id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
389
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
184
322k
19819966
https://vi.wikipedia.org/wiki/Silvan%20Widmer
Silvan Widmer
Silvan Dominic Widmer (sinh ngày 5 tháng 3 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thụy Sĩ chơi ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Mainz 05 tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Thụy Sĩ. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web 1. FSV Mainz 05 Lịch sử nghề nghiệp tại SFV Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá Swiss Challenge League Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ bóng đá 1. FSV Mainz 05 Cầu thủ bóng đá Udinese Cầu thủ bóng đá Granada CF Cầu thủ bóng đá FC Aarau Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thụy Sĩ Hậu vệ bóng đá nam Sinh năm 1993 Nhân vật còn sống
19819967
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%C3%ABl%20Ondoua
Gaël Ondoua
Gaël Nesterovich Bella Ondoua (sinh ngày 4 tháng 11 năm 1995), được biết đến nhiều hơn tên Gaël Ondoua, là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Cameroon thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Servette và đội tuyển quốc gia Cameroon. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga Cầu thủ bóng đá Hannover 96 Cầu thủ bóng đá Servette FC Cầu thủ bóng đá FC Zorya Luhansk Cầu thủ bóng đá Anzhi Makhachkala Cầu thủ bóng đá PFC CSKA Moskva Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Cameroon Cầu thủ bóng đá nam Cameroon Nhân vật còn sống Sinh năm 1995
19819968
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kristijan%20Jaki%C4%87
Kristijan Jakić
Kristijan Jakić (sinh ngày 14 tháng 5 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Croatia thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Eintracht Frankfurt tại Bundesliga và đội tuyển quốc gia Croatia. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ vô địch UEFA Europa League Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Eintracht Frankfurt Cầu thủ bóng đá Dinamo Zagreb Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Croatia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Croatia Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Croatia Nhân vật còn sống Sinh năm 1997
19819969
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BB%93i%20h%E1%BA%A5p%20th%E1%BB%B1c%20ph%E1%BA%A9m
Nồi hấp thực phẩm
Nồi hấp thực phẩm hoặc nồi hấp là một thiết bị nhỏ trong nhà bếp được sử dụng để nấu hoặc chế biến nhiều loại thực phẩm bằng hơi nước nóng thông qua việc giữ thực phẩm trong một vật chứa kín giảm việc thoát hơi. Phương pháp nấu ăn này được gọi là hấp. Lịch sử Nồi hấp thực phẩm đã được sử dụng từ hàng thế kỷ trước. Người Trung Hoa cổ đại sử dụng nồi gốm để hấp thực phẩm. Các cuộc khai quật khảo cổ đã phát hiện ra những chiếc nồi gốm dùng để nấu ăn được gọi là nồi hấp "yan": một chiếc "yan" gồm hai phần, một "zeng" có sàn lỗ đặt trên một nồi hoặc ấm lớn có ba kiềng và một nắp đậy bên trên. Chiếc nồi hấp "yan" sớm nhất, có niên đại từ khoảng 5000 năm trước Công nguyên, được khai quật tại khu vực Bán Pha (半坡). Ở hạ lưu sông Dương Tử, nồi "zeng" xuất hiện lần đầu trong nền văn hóa Hà Mỗ Độ (5000 - 4500 trước Công nguyên) và văn hóa Lương Chử (3200 - 2000 trước Công nguyên) và được sử dụng để hấp gạo; nồi hấp "yan" cũng được tìm thấy ở một số khu vực văn hóa Lương Chử, bao gồm 3 chiếc được tìm thấy ở các khu vực Xước Đôn (綽墩) và La Đôn (羅墩) ở phía nam tỉnh Giang Tô. Tại khu vực văn hóa Long Sơn (3000 - 2000 trước Công nguyên) ở Điền Vượng (田旺), phía tây tỉnh Sơn Đông, 3 chiếc nồi hấp "yan" lớn cũng được phát hiện. Ưu điểm Hầu hết các nồi hấp cũng có một phần thu nước ép, cho phép tất cả các chất dinh dưỡng (mất đi dưới dạng hơi) được tiêu thụ lại. Khi sử dụng các kỹ thuật nấu ăn khác (ví dụ: luộc), những chất dinh dưỡng này thường bị tổn thất, vì hầu hết chúng được bỏ đi sau khi nấu. Do khía cạnh sức khỏe của chúng (nấu mà không dùng dầu), nồi hấp thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong chế độ ăn uống hướng tới sức khỏe như ẩm thực minceur, một số chế độ ăn sống, chế độ ăn Okinawa, chế độ ăn thực dưỡng hoặc chế độ ăn CRON. Nồi hấp thực phẩm phát ra ít hơi nhiệt hơn vào môi trường bếp, do đó giúp nhiệt độ phòng bếp thấp hơn. Xem thêm Chế biến thực phẩm Danh sách thiết bị nhà bếp Danh sách dụng cụ nấu ăn Danh sách món hấp Chưng lung Nồi áp suất Nồi cơm điện Siru, nồi hấp bằng đất sét Chú thích và tham khảo Phát minh Trung Hoa Phát minh Trung Quốc Phát minh cổ đại Dụng cụ nấu ăn
19819982
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ph%C3%A1t%20minh%20v%C3%A0%20kh%C3%A1m%20ph%C3%A1%20Trung%20Hoa%20th%E1%BB%9Di%20k%E1%BB%B3%20%C4%90%E1%BB%93%20%C4%90%C3%A1%20M%E1%BB%9Bi
Danh sách phát minh và khám phá Trung Hoa thời kỳ Đồ Đá Mới
Trung Quốc đã và đang là khởi nguồn của nhiều tiến bộ, phát hiện khoa học và các phát minh sáng chế. Dưới đây là danh sách theo thứ tự bảng chữ cái Latinh các phát minh và khám phá được khai sinh từ nền văn hóa Trung Hoa thời kỳ Đồ Đá Mới và những nền văn hóa kỷ nguyên đồ đồng, tiền thân của thời kỳ văn minh huy hoàng dưới triều đại nhà Thương ( 1650 – 1050 TCN). Trong đó phải kể đến văn hóa Đồ Đồng Nhị Lý Đầu (二里頭文化) và triều đại nhà Hạ bán huyền thoại, mà không giống như nhà Thương, chưa được xác nhận là đã từng tồn tại với chứng cứ từ các văn bản đương thời. Cả hai nền văn hóa Bùi Lý Cương (裴李崗文化) và Bành Đầu Sơn (彭頭山文化) đồng thời đại diện cho những nền văn hóa Đồ Đá Mới cổ xưa nhất của Trung Hoa. Chúng được hình thành từ khoảng những năm 7000 TCN. Một số các phát minh đầu tiên của Trung Hoa thời kỳ Đồ Đá Mới bao gồm dao đá hình bán nguyệt và hình chữ nhật, cuốc và xẻng đá, việc trồng lúa mạch và đậu nành, cải tiến phương pháp nuôi tằm, trồng lúa, tạo ra đồ gốm với thiết kế dây-lưới-giỏ, tạo ra nồi niêu và nồi hấp gốm, cùng với việc phát triển chum, bình dành cho nghi lễ và thuật bói toán từ xương giò phục vụ mục đích tiên tri, tử vi. Học giả về Trung Quốc người Anh Francesca Bray chỉ ra thêm: Việc thuần hóa trâu bò đã có mặt trong thời kỳ văn hóa Long Sơn (龍山文化; 3000 – 2000 TCN). Sự vắng bóng của các hệ thống tưới tiêu thời Long Sơn hoặc các loại cây trồng năng suất cao. Những chứng cứ toàn vẹn về việc trồng cây lương thực trên đất liền thời Long Sơn chỉ cho ra sản lượng cao "chỉ khi đất được chăm bón cẩn thận". Từ các luận điểm trên, ông đề xuất rằng chiếc cày đã được biết đến ít nhất là từ thời kỳ văn hóa Long Sơn, giải thích cho việc sản lượng nông sản cao, cho phép sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa dưới thời nhà Thương. Các phát minh sau này như máy gieo hạt nhiều ống và cày sắt bảng lưỡi lớn cũng đã giúp Trung Quốc duy trì lượng dân số ngày càng lớn hơn, thông qua việc cải thiện năng suất nông nghiệp. Các phát minh và khám phá Chuông: Chuông có trụ đập làm từ gốm đã được tìm thấy tại nhiều khu vực khảo cổ. Chuông kim loại đầu tiên, với một chiếc được tìm thấy tại khu vực Đào Tự (陶寺), cùng bốn chiếc tại khu vực Nhị Lý Đầu, niên đại vào khoảng năm 2000 TCN, có thể là đã xuất phát từ một bản khởi thảo bằng gốm có trước đó. Những chiếc chuông cổ không chỉ quan trọng trong việc tạo ra âm thanh kim loại, mà theo một cách nào đó cũng góp phần đóng một vai trò văn hóa nổi bật. Với sự xuất hiện của nhiều loại chuông khác nhau dưới thời nhà Thương (1600 – 1050 TCN), chúng được chuyển sang làm một công cụ phụ về mặt chức năng. Tại các khu vực khảo cổ nhà Thương và nhà Chu, chúng cũng được khai quật tìm thấy như một phần của bộ trang trí cho xe ngựa hoặc chuông đeo cổ cho chó. Quan tài, gỗ: Bằng chứng sớm nhất cho việc sử dụng quan tài gỗ, có niên đại vào năm 5000 TCN, được tìm thấy trong Lăng mộ 4 tại Di chỉ Bắc Thủ Lĩnh (北首岭遗址), Thiểm Tây (陝西). Ngoài ra còn có một bằng chứng rõ ràng khác về một chiếc quan tài gỗ dạng hình chữ nhật, tìm thấy trong Lăng mộ 152 tại một khu vực thuộc Di chỉ Bán Pha (半坡遗址). Quan tài Bán Pha thuộc về một cô bé bốn tuổi, kích thước 1,4 m (4,5 ft) x 0,55 m (1,8 ft) và dày 3–9 cm. Có tới 10 quan tài gỗ đã được khai quật tại khu vực văn hóa Đại Vấn Khẩu (大汶口文化; 4100 – 2600 TCN) ở Thành Tử (城子), Sơn Đông (山東). Độ dày của quan tài, được xác định bởi số lượng khung gỗ trong cấu tạo của chúng, cũng nhấn mạnh mức độ quý tộc, như được đề cập trong các cuốn Kinh Lễ, Tuân Tử và Trang Tử. Các ví dụ cho điều này đã được phát hiện tại một số khu vực thời kỳ Đồ Đá Mới: Quan tài kép, được tìm thấy sớm nhất tại khu vực văn hóa Lương Chử (良渚文化; 3400 – 2250 TCN) ở Phổ An (普安), Chiết Giang (浙江), bao gồm một quan tài lớp ngoài và một quan tài lớp trong. Quan tài có ba lớp, với những chứng cứ sớm nhất từ các khu vực văn hóa Long Sơn (3000 – 2000 TCN) tại Doãn Gia Thành (尹家城) và Tây Châu Phong (西朱封) ở Sơn Đông, gồm hai quan tài ngoài và một quan tài trong. Dụng cụ nấu ăn và đồ gốm: Những chiếc gốm cổ nhất được biết đến, có niên đại từ 20.000 đến 19.000 năm trước, được khai quật thấy tại hang Tiên Nhân Động (仙人洞) ở tỉnh Giang Tây của Trung Quốc. Việc xuất hiện các vết cháy trên bề mặt của các mảnh gốm chỉ ra rằng, chúng có lẽ đã được sử dụng làm dụng cụ nấu ăn. Việc khai quật hang Ngọc Thiềm Nham (玉蟾岩) tại tỉnh Hồ Nam cũng phát hiện thấy đồ gốm có niên đại từ 18.300 đến 15.430 năm trước đây. Việc sản xuất đồ gốm bởi những người săn bắt-hái lượm vùng Đông Á đã xuất hiện trước sự có mặt của nền nông nghiệp tại khu vực đó khoảng 10.000 năm, gây thách thức lên quan điểm truyền thống cho rằng đồ gốm có khởi nguồn từ Cách mạng Đồ Đá Mới. Dao rựa-Rìu: Dao rựa-Rìu hoặc Qua (戈) được phát triển từ công cụ nông nghiệp bằng đá trong thời kỳ Đồ Đá Mới, dao rựa-rìu bằng đá được tìm thấy tại khu vực văn hóa Long Sơn (3000 – 2000 TCN) ở Miêu Điếm (苗店), tỉnh Hồ Nam. Nó cũng xuất hiện như một lễ khí bằng ngọc dùng cho nghi thức và biểu tượng vào khoảng thời gian tương tự, hai chiếc có niên đại khoảng 2500 TCN, được tìm thấy tại khu vực Lăng Gia Than (凌家滩) tỉnh An Huy (安徽). Chiếc "qua" đồng đầu tiên xuất hiện tại khu vực khai quật thời kỳ đồ đồng Nhị Lý Đầu, nơi hai chiếc được tìm thấy trong tổng số hơn 200 vật phẩm bằng đồng (tính đến năm 2002) tại khu vực này, ba chiếc "qua" làm bằng ngọc cũng được khám phá cùng một nơi. Tổng cộng 72 "qua" đồng trong Lăng mộ 1004 tại Hầu Gia Trang (侯家莊), An Dương (安陽), 39 "qua" ngọc trong lăng mộ của Phụ Hảo (婦好) cùng hơn 50 "qua" ngọc chỉ riêng tại khu vực Kim Sa (金沙) cũng được tìm thấy. Đây cũng là một loại vũ khí cơ bản của bộ binh nhà Thương (1600 – 1050 TCN) và nhà Chu (1050 – 256 TCN), và đôi khi cũng được sử dụng bởi "người đánh xe" của đội xe ngựa. Nó gồm một cán gỗ dài với một lưỡi dao đồng được gắn vuông góc vào đầu cán. Vũ khí có thể được vung xuống hoặc ngoắc vào trong để móc hoặc cắt, tương ứng, vào kẻ thù. Vào đầu triều đại nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), việc sử dụng "qua" đồng làm quân dụng đã trở nên hạn chế (chủ yếu dùng làm lễ khí); công dụng của chúng dần mờ nhạt trong thời kỳ nhà Hán, thay thế bởi giáo sắt và kích sắt. Khoan nước sâu: Một số bằng chứng sớm nhất về giếng nước được xác định tại Trung Quốc. Người Trung Hoa đã phát hiện và sử dụng rộng rãi nước ngầm qua việc khoan giếng sâu để uống. Văn bản Trung Quốc Kinh Dịch, ban đầu là một quyển sách bói toán của triều đại Tây Chu (1046 – 771 TCN), chứa một mục mô tả cách người Trung Hoa cổ đại bảo dưỡng giếng và bảo vệ nguồn nước của họ. Chứng cứ khảo cổ và cổ văn Trung Quốc cũng cho thấy rằng, người Trung Hoa tiền sử và cổ đại có năng lực và kỹ năng đào giếng nước sâu để uống sớm nhất là từ 6000 đến 7000 năm trước. Một chiếc giếng đào tại khu vực khai quật Hà Mỗ Độ (河姆渡) được cho là đã được xây dựng trong thời kỳ Đồ Đá Mới. Giếng được lót bởi bốn hàng gỗ và một khung vuông gắn vào chúng ở phía trên của giếng. Thêm vào đó, 60 giếng gạch về phía tây nam Bắc Kinh cũng được tin là đã được xây dựng vào khoảng năm 600 TCN để uống và tưới tiêu. Sơn mài: Sơn mài đã được sử dụng tại Trung Quốc kể từ thời kỳ Đồ Đá Mới và xuất phát từ một chất được chiết xuất từ cây sơn mài có ở Trung Quốc. Một chiếc bát gỗ màu đỏ, được cho là đồ đựng sơn mài cổ nhất từng được biết đến, đã được khai quật tại khu vực Hà Mỗ Độ (河姆渡) (5000 TCN – 4500 TCN). Học giả về Trung Hoa và sử gia người Anh Michael Loewe nói rằng, nhiều quan tài tại nhiều khu vực khai quật đầu thời kỳ Đồ Đồng dường như đã được sơn mài, và các vật phẩm bằng gỗ sơn mài cũng có thể phổ biến, nhưng những mẫu vật sơn mài được bảo quản tốt nhất lại đến từ các khu vực khai quật triều đại Đông Chu (771 – 256 TCN). Tuy nhiên, Vương Trọng Thù không đồng tình, cho rằng những món đồ sơn mài được bảo quản tốt nhất đến từ khu vực khai quật Hạ Gia Điếm (夏家店; 2000 – 1600 TCN) ở Liêu Ninh, được khai quật vào năm 1977, những món đồ này là các đồ đựng sơn mài màu đỏ có hình dạng giống như chiếc bình "gu" đồ đồng của nhà Thương. Họ Vương bổ sung thêm, nhiều vật phẩm sơn mài từ triều đại nhà Thương (1600 – 1050 TCN), ví dụ như những mảnh vụn của hộp và bát, đã được tìm thấy và có các họa tiết màu đen như rồng Trung Hoa và Thao Thiết trên nền màu đỏ. Hoàng Hậu Phụ Hảo (mất 1200 TCN) được chôn cất trong một quan tài gỗ sơn mài. Trong thời kỳ nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), có ba xưởng chế tác cung đình được thành lập chỉ với mục đích chế tác đồ sơn mài; may mắn cho các nhà sử học, các món đồ sơn mài thời Hán được khắc vị trí của xưởng sản xuất và ngày chúng được sản xuất, chẳng hạn như một chiếc ly sơn mài tìm thấy ở thuộc địa nhà Hán phía tây bắc Triều Tiên có khắc chữ, nói rằng nó được làm ra tại một xưởng thủ công gần Thành Đô, Tứ Xuyên và có niên đại chính xác là năm 55 sau Công Nguyên. Trồng kê: Việc phát hiện ở phía bắc Trung Quốc các giống đã được thuần dưỡng của kê Proso và kê vàng từ 8500 TCN hoặc sớm hơn cho thấy việc trồng kê có thể đã có trước cả việc trồng lúa ở một số khu vực châu Á. Bằng chứng rõ ràng về việc trồng kê bắt đầu từ 6500 TCN tại các khu vực Từ Sơn (磁山文化), Bùi Lý Cương (裴李崗文化) và Giả Hồ (賈湖). Di tích khảo cổ từ Từ Sơn cho thấy có hơn 300 hố chứa, 80 trong số đó có dấu vết của kê, với tổng dung tích chứa kê ước tính cho khu vực là khoảng 100.000 kg. Vào 4000 TCN, hầu hết các khu vực Ngưỡng Thiều (仰韶文化) đều tích cực sử dụng một loại hình trồng kê vàng, đi kèm với các hố chứa và dụng cụ tinh xảo được chuẩn bị cho việc đào xới và thu hoạch mùa màng. Thành công của những nông dân trồng kê Trung Hoa đời đầu vẫn còn phản ánh trong ADN của nhiều dân cư Đông Á hiện đại, những nghiên cứu như vậy đã chỉ ra rằng, tổ tiên của những người nông dân đó có lẽ đã đến khu vực này trong khoảng 30.000 và 20.000 năm trước, và các haplotype vi khuẩn của họ vẫn còn được phát hiện thấy trong cư dân hiện đại trên khắp vùng Đông Á. Mái chèo: Người ta đã sử dụng mái chèo từ đầu thời kỳ Đồ Đá Mới; một chiếc bát gốm hình thuyền và sáu cây chèo gỗ từ năm 6000 TCN đã được phát hiện tại khu vực văn hóa Hà Mỗ Độ (河姆渡) ở Dư Diêu (余姚), Chiết Giang. Vào năm 1999, một cây chèo dài 63,4 cm (2 ft), có niên đại từ năm 4000 TCN, cũng đã được khai quật tại tỉnh Ishikawa, Nhật Bản. Bói toán bằng mai rùa: Việc sử dụng sớm nhất mai rùa xuất phát từ khu vực khảo cổ ở Giả Hồ (賈湖). Những chiếc vỏ chứa những viên sỏi nhỏ với kích thước, màu sắc và số lượng khác nhau, được khoan các lỗ nhỏ, gợi ý rằng mỗi cặp vỏ ban đầu được buộc lại với nhau. Các phát hiện tương tự cũng đã được tìm thấy trong các khu vực mai táng Đại Vấn Khẩu (大汶口文化) khoảng từ 4000 – 3000 TCN, cũng như ở Hồ Nam, Tứ Xuyên, Giang Tô và Thiểm Tây. Những cái lắc làm từ mai rùa chủ yếu được làm từ vỏ của rùa cạn, được xác định là loại Cuora flavomarginata. Các nhà khảo cổ học tin rằng những chiếc vỏ này được sử dụng hoặc làm dụng cụ lắc trong các điệu múa nghi lễ, dụng cụ chữa lành theo phong tục hoặc là dụng cụ nghi lễ dùng để bói toán. Lưỡi cày/Bừa hình tam giác: Những chiếc bừa đá hình tam giác được tìm thấy tại các khu vực văn hóa Mã Gia Banh (馬家浜文化), được xác định vào khoảng 3500 TCN xung quanh Thái Hồ (太湖). Những chiếc bừa cũng đã được phát hiện tại các khu vực Lương Chử (良渚文化) và Vị Kiều (汇桥) gần đó, được ước lượng là cùng khoảng thời gian. David R. Harris nói, điều này chỉ ra rằng việc canh tác chặt chẽ hơn trong các khu vực cố định, có lẽ là do được đắp đê, đã phát triển vào thời điểm này. Theo sự phân loại và phương pháp áp dụng của Mưu Vĩnh Kháng (牟永抗) và Tống Triệu Lân (宋兆麟), bừa tam giác được giả định là có nhiều loại và có khởi nguồn từ bừa Hà Mỗ Độ (河姆渡) và La Gia Giác (罗家角), với bừa nhỏ Tung Trạch (崧澤文化) nằm trung gian. Những chiếc bừa sau thời kỳ Lương Chử sử dụng động vật để kéo. Nồi hấp sứ: Những khai quật khảo cổ cho thấy việc sử dụng hơi nước để nấu ăn bắt đầu là các dụng cụ nấu ăn bằng sứ được biết đến là nồi hấp "yan"; một nồi hấp gồm hai phần, một "zeng" có đáy có lỗ đặt trên một nồi hoặc ấm đun ba kiềng và một nắp trên. Chiếc nồi hấp "yan" cổ nhất, có niên đại khoảng 5000 TCN, được phát hiện tại khu vực Bán Pha (半坡遗址). Ở hạ lưu sông Dương Tử, các nồi "zeng" lần đầu tiên xuất hiện trong văn hóa Hà Mỗ Độ (5000 – 4500 TCN) và văn hóa Lương Chử (3200 – 2000 TCN), được dùng để hấp gạo; ngoài ra cũng có các nồi hấp "yan" được khai quật tại nhiều khu vực văn hóa Lương Chử, bao gồm 3 chiếc được tìm thấy tại khu vực Xước Đôn (綽墩) và La Đôn (羅墩) ở phía nam tỉnh Giang Tô. Tại khu vực văn hoá Long Sơn (3000 – 2000 TCN) ở Điền Vượng (田旺), phía tây tỉnh Sơn Đông, 3 chiếc nồi hấp "yan" lớn đã được khám phá. Bình đựng cốt: Bằng chứng đầu tiên về bình đựng cốt có niên đại khoảng 7000 TCN, đến từ khu vực khai quật thời kỳ đầu văn hoá Giả Hồ (賈湖), nơi có tổng cộng 32 chum đựng cốt được tìm thấy, một số khác cũng được phát hiện sớm ở Lão Quan Đài (老官台文化), Tứ Xuyên. Có khoảng 700 chum thi thể được khai quật trên khu vực Ngưỡng Thiều (仰韶文化; 5000 – 3000 TCN), bao gồm hơn 50 loại hình dạng và kiểu dáng khác nhau. Các bình đựng cốt chủ yếu được sử dụng cho trẻ em, nhưng cũng thỉnh thoảng được sử dụng cho người lớn, như được thấy trong các phát hiện tại Y Xuyên (伊川), Lỗ Sơn (魯山) và Trịnh Châu (郑州) ở Hà Nam. Một số hài cốt chôn lại lần hai chứa xương của trẻ em hoặc người lớn được tìm thấy trong các bình chum ở Hồng Sơn Miếu (洪山廟), Hà Nam. Trên hầu hết các bình đựng cốt của trẻ em và người lớn đều có một lỗ khoan nhỏ và người ta tin rằng nó giúp cho linh hồn có thể tiếp cận được. Trong Kinh Lễ có ghi chép rằng quan tài đất sét từng được sử dụng vào thời kỳ huyền thoại, truyền thống chôn cất trong bình sứ kéo dài cho đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), lúc nó dần dần bị thất tục. Trồng lúa: Năm 2002, một nhóm người Trung Quốc và Nhật Bản đã báo cáo phát hiện khám phá ở miền đông Trung Quốc những hóa thạch phytolith từ gạo đã được thuần hóa, có vẻ như có niên đại từ 11.900 năm trước Công nguyên hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, dữ liệu về phytolith gây tranh cãi ở một số nơi do vấn đề tiềm ẩn về ô nhiễm. Có khả năng là lúa đã được trồng ở thung lũng Dương Tử vào khoảng năm 7000 trước Công nguyên, như được cho thấy từ những phát hiện của nền văn hóa Bành Đầu Sơn (彭頭山文化) tại Bát Thập Đãng (八十壋), Thường Đức (常德), tỉnh Hồ Nam. Vào năm 5000 trước Công nguyên, lúa đã được thuần hoá ở nền văn hóa Hà Mỗ Độ gần đồng bằng sông Dương Tử và đã được nấu trong nồi. Mặc dù lúa mạch vẫn là cây trồng chính ở miền bắc Trung Quốc trong suốt lịch sử, đã có một số nỗ lực rải rác được thực hiện bởi nhà nước để giới thiệu lúa xung quanh vịnh Bột Hải (渤海) từ thế kỷ 1 trở đi. Ruộng muối: Một trong những ruộng muối cổ nhất dùng để thu hoạch muối được cho là đã xuất hiện ở hồ Vận Thành (运城), tỉnh Sơn Tây vào năm 6000 trước Công nguyên. Có bằng chứng khảo cổ mạnh mẽ về việc sản xuất muối hẹn từ năm 2000 trước Công nguyên tại di chỉ cổ Trung Bá (中壩) ở Trùng Khánh. Nuôi tằm: Nuôi tằm là quá trình sản xuất lụa từ con tằm. Mảnh lụa cổ nhất được tìm thấy ở Trung Quốc thuộc thời kỳ Đồ Đá Mới Trung Hoa và được định niên đại vào khoảng năm 3630 trước Công nguyên, được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam. Các sản phẩm lụa được khai quật từ di chỉ văn hóa Lương Chử (3200 – 2000 TCN) tại Tiền Sơn Dạng (錢山漾), quận Ngô Hưng (吳興), tỉnh Chiết Giang có niên đại vào khoảng 2570 trước Công nguyên, bao gồm các sợi lụa, một dây lụa được bện và một mảnh vải lụa đã dệt. Một mảnh kim loại đồng được tìm thấy tại di chỉ thời nhà Thương (1600 – 1050 trước Công nguyên) tại An Dương (安阳) (hoặc Ân Khư; 殷墟) chứa đựng văn tự ghi nhận đầu tiên về lụa. Trồng đậu nành: Việc trồng đậu nành khởi đầu ở vùng đông bắc Trung Quốc vào năm 2000 trước Công nguyên, nhưng hầu như chắc chắn là đã có từ rất lâu. Liu và cộng sự (1997) cho rằng đậu nành có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được thuần hoá vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên. Đến thế kỷ thứ 5, đậu nành đã được trồng ở hầu hết Đông Á, nhưng loại cây trồng này không lan rộng ra ngoài khu vực này cho tới tận thế kỷ 20. Các ghi chép bằng văn bản về việc trồng và sử dụng đậu nành ở Trung Quốc có niên đại trở lại ít nhất từ thời nhà Tây Chu. Trồng trọt trên ruộng lụt và ruộng lúa: Trồng trọt trên ruộng lụt, hay còn gọi là ruộng lúa, đã được phát triển ở Trung Quốc. Ruộng lúa cổ nhất có niên đại vào 6280 năm về trước, dựa trên phân tích niên đại cacbon của hạt gạo và chất hữu cơ trong đất tìm thấy tại di chỉ Chaodun ở huyện Kushan. Các ruộng lúa cũng đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại Thảo Hài Sơn (草鞋山), một di chỉ của nền văn hóa Đồ đá mới Mã Gia Banh (馬家浜文化). Xem thêm Lịch sử khoa học và công nghệ Trung Hoa Danh sách phát minh Trung Hoa Danh sách khám phá Trung Hoa Chú thích và tham khảo Các trích dẫn Các nguồn tư liệu Bellwood, Peter (2004). First Farmers: The Origins of Agricultural Societies. Malden, MA: Blackwell Pub. . Bellwood, Peter. (2006). "Asian Farming Diasporas? Agriculture, Languages, and Genes in China and Southeast Asia," in Archaeology of Asia, 96–118, edited by Miriam T. Stark. Malden: Blackwell Publishing Ltd. . Bray, Francesca. "Swords into Plowshares: A Study of Agricultural Technology and Society in Early China," in Technology and Culture, Vol. 19, No. 1 (Jan., 1978): 1–31. Brook, Timothy (2004). The Chinese State in Ming Society. New York: RoutledgeCurzon. . Chen, Cheng-Yih (1995). Early Chinese Work in Natural Science. Hong Kong: Hong Kong University Press. . Chen, Xuexiang. "On the Buried Jade Unearthed in the Erlitou Site, " in Cultural Relics of Central China, 2003, No. 3:23–37. . Cheng, Shihua. "On the Diet in the Liangzhu Culture," in Agricultural Archaeology, 2005, No. 1:102–109. . Deng, Gang. (1997). Chinese Maritime Activities and Socioeconomic Development, c. 2100 B.C.-1900 A.D. Westport: Greenwood Press. . Falkenhausen, Lothar von (1994). Suspended Music: Chime-Bells in the Culture of Bronze Age China. Berkeley: University of California Press. . Gabriel, Richard A. (2002). The Great Armies of Antiquity. Westport: Praeger Publishers. . Harris, David R (1996). The Origins and Spread of Agriculture and Pastoralism in Eurasia . London: UCL Press. . Hu, Yaowu. "Elemental Analysis of Ancient Human Bones from the Jiahu Site," in Acta Anthropologica Sinica, 2005, Vol. 24, No. 2:158–165. . Huang, Houming. "Prehistoric Music Culture of China," in Cultural Relics of Central China, 2002, No. 3:18–27. . Legge, James (2004). The Li Ki. Whitefish, Mont: Kessinger Pub. . Liu, Li (2007). The Chinese Neolithic: Trajectories to Early States. Cambridge: Cambridge University Press. . Loewe, Michael. (1968). Everyday Life in Early Imperial China during the Han Period 202 BC–AD 220. London: B.T. Batsford Ltd.; New York: G.P. Putnam's Sons. Loewe, Michael. (1999). The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 BC. London: Cambridge University Press. . Lu, Jianchang. "An Archeological Survey of the Jade Weapons in Pre-Qin Period," in Military Historical Research, 2006, No. 3:120–128. . Luan, Fengshi. "On the Origin and Development of Prehistoric Coffin and Funeral Custom," in Cultural Relices, 2006, No. 6:49–55. . Ma, Shizhi. "On the Shang Civilization, " in Cultural Relics of Central China, 1987, No. 2:119–169. . Mair, Victor H. (1997). Wandering on the Way: Early Taoist Tales and Parables of Chuang Tzu. Honolulu: University of Hawaii Press. . Murphy, Denis J. (2007). People, Plants and Genes: The Story of Crops and Humanity. New York: Oxford University Press. . Needham, Joseph. (2004). Science and Civilisation in China: Volume 7, The Social Background, Part 2, General Conclusions and Reflections. Edited by Kenneth Girdwood Robinson. Cambridge: Cambridge University Press. . Nelson, Sarah M. (1995). The Archaeology of Northeast China: Beyond the Great Wall. New York: Routledge. . Sagart, Laurent (2005). The Peopling of East Asia: Putting Together Archaeology, Linguistics and Genetics. New York: RoutledgeCurzon. .= Schoeser, Mary. (2007). Silk. New Haven: Yale University Press. . Siddiqi, Mohammad Rafiq (2001). Tylenchida: Parasites of Plants and Insects. New York: CABI Pub. . Simmons, Pauline. "Crosscurrents in Chinese Silk History," in The Metropolitan Museum of Art Bulletin, New Series, Vol. 9, No. 3 (Nov., 1950): 87–96. Stark, Miriam T. (2005). Archaeology of Asia. Malden, MA : Blackwell Pub. . Underhill, Anne P. (2002). Craft Production and Social Change in Northern China. New York: Kluwer Academic/Plenum Publishers. . Wang, Xiao. "On the Early Funeral Coffin in Central China," in Cultural Relices of Central China, 1997, No. 3:93–100. . Wang, Zhongshu. (1982). Han Civilization. Translated by K.C. Chang and Collaborators. New Haven and London: Yale University Press. . Watson, Burton (2003). Xunzi. New York: Columbia University Press. . Wu, Zhao. "The Origins of China's Musical Culture: Jiahu Turtleshell Shakers, Bone Flutes, and the Eight Trigrams," in La Pluridisciplinarité en archéologie musicale Vol. 2 1990:349–365. Paris: Maison des sciences de l'homme. . Phát minh Trung Quốc Trung Quốc cổ đại Thời đại đồ đá Thời đại đồ đá mới Thời đại đồ đồng Danh sách phát minh và khám phá Khoa học và công nghệ Trung Quốc Lịch sử Trung Quốc
19819992
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng%20Huy%C3%AAn
Trương Huyên
Trương Huyên () (713–755) là một hoạ sĩ Trung Quốc sống vào thời nhà Đường (618–907). Trương Huyên đã vẽ nhiều tác phẩm nghệ thuật, một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông là Phụ nữ hoàng cung chuẩn bị lụa mới dệt, chỉ còn lại một bản sao được vẽ bởi Hoàng đế Huy Tông của nhà Tống (triều vị từ 1100 – 1125) vào đầu thế kỷ thứ 12. Ông cũng đã vẽ bức Chuyến dạo xuân của triều đình nhà Đường, sau này được tái tạo bởi Lý Công Lân (李公麟). Xem thêm Tranh vẽ thời nhà Đường Chú thích và Tham khảo người Trung Quốc Hoạ sĩ Trung Quốc Sinh năm 713 Mất năm 755
19819993
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dendrochirus%20tuamotuensis
Dendrochirus tuamotuensis
Dendrochirus tuamotuensis là một loài cá biển thuộc chi Dendrochirus trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2013. Từ nguyên Từ định danh tuamotuensis được đặt theo tên của nơi đầu tiên thu thập mẫu định danh của loài cá này, quần đảo Tuamotu (Polynésie thuộc Pháp), cũng là nơi duy nhất mà loài này được biết đến. Phân bố Trong quá trình nghiên cứu lại chi Dendrochirus, D. tuamotuensis được phát hiện qua một mẫu vật được tìm thấy trong bộ sưu tập của Bảo tàng Bishop (Honolulu). Mẫu vật không xác định này được thu thập từ rạn san hô vòng Makemo (Tuamotu) ở độ sâu 120 m. Mô tả Chiều dài được ghi nhận ở mẫu vật D. tuamotuensis này là 5,7 cm. Màu sắc khi mẫu vật còn sống không được ghi nhận lại. Rìa sau vây ngực của chúng có khía rõ, đầu và thân tương đối nông và hẹp, được xếp vào phức hợp loài Dendrochirus brachypterus. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5; Số tia vây ở vây ngực: 19. Tham khảo T Cá Thái Bình Dương Động vật Polynésie thuộc Pháp Động vật được mô tả năm 2013
19819997
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tucherpark
Tucherpark
Tucherpark là một khu phố ở München. Nó được xây vào cuối thập niên 1960 theo sáng kiến của Bayerischen Vereinsbank. Vị trí Tucherpark thuộc quận Schwabing-Freimann phía bắc của khu vực Lehel có ranh giới với đường Am Tucherpark ở phía nam và Isarring ở phía bắc. Ranh giới phía đông là sông Isar, ở phía tây Tucherpark là Vườn Anh. Giữa Tucherpark và Lehel còn có một khu phố nhỏ Tivoli. Tên gọi Tên của khu phố được đặt theo ông Hans Christoph Freiherr von Tucher, người từ 1958 cho tới 1968 tổng giám đốc nhà băng Bayerischen Vereinsbank. Mô tả Phần lớn của Tucherpark là dãy nhà hành chính và một khu thể thao với một hồ bơi trong nhà của Bayerischen Vereinsbank (bây giờ là HypoVereinsbank). Ở phía nam trong khúc cong của đường am Tucherpark là khách sạn Hilton Munich Park Hotel ở chỗ, mà trước đó nguyên thủy là một nhà máy xay. Eisbach chạy ngang qua suốt chiều dài của Tucherpark. Giữa Eisbach và Ifflandstraße ở phía bắc có một dãy cỏ hẹp công cộng, mùa hè thường được dùng làm bãi phơi nắng và bãi tắm. Ở các bãi cỏ giữa các tòa nhà văn phòng có Skulpturengarten Tucherpark, nơi các bức tượng hoặc điêu khắc hiện đại được trưng bày. Giao thông vị trí Tucherpark nằm kế Mittleren Ring nên rất tiện lợi về giao thông. Đường 4 làn Ifflandstraße có một lối ra riêng tới Tucherpark. Ở phía nam đường Hirschauer Straße và đoạn nối dài, die Oettingenstraße, dẫn tới Lehel. Đường Tivolistraße, giáp với cuối đường Hirschauer Straße, chạy qua Cầu Max Joseph tới khu phố bên kia sông Isar thuộc quận Bogenhausen. Trước Parkhotel Hilton có trạm xe buýt Tucherpark. Trạm xe Tram gần nhất là Tivolistraße. Thư mục Helmuth Stahleder: Von Allach bis Zamilapark. Namen und historische Grunddaten zur Geschichte Münchens und seiner Vororte. München: Buchendorfer, 2001, ISBN 3-934036-46-5 Tham khảo Khu phố ở München Schwabing
19820000
https://vi.wikipedia.org/wiki/BTB%20Electric
BTB Electric
BTB Electric là công ty cung cấp thiết bị điện, có trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2013, BTB Electric mở chi nhánh tại Việt Nam, đại diện cho thị trường châu Á. BTB Electric sản xuất và cung ứng thiết bị điện. Công ty hoạt động ở nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Đức và Bỉ. Năm 2021, BTB Electric kết hợp với LS Electric Hàn Quốc ra mắt sản phẩm mới về tụ bù công suất phản kháng, cuộn kháng cho tụ bù, contactor cho tụ bù, Relay hệ số công suất. Thành tích Top 10 thương hiệu Châu Á năm 2022 Thương Hiệu Hàng Đầu Châu Á Thái Bình Dương 2023 Chú thích Công ty Việt Nam thành lập năm 2013
19820002
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Gi%E1%BA%A3i%20v%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%202002%20khu%20v%E1%BB%B1c%20ch%C3%A2u%20%C3%81%20%28v%C3%B2ng%202%29
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á (vòng 2)
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á (vòng 2) được tổ chức giữa 10 đội tuyển nhất bảng tại vòng 1 để chọn ra 2 đội giành quyền tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) 2002 và 2 đội đá play-off (khu vực châu Á). Hai đội đứng nhất ở bảng A và bảng B sẽ trực tiếp tham dự FIFA World Cup 2002, còn hai đội nhì bảng sẽ đối đầu nhau trong trận play-off. Đội thắng trong trận play-off này sẽ tiếp tục tranh một suất tham dự FIFA World Cup 2002 trong trận play-off liên lục địa với đại diện đến từ UEFA. Bảng A Ả Rập Saudi giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002. Iran giành quyền tham dự vòng play-off (AFC). Chú thích: Trận đấu giữa Thái Lan v Bahrain dự kiến diễn ra vào ngày 13 tháng 10 năm 2001. Tuy nhiên, vào hôm đó, trận đấu đã bị hoãn ở phút thứ 25 do sự cố chập điện tại sân vận động, lúc này Bahrain đang dẫn trước 1–0. Bảng B Trung Quốc giành quyền tham dự FIFA World Cup 2002. UAE giành quyền tham dự vòng play-off (AFC) Chú thích Liên kết ngoài FIFA.com Reports RSSSF Page Xem thêm Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á (vòng 1) Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 khu vực châu Á (vòng 3) Tham khảo Thể loại Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới
19820018
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20nh%E1%BB%AFng%20v%E1%BB%A5%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20ngo%C3%A0i%20h%C3%A0nh%20tinh%20b%E1%BA%AFt%20c%C3%B3c
Lịch sử những vụ người ngoài hành tinh bắt cóc
Lịch sử những vụ người ngoài hành tinh bắt cóc mô tả khẳng định hoặc tuyên bố rằng mọi người đã trải qua vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh. Những tuyên bố như vậy đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vào những năm 1950 và 1960, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng những câu chuyện về vụ bắt cóc có thể bắt nguồn từ nhiều thập kỷ trước đó. Những câu chuyện bắt cóc như vậy đã được nghiên cứu bởi các nhà điều tra tin rằng các tài khoản mô tả sự tương tác thực tế, theo nghĩa đen với các thực thể không phải con người hoặc ngoài Trái Đất. Những người khác đã điều tra các tuyên bố bị người ngoài hành tinh bắt cóc từ góc độ hoài nghi hơn, lập luận rằng chúng có thể được hiểu tốt nhất là biểu hiện của văn hóa dân gian hoặc các hiện tượng tâm lý khác nhau. Những vụ bắt cóc điển hình Trong khi những "vụ người ngoài hành tinh bắt cóc" không thu hút được sự chú ý rộng rãi cho đến tận thập niên 1960, nhiều câu chuyện tương tự được biết là đã lan truyền qua nhiều thập kỷ trước đó. Những câu chuyện giống như vụ bắt cóc ban đầu này từng được nhà nghiên cứu UFO Jerome Clark gọi là "vụ bắt cóc cổ điển". Bài viết gồm hai phần này ( và ) lưu ý đến nhiều vụ bắt cóc cổ điển, một số vụ được trình báo trước khi xảy ra trường hợp Antônio Vilas Boas năm 1957 thu hút được nhiều sự chú ý, hoặc thậm chí trước cả bản báo cáo UFO do phi công Kenneth Arnold, người đầu tiên tạo ra sự quan tâm rộng rãi đến UFO, tuyên bố vào năm 1947: Ít nhất một trường hợp cố gắng bắt cóc theo như báo cáo liên quan đến khinh khí cầu bí ẩn vào cuối thế kỷ 19. Lời kể của Đại tá H. G. Shaw được đăng trên tờ Daily Mail ở Stockton, California năm 1897: Shaw khai rằng ông và một người bạn đã bị sự quấy rầy từ ba sinh vật hình người cao lớn, mảnh khảnh có cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông tơ mịn. Những sinh vật này định xông vào bắt cóc Shaw và bạn của ông nhưng bị họ chống trả lại. Trong cuốn sách New Lands (1923), nhà văn người Mỹ Charles Fort suy đoán rằng những sinh vật ngoài Trái Đất có thể đã bắt cóc con người: "Người ta cho rằng nếu phi thuyền ngoài hành tinh đôi khi đến gần hành tinh này, sau đó chèo thuyền đi, các phi hành gia trên mặt đất có thể đã thỉnh thoảng rời khỏi Trái Đất này, hoặc có thể đã bị bắt giữ và mang đi khỏi hành tinh này". Trường hợp của Fred Reagan năm 1951 đã được tờ Flying Saucer Review công khai vào cuối thập niên 1960 dựa trên các mẩu tin tức từ năm 1952. Reagan tuyên bố đã lái chiếc máy bay nhỏ của mình và bị UFO đâm trúng; toán phi công UFO (giống như thân cây măng tây bằng kim loại) đã xin lỗi và cố gắng chữa bệnh ung thư cho Reagan. Reagan được cho là đã chết vì chứng rối loạn não không lâu sau cuộc chạm trán với UFO. Năm 1954, tờ Paris Match đã đem in một câu chuyện được cho là xảy ra vào năm 1921, lúc nhà văn ẩn danh còn là một đứa trẻ. Người viết khẳng định đã bị hai "kẻ lạ mặt" cao lớn đội mũ bảo hiểm và mặc "bộ đồ lặn" tóm cổ, đưa cậu bé đến một "chiếc xe tăng có hình thù kỳ lạ" trước khi được thả ra. Rogerson gọi câu chuyện này là "báo cáo về những người sống sót sau vụ bắt cóc được biết đến sớm nhất". Một bức thư năm 1958 gửi cho NICAP khẳng định rằng hai binh sĩ Lục quân Mỹ đã chứng kiến ​​hai ngọn đèn đỏ sáng gần căn cứ của họ. Những người lính này có một cảm giác phân ly kỳ lạ, và thấy mình ở một địa điểm mới mà không nhớ gì về cách họ đến đó cả. Rogerson viết rằng việc xuất bản cuốn Flying Saucers Uncensored (1955) của Harold T. Wilkins tuyên bố rằng hai người tiếp xúc UFO (Karl Hunrath và Wilbur Wilkinson) đã biến mất trong một hoàn cảnh bí ẩn; Wilkins kể lại suy đoán rằng bộ đôi này là nạn nhân của "vụ bắt cóc khả nghi bằng đĩa bay". Cái gọi là Bí ẩn Shaver của những năm 1940 cũng có một số điểm tương đồng với những câu chuyện kể về vụ bắt cóc sau này, với những sinh vật nham hiểm được cho là bắt cóc và tra tấn con người. Rogerson viết rằng John Robinson (một người bạn của nhà UFO học Jim Moseley) đã xuất hiện vào năm 1957 trên chương trình phát thanh qua đêm nổi tiếng của John Nebel để kể về "một câu chuyện bắt cóc đáng sợ, nếu không muốn nói là rất hợp lý" liên quan đến Bí ẩn Shaver: Robinson tuyên bố rằng một người bạn của anh ta đã bị chủng loài Deros quỷ quái giam giữ bên dưới lòng đất, và là nạn nhân của một loại điều khiển tâm trí thông qua "tai nghe" nhỏ; Rogerson viết rằng "trong câu chuyện khó có thể xảy ra này, lần đầu tiên chúng ta bắt gặp những thiết bị cấy ghép ... và những mặt hàng chủ lực khác của những kẻ bắt cóc". Những câu chuyện được cho là có thật về vụ bắt cóc bởi người ngoài hành tinh ít nhất đã có từ giữa thập niên 1950, với trường hợp của Antônio Vilas Boas (không nhận được nhiều sự chú ý cho đến vài năm sau đó). Vụ bắt cóc Antonio Villas Boas ở Brasil (1957) và và vụ bắt cóc nhà Hill ở Mỹ (1961) là những trường hợp UFO bắt cóc đầu tiên thu hút được sự chú ý rộng rãi. Mặc dù hai trường hợp này đôi khi được coi là tường thuật về vụ bắt cóc sớm nhất, Peter Rogerson, người hoài nghi lập luận rằng khẳng định này là không chính xác: vụ bắt cóc Hill và Boas, ông cho rằng, chỉ là những vụ bắt cóc "kinh điển" đầu tiên, thiết lập một khuôn mẫu mà những người bị bắt cóc sau này và các nhà nghiên cứu sẽ tinh chỉnh, nhưng hiếm khi đi chệch hướng. Ngoài ra, Rogerson lưu ý rằng các vụ bắt cóc có mục đích đã được trích dẫn cùng thời điểm ít nhất là vào đầu năm 1954, và rằng "sự phát triển của các câu chuyện về vụ bắt cóc là một vấn đề phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta tin rằng lịch sử chính thức 'hoàn toàn không được chuẩn bị trước". Những vụ bắt cóc sau này Nhà tâm lý học của Đại học Wyoming tên là R. Leo Sprinkle bắt đầu quan tâm đến hiện tượng bắt cóc vào thập niên 1960. Trong một số năm, ông có lẽ là học giả duy nhất dành thời gian vào việc tìm hiểu hoặc nghiên cứu những tài liệu bắt cóc. Sprinkle bị thuyết phục về tính thực tế của hiện tượng này và có lẽ là người đầu tiên đề xuất mối liên hệ giữa các vụ bắt cóc và hành vi cắt xẻo gia súc. Cuối cùng thì Sprinkle cũng tin rằng mình đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc khi còn trẻ đến nỗi ông bị buộc thôi việc vào năm 1989. Budd Hopkins – một họa sĩ và nhà điêu khắc chuyên nghiệp – đã quan tâm đến UFO trong suốt một thời gian dài. Vào thập niên 1970, ông bắt đầu quan tâm đến các báo cáo về vụ người ngoài hành tinh bắt cóc và bắt tay vào việc sử dụng thuật thôi miên để trích xuất chi tiết về các sự kiện được ghi nhớ lờ mờ. Hopkins nhanh chóng trở thành người đi đầu trong tiểu văn hóa của những kẻ bị bắt cóc đang dần phát triển. Thập niên 1980 đã mang lại một mức độ quan tâm lớn cho chủ đề này. Các tác phẩm của Budd Hopkins, Whitley Strieber, David M. Jacobs và John E. Mack đã trình bày việc người ngoài hành tinh bắt cóc là một hiện tượng có thật. Với Hopkins, Jacobs và Mack, một số thay đổi đã xảy ra trong bản chất của các câu chuyện về người ngoài hành tinh bắt cóc. Đã có những báo cáo về vụ bắt cóc trước đó (vụ nhà Hill được biết đến nhiều nhất), nhưng chúng được cho là rất ít và cách xa nhau, và nhận thấy khá ít sự chú ý từ UFO học (và thậm chí còn ít được các chuyên gia hoặc học giả chính thống chú ý hơn). Jacobs và Hopkins lập luận rằng hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc phổ biến hơn nhiều so với nghi ngờ trước đó; họ ước tính rằng hàng chục nghìn (hoặc nhiều hơn) người Bắc Mỹ đã bị những sinh vật không giải thích được bắt đi. John E. Mack và hiện tượng bắt cóc Matheson viết rằng "nếu bằng cấp của Jacobs là ấn tượng" thì bằng cấp của nhà tâm thần học Harvard John E. Mack có vẻ "hoàn hảo" khi so sánh. Mack lập luận rằng hiện tượng bắt cóc có thể là khởi đầu của một sự thay đổi mô hình lớn trong ý thức con người, hoặc "một đòn thứ tư giáng vào chủ nghĩa vị kỷ tập thể của chúng ta, sau những đòn của Copernicus, Darwin và Freud" Tháng 6 năm 1992, Mack và nhà vật lý David E. Pritchard đã tổ chức một hội nghị kéo dài 5 ngày tại MIT để bàn thảo và tranh luận về hiện tượng này. David Icke và thuyết âm mưu toàn cầu Nhà lý thuyết âm mưu người Anh David Icke đã đề xuất hai giả thuyết liên quan đến hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc: những vụ bắt cóc có liên quan chặt chẽ với thí nghiệm di truyền quân sự do người ngoài hành tinh tiến hành cùng với quân đội Trái Đất; do đó những vụ bắt cóc này chỉ là một phần của một âm mưu rộng lớn hơn. Icke tin rằng giới Tinh hoa Toàn cầu (Global Elite) kiểm soát thế giới bằng cách sử dụng cái mà ông gọi là "kim tự tháp thao túng" bao gồm tập hợp cấu trúc phân cấp liên quan đến ngân hàng, doanh nghiệp, quân đội, giáo dục, truyền thông, tôn giáo, công ty dược phẩm, cơ quan tình báo và tội phạm có tổ chức. Ở trên cùng của kim tự tháp là cái mà Icke gọi là "Cai Ngục" (Prison Warders), tức là thực thể không phải con người. Ông viết rằng: "Một cấu trúc hình kim tự tháp của con người đã được tạo ra dưới ảnh hưởng và thiết kế của Cai Ngục ngoài hành tinh và chủ nhân chung của họ mang tên Ý thức Lucifer (Luciferic Consciousness). Họ nắm quyền kiểm soát nhóm người trên đỉnh kim tự tháp mà Icke gọi là nhóm Tinh hoa Toàn cầu". Năm 1999, Icke có chấp bút và xuất bản cuốn sách nhan đề The Biggest Secret: The Book that Will Change the World (tạm dịch: Bí mật lớn nhất: Cuốn sách sẽ thay đổi Thế giới), trong đó ông gợi ý rằng Trái Đất là một nhà tù sở thú do người ngoài hành tinh tạo ra và xác định toán cai ngục ngoài Trái Đất thuộc chủng loài bò sát đến từ chòm sao Draco. Họ đi thẳng đứng và có diện mạo giống con người, không chỉ sống trên các hành tinh mà họ đến mà còn cư ngụ trong các hang động và đường hầm dưới lòng đất. Chủng tộc này đã lai tạo với con người giúp tạo ra chủng loài "con lai" thuộc quyền "sở hữu" của phe bò sát thuần chủng. Tham khảo Hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc
19820019
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%8B%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20ngo%C3%A0i%20h%C3%A0nh%20tinh%20b%E1%BA%AFt%20c%C3%B3c
Người bị người ngoài hành tinh bắt cóc
Người bị người ngoài hành tinh bắt cóc (còn gọi là người bị bắt cóc và người trải nghiệm) là những người tuyên bố mình đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Thuật ngữ "hiện tượng bắt cóc" mô tả những lời tuyên bố về những sinh vật không phải con người bắt cóc các cá nhân và tạm thời đưa họ ra khỏi môi trường sống quen thuộc trên Trái Đất. Những kẻ bắt cóc, thường được hiểu là các dạng sống ngoài Trái Đất, được cho là bắt buộc những người trải nghiệm phải kiểm tra y tế, qua đó nhấn mạnh đến hệ thống sinh sản của họ. Tổng quan Câu chuyện về vụ bắt cóc người ngoài hành tinh đầu tiên được công bố rộng rãi là vụ bắt cóc Betty và Barney Hill vào năm 1961. Kể từ thời điểm đó, độ tin cậy và sức khỏe tinh thần của những người bị cáo buộc là người trải nghiệm đã có tầm quan trọng lớn đối với những người đang tìm cách xác định tính xác thực của các tuyên bố bắt cóc. Các học giả chính thống và các thành viên của phong trào hoài nghi thường nghi ngờ rằng hiện tượng này xảy ra theo đúng nghĩa đen như được báo cáo, và đã đề xuất nhiều cách giải thích khác nhau. Các báo cáo về hiện tượng bắt cóc đã được thực hiện trên khắp thế giới, nhưng ít phổ biến hơn bên ngoài các quốc gia nói tiếng Anh, đặc biệt là nước Mỹ. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi như vậy thường lập luận rằng hiện tượng này có thể là một huyền thoại dân gian thời hiện đại hoặc những giấc mơ sống động xảy ra trong trạng thái tê liệt khi ngủ. Ngược lại, giới nghiên cứu UFO và siêu linh giữ vị trí gần với giá trị thực của những lời tuyên bố bắt cóc. Việc khám phá ra những đặc điểm tâm lý chung do người bị bắt cóc chia sẻ có khả năng xác định một lời giải thích về thần kinh học cho những tuyên bố này, trong khi những điểm tương đồng hoặc khác biệt khác có thể giúp củng cố rằng tuyên bố của những người trải nghiệm trên thực tế tương ứng với thực tế khách quan. Về mặt phân loại, người bị bắt cóc có một số đặc điểm tâm lý khiến lời khai của họ bị nghi ngờ. Tiến sĩ Elizabeth Slater đã tiến hành một nghiên cứu mù quáng về 9 người tuyên bố mình bị bắt cóc và nhận thấy họ có xu hướng "suy nghĩ hoang tưởng nhẹ", gặp ác mộng và có bản sắc tình dục yếu ớt. Theo Yvonne Smith, một số người nghi là bị bắt cóc xét nghiệm dương tính với bệnh lupus, mặc dù không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Độ tuổi Trong một nghiên cứu điều tra động cơ của những kẻ bắt cóc khả nghi, Jenny Randles đã phát hiện ra rằng trong bốn trường hợp trong tổng số năm mươi trường hợp mà người trải nghiệm trên bốn mươi tuổi trở lên, họ đã bị người ngoài hành tinh từ chối vì "những gì họ (người trải nghiệm) thường được suy luận là lý do về mặt y tế." Randles kết luận "[Vụ] bắt cóc về cơ bản là trải nghiệm của một người trẻ tuổi." Siêu linh Nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ hiện tượng bắt cóc cho rằng những người bị bắt cóc có tỷ lệ mắc các sự kiện và khả năng huyền bí không liên quan đến bắt cóc cao hơn. Sau trải nghiệm bị bắt cóc, những khả năng và sự kiện huyền bí này đôi khi dường như trở nên rõ ràng hơn. Theo điều tra viên Benton Jamison, những người trải qua vụ bắt cóc trình báo nhìn thấy UFO lẽ ra phải được các nhân chứng chứng thực độc lập báo cáo thì trông có vẻ như như "là 'nhân cách ngoại cảm' theo nghĩa của Jan Ehrenwald." Đôi khi chủ thể bị bắt cóc trải nghiệm cảm giác vừa là người vừa là người ngoài hành tinh cùng một lúc, hiện tượng mà Joe Nyman gọi là "tham chiếu kép". Tham chiếu kép xuất hiện trong các phiên thôi miên hồi quy qua đó đối tượng báo cáo sự tồn tại trước khi sinh hoặc trước khi sống là một trong những chủng loài giống như những người mà sau này kể lại đã bắt cóc họ. Khi trình bày một bài viết về chủ đề này tại hội nghị người ngoài hành tinh bắt cóc của MIT năm 1992, một số điều tra viên tham dự đã buộc tội ông ấy dẫn dắt các đối tượng của mình trong các phiên thôi miên hồi quy, vốn có thể khuyến khích họ bịa chuyện. Tuy nhiên, một số đối tượng của Nyman không đồng ý với lời buộc tội này và bảo vệ ông ấy. Tham khảo Hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc
19820020
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0%E1%BB%9Dng%20thu%E1%BA%ADt%20v%E1%BB%81%20hi%E1%BB%87n%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20b%E1%BA%AFt%20c%C3%B3c
Tường thuật về hiện tượng bắt cóc
Tường thuật về hiện tượng bắt cóc là cốt lõi được cho là giống nhau về nội dung và trình tự thời gian làm cơ sở cho các tuyên bố khác nhau về hiện tượng những sinh vật dường như ở thế giới khác tới Trái Đất bắt cóc tạm thời con người. Những người ủng hộ hiện tượng bắt cóc cho rằng sự giống nhau này là bằng chứng về tính xác thực của hiện tượng này như một thực tế khách quan, mặc dù niềm tin này bị hầu hết giới khoa học coi thường, do họ coi người ngoài hành tinh bắt cóc là một hiện tượng tâm lý và văn hóa thuần túy. Những người hoài nghi về hiện tượng bắt cóc cho rằng những điểm tương đồng giữa các báo cáo phát sinh từ những điểm tương đồng bắt nguồn từ tâm lý học và thần kinh học con người hoặc nghi ngờ về sự hiện diện của những điểm tương đồng giữa các báo cáo. Họ ghi nhận nội dung phát triển của những lời lẽ tuyên bố bị bắt cóc và ảnh hưởng rõ ràng của văn hóa đối với các chi tiết nằm trong câu chuyện kể như bằng chứng cho thấy hiện tượng này là một trải nghiệm hoàn toàn chủ quan. Những người hoài nghi cũng chỉ ra khả năng có một số lượng lớn trò lừa bịp xuất hiện trong tài liệu về vụ bắt cóc. Những người tin tưởng khẳng định rằng hàng trăm người khó có thể độc lập tạo ra những câu chuyện tương tự như vậy trong khi dường như không biết gì về những tuyên bố của nhau. Một số nhà điều tra vụ bắt cóc cố gắng xác nhận tính thực tế của các sự kiện được báo cáo trong các tuyên bố bắt cóc thông qua quan sát hoặc thử nghiệm, mặc dù những nỗ lực như vậy thường bị các học giả chính thống bác bỏ là giả khoa học. Tổng quan Mặc dù các trường hợp khác nhau có chi tiết khác nhau (đôi khi đáng kể), nhưng một số nhà nghiên cứu về UFO, chẳng hạn như nhà nghiên cứu dân gian Thomas E. Bullard cho rằng có một chuỗi các sự kiện và mô tả rộng rãi, khá nhất quán tạo nên cuộc "tiếp xúc cự ly gần loại thứ tư" điển hình" (một cách gọi tên phổ biến nhưng không chính thức dựa trên thuật ngữ phân loại của Tiến sĩ J. Allen Hynek). Mặc dù các tính năng được nêu dưới đây thường được báo cáo, vẫn có một số bất đồng về tần suất chính xác mà chúng thực sự xảy ra. Một số nhà nghiên cứu (đặc biệt là Budd Hopkins và David M. Jacobs) đã bị buộc tội loại trừ, giảm thiểu hoặc ngăn chặn lời khai hoặc dữ liệu không phù hợp với một mẫu hình nhất định cho hiện tượng này. Bullard lập luận rằng hầu hết những vụ người ngoài hành tinh bắt cóc đều có các sự kiện sau. Chúng thường tuân theo trình tự được ghi chú bên dưới, mặc dù không phải tất cả các vụ bắt cóc đều có tất cả các sự kiện này: Bắt giữ. Người bị bắt cóc bị cưỡng bức đưa từ môi trường xung quanh trên Trái Đất đến một tàu vũ trụ rõ ràng là của người ngoài hành tinh. Kiểm tra. Các thủ tục y tế hoặc khoa học mang tính xâm phạm được thực hiện trên người bị bắt cóc. Hội ý. Những kẻ bắt cóc nói chuyện với người bị bắt cóc. Du hành. Người bị bắt cóc được đưa đi tham quan con tàu của những kẻ bắt giữ họ. Gián đoạn. Người bị bắt cóc nhanh chóng quên đi phần lớn trải nghiệm của họ. Trở lại. Người bị bắt cóc được trở lại Trái Đất. Đôi khi ở một địa điểm khác với nơi họ được cho là đã bị bắt hoặc với những vết thương mới hoặc quần áo xộc xệch. Hiển linh. Người bị bắt cóc có một trải nghiệm thần bí sâu sắc, kèm theo cảm giác đồng nhất với Chúa hoặc vũ trụ. Hậu quả. Người bị bắt cóc phải đương đầu với các tác động tâm lý, thể chất và xã hội từ trải nghiệm này. Thay thế Nhà nghiên cứu hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc Joe Nyman đã soạn ra một mô hình tương tự nhưng thay thế cho lời tường thuật về vụ bắt cóc. Dự đoán Lo lắng về Điều gì đó Chưa biết. Người bị bắt cóc cảm thấy rằng một điều gì đó "quen thuộc nhưng chưa biết" sẽ sớm xảy ra. Chuyển đổi Ý thức và Hậu quả Tức thì. Một trạng thái ý thức bị thay đổi tràn ngập người bị bắt cóc khiến họ trở nên ngoan ngoãn và không có khả năng phản kháng. Sự Áp đặt và Tương tác Tâm lý-Thể chất. Rõ ràng là những sinh vật ngoài hành tinh đã ép buộc thực hiện các thủ tục y tế và khoa học đối với người bị bắt cóc. Sự Yên tâm, Cảm xúc Tích cực và Ý thức về Mục đích Đã định. Những kẻ bắt giữ đột nhiên hành động nhân từ hơn và trải nghiệm chuyển sang hướng tích cực. Chuyển đổi Ý thức sang Trạng thái Tỉnh thức Bình thường. Trạng thái thay đổi của ý thức gây ra trong bước thứ hai kết thúc. Nhanh chóng Quên đi Hầu hết hoặc Tất cả Ký ức về Trải nghiệm. Hầu hết các ký ức về trải nghiệm đều phai nhạt. Giai đoạn Đánh dấu. Ghi nhận thời gian đã mất, những ký ức kỳ lạ nhưng dường như vô nghĩa về việc bị người ngoài hành tinh bắt cóc hiện diện. Đôi khi có những cơn ác mộng tái diễn. Khoảng trống Chu kỳ. Cuộc sống bình thường tiếp tục cho đến trải nghiệm tiếp theo. Khi mô tả "kịch bản bắt cóc", David M. Jacobs từng nói: Toàn bộ sự kiện bắt cóc được dàn dựng chính xác. Tất cả quy trình đều được xác định trước. Không có ai đứng xung quanh và quyết định phải làm gì tiếp theo. Những sinh vật này được định hướng theo nhiệm vụ và không có dấu hiệu nào cho thấy là chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ khía cạnh nào trong đời sống của họ ngoài việc thực hiện thủ tục bắt cóc. Mấy vụ người ngoài hành tinh bắt cóc khả nghi thường liên quan mật thiết đến những báo cáo về UFO, và đôi khi được cho là do cái gọi là Chủng Xám (Grey) tiến hành: Sinh vật hình người lùn tịt, da xám với đầu to hình quả lê và đôi mắt to đen, mặc dù theo như báo cáo cho biết có nhiều loại thực thể bắt cóc khác nhau, và những kẻ bắt cóc được báo cáo dường như khác biệt tùy theo nền văn hóa và nơi bắt nguồn của trải nghiệm. Tác động Bác sĩ và nhà nghiên cứu người ngoài hành tinh bắt cóc John G. Miller nhận thấy tầm quan trọng trong lý do khiến một người coi mình là nạn nhân của hiện tượng bắt cóc. Ông gọi cái nhìn sâu sắc hoặc sự phát triển dẫn đến sự thay đổi danh tính này từ người không bị bắt cóc chuyển sang người bị bắt cóc là "sự kiện tỉnh thức". Sự kiện tỉnh thức thường là một trải nghiệm đơn lẻ, đáng nhớ, nhưng Miller báo cáo rằng không phải tất cả những người bị bắt cóc đều trải qua nó như một giai đoạn riêng biệt. Dù bằng cách nào, sự kiện tỉnh thức có thể được coi là "chân trời lâm sàng" của trải nghiệm bị bắt cóc. Tiến sĩ Miller đã biên soạn một danh sách không đầy đủ các yếu tố kích hoạt phổ biến cho sự kiện này trong một bài báo trình bày tại hội nghị bàn về người ngoài hành tinh bắt cóc năm 1992 được tổ chức tại MIT: Bằng chứng hữu hình, chẳng hạn như vết thương không giải thích được hoặc thay đổi cơ thể hoặc thay đổi môi trường của người bị bắt cóc. Cuộc trò chuyện với những người bị bắt cóc khác hoặc phơi bày các tuyên bố bắt cóc. Tiếp xúc với những mô tả về hiện tượng bắt cóc trong văn hóa đại chúng hoặc trên các phương tiện truyền thông. Thôi miên hồi tưởng về những ký ức bị bắt cóc. Đôi khi, việc nhận ra rằng một người là kẻ bị bắt cóc có thể gây ra một "cơn lũ" những ký ức ẩn giấu trước đó về những cuộc gặp gỡ được nhận thức của một người với "các thực thể". Mặc dù sự kiện tỉnh thức đôi khi được kích hoạt bởi một nỗ lực để lấy lại ký ức một cách thôi miên, nhưng nó thường được ghi nhớ một cách có ý thức mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào như vậy. Do đó, Miller coi đó là một "điểm khởi đầu" tốt cho một nhà nghiên cứu điều tra một chủ đề riêng lẻ. Hoài nghi Những tác giả theo chủ nghĩa hoài nghi Robert Sheaffer và Philip J. Klass đồng ý rằng giới nghiên cứu về vụ bắt cóc cá nhân dường như gây ảnh hưởng đến các đặc điểm của những câu chuyện thu được trong quá trình thôi miên hồi tưởng. Ảnh hưởng này có xu hướng định hình các câu chuyện kể về vụ bắt cóc được phục hồi theo cách củng cố những thành kiến đã định trước của cá nhân nhà nghiên cứu. Klass nói đùa rằng những người đang cân nhắc thôi miên hồi quy để khám phá những ký ức bị bắt cóc hãy đến thăm R. Leo Sprinkle, người có các phiên hồi quy thường xuyên hơn để "khám phá" các báo cáo về người ngoài hành tinh nhân từ. Sheaffer cũng trích dẫn nghiên cứu được thực hiện về thôi miên như một phương pháp tăng cường trí nhớ, kết luận rằng những ký ức sai lầm, có thật đối với bệnh nhân một cách chủ quan, có thể được tạo ra chỉ thông qua các gợi ý khi họ đang ở trong trạng thái thôi miên. Mặc dù những người ủng hộ hiện tượng này đã lập luận rằng có một câu chuyện cốt lõi nhất quán giữa các tuyên bố bắt cóc, nhưng không có nghi ngờ gì về sự khác biệt xảy ra trong các chi tiết của những báo cáo giữa các nền văn hóa và ranh giới địa lý. Những người hoài nghi như Robert Sheaffer khẳng định rằng biến thể này ủng hộ một giả thuyết tâm lý xã hội như một lời giải thích cho nguồn gốc của hiện tượng bắt cóc. Số lượng chứ không chỉ chất lượng của các báo cáo này xem ra đều chịu sự ảnh hưởng từ nền văn hóa, vì số báo cáo về vụ bắt cóc ít được thực hiện hơn ở các quốc gia không nói tiếng Anh. Hơn nữa, nội dung và cấu trúc của "câu chuyện về vụ bắt cóc" như phác thảo của các nhà nghiên cứu như Nyman và Bullard đã được thiết lập ở dạng hư cấu vào năm 1930 trong bộ truyện tranh Buck Rogers. Bộ truyện này mô tả một phi thuyền của người ngoài hành tinh do "Tiger Men" của Sao Hỏa điều khiển, họ bắt giữ một nhân vật nữ và khiến cô ấy bị đối xử tương tự như những người tuyên bố mình bị người ngoài hành tinh bắt cóc trong thế giới thực. Câu chuyện có cấu trúc giống với dàn bài tường thuật nguyên mẫu do Bullard nghĩ ra hơn so với phần lớn những câu chuyện trong danh mục vụ việc của chính Bullard. Đọc thêm Tham khảo Hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc
19820021
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan%20%C4%91i%E1%BB%83m%20v%E1%BB%81%20hi%E1%BB%87n%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20b%E1%BA%AFt%20c%C3%B3c
Quan điểm về hiện tượng bắt cóc
Quan điểm về hiện tượng bắt cóc là những lời diễn giải nhằm giải thích các tuyên bố về trường hợp những sinh vật dường như ở thế giới khác đến đây hòng bắt cóc và kiểm tra cơ thể con người. Sự khác biệt chính giữa các quan điểm này nằm ở mức độ tin cậy được gán cho những lời kể lại. Các quan điểm bao gồm từ khẳng định rằng tất cả các vụ bắt cóc đều là trò lừa bịp đến niềm tin cho rằng những tuyên bố này là diễn biến khách quan và tách biệt với ý thức của nhân chứng. Một số nhà nghiên cứu bị hấp dẫn trước hiện tượng bắt cóc, nhưng ngần ngại đưa ra kết luận dứt khoát. Nhà tâm thần học Harvard John E. Mack, nhân vật có thẩm quyền hàng đầu về các tác động tâm linh hoặc biến đổi của những trải nghiệm nghi bị người ngoài hành tinh bắt cóc. Quan điểm khoa học chính thống cho rằng hiện tượng bắt cóc bắt nguồn từ tâm lý học con người, thần kinh học và văn hóa; nó thực sự là một hiện tượng tâm lý xã hội chứ không phải là vụ bắt cóc của người ngoài hành tinh. Nhiều người trong công chúng bao gồm phe theo thuyết âm mưu và giới nghiên cứu UFO tin rằng sinh vật ngoài Trái Đất đã tạm thời bắt cóc con người trái với ý muốn của họ. Nhiều tác giả, bao gồm Jacques Vallée và John E. Mack, đã gợi ý rằng sự phân đôi giữa 'đời thực' và 'tưởng tượng' có thể quá đơn giản; rằng một sự hiểu biết đúng đắn về hiện tượng phức tạp này có thể đòi hỏi phải đánh giá lại quan niệm của nhân loại về bản chất của thực tại. Giả thuyết ngoài hành tinh Đây là giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh bắt cóc là một hiện tượng theo nghĩa đen, qua đó sinh vật ngoài Trái Đất bắt cóc con người để nghiên cứu hoặc thử nghiệm họ. Nhân loại đã không phát hiện ra những sinh vật này vì công nghệ của họ quá tiên tiến nên họ có thể trốn tránh sự phát hiện. Giả thuyết này không được hầu hết giới khoa học chính thống ủng hộ rộng rãi vì thiếu bằng chứng vật lý và bản chất mâu thuẫn của hầu hết câu chuyện bắt cóc. Quan điểm văn học Theo giáo sư văn học Terry Matheson, sự phổ biến và lời mời chào đầy vẻ hứng khởi của những câu chuyện người ngoài hành tinh bắt cóc là điều dễ hiểu. Những câu chuyện bắt cóc "về bản chất đều mang đậm chất lôi cuốn; thật khó để tưởng tượng một mô tả sống động hơn về sự bất lực của con người". Matheson nói rằng sau khi trải nghiệm cảm giác rùng rợn thú vị mà một người có thể cảm thấy khi đọc một câu chuyện ma hoặc xem một bộ phim kinh dị, mọi người "có thể trở về thế giới an toàn trong ngôi nhà của họ, an tâm với kiến thức rằng hiện tượng được đề cập không thể xảy ra. Nhưng khi truyền thuyết bắt cóc đã tuyên bố gần như ngay từ đầu, không thể tránh khỏi những kẻ bắt cóc ngoài hành tinh". Quan điểm hoài nghi Nhiều giả thuyết khác nhau đã được phe theo chủ nghĩa hoài nghi đưa ra để giải thích các báo cáo mà không cần viện dẫn những khái niệm gây tranh cãi như các dạng sống thông minh ngoài Trái Đất. Những giả thuyết này thường tập trung vào các quá trình tâm lý đã biết có thể tạo ra những trải nghiệm chủ quan tương tự như những gì được tường thuật trong câu chuyện bắt cóc. Phe hoài nghi cũng có khả năng kiểm tra nghiêm túc các câu chuyện bắt cóc để tìm ra bằng chứng về trò lừa bịp hoặc ảnh hưởng từ các nguồn văn hóa đại chúng như khoa học viễn tưởng. Một ví dụ về phân tích toàn diện, hoài nghi, tập trung vào các tác động của tiếp thị đại chúng là cuốn sách năm 2003 của nhà sử học nghệ thuật John F. Moffitt mang tên Picturing Extraterrestrials: Alien Images in Modern Mass Culture. Theo lời Brian Dunning, những lời giải thích thay thế mang tính tâm lý học được đề xuất về hiện tượng bắt cóc bao gồm ảo giác, tâm thần phân liệt tạm thời, co giật động kinh và chứng mất ngủ—các trạng thái tinh thần gần giống như ngủ mơ (trạng thái nửa tỉnh nửa mê, ác mộng và chứng tê liệt khi ngủ). Chứng tê liệt khi ngủ thường đi kèm với ảo giác và cảm giác về một sự hiện diện đầy vẻ ác độc hoặc trung lập, dù những người trải qua nó thường không hiểu "thứ gì đó" đó là người ngoài hành tinh. Phe hoài nghi tin rằng nạn nhân bị người ngoài hành tinh bắt cóc đã nói dối về trải nghiệm bị bắt cóc của họ. Động cơ chính cho những trò lừa bịp như vậy được cho là lợi nhuận tài chính từ sách báo hoặc phim ảnh có thể được thực hiện về trải nghiệm của họ và các yếu tố tâm lý xã hội, chẳng hạn như sự chú ý từ người khác và khả năng nổi tiếng mà những người bị bắt cóc có thể không có. Tuy nhiên, hầu hết những người bị bắt cóc không công khai câu chuyện của mình; người ta cho là hầu hết họ đều tin vào trải nghiệm bắt cóc của mình. Theo nghĩa này, bịa đặt đơn giản không phải là lời giải thích đầy đủ cho phần lớn những câu chuyện bắt cóc. Tham khảo Hiện tượng người ngoài hành tinh bắt cóc
19820022
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ph%C3%B4%20mai%20Ph%C3%A1p
Danh sách phô mai Pháp
Đây là danh sách các loại phô mai Pháp, ghi chép lại các loại phô mai, thực phẩm làm từ sữa với nhiều hương vị, kết cấu và hình thức đa dạng khác nhau được tìm thấy ở Pháp. Năm 1962, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã hỏi: "Làm thế nào bạn có thể cai trị một quốc gia có hai trăm bốn mươi sáu loại phô mai?". Có sự phong phú đa dạng vô cùng lớn trong mỗi loại phô mai, khiến một số người ước tính có khoảng 1.000 tới 1.600 loại phô mai Pháp khác nhau. Phô mai Pháp được phân nhóm tổng quát thành tám danh mục, 'les huit familles de fromage'. "Chỉ định xuất xứ" được bảo vệ Theo Chính sách Nông nghiệp Chung của Liên minh Châu Âu, một số loại phô mai được sản xuất, bao gồm nhiều loại của Pháp, được bảo vệ bởi chỉ định xuất xứ được bảo vệ (PDO), và những chỉ định xuất xứ địa lý khác, ít nghiêm ngặt hơn, cho các đặc sản truyền thống, ví dụ như chỉ định xuất xứ địa lý được bảo vệ của EU (PGI). Hệ thống này đã thay thế một cách rộng rãi cho các hệ thống quốc gia, chẳng hạn như hệ thống appellation d'origine contrôlée (AOC) của Pháp, vì bất kỳ loại phô mai nào được đăng ký làm một PDO hoặc PGI thì không thể sử dụng chỉ định AOC nữa để tránh sự nhầm lẫn. Việc sản xuất phô mai Pháp được phân loại dưới bốn hạng mục, và quy tắc PDO/PGI/(AOC) sẽ quy định hạng mục hoặc các hạng mục mà mỗi loại phô mai được bảo vệ có thể được gán vào: Fermier: phô mai nhà nông, được sản xuất ngay tại trang trại nơi sữa được sản xuất. Artisanal: nhà sản xuất sản xuất phô mai với số lượng tương đối nhỏ sử dụng sữa từ trang trại của họ, nhưng cũng có thể mua sữa từ các trang trại địa phương. Coopérative: hợp tác sản xuất với các nhà sản xuất sữa địa phương trong một khu vực đã tham gia sản xuất phô mai. Trong các hợp tác xã (coopérative) lớn hơn, số lượng phô mai sản xuất có thể tương đối lớn, giống như một số nhà sản xuất công nghiệp (industriel) (nhiều có thể được phân loại là được sản xuất tại nhà máy). Industriel: phô mai sản xuất tại nhà máy từ sữa có nguồn gốc địa phương hoặc khu vực, hoặc có thể từ khắp nơi trên nước Pháp (tùy thuộc vào quy định AOC/PDO cho các loại phô mai cụ thể). Một số loại phô mai được phân loại, bảo vệ và quy định theo luật của Pháp. Đa số được phân loại là Appellation d'origine contrôlée (AOC), mức độ bảo vệ cao nhất. Một số cũng được bảo vệ dưới chỉ định ít nghiêm ngặt hơn nhưng vẫn được quy định theo luật là Label Régional (LR). Một số loại phô mai Pháp được bảo vệ dưới chỉ định Xuất xứ Địa lý được Bảo vệ của Liên minh Châu Âu (PGI). Nhiều loại phổ biến, như Boursin, không được bảo vệ, trong khi một số loại ban đầu từ các quốc gia khác, như phô mai Emmental, có thể có một số biến thể được bảo vệ như một loại phô mai Pháp. Danh sách này khác với những loại có tình trạng AOC. Các loại phô mai khác Abbaye de Belloc Abbaye de Tamié Abbaye de Timadeuc Cheese Affidélice Autun Avalin Babybel Baguette laonnaise Bilou Blanc à fromage - Vosges Bleu de Bresse Bleu de Termignon Bon Grivois Boulette d'Avesnes Boursin cheese Brie Brie Noir (Black Brie) Brillat-Savarin Broccio Passu Bucheron Cabécou Cabrinu Cabriou Cachaille Cacouyard Callebasse Camembert du Calvados - Normandie Cancoillotte Caprice des dieux Canut Carré de l'Est - Lorraine Cathare Chamois d'or Chaource Chatou Chaubier Chaumes Chevillon - Haute-Marne Citeaux - Burgundy Coulommiers Coutances Délice de Bourgogne Délice du Calvados Doux de Montagne Ecorce de sapin Édel de Cléron Epenouse Explorateur Faisselle Fédou Feuille de Dreux Feuille du Limousin Ficello Figou Fromage blanc Fromage frais Fromager d'Affinois Fougerus Foudjou Fourme d’Asco Fourme de Cantal Gaperon Gros Lorrain - Vosges La Vache qui Rit Lavort Mamirollais Mamirolle Metton Mont des Cats Mousseron Niolo Olivet cendré Ortolan Pavé d'Auge - Normandy Pavé d'Isigny - Normandy Pavin Perail Pérassu Port Salut Raclette Rochebarron Roucoulons Roue de Brielove Saint Agur Saint Albray Saint-André Saint-Paulin Saint-Rémy Spinosien Tarentais Tome d'Arles Tome de la Brigue Tome de la Vésubie Tome des Bauges - Savoie, Haute-Savoie Tomme au Fenouil Tomme Boudane Tomme Butone Tomme de Lévéjac Tomme du Jura Tomme du Revard Toucy Tourrée de l'aubier Tracle Trèfle Tricorne de Marans Trinqueux U Muntagnolu Vallé d'Ossau Velay Venaco Vesontio Vieux-Boulogne Vieux Samer Void Xaintray Xem thêm Danh sách phô mai Danh sách nhà làm phô mai Chú thích Liên kết ngoài Thư viện hình ảnh Pho mát Pháp (và một số loại khác) Hình ảnh và thông tin chi tiết về Phô Mai Pháp Phô mai Pháp Pho mát Pháp Ẩm thực Pháp Danh sách phô mai Pho mát Phô mai Chỉ dẫn địa lý Luật sở hữu trí tuệ
19820036
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ichikawa%20Masami
Ichikawa Masami
là một nữ diễn viên, tarento, ca sĩ người Nhật Bản. Cô cũng là một cựu nữ diễn viên khiêu dâm và trưởng nhóm Ebisu Muscats. Cô sinh ra tại Tokyo. và thuộc về công ti T-Powers. Tham khảo Sinh năm 1991 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên phim khiêu dâm Nhật Bản
19820038
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Andong
Giáo phận Andong
Giáo phận Andong (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Andong, Hàn Quốc. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Daegu. Địa giới Địa giới giáo phận bao gồm các thành phố Mungyeong, Sangju, Andong, Yeongju và các huyện Bonghwa, Yeongdeok, Yeongyang, Yecheon, Uljin, Uiseong và Cheongsong thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc ở Hàn Quốc. Tòa giám mục được đặt tại thành phố Andong, cũng là nơi đặt Nhà thờ chính tòa Mokseong-dong, nhà thờ chính tòa của giáo phận. Giáo phận bao phủ diện tích 10.788 km² và được chia thành 108 giáo xứ. Lịch sử Giáo phận được thành lập vào ngày 29/5/1969 theo tông sắc Quae in Actibus của Giáo hoàng Phaolô VI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Tổng giáo phận Daegu và Giáo phận Wonju. Giám mục quản nhiệm Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ René Marie Albert Dupont, M.E.P. (29/5/1969 - 6/10/1990 từ nhiệm) Inhaxiô Pak Sok-hi † (6/10/1990 - 4/10/2000 qua đời) Gioan Kim Khẩu Kwon Hyok-ju, từ 16/10/2001 Thống kê Đến năm 2020, giáo phận có 52.326 giáo dân trên dân số tổng cộng 706.978, chiếm 7,4%. |- | 1970 || 27.742 || 1.713.880 || 1,6 || 25 || 7 || 18 || 1.109 || || 18 || 32 || 19 |- | 1980 || 30.038 || 1.540.000 || 2,0 || 29 || 16 || 13 || 1.035 || || 16 || 50 || 21 |- | 1990 || 39.908 || 1.787.000 || 2,2 || 32 || 24 || 8 || 1.247 || || 12 || 93 || 24 |- | 1999 || 42.771 || 915.760 || 4,7 || 46 || 42 || 4 || 929 || || 4 || 147 || 29 |- | 2000 || 43.437 || 935.675 || 4,6 || 49 || 48 || 1 || 886 || || 1 || 156 || 31 |- | 2001 || 44.350 || 906.573 || 4,9 || 51 || 50 || 1 || 869 || || 1 || 157 || 31 |- | 2002 || 44.130 || 889.832 || 5,0 || 51 || 50 || 1 || 865 || || 1 || 151 || 31 |- | 2003 || 44.211 || 844.396 || 5,2 || 54 || 53 || 1 || 818 || || 1 || 170 || 32 |- | 2004 || 44.666 || 846.476 || 5,3 || 58 || 54 || 4 || 770 || || 4 || 171 || 33 |- | 2006 || 45.283 || 785.472 || 5,8 || 63 || 57 || 6 || 718 || || 7 || 169 || 35 |- | 2012 || 47.837 || 761.000 || 6,3 || 67 || 63 || 4 || 713 || || 6 || 169 || 38 |- | 2015 || 49.487 || 728.959 || 6,8 || 75 || 63 || 12 || 659 || || 13 || 168 || 39 |- | 2018 || 51.359 || 717.858 || 7,2 || 79 || 69 || 10 || 650 || || 11 || 122 || 104 |- | 2020 || 52.326 || 706.978 || 7,4 || 83 || 81 || 2 || 630 || || 3 || 121 || 108 |} Tham khảo Tài liệu Liên kết ngoài Số liệu Annuario pontificio năm 2021 tại Trang mạng chính thức của giáo phận Hồ sơ giáo phận trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Triều Tiên Đề mục của giáo phận trên trang ucanews Andong
19820043
https://vi.wikipedia.org/wiki/Milo%C5%A1%20Vu%C4%8Devi%C4%87
Miloš Vučević
Miloš Vučević (tiếng Serbia: Милош Вучевић, ), (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1974) là luật sư, chính trị gia người Serbia. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Serbia, Phó thủ tướng Serbia kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2022. Trước đây ông từng làm thị trưởng của Novi Sad nhiệm kỳ 2012-2022. Tham khảo
19820046
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pterorhinus
Pterorhinus
Pterorhinus là một chi chim dạng sẻ thuộc họ Kim oanh (Leiothrichidae). Phân loại Chi này được nhà động vật học người Anh Robert Swinhoe lập ra vào năm 1868 với loài Pterorhinus davidi là loài điển hình. Tên của chi kết hợp từ các từ Hy Lạp cổ đại pteron (lông vũ) và rhinos (lỗ mũi). Những loài thuộc chi này từng được xếp trong chi Garrulax, nhưng sau khi một nghiên cứu phát sinh chủng loại phân tử năm 2018 được công bố, Garrulax được tách ra và một số loài đã được chuyển sang chi tái lập Pterorhinus. Đồng thời, bốn loài trước đây thuộc chi Babax đã được chuyển đến đây. Các loài Chi này có 23 loài: Pterorhinus ruficollis Pterorhinus nuchalis Pterorhinus chinensis (Khướu bạc má) Pterorhinus mitratus Pterorhinus treacheri Pterorhinus vassali (Khướu đầu xám) Pterorhinus galbanus Pterorhinus courtoisi (Hét cười mũ lam) – tách ra từ P. galbanus Pterorhinus gularis Pterorhinus delesserti Pterorhinus albogularis Pterorhinus ruficeps Pterorhinus davidi Pterorhinus pectoralis (Khướu ngực đen) Pterorhinus poecilorhynchus Pterorhinus caerulatus Pterorhinus berthemyi Pterorhinus lanceolatus – chuyển từ Babax Pterorhinus woodi – chuyển từ Babax Pterorhinus waddelli – chuyển từ Babax Pterorhinus koslowi – chuyển từ Babax Pterorhinus sannio (Bò chiêu) Pterorhinus perspicillatus Tham khảo Collar, N. J. & Robson, C. 2007. Family Timaliidae (Babblers) pp. 70 – 291 in; del Hoyo, J., Elliott, A. & Christie, D.A. eds. Handbook of the Birds of the World, Vol. 12. Picathartes to Tits and Chickadees. Lynx Edicions, Barcelona. Danh sách các chi chim Họ Kim oanh
19820080
https://vi.wikipedia.org/wiki/Al%20Michaels
Al Michaels
Alan Richard Michaels (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1944) là một người Mỹ làm việc trong lĩnh vực truyền hình thể thao. Hiện tại, ông đang là "bình luận viên thể thao" trực tiếp thông báo các trận đấu trong chương trình Thursday Night Football trên Prime Video. Ông cũng có vai trò danh dự tại NBC Sports. Ông đã làm việc trong ngành truyền hình thể thao mạng từ năm 1971. Công việc gần đây nhất của ông là tại NBC Sports sau hơn ba thập kỷ (1976–2006) tại ABC Sports. Alan Michaels nổi tiếng với việc lâu dài giọng bình luận trực tiếp các trận đấu NFL, trong đó có việc thông báo trận đấu trong chương trình ABC Monday Night Football từ năm 1986 đến 2005 và NBC Sunday Night Football từ năm 2006 đến 2021. Ông cũng được biết đến với những lần tạo ra những câu nói nổi tiếng trong các môn thể thao khác như việc gọi tên Kỳ diệu trên băng tại Thế vận hội Mùa đông 1980 và việc tạo ra những lời gọi đặc biệt trong các trận đấu thể thao khác, bao gồm trận đấu bóng chày World Series 1989 bị gián đoạn bởi trận động đất Loma Prieta 1989. Tuổi thơ và học vấn ban đầu Alan Richard Michaels được sinh ra trong một gia đình Do Thái tại Brooklyn, New York, và là con của Jay Leonard Michaels và Lila Roginsky/Ross. Michaels lớn lên ở Brooklyn và có tình yêu với đội bóng Dodgers. Năm 1958, gia đình của Michaels chuyển đến Los Angeles, cùng năm mà đội bóng Dodgers rời Brooklyn. Ông tốt nghiệp trường trung học Alexander Hamilton vào năm 1962. Tiếp đó, ông theo học ngành truyền thông tại Đại học Arizona State, và được dạy một cách sơ khai về báo chí. Ông từng làm việc như một nhà viết báo thể thao cho tờ báo của Đại học Arizona State, The State Press, và đã thông báo các trận đấu bóng đá, bóng rổ và bóng chày của đội Sun Devils trên đài phát thanh của trường. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của hội Sigma Nu. Sự nghiệp ban đầu Khi còn trẻ, Michaels bắt đầu công việc truyền hình tại Chuck Barris Productions, nơi ông chọn phụ nữ tham gia chương trình hẹn hò The Dating Game. Năm 1967, ông có cơ hội làm công việc thể thao lần đầu khi được thuê làm công việc quảng cáo cho đội bóng Los Angeles Lakers và đồng thời trở thành một "Nhận xét viên màu sắc" trong những trận đấu của đội trên sóng phát thanh, cùng với nhà phát thanh nổi tiếng Chick Hearn. Nhưng không lâu sau, ông bị sa thải sau khi chỉ tham gia bốn trận đấu do Chick Hearn không thích làm việc cùng người trẻ. Sau đó vào năm 1968, ông tiếp tục sự nghiệp truyền hình sau khi chuyển đến Honolulu. Tại đây, ông làm người dẫn chương trình thể thao cho KHVH-TV (nay là KITV) và thông báo trận đấu theo thời gian thực cho đội bóng chày Hawaii Islanders trong liên đoàn bóng chày Pacific Coast League, cùng với các trận đấu bóng đá và bóng rổ của Đại học Hawaii và cả trận đấu bóng đá tại các trường trung học địa phương. Ông được vinh danh là "Nhà phát thanh viên thể thao xuất sắc của Hawaii" vào năm 1969. Năm 1970, ông còn tham gia đóng vai luật sư Dave Bronstein trong một tập của chương trình Hawaii Five-O. Trong mùa 1971, Michaels chuyển đến Cincinnati, nơi ông trở thành người thông báo trận đấu theo thời gian thực trên sóng phát thanh cho đội bóng bầu dục Cincinnati Reds của Major League Baseball. Năm 1972, ông tham gia tường thuật các trận đấu trong Vòng chung kết Hạng Nghị viện Quốc gia và World Series cho NBC Sports. Ông cũng là người thông báo trận đấu theo thời gian thực cho môn bóng băng tại Thế vận hội Mùa đông 1972 tại Sapporo, Nhật Bản. Năm 1973, khi đang làm phát thanh viên cho NBC, Bill Enis qua đời vì cơn đau tim ở tuổi 39, chỉ còn hai ngày nữa là ông sẽ phải thông báo trận đấu cuối mùa NFL giữa đội Houston Oilers và Cincinnati Bengals. Vào thời điểm đó, Al Michaels được mời vào thay thế và làm việc cùng với Dave Kocourek trong buồng phát thanh. Năm 1974, ông rời đội Reds và chuyển đến làm việc với đội San Francisco Giants ở vị trí tương tự. Ông cũng tham gia tường thuật bóng rổ cho đội UCLA, thay thế cho Dick Enberg trong các trận đấu tại sân nhà của đội. Đúng lúc này, UCLA đang có chuỗi 88 trận thắng liên tiếp. Trong năm 1975, ông rời khỏi NBC và chuyển sang thông báo các trận đấu NFL khu vực cho CBS Sports. Năm 1976, ông gia nhập ABC Sports để tường thuật các trận đấu dự bị của chương trình Monday Night Baseball. Trong năm đó, ông đã tường thuật hai trận đấu no-hitter (khi không có người chơi đối phương đánh được bóng) bởi John Candelaria của Pirates trước đội Los Angeles vào ngày 9 tháng 8 (cho ABC) và John Montefusco của Giants trước đội Atlanta vào ngày 29 tháng 9 năm 1976 (trên Mạng phát thanh Giants). ABC Sports (1977–2006) Vào tháng 1 năm 1977, Al Michaels gia nhập ABC Sports làm việc toàn thời gian. Năm 1983, ông trở thành người thông báo chính trong các trận bóng chày cho ABC, thay thế Keith Jackson. Trước đó, Michaels và Jackson thường phiên nhau phát thanh trận đấu trong chương trình phủ sóng World Series của ABC, bắt đầu từ năm 1979. Trong đó, Michaels được giao phát thanh các trận đấu tại sân của National League, còn Jackson phát thanh các trận đấu tại sân của American League. Trong ba thập kỷ tiếp theo, Michaels đã tường thuật rất nhiều môn thể thao khác nhau cho ABC. Các môn này bao gồm bóng chày Major League, bóng bầu dục đại học (làm việc cùng các người như Frank Broyles, Lee Grosscup, và Ara Parseghian từ năm 1977 đến 1985, sau đó là cùng các đồng nghiệp trong chương trình Monday Night Football như Frank Gifford và Dan Dierdorf cho trận đấu Sugar Bowl từ năm 1989 đến 1992), bóng rổ đại học (thường làm việc cùng Joe B. Hall từ 1987 đến 1989), đua xe Indianapolis 500, bóng đá băng, các sự kiện điền kinh, đua ngựa (bao gồm các giải đua nổi tiếng như Kentucky Derby, Preakness Stakes, và Belmont Stakes từ năm 1986 đến 2000), đánh golf PGA Tour, quyền anh (như trận đấu Hagler vs. Hearns năm 1985), đánh ván trượt băng, đua xe đạp đường trường (đặc biệt, Michaels đã bình luận cho các sự kiện đua xe tại Thế vận hội Mùa hè 1984 cùng với Greg LeMond và Eric Heiden), và nhiều sự kiện của Thế vận hội cũng như các kỳ tuyển chọn Olympic. Các sự kiện nổi bật khác mà Michaels đã bình luận cho ABC bao gồm việc làm người dẫn chương trình tại studio cho Chung kết Stanley Cup từ năm 2000 đến 2002. Hơn nữa, ông cũng là người dẫn chương trình cho các chương trình đặc biệt hàng năm về Tiger Woods vào các đêm thứ Hai trong tháng 7 hoặc tháng 8. Những tập phát sóng của chương trình Thế giới rộng lớn của thể thao có sự tham gia của Al Michaels ở những năm đầu làm việc tại ABC đã xuất hiện ít nhất hai lần trên chương trình hài Cheap Seats của kênh ESPN Classic. Phép màu trên băng Hai tường thuật nổi tiếng hơn của Al Michaels là trận đấu bóng băng ở vòng chung kết giải Mùa đông 1980 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, và trận đấu thứ ba trong kì World Series 1989. Năm 1980, một nhóm người chơi bóng băng từ đại học Hoa Kỳ không được kỳ vọng đã giành huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông. Trận đấu vòng chung kết diễn ra vào ngày 22 tháng 2 - mặc dù ngược lại với quan niệm thông thường, trận đấu này chưa đảm bảo cho đội tuyển Hoa Kỳ giành huy chương vàng - thu hút sự quan tâm đặc biệt khi đối thủ của họ là đội Liên Xô, một đội chuyên nghiệp có lợi thế mạnh mẽ, và trận đấu được tổ chức trước một khán đài đầy hào hứng ủng hộ Hoa Kỳ tại Lake Placid, New York. Phần tường thuật đáng nhớ của Al Michaels trong trận đấu này, bao gồm câu hỏi nức nở của ông - "Bạn tin vào phép màu không? Đúng vậy!" - khi thời gian trận đấu kết thúc với chiến thắng 4–3 của Hoa Kỳ, đã giúp trận đấu này được gọi là Phép màu trên băng trong truyền thông. Hầu hết mọi người nghĩ rằng trận đấu được truyền hình trực tiếp (thậm chí, kênh CTV ở Canada, có quyền phát sóng, cũng đã phát trực tiếp); nhưng thực tế, trận đấu bắt đầu lúc 5:05 chiều theo giờ Đông Bắc Hoa Kỳ (Eastern Standard Time), và ABC quyết định không bỏ lỡ tin tức địa phương và mạng (ở Đông Bắc Hoa Kỳ) để phát trực tiếp trận đấu. Thay vào đó, hầu hết nội dung của trận đấu - bao gồm cả hiệp ba - được phát trong khung giờ truyền hình thường từ 8:30 đến 11 giờ tối theo giờ Đông (và trễ 6,5 giờ trên bờ Tây từ 8:30 đến 11 giờ tối theo giờ Thái Bình Dương). Mặc dù phát trễ, trận đấu đã là một trong những chương trình có lượng người xem cao nhất trong mùa truyền hình 1979-80 và vẫn là trận bóng băng được xem nhiều nhất trong lịch sử truyền hình Hoa Kỳ. Al Michaels, cùng đồng tác giả truyền hình Ken Dryden, đã tái hiện lại tường thuật Olympic của họ trong bộ phim năm 2004 Kỳ tích. Mặc dù họ đã tái tạo phần lớn tường thuật trong bộ phim, nhưng đoạn cuối trận đấu với Liên Xô lại sử dụng lời tường thuật gốc của ABC Sports năm 1980. Gavin O'Connor, đạo diễn của Miracle, đã quyết định sử dụng 10 giây cuối cùng của lời gọi gốc của Al Michaels "Bạn tin vào phép màu không? Đúng vậy!" trong phim vì ông cảm thấy không thể yêu cầu ông tái tạo lại cảm xúc trong khoảnh khắc đó. Họ đã sửa bản ghi âm để chuyển tiếp đến lời gọi gốc một cách mượt mà. Al Michaels sau này nhớ lại, "Khi tôi nhìn lại, chắc chắn Lake Placid sẽ là điểm đặc biệt nhất trong sự nghiệp của tôi. Tôi không thể nghĩ ra điều gì có thể vượt qua nó. Tôi không thể tưởng tượng một tình huống nào khác." Michaels chỉ được chọn thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này vì trước đó cách đây tám năm, anh đã làm một trận bóng sân băng, Trận đấu quan trọng này là trận chung kết giành huy chương vàng (giữa Đội tuyển khúc côn cầu quốc gia Liên Xô vs Đội tuyển khúc côn cầu quốc gia Czechoslovakia) tại Thế vận hội Mùa đông 1972 (trên NBC) tại Sapporo, Nhật Bản. Các nhà thông báo khác trên đội của ABC Sports như Keith Jackson, Frank Gifford, và Howard Cosell chưa từng làm trận bóng sân băng trước đây. Michaels nhớ lại điều này trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình Real Sports vào tháng 1 năm 2009. Rõ ràng Michaels cũng đã đánh bại WABC-AM và nhà phê bình của New York Islanders, George Michael, để nhận nhiệm vụ này. Hai ngày sau đó, Michaels sẽ truyền tải trận chung kết giành huy chương vàng, trong đó Hoa Kỳ đánh bại Phần Lan, và anh kết thúc trận đấu bằng lời tuyên bố "Giấc mơ không thể này trở thành sự thật!" Al Michaels tiếp tục là người dẫn chương trình chính trong việc phát sóng bóng đá sân băng của ABC trong hai kỳ Thế vận hội Mùa đông tiếp theo, cùng với Dryden, người phân tích màu chính. Năm 1984 tại Sarajevo, Mike Eruzione, người từng là thuyền trưởng của đội bóng đá sân băng Hoa Kỳ giành huy chương vàng năm 1980, chủ yếu làm việc với Don Chevrier. Đến Thế vận hội Mùa đông cuối cùng của ABC bốn năm sau, Eruzione lần này được đôi với Jiggs McDonald. Michaels cùng với John Davidson sau đó đã phát sóng Trận 1 và Trận 4 của loạt trận vòng loại Cúp Stanley giữa Calgary và Los Angeles vào năm 1993 cho ABC. Những khoảnh khắc đáng nhớ trong bóng chày Giải bóng chày Quốc gia 1972 Dù sự kiện ngày 17 tháng 10 năm 1989 tại San Francisco thường được coi là khoảnh khắc đầy cảm xúc nhất trong sự nghiệp của Michaels liên quan đến bóng chày, anh ấy còn có một số khoảnh khắc khác đáng nhớ. Trong Giải bóng chày Quốc gia 1972, đội Pittsburgh Pirates - đội vô địch World Series 1971 - gặp đội Cincinnati Reds. Trong Trận 5, khi cả hai đội hòa 2 trận, Pittsburgh Pirates dẫn trước 3-2 ở hiệp thứ chín và chỉ còn ba lượt ra ngoài nữa là họ có thể vào World Series. Nhưng Dave Giusti, người ném cuối trận cho Pittsburgh Pirates, đã không làm tốt. Anh ấy để mất cú home run gỡ hòa của Johnny Bench trước khi để cho Tony Pérez và Denis Menke đánh liên tiếp. Sau đó, Bob Moose thay thế và gần như khắc phục tình thế bằng cách giành được hai ngoại. Nhưng khi Hal McRae, người thay thế vào vị trí đánh chéo, đang ở bát đấu, Bob Moose trượt chân và ném sai khiến George Foster, người thay thế cho Pérez, ghi điểm quyết định và mang về chiến thắng, tạo nên một bữa ăn mừng lớn tại Sân vận động Riverfront. Như đã đề cập trước đó, sau đó vào tháng 10 đó, Michaels tham gia vào lần đầu tiên tham gia phát sóng World Series như một nhà thông báo, nơi anh hỗ trợ người phát sóng NBC là Curt Gowdy trong Trận 1–2, 6, và 7 tại Cincinnati. Michaels là kết quả của chính sách phát sóng lúc đó của các nhà thông báo đại diện cho các đội tham gia (quá trình này kết thúc sau Giải bóng chày Thế giới 1976) được mời thực hiện việc tường thuật trực tiếp trên mạng cho World Series. Do đó, Trận 3–5 của World Series 1972 thay vào đó có sự tham gia của người phát thanh viên của Oakland Athletics là Monte Moore làm việc cùng NBC bên cạnh Curt Gowdy. Giải bóng chày Thế giới 1983 Vào ngày 6 tháng 6 năm 1983, Michaels chính thức thay thế Keith Jackson làm nhà thông báo trực tiếp chính cho Monday Night Baseball. Michaels, người đã làm việc trong bảy mùa giải với những trận đấu dự phòng (ban đầu hợp tác cùng Bob Gibson và Norm Cash), có vẻ rất tức giận vì sự chậm trễ của ABC Sports trong việc thông báo anh là nhà thông báo bóng chày hàng đầu của họ. Khác với Jackson, người chủ yếu làm bóng đá đại học, Michaels - như đã đề cập trước đó - đã làm việc với Cincinnati Reds và San Francisco Giants trước khi gia nhập ABC vào năm 1976. TV Guide đã phê phán về Jackson bằng cách nói "Một người của bóng đá trên bóng chày!" Jackson không thể dự một số trận đấu World Series vào năm và do xung đột với lịch trình phát sóng bóng đá đại học thông thường của mình. Do đó, Michaels đã làm nhà thông báo trực tiếp cho các trận đấu vào cuối tuần. Giải bóng chày Thế giới 1985 Có lẽ cuộc gọi lịch sử đầu tiên của Michaels với ABC Sports trong khi phát sóng Bóng chày Đại lộ đã diễn ra trong những gì nhiều người hiện nay biết đến là trận đấu của Don Denkinger. Kansas City Royals đang thua St. Louis Cardinals 3–1 trong một loạt trận đánh giá thấp về số điểm và tẻ nhạt. Sau khi Royals giành chiến thắng tại St. Louis và đưa cuộc chiến trở lại Kansas City, trận thứ sáu cũng có số điểm thấp. Tuy nhiên, trận đấu này đã trở thành một cuộc đối đầu căng thẳng giữa các người ném bóng. Ở hiệp chín dưới đáy, pinch-hitter Jorge Orta khởi đầu cho Royals đối đầu với người ném bóng của Cardinals Todd Worrell, khi Kansas City đang thua 1-0 và đánh một quả bóng đất tới vị trí vệ binh trước Jack Clark. Clark ném bóng qua cho người ném Worrell, người đang chạy đến vị trí vệ binh đúng lúc để đánh bại Orta nhanh và đã làm được. Tuy nhiên, trọng tài vệ binh đầu tiên Don Denkinger vẫn tuyên bố Orta an toàn tại vị trí đầu tiên. Steve Balboni sau đó đánh một quả bóng bật lên tới vị trí vệ binh, Jack Clark đã bỏ lỡ và mắc lỗi, khiến cho lượt đánh của Balboni tiếp tục, và anh ấy ngay lập tức đánh một đường đơn để đặt người ở vị trí đầu và thứ hai. Từ cuộc đánh đấm như thế đã dẫn đến tình hình Royals nạp đầy các vị trí và đặt người đang đua bắt ngang ở vị trí thứ ba và người đang đua ở vị trí thứ hai với một ngoại. Iorg đánh một đường đơn 2 điểm và Royals đã trở lại thắng 2–1. Royals đã giành chiến thắng trong Trận 7 với tỷ số 11-0 và hoàn thành cuộc lội ngược dòng sau khi bị dẫn trước 3 trận. Tuy nhiên, không phải là quảng cáo 'an toàn' đầy nhiễu loạn của Denkinger, cũng không phải là pha đánh của Iorg, lỗi của Clark, những hành động xuất sắc của Jim Sundberg (với cú lướt cản ngang khó khăn qua người bắt Darrell Porter để ghi điểm quyết định) hay thất bại 7-0 ở Trận 7 là những điều được nhớ đến nhiều nhất trong những năm tới. Ngay trước khi Giải bóng chày Thế giới 1985 bắt đầu, ABC loại bỏ Howard Cosell khỏi việc thông báo như một hình phạt vì cuốn sách gây tranh cãi của anh I Never Played the Game. Thay vào đó, Tim McCarver (cùng với Michaels và Jim Palmer là người thông báo trực tiếp và phân tích màu) đã tham gia, và đây là lần đầu tiên McCarver tham gia nhiều chương trình phát sóng Giải bóng chày Thế giới. Theo nguồn tin, vào năm 1985, việc làm việc cùng Cosell trong chương trình phát sóng bóng chày đã trở nên khá khó khăn. Rõ ràng, Cosell và Michaels đã có một cuộc cãi vã gay gắt sau khi kết thúc việc phát sóng Giải bóng chày Championship Series American League 1984 vì nhiều vấn đề, trong đó có lời đồn rằng Cosell đã say rượu và những vấn đề khác. Có tin đồn cho rằng Michaels đã đưa ra kiến nghị đến lãnh đạo ABC để loại bỏ Cosell khỏi trận đài. Cuối cùng, Michaels đã nói ra những vấn đề của mình với Cosell. Michaels cho biết "Howard đã trở thành người tàn ác, xấu xa, hung ác." Sê-ri Chung kết Giải bóng chày American League năm 1986 Năm 1986, Michaels cũng có mặt trong trận mà ông nói đó là "trận hay nhất trong hàng ngàn trận tôi đã làm.". Vào ngày 12 tháng 10 tại Sân vận động Anaheim, Michaels cùng với Jim Palmer đã bình luận trận 5 của Sê-ri Chung kết Giải bóng chày American League. California Angels dẫn trước 3 trận 1 trong loạt 7 trận đấu với Boston Red Sox. Trong trận đấu, Angels dẫn 5–2 khi bước vào hiệp thứ 9. Boston ghi được hai điểm bằng một pha ngoạI cuộc bởi Don Baylor, thu hẹp khoảng cách xuống còn 5–4. Khi Donnie Moore vào sân để kết thúc sự phản công, đã có hai ngoại binh và một người chạy tại cơ một, Rich Gedman, người đã bị đâm bóng. Angels chỉ còn một bước để lần đầu tiên trong lịch sử tham dự Sê-ri bóng chày World. Nhưng Dave Henderson đã đánh một cú đánh 2-2 thành home run trước Moore, đưa Red Sox dẫn 6–5. Angels đã ghi thêm một điểm trong hiệp thứ 9, đẩy trận đấu vào hiệp phụ. Moore tiếp tục ném cho Angels. Ông đã kìm chế cuộc phản công của Red Sox trong hiệp 10 bằng cách khiến Jim Rice đánh bóng thành 1-2-3. Tuy nhiên, Red Sox vẫn có thể ghi điểm từ Moore trong hiệp 11 thông qua cú ném bóng chết bằng hiệp phụ của Henderson. Angels không thể ghi điểm trong hiệp thứ 11 và thua trận 6–7. Thất bại vẫn để lại Angels dẫn trước 3 trận 2, còn hai trận đấu nữa tại Fenway Park. Angels không thể phục hồi, thua cả hai trận với khoảng cách lớn, lần lượt là 10–4 và 8–1. Trận 7 của Sê-ri Chung kết ALCS 1986 kết thúc với pha đánh không gỡ của Calvin Schiraldi trước Jerry Narron. Mặc dù ABC Sports và ESPN đã nằm dưới cùng một bóng rổ tài chính (Công ty The Walt Disney) từ năm 1996, Michaels không bao giờ làm nhà bình luận thường xuyên cho ESPN Major League Baseball. Lần duy nhất ông xuất hiện trên sóng ESPN bất kì là khi ông tham gia với tư cách nhà bình luận khách mời trong Wednesday Night Baseball năm 2003 như một phần của loạt chương trình Living Legends Series của ESPN. Michaels cùng với Gary Thorne và Joe Morgan, mà ông đã làm việc cùng trong việc phát sóng Sê-ri World 1989 của ABC và là đội bóng chày số 2 của ABC sau Michaels, Jim Palmer và Tim McCarver vào năm 1989, tham gia vào một trận đấu tại Sân vận động Dodger giữa Los Angeles Dodgers và Cincinnati Reds. Sê-ri Chung kết Thế giới năm 1987 Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 2 năm 2015, Michaels đã nói rằng Minnesota Twins có thể đã tạo âm thanh giả đám đông trong Metrodome trong trận Sê-ri Chung kết Thế giới năm 1987 khi gặp St. Louis Cardinals. Trả lời ý kiến của Michaels, Chủ tịch Twins Dave St. Peter nói rằng ông không nghĩ Twins cần "lý thuyết âm mưu" để giành chức vô địch Sê-ri Thế giới. Thay vào đó, ông cho rằng chúng ta nên tôn trọng những cầu thủ như Frank Viola, Gary Gaetti, Kent Hrbek, và Kirby Puckett, người theo ông, đã "đột ngột nổi lên và giành chức vô địch." Sê-ri Thế giới năm 1989 Vào ngày 17 tháng 10 năm 1989, Michaels đang ở San Francisco, chuẩn bị để bình luận trận thứ ba của Sê-ri Thế giới năm 1989 giữa đội chủ nhà, San Francisco Giants, và đội khách Oakland Athletics. Lúc đó, ABC đang phát sóng trực tiếp và đã tổng hợp lại hai trận đầu tiên (với nhạc nền là bài "Hello Old Friend" của James Taylor), cả hai trận đều được đội Oakland thắng. Khi Michaels chuyển dẫn cho đồng bình luận của mình, Tim McCarver, để bắt đầu phân tích khả năng chiến thắng của Giants trong trận đấu, thì bất ngờ một trận động đất Loma Prieta xảy ra (khoảng 5:04 chiều giờ địa phương). Trong lúc sóng truyền hình bị gián đoạn vì động đất, Michaels bất ngờ kêu gọi: "Tôi nói cho các bạn biết, chúng ta đang bị một trận động đất —", và ngay lúc đó, sóng truyền hình bị gián đoạn hoàn toàn trước khi ông kịp hoàn thành câu nói. ABC sau đó hiển thị thông báo về sự cố kỹ thuật và khôi phục âm thanh thông qua một đường liên kết điện thoại 15 giây sau đó. Michaels mỉm cười và nói: "Vậy là, đó là phần mở đầu tuyệt vời nhất trong lịch sử truyền hình, không ai bằng!" Sau đó, Michaels báo cáo từ xe sản xuất thể thao của ABC ở bên ngoài Candlestick Park về trận động đất, và sau này ông được đề cử giải Emmy cho việc phát sóng tin tức. Michaels truyền thông báo cáo của mình cho Ted Koppel, người đang ở trụ sở ABC News tại Washington, D.C. Theo lời kể của Tim McCarver, khi trận động đất xảy ra, anh, Michaels và Jim Palmer tức thì nắm chặt nhưng thực ra lại là đùi của nhau, vì họ tưởng rằng đó là cần ghế tay. Sau đó, họ bị bầm tím ở những vùng này vào ngày tiếp theo. Nhiều năm sau đó (trong một chương trình hồi tưởng về trận động đất trong Sê-ri Thế giới 1989 trên SportsCenter năm 1999), Al Michaels đã mạnh dạn thừa nhận ông tin rằng nếu trận động đất kéo dài hơn 15 giây, ông có thể đã không sống sót. Ông thêm rằng mình chỉ thực sự sợ khi ông cảm thấy mình di chuyển ngược lại. Ba người thông báo đang ngồi trên một đỉnh mâm ghế với lưng hướng ra sau và không có gì để tựa vào. {{blockquote|Chính thời điểm này cách đây mười ngày, chúng tôi bắt đầu chương trình với hình ảnh bầu trời từ trên cao xuống San Francisco; vẻ đẹp luôn tuyệt vời, đặc biệt hơn trong ngày hôm đó với bầu trời xanh ngọc và ánh nắng chiều lấp lánh như hàng ngàn viên ngọc quý. Bức tranh ấy thể hiện cảm xúc và tâm trạng của khu vực Vịnh San Francisco và hầu hết Miền Bắc California. Đội bóng chày của họ, Giants và Athletics, đã giành được chức vô địch và người dân ở đây vẫn đang cảm nhận hạnh phúc từ thành công của hai đội. Sự kiện thể thao quan trọng của nước Mỹ, Sê-ri Thế giới, trong thời gian đó, đã hoàn toàn thuộc về họ. Sau đó, tất nhiên, cảm giác hạnh phúc tỏa sáng biến thành sự kinh hoàng, đau đớn và tuyệt vọng chỉ trong vòng 15 giây. Và ngay bây giờ vào ngày 27 tháng 10, giống như một võ sĩ bị đánh vào bụng mạnh và tỉnh táo dậy, khu vực này đang tiếp tục tiến lên và tiến xa. Một phần của tình hình hiện tại là việc trận Sê-ri Thế giới được tiếp tục. Không ai trong sân bóng này đêm nay - không có cầu thủ, người bán hàng, người hâm mộ, nhà báo, thậm chí không ai trong khu vực này cả - có thể quên được những hình ảnh đó. Cột khói tại Khu Marina. Cây cầu bị tách ra. Sự hỗn loạn kỳ cục của bê tông ở Oakland. Những hình ảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta. Và trong khi nỗi tang thương, nỗi đau đớn và tác động sau còn tiếp tục, sau khoảng 30 phút nữa, trọng tài đội hình, Vic Voltaggio, sẽ nói 'Chơi bóng', và các cầu thủ sẽ thi đấu, người bán hàng sẽ bán, đám đông sẽ cổ vũ, các nhà thông báo sẽ thông báo. Và đối với nhiều trong số sáu triệu người dân trong khu vực này, đó sẽ giống như việc quay trở lại Fantasyland. Nhưng Fantasyland chính là nơi mà bóng chày ra đời, và có thể, ngay lúc này, đó chính là nơi hoàn hảo cho một khoảng thời gian nghỉ ngơi ba giờ.|Al Michaels ở phần đầu của đoạn thông báo của ABC khi họ phát sóng lại Trận 3 của Sê-ri Thế giới 1989. Sau đó, có thông tin đồn đoán rằng nếu Michaels thắng vụ án arbitration liên quan đến ABC, ông sẽ gia nhập CBS làm người dẫn chương trình bóng chày chính của họ. ABC sau Sê-ri Thế giới 1989, đã mất gói phát sóng bóng chày của mình cho CBS trong bốn năm tiếp theo. Michaels đã có xích mích với mạng lưới vì vi phạm chính sách của công ty. Hợp đồng của Michaels với ABC ban đầu được thiết lập để hết hạn vào cuối năm 1992. Tuy nhiên, cuối cùng, ABC đã thông báo về việc kéo dài hợp đồng mà nguồn tin cho biết sẽ giữ Michaels tại ABC ít nhất đến cuối năm 1995 và trả cho ông ít nhất 2,2 triệu đô la hàng năm với khả năng kiếm thêm. Điều đó sẽ khiến Michaels trở thành người dẫn chương trình thể thao có thu nhập cao nhất trên truyền hình. The Baseball Network (1994–1995) Vào năm 1994, ABC tái thiết lập mối liên kết với Major League Baseball lần đầu tiên kể từ năm 1989 thông qua việc hợp tác phát sóng với NBC, gọi là Mạng Bóng Chày. Lần này, Al Michaels được tái hợp cùng Jim Palmer và Tim McCarver. Cùng nhóm này, ông đã phát sóng ba trận chung kết World Series (năm 1985, 1987 và 1989), hai trận All-Star Games (năm 1986 và 1988), và loạt trận quyết định vé vào chung kết National League năm 1988. Về việc Al Michaels trở lại làm phát thanh cho bóng chày lần đầu tiên kể từ khi trận động đất Loma Prieta năm 1989 đã làm gián đoạn World Series, Jim Palmer nói, "Al đã tham gia năm trận từ năm 1989, và bây giờ ông quay trở lại một cách tự nhiên. Thực sự khó hiểu làm thế nào một người có thể làm được điều đó." Một cuộc đình công của cầu thủ vào tháng 8 năm 1994 đã buộc hủy bỏ toàn bộ các trận đấu sau mùa giải đó, bao gồm cả World Series. Sau đó vào tháng 6 năm 1995, cả ABC và NBC thông báo rằng họ sẽ giải thể Mạng Lưới Bóng Chày (The Baseball Network) vào cuối mùa giải 1995. Tháng sau đó, Michaels cùng với Jim Palmer và Tim McCarver, đã điều hành Trận Mùa giải All-Star 1995 tại Arlington, Texas. Khi đến tháng 10, Michaels, Palmer và McCarver được gọi điều hành Trận 1–2 của Mùa giải Vòng Sơ loại Hạng Nhất 1995 giữa đội Cincinnati Reds 1995 và đội Los Angeles Dodgers 1995, Trận 4 của Vòng Sơ loại Hạng Nhất giữa đội Atlanta Braves 1995 và đội Colorado Rockies 1995, Trận 1–2 của Mùa giải Vòng Chung kết Hạng Nhất 1995 giữa Atlanta và Cincinnati, và Trận 1, 4–5 của Mùa giải World Series 1995 giữa Atlanta và đội Cleveland Indians 1995. Trong tình huống cuối cùng mà ông đã điều hành một trận bóng chày trên ABC, Michaels gọi to "Quay về Georgia!" sau khi người ném Cleveland José Mesa đánh trượt đội hai Atlanta Mark Lemke. ABC dự định phát sóng trận đấu thứ bảy có thể (vì NBC đã được lên lịch phát sóng Trận 6), nhưng Braves cuối cùng đã giành chiến thắng giải vô địch thế giới hai đêm sau đó. Trận 5 của Mùa giải World Series 1995 không chỉ chứng tỏ là trận cuối cùng mà Michaels điều hành cho một trận đấu Bóng chày Hạng Nặng (không tính lần xuất hiện ngắn trên MLB Network cho một trận đấu giữa San Francisco Giants 2011 và New York Mets 2011 vào ngày 8 tháng 7 năm 2011), mà còn là lần cuối cùng một trận đấu Bóng chày Hạng Nặng được phát sóng trên ABC cho đến khi loạt trận Mùa giải 2020 của loạt trận Wild Card. Sau này, Michaels đã viết trong tự truyện năm 2014 của ông "You Can't Make This Up: Miracles, Memories, and the Perfect Marriage of Sports and Television" rằng sự cạnh tranh giữa hai mạng lưới có thể trở nên ngớ ngẩn đến mức ABC và NBC đều không muốn quảng cáo cho các phát sóng của nhau trong World Series năm 1995. Để bạn hiểu rõ hơn, giữa Trận 1, Michaels đã nhận một đoạn quảng cáo với nội dung "Hãy tham gia cùng chúng tôi tại ABC cho Trận 4 tại Cleveland vào tối thứ Tư và cho Trận 5 nếu cần, vào thứ Năm." Tuy nhiên, Michaels nhanh chóng tiếp theo bằng cách nói "À, nhân tiện, nếu bạn đang tự hỏi về Trận 2 và 3, tôi không thể cho bạn biết chính xác bạn có thể xem chúng ở đâu, nhưng đây là một gợi ý: Tối qua, Bob Costas, Bob Uecker, và Joe Morgan [đội ngũ phát sóng của NBC] đã được nhìn thấy tại Underground Atlanta." NBA on ABC Sau sự thất bại về điểm xếp hạng trong NBA Finals năm 2003, ABC quyết định cải tổ đội phát sóng hàng đầu của họ cho NBA. Brad Nessler bị chuyển đến đội phát sóng thứ hai, nơi ông được kết hợp với Sean Elliott và Dan Majerle. Michaels được tuyển dụng để thay thế Nessler trở thành người phát thanh chính của NBA. Trong những tuần đầu tiên của mùa giải mùa giải 2003–2004, ông không có đối tác. Tuy nhiên, Doc Rivers, một nhà phân tích được đánh giá cao khi làm việc với Turner Sports, trở nên có sẵn sau khi đội Orlando Magic bắt đầu mùa giải với tỷ số 1–19. Rivers được tuyển dụng vài tuần trước trận khai mạc mùa giải của ABC vào ngày Giáng Sinh. Ông và Michaels làm việc trong trận đấu đó cùng nhau, chỉ có sáu trận họ làm chung trong suốt mùa giải thường (tất cả các trận còn lại mà Rivers làm việc đều với Brad Nessler). Trong kì playoffs, họ tham gia phát sóng mọi trận đấu, bao gồm cả NBA Finals năm 2004, trong đó điểm xếp hạng truyền hình tăng vọt. Trong kì playoffs năm 2004, Doc Rivers được tuyển dụng bởi Boston Celtics. Mặc dù Rivers tiếp tục làm việc với ông suốt cả thời gian playoffs, ABC đã phải tìm kiếm một nhà phân tích màu chính mới cho mùa giải mùa giải 2004–2005. Vào đầu mùa NBA 2004–2005, ABC đã tìm thấy đối tác mới cho Al Michaels. Hubie Brown, người từng là huấn luyện viên của Memphis Grizzlies và có tên tuổi trong lĩnh vực phát thanh với CBS, TBS, và TNT, đã phải nghỉ hưu vì sức khỏe và sau đó được tuyển dụng để thay thế Doc Rivers. Họ bắt đầu hợp tác vào ngày Giáng Sinh năm 2004, khi phát sóng trận đấu đáng được chờ đợi giữa Shaquille O'Neal và Kobe Bryant. Sau trận đó, họ không phát sóng chung đến tháng 3 năm 2005. Michaels trở nên không đều trong việc phát sóng NBA, tham gia vào hai trận đấu vào đầu tháng 3 và sau đó thêm ba trận vào tháng 4. Brown làm việc hàng tuần trong các trận đấu do ABC phát sóng, phát sóng một số trận đấu cùng với người phát thanh kỳ cựu Mike Breen. Cho mùa giải 2005–2006, cặp đôi này được dự định sẽ tiếp tục làm đội phát thanh chính của ABC. Họ làm việc trong trận đấu trong ngày Giáng Sinh của năm đó giữa Los Angeles Lakers và Miami Heat, và dự kiến sẽ phát sóng Kết trận NBA cùng nhau. Tuy nhiên, vì ông chuẩn bị chuyển sang làm việc cho NBC, kế hoạch này không được thực hiện. Mike Breen thay thế ông trên chương trình The NBA on ABC, trở thành người phát thanh chính cho một gói phát sóng NBA trên sóng truyền hình miễn phí lần đầu tiên trong sự nghiệp của ông. Breen làm việc trong Kết trận NBA 2006 cùng với Hubie Brown, cũng như tất cả các trận đấu chính mà ABC phát sóng trong năm đó. Điều này giúp ABC có người phát thanh chính đều đặn đầu tiên kể từ Brad Nessler, vì Breen (không giống như Michaels) tham gia phát sóng hàng tuần. Để hiểu rõ hơn, trong thời gian ông là người phát thanh chính cho NBA trên ABC trong hai mùa giải, ông chỉ tham gia phát sóng 13 trận đấu trong tổng số 26 trận đấu trong mùa, với chỉ có hai trận diễn ra tại Los Angeles (nơi ông định cư) hoặc Sacramento. Ngoài việc làm việc không đều, Al Michaels (mặc dù ban đầu được coi là mang đến sự đáng tin cậy cho chương trình phát sóng NBA của ABC so với người tiền nhiệm, Brad Nessler) đã bị chỉ trích vì dường như thiếu loại đam mê và tự tin (ví dụ, Michaels ban đầu đã mô tả cú chặn của Amar'e Stoudemire đối với cú ném của Tim Duncan trong vòng loại NBA năm 2005 như một "cú ném xuất sắc, xuất sắc và gây khó khăn"). Barry Horn của Dallas Morning News nói rằng Michaels đơn giản là "không phải là người say mê bóng rổ". Trong khi đó, Bill Simmons đã nói trong Kết trận NBA năm 2005 rằng Michaels "đến làm việc trong những trận đấu này, thực hiện công việc của mình, sau đó lái xe về nhà với suy nghĩ, 'Chỉ còn năm tuần nữa là tới trận NFL Trận ra sân Danh dự Hall of Fame, tôi đã gần đích rồi!'" Một lời phê bình khác mà ông nhận được là ông thường xuyên mất quá nhiều thời gian để giải thích một cách dài dòng và rườm rà. Kết quả là ông thường nói liên tục trong hai hoặc ba lần thế chỗ (nhưng dường như Michaels phù hợp hơn cho các chương trình phát sóng bóng đá ngày thứ hai và bóng chày trên ABC, nơi ông nổi tiếng hơn). Tuy nhiên, do điều này, ông ít khi có thời gian bình luận về những hành động mà người xem đang theo dõi, vì ông quá chú tâm vào một phần cốt truyện hoặc câu chuyện trước đó mà ông cảm thấy khán giả cần phải biết. Chuyển từ ABC sang NBC ABC mất quyền phát sóng NFL Năm 2003, Al Michaels đã nói: "ABC Sports đã là nơi làm việc chuyên nghiệp của tôi trong 26 năm qua, và tôi vui mừng rằng điều này sẽ tiếp tục trong tương lai..." sau khi ký một hợp đồng gia hạn dài hạn. Năm 2005, thông báo rằng Monday Night Football sẽ chuyển từ ABC sang ESPN bắt đầu từ mùa 2006, và cộng sự John Madden thông báo ông sẽ gia nhập NBC Sports, người đã mua quyền phát sóng các trận đấu trong chương trình Sunday Night Football. Mặc dù có tin đồn Michaels cũng có thể chuyển đến NBC, ông tuyên bố sẽ tiếp tục là người dẫn chương trình bình luận trận đấu cho MNF, và nói rằng, "Tôi cảm thấy như tôi đã trở thành một phần của đêm thứ Hai. Tôi đã ở đây và tôi sẽ tiếp tục ở đây." Kế hoạch ban đầu là Michaels sẽ cùng với Joe Theismann (người chuyển từ Sunday Night Football) trong việc bình luận các trận đấu đêm thứ Hai. Lúc đó, cựu Chủ tịch ABC Television, Alex Wallau, nói: "Trong 26 năm, Al đã đóng một vai trò quan trọng tại ABC Sports, và trong 17 năm trong số đó, ông đã trở thành khuôn mặt và giọng nói đồng nghĩa với chương trình thể thao lớn nhất và thành công nhất của truyền hình, Monday Night Football... Đó là sự phản ánh xuất sắc của Michaels cùng với sự hiểu biết rộng lớn, kinh nghiệm và sự nhiệt huyết, giúp những người hâm mộ của MNF luôn hào hứng và trở lại để xem thêm." Ngoài ra, cựu Chủ tịch ABC Sports Howard Katz cũng nói, "Al Michaels có giá trị không thể thiếu đối với Đài và chúng tôi rất vui khi ông tiếp tục ở trong gia đình của chúng tôi. [...] Al là một chuyên nghiệp hoàn hảo và làm cho tất cả mọi người xung quanh ông trở nên xuất sắc hơn." Tuy nhiên, trong những tuần trước Super Bowl XL, nhiều người đã đoán rằng Michaels đang cố gắng thoát khỏi hợp đồng với ESPN để gia nhập NBC cùng với Madden. Lúc này, đã rõ ràng rằng Sunday Night Football của NBC sẽ trở thành chương trình truyền hình cao cấp của NFL trong khung giờ đỉnh cao, trong khi Monday Night Football của ESPN sẽ phát sóng các trận đấu phụ tương tự như chương trình trước đó của mạng lưới vào các đêm Chủ Nhật. Michaels còn làm dấy lên thêm sự nóng lòng bằng cách từ chối tiết lộ kế hoạch tương lai của mình và ông không thể "phản hồi đối với những tin đồn... vì điều đó sẽ làm xao lãng tâm trí." Vào ngày 8 tháng 2 năm 2006, ESPN thông báo rằng nhóm bình luận của họ cho chương trình Monday Night Football sẽ bao gồm Mike Tirico làm người phát biểu trận đấu, cùng với Theismann và Tony Kornheiser là những chuyên gia phân tích. ESPN rõ ràng khẳng định rằng Michaels sẽ không quay lại phát sóng Monday Night Football hay chương trình NBA của ABC (nơi Michaels đã từng là người dẫn chương trình phát biểu trận đấu NBA). Việc "trao đổi" nhân vật Oswald the Lucky Rabbit Vào ngày 9 tháng 2 năm 2006, NBC xác nhận Michaels sẽ gia nhập mạng lưới để cùng Madden truyền hình bóng đá vào các tối Chủ Nhật, từ đó chấm dứt chuỗi 20 năm của Michaels tham gia phát sóng Monday Night Football và gần 30 năm phục vụ cho ABC. Để cho phép Michaels thoát khỏi hợp đồng với ABC và ESPN, NBCUniversal đã bán quyền phát sóng cáp của ESPN cho phần phát sóng vào ngày thứ Sáu của bốn Ryder Cup tiếp theo, đồng thời cho phép ESPN sử dụng nhiều đoạn tóm tắt Olympic hơn và bán quyền sở hữu nhân vật Oswald the Lucky Rabbit cho công ty mẹ Disney, một nhân vật hoạt hình do Walt Disney chính ông phát triển (nhưng ông đã mất vào năm 1928), trước đây do Universal Pictures (hiện là NBCUniversal) sở hữu. Chủ tịch NBC Sports Dick Ebersol giải thích, "Chúng tôi không kiếm được gì từ những quyền này; chúng đã không có giá trị tại Hoa Kỳ." Michaels đã có một góc nhìn thú vị về việc "trao đổi" này. Khi nhắc đến việc Kansas City Chiefs đã trao cho New York Jets một lựa chọn trong cuộc đấu giữa các đội để thả huấn luyện viên Herman Edwards khỏi hợp đồng, Michaels nói, "Oswald chắc chắn có giá trị hơn một lựa chọn draft ở vòng thứ tư. Một ngày nào đó, tôi sẽ trở thành câu hỏi trong một trò đố." Trong một bài viết trên tạp chí Game Informer, Warren Spector, một nhà thiết kế trong trò chơi Epic Mickey, cho biết CEO Disney Bob Iger muốn Oswald tham gia vào trò chơi đến mức ông đã đồng ý thực hiện giao dịch này để lấy lại quyền sở hữu nhân vật. NBC Sports (2006–nay) Sunday Night Football Michaels và Madden bắt đầu thời kỳ làm việc mới tại NBC vào ngày 6 tháng 8 năm 2006, với việc phát sóng trận Trò chơi Đại sảnh Bảo tàng Danh vọng Bóng bầu dục mùa giải mùa hè, và chính thức ra mắt trong mùa giải thường xuyên vào ngày 7 tháng 9. Michaels gọi Sunday Night Football' cùng với John Madden từ ngày 6 tháng 8 năm 2006 đến ngày 15 tháng 4 năm 2009. Vào ngày 16 tháng 4 năm 2009, Cris Collinsworth ký hợp đồng với NBC để thay thế Madden trong vai trò gọi Sunday Night Football'. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2009, Michaels đã gọi Siêu Trận Siêu Cúp XLIII, lần đầu tiên ông phát sóng trận Siêu Cúp cho NBC và lần thứ 7 trong tổng số các trận Siêu Cúp mà ông đã tham gia làm người phát biểu trực tiếp. Michaels là người thứ ba làm người phát biểu trực tiếp cho các trận Siêu Cúp trên NBC, sau Curt Gowdy và Dick Enberg. Michaels cũng đã gọi Siêu Trận Siêu Cúp XLVI vào ngày 5 tháng 2 năm 2012, Siêu Trận Siêu Cúp XLIX vào ngày 1 tháng 2 năm 2015, Siêu Trận Siêu Cúp LII vào ngày 4 tháng 2 năm 2018 và Siêu Trận Siêu Cúp LVI vào ngày 13 tháng 2 năm 2022, qua đó ông đã san bằng kỷ lục của Pat Summerall với số lần gọi trận Siêu Cúp bởi người phát biểu play-by-play, tuy vẫn còn kỷ lục với 16 trận Siêu Cúp mà ông đã tham gia trong vai trò phát biểu, bao gồm cả Siêu Cúp I khi là phóng viên bên lề và Siêu Cúp II, IV, VI và VIII khi là nhà bình luận mà ông đã tham gia. Thông thường, Michaels thường ăn tối trong lúc phát biểu trận đấu trực tiếp của Sunday Night Football. Anh ăn bánh quy và nho trong hiệp một, sau đó có một bữa tối nhẹ trong hiệp hai, và thường ăn trong khoảng thời gian quảng cáo. Vào ngày 24 tháng 5 năm 2022, NBC thông báo rằng mặc dù ông đã chính thức rời bỏ Sunday Night Football' sau mùa giải NFL năm 2021, Michaels vẫn sẽ tham gia gọi ít nhất một trận đấu trong vòng loại NFL cho NBC dưới một vai trò "emeritus". NBC Olympic Daytime host Vào tháng 3 năm 2009, đã có thông báo rằng Al Michaels sẽ trở thành người dẫn chương trình ban ngày cho phần tin tức Olympic trên kênh NBC trong khuôn khổ Thế vận hội Mùa đông 2010 tại Vancouver, British Columbia. Đây là lần đầu tiên Al Michaels tham gia phần tin tức Olympic kể từ khi ông đã bình luận về môn bóng băng tại Thế vận hội Mùa đông 1988 dưới sự phát sóng của ABC, và cũng là lần đầu tiên ông tham gia sự kiện không liên quan đến bóng bầu dục NFL trên kênh NBC. Chủ tịch NBC Sports, Dick Ebersol, cho biết Al Michaels đã trước đó đã thể hiện ý muốn tham gia vào việc phát sóng Olympic của mạng lưới. Al Michaels cũng đồng làm người dẫn chương trình cho phần lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông 2010 (cùng với Bob Costas). Ông cũng tham gia dẫn chương trình ban ngày cùng với Dan Patrick cho Thế vận hội Mùa hè 2012 tại Luân Đôn, và cùng với Costas và Ryan Seacrest trong phần lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2012. Với Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi, Al Michaels đã trở thành người dẫn chương trình cho phần tin tức trong tuần trên kênh NBCSN và trong ngày cuối tuần trên NBC. Ông cũng quay trở lại dẫn chương trình tin tức ban ngày cho Thế vận hội Mùa hè 2016 tại Rio de Janeiro. Theo chính Al Michaels, vào thời điểm đó, ABC đã xem xét mua quyền phát sóng Thế vận hội Mùa hè 1996 tại Atlanta. Trong hợp đồng gia hạn với ABC từ năm 1992, có một điều khoản cho phép Al Michaels trở thành người dẫn chương trình chính trong khung giờ vàng nếu ABC phát sóng lại Thế vận hội, và vai trò người dẫn chương trình chính giờ vàng lúc đó sẽ thuộc về Jim McKay. Tuy nhiên, cuối cùng NBC đã mua quyền phát sóng Thế vận hội tại Atlanta với giá 456 triệu đô la, vượt qua ABC với 6 triệu đô la. Premier Boxing Champions Vào tháng 1 năm 2015, NBC thông báo rằng Al Michaels sẽ đứng ở bên sàn đấu cùng với Marv Albert và Sugar Ray Leonard cho các trận đấu PBC on NBC vào các tối thứ Bảy. Hợp tác cùng Haymon Boxing, NBC sẽ truyền hình 20 sự kiện PBC on NBC, trong đó có năm sự kiện được phát sóng vào khung giờ vàng vào các tối thứ Bảy. MLB Network (2011) Vào ngày 8 tháng 7 năm 2011, Al Michaels hợp tác với Bob Costas (cả hai lần lượt thay phiên giữa việc bình luận trận đấu và bình luận màu) để phát sóng một trận đấu giữa đội Mets của New York và Giants của San Francisco trên MLB Network. Đây là lần đầu tiên Michaels tham gia chương trình phát sóng bóng chày kể từ ngày 6 tháng 8 năm 2003 (khi ông làm bình luận viên khách mời cho một trận đấu trên ESPN, như đã đề cập trước đó), và đây cũng là lần đầu tiên ông trở thành bình luận viên chính từ Trận 5 của World Series năm 1995 trên ABC. (Trong loạt trận đó, Michaels đã bình luận cho Trận 1, 4 và 5 cùng với Jim Palmer và Tim McCarver, trong khi Costas đã bình luận cho Trận 2, 3 và 6 cùng với Joe Morgan và Bob Uecker trên NBC.) Michaels và Costas cũng xuất hiện trên SportsNet New York và Comcast SportsNet Bay Area trong giai đoạn giữa trận đấu, do phần phát sóng của MLB Network bị bị chặn tại thị trường chính của Mets và Giants. Thursday Night Football (2016, 2022–nay) Năm 2016, Michaels lần đầu tiên tham gia bình luận trận đấu Thursday Night Football trong khuôn khổ thỏa thuận mà NBC sản xuất một số trận đấu vào các tối thứ Năm để phát sóng trên NFL Network, với việc đồng loạt phát sóng một số trận đấu trên NBC. Trong năm tiếp theo, NBC xác nhận Mike Tirico sẽ tiếp quản vị trí người dẫn chương trình cho các trận đấu thứ Năm được sản xuất bởi NBC. Vào ngày 23 tháng 3 năm 2022, NFL và Amazon thông báo rằng Michaels sẽ trở thành người dẫn chương trình phát biểu trực tiếp cho Thursday Night Football, cùng với Kirk Herbstreit, trong năm đầu tiên của gói phát sóng độc quyền trên Amazon Prime Video và Twitch. Giải thưởng và Vinh dự Phát thanh thể thao Năm lần đoạt giải Sports Emmy Award - Người chiến thắng xuất sắc trong danh hiệu Cá nhân thể thao xuất sắc, Phát thanh trực tiếp Ba lần đoạt giải thưởng Thanh tra thể thao Quốc gia của Hiệp hội truyền thông thể thao quốc gia (NSMA) Thanh tra thể thao của Năm - American Sportscasters Association (ASA) Thanh tra thể thao của Năm - Washington Journalism Review Được xếp trong Top 50 Thanh tra thể thao mọi thời đại của ASA. Giải Walter Cronkite cho Xuất sắc trong Báo chí (2002). Giải "Art Gilmore Career Achievement Award" của Pacific Pioneer Broadcasters vào ngày 16 tháng 6 năm 2017 Hội nhà văn Sao trên Hollywood Walk of Fame Thành viên của Hội nhà văn NSMA (khóa năm 1998) Thành viên của Hội nhà văn Television Academy Hall of Fame (khóa năm 2013) Giải 2013 Pete Rozelle Radio & Television Award - Pro Football Hall of Fame Người đoạt giải Ford C. Frick Award năm 2021 - Baseball Hall of Fame Tại cấp tiểu bang/địa phương Sân vận động bóng đá tại Trường Trung học Alexander Hamilton ở Los Angeles (nơi Al Michaels học) được đặt tên là Al Michaels Field. Cuộc sống cá nhân Al Michaels là con cả. Ông có một em trai tên là David Michaels và một em gái tên là Susan. Hiện tại, Al Michaels đang sống tại Los Angeles. Ông kết hôn với Linda vào ngày 27 tháng 8 năm 1966. Họ có hai người con là Jennifer và Steven. Con trai Steven Michaels đang là Chủ tịch và CEO của một công ty sản xuất phim độc lập có tên là Asylum Entertainment tại Los Angeles. Al Michaels cũng là một người mua vé mùa cho đội bóng đá băng Los Angeles Kings. Anh em trai của Al, David, là một nhà sản xuất truyền hình. David Michaels đã sản xuất nhiều chương trình nổi tiếng như phần tường thuật về Thế vận hội trên NBC, giải đua ngựa Triple Crown và loạt chương trình Beyond the Glory trên Fox Sports Net. Vào tháng 3 năm 2011, Al Michaels đã đồng hành cùng chủ sở hữu đội bóng New England Patriots, Robert Kraft, và vợ ông, Myra Kraft, trong một chuyến đi tới Israel để thăm Sân vận động Gia đình Kraft ở Jerusalem. Đây là một sân vận động bóng bầu dục Mỹ và là sân nhà cho ba đội trong Liên đoàn bóng bầu dục Israel, được gia đình Kraft tài trợ. Đây cũng là một trong những chuyến đi cuối cùng của Myra Kraft trước khi bị mắc bệnh ung thư và qua đời vào ngày 20 tháng 7 năm 2011. Al Michaels từng bị bắt giữ và bị buộc tội lái xe khi ảnh hưởng của cồn vào ngày 21 tháng 4 năm 2013. Sau khoảng năm giờ, ông được thả tự do. Ông sau đó đã thừa nhận tội danh lái xe bất cẩn và bị kết án phải thực hiện 80 giờ công việc cộng đồng và án treo. Năm 2014, Michaels đã viết cuốn tự truyện của mình có tựa đề You Can't Make This Up: Memories and the Perfect Marriage of Sports and Television, đã lọt vào danh sách The New York Times Best Seller List cho thể loại phi hư cấu. Michaels cũng từng nói suốt những năm qua rằng anh chưa bao giờ biết mình đã ăn rau cải trong cuộc đời mình. Sau cái chết của Dick Enberg vào ngày 21 tháng 12 năm 2017, Al Michaels trở thành người dẫn chương trình truyền hình còn sống sót duy nhất từ tất cả 34 kỳ Super Bowl đầu tiên. Trong văn hóa đại chúng Là Michaels đã giải thích với Peter Jennings rằng Jennings đã trở thành nạn nhân của một cuộc gọi trò đùa trong giờ cuối của cuộc truy đuổi xe Bronco của O. J. Simpson, sau khi chiếc Bronco đã vào sân của Simpson và đỗ xe. Kẻ trêu ghẹo, tự xưng là người đang xem Simpson trong chiếc xe, miêu tả những gì họ nói là cảnh tượng trong một phương ngôn hoàn hảo của Stepin Fetchit, sau đó kết thúc với lời nói "... và Baba Booey đến mọi người." Michaels, khác với Jennings, đã hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này là sự liên kết với việc là một người hâm mộ của Howard Stern. Michaels cũng là một người hâm mộ của Howard Stern và đã thảo luận về cuộc gọi trò đùa đó khi tham gia như một khách mời trong chương trình của Stern. Michaels đã có một vai diễn diễn xuất trong một tập phim năm 1970 của Hawaii Five-O, và đã xuất hiện với tư cách chính mình trong các bộ phim Jerry Maguire và BASEketball, cũng như trên một số chương trình truyền hình khác bao gồm Coach và Spin City. Cuộc gọi của ông về chiến thắng của đội bóng đá Mỹ trong Thế vận hội năm 1980 có thể được nghe trong bộ phim năm 2004 Miracle. Michaels đã ghi lại lại tất cả lời bình luận chơi ban đầu cho bộ phim, ngoại trừ dòng lời đáng nhớ. Brian d'Arcy James đóng vai Michaels trong bộ phim truyền hình năm 2002 Monday Night Mayhem. Michaels cũng đã được chế nhạo trong một số dịp bởi những người làm hài nổi tiếng, như Frank Caliendo và Billy West, cũng như trong tập phim Family Guy "Mother Tucker". Michaels cũng là giọng nói nổi bật trong trò chơi bóng chày trên máy tính phổ biến HardBall III cho PC. Ông cũng xuất hiện, cùng với John Madden, trong loạt trò chơi Madden NFL từ Madden NFL 2003 đến Madden NFL 09. Michaels cũng xuất hiện trong hai tập của chương trình Arliss, đóng vai anh họ lớn tuổi của đại lý thể thao Arliss Michaels. Chú thích Sinh năm 1944 Người còn sống Nam diễn viên điện ảnh Mỹ Nam diễn viên truyền hình Mỹ Nam diễn viên lồng tiếng Mỹ
19820109
https://vi.wikipedia.org/wiki/Daniel-Kofi%20Kyereh
Daniel-Kofi Kyereh
Daniel-Kofi Kyereh (sinh ngày 8 tháng 3 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá người Ghana thi đấu ở vị trí tiền đạo cho SC Freiburg và đội tuyển quốc gia Ghana. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ bóng đá Regionalliga Cầu thủ bóng đá 3. Liga Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Ghana Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Đức Cầu thủ bóng đá nam Ghana Nhân vật còn sống Sinh năm 1996
19820111
https://vi.wikipedia.org/wiki/RTSH
RTSH
Đài Phát thanh - Truyền hình Albania (tiếng Albania: Radio Televizioni Shqiptar), (viết tắt: RTSH) là đài truyền hình công cộng quốc gia thuộc sở hữu của Tổng thống Albania. Thành lập vào ngày 28 tháng 11 năm 1938. RTSH được tài trợ kinh phí bởi chính phủ Albania. RTSH cũng là thành viên đồng sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát sóng châu Âu. Tham khảo
19820113
https://vi.wikipedia.org/wiki/Farouk%20c%E1%BB%A7a%20Ai%20C%E1%BA%ADp
Farouk của Ai Cập
Farouk I (; Fārūq al-Awwal; 11 tháng 2 năm 1920 – 18 tháng 3 năm 1965) là vị vua thứ 10 của Ai Cập thuộc Nhà Muhammad Ali và là vị vua áp chót của Ai Cập và Sudan, kế vị cha mình là Vua Fuad I, năm 1936. Tước hiệu đầy đủ của ông là "Bệ hạ Farouk I, nhờ ân sủng của Chúa, Vua của Ai Cập và Sudan". Là vua, Farouk nổi tiếng với lối sống ăn chơi xa hoa. Mặc dù ban đầu được nhiều người biết đến nhưng danh tiếng của ông đã bị xói mòn do sự tham nhũng và kém cỏi của chính phủ. Ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 1952, và buộc phải thoái vị để nhường ngôi cho đứa con trai mới sinh của mình, Ahmed Fuad, lên ngôi với vương hiệu Fuad II. Farouk chết lưu vong ở Ý năm 1965. Em gái của ông, Vương nữ Fawzia Fuad, là người vợ đầu tiên và là Vương hậu của Quốc vương Iran, Mohammad Reza Pahlavi. Tham khảo Nguồn Xem thêm Liên kết ngoài Farouk and Narriman: Egypt's Last Royal Romance Sinh năm 1920 Mất năm 1965 Farouk của Ai Cập Vua Sudan Nhà Muhammad Ali Huân chương Đại Nam Long Tinh Bắc Đẩu Bội tinh hạng nhất
19820117
https://vi.wikipedia.org/wiki/Somsanith%20Vongkotrattana
Somsanith Vongkotrattana
Hoàng thân Somsanith Vongkotrattana (; ngày 19 tháng 4 năm 1913 – 1975) là chính khách người Lào từng giữ chức Thủ tướng Vương quốc Lào trong một thời gian ngắn vào năm 1960. Ông quê quán ở Luang Prabang, Lào. Mẫu thân tên Sanghiemkham, là một trong các con gái của Hoàng thân Bounkhong, kết hôn với Souvannarath, sau này trở thành Thủ tướng, Hoàng thân Souvanna Phouma, Hoàng thân Souphanouvong, Hoàng thân Phetsarath và Hoàng thân Kindavong là những ông chú kế của ông. Ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong chính phủ Lào Issara từ năm 1945 đến năm 1946, và theo nội các lưu vong ở Thái Lan giai đoạn 1946–1949. Sau khi trở về nước, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (1959–1960) và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Quốc vương đã chọn ông lên làm Thủ tướng Lào vào đầu tháng 6 năm 1960, và rồi chính phủ của ông bị lật đổ cùng năm đó. Ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội từ năm 1961 đến năm 1963. Tham khảo Sinh năm 1913 Mất năm 1975 Thủ tướng Lào Người Luang Prabang Chủ tịch Quốc hội Lào Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Chính khách Ủy ban Quốc phòng vì Lợi ích Quốc gia
19820118
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phoui%20Sananikone
Phoui Sananikone
Phoui Sananikone (; ngày 6 tháng 9 năm 1903 – ngày 4 tháng 12 năm 1983) được người dân địa phương gọi là Phagna Houakhong () là chính khách người Lào từng giữ chức Thủ tướng Vương quốc Lào lần thứ nhất từ năm 1950 đến năm 1951 và lần thứ hai từ năm 1958 đến năm 1959. Tiểu sử Thân thế và học vấn Phoui Sananikone chào đời tại Viêng Chăn năm 1903, thuộc một trong những gia tộc danh giá nhất ở Lào có thế lực về chính trị, kinh tế và xã hội. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Pavie năm 1923 trước khi bước chân vào làm công chức thuộc địa trên cương vị là thư ký tại Phủ Thống sứ Pháp tại Lào. Về sau ông thi đậu đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi công chức và được người Pháp trao chức huyện trưởng. Đến năm 1941, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng tỉnh Houakhong (còn gọi là tỉnh Thượng Mékong hoặc Luang Namtha) rồi sau đạt đến cấp bậc hành chính cao nhất với danh xưng đặc biệt Chao Khoueng. Sự nghiệp chính trị Sự nghiệp chính trị của Sananikone bắt đầu trong những năm khó khăn sau Thế chiến thứ hai vào tháng 1 năm 1947 trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Y tế và Phúc lợi Xã hội trong Chính phủ Hoàng gia Lào, ông được bầu làm dân biểu tỉnh Pakse và trở thành chủ tịch đầu tiên của Quốc hội Lào cùng năm đó. Ông đã tham gia đàm phán trước khi ký kết Công ước chung Pháp-Lào năm 1949, theo đó Lào trở thành một Quốc gia Đông Dương liên kết trong khối Liên hiệp Pháp. Ông được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội cho đến năm 1950 rồi chẳng mấy chốc phải từ chức sau khi Quốc vương Lào Sisavang Vong ủy nhiệm ông thành lập nội các. Với tư cách là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đã dẫn đầu Phái đoàn Lào dự Hội nghị Pau vào tháng 6 năm 1950. Chính trong năm đó, ông và các cựu thành viên Lào Issara khác đã lập ra Đảng Độc lập, đảng này về sau hợp nhất với Đảng Quốc dân để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tạo cơ hội cho Sananikone lên làm Thủ tướng nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 8 năm 1958. Thủ tướng đương thời Souvanna Phouma bị mất phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và buộc phải từ chức. Sananikone kế nhiệm Souvanna Phouma, và thành lập một nội các mới với sự ủng hộ từ các thành viên Ủy ban Quốc phòng vì Lợi ích Quốc gia (CDNI). Pathet Lào không còn đại diện trong chính phủ mới thân Mỹ. Sau khi nhậm chức, Sananikone và các bộ trưởng của ông đã chuyển đổi chính sách của Lào sang cánh hữu, giải tán Quốc hội và bác bỏ hiệp định đình chiến Geneve năm 1954. Sananikone cũng nỗ lực giải tán và vô hiệu hóa lực lượng Pathet Lào được hợp nhất vào Quân đội Hoàng gia Lào (RLA) vài tháng trước đó. Tuy vậy, Ông đành phải từ chức dưới áp lực quân sự của phe cánh hữu và trao mọi quyền hành cho Tướng Phoumi Nosavan, người đứng đầu Quân đội Hoàng gia Lào. Kể từ khi gia nhập nội các, ông hầu như đã nắm giữ mọi vị trí cao nhất trong chính phủ Lào. Phần lớn công việc của ông với tư cách là một chính khách liên quan đến độc lập và chủ quyền của Lào ở Đông Nam Á, đặc biệt là liên quan đến chính sách trung lập hướng về phương Tây trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc chiến tranh Đông Dương. Thời kỳ cuối đời Sananikone tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội các nhiệm kỳ từ năm 1963 đến năm 1965 và từ năm 1968 đến năm 1974. Tháng 5 năm 1975, ông sang Pháp sau khi cộng sản tiếp quản. Tháng 9 cùng năm, ông bị chính quyền mới kết án tử hình vắng mặt. Sananikone mất ở Paris, hưởng thọ 80 tuổi. Tham khảo Liên kết ngoài Cáo phó của New York Times đăng ngày 12 tháng 12 năm 1983 Sinh năm 1903 Mất năm 1983 Bộ trưởng Lào Thủ tướng Lào Chủ tịch Quốc hội Lào Đại biểu Quốc hội Lào Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Người bị kết án tử hình vắng mặt
19820119
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kouprasith%20Abhay
Kouprasith Abhay
Thiếu tướng Kouprasith Abhay (; biệt danh 'Fat K'; 1926 – 1999?) là quân nhân và nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của Vương quốc Lào trong cuộc nội chiến Lào. Kouprasith Abhay vốn xuất thân từ một gia tộc nổi tiếng trong xã hội, là con của cựu thủ tướng Kou Abhay, binh nghiệp của ông lại được sự ủng hộ đáng kể từ ảnh hưởng của dòng họ mình. Hồi trẻ, ông đi theo Đại tá Phoumi Nosavan và sĩ quan phụ tá Siho Lamphouthacoul đến Pháp tham dự các khóa học tham mưu tại Trường Nghiên cứu Quân sự Cấp cao ở Paris, rồi sau được bổ nhiệm làm tùy viên quân sự đầu tiên của Chính phủ Hoàng gia Lào tại Pháp. Đầu năm 1960, ông trở về nước nắm quyền Tư lệnh Quân khu 5, bao gồm thủ đô Viêng Chăn. Bị cách chức Tư lệnh vào ngày 14 tháng 12 vì hai lần tham gia vào trận Viêng Chăn, ông được tái bổ nhiệm vào tháng 10 năm 1962. Ông giữ chức vụ này cho đến tận ngày 1 tháng 7 năm 1971, do đó nắm quyền kiểm soát quân đội trong và xung quanh thủ đô. Trong những năm qua, bằng đủ mọi cách, ông từng tham gia vào các cuộc đảo chính năm 1960, 1964, 1965, 1966, và 1973. Binh nghiệp của ông được đánh dấu bằng mối thù chết người với một vị tướng Lào khác là Thao Ma; mối thù chịu trách nhiệm chính cho hai âm mưu đảo chính chống lại chính phủ sau này. Khi cuộc tấn công cuối cùng của Pathet Lào tiến qua Viêng Chăn vào tháng 5 năm 1975, Kouprasith từ chức vào ngày 11 rồi mau chóng bỏ trốn sang Thái Lan. Tháng 10 năm 1978, ông tham gia Chính phủ Hoàng gia Lào lưu vong tại Pháp, nhưng nghỉ hưu ngay sau đó. Ông được cho là qua đời vào năm 1999. Chú thích Tham khảo Anthony, Victor B. and Richard R. Sexton (1993). The War in Northern Laos. Command for Air Force History. . Conboy, Kenneth and James Morrison (1995), Shadow War: The CIA's Secret War in Laos. Paladin Press. . Steiglitz, Perry (1990). In a Little Kingdom. M.E. Sharpe, 1990. ISBNs 0873326172, 9780873326179. Stuart-Fox, Martin (2008) Historical Dictionary of Laos. Scarecrow Press. ISBNs 0810864118, 978-0-81086-411-5. Sinh năm 1926 Mất năm 1999 Người Lào thế kỷ 20 Lãnh đạo quân sự Lào Nhân vật trong Nội chiến Lào
19820120
https://vi.wikipedia.org/wiki/Souvannarath
Souvannarath
Hoàng thân Souvannarath (, ngày 8 tháng 7 năm 1893 – ngày 23 tháng 6 năm 1960) là chính khách người Lào từng giữ chức Thủ tướng thứ 3 của Vương quốc Lào từ năm 1947 đến năm 1948. Ông là con trai của Hoàng thân Bounkhong và là em cùng cha khác mẹ với Hoàng thân Phetsarath, Souvanna Phouma và Souphanouvong. Tham khảo Sinh năm 1893 Mất năm 1960 Hoàng gia Lào Thủ tướng Lào
19820121
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20%28h%E1%BB%8D%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%29
Nguyên (họ người)
Nguyên phát âm gần giống nguyễn Là một họ ở á đông, trung quốc, Việt Nam..vv Nhân vật họ nguyên nổi tiếng Nguyên Thủy Thiên Tôn là vị thần tiên tối cao của Đạo giáo, đứng thứ nhất trong Tam Thanh với ngôi vị Ngọc Thanh. Hai vị kia là Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (đứng thứ hai) và Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (tức Thái Thượng Lão Quân, đứng thứ ba). Nguyên Nhân Tông hoàng đế Nhà Nguyên. Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ vua Nguyên Chiêu vị hoàng đế thứ mười, triều đại Bắc Ngụy. Bắc Ngụy Hiếu Trang Đế tên húy là Nguyên Tử Du. Nguyên Diệp hoàng đế Đại ngụy. Nguyên Lãng hoàng đế Bắc Ngụy. Bắc Ngụy Tiết Mẫn Đế Nguyên Cung vua bắc Ngụy. Tây Ngụy Văn Đế Nguyên Bảo Cự vua Tây Ngụy. Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế tên Nguyên Tu vua Tây Ngụy. Bắc Ngụy Tuyên Vũ Đế Nguyên Khác. Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Nguyên Hoành. Nguyên Huệ Tông Hoàng đế thứ 11 triều Nguyên (Trung Quốc). Nguyên Thành Tông hay Hoàn Trạch Đốc Khả hãn . Nguyên Vũ Tông hoàng đế Nhà Nguyên. Nguyên Ngọc nhà văn Nguyên khác Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất chứa một hạt nhân. Họ Nguyễn có thể đặt Họ Nguyên vì nó phát âm giống nhau Đọc Nguyên Nguyễn giống nhau.
19820122
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Kisaragi
Ga Kisaragi
là truyền thuyết đô thị của Nhật Bản về một nhà ga hư cấu. Nhà ga này lần đầu tiên được đưa tin vào năm 2004, khi có người tự xưng là 'Hasumi' (葉純) đã đăng bài viết về một câu chuyện ma trên diễn đàn internet 2channel. Tham khảo Công trình giao thông giả tưởng Truyền thuyết đô thị Nhật Bản
19820123
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nai%20Bonet
Nai Bonet
Nai Bonet là nghệ sĩ múa bụng, ca sĩ và diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Việt. Quê quán Sài Gòn có mẹ là người Việt Nam và cha là người Pháp, Bonet khởi đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình ở tuổi 13, khi cô nổi bật với vai trò vũ công múa bụng trong một buổi biểu diễn tại Khách sạn Flamingo ở Las Vegas. Cô bắt đầu xuất hiện trong các bộ phim vào năm 1964 (thường đóng vai vũ công múa bụng), cũng như trên truyền hình, quảng cáo, chương trình tạp kỹ. Các bức ảnh của Bonet đã tô điểm cho một số hình bìa album và cô tiếp tục xuất hiện với tư cách là người đứng đầu câu lạc bộ đêm. Năm 1966, Bonet phát hành bài hát mới lạ Jelly Belly, và cô còn quay một video âm nhạc dành cho bài hát này được giới thiệu trên máy hát tự động video Scopitone. Vào thập niên 1970, Bonet quyết định tập trung hoàn toàn vào sự nghiệp diễn xuất của mình, "Nhưng tôi không đi đến đâu trong các bộ phim," cô ấy nói vào năm 1978. Sau khi hình thành, sản xuất và đóng vai chính trong hai bộ phim thất bại (Nocturna năm 1979 và Hoodlums năm 1980), Bonet đã giả từ sự nghiệp diễn xuất của mình. Đóng phim Tham khảo Liên kết ngoài Không rõ năm sinh Người còn sống Vũ công Việt Nam Người Mỹ gốc Việt Người Việt di cư tới Mỹ
19820124
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20bay%20hu%E1%BA%A5n%20luy%E1%BB%87n%20ph%E1%BA%A3n%20l%E1%BB%B1c
Máy bay huấn luyện phản lực
Máy bay huấn luyện phản lực là máy bay phản lực được sử dụng làm máy bay huấn luyện, phục vụ huấn luyện bay cho cả cơ bản và nâng cao. Máy bay huấn luyện phản lực có thể là kiểu thiết kế tùy chỉnh hoặc được sửa đổi/hoán cải từ máy bay có sẵn. Sau khi máy bay quân sự trang bị động cơ phản lực ra đời vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc đào tạo phi công điều khiển loại máy bay này trở thành một yêu cầu bắt buộc. Lịch sử Máy bay huấn luyện thế hệ thứ nhất vào thời thập niên 1940 chủ yếu là được sửa đổi từ các thiết kế có sẵn như Gloster Meteor và Lockheed T-33, nhưng sau đó là sự ra đời các máy bay thiết kế tùy chỉnh như Aero L-29 Delfín và BAC Jet Provost. Khi quá trình huấn luyện dần phát triển lên cao, lực lượng không quân của mỗi quốc gia khác nhau sẽ sử dụng máy bay huấn luyện phản lực cho các giai đoạn đào tạo khác nhau. Mặc dù đa số không quân các nước vẫn tiếp tục sử dụng máy bay động cơ piston hoặc sau này là máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt để huấn luyện cơ bản, nhưng một số máy bay huấn luyện phản lực như Cessna T-37 Tweet cũng đã xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình đào tạo. Những phi công được chọn để lái máy bay tiêm kích hoặc máy bay cường kích thì sau đó sẽ tiếp tục lái máy bay huấn luyện nâng cao tiên tiến hơn như Hawker Siddeley Gnat. Khi những chiếc máy bay huấn luyện phản lực đời đầu trở nên lỗi thời thì các thế hệ tiếp theo đã xuất hiện, chẳng hạn như người Anh sử dụng BAE Systems Hawk một động cơ, trong khi người Pháp thì đặt hàng mua Dassault/Dornier Alpha Jet. Trong Khối Warszawa, Aero L-39 Albatros trở thành máy bay huấn luyện phản lực tiêu chuẩn. Khi máy bay huấn luyện phản lực phát triển, nó cũng được trang bị vũ khí để huấn luyện chiến đấu, dẫn đến việc một số chiếc được sửa đổi thành máy bay cường kích hạng nhẹ; ví dụ như Cessna T-37 Tweet được phát triển thành Cessna A-37 Dragonfly. Các máy bay huấn luyện phản lực hiện đại được tăng cường cấu trúc cho phép nó có thể nhào lộn trên không và diễn tập cường độ cao. Danh sách máy bay huấn luyện phản lực Dưới đây là danh sách liệt kê máy bay huấn luyện phản lực trước đây và hiện tại. Tham khảo Khí cụ bay theo loại Máy bay huấn luyện Máy bay phản lực
19820127
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3i%20Fancy%20Wreck
Bãi Fancy Wreck
Bãi Fancy Wreck (tiếng Anh: Fancy Wreck Shoal; tiếng Trung: 泛爱暗沙, bính âm: Fan’ai Ansha;Tagalog: Dulong Shoal) là một bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa, nằm về phía đông nam của cụm Sinh Tồn, có tọa độ địa lý là . Bãi ngầm Fancy Wreck đang bị tranh chấp bởi Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và Philippines. Hiện chưa chưa rõ nước nào kiểm soát bãi ngầm này. Chú thích Quần đảo Trường Sa Bãi ngầm Quần đảo Trường Sa
19820152
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kasama%20%28nh%C3%A0%20h%C3%A0ng%29
Kasama (nhà hàng)
Kasama là một nhà hàng Philippines ở Chicago, tiểu bang Illinois. Nhà hàng được gắn sao Michelin, trở thành nhà hàng phục vụ ẩm thực Philippines đầu tiên trên thế giới đạt ngôi sao này. Mô tả Nhà hàng tọa lạc tại vùng Ukraine Village ở West Side của Chicago. Tên gọi Kasama xuất phát từ tiếng Tagalog có nghĩa là "cùng nhau". Nhà hàng phục vụ bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Đối với bữa tối, nhà hàng khuyến mãi thực đơn nếm thử 13 món. Lịch sử Kasama đồng sở hữu bởi đôi vợ chồng Tim Flores và Genie Kwon, cả hai đều là chủ kiêm đầu bếp. Flores cho biết mục tiêu của họ là giới thiệu ẩm thực Philippines đến những người chưa từng ăn nó trước đây. Ý tưởng ban đầu của họ về nhà hàng là một quán cà phê với bánh pastry do Kwon nướng vào buổi sáng, lumpia và bánh mì kẹp vào buổi chiều. Nhà hàng mở cửa vào tháng 7 năm 2020 với mục đích ban đầu là quán cà phê. Sau đó, họ bắt đầu khuyến mãi thực đơn nếm thử vào bữa tối trong đại dịch COVID-19 như đáp lại việc thiếu lao động trên diện rộng. Nhà hàng xuất hiện trong loạt phim truyền hình The Bear, lấy bối cảnh nhà hàng ở Chicago. Tiếp nhận Tác giả Louise Chu của tờ Chicago Tribune đánh giá Kasama là "một trong những nhà hàng tốt nhất trên thế giới." Cẩm nang Michelin lúc đầu đã thêm thực đơn nếm thử của Kasama vào danh sách Bib Gourmand vào năm 2021, sau đó trao cho nhà hàng một sao Michelin vào năm 2022, trở thành nhà hàng ẩm thực Philippines đầu tiên trên thế giới có ngôi sao này. Tạp chí Esquire đánh giá Kasama là một trong những nhà hàng mới tốt nhất ở Mỹ năm 2021. Nhà hàng được đề cử Giải thưởng James Beard cho nhà hàng tốt nhất năm 2022. Tạp chí Robb Report xếp hạng Kasama là nhà hàng mới tốt thứ ba ở Mỹ năm 2022 và vinh danh đôi vợ chồng Tim Flores và Genie Kwon là đầu bếp xuất sắc nhất của năm vì những cố gắng của họ trong việc mở nhà hàng trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chú thích Liên kết ngoài Nhà hàng
19820154
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Hu%E1%BB%87%20%28Ti%C3%AAn%20%C4%90i%E1%BB%81n%29
Nguyễn Huệ (Tiên Điền)
Nguyễn Huệ tên tự là Hy Hòa, húy là Dịnh, hiệu là Giới Hiên, ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là anh ruột Xuân nhạc công Nguyễn Nghiễm. Ông sinh năm Ất Dậu đời Vĩnh Thịnh (1705). Thuở nhỏ nhanh nhẹn, có chí lớn. Văn chương hoa lệ, làm thột người đương thời. Năm Kỷ Dậu đời Vĩnh Khánh, đỗ thứ 3 thi hương, năm đó ông 25 tuổi. Năm Nhâm Tý đời Long Đức, thi đỗ khoa hoành từ, phúc khảo đúng thể thức, được xếp hạng thứ 4, bổ làm văn chức Nội thị, rồi ra làm tri huyện La Sơn. Khoa Quý Sửu (1733) thi hội, đỗ Đệ tam giáp (Tiến sĩ). Năm đó ông 29 tuổi. Sau khi vinh quy, cùng trong năm ấy, ngày 28 tháng 9 ông mất tại quê nhà. Tên thụy là Tuấn Triết. Năm Vĩnh Hữu thứ 4, được tặng phong trung trinh đại phu, Hàn lâm viện Thừa Chỉ, Tiên Lĩnh hầu. Năm Nhâm Ngọ Cảnh Hưng thứ 11, chúa Trịnh là Ân Vương (Trịnh Doanh) đi đánh giặc Ngụ ở miền giặc, nằm chiêm bao thấy ông đến xin chúa cho theo đi đánh giặc. Tỉnh dậy, chúa biết là chiêm bao, truyền các quan đặt lễ tế. Đợi khi giặc đã bị bắt, đang trong hàng quân, chúa tặng phong ông làm Thần thượng đẳng, Hiệu linh, Hiển ứng, Cọng võ đại vương, ban cấp đồ tế và giao 5 xã phụng tự. Qua các triều vua đều có sắc phong.. Chú thích Liên kết ngoài Nguyễn Du Quan lại nhà Lê trung hưng Người Hà Tĩnh Tiến sĩ nhà Hậu Lê
19820174
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maxime%20Colin
Maxime Colin
Maxime Jean-Yves Colin (sinh ngày 15 tháng 11 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Pháp hiện tại đang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh cho câu lạc bộ Metz tại Ligue 1. Trước đây, anh đã từng thi đấu cho Boulogne, Troyes, Anderlecht, Brentford và Birmingham City. Trên đấu trường quốc tế, anh có 7 lần ra sân cho đội tuyển U-20 Pháp. Sự nghiệp thi đấu Boulogne Colin đã giành phần lớn sự nghiệp cầu thủ trẻ của mình với tư cách là một cầu thủ nghiệp dư với một số câu lạc bộ ở vùng Nord-Pas-de-Calais, chủ yếu cho câu lạc bộ Arras và Avion. Bắt đầu sự nghiệp ở vị trí tiền đạo, Colin nhanh chóng được chuyển sang thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh phải. Anh không phải là thành viên ở trung tâm của bất kỳ câu lạc bộ nào vì cha mẹ anh ưu tiên việc học tập. Sau khi có bằng tú tài Pháp, anh đã hoàn thành năm đầu tiên học y khoa với ý định trở thành một nhà vật lý trị liệu. Anh gia nhập câu lạc bộ tại Ligue 1 lúc bấy giờ là Boulogne vào năm 2009, và thi đấu 1 mùa giải cho đội đang thi đấu tại Division d'Honneur. Trước mùa giải 2010–11, anh tập luyện với đội mộtmới xuống chơi tại Ligue 2và được đề nghị ký hợp đồng chuyên nghiệp 3 năm. Anh đã ký, và biết rằng anh có quyền hoãn việc học của mình trong tối đa 5 năm để luôn có thể quay lại trường đại học nếu anh không thành công trong bóng đá. Anh gia nhập đội vào tháng 9, và tiếp tục có 26 lần ra sân trong mùa giải Ligue 2 2010–11, tất cả đều là thành viên của đội hình xuất phát. Anh đã chơi trong khoảng một nửa số trận đấu ở mùa giải tiếp theo, khi Boulogne đã tránh khỏi việc xuống hạng. Trận đấu thứ 56, cũng là trận đấu cuối cùng của Colin cho đội bóng, là trận gặp Créteil tại Championnat National vào ngày 28 tháng 8 năm 2012. Troyes Colin quay trở lại Ligue 1 để gia nhập Troyes vào ngày 3 tháng 9 năm 2012. Anh đã ở trong và ngoài đội trong suốt mùa giải Ligue 1 2012–13, ra sân 24 lần khi họ lọt vào bán kết của Cúp bóng đá Pháp nhưng phải xuống chơi tại Ligue 2. Colin là một sự lựa chọn số 1 không thể thay thế trong mùa giải 2013–14, có 42 lần ra sân khi Troyes kết thúc ở vị trí giữa bảng và bị loại khỏi Cúp Liên đoàn bóng đá Pháp ở vòng bán kết. Anh đã có ba lần ra sân vào đầu mùa giải 2014–15, nâng tổng số lần ra sân lên thành 69 trong hai năm gắn bó với câu lạc bộ. Anderlecht Colin ký hợp đồng có thời hạn 3 năm với câu lạc bộ Anderlecht tại Giải bóng đá vô địch quốc gia Bỉ vào ngày 28 tháng 8 năm 2014. Anh ấy có trận ra mắt đầu tiên trong trận hòa 2–2 với Lierse vào ngày 13 tháng 9 và ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp của mình vào Ngày tặng quà, trong chiến thắng 4–0 trước Westerlo. Colin ra mắt trên đấu trường châu lục vào ngày 19 tháng 2 năm 2015, trong trận hòa không bàn thắng với Dynamo Moskva tại Europa League, và chơi sáu trong số bảy trận đấu của Anderlecht tại Cúp bóng đá Bỉ 2014–15; và đá chính trong trận chung kết, nơi họ thua 2–1 trước Club Brugge. Anh đã có 24 lần ra sân và ghi một bàn trong mùa giải 2014–15, giúp Anderlecht đủ điều kiện tham dự Europa League và xuất hiện lần cuối vào đầu mùa giải 2015–16. Anh sẵn sàng ra đi vì với ba hậu vệ phải ở câu lạc bộ, huấn luyện viên không thể đảm bảo cho anh ra sân nhiều trận đấu như mong muốn. Brentford Vào ngày 14 tháng 8 năm 2015, Colin đã ký hợp đồng 4 năm với câu lạc bộ Brentford tại EFL Championship với một khoản phí không được tiết lộ. Anh ra mắt cho đội bóng khi vào sân thay cho Akaki Gogia ở phút thứ 58 trong trận thua 1-0 trước Burnley 9 ngày sau, và xuất phát ngay từ đầu ở ba trận đấu tiếp theo, nhưng chấn thương dây chằng đầu gối trong quá trình tập luyện vào giữa tháng 9 đã khiến anh phải nghỉ thi đấu trong ba tháng. Anh đã quay trở lại trong chiến thắng 4–2 trước Huddersfield Town. Ngoài 4 trận vắng mặt vì chấn thương háng vào cuối tháng 2 năm 2016, Colin tiếp tục thi đấu thường xuyên cho đến cuối mùa giải. Colin quay trở lại với thể trạng tốt nhất cho giai đoạn trước mùa giải 2016–17, nhưng đã bỏ lỡ hai trận đầu tiên của mùa giải vì chấn thương bắp chân. Anh đã ghi bàn thắng đầu tiên cho đội bóng trong chiến thắng 4–1 trước Reading vào ngày 27 tháng 9 và tiếp theo là ba bàn thắng nữa trong mùa giải. Mùa giải của Colin khép lại vào ngày 22 tháng 4 năm 2017, trong lần ra sân thứ 40, khi chấn thương buộc anh phải rời sân sau 71 phút trong chiến thắng 3–1 trước đối thủ cùng thành phố, Queens Park Rangers. Anh bắt đầu mùa giải 2017–18 đứng sau bản hợp đồng mới Henrik Dalsgaard ở vị trí hậu vệ phải và thay vào đó, thay thế cho Rico Henry gặp chân thương ở vị trí hậu vệ trái không quen thuộc. Birmingham City Colin đã ký hợp đồng 4 năm với một câu lạc bộ Championship khác, Birmingham City, vào ngày 31 tháng 8 năm 2017, trở thành cầu thủ thứ ba của Brentford, sau Jota và Harlee Dean, chuyển đến câu lạc bộ; mức phí chuyển nhượng không được tiết lộ. Anh là một trong sáu cầu thủ ra mắt trong trận đấu tiếp theo, gặp Norwich City; anh đã chơi cả trận và bị thẻ vàng trong hiệp một khi đội nhà thất bại 1–0. Trong trận ra mắt trên sân nhà anh chơi ở vị trí hậu vệ trái để hỗ trợ Emilio Nsue bên cánh phải trong trận đấu,Colin kiểm soát bóng qua đầu "và khi quay lưng về phía khung thành, anh đã tạo ra một pha xoay người xuất sắc giúp toàn bộ khung thành mở ra. Sau đó, anh tung một cú sút chìm xuyên qua [thủ môn], ghi bàn thắng đầu tiên cho The Blues sau hơn sáu giờ thi đấu" để mở tỷ số cho Preston North End, người đã giành chiến thắng 3–1. Anh đã bỏ lỡ sáu trận đấu vào tháng 11 và tháng 12 vì chấn thương gân kheo, và nếu không thì anh đã từng góp mặt trong các giải đấu của giải đấu. Anh chủ yếu thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh phải, nhưng chuyển sang cánh trái khi Jonathan Grounds bị chấn thương để nhường chỗ cho cầu thủ trẻ thuận chân phải Wes Harding. Mùa giải thứ hai của anh diễn ra tương tự như mùa giải đầu tiên. Anh là lựa chọn số một không thể thay thế ở vị trí hậu vệ phải, dành một thời gian ở cánh trái khi Kristian Pedersen bị chấn thương, và bỏ lỡ ba trận vào tháng 3 vì chấn thương gân kheo: Birmingham thua cả 3 trận và không thể ghi bàn. Colin đã ghi 7 bàn sau 253 lần ra sân trên mọi đấu trường trong sáu mùa giải thi đấu cho Birmingham. Anh là một trong số 6 cầu thủ rời câu lạc bộ cuối mùa giải 2022-23. Metz Vào ngày 27 tháng 7 năm 2023, Colin ký bản hợp đồng kéo dài 2 năm với Metz, tân binh của Ligue 1, để chuẩn bị cho mùa giải 2023–24. Sự nghiệp quốc tế Colin ra sân 7 lần cho đội tuyển U-20 Pháp vào năm 2011. Anh có tên trong danh sách các cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2011, nơi Pháp giành được hạng tư chung cuộc. Anh ra sân trong trận gặp Colombia và México. Thống kê sự nghiệp Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1991 Cầu thủ bóng đá Pháp Cầu thủ bóng đá nam Pháp Nhân vật còn sống Hậu vệ bóng đá Hậu vệ bóng đá nam Cầu thủ bóng đá Arras FA Cầu thủ bóng đá CS Avion Cầu thủ bóng đá US Boulogne Cầu thủ bóng đá ES Troyes AC Cầu thủ bóng đá R.S.C. Anderlecht Cầu thủ bóng đá Brentford F.C. Cầu thủ bóng đá Birmingham City F.C. Cầu thủ bóng đá FC Metz Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá Ligue 2 Cầu thủ bóng đá Championnat National Cầu thủ bóng đá Belgian First Division A Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Pháp ở nước ngoài Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Anh Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Bỉ Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Pháp
19820180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF%20kh%E1%BA%AFc%20Achaemenid%20t%E1%BA%A1i%20%C4%91%E1%BA%A3o%20Kharg
Chữ khắc Achaemenid tại đảo Kharg
Chữ khắc Achaemenid tại đảo Kharg là một văn tự khắc quan trọng thuộc Đế chế Achaemenid, được khám phá vào năm 2007 trong quá trình xây dựng một con đường. Nó nằm trên đảo Kharg, Iran. Văn tự được viết bằng tiếng Ba Tư cổ bằng ký tự hình nêm Sumero-Akkadia Ba Tư cổ. Chiều cao và chiều rộng của văn tự này khoảng một mét. Văn tự được khắc vào khoảng năm 400 TCN. Văn tự bao gồm năm dòng và sáu chữ Ba Tư cổ, trong đó có năm từ chưa được biết đến vào thời điểm khám phá. Ý nghĩa của văn bản là như sau "Vùng đất không được tưới tiêu đã vui vẻ [với việc] tôi mang [nước] ra". Nhà ngôn ngữ học Habib Borjian giải thích rằng, nếu chính xác, kết hợp với lịch sử sử dụng kariz đã được biết đến của hòn đảo, "xuất hiện dưới thời kỳ trị vì của Achaemenid ở gần Trung Đông (550 – 330 TCN)", có thể đề xuất rằng đã có sự định cư của người Ba Tư tại Kharg dưới thời Achaemenid. Tiếng Ba Tư của người định cư thời kỳ Achaemenid có thể là tổ tiên của ngôn ngữ Khargi. Borjian bổ sung thêm, "không có bằng chứng mâu thuẫn để làm cho giả thuyết này trở nên không hợp lý". Một số quốc gia Ả Rập trên Vịnh Ba Tư đã cố gắng chứng tỏ rằng văn tự là giả mạo. Vào năm 2008, văn tự đã bị phá hoại nặng nề tới 70% và hiện chỉ còn một dòng chữ khắc còn tồn tại. Đảo Kharg là một hòn đảo quan trọng thuộc sở hữu của Iran và cần phải có giấy phép để đi du lịch đến đảo. Tổ chức Di sản Văn hóa, Thủ công và Du lịch của Iran phát ngôn rằng, "Văn tự khắc này là bằng chứng cho tên gọi của Vịnh Ba Tư". Chú thích và Tham khảo Liên kết ngoài سنگ‌نبشته خارک: گزارش مقدماتی از خوانش کتیبه نویافته در جزیره خارک Lịch sử Iran Đế quốc Ba Tư
19820191
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C4%81dest%C4%81n%20%C4%AB%20D%C4%93n%C4%ABg
Dādestān ī Dēnīg
( "Các phán xét Tôn giáo") hoặc (, "Sách Vấn đáp") là một tác phẩm Ba Tư trung cổ viết vào thế kỷ thứ 9 bởi Manuščihr, tu sĩ trọng vọng cấp cao của cộng đồng Hoả giáo Ba Tư vùng Pārs và Kermān, con trai của Juvānjam và anh em với Zādspram. Tác phẩm này bao gồm một phần giới thiệu và chín mươi hai câu hỏi cùng những câu trả lời của Manuščihr. Các câu hỏi của ông liên quan đến các lĩnh vực tôn giáo, xã hội, đạo đức, pháp lý, triết học, vũ trụ học, v.v.. Phong cách viết của ông là trừu tượng khó hiểu, súc tích và bị ảnh hưởng nặng nề bởi Ba Tư mới." Chú thích và Tham khảo Liên kết ngoài Nguyên văn tiếng Anh Văn học Ba Tư Ba Tư trung cổ Hoả giáo Văn học Ba Tư trung cổ
19820212
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i%20To%C3%A1n%20h%E1%BB%8Dc%20Iran
Hội Toán học Iran
Hội Toán học Iran (IMS) là tổ chức toán học ở Iran. Tổ chức chính thức đăng ký hoạt động vào năm 1971 bởi Giáo sư Mehdi Behzad, chủ tịch đầu tiên của IMS. Chủ tịch hiện tại của IMS là Giáo sư Mohammad Sal Moslehian. Mục tiêu Các mục tiêu chính của IMS bao gồm thúc đẩy giáo dục và nghiên cứu trong các ngành khoa học toán học, cũng như khuyến khích nhận thức về toán học và mối liên hệ với các ngành khoa học cơ bản khác. Công bố Xuất bản phẩm đầu tiên của IMS là Bulletin of the Iranian Mathematical Society, lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1973. Các xuất bản phẩm khác của hội bao gồm Journal of the Iranian Mathematical Society Culture and Thoughts of Mathematics Newsletter of the Iranian Mathematical Society Giải thưởng Hội IMS chịu trách nhiệm trao một số các giải thưởng: Giải thưởng Mirzakhani Giải thưởng Riazi Kermani Giải thưởng Behzad Giải thưởng Radjabalipour Giải thưởng Vesal Giải thưởng Shafieiha Giải thưởng Hashtroudi Giải thưởng Fatemi Giải thưởng Mosahab Giải thưởng Ghorbani Tham khảo Liên kết ngoài Trang web của IMS Hội toán học Khởi đầu năm 1971 ở Iran Hội uyên bác Iran Tổ chức thành lập năm 1971
19820217
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sherlock%20Holmes%3A%20The%20Awakened%20%28tr%C3%B2%20ch%C6%A1i%20%C4%91i%E1%BB%87n%20t%E1%BB%AD%202023%29
Sherlock Holmes: The Awakened (trò chơi điện tử 2023)
Sherlock Holmes: The Awakened là một trò chơi điện tử phiêu lưu được phát triển và phát hành bởi Frogwares. Đây là phiên bản làm lại của trò chơi Sherlock Holmes: The Awakened ra mắt năm 2007 và là phần thứ mười trong sê-ri game Sherlock Holmes. Tham khảo Trò chơi Xbox Series X và Series S Trò chơi Xbox One Trò chơi trên Windows Trò chơi điện tử phần tiếp theo Trò chơi điện tử một người chơi Trò chơi PlayStation 5 Trò chơi PlayStation 4 Trò chơi Nintendo Switch Trò chơi điện tử phiêu lưu Trò chơi điện tử năm 2023 Bài viết dùng bản mẫu Đánh giá trò chơi điện tử bằng một dạng nền tảng
19820219
https://vi.wikipedia.org/wiki/Josh%20Sargent
Josh Sargent
Joshua Thomas Sargent (sinh ngày 20 tháng 2 năm 2000) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ chơi ở vị trí tiền đạo hoặc tiền vệ chạy cánh cho câu lạc bộ Norwich City tại EFL Championship và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web của Norwich City FC Thành tích thi đấu Số liệu thống kê PDL của Josh Sargent Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Regionalliga Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Norwich City F.C. Cầu thủ bóng đá Werder Bremen Tiền đạo bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ bóng đá nam Hoa Kỳ Nhân vật còn sống Sinh năm 2000
19820220
https://vi.wikipedia.org/wiki/Joe%20Scally
Joe Scally
Joseph Michael Scally (sinh ngày 31 tháng 12 năm 2002) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí hậu vệ cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach tại và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. Tham khảo Liên kết ngoài Joe Scally at New York City FC Joseph Scally tại US Soccer Joseph Scally tại US Soccer DA Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá Regionalliga Cầu thủ bóng đá Major League Soccer Cầu thủ bóng đá Borussia Mönchengladbach Cầu thủ bóng đá Borussia Mönchengladbach II Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ bóng đá nam Hoa Kỳ Nhân vật còn sống Sinh năm 2002
19820221
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sean%20Johnson%20%28c%E1%BA%A7u%20th%E1%BB%A7%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%29
Sean Johnson (cầu thủ bóng đá)
Sean Everet Johnson (sinh ngày 31 tháng 5 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Toronto FC tại Major League Soccer và đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ. Tham khảo Liên kết ngoài Chicago Fire player profile FIFA bio Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-20 quốc gia Hoa Kỳ Cầu thủ bóng đá Major League Soccer Thủ môn bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Hoa Kỳ Nhân vật còn sống Sinh năm 1989
19820227
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20t%E1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng%20Hoa%20K%E1%BB%B3%201864
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1864
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1864 là cuộc bầu cử tổng thống bốn năm một lần lần thứ 20, được tổ chức vào thứ Ba, ngày 8 tháng 11 năm 1864. Diễn ra vào lúc Nội chiến Hoa Kỳ sắp kết thúc, Tổng thống đương nhiệm Abraham Lincoln của Đảng Liên minh Quốc gia đã dễ dàng đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ, cựu Tướng George B. McClellan, với số phiếu cách biệt 212–21 trong đại cử tri đoàn, với 55% phiếu bầu phổ thông. Trước cuộc bầu cử, Đảng Cộng hòa và một số Đảng viên Dân chủ đã thành lập Đảng Liên minh Quốc gia, đặc biệt là để thu hút Đảng viên Đảng Dân chủ chủ chiến. Bất chấp một số phản đối trong nội bộ đảng từ Salmon Chase và Đảng Cộng hòa Cấp tiến, Lincoln đã giành được đề cử của đảng mình tại Đại hội toàn quốc Đảng Liên minh Quốc gia năm 1864. Thay vì tái đề cử Phó Tổng thống đương nhiệm Hannibal Hamlin, đại hội đã chọn Andrew Johnson từ Tennessee, một Đảng viên Đảng Dân chủ chủ chiến, làm đồng tranh cử với Lincoln. John C. Frémont tranh cử với tư cách là ứng cử viên của Đảng Dân chủ Cấp tiến mới, đảng này đã chỉ trích Lincoln là quá ôn hòa trong vấn đề bình đẳng chủng tộc, nhưng Frémont đã rút khỏi cuộc đua vào tháng 9 và đảng mới đó đã giải thể. Đảng Dân chủ bị chia rẽ giữa các "Copperhead" (tức đảng viên chủ hòa, ủng hộ các giải pháp hòa bình ngay lập tức với Liên minh miền Nam), và đảng viên chủ chiến (ủng hộ chiến tranh). Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ năm 1864 đã đề cử McClellan, một đảng viên chủ chiến, nhưng lại thông qua cương lĩnh ủng hộ hòa bình với Liên minh miền Nam, mà McClellan đã bác bỏ. Liên minh miền Nam vẫn có khả năng tồn tại vào mùa hè năm 1864, thời điểm đề cử, nhưng rõ ràng đã chắc chắn sụp đổ vào ngày bầu cử tháng 11. Bất chấp những lo ngại sớm về một thất bại, Lincoln đã giành được đa số phiếu phổ thông và đại cử tri, một phần là kết quả của những chiến thắng gần đây của Liên bang trong Trận Atlanta. Khi Nội chiến vẫn đang diễn ra, không có phiếu đại cử tri nào được tính từ bất kỳ bang nào trong số mười một bang miền nam đã gia nhập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Việc Lincoln tái đắc cử đảm bảo rằng ông sẽ tại vị cho đến thời điểm kết thúc Nội chiến với chiến thắng cho Liên bang. Chiến thắng của Lincoln khiến ông trở thành tổng thống đầu tiên tái đắc cử kể từ Andrew Jackson năm 1832, đồng thời là tổng thống miền Bắc đầu tiên từng tái đắc cử. Lincoln bị ám sát chưa đầy hai tháng sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của mình, và ông được kế nhiệm bởi Phó Tổng thống của mình, Andrew Johnson, người ủng hộ việc nhanh chóng khôi phục các tiểu bang ly khai tái gia nhập Liên bang hơn việc bảo vệ các nô lệ. Điều này dẫn đến xung đột với Quốc hội do Đảng Cộng hòa thống trị, đỉnh điểm là việc Hạ viện luận tội ông vào năm 1868. Ông được tha bổng tại Thượng viện với cách biệt chỉ một phiếu bầu. Bối cảnh Cuộc bầu cử tổng thống năm 1864 diễn ra trong Nội chiến Hoa Kỳ. Theo Trung tâm Công vụ Miller, cuộc bầu cử rất đáng chú ý vì đã diễn ra, một hoạt động dân chủ chưa từng có giữa một cuộc nội chiến, vì thông thường, trong thời gian chiến tranh, các cuộc bầu cử sẽ bị đình chỉ hoặc tạm hoãn nhằm tập trung nhân lực cho chiến trường. Một nhóm những người bất đồng chính kiến với Đảng Cộng hòa tự gọi mình là Đảng viên Cộng hòa Cấp tiến đã thành lập một đảng tên là Đảng Dân chủ Cấp tiến và đề cử John C. Frémont làm ứng cử viên tổng thống của họ. Frémont sau đó đã rút lui và ủng hộ Lincoln. Tại tiểu bang vùng biên, Đảng Dân chủ chủ chiến cùng với Đảng Cộng hòa thành lập Đảng Liên minh Quốc gia, với Lincoln là người đứng đầu. Đảng Liên minh Quốc gia là một tên tạm thời được sử dụng để thu hút các Đảng viên Đảng Dân chủ chủ chiến và những người ủng hộ Liên bang tại các bang vùng biên vốn không bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa. Nó đối đầu với Đảng Dân chủ thường, bao gồm cả Đảng viên Đảng Dân chủ chủ hòa. Đề cử Các đại hội đề cử tổng thống năm 1864 của các đảng được liệt kê dưới đây theo thứ tự phổ thông đầu phiếu của đảng. Đề cử của Đảng Liên minh Quốc gia Các ứng cử viên Đảng Liên minh Quốc gia: Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant, Tư lệnh tác chiến từ Illinois Thư viện ảnh các ứng cử viên tổng thống Đảng Liên minh Quốc gia Thư viện ảnh các ứng cử viên phó tổng thống Đảng Liên minh Quốc gia Chia rẽ ban đầu trong nội bộ Đảng Cộng hòa Khi Nội chiến tiến triển, các ý kiến chính trị trong Đảng Cộng hòa bắt đầu khác nhau. Thượng nghị sĩ Charles Sumner và Henry Wilson từ Massachusetts muốn Đảng Cộng hòa vận động sửa đổi hiến pháp để cấm chế độ nô lệ và đảm bảo quyền bình đẳng chủng tộc trước pháp luật. Ban đầu, không phải tất cả các đảng viên Cộng hòa miền bắc đều ủng hộ ý kiến này. Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ hy vọng rằng các đảng viên Cộng hòa cấp tiến sẽ đè cử một liên minh tranh cử của riêng họ trong cuộc bầu cử. Tờ báo New York World, đặc biệt quan tâm đến việc chia rẽ Đảng Liên minh Quốc gia, đã đăng một loạt bài báo dự đoán rằng Đại hội Liên minh Quốc gia sẽ bị trì hoãn cho đến cuối năm 1864 để Frémont có thời gian tập hợp các đại biểu để giành được đề cử. Những người ủng hộ Frémont ở Thành phố New York đã thành lập một tờ báo có tên là New Nation và tuyên bố trong một trong những số báo ban đầu rằng Đại hội Liên minh Quốc gia là "phi thực tế". Tờ New York World cũng xuất bản nhiều thông tin sai lệch (được cho là do Samuel S. Cox viết) để làm hao mòn sự nổi tiếng của Lincoln. Đảng Liên minh Quốc gia Trước cuộc bầu cử, một số Đảng viên Đảng Dân chủ chủ chiến đã cùng với Đảng Cộng hòa để thành lập Đảng Liên minh Quốc gia. Với kết quả của cuộc Nội chiến vẫn còn đang bị nghi ngờ, một số nhà lãnh đạo chính trị, bao gồm Salmon P. Chase, Benjamin Wade, và Horace Greeley, đã phản đối tái đề cử Lincoln với lý do ông không thể giành chiến thắng cho Liên bang. Bản thân Chase đã trở thành ứng cử viên tích cực duy nhất phản đối Lincoln được tái đề cử, nhưng ông đã rút lui vào tháng 3 khi một loạt quan chức Đảng Cộng hòa, bao gồm một số người từ bang Ohio, những người mà chiến dịch tranh cử của Chase chắc chắn sẽ phụ thuộc vào, đã tán thành Lincoln được tái đề cử. Lincoln vẫn được lòng hầu hết các thành viên của Đảng Cộng hòa, và Đảng Liên minh Quốc gia đã đề cử ông cho nhiệm kỳ thứ hai làm tổng thống tại đại hội của họ ở Baltimore, Maryland từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 6 năm 1864. Cương lĩnh của đảng bao gồm các mục tiêu sau: "theo đuổi chiến tranh, cho đến khi Liên minh miền Nam đầu hàng vô điều kiện; sửa đổi hiến pháp để bãi bỏ chế độ nô lệ; viện trợ cho các cựu binh Liên bang bị tàn tật; tiếp tục giữ vững sự trung lập ở châu Âu; thực thi Học thuyết Monroe; khuyến khích nhập cư; và xây dựng của một tuyến đường sắt xuyên lục địa." Nó cũng ca ngợi việc những người lính da đen tham chiến cũng như cách đối phó cuộc chiến của Lincoln. Với việc Phó Tổng thống đương nhiệm Hannibal Hamlin vẫn thờ ơ với nhiệm kỳ thứ hai của mình, Andrew Johnson, cựu thượng nghị sĩ và hiện là thống đốc quân sự của Tennessee, được chọn làm Phó Tổng thống cho Lincoln. Ông từng là thống đốc bang Tennessee từ năm 1853 đến năm 1857 và được cơ quan lập pháp bang bầu vào Thượng viện năm 1857. Trong thời gian phục vụ tại quốc hội, ông đã tìm cách thông qua Dự luật Homestead được thông qua ngay sau khi ông rời Thượng viện vào năm 1862. Khi các bang nô lệ miền Nam, bao gồm cả Tennessee, ly khai, ông vẫn ủng hộ Liên bang. Ông là thượng nghị sĩ đương nhiệm duy nhất của một bang thuộc Liên minh miền Nam không từ chức khi hay tin bang của mình ly khai. Năm 1862, Lincoln bổ nhiệm ông làm thống đốc quân sự của Tennessee sau khi phần lớn nó đã được Liên bang tái chiếm từ tay Liên minh. Năm 1864, Johnson là một lựa chọn lý tưởng với tư cách là liên danh tranh cử với Lincoln, người muốn gửi thông điệp về sự đoàn kết dân tộc trong chiến dịch tái tranh cử của mình, đặc biệt là để đảm bảo số phiếu đại cử tri tại các bang vùng biên. Những người khác từng được cân nhắc để đề cử bao gồm cựu Thượng nghị sĩ Daniel Dickinson, Thiếu tướng Benjamin Butler, Thiếu tướng William Rosecrans, Joseph Holt, và cựu Bộ trưởng Ngân khố kiêm Thượng nghị sĩ John Dix . Đề cử của Đảng Dân chủ Các ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ: George B. McClellan, Tướng tư lệnh từ New Jersey Thomas H. Seymour, Cựu Thống đốc Connecticut Thư viện ảnh các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Thư viện ảnh các ứng cử viên phó tổng thống Đảng Dân chủ Đảng Dân chủ bị chia rẽ gay gắt giữa các đảng viên chủ chiến và chủ hòa, với phe chủ hòa thậm chí còn bị chia rẽ giữa nhiều phe phái khác. Các đảng viên chủ hòa ôn hòa, những người ủng hộ cuộc chiến chống lại Liên minh miền Nam, chẳng hạn như Horatio Seymour, vẫn cố gắng giảng giải về sự khôn ngoan của một nền hòa bình ngay lập tức. Sau chiến thắng của Liên bang trong Trận Gettysburg năm 1863, các đảng chủ hòa ôn hòa đã đề xuất một nền hòa bình được đàm phán để đảm bảo chiến thắng của Liên bang. Họ tin rằng đây là cách hành động tốt nhất, bởi vì một hiệp định đình chiến có thể kết thúc chiến tranh mà không tàn phá miền Nam. Các đảng viên chủ hòa bình cấp tiến được gọi là Copperhead, chẳng hạn như Thomas H. Seymour, tuyên bố chiến tranh là một thất bại và ủng hộ việc chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch trong khi không đảm bảo chiến thắng của Liên bang. George B. McClellan tuyên bố tranh cử tổng thống. Ngoài ra, những người bạn của Horatio Seymour vẫn muốn đề cử ông trước đại hội, được tổ chức tại Chicago, Illinois, từ ngày 29 đến 31 tháng 8 năm 1864. Nhưng vài ngày trước đại hội, Horatio Seymour đã tuyên bố rằng ông sẽ không tham gia tranh cử. Vì Đảng Dân chủ bị chia rẽ bởi các vấn đề chiến tranh và hòa bình, họ đã tìm kiếm một ứng cử viên mạnh mẽ có thể thống nhất đảng. Sau cùng, họ đạt được thỏa hiệp rằng đảng sẽ đề cử Tướng chủ chiến George B. McClellan làm Tổng thống và Dân biểu chủ hòa George H. Pendleton làm Phó Tổng thống. McClellan, một đảng viên chủ chiến, được đề cử làm Tổng thống thay vì Thomas H. Seymour của Copperhead. Pendleton, một cộng sự thân cận của thành viên Copperhead Clement Vallandigham, được đề cử vì ông được biết đến là người phản chiến mạnh mẽ. Đại hội đã thông qua một cương lĩnh chủ hòa – một cương lĩnh mà McClellan kịch liệt bác bỏ. McClellan ủng hộ việc tiếp tục chiến tranh và khôi phục Liên bang, nhưng cương lĩnh của đảng, do Vallandigham soạn thảo, phản đối quan điểm này. Đề cử của Đảng Dân chủ Cấp tiến Thư viện ảnh các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Cấp tiến Thư viện ảnh các ứng cử viên phó tổng thống Đảng Dân chủ Cấp tiến Đại hội Đảng Dân chủ Cấp tiến được triệu tập tại Ohio vào ngày 29 tháng 5 năm 1864. Tờ New York Times đưa tin rằng hội trường mà ban tổ chức Đại hội dự định sử dụng đã được một đoàn opera đặt trước đó. Hầu như tất cả các đại biểu đều ủng hộ Frémont, với một ngoại lệ chính là phái đoàn New York, bao gồm các Đảng viên Đảng Dân chủ chủ chiến ủng hộ Ulysses S. Grant. Nhiều ước tính khác nhau về số lượng đại biểu đã được báo chí đưa tin; New York Times đưa tin có 156 đại biểu, nhưng con số thường được báo cáo ở những nơi khác là 350 đại biểu. Các đại biểu đến từ 15 tiểu bang và Đặc khu Columbia. Họ lấy tên là "Đảng Dân chủ Cấp tiến". Một người ủng hộ Grant sau đó được bầu làm Chủ tịch. Cương lĩnh được thông qua mà không có nhiều thảo luận, và một loạt nghị quyết làm cản trở quá trình tiến hành đại hội đã bị bỏ phiếu bác bỏ một cách dứt khoát. Đại hội đã đề cử Frémont làm Tổng thống, và ông chấp nhận đề cử vào ngày 4 tháng 6 năm 1864. Trong bức thư của mình, ông tuyên bố rằng ông sẽ rút lui nếu Đại hội Liên minh Quốc gia đề cử một người nào đó không phải Lincoln làm Tổng thống. John Cochrane được đề cử làm Phó Tổng thống. Tổng tuyển cử Cuộc bầu cử năm 1864 là lần đầu tiên kể từ năm 1812, một cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trong chiến tranh. Trong phần lớn thời gian của năm 1864, bản thân Lincoln tin rằng mình có rất ít cơ hội tái đắc cử. Các lực lượng Liên minh đã chiến thắng trong Trận Mansfield, Trận Cold Harbor, Trận Brices Cross Roads, Trận núi Kennesaw và Trận Crater. Ngoài ra, cuộc chiến đang tiếp tục gây ra thiệt hại rất lớn về người và của trong các chiến dịch như Chiến dịch Overland và sự ít tiến triển với cuộc chiến. Viễn cảnh về một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu bắt đầu khiến ý tưởng "hòa bình bằng mọi giá" từ Đảng Dân chủ chủ hòa Cực đoan đưa ra được ủng hộ nhiều hơn. Tuy nhiên, một số sự kiện chính trị và quân sự cuối cùng đã khiến việc Lincoln tái đắc cử chỉ còn là vấn đề thời gian. Ngay từ đầu, Đảng Dân chủ đã phải đối mặt với sự chia rẽ nội bộ gay gắt trong đảng tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ. Các thỏa hiệp chính trị được đưa ra tại Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ được cho là mâu thuẫn và khiến nỗ lực vận động tranh cử của McClellan dường như không có ý nghĩa. Hơn nữa, Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ đã ảnh hưởng đến chiến dịch của Frémont. Frémont kinh hoàng trước cương lĩnh của Đảng Dân chủ, mà ông mô tả nó là "ủng hộ chế độ nô lệ". Sau ba tuần thảo luận với Cochrane và những người ủng hộ ông, Frémont rút lui khỏi cuộc đua vào tháng 9 năm 1864. Trong tuyên bố của mình, Frémont tuyên bố rằng chiến thắng trong Nội chiến là quá quan trọng, làm cho việc chia rẽ phiếu bầu cho Đảng Cộng hòa trở nên bất khả thi. Mặc dù ông vẫn cảm thấy rằng Lincoln chưa đi đủ xa, nhưng việc đánh bại McClellan là điều cần thiết nhất. Tướng Cochrane, một Đảng viên Đảng Dân chủ chủ chiến, đã đồng ý và rút lui khỏi cuộc đùa cùng thời điểm với Frémont. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1864, Frémont cũng làm trung gian cho một thỏa thuận chính trị, trong đó Lincoln sa thải Tổng Giám đốc Bưu điện Hoa Kỳ Montgomery Blair, và vào ngày 24 tháng 9, Abraham Lincoln bãi chức Blair với tư cách Tổng Giám đốc Bưu điện. Cơ hội chiến thắng của McClellan dường như bằng không sau khi Frémont rút lui khỏi cuộc đua tổng thống. Cuối cùng, với việc Atlanta thất thủ vào ngày 2 tháng 9, không còn nghi ngờ gì nữa rằng một chiến thắng quân sự của Liên bang chỉ còn là vấn đề thời gian. Cuối cùng, Đảng Liên minh Quốc gia đã huy động toàn bộ sức mạnh của cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ chủ chiến với khẩu hiệu "Không đổi ngựa giữa dòng". Nó được tiếp thêm sức mạnh khi Lincoln coi giải phóng nô lệ là vấn đề trung tâm, và các đảng Cộng hòa của nhiều bang chú ý tới sự phản bội của Copperheads. Kết quả Nội chiến Hoa Kỳ đang diễn ra và chưa kết thúc trong cuộc bầu cử này. Bởi vì 11 bang miền Nam đã tuyên bố ly khai khỏi Liên bang và thành lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, chỉ có 25 bang tham gia cuộc bầu cử. Louisiana và Tennessee gần đây đã được tái chiếm khỏi vòng tay của Liên minh. Họ đã bầu các đại cử tri bầu tổng thống, nhưng phiếu bầu của họ đã bị Quốc hội bác bỏ do đã từng ly khai khỏi Liên bang vài năm về trước. Cả hai tiểu bang đã bỏ phiếu ủng hộ Lincoln, vì vậy nó sẽ không thay đổi kết quả bầu cử ngay cả khi được tính đến. Ba tiểu bang mới tham gia lần đầu tiên gồm Kansas, Tây Virginia và Nevada. Mặc dù chính quyền bang Kentucky không bao giờ ly khai khỏi Liên bang nhưng tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử giảm gần 40% so với cuộc bầu cử năm 1860. McClellan chỉ giành được ba bang: Kentucky, Delaware và New Jersey, quê hương của ông. Lincoln đã giành chiến thắng ở mọi tiểu bang mà ông đã giành được vào năm 1860 ngoại trừ New Jersey, và cũng đã giành được thêm một tiểu bang mà 4 năm trước đó Stephen Douglas giành được (Missouri), một từ John C. Breckinridge (Maryland) và cả ba tiểu bang mới được kết nạp (Kansas, Nevada và Tây Virginia). Tổng cộng, 212 phiếu đại cử tri đã được tính tại Quốc hội bầu cho Lincoln - quá đủ để đắc cử tổng thống ngay cả khi tất cả các bang ly khai đều tham gia và bỏ phiếu chống lại ông. Lincoln rất nổi tiếng trong giới binh lính và họ lần lượt giới thiệu ông với gia đình họ ở quê nhà. Các bang sau đây cho phép binh lính bỏ phiếu: California, Kansas, Kentucky, Maine, Michigan, Rhode Island và Wisconsin. Trong số 40247 phiếu bầu từ giới quân đội, Lincoln nhận được 30.503 (75,8%) và McClellan 9.201 (22,9%), phần còn lại (543 phiếu) phân bổ cho nhiều người khác (1,3%). Chỉ tại Kentucky, McClellan mới giành được đa số phiếu từ giới binh lính với tỷ lệ phiếu bầu 2823 (70,3%) so với 1194 (29,7%). Trong số 1.129 tái gia nhập Liên bang, Lincoln thắng với 728 phiếu (64,5%), trong khi McClellan thắng 400 phiếu (35,4%). Một quận (0,1%) ở Iowa chia đều số phiếu giữa Lincoln và McClellan. Đây là cuộc bầu cử cuối cùng mà Đảng Cộng hòa thắng cử tại Maryland cho đến năm 1896. (a) Các bang ly khai không tham gia cuộc bầu cử năm 1864. (b) 17 phiếu đại cử tri từ Tennessee và Louisiana không hợp lệ. Nếu phiếu của họ không bị từ chối, Lincoln sẽ nhận được 229 phiếu đại cử tri trên tổng số 251 (250 phiếu bầu do (c)), vượt xa con số 126 phiếu cần thiết để giành chiến thắng. (c) Một đại cử tri từ Nevada đã không bỏ phiếu. Thư viện kết quả Kết quả theo bản đồ Kết quả theo bang Nguồn (hầu hết bang): Dữ liệu từ Walter Dean Burnham, Presidential ballots, 1836–1892 (Johns Hopkins University Press, 1955) pp. 247–57. Nguồn (Tennessee): báo Chicago Tribune đương thời. Tiểu bang sít sao Các bang màu đỏ đã giành được bởi Abraham Lincoln; các bang màu xanh lam đã giành được bởi George B. McClellan. Bang có tỷ lệ chiến thắng dưới 1% (33 phiếu đại cử tri): New York 0,92% (6.749 phiếu bầu) Các bang có tỷ lệ chiến thắng dưới 5% (35 phiếu đại cử tri): Connecticut 2,76% (2.405 phiếu bầu) Pennsylvania 3,50% (20.075 phiếu bầu) Delaware 3,62% (612 phiếu bầu) Các bang có tỷ lệ chiến thắng dưới 10% (65 phiếu đại cử tri): New Hampshire 5,12% (3.562 phiếu bầu) New Jersey 5,68% (7.301 phiếu bầu) Indiana 7,19% (20.189 phiếu bầu) Michigan 7,20% (10.636 phiếu bầu) Oregon 7,8% (1.431 phiếu bầu) Illinois 8,8% (30.788 phiếu bầu) Xem thêm Abraham Lincoln George B. McClellan Đảng Liên minh Quốc gia Đảng Dân chủ Nội chiến Hoa Kỳ Ghi chú Tham khảo Đọc thêm Balsamo, Larry T. We Cannot Have Free Government without Elections': Abraham Lincoln and the Election of 1864", Journal of the Illinois State Historical Society (2001): 181–99. Donald, David. Lincoln (1995) pp. 516–544 online Dudley, Harold M. "The Election of 1864," Mississippi Valley Historical Review, Vol. 18, No. 4 (Mar. 1932), pp. 500–18 in JSTOR Fehrenbacher, Don E. "The Making of a Myth: Lincoln and the Vice-Presidential Nomination in 1864". Civil War History 41.4 (1995): 273–290. Long, David E. Jewel of Liberty: Abraham Lincoln's Re-election and the End of Slavery (1994). Merrill, Louis Taylor. "General Benjamin F. Butler in the Presidential Campaign of 1864". Mississippi Valley Historical Review 33 (March 1947): 537–70. in JSTOR Nelson, Larry E. Bullets, Ballots, and Rhetoric: Confederate Policy for the United States Presidential Contest of 1864 University of Alabama Press, 1980. Nevins, Allan. The War for the Union: The Organized War to Victory, 1864–1865 (vol 8 1971). pp 97–143. Newman, Leonard. "Opposition to Lincoln in the Elections of 1864", Science & Society, vol. 8, no. 4 (Fall 1944), pp. 305–27. In JSTOR. Phillip Shaw Paludan. The Presidency of Abraham Lincoln (University Press of Kansas, 1994) pp. 274–93. James G. Randall and Richard N. Current. Lincoln the President: Last Full Measure. Vol. 4 of Lincoln the President. 1955. Vorenberg, Michael. The Deformed Child': Slavery and the Election of 1864" Civil War History 2001 47(3): 240–57. Waugh, John C. Reelecting Lincoln: The Battle for the 1864 Presidency (1998). White, Jonathan W. "Canvassing the Troops: the Federal Government and the Soldiers' Right to Vote" Civil War History 2004 50(3): 291–317. White, Jonathan W. Emancipation, the Union Army, and the Reelection of Abraham Lincoln (Baton Rouge: LSU Press, 2014). Winther, Oscar O. "The soldier vote in the election of 1864." New York History 25.4 (1944): 440-458. online Zornow, William Frank. Lincoln and the Party Divided (1954). online Nguồn chính Chester, Edward W. A guide to political platforms (1977) pp. 80–85 online Porter, Kirk H. and Donald Bruce Johnson, eds. National party platforms, 1840-1964 (1965) online 1840-1956 Liên kết ngoài 1864 popular vote by counties 1864 State-by-state popular results Transcript of the 1864 Democratic Party Platform Harper's Weekly – Overview more from Harper's Weekly Presidential Election of 1864: A Resource Guide from the Library of Congress Election of 1864 in Counting the Votes Nhiệm kỳ tổng thống Abraham Lincoln Abraham Lincoln
19820237
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20Sasan
Kinh tế Sasan
Xã hội Iran vào thời kỳ Sasan là một xã hội nông nghiệp và do đó, kinh tế Sasan phụ thuộc nhiều vào chăn nuôi và trồng trọt. Các hàng hóa chính được xuất khẩu bởi người Sasan bao gồm lụa; hàng dệt may từ len và vàng; thảm và thảm trải phòng; da thuộc; cũng như da động vật và ngọc trai từ Vịnh Ba Tư. Đồng thời có cả hàng hóa thông quan từ Trung Quốc (giấy, lụa) và Ấn Độ (gia vị), mà hải quan Sasan đánh thuế lên, và sau đó được xuất khẩu lại từ Đế quốc sang châu Âu. Nhờ vị trí địa lý đặc biệt của thế giới Iran, người Sasan có khả năng kiểm soát các tuyến đường biển và do đó, họ có thể được xem là một nhân tố quan trọng nhất trong thương mại quốc tế vào cuối thời kỳ cổ đại. Thương mại địa phương Chúng ta biết rằng, trong giai đoạn đầu của thời đại Sasan, đế chế đã bày tỏ sự quan tâm lớn đến việc thành lập cảng bến trên bờ biển Vịnh Ba Tư. Trong Kār-Nāmag ī Ardašīr ī Pāpakān (Sử ký các hành động đẹp của Ardashir, con trai Papak), một trong những cảng này được đề cập đến, tên gọi là "Bōxt-Artaxšīr", ngày nay hiện là Bushehr. Cảng này có một vị trí quan trọng đối với người Sasan bởi nó kết nối Kazerun với trung tâm của Persis, ngày nay là Shiraz. Ngoài ra còn có các cảng bến khác trên bờ biển phía Iran của Vịnh Ba Tư trong thời kỳ Sasan, như Sirāf, Hormuz, Kujaran Artaxšīr, v.v.. Theo Ammianus Marcellinus, "dọc theo cả bờ biển [của Vịnh Ba Tư] có một loạt các thành phố và thôn làng, nhiều tàu thuyền đi lại.". Thương mại quốc tế Cạnh tranh với Đế quốc La Mã Chúng ta biết rằng vào thế kỷ thứ sáu, người Sasan không chỉ hướng đến việc kiểm soát Biển Ả Rập và dĩ nhiên, cả vùng biển quê hương của họ, Vịnh Ba Tư, mà còn nhìn xa hơn về phía đông. Điều này đã dẫn người Ba Tư vào cuộc xung đột với La Mã. Lụa rất quan trọng trong thế giới cổ đại và là thứ mà người La Mã muốn. Với các vùng biển dưới sự kiểm soát của người Iran, người La Mã phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ người Ethiopia. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại và có thể là cũng dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Aksumite và Ba Tư, khiến cho Yemen trở thành một chư hầu của Iran vào cuối cuộc chiến tranh. Procopius cho biết, Justinian đã gửi một đoàn đại sứ đến Axum và yêu cầu người Ethiopia rằng "họ nên mua lụa từ Ấn Độ và bán cho người La Mã và như vậy, họ sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Bên cạnh đó, trong khi chỉ mang lại lợi ích này cho người La Mã mà thôi, họ [người La Mã] sẽ không còn bị ép phải gửi tiền đến cho đối thủ của họ [người Ba Tư]." Tuy nhiên, kế hoạch này cũng không thành công, "vì người Ethiopia không làm cách nào mua được lụa từ người Ấn Độ, bởi việc các thương gia người Ba Tư hiện diện tại các cảng bến [của Ceylon ở Sri Lanka], nơi những tàu thuyền đầu tiên của người Ấn Độ cập cảng, suốt thời gian họ sống tại quốc gia láng giềng, họ đã luôn quen thuộc với việc mua toàn bộ hàng hóa." Tuy nhiên, người ta không tin rằng việc là láng giềng với nhau chính là nguyên nhân đằng sau sự hợp tác giữa người Iran và các thương gia Sinhalese, và một lý do tốt hơn có thể là người Iran đã là khách hàng lâu năm và họ không muốn xúc phạm người Sasan thông qua việc kinh doanh với đối thủ của Đế chế Ba Tư. Tuy nhiên, bài toán về lụa của người La Mã đã được giải quyết thông qua việc tuồn dâu tằm tơ vào Đế chế La Mã. Thương mại với Trung Hoa Chúng ta cũng có thông tin về thương mại của người Sasan với Trung Hoa. Thương mại giữa Trung Hoa và Đế quốc Sasan được thực hiện thông qua hai hướng, Con Đường Tơ Lụa và đường biển. Nhiều đồng xu Sasan đã được tìm thấy tại nhiều bãi biển Trung Quốc. Các chợ Bazaar Hoạt động kinh tế chính ở các thành phố được thực hiện bởi các thương gia (tiếng Ba Tư Trung Cổ: wāzarganan) và diễn ra tại các chợ Bazaar. Trong các chợ thời Sasan này, mỗi nhóm thợ thủ công có khu vực riêng của mình, được gọi là rāste theo tiếng Ba Tư. Chúng ta biết thông tin này từ Denkard, có nói về các quy tắc từng tồn tại "về loạt cửa hàng trong chợ Bazaar thuộc về những người thợ thủ công khác nhau." (VIII, Chương 38) Denkard cũng đề cập đến một danh sách các ngành nghề chiếm giữ một phần của chợ Bazaar, như thợ rèn (tiếng Ba Tư Trung Cổ: āhengar) và thợ cắt tóc (tiếng Ba Tư Trung Cổ: wars-wirāy). Đối với mỗi nhóm thợ thủ công (kirrog), có một người đứng đầu hội thợ (kirrogbed) và hoạt động và giá cả của chợ Bazaar được giám sát bởi một người đứng đầu, được biết đến như wāzārbed trong tiếng Ba Tư Trung Cổ. Văn phòng này (wāzārbed) cũng được đề cập đến trong Res Gestae Divi Saporis. Các lái buôn Mặc dù đã có các thương gia Sasan đến tận Trung Hoa, nhưng quan điểm của Hoả giáo về họ là không được tốt. Cuốn Mēnōg của Khrad (Tinh thần Trí tuệ), một trong những cuốn sách Hoả giáo quan trọng nhất, có nói về các thương gia một cách rất tiêu cực. Các thuộc địa Iran ở Nam Á và Đông Á Chúng ta cũng biết về việc thành lập các thuộc địa và cảng bến của người Sasan xa tận Đông Á. Có một thuộc địa Sasan ở Malaysia, hình thành bởi các thương gia. Vì ngựa Ba Tư được vận chuyển đến Ceylon, một thuộc địa Sasan cũng được thành lập trên hòn đảo đó, nơi các tàu thuyền đến từ Iran đổ bộ tại cảng của nó. Để mở rộng thương mại, người Sasan đã xây dựng thêm các bến cảng tại các vị trí như Muscat và Sohar. Chúng ta thậm chí cũng biết về các thuộc địa Sasan ở Kilwa, trên bờ biển phía đông châu Phi. Việc thành lập các thuộc địa của Iran ở Trung Quốc cũng đã được xác nhận, thông qua sự tồn tại của các đền lửa Hoả giáo, được tìm thấy ở khu vực Trường An, miền nam Trung Quốc. Xem thêm Sasanian coinage Economy of Iran Roman economy Byzantine economy Chú thích và tham khảo Đọc thêm Kinh tế Iran Đế quốc Ba Tư
19820251
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sarah%20Goodridge
Sarah Goodridge
Sarah Goodridge (5 tháng 2 năm 1788 – 28 tháng 12 năm 1853; còn được gọi là Sarah Goodrich) là một họa sĩ người Mỹ chuyên vẽ tranh tiểu họa chân dung. Bà là chị gái của Elizabeth Goodridge, cũng là một họa sĩ tiểu họa người Mỹ. Cuộc đời Goodridge sinh ra tại Templeton, Massachusetts, là con thứ 6 và con gái thứ ba của ông Ebenezer Goodridge và người vợ Beulah Childs. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã bắt đầu vẽ và bộc lộ năng khiếu về nghệ thuật. Lúc bấy giờ và tại nơi bà ở, cơ hội đi học của phụ nữ bị hạn chế, vì vậy bà chủ yếu là tự học vẽ. Bà theo học trường ở khu vực. Những bức phác họa đầu tiên của bà vẽ những người xung quanh mình được vẽ trên vỏ cây bạch dương vì bà không đủ tiền để mua giấy. Bà ở cùng anh trai mình là William M. Goodrich trong vài tháng ở Milton, đồng thời theo học một trường nội trú ở đó. Bà còn tham gia một vài buổi học vẽ ở Boston, nơi hai anh em bà đi cùng nhau. Tại Boston, cô còn gặp Gilbert Stuart và tác phẩm của bà nhận được sự quan tâm từ ông. Năm 1820, bà chuyển đến sống với em gái Eliza ở Boston, bắt đầu học và vẽ tranh tiểu họa chân dung. Bà kiếm đủ tiền thù lao để nuôi sống bản thân và gia đình trong vài thập kỷ. Cuối cùng, bà chuyên vẽ tiểu họa trên chất liệu ngà, là học trò của một họa sĩ tiểu họa ở Hartford (gần như chắc chắn người này là Elkanah Tisdale). Các bức tranh của bà đã được đem trưng bày ở Boston và Washington, DC. Bà giải nghệ và định cư ở Reading, Massachusetts sau khi mất đi thị lực vào năm 1851. Goodridge nổi danh với những bức chân dung vẽ của chính trị gia Daniel Webster và nghệ sĩ đồng nghiệp Gilbert Stuart. Trong số các tác phẩm của Goodridge có một bức tiểu họa chân dung vẽ bộ ngực trần của chính bà, có nhan đề Beauty Revealed, hiện đang nằm ở Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan ở New York. Bức tiểu họa được vẽ trên một miếng ngà bạc có kích thước chỉ 2 5/8 x 3 1/8 inch. Tác phẩm được thực hiện vào năm 1828, rồi nữ nghệ sĩ tặng nó cho người bạn thân, người trao đổi thư từ, và người làm kiểu không thường xuyên là Daniel Webster. Nhà phê bình nghệ thuật người Mỹ John Updike cho rằng nữ nghệ sĩ định hiến thân cho Webster; anh viết rằng bộ ngực trần dường như muốn nói rằng "Chúng em là để anh chiếm lấy, trong tất cả vẻ yêu kiều màu ngà của chúng em, với những núm vú mềm mại vẽ bằng chấm nhỏ của chúng em". Tác phẩm được đưa vào phần hồi tưởng "The Philippe de Montebello Years: Curators Celebrate Three Decades of Acquisitions." Đó là nguồn cảm hứng cho bức tiểu họa mà nhân vật nữ chính hư cấu của tác phẩm văn học Blindspot: A Novel (New York, 2008) vẽ, với các tác giả là Jane Kamensky và Jill Lepore. Tham khảo Chú thích Nguồn Lamothe, Lori. "A Shocking Miniature and a Mysterious Connection: The story of Sarah Goodridge and Daniel Webster" tại The Collector. Mất năm 1853 Sinh năm 1788 Họa sĩ Mỹ thế kỷ 19 Họa sĩ Massachusetts Người Boston thế kỷ 19 Nghệ sĩ Boston Họa sĩ tiểu họa chân dung Nữ họa sĩ Mỹ
19820259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cobalt%28II%29%20hydride
Cobalt(II) hydride
Cobalt(II) hydride là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học CoH2. Hợp chất này có tinh thể màu xám tối, oxy hóa chậm trong không khí và phản ứng với nước. Hai dạng cobalt(II) hydride tồn tại dưới áp suất cao. Từ 4 đến 45 pascal có dạng lập phương tâm diện với công thức CoH. Điều này có thể được giải nén ở nhiệt độ thấp để tạo thành một hợp chất siêu bền ở áp suất khí quyển. Trên 45 pascal cobalt(II) hydride cũng kết tinh ở dạng lập phương tâm mặt. Điều chế Cobalt(II) hydride có thể được điều chế bằng phản ứng giữa phenylmagnesi bromide và cobalt(II) chloride trong khí hydro: CoCl2 + 2C6H5 MgBr + 2H2 → CoH2 + 2C6H6 + MgBr2 + MgCl2 Tham khảo Hợp chất cobalt Hydride kim loại
19820273
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Cheongju
Giáo phận Cheongju
Giáo phận Cheongju (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma với tòa giám mục đặt tại Cheongju, Hàn Quốc. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Daegu. Giám mục đương nhiệm là Simôn Kim Jong-gang, bổ nhiệm ngày 19/3/2022. Địa giới Địa giới giáo phận bao gồm toàn bộ tỉnh Chungcheong Bắc ở Hàn Quốc, ngoại trừ thành phố Jecheon và huyện Danyang thuộc về Giáo phận Wonju. Tòa giám mục được đặt tại thành phố Cheongju, cũng là nơi đặt Nhà thờ chính tòa Thánh Gia. Giáo phận được chia thành 79 giáo xứ. Lịch sử Hạt Đại diện Tông tòa Cheongju được thành lập vào ngày 23/6/1958 theo tông sắc Sacro suadente của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Giáo phận Seoul. Vào ngày 10/3/1962 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc Fertile Evangelii semen của Giáo hoàng Gioan XXIII. Giám mục quản nhiệm Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. James Vincent Pardy, M.M. † (4/7/1958 - 17/6/1969 từ nhiệm) Nicôla Cheong Jin-suk † (25/6/1970 - 3/4/1998 trở thành Tổng giám mục Tổng giáo phận Seoul) Gabriel Chang Bong-hun (3/6/1999 - 19/3/2022 từ nhiệm) Simôn Kim Jong-Gang, từ 19/3/2022 Thống kê Đến năm 2021, giáo phận có 172.238 giáo dân trên dân số tổng cộng 1.474.509, chiếm 11,7%. |- | 1970 || ? || 1.223.476 || ? || 54 || 31 || 23 || 0 || || 25 || 57 || 22 |- | 1980 || 41.589 || 1.207.914 || 3,4 || 30 || 22 || 8 || 1.386 || || 9 || 79 || 24 |- | 1990 || 76.396 || 1.254.101 || 6,1 || 41 || 39 || 2 || 1.863 || || 10 || 143 || 32 |- | 1999 || 113.284 || 1.294.222 || 8,8 || 90 || 86 || 4 || 1.258 || || 69 || 374 || 53 |- | 2000 || 118.099 || 1.338.775 || 8,8 || 89 || 85 || 4 || 1.326 || || 77 || 386 || 53 |- | 2001 || 120.696 || 1.309.565 || 9,2 || 90 || 81 || 9 || 1.341 || || 89 || 406 || 53 |- | 2002 || 124.959 || 1.312.831 || 9,5 || 94 || 85 || 9 || 1.329 || || 99 || 449 || 55 |- | 2003 || 127.995 || 1.312.162 || 9,8 || 108 || 97 || 11 || 1.185 || || 98 || 390 || 57 |- | 2006 || 134.181 || 1.328.398 || 10,1 || 123 || 115 || 8 || 1.090 || || 82 || 399 || 61 |- | 2013 || 155.446 || 1.396.854 || 11,1 || 154 || 142 || 12 || 1.009 || 2 || 91 || 515 || 76 |- | 2016 || 163.680 || 1.417.053 || 11,6 || 161 || 146 || 15 || 1.016 || || 96 || 503 || 76 |- | 2019 || 170.477 || 1.432.393 || 11,9 || 175 || 158 || 17 || 974 || || 116 || 519 || 78 |- | 2021 || 172.238 || 1.474.509 || 11,7 || 182 || 162 || 20 || 946 || || 118 || 502 || 79 |} Tham khảo Tài liệu Tông sắc Sacro suadente, AAS 51 (1959), p. 152 Tông sắc Fertile Evangelii semen, AAS 54 (1962), p. 552 Liên kết ngoài Số liệu Annuario pontificio năm 2022 tại Trang mạng chính thức của giáo phận Trang mạng của giáo phận trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Triều Tiên Đề mục của giáo phận trên trang ucanews Trang mạng của giáo phận tại www.gcatholic.org Cheongju
19820295
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20ca%20cao%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi
Tổ chức ca cao thế giới
Tổ chức ca cao thế giới (ICCO) là một tổ chức toàn cầu, bao gồm các nước sản xuất và tiêu thụ ca cao. Trụ sở chính tại London, ICCO được thành lập năm 1973 để thực hiện Hiệp định Ca cao Quốc tế lần đầu tiên, được đàm phán tại Geneva trong một Hội nghị Ca cao Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Kể từ đó, đã có bảy Hiệp định. Hiệp định Ca cao Quốc tế thứ Bảy được đàm phán tại Geneva vào năm 2010 và có hiệu lực tạm thời vào ngày 1 tháng 10 năm 2012. Vào ngày 2 tháng 11 năm 2005, có hơn 80% các quốc gia xuất khẩu Ca cao đã gia nhập Hiệp định. Do đó, Hiệp định Ca cao Quốc tế năm 2001 đã có hiệu lực chính thức lần đầu tiên trong lịch sử 30 năm của các Hiệp định Ca cao Quốc tế. Các nước thành viên ICCO chiếm gần 85% sản lượng ca cao thế giới và hơn 60% tiêu thụ ca cao thế giới. Tất cả các thành viên đều được đại diện tại Hội đồng Ca cao Quốc tế, cơ quan quản lý cao nhất của ICCO. Hai thành tựu quan trọng nhất của Hiệp định Ca cao Quốc tế hiện tại là việc thiết lập một nhiệm vụ rõ ràng về một nền kinh tế Ca cao thế giới bền vững và thành lập Consultative Board on the World Cocoa Economy. Consultative Board on the World Cocoa Economy bao gồm mười bốn chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực ca cao, tất cả đều từ khu vực tư nhân (bảy người từ các nước thành viên sản xuất ca cao và bảy người từ các nước thành viên tiêu thụ ca cao). Tuy nhiên, Hội đồng, với nhiệm vụ rộng rãi như Hội đồng Ca cao Quốc tế và bao gồm tất cả các khía cạnh của nền kinh tế ca cao thế giới, chỉ hoạt động với tư cách tư vấn, vì tất cả các quyết định cuối cùng đều do Hội đồng Ca cao Quốc tế đưa ra. Hội đồng được thành lập để ghi nhận tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế ca cao thế giới và vai trò ngày càng quan trọng của thương mại và công nghiệp trong ICCO. Tham chiếu
19820296
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%20Hannelius
G Hannelius
Genevieve Knight Hannelius (sinh ngày 22 tháng 12 năm 1998) là một nữ diễn viên, ca sĩ và nhân vật YouTube người Mỹ, người đã xuất hiện lần đầu với vai diễn Courtney Patterson trong loạt phim Surviving Suburbia (2009) của đài ABC. Cô đã có các vai diễn định kỳ trong loạt phim Disney Channel Sonny with a Chance (2009–2010) và Good Luck Charlie (2010–2011), và nhanh chóng được công nhận với vai Avery Jennings trong bộ phim sitcom Dog with a Blog của Disney Channel. Tiểu sử Hannelius sinh ra ở Boston, Massachusetts với Eric và Karla Hannelius. Cha cô là người Thụy Điển. Cô chuyển đến Yarmouth, Maine năm ba tuổi, sau đó chuyển đến Los Angeles năm chín tuổi cùng gia đình để theo đuổi diễn xuất. Cô ấy là cựu sinh viên của Xưởng diễn viên trẻ có trụ sở tại Los Angeles. Cô tốt nghiệp trường trung học Sierra Canyon vào tháng 5 năm 2017. Vào tháng 1 năm 2022, Hannelius chuyển đến Thành phố New York, New York. Danh sách phim Điện ảnh Truyền hình Tham khảo Liên kết ngoài Sinh năm 1998 Nhân vật còn sống Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Nữ diễn viên thiếu nhi Mỹ Nữ diễn viên truyền hình Mỹ Nữ diễn viên lồng tiếng Mỹ Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21 Ca sĩ Mỹ thế kỷ 21 Nữ ca sĩ thế kỷ 21
19820305
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vera%20Ivanovna%20Zasulich
Vera Ivanovna Zasulich
Vera Ivanovna Zasulich ( – 8 tháng 5 năm 1919) là một nhà hoạt động chính trị, cây bút và nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa người Nga. Xem thêm Phong trào hư vô chủ nghĩa Vera; hay, Những người hư vô chủ nghĩa: Đây là một vở kịch được sáng tác bởi đại văn hào người Ireland Oscar Wilde, lấy cảm hứng từ cuộc đời của Vera Zasulich. Tham khảo Thư mục Liên kết ngoài Vera Zasulich tại Marxists.org Vera Zasulich tại Bách khoa thư Chủ nghĩa vô trị 'Phụ nữ và Khủng bố' – phỏng vấn với Tiến sĩ Mia Bloom Sinh năm 1849 Mất năm 1919
19820310
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kay%20%28danh%20hi%E1%BB%87u%29
Kay (danh hiệu)
Kay (nghĩa là "vua") là một danh hiệu cai trị được sử dụng trong thần thoại Iran bởi các quốc vương Kayani trong Avesta, sau đó được các quân vương Kushano-Sasan áp dụng, tiếp theo là các vị vua Sasan của Iran. Tham khảo Nguồn Danh hiệu Iran Danh hiệu Ba Tư Danh xưng
19820317
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Oxford%20Dictionary%20of%20Late%20Antiquity
The Oxford Dictionary of Late Antiquity
The Oxford Dictionary of Late Antiquity (ODLA), dịch nghĩa là "Từ điển Oxford về Thời kỳ cuối của Thời cổ đại" là tác phẩm tham khảo toàn diện, đa ngành đầu tiên, bao gồm văn hóa, lịch sử, tôn giáo và cuộc sống vào cuối thời kỳ cổ đại. Đây là giai đoạn ở châu Âu, Địa Trung Hải và Miền Cận Đông từ khoảng 250 đến 750 sau Công Nguyên. Được viết bởi hơn 400 tác giả đóng góp và biên tập bởi Oliver Nicholson, tác phẩm Oxford Dictionary of Late Antiquity đã được xuất bản vào năm 2018. Nó kết nối giai đoạn lịch sử giữa những giai đoạn được đề cập trong cuốn Oxford Classical Dictionary (Từ điển Oxford Cổ điển) và cuốn The Oxford Dictionary of the Middle Ages (Từ điển Oxford thời Trung Cổ). Phiên bản in ấn gồm có hai tập, Tập I: A–I; Tập II: J–Z. Các nguồn tư liệu Từ điển Hậu kỳ cổ đại Bách khoa toàn thư lịch sử Sách năm 2018 Từ điển bách khoa
19820320
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng%20x%C3%A1%20Sasan
Đường xá Sasan
Đường Sasan là hạ tầng vật chất quan trọng cho việc duy trì và phát triển Đế quốc Sasan. Rất nhiều hệ thống đường Sasan vẫn còn chưa được biết đến do có ít các cuộc khảo cổ được vận động. Những gì có thể suy ra được chủ yếu đến từ công việc của các nhà địa lý Hồi giáo sau này, chẳng hạn như Ibn Khordadbeh, người lại dựa vào thông tin do các thương nhân cung cấp. Con đường Sasan chính bắt đầu từ Lưỡng Hà. Một tuyến đường phía bắc đi qua Hatra và Nahavand hướng về Khorasan, Tokharistan và Transoxania. Một con đường phía bắc khác dẫn đến Armenia và Lazica thông qua Adurbadagan. Một con đường phía nam đi qua Dehloran và Susangerd hướng về Khuzestan trước khi cuối cùng đến Pars bằng cách đi theo một con đường ven biển dọc theo Vịnh Ba Tư. Tất cả các con đường của Đế chế Sasan đều được phục vụ bởi các trạm thu phí, thuế hàng hóa thương mại, và dịch vụ cũng được cung cấp cho những người du hành, mặc dù nhà sử học Khodadad Rezakhani lưu ý rằng "mức độ của chúng không rõ ràng từ góc độ khảo cổ học". Xem thêm Đường La Mã Đường Hoàng gia Đường Khorasan Chú thích và Tham khảo Nguồn tư liệu Đế quốc Sasan Đế quốc Ba Tư Giao thông cổ đại Đường Ba Tư
19820321
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dendrochirus%20bellus
Dendrochirus bellus
Dendrochirus bellus là một loài cá biển thuộc chi Dendrochirus trong họ Cá mù làn. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1925. Từ nguyên Tính từ định danh bellus trong tiếng Latinh mang nghĩa là “xinh đẹp”, có lẽ hàm ý đề cập đến các vệt đốm màu nâu hoặc đen trên thân và vây, làm bắt mắt kiểu hình của loài cá này. Phân bố D. bellus có phạm vi giới hạn trong vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, từ bán đảo Bōsō dọc theo bờ đông và nam Trung Quốc, gồm ngoài khơi Hoàng Hải và biển Hoa Đông đến đảo Đài Loan và Việt Nam. Ở bờ biển Việt Nam, D. bellus được ghi nhận ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và trong vịnh Nha Trang. D. bellus từng được ghi nhận ở vịnh Mannar (Ấn Độ), nhưng sau khi kiểm tra lại thì mẫu vật này có vẻ như thuộc về Dendrochirus brachypterus. Ghi nhận của D. bellus ở Nouvelle-Calédonie nhiều khả năng cũng là nhầm lẫn. D. bellus sống ở vùng triều có nền đáy là đá sỏi hoặc bùn cát, độ sâu có thể lên đến 200 m. Mô tả Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở D. bellus là 15 cm. Loài này có màu cam, nhiều chấm xanh lam nhạt với 2–3 vệt đốm nhạt dọc lưng và cuống đuôi (các đốm sáng hoặc sẫm hơn tùy thuộc vào tình trạng của cá). Vây ngực có khoảng 9 dải dọc màu cam. Vây bụng có 5 dải tương tự. Vây lưng mềm, vây hậu môn và vây đuôi có các dải mảnh màu cam nhạt. Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 5–6; Số tia vây ngực: 16–18. D. bellus nằm trong phức hợp loài D. brachypterus. D. bellus có số vảy theo chiều dài cơ thể trung bình là 38 so với 44–51 ở những loài khác trong phức hợp, và chúng không có nắp da trên vùng hốc mắt và ở gốc ngạnh trên cùng của xương trước nắp mang. Những nhầm lẫn giữa D. bellus với D. brachypterus do việc xác định dựa trên đặc điểm mà Poss (1999) xuất bản, nhưng thiếu đi đặc điểm mà Matsunuma và cộng sự (2017) bổ sung sau này. Tham khảo B Cá Thái Bình Dương Cá Nhật Bản Cá Trung Quốc Cá Việt Nam Động vật được mô tả năm 1925
19820325
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt%20k%C3%BD%20Murasaki%20Shikibu
Nhật ký Murasaki Shikibu
là một tiêu đề chung cho tất cả những tác phẩm nhật ký tách rời nhau được viết vào thế kỷ 11 thuộc thời kỳ Heian bởi nữ quan kiêm nữ sĩ cung đình Murasaki Shikibu. Tác phẩm được viết bằng chữ kana, về sau các kí tự này đã được phát triển và trở thành hệ thống ngôn ngữ viết bản địa của Nhật Bản. Vào thời bấy giờ, loại chữ viết này thường phổ biến đối với nữ giới, những người không được học Hán tự vào thời đó. Không giống những tác phẩm khác cùng thể loại trong thời hiện đại, những tác phẩm nhật ký được sáng tác vào thế kỉ 10 trong thời đại Heian thường tập trung vào việc tái hiện những sự kiện quan trọng hơn là khắc họa cuộc sống thường nhật và không theo bất kỳ một niên đại nào cả. Tác phẩm hàm chứa những chi tiết hoa mỹ, những vần thơ , và những đoạn biên thơ được viết dưới dạng những bức thư dài. Người ta cho rằng cuốn nhật ký được sáng tác vào khoảng thời gian từ năm 1008 đến năm 1010 khi Murasaki đang phục vụ với tư cách Nữ quan triều đình. Phần nội dung chủ yếu nói về những cuộc sinh nở của Hoàng hậu Shōshi (hay Akiko). Những đoạn biên thơ ngắn mô tả những mối quan hệ giữa các nữ quan cung đình cũng như những nữ văn sĩ cung đình khác như Izumi Shikibu, Akazome Emon và Sei Shōnagon. Murasaki đã thổi hồn cho tác phẩm bằng óc quan sát và quan điểm cá nhân, bà đã mang cả cuộc sống cung đình Heian thời thế kỉ 11 gói vào trong cuốn nhật ký, một thứ không được ghi chép nhiều trong những biên niên sử cũng như các tư liệu lịch sử khác vào thời đó. Một cuộn tranh minh họa cho tác phẩm, tức , đã được sản xuất vào thời kỳ Kamakura (1185–1333), và những mảnh nhật ký đã trở thành cơ sở cho các bản dịch tiếng Anh sau này vào thế kỷ 20. Bối cảnh ra đời Vào thời kỳ hoàng kim của thời đại Heian, tức là khoảng thời gian từ cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11, khi Nhật Bản đang tìm cách thiết lập nền văn hóa độc đáo của riêng mình, đây cũng là khởi nguồn cho nền văn học Nhật Bản cổ đại, với sự phổ biến rộng rãi của văn học nữ lưu. Theo Haruo Shirane, với việc sử dụng và phổ biến rộng rãi của kana, những người phụ nữ trong giới hoàng gia quý tộc đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của văn học cung đình cổ đại. Bộ sưu tập thơ hoàng gia Kokin Wakashū đã được xuất bản từ năm 905 đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong văn học cung đình Nhật Bản. Vào thời kỳ đó, các tác phẩm văn chương Nhật hầu hết đều được viết bằng Hán tự – loại chữ viết truyền thống chỉ dành cho nam giới. Trong văn học cung đình, việc chuyển đổi ngôn ngữ viết sang loại chữ kana bản địa là một điều quan trọng và cần thiết, đây cũng là lý do khiến cho thơ trở nên phổ biến. Theo lời giải thích của Shirane thì: " đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống quý tộc.Với quan điểm "nam nữ thụ thụ bất thân" của người xưa, thi ca cũng đóng vai trò như một công cụ giao tiếp quan trọng và là phương tiện giao tiếp giữa nam và nữ". Vào đầu thế kỷ 11, thể loại văn học nữ lưu mới đã xuất hiện trong chốn cung đình dưới dạng nhật ký và truyện thơ. Những người phụ nữ có địa vị thấp hơn, họ đã nhanh chóng dùng kana làm ngôn ngữ viết, khác với những người đàn ông thời đó vẫn dùng chữ Hán làm ngôn ngữ viết. Vào thời Heian, ngôn ngữ viết của phụ nữ hoàn toàn khác so với đàn ông, chữ viết của nữ giới mang tính cá nhân và dễ dàng bộc lộ nội tâm sâu sắc hơn. Như vậy, ta có thể thấy rằng, ngôn ngữ viết của Nhật Bản đã được phát triển bởi phụ nữ; họ đã dùng ngôn ngữ làm công cụ để diễn tả cảm xúc của chính họ. Theo học giả văn học Nhật Bản Richard Bowring, chữ mềm được phát triển bởi những người phụ nữ đã xây dựng nên "một phong cách viết lách linh hoạt vượt ra khỏi thứ ngôn ngữ từng chỉ được tồn tại dưới dạng văn nói". Dưới sự kiểm soát của gia tộc Fujiwara đầy quyền thế, trong hậu cung của Thiên hoàng Ichijō đã có 2 vị Hoàng hậu Teishi và Shōshi tại vị cùng lúc, cùng với đó là các Nữ quan thông thạo văn chương được đưa vào cung hầu hạ cho chủ nhân của họ, cũng như cho gia tộc Fujiwara. Vào thời kỳ Heian, có 3 tác phẩm thuộc thể loại đáng chú ý nhất là Nhật ký Murasaki Shikibu, Truyện Gối đầu của Sei Shōnagon và Nhật ký Izumi Shikibu của Izumi Shikibu – hầu hết những vị nữ quan trên đều đến từ hậu cung của hai vị Hoàng hậu. Nhật ký của Murasaki trải dài trong những giai đoạn rời rạc khác nhau, chủ yếu là giai đoạn từ năm 1008 đến năm 1010. Chỉ còn những mẩu nhật ký rời rạc ngắn ngủi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, và tầm quan trọng của nó một phần nằm ở những lời tiết lộ của chính tác giả về những người được ghi chép tiểu sử một cách chi tiết cũng như tập thơ ngắn do bà sáng tác vào khoảng năm 1014 là (còn gọi là Hồi ức thi nhân). Không có bất cứ tài liệu nào ghi lại tên thật của nữ sĩ Murasaki. Thông thường, phụ nữ thường được gọi bằng phẩm cấp của họ hay gọi theo địa vị của chồng hoặc người thân nam giới. Họ "Murasaki" được đặt sau khi bà nhập cung, lấy từ tên của một nhân vật trong Truyện kể Genji; còn cái tên "Shikibu" biểu thị cho phẩm cấp của cha bà trong Lễ bộ (tức ). Là một thành viên một nhánh nhỏ trong gia tộc Fujiwara, cha của bà đã trở thành một học giả về văn học Trung Quốc, do đó, ngay từ nhỏ, các con ông đã được học văn ngôn, mặc dù đây là một điều hiếm có đối với các bé gái thời bấy giờ. Murasaki được cho là đã kết hôn với Fujiwara no Nobutaka vào khoảng năm 998 (); sau đó bà đã sinh con gái vào năm 999. Chồng bà mất 2 năm sau đó. Các học giả đều không chắc chắn về thời điểm bà viết Truyện kể Genji, nhưng có thể bà đã viết nó sau khi trở thành quả phụ và đang trong tâm trạng đau khổ khi chồng mất. Bà đã mô tả lại cảm xúc của mình sau cái chết của chồng trong cuốn nhật ký: "Ta thấy rất buồn và hoang mang. Trong những năm qua, ngày ngày ta phải xuất hiện với bộ dạng bơ phờ với đống y phục bị bỏ bê [...] thời gian trôi qua ta đã không thể làm nhiều thứ[...] Ta không thể chịu được ý nghĩ sẽ duy trì nỗi cô đơn này nữa". Với danh tiếng nữ sĩ lừng lẫy của mình, Murasaki đã nhập cung hầu hạ Hoàng hậu Shōshi theo mệnh lệnh của Fujiwara no Michinaga, có lẽ đó là động lực để bà viết tiếp những chương tiếp theo của Truyện kể Genji. Có thể bà đã bắt đầu viết cuốn nhật ký này sau khi trở thành Nữ quan trong cung. Nội dung Cuốn nhật ký chứa một lượng lớn các chi tiết mô tả về việc Hoàng hậu Shōshi (còn gọi là Akiko) sinh hạ trưởng tử là Thân vương Atsuhira, cùng với một đoạn biên thơ. Tác phẩm được đặt trong bối cảnh Hoàng cung Kyoto, với lời mở đầu như sau: "Khi mùa thu đến, dinh thự của đức ngài hoàng (bản gốc là "Tsuchimikado") đẹp đến mức không thốt lên lời. Từng cành cây bên hồ, từng ngọn cỏ trên bờ đền mang một màu sắc riêng được bao phủ bởi ánh đèn đêm ." Các chi tiết đầu tiên mở đầu tác phẩm là những lời giải thích chi tiết về các sự kiện xung quanh việc sinh nở của Hoàng hậu Shōshi. Bà đã mở đầu tác phẩm với cảnh miêu tả chuyến đi của Hoàng hậu từ Hoàng cung đến nhà cha đẻ, những nghi lễ và yến hội trong suốt thời gian Hoàng hậu mang thai sẽ được tổ chức tại đây, cũng như việc tổ chức một nghi lễ quan trọng sau khi sinh con nhằm ăn mừng việc Hoàng hậu đã hạ sinh thành công một người thừa kế nam cho Hoàng thất. Những đoạn văn tiếp đó bao gồm việc đọc các bài khế kinh, cùng với việc mô tả những nghi thức Phật giáo liên quan đến việc Hoàng hậu sinh con. Bảy đoạn văn tiếp theo đã giải thích chúng ta thấy sự bất mãn của Murasaki đối với cuộc sống chốn cung đình. Bà đã mô tả cảm giác vô dụng của chính mình, cũng như cảm giác kém cỏi khi so với những người thân cao quý trong dòng họ Fujiwara, và cảm giác cô quạnh sau cái chết của chồng. Khi diễn tả những điều như vậy, nữ tác giả có thể thêm những dòng về ý thức bản thân vào các mục của nhật ký. Trong tác phẩm nhật ký này có chứa đoạn tự truyện kể về cuộc sống của Murasaki trước khi vào cung, cũng như những giai thoại về việc học Hán ngữ của bà thời thơ ấu:Một vài đoạn văn trong cuốn nhật ký đến nay đã không còn tồn tại. Bowring tin rằng rất khó để xác định lại các văn kiện đã thất lạc trong lịch sử, việc ghép những mẩu rời rạc lại với nhau sẽ khiến cho nội dung trở nên khó hiểu. Ông đã tìm thấy những đoạn văn bản tách rời nhau, bắt đầu từ đoạn mô tả về cuộc sinh nở, theo sau đó là những chi tiết miêu tả nội tâm với ngày tháng không rõ ràng, và cuối cùng là những đoạn nhật ký được viết theo trình tự thời gian. Theo lời của Bowring thì đó là "sự sắp xếp kì lạ", có thể đây là kết quả của việc chắp vá hàng loạt những đoạn văn bản không hoàn chỉnh hay những đoạn bị khuyết. Những đoạn văn bản trong nhật ký có thể đã được dùng để làm nguồn tư liệu viết nên – tác phẩm được viết ra nhằm ca ngợi Michinaga và gia tộc Fujiwara, được viết hoặc biên soạn vào thế kỷ 11 – với những đoạn kể hoàn toàn được sao chép từ những đoạn nguyên văn trong tác phẩm của Murasaki. Nhưng sự khác biệt giữa hai văn bản đã cho ta thấy góc nhìn khác của tác giả , có thể vẫn còn nhiều đoạn trong nhật ký vẫn tồn tại. Bowring đã đặt ra câu hỏi rằng liệu cấu trúc tác phẩm hiện tại có phải là bản gốc của Murasaki hay không, cũng như mức độ mà nó được sắp xếp hoặc viết lại khi bà còn là tác giả của nó. "Hoàng triều Fujiwara" Khác với chốn cung đình giả tưởng trong thiên tiểu thuyết lãng mạn Truyện kể Genji, trong tác phẩm này, Murasaki đã mô tả cuộc sống Hoàng cung theo cách chân thực nhất. Một "vị hoàng tử lý tưởng ngời sáng" Genji trong tiểu thuyết của bà đối lập với một Quan nhiếp chính Michinaga với bản chất hết sức thô bỉ; một người luôn tỏ ra ngượng ngùng trước vợ và con gái vì hành vi say xỉn của mình, và thái độ ve vãn của ông ta đối với Murasaki khiến bà cảm thấy khó chịu. Nữ tác giả đã viết về việc buổi sáng bà thức dậy và thấy ông ta đang ẩn nấp trong khu vườn bên ngoài cửa sổ, và kế tiếp là cuộc trao đổi thơ từ():Liệu mối quan hệ giữa hai người này có thực sự thân thiết hay không vẫn là câu hỏi lớn đối với các học giả. Mặc dù những đoạn Nhật ký mô tả ca sinh nở của Hoàng hậu Shōshi có ý nghĩa giống như một "cống phẩm" cho Michinaga, song vị nhiếp chính ấy được mô tả là đã "vượt quá tầm kiểm soát". Sự ra đời của đứa trẻ có tầm quan trọng to lớn đối với Michinaga, người đã đưa con gái mình vào cung làm phi cho Thiên hoàng Ichijō 9 năm về trước; Shōshi nhanh chóng được phong Hậu và địa vị Đế mẫu tương lai của bà đã được củng cố bởi người cha đầy quyền lực. Sự ra đời của đứa trẻ cùng những lời mô tả dài về nó như, "việc Hoàng tử ra đời đã đánh dấu sự thắt chặt cuối cùng của Michinaga trong việc thừa kế ngai vàng với kế sách hôn nhân chính trị tài tình của mình." Michinaga đã nắm quyền thay cho Thiên hoàng và cho vời các tăng lữ đến lễ kỷ niệm ngày sinh của cháu trai mình. Sau khi Hoàng hậu sinh con, mỗi ngày Michinaga đều đến thăm con gái hai lần, trong khi Thiên hoàng chỉ ngự giá một lần duy nhất đến thăm con trai mình mà thôi. Những biên chép của Murasaki về từng lần viếng thăm của Michinaga với mục đích nghi lễ, cũng giống như cách ghi chép về buổi lễ chớp nhoáng được tổ chức 16 ngày sinh của Thân vương. Chúng bao gồm những chi tiết mô tả phức tạp về những thị nữ cung đình:Hoàng hậu Shōshi xuất hiện với bộ dạng trang nghiêm và bác học, là một vị Hoàng tộc mong đợi sự lịch thiệp và đoan chính đến từ các Nữ quan – điều này thường gây ra những khó khăn khi phải sống trong chốn thâm cung đầy khắc nghiệt . Khi Hoàng hậu yêu cầu Murasaki dạy Hán ngữ cho bà, bà nhất quyết cho rằng điều này cần phải giữ bí mật. Murasaki đã giải thích điều này rằng "Bởi lẽ Hoàng hậu [Shōshi] đã chứng minh niềm khao khát được biết nhiều điều hơn, cho nên để giữ bí mật, ta và Hoàng hậu phải chọn thời điểm khi những người phụ nữ khác không có mặt, và kể từ mùa hè năm trước, ta đã bắt đầu dạy cho Hoàng hậu những bài học bất thường về hai tập của cuốn sách 'Những bài ca mới'. Ta đã giấu sự thật này với những người khác, và Hoàng hậu cũng vậy". Cuộc sống cung đình Một số đoạn trong cuốn nhật ký đã thẳng thắn vạch trần những hành vi khiếm nhã chốn cung đình, cụ thể là hành vi tán tỉnh của những viên quan say xỉn đối với các cung nữ. Giống như phần mô tả của Keene, cung đình trong mắt Murasaki là nơi "những gã đàn ông say xỉn đùa cợt và tán tỉnh phụ nữ". Murasaki đã than phiền về cách cư xử tồi tệ của những viên quan say xỉn hay những vị Hoàng tử, chẳng hạn như trong một buổi yến tiệc, nhà thơ Fujiwara no Kintō đã xen vào một nhóm người toàn phụ nữ và hỏi Murasaki có ở đó không – điều này còn ám chỉ một nhân vật trong Truyện kể Genji. Murasaki vặn lại rằng không hề có nhân vật tiểu thuyết nào lại sống trong cái cung đình tục tĩu khó chịu như vậy, thật sự không giống với cảnh cung đình trong cuốn tiểu thuyết mà bà viết ra. Bà đã rời khỏi yến hội khi "Tể tướng Takai[...] bắt đầu nắm lấy áo của phu nhân Hyōbu và hát một bài ca rùng rợn, nhưng ngài ấy lại chẳng nói gì cả. Ta đã nhận thấy rằng đây chắc chắn là điều khủng khiếp khi say rượu vào buổi tối, vì vậy[...] phu nhân Saishō và ta đã quyết định cáo lui." Đã có những giai thoại về những bữa tiệc rượu và những vụ bê bối trong giới quý tộc có liên quan đến phụ nữ, vì những lý do khác nhau như cách cư xử hay độ tuổi, khi phạm phải những điều cấm kị, họ sẽ bị buộc phải xuất cung. Murasaki cho rằng những người phụ nữ cung đình khác đều yếu đuối, không có học thức, và không có kinh nghiệm đối phó với đàn ông. Những người phụ nữ đã từng phải sống một cuộc sống bán ẩn dật phía sau những tấm rèm hay bức bình phong mà không hề có bất kỳ sự riêng tư nào. Vào thời đó, những người đàn ông có thể tùy ý ra vào nơi ở nữ giới bất cứ lúc nào. Khi Cung điện Hoàng gia gặp hỏa hoạn vào năm 1005, cả hậu cung đã phải di tản trong nhiều năm sau đó; điều này phụ thuộc vào sự sắp xếp nơi ở của Michinaga. Murasaki sống tại khu dinh thự Biwa của ông, nơi này còn được gọi là dinh thự Tsuchimikado, hay tư dinh của Thiên hoàng Ichijō, đó là một nơi có không gian nhỏ hẹp. Các nữ quan phải ngủ trên những tấm đệm futon mỏng manh trải trên sàn gỗ trần trong một căn phòng với rèm che xung quanh. Những ngôi nhà đã được nâng lên một chút và được mở ra phía những khu vườn truyền thống của Nhật, nhằm đáp ứng yêu cầu về không gian nhỏ cho việc riêng tư. Bowring đã giải thích về sự yếu đuối của phụ nữ khi họ thấy đàn ông: "Một người đàn ông đứng bên ngoài khu vườn và đưa mắt nhìn[...] đôi mắt anh ta ngang tầm với phần váy của những người phụ nữ ở trong." Vào mùa đông, ngôi nhà trở nên bắt gió và lạnh lẽo, với vài lò than ở trong nhà giúp những người phụ nữ mặc trang phục nhiều lớp có thể giữ ấm cơ thể, đã có những lời mô tả chi tiết về việc này. Vào thời Heian, phụ nữ quý tộc thường mặc bộ trang phục gồm 6 đến 7 lớp áo, từng lớp từng lớp một đè lên nhau, các lớp áo lót bên trong là thành quả của việc kết hợp các màu sắc khác nhau. Những dòng miêu tả về trang phục mà các Nữ quan mặc trong những buổi lễ Hoàng gia đã cho ta thấy tầm quan trọng của trang phục Cung đình thời bấy giờ, về sự sắp xếp giữa các lớp áo, những điều này đều giống với góc nhìn của Murasaki:Từng lớp trang phục, từng lớp áo lót đè lên nhau, tất cả đều gộp thành sự kết hợp màu sắc hoàn hảo được gọi là ; nó được cho là một niềm đam mê thời trang bất tận đối với phụ nữ thời bấy giờ. Đây là điều khiến trang phục nữ giới thời đó trở nên thu hút, và điều quan trọng là phải đạt được sức hút thẩm mỹ về mặt cá nhân. Sự kết hợp màu sắc trang phục được dựa theo tên gọi gợi lên xúc cảm về các mùa trong năm, tương ứng với thời điểm mặc, và với việc lấy cảm hứng từ thiên nhiên như vậy, ta có thể thấy màu sắc trang phục thời Heian không phản ánh chính xác màu sắc nguyên bản của nó, thay vào đó là tái hiện màu sắc dựa theo các mùa trong năm. Murasaki đã ghi lại mức độ nghiêm trọng khi phạm phải lỗi sai trong việc phối màu trang phục của 2 người phụ nữ: "Một ngày nọ, khi tất cả nữ nhân cung đình đều cố gắng hết sức chuẩn bị y phục chỉn chu nhất thì[...] hai người trong số bọn họ đã thể hiện mắt thẩm mỹ "tài tình" của mình bằng việc phối hợp màu sắc ở phần tay áo [...] và đã bị các cận thần cũng như quý tộc cấp cao trông thấy." Chuyện Nữ quan Murasaki đã phải chịu sự cô quạnh vượt quá khả năng chịu đựng của một con người, nữ văn sĩ cũng có nỗi lo riêng về tuổi già, và không cảm thấy hạnh phúc khi phải sống trong cung. Bà trở nên khép nép hơn, và viết rằng có lẽ những người phụ nữ khác đã coi bà là kẻ ngu ngốc, nhút nhát hoặc cả hai: "Ta tự hỏi rằng mình có phải là con người tẻ nhạt đến vậy không? Nhưng ta vẫn là chính mình kia mà[...] Ngay cả Hoàng hậu [Shōshi] cũng nhận xét rằng ta không phải loại người khiến người ta dễ chịu khi ở gần[...] Ta hoàn toàn là con người độc lập; giá như ta có thể tránh xa những người mà ta kính trọng chút nhỉ." Keene đã suy đoán rằng với tâm trạng của một văn nhân cần sự đơn độc, nỗi cô quạnh của Murasaki có thể là "nỗi cô đơn của một nghệ sĩ khao khát được bầu bạn mà cũng có thể chối bỏ điều đó". Ông ám chỉ rằng nữ văn sĩ "có khả năng nhận thức đặc biệt" và có thể bà đã xa lánh những người phụ nữ khác khoảng từ 15 đến 16 tuổi mà bà đã mô tả trong cuốn nhật ký. Mặc dù bà đã từng khen ngợi những người đó, những lời bình phẩm của bà mang tính hồi tưởng hơn với góc nhìn của bản thân và lời mô tả khuyết điểm của những người đó. Cái nhìn thấu suốt của nữ văn sĩ không giúp bà có được hảo cảm đối với những người phụ nữ ở trong cung, ở một nơi mà chuẩn mực của nó là những thủ đoạn, âm mưu và bê bối, tuy nhiên đây cũng là điều quan trọng đối với tiểu thuyết gia. Keene cho rằng Murasaki cần sự xa cách để có thể tiếp tục viết, nhưng bên cạnh đó bà cũng cần sự riêng tư, là một người phụ nữ "đã chọn không tiết lộ phẩm chất thật của mình" ngoại trừ những người mà bà tin tưởng và kính trọng, giống như Hoàng hậu Shōshi. Cuốn nhật ký cũng bao gồm những đoạn mô tả về những Nữ quan kiêm văn sĩ cung đình khác, nhất là về Sei Shōnagon, là Nữ quan dưới trướng đối thủ của của Hoàng hậu Shōshi là Hoàng hậu Teishi (tức Sadako). Trong hậu cung đã bắt đầu có sự cạnh tranh ngầm giữa họ; cả hai vị Hoàng hậu đều được phục vụ bởi các Nữ quan có học thức và được khuyến khích "cạnh tranh" với những nữ văn sĩ khác. Trên thực tế, Shōnagon được cho là đã rời khỏi hậu cung sau khi Hoàng hậu Teishi qua đời vào năm 1006, và do đó, có thể Murasaki và Shōnagon chưa từng chạm mặt nhau. Murasaki đã nhận thức khá đầy đủ về phong cách viết cũng như tính cách của Shōnagon. Bà đã mô tả về Shōnagon trong nhật ký của mình:Murasaki cũng đưa ra lời đánh giá về hai nữ sĩ khác theo hầu Hoàng hậu Shōshi – nữ thi sĩ Izumi Shikibu và Akazome Emon - tác giả của một . Bà đã nói về phong cách văn chương và thơ từ của Izumi như sau: Nhật ký và Truyện kể Genji Tiểu thuyết Truyện kể Genji của Murasaki rất ít khi được đề cập trong tác phẩm. Bà viết trong nhật ký về việc Thiên hoàng lệnh cho bà đọc tác phẩm, và sau đó giấy màu cùng những nét bút thư pháp đã được dùng để ghi bản thảo câu chuyện – tất cả đều được làm bởi một phụ nữ sống trong cung. Nữ văn sĩ cũng đã kể một giai thoại về việc Michinaga lén vào phòng bà và đích thân giúp đỡ việc sao chép bản thảo. Có sự tương đồng giữa các tập sau của Truyên kể Genji với phần còn lại của cuốn nhật ký. Theo học giả Shirane chuyên nghiên cứu về truyện kể Genji, cảnh mô tả hậu cung Thiên hoàng Ichijo di dời đến dinh thự của Michinaga vào năm 1008 có sự tương quan mật thiết với cảnh Hoàng tộc di tản trong chương 33 ("Lá Oải hương") trong Truyện kể Genji. Shirane tin rằng có thể Murasaki đã viết những chi tiết tương đồng khiến độc giả liên tưởng đến Truyện kể Genji khi bà còn sống trong cung và viết nên cuốn nhật ký này. Phong cách và thể loại Các tác phẩm nhật ký thời Heian có nét giống hồi ký hơn là dùng để diễn tả cảm xúc vào thời điểm viết. Tác giả của một tác phẩm văn học nhật ký thời Heian () sẽ quyết định điều gì sẽ có trong tác phẩm, điều gì sẽ được thêm vào cũng như bị loại bỏ. Mốc thời gian trong tác phẩm cũng được trình bày theo cách tương tự – Một nhật ký () có thể chứa những đoạn dài nói về một sự kiện đơn lẻ trong khi những sự kiện khác có thể bị lược đi. Nhật ký () được xem như là một thể loại văn học, chúng thường không được viết dựa theo góc nhìn của chủ thể, hầu hết những tác phẩm này đều được viết bởi người thuộc ngôi thứ ba, và đôi khi cũng bao gồm các yếu tố hư cấu hoặc lịch sử. Những tác phẩm văn học thuộc thể loại nhật ký này là cả một kho tàng kiến thức về cung đình Hoàng gia thời Heian, được đánh giá là có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với nền văn học Nhật Bản, mặc dù rất nhiều trong số chúng đã không còn nguyên vẹn. Khuôn mẫu chung cho thể loại này bao gồm các bài thơ , với ý nghĩa truyền đạt thông tin tới độc giả giống như những đoạn Murasaki miêu tả về lễ nghi cung đình . Chỉ có một số ít ngày tháng rõ ràng được ghi lại trong nhật ký của Murasaki và thói quen làm việc thường ngày của bà không được ghi lại. Theo Keene, tác phẩm nhật ký này không nên được so sánh với 'cuốn sổ ghi chép của một nhà văn' trong thời hiện đại. Mặc dù đây là tác phẩm ghi chép lại các sự kiện quan trọng trong triều, song điểm quan trọng nhất và cũng là điểm nhấn của tác phẩm là những đoạn kết nói lên cảm nhận của chính tác giả, tức là thêm những khía cạnh nhân sinh khác vào phần chính của câu chuyện. Theo đánh giá của Keene, tác giả của tác phẩm được tiết lộ là một người phụ nữ có trí tuệ sắc sảo và nhận thức tuyệt vời, nhưng lại là người sống khép kín và có ít bạn bè. Người phụ nữ ấy không hề nao núng trước những lời bình phẩm của mình về các quan viên quý tộc, nhìn sâu hơn vào điểm cốt lõi phía sau vẻ bề ngoài của từng sự kiện. Ta có thể thấy rằng, những lời nói của Keene hữu ích cho một tiểu thuyết gia nhưng lại không đem lại lợi ích gì đối với một xã hội khép kín mà nữ văn sĩ đã từng sống. Bowring tin rằng tác phẩm có chứa tới 3 phong cách viết khác nhau. Đầu tiên là những lời tường thuật thực tế về từng sự kiện, một đoạn biên chép sự kiện thường được viết bằng Hán ngữ. Phong cách viết thứ hai được tìm thấy trong những đoạn nói chi tiết về cảm nhận của chính tác giả. Ông nhận ra rằng phần cảm nhận này là phần hoàn hảo nhất còn nguyên vẹn kể từ thời kỳ sáng tác, cho ta thấy cách Murasaki làm chủ nội tâm của chính mình. Đây vẫn là điều hiếm có đối với người Nhật nói chung, do đó, ta có thể thấy rằng, những phần bày tỏ suy nghĩ của nữ tác giả đã trở thành tấm gương phản chiếu những đóng góp của bà cho nền văn học viết Nhật Bản, được thể hiện ở chỗ bà đã chinh phục các giới hạn của ngôn ngữ và hệ thống chữ viết cứng nhắc. Những đoạn biên thơ trong tác phẩm thuộc về phong cách viết thứ ba, một phong cách viết mới phát triển gần đây. Bowring nhận thấy rằng đây là phần kém nhất trong tác phẩm, là phần mà nữ văn sĩ không thể thoát ly được nhịp điệu của ngôn ngữ nói. Ông giải thích rằng các nhịp điệu trong ngôn ngữ nói đóng vai trò giữ chân các thính giả, loại ngôn ngữ này thường không có ngữ pháp và phụ thuộc vào việc "giao tiếp bằng mắt, trao đổi kinh nghiệm và các mối quan hệ cụ thể nhằm tạo ra nền tảng và cho phép lời nói đôi khi bị tách đoạn". Trái lại, ngôn ngữ viết phải bù đắp cho "khoảng cách giữa người viết thông điệp và người nhận lại thông điệp đó". Có lẽ nữ văn sĩ đã từng thử nghiệm phong cách viết mới, có thể bà đã viết một bức thư thực sự hoặc chỉ là hư cấu, nhưng phần cuối của tác phẩm đã được viết với nhịp điệu yếu hơn, "trong phần đó, nhịp điệu phần cuối đã được thoái hóa[...] với những điệu văn rời rạc là đặc trưng của lời nói." Lịch sử dịch thuật Vào năm 1920, Annie Shepley Omori và Kochi Doi đã xuất bản tác phẩm "Nhật ký Nữ quan cổ đại Nhật Bản" (Diaries of Court Ladies of Old Japan); cuốn sách là sự kết hợp giữa ba bản dịch nhật ký của Murasaki cùng với nhật ký của Izumi Shikibu (tức ) và cùng với tác phẩm . Bản dịch của họ đã được giới thiệu bởi Amy Lowell. Richard Bowring đã xuất bản một bản dịch vào năm 1982, trong đó có chứa một lời bình "khêu gợi và sống động" . Cuộn tranh thế kỷ 13 Vào thế kỷ 13, một cuộn tranh vẽ tay minh họa cuốn nhật ký đã được sản xuất, tức . Cuộn tranh này được đọc từ trái sang phải, trong đó có chứa những dòng chữ thư pháp minh họa cho các bức tranh. Trong tác phẩm "Ngôi nhà gắn liền trái tim", Học giả chuyên về Nhật Bản Penelope Mason giải thích rằng đó là một hay , là cách thức tường thuật đầy đủ một câu chuyện với sự kết hợp giữa người viết truyện và họa sĩ minh họa nó. Khoảng 20% cuộn tranh vẫn còn tồn tại; dựa trên những bức vẽ còn sót lại, ta có thể cho rằng cuộn tranh bám khá sát nội dung của nhật ký. Những bức tranh minh họa trong cuộn emaki được dựa theo quy ước thiết lập vào cuối thời kỳ Heian, đầu thời kỳ Kamakura là ('vẽ đường kẻ mắt hoặc mũi') trong đó các nét mặt cụ thể sẽ bị bỏ qua. Một phong cách vẽ khác là ('thổi bay' mái nhà) là phương pháp mô tả nội thất từ trên cao xuống đến không gian bên trong. Theo Mason, cảnh nội thất và mô tả con người được đặt cạnh nhau, đối diện với khu vườn trống bên ngoài; tính chất này được gọi là 'ràng buộc nội cảnh'. Murasaki đã viết nên tác phẩm nhật ký của mình với những cung bậc cảm xúc khác nhau, từ tình yêu, sự ghét bỏ và nỗi cô đơn; cảm nhận về các bức vẽ minh họa, theo lời của Mason thì đây là "ví dụ tiêu biểu nhất của kĩ thuật tường thuật tranh-thơ kể từ thời kỳ bấy giờ". Mason đã tìm thấy bức vẽ vẽ hai cận thần trẻ tuổi đang mở mành rèm che lên để có thể tiến sâu vào nơi ở của phụ nữ, bởi vì Murasaki đang cố gắng giữ mành che kéo xuống nhằm tránh lời mời từ bọn họ. Bức vẽ cũng cho ta thấy rằng kiến trúc bên trong ngôi nhà và những người đàn ông đang giữ nữ văn sĩ khỏi sự tự do ở phía khu vườn bên phải . Cuộn tranh đã được tìm thấy vào năm 1920 với năm mảnh tranh còn lại bởi . Bảo tàng Gotoh giữ mảnh tranh thứ nhất, thứ hai và thứ tư; còn Bảo tàng Quốc gia Tokyo giữ mảnh thứ ba; mảnh tranh thứ năm hiện tại vẫn nằm trong bộ sưu tập riêng tư. Cuộn tranh được giữ bởi Bảo tàng Gotoh đã được công nhận là Quốc bảo Nhật Bản. Chú thích Tham khảo Tư liệu trích dẫn Tài liệu nguồn Bowring, Richard John (ed). "Introduction". in The Diary of Lady Murasaki. (2005). London: Penguin. Frédéric, Louis. Japan Encyclopedia. (2005). Cambridge, MA: Harvard UP. Henshall, Kenneth G. A History of Japan. (1999). New York: St. Martin's. Keene, Donald. Seeds in the Heart: Japanese Literature from Earliest times to the Late Sixteenth Century. (1999a). New York: Columbia UP. Keene, Donald. Travelers of a Hundred Ages: The Japanese as revealed through 1000 years of diaries. (1999b). New York: Columbia UP. Lady Murasaki. The Diary of Lady Murasaki. (2005). London: Penguin. Lowell, Amy. "Introduction". in Diaries of Court Ladies of Old Japan. Translated by Kochi Doi and Annie Sheley Omori. (1920) Boston: Houghton Mifflin. Mason, Penelope. (2004). History of Japanese Art. Prentice Hall. Mason, Penelope. "The House-Bound Heart. The Prose-Poetry Genre of Japanese Narrative Illustration". Monumenta Nipponica, Vol. 35, No. 1 (Spring, 1980), pp. 21–43 McCullough, Helen. Classical Japanese Prose: An Anthology. (1990). Stanford CA: Stanford UP. Mulhern, Chieko Irie. Japanese Women Writers: a Bio-critical Sourcebook. (1994). Westport CT: Greenwood Press. Mulhern, Chieko Irie. Heroic with Grace: Legendary Women of Japan. (1991). Armonk NY: M.E. Sharpe. Rohlich, Thomas H. "Review". The Journal of Asian Studies, Vol. 43, No. 3 (May, 1984), pp. 539–541 Shirane, Haruo. The Bridge of Dreams: A Poetics of "The Tale of Genji". (1987). Stanford CA: Stanford UP. Shirane, Haruo. Traditional Japanese Literature: An Anthology, Beginnings to 1600. (2008). New York: Columbia UP. Ury, Marian. The Real Murasaki. Monumenta Nipponica. (Summer 1983). Vol. 38, no. 2, pp. 175–189. Waley, Arthur. "Introduction". in Shikibu, Murasaki, The Tale of Genji: A Novel in Six Parts. translated by Arthur Waley. (1960). New York: Modern Library. Đọc thêm Gatten, Aileen. "Reviewed Work: Objects of Discourse: Memoirs by Women of Heian Japan by John R. Wallace". Journal of Japanese Studies. Vol. 33, No. 1 (Winter, 2007), pp. 268–273 Sorensen, Joseph. "The Politics of Screen Poetry". The Journal of Japanese Studies, Volume 38, Number 1, Winter 2012, pp. 85–107 Yoda, Tomiko. "Literary History against the National Frame". positions: East Asia cultures critique, Volume 8, Number 2, Fall 2000, pp. 465–497 Gia tộc Fujiwara Nhật ký Sách thập niên 1000 Bài viết có văn bản tiếng Nhật
19820326
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gustavo%20Puerta
Gustavo Puerta
Gustavo Adolfo Puerta Molano (sinh ngày 23 tháng 7 năm 2003) là một cầu thủ bóng đá người Colombia hiện đang chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Bayer Leverkusen của Đức. Sự nghiệp câu lạc bộ Sinh ra tại La Victoria, Valle del Cauca, Puerta bắt đầu chơi bóng đá tại trường thể thao Talentos Gustavo Victoria Deportes ở Tuluá. Anh cũng từng thi đấu cho đội bóng nghiệp dư Supercampeones từ khi mười tuổi cho đến mười sáu tuổi. Ban đầu bị từ chối thử nghiệm bởi đội Categoría Primera A Colombia Independiente Santa Fe vào năm 2019, Puerta sau đó đã gia nhập đội hạng hai Bogotá vào năm 2021. Vào ngày 31 tháng 1 năm 2023, Puerta chuyển đến câu lạc bộ Bundesliga Đức Bayer Leverkusen, trước khi ngay lập tức được cho mượn đến 1. FC Nürnberg ở giải 2. Bundesliga. Sự nghiệp quốc tế Puerta đã đại diện cho Colombia ở cấp độ U-20. Anh là đội trưởng của đội tại Giải vô địch bóng đá U-20 Nam Mỹ 2023. Tham khảo Sinh 2003 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá nam Colombia Tiền vệ bóng đá
19820327
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllonorycter%20crataegella
Phyllonorycter crataegella
Phyllonorycter crataegella là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Nó được tìm thấy ở Canada (Nova Scotia, Québec, Ontario và New Brunswick), Hoa Kỳ (Kentucky, Massachusetts, Michigan, Missouri, New Hampshire, New Jersey, New York, Ohio, Pennsylvania, Virginia, West Virginia, Wisconsin, California, Maine, Vermont, Oregon, Arkansas, Connecticut và Illinois). Sải cánh dài 5,5–6 mm. Ấu trùng ăn các loài trong chi Amelanchier (bao gồm Amelanchier canadensis), các loài trong các chi Aronia, Crataegus (bao gồm Crataegus mollis), Cydonia (bao gồm Cydonia japonica và Cydonia oblonga), Malus (bao gồm Malus coronaria, Malus domestica, Malus malus, Malus pumila, Malus sieboldii và Malus sylvestris), Photinia, Prunus (bao gồm Prunus americana, Prunus avium, Prunus domestica, Prunus pennsylvanica, Prunus persica, Prunus serotina và Prunus virginiana), Pyrus (bao gồm cả Pyrus communis và Pyrus coronaria) và Sorbus (bao gồm cả Sorbus americana và Sorbus aucuparia). Chúng ăn lá của cây chủ. Mỏ có dạng mỏ hình tua ở mặt dưới của lá. Tham khảo
19820330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jan%20Olschowsky
Jan Olschowsky
Jan Olschowsky (sinh ngày 18 tháng 11 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá người Đức chuyên nghiệp, chơi ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Borussia Mönchengladbach ở giải Bundesliga. Anh từng chơi cho SV Glehn từ năm 2008 đến 2009 và đã chơi cho Borussia Mönchengladbach từ năm 2009. Sự nghiệp câu lạc bộ Olschowsky bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình vào năm 2008 và tham gia đội trẻ của SV Glehn ở khu vực Glehn thuộc Korschenbroich. Vào tháng 7 năm 2009, anh chuyển đến Borussia Mönchengladbach và đã trải qua tất cả các đội trẻ của câu lạc bộ. Anh đã thi đấu 29 trận cho đội U17 Mönchengladbach trong Bundesliga U17 và 27 trận cho đội U19 Mönchengladbach trong Bundesliga U19. Vào ngày 13 tháng 10 năm 2018, anh có trận ra mắt cho Borussia Mönchengladbach II trong trận thắng 2-1 trước SV 19 Straelen khi anh 16 tuổi, trở thành thủ môn trẻ nhất ở Regionalliga West. Vào tháng 7 năm 2020, Olschowsky ký hợp đồng chuyên nghiệp với Borussia Mönchengladbach kéo dài đến ngày 30 tháng 6 năm 2023. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2022, anh lần đầu tiên có tên trong danh sách đội hình của đội một. Với việc cả thủ môn chính Yann Sommer và thủ môn dự bị Tobias Sippel không thể ra sân do chấn thương, Olschowsky đã có trận ra mắt Bundesliga trong trận đấu với VfL Bochum vào ngày 8 tháng 11 năm 2022. Mönchengladbach đã thua trận với tỉ số 2-1 và anh đã được cổ động viên bầu là cầu thủ xuất sắc nhất của câu lạc bộ trong trận đấu. Sự nghiệp quốc tế Olschowsky đã thi đấu cho các đội trẻ quốc gia Đức ở các cấp độ U18, U19 và U20. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ DFB Người còn sống Sinh 2001 Thủ môn bóng đá Cầu thủ bóng đá nam Đức
19820331
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gary%20O%27Neil
Gary O'Neil
Gary Paul O'Neil (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1983) là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang làm việc ở câu lạc bộ Wolverhampton Wanderers với vai trò huấn luyện viên. O'Neil đã từng thi đấu cho Portsmouth (nơi ông là cầu thủ xuất sắc nhất mùa năm 2006), Walsall, Cardiff City, Middlesbrough, West Ham United, Queens Park Rangers, Norwich City, Bristol City, và Bolton Wanderers. Tham khảo Sinh năm 1983 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Anh Tiền vệ bóng đá Huấn luyện viên bóng đá Huấn luyện viên bóng đá Anh Cầu thủ bóng đá Portsmouth F.C. Cầu thủ bóng đá Walsall F.C. Cầu thủ bóng đá Cardiff City F.C. Cầu thủ bóng đá Middlesbrough F.C. Cầu thủ bóng đá West Ham United F.C. Cầu thủ bóng đá Queens Park Rangers F.C. Cầu thủ bóng đá Norwich City F.C. Cầu thủ bóng đá Bristol City F.C. Cầu thủ bóng đá Bolton Wanderers F.C. Huấn luyện viên Wolverhampton Wanderers F.C.
19820337
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marko%20Dmitrovi%C4%87
Marko Dmitrović
Marko Dmitrović (, ; sinh ngày 24 tháng 1 năm 1992) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia hiện thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Sevilla tại La Liga. Tham khảo Liên kết ngoài MLSZ profile HLSZ profile Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ vô địch UEFA Europa League Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá Sevilla FC Cầu thủ bóng đá AD Alcorcón Cầu thủ bóng đá Segunda División Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ bóng đá Charlton Athletic F.C. Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Újpest FC Cầu thủ bóng đá Nemzeti Bajnokság I Cầu thủ bóng đá Sao Đỏ Beograd Thủ môn bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 1992
19820338
https://vi.wikipedia.org/wiki/Strahinja%20Pavlovi%C4%87
Strahinja Pavlović
Strahinja Pavlović ( ; sinh ngày 24 tháng 5 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Red Bull Salzburg tại Austrian Bundesliga và đội tuyển quốc gia Serbia. Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ bóng đá Belgian First Division A Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá AS Monaco Cầu thủ bóng đá FK Teleoptik Cầu thủ bóng đá FK Partizan Hậu vệ bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 2001
19820341
https://vi.wikipedia.org/wiki/Strahinja%20Erakovi%C4%87
Strahinja Eraković
Strahinja Eraković (; sinh ngày 22 tháng 1 năm 2001) là một cầu thủ bóng đá người Serbia thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Zenit Saint Petersburg. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Hậu vệ bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga Cầu thủ bóng đá F.K. Zenit Sankt Peterburg Cầu thủ bóng đá Sao Đỏ Beograd Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 2001
19820343
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nikola%20Milenkovi%C4%87
Nikola Milenković
Nikola Milenković (, ; sinh ngày 12 tháng 10 năm 1997) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia thi đấu ở vị trí trung vệ và hậu vệ cho câu lạc bộ Fiorentina tại Serie A và đội tuyển quốc gia Serbia. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web ACF Fiorentina Số liệu thống kê của Nikola Milenković tại utakmica.rs Thành tích thi đấu Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá ACF Fiorentina Cầu thủ bóng đá FK Partizan Cầu thủ bóng đá FK Teleoptik Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá nam Serbia Hậu vệ bóng đá nam Nhân vật còn sống Sinh năm 1997
19820345
https://vi.wikipedia.org/wiki/Milo%C5%A1%20Veljkovi%C4%87
Miloš Veljković
Miloš Veljković (, ; sinh ngày 26 tháng 9 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Werder Bremen. Sinh ra ở Thụy Sĩ, anh ấy đại diện cho Serbia ở cấp độ quốc tế. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ bóng đá 3. Liga Cầu thủ bóng đá 2. Bundesliga Cầu thủ bóng đá Bundesliga Cầu thủ bóng đá English Football League Cầu thủ bóng đá Premier League Cầu thủ bóng đá Werder Bremen Cầu thủ bóng đá Charlton Athletic F.C. Cầu thủ bóng đá Middlesbrough F.C. Cầu thủ bóng đá Tottenham Hotspur F.C. Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thụy Sĩ Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Trung vệ bóng đá Cầu thủ bóng đá nam Serbia Cầu thủ bóng đá nam Thụy Sĩ Nhân vật còn sống Sinh năm 1995
19820347
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ruth%20Handler
Ruth Handler
Ruth Marianna Handler ( Mosko; 4 tháng 11 năm 1916 - 27 tháng 4 năm 2002) là một nữ doanh nhân và nhà phát minh người Mỹ. Bà được biết đến nhiều nhất với việc phát minh ra búp bê Barbie vào năm 1959. Bà là người đồng sáng lập hãng sản xuất đồ chơi Mattel cùng với chồng là Elliot, đồng thời là chủ tịch đầu tiên của công ty từ năm 1945 đến năm 1975. Tham khảo Đọc thêm Forman-Brunell, Miriam. "Barbie in" LIFE": The Life of Barbie." Journal of the History of Childhood and Youth 2.3 (2009): 303-311. trực tuyến Gerber, Robin. Barbie and Ruth: The Story of the World's Most Famous Doll and the Woman Who Created Her. Harper/Collins, 2008. Weissman, Kristin Noelle. Barbie: The Icon, the Image, the Ideal: An Analytical Interpretation of the Barbie Doll in Popular Culture (1999). Wepman, Dennis. "Handler, Ruth" American National Biography (2000) trực tuyến Liên kết ngoài Nhà phát minh nữ Doanh nhân Los Angeles Barbie Nhà phát minh Mỹ thế kỷ 20 Mất năm 2002 Sinh năm 1916
19820352
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp%20%C4%91o%C3%A0n%20Brookfield
Tập đoàn Brookfield
Tập đoàn Brookfield là một công ty đa quốc gia đến từ Canada, là một trong những tập đoàn quản lý đầu tư thay thế lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2022, tập đoàn này quản lý hơn 725 tỷ Đô la Mỹ tài sản. Brookfield tập trung vào việc đầu tư vào bất động sản, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, tín dụng và vốn tư nhân. Công ty này thực hiện đầu tư vào các giấy nợ khó khăn thông qua Oaktree Capital, một công ty mà Brookfield đã mua vào năm 2019. Trụ sở chính của Brookfield đặt tại Toronto, và họ cũng có các văn phòng tại Thành phố New York, London, São Paulo, Mumbai, Shanghai, Dubai, và Sydney. Lịch sử Công ty Brookfield được thành lập vào năm 1899 dưới tên São Paulo Tramway, Light and Power Company bởi hai người sáng lập là William Mackenzie và Frederick Stark Pearson. Công ty hoạt động trong việc xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng điện và giao thông tại Brasil. Năm 1904, Tập đoàn Rio de Janeiro Tramway, Light and Power Company được thành lập bởi nhóm của Mackenzie. Năm 1912, Công ty Điện và Năng lượng Brazil (Brazilian Traction, Light and Power Company) được thành lập tại Toronto như một công ty cổ phần để phát triển hoạt động sản xuất điện từ thủy điện và các dịch vụ tiện ích khác tại Brazil. Công ty này trở thành một tập đoàn mẹ cho Công ty Điện São Paulo và Công ty Điện Rio de Janeiro. Năm 1916, Công ty Điện lực Great Lakes (Great Lakes Power Company) được thành lập để cung cấp điện từ thủy điện tại Sault Ste. Marie và vùng Algoma ở Ontario. Năm 1959, Edper Investments, do hai anh em Peter và Edward Bronfman sáng lập, mua lại Tập đoàn Điện và Năng lượng Brazil với giá 15 triệu Đô la Mỹ. Năm 1966, tập đoàn này đổi tên thành Công ty Điện và Năng lượng Brazil, và lại một lần nữa năm 1969, đổi tên thành Brascan Limited. Tên "Brascan" kết hợp từ hai từ "Brasil" và "Canada". Trong những năm 1970, công ty bắt đầu bán các quyền lợi tại Brazil và tập trung đầu tư mạnh vào các ngành như bất động sản, lâm nghiệp và khai thác mỏ. Năm 1979, công ty chuyển giao toàn bộ tài sản tại Brazil cho sở hữu của các công ty Brazil như Eletropaulo và Light S.A., trong khi đó, công ty đã mở rộng hoạt động vào các lĩnh vực khác. Công ty đã cung cấp dịch vụ điện và dịch vụ điện đường sắt tại São Paulo và Rio de Janeiro. Sau khi hoàn thành quá trình cải cách, danh mục tài sản tại Brazil của công ty hoạt động dưới tên gọi Light S.A., viết tắt của Brazilian Traction, Light and Power Co. Ltd. Năm 2002, Bruce Flatt được bổ nhiệm làm CEO của Brascan. Năm 2005, sau 37 năm, Brascan Corp. đã thay đổi tên thành Brookfield Asset Management Inc. Từ năm 2013 đến 2018, công ty và các công ty con của nó đã đầu tư khoảng 10 tỷ đô la Mỹ vào các dự án năng lượng, cơ sở hạ tầng và bất động sản tại Brazil, bao gồm việc mua lại các đường ống dẫn dầu từ các công ty năng lượng như Petroleo Brasileiro SA. Năm 1992, thông qua việc sáp nhập tại Canada giữa Brookfield và Johnson Controls một công ty quản lý hệ thống và cơ sở vật chất được thành lập vào cuối thế kỷ 19 bởi Warren S. Johnson, Brookfield và Johnson Controls đã tạo ra Brookfield Corporation. Johnson Controls nổi tiếng với việc phát minh ra bộ điều khiển nhiệt độ phòng điện tử đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu của ngành kiểm soát tòa nhà. Tới năm 2012, Brookfield và Johnson Controls đã trở thành nhà lãnh đạo trong ngành với 11.500 địa điểm hoạt động trải dài khắp Canada. Năm 2007, Brookfield Asset Management mua lại Multiplex, một công ty xây dựng quốc tế từ Australia được thành lập vào năm 1962 bởi John Roberts. và vào thời điểm đó, công ty này được định giá khoảng 7.3 tỷ đô la Úc. Công ty sau đó đã đổi tên thành Brookfield Multiplex vào năm 2016. Năm 2012, Brookfield Asset Management và Johnson Controls Global WorkPlace Solutions (GWS) đã hợp nhất để tạo ra Brookfield Johnson Controls. Năm 2015, Brookfield Asset Management trở thành công ty mẹ của Brookfield Global Integrated Solutions (BGIS) khi mua lại quyền kiểm soát từ đối tác liên doanh Johnson Controls có trụ sở tại Milwaukee. Lúc đó, có một nhà đầu tư hoạt động đã thúc đẩy Johnson Controls thoái vốn khỏi phân khúc bất động sản. Phần kinh doanh quản lý cơ sở vật chất đã được đổi tên thành Brookfield Global Integrated Solutions (BGIS) theo kế hoạch của Brookfield để trở thành một "nhà cung cấp quản lý cơ sở vật chất hàng đầu toàn cầu". Từ khi Brookfield kiểm soát BGIS vào năm 2015, BGIS đã nhanh chóng mở rộng và vào năm 2016, khi BGIS mua lại McKinstry FMS - một dịch vụ quản lý trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Hoa Kỳ với hơn 350 kỹ sư, kỹ thuật viên và quản lý chương trình, BGIS đã trở thành một trong những công ty quản lý cơ sở vật chất lớn nhất phục vụ trung tâm dữ liệu ở Bắc Mỹ. Đến năm 2017, khi Gord Hicks được bổ nhiệm làm CEO tại BGIS có trụ sở tại Toronto, công ty đã có 7,000 nhân viên và 100 khách hàng tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Châu Á và Canada, bao gồm cả chính phủ Canada. Đến năm 2022, theo phân tích của Đại học Carleton (Canada) School of Public Policy and Administration về các hợp đồng quản lý bất động sản của chính phủ Canada, Chính phủ đã chi hơn 1 tỷ đô la cho các hợp đồng với BGIS trong năm 2021-2022, đại diện cho nhà cung cấp lớn nhất vào thời điểm đó. Trong khoảng thời gian đó, công ty IBM Canada với hợp đồng trị giá khoảng 476 triệu đô la đã là nhà cung cấp có hợp đồng lớn thứ hai với chính phủ Canada. Năm 2019, Brookfield Asset Management đã bán cổ phần của mình tại BGIS cho CCMP Capital Advisors - một công ty đầu tư tư nhân tại Mỹ - với giá hơn 1.3 tỷ đô la Canada và CEO Gord Hicks vẫn giữ vị trí này. Và việc bán BGIS đã được vinh danh là Giao Dịch Vốn Tư Nhân của Năm 2020. Vào năm 2018, Brookfield Asset Management đã sở hữu các công ty con lớn như Brookfield Infrastructure Partners, Brookfield Renewable Partners, Brookfield Property Partners và Brookfield Business Partners. Vào tháng 8 năm 2018, Brookfield đã mua Westinghouse Electric Company, một công ty sản xuất các bộ phận lớn cho lò phản ứng hạt nhân, với giá 4.6 tỷ đô la sau quá trình phá sản. Vào ngày 13 tháng 3 năm 2019, Brookfield Asset Management thông báo mua phần lớn của Oaktree Capital Management với giá khoảng 4.7 tỷ đô la, tạo thành một trong những công ty quản lý tài chính thay thế lớn nhất trên thế giới. Vào ngày 31 tháng 7 năm 2019, việc bán Vodafone New Zealand Limited cho một liên doanh gồm Infratil Limited và Brookfield Asset Management Inc. đã được hoàn tất. Vào tháng 10 năm 2019, Brookfield mua chuỗi khách sạn cao cấp The Leela Palaces, Hotels and Resorts ở Ấn Độ với mức giá 530 triệu đô la Mỹ. Thỏa thuận này đánh dấu sự gia nhập của Brookfield vào thị trường dịch vụ lưu trú tại Ấn Độ. Năm 2020, đối với tác động của đại dịch COVID-19, CEO của Brookfield, Bruce Flatt, cho biết tác động kinh tế là "dễ quản lý hơn" so với các khủng hoảng trước đó. Vào tháng 10 năm 2020, Mark Carney, người sắp rời vị trí Thống đốc Ngân hàng Anh, trở thành phó chủ tịch của Brookfield và dẫn dắt chiến lược đầu tư vào quỹ môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và tác động. Vào ngày 25 tháng 4 năm 2022, đã được thông báo rằng Brookfield và Tập đoàn Simon Property đang lên kế hoạch đề xuất mua cửa hàng Kohl's. Vào tháng 8 năm 2022, Intel đã ký kết một thỏa thuận trị giá 30 tỷ đô la với Brookfield để tài trợ cho việc mở rộng nhà máy sản xuất gần đây của họ. Theo thỏa thuận, Intel sẽ chiếm cổ phần kiểm soát bằng cách tài trợ 51% chi phí xây dựng cơ sở sản xuất chip mới tại Chandler, Arizona, trong khi Brookfield sẽ nắm giữ 49% cổ phần còn lại, cho phép hai công ty chia sẻ doanh thu từ những cơ sở này. Vào ngày 9 tháng 12 năm 2022, tên của công ty đã được thay đổi từ Brookfield Asset Management Inc. thành Brookfield Corporation. Sau đó, Brookfield Corporation đã tách ra 25% cổ phần trong kinh doanh quản lý tài sản của họ để tạo ra công ty con mới có tên là Brookfield Asset Management Ltd. được niêm yết công khai. Phản ứng và vụ kiện Vào tháng 9 năm 2010, một nhóm mang tên "Cổ đông Birch Mountain vì Công Lý" đã đệ đơn kiện Brookfield Asset Management tại Tòa Thượng Thẩm Ontario, đề nghị kiện Brookfield về việc mua và chuyển nhượng tài sản. Birch Mountain gặp khó khăn về tài chính và cáo buộc Brookfield đã sử dụng tài chính kỹ thuật để mua mỏ đá vôi trị giá 1,6 tỷ đô la của công ty với giá 50 triệu đô la. Theo Birch Mountain, Brookfield đã sử dụng tài chính vòng xoáy tử thần và giao dịch nội gián. Sau năm năm tranh tụng, vụ kiện đã bị bác bỏ, vì Birch Mountain không trình bày được bằng chứng đáng tin. Vào tháng 5 năm 2015, các bên đơn đã nộp đơn kháng cáo, nhưng vụ kiện của họ cũng bị bác bỏ hai năm sau. Năm 2009, Brookfield kiện tập đoàn tài chính và bảo hiểm lớn American International Group (AIG) tại tòa liên bang Manhattan, cáo buộc rằng việc AIG sụp đổ đã gây ra các điều khoản mặc định trong các giao dịch trao đổi lãi suất. Vụ kiện bắt nguồn từ việc AIG chấp nhận gói cứu trợ trị giá 182,3 tỷ đô la từ chính phủ liên bang, mà Brookfield cho rằng đã làm thay đổi bảo vệ phá sản của AIG. Công ty bảo hiểm đáp lại bằng cách kiện lại, tuyên bố rằng Brookfield đang cố gắng thoát khỏi nợ 1,5 tỷ đô la đối với AIG. Vụ kiện kết thúc với Brookfield phải trả 905 triệu đô la để giải quyết. Vào tháng 3 năm 2013, tổ chức Southern Investigative Reporting Foundation đã đặt câu hỏi về cấu trúc của Brookfield. Bài phân tích của Roddy Boyd cáo buộc công ty sử dụng một cấu trúc kiểm soát bậc thang, nghĩa là một nhóm nhỏ cổ đông có quyền lực quá lớn và có thể dễ dàng sử dụng vốn của nhà đầu tư khác mà không đối mặt với rủi ro riêng của họ. Năm 2013, một công tố viên Brazil đã đưa ra cáo buộc chống lại phân nhánh địa phương của công ty, tố rằng công ty đã trả hối lộ cho các quan chức địa phương, việc này cũng vi phạm pháp luật hình sự liên bang Hoa Kỳ. Những khoản hối lộ được cho là đã được sử dụng để làm đường cho Brookfield xây dựng một trung tâm mua sắm tại São Paulo. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cũng đã mở cuộc điều tra chính thức về công ty liên quan đến các cáo buộc hối lộ. Công ty bác bỏ những cáo buộc này. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đã khởi tố một cuộc điều tra hình sự về công ty liên quan đến những cáo buộc này, nhưng không có ai bị bắt giữ sau đó. Theo Trung tâm Luật Stanford về Luật Hành vi Dối trá Đối ngoại, đã nghiên cứu vụ việc này, cuộc điều tra và việc đưa ra cáo trạng đã được khởi xướng bởi một người báo chí và gợi ý nặc danh. Sau đó, được tiết lộ rằng người báo chí là cựu Giám đốc Tài chính của một công ty con của Brookfield. Bà cho rằng bị sa thải vì từ chối tham gia vào âm mưu hối lộ của Brookfield. Công ty đã tiết lộ các cuộc điều tra này qua một số biểu mẫu 6-K từ năm 2013 đến 2015. Vào tháng 8 năm 2018, Brookfield đã ký một hợp đồng thuê kéo dài 99 năm cho tòa nhà chọc trời 666 Fifth Avenue, mà là tài sản của Jared Kushner, con rể của Donald Trump. Thỏa thuận này đã khiến mọi người nghi ngờ rằng Qatar Investment Authority, một nhà đầu tư quan trọng trong Brookfield, có thể đang cố gắng ảnh hưởng đến chính quyền Trump. Vào tháng 11 năm 2020, đã được tiết lộ rằng Brookfield có thể hợp tác với tập đoàn viễn thông lớn Rogers Communications để biến khu vực của Rogers Centre thành những căn hộ chung cư mới, giảm một nửa không gian cho các hoạt động thể thao. Sân vận động đa năng ban đầu và mảnh đất của nó đã tốn 570 triệu USD, chủ yếu được tài trợ bởi người đóng thuế, nhưng 15 năm sau đó, chúng đã được bán cho Rogers chỉ với giá 25 triệu USD. Vào tháng 2 năm 2021, Mark Carney, Phó Chủ tịch và Trưởng nhóm Đầu tư Tác động của Brookfield Asset Management và cựu Thống đốc Ngân hàng Anh, đã phải rút lại tuyên bố trước đó cho rằng danh mục trị giá 600 tỷ USD của công ty là không gây thêm lượng khí carbon vào môi trường. Ông đặt tuyên bố này dựa trên việc Brookfield sở hữu một danh mục lớn về năng lượng tái tạo và "tất cả lượng khí thải mà có thể tránh được từ đó". Tuyên bố này bị chỉ trích là một chiêu trò kế toán, vì việc tránh khí thải không đủ để bù đắp cho lượng khí thải từ các khoản đầu tư vào than đá và nhiên liệu hóa thạch khác, gây ra một lượng khí CO2 tương đương khoảng 5.200 tấn. Thực tế, công ty thực sự đang hướng đến mục tiêu trở thành tổng hợp carbon không vào năm 2050, mục tiêu này đã bị tụt lại phía sau so với các công ty hàng đầu một vài thập kỷ. Tình hình tài chính Vào năm tài chính 2018, Brookfield Asset Management báo cáo lợi nhuận đạt 3.584 tỷ USD, với tổng doanh thu hàng năm đạt 56.771 tỷ USD, tăng 39.2% so với chu kỳ tài chính trước đó. Các cổ phiếu của Brookfield Asset Management được giao dịch với giá trên 38 USD mỗi cổ phiếu, và vốn hóa thị trường của công ty đạt giá trị hơn 40.8 tỷ USD vào tháng 11 năm 2018. Chú thích Liên kết ngoài Công ty thành lập năm 1899 Công ty có trụ sở tại Toronto Công ty Canada
19820355
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81%20Ch%C3%A2u%20si%C3%AAu%20tinh%20%C4%91o%C3%A0n
Á Châu siêu tinh đoàn
Á Châu siêu tinh đoàn (, ) là chương trình tìm kiếm tài năng được TVB và Truyền thông Hoa Văn Tinh Không (STAR China Media) hợp tác sản xuất, chương trình được phát sóng độc quyền trên kênh truyền hình TVB và trên mạng Youku. 65 thí sinh tham gia đến từ các nơi khác nhau như Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, v.v... Cuối cùng sẽ trở thành một nhóm nhạc nam thời gian hạn định. Nền tảng phát sóng Thực tập sinh Ngày 8/8/2023, họp báo công bố hình poster của 65 thực tập sinh tham gia Tham khảo Cuộc thi ca hát Chương trình truyền hình thực tế tại Trung Quốc Chương trình truyền hình Trung Quốc Chương trình truyền hình âm nhạc Trung Quốc Chương trình âm nhạc TVB Cantopop Liên kết ngoài
19820356
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Trung%20h%E1%BB%8Dc%20c%C6%A1%20s%E1%BB%9F%20Tr%E1%BA%A7n%20%C4%90%C4%83ng%20Ninh%2C%20Nam%20%C4%90%E1%BB%8Bnh
Trường Trung học cơ sở Trần Đăng Ninh, Nam Định
Trường Trung học cơ sở Trần Đăng Ninh là trường trung học cơ sở chuẩn Quốc gia hệ công lập của tỉnh Nam Định, Việt Nam. Ban đầu trường có tiền thân là Trường Trung học Nguyễn Khuyến (phố Bến Củi), được thành lập năm 1950 trong vùng đô thị tạm chiếm của Pháp. Kể từ năm học 1960–1961, trường được mang tên người chiến sĩ cách mạng Trần Đăng Ninh. Trường có 2 lần được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và 1 lần được trao Huân chương Lao động hạng Nhất. Năm học 2004–2005, trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba. Xuyên suốt lịch sử 60 năm kể từ ngày thành lập, trường THCS Trần Đăng Ninh liên tục là trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và cấp tỉnh, là trường cấp 2 trọng điểm của tỉnh Nam Định, cung cấp nguồn học sinh chủ yếu cho trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và hệ thống các trường chuyên của Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) và Đại học Sư phạm Hà Nội. Lịch sử Tiền thân của trường THCS Trần Đăng Ninh là trường trung học Nguyễn Khuyến (phố Bến Củi), được thành lập năm 1950 trong vùng Pháp tạm chiếm. Từ năm 1950-1954 trường nằm trên phố Bến củi cũ nay là địa điểm trường Tiểu học Trần Phú, phố Ngô Quyền Năm học 1956-1957 trường rời về địa điểm khu Nhà Chung phố Nguyễn Du. Trường được mang tên người chiến sĩ cách mạng Trần Đăng Ninh từ năm học 1960-1961. Năm 1965, trường sơ tán về xã Mỹ Trung- Mỹ Lộc. Năm 1970, trường hồi cư về thành phố Nam Định tại 39 Nguyễn Du. Năm 1972, trường sơ tán về xã Mỹ Phúc – Mỹ Lộc. Năm 1974, trường hồi cư về 39 nguyễn Du - Thành phố Nam Định. Từ những năm 1970 của thế kỷ XX, nhằm đào tạo bồi dưỡng lớp học sinh năng khiếu học giỏi, ty giáo dục Nam Hà bấy giờ đã chỉ đạo chọn trường cấp III Lê Hồng Phong và trường cấp II Trần Đăng Ninh là trung tâm bồi dưỡng năng khiếu, học sinh giỏi trong tỉnh. Từ năm học 1992-1993 đến năm học 1996-1997, trường mang tên Trường THCS chuyên Trần Đăng Ninh. Từ năm học 2012-2013, trường được chuyển tới khu Đông- Đông Mạc, phường Hạ Long thành phố Nam Định. Ngôi trường mới với các dãy nhà cao tầng, khu hiệu bộ, cùng với các phòng chức năng bộ môn đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy của yêu cầu nhiệm vụ mới: Trường THCS trọng điểm chất lượng cao của Thành phố Nam Định. Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng là cô Đinh Thị Thủy Hiệu phó là cô Trần Thị Thủy Hệ thống giáo viên, cán bộ, công nhân viên của trường được chia làm 6 tổ: Tổ Nhạc Thể Mỹ Tổ Thực nghiệm Tổ Hành chính - Tổ trưởng: Trần Tuấn Anh Tổ Ngoại ngữ Tổ Văn Sử- tổ trưởng: Nguyễn Thị Hải Yến, Phạm Thị Khánh Yến Tổ Toán Tin-tổ trưởng: Trần Mạnh Trường Thành tích Trường có hơn 13.000 học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó hơn 500 em đạt giải quốc gia, gần 50 em được chọn đi thi học sinh giỏi quốc tế và đoạt hàng chục Huy chương Vàng, Bạc. Từ năm 2000 đến nay trường đã có 3017 giải văn hóa cấp tỉnh, trong đó có 285 giải nhất, 45 huy chương thể thao cấp tỉnh, trong đó có 20 Huy chương vàng, 01 huy chương đồng cấp Quốc gia. Hàng năm, trường có tới 2/3 số học sinh lớp 9 đỗ vào trường chuyên Lê Hồng Phong và các trường chuyên Hà Nội. Danh hiệu và giải thưởng Thành tích tập thể Xuyên suốt 60 năm liên tục là trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố và cấp Tỉnh. Năm 1962 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba Năm 1976 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ Đơn vị xuất sắc. Năm 1978 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì Năm 1982 được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tặng cờ thi đua Năm 1991 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì (lần 2) Năm 1996 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất Năm 1999 được chính phủ tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua trong năm 1999” Năm 2000 được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng cờ “Đơn vị xuất sắc trong công tác công đoàn năm 2000” Năm học 2001-2002, trường được UBND tỉnh Nam Định tặng cờ “Đơn vị thi đua xuất sắc ngành Giáo dục – Đào tạo” Năm học 2002-2003 được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Cùng năm học này, Công đoàn nhà trường cũng được Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen. Năm học 2004-2005 được Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba Năm học 2007-2008 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen “Đơn vị thi đua xuất sắc” Năm học 2008-2009, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”. Công đoàn giáo dục cũng tặng Bằng khen “Tập thể nữ giáo viên giỏi việc trường-đảm việc nhà ngay trong năm học này. Từ năm học 2008 đến nay, nhà trường liên tục là đơn vị xuất sắc dẫn đầu của Thành phố và của Tỉnh . Năm học 2013-2014 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm học 2016-2017 được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen. Năm học 2017-2018 được UBND tỉnh Nam Định tặng Cờ thi đua Năm học 2018-2019: UBND tỉnh Nam Định tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen; Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba Bên cạnh đó, nhà trường liên tục được UBND tỉnh tặng Bằng khen, UBND thành phố tặng giấy khen về công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi. Chi bộ Đảng nhà trường liên tục nhận danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh. Công đoàn liên tục nhận danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh, xuất sắc. Liên đội Thiếu niên Tiền phong nhà trường nhiều lần được tặng Bằng khen và Cờ mang chân dung Bác do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng. Năm 2013, trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Năm 2019, trường được công nhận đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngoài ra trường còn được nhận hàng trăm giấy khen, Bằng khen, cờ thưởng về các hoạt động giáo dục toàn diện. Thành tích cá nhân Trường có hai giáo viên được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba 9 giáo viên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. 3 giáo viên được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp quốc gia” 1 giáo viên đoạt danh hiệu “Giáo viên giỏi cấp quốc gia” 20 giáo viên được Bộ GD&ĐT và Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. 5 giáo viên được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng “Lao động sáng tạo” 4 giáo viên được TWĐTNCS Hồ Chí Minh tặng “Huy chương vì thế hệ trẻ” và “Huy chương vinh dự”. Trên 50 giáo viên được UBND thành phố tặng danh hiệu “Giáo viên ưu tú Thành Nam” Hàng năm nhà trường có từ 50% đến 90% cán bộ giáo viên được công nhận là Giáo viên Giỏi, Chiến sĩ thi đua các cấp. Xem thêm Giáo dục Nam Định Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Trần Đăng Ninh, Nam Định Trường trung học tại Nam Định Huân chương Lao động hạng Nhất Huân chương Độc lập
19820365
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexander%20Petrovich%20Kazhdan
Alexander Petrovich Kazhdan
Alexander Petrovich Kazhdan (; – ) là một nhà nghiên cứu về Đế quốc Byzantine người Xô-viết - Mỹ. Trong số các công trình của ông, có ba tập sách Từ điển Oxford về Byzantium, một tác phẩm bách khoa toàn diện chứa hơn 5.000 đầu mục. Tuổi thơ và giáo dục Sinh ra tại Moscow, Kazhdan được theo học tại Viện Giáo dục của Ufa và Đại học Quốc gia Moskva, nơi ông học cùng với nhà sử học về thời Trung cổ của Anh, Eugene Kosminsky. Một sáng kiến Liên Xô hậu chiến tranh nhằm phục hồi nghiên cứu Byzantium bằng tiếng Nga đã khiến cho Kazhdan viết một luận án về lịch sử nông nghiệp của thời kỳ cuối đế chế Byzantine (được xuất bản vào năm 1952 dưới tên Agrarnye otnosheniya v Vizantii XIII-XIV vv.). Mặc dù có uy tín ngày càng tăng trong lĩnh vực của mình, định kiến bài Do Thái trong học viện Liên Xô thời Joseph Stalin đã buộc Kazhdan phải chấp nhận một loạt các vị trí giáo viên tại các trường tỉnh (ở Ivanovo, 1947–49, và Tula, 1949–52). Sau cái chết của Stalin vào năm 1953, tình hình ở Kazhdan được cải thiện và ông được thuê làm giảng viên tại một trường cao đẳng ở Velikie Luki. Năm 1956, ông cuối cùng cũng được đảm bảo một vị trí tại Viện Lịch sử của Học viện Khoa học Liên Xô, nơi ông ở lại cho đến khi rời khỏi Liên Xô vào năm 1978. Tại Hoa Kỳ, Kazhdan đã đào tạo nhiều nhà nghiên cứu Byzantium, trong số đó có M. V. Bibikov, S. A. Ivanov và I. S. Chichurov. Sự nghiệp hàn lâm Liên Xô Kazhdan là một học giả kỳ cựu trong suốt sự nghiệp của ông tại Liên Xô, xuất bản hơn 500 cuốn sách, bài báo và đánh giá. Các công trình của ông đã đóng góp vào uy tín quốc tế ngày càng tăng trong ngành nghiên cứu Byzantium của Liên Xô. Bài viết của ông năm 1954, "Vizantiyskie goroda v VII-XI vv.," được xuất bản trên tạp chí Sovetskaya arkheologiya, dựa trên bằng chứng khảo cổ học và tiền tệ đã đề xuất rằng thế kỷ thứ bảy đã tạo thành một sự đứt đoạn lớn trong xã hội thành thị của Byzantium. Luận án này kể từ đó đã được chấp nhận một cách rộng rãi và dẫn đến những nghiên cứu sâu rộng về sự ngưng trệ trong lịch sử Byzantium và sự bác bỏ sau đó của quan niệm trước đây về đế chế Byzantine thời Trung cổ như một di tích cô đọng của thời Hậu kỳ Cổ đại. Các nghiên cứu lớn khác từ nửa đầu sự nghiệp của Kazhdan bao gồm Derevnya i gorod v Vizantii IX-X vv. (1960), một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn trong thế kỷ thứ chín và mười; Vizantiyskaya kul'tura (X-XII vv.) (1968), một nghiên cứu về văn hóa Byzantine thời Trung cổ; và Sotsial'ny sostav gospodstvujushchego klassa Vizantii XI-XII vv. (1974), một nghiên cứu thống kê thân thế quan trọng về cấu trúc của tầng lớp cai trị Byzantine trong thế kỷ thứ mười một và mười hai. Kazhdan cũng đã đóng góp mạnh mẽ cho lĩnh vực nghiên cứu về Armenia, đặc biệt là viết về những người Armenia đã hình thành tầng lớp cai trị ưu tú, quản lý Đế chế Byzantine trong thời Trung cổ Byzantine trong tác phẩm Armiane v sostave gospodstvuyushchego klassa Vizantiyskoy imperii v XI-XII vv. (1975). Hoa Kỳ Vào năm 1975, con trai của Kazhdan, nhà toán học David Kazhdan, di cư đến Hoa Kỳ, nơi ông nhận một vị trí tại Đại học Harvard. Điều này đã tạo ra sự thay đổi ngay lập tức lên tình hình của nhà Kazhdan tại Liên Xô; vợ ông, Musja, đã bị sa thải khỏi vị trí của mình tại một nhà xuất bản ở Moscow và việc kiểm duyệt công trình của ông bởi các cấp trên trong cơ quan học thuật Liên Xô tăng lên. Vào tháng 10 năm 1978, Alexander và Musja rời khỏi Liên Xô, sau khi nhận được visa nhập cư tới Israel, và đến Hoa Kỳ ba năm sau đó. Vào tháng 2 năm 1979, họ đến Dumbarton Oaks, một trung tâm nghiên cứu Byzantine ở Washington, D.C., nơi Kazhdan giữ vị trí cộng tác nghiên cứu cấp cao cho đến khi tạ thế. Các công trình đầu tiên của Kazhdan viết bằng tiếng Anh đều là công trình chung: People and Power in Byzantium (1982), một nghiên cứu rộng rãi về xã hội Byzantine, được viết cùng với Giles Constable. Studies in Byzantine literature (1984) với Simon Franklin. Change in Byzantine Culture in the Eleventh and Twelfth Centuries (1985) với Ann Wharton Epstein. Dự án tiếng Anh lớn nhất của ông cũng là một nỗ lực cộng tác đồ sộ: bộ ba quyển từ điển Oxford Dictionary of Byzantium (1991), do Kazhdan biên tập hiệu đính, là tác phẩm tham khảo đầu tiên thể loại này từng được xuất bản, và vẫn là một điểm xuất phát không thể thiếu cho tất cả các ngành lĩnh vực nghiên cứu Byzantium. Ông đã viết khoảng 20%, hoặc khoảng 1.000, các đầu mục trong bộ Từ điển, được ký tên với chữ viết tắt A.K. của ông. Khi Kazhdan cảm thấy thoải mái hơn với tiếng Anh, nhịp xuất bản của ông một lần nữa bắt kịp với những năm làm việc của ông tại Nga. Các nghiên cứu sau này của ông được đánh dấu đặc biệt bởi sự quan tâm ngày càng tăng đối với văn học Byzantine, đặc biệt là hagiography (ngành nghiên cứu tiểu sử các cá nhân tôn giáo được thần thánh hoá, các câu chuyện/sự tích bán huyền thoại). Kazhdan tạ thế tại Washington, D.C. năm 1997. Sự ra đi của ông đã tán đoạn công trình về một tác phẩm lịch sử khổng lồ về Văn học Byzantine"History of Byzantine Literature"; tuy nhiên, tập đầu tiên của tác phẩm này, bao gồm giai đoạn từ năm 650 đến 850, đã được xuất bản năm 1999. Các công trình tuyển chọn Volume=1. Volume=2. Volume=3. Chú thích và Tham khảo Đọc thêm Sinh năm 1922 Mất năm 1997 Nhà văn Moscow Nhà văn Moskva Nhà sử học Liên Xô Người nhập cư vào Mỹ Nhà sử học Do Thái Nhà sử học Mỹ thế kỷ 20 Nhà sử học Mỹ Người Do Thái Liên Xô Nhà văn Mỹ gốc Do Thái Nhà văn Liên Xô Nhà văn Liên Xô thế kỷ 20 Học giả La Mã Lịch sử đế chế Lịch sử La Mã
19820386
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B3%20h%E1%BA%B9n%20v%E1%BB%9Bi%20y%C3%AAu%20th%C6%B0%C6%A1ng
Có hẹn với yêu thương
Có hẹn với yêu thương là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Hãng phim Xuân Phước do Xuân Phước làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 20h00 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần bắt đầu từ ngày 22 tháng 7 năm 2023 trên kênh THVL1. Nội dung Có hẹn với yêu thương bắt đầu khi ông Bốn (Hoàng Sơn) tin rằng con trai cưng của mình đã tốt nghiệp ĐH. Ông hào hứng "đầu tư" thuê xe và "dàn cổ vũ" cầm băng rôn lên Sài Gòn chúc mừng ngày Hoàng Vĩnh (Huỳnh Đông) trở thành "niềm tự hào" của gia đình. Diễn viên Hoàng Sơn trong vai Ông Bốn NSƯT Trịnh Kim Chi trong vai Bà Hai Kha Ly trong vai Xuân Phương Dung trong vai Bà Tám Nguyễn Sanh trong vai Ông Sáu Bảnh Lê Bê La trong vai Mai NSƯT Công Ninh trong vai Ông Tùng Huỳnh Đông trong vai Hoàng Vĩnh Hồng Tơ trong vai Ông Hạnh Thanh Thức trong vai Trung Phi Phụng trong vai Bà Bảy Bùi Lê Kim Ngọc trong vai Trúc Thanh Duy trong vai Phúc Thanh Tùng trong vai Ông Mười Bé Khang Vy trong vai Bé Bơ Trịnh Xuân Nhản trong vai Nam Cùng một số diễn viên khác.... Ca khúc trong phim Bài hát trong phim ca khúc "Có hẹn với yêu thương" do Nguyễn Minh Anh sáng tác và Nguyễn Phi Vũ thể hiện. Tham khảo Liên kết ngoài Có hẹn với yêu thương trên THVLi (xếp hạng lượng người xem chương trình trên cả nước (lọt top 10)) Phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2023 Phim truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh THVL1
19820396
https://vi.wikipedia.org/wiki/COBISS
COBISS
COBISS (viết tắt của Co-operative Online Bibliographic System and Services) là một mô hình tổ chức kết nối các thư viện vào hệ thống thông tin thư viện quốc gia với việc sử dụng chung dịch vụ thư mục cataloguing, cơ sở dữ liệu danh mục COBIB của liên minh và các cơ sở dữ liệu danh mục cục bộ của các thư viện tham gia, cơ sở dữ liệu COLIB về các thư viện, cơ sở dữ liệu CONOR về tên chính thức, và nhiều chức năng khác. Lịch sử Vào năm 1987, hệ thống cataloguing chia sẻ đã được Hiệp hội Thư viện Quốc gia xưa kia của Liên bang Nam Tư áp dụng như một nền tảng chung cho hệ thống thông tin thư viện và hệ thống thông tin khoa học và công nghệ của Nam Tư. Vào năm 1991, (Viện Thông tin khoa học và công nghệ) đã chào mời COBISS như một bản nâng cấp của hệ thống cataloguing chia sẻ. Khi đó, từ viết tắt tương tự cũng bắt đầu được sử dụng cho phần mềm liên quan. Do sự tan rã của quốc gia Nam Tư, các thư viện ngoài Slovenia đã rời khỏi thành viên trong hệ thống cataloguing chia sẻ, tuy nhiên gần như tất cả sau đó dần dần tiếp tục hợp tác với IZUM và hiện đang xây dựng các hệ thống thông tin tự chủ của riêng họ dựa trên nền tảng COBISS với việc cataloguing chia sẻ trong mạng lưới COBISS.net. Thỏa thuận về việc thành lập mạng lưới COBISS.net và trao đổi miễn phí hồ sơ thư mục giữa các hệ thống thông tin thư viện tự chủ của Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Bắc Macedonia, Slovenia và Serbia, đã được ký kết vào năm 2003. Năm 2006, thỏa thuận trên đã cũng được ký kết bởi Thư viện Quốc gia Bulgaria. Tham khảo Liên kết ngoài Cỗ máy tìm kiếm trực tuyến COBISS Thư viện Kosovo Thư viện Albania Thư viện Bulgaria Thư viện Serbia Thư viện Montenegro Danh mục thư viện Thư viện Slovenia Thư viện Bắc Macedonia Thư viện Bosnia và Herzegovina Thư viện
19820402
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20x%C3%A3%20B%C3%ADt%20t%E1%BA%BFt
Quốc xã Bít tết
Quốc xã Bít tết () là một cụm từ được sử dụng tại Đức Quốc xã nhằm chỉ những người cộng sản và xã hội chủ nghĩa gia nhập Đảng Quốc xã. Hiện tượng này lần đầu được ghi chép trong cuốn Hitler: A Biography xuất bản năm 1936 của sử gia người Mỹ gốc München Konrad Heiden. Ông cho rằng trong hàng ngũ của tổ chức Sturmabteilung (Lính áo nâu; binh đoàn bão táp, SA) "có một lượng lớn người theo chủ nghĩa cộng sản và dân chủ xã hội" và "nhiều quân nhân trong lực lượng bão táp được ví như 'miếng bò bít tết' – bên ngoài màu nâu nhưng bên trong lại màu đỏ". Việc chuyển đảng phổ biến đến mức nội bộ SA thường đùa rằng: "Có 3 người quốc xã trong hàng ngũ chúng ta, chúng sẽ sớm bị loại bỏ khỏi đây". Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng để chỉ các thành viên thuộc tầng lớp công nhân trong SA - những người theo chủ nghĩa Strasser. Hình ảnh của những người này được ví như "bít tết", mặc đồng phục màu nâu nhưng lại mang những quan điểm "đỏ" của chủ nghĩa cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Sự tương phản này thể hiện lòng trung thành của họ đối với chủ nghĩa quốc xã chỉ mang tính nhất thời và vì lợi ích cá nhân. Sau khi Adolf Hitler nắm quyền Thủ tướng vào thập niên 1930, những người "quốc xã bít tết" vẫn tồn tại trong quá trình đàn áp cộng sản và xã hội chủ nghĩa (lần lượt đại diện bởi Đảng Cộng sản Đức và Đảng Dân chủ Xã hội Đức). Cụm từ này trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi từ năm 1933. Ernst Röhm và tổ chức Sturmabteilung Ernst Röhm – người đồng sáng lập và chỉ huy SA đã thành lập một phong trào sùng bái chính bản thân ông trong hàng ngũ SA. Qua đó nhiều thành viên SA bắt đầu ủng hộ chế độ cách mạng xã hội chủ nghĩa, khiến SA trở nên cực đoan hóa. Röhm và phần lớn đảng viên của Đảng Quốc xã đã ủng hộ Chương trình Quốc xã gồm 25 điểm, thể hiện lập trường cách mạng xã hội chủ nghĩa và bài trừ chủ nghĩa tư bản. Họ đặt niềm tin vào Hitler và kỳ vọng ông sẽ thực hiện những cam kết này khi ông nắm được quyền lực. Vì Tổng tham mưu Röhm "đồng tình những khía cạnh xã hội chủ nghĩa trong Chương trình Quốc xã", "'một số cựu Đảng viên Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đã chuyển sang gia nhập Đảng Quốc xã trong vài năm, và họ bị mỉa mai là 'những kẻ Quốc xã Bít tết' ". Sau khi Hitler trở thành thủ tướng, Röhm đã tìm cách tiến hành cuộc cách mạng vĩnh cửu (hoặc 'cách mạng lần hai') khiến phong trào cực đoan của SA đạt đến đỉnh điểm. Với 2,5 triệu lính SA dưới quyền, Röhm bắt đầu kế hoạch thanh trừng phe bảo thủ tại Đức (được biết đến với tên gọi Reaktion). Kế hoạch bao gồm việc mở rộng quy mô quốc hữu hóa ngành công nghiệp, "quyền sở hữu của công nhân đối với phương tiện sản xuất" và "tịch thu và tái phân phối tài sản của giới thượng lưu" . Việc xung đột chính trị và ý thức hệ trong nội bộ Đảng Quốc xã khiến Hitler ra lệnh hành quyết Röhm và một số thành viên khác trong đảng qua cuộc thanh trừng Đêm của những con dao dài vào mùa hè năm 1934. Một số người cho rằng, phần lớn các thành viên SA có xuất thân từ tầng lớp lao động hoặc thất nghiệp, điều này khiến họ dễ bị thu hút bởi chủ nghĩa Marx. Tuy nhiên, sử gia Thomas Friedrich cho rằng Đảng Cộng sản Đức [sẽ] "cầm chắc thất bại" trong việc lôi kéo các thành viên SA. Vì phần lớn thành viên SA đều tập trung vào việc sùng bái Hitler và đặt mục tiêu ' tiêu diệt kẻ thù theo chủ nghĩa Marx' . Tầm ảnh hưởng Chỉ huy cảnh sát mật Gestapo Rudolf Diels (giai đoạn 1933–1934) báo cáo rằng có đến "70 phần trăm" lính SA từng là người cộng sản tại thành phố Berlin. Xem thêm August Winnig Ernst Niekisch Chủ nghĩa Bolshevik quốc gia Cựu Đảng Xã hội Dân chủ Đức Chủ nghĩa Strasser Tham khảo Chú thích Nguồn Đảng Quốc Xã
19820405
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20Slowjamastan
Cộng hòa Slowjamastan
Slowjamastan, hay Cộng hòa Slowjamastan (tiếng Anh: Republic of Slowjamastan), tên chính thức là Lãnh thổ thống nhất của quốc gia có chủ quyền Cộng hòa Slowjamastan (tiếng Anh: United Territories of the Sovereign Nation of The People's Republic of Slowjamastan), là một vi quốc gia ở quận Imperial, Nam California, Hoa Kỳ. Vị trí Cộng hòa Slowjamastan nằm trên một khu đất trống rộng 45.000 mét vuông trên sa mạc ở quận Imperial, Nam California, dọc theo quốc lộ California 78, nằm giữa Ocotillo Wells ở San Diego và Westmorland, cách khoảng 23 kilômét về phía tây nam của Biển Salton và khoảng 161 kilômét từ San Diego. Mặc dù Slowjamastan không có công trình kiến ​​trúc nào, nhưng nằm trên khu đất là một biển báo biên giới lớn cạnh đường cao tốc, một chốt kiểm soát biên giới và một cái bàn đóng vai trò là văn phòng của Randy Williams - sultan của vi quốc gia này. Hiện tại đang có kế hoạch mở rộng lãnh thổ. Lịch sử Slowjamastan được tuyên bố độc lập vào ngày 1 tháng 12 năm 2021 bởi DJ Randy Williams, còn được biết đến với nghệ danh R Dub!. Ông đã đến thăm tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (hiện bao gồm 193 quốc gia có chủ quyền) với quốc gia cuối cùng là Turkmenistan, ông cũng đã đến thăm Cộng hòa Molossia - một vi quốc gia nằm ở Dayton, Nevada - vào tháng 8 năm 2021, và bản thân ông mong muốn được đến thăm quốc gia thứ 194, tất cả điều đó là nguồn cảm hứng để thành lập một vi quốc gia của riêng ông. Khi Williams trở về nơi cư trú của mình ở San Diego, ông ngay lập tức bắt tay vào thực hiện các kế hoạch cho vi quốc gia của riêng mình. Vào tháng 10 năm 2021, ông mua một khu đất rộng khoảng 45.000 mét vuông với giá 19.000 USD. Các kế hoạch được Williams chuẩn bị tiến hành thực hiện để xây dựng các điểm thu hút khách du lịch ở Slowjamastan bao gồm một sân chơi bowling, trang trại tê tê tương tác, cửa hàng xúc xích, nhà hàng và một dòng sông lười, đang chờ thiết lập hệ thống nước hoạt động trong sa mạc. Williams dựa trên tính hợp pháp của Slojamastan dựa trên việc đáp ứng các tiêu chí của Công ước Montevideo. Khi tuyên bố độc lập, Williams đã gửi bưu thiếp cho người dân và doanh nghiệp gần đó. Trong khi các chủ doanh nghiệp địa phương tuyên bố ý tưởng về Slowjamastan là kỳ quái và lập dị, họ sẵn sàng đón nhận dự án vì có thể thu hút khách du lịch và tăng sự chú ý đến khu vực. Quản trị và quyền công dân Slowjamastan là một chế độ độc tài và "dân chủ không thường xuyên" vì Williams - sultan của vi quốc gia này - cho phép người dân đóng góp ý kiến. Slowjamastan cũng có quốc hội. Luật của Slowjamastan dựa trên "những phiền toái hàng ngày" mà Williams đã trải qua khi lớn lên ở Hoa Kỳ. Một số lệnh cấm bao gồm đi dép crocs, rap lầm bầm, gác chân lên bảng đồng hồ và ăn phô mai sợi bằng cách cắn trực tiếp vào nó. Mọi người có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch và các đăng ký vào các vị trí nội các thông qua trang web quốc gia của Slowjamastan. Tính đến tháng 6 năm 2023, số lượng công dân ở vi quốc gia này là hơn 500 người, với 4.500 hồ sơ tồn đọng đã được phê duyệt. Con số này tăng từ 99 hồ sơ vào tháng 2 năm 2022. Slowjamastan còn cũng cấp hộ chiếu có những câu nói nổi tiếng được trích dẫn từ các nghệ sĩ hip hop. Tham khảo Liên kết ngoài Republic of Slowjamastan tại MicroWiki Vi quốc gia Vi quốc gia ở Hoa Kỳ Lịch sử California Địa lý California
19820407
https://vi.wikipedia.org/wiki/Copac
Copac
Copac (ban đầu là từ viết tắt của Hợp tác Thư mục Truy cập Công cộng Trực tuyến) là một danh mục liên minh cung cấp truy cập miễn phí đến các thư mục trực tuyến hợp nhất của nhiều thư viện nghiên cứu lớn và thư viện chuyên ngành ở Vương quốc Anh và Ireland, cùng với Thư viện Anh, Thư viện Quốc gia Scotland và Thư viện Quốc gia Wales. Đến năm 2019, nó có hơn 40 triệu hồ sơ từ khoảng 90 thư viện, đại diện cho một loạt các tài liệu trong tất cả các lĩnh vực. Copac là hoàn toàn miễn phí và tiếp cận được cho tất cả mọi người, và được sử dụng rộng rãi, với người dùng chủ yếu đến từ các cơ sở giáo dục đại học ở Vương quốc Anh, nhưng cũng trên toàn thế giới. Copac được người dùng đánh giá cao như một công cụ nghiên cứu. Copac có thể tìm kiếm thông qua trình duyệt web hoặc một trình máy khách client Z39.50. Nó cũng có thể truy cập thông qua các giao diện OpenURL và Search/Retrieve via URL (SRU). Các giao diện này có thể được sử dụng để cung cấp liên kết đến các mục trên Copac từ các trang web bên ngoài, chẳng hạn như những trang web được sử dụng trên trang web Viện Nghiên cứu Lịch sử của vương quốc Anh. Copac từng là dịch vụ của Jisc được cung cấp cho cộng đồng Vương quốc Anh dựa trên thỏa thuận với Research Libraries UK (RLUK). Dịch vụ này sử dụng các hồ sơ do các thành viên của RLUK cung cấp, cũng như một loạt các thư viện chuyên ngành có bộ sưu tập có liên quan đến các đề tài nghiên cứu quốc gia. Danh sách đầy đủ các bên đóng góp có thể được tìm thấy, bao gồm Cơ quan Quốc gia Anh về Địa điểm Lịch sử hoặc Vẻ đẹp Tự nhiên, Vườn thực vật Hoàng gia Kew, thư viện Middle Temple và Thư viện Hội kỹ sư cơ khí (IMechE). Vào tháng 7 năm 2019, Jisc đã thay thế COPAC bằng Library Hub Discover. Xem thêm OPAC SUNCAT Talis Group Chú thích và Tham khảo Jisc Cơ sở dữ liệu trực tuyến Thư viện hàn lâm Vương quốc Anh Cơ sở dữ liệu vương quốc Anh Giáo dục đại học Anh Thư viện Anh
19820412
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0nh%20Qu%C3%A1n%20Anh
Bành Quán Anh
Bành Quán Anh (tiếng Trung: 彭冠英; sinh ngày 18 tháng 2 năm 1986) là một nam diễn viên Trung Quốc, tốt nghiệp hệ biểu diễn Học viện Điện ảnh Bắc Kinh năm 2006. Tiểu sử Bành Quán Anh sinh ngày 18 tháng 2 năm 1986 tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Từ khi còn nhỏ, anh đã có sở thích ca hát, biểu diễn và vận động. Năm 2006, Bành Quán Anh tham gia cuộc thi người mẫu của New Silk Road và giành giải quán quân khu vực Cát Lâm. Cùng năm, anh thi đỗ vào khoa biểu diễn thuộc Học viện điện ảnh Bắc Kinh dưới sự chỉ dạy của giáo sư Thôi Tân Cầm. Năm 2007, nhờ bộ phim ngắn Vòng xoáy anh đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại "Giải thưởng sáng tạo phim ngắn Trung Quốc toàn cầu lần thứ hai". Thời gian theo học tại trường, Bành Quán Anh tham gia diễn xuất trong bộ phim Vương Cương kể chuyện. Sau khi tốt nghiệp, anh được đạo diễn Đằng Hoa Đào nhìn trúng và có cơ hội đóng vai chính trong bộ phim Thời Đại Hôn Nhân Công Khai. Năm 2016, Bành Quán Anh trở nên nổi tiếng nhờ qua phim cổ trang Lan Lăng Vương Phi. Sau đó anh liên tiếp xuất hiện ở nhiều dự án truyền hình khác nhau như Trường An 12 canh giờ, Yêu em người chữa lành vết thương cho anh, Cửu châu hải thượng mục vân ký Đến năm 2020 Bành Quán Anh một lần nữa nhận được sự đón nhận rộng rãi của công chúng thông qua bộ phim Dưới Ánh Mặt Trời đóng cùng nữ diễn viên Thái Văn Tịnh. Danh sách phim Tham Khảo Diễn viên Diễn viên Trung Quốc Nam diễn viên
19820416
https://vi.wikipedia.org/wiki/Virus%20cu%E1%BB%93ng%20lo%E1%BA%A1n
Virus cuồng loạn
Virus cuồng loạn là một bộ phim điện ảnh hài kinh dị Việt Nam, phát hành năm 2022 do Nguyễn Ngọc Nhất Duy làm đạo diễn. Phim có sự tham gia diễn xuất của Ramani Raja, Bích Ngọc, Gia Bảo, với nội dung xoay quanh hành trình trốn thoát của một đoàn làm phim khỏi sự tấn công của những con zombie bị nhiễm độc thực phẩm. Thời điểm ra rạp, tác phẩm đã bị xếp vào hàng "thảm họa điện ảnh" Việt với doanh thu chỉ khoảng 157 triệu đồng, đứng thứ hai bảng xếp hạng những phim Việt thu về ít tiền nhất trong năm 2022. Cùng với Cù lao xác sống, bộ phim đã vướng phải làn sóng chỉ trích nặng nề từ công chúng cả về mặt chất lượng nội dung lẫn nghệ thuật, cũng như làm dấy lên câu hỏi về chất lượng chung của phim truyện Việt Nam. Nội dung Một đoàn làm phim đã lên một khu nghỉ dưỡng lớn ở vùng núi xa xôi để thực hiện tác phẩm điện ảnh về đề tài zombie. Họ không ngờ rằng sẽ phải chạm trán với zombie thật ngoài đời – là những nạn nhân của thực phẩm độc hại, mất an toàn vệ sinh được bày bán trên thị trường. Sau khi đại dịch zombie lan rộng, chúng đã bắt đầu tấn công vào ê-kíp phim và biến đổi hầu hết các thành viên trong đoàn phim. Những người sống sót còn lại phải cùng nhau tìm cách để thoát khỏi sự truy đuổi của xác sống đồng thời tìm đường tới sân bay để nhận sự trợ giúp từ quân đội chính phủ. Diễn viên Danh sách diễn viên được lấy từ áp phích phim và nguồn từ VnExpress: Ramani Raja Bích Ngọc Gia Bảo Việt Trinh Thái Trung Nhất Duy Xuân Phạm Vũ Như Minh Tùng Chu Anh Chí Cường Ma Quỳnh Châu Quang Vinh Bé Su Bảo Anh Tóc Xoăn Quang Đức Sơn Ca Hải Tiến Sản xuất Đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim là Nguyễn Ngọc Nhất Duy – con trai diễn viên Công Hậu. Đây là tác phẩm đầu tay và cũng được cho là sản phẩm tốt nghiệp của anh tại khoa đạo diễn Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. Đảm nhiệm phần quay phim cho tác phẩm là Lữ Bá Thịnh (Thịnh Lữ), bạn học của Nhất Duy. Trong quá trình làm phim, Công Hậu ngoài vai trò nhà đầu tư và sản xuất cũng tham gia tư vấn, chỉ đạo diễn xuất cho một số cảnh quay của phim. Các đơn vị tham gia sản xuất bộ phim gồm Ánh Sao Production, 3ND Entertainment và HGT Media. Virus cuồng loạn được thực hiện trong vòng hai năm, với tổng kinh phí hơn 8 tỷ đồng. Hai cha con Nhất Duy đã bán hai mảnh đất để lấy tiền làm phim; cả Thịnh Lữ cũng bán vàng góp tiền vào đoàn phim. Để tìm bối cảnh phù hợp, đoàn phim phải mất một thời gian dài tìm nơi ghi hình tại vùng cao, vùng dân tộc ở Lâm Đồng, Bình Phước, sau đó dựng lên một làng dân tộc làm phim trường có trị giá 600 triệu đồng và thuê hơn 100 diễn viên hóa trang xác sống. Hầu hết diễn viên được giao vai Virus cuồng loạn đều là nghệ sĩ trẻ và những người ít tên tuổi. Diễn viên lồng tiếng Bích Ngọc – mẹ của đạo diễn Nhất Duy, đã nhận đóng một vai trong phim. Quá trình ghi hình phim diễn ra từ những tháng cuối năm 2019, đầu 2020. Dù ảnh hưởng từ việc phong tỏa cách ly trong đại dịch COVID-19 đã khiến đoàn làm phim bị mắc kẹt tại huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, bộ phim vẫn được tiếp tục quay và đóng máy đúng theo kế hoạch dự tính. Khâu hậu kỳ được làm suốt 8 tháng tiếp theo, với sự hỗ trợ từ 3 ê-kíp hậu kỳ. Sau khi vượt qua cửa kiểm duyệt gắt gao từ Cục Điện ảnh Việt Nam, phim đã được ấn định phát hành vào những tháng cuối năm 2022. Bộ phim, có thời lượng dài 75 phút, đã lựa chọn đề tài zombie làm chủ đề chính cho tác phẩm – một mảng nội dung thường ít được các nhà làm phim Việt Nam khai thác. Những con zombie xuất hiện trong phim đều bị nhiễm độc bởi "thực phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc". Theo mô tả của đạo diễn Nhất Huy, Virus cuồng loạn làm theo hơi hướng "kinh dị – hài" nhưng sẽ đưa ra một thông điệp mang tính "nhân văn" tới xã hội và giới trẻ về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Các "kỹ xảo, công nghệ mới" cũng được sử dụng trong bộ phim. Phát hành Trailer của phim đã được công bố vào cuối tháng 10 năm 2022, với thời lượng dài 1:34. Bộ phim ban đầu lên lịch chiếu vào dịp Halloween tại Việt Nam từ ngày 28 tháng 10 năm 2022 nhưng sau đó đã dời thời điểm ra mắt xuống ngày 4 tháng 11 cùng năm. Trước đó, Virus cuồng loạn đã có buổi ra mắt đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 1 tháng 11 năm 2022. Virus cuồng loạn là bộ phim Việt duy nhất ra rạp trong tháng 11, cũng là bộ phim thứ hai của Việt Nam lấy chủ đề về zombie sau phim Cù lao xác sống ra mắt trước đó vào tháng 9 năm 2022. Phim ra rạp cùng thời điểm với một số phim bom tấn ngoại quốc như Black Adam và Đặc vụ xuyên quốc gia 2. Doanh thu phòng vé Trong tuần đầu công chiếu, Virus cuồng loạn chỉ thu về vỏn vẹn 90 triệu đồng, bằng 1/100 kinh phí bỏ ra để sản xuất tác phẩm. Tờ Tiền phong đã nhận định đây là một trong những phim điện ảnh Việt Nam có doanh thu mở màn thấp nhất trong lịch sử, nêu ra thực tế rằng các bộ phim Việt có doanh thu thấp khác trong tuần đầu tiên ít nhất cũng phải thu về trên trăm triệu đồng. Sang đến tuần thứ hai, doanh thu phim giảm tiếp xuống còn 13,44 triệu đồng. Theo số liệu thống kê của Box Office Việt Nam, sau khi rút khỏi rạp doanh thu của bộ phim là hơn 157 triệu đồng, chỉ trên bộ phim Huyền sử vua Đinh một bậc về bảng xếp hạng những phim có doanh thu phòng vé kém nhất năm 2022. Tiếp nhận Phản ứng công chúng Ban đầu, bộ phim đã thu hút sự tò mò của giới điện ảnh và công chúng vì đề tài khai thác về an toàn thực phẩm. Nhưng sớm sau đó, Virus cuồng loạn vấp phải làn sóng chỉ trích nặng nề từ những khán giả đại chúng bởi chất lượng nội dung. Ngay từ thời điểm ra mắt trailer và những hình ảnh đầu tiên, bộ phim đã hứng chịu vô số ý kiến trái chiều do chúng "quá xấu" và "cắt dựng cẩu thả". Một số "hạt sạn" đã được người xem chỉ ra như lỗi chính tả tiếng Anh, các dòng chữ quảng bá "ngô nghê" đem lại cảm giác "rẻ tiền" cho người xem. Phần đông mọi người đều đã dự đoán trước về diễn biến doanh thu "không mấy khả quan" của phim tại rạp. Sau khi chính thức công chiếu, khán giả xem phim đã dành nhiều lời phê bình tiêu cực về bộ phim trên các trang mạng xã hội khác nhau. Một số người từng xem phim bình luận phim đem lại một cú "sang chấn tâm lý", hay "dở được đến thế kể cũng là phi thường". Số khác cũng so sánh tác phẩm với phim zombie ra rạp trước đó là Cù lao xác sống, nói rằng "nợ Cù lao xác sống một lời xin lỗi" khi Virus cuồng loạn "nó loạn thật sự [...] Nội dung phim ngờ nghệch, tình tiết thì hời hợt và chắp vá không một chút sáng tạo... Diễn viên thì đơ cứng, không cảm xúc. Không thể phân biệt được là đang diễn hay đang cầm kịch bản đọc". Có ý kiến còn bình luận việc xem Virus cuồng loạn hay Cù lao xác sống là "ném tiền qua cửa sổ". Đánh giá chuyên môn Bộ phim đã bị nhiều đánh giá xếp vào hàng "thảm họa điện ảnh" năm 2022, trong bối cảnh hàng loạt các bộ phim Việt khác ra rạp vào giai đoạn này đều là những bom xịt phòng vé có chất lượng nội dung thấp. Phần đông bài viết phê bình đều chỉ trích bộ phim về nhiều mặt như diễn xuất của dàn diễn viên, khâu kỹ xảo, âm thanh và kỹ thuật phim... Trong đó, chất lượng kịch bản bộ phim được nhiều người tập trung mổ xẻ và phê phán nhiều nhất. Bài viết của Thanh Niên đã coi Virus cuồng loạn là một ví dụ "điển hình" cho lối làm phim "cẩu thả, thiếu chất xám, thiếu tôn trọng người xem [...] nhưng lại mạnh dạn đem chiếu rạp để "ăn tiền" khán giả". Tác giả Hạ Nguyệt viết cho Thể thao & Văn hóa đã chấm Virus cuồng loạn 0.5/5 điểm, nhận xét phim có "kỹ thuật của thập niên 80" với màu phim, âm thanh và cắt ghép phim chất lượng đều ở mức tệ, đem lại cho khán giả "một tổ hợp rời rạc vá chứ không phải tác phẩm hoàn chỉnh". Cô cũng chỉ trích cách hóa trang các nhân vật zombie và nội dung của phim, kết luận rằng tác phẩm là một "ví dụ điển hình cho lối làm phim cẩu thả, thiếu chất xám của điện ảnh Việt". Cây bút Minh Khuê của báo Người lao động cũng có chung một quan điểm, ngoài ra nhận xét lối diễn xuất "đơ cứng" của các diễn viên cùng kỹ xảo kém đã khiến bộ phim không thu hút được khán giả ra rạp. Trong một nhận xét tiêu cực hơn, trang Thương hiệu và Pháp luật đã so sánh phim với phim có "chất lượng trung bình thấp" Cù lao xác sống và kết luận rằng Virus cuồng loạn "còn không được xem là một bộ phim hoàn chỉnh để mang đi chiếu rạp". Báo Phụ nữ thì nhìn nhận với thái độ tích cực hơn, ghi nhận tinh thần và nhiệt huyết của tác giả và đoàn phim cùng một số điểm cộng về mặt hình ảnh và cách dẫn nhập, nhưng xét chung lại vẫn không thể che lấp đi phần nhiều khuyết điểm trong tác phẩm, "chưa thể chinh phục người xem". Tham khảo Liên kết ngoài Trailer bộ phim trên YouTube
19820418
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20%C4%90%C3%B3a
Lê Đóa
Lê Đóa, tên khai sinh là Lê Hữu Đóa (19 tháng 8 năm 1922 - 31 tháng 8 năm 2008) là một nhạc sĩ quân đội chuyên ngành Chỉ huy. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993. Tiểu sử Ông sinh ra và lớn lên trong một dòng họ và gia đình có truyền thống khoa bảng ở làng Tả Ao (nay là xã Xuân Giang), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là chắt đời thứ 9 của tiến sĩ Lê Đăng Truyền, một nhà thơ được người đời tôn vinh là một trong "Nghệ An tứ hổ". Thân phụ của ông, cụ Lê Hữu Phương, cũng là một nhân sĩ tham gia kháng chiến chống Pháp, từng làm phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh huyện Nghi Xuân. Ngay từ những ngày nhỏ tuổi ở Vinh, ông học nhạc, học đàn với bạn bè trong xóm và mê mẩn nghe cha hòa nhạc với các cụ bạn. Sau khi đỗ bằng Thành chung tại Quốc học Vinh, ông lại vào Huế thi đỗ vào trường Lycée Khải Định. Tại Huế ông vừa đi học vừa làm quen với các Thầy dòng người Pháp ở trường Pèlerins và Thư viện Accucil gần đó để học lý thuyết âm nhạc. Năm 1944 ông thôi học, trở thành thành viên nòng cốt Đoàn Hướng đạo sinh (scoutisme) ở Vinh. Đầu 1945 ông gia nhập Thanh niên cứu quốc, tham gia cướp chính quyền ờ Vinh và sau đó làm việc ở Ty tuyên truyền Nghệ An, ông nhanh chóng tổ chức dàn nhạc, thành lập đội tuyên truyền xung phong, hăng hái vận động đổng bào ủng hộ kháng chiến. Năm 1949, ông được về đi học trường chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng tại Đức Thọ. Tại đây ông mở lớp dạy nhạc, tổ chức dàn nhạc, đội hát. Lớp học trò của ông ngày đó về sau nhiều người đã thành tài, như nhạc sĩ nghệ sĩ nhân dân Trọng Bằng, nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ (hai người này thường hòa thanh với thầy Lê Hữu Đóa ở lớp). Thời gian này ông được cử vào Ban chấp hành Hội Nhạc sĩ Hà Tĩnh. Tháng 4-1950, ông nhập ngũ được sang Trung Quốc học tại trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Tốt nghiệp Trường Lục quân, ông được phân công về Đội tuyên truyền vãn hóa của trường, cùng với các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Đinh Ngọc Liên xây dựng nòng cốt cho Đoàn Văn công quân đội sau này Năm 1953 trở về nước ông được điều về Đoàn ca múa Tổng cục chính trị làm nhạc trưởng (từ đó giới nhạc quen gọi tắt tên ông là Lê Đóa và là tên chính thức trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông). Tại Đoàn ca múa Tổng cục chính trị ông là người đầu tiên được giao trách nhiệm xây dựng và chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng quân đội, cũng đồng thời là dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng đầu tiên của cả nước. Ông đã dựng nhiều bản hợp xướng lớn, xuất sắc nhất của Việt Nam và tham gia viết 2 màn nhạc, chỉ huy dàn nhạc và vào một vai trong vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (vở này năm 2001 được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh). Nãm 1961 Nhà hát Giao hưởng hợp xướng Việt Nam thành lập, ông là người đầu tiên dàn dựng và chỉ huy biểu diễn nhiều tác phẩm lớn của thế giới, như Giao hưởng số 5 của Beethoven, Caprìccioỉtalien, Hồ Thiên nga, Giao hưởng số 6 của Tchaikovski, Giao hưởng số 40 của Mozart, Giao hưởng số 8 của Schubert, Tổ khúc Carmen của Bizet... và một số giao hưởng Việt Nam của Hoàng Vân, Đàm Linh,... Ông đã dàn dựng và chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng Tổng cục Chính trị các tác phẩm: Sóng Cửa Tùng (Doãn Nho), Lửa rực cháy (Hồng Đăng), Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy (Tô Hải), Du kích Sông Thao (Đỗ Nhuận), Lô Giang (Lương Ngọc Trác). Năm 1965-1982, ông làm Đoàn trưởng kiêm chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Văn công Công an vũ trang (nay là Đoàn Nghệ thuật Bộ đội Biên phòng). Năm 1983-1989, ông làm Đoàn phó kiêm chỉ đạo nghệ thuật Đoàn Nghệ thuật Quân khu 9. Từ năm 1989, ông nghỉ hưu tại Cần Thơ. Ông mất ngày 31 tháng 8 năm 2008 . Đời tư Ông có một người con trai, đã hy sinh trong cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968 ở chiến trường Quân khu 9, chưa tìm được thi thể. Chú thích Liên kết ngoài Người Nghi Xuân, Tập 1 (Nhiều tác giả), Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2002. Người Hà Tĩnh Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam Sinh năm 1922 Mất năm 2008
19820419
https://vi.wikipedia.org/wiki/EBSCO%20Information%20Services
EBSCO Information Services
EBSCO Information Services, có trụ sở tại Ipswich, Massachusetts, là một phần của EBSCO Industries Inc., một công ty tư nhân có trụ sở tại Birmingham, Alabama. EBSCO cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các thư viện trên khắp thế giới. Các sản phẩm của họ bao gồm EBSCONET, một hệ thống quản lý tài nguyên thư mục điện tử hoàn chỉnh, và EBSCOhost, cung cấp dịch vụ nghiên cứu trực tuyến có phí với 375 cơ sở dữ liệu toàn văn, một bộ sưu tập hơn 600.000 sách điện tử ebook, các chỉ mục chủ đề, các tài liệu tham khảo y khoa tại điểm chăm sóc và một loạt các lưu trữ lịch sử kỹ thuật số. Vào năm 2010, EBSCO giới thiệu EBSCO Discovery Service (EDS) cho các cơ sở, cho phép tìm kiếm trong danh mục tạp chí và tạp chí. Lịch sử EBSCO Information Services là một phân đoạn của EBSCO Industries Inc., một công ty được thành lập vào năm 1944 bởi Elton Bryson Stephens Sr. và có trụ sở tại Birmingham, Alabama. "EBSCO" là từ viết tắt của Elton B. Stephens Company. EBSCO Industries có doanh số bán hàng hàng năm khoảng 3 tỷ đô la. Đây là một trong những công ty tư nhân lớn nhất ở Alabama và thuộc 200 công ty hàng đầu tại Hoa Kỳ, dựa trên doanh thu và số lượng nhân viên. EBSCO Information Services ra đời vào năm 1984 dưới dạng một nhà xuất bản in ấn có tên Popular Magazine Review, hiển thị các tóm tắt bài viết từ hơn 300 tạp chí. Vào năm 1987, công ty đã được EBSCO Industries mua lại và đổi tên thành EBSCO Publishing. Đến năm 2007, công ty đã có khoảng 750 nhân viên. Năm 2003, họ đã mua Whitston Publishing, một nhà cung cấp cơ sở dữ liệu khác. Năm 2010, EBSCO đã mua lại NetLibrary và năm 2011, họ tiếp quản H. W. Wilson Company. EBSCO Publishing đã hợp nhất với EBSCO Information Services vào ngày 1 tháng 7 năm 2013, với doanh nghiệp hợp nhất hoạt động dưới tên EBSCO Information Services. Năm 2015, EBSCO mua lại YBP (Yankee Book Peddler) Library Services từ Baker & Taylor, và sau đó đổi tên thành GOBI Library Solutions. Đến năm 2017, Tổng Giám đốc là Tim Collins. Metapress được thành lập vào năm 1998 như một nền tảng xuất bản trực tuyến cho những người sáng tạo nội dung để sản xuất và lưu trữ phiên bản tạp chí in ấn của họ trực tuyến. Là một phần của EBSCO, nền tảng này đã trở thành một trong những máy chủ nội dung học thuật lớn nhất thế giới, với hơn 31.000 bản phát hành từ hơn 180 nhà xuất bản. Năm 2014, Atypon đã mua lại doanh nghiệp Metapress từ EBSCO, với kế hoạch ngưng hoạt động nền tảng Metapress và chuyển khách hàng sang nền tảng Literatum của Atypon. Nội dung đã được di chuyển sang Literatum vào ngày 21 tháng 5 năm 2015. Vào tháng 2 năm 2020, EBSCO Information Services thông báo về thỏa thuận mua lại Zepheira, một công ty được thành lập vào tháng 2 năm 2007 và có trụ sở tại Reston, Virginia, với các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực Semantic Web và đã đóng góp vào việc phát triển Dublin Core, BIBFRAME và mạng Library.Link. Sau quá trình sáp nhập, Zepheira tiếp tục hoạt động như một phân đoạn độc lập. Sản phẩm Cơ sở dữ liệu: EBSCO cung cấp một loạt dịch vụ cơ sở dữ liệu thư viện. Nhiều cơ sở dữ liệu, chẳng hạn như MEDLINE và EconLit, được cấp phép từ các nhà cung cấp nội dung. Những cơ sở dữ liệu khác, như Academic Search, America: History and Life, Art Index, Art Abstracts, Art Full Text, Business Source, Clinical Reference Systems, Criminal Justice Abstracts, Education Abstracts, Environment Complete, Health Source, Historical Abstracts, History Reference Center, MasterFILE, NetLibrary, Primary Search, Professional Development Collection và USP DI được EBSCO tự tổng hợp. EBSCO có thể được cấu hình để chuyển hướng đến các xuất bản miễn phí thông qua dữ liệu Unpaywall. Khám phá: Sản phẩm này được sử dụng để tạo ra một chỉ mục thống nhất, tùy chỉnh về nguồn thông tin của một tổ chức, và là cách để truy cập tất cả nội dung từ một hộp tìm kiếm duy nhất. Hệ thống hoạt động bằng cách thu thập siêu dữ liệu từ cả nguồn nội bộ và ngoại vi, sau đó tạo ra một dịch vụ được chỉ mục trước. FOLIO: EBSCO cung cấp các dịch vụ triển khai và lưu trữ cho phần mềm mã nguồn mở FOLIO, một nền tảng dịch vụ thư viện thế hệ tiếp theo, cũng như đóng góp tích cực vào việc phát triển liên tục của nó. Sách điện tử eBook: EBSCO cung cấp sách điện tử và sách nói trên nhiều lĩnh vực chủ đề. EBSCO báo cáo rằng cơ sở dữ liệu của họ bao gồm hơn một triệu sách điện tử và 90,000 sách nói từ hơn 1500 nhà xuất bản. DynaMed Plus là một công cụ tài liệu tham khảo lâm sàng dành cho bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để sử dụng tại chỗ. Năm 2012, nó xếp hạng cao nhất trong số 10 tài liệu tham khảo lâm sàng trực tuyến trong một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Clinical Epidemiology và cũng có hiệu suất tổng thể cao nhất trong loại sản phẩm tài liệu tham khảo về bệnh trong hai báo cáo liên tiếp về các nguồn hỗ trợ quyết định lâm sàng của KLAS, một công ty nghiên cứu chuyên về giám sát và báo cáo hiệu suất của các nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe. Sách nói/Sách điện tử: Cung cấp sách nói và sách điện tử được bảo vệ bằng DRM thông qua công ty con NetLibrary, được mua lại vào năm 2010 từ Trung tâm Thư viện Máy tính Trực tuyến (Online Computer Library Center). Nó cạnh tranh trong thị trường này với Digital Library Reserve của OverDrive. Sáng kiến xanh và từ thiện EBSCO có hai hệ thống điện mặt trời lớn, đang chuyển đổi đội xe hơi của công ty sang các xe hybrid, thành lập một "Green Team" tại trụ sở chính và đã phát hành GreenFILE, một cơ sở dữ liệu miễn phí được thiết kế để giúp mọi người nghiên cứu tác động của con người đối với môi trường. EBSCO đã được trao Giải Thưởng Thành tựu Môi trường năm 2008 từ Văn phòng New England của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và đã được tôn vinh bởi Hiệp hội Thư viện Đặc biệt với tư cách là "Những Nhà vô địch Xanh" trong khuôn khổ sáng kiến "Kiến thức hướng tới môi trường xanh" của hiệp hội vào Ngày Trái Đất 2009. Các sáng kiến từ thiện của EBSCO bao gồm các nỗ lực để thu hẹp khoảng cách số về công nghệ thông tin (giữa thế giới công nghiệp và các nước đang phát triển) và hợp tác với Quỹ Open Society Foundations để cung cấp các cơ sở dữ liệu nghiên cứu cần thiết cho các trường đại học ở 39 nước đang phát triển. Năm 2012, gia đình Stephens đã được công nhận vì công việc từ thiện của họ. Xem thêm Danh sách cơ sở dữ liệu học thuật và công cụ tìm kiếm Chú thích và Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Thư viện Hoa Kỳ Thư viện điện tử Công ty Mỹ Thư viện hàn lâm ở Thụy Sĩ Cơ sở dữ liệu học thuật
19820431
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nemanja%20Maksimovi%C4%87
Nemanja Maksimović
Nemanja Maksimović (, ; sinh ngày 26 tháng 1 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia thi đấu ở vị trí tiền vệ cho PAOK tại giải vô địch quốc gia Hy Lạp và đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia. Tham khảo Liên kết ngoài NZS profile Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá Valencia CF Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ bóng đá NK Domžale Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 1995
19820435
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nemanja%20Radonji%C4%87
Nemanja Radonjić
Nemanja Radonjić (, ; sinh ngày 15 tháng 2 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ Torino tại Serie A theo dạng cho mượn từ câu lạc bộ Marseille. Anh đã đại diện cho đội tuyển quốc gia Serbia. Tham khảo Liên kết ngoài Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ bóng đá Torino F.C. Cầu thủ bóng đá Benfica Cầu thủ bóng đá Olympique de Marseille Cầu thủ bóng đá Sao Đỏ Beograd Cầu thủ bóng đá A.S. Roma Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Bồ Đào Nha Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 1996
19820436
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nemanja%20Gudelj
Nemanja Gudelj
Nemanja Gudelj (; sinh ngày 16 tháng 11 năm 1991) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia thi đấu ở vị trí tiền vệ cho Sevilla tại La Liga và đội tuyển quốc gia Serbia. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web Sevilla FC Hồ sơ quốc tế Voetbal Tài khoản Twitter chính thức Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ vô địch UEFA Europa League Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Bồ Đào Nha Cầu thủ bóng đá Eredivisie Cầu thủ bóng đá Sevilla FC Cầu thủ bóng đá Sporting Clube de Portugal Cầu thủ bóng đá AFC Ajax Cầu thủ bóng đá AZ Alkmaar Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 1991
19820437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Predrag%20Rajkovi%C4%87
Predrag Rajković
Predrag Rajković (, ; sinh ngày 31 tháng 10 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia hiện thi đấu ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ Mallorca tại La Liga và đội tuyển quốc gia Serbia. Tham khảo Liên kết ngoài Hồ sơ tại trang web RCD Mallorca Số liệu thống kê của Predrag Rajković tại utakmica.rs Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ bóng đá La Liga Cầu thủ bóng đá Ligue 1 Cầu thủ bóng đá Sao Đỏ Beograd Cầu thủ bóng đá FK Jagodina Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Thủ môn bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 1995
19820439
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrija%20%C5%BDivkovi%C4%87
Andrija Živković
Andrija Živković (, ; sinh ngày 11 tháng 7 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Serbia thi đấu ở vị trí tiền vệ cánh cho câu lạc bộ PAOK tại giải vô địch quốc gia Hy Lạp và đội tuyển quốc gia Serbia. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chính thức của đội tuyển quốc gia Serbia Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 Cầu thủ bóng đá PAOK FC Cầu thủ Giải bóng đá vô địch quốc gia Bồ Đào Nha Cầu thủ bóng đá Benfica Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Serbia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Serbia Cầu thủ bóng đá FK Partizan Tiền vệ bóng đá nam Cầu thủ bóng đá nam Serbia Nhân vật còn sống Sinh năm 1996
19820446
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20b%E1%BA%A3n%20th%E1%BA%A3o%20kinh%20t%E1%BA%BF%20v%C3%A0%20tri%E1%BA%BFt%20h%E1%BB%8Dc%201844
Các bản thảo kinh tế và triết học 1844
Các bản thảo kinh tế và triết học năm 1844, còn được gọi là Bản thảo Paris, được Karl Marx viết ở Paris vào cuối tháng 5 đến tháng 8 năm 1844 và nằm trong số "những tác phẩm đầu tay" của Marx. Bản thảo Paris là tác phẩm đầu tiên của Marx, trong đó ông kết hợp sự phê phán kinh tế học với triết học để tạo thành một hệ thống của riêng mình. Chúng là tài liệu về “sự vận động tách rời tư tưởng của chủ nghĩa Mác khỏi phái Hegel cánh Tả” trong những năm 1843-1845. Chúng nhằm mục đích ghi chép lại các kết quả nghiên cứu của Marx và không được xuất bản trong suốt cuộc đời của ông. Các phần của các bản thảo chỉ còn sót lại trong các di cảo. Dawid Borisowitsch Ryazanov và Siegfried Landshut đã phát hiện ra những bản thảo này vào cuối những năm 1920 với tiêu đề "Nationalökonomie und Philosophie" trong kho lưu trữ của SPD và xuất bản chúng lần đầu tiên vào năm 1932 trong ấn bản riêng của họ về các tác phẩm đầu tay của Marx. Nội dung Các khái niệm kinh tế và triết học quan trọng trong các bản thảo là lao động, sự tha hóa và sự công nhận, cũng như tiền lương, 'lợi nhuận của tư bản' và địa tô. Điểm trung tâm trong các bản thảo là một khuynh hướng duy vật-lịch sử đối với khái niệm tha hóa của Hegel. Marx nhận thấy công nhân bị tha hóa theo bốn cách: xa lạ với sản phẩm lao động của mình hoạt động sản xuất trở thành một cái gì đó đối lập với người công nhân xa lạ với loài người xa lạ với người khác. Trong tác phẩm này, Marx coi lao động bị tha hóa hoặc bị tước đoạt là nguyên nhân của sở hữu tư nhân: "Nhưng khi phân tích khái niệm này, rõ ràng là khi sở hữu tư nhân xuất hiện với tư cách là lý do, là nguyên nhân của lao động bị tha hóa, thì đó đúng hơn là hệ quả của nó, giống như các vị thần ban đầu không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của sự sai lệch về trí tuệ của con người . [...] Tiền lương là hệ quả trực tiếp của lao động bị tha hoá, và lao động bị tha hoá là nguyên nhân trực tiếp của tư hữu.” Văn bản bao gồm ba tập sách, không được bảo tồn toàn bộ, cũng như "lời nói đầu". Bản thảo đầu tiên Cuốn sách đầu tiên bao gồm bốn cột: Về tiền lương (1), Mác viết: với tư cách là hàng hóa, tiền lương được quyết định bởi cuộc đấu tranh thù địch giữa nhà tư bản và công nhân. Khi nền kinh tế suy thoái, người lao động là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Nếu nó phát triển, khối lượng công việc (sự xa lánh) và sự cạnh tranh giữa những người công nhân cũng sẽ tăng lên, và nhiều nhà tư bản sẽ trở thành công nhân. Vì ở đây người công nhân đã tụt xuống ngang hàng với máy móc, nên máy móc có thể cạnh tranh với anh ta. Tăng trưởng kinh tế cũng dẫn đến sản xuất thừa , gây ra các cuộc khủng hoảng định kỳ. Khi nền kinh tế trì trệ, tiền lương giảm do mức độ cạnh tranh cao. Để đạt được vốn(2) ông viết: Tư bản được tạo ra bởi quyền sở hữu. Lợi nhuận của anh ta có thể được duy trì thông qua độc quyền, tính độc đáo của hàng hóa hoặc nhu cầu cao liên tục. Nó có thể được tăng lên thông qua quá trình chế biến tiếp theo thành một sản phẩm có giá trị cao hơn và tiến bộ công nghệ. Tiến bộ không làm tăng tiền lương, mà là lợi nhuận của tư bản. Sự phấn đấu của các cá nhân để có vốn không phải lúc nào cũng là điều hữu ích nhất cho xã hội. Cạnh tranh giữa các nhà tư bản sẽ dẫn đến tiền lương tăng, giá cả thị trường giảm, hàng hóa giảm sút, lợi nhuận giảm và nhiều nhà tư bản sẽ chìm vào giai cấp công nhân. Mặt khác, tích lũy tư bản dẫn đến độc quyền tích lũy nhiều tư bản hơn. Trong chương Địa tô (3), ông nói rằng chính chủ đất sẽ tính giá cho việc sử dụng đất và gặt hái thành quả của nó. Nhu cầu tăng làm tăng giá và mang lại lợi ích cho chủ đất. Điều này và khả năng sinh lời cao hơn đã dẫn đến việc tích lũy tài sản trên đất liền. Sự cạnh tranh giữa các chủ đất khiến họ trở thành những nhà tư bản và làm cho sở hữu đất đai trở thành công nghiệp. Như vậy, trong xã hội chỉ xuất hiện hai giai cấp (công nhân và tư bản). Quá trình này có nghĩa là sự kết thúc của chế độ phong kiến ​​và sự khởi đầu của chủ nghĩa tư bản. Sự bất mãn sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng đòi giải thể các công ty độc quyền. Về khái niệm lao động bị tha hóa (4), Marx viết rằng người công nhân càng trở nên nghèo hơn khi anh ta tạo ra nhiều của cải. Anh ta càng tạo ra nhiều hàng hóa thì bản thân anh ta càng trở nên rẻ hơn. Việc trở thành hàng hóa khiến người lao động xa rời hoạt động sản xuất và sản phẩm của anh ta, vì nó không còn là phương tiện sinh hoạt trực tiếp hay nhu cầu của anh ta nữa. Tự do của anh ta thay đổi từ mục đích thành phương tiện đơn thuần. Cuối cùng, con người trở nên xa lạ với chính mình. Bản thảo thứ hai Chỉ có một chương tồn tại từ tập thứ hai: Marx mô tả mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân (1) như sau: người công nhân sản xuất ra tư bản và tư bản sản xuất ra anh ta. Vì vậy, anh ấy làm việc để giữ lớp học của mình. Nếu không, anh ấy không thể tồn tại. Nông nghiệp đang trở thành tư bản chủ nghĩa bởi vì nó hiện đang thuê những người lao động tự do hơn là những người nông dân không được tự do. Ông cũng trình bày ý tưởng của mình về "chủ nghĩa duy vật lịch sử" , nhưng không sử dụng thuật ngữ này. Theo trình tự thời gian, tiến trình lịch sử cho đến cuộc cách mạng mà ông dự đoán sẽ diễn ra theo ba giai đoạn: 1. Sự thống nhất giữa lao động và tư bản (chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy), 2. Tương phản giữa lao động và tư bản (chuyển đổi từ chế độ phong kiến ​​sang chủ nghĩa tư bản), 3. Tương phản giữa mọi người chống lại chính mình (đỉnh điểm của chủ nghĩa tư bản). Bản thảo thứ ba Tập thứ ba được chia thành sáu chương. Ở đây, Marx liên hệ các khái niệm riêng lẻ đã xuất hiện trước đây: Về sở hữu tư nhân và công việc (1), ông chỉ trích sự sùng bái hàng hóa một cách cuồng tín của các nhà kinh tế học. Nhận thức về chủ nghĩa tư bản này là phi tôn giáo. Trong Sở hữu Tư nhân và Chủ nghĩa Cộng sản(2) Marx bác bỏ thuyết phổ quát của Hegel. Theo Hegel, việc thủ tiêu một khái niệm chỉ có thể thực hiện được thông qua sự khái quát hóa của nó. Theo Marx, việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản cũng sẽ đi theo con đường tương tự như chính chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên, để thực sự xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tất cả các giai đoạn phát triển dẫn đến nó sẽ phải trải qua một lần nữa, cho đến chủ nghĩa cộng sản. Cuối cùng, dưới chế độ cộng sản, tài sản tư nhân thuộc về tất cả mọi người. Trong bước đầu tiên, tất cả những khác biệt cá nhân giữa mọi người sẽ bị xóa bỏ một cách cưỡng bức khi mọi người trở thành công nhân. Ở bước thứ hai, xã hội xóa bỏ chế độ dân chủ hay chế độ chuyên quyền vốn tồn tại từ trước đến nay của nó bằng cách xóa bỏ nhà nước, nhưng trong đó vẫn có sở hữu tư nhân nói chung. Cộng sản chưa nắm được bản chất của con người. Điều này được thực hiện trong bước thứ ba. Đây là nơi mọi người trở thành con người và tự nhiên trở lại. Trong chủ nghĩa cộng sản, mọi người có thể tận hưởng mà không cần sở hữu. Con người bây giờ tự cung tự cấp sẽ biết rằng anh ta đang tạo ra chính mình chứ không phải do một vị thần tạo ra. Về nhu cầu và sản xuất (3), ông viết: Con người tư bản phụ thuộc vào tiền, bởi vì không có nó, anh ta không thể đáp ứng nhu cầu của mình. Vì vậy, anh ta sử dụng sản phẩm (với tư cách là nhà tư bản) hoặc (với tư cách là công nhân) sức lao động của mình làm mồi nhử để đạt được những gì anh ta có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó, tiền trở thành nhu cầu duy nhất và nhu cầu tự nhiên được coi là điểm yếu. Nhu cầu tích lũy tiền có nghĩa là các nhu cầu tự nhiên như giải trí, tập thể dục hoặc chế độ ăn uống đa dạng bị phủ nhận. Mác viết về sự phân công lao động (4): Theo Smith, sự phân công lao động nảy sinh từ lý tính của con người. Cô thiết lập thương mại. Chỉ thông qua điều này, xã hội mới hình thành. Kinh tế coi quyền sở hữu tư nhân là điều kiện tiên quyết cho thương mại. Marx lặp lại những quan điểm này mà không cần bình luận. Trong chương Tiền (5) Marx nói rằng tiền thường được quan niệm một cách bản thể trong chủ nghĩa tư bản. Bởi vì tiền có thể bù đắp cho những đặc điểm tiêu cực ở đây (ví dụ: lười biếng, xấu xí). Vì vậy, mọi thứ trở nên ngược lại: muốn mà không có tiền dẫn đến không thể. Không muốn có thể lãnh đạo bằng tiền. Trong chương cuối, Phê phán phép biện chứng và triết học của Hegel (6), Marx đồng ý với phê bình của Feuerbach đối với Hegel: 1. rằng triết học với tư cách là một hình thức tôn giáo là sự tha hóa của con người, 2. rằng chủ nghĩa duy vật chân chính nên nắm giữ trong các mối quan hệ của con người, 3. rằng Feuerbach thích cái Tích cực hơn là phủ định cái tiêu cực. Do đó, con người không phải, như Hegel tuyên bố, là một sinh vật tinh thần, mà là một sinh vật thực tế. Marx cũng chỉ trích quan điểm tích cực của Hegel về nhà nước và tôn giáo. Họ không phục vụ sự tự nhận thức, nhưng đang xa lánh. Tuy nhiên, giá trị của phép biện chứng của Hegel là 1. luận đề cho rằng con người tự tạo ra mình thông qua lao động, 2. luận đề cho rằng một sự bãi bỏ chỉ có thể được kết luận bằng sự khái quát hóa và sau đó bằng sự hủy bỏ của chính nó. Thư mục Bản đầy đủ của Marx-Engels . Mục 1. Tập 3. Berlin 1932, trang 29-172. Karl Marx. chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các tác phẩm đầu tay. Do S. Landshut và JP Mayer biên tập. Với sự cộng tác của F. Salomon. 2 tập Alfred Kröner, Leipzig 1932. C.Mác: Bản thảo kinh tế-triết học. 1844; Marx-Engels-Werke Tập 40 (= tập bổ sung MEW, phần 1), Dietz Verlag, Berlin, ISBN 978-3-320-00245-9 , trang 465-588. kho lưu trữ DEA C.Mác: Bản thảo kinh tế-triết học. Viết từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1844. Karl Marx. Sau bản thảo . Lời giới thiệu và ghi chú của Joachim Höppner. Reclam, Leipzig 1968. (Reclams Universalbibliothek 448) Bản toàn tập của Marx-Engels. Khoa I. Tập 2, Dietz Verlag, Berlin 1982, trang 187-322 [tái bản lần đầu];  trang 323-438 [Tái sản xuất lần thứ hai] và [Bộ máy] trang 685-917. Karl Marx: Bản thảo kinh tế-triết học . Biên tập bởi Barbara Zehnpfennig . Mỏ, Hamburg 2005, ISBN 3-7873-1890-9 . (Thư Viện Triết Học 559) N. I. Lapin: The Young Marx . Dietz Verlag, Berlin 1974. Michael Quante (ed.): Karl Marx. Bản thảo kinh tế và triết học. Bài bình luận của Michael Quante . Suhrkamp Verlag, Frankfurt a. M. 2009, ISBN 978-3-518-27015-8 . (Thư viện Nghiên cứu Suhrkamp) Tham khảo
19820447
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2y%20100%20gecs
Cây 100 gecs
Cây 100 gecs (biệt hiệu là Gecca) là một cây thông Pinus ponderosa ở Des Plaines, Illinois, Hoa Kỳ. Cây thông xuất hiện trên ảnh bìa album 1000 gecs phát hành năm 2019 của bộ đôi ca sĩ người Mỹ 100 gecs và từ đó trở thành một điểm thu hút ưa thích với người hâm mộ. Lịch sử Bộ đôi ca sĩ người Mỹ 100 gecs phát hành album đầu tay 1000 gecs vào năm 2019. Ảnh bìa album mô tả hai người ở Chicago gần đó với tư thế cúi đầu xuống gốc cây và quay lưng đối với máy ảnh. Tọa độ của cái cây sau đó được xác định trên Google Maps, khiến rất nhiều người hâm mộ ban nhạc đã "hành hương" đến cây thông này. Người hâm mộ hành hương Từ năm 2020, cây thông được liệt kê là "nơi thờ cúng" 4.9 sao với hàng trăm lượt phê bình trên Google Maps và một "bảo tàng nghệ thuật" trên Yelp. Những người hâm mộ đến viếng thăm cây thường để lại các lễ vật, bao gồm lon nước tăng lực Monster Energy, thuốc lá, que thử thai, đồ hút bồn cầu cùng "các mảnh vụn văn hóa đại chúng khác". Mối liên quan được rút ra giữa cái cây và American Football House, cả hai địa điểm hành hương âm nhạc và "những điều vô vị giữa Illinois". Tranh cãi Cây nằm trên tài sản cá nhân trong khi một phần của khu phức hợp văn phòng ở Des Plaines thuộc sở hữu của chi nhánh công ty Acuity Brands. Nhân viên bảo vệ của khu phức hợp đã yêu cầu du khách xúc tiến chuyến thăm của họ và không để lại bất kỳ vật dụng nào. Một tin đồn lan truyền trực tuyến cho rằng cái cây có thể bị đội bảo trì của khu phức hợp đốn hạ do bức xúc trước số lượng người hâm mộ xâm phạm và xả rác nhưng đã bị người quản lý cơ sở vật chất từ chối. Chú thích Điểm tham quan ở quận Cook, Illinois P Cây đặc biệt
19820455
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ga%20Asan
Ga Asan
Ga Asan (Tiếng Hàn: 아산역, Hanja: 牙山驛) là ga đường sắt trên Tuyến Janghang ở Jangjae-ri, Baebang-eup, Asan-si, Chungcheongnam-do, Hàn Quốc và là ga tàu điện ngầm trên Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1. Tất cả ITX-Saemaeul, Mugunghwa-ho và Tàu điện ngầm vùng thủ đô Seoul tuyến 1 đều dừng tại ga này. Vì Ga Cheonan–Asan nằm gần đó nên có thể di chuyển giữa Tuyến Janghang và đường sắt cao tốc. Lịch sử 30 tháng 3 năm 2007: Khai trương như một nhà ga thông thường 15 tháng 12 năm 2008: Được chỉ định là trung tâm bán vé Euljong với việc bắt đầu hoạt động của Tàu điện ngầm thủ đô Seoul tuyến 1 1 tháng 6 năm 2009: Bắt đầu vận hành Nuri-ro 1 tháng 7 năm 2009: Dịch vụ xe lửa Mugunghwa-ho giữa Asan-Daecheon-Iksan bắt đầu 5 tháng 2 năm 2015: Bắt đầu đưa tàu West Gold Train vào hoạt động 9 tháng 12 năm 2016: Đình chỉ Nuri-ro 28 tháng 2 năm 2017: Nối lại dịch vụ Nuri-ro 30 tháng 12 năm 2019: Do sửa đổi lịch trình tàu, hoạt động của Nuri giữa Seoul~Sinchang tạm thời bị đình chỉ và dịch vụ tốc hành Shinchang tăng lên. 13 tháng 1 năm 2020: Nối lại dịch vụ Nuri-ro (Seoul~Sinchang) 23 tháng 5 năm 2020: Dịch vụ Nuri-ro bị đình chỉ (Seoul~Sinchang) Bố trí ga Hình ảnh Ga kế cận Tham khảo Liên kết ngoài Thông tin ga Asan từ Korail Asan Asan Asan
19820456
https://vi.wikipedia.org/wiki/Louisa%20c%E1%BB%A7a%20%C4%90%E1%BA%A1i%20Anh
Louisa của Đại Anh
Louisa của Đại Anh (18 tháng 12 (lịch cũ) 1724 – 19 tháng 12 năm 1751) là Vương hậu Đan Mạch và Na Uy từ năm 1746 cho đến khi qua đời với tư cách là người vợ đầu tiên của Frederik V. Louisa là con gái út còn sống của George II của Đại Anh và Caroline xứ Ansbach. Cuộc hôn nhân giữa Louisa của Đại Anh và Frederik V của Đan Mạch được dàn xếp chỉ vì lý do chính trị (các bộ trưởng của Quốc vương George II muốn có được sự hỗ trợ của Đan Mạch trong các cuộc tranh chấp với Phổ). Dù là một cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng hai vợ chồng sống khá hòa hợp với nhau, ít nhất là trong những năm đầu chung sống. Louisa là một người khuyến khích các buổi biểu diễn của các diễn viên và nhạc sĩ và được yêu mến tại triều đình Đan Mạch mặc dù Vương hậu chưa bao giờ tạo được ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của chồng mình. Thiếu thời Louisa được sinh vào ngày 18 tháng 12 (theo lịch cũ) năm 1724 tại Điện Leicester, Westminster, London , là con gái thứ năm và là con út của Thân vương và Thân vương phi xứ Wales lúc bấy giờ. Bà được sinh ra mười năm sau khi ông nội là Tuyển hầu tước Georg Ludwig của Hannover, kế vị ngai vàng Vương quốc Anh và Ireland vào năm 1714 với tên hiệu George I, và cha của Vương tôn nữ do đó cũng trở thành Thân vương xứ Wales và chuyển đến Luân Đôn cùng gia đình. Thân vương xứ Wales có mối quan hệ căng thẳng với chính Quốc vương, và vào năm 1717, sau một cuộc cãi vã, George I đã trục xuất con trai mình khỏi triều đình. Sau đó, Vương tử George sống tại Điện Leicester, một khu nhà phố lớn dành cho giới quý tộc ở Westminster, bấy giờ là nơi gặp gỡ của nhưng người có xu hướng đối lập về chính trị của Quốc vương George I. Chính tại đây, Louisa đã được sinh ra. Vương tôn nữ được rửa tội "Louisa" tại Điện Leicester vào ngày 22 tháng 12. Cha mẹ đỡ đầu của Louisa là chị gái Amelia của Đại Anh và hai người em họ:Luise Ulrike của Phổ (đại diện bởi Sarah Cadogan, Công tước phu nhân xứ Richmond và Lennox) và Friedrich, Thái tử Phổ (đại diện bởi Henry de Nassau d'Auverquerque, Bá tước thứ 1 xứ Grantham). Mẹ của Louisa đã mang thai 11 lần nhưng vì mất 4 người con nên Vương nữ chỉ có 6 anh chị em sống đến tuổi trưởng thành. Trong số này, Louisa chỉ sống cùng hai người con khác là Vương tôn William và Vương tôn nữ Mary cùng cha mẹ tại Điện Leicester. Ba người tạo thành 'nhóm trẻ hơn', sinh ra ở Luân Đôn, trái ngược với 'nhóm lớn hơn', sinh ra ở Hannover bị Quốc vương George I tách khỏi cha mẹ vào năm 1717. Người chị gái yêu thích của Louisa là Mary, người sau này kết hôn với Friedrich II xứ Hessen-Kassel. Cuộc hôn nhân trong tương lai của hai chị em sẽ trở thành cơ sở cho những cuộc hôn nhân giữa Vương thất Đan Mạch và Gia tộc Hessen-Kassel của các thế hệ sau. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1727, khi Louisa mới hai tuổi, ông nội George I đã qua đời, cha của Louisa đã lên ngôi và lấy tên hiệu là George II. Sau đó, cả gia đình chuyển đến Cung điện Thánh James, nơi ở của Quốc vương Anh ở Luân Đôn. Tại đây Louisa lớn lên, trải qua những kỳ nghỉ tại dinh thự mùa hè của cha mẹ là Richmond Lodge, nằm gần sông Thames ở Richmond. Năm 1737, khi Louisa gần 13 tuổi, Vương hậu Caroline qua đời nên Louisa được nuôi dưỡng chủ yếu bởi chị gái là Vương nữ Caroline. Hôn nhân Năm 1743, một cuộc hôn nhân đã được thảo luận giữa Louisa và Thái tử Frederik của Đan Mạch và Na Uy. Cuộc hôn nhân được đề xuất bởi phía Vương quốc Anh vì lý do chính trị. Vào thời điểm kết hôn, cả Pháp và Anh đều mong muốn liên minh với Đan Mạch-Na Uy, và vì đức tin Kháng Cách, Anh có lợi thế hơn trong việc thiết lập liên minh hôn nhân. Chính phủ Đan Mạch ủng hộ đề xuất này, trong khi cha của Frederik, Christian VI, ban đầu tỏ ra miễn cưỡng. Nhưng nhà vua đã bị thuyết phục với hy vọng cuộc hôn nhân sẽ dẫn đến sự ủng hộ của Anh đối với việc Christian VI hoặc con trai tuyên bố lên ngôi ở Thụy Điển. Ở khía cạnh cá nhân hơn, có nhiều hy vọng rằng hôn nhân sẽ khiến Thái tử bỏ được thói quen uống rượu và trụy lạc của mình. Về phần Thái tử, sau khi được tặng một bức chân dung của Louisa và thấy Vương nữ có ngoại hình ấy rất hấp dẫn, và được cho biết tính cách sự hòa nhã đức nữ, Frederik tuyên bố sẵn sàng kết hôn với Louisa, hơn nữa bản thân Thái tử cũng nhận thấy được lợi ích cuộc hôn nhân mang lại trong tình thế chính trị bấy giờ. Do đó, các thỏa thuận về hôn nhân bắt đầu được thực hiện vào năm 1743 và đã kết thúc thành công trong vòng vài tháng vào ngày 14 tháng 9. Ngày 19 tháng 10, Vương nữ Louisa 18 tuổi rời Luân Đôn và bắt đầu hành trình tới Copenhagen. Lord Chamberlain đã ra lệnh cung cấp vật dụng cho Vương nữ, bao gồm "bộ khăn trải giường, tủ đựng quần áo, dụng cụ pha trà khi đi du lịch và các vật dụng cho Phu nhân Dives và du thuyền "Fubbs": tất cả ước tính khoảng £503". Louisa trước tiên di chuyển bằng du thuyền vương thất HMY Fubbs đến lãnh thổ Đức của cha là Tuyển hầu quốc Hannover, và tiến hành kết hôn ủy nhiệm tại đây vào ngày 10 tháng 11, trong đó chú rể được đại diện bởi anh trai Louisa là William, Công tước xứ Cumberland. Sau đó, đoàn tùy tùng của Louisa và Frederik gặp nhau tại thành phố biên giới Altona, bấy giờ thuộc Công quốc Holstein của Đan Mạch, nơi Louisa gặp chồng mình lần đầu tiên một tuần sau đám cưới. Ở đó, đoàn tùy tùng người Anh của Louisa đã được thay thế bằng đoàn tùy tùng người Đan Mạch, đứng đầu là Ngài Carl Juel và Thị tùng trưởng là Christiane Henriette Louise Juel. Louisa và Frederik sau đó cùng nhau đến Copenhagen, nơi cả hai chính thức tiến vào thủ đô Đan Mạch vào ngày 11 tháng 12 trước sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân. Cùng ngày hôm đó, lễ cưới thứ hai với sự hiện diện của chú rể được tổ chức tại nhà nguyện của Cung điện Christiansborg, một dinh thự chính mới hoàn thành của Vương thất Đan Mạch ở trung tâm Copenhagen. Vương thái tử phi Đan Mạch Sau đám cưới, cặp đôi ban đầu cư trú tại Cung điện Charlottenborg , một dinh thự nhỏ theo phong cách Baroque của vương thất Đan Mạch nằm ở quảng trường lớn nhất Copenhagen, Kongens Nytorv. Tại đây, nơi ở của họ nhanh chóng trở thành một triều đình sôi động và thú vị, khác hẳn với sự cứng nhắc và nặng nề của những nghi thức cung đình tại triều đình của hai vợ chồng ở Cung điện Christiansborg. Louisa và chồng sống ở đó cho đến khi năm 1745, khi cả hai có thể chuyển đến Dinh thự Vương tử , một dinh thự trong thành phố do kiến trúc sư người Đan Mạch và bậc thầy xây dựng Nicolai Eigtved tu sửa theo phong cách Rococo và nằm đối diện Kênh đào Frederiksholm nhìn từ Cung điện Christiansborg. Mặc dù là một cuộc hôn nhân sắp đặt nhưng cả hai sống khá hòa hợp với nhau, và ít nhất là trong những năm đầu tiên, mối quan hệ của họ có vẻ gần gũi. Cặp đôi có năm người con, trong đó người con trai cả Christian đã qua đời từ thời thơ ấu. Mặc dù Frederik rất coi trọng và luôn đối xử tử tế với Louisa, nhưng theo nhiều nguồn tin, Frederik không yêu vợ mình và vẫn duy trì lối sống trụy lạc. Tuy nhiên, Frederick cảm thấy thoải mái khi bên vợ, và Louisa cũng giả vờ không để ý đến sự không chung thỉu cũng như các mối quan hệ ngoài luồng của chồng, đặc biệt là với tình nhân được Frederik yêu thích là Else Hansen. Louisa nhanh chóng trở nên được yêu mến trong triều đình Đan Mạch, và Quốc vương Christian VI của Đan Mạch nhận xét rằng Louisa là người con dâu tốt bụng và dễ mến. Thái tử phi cũng được người dân Copenhagen đón nhận rất nhiệt tình nhờ cách cư xử tự nhiên và thẳng thắn của mình. Không giống như mẹ chồng, Vương hậu Sophie Magdalene, Louisa nỗ lực học tiếng Đan Mạch ngay từ khi đặt chân đến Đan Mạch dưới sự giáo dục của linh mục triều đình Erik Pontoppidan. Louisa cũng thuê giáo viên để các con có thể học nói tiếng Đan Mạch. Vương hậu Đan Mạch Với cái chết của Christian VI vào ngày 6 tháng 8 năm 1746, Frederik đã lên ngôi với tên hiệu là Frederick V, và Louisa do đó trở thành Vương hậu Đan Mạch và Na Uy ở tuổi 21. Sau đó, tân vương và tân hậu di chuyển một đoạn ngắn từ Dinh thự Vương tử băng qua Kênh đào Frederiksholm vào Cung điện Christiansborg rộng lớn. Các nghi lễ đánh dấu sự lên ngôi kết thúc khi tân vương và tân hậu được xức dầu long trọng trong nhà nguyện của Cung điện Frederiksborg vào ngày 4 tháng 9 năm sau. Những điều Louisa và chồng đã bắt đầu ở quy mô nhỏ tại Cung điện Charlottenborg và Dinh thự Vương tử, giờ đây họ tiếp tục ở quy mô lớn hơn tại Christiansborg. Việc Frederik V lên ngôi đã mang lại một sự thay đổi lớn trong cuộc sống tại triều đình Đan Mạch, giờ đây đã vui vẻ và thoải mái hơn nhiều so với sự nghiêm nghị đậm tính tôn giáo dưới thời bố mẹ chồng của Louisa. Gần như là một dấu hiệu của thời đại mới, những sợi xích sắt nặng nề bao quanh Christiansborg trước đây để giữ khoảng cách với người dân đã biến mất, cuộc sống cung đình lấy lại vẻ hào nhoáng, và các đại sảnh và phòng khách của cung điện một lần nữa trở thành địa điểm tổ chức vũ hội và là nơi tụ họp xã hội. Vương hậu Louisa rất được yêu quý ở Đan Mạch, và sự mến mộ lớn của cặp đôi là nhờ vào Vương hậu. Là người có tính cách hoạt bát, Louisa dễ dàng hòa đồng với những người khác. Vương hậu được miêu tả là người có học thức và giao thiệp khéo léo, không xinh đẹp nhưng rất đoan trang và rất phù hợp với vai trò quốc mẫu. Một nhà ngoại giao Thụy Điển tại Đan Mạch đã mô tả cô ấy như sau: Nỗ lực học nói tiếng Đan Mạch của Louisa, bao gồm với các con khiến Vương hậu được đánh giá cao vì triều đình Đan Mạch chủ yếu nói tiếng Đức. Do đó, nhà văn người Đan Mạch-Na Uy Ludvig Holberg đã viết trong một trong những bức thư tín của mình rằng: Là một người quan tâm đến âm nhạc, khiêu vũ và kịch nghệ, vào năm 1747, Louisa đã sắp xếp để công ty opera Ý của Pietro Mingotti được mời đến Copenhagen, nơi họ biểu diễn opera và ba lê cho triều đình tại Cung điện Charlottenborg cho đến năm 1750. Các thành viên bao gồm nhà soạn nhạc Christoph Willibald Gluck, người đã ở lại triều đình Đan Mạch từ 1748 đến 1749. Nhân dịp Vương hậu sinh ra người thừa kế ngai vàng, Thái tử Christian, ông đã sáng tác vở opera La Contesa dei Numi ("Cuộc tranh chấp của các vị thần"), trong đó các vị thần trên đỉnh Olympus tập trung tại bờ của Vành đai lớn và thảo luận xem ai nên là người bảo vệ vị vương tử mới. Vở opera được biểu diễn lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 3 năm 1749 tại Charlottenborg nhân dịp Vương hậu đi lễ lần đầu tiên sau khi sinh. Năm 1748, đoàn kịch Pháp Du Londel Troupe dưới sự lãnh đạo của Jeanne Du Londel đã được mời biểu diễn kịch tại Copenhagen, nơi họ biểu diễn cho đến năm 1753, và họ cũng biểu diễn ở Oslo tại Na Uy trong thời gian quốc vương ở đó vào năm 1749. Năm 1751, Vương hậu Louisa thất bại trong việc phản đối hôn ước giữa con gái là Vương nữ Sophie Magdalene, bấy giờ được 5 tuổi và người thừa kế ngai vàng Thụy Điển là Thái tử Gustav, sau này là Quốc vương Gustav III. Louisa lo sợ rằng con gái mình sẽ không được Vương hậu Thụy Điển Luise Ulrike đối xử tốt. Vương hậu Luise Ulrike được biết đến là người chống Đan Mạch và phản đối cuộc hôn nhân và vương hậu mới là người cai trị thực sự tại triều đình Thụy Điển. Bản thân Louisa cũng không thích những cuộc hôn nhân sắp đặt vì trải nghiệm của bản thân. Qua đời sớm Cùng năm đó, Louisa bị bệnh nặng do thoát vị rốn khi đang mang thai đứa con thứ sáu. Bác sĩ phẫu thuật của triều đình đã phẫu thuật cho vương hậu nhưng không thể cứu được mạng sống của hai mẹ con. Louisa qua đời tại Cung điện Christiansborg vào ngày 19 tháng 12 năm 1751, một ngày sau sinh nhật lần thứ 27, sau 14 năm kết hôn và chỉ 5 năm từ khi trở thành Vương hậu. Tin tức về cái chết của vương hậu được yêu mến đã gây ra sự đau buồn tại triều đình và sự thương tiếc lớn của mọi người đối với vương hậu họ hết lòng yêu quý trong khoảng thời gian tại vị ngắn ngủi của đức hậu. Sau khi được tổ chức tang lễ cực kỳ long trọng tại nhà nguyện trong Cung điện Christiansborg ở Copenhagen, Louisa được an táng tại Nhà thờ chính tòa Roskilde trên đảo Sjælland, nơi chôn cất truyền thống của các vị quân chủ Đan Mạch từ thế kỷ 15. Frederik V sống lâu hơn Louisa 14 năm. Mặc dù ban đầu không muốn tái hôn với một vương nữ ngoại quốc, trừ khi đó là với một vương nữ Anh, thế nhưng không có vương nữ Anh nào có thể gả cho Frederik V tại thời điểm đó. Vì vậy một cuộc hôn nhân mới cho quốc vương Đan Mạch đã được dàn xếp bởi Bá tước Adam Gottlob von Moltke, người cho rằng Frederik V nên tái hôn sớm nhất có thể. Do đó, cuộc hôn nhân thứ hai của Frederik diễn ra tại nhà nguyện của Cung điện Fredensborg vào ngày 8 tháng 7 năm 1752 với em vợ của Friederich Đại đế của Phổ là Juliane Marie xứ Braunschweig-Wolfenbüttel, con gái của Ferdinand Albrecht II xứ Braunschweig-Wolfenbüttel. Cuộc hôn nhân bị nhiều người phản đối vì cho rằng còn quá sớm để Frederik tái hôn. Vị tân nương không phù hợp với ý thích của Frederik và cũng không hợp ý triều đình và không bao giờ được yêu mến - không có lý do nào khác ngoài sự cứng nhắc về lễ nghi của tân vương hậu vốn được thực hành trong triều đình quý tộc của Đức, có vẻ kém thân thiện hơn so với Louisa của Anh. Năm 1756, chị gái của Louisa là Mary, người bị chồng là Friedrich II xứ Hessen-Kassel ghẻ lạnh, chuyển đến Đan Mạch để chăm sóc các con của người em gái đã khuất. Mary mang theo ba người con trai của mình và nuôi dưỡng các con tại triều đình Đan Mạch. Hai người con trai lớn của Mary là Công tử Wilhelm và Công tử Karl sau này kết hôn với những người em họ của mình là Vương nữ Vilhelmine và Vương nữ Louise, và trong khi Wilhelm trở thành Tuyển hầu xứ Hessen, Karl và Friedrich thì chọn ở lại và lập nghiệp ở Đan Mạch. Di sản Bởi vì Louisa vô cùng được yêu mến bởi người dân Đan Mạch, những hồi ước về Vương hậu trẻ tuổi ngày càng được vinh quang hóa theo thời gian. Một ví dụ của điều này là nhà thơ người Đức Friedrich Gottlieb Klopstock, một người vô cùng tận hiến và kính trọng Vương hậu Louisa; xúc động bởi những khó khăn mà Vương hậu phải chịu đựng cũng như là việc Louisa qua đời quá sớm, đã giải bày cảm xúc của mình cũng như lầ của người dân qua bài thơ ode An den König (Gửi đến Quốc vương), sau này gọi là Die Königin Luise (Vương hậu Louisa) từ năm 1752. Bị so sánh với hình mẫu lý tưởng từ Vương hậu Louisa, những vị vương hậu kế nhiệm là người vợ thứ hai của chồng là Juliane Marie và người cháu gái gọi cô cũng như là con dâu của Louisa là Caroline Matilda phải hứng chịu những sự phán xét nặng nề. Vinh danh Quận Louisa nằm trong Khối thịnh vượng chung ở Virginia được đặt theo tên của Vương nữ Louisa vào năm 1742. Vương huy Ngày 30 tháng 8 năm 1727, với tư cách là con gái của quốc vương Đại Anh, Louisa đã được trao quyền sử dụng các vương huy của vương quốc nhưng không có biểu tượng Đế miện của Đế chế La Mã Thần thánh và được phân biệt bởi một dải bạc gồm ba dòng kẻ, mỗi dòng có 3 biểu tượng hình tròn đỏ. Hậu duệ Gia phả Ghi chú Tham khảo Trích dẫn Nguồn tài liệu Churchyard, Henry. "Royal Genealogies, Part 10" Sam Sloan "Big Combined Family Trees (pafg752)" Louise, Dansk Kvindebiografisk Leksikon Nguồn sơ cấp Liên kết ngoài Vương hậu Louisa tại trang web của Bộ sưu tập Vương thất Đan Mạch tại Lâu đài Rosenborg Vương nữ Liên hiệp Anh Vương nữ Anh Vương nữ Scotland Vương tộc Hannover Vương nữ Phối ngẫu Vương thất Đan Mạch Người Anh gốc Scotland Sản phụ tử vong Chôn cất tại nhà thờ chính tòa Roskilde Người Westminster Mất năm 1751 Sinh năm 1724 Nguồn CS1 tiếng Đan Mạch (da) CS1: giá trị quyển dài
19820461
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BDm%20carbonat
Kẽm carbonat
Kẽm carbonat là hợp chất vô cơ có công thức ZnCO3. Nó là một chất rắn màu trắng không hòa tan trong nước. Nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật smitsonit. Nó được điều chế bằng cách xử lý dung dịch kẽm sulfat lạnh với kali bicarbonat. Khi nóng lên, nó chuyển thành kẽm carbonat cơ bản (Zn5(CO3)2(OH)6). Kẽm carbonat có cấu trúc tương tự như calci carbonat (calcit). Kẽm là bát diện và mỗi carbonat được liên kết với sáu trung tâm Zn sao cho các nguyên tử oxy có ba tọa độ. Tham khảo Chú thích Hợp chất kẽm Muối carbonat
19820494
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%20UFO%20Thung%20l%C5%A9ng%20Hudson%201984
Sự kiện UFO Thung lũng Hudson 1984
Sự kiện UFO Thung lũng Hudson năm 1984 là những vụ nhìn thấy UFO xảy ra vào mùa hè năm 1984 ở New York và miền Tây Connecticut. Các vụ nhìn thấy diễn ra ở phía bắc Quận Westchester, Quận Dutchess, Quận Putnam và Quận Fairfield. Cư dân địa phương cho biết đã nhìn thấy những vật thể có kích thước bằng cả một sân bóng bầu dục Mỹ, "thường có hình chữ V hoặc hình tròn", theo tờ New York Times. Vật thể này được mô tả là có ánh đèn nhấp nháy, mà một người dân cho là UFO "Cho chúng tôi biết là mình đang xem nó". Chúng còn được kể lại có thể vọt thẳng lên trời và lơ lửng trên không trung trong thời gian dài. Vụ việc đã gây chấn động và nhiều người đam mê UFO bèn đổ xô tới Thung lũng Hudson với hy vọng được dịp tận mắt chứng kiến vật thể này. Tuy vậy, UFO xuất hiện trên bầu trời được chứng minh là giả, khi nhóm phi công từ sân bay trong khu vực bị phát hiện thích đánh lừa những người cuồng UFO và cư dân địa phương bằng cách cho máy bay bay theo đội hình gần. Người phát ngôn của Sân bay Quốc tế Stewart nói rằng hành động này "không phải là bất hợp pháp nhưng thật khó chịu". Tham khảo Hiện tượng quan sát thấy UFO ở Hoa Kỳ Hiện tượng quan sát thấy UFO New York (tiểu bang) năm 1984 Connecticut năm 1984 Trò lừa bịp năm 1984 Trò lừa bịp UFO Trò lừa bịp ở Hoa Kỳ Thung lũng Hudson Quận Putnam, New York Quận Westchester, New York Lịch sử Quận Dutchess, New York Sự kiện Quận Fairfield, Connecticut
19820500
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jean-Bernard%20Zuber
Jean-Bernard Zuber
Jean-Bernard Zuber là một nhà vật lý lý thuyết người Pháp. Tiểu sử Zuber theo học tại Trường Bách khoa Paris từ năm 1966 đến năm 1968 và sau đó trở thành nhà nghiên cứu CNRS tại Khoa vật lý lý thuyết của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân ở Saclay. Năm 1974, ông nhận bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Jean Zinn-Justin tại Trường Đại học Paris XI ở Orsay. Từ năm 1975 đến năm 2004, ông giữ chức vụ kỹ sư của Ủy ban Năng lượng Nguyên tử và Năng lượng Thay thế Pháp tại Viện Vật lý Lý thuyết (fr) ở Saclay và đồng thời (từ năm 1995 đến năm 1998) là Giáo sư tại Đại học Paris Diderot. Từ năm 1995 đến năm 2000, ông là chủ tịch bộ phận vật lý lý thuyết của CNRS. Từ năm 2004, ông là giáo sư tại Université Pierre-et-Marie-Curie, (nay là Đại học Sorbonne), là giáo sư danh dự kể từ năm 2014, và từ năm 2005 đến 2013, ông là giám đốc của Fédération de Recherches Interactions Fondamentales (FRIF). Giải thưởng Năm 1989, ông nhận Prix Dostaut-Blutet của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và năm 1991, ông giành được giải thưởng Paul Langevin của Hội Vật lý Pháp. Từ năm 1999, ông là Chevalier des Palmes Academiques. Thư mục Chú thích Xuất bản phẩm chọn lọc với Claude Itzykson: Quantum Field Theory, McGraw Hill 1980, Dover 2005 Biên tập với Itzykson, Saleur: Conformal invariance and applications to statistical mechanics, World Scientific 1988 Biên tập với Raymond Stora : Recent Advances in Field Theory and Statistical Mechanics, Les Houches Summer School Volume 39, 1982, North Holland 1984 Biên tập với Jean-Michel Drouffe: The mathematical beauty of physics-a memorial volume for Claude Itzykson, World Scientific 1997 Biên tập với Cécile DeWitt-Morette : Quantum field theory: perspective and prospective (Les Houches 1998), Kluwer 1999 Zuber J.-B., Thèse d'Etat, Université Paris XI, 28 janvier 1974, "Les champs de Yang-Mills et la diffusion des mésons pseudoscalaires" Liên kết ngoài Trang chủ Năm sinh thiếu (nhân vật còn sống) Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp Nhà khoa học từ Paris Sinh viên trường Bách khoa Paris Nhà vật lý lý thuyết Nhân vật còn sống Nhà vật lý lượng tử Nhà vật lý Pháp thế kỷ 20 Nhà vật lý toán học
19820501
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20B%C3%ACnh%20Nh%C6%B0%E1%BB%A1ng
Giáo phận Bình Nhưỡng
Giáo phận Bình Nhưỡng (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Bắc Triều Tiên. Giám mục chính tòa duy nhất của giáo phận, Phanxicô Hong Yong-ho, đã bị chính quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt giam vào năm 1949 và sau đó mất tích. Kể từ đó, các tổng giám mục Seoul kiêm nhiệm luôn chức Giám quản Tông tòa Bình Nhưỡng. Địa giới Địa giới giáo phận bao gồm các thành phố Bình Nhưỡng và các tỉnh Pyongan Bắc, Pyongan Nam và một phần tỉnh Chagang ở Bắc Triều Tiên. Tòa giám mục được đặt tại thành phố Bình Nhưỡng, cũng là nơi đặt Nhà thờ chính tòa Changchung, nhà thờ chính tòa của giáo phận tại quận Sŏn'gyo. Lịch sử Hạt Phủ doãn Tông tòa Hpyeng-yang được thành lập vào ngày 17/3/1927 theo tông chỉ Quae fidelium của Giáo hoàng Piô XI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Seoul (nay là Tổng giáo phận Seoul). Hạt Phủ doãn Tông tòa đã đổi tên thành Hạt Phủ doãn Tông tòa Peng-yang vào ngày 17/3/1929 theo tông chỉ Litteris Apostoliciscủa Giáo hoàng Piô XI. Vào ngày 11/7/1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa được nâng cấp thành một Hạt Đại diện Tông tòa theo tông sắc Si catholica của Giáo hoàng Piô XII, đồng thời đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Heijō. Hạt Đại diện Tông tòa đã đổi tên thành Hạt Đại diện Tông tòa Bình Nhưỡng (Pyong-yang) vào ngày 12/7/1950. Vào ngày 10/3/1962 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc Fertile Evangelii của Giáo hoàng Gioan XXIII. Đến ngày 1/7/2013, tài liệu Tòa Thánh Annuario Pontificio vẫn ghi lãnh đạo giáo phận là Giám mục Phanxicô Hong Yong-ho, người trên lí thuyết sẽ bước sang tuổi thứ 100 vào năm đó (Ông sinh ngày 12/10/1906); Trên thực tế, không có nhiều tin tức về ông sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia tách. Từ năm 1975 các đời Tổng giám mục Tổng giáo phận Seoul đã giữ chức Giám quản Tông tòa của giáo phận, nhưng các hoạt động tôn giáo trên phần lãnh thổ của giáo phận cũng như toàn bộ Bắc Triều Tiên bị ngăn cấm. Lãnh đạo qua từng thời kì Phủ doãn Tông tòa Hpyeng-yang/Peng-yang Patrick James Byrne (1927–1929) John Edward Morris (1930–1936) William R. Booth (1936–1939; Giám quản Tông tòa) Đại diện Tông tòa Heijō/Bình Nhưỡng William O'Shea (1939–1942) Phaolô Maria Ro Ki-nam (1942–1943; Giám quản Tông tòa) Phanxicô Hong Yong-ho (1943–1950, bị bắt năm 1949; sau đó mất tích; cái chết của ông được xác nhận năm 2013) George Carroll (1950–1962; Giám quản Tông tòa) Giám mục Giáo phận Bình Nhưỡng George Carroll (1962–1975; Giám quản Tông tòa) Hồng y Stêphanô Kim Sou-hwan (1975–1998; Giám quản Tông tòa) Hồng y Nicôla Cheong Jin-suk (1998–2012; Giám quản Tông tòa) Hồng y Anrê Yeom Soo-jung (2012–2021; Giám quản Tông tòa) Phêrô Chung Soon-taek (2021–nay; Giám quản Tông tòa) Tài liệu Breve Quae fidelium, AAS 19 (1927), p. 269 Breve Litteris Apostolicis, AAS 21 (1929), p. 593 Bolla Si catholica, AAS 32 (1940), p. 19 Bolla Fertile Evangelii, AAS 54 (1962), p. 552 Liên kết ngoài Trang mạng chính thức của giáo phận Hồ sơ giáo phận trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Triều Tiên Đề mục của giáo phận trên trang ucanews Bình Nhưỡng
19820523
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u%20%E1%BB%A8ng%20Tr%E1%BB%91n%20Ch%E1%BA%A1y%20%28album%20c%E1%BB%A7a%20C%C3%A1%20H%E1%BB%93i%20Hoang%29
Hiệu Ứng Trốn Chạy (album của Cá Hồi Hoang)
Hiệu Ứng Trốn Chạy là album phòng thu thứ tư của ban nhạc Việt Nam Cá Hồi Hoang được phát hành bởi Lumif Recordings vào ngày 31 tháng 7 năm 2019. Album bao gồm 15 bài hát với hai đĩa đơn đã ra mắt trước đó là "5am" và "Acid8". Danh sách bài hát Những người thực hiện Âm nhạc Nguyễn Viết Thành – sản xuất, viết lời, hát chính, guitar (2–10, 12, 15), nhạc cụ bổ sung (2–10, 12, 15), tất cả nhạc cụ (1, 11, 13–14) Nguyễn Thanh Minh – guitar (2–10, 12, 15), viết lời (4) Tham khảo Liên kết ngoài MV "5am" MV "Acid8" Lyric Video "Bin" Audio "Cô Ấy" Album "Hiệu ứng trốn chạy" tại: - Spotify - Apple Music - YouTube Music Album nhạc
19820532
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Esztergom%E2%80%93Budapest
Tổng giáo phận Esztergom–Budapest
Tổng giáo phận Esztergom–Budapest (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma ở Hungary. Tổng giáo phận trực thuộc Giáo tỉnh Esztergom–Budapest, 1 trong 4 giáo tỉnh của Giáo hội Latinh tại nước này. Các đời tổng giám mục của tổng giáo phận đã được nhận tước hiệu "Giáo trưởng", vì vậy ngai tòa của họ tại tổng giáo phận chính là ngai tòa kiểm soát các giáo phận Giáo hội Latinh ở Hungary, bao gồm các tổng giáo phận Eger, Kalocsa–Kecskemét và Veszprém, tuy nhiên một số tổng giám mục có thể tạm thời bị xếp sau khi có cá nhân nắm giữ quyền hành cao hơn theo phẩm trật trong Giáo hội Công giáo Rôma tại Hungary. Tổng giám mục đương nhiệm là Péter Erdő. Các công trình tôn giáo lớn Cái tên đặc biệt của tổng giáo phận thể hiện rằng có hai ngai tòa tại đây, ngai tòa giáo trưởng cũ tại Esztergom và ngai tòa tại thủ đô hiện tại Budapest. Cả hai ngai tòa này đều thuộc một tổng giáo phận là do biến cố lịch sử tại Hungary vì Esztergom từng là một trong những thủ đô của Vương quốc Hungary. Nhà thờ chính tòa và ngai tòa giáo trưởng được đặt tại Nagyboldogasszony és Szent Adalbert főszékesegyház, ở Esztergom-Vár. Nhà thờ chính tòa đôi và tiểu Vương cung Thánh đường của tổng giáo phận là is Vương cung Thánh đường Thánh Stêphanô, một Di sản Thế giới ở Budapest-Szentistvánváros. Tổng giáo phận có một tiểu Vương cung Thánh đường nữa, Kisboldogasszony-templom, Máriaremete, ở Székesfehérvár, hạt Fejér. Tham khảo Esztergom–Budapest
19820535
https://vi.wikipedia.org/wiki/Summa%20Theologica
Summa Theologica
Học vấn quan trọng nhất của Châu Âu trung đại mà giáo lý của Cơ Đốc giáo được công nhận là lẽ thật duy nhất, chính là thần học. Triết học được phát triển như là một học ván bổ trợ nhằm phát triển thần học, nên đã phát sinh lời rằng "Triết học là nàng hầu của thần học" Triết học trung đại thể này đã được bắt đầu bởi các giáo phụ như Augustine vào giai đoạn cuối của La Mã. Giáo phụ với ý nghĩa là "cha của giáo hội" chỉ ra người đã cống hiến cho sự thiết lập giáo lý của Cơ Đốc giáo thời kỳ đầu và sự phát triển của giáo hội, các giáo phụ đã tiếp nhận triết học của Hy Lạp và hệ thống hóa giáo lý của Cơ Đốc giáo. Triết học kinh viện được tiếp nhận triết học của Aristotle vào thần học dựa trên nền tảng là triết học giáo phụ thể này. Thomas Aquinas, người tuyển tập điều này, đã cố gắng làm hài hòa giữa tín ngưỡng và lý trí trong "Summa Theologica" (tổng luận thần học)
19820538
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A5p%20%28album%20c%E1%BB%A7a%20C%C3%A1%20H%E1%BB%93i%20Hoang%29
Gấp (album của Cá Hồi Hoang)
Gấp là album phòng thu thứ ba của ban nhạc Việt Nam Cá Hồi Hoang được phát hành bởi Luke Record vào ngày 18 tháng 11 năm 2017. Album bao gồm 10 bài hát với đĩa đơn đã ra mắt trước đó là "Tầng Thượng 102". Danh sách bài hát Những người thực hiện Âm nhạc Nguyễn Viết Thành – sản xuất, viết lời, hát chính, guitar, nhạc cụ bổ sung (tất cả bài hát) Nguyễn Thanh Minh – guitar (1–3, 7, 9) Lê Đặng Hiếu – guitar (1–3, 5, 7, 9) Bùi Khắc Đạt – bass (1–3, 5, 7, 9) Tham khảo Liên kết ngoài MV "Tầng Thượng 102" MV "Hết Mực" MV "Beertalks" MV "Có Thể" Audio "Bandamusical" Album "Hiệu ứng trốn chạy" tại: - Spotify - Apple Music Album nhạc
19820539
https://vi.wikipedia.org/wiki/Samsung%20Galaxy%20A12
Samsung Galaxy A12
Samsung Galaxy A12 là điện thoại thông minh Android được thiết kế và sản xuất bởi Samsung Electronics. Được phát hành ngày 24/12/2020. Điện thoại được bố trí 3 camera phía sau với camera chính 48MP, màn hình PLS TFT LCD 6.5 inch, tần số 60Hz, và pin Li-ion 5000 mAh.Các mẫu điện thoại được xuất xưởng với One UI Core 3.1 trên Android 10. Thiết bị này là một phần của dòng A Series của Samsung. Thông Số Kỹ Thuật Phần Cứng Mẫu LTE được kết hợp với bộ xử lý MediaTek MT6765 Helio P35 (12 nm), bao gồm Octa-core (4x2.35 GHz Cortex-A53 & 4x1.8 GHz Cortex-A53) và GPU PowerVR GE8320 (12 nm) . Lưu Trữ Mẫu này co các kiểu bộ nhớ như:32GB 2GB RAM, 32GB 3GB RAM, 64GB 4GB RAM, 128GB 3GB RAM, 128GB 4GB RAM và 128GB 6GB RAM Mẫu này có thể hỗ trợ thẻ nhớ MicroSDXC lên đến 1TB. Kích Thước Mẫu điện thoại này có kích thước Dài 164 mm - Ngang 75.8 mm - Dày 8.9 mm Trọng lượng của mẫu này là 205g Pin Mẫu này được trang bị pin Li-ion 5000mAh không thể tháo rời, Hỗ trợ sạc nhanh 15W (USB Type-C 2.0 có dây). Màn Hình Mẫu này có màn hình PLS TFT LCD 6.5inch độ phân giải HD+ (720 x 1600 Pixels), tốc độ làm tươi 60Hz. Các Tính Năng Samsung Galaxy A13 có jack cắm tai nghe 3,5 mm,cảm biến vân tay được bố trí ở cạnh bên, Bluetooth 5.0,GPS. Thiết Kế Điện Thoại này có mặt trước bằng kính, mặt sau bằng nhựa và khung nhựa. Màu Sắc Điện thoại này có 3 màu sắc:Xanh,Đen, Trắng và Đỏ. Camera Mẫu đựoc trang bị Camera sau của Samsung Galaxy A12 chính 48 MP & Phụ 5 MP, 2 MP, với độ phân giải 1080p@30fps Tham Khảo 1.https://www.gsmarena.com/samsung_galaxy_a12-10604.php 2.https://www.devicespecifications.com/en/model-cpu/a4905512 Samsung Samsung Galaxy Thiết bị Android
19820570
https://vi.wikipedia.org/wiki/Love%20Has%20Won
Love Has Won
Love Has Won (LHW) (tạm dịch là "Tình yêu đã chiến thắng") là một tổ chức phong trào tôn giáo mới được lãnh đạo bởi Amy Carlson (30 tháng 11 năm 1975 – tháng 4 năm 2021), người được ngợi ca trong giáo phái là "Đức Mẹ". Tổ chức này đã được các cựu tín đồ và các phương tiện truyền thông mô tả là một tà đạo. Giáo phái này có từ 12 đến 20 tín đồ toàn thời gian sống với Carlson cho đến thời điểm cô qua đời. Nguồn gốc Theo lời kể của gia đình, Amy Carlson lớn lên ở Dallas, Texas, và là một "học sinh học lực hạng A". Tuy nhiên ở tuổi mới lớn, Amy bắt đầu tỏ ra nói nhiều về "những khái niệm kỳ lạ" như tàu vũ trụ. Vào giữa những năm 2000, Carlson bắt đầu quan tâm đến triết học Kỷ nguyên mới và trở thành người thường xuyên đăng tải những bài viết trên các diễn đàn của trang web Lightworkers.org. Trên diễn đàn, cô gặp được Amerith WhiteEagle, người đàn ông đã thuyết phục Carlson rằng cô là thần thánh, và Carlson bắt đầu tuyên bố bản thân đã trải qua những hiện tượng huyền bí. Cuối năm 2007, Carlson ly dị người chồng thứ ba và bỏ mặc các con mình cùng với công việc quản lý tại McDonald's. Cô thậm chí cắt liên lạc với hầu hết các thành viên trong gia đình để đến với với WhiteEagle tại Colorado. Giáo phái này ban đầu được biết đến với cái tên "Galactic Federation of Light". Họ đăng tải video đầu tiên lên YouTube vào năm 2009. Học thuyết và niềm tin Thần học của Love Has Won đã được mô tả là đa dạng, kết hợp yếu tố tâm linh Kỷ nguyên mới, thuyết âm mưu và những yếu tố từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Giáo phái này tự tuyên bố rằng Carlson là một "sinh vật thần thánh" có tuổi đời 19 tỷ năm, là người đã sinh ra mọi vật chất. Bản thân Carlson cũng tuyên bố cô có 534 kiếp, từng đầu thai làm Giê-su, Jeanne xứ Arc, Marilyn Monroe và Cleopatra, và cô sẽ dẫn 144.000 người vào "chiều không gian thứ 5 thần bí". Carlson đã trải qua nhiều mối tình khác nhau trong suốt thời gian hoạt động của giáo phái, bắt đầu từ Amerith WhiteEagle, người được gọi là "Đức Cha", đóng vai trò đồng lãnh đạo với vị trí tương đương với Carlson trong thuyết lý thần học của nhóm. Love Has Won cũng áp dụng các lý luận của thuyết âm mưu QAnon. Love Has Won tự cho rằng Carlson chính là vị nữ vương của lục địa truyền thuyết Lemuria, và những tín đồ đã đồng thời tin rằng người Lemuria sống trong núi Shasta ở California. Carlson ngộ nhận rằng Donald Trump là cha của mình trong kiếp trước và cô đã trò chuyện với linh hồn của nam diễn viên quá cố Robin Williams, người mà cô gọi là Tổng lãnh thiên thần Zadkiel. Thần học của giáo phái cũng đề cập đến các quan niệm về Atlantis, Anunnaki và sinh vật thuộc thuyết "bò sát giống người". Họ tin rằng thế giới được điều hành bởi một "bè đảng" quyết tâm giữ hành tinh ở trạng thái "rung động thấp". Cách thức hoạt động và cáo buộc lạm dụng Love Has Won có một nhóm tín đồ thành viên nòng cốt gồm 12–20 người sống với Carlson ở Crestone, một thị trấn nhỏ ở quận Saguache ở tây nam bang Colorado. Giáo phái này tổ chức các buổi phát trực tiếp hàng ngày trên YouTube để kêu gọi thêm tín đồ, kêu gọi quyên góp và quảng bá sản phẩm Kỷ nguyên mới và thực phẩm chức năng bổ sung vitamin. Họ còn chào bán dịch vụ "phẫu thuật trường năng lượng" với chi phí 88 đô la một lần và thổi phồng công dụng rằng nó có thể loại bỏ bệnh tật và "năng lượng xấu" khỏi cơ thể. Love Has Won đã được mô tả như là một tà đạo bởi các tín đồ cũ và nhiều phương tiện truyền thông. Các cựu tín đồ đã cáo buộc giáo phái này bạo hành thể chất và khiến họ mắc chứng thiếu ngủ, được cho là do bị ép chỉ được ngủ 4–5 tiếng một ngày. Văn phòng Cảnh sát trưởng quận Saguache báo cáo rằng cơ quan đã nhận về "nhiều lời phàn nàn" từ các gia đình liên quan đến giáo phái như việc người thân họ bị "tẩy não" và lừa đảo. Sau đó cảnh sát đã thông báo rằng họ tìm thấy một nạn nhân là tín đồ bỏ trốn giáo phái đang lang thang trong rừng với tình trạng khoả thân, mất nước và bị gai xương rồng đâm khắp chân. Người đàn ông này cũng bị tổn thương giác mạc do nhìn vào mặt trời quá lâu. Bất chấp việc giáo phái có điều luật cấm các thành viên uống rượu và dùng ma túy, Carlson vẫn bị buộc tội sử dụng một lượng lớn rượu và sau đó có hành vi ngược đãi người khác. Love Has Won đã xuất hiện trong một tập của talk show Dr. Phil vào tháng 9 năm 2020, nơi Carlson và hai thành viên phải đối mặt với những cáo buộc lạm dụng mà họ đã phủ nhận. Các đoạn ghi âm do họ thu lại cho thấy các thành viên của giáo phái đưa ra những nhận xét mang tính bài trừ Do Thái và phân biệt chủng tộc. Lịch sử Địa bàn hoạt động WhiteEagle chia tay Carlson vào khoảng năm 2014. Carlson có được tín đồ đầu tiên, Miguel Lamboy trong cùng năm đó. Miguel đóng vai trò là người quản lý tài chính và hậu cần của nhóm. Sự hoạt động của họ bắt đầu diễn ra từ năm 2014 trở đi chủ yếu nhờ vào internet. Giáo phái đã di chuyển quan lại giữa Colorado, Oregon, California và Florida tới năm 2018 trước khi chuyển đến Moffat, Colorado. Jason Castillo là người đàn ông giành được vị trí "Đức Cha" cuối cùng vào năm 2018. Tất cả thành viên Love Has Won đã di chuyển đến đảo Kauai ở Hawaii một thời gian ngắn vào tháng 8 năm 2020, nơi họ vấp phải sự thù địch của người dân địa phương sau khi Carlson công khai tuyên bố rằng cô là nữ thần Pele của Hawaii. Một cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày đã xảy ra sau đó với những người biểu tình đốt lửa gỗ lũa và hô khẩu hiệu xung quanh khu nhà thuê mà nhóm đang ở. Đoạn video do tín đồ Lauryn Suarez của Love Has Won cung cấp cho The Denver Post cho thấy trứng và đá đã bị ném vào nhà, cũng như cửa sổ của ngôi nhà và chiếc xe SUV đậu ở lối vào nhà bị vỡ. Thị trưởng của Kauai là Derek Kawakami đã đứng ra can thiệp để đàm phán về việc giáo phái này di dời khỏi hòn đảo. Sau đó, toàn bộ thành viên bay đến Sân bay Kahului trên Maui, nhưng được thuyết phục bay trở lại Colorado vào tháng 9 năm 2020. Vào tháng 9 năm 2020, có thông tin cho rằng vị thủ lĩnh Carlson đã sa sút sức khỏe và bị liệt từ thắt lưng trở xuống, trong khi bản thân Carlson nói rằng cô bị ung thư. Vào đầu tháng 4 năm 2021, các thành viên bị yêu cầu giải tán do tụ tập quá đông người khi đang ở trong một công viên RV ở Mount Shasta, bắc California. Lần cuối cùng một người ngoài nhóm nhìn thấy Carlson còn sống là vào ngày 10 tháng 4 năm 2021. Thi thể của Amy Carlson Vào ngày 28 tháng 4 năm 2021, thi thể của Carlson được phát hiện trong nhà truyền giáo gần Crestone. Tình trạng phân hủy của thi thể cho thấy cô đã tử vong được vài tuần và tử vong lúc 45 tuổi. Thi thể được tìm thấy trong một chiếc túi ngủ quấn đầy đèn Giáng sinh, khuôn mặt lấp lánh và không còn phần mắt, trong nơi mà nhà chức trách cho là một ngôi đền tạm thời. Bảy thành viên của giáo phái đã bị buộc tội lạm dụng xác chết cũng như lạm dụng trẻ em do sự hiện diện của hai đứa trẻ trong căn nhà. Kết quả khám nghiệm kết luận, phần mắt của nạn nhân không bị lấy đi mà chỉ biến mất do phân hủy nhanh hơn các bộ phận khác. Một bức ảnh vài tuần trước khi Carlson được cho là đã qua đời cho thấy vẻ ngoài hốc hác của cô, với mái tóc thưa và làn da đổi màu tím tái. Theo Tom Perrin, một điều tra viên của quận Saguache, Carlson đã ăn một lượng lớn keo bạc, thứ mà giáo phái đã quảng cáo là thuốc chữa bệnh COVID-19 và đã bị nhận cảnh báo từ FDA vì quảng bá chúng. Việc tiêu thụ keo bạc trong một thời gian dài có thể dẫn đến đổi màu da xám xanh, cũng như co giật và suy nội tạng. Một báo cáo khám nghiệm tử thi được công bố vào tháng 12 năm 2021 tiết lộ rằng Carlson đã chết vì "sự suy giảm chức năng toàn cơ thể trong thực trạng lạm dụng rượu, mắc chứng chán ăn và ngộ độc mãn tính do sử dụng keo bạc." Vào ngày 5 tháng 5 năm 2021, Phó Biện lý Quận Alex Raines đã công bố kế hoạch nâng cáo buộc lạm dụng xác chết lên tội danh nghiêm trọng hơn là can thiệp vào thi thể người chết, khiến cho các tín đồ trong nhóm được cho là sẽ phải đối mặt với nhiều tội danh như lạm dụng trẻ em, lạm dụng thi thể, phá hoại hài cốt người chết và giam giữ người khác. Tuy vậy sau đó họ không bị buộc tội những tội danh này. Sau khi Amy Carlson tử vong Các nhà chức trách tuyên bố rằng Carlson không chết tại khu nhà cho thuê mà ở California, thi thể của cô sau đó đã được vận chuyển trở lại Colorado. Sau khi cái chết của Carlson được công khai, trang Facebook của nhóm tuyên bố rằng cô đã "thăng thiên" và trang web Lovehaswon.org đã bị gỡ. Nhóm đã đổi tên trang Facebook và kênh YouTube của họ thành "5D Full Disclosure", và hoạt động trên một website mới có tên 5dfulldisclosure.org. Sau cái chết của Carlson, nhóm bị chia cắt, với "Đức Cha" gần đây nhất là Jason Castillo đã thành lập một giáo phái riêng biệt Joy Rains với một số lượng nhỏ tín đồ. Con trai của Carlson đã bày tỏ hi vọng cái chết của mẹ mình sẽ chấm dứt cho Love Has Won. Trên truyền hình Vào tháng 6 năm 2021, HBO đã chỉ đạo một loạt phim tài liệu về giáo phái và thủ lĩnh Amy Carlson, do Hannah Olson đạo diễn. Dateline NBC đã phát sóng một bộ phim tài liệu dài hai giờ về Love Has Won vào ngày 15 tháng 10 năm 2021. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài lovehaswon.org captures on the Internet Archive Love Has Won YouTube channel Tôn giáo UFO Cuồng giáo Phong trào tôn giáo mới Tổ chức tôn giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ
19820572
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y%20%E1%BA%A4y%20V%C3%A0%20Sau%20N%C3%A0y%20%28album%20c%E1%BB%A7a%20C%C3%A1%20H%E1%BB%93i%20Hoang%29
Ngày Ấy Và Sau Này (album của Cá Hồi Hoang)
Ngày Ấy Và Sau Này là album phòng thu thứ năm của ban nhạc Việt Nam Cá Hồi Hoang được phát hành bởi Lumif Recordings vào ngày 14 tháng 5 năm 2021. Album bao gồm 10 bài hát theo với 2 đĩa đơn đã ra mắt trước đó là "Chờ (Điều Tốt Nhất)" và "Một Màu". Danh sách bài hát Những người thực hiện Âm nhạc Nguyễn Viết Thành – sản xuất, viết lời, hát chính, guitar, nhạc cụ bổ sung (tất cả bài hát) Nguyễn Thanh Minh – guitar (tất cả bài hát) Bùi Khắc Đạt – bass (1–6, 8–10) Simon Lannoy – cello (7) Võ Trần Nguyên Thanh – trống (9) Tham khảo Liên kết ngoài MV "Phòng Trống" MV "Một Màu" MV "Cứ Để Ngày Mai" MV "Cuộc Đời Còn Bao Nhiêu Điều Mình Sẽ Mãi Chưa Làm" MV "Ngày Ấy Và Sau Này" MV "Lần Thứ Hai" MV "Chờ (Điều Tốt Nhất)" Album "Ngày Ấy Và Sau Này" tại: - Spotify - Apple Music - YouTube Music Album nhạc
19820575
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%20Express
T Express
T Express () một tuyến tàu lượn siêu tốc bằng gỗ tại Everland ở Yongin, Hàn Quốc. Đường ray nằm trong khu European Adventure của công viên. Nó có chủ đề là một thị trấn nhỏ trên dãy núi Alps. Đường tàu lượn này khai trương vào ngày 14 tháng 3 năm 2008 và do Intamin và Rocky Mountain Construction xây dựng. T Express là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ đầu tiên của Hàn Quốc và là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ thứ ba ở châu Á, đồng thời là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ thứ tư của Intamin có đường ray làm sẵn. T Express là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ cao nhất thế giới với độ cao 56,02 mét, cùng thông số với Wildfire ở Thụy Điển. Đây là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ dốc thứ năm và có độ dốc lớn thứ bảy trên thế giới, cũng như nhanh thứ mười và dài thứ ba trên hành tinh này. Ngoài ra, đây là tàu lượn bằng gỗ dài nhất, cao nhất, nhanh nhất, độ dài dốc và độ dốc thẳng đứng lớn nhất ở châu Á. T Express từng là tàu lượn siêu tốc cao nhất, nhanh nhất và dốc nhất ở Hàn Quốc, cho đến khi bị thay thế bởi Draken khánh thành năm 2018 tại Gyeongju World. Tuy nhiên, nó vẫn giữ kỷ lục là tàu lượn siêu tốc dài nhất ở Hàn Quốc. Lịch sử Đường tàu lượn siêu tốc bắt đầu được xây dựng vào khoảng tháng 2 năm 2007. T Express ban đầu do Intamin xây dựng, và được Rocky Mountain Construction, một công ty sản xuất có trụ sở tại Idaho, hỗ trợ xây dựng công trình. T Express được công bố lần đầu tiên vào ngày 12 tháng 3 năm 2008 trong một thông cáo báo chí của Everland, tuyên bố rằng họ sắp tung ra đường tàu lượn siêu tốc như "một cách để cạnh tranh với các công viên chủ đề khác như Universal Studios". T Express là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ đầu tiên ở Hàn Quốc và thứ ba ở châu Á. T Express chính thức được mở cho công chúng sử dụng vào ngày 14 tháng 3 năm 2008. Tên của công trình đặt tên theo T World, một công ty điện thoại không dây của Hàn Quốc do SK Telecom điều hành đã tài trợ cho công trình này. Trải nghiệm Hành trình Sau khi rời ga, đoàn tàu từ từ leo lên đỉnh dốc cao 56,02 m (183,8 ft) bằng hệ thống cáp kéo, rồi uốn cong nhẹ sang phải. Sau đó, nó thả dốc từ ​​con dốc nghiêng 77 độ. Sau đấy, nó lại đi lên khi cách mặt đất 46m rồi quay nhẹ về bên phải và lại thả dốc tiếp. Tiếp theo, tàu lượn rẽ phải, rồi rẽ trái, sau đó đi trên một ngọn dốc hình bướu lạc đà, rồi lại rẽ phải và hướng trở lại mặt đất. Có thêm một ngọn đồi hình bướu lạc đà, sau đó rẽ phải, tiếp theo là hai ngọn đồi thình bướu lạc đà nữa, rồi rẽ trái vào một ngọn đồi hình bướu lạc đà khác và rẽ phải. Tiếp đó là một đoạn hình bướu lạc đà rồi rẽ trái, sau đó là một loạt đoạn bướu lạc đà khác, rồi lại rẽ trái, sau đó đoàn tàu về lại vị trí xuất phát. T Express chạy khoảng 3 phút. Người chơi trải nghiệm dốc hình bướu lạc đà 12 lần trong suốt chuyến đi. Với tốc độ 103,9 km/h (64,6 mph), T Express là tàu lượn bằng gỗ nhanh thứ mười trên thế giới và nhanh thứ hai ở Hàn Quốc. Xe lửa T Express có 3 đoàn tàu bằng thép và sợi thủy tinh. Mỗi đoàn có 6 toa, mỗi toa có 3 hàng và mỗi hàng có 2 chỗ ngồi, do đó mỗi đoàn tàu có thể chở 36 người trong một chuyến. T Express có thể chở tới 1.500 hành khách mỗi giờ. Đường ray T Express là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ đầu tiên ở Hàn Quốc. Đường ray của T Express được làm từ chín tấm gỗ ép lãnh sam của Phần Lan. Tổng cộng 670 tấn gỗ, 45.000 khối gỗ và 50.000 chốt đã được sử dụng để xây dựng đường ray của T Express. T Express là tàu lượn bằng gỗ cao nhất thế giới, với chiều cao 183,8 ft (56,02 m). Chiều cao của T Express tận dụng lợi thế của địa hình đồi núi xung quanh và có thể là một sự khác biệt hơn so với chiều cao cấu trúc trực tiếp. T Express là tàu lượn siêu tốc bằng gỗ có chiều dài dốc lớn thứ bảy, với độ dài 150,9 ft (45,99 m), và dài thứ ba thế giới với tổng chiều dài 5.383,8 ft (1.641 m). Đây cũng là tàu lượn bằng gỗ dài nhất, cao nhất, nhanh nhất, có độ dài dốc và độ dốc thẳng đứng lớn nhất ở châu Á. T Express từng là tàu lượn siêu tốc cao nhất, nhanh nhất và dốc nhất ở Hàn Quốc kể từ lúc khánh thành, cho đến khi nó bị thay thế bởi Draken tại Gyeongju World vào năm 2018. Tuy nhiên, nó vẫn giữ kỷ lục về đường ray tàu lượn siêu tốc dài nhất ở Hàn Quốc. Chủ đề T Express nằm trong khu European Adventure của Everland, nơi có hai khu vườn cũng như các tòa nhà được thiết kế để gợi lên phong cách kiến ​​trúc châu Âu. Bản thân đường tàu lượn này có chủ đề dựa trên một tuyến đường sắt tuyệt đẹp bên trong một ngôi làng trên dãy Anpơ. Khi T Express mở cửa cho công chúng, Everland đã trang trí khu vực xung quanh trông giống như một thị trấn nhỏ trên dãy núi Anpơ. Đón nhận T Express đã làm tăng lượng khách đến Everland, đặc biệt là thanh thiếu niên và sinh viên đại học. Số lượng sinh viên đại học đến Everland tăng 14% và thanh thiếu niên tăng 73%, theo thông cáo báo chí năm 2009 của Everland. Cũng theo thông cáo báo chí đó, trung bình ba trong mười du khách đến Everland đã đi T Express. Trong vòng 6 tháng đầu khai trương, hơn 1.000.000 người đã sử dụng T Express và đến cuối năm hoạt động đầu tiên, hơn 1.758.800 người đã đi T Express. Trong vòng hai năm, T Express đã có tổng cộng hơn 3 triệu lượt tham gia, với 4.500 người chơi mỗi ngày. Giải thưởng Tham khảo Liên kết ngoài T Express official Homepage (Korean) Everland Resort Tàu lượn siêu tốc Công trình xây dựng hoàn thành năm 2008 Yongin Giao thông Gyeonggi
19820576
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Incheon
Giáo phận Incheon
Giáo phận Incheon (; ) là một giáo phận của Giáo hội Latinh trực thuộc Giáo hội Công giáo Rôma có tòa giám mục đặt tại Incheon, Hàn Quốc. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Seoul. Địa giới Địa giới giáo phận bao gồm các thành phố Incheon, Gimpo, Bucheon, Siheung (một phần) và Ansan thuộc tỉnh Gyeonggi ở Hàn Quốc. Nhà thờ chính tòa của giáo phận là Nhà thờ chính tòa thánh Phaolô hay còn gọi là Nhà thờ Dapdong ở thành phố Incheon, cũng là nơi đặt tòa giám mục của giáo phận. Giáo phận được chia thành 129 giáo xứ. Lịch sử Hạt Đại diện Tông tòa Incheon được thành lập vào ngày 6/6/1961 theo tông sắc Coreanae nationis orae của Giáo hoàng Gioan XXIII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Giáo phận Seoul. Vào ngày 10/3/1962 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc Fertile Evangelii semen của Giáo hoàng Gioan XXIII. Giám mục quản nhiệm Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. William John McNaughton, M.M. † (6/6/1961 - 25/4/2002 từ nhiệm) Bônifaciô Choi Ki-San † (25/4/2002 thừa kế chức vụ - 30/5/2016 qua đời) Gioan Baotixita Jung Shin-chul, từ 10/11/2016 Thống kê Đến năm 2021, giáo phận có 522.320 giáo dân trên dân số tổng cộng 4.401.357, chiếm 11,9%. |- | 1970 || 54.983 || 951.662 || 5,8 || 29 || 10 || 19 || 1.895 || || 28 || 95 || 17 |- | 1980 || 79.290 || 1.491.484 || 5,3 || 50 || 28 || 22 || 1.585 || || 39 || 167 || 33 |- | 1990 || 202.562 || 2.709.130 || 7,5 || 85 || 52 || 33 || 2.383 || || 62 || 329 || 56 |- | 1999 || 327.866 || 3.553.613 || 9,2 || 141 || 100 || 41 || 2.325 || || 65 || 464 || 72 |- | 2000 || 340.008 || 3.609.282 || 9,4 || 157 || 110 || 47 || 2.165 || || 78 || 479 || 77 |- | 2001 || 353.219 || 3.674.009 || 9,6 || 165 || 120 || 45 || 2.140 || || 85 || 509 || 80 |- | 2002 || 363.681 || 3.657.511 || 9,9 || 167 || 128 || 39 || 2.177 || || 75 || 525 || 81 |- | 2003 || 372.213 || 3.686.925 || 10,1 || 177 || 134 || 43 || 2.102 || || 92 || 504 || 85 |- | 2004 || 375.313 || 3.753.748 || 10,0 || 181 || 138 || 43 || 2.073 || || 87 || 523 || 90 |- | 2006 || 397.256 || 4.240.000 || 9,4 || 200 || 168 || 32 || 1.986 || || 152 || 520 || 102 |- | 2013 || 465.496 || 4.516.050 || 10,3 || 293 || 247 || 46 || 1.588 || || 138 || 631 || 118 |- | 2016 || 496.364 || 4.361.610 || 11,4 || 309 || 259 || 50 || 1.606 || || 135 || 632 || 122 |- | 2019 || 517.105 || 4.433.292 || 11,7 || 345 || 290 || 55 || 1.498 || || 113 || 628 || 127 |- | 2021 || 522.320 || 4.401.357 || 11,9 || 358 || 295 || 63 || 1.458 || || 95 || 574 || 129 |} Tài liệu Bolla Coreanae nationis orae, AAS 54 (1962), p. 265 Bolla Fertile Evangelii semen, AAS 54 (1962), p. 552 Liên kết ngoài Số liệu Annuario pontificio năm 2022 tại Trang mạng của giáo phận trên trang mạng của Hội đồng Giám mục Triều Tiên Đề mục của giáo phận trên trang ucanews Trang mạng của giáo phận trên www.gcatholic.org Incheon