran
• Kim Dong Ha (Yoon Ji Hoo) Con trai của Hwa Ran
• Nam Gi Ae (Han Mi So) Người mẹ mất tích bí ẩn của Won |
19819681 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20H%E1%BA%A3i%20ngo%E1%BA%A1i%20%28Ph%C3%A1p%29 | Bộ Hải ngoại (Pháp) | Bộ Hải ngoại Pháp (chữ Pháp: Ministère des Outre-mer), là một trong các bộ ban ngành của chính phủ Pháp, phụ trách công việc liên quan đến tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp. Bộ trưởng đương nhiệm là Jean-François Carenco, nhậm chức vào ngày 04 tháng 07 năm 2022.
Lịch sử
Bộ Hải ngoại Pháp nguyên lúc đầu là ban thư kí của Bộ Hải quân, căn cứ vào đạo luật thiết lập Bộ Thuộc địa do tổng thống Pháp Jean Casimir-Perier thông qua, chính thức thành lập Bộ Thuộc địa (Ministère des Colonies) vào ngày 20 tháng 3 năm 1894.
Ngày 26 tháng 1 năm 1946, đổi tên thành Bộ Hải ngoại, sử dụng tên đó cho đến hiện nay.
Danh sách bộ trưởng đã qua đảm nhiệm chức vụ
Chú thích
Xem thêm
Đế quốc thực dân Pháp
Bộ Thuộc địa Anh Quốc (Đế quốc Anh)
Ban ngành nội các Pháp
Tỉnh, cộng đồng và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp
Bộ trưởng Hải ngoại Pháp
Khởi đầu năm 1852 ở Pháp |
19819690 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kirin%20h%C3%B3a%20ti%E1%BA%BFng%20Ba%20Lan | Kirin hóa tiếng Ba Lan | Sự Kirin hóa tiếng Ba Lan đã được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và bắt đầu được thực hiện vào giữa thế kỷ 19 tại Đế quốc Nga. Từ năm 1772 đến năm 1815, Đế quốc Nga đã chiếm khoảng diện tích của Ba Lan-Litva, nơi mà tiếng Ba Lan là ngôn ngữ chính thức. Tiếng Ba Lan vẫn là ngôn ngữ chính thức của các lãnh thổ Ba Lan-Litva hợp nhất cho đến cuối những năm 1830. Sau đó, nó dần dần được thay thế bằng tiếng Nga cho đến giữa những năm 1860. Giai đoạn giữa của quá trình Kirin hóa là việc sử dụng chữ Kirin kiểu Nga để viết tiếng Ba Lan.
Kirin hóa tiếng Ba Lan kiểu Nga
Hệ thống Kirin hóa tiếng Ba Lan, như được sử dụng ở Nga ngày nay, đã xuất hiện trong những năm 1970 ở Liên Xô sau chiến tranh. Nó là một dạng phiên âm.
Chữ Kirin Ba Lan kiểu mới
Kể từ đầu những năm 1990, các sách tôn giáo bằng tiếng Ba Lan được sản xuất cho người theo đạo Công giáo ở miền tây Belarus (tức Giáo phận Grodno) đã được xuất bản bằng chữ Kirin Ba Lan mới được tạo ra, phần lớn dựa trên dạng tiếng Nga của bảng chữ cái này.
Kinh Lạy Cha
Chữ Kirin Ba Lan:
Chữ Latinh Ba Lan:
Tham khảo
Slav Tây
Ngôn ngữ tại Ba Lan |
19819692 | https://vi.wikipedia.org/wiki/BleachBit | BleachBit | BleachBit là một trình dọn dẹp không gian ổ đĩa tự do nguồn mở, trình quản lí riêng tư và trình tối ưu hóa hệ thống máy tính. Mã nguồn BleachBit được cấp phép theo Giấy phép Công cộng GNU phiên bản 3.
Lịch sử
BleachBit được phát hành công khai lần đầu vào ngày 24 tháng 12 năm 2008 cho hệ thống Linux. Bản phát hành 0.2.1 đã tạo ra một số tranh cãi bằng cách đề xuất Linux cần trình dọn dẹp đăng ký.
Phiên bản 0.4.0 giới thiệu CleanerML, ngôn ngữ đánh dấu dựa trên tiêu chuẩn để viết trình dọn dẹp mới. Vào ngày 29 tháng 5 năm 2009, BleachBit phiên bản 0.5.0 đã thêm hỗ trợ cho Windows XP, Windows Vista và Windows 7. Vào ngày 16 tháng 9 năm 2009, phiên bản 0.6.4 đã giới thiệu hỗ trợ giao diện dòng lệnh.
BleachBit có sẵn để tải về thông qua trang web của nó và kho lưu trữ của rất nhiều bản phân phối Linux.
Tính năng
Xác định và loại bỏ Web cache, cookie HTTP, lịch sử URL, tập tin nhật ký của tập tin tạm thời và cookie Flash cho Firefox, Opera, Safari, APT, Google Chrome
Loại bỏ bản địa hoá không sử dụng (còn được gọi là tập tin bản địa) là bản dịch của phần mềm
Cắt nhỏ tập tin và xóa dung lượng đĩa chưa phân bổ để giảm thiểu dữ liệu còn lại
Xóa dung lượng ổ đĩa chưa phân bổ để cải thiện tỷ lệ nén dữ liệu cho các bản sao lưu hình ảnh đĩa
Hút cơ sở dữ liệu SQLite của Firefox bị phân mảnh
Giao diện dòng lệnh để tự động hóa tập lệnh và hoạt động không đầu
Công nghệ
BleachBit được viết bằng ngôn ngữ lập trình Python và sử dụng PyGTK.
Hầu hết các trình dọn dẹp của BleachBit đều được viết bằng CleanerML, một ngôn ngữ đánh dấu dựa trên tiêu chuẩn mở XML để viết trình dọn dẹp. CleanerML không chỉ xử lý việc xóa tập tin mà còn thực hiện các hành động chuyên biệt hơn, chẳng hạn như hút cơ sở dữ liệu SQLite (được sử dụng, ví dụ, để làm sạch Yum).
Trình hủy tập tin của BleachBit chỉ sử dụng một thẻ 'an toàn' duy nhất bởi vì nhà phát triển tin rằng thiếu bằng chứng cho thấy nhiều lần vượt qua, chẳng hạn như 35 lần phương pháp Gutmann, có hiệu quả hơn. Họ cũng khẳng định rằng nhiều lần vượt qua chậm hơn đáng kể và có thể mang lại cho người dùng cảm giác an toàn sai lầm bằng cách làm lu mờ các cách khác mà quyền riêng tư có thể bị xâm phạm.
Tranh cãi
Vào tháng 8 năm 2016, Nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc Đảng Cộng hòa Trey Gowdy thông báo rằng ông đã xem các ghi chú từ Cục Điều tra Liên bang (FBI), thực hiện trong quá trình điều tra Email của Hillary Clinton, nói rằng nhân viên của bà đã sử dụng BleachBit để xóa hàng chục nghìn email trên máy chủ riêng của mình. Sau đó, ứng cử viên tổng thống khi đó là Donald Trump tuyên bố Clinton đã "rửa axit" và "tẩy trắng" email của bà, và ông gọi đó là "một quy trình tốn kém".
Sau thông báo, trang web của công ty BleachBit đã nhận được lưu lượng truy cập tăng lên. Vào tháng 10 năm 2016, FBI đã công bố các tài liệu đã chỉnh sửa từ cuộc điều tra email của bà Clinton.
Xem thêm
AVG PC TuneUp
Desktop Cleanup Wizard
Disk Cleanup
Eraser (phần mềm)
CCleaner
Norton Utilities
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đánh giá bởi Downloadsquad (9 tháng 6 năm 2009)
Đánh giá bởi SoftPedia (16 tháng 9 năm 2009)
Đánh giá bởi CNET (19 tháng 1 năm 2011)
Phần mềm năm 2008
Phần mềm tự do đa nền tảng
Data erasure software
Free multilingual software
Free software programmed in Python
Software that uses PyGTK
Software using the GPL license
Utilities for Linux
Utilities for Windows |
19819695 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Colin%20Hendry | Colin Hendry | Edward Colin James Hendry (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1965) là một huấn luyện viên người Scotland và cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.
Hendry, người từng chơi ở vị trí hậu vệ, đáng chú ý đã chơi ở Premier League cho Blackburn Rovers, nơi ông là một phần của đội giành danh hiệu năm 1995. Ông cũng chơi bóng đá ở hạng đấu cao nhất của cả Anh và Scotland cho Dundee, Manchester City, Rangers, Coventry City và Bolton Wanderers cũng như thời gian thi đấu tại Football League cho Preston North End và Blackpool. Ông đã có 51 lần khoác áo đội tuyển Scotland, ghi ba bàn và là một phần của đội bóng thi đấu tại Euro 1996 và World Cup 1998.
Sau khi nghỉ hưu, Hendry tiếp quản vị trí huấn luyện viên của câu lạc bộ Blackpool và sau đó có thời gian huấn luyện câu lạc bộ Clyde. Sau đó, anh trở lại Blackburn với tư cách là thành viên ban huấn luyện của họ và trước đó ông đã có thời gian làm trợ lý huấn luyện viên của đội Boston United.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Hendry chơi bóng lần đầu cho câu lạc bộ bán chuyên nghiệp địa phương của ông ở giải Highland League có tên là Keith và Islavale-một câu lạc bộ thuộc Hiệp hội bóng đá trẻ Scotland (SJFA). Ông bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình vào năm 1983 với Dundee. Trong thời gian đầu sự nghiệp của mình, Hendry chủ yếu chơi ở vị trí tiền đạo. Năm 1987, ông chuyển đến chơi cho Blackburn Rovers, nơi ông chuyển sang làm hậu vệ. Một trong những lần ra sân đầu tiên của ông là trong trận chung kết Full Members Cup, nơi ông ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 1–0 ở sân Wembley cũ trước Charlton Athletic.
Ông đã chơi hơn 100 trận cho Blackburn trước khi gia nhập Manchester City vào năm 1989, nơi ông được vinh danh là Cầu thủ của năm trong mùa giải 1989–90. Tuy nhiên, số ngày của ông ở City chỉ được đếm bằng những con số, sau khi ông không nằm trong kế hoạch của huấn luyện viên Peter Reid khi Reid tiếp quản ghế huấn luyện vào tháng 11 năm 1990 sau khi Howard Kendall đến Everton.
Ông được Kenny Dalglish tái ký hợp đồng với Blackburn vào tháng 11 năm 1991 với mức phí 700.000 bảng và giúp họ đạt được thành công rực rỡ bao gồm việc thăng hạng từ Giải hạng hai và vô địch Premier League. Năm 1998, ông quay trở lại Scotland để thi đấu cho Rangers, nơi ông được huấn luyện viên Dick Advocaat ký hợp đồng với giá 4 triệu bảng Anh. Tuy nhiên, mặc dù đã giành được cú ăn ba trong nước trong mùa giải đầu tiên chơi cho đội bóng, thời gian ông ở đội bóng tương đối không hạnh phúc với việc Advocaat cho rằng Hendry "không phải là mẫu cầu thủ của ông". Sau thời gian ở Rangers, Hendry cũng chơi cho Coventry City và Bolton Wanderers, cũng như Preston North End và Blackpool dưới dạng cho mượn, trước khi giã từ sự nghiệp bóng đá.
Tổng cộng, Hendry đã chơi hơn 500 trận tại giải VĐQG và ghi hơn 40 bàn thắng trong sự nghiệp thi đấu kéo dài 20 năm.
Vào tháng 11 năm 2018, Hendry chơi một trận ở giải Blackburn Sunday League cho đội bóng có tên là Moorgate F.C.
Sự nghiệp quốc tế
Hendry đã thi đấu 51 trận quốc tế cho đội tuyển Scotland mặc dù thực tế là ông chỉ là người xuất hiện muộn ở đấu trường quốc tế, không ra mắt cho đến khi ông 27 tuổi. Ông là đội trưởng của Scotland tại World Cup 1998. Lần xuất hiện cuối cùng cho đội tuyển Scotland của ông, vào ngày 28 tháng 3 năm 2001, chứng kiến Hendry ghi hai bàn trong chiến thắng 4–0 trước San Marino. Sự nghiệp quốc tế của ông đã kết thúc khi ông sau đó bị cấm thi đấu sáu trận vì thúc cùi chỏ vào cầu thủ dự bị của San Marino Nicola Albani xuất hiện trong trận đấu đó.
Sự nghiệp huấn luyện
Hendry nhận công việc huấn luyện viên đầu tiên của mình vào tháng 6 năm 2004 khi ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của câu lạc bộ cũ Blackpool, nhưng đã bị câu lạc bộ sa thải vào tháng 11 năm 2005 sau một kết quả tồi tệ.
Vào tháng 9 năm 2006, Hendry gia nhập Boston United với tư cách là trợ lý huấn luyện viên, và vào tháng 6 năm 2007 ông trở thành huấn luyện viên của đội bóng Scotland Clyde.. Hendry đã thua ba trận đầu tiên khi cầm quân. Ông đã giành được chiến thắng đầu tiên trong khi thi đấu với đội bóng ở giải Scotland First Division Queen of the South vào tháng 8 năm 2007. Thành tích tốt nhất của ông là sáu -trận đấu bất bại từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 12 năm 2007. Trận đấu cuối cùng của ông khi huấn luyện cho đội Clyde là trận đấu ở vòng 4 Cúp quốc gia Scotland, trận đấu mà Clyde thua 0-1 trước Dundee United. Hendry từ chức huấn luyện viên của câu lạc bộ Clyde vào ngày 18 tháng 1 năm 2008.
Vào tháng 6 năm 2012, Hendry tái gia nhập Blackburn Rovers, ban đầu là huấn luyện viên đội một. Sau đó, ông trở thành trợ lý huấn luyện viên Cho đội U21 của câu lạc bộ.
Vào ngày 12 tháng 6 năm 2014, Hendry rời Blackburn.
Đời tư
Vợ của Hendry, Denise, qua đời vào ngày 10 tháng 7 năm 2009, ở tuổi 43. Cái chết của bà là do biến chứng trong một ca phẫu thuật cần thiết sau ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện vào tháng 4 năm 2002. Hendry có bốn người con với vợ: Rheagan, Kyle, Callum và Niamh.. Con trai ông Callum cũng là một cầu thủ bóng đá.
Vào ngày 23 tháng 6 năm 2010, Hendry chính thức bị tuyên bố phá sản tại Tòa án Hạt Blackpool. Có thông tin cho rằng ông phải đối mặt với hóa đơn thuế hơn 1 triệu bảng Anh và nợ các chủ nợ khác hàng nghìn bảng Anh. Một trong những chủ nợ là SpreadEx, một công ty cá cược.
Hendry bị buộc tội quấy rối và hành hung bạn gái cũ vào tháng 5 năm 2015. Sau đó, ông đã nhận tội quấy rối, trong khi cáo buộc hành hung được bãi bỏ.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Quốc tế
Tỷ số và kết quả liệt kê bàn thắng của Scotland được kiểm trước, cột tỷ số cho biết tỷ số sau mỗi bàn thắng của Hendry.
Danh hiệu
Blackburn Rovers
Premier League: 1994–95
Full Members' Cup: 1986–87
Rangers
Scottish Premier League: 1998–99
Scottish Cup: 1998–99
Scottish League Cup: 1998–99
Bolton Wanderers
Football League First Division play-offs: 2001
Tham khảo |
19819714 | https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20bay%20t%C3%A1c%20chi%E1%BA%BFn%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD | Máy bay tác chiến điện tử | Máy bay tác chiến điện tử là máy bay quân sự được thiết kế hoặc sửa đổi/hoán cải để thực hiện tác chiến điện tử (electronic warfare - EW), có nghĩa là loại máy bay này sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ thống radar và vô tuyến của đối phương bằng cách sử dụng các phương pháp gây nhiễu và đánh lừa radar.
Năm 1943, máy bay Avro Lancaster của Anh trang bị các mảnh nhỏ gây nhiễu rải xuống từ trên không để làm mù radar phòng không của đối phương. Chúng được bổ sung thêm bởi các máy bay trang bị đặc biệt do Nhóm RAF 100 vận hành gồm Handley Page Halifax, Consolidated B-24 Liberator và Boeing B-17 Flying Fortress đã được sửa đổi kỹ thuật mang theo nhiều thiết bị gây nhiễu khác nhau như Carpet, Airborne Cigar, Mandrel, Jostle và Piperack.
Danh sách máy bay tác chiến điện tử
Các ví dụ về máy bay hiện đại được thiết kế hoặc sửa đổi dành cho tác chiến điện tử được liệt kê dưới đây:
Antonov An-12BK-PPS (Liên Xô)
Antonov An-26REP (Liên Xô)
Boeing EA-18G Growler (Hoa Kỳ)
Denel TP1 Oryx EW (Nam Phi)
Chengdu J-10D (Trung Quốc)
Douglas C-47TP EW (Nam Phi)
Douglas EA-3 Skywarrior (Hoa Kỳ)
Douglas EB-66 Destroyer (Hoa Kỳ)
Douglas EF-10B Skyknight (Hoa Kỳ)
Embraer R-99 (Brazil)
General Dynamics–Grumman EF-111A Raven (Hoa Kỳ)
IAI 202B Arava (Israel)
Ilyushin Il-22PP (Liên Xô) / (Nga)
Kawasaki EC-1 (Nhật Bản)
Kawasaki RC-2 (Nhật Bản)
Lockheed EC-130H Compass Call (Hoa Kỳ)
Mil Mi-8PP (Liên Xô)
Northrop Grumman EA-6B Prowler (Hoa Kỳ)
Tornado ECR (Đức / Ý)
Shaanxi Y-8EW (Trung Quốc)
Shaanxi Y-8-GX1 (Trung Quốc)
Shaanxi Y-9-GX11 (Trung Quốc)
Shaanxi Y-9DZ (Trung Quốc)
Shenyang J-15D (Trung Quốc)
Shenyang J-16D (Trung Quốc)
Sukhoi Su-24MP (Liên Xô)
Tupolev Tu-16RM-2 (Liên Xô)
Yakovlev Yak-28PP (Liên Xô)
Tham khảo
Máy bay tác chiến điện tử |
19819717 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Gi%E1%BA%A3i%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%202002 | Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 | Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 2002 là một chuỗi các trận đấu được tổ chức bởi 6 liên đoàn châu lục thuộc FIFA: Châu Á (AFC), châu Phi (CAF), Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF), Nam Mỹ (CONMEBOL), châu Đại Dương (OFC) và châu Âu (UEFA). Các liên đoàn châu lực thành viên tổ chức vòng loại với thể thức riêng của mỗi liên đoàn để chọn ra tổng cộng 32 đội (cùng với 2 đội chủ nhà, một đội đương kim vô địch và 29 đội vượt qua vòng loại) tham dự FIFA World Cup 2002.
Các đội vượt qua vòng loại
1 Bao gồm 10 lần tham dự FIFA World Cup trước kia của Tây Đức từ năm 1954 đến năm 1990 và không tính một lần của Đông Đức trong giai đoạn trên.2 Đây là lần thứ hai Nga góp mặt tại FIFA World Cup. Tuy nhiên, FIFA coi Nga là đội kế thừa của Liên Xô (cũ).
Phân bổ suất tham dự FIFA World Cup 2002
Tổng cộng 32 suất tham dự FIFA World Cup 2002 được phân bổ theo khu vực như sau:
Châu Âu (UEFA): 14,5 suất nhưng trừ đi một suất của Pháp (đương kim vô địch FIFA World Cup 1998) nên còn 13,5 suất. 50 đội còn lại tại châu Âu sẽ tranh nhau 13 suất tham dự vào thẳng FIFA World Cup 2002 và 0,5 suất còn lại sẽ được quyết định sau hai lượt trận play-off với đội thuộc châu Á (AFC).
Nam Mỹ (CONMEBOL): 4,5 suất. 10 đội sẽ tranh nhau 4 suất vào thẳng FIFA World Cup 2002 và 0,5 suất còn lại sẽ được quyết định sau hai lượt trận play-off với đội thuộc châu Đại Dương (OFC).
Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF): 3 suất giữa 35 đội.
Châu Phi (CAF): 5 suất giữa 51 đội.
Châu Á (AFC): 4,5 places nhưng trừ đi 2 suất của Hàn Quốc và Nhật Bản (đồng chủ nhà FIFA World Cup 2002) nên còn 2,5 suất. 40 đội sẽ tranh 2 suất vào thẳng FIFA World Cup 2002 và 0,5 suất còn lại sẽ được quyết định sau hai lượt trận play-off với đội thuộc châu Âu (UEFA).
Châu Đại Dương (OFC): 0,5 suất giữa 10 đội. Đội chiến thắng sẽ tranh suất dự FIFA World Cup 2002 với đội thuộc Nam Mỹ (CONMEBOL).
Tóm tắt
Tổng cộng có 193 đội đã thi đấu ít nhất một trận tại vòng loại.
Vòng loại các liên đoàn châu lục
Châu Á (AFC)
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) được phân bổ 4,5 suất dự FIFA World Cup 2002 nhưng Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước chủ nhà World Cup nên AFC chỉ còn 2,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002.
bỏ cuộc sau khi đã bốc thăm. , và không tham dự vòng loại.
Hai suất vào thẳng FIFA World Cup 2002 của châu Á đã thuộc về và . đã đánh bại để tham dự vòng play-off liên lục địa nhưng đã thất bại sau khi thua .
Vòng loại bao gồm 3 vòng như sau:
Vòng 1: 40 đội được chia vào 10 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) với các đội còn lại trong bảng (trừ bảng 2). Đội đứng đầu mỗi bảng giành quyền vào vòng 2.
Vòng 2: 10 đội đứng đầu bảng ở vòng 1 được chia vào 2 bảng, mỗi bảng có 5 đội. Các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) với các đội còn lại trong bảng. Hai đội đứng đầu bảng giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002, hai đội đứng nhì bảng tham dự vòng play-off AFC.
Play-off: Hai đứng nhì bảng ở vòng 2 sẽ thi đấu hai lượt trận (sân nhà và sân khách). Đội chiến thắng chung cuộc sẽ đá play-off với đại diện đến từ UEFA để giành một vé tham dự FIFA World Cup 2002.
Vòng 2 (vòng loại cuối cùng)
Vòng play-off
|}
Châu Phi (CAF)
Tại châu Phi, 51 đội tham dự vòng loại để chọn ra 5 đội tham dự FIFA World Cup 2002.
rút lui trước khi bốc thăm, và quyết định không tham dự vòng loại. đã bị loại khỏi vòng loại do chính phủ can thiệp vào hiệp hội quốc gia của họ, dẫn đến kết quả của Guinea đạt được trong vòng loại bị hủy bỏ.
5 đội châu Phi giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002 là: , , , và .
Vòng loại bao gồm 2 vòng như sau:
Vòng 1: 50 đội được chia vào 5 nhóm với 10 đội ở mỗi nhóm. Từ 5 nhóm đó sẽ bốc thăm chia cặp đá hai trận (sân nhà và sân khách) để chọn ra 25 đội vào vòng 2.
Vòng 2: 25 đội chiến thắng ở vòng 1 được bốc thăm vào 5 bảng với mỗi bảng 5 đội. Các đội ở mỗi bảng thi đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) với các đội còn lại trong bảng. Đội đứng đầu bảng giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002.
Final positions (final round)
Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)
Có tổng cộng 35 đội tranh tài. , , và (4 đội có thứ hạng cao nhất theo Bảng xếp hạng FIFA) vào thẳng vòng bán kết, còn vào vòng play-off liên khu vực. Các đội còn lại được chia thành các khu vực, dựa trên vị trí địa lý như sau:
Vòng 1:
Caribe: 24 đội được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm tám đội. Các đội thi đấu theo thể thức loại trực tiếp ba vòng. Đội vô địch sẽ vào bán kết, trong khi đội á quân sẽ tham dự vòng play-off. Do không thi đấu nên vào thẳng vòng hai.
Trung Mỹ: 6 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng có 3 đội. Các đội thi đấu hai lượt trận (sân nhà và sân khách) với nhau. Đội nhất bảng sẽ vào bán kết, trong khi đội nhì bảng sẽ đá play-off.
Play-off: 6 đội được bắt cặp để đấu loại trực tiếp trên cơ sở sân nhà và sân khách. Một đội đến từ Bắc hoặc Trung Mỹ sẽ đấu với một đội đến từ Caribe và đội thắng sẽ vào bán kết.
Vòng 2 (bán kết): 12 đội được chia thành 3 bảng, mỗi bảng có 4 đội. Các đội thi đấu với nhau hai lượt trận (sân nhà và sân khách). Đội nhất và nhì bảng sẽ vào vòng chung kết.
Vòng 3 (chung kết): 6 đội thi đấu với nhau theo thể thức sân nhà và sân khách. Ba đội đứng đầu sẽ đủ điều kiện tham dự FIFA World Cup 2002.
Final positions (final round)
Nam Mỹ (CONMEBOL)
10 đội đấu vòng tròn hai lượt (sân nhà và sân khách) để chọn ra 4 đội đứng đầu vào thẳng FIFA World Cup 2002. Đội đứng năm sẽ đá play-off liên lục địa với đại diện đến từ OFC.
Tóm tắt bảng đấu
Châu Đại Dương (OFC)
Có 10 đội tham dự để giành 0,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002.
không tham dự vòng loại.
Vòng loại bao gồm 2 vòng như sau:
Vòng 1: 10 đội được chia thành 2 bảng, mỗi bảng có 5 đội. Các đội thi đấu với nhau một trận. Đội đứng đầu ở mỗi bảng tiến vào vòng chung kết.
Vòng chung kết (vòng 2): 2 đội chiến thắng ở vòng 1 sẽ đá hai lượt trận (sân nhà và sân khách). Đội chiến thắng chung cuộc sẽ gặp đại diện đến từ CONMEBOL ở loạt trận play-off liên lục địa để giành một tấm vé dự FIFA World Cup 2002.
Tại vòng loại này, trận đấu giữa và American Samoa đã lập nên kỷ lục về trận thắng lớn nhất trong một trận đấu chính thức quốc tế. Khi đó, đã giành chiến thắng với tỉ số 31–0 trước American Samoa. Sau chiến thắng trên, Liên đoàn bóng đá Australia càng quyết tâm hơn nữa trong việc xin chuyển từ Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương sang Liên đoàn bóng đá châu Á.
Vòng 2
|}
Châu Âu (UEFA)
Ngoại trừ không cần tham dự vòng loại do là đương kim vô địch, các đội còn lại phải tham dự vòng loại để chọn ra 13,5 suất tham dự FIFA World Cup 2002.
Thể thức vòng loại như sau:
Vòng 1: 50 đội được chia thành 9 bảng (gồm 5 bảng có 6 đội và 4 bảng có 5 đội). Các đội thi đấu với nhau hai lượt trận (sân nhà và sân khách). 9 đội đứng đầu ở 9 bảng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002, 9 đội nhì bảng sẽ bước vào vòng play-off UEFA hoặc play-off liên lục địa.
Vòng 2: 8 đội nhì bảng ở vòng 1 được bốc thăm chia cặp thi đấu hai lượt trận (sân nhà và sân khách), 4 đội chiến thắng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002. Đội nhì bảng còn lại sẽ tham dự trận play-off liên lục địa với đại diện đến từ AFC, đội nào chiến thắng sẽ giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002.
Lần đầu tiên và không vượt qua vòng loại, kể từ năm 1986. Trong khi Hà Lan đứng thứ ba bảng đấu (sau và ), còn Romania thua sốc ở loạt trận play-off UEFA.
Vòng 1
Vòng play-off
|}
Vòng play-off liên lục địa
Có hai trận đấu loại trực tiếp giữa các liên đoàn theo lịch trình để xác định hai suất cuối cùng vào vòng chung kết. Các trận lượt đi diễn ra vào ngày 10 và 20 tháng 11 năm 2001, còn các trận lượt về diễn ra vào ngày 15 và 25 tháng 11 năm 2001.
UEFA v AFC
|}
OFC v CONMEBOL
|}
Vua phá lưới
16 bàn thắng
Archie Thompson
15 bàn thắng
Carlos Pavón
14 bàn thắng
David Zdrilic
11 bàn thắng
Golman Pierre
Ibrahima Bakayoko
Hani Al-Dhabit
Talal Al-Meshal
Said Bayazid
10 bàn thắng
Rolando Fonseca
Ali Daei
Obeid Al-Dosari
Kiatisuk Senamuang
Andriy Shevchenko
Yaser Salem Ali
Jafar Irismetov
Trivia
Trên đường đến FIFA World Cup 2002, trải qua chiến dịch vòng loại tồi tệ nhất từ trước đến nay khi để thua 6 trận (lần duy nhất Brasil thua hơn 2 trận trong một chiến dịch vòng loại) và xếp thứ 3 của nhóm vòng loại Nam Mỹ. Tuy nhiên, Brasil đã vô địch FIFA World Cup 2002 với thành tích phá kỷ lục 7 trận thắng trong 7 trận ở vòng chung kết mà không phải đối mặt với hiệp phụ hay loạt sút luân lưu. Các đội sau đây cũng đã thắng tất cả các trận đấu cuối cùng của họ: Uruguay năm 1930 (4 trận), Ý năm 1938 (4 trận, 1 trong số đó sau hiệp phụ), Brasil năm 1970 (6 trận) và Pháp năm 1998 (7 trận, trong số trong đó 1 với bàn thắng vàng trong hiệp phụ và 1 trên chấm phạt đền). Năm 1970, Brasil cũng đã thắng cả 6 trận sơ loại. Uruguay đã không tham gia bất kỳ vòng sơ loại nào trong năm 1930, vì không có trận nào và Ý cũng vậy trong năm 1938 vì họ nghiễm nhiên đủ điều kiện tham dự World Cup với tư cách là đương kim vô địch.
Sau khi đứng thứ hai trong bảng, nơi thua 1–5, lần đầu tiên Đức phải đá play-off vòng loại trong lịch sử.
đã ghi 31 bàn vào lưới tân binh American Samoa, lập kỷ lục trận đấu có số bàn thắng cao nhất và tỷ số chiến thắng lớn nhất trong một trận đấu quốc tế từ trước đến nay. Đây chỉ là hai ngày sau khi đánh bại với tỷ số 22–0, một kỷ lục quốc tế khi đó. Ngoài ra, 13 bàn thắng của Archie Thompson trong trận đấu với American Samoa đã vượt qua kỷ lục 10 bàn thắng trước đó.
Souleymane Mamam của đã trở thành cầu thủ trẻ nhất từng chơi trong một trận đấu vòng loại World Cup khi mới 13 tuổi 310 ngày trong trận đấu với , vào tháng 5 năm 2001.
Cú hat-trick nhanh nhất từ trước đến nay trong một giải đấu quốc tế hạng "A" được thiết lập khi Abdul Hamid Bassiouny của chỉ cần 177 giây để ghi 3 bàn trong trận đấu với .
Kubilay Türkyilmaz của đã ghi một hat trick từ chấm phạt đền vào lưới . Ronaldo của Brasil đã cân bằng thành tích này trước Argentina trong chiến thắng 3–1 của Brasil ở Vòng loại FIFA World Cup 2006.
Ghi chú
Chú thích
Liên kết ngoài
RSSSF – 2002 World Cup Qualification
Thể loại |
19819718 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1ch%20s%E1%BA%A1n%20v%C6%B0%C6%A1ng%20gi%E1%BA%A3 | Khách sạn vương giả | Khách sạn vương giả (Hangul: 킹더랜드, tiếng Anh: King the Land) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc với sự tham gia của Lee Jun-ho và Im Yoon-ah. Phim được phát sóng trên JTBC từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 6 tháng 8 năm 2023, lúc 22:30 (KST) thứ Bảy và Chủ Nhật hàng tuần với 16 tập. Nó cũng có sẵn để phát trực tuyến trên TVING ở Hàn Quốc và trên Netflix ở các khu vực được chọn (trong đó có Việt Nam).
Tóm tắt
Khách sạn vương giả kể câu chuyện về Goo Won (Lee Jun-ho), người thừa kế của The King Group, một tập đoàn khách sạn sang trọng, người bị ném vào một cuộc chiến tranh thừa kế, và Cheon Sa-rang (Im Yoon-ah), một nữ nhân viên khách sạn luôn nở nụ cười trên môi cho đến khi gặp Goo Won.
Dàn diễn viên
Chính
Lee Jun-ho vai Goo Won
Người thừa kế kiêm tổng giám đốc khách sạn King.
Im Yoon-ah vai Cheon Sa-rang
Chủ khách sạn và là "nữ hoàng nụ cười" của King Hotel.
Phụ
Những người xung quanh Goo Won
Son Byong-ho vai Goo Il-hoon
Bố của Goo Won và chủ tịch của King Group.
Nam Gi-ae vai Han Mi-so
Mẹ của Goo Won.
Kim Seon-young vai Goo Hwa-ran
Chị gái cùng cha khác mẹ của Goo Won và là con gái cả của King Group.
Ahn Se-ha vai Noh Sang-sik
Bạn và thư ký của Goo Won.
Những người xung quanh Cheon Sa-rang
Go Won-hee vai Oh Pyung-hwa
Bạn thân nhất của Sa-rang là tiếp viên hàng không của King Air.
Kim Ga-eun vai Kang Da-eul
Bạn của Sa-rang và một người mẹ đang đi làm, cũng là "vua bán hàng" của Alanga, một cửa hàng miễn thuế trực thuộc King Group.
Kim Young-ok vai Cha Soon-hee
Bà của Sa-rang.
Nhân viên tại King Group
Kim Jae-won as Lee Ro-woon
Một tiếp viên hàng không của King Air.
Gong Ye-ji as Kim Soo-mi
Quản lý bộ phận tiền sảnh của King Hotel.
Kim Jung-min as Jeon Min-seo
Quản lý của King the Land, Phòng chờ VVIP của King Hotel.
Choi Ji-hyun as Ha-na
Một thành viên của đội King the Land.
Kim Chae-yun as Doo-ri
Một thành viên của đội King the Land.
Lee Ho-seok as Se-ho
Một thành viên của đội King the Land.
Lee Ji-hye as Do Ra-hee
Người giám sát của Alanga, King Group Fashion.
Nhân vật khác
Choi Tae-hwan vai Seo Chung-jae
Chồng của Da-eul.
Lee Ye-joo vai Seo Cho-rong
Con gái duy nhất của Da-eul.
Jo Won-jo vai Professor Yoon
Chồng của Hwa-ran.
Kim Dong-ha vai Yoon Ji-hoo
Con trai của Hwa-ran.
Mở rộng
Ahn Woo-yeon vai Gong Yoo-nam
Bạn trai cũ của Sa-rang.
Sự xuất hiện đặc biệt
Kim Sung-eun trong vai tiếp viên trưởng trên chuyến bay của King Air (Tập 1)
Lee Hye-sung trong vai người phỏng vấn nhân viên khách sạn mới (Tập 1)
Kang Ki-doong vai Choi Tae-man (Tập 1)
Jin Seon-kyu trong vai viên cảnh sát (Tập 4)
Anupam Tripathi trong vai Hoàng tử Samir (Tập 7–8)
Nhạc phim
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Phần 4
Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9
Liên kết ngoài
Tham khảo
Phim truyền hình của JTBC
Chương trình truyền hình tiếng Triều Tiên
Phim truyền hình của JTBC Studios
Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2023
Phim truyền hình Hàn Quốc kết thúc năm 2023 |
19819725 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Paul%20Reubens | Paul Reubens | Paul Rubenfeld (từ sinh 27 tháng 8 1952) là diễn viên và diễn viên hài.
Sớm cuộc sống
Reubens được sinh ra Paul Rubenfeld trong Peekskill, New York trên 27 tháng 8 năm 1952.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức
Paul Reubens Internet Movie Database
Nghệ sĩ hài Mỹ
Sinh 1952
Nam diễn viên điện ảnh Mỹ
Nam diễn viên truyền hình Mỹ
Người Mỹ gốc Do Thái
Nhân vật còn sống
Nhà sản xuất phim Mỹ
Nam diễn viên từ Peekskill, New York
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21 |
19819730 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83n%20t%E1%BB%8Bch%20c%E1%BB%95%20%C4%91i%E1%BB%83n%20Trung%20Qu%E1%BB%91c | Điển tịch cổ điển Trung Quốc | Điển tịch cổ điển Trung Quốc () hoặc đơn giản là Điển tịch (典籍) là thuật ngữ đề cập đến các văn bản Trung Quốc có nguồn gốc từ trước sự kiện thống nhất đế quốc Trung Hoa bởi triều đại nhà Tần năm 221 trước Công Nguyên, cụ thể là Tứ Thư Ngũ Kinh theo truyền thống Lý học mà bản thân chúng là một bản tóm tắt thông thường của Thập tam kinh. Tất cả các văn bản trước đời Tần này đều được viết bằng văn ngôn (Hán văn cổ điển). Cả ba bộ kinh gọi chung là điển tịch (, , jīng, lit. "kinh").
Thuật ngữ điển tịch cổ điển Trung Quốc có khả năng được sử dụng rộng rãi để chỉ các văn bản được viết bằng bạch thoại hoặc có thể được sử dụng theo nghĩa hẹp để chỉ các văn bản được viết bằng chữ Trung Quốc cổ điển thịnh hành thời đó, cho tới tận lúc triều đại cuối cùng của nhà Thanh sụp đổ vào năm 1912. Những văn bản này có thể bao gồm Sử (史, tác phẩm lịch sử), Tử (子, tác phẩm triết học thuộc các trường phái tư tưởng khác ngoài Nho giáo nhưng cũng bao gồm các tác phẩm về nông nghiệp, y học, toán học, thiên văn học, bói toán, phê bình nghệ thuật, các tác phẩm lẫn lộn khác) và Tập (集, tác phẩm văn học) cũng như việc trau dồi Tinh (精, Y học Trung Quốc).
Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, bộ Tứ Thư Ngũ Kinh là chủ đề của chương trình học bắt buộc của các học giả Nho giáo, những người có nguyện vọng đỗ đạt trong các kỳ thi Khoa Cử để ra làm quan. Bất kỳ cuộc thảo luận chính trị nào cũng đều lấy dẫn chứng từ các nguồn tài liệu này làm căn bản, và không ai có thể trở thành một sĩ đại phu (hoặc trong một số thời kỳ, kể cả là tướng lĩnh quân đội) mà không thuộc nằm lòng các văn thư này. Thông thường, trẻ em khi bắt đầu đi học phải học thuộc lòng các ký tự chữ Hán trong cuốn Tam tự kinh (三字經) và Bách gia tính (百家姓). Sau đó mới học đến các cuốn khác. Giới sĩ phu ưu tú do đó cùng chia sẻ một nền tảng văn hoá và tập hợp các giá trị chung.
Thời nhà Tần
Mất mát các tư liệu vào cuối đời nhà Tần
Theo như Sử ký của Tư Mã Thiên, sau khi Tần Thuỷ Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Trung Hoa, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công Nguyên, thừa tướng của ông là Lý Tư đề nghị dẹp bỏ nghị luận trí thức để thống nhất tư tưởng và quan điểm chính trị.
Điều này được cho là đã tàn phá các chuyên luận triết học của nhiều trường phái thời kỳ Bách Gia Chư Tử, với mục tiêu nhằm củng cố triết lý cai trị chính thức của nhà Tần là Pháp gia. Có ba loại sách bị Lý Tư xem là nguy hiểm nhất về mặt chính trị. Đó là thơ ca, lịch sử (đặc biệt là ghi chép lịch sử của các quốc gia khác ngoài Tần), và triết học. Các tuyển tập thơ và ghi chép lịch sử cổ đại có nhiều câu chuyện liên quan đến các nhà cai trị tài đức thời xưa. Lý Tư cho rằng nếu mọi người đọc những văn bản này, khả năng là họ sẽ vọng tưởng về quá khứ và trở nên không hài lòng với hiện tại. Lý do cho việc đối chọi đàn áp các trường phái triết học khác nhau là do chúng ủng hộ các tư tưởng chính trị thường không tương thích với chế độ toàn trị.
Những sử gia hiện đại lại nghi ngờ các chi tiết của câu chuyện, khởi nguyên lần đầu tiên hơn một thế kỷ sau trong cuốn Sử ký Tư Mã Thiên chính thức vào thời nhà Hán. Michael Nylan nhận định rằng, dẫu cho thuộc tính thần thoại của nó, truyền thuyết Đốt sách chôn nho không được xem xét là chặt chẽ. Nylon gợi ý rằng nguyên do các học giả nhà Hán cáo buộc nhà Tần đốt bỏ Ngũ Kinh đạo Khổng một phần là để "phỉ báng" thể chế mà họ đã đánh bại và một phần là do các học giả nhà Hán hiểu sai bản chất của văn tự, vì chỉ sau khi thành lập nhà Hán, Tư Mã Thiên mới gọi Ngũ Kinh là "Nho học". Nylan cũng chỉ ra, nhà Tần đã bổ nhiệm các học giả cổ điển, những chuyên gia về Kinh Thi và Kinh Thư, điều này có nghĩa là các văn thư ấy có thể đã được miễn trừ khỏi bị diệt bỏ, và cuốn Lễ Ký và Tả Truyện đã không chứa đựng lời lẽ tôn vinh các chế độ phong kiến chiến bại mà Hoàng đế đầu tiên đã lấy làm lý do tiễu bỏ chúng. Nylon gợi ý thêm rằng, câu chuyện có thể dựa trên sự thật là cung điện của nhà Tần đã bị san phẳng vào năm 207 trước Công Nguyên kèm theo việc nhiều văn thư chắc chắn là đã bị thất lạc ở thời điểm đó. Martin Kern bổ sung, văn tự nhà Tần và văn tự đầu nhà Hán thường xuyên trích dẫn các cuốn Kinh, đặc biệt là Kinh Thi và Kinh Thư, mà điều này là hoàn toàn không khả thi nếu như chúng đã bị đốt bỏ như được ghi chép lại.
Thời Tây Hán
Ngũ Kinh
Ngũ Kinh () là bộ năm cuốn sách Trung Hoa thời tiền Tần đã trở thành một phần của chương trình giáo huấn được triều đình phù trợ dưới triều đại Tây Hán, triều đại đã lấy Nho học đạo Khổng làm hệ tư tưởng chính quy. Chính trong thời kỳ này mà lần đầu tiên bộ kinh thư được gọi chung thành một tuyển tập là Ngũ Kinh (Năm cuốn sách Kinh điển). Một số văn bản đã từng nổi bật trước đó vào thời Chiến Quốc. Mạnh Tử, một trong những học giả Nho giáo hàng đầu, xem bộ kinh Xuân Thu cũng không kém phần quan trọng so với các biên niên sử bán huyền thoại của các thời đại trước đó.
Kinh Thi (經詩) hoặc Thi Kinh (詩經)
Một tuyển tập gồm 305 bài thơ, được chia làm 160 bài hát dân ca, 105 bài hát lễ tế để hát trong các buổi lễ cung đình, 40 bài hát thần linh ca và điếu ca để hát trong các buổi tế anh hùng và vong linh tổ tiên của hoàng tộc.
Kinh Thư (書經; "thư kinh") hay còn gọi là Thượng Thư (尚書)
Một tuyển tập những tư liệu và phát ngôn được cho là của các nhà cai trị và quan lại thời kỳ đầu nhà Chu và trước đó. Đây có thể là văn bản ký thuật cổ xưa nhất Trung Hoa, khả năng là xuất phát từ niên đại thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Nó bao gồm các trích dẫn văn xuôi Trung Hoa đầu tiên.
Lễ Ký (禮記) hay còn gọi là Lễ Kinh (禮經)
Mô tả các nghi thức cổ xưa, các hình thức xã hội và nghi lễ cung đình. Phiên bản được nghiên cứu ngày nay là phiên bản được làm lại bởi các học giả thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên chứ không phải văn bản gốc, được cho là do chính Khổng Tử hiệu đính.
Kinh Dịch, tức Dị Kinh (易經)
Cuốn sách chứa đựng một hệ thống bói toán tử vi tương đương với phong thuỷ Geomancy của phương Tây hoặc hệ thống Ifá của Tây Phi. Nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong văn hoá phương Tây và Đông Á hiện đại.
Kinh Xuân Thu (春秋)
Ghi ghép lịch sử của nước Lỗ, quốc gia bản địa của Khổng Tử, 722–481 trước Công Nguyên.
Cho tới tận thời Tây Hán, các tác giả thường sẽ liệt kê các sách Kinh theo thứ tự Kinh Thi - Kinh Thư - Lễ Ký - Kinh Dịch - Xuân Thu. Tuy nhiên, kể từ thời Đông Hán, thứ tự mặc định lại chuyển thành Kinh Dịch - Kinh Thư - Kinh Thi - Lễ Ký - Xuân Thu.
Thư viện triều đình nhà Hán
Năm 26 trước Công Nguyên, theo chiếu chỉ của Hoàng đế, Lưu Hướng (77–6 trước Công Nguyên) đã biên soạn thư mục đầu tiên của thư viện triều đình, Biệt Lục Bielu), và là người biên soạn đầu tiên của cuốn Sơn hải kinh (山海經), bộ này sau đó được hoàn thành bởi con trai của ông. Họ Lưu cũng đồng thời hiệu đính nhiều tuyển tập các câu chuyện và tiểu sử, ví dụ như bộ Liệt nữ truyện (列女傳). Một thời gian dài, ông còn bị hiểu nhầm là đã đồng biên soạn bộ Liệt tiên truyện (列仙傳), một tuyển tập các bài thánh tích và văn tế Nho giáo. Lưu Hướng cũng là một nhà thơ - ông được cho là đã viết Cửu Thán (九歎), văn bản có trong tuyển tập Sở Từ (楚辭).
Các tác phẩm do Lưu Hướng hiệu đính và biên soạn bao gồm:
{{columns-list|*Kinh Thư ()
Lễ Ký ()
Hiếu Kinh ()
Dật chu thư ()
Chiến Quốc sách ()
Luận ngữ ()
Tuân Tử (sách) ()
Thận Tử ()
Nam Hoa kinh () hay còn gọi Trang Tử ()
Liệt Tử ()
Thuyết Uyển ()
Tân Tự ()
Hoài Nam Tử ()
Quản Tử' ()'Yến Tử Xuân Thu ()|colwidth=35em}}
Công việc được tiếp tục bởi người con trai của ông, Lưu Hâm (học giả), người đã hoàn thành nhiệm vụ sau khi cha đã tạ thế.
Thời nhà Tống
Tứ Thư
Tứ Thư () là những văn bản cổ điển của Trung Quốc minh họa hệ thống các giá trị và niềm tin cốt lõi trong Nho giáo. Chúng đã được Chu Hy (朱熹; 1130 – 1200) chọn lựa dưới triều đại nhà Tống nhằm giới thiệu chung về tư tưởng Nho giáo. Thời nhà Minh và nhà Thanh, chúng trở thành tri thức cốt lõi của chương trình giảng dạy chính thức cho các kỳ thi Khoa Cử. Bộ Tứ Thư gồm có:
Đại Học (大學)
Ban đầu chỉ là một chương trong sách Lễ Ký. Nó bao gồm một bài viết ngắn trọng yếu được cho là của Khổng Tử cùng chín chương bình luận của Tăng Tử, một trong những đệ tử của Khổng Tử. Tầm quan trọng của cuốn Đại Học được minh họa qua lời nói đầu của Tăng Tử rằng đây chính là cửa ngõ của việc học. Nó có ý nghĩa quan trọng bởi nhiều chủ đề triết học và tư duy chính trị Trung Quốc mà nó thể hiện, và do đó có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng lên hệ tư tưởng Trung Quốc cổ điển và hiện đại. Chính quan, tu thân và khám nghiệm đều có liên hệ với nhau.
Trung Dung (中庸)
Một chương khác trong sách Lễ Ký, được cho là của Khổng Cấp (孔伋; 483 TCN – 402 TCN), cháu trai Khổng Tử. Mục đích của quyển sách nhỏ này, gồm 33 chương, là chứng minh sự hữu hiệu của đường lối vàng ngọc nhằm đạt được đức hạnh hoàn hảo. Nó tập trung vào đường lối của Đạo (道), được định sẵn bởi luật trời, không chỉ riêng cho người cai trị mà còn cho tất cả mọi người. Tuân theo luật trời qua sự hiếu học và huấn thị sẽ tự động đạt đến cảnh giới đức hạnh Khổng giáo hay còn gọi là Đức (德) trong Hán tự. Vì Luật Trời đã định sẵn con đường thành đạo cho nên chỉ cần biết đâu là chính đạo thì việc tiếp bước các bậc thánh hiền ngày xưa cũng không khó lắm.
Luận Ngữ (論語)
Một tuyển tập các phát ngôn của Khổng Tử và các đồ đệ của ông, cũng như những cuộc thảo luận mà họ đã có với nhau. Kể từ thời Khổng Tử, Luận Ngữ đã ảnh hưởng sâu sắc đến triết học và các giá trị đạo đức của Trung Quốc và sau này là các nước Đông Á khác. Các kỳ thi Khoa Cử, bắt đầu từ triều đại nhà Tùy và sau cùng bị bãi bỏ với sự thành lập của Trung Hoa Dân Quốc, đã nhấn mạnh nghiên cứu Nho học và kỳ vọng các thí sinh trích dẫn và áp dụng lời của Khổng Tử trong các bài luận của mình.
Mạnh Tử (孟子)
Một tập hợp các cuộc đối thoại giữa học giả Mạnh Tử và các vị quân vương thời bấy giờ. Trái ngược với những lời nói của Khổng Tử, vốn ngắn gọn và súc tích, cuốn Mạnh Tử bao gồm các đoạn hội thoại dài cùng việc sử dụng nhiều văn xuôi.
Thời nhà Minh
Thập Tam Kinh (十三經)
Chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống Khoa Cử từ thời nhà Tống trở đi là Thập Tam Kinh. Tổng cộng, những tác phẩm này chứa tổng cộng hơn 600.000 ký tự phải học nằm lòng để vượt qua kỳ thi. Hơn nữa, những tác phẩm này đi kèm với bình luận và chú thích mở rộng, chứa khoảng 300 triệu ký tự theo một số ước tính.
Kinh Dịch (易經 Yìjīng)
Thư Kinh (書經 Shūjīng)
Kinh Thi (詩經 Shījīng)
Tam Lễ (三禮 Sānlǐ)
Chu Lễ (周禮 Zhōulǐ)
Nghi Lễ (儀禮 Yílǐ)
Lễ Ký (禮記 Lǐjì)
Chương Đại Học (大學 Dà Xué)
Chương Trung Dung (中庸 Zhōng Yōng)
Tam Luận về Kinh Xuân Thu Tả Truyện (左傳 Zuǒzhuàn)
Công Dương Truyện (公羊傳 Gōngyáng Zhuàn)
Cốc Lương Truyện (穀梁傳 Gǔliáng Zhuàn)
Luận Ngữ (論語 Lúnyǔ)
Hiếu Kinh (孝經 Xiàojīng)
Nhĩ Nhã (爾雅 Ěryǎ)
Mạnh Tử (孟子 Mèngzǐ)
Danh sách các Văn tự Cổ điển
Trước năm 221 trước Công Nguyên
Thông thường, rất khó hoặc gần như là không thể định niên chính xác các tác phẩm, văn tự thời tiền Tần hơn niên đại "Tiền Tần" của chúng, một giai đoạn trải dài suốt 1000 năm. Thông tin thời Trung Quốc cổ đại thường được truyền miệng và được truyền lại từ nhiều thế hệ trước nên hiếm khi được viết ra. Do đó, bố cục của các văn bản càng cổ đại thì càng khó mà theo trình tự thời gian như được sắp xếp và trình bày bởi các "tác giả" được cho là của chúng.
Vì thế, danh sách dưới đây được sắp xếp theo thứ tự tìm thấy trong Tứ khố toàn thư, thư viện cung đình của triều đại nhà Thanh. Bộ toàn thư này phân loại tất cả các tác phẩm thành 4 nhánh cấp cao nhất: Kinh điển Nho học và văn thư thứ cấp của chúng; Lịch sử; Triết học; Thơ ca. Ngoài ra còn có các danh mục phụ trong mỗi nhánh, nhưng do số lượng tác phẩm tiền Tần trong các nhánh Kinh điển, Lịch sử và Thơ ca ít nên các danh mục phụ chỉ được sao chép lại cho nhánh Triết học.
Nhánh kinh điển
Nhánh sử học
Nhánh triết học
Thơ ca
Sau năm 206 trước Công Nguyên
"Nhị thập tứ sử", một bộ sưu tập 24 bộ sử thư chính thống của Trung Quốc do các triều đại khác nhau biên soạn:
Sử Ký (史記), do Tư Mã Đàm (司馬談) và Tư Mã Thiên (司馬遷)
Hán Thư (漢書), do Ban Bưu (班彪), Ban Cố (班固) và Ban Chiêu (班昭)
Hậu Hán Thư (後漢書), do Phạm Diệp (范曄) dẫn đầu chủ biên
Tam Quốc Chí (三國志), do Trần Thọ (陳壽)
Tấn Thư (晉書) do Phòng Huyền Linh (房玄齡) dẫn đầu chủ biên
Tống Thư (宋書) -- Các triều Nam Tống, do Thẩm Ước (沈約)
Tề Thư (齊書) -- Nam Triều, do Tiêu Tử Hiển (蕭子顯)
Lương Thư (梁書) -- Nam Triều, do Diêu Sát (姚察) và Diêu Tư Liêm (姚思廉)
Trần Thư (陳書) -- Nam Triều, do Diêu Tư Liêm (姚思廉)
Nam Sử (南史), do Lý Đại Sư (李大師) khởi xướng, Lý Duyên Thọ (李延壽) hoàn thành
Ngụy Thư (魏書) -- Bắc Triều, do Ngụy Thâu (魏收)
Chu Thư (周書) -- Bắc Triều, do Lệnh Hồ Đức Phân (令狐德棻)
Bắc Tề Thư (北齊書) -- Bắc Triều, do Lý Bách Dược (李百藥)
Bắc Sử (北史), do Lý Đại Sư (李大師) khởi xướng, Lý Duyên Thọ (李延壽) hoàn thành
Tuỳ Thư (隋書), do Nhan Sư Cổ (顏師古), Khổng Dĩnh Đạt (孔穎達), Trưởng Tôn Vô Kỵ (長孫無忌) và chủ biên Nguỵ Trưng (魏徵)
Cựu Đường Thư (舊唐書), do Lưu Hu (劉昫) đứng tên nhưng hầu như toàn bộ là do Triệu Oánh (趙瑩), Trương Chiêu (張昭), Giả Vĩ (賈緯) và Triệu Hy (趙熙) biên soạn
Tân Đường Thư (新唐書), do Âu Dương Tu (歐陽脩) và Tống Kỳ (宋祁) dẫn đầu chủ biên
Cựu ngũ đại sử (舊五代史), do Tiết Cư Chính (薛居正)
Tân ngũ đại sử (新五代史), do Âu Dương Tu (歐陽修)
Tống Sử (宋史), do Thoát Thoát
Liêu Sử (遼史), do Thoát Thoát
Kim Sử (金史), do Thoát Thoát
Nguyên Sử (元史), do Tống Liêm (宋濂) dẫn đầu chủ biên
Minh Sử (明史), do Trương Đình Ngọc (張廷玉) dẫn đầu chủ biên
Thanh Sử Cảo (清史稿), do Triệu Nhĩ Tốn (趙爾巽) thường được coi là văn tự kinh điển thứ 25 của bộ sử văn
Tân Nguyên Sử (新元史), do Kha Thiệu Văn (柯劭忞) đôi khi được coi là văn tự kinh điển thứ 26 của bộ sử văn
Hoa Dương Quốc Chí (華陽國志), một bản ghi chép lịch sử cổ đại và các câu chuyện kể miền tây nam Trung Quốc, được cho là của Thường Tuyền (常璩).
Liệt nữ truyện (列女傳), một tuyển tập tiểu sử của những phụ nữ gương mẫu Trung Hoa thời cổ đại, được biên soạn bởi Lưu Hướng.
Thập lục quốc Xuân Thu (十六國春秋), một bản ghi chép lịch sử của Ngũ Hồ thập lục quốc, được cho là của Thôi Hồng (崔鴻), nay đã bị thất lạc phần lớn và nay không còn nguyên vẹn.
Thích Danh (釋名), một cuốn từ điển có từ cuối thế kỷ thứ 2, tác giả của cuốn sách chưa được xác định rõ ràng.
Thế thuyết tân ngữ (世說新語), một tuyển tập các giai thoại và các bức vẽ minh hoạ nhân vật của 600 thi sĩ, nhạc sĩ và hoạ sĩ.
Tam thập lục kế (三十六計), một quyển sách binh thư.
Cửu chương toán thuật, một cuốn sách toán Trung Quốc được biên soạn bởi nhiều thế hệ các học giả thời nhà Hán.
Tứ khố toàn thư, tuyển tập văn học lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa
Toàn Đường Thi, được biên soạn vào thời nhà Thanh, ra mắt năm 1705.
Tiếu Lâm Quảng Ký (笑林廣記), một tuyển tập các truyện tiếu lâm thời nhà Thanh.
Văn Tâm Điêu Long (文心雕龍), một tác phẩm bình luận văn học Trung Hoa cổ đại cùng một số tản văn do Lưu Hiệp (劉勰; 465–522) sáng tác.
Thuỷ Kinh Chú (水經注), một cuốn sách về hệ thống sông ngòi, thuỷ lợi, được cho là biên soạn bởi nhà địa lý trứ danh Ly Đạo Nguyên (酈道元; 466 hoặc 472 – 527).
Đường Thái Tông Lý Vệ Công vấn đối (唐太宗李衛公問對), một cuốn sách binh thư được cho là của Lý Tĩnh (李靖; 571 – 649).
Xem Thêm
Văn học Trung Quốc
Kỳ thi Khoa Cử
Danh sách văn thư đầu tiên của Trung Quốc
Khai Thành Thạch Kinh
Võ kinh thất thư
Cổ văn kinh
Hán học
Thomas Francis Wade
Herbert Giles
Lionel Giles
Frederic H. Balfour
Tham khảo và chú thích
Trích dẫn
Nguồn tư liệu
Các nguồn tư liệu chính
Các nguồn tư liệu khác
Online
Endymion Wilkinson. Chinese History: A New Manual.'' (Cambridge, Massachusetts: Harvard University Asia Center, Harvard-Yenching Institute Monograph Series. New Edition; Second, Revised printing March 2013). . See esp. pp. 365– 377, Ch. 28, "The Confucian Classics."
Liên kết ngoài
Chinese Text Project (tiếng Anh tiếng Trung) (Văn bản triết học Trung Hoa bằng tiếng Trung cổ điển kèm theo bản dịch tiếng Anh và tiếng Trung hiện đại)
Kinh điển Nho gia, David K. Jordan
Tài nguyên điện tử có liên quan cho nghiên cứu văn thư cổ điển Trung Quốc
bằng Hán tự Phồn thể
Scripta Sinica Cơ sở dữ liệu các văn tự kinh điển lớn bởi Academia Sinica
Bảo tàng Cung điện Cơ sở dữ liệu văn bản Trung Quốc
中國電子古籍世界 Cơ sở dữ liệu văn tự kinh điển
Trung tâm nghiên cứu cổ văn Trung Hoa bao gồm Cơ sở dữ liệu CHANT (CHinese ANcient Text)
Văn thư kinh điển Trung Hoa trực tuyến
bằng Hán tự Giản thể
凌云小筑 Bằng tiếng Trung, với các bài viết và thảo luận về văn học, lịch sử và triết học.
国学导航
bằng tiếng Nhật
東方學デジタル圖書館
Nho giáo
Cổ văn Trung Quốc
Sách Trung Quốc
Khổng Tử
Văn học Trung Hoa
Văn học Trung Quốc
Văn hoá Trung Quốc
Trung Hoa cổ đại |
19819736 | https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n%20T%C3%A2m%20%C4%90i%C3%AAu%20Long | Văn Tâm Điêu Long | Văn Tâm Điêu Long (), dịch nghĩa "Cái tâm của Văn chương và Điêu khắc của Rồng", là một tác phẩm thế kỷ thứ 5 về cái đẹp của văn học Trung Hoa, được viết bởi Lưu Hiệp (劉勰), sáng tác ra 50 thiên (篇) theo các quy tắc của số học và bói toán tìm thấy trong sách Kinh Dịch. Tác phẩm cũng hướng sự chú ý và tranh luận đến bài luận Văn Phú (文賦) của tác giả Lục Cơ (陸機). Lưu Hiệp mong muốn đưa ra một quan niệm hoàn chỉnh và nhất quán đối với văn học. Một trong những ý tưởng của ông là tình cảm là phương tiện của văn học và ngôn ngữ chỉ là sản phẩm mà thôi.
Xem thêm
A Chinese literary mind: culture, creativity and rhetoric in Wenxin Diaolong, 2001 (Zong-qi Cai, ed.).
Owen, Stephen. Readings in Chinese literary thought. No. 30. Harvard Univ Asia Center, 1992.
Richter, Antje. "Notions of Epistolarity in Liu Xie's Wenxin dialong." Journal of the American Oriental Society 127.2 (2007), pp. 143–160.
Zhao, Heping. "Wen Xin Diao Long": An early Chinese rhetoric of written discourse. Purdue University. ProQuest Dissertations Publishing, 1990. 9301248.
Liên kết ngoài
Wen Xin Diao Long – Toàn văn (phồn thể/UTF-8) từ Dự án Project Gutenberg
《文心雕龍》. – Văn bản tiếng Trung theo Anh ngữ/tiếng Hoa giản thể từ trang web "Quốc Học" (國學).
The Literary Mind and the Carving of Dragons 《文心雕龍》 Văn bản tiếng Trung với (một phần) từ vựng tiếng Anh trùng khớp (Thư viện số ghi chú tiếng Trung)
Cổ văn Trung Quốc
Văn học Trung Hoa
Văn học Trung Quốc
Triết học Trung Quốc cổ đại |
19819737 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20v%C5%A9%20c%C3%B4ng%20%C3%9D | Danh sách vũ công Ý | Đây là danh sách các vũ công Ý theo thứ tự bảng chữ cái Latinh:
A
Eleonora Abbagnato
Amedeo Amodio
Gasparo Angiolini
Alba Arnova
Alexis Arts
Simona Atzori
Silvia Azzoni
B
Alice Bellagamba
Alessandra Belloni
Carlo Blasis
Roberto Bolle
Francesca Braggiotti
Gloria Braggiotti Etting
Rossella Brescia
Carlotta Brianza
Amalia Brugnoli
C
Sara Carlson (người Hoa Kỳ/người Ý)
Fabritio Caroso
Raffaella Carrà
Gaetano Casanova
Enrico Cecchetti
Fanny Cerrito
Cosima Coppola
Maria Cumani Quasimodo
D
Stefano Di Filippo
Simone Di Pasquale
Sara Di Vaira
Domenico da Piacenza
Oriella Dorella
Viviana Durante
F
Denise Faro
Alessandra Ferri
Carla Fracci
G
Rosina Galli (dancer) (1892-1940) nữ diễn viên ba lê chính tại Nhà hát Ba-lê La Scala, Ba-lê Chicago, bà cũng là vũ công trình diễn đầu tiên của Nhà hát Opera Metropolitan
Carlotta Grisi
Fabio Grossi
K
Kledi Kadiu
L
Guido Lauri
Pierina Legnani
Don Lurio
M
Daniela Malusardi
Marisa Maresca
Lorenza Mario
Alessandra Martines
Liliana Merlo
N
Cesare Negri
P
Lola Pagnani
Heather Parisi
Giuliana Penzi
Laura Peperara
Samuel Peron
Giovanni Pernice
R
Renato Rascel
Federica Ridolfi
Carolina Rosati
Giorgio Rossi
Jia Ruskaja
Carmen Russo
S
Luciana Savignano
Delia Scala
Catherine Spaak
T
Filippo Taglioni
Maria Taglioni
Alberto Testa
Natalia Titova
Raimondo Todaro
V
Odette Valery
Ambra Vallo
Auguste Vestris
Gaetano Vestris
Salvatore Viganò
Z
Virginia Zucchi
Vũ công
Người Ý
Nghệ thuật Ý |
19819738 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Liliana%20Merlo | Liliana Merlo | Liliana Maria Antonieta Dolores Merlo (16 tháng chín, năm 1925 - 17 tháng mười, năm 2002) là một vũ công người Argentina, biên đạo múa, giáo viên khiêu vũ và nhà quảng bá văn hóa.
Bà sinh tại Buenos Aires, Argentina, và đã trở thành một người tiên phong trong nghệ thuật ba-lê cổ điển tại Abruzzo. Bà tạ thế tại Teramo, Ý, hưởng thọ 77 tuổi.
Các tác phẩm vũ đạo chính
Chú thích và tham khảo
Sinh năm 1925
Mất năm 2002
Nữ vũ công Argentina
Vũ công Argentina
Nữ vũ công Ý
Biên đạo múa Ý
Người Buenos Aires |
19819739 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kimotsuki%2C%20Kagoshima | Kimotsuki, Kagoshima | là một thị trấn thuộc quận Kimotsuki, bán đảo Ōsumi, tỉnh Kagoshima. Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2023, dân số thị trấn ước tính là 13.371 người và mật độ dân số là 474 người/km². Tổng diện tích thị trấn là 308,12 km².
Địa lý
Khí hậu
Thị trấn Kimotsuki có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen: Cfa) với mùa hè nóng và mùa đông ôn hòa. Lượng mưa đáng kể trong suốt cả năm và nhiều nhất vào mùa hè, đặc biệt là các tháng 6 và 7. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Kimotsuki là 17,5°C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.747,6 mm (với tháng 6 là tháng ẩm ướt nhất). Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 8 (27,2°C) và thấp nhất vào tháng 1 (7,6°C). Nhiệt độ cao kỷ lục là 38,5°C (ngày 18 tháng 8 năm 2020) và nhiệt độ thấp kỷ lục là −6,4°C (ngày 25 tháng 1 năm 2016).
Dân số
Theo dữ liệu điều tra dân số của Nhật Bản, dân số của thị trấn Kimotsuki vào năm 2023 là 13.371 người. Các cuộc điều tra dân số được tiến hành kể từ năm 1920. Dân số của thị trấn đạt đỉnh vào những năm 1950, sau đó dân số giảm dần và đến nay dân số thị trấn này không có dấu hiệu phục hồi.
Tham khảo |
19819741 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20lo%C3%A0i%20h%E1%BB%8D%20H%C6%B0%C6%A1u%20nai | Danh sách loài họ Hươu nai | Họ Hươu nai (Cervidae) là một họ thú nhai lại có móng guốc thuộc Bộ Guốc chẵn (Artiodactyla). Trong tiếng Anh, mỗi loài trong họ này được gọi là deer hay cervid. Chúng phân bố khắp Bắc và Nam Mỹ, châu Âu và châu Á, đồng thời được tìm thấy trong nhiều khu sinh học khác nhau. Các loài họ Hươu nai có kích thước khác nhau, từ hươu nhỏ Pudú dài và cao đến nai sừng tấm Á-Âu dài và cao . Quy mô quần thể của các loài phần lớn chưa rõ, mặc dù hoẵng châu Âu có quy mô dân số khoảng 15 triệu cá thể, trong khi một số loài được phân loại là nguy cấp hoặc cực kỳ nguy cấp với số lượng chỉ còn 200 cá thể. Ngoài ra có 2 loài là hươu Père David tuyệt chủng trong tự nhiên, và hươu Schomburgk tuyệt chủng năm 1938.
Họ Hươu nai có 19 chi và 55 loài, chia thành 2 phân họ: Capreolinae (hươu Tân Thế giới) và Cervinae (hươu Cựu Thế giới). Các loài tuyệt chủng cũng được xếp vào Capreolinae và Cervinae. Hơn 100 loài tuyệt chủng đã được tìm thấy, mặc dù do các nghiên cứu và khám phá vẫn đang tiếp diễn, số lượng và phân loại chưa chắc chính xác.
Quy ước
Mã tình trạng bảo tồn được liệt kê tuân theo Sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Bản đồ phân bố được đính kèm nếu có thông tin. Khi không có thông tin về bản đồ phân bố, sẽ được thay thế bằng mô tả về phạm vi môi trường hoạt động của loài. Vùng phân bố dựa trên danh sách đỏ IUCN cho loài đó trừ khi có ghi chú khác. Tất cả các loài hoặc phân loài đã tuyệt chủng được liệt kê cùng với các loài còn tồn tại đã tuyệt chủng sau năm 1500 và được biểu thị bằng biểu tượng thập tự "".
Phân loại
Họ Hươu nai gồm 55 loài còn tồn tại thuộc 19 chi trong 2 phân họ và được chia tiếp thành hàng trăm phân loài còn tồn tại. Danh sách này không bao gồm các loài lai hoặc các loài tuyệt chủng từ thời tiền sử. Ngoài ra, có loài hươu Schomburgk tuyệt chủng năm 1938. TViệc phân loại dựa trên phát sinh chủng loài phân tử.
Phân họ Capreolinae (Hươu Tân Thế giới)
Tông Alceini
Chi Alces: 1 loài
Tông Capreolini
Chi Capreolus: 2 loài
Chi Hydropotes: 1 loài
Tông Odocoileini
Chi Blastocerus: 1 loài
Chi Hippocamelus: 2 loài
Chi Mazama: 9 loài
Chi Odocoileus: 3 loài
Chi Ozotoceros: 1 loài
Chi Pudu: 2 loài
Chi Rangifer: 1 loài
Phân họ Cervinae (Hươu Cựu Thế giới)
Tông Muntiacini
Chi Elaphodus: 1 loài
Chi Muntiacus: 12 loài
Tông Cervini
Chi Axis: 4 loài
Chi Cervus: 5 loài
Chi Dama: 2 loài
Chi Elaphurus: 1 loài
Chi Panolia: 1 loài
Chi Rucervus: 2 loài (1 loài tuyệt chủng)
Chi Rusa: 4 loài
Danh sách loài họ Hươu nai
Phân loại sau đây dựa trên phân loại của Mammal Species of the World (2005), cùng với các đề xuất bổ sung được chấp nhận rộng rãi kể từ khi sử dụng phân tích phát sinh chủng loại phân tử. Điều này bao gồm việc hợp nhất hai loài nai sừng tấm Á-Âu trong chi Alces thành một, tách chi đơn loài Panolia ra khỏi Rucervus, gộp phân họ đơn ngành Hydropotinae với Capreolinae. Có một số đề xuất bổ sung đang bị tranh cãi, chẳng hạn như thêm hươu sừng ngắn Fair vào chi Mazama, thì không được bao gồm ở đây.
Phân họ Hươu Tân Thế giới (Capreolinae)
Tông Alceini
Tông Capreolini
Tông Odocoileini
Phân họ Hươu Cựu Thế giới (Cervinae)
Tông Muntiacini
Tông Cervini
Tham khảo
Nguồn
Hươu nai |
19819747 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF%20Thuy%E1%BA%BFt%20T%C3%A2n%20Ng%E1%BB%AF | Thế Thuyết Tân Ngữ | Thế Thuyết Tân Ngữ (), được tổng hợp và hiệu đính bởi Lưu Nghĩa Khánh (劉義慶; 403 – 444) dưới triều đại Lưu Tống (420–479) của Nam Bắc triều (420–589). Nó là một bản tổng hợp lịch sử của nhiều học giả, nhạc sĩ và nghệ sĩ Trung Quốc trong thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4.
Nội dung
Cuốn sách chứa khoảng 1.130 giai thoại lịch sử và phác họa nhân vật của khoảng 600 văn nhân, nhạc sĩ và họa sĩ sống vào thời Hán và Ngụy–Tấn (thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 4). Chẳng hạn, chương 19 có 32 câu chuyện về những người phụ nữ kiệt xuất. Do đó, nó vừa là một nguồn tư liệu tiểu sử, vừa là một bản ghi chép những ngôn ngữ thông tục của thời ấy. Văn bản gốc của cuốn sách được chia thành tám Quyển (卷 "cuộn"), mặc dù các ấn bản hiện tại thường bao gồm mười tập.
Tính chính xác lịch sử
Mặc dù hầu hết các giai thoại và nhân vật đều được chứng thực trong các nguồn tư liệu khác, nhưng các nhà thư tịch truyền thống Trung Quốc đã không phân loại Thế Thuyết Tân Ngữ là một sử thi mà là một tiểu thuyết (小說), một thuật ngữ sau này được dùng để chỉ văn giả tưởng. Một số cho rằng điều này là do việc sử dụng ngôn ngữ thông tục cũng như cách nó không tuân theo các quy ước lịch sử của Nhị thập tứ sử. Sự pha trộn giữa phong cách văn học và ngôn ngữ bản địa đã tạo tiền đề cho truyền thống văn học quần chúng của Trung Quốc sau này. Tiểu thuyết gia Trung Quốc thế kỷ 20 Lỗ Tấn cũng đánh giá cao giá trị thẩm mỹ của cuốn sách.
Dịch thuật
Thế Thuyết Tân Ngữ đã được dịch toàn văn sang tiếng Anh, với lời bình của Lưu Hiếu Tiêu (劉孝標) thời nhà Lương (502–557) trong Shih-shuo Hsin-yü: A New Account of Tales of the World của Richard B. Mather.
Các ngoại bản
Bản thảo:
Những mẩu văn bản chép tay từ thời nhà Đường (618–907) (唐寫本殘卷)
Các bản in mộc bản:
Phiên bản của Đổng Phân, 1138 (năm Thiệu Hưng thứ 8 triều đại Nam Tống); nguyên bản được giữ tại Nhật Bản (南宋紹興八年董弅刊本,原本存於日本)
Phiên bản của Lục Du, 1188 (năm Thuần Hy thứ 15 của triều đại Nam Tống; 南宋淳熙十五年陸游刻本)
Phiên bản từ Hồ Nam, 1189 (năm Thuần Hy thứ 16) (淳熙十六年湘中刻本)
Danh mục
Đức hạnh đệ nhất 德行第一
Ngôn ngữ đệ nhị 言語第二
Chính sự đệ tam 政事第三
Văn học đệ tứ 文學第四
Phương chính đệ ngũ 方正第五
Nhã lượng đệ lục 雅量第六
Thức giám đệ thất 識鑑第七
Thưởng dự đệ bát 賞譽第八
Phẩm tảo đệ cửu 品藻第九
Quy châm đệ thập 規箴第十
Tiệp ngộ đệ thập nhất 捷悟第十一
Túc huệ đệ thập nhị 夙惠第十二
Hào sảng đệ thập tam 豪爽第十三
Dung chỉ đệ thập tứ 容止第十四
Tự tân đệ thập ngũ 自新第十五
Xí tiện đệ thập lục 企羨第十六
Thương thệ đệ thập thất 傷逝第十七
Thê dật đệ thập bát 栖逸第十八
Hiền viện đệ thập cửu 賢媛第十九
Thuật giải đệ nhị thập 術解第二十
Xảo nghệ đệ nhị thập nhất 巧藝第二十一
Sủng lễ đệ nhị thập nhị 寵禮第二十二
Nhậm đản đệ nhị thập tam 任誕第二十三
Giản ngạo đệ nhị thập tứ 簡傲第二十四
Bài điệu đệ nhị thập ngũ 排調第二十五
Khinh để đệ nhị thập lục 輕詆第二十六
Giả quyệt đệ nhị thập thất 假譎第二十七
Truất miễn đệ nhị thập bát 黜免第二十八
Kiệm sắc đệ nhị thập cửu 儉嗇第二十九
Thải xỉ đệ tam thập 汰侈第三十
Phẫn quyến đệ tam thập nhất 忿狷第三十一
Sàm hiểm đệ tam thập nhị 讒險第三十二
Vưu hối đệ tam thập tam 尤悔第三十三
Bì lậu đệ tam thập tứ 紕漏第三十四
Hoặc nịch đệ tam thập ngũ 惑溺第三十五
Cừu khích đệ tam thập lục 仇隙第三十六
Chú thích và Tham khảo
Đọc thêm
Nanxiu Qian. Spirit and Self in Medieval China : The Shih-Shuo Hsin-Yü and Its Legacy. (Honolulu: University of Hawaii Press, 2001). .
Jack W. Chen. Anecdote, Network, Gossip, Performance : Essays on the Shishuo xinyu (Cambridge: Harvard University Asia Center, 2021). .
Chinese history texts
Cổ văn Trung Quốc
Văn học Trung Hoa
Văn học Trung Quốc
Truyện ngắn Trung Quốc
Sách thế kỷ 5 |
19819748 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Darkside%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Alan%20Walker%29 | Darkside (bài hát của Alan Walker) | Darkside là một bài hát do nam DJ và nhà sản xuất thu âm người Anh gốc Na Uy, Alan Walker thể hiện, hợp tác với ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Đức gốc Antigua, Au/Ra và ca sĩ người Na Uy, Tomine Harket. Bài hát được phát hành vào ngày 27 tháng 7 năm 2018 thông qua Mer Musikk và Ultra Records. Hai bản remix cũng đã được phát hành, một của DJ kiêm nhà sản xuất người Áo LUM!X và một của Afrojack với sự cộng tác của Chasner. Tuy nhiên, cả hai đều không được xuất bản chính thức bởi kênh YouTube của Walker.
Bối cảnh
Đĩa đơn này là phần thứ hai trong bộ ba phim World of Walker, với thế giới khoa học viễn tưởng tương lai, hậu tận thế được thấy trong video âm nhạc trước đó của anh "All Falls Down" được xem lại ở đây với những góc nhìn đầy hy vọng về tương lai với những cảnh quan hùng vĩ. Video trước "All Falls Down", "Tired" đóng vai trò là phần tiền truyện của bộ ba phim này, trong đó một cơn bão mặt trời đã phá hủy toàn bộ công nghệ trên trái đất, thay đổi tiến trình của loài người mãi mãi. Lời bài hát trong phần điệp khúc, "I see it, let's feel it, while we're still young and fearless" lấy một phần từ giai điệu của ca khúc "Heart of Courage" của Two Steps from Hell.
Video âm nhạc
Những video này do đạo diễn Kristian Berg của MER chỉ đạo. Cùng với video âm nhạc đi kèm, "Darkside" là bài hát thứ hai trong bộ ba "World of Walker" và tiếp nối đĩa đơn trước đó, "All Falls Down".
Xếp hạng
Xếp hạng tuần
Xếp hạng cuối năm
Chứng nhận
Tham khảo
Bài hát nhạc electropop
Đĩa đơn quán quân tại Na Uy
Bài hát của Alan Walker
Bài hát năm 2018
Đĩa đơn năm 2018
Bài hát tiếng Anh |
19819756 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Windows%20Media%20Player%20%282022%29 | Windows Media Player (2022) | Windows Media Player là một trình phát video và âm thanh được phát triển bởi Microsoft cho Windows 11 và sau đó được chuyển trở lại Windows 10. Nó là sự kế thừa của Groove Music (trước đây là Xbox Music), Microsoft Movies & TV và Windows Media Player bản gốc. Vô tình bị tiết lộ trong một webcast Windows Insider vào tháng 9 năm 2021, trình phát ban đầu được phân phối cho các kênh Người dùng nội bộ Windows 11 vào tháng 11 trước khi triển khai cho tất cả người dùng Windows 11 bắt đầu từ tháng 1 năm 2022; Người dùng Windows 10 đã được sử dụng vào tháng 1 năm 2023.
Media Player mới cũng có thể phát video, là một phần trong quá trình đổi thương hiệu của Groove từ dịch vụ truyền phát nhạc thành trình phát đa phương tiện. Các thay đổi khác bao gồm chế độ xem bìa album ở chế độ toàn màn hình và làm mới trình phát mini. Sự tiếp cận cũng đã được tối ưu hóa, với một số hỗ trợ cải tiến phím tắt và phím nóng cho người dùng bàn phím và với các công nghệ hỗ trợ khác.
Định dạng được hỗ trợ
Đây là danh sách các định dạng được hỗ trợ đã biết trong Media Player trên Windows 10 và Windows 11.
Xem thêm
Groove Music – Trình nghe nhạc dựa trên UWP; tiền thân của Media Player cho Windows 10 và Windows 11
Microsoft Movies & TV – Cửa hàng trực tuyến và trình phát video dựa trên UWP
Windows Media Player – Ứng dụng trình phát đa phương tiện 'cổ điển' dựa trên Win32
Tham khảo
Windows 11
Công nghệ đa phương tiện Microsoft Windows
Trình phát đa phương tiện Windows
Phần mềm của Microsoft
Phần mềm năm 2022 |
19819764 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i%20B%C3%ACnh%20Qu%E1%BA%A3ng%20K%C3%BD | Thái Bình Quảng Ký | Thái Bình quảng ký (), đôi khi được dịch là Những ghi chép sâu rộng về Thời đại Thái Bình, hoặc Những ghi chép sâu rộng về thời kỳ Thái Bình Hưng Quốc, là một tập hợp những câu chuyện được biên tập vào đầu thời nhà Tống. Tác phẩm được hoàn thành vào năm 978, và mộc bản đã được khắc, nhưng bị ngăn cản không cho xuất bản với lý do nó chỉ chứa tiểu thuyết (小說; nghĩa ngày xưa là chuyện nhỏ, chuyện vặt vãnh) và do đó "không ích gì cho các tiểu sinh nhỏ tuổi". Tuy vậy, bản thảo của nó vẫn còn nguyên vẹn và được lưu giữ cho tới khi xuất bản dưới thời nhà Minh.
Thái Bình Quảng Ký được xem là một trong Tứ Đại Tống Thư (宋四大書). Tiêu đề của nó đề cập đến một thời kỳ gọi là Thái Bình Hưng Quốc (太平興國; 976 – 984), những năm đầu của triều đại Tống Thái Tông đời nhà Tống.
Tuyển tập được chia thành 500 Quyển (卷) và chứa đựng 3 triệu Hán tự. Nó bao gồm 7.021 câu chuyện được tuyển chọn từ hơn 300 đầu sách và tiểu thuyết có từ thời nhà Hán cho tới đầu thời nhà Tống, phần lớn trong số đó đã bị thất lạc. Trong số đó có các giai thoại lịch sử hoặc tự nhiên, mỗi câu chuyện đều chứa đựng những yếu tố lịch sử phong phú và không được tác giả của chúng xem là hư cấu. Tuy nhiên chủ đề của hầu hết lại là những việc phi thường, siêu nhiên như về các tu sĩ Phật giáo và Đạo giáo, sự bất tử, ma quỷ và thần linh. Tuyển tập cũng bao gồm một số những câu chuyện thời nhà Đường, đặc biệt là Truyện Kỳ (傳奇), "truyện cổ tích", là những tác phẩm văn chương nổi tiếng theo đúng nghĩa của chúng, đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm sau này.
Vào thế kỷ thứ 17, tiểu thuyết gia và nhà văn viết truyện ngắn bản địa Phùng Mộng Long (馮夢龍; 1574–1646) đã cho ra một ấn bản rút gọn, có tên là Thái Bình Quảng Ký Sao (太平廣記鈔), giảm số lượng các truyện xuống còn 2.500 trong bộ 80 tập.
Bồ Tùng Linh (蒲松齡; 1640 – 1715) được cho là đã lấy nguồn cảm hứng từ Thái Bình Quảng Ký ; truyện ngắn Tục Hoàng Lương (續黃粱) tương đồng với một trong những câu chuyện của tuyển tập Thái Bình.
Chi tiết
Thái Bình Quảng Ký được tổng hợp và biên tập bởi Vương Khắc Trinh (王克贞), Tống Bạch (宋白), Hỗ Mông (扈蒙), Từ Huyễn (徐铉), Triệu Lân Kỷ (赵邻几), Lã Văn Trọng (吕文仲), Lý Phưởng (李昉), Lý Mục (李穆), và những người khác.
Chú thích và Tham khảo
Các nguồn tư liệu
Allen, Sarah M. (2014), Shifting Stories: History, Gossip, and Love in Narratives from Tang Dynasty China. Cambridge: Harvard University Press.
Charles E. Hammond, "T'ang Legends: History and Hearsay" Tamkang Review 20.4 (mùa hè 1990), trang. 359–82.
.
Cheng, Yizhong, "Taiping Guangji" ("Extensive Records of the Taiping Era "). Encyclopedia of China (Ấn bản Văn học Trung Hoa), 1st ed., thông qua archive.org.
Kurz, Johannes. "The Compilation and Publication of the Taiping yulan and the Cefu yuangui", tại Florence Bretelle-Establet và Karine Chemla (eds.), Qu'est-ce qu'écrire une encyclopédie en Chine?. Extreme Orient-Extreme Occident Hors série (2007), 39–76.
Văn học Trung Quốc
Cổ văn Trung Quốc
Tuyển tập truyện ngắn
Văn học nhà Tống
Nhà Tống |
19819773 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20thi%E1%BA%BFt%20k%E1%BA%BF%20%C3%9D | Danh sách nhà thiết kế Ý | Đây là danh sách các nhà thiết kế từ Ý:
A
Franco Albini
Giorgio Armani
Sergio Asti
Gae Aulenti
B
Mario Bellini
Claudio Bellini
Harry Bertoia
Cini Boeri
Stefano Boeri
Osvaldo Borsani
Andrea Branzi
C
Robby Cantarutti
Clino Trini Castelli
Achille Castiglioni
Livio Castiglioni
Pier Giacomo Castiglioni
Roberto Cavalli
Aldo Cibic
Antonio Citterio
Joe Colombo
D
Dolce and Gabbana
Michele De Lucchi
F
Battista Farina
Fendi
Salvatore Ferragamo
Anna Castelli Ferrieri
Andrea Fogli
Gianfranco Frattini
G
Eugenio Gerli
Dante Giacosa
Roberto Giolito
Giorgetto Giugiaro
Gucci
H
Franca Helg
I
Giancarlo Iliprandi
L
Piero Lissoni
M
Vico Magistretti
Angelo Mangiarotti
Enzo Mari
Paolo Martin
Stefano Marzano
Alberto Meda
Alessandro Mendini
Bruno Munari
Missoni
Moschino
N
Paola Navone
Emanuele Nicosia
Marcello Nizzoli
Vito Noto
Fabio Novembre
P
Gaetano Pesce
Roberto Pezzetta
Marco Piva
Gio Ponti
Mario Prada
Emilio Pucci
R
Lorenzo Ramaciotti
Willy Rizzo
Ernesto Nathan Rogers
Aldo Rossi
S
Bruno Sacco
Afra and Tobia Scarpa
Mara Servetto
Walter de Silva
Ettore Sottsass
T
Fabio Taglioni
Massimo Tamburini
Marco Tencone
Matteo Thun
V
Lella Vignelli
Massimo Vignelli
Gianni Versace
Z
Ugo Zagato
Marco Zanuso
Ermenegildo Zegna
người Ý
Nhà thiết kế Ý
Nghệ thuật Ý |
19819774 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1o%20di%E1%BB%85n%20%C4%91i%E1%BB%87n%20%E1%BA%A3nh%20%C3%9D | Danh sách đạo diễn điện ảnh Ý | Sau đây là danh sách các đạo diễn phim từ Ý:
A
Giuseppe Adami
Antonio Albanese
Marcello Albani
Giorgio Albertazzi
Adalberto Albertini
Filoteo Alberini
Goffredo Alessandrini
Ottavio Alessi
Mario Almirante
Silvio Amadio
Giuseppe Amato
Arturo Ambrosio
Gianni Amelio
Mario Amendola
Tony Amendola
Roberto Amoroso
Franco Amurri
Roberto Andò
Raffaele Andreassi
Marcello Andrei
Alfredo Angeli
Edoardo Anton
Michelangelo Antonioni
Renzo Arbore
Francesca Archibugi
Asia Argento
Dario Argento
Lello Arena
Ovidio Gabriele Assonitis
Antonio Attanasio
Pupi Avati
B
Gianfranco Baldanello
Ferdinando Baldi
Gian Vittorio Baldi
Marcello Baldi
Piero Ballerini
Luca Barbareschi
Umberto Barbaro
Enzo Barboni
Francesco Barilli
Ivo Barnabò Micheli
Carlo Barsotti
Elio Bartolini
Andrea Barzini
Maria Basaglia
Giulio Base
Franco Battiato
Giacomo Battiato
Luigi Batzella
Lamberto Bava
Mario Bava
Camillo Bazzoni
Luigi Bazzoni
Marco Bechis
Ila Bêka
Marco Bellocchio
Carmelo Bene
Roberto Benigni
Giuseppe Bennati
Stefano Benni
Alessandro Benvenuti
Paolo Benvenuti
Sergio Bergonzelli
Giuliana Berlinguer
Franco Bernini
Giulio Berruti
Bernardo Bertolucci
Giuseppe Bertolucci
Alberto Bevilacqua
Giuliano Biagetti
Enzo Biagi
Adelchi Bianchi
Andrea Bianchi
Giorgio Bianchi
Roberto Bianchi Montero
Paolo Bianchini
Ferruccio Biancini
Oreste Biancoli
Antonio Bido
Gianni Bisiach
Alessandro Blasetti
Silverio Blasi
Tanio Boccia
Sandro Bolchi
Mauro Bolognini
Adriano Bolzoni
Enrico Bomba
Gianni Bongioanni
Claudio Bonivento
Mario Bonnard
Alberto Bonucci
Carlo Borghesio
Ruth Borgobello
Cristiano Bortone
Franco Bottari
Bruno Bozzetto
Anton Giulio Bragaglia
Carlo Ludovico Bragaglia
Tinto Brass
Rossano Brazzi
Mario Brenta
Alfonso Brescia
Enrico Brignano
Guido Brignone
Edith Bruck
Franco Brusati
Ninni Bruschetta
Aldo Buzzi
C
Mario Caiano
Jerry Calà
Claudio Caligari
Francesco Calogero
Mimmo Calopresti
Alfio Caltabiano
Flavio Calzavara
Mario Camerini
Giacomo Campiotti
Carlo Campogalliani
Cesare Canevari
Giorgio Capitani
Alessandro Capone
Vittorio Caprioli
Antonio Capuano
Luigi Capuano
Alberto Cardone
Carlo Carlei
Giuliano Carnimeo
Fabio Carpi
Pier Carpi
Jonas Carpignano
Mario Caserini
Stefania Casini
Riccardo Cassano
Renato Castellani
Franco Castellano
Sergio Castellitto
Arnaldo Catinari
Alberto Cavallone
Liliana Cavani
Paolo Cavara
Massimo Ceccherini
Guido Celano
Adriano Celentano
Adolfo Celi
Fernando Cerchio
Ferruccio Cerio
Ennio Cerlesi
Tonino Cervi
Piero Chiambretti
Luigi Chiarini
Carlo Alberto Chiesa
Guido Chiesa
Nando Cicero
Tano Cimarosa
Beppe Cino
Marcello Ciorciolini
Daniele Ciprì
Franco Citti
Sergio Citti
Osvaldo Civirani
Giancarlo Cobelli
Duilio Coletti
Giuseppe Colizzi
Cristina Comencini
Francesca Comencini
Luigi Comencini
Jacopo Comin
Bruno Corbucci
Sergio Corbucci
Pappi Corsicato
Leonardo Cortese
Mario Costa
Maurizio Costanzo
Saverio Costanzo
Vittorio Cottafavi
Tizza Covi
Luigi Cozzi
Mario Craveri
Armando Crispino
Giorgio Cristallini
Carlo Croccolo
D
Antonio D'Agostino
Alessandro D'Alatri
Angelo D'Alessandro
Massimo Dallamano
Renato Dall'Ara
Enzo D'Alò
Damiano Damiani
Luigi Filippo D'Amico
Daniele D'Anza
Alberto D'Aversa
Fabrizio De Angelis
Andrea De Carlo
Ennio De Concini
Luciano De Crescenzo
Eduardo De Filippo
Elsa De Giorgi
Raimondo Del Balzo
Ubaldo Maria Del Colle
Giuseppe De Liguoro
Wladimiro De Liguoro
Peter Del Monte
Renato De Maria
Alberto De Martino
Leonardo De Mitri
Ruggero Deodato
Raffaele De Ritis
Francesco De Robertis
Giannetto De Rossi
Corrado D'Errico
Giuseppe De Santis
Vittorio De Seta
Christian De Sica
Manuel De Sica
Vittorio De Sica
Vittorio De Sisti
Roberto D'Ettorre Piazzoli
Enzo Di Gianni
Fernando Di Leo
Carlo Di Palma
Alessandro Di Robilant
Rino Di Silvestro
Marco Di Tillo
Ignazio Dolce
Carlo Duse
Vittorio Duse
E
Luciano Emmer
Luciano Ercoli
F
Aldo Fabrizi
Roberto Faenza
Giovanni Fago
Dino Falconi
Ugo Falena
Corrado Farina
Felice Farina
Giuseppe Fatigati
Massimo Felisatti
Federico Fellini
Riccardo Fellini
Giuseppe Ferlito
Davide Ferrario
Marco Ferreri
Franco Ferrini
Ignazio Ferronetti
Giorgio Ferroni
Alberto Festa
Pasquale Festa Campanile
Demofilo Fidani
Enzo Fiermonte
Armando Fizzarotti
Ettore Maria Fizzarotti
Dario Fo
Marcello Fondato
Giovacchino Forzano
Clemente Fracassi
Claudio Fragasso
Gianni Franciolini
Massimo Franciosa
Pietro Francisci
Mario Franco
Riccardo Freda
Lucio Fulci
G
Daniele Gaglianone
Giovanna Gagliardo
Carmine Gallone
Daniele Gangemi
Mario Gariazzo
Mario Garriba
Matteo Garrone
Riccardo Garrone
Sergio Garrone
Alessandro Gassman
Vittorio Gassman
Ernesto Gastaldi
Giuseppe Mario Gaudino
Augusto Genina
Giacomo Gentilomo
Pietro Germi
Alfredo Giannetti
Ettore Giannini
Gibba
Marco Tullio Giordana
Claudio Giorgi
Attilio Giovannini
Franco Giraldi
Enzo Girolami
Marino Girolami
Romolo Girolami
Roberto Girometti
Valeria Golino
Claudio Gora
Enrico Gras
Ernesto Grassi
Paolo Grassi
Emidio Greco
Ezio Greggio
Ugo Gregoretti
Sergio Grieco
Aldo Grimaldi
Antonello Grimaldi
Aurelio Grimaldi
Gianni Grimaldi
Luca Guadagnino
Giovanni Guareschi
Alfredo Guarini
Giuseppe Guarino
Enrico Guazzoni
Mino Guerrini
Guidarino Guidi
Gabriel Cash
H
Paolo Heusch
Terence Hill
I
Angelo Iacono
Ivo Illuminati
Mario Imperoli
Stefano Incerti
Franco Indovina
Alex Infascelli
Carlo Infascelli
Fiorella Infascelli
Ciccio Ingrassia
Ciro Ippolito
Simona Izzo
J
Gualtiero Jacopetti
Valerio Jalongo
L
Wilma Labate
Aldo Lado
Mario Landi
Mario Lanfranchi
Alberto Lattuada
Francesco Laudadio
Mariano Laurenti
Gabriele Lavia
Gianfrancesco Lazotti
Gavino Ledda
Umberto Lenzi
Sergio Leone
Roberto Leoni
Antonio Leonviola
Marco Leto
Enzo Liberti
Luciano Ligabue
Piero Livi
Carlo Lizzani
Franco Lo Cascio
Giovanni Lombardo Radice
Leo Longanesi
Nanni Loy
Daniele Luchetti
Maurizio Lucidi
Michele Lupo
M
Mauro Macario
Ruggero Maccari
Giulio Macchi
Luigi Magni
Antonio Maria Magro
Anton Giulio Majano
Curzio Malaparte
Nunzio Malasomma
Guido Malatesta
Luigi Malerba
Luca Manfredi
Nino Manfredi
Giulio Manfredonia
Nicola Manzari
Dacia Maraini
Lucio Marcaccini
Romolo Marcellini
Siro Marcellini
Marcello Marchesi
Franco Maresco
Antonio Margheriti
Giorgio Mariuzzo
Vincenzo Marra
Renzo Martinelli
Luciano Martino
Sergio Martino
Nino Martoglio
Mario Martone
Francesco Maselli
Mario Massa
Aristide Massaccesi
Francesco Massaro
Stelvio Massi
Camillo Mastrocinque
Antonello Matarazzo
Raffaello Matarazzo
Bruno Mattei
Mario Mattòli
Roberto Mauri
Carlo Mazzacurati
Lorenza Mazzetti
Massimo Mazzucco
Leo Menardi
Pino Mercanti
Raffaele Mertes
Vittorio Metz
Riccardo Milani
Gianfranco Mingozzi
Felice Minotti
Mario Missiroli
Federico Moccia
Giuseppe Moccia
Domenico Modugno
Paolo Moffa
Flavio Mogherini
Antonio Monda
Mario Monicelli
Giuliano Montaldo
Indro Montanelli
Luigi Montefiori
Enzo Monteleone
Enrico Montesano
Adriana Monti
Beni Montresor
Nanni Moretti
Mario Morra
Giorgio Moser
Gabriele Muccino
Edoardo Mulargia
Vincenzo Musolino
N
Nico Naldini
Armando Nannuzzi
Gian Gaspare Napolitano
Sergio Nasca
Piero Natoli
Anna Negri
Alberto Negrin
Baldassarre Negroni
Maurizio Nichetti
Giancarlo Nicotra
Stanislao Nievo
Salvatore Nocita
Nick Nostro
Elvira Notari
Francesco Nuti
Paolo Nuzzi
O
Luciano Odorisio
Enrico Oldoini
Ermanno Olmi
Oscar Orefici
Giuseppe Orlandini
Valentino Orsini
Ferzan Özpetek
P
Antonello Padovano
Marcello Pagliero
Amleto Palermi
Giorgio Panariello
Gianfranco Pannone
Domenico Paolella
Giulio Paradisi
Neri Parenti
Gianfranco Parolini
Francesco Pasinetti
Pier Paolo Pasolini
Uberto Pasolini
Sergio Pastore
Giovanni Pastrone
Giuseppe Patroni Griffi
Livio Pavanelli
Pier Ludovico Pavoni
Riccardo Pazzaglia
Glauco Pellegrini
Lucio Pellegrini
Ivo Perilli
Memè Perlini
Alfonso Perugini
Sandro Petraglia
Elio Petri
Giulio Petroni
Gianfranco Piccioli
Giuseppe Piccioni
Leonardo Pieraccioni
Piero Pierotti
Antonio Pietrangeli
Paolo Pietrangeli
Pier Francesco Pingitore
Massimo Pirri
Salvatore Piscicelli
Nicola Pistoia
Fabio Pittorru
Michele Placido
Ferdinando Maria Poggioli
Gian Luigi Polidoro
Leone Pompucci
Gillo Pontecorvo
Marco Ponti
Maurizio Ponzi
Antonella Ponziani
Pasquale Pozzessere
Renato Pozzetto
Franco Prosperi
Francesco Prosperi
Giorgio Prosperi
Gianni Puccini
Massimo Pupillo
Q
Pino Quartullo
Giulio Questi
Folco Quilici
R
Ubaldo Ragona
Simone Rapisarda Casanova
Filippo Walter Ratti
Piero Regnoli
Pina Renzi
Tonino Ricci
Gennaro Righelli
Davide Riondino
Claudio Risi
Dino Risi
Marco Risi
Nelo Risi
Antonello Riva
Alfredo Rizzo
Alfredo Robert
Roberto Roberti
Giuseppe Rocca
Alice Rohrwacher
Luca Ronconi
Brunello Rondi
Gian Luigi Rondi
Francesco Rosi
Gian Paolo Rosmino
Nello Rossati
Renzo Rossellini
Roberto Rossellini
Franco Rossetti
Francesco Rosi
Salvatore Rosso
Luigi Rovere
Sergio Rubini
Antonio Rubino
S
Vittorio Sala
Corso Salani
Luciano Salce
Vincenzo Salemme
Enrico Maria Salerno
Gabriele Salvatores
Jack Salvatori
Francesco Salvi
Guido Salvini
Salvatore Samperi
Walter Santesso
Giancarlo Santi
Leopoldo Savona
Massimo Scaglione
Maurizio Scaparro
Umberto Scarpelli
Luigi Scattini
Aldo Scavarda
Romano Scavolini
Franco Scepi
Riccardo Schicchi
Mario Schifano
Tito Schipa jr
Piero Schivazappa
Maurizio Sciarra
Pasquale Scimeca
Ettore Scola
Giuseppe Maria Scotese
Luciano Secchi
Mario Serandrei
Gustavo Serena
Enzo Siciliano
Mario Siciliano
Giorgio Simonelli
Giovanni Simonelli
Renato Simoni
Vittorio Sindoni
Umberto Smaila
Michele Soavi
Mario Soldati
Silvio Soldini
Sergio Sollima
Stefano Sollima
Alberto Sordi
Paolo Sorrentino
Paolo Spinola
Pasquale Squitieri
Sergio Staino
Giorgio Strehler
T
Gino Talamo
Michele Massimo Tarantini
Anna Maria Tatò
Elda Tattoli
Gianluca Maria Tavarelli
Paolo Taviani
Vittorio Taviani
Vittorio Tedesco Zammarano
Piero Tellini
Duccio Tessari
Sergio Tofano
Maria Sole Tognazzi
Ricky Tognazzi
Ugo Tognazzi
Giuseppe Tornatore
Roberta Torre
Gianni Toti
Luciano Tovoli
Fausto Tozzi
Enzo Trapani
Luis Trenker
Leopoldo Trieste
Massimo Troisi
Marco Turco
Carlo Tuzii
V
Tonino Valerii
Gino Valori
Florestano Vancini
Carlo Vanzina
Stefano Vanzina
Giuseppe Vari
Maurizio Vasco
Turi Vasile
Dino Verde
Carlo Verdone
Aldo Vergano
Giovanni Veronesi
Marco Vicario
Piero Vida
Paolo Virzì
Eriprando Visconti
Luchino Visconti
Piero Vivarelli
Mario Volpe
W
Lina Wertmüller
Fulvio Wetzl
Edoardo Winspeare
Z
Pino Zac
Maurizio Zaccaro
Giancarlo Zagni
Gero Zambuto
Luigi Zampa
Mario Zampi
Gianni Zanasi
Cesare Zavattini
Franco Zeffirelli
Primo Zeglio
Italo Zingarelli
Giuseppe Zucca
Piero Zuffi
Valerio Zurlini
Xem thêm
Danh sách nam diễn viên Ý
Danh sách nữ diễn viên Ý
Chú thích và tham khảo
người Ý
Đạo diễn Ý
Danh sách các đạo diễn
Nghệ thuật Ý |
19819781 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20%C3%9D | Danh sách nhà triết học Ý | Danh sách này liệt kê các triết gia từ Ý, phân loại theo thời kỳ lịch sử:
Các triết gia gốc Italic
Ocellus Lucanus
Parmenides
Zeno xứ Elea
Corax xứ Syracuse
Tisias
Onatas
Hippo
Hippasus
Epicharmus xứ Kos
Eurytus
Acrion
Aesara
Arignote
Myia
Theano
Aeschines xứ Neapolis
Calliphon xứ Croton
Hicetas
Ecphantus the Pythagorean
Cleinias xứ Tarentum
Clinomachus
Aresas
Brontinus
Alcmaeon xứ Croton
Damo
Empedocles
Gorgias
Lycophron
Polus
Timaeus xứ Locri
Aristoxenus
Dicaearchus
Archimedes
Archytas
Philolaus
Lysis xứ Taras
Diodotus the Stoic
Siro the Epicurean
Aristocles xứ Messene
Các triết gia La Mã
Rabirius
Catius
Amafinius
Gaius Blossius
Papirius Fabianus
Aulus Cornelius Celsus
Diodotus the Stoic
Cato the Younger
Cicero
Helvidius Priscus
Lucretius
Marcus Junius Brutus
Nigidius Figulus
Seneca the Younger
Arulenus Rusticus
Publius Clodius Thrasea Paetus
Gaius Musonius Rufus
Tacitus
Justin Martyr
Apuleius
Marcus Aurelius
Tertullian
Marcus Minucius Felix
Claudius Aelianus
Amelius
Julian
Gaius Marius Victorinus
Calcidius
Tyrannius Rufinus
Các triết gia thời Trung Cổ
Boethius
Cassiodorus
James xứ Venice
Joachim xứ Fiore
Anselm xứ Besate
Lanfranc
Pierre Lombard
Ibn Zafar al-Siqilli
Peter xứ Capua the Elder
Boncompagno da Signa
Brunetto Latini
Bonaventure
Thomas Aquinas
Matthew xứ Aquasparta
Giles xứ Rome
Pietro d'Abano
Cavalcante Cavalcanti
John xứ Naples
James xứ Viterbo
Michael xứ Cesena
Marsilio da Padova
Albertano da Brescia
Menahem Recanati
Isaac ben Mordecai
Hillel ben Samuel
Eliezer ben Samuel xứ Verona
Francis xứ Marchia
Gregory xứ Rimini
Giovanni Dondi
Blasius xứ Parma
Guarino xứ Verona
Paul xứ Venice
Leonardo Bruni
Palla di Onorio Strozzi
Poggio Bracciolini
Gaetano da Thiene
Các triết gia thế kỷ thứ 15
Leon Battista Alberti
Lorenzo Valla
Elia del Medigo
Judah Messer Leon
Cristoforo Landino
Marsilio Ficino
Alessandro Braccesi
Ludovico Lazzarelli
Pomponazzi
Giovanni Pico della Mirandola
Alessandro Achillini
Francesco Cattani da Diacceto
Francesco Zorzi
Thomas Cajetan
Niccolò Machiavelli
Aulo Giano Parrasio
Petrus Egidius
Obadiah ben Jacob Sforno
Marcantonio Zimara
Agostino Nifo
Girolamo Fracastoro
Leandro Alberti
Giulio Camillo Delminio
Francesco Guicciardini
Mariangelo Accorso
Matteo Tafuri
Simone Porzio
Vittore Trincavelli
Agostino Steuco
Giovan Battista Gelli
Mario Nizzoli
Sperone Speroni
Pier Angelo Manzolli
Các triết gia thế kỷ thứ 16
Girolamo Cardano
Moshe Provençal
Leon xứ Modena
Alessandro Piccolomini
Bernardino Telesio
Azariah dei Rossi
Guglielmo Gratarolo
Andrea Cesalpino
Francesco Piccolomini
Francesco Patrizi
Girolamo Mercuriale
Marcello Capra
Simone Simoni
Jacopo Zabarella
Francesco Buonamici
Giambattista della Porta
Francesco Pucci
Giovanni Botero
Guidobaldo del Monte
Giordano Bruno
Jacopo Mazzoni
Cesare Cremonini
Giulio Pace
Abraham Yagel
Galileo Galilei
Lodovico delle Colombe
Tommaso Campanella
Antonio Serra
Fortunio Liceti
Mario Bettinus
Valeriano Magni
Antonio Rocco
Torquato Accetto
Francesco Pona
Giacomo Accarisi
Các triết gia thế kỷ thứ 17
Bartolomeo Mastri
Lemme Rossi
Giovanni Alfonso Borelli
Tito Livio Burattini
Francesco D'Andrea
Elena Cornaro Piscopia
Michelangelo Fardella
Giovanni Battista Tolomei
Domenico Gagliardi
Francesco Bianchini
Tommaso Campailla
Giambattista Vico
Luigi Guido Grandi
Pietro Giannone
Giovanni Andrea Tria
Antonio Schinella Conti
Francesco Maria Zanotti
Alberto Radicati
Jacopo Stellini
Giuseppa Eleonora Barbapiccola
Các triết gia thế kỷ thứ 18
Moshe Chaim Luzzatto
Giovanni Salvemini
Francesco Algarotti
Antonio Genovesi
Giovanni Maria Ortes
Appiano Buonafede
Cosimo Alessandro Collini
Giambattista Toderini
Pietro Verri
Filippo Mazzei
Ferrante de Gemmis
Cesare Beccaria
Giovanni Cristofano Amaduzzi
Nicola Spedalieri
Alessandro Verri
Melchiorre Delfico
Niccola Andria
Vittorio Alfieri
Vitangelo Bisceglia
Gaetano Filangieri
Joseph de Maistre
Gian Domenico Romagnosi
Marco Mastrofini
Pasquale Galluppi
Paolo Costa
Monaldo Leopardi
Francesco Puccinotti
Antonio Rosmini
Giacomo Leopardi
Terenzio Mamiani della Rovere
Các triết gia thế kỷ thứ 19
Carlo Cattaneo
Vincenzo Gioberti
Matteo Liberatore
Giuseppe Ferrari
Gaetano Sanseverino
Augusto Vera
Francesco De Sanctis
Ausonio Franchi
Augusto Conti
Giorgio Politeo
Roberto Ardigò
Francesco Bonatelli
Francesco Acri
Francesco Fiorentino
Giovanni Bovio
Antonio Labriola
Gaetano Mosca
Vilfredo Pareto
Giuliano Kremmerz
Benedetto Croce
Enrico Ruta
Eugenio Rignano
Giuseppe Rensi
Giovanni Gentile
Francesco Saverio Merlino
Sergio Panunzio
Carlo Michelstaedter
Arturo Reghini
Antonio Gramsci
Julius Evola
Các triết gia thế kỷ thứ 20
Nicola Abbagnano
Lanza del Vasto
Alexandre Passerin d'Entrèves
Ernesto Grassi
Vincenzo Bianchini
Ludovico Geymonat
Norberto Bobbio
Eugenio Garin
Augusto Del Noce
Cornelio Fabro
Bruno Leoni
Silvio Ceccato
Tommaso Palamidessi
Luigi Gui
Giorgio Colli
Luigi Pareyson
Mario Albertini
Marino Di Teana
Manlio Sgalambro
Emanuele Severino
Mario Tronti
Umberto Eco
Toni Negri
Gianni Vattimo
Remo Bodei
Domenico Losurdo
Mario Perniola
Giorgio Agamben
Costanzo Preve
Massimo Cacciari
Francesco D'Agostino
Franco Berardi
Roberto Esposito
Paolo Virno
Franco Volpi
Giuseppe Zevola
Guido del Giudice
Nuccio Ordine
Bruno Osimo
Carlo Lottieri
Marcello Landi
Luciano Floridi
Massimo Pigliucci
Alberto Jori
Federico Ferrari
Michela Marzano
Paola Cavalieri
Nicla Vassallo
Aldo Gargani
Carlo Penco
Cristina Bicchieri
Maria Luisa Dalla Chiara
Achille Varzi
Gualtiero Piccinini
Eva Picardi
Franca D'Agostini
Pieranna Garavaso
Giulio Giorello
Gloria Origgi
Lorenzo Magnani
Evandro Agazzi
Gianni Vattimo
Maurizio Ferraris
Diego Bubbio
Xem thêm
Triết học phương Tây
Danh sách nhà triết học
Người Ý
Triết học Ý
Văn hoá Ý
Triết gia Ý
Triết gia Ý thời La Mã |
19819786 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1o%20di%E1%BB%85n%20Ph%C3%A1p | Danh sách đạo diễn Pháp | Đây là danh sách các đạo diễn phim từ Pháp:
A–B
Mona Achache
Gabriel Aghion
Alexandre Aja
Jean-Gabriel Albicocco
Marc Allégret
Yves Allégret
Jean-Baptiste Andrea
Jean-Jacques Annaud
Olivier Assayas
Alexandre Astruc
Jacques Audiard
Jacqueline Audry
Jean Aurel
Claude Autant-Lara
Serge Avedikian
Gaël Aymon
Géla Babluani
Charles le Bargy
Jacques de Baroncelli
Jean-Marc Barr
Jean-Louis Barrault
Jacques Becker
Jean Becker
Jean-Jacques Beineix
Yannick Bellon
Yamina Benguigui
Raymond Bernard
Claude Berri
Luc Besson
Bruno Bianchi
Enki Bilal
Alice Guy-Blaché
Michel Blanc
Bertrand Blier
Romane Bohringer
Michel Boisrond
Patrick Bokanowski
Bertrand Bonello
Bernie Bonvoisin
Rachid Bouchareb
Laurent Boutonnat
Jean-Christophe Bouvet
Sarah Bouyain
Jean-Pierre Bouyxou
Jean Boyer
Gérard Brach
Catherine Breillat
Robert Bresson
Jean-Claude Brialy
Philippe de Broca
Charles Burguet
Alexandre Bustillo
José Bénazéraf
C–E
Marcel Camus
Guillaume Canet
Laurent Cantet
Leos Carax
Christian Carion
Marcel Carné
Marc Caro
Emmanuel Carrère
Yves Caumon
André Cayatte
Claude Chabrol
Jacques Charon
Étienne Chatiliez
Patrice Chéreau
Segundo de Chomón
Élie Chouraqui
Christian-Jaque
Yves Ciampi
Jean-Paul Civeyrac
René Clair
René Clément
Henri-Georges Clouzot
Jean Cocteau
Clément Cogitore
Romain Cogitore
Henri Colpi
Alain Corneau
Catherine Corsini
Edgardo Cozarinsky
Guy Debord
Camille Delamarre
Jean Delannoy
Benoît Delépine
Denis Delestrac
Louis Delluc
Richard Dembo
Jacques Demy
Claire Denis
Jacques Deray
Arnaud Desplechin
Michel Deville
Henri Diamant-Berger
William Kennedy Dickson
Albert Dieudonné
Vincent Dieutre
Arielle Dombasle
Germaine Dulac
Bruno Dumont
François Dupeyron
Marguerite Duras
Julien Duvivier
Christine Edzard
Robert Enrico
Jean Epstein
Jean Eustache
F–J
Henri de la Falaise
Ismaël Ferroukhi
Louis Feuillade
Jacques Feyder
Georges Franju
Guy du Fresnay
Abel Gance
Christophe Gans
Nicole Garcia
Philippe Garrel
Louis J. Gasnier
Tony Gatlif
Costa Gavras
Julie Gavras
Daniel Gélin
Xavier Gens
Bernard Giraudeau
Francis Girod
Jean-Luc Godard
Michel Gondry
Yann Gonzalez
Jean-Pierre Gorin
Jean-Paul Goude
Pierre Granier-Deferre
Jean Grémillon
Paul Grimault
Stéphan Guérin-Tillié
Sacha Guitry
Paul Gury
Alice Guy-Blaché
Lucile Hadžihalilović
Roger Hanin
Mia Hansen-Løve
Philippe Harel
Christophe Honoré
Robert Hossein
André Hugon
André Hunebelle
Marcel Ichac
Jean Image
Otar Iosseliani
Aline Issermann
Luc Jacquet
Benoît Jacquot
Just Jaeckin
Agnès Jaoui
Sébastien Japrisot
Jean-Christophe Jeauffre
Jean-Pierre Jeunet
Roland Joffé
K–M
William Karel
Mathieu Kassovitz
Peter Kassovitz
Cédric Klapisch
Nicolas Klotz
Gérard Krawczyk
Diane Kurys
Adonis Kyrou
Marcel L'Herbier
Nans Laborde-Jourdàa
George Lacombe
Jean-Daniel Lafond
René Laloux
Albert Lamorisse
Rémi Lange
Claude Lanzmann
Jacques Lanzmann
Denys de La Patellière
Pascal Laugier
Georges Lautner
Yves Lavandier
Louis Le Prince
Patrice Leconte
Claude Lelouch
René Leprince
Louis Leterrier
Sébastien Lifshitz
Auguste and Louis Lumière
Sarah Maldoror
Louis Malle
Sophie Marceau
Ali Marhyar
Maurice Mariaud
Chris Marker
Jean-Pierre Marois
Christian Marquand
Tonie Marshall
Léon Mathot
Julien Maury
Nicolas Maury
Georges Méliès
Jean-Pierre Melville
Michel Mitrani
Radu Mihăileanu
Claude Miller
Alexandre Michon
Noël Mitrani
Serge Moati
Jean-Pierre Mocky
Léonide Moguy
Édouard Molinaro
Gregory Monro
Bruno Monsaingeon
Gaël Morel
Luc Moullet
Mr. Oizo
Musidora
N–R
Raphael Nadjari
Jules and Gedeon Naudet
Gaspar Noé
Bruno Nuytten
Marcel Ophüls
Gérard Oury
François Ozon
Marcel Pagnol
Jean Painlevé
Euzhan Palcy
Jean-Marie Pallardy
Philippe Parreno
Christine Pascal
Alain Payet
Max Pécas
Robert Péguy
Vincent Pérez
Léonce Perret
Jacques Perrin
Maurice Pialat
Claude Pinoteau
Gérard Pirès
Pitof
Jean-Marie Poiré
Léon Poirier
Roman Polanski
Jean-Daniel Pollet
Henri Pouctal
Eugene Py
Philippe Ramos
Alex Ranarivelo
Bernard Rapp
Jean-Paul Rappeneau
Jean Renoir
Alain Resnais
Jacques Rivette
Alain Robbe-Grillet
Yves Robert
Éric Rochant
Charles de Rochefort
Éric Rohmer
Jean Rollin
Frédéric Rossif
François Rotger
Brigitte Roüan
Gaston Roudès
Jacques Rouffio
Henry Roussell
Jacques Rozier
Alexandre Ryder
S–Z
Jean-Paul Salomé
Lucia Sanchez
Claude Sautet
Suzanne Schiffman
Pierre Schoendoerffer
Barbet Schroeder
Céline Sciamma
Partho Sen-Gupta
Serge Ankri
Coline Serreau
Marius Sestier
Delphine Seyrig
Florent Emilio Siri
Ramzi Ben Sliman
George Sluizer
Nicole Stéphane
Straub-Huillet
Ramata-Toulaye Sy
Charlotte Szlovak
Jeannot Szwarc
Jihan El-Tahri
Jacques Tati
Bertrand Tavernier
André Téchiné
Virginie Thévenet
Danièle Thompson
Daniel Tinayre
Laurent Tirard
Jacques Tourneur
Maurice Tourneur
Tran Anh Hung
Coralie Trinh Thi
Nadine Trintignant
François Truffaut
Roger Vadim
Eric Valli
Charles Vanel
Agnès Varda
Marcel Varnel
Flore Vasseur
Anton Vassil
Francis Veber
Paul Vecchiali
Henri Verneuil
Sandrine Veysset
Jean Vigo
René Viénet
Régis Wargnier
Alexis Wajsbrot
André Weinfeld
Sylvain White
Anne Wiazemsky
Ferdinand Zecca
Ariel Zeitoun
Claude Zidi
Rebecca Zlotowski
Erick Zonca
Xem thêm
Điện Ảnh Pháp
Danh sách người Pháp
Liên kết ngoài
Một số chú thích về các đạo diễn
người Pháp
Điện ảnh Pháp
Nghệ thuật Pháp
Văn hoá Pháp
Đạo diễn Pháp |
19819789 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20Ph%C3%A1p | Danh sách nhà triết học Pháp | Đây là danh sách các triết gia từ Pháp:
A
Jean-Baptiste le Rond d’Alembert (1717–1783)
Louis Althusser (1918–1990)
Antoine Arnauld (1612–1694)
Raymond Aron (1905–1983)
Pierre Aubenque (1929–2020)
B
François Noël Babeuf (1760–1797)
Gaston Bachelard (1884–1962)
Élisabeth Badinter (* 1944)
Alain Badiou (* 1937)
Étienne Balibar (* 1942)
Roland Barthes (1915–1980)
Georges Bataille (1897–1962)
Jean Baudrillard (1929–2007)
Pierre Bayle (1647–1706)
Jean Beaufret (1907–1982)
Simone de Beauvoir (1908–1986)
Miguel Benasayag (* 1953)
Henri Bergson (1859–1941)
Maine de Biran (1766–1824)
Maurice Blanchot (1907–2003)
Jean Bodin (1529/30–1596)
Émile Boutroux (1845–1921)
Jacques Bouveresse (1940–2021)
Émile Bréhier (1876–1952)
Léon Brunschvicg (1869–1944)
C
Pierre-Jean-Georges Cabanis (1757–1808)
Albert Camus (1913–1960)
Georges Canguilhem (1904–1995)
Cornelius Castoriadis (1922–1997)
Jean Cavaillès (1903–1944)
Pierre Charron (1541–1603)
Émile Chartier (1868–1951)
Emil Cioran (1911–1995)
Auguste Comte (1798–1857)
André Comte-Sponville (* 1952)
Étienne Bonnot de Condillac (1714–1780)
Marie Jean Antoine Nicolas Caritat, Marquis de Condorcet (1743–1794)
Victor Cousin (1792–1867)
D
Gilles Deleuze (1925–1995)
Jacques Derrida (1930–2004)
René Descartes (1596–1650)
Vincent Descombes (* 1943)
Antoine Louis Claude Destutt de Tracy (1754–1836)
Denis Diderot (1713–1784)
F
Luc Ferry (* 1951)
Alain Finkielkraut (* 1949)
Michel Foucault (1926–1984)
Charles Fourier (1772–1837)
G
Pierre Gassendi (1592–1655)
Étienne Gilson (1884–1978)
René Girard (1923–2015)
André Glucksmann (1937–2015)
Victor Goldschmidt (1914–1981)
Marie de Gournay (1565–1645)
Jean-Marie Guyau (1854–1888)
H
Ernst Hello (1828–1885)
Claude Henri Helvetius (1715–1771)
Michel Henry (1922–2002)
Paul Henri Thiry d’Holbach (1723–1789)
Guy Hocquenghem (1946–1988)
Jean Hyppolite (1907–1968)
J
Vladimir Jankélévitch (1903–1985)
François Jullien (* 1951)
K
Sarah Kofman (1934–1994)
Alexandre Kojève (1902–1968)
Alexandre Koyré (1892–1964)
Julia Kristeva (* 1941)
L
Étienne de La Boétie (1530–1563)
Julien Offray de La Mettrie (1709–1751)
Jacques Lacan (1901–1981)
Philippe Lacoue-Labarthe (1940–2007)
Olivier Le Cour Grandmaison (* 1960)
Emmanuel Levinas (1906–1995)
Jacqueline Lichtenstein (1947–2019)
Jean-François Lyotard (1924–1998)
M
Gabriel Bonnot de Mably (1709–1785)
Pierre Magnard (* 1927)
Joseph de Maistre (1753–1821)
Nicolas Malebranche (1638–1715)
Gabriel Marcel (1889–1973)
Jean-Luc Marion (* 1946)
Maurice Merleau-Ponty (1908–1961)
Marin Mersenne (1588–1648)
Jean Meslier (1664–1729)
Jean-Claude Milner (* 1941)
Jean-Baptiste de Mirabaud (1675–1760)
Michel de Montaigne (1533–1592)
Charles de Secondat, Baron de Montesquieu (1689–1755)
Étienne-Gabriel Morelly (1717–1778)
Emmanuel Mounier (1905–1950)
N
Pierre Nicole (1625–1695)
P
Blaise Pascal (1623–1662)
Georges Politzer (1903–1942)
Nicos Poulantzas (1936–1979)
Pierre-Joseph Proudhon (1809–1865)
R
Petrus Ramus (1515–1572)
Jacques Rancière (* 1940)
Paul Ricœur (1913–2005)
Clément Rosset (1939–2018)
Louis Rougier (1889–1982)
Henri de Roy (1598–1679)
Jean-Jacques Rousseau (1712–1778)
S
Claude-Henri de Rouvroy, Graf von Saint-Simon (1760–1825)
Jean-Paul Sartre (1905–1980)
René Schérer (1922–2023)
Michel Serres (1930–2019)
Emmanuel Joseph Sieyès (1748–1836)
Georges Sorel (1847–1922)
T
Pierre Teilhard de Chardin (1881–1955)
V
Paul Valéry (1871–1945)
Voltaire (1694–1778)
Jules Vuillemin (1920–2001)
W
Jean Wahl (1888–1974)
Eric Weil (1904–1977)
Simone Weil (1909–1943)
Xem thêm
Danh sách nhà triết học nổi tiếng
Người Pháp
Triết học Pháp
Nhà triết học Pháp |
19819802 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhea%20Perlman | Rhea Perlman | Rhea Jo Perlman (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1948) là nữ diễn viên người Mỹ. Cô từng thủ vai bồi bàn Carla Tortelli trong sitcom Cheers (1982–1993). Trong suốt 11 mùa phim, bà đã mười lần được đề cử giải Emmy ở hạng mục "Nữ phụ nổi bật", thắng bốn lần; và kỷ lục sáu đề cử Quả cầu vàng cho "Nữ phụ phim truyền hình xuất sắc nhất". Bà cũng từng tham gia trong một số phim khác như Canadian Bacon (1995), Matilda (1996), The Sessions (2012), Poms (2019) và Barbie (2023).
Tiểu sử
Perlman sinh ngày 31 tháng 3 năm 1948 tại Coney Island, Brooklyn, thành phố New York. Cha là Philip, nhập cư từ Ba Lan, giám đốc một xưởng sản xuất búp bê, mẹ là Adele, làm kế toán. Em gái bà là biên kịch, nhà sản xuất phim Heide Perlman.
Bà học diễn xuất tại Đại học Hunter, New York, tốt nghiệp bằng Cử nhân Nghệ thuật năm 1968.
Đời tư
Perlman gặp Danny DeVito vào ngày 17 tháng 1 năm 1971 khi đi xem bạn của mình cùng với nam diễn viên đóng vở kịch The Shrinking Bride. Cả hai chuyển tới ở cùng nhau sau hai tuần làm quen. Ngày 28 tháng 1 năm 1982, họ kết hôn.
Cặp đôi sinh được ba người con: Lucy Chet DeVito, Grace Fan DeVito và Jacob Daniel DeVito. Perlman là người Do Thái còn DeVito theo đạo Công giáo.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nữ diễn viên lồng tiếng Mỹ
Nữ diễn viên truyền hình Mỹ
Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ
Nữ diễn viên đến từ thành phố New York
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 20
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1948 |
19819814 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Daegu | Tổng giáo phận Daegu | Tổng giáo phận Daegu (tên trước đây là Taiku/Taegu) (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Hàn Quốc. Tổng giám mục Daegu, người có ngai tòa tại Nhà thờ chính tòa Kyesan ở Daegu, là Trưởng giáo tỉnh của các giáo phận Andong, Cheongju, Masan và Busan.
Tổng giáo phận là giáo phận lâu đời nhất tại Triều Tiên, ban đầu được thành lập dưới dạng một Hạt Đại diện Tông tòa vào ngày 8/4/1911, tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Triều Tiên. Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một tổng giáo phận vào ngày 10/3/1962.
Thống kê
Đến năm 2021, tổng giáo phận có 511.901 giáo dân trên dân số tổng cộng 4.433.870, chiếm 11,5%.
|-
| 1949 || 30.243 || 6.290.000 || 0,5 || 37 || 37 || || 817 || || || 35 || 34
|-
| 1970 || 77.891 || 3.148.954 || 2,5 || 126 || 98 || 28 || 618 || || 75 || 410 || 45
|-
| 1980 || 126.553 || 3.443.173 || 3,7 || 119 || 88 || 31 || 1.063 || || 82 || 573 || 62
|-
| 1990 || 245.024 || 4.142.489 || 5,9 || 152 || 120 || 32 || 1.612 || || 98 || 702 || 84
|-
| 1999 || 342.263 || 4.397.791 || 7,8 || 249 || 213 || 36 || 1.374 || || 115 || 958 || 114
|-
| 2000 || 359.964 || 4.439.003 || 8,1 || 257 || 222 || 35 || 1.400 || || 110 || 958 || 114
|-
| 2001 || 371.532 || 4.467.057 || 8,3 || 274 || 239 || 35 || 1.355 || || 134 || 943 || 117
|-
| 2002 || 382.361 || 4.474.349 || 8,5 || 283 || 249 || 34 || 1.351 || || 95 || 954 || 118
|-
| 2003 || 391.607 || 4.470.061 || 8,8 || 311 || 277 || 34 || 1.259 || || 114 || 955 || 132
|-
| 2004 || 402.958 || 4.466.810 || 9,0 || 315 || 282 || 33 || 1.279 || || 98 || 950 || 140
|-
| 2006 || 419.299 || 4.466.166 || 9,4 || 353 || 315 || 38 || 1.187 || || 107 || 1.035 || 146
|-
| 2013 || 471.571 || 4.523.733 || 10,4 || 429 || 382 || 47 || 1.099 || || 108 || 1.275 || 159
|-
| 2016 || 491.921 || 4.533.397 || 10,9 || 449 || 410 || 39 || 1.095 || || 119 || 1.039 || 161
|-
| 2019 || 507.833 || 4.503.504 || 11,3 || 489 || 444 || 45 || 1.038 || || 124 || 1.024 || 162
|-
| 2021 || 511.901 || 4.433.870 || 11,5 || 518 || 476 || 42 || 988 || || 118 || 1.069 || 164
|}
Lãnh đạo qua từng thời kì
Đại diện Tông tòa Taiku
Florian-Jean-Baptiste Démange (1911–1938)
Jean-Germain Mousset, M.E.P. (1938–1942)
Irênê Kyubei Hayasaka (1942–1946)
Phaolô Chu Jae-yong (1946–1948)
Phaolô Roh Ki-nam (1948; Giám quản Tông tòa)
Gioan Baotixita Choi Deok-hong (1948–1954)
Gioan Baotixita Sye Bong-kil (1955–1962)
Tổng giám mục Daegu
Gioan Baotixita Sye Bong-kil (1962–1986)
Phaolô Ri Moun-hi (1986–2007)
Gioan Choi Young-su (2007–2009)
Tađêô Cho Hwan-Kil (2010–present)
Giám mục phó
Phaolô Ri Moun-hi (1985–1986)
Gioan Choi Young-su (2006–2007)
Giám mục phụ tá
Phaolô Ri Moun-hi (1972–1985)
Alexanđê Sye Cheong-duk (1994–2001)
Gioan Choi Young-su (2000–2006)
Tađêô Cho Hwan-gil (2007–2010)
Gioan Bosco Chang Shin-ho (2016–nay)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức Tổng giáo phận Daegu
Daegu |
19819817 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Jeju | Giáo phận Jeju | Giáo phận Jeju (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Hàn Quốc. Giáo phận nằm trong giáo tỉnh Gwangju, Hàn Quốc, tuy nhiên các hoạt động truyền giáo của giáo phận do Bộ Truyền giáo quản lí. Nhà thờ chính tòa của giáo phận là Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội ở thành phố Jeju.
Địa giới
Địa giới giáo phận bao gồm toàn bộ tỉnh Jeju, tỉnh có đảo Jeju, đảo lớn nhất của Hàn Quốc trên eo biển Triều Tiên.
Tòa giám mục được đặt tại thành phố Jeju, cũng là nơi đặt Nhà thờ chính tòa Joong-Ang Cheju của giáo phận.
Giáo phận được chia thành 28 giáo xứ.
Lịch sử
Hạt Phủ doãn Tông tòa Cheju được thành lập vào ngày 28/6/1971 theo tông sắc Quoniam supremi của Giáo hoàng Phaolô VI, tách ra từ Tổng giáo phận Gwangju.
Vào ngày 21/3/1977 Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc Munus Apostolicum của Giáo hoàng Phaolô VI.
Vào ngày 9/6/2021, giáo phận đổi tên thành như hiện tại.
Thống kê
Đến năm 2021, giáo phận có 82.083 giáo dân trên dân số tổng cộng 674.635, chiếm 12,2%.
|-
| 1980 || 14.483 || 456.988 || 3,2 || 15 || 6 || 9 || 965 || || 12 || 27 || 10
|-
| 1990 || 29.698 || 516.946 || 5,7 || 19 || 14 || 5 || 1.563 || || 8 || 51 || 14
|-
| 1999 || 47.297 || 534.715 || 8,8 || 35 || 27 || 8 || 1.351 || || 10 || 87 || 22
|-
| 2000 || 50.761 || 539.439 || 9,4 || 34 || 27 || 7 || 1.492 || || 10 || 100 || 22
|-
| 2001 || 52.468 || 543.323 || 9,7 || 31 || 25 || 6 || 1.692 || || 9 || 100 || 22
|-
| 2002 || 54.550 || 547.964 || 10,0 || 31 || 25 || 6 || 1.759 || || 9 || 100 || 23
|-
| 2003 || 57.198 || 552.310 || 10,4 || 32 || 26 || 6 || 1.787 || || 8 || 101 || 23
|-
| 2004 || 58.512 || 553.864 || 10,6 || 34 || 29 || 5 || 1.720 || || 8 || 105 || 23
|-
| 2006 || 62.113 || 559.747 || 11,1 || 38 || 31 || 7 || 1.634 || || 9 || 106 || 24
|-
| 2013 || 70.546 || 592.449 || 11,9 || 49 || 42 || 7 || 1.439 || 1 || 7 || 99 || 27
|-
| 2016 || 75.579 || 641.355 || 11,8 || 54 || 46 || 8 || 1.399 || 2 || 8 || 108 || 27
|-
| 2019 || 80.292 || 692.032 || 11,6 || 56 || 48 || 8 || 1.433 || || 8 || 117 || 28
|-
| 2021 || 82.083 || 674.635 || 12,2 || 79 || 61 || 18 || 1.039 || || 21 || 114 || 28
|}
Lãnh đạo
Giám mục quản nhiệm
Harold William Henry (28/6/1971 – 1/3/1976; Giám quản Tông tòa)
Micae Pak Jeong-il (15/4/1977 – 8/6/1982), sau trở thành Giám mục Jeonju
Phaolô Kim Tchang-ryeol (11/11/1983 – 15/7/2002)
Phêrô Kang U-il (15/7/2002 – 22/11/2020)
Piô Moon Chang-woo (22/11/2020 – nay)
Giám mục phó
Piô Moon Chang-woo (15/8/2017 – 22/11/2020)
Xem thêm
Giáo phận Công giáo Triều Tiên
Công giáo tại Hàn Quốc
Tham khảo
Tài liệu
Bolla Quoniam supremi, AAS 64 (1972), pp. 6–7
Bolla Munus Apostolicum, AAS 69 (1977), p. 322
Liên kết ngoài
Số liệu Annuario pontificio năm 2022 tại
Trang mạng chính thức của giáo phận
Hồ sơ giáo phận trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Triều Tiên
Đề mục của giáo phận trên trang ucanews
Jeju |
19819823 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1m%20x%C4%83ng | Trạm xăng | Trạm xăng (hay trạm đổ xăng) là cơ sở bán nhiên liệu và chất bôi trơn động cơ cho xe cơ giới. Các loại nhiên liệu phổ biến nhất được bán ở đây trong những năm 2010 là xăng và dầu diesel.
Máy bơm xăng được sử dụng để bơm xăng, dầu diesel, khí thiên nhiên nén, CGH2, HCNG, LPG, hydro lỏng, dầu hỏa, nhiên liệu cồn (như methanol, ethanol, butanol, propanol), nhiên liệu sinh học (như dầu thực vật, dầu diesel sinh học) hoặc các loại nhiên liệu khác vào thùng chứa trong xe và tính toán chi phí của số nhiên liệu được chuyển vào phương tiện. Bên cạnh máy bơm xăng, một thiết bị quan trọng khác cũng được tìm thấy trong các trạm xăng và có thể tiếp nhiên liệu cho một số phương tiện dùng khí nén là máy nén khí, mặc dù nhìn chung những thiết bị này chỉ được sử dụng để bơm lốp ô tô.
Nhiều trạm xăng có các cửa hàng tiện lợi, có thể bán bánh kẹo, đồ uống có cồn, sản phẩm thuốc lá, vé số, nước ngọt, đồ ăn nhẹ, cà phê, báo, tạp chí và trong một số trường hợp là một số mặt hàng tạp hóa nhỏ, chẳng hạn như sữa. Một số cửa hàng cũng bán propan hoặc butan và đã thêm các cửa hàng vào hoạt động kinh doanh chính của họ. Ngược lại, một số chuỗi cửa hàng, chẳng hạn như siêu thị, cửa hàng giảm giá hoặc cửa hàng tiện lợi truyền thống, đã cung cấp máy bơm nhiên liệu tại cơ sở.
Tham khảo
Giao thông đường bộ |
19819824 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%20t%E1%BA%A1i%20Turkmenistan | Truyền hình tại Turkmenistan | Truyền hình tại Turkmenistan bắt đầu hoạt động hoạt động từ những năm 70 thế kỉ XX. Truyền hình đều chịu sự kiểm duyệt gắt gao của nhà nước, với sự kiểm soát toàn trị trên phương tiện truyền thông khiến Turkmenistan xếp vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do báo chí toàn cầu.
Turkmenistan có 8 kênh truyền hình quốc gia bao gồm: Altyn Asyr, Yaşlyk, Miras, The Turkmenistan TV Channel, Türkmen Owazy, Ashgabat TV, Arkadag TV và Turkmenistan Sport. Tất cả 8 kênh đều chịu sự quản lý của Bộ Văn hóa và Phát thanh truyền hình Turkmenistan, trước khi được đưa vào dưới quyền tài phán của Ủy ban Quốc gia về Truyền hình, Phát thanh và Điện ảnh vào ngày 17 tháng 10 năm 2011.
Tham khảo |
19819832 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A7n%20t%E1%BB%AD%20ma%20tr%E1%BA%ADn%20%28v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%29 | Phần tử ma trận (vật lý) | Trong vật lý, đặc biệt là trong lý thuyết nhiễu loạn lượng tử, phần tử ma trận đề cập đến linear operator của toán tử Hamilton đã sửa đổi bằng cách sử dụng ký hiệu Dirac.
Phần tử ma trận xem xét tác động của Hamiltonian mới được sửa đổi (tức là sự chồng chất tuyến tính của Hamiltonian cộng với tiềm năng tương tác không bị xáo trộn) trên trạng thái lượng tử.
Các phần tử ma trận rất quan trọng trong vật lý nguyên tử, hạt nhân và hạt.
Xem thêm
Quy tắc vàng Fermi
Vật lý lượng tử
Lý thuyết nhiễu loạn |
19819833 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A9ng%20ch%C3%AAnh%20l%E1%BB%87ch%20tu%E1%BB%95i%20t%C6%B0%C6%A1ng%20%C4%91%E1%BB%91i | Hiệu ứng chênh lệch tuổi tương đối | Khái niệm hiệu ứng chênh lệch tuổi tương đối, hay còn gọi là hiệu ứng ngày sinh, được sử dụng để miêu tả một sự thiên kiến, tồn tại trong những thứ hạng cao hơn trong thể thao trẻ và giáo dục, khi kết quả tham gia sẽ tốt hơn ở những người sinh trước trong khoảng được chọn (và tệ hơn ở những người sinh sau) hơn là được kỳ vọng trong sự phân phối ngày sinh thông thường. Quãng chênh lệch này có thể được xếp theo năm dương lịch, năm học hay là mùa giải thể thao.
Sự khác biệt trong sự trưởng thành này cũng đã đóng góp lớn trong hiệu ứng này, với từng lứa tuổi khác nhau, kỹ năng và môn thể thao cũng ảnh hưởng mạnh đến nguy cơ của hiệu ứng chênh lệch tuổi. Những người từ cuối thanh thiếu niên, các môn thể thao phổ biến chịu nhiều ảnh hưởng, trong khi các môn thể thao dưới 11 tuổi, ít phổ biến hơn chịu ít ảnh hưởng hơn.
Từ nguyên thiên kiến tháng sinh hay là thiên kiến mùa sinh đẻ cũng được dùng để miêu tả những hiệu ứng như trên nhưng lại là hiệu ứng khác hoàn toàn. Mùa sinh đẻ đã được đánh giá nhiều ảnh hưởng của yếu tố môi trường và phụ huynh như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, hay là vấn đề sức khoẻ bệnh tật trong thời gian thụ tinh, mà liên quan nhiều đến sức khoẻ. Tuy nhiên, hiệu ứng chênh lệch tuổi tương đối lại thay đổi với ngày được chọn di chuyển lợi thế sang gần ngày được chọn bất kỳ đó. Với ảnh hưởng mạnh từ những vấn đề xã hội trẻ em được sinh ra ngay sau ngày cắt thế hệ thường được chọn vào, trong khi những đứa trẻ sinh ngay trước đó bị loại trừ.
Trong thể thao
Sự tham gia của các môn thể thao trẻ được chia ra thành các nhóm tuổi khác nhau. IOC, FIFA và 6 liên đoàn bóng đá các châu lục (AFC, CAF, CONCACAF, CONMEBOL, OFC và UEFA) đều sử dụng ngày 1 tháng 1 làm ngày tách nhóm tuổi - một ngày thường được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng ngày 1 tháng 9 được sử dụng nhiều ở Anh cũng như là nhiều địa điểm khác trên thế giới. Sự nhóm này cũng có thể xuất hiện ở biểu đồ đầu tiên cho thấy sự phân phối ngày sinh, theo năm, trong Liên minh châu Âu trong khoảng 10 năm từ 2000 đến 2009. Tỷ lệ sinh cân bằng gần như hoàn toàn với số ngày trong một tháng với một sự tăng nhẹ trong các tháng mùa hè. Biểu đồ thứ hai, cho thấy sự phân phối ngày sinh của 4,000 vận động viên thi đấu trong vòng loại các giải đấu U17, U19 và U21 được tổ chức bởi UEFA trong mùa giải 2010–11.
Sự phân bố giảm dần từ đầu đến cuối năm trong những vận động viên thể thao chuyên nghiệp cũng đã được nhìn thấy trong các môn thể thao như: bóng đá, bóng chày, cricket, thể dục dụng cụ, bóng ném, khúc côn cầu trên băng, rugby à XIII, chạy bộ, trượt tuyết, bơi lội, tennis, và Thế vận hội Giới trẻ, cũng như các môn thể thao phi vật lý như bắn súng.
Cuốn sách Outliers: Câu chuyện thành công của Malcolm Gladwell và cuốn sách SuperFreakonomics bởi Steven Levitt và Stephen Dubner đã khắc hoạ vấn đề này với các vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada, cầu thủ bóng đá châu Âu và các vận động viên bóng chày Hoa Kỳ.
Yếu tố đóng góp
Hiệu ứng chênh lệch tuổi được góp phần chính bởi quy định ngày sinh đủ điều kiện nhưng cũng đã có thể được ảnh hưởng bởi phụ huynh, huấn luyện viên hay những nguồn khác, hiệu ứng Pygmalian, hiệu ứng Galatea, và hiệu ứng Matthew là một trong những ví dụ của các hiệu ứng mà ảnh hưởng đến mục đích và thái độ của vận động viên.
Và không chỉ có những yếu tố xã hội, các yếu tố ngữ cảnh cũng thay đổi sự phân phối này với việc giảm hiệu ứng này trong các môn thể thao của nữ, các môn thể thao không phổ biến, ở các độ tuổi khác nhau, môn thể thao cá nhân hay môn thể thao đòi hỏi cơ bắp ít hơn với một sự tăng ở các môn thể thao nam giới, phổ biến hay có tính cạnh tranh cao. Sự phổ biến của môn thể thao này ở một vùng địa lý hay văn hoá cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phân phối ngày sinh so với những ví dụ được nhìn thấy trong bóng chuyền, và bóng bầu dục Mỹ.
Sự trưởng thành sớm cũng đã mang lại cho nhiều lợi thế với thành viên thuộc quý đầu tiên có thể tạo ra sự thiên kiến được nhìn thấy ở chiều cao vận động viên bóng rổ, tay thuận ở môn tennis, hay kích cỡ trong một vị trí Cricket, nhưng kích cỡ vật lý thực ra không phải là nguyên nhân chính. Những thành viên lớn tuổi hơn cũng sẽ càng trở nên có năng lực và tự tin vào bản thân hơn tăng khoảng cách về mức độ thành tích, khiến cho tỷ lệ được chọn của những người sinh vào Quý 1 tăng lên. Tuy nhiên, sự thiên kiến trong môn thể thao mà chiều cao và cân nặng làm giảm độ dẻo dai, tốc độ quay và tỷ lệ sức mạnh với cân nặng, sự chậm trễ trong trưởng thành cũng có thể là một lợi thế như trong môn thể dục dụng cụ.
Với một thế hệ lớn tuổi hơn, tuổi tương đối này có một ý nghĩa ngược lại, khi khả năng thực hiện suy giảm theo tuổi tác và đã trở nên nổi bật hơn với môn thể thao cần thể lực cao, tuỳ thuộc vào độ tuổi mà khả năng thi đấu tốt nhất cho môn thể thao đó. Một "hiệu ứng thấp bé" cho thấy rằng những người sinh sau sẽ tăng thêm được cơ hội nếu họ được chọn trong thi đấu, với những lợi thế giảm dần sau khi được lựa chọn.
Vị trí thi đấu, thành viên liên đoàn, và khả năng thực hiện của cá nhân cũng như một nhóm cũng đóng góp vào hệ quả này với những thành viên nhiều tuổi hơn có khả năng bị chấn thương cao hơn.
Phương pháp giảm hiệu ứng chênh lệch tuổi
Có nhiều phương pháp khác nhau đã được đề xuất và được thử nghiệm để có thể giảm đi hiệu ứng chênh lệch tuổi như là di chuyển ngày phân biệt nhóm, mở rộng phạm vi lứa tuổi, tạo ra giới hạn thành viên theo ngày sinh, độ tuổi trung bình của cả đội để đủ điều kiện, hay nhóm thành viên theo chiều cao và cân nặng. Một số phương pháp đã trở nên kém thành công hơn do việc lợi thế về tuổi tác di chuyển theo ngày phân biệt thế hệ. Việc làm cho hiệu ứng chênh lệch tuổi biết đến cho cá nhân trong môi trường sinh sống cũng giảm đi sự thiên kiến liên quan đến việc tìm kiếm tài năng và giảm hiệu ứng chênh lệch tuổi này.
Tạo ra một dải sinh nhật, tính toán lại hệ số dựa trên tuổi tương đối là những phương pháp để giảm hệ quả của hiệu ứng này với việc dải ngày sinh được nghiên cứu nhiều nhất, tạo ra những hệ quả tốt đối với những cầu thủ phát triển sớm và muộn trong cả bóng đá chuyên nghiệp cũng như là bóng đá nghiệp dư. Việc tạo ra một dải sinh nhật như trên cũng sẽ làm tạo ra một cường độ luyện tập thích hợp và giảm nguy cơ chấn thương, trong khi tăng thêm nhu cầu và kỳ vọng vào vận động viên, tuy nhiên, những môn thể thao đã được đánh giá theo cân nặng và thể hình như Judo, sẽ không cảm nhận được hiệu quả trên. Nhiều nghiên cứu vẫn sẽ cần được phải diễn ra cùng những cách khác nhau để nhóm cá nhân do sự phát triển về thể chất, tâm lý học và xã hội lại không được diễn ra đồng thời tạo ra sự mất cân bằng trong các nhóm.
Trong giáo dục
Năm học được quyết định bởi các Bộ giáo dục của các quốc gia với việc tháng 8 và tháng 9 được sử dụng làm mốc phân chia thế hệ ở bán cầu Bắc và tháng 2 và tháng 3 được dùng tại bán cầu Nam. Biểu đồ thứ ba cho hiệu ứng chênh lệch tuổi tương đối liên quan đến tốt nghiệp tại Đại học Oxford trong giai đoạn 10 năm, mà đã được nhìn thấy trong những người đạt được giải Nobel ở Anh.
Hiệu ứng chênh lệch tuổi và sự đảo ngược đã được nhìn nhận nhiều trong giáo dục với các học sinh nhiều tuổi hơn về trung bình có điểm cao hơn, được vào các trường chuyên và chương trình nâng cao, và có khả năng cao được nhận vào chương trình giáo dục sau đại học trong các trường đại học thay vì giáo dục nghề nghiệp, không nhất thiết do thông minh hơn. Hiệu ứng Matthew cũng lại lần nữa đóng vai trò lớn trong việc này, với những kỹ năng giáo dục được học sớm trong thời gian dài nâng cao được lợi thế, với học sinh nhiều tuổi hơn có khả năng cao để có thể lấy được những kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên, như trong thể thao, hệ quả này đã giảm dần sau trường cấp hai, với những người sinh sau trong một năm lại có thành tích tốt hơn trong chương trình đại học.
Trong vị trí lãnh đạo
Hiệu ứng chênh lệch tuổi tương đối cũng đã được quan sát trong lĩnh vực vị trí lãnh đạo. Sự gia tăng này bắt đầu xuất hiện trong các chủ tịch câu lạc bộ ở trường THPT hay là đội trưởng đội bóng. Rồi, lúc trưởng thành, việc khẳng định cao này đã được quan sát ở các vị trí lãnh đạo cao nhất (CEO của các công ty S&P 500), và các vị trí chính trị, kể cả ở Hoa Kỳ (thành viên Thượng viện và Hạ viện) , và ở Phần Lan (nghị sĩ Quốc hội).
Hiệu ứng sinh theo mùa
Mùa sinh đẻ của con người thường khá đa dạng, và cùng với hiệu ứng chênh lệch tuổi tương đối ảnh hưởng đến dịch tễ học của sinh sản theo mùa cho thấy được sự gia tăng trong các bệnh y tế như ADHD và tâm thần phân liệt với một nghiên cứu cho rằng "việc tăng độ tuổi bắt đầu học làm giảm khả năng phạm tội ở trẻ vị thành niên". Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không thể chỉ ra được hiệu ứng độ tuổi chênh lệch trong cảm xúc, thái độ cũng như là phát triển thể chất.
Vấn nạn béo phì cũng đã được liên kết với mùa sinh sản với mức độ gia tăng cao, khả năng cao do nhiệt độ gia tăng lúc sinh khi mùa đông và xuân có sự liên hệ lớn nhất, nhưng sự lười vận động vẫn là một nguy cơ lớn.
Những đứa trẻ sinh vào mùa hè thường có những khó khăn trong học tập, và những trẻ sinh vào mùa đông và mùa xuân thường có khả năng cao xuất hiện tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Rối loạn tâm thần phân liệt có thể liên quan nhiều vào ngày sinh vào tháng 12 đến tháng 3, u sầu nặng khi sinh vào tháng 3 đến tháng 5, và tự kỷ với đứa sinh vào tháng 3.
Sự gia tăng trong trầm cảm theo mùa cũng liên quan đến ảnh hưởng của mùa sinh đẻ trong con người.
Tham khảo
Liên kết ngoai
Are There Really More Capricorns in the National Hockey League? Testing Astrology with Data Science
Khoa học thể thao
Thi tuyển
Giới học thuật
Dịch tễ học
Kỳ thị người già
Nhân loại học xã hội
Phương pháp giáo dục |
19819836 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A8%20kho | Chè kho | Chè kho còn gọi là Chè khoán hay Chè con ong là một món ngọt phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ; thường được làm để cúng rằm, mồng một, giỗ chạp hay lễ Tết và bày bán ở các chợ quê.
Chè kho đậu xanh
Món chè này làm từ đậu xanh và đường để có màu vàng đẹp. Có thể thêm chút dầu chuối hoặc vani và vừng rang cho thơm. Đậu xanh ngon ngâm nước 6-8 tiếng rồi đãi vỏ, đem đồ chín và đánh tơi. Sau đó cho đậu vào nước đường khuấy đều tay đến khi chè quánh lại, đổ ra khay hoặc đĩa rồi rắc vừng. Với thành phẩm được hút chân không có thể bảo quản 3-4 ngày khi trời nóng và tới 10 ngày khi trời rét hoặc trong tủ lạnh.
Chè kho mật nếp
Món chè này làm từ gạo nếp, mật mía, gừng, lạc và vừng rang. Gạo nếp ngon đem ngâm 4-5 tiếng. Sau đó cho vào chõ đồ thành xôi, nhưng thành phẩm nát hơn. Một cách dễ hơn là cho vào nồi cơm điện và nấu như nấu cơm, sau đó loại bỏ phần cháy cứng ở đáy nồi.
Gừng giã nhỏ, cho vào đun cùng mật mía tạo ra màu nâu đẹp mắt. Nếu dùng đường thì phải là đường đỏ, không dùng đường trắng hay đường đen. Dẫu vậy màu cũng nhợt nhạt hơn mật. Cho xôi vào hỗn hợp mật và đảo đều tay. Đun lửa vừa để không bị cháy. Đến khi sủi lăn tăn, dẻo quánh và đặc lại là được. Múc chè ra đĩa và tạo hình. Đem lạc rang bỏ vỏ, tách làm đôi và vừng rang rắc lên trang trí khi còn ấm. Chè có thể để được 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng.
Trong văn học
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 có tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân với món Chè khoán của bà cụ Tứ. Món này thực chất được nấu từ cám lợn thay vì đậu xanh.
Tham khảo
Bánh Việt Nam
Món ăn Việt Nam làm từ gạo
Ẩm thực Việt Nam
Món ngọt Việt Nam |
19819841 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Yumoto%20Yoshihiro | Yumoto Yoshihiro | (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1964) là chính trị gia người Nhật Bản. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thị trưởng thành phố Aira kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2018. Ngày 17 tháng 4 năm 2022, ông tái đắc cử chức vụ làm thị trưởng thành phố Aira.
Tham khảo |
19819859 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boot%20Camp%20%28Ph%E1%BA%A7n%20m%E1%BB%81m%29 | Boot Camp (Phần mềm) | Trình công cụ Boot Camp là một phần mềm tiện ích và là trình đa khởi động được giới thiệu trong hệ điều hành macOS của Apple (tên cũ ) hỗ trợ người dùng trong việc cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows trên máy tính Macintosh (nền tảng Intel). Phần mềm tiện ích này giúp người dùng phân vùng ổ cứng mà không làm mất dữ liệu (bao gồm điều chỉnh kích thước của phân vùng HFS+ có sẵn hoặc APFS, nếu cần thiết) trên một ổ cứng HDD hoặc ổ cứng SSD và cài đặt các trình điều khiển cần thiết cho Windows dành riêng cho phần cứng của Apple. Công cụ này cũng sẽ cài đặt một ứng dụng nhỏ trong Control Panel của Windows để hỗ trợ cho việc lựa chọn hệ điều hành mặc định trên máy Mac.
Ban đầu được giới thiệu là một phiên bản beta không được hỗ trợ cho Mac OS X 10.4 Tiger, tuy nhiên sau đó công cụ này đã được giới thiệu cùng với Mac OS X 10.5 Leopard và được bao gồm đi kèm trong các phiên bản macOS sau đó. Phiên bản đầu của Boot Camp hỗ trợ Windows XP và Windows Vista. Kể từ phiên bản Boot Camp 4.0 có trên Mac OS X 10.6 Snow Leopard phiên bản 10.6.6 cho đến Mac OS X 10.8 Mountain Lion phiên bản 10.8.2 chỉ hỗ trợ Windows 7 (32 và 64-bit). Tuy nhiên, với sự ra mắt của Boot Camp 5.0 dành Mac OS X 10.8 Mountain Lion kể từ phiên bản 10.8.3, chỉ có phiên bản Windows 7 và Windows 8 64-bit là được hỗ trợ chính thức.
Kể từ phiên bản Boot Camp 6.0 thì Apple đã thêm hỗ trợ cho Windows 10 64-bit. Đối với phiên bản Boot Camp 6.1 có sẵn trên macOS 10.12 Sierra và trở về sau đã thêm điều kiện mới, nó chỉ cho phép cài đặt Windows 7 và các phiên bản mới hơn trên máy Mac; kể từ macOS 10.14 Mojave, điều kiện này đã được cập nhật một lần nữa và chỉ cho phép cài đặt Windows 10 trở lên.
Boot Camp cho đến hiện tại không được hỗ trợ trên dòng máy tính Mac sử dụng chip Apple silicon. Với việc hỗ trợ ảo hóa, hiện tại nó đã có thể chạy Windows 10 và 11 dành cho ARM (chỉ bản dựng Windows Insider vì chúng là bản dựng Windows ARM duy nhất có sẵn công khai) thông qua trình giả lập QEMU và phần mềm ảo hóa Parallels Desktop, cũng cho phép cài đặt Linux.
Tổng quan
Quá trình cài đặt
Quá trình cài đặt Windows 10 trên máy Mac yêu cầu tệp ảnh ISO bộ cài của Windows 10 được phân phối bởi Microsoft. Boot Camp kết hợp bộ cài Windows 10 với các tập lệnh cài đặt đặc biệt do các kỹ sư của Apple viết ra nhằm giúp Windows tải những trình điều khiển phần cứng cần thiết dành cho máy tính Mac đang được cài đặt Windows. Quá trình này được thực hiện bằng cách Boot Camp nhúng trình điều khiển thông qua một số file lệnh riêng biệt nhằm bắt buộc bộ cài Windows 10 tải thêm những trình điều khiển cần thiết được viết ra dành cho phần cứng trên máy Mac đó (i.e bàn phím, bàn di chuột và cổng USB). Nếu người dùng cài đặt theo cách thông thường không thông qua Boot Camp thì có thể sẽ không tương tác được với màn hình cài đặt vì tiêu chuẩn bàn phím và bàn di chuột của máy Mac không theo tiêu chuẩn tương tích chung của Windows, do đó trình điều khiển chung của Windows có thể chỉ tương tích 1 phần hoặc không thể nhận diện được các thiết bị này nếu thiếu driver cần thiết từ Apple.
Boot Camp hiện hỗ trợ Windows 10 trên một loạt máy tính Mac được sản xuất từ giữa năm 2012 trở lên. Máy Mac đi kèm với chip Apple Silicon không được hỗ trợ bởi vì phần cứng thuộc cấu trúc ARM không tương tích với Windows vốn hoạt động trên tập lệnh x86-64. Mặc dù Windows 11 có phiên bản hỗ trợ tập lệnh ARM64 (tập lệnh được sử dụng trong máy Mac ARM), tuy nhiên phiên bản ARM64 chỉ được cấp phép cho OEM (không bán lẻ nên không có sẵn bộ cài) và cũng vì Apple không viết trình điều khiển dành cho vi xử lý M1/M2 nên nó không thể chạy được trên máy Mac Apple Silicon.
Khởi động vào ổ đĩa
Theo mặc định, máy Mac sẽ ưu tiên khởi động vào ổ đĩa được sử dụng ở thời điểm gần nhất. Bằng cách nhấn phím option (⌥) trong khi máy tính đang khởi động, trên màn hình sẽ hiện trình quản lý khởi động, nơi cho phép người dùng chọn hệ điều hành muốn sử dụng để vận hành thiết bị. Khi sử dụng bàn phím không phải của Apple, phím alt hoạt động chung một công năng. Ta cũng có thể vào trình quản lý khởi động này bằng cách ấn phím "menu" trên Apple Remote khi máy tính đang khởi động.
Trên các dòng máy Mac cũ, chức năng khởi động của nó dựa trên việc giả lập BIOS thông qua EFI và cơ chế đồng bộ thông tin bảng phân vùng giữa GPT và kết hợp MBR."
Trên các dòng máy Mac mới, Boot Camp giữ ổ cứng ở chế độ bảng phân vùng GPT vì vậy mặc định Windows sẽ được cài và khởi động thông qua chế độ UEFI.
Yêu cầu hệ thống
Mac OS X 10.7 Lion và Mac OS X 10.8 Mountain Lion
Yêu cầu hệ thống Boot Camp của Apple liệt kê các yêu cầu sau đối với các phiên bản Mac OS X Lion và Mac OS X Mountain Lion:
Ổ USB có dung lượng 8 GB, hoặc ổ cứng ngoài được định dạng MS-DOS (FAT) để dành cho việc cài đặt trình điều khiển Windows dành cho phần cứng của máy Mac
Ổ cứng còn trống 20 GB cho lần cài đặt đầu tiên hoặc 40 GB cho lần nâng cấp từ phiên bản Windows cũ hơn.
Có phiên bản đầy đủ của một trong những hệ điều hành sau:
Windows 7 Home Premium, Professional, hoặc Ultimate (chỉ phiên bản 64-bit)
Windows 8 và Windows 8 Professional (chỉ phiên bản 64-bit)
Windows 10 Home, Pro, Pro for Workstation, Education hoặc Enterprise (chỉ phiên bản 64-bit)
Mac OS X 10.5 Leopard và Mac OS X 10.6 Snow Leopard
Apple liệt kê các yêu cầu sau đối với Mac OS X 10.5 Leopard và Mac OS X 10.6 Snow Leopard:
Một máy tính Macintosh cấu trúc Intel cùng với firmware mới nhất (máy tính Macintosh cấu trúc Intel cũ yêu cầu bản cập nhật firmware EFI cho việc hỗ trợ tương tích chế độ BIOS).
Đĩa cài đặt Mac OS X 10.5 Leopard hoặc Mac OS X 10.6 Snow Leopard, hoặc đĩa cài đặt Mac OS X số 1 đi kèm với máy Mac được cài đặt sẵn phiên bản xuất xưởng của Mac OS X 10.5 Leopard hoặc Mac OS X 10.6 Snow Leopard; đĩa cài đặt này rất cần thiết cho việc cài đặt trình điều khiển Windows cho phần cứng của máy Mac
Ổ cứng còn trống 10 GB (16 GB được khuyến khích cho Windows 7)
Có phiên bản đầy đủ của một trong những hệ điều hành sau:
Windows XP Home Edition hoặc Windows XP Professional Edition đi kèm với Gói dịch vụ 2 hoặc mới hơn (chỉ phiên bản 32-bit)
Windows Vista Home Basic, Home Premium, Business, Enterprise hoặc Ultimate (phiên bản 32-bit và 64-bit)
Windows 7 Home Premium, Professional, Enterprise hoặc Ultimate (phiên bản 32-bit và 64-bit)
Những máy tính Macintosh hỗ trợ Windows 8
Những mẫu máy tính Macintosh hỗ trợ Windows 8 sớm nhất là MacBook Air giữa năm 2011, mẫu 13 inch giữa năm 2011 hoặc mẫu MacBook Pro 15 và 17 inch giữa năm 2010 (ngoại trừ mẫu 13" giữa năm 2010), mẫu Mac Mini giữa năm 2011, mẫu iMac 21 inch giữa năm 2011 hoặc mẫu 27 inch giữa năm 2010 (ngoại trừ mẫu 21.5" giữa năm 2010) và Mac Pro đầu năm 2009. Bằng cách chạy phiên bản Boot Camp tương tích với phiên bản đĩa cài đặt Microsoft Windows nằm trong ổ đĩa quang và sau đó thay đổi đĩa thành đĩa cài đặt Windows 8 khi Mac OS X khởi động lại máy tính trước khi bắt đầu quá trình cài đặt Windows, ta có thể cài đặt Windows 8 trên các phần cứng cũ không được hỗ trợ. Cách này đôi khi cũng có thể dùng được với WIndows 10. Những máy Mac dùng chip Intel trước năm 2011 thường dùng cách này để chạy các phiên bản Windows sau này (Windows 8 đến Windows 10) một cách không chính thức.
Những hạn chế
Boot Camp chỉ hỗ trợ người dùng tạo phân vùng riêng để cài đặt Windows khi ổ cứng đó có phân vùng HFS+ là phân vùng chính cùng với Phân vùng Hệ thống EFI và phân vùng khôi phục Mac OS X. Do đó không thể giữ lại các phân vùng lưu trữ bổ sung khác. Một giải pháp thay thế đã được phát hiện liên quan đến việc làm gián đoạn quá trình sau khi tạo phân vùng Boot Camp, thay đổi kích thước phân vùng Mac OS X chính và tạo phân vùng thứ ba trong không gian hiện có, sau đó tiếp tục cài đặt Windows. Các thay đổi đối với bảng phân vùng sau khi cài đặt Windows chính thức không được hỗ trợ nhưng có thể thực hiện được với sự trợ giúp của phần mềm bên thứ ba.
Boot Camp không hỗ trợ người dùng cài đặt Linux và không cung cấp trình điều khiển cho nó. Hầu hết các phương pháp khởi động kép với Linux trên máy Mac đều cần phân vùng đĩa một cách thủ công và sử dụng trình quản lý khởi động EFI khác chẳng hạn như rEFInd.
Mặc dù máy Mac chuyển sang sử dụng Thunderbolt 3 vào năm 2016, Boot Camp không hỗ trợ chạy Windows cùng với eGPU (GPU gắn ngoài) với hỗ trợ từ Thunderbolt 3 (eGPU) trong macOS High Sierra, macOS Mojave hoặc macOS Catalina. Apple đã không bình luận công khai về lý do giới hạn này được đưa ra.
Lịch sử phát hành Boot Camp
Lịch sử các phiên bản trình công cụ Boot Camp (dành cho Windows)
Đọc thêm
Parallels Desktop for Mac
rEFIt và rEFInd
VMware Fusion
VirtualBox
Tham khảo
Liên kết ngoài
Boot Camp support page and installation instructions
Using the Apple Bluetooth Wireless Keyboard in Boot Camp
Troubleshooting Internet Connectivity Issues on Boot Camp with Windows 8
2006 software
Apple Inc. file systems
Apple Inc. software
Boot loaders |
19819873 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Microsoft%203D%20Viewer | Microsoft 3D Viewer | 3D Viewer (trước đây là Mixed Reality Viewer và trước đó là View 3D) là một trình xem đồ họa máy tính 3D và ứng dụng thực tế tăng cường lần đầu tiên được đưa vào Windows 10 1703. Nó hỗ trợ .fbx, .3mf, .obj, và .stl và nhiều định dạng tập tin khác được liệt kê trong phần tính năng.
Trong lần khởi chạy đầu tiên, Trình xem 3D tự động tải tập tin 'Bee.glb' và hiển thị một con ong bắp cày hoạt hình, không phải là một con ong, trên nền xám. Người dùng có thể thay đổi góc nhìn, chọn và xem một trong các hình ảnh động có sẵn (được xác định trong tập tin 3D) hoặc điều chỉnh một trong 3 nguồn sáng. Thiết lập ánh sáng có thể được lưu dưới dạng 'chủ đề' và áp dụng cho các đối tượng 3D khác một cách nhanh chóng. Ứng dụng này cũng có bốn 'Hoạt ảnh nhanh'. Đó là những cách mà ứng dụng có thể hiển thị đối tượng 3D bằng cách thay đổi góc nhìn. Ví dụ: mục "Bàn xoay" xoay góc nhìn xung quanh đối tượng theo vĩ độ. Nếu thiết bị chạy ứng dụng được trang bị camera, ứng dụng có thể tạo trải nghiệm thực tế tăng cường cho phép bạn chạm vào bề mặt bạn đang xem và mô hình 3D sẽ rơi xuống bề mặt đó. Sau đó, nó sẽ thực hiện một nỗ lực thô sơ tại SLAM để giữ cho đối tượng ở đúng vị trí.
Trình xem 3D có thể đăng tập tin lên trang web Remix 3D, mở nó trong Paint 3D,hoặc gửi đến ứng dụng In 3D (trước đây là 3D Builder) cho in 3D. Khi ở chế độ Thực tế hỗn hợp, Trình xem 3D cũng có thể chụp ảnh và quay video về cảnh có mô hình 3D của bạn được tăng cường vào đó.
3D Viewer không còn được bao gồm trong hệ điều hành kể từ Windows 11, nhưng vẫn có thể tải xuống từ Microsoft Store.
Xem thêm
3D Movie Maker
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phần mềm cho Windows
Xuất bản 3D |
19819882 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n%20r%C3%A3%20beta%20k%C3%A9p%20phi%20neutrino | Phân rã beta kép phi neutrino | Phân rã beta kép phi neutrino (0νββ) là một quá trình phân rã phóng xạ lý thuyết thường được đề xuất và theo đuổi bằng thực nghiệm sẽ chứng minh bản chất Majorana của hạt neutrino. Cho đến ngày nay vẫn chưa phát hiện hiện tượng này.
Việc phát hiện ra phân rã beta kép phi neutrino có thể làm sáng tỏ về khối lượng neutrino tuyệt đối và hệ thống phân cấp khối lượng của chúng (khối lượng neutrino). Đây có thể dấu hiệu đầu tiên về sự vi phạm bảo toàn số lượng lepton toàn phần. Bản chất Majorana của neutrino sẽ xác nhận rằng neutrino là phản hạt của chính nó.
Để tìm kiếm sự phân rã beta kép phi neutrino, hiện có một số thí nghiệm đang được tiến hành, với một số thí nghiệm trong tương lai để tăng độ nhạy cũng được đề xuất.
Lịch sử phát triển của các cuộc thảo luận lý thuyết
Năm 1939, Wendell H. Furry đề xuất ý tưởng về bản chất Majorana của neutrino, liên quan đến phân rã beta. Furry tuyên bố xác suất chuyển đổi thậm chí còn cao hơn đối với phân rã beta kép phi neutrino. Đó là ý tưởng đầu tiên được đề xuất để tìm kiếm sự vi phạm bảo toàn số lượng lepton. Kể từ đó, người ta đã chú ý đến lý thuyết này vì đây là công cụ rất hữu ích để nghiên cứu bản chất của neutrino (xem trích dẫn).
Nhà vật lý người Ý Ettore Majorana lần đầu tiên đưa ra khái niệm hạt là phản hạt của chính nó. Bản chất của hạt sau đó được đặt theo tên ông là hạt Majorana. Phân rã beta kép phi neutrino là một phương pháp để tìm kiếm bản chất Majorana khả dĩ của neutrino.
Sự liên quan về mặt vật lý
Phân rã beta kép
Neutrino thường được tạo ra trong các phân rã yếu. Các phân rã beta đơn thường tạo ra một electron (hoặc positron), phát ra phản neutrino (hoặc neutrino) và tăng số proton của hạt nhân thêm một proton. Khi đó khối lượng của hạt nhân (tức là năng lượng liên kết) thấp hơn và do đó thuận lợi hơn. Tồn tại một số nguyên tố có thể phân rã thành hạt nhân có khối lượng thấp hơn, nhưng chúng không thể chỉ phát ra một electron vì hạt nhân tạo thành không thuận lợi về mặt động học (nghĩa là về mặt năng lượng) (năng lượng của nó sẽ cao hơn). Những hạt nhân này chỉ có thể phân rã bằng cách phát ra hai electron (nghĩa là thông qua phân rã beta kép). Có khoảng mười trường hợp hạt nhân đã được xác nhận chỉ có thể phân rã thông qua phân rã beta kép. Phương trình phân rã tương ứng là:
.
Đó là một quá trình yếu bậc hai. Sự phân rã đồng thời của hai nucleon trong cùng một hạt nhân là rất khó xảy ra. Do đó, thời gian sống được quan sát bằng thực nghiệm của các quá trình phân rã như vậy nằm trong khoảng năm. Một số đồng vị đã được quan sát đã cho thấy sự phân rã beta kép hai neutrino này.
Sự phân rã beta kép thông thường này được cho phép trong Mô hình Chuẩn của vật lý hạt. Do đó, nó có cơ sở lý thuyết và thực nghiệm.
Tổng quan
Nếu bản chất của neutrino là Majorana, thì chúng có thể được phát ra và hấp thụ trong cùng một quá trình mà không xuất hiện ở trạng thái cuối cùng tương ứng. Là các hạt Dirac, cả neutrino được tạo ra bởi sự phân rã của các boson W sẽ được phát ra và không bị hấp thụ sau đó.
Sự phân rã beta kép phi neutrino chỉ có thể xảy ra nếu:
hạt neutrino là Majorana.
tồn tại một thành phần thuận tay phải của dòng lepton yếu hoặc neutrino có thể thay đổi tính thuận tay của nó giữa phát xạ và hấp thụ (giữa hai đỉnh W), điều này có thể xảy ra đối với khối lượng neutrino khác không (đối với ít nhất một trong các loại neutrino).
Quá trình phân rã đơn giản nhất được gọi là trao đổi neutrino ánh sáng. Nó có đặc điểm là một neutrino phát ra từ một nucleon và được hấp thụ bởi một nucleon khác (xem hình bên phải). Ở trạng thái cuối cùng, phần còn lại duy nhất là hạt nhân (với số proton thay đổi ) và hai electron:
Hai electron được phát ra gần như đồng thời.
Khi đó, hai electron thu được là các hạt phát xạ duy nhất ở trạng thái cuối cùng và phải mang xấp xỉ hiệu của tổng năng lượng liên kết của hai hạt nhân trước và sau quá trình dưới dạng động năng của chúng. Các hạt nhân nặng không mang động năng đáng kể. Các electron sẽ được phát ra từ phía sau do sự bảo toàn động lượng.
Trong trường hợp đó, tốc độ phân rã có thể được tính bằng công thức:
Trong đó: biểu thị hệ số không gian pha, phần tử ma trận (bình phương) của quá trình phân rã hạt nhân này (theo giản đồ Feynman) và là bình phương khối lượng Majorana hữu hiệu.
Đầu tiên, khối lượng Majorana hữu hiệu có thể thu được bằng công thức:
,
Trong đó: là khối lượng neutrino Majorana (ba neutrino ) và là các phần tử của ma trận trộn neutrino (xem ma trận PMNS). Các thí nghiệm hiện đại để tìm ra các phân rã beta kép phi neutrino (xem phần về các thí nghiệm) nhắm đến cả bằng chứng về bản chất Majorana của neutrino và phép đo khối lượng Majorana hiệu dụng này (chỉ có thể thực hiện được nếu sự phân rã thực sự được tạo ra bởi các khối lượng neutrino).
Phần tử ma trận hạt nhân (NME) không thể đo lường độc lập; nó phải, hoặc cũng có thể được tính toán. Bản thân phép tính này dựa trên các lý thuyết nhiều hạt nhân tinh vi và tồn tại các phương pháp khác nhau để thực hiện điều này. NME cũng khác nhau từ hạt nhân đến hạt nhân (tức là nguyên tố hóa học với nguyên tố hóa học). Ngày nay, việc tính toán NME là một vấn đề quan trọng và nó đã được các tác giả khác nhau xử lý theo những cách khác nhau. Một câu hỏi đặt ra là liệu có xử lý phạm vi giá trị thu được cho là độ không đảm bảo lý thuyết và liệu điều này sau đó có được hiểu là độ không đảm bảo thống kê hay không. Các cách tiếp cận khác nhau đang được chọn ở đây. Các giá trị thu được cho thường thay đổi theo hệ số từ 2 đến khoảng 5. Các giá trị điển hình nằm trong khoảng từ khoảng 0,9 đến 14, tùy thuộc vào hạt nhân/nguyên tố đang phân rã.
Cuối cùng, yếu tố không gian pha cũng phải được tính toán. Nó phụ thuộc vào tổng động năng được giải phóng (, tức là "giá trị-") và số hiệu nguyên tử . Các phương pháp sử dụng các hàm sóng Dirac, kích thước hạt nhân hữu hạn và sàng lọc điện tử. Có tồn tại kết quả chính xác cao cho đối với các hạt nhân khác nhau, dao động từ khoảng 0,23 (đối với ) và 0,90 () đến khoảng 24,14 ().
Người ta tin rằng, nếu sự phân rã beta kép phi neutrino được tìm thấy trong những điều kiện nhất định (tốc độ phân rã tương thích với những dự đoán dựa trên kiến thức thực nghiệm về khối lượng neutrino và sự pha trộn), thì điều này thực sự "có khả năng" chỉ ra neutrino Majorana là chất trung gian chính (chứ không phải các hạt khác). nguồn vật lý mới). Có 35 hạt nhân có thể trải qua quá trình phân rã beta kép không có hạt neutrino (theo các điều kiện phân rã nói trên).
Thí nghiệm và kết quả
Chín ứng cử viên hạt nhân khác nhau đang được xem xét trong các thí nghiệm để xác nhận sự phân rã beta kép phi neutrino: , . Tất cả họ đều có lập luận ủng hộ và phản đối việc sử dụng chúng trong một thí nghiệm. Các yếu tố được đưa vào và sửa đổi là sự phong phú tự nhiên, sự làm giàu có giá hợp lý và kỹ thuật thử nghiệm được kiểm soát và hiểu rõ. Giá trị- càng cao, về nguyên tắc, cơ hội khám phá càng tốt. Yếu tố không gian pha , và do đó, tốc độ phân rã, tăng lên cùng với .
Thực nghiệm quan tâm và do đó được đo là tổng động năng của hai electron phát ra. Nó phải bằng giá trị- của hạt nhân tương ứng đối với sự phát xạ beta kép không có hạt neutrino.
Bảng hiển thị tóm tắt các giới hạn tốt nhất hiện tại về thời gian tồn tại của 0νββ. Từ đó, có thể suy ra rằng phân rã beta kép phi neutrino là một quá trình cực kỳ hiếm - nếu nó xảy ra.
Hợp tác Heidelberg-Moscow
Cái gọi là "Hợp tác Heidelberg-Moscow" (HDM; 1990-2003) của Viện Vật lý Hạt nhân Max Planck của Đức và Viện Kurchatov của trung tâm khoa học Nga ở Moscow nổi tiếng tuyên bố đã tìm thấy "bằng chứng về sự phân rã beta kép phi neutrino" (tranh chấp Heidelberg-Moscow). Ban đầu, vào năm 2001, sự hợp tác đã công bố bằng chứng 2,2σ hoặc 3,1σ (tùy thuộc vào phương pháp tính toán được sử dụng). Tốc độ phân rã được tìm thấy vào khoảng năm. Kết quả này đã và đang là chủ đề thảo luận của nhiều nhà khoa học và tác giả. Cho đến ngày nay, không có thí nghiệm nào khác từng xác nhận hoặc phê duyệt kết quả của nhóm HDM. Thay vào đó, các kết quả gần đây từ thử nghiệm GERDA về giới hạn thời gian tồn tại rõ ràng không ủng hộ và bác bỏ các giá trị của sự hợp tác HDM.
Phân rã beta kép phi neutrino vẫn chưa được tìm thấy.
Thí nghiệm GERDA (Germanium Detector Array)
Kết quả của sự hợp tác GERDA trong giai đoạn I của máy dò là giới hạn của năm (90% C.L.). Nó sử dụng germani làm vật liệu nguồn và vật liệu dò. Argon lỏng được sử dụng để phủ quyết muon và làm lớp chắn bức xạ nền. Các giá trị- của germani đối với phân rã 0νββ là 2039 keV, nhưng không tìm thấy quá nhiều sự kiện trong vùng này. Giai đoạn II của thí nghiệm bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 2015 và nó đã sử dụng khoảng 36 kg germani cho các máy dò. Mức phơi nhiễm được phân tích cho đến tháng 7 năm 2020 là 10,8 kg mỗi năm. Một lần nữa, không có tín hiệu nào được tìm thấy và do đó, một giới hạn mới được đặt thành năm (90% C.L.). Máy dò đã ngừng hoạt động và công bố kết quả cuối cùng vào tháng 12 năm 2020. Không quan sát thấy sự phân rã beta kép phi neutrino nào.
Thí nghiệm EXO (Enriched Xenon Observatory)
Thí nghiệm Enriched Xenon Observatory-200 sử dụng cả xenon làm nguồn và máy dò. Thí nghiệm được đặt tại New Mexico (Mỹ) và sử dụng buồng chiếu thời gian (TPC) để phân giải không gian và thời gian ba chiều của sự lắng đọng rãnh electron. Thí nghiệm EXO-200 mang lại giới hạn trọn đời là năm (90% C.L.). Khi được dịch sang khối lượng Majorana hiệu quả, đây là giới hạn có cùng thứ tự như giới hạn thu được bởi GERDA I và II.
Các thí nghiệm lấy dữ liệu hiện tại
Thí nghiệm CUORE (Cryogenic Underground Observatory for Rare Events):
Thí nghiệm CUORE bao gồm một dãy gồm 988 tinh thể TeO2 cực lạnh (với tổng khối lượng là 206 kg ) được sử dụng làm phóng kế để phát hiện các hạt beta phát ra và là nguồn gốc của sự phân rã. CUORE được đặt dưới lòng đất tại Phòng thí nghiệm quốc gia Gran Sasso và nó bắt đầu chạy dữ liệu vật lý đầu tiên vào năm 2017. CUORE đã công bố kết quả vào năm 2020 từ việc tìm kiếm phân rã beta kép phi neutrino trong với tổng mức phơi nhiễm là 372,5 kg/năm, không tìm thấy bằng chứng nào cho sự phân rã 0νββ và đặt giới hạn dưới 90% CI Bayesian là năm và vào tháng 4 năm 2022, một giới hạn mới đã được đặt ra đối với năm ở cùng một mức độ tin cậy. Thí nghiệm đang lấy dữ liệu đều đặn và dự kiến sẽ hoàn thiện chương trình vật lý vào năm 2024.
Thí nghiệmKamLAND-Zen (Kamioka Liquid Scintillator Antineutrino Detector-Zen):
Thí nghiệm KamLAND-Zen bắt đầu sử dụng 13 tấn xenon làm nguồn (được làm giàu với khoảng 320 kg), chứa trong một quả bóng nylon được bao quanh bởi một quả bóng nhấp nháy lỏng bên ngoài có đường kính 13 m. Bắt đầu từ năm 2011, Giai đoạn I của KamLAND-Zen bắt đầu thu thập dữ liệu, cuối cùng dẫn đến việc đặt giới hạn về thời gian tồn tại của phân rã beta kép phi neutrino: năm (90% CL). Giới hạn này có thể được cải thiện bằng cách kết hợp với dữ liệu Giai đoạn II (bắt đầu lấy dữ liệu vào tháng 12 năm 2013) thu được giá trị năm (90% CL). Đối với Giai đoạn II, sự hợp tác đặc biệt quản lý để giảm sự phân rã của , làm xáo trộn các phép đo trong khu vực quan tâm đối với phân rã 0νββ của . Vào tháng 8 năm 2016, KamLAND-Zen 800 được hoàn thành chứa 800 kg , báo cáo giới hạn là năm (90% C.L.). Năm 2023 giới hạn được cải thiện giới hạn của năm (90% C.L.)
Các thí nghiệm được đề xuất/trong tương lai
Thí nghiệm nEXO:
Là người kế nhiệm của EXO-200, nEXO được lên kế hoạch trở thành một thử nghiệm quy mô lớn và là một phần của thế hệ thử nghiệm 0νββ tiếp theo. Vật liệu máy dò được lên kế hoạch nặng khoảng 5 tấn, cung cấp độ phân giải năng lượng 1% ở giá trị-. Thí nghiệm được lên kế hoạch để thu được giới hạn khoảng năm sau 10 năm thu thập dữ liệu.
LEGEND:
SuperNEMO:
Chuyển đổi muon phi neutrino
Muon phân rã: và trong khi có những phân rã khác có thể xảy ra, những phân rã này xảy ra mà không phát ra neutrino và khó xảy ra đến mức bị coi là bị cấm như , , và , quan sát của họ sẽ được coi là bằng chứng về vật lý mới nâng cao xác suất của các quá trình như vậy. Một số thí nghiệm đang theo đuổi con đường này như Mu to E Gamma, Comet, và Mu2e cho và Mu3e cho .
Chuyển đổi tau phi neutrino ở dạng đã được tìm kiếm bởi CMS.
Xem thêm
Phân rã beta kép
Tranh chấp Heidelberg-Moscow
Bắt giữ electron kép phi neutrino
Tham khảo
Vật lý hạt nhân
Mô hình Chuẩn
Phóng xạ |
19819883 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%20ti%E1%BA%BFng%20%C4%90%E1%BB%A9c | Danh sách nhà triết học tiếng Đức | Đây là danh sách bao gồm các triết gia từ vùng tiếng Đức đồng văn, các cá nhân có những công trình triết học được xuất bản bằng tiếng Đức. Nhiều cá nhân được phân loại là triết gia người Đức hoặc triết gia người Áo, nhưng một số không phải là người Đức hoặc người Áo theo chủng tộc hoặc quốc tịch. Nhiều cái tên được trích dẫn từ các nguồn tài liệu sau đây:
(Cambridge) The Cambridge Dictionary of Philosophy, (Ấn bản thứ 2). Cambridge University Press; 1999.
(Macmillan) Encyclopedia of Philosophy của Macmillan, Ấn bản thứ 1 (Paul Edwards, chủ biên), 1973.
(Macmillan2) Ấn bản thứ 2 (Donald M. Borchert, chủ biên), 2006,
(Metzler) Metzler Philosophen Lexikon: von den Vorsokratikern bis zu den Neuen Philosophen, Ấn bản thứ 3, Bernd Lutz (Stuttgart: Metzler, 2003).
(Oxford 1995) The Oxford Companion to Philosophy. Oxford University Press, 1995, .
(Oxford 2005) 2005,
(Routledge 1998) Routledge Encyclopedia of Philosophy. Routledge, 1998, .
(Routledge 2000) Concise Routledge Encyclopedia of Philosophy. Routledge, 2000,
(Stanford) Được bình duyệt trực tuyến Stanford Encyclopedia of Philosophy.
(Sassen) Brigitte Sassen. "18th Century German Philosophy Prior to Kant" trong Stanford Encyclopedia of Philosophy
(Metzler) Metzler Philosophen Lexikon năm 1995, ISBN 3-476-01428-2)
Biographische Enzyklopädie deutschsprachiger Philosophen. Dựa trän ›Deutschen Biographischen Enzyklopädie‹ do Walther Killy và Rudolf Vierhaus biên tập, hiệu đính bởi Bruno Jahn. De Gruyter – Saur, München 2001, ISBN 3-598-11430-3. – Đánh giá sách
A
Thomas Abbt (1738–1766) (Macmillan)
Günter Abel (* 1947), Homberg
Karl Acham (* 1939), Leoben, Steiermark
Erich Adickes (1866–1928), Bremen
Theodor W. Adorno (1903–1969), Frankfurt am Main (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Magdalena Aebi (1898–1980)
Hans Albert (* 1921), Köln
Johannes Althusius (~1563–1638), Diedenshausen
Anton Wilhelm Amo (* 1703 – khoảng 1753) Nkubeam bei Axim, heute Ghana
Günther Anders (1902–1992), Breslau
Arno Anzenbacher (* 1940), Mainz
Karl-Otto Apel (1922–2017), Düsseldorf (Macmillan2)
Ernst Friedrich Apelt (1812–1859), Reichenau
Ernst von Aster (1880–1948), Berlin
Hannah Arendt (1906–1975), Linden (Macmillan2)
Andreas Arndt (* 1949), Wilhelmshaven
Richard Avenarius (1843–1896), Paris (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
B
Franz Xaver von Baader (1765–1841), München (Macmillan2)
Johann Jakob Bachofen (1815–1887) (Macmillan2)
Johann Bernhard Basedow (1723–1790) (Macmillan2)
Alfred Baeumler (1887–1968), Neustadt an der Tafelfichte (Böhmen)
Arno Baruzzi (1935–2016), Singen am Hohentwiel
Bruno Bauch (1877–1942), Groß-Nossen
Bruno Bauer (1809–1882), Eisenberg (Oxford 1995)
Jakob Sigismund Beck (1761–1840) (Macmillan2)
Alexander Gottlieb Baumgarten (1714–1762), Berlin
Eduard Baumgarten (1898–1982), Freiburg
Hans Michael Baumgartner (1933–1999), München
Erich Becher (1882–1929), Reinshagen
Heinrich Beck (* 1929), München
Oskar Becker (1889–1964), Leipzig
Werner Becker (1937–2009), Lauterbach
Ansgar Beckermann (* 1945), Bielefeld
Siegfried Behn (1884–1970), Hamburg
Balthasar Bekker (1634–1698), Amsterdam
Michael Benedikt (1928–2012), Wien
Friedrich Eduard Beneke (1798–1854), Berlin (Cambridge; Macmillan2)
Walter Benjamin (1892–1940), Berlin (Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Max Bense (1910–1990), Straßburg
Wilhelm Raimund Beyer (1902–1990), Nürnberg
Walter Biemel (1918–2015), Kronstadt
Günther Bien (* 1936), Mönchengladbach
Peter Bieri (1944–2023), Bern
Ernst Bloch (1885–1977), Ludwigshafen (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Hans Blumenberg (1920–1996), Lübeck (Metzler)
Ludwig Boltzmann (1844–1906) (Oxford 1995)
Heribert Boeder (1928–2013), Adenau
Franz Böhm (1903–1946), München
Jakob Böhme (1575–1624), Görlitz
Otto Friedrich Bollnow (1903–1991), Stettin
Bernard Bolzano (1781–1848), Prag (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Franz Brentano (1838–1907) (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Martin Buber (1878–1965) (Cambridge; Oxford 1995; Routledge 2000; Stanford)
Ludwig Büchner (1824–1899) (Macmillan; Routledge 2000)
Friedrich Ludewig Bouterweck (1766–1828), Oker
Franz Brentano (1838–1917), Boppard
Cay Baron von Brockdorff (1874–1946), Itzehoe
Jan M. Broekman (* 1931), Voorburg, Niederlande
Walter Brugger (1904–1990), Radolfzell am Bodensee
Martin Buber (1878–1965), Wien
Thomas Buchheim (* 1957), München
C
Rudolf Carnap (1891–1970), Ronsdorf (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Bernhard Casper (1931–2022)
Ernst Cassirer (1874–1945), Breslau (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Volker Caysa (1957–2017), Leipzig
Hermann Cohen (1842–1918), Coswig (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Hedwig Conrad-Martius (1888–1966), Berlin
Christian August Crusius (1715–1775), Leuna (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Heinrich Czolbe (1819–1873) (Cambridge)
D
Max Dessoir (1867–1947) (Macmillan)
Paul Deussen (1845–1919), Oberdreis
Alwin Diemer (1920–1986), Eisenberg (Pfalz)
Josef Dietzgen (1828–1888), Siegburg
Wilhelm Dilthey (1833–1911), Wiesbaden (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Andreas Dorschel (* 1962), Wiesbaden
Hans Driesch (1867–1941), Kreuznach
Helene von Druskowitz (1856–1918), Hietzing bei Wien
Karl Eugen Dühring (1833–1921), Berlin (Routledge 2000)
Klaus Düsing (1940–2023)
Adolf Dyroff (1866–1943), Damm
E
Johann Augustus Eberhard (1739–1809) (Macmillan2; Routledge 2000)
Albert Einstein (1879–1955) (Macmillan)
Friedrich Engels (1820–1895) (Oxford 1995)
Julius Ebbinghaus (1885–1981), Berlin
Hans Ebeling (* 1939), Braunschweig
Ferdinand Ebner (1882–1931), Wiener Neustadt
Meister Eckhart (*~1260–1328), Hochheim hoặc Tambach
Friedrich Engels (1820–1895), Barmen
Wilhelm K. Essler (* 1940), Groß Glockersdorf, Landkreis Troppau
F
Gustav Fechner (1801–1887) (Cambridge)
Ferdinand Fellmann (1939–2019). Hirschberg im Riesengebirge
Rafael Ferber (* 1950), Luzern
Ludwig Andreas Feuerbach (1804–1872), Landshut (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Paul Feyerabend (1924–1994), Wien
Immanuel Hermann Fichte (1796–1879), Jena
Johann Gottlieb Fichte (1762–1814), Rammenau (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Eugen Fink (1905–1975), Konstanz
Franz Fischer (1929–1970), Niederösterreich
Kuno Fischer (1824–1907), Sandewalde
Kurt Flasch (* 1930), Mainz
Helmut Fleischer (1927–2012), Darmstadt
Vilém Flusser (1920–1991), Prag
Maximilian Forschner (* 1943), Reichling
Rainer Forst (* 1964), Wiesbaden
Manfred Frank (* 1945), Wuppertal
Michael Franz (* 1937), Berlin
Gottlob Frege (1848–1925), Wismar (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Gerhard Frey (1915–2002), Innsbruck
Hermann Friedmann (1873–1957), Heidelberg
Jakob Friedrich Fries (1773–1843), Jena (Macmillan2; Routledge 2000)
Erich Fromm (1900–1980), Frankfurt a. M.
Gerhard Funke (1914–2006), Leopoldshall
G
Hans-Georg Gadamer (1900–2002), Marburg (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Gerhard Gamm (* 1947), Darmstadt
Christian Garve (1742–1798), Breslau
Arnold Gehlen (1904–1976), Leipzig (Metzler)
Kurt Gödel (1906–1978) (Oxford 1995)
Johann Wolfgang von Goethe (1749–1832)Pickus, David, "To Discover a Mind: Walter Kaufmann's Celebration of Goethe, Critique of Kant, and Evisceration of Heidegger", South Central Review, Vol. 16, No. 2/3, German Studies Today. (Summer - Autumn, 1999), p 70. "...I want to consider three of the most provocative arguments found in Discovering the Mind. The first is the claim that Goethe is a more important and valuable philosopher than most philosophers."
Johann Christoph Gottsched (1700–1766) (Macmillan2; Sassen)
Petra Gehring (* 1961), Darmstadt
Jean Gebser (1905–1973), Posen
Joseph Geyser (1869–1948), Erkelenz
Carl Friedrich Gethmann (* 1944), Essen
Hermann Glockner (1896–1979), Fürth
Karen Gloy (* 1941), Itzehoe
Carl Göring (1841–1879), Leipzig
Wilhelm Goerdt (1921–2014), Bochum
Gerd-Günther Grau (1921–2016), Hamburg
Eberhard Grisebach (1880–1945), Hannover
Gotthard Günther (1900–1984), Arnsdorf
Ute Guzzoni (* 1934), Greifswald
H
Jürgen Habermas (* 1929), Düsseldorf (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Ernst Haeckel (1834–1919), Potsdam (Macmillan2)
Alois Halder (1928–2020), Ulm
Johann Georg Hamann (1730–1788), Königsberg (Cambridge)
Wolfgang Harich (1923–1995), Königsberg
Dirk Hartmann (* 1964), Erlenbach am Main
Karl Robert Eduard von Hartmann (1842–1906), Berlin (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Nicolai Hartmann (1882–1950), Riga (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770–1831), Stuttgart (Macmillan2; Oxford 1995)
Martin Heidegger (1889–1976), Meßkirch (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Heinz Heimsoeth (1886–1975), Köln
Klaus Hemmerle (1929–1994), Freiburg i. Br.
Carl Gustav Hempel (1905–1997), Oranienburg (Cambridge; Macmillan2)
Hans-Eduard Hengstenberg (1904–1998), Homberg
Paul Hensel (1860–1930), Königsberg
Johann Friedrich Herbart (1776–1841), Oldenburg (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Richard Herbertz (1878–1959), Köln
Johann Gottfried von Herder (1744–1803), Mohrungen (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Heinrich Rudolf Hertz (1857–1894) (Macmillan2)
Eugen Herrigel (1884–1955), Lichtenau (Baden)
Jeanne Hersch (1910–2000), Genf
Johannes Hessen (1889–1971), Lobberich
Moses Hess (1812–1875), Bonn (Routledge 2000)
David Hilbert (1862–1943) (Cambridge)
Walter Hoeres (1928–2016), Gladbeck
Otfried Höffe (* 1943), Leobschütz
Norbert Hoerster (* 1937), Lingen
Wolfram Hogrebe (* 1945), Warburg, Westfalen
Alexander Hollerbach (1931–2020), Gaggenau (Baden)
Hans Heinz Holz (1927–2011), Frankfurt am Main (Metzler)
Harald Holz (* 1930) Freiburg im Breisgau
Karl Holzamer (1906–2007), Frankfurt am Main
Richard Hönigswald (1875–1947), Magyaróvár (Macmillan2)
Max Horkheimer (1895–1973), Zuffenhausen (Cambridge; Macmillan2)
Ernst Horneffer (1871–1954), Stettin
Herbert Hörz (* 1933), Berlin
Vittorio Hösle (* 1960), Mailand
Christoph Hubig (* 1952), Saarbrücken
Wilhelm von Humboldt (1767–1835), Potsdam (Oxford 1995)
Edmund Husserl (1859–1938), Proßnitz (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 1998; Routledge 2000)
I
Christian Illies (* 1963), Bamberg
Roman Ingarden (1893–1970) (Routledge 1998)
J
Friedrich Heinrich Jacobi (1743–1819), Düsseldorf (Macmillan2; Oxford 1995)
Klaus Jacobi (* 1936), Köln
Günther Jacoby (1881–1969), Königsberg
Erich Jaensch (1883–1940), Breslau
Peter Janich (1942–2016), München
Karl Jaspers (1883–1969), Oldenburg (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Hans Jonas (1903–1993)
Wilhelm Jerusalem (1854–1923), Dřenitz,
Karl Joël (1864–1934), Hirschberg/Schlesien
Hans Jonas (1903–1993), Mönchengladbach
K
Friedrich Kambartel (1935–2022), Münster
Wilhelm Kamlah (1905–1976), Hohendorf
Immanuel Kant (1724–1804), Königsberg (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995; Routledge 2000)
Hermann von Keyserling (1880–1946) (Macmillan2)
Karl Kautsky (1854–1938), Prag
Geert Keil (* 1963), Düsseldorf
Ludwig Klages (1872–1956), Hannover (Macmillan2)
Heinrich von Kleist (1771–1811) (Cambridge)
Georg Klaus (1912–1974), Berlin
Friedrich Klimke (1878–1924), Golleow
Wolfgang Kluxen (1922–2007), Bensberg
Martin Knutzen (1713–1751) (Macmillan2)
Josef König (1893–1974), Kaiserslautern
Panajotis Kondylis (1943–1998), Olympia
Karl Korsch (1886–1961), Tostedt
Victor Kraft (1880–1975), Wien
Karl Christian Friedrich Krause (1781–1832), Eisenberg (Cambridge; Macmillan2)
Felix Krueger (1874–1948) (Macmillan2)
Oswald Kuelpe (1862–1915) (Macmillan2)
Hermann Krings (1913–2004), Aachen
Richard Kroner (1884–1974), Breslau
Gerhard Krüger (1902–1972), Wilmersdorf b. Berlin
Hans-Peter Krüger (* 1954), Potsdam
Lothar Kühne (1931–1985), Berlin
Eugen Kühnemann (1868–1946), Hannover
Helmut Kuhn (1899–1991), Lüben
Hans Küng (1928–2021), Luzern, Tübingen
L
Ernst Laas (1837–1885) (Macmillan2)
Bernhard Lakebrink (1904–1991), Asseln bei Paderborn
Johann Heinrich Lambert (1728–1777), Mülhausen (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Friedrich Albert Lange (1828–1875), Wald bei Solingen (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Emil Lask (1875–1915), Wadowice
Adolf Lasson (1832–1917), Strelitz
Gottfried Wilhelm Leibniz (1646–1716), Leipzig
Hans Lenk (* 1935), Karlsruhe
Gotthold Ephraim Lessing (1729–1781), Kamenz (Cambridge; Oxford 1995)
Dieter Leisegang (1942–1973)
Otto Liebmann (1840–1912) (Macmillan2)
Theodor Lessing (1872–1933), Hannover
Godehard Link (* 1944), Eickelborn
Hans Lipps (1889–1941), Pirna
Theodor Lipps (1851–1914), Wallhalben
Hermann Lotze (1817–1881), Bautzen (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Kuno Lorenz (* 1932), Vachdorf
Paul Lorenzen (1915–1994), Kiel (Routledge 2000)
Karl Löwith (1897–1973), München (Metzler)
Georg Lukács (1885–1971) (Cambridge; Macmillan2; Oxford 1995)
Hermann Lübbe (* 1926), Aurich
Rudolf Lüthe (* 1948), Wassenberg
Heinrich Lützeler (1902–1988), Bonn
Niklas Luhmann (1927–1998), Lüneburg
Georg Lukács (1885–1971), Budapest
Holger Lyre (* 1965), ?
M
Ernst Mach (1838–1916), Turas (Cambridge; Macmillan2; Routledge 2000)
Dietrich Mahnke (1884–1939), Verden
Heinrich Maier (1867–1933), Heidenheim an der Brenz
Salomon Maimon (~1752–1800), Mir (Cambridge; Macmillan2)
Philipp Mainländer (1841–1876), Offenbach am Main
Siegfried Marck (1889–1957), Breslau
Ernst Marcus (1856–1928), Kamen
Herbert Marcuse (1898–1979), Berlin (Cambridge; Metzler)
Giwi Margwelaschwili (1927–2020)
Odo Marquard (1928–2015), Stolp
Gottfried Martin (1901–1972), Bonn
Karl Marx (1818–1883), Trier (Cambridge; Stanford)
Georg Friedrich Meier (1718–1777) (Macmillan2)
Friedrich Meinecke (1862–1954) (Macmillan2)
Alexius Meinong (1853–1920) (Cambridge; Oxford 1995; Routledge 2000)
Moses Mendelssohn (1729–1786) (Cambridge; Macmillan; Macmillan2; Oxford 1995)
Ludwig von Mises (1881–1973)
Fritz Medicus (1876–1956)
Georg Mehlis (1878–1942), Hannover
Moses Mendelssohn (1729–1786), Dessau
Paul Menzer (1873–1960), Halle (Saale)
Hans Meyer (1884–1966), Etzenbach
Georg Misch (1878–1965), Berlin
Jürgen Mittelstraß (* 1936), Düsseldorf
Jacob Moleschott (1822–1893) (Macmillan2)
Willy Moog (1888–1935), Neuengronau
Max Müller (1906–1994), Offenburg
Severin Müller (* 1942)
N
Arne Næss (1912–2009) (Oxford 1995)
Herta Nagl-Docekal (1944), Wels, Oberösterreich
Paul Natorp (1854–1924), Düsseldorf (Macmillan)
Leonard Nelson (1882–1927), Berlin (Macmillan; Macmillan2)
Friedrich Nietzsche (1844–1900), Röcken bei Lützen (Cambridge; Macmillan; Macmillan2; Oxford 1995)
Novalis (1772–1801) (Cambridge)
O
Klaus Oehler (1928–2020), Solingen
Otto-Peter Obermeier (* 1941), Zürich
Traugott Oesterreich (1880–1949), Stettin
Ernst Wolfgang Orth (* 1936), Bonn
M. A. C. Otto (1918–2005), Freiburg i. Br.
P
Günther Patzig (1926–2018), Kiel
Michael Pauen (* 1956), Krefeld
Friedrich Paulsen (1846–1908), Langenhorn bei Niebüll (July 16, 1846–August 14, 1908)
Herlinde Pauer-Studer (* 1953), Bludenz, Vorarlberg
Annemarie Pieper (* 1941), Düsseldorf
Helmuth Plessner (1892–1985), Wiesbaden (Macmillan)
Otto Pöggeler (1928–2014), Attendorn
Karl Popper (1902–1994), Wien (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Richard David Precht (* 1964), Solingen
Samuel von Pufendorf (1632–1694), Dorfchemnitz
R
Gustav Radbruch (1878–1949) (Routledge 2000)
Günter Ralfs (1899–1960), Braunschweig
Hans-Christoph Rauh (* 1939), Berlin und Greifswald
Paul Rée (1849–1901) (Oxford 1995)
Johannes Rehmke (1848–1930), Hainholz
Jakob Friedrich Reiff (1810–1879), Vaihingen an der Enz
Klaus Reich (1906–1996), Berlin
Hans Reichenbach (1891–1953), Hamburg (Cambridge; Macmillan; Routledge 2000)
Hermann Samuel Reimarus (1694–1768) (Cambridge; Macmillan)
Adolf Reinach (1883–1917) (Routledge 2000)
Carl Leonhard Reinhold (1757–1823), Wien (Cambridge; Macmillan)
Josef Reiter (Philosoph) (* 1937), Újezd Svatého Kříže
Heinrich Rickert (1863–1936), Danzig
Alois Riehl (1844–1924), Bozen (Macmillan)
Fritz-Joachim von Rintelen (1898–1979), Stettin
Joachim Ritter (1903–1974), Münster
Frithjof Rodi (* 1930), Pforzheim
Heinrich Rombach (1923–2004), Freiburg
Karl Rosenkranz (1805–1879), Magdeburg (Macmillan)
Franz Rosenzweig (1886–1929), Kassel (Cambridge; Metzler; Oxford 1995)
Kurt Röttgers (* 1944), Marienwerder, polnisch: Kwidzyn
S
Paul Sailer-Wlasits (* 1964), Wien
Lothar Schäfer (1934–2020), ?
Richard Schaeffler (1926–2019), München
Maria Schätzle Pseudonym: M. A. C. Otto (1918–2005) lebte in Freiburg i. Br.
Johannes Scheffler, genannt Angelus Silesius (1624–1677), Breslau (?)
Claus-Artur Scheier (* 1942), Leipzig
Max Scheler (1874–1928), München (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995; Routledge 2000)
Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775–1854), Leonberg (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Friedrich Schiller (1759–1805), Marbach am Neckar (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Friedrich von Schlegel (1772–1829) (Cambridge; Macmillan)
Friedrich Schleiermacher (1768–1834), Breslau (Cambridge)
Annette Schlemm (* 1961), Bonn
Moritz Schlick (1882–1936), Berlin (Macmillan; Oxford 1995)
Wilhelm Schmid (* 1953), Billenhausen
Michael Schmidt-Salomon (* 1967), Trier
Wolfdietrich Schmied-Kowarzik (* 1939), Friedberg (Hessen)
Herbert Schnädelbach (* 1936), Altenburg
Artur Schneider (1876–1945), Neustadt/Oberschlesien
Arthur Schopenhauer (1788–1860), Danzig (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995; Routledge 2000)
Rudolf Schottlaender (1900–1988)
Burghart Schmidt (1942–2022)
Gottlob Ernst Schulze (1761–1833), Heldrungen (Cambridge)
Alfred Schütz (1899–1959) (Routledge 2000)
Wilhelm Schuppe (1836–1913), Brieg
Hermann Schwarz (1864–1951), Düren
Oswald Schwemmer (* 1941), Hilden
Thomas M. Seebohm (1934–2014), Gleiwitz, Oberschlesien
Helmut Seidel (1929–2007), Leipzig
Hans Rainer Sepp (* 1954), Rottenbuch, Oberbayern
Ludwig Siep (* 1942), Solingen
Gustav Siewerth (1903–1963), Hofgeismar
Christoph von Sigwart (1830–1904), Tübingen (Macmillan)
Heinrich Christoph Wilhelm von Sigwart (1789–1844), Remmingsheim
Georg Simmel (1858–1918), Berlin (Cambridge; Routledge 2000)
Josef Simon (1930–2016) Hupperath, Eifel
Peter Sloterdijk (* 1947), Karlsruhe
Karl Wilhelm Ferdinand Solger (1780–1819) (Macmillan)
Alfred Sohn-Rethel (1899–1990), Neuilly-sur-Seine
Andreas Urs Sommer (* 1972), Zofingen
Robert Spaemann (1927–2018), Berlin
Afrikan Spir (1837–1890) (Cambridge)
Oswald Spengler (1880–1936), Blankenburg
Eduard Spranger (1882–1963), Berlin-Lichterfelde
Werner Stegmaier (* 1946), Ludwigsburg
Wolfgang Stegmüller (1923–1991), Innsbruck
Edith Stein (1891–1942), Breslau
Rudolf Steiner (1861–1925), Kraljevec (Macmillan)
Bertrand Stern (* 1948)
Max Stirner (nom de plume cho Johann Kaspar Schmidt; 1806–1856), Bayreuth (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Helene Stöcker (1869–1943), Elberfeld (heute Wuppertal)
Gustav Wilhelm Störring (1860–1946), Voerde
David Friedrich Strauß (1808–1874), Ludwigsburg
Leo Strauss (1899–1973), Kirchhain (Routledge 2000)
Karl Stumpf (1848–1936) (Macmillan)
Elisabeth Ströker (1928–2000), Dortmund
Wilhelm Szilasi (1889–1966), Budapest
T
Ilmar Tammelo (1917–1982), Narva, Estland
Bernhard H. F. Taureck (* 1943), Hildesheim
Jacob Taubes (1923–1987), Wien
Gustav Teichmüller (1832–1888), Braunschweig (Cambridge)
Johannes Nikolaus Tetens (1736–1807) (Cambridge; Macmillan; Routledge 2000)
Christian Thiel (* 1937), Neusalz an der Oder
Martina Thom (1935–2019), Leipzig
Johannes Thyssen (1892–1968), Langenberg (Rheinland)
Elfriede Walesca Tielsch (1910–1993), Pommern
Christian Thomasius (1655–1728), Leipzig (Macmillan; Sassen)
Ernst Troeltsch (1865–1923) (Cambridge; Routledge 2000)
Ernst Topitsch (1919–2003), Wien
Peter Trawny (* 1964), Gelsenkirchen
Ernst Tugendhat (1930–2023), Brünn, nhà triết học phân tích hàng đầu, sách về chủ nghĩa Aristote, Heidegger, đạo đức học
U
Ferdinand Ulrich (1931–1920), Odrau, ngày nay là Odry, Tschechien
V
Hans Vaihinger (1852–1933), Nehren (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995; Routledge 2000)
Johannes Maria Verweyen (1883–1945), Till
Friedrich Theodor Vischer (1807–1887) (Macmillan)
Eric Voegelin (1901–1985), Köln
Johannes Volkelt (1848–1930), Kunzendorf
W
Richard Wahle (1857–1935), Wien (Macmillan)
Bernhard Waldenfels (* 1934), Bochum
Max Weber (1864–1920) (Macmillan)
Ferdinand Weinhandl (1896–1973), Judenburg
Otto Weininger (1880–1903)
Wilhelm Weischedel (1905–1975), Frankfurt am Main
Christian Hermann Weisse (1801–1866)
Carl Friedrich von Weizsäcker (1912–2007), Kiel
Albrecht Wellmer (1933–2018), Bergkirchen
Bernhard Welte (1906–1983), Meßkirch
Max Wentscher (1862–1942), Graudenz
Hermann Weyl (1885–1955) (Macmillan)
Wolfgang Wieland (Philosoph) (1933–2015), Heidenheim an der Brenz
Lambert Wiesing (* 1963), Ahlen
Wilhelm Windelband (1848–1915), Potsdam (Cambridge; Macmillan)
Richard Wisser (1927–2019), Worms
Ludwig Wittgenstein (1889–1951), Wien (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995)
Dieter Wittich (1930–2011), Leipzig
Günter Wohlfart (* 1943), Frankfurt a. M.
Erik Wolf (1902–1977), Biebrich
Jean-Claude Wolf (* 1953)
Christian Wolff (1679–1754), Breslau (Cambridge; Macmillan; Oxford 1995; Routledge 2000; Sassen)
Max Wundt (1879–1963), Leipzig
Wilhelm Wundt (1832–1920) (Cambridge; Macmillan; Routledge 2000)
Peter Wust (1884–1940), Rissenthal
Z
Eduard Zeller (1814–1908), Kleinbottwar (Macmillan)
Rainer E. Zimmermann (* 1951), Berlin
Rudolf Zocher (1887–1976), Großenhain
Volker Zotz (* 1956), Luxemburg
Klaus Zweiling (1900–1968), Berlin
Xem thêm
Danh sách nhà triết học
Chú thích và tham khảo
Nhà triết học
Triết học Đức
Triết học Áo
Triết học Thụy Sĩ
Triết học
Triết học châu Âu |
19819886 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tivoli%20%28M%C3%BCnchen%29 | Tivoli (München) | Tivoli là một khu phố ở München.
Vị trí
Tivoli thuộc quận Schwabing-Freimann ở bờ trái sông Isar nằm giữa Lehel và Tucherpark trong bốn con đường Ifflandstraße, Tivolistraße, Hirschauer Straße và Am Tucherpark.
Lịch sử
Khu phố này được đặt tên theo quán Zum Tivoli, khai mạc năm 1830 từ một chỗ nghỉ mát mùa hè của một dân cư München. Cái tên Tivoli là tên của thành phố Ý Tivoli ở gần Roma, trong thế kỷ 19 được đặt cho nhiều công viên giải trí. Quán này tồn tại tới năm 1923, bị giật sập năm 1924.
Mô tả
Khu phố này có diện tích khoảng 7 ha. Suối Eisbach chảy ngang qua nó.
Thư mục
Liên kết ngoài
Tivoli in München
Geschichte des Tivoli in München
Khu phố ở München
Schwabing |
19819890 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A7u%20b%E1%BA%BFp%20%E1%BA%A4n%20%C4%90%E1%BB%99 | Danh sách đầu bếp Ấn Độ | Đây là danh sach các đầu bếp Ấn Độ:
Các đầu bếp Ấn Độ đáng chú ý bao gồm:
Aarti Sequeira (sinh 1978)
Anjum Anand (sinh 1971)
Surjan Singh Jolly
Chef Damodharan
Farrokh Khambata
Floyd Cardoz (1960–2020)
Gaggan Anand
Garima Arora
Harpal Sokhi
Hemant Bhagwani
Imitiaz Qureshi
Jacob Sahaya Kumar Aruni (1972-2012)
Karre Mastanamma
Kumar Mahadevan (sinh 1960)
Kunal Kapur
M.S. Krishna Iyer
Madhur Jaffrey (sinh 1933)
Maneet Chauhan (sinh 1976)
Manish Mehrotra (sinh 1974)
Manju Malhi
Manjunath Mural (sinh 1973)
Mehboob Alam Khan
Narayana Reddy
Narayanan Krishnan (sinh 1981)
Nelson Wang (sinh 1950)
Nilesh Limaye (sinh 1972)
Nita Mehta
Pankaj Bhadouria
Rajesh Mazumder
Raji Jallepalli (1949–2002)
Ranveer Brar (sinh 1978)
Ritu Dalmia (sinh 1973)
Ripudaman Handa
Romy Gill (sinh 1972)
Sanjay Thumma (sinh 1970)
Sanjeev Kapoor (sinh 1964)
Saransh Goila (sinh 1987)
Shazia Khan
Shipra Khanna (sinh 1981)
Suvir Saran (sinh 1972)
Tarla Dalal (1936- 2013)
Venkatesh Bhat
Vikas Khanna (sinh 1971)
Vikram Sunderam
Vineet Bhatia
Vishwesh Bhatt
Vivek Singh (sinh 1971)
Xem thêm
Danh sách đầu bếp
Chú thích và tham khảo |
19819893 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng%20Kim%20H%E1%BA%A1nh | Hồng Kim Hạnh | Hồng Kim Hạnh là một diễn viên người Việt gốc Hoa (sinh ngày 18 tháng 7 năm 1988). Cô sinh ra và lớn lên tại Thành phố Hồ Chí Minh, ba cô là người Hoa, mẹ là người Củ Chi. Cô từng là thủ khoa đầu vào của trường Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh. Cô nổi tiếng qua các bộ phim như: Trái tim bé bỏng, Em muốn làm người nổi tiếng, Dòng sông định mệnh, Thương nhớ ở ai, Mạch ngầm vùng biên ải, Tiệm ăn dì ghẻ,... cô từng được gọi là "viên ngọc mới" của làng phim Việt.
Tiểu sử
Hồng Kim Hạnh bắt đầu chạm ngõ bộ môn nghệ thuật thứ bảy từ năm 19 tuổi khi cô đang là sinh viên năm nhất trường Đại học sân khấu Điện ảnh TP HCM. Ngoài ra Hồng Kim Hạnh còn nghệ sĩ đa năng, lấn sân sang các vai trò như: MC, ca sĩ, diễn viên lồng tiếng, ... Cô từng chia sẻ, bản thân yêu thích và muốn được theo đuổi con đường âm nhạc, cô từng có ý định thi Nhạc viện TP HCM. Tuy nhiên cô bị hư dây thanh quản nên đã chuyển sang học nghề diễn xuất. Kể từ đây cô theo nghiệp diễn với nhiều vai diễn gây chú ý. Cô còn cho biết mình nổi danh nhờ chăm đi casting. Đặc biệt, tuy là diễn viên Nam Bộ nhưng lại "nặng duyên" với các đạo diễn gạo cội phía Bắc, được chọn mặt gửi vàng trong nhiều bộ phim truyền hình trên sóng VTV.
Sự nghiệp
Năm 19 tuổi, khi đang là sinh viên năm nhất khoa diễn xuất tại trường Sân khấu, Hồng Kim Hạnh được Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân mời vào bộ phim truyện nhựa "Trái tim bé bỏng" (2007). Trong phim cô thủ vai con gái thứ hai của diễn viên Hồng Ánh. Cùng năm 2007, Đạo diễn Nguyễn Đức Việt mời cô đóng chính trong bộ phim "Em muốn làm người nổi tiếng". Bộ phim có sự tham gia của diễn viên: Văn Anh, Minh Tiệp, Thanh Tùng, Đan Lê, Hồng Kim Hạnh. Đây được xem là bộ phim nhựa đầu tư lớn nhất con số lên đến 1,8 tỷ đồng.
Từ những vai diễn đầu tay gây ấn tượng, diễn xuất tự nhiên sau đó Hồng Kim Hạnh liên tục có những vai chính trong các bộ phim truyền hình: Mùa cưới (2007) Hạnh vào vai Vy, Phim Dòng sông định mệnh (2008) của Đạo diễn Châu Huế và vai diễn thực sự ấn tượng khi Hồng Kim Hạnh thủ vai Ly với bạn diễn Minh Luân.
Phim "Chào tình yêu" (2009), Hãy cùng em điệu Sarikakeo (2010) của đạo diễn Trương Sơn Hải, vai Hiền trong phim "Những ngày hè xanh" của đạo diễn Xuân Phước. Tiếp đó phim Châu Sa (2012) góp mặt cùng cô là các diễn viên: Á Hậu Trương Thị May, người mẫu Thanh Thức, Xuân Hòa, Kinh Quốc, Hoàng Anh,... Cùng năm 2012 cô đóng vai Võ Thị Sáu trong Phim "Cuộc vượt ngục thần kỳ" (Đạo diễn - NSƯT Lê Đức Tiến) bộ phim 30 tập do Đài truyền hình TP HCM sản xuất và phát hành; cùng với đó là 2 bộ phim Mùa xuân quanh ta, Vết xước (2012); Ngôi sao giao thông (2013); Ngũ long công chúa (2014). Đặc biệt đánh dấu sự nghiệp của Hồng Kim Hạnh khi thủ vai Hơn trong phim truyền hình "Thương nhớ ở ai" (sản xuất năm 2014) của Đạo diễn Lưu Trọng Ninh & Bùi Thọ Thịnh. Sau dấu ấn vai Hơn, Hồng Kim Hạnh tham gia nhiều phim như: Mạch ngầm vùng biên ải (2015) của Đạo diễn Bùi Huy Thuần bộ phim 34 tập phát trên khung giờ vàng VTV1. Sau đó gia đình cô gặp biến cố cô phải tạm gác sự nghiệp và gần như ở ẩn, tạm xa showbiz.
Sau đó nhiều năm, 2019 cô mới trở lại màn ảnh với vai Thiên Kim trong bộ phim truyền hình VTV "Tiệm ăn dì ghẻ" (2019) vai Hồng Tươi trong bộ phim điện ảnh "Người lạ ơi" của Đạo diễn Trương Chí Bình, bộ phim có sự góp mặt của Rapper Krik, diễn viên Thùy Anh.
Cuối 2021, Hồng Kim Hạnh gác lại sự nghiệp diễn xuất để tiếp tục ước mơ du học tại 1 trường đại học ở Canada, may mắn và nỗ lực hết mình cô dành được học bổng toàn phần và đang du học tại Canada.
Sự nghiệp diễn xuất phim truyền hình
Dấu ấn phim truyền hình
Hồng Kim Hạnh gây ấn tượng khi thủ vai Hơn trong bộ phim truyền hình ăn khách “Thương nhớ ở ai” ( trước đó bộ phim có tên Bến không chồng- Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dương Hướng). Trong phim Hồng Kim Hạnh vào vai Hơn - người vợ địa chủ đẹp nhất Làng Đông. Tuy nhiên cuộc đời cô truân chuyên vì hủ tục và những định kiến thời bấy giờ. Bộ phim sau đó xuất sắc “ẵm” cùng lúc 4 giải Cánh diều vàng. Hồng Kim Hạnh chia sẻ cô hết nước mắt vì vai diễn...
Tuy không có đề của cho hạng mục diễn viên xuất sắc nhất, nhưng Hồng Kim Hạnh nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn, diễn viên.
Khi đóng bộ phim “Thương nhớ ở ai” là lúc ba cô mất được 1 năm, Hồng Kim Hạnh vẫn chưa thể thoát khỏi cảm giác thương nhớ. Cô đã khóc rất nhiều trên đoàn phim, những cảnh rơi nước mắt của nhân vật cô cũng vay mượn những cảm xúc của đời sống vào phim để chân thực nhất có thể. Vì bối cảnh quay ở miền Bắc nên Hồng Kim Hạnh đã phải thuê phòng tại Hà Nội và theo đoàn làm phim suốt nửa năm trời. Khi quay bộ phim gặp rất nhiều khó khăn, là diễn viên nữ Nam Bộ duy nhất tham gia phim nên cô cũng gặp một chút trở ngại về văn hóa. Bộ phim quay với nhiều bối cảnh khó như; lội mình dưới sông, chân trần, gai đâm, đỉa bu, muỗi chích… Hồng Kim Hạnh từng bị chảy máu chân, nhiều vết thương khi tham gia bộ phim “Thương nhớ ở ai”.
Tiếp theo đó, 2014 cô lại có duyên với đạo diễn Bùi Huy Thuần & Bùi Quốc Việt khi được mời vai chính trong bộ phim “Mạch ngầm vùng biên ải” bộ phim phát sóng khung giờ vàng VTV1. Trong bộ phim Hồng Kim Hạnh đóng vai Hoài, một cô gái trẻ ở quê vì thương mẹ nên đã ra ngoài bươn chải kiếm tiền nhưng rồi không may bị bán sang biên giới, làm vợ chung cho 3 cha con nông dân. Trải qua bao ê chề, tủi nhục, cuối cùng Hoài mới trốn về Việt Nam, tưởng chừng như không còn niềm tin vào cuộc đời. Đúng lúc này cô gặp Long ( diễn viên Phạm Bảo Anh thủ vai), hai số phận đau thương gặp nhau, đồng cảm và yêu nhau. Toàn bộ ngoại cảnh của bộ phim đều được quay tại khu vực biên giới, bất chấp những khó khăn về sản xuất, sự khắc nghiệt của thời tiết giá lạnh ở vùng biên Hồng Kim Hạnh đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình.
Phim điện ảnh
Phim lồng tiếng
Gameshow tham gia
Ai thông minh hơn học sinh lớp 5
Lữ khách 24h
Đọ sức âm nhạc HTV
Khách mời Talk show của Yeah 1 The Winner
Thử thách người nổi tiếng
Một trăm triệu một phút VTV3
Chuẩn cơm mẹ nấu VTV3
Talk show Phụ nữ quyền năng
Talk show Quá Giang Sao star
Talk show Cho ngày hoàn hảo VTV2 - Lời tự sự
Quay MV minh họa
Và tôi đã yêu - Thanh Bùi
Mây - Lam Trường
Tôi đi giữa hoàng hôn - Đàm Vĩnh Hưng
Mất đi một phương trời - Phan Đình Tùng
Tin nhắn tình yêu - Đăng Khôi
Không cần phải hứa đâu em - Phạm Khánh Hưng
Huy Vũ & Mạnh Đình (Hải Ngoại)
Sự nghiệp âm nhạc
Single "Điều em muốn" (tuyển tập 3 bài)
Single "Mùa tết gọi yêu" (3 bài)
MV Vạt áo trong mơ
MV Ladadi Ladadi
MV Ngày đầu tiên của tháng tư
MV Thiên đường hư vô
Mashup cover: All I want for Christmas is you + Santa Claus is coming to town
Cover "Bonjour Việt Nam"
Cover "Anh không theo đuổi em nữa"
Mashup “Fly me to the Moon” & “Can’t take my eyes off you”.
Quảng cáo
Hương vị đam mê (2008)
Bay cao Việt Nam (2010)
Phim ngắn: Cho điều con thích (2019)
Kịch
Tình ca phố
Ai là cô dâu
Liên kết ngoài
Hồng Kim Hạnh trên Facebook
Hồng Kim Hạnh trên YouTube
Tham khảo
Diễn viên Việt Nam |
19819894 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20ho%C3%A1%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%90%E1%BB%A9c | Danh sách nhà hoá học Đức | Đây là danh sách các nhà hoá học Đức:
A
Richard Abegg
Friedrich Accum
Franz Karl Achard
Georgius Agricola
Reinhart Ahlrichs
Albertus Magnus
Kurt Alder
Fritz Aldinger
Reinhold Aman
Otto Ambros
Johann Gerhard Reinhard Andreae
Andreas von Antropoff
Momme Andresen
Leonid Andrussow
Richard Anschütz
Rolf Appel
Fritz Arndt
Karl Arnold
Friedrich Auerbach
Karl von Auwers
B
Lambert Heinrich von Babo
Manfred Baerns
Adolf von Baeyer
Eugen Bamberger
Johann Conrad Barchusen
Eugen Baumann
Otto Bayer
Johann Joachim Becher
Gerd Becker
Johan Heinrich Becker
Karl Heinrich Emil Becker
Ernst Otto Beckmann
Walter-Ulrich Behrens
Gottfried Christoph Beireis
Johann Benckiser
Otto Berg
Friedrich Bergius
Alfred Bertheim
Basilius Besler
Heinrich Biltz
Wilhelm Biltz
Otto Saly Binswanger
August Bischler
Gustav Bischof
Siegfried Blechert
Victor Gustav Bloede
Carl Blumenreuter
Hans Bock
Walter Bock
Max Bockmühl
Max Bodenstein
Guido Bodländer
Hanns-Peter Boehm
Johann Böhm
Horst Böhme
Wilhelm Boland
Werner von Bolton
Karl Friedrich Bonhoeffer
Hans-Joachim Born
Carl Bosch
Rudolf Christian Böttger
Magnus von Braun
Michael Braungart
Holger Braunschweig
Georg Bredig
Julius Bredt
Michael Buback
Hans Theodor Bucherer
Eduard Buchner
Ernst Büchner
Wilhelm Heinrich Sebastian Bucholz
Robert Bunsen
Adolf Butenandt
C
Georg Ludwig Carius
Heinrich Caro
Nikodem Caro
Johann Friedrich Cartheuser
Ernst Boris Chain
Lorenz S. Cederbaum
Rainer Ludwig Claisen
Erich Clar
Alexander Classen
Adolf Karl Ludwig Claus
Carl Friedrich Claus
Klaus Clusius
Lorenz Florenz Friedrich von Crell
Erika Cremer
Theodor Curtius
D
Gerhard Damköhler
Ludwig Darmstaedter
Heinrich Debus
Gero Decher
Max Delbrück
Friedrich Wilhelm Hermann Delffs
Walter Dieckmann
Otto Diels
Geerd Diercksen
Johann Wolfgang Döbereiner
Manfred Donike
Johann Georg Noel Dragendorff
Heinrich Dreser
Gottfried von Droste
Adolph Ferdinand Duflos
Carl Duisberg
Friedrich Philipp Dulk
August Dupré
E
Gustav Ehrhart
Felix Ehrlich
Arthur Eichengrün
Manfred Eigen
Alfred Einhorn
Bernd Eistert
Karl Elbs
Alexander Ellinger
Gustav Embden
Adolph Emmerling
Dieter Enders
Karl Engler
Otto Linné Erdmann
Hugo Erdmann
Charles F. Erhart
Friedrich Gustav Carl Emil Erlenmeyer
Emil Erlenmeyer
Gerhard Ertl
Arnold Eucken
F
Constantin Fahlberg
Marga Faulstich
Hermann von Fehling
Claudia Felser
Dieter Fenske
Erhard Fernholz
Robert Feulgen
Maximilian Fichtner
Heino Finkelmann
Hans Finkelstein
Ernst Gottfried Fischer
Ernst Otto Fischer
Franz Joseph Emil Fischer
Hans Fischer
Hermann Emil Fischer
Karl Fischer
Nikolaus Wolfgang Fischer
Wilhelm Rudolph Fittig
Wilhelm Fleischmann
Theodor Förster
Jens Frahm
Adolph Frank
Herman Frasch
Hans Freeman
Max Fremery
Friedrich August Frenzel
Carl Remigius Fresenius
Karl Freudenberg
Herbert Freundlich
Paul Friedländer
Fritz Walter Paul Friedrichs
Karl Theophil Fries
Carl Julius Fritzsche
August Sigmund Frobenius
Johann Nepomuk von Fuchs
G
Siegmund Gabriel
Friedrich Gaedcke
Johann Gasteiger
Ludwig Gattermann
Hieronymus David Gaubius
Jürgen Gauß
Adolph Ferdinand Gehlen
Karl-Hermann Geib
Philipp Lorenz Geiger
Johann Gottlieb Georgi
Heinz Gerischer
Johann Georg Anton Geuther
Gustav Giemsa
Bernd Giese
Friedrich Oskar Giesel
Ludwig Wilhelm Gilbert
Johann Rudolf Glauber
Frank Glorius
Jürgen Gmehling
Christian Gmelin
Leopold Gmelin
Philipp Friedrich Gmelin
Karl Christian Traugott Friedemann Goebel
Oswald Helmuth Göhring
Hans Goldschmidt
Theodor Goldschmidt
Eugen Freiherr von Gorup-Besanez
Johann Friedrich August Göttling
Josef Goubeau
Carl Gräbe
Michael Grätzel
Friedrich Albrecht Carl Gren
Peter Griess
Rainer Grießhammer
Aristid von Grosse
Wilhelm Groth
Theodor Grotthuss
Hermann Julius Grüneberg
Carl Gustav Guckelberger
Rudolf Günsberg
H
Wilhelm Haarmann
Fritz Haber
Eugen de Haën
Carl Hagemann
Karl Gottfried Hagen
Otto Hahn
Georg Erhard Hamberger
Michael Hanack
Johann Ludwig Hannemann
Arthur Rudolf Hantzsch
Carl Harries
Hermann Hartmann
Johannes Hartmann
Robert Havemann
Stefan Hecht
Friedrich Heeren
Edgar Heilbronner
Franz Hein
Wilhelm Heinrich Heintz
Axel C. Heitmann
Burckhardt Helferich
Carl Magnus von Hell
Stefan Hell
Hans Hellmann
Hermann Hellriegel
Wilhelm Henneberg
Jürgen Hennig
Karl Samuel Leberecht Hermann
Sigismund Friedrich Hermbstädt
Richard Herz
Gerhard Herzberg
Friedrich Heusler
Evamarie Hey-Hawkins
Walter Hieber
Andreas Hierlemann
Georg Friedrich Hildebrandt
Albert Hilger
William Francis Hillebrand
Franz Hillenkamp
Günther Hillmann
Gustavus Detlef Hinrichs
Oscar Hinsberg
Felix Hoffmann
August Wilhelm von Hofmann
Fritz Hofmann
Karl Andreas Hofmann
Franz Hofmeister
Felix Hoppe-Seyler
Rudolf Hoppe
Heinrich Hörlein
Leopold Horner
Josef Houben
Hans Hübner
Erich Hückel
Gustav von Hüfner
Rolf Huisgen
Hermann Hummel
Klaus-Dieter Hungenberg
Heinz Hunsdiecker
Erich Huzenlaub
I
Clara Immerwahr
Junes Ipaktschi
J
Gerhart Jander
Joachim Jose
Johann Juncker
Alexander Just
K
Wolfgang Kaim
Kajetan Georg von Kaiser
Helmut Kallmeyer
Walter Kaminsky
Ellen Kandeler
Michael Karas
Olaf Karthaus
Emanuel Kaspar
Karl Wilhelm Gottlob Kastner
Wilhelm Keim
August Kekulé
Bernhard Keppler
Klaus Kern
Werner Kern
Thomas M. Klapötke
Martin Heinrich Klaproth
Fritz Klatte
Friedrich Ludwig Knapp
Friedrich Knauer
Emil Knoevenagel
Wilhelm Knop
Ludwig Knorr
Julius Arnold Koch
Christoph Kohl
Hermann Kolbe
Anton Köllisch
Joseph König
Hermann Franz Moritz Kopp
Wilhelm Körner
Oskar Korschelt
Friedrich Krafft
Philip Kraft
Karl-Ludwig Kratz
Georg Ludwig Engelhard Krebs
Hans Adolf Krebs
Heinrich Ludwig Hermann Krekeler
August Krönig
Gerhard Krüss
Jochen Küpper
Johannes Sibertus Kuffler
Franz Xaver Kugler
Hans Kühne
L
Conrad Laar
Albert Ladenburg
Gerhard Lagaly
Wilhelm August Lampadius
Augustin Gottfried Ludwig Lentin
Johann Gottfried Leonhardi
Hermann Leuchs
Rudolf Leuckart
Carl Leverkus
Julius Lewkowitsch
Andreas Libavius
Carl Theodore Liebermann
Justus von Liebig
Benjamin List
Raphael Eduard Liesegang
Heinrich Limpricht
Eduard Linnemann
Edmund Oscar von Lippmann
Georg Lockemann
Oscar Loew
Lotte Loewe
Wilhelm Lossen
Carl Jacob Löwig
Georg Lunge
Paul Luther
Hermann Lux
M
Heinrich Gustav Magnus
Joachim Maier
Christoph Mangold
Carl Mannich
Richard Felix Marchand
Willy Marckwald
Andreas Sigismund Marggraf
Ludwig Clamor Marquart
Dieter Mecke
Edmund ter Meer
Fritz ter Meer
Hans Meerwein
Uwe Meierhenrich
Jakob Meisenheimer
Paul Mendelssohn Bartholdy
Rudolf Mentzel
Louis Merck
Angela Merkel
John Theodore Merz
Kurt Heinrich Meyer
Julius Lothar Meyer
Viktor Meyer
Wilhelm Meyerhoffer
August Michaelis
Leonor Michaelis
Maria-Elisabeth Michel-Beyerle
Wilhelm Michler
Adolf Miethe
Alexander Mitscherlich
Eilhard Mitscherlich
Alwin Mittasch
Karl Friedrich Mohr
Ludwig Mond
Rainer Moormann
Johann Moriaen
Brigitte Mühlenbruch
Richard Müller
Johann Mulzer
Ferdinand Münz
N
Frank Neese
Walther Nernst
Julius Neßler
Ernst Anton Nicolai
Gereon Niedner-Schatteburg
Albert Niemann
Rudolf Nietzki
Ida Noddack
Walter Noddack
Wilhelm Normann
O
Heribert Offermanns
Günther Ohloff
Alfred Oppenheim
Gottfried Osann
Heinrich Oster
Wilhelm Ostwald
Wolfgang Ostwald
P
Hermann Pauly
Hans von Pechmann
Otto Perutz
Kurt Peters
Norbert Peters
Frauke Petry
Max Joseph von Pettenkofer
Sigrid D. Peyerimhoff
Christoph Heinrich Pfaff
Paul Pfeiffer
Charles Pfizer
Rainer Philippson
Oskar Piloty
Adolf Pinner
Eugen Piwowarsky
Karl Friedrich Plattner
Agnes Pockels
John Polanyi
Theodor Poleck
Klaus Praefcke
Horst Prinzbach
Bernhard Proskauer
Lotte Pusch
R
Karl Friedrich August Rammelsberg
Friedrich Raschig
Gerhard Raspé
Rudolf Erich Raspe
Friedrich Rathgen
Bernhard Rathke
Ferdinand Reich
Carl Reichenbach
Hans-Ulrich Reissig
Walter Reppe
Hieronymous Theodor Richter
Jeremias Benjamin Richter
Victor von Richter
Alfred Rieche
Nikolaus Riehl
Ernst Hermann Riesenfeld
Helmut Ringsdorf
Otto Roelen
Werner Rolfinck
Heinrich Rose
Kai Rossen
Valentin Rose the Elder
Karl Wilhelm Rosenmund
Germar Rudolf
Otto Ruff
Leopold Rügheimer
Friedlieb Ferdinand Runge
S
George Sachs
Otto Sackur
Reiner Salzer
Joachim Sauer
Karl Schaum
Carl Wilhelm Scheele
Carl Scheibler
Alexander Nicolaus Scherer
Johann Joseph Scherer
Friedrich Schickendantz
Hugo Schiff
Robert Schiff
Michael Schmittel
Paul Schlack
Wilhelm Schlenk
Carl Schmidt
Gerhard Carl Schmidt
Paul Felix Schmidt
Oswald Schmiedeberg
Rudolf Schmitt
Christian Schneider
Ferdinand Schneider
Ulrich Schöllkopf
Christian Friedrich Schönbein
Carl Schorlemmer
Otto Schott
Carl Schotten
Bernhard Schrader
Gerhard Schrader
Johann Schröder
Heinrich G. F. Schröder
Wilhelm Schuler
Hugo Paul Friedrich Schulz
Ferdi Schüth
Helmut Schwarz
Hans-Adalbert Schweigart
Franz Wilhelm Schweigger-Seidel
Johann Schweigger
Peter Schwerdtfeger
Dieter Seebach
Peter Seeberger
Stefan Seeger
Ephraim Seehl
Joachim Seelig
Walter Seelmann-Eggebert
Friedrich Wilhelm Semmler
Daniel Sennert
Konrad Seppelt
Friedrich Sertürner
Karl Seubert
Adolf Sieverts
Eduard Simon
Kornelia Smalla
Franz Leopold Sonnenschein
Franz von Soxhlet
Harald Specht
Max Speter
Karl Spiro
Hertha Sponer
Hermann Sprengel
Heinz Staab
Adolf Stachel
Georg Städeler
Georg Ernst Stahl
Kurt Starke
Hermann Staudinger
Magda Staudinger
Wolfgang Steglich
Christoph Steinbeck
Wilhelm Steinkopf
Hugo Stintzing
Alfred Stock
Julius Adolph Stöckhardt
Friedrich Stohmann
Hugo Stoltzenberg
Friedrich Stolz
Fritz Strassmann
Adolph Strecker
Friedrich Stromeyer
Hildegard Stücklen
T
Gustav Heinrich Johann Apollon Tammann
Stephan Tanneberger
Hermann von Tappeiner
Bruno Tesch
William Theilheimer
Walter Thiel
Johannes Thiele
Peter Adolf Thiessen
Ferdinand Tiemann
Werner Tochtermann
Bernhard Tollens
Moritz Traube
Wilhelm Traube
Alfred E. Treibs
Julius Tröger
Johann Trommsdorff
Hans Tropsch
Otto Tunmann
U
Leo Ubbelohde
Ivar Karl Ugi
Fritz Ullmann
Otto Unverdorben
Werner Urland
V
Tina van de Flierdt
Victor Villiger
Anton Vilsmeier
Augustus Voelcker
Hermann Wilhelm Vogel
Brigitte Voit
Jacob Volhard
Max Volmer
Daniel Vorländer
Julius Vorster
W
Günter Wächtershäuser
Heinrich Wilhelm Ferdinand Wackenroder
Carl Wagner
Friedrich Walchner
Paul Walden
Otto Wallach
Hans-Werner Wanzlick
Carl Warburg
Rainer Waser
Peter Wasserscheid
Georg Wolfgang Wedel
Johann Adolph Wedel
Gerd Wedler
Carl Wehmer
Christian Ehrenfried Weigel
Fritz Weigert
Arthur von Weinberg
Adolf Ferdinand Weinhold
Rudolf Friedrich Weinland
Armin Weiss
Karl Weltzien
Carl Friedrich Wenzel
Gustav Werther
Conrad Weygand
Theodor Weyl
Hermann Weyland
Peter P. von Weymarn
Hermann Wichelhaus
Albert Widmann
Johann Christian Wiegleb
Georg Wiegner
Heinrich Otto Wieland
Heinrich August Ludwig Wiggers
Julius Wilbrand
Ludwig Wilhelmy
Günther Wilke
Conrad Willgerodt
Richard Willstätter
Adolf Windaus
Clemens Winkler
Martin Winter
Robert Wintgen
Günter Wirths
Johannes Wislicenus
Bernhard Witkop
Georg Wittig
Georg Christian Wittstein
Alfred Wohl
Friedrich Wöhler
Ludwig Wolff
Richard Wolffenstein
Carl Wurster
Z
Helmut Zahn
Werner Zerweck
Karl Ziegler
Theodor Zincke
Eduard Zintl
Georg Zundel
Johann Zwelfer
Xem thêm
Danh sách nhà hoá học
Danh sách nhà khoa học Đức
Danh sách các phát minh và khám phá Đức
Khoa học và kỹ thuật Đức
Người Đức
Nhà khoa học Đức
Nhà hoá học Đức
Khoa học Đức
Kỹ thuật Đức
Hoá học |
19819901 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hermann%20Julius%20Gr%C3%BCneberg | Hermann Julius Grüneberg | Hermann Julius Grüneberg ( – ) là một nhà hoá học và phát minh người Đức. Ông cùng với Julius Vorster đã sáng lập nên nhà máy hoá chất Chemische Fabrik Kalk.
Tiểu sử
Grüneberg sinh ngày tại Stettin, tỉnh Pomerania, nước Phổ, nay là Szczecin, thành phố thủ phủ của tỉnh Tây Voivod Pomeran của Ba Lan. Ông là con trai thứ hai trong số sáu người con của bậc thầy làm đàn organ August Wilhelm Grüneberg và phu nhân Caroline Henriette née Breslich từ Kamień Pomorski. Một trong số anh em của ông, Barnim Grüneberg, đã nối nghiệp cha theo nghề làm đàn organ. Ông mất ngày tại Cologne, Đế quốc Đức, nơi ông được mai táng tại nghĩa trang Melaten.
Di sản
Trường Grüneberg, và một con phố có tên Grünebergstraße, tại Kalk, một quận của thành phố Cologne, được đặt theo tên của ông.
Xem thêm
Chemische Fabrik Kalk
Julius Vorster
Tiểu sử
Liên kết ngoài
Webpage on Herman Julius Grüneberg
Nhà hóa học Đức
Sinh năm 1827
Mất năm 1894 |
19819908 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20v%E1%BA%ADt%20l%C3%BD%20%C4%90%E1%BB%A9c | Danh sách nhà vật lý Đức | Đây là danh sách các nhà vật lý Đức:
A
Ernst Abbe
Max Abraham
Gerhard Abstreiter
Michael Adelbulner
Martin Aeschlimann
Georg von Arco
Manfred von Ardenne
Peter Armbruster
Leo Arons
Markus Aspelmeyer
Felix Auerbach
Bruno Augenstein
B
Ernst Emil Alexander Back
Karl Baedeker
Erich Bagge
Marc Baldus
Valentine Bargmann
Heinrich Barkhausen
Henry H. Barschall
Heinz Barwich
Ernst G. Bauer
Karl Bechert
Friedrich Beck
Guido Beck
Richard Becker
Karl Heinz Beckurts
Georg Bednorz
August Beer
Wilhelm von Beetz
Martin Beneke
Johann Benzenberg
Berend Wilhelm Feddersen
Arnold Berliner
Arthur Berson
Adolf Bestelmeyer
Hans Bethe
Sigfried Bethke
Albert Betz
Hans-Dieter Betz
Paul Alfred Biefeld
Ikaros Bigi
Josef Bille
Heinz Billing
Gerd Binnig
Marcus Birkenkrahe
Paul Richard Heinrich Blasius
Klaus Blaum
Immanuel Bloch
Detlef Blöcher
Werner H. Bloss
Eberhard Bodenschatz
Bodo von Borries
Martin Bojowald
Friedrich Bopp
Hans-Jürgen Borchers
Max Born
Manfred Börner
Richard Börnstein
Gerhard Borrmann
Emil Bose
Georg Matthias Bose
Walther Bothe
Heinrich Wilhelm Brandes
Ernst Helmut Brandt
Karl Ferdinand Braun
Wernher von Braun
Werner Braunbeck
Carsten Bresch
Hans Breuer
Dirk Brockmann
Eugen Brodhun
Ernst Brüche
Hermann Brück
Alfred Bucherer
Detlev Buchholz
Bernd Büchner
Alfons Bühl
Heinrich Bürger
Hans Busch
Gerd Buschhorn
C
Philipp Carl
Lorenz S. Cederbaum
Ernst Chladni
Elwin Bruno Christoffel
Rudolf Clausius
Emil Cohn
Theodor des Coudres
Christoph Cremer
Erika Cremer
Siegfried Czapski
D
Konrad Dannenberg
Kurt H. Debus
Max Delbrück
Wolfgang Demtröder
Guido Dessauer
Kurt Diebner
Gerhard Heinrich Dieke
Walter Dieminger
Hansjoerg Dittus
Günther Dollinger
Klara Döpel
Robert Döpel
Werner Döring
Friedrich Ernst Dorn
Walter Dornberger
Heinrich Wilhelm Dove
Jörg Dräger
Olaf Dreyer
Paul Drude
Dirk Dubbers
Hans-Peter Dürr
E
Gustav Eberhard
Hermann Ebert
Ernst R. G. Eckert
Eduard Riecke
Jürgen Ehlers
Geoffrey G. Eichholz
Albert Einstein
Wolfgang Eisenmenger
Jens Eisert
Walter M. Elsasser
Julius Elster
Berthold-Georg Englert
Georg Adolf Erman
Paul Erman
Gerhard Ertl
Abraham Esau
Tilman Esslinger
Andreas von Ettingshausen
Arnold Eucken
Hans Heinrich Euler
Paul Peter Ewald
F
Daniel Gabriel Fahrenheit
Heino Falcke
Hans Falkenhagen
Lutz Feld
Claudia Felser
Klaus Fesser
Wolfgang Fink
Peter Finke
Wolfgang Finkelnburg
Erich Fischer
Johannes Fischer
Arnold Flammersfeld
Rudolf Fleischmann
Siegfried Flügge
Albrecht Fölsing
Theodor Förster
Jens Frahm
James Franck
Moritz Ludwig Frankenheim
Rudolph Franz
Walter Franz
Joseph von Fraunhofer
Theodoric of Freiberg
Benedict Friedlaender
Harald Friedrich
Harald Fritzsch
Hellmut Fritzsche
Klaus Fuchs
Erwin Fues
Peter Fulde
G
Wolfgang Gaede
Otto Willi Gail
Richard Gans
Carl Friedrich Gauss
Johann Samuel Traugott Gehler
Ernst Gehrcke
Hans Geiger
Theo Geisel
Hans Friedrich Geitel
Wolfgang Gentner
Paul Gerber
Reimund Gerhard
Walter Gerlach
Christian Ludwig Gerling
Christian Gerthsen
Franz Josef Giessibl
Ludwig Wilhelm Gilbert
Herbert Gleiter
Karl Glitscher
Maria Goeppert-Mayer
Adolf Goetzberger
Gerhard W. Goetze
Carl Wolfgang Benjamin Goldschmidt
Eugen Goldstein
Fritz Goos
Walter Gordon
Göttingen Eighteen
Florian Goebel
Wolfgang Götze
Leo Graetz
Robert Graham
Daniel Gralath
Hans Grassmann
Hermann Grassmann
Markus Greiner
Walter Greiner
Rudolf Grimm
Claudius Gros
Siegfried Grossmann
Wilhelm Groth
Helmut Gröttrup
Peter Grünberg
Eduard Grüneisen
Otto von Guericke
Peter Gumbsch
Sibylle Günter
H
Rudolf Haag
Heinz Haber
Rolf Hagedorn
Gotthilf Hagen
Hermann Haken
Wilhelm Hallwachs
Thomas Hamacher
Hilda Hänchen
Wilhelm Hanle
Theodor W. Hänsch
Hauke Harder
Johannes Franz Hartmann
Werner Hartmann
Christian August Hausen
Isolde Hausser
Otto Haxel
Oskar Heil
Burkhard Heim
Jochen Heisenberg
Werner Heisenberg
Walter Heitler
Wolfgang Helfrich
Stefan Hell
Hans Hellmann
Hermann von Helmholtz
Thomas Henning
Klaus Hentschel
Carl Hermann
Grete Hermann
Stephan Herminghaus
Walter Herrmann
Gustav Ludwig Hertz
Heinrich Hertz
Gerhard Herzberg
Maximilian Herzberger
Rolf-Dieter Heuer
Burkard Hillebrands
Arthur R. von Hippel
Johann Wilhelm Hittorf
Karl-Heinz Höcker
Hanna von Hoerner
Sebastian von Hoerner
Ulrich Höfer
Gerhard Hoffmann
Sigurd Hofmann
Hans Hollmann
Christian Holm
Wilhelm Holtz
Michael Holzscheiter
Helmut Hönl
Ludwig Hopf
Walter Hoppe
Heinrich Hora
Wilhelm Hort
Sabine Hossenfelder
Fritz Houtermans
Alfred Hübler
Erich Hückel
Friedrich Hund
Hans-Hermann Hupfeld
Roland Hüttenrauch
I
Maximus von Imhof
Caspar Isenkrahe
Ernst Ising
Patrick Ilg
J
Max Jakob
J. Hans D. Jensen
Peter Herbert Jensen
Willibald Jentschke
Sabina Jeschke
Viktor K. Jirsa
Johann Gottfried Teske
Philipp von Jolly
Claus Jönsson
Georg Joos
Pascual Jordan
Johannes Juilfs
K
Wolfgang Kaiser
Willi A. Kalender
Salomon Kalischer
Hartmut Kallmann
Theodor Kaluza
Karl Strehl
Gustav Karsten
Hermann Karsten
Ralph Kaufmann
Walter Kaufmann
Heinrich Kayser
Bernhard Keimer
Christoph Helmut Keitel
Nicholas Kemmer
Julia Kempe
Klaus Kern
Johannes Kepler
Boris Kerner
Wolfgang Ketterle
Karl-Otto Kiepenheuer
Karl Johann Kiessling
Erhard Kietz
Gustav Kirchhoff
Hans Volker Klapdor-Kleingrothaus
Hagen Kleinert
Ewald Georg von Kleist
Otto Klemperer
Gerhard Klimeck
Klaus von Klitzing
Heinz-Jürgen Kluge
Hermann Knoblauch
Stephan W. Koch
Rudolph Koenig
Friedrich Kohlrausch
Rudolf Kohlrausch
Hedwig Kohn
Werner Kolhörster
Heinrich Konen
Arthur König
Hans Kopfermann
Arthur Korn
Horst Korsching
Walther Kossel
Wolfgang Ludwig Krafft
Gerhard Kraft
Wolfgang Krätschmer
Michael Kramer
Christian Gottlieb Kratzenstein
Adolf Kratzer
Karl Kraus
Dirk Kreimer
Kurt Kremer
Erich Kretschmann
Herbert Kroemer
August Krönig
Bernd J. Kröger
Ralph Kronig
Eckhard Krotscheck
Rainer Walter Kühne
Rudolf Kühnhold
Helmuth Kulenkampff
August Kundt
Adolph Theodor Kupffer
Jochen Küpper
Ferdinand Kurlbaum
Jürgen Kurths
Polykarp Kusch
L
Rudolf Ladenburg
Johann von Lamont
Rolf Landauer
Alfred Landé
Gottfried Landwehr
Dieter Langbein
Ludwig Lange
Otto Laporte
Gerda Laski
Jakob Laub
Max von Laue
Harry Lehmann
Otto Lehmann
Gottfried Wilhelm Leibniz
Philipp Lenard
Emil Lenz
Wilhelm Lenz
Karl Leo
Ulf Leonhardt
Harald Lesch
Jacob Leupold
Hilde Levi
Willy Ley
Georg Christoph Lichtenberg
Manfred Lindner
Detlef Lohse
Renate Loll
Eugen von Lommel
Gerhart Lüders
Christian Ludwig
Otto Lummer
Dieter Lüst
Reimar Lüst
Josef Lutz
M
Erwin Madelung
Heinrich Gustav Magnus
Heinz Maier-Leibnitz
Christoph von der Malsburg
Jochen Mannhart
Reinhold Mannkopff
Herman March
Henry Margenau
Thomas Martinetz
Herbert Mataré
Gerhard Materlik
Josef Mattauch
Dieter Matthaei
Hans Ferdinand Mayer
Julius von Mayer
Reinhard Mecke
Reinhard Meinel
Karl Meissner
Walther Meissner
Josef Meixner
Franz Melde
Angela Merkel
Ulrich Mescheder
Karl Mey
Werner Meyer-Eppler
Hajo Meyer
Oskar Emil Meyer
Theodor Meyer
Rolf Michel
Gustav Mie
Jürgen Mlynek
Dieter Möhl
Richard Mollier
Kurd von Mosengeil
Rudolf Mössbauer
Erwin Wilhelm Müller
Justus Mühlenpfordt
Harald J. W. Mueller-Kirsten
Johann Heinrich Jakob Müller
Klaus-Robert Müller
Walther Müller
Wilhelm Müller
Georg Wilhelm Muncke
Gottfried Münzenberg
N
Werner Nahm
Elsa Neumann
Franz Ernst Neumann
Roger G. Newton
Gereon Niedner-Schatteburg
Alexander Nikuradse
Johann Nikuradse
Günter Nimtz
Ida Noddack
Emmy Noether
Bengt Nölting
Lothar Wolfgang Nordheim
Johann Gottlieb Nörremberg
O
Anton Oberbeck
Hermann Oberth
Robert Ochsenfeld
Reinhard Oehme
Walter Oelert
Arthur von Oettingen
Hans von Ohain
Georg Ohm
Heinrich Wilhelm Matthias Olbers
Johannes Orphal
Wilhelm Orthmann
Gottfried Osann
Heinrich Ott
P
Friedrich Paschen
Wolfgang Paul
Rudolf Peierls
Christoph Heinrich Pfaff
Franz Pfeiffer
Georg Pfotzer
Bernhard Philberth
Marcello Pirani
Max Planck
Jan Christoph Plefka
Martin Bodo Plenio
Julius Plücker
Agnes Pockels
Friedrich Carl Alwin Pockels
Johann Christian Poggendorff
Dieter Pohl
Robert Pohl]
Fritz-Albert Popp
Heinz Pose
Ludwig Prandtl
Fritz Karl Preikschat
Ernst Pringsheim Sr.
Carl Pulfrich
Q
Hans-Joachim Queisser
Georg Hermann Quincke
R
Jürgen P. Rabe
Johann Rafelski
Carl Ramsauer
Karl Rawer
Erich Regener
Karl-Henning Rehren
Werner E. Reichardt
Fritz Reiche
Hans Reissner
Gerhard Rempe
Jürgen Renn
Mauritius Renninger
Ernst Rexer
Franz Richarz
Georg Wilhelm Richmann
Achim Richter
Klaus Riedle
Charlotte Riefenstahl
Peter Theophil Riess
Karl-Heinrich Riewe
Johann Wilhelm Ritter
Oskar Ritter
Walter Rogowski
Wilhelm Röntgen
Harald Rose
Ilse Rosenthal-Schneider
Heinrich Rubens
Andreas Rüdiger
Paul Rudolph
Carl David Tolmé Runge
Iris Runge
Wilhelm Runge
Ernst Ruska
S
Erich Sackmann
Corinna Salander
Wolfgang Sandner
Fritz Sauter
Fritz Peter Schäfer
Hendrik Schatz
Karl Scheel
Jens Scheer
Frank Scheffold
Valentin Scheidel
Christoph Scheiner
Hans Joachim Schellnhuber
Harald Schering
Otto Scherzer
Josef Schintlmeister
Dagmar Schipanski
Wolfgang P. Schleich
Helmut Schmidt
Jürgen Schmitt
Inge Schmitz-Feuerhake
Eckehard Schöll
Jan Hendrik Schön
Gaspar Schott
Walter H. Schottky
Heinrich G. F. Schröder
Manfred R. Schroeder
Bert Schroer
Engelbert Schücking
Helmut W. Schulz
Erich Schumann
Victor Schumann
Manfred Schüssler
Karl Schwarzschild
Martin Schwarzschild
Gerhard Schwehm
Achim Schwenk
Johann Schweigger
August Seebeck
Thomas Johann Seebeck
Rudolf Seeliger
Jens Seipenbusch
Walter Selke
Ludwig August Seeber
Henry Siedentopf
Paul Eugen Sieg
Francis Simon
Hermann Theodor Simon
Paul Söding
Johann Georg von Soldner
Arnold Sommerfeld
Eckehard Specht
Johann Sperling
Hertha Sponer
Johannes Stark
Matthias Staudacher
Max Steenbeck
Carl August von Steinheil
Hans Stephani
Otto Stern
Ernest J. Sternglass
Georg Stetter
Horst Stöcker
Hans-Jürgen Stöckmann
Horst Ludwig Störmer
Herbert Arthur Stuart
Hildegard Stücklen
Ernst Stuhlinger
Kurt Symanzik
T
Gustav Heinrich Johann Apollon Tammann
Michel Ter-Pogossian
Friedrich-Karl Thielemann
Uwe Thumm
Bruno Thüring
Clemens Timpler
Johann Daniel Titius
August Toepler
Maximilien Toepler
Rudolf Tomaschek
Peter E. Toschek
Johann Georg Tralles
Max Trautz
Hans-Jürgen Treder
U
Albrecht Unsöld
Knut Urban
V
Vitello
Woldemar Voigt
Dieter Vollhardt
Helmut Volz
W
Heinrich Karsten Wagenfeld
Ernst Wagner
Gerhard Wagner
Herbert Wagner
Manfred Wagner
Wilhelm Walcher
Ludwig Waldmann
Andreas Wallraff
Emil Warburg
Jürgen Warnatz
Heinrich Friedrich Weber
Wilhelm Eduard Weber
Franz Wegner
Stephanie Wehner
Dieter Weichert
Hans-Arwed Weidenmüller
Richard M. Weiner
Max Bernhard Weinstein
Paul Weiss
Walter Weizel
Carl Friedrich von Weizsäcker
Heinrich Welker
Katrin Wendland
Horst Wenninger
Gregor Wentzel
Werner Hofmann
Julius Wess
Wilhelm Westphal
Christof Wetterich
Eilhard Wiedemann
Gustav Heinrich Wiedemann
Max Wien
Wilhelm Wien
Otto Wiener
Friedwardt Winterberg
Karl Wirtz
Christian Wissel
Erich Peter Wohlfarth
Ewald Wollny
Hans Wolter
Jörg Wrachtrup
Theodor Wulf
Adolf Wüllner
Gunter Wyszecki
Wolfgang Kroll
Z
Joseph Zähringer
H. Dieter Zeh
Alfred Zehe
Elmar Zeitler
Karl Eduard Zetzsche
Gustav Zeuner
Hans K. Ziegler
Karl Zimmer
Wolfhart Zimmermann
Annette Zippelius
Martin Zirnbauer
Johann Karl Friedrich Zöllner
Hartmut Zohm
Georg Zundel
Xem thêm
Danh sách nhà vật lý
Danh sách nhà khoa học Đức
Danh sách các phát minh và khám phá Đức
Khoa học và kỹ thuật Đức
Danh sách nhà hóa học Đức
Chú thích và tham khảo
Người Đức
Nhà vật lý Đức
Vật lý Đức
Khoa học Đức
Nhà khoa học Đức |
19819910 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20to%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%20%C4%90%E1%BB%A9c | Danh sách nhà toán học Đức | Đây là danh sách các nhà toán học Đức:
A
Ilka Agricola
Rudolf Ahlswede
Wilhelm Ahrens
Oskar Anderson
Karl Apfelbacher
Philipp Apian
Petrus Apianus
Michael Artin
Günter Asser
Bruno Augenstein
Georg Aumann
B
Isaak Bacharach
Paul Gustav Heinrich Bachmann
Reinhold Baer
Christian Bär
Wolf Barth
Friedrich L. Bauer
August Beer
Walter Benz
Rudolf Berghammer
Felix Bernstein
Ludwig Berwald
Friedrich Bessel
Karl Bobek
Friedrich Böhm
Oskar Bolza
Karl-Heinz Boseck
Hermann Bottenbruch
Benjamin Bramer
Andreas Brandstädt
Heinrich Brandt
Richard Brauer
Hel Braun
Alexander von Brill
Adolf Ferdinand Wenceslaus Brix
Max Brückner
Heinrich Bruns
Roland Bulirsch
Johann Karl Burckhardt
Heinrich Burkhardt
Hans Heinrich Bürmann
C
Georg Cantor
Constantin Carathéodory
Wilhelm Cauer
Ludolph van Ceulen
Otfried Cheong
David Christiani
Christopher Clavius
Stephan Cohn-Vossen
Paul Cohn
Armin B. Cremers
Peter Crüger
D
Richard Dedekind
Herbert von Denffer
Christopher Deninger
Otto Dersch
Max Deuring
Anton Deusing
Wolfgang Doeblin
Gustav Doetsch
Andreas Dress
E
Heinz-Dieter Ebbinghaus
Carl Gottlieb Ehler
Martin Eichler
Lorentz Eichstadt
Bettina Eick
Kirsten Eisenträger
Joachim Engel
Karin Erdmann
Andreas von Ettingshausen
F
Johann Faulhaber
Gustav Fechner
Dmitry Feichtner-Kozlov
Käte Fenchel
Paul Finsler
Felix Finster
Bernd Fischer
Hans Fitting
Andreas Floer
W. Frahm
Wilhelm von Freeden
Gottlob Frege
Gerhard Frey
Bruno von Freytag-Löringhoff
Robert Fricke
Robert Frucht
Wolfgang Heinrich Johannes Fuchs
Joseph Furttenbach
Philipp Furtwängler
G
David Gans
Nina Gantert
Harald Garcke
Joachim von zur Gathen
Carl Friedrich Gauss
Gerhard Geise
Heide Gluesing-Luerssen
Johannes von Gmunden
Christian Goldbach
Kurt Gödel
Adolph Göpel
Rudolf Gorenflo
Lothar Göttsche
Hermann Grassmann
Heinrich Friedrich Gretschel
Michael Griebel
Martin Grötschel
Detlef Gromoll
Nicolas Guisnée
H
Wolfgang Hackbusch
Arndt von Haeseler
Elisabeth Hagemann
Wolfgang Hahn
Rudolf Halin
Ursula Hamenstädt
Johannes Hancke
Wolfgang Händler
Hermann Hankel
Raphael Levi Hannover
Carl Gustav Axel Harnack
Paul Harzer
Helmut Hasse
Maria Hasse
Otto Hesse
Felix Hausdorff
Eduard Heine
Dieter Held
Kurt Hensel
Ferdinand Ernst Karl Herberstein
Maximilian Herzberger
Edmund Hess
Karl Hessenberg
David Hilbert
Friedrich Hirzebruch
Eberhard Hopf
Heinz Hopf
Jakob Horn
Günter Hotz
Annette Huber-Klawitter
Klaus Hulek
Gerhard Hund
Adolf Hurwitz
I
Ilse Ipsen
Caspar Isenkrahe
J
Carl Gustav Jacob Jacobi
Eugen Jahnke
Ferdinand Joachimsthal
Philipp von Jolly
Wilhelm Jordan
Jürgen Jost
Joachim Jungius
K
Erich Kähler
Margarete Kahn
Gabriele Kaiser
Theodor Kaluza
Erich Kamke
Ralph Kaufmann
Julia Kempe
Johannes Kepler
Felix Klein
Alfred Kneschke
Adolf Kneser
Hellmuth Kneser
Martin Kneser
Herbert Koch
Karl-Rudolf Koch
Rudolf Kochendörffer
Leo Königsberger
Gottfried Köthe
Ernst Kötter
Gerhard Kowalewski
Leopold Kronecker
Johann Heinrich Louis Krüger
Ulrich Kulisch
L
Georg Landsberg
Karl Christian von Langsdorf
Johann Lantz
Wilhelm Leber
Gottfried Wilhelm Leibniz
Kurt Leichtweiss
Wolfgang Leinberer
Thomas Lengauer
Heinrich-Wolfgang Leopoldt
Jacob Leupold
Ferdinand von Lindemann
Rudolf Lipschitz
Peter Littelmann
Martin Löb
Alfred Loewy
Paul Lorenzen
Leopold Löwenheim
Yuri Luchko
Wolfgang Lück
Stephan Luckhaus
Günter Lumer
Jacob Lüroth
M
Michael Maestlin
Paul Mahlo
Helmut Maier
Hans Carl Friedrich von Mangoldt
Yuri Manin
Jens Marklof
Johannes Marquart
Christian Gustav Adolph Mayer
Johann Tobias Mayer
Ernst Mayr
Gustav Ferdinand Mehler
Ludwig Mehlhorn
Nicholas Mercator
Franz Mertens
Uta Merzbach
Richard Meyer
Preda Mihăilescu
Hermann Minkowski
Otfrid Mittmann
August Ferdinand Möbius
Arnold Möller
Karl Mollweide
Robert Edouard Moritz
Jürgen Moser
Ruth Moufang
John Müller
Stefan Müller
Werner Müller
Herman Müntz
N
Valentin Naboth
Frank Natterer
Gabriele Nebe
Leonard Nelson
Eugen Netto
Jürgen Neukirch
Carl Neumann
Hanna Neumann
Walter Neumann
Mara Neusel
Nicholas of Cusa
Carsten Niebuhr
Hans-Volker Niemeier
Barbara Niethammer
Joachim Nitsche
Georg Nöbeling
Emmy Noether
Fritz Noether
Max Noether
Frieda Nugel
O
Adam Olearius
Friedrich Wilhelm Opelt
Volker Oppitz
Felix Otto
P
Moritz Pasch
Heinz-Otto Peitgen
Rose Peltesohn
Oskar Perron
Fritz Peter
Stefanie Petermichl
Hans Petersson
Carl Adam Petri
Johann Wilhelm Andreas Pfaff
Michael Pfannkuche
Albrecht Pfister
Adolf Piltz
Julius Plücker
Leo August Pochhammer
Burkard Polster
Johannes Praetorius
William Prager
Alfred Pringsheim
Heinz Prüfer
Friedrich Prym
R
Rodolphe Radau
Thomas von Randow
Michael Rapoport
Regiomontanus
Karin Reich
Julius Reichelt
Hermann of Reichenau
Kurt Reidemeister
Christian Reiher
Nicolaus Reimers
Erasmus Reinhold
Michel Reiss
Eric Reissner
Roberet Remak
Reinhold Remmert
Lasse Rempe-Gillen
Theodor Reye
Hans-Egon Richert
Michael M. Richter
Bernhard Riemann
Adam Ries
Willi Rinow
Abraham Robinson
Michael Röckner
Werner Wolfgang Rogosinski
Karl Rohn
Helmut Röhrl
Alex F. T. W. Rosenberg
Johann Georg Rosenhain
Arthur Rosenthal
Markus Rost
Heinrich August Rothe
Thomas Royen
Ferdinand Rudio
Christoph Rudolff
Carl David Tolmé Runge
Iris Runge
S
Hans Samelson
Björn Sandstede
Lisa Sauermann
Mathias Schacht
Helmut H. Schaefer
Friedrich Wilhelm Schäfke
Paul Schatz
Ludwig Scheeffer
Arnd Scheel
Georg Scheffers
Adolf Schepp
Heinrich Scherk
Otto Schilling
Victor Schlegel
Ludwig Schlesinger
Oscar Schlömilch
Wilfried Schmid
Friedrich Karl Schmidt
Gunther Schmidt
Theodor Schneider
Claus P. Schnorr
Eckehard Schöll
Arnold Scholz
Heinrich Scholz
Peter Scholze
Johannes Schöner
Arnold Schönhage
Erich Schönhardt
Gaspar Schott
Martin Schottenloher
Hieronymus Schreiber
Ernst Schröder
Heinrich G. F. Schröder
Heinrich Schröter
Karl Schröter
Hermann Schubert
Horst Schubert
Johann Friedrich Schultz
Friedrich Schur
Issai Schur
Edmund Schuster
Christof Schütte
Kurt Schütte
Hermann Schwarz
Daniel Schwenter
Hans Schwerdtfeger
Christoph Scriba
Paul Scriptoris
Karl Seebach
Paul Seidel
Philipp Ludwig von Seidel
Wladimir Seidel
Herbert Seifert
Reinhard Selten
Bernd Siebert
Carl Ludwig Siegel
Max Simon
Peter Slodowy
Hans Sommer
Wilhelm Specht
Emanuel Sperner
Theodor Spieker
Herbert Spohn
Roland Sprague
Ludwig Staiger
Simon von Stampfer
Angelika Steger
Karl Stein
Carl August von Steinheil
Ernst Steinitz
Moritz Abraham Stern
Michael Stifel
Johannes Stöffler
Josef Stoer
Uwe Storch
Volker Strassen
Reinhold Strassmann
Aegidius Strauch II
Karl Strehl
Thomas Streicher
Catharina Stroppel
Michael Struwe
Eduard Study
Ulrich Stuhler
Friedrich Otto Rudolf Sturm
Johann Sturm
Karl-Theodor Sturm
Bernd Sturmfels
Wilhelm Süss
John M. Sullivan
T
Rosalind Tanner
Georg Tannstetter
Oswald Teichmüller
Bernhard Friedrich Thibaut
Carl Johannes Thomae
Gerhard Thomsen
William Threlfall
Ulrike Tillmann
Heinrich Emil Timerding
Otto Toeplitz
Johann Georg Tralles
Abdias Treu
Walter Trump
Ehrenfried Walther von Tschirnhaus
Reidun Twarock
Dietrich Tzwyvel
U
Helmut Ulm
V
Theodor Vahlen
Rüdiger Valk
Wilhelm Vauck
Hermann Vermeil
Eva Viehmann
Eckart Viehweg
Vitello
Kurt Vogel
W
Klaus Wagner
Manfred Wagner
Friedhelm Waldhausen
Marion Walter
Friedrich Heinrich Albert Wangerin
Eduard Ritter von Weber
Heinrich Martin Weber
Werner Weber
Katrin Wehrheim
Dieter Weichert
Joachim Weickert
Karl Weierstrass
Erhard Weigel
Julius Weingarten
Michael Weiss
Paul Weiss
Ernst August Weiß
Katrin Wendland
Elisabeth M. Werner
Johannes Werner
Hermann Weyl
Johannes Widmann
Arthur Wieferich
Helmut Wielandt
Anna Wienhard
Hermann Wilken
Rudolf Wille
Thomas Willwacher
Ernst Eduard Wiltheiss
Ernst Witt
Alexander Witting
Franz Woepcke
Barbara Wohlmuth
Paul Wolfskehl
Hans Wussing
Peter Wynn
Z
Hans Zassenhaus
Julius August Christoph Zech
Christian Zeller
Karl Longin Zeller
Christoph Zenger
Sarah Zerbes
Ernst Zermelo
Karl Eduard Zetzsche
Günter M. Ziegler
Heiner Zieschang
Johann Jacob Zimmermann
Thomas Zink
Benedict Zuckermann
Xem thêm
Danh sách nhà toán học
Danh sách nhà khoa học Đức
Khoa học và công nghệ ở Đức
Đức
Danh sách
Nhà toán học |
19819911 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Giveon | Giveon | Articles with short description
Short description is different from Wikidata
Giveon Dezmann Evans (sinh ngày 21 tháng 2 năm 1995), thường được biết đến với nghệ danh Giveon (cách điệu là GIVĒON), là một ca sĩ R&B người Mỹ. Anh được biết đến nhiều hơn với màn hợp tác cùng Drake trong đĩa đơn năm 2020 của họ, "Chicago Freestyle". Cùng năm đó, Giveon phát hành các EP Take Time và When It's All Said and Done, EP đầu tiên được đề cử giải Grammy cho Album R&B hay nhất và EP thứ hai lọt vào Top 10 trên bảng xếp hạng Top R&B Albums của Hoa Kỳ. Anh cũng đã phát hành "Heartbreak Anniversary", là đĩa đơn thứ hai từ EP Take Time, đã lọt vào Top 40 tại Hoa Kỳ và đạt được chứng nhận Bạch kim bởi RIAA. Năm 2021, Giveon được giới thiệu rộng rãi tới khán giả cùng với Daniel Caesar trong đĩa đơn "Peaches" của Justin Bieber, được xếp hạng ở vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Global 200 và US Billboard Hot 100. Năm 2022, anh phát hành album phòng thu đầu tay Give or Take.
Đầu đời
Giveon Dezmann Evans sinh ngày 21 tháng 2 năm 1995 tại Quận Los Angeles, California (hoặc ở thành phố Long Beach, California). Anh là một trong ba anh em được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ đơn thân; anh đã nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình từ khi còn nhỏ khi anh thường hát trong các bữa tiệc sinh nhật. Anh nói rằng mẹ của anh là nguồn cảm hứng đầu tiên của mình vì mẹ anh đã thúc đẩy anh khám phá ra tình yêu âm nhạc thuở ban đầu này, và bảo vệ anh cùng các anh em của mình khỏi áp lực của văn hóa băng đảng và nghèo đói. Anh theo học tại Trường Trung học Bách khoa Long Beach, và tham gia chương trình giáo dục âm nhạc tại Bảo tàng Grammy năm 18 tuổi, nơi anh nhận được nguồn cảm hứng tiếp theo của mình là Frank Sinatra, người có giọng hát truyền cảm hứng cho anh. Sau này Giveon đã đi theo R&B và soul và cũng được truyền cảm hứng rất nhiều từ Drake. Giveon say mê âm nhạc của Barry White và Frank Sinatra thông qua chương trình Học viện ghi âm (Recording Academy), nơi trẻ em được tìm hiểu về lịch sử âm nhạc. ÂM nhạc của Giveon lấy cảm hứng từ nhạc jazz những năm 1960 và muốn hiện đại hóa những gì anh nghe được.
Sự nghiệp
2018–2019: Bắt đầu sự nghiệp
Giveon tự phát hành đĩa đơn đầu tay "Garden Kisses" vào tháng 8 năm 2018. Ngay sau đó, tài năng của anh đã được phát hiện bởi nhà sản xuất thu âm người Canada Sevn Thomas, người đã vô tình nghe được nhạc của anh trong một danh sách phát ngẫu nhiên trên SoundCloud và sau đó đã giúp anh ký hợp đồng với hãng thu âm Not So Fast và Epic Records. Sau khi ký hợp đồng, anh bắt đầu biểu diễn các bài hát của mình tại các lễ hội âm nhạc khác nhau, bao gồm cả "Like I Want You", trước khi thu âm chúng một cách chuyên nghiệp. Vào tháng 11 năm 2019, anh đã phát hành đĩa đơn "Like I Want You" ngay trước khi đóng vai trò là người mở màn cho nữ ca sĩ Snoh Aalegra trong chuyến lưu diễn Ugh, A Mini Tour Again tại Châu Âu và Bắc Mỹ.
2020–nay: "Chicago Freestyle" và những EP đầu tiên
Vào năm 2019, Giveon đã có chuyến lưu diễn với Snoh Aalegra, nơi Giveon thường hát một cách tự do (freestyle) vì anh ấy chỉ có hai bài hát vào thời điểm đó. Người quản lý của Giveon đã gửi bài hát freestyle của anh ấy từ Chicago tới Drake. Điều này dẫn tới màn hợp tác của họ trong "Chicago Freestyle", và đó là cách mà đĩa đơn có tên như vậy. Vào tháng 2 năm 2020, "Chicago Freestyle" được tải lên SoundCloud và YouTube. Vào tháng 3 năm 2020, Evans phát hành EP đầu tay của mình, Take Time, do Thomas điều hành sản xuất. EP đã đứng đầu bảng xếp hạng Heatseekers Albums của Billboard, mang về cho Giveon bài hát được xếp hạng đầu tiên của anh ấy. Take Time cũng nhận được sự tán thưởng từ các nhà phê bình âm nhạc đương đại và họ gọi nó là một sự "ngoạn mục". Vào tháng 5 năm 2020, "Chicago Freestyle" đã được phát hành chính thức để phát trực tuyến, cùng với mixtape Dark Lane Demo Tapes của Drake. Bài hát đạt vị trí thứ 14 trên Billboard Hot 100, mang về cho Giveon đĩa đơn đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng Billboard. Đĩa đơn này cũng lọt vào top 40 đĩa đơn ở Vương quốc Anh, Canada, New Zealand và Thụy Sĩ. Vào tháng 9 năm 2020, Giveon thông báo phát hành EP thứ hai gồm bốn ca khúc When It's All Said and Done, và phát hành đĩa đơn chính "Stuck on You" ngay sau đó. Sau khi được phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 2020, EP đã đạt vị trí thứ 93 trên bảng xếp hạng Billboard 200. Với sự thành công nhanh chóng của sự ủng hộ đông đảo, các đĩa đơn "Stuck on You" và "Like I Want You" của Giveon bắt đầu lọt vào một số bảng xếp hạng R&B của Billboard vào cuối năm 2020, đĩa đơn sau đó đã nhận được Chứng nhận vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ vào tháng 12 2020. Trong thời gian này, Giveon đã giành được đề cử Giải Grammy đầu tiên khi Take Time được đề cử cho Album R&B hay nhất tại Lễ trao giải Grammy 2021. Anh cũng đã có buổi biểu diễn truyền hình đầu tiên trên Jimmy Kimmel Live! với màn biểu diễn "Stuck on You".
Ngày 27 tháng 2 năm 2021, Giveon đã giành được vị trí thứ hai và thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 với "Heartbreak Anniversary" và "Like I Want You", lọt vào bảng xếp hạng lần lượt ở vị trí thứ 74 và 95. Vào ngày 12 tháng 3, anh phát hành album tổng hợp When It's All Said and Done. . . Take Time, là một sự kết hợp của hai EP đầu tiên của anh ấy, bao gồm một bài hát mới có tựa đề "All to Me". Chỉ một tuần sau, anh góp mặt trong đĩa đơn "Peaches" của Justin Bieber từ album Justice của Bieber.
Vào ngày 16 tháng 9 năm 2022, Epic Records tiết lộ rằng Giveon đã thu âm một ca khúc cho bộ phim Amsterdam có tựa đề là "Time" do Drake đồng sáng tác.
Phong cách âm nhạc
Giọng ca của Giveon mang màu sắc của giọng nam trung. Anh lấy cảm hứng từ nhạc jazz từ những năm 1960 và 1970. Frank Sinatra, Frank Ocean, Drake, Adele và Sampha là một trong những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất tới phong cách âm nhạc của anh.
Đĩa nhạc
Album phòng thu
Give or Take (2022)
Lưu diễn
Timeless Tour (2021) – Chuyến lưu diễn đầu tiên của Giveon, bao gồm 14 buổi diễn khác nhau trải dài khắp Bắc Mỹ.và 1 buổi biểu diễn ở Toronto, Canada, nơi có sự góp mặt của Drake.
Give or Take Tour (2022) – Bắt đầu vào ngày 22 tháng 8 năm 2022 tại Philadelphia, Pennsylvania và kết thúc vào ngày 21 tháng 10 năm 2022 tại Toronto, Canada. Chuyến lưu diễn được tổ chức ở Bắc Mỹ và các địa điểm của Canada như Montreal và Toronto.
Giải thưởng và Đề cử
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Thể loại:Ca sĩ Los Angeles
Thể loại:Nhân vật còn sống
Thể loại:Sinh năm 1995 |
19819915 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20V%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Li%C3%AAn%20hi%E1%BB%87p%20Anh%20v%C3%A0%20B%E1%BA%AFc%20Ireland | Danh sách nhà khoa học Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland | Đây là danh sách các nhà khoa học Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland:
A
Alcuin (735-804), học giả và nhà thần học
Adelard (1080-1150), nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà giả kim thuật, nhà vật lý, nhà triết học
Frederick Abel (1827–1902), nhà hóa học
Arthur Adams (1820–1878), bác sĩ và nhà tự nhiên học
William Grylls Adams (1836-1915), nhà vật lý và nhà thiên văn học
Edgar Douglas Adrian (1889–1977), nhà điện sinh lý
Arthur Aikin (1773–1855), nhà hóa học
John Arderne (1307-1392), bác sĩ và surgeon
William Aiton (1731–1793), nhà thực vật học
John Albery (1936–2013), nhà hóa lý học
Francis William Aston (1877–1945), nhà vật lý
David Attenborough (sinh 1926), nhà tự nhiên học
Charlotte Auerbach (1899–1994), nhà di truyền học
David Axon (1951–2012), nhà vật lý thiên văn
B
Bede (672-735), nhà toán học và nhà thiên văn học
Charles Babbage (1791–1871), nhà toán học và nhà tiên phong về máy tính
Roger Bacon ( 1219–1292), nhà triết học, người ủng hộ phương pháp khoa học
John Logie Baird (1888–1946), nhà tiên phong về truyền hình
Isaac Barrow (1640-1676), nhà toán học
James Bradley (1692-1762), nhà thiên văn học
John Hutton Balfour (1808–1884), nhà thực vật học
Neil Bartlett (1932–2008), nhà hóa học
Derek Barton (1918–1998), nhà hóa học
Henry Walter Bates (1825–1892), nhà tự nhiên học
Patrick Bateson (1938–2017), nhà động vật học
Michael Bearpark (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà hóa học
John Beddington (sinh 1945), nhà sinh vật học dân số
Thomas Bell (1792–1880), nhà động vật học
David Bellamy (1933–2019), nhà thực vật học
Ralph Benjamin (1922–2019), nhà phát minh
Edward Turner Bennett (1797–1836), nhà động vật học
George Bentham (1800–1884), nhà thực vật học
Robert Bentley (1821–1893), nhà thực vật học
Tim Berners-Lee (sinh 1955), nhà khoa học máy tính
Kevin Beurle (1956–2009), nhà khoa học không gian
Thomas Bewick (1753–1828), thợ khắc gỗ và tác giả lịch sử tự nhiên
Sheila Bingham (Rodwell) (1947–2009), nhà dịch tễ học dinh dưỡng
Ann Bishop (1899–1990), nhà sinh vật học nghiên cứu về Plasmodium
Joseph Black (1728–1799), nhà hóa học
John Blackwall (1790–1881), nhà tự nhiên học, nghiên cứu về nhện
Thomas Blakiston (1832–1891), nhà tự nhiên học
William Thomas Blanford (1832–1905), nhà địa chất
David Mervyn Blow (1931–2004), nhà vật lý sinh
Edward Blyth (1810–1873), nhà điểu loại học
Edward August Bond (1815–1898), nhà cổ sinh vật học
Edmund John Bowen (1898–1980), nhà hóa lý học
Humphry John Moule Bowen (1929–2001), nhà hóa học
Edward Augustus Bowles (1865–1954), nhà thực vật học
Robert Boyle (1627–1691), "cha đẻ của hóa học"
Charles Vernon Boys (1855–1944), nhà vật lý
Dennis Bray (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà sinh vật học
Malcolm Brenner (sinh 1951), nhà khoa học lâm sàng nghiên cứu liệu pháp gen và liệu pháp miễn dịch
Sydney Brenner (1927–2019), nhà sinh vật học phân tử
Alan Brisdon (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà hóa học nghiên cứu nguyên tố flo
Donald Broadbent (1926–1993), nhà tâm lý học thực nghiệm
Robert Brown (1773–1858), nhà thực vật học
David Bruce (1855–1931), nhà nghiên cứu bệnh học và nhà vi sinh học, người đã khám phá ra Brucella
Francis Buchanan-Hamilton (1762–1829), nhà trị liệu, nhà địa lý, nhà động vật học, và nhà thực vật học
John Burdon-Sanderson (1828–1905), nhà sinh lý học
Jocelyn Bell Burnell (sinh 1943), nhà vật lý thiên văn
Alan Butement (1904–1990), nhà vật lý
C
Athel Cornish-Bowden (sinh 1943), nhà hóa sinh
Roger Coset (1682-1716), nhà toán học
William Crabtree (1610-1644), nhà toán học và nhà thiên văn học
Robert W. Cahn (1924–2007), nhà luyện kim học
Sandy Cairncross (sinh 1948), nhà dịch tễ học
George Caley (1770–1829), nhà thám hiểm và nhà thực vật học
Philip Pearsall Carpenter (1819–1877), nhà nghiên cứu ốc tai
Mark Catesby (1683–1749), nhà tự nhiên học
Richard Caton (1842–1926), nhà sinh lý học
Henry Cavendish (1731–1810), nhà vật lý và nhà hóa học
Colin Cherry (1914–1979), nhà khoa học nhận thức
Harriette Chick (1875–1977), nhà vi sinh học và nhà khoa học protein
Samuel Hunter Christie (1784–1865), nhà vật lý và nhà toán học
G. Marius Clore FRS (sinh 1955), nhà vật lý sinh phân tử
Marcela Contreras (sinh 1942), chuyên gia về máu và nhà miễn dịch học
Verona Conway (1910–1986), nhà sinh vật học thực vật
Charles Coulson (1910–1974), nhà hóa học lý thuyết
Archibald Scott Couper (1831–1892), nhà hóa học
Brian Cox (sinh 1968), nhà vật lý
Eva Crane (1912–2007), nhà côn trùng học
Francis Crick (1916–2004), nhà sinh vật học phân tử
Andrew Crosse (1784–1855), tiên phong trong nghiên cứu về điện
Alexander Crum Brown (1838–1922), nhà hóa học hữu cơ
Nicholas Culpeper (1616–1654), nhà thực vật học
Allan Cunningham (1791–1839), nhà thực vật học
William Curtis (1746–1799), nhà thực vật học
D
John Dalton (1766–1844), nhà hóa học: "cha đẻ của thuyết nguyên tử hiện đại"
Charles Darwin (1809–1882), người khởi xướng học thuyết chọn lọc tự nhiên
Erasmus Darwin (1731–1802), nhà tự nhiên học
George Darwin (1845-1912), nhà thiên văn học
Donald Davies (1924–2000), nhà khoa học máy tính
Humphry Davy (1778–1829), nhà hóa học và nhà phát minh
Richard Dawkins (sinh 1941), nhà đạo đức học và nhà sinh vật học tiến hóa
James Dewar (1842–1923), nhà hóa học và nhà vật lý
Lewis Weston Dillwyn (1778–1855), nhà thực vật học và nhà nghiên cứu ốc tai
Paul Dirac (1902–1984),nhà vật lý lý thuyết
Deborah Doniach (1912–2004), nhà miễn dịch học lâm sàng
James Donn (1758–1813), nhà thực vật học
Henry Doubleday (1808–1875), nhà côn trùng học
David Douglas (1799–1834), nhà thực vật học
E
George Edwards (1693–1773), nhà điểu loại học
Harry Julius Emeléus (1903–1993), nhà hóa học vô cơ
Thomas Campbell Eyton (1809–1880), nhà động vật học
F
John Flamsteed (1646-1719), nhà thiên văn học
Hugh Falconer (1808–1865), nhà cổ sinh vật học
Michael Faraday (1791–1867), nhà tiên phong về điện
Benjamin Franklin (1706-1790), nhà triết học, nhà vật lý, nhà khoa học chính trị
John Farrah (1849–1907), nhà thực vật học và nhà khí tượng người Anh
Barry Fell (1917–1994), nhà động vật học
David Fell (sinh 1947), nhà hóa sinh và nhà sinh học hệ thống
James Fisher (1922–1970), nhà điểu loại học
Ronald Fisher (1890–1962), nhà di truyền học và nhà thống kê
Jim Flegg (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà điểu loại học
Alexander Fleming (1881–1955), bác sĩ và nhà vi sinh học
Thomas Bainbrigge Fletcher (1878–1950), nhà côn trùng học
E. B. Ford (1901–1988), nhà di truyền học sinh thái
Jeff Forshaw (sinh 1968), nhà vật lý hạt
Robert Fortune (1813–1880), nhà thực vật học
Carey Foster (1835–1919), nhà hóa học và nhà vật lý
Henry Foster (1797–1831), giám sát viên hải quân
Ruth Fowler Edwards (1930–2013), nhà di truyền học
Edward Frankland (1825–1899), nhà hóa học
Rosalind Franklin (1920–1958), nhà tinh thể học tia X
Elizabeth Fulhame (thế kỷ thứ 18-19), nhà hóa học, tiên phong trong nghiên cứu về chất xúc tác
Vera Furness (1921–2002), nhà hóa học công nghiệp
G
Robert Grosseteste (1168-1253), nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà thần học
Stephan Gray (1666-1736), nhà vật lý, người đã nghiên cứu cảm ứng tĩnh điện
William Gascoigne (1610-1644), nhà toán học và nhà thiên văn học
William Gilbert (1544-1603), nhà triết học và nhà trị liệu
Patrick Geddes (1854–1932), nhà sinh vật học và nhà địa lý
John Gerard (1545–1611/12), nhà thực vật học
Michael Gerzon (1945–1996), nhà vật lý âm thanh
Charles Henry Gimingham (1923–2018), nhà thực vật học
Frederick DuCane Godman (1834–1919), nhà tự nhiên học và nhà điểu loại học
Jane Goodall (sinh 1934), nhà linh trưởng học, nhà đạo đức học và nhà nhân chủng học
June Goodfield (sinh 1927), sử gia về khoa học
Dougal Goodman (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà vật lý lạnh
Guy Goodwin (sinh 1947), nhà thần kinh học
George Gordon (1806–1879), nhà thực vật học
Raymond Gosling (1926–2015), nhà vật lý
Philip Henry Gosse (1810–1888), nhà tự nhiên học
John Gould (1804–1881), nhà điểu loại học
Monica Grady (sinh 1958), nhà khoa học không gian
Thomas Graham (1805–1869) nhà hóa học
George Robert Gray (1808–1872), nhà động vật học
John Edward Gray (1800–1875), nhà động vật học
Malcolm Green (1936–2020), nhà hóa học vô cơ
Edward Grey (1862–1933), nhà điểu loại học
Frederick Griffith (1879–1941), nhà vi trùng học
Albert Günther (1830–1914), nhà động vật học
Frederick Guthrie (1833–1886), nhà vật lý và nhà hóa học
Helen Gwynne-Vaughan (1879–1967), nhà thực vật học và nhà nấm học
H
Robert Hues (1553-1632), nhà địa lý
Jeremiah Horrocks (1618-1641), nhà thiên văn học
William Herschel (1738-1822), nhà thiên văn học
J. B. S. Haldane (1892–1964), nhà sinh vật học tiến hóa
John Scott Haldane (1860–1936), nhà sinh lý học
Wendy Hall (sinh 1952), nhà khoa học máy tính
Edmond Halley (1656–1742), nhà thiên văn học
Frances Mary Hamer (1894–1980), nhà hóa học
William Donald Hamilton (1936–2000), nhà sinh vật học tiến hóa
Sylvanus Charles Thorp Hanley (1819–1899), nhà nghiên cứu ốc tai và bác sĩ chuyên khoa bệnh ác tính
William Vernon Harcourt (1789–1871), giáo sĩ và nhà nghiên cứu về thủy tinh
Arthur Harden (1865–1940), nhà hóa sinh
Anita Harding (1952–1995), nhà thần kinh học
Thomas Hardwicke (1755–1835), nhà tự nhiên học
Alister Clavering Hardy (1896–1985), nhà sinh vật học hải dương
Richard Harrison (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà vật lý
William Henry Harvey (1811–1866), nhà thực vật học
Charles Hatchett (1765–1847), nhà khoáng sản và nhà hóa học phân tích
Walter Norman Haworth (1883–1950), nhà hóa học
Stephen Hawking (1942–2018), nhà vũ trụ học
Arthur Hay (1824–1878), nhà điểu loại học
Oliver Heaviside (1850–1925), nhà toán học và nhà vật lý
James Hector (1834–1907), nhà địa chất và nhà tự nhiên học
John Stevens Henslow (1796–1861), nhà khoáng sản và nhà thực vật học
Vernon Heywood (sinh 1927), nhà thực vật học
Julia Higgins (sinh 1942), nhà khoa học polymer
Peter Higgs (sinh 1929), nhà vật lý hạt
Archibald Vivian Hill (1886–1977), nhà sinh lý học,
Cyril Norman Hinshelwood (1897–1967), nhà hóa lý học
Peter Hirsch (sinh 1925), nhà khoa học khoáng sản
George Hockham (1938–2013), kỹ sư điện từ
Dorothy Hodgkin (1910–1994), nhà hóa học
Brian Houghton Hodgson (1800–1894), nhà tự nhiên học
Anthony Hollander (sinh 1964), nhà sinh vật học tích hợp
Robert Hooke (1635–1703), nhà triết học tự nhiên
Joseph Dalton Hooker (1817–1911), nhà thực vật học
William Jackson Hooker (1785–1865), nhà thực vật học
Frederick Gowland Hopkins (1861–1947), nhà hóa sinh
Victor Horsley (1857–1916), nhà khoa học y khoa
Albert Howard (1873–1947), nhà thực vật học
Henry Eliot Howard (1873–1940), nhà điểu loại học
Allan Octavian Hume (1829–1912), nhà điểu loại học
Rob Hume (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà điểu loại học
Rosalinde Hurley (1929–2004), nhà vi sinh học
Harold Edwin Hurst (1880–1978), nhà thủy văn học
Janet Husband (sinh vào thế kỷ thứ 20), bác sĩ quang tuyến
Frederick Hutton (1835–1905), nhà sinh vật học và nhà địa chất
Hugh Huxley (1924–2013), nhà hóa sinh về cơ
Julian Sorell Huxley (1887–1975), nhà động vật học và nhà lý thuyết tiến hóa
Thomas Henry Huxley (1825–1895), nhà động vật học
I
Ray Iles (sinh vào thế kỷ thứ 20), bác sĩ chuyên khoa ung thư
Jane Ingham (1897–1982), nhà thực vật học
Jan Ingenhousz (1730–1799), nhà thực vật học
Christopher Kelk Ingold (1893–1970), nhà hóa học cơ cấu hữu cơ
Keith Ingold (sinh 1929), nhà hóa học
Tom Iredale (1880–1972), nhà nghiên cứu ốc tai và nhà điểu loại học
J
William Jardine (1800–1874), nhà tự nhiên học
James Prescott Joule (1818-1889), nhà vật lý và nhà hóa học
Alec Jeffreys (sinh 1950), nhà di truyền học
Edward Jenner (1749–1823), nhà miễn dịch học tiên phong
John Gwyn Jeffreys (1809–1885), nhà nghiên cứu ốc tai và bác sĩ chuyên khoa bệnh ác tính
Thomas C. Jerdon (1811–1872), nhà động vật học và nhà thực vật học
Harren Jhoti (sinh 1962), nhà sinh vật học cấu trúc
Joanne Johnson (sinh 1977): nhà địa chất, nhà khoa học Cực Đới
Mark H. Johnson (sinh 1960), nhà thần kinh học nhận thức
Pauline Johnson (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà miễn dịch học và nhà vi sinh học
K
Ebenezer Kinnersley (1711-1778), nhà vật lý
Henrik Kacser (1918–1995), nhà di truyền học và nhà hóa sinh
Charles K. Kao (1933–2018), kỹ sư điện và nhà vật lý
Alan R. Katritzky (1928–2014), nhà hóa học
Janet Kear (1933–2004), nhà điểu loại học
Frank Kearton (1911–1992), nhà hóa học
Peter Keightley (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà di truyền học tiến hóa
Douglas Kell (sinh 1953), nhà hóa sinh
David Kelly (1944–2003), chuyên gia vũ khí
William Thomson, Nam tước Kelvin thứ nhất (1824–1907), nhà vật lý toán
John Kendrew (1917–1997) nhà hóa sinh và nhà tinh thể học
Gerald A. Kerkut (1927–2004), nhà động vật học và nhà sinh lý học
Aaron Klug (1926–2018), nhà vật lý sinh và nhà hóa học
Alexander King (1909–2007), nhà hóa học
Norman Boyd Kinnear (1882–1957), nhà động vật học
William Kirby (1759–1850), nhà côn trùng học
Gilbert Knowles (1667–1734), nhà thực vật học
Jeremy Knowles (1935–2008), nhà hóa học enzyme
Rudolf Kompfner (1909–1977), kỹ sư và nhà vật lý
Harry Kroto (1939–2016), nhà hóa học.
John Howard Kyan (1774–1850), nhà phát minh
L
John Lathem (1740-1837), nhà trị liệu
David Lack (1910–1973), nhà điểu loại học
Patrick Laidlaw (1881–1940), nhà vi-rút học
Aylmer Bourke Lambert (1761–1842), nhà thực vật học
Hugh Lamprey (1928–1996), nhà sinh thái học
John Latham(1740–1837), nhà điểu loại học
Colin Leakey (1933–2018), nhà thực vật học nhiệt đới
Louis Leakey (1903–1972), nhà khảo cổ học và nhà tự nhiên học
Louise Leakey (sinh 1972), nhà cổ sinh vật học
Mary Leakey (1913–1996), nhà cổ sinh vật học
Meave Leakey (sinh 1942), nhà cổ sinh vật học
Richard Leakey (1944–2022), nhà cổ sinh vật học và nhà khảo cổ học
John Henry Lefroy (1817–1890), nhà vật lý và nhà khảo sát từ trường
John Lennard-Jones (1894–1954), nhà vật lý lý thuyết
John Lightfoot (1735–1788), nhà nghiên cứu ốc tai và nhà thực vật học
John Lindley (1799–1865), nhà thực vật học
Joseph Lister (1827–1912), người tiên phong trong phẫu thuật khử trùng
Christopher Longuet-Higgins (1923–2004), nhà hóa học lý thuyết và nhà khoa học nhận thức
John Claudius Loudon (1783–1843), nhà thực vật học
Ada Lovelace (1815–1852), nhà toán học và người tiên phong về tính toán
James Lovelock (1919–2022), cha đẻ của giả thuyết Gaia
Percy Lowe (1870–1948), nhà điểu loại học
Martin Lowry (1874–1936), nhà hóa lý học
Richard Lydekker (1849–1915), nhà tự nhiên học
M
John Macadam (1827–1865), nhà thực vật học
George G. Macfarlane (1916–2007), nghiên cứu về radar
William MacGillivray (1796–1852), nhà tự nhiên học
Walcher xứ Malvern (tạ thế 1135), nhà toán học
Harry Marsh (sinh 1926), nhà hóa học về carbon
Charles James Martin (1866–1955), nhà dịch tễ học
John Martyn (1699–1768), nhà thực vật học
Thomas Martyn (1735–1825), nhà thực vật học, nhà côn trùng học và nhà nghiên cứu ốc tai
Francis Masson (1741–1805), nhà thực vật học
Neil D. Mathur (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà vật lý vật liệu
James Clerk Maxwell (1831–1879), nhà vật lý
Harold Maxwell-Lefroy (1877–1925), nhà côn trùng học
John McCafferty (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà miễn dịch học
Robert May (1936–2020), nhà sinh thái học và nhà toán học
Edmund Meade-Waldo (1855–1934), nhà điểu loại học
Archibald Menzies (1754–1852), nhà tự nhiên học
Peter H Millard (1937–2018), bác sĩ lão khoa
Philip Miller (1691–1771), nhà thực vật học
John F. B. Mitchell (sinh 1948), nhà khí tượng học
Peter Mitchell (1920–1992), nhà hóa sinh
George Jackson Mivart (1827–1900), nhà sinh vật học
Henry Moseley (1887–1915), nhà vật lý, người khởi xướng khái niệm số hiệu nguyên tử
William Musgrave (1655–1721), bác sĩ và nhà sưu tập đồ cổ
N
John Napier (1550–1617), nhà toán học, nhà vật lý và nhà thiên văn học
John Needham (1713–1781), nhà tự nhiên học
Thomas Newcomen (1664-1729), nhà phát minh
Joseph Needham (1900–1995), nhà hóa sinh và nhà sử học
Charles F. Newcombe (1851–1924), nhà thực vật học
John Newlands (1837–1898), nhà hóa học, người đã nghiên cứu tính tuần hoàn của các nguyên tố
Alfred Newton (1829–1907), nhà động vật học
Isaac Newton (1642–1726/27), nhà toán học, nhà vật lý và nhà thiên văn học
Thomas Norton (1416-1513), nhà giả kim thuật
Henry Alleyne Nicholson (1844–1899), nhà động vật học
William Nicholson (1753–1815), nhà hóa học
Denis Noble (sinh 1936), nhà sinh lý học
Ronald George Wreyford Norrish (1897–1978), nhà hóa học
Paul Nurse (sinh 1949), nhà di truyền học
O
William Ogilby (1808–1873), nhà tự nhiên học
Bridget Ogilvie (sinh 1938), nhà ký sinh trùng
William Robert Ogilvie-Grant (1863–1924), nhà điểu loại học
Tony Orchard (1941–2005) nhà hóa học vô cơ.
Edward Latham Ormerod (1819–1873), bác sĩ và nhà côn trùng học
Eleanor Anne Ormerod (1828–1901), nhà côn trùng học
William Charles Osman Hill (1901–1975), nhà giải phẫu học và nhà linh trưởng học
Ian Osterloh (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà nghiên cứu lâm sàng
Richard Owen (1804–1892), nhà sinh vật học, nhà cổ sinh vật học và nhà phân loại học
P
James Price (1752—1783), nhà hóa học
Edward Palmer (1829–1911), nhà thực vật học
Woodbine Parish (1796–1882), nhà địa chất học và nhà cổ sinh vật học
William Paterson (1755–1810), nhà thực vật học và nhà thám hiểm
Arthur Lindo Patterson (1902–1966), nhà tinh thể học tia X
Robert Patterson (1802–1872), nhà tự nhiên học
David Peakall (1931–2001), nhà độc chất
Thomas Pennant (1726–1798), nhà tự nhiên học và nhà sưu tập đồ cổ
Joseph Barclay Pentland (1797–1873), nhà địa lý
William Henry Perkin (1838–1907), nhà hóa học hữu cơ
William Henry Perkin, Jr. (1860–1929), nhà hóa học hữu cơ
Max Perutz (1914–2002), nhà tinh thể học tia X và nhà sinh vật học phân tử
George Perry (sinh 1771), nhà tự nhiên học
Samuel Victor Perry (1918–2009), nhà hóa sinh về cơ
Eva Philbin (1914–2005), nhà hóa học
Chris Phillips (sinh ca. 1958), nhà vật lý
Constantine John Phipps (1744–1792), nhà thám hiểm
David Andrew Phoenix (sinh 1966), nhà hóa sinh
Frederick Octavius Pickard-Cambridge (1860–1905), nhà côn trùng học
Octavius Pickard-Cambridge (1828–1917), nhà côn trùng học
Henry Piddington (1797–1858), nhà khí tượng
Andrew Pitman (sinh 1964), nhà khoa học khí quyển
Reginald Innes Pocock (1863–1947), nhà phân loại học
Vicky Pope (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà khí tượng học
John Pople (1925–2004), nhà hóa học lý thuyết
Cicely Popplewell (1920–1995), nhà khoa học máy tính
George Porter (1920–2002), nhà hóa học
Thomas Littleton Powys (1833–1896), nhà điểu loại học
Joseph Hubert Priestley (1883–1944), nhà thực vật học
Joseph Priestley (1733–1804), nhà hóa học và nhà triết học
R
George Ripley (1415-1490), nhà giả kim thuật
Stamford Raffles (1781–1826), một chính khách và nhà thực vật học
Lawrence Rooke (1622-1662), nhà toán học và nhà thiên văn học
Venki Ramakrishnan (sinh 1952), nhà sinh vật học cấu trúc
William Ramsay (1852–1916), nhà hóa học, người đã khám phá ra khí hiếm
Matthew Raper (1705–1778), nhà thiên văn học và nhà toán học
Chris Rapley (sinh 1947), nhà khí tượng học
John Ray, cũng được viết là John Wray (1627–1705), nhà tự nhiên học
Lovell Augustus Reeve (1814–1865), nhà nghiên cứu ốc tai
Michael Reiss (sinh 1960), nhà đạo đức sinh học
Osborne Reynolds (1842–1912), nhà vật lý
Tracey Reynolds (sinh vào đầu những năm 1970), nhà xã hội học
John Richardson (1787–1865) bác sĩ phẫu thuật hải quân, nhà tự nhiên học và arctic nhà thám hiểm
Henry Nicholas Ridley (1855–1956) nhà thực vật học, nhà địa chất và nhà tự nhiên học
Robert Robinson (1886–1975) nhà hóa học hữu cơ
Sheila Rodwell (Sheila Bingham, 1947–2009), nhà dịch tễ học dinh dưỡng
Miriam Louisa Rothschild (1908–2005), nhà côn trùng học
Walter Rothschild (1868–1937), nhà động vật học
William Roxburgh (1759–1815), nhà thực vật học
Gordon Rugg (sinh 1955), nhà khoa học máy tính
Daniel Rutherford (1749–1819), nhà trị liệu, nhà hóa học và nhà thực vật học
Ernest Rutherford (1871–1937), nhà vật lý, được coi là cha đẻ của vật lý hạt nhân
Bertrand Russell (1872–1970), nhà triết học và nhà toán học
S
Johannes de Sacrobosco (1195-1256), nhà toán học và nhà thiên văn học
Joseph Sabine (1770–1837), nhà thực vật học và người làm vườn
Edward James Salisbury (1886–1978), nhà thực vật học
Richard Anthony Salisbury (1761–1829), nhà thực vật học
Frederick Sanger (1918–2013), nhà hóa sinh
Herbert M. Sauro (sinh 1960), nhà hóa sinh và nhà sinh học hệ thống
Philip Sclater (1829–1913), nhà động vật học
Henry Seebohm (1832–1895), nhà điểu loại học
Prideaux John Selby (1788–1867), nhà thực vật học và nhà điểu loại học
Richard Bowdler Sharpe (1847–1909), nhà động vật học
Nigel Shadbolt (sinh 1956), nhà khoa học máy tính
George Shaw (1751–1813), nhà thực vật học và nhà động vật học
George Ernest Shelley (1840–1910), nhà điểu loại học
John Sherwood (ca. 1933 to 2020), nhà hóa học vật lý hữu cơ
Charles Scott Sherrington (1857–1922), nhà sinh lý học và nhà thần kinh học
Sydney Selwyn (1934–1996), nhà vi sinh học y tế
Andrew Smith (1797–1872), nhà động vật học
Edgar Albert Smith (1847–1916), nhà động vật học và nhà nghiên cứu ốc tai
Frederick Smith (1805–1879), nhà côn trùng học
George D. W. Smith (sinh 1943), nhà khoa học vật liệu
James Edward Smith (1759–1828), nhà thực vật học
John Maynard Smith (1920–2004), nhà sinh vật học
Douglas Spalding (1841–1877), nhà hành vi học
Walter Baldwin Spencer (1860–1929), nhà nhân chủng học
Charles Stanhope (1753–1816), nhà toán học và nhà vật lý
Edward Stanley (1775–1851), nhà tự nhiên học
James Francis Stephens (1792–1853), nhà động vật học
Frederick Campion Steward (1904–1993), nhà thực vật học
James Stirling (1953–2018), nhà vật lý
Peter A. Stott (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà khí tượng học
John Struthers (1823–1899), nhà giải phẫu học
Audrey Stuckes (1923–2006), nhà khoa học vật liệu
Samuel Stutchbury (1798–1859), nhà tự nhiên học và nhà địa chất
William John Swainson (1789–1855), nhà điểu loại học, bác sĩ chuyên khoa bệnh ác tính, nhà nghiên cứu ốc tai và nhà côn trùng học
Robert Swinhoe (1836–1877), nhà tự nhiên học
Peter Sykes (1923–2003), nhà hóa học
William Henry Sykes (1790–1872), nhà điểu loại học
Frederick Soddy (1877-1956), nhà hóa học
Thomas Savery (thế kỷ thứ 17-18), kỹ sư đã phát minh ra máy bơm hơi thương mại đầu tiên
T
Oldfield Thomas (1858–1929) nhà động vật học
Benjamin Thompson (Bá tước Rumford, 1753–1814), nhà vật lý và nhà phát minh
Charles Wyville Thomson (1832–1882), nhà sinh vật biển
D'Arcy Wentworth Thompson (1860–1942), nhà toán học và nhà sinh vật học
William Thompson (1805–1852), nhà điểu loại học và nhà tự nhiên học
J. J. Thomson (1856–1940), nhà vật lý
William Thomson (Lord Kelvin), 1824–1907), nhà vật lý
Samuel Tickell (1811–1875), nhà điểu loại học
Stephen Toulmin (1922–2009), nhà triết học và nhà sử về học khoa học
John Sealy Townsend (1868–1957), nhà vật lý toán
Thomas Stewart Traill (1781–1862), bác sĩ và nhà tự nhiên học
Eric Trist (1909–1993), nhà tâm lý học
Henry Baker Tristram (1822–1906), nhà điểu loại học
Bernard Tucker (1901–1950), nhà điểu loại học
Marmaduke Tunstall (1743–1790), nhà điểu loại học
Alan Turing (1912–1954), nhà khoa học máy tính
Arthur James Turner (1889–1971), nhà công nghệ vải
William Turton (1762–1835), nhà tự nhiên học
U
James Underwood (sinh 1942), nhà nghiên cứu bệnh học
Olga Uvarov (1910–2001), bác sĩ phẫu thuật thú y
V
Nicholas Aylward Vigors (1785–1840), nhà động vật học
W
Richard xứ Wallingford (1292-1336), nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà chiêm tinh
William xứ Ockham (1287-1347), nhà vật lý và nhà triết học
John Westwyk (sinh thế kỷ thứ 14), nhà thiên văn học
Nicholas Wald (sinh vào thế kỷ thứ 20), Giáo sư Y học dự phòng
Francis Willoughby (1635-1672), nhà điểu loại học và nhà ngư học
Alfred Russel Wallace (1823–1913), nhà tự nhiên học và nhà sinh vật học
Kevin Warwick (sinh 1954), nhà khoa học máy tính và nhà sinh vật học thần kinh
Charles Waterton (1782–1865), nhà tự nhiên học
Andrew Watson (sinh 1952), nhà sinh vật biển
Alexander Watt (1892–1985), nhà thực vật học
Edwin C. Webb (1921–2006), nhà hóa sinh
Philip Barker Webb (1793–1854), nhà thực vật học
Hugh Algernon Weddell (1819–1877), nhà thực vật học
Richard Burkewood Welbourn (1919–2005), bác sĩ nội tiết
Michael Wells (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà nghiên cứu bệnh học
Thomas Summers West (1927–2010), nhà hóa học
Michael Whelan (sinh 1931), nhà khoa học vật liệu
William Joseph Whelan (1924–2021) nhà hóa sinh
Gilbert White (1720–1795), nhà tự nhiên học
John White (khoảng 1756–1832), nhà thực vật học
Frank Whittle (1907–1996), kỹ sư và nhà tiên phong về hàng không
Elsie Widdowson (1906–2000), nhà dinh dưỡng
Maurice Wilkins (1916–2004), nhà vật lý sinh
James H. Wilkinson (1919–1986), nhà phân tích số
Mark Williamson (sinh vào thế kỷ thứ 20), nhà sinh vật học
Francis Willughby (1635–1672), nhà điểu loại học và nhà ngư học
Alexander Wilson (1766–1813), nhà điểu loại học
Alan Wilson (sinh 1939), nhà toán học
E. A. Wilson (1872–1912), nhà tự nhiên học
Greg Winter (sinh 1951), nhà sinh vật học phân tử
Heinz Wolff (1928–2017), kỹ sư sinh học
John Wray, cũng được viết là John Ray (1627–1705), nhà tự nhiên học
Y
William Yarrell (1784–1856), nhà tự nhiên học
John Zachary Young (1907–1997), nhà sinh lý học thần kinh
Thomas Young (1773–1829), nhà bác học
Chú thích và Tham khảo
Vương quốc Liên hiệp Anh
Khoa học và công nghệ Vương quốc Liên hiệp Anh
Nhà khoa học
Nhà khoa học
Danh sách |
19819916 | https://vi.wikipedia.org/wiki/John%20Penrose%20%28linh%20m%E1%BB%A5c%29 | John Penrose (linh mục) | John Penrose ( – ) là một linh mục của Giáo hội Anh và là một tác giả về lĩnh vực thần học.
Tuổi trẻ
John Penrose sinh ra tại Cardinham ở Cornwall, nơi cha ông, cũng có tên là John, là mục sư của giáo xứ. Penrose được giáo dục tại Trường Blundell vùng Tiverton và tại Cao đẳng Corpus Christi của Oxford. Ông đã nhận bằng cử nhân vào năm 1799 và bằng thạc sĩ vào năm 1802.
Sự nghiệp
Penrose được truyền chức tại Exeter vào năm 1801. Ông đã giữ nhiều vị trí giáo hội trong suốt cuộc đời mình, bao gồm:
Mục sư xứ Langton bởi Wragby tại Lincolnshire.
Mục sư xứ Poundstock tại Cornwall
Mục sư xứ Bracebridge tại Lincolnshire
Chức vụ mục sư vĩnh viễn xứ North Hykeham thuộc Lincolnshire đã được trao cho Penrose vào năm 1837.
Vào năm 1814, Penrose kết hôn với Elizabeth Cartwright, một giáo viên và là tác giả của nhiều đầu sách thiếu nhi dưới bút danh Mrs Markham. Cặp đôi có ba người con trai, trong đó Francis Penrose là một kiến trúc sư và Charles Penrose là một linh mục, kế nhiệm cha mình.
Các tác phẩm
Các tác phẩm được công bố đáng chú ý nhất của ông bao gồm:
An attempt to prove the truth of Christianity "Một nỗ lực nhằm chứng minh sự thật của Kitô giáo" (1805) (được viết khi ông phục vụ dưới tư cách giảng viên Bampton tại Đại học Oxford vào năm 1805.)
An Inquiry into the Nature of Human Motives "Một cuộc điều tra về bản chất của động cơ con người" (1820)
A treatise on the evidence of the Scripture miracles "Một luận án về bằng chứng về các phép lạ trong Kinh Thánh" (1826)
Of Christian Sincerity "Về Sự Chân Thành Của Kitô Giáo" (1829)
The Utilitarian Theory of Morals "Lý thuyết Đạo đức Hữu ích" (1836)
Tiểu sử của Phó Đô đốc Sir Charles Vinicombe Penrose, K.C.B. và Đại úy James Trevenen, hiệp sĩ của các hội chức Nga của St. George và St. Vladimir (1850), London: John Murray,
Bộ sưu tập của Thư viện Thần học Pitts bao gồm một bức thư ba trang từ John Penrose gửi cho một giám mục khuyết danh, đề ngày 24 tháng 11 năm 1844, bình luận về tính cách của Thomas Arnold.
Các nguồn tư liệu
Penrose, John, Archives and Manuscripts Dept, Pitts Theology Library, Emory University
Penrose, John, Church of England clergyman and theological writer, Oxford Dictionary of National Biography (subscription required)
Người Anh
Sinh năm 1778
Mất năm 1859
Thần học Kitô giáo
Thần học
Linh mục Anh |
19819922 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20ngo%C3%A0i%20kh%C6%A1i%20ph%C3%ADa%20%C4%90%C3%B4ng%20Chiba%201987 | Động đất ngoài khơi phía Đông Chiba 1987 | là trận động đất xảy ra vào lúc 11:08 (JST), ngày 17 tháng 12 năm 1987. Trận động đất có cường độ 6.7 richter, tâm chấn độ sâu khoảng 58 km. Không có cảnh báo sóng thần, nhưng trận động đất đã làm hai người chết, 144 người bị thương.
Tham khảo |
19819923 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Solo%20Per%20Due | Solo Per Due | Solo Per Due là một nhà hàng tự cho là nhỏ nhất thế giới ở Ý. Nhà hàng được thành lập vào năm 1989 bởi ba chủ nhà hàng trên khu đất của nhà thơ Horace, gần Vacone, Ý. Theo như tên gọi của nó, có nghĩa là "Chỉ cho Hai [người]", nhà hàng chỉ có chỗ ngồi dành cho hai người trên một chiếc bàn duy nhất trong một căn phòng có diện tích .
Mô tả
Solo Per Due thuộc sở hữu của ba người, gồm Giovanni và Remo di Claudio. Họ thành lập nhà hàng vào năm 1989 như một lựa chọn cho các vấn đề hầu bàn chậm trễ tại các nhà hàng lớn. Nhà hàng tọa lạc tại một tòa nhà từ thế kỷ 19 gần Vacone, Ý, gần khu đất của nhà thơ La Mã Horace.
Solo Per Due tự nhận là nhà hàng nhỏ nhất thế giới. Phòng ăn của nhà hàng có diện tích chỉ và trang hoàng bằng tượng bán thân của các hoàng đế La Mã, bông hoa và chân nến. Nhà hàng chỉ có một chỗ ngồi dành cho hai người trên chiếc bàn duy nhất: trên thực tế, tên của nhà hàng được dịch từ tiếng Ý là "chỉ dành cho hai người". Nhà hàng phục vụ hai bữa ăn một ngày: bữa trưa và bữa tối.
Muốn thưởng thức tại Solo Per Due thực khách phải đặt trước và xác nhận trước hơn 10 ngày. Thực khách Không được phép hủy bỏ vào phút chót và phải gọi thông báo cho nhà hàng trước nửa tiếng. Do nhà hàng quy mô nhỏ, Solo Per Due thường được đặt trước trong nhiều tháng.
Thực đơn
Thực đơn cho bữa ăn tại Solo Per Due được chế biến cho mỗi khách dựa theo sở thích của họ. Mỗi thực đơn khởi đầu với giá cố định €250 (không thanh toán bằng thẻ tín dụng). Mức giá cho một bữa ăn bốn món có thể lên tới €500. Tùy thuộc vào số lượng món ăn, một bữa ăn tại Solo Per Due có thể kéo dài hơn ba giờ.
Nhà hàng không có rượu vang trong thực đơn. Thay vào đó thực khách được mời chọn trong số 10 loại rượu do người bồi bàn đưa cho họ xem.
Chú thích
Liên kết ngoài
Feature in Architectural Digest
Nhà hàng Ý
Nhà hàng ở Ý
Khởi đầu năm 1989 ở Ý
Ẩm thực Ý
Ý
Địa điểm du lịch tại Ý
N
Ý
Nghệ thuật ăn uống
Ý |
19819930 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20L%E1%BA%ADp%20hi%E1%BA%BFn%20Pakistan | Hội đồng Lập hiến Pakistan | Hội đồng Lập hiến Pakistan () là cơ quan lập pháp cao nhất của Pakistan trong thời kỳ chuyển tiếp từ một lãnh thổ tự trị của Anh đến một quốc gia độc lập. Hội đồng Lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp cho Pakistan, làm luật và giám sát chính phủ.
Hội đồng Lập hiến gồm những đại biểu do hội đồng của các tỉnh thuộc Pakistan bầu ra. Tây Pakistan và Đông Pakistan bầu ra cùng số đại biểu. Trong Hội đồng Lập hiến Liên minh Hồi giáo ban đầu chiếm ưu thế nhưng về sau có ba đảng khác hình thành: Liên minh Nhân dân Bangladesh, Mặt trận Thống nhất và Đảng Cộng hòa. Chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Lập hiến là Muhammad Ali Jinnah, cha đẻ Pakistan.
Ngày 24 tháng 10 năm 1954, Toàn quyền Pakistan Malik Ghulam Muhammad giải tán Hội đồng Lập hiến sau bảy năm bế tắc về vài vấn đề quan trọng như địa vị pháp lý của Hồi giáo và cơ chế phân quyền giữa Tây Pakistan và Đông Pakistan. Một hội đồng lập hiến thứ hai được bầu ra vào ngày 28 tháng 5 năm 1955 và hiến pháp đầu tiên của Pakistan được thông qua vào tháng 1 năm 1956, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3 năm 1956. Tuy nhiên, chỉ hai năm rưỡi sau hiến pháp bị hủy bỏ trong cuộc đảo chính của tướng Muhammad Ayub Khan.
Bối cảnh
Vào thời kỳ thực dân Anh, các tín đồ Hồi giáo thành lập các tổ chức chính trị nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Năm 1906, Liên minh Hồi giáo được thành lập để gây sức ép với chính quyền thuộc địa. Song song với phong trào độc lập Ấn Độ, phong trào Pakistan hình thành với mục tiêu thành lập một nhà nước riêng biệt cho tín đồ Hồi giáo. Lãnh đạo phong trào Pakistan lo sợ người Hồi giáo sẽ bị yếu thế trong một nước Ấn Độ độc lập với đa số là người Ấn Độ giáo. Năm 1940, Liên minh Hồi giáo thông qua Nghị quyết Lahore, yêu cầu thành lập một quốc gia độc lập với đa số là người Hồi giáo.
Trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến Ấn Độ năm 1945, Liên minh Hồi giáo trúng cử 425 trong số 496 đại biểu được dành riêng cho người Hồi giáo và giành được hơn 75% số phiếu bầu của người Hồi giáo. Sau khi đàm phán với Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ thất bại, Liên minh Hồi giáo quyết định thành lập một nhà nước Pakistan riêng biệt. Năm 1947, Anh thông qua luật chia cắt Ấn Độ và hội đồng lập hiến làm hai.
Lịch sử
Tổ chức và thành phần
Hội đồng Lập hiến Pakistan họp lần đầu tiên vào ngày 10 tháng 8 năm 1947 tại Karachi, bốn ngày sau khi Ấn Độ bị chia cắt làm hai nước. Ngày 11 tháng 8, Muhammad Ali Jinnah được Hội đồng Lập hiến bầu làm chủ tịch, kiêm toàn quyền Pakistan. Maulvi Tamizuddin Khan kế nhiệm Jinnah từ năm 1948 đến năm 1954, Abdul Wahab Khan kế nhiệm Khan cho đến khi Hội đồng Lập hiến bị giải tán. Hội đồng Lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp của Pakistan trong thời kỳ chuyển tiếp mà Pakistan là một lãnh thổ tự trị của Anh. Ngoài ra, Hội đồng Lập hiến làm luật và giám sát chính phủ.
Hội đồng Lập hiến Pakistan gồm những đại biểu của Hội đồng Lập hiến 1946 được bầu ra từ những khu vực sáp nhập vào Pakistan sau khi Ấn Độ bị chia cắt. Tổng cộng có 80 đại biểu trong Hội đồng Lập hiến, 40 đại biểu từ Tây Pakistan và 40 đại biểu từ Đông Pakistan. Đa số các đại biểu đều là thành viên của Liên minh Hồi giáo. Có hai nữ đại biểu, tiêu biểu là Shaista Ikramullah. Trong hội đồng lập hiến thứ hai năm 1955, Liên minh Hồi giáo chiếm 20 đại biểu, Mặt trận Thống nhất chiếm 16 đại biểu, Liên minh Nhân dân Bangladesh chiếm 12 đại biểu, Đảng Cộng hòa chiếm 21 đại biểu. 28 đại biểu từ Tây Pakistan là địa chủ, 21 đại biểu từ Đông Pakistan là luật sư.
Quá trình lập hiến
1947 - 1951: Jinnah và Ali Khan
Hội đồng Lập hiến thành lập các ủy ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau. Công tác lập hiến rất khó nhọc do không có một chủ trương nhất định về khung pháp lý của nhà nước Pakistan cho nên không thể thống nhất ý kiến các yếu tố cơ bản nhất của hiến pháp. Jinnah lại bị mắc bệnh nặng từ khi Pakistan được thành lập nên không thể thường xuyên điều hành công việc. Ông chủ trương thành lập một nhà nước Pakistan dân chủ và Hồi giáo với một chế độ tổng thống. Jinnah qua đời vào ngày 11 tháng 9 năm 1948.
Sau khi Jinnah qua đời, Thủ tướng Liaquat Ali Khan tiếp quản công tác lập hiến. Ngày 12 tháng 3 năm 1949, Hội đồng Lập hiến thông qua Nghị quyết Tôn chỉ, xác định các yếu tố cơ bản của hiến pháp. Nghị quyết đặt ra 12 điểm, gồm dân chủ, độc lập tư pháp, các quyền tự do và công bằng xã hội, "phù hợp với các giáo lý của Hồi giáo". Nghị quyết xác định các nhóm thiểu số được hưởng quyền tự do tôn giáo nhưng bị thiểu số đại biểu Ấn Độ giáo trong Hội đồng Lập hiến phản đối.
Hội đồng Lập hiến thành lập Ủy ban Nguyên tắc Cơ bản gồm 24 thành viên với nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp. Ngày 28 tháng 9 năm 1950, Liaquat Ali Khan trình dự thảo hiến pháp đầu tiên trước Hội đồng Lập hiến. Các đại biểu người Bengal phản đối dữ dội dự thảo hiến pháp bởi quy định Đông Pakistan chỉ được bầu ra 20% số đại biểu trong thượng viện của quốc hội mặc dù chiếm gần như một nửa dân số Pakisan và tiếng Urdu là ngôn ngữ chính thức nhưng không có tiếng Bengal. Khan buộc phải rút dự thảo hiến pháp sau hai tháng.
1951 - 1953: Nazimuddin
Sau khi Liaquat Ali Khan bị ám sát vào ngày 16 tháng 10 năm 1951, tân Thủ tướng Khawaja Nazimuddin và Toàn quyền Malik Ghulam Muhammad tiếp quản công tác lập hiến nhưng mâu thuẫn nhau về quyền lãnh đạo. Ngày 22 tháng 12 năm 1952, chính phủ trình báo cáo của Ủy ban Nguyên tắc cơ bản trước Hội đồng Lập hiến, đề nghị thành lập một chế độ liên bang, bán tổng thống với một quốc hội lưỡng viện. Đông Pakistan được ngang hàng với Tây Pakistan về số đại biểu trong thượng viện và không có quy định về ngôn ngữ chính thức. Hạ viện và thượng viện bình đẳng về quyền hạn nhưng hạ viện quyết định bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ và dự toán ngân sách nhà nước. Luật của quốc hội phải phù hợp với Hồi giáo và các tỉnh không được tự trị.
Dự thảo được Đông Pakistan và giới hiền triết Hồi giáo ủng hộ nhưng vấp phải chỉ trích từ nhiều phía. Các nhóm tôn giáo thiểu số lo sợ quyền lợi của họ sẽ không được bảo đảm dưới một chế độ Hồi giáo. Vài lãnh đạo Đông Pakistan như Suhrawardy và Sheikh Mujibur Rahman không chấp nhận một chế độ lưỡng viện. Tây Pakistan có những chỉ trích kịch liệt nhất: Balochistan và Punjab sợ người Bengal phía đông sẽ áp đảo phía tây trong chính quyền. Nazimuddin buộc phải rút dự thảo hiến pháp vào ngày 21 tháng 1 năm 1953 trước khi bị miễn nhiệm.
1953 - 1954: dự thảo của Bogra
Muhammad Ali Bogra kế nhiệm Nazimuddin từ ngày 17 tháng 4 năm 1953. Ngày 7 tháng 10 năm 1953, Bogra trình dự thảo hiến pháp mới trước Hội đồng Lập hiến với mục đích hòa giải giữa Tây Pakistan và Đông Pakistan, đề nghị thành lập một chế độ cộng hòa Hồi giáo đại nghị, liên bang với một quốc hội lưỡng viện. Trong hạ viện thì số đại biểu sẽ được phân bố theo dân số nên Đông Pakistan được 165 trong số 300 đại biểu, trong thượng viện thì mỗi tỉnh được mười đại biểu. Trường hợp hai viện bất đồng về quan điểm thì phải họp chung. Tổng thống mà đến từ Tây Pakistan thì thủ tướng phải đến từ Đông Pakistan và ngược lại.
Dự thảo này được dư luận đánh giá cao, nhất là báo chí tuy các nhóm tôn giáo thiểu số tiếp tục chỉ trích việc quy định Hồi giáo là quốc giáo là trái với dân chủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Hội đồng Lập hiến thông qua kiến nghị sửa đổi dự thảo hiến pháp, quy định tiếng Urdu và tiếng Bengal là ngôn ngữ chính thức. Ngày 21 tháng 9 năm 1954, Hội đồng Lập hiến thông qua dự thảo hiến pháp sơ bộ với Nghị quyết Tôn chỉ là lời mở đầu. Hội đồng Lập hiến dự định chung quyết hiến pháp vào ngày 27 tháng 10 và ấn định thời điểm hiến pháp có hiệu lực là ngày 15 tháng 12.
1954 - 1956: Hội đồng Lập hiến bị giải tán rồi tái lập
Tuy nhiên, Toàn quyền Malik Ghulam Muhammad lo ngại Hội đồng Lập hiến tập trung quyền hạn mà triệt tiêu quyền hạn của ông và phản đối những điều khoản ưu ái người Bengal và giảm quyền hạn của tổng thống. Ngày 24 tháng 10, Muhammad lấy lý do "khủng hoảng chính trị" tuyên bố tình trạng khẩn cấp, giải tán Hội đồng Lập hiến một vài ngày trước cuộc chung quyết hiến pháp với sự ủng hộ của Bộ trưởng Quốc phòng Muhammad Ayub Khan và Iskander Mirza.
Ngày 13 tháng 4 năm 1955, Toàn quyền Muhammad tuyên bố thành lập một Hội đồng Lập hiến thứ hai do các hội đồng tỉnh bầu ra. Ngày 30 tháng 9, Hội đồng Lập hiến thông qua chủ trương hợp nhất bốn tỉnh phía tây thành một đơn vị tên Tây Pakistan cho tương xứng với Đông Pakistan. Ngày 9 tháng 1 năm 1956, Thủ tướng Chaudhry Muhammad Ali trình dự thảo hiến pháp trước Hội đồng Lập hiến. Hiến pháp được thông qua vào ngày 29 tháng 2, được toàn quyền ban hành vào ngày 3 tháng 3 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 3. Hội đồng Lập hiến lưu nhiệm cho đến khi quốc hội được bầu ra vào năm 1959 nhưng cuộc bầu cử không hề được tổ chức.
Hiến pháp năm 1956 thành lập một chế độ cộng hòa Hồi giáo bán tổng thống với một quốc hội một viện. Tổng thống có quyền giải tán quốc hội, miễn nhiệm thủ tướng và phủ quyết luật của quốc hội. Nghị quyết Tôn chỉ được đưa vào lời mở đầu. Người Bengal được bảo đảm về quyền lợi: Tây Pakistan và Đông Pakistan bầu ra cùng số đại biểu quốc hội, các tỉnh được tăng cường quyền tự trị và cả tiếng Bengal và tiếng Urdu đều là ngôn ngữ chính thức.
Vai trò chính trị
Trong thời gian soạn thảo hiến pháp, Hội đồng Lập hiến đóng vai trò là nghị viện của Pakistan, có quyền làm luật và giám sát chính phủ. Hội đồng Lập hiến sửa đổi Luật chính quyền Ấn Độ năm 1935 và Luật độc lập Ấn Độ năm 1947 nhằm cho phép chính phủ trung ương giải tán chính quyền địa phương. Hội đồng Lập hiến bác bỏ một dự án cải cách ruộng đất vào tháng 7 năm 1949. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Hội đồng Lập hiến thông qua luật cho phép công dân khiếu nại một bộ trưởng hoặc một đại biểu về hành vi tham nhũng hoặc bất công nhưng luật bị bãi bỏ vào năm 1954.
Thế lực chính trị và vai trò lập hiến của Hội đồng Lập hiến dần dà tiêu tan. Quyền hạn ngày càng tập trung vào tay của toàn quyền, nhất là sau khi Malik Ghulam Muhammad lên nắm quyền từ ngày 19 tháng 10 năm 1951. Thủ tướng Khawaja Nazimuddin bị miễn nhiệm vào năm 1953 mặc dù được Hội đồng Lập hiến tín nhiệm. Nhằm khôi phục quyền hạn của mình, Hội đồng Lập hiến đề nghị cấm toàn quyền miễn nhiệm thủ tướng được Hội đồng Lập hiến tín nhiệm vào ngày 21 tháng 9 năm 1954 nhưng Ghulam Muhammad đánh úp giải tán Hội đồng Lập hiến và được tòa án chấp nhận.
Kết cục
Hội đồng Lập hiến Pakistan phải mất gần chín năm mới làm xong hiến pháp của Pakistan, trong khi Hiến pháp Ấn Độ đã có hiệu lực từ ngày 26 tháng 1 năm 1950. Hiến pháp năm 1956 không giải quyết được những vấn đề của Pakistan đã phát sinh trong thời gian soạn thảo mà khó khăn nhất là khoảng cách 1.600 km giữa Tây Pakistan và Đông Pakistan. Thủ tướng người Bengal Huseyn Shaheed Suhrawardy chỉ đạo tăng cường đầu tư vào Đông Pakistan nhưng bị Tây Pakistan phản đối. Suhrawardy cũng vấp phải chỉ trích từ Đông Pakistan do không trao quyền tự trị cho khu vực.
Hiến pháp năm 1956 không điều tiết được quan hệ giữa tổng thống và thủ tướng, quốc hội. Cán cân quyền lực nghiêng hẳn về tổng thống và Suhrawardy bị Iskander Mirza ép phải từ chức. Tây Pakistan chiếm ưu thế so với Đông Pakistan.
Hiến pháp năm 1956 bị hủy bỏ vào ngày 7 tháng 10 năm 1958 sau cuộc đảo chính của Tổng thống Iskander Mirza và Tổng tư lệnh Muhammad Ayub Khan. Khan thừa cơ bất ổn chính trị, độc chiếm chính quyền từ ngày 27 tháng 10. Di sản của Hội đồng Lập hiến là Nghị quyết Tôn chỉ, xuất hiện trong lời mở đầu của các bản hiến pháp về sau. Ngày 1 tháng 3 năm 1962, chính quyền quân quản ban hành hiến pháp mới, thành lập một chế độ tổng thống đầu phiếu gián tiếp. Chính quyền ra lệnh thiết quân luật hủy bỏ hiến pháp này vào ngày 25 tháng 3 năm 1969. Năm 1970, Pakistan tổ chức tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử nhưng mãi đến năm 1972 quốc hội mới họp do Đông Pakistan ly khai khỏi Pakistan, trở thành Bangladesh. Quốc hội bầu Zulfikar Ali Bhutto làm chủ tịch và ban hành Hiến pháp năm 1973, là hiến pháp hiện hành của Pakistan.
Xem thêm
Phong trào ngôn ngữ Bengal
Chiến tranh giải phóng Bangladesh
Tham khảo
Thư mục
.
.
.
Phong trào Pakistan |
19819938 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Sh%C5%8Dnen%20no%20Abyss | Shōnen no Abyss | là một sêri manga dài tập viết và minh họa bởi Minenami Ryō. Nó đã được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Tuần san Young Jump của Shueisha kể từ tháng 2 năm 2020, với các chương của nó được tập hợp thành 13 tập tankōbon tính đến tháng 6 năm 2023. Một phim truyền hình chuyển thể từ người thật đóng được phát sóng từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022.
Cốt truyện
Kurose Reiji sống với anh trai, mẹ làm y tá và bà ngoại ở một thị trấn nông thôn. Cậu là bạn thơ ấu của Akiyama Sakuko. Một ngày, Reiji gặp Aoe Nagi, một thành viên của nhóm nhạc thần tượng Acrylic người đang làm nhân viên cửa hàng tiện lợi. Nagi nói với Reiji về một nơi trong thị trấn được gọi là 'Vực thẳm tình nhân', nơi được xem như là nơi những người yêu nhau tự sát. Reiji và Nagi định tự tử nhưng không thành, Reiji được cứu bởi giáo viên của mình là Shibasawa Yuri, cô sau đó đã thề sẽ bảo vệ cậu.
Nhân vật
Nhân vật chính, dự định rời khỏi thị trấn nhưng bị mâu thuẫn bởi hoàn cảnh mà cậu phải đối mặt. Cậu đang cân nhắc việc học đại học ở Tokyo.
Một thành viên của nhóm nhạc thần tượng Acrylic, cô đã tạm ngừng hoạt động và chuyển đến thị trấn của Reiji, làm nhân viên cửa hàng tiện lợi. Cô đã kết hôn với Esemori Kosaku. Sau khi tự tử không thành, cô bỏ việc và trở về Tokyo để tiếp tục các hoạt động thần tượng của mình.
Bạn thời thơ ấu của Reiji đang học tại một trường tư thục nữ sinh và đang nhắm đến việc học đại học ở Tokyo. Cô muốn trở thành một tác giả, đặc biệt ngưỡng mộ tác phẩm của Esemori, và là một fan hâm mộ của nhóm nhạc thần tượng Acrylic. Biệt danh của cô là vì ngoại hình mũm mĩm. Cô đề nghị trở thành biên tập viên của Esemori nhưng sau đó kết thúc thỏa thuận sau khi ông cố gắng quấy rối cô.
Giáo viên của Reiji, cô dường như đã nảy sinh tình cảm với cậu và mong muốn bảo vệ cậu, đến mức để cậu ở lại nhà mình. Cô từng là một nhà vô địch bóng bàn trong những năm học trung học của mình.
Bạn thơ ấu của Reiji và Sakuko, có gia đình sở hữu và điều hành một công ty xây dựng.
Mẹ của Reiji, làm y tá tại bệnh viện địa phương. Cô đã tách khỏi cha của Reiji trước các sự kiện của bộ truyện và đang bí mật làm tình với cha của Gen. Cô học cùng trường trung học với Esemori và được cho là từng có một mối quan hệ lãng mạn với ông.
Một tác giả nổi tiếng và là chồng của Nagi, người đã chuyển về quê để chăm sóc mẹ. Ông được cho là từng có một mối quan hệ lãng mạn với Yuko, người học cùng trường với mình. Tên thật của ông là .
Truyền thông
Manga
Được viết và minh họa bởi Minenami Ryō, Shōnen no Abyss bắt đầu đăng nhiều kỳ trên tạp chí Tuần san Young Jump của Shueisha vào ngày 27 tháng 2 năm 2020; nó đã được biên soạn thành mười ba tập tankōbon tính tới ngày 19 tháng 6 năm 2023.
Vào tháng 6 năm 2022, Viz Media thông báo rằng họ đã cấp phép xuất bản tiếng Anh cho bộ truyện này.
Danh sách tập
Live-action
Một bộ phim truyền hình live-action chuyển thể đã được công bố vào ngày 27 tháng 7 năm 2022. Nó được đạo diễn bởi Misato Kato với kịch bản của Kyoko Inukai và Towa Araki đảm nhận vai chính. Bộ phim được phát sóng trên khối truyền hình của MBS TV từ ngày 2 tháng 9 đến ngày 21 tháng 10 năm 2022. RIM biểu diễn ca khúc mở đầu , còn SpendyMily biểu diễn ca khúc kết thúc "Iris".
Đón nhận
Vào năm 2021, bộ truyện được xếp ở vị trí thứ 11 trong Tsugi ni kuru Manga Taishō lần thứ 7 ở hạng mục bản in. Tính đến tháng 7 năm 2022, bộ truyện đã có hơn một triệu bản được lưu hành.
Xem thêm
Hatsukoi Zombie, another manga series by the same author
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Official manga website
Official television drama website
Manga năm 2020
Anime và manga chính kịch
Japanese idols in anime and manga
Chương trình của Mainichi Broadcasting System
Manga adapted into television series
Manga dài tập
Psychological thriller anime and manga
Seinen manga
Manga Shūeisha
Manga Viz Media |
19819942 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20%28nh%C3%B3m%20th%E1%BB%83%20thao%29 | Bóng đá (nhóm thể thao) | Bóng đá là tên gọi chung của một nhóm bao gồm nhiều môn thể thao đồng đội khác nhau nhưng đều có liên quan tới việc đá một trái banh vào khung thành để ghi bàn thắng. Thông thường, khi nói đến bóng đá, người ta thường chỉ đề cập đến hình thức bóng đá phổ biến nhất ở vùng được sử dụng từ ngữ này. Những môn thể thao thường gọi là bóng đá bao gồm bóng đá đồng hội (được gọi là bóng đá ở Bắc Mỹ, Ireland và Úc); Bóng bầu dục Mỹ; bóng bầu dục Úc; bóng bầu dục liên hiệp và bóng bầu dục liên minh; và bóng đá Gaelic. Những hình thức bóng đá này có nguồn gốc chung và được gọi là các "football codes".
Có nhiều tài liệu về các trò chơi bóng truyền thống, cổ xưa hoặc tiền sử được chơi ở nhiều nơi trên thế giới. Các luật bóng đá hiện đại có thể được truy nguyên lại đến việc định luật của những trò chơi này tại các trường công lập Anh vào thế kỷ 19. Việc mở rộng và tác động văn hóa của Đế quốc Anh đã cho phép những luật chơi bóng đá này lan rộng đến các vùng có ảnh hưởng của Anh ngoài đế chế được kiểm soát trực tiếp. Đến cuối thế kỷ 19, các luật chơi bóng đá địa phương đã phát triển rõ rệt: ví dụ, bóng đá gaelic đã chủ động tích hợp luật chơi của các trò chơi bóng đá truyền thống địa phương để duy trì di sản của họ. Năm 1888, English Football League được thành lập tại Anh, trở thành một trong những liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp đầu tiên. Trong thế kỷ 20, một số hình thức bóng đá đã trở thành một trong những môn thể thao đội phổ biến nhất trên thế giới.
Nguyên gốc từ
Có những giải thích trái ngược về nguồn gốc của từ "football". Nhiều người cho rằng từ "football" (hoặc cụm từ "foot ball") ám chỉ đến hành động đá bóng bằng chân. Tuy nhiên, có một giải thích khác, cho rằng ban đầu "football" chỉ ám chỉ đến một loạt trò chơi được chơi bằng chân ở châu Âu thời Trung cổ. Tuy nhiên, không có bằng chứng cuối cùng nào chứng minh đúng hoặc sai cho cả hai giải thích này.
Lịch sử sớm
Các trò chơi cổ xưa
Trung Quốc cổ đại
Trò chơi cạnh tranh Trung Quốc cuju (蹴鞠) có nhiều điểm tương đồng với bóng đá hiện đại. Nó đã tồn tại trong thời kỳ nhà Hán và có thể là trong thời kỳ nhà Tần, vào thế kỷ thứ hai và thứ ba trước Công nguyên, được ghi nhận qua mô tả trong một hướng dẫn quân sự. Phiên bản của Nhật Bản cho cuju là kemari (蹴鞠), được phát triển trong thời kỳ Asuka. Đã biết rằng trò chơi này đã được chơi trong triều đại hoàng gia Nhật Bản tại Kyoto từ khoảng năm 600 sau Công nguyên. Trong kemari, một nhóm người đứng trong một vòng tròn và đá một quả bóng cho nhau, cố gắng không để bóng chạm đất (tương tự như keepie uppie).
Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại
Người Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại đã được biết đến đã chơi nhiều trò chơi bóng, trong đó một số trong số đó liên quan đến việc sử dụng chân. Trò chơi của La Mã harpastum được cho là đã được chuyển thể từ một trò chơi đội Hy Lạp được biết đến với tên "ἐπίσκυρος" (Episkyros) hoặc "φαινίνδα" (phaininda), được nhắc đến bởi nhà viết kịch Hy Lạp, Antiphanes (388–311 TCN) và sau đó được đề cập bởi nhà triết gia Kitô giáo Clement of Alexandria (khoảng 150–khoảng 215 sau Công nguyên). Các trò chơi này có vẻ giống với bóng bầu dục. Chính trị gia La Mã Cicero (106–43 TCN) đã miêu tả trường hợp của một người đã bị giết trong lúc cạo râu khi một quả bóng được đá vào tiệm cắt tóc. Trò chơi bóng của La Mã đã biết đến quả bóng bơm hơi, follis. FIFA mô tả Episkyros là một dạng sớm của bóng đá.
Người bản địa ở Bắc Mỹ
Có một số tham chiếu đến các trò chơi bóng truyền thống, cổ xưa hoặc tiền sử, được chơi bởi người dân bản địa ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ví dụ, vào năm 1586, những người đàn ông từ một con tàu do nhà thám hiểm Anh tên là John Davis chỉ huy đã lên bờ đất để chơi một phiên bản bóng đá với người Inuit ở Greenland. Có những báo cáo sau đó về một trò chơi của người Inuit được chơi trên băng, gọi là Aqsaqtuk. Mỗi trận đấu bắt đầu với hai đội đứng đối diện nhau trong các dãy song song, trước khi cố gắng đá bóng qua hàng của đội khác và sau đó vào khung thành. Năm 1610, William Strachey, một cư dân tại Jamestown, Virginia đã ghi lại một trò chơi được chơi bởi người Mỹ bản địa, gọi là Pahsaheman. Pasuckuakohowog, một trò chơi tương tự như bóng đá hiện đại chơi bởi người Mỹ bản địa, cũng được ghi nhận càng sớm càng tốt, tồn tại từ thế kỷ 17.
Một số trò chơi được chơi ở Mesoamerica với bóng cao su bởi người bản địa cũng được ghi chép rõ ràng trước thời điểm này, nhưng những trò chơi này có nhiều điểm tương đồng với bóng rổ hoặc bóng chuyền, và không tìm thấy liên kết nào giữa những trò chơi này và các trò chơi bóng đá hiện đại. Người Mỹ bản địa miền Đông, đặc biệt là Liên minh Iroquois, đã chơi một trò chơi sử dụng vợt lưới để ném và bắt một quả bóng nhỏ; tuy nhiên, mặc dù đó là một trò chơi bóng-gôn chân, lacrosse (như hậu duệ hiện đại của nó được gọi là) cũng không thường được xếp vào dạng "bóng đá".
Châu Đại Dương
Trên lục địa Úc, một số bộ tộc của người bản địa đã chơi các trò chơi đá và bắt bóng với những quả bóng bị lấp đầy, các nhà sử học đã tổng quát hóa đó là Marn Grook (Djab Wurrung nghĩa là "quả bóng trò chơi"). Tài liệu lịch sử sớm nhất là một câu chuyện nhỏ từ cuốn sách năm 1878 của Robert Brough-Smyth, The Aborigines of Victoria, trong đó trích dẫn một người đàn ông tên là Richard Thomas nói, vào khoảng năm 1841 ở Victoria, Úc, rằng anh đã chứng kiến người bản địa chơi trò chơi này: "Ông Thomas mô tả cách cầu thủ hàng đầu sẽ đá bóng từ da của một con động vật có túi và cách những người chơi khác nhảy lên không khí để bắt nó." Một số nhà sử học đã lý giải rằng Marn Grook là một trong những nguồn gốc của Australian rules football.
Người Māori ở New Zealand chơi một trò chơi gọi là Ki-o-rahi bao gồm các đội có 7 người chơi trên một sân hình tròn được chia thành các khu vực, và ghi điểm bằng cách chạm vào 'pou' (các điểm giới hạn) và đánh trúng 'tupu' hoặc mục tiêu ở giữa.
Những trò chơi này và những trò chơi khác có thể đã tồn tại từ xa xưa. Tuy nhiên, các nguồn chính của các luật bóng đá hiện đại dường như nằm ở châu Âu phương Tây, đặc biệt là Anh.
Người Turkic
Mahmud al-Kashgari trong tác phẩm Dīwān Lughāt al-Turk của ông, miêu tả một trò chơi gọi là "tepuk" được chơi bởi người người Turkic ở Trung Á và Đông Á. Trong trò chơi này, người chơi cố gắng tấn công lâu đài của nhau bằng cách đá một quả bóng làm từ da cừu.
Châu Âu thời trung cổ và đầu kỷ nguyên hiện đại
Thời Trung cổ chứng kiến sự tăng đáng kể về sự phổ biến của các trận đấu bóng đá thường niên Shrovetide football trên toàn Châu Âu, đặc biệt ở Anh. Một tham chiếu sớm đến trò chơi bóng đá được chơi tại Britain xuất hiện trong tác phẩm Historia Brittonum từ thế kỷ thứ 9, được quy cho Nennius, nói về "một nhóm cậu bé ... chơi bóng". Tham chiếu đến trò chơi bóng được chơi ở miền bắc nước Pháp, được gọi là La Soule hoặc Choule, trong đó quả bóng được đẩy bằng tay, chân và gậy, xuất hiện từ thế kỷ thứ 12.
Những hình thức sơ khai của bóng đá được chơi ở Anh, thỉnh thoảng được gọi là "mob football", thường diễn ra ở các thị trấn hoặc giữa các làng lân cận, bao gồm một số lượng không giới hạn cầu thủ trên các đội đối địch va chạm đồng loạt, đấu tranh để di chuyển một vật phẩm, chẳng hạn như bó cừu bơm hơi đến các điểm địa lý cụ thể, chẳng hạn như nhà thờ của đối thủ, với trận đấu diễn ra trong không gian mở giữa các xã lân cận. Trò chơi thường được diễn ra trong các lễ hội tôn giáo quan trọng, chẳng hạn như Shrovetide, Giáng sinh hoặc Lễ Phục sinh, và trò chơi Shrovetide đã tồn tại đến thời đại hiện đại ở một số thị trấn ở Anh (xem phần dưới).
Mô tả chi tiết đầu tiên về những gì có thể chắc chắn là trò chơi bóng đá ở Anh được đưa ra bởi William FitzStephen vào khoảng năm 1174-1183. Ông miêu tả hoạt động của các thanh niên London trong lễ hội hàng năm của Shrove Tuesday:
Hầu hết các tài liệu thời sớm nhất về trò chơi đều chỉ đơn giản là "trò chơi bóng" hoặc "chơi bóng". Điều này củng cố ý tưởng rằng các trò chơi chơi vào thời điểm đó không nhất thiết phải liên quan đến việc đá bóng.
Một tham chiếu sớm đến một trò chơi bóng đá có lẽ xuất phát từ năm 1280 tại Ulgham, Northumberland, Anh: "Henry... trong lúc chơi bóng... va phải David". Bóng đá đã được chơi ở Ireland vào năm 1308, với một tham chiếu chính thức đến John McCrocan, một người xem trận "bóng đá" tại Newcastle, County Down, bị buộc tội vì vô tình đâm vào một cầu thủ tên là William Bernard. Tham chiếu khác đến trò chơi bóng đá xuất hiện vào năm 1321 tại Shouldham, Norfolk, Anh: "[d]uring the game at ball as he kicked the ball, a lay friend of his... ran against him and wounded himself".
Năm 1314, Nicholas de Farndone, Thị trưởng của Thành phố London, ban hành một sắc lệnh cấm bóng đá theo phong cách Pháp mà các tầng lớp thượng lưu Anh sử dụng vào thời điểm đó. Một bản dịch cho thấy: "[v]ì có rất nhiều tiếng ồn trong thành phố do đẩy nhau qua các quả bóng lớn [rageries de grosses pelotes de pee] tại các cánh đồng công cộng, điều này có thể dẫn đến nhiều tác hại mà Chúa không thiêng liêng: chúng tôi truyền lệnh và cấm thay mặt vua, dọa phạt tù tội, từ nay về sau không được sử dụng trò chơi này trong thành phố." Đây là tham chiếu sớm nhất đến bóng đá.
Năm 1363, Vua Edward III của Anh ban hành một thông báo cấm "...bóng ném tay, bóng đá, hoặc khúc côn cầu; chạy đua và đá gà, hoặc những trò chơi vô ích khác", cho thấy rằng "bóng đá" - dù chính xác hình thức như thế nào - đã được phân biệt với những trò chơi liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như bóng ném tay.
Một trò chơi được biết đến với tên gọi "bóng đá" đã được chơi ở Scotland từ thế kỷ 15: nó đã bị cấm bởi Đạo luật Bóng đá 1424 và mặc dù luật pháp này không còn sử dụng nhưng nó không được hủy bỏ cho đến năm 1906. Có bằng chứng cho việc học sinh chơi trò chơi bóng đá ở Aberdeen vào năm 1633 (một số nguồn tham chiếu nêu ngày 1636) được coi là một lời ám chỉ sớm đến việc chuyền bóng. Từ "pass" (truyền) trong bản dịch gần đây nhất có nguồn gốc từ "huc percute" (đánh vào đây) và sau đó là "repercute pilam" (đánh lại quả bóng) trong tiếng Latin gốc. Chưa chắc chắn rằng quả bóng được đá giữa các thành viên của cùng một đội. Từ gốc ban đầu dịch là "goal" (bàn thắng) là "metum", có nghĩa đen là "cột ở mỗi đầu đường đua đuốc" trong cuộc đua xe ngựa La Mã. Có một đề cập đến "nắm lấy quả bóng trước khi [người khác] làm" (Praeripe illi pilam si possis agere), cho thấy việc cầm bóng là được phép. Một câu trong bản dịch năm 1930 gốc nói "Hãy lao vào anh ấy" (Age, objice te illi).
Vua Henry IV của Anh cũng đưa ra một trong những sử dụng lưu trữ sớm nhất của từ "bóng đá" trong tiếng Anh, vào năm 1409, khi ông ban hành một thông báo cấm thu tiền cho "foteball".
Cũng có một báo cáo bằng tiếng Latin từ cuối thế kỷ 15 về việc chơi bóng đá ở Caunton, Nottinghamshire. Đây là lời mô tả đầu tiên về một "trò chơi đá bóng" và mô tả đầu tiên về "dribbling": "[t]rò chơi mà họ đã tụ tập để giải trí chung được gọi là trò chơi bóng đá. Đó là một trò chơi trong đó những người trẻ tuổi, trong trò chơi nông thôn, đẩy một quả bóng khổng lồ không phải bằng cách ném lên không trung mà bằng cách đánh và lăn nó dọc theo mặt đất, và không phải bằng tay mà bằng chân... đá theo các hướng đối diện." Nhà sử học cung cấp thông tin về sân bóng đá đầu tiên, xác định rằng: "[các đường] biên đã được đánh dấu và trò chơi đã bắt đầu."
Calcio Fiorentino
Vào thế kỷ 16, thành phố Florence đã kỷ niệm khoảng thời gian từ Lễ Hiển Linh cho đến Mùa Chay bằng cách chơi một trò chơi ngày nay được biết đến với tên gọi "calcio storico" ("đá bóng lịch sử") tại Piazza Santa Croce. Các quý tộc trẻ của thành phố sẽ mặc trang phục lụa tinh xảo và tham gia vào một hình thức đá bóng bạo lực. Ví dụ, những người chơi calcio có thể đấm, va đập vai và đá đối thủ. Các cú đấm dưới vùng hông cũng được cho phép. Trò chơi được cho là bắt nguồn từ bài tập huấn luyện quân sự. Năm 1580, Count Giovanni de' Bardi di Vernio đã viết Discorso sopra 'l giuoco del Calcio Fiorentino. Đây đôi khi được coi là bộ luật sớm nhất cho bất kỳ trò chơi bóng đá nào. Trò chơi không được tổ chức sau tháng 1 năm 1739 (cho đến khi nó được khôi phục vào tháng 5 năm 1930).
Sự không tán thành chính thức và các nỗ lực cấm đá bóng
Có nhiều nỗ lực cấm đá bóng, từ thời Trung Cổ cho đến hiện đại. Luật cấm đầu tiên được thông qua tại Anh vào năm 1314; sau đó, chỉ riêng tại Anh đã có hơn 30 luật cấm từ năm 1314 đến 1667. Phụ nữ bị cấm chơi bóng đá tại các sân vận động của Liên đoàn bóng đá Anh và Scotland vào năm 1921, và lệnh cấm này chỉ được bãi bỏ vào những năm 1970. Các nữ cầu thủ bóng đá vẫn đối mặt với những vấn đề tương tự ở một số vùng trên thế giới.
Bóng đá Mỹ cũng đối diện với áp lực để cấm môn thể thao này. Trò chơi được chơi trong thế kỷ 19 giống như bóng đá dân gian phát triển ở Châu Âu cổ đại, bao gồm phiên bản phổ biến trên các khuôn viên trường đại học được gọi là old division football, và một số thành phố đã cấm trò chơi này vào giữa thế kỷ 19. Đến thế kỷ 20, trò chơi đã tiến hóa thành một trò chơi kiểu bóng bầu dục hơn. Năm 1905, đã có những cuộc kêu gọi cấm đá bóng Mỹ ở Hoa Kỳ do tính bạo lực của nó; một cuộc họp năm đó được tổ chức bởi Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã dẫn đến những thay đổi quy định toàn diện khiến trò chơi khác biệt đáng kể so với nguồn gốc bóng bầu dục của nó, trở nên giống hơn với cách chơi bóng đá như ngày nay.
Thành lập các luật bóng đá hiện đại
Trường công lập Anh
Trong khi bóng đá tiếp tục được chơi dưới nhiều hình thức khác nhau trên khắp nước Anh, các trường công lập Anh (tương đương với trường tư tại các quốc gia khác) được cho là đã đóng góp vào việc tạo ra các luật bóng đá hiện đại thông qua bốn thành tựu quan trọng. Đầu tiên, bằng chứng cho thấy họ đã có vai trò quan trọng trong việc biến bóng đá từ hình thức "bọn đám đông" trở thành một môn thể thao đội hình có tổ chức. Thứ hai, nhiều mô tả sơ bộ về bóng đá và nhắc đến nó được ghi chép bởi những người đã học tại những trường này. Thứ ba, chính giáo viên, học sinh và cựu học sinh của các trường này đã đầu tiên hệ thống hóa các trò chơi bóng đá, để cho phép các trận đấu được tổ chức giữa các trường. Cuối cùng, chính tại các trường công lập Anh mà sự phân chia giữa trò chơi "đá" và trò chơi "chạy" (hoặc "mang") lần đầu trở nên rõ ràng.
Bằng chứng sớm nhất về việc các trò chơi giống bóng đá được chơi tại các trường công lập Anh - chủ yếu được học sinh nam từ tầng lớp thượng lưu, trung lưu thượng và tầng lớp chuyên nghiệp tham gia - xuất phát từ tác phẩm Vulgaria của William Herman vào năm 1519. Herman từng là hiệu trưởng của các trường Eton và Winchester và sách giáo trình tiếng Latin của ông bao gồm một bài tập dịch với cụm từ "Chúng ta sẽ chơi với một quả bóng đầy gió".
Richard Mulcaster, một học sinh của Trường Eton vào đầu thế kỷ 16 và sau này là hiệu trưởng của các trường Anh khác, đã được miêu tả là "người ủng hộ bóng đá thế kỷ 16 tuyệt vời nhất". Trong số những đóng góp của ông là bằng chứng sớm nhất về bóng đá đội hình có tổ chức. Những bài viết của Mulcaster đề cập đến các đội ("phía" và "đảng"), vị trí ("thứ hạng"), một trọng tài ("người xử sự giữa các phía") và một huấn luyện viên "(huấn luyện viên)".
Vào năm 1633, David Wedderburn, một giáo viên từ Aberdeen, đã đề cập đến các yếu tố của trò chơi bóng đá hiện đại trong một sách giáo trình ngắn bằng tiếng Latin có tên Vocabula. Wedderburn đề cập đến điều được dịch sang tiếng Anh hiện đại là "bảo vệ khung thành" và gợi ý về việc chuyền bóng ("đá nó ở đây"). Có một tham khảo đến việc "nắm lấy bóng", cho thấy có phần nào đó cho phép sử dụng tay. Rõ ràng rằng các pha đá bóng cho phép bao gồm việc tấn công và giữ đối thủ ("đẩy người đó lại").
Mô tả chi tiết hơn về bóng đá được đưa ra trong cuốn sách Book of Games của Francis Willughby, được viết vào khoảng năm 1660. Willughby, người đã học tại Trường Bishop Vesey's Grammar, Sutton Coldfield, là người đầu tiên miêu tả về khung thành và một sân chơi riêng biệt: "một khu vực kín có một cửa ở hai đầu. Các cửa được gọi là Khung thành." Cuốn sách của ông bao gồm một sơ đồ minh họa sân bóng đá. Ông cũng đề cập đến chiến thuật ("để lại một số cầu thủ giỏi nhất để bảo vệ khung thành"); ghi điểm ("người có thể đá bóng qua khung thành đối thủ trước sẽ thắng") và cách các đội được lựa chọn ("các cầu thủ được chia đều dựa trên sức mạnh và nhanh nhẹn của họ"). Ông là người đầu tiên miêu tả một "luật" của bóng đá: "họ không được đá [chân đối thủ] cao hơn quả bóng".
Các trường công lập Anh là những người đầu tiên đã lập luật cho các trò chơi bóng đá. Đặc biệt, họ đã phát triển các quy tắc đầu tiên về việt vị, vào cuối thế kỷ 18. Trong những biểu hiện sớm nhất của các quy tắc này, cầu thủ được coi là "việt vị" nếu họ đứng đứng giữa bóng và khung thành là mục tiêu của họ. Cầu thủ không được phép chuyền bóng về phía trước, bằng chân hoặc bằng tay. Họ chỉ được tiến bóng bằng chân, hoặc tiến bóng trong một scrum hoặc tình huống tương tự. Tuy nhiên, các luật việt vị bắt đầu chia rẽ và phát triển khác nhau ở mỗi trường, như được thể hiện bởi luật bóng đá của các trường Winchester, Rugby, Harrow và Cheltenham, trong khoảng thời gian từ năm 1810 đến 1850. Các bộ luật đầu tiên được biết đến - trong nghĩa của một tập hợp các quy tắc - là những bộ luật của Eton năm 1815 và Aldenham năm 1825.
Trong thế kỷ 19 đầu, hầu hết người lao động tầng lớp công nhân tại Anh phải làm việc sáu ngày một tuần, thường là hơn mười hai giờ mỗi ngày. Họ không có thời gian cũng như động lực tham gia vào thể thao để giải trí và, vào thời điểm đó, nhiều đứa trẻ tham gia lực lượng lao động. Trò chơi bóng đá trên đường phố trong các ngày lễ đang giảm dần. Các cậu bé học trường công lập, những người được thảnh thơi khỏi công việc, trở thành những người phát minh ra các trò chơi bóng đá có quy tắc chính thức.
Bóng đá được các trường công lập áp dụng như một cách khuyến khích tính cạnh tranh và duy trì tình thể chất cho tuổi trẻ. Mỗi trường tự soạn các quy tắc riêng của mình, các quy tắc này khác nhau rộng rãi giữa các trường khác nhau và đã thay đổi theo thời gian với mỗi đợt học sinh mới. Hai trường phái về quy tắc đã phát triển. Một số trường ưa thích một trò chơi mà bóng có thể được tiếp bóng (như ở Rugby, Marlborough và Cheltenham), trong khi những người khác thích một trò chơi thúc đẩy việc đá và kiểm soát bóng (như ở Eton, Harrow, Westminster và Charterhouse). Sự phân chia thành hai trại này một phần là kết quả của các tình huống mà các trò chơi được chơi trong đó. Ví dụ, Charterhouse và Westminster tại thời điểm đó có không gian chơi hạn chế; các cậu bé bị giới hạn trong việc chơi trò chơi bóng của họ trong cloisters của trường, làm cho họ khó có thể thực hiện các trò chơi chạy lướt vụng và va chạm.
William Webb Ellis, một học sinh tại Trường Rugby, được cho là đã "với một sự coi thường đẹp đẽ đối với luật chơi bóng đá, như được chơi vào thời điểm của mình [đặt mức độ quan trọng], lần đầu tiên ông đã đưa bóng vào tay và chạy với nó, từ đó tạo ra đặc điểm độc đáo của trò chơi bóng bầu dục." vào năm 1823. Hành động này thường được cho là sự bắt đầu của Bóng bầu dục, nhưng có ít chứng cứ cho rằng nó đã xảy ra, và hầu hết các nhà sử học thể thao tin rằng câu chuyện này là huyền thoại. Hành động 'đưa bóng vào tay' thường bị hiểu sai là 'nhặt bóng lên' vì nó rộng rãi được cho là 'tội' của Webb Ellis là sự xử lý bóng, như trong bóng đá hiện đại, tuy nhiên việc xử lý bóng vào thời điểm đó thường được phép và trong một số trường hợp là bắt buộc, Quy tắc mà Webb Ellis đã bất chấp là chạy với bóng về phía trước vì quy tắc của thời đại ông chỉ cho phép một cầu thủ rút lại hoặc đá bóng về phía trước.
Sự bùng nổ về giao thông đường sắt ở Anh trong những năm 1840 có nghĩa là mọi người có thể đi du lịch xa hơn và không bất tiện như bao giờ trước đây. Các cuộc thi thể thao giữa các trường trở nên khả thi. Tuy nhiên, việc các trường chơi bóng đá với nhau khó khăn, vì mỗi trường chơi theo quy tắc riêng của mình. Giải pháp cho vấn đề này thường là trận đấu được chia thành hai hiệp, một hiệp theo quy tắc của trường chủ nhà "home", và một hiệp khác theo quy tắc của trường khách "away".
Quy tắc hiện đại của nhiều môn thể thao bóng đã được định hình vào giữa hoặc cuối thế kỷ 19. Điều này cũng áp dụng cho các môn thể thao khác như bơi cỏ, quần vợt cỏ, v.v. Động lực lớn cho việc này là việc cấp bằng sáng chế cho máy cắt cỏ đầu tiên trên thế giới vào năm 1830. Điều này cho phép chuẩn bị sân bóng hiện đại, sân chơi, sân bóng, sân cỏ, v.v.
Ngoại trừ bóng bầu dục Rugby, các quy tắc của các trường công lập hầu như không được chơi ngoài sân chơi của từng trường. Tuy nhiên, nhiều trong số chúng vẫn được chơi tại các trường đã tạo ra chúng (xem Surviving UK school games phía dưới).
Sự ảnh hưởng của các trường công lập trong các môn thể thao tại Vương quốc Anh đã bắt đầu suy yếu sau Luật Nhà máy năm 1850, đã tăng thời gian giải trí cho các em nhỏ tầng lớp lao động. Trước năm 1850, nhiều em nhỏ Anh phải làm việc sáu ngày một tuần, hơn mười hai giờ một ngày. Từ năm 1850, họ không thể làm việc trước 6 giờ sáng (7 giờ sáng vào mùa đông) hoặc sau 6 giờ tối vào các ngày trong tuần (7 giờ tối vào mùa đông); vào thứ Bảy, họ phải dừng làm việc lúc 2 giờ chiều. Những thay đổi này có nghĩa là các em nhỏ tầng lớp lao động có thêm thời gian chơi các trò chơi, bao gồm các hình thức khác nhau của bóng đá.
Những sự kiện đầu tiên
Câu lạc bộ
Câu lạc bộ thể thao chuyên chơi bóng đá bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 18, ví dụ như Hội thể dục thể thao London, được thành lập vào giữa thế kỷ 18 và ngừng chơi các trận đấu vào năm 1796.
Câu lạc bộ đầu tiên được ghi chép với tiêu đề liên quan đến "câu lạc bộ bóng đá" có tên là "The Foot-Ball Club" có trụ sở tại Edinburgh, Scotland, trong thời gian 1824-1841. Câu lạc bộ này cấm đánh ngã nhưng cho phép đẩy và giữ và cầm bóng.
Vào năm 1845, ba cậu bé tại trường Rugby đã được giao nhiệm vụ xây dựng quy tắc đang được sử dụng tại trường. Đây là bộ quy tắc đầu tiên (hoặc mã lệnh) viết ra cho bất kỳ hình thức bóng đá nào. Điều này đã giúp lan rộng trò chơi bóng bầu dục.
Những trận đấu đầu tiên được biết đến liên quan đến các câu lạc bộ hoặc tổ chức không phải trường công lập như sau:
13 tháng 2 năm 1856: Trường Charterhouse vs. Bệnh viện St Bartholemew.
7 tháng 11 năm 1856: Trường Trung học Bedford vs. Các quý ông thành phố Bedford.
13 tháng 12 năm 1856: Trường quân sự Sunbury vs. Các quý ông Littleton.
Tháng 12 năm 1857: Trường Đại học Edinburgh vs. Câu lạc bộ Academical Edinburgh.
24 tháng 11 năm 1858: Trường Westminster vs. Câu lạc bộ Dingley Dell.
12 tháng 5 năm 1859: Trường Tavistock vs. Trường Princetown.
5 tháng 11 năm 1859: Trường Eton vs. Đại học Oxford.
22 tháng 2 năm 1860: Trường Charterhouse vs. Câu lạc bộ Dingley Dell.
21 tháng 7 năm 1860: Melbourne vs. Richmond.
17 tháng 12 năm 1860: 58th Regiment vs. Sheffield.
26 tháng 12 năm 1860: Sheffield vs. Hallam.
Cuộc thi
Một trong những trận đấu bóng đá lâu đời nhất là Cordner-Eggleston Cup, diễn ra giữa Melbourne Grammar School và Scotch College, Melbourne hàng năm kể từ năm 1858. Nhiều người tin rằng đây cũng là trận đấu đầu tiên của bóng đá quyền Anh Úc, tuy nhiên nó đã được chơi dưới luật chơi thử nghiệm trong năm đầu tiên. Giải đấu bóng đá đầu tiên là Caledonian Challenge Cup, được tặng bởi Hội Caledonian Hoàng gia của Melbourne, được tổ chức vào năm 1861 theo các quy tắc Melbourne Rules. Giải bóng đá cổ nhất là một cuộc thi bóng đá rugby, là United Hospitals Challenge Cup (1874), trong khi chiếc cúp rugby cổ nhất là Yorkshire Cup, được tranh tài từ năm 1878. Hiệp hội Bóng đá Nam Úc (30 tháng 4 năm 1877) là cuộc thi bóng đá quyền Anh Úc lâu đời nhất còn tồn tại. Cúp bóng đá quốc gia cổ nhất còn tồn tại là Youdan Cup (1867) và cuộc thi bóng đá quốc gia cổ nhất là Cúp FA Anh (1871). Hiệp hội Bóng đá (1888) được công nhận là giải đấu bóng đá đoàn thể lâu đời nhất. Trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên giữa các đội tuyển đại diện cho Anh và Scotland đã diễn ra vào ngày 5 tháng 3 năm 1870 tại sân The Oval dưới sự kiểm soát của FA. Trận đấu bóng bầu dục quốc tế đầu tiên diễn ra vào năm 1871.
Các loại bóng hiện đại
Ở châu Âu, những quả bóng đá ban đầu được làm từ túi tiểu bàng quang động vật, cụ thể là bàng quang của con lợn, và được bơm hơi để phồng lên. Sau đó, bọc da được giới thiệu để cho phép các quả bóng giữ được hình dạng của chúng. Tuy nhiên, vào năm 1851, Richard Lindon và William Gilbert, cả hai đều là thợ làm giày từ thị trấn Rugby (gần trường học), đã trưng bày cả quả bóng tròn và hình bầu dục tại Triển lãm Vĩ đại ở Luân Đôn. Người ta nói rằng vợ của Richard Lindon đã chết vì bệnh phổi do thổi bàng quang tiểu tiện của lợn. Lindon cũng đã đoạt huy chương cho việc phát minh "Túi bóng cao su có thể thổi hơi" và "Bơm tay đồng thau".
Vào năm 1855, nhà phát minh người Mỹ Charles Goodyear - người đã đăng ký bằng sáng chế cao su vulcan hóa - đã trưng bày một quả bóng đá hình cầu, với bề mặt là các tấm cao su vulcan hóa, tại Triển lãm Universelle tại Paris. Quả bóng này đã trở nên phổ biến trong các hình thức đầu tiên của bóng đá tại Hoa Kỳ.
Quả bóng biểu tượng với mẫu hình đều nhau của các hình lục giác và ngũ giác (xem hình đa diện cắt góc), không trở nên phổ biến cho đến những năm 1960 và lần đầu tiên được sử dụng tại World Cup 1970.
Chiến thuật chuyền bóng hiện đại
Lần đề cập sớm nhất đến trò chơi bóng đá liên quan đến việc các cầu thủ chuyền bóng và cố gắng ghi bàn qua thủ môn được viết vào năm 1633 bởi David Wedderburn, một nhà thơ và giáo viên ở Aberdeen, Scotland. Tuy nhiên, văn bản gốc không nêu rõ liệu việc chuyền bóng như 'đá bóng lại' ('repercute pilam') đã được thực hiện theo hướng tiến hoặc lùi hoặc giữa các thành viên của cùng hai đội đối địch (như thường thấy vào thời điểm này).
Bóng đá "khoa học" lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1839 tại Lancashire và trong trò chơi hiện đại của bóng bầu dục từ năm 1862 và từ Sheffield FC ngay từ năm 1865. Đội bóng đầu tiên chơi một trò chơi kết hợp chuyền bóng là Royal Engineers AFC vào mùa giải 1869/70. Vào năm 1869, họ đã "chơi tốt cùng nhau", "ủng hộ lẫn nhau" và hưởng lợi từ "sự hợp tác". Đến năm 1870, các Kỹ sư đã chuyền bóng: "Thiếu tá Creswell, người đã đưa bóng lên bên cạnh sau đó đá nó vào giữa để một thành viên khác của đội anh, người đá nó qua cột đồng hồ vào phút cuối cùng trước khi kết thúc trận đấu". Chuyền bóng đã trở thành đặc điểm thường xuyên của phong cách của họ. Vào đầu năm 1872, các Kỹ sư là đội bóng đầu tiên nổi tiếng với "cách chơi tuyệt vời cùng nhau". Một đường chuyền kép được báo cáo đầu tiên từ trường Derby trong trận đấu với Nottingham Forest vào tháng 3 năm 1872, trong đó đường chuyền đầu tiên không thể bác bỏ là một đường chuyền "ngắn": "Ông Absey đi bóng một nửa chiều dài của sân, chuyền bóng cho Wallis, người đã đá nó một cách khéo léo phía trước khung thành, gửi nó cho đội trưởng, người đá nó ngay lập tức vào giữa hai cột đồng hồ của Nottingham". Đội bóng đầu tiên hoàn thiện hình thức hiện đại là Cambridge University AFC; họ cũng giới thiệu hình thức 2–3–5 "hình kim cương".
Bóng bầu dục Rugby
Bóng bầu dục Rugby được cho là bắt đầu vào khoảng năm 1845 tại Trường Rugby ở Rugby, Warwickshire, Anh Quốc, mặc dù các hình thức bóng đá mà trong đó bóng được ném và mang đã xuất hiện từ thời Trung Cổ. Ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland, đến năm 1870, đã có 49 câu lạc bộ chơi các biến thể của trò chơi của Trường Rugby. Cũng đã có các câu lạc bộ "bóng bầu dục" ở Ireland, Úc, Canada và New Zealand. Tuy nhiên, cho đến năm 1871, chưa có tập hợp quy tắc được chấp nhận rộng rãi cho bóng bầu dục cho đến khi 21 câu lạc bộ từ London hợp nhất để thành lập Hội đồng Bóng bầu dục Rugby (RFU). Quy tắc chính thức đầu tiên của RFU được thông qua vào tháng 6 năm 1871. Những quy tắc này cho phép ném bóng. Họ cũng bao gồm "try", trong đó việc chạm bóng qua vạch cho phép một nỗ lực vào khung thành, tuy nhiên các cú sút xa từ đánh đầu và chơi tổng quát, cùng với chuyển đổi phạt vẫn là hình thức chính của cuộc thi. Bất kể bất kỳ hình thức bóng đá nào, trận đấu quốc tế đầu tiên giữa đội tuyển quốc gia của Anh và Scotland đã diễn ra tại Raeburn Place vào ngày 27 tháng 3 năm 1871.
Bóng bầu dục Rugby chia thành Rugby union, Rugby league, Bóng bầu dục Mỹ, và Bóng bầu dục Canada. Tom Wills đã chơi bóng bầu dục Rugby ở Anh trước khi sáng lập Bóng bầu dục Úc.
Quy tắc Cambridge
Trong thế kỷ XIX, một số bộ quy tắc bóng đá đã được tạo ra tại Đại học Cambridge, để cho phép các sinh viên từ các trường công lập khác nhau có thể thi đấu với nhau. Quy tắc Cambridge năm 1863 đã ảnh hưởng đến quyết định của Liên đoàn Bóng đá cấm việc mang bóng theo kiểu Rugby trong tập luật đầu tiên của nó.
Quy tắc Sheffield
Đến cuối những năm 1850, nhiều câu lạc bộ bóng đá đã được hình thành khắp thế giới nói tiếng Anh, để chơi các kiểu bóng đá khác nhau. Câu lạc bộ bóng đá Sheffield, được thành lập năm 1857 tại thành phố Sheffield của Anh bởi Nathaniel Creswick và William Prest, sau này được công nhận là câu lạc bộ cổ nhất trên thế giới chơi bóng đá liên đoàn.
Tuy nhiên, ban đầu câu lạc bộ đã chơi theo quy tắc bóng đá riêng của mình: quy tắc Sheffield. Quy tắc này hoàn toàn độc lập với quy tắc của trường công lập, với sự khác biệt quan trọng nhất là việc thiếu quy tắc việt vị.
Quy tắc này đã đưa ra nhiều đổi mới sau này đã lan truyền đến bóng đá liên đoàn. Điều này bao gồm các quả đá phạt, phạt góc, bóng tay, ném biên và thanh ngang gôn. Đến những năm 1870, quy tắc này trở thành quy tắc ưu tiên ở miền Bắc và Trung tây nước Anh. Vào thời điểm này, một loạt thay đổi quy tắc từ cả London và Sheffield FAs dần mòn sự khác biệt giữa hai trò chơi cho đến khi thống nhất quy tắc chung vào năm 1877.
Bóng đá kiểu Úc
Có bằng chứng lưu trữ về các trò chơi "bóng" được chơi ở nhiều vùng khác nhau của Úc trong suốt nửa đầu của thế kỷ 19. Nguyên gốc của một trò chơi bóng đá có tổ chức ngày nay được gọi là bóng đá kiểu Úc có thể được truy tìm về năm 1858 tại Melbourne, thủ đô của Victoria.
Vào tháng 7 năm 1858, Tom Wills, một người Úc gốc và từng được học ở Trường Rugby ở Anh, viết một lá thư tới Bell's Life in Victoria & Sporting Chronicle, kêu gọi thành lập một "câu lạc bộ bóng đá" với "một bộ quy luật" để duy trì tình thần luyện tập của người chơi bóng cricket trong mùa đông. Điều này được xem là một khoảnh khắc quan trọng trong quá trình tạo ra bóng đá kiểu Úc. Thông qua việc quảng bá và liên hệ cá nhân, Wills đã thể hiện khả năng tổ chức các trận đấu bóng đá tại Melbourne với các quy luật thử nghiệm khác nhau, trong đó trận đấu đầu tiên được chơi vào ngày 31 tháng 7 năm 1858. Một tuần sau đó, Wills làm trọng tài cho một trận đấu bóng đá giữa Trường Melbourne Grammar và Trường Scotch College. Sau những trận đấu này, bóng đá đã nhanh chóng trở nên phổ biến tại Melbourne.
Wills và những người tham gia vào những trận đấu đầu tiên đã thành lập Câu lạc bộ bóng đá Melbourne (câu lạc bộ bóng đá kiểu Úc còn sống cổ nhất) vào ngày 14 tháng 5 năm 1859. Các thành viên của câu lạc bộ, bao gồm Wills, William Hammersley, J. B. Thompson và Thomas H. Smith đã họp với ý định tạo ra một bộ quy luật sẽ được áp dụng rộng rãi bởi các câu lạc bộ khác. Ban điều hành đã thảo luận về các quy luật được sử dụng trong các trò chơi ở trường công lập Anh; Wills thúc đẩy các quy luật bóng đá rugby mà anh học trong thời gian học trường. Quy tắc đầu tiên có điểm tương đồng với các trò chơi này và đã được tạo ra để phù hợp với điều kiện Úc. H. C. A. Harrison, một nhân vật quan trọng trong bóng đá kiểu Úc, nhớ lại rằng người anh họ Wills của ông muốn "một trò chơi của riêng chúng ta". Quy tắc này khác biệt trong việc ưu tiên về việc nhận bóng, đá phạt, tackling, việc không có quy tắc việt vị và cầu thủ bị phạt đặc biệt khi ném bóng.
Các quy tắc bóng đá Melbourne được phổ biến rộng rãi và dần được các câu lạc bộ ở Victoria khác chấp nhận. Quy tắc đã được cập nhật nhiều lần trong thập kỷ 1860 để điều chỉnh cho phù hợp với quy tắc của các câu lạc bộ bóng đá ảnh hưởng khác ở Victoria. Một phiên bản lại quan trọng vào năm 1866 bởi ban điều hành của H. C. A. Harrison đã điều chỉnh theo quy tắc của Câu lạc bộ bóng đá Geelong, làm cho trò chơi lúc ấy được gọi là "Quy tắc Victoria" ngày càng khác biệt so với các mã quy tắc khác. Nó nhanh chóng áp dụng các sân sân cricket và bóng hình oval, sử dụng cột ghi bàn và cột ghi điểm riêng biệt, và có tính năng nhảy bóng khi chạy và chụp bóng cao đẹp mắt. Trò chơi nhanh chóng lan rộng đến các thành phố thuộc các thuộc địa Úc. Bên ngoài khu vực nguồn gốc ở miền nam Úc, trò chơi đã trải qua một giai đoạn suy thoái đáng kể sau Thế chiến I, nhưng từ đó đến nay nó đã phát triển rộng khắp Úc và ở các phần khác của thế giới, và Liên đoàn Bóng đá Úc trở thành giải đấu chuyên nghiệp có vị trí ưu thế.
Hiệp hội bóng đá Anh
Trong những năm đầu thập kỷ 1860, tại Anh đã có những nỗ lực ngày càng tăng để thống nhất và hòa giải các trò chơi của các trường công lập khác nhau. Vào năm 1862, J. C. Thring, người đã là một trong những lực lượng đẩy mạnh sau Quy tắc Cambridge ban đầu, là một giáo viên tại Trường Uppingham, và ông đã đưa ra các quy tắc riêng của mình cho những gì ông gọi là "Trò chơi đơn giản nhất" (còn được biết đến với tên Quy tắc Uppingham). Vào đầu tháng 10 năm 1863, một phiên bản sửa đổi mới khác của Quy tắc Cambridge đã được lập ra bởi một ủy ban gồm bảy thành viên đại diện cho những cựu học sinh từ các trường Harrow, Shrewsbury, Eton, Rugby, Marlborough và Westminster.
Tại "Freemasons' Tavern", số 61 đường Great Queen, Luân Đôn, vào tối ngày 26 tháng 10 năm 1863, đại diện của một số câu lạc bộ bóng đá trong khu vực đô thị Luân Đôn đã tụ họp để tổ chức cuộc họp khai mạc của "Hiệp hội Bóng đá" (FA). Mục tiêu của hiệp hội là xác lập một quy tắc thống nhất duy nhất và điều chỉnh việc chơi bóng trong số các thành viên của nó. Sau cuộc họp đầu tiên, các trường công lập đã được mời tham gia hiệp hội. Tất cả họ đều từ chối, trừ Charterhouse và Uppingham. Tổng cộng, đã có sáu cuộc họp của FA diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1863. Sau cuộc họp thứ ba, một bản thảo quy tắc đã được xuất bản. Tuy nhiên, ở cuộc họp thứ tư, sự chú ý đã được dành cho Quy tắc Cambridge mới được xuất bản năm 1863. Quy tắc Cambridge khác biệt so với bản thảo quy tắc FA ở hai điểm quan trọng: việc chạy với bóng và việc "đá" (đá vào chân đối phương) cầu thủ. Hai quy tắc gây tranh cãi của FA như sau:
Tại cuộc họp thứ năm, đã được đề xuất rằng hai quy tắc này sẽ được loại bỏ. Hầu hết các đại biểu đã ủng hộ điều này, nhưng F. M. Campbell, đại diện của Blackheath và người đầu tiên giữ chức thư ký hiệp hội bóng đá Anh (FA), đã phản đối. Ông nói: "đá chân là bóng đá đích thực". Tuy nhiên, đề xuất cấm chạy bóng trong tay và đá chân đã được thông qua và Blackheath đã rút lui khỏi FA. Sau cuộc họp cuối cùng vào ngày 8 tháng 12, FA đã công bố "Quy tắc Trò chơi", bộ quy tắc đầu tiên và toàn diện cho trò chơi sau này được biết đến với tên Bóng đá Liên đoàn. Thuật ngữ "bóng đá" (soccer), đã được sử dụng từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ viết tắt của Đại học Oxford, được gọi là "association".
Quy tắc đầu tiên của FA vẫn chứa các yếu tố không còn tồn tại trong bóng đá liên đoàn nữa, nhưng vẫn có thể nhận ra chúng trong các trò chơi khác (như bóng đá Úc và bóng bầu dục): ví dụ, một cầu thủ có thể thực hiện pha bắt bóng hợp lệ và đòi quyền được đá phạt tự do ("mark"), cho phép cậu ta được thực hiện cú sút phạt tự do; và nếu một cầu thủ chạm vào bóng sau vạch cầu môn của đội đối thủ, đội của cậu ta có quyền được thực hiện cú sút phạt tự do vào mục tiêu từ 15 yards (13,5 mét) phía trước vạch cầu môn.
Các loại bóng bầu dục Bắc Mỹ
Như đã diễn ra tại Anh, vào đầu thế kỷ 19, các trường học và đại học ở Bắc Mỹ đã chơi những trò chơi địa phương riêng của họ, giữa các đội hình được tạo thành từ các sinh viên. Ví dụ, các sinh viên tại Dartmouth College ở New Hampshire đã chơi một trò chơi mang tên Old division football, một biến thể của các quy tắc bóng đá liên đoàn, ngay từ những năm 1820. Chúng vẫn chủ yếu là những trò chơi theo phong cách "mob football", với số lượng lớn cầu thủ cố gắng đưa bóng vào khu vực gôn, thường bằng mọi cách có thể. Quy tắc đơn giản, bạo lực và chấn thương thường xảy ra. Sự bạo lực của những trò chơi kiểu mob này dẫn đến sự phản đối rộng rãi và quyết định từ bỏ chúng. Đại học Yale, dưới áp lực từ thành phố New Haven, đã cấm mọi hình thức bóng đá vào năm 1860, trong khi Đại học Harvard cũng làm như vậy vào năm 1861. Thay vào đó, hai loại bóng đá chung đã phát triển: trò chơi "đá" và trò chơi "chạy" (hoặc "mang bóng"). Một sự kết hợp của cả hai, được biết đến với tên gọi "Boston game", được chơi bởi một nhóm được biết đến với tên Oneida Football Club. Câu lạc bộ này, được một số nhà sử học coi là câu lạc bộ bóng đá đầu tiên tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1862 bởi các học sinh chơi trò chơi Boston trên Boston Common. Trò chơi bắt đầu trở lại các khuôn viên của các trường đại học ở Mỹ vào cuối những năm 1860. Các trường đại học Yale, Princeton (khi đó được biết đến với tên Đại học New Jersey), Rutgers, và Brown đều bắt đầu chơi các trò chơi "đá" vào thời điểm này. Năm 1867, Princeton sử dụng các quy tắc dựa trên quy tắc của Hiệp hội bóng đá Anh.
Ở Canada, trận đấu bóng đá đầu tiên được ghi nhận là một trận tập trung chơi vào ngày 9 tháng 11 năm 1861, tại Trường Đại học, Đại học Toronto (khoảng 400 yard về phía tây của Queen's Park). Một trong những người tham gia trong trò chơi liên quan đến sinh viên Đại học Toronto là (Bá tước) William Mulock, sau này là Hiệu trưởng của trường. Năm 1864, tại Trường Đại học Trinity, Toronto, F. Barlow Cumberland, Frederick A. Bethune và Christopher Gwynn, một trong những người sáng lập ở Milton, Massachusetts, đã đề xuất quy tắc dựa trên bóng đá bầu dục. Một "trò chơi chạy", giống bóng đá bầu dục, sau đó được Montreal Football Club ở Canada chơi vào năm 1868.
Vào ngày 6 tháng 11 năm 1869, Rutgers đối đầu với Princeton trong một trận đấu được chơi với quả bóng tròn và, giống như tất cả các trận đầu tiên, sử dụng quy tắc tự tạo. Thường được coi là trận đấu bóng bầu dục liên trường Mỹ đầu tiên.
Bóng đá bầu dục Bắc Mỹ hiện đại phát triển từ một trận đấu giữa Đại học McGill ở Montreal và Đại học Harvard vào năm 1874. Trong trận đấu này, hai đội đã luân phiên sử dụng quy tắc dựa trên bóng đá bầu dục của McGill và quy tắc Boston Game của Harvard. Sau vài năm, Harvard đã áp dụng quy tắc của McGill và thuyết phục các đội đại học ở Mỹ khác làm điều tương tự. Vào ngày 23 tháng 11 năm 1876, đại diện của Harvard, Yale, Princeton và Columbia họp tại Hội nghị Massasoit ở Springfield, Massachusetts, đồng ý áp dụng hầu hết các quy tắc của Liên đoàn Bóng đá Rugby với một số biến thể.
Năm 1880, huấn luyện viên của Yale, Walter Camp, người đã trở thành một phần của các cuộc hội thảo tại khách sạn Massasoit nơi quy tắc được thảo luận và thay đổi, đã đề xuất một số cải tiến quan trọng. Hai thay đổi quy tắc quan trọng nhất của Camp là thay thế scrummage bằng line of scrimmage và thiết lập quy tắc down-and-distance. Tuy nhiên, bóng đá bầu dục Bắc Mỹ vẫn là một môn thể thao bạo lực, trong đó va chạm thường dẫn đến chấn thương nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Điều này đã khiến Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt tổ chức một cuộc họp với đại diện của bóng đá từ Harvard, Yale và Princeton vào ngày 9 tháng 10 năm 1905, yêu cầu họ thực hiện những thay đổi drastik. Một thay đổi quy tắc được đưa ra vào năm 1906, để mở rộng trò chơi và giảm chấn thương, là sự giới thiệu của đá chuyền phía trước hợp pháp. Mặc dù được sử dụng ít trong nhiều năm, điều này đã chứng minh là một trong những thay đổi quy tắc quan trọng nhất trong việc thành lập trò chơi hiện đại.
Qua nhiều năm, Canada đã tiếp nhận một số phát triển trong bóng đá Mỹ nhằm phân biệt nó khỏi một trò chơi có hướng đến bóng đá bầu dục hơn. Năm 1903, Liên đoàn Bóng đá Bầu dục Ontario đã áp dụng quy tắc Burnside, mà trong đó có việc thực hiện line of scrimmage và hệ thống down-and-distance từ bóng đá Mỹ, và nhiều quy tắc khác. Sau đó, bóng đá Canada đã thực hiện việc đá chuyền phía trước hợp pháp vào năm 1929. Bóng đá Mỹ và bóng đá Canada vẫn là hai luật chơi khác nhau, xuất phát từ những thay đổi quy tắc mà phía Mỹ đã áp dụng nhưng phía Canada thì không.
Bóng đá Gaelic
Vào giữa thế kỷ 19, các trò chơi bóng đá truyền thống khác nhau, tổng hợp gọi là caid, vẫn phổ biến ở Ireland, đặc biệt là ở Quận Kerry. Một nhà quan sát, Cha W. Ferris, mô tả hai hình thức chính của caid trong giai đoạn này: trò chơi "sân" trong đó mục tiêu là đưa bóng qua các cánh cổng giống như cung, được tạo thành từ cành của hai cây; và trò chơi "vượt địa hình" tráng lệ, diễn ra trong hầu hết các giờ ban ngày của Chủ nhật, và được giành chiến thắng khi một đội mang bóng qua ranh giới giáo xứ. "Đánh đấm", "đấu vật" với đối thủ và cầm bóng đều được phép.
Vào những năm 1870, bóng bầu dục và bóng đá liên đoàn đã bắt đầu trở nên phổ biến ở Ireland. Trường Đại học Trinity Dublin là một nơi mạnh của bóng bầu dục (xem phần Phát triển trong những năm 1850 ở trên). Quy tắc của Hiệp hội bóng đá Anh đang được phổ biến rộng rãi. Các hình thức truyền thống của caid đã bắt đầu nhường chỗ cho trò chơi "đấu đá lộn xộn" cho phép đánh ngã.
Cho đến khi thành lập Hội thể thao Gaelic (GAA) vào năm 1884, chưa có nỗ lực nghiêm túc để thống nhất và hệ thống hóa các loại bóng đá của Ireland. GAA cố gắng thúc đẩy các môn thể thao truyền thống của Ireland, chẳng hạn như bóng chày và từ chối các trò chơi nhập khẩu như bóng bầu dục và bóng đá liên đoàn. Quy tắc bóng đá Gaelic đầu tiên đã được vẽ lên bởi Maurice Davin và công bố trong tạp chí United Ireland vào ngày 7 tháng 2 năm 1887. Quy tắc của Davin cho thấy sự ảnh hưởng của các trò chơi như bóng chày và mong muốn hình thành một quy tắc bóng đá mang tính đặc trưng của Ireland. Ví dụ điển hình cho sự khác biệt này là việc không có quy tắc việc trừ điểm (đặc điểm này, trong nhiều năm, chỉ được chia sẻ bởi các trò chơi Ireland khác như bóng chày và bóng đá luật Úc).
Toàn cầu hóa bóng đá
Nhu cầu thành lập một tổ chức duy nhất để giám sát bóng đá đã trở nên rõ ràng vào đầu thế kỷ 20, khi sự phổ biến ngày càng tăng của các trận đấu quốc tế. Hiệp hội Bóng đá Anh đã chủ trì nhiều cuộc thảo luận về việc thành lập một tổ chức quốc tế, nhưng bị cho là không có tiến triển. Trách nhiệm này rơi vào các hiệp hội đến từ bảy quốc gia châu Âu khác nhau: Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ, để thành lập một hiệp hội quốc tế. Fédération Internationale de Football Association (FIFA) được thành lập tại Paris vào ngày 21 tháng 5 năm 1904. Chủ tịch đầu tiên của nó là Robert Guérin. Tên và viết tắt tiếng Pháp đã được giữ nguyên, ngay cả ngoài các nước nói tiếng Pháp.
Sự phân biệt ngày càng rõ rệt giữa hai quy tắc bóng bầu dục
Quy tắc bóng bầu dục liên đoàn (rugby union) và bóng bầu dục liên minh (rugby league) đã phân biệt mạnh mẽ từ năm 1906, khi đội bóng bị thu nhỏ từ 15 thành 13 người chơi. Năm 1907, một đội bóng bầu dục chuyên nghiệp của New Zealand đã tham gia chuyến du hành tới Australia và Anh, nhận được phản hồi nhiệt tình, và các rugby league chuyên nghiệp đã được ra mắt tại Australia vào năm sau đó. Tuy nhiên, quy tắc của các trận đấu chuyên nghiệp khác nhau ở từng quốc gia, và phải tiến hành đàm phán giữa các cơ quan quốc gia khác nhau để định rõ quy tắc chính xác cho mỗi trận đấu quốc tế. Tình hình này kéo dài cho đến năm 1948, khi dưới sự thúc đẩy của liên đoàn bóng bầu dục Pháp, Liên đoàn Bóng bầu dục Liên quốc tế (RLIF) được hình thành tại một cuộc họp tại Bordeaux.
Trong nửa sau của thế kỷ 20, quy tắc đã tiếp tục thay đổi. Năm 1966, các quan chức bóng bầu dục liên minh mượn ý tưởng từ bóng bầu dục Mỹ về downs: một đội được phép giữ bóng trong bốn lần tấn công (bóng bầu dục liên đoàn giữ nguyên quy tắc ban đầu là người chơi bị phạt và đổ xuống sân phải ngay lập tức buông bóng). Số lần tấn công tối đa sau đó đã được tăng lên sáu (năm 1971), và trong bóng bầu dục liên minh, điều này được gọi là quy tắc sáu lần tấn công.
Với sự ra đời của các cầu thủ chuyên nghiệp toàn thời gian vào đầu những năm 1990, và việc làm nhanh hơn trò chơi, khoảng cách 10 mét giữa hai đội được đặt ra thay vì năm mét, và quy tắc thay thế bị thay thế bằng các quy tắc trao đổi khác nhau, cùng với những thay đổi khác.
Các quy tắc của bóng bầu dục liên đoàn cũng đã thay đổi trong thế kỷ 20, tuy nhiên không đáng kể như bóng bầu dục liên minh. Đặc biệt, những bàn thắng từ mark đã bị bãi bỏ, các cú sút vào ngoài từ ngoài đường 22 mét bị phạt, các quy tắc mới được đưa ra để xác định ai sở hữu bóng sau một ruck hoặc maul không rõ ràng, và việc nâng cầu thủ trong line-outs đã được pháp lệ.
Năm 1995, bóng bầu dục liên đoàn trở thành một trò chơi "mở", có nghĩa là cho phép cầu thủ chuyên nghiệp tham gia. Mặc dù tranh chấp ban đầu giữa hai hình thức bóng bầu dục đã biến mất - và mặc dù các quan chức từ cả hai hình thức bóng bầu dục đôi khi đã đề cập đến khả năng tái hợp nhau - các quy tắc của cả hai hình thức và văn hóa của họ đã phân biệt đến mức mà một sự kiện như vậy rất không có khả năng xảy ra trong tương lai có thể nhìn thấy.
Sử dụng từ "football"
Từ football, khi được sử dụng để chỉ đến một trò chơi cụ thể, có thể có nghĩa là bất kỳ một trong những trường hợp được miêu tả ở trên. Do đó, nhiều tranh cãi đã xảy ra xung quanh thuật ngữ football, chủ yếu là vì nó được sử dụng khác nhau ở các vùng khác nhau trong thế giới nói tiếng Anh. Thông thường, từ "football" thường được sử dụng để chỉ đến môn bóng đá được coi là phổ biến nhất trong một khu vực cụ thể (chẳng hạn như bóng đá liên đoàn ở hầu hết các quốc gia). Vì vậy, ý nghĩa thực tế của từ "football" thường phụ thuộc vào nơi người ta nói nó.
Ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Canada, một loại bóng đá được biết đến chỉ đơn giản là "football", trong khi những loại bóng đá khác thường cần có từ chỉ loại. Ở New Zealand, từ "football" từng thường chỉ đến bóng bầu dục, nhưng gần đây hơn có thể được sử dụng mà không cần từ chỉ loại để ám chỉ đến bóng đá liên đoàn. Ở Úc, ý nghĩa của từ "football" thay đổi tùy vào sự phổ biến trong từng khu vực (thường tương ứng với Barassi Line), có thể là bóng đá Úc hoặc bóng bầu dục. Ở francophone Quebec, nơi mà bóng đá Canada phổ biến hơn, loại bóng đá Canada được gọi là , còn bóng đá Mỹ được gọi là , và bóng đá liên đoàn được gọi là .
Trong số 45 thành viên quốc gia của FIFA (Liên đoàn bóng đá quốc tế) mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính hoặc chính thức, hầu hết đều hiện tại sử dụng Football trong tên chính thức của tổ chức; các thành viên FIFA ở Canada và Hoa Kỳ sử dụng Soccer trong tên của họ. Một số thành viên FIFA đã gần đây "đổi sạch" để sử dụng "Football", bao gồm:
Cơ quan quản lý bóng đá của Australia đã thay đổi tên vào năm 2005 từ "soccer" thành "football".
Cơ quan quản lý của New Zealand đã đổi tên vào năm 2007, lý do là "môn thể thao quốc tế được gọi là bóng đá".
Samoa đã đổi từ "Liên đoàn bóng đá Samoa (Soccer)" thành "Liên đoàn bóng đá Samoa" vào năm 2009.
Sự phổ biến
Một số mã đá bóng là các môn thể thao đội phổ biến nhất trên thế giới. Trên toàn cầu, bóng đá đang được chơi bởi hơn 250 triệu cầu thủ trong hơn 200 quốc gia, và có số lượng người xem truyền hình cao nhất trong các môn thể thao, khiến nó trở thành môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Bóng đá Mỹ, với 1,1 triệu cầu thủ bóng đá trường trung học và gần 70.000 cầu thủ bóng đá đại học, là môn thể thao phổ biến nhất tại Hoa Kỳ, với trận Super Bowl hàng năm chiếm chín trong số mười trận truyền hình được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình Hoa Kỳ. Giải bóng đá Mỹ NFL có số lượng khán giả trung bình cao nhất (67.591) trong tất cả các liên đoàn thể thao chuyên nghiệp trên thế giới và thu nhập cao nhất trong tất cả các liên đoàn thể thao chuyên nghiệp đơn lẻ. Vì vậy, những cầu thủ bóng đá liên đoàn và bóng đá Mỹ xuất sắc là những vận động viên có thu nhập cao nhất trên thế giới.
Bóng đá Úc có số lượng khán giả tham dự cao nhất trong tất cả các môn thể thao ở Úc. Tương tự, bóng đá Gaelic là môn thể thao phổ biến nhất tại Ireland về lượt khán giả tham gia trận đấu, và trận chung kết bóng đá Gaelic All-Ireland là sự kiện được xem nhiều nhất trong năm thể thao của quốc gia này.
Bóng đá bầu dục là môn thể thao phổ biến nhất ở New Zealand, Samoa, Tonga và Fiji. Đồng thời, bóng đá bầu dục đang phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ, và là môn thể thao đang phát triển nhanh nhất trong trường đại học tại nước này.
Ghi chú
Chú thích
Trích dẫn
Đọc thêm
Eisenberg, Christiane and Pierre Lanfranchi, eds. (2006): Football History: International Perspectives; Special Issue, Historical Social Research 31, no. 1. 312 pages.
Green, Geoffrey (1953); The History of the Football Association; Naldrett Press, London.
Mandelbaum, Michael (2004); The Meaning of Sports; Public Affairs, .
Williams, Graham (1994); The Code War; Yore Publications, .
Bóng đá
Văn hóa thể thao
Thể thao mùa hè
Trò chơi bóng
Trò chơi bóng đá |
19819947 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrea%20Accordi | Andrea Accordi | Andrea Accordi là một đầu bếp người Ý làm việc tại Nhà hàng Percorso trong Khách sạn Four Seasons Lion Palace tại Saint-Petersburg. Ông trở thành đầu bếp đầu tiên nhận được sao Michelin ở Đông Âu.
Sự nghiệp
Accordi bắt đầu sự nghiệp của mình ở Mantua ở miền bắc Ý. Sau đó, ông đã dành một thời gian tại London, Thụy Sĩ và Saint Tropez. Ông nhận được sao Michelin đầu tiên khi là đầu bếp của Villa La Vedetta ở Florence (Ý). Năm 2007, ông chuyển đến Prague, nơi ông nhận được sao Michelin thứ hai vào năm 2008, sao Michelin đầu tiên được trao cho các quốc gia thuộc Khối Đông Âu. Ông tiếp tục giành thêm các sao trong các năm 2009 và 2010, đánh dấu sao thứ ba và thứ tư trong sự nghiệp của mình. Công việc của ông tại Prague dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 10 năm 2011, khi ông dự định chuyển đến Saint Petersburg để làm đầu bếp tại khách sạn Four Seasons đầu tiên ở Nga. Ông được bổ nhiệm làm CEO cho khách sạn Four Seasons tại Bangkok vào năm 2019.
Giải thưởng
Sao Michelin (Villa Le Vedetta) Florence
Sao Michelin (Allegro) Praha
Chú thích và Tham khảo
Tư liệu
Andrea Accordi (cz)
Andrea Accordi – the chef who was awarded Prague's first Michelin star
Michelin Guide: Main cities of Europe 2008, Prague
Người Ý
Đầu bếp Ý |
19819950 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dendrochirus%20koyo | Dendrochirus koyo | Dendrochirus koyo là một loài cá biển thuộc chi Dendrochirus trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2019.
Từ nguyên
Từ định danh koyo được đặt theo tên của Kōyo-maru, tàu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản của Tokyo, là con tàu đã thu thập mẫu định danh của loài cá này.
Phân bố và môi trường sống
D. koyo mới chỉ được biết đến qua một mẫu vật thu thập ngoài khơi đảo Chichi-jima (quần đảo Ogasawara, Nhật Bản) từ độ sâu 143 m.
Mô tả
Chiều dài được ghi nhận ở mẫu vật D. koyo này là 4,5 cm. Loài này có 3 ngạnh trên đỉnh mõm và một vệt đốm hình chữ K trên cuống đuôi.
Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 7; Số tia vây ở vây ngực: 18.
Tham khảo
K
Cá Thái Bình Dương
Cá Nhật Bản
Động vật được mô tả năm 2019 |
19819957 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Aubade | Aubade | Một aubade là một bài hát tình yêu buổi sáng (trái ngược với bài serenade, dành cho buổi tối), hoặc là một bài hát hoặc bài thơ về những người yêu nhau biệt ly lúc bình minh. Nó cũng được định nghĩa là "một bài hát hoặc phần nhạc không lời liên quan, đi kèm hoặc gợi tưởng đến bình minh".
Trong nghĩa hạn hẹp nhất của thuật ngữ, một aubade là một bài hát mà tình nhân đang rời đi hát cho người phụ nữ đang ngủ. Các bài aubade thường bị nhầm lẫn với những bài hát được gọi là albas, mô tả một cuộc đối thoại giữa những người yêu biệt ly, một đoạn điệp khúc với từ alba, và một người canh gác cảnh báo những người yêu nhau về bình minh sắp tới.
Truyền thống về các bài aubade bắt nguồn ít nhất là từ thời các nhạc sĩ troubadour trường phái tình yêu quý tộc Provençal vào thời kỳ Trung kỳ Trung Cổ. Aubade trở nên phổ biến trở lại với sự xuất hiện của phong cách huyền bí vào thế kỷ 17. Bài thơ "The Sunne Rising" của John Donne là một ví dụ về aubade bằng tiếng Anh. Aubade được viết thịnh hành nhất là vào thời kỳ thế kỷ 18 và 19. Trong thế kỷ 20, chủ đề của aubade chuyển từ ngữ cảnh tình yêu quý tộc ban đầu sang chủ đề chung chung hơn về sự chia ly của con người vào buổi bình minh. Trong ngữ cảnh được định hình lại này, một số bài aubade nổi tiếng đã được xuất bản trong thế kỷ 20, như "Aubade" của Philip Larkin. Các nhà soạn nhạc Pháp vào đầu thế kỷ 20 cũng có viết một số bài aubade. Năm 1883, nhà soạn nhạc người Pháp Emmanuel Chabrier đã sáng tác một "Aubade" cho solo dương cầm, lấy cảm hứng từ chuyến đi Tây Ban Nha kéo dài bốn tháng. Maurice Ravel cũng đã bao gồm một aubade lấy cảm hứng từ Tây Ban Nha có tựa đề "Alborada del gracioso" trong suite nhạc dành cho piano Miroirs của mình năm 1906. Khúc aubade là trung tâm của suite nhạc dành cho piano Avant-dernières pensées của Erik Satie vào năm 1915. Nhà soạn nhạc Francis Poulenc sau đó đã viết (dưới hình thức bản hòa nhạc) một tác phẩm có tựa đề Aubade, ra mắt vào năm 1929.
Năm 2014, vũ công và biên đạo múa hiện đại Douglas Dunn đã trình diễn một tác phẩm có tựa đề Aubade, với trang phục, video và ánh sáng do Charles Atlas thiết kế cùng thơ ca của Anne Waldman.
Xem thêm
Thơ ca lãng mạn
Tagelied
Reverdie
Chú thích và tham khảo
Liên kết ngoài
'Aubade' – một bài thơ bởi Philip Larkin
'Aubade' – một bài thơ bởi William Shakespeare
Bài hát
Âm nhạc Trung Cổ
Âm nhạc thế kỷ 16
Âm nhạc thế kỷ 17
Âm nhạc thế kỷ 18
Âm nhạc thế kỷ 19
Âm nhạc thế kỷ 20
Âm nhạc thế kỷ 21
Âm nhạc châu Âu
Thơ ca Châu Âu
Nhạc cổ điển |
19819961 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Reverdie | Reverdie | Reverdie là một thể loại thơ cổ điển của Pháp để chào mừng mùa xuân đến. Theo đúng nghĩa đen, nó có nghĩa là "phục hồi màu xanh lá". Thường thì nhà thơ sẽ gặp mùa Xuân, được nhân hóa bằng một người phụ nữ xinh đẹp.
Xuất phát từ những bài ballad của các nhạc sĩ yêu ca troubadour thời kỳ Trung Kỳ Trung Cổ, các bài reverdie rất phổ biến vào thời của Chaucer. Một số thí dụ tiếng Anh từ thời đó bao gồm Sumer is icumen in và Lenten ys come with love to toune. The Waste Land của T. S. Eliot và Spring and All của William Carlos Williams đều được xem là những ví dụ hiện đại của thể loại này.
Reverdie làm nền tảng cho aisling của người Ai Len, trong đó người đọc gặp nàng Ireland đang than thở về những nỗi buồn của mình.
Chú thích và tham khảo
Harmon, William. A Handbook to Literature. Upper Saddle River: Prentice Hall, 2005. .
Văn học Pháp
Văn hoá Pháp
Thơ Pháp |
19819962 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Kevin%20Mbabu | Kevin Mbabu | Melingo Kevin Mbabu (sinh ngày 19 tháng 4 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Fulham tại Premier League và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Kevin Mbabu profile tại servettefc.ch
Kevin Mbabu tại ESPN FC
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020
Cầu thủ bóng đá Bundesliga
Cầu thủ bóng đá Premier League
Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ bóng đá Fulham F.C.
Cầu thủ bóng đá VfL Wolfsburg
Cầu thủ bóng đá BSC Young Boys
Cầu thủ bóng đá Rangers F.C.
Cầu thủ bóng đá Newcastle United F.C.
Cầu thủ bóng đá Servette FC
Hậu vệ bóng đá nam
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thụy Sĩ
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1995 |
19819963 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Djibril%20Sow | Djibril Sow | Mohameth Djibril Ibrahima Sow (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Sevilla tại La Liga và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
SFV Profile
Cầu thủ vô địch UEFA Europa League
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020
Cầu thủ bóng đá Regionalliga
Cầu thủ bóng đá Bundesliga
Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ bóng đá Sevilla FC
Cầu thủ bóng đá Eintracht Frankfurt
Cầu thủ bóng đá BSC Young Boys
Cầu thủ bóng đá Borussia Mönchengladbach
Cầu thủ bóng đá Borussia Mönchengladbach II
Cầu thủ bóng đá FC Zürich
Tiền vệ bóng đá nam
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thụy Sĩ
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1997 |
19819965 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Edimilson%20Fernandes | Edimilson Fernandes | Edimilson Fernandes Ribeiro (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Mainz 05 và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hồ sơ tại trang web 1. FSV Mainz 05
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022
Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020
Cầu thủ bóng đá Bundesliga
Cầu thủ bóng đá Serie A
Cầu thủ bóng đá Premier League
Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ bóng đá BSC Young Boys
Cầu thủ bóng đá Arminia Bielefeld
Cầu thủ bóng đá 1. FSV Mainz 05
Cầu thủ bóng đá ACF Fiorentina
Cầu thủ bóng đá West Ham United F.C.
Cầu thủ bóng đá FC Sion
Tiền vệ bóng đá nam
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thụy Sĩ
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1996
Nguồn CS1 tiếng Đức (de) |