content
stringlengths 1
181k
| question
stringlengths 8
150
| relevant_laws
list | split
stringclasses 1
value | id
stringlengths 36
36
|
---|---|---|---|---|
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các Bộ, ngành nghiêm túc tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung sau:
a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện: - Khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và sau mắc COVID-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành, như Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần; Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (COVID-19)... - Khám bệnh, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng sau khi mắc COVID- 19 (sau đây gọi tắt là hậu COVID-19) nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết. - Thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo công tác khám bệnh, chữa bệnh, khám sau COVID-19 phải tuân thủ theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-BYT quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế. - Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các khoa, phòng chuyên môn. b) Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để người dân hiểu đúng và đầy đủ về các dấu hiệu, triệu chứng hậu COVID-19, thời điểm người dân cần đi khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp, tránh để người dân lo lắng, hoang mang quá mức, tránh lạm dụng chỉ định ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Một số nội dung chính cần truyền thông như sau:
- Sau mắc COVID-19 một số người chậm hồi phục sức khỏe cần được theo dõi sức khỏe.
- Hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2 có các triệu chứng xuất hiện trong hoặc sau khi mắc COVID -19, kéo dài 12 tuần và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác (theo Tổ chức Y tế thế giới và Viện NICE - Vương Quốc Anh).
- Các triệu chứng hậu COVID rất đa dạng: có đến 203 triệu chứng khác nhau, có thể xuất hiện sau khi COVID-19 đã hồi phục, hoặc tồn tại dai dẳng từ đầu, hoặc tái phát theo thời gian. Triệu chứng phổ biến nhất bao gồm mệt mỏi, khó thở, đau cơ xương khớp, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, suy giảm nhận thức, rối loạn giấc ngủ, ho, đau ngực...
- Khi các dấu hiệu, triệu chứng của hậu COVID-19 làm sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, tác động đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội, người dân cần đi khám sức khỏe.
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa thực hiện khám bệnh, chữa bệnh hậu COVID-19 theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.
- Người dân không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không được cấp phép lưu hành sản phẩm hay các bài thuốc truyền miệng hoặc theo các nguồn tin không chính thống để chữa bệnh.
- Một số nội dung truyền thông khác phải dựa trên các khuyến cáo, hướng dẫn, bằng chứng khoa học tin cậy trong nước và quốc tế.
>>> Xem toàn văn Công văn 2055 tại file đính kèm bên dưới Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi HuyenVuLS lúc: 23/04/2022 04:08:28 | Bộ Y Tế ban hành Văn bản hướng dẫn khám chữa bệnh hậu Covid-19 cho người dân | [
{
"law_id": "09/2015/TT-BYT",
"text": "09/2015/TT-BYT"
}
] | train | e41a0f6f-3460-4a34-bce5-10654da5a93e |
Báo Vietnamnet đưa tin, tại họp báo chiều ngày 21/2, ông Nguyễn Hồng Tâm – Phó giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, trên địa bàn hiện đang có 11.323 người mắc Covid-19 cách ly tại nhà. Con số này bao gồm F0 và một số nghi ngờ F0 mà y tế địa phương chưa có thời gian xác định.
Ông Tâm nói thêm, quy định mới của Bộ Y tế xác định người có kết quả xét nghiệm PCR dương tính là F0. Nhưng trong trường hợp test nhanh dương tính SARS-CoV-2 thì phải có thêm điều kiện đi kèm thì mới được công nhận là F0.
“Ví dụ, người test nhanh dương tính phải có thêm yếu tố là F1 của F0 nào đó, hoặc phải kèm theo triệu chứng và yếu tố dịch tễ nào đó, hoặc phải có 2 test nhanh dương tính trong 8 tiếng đồng hồ mới được xem là F0. Như vậy, con số 11.323 người này lớn hơn số F0 thực sự của thành phố.” – ông Tâm nhận định.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã điều chỉnh định nghĩa và đưa ra 4 yếu tố xác định F0 chính xác nhất hiện nay bao gồm:
- Có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 bằng phương pháp PCR.
- Tiếp xúc gần (F1) và có kết quả test nhanh dương tính.
- Có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả test nhanh dương tính và có yếu tố dịch tễ).
- Có kết quả test nhanh dương tính 2 lần liên tiếp trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 và có yếu tố dịch tễ.
Ngoài ra, bác sĩ CK I Nguyễn Huy Hoàng thuộc Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng chia sẻ với Sức khỏe và Đời sống thì thời điểm làm xét nghiệm sau khi tiếp xúc với F0 cũng là rất quan trọng để thể hiện kết quả chính xác nhất. Nguyên nhân là bởi virus khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức “đủ” số lượng thì các xét nghiệm mới có thể phát hiện ra.
Theo khuyến cáo từ bác sĩ, khi biết bản thân có tiếp xúc với F0 thì nên xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh hoặc PCR. Phương pháp nào thuận tiện và dễ tiếp cận nhất thì thực hiện. Thời điểm xét nghiệm lý tưởng như sau:
- Đối với người chưa tiêm vaccine: Thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính sẽ từ 24 – 48 tiếng kể từ sau khi tiếp xúc F0.
- Đối với người đã tiêm vaccine: Thời gian cho ra kết quả dương tính có thể từ 5 – 7 ngày tính từ thời điểm tiếp xúc mầm bệnh.
- Đối với người có triệu chứng của bệnh: Nếu test nhanh cho ra kết quả âm tính thì cần xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 – 48 tiếng sau đó. Nếu vẫn tiếp tục cho kết quả âm tính thì nên thực hiện xét nghiệm PCR để chính xác nhất.
Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người tiếp xúc với F0 dù đã tiêm hay chưa chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng cần tự cách ly, tránh tiếp xúc, đảm bảo nguyên tắc 5K để không lây bệnh cho người khác.
Như vậy, ngay cả khi có kết quả test nhanh dương tính SARS-CoV-2, mọi người cũng cần quan sát cả những yếu tố khác để đưa ra nhận định đúng nhất cho tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó tránh việc đánh giá sai, gây ra lo lắng về mặt tinh thần.
Vietnamnet
Cập nhật bởi admin lúc: 22/02/2022 09:07:39 | Test nhanh dương tính lần 1 chưa chắc đã là F0: Lưu ý điều kiện đi kèm | [] | train | 1b74543d-4018-4f78-9afc-37bcc03047be |
Mẫu xác nhận người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà đã khỏi bệnh - Minh họa
Theo kế hoạch dự kiến của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, người đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 hoặc người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh và hoàn thành thời gian cách ly là đủ điều kiện có “Thẻ Xanh COVID”.
Trên thực tế, tại thời điểm bùng phát dịch, nhiều trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, tự cách ly theo dõi và chăm sóc sức khỏe tại nhà nhưng chưa được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, phường, xã, thị trấn xác nhận vì nhiều lý do khác nhau. Được sự đồng ý của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố hướng dẫn như sau:
- Đối với các trường hợp tự làm xét nghiệm, tự cách ly tại nhà và được trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc tổ trưởng tổ dân phố/tổ nhân dân hoặc các tổ y tế chăm sóc F0 tại nhà do các trường đại học y khoa hoặc các tổ chức thiện nguyện đảm trách xác nhận là đúng thì được xem như đã hoàn thành thời gian cách ly tại nhà.
- Đối với các trường hợp khác (không được tổ chức hoặc cá nhân xác nhận) thì cần được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Tải Mẫu bản cam kết đính kèm theo Công văn tại file bên dưới. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 3936: TP. HCM ban hành mẫu xác nhận người nhiễm Covid-19 cách ly tại nhà đã khỏi bệnh | [] | train | 766066a5-c05e-410b-9d57-6d167dc3ac11 |
Kế hoạch làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước - Minh họa
Theo chỉ đạo của UBND tại Công văn, từ nay các cơ quan, đơn vị nhà nước sẽ có 4 giai đoạn thực hiện phương thức làm việc mới, với một số yêu cầu nhất định. Cụ thể
Giai đoạn thử nghiệm từ 16/9 đến 30/9:
Chỉ bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ phù hợp và đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị để đảm bảo duy trì các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.
Về số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, cần đảm bảo tối đa 1/3 tổng số nhân sự, nếu muốn bố trí nhiều hơn nhưng tối đa không quá ½ lượng nhân sự thì phải báo cáo cho Sở Nội vụ chậm nhất ngày 20/9
Giai đoạn từ 1/10 đến hết 31/10:
Chỉ bố trí số lượng cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ và đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa Covid-19 hoặc được cấp Thẻ xanh Covid-19 làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan, đơn vị và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.
Về số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị, có thể bối trí tối đa ½ tổng số nhân sự, cơ quan nào muốn bố trí nhiều hơn thì cần phải được UBND thành phố chấp thuận bằng văn bản
Giai đoạn từ 1/11 đến hết 15/1/2021:
Chỉ bố trí nhân sự đã được cấp Thẻ xanh Covid làm việc trực tiếp tại trụ sở và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, đồng thời thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị.
Về số lượng người làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị, có thể bối trí tối đa 2/3 tổng số nhân sự.
Giai đoạn sau ngày 15/1/2022:
Toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ làm việc trực tiếp tại trụ sở đã được cấp Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid-19 (có kết quả xét gnhiệm âm tính với SARS-CoV-2) theo quy định bình thường mới, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và thực hiện nghiêm bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị nhà nước theo quy định
Công văn còn nêu ra nhiều yêu cầu đối với công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết thủ tục hành chính.
Như vậy, với những yêu cầu được nêu ra trong Công văn 3086, việc áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng Covid-19 đã không còn đơn thuần là đề xuất, kế hoạch, mà rất có thể đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để áp dụng chính thức tại TP. HCM, ít nhất là đối với đội ngũ nhân sự làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước.Tại văn bản tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | TP. HCM: Cần tiêm đủ 2 mũi hoặc có Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid-19 để quay lại làm việc trong cơ quan nhà nước | [] | train | 154ca618-9f0e-4857-8e79-553302a17c4e |
Tại Công văn 30674/SLĐTBXH-LĐ ngày 16/9/2021 Sở LĐ-TB-XH TP. HCM đã hướng dẫn các bước rà soát, lập danh sách xét duyệt người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn để chi hỗ trợ đợt 3.
Hỗ trợ Covid-19 đợt 3 tại TP. HCM - Minh họa1. Đối tượng hỗ trợ (1) Thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn. (2) Người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp người lao động đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...). (3) Người phụ thuộc của đối tượng (2) gồm: cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm cả trường hợp người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh...). (4) Người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách và đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn. * Lưu ý: không hỗ trợ đối với các trường hợp sau: người đang hưởng lương hưu, người đang tham gia bảo hiểm xã hội và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8 năm 2021. 2. Cách thức rà soát, lập danh sách xét duyệt - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát và tổng hợp danh sách người có hoàn cảnh thực sự khó khăn đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức theo trình tự như sau: Bước 1: - Thành lập Tổ công tác để thực hiện chính sách hỗ trợ tại khu phố, ấp, thành phần gồm: Cán bộ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Công an khu vực; Khu đội trưởng; Trưởng ban Ban điều hành khu phố, ấp; Tổ trưởng Tổ dân phố; đại diện Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể ở khu phố, ấp và các thành phần khác (nếu có). Nhiệm vụ của Tổ công tác là kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí quy định để xác định người có hoàn cảnh thật sự khó khăn (theo Mẫu 2 đính kèm), tổ chức bình nghị xét duyệt để thống nhất đề xuất của Tổ công tác. Sau đó, gửi toàn bộ biên bản họp kèm danh sách về Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. * Lưu ý: Không thống kê các trường hợp đã về quê hoặc sinh sống ở địa phương khác. - Ngoài ra, Tổ công tác có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận ý kiến của người dân, giải đáp thắc mắc cho dân, tổng hợp các ý kiến báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp để xem xét giải thích; tổ chức công khai danh sách hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho dân sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Bước 2: - Sau khi tiếp nhận biên bản của Tổ công tác thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng xét duyệt cấp xã, thành phần gồm: Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Cán bộ phụ trách lao động; Trường công an xã; Phường đội trưởng, Công an khu vực; Khu đội trưởng; Trưởng ban Ban điều hành khu phố, ấp; Tổ trưởng Tổ dân phố; Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể của xã, phường, thị trấn. - Hội đồng xét duyệt cấp xã tổ chức họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tính chính xác của từng đối tượng, lập danh sách người có hoàn cảnh thực sự khó khăn đủ điều kiện hỗ trợ (có đối chiếu danh sách của cơ quan bảo hiểm xã hội để loại trừ những người đang hưởng lương hưu, những người đóng bảo hiểm xã hội và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8 năm 2021), chốt danh sách gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức để thẩm định, phê duyệt theo quy định. * Lưu ý: Những trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi vào biên bản và chỉ đạo Tổ công tác ở khu phố, ấp thông tin và nêu rõ lý do để người dân được biết. Bước 3: - Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chi hỗ trợ theo quy định, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách. - Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công khai với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có), trang thông tin điện tử của xã, phường, thị trấn (nếu có). Thời gian thực hiện các bước rà soát, lập danh sách xét duyệt nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và thành phố Thủ Đức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện theo đúng tiến độ nêu tại Thông báo số 685/VP-TB ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố. | Phương thức lập danh sách xét duyệt nhận tiền hỗ trợ Covid-19 đợt 3 tại TPHCM | [] | train | a645b562-cae0-40dd-a32a-2a73b4cd17be |
Bình Dương đính chính thông tin làm vắc xin hết hạn - Minh họa
Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết thông tin Bình Dương để vắc xin Moderna hết hạn sử dụng chỉ là hiểu lầm. Công văn ngày 14-9 của Sở Y tế có nội dung chính là việc hướng dẫn tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 Moderna, sau khi đã có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngày 18-9, Sở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành Công văn 2217/SYT-NYV về việc tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 cho các đối tượng tiêm mũi 1 vaccine Moderna, thay thế văn bản gây hiểu nhầm nêu trên.
Cụ thể, theo khuyến cáo của nhà sản xuất và hướng dẫn của Chương trình tiêm chủng quốc gia thì vaccine Moderna tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 28 ngày. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, không có thông tin sẽ nhập vaccine Moderna về để thực hiện tiêm mũi 2.
Trong khi đó, vaccine Moderna mà Bộ Y tế phân bổ cho Bình Dương đợt 11 và 14 đã được tiêm hết mũi 1 cho người dân theo đúng tiến độ, vì vậy, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị các đơn vị có thể sử dụng vaccine Pfizer tiêm mũi 2 cho các đối tượng tiêm mũi 1 Moderna và trước khi tiêm phải tư vấn cho các đối tượng, có sự cam kết đồng ý tiêm 2 loại vaccine của người đến tiêm.
Sáng 18-9, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương khẳng định, thông tin vaccine Moderna phân bổ cho tỉnh Bình Dương hết hạn sử dụng là không chính xác. Theo đó, số vaccine Moderna được Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh đã được tiêm hết trong tháng 8-2021, nhưng trong Công văn 2215 "Vaccine Moderna Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Bình Dương đợt 11 và 14 đã hết hạn sử dụng ngày 4-9-2021 (vaccine sau khi rã đông sử dụng 30 ngày ở nhiệt độ 2-80C)" gây hiểu lầm. (SGGP)Công văn 2217 được đính kèm tại file phía dưới. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Bị hiểu lầm lãng phí vắc xin Moderna, Bình Dương ra văn bản đính chính | [] | train | 06218b22-282c-47d8-aa16-03d347ab65ac |
Mở cửa TP. HCM - Minh họaChống COVID-19 là “cuộc chiến lâu dài” Tại buổi gặp gỡ, PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Đại học Y Dược TPHCM) bày tỏ phấn khởi với kết quả ban đầu của TPHCM trong công tác phòng chống dịch. Ngành y tế TPHCM đã đảm bảo tiêm vaccine cho nhóm người có nguy cơ cao, nhóm người có bệnh nền; phát triển mô hình chăm sóc, điều trị F0 tại nhà hiệu quả và đảm bảo cơ sở y tế đủ oxy cho người bệnh. Minh chứng rõ ràng nhất là số bệnh nhân tử vong đã giảm rõ rệt. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Chống COVID-19 là “cuộc chiến lâu dài”. Chúng ta có thể quét sạch lần này nhưng cũng không đảm bảo COVID-19 sẽ không đến lần nữa. Chúng ta có thể tiêu diệt COVID-19, nhưng không thể tiêu diệt trong hôm nay, tháng này, năm nay mà phải trong những năm tới cùng các quốc gia khác chứ không thể đơn độc. Do đó, xét về tổng thể, TPHCM cần xác định “sống chung” với dịch bệnh và tính toán mở cửa kinh tế từng phần để phục hồi. Bởi nếu không mạnh dạn mở cửa thì ngân sách sẽ thiệt hại rất nhiều. Nếu tiêm chủng đủ, nên mạnh dạn trong mở cửa. Trước hết, cần tính toán mở lại các hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trước. Nếu có trường hợp dương tính tại một số doanh nghiệp thì đương nhiên phải cách ly nhưng các trường hợp còn lại có thể chỉ cần xét nghiệm để xác định ca mắc, có biện pháp xử lý phù hợp, thay vì bắt đóng cửa, dừng hoạt động cả doanh nghiệp. GS.TS Lê Hoàng Ninh, nguyên Viện trưởng Viện Y tế công cộng TPHCM nhấn mạnh, điều kiện cần để mở cửa là phải bao phủ vaccine, điều kiện đủ là 5K và các yếu tố khác. GS.TS Lê Hoàng Ninh đề nghị, thay vì nói là “5K + vaccine” thì cần chuyển trọng tâm ngược lại thành “Vaccine + 5K”, ưu tiên vaccine. Thống nhất cần mạnh dạn từng bước nới lỏng, GS. Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Dược TPHCM đề nghị, cần tập trung bao phủ vaccine và can thiệp sớm tại cộng đồng đối với F0. Theo đó, nguồn lực lúc này cần được tập trung vào bao phủ vaccine tới người dân, nhất là đối với người có nguy cơ cao, người trên 65 tuổi. Bên cạnh đó, TPHCM cần chuẩn bị, tăng cường hệ thống y tế để chăm sóc F0 tại cộng đồng, can thiệp sớm, hỗ trợ kịp thời cho F0 khi có yêu cầu chăm sóc y tế. “Không thể không mở cửa” Từ góc độ kinh tế, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho rằng: Hiện không thể nói mở hay không mở cửa, mà phải nói rằng không thể không mở cửa. Theo ông, hệ lụy đối với việc tăng trưởng GRDP của TPHCM trong năm 2021 và những năm tiếp theo là cái giá phải trả rất lớn về kinh tế. Đối với doanh nghiệp đó là sự kiệt quệ mà nếu không kịp thời cứu thì doanh nghiệp sẽ chết, sau này có cứu cũng muộn màng. Đối với người dân, sau 3,5 tháng giãn cách, tỉ lệ hộ nghèo đang gia tăng, sức chịu đựng của người dân cũng cạn. Bên cạnh đó, ngân sách cũng đang gặp khó khăn. Ngoài ra cũng không thể tính hết được là các tổn thương về tinh thần, tâm lý… Nhìn chung, đứng từ góc độ kinh tế, từ doanh nghiệp, từ người dân, từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và các chi phí khác về mặt xã hội,.. chuyên gia cho rằng: Chúng ta không thể không mở cửa. Vậy mở thế nào? TS. Vũ Thành Tự Anh cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thích nghi một cách an toàn với COVID-19 và cần có phương án dự phòng, quản lý rủi ro. Trong đó, phải bảo vệ những người có rủi ro nhiều nhất là người trên 65 tuổi, 50 tuổi trở lên, trẻ em… Điều kiện đầu tiên để mở cửa hiển nhiên là vaccine. Tiếp đó, tất cả đơn vị được phép mở ra, tiến độ mở ra phải có phương án dự phòng, phải có phương án quản lý rủi ro, phải có phương án thay đổi và thích nghi với điều kiện mới. Đơn cử siêu thị, cần có đường vào, đường ra riêng biệt. Những chuyện như vậy cần có quy chuẩn, quy trình, có hướng dẫn cụ thể để thích nghi, phòng ngừa trong bối cảnh mới. Góp ý với lãnh đạo TPHCM, PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM nhấn mạnh: TPHCM đã liên tục đột phá, đổi mới để phát triển thành phố, bảo vệ nhân dân. Thời điểm này, rất cần sự đột phá mạnh mẽ của thành phố để bảo vệ nhân dân, khôi phục kinh tế. Về việc mở cửa, PGS.TS Trần Hoàng Ngân đồng thuận với việc chuẩn bị các điều kiện để mở cửa trên cơ sở an toàn. Sự phấn khởi chờ đợi của người dân khi TPHCM được trở lại trạng thái “bình thường mới” đang mang lại sức mạnh, đó là sự cộng hưởng của lòng dân. PGS.TS Trần Hoàng Ngân đề xuất TPHCM 7 nội dung cần quan tâm. Trong đó, tập trung hỗ trợ vaccine để tiêm cho người mũi 2 đến hạn, nhằm giảm tỉ lệ tử vong; đầu tư nhân lực và năng lực cho các trạm y tế; triển khai thẻ xanh một cách đơn giản, thuận lợi; xây dựng chiến lược huy động nguồn lực tài chính cho thành phố... TS. Trần Du Lịch cho rằng: Chúng ta phải xác định mở cửa một cách nhất quán, dứt khoát, không nên mở cửa giật cục. Cả TPHCM lẫn doanh nghiệp không còn nguồn lực, sau nhiều tháng giãn cách, doanh nghiệp đã kiệt quệ. Ngoài ra, TPHCM cũng sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, hệ thống cung ứng bị đứt gãy... Cần đánh giá kỹ các tiêu chí an toàn, điều kiện hoạt động để mở cửa chứ không được "đóng mở bất thường", doanh nghiệp sẽ bị đấm bồi và tiếp tục chết nhiều hơn", TS. Trần Du Lịch nói. Từng bước mở cửa dần, bảo đảm an toàn, không chủ quan Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên ghi nhận các góp ý, gợi mở tâm huyết của các chuyên gia ở lĩnh vực y tế, kinh tế. Theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, dù có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng chúng ta không thể loại hẳn COVID-19 ra khỏi cộng đồng, ít nhất trong thời điểm này và một thời gian nữa. Các chuyên gia cũng đánh giá, những điều kiện chuẩn bị cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của TPHCM đến giờ này tương đối đảm bảo như: Mở rộng độ bao phủ vaccine, có thuốc điều kháng virus, chăm lo an sinh xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận chăm sóc y tế… Các chuyên gia cả y tế và kinh tế đều đánh giá, sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn và nền kinh tế bị tổn thương nhiều, cần được sớm phục hồi. Với nhìn nhận như vậy, các chuyên gia đề nghị TPHCM từng bước phải mở dần, trên cơ sở đảm bảo an toàn, tuyệt đối không chủ quan. Đồng chí Nguyễn Văn Nên cho rằng, đã đến lúc cần thống nhất điều này. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, cần chuẩn bị chiến lược để TPHCM chuyển sang giai đoạn bình thường mới – sống trong môi trường có COVID-19. Do đó, cần chuẩn bị tâm thế, thói quen, tinh thần và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó phù hợp với môi trường sống có COVID-19. Bí thư Thành ủy TPHCM thông tin, hiện nay, TPHCM đang chuẩn bị kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, với 13-14 chiến lược, trụ cột nhất là chiến lược về y tế. Chuẩn bị cho điều kiện bình thường mới, TPHCM củng cố hệ thống y tế từ cơ sở đến thành phố; phát huy nguồn lực cả hệ thống y tế dự phòng, y tế cộng đồng, y tế tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống nhà thuốc… để hình thành mạng lưới y tế đủ sức chăm lo cho dân. Trong chiến lược về mặt y tế, phải có quy định rõ ràng khi phát hiện F0 ở cộng đồng thì ứng phó thế nào. Nếu như trước đây, khi phát hiện F0 thì đóng cửa; giờ đây, trong điều kiện bình thường mới, nếu phát hiện ca mắc COVID-19 thì phải “sống chung” như thế nào? Về điều này, TPHCM đang tính lại cách ứng phó trong tình hình mới. Cùng với đó, TPHCM có chiến lược về an sinh, quan tâm đến an sinh xã hội, nhà ở xã hội và các vấn đề để người dân có điều kiện sống tốt hơn. “TPHCM làm được một số kết quả nhưng không chủ quan và rất cần sự chung sức đồng lòng của các nhà khoa học, tiếp tục giúp TPHCM khôi phục từng bước chắc chắn và phát triển trở lại, làm tròn sứ mệnh của thành phố với nhân dân, với đất nước”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh Nguồn: Báo Chính phủ | TP. HCM “không thể không mở cửa” | [] | train | 4820c100-510d-4b5a-8d36-4bea264386fb |
Thực hiện Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND ngày 24/8/2021 về chính sách đặc thù hỗ trợ, động viên cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19. Sở Y tế ra Công văn 6277/SYT-KHTC hướng dẫn cụ thể các khoản hỗ trợ cho lực lượng này.
Phụ cấp cho lực lượng tuyến đầu chống dịch - Minh họaTheo đó, Lực lượng y tế tuyến đầu thực hiện công việc trực tiếp được hỗ trợ 10.000.000 đồng, gồm: - Lấy mẫu xét nghiệm, thăm khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại các bệnh viện điều trị COVID-19 và cơ sở cách ly tập trung; - Kíp cấp cứu 115, lực lượng tham gia vận chuyển F0. Lực lượng tuyến đầu thực hiện công việc gián tiếp được hỗ trợ 4.500.000 đồng, gồm: - Lực lượng tham gia quản lý, điều hành, điều phối trực tiếp hoạt động phòng chống dịch (Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm cấp cứu 115, Phòng y tế thành phố Thủ Đức và các quận, huyện); lấy mẫu xét nghiệm, tiêm ngừa vắc-xin, kiểm tra y tế thường xuyên tại địa bàn dân cư, các chốt, trạm kiểm soát, khu vực bị phong tỏa (tổ phòng, chống dịch tại địa phương) - Lực lượng tuyến đầu không thuộc chuyên môn y tế thực hiện công việc gián tiếp tại các bệnh viện điều trị COVID-19 và cơ sở cách ly tập trung: lực lượng nhân viên của các cơ sở y tế, lực lượng công an, quân đội, thanh niên xung phong, bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ... được điều động đến thực hiện công việc gián tiếp phục vụ hoạt động của các bệnh viện dã chiến và cơ sở cách ly tập trung như hành chính, hậu cần, quản lý máy móc thiết bị, thuốc, đảm bảo an ninh trật tự, khử khuẩn, vệ sinh phòng ốc, thu gom rác, vận chuyển thực phẩm... Tổ COVID cộng đồng được hỗ trợ 2.000.000 đồng, với cơ cấu các thành viên của tổ theo hướng dẫn tại công văn số 485-CV/BDVTU ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Ban Dân vận Thành ủy về hướng dẫn một số biện pháp hoạt động Tổ Covid cộng đồng thực tế tham gia công tác phòng, chống dịch. Lực lượng tình nguyện viên được Thành phố huy động tham gia phòng, chống dịch, gồm: - Lực lượng cán bộ giảng viên từ các trường y khoa trên địa bàn Thành phố, lực lượng y tế tư nhân, lực lượng nhân viên y tế đã nghỉ hưu; lực lượng tình nguyện viên tôn giáo chăm sóc F0, F1; tình nguyện viên lái xe vận chuyển F0, F1 theo yêu cầu cách ly tập trung được hỗ trợ 3.000.000 đồng. - Lực lượng sinh viên y khoa được hỗ trợ 1.500.000 đồng. Lực lượng tình nguyện viên được Bộ Y tế huy động tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: - Lực lượng nhân viên y tế, cán bộ giảng viên được hỗ trợ 3.000.000 đồng. - Lực lượng sinh viên y khoa được hỗ trợ 1.500.000 đồng. *Nguyên tắc chi trả được thực hiện như sau - Chỉ chi trả chế độ trên cho người đang thực hiện công tác phòng, chống dịch và một người chỉ được hưởng một lần. Lưu ý: để tránh chi trùng lặp, nhiều hơn 1 lần cho đối tượng không thuộc biên chế của đơn vị khi tham gia công tác phòng, chống dịch tại nhiều địa phương: yêu cầu đối tượng được hưởng cam kết chỉ nhận 1 lần). - Có thời gian thực hiện công việc tối thiểu 22 ngày (được cộng dồn) từ ngày 26/5/2021 (thời điểm bắt đầu xuất hiện và tập trung xử lý các chùm ca bệnh trong cộng đồng tại Thành phố Hồ Chí Minh) đến thời điểm chi trả. - Một người tham gia nhiều công việc thì được hưởng chính sách hỗ trợ với mức cao nhất khi thời gian làm việc của mức cao nhất từ 11 ngày trở lên. - Chứng từ làm căn cứ chi trả: Quyết định thành lập hoặc văn bản giao thực hiện nhiệm vụ bệnh viện điều trị COVID-19, cơ sở cách ly tập trung; Quyết định hoặc văn bản tiếp nhận, phân công nhân sự tham gia chống dịch, Bảng chấm công,... Các đơn vị thuộc Sở Y tế lập danh sách những đối tượng được hưởnh chính sách hỗ trợ, Giám đốc các đơn vị chịu trách nhiệm xác định đối tượng hưởng, mức hưởng và việc tổ chức chi trả chế độ trên. | Công văn 6277: Lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch ở TP. HCM được hỗ trợ nhiều nhất 10 triệu đồng | [
{
"law_id": "12/2021/NQ-HĐND",
"text": "12/2021/NQ-HĐND"
}
] | train | ef363a83-1dcd-438a-9469-a031f423e064 |
Tiếp tục thực hiện giãn cách tại TP. HCM sau 15/9 - Minh họa
Cụ thể, việc áp dụng Chỉ thị 16, Kế hoạch 2715 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố, Chỉ thị 11 ngày 22/8 của UBND thành phố vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng từ 0h ngày 16/9 đến hết 30/9/2021.
Việc cấp giấy đi đường vẫn được tiếp tục thực hiện theo Công văn 2800, Công văn 2850, Công văn 2994 của UBND thành phố đến hết 30/9.
Các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm Quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện này và Khu Công nghệ cao được thực hiện thí điểm các hoạt động sau:
- Triển khai thực hiện cho phép người dân đi chợ 01 lần/1 tuần theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận.
- Bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân các địa phương, tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
- Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch 2715/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố và Bộ Tiêu chí an toàn do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
- Thí điểm triển khai việc thực hiện Thẻ Xanh COVID gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm vẫn phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc SK, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ; giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an Thành phố, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố, Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố và các địa phương tham mưu thực hiện.Ngoài ra, một số hoạt động trên địa bàn thành phố sẽ được điều chỉnh như sau: - Đối với nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ (shipper): cho phép hoạt động liên quận, huyện và thành phố Thủ Đức từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày với điều kiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; ngân sách Thành phố chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021. - Cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm: - Dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập. - Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến. - Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y. - Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này. - Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, các hoạt động, dịch vụ trên cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của UBND thành phố. Xem chi tiết toàn bộ Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi hiesutran159 lúc: 15/09/2021 13:37:49 | Công văn 3072: Từ 16/9, TP. HCM chống dịch như thế nào, có quy định gì mới? | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16"
},
{
"law_id": "11/CT-UBND",
"text": "Chỉ thị 11 ngày 22/8 của UBND thành phố"
}
] | train | ea9ed116-62e9-46d4-aa81-e6118246eafc |
Mở lại hàng ăn ở một số nơi tại Hà Nội - Minh họa
Theo đó, từ 12h00 ngày 16/9/2021, đối với các địa bàn các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố) được hoạt động một số cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
- Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ hoạt động theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của chính quyền địa phương, ngoài ra còn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy địnhnhư:
- Yêu cầu khai báo y tế bắt buộc với nhân viên, thực hiện 5K
- Quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng, thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở
- Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.
Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.Tải toàn bộ Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Từ 16/9, Hà Nội cho phép một số nơi bán hàng ăn mang về, đóng cửa trước 21h | [] | train | de425cee-f4a7-4c19-abda-ecc76640f8f7 |
Lộ trình để TP. HCM trở lại bình thường mới - Minh họa
Trong văn bản hỏa tốc lấy ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các bộ, ngành, UBND TP.HCM mới đây, Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, và nguyên tắc mở cửa kinh tế TP.HCM theo 4 bước.
Tiêu chí tiên quyết để được mở cửa kinh tế trở lại là kiểm soát được dịch bệnh theo Quyết định 3979/QĐ-BYT ban hành ngày 18-8-2021 của Bộ Y tế: số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch.
Tỉ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính trong số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày; không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 7 ngày.
Bên cạnh đó, số giường cấp cứu ICU với đầy đủ nhân lực, trang thiết bị theo quy định đảm bảo đáp ứng 5% số ca nhiễm khi tỉnh, thành phố được đánh giá nguy cơ rất cao.
Tiêu chí động để đưa TP.HCM trở lại trạng thái bình thường mới và triển khai các hoạt động kinh tế, xã hội an toàn là tỉ lệ tiêm vắc xin của người dân.
Khi đáp ứng được các tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, việc mở cửa TP.HCM sẽ được thực hiện theo 4 bước.
Bước 1: Rà soát nguy cơ, tỉ lệ tiêm chủng và điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cấp xã, phường để phân loại thành bốn vùng: nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, nguy cơ, bình thường mới.
Bước 2: Áp dụng biện pháp chống dịch theo chỉ thị 15 với khu vực đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động và tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt dưới 60%. Mở các hoạt động ngoài trời với số lượng người hạn chế ở những nơi/hoạt động có lây nhiễm thấp và cho phép các hoạt động ở trong nhà có kiểm soát; những người đã tiêm vắc xin, đặc biệt những khu vực có tỉ lệ tiêm vắc xin cao, sẽ được ưu tiên khi tham gia giao thông và các hoạt động kinh tế, xã hội.
Bước 3: Áp dụng biện pháp chống dịch theo chỉ thị 19 với khu vực đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt từ 60-70%. Mở thêm các hoạt động ngoài trời và một số dịch vụ hoạt động trong nhà với số lượng người hạn chế, đeo khẩu trang và kính chắn giọt bắn; những người đã tiêm vắc xin, đặc biệt những khu vực có tỉ lệ tiêm vắc xin cao, sẽ được ưu tiên khi tham gia giao thông và các hoạt động kinh tế, xã hội.
Bước 4: Thực hiện các biện pháp phòng dịch, chống dịch ở trạng thái bình thường mới khi địa phương đạt tiêu chí tiên quyết, tiêu chí động, và có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt trên 70%.
Theo đó, với phường, xã, quận, huyện có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi (được tiêm ít nhất 1 liều và dưới 20% được tiêm đủ hai liều vắc xin) đạt dưới 60% sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch COVID-19 theo chỉ thị 16 với vùng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; áp dụng chỉ thị 19 với vùng có nguy cơ, vùng bình thường mới.
Khu vực có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt từ 60-70% sẽ áp dụng các biện pháp chống dịch theo chỉ thị 16 với vùng nguy cơ rất cao, chỉ thị 15 với vùng nguy cơ cao, chỉ thị 19 với vùng có nguy cơ và vùng bình thường mới.
Trường hợp địa bàn có tỉ lệ tiêm vắc xin cho người trên 18 tuổi đạt trên 70% sẽ áp dụng biện pháp chống dịch theo chỉ thị 15 tại vùng nguy cơ rất cao, chỉ thị 19 ở vùng nguy cơ cao, và áp dụng trạng thái bình thường mới với hai vùng còn lại.
BẢO NGỌC Nguồn: Báo Tuoitre. | Bộ Y tế hướng dẫn lộ trình để TP.HCM trở lại trạng thái bình thường mới | [] | train | 566457c1-ba14-458c-938d-661a44012719 |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có Công điện 905/CĐ-BGDĐT ngày 13/9/2021gửi Chủ tịch UBND các tỉnh thành về việc tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19.
Không kéo dài các buổi học trực tuyến - Minh họa
Theo chỉ đạo tại Công điện, đối với lớp 3 đến lớp 12, hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.
Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thành khẩn trương chỉ đạo Sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc trên truyền hình nội dung môn học, hoạt động giáo dục với thời lượng hợp lý theo các văn bản hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học của Bộ GD-ĐT.
Đối với địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và không tổ chức dạy học trực tiếp tại trường, triển khai tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình các nội dung lý thuyết, hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả sách giáo khoa (SGK) để học tập. Đối với lớp 1, lớp 2, ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi học sinh đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Đối với lớp 3 đến lớp 12, tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến không kéo dài thời gian như học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, tivi.
Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đề nghị tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp, nhất là các nội dung thực hành, thí nghiệm và kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã học trực tuyến, học trên truyền hình, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 6 buổi/tuần. Chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng viễn thông để tổ chức triển khai dạy học trực tuyến khi cần thiết.
Các tỉnh cũng cần chỉ đạo Sở GD-ĐT tăng cường phối hợp với đài phát thanh và truyền hình địa phương xây dựng video bài giảng các nội dung cốt lõi theo hướng tinh giản của bài học, chủ đề các môn học để phát sóng trên đài phát thanh, trên truyền hình và bổ sung kho học liệu số. Chủ động có phương án tiếp sóng, phát lại các bài giảng bảo đảm một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng trên truyền hình trong một ngày; kết hợp chuyển tài liệu học tập đến tận tay học sinh tại những địa phương mà học sinh không đủ điều kiện, khả năng tiếp cận học tập trực tuyến. | Bộ Giáo dục yêu cầu các tỉnh không kéo dài thời gian các buổi học trực tuyến | [
{
"law_id": "905/CĐ-BGDĐT",
"text": "Công điện 905/CĐ-BGDĐT"
}
] | train | 2d1e5c68-1997-4398-8bea-0fe639169a26 |
Ngày 24/6/2023, Quốc hội ban hành Nghị quyết 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, bảo đảm ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh tương tự.
Theo đó, Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp đáng chú ý sau:(1) Khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Bảo hiểm y tế, Luật Dược, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật về thiết bị y tế, Luật An toàn thực phẩm và các luật liên quan đến y tế cơ sở, y tế dự phòng, tình trạng khẩn cấp. Xây dựng, hoàn thiện các đề án thực hiện nhiệm vụ được giao tại các văn kiện của Đảng liên quan đến lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng. Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về mua sắm thuốc, thiết bị, vật tư y tế, hóa chất bảo đảm thống nhất với Luật Đấu thầu và Luật Giá. (Có Danh mục kèm theo). (2) Xử lý dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó tập trung xử lý: - Việc thanh toán, quyết toán chi phí dịch vụ xét nghiệm COVID-19 theo khối lượng thực tế phát sinh đối với dịch vụ xét nghiệm theo cơ chế đặt hàng nhưng chưa có đơn giá đặt hàng hoặc chưa có hợp đồng đặt hàng; - Việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế và hàng hóa khác với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, phát sinh; Việc sử dụng số thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế đã mua từ ngân sách nhà nước cho khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 mà người bệnh không phải trả tiền chuyển sang khám bệnh, chữa bệnh thông thường do người bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định hiện hành; Vướng mắc trong thanh toán, quyết toán đối với việc mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay, mượn, huy động và tiếp nhận tài trợ, viện trợ từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022; Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản được tài trợ, cho, biếu, tặng để phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2022 tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thực tế đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng mà không có đủ hồ sơ, tài liệu, không xác định được giá trị hoặc giá trị tài trợ trong biên bản tài trợ có sự chênh lệch cao hơn so với giá mặt hàng tương đương được công bố, công khai trên thị trường hoặc trên cổng thông tin của cơ quan chức năng; - Việc giải thể và xử lý tài sản khi giải thể các trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; - Hoàn thành dứt điểm việc thực hiện các giải pháp được quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết 80/2023/QH15. (3) Nghiên cứu bảo đảm tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ, nhân viên y tế nói chung, y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng. Theo đó, phải tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đặc thù công việc theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Ngoài ra, khuyến khích các địa phương có chính sách thu hút cán bộ, nhân viên y tế về làm việc tại y tế cơ sở và trong lĩnh vực y tế dự phòng. (4) Tăng mức đóng bảo hiểm y tế theo lộ trình phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân; Đồng thời, nghiên cứu mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, danh mục thuốc, thiết bị, vật tư y tế ở y tế cơ sở do quỹ bảo hiểm y tế chi trả tương ứng với mức tăng bảo hiểm y tế. Qua đó, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. (5) Khẩn trương xử lý dứt điểm các vụ việc trong quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt là các sai phạm, các vụ việc liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á theo chủ trương của cấp có thẩm quyền về phân loại xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm. Xem chi tiết tại Nghị quyết 99/2023/QH15 ngày 24/6/2023. | Nghị quyết 99/2023/QH15: Xử lý dứt điểm xác lập sở hữu toàn dân với tài sản tài trợ phòng, chống Covid-19 | [
{
"law_id": "99/2023/QH15",
"text": " Nghị quyết 99/2023/QH15"
},
{
"law_id": "80/2023/QH15",
"text": "Nghị quyết 80/2023/QH15"
},
{
"law_id": "27-NQ/TW",
"text": "Nghị quyết 27-NQ/TW"
},
{
"law_id": "99/2023/QH15",
"text": "Nghị quyết 99/2023/QH15"
}
] | train | b77bf19d-0cd2-4f17-bb3b-5e1aefad49ac |
TP. HCM dự kiến mở cửa dần một số hoạt động - Minh họa
Lãnh đạo UBND TPHCM đã chính thức công bố việc tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên toàn địa bàn sau ngày 15/9, nhằm đạt những kết quả ổn định, đảm bảo sự an toàn cần thiết trước khi khôi phục lại hoạt động nền kinh tế. Đợt giãn cách tiếp theo của thành phố dự kiến sẽ kéo dài thêm 2 tuần.
Tuy nhiên, với những dấu hiệu khả quan về tình hình dịch tễ thời gian gần đây, thành phố đã từng bước tính toán để khởi động lại một số hoạt động, dịch vụ trong giai đoạn ngắn hạn sau ngày 15/9.
Trong thực tế, sau ngày 6/9, TPHCM đã từng bước tạo tiền đề tiến tới giai đoạn "bình thường mới" ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.
"Thành phố sẽ tính toán để mở lại những hoạt động tùy theo tình hình, mức độ của dịch bệnh. Có thể có những địa bàn, những ngành nghề nếu đủ điều kiện sẽ được mở lại dần, không nhất thiết phải đợi hết tháng 9", ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh về phương châm: "an toàn mới mở lại, mở lại phải an toàn" của thành phố.Khôi phục nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân Nửa đầu tháng 7, cả 3 chợ đầu mối của TPHCM đồng loạt đóng cửa để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh khi xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 liên tiếp. Là nguồn cung chính cho toàn địa bàn, khi còn hoạt động, 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức cung ứng cho các tiểu thương, chợ truyền thống, chợ dân sinh tại các quận, huyện, phường, xã hàng nghìn tấn nông sản, thực phẩm mỗi ngày. Sau hơn 2 tháng đóng cửa các chợ đầu mối, ngày 13/9, Sở Công Thương đã có công văn gửi các quận, huyện, đơn vị quản lý chợ về việc chuẩn bị cho công tác mở cửa hoạt động lại các chợ đầu mối trên địa bàn. Các đơn vị quản lý chợ được yêu cầu cho ý kiến góp ý về dự thảo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trước khi chính quyền thành phố cho phép mở cửa hoạt động 3 khu chợ trên. Việc chuẩn bị cho các chợ đầu mối hoạt động trở lại mang ý nghĩa lớn trong việc giải quyết nguồn cung hàng hóa cho người dân thành phố trong thời gian tới. Cụ thể, kênh phân phối mà người dân TPHCM dễ dàng tiếp cận nhất là chợ truyền thống gần như đã ngừng hoạt động suốt thời gian qua vì dịch Covid-19. Tại nhiều buổi họp, ông Nguyễn Nguyên Phương khẳng định, thành phố chưa bao giờ có chủ trương đóng cửa hay ngưng hoạt động hình thức này, việc các chợ ngưng hoạt động là do phát hiện ca mắc Covid-19; các chợ cũng chưa đáp ứng được tiêu chí an toàn để mở cửa. Như vậy, khi các chợ đầu mối được mở cửa trở lại, nguồn cung hàng hóa cho các khu chợ nhỏ khác sẽ được khôi phục. Khi tình hình dịch bệnh có nhiều diễn biến khả quan và các chợ truyền thống đáp ứng được yêu cầu phòng, chống dịch, người dân tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ dễ dàng tiếp cận với cách thức mua hàng trước đây. Shipper sẽ được chạy liên quận Tại chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 13/9, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, dự kiến từ 16/9 thành phố sẽ cho phép shipper hoạt động liên quận nếu đáp ứng được các tiêu chí an toàn. Việc mở rộng phạm vi hoạt động của các shipper sẽ giúp giảm chi phí đặt hàng đối với người dân trong thời gian giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, TPHCM tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho lực lượng này đến hết tháng 9. Trong thực tế, shipper là lực lượng được TPHCM bổ sung vào nhóm đối tượng được ra đường sớm nhất trong quãng thời gian siết chặt giãn cách xã hội. Trước nhu cầu về nhu, yếu phẩm của người dân, những người vận chuyển này được thành phố xác định là lực lượng đóng vai trò quan trọng và được phép hoạt động có điều kiện từ ngày 30/8. Sau 7 ngày hoạt động trở lại, khoảng 10.000 shipper đã giải quyết hơn một triệu đơn hàng của người dân. Cùng với đó, nhu cầu của người dân đối với công tác đi chợ thay của chính quyền cũng giảm đi từng ngày. Từ ngày 7/9, lực lượng shipper đã được mở rộng thời gian hoạt động trong ngày từ 6h đến 21h. Cùng với đó, lực lượng này cũng đóng vai trò chính trong việc đảm bảo hàng hóa đến tay người dân khi TPHCM cho phép các loại hình kinh doanh ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) hoạt động lại bằng hình thức bán mang đi. Dù UBND TPHCM đã chính thức cho phép, nhưng những ngày qua, phần lớn hộ kinh doanh đều dè chừng mở cửa bởi cân nhắc những hiệu quả mang lại khi chỉ tiếp cận được khách hàng trong một phạm vi hẹp. Những ngày tới, các shipper được hoạt động liên quận, đồng nghĩa với việc các cửa hàng, hộ kinh doanh mở rộng đối tượng khách hàng có thể tiếp cận, tăng khả năng có lợi nhuận khi mở cửa trở lại. Thí điểm mở lại nhiều hoạt động ở 3 quận, huyện Với việc đạt mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Quận 7 và huyện Cần Giờ, Củ Chi được lựa chọn là khu vực để TPHCM thực hiện thí điểm từng bước mở lại các dịch vụ. Việc mở cửa trở lại ở các địa phương này dựa trên thử nghiệm áp dụng "thẻ xanh Covid" của thành phố. Tại Quận 7, khi dịch bệnh có nhiều chuyển biến tích cực, chính quyền địa phương đã khởi động quá trình trở lại trạng thái "bình thường mới" thông qua việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế - Xã hội, để sẵn sàng phục hồi kinh tế sau đại dịch. Theo phương án từng bước mở lại các hoạt động, Quận 7 đề xuất UBND TPHCM bắt đầu giai đoạn một từ ngày 20/9 đến ngày 20/10. Trong quãng thời gian trên, địa phương sẽ ưu tiên mở cửa lại đối với các ngành nghề như lương thực, thực phẩm, các dịch vụ ăn uống nếu chủ hộ kinh doanh đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Sau khi dịch bệnh được cơ bản kiểm soát, huyện Cần Giờ cũng lên kế hoạch xây dựng tour du lịch với lộ trình khép kín. Dự kiến từ nay đến ngày 30/9, tour du lịch đầu tiên của huyện sẽ được khởi động với điều kiện đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn. Tại buổi làm việc với huyện Cần Giờ, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, bày tỏ sự ủng hộ với kế hoạch trên. Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, việc mở tour du lịch an toàn vừa giúp địa phương tận dụng, phục hồi kinh tế, vừa chia sẻ khó khăn với các địa phương, giúp người dân thành phố giảm bớt áp lực tâm lý sau quãng thời gian giãn cách kéo dài. Khi đạt được những tiêu chí là vùng xanh của thành phố, huyện Củ Chi cũng đặt mục tiêu khôi phục lại các hoạt động theo tiêu chí "mở cửa tới đâu chắc tới đó". Hiện nay, UBND huyện đang xây dựng kế hoạch khung, từ đó các xã, thị trấn tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng địa bàn để tiến tới mở cửa, trở lại trạng thái "bình thường mới". Với những kịch bản, kế hoạch chi tiết, Quận 7 và huyện Củ Chi, Cần Giờ sẽ là tiền đề và thử nghiệm quan trọng của TPHCM trong việc phân tích, xem xét những bước mở cửa lại các hoạt động đã đủ an toàn hay chưa. Đối với tổng thể TPHCM, chính quyền thành phố cam kết sẽ cân nhắc, đánh giá từng ngày giữa việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát, phục hồi các hoạt động với việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Cụ thể, một số địa bàn có kết quả kiểm soát dịch bệnh tốt như huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và Quận 5, 7, 11, Phú Nhuận có thể nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội từ nay đến cuối tháng 9. Ông Lê Hòa Bình, Phó chủ tịch TPHCM cho biết thành phố đang từng bước xây dựng 8 tiêu chí của 8 ngành là công thương, du lịch, y tế, giáo dục, xây dựng, lao động, thương binh, xã hội. "Các tiêu chí sẽ được thí điểm ở những nơi kiểm soát được dịch bệnh. Khu vực nào đảm bảo an toàn, thành phố không ngại để tạo điều kiện mở cửa", Phó Chủ tịch UBND TPHCM cam kết. Quang Huy Nguồn: Dantri. | Những hoạt động nào ở TPHCM dự kiến được mở dần thời gian tới? | [] | train | 8d02c3ec-d034-4079-ba92-60e319a83d3e |
Rút ngắn khoảng cách 2 mũi tiêm vắc xin Astra Zeneca - Minh họa
Theo nội dung Công văn, Sở đề nghị Bộ y tế xem xét và có ý kiến về việc có thể rút ngắn khoảng cách giữa 02 mũi tiêm đối với vắc xin AstraZeneca từ 08 -12 tuần xuống còn tối thiểu 06 tuần.
Lý do mà Sở Y tế TP. HCM đưa ra là bởi những con số đáng chú ý về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Tính đến 18h ngày 11/9, đã có 292.403 trường hợp mắc bệnh được phát hiện tại TP. HCM, đang điều trị cho 39.296 người, trong đó có 2690 người đang phải thở máy (1626 bệnh nhân thở máy không xâm lấn, 1064 bệnh nhân thở máy xâm lấn, 23 bệnh nhân phải can thiệp ECMO và có 2914 trẻ dưới 16 tuổi, tổng số ca tử vong tính từ 1/1/2021 tới nay là 11.992 người.
Về tiến độ tiêm chủng, đến hết ngày 11/9, Thành phố đã triển khai tiêm 7.776.452 mũi cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trong đó, mũi 01 chiếm 89,8% và mũi 02 đạt 18%, cụ thể:
- Vắc xin AstraZeneca: Tiêm được 4.880.580 liều (mũi 01 là 4.281.368 liều, mũi 2 là 599.212 liều);
- Vắc xin Pfizer: Tiêm được 355.075 liều (mũi 01 là 93.219 liều, mũi 02 là 261.856 liều);
- Vắc xin Moderna: Tiêm được 628.770 liều (mũi 01 là 552.409 liều, mũi 02 là 76.361 liều);
- Vắc xin Vero Cell: Tiêm được 1.912.027 liều (mũi 01 là 1.545.852 liều, mũi 02 là 366.175 liều).
TP. HCM đang lên kế hoạch triển khai thẻ xanh Covid-19 cho những người đã tiêm từ 1 mũi vắc xin trở lên, đặc biệt dành cho người đã tiêm đủ 2 mũi. Nếu được chấp thuận, tiến độ hoàn thành tiêm vắc xin Astra Zeneca (vốn chiếm đa số trong lượng vắc xin được thành phố triển khai tiêm) sẽ được tăng tốc và giúp người dân sớm có thể được cấp thẻ xanh. Tải Công văn 6350 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Sở Y tế TP. HCM gửi văn bản khẩn xin Bộ rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm Astra Zeneca | [] | train | 75a5e204-484c-4981-a6eb-3c0f0209f62b |
Sau khi báo cáo với Chính phủ, ngày 11/9/2021, Bộ Thông tin - Truyền thông đã thống nhất với Bộ Y tế và Bộ Công an, Ban hành Quyết định 1405/QĐ-BTTTT hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân thuộc các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 (Phiên bản 1.1).
Mã QR riêng phục vụ công tác phòng chống dịch - Minh họa
Tài liệu này quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với phân hệ hiển thị mã QR cá nhân, hướng dẫn về việc cấp và sử dụng mã QR cá nhân trong các nền tảng, ứng dụng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Mỗi cá nhân sử dụng các nền tảng, ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 được cấp một mã QR cá nhân. Mã QR cá nhân có thể được sử dụng để cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đọc và truy vấn các dữ liệu liên quan phục vụ công tác phòng, chống dịch, bệnh Covid-19.
Việc hiển thị và sử dụng một mã QR cá nhân thống nhất trong tất cả các nền tảng, ứng dụng nhằm tạo thuận lợi tối đa cho mỗi người dân và các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các nghiệp vụ phòng, chống dịch Covid-19. Người dân có thể lựa chọn cài đặt, sử dụng nền tảng, ứng dụng có cung cấp mã QR cá nhân phù hợp với nhu cầu và không cần cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau. Các nền tảng, ứng dụng khi triển khai phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong tài liệu này.
Cũng theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1405, các nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trước khi triển khai cần được Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Bộ Y tế đánh giá đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại tài liệu này.
Nền tảng, ứng dụng phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được công bố tại website: https://covid19.tech.gov.vn.Quyết định 1405 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. | Quyết định 1405 Bộ TT-TT: Mỗi người dân sẽ có một mã QR riêng phục vụ công tác phòng, chống dịch | [
{
"law_id": "1405/QĐ-BTTTT",
"text": "Quyết định 1405/QĐ-BTTTT"
}
] | train | d802faa7-2913-4021-ab5c-819ea3233e0e |
Ngày 10/9/2021, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn 6324/VPCP-KGVX gửi UBND Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương về việc bảo đảm an sinh xã hội và an toàn phòng, chống dịch. Nổi bật trong đó là việc xem xét cho cho người dân đăng ký về quê trong thời gian này.
Xem xét cho người dân về quê tránh dịch - Minh họa
Theo đó, để tiếp tục duy trì, bảo đảm an sinh xã hội và an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho người dân trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu UBND Thành phố Hà Nội, TPHCM, Bình Dương khẩn trương rà soát, khắc phục ngay các tồn tại ở một số xã, phường, thị trấn về hỗ trợ y tế, lương thực, thực phẩm cho người dân.
Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc bảo đảm trang bị phòng hộ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, tình nguyện viên, Tổ Covid-19 cộng đồng…
Đặc biệt giao UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu xem xét tổ chức cho người ở khu vực đông dân cư không bảo đảm yêu cầu giãn cách, cách ly được đăng ký về quê theo nguyện vọng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, khoa học, đồng bộ giữa các địa phương, bảo đảm an toàn phòng chống dịch.
Nếu gặp vướng mắc về phòng, chống dịch Covid-19, bạn đọc liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ ngay. | Hà Nội, TPHCM, Bình Dương xem xét cho người dân đăng ký về quê | [] | train | bab8ee23-f472-4812-b8f9-088a1259c7f8 |
Đưa Luật sư vào nhóm thực hiện dịch vụ thiết yếu - Minh họa
Ngày 03/04/2020 Văn phòng Chính phủ có Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tại mục 2 công văn có nêu: “2. cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chúng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...)... được tiếp tục hoạt động. Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch,...”.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp ban hành Công văn 1221/BTP-PLHSHC ngày 03/04/2020 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chức, luật sư được tiếp tục hoạt động.
Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, trong tình hình hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp vẫn tiến hành các hoạt động khởi tố, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật để đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội nên vẫn ban hành các văn bản triệu tập, quyết định khởi tố, truy tố, xét xử yêu cầu luật sư tham gia tố tụng ở nhiều địa phương khác nhau nhưng chính quyền một số tỉnh, thành phố không đưa luật sư thuộc đối tượng được cấp giấy đi đường nên luật sư không thể tham gia các hoạt động dịch vụ tư vấn hay tham gia tố tụng theo yêu cầu thiết yếu khiến cho các hoạt động tố tụng không được bình thường.
Căn cứ nội dung Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Công văn 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ và Công văn số 1221/BTP-PLHSHC của Bộ Tư Pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục xác định hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, tham gia tổ tụng, tư vấn và trợ giúp pháp lý của các tố chức hành nghề luật sư và các luật sư cho các chủ thể xã hội đang diễn ra hằng ngày là một trong những dịch vụ thiết yếu trong điều kiện phòng, chống dịch Covid – 19, phù hợp với tình hình thực hiện giãn cách xã hội ở từng địa phương.
Đồng thời, kiến nghị đưa luật sư, người lao động trong các tổ chức hành nghề luật sư vào nhóm được sử dụng giấy đi đường do tổ chức hành nghề luật sư duyệt để được phép di chuyển trên đường, qua các chốt kiểm soát dịch nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý Nhà nước.Tải văn bản của Liên đoàn Luật sư tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị đưa Luật sư vào nhóm đối tượng “thực hiện dịch vụ thiết yếu” | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-TTg"
}
] | train | e41abed6-47f0-4c8d-8191-3d78883313c5 |
Ai sẽ được cấp "thẻ xanh Covid-19" và được làm gì - Minh họa
Ngày 8-9, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau 15-9. Theo tờ trình, Sở Y tế đưa phương án giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh COVID-19".
Cụ thể là TP từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội dựa trên đánh giá mức độ nguy cơ, số liệu giám sát dịch tễ và khả năng đáp ứng của ngành y tế để phục hồi sản xuất, cung ứng dịch vụ thiết yếu, lưu thông hàng hóa.
Người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.
Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng "thẻ xanh COVID-19".Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài. F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp. Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 15 Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám…, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa. F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vắc xin hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Các hoạt động người có "thẻ xanh COVID-19" được thực hiện trong chỉ thị 16 TIẾN LONG - THẢO LÊ Nguồn: Tuổi trẻ | Ai đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' ở TP.HCM và được làm gì? | [] | train | ac077ad4-1dc0-41a5-afc5-9b850e9f2ede |
Tiếp tục sử dụng mẫu giấy đi đường cũ ở Hà Nội - Minh họa
Kết luận nêu rõ, trước mắt thống nhất việc tiếp tục sử dụng mẫu Giấy đi đường đã cấp theo các quy định trước đây của Thành phố cho đến khi hoàn thành việc cấp Giấy đi đường theo mẫu mới. Người dân có Giấy đi đường được phép đi xuyên vùng nhưng phải đúng điểm đến.
Công an Thành phố được giao điều chỉnh việc cấp Giấy đi đường đảm bảo tuân thủ công tác phòng, chống dịch nhưng phải theo nguyên tắc cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra đột xuất, lưu động trên các tuyến đường, các tổ chức, cơ quan, đơn vị về phương án hoạt động trong điều kiện phòng, chống dịch. Doanh nghiệp, đơn vị vi phạm sẽ kiên quyết bị xử lý.
Về công tác xét nghiệm Covid-19, kế hoạch đến ngày 15/9/2021 được thực hiện như sau:
- Tại các khu vực có nguy cơ rất cao: Hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 03 lần (từ 02-03 ngày/lần);
- Tại khu vực có nguy cơ và khu vực khác: Hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 01 lần (từ 05-07 ngày/lần);
- Xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp,... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
- Xét nghiệm 03 ngày/lần với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.Tải Văn bản tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Hà Nội lại ra chỉ đạo mới: Tiếp tục dùng giấy đi đường mẫu cũ! | [] | train | 77800a81-9941-47b2-bed3-d835d59490f4 |
Địa phương "đã kiểm soát được dịch" cần những tiêu chí nào - Minh họa
Tại Quyết định 3989/QĐ-BYT, Bộ Y tế đưa ra các tiêu chí “kiểm soát dịch” tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Tg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể trong đó bao gồm:I. Nhóm chỉ số về mắc mới Covid-19 trên địa bàn: 1. Số ca mắc mới tại cộng đồng theo tuần có xu hướng giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và giảm ít nhất 50% so với tuần cao nhất trong đợt dịch. 2. Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm dương tính/ số người lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR trong ngày tại cộng đồng có xu hướng giảm liên tục trong vòng 14 ngày. 3. Không ghi nhận chuỗi, chùm ca bệnh lây nhiễm mới xuất hiện trong vòng 07 ngày. II. Nhóm chỉ số về nguy cơ lây nhiễm: 1. Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ rất cao (theo hướng dẫn đánh giá tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG ngày 31/5/2021). 2. Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ cao. 3. Giảm tối thiểu 50% các huyện, xã ở mức độ nguy cơ. 4. Tăng tối thiểu 30% các huyện, xã ở mức bình thường mới. Đối với những địa phương này, tùy thuộc vào chính sách đang thực hiện mà UBND có thể áp dụng những biện pháp nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 16. Chẳng hạn tại TP. HCM, hiện nay các phường, quận trên địa bàn thành phố chia ra thành các vùng xanh, đỏ, cam, vàng để quản lý. (theo Kế hoạch 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021) Đồng thời, tại Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Covid-19 cũng nêu rõ nếu các địa phường không thuộc vùng có nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao thì sẽ được xác định là ở trong tình trạng “bình thường mới” Những vùng đáp ứng điều kiện về “kiểm soát dịch” sẽ được coi là vùng xanh và ở trong trạng thái “Bình thường mới” – đồng nghĩa với việc ở những nơi này sẽ chỉ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị 19/CT-Tg năm 2020, với các biện pháp quản lý nới lỏng hơn rất nhiều so với khi thực hiện Chỉ thị 16/CT-Tg. Cập nhật bởi hiesutran159 lúc: 10/09/2021 00:30:09 | Một địa phương “đã kiểm soát được dịch” phải đáp ứng các tiêu chí nào và sẽ được nới lỏng quản lý ra sao? | [
{
"law_id": "3989/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 3989/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-Tg năm 2020"
},
{
"law_id": "2686/QĐ-BCĐQG",
"text": "Quyết định 2686/QĐ-BCĐQG"
},
{
"law_id": "19/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 19/CT-Tg"
}
] | train | ea1f9740-9c07-4c9d-9a47-86822c25dd49 |
Đề nghị miễn cước phí Internet cho học sinh - Minh họa
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo (đặc biệt là cước internet 3G, 4G). Bộ GD&ĐT mong muốn doanh nghiệp viễn thông đầu tư nâng cấp hạ tầng, mở rộng băng thông Internet nhằm tổ chức tốt hoạt động dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong giáo dục. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin tiếp tục nghiên cứu, phát triển giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, xây dựng học liệu số, hướng dẫn sử dụng an toàn phần mềm, công cụ dạy học.
Với giáo dục đại học, để phục vụ cho việc đào tạo từ xa, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ TT&TT chỉ đạo doanh nghiệp giảm giá thuê dịch vụ máy chủ và dịch vụ Internet cho các trường.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ hôm qua cũng vừa truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai chương trình "sóng và máy tính cho em". Thủ tướng giao Bộ TT&TT xây dựng và triển khai chương trình này nhằm hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.
Trước đó, Thủ tướng ban hành chỉ thị đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với Covid-19. Thủ tướng yêu cầu Bộ TT&TT hướng dẫn sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến, hỗ trợ Internet tốc độ cao, giảm giá cước truy cập, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông... để các nhà trường dạy học hiệu quả, an toàn.
Nguồn: LSVN | Đề nghị miễn giảm giá cước Internet cho học sinh, giáo viên | [] | train | 4488201e-6685-4dae-9bfb-33202077d3ab |
Cho phép hàng ăn mang đi và một số dịch vụ hoạt động trở lại - Minh họa
Theo đó, thành phố sẽ kéo dài thời gian thực hiện giấy đi đường đã cấp. Các nhóm đối tượng lưu thông và biện pháp kiểm soát duy trì như cũ.
UBND cũng cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động chỉ trong phạm vi quận, huyện, TP Thủ Đức. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày.
Đồng thời, giao Chủ tịch UBND quận 7 và UBND huyện Củ Chi xây dựng kế hoạch, phương án triển khai để cho phép người dân đi chợ 1 tuần/lần, báo cáo UBND TP.HCM trước 11/9.
TP.HCM cũng cho mở 2 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm tại chợ đầu mối Bình Điền và chợ đầu mối Hóc Môn. TP tiếp tục duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả của điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa cung ứng cho thành phố, đảm bảo lưu thông thông suốt trên nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch. UBND quận 8, huyện Hóc Môn và TP Thủ Đức được giao phối hợp triển khai.
TP.HCM cũng cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi.
Các cơ sở kinh doanh hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ", chỉ tổ chức kinh doanh thông qua đặt hàng trực tuyến. Người giao hàng là các đơn vị cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ (shipper).
UBND TP.HCM yêu cầu các cơ sở này phải đăng ký kinh doanh với quận, huyện, TP Thủ Đức, để được cấp giấy đi đường (theo Công văn 2800 ngày 21/8 của UBND TP.HCM); phải đảm bảo điều kiện người lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng Covid-19 và xét nghiệm nhanh âm tính 2 ngày/lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người.
Chủ tịch UBND quận, huyện, TP Thủ Đức chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát UBND phường, xã, thị trấn trong xác nhận các trường hợp đủ điều kiện được phép hoạt động kinh doanh.
Từ 23/8 đến hết 6/9, TP.HCM thực hiện tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 11 và Công điện 1099 của Chính phủ. Phương châm là “xây dựng mỗi phường, xã, thị trấn, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch, mỗi người dân là một chiến sĩ”.
TP.HCM tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân (khung giờ, đối tượng được di chuyển...); người dân "ai ở đâu ở đó", Tổ công tác đặc biệt tại từng địa phương "đi chợ hộ" cho tất cả người dân. Từ 30/8, shipper được hoạt động trở lại trên toàn thành phố, chỉ được di chuyển nội quận và phải xét nghiệm 1 ngày/lần (với vùng đỏ) hoặc 2 ngày/lần (với các vùng còn lại).Tải Công văn 2994 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 2994: TP. HCM cho phép hàng ăn (mang đi) và một số dịch vụ hoạt động trở lại | [] | train | 77b89a76-b088-473c-b300-1762bfa4f0e2 |
Ngày 14/6/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 3636/BYT-KCB về việc bảo đảm công tác y tế phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho các thí sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh tại các địa điểm thi và các địa điểm tổ chức Kỳ thi, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các bộ, ngành triển khai các nội dung sau:
- Sở Y tế xây dựng Kế hoạch cụ thể về công tác y tế phục vụ Kỳ thi: Đảm bảo cấp cứu y tế, cấp cứu thảm họa (cháy nổ, tai nạn giao thông,...), đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh mùa hè, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch chủ động trong thời gian tổ chức kỳ thi.
Đồng thời thành lập các đội cơ động chống dịch và sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.
- Các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng từ 5 - 10 giường bệnh và đảm bảo cơ số thuốc và trang thiết bị thiết yếu sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhân.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện của các cơ sở y tế tham gia công tác bảo đảm y tế phục vụ kỳ thi.
Cử cán bộ đầu mối (ghi rõ họ tên, điện thoại di động, email) duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ với Hội đồng thi của địa phương.
Ngoài ra, Bộ Y tế có gửi kèm theo Hướng dẫn Giảm sát và phòng, chống dịch COVID-19, trong đó: Hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 như sau: Xem và tải Hướng dẫn Tải về (1) Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19, cán bộ y tế thường trực báo ngay cho cán bộ đầu mối của Hội đồng thi được phân công theo dõi và Lãnh đạo đơn vị của cán bộ y tế thường trực tại Điểm thi (không thông báo cho bất kỳ ai khác tránh bị rối loạn thông tin) đến báo cho Ban Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT xin ý kiến xử lý. (2) Hướng dẫn trường hợp này đến phòng trực y tế để lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 và kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe: TH1: Nếu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 âm tính; Tiếp tục tham gia thi và các hoạt động phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT nếu tình trạng sức khỏe đảm bảo; thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc; báo ngay cho cơ quan y tế khi có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường để được hưởng dẫn xử trí. TH2: Nếu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 dương tính: *Đối với thí sinh: -Tình trạng sức khỏe nếu vẫn đảm bảo có thể tham dự thi được: + Tại Điểm thi không bố trí được phòng thi riêng: Xem xét bố trí bàn thi riêng cho thí sinh này; yêu cầu thí sinh thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc và hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác trong lúc làm thủ tục và làm bài thi; tự kiểm tra sức khỏe hàng ngày và thông báo cho cán bộ y tế khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe. + Tại Điểm thi bố trí được phòng thi riêng thì tổ chức cho thí sinh thi riêng tại phòng này. + Hướng dẫn phụ huynh học sinh để thực hiện các biện pháp y tế (chú ý việc cách ly đảm bảo phòng lây nhiễm) tại nhà, nơi lưu trú cho thí sinh sau khi tham dự buổi thi; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 hàng ngày trong thời gian thi. - Tình trạng sức khỏe không đảm bảo tham dự thi thì chuyển đến cơ sở y tế để khám và điều trị COVID-19 và làm các thủ tục khác theo quy định của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. *Đối với cán bộ coi thi, cán bộ phục vụ trực tiếp - Nếu sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe xét thây vân đảm bảo có thế tham gia coi thi, phục vụ: + Trường hợp bố trí được cán bộ thay thế: cho cán bộ này nghỉ không tham gia coi thi, phục vụ kỳ thi và về nhà, nơi lưu trú đê thực hiện việc cách ly và lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 theo quy định. + Trường hợp không thể bố trí được cán bộ thay thế: Yêu cầu cán bộ thực hiện đeo khẩu trang nghiêm túc và hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác; tốt nhất là bố trí chỗ ngồi và sinh hoạt riêng; thực hiện các biện pháp y tế (chú ý việc cách ly đảm bảo phòng lây nhiễm) tại nhà, nơi hưu trí sau các buổi coi thỉ, phục vụ thi; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh vi rút SARS-CoV-2 hàng ngày trong thời gian; tự kiểm tra sức khỏe hàng ngày và thông báo cho cán bộ y tế khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe. - Nếu tình trạng sức khỏe không đảm bảo tham gia coi thi, phục vụ được thì chuyển đến cơ sở y tế để khám và điều trị COVID-19 và làm các thủ tục khác theo quy định của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. (3) Tiến hành vệ sinh, khử khuẩn tại địa điểm thi. (4) Thông báo cho cán bộ đầu mối Ban Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và Lãnh đạo cơ quan Y tế để chỉ đạo xử lý và quản lý theo quy định. (5) Các hoạt động khác vẫn thực hiện theo kế hoạch thi đã được phê duyệt Xem chi tiết tại Công văn 3636/BYT-KCB ngày 14/6/2023. Xem và tải Công văn 3636/BYT-KCB Tải về | Bộ Y tế hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT | [] | train | 9754d85f-7786-486f-8732-63f2500d1cb5 |
Thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP và căn cứ ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 6/9/2021Bộ Công thương ban hành Công văn 5411/BCT-ĐTĐL v/v hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Kế hoạch giảm giá điện đợt 5 do ảnh hưởng bởi Covid-19 - Minh họa
Theo đó, đối tượng hỗ trợ giảm tiền điện cần đáp ứng 2 điều kiện:(1) Các khách hàng sử dụng điện là các nhà máy hoặc cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm ngày 25 tháng 8 năm 2020 và đang duy trì sản xuất trong các lĩnh vực sau: (i) Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (ii) Doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả (iii) Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 01 tỷ đô la Mỹ. (2) Mua điện trực tiếp từ Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc các đơn vị bán lẻ điện khác. Mức hỗ trợ giảm tiền điện: Giảm 10% tiền điện trước thuế VAT) trên hoá đơn tiền điện Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện cho khách sử dụng điện là ba (03) tháng từ kỳ hoá đơn tiền điện tháng 9 đến hết kỳ hóa đơn tiền điện tháng 11 năm 2021. Danh sách nhà máy, cơ sở sản xuất thuộc đối tượng được giảm tiền điện theo hướng dẫn tại Công văn này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận trên cơ sở đăng ký kinh doanh, thực tể sản xuất của doanh nghiệp và cung cấp cho các đơn vị điện lực. Sau thời gian giảm tiền điện nếu trên, Bộ sẽ áp dụng giá bán điện theo quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện hoặc tại văn bản quy định khác thay thể. Các đối tượng giảm giá điện, giảm tiền điện khác tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 3163/BCT-ĐTĐL ngày 03 tháng 6 năm 2021 và Công văn 4748/BCT-ĐTĐL ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Công Thương. | Công văn 5411: Bộ Công thương thực hiện đợt giảm giá điện thứ 5 do ảnh hưởng bởi Covid-19 | [
{
"law_id": "97/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 97/NQ-CP"
},
{
"law_id": "648/QĐ-BCT",
"text": "Quyết định 648/QĐ-BCT"
}
] | train | 3af7af41-7b7c-40b1-aa29-b566e4b6a9e9 |
Ngày 04/9/201, Bộ Y tế có Công điện 1316/CĐ-BYT về đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tới Chủ tịch UBND 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai.
Hoàn thành tiêm chủng mũi 1 tại TP. HCM, Hà Nội trước 15/9 - Minh họa
Theo Chỉ đạo của Bộ, để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đề nghị các tỉnh, thành thực hiện:
- Chủ tịch UBND TP.HCM, Hà Nội và 3 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi trước 15/9 và tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.
Riêng TP Hà Nội ưu tiên tiêm sớm cho những người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người dân tại vùng đỏ, vùng cam, khu vực có mật độ dân cư cao.
- Huy động tối đa các lực lượng tham gia tiêm chủng bao gồm cả y tế nhà nước và tư nhân, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, y tế các ngành, tổ chức tiêm tại các cơ sở cố định và bố trí nhiều điểm tiêm chủng lưu động tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị.
Trong mỗi buổi tiêm chủng, không giới hạn số lượng người tiêm, giảm bớt thủ tục hành chính, phát huy tối đa năng lực tiêm của các điểm tiêm chủng.
- Các cơ sở tiêm chủng sử dụng ứng dụng nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử để quản lý và theo dõi tiến độ tiêm chủng
- Với những người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng thì tiếp tục theo dõi và sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện. Những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.
- Tại các khu vực phong tỏa, chính quyền địa phương căn cứ số lượng người dân để bố trí các điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động phù hợp, tránh để người dân phải di chuyển đến các khu vực khác khi tham gia tiêm chủng.
Cho đến thời điểm này, TP. HCM đã có hơn 5.200.000 người dân được tiêm ít nhất 1 mũi. Ở Hà Nội có hơn 35% người dân trong độ tuổi tiêm chủng đã được tiêm. (Nguồn số liệu từ Cổng thông tin Covid-19 của 2 thành phố).Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/09/2021 03:46:05 | Công điện 1316: Trước ngày 15/9, TPHCM, Hà Nội và 3 tỉnh phải hoàn thành tiêm mũi 1 | [] | train | d978c859-cab2-4815-9399-dca8319c3058 |
Ngày 3/9/2021, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị 20/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố, việc áp dụng các biện pháp này sẽ được thực hiện từ ngày 6 đến ngày 21/9 năm 2021.
Nguyên tắc chống dịch tại Hà Nội từ 6/9 đến 21/9 - Minh họaTheo Chỉ thị, Thành phố quyết định triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại 03 vùng cụ thể như sau: Vùng 1: Khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ được xác định là vùng đỏ, tập trung nhiều khu vực, nhiều đối tượng nguy cơ rất cao. - Phạm vi: Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì, và một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín bao quanh bởi sông Nhuệ, kênh Cầu Ngà, sông Đáy, kênh Khê Tang, sông Tô Lịch, kênh Hồng Vân và sông Hồng về nội đô. - Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn. Vùng 2 (phía Bắc, Đông Sông Hồng): Được phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với Vùng 1. Phòng chống nguy cơ xâm nhập phía Bắc, Đông Bắc. Trong Tam giác công nghiệp phía Bắc, có tính “độc lập” cao. - Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 05 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. - Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị 15/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn để đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn theo Phương án đã được phê duyệt. Vùng 3 (phía Tây, phía Nam Thành phố): Vùng sản xuất nông nghiệp và các Khu, Cụm Công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp. - Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 05 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín chủ yếu được chia bởi Sông Nhuệ, Sông Đáy. - Biện pháp áp dụng trong phòng, chống dịch: Thực hiện các biện pháp theo Chỉ thị 15/CT-TTg và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo nguyên tắc mỗi xã, phường, khu dân cư, khu sản xuất là một pháo đài chống dịch, kết hợp tuân thủ 5K và cách ly các khu dân cư khi có dịch. Nguyên tắc chống dịch trên địa bàn Thành phố: - Thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch theo các vùng, kiểm soát chặt chẽ người dân và các hoạt động xã hội, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các vùng. - Phân vùng là để phòng, chống dịch, không phải là phân vùng để quản lý hành chính. - Thực hiện phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất phù hợp với tình hình dịch bệnh cụ thể theo từng địa bàn tại Vùng 2, Vùng 3. - Tăng cường giãn cách xã hội với những biện pháp mạnh hơn nữa tại Vùng 1 (Vùng nội đô) để kiểm soát chặt nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, khoanh vùng xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan giữa các khu vực, làm sạch dần tiến đến “xanh hóa” toàn bộ các khu vực; tăng cường giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ các yêu cầu người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, “ai ở đâu, ở đó”, không để “chặt ngoài, lỏng trong”. Quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn (trong đó bao gồm hoạt động chính trị, ngoại giao, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, phòng chống dịch; khám chữa bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng của người dân...). Tổ chức quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với toàn bộ các chốt kiểm soát ra-vào Thành phố, các chốt ra - vào tại vùng 1 và đối với các cá nhân, phương tiện lưu thông trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện “được phép mới ra đường”, “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào thì ở vùng đó”. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. - Tiếp tục thực hiện nghiêm phương châm phòng bệnh là giải pháp cơ bản, chiến lược, lâu dài; bảo vệ vững chắc các “vùng xanh”; ngăn chặn, tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan ra vùng công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp. - Chủ động bảo đảm nguồn lực phòng, chống dịch theo phương châm “4 tại chỗ”, xây dựng kịch bản ở mức cao hơn, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh ở xã, phường, thị trấn. - Xây dựng các “pháo đài” phòng, chống dịch là các xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 1102/CĐ-TTg ngày 23/8/2021. - Triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, huy động mọi nguồn lực triển khai, đảm bảo chỉ định xét nghiệm đúng, trúng khu vực nguy cơ và nhóm đối tượng nguy cơ, đảm bảo công tác lấy mẫu, xét nghiệm thống nhất, hiệp đồng linh hoạt giữa các đơn vị, tránh để mẫu tồn quá 24 giờ - Bảo đảm việc cung ứng, cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trong khu vực thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, nhất là ở nơi phong tỏa, cách ly; phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở là lực lượng gần dân nhất, hiểu dân nhất, nhất là lực lượng công an phường, xã, cảnh sát khu vực, Tổ COVID-19 cộng đồng. - Tổ chức tiêm vắc xin khẩn trương, an toàn, đúng quy định theo các nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định và chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và nhập dữ liệu lên hệ thống phần mềm tiêm chủng quốc gia. - Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội cho Nhân dân trên địa bàn. - Tăng cường thông tin, truyền thông thống nhất, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân biết, hiểu, tin, hưởng ứng, ủng hộ và người dân cùng làm; thực sự để người dân yên tâm và tự giác thực hiện phòng, chống dịch. - Tổ chức tốt Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tại xã, phường, thị trấn; kiểm tra kết hợp với với hướng dẫn, hỗ trợ xã, phường thực hiện, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh các hạn chế, bất cập. | Chỉ thị 20 TP Hà Nội: Chi tiết 3 vùng chống dịch và nguyên tắc hoạt động từ 6/9 đến 21/9 | [
{
"law_id": "20/CT-UBND",
"text": "Chỉ thị 20/CT-UBND"
}
] | train | 434a10fc-a869-402e-8cf4-a01d3792dad4 |
Phải nhận cuộc gọi của các F0 trở nặng 24/7 - Minh họa
Cụ thể, đối với việc cấp cứu tại nhà trong trường hợp người F0 có triệu chứng nặng, Sở Y tế TP yêu cầu cần đảm bảo cung cấp số điện thoại và tiếp nhận cuộc gọi của người F0 hoặc người thân 24/7.
Khi nhận được cuộc gọi cấp cứu của người F0, bác sĩ trực mang bình oxy, dụng cụ đo SpO2, túi thuốc cấp cứu ... đến ngay nhà của người F0 khám và đo Sp02. Trường hợp SpO2 dưới 95% phải cho thở oxy ngay, đồng thời liên hệ Tổ phản ứng nhanh để chuyển người F0 đến bệnh viện.
Bên cạnh đó, Sở Y tế hướng dẫn các bước cần tuân thủ thực hiện khi phát hiện trường hợp F0 mới trên địa bàn như sau:
Bước 1: Ghi lại đầy đủ thông tin: Địa chỉ nhà, số điện thoại của F0 và người thân trong gia đình;
Bước 2: Phát ngay túi thuốc điều trị Covid-19 (gói thuốc A, B).
Với gói thuốc C, trước khi phát phải phổ biến và hướng dẫn cho F0 biết, chấp nhận tham gia và ký vào “Phiếu chấp thuận tham gia chương trình Molnupirarvia có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc Covid-19”.
Bước 3: Tầm soát đủ điều kiện để cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung.
Bước 4: Cung cấp các số điện thoại để F0 biết và gọi khi cần trợ giúp.
Ngoài ra, Công văn còn hướng dẫn các giải pháp kết hợp để trạm y tế, cơ sở y tế quản lý hiệu quả danh sách F0 trong khu vực mình làm nhiệm vụ.Xem chi tiết tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 6296: Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tiếp nhận cuộc gọi của F0 trở nặng 24/7 | [] | train | 205aa927-4696-4446-9e94-3eb2c7883f0b |
Ngày 4/9, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam vừa ký Công văn khẩn 6312/SYT-NYV gửi các cơ sở y tế trên địa bàn về việc tổ chức tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 lộ trình từ 1/9 đến 15/9.
Kế hoạch tiêm vắc xin mũi 2 tại TP. HCM - Minh họaLộ trình tiêm mũi 2 tại TP.HCM Theo Sở Y tế TP.HCM, nguyên tắc triển khai của thành phố là tiếp tục tiêm mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi sinh sống trên địa bàn thành phố chưa được tiêm để đảm bảo độ bao phủ vaccine. Mũi 2 được tiêm cho những người đã được tiêm mũi 1 khi đủ thời gian theo từng loại vaccine. Cụ thể: - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca trong khoảng thời gian từ ngày 20/6 đến ngày 15/7 (8-12 tuần). - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Moderna trong khoảng thời gian từ ngày 1/8 đến ngày 15/8 (4 tuần). - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Pfizer trong khoảng thời gian từ ngày 11/8 đến ngày 25/8 (3 tuần). - Những người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine Vero Cell trong khoảng thời gian từ ngày 13/8 đến ngày 25/8 (3-4 tuần). Sở Y tế TP.HCM đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 trên địa bàn, chịu trách nhiệm về việc đảm bảo độ bao phủ vaccine cho người dân địa phương. Nhóm ưu tiêm là người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, lực lượng tuyến đầu chống dịch của địa phương. Nhanh chóng lập danh sách người cần tiêm vaccine Với người chưa được tiêm mũi 1, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện nhanh chóng rà soát lập danh sách người dân từ 18 tuổi sinh sống trên địa bàn để tổ chức tiêm bằng các loại vaccine phù hợp. Lưu ý những người cao tuổi, có bệnh nền, người khuyết tật hoặc trường hợp không thể đến điểm tiêm. Những người đã tiêm mũi 1 cũng được lập danh sách để tiêm mũi 2 đúng thời gian quy định. Sở Y tế TP.HCM đề nghị các địa phương nhập danh sách này vào Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 (tiemchungcovid19.moh.gov.vn). Dữ liệu này được thiết lập để làm cơ sở quản lý đối tượng tiêm, sắp xếp lịch tiêm phù hợp theo từng ngày và thông báo mời người tiêm theo lịch hẹn. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị cũng cần chủ động rà soát người lao động thuộc thẩm quyền quản lý chưa được tiêm đầy đủ mũi 1, mũi 2, phối hợp lãnh đạo địa phương để tổ chức tiêm chủng cho người lao động. Bên cạnh đó, các địa phương cần nhanh chóng tổng hợp số lượng người cần tiêm mũi 1, mũi 2 để Sở Y tế phân bổ vaccine phù hợp. Đặc biệt, các địa phương cần thông tin phổ biến cho người dân về việc tiêm mũi 1, mũi 2 theo các loại vaccine, vận động người dân tham gia tiêm chủng để được bảo vệ trước đại dịch. Tổ chức tiêm chủng Sở Y tế TP.HCM đề nghị địa phương tiếp tục duy trì và vận hành tốt các điểm tiêm trong và ngoài cơ sở y tế sẵn có. Lực lượng tiêm chủng đảm bảo công suất khoảng 200-250 mũi tiêm/ngày/đội tiêm để hoàn tất việc bao phủ vaccine đúng tiến độ. Hình thức tiêm chủng lưu động tiếp tục được đẩy mạnh để tăng khả năng tiếp cận vaccine cho người dân không thể đến được điểm tiêm cố định. Các điểm lưu động này có thể được tổ chức theo hình thức như xe tiêm lưu động, điểm tiêm riêng cho khu chung cư hoặc khu nhà trọ đông người, tổ tiêm tại nhà... Mỗi tổ tiêm gồm tối thiểu 2 nhân viên chuyên ngành y, có kiến thức về tiêm vaccine phòng Covid-19. Ngành y tế TP đề nghị các điểm tiêm chủng đối chiếu danh sách với thông tin trên Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Thông tin này sẽ là dự liệu để cấp giấy chứng nhận tiêm vaccine điện tử cho người dân trong thời gian tới. Sở Y tế TP.HCM đề nghị các cơ sở y tế tiếp tục duy trì đội tiêm đã thành lập, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu điều động. Đặc biệt, nhân viên tiêm chủng cần thực hiện đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế về khoảng cách giữa 2 liều vaccine, sàng lọc người thuộc nhóm thận trọng tiêm, hoãn tiêm hoặc chống chỉ định. Các đơn vị tiêm chủng cần nhập đầy đủ thông tin người được tiêm vaccine vào Hệ thống tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 để hoàn chỉnh dữ liệu lịch sử tiêm chủng của người dân. Theo thống kê của Sở Y tế TP.HCM, tính đến hết ngày 1/9, toàn thành phố đã có 6.225.960 người được tiêm vaccine Covid-19. Trong đó, người đã tiêm mũi 1 là hơn 5,8 triệu người, mũi 2 là 350.584 người. Tải Công văn 6312 tại file đính kèm. Bích Huệ Nguồn: Zingnews Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Ai sắp được tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 tại TP.HCM? | [] | train | 6b1cd9fa-01e4-4538-9c13-ba42a4d5a928 |
Nên hay không nên cấp hộ chiếu vắc xin? - Minh họa
Trong kế hoạch phục hồi nền kinh tế, TP. HCM đề xuất lưu hành một loại giấy gọi là “Hộ chiếu vắc xin”. Nhiều người đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả, tính công bằng,… của loại giấy này. Một trong những lý do nhiều người phản đối “hộ chiếu vắc xin” là vì họ cho rằng “vắc xin cũng chỉ hỗ trợ phần nào” chứ không làm tất cả chúng ta miễn nhiễm với bệnh tật! Theo mình, đây là một lập luận không thuyết phục!
Tổng hợp những ý kiến phản bác việc cấp hộ chiếu vắc xin, mình thấy có 2 luận điểm chính:1/ Vắc xin không giúp bạn an toàn 100%, nếu bạn tiêm rồi mà vẫn nhiễm thì bạn chính là nguồn nguy hiểm cho người chưa tiêm. => Đúng, chẳng có loại vắc xin nào trên đời này hạn chế được 100% khả năng lây nhiễm cả. Nhưng nếu không tiêm vắc xin thì khả năng hạn chế lây nhiễm là 0%, nếu tiêm vắc xin thì ít nhất tỉ lệ cũng là vài chục phần trăm, như vậy là đủ hiểu chúng ta NÊN tiêm vắc xin. Chuyện an toàn vắc xin thì như các bạn đã biết, dù rất nhiều người tẩy chay một số loại vắc xin hoặc có lý do để từ chối tiêm vắc xin tại Việt Nam tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, kể cả là báo chính thống hay các bài viết trên mạng, mình chưa thấy phàn nàn là tiêm vắc xin có ảnh hưởng gì quá tiêu cực tới sức khỏe. Tiếp theo, việc tiêm vắc xin ngoài giảm khả năng lây nhiễm còn giảm cả khả năng khiến bệnh tình trở nặng, trong trường hợp bạn chưa tiêm đủ 2 mũi thì khả năng nhiễm bệnh vẫn là có, tuy nhiên kháng thể trong vắc xin sẽ giúp bạn không phải nằm liệt giường, thở máy,… (tất nhiên loại trừ trường hợp bạn có bệnh nền) 2/ Thiếu công bằng cho người không tiêm? Vậy bạn có nghĩ đến công bằng cho người đã tiêm? Chẳng hạn có 80% người dân đã được tiêm chủng, chỉ 20% quyết định không tiêm. Lúc đó có thể xã hội sẽ vì 20% này mà trì trệ, không thể đi làm, đi học,… trở lại, tôi nghĩ đây mới là thiếu công bằng. Việc lưu hành hộ chiếu vắc xin chỉ cơ bản là phân rõ: Ai đã tiêm thì sẽ được quản lý theo nhóm riêng, với những quyền lợi nhất định, ai chưa tiêm thì chưa thể có những quyền đó vì chẳng ai đảm bảo được cơ thể bạn có kháng thể hay không (người đã tiêm thì hoàn toàn có thể kiểm tra lượng kháng thể) Ở Mỹ, cụ thể là New York, từng có thời điểm thị trưởng tuyên bố đội ngũ công chức, viên chức nhà nước của họ nếu không đồng ý tiêm vắc xin thì phải xét nghiệm Covid-19 liên tục 3 ngày 1 lần. (Chúng tôi từng làm video có chứa nội dung này, gắn ở phần bình luận). Chẳng hạn việc lưu hành hộ chiếu vắc xin được chính thức đưa vào hoạt động, khả năng cao các cơ quan chức năng sẽ có hình thức để quản lý những người chưa tiêm vắc xin nếu họ có như cầu được hoạt động như những người đã tiêm, ít nhất là họ sẽ phải xét nghiệm Covid-19 thường xuyên hơn. Tóm lại, cần thêm thời gian để tính toán, cân nhắc và hoàn thiện quy chế áp dụng “Hộ chiếu vắc xin”, tuy nhiên theo mình thì đây là chuyện nên làm, bởi nó đồng nghĩa với chúng ta đã có cách thích nghi với tình hình dịch bệnh, thậm chí là “chung sống” với dịch bệnh ở một mức độ kiểm soát nhất định! Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 07/09/2021 04:00:51 | Nên hay không nên cấp Hộ chiếu vắc xin: Hãy nhớ 1% còn tốt hơn là 0% | [] | train | 9849b3b2-cf79-49bc-98f5-2410017a60fc |
Phân vùng quận, huyện tại Hà Nội để chống dịch sau ngày 69 - Minh họa15h30 ngày 3-9, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội chủ trì họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Thông tin được UBND thành phố Hà Nội cung cấp tại cuộc họp báo cho biết, từ 6h ngày 6-9-2021 đến 6h ngày 21-9-2021, thành phố thực hiện phân theo 3 vùng trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, các con sông, kênh nước để tăng cường công tác phòng chống dịch; bảo đảm sản xuất, sinh hoạt; song song với hình thành các lớp để ngăn chặn lây lan và tập trung nhân lực, vật lực để phòng, chống dịch ở khu vực nguy cơ cao; tập trung có trọng tâm xử lý những đối tượng, khu vực có nguy cơ cao. Phương án cụ thể như sau: Phân vùng 1: Là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là "vùng đỏ", nhiều đối tượng nguy cơ cao. Gồm 15 đơn vị hành chính: - Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai. - Một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. - Về giao thông kết nối Vùng 2, Vùng 3: Có 53 đường qua sông/kênh, trong đó, đóng cứng 30 đường kết nối không thuận lợi cho giao thông và lập chốt kiểm soát tại 23 vị trí. Lực lượng liên ngành tham gia chốt do Công an thành phố chủ trì phối hợp các lực lượng quân đội, thanh tra giao thông, y tế, chính quyền địa phương; thực hiện trực 24/24 giờ. - Cơ chế vận hành: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam". - Vận chuyển cung ứng lưu thông hàng hóa: Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng, bảo đảm không đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an toàn lưu thông và cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, đặc biệt tại các khu cách ly, phong tỏa. Đối với các địa phương có ít hệ thống phân phối, sẽ bổ sung các hình thức lưu động. - An sinh xã hội: Thực hiện tốt an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, giúp người dân an tâm phòng, chống dịch. Tăng cường đội ngũ shipper vận chuyển hàng hóa thiết yếu theo đặt hàng của người dân. Phân vùng 2: Phân cách bởi hệ thống sông Hồng, sông Đuống với Vùng 1. Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh. Đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn, có thể chia thành phân khu trong phân vùng để tổ chức thực hiện đảm bảo “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” trong Vùng 2 cho các khu công nghiệp lớn vận hành thuận lợi. - Cơ chế vận hành: Tại khu vực nguy cơ cao “vùng vàng" và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh”, điều chỉnh theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng cho phù hợp với cơ chế vận hành các khu vực đô thị, sản xuất công nghiệp theo mô hình, mỗi cơ sở sản xuất là một pháo đài chống dịch, hỗ trợ khu vực "Vùng 1", bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương. Phân vùng 3: Vùng sản xuất nông nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, có mật độ và sinh hoạt dân cư đặc trưng nông nghiệp, có phần đô thị hóa với mật độ dân cư thấp. Chủ yếu được chia bởi sông Nhuệ, sông Đáy, toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện/thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện của Phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín. - Cơ chế vận hành: Theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng Phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ khu vực "Vùng 1", bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương. Cơ chế vận hành liên Phân vùng: Mục tiêu siết chặt Phân vùng 1. Kiểm soát luồng ra khỏi Phân vùng 1 sang Phân vùng 2 và Phân vùng 3. Đảm bảo chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng liên Phân vùng để không đứt gãy sản xuất và tiêu thụ thông qua xét nghiệm thường xuyên theo cơ chế kết hợp công - tư. Giảm tối đa người di chuyển liên vùng, kiểm soát chặt chẽ và chia sẻ áp lực chi phí xét nghiệm (test nhanh kháng nguyên, RT-PCR) khi có nhu cầu di chuyển liên vùng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các quận, huyện, thị xã quyết định việc phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hoạt động sản xuất cho phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh tại Phân vùng 2, Phân vùng 3. Theo báo Hanoimoi. | Phương án phân vùng 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 6-9 đến 21-9 | [] | train | f992a396-0616-4f42-a7ca-06985d656a25 |
Hà Nội công khai giá một số mặt hàng thiết yếu - Minh họaNhằm hướng tới bình ổn giá cả cũng như công khai thông tin về giá các mặt hàng thiết yếu, ngày 30/8, Sở Tài chính Hà Nội ban hành Công văn 5479/STC-QLG kèm danh mục bảng giá để người dân có thể tham khảo và tìm hiểu giá cả các mặt hàng thiết yếu trước khi tham gia vào mua sắm tiêu dùng cho gia đình trong những ngày giãn cách xã hội. Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy tại tại một số văn bản đã ban hành, nay Sở Tài chính ra văn bản công khai thông tin giá cả các mặt hàng thiết yếu trong thời gian thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND Thành phố. Cụ thể, các nhóm hàng thiết yếu được công khai giá bao gồm nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm rau củ, nhóm mỳ tôm, nhóm gia vị, nhóm đồ hộp, nhóm bánh… với tổng số 115 mặt hàng. Đồng thời, hướng dẫn người dân khai thác thông tin từ các trang thương mại điện tử của các hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn trên địa bàn thành phố như: Vinmart, Coopmart, Big C, AEON, Lotte, Metro... để người dân chủ động tham khảo cập nhật về giá bán các các mặt hàng thiết yếu, sử dụng các ứng dụng thông minh mua sắm Online trong thời gian giãn cách xã hội. Đối với nhóm lương thực, gạo Hải Hậu 115,600 đồng/túi 5kg, gạo Thái đỏ 120,900 đồng/túi 5kg, gạo nếp 27,500 đồng/túi 1kg, gạo Hương thơm Thái Dương 92,900 đồng/túi 5kg, gạo thơm ST25 Ruby Aan 195,000 đồng/túi 5kg, gạo ST 21 Ruby AAn 150,000 đồng/túi 5kg, gạo ST 24 Ruby AAn 175,000 đồng/túi 5kg, gạo Hương 9 rồng 129,200 đồng/túi 5kg… Nhóm thực phẩm, thịt nạc thăn heo Meat Deli 67,960 đồng/hộp 400gr, thịt đùi heo Meat Deli 63,960 đồng/hộp 400gr, thịt heo xay loại 1 Meat Deli 45,650 đồng/hộp 400gr, Nạc heo xay 52,000 đồng/hộp 300gr, thịt gà công nghiệp làm sẵn 50,000 đồng/1kg, thịt bò thăn 250,000 đồng/hộp 1kg, trứng gà đỏ 4,200 đồng/quả. Nhóm rau củ dao động từ 8.650 - 11.500 đồng/500gr; nhóm mỳ tôm, miến, phở dao động từ 3.000 - 9.100 đồng/gói. Giá được tham khảo tại một số công ty, siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Hapro, Vinmart, Big C, AEON, Coopmart… trên địa bàn Thành phố. Xem chi tiết Công văn 5479/STC-QLG Tải về. | Sở Tài chính Hà Nội ra văn bản công khai giá các mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách | [
{
"law_id": "17/CT-UBND",
"text": "Chỉ thị 17/CT-UBND"
}
] | train | e51daed8-f4e5-4f63-8f4f-673f1c53b114 |
Kêu gọi F0 đã khỏi bệnh tham gia chống dịch có trả lương - Minh họaTại cuộc họp báo chiều nay (2/9), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM nhận định các F0 đã được điều trị khỏi bệnh là nguồn lao động rất quý, sẽ được mời gọi, huy động tham gia công tác phòng chống dịch. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 1/9, tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 xuất viện là 116.337 trường hợp. Sau khi được điều trị khỏi, các F0 sẽ có nồng độ kháng thể nhất định trong cơ thể, có thể miễn nhiễm tạm thời với virus SARS-CoV-2. Hiện nay, nhân viên y tế ở trong các khu cách ly, bệnh viện phải làm rất nhiều việc khác ngoài chuyên môn, nếu có được lực lượng này hỗ trợ thì thành phố có thêm nguồn nhân lực chăm sóc người bệnh. Ông Nguyễn Hoài Nam nhận định đây là nguồn lao động rất quý, thành phố có thể vận động thậm chí là tuyển dụng có trả lương một phần những trường hợp F0 đã khỏi bệnh để tham gia công tác chăm sóc người bệnh tại các khu cách ly, bệnh viện. Theo kế hoạch, trước khi được tuyển dụng, các F0 đã khỏi bệnh sẽ được test nồng độ kháng thể ngay sau khi xuất viện khoảng 1 tuần, 1 tháng để bố trí công việc phù hợp. Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết: “Với lực lượng này chúng tôi nghĩ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngành y tế ở rất nhiều vị trí. Ví dụ như hỗ trợ công tác hướng dẫn, vệ sinh khử khuẩn, hỗ trợ điều dưỡng và rất nhiều công việc trong các khu điều trị, bệnh viện để nhân viên y tế “rảnh tay” tập trung chuyên môn”. Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 TP.HCM cho biết, tính đến 18h ngày 1/9, thành phố có 227.129 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 226.681 trường hợp trong cộng đồng, 448 trường hợp nhập cảnh. Hiện TP.HCM có hơn 41.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó có 2.890 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.749 bệnh nhân nặng đang thở máy và 19 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 1/9, TP có 3.369 bệnh nhân xuất viện và 217 trường hợp tử vong. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, số ca tử vong tại thành phố đang giảm dần. Nguồn: Tỷ Huỳnh/VOV-TP.HCM | TP.HCM mời gọi F0 đã khỏi bệnh tham gia chống dịch có trả lương | [] | train | 98ff1b5f-b02c-4a15-81b0-542c4a45faa7 |
Xét nghiệm Covid-19 miễn phí - Minh họaNgày 30/8/2021, trang chủ của Sở Công thương TP. HCM đăng tải bài viết liên quan đến việc xét nghiệm nhanh Covid-19 cho đội ngũ shipper trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý trong đó là danh sách các điểm xét nghiệm miễn phí cho shipper tại TP. HCM. Thực hiện Công văn 2925/UBND-ĐT ngày 29/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc lưu thông trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, Sở Công Thương đã làm việc với Sở Y tế và thống nhất hỗ trợ MIỄN PHÍ việc xét nghiệm nhanh cho các shipper tại các Trạm T tế lưu động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Công Thương đề nghị Quý Doanh nghiệp hướng dẫn shipper liên hệ Trạm Y tế lưu động tại quận/ huyện/ TP. Thủ Đức nơi shipper cư trú để thực hiện việc xét nghiệm nhanh hàng ngày hoặc 2 ngày/lần theo quy định của Công văn 2925. Đối với một số quận huyện có diện tích lớn và số lượng shipper nhiều, các đơn vị chủ động phân bổ, điều phối shipper để không tập trung quá đông tại điểm xét nghiệm. Tải Danh sách các trạm y tế lưu động xét nghiệm Covid-19 miễn phí Tải về. Tra cứu thông tin Shipper TẠI ĐÂY. | Danh sách hơn 400 điểm xét nghiệm miễn phí cho shipper tại TP.HCM | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-TTg"
}
] | train | 869731b2-c1a3-44fc-afb1-f682d8cb5a32 |
Ngày 20/6/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2609/QĐ-BYT ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, hướng dẫn một số biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám, chữa bệnh như sau:(1) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa theo đường lây truyền Thực hiện phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa qua đường không khí, đường tiếp xúc và đường giọt bắn tùy thuộc vào từng tình huống lâm sàng khi thăm khám, điều trị, chăm sóc người mắc hoặc nghi mắc COVID-19. - Phòng ngừa chuẩn: Áp dụng ở mọi người bệnh. Lưu ý hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm che mũi miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp và loại bỏ khẩu trang, khăn/giấy đã sử dụng vào đúng nơi quy định. - Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền: + Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí (Airborne Precautions): Áp dụng khi thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung hoặc khi phẫu thuật ở người mắc hoặc nghi mắc COVID-19. Nhân viên y tế cần mang khẩu trang N95. - Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet Precautions) và tiếp xúc (Contact Precautions): Áp dụng ở hầu hết các tình huống lâm sàng. + Người bệnh được sắp xếp vào buồng cách ly hoặc chung buồng với người bệnh COVID-19 khác. + Nhân viên y tế mang khẩu trang y tế và găng tay khi thăm khám, chăm sóc người bệnh COVID-19. Mang áo choàng giấy sử dụng một lần khi thực hiện các thủ thuật có nguy cơ văng bắn máu/dịch cơ thể. Tuân thủ nghiêm các quy định về vệ sinh tay. + Người bệnh, người nhà người bệnh luôn mang khẩu trang y tế, đặc biệt là khi di chuyển ra ngoài khu vực cách ly. (2) Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân - Tất cả nhân viên y tế khi thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc người bệnh COVID-19 tuân thủ đúng các bước lựa chọn, sử dụng, tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo hiệu quả an toàn theo nguy cơ lây nhiễm. - Khuyến khích người bệnh, người nhà người bệnh mang khẩu trang khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Không sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân không đạt tiêu chuẩn theo quy định. Không sử dụng lại phương tiện phòng hộ cá nhân dưới mọi hình thức. - Loại bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng nơi quy định. (3) Phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ở một số tình huống đặc biệt - Phẫu thuật người bệnh COVID-19: + Đảm bảo yêu cầu về thông khí buồng phẫu thuật. + Hạn chế nhân viên y tế vào buồng phẫu thuật. + Thành viên kíp phẫu thuật mang khẩu trang N95 và áo choàng vô khuẩn chống thấm máu dịch. - Bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao (người bệnh suy giảm miễn dịch, lọc máu chu kỳ, ung thư...): + Sắp xếp người bệnh theo khu vực riêng tùy điều kiện thực tế. Nhắc nhở, hạn chế người bệnh đi lại, tiếp xúc trong quá trình điều trị. + Hướng dẫn, nhắc nhở người bệnh, người chăm sóc người bệnh và khách thăm thực hiện vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp khi ho, vệ sinh phương tiện cá nhân và mang khẩu trang y tế. + Tư vấn người bệnh tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo lịch tiêm chủng và các hướng dẫn hiện hành về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của Bộ Y tế. + Cảnh giác, phát hiện sớm các dấu hiệu nghi mắc COVID-19, thực hiện chẩn đoán và điều trị COVID-19 kịp thời. + Nhân viên y tế tuân thủ nghiêm thực hành “phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây truyền” khi chăm sóc người bệnh COVID-19. Ngoài ra, tại Hướng dẫn còn nêu các biện pháp khác nhằm kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, như sau: - Tổ chức phát hiện sớm và cách ly kịp thời người mắc hoặc nghi mắc COVID-19. - Đảm bảo thông khí môi trường khu vực chăm sóc người bệnh. - Tăng cường thực hành vệ sinh tay. - Vệ sinh khử khuẩn các môi trường bề mặt và phương tiện vận chuyển, chăm sóc người bệnh. - Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. - Tăng cường đào tạo và giám sát tuân thủ các thực hành phòng ngừa ở nhân viên y tế. Lưu ý: “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định 2355/QĐ-BYT ngày 30/8/2022 và “Hướng dẫn lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Xem chi tiết tại Quyết định 2609/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 20/6/2023. | Bộ Y tế hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở KBCB | [
{
"law_id": "2609/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2609/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2355/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2355/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2171/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2171/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2609/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2609/QĐ-BYT"
}
] | train | 8c577899-6bad-49e9-8d3a-5b55ef2141d2 |
Shipper được hoạt động trở lại - Minh họa
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP. HCM diễn biến phức tạp, thành phố đã có nhiều chỉ đạo để tăng cường kiểm soát dịch bệnh, trong đó có việc ngừng phần lớn đội ngũ giao hàng công nghệ (shipper). Tuy nhiên trong bối cảnh nhu cầu cung ứng hàng hóa, lương thực của người dân cần được đáp ứng nhanh, kịp thời, UBND Thành phố vừa ra Công văn 2925/UBND-ĐT điều chỉnh một số hoạt động như sau:1. Thống nhất cho phép lực lượng giao hàng công nghệ (shipper) theo danh sách của Sở Công thương được lưu thông ra đường theo phạm vi 01 quận, huyện, Thành phố Thủ Đức trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. 1.1 Giao Sở Công thương làm việc với các doanh nghiệp quản lý shipper yêu cầu cung cấp danh sách thực hiện nghiêm các điều kiện về tiêm ngừa vắc xin phòng, chống COVID-19 và xét nghiệm nhanh âm tính để được hoạt động, cụ thể: - Đối với đội ngũ giao hàng (shipper) hoạt động ở 08 quận “vùng đỏ”: đã được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 (thực hiện xét nghiệm nhanh 01 ngày/01 lần theo mẫu gộp 03 người, thời gian xét nghiệm hàng ngày vào lúc 05 giờ 00 phút đến 06 giờ 00 phút sáng do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm Y tế lưu động của 312 nhường xã thị trấn trên địa bàn Thành phố). Đối với đội ngũ giao hàng (shipper) hoạt động ở 14 quận, huyện còn lại: đã được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 (thực hiện xét nghiệm nhanh 02 ngày/01 lần theo mẫu gộp 03 người do lực lượng quân y thực hiện tại các Trạm Y tế lưu động của 312 phường, xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố cho đến hết thời gian ngày 06 tháng 9 năm 2021). 1.2 Giao Công an Thành phố thống nhất với Sở Công thương về phương án hoạt động của lực lượng shipper (chỉ hoạt động trong phạm vi 01 quận, huyện, Thành phố Thủ Đức), kiểm tra thường xuyên hoạt động của các lực lượng shipper nêu trên theo hình thức kiểm tra là tra cứu trực tuyến thông tin shipper khi lưu thông ra đường trong thời gian giãn cách xã hội đảm bảo theo các quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời, cần xử lý nghiêm khi có hành vi vi phạm. 1.3 Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn mình quản lý, chịu trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng có liên quan kiểm tra hoạt động của các shipper đảm bảo các yêu cầu nêu trên về phòng, chống dịch. 2. Thống nhất giao Công an Thành phố cấp bổ sung cho Sở Công thương khoảng 20.000 giấy đi đường cho nhân viên hệ thống bán lẻ để bổ sung thêm lực lượng chuẩn bị đơn hàng và thực hiện các gói combo, đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân (các nhân viên được cấp giấy đi đường phải đảm bảo điều kiện đã được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vắc xin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với COVID-19 02 ngày/01 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho đến hết thời gian ngày 06 tháng 9 năm 2021, và phải có phân chia ca, thời gian hoạt động). 3. Thời gian thực hiện các nội dung chỉ đạo nêu trên là từ ngày 30 tháng 8 năm 2021 cho đến khi có thông báo mới. | Công văn 2925: Shipper tại TP. HCM được hoạt động trở lại trong phạm vi quận từ 30/8 | [] | train | 886341e9-228e-4953-b0b4-21b3f69f9a54 |
Xử lý hành vi "bom" hàng mùa dịch - Minh họaTrong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng, các cơ quan chức năng đi chợ giúp người dân thì một phường tại quận Tân Phú (TP HCM) lại bị "bom hàng" tới 30 đơn khiến dư luận bức xúc. Nhằm tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội, chính quyền các địa phương tại TP HCM đã tổ chức thực hiện việc đi chợ giúp người dân. Đây là biện pháp cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện trong thực tế còn gặp một số khó khăn, mới đây nhất là tình trạng trong ngày 27-8, một phường ở quận Tân Phú (TP HCM) đã bị "bom hàng" 30 đơn. Từ vụ việc này, vấn đề pháp lý được đặt ra đó là hành vi "bom hàng" có vi phạm pháp luật và có bị xử lý hay không? Thứ nhất, pháp luật hiện hành không có bất cứ thuật ngữ hay quy định nào về việc "bom hàng". Tuy nhiên, có thể hiểu đây là việc bên bán hàng và bên mua hàng tự mình hoặc thông qua bên thứ ba (trường hợp này là đại diện địa phương) thỏa thuận, xác lập thành công việc mua hàng. Nhưng khi thực hiện việc giao, nhận hàng và thanh toán thì bên đặt hàng không thực hiện giao dịch đó (cố tình không nghe điện thoại, hoặc từ chối không nhận hàng). Thứ hai, căn cứ quy định tại Điều 116, 119, Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp này, giao dịch giao đặt hàng được xem là việc các bên đã xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, khi hợp đồng được xác lập, mỗi bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giao đặt hàng, cụ thể với bên mua là phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền mua. Nếu không thực hiện thì vi phạm thỏa thuận của hai bên và quy định của pháp luật dân sự. Trách nhiệm pháp lý phải chịu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều 360, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, việc này chỉ xảy ra trong trường hợp người bị bom hàng tiến hành khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nói cách khác, nếu người bị bom hàng không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người bom hàng đối với người bị bom hàng không được đặt ra. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, các văn bản hướng dẫn xử lý, truy cứu trách nhiệm pháp lý do vi phạm các quy định liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cũng chưa có bất cứ chế tài nào xử lý hành chính nào đối với người bom hàng. Mặt khác, vì đây chỉ là giao dịch dân sự nên không có căn cứ để quy kết trách nhiệm hình sự. Khi pháp luật chưa có chế tài hành chính hay hình sự, thì việc giải quyết những vấn đề như trên chỉ dừng lại ở góc độ pháp luật dân sự. Việc này chỉ được thực hiện theo nguyện vọng của chủ thể bị bom hàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp thì việc yêu cầu bồi thường dân sự hầu như không xảy ra, cho nên không có ý nghĩa chấn chỉnh ý thức và thái độ của một phận người dân. Do vậy, giải pháp tối ưu nhất cần làm là chính quyền từng địa phương cần tăng cường động viên, vận động người dân tuân thủ, đồng lòng phối hợp, thực hiện đúng các quy định, chỉ đạo của cơ quan ban ngành, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chỉ đặt hàng thử", "đặt cho vui". Đối với mô hình đi chợ giúp người dân, có thể tăng cường rà soát đơn hàng, xác nhận lại với người đặt mua hàng cụ thể về việc có mua hàng hay không? Trường hợp không nhận hàng phải có lý do chính đáng. Việc "bom hàng" trong thời gian dịch bệnh diễn ra căng thẳng, đi lại khó khăn là điều khó chấp nhận, do đó mỗi người dân cần ý thức việc làm của mình để tránh ảnh hưởng công việc chung. Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM) Nguồn: Báo NLĐ | 'Bom hàng' mùa dịch, hành vi khó chấp nhận | [
{
"law_id": "91/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Dân sự 2015"
}
] | train | 9b807f9a-43ec-4f81-8d50-035c7337c3c3 |
Chưa được cập nhật thông tin có được tiêm mũi 2 - Minh họaHiện nay, có tình trạng một số người dân dù đã được tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ nhất, nhưng không được cơ quan y tế cấp giấy xác nhận tiêm; mất giấy xác nhận tiêm hoặc có giấy xác nhận nhưng khi tải ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” thì lại không được cập nhật dữ liệu. Những trường hợp này có được tiêm mũi vắc xin thứ 2 hay không và phải làm gì để được cập nhật dữ liệu tiêm chủng? Trước hết, xin khẳng định cho dù đã làm mất giấy xác nhận tiêm hoặc không được cấp giấy xác nhận tiêm chủng thì chỉ cần bạn điền vào giấy đồng ý tiêm chủng, cơ quan chức năng vẫn sẽ cập nhật tên bạn vào danh sách tiêm chủng đợt 1, sau đó căn cứ vào nguồn cung và chính sách phân bổ vắc xin của từng địa phương mà họ sẽ lập danh sách tiêm đợt 2. Về trường hợp chưa được cập nhật thông tin tiêm đợt 1 lên cơ sở dữ liệu tiêm chủng quốc gia, ông Nguyễn Trường Nam- Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông, Bộ Y tế cho biết: "Việc sau khi tiêm mũi 1 chưa có chứng nhận tiêm trên hệ thống tiêm chủng do nhiều cơ sở tiêm chưa triển khai tiêm trên Nền tảng tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 nên dẫn đến chưa có thông tin chứng nhận tiêm điện tử trên trên Cổng thông tin tiemchungcovid19.gov.vn hoặc trên app Sổ sức khỏe điện tử" Tuy nhiên, trường hợp bị thất lạc giấy xác nhận tiêm lần 1 và không có thông tin chứng nhận tiêm trên cổng thông tin tiêm chủng hay Sổ sức khỏe điện tử thì người dân vẫn được tiêm mũi 2 vì đã nằm trong danh sách kế hoạch tiêm của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã lập danh sách tiêm và gửi cho cơ sở tiêm vaccine khi đến lịch tiêm mũi 2. (Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế) Hiện nay, Sở Y tế TP. HCM cho biết sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân để chỉnh sửa thông tin tiêm chủng trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Để điều chỉnh thông tin tiêm chủng, người dân cần cung cấp đầy đủ thông tin, đính kèm ảnh chụp “Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19” (Điền mẫu đơn và đính kèm ảnh TẠI ĐÂY) Sau khi đã được cập nhật đầy đủ thông tin trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, bạn có thể tham khảo cách đăng ký tiêm mũi 2 TẠI ĐÂY. | Phải làm gì khi đã tiêm mũi 1 nhưng chưa được cập nhật thông tin? Liệu có được tiêm mũi 2 không? | [] | train | 05feda4f-18a1-4264-a154-6b6e3206c235 |
Hỗ trợ thêm 10 nhóm đối tượng lao động tại Hà Nội - Minh họa
UBND thành phố Hà Nội ban hành chính sách đặc thù của Hà Nội hỗ trợ 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 chưa được quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời TP Hà Nội cũng bổ sung 500 tỉ đồng để người lao động và người sử dụng lao động được vay vốn phục hồi kinh tế.
Để kịp thời hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng và đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã rà soát đối tượng, tổng hợp và có tờ trình UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 nhưng chưa quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở đề xuất của Sở LĐTB&XH Hà Nội, Ban thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy đã họp và thống nhất đồng ý về chủ trương; Thường trực HĐND thành phố đã họp và đồng ý ban hành nghị quyết quy định các chính sách đặc thù của thành phố đối với 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 chưa được quy định Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/TTg và Quyết định số 3642/QĐ-UBND.
Đồng thời UBND thành phố Hà Nội bổ sung 500 tỉ đồng ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội Hà Nội để người lao động và người sử dụng lao động được vay vốn phục hồi kinh tế sau thời gian giãn cách xã hội.
Theo rà soát của Sở LĐTB&XH, dự kiến có khoảng trên 324.000 đối tượng được hỗ trợ chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội, với tổng kinh phí dự kiến hơn 345 tỉ đồng.
10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, bao gồm:
1. Hỗ trợ hộ nghèo
2. Hỗ trợ hộ cận nghèo
3. Hỗ trợ đối tượng BTXH đang hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng
4. Hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội đã được tiếp nhận vào Trung tâm BTXH nhưng đang sống tại gia đình, chưa vào lại Trung tâm do ảnh hưởng của COVID-19.
5. Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
6. Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do hộ kinh doanh tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.
7. Người lao động làm việc tại hộ kinh doanh (có ký hợp đồng lao động với người lao động và có đóng bảo hiểm xã hội) chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
8. Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và không thuộc đối tượng được quy định tại chương IV Quyết định số 23/QĐ-TTg.
9. Người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động nhưng phải chấm dứt hợp đồng lao động và không thuộc đối tượng được quy định tại chương VI Quyết định số 23/QĐ-TTg phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch COVID-19.
10. Hỗ trợ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục (có trụ sở chính tại Hà Nội và do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định) phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu cơ quan nhà nước về phòng chống dịch COVID-19.Nguyễn Hà Nguồn: Báo Lao động | Hà Nội hỗ trợ thêm 10 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 | [
{
"law_id": "68/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết số 68/NQ-CP"
},
{
"law_id": "3642/QĐ-UBND",
"text": "Quyết định số 3642/QĐ-UBND"
},
{
"law_id": "23/2021/QĐ-TTg",
"text": "Quyết định số 23/2021/TTg"
}
] | train | 2dac38c1-9679-4a7b-97d6-84526cc91cdf |
Hướng dẫn thực hiện cách ly xã hội tại TP. HCM - Minh họa
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP. HCM đã ban hành Công văn 2279/UBND-VX nhằm thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điểm hiện nay, trong đó có yêu cầu tạm dừng một số các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu với mong muốn người dân Thành phố cùng điều chỉnh các hành vi, sinh hoạt thường ngày và hạn chế tối đa việc di chuyển, tập trung đông người, góp phần kiểm soát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố
Tuy nhiên, trên thực tế, có một bộ phận người dân gặp khó khăn từ việc tạm dừng các dịch vụ ăn uống mang về trong vòng 15 ngày, kể từ 00 giờ 00 ngày 09 tháng 7 năm 2021; để kịp thời giải quyết khó khăn trên, đồng thời triển khai nghiêm túc nội dung Công văn 2279/UBND-VX; Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục ban hành Công văn 2292/UBND-VX ngày 9/7/2021, chỉ đạo:
1. Giao Sở Công Thương có văn bản yêu cầu các hệ thống phân phối (SaiGon Co.op, Satra, MM.Mega Market, Bách Hóa Xanh, VinMart, Family Mart, AEON, Vissan...) tăng lượng hàng cung ứng thực phẩm chế biến sẵn đảm bảo hàng hóa đầy đủ trên các quầy, kệ với chủng loại đa dạng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân; phối hợp hệ thống giao hàng online, các hình thức phân phối trực tiếp đến tận tay người dân khi có yêu cầu.
2. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chủ động nắm bắt các khó khăn của người dân trên địa bàn, nhất là các hộ gia đình không thể tự nấu ăn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời, thông qua các hình thức sau:
- Hướng dẫn người dân có thể đến mua thực phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện đang hoạt động hoặc đặt hàng thông qua các ứng dụng công nghệ.
- Hỗ trợ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày bằng các hình thức phù hợp: Tổ chức lực lượng tình nguyện viên của Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên hỗ trợ “đi chợ thay”; trực tiếp đặt hàng qua điện thoại tình nguyện viên và giao trực tiếp đến các đối tượng nêu trên;
- Chủ động cung cấp các suất ăn miễn phí cho người già neo đơn, người bệnh và các đối tượng khác.
UBND Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân trên địa bàn và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để yên tâm thực hiện giẫn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và cùng thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Coid-19 trên địa bàn Thành phố.Tải Công văn 2292 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi vankhanhnhu lúc: 10/07/2021 02:54:36 | Chỉ đạo mới của TP.HCM: Sẽ phân phối trực tiếp hàng hóa đến tận tay người dân khi có yêu cầu! | [
{
"law_id": "16/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 16/CT-TTg"
}
] | train | 37c76482-782b-4218-9740-3b96e3c15774 |
Kế hoạch tiêm vắc xin cho người dân Hà Nội - Minh họaNgày 7/5/2021, UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch 118/KH-UBND triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2022. Bài viết sẽ thông tin đến bạn đọc chi tiết về đối tượng, thời gian, chi phí tiêm vaccine này. Cụ thể, Kế hoạch nêu rõ: *Về thời gian: Năm 2021 và 2022. *Về đối tượng triển khai: Đối tượng 1: (đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ) a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: - Người làm việc trong các cơ sở y tế. - Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...). - Quân đội; Công an. b) Nhân viên, cán bộ ngoại giao làm việc tại Việt Nam và của Việt Nam được cử đi nước ngoài; Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh. c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp | dịch vụ điện, nước... d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người. đ) Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi. e) Người sinh sống tại các vùng có dịch. g) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội. h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, | lao động ở nước ngoài. i) Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch. Đối tượng 2: Người từ 18 đến 65 tuổi không thuộc các nhóm đối tượng nêu trên. *Về phạm vi triển khai: Trên toàn bộ địa bàn thành phố Hà Nội. *Về hình thức triển khai: - Tổ chức tiệm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên. - Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động. - Tổ chức tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên. 6. Lộ trình triển khai - Tiêm cho đối tượng ưu tiên theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế. - Tiêm cho đối tượng khác (đối tượng 2) sẽ được triển khai trên cơ sở nguồn cung vắc xin (nguồn nhập khẩu hoặc nguồn sản xuất trong nước) Xem chi tiết Kế hoạch tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Kế hoạch 118/KH-UBND: Toàn bộ người dân Hà Nội từ 18-65 tuổi được miễn phí tiêm vắc xin Covid-19 | [] | train | b8115ec5-1446-4a49-8241-f86015d20763 |
Các hoạt động phải dừng/được tiếp tục tại Hà Nội để phòng, chống dịch - Minh họaCuối ngày 5/5/2021, UBND TP. Hà Nội ra Chỉ thị hỏa tốc 11/CT-UBND về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đáng chú ý trong văn bản này là quy định phòng, chống dịch trong các cơ sở dịch vụ, sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách và tại các chung cư cao tầng, các khu trung tâm dịch vụ. Cụ thể, chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội như sau: - Dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc. Đối với nhà hàng ăn, uống phục vụ trong nhà yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 1m giữa người với người hoặc có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà. - Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong vận chuyển hành khách công cộng: Hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, khai báo y tế, có dung dịch để sát khuẩn tay; lập danh sách hành khách (họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) đối với hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe. - Thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại hộ gia đình, chung cư, trường học, trụ sở làm việc, hội họp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy... theo Quyết định 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế ban hành số tay hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới. - Dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, Karaoke, quán Bar, vũ trường, Game, Internet các rạp, trung tâm chiếu phim; các cơ sở dịch vụ spa, massage, xông hơi, phòng tập gym; các hoạt động tập thể dục, thể thao, các sự kiện tập trung đông người tại khu vực công cộng, vườn hoa, công viên cho đến khi có chỉ đạo mới của Ban Chỉ đạo Thành phố. Thực hiện việc hiếu, hỷ văn minh, hạn chế tối đa tập trung đông người và đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. | [CHỈ THỊ HỎA TỐC] TOÀN BỘ những hoạt động phải dừng/được tiếp tục để phòng, chống Covid-19 tại HÀ NỘI | [
{
"law_id": "3888/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 3888/QĐ-BYT"
}
] | train | 7ea371df-2bcc-47ab-b744-be29a239917d |
Điều kiện sử dụng vắc xin Covid-19 của Nga - Minh họaNgày 23/3/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 1654/QĐ-BYT phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc xin được Nga gửi tặng có tên SPUTNIK V (Gam-COVID-Vac). 9 điều kiện trên bao gồm: 1. Vắc xin Gam-COVID-Vac được phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Trung tâm nghiên cứu, sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (POLYVAC) cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam tính đến ngày 25/02/2021 và cam kết của POLYVAC về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp cho Bộ Y tế Việt Nam. 2. POLYVAC có trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vắc xin phản hồi kịp thời các yêu cầu từ Bộ Y tế Việt Nam để bổ sung thêm dữ liệu hoặc các yêu cầu khác có liên quan đến vắc xin Gam-COVID-Vạc và chủ động cung cấp, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến vắc xin Gam-COVID-Vac cho Bộ Y tế Việt Nam trong suốt quá trình phát triển sản phẩm. 3. POLYVAC có trách nhiệm phối hợp với cơ sở sản xuất vắc xin đảm bảo các điều kiện sản xuất vắc xin Gam-COVID-Vac nhập khẩu vào Việt Nam và đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng của lô vắc xin Gam-COVID-Vac nhập khẩu vào Việt Nam. 4. POLYVAC phối hợp với đơn vị phân phối sử dụng vắc xin Gam-COVIDVac triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vắc xin này tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 5. POLYVAC phải phối hợp với Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo trong việc tiến hành triển khai đánh giá lâm sàng tại Việt Nam về tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Gam-COVID-Vac. 6. POLYVAC phải phối hợp với Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế về xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vắc xin Gam-COVID-Vac trước khi đưa ra sử dụng. 7. POLYVAC phải phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin Gam-COVID-Vac cho các cơ sở tiêm chủng. 8. POLYVAC phải phối hợp với Bộ Y tế Việt Nam để triển khai quản trị rủi ro đối với vắc xin Gam-COVID-Vac trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam. 9. Việc sử dụng vắc xin Gam-COVID-Vac phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam. Xem chi tiết Quyết định 1654 tại file đính kèm dưới đây. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | 9 điều kiện để phê duyệt sử dụng vắc xin Covid-19 do Nga tài trợ | [] | train | 69e8bdaa-587d-43c3-ae98-c447626e805f |
Biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch tại các cảng hàng khôngTrước những diễn biến phức tạp tại điểm dịch Sân bay Tân Sơn Nhất, Ngày 12/2/2021, Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn 1305/BGTVT-CYT V/v tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 tại các Cảng Hàng không. Trong đó có 2 nội dung đáng chú ý. Một là, kiểm tra và nhắc nhở cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị và hành khách thực hiện nghiêm yêu cầu SK trong phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, khử khuẩn, không tập trung đông người, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, khai bảo y tế). - Phổ biến, truyền thông về sử dụng khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn tại Quyết định 1053/QĐ-BYT ngày 06/02/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng (gửi kèm Công văn này) - Hướng dẫn hành khách khai báo y tế điện tử khi làm thủ tục trực tuyến tại website: https://tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Tờ khai y tế (Vietnam Health Declaration) mục Khai y tế nội địa. Từ chối vận chuyển các trường hợp không thực hiện khai báo y tế và các quy định về an toàn dịch bệnh. - Yêu cầu tất cả cán bộ nhân viên, người lao động của đơn vị cài đặt ứng dụng truy vết Bluezone và phải thường xuyên bật Bluetooth để ứng dụng hoạt động hiệu quả, nhằm cảnh báo sớm nguy cơ tiếp xúc với người nhiễm, người nghỉ nhiễm và giúp cơ quan chức năng phát hiện, truy vết nhanh những người có khả năng bị lây nhiễm. - Hướng dẫn, nhắc nhở hành khách đứng giãn cách khi làm thủ tục tại sân bay, Tăng số lượng xe buýt trung chuyển hành khách từ nhà ga ra máy bay và ngược lại để đảm bảo giữ khoảng cách hành khách trên xe. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch khác theo hướng dẫn tại Công văn 7234/BGTVT-CYT ngày 26/7/2020 của Bộ Giao thông vận tải. Hai là, tăng cường các trang bị phòng hộ cá nhân (bộ quần áo chống dịch, khẩu trang, găng tay...) cho toàn bộ nhân viên làm việc tại các cảng hàng không để hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp với hành khách phải được trang bị kính chống giọt bắn và thường xuyên xét nghiệm SAR-CoV-2, đảm bảo có kết quả âm tính trước khi vào làm việc (nếu có yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan y tế). Xem chi tiết Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 1305/BGTVT-CYT: 2 biện pháp tăng cường ngăn ngừa dịch Covid-19 tại các Cảng Hàng không | [
{
"law_id": "1053/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 1053/QĐ-BYT"
}
] | train | 64e5044e-27e2-44be-957f-97df21a3098d |
Công văn hỏa tốc của BGTVT về phòng, chống COVID-19
Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 5/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19, ngày 11/1/2021, Bộ GTVT có Công văn 207/BGTVT-CYT, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện 7 nhiệm vụ sau đây.
1. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình.
2. Yêu cầu mọi công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp “5K” gồm: khẩu trang - khử khuẩn – khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế.
3. Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết, nếu có thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay… theo đúng quy định
4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không, Hàng hải, Đường sắt, Đường thủy nội địa tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo vận tải an toàn, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, trong đó:
- Tăng cường chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong phạm vi quản lý.
- Thông báo tới các đơn vị kinh doanh vận tải siết chặt và củng cố các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
- Bắt buộc đeo khẩu trang đối với tất cả người điều khiển phương tiện, tiếp viên, người phục vụ và hành khách
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các nơi có nguy cơ cao như nhà ga, sân bay, bến xe, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
5. Cục hàng không Việt Nam thực hiện:
- Tạm dừng cấp phép chuyến bay về VN từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể mới của virus SARS_CoV-2 và đang có dịch diễn biến phức tạp, trước hết là từ Anh, Nam Phi.
- Yêu cầu các hãng hàng không VN và nước ngoài thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
6. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện:
- Phối hợp với cơ quan Biên phòng, Kiểm dịch y tế tăng cường công tác quản lý, kiểm soát, hạn chế tối đa thay đổi thuyền viên.
- Phối hợp với các cảng, các công ty hoa tiêu có biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch cho những người có tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên.
- Phổi hợp với các dịa phương có hiện pháp quản lý chặt chẽ thuyền viên và hành khách đi tàu.
7. Trung tâm Công nghệ Thông tin phối hợp với Cục Y tế GTVT, các Cục, Tổng cục chuyên ngành, Sở GTVT cấp tỉnh và Tổ Công nghệ Thông tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khẩn trương triển khai thực hiện “Bản đồ chung sống án toàn với dịch COVID-19”. Đối với các phương tiện giao thông công cộng, cập nhật thông tin lên ứng dụng “An toàn COVID – 19”.Xem đầy đủ Công văn tại file đính kèm cuối bài. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm Cập nhật bởi hiesutran159 lúc: 13/01/2021 02:38:51 | Công văn 207/BGTVT-CYT: Bộ GTVT yêu cầu tạm dừng cấp phép các chuyến bay về VN từ Anh, Nam Phi | [
{
"law_id": "01/CT-TTg",
"text": "Chỉ thị 01/CT-TTg"
}
] | train | c29c2228-b6c5-4317-91bc-8214f327701f |
Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023 được Bộ Y tế ban hành ngày 19/5/2023 ban hành Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023.
Theo đó, Bộ Y tế có khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 mới nhất năm 2023 đến từ WHO nhằm thực hiện việc tiêm chủng như sau:
(1) Khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 của Tổ chức Y tế thế giới * Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới - Theo khuyến cáo của WHO ngày 21/01/2022: + Các quốc gia có tỳ lệ bao phủ mũi cơ bản vắc xin phòng COVID-19 thấp trước tiên cần tập trung tăng cao tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản cho các nhóm cỏ mức độ ưu tiên cao. Các quốc gia đà đạt tỷ lệ bao phủ mũi cơ bản từ trung bình đến cao cần tập trung tăng cao tỷ lệ bao phủ mùi nhắc lại cho các nhóm cỏ mức độ ưu tiên cao trước khi triển khai tiêm vắc xin cho các nhóm có mức độ ưu tiên thấp. Trẻ em cần được tiếp tục tiêm chủng đầy đủ các vắc xin ưong tiêm chủng thường xuyên theo khuyến cáo. + Khi đại dịch COV1D-19 tiếp tục điền biến phức tạp, có thể tiêm bổ sung các mũi nhắc lại tiếp theo (sau tiêm nhắc lần 2) cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Các liều nhắc lại này được khuyến cáo tiêm từ 4 đến 6 tháng sau khi hoàn thành mũi tiêm trước đó. - Lộ trình của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong giai đoạn 2022 2023 cập nhật ngày 21/1/2022: + Mục tiêu 1: Giảm bền vững tỷ lệ mắc bệnh nặng và tứ vong do COVID-19, trong đó đảm bảo tất cả đổi lượng thuộc nhóm ưu tiên cao nhất và nhóm ưu tiên cao được tiêm vắc xin theo đúng lịch trình được khuyến nghị và duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao nhất có thể đối với các nhóm ưu tiên trung bình và tiếp tục mở rộng đến các nhóm ưu tiên thấp theo đúng lịch trình tiêm được khuyến nghị. + Mục tiêu 2: Lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên. - Theo khuyến cáo của WHO cập nhật ngày 30/3/2023: + Đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19 được ưu tiên cao là người cao tuổi, người lớn với bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý miễn dịch kế cả trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, phụ nữ có thai và cán bộ y tế tuyến đầu. Bên cạnh đó, đối tượng ưu tiên trung binh là người lớn khỏe mạnh dưới 50 hoặc 60 tuổi không có bệnh nền. trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các bệnh nền; đối tượng ưu tiên thấp là ưè em và trẻ vị thành niên từ 6 tháng tới 17 tuổi 4. - Lộ trình của SAGE và WHO5 khu vực Tây Thái Bình Dương về việc sử dụng vắc xin COV1D-19 trong bối cảnh Omicron và khả năng miễn dịch đáng kể trong quần thể cập nhật đến 30/3/2023 như sau: + Nhóm ưu tiên cao: tiêm thêm một mũi tiêm nhắc cách mũi tiêm trước từ 6-12 tháng (bất kể đã tiêm bao nhiêu mũi trước gió). Đối với phụ nữ có thai, việc tiêm vắc xin giúp bảo vệ cho thai nhi và trẻ em dưới 6 tháng tuổi. + Nhóm ưu tiên trung bình: cần tiêm đủ các mũi cơ bản và mùi tiêm nhấc. Hiện tại. SAGE không khuyến cáo tiếp tục tiêm nhắc cho nhóm này. + Nhóm ưu tiên thấp: các mũi tiêm cơ bản và mũi tiêm nhắc là an toàn và hiệu quả cho nhóm trẻ từ 6 tháng tới 17 tuổi. Các quốc gia nên xem xét kỹ các yếu tố về tình hình dịch tề. chi phí - hiệu quả và các ưu tiên khác trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng COVID19 cho nhóm trẻ từ 6 tháng tới 17 tuổi. - Hình thức tiêm chùng: Xem xét việc thay đổi hình thức triển khai từ tiêm chủng chiến dịch sang lồng ghép vào tiêm chủng thường xuyên. - Tiêm chủng cho ưè em: Trong bối cảnh hiện tại và tỷ' lệ tiêm các vắc xin trong tiêm chủng thường xuyên thấp thì tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm từ 6 tháng đến 17 tuổi có hiệu quả thấp hơn rất nhiều so với việc tập trung cho tăng cường tiêm chủng thường xuyên. - Các quốc gia có thể sử dụng vắc xin nhị giá (BA.5 bivalent mRNA) để tiêm các mũi cơ bản cũng như các mũi tiêm nhắc. - Chưa có khuyến cáo về tiêm nhắc vắc xin COVID-19 hàng năm. kẻ cả cho nhóm ưu tiên * Khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế Căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vả các tổ chức quốc tế khác cũng như kinh nghiệm triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các quốc gia. ngày 11/11/2022, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Tại thời điểm hiện nay, chưa triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi mà cần tập trung nguồn lực vào các hoạt động nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng đã có hướng dẫn như mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, mũi cơ bản cho bé từ 5 đến dưới 12 tuổi: Chưa khuyến cáo tiêm liều nhắc lại lần thứ 3 (mũi 5) vắc xin phỏng COVID-19 vã nhắc lại hàng năm. Ngày 17/4/2023, Hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Việc sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của WHO ngày 30/3/2023 là cần thiết; cần tiếp tục theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình triển khai trên thể giới và việc triển khai tiêm chủng tại Việt Nam để có cơ sở xem xét đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vắc xin trong thời gian tới tại Việt Nam. (2) Chiến lược sử dụng vắc xin COVID-19 tại Việt Nam - dụng tối đa các loại vắc xin hiện có, đặc biệt là vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hoặc đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp 6 và vắc xin đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. - Áp dụng các cách thức phối hợp các loại vắc xin phòng COVID-19 khác nhau căn cứ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng vắc xin của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới để lại hiệu quà miễn dịch cao, đàm bảo an toàn. - Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo khuyến cáo của WHO. - Sử dụng vắc xin theo nhu cầu đề xuất của địa phương, nhu cầu của người dân và lượng vắc xin được cung ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Xem thêm Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023 có hiệu lực từ ngày 19/5/2023. | Khuyến cáo sử dụng vắc xin Covid-19 mới nhất năm 2023 đến từ WHO | [
{
"law_id": "2227/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023"
},
{
"law_id": "2227/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 2227/QĐ-BYT năm 2023"
}
] | train | 1169a2a2-4271-484f-95e8-5d038e0830f8 |
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân vừa có bài nhận định và đánh giá về dịch COVID-19 trên thế giới: Các nước đang bước vào làn sóng COVID-19 lần thứ 2 và bài học cho Việt Nam. Mời bạn đọc xem toàn văn bài viết.I. Dịch COVID-19 đang gia tăng lây nhiễm mạnh trên toàn cầu, ở các châu lục với mức độ và các giai đoạn khác nhau. Dịch COVID-19 diễn ra từ tháng 1-2020 tại Trung Quốc, đến nay đã lan ra 213 nước, với quy mô và tốc độ chưa từng có. Ngày 10-1-2020 có người chết đầu tiên vì COVID-19 tại Vũ Hán, ngày 2-4-2020 có 204 nước bị nhiễm COVID-19, 1 triệu người bị nhiễm và 53,1 nghìn người chết. Ba tháng sau, ngày 3-7-2020 tức là sau 6 tháng có dịch, số người bị nhiễm COVID-19 là 11 triệu người và số người chết là 532,8 nghìn người. Dự báo ngày 11-8-2020 sẽ có hơn 20 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới (hình 1). Virus Corona chủng mới (gọi là SARS-CoV-2) đã phải cần đến 92 ngày để lây lan đến 1 triệu người nhiễm đầu tiên trên toàn thế giới, song chỉ cần 13 ngày là lây thêm 1 triệu người và bây giờ chỉ cần 4 ngày là có thêm 1 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới. Châu Mỹ với 53 nước, khoảng 1.014 triệu dân, là lục địa có số lượng người nhiễm COVID-19 mạnh nhất thế giới, với 10.612.762 người nhiễm, 388.022 người chết và 3.875.705 người đang điều trị ở các bệnh viện. Đến nay, sau 200 ngày COVID-19 lây nhiễm ở châu Mỹ, số người nhiễm và người đang điều trị tiếp tục tăng, chưa biết khi nào mới giảm (hình 2). Cứ 1 triệu dân thì có hơn 10.000 người nhiễm, 3.800 người đang điều trị ở bệnh viện và gần 400 người chết. Châu Âu với 49 nước và 831 triệu dân, có số người nhiễm bằng 1/3 châu Mỹ, với 3.246.696 người nhiễm, 211.426 người chết và 491.216 người đang điều trị ở bệnh viện, song mức độ lây nhiễm đã chậm lại. Số người đang điều trị ở các bệnh viện sau khi đạt đỉnh vào ngày 15-5-2020, sau đó giảm dần, nhưng khá chậm (hình 3). Gần đây, việc lây nhiễm có chiều hướng tăng trở lại. Số người đang điều trị ở các bệnh viện tăng lên và cứ 1 triệu dân thì có hơn 3.900 người nhiễm, gần 600 người đang điều trị và 260 người chết. Châu Á với 48 nước, 4.490 triệu dân, có số người nhiễm cao hơn châu Âu và xu hướng lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng mạnh, tương tự ở châu Mỹ, với 4.624.742 người nhiễm, 100.876 người chết và 1.083.137 người đang điều trị ở các bệnh viện (hình 4). Cứ 1 triệu dân thì có hơn 1.000 người nhiễm, hơn 200 người đang điều trị và 22 người chết. Châu Phi với 57 nước, 1.886 triệu dân, có quá trình lây nhiễm chậm hơn châu Á 25 ngày, mức độ lây nhiễm rất nhanh, với 1.025.464 người nhiễm, 22.553 người chết và 295.034 người đang điều trị (hình 5). Cứ 1 triệu dân thì có 785 người nhiễm, 226 người đang điều trị và 17 người chết. Đáng lưu ý là dường như châu Phi đã đạt đỉnh dịch vào ngày 26-7-2020 với số người nhiễm đang điều trị là 338.154 người, sau đó giảm dần. Châu Đại Dương chỉ với 6 nước và 40 triệu dân, là châu lục duy nhất việc lây nhiễm đã đạt đỉnh và qua làn sóng lây nhiễm thứ 1, giờ đang bắt đầu bước vào làn sóng thứ 2 (hình 6). Khi làn sóng lây nhiễm thứ 1 đạt đỉnh, ngày 5-4-2020, tổng số người nhiễm là 6.571 người và số người đang điều trị là 5.826 người. Đến 15-6, số người đang được điều trị chỉ còn 381 người, thấp hơn ngưỡng an toàn dịch của châu Đại Dương là 402 người. Tuy nhiên, do cuối tháng 6-2020, Úc nới lỏng kiểm soát, mở lại hoạt động kinh tế quá mức nên lây nhiễm lại tăng. Kết quả là từ đầu tháng 7-2020, châu Đại Dương bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. Số người đang điều trị giờ đây là hơn 8.800 người, cao hơn 52% số người được điều trị khi làn sóng thứ 1 đạt đỉnh. II. Một số nước và vùng lãnh thổ đang bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2 1. Nhật Bản Dịch COVID-19 tại Nhật đã đạt đỉnh vào ngày 29-4-2020 với 11.443 người đang điều trị ở các bệnh viện (hình 7). Ngày 5-6-2020, số người đang điều trị còn 1.248 người, đạt ngưỡng an toàn dịch của Nhật là 1.264 người (ngày 21-6-2020 chỉ còn 770 người đang điều trị). Tức là sau 143 ngày, Nhật đã khống chế dịch thành công. Tuy nhiên do mở cửa lại các hoạt động thương mại, sau đó 1 tháng, ngày 5-7-2020, Nhật đã bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. Đến nay, sau hơn 1 tháng, số người đang điều trị là 12.629 người, gấp 1,1 lần đỉnh dịch lần 1 (11.443 người - hình 7) và chưa thể dự báo lúc nào làn sóng lây nhiễm thứ 2 sẽ đạt đỉnh dịch. 2. Hong Kong Hong Kong đã đạt đỉnh dịch vào ngày 9-4-2020 với tổng cộng có 936 người nhiễm và 696 người đang điều trị ở các bệnh viện (hình 8). Ngày 10-5-2020, số người đang điều trị chỉ còn 74 người, dưới ngưỡng an toàn dịch là 75 người (ngày 21-5-2020 chỉ còn 26 người đang điều trị), Hong Kong đã đạt ngưỡng an toàn dịch sau 109 ngày. Tuy nhiên, do nới lỏng kiểm soát và các hoạt động tụ tập đông người vẫn tiếp diễn, nên sau 44 ngày, số người đang điều trị lại tăng vượt ngưỡng an toàn dịch. Hong Kong bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2 (hình 8). Ngày 2-8-2020 đã có 1.519 người đang điều trị ở các bệnh viện, gấp 2,2 lần số người điều trị khi đạt đỉnh dịch lần thứ 1 (696 người). Đến ngày 7-8-2020 đã có 3.939 người nhiễm, số người đang điều trị giảm còn 1.273 người, Hong Kong vừa qua đỉnh dịch lần thứ 2, chưa biết bao giờ sẽ trở lại trạng thái an toàn dịch (hình 8). 3. Úc Úc đã đạt đỉnh dịch vào ngày 4-4-2020, với tổng số người nhiễm là 5.550 người, số người đang điều trị là 4.935 người (hình 9). Ngày 15-6-2020 chỉ còn 380 người đang điều trị, cao hơn một chút ngưỡng an toàn dịch của Úc là 252 người đang điều trị. Tuy nhiên do từ giữa tháng 6-2020 Úc đã nới lỏng kiểm soát, mở cửa lại các hoạt động kinh tế khi chưa đạt ngưỡng an toàn dịch làm cho dịch bùng phát trở lại. Nước Úc bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần 2 (hình 9). Đến ngày 7-8-2020 đã có 8.686 người đang điều trị ở các bệnh viện, gấp 1,76 lần khi dịch đạt đỉnh lần thứ 1 (4.935 người). Chưa có dấu hiệu cho thấy khi nào thì dịch đạt đỉnh lần 2 và khi nào đạt mức an toàn dịch. 4. Israel Israel đã đạt đỉnh dịch vào ngày 15-4-2020 với tổng số người nhiễm là 12.501 người, số người đang điều trị ở các bệnh viện là 9.808 người (hình 10). Ngày 28-5-2020 đã giảm còn 1.909 người đang điều trị, nhưng vẫn cao gấp 22,5 lần ngưỡng an toàn dịch (85 người). Tuy nhiên, do Israel sớm nới lỏng kiểm soát từ cuối tháng 5-2020 nên sau đó dịch lại bùng phát. Ngày 27-7-2020, số người đang điều trị là 36.378 người, gấp 3,7 lần đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (9.808 người). Hiện nay, lây nhiễm của làn sóng thứ 2 đang giảm dần, song chưa biết bao giờ đạt ngưỡng an toàn dịch (hình 10). 5. Campuchia Với dân số 16,7 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Campuchia là 167 người bị nhiễm đang được điều trị. Từ khi có người bị lây nhiễm đầu tiên (ngày 28-1-2020), lúc cao nhất Campuchia chỉ có 88 người bị nhiễm đang được điều trị (hình 11), sau đó giảm dần. Tức là Campuchia có làn sóng lây nhiễm lần thứ 1, đạt đỉnh ngày 26-3-2020, song chưa có dịch. Một thời gian dài, từ 3-5-2020 đến 26-6-2020, số người đang điều trị không quá 3 người. Tuy nhiên, từ 27-6-2020, số người nhiễm mới tăng nhanh, đến ngày 25-7-2020 là 82 người đang điều trị, bằng 93% khi đạt đỉnh làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 (88 người). Do đó, Campuchia đang bước vào làn sóng lây nhiễm lần thứ 2 và đã đạt đỉnh vào ngày 25-7-2020. Hiện nay số người đang điều trị còn 29 người (hình 11). 6. Việt Nam Qua Bảng 1 ta thấy, mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ở Việt Nam là 9 người/1 triệu dân, chưa bằng 1/2 mức lây nhiễm khi Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu ngày 11-3-2020, còn so với các châu lục khác, từ 550 người/1 triệu dân đến 10.000/1 triệu dân thì quá nhỏ bé. Với 4,5 người đang điều trị/1 triệu dân thì trạng thái lây nhiễm của Việt Nam chỉ bằng gần 1/2 trạng thái thế giới khi công bố dịch (10 người/1 triệu dân). Xét về tỉ lệ chết trên 1 triệu dân thì của Việt Nam là 0,12 người, rất thấp so với thế giới ngày 11-3-2020 (0,6 người chết/1 triệu dân). Tóm lại, về tổng thể thì Việt Nam có mức độ lây nhiễm rất thấp so với thế giới và chưa phải là nước có dịch COVID-19. Tuy nhiên khi Việt Nam bước vào làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ hai, từ 22-7-2020, tình hình đã rất khác và đã hình thành một tâm dịch của cả nước là Quảng Nam - Đà Nẵng. Với 132 người đã nhiễm/1 triệu dân, 124 người đang được điều trị ở bệnh viện/1 triệu dân, 4,16 người chết/1 triệu dân thì Quảng Nam - Đà Nẵng đã trở thành vùng dịch thực sự. Tỉ lệ người nhiễm/1 triệu dân đã gấp 6,5 lần tỉ lệ khi Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch, tỉ lệ số người đang điều trị/1 triệu dân gấp 12 lần và tỉ lệ người chết/1 triệu dân gấp gần 7 lần (Bảng 1). Số người đang được điều trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm 75% số người của cả nước (327/435), số người chết chiếm 100%. Trong khi đất nước Việt Nam chưa có dịch COVID-19 thì Quảng Nam - Đà Nẵng đã là vùng dịch có mức độ phát triển tương đối cao. Đây là tình huống không xảy ra tại làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ 1 tại Việt Nam. Để dập dịch tại Quảng Nam - Đà Nẵng và tiếp tục giữ cho Việt Nam là nước không có dịch, thái độ và phương pháp phòng, chống dịch của chúng ta với Quảng Nam - Đà Nẵng và các địa phương khác phải được bổ sung so với giai đoạn làn sóng lây nhiễm lần thứ 1. III. Một số bài học cho Việt Nam 1. Vì sao có làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2? Từ thực tế xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ 2 ở Nhật, Hong Kong, Úc và Israel, ta nhận thấy ở cuối làn sóng thứ 1, mặc dù số người đang điều trị đã giảm, song chưa đạt ngưỡng an toàn dịch của nước đó (dưới 10 người đang điều trị/1 triệu dân), các nước Úc, Israel đã nới lỏng kiểm soát (không đeo khẩu trang, tụ tập đông người), mở lại các hoạt động dịch vụ xã hội, làm lây nhiễm lại bùng phát. Người lây nhiễm là số người đã nhiễm đang sống trong đất nước. Còn tại Nhật và Hong Kong, ở cuối làn sóng 1, mặc dù số người nhiễm còn ít, dưới mức an toàn dịch, song do nới lỏng kiểm soát dịch (không đeo khẩu trang), tụ tập đông người (mở cửa trường học, biểu tình), mở cửa các dịch vụ xã hội hoặc có thể do lây nhiễm từ người nước ngoài (quân đội Mỹ đóng quân ở Nhật Bản) mà lây nhiễm gia tăng, bùng phát thành dịch, làn sóng nhiễm thứ 2. Việt Nam đã kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng rất tốt, do đã phát hiện kịp thời các ca nhiễm F0 từ nước ngoài về và F1 từ trong nước, cách ly triệt để tất cả các ca F0, F1, F2 nên cùng với các biện pháp khác như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, sát khuẩn, đã giữ cho số người lây nhiễm phải điều trị rất thấp, lúc cao nhất chỉ có 178 người, tức là 1,8 người/1 triệu dân, thấp xa ngưỡng an toàn là 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân. Trước ngày 20-7-2020, Việt Nam đã trải qua gần 100 ngày không có lây nhiễm trong cộng đồng, còn người từ nước ngoài về Việt Nam luôn được cách ly triệt để, an toàn dịch. Vì vậy, việc từ ngày 22-7-2020 xuất hiện hàng loạt ca lây nhiễm tại Đà Nẵng và từ đó lan sang các địa phương khác có nghĩa là: F0 do đợt lây nhiễm ở Đà Nẵng phải là từ nước ngoài vào, qua việc nhập cảnh trái phép đường bộ. Chỉ riêng tháng 7-2020, tại Đà Nẵng và TP.HCM đã có hàng trăm người nhập cảnh trái phép bằng đường bộ từ một nước đã có dịch COVID-19. Đây chính là yếu tố hoàn toàn khác việc hình thành làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ 1. Từ các F0 từ nước ngoài không được kiểm soát vào Việt Nam đã làm phát sinh hàng loạt F1 dương tính và tạo ra bùng phát lây nhiễm tại Việt Nam từ ngày 22-7 đến nay. 2. Nhìn nhận tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam hiện nay thế nào? Làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ 2 ở Việt Nam, với tâm điểm là Đà Nẵng là sự khác biệt rất lớn về quy mô và tính chất so với làn sóng 1: - Chỉ sau 17 ngày số ca nhiễm mới phải được điều trị đã là 384, hơn gấp 2 lần đỉnh dịch lần thứ 1 là 178 ca (hình 12) mà vẫn chưa đạt đỉnh dịch lần 2. - Đã có 11 người chết, trong khi trước ngày 22-7-2020 không có ca nào. - Khi làn sóng 1 đạt đỉnh chỉ có 178 người được điều trị, tỉ lệ là 1,8 người/1 triệu dân, trong khi lần này, tại Đà Nẵng, tỉ lệ người điều trị là 150 người/1 triệu dân, gấp 15 lần ngưỡng an toàn dịch là 10 người điều trị/1 triệu dân. Tuy nhiên, xét về tổng thể quốc gia và so sánh với trạng thái dịch ở các châu lục hiện nay, Việt Nam là nước có mức độ lây nhiễm rất thấp (Bảng 1). Bảng 1: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam (tính đến 8-8-2020) 3. Chúng ta nên làm gì bây giờ? Ngay từ tháng 1-2020, Đảng và Chính phủ đã có chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, người dân và chính quyền các địa phương đã hưởng ứng mạnh mẽ. Đây là một bài học hết sức quý giá cần tiếp tục phát huy. Từ kết quả phòng chống dịch ở Hong Kong, Israel và Campuchia, chúng ta thấy thời gian từ đỉnh làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 tới lần thứ 2 là khoảng 3,5 đến 4 tháng, còn ở các nước chưa đạt đỉnh làn sóng thứ 2 là Nhật và Úc thì thời gian đã qua từ đỉnh làn sóng 1 cũng là 3,5 đến 4 tháng. Hiện nay chúng ta đã qua hơn 4 tháng từ khi đạt đỉnh làn sóng 1 (30-3-2020). Như vậy, nếu chúng ta quyết liệt dập dịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng và phòng dịch ở các địa phương khác thì khoảng 2 - 3 tuần nữa, có thể ngăn chặn được đáng kể lây nhiễm trong cộng đồng, làn sóng thứ 2 đạt đỉnh khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9-2020. Sau đó mức độ lây nhiễm sẽ giảm dần. Từ bài học phòng dịch COVID-19 thành công của Việt Nam thời gian trước tháng 7-2020 và bài học phòng, chống dịch thành công và không thành công ở các nước, chúng ta hoàn toàn có thể dập dịch thành công ở Quảng Nam - Đà Nẵng và phòng dịch thành công ở các địa phương khác trên cơ sở các phương châm và giải pháp như sau:
1. Phương châm phòng, chống dịch theo yêu cầu của dịch tễ học (Phương châm 1)
1. Chủ động phòng dịch sớm.
2. Phát hiện kịp thời.
3. Cách ly triệt để.
4. Điều trị hiệu quả.
2. Phương châm phòng dịch theo yêu cầu tổ chức thực hiện: 5 tại chỗ (Phương châm 2)
1. Nhiệm vụ tại chỗ.
2. Chỉ huy tại chỗ.
3. Lực lượng con người tại chỗ.
4. Phương tiện tại chỗ.
5. Hậu cần tại chỗ.
3. Phương châm phòng dịch theo yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội Việt Nam (Phương châm 3)
1. Đảng lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất, Nhà nước chỉ đạo và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Dân, trước Đảng.
2. Toàn hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy truyền thống đoàn kết, nhân ái, kiên cường của người Việt Nam.
3. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một tổ chiến đấu, mỗi quận, huyện là một pháo đài vững chắc phòng chống dịch.
Theo đó, có thể xác định nhiệm vụ tại chỗ hiện nay là:
1. Dập dịch tại Quảng Nam - Đà Nẵng, cách ly Quảng Nam - Đà Nẵng với các địa phương khác trong 2 - 3 tuần tới.
2. Kiểm soát gắt gao nhất biên giới đường bộ của Việt Nam, cương quyết không cho xảy ra nhập cảnh trái phép trong 6 tháng tới.
3. Các địa phương về địa lý giáp ranh với Quảng Nam - Đà Nẵng là địa phương có nguy cơ dịch cao, triển khai các giải pháp phù hợp (Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Quảng Ngãi).
4. Các tỉnh, thành phố khác, tùy mức độ giao lưu về con người với Quảng Nam - Đà Nẵng trong một tháng qua mà triển khai các biện pháp phòng dịch phù hợp theo 3 phương châm phòng dịch đã nêu trên.
5. Bộ Y tế là đầu mối đấu thầu tập trung toàn bộ trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men cho phòng dịch cả nước và dập dịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng, các tỉnh, thành đặt hàng. Bộ Y tế cung ứng nhanh, đảm bảo chất lượng.
6. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đưa ra dự báo diễn biến lây lan COVID-19 ở nước ta 3 ngày và 1 tuần 1 lần và xác định các biện pháp cần triển khai trong cả nước, ở các ngành và các địa phương. Bí Thư Thành Ủy Nguyễn Thiện Nhân Theo Tuổi trẻ Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 11/08/2020 05:17:33 | Bài nhận định và đánh giá của Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân về COVID-19: Các nước đang bước vào làn sóng lần thứ 2 và bài học cho Việt Nam | [] | train | c03ed9ce-c11f-4af6-9c20-a04d14b31fcd |
Ngày 08/5/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 2143/SGDĐT-CTTT về việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023 trong ngành giáo dục.
Theo đó, nhằm phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung cụ thể như sau:(1) Tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch bệnh (Dịch COVID-19, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, bệnh sốt rét, bệnh dại, Các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng) trong trường học theo đúng hướng dẫn của ngành y tế và có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị. (2) Tiếp tục phối hợp với ngành y tế địa phương trong công tác rà soát mũi tiêm của trẻ, học sinh, phối hợp tổ chức các chiến dịch, hoạt động tăng cường tiêm chủng tại trường học và phòng chống các dịch bệnh trong trường học. Xem thêm bài viết liên quan: Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thuốc lợi dụng tình trạng dịch bệnh đầu cơ, tăng giá đột biến (3) Tăng cường công tác truyền thông về phòng chống bệnh truyền nhiễm, nâng cao kiến thức cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hướng tới thực hiện hành vi có lợi cho sức khỏe. - Thực hiện truyền thông đến học sinh, phụ huynh biết đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm và lợi ích của tiêm chủng phòng bệnh COVID-19, các vắc xin phòng bệnh trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. - Tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt truyền thông phòng chống dịch bệnh theo mùa, theo các kỳ lễ hội, các sự kiện; các chiến dịch truyền thông hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét (25/4), Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6), Ngày thế giới phòng chống viêm gan (28/7), Ngày thế giới phòng chống dại (28/9), Ngày thế giới phòng chống dịch (27/12). Triển khai hiệu quả các hình thức, loại hình truyền thông phù hợp trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử. Xem chi tiết tại Công văn 2143/SGDĐT-CTTT ngày 08/5/2023. Xem thêm bài viết liên quan: Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thuốc lợi dụng tình trạng dịch bệnh đầu cơ, tăng giá đột biến | Sở GDĐT yêu cầu phối hợp với địa phương tăng cường tiêm chủng tại trường học | [] | train | 50d92281-355e-4176-9043-8ef4a6533d8a |
Ngày 28/4/2023, Cục Quản lý Dược đã ban hành Công văn 4446/QLD-KD về việc đảm bảo cung ứng phòng chống dịch bệnh.
Cụ thể, từ đầu tháng 4 đến nay, số ca nhiễm COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trở lại, đồng thời thời tiết nắng nóng, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như hiện nay là thời điểm thuận lợi cho các virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển có thể gia tăng các ca bệnh hoặc chuyển thành dịch đối với một số bệnh ở cả người lớn và trẻ em như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả...
Theo đó, Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung nhằm chủ động đảm bảo nhu cầu thuốc phòng chống dịch Covid-19 và thuốc điều trị các bệnh khác trong thời gian tới, như sau:Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: - Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; - Trong đó chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc, vắc xin cho phòng chống dịch Covid-19 và thuốc điều trị các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả..., các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có. - Chỉ đạo các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở khám, chữa bệnh và người dân trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá đột biến, đặc biệt đối với các thuốc điều trị COVID-19, các thuốc có nguồn cung hạn chế. Đối với các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ: - Rà soát, khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân; - Trong đó chú trọng bảo đảm sẵn sàng cung ứng đủ, kịp thời các thuốc, vắc xin cho phòng chống dịch COVID-19 và các bệnh khác có thể gia tăng trong thời gian tới, các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có. Đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc: - Tăng cường nguồn cung, đặc biệt đối với các thuốc điều trị COVID-19 và các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ, tả..., các thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm, thuốc không sẵn có; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch cung ứng thuốc để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khẩn trương cung ứng đủ thuốc khi nhận đơn đặt hàng của các cơ sở khám, chữa bệnh, không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, không lợi dụng ảnh hưởng của dịch bệnh để tăng giá thuốc. - Trường hợp có khó khăn, vướng mắc về nguồn cung, đề nghị các đơn vị phản ánh về Cục Quản lý Dược (Phòng Quản lý Kinh doanh Dược, SĐT: 0243.8461525) để được kịp thời phối hợp, giải quyết. Xem chi tiết tại Công văn 4446/QLD-KD ban hành ngày 28/4/2023. | Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thuốc lợi dụng tình trạng dịch bệnh đầu cơ, tăng giá đột biến | [] | train | 4f72b03b-e38e-4445-865b-29f4ce6bcfec |
Ngày 28/4/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 2598/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong, sau dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4-01/5.
Theo đó, để tăng cường công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau dịp nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4-01/5/2023, không để dịch bùng phát, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các nội dung như sau:(1) Chú trọng triển khai công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. Có phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn trước, trong và sau thời gian nghỉ lễ; tổ chức thường trực phòng chống dịch tại tất cả các tuyến, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể. (2) Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Báo cáo kịp thời và triển khai ngay các biện pháp ứng phó khi dịch có nguy cơ bùng phát trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút. Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,...). (3) Tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện tốt thông điệp 2K (đeo khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng, nhà ga, bến xe, chợ, tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người. (4) Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao như nhóm người cao tuổi, nhóm di biến động, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai. (5) Chú trọng công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện, xử lý kịp thời các vi phạm, biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên cán bộ y tế, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Xem chi tiết tại Công văn 2598/BYT-DP ngày 28/4/2023. | Công văn 2598/BYT-DP: Tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau 30/4-01/5 | [] | train | 230b4655-ec24-4a69-beff-565cfd4b1306 |
Mới đây, TP Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo khẩn liên quan đến COVID-19. Cụ thể, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết tình trạng miễn dịch cộng đồng của người dân trên địa bàn đối với COVID-19 có xu hướng giảm dần. UBND TP. Hồ Chí Minh yêu cầu kích hoạt trở lại Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn, yêu cầu UBND quận, huyện và TP. Thủ Đức kích hoạt trở lại Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, giai đoạn từ nay đến ngày 30/6. Theo UBND thành phố, hiện nay dịch bệnh trên cả nước có thể bùng phát trở lại khi đã xuất hiện thêm các biến thể phụ mới của Omicron. Tại thành phố đã xuất hiện biến thể phụ XBB.1.5. Đồng thời, tình trạng miễn dịch cộng đồng của người dân trên địa bàn đối với COVID-19 bắt đầu có xu hướng giảm dần, từ 98,7% vào tháng 9-2022 còn 94,17% hiện nay. UBND thành phố yêu cầu các địa phương cập nhật danh sách và quản lý người thuộc nhóm nguy cơ. Tổ chức rà soát, cập nhật danh sách, chuẩn hóa dữ liệu người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi), đảm bảo các dữ liệu chính xác và được cập nhật kịp thời. Song song đó, tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Rà soát lập danh sách những người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc-xin phòng COVID-19 hoặc tiêm chưa đủ liều để vận động, thuyết phục người dân đến các điểm tiêm trên địa bàn; tổ chức tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ. Đồng thời, tổ chức đội tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người di chuyển được; đảm bảo tỷ lệ người thuộc nhóm nguy cơ tại mỗi phường, xã, thị trấn được tiêm mũi nhắc lần 2 đạt tối tiểu 90%. Ngoài ra, các quận, huyện và TP Thủ Đức hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc COVID-19. Khi thực hiện cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc thuộc nhóm nguy cơ cần tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà. Khi người sống chung, người cùng gia đình mắc COVID-19, cần tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc bệnh. UBND thành phố cũng yêu cầu địa phương tổ chức truyền thông, tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ để họ biết cách tự theo dõi sức khỏe, thực hiện tốt thông điệp 2K (khử khuẩn - khẩu trang). TP. Hồ Chí Minh tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cơ sở giáo dục Trước đó, về phía Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, ngày 19/4 ban hành Công văn 1820/SGDĐT-CTTT về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID19, trong đó tập trung triển khai một số nội dung cụ thể như sau: - Không chủ quan, lơ là, tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế và báo ngay cho cơ quan y tế địa phương khi có ca bệnh trong cơ sở giáo dục. Kiểm tra, rà soát các biện pháp phòng, chống dịch, trang thiết bị phòng, chống dịch tại đơn vị. Tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp, đặc biệt là thực hiện 2K và tầm soát các trường hợp nghi ngờ. - Tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong công tác rà soát tiêm vắc xin đối với học sinh, phối hợp tổ chức các chiến dịch, hoạt động tăng cường tiêm chủng tại các cơ sở giáo dục và phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục. - Thực hiện truyền thông đến học sinh, cha mẹ học sinh biết đường lây truyền các bệnh truyền nhiễm và lợi ích của tiêm vắc xin phòng bệnh. - Phòng Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị trên địa bàn. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 28/4/2023. Xem chi tiết tại Công văn 1820/SGDĐT-CTTT ban hành ngày 19/4/2023. | TP. Hồ Chí Minh có chỉ đạo khẩn về tình trạng miễn dịch cộng đồng có xu hướng giảm dần! | [] | train | 1921a7f3-d0f7-46dd-853c-a3c0be67bd97 |
Ngày 18/4/2023 UBND TP Hà Nội vừa có Công văn 1149/UBND-KGVX năm 2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu:
(1) UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị - Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang theo hướng dằn lại Quyết định 2447/QĐ-BYT về Ban hành hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 lại nơi công cộng và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. (2) Trách nhiệm của Sở Y tế - Đẩy nhanh việc tiêm vac xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vacxin phòng COVID-19. Nhất là với các nhóm đối tượng nguy cơ cao; Tổng hợp nhu cầu vacxin của các quận, huyện, thị xã kịp thời đề xuất với Bộ Y tế để cung ứng kịp thời; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tiêm vacxin phòng COVID-19 theo hướng dẫn và phân bố vắc xin của Bộ Y lể. - Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục. giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không dè dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối - Chi đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu. chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nên, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị. (3) Trách nhiệm của Sở TT&TT - Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố tăng cường tuyên truyền các biện pháp, quy định phòng chống dịch của Trung ương và Thành phố, triển khai các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp. nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng hiểu được nguy cơ. sự nguy hiểm của bệnh COVID-19. - Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chú động cung cấp các thông tin vê tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 2K của Bộ Y tế trên các phương tiện giao thông công cộng lại các sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2023. Thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. (4) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo - Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống COVID-19 lại các trường học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch lại các trường học. - Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống COVID-19 trong các cơ sở giáo dục đặc biệt khi học sinh, sinh viên, trẻ em tới trường. Thực hiện nghiêm Quyết định 2447/QĐ-BYT về Ban hành hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 lại nơi công cộng. Xem thêm Công văn 1149/UBND-KGVX năm 2023 ban hành ngày 18/4/2023 | Hà Nội đã có Công văn hỏa tốc về phòng, chống dịch COVID-19 | [] | train | 39ad544d-88f5-4028-93a4-ded5581691d5 |
Ngày 15/4, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).
Theo đó, trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành gửi đến các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế cho biết, hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã đạt tỷ lệ bao phủ cao trên phạm vi toàn quốc; Tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong liên quan đến COVID-19 giảm sâu, phần lớn các ca mắc COVID-19 không có biểu hiện triệu chứng, triệu chứng nhẹ. Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước.
Thực hiện phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, thực hiện Nghị quyết 38 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng chống dịch COVID-19, nhằm hài hoà giữa việc phát triển kinh tế xã hội và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thực hiện các nội dung dưới đây điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1).
Theo đó, ca bệnh COVID-19 nghi ngờ là một trong số các trường hợp sau:
Là người có yếu tố dịch tễ và có biểu hiện triệu chứng (sốt và ho hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở).
Là người có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2.
Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng nghi do virus có chỉ định nhập viện.
Người có yếu tố dịch tễ bao gồm người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định, người có mặt trên các phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền.
Ca bệnh COVID-19 (F0) xác định là một trong số các trường hợp sau:
Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR
Là người có triệu chứng lâm sàng và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus COVID-19.
Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính với virus COVID-19.
Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền của F0.
Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 1 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.
Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 1 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 đang trong thời kỳ lây truyền.
Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền định mà không sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân theo quy định.
F0, F1 đều thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định
Theo Bộ Y tế tất cả các ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ), ca bệnh xác định (F0) đều thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm, cách ly, xét nghiệm, điều trị, chăm sóc theo quy định của Bộ Y tế. Đối với F1, trong vòng 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với F0 đang trong thời kỳ lây truyền, F1 phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau: Bảo đảm biện pháp phòng tránh lây nhiễm: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch/dung dịch sát khuẩn tay nhanh, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là tránh tiếp xúc người có nguy cơ cao, người mắc bệnh nặng; không dùng chung vật dụng trong sinh hoạt, làm việc, học tập; hạn chế đến những nơi tập trung đông người. Tự theo dõi sức khỏe (đối với trẻ em, học sinh thì cha mẹ/người giám hộ/giáo viên theo dõi sức khỏe cho trẻ em, học sinh) khi có triệu chứng của bệnh sốt và ho; hoặc có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; ho; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; đau, nhức đầu; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn; nôn; tiêu chảy; khó thở) cần báo ngay cho cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định. Khi có kết quả dương tính với virus COVID-19 phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn, chăm sóc, điều trị và thực hiện các biện pháp phòng,chống lây nhiễm theo quy định. Bộ Y tế nêu rõ, hướng dẫn mới này thay thế các hướng dẫn tại Công văn 11042 ngày 29/12/2021 và công văn 762 của Bộ Y tế về các nội dung liên quan đến điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19, cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần. | Từ nay F1 không còn cần cách ly | [] | train | 57b3628f-0964-4738-8b9a-a0a0c4a81960 |
Ngày 17/4/2023 Bộ NN&PTNT đã có Công văn 2422/BNN-VP 2023 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Y tế tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước có xu hướng gia tăng số ca mắc từ đầu tháng 4/2023, số ca nhiễm Covid-19 tại Hà Nội tăng cao nhất cả nước.
Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác, Bộ NN&PTNT yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện ngay các nội dung như sau:
Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch: khuyến cáo 2K+ (Khẩu trang, khử khuẩn + vắc xin, thuốc, điều trị, công nghệ, ý thức và các biện pháp khác) của Bộ Y tế trong tình hình mới.
Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ quan, đơn vị để kịp thời ứng phó theo từng cấp độ dịch. Khi phát hiện người có triệu chứng phải thực hiện test, yêu cầu cách ly điều trị khi bị nhiễm Covid-19.
Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật: Tăng cường kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới, phối hợp với nước bạn đảm bảo lưu thông hàng hóa bình thường.
Giao Văn phòng Bộ tăng cường công tác vệ sinh môi trường, tổ chức thực hiện biện pháp phòng dịch tại các phòng họp (vệ sinh, sát khuẩn phòng họp, cung cấp dung dịch để sát khuẩn tay trước khi vào phòng họp).
Thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến dịch bệnh Covid-19, những khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới để phổ biến các đơn vị; kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách khi có diễn biến bất thường để chỉ đạo xử lý.
Cùng thời điểm TP. Hà Nội cũng ra yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi đông người Chính quyền TP Hà Nội yêu cầu người sử dụng phương tiện công cộng, người làm việc tại các siêu thị, rạp chiếu phim, quán bar, vũ trường đeo khẩu trang. Trước bối cảnh số ca Covid-19 trên địa bàn tăng nhanh, tối 18/4 UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang theo hướng dẫn ngày 6/9/2022 của Bộ Y tế. Cụ thể, trên phương tiện giao thông công cộng, hành khách, tài xế, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang. Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, quy định bắt buộc đeo khẩu trang áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Ở một số không gian kín như quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp, phòng tập thể hình, nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động bắt buộc đeo khẩu trang. Tại các cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện đông người, nhân viên phục vụ, người quản lý và người tham dự cũng phải đeo khẩu trang. Thành phố yêu cầu các cơ quan không mất cảnh giác, nắm bắt tình hình dịch bệnh để có phương án kịp thời; đẩy mạnh tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine; tăng cường kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ. Xem thêm Công văn 2422/BNN-VP 2023 2023 ban hành ngày 17/4/2023. | Công văn 2422/BNN-VP 2023: Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trở lại | [] | train | c598080b-33fa-45a7-b63f-911bf62e9a78 |
Ngày 23/6/2022, Bộ Y tế ban hành Công văn số 3309/BYT-DP về việc hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19.Theo đó, đối với người từ 18 tuổi trở lên: - Việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) người từ 18 tuổi trở lên: Có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc Sputnik V... Loại vắc xin: Cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; vắc xin Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell). Khoảng cách: Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 - 03 tháng. Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly theo quy định. - Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung) đối với: Người đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 01 hoặc 02 hoặc 03 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có) Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; vắc xin Astrazeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero cell) hoặc vắc xin mRNA. Khoảng cách: Tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 03 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly theo quy định. - Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) đối với người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên suy giảm miễn dịch từ vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19: Loại vắc xin: vắc xin mRNA (Pfizer hoặc Moderna); vắc xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1); Khoảng cách: ít nhất là 04 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1). Người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: Tiêm sau khi mắc Covid-19 03 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 04 tháng sau mũi 3. Về tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho người từ 12 đến 17 tuổi: - Đối tượng áp dụng là trẻ từ 12 - 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản (Mũi 1 và Mũi 2) - Loại vắc xin: Pfizer - Khoảng cách: ít nhất 05 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (Mũi 2) - Người đã mắc Covid-19: Tiêm sau khi mắc COVID-19 03 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 05 tháng. Về tiêm vắc xin cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi - Loại vắc xin: Vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi Vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến 12 tuổi - Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid -19 thì tiêm sau khi mắc bệnh 03 tháng. | Hướng dẫn mới nhất về tiêm bổ sung, nhắc lại vắc xin Covid-19 | [] | train | c47e8b92-c841-456e-9b1d-8fad7d0af3ef |
Quyết định này thay thế các Quyết định ban hành Bộ tiêu chí liên quan đến đánh giá hoạt động trong phòng, chống dịch Covid-19 trước đây.
Theo đó, Bộ tiêu chí đánh giá có 3 phần gồm tiêu chí an toàn chung (bắt buộc đối với tất cả hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực); tiêu chí đặc thù và tiêu chí an toàn trong tổ chức dịch vụ ăn uống.
Cụ thể, tiêu chí an toàn chung gồm: - Đeo khẩu trang: Đối với tất cả người dân, người lao động, người tham gia các hoạt động. Không áp dụng với nhóm trẻ mầm non; người đang biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao nhưng không phải là người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19; người đang ăn uống. - Đảm bảo không khí: Tất cả cửa ra vào, cửa sổ thường xuyên mở trong thời gian làm việc, sinh hoạt… để thông khí. Đối với các không gian kín phải có biện pháp thông thoáng.
- Tiêm vắc-xin phòng Covid-19: TỈ lệ tiêm vắc-xin đủ các mũi theo độ tuổi dựa trên khuyến cáo của Bộ Y tế hoặc đã khỏi bệnh dưới 3 tháng… đạt 90%.
- Vệ sinh khử khuẩn: Bố trí các điểm rửa tay phù hợp, đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc tối thiểu 1 lần/ ngày (2 lần/ ngày đối với cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở sản xuất).
- Kiểm soát người đến các địa điểm: Có sử dụng mã QR để quản lý thông tin người ra/ vào; đảm bảo không sử dụng quá công suất phục vụ của địa điểm; phân công người đăng nhập Hệ thống An toàn Covid-19 TP để quản lý và sử dụng thông tin phục vụ phòng chống dịch của thành phố.
Tiêu chí đặc thù áp dụng tùy theo hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực:
- Đối với cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện ma túy: Gồm tiêu chí quản lý và chăm sóc y tế (nhân viên được tập huấn, bồi dưỡng phòng chống dịch; lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ; thực hiện tầm soát SARS-Cov-2 đối với người mới nhập vào cơ sở; bố trí khu vực cách ly F0…)
- Đối với ký túc xá, khu nội trú của cơ sở giáo dục: Có nhân viên phụ trách công tác y tế đã được tập huấn, bồi dưỡng phòng chống dịch; lập danh sách người có nguy cơ; bố trí khu vực cách ly F0. Phòng ở phải đảm bào diện tích trung bình tối thiểu 4m2/người.
- Đối với cơ sở sản xuất: Có tổ chức bộ phận y tế hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thực hiện nhiệm vụ y tế; bộ phận y tế được tập huấn kiến thức phòng chống dịch; khu vực cách ly cho F0. Ngoài ra việc tổ chức bữa ăn ca cho người lao động phải thực hiện giãn cách hoặc lắp vách ngăn, vệ sinh, khử khuẩn trước và sau mỗi ca ăn.
- Đối với cơ sở giáo dục và đào tạo: Số lượng người tập trung tối đa tại một thời điểm: bảo đảm diện tích sàn tối thiểu của các lớp học (mầm non, nhà trẻ 1,5m2/trẻ nhưng không được nhỏ hơn 24m2/phòng đối với nhóm trẻ và 36m2/phòng đối với lớp mẫu giáo; cấp tiểu học diện tích trung trình 1 học sinh là 1,25m2 và trung học là 1,5m2).
Đồng thời phải có nhân viên chuyên trách công tác y tế, lập nhóm nguy cơ. Hoạt động bán trú phải đảm bảo phòng, chống dịch và khoảng cách tối thiểu 1m khi học sinh ăn và ngủ.
Tiêu chí an toàn trong tổ chức dịch vụ ăn uống:
Khu vực ăn uống cho khách: Đảm bảo không sử dụng quá công suất phục vụ; người đi trong khu vực phải đeo khẩu trang; giãn cách phù hợp; đủ dụng cụ ăn uống đảm bảo riêng biệt cho từng người và vệ sinh sạch sẽ.
Cơ sở nào có mức độ an toàn đạt trên 80% - đạt tiêu chí an toàn chung- thì đơn vị tiếp tục hoạt động.
Từ 70-80% là mức độ an toàn trung bình, trong đó phải đảm bảo tiêu chí an toàn chung thì đơn vị tiếp tục hoạt động, trong vòng 48 giờ phải khắc phục các tiêu chí không đạt.
Dưới 70% hoặc không đạt tiêu chí an toàn chung tức mức độ chưa đảm bảo an toàn, đơn vị sẽ tạm ngưng hoạt động và phải khắc phục. NLĐ | TP.HCM ban hành Bộ tiêu chí phòng chống dịch mới | [] | train | a393ac11-fb91-459c-8073-2284cdf4aaf6 |
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan trong nội bộ doanh nghiệp. Và việc xét nghiệm bằng que test nhanh Covid-19 để phát hiện và cách ly nhân viên bị nhiễm là việc làm cần thiết. Vậy, chi phí mua que test Covid trong trường hợp này có được tính là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Theo Công văn 4110/TCT-DNNCN năm 2021 về chính sách thuế đối với khoản chi phí liên quan đến dịch Covid-19, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
“... các khoản chi phí xét nghiệm Covid - 19 hoặc mua kit xét nghiệm Covid - 19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc và các chi phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án "3 tại chỗ"; thì các khoản chi phí này được tính vào chi phí được trừ khi thuế thu nhập doanh nghiệp và không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) xin lưu ý rằng các khoản chi phí nêu trên phản ánh thực tế phát sinh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.”
Như vậy, chi phí mua kit xét nghiệm Covid-19 (hay còn gọi là que test nhanh Covid) là khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) nếu phản ánh thực tế phát sinh và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. | Chi phí mua kit test Covid cho người lao động có được trừ khi tính thuế TNDN? | [] | train | 01f81075-6ff1-4b6d-afb4-c30ddad40ae9 |
Một vài năm gần đây, khi mà đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu: một đại dịch khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, chúng ta đã qua quen thuộc với hình ảnh những chiếc khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với nhau. Từ việc lo sợ đến tập dần thói quen sống chung với đại dịch.
Hiện nay, việc một người khi mắc Covid-19 đã không còn xa lạ nữa, khiến mọi người xung quanh hoang mang lo sơ nữa. Khi mắc bệnh chỉ cần theo dõi sức khỏe và cách lý tại nhà.
Vậy khi phát hiện mắc Covid-19 hoặc các bệnh dịch khác chúng ta có cần phải khai báo với cơ quan y tế không? Nếu không khai báo có bị xử phạt không?
Theo nội dung Điều 12 Nghị định 01/VBHN-BYT quy đinh xử phạt hành chính trong lĩnh vực Y tế, đối với hành vi không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng địa phương khi mắc bệnh dịch sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Vì vậy khi mắc Covid-19 hoặc các bệnh được xác định là bệnh dịch, phải có trách nhiệm khai báo với cơ quan y tế địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp mắc bệnh vẫn không khai báo. Để tránh bị mất tiền chúng ta nên tuân thủ quy định của pháp luật. | Không khai báo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế khi mắc Covid-19 có bị phạt không? | [] | train | 728c7050-39fc-4fde-bb0f-4fc14756409e |
Ngày 24/3, UBND TPHCM ban hành văn bản số 882/UBND-VX hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) đi làm, học tập.
Theo đó, trường hợp F1 đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học và phải chấp hành nghiêm các quy định sau:
Tự theo dõi sức khoẻ ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên, do bản thân hoặc người chăm sóc tự thực hiện hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện). Trong thời gian này, F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi học tập, làm việc bằng phương tiện cá nhân.
Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như thường xuyên đeo khẩu trang; sát khuẩn tay; không dùng chung vật dụng cá nhân trong sinh hoạt, làm việc, học tập.
Tránh tiếp xúc gần với những người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19) trong gia đình, tại các nơi làm việc, học tập...; khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID.
| TP.HCM ban hành văn bản 882/UBND-VX cho phép F1 được đi học đi làm | [] | train | 7c595090-4995-4c8c-9a40-59b2be072935 |
Hiện nay sự xuất hiện của nhiều biến chủng của Covid-19 dẫn đến việc nhiều người tái nhir64m với nhiều biến thể khác nhau. Như vậy trong trường hợp đã được hưởng chế độ ốm đau lần đầu, vậy khi tái nhiễm có được hưởng tiếp chế độ ốm đau hay không?
Ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM trả lời: Hiện nay, Luật BHXH chỉ quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa trong một năm mà không giới hạn số lần hưởng.
Theo đó, người lao động (NLĐ) bị ốm, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc có thể được hưởng chế độ ốm đau nhiều lần trong năm.
Tại điều 26 Luật BHXH thì thời gian tối đa trong một năm NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau: NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Nếu NLĐ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Như vậy, trường hợp của bạn nếu bạn tái nhiễm COVID-19 và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì sẽ được tiếp tục được chế độ ốm đau.
Tuy nhiên, thời gian giải quyết hưởng chế độ ốm đau trong năm tối đa là 30 ngày nếu bạn tham gia BHXH dưới 15 năm và làm việc trong điều kiện bình thường.
Nếu trong năm bạn nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đã quá thời gian theo quy định trên thì sẽ không được tiếp tục giải quyết chế độ ốm đau.
Theo PLO | F0 tái nhiễm có được hưởng chế độ ốm đau nhiều lần? | [] | train | b9547178-a94c-4559-8fc7-0dd8424b9e47 |
Cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH), cho biết theo khoản 1.2 Công văn 3100/BYT-BH năm 2021 về thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch COVID-19 quy định: Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí KCB các bệnh khác (bệnh nền hoặc bệnh phát sinh) trong phạm vi được hưởng. Mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi KCB đúng tuyến, trừ chi phí ngân sách nhà nước đã chi trả (chi phí KCB do COVID 19 bao gồm: tiền khám bệnh, tiền giường, DVKT, thuốc , máu, dịch truyền,…theo hướng dẫn của Bộ y tế).
Quỹ BHYT chi trả chi phí xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 đối với đối tượng có thẻ BHYT khi đi KCB được chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19 của Bộ Y tế.
Theo đó, đối tượng được quỹ BHYT chi trả phí xét nghiệm bao gồm: Người bệnh nội trú; Người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có chỉ định chuyển vào điều trị nội trú.
Tại khoản 1, điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BYT quy định về giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 như sau:
Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh mẫu đơn: Mức thanh toán tối đa không quá 78.000 đồng/xét nghiệm.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng máy miễn dịch tự động hoặc bán tự động mẫu đơn: Mức thanh toán tối đa không quá 178.900 đồng/xét nghiệm.
Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR: Trường hợp mẫu đơn: Mức thanh toán tối đa không quá 501.800 đồng/xét nghiệm.
Đối với các trường hợp bệnh nhân đã hoàn tất việc điều trị bệnh COVID-19, sau khi ra viện được chỉ định về phục hồi chức năng để điều trị các di chứng về vận động, hô hấp hoặc điều trị các bệnh lý phát sinh khác Quỹ BHYT thanh toán như các bệnh khác.
Theo PLO | Người mắc Covid-19 sẽ được BHYT thanh toán những khoản nào? | [
{
"law_id": "02/2022/TT-BYT",
"text": "02/2022/TT-BYT"
}
] | train | 30b17bb7-5a3e-4113-aa37-a89112c8bc41 |
Tài liệu này thay thế Quyết định của 261/QĐ-BYT ngày 31/01/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528/QĐ-BYT ngày 03/03/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19.
Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được bổ sung "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc".
Ngoài ra, Hướng dẫn kèm quyết định 604 bổ sung mục "Khai báo y tế" với F0 điều trị tại nhà.
Trong đó, F0 hoặc người chăm sóc thông báo với trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý F0 tại nhà... theo hướng dẫn của địa phương về: thông tin cá nhân, thời điểm được xác định mắc COVID-19, đối tượng được quản lý tại nhà, thời điểm hết cách ly, điều trị tại nhà.
Trạm y tế xã, phường hoặc cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà thu thập thông tin và lập danh sách người mắc COVID-19 quản lý tại nhà theo mẫu quy định tại Phụ lục số 01.
Các vật dụng cần thiết với F0 điều trị tại nhà
- Nhiệt kế;
- Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có);
- Khẩu trang y tế;
- Phương tiện vệ sinh tay;
- Vật dụng cá nhân cần thiết;
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
- Phương tiện liên lạc: Điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sỹ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện...).
Thuốc điều trị tại nhà gia đình cần chuẩn bị khi có F0
- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.
- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin...., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.
- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.
- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).
Hướng dẫn mới đặc biệt thay đổi về điều kiện cách ly: "Tạo không gian cách ly riêng. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ".
>>> Xem toàn văn Quyết định 604 tại file đính kèm Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Bộ Y tế ban hành Quyết định 604/QĐ-BYT Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà | [
{
"law_id": "261/QĐ-BYT",
"text": "261/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "528/QĐ-BYT",
"text": "528/QĐ-BYT"
}
] | train | 544faa00-bafa-4158-85a8-c1a5133b74cf |
Theo đó, UBND Thành phố hướng dẫn các bước xác nhận F0, xác nhận khỏi bệnh, cấp Giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người mắc Covid19, cụ thể như sau.
1. Bước 1: Xác định người mắc COVID-19
- Tiếp nhận thông tin từ người nghi nhiễm:
+ Từ các kênh thông tin được thông báo rộng rãi đến người dân: Đường dây nóng của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã; đường dây nóng của Trung tâm Y tế, Trạm Y tế; phần mềm chamsocsuckhoe.hanoi.gov.vn; tổng đài 1022; nhóm zalo của Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (sau đây gọi là: Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng).
+ Thông tin được chuyển đến Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng (được phân công phụ trách từng khu vực tổ dân phố, cụm dân cư đến từng hộ gia đình) bao gồm thông tin người nghi nhiễm và nhu cầu cấp giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội (nếu có nhu cầu).
- Xử lý thông tin: Sau khi tiếp nhận thông tin của người nghi ngờ mắc COVID-19, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng tập hợp danh sách người nhiễm, đồng thời thực hiện giám sát bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa cùng với nhân viên y tế được giao phụ trách địa bàn chịu trách nhiệm xác định thông tin về hành chính và xác nhận ca bệnh xác định:
+ Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Real-time RT-PCR.
+ Là người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
+ Là người có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
+ Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 08 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm Real-time RT-PCR để khẳng định.
* Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với vi rút SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
- Chuyển danh sách người nhiễm COVID-19 đủ thông tin đã được xác nhận của Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, nhân viên y tế đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn.
2. Bước 2: Quyết định cách ly, quản lý theo dõi người mắc COVID-19 tại nhà
- Ban Chỉ đạo phòng chống dịch xã, phường, thị trấn:
+ Ban hành quyết định cách ly y tế tại nhà (Quyết định cách ly ghi rõ số ngày cách ly từ ngày ra Quyết định cho đến ngày có xác nhận khỏi bệnh của cơ quan y tế): gửi bản chụp qua điện thoại, zalo đến Tổ hỗ trợ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để gửi cho người mắc qua nhóm zalo, bản chính lưu tại Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch xã, phường, thị trấn.
+ Cập nhật thông tin lên phần mềm quản lý F0 (Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, thành viên tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và nhân viên y tế...).
- Nhân viên y tế tại trạm Y tế xã, phường thị trấn:
+ Phân tầng điều trị, chuyển tuyến với các bệnh nhân tầng 2, 3.
+ Kê đơn điều trị ngoại trú theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
+ Ký giấy nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội cho người mắc COVID-19 tại nhà, cho người mắc có nhu cầu đã đăng ký tại Bước 1 trong thời gian 07 ngày.
- Cập nhật thông tin người mắc COVID-19 có tham gia Bảo hiểm xã hội lên hệ thống thông tin giám định của Bảo hiểm xã hội để cấp Giấy nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội theo quy định sau khi có đầy đủ chữ ký của nhân viên y tế có thẩm quyền ký theo quy định tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế Quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
- Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng: Liên hệ thường xuyên với người nhiễm để nắm được tình trạng sức khỏe hoặc nhân viên y tế đến trực tiếp nhà người mắc để thăm khám khi có những dấu hiện bất thường theo quy định.
3. Bước 3: Xác nhận khởi bệnh và hoàn thành cách ly
Ngày thứ 7 kể từ ngày có Quyết định cách ly y tế và xác nhận ca mắc, người mắc COVID-19 tại nhà làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người mắc COVID-19 thực hiện dưới sự giám sát của Tổ chăm sóc người mắc COVID-19 tại cộng đồng và nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa như Bước 1 (ngày xét nghiệm sẽ thực hiện cập nhật hướng dẫn của Bộ Y tế):
+ Nếu kết quả âm tính, trạm Y tế cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh và kết thúc cách ly.
+ Nếu kết quả dương tính, người mắc tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (nếu tiêm đủ mũi vắc xin), 14 ngày nếu tiêm chưa đủ mũi vắc xin. Nhân viên y tế tại trạm y tế cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội thêm 03 ngày hoặc 07 ngày đối với người tham gia Bảo hiểm xã hội và phối hợp để cập nhật lên cổng giám định Bảo hiểm xã hội. Cấp Giấy xác nhận khỏi bệnh, kết thúc cách ly vào ngày thứ 10 (nếu tiêm đủ mũi vắc xin) hoặc ngày thứ 14 (nếu tiêm chưa đủ mũi vắc xin) theo Hướng dẫn của Bộ Y tế.
>>> Xem toàn văn Công văn số 694/UBND-KGVX tại file đính kèm Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Hà Nội hướng dẫn thủ tục công nhận F0 và cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH cho F0 | [] | train | 9c93735f-9ee9-4487-ae92-f16be58fc126 |
Đến thời điểm này, khoảng 1 triệu người đã có xác nhận hộ chiếu vắc-xin trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-Covid. Hiện các địa phương và cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng đang xác nhận thông tin tiêm chủng bằng chữ ký số trước khi chuyển dữ liệu lên hệ thống để Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân.
"Trước đây, điểm tiêm chủng ký xác nhận bằng giấy cấp cho người dân thì nay cũng với dữ liệu đó, cơ sở tiêm chủng sẽ xác nhận bằng chữ ký điện tử để cập nhật lên hệ thống. Đây là điều kiện bắt buộc để xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân"- ông Duy giải thích.
Cũng theo ông Duy, nhiều người thường gọi là "cấp" hộ chiếu vắc-xin nhưng thực ra đây chỉ là Bộ Y tế ký xác nhận chứng nhận được cơ sở tiêm chủng chứng nhận cho người dân đã tiêm vắc-xin. Việc xác nhận này cũng bằng chữ ký số với một thao tác "khớp lệnh" trên máy. Số lượng mũi tiêm trên trên hộ chiếu vắc-xin cũng tương đương với số mũi tiêm của người dân hiển thị trên hệ thống. Các thông tin được hiện thị dưới dạng mã QR Code.
Giải thích về việc đến nay nhiều người chưa có xác nhận hộ chiếu vắc-xin trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-Covid, ông Duy cho biết trước đó Bộ Y tế đã có hội nghị hướng dẫn việc triển khai ký số chứng nhận tiêm chủng Covid-19 để Bộ Y tế tiến hành xác nhận hộ chiếu vắc-xin cho người dân nhưng nhiều địa phương và cơ sở tiêm chủng còn chậm trễ trong việc thực hiện. "Chúng tôi đang soạn thảo văn bản trình lãnh đạo bộ ký để đôn đốc việc này được thực hiện đúng tiến độ. Chắn chắn trong tuần sau các địa phương sẽ phải thực hiện đồng loạt"- ông Duy nói.
Theo Bộ Y tế, thời hạn của hộ chiếu vắc-xin điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.
Cũng theo ông Đỗ Trường Duy, người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp hộ chiếu vắc-xin mà không phải thực hiện thủ tục gì thêm. Quá trình này được thực hiện do các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng là đầu mối để ký số.
Người dân sẽ không được cấp hộ chiếu vắc-xin nếu các thông tin tiêm chủng sai sót, thiếu mũi tiêm, ngoài ra không cần thực hiện thêm thủ tục gì khác. Với người dân chưa được cấp hộ chiếu vắc-xin do thiếu, sai thông tin cần liên hệ với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 https://tiemchungcovid19.gov.vn.
Ngoài ra, người dân có thể gọi điện đến tổng đài của Bộ Y tế theo số 19009095 để phản ánh hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến hộ chiếu vắc-xin.
Hộ chiếu vắc-xin điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh Châu Âu (EU) hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.
Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành biểu mẫu, quy trình và thực hiện cấp hộ chiếu vắc-xin. Tuy nhiên, để biết hộ chiếu vắc-xin được công nhận và sử dụng ở những quốc gia nào, người dân cần theo dõi thông tin từ Bộ Ngoại giao.
Theo đại diện của Bộ Ngoại giao, người mang hộ chiếu vắc-xin được Việt Nam và các nước công nhận được áp dụng các biện pháp y tế như người đã tiêm vắc-xin ở sở tại. Việc công nhận này bao gồm việc miễn thủ tục chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự khi sử dụng giấy tờ này tại nước tiếp nhận.
Hộ chiếu vắc-xin được sử dụng để chứng minh lịch sử tiêm chủng, khỏi bệnh của cá nhân, không thay thế cho các giấy tờ có giá trị xuất, nhập cảnh khác như hộ chiếu, thị thực, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực… Đến nay, đã có 19 nước công nhận hộ chiếu vắc-xin của Việt Nam.
Để kiểm tra xem hộ chiếu Vacxin được cấp hay chưa các bạn vào App PC-Covid
Trường hợp chưa có Hộ chiếu hệ thống sẽ báo như sau Trường hợp đã cấp Hộ chiếu Tham khảo NLĐ | Cách kiểm tra xem bạn đã được cấp Hộ chiếu Vaccine hay chưa | [] | train | e606a144-47db-490e-8df9-9cf3aba082e5 |
Trường hợp NLĐ nếu chẳng may trở thành F0 sẽ được hưởng 02 chế độ BHXH theo bài viết 04 khoản tiền người lao động sẽ được nhận nếu trở thành F0, vậy nếu trường hợp NLĐ có con là F0 thì có được hưởng BHXH hay không?
Điều 26 Luật BHXH 2014 và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định như sau:
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi. Thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Trường hợp trong cùng một thời gian người lao động có từ 2 con trở lên dưới 7 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau; thời gian tối đa người lao động nghỉ việc trong một năm cho mỗi con được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Bà A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có 2 con dưới 7 tuổi bị ốm đau với thời gian như sau: con thứ nhất bị ốm từ ngày 04/01 đến ngày 10/01/2016, con thứ hai bị ốm từ ngày 07/01 đến ngày 13/01/2016, bà A phải nghỉ việc để chăm sóc 2 con ốm đau. Ngày nghỉ hàng tuần của bà A là ngày Chủ nhật. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà A được tính từ ngày 04 đến ngày 13 tháng 01 năm 2016 là 09 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật). 2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tùy theo điều kiện của mỗi người để luân phiên nghỉ việc chăm sóc con ốm đau, thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Hai vợ chồng bà B đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngày nghỉ hàng tuần của vợ chồng bà B là ngày Chủ nhật. Con bà B được 5 tuổi, bị ốm phải điều trị ở bệnh viện thời gian từ ngày 11/01 đến ngày 05/02/2016. Do điều kiện công việc, vợ chồng bà B phải bố trí thay nhau nghỉ chăm sóc con như sau: - Bà B nghỉ chăm con từ ngày 11/01 đến ngày 17/01/2016 và từ ngày 25/01 đến ngày 05/02/2016; - Chồng bà B nghỉ chăm con từ ngày 18/01 đến ngày 24/01/2016. Như vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của vợ chồng bà B được tính như sau: + Đối với bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 19 ngày, trừ 02 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật, còn lại 17 ngày. Tuy nhiên, do con bà B đã được 5 tuổi nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm tối đa là 15 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của bà B được tính hưởng là 15 ngày. + Đối với chồng bà B: tổng số ngày nghỉ chăm sóc con là 7 ngày, trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần vào ngày Chủ nhật, còn lại 06 ngày. Do vậy, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của chồng bà B được tính hưởng là 06 ngày. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, cùng nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì cả cha và mẹ đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau; thời gian tối đa hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm của người cha hoặc người mẹ cho mỗi con theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội. Ví dụ: Hai vợ chồng chị T đều tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có con trai 5 tuổi bị ốm phải nằm viện điều trị bệnh từ ngày 07/3/2016 đến ngày 11/3/2016. Trong thời gian con phải nằm viện điều trị bệnh, cả hai vợ chồng chị T đều nghỉ việc để chăm sóc con. Trong trường hợp này, cả hai vợ chồng chị T đều được giải quyết hưởng chế độ khi con ốm đau với thời gian là 05 ngày. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 3. Mức hưởng chế độ ốm đau
Mức hưởng trợ cấp ốm đau trong trường hợp này cũng được áp dụng theo công thức sau:
Mức hưởng = 75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ : 24 x Số ngày nghỉ 4. Trường hợp cả cha/mẹ và con đều trở thành F0 thì hưởng chế độ BHXH ra sao? Trên thực tế nếu thời gian mà cả cha/mẹ và con nghỉ do bị F0 thì sẽ ưu tiên được hưởng chế độ nào có lợi hơn. Như trong trường hợp này NLĐ bị F0 sẽ được hưởng 2 khoản tiền là chế độ ốm đau và dưỡng sức nên sẽ ưu tiên lãnh 2 khoản này.
Trong trường hợp thời gian nghỉ vì F0 của cả 02 khác nhau thì tùy theo đối tượng sẽ được lãnh tiền chế độ BHXH tương ứng | NLĐ có con là F0 được hưởng chế độ BHXH như thế nào? | [
{
"law_id": "58/2014/QH13",
"text": "Luật BHXH 2014"
}
] | train | 115a8c58-1675-4718-b46b-199997d9cc50 |
Bộ Y tế hướng dẫn cách chăm sóc, quản lý sức khỏe cho người mắc COVID-19 tại nhà theo Quyết định 261/QĐ-BYT ngày 31/01/20221. 03 tiêu chí lâm sàng để người mắc COVID-19 được điều trị tại nhà 2. Hướng dẫn F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà 3. Hướng dẫn điều trị triệu chứng COVID-19 đối với F0 tại nhà 4. Danh mục thuốc điều trị COVID-19 cho người mắc COVID-19 tại nhà 5. Phiếu theo dõi sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà Nguồn: BỘ Y TẾ | Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà | [
{
"law_id": "261/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 261/QĐ-BYT"
}
] | train | 961af782-3d76-457b-a8cb-74291b0da648 |
Hình minh họaTheo dõi tình trạng sức khỏe Nhiệt độ hàng ngày (sử dụng hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ); Đo SpO2 ngày 2 lần sáng chiều (SpO2 > 96% để đảm bảo cung cấp O2 cho bé). Những điều không được làm Không dùng kháng virus cho mẹ mang thai (Morlupiravir, Favipiravir, Abidol,...); Không dùng chống viêm ức chế miễn dịch cho mẹ khi chưa có chỉ định bác sĩ (Medrol, Prednisonon, Mythypresnisonon,...); Không tự ý dùng chống đông (Enoxaparin, Levonox, Xarelto,…); Không dùng các thuốc Đông y, thuốc Nam khi chưa có ý kiến của bác sĩ; Không tự ý mua đơn của quầy dược hay nghe ý kiến của người không có chuyên môn vì thai phụ là đối tượng đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Những điều nên làm Duy trì chế độ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, bổ sung vitamin, khoáng và chất xơ tự nhiên; Chế độ ăn nhiều acid béo như hải sản, cá biển,...; Bổ sung sắt, kẽm và các vitamin cho mẹ; Uống đủ nước 40ml/ kg/ ngày (Ví dụ: thai phụ 60kg * 40ml = 2,4 L nước/ ngày); Nghỉ ngơi thư giãn, có thể nghe nhạc không lời trước khi ngủ; Tập luyện nhẹ nhàng; Phụ nữ mang thai tiêm ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt, không phụ thuộc vào tuổi thai, sau sinh vẫn tiêm và cho con bú (sau khi tiêm con vẫn nhận kháng thể chống SARS-CoV-2 trong 6 tháng đầu nên bé sẽ được bảo vệ). Những trường hợp cần phải đến viện theo dõi, điều trị Khó thở: Tần số thở > 20 lần/phút và hoặc SpO2 < 96%; cảm giác tức ngực; gắng sức để thở; chân tay lạnh; Sốt > 38,5 độ đã dùng thuốc hạ sốt nhưng khó hạ, sốt kéo dài quá 3 ngày không hạ nhiệt độ; Ăn uống kém, chán hoặc bỏ ăn không rõ nguyên nhân; Buồn nôn, nôn nhiều (4 lần/h hoặc 6 lần trong 4h); Đi ngoài kéo dài không cầm, nguy cơ mất nước; Ho kéo dài, khó cắt cơn ảnh hưởng tới ngủ nghỉ, thai nhi nhưng dùng các biện pháp không đỡ; Các biểu hiện bất thường như xuất hiện cơn co tử cung bất thường, cử động thai nhiều/ít quá mức so với bình thường; Có máu bất thường qua âm đạo - dịch hồng; Động thai do ngã hoặc chấn thương vùng bụng. Theo Báo Lao động | Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai mắc COVID-19 | [] | train | 7740e4c0-0192-4afd-abe0-e478fb8864d0 |
Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng dẫn tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm, cũng như mua thuốc điều trị tràn lan không theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.
Liên quan đến vấn đề xét nghiệm COVID-19, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".
1. Những sai lầm xung quanh test COVID-19 1.1 Lạm dụng test nhanh gây lãng phí Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test. Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.
Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.
Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.
Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…
1.2 Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng
Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định. 1.3 Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác. Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày. 2. F0 điều trị tại nhà: Có thuốc đúng và uống đúng thời điểm
Theo các chuyên gia, với F0 điều trị tại nhà "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.
Đối với thuốc chữa triệu chứng như paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải cũng cần đọc hướng dẫn để dùng đúng liều lượng phù hợp với cân nặng, số tuổi của người bệnh. Oresol bù điện giải dùng cho bệnh nhân sốt cần pha đúng liều lượng.
Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ:
- Thuốc Corticoid được dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm:
Nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn;
Dùng muộn quá (do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển.
Sau khi dùng 01 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.
- Đối với thuốc molnupiravir có nguồn gốc tin cậy:
Thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày.
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, một số ý kiến khuyên nếu người bệnh là nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng molnupiravir.
Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga,... 3. Lời khuyên của thầy thuốc Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết. Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời. Liên quan đến việc điều trị cho F0 tại nhà, các phương tiện cần có khi cách ly gồm: Nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (SpO2), máy đo huyết áp. Đặc biệt, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như: Khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K; Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân; Tự khử khuẩn nơi ở; Để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng. F0 cần chủ động theo dõi sức khoẻ, triệu chứng sinh tồn (mạch, huyết áp (nếu có máy đo), nhịp thở, nhiệt độ, SpO2); các triệu chứng (mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy)… Sức khỏe và đời sống | Chuyên gia chỉ rõ sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh COVID-19 và thuốc điều trị | [] | train | 201b4ab8-77b2-4b1c-9300-f4bb6450c6f8 |
Đối với trường hợp người lao động trờ thành F0, theo quy định của pháp luật sẽ được Bảo hiểm xã hội chi trả tiền cho chế độ ốm đau và chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Và thủ tục cần thiết để các bạn lãnh tiền như sau:1. Chế độ ốm đau: 1.1. Hồ sơ gồm: a) Trường hợp điều trị nội trú - Bản sao giấy ra viện của người lao động - Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện. b)Trường hợp điều trị ngoại trú tại nhà: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). 1.2. Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp: trong vòng 45 ngày tính từ ngày trở lại doanh nghiệp làm việc. Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người lao động, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH. 1.3. Hình thức nhận tiền: - Nhận tiền mặt sau khi cơ quan BHXH đã chuyển trợ cấp cho doanh nghiệp. - Nhận tiền qua thẻ ngân hàng của người lao động. - Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH nếu chưa nhận tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã chuyển lại cho cơ quan BHXH. - Số tiền chế độ ốm đau được tính theo công thức sau: Mức hưởng = (75% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ)/ 24 x Số ngày nghỉ Căn cứ: - Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 2. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật; c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Trong 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau thì doanh nghiệp phải lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe (theo Mẫu 01B-HSB) rồi gửi cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.
Thời gian giải quyết chế độ dưỡng sức là không quá 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người sử dụng lao động. Căn cứ: Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Hướng dẫn thủ tục cho F0 nhận tiền BHXH | [
{
"law_id": "166/QĐ-BHXH",
"text": "166/QĐ-BHXH"
},
{
"law_id": "58/2014/QH13",
"text": "Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014"
},
{
"law_id": "222/QĐ-BHXH",
"text": "222/QĐ-BHXH"
}
] | train | b467d328-eb8a-427b-b8cb-24772bfef8b4 |
Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định 4539/QĐ-BYT năm 2021 ban hành "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19", theo Y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.1. Hướng dẫn xông phòng ở, nơi làm việc: Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp. * Phương pháp 1 - Nguyên liệu: Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Húng quế, Gừng, Tỏi, lá Bưởi, Kinh giới, Tía tô, Tràm gió... - Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều. * Phương pháp 2 - Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. - Liều dùng, cách dùng: Tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần. Lưu ý: - Không được xông trực tiếp vào người. - Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu. Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng:
Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên. 2. Điều trị cho Bệnh nhân F0 không có triệu chứng:
Người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
Pháp điều trị: Phù chính khu tà.
Điều trị cụ thể:
(1) Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.
(2) Bài thuốc tham khảo:
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.
Bài 1: Ngọc bình phong tán
- Nguồn gốc: Cứu nguyên phương
- Thành phần:
Hoàng kỳ - Radix Astragali membranacei 16 -32g
Bạch truật - Rhizoma Atractylodis macrocephalae 16-32g
Phòng phong - Radix Saposhnikoviae divaricatae 8-16g
- Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Dạng thuốc sắc: Sắc lấy 300ml chia uống 2 lần sau ăn sáng chiều.
+ Dạng bột: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 gam, hãm với khoảng 150ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống, bỏ bã thuốc.
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
Bài 2: Nhân sâm bại độc tán
- Nguồn gốc: Thái Bình Huệ Dân Hòa tễ cục phương.
- Thành phần:
Sài hồ - Radix Bupleuri - 12g
Bạch linh - Poria - 12g
Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g
Tiền hồ - Radix Peucedani - 12g
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 12g
Xuyên khung - Rhizoma Ligustici wallichii - 12g
Chỉ xác - Fructus Aurantii - 12g
Khương hoạt - Rhizoma et Radix Notopterygii - 12g
Độc hoạt - Radix Angelicae pubescentis - 12g
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 12g
- Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn.
+ Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần.
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
Bài 3: Sâm tô ẩm
- Nguồn gốc: Thái Bình Huệ Dân Hòa tễ cục phương.
- Thành phần:
Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g
Tô diệp - Folium Perillae - 12g
Cát căn - Radix Puerariae thomsonii - 12g
Tiền hồ - Radix Peucedani - 8g
Bán hạ chế - Rhizoma Pinelliae - 6g
Bạch linh - Poria - 12g
Trần bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne - 8g
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 8g
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 8g
Chỉ xác - Fructus Aurantii - 8g
Mộc hương - Radix Saussureae lappae - 6g
- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
+ Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
Bài 4: Đạt nguyên ẩm
- Nguồn gốc: Ôn dịch luận.
- Thành phần:
Binh lang - Semen Arecae - 16g
Hậu phác - Cortex Magnoliae officinali - 8g
Thảo quả - Fructus Amomi aromatici - 4g
Tri mẫu - Rhizoma Anemarrhenae - 8g
Xích thược - Radix Paeoniae - 8g
Hoàng cầm - Radix Scutellariae - 8g
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 4g
- Dạng bào chế: Dùng dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
- Cách dùng, liều dùng:
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
Lưu ý: Mỗi phương điều trị mới kê nên dùng trong 3 ngày, nếu không xuất hiện triệu chứng thì tiếp tục sử dụng cho đến khi có kết quả xét nghiệm RT- PCR âm tính, nếu xuất hiện thêm triệu chứng thì phải gia giảm phù hợp. 3. Bệnh nhân F0 mức độ nhẹ: Bệnh nhân có xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2, hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, ít gặp hơn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy, mất khứu giác, tê lưỡi; chưa có dấu hiệu viêm phổi, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời. Theo Y học cổ truyền, thể bệnh này chủ yếu là lúc ôn dịch mới bắt đầu xâm phạm vào Phế vệ, biểu hiện không rõ ràng các chứng trạng của hàn, nhiệt, thấp. Thận trọng khi dùng các thuốc quá khổ hàn và ôn táo dễ gây tổn thương đến chính khí làm bệnh nặng hơn . Nhóm này được chia ra làm hai thể cơ bản: 3.1. Thể hàn thấp: Triệu chứng lâm sàng: Sốt, sợ lạnh, người mệt, toàn thân mỏi đau, ho, khạc đờm, ngực bức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đại tiện dính nhớt không thông. Chất lưỡi bệu nhạt có hằn răng hoặc hồng nhạt, rêu trắng dày bẩn nhớt hoặc trắng nhớt, mạch khẩn, nhu hoặc hoạt. Pháp điều trị: Hóa thấp thấu tà, ôn phế chỉ khái. Điều trị cụ thể: (1) Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương. (2) Bài thuốc tham khảo: Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp. Bài 1: Sâm tô ẩm - Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương. - Thành phần: Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g Tô diệp - Folium Perillae - 12g Cát căn - Radix Puerariae thomsonii - 12g Tiền hồ - Radix Peucedani - 8g Bán hạ chế - Rhizoma Pinelliae - 6g Bạch linh - Poria - 12g Trần bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne - 8g Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 8g Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 8g Chỉ xác - Fructus Aurantii - 8g Mộc hương - Radix Saussureae lappae - 6g - Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương. - Cách dùng, liều dùng: + Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc. Bài 2: Hoắc hương chính khí tán - Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương. - Thành phần: Hoắc hương - Herba Pogostemonis - 12g Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori - 4-8g Bạch linh - Poria - 12-16g Hậu phác - Cortex Magnoliae officinali - 4-8g Tử tô - Fructus - 8-12g Bạch truật - Rhizoma Atractylodis macrocephalae - 8-12g Bán hạ - Rhizoma Pinelliae - 12g Bạch chỉ - Radix Angelicae dahuricae - 4-8g Đại phúc bì - Pericarpium Arecae catechi - 8-12g Trần bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne - 6-12g Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 4g - Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. - Cách dùng, liều dùng: + Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng bột: Mỗi lần dùng 8-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng. Bài 3: Nhân sâm bại độc tán gia giảm - Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương. - Thành phần: Sài hồ - Radix Bupleuri - 12g Bạch linh - Poria - 12g Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g Tiền hồ - Radix Peucedani - 12g Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 12g Xuyên khung - Rhizoma Ligustici wallichii - 12g Chỉ xác - Fructus Aurantii - 12g Khương hoạt - Rhizoma et Radix Notopterygii - 12g Độc hoạt - Radix Angelicae pubescentis - 12g Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 12g - Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. - Cách dùng, liều dùng: + Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn. + Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần. + Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc. Gia giảm: Nếu sợ lạnh, sợ gió nhiều gia thêm Quế chi 4-10g; nếu chán ăn, khó tiêu gia Hoắc hương 4-6g, Hậu phác 3-6g; nếu buồn nôn nhiều gia Sinh khương 10-12g. 3.2. Thể thấp nhiệt: Triệu chứng lâm sàng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, mệt mỏi, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, khô miệng không muốn uống nhiều nước, hoặc kèm theo tức ngực bụng trướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông sướng, hoặc buồn nôn không muốn ăn, đại tiện nát hoặc dính nhớp khó đi. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng dày, nhờn hoặc vàng mỏng, mạch hoạt sác hoặc nhu. Pháp điều trị: Thanh nhiệt khứ thấp, tuyên phế bình suyễn. Điều trị cụ thể: (1) Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương. (2) Bài thuốc tham khảo: Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp. Bài 1: Ngân kiều tán - Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện. - Thành phần: Liên kiều - Fructus Forsythiae - 12g Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori - 8g Trúc diệp - Herba Lophatheri - 5g Kinh giới - Herba Elsholtziae ciliatae - 5g Đậu xị - Semen Vignae praeparata - 6g Ngưu bàng tử - Fructus Arctii lappae - 8g Kim ngân hoa - Flos Lonicerae - 12g Bạc hà - Herba Menthae - 8g Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 8g - Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. - Cách dùng, liều dùng: + Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng bột: Mỗi lần dùng 20-24g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng. Bài 2: Tang cúc ẩm - Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện. - Thành phần: Tang diệp - Folium Mori albae - 8-12g Cúc hoa - Flos Chrysanthemi indici - 4-8g Hạnh nhân - Semen Armeniacae amarum - 12g Liên kiều - Fructus Forsythiae - 8-16g Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori - 4-12g Lô căn - Rhizoma Phragmitis - 12g Bạc hà - Herba Menthae - 4-8g Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 4-6g - Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. - Cách dùng, liều dùng: + Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng bột: Mỗi lần dùng 10-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều. + Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng. Bài 3: Thanh ôn bại độc ẩm - Nguồn gốc: Dịch chẩn nhất đắc. - Thành phần: Sinh thạch cao - Gypsum fibrosum - 4-8g Thuỷ ngưu giác - Pul-vis Cornus Bubali Concentratus - 12-20g Sinh địa - Radix Platycodi grandiflorae - 0,6-1g Hoàng liên - Rhizoma Coptidis - 10-16g Xích thược - Radix Paeoniae Chi tử - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori Huyền sâm- Fructus Aurantii Liên kiều -Fructus Forsythiae Hoàng cầm - Radix Saussureae lappae Tri mẫu - Rhizoma Anemarrhenae Đan bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne Trúc diệp - Folium Bambusae vulgaris Cam thảo - Rhizoma et Radix Glycyrrhizae Liều lượng của 10 vị (Xích thược, Cát cánh, Chi tử, Huyền Sâm, Liên kiều, Hoàng cầm, Tri mẫu, Đan bì, Trúc diệp, Cam thảo) tuỳ triệu chứng của bệnh nhân mà sử dụng. - Dạng bào chế: Thuốc sắc. - Cách dùng, liều dùng: Thạch cao sắc kỹ trước, sau đó cho các vị còn lại vào trừ sừng trâu (Thủy ngưu giác). Ngày 1 thang sắc lấy 300ml chia hai lần sau ăn sáng chiều, lấy sừng trâu mài thành nước hoà vào rồi uống. | Hướng dẫn chữa Covid-19 bằng phương pháp y học cổ truyền | [
{
"law_id": "4539/QĐ-BYT",
"text": "4539/QĐ-BYT"
}
] | train | 394ab296-2f84-48a4-a9e6-4d7637f08a4f |
Bộ Y Tế vừa ban hành Công văn 762/BYT-DP năm 2022 về cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần.
Theo đó, cách ly đối với các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh xác định COVID-19 (F1) như sau:a) Những người đã tiêm đủ ít nhất 02 liều vắc xin phòng COVID-19 (được ghi trên giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 03 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Thực hiện cách ly y tế 05 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR, kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 05 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định. b) Những người chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế 07 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương, trường học bố trí, thiết lập kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR hoặc kháng nguyên (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc bằng máy miễn dịch) vào ngày cách ly thứ 7 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 03 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định. Người tiếp xúc gần (F1) được hướng dẫn tại Công văn số 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021 về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19.
Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với ca bệnh xác định (F0) trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30. | F1 sẽ chỉ cần cách ly 05 ngày | [] | train | 058485ad-0316-4d6a-a8b6-496fdfa03401 |
Ngày 28/1, Bộ Y tế có Quyết định 250/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6/10/2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT. Đây là phiên bản lần thứ 8 được Bộ Y tế cập nhật, bổ sung.Dấu hiệu chẩn đoán mắc COVID-19 Theo hướng dẫn này, trường hợp bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 là người tiếp xúc gần hoặc là người có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:
- Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền.
- Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền.
- Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền.
- Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).
Trường hợp bệnh xác định
Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).
Là người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 Là người có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.
Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với vi rút SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm Real-time RT-PCR để khẳng định
5 mức độ phân loại bệnh COVID-19
Theo hướng dẫn mới nhất này, có 5 mức độ phân loại bệnh COVID-19, gồm : không có triệu chứng lâm sàng, mức độ nhẹ, mức độ trung bình, mức độ nặng và mức độ nguy kịch.
Trước đó, Hướng dẫn chẩn đoán và điều tri COVID-19 ban hành kèm quyết định 4689/QĐ-BYT ngày 6/10/2021 của Bộ Y tế chỉ phân loại các bệnh nhân COVID-19 theo 4 mức độ bệnh gồm nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch (các tiêu chí trong 4 mức độ này không có sự thay đổi). Như vậy, trong hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã có thêm nhóm F0 không triệu chứng.
Người nhiễm không triệu chứng
F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.
Mức độ nhẹ
F0 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy… Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời. Bên cạnh đó, người bệnh tỉnh táo, tự phục vụ được; X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.
Mức độ trung bình
Đánh giá toàn trạng, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ. Về hô hấp, bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96% khi thở khí phòng. F0 có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang).
Mạch của người bệnh có thể nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường, ý thức tỉnh táo. Ngoài ra, chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực phát hiện có tổn thương, tổn thương dưới 50%. Siêu âm thấy hình ảnh sóng B, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 > 300. Mức độ nặng F0 được phân loại thuộc nhóm nặng nếu hô hấp có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí phòng. Về tuần hoàn, nhịp tim người bệnh có thể nhanh hoặc chậm, HA bình thường hay tăng. Về thần kinh, người bệnh có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt. Chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực: có tổn thương, tổn thương trên 50%. Siêu âm thấy hình ảnh sóng B nhiều, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 khoảng 200-300. Mức độ nguy kịch F0 thuộc nhóm nguy kịch có biểu hiện thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng, thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc cần hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy. Ý thức người bệnh giảm hoặc hôn mê. Nhịp tim bệnh nhân có thể nhanh hoặc chậm, huyết áp tụt, tiểu ít hoặc vô niệu. Kết quả X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực phát hiện có tổn thương, tổn thương trên 50%. Siêu âm hình ảnh sóng B nhiều, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 < 200, toan hô hấp, lactat máu > 2 mmol/L. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Quyết định 250.QĐ-BYT: hướng dẫn mới nhất về phân loại bệnh Covid-19 | [
{
"law_id": "5666/QĐ-BYT",
"text": "5666/QĐ-BYT"
}
] | train | 8ae4697e-4e08-4244-8025-5de4e51c4243 |
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 218/ BYT-QĐ Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Theo quyết định mới nhất này, các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 gồm:
Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian.
Tiêu chí 2: Độ bao phủ vaccine.
Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
Về cách xác định các tiêu chí, Bộ Y tế cho biết theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có 2 nhóm để xác định cấp độ dịch gồm có: Nhóm chỉ số về mức độ lây nhiễm và Nhóm chỉ số về khả năng đáp ứng.
Trên cơ sở tham khảo các phương pháp đánh giá của các nước trên thế giới và đánh giá thực tiễn của Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn cách xác định các tiêu chí cụ thể như sau:
Với tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới trên địa bàn/số dân/thời gian. Tỷ lệ ca mắc mới trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Tỷ lệ ca mắc mới được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao (mức 1: <90; mức 2: 90 đến dưới 450; mức 3: 450 đến 600; mức 4: >600). Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn xã/100.000 người. Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy được phân theo 04 mức độ (mức 1: < 1; mức 2: 1 đến dưới 32, mức 3: 32 đến 40, mức 4: >40). Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy do Trung tâm Y tế cấp huyện tính toán và phân bố đến từng địa bàn cấp xã. Tỷ lệ ca tử vong trong tuần trên địa bàn cấp xã/100.000 dân. Yêu cầu chỉ số này không được vượt quá 6/100.000 dân trên địa bàn cấp xã. Chỉ số này là hệ quả của tổng hợp mức độ lây nhiễm và khả năng đáp ứng, đồng thời đây là mục tiêu cần phải khống chế bằng được; do đó chỉ số này được sử dụng để đánh giá điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn cấp xã. Tiêu chí 2: Độ bao phủ vaccine phòng COVID-19
Chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo khuyến cáo tại thời điểm đánh giá của Bộ Y tế của địa bàn cấp xã tính trên toàn bộ dân số trên điạ bàn. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi phải đạt tối thiểu 75% tổng dân số tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.
Chỉ số tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi trở lên ở người thuộc nhóm nguy cơ cao (không chống chỉ định tiêm chủng) trong số đối tượng ở nhóm nguy cơ cao của địa bàn cấp xã. Yêu cầu tỷ lệ tiêm chủng đủ mũi ở người thuộc nhóm nguy cơ cao phải đạt tối thiểu 90% số đối tượng phải tiêm chủng tại thời điểm đánh giá.
Chỉ số này được sử dụng để điều chỉnh mức độ lây nhiễm trên địa bàn cấp xã.
Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Chỉ số tỷ lệ sẵn sàng quản lý, chăm sóc/10.000 dân: khả năng có thể quản lý, chăm sóc tại địa bàn cấp xã. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 500; trung bình: 200-500; thấp: <200).
Chỉ số tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện /100.000 dân tại thời điểm đánh giá. Chỉ số này được chia làm 3 khả năng (cao: > 30; trung bình: 10- 30, thấp: < 10). Chỉ số này do Trung tâm Y tế cấp huyện xác định sau đó được dùng chung cho tất cả các xã trên địa bàn thuộc huyện
Chỉ số tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân. Yêu cầu tỷ lệ giường ICU có đủ nhân viên y tế phục vụ trên địa bàn cấp tỉnh phải đạt tối thiểu 4/100.000 dân.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 >>> Xem toàn văn quyết định 218 trong file đính kèm Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Quyết định 218/ BYT-QĐ: Hướng dẫn mới nhất đánh giá cấp độ dịch COVID-19 | [
{
"law_id": "128/NQ-CP",
"text": "128/NQ-CP"
},
{
"law_id": "4800/QĐ-BYT",
"text": "4800/QĐ-BYT"
}
] | train | 972eb7da-1bd3-4c21-a924-837efa7a6b85 |
Ứng dụng PC-Covid vừa cập nhật tính năng mới cho phép người sử dụng tự động cập nhật các mũi tiêm lên hệ thống khai báo quốc gia. Đối với các trường hợp bị sai sót các bạn có thễ thực hiện theo những bước sau:
1. Bước 01 vào App PC-Covid sẽ thấy xuất hiện phần "Ví giấy tờ"
2. Bước 02: trong phần Ví giấy tờ sẽ có các mục:
- Thêm giấy chứng nhận tiêm vaccine
- Thêm giấy kết quả xét nghiệm
- Thêm giấy chứng nhận F0 khỏi bệnh
HIện chỉ có tính năng Thêm giấy chứng nhận tiêm vaccine đang hoạt động, còn 02 tính năng kia vẫn đang chờ phát triển
3. Bước 03: Bạn nhập thông tin vào phần Tự khai các mũi tiêm, sau đó hệ thống sẽ kiểm tra và cập nhật, điều chỉnh lại cho bạn theo thông tin chính xác
| Hướng dẫn cách tự khai báo mũi tiêm trên PC-Covid | [] | train | 427d13b1-21bd-45e7-bdfe-50fb1ea4c9cb |
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, từ hôm nay 8/4, các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bắt đầu thực hiện ký số, từ 15/4, Bộ Y tế sẽ thực hiện ký tập trung để cấp "Hộ chiếu vaccine" cho người dân. Dưới đây là 12 thông tin về "Hộ chiếu vaccine" nhất định người dân phải biết...
Về việc cấp "Hộ chiếu vaccine" được người dân quan tâm để phục vụ các nhu cầu đi lại, đặc biệt là ra nước ngoài, GS.TS Trần Văn Thuấn- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, ngày 20/12/2021 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5772/QĐ-BYT về biểu mẫu và quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine".
Dưới đây là 12 thông tin về "Hộ chiếu vaccine" mà người dân nhất định phải biết.
1. "Hộ chiếu vaccine" điện tử là gì?
Hiện nay "Hộ chiếu vaccine" điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức y tế thế giới và Liên minh Châu Âu ban hành.
2. Thời hạn của "Hộ chiếu vaccine" điện tử
Thời hạn của "Hộ chiếu vaccine" điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp, đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.
3. Tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 có được cấp "Hộ chiếu vaccine" điện tử không?
Việc sử dụng "Hộ chiếu vaccine" người dân cần tìm hiểu thông tin từ Bộ Ngoại giao trước khi xuất cảnh.
4. "Hộ chiếu vaccine" điện tử của Việt Nam sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nào, có bao nhiêu quốc gia sử dụng tiêu chuẩn này?
"Hộ chiếu vaccine" điện tử của Việt Nam sử dụng các tiêu chuẩn do WHO và EU ban hành, hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.
5. "Hộ chiếu vaccine" điện tử của Việt Nam được sử dụng ở những quốc gia nào?
Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành biểu mẫu, quy trình và thực hiện cấp "Hộ chiếu vaccine". Để biết "Hộ chiếu vaccine" được công nhận và sử dụng ở những quốc gia nào người dân cần theo dõi thông tin từ Bộ Ngoại giao.
6. Người dân phải làm gì để được cấp "Hộ chiếu vaccine"?
Người dân đã tiêm chủng và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp "Hộ chiếu vaccine" mà không phải làm thủ tục gì thêm.
7. Xem "Hộ chiếu vaccine" ở đâu?
"Hộ chiếu vaccine" điện tử được hiển thị trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử và PC-COVID hoặc trên trang tra cứu Bộ Y tế đang thực hiện xây dựng và sẽ công bố trong thời gian tới.
8. Thông tin tiêm chủng COVID-19 sai/thiếu thì phải làm gì?
Người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng hoặc trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử.
Nếu có sai sót/thiếu thông tin đề nghị người dân liên hệ (trực tiếp hoặc phản ánh trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 https://tiemchungcovid19.gov.vn) với cơ sở tiêm chủng để được bổ sung, cập nhật.
10. Quy trình cấp "Hộ chiếu vaccine" Theo quyết định số 5772/QĐ-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế, quy trình cấp Hộ chiếu vaccine bao gồm 3 bước: Bước 1: các cơ sở tiêm chủng thực hiện rà soát, bổ sung, xác thực thông tin tiêm chủng với CSDL quốc gia về dân cư theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19. Dữ liệu sẽ được đẩy về Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Bước 3: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thực hiện ký số tập trung chứng nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Người dân có thể xem Hộ chiếu vaccine trên ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử, PC- COVID hoặc tra cứu trên Cổng thông tin do Bộ Y tế công bố trong thời gian tới. 11. Thời gian dự kiến triển khai cấp hộ chiếu vaccine trên cả nước là khi nào? Ngày 8/4/2022, các cơ sở tiêm chủng bắt đầu thực hiện ký số, từ 15/4/2022, Bộ Y tế sẽ thực hiện ký tập trung để cấp "Hộ chiếu vaccine" cho người dân. 12. Người dân không có/mất chứng nhận tiêm chủng bản giấy có được cấp "Hộ chiếu vaccine" điện tử không? Nếu trên hệ thống đã có thông tin tiêm chủng COVID-19 thì người dân sẽ được cấp "Hộ chiếu vaccine" điện tử mà không cần bản giấy. Người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng trên Cổng thông tin điện tử tiêm chủng COVID-19 hoặc ứng dụng Sổ Sức khỏe điện tử. | 12 thông tin cần biết về Hộ chiếu vaccine covid-19 | [
{
"law_id": "5772/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định số 5772/QĐ-BYT về biểu mẫu và quy trình cấp \"Hộ chiếu vaccine\""
}
] | train | 0ac6b493-7485-46c2-9dff-78edc9c2be60 |
Đây là nội dung trong Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mới nhất tại Quyết định 43/QĐ-BYT năm 2022 sửa đổi Quyết định 3588/QĐ-BYT về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
Theo đó, giấy xác nhận đã tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có 3 mục. Khi người dân tiêm vắc xin sẽ được cấp giấy xác nhận tiêm vắc xin ngừa COVID-19 với chi tiết các mũi tiêm.
Cụ thể, liều cơ bản với 3 mũi tiêm. Liều bổ sung 1 mũi tiêm và cuối cùng là liều nhắc lại với 3 mũi tiêm.
Nội dung các buổi tiêm, cách tổ chức được thực hiện theo Quyết định 3588/QĐ-BYT
| Một người sẽ có 3 mũi cơ bản, 1 mũi bổ sung và 3 mũi nhắc lại khi tiêm Văc xin Covid-19 | [
{
"law_id": "43/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 43/QĐ-BYT năm 2022"
},
{
"law_id": "3588/QĐ-BYT",
"text": "Quyết định 3588/QĐ-BYT"
}
] | train | e34f7e5a-7900-48fe-92b5-8d38cc0d5ae7 |
- Thời gian cách ly, điều trị đủ 10 ngày
- Kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép)
- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh
Đối với người bệnh COVID-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị:
* Người bệnh COVID-19 đơn thuần
- Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên
- Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).
- Người bệnh sau khi ra viện cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 380C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. * Người bệnh COVID-19 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo - Các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên - Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép). - Người bệnh được chuyển sang khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) tại buồng riêng của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. - Tuân thủ thông điệp 5K Xem toàn văn Công văn trong file đính kèm Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Hướng dẫn mới nhất về xác định người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh | [] | train | 4739d5f3-714d-434e-9542-9d357d627165 |
Ngày 4-12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng cho F0 điều trị tại nhà. Theo đó, nếu để bệnh nhân suy dinh dưỡng, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của hệ miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể khỏi nhiễm trùng. Chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị sẽ giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và gia đình người bệnh.
| Chế độ dinh dưỡng cho F0 cách ly tại nhà | [] | train | 89d6403b-bfac-4a8d-a472-51112c7db121 |
Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Tải về. Trong đó đáng chú ý là việc cho phép người tái dương tính Covid cách ly tại nhà.
Người tái dương tính Covid19 được cách ly tại nhà - Minh hoạ 1. Người đã khỏi Covid19 nhưng sau đó tái dương tính được phép cách ly tại nhà Đối với người bệnh đã khỏi bệnh và được xuất viện, trong thời gian 14 ngày tự theo dõi tại nhà mà tái dương tính thì không cần cách ly tại cơ sở khám, chữa bệnh và không cần thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Người bệnh có thể tự cách ly tại nhà, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi. 2. Các điều kiện để F1, người đã khỏi bệnh Covid19 được cách ly tại nhà là gì? Người đã tiêm đủ liều vắc xin ( có thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc Giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) Liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 06 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19) 3. F1, người đã khỏi bệnh Covid 19 thực hiện cách ly ra sao? Thực hiện cách ly y tế 07 ngày tại nhà, nơi lưu trú, tự theo dõi sức khoẻ trong 07 ngày tiếp theo. Tuân thủ 5K, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế đế theo dõi và xử trí theo quy định; t hực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm bằng kháng nguyên nhanh 02 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7). 4. Giảm thời gian cách ly tại nhà cho F1 và người nhập cảnh. Giảm thời gian cách ly y tế từ 21 ngày xuống 14 ngày cho các đối tượng F1 và người nhập cảnh (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế), tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày tiếp theo) Công văn 10696/BYT-MT được ban hành ngày 16/12/2021. | Công văn 10696/BYT-MT: Người tái dương tính Covid19 sẽ được cách ly tại nhà | [] | train | a8844b51-d6cd-425e-a130-27bfa4159b0e |
Sau đây là Tổng hợp các mức phụ cấpcăn cứ theo Nghị quyết 145/NQ-CP , Nghị quyết 16/NQ-CP và Nghị quyết 58/NQ-CP do Chính Phủ ban hành quy định chi tiết về quyền lợi dành cho lực lượng chống dịch Covid 19.1. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm COVID-19, nghi nhiễm COVID-19 tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, trừ trường hợp Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động) 2. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bao gồm: - Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn; - Người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh, thu gom và xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người nhiễm COVID-19; -Người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người nhiễm COVID-19; - Người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế; - Người làm nhiệm vụ bảo vệ. 3. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với: - Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm COVID-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động); - Người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2; - Người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2; - Người vận chuyển người nhiễm COVID-19, bệnh phẩm; - Người làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong nhiễm SARS-CoV- 4. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 225.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (bao gồm cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố) nhưng không thuộc một trong các đối tượng quy định tại (1), (2) và (3) như đã nêu trên. 5. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách được huy động hoặc tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: - Được hưởng một trong các mức phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này ( Có nghĩa rằng tuỳ theo nhiệm vụ mà người đó thực hiện có thể hưởng từ 225.000, 300.000 hoặc 400.000 đồng) - Được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; mức chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 40.000 đồng/người/ngày. =>Chế độ từ (1) đến (5) áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2021. Trường hợp đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ nhưng với mức hỗ trợ thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này thì được truy lĩnh phần chênh lệch. 6. Cán bộ, chiến sỹ lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày =>Chế độ (6) áp dụng kể từ ngày cán bộ, chiến sỹ lhoặc các học sinh, sinh viên mà thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân được tăng cường theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 7. Người nhiễm COVID-19 đang điều trị tại các Khoa Hồi sức tích cực, các khoa có giường Hồi sức tích cực, các Trung tâm Hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày. =>Chế độ (7) áp dụng kể từ ngày có quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19. Trường hợp trước thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, mức chi tiền ăn được thanh toán theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày. 8. Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) trong chương trình tiêm chủng miễn phí. 9. Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên (trong thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19), được nhà nước chi trả chi phí chỗ ở và chi phi đi lại ( đứa đón) trong thời gian tham gia phòng, chống dịch 10. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương đã được địa phương bố trí ăn, nghỉ thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị trong thời gian đi công tác và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí. =>Chế độ (9) và (10) được áp dụng kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2021 (thời điểm hiệu lực của Nghị quyết số 16/NQ-CP). 11. Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm COVID-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày. =>Chế độ (11) áp dụng kể từ ngày 19/11/2021, trước ngày này, mức chi tiền ăn sẽ được thanh toán theo chi phí thực tế nhưng vượt quá 80.000 đồng/người/ngày. Trường hợp đã được chi trả từ các nguồn tài trợ, ủng hộ thì giảm tương ứng phần chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022. Việc thanh toán thực hiện theo số ngày thực tế làm việc. Số ngày thực tế làm việc được tính theo số ngày tham gia phòng, chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ lễ, Tết. Các đối tượng khác tiếp tục hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết 16/NQ-CP và khoản 1 Nghị quyết 58/NQ-CP, cụ thể bao gồm: 12. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với: Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước. 13. Chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với: - Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú). - Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế. - Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch. - Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển. - Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm COVID-19. - Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không bao gồm đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền. - Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người mắc COVID-19. 14. Chế độ thường trực chống dịch mức 130.000 đồng/người/ngày áp dụng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (không bao gồm các đối tượng tại (17) ), cụ thể là: - Người lao động thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được phân công thường trực chống dịch 24/24 giờ tại nơi công tác thì áp dụng mức phụ cấp thường trực; được huy động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự - Trường hợp người lao động thuộc cơ sở y tế dự phòng, trong ngày được phân công và đang làm nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ tại cơ sở y tế dự phòng nhưng được thủ trưởng đơn vị điều động trực tiếp tham gia hoạt động chống dịch thì được hưởng một chế độ phụ cấp có mức cao nhất. 15. Chế độ hỗ trợ 120.000 đồng/người/ngày dành cho các đối tượng ( bao gồm 80.000 đồng tiền ăn và 40.000 đồng tiền chi phí nhu cầu sinh hoạt) - Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú), phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; - Người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; - Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 16. Chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19 - Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị COVID-19; khu vực dân cư có người nhiễm COVID-19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ. - Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch. - Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập. 17. Chế độ đối với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp - Thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các Tiểu ban, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo khi tham gia phòng, chống dịch theo các nhóm quy định tại Điều này thì được hưởng mức phụ cấp chống dịch tương ứng theo nhóm đó. - Các thành viên vừa nêu trong những ngày thực hiện nhiệm vụ thường trực, chỉ đạo chống dịch theo quyết định phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/người/ngày nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng. Trên đây là tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch, hi vọng đã đem đến những thông tin bổ ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì, hãy bình luận xuống bên dưới để cùng thảo luận nha. Trân trọng cảm ơn. Cập nhật bởi lamlinh_2507 lúc: 22/11/2021 08:24:50 | Tổng hợp mức phụ cấp dành cho lực lượng chống dịch | [
{
"law_id": "145/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 145/NQ-CP"
},
{
"law_id": "16/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 16/NQ-CP"
},
{
"law_id": "58/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 58/NQ-CP"
},
{
"law_id": "16/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 16/NQ-CP"
},
{
"law_id": "58/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 58/NQ-CP"
},
{
"law_id": "73/2011/QĐ-TTg",
"text": "Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg"
}
] | train | 0c171674-40ea-468a-8e3b-9f630e88aec4 |
Vừa qua, TPHCM đã ban hành Quyết định 3900/QĐ-UBND với chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn TP.HCM cho phép mở lại nhiều hoạt động đi kèm điều kiện. Trong đó, thông tin xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động trở lại kèm theo một số điều kiện liên quan đang được nhiều người quan tâm.
Xe ôm công nghệ được phép hoạt động lại trên địa bàn TPHCM - Minh hoạ
Trước quy định mới xe ôm công nghệ được phép hoạt động có điều kiện ở TP.HCM, nhiều khách hàng chờ dịch vụ, còn các hãng đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Sở Giao thông vận tải.Về điều kiện, xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động trở lại nhưng hạn chế Theo quy định, nếu TP.HCM đạt cấp độ 1, xe ôm công nghệ chở khách được hoạt động nếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Nếu TP.HCM đạt cấp độ 2, loại hình này được hoạt động hạn chế không quá 50% số xe của từng đơn vị và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải. Hiện TP đang ở cấp độ 2 của dịch. Ở cấp độ 3, 4, loại hình này không được hoạt động. Xe ôm truyền thống chỉ hoạt động trở lại khi TP.HCM đạt cấp độ 1, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải Theo Báo Tuổi Trẻ có đưa tin, nhiều hành khách cho biết có thói quen đi bằng xe công nghệ 2 bánh nhưng từ khi giãn cách tới nay, dịch vụ này vẫn chưa được hoạt động trở lại, dù loại hình ăn uống, vui chơi được mở cửa. Chị Mỹ Chi, nhà ở quận Bình Thạnh, cho rằng việc chậm mở lại dịch vụ mà đa số người dùng thường xuyên sử dụng như xe ôm công nghệ là bất tiện. Bởi ưu điểm của loại hình này là gọi có xe liền, linh động trong di chuyển ngõ hẻm, giá cả rẻ hơn... Anh Nguyễn Việt Anh (quận Gò Vấp) cho rằng cần thận trọng mở lại dịch vụ xe 2 bánh vì gần đây số ca nhiễm có dấu hiệu gia tăng. Tài xế 2 bánh di chuyển liên lục, từ quận này sang quận khác, tiếp xúc nhiều người. Do đó, việc mở lại dịch vụ này, thời gian đầu ưu tiên cho tài xế tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính, đáp ứng đầy đủ quy định phòng chống dịch. Anh Sang, tài xế Hãng Be, cho biết khi dịch vụ xe ôm công nghệ tạm ngưng, anh chuyển sang giao hàng trong mùa dịch. Thời gian đầu dịch vụ "đắt show" do hạn chế đi lại, tuy nhiên đến nay nhu cầu đặt giao hàng đã giảm mạnh, lượng đơn từ ứng dụng (app) phân bổ không đồng đều. Đại diện Grab và Be cho hay sẵn sàng mở app trở lại dịch vụ gọi xe 2 bánh. Dù các hãng không tiết lộ số lượng tài xế trở lại dịch vụ xe ôm công nghệ là bao nhiêu nhưng cho hay vẫn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên có thể thấy sự thay đổi về việc áp dụng mới khá bất ngờ, vẫn còn nhiều người chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chưa đủ điều kiện chạy xe trở lại…Thời gian chờ của hành khách trong thời gian tới có thể sẽ cao hơn do thiếu tài xế. Ngoài ra việc nhu cầu tăng cao trong khi lượng xe chạy dịch vụ quay trở lại không nhiều có thể khiến cho giá cước sẽ có phần không dễ chịu, gây thiệt hại với cả tài xế lẫn người sử dụng dịch vụ. Theo tuổi trẻ. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 19/11/2021 22:33:22 | Xe ôm công nghệ được phép hoạt động lại trên địa bàn TP.HCM | [
{
"law_id": "3900/QĐ-UBND",
"text": "Quyết định 3900/QĐ-UBND"
}
] | train | 1cbb788a-d53e-455b-9038-5289c08c31f3 |
Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 3488: TP. HCM bất ngờ yêu cầu tiếp tục tạm dừng kinh doanh karaoke, massage, quán bar,... | [] | train | b78115d8-4e76-4023-ad77-bfb4a46aded0 |
Giảm phí, lệ phí cho đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 - Minh họa
Tại Công văn, xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn 12312/BTC-CST về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phó Thủ tướng có ý kiến như sau:
- Đồng ý áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xây dựng, ban hành các Thông tư giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 63/NQ-CP;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương rà soát, đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (bao gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2021) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính để xem xét, ban hành theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tại Công văn 12312/BTC-CST, Bộ Tài chính đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương cho phép tiếp tục kéo dài thời gian hết 06 tháng đầu năm 2022 đối với các khoản phí, lệ phí đã giảm năm 2021. Đồng thời, chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ tiếp tục rà soát, điều chỉnh giảm phí, lệ phí khác để hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm 2022. Tải Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Phó Thủ tướng yêu cầu sớm có chính sách giảm phí, lệ phí hỗ trợ người khó khăn do Covid-19 | [
{
"law_id": "63/NQ-CP",
"text": "Nghị quyết 63/NQ-CP"
}
] | train | 0ad42987-bb70-4db9-85ab-01733d528163 |
Còn 18 triệu liều vắc xin chưa sử dụng - Minh họa
Theo đó, để thực hiện chiến lược tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, ngay từ năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Y tế đã chủ động, nỗ lực tiếp cận các nguồn vaccine để tiêm cho người dân.
Đến hết ngày 13/11, Bộ Y tế đã phân bổ 116 triệu liều vaccine. Các địa phương đã tiêm được khoảng 98 triệu liều; hiện còn khoảng 18 triệu liều đã được phân bổ nhưng chưa được sử dụng.
Để tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vaccine phòng Covid-19, Bộ Y tế đề nghị Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo Sở Y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi một cho 100% dân số từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên và đối tượng có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi một đủ thời gian.Trước ngày 20/11, địa phương nào không gửi đề xuất, Bộ sẽ không cấp vaccine Bên cạnh đó, rà soát tình hình sử dụng vaccine, tổng hợp và báo cáo số lượng vaccine được cấp từ nguồn của Bộ Y tế và từ các nguồn khác (nguồn do doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương...), số vaccine còn tồn và báo cáo rõ nguyên nhân còn tồn vaccine. Trong trường hợp địa phương không kịp sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng số vaccine được cấp phải báo cáo kịp thời cho các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Viện Pasteur để điều phối. Địa phương, đơn vị nào nhận vaccine từ nguồn khác không báo cáo Bộ Y tế, không kiểm định theo quy định mà tự tổ chức tiêm thì phải chịu trách nhiệm. Các đại phương cũng đề xuất nhu cầu vaccine cần cấp từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trẻ em 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vaccine năm 2022. Đồng thời, báo cáo nguyên nhân còn tồn và đề xuất nhu cầu vaccine gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng). Sau ngày 20/11, địa phương nào không có đề xuất thì được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vaccine cho các địa phương. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và nhân dân về việc không đủ vaccine để tiêm chủng do không có đề xuất. Bộ Y tế sẽ thông báo công khai những địa phương có tiến độ tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ vaccine thấp đồng thời trên Trang thông tin điện tử của Chiến dịch. Theo Bộ Y tế, đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, đề nghị Bí thư các Tỉnh ủy, Thành ủy chỉ đạo Sở Y tế thực hiện. Trong tháng 11, địa phương nào không đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, phải chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân về việc chậm trễ trong tiêm chủng. Tải Công văn tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 9670: Còn 18 triệu liều vaccine chưa dùng, Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm | [] | train | fa5a3b1c-8538-4218-822c-c6b6fb3a6028 |
Đề xuất cho phép bán rượu bia trở lại tại TP. HCM - Minh họa
Sáng ngày 13.11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện và TP.Thủ Đức về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên.
Tại hội nghị, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết toàn thành phố có 75.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ăn uống, nhưng hiện mới chỉ khoảng 60% cơ sở mở cửa. Riêng việc thí điểm kinh doanh thức uống có cồn tại TP.Thủ Đức và Q.7 được triển khai tốt công tác kiểm tra, giám sát và không để phát sinh các vấn đề tiêu cực. Đồng thời, 2 đơn vị cũng đề xuất cho phép mở rộng và kéo dài thời gian thực hiện hoạt động trên.
Ông Vũ dẫn chứng nhiều nước khi xác định sống chung với dịch và mở cửa kinh tế, cho phép kinh doanh ăn uống thì ít đặt quy định có phục vụ đồ uống có cồn hay không mà quy định đi theo nhóm, đi theo gia đình, khống chế số lượng. Hiện nay cũng chưa có báo cáo, đánh giá việc phát sinh dịch bệnh ở cơ sở bán đồ uống có cồn và không bán đồ uống có cồn thì nơi nào nhiều hơn.
Sở Công thương cũng đã lấy ý kiến của một số chuyên gia thì các chuyên gia cho rằng việc ngồi cùng bạn bè cũng là cách thức giải tỏa căng thẳng, giảm tác động tiêu cực từ dịch bệnh.
2 phương án mở rộng địa bàn kinh doanh bia, rượu
Do vậy, ông Vũ đề xuất UBND TP xem xét 2 phương án kinh doanh đồ uống có cồn. Phương án 1 là cho phép các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố được phục vụ thức uống có cồn trong điều kiện có kiểm soát cụ thể. Điều kiện là các cơ sở phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh ăn uống. Trong đó, khách hàng phải tiêm đủ liều vắc xin; cơ sở kinh doanh hoạt động tối đa 50% công suất, đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày, mật độ phục vụ bàn ăn cách nhau 2m.
Ưu điểm của phương án này là đảm bảo tính thực thi thống nhất trên toàn thành phố, còn nhược điểm của phương án này là chưa linh hoạt theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Phương án 2 là căn cứ vào mức độ kiểm soát dịch Covid-19 ở từng địa bàn, UBND TP.HCM giao UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức được giao xem xét, đánh giá, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho phép hoạt động kinh doanh sử dụng đồ uống có cồn trên địa bàn. Ưu điểm của phương án này là linh hoạt, khai thác hoạt động kinh doanh ăn uống phù hợp với tình hình dịch bệnh, còn nhược điểm là tính thực thi có thể không nghiêm giữa các địa phương. “Đặc thù của thành phố là dòng người di chuyển liên tục, không có ranh giới nên quận này phục vụ thì người dân ở quận khác cũng có thể qua”, ông Vũ nói.
Lãnh đạo Sở Công thương nhìn nhận việc kinh doanh đồ uống có cồn là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến khuyến nghị nên mở, có ý kiến tạm ngưng. Trong 2 phương án trên, Sở Công thương nghiêng về phương án 1.
Đồng quan điểm, Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Thị Ánh Hoa cho rằng, với nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” thì có thể đánh giá theo cấp độ dịch và mở cửa có lộ trình đối với các hoạt động ăn uống kèm theo hoạt động ăn uống có sử dụng đồ uống có cồn.
Còn lãnh đạo Sở Y tế thì cho rằng trong thời điểm này, thành phố nên tiếp tục cho thí điểm mở rộng và có kiểm soát hoạt động sử dụng thức uống có cồn tại hàng quán. Tức là, mở rộng, thí điểm thêm ở một số quận, huyện và có kiểm soát chặt, tuân thủ nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá an toàn và biện pháp phòng, chống dịch.Sỹ Đông Nguồn: Báo Thanhnien | TP.HCM: Đề xuất nhà hàng, quán nhậu toàn thành phố được phục vụ rượu, bia | [] | train | e9f4c7d1-00a8-4815-8bf3-4c756fc97046 |
Bộ Y Tế vừa ban hành Công văn 1535/BYT-DP 2022 tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo đó Bộ Y Tế đề nghị:1. Sở Y tế các tỉnh, thành phố: a) Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho các đối tượng tiêm chủng đến lịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 508/BYT-Dp ngày 28/01/2022 và Công văn số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021. b) Chuẩn bị triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, lập danh sách tiêm cho trẻ đang đi học từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đối với trẻ thuộc lứa tuổi này không đi học thì phối hợp với chính quyền địa phương để lập danh sách. - Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đủ điều kiện tiêm chủng để có thể triển khai ngay khi được phân bổ vắc xin. - Loại vắc xin sử dụng: vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này. Liều lượng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. - Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch, miễn phí tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với những nơi tổ chức học tập trung tại trường). Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 và Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 07/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. + Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký Phiếu đồng ý tiêm chủng theo mẫu ban hành tại Công văn này. + Thực hiện khám sàng lọc trước tiêm theo hướng dẫn tại Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019, Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. + Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng theo các hướng dẫn tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Thực hiện tuyên truyền, vận động để người dân đưa trẻ từ 5 dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng tích cực tham gia tiêm chủng kịp thời và đầy đủ. 2. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xây dựng tài liệu hướng dẫn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tổ chức tập huấn cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc. - Các viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur lập kế hoạch tập huấn, hướng dẫn việc tiêm vắc xin cho các tỉnh, thành phố trong trường hợp cần thiết và tổ chức giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố theo địa bàn phân công phụ trách trong quá trình tổ chức triển khai tiêm chủng. >>> Xem toàn văn Công văn tại file đính kèm Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Hướng dẫn tổ chức tiêm vaccine phòng covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi | [
{
"law_id": "3588/QĐ-BYT",
"text": "3588/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "43/QĐ-BYT",
"text": "43/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "2470/QĐ-BYT",
"text": "2470/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "5002/QĐ-BYT",
"text": "5002/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "3588/QĐ-BYT",
"text": "3588/QĐ-BYT"
}
] | train | 43d993b6-763c-473f-bfd7-509d808aff45 |
Ngày 05/11, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Đoàn Văn Việt đã ký ban hành Hướng dẫn 4122/HD-BVHTTDL hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam - Minh họaĐiều kiện về y tế Theo đó, đối với khách du lịch quốc tế, Bộ VHTTDL yêu cầu Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam cư trú tại nước ngoài đến từ các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng của Việt Nam, đáp ứng các điều kiện về xuất nhập cảnh và các điều kiện về y tế dưới đây: 1. Có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận (không áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ). Thời gian tiêm mũi 2 hoặc mũi 1 (đối với loại vắc xin 1 mũi) có hiệu lực đủ 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh. Hoặc có chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất cảnh không quá 06 tháng. 2. Có kết quả âm tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT- PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm). 3. Có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD. 4. Tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành. 1. Giai đoạn 1 (từ tháng 11/2021): Thí điểm đón khách quốc tế theo các chương trình du lịch trọn gói, thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh (Danh mục khu vực và các cơ sở cung ứng dịch vụ được đón khách du lịch quốc tế do các địa phương lựa chọn và công bố công khai). 2. Giai đoạn 2 (từ tháng 01/2022): Mở rộng phạm vi đón khách du lịch quốc tế, kết nối các điểm đến thông qua các chuyến bay thuê chuyến và thương mại quốc tế thường lệ. Khách có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp các điểm đến tại 05 địa phương ở giai đoạn 1 (có thể bổ sung thêm một số địa phương khác nếu đáp ứng điều kiện và có đề xuất đón khách du lịch quốc tế) sau khi khách du lịch đã hoàn thành chương trình du lịch tại điểm đến đầu tiên trong thời gian 7 ngày. 3. Giai đoạn 3: Mở cửa lại hoàn toàn đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Thời điểm bắt đầu giai đoạn 3 sẽ căn cứ tình hình dịch bệnh thực tế và trên cơ sở đánh giá kết quả đón khách du lịch quốc tế trong 2 giai đoạn đầu. Ngoài ra, Hướng dẫn còn quy định cụ thể quy trình thực hiện các hoạt động trong tour du lịch cho khách nước ngoài, cụ thể từ bước đăng ký, xét duyệt, cấp thị thực, chuẩn bị chuyến bay và chi tiết quá trình tham gia chương trình du lịch tại Việt Nam. | Hướng dẫn 4122: Lộ trình và điều kiện đón khách quốc tế du lịch Việt Nam từ tháng 11/2021 | [
{
"law_id": "4122/HD-BVHTTDL",
"text": "Hướng dẫn 4122/HD-BVHTTDL"
}
] | train | 12d03cb2-8d69-45ac-b3ac-372442a65bd2 |
Ngày 31/10/2021, Bộ Y tế ra Công văn 9262/BYT-BH hướng dẫn thực hiện Hợp đồng và thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và Trạm Y tế lưu động.
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở điều trị Covid - Minh họa
Cụ thể, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cần lưu ý 3 bước như sau:1. Lập hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế a) Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 lập hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế gửi bệnh viện được giao phụ trách quản lý, điều hành để thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. b) Trạm y tế lưu động lập hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế gửi Trạm Y tế cấp xã trên địa bàn có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đối với xã, phường, thị trấn không có Trạm Y tế cấp xã trên địa bàn có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì gửi trực tiếp đến cơ sở y tế cấp huyện có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trường hợp trên địa bàn cấp xã không có Trạm Y tế cấp xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì Trạm Y tế xã lưu động lập hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế gửi cơ sở y tế cấp huyện có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ. Trường hợp một trạm y tế lưu động được giao phụ trách các cụm dân cư, tổ dân phố của các phường khác nhau thì trạm y tế lưu động lập và gửi hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đến Trạm y tế xã/phường cùng địa bàn của cụm dân cư, tổ dân phố đó. 2. Tổng hợp và trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế a) Bệnh viện được giao phụ trách quản lý, điều hành “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19”; Cơ sở y tế tuyến huyện có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ; Trạm Y tế cấp xã tiếp nhận hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế và tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định 6556/QĐ-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Phụ lục hướng dẫn cách ghi chép bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Mỗi người bệnh chỉ lập một bảng kê. d) Việc trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định của Thông tư 48/2017/TT-BYT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trong quản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. 3. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. a) Chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và tại Trạm y tế lưu động do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế; b) Chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh và theo hướng dẫn tại Công văn 3100/BYT-BH ngày 20/4/2021 của Bộ Y tế về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch COVID-19; Công văn số 6373/BYT-BH ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch COVID-19 và Công văn này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các “Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19" được tổng hợp và thanh toán riêng, được tính là chi phí phát sinh do thay đổi phạm vi hoạt động hoặc do thành lập mới. | Công văn 9262: BYT hướng dẫn 3 bước thanh toán chi phí KCB BHYT tại các cơ sở điều trị Covid-19 | [
{
"law_id": "6556/QĐ-BYT",
"text": "6556/QĐ-BYT"
},
{
"law_id": "48/2017/TT-BYT",
"text": "48/2017/TT-BYT"
}
] | train | a4e8f49a-6073-42fd-aeef-5149d25f9b82 |
Phát hiện, xử lý F0 tại cộng đồng - Minh họa
Cụ thể:1. Bước 1: Phát hiện F0 - F0 được phát hiện thông qua xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên từ nhiều nguồn như: + Sàng lọc các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và / hoặc có yếu tố dịch tễ (như tiếp xúc gần với F0 hoặc đến từ vùng có dịch cấp độ 4) tại các cơ sở y tế, các cơ quan đơn vị, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ,… + Xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ tại các khu vực nguy cơ cao hoặc các nhóm nguy cơ. + Kiểm soát dịch tại các ổ dịch hộ gia đình, ổ dịch cộng đồng, ổ dịch trong doanh nghiệp, trường học…. + Người dân tự làm xét nghiệm và khai báo cho trạm y tế. - Các trường hợp có kết quả dương tính với xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên đều được xem là F0 và đưa vào chăm sóc, quản lý. Đối với trường hợp người dân tự làm xét nghiệm, nếu không đủ chứng cứ để xác định F0 thì thực hiện lại xét nghiệm nhanh kháng nguyên. - Phân công thực hiện: + Tất cả các cơ sở y tế khi thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có trách nhiệm nhập kết quả xét nghiệm vào phần mềm quản lý chuỗi lây nhiễm (CDS). + Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, phường xã thị trấn phân công cho nhân viên chuyên trách hoặc Trạm Y tế thực hiện. 2. Bước 2: Xử lý “Ổ dịch hộ gia đình” - Nơi ở của F0 được xem là “ổ dịch hộ gia đình” và phải được xử lý ngay khi xác định thông tin F0. - Xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay cho tất cả các thành viên sống cùng nhà với F0 và cách ly hộ gia đình 14 ngày kể từ ngày phát hiện ca F0 đầu tiên trong hộ; dán biển cảnh báo trước nhà: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19” (nền đỏ, chữ vàng). - Chăm sóc F0: khám, đánh giá dấu hiệu suy hô hấp, nếu có thở nhanh hoặc khó thở hoặc Sp02 dưới 96% thì gọi tổ phản ứng nhanh đến cấp cứu và chuyển người bệnh vào bệnh viện. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ thì cho cách ly điều trị tại nhà (nếu đủ điều kiện) và cấp túi thuốc A-B, C. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ nhưng không đủ điều kiện cách ly và chăm sóc tại nhà (không có người chăm sóc, không có điều kiện phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình), F0 sẽ tự đề nghị địa điểm cách ly phù hợp (tại cơ sở cách ly của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở cách ly có thu phí, khu cách ly tập trung của địa phương). Nếu tại địa bàn phường xã phát hiện trên 10 hộ có F0 thì phải kích hoạt 01 trạm y tế lưu động để quản lý, chăm sóc F0 tại nhà; nếu trên 50-100 hộ có F0 thì kích hoạt thêm trạm y tế lưu động. - Hướng dẫn người trong hộ gia đình đang cách ly tự thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình, nhất là bảo vệ các đối tượng nguy cơ cao (người > 65 tuổi, người > 50 tuổi mắc bệnh nền, người béo phì có BMI > 25, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh 02 tuần); thực hiện xét nghiệm ngay cho người phát hiện có triệu chứng trong thời gian cách ly. - Sau 14 ngày xét nghiệm lại toàn hộ gia đình để quyết định kết thúc cách ly. Lưu ý: Trong thời gian cách ly, nếu phát hiện thêm F0 trong cùng hộ gia đình thì không tính thêm thời gian cách ly cho những người còn lại trong hộ. 3. Bước 3: Điều tra và xử lý “Ổ dịch cộng đồng” - “Ổ dịch cộng đồng” là khu vực dân cư có từ 02 hộ gia đình có F0 trở lên. - Ngay sau khi xác định “ổ dịch hộ gia đình”, cần khẩn trương rà soát, điều tra thông tin dịch bệnh trong khu vực, nếu có thêm trường hợp “ổ dịch hộ gia đình” khác trong cùng khu vực thì tiến hành điều tra sơ bộ để chẩn đoán “ổ dịch cộng đồng” dựa trên các tiêu chí sau: + Có ít nhất 02 hộ gia đình có F0 trong cùng khu vực + Mức độ giao lưu trong khu vực (hẻm nhỏ, chật hẹp, đông người, thói quen, tập quán sinh hoạt…) + Mức độ giao tiếp với bên ngoài khu vực (người trong khu vực là shipper hoặc làm việc trong các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như chợ, siêu thị, nhà hàng, trung tâm thương mại, cơ sở y tế…) + Tình trạng tiêm chủng của dân cư trong khu vực + Đã từng là ổ dịch. Lưu ý: việc điều tra sơ bộ dựa trên hiểu biết, thông tin sẵn có về khu vực và khảo sát thực tế để khoanh vùng ổ dịch . - Tạm thời phong toả khu vực “ổ dịch cộng đồng” (theo phạm vi đã xác định) trong 24 giờ để: + Thông báo cho người dân trong khu vực biết tình hình ổ dịch cộng đồng, hướng dẫn người dân biết và tuân thủ các quy định quản lý ổ dịch. + Huy động lực lượng thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 02 - 04 giờ cho tất cả người dân trong ổ dịch để đánh giá mức độ nguy cơ. - Từ kết quả xét nghiệm tầm soát “ổ dịch cộng đồng” và đặc điểm khu vực dân cư, tiến hành phân loại nguy cơ của ổ dịch theo mức độ nguy cơ của các tiêu chí đánh giá: Quản lý F0 tại nhà - Minh họa + Ổ dịch được phân loại “nguy cơ thấp” khi tất cả các tiêu chí đều ở mức độ thấp (màu vàng). + Ổ dịch được phân loại “nguy cơ rất cao” khi có 2 trong 3 tiêu chí đầu tiên ở mức độ rất cao (màu đỏ) (ví dụ: đánh giá khu vực có trên 30% hộ dân có F0 và mức độ giao lưu trong khu vực cao, mặc dù có giao lưu với bên ngoài ở mức độ vừa, tỷ lệ tiêm đủ vắc xin trên 80% và từng là ổ dịch trong vòng 06 tháng trước. ổ dịch cộng đồng này vẫn được phân loại “nguy cơ rất cao”) + Các ổ dịch khác được phân loại “nguy cơ cao” (màu cam). - Quản lý ổ dịch theo phân loại nguy cơ: + Ổ dịch nguy cơ thấp: xét nghiệm mỗi 5 ngày/lần (xét nghiệm nhanh mẫu gộp theo hộ gia đình) cho mỗi người dân trong ổ dịch (trừ các hộ có F0) đến khi không còn phát hiện F0. Người có kết quả xét nghiệm âm tính được đi lại và sinh hoạt bình thường nhưng không được tham dự những sự kiện tập trung trên 20 người, tự theo dõi sức khỏe và khai báo với trạm y tế địa phương khi có triệu chứng để được xét nghiệm ngay. + Ổ dịch nguy cơ cao: xét nghiệm mỗi 3 ngày/lần (xét nghiệm nhanh mẫu gộp theo hộ gia đình) cho mỗi người dân trong ổ dịch (trừ các hộ có F0) đến khi không còn phát hiện F0. Người có kết quả xét nghiệm âm tính được đi lại nhưng giới hạn việc giao tiếp, ghi nhớ người và nơi đã giao tiếp nếu có, không được tham dự những sự kiện tập trung trên 10 người, tự theo dõi sức khỏe và khai báo y tế mỗi ngày, xét nghiệm khi có triệu chứng. + Ổ dịch nguy cơ rất cao: phong tỏa cứng cả khu vực ổ dịch, xét nghiệm mỗi 2 ngày/lần và ít nhất 3 lần, nếu không còn phát hiện F0 thì giải tỏa (chỉ còn cách ly các hộ gia đình có F0). Quản lý nghiêm khu vực phong tỏa, đảm bảo cách ly tuyệt đối nhà với nhà. - Chăm sóc F0 và cách ly, xét nghiệm các thành viên trong hộ gia đình có F0 theo nội dung xử lý ổ dịch hộ gia đình. - Trong quá trình quản lý ổ dịch cộng đồng, thường xuyên điều tra và đánh giá lại tình hình để quyết định việc mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi ổ dịch. Tải Công văn 7963 tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 7963 của SYT TP. HCM: Phải làm gì khi phát hiện F0 trong cộng đồng? | [] | train | a8317f2e-3f72-4615-9f86-0fbd8ae9902e |
Tiêu chí an toàn để đón học sinh trở lại học trực tiếp - Minh hoạ
Trong đó bao gồm:Trước khi học sinh đến trường, có 8 tiêu chí: Tiêu chí 1: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường học như: Thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch,... Tiêu chí 2: Có kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường và tình hình dịch bệnh. Tiêu chí 3: 100% trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, cán bộ, giáo viên thực hiện khai báo sức khỏe, đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến trường. Tiêu chí 4: Toàn bộ học sinh, giáo viên và nhân viên đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường. Tiêu chí 5: Thực hiện vệ sinh, khử trùng trường, lớp, đồ dùng học tập và phương tiện đưa đón theo đúng hướng dẫn. Tiêu chí 6: Có nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường. Tiêu chí 7: Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh; xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19. Tiêu chí 8: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Khi học sinh đến trường, có 6 tiêu chí: Tiêu chí 9: 100% học sinh, cán bộ, giáo viên được đo thân nhiệt trước khi vào lớp. Tiêu chí 10: 100% học sinh mầm non và tiểu học được đón và giao nhận tại cổng trường. Tiêu chí 11: Đảm bảo giãn cách trong và ngoài lớp học, phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại trường theo quy định. Tiêu chí 12: Thực hiện khử khuẩn, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, khu vực rửa tay, nhà vệ sinh, phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi lần đưa đón, đeo khẩu trang trong thời gian ở trường. Tiêu chí 13: Thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời xà phòng, dung dịch sát khuẩn và các vật dụng phòng dịch cần thiết khác. Tiêu chí 14: Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở thực hiện các quy định về phòng, chống dịch. Sau khi ra trường, có 2 tiêu chí: Tiêu chí 15: 100% học sinh, giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang từ khi rời trường trở về nhà. Tiêu chí 16: . 100% học sinh mầm non, tiểu học được nhà trường bố trí giao nhận đầy đủ. Nếu đạt từ 7 tiêu chí trong số này trở xuống thì trường học không được phép hoạt động dạy học trực tiếp. Ngoài ra, Hướng dẫn còn đính kèm theo danh sách những công tác cần thực hiện tại các trường học để chuẩn bị cho công tác giảng dạy trực tiếp trong giai đoạn Thủ đô thực hiện bình thường mới. Tải toàn văn Hướng dẫn liên ngành 3668/HDLN:SGDĐT-YT tại file đính kèm. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Hà Nội: 16 tiêu chí an toàn bắt buộc khi học sinh quay trở lại trường học | [] | train | cf90ef31-61cf-4c05-9b31-28603740d16b |
TPHCM đề xuất mở lại vũ trường, karaoke, quán bar, hàng rong - Minh họa
Ngày 28.10, Sở Y tế TPHCM có tờ trình khẩn UBND TPHCM về việc triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Theo đó, Sở Y tế TPHCM đề xuất cho cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, làm đẹp được hoạt động bình thường ở địa bàn dịch cấp độ 1.
Điều kiện để hoạt động là nhân viên phải tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi COVID-19. Người tham gia phải đáp ứng một trong ba điều kiện: tiêm đủ liều vaccine; khỏi COVID-19; có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Đối với địa bàn dịch ở cấp độ 2 hoạt động không quá 50% công suất; địa bàn cấp độ 3 hoạt động không quá 25% công suất.
Điều kiện là người làm việc phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. Người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ. Riêng địa bàn dịch cấp độ 4 ngừng hoạt động.
Đối với hoạt động bán hàng rong, vé số dạo, địa bàn dịch cấp độ 1 và 2 được hoạt động bình thường. Địa bàn cấp độ 3 thì người tham gia phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19; cấp độ 4 ngừng hoạt động
Đối với cơ sở làm tóc (bao gồm cắt tóc), địa bàn dịch cấp độ 1 hoạt đồng bình thường; cấp độ 2 hoạt động không quá 75% công suất; cấp độ 3 hoạt động không quá 50% công suất; cấp độ 4 hoạt động không quá 25% công suất. Người làm việc phải được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.
Đối với hoạt động tập trung đông người trong nhà và ngoài trời, không hạn chế số lượng ở địa bàn nguy cơ dịch cấp 1.
Địa bàn cấp 2, 3, 4 được tổ chức hoạt động trong nhà và ngoài trời nhưng không quá lần lượt 75%, 50% và 25% sức chứa. Người tham gia tiêm đủ liều vaccine hoặc khỏi bệnh hoặc có giấy xét nghiệm âm tính trong 72 giờ.
Theo thông báo ngày 24.10, TPHCM đang ở cấp độ 2. Trong 22 địa phương cấp quận, huyện có 9 đơn vị đạt cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới), 12 địa phương đạt cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình), 1 địa phương ở cấp độ 3 (màu cam - nguy cơ cao).MINH QUÂN Theo báo Laodong | TPHCM đề xuất mở lại vũ trường, karaoke, quán bar, hàng rong | [] | train | ba3ed654-2066-4283-be47-b66253b63823 |
Công khai giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 - Minh họa
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân chọn lựa cơ sở y tế để làm xét nghiệm tầm soát COVID-19 khi có nhu cầu, Sở Y tế công khai danh sách các cơ sở y tế được cung ứng dịch vụ xét nghiệm và giá thu xét nghiệm COVID-19.
Sở Y tế cho biết tính đến này 26-10, đối với kỹ thuật xét nghiệm kháng nguyên nhanh, đã có 169 cơ sở y tế nộp hồ sơ và đã được Sở Y tế cho phép cung ứng dịch vụ kỹ thuật này.
Sở này khẳng định kỹ thuật xét nghiệm kháng nguyên nhanh không thay thế cho xét nghiệm RT-PCR mà chỉ dùng để hỗ trợ trong việc giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc COVID-19.
Trường hợp cơ sở y tế công lập thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho các đối tượng ngoài phạm vi chi trả của BHYT và ngân sách nhà nước thì thu theo giá test mua vào. Đối với các trường hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh theo yêu cầu, các cơ sở y tế tư nhân thu theo giá kê khai.
Riêng đối với kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR, tính đến nay đã có 59 cơ sở y tế trên địa bàn được Bộ Y tế thẩm định cho phép thực hiện dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR.
Theo quy định, kỹ thuật này được chỉ định để chẩn đoán xác định các ca lâm sàng tại các cơ sở điều trị, ngoài ra có thể chỉ định để tầm soát các trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng và điều tra dịch tễ, các trường hợp này người bệnh không phải đóng phí (do BHYT hoặc ngân sách chi trả).
Trường hợp các cơ sở y tế có thực hiện kỹ thuật này (hoặc có hợp đồng với cơ sở được phép thực hiện) nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân (không triệu chứng, xuất cảnh…) thì thu phí xét nghiệm đúng giá theo quy định nếu là cơ sở y tế công lập, theo giá kê khai nếu là cơ sở y tế tư nhân.
Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tham gia cung ứng dịch vụ xét nghiệm COVID-19 tiếp tục công khai giá và kê khai giá theo quy định, nộp hồ sơ về Sở Y tế.
Thanh tra Sở Y tế tiếp tục triển khai công tác kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các cơ sở y tế cung ứng dịch vụ xét nghiệm COVID-19 không đúng theo quy định.
Dưới đây là giá xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở y tế công lập:
Danh sách các cơ sở y tế tư nhân đã tự công khai giá xét nghiệm COVID-19 và báo cáo về Sở Y tế:
THU HIỀN Nguồn: Báo Tuoitre | TP.HCM: Công khai giá xét nghiệm COVID-19 tại các cơ sở y tế | [] | train | 8ebe239a-51f7-434e-bc31-b74ab4865047 |
Căn cứ vào Quyết định 3677/QĐ-BCĐ ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống Covid-19 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm và Công văn 3569/UBND-KT về hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP. HCM, người dân khi mở lại hàng quán hay đi ăn uống tại chỗ cần lưu ý những điều sau đây từ ngày 28/10:
Kinh doanh ăn uống tại chỗ TP. HCM - Minh họa1/ Thời gian hoạt động: Kết thúc trước 21 mỗi ngày 2/ Công suất hoạt động tối ta: 50% 3/ Không bán, không để khách sử dụng đồ uống có cồn (riêng UBND TP. Thủ Đức và Quận 7 được xem xét thí điểm cho các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ được bán, được sử dụng đồ uống có cồn đến 15/11/2021) 4/ Cần đáp ứng ĐỦ 4 tiêu chí đảm bảo an toàn tại cơ sở kinh doanh như sau: Tiêu chí 1 (TC 1): Đối với cơ sở - Cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ các cơ sở được quy định tại Điều 12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP), đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các chứng từ liên quan,...). - Cơ sở phải bố trí khu vực giao nhận thực phẩm đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch COVID-19; trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn và thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm khô tay; tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên, định kỳ cho người làm việc tại cơ sở có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao; - Cơ sở phải có đăng ký mã QR tại địa chỉ http://antoancoid tphcm.gov.vn/ và tổ chức quét mã QR của người tham gia hoạt động tại cơ sở (theo Chỉ thị 18/CT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh). + Có thực hiện đầy đủ: Đạt. + Không thực hiện thực hiện không đầy đủ: Không đạt. Tiêu chí 2 (TC 2): Đối với khách hàng Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tụ tập đông người); phải thực hiện quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế và của cơ sở. + Có thực hiện đầy đủ: Đạt. + Không thực hiện thực hiện không đầy đủ: Không đạt. Tiêu chí 3 (TC 3): Đối với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người giao nhận hàng, người đến liên hệ cơ sở (người làm việc) - Thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tụ tập đông người); phải thực hiện quét mã QR và thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; người làm việc tại cơ sở là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ngửa COVID-19 (ít nhất một mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm). - Phải được thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 tầm soát, sàng lọc, định kỳ hoặc khi người làm việc có một trong các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất khứu giác và vị giác, khó thở,.... + Có thực hiện đầy đủ: Đạt. + Không thực hiện thực hiện không đầy đủ: Không đạt. 4. Tiêu chí 4 (TC 4): Đối với chủ cơ sở - Chủ cơ sở phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại cơ sở. - Có phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa được ăn uống tại cơ sở trong cùng một thời điểm (phải có bảng thông báo rõ tại cơ sở) và đảm bảo số lượng khách đến ăn uống tại cơ sở không được vượt quá số lượng đã thông báo trong cùng một thời điểm. - Thực hiện báo cáo phương án tổ chức kinh doanh và các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở cho Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát. + Có thực hiện đầy đủ: Đạt. + Không thực hiện thực hiện không đầy đủ: Không đạt. Nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu, quy định nêu trên nhưng vẫn tiếp tục hoạt động, chủ cơ sở có thể bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng theo Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP. | Kinh doanh ăn uống tại chỗ trên địa bàn TP. HCM: Toàn bộ các yêu cầu, tiêu chí an toàn cần tuân thủ (từ 28/10) | [
{
"law_id": "117/2020/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 117/2020/NĐ-CP"
}
] | train | 7167a2c2-3cd6-4fc7-bfe7-303fa59171ea |
Ngày 26/10/2021, Bộ GTVT ra Công văn 11244/BGTVT-CYT V/v tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trên các chuyến bay nội địa chở khách thường lệ, trong đó thống nhất yêu cầu tuân thủ Quyết định 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 và ban hành thêm một số biểu mẫu quan trọng.
Các điều kiện và biểu mẫu khi đi máy bay nội địa - Minh họa
Cụ thể:
1. Đối với hành khách:
- Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn, điều kiện về hành khách phần 1 Mục IV tại Quyết định số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT (trừ việc phải hoàn thành Bản cam kết).
- Tuân thủ 5K; thực hiện khai báo điện tử (Khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-COVID) hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo hướng dẫn của nhân viên hàng không tại cảng hàng không.
- Cung cấp thông tin theo Mẫu kèm theo công văn này cho các hãng hàng không (Mẫu được đăng tải trên Website/App của các hãng hàng không hoặc kê khai tại quầy làm thủ tục hàng không).
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin khai báo.
2. Đối với các hãng hàng không Việt Nam:
- Yêu cầu, chủ động hướng dẫn hành khách thực hiện khai báo điện tử (Khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-COVID); trường hợp hành khách chưa thực hiện khai báo, các hãng hàng không có trách nhiệm bố trí nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách cài đặt, khai báo trên ứng dụng PC-COVID hoặc các hình thức phù hợp khác trong quá trình làm thủ tục hàng không.
- Yêu cầu hành khách cung cấp hoặc kê khai thông tin theo Mẫu tại quầy làm thủ tục hàng không. Tổng hợp danh sách hành khách đến theo từng địa phương và chuyển cho Cảng vụ hàng không để thông báo cho địa phương có hành khách đến cư trú, lưu trú sau chuyến bay. Lưu trữ thông tin của hành khách để phục vụ công tác giám sát sau chuyến bay của các cơ quan Nhà nước và địa phương có liên quan.
- Có trách nhiệm đăng tải Mẫu kèm theo công văn này trên Website/App của mình và cung cấp Mẫu này tại quầy làm thủ tục hàng không. Hãng hàng không, các đại lý chính thức của hãng có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến điều kiện đi lại bằng đường hàng không cho hành khách, hướng dẫn khách mua vé, kê khai các thông tin liên quan theo quy định.
- Tiếp tục thực hiện các yêu cầu khác tại Mục VI tại Quyết định số 1840/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT (trừ việc tiếp nhận mẫu cam kết của hành khách khi làm thủ tục hàng không và lưu trữ bản cam kết của hành khách).Tải Công văn 11244/BGTVT-CYTtại file đính kèm để xem các biểu mẫu! Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Biểu mẫu, điều kiện mới nhất dành cho hành khách đi máy bay trong nước | [
{
"law_id": "1840/QĐ-BGTVT",
"text": "Quyết định 1840/QĐ-BGTVT"
}
] | train | bc2d8753-0f57-42dc-95bc-0a93d8198149 |
Tiêu chí để hàng ăn uống tại chỗ hoạt động tại TP. HCM - Minh họa
Chiều 27.10, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình đã ký quyết định ban hành quyết định điều chỉnh, sửa đổi Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, quyết định có hiệu lực từ hôm nay.
So với bộ tiêu chí do Ban Quản lý An toàn thực phẩm đề xuất cách đây 3 ngày (ngày 24.10), Bộ tiêu chí giảm từ 6 tiêu chí xuống còn 4 tiêu chí, đồng thời bỏ yêu cầu không bật máy lạnh và không phục vụ rượu, bia.
Cụ thể, tiêu chí 1 gồm 3 điều kiện áp dụng đối với cơ sở kinh doanh ăn uống.
Thứ nhất, cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, bảo quản, vận chuyển, nguồn gốc nguyên liệu, các chứng từ liên quan...).
Thứ 2, cơ sở phải bố trí khu vực giao - nhận thực phẩm đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch Covid-19; trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn và thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm khô tay; tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên, định kỳ cho người làm việc tại cơ sở có nguy cơ lây nhiễm.
Thứ 3, cơ sở phải có đăng ký mà QR tại địa chỉ http://antoan- covid.tphcm.gov.vn/ và tổ chức quét mã QR của người tham gia hoạt động tại cơ sở theo Chỉ thị 18 ngày 30.9 của UBND TP.HCM.
Tiêu chí 2 áp dụng đối với khách hàng, phải thực hiện nghiêm 5K (Khẩu trang - Khoảng cách - Khai báo y tế - Khử khuẩn - Không tụ tập đông người); phải quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế và cơ sở.
Tiêu chí 3, nhân viên phục vụ, người bán hàng, người giao - nhận hàng, người đến liên hệ (gọi tắt là người làm việc) cơ sở cũng phải thực hiện nghiêm quy tắc 5K, quét mã QR và thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành y tế. Điều kiện của người làm việc tại cơ sở là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng hoặc đã tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 ít nhất một mũi sau 14 ngày.
Cơ sở phải xét nghiệm SARS-CoV-2 tầm soát, sàng lọc, định kỳ hoặc khi người làm việc có một trong các biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất khứu giác và vị giác, khó thở...
Tiêu chí 4, chủ cơ sở phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19 theo quy định tại cơ sở. Cụ thể, chủ cơ sở có phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa được ăn uống tại cơ sở trong cùng một thời điểm, phải có bảng thông báo rõ tại cơ sở và đảm bảo số lượng khách đến ăn uống tại cơ sở không được vượt quá số lượng công bố.
Bên cạnh đó, chủ cơ sở phải báo cáo phương án tổ chức kinh doanh và các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở cho UBND phường, xã, thị trấn để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khi hoạt động phải đạt 4 tiêu chí nêu trên.
Trước đó, Sở Công thương đã đề xuất cho phép cơ sở kinh doanh ăn uống được hoạt động theo bộ tiêu chí; đồng thời đáp ứng 3 yêu cầu: đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày, công suất tối đa 50% và không phục vụ đồ uống có cồn.
Riêng TP.Thủ Đức và Q.7 được thí điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống có bán, sử dụng đồ uống có cồn tại một số địa bàn.Sỹ Đông Theo báo Thanhnien | TP.HCM cho phép hàng quán ăn uống tại chỗ được phục vụ bia, rượu | [] | train | 0ce9a883-2053-409b-8b11-8701f5cf5fbf |
TP. HCM mở lại dịch vụ ăn uống lại chỗ - Minh họa
Khách ăn, uống tại chỗ phải thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong phòng, chống COVID-19.
Đó là nội dung trong dự thảo trình UBND TP.HCM của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP hướng dẫn tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 với cơ sở dịch vụ ăn uống.Không hạn chế người đến Như vậy, bộ tiêu chí không bắt buộc quy định số người được đến cơ sở kinh doanh trong một thời điểm. Thay vào đó đưa ra tiêu chí tùy vào cấp độ dịch nơi kinh doanh, cơ sở thực hiện hạn chế số người bán, người mua thực phẩm cùng một thời điểm sẽ theo hướng dẫn của ngành y tế. Đáng lưu ý, dù không quy định cụ thể giãn cách 2m và thời gian hoạt động nhưng bộ tiêu chí mới quy định người lao động, người đến cơ sở (giao nhận hàng, khách hàng…) phải tuân thủ nguyên tắc "5K", quét mã QR và thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế trong phòng, chống dịch COVID-19. Các cơ sở cũng phải có kế hoạch và tự chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế. Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện cơ quan chức năng cho biết trước mắt chỉ mới yêu cầu người lao động, người đến cơ sở phải khai báo y tế, quét mã QR, chưa bắt buộc xét nghiệm và kết quả xét nghiệm âm tính. Sau này tùy vào cấp độ dịch ở mỗi địa phương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 sẽ có chỉ đạo cụ thể. Về lý do chưa cho bán rượu bia, bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - cho rằng bia rượu sẽ khiến khách giao tiếp nhiều, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao hơn nên quy định không bán mặt hàng này là hợp lý. Đồng thời, với thực trạng tình hình dịch bệnh mỗi địa phương mỗi khác, việc chia theo vùng, theo cấp độ dịch giúp phù hợp với thực tế, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. "Lực lượng chức năng của đơn vị ở từng quận huyện sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các điểm kinh doanh ăn uống khi thực hiện cho bán tại chỗ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm" - bà Lan khẳng định. Vui mừng nhưng chưa thật "thông" Sáng 24-10, lần đầu tiên sau nhiều tháng "ngủ đông", ông Hà Bình Kha - chủ nhà hàng Hai Châu (quận Gò Vấp) - hớn hở cho biết nhà hàng đã có "hơi thở" trở lại. Ông đã cho nhập về vài chục ký thịt, rau củ quả các loại và khởi động lại khu bếp, lau chùi chén bát, bàn ghế để sẵn sàng phục vụ khách khi được phép. Theo ông Kha, biết giai đoạn đầu khách sẽ chưa nhiều nhưng việc được bán tại chỗ sẽ giúp tăng nhanh doanh thu so với chỉ bán mang về. Bên cạnh nhiều hàng quán tất bật chuẩn bị thì vẫn còn không ít hàng quán ở TP.HCM đóng cửa, nghe ngóng thêm tình hình vì lo ế, bởi 5K có thể vẫn là giãn cách tối thiểu 2m. Trong khi đó, ông Ngô Văn Thanh - chủ một nhà hàng tại quận Bình Thạnh - lại chưa đồng tình với quy định không cho bán rượu bia: "Tại quán cà phê thì khách cũng ngồi uống cà phê và giao tiếp với nhau cả tiếng. Tại sao cà phê cho bán còn bia rượu thì không?". Theo ông Thanh, nếu không cho bán như bình thường thì chỉ nên hạn chế. Đó là nội dung trong dự thảo trình UBND TP.HCM của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP hướng dẫn tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 với cơ sở dịch vụ ăn uống. Bán tại chỗ trước khi có quy định Theo ghi nhận ngày 24-10, dù TP chưa có quyết định chính thức cho bán tại chỗ nhưng một số hàng quán đã rục rịch cho khách ngồi tại chỗ. Theo anh M. - chủ quán cà phê tại Bình Thạnh, cứ tưởng TP cho bán tại chỗ rồi nên nhận khách. Tuy nhiên, quán chỉ có số ít khách vào và ngồi giãn cách nhau khá xa. Tương tự, để khách ngồi tại quán, một người bán cơm tại quận Gò Vấp cho biết chủ yếu khách là shipper xin ngồi lại chốc lát để ăn rồi đi làm nên châm chước. "Mong sớm có quyết định cho bán lại để còn sắp xếp" - vị này nói. 6 tiêu chí để các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở TP.HCM được hoạt động: 1. Cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và có đăng ký mã QR tại đại chỉ http://antoan-covid.tphcm.gov.vn/. 2. Đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở phải thực hiệ- đúng theo quy định (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người…) 3. Các cơ sở phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của ngành y tế; bố trí khu vực giao – nhận sản phẩm; trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay và có phương tiện làm khô tay hoặc khăn làm khô tay sử dụng 1 lần. 4. Người lao động, người đến cơ sở (người giao hận hàng, khách hàng, người liên hệ cơ sở…) phải tuân thủ nguyên tắc 5K, phải thực hiện quét mã QR và thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 (khai báo y tế, tiêm ngừa vắc xin,thực hiện xét nghiệm và có kết quả âm tính với COVID-19…) 5. Tùy vào cấp độ dịch tại nơi kinh doanh, cơ sở thực hiện hạn chế số lượng người bán, mua thực phẩm cùng một thời điểm theo hướng dẫn của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch. 6. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ: không sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong không gian kín; không bán rượu, bia. Khách ăn, uống tại chỗ phải đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn ngành y tế trong phòng chống dịch COVID-19. T.LONG - N.TRÍ - B.MAI Theo báo Tuoitre | Mở bán tại chỗ ở TP.HCM: Không máy lạnh, không rượu bia | [] | train | b8c83328-cfdf-4a03-8bad-fe6ef4ca1f64 |
Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi bản thân gặp vấn đề về sức khỏe, người lao động tham gia BHXH sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc.
- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, nếu không may bị lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, người lao động đang đóng BHXH là F0 điều trị tại nhà cũng có cơ hội được hưởng chế độ ốm đau nếu có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, người lao động là F0 muốn hưởng chế độ ốm đau phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu quy định.
Trước đó, tại Thông tư số 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế đã quy định, mỗi lần khám, người bệnh được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tối đa là 30 ngày. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Do đó, đối với người nhiễm COVID-19 là người lao động điều trị tại nhà: Trạm Y tế nơi quản lý, điều trị bệnh nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT.
>>> Như vậy điều kiện tiên quyết để được hưởng BHXH nếu bị ốm đau là NLĐ phải nghỉ việc. Còn trong trường hợp NLĐ không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ và vẫn đủ điều kiện làm việc online tại nhà, được sự chấp thuận của công ty và có trả lương theo ngày công làm việc thì không thuộc trường hợp được nghỉ hưởng BHXH.
Vậy nếu vẫn cố tình khai man để lãnh BHXH thì có bị xử phạt không?
Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì hành vi này sẽ bị xử phạt như sau:
Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
... 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Cập nhật bởi admin lúc: 04/04/2022 02:05:29 | F0 cách ly tại nhà, vẫn làm việc online có được hưởng BHXH | [
{
"law_id": "58/2014/QH13",
"text": "Luật Bảo hiểm xã hội 2014"
},
{
"law_id": "56/2017/TT-BYT",
"text": "56/2017/TT-BYT"
},
{
"law_id": "12/2022/NĐ-CP",
"text": "12/2022/NĐ-CP"
}
] | train | f0eaeff7-ab41-4fd8-8b4d-1ab6dec1ac52 |
Tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 - 17 tuổi tại TP. HCM - Minh họaVề đối tượng, mặc dù toàn bộ trẻ từ 12-17 tuổi sinh sống hoặc học tập trên địa bàn TP. HCM sẽ được tiêm chủng, tuy nhiên trước mắt sẽ ưu tiên nhóm 16-17 tuổi, trên phạm vi toàn thành phố, với số lượng dự kiến 780.000 trẻ. Về hình thức tổ chức: - Đối với trẻ đi học: tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. - Đối với trẻ không đi học: tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện lựa chọn, - Đối với trẻ có bệnh nền: tiêm tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi. - Đối với các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi: lập danh sách trẻ từ 12 đến 17 tuổi tuổi tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) để tiêm chủng theo quy định hiện hành của Bộ Y tế. Thời gian triển khai kế hoạch như sau: - Thực hiện tiêm theo thứ tự lứa tuổi giảm dần: ưu tiên tiêm trước cho trẻ từ 16 đến 17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. - Tiêm mũi 1 trong 05 ngày, dự kiến bắt đầu ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm vét trong vòng 2 ngày. - Tiêm mũi 2 trong 07 ngày, sau khi đối tượng trên đã đủ thời gian khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. Loại vắc xin sử dụng: - Vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi. - Vắc xin được sử dụng 02 liều cơ bản đối tượng và tiêm chủng cùng loại vắc xin. Tải văn bản tại file đính kèm để xem chi tiết nội dung kế hoạch. Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Chính thức: Chi tiết Kế hoạch 3522 về tiêm vắc xin cho trẻ từ 12 – 17 tuổi tại TP. HCM | [] | train | 76716359-326f-4750-aa7c-1841559a966e |
Công văn 365 về phòng, chống Covid-19 tại Tòa án - Minh họa
Theo đó, Tòa án các địa phương căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế và công bố cấp độ dịch của UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương để xác định cấp độ dịch nơi Tòa án, đơn vị đặt trụ sở và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các hướng dẫn y tế cần thiệt của địa phương.
Trường hợp Chính phủ, Bộ Y tế, ngành và chính quyền địa phương không có quy định, hướng dẫn kahsc thì Chánh án, thủ tươnrg đơn vị cắn cứ cấp độ dịch nơi Tòa án, đơn vị đặt trụ sở để quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể như sau:Đối với các Tòa án, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao: Biện pháp
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 4
1. Tổ chức tiếp công dân tại trụ sở Tòa án
- Đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
*Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tổ chức
Tổ chức
Tổ chứ/Hạn chế có điều kiện*
Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
2. Nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ trực tiếp tại trụ sở Tòa án
- Đảm bảo quy định phong, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
*Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của bộ Y tế.
Tổ chức
Tổ chức
Tổ chức/Hạn chế có điều kiện*
Không tổ chức/Hạn chế có điều kiện*
3. Cấp, tống đạt, thống báo văn bản tố tụng, tài liệu, chứng cứ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng phương thức trực tiếp
- Đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
*Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của bộ Y tế.
Hoạt động
Hoạt động
Hoạt động hạn chế, có điều kiện*
Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế, có điều kiện*
4. Tổ chức các phiên tòa, phiên họp giải quyết các vụ việc, vụ án thuộc thẩm quyền
- Đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
*Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
*Tổ chức xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc khi đã hết thời hạn giải quyết (kể cả thời gian gia hạn) và các vụ án, vụ việc cấp bách theo yêu cầu của pháp luật
** Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
** Thực hiện giải quyết các vụ án, vụ việc thuộc trường hợp cần thiết, cấp bách theo yêu cầu của pháp luật.
Tổ chức
Tổ chức/Hạn chế có điều kiện*
Không tổ chức**/Hạn chế có điều kiện*
Không tổ chức**/Hạn chế, có điều kiện*
5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, công vụ khác tại Tòa án, đơn vị
- Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19
*Giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.
*Phân công lãnh đạo, công chức trực tại cơ quan để xử lý các công việc cần thiết, cấp bách
Tổ chức
Tổ chứuc
Tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
Tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
6. Tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội thảo trong và ngoài trụ sở Tòa án, đơn vị
- Đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế
- Các điều kiện về chuyên môn như vắc xin, xét nghiệm do bộ Y tế hướng dẫn.
*Chánh án Tòa án, Thủ trưởng đơn vị quyết định. Chỉ tổ chức trong trờng hợp cần thiết, cấp bách, tăng cường tổ chúc cuộc họp, hội nghị trực tuyến.
*Chánh án Tòa án, Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào tình hình thực tiễn để quyết định số lượng người tham gia.
Không hạn chế số người
Hạn chế, có điều kiện*
Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
7. Tổ chứ đoàn đi công tác đến các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau
- Đảm bảo quy định phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, Bộ GTVT
* Chánh án Tòa án, Thủ trưởng đơn vị quyết định. Chỉ tổ chức trong trờng hợp cần thiết, cấp bách.
*Tuân thủ điều kiện về đi lại theo hướng dẫn của Bộ GTVT
*Tuân thủ các điều kiện về tiêm chung, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Tổ chức
Tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện*
8. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp của Học viện Tòa án
*Đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 theo hướn gdẫn của Bộ GDĐT và Bộ Y tế.
**Thời gian, số lượng học viên, sinh viên, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và quy định của địa phương. Kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình
Hoạt động*
Hoạt động*/Hoạt động hạn chế**
Hoạt động hạn chế**
Ngừng hoạt động/Hoạt động hạn chế** Đối với công chức tòa án: Tải toàn bộ văn bản tại file đính kèm để xem chi tiết Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Công văn 365: Yêu cầu phòng, chống dịch đối với công chức và các hoạt động tại Tòa án | [] | train | b093b552-09c1-49b4-88e1-c16c861ab22e |
Trước tình trạng nhiều người dân gặp phải các vấn đề liên quan đến xác minh thông tin tiêm chủng, ngày 21/10/2021, Bộ Y tế có Công văn 8939/BYT-DP v/v hướng dẫn quy trình xác minh thông tin và tiêm chủng vắc xin Covid-19 gửi các đơn vị liên quan, trong đó chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 4 bước như sau:
Quy trình xác minh, cập nhật dữ liệu tiêm chủng Covid-19 - Minh họa
Bước 1: Người đứng đầu đơn vị triển khai tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (Cơ sở tiêm chủng) lập danh sách đối tượng tiêm theo quy định, gửi Chính quyền xã, phường, thị trấn (cấp xã) trên địa bàn để kiểm tra, xác minh thông tin của người dân.
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã chỉ đạo Công an cấp xã tiến hành đối chiếu thông tin của công dân trong dữ liệu dân cư để yêu cầu người dân bổ sung, hoàn chỉnh thông tin sau đó xác nhận và gửi lại Cơ sở tiêm chủng để quản lý. Không thực hiện xác minh thông tin đối với trường hợp không phải là công dân Việt nam.
Trong trường hợp người trong danh sách chưa có thông tin hoặc có thông tin không chính xác với dữ liệu dân cư, cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm xác minh bổ sung và gửi lại danh sách cho Trạm Y tế cấp xã.
Thời gian gửi lại danh sách đã được xác minh không quá 02 ngày kể từ ngày Trạm y tế lập danh sách.
Bước 3: Cơ sở tiêm chủng trên cơ sở dữ liệu được xác minh của Công an lập kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người đến tiêm phải mang Căn cước công dân hoặc thông báo mã định danh cá nhân có mã QR do Công an cấp và giấy xác nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 trước đó (nếu có).
Cơ sở tiêm chủng kiểm tra, đối chiếu các thông tin và tiêm chủng, nhập dữ liệu tiêm chủng và hệ thống Nền tảng tiêm chủng vắc xin COVD-19.
Bước 4: Sau khi hoàn thiện việc nhập dữ liệu cho đối tượng đã tiêm chủng, Người đứng đầu Cơ sở tiêm chủng ký chứng thư số đối với dữ liệu kết quả tiêm trên Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19. Trong thời gian chưa có chứng thư số, Người đứng đầu Cơ sở tiêm chủng chủ trì lập biên bản giữa các bên liên quan xác nhận tính chính xác của dữ liệu kết quả tiêm. | Bộ Y tế hướng dẫn 4 bước xác minh và cập nhật dữ liệu tiêm chủng của người dân | [] | train | 5e821b7a-f2ae-44dd-9cc8-a43ff48bcf7e |