content
stringlengths 1
181k
| question
stringlengths 8
150
| relevant_laws
list | split
stringclasses 1
value | id
stringlengths 36
36
|
---|---|---|---|---|
Việc định hướng cho cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp ở một số nơi đã cử cán bộ phát biểu định hướng chỉ rõ nên bầu ai (nêu rõ tên) trong danh sách ứng cử viên. Điều này đã gây bức xúc đối với các ứng cử viên không được định hướng ("quân xanh!"), và gây làn sóng bức xúc đối với các cử tri đang có tín nhiệm đối với các ứng cử viên là "Quân xanh". Một số ứng cử viên là "Quân đỏ" cũng rất bức xúc cho rằng như vậy là bất bình đẳng, như vậy thì có trúng cử cũng không vinh dự và có người đã phản đối bằng việc không đến tham gia hội nghị cử tri để vận động bầu cử nữa. Vây xin ý kiến bình luận của mọi người... | Bình luận về việc định hướng bầu cử | [] | train | 50f09649-43b7-4e34-918c-5f042064ee82 |
Sau khi đọc bài Vợ bị phạt 41.000 USD vì coi lén điện thoại của chồng xảy ra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, tôi chợt đặt ra câu hỏi: Còn ở Việt Nam thì sao?Như vậy, theo tinh thần của Điều luật này thì sẽ cấm hành vi “vợ, chồng xem lén điện thoại của nhau”. Vậy chế tài trong trường hợp vi phạm quy định này là gì? Theo Điểm a Khoản 2 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì chỉ xử phạt đối với hành vi tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Như vậy, việc “vợ, chồng xem lén điện thoại của nhau nhưng không tiết lộ hoặc phát tán cho người thứ ba biết, không nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm” thì sẽ không bị xử phạt. Còn ở Bộ luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Bộ luật Dân sự 2005) quy định việc cấm này một cách chi tiết và cụ thể hơn: “Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. 2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác. 3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. 4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Điều này thể hiện sự “bảo vệ của nhà nước đối với quyền về đời sống riêng tư, bí mật đời tư của công dân”, nhưng đến giờ thì chưa có chế tài đối với trường hợp “vợ, chồng xem lén điện thoại của nhau”. Liệu từ nay đến 01/01/2017, Chính phủ có ban hành Nghị định hướng dẫn về vấn đề này để đảm bảo tính nghiêm minh tuyệt đối của điều luật hay không? Còn theo các anh/chị/em Dân Luật thì có nên có chế tài đối với hành vi này hay không? Chúng ta cùng nhau “chém gió nào”, mà đứng có “ném đá” em nha! Em sợ bị mấy bác “ném đá” lắm đó | Từ 01/01/2017, vợ xem lén điện thoại của chồng sẽ bị phạt? | [] | train | 41af4138-e5ad-466f-965c-0408f89385a3 |
Khoản 1 Điều 342 BLDS 2005 qui định "thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sỡ hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) ..." theo qui định này thì có 2 cách hiểu : một là phải có nghĩa vụ dân sự rồi thì mới thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó và hai là do Luật không nói rõ nên muốn bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự có trước, có sau hay cùng thời điểm với thế chấp đều được.Khoản 3 và 4 Điều 406 BLDS 2005 qui định về hợp đồng chính và hợp đồng phụ, theo đó về hiệu lực thì hợp đồng phụ phải phụ thuộc vào hợp đồng chính còn hợp đồng chính không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Điều 343 qui định : "việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính..", như vậy từ điều 406 và 343 BLDS 2005 ta suy ra BLDS 2005 qui định Hợp đồng thế chấp là hợp đồng phụ, nó có đồng thời (nếu ghi trong Hợp đồng chính) hoặc sau khi đã có Hợp đồng chính (lập thành Văn bản riêng), tức thế chấp có đồng thời hoặc sau khi đã có nghĩa vụ dân sự phát sinh từ Hợp đồng chính. Thế nhưng, khoản 5 và khoản 6 điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP lại qui định : "5. Nghĩa vụ được bảo đảm là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm. 6. Nghĩa vụ trong tương lai là nghĩa vụ dân sự mà giao dịch dân sự làm phát sinh nghĩa vụ đó được xác lập sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết.", như vậy theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì "được" thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện "nghĩa vụ trong tương lai", nói cho dễ hiểu, theo tinh thần của Nghị định này thì một người "được" thế chấp tài sản của mình vào năm 2016 để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của "ai đó" vào năm 2020 chẳng hạn ! Theo các bạn thì NĐ 163 có "chỏi" với BLDS 2005 về thế chấp không ? Nếu có thì hậu quả như thế nào ? | VBQPPL CÓ "CHỎI" NHAU KHÔNG ? | [] | train | 532cf463-d7b0-49ed-9e92-936192f9dbee |
Ngày 3/9/1945, một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị một trong những nhiệm vụ cấp bách cần phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.
Ngày 8/9/1945 Sắc lệnh số 14 được ban hành ấn định sau 2 tháng sẽ mở cuộc tổng tuyển cử. Ngày 26/9/1945, Uỷ ban dự thảo thể lệ Tổng tuyền cử được thiết lập. Uỷ ban này soạn bản dự thảo để Chính phủ chính thức ban hành Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 về Thể lệ Tổng tuyển cử, kèm theo là Bảng ấn định số đại biểu các tỉnh và thành phố được bầu. Ngày 2/12/1945, Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung thủ tục ứng cử, bổ sung số đại biểu được bầu cho một số tỉnh để nâng tổng số đại biểu Quốc hội lên 330 đại biểu.
Để tạo điều kiện cho những người có nguyện vọng ứng cử có đủ thời gian ứng cử và vận động tuyển cử, ngày 18/12/1945, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 76 quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6/1/1946. Tuy nhiên, tại một số địa phương, do thông tin không đến kịp, việc bỏ phiếu vẫn diễn ra vào ngày 23/12/1945 như kế hoạch ban đầu.
Như vậy, cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 là cuộc bầu cử đầu tiên tại Việt Nam, diễn ra chỉ sau hơn 4 tháng nước nhà được độc lập. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau, 43% không đảng phái, 10 đại biểu nữ, 34 đại biểu các dân tộc thiểu số.
Tại Việt Nam đã có các cuộc bầu cử Quốc hội sau: 1
Bầu cử Quốc hội khóa I (1946-1960)
tổ chức ngày 6 tháng 1 năm 1946
2
Bầu cử Quốc hội Khóa II (1960-1964)
tổ chức ngày 8 tháng 5 năm 1960, bầu 362 đại biểu (gộp với 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).
3
Bầu cử Quốc hội Khóa III (1964-1971)
tổ chức ngày 26 tháng 4 năm 1964, bầu 366 đại biểu được bầu (gộp với 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).
4
Bầu cử Quốc hội Khóa IV (1971-1975)
tổ chức ngày 11 tháng 4 năm 1971, bầu 420 đại biểu.
5
Bầu cử Quốc hội Khóa V (1975-1976)
tổ chức ngày 6 tháng 4 năm 1975, bầu 424 đại biểu.
6
Bầu cử Quốc hội Khóa VI (1976-1981)
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất: tổ chức ngày 25 tháng 4 năm 1976, bầu 492 đại biểu
7
Bầu cử Quốc hội Khóa VII (1981-1987)
tổ chức ngày 26 tháng 4 năm 1981, bầu 496 đại biểu.
8
Bầu cử Quốc hội Khóa VIII (1987-1992)
tổ chức ngày 19 tháng 4 năm 1987, bầu 496 đại biểu.
9
Bầu cử Quốc hội Khóa IX (1992-1997)
tổ chức ngày 19 tháng 7 năm 1992, bầu 395 đại biểu.
10
Bầu cử Quốc hội Khóa X (1997-2002)
tổ chức ngày 20 tháng 7 năm 1997, bầu 450 đại biểu
11
Bầu cử Quốc hội Khóa XI (2002-2007)
tổ chức ngày 19 tháng 5 năm 2002, bầu 498 đại biểu.
12
Bầu cử Quốc hội Khóa XII (2007-2011)
tổ chức ngày 20 tháng 5 năm 2007, bầu được 493 đại biểu. Quốc hội khoá XII rút ngắn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bầu cử Quốc hội khoá XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011.
13
Bầu cử Quốc hội Khóa XIII (2011-2016)
tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 2011, lần đầu tiên bầu cử Quốc hội và bầu cử HĐND các cấp được tổ chức vào cùng một ngày | Điểm qua các lần bầu cử Quốc Hội trong lịch sử Việt Nam | [] | train | af548735-e60a-431d-9ac0-36228e5f6580 |
Khi Bộ luật tố tụng hình sự được dự thảo, sau đó được Quốc hội thông qua; giới luật sư phần nào đó được "hả hê" sau thời gian dài bị "Giấy chứng nhận" hành hạ. Bộ luật quy định việc Đăng ký bào chữa (Điều 78 - BLTTHS) thay cho Giấy chứng nhận bào chữa nằm rải rác ở các điều luật trong BLTTHS hiện hành.
Tôi nói phần nào đó hả hê, là vì khó có thể hả hê một cách thoải mái. Việc đăng ký làm người bào chữa vẫn phải "nộp" giấy tờ, vẫn phải "chờ" cơ quan có thẩm quyền vào sổ.
Nhìn đi xét lại:
Vẫn phải có 01 tờ giấy đăng ký;
Vẫn phải có hồ sơ, bao gồm một số giấy tờ liên quan;
Và vẫn phải chờ 24 giờ!
Vậy có khác gì nhau?
Xem ra, quy định đăng ký bào chữa chỉ là một chuyển hướng không đáng kể của Giấy chứng nhận bào chữa mà thôi, nó cùng 1 bản chất, tất nhiên cái ra sau có tiến bộ hơn cái trước một chút, nhất là về mặt thời gian. Bởi các cơ quan tiến hành tố tụng không thể để "bất kỳ ai" cũng có thể nhảy vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. | Đăng ký bào chữa và Giấy chứng nhận bào chữa khác gì nhau? | [] | train | 78568031-3cd7-427a-b07f-0dbd22e754d6 |
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 là ngày Chủ nhật, ngày 22/5/2016.
Ngày bầu cử là ngày cử tri cả nước thực hiện quyền tự do, dân chủ để lựa chọn đại biểu xứng đáng vào Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, để những đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân sẽ thay mặt toàn dân thể hiện ý chí nguyện vọng nhân dân, mang trong mình sức mạnh nhân dân quyết định vấn đề trọng đại của đất nước.
Khi các các đại biểu vận động các cử tri bầu cử cần lưu ý những điểm sau.1) Nguyên tắc vận động bầu cử : " Điều 63. Nguyên tắc vận động bầu cử 1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. 2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. 3. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử." 2) Thời gian tiến hành vận động bầu cử. " Điều 64. Thời gian tiến hành vận động bầu cử Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. 3) Hình thức vận động bầu cử. " Điều 65. Hình thức vận động bầu cử Việc vận động bầu cử của người ứng cử được tiến hành bằng các hình thức sau đây: 1. Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình ứng cử theo quy định tại Điều 66 của Luật này; 2. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Điều 67 của Luật này." 4) Những hành vi cấm trong vận động bầu cử. " Điều 68. Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử 1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác. 2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. 3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. 4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri. 5) Xử lý vi phạm. " Điều 95. Xử lý vi phạm Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự." Mọi người có thể tham khảo Luật bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015. | Những lưu ý khi vận động bầu cử | [] | train | 6bec7617-b4cf-489f-9c3f-573f27223ccb |
Vào 2 giờ chiều ngày 9/5/2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org .
Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.
Đáng chú ý là tài liệu Panama cho phép truy cập thông tin cụ thể mỗi cá nhân/tổ chức sẽ có quan hệ với công ty vỏ bọc nào, chức vụ vị trí ra sao, đảm nhiệm từ thời điểm nào và trú ở đâu (địa chỉ rất chi tiết) chỉ thông qua một cú nhấp chuột.Sau đây là danh sách 189 cá nhân và tổ chức. Linked To
Data From
HO THUY NGA
Viet Nam
Panama Papers
TE CUN HONG
Viet Nam
Panama Papers
OLIVIER MOURGUE D'ALGUE
Viet Nam
Panama Papers
Huynh Thanh Nicolas LUONG
Viet Nam
Panama Papers
Nguyen Huu Phuc
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN Le Anh Tuan
Viet Nam
Panama Papers
TRUONG NGUYEN ANH MINH
Viet Nam
Panama Papers
Mrs. Lieselotte DRIEMEL
Viet Nam
Panama Papers
Mr. Dany JAGOT
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN Quoc Linh
Viet Nam
Panama Papers
TRUONG Thi Kim Soan
Viet Nam
Panama Papers
PHUNG Due Anh
Viet Nam
Panama Papers
Ken TRUONG
Viet Nam
Panama Papers
HOANG Tri Khai
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN DUY HUNG
Viet Nam
Panama Papers
MR. STANLEY TEO PHOR AIK
Viet Nam
Panama Papers
VU HOAI THU
Viet Nam
Panama Papers
VO SANG XUAN VINH
Viet Nam
Panama Papers
DINH THI HANG NGA
Viet Nam
Panama Papers
VU Xuan Tung
Viet Nam
Panama Papers
DINH DUONG CHIEN
Viet Nam
Panama Papers
RAINER FREY
Viet Nam
Panama Papers
CHAN CHI MAN
Viet Nam
Panama Papers
JOHN ROBERT TROHA
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN ANH NGOC
Viet Nam
Panama Papers
Philip Jeffery Turner
Viet Nam
Panama Papers
DANA DANECHRAD
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN HUNG MANH
Viet Nam
Panama Papers
TRUONG NGUYEN DUC MINH
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN THANH HUNG
Viet Nam
Panama Papers
TRAN NGOC DUC
Viet Nam
Panama Papers
Lars Johan Gerard De Geer
Viet Nam
Panama Papers
Mr. Jean-Claude LABBE
Viet Nam
Panama Papers
ROLAND BINH NGUYEN
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN Ba Dung
Viet Nam
Panama Papers
DINH THI HANG NGA
Viet Nam
Panama Papers
GEOFFREY ROBERT JONES
Viet Nam
Panama Papers
VU Duc To
Viet Nam
Panama Papers
SONG LIM
Viet Nam
Panama Papers
ADAM JOHN MCCARTY
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN THI NGOC HIEN
Viet Nam
Panama Papers
VU BA CHUONG
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN HOANG LONG
Viet Nam
Panama Papers
FUNG CHIU KWAN
Viet Nam
Panama Papers
HUYNH NU
Viet Nam
Panama Papers
DUONG DUY MY
Viet Nam
Panama Papers
CHU TIEN DAT
Viet Nam
Panama Papers
Vo Minh Thong
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN CANH SON
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN THI PHUONG THAO
Viet Nam
Panama Papers
NGYUEN THI DAO
Viet Nam
Panama Papers
James Scott Edwards
Viet Nam
Panama Papers
Ricardo Sta Isabel Felix
Viet Nam
Panama Papers
Nguyen Quang Nguyen
Viet Nam
Panama Papers
Christian William WIJNBERG
Viet Nam
Panama Papers
Bui Thi Thu Trang
Viet Nam
Panama Papers
PHAM THI THU HA
Viet Nam
Panama Papers
WU ALLEN YAOBIAN
Viet Nam
Panama Papers
ALLEN YAOBIAN WU
Viet Nam
Panama Papers
HUYNH THI MINH TRI
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN KIEN COUNG
Viet Nam
Panama Papers
Mr Anthony William Fowler
Viet Nam
Panama Papers
LE Quoc Son
Viet Nam
Panama Papers
LE Quoc Son
Viet Nam
Panama Papers
VO MINH THONG
Viet Nam
Panama Papers
MRS. CHEN, CHU MING-SHEN
Viet Nam
Panama Papers
THE BEARER
Viet Nam
Panama Papers
THE BEARER
Viet Nam
Panama Papers
VIETNAM ENTERPRISE INVESTMENTS LIMITED
Viet Nam
Panama Papers
Phan Thi Thuy Dung
Viet Nam
Panama Papers
Mr. Arup Kumar Gupta
Viet Nam
Panama Papers
Florian Kai BENNIT
Viet Nam
Panama Papers
Kim Jae Ho
Viet Nam
Panama Papers
FIRED EARTH LIMITED
Viet Nam
Panama Papers
VIETNAM ENTERPRISE INVESTMENTS LIMITED
Viet Nam
Panama Papers
ONG JIMMY
Viet Nam
Panama Papers
MICHAEL OSSWALD
Viet Nam
Panama Papers
MR. LIU JIAXI
Viet Nam
Panama Papers
Doan Hong Nam
Viet Nam
Panama Papers
DO THI HAI YEN
Viet Nam
Panama Papers
LE QUANG DAO
Viet Nam
Panama Papers
Ngo Van Tau
Viet Nam
Panama Papers
OLIVIER THOMAS MOURGUE D'ALGUE
Viet Nam
Panama Papers
ALEXANDER KRASNER
Viet Nam
Panama Papers
Mr. TASHMETOV YERSULTAN
Viet Nam
Panama Papers
SHERATON TOWERS, SAIGON, 88 DONG KHOI STREET, DISTRICT 1, HCMC, VIETNAM
Viet Nam
Panama Papers
DO TUAN ANH
Viet Nam
Panama Papers
Pham Thanh Do
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN HOANG UYEN LILIANE
Viet Nam
Panama Papers
IEVAN DANIAR SUMAMPOW
Viet Nam
Panama Papers
Matthew James Millard
Viet Nam
Panama Papers
ONG JIMMY
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN DUY HUNG
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN THI PHUONG THAO
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN NGOC LONG
Viet Nam
Panama Papers
Nguyen Hoang Long
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN CANH SON
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN KIEN COUNG
Viet Nam
Panama Papers
ONG JIMMY
Viet Nam
Panama Papers
NGUYEN MINH TUONG
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Long Hung
Viet Nam
Offshore Leaks
Ernst Moller Jensen Lyth
Viet Nam
Offshore Leaks
Le Vinh Quang
Viet Nam
Offshore Leaks
Dzung Hoang
Viet Nam
Offshore Leaks
Le Quang Vinh
Viet Nam
Offshore Leaks
HOANG HAI ANH
Viet Nam
Offshore Leaks
TRUONG THI HUONG
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Thu Phuong
Viet Nam
Offshore Leaks
Gil C. Cabarrubia
Viet Nam
Offshore Leaks
Ngo Thanh Hang
Viet Nam
Offshore Leaks
Kenneth Richard CLARK
Viet Nam
Offshore Leaks
Richard James Burrage
Viet Nam
Offshore Leaks
YUEN Suzan
Viet Nam
Offshore Leaks
Nicole Vooijs
Viet Nam
Offshore Leaks
PARK JUNGSIK
Viet Nam
Offshore Leaks
Dietrich J Doerp
Viet Nam
Offshore Leaks
Peter R. Ryder
Viet Nam
Offshore Leaks
Lee Tak Kuen, Kenny
Viet Nam
Offshore Leaks
DANH THI TRANG
Viet Nam
Offshore Leaks
Pham Thai Linh
Viet Nam
Offshore Leaks
MARISA VIVANI
Viet Nam
Offshore Leaks
Alexander Egert
Viet Nam
Offshore Leaks
Ly Hoa Quynh Jusuf
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Vinh Son
Viet Nam
Offshore Leaks
Johannes Maria Somers
Viet Nam
Offshore Leaks
Dam Khanh Hung
Viet Nam
Offshore Leaks
Carl August Henrik Wingardh
Viet Nam
Offshore Leaks
Dam Bich Thuy
Viet Nam
Offshore Leaks
Christelle Laure Gabrielle Thomas
Viet Nam
Offshore Leaks
SGL Capital Investment Management Limited
Viet Nam
Offshore Leaks
Preben Hjortlund
Viet Nam
Offshore Leaks
Doan Thi Viet Ha
Viet Nam
Offshore Leaks
Hajo Sauer
Viet Nam
Offshore Leaks
LUONG Vu Quang
Viet Nam
Offshore Leaks
Abdel-Karim Itum
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Son Ha
Viet Nam
Offshore Leaks
Bowie Ho-tung Leung
Viet Nam
Offshore Leaks
Michael Harald Osswald
Viet Nam
Offshore Leaks
Anthony Cox
Viet Nam
Offshore Leaks
Michael Anthony Langrish- Smith
Viet Nam
Offshore Leaks
Peter Dirk Ryan
Viet Nam
Offshore Leaks
WONG Kelly Yin Hon
Viet Nam
Offshore Leaks
Robert Weber
Viet Nam
Offshore Leaks
Le Y Linh
Viet Nam
Offshore Leaks
Le Thi Quyen
Viet Nam
Offshore Leaks
Pham Ngoc Tuan
Viet Nam
Offshore Leaks
Hoang Tien Dzung
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Thi Bich Thuy
Viet Nam
Offshore Leaks
Romain David Paul Duval
Viet Nam
Offshore Leaks
Doan Van An
Viet Nam
Offshore Leaks
Alain Mallart
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Nhat Quang
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Canh Hong Linh
Viet Nam
Offshore Leaks
Mr. Dang Thanh Phong
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Canh Hong Linh
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Thu Ha
Viet Nam
Offshore Leaks
Dung Chi Nguyen
Viet Nam
Offshore Leaks
Per Dalin
Viet Nam
Offshore Leaks
Iwasaki Kazu, Iwasaki Mieko and Iwasaki Yukiko
Viet Nam
Offshore Leaks
Brett Sheradon Gordon
Viet Nam
Offshore Leaks
Lai Thong
Viet Nam
Offshore Leaks
Geoffrey Robert Jones
Viet Nam
Offshore Leaks
E. F. Foley
Viet Nam
Offshore Leaks
HA Quoc Huan
Viet Nam
Offshore Leaks
Le Thi Bich Thuy
Viet Nam
Offshore Leaks
Pascal Najadi
Viet Nam
Offshore Leaks
Adil Ahmad
Viet Nam
Offshore Leaks
Vo Thi Hong Thuy
Viet Nam
Offshore Leaks
Hans-Juergen Braunbach
Viet Nam
Offshore Leaks
Tran Hai Yen
Viet Nam
Offshore Leaks
Le Thi Hong Van
Viet Nam
Offshore Leaks
Charlotte Jane Francis Rollo Walker
Viet Nam
Offshore Leaks
Thomas Bruce Speeger
Viet Nam
Offshore Leaks
Perry Esculier
Viet Nam
Offshore Leaks
Richard William, CRANDALL
Viet Nam
Offshore Leaks
Mai Thi Quynh Hoa
Viet Nam
Offshore Leaks
Lo Ka Wo
Viet Nam
Offshore Leaks
Nguyen Bao Nguyen
Viet Nam
Offshore Leaks
ADRIANO RINALDI
Viet Nam
Offshore Leaks
Phan Cong Binh
Viet Nam
Offshore Leaks
Doan Thi Viet Ha and Ly Hoa Quynh Jusuf
Viet Nam
Offshore Leaks
PHAM Mai Hien
Viet Nam
Offshore Leaks
Batholomew Knaggs
Viet Nam
Offshore Leaks
Ulrika Margareta Wingardh
Viet Nam
Offshore Leaks
Stephen Lam
Viet Nam
Offshore Leaks
Dirk Salewski
Viet Nam
Offshore Leaks
Do Le Quan
Viet Nam
Offshore Leaks
Michael John LAWRENCE
Viet Nam
Offshore Leaks
Kristof L. J. CLAES
Viet Nam
Offshore Leaks Danh sách 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại thiên đường thuế British Virgin Island. tập đoàn
Phạm vi quyền hạn
Kêt nôi đên
Từ dữ liệu
PENWOOD INTERNATIONAL INC.
17-JUN-1993
Panama
Việt Nam
Panama giấy tờ
FURAMA QUỐC TẾ chủ khách sạn TNHH
10-AUG-1992
Quần đảo British Virgin
Việt Nam
Panama giấy tờ
NHẤT THÀNH PHỐ TÀI CHÍNH TNHH
16-JUL-2001
Quần đảo British Virgin
Việt Nam
Panama giấy tờ
ASG Consulting Services Ltd
20-JUN-2007
Quần đảo British Virgin
Việt Nam
Panama giấy tờ
Labiofam Asia Limited
26-SEP-1995
Bahamas
Việt Nam
Panama giấy tờ
S. Mỹ Resource Group SA
29-JUN-2007
Bahamas
Việt Nam
Panama giấy tờ
Arianna Hotels & Resorts International Limited
09-JUL-2009
Quần đảo British Virgin
Việt Nam
Panama giấy tờ
DRAGON TUỔI ĐẦU TƯ LTD.
22-SEP-1993
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
StratCap International Ltd
10-MAY-2004
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Máy vi tính, tư vấn & Dịch vụ Công ty Lim
10-SEP-2002
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Trường Quốc tế Việt Nam Công ty Đầu tư Incorporated
06-MAR-2007
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
SGL TNHH Asset Việt Nam
04-DEC-2007
Quần đảo British Virgin
Việt Nam, Virgin Islands, Anh
Rò rỉ Offshore
SGL TNHH Đất Việt Nam
04-DEC-2007
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
SGL Việt Nam sản TNHH Bất
04-DEC-2007
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Phát triển SGL Việt Nam TNHH Công nghiệp
10-JAN-2008
Quần đảo British Virgin
Việt Nam, Virgin Islands, Anh
Rò rỉ Offshore
SGL Việt Nam sản TNHH Phát triển
10-JAN-2008
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
V-Trac Holdings Limited
08-JUL-1994
chưa quyết định
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Công ty Phát triển Incorporated Giáo dục Việt Nam
06-MAR-2007
Quần đảo British Virgin
Quần đảo Virgin, Anh, Việt Nam
Rò rỉ Offshore
SGL Cổng TNHH Phát triển Việt Nam
10-JAN-2008
Quần đảo British Virgin
Việt Nam, Virgin Islands, Anh
Rò rỉ Offshoređd 23 cá nhân, tổ chức trung gian: Kêt nôi đên
Từ dữ liệu
TEXMAN CONSULTANTS TNHH
Việt Nam
Panama giấy tờ
SOVICO CORPORATION PTE. LTD.
Việt Nam
Panama giấy tờ
LTD._VIETNAM QUẢN LÝ ĐIỆN ĐIỂM CHI NHÁNH
Việt Nam
Panama giấy tờ
MICHAEL J. WILSON
Việt Nam
Panama giấy tờ
Gustavo Junco Matos
Việt Nam
Panama giấy tờ
JOHN TROHA
Việt Nam
Panama giấy tờ
Kenneth Richard CLARK
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
SGL Capital Investment Management Limited
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
WONG Kelly Yin Hon
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
FONG WAI MUN
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Ian G. Phillips
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Brett Gordon
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Hirotami Yanai
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Lynda Lim
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Ngô Thanh Hằng
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Jean Lee
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
SONG trăng Gul
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
V-TRAC HOLDINGS LTD
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Công ty cho thuê tài chính quốc tế V-Trac.
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Wieger D. Otter
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Peter Ryder
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Quốc Huân HA
Việt Nam
Rò rỉ Offshore
Richard Burrage James
Việt Nam
Rò rỉ Offshore Để biết chi tiết thông tin mọi người truy cập tại https://offshoreleaks.icij.org/ , chọn việt nam chọn search. Hoặc và link sau: https://offshoreleaks.icij.org/search?utf8=%E2%9C%93&q=&c=VNM&j=&e=&commit=Search . | 189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama? | [] | train | 145ecc92-a7c2-4a02-b8aa-3eea06e46bc5 |
Vào mầm non vẫn còn “căng”
+ Sở GD&ĐT năm nào cũng cho rằng, không thể thiếu chỗ học cho trẻ đúng tuyến. Tuy nhiên, nhiều trẻ mầm non công lập vẫn “trượt” trên chính tuyến của mình vì phải bốc thăm do trường quá đông. Năm nay, liệu Sở GD&ĐT có phương thức gì để hạn chế tình trạng này?
Riêng lớp 1, lớp 6 của Hà Nội, tất cả các em đúng tuyến đều được vào trường công lập vì đã phổ cập, không có chuyện học sinh hai khối này không được vào trường công lập - trừ gia đình phụ huynh học sinh có nhu cầu vào trường ngoài công lập.
Đối với mầm non, hiện chúng ta mới phổ cập đến trẻ 5 tuổi nên việc trẻ dưới 5 tuổi vào được các trường mầm non đấy, phải qua các phương thức xét tuyển của nhà trường như bốc thăm là đương nhiên.
+ Liệu có tình trạng, các em vẫn được vào nhưng sĩ số các lớp đội lên cao, khoảng 60-80 cháu/lớp?
Không thể có chuyện đấy vì thành phố và Sở GD&ĐT đã tính toán số liệu, cũng như trường lớp hiện cũng đã được xây thêm rất nhiều, đảm bảo cho học sinh lớp 1, lớp 6 đủ chỗ học theo đúng phổ cập giáo dục.
Đối với mầm non, do mới phổ cập đến trẻ 5 tuổi nên dứt khoát những trẻ mầm non 5 tuổi phải có trường học. Vì thế, chúng tôi đã chỉ đạo tất cả các trường mầm non trên địa bàn thành phố ưu tiên cho trẻ 5 tuổi. Nếu trường nào có tình trgạng 80 cháu/lớp thì phải báo cáo ngay với quận huyện để giải quyết chứ không thể để tình trạng như thế xảy ra được.
Hà Nội xây thêm 26 trường
+ Hiện một số quận huyện như Hoàng Mai, Cầu Giấy... các khu chung cư được xây dựng rất nhiều nên trường học quá tải. Sở có tham mưu để các địa phương này xây dựng thêm trường trong khu vực để giảm tải?
Sở GD&ĐT đã đề xuất và tham mưu với TP khi xây dựng các khu chung cư phải có các trường học như mầm non, lớp 1, lớp 6. Lãnh đạo UBND TP cũng rất quan tâm đến việc này và khi phê duyệt các dự án thì đều có tính đến các trường học sao cho phù hợp.
Một số quận mới như Từ Liêm, số dân di cư đến rất đông, tập trung trong một thời gian ngắn. Vì thế tôi hi vọngtrong thơì gian tới, các nỗ lực giảm tải sẽ thành công.
+ Chuẩn bị cho năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu cho thành phố xây dựng thêm bao nhiêu trường mới?
Năm nay, Chủ tịch UBND thành phố đã có yêu cầu sở có kế hoạch xây dựng thêm 26 trườnrg mới, chủ yếu là ngoại thành.
+ Năm nào sở cũng thực hiện “3 tăng, 3 giảm” nhưng những năm qua, hầu như vẫn chưa có biện pháp nào để giảm tải trong tuyển sinh đầu cấp?
Sở năm nào cũng đề xuất và yêu cầu các phòng giáo dục báo cáo với các quận huyện để các quận huyện có kế hoạch báo cáo với thành phố nhằm xây dựng thêm trường học. Và năm nào, thành phố cũng đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng thêm trường học cho ngành giáo dục.
Tuy nhiên, do mức độ di dân của thành phố quá cao nên mức độ đáp ứng của thành phố còn khó khăn. Vì vậy, thành phố cũng đang có chủ trương xã hội hóa để mở rộng thêm các trường và nhiều học sinh được đến học.
Theo nghị quyết của Chính phủ, các trường mầm non trên toàn quốc, việc xã hội hóa phải đạt trên 80%. Tuy nhiên, tỉ lệ này ở Hà Nội còn rất thấp. | Hà Nội: “Căng” xét tuyển vào mầm non công lập | [] | train | d0dc6dfa-ac04-4f78-b96f-dcbfeb1fd4c7 |
Cover là gì là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm, bởi giới trẻ hiện nay chỉ thường biết đến cover trong lĩnh vực âm nhạc. Đây là một thuật ngữ được dùng để nói về một sản phẩm âm nhạc, bài hát được làm lại hoặc hát lại từ một ca khúc đã hát và thu âm trước đó. Đã có rất nhiều người với khả năng ca hát của mình cover những bản nhạc nổi tiếng của các sĩ khác và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng mạng cũng như fan yêu âm nhạc.
Mặc dù có thể các bản cover trở nên hot trên mạng xã hội, youtube,... tuy nhiên chúng thường không được đề cao, tôn vinh bằng bài hát gốc. Những bài hát cover từ nhiều giọng ca khác nhau sẽ khiến cho người nghe có được cảm giác mới mẻ và thích thú riêng. Thậm chí nhiều người còn cover ca khúc thành công, hay hơn cả bài nhạc gốc. Vậy cover một bài hát như nào mới là đúng luật?
Căn cứ Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:
a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
Như vậy, cover một bài hát mà chỉ với mục đích để nghiên cứu hoặc không vì bất cứ lợi nhuận nào thì đó được xem là một hành vi cover không trái pháp luật.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 27/06/2022 04:10:13 | Cover bài hát như nào mới đúng luật? | [
{
"law_id": "50/2005/QH11",
"text": "Luật Sở hữu trí tuệ 2005"
},
{
"law_id": "36/2009/QH12",
"text": "Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009"
},
{
"law_id": "50/2005/QH11",
"text": "Luật Sở hữu trí tuệ 2005"
},
{
"law_id": "36/2009/QH12",
"text": "Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009"
}
] | train | 1123b851-1c37-4c1e-a34a-b04c3312d1ac |
Theo quy định tại các Điều 22, 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các Điều 21, 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có những điểm mới sau:- Về số thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người. Trong khi đó, theo Khoản 3, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 chỉ quy định tổng số thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người. - Về thành phần của Hội đồng: Khác với quy định Khoản 2, Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 thành phần Hội đồng bao gồm: Chánh án, các Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; một số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì tại Khoản 1, Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định thành phần Hội đồng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng: So với Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định mở rộng phạm vi quyền hạn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các tòa án nghiên cứu và áp dụng trong xét xử. Hội đồng có quyền thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền được thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật. - Về hiệu lực pháp luật của quyết định do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đưa ra: Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 khẳng định quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất. Theo đó, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị (Khoản 4 Điều 22). - Về việc tổ chức xét xử của Hội đồng: Theo quy định của Khoản 1, Điều 23 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phánTòa án nhân dân tối cao. Trong khi đó, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 không có quy định cụ thể vấn đề này. | Điểm mới về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao | [] | train | eaaa996c-893b-448e-9207-02b7c85ad062 |
Mang thai hộ là một quy định đầy nhân văn được thừa nhận từ Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Tuy nhiên, thực tế thực hiện quy định này còn nhiều khó khăn và không phải ai cũng biết đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề này. Sau đây là một vài thông tin cơ bản mà trước khi tiến hành mang thai hộ các bên cần phải biết.
| 6 điều phải biết khi thực hiện mang thai hộ | [] | train | cf22a29f-745e-4349-b2d4-deaf3ac95d7f |
Mấy bạn cho mình hỏi ngu xíu nhé: hồi còn đi học, nhớ quy trình bầu cử các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng nhiệm kỳ mới là sau khi bầu xong đại biểu Quốc hội khóa mới.
Vậy nghĩa là phải bầu xong đại biểu Quốc hội khóa XIV rồi mới bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Còn sao kỳ họp Quốc hội này khác với cái mình đã học, chưa bầu đại biểu Quốc hội khóa mới đã bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước với Thủ tướng rồi.
Ai biết giải đáp giúp mình nhé! Mình cám ơn nhiều nhiều
Như trong Khoản 2 Điều 95 của Luật tổ chức Quốc hội 2014 có nêu:Điều 95. Trách nhiệm chủ tọa các phiên họp Quốc hội
2. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc và chủ tọa các phiên họp của Quốc hội cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới. => Như vậy, theo quy định này thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phải khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XIV và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khóa mới? Tương tự với Chủ tịch nước tại Điều 87 Hiến pháp 2013 có nêu: Điều 87.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước. Điều 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015 cũng nêu: Điều 3. Nhiệm kỳ của Chính phủ
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ. | Thắc mắc về kỳ họp Quốc hội thứ 11, khóa XIII? | [] | train | deb3a1ac-ff3e-46d0-ad62-fe2183134da9 |
Về vấn đề này, pháp luật có những quy định cụ thể tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP mà người kinh doanh và doanh nghiệp nên chú ý:
Điều 5 của nghị định này quy định 1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.
2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Tiếp tục tại điều 6 Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. Riêng đối với hình thức khuyến mãi bằng hàng hóa cho khách hàng cũng được quy định tại điều 8 của nghị định này như sau: Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Như vậy, nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại ghi rõ, mức giảm giá tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại (trừ trường hợp hình thức khuyến mãi hàng mẫu để khách dùng thử không phải trả tiền). Đành là luật như vậy, nhưng trước cơ man các doanh nghiệp, cửa hàng chẳng giấu giếm, úp mở, mà thỏa sức công khai “tung chiêu” khuyến mại lên đến 70%... cũng chẳng thấy ai đến “hỏi thăm”. Phải chăng cơ quan quản lý cũng “thông cảm” với DN? | Khuyến mại nhiều, vi phạm nhiều ! | [] | train | 46f72530-f5cb-41e3-891b-809473ef0818 |
Điểm lại những phát ngôn ấn tượng của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, từ khi bà còn là Bộ trưởng LĐ-TB-XH đến Phó chủ tịch Quốc hội và nay là người đứng đầu Quốc hội
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trong hội nghị triển khai công tác ngành LĐ-TB&XH ngày 28/12/2008. Bà đề nghị các giám đốc sở cần đổi mới cách thông tin như phản ảnh nhanh bằng điện thoại, thư điện tử .
Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 31/5/2008, bà Nguyễn Thị Kim Ngân khi đó là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đụng ngay vấn đề nóng: đình công.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Bộ trưởng LĐ-TB-XH trả lời chất vấn Quốc hội ngày 11/6/2009. Bà Ngân cho hay bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý lao động phổ thông người nước ngoài.
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định với người dân cả nước trong hoàn cảnh công tác tổ chức, sơ tán lao động khỏi Libya, đưa về nước trong hơn 2 tuần sau đó luôn căng như dây đàn vào năm 2011.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói trong phiên làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi sáng 14/8/2014
Tại phiên Quốc hội
chất vấn
Thủ tướng ngày 23/12/2013
, bà Ngân cho biết "có hôm cử tri nhắn vào máy của tôi hỏi tại sao ở Quốc hội ghế trống nhiều quá, đại biểu Quốc hội vắng họp nhiều. Cử tri rất chú ý theo dõi kỳ họp Quốc hội và xem trách nhiệm của đại biểu thế nào”
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói ngày 16/7/2014 trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Chúng ta cần thẳng thắn với nhau. Hạn chế của cơ quan soạn thảo nào, dự luật nào, nội dung nào, cơ quan thẩm tra luật đó hạn chế gì, phó chủ tịch Quốc hội nào phải chịu trách nhiệm” - bà Ngân nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu như vậy tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội ở Quốc hội sáng 3/11/2015 khi đại biểu phản ánh để được công nhận tiêu chuẩn xã đảo cho 17 xã đảo, tỉnh Kiên Giang đã phải bỏ ra gần 1,5 tỷ đồng để làm 17 DVD phim về các xã đảo, mỗi phim 15 phút.
Sáng 31/3, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam, đã nhậm chức, với lời
tuyên thệ:
"Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".
(Nguồn: zing.vn) | 9 phát ngôn ấn tượng của bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội khóa XIV | [] | train | be91ca6d-9e48-4319-8423-025d54a38be4 |
Như chúng ta đã biết, án lệ đã được chính thức áp dụng tại Việt Nam theo Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP và bắt đầu có hiệu lực từ 16/12/2015. Những ưu điểm của việc áp dụng án lệ là đã tương đối rõ ràng khi nhìn vào hệ thống pháp luật của những nước theo hệ thống thông luật. Tuy nhiên, không phải vì thế mà án lệ không có những điểm hạn chế nhất định của nó, đặc biệt là khi được áp dụng tại Việt Nam.
\
Thứ nhất, “Ở nước ta, án dân sự xử thế nào cũng được”- đây là một câu nói của cố Chánh án TAND tối cao Trịnh Hồng Dương phát biểu tại một kỳ họp Quốc hội. Câu nói này đã từng gây bão trong dư luận nhưng về mặt tổng quan, câu nói này hoàn toàn đúng đối với nước ta hiện nay. Trong những vụ án có tình tiết hầu hết đều giống nhau, nhưng mỗi thẩm phán lại có thể tuyên 1 bản án khác nhau, thậm chí là đối lập nhau về nội dung.
Chúng ta có thể đổ lỗi rằng quy định của pháp luật dân sự nước ta hiện nay là không cụ thể rõ ràng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều, trình độ của thẩm phán nước ta hiện nay là không tương xứng với sự phát triển của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp, đặc biệt tại những cấp huyện, kiến thức và sự hiểu biết pháp luật của thẩm phán chỉ ở mức sơ xài, không hề mang tính chuyên sâu. Việc áp dụng án lệ một cách chính xác và hiệu quả đòi hỏi ở người thẩm phán một cái nhìn toàn diện về pháp luật, không những thế, họ còn phải là những người chuyên sâu về lĩnh vực đó và nắm bắt được tinh thần pháp luật xuyên suốt của cả hệ thống pháp luật mà họ đang xét xử. Với trình độ thẩm phán hiện nay, việc áp dụng án lệ sẽ có thể trở thành một con dao 2 lưỡi.
Thứ hai, án lệ được xem như một nguồn luật nhưng nguồn luật này lại không mang tính thống nhất và hệ thống cao như nguồn luật văn bản. Trong quá trình xét xử, mục đích của những thẩm phán đơn thuần lại giải quyết các tranh chấp phát sinh trong vụ án. Họ khó có thể vừa giải quyết những tranh chấp trong vụ án cụ thể, vừa tìm cách để có một bản án mang tính hệ thống cao nhằm sử dụng cho việc áp dụng sau này.
Điều này dẫn tới việc, 1 vụ án sau này được dụng án lệ sẽ dẫn đến những tranh cãi nhất định bởi lẽ về cơ bản, không có vụ án dân sự nào là hoàn toàn giống nhau và đương sự vẫn có thể tìm được những điểm khác nhau, thậm chí là khác nhau rất lớn để tạo ra những tranh cãi không đáng có. Điều này rất hiếm khi xảy ra khi áp dụng những văn bản pháp luật thông thường.
Tuy nhiên, về mặt tổng quan, việc áp dụng án lệ đối với Việt Nam hiện nay có thể được xem là một bước tiến trong tư duy lập pháp. Tuy vậy, chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng đắn về những hạn chế của nguồn luật này nhằm giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực mà những hạn chế này có thể mang đến.
| Góc nhìn khác về án lệ- những hạn chế của việc áp dụng án lệ tại Việt Nam. | [] | train | 6d28aeb6-5f06-483e-9e30-4ee88ab29c5c |
Trước kỳ bầu cử những đại biểu HĐND 3 cấp thường làm gì? | [] | train | 63e5d9c5-a52b-4ad5-b2b9-6beed0d74ff1 |
|
Con người có quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Vậy họ có được quyền quyết định đối với việc chấm dứt sự sống của mình??? Quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử là quyền nhân thân của cá nhân. Quyền được chết phát sinh đối với những bệnh nhân bị bệnh nan y nhằm giải thoát họ khỏi những đau đớn về thể xác, tinh thần. Quyền này được phát sinh trên cơ sở tự nguyện với mục đích nhân đạo. Đứng ở góc độ nhân quyền, sống và chết là hai khái niệm song hành với nhau. Quyền được chết chỉ phát sinh dựa trên ý chí tự nguyện của bệnh nhân. Với mục đích nhân đạo, tránh tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của người bệnh cũng như gia đình họ. Mang đến một cái chết nhẹ nhàng. Tuy nhiên, quyền được chết hiện nay đang vướng phải nhiều tranh cãi cũng như quan niệm trái chiều. Không một ai được can thiệp vào quyền sống chết của người khác trừ trường hợp Nhà nước áp dụng án tử hình. Việc trợ giúp hay bất kỳ hành vi nào làm chấm dứt sự sống của người khác đều là hành vi giết người. Ngoài ra, nguyên tắc xương sống của ngành y là cứu người. Nếu công nhận quyền an tử, phải chăng là khuyến khích việc chết chóc. Làm mất đi ý nghĩa của y học tâm đức. Hoặc giả việc công nhận an tử có làm biến dạng quyền này trên thực tế. Một người tuy rằng không muốn chết nhưng vẫn phải 'an tử"? Nhưng việc để một người phải sống dằn vặt, chịu nỗi đau đớn dày vò mà không thể cứu chữa. Liệu có nhân đạo hơn? Liệu chúng ta có thể cản nổi một người có ý định tự tự? Việc công nhận hay không công nhận quyền an tử vẫn đang còn nhiều vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng. Việc công nhận quyền được chết nhằm hợp pháp hóa việc chấm dứt sự sống của người khác trong một số trường hợp thật sự cần thiết hay là mở ra một lối đi tiêu cực? Hiện nay đã được một số quốc gia trên thế giới công nhận quyền được chết của cá nhân. Về mặt pháp lý, California được xem là bang đầu tiên của Mỹ công nhận quyền an tử với những bệnh nhân bị bệnh nan y. Họ được phép từ bỏ các biện pháp điều trị khi tin rằng sự sống sắp chấm dứt. Ngoài ra, còn một số bang như Luxembourg, Washington, Oregon, Neveda, Bỉ.... Năm 2014, Bỉ đã hợp pháp hóa quyền được chết với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa. Qua đây, ta thấy rằng an tử là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng nó đang dần được một số nước công nhận. Liệu Việt Nam có nằm trong danh sách những nước sẽ công nhận quyền an tử? Ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này? Minh Trang | Quyền Được Chết | [] | train | 0173c384-768b-4567-a93b-b082e9dd1013 |
Như thông tin báo chí đã đăng tải vào trưa 6.3, Lê Thị Hà Vi đi học về thì bị tai nạn giao thông, được đưa vào cấp cứu tại BV Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk). Sau khi bị tai nạn, Vi bị gãy mâm chày chân phải rồi bó bột. Đến tối cùng ngày, Vi kêu bó bột chật quá, kêu gào đau đớn và bị tê chân, phần dưới không còn cảm giác đau. Do vậy, gia đình đề nghị tháo bột và cho chuyển viện nhưng các bác sĩ không có ý kiến trước tình trạng này. Đến sáng 8.3, các bác sĩ mới đồng ý tháo bột cho Vi. Thấy chân Vi xuất hiện nhiều bọng nước, sưng vù, gia đình tiếp tục đề nghị được chuyển viện nhưng các bác sĩ bảo bệnh nhẹ, không đồng ý cho chuyển.
Trưa ngày 11.3, bệnh viện cho bệnh nhân Vi chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, các bác sĩ cho biết cơ chân Vi bị hoại tử, đứt hết các mạch máu nên chuyển xuống BV Chợ Rẫy nhưng đã muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ gần hết chân phải.
Liên quan đến vụ việc nữ sinh lớp 10 bị cưa chân, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Phó Giám đốc, Công ty Luật NewVision Law) cho biết nếu hồ sơ vụ việc xác định có lỗi của êkip trực dẫn tới hậu quả là em Lê Thị Hà Vi phải cưa chân thì có thể căn cứ theo khoản 1 và 2, điều 76, Luật khám bệnh, chữa bệnh để đưa ra hình thức xử lý.
Theo đó, những người hành nghề, cơ sở hành nghề khám chữa bệnh có sai sót phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Ngoài ra còn có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khác được quy định tại khoản 1, điều 242, Bộ luật hình sự về vi phạm quy định trong khám bệnh, chữa bệnh gây hậu quả từ nghiêm trọng tới đặc biệt nghiêm trọng.
Luật sư Tuấn cho hay: Về trình tự, trước hết cơ quan chức năng phải thành lập hội đồng chuyên môn để dựa trên hồ sơ, tài liệu… đưa ra kết luận là có sai sót, vi phạm quy định về khám chữa bệnh hay không. Nếu xác định có vi phạm, sai sót thì trách nhiệm sẽ thuộc về cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề. Từ các kết luận này, nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu bồi thường về mặt dân sự.
Về trách nhiệm dân sự thì khi có kết luận của cơ quan chuyên môn, đơn vị bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp cho y, bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh sẽ là người chịu trách nhiệm chi trả. Nếu cơ sở, y bác sĩ hành nghề không mua bảo hiểm sẽ phải tự chi trả.
(Luật sư Nguyễn Văn Tuấn)
| Vụ nữ sinh lớp 10 bị cưa chân: Luật sư nói có thể xử lý hình sự ! | [] | train | 36edd20d-2dab-4965-899c-87d3bc3d78c7 |
Sông là ngà dừng chảy, người dân nên kêu cứu ở đâu ? | [] | train | b0006d32-962e-4b32-9a6e-0840a3b8151f |
|
Ngày 17-10-2013, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk Nguyễn Sỹ Kỷ ký quyết định hợp đồng lao động đối với thầy Dương để bố trí giảng dạy tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai. Trên cơ sở này, đầu tháng 11-2013, người đại diện theo pháp luật của trường này là ông Nguyễn Khắc Thành đã ký hợp đồng lao động với anh Dương.
Tuy nhiên đầu 2017, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai bất ngờ không phân công anh Dương đứng lớp, không trả lương, cũng không cho thầy nghỉ việc. 4 giáo viên còn lại cũng bị tình trạng tương tự.
Đến ngày 14-1, TAND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm vụ tranh chấp hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là 5 thầy cô giáo yêu cầu bồi thường do bị chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
- Nguồn: Báo lao động -
Như vậy có thể thấy, trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đã chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với các nguyên đơn theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019:
“Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.”
Do vậy nên Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai phải thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019:
“Điều 41. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.”
HĐXX TAND huyện Krông Pắk nhận định, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với 5 giáo viên nói trên là trái luật. Vì vậy, HĐXX tuyên chấp nhận một phần đơn khởi kiện của các giáo viên, buộc UBND huyện Krông Pắk và Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai liên đới chi trả cho anh Nguyễn Ánh Dương số tiền hơn 317 triệu đồng; các giáo viên Nguyễn Tuấn Anh, Trịnh Thị Bích Hạnh, Hdim Niê K’dăm mỗi người với số tiền gần 239 triệu đồng và anh Lương Văn Chinh gần 220 triệu đồng.
Theo đó, các khoản tiền mà HĐXX tuyên buộc phải chi trả cho 5 giáo viên nói trên bao gồm tiền lương chi trả trong khoảng thời gian không được bố trí giảng dạy, tiền bảo hiểm xã hội, không báo trước việc chấm dứt hợp đồng lao động trước 45 ngày…
Ngoài ra, HĐXX tuyên buộc phía bị kiện phải đóng bảo hiểm xã hội cho 5 giáo viên này kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động đến ngày mở phiên toà sơ thẩm. Đồng thời, UBND huyện Krông Pắk và Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai cũng buộc phải liên đới thanh toán tiền lãi suất (số tiền trên) cho các giáo viên.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 09/06/2022 00:35:45 | Bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng cho 5 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật | [
{
"law_id": "45/2019/QH14",
"text": "Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2019"
}
] | train | 64ab77a9-9d9d-4e04-8f56-bd89c1b61ce3 |
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất mà Nhà Nước áp dụng với những người thực hiện tội phạm khi họ xâm phạm tới những quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ.
Việc gánh chịu các trách nhiệm hình sự không chỉ để trừng trị người thực hiện tội phạm mà còn để răn đe những người khác. Đồng thời mục đích giáo dục là không thể thiếu.
Quan hệ giữa người thực hiện tội phạm và Nhà Nước phát sinh ngay khi người này thực hiện tội phạm. Thông qua hệ thống cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Nhà Nước thực thi quyền lực của mình. Nhằm đưa các quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của đất nước.
Về mặt nguyên tắc, khi một pháp nhân hay cá nhân thực hiện tội phạm thì Nhà Nước có trách nhiệm xử lý theo đúng quy định để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Nhưng có một số trường hợp, việc phát sinh mối quan hệ pháp luật hình sự lại do người bị hại quyết định.
Căn cứ Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015, việc có khởi tố vụ án hình sự hay không sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của người bị hại dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần hoặc đã chết trong các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156, 226 của Bộ Luật Hình Sự 2015.
Quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại thuộc các trường hợp về tội xâm phạm sức khỏe, danh dự của nạn nhân. Và mức độ của hành vi là không quá nguy hiểm cho xã hội vì quy định này chỉ áp dụng cho các hành vi thuộc khoản 1, không có cấu thành tăng nặng.
Trong trường hợp đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, người này vẫn được quyền rút đơn yêu cầu. Và vụ án phải được đình chỉ. Trừ trường hợp việc rút yêu cầu là trái ý muốn của họ do bị cưỡng ép, đe dọa thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có quyền tiếp tục giải quyết vụ án.
Lưu ý rằng, một khi người bị hại hoặc người đại diện của bị hại rút yêu cầu thì họ không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp bị ép buộc, cưỡng bức.
Tuy nhiên, trong một trường hợp thực tế nếu người bị hại do lừa dối mà rút đơn khởi kiện thì sẽ ra sao? Quy định của pháp luật chĩ công nhận hai trường hợp "cưỡng ép, đe dọa". Liệu đây có là một thiếu sót của Bộ Luật Tố tụng mới. Không ít các trường hợp trên thực tế, gia đình của nạn nhân bị hiếp dâm vì tin lời nhà trai sẽ cưới mà rút đơn yêu cầu. Nhưng khi rút xong thì nhà trai "quất ngựa truy phong". Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình hy vọng mọi người cẩn trọng, suy nghĩ kỹ trước khi làm việc gì.
Minh Trang
| Truy cứu trách nhiệm hình sự theo ý chí của nạn nhân | [] | train | c7fc9e61-8dc7-4dde-8157-c4a0f5677c64 |
Góc Nhìn Về Việc Công Nhận Hôn Nhân Đồng Giới Ở Việt Nam | [] | train | 04f28dbd-5409-4240-ad09-a45d6212cb36 |
|
Vì trên thực tế, có rất nhiều quyết định của Hội đồng thẩm phán dù đã ban ra nhưng đương sự vẫn kêu trời vì oan ức, vì quyết định giám đốc thẩm tuy cao mà vẫn sai nên năm 2011, Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong luật sửa đổi này, Quốc Hội đã đưa hẳn một chương mới vào luật (Chương XIXa) với tên gọi là “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”.
Thủ tục “đặc biệt” này chính là sự đề nghị xem xét lại các quyết định giám đốc thẩm của các vị thẩm phán ở TAND tối cao.
Theo quy định tại điều Điều 310a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định ,quyết định của Tòa án nhân dân tối cao có thể được xem xét lại trong một số trường hợp: 1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có văn bản “yêu cầu”, hoặc 2. Ủy ban tư pháp của Quốc hội có văn bản “kiến nghị”, hoặc 3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản “kiến nghị”, hoặc 4. hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản “đề nghị” Tùy từng trường hợp, nếu phát hiện có sai phạm hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra một trong các quyết định sau: a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án; b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật; c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật. Như vậy, dù là cấp tòa cao nhất, nhưng Tòa án tối cao vẫn có thể “xử sai” và luật cũng đã dự liệu điều này! | BLTTDS 2015: Quyết định của Tòa án tối cao vẫn có thể bị xem xét lại | [] | train | 4362f6e2-6d0b-4980-8b64-abf22f5eb75f |
Minh Trang | CHỦ SỞ HỮU BÁN NHÀ - NGƯỜI ĐANG THUÊ NHÀ SẼ RA SAO? | [] | train | 7cb7d965-f655-4a3c-b83b-09f37c55d0d6 |
Lực lượng kiểm lâm hiện nay chính là lực lượng nòng cốt trong vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, các loại động, thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, hoạt động của lực lượng kiểm lâm có thật sự đạt hiệu quả hay không? Cơ chế tổ chức lực lượng kiểm lâm của nước ta đã tối ưu chưa? Đây vẫn là những vấn đề khó có câu trả lời chính xác.
Việt Nam đang là thành viên của Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Chúng ta có nghĩa vụ quốc tế trong việc bảo vệ rừng và các loại động, thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, theo số liệu từ CITES, số lượng những vụ mua, bán trái phép động, thực vật tại Việt Nam vẫn còn tương đối cao. Thậm chí theo bảng xếp hạng của tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) được công bố năm 2012, Việt Nam đứng đầu tiên trong danh sách các quốc gia kém bảo vệ động vật hoang dã.
Từ đó, có thể thấy rằng, sự quản lý của Việt Nam vẫn còn thiếu chặt chẽ hay nói cách khác hoạt động của cơ quan kiểm lâm, lực lượng trực tiếp thực thi Công ước CITES, vẫn còn nhiều hạn chế tồn đọng.
Cơ quan kiểm lâm của chúng ta hiện nay chưa đảm bảo về các số lượng lẫn chất lượng. Số lượng nhân viên kiểm lâm của chúng ta là quá ít. Hơn nữa, bản thân họ cũng bị hạn chế về quyền hạn do lực lượng này không được xem là lực lượng vũ trang. Hiện nay, trước tình trạng lâm tặc đang ngay càng quy mô về cả số lượng lẫn việc trang bị những vũ khí có tính sát thương, cuộc chiến giữa lực lượng kiểm lâm và lâm tặc dường như là không cân sức.
Mức lương của các nhân viên kiểm lâm vẫn còn là thấp, đặc biệt là khi họ phải làm việc trong những điều kiện khó khăn và khắc nghiệt, thường xuyên đối mặt với nguy hiểm về tính mạng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc xuất hiện thực trạng tiêu cực ở một số cán bộ kiểm lâm. Khi mà mức lương không đủ để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cuộc sống, họ sẽ dễ dàng bị lôi kéo bởi lâm tặc- khi mà thu nhập của chúng có lẽ cả đời làm kiểm lâm cũng không thể có được.
Đẩy mạnh số lượng kiểm lâm hiện nay có vẻ không phải là giải pháp khả thi bởi lẽ ngân sách nhà nước là không đủ để làm điều đó. Tuy nhiên, nếu chưa thể tăng về số lượng, tại sao chúng ta không tăng về mặt “chất lượng”? Thiết nghĩ, chúng ta cần mạnh dạn trao thêm cho kiểm lâm những quyền hạn của một lực lượng vũ trang.
Khi đó, với quyền hạn có trong tay, họ có thể tự mình trấn áp hiệu quả lâm tặc hơn. Xã hội sẽ chứng kiến ít hơn những người kiểm lâm phải hi sinh vì dũng cảm dám ngăn cản lâm tặc khi trong tay không có đủ quyền hạn. Chúng ta đã thành lập lực lượng cảnh sát biển, cảnh sát môi trường. Vậy tại sao không nâng lực lượng kiểm lâm như một lực lượng cảnh sát bảo vệ rừng.
Dù giải pháp này vẫn có những điểm hạn chế, nhưng có lẽ chúng ta cần những giải pháp mang tính đột phá để tăng hiệu quả trong công tác quản lý.
Nguồn: số liệu được lấy từ website của CITES và WWF.
| Lực lượng kiểm lâm- Hiệu quả hay hạn chế? | [] | train | 460c5cc3-43aa-4d3a-a2a6-5589778ab8c8 |
Nhiều người nghĩ rằng muốn được cơ quan có thẩm quyền triêu tập đến làm chứng trong các vụ kiện thì người được triệu tập phải là người trưởng thành với nhận thức đầy đủ. Tuy nhiên, điều này có thể đã sai. Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 : Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng. Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: 1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. 2. Những người sau đây không được làm chứng: a) Người bào chữa của người bị buộc tội; b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. Quy định trên không hề đề cập đến điều kiện về độ tuổi người làm chứng và khoản 2 điều 66 BLTTHS 2015 cũng không cấm trẻ em được làm chứng , do vậy, dù là đứa trẻ 3 tuổi đi nữa, nếu đứa trẻ đó là người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án hoặc tội phạm và không bị khiếm khuyết về mặt tâm thần hoặc thể chất thì có thể được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng. Tuy nhiên nếu người làm chứng là trẻ em thì việc lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó. Khoản 3 điều 99 BLTTDS 2015: Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lý, trông nom người đó. | Trẻ em 3 tuổi có được làm chứng ? | [] | train | 436fd08d-3760-45af-92dc-e8ec96b4bd93 |
- Theo các quy định tại chương XIV về các tội xâm phạm quyền sở hữu tại http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-Luat-hinh-su-1999-15-1999-QH10-46056.aspx" target="_blank">BLHS 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu là tài sản (chương XVI của BLHS 2015 có hiệu lực ngày 01/7/2016
- Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tài sản đều là đối tượng tác động của các tội trong chương này. Theo như BLDS 2005 quy định về tài sản bao gồm: “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Vậy thì loại tài sản nào sẽ là đối tượng tác động của các tội phạm của chương xâm phạm quyền sở hữu???
- Về nguyên tắc, tài sản là vật thuộc đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu phải là vật có thực, tức là vật hữu hình mà con người có thể sờ mó được bằng cách thông thường. Ngoài ra vật đó còn phải đáp ứng được một số đặc điểm như sau: phải là sản phẩm lao động của con người (vì vậy tài nguyên thiên nhiên không là đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu); vật không có tính năng đặc biệt (tức là không có công dụng đặc biệt và có giá trị sử dụng chung (những vật mang tính chất an sinh)).
- Tiền là đối tượng tác động của các tội phạm chương này (lưu ý: tiền trong trường hợp này phải là tiền được phép lưu thông, tiền giả không là đối tượng tác động của các tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu).
- Về giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) thì có hai loại như sau: vô danh (không ghi tên chủ sở hữu), hữu danh (có ghi tên chủ sở hữu). Lưu ý:chỉ những tài sản vô danh (không ghi tên chủ sở hữu) mới là đối tượng tác động của chương này vì khi chiếm đoạt các loại giấy tờ này người chiếm đoạt thực hiện các quyền sở hữu đối với tài sản đó (chẳng hạn như có quyền mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,…). Còn các quyền tài sản hữu danh về nguyên tắc phải ghi tên của chủ sở hữu nên việc thực hiện các quyền sở hữu chỉ dành cho người đứng tên trên loại giấy tờ đó nên không thuộc đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu.
- Về quyền tài sản: Không là đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu.
- Các loại tài sản trên thuộc đối tượng tác động của các tội xâm phạm quyền sở hữu có thể là tài sản hợp pháp hoặc bất hợp pháp. | Đối Tượng Tác Động Của Các Tội Xâm Phạm Quyền Sở hữu | [] | train | dc0a75eb-4fcf-4407-9e10-1e4b57cdcf3e |
Theo điều tra ban đầu, ngày 15-1, Công an huyện Đắk Mil bắt được sáu người đang đánh bài ăn tiền tại xã Thuận An (Đắk Mil). Cũng theo điều tra ban đầu của công an, lúc này ông Bình gợi ý người nhà chung tiền thì sẽ cho các nghi can được tại ngoại.
Sự việc này được người nhà một nghi can thông tin đến ông Trần Minh Lợi (trú xã Ea B’hốk, Cư Kuin, Đắk Lắk) và nhờ ông này “giúp đỡ”. Ông Lợi đã dùng các thiết bị điện tử để ghi âm, ghi hình quá trình chung chi - nhận tiền này.
Khi có bằng chứng, ông Lợi viết đơn tố cáo ông Bình và hai cán bộ khác cũng thuộc Công an huyện Đắk Mil đến cơ quan chức năng.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160322/cong-an-kham-nha-nguoi-to-cong-an-nhan-60-trieu-dong/1071916.html
Như vậy việc đòi chung chi tiền là chủ ý của công an, ông Lợi này không can thiệp được. Việc ông này làm chỉ là ghi âm, ghi hình quá trình nhận tiền đó thôi. Khép tội "xúi giục đưa hối lộ" rồi bắt người khám nhà trong tình huống này liệu có quá áp đặt?
| Xúi giục đưa hối lộ, ông Trần Minh Lợi bị bắt. | [] | train | 2eea5785-e74c-406e-9903-450ee24cd665 |
Chào các bạn Dân Luật, rảnh rỗi ngồi suy nghĩ mấy từ ghép mà dân gian mình thường gọi, chẳng hạn như tiền tệ, luật lệ hay từ thuế má…
Thấy cũng hay hay, không phải tự dưng mà người ta gọi vậy đâu, chắc cũng có lý do hết. Vốn dĩ, từ ngữ tiếng Việt mình phong phú mà, bất kỳ từ nào ghép lại cũng có một hàm ý nào đó.
Ví dụ:1. Tiền tệ Sở dĩ, người ta gọi là tiền tệ, vì dính đến tiền thì con người thường nảy sinh lòng tham, khó giữ được sự kiên định, liêm chính trong mình. Nên mới gọi là tệ. Vì vậy, muốn xem giá trị một con người đáng giá bao nhiêu, hãy dùng tiền. 2. Luật lệ Còn luật lệ, nghĩa là những điều xảy ra thường lệ phải có luật điều chỉnh. 3. Thuế má Hiện từ này mình vẫn chưa tìm ra được lý do tại sao người ta gọi như vậy? Thuế là các khoản nộp bắt buộc mà công dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, còn má là gì? Có phải ám chỉ là má, với ý nghĩa bắt buộc như là cha má bắt buộc con không? Mình hiểu từ này như vậy có đúng không? Mấy bạn giúp mình với... Còn nhiều từ ghép nữa mà tạm thời mình chưa nghĩ ra, khi nào nghĩ ra thêm sẽ nói cho các bạn nghe nhé Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng bấm vào đây để đăng nhập tải file đính kèm | Tại sao người ta gọi là thuế má? | [] | train | 556749d1-7292-4c1b-96ac-8e4e63a67d0c |
Giới phóng viên, nhà báo đưa tin tức về chính trị đang chê ông Thăng xử lý ba chuyện vụn vặt và chỉ giỏi làm "showbiz", ý là động gì cũng "khoe" lên báo để tô hồng hình ảnh.
Tôi thì không nghĩ thế.
Thứ nhất, ông Thăng làm ba chuyện vụn vặt như chỉ đạo bán sữa bò, cắm bảng giao thông, xây nhà tình nghĩa... không có nghĩa là ông Thăng không làm chuyện "nhớn". Chỉ là ông ấy (hoặc báo chí) không hoặc chưa nói tới đấy thôi.
Thứ hai, việc ông Thăng xây dựng hình ảnh gắn vào những chuyện "vụn vặt" là quá đỉnh cao. Bởi vì người ta nói "dân ngu cu đen" (xin phép được nói bậy xíu nhé), ngầm ám chỉ đại đa số dân trí Việt Nam mình còn thấp. Mà dân trí thấp, chẳng gì dễ hiểu hơn nói chuyện đàn bò; chẳng gì dễ xúc động hơn xây nhà tình nghĩa.
Tỷ dụ như, Việt Nam gia nhập WTO nhờ công ông Tuyển, nhưng ra đường hỏi 10 người coi được bao nhiêu người còn nhớ tên ông? Người ta không nhớ là bởi WTO là một cái gì đó "không ăn được" và không phải "tiền tươi", không có thì không chết.
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng ghi dấu ấn trong lòng người dân Đà Nẵng nhờ "5 không 3 có" (không đói, không xin ăn, không mù chữ, không nghiện hút, không giết người và có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị); người ta nhớ đến ông nhờ Bệnh viện ung bướu, nhờ những cây cầu... Vốn rất "vụn vặt" nhưng là quốc kế dân sinh, ai cũng thấy mình trong đó.
Người dân "dốt" lắm, làm sao họ hiểu được những thứ vĩ mô, cao siêu, vượt tầm thời đại? Nói chuyện với họ, phải dùng ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, đời thường và vụn vặt.
Tôi là nông dân, tôi trồng rau muống, ai bán được cho tôi rau muống là tôi thấy yêu rồi. Ai bán được giơ tay, không cần chém gió?
(Trích nguồn: Nguyễn Ngọc Long)--- P/s: Have a nice day ! | Chuyện vặt của ông Thăng ! | [] | train | 71966c8a-05d8-4905-b94d-b225b95a1123 |
Gần đây có một vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương vào ngày 04/5 vừa qua. Nhưng vấn đề mà tôi muốn nói đến ở đây là tại sao xe cứu thương, xe cứu hỏa lại đến trễ để đã làm đám cháy lan ra hàng chục mét trên mặt đường, làm hư hại đường cao tốc, thiệt hại đã ước tính khoảng 2 tỉ đồng. Trên cao tốc đó mỗi bên thường sẽ chia thành 3 làn, 2 làn cho xe ô tô chạy và 1 làn dành cho các trường hợp khẩn cấp dành cho xe có vấn đề đột ngột hoặc dành cho các xe ưu tiên gọi là làn đường khẩn cấp. Theo thông tin đọc được, các xe dịch vụ, xe khách, xe tải như các hãng xe Tân Lập Thành, xe Huệ Nghĩa,… đã đánh lái vào làn đường ưu tiên để không phải dừng lại chờ đi qua đoạn bị tai nạn. Tuy nhiên, cuối cùng cả 3 làn đều bị kẹt và khi xe cứu thương, xe cứu hỏa chạy đến cũng phải chịu cảnh nhích lên từng chút.
Điều đó cho thấy hiện này, thái độ của không ít tài xế khi tham gia giao thông còn thấp. Họ chưa nhận thức rõ được vai trò quan trọng của làn đường khẩn cấp và cứ vô tư đi ngày cả khi các làn đường còn lại không bị ùn tắt. Vậy mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP tại điểm g, khoản 5, điều 5 quy định cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tài xế có hành vi điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc. Ngoài ra, tại điểm b, khoản 11 điều 5 tại Nghị định này còn quy định người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Tuy nghị định này mới có hiệu lực gần đây (01/01/2020) nhưng với chế tài như vậy, liệu có làm chấm dứt, hạn chế được vấn đề này hay sẽ cần một chế tài mạnh hơn, biện pháp khác để khắc phục? Mình hy vọng mọi người nên nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để tránh gây họa cho bản thân, gia đình và cả mọi người xung quanh.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 17/09/2022 18:11:17 | Làn đường khẩn cấp!!! Văn hóa giao thông khi đi cao tốc | [
{
"law_id": "100/2019/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 100/2019/NĐ-CP"
}
] | train | 4e6b610a-c33d-4563-91bf-9ed9cb0c56e5 |
Khi Bộ luật hình sự 2015 được ban hành, nhiều người đã đặt câu hỏi "Liệu Dương Chí Dũng có thoát án tử hình hay không?"
Khi đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến vụ việc này. Tuy nhiên, sau khi Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự 2015 được ban hành thì câu trả lời đã rõ. Dương Chí Dũng "Có thể" thoát án tử hình nếu bị án và gia đình đã nộp 3/4 số tiền tham ô ( số tiền bị buộc phải bồi thường), tức đã nộp khoảng 83 tỷ đồng thì sẽ được Chánh án TANDTC sẽ quyết định chuyển từ hình phạt tử hình sang Tù chung thân.
Trích nghị quyết "Người đã bị kết án tử hình vệ tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ trước 18/12/2015 và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án mà chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với CQĐT hoặc lập công lớn thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm báo cáo ngay Chánh án TANDTC ra quyết định chuyển hình phạt tử hình sang tù chung thân".
Việc giao nộp ít nhất ¾ tài sản tham nhũng chỉ là yếu tố “cần” chứ chưa “đủ”. Vì để được chuyển từ án tử hình sang hình phạt tù chung thân thì còn phải có thêm một trong những điều kiện nữa mới đủ…”
Ngày 7/5/2014, HĐXX TAND Tối cao tại Hà Nội phiên phúc thẩm đã tuyên y án Sơ thẩm với Dương Chí Dũng là hình phạt tử hình về tội tham ô và 18 năm tù về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tổng hợp hình phạt là tử hình.
PV: Thưa Luật sư Tuấn, dư luận hiện đang rất băn khoăn với việc thông qua BLHS 2015, nhiều tội danh sẽ không còn, và 7 tội danh sẽ không còn án tử hình. Điều đáng nói với những người tham nhũng như Dương Chí Dũng nếu nộp 3/4 tiền tham ô sẽ được chuyển sang chung thân. Luật sư có quan điểm ra sao về vấn đề này?
LS. Nguyễn Văn Tuấn: Đây là điểm mới thể hiện rất đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Đảng, tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Tôi nghĩ việc giảm áp dụng và thi hành hình phạt tử hình không hề giảm nhẹ vai trò trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm của Bộ luật Hình sự.
Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội danh là phù hợp, bởi trên thực tế từ trước tới nay rất ít áp dụng và điều này cũng tốt trong xu thế Việt Nam hội nhập với thế giới.
Những tội đặc biệt nghiêm trọng, phổ biến như giết người, ma tuý... cần giữ lại hình phạt tử hình trong bối cảnh Việt Nam. Với tội tham ô, nhận hối lộ vẫn còn hình phạt tử hình nhưng có cách đối xử khác.
PV: Trường hợp bị cáo Dương Chí Dũng- nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines bị tuyên tử hình vì tham ô 10 tỷ đồng, giờ nộp lại hơn 7 tỷ đồng theo quy định thì có được giảm xuống án chung thân không, thưa luật sư?
LS. Nguyễn Văn Tuấn: Chúng ta nên nhớ, quy định về việc giao nộp ít nhất ¾ tài sản tham nhũng chỉ là yếu tố “cần” chứ chưa “đủ”. Vì để được chuyển từ án tử hình sang hình phạt tù chung thân thì còn phải có thêm một trong những điều kiện nữa mới đủ. Đó là, người bị kết tội tham nhũng phải “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Như vậy, hiện nay dù ông Dương Chí Dũng có nộp lại ¾ tài sản tham nhũng thì cũng chưa thể được xem là thoát án tử hình. Căn cứ điểm b, khoản 2, điều 1 Nghị quyết thi hành BLHS thì “…các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016. Do đó, nếu Dương Chí Dũng thỏa mãn được các điều kiện “cần” và “đủ” như tôi đã nói ở trên thì ông ấy có thể được chuyển từ hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân.
PV: Hình phạt tử hình chỉ là một phần, còn quan trọng hơn muốn phòng, chống tham nhũng phải bằng nhiều chính sách khác?
Luật sư. Nguyễn Văn Tuấn: Đúng vậy. Thứ nhất để “không cần tham nhũng” thì người có năng lực, cống hiến tốt cho xã hội phải được đối đãi, trả lương xứng đáng để họ lo cho cuộc sống bản thân và gia đình.
“Không muốn tham nhũng” phải thông qua giáo dục về đạo đức, lòng tự trọng
Muốn “không thể tham nhũng” thì Nhà nước phải quản lý thật chặt để người ta có muốn cũng không thực hiện được. Ví dụ chính sách quản lý kinh tế như kiểm soán các nguồn thu- chi qua thẻ tín dụng thì rất khó tham nhũng.
Cuối cùng là “không dám tham nhũng”, tức là sợ pháp luật trừng trị. Cái “không dám này” phải là cuối cùng chứ không phải đứng đầu tiên.
PV: Nếu đánh giá chung nhất, nhiều người cho rằng BLHS mới thông qua có nhiều điểm tiến bộ, quan điểm của luật sư như thế nào?
LS. Nguyễn Văn Tuấn: Tôi thấy quan điểm này là đúng, vì lần đầu tiên trong hoạt động lập pháp của Việt Nam, chủ thể là “pháp nhân” đã được đưa vào bộ luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự về một số phạm pháp trong hoạt động kinh tế và môi trường.
Điều đặc biệt là những trẻ chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự với một số tội danh được cụ thể hóa hơn bộ luật hình sự hiện nay.
Ngoài ra, việc bỏ một số tội danh “có cũng như không” hoặc bỏ án tử hình đối với một số tội danh cũng là sự tiến bộ trong quá trình lập pháp vừa rồi của Quốc hội.
Xin cảm ơn luật sư!
| Quan điểm của LS.Tuấn về việc Dương Chí Dũng sẽ thoát án tử hình nếu... | [] | train | 50d4031c-67f4-4bb5-91f3-87991e92de4a |
Thời sự ngày 15/3/2016 lần đầu tiên móc ra việc các Doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu mượn quy định của Thông tư liên bộ Tài chính, Công thương số 78 năm 2015 để tính thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức 10%, trong khi đó các Doanh nghiệp này nhập khẩu từ các thị trường Asean, Hàn Quốc thì mức thuế nhập khẩu chỉ 5%.
Thông tư 78 quy định mức thuế nhập khẩu xăng, dầu chưa tính thuế được giảm do Việt Nam tham gia FTA. Quy định này vô hình chung bị Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu lợi dụng để trục lợi, móc túi người tiêu dùng, và việc gia nhập FTA này chỉ có lợi cho DN chứ người tiêu dùng thì không được gì.
(Bảng đối chiếu mức thuế quy định của BCT và mức ưu đãi)
- Khi tính thuế nhập khẩu cung ứng cho thị trường (người tiêu dùng), họ tính trên cơ sở quy định của Thông tư 78: 10%.
- Khi tính thuế nhập khẩu quyết toán ngân sách, họ tính theo....mức ưu đãi: 5%.
Khoản chênh lệch 5% "móc túi" của người tiêu dùng này ai bỏ túi? Liệu có việc lợi ích nhóm hay không?
Người tiêu dùng có yêu cầu trả lại tiền được không? Yêu cầu ai và trả bằng cách nào?
Có thể thấy, việc người tiêu dùng yêu cầu trả trực tiếp bằng tiền thì không thể, nhưng phải buộc các Doanh nghiệp này trả gián tiếp, bằng việc chuyển toàn bộ số tiền "thu lợi bất chính" này vào quỹ bình ổn giá cho người tiêu dùng.
Cần đánh giá, xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thuế, giá, các bộ Công thương, bộ Tài chính và người đứng đầu các doanh nghiệp kinh doanh này. | Bị xăng dầu móc túi, dân đen đòi ai trả tiền! | [] | train | fe7ecc55-4d55-4a97-84dc-a1f1f8f75a7b |
Gần đây, vấn đề về tranh chấp vi phạm bản quyền video Youtube liên quan tới VTV. Trong đó, kênh video của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã bị chấm dứt, do có nhiều khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền liên quan đến tài liệu mà người dùng đã đăng.
Từ hồi năm ngoái (năm 2015) đã có lùm xùm vụ thành viên YouTube có tên Yamaha Trung Tá cáo buộc VTV đã sử dụng hình ảnh flycam từ kênh này mà không xin phép. Trên blog chính thức của mình, ông Bùi Minh Tuấn, chủ sở hữu kênh YouTube Yamaha Trung Tá đã có bài viết tố cáo và nêu đích danh vấn đề vi phạm bản quyền của VTV.
Trên blog của mình, tác giả Bùi Minh Tuấn (Yamaha Trung Tá) vào tháng 7/2015 cho biết, tác phẩm mang tên "Việt Nam qua góc nhìn Flycam" và các video liên quan khác từ kênh Youtube của Yamaha Trung Tá liên tiếp bị sử dụng trái phép quá nhiều lần từ phía VTV - Đài Truyền hình Việt Nam. Cụ thể, trên kênh YouTube của VTV đã sử dụng đoạn video này của Yamaha Trung Tá cho 3 Clip đăng trên kênh VTVgo.
Theo thừa nhận của Đài truyền hình Việt Nam VTV, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại này là trong quá trình tác nghiệp, một số biên tập viên của VTV đã không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng tư liệu trên mạng đưa vào nội dung chương trình mà chưa được sự chấp thuận của tác giả chủ sở hữu nội dung.
Bài học đắt giá từ sau vụ đài truyền hình VTV vi phạm bản quyền
Có thể nói hành động vi phạm bản quyền trên Youtube là hành vi sẽ bị xử phạt rất nặng. Nếu vi phạm bản quyền, Youtube không chỉ đơn thuần là gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn, mà người dùng cá nhân/tổ chức có thể bị gỡ bỏ cả kênh Youtube.
Ở đây có thể chia hành động vi phạm bản quyền làm hai trường hợp: bản quyền hình ảnh và bản quyền âm thanh. Riêng về vi phạm bản quyền âm thanh, nếu video của tài khoản có chứa một bài nhạc đã được đăng ký bản quyền, lập tức video sẽ không được đăng tải. Tương tự như vậy, nếu video của một tài khoản nào đó có sử dụng hình ảnh đã được bảo vệ một cách trái phép, video và kênh có thể bị Youtube gỡ bỏ.
Tất nhiên đó là khi video đã được Youtube bảo vệ. Đồng thời, người bị hại cũng phải có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để cho thấy mình đang bị ăn cắp bản quyền. Khi này, kênh video xâm phạm có thể bị tạm ngưng, hoặc gỡ bỏ hoàn toàn, tùy vào từng trường hợp.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức tuy nhiên nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng khi bị “ăn cắp bản quyền”. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng xảy ra ngày 1 nhiều, gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị kinh tế mà còn là tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Hiện nay, VTV đã và đang triển khai những biện pháp xử lý nghiêm, chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ bản quyền, quyền tác giả, đồng thời liên lạc với các bên liên quan để giải quyết.
| Bài học đắt giá từ sau vụ đài truyền hình VTV vi phạm bản quyền | [] | train | 9475754f-fdb8-4ca0-b897-1f41e0e211f6 |
Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
THEO LUẬT CŨ:
Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
THEO LUẬT MỚI:
Tại điều 4 BLDS 2015:
Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? | Áp dụng luật nào ? | [] | train | 10b9a27d-55d7-40ab-9f72-82c5cc261adb |
Theo điều 182, Bộ luật hình sự (BLHS) 2015, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 Ngoại tình sẽ bị phạt tù? ... Theo phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, để xử phạt hành vi ngoại tình cần có ... Vì vậy khó có thể đưa điều luật này đi vào cuộc sống và gây khó khăn ...Theo Điều 147 BLHS hiện hành thì tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (trừ trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này) chỉ phải chịu trách nhiệm khi có hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mặt hạn chế của điều luật này là chưa có quy định cụ thể thế nào là hậu quả nghiêm trọng, do đó điều luật này gần như mất tính khả thi trong thực tế.
Khắc phục khiếm khuyết này, nay tại Điều 182 BLHS năm 2015 (sẽ có hiệu lực ngày 1/7/2016 tới đây), quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã được cụ thể hơn về hậu quả nghiêm trọng như sau:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác …., thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tuy nhiên, vấn đề này có thực thi hay không, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – (đại diện Công ty NewVision Law) cho rằng khái niệm “chung sống như vợ chồng” rất khó để xác định, mỗi người xem xét vấn đề này khác nhau nên rất khó để hình sự hóa, theo Thông tư 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn về việc xử lý các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình có nêu ra một số dấu hiệu của hành vi chung sống với người khác ví dụ: như có con chung với người khác, chung sống với nhau có chính quyền địa phương, hàng xóm xác nhận. Tuy nhiên, việc xác định quan hệ dựa vào yếu tố hàng xóm dân làng là rất khó, đồng thời sẽ rất xảy ra nhiều ý kiến quan điểm.
Thêm nữa, Luật sư Tuấn cũng bày tỏ: việc xác định hậu quả là dẫn đến ly hôn hay do tự sát cũng có thể dựa vào nhiều nguyên nhân chứ không chỉ riêng yếu tố ngoại tình, và nếu trong trường hợp vợ chồng có ngoại tình mà không ly hôn hay không tự sát, nhưng gia đình của họ vẫn xảy ra nhiều mâu thuẫn, tan nát thì điều luật này đã điều chỉnh được hết hay chưa…?
Bên cạnh sự đồng tình với chế tài xử phạt “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” thì vẫn còn không ít băn khoăn về tính khả thi của quy định mới. Theo một chuyên gia tâm lý: Việc thu thập bằng chứng vi phạm có thể gây ra rất nhiều những vấn đề đổ vỡ, căng thẳng trong mối quan hệ hoặc vấn đề đạo đức văn hóa cũng cần phải cân nhắc. Mặc dù luật pháp quy định những người đã có vợ, có chồng mà lại có quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác là vi phạm pháp luật. Trên thực tế, đòi hỏi cần phải xác định, thế nào là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, trên thực tế, sẽ có một số vấn đề không dễ dàng xác minh, ví dụ như trong trường hợp cụ thể nào thì xác định “làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”, hoặc “làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát”?
Theo Luật sư, việc cụ thể hóa hành vi thế nào là sống chung như vợ chồng cần được quy định hướng dẫn rõ ràng hơn là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ được các mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, bảo vệ được hạnh phúc của các gia đình bằng pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, quy định này đã tồn tại từ lâu. Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ cụ thể hơn hành vi vi phạm mà không cần thông qua thông tư hướng dẫn. Hiện nay, nhiều người đang hiểu sai về điều luật này khi cho rằng ngoại tình sẽ bị phạt tù.
“Tôi nhấn mạnh, chỉ bị xử lý theo hình thức phạt tù khi ngoại tình phải dẫn tới hậu quả”, đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Tuấn.
Còn về khung hình phạt, theo Luật sư Tuấn không có sự thay đổi. Trả lời cho câu hỏi, lý do vì sao, điều luật này vẫn khó xử lý hình sự những người vi phạm? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn nói: “Điều luật này đã có rồi chứ không phải bây giờ mới có nhưng tôi cho rằng cơ quan thi hành tố tụng, người có trách nhiệm phải nghiêm khắc về vấn đề này. Trong thực tế ngoại tình làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn nhưng vợ hoặc chồng thường không muốn kiện ra pháp luật, vì cho rằng việc để cho người tình của vợ hoặc chồng đi tù cũng vất vả, tốn thời gian và phía sau đó là rất nhiều chuyện thị phi”.
Trân trọng./. | Ý kiến Luật sư Tuấn về quy định ngoại tình có thể đi tù ! | [] | train | e4276088-00b5-4ce7-af85-c6fb10067fc4 |
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH PHÁP LÝ XUNG QUANH SAU VỤ LỪA ĐẢO CỦA CÔNG TY ĐA CẤP LIÊN KẾT VIỆT ! Ngày 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố Lê Xuân Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt), Nguyễn Thị Thủy - Phó tổng giám đốc Công ty Liên kết Việt cùng 5 đồng phạm khác. Lê Xuân Giang được xác định là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP. Quá trình xác minh, Cơ quan công an làm rõ Công ty Liên kết Việt được thành lập từ năm 2010, đến năm 2014 được Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh đa cấp. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty Liên kết Việt khá nghèo nàn, chỉ gồm một số máy làm sạch, máy chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng và được thực hiện kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp nhằm lừa đảo người tiêu dùng. Cơ quan công an ước tính đã có khoảng 45.000 người tham gia nộp khoảng 1.900 tỉ đồng vào mạng lưới đa cấp của Công ty Liên kết Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm bắt giữ Lê Xuân Giang, số dư trong tài khoản của Công ty này chỉ còn 45 tỉ đồng. Đáng chú ý, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có dấu hiệu làm nhái các sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều loại giấy tờ bằng khen do Bộ Quốc phòng tặng Công ty này cũng được xác định là giả mạo. Vạch trần vụ lừa đảo của công ty đa cấp liên kết Việt Trước thông tin về vụ việc, PV báo Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Phó Giám đốc Công ty Luật NewVision Law để làm rõ trách nhiệm pháp lý và bản án cho "công ty lừa đảo" này. Phóng viên (PV): Thưa luật sư, kết quả điều tra ban đầu cho thấy hậu quả thiệt hại kinh tế, thậm chí đảo lộn cuộc sống của người dân từ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công ty Liên Kết Việt. Vậy hình thức lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt ở đây là gì? Và qua vụ án này, mạng lưới bán hàng đa cấp ở Việt Nam sẽ ra sao thưa luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng cầm đầu Công ty này rõ ràng là có tổ chức, có sự câu kết chặt chẽ của nhiều đối tượng, thể hiện rõ sự gian dối từ phương thức, động cơ, mục đích bằng việc quảng bá, nhân danh, mạo mượn hình ảnh thiếu trung thực nhằm tạo lòng tin cho các bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Số người bị hại và khoản tiền mà “Liên kết Việt” đã lừa đảo chiếm đoạt trong vụ án này là đặc biệt lớn (con số đến 45.000 người và gần 2.000 tỷ đồng) sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng như nhiều hệ lụy tiêu cực nặng nề đối với bị hại và niềm tin của người dân dành cho mô hình Bán hàng đa cấp, làm cho mô hình bán hàng đa cấp ở Việt Nam rất khó phát triển sau vụ án này. Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp tiếp tay cho Công ty này lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức. PV: Như cơ quan điều tra đã thông tin thì 7 vị lãnh đạo của Công ty Liên Kết Việt phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Công ty Liên Kết Việt không chỉ lừa đảo người dân mà còn làm giả Bằng khen của Thủ tướng và một số giấy tờ khác. Luật sư nhận định như thế nào về kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan điều tra? Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì Công ty Liên Kết Việt còn phạm tội danh gì nữa, thưa Luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Trên cơ sở chuỗi những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của Công ty Liên Kết Việt, tôi cho rằng các đối tượng không chỉ thực hiện duy nhất hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải đưa ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với một loạt các hành vi và tội danh tương ứng. Cụ thể, những đối tượng này đã liền lúc phạm các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp"; "Kinh doanh trái phép"; "Sản xuất hàng giả” theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thứ nhất, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được thể hiện rõ thông qua “Kết quả xác minh tại Ban thi đua khen thưởng Trung ương cho thấy trong hồ sơ lưu trữ không có tài liệu nào thể hiện Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng khen cho Công ty Liên kết Việt”. Hành vi này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác. Đây là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Trên thực tế, để tạo hình ảnh thì các đối tượng đã trang trọng treo tại trụ sở công ty đồng thời đưa lên website với mục đích quảng bá, chỉ khi điều tra mới phát hiện những tài liệu đó là giả. Vậy trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra cần thiết mở rộng điều tra về hành vi này, đủ dấu hiệu cần khởi tố bổ sung về tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” - theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự. Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện qua việc Công ty Liên Kết Việt có bán, phân phối ra thị trường máy vật lý trị liệu GREAT-12 in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và máy khử độc Ozone (G13) dán mác đơn vị sản xuất lắp ráp là Công ty BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng nhưng thực tế Bệnh viện 108 và Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng không hợp tác, liên doanh liên kết, nghiên cứu khoa học gì với Công ty Liên Kết Việt. Trong trường hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Công ty Thanh Hà đã đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật tại Cục Sở hữu trí tuệ và có quy mô thương mại lớn thì rõ ràng Công ty Liên Kết Việt đã sử dụng những nhãn hiệu này một cách bất hợp pháp nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, thậm chí còn cần phải xem xét hoạt động kinh doanh có trái phép hay không, hàng hóa sản phẩm có phải là hàng giả, hàng nhái hay không theo quy định tại Điều 171 tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Thứ ba, trong quá trình điều tra, truy tố xét xử đối với các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Liên Kết Việt, các cơ quan tiến hành tố tụng chắc chắn sẽ xem xét, mở rộng điều tra xác minh về những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Kinh doanh trái phép. Vì trong vụ án này đã có một số dấu hiệu liên quan về “hàng giả” được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013-NĐ-CP, theo đó hàng giả được chia làm 3 loại: hàng giả về nội dung, hàng giả về hình thức, hàng giả cả nội dung và hình thức. Như vậy, những sản phẩm do Công ty Liên Kết Việt mang bán, phân phối ra thị trường thực sự có giá trị sử dụng hay không, có vi phạm về mặt hình thức hay không, theo tôi các cơ quan chức năng cần thiết phải giám định để làm rõ hành vi. Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Liên Kết Việt không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giả sử, Công ty Liên Kết Việt kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký cũng cần phải được cơ quan điều tra làm rõ để xử lý về hành vi này. PV: Vậy, với những tình tiết của vụ án như Luật sư đưa ra, ông nhận định về mức hình phạt trong vụ án kinh doanh đa cấp này như thế nào, thưa Luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Với tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng là “lãnh đạo” của Công ty Liên Kết Việt đã thực hiện một cách có tổ chức, sau khi điều tra, truy tố và tổng hợp hành vi, tổng hợp hình phạt (nếu có) và căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên thì các đối tượng khó có thể thoát được mức án tù chung thân và những hình phạt bổ sung như tịch thu tài sản, phạt tiền...”. Ngoài ra còn có thể khởi tố thêm về hành vi kinh doanh trái phép hoặc kinh doanh không đúng với ngành nghề theo Giấy Đăng ký kinh doanh được cấp nếu qua quá trình điều tra Cơ quan điều tra thấy có đủ dấu hiệu tội phạm. PV: Thưa Luật sư, làm thế nào để một người dân bình thường phân biệt được một công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Nếu như giả sử những người tham gia chịu khó một chút thì có thể tìm hiểu rất dễ các văn bản quy phạm pháp luật, hiện rất hệ thống và rõ ràng, có thể phân biệt được điều này. Bán hàng đa cấp bất chính đã được quy định rất rõ ở Điều 48 của Luật Cạnh tranh và Điều 5 của Nghị định 42 của Chính phủ về quản hoạt động bán hàng đa cấp, về những hành vi cấm đối với doanh nghiệp và người tham gia. Đồng thời, để kiểm tra những doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì có thể tham khảo trên website của Cục Quản lý cạnh tranh, ở đó có công khai danh sách các công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và các thông tin liên quan lĩnh vực này. “Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp và tiếp tay cho Công ty trên để chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức và lãnh đạo”, luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm. PV: Trân trọng cảm ơn Luật sư! Trân trọng./. | Nhận định pháp lý về vụ lừa đảo của cty Đa cấp Liên Kết Việt | [] | train | e4363acf-c4de-4fed-9277-91f95d42f1a9 |
Ly hôn là một quan hệ dân sự được Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh nhưng dường như quan hệ này đang được hình sự hóa với quy định mới của Bộ luật hình sự có hiệu lực vào 1/7 tới.
Tại Điều 182 quy định về tội Xâm phạm chế độ một vợ, một chồng có quy định:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
<video autoplay="" class="vjs-tech" id="vitag_html5_api" muted="" preload="auto" src="http://media.adnetwork.vn/assets/player/jwp6/blank.mp4" style="margin: 0px; padding: 0px; list-style: none; outline: none; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 490px; height: 276px; word-wrap: break-word !important; max-width: 500px !important;">
</video>
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội và thậm chí nó còn là một quyền được pháp luật ghi nhận, cụ thể Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Như vậy, vợ chồng có quyền ly hôn bất cứ lúc nào nếu cảm thấy không thể duy trì cuộc hôn nhân của mình. Quyền này xuất phát từ mong muốn và ý chí của hai bên vợ chồng, không ai có thể cấm hay tước bỏ. Nhưng nếu ly hôn có thể phải đi tù thậm chí trong cả trường hợp hai bên vợ chồng thỏa thuận ly hôn thì rõ ràng pháp luật đang hạn chế quyền được yêu cầu ly hôn. Bởi lẽ họ sẽ phải lựa chọn một là tiếp tục sống cuộc sống không hạnh phúc hai là có thể phải ngồi tù......
http://www.nguoiduatin.vn/ngoai-tinh-dan-den-ly-hon-phai-ngoi-tu-quyen-cong-dan-bi-han-che-a229638.html | Ngoại tình dẫn đến ly hôn phải ngồi tù: Quyền công dân bị hạn chế? | [] | train | ca888a6f-9a27-4f31-8687-390fc74911ef |
Tình hình là có lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 rồi, cư dân mạng đang tranh cãi về thực trạng số ngày nghỉ hiện nay.
Ông A ý kiến rằng: “....Miệng thì lên tiếng công dân Việt năng suất lao động thấp, mặt thì lại dồn đa phần lễ hội vào cùng thời điểm…bảo sao làm việc hiệu quả được…”
Chị B nọ lại tiếp thêm: “Lo nghỉ miết không lo làm, hèn chi nghèo là phải…”
Tiếp đến “Lại nghỉ nữa hả, chạy doanh số chết luôn…”
Còn anh C thì nói “Thử nhìn ra nước ngoài rồi so sánh xem, nước mình nghỉ vậy là ít, người nước ngoài họ được nghỉ nhiều hơn…”
Anh D than thở “Năm nay nghỉ ít hơn năm ngoái…”
Nghe tranh cãi khí thế, mình đây không phải là Bộ trưởng, Thủ tướng hay Quốc hội (nói chung là cơ quan quyết định mấy ngày nghỉ này) nghe còn nhức đầu, huống chi là họ.
Về phía người lao động, cho nghỉ nhiều, sướng cho họ thì lại bị nói là nghỉ nhiều, làm sao mà đạt hiệu quả được rồi nền kinh tế sao mà phát triển được? Cho nghỉ ít thì lại bị nói người nước ngoài được nghỉ nhiều, người mình làm gì làm hoài không thấy nghỉ…
Rốt cuộc nghỉ bao nhiêu ngày thì tốt cho tất cả? Mình thấy sao cũng có người có ý kiến.
Cá nhân mình thì thấy lịch nghỉ vậy phù hợp rồi, máy chạy nóng thì cũng cần có nghỉ ngơi, người làm việc cũng vậy, cũng phải có khoảng cách thời gian để nghỉ ngơi, để tái tạo ra sức lao động mới chứ.
Về phía cơ quan ban hành, theo mình cũng cần có cái nhìn đúng đắn, không phải cứ có ý kiến là phải thay đổi. Kẻo thành “đẽo cày giữa đường” thì nguy.
Vừa rồi, nhiều ý kiến, đề xuất bỏ Tết Ta, dồn lại thành 1 đợt nghỉ Tết thôi (dồn vào Tết Tây) thay vì nghỉ 2 đợt và đứt quãng như hiện nay.
Thử nghĩ xem, nước ta bao đời nay, Tết Ta là truyền thống văn hóa dân tộc, nếu bỏ đi, dồn chung vào ngày nghỉ Tết Tây như nước ngoài, thì liệu văn hóa dân tộc có còn được gìn giữ hay bị mai một, liệu rằng chúng ta đang theo xu hướng sính ngoại, hòa tan mà không gọi là hòa nhập với các bạn quốc tế nữa. | Nghỉ lễ, Tết: bao nhiêu ngày thì tốt cho tất cả? | [] | train | e83fade0-bd55-4ebc-90dd-0f85ebe4c446 |
Sau 5 năm đàm phán, ngày 26/1/2015, các nước thành viên TPP đã công bố bản toàn văn chính thức của Hiệp định Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP đã được chính thức ký kết tại New Zealand. Nội dung Hiệp định gồm 30 Chương và Phụ lục, một loạt Thư song phương giữa các quốc gia được ký kết đồng nghĩa với việc hàng loạt các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nội dung của Hiệp định. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam đã có các dấu hiệu cho thấy sự biến chuyển trên mọi phương diện về nhân sự, cơ cấu tổ chức, định hướng sản xuất kinh doanh, sẵn sàng đón nhận một sân chơi mới, một thị trường "Mở" và "Phẳng" giữa của 12 quốc gia và hơn 600 triệu dân, trong đó là các cường quốc kinh tế trên thế giới như như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore.v.v.. Về phía Nhà nước Việt Nam, các công tác chuẩn bị cho việc "Nội luật hóa" đã và đang được triển khai gấp rút và sẽ còn là một quá trình lâu dài. Về phía những người học luật và làm luật, việc theo dõi và đánh giá quá trình nội luật hóa và sự tác động tới đến sống xã hội và đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam là một phần trách nhiệm. Trân trọng cảm ơn. LS. Đậu Quốc Dũng - Công ty Luật Vietthink 29/02/2016 | TPP - Quá trình nội luật hóa tại Việt Nam | [] | train | 59841b90-2010-43fb-a340-fdb4bf7e439e |
>> Những việc cần làm trước khi quan hệ tình dục
1. Có thể mất đi một khối tài sản lớn Khi yêu, ai cũng mong muốn được yêu, kết hôn và sống với nhau đến đầu bạc răng long. Nhưng cuộc đời không phải là giấc mơ, đôi khi hôn nhân bị tan vỡ và hai người phải nói lời chia tay. Sự việc sẽ trở nên phức tạp và rối rắm nếu trong quá trình ly hôn hai bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản; khi ấy, tòa án sẽ chia theo nguyên tắc “tài sản chung thì chia đôi, tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó”. Về mặt lý thuyết thì không có gì phải lo sợ điều này; nhưng thực tế, có rất nhiều trường hợp tài sản riêng (hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân) rất dễ biến thành tài sản chung, mà là tài sản chung thì phải áp dụng nguyên tắc chia đôi. Như vậy, người đóng góp tài sản riêng bị mất đi một khối tài sản lớn (đáng lẽ ra khối tài sản này thuộc về mình chứ không phải chia). Ví dụ 1: Anh Từ Đặc Biệt trước khi kết hôn có một biệt thự 500 m2 trên đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM; sau khi kết hôn với chị Trần Yến Ly thì hai vợ chồng thống nhất bán biệt thự của anh Biệt ở Quận 1, rồi dùng toàn bộ số tiền bán biệt thự để mua đất tại Quận 9, TP.HCM xây nhà trọ cho thuê và ở đó cho không khí thoáng mát (Giấy tờ nhà đất ở Quận 9 đứng tên cả hai vợ chồng). Một ngày đen tối bùng đến, đúng như tên gọi của hai người kết hợp lại là Biệt – Ly thì hai người ly hôn và yêu cầu tòa án chia tài sản (hai bên không thỏa thuận được việc chia tài sản). Trường hợp này, anh Biệt không còn bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh với tòa án là tiền nhà đất ở quận 9 là chỉ do một mình anh mua (lấy từ tài sản riêng)... thế là tòa quyết định coi tài sản này là tài sản chung. Như vậy, số phận của anh Biệt lúc này giống cái họ của hai người ghép lại là Từ – Trần. Ví dụ 2: Sau khi kết hôn, anh Nghĩa Đức Thất được cha,mẹ ruột tặng nguyên một căn nhà 100 m2 ở Hồ Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội; sau đó một thời gian chị Trang Hi Vọng (vợ anh Thất) nói với chồng là “hai vợ,chồng mình đang có công việc ổn định tại TP.HCM, thời tiết trong này dễ chịu, và tương lai hai vợ chồng mình ở trong này chứ không có về quê được, hay anh bán căn nhà mà cha,mẹ cho anh rồi mình lấy tiền mua nhà ở trong này ở để không tốn tiền phòng trọ như hiện nay”, anh Thất thấy có lý và làm theo lời vợ. Vài năm sau, hai người quyết định ly hôn và câu chuyện chia tài sản cũng tương tự với trường hợp của vợ chồng anh Biệt – Ly. Lúc này, tâm trạng của anh Thất như cái tên của hai người ghép lại là Thất Vọng. Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Luật hôn nhân và Gia đình 2014
...
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 2. Có thể ngồi tù Những ai “bắt cá hai tay” hay “chích điện bắt nhiều cá cùng lúc” trong tình yêu thì cẩn trọng những điều sau nếu đã kết hôn. Khi yêu, pháp luật không cấm bạn một lúc yêu nhiều hơn một người nhưng đã kết hôn rồi thì pháp luật bắt buộc vợ,chồng phải có nghĩa vụ chung thủy. Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng – Luật hôn nhân và Gia đình 2014
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Nếu ai đó có hành vi ngoại tình thì có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng; thậm chí, có thể bị xử lý hình sự với hình phạt lên đến 3 năm tù. Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng – Nghị định 110/2013/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng – Bộ luật Hình sự 1999
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Đồng thời, khi chia tài sản chung (trong trường hợp ly hôn vì lý do ngoại tình) thì người nào ngoại tình được hưởng phần tài sản ít hơn người kia. Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
...
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
...
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. Lời kết: Bài viết trên chỉ nêu ra những rủi ro mà bạn có thể mắc phải khi kết hôn, song cách giải quyết vấn đề như thế nào là nằm ở mỗi người. Hi vọng, mỗi người sẽ có một phương pháp riêng phù hợp với mình để tình yêu và hôn nhân được duy trì một cách tốt đẹp, không trái pháp luật, đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. | Những điều cần biết trước khi kết hôn | [] | train | e60254b8-5b51-48ba-b727-4d66dcb397c0 |
Trong thời buổi công nghệ số ngày nay, việc lên mạng để làm việc, giao lưu, giải trí, đọc báo,... được xem là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hang ngày của chúng ta. Từ đó, mọi người bắt đầu chú ý, phát triển các trang web, các app, dịch vụ online,... nhằm đáp ứng cho những nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dùng khi truy cập, sử dụng mạng. Đặc biệt, với cách tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng, các bài báo, tin tức phát triển cực kì mạnh mẽ. Bây giờ, bạn không cần phải ra đường, mua báo, tạp chí, xem thời sự,... mà bạn chỉ cần ngồi nhà mở điện thoại, laptop ra lướt web, đọc báo điện tử, lướt Facebook,... thì cũng có cả khối tin tức về đời sống xã hội, pháp luật, những sự kiện từ nhỏ đến lớn mà chúng ta quan tâm. Với khối lượng thông tin rộng lớn, tràn lan thì không thể nào tránh khỏi những tin tức giả mạo, sai sự thật được viết ra với nhiều mục đích tiêu cực như xâm hại đến lợi ích đối phương, phục vụ cho lợi ích của bản thân người viết,...
Nhận thấy mối đe dọa này, nhà nước đã bắt đầu quan tâm và ban hành Luật an ninh mạng 2018 quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định cụ thể như thế nào là tin giả. Hay chúng ta có thể hiểu đại khái tin giả còn được gọi là tin rác hay tin giả mạo (fake news). Đây là một loại hình báo chí, tuyên truyền với những thông tin cố ý làm sai lệch, trái với thông tin ngoài đời thật qua những phương tiện truyền thông thông như in, phát sóng hay báo điện tử,…
Không đưa ra khái niệm cụ thể, nhưng nhà nước lại đưa ra một số chế tài về vấn đề này qua Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Cụ thể như vụ ‘Fan hâm mộ’ của bà Nguyễn Phương Hằng đã bị công an TP.HCM xử phạt do đăng tải nhiều clip trên trang mạng xã hội với nội dung sai sự thật, xuyên tạc hoạt động điều tra của Công an TP.HCM đã bị xử lý hành chính. Với hành vi như vậy, ‘Fan hâm mộ’ ấy đã vi phạm tại điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP này là
“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;”.
Hay việc đăng tin giả, thông tin sai sự thật về covid-19 có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như trên. Ngoài ra, trong Bộ luật hình sự 2015 tại điều 288 có quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Tuy pháp luật đã có những chế tài về vấn đề việc tuyên truyền, đăng tin giả nhưng vẫn chưa thể kiểm soát được vấn đề này. Để có được một môi trường mạng lành mạnh thì chúng ta cũng cần phải chung sức bày trừ, tố cáo đối với những nguồn tin ko chính xác này. | Tin giả!!! Sự nguy hiểm khó lường | [
{
"law_id": "24/2018/QH14",
"text": "Luật an ninh mạng 2018"
},
{
"law_id": "15/2020/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 15/2020/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "100/2015/QH13",
"text": "Bộ luật hình sự 2015"
}
] | train | 965bc68e-fcfa-4469-801a-50aa8ca63b9d |
http://www.youtube.com/watch?v=PLxKhnFurDk
Nguyễn Hoàng Minh (20 tuổi) cười, tỏ ra bình thản khi khai về hành vi sát hại ông lão ở Sài Gòn vì không đồng ý trả thêm tiền xe ôm. Nam thanh niên có vẻ ngoài như "hot boy" từng đoạt giải võ thuật, có cha là người Singapore đã kẹp cổ nạn nhân đến tắt thở rồi cướp xe, đồng hồ, điện thoại.
Nguồn: Vnexpress | [Video] Lạnh người thiếu gia Việt kiều bình thản lấy lời khai giết người | [] | train | c0bfc25f-3677-4886-813a-31d17940bb5a |
Cách đây vài ngày, báo chí thế giới loan tin: Hãng sản xuất kẹo Snickers thông báo thu hồi loại kẹo này tại Việt Nam và 54 nước khác với lý do: 1 khách hàng phát hiện có một miếng nhựa trong thanh kẹo Snickers.
Từ câu chuyện này lại nhớ đến vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát ở nước mình, rồi mới thấy sao ở mình coi mạng người rẻ quá….:(Ở nước người ta, chỉ cần khách hàng phát hiện ra một miếng nhựa trong viên kẹo thôi, báo với hãng sản xuất đó là họ thông báo thu hồi ngay, mà không phải thu hồi chỉ miếng kẹo đó mà thu hồi loại kẹo đó ở các nước được bán ra luôn. Không chỉ thu hồi không thôi mà hãng sản xuất này còn công bố với người tiêu dùng rằng: “Chúng tôi không thể chắc chắn rằng chỉ có mỗi miếng nhựa này rơi vào thanh kẹo Snickers đó. Chúng tôi không muốn sản phẩm bán ra thị trường có thể không đáp ứng yêu cầu chất lượng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định thu hồi tất cả". Được biết trước đó, hãng này cũng đã tự nguyện thu hồi lô sản phẩm kẹo chocolate M&M chứa bơ đậu phộng có khả năng gây dị ứng. Hành động này của hãng sản xuất kẹo Snickers không chỉ trân trọng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà hãng này còn nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình. Còn ở mình, phát hiện con ruồi có trong chai nước ngọt, báo với hãng sản xuất, hãng này yêu cầu gặp để mua chuộc sự im lặng về sản phẩm lỗi của mình. Vừa nhận được tiền chuộc, cũng là lúc bị còng tay. Lên tiếng sản phẩm lỗi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người tiêu dùng khác không những không nhận được sự đáp trả đúng đắn về sản phẩm lỗi mà còn bị ngồi tù, để lại đứa con thơ, nhìn hình ảnh mà không chịu được, không biết phía sản xuất nghĩ gì khi thấy hình ảnh này nhỉ? Thế mới nói, so sánh 2 câu chuyện tương tự nhau, nhưng cách hành xử của 2 hãng sản xuất khác nhau mới thấy được mạng người ở đâu được trân trọng, bảo vệ, còn ở đâu bị coi rẻ? Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về vấn đề này? | Chuyện con ruồi và cái thanh nhựa | [] | train | 0092e153-7570-49f4-9059-3afedff9773f |
Theo Điều 8 của Thông tư 01/2016/TT-BCA thì cảnh sát giao thông phải tuần tra, kiểm soát công khai thông qua 04 phương thức sau:
(i) Tuần tra, kiểm soát cơ động.
(ii) Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông.
(iii) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
(iv) Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Đồng thời, khi tuần tra, kiểm soát công khai cảnh sát giao thông phải sử dụng trang phục đúng quy định của Bộ Công an.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt cảnh sát giao thông có thể tuần tra, kiểm soát không công khai bằng hình thức hóa trang theo Điều 9 của Thông tư 01/2016-BCA.
Như vậy, chỉ trong trường hợp cảnh sát giao thông mặc thường phục (hóa trang) mới được “núp lùm” để tuần tra, kiểm soát (như là bắn tốc độ…); còn trường hợp cảnh sát giao thông mặc quân phục thì buộc phải tuần tra, kiểm soát một cách công khai chứ không được “núp lùm” để xử phạt người vi phạm giao thông.“Phải chấm dứt ngay tình trạng đứng núp khi làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm”.
Đó là khẳng định của đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc chấn chỉnh những việc làm chưa đúng của lực lượng CSGT thủ đô. Ông Thắng cho biết:
- Để nâng cao chất lượng CSGT của Hà Nội, giám đốc Công an TP đã có quyết định về những việc được làm và không được làm của CSGT. Tuy nhiên, thời gian qua có một bộ phận cán bộ chiến sĩ làm chưa đúng, để nhân dân đánh giá về thái độ, tác phong chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất nhằm bắt lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân. Do đó, chúng tôi phải siết chặt việc làm của cán bộ chiến sĩ khi ra đường, tránh gây ảnh hưởng, mất uy tín của CSGT.
Chúng tôi quyết định muộn nhất đến đầu năm 2015 phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng cán bộ chiến sĩ túm tụm, không được đứng núp, không được giật chìa khóa, không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm. Đây là những biện pháp nhằm công khai, minh bạch hoạt động của lực lượng CSGT thủ đô, để người dân cùng giám sát hoạt động của lực lượng.
Đại tá Đào Vịnh Thắng | Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm” | [] | train | 19f376c1-90dc-4d11-8288-ba63b55e7755 |
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương-Tài chính, từ 15h ngày 18/2, giá bán lẻ xăng A92 trong nước giảm 961 đồng/lít, xăng sinh học E5 giảm 942 đồng/lít. Giá bán lẻ các mặt hàng dầu được giữ nguyên. Với mức giảm này, giá bán lẻ mặt hàng xăng A95 và A92 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam xuống còn 14.450 đồng/lít và 13.750 đồng/lít. Xăng sinh học E5 xuống còn 13.320 đồng/lít trong khi dầu diesel loại 0,5S giữ ở mức 9.580 đồng/lít, dầu hỏa có giá 8.900 đồng/lít. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá xăng được điều chỉnh giảm tính từ đầu năm 2016 đến nay. Còn nếu tính nửa cuối năm 2015 đến nay, giá xăng đã giảm 16 lần với mức giảm tổng cộng gần 7.000 đồng/lít và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 đến nay.
Vậy tại sao giá vận tải không giảm? Có phải đây là một nghịch lý trên thị trường. Khi mà giá xăng dầu tăng các doanh nghiệp vận tải đồng loạt tăng giá cước. Nhưng khi giá xăng đã giảm mạnh thì các DN vấn tải vẫn chưa có động thái nào để giảm giá cước với nhiều lý do như thuế vẫn cao, chi phí cho các dịch vụ khác chưa đủ bù đắp phí. | Xăng giảm kỷ lục rồi! Giá vận tải sao không giảm? | [] | train | c500f04e-0094-43d8-bb10-c25f8795b96b |
Hôm nay ngồi xem lại một số điều luật, thấy có chút vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS1999-2009 và trong Bộ luật hình sự năm 2015 được quy định tại Điều 54.
Theo quy định này cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP và Công văn số 148 năm 2002 của TANDTC đọc qua thấy không có gì thắc mắc lắm, nếu tất cả các điều luật trong BLHS đều thống nhất cách sắp xếp điều khoản theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc ngược lại.
Nhưng không phải tất cả các điều luật đều có cách sắp xếp như vậy, có điều luật sắp xếp thứ tự rồi đột ngột chuyển hướng thì Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt nhẹ hơn như thế nào.
Xin trích dẫn Điều 47 BLHS1999-2009:
Điều 47: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật.
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Xin trích dẫn Điều 54 BLHS 2015:Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. Giả sử một trường hợp áp dụng trong thực tiễn đối với tội Hiếp dâm theo Điều 111 BLHS 1999-2009: Điều 111. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Giả sử rằng bị cáo phạm tội và bị đề nghị áp dụng Khoản 4 Điều 111 BLHS 1999-2009, bản thân bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đủ điều kiện để áp dụng Điều 47, thì HĐXX áp dụng quy định "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật" như thế nào cho đúng? Bị cáo sẽ được quyết định hình phạt nhẹ hơn nhưng ở mức nào, điều khoản nào của điều luật? Quả thực đây là một vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999-2009; không biết khi nghiên cứu kỹ Bộ luật hình sự năm 2015 có còn vướng phải hay không. | Cùng bàn về quy định "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định" theo Điều 47 BLHS | [] | train | 9e34861a-84a7-4383-a39c-f5f729d9b83c |
http://www.youtube.com/watch?v=d3rJfrH-LEU
Sự việc xảy ra vào ngày 15/2 tại đường Trần Kế Xương (Phường 7, quận Phú Nhuận, TP. HCM). Một đôi nam nữ được cho là đã vi phạm luật khi tham gia giao thông, tuy nhiên, khi được yêu cầu dừng xe, nam thanh niên đi xe máy còn có những hành động xúc phạm đến chiến sĩ cảnh sát và cố tình bỏ chạy.
Khi đã đuổi kịp người vi phạm, chiến sĩ CSGT đã hành xử với một tác phong bình tĩnh, cẩn trọng. Yêu cầu cho xem giấy tờ xe, giải thích các lỗi vi phạm rõ ràng và yêu cầu người vi phạm về đồn giải quyết. Tất cả sẽ chỉ dừng lại ở việc giải thích các lỗi vì đây là trách nhiệm của chiến sỹ CSGT.
Tuy nhiên, với câu nói lo lắng cho tính mạng của người vi phạm, chiến sỹ trong đoạn clip nói trên đã nhận được sự ủng hộ lớn từ những người có mặt hiện trường đến cộng đồng dư luận. Clip quay tình cờ nhưng đã được chia sẻ rất nhiều trong ngày qua, tạo sức lan tỏa trong dư luận. Hy vọng về một điều gì đó sẽ thay đổi, hy vọng CSGT ai cũng mẫu mực như chiến sỹ trong clip.
Nguồn: Facebook, Kenh14 | CSGT mẫu mực - phải như thế nào? | [] | train | bb1eb0fe-2170-4b7c-a54b-9cce95b18b73 |
Bài viết này do thầy mình - TS NGUYỄN VĂN TIẾN (Trường ĐH Luật TP.HCM) viết, thấy khá hay nên chia sẻ cho các bạn.
>>> Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Toàn bộ điểm mới
Một điểm mới nổi bật của BLTTDS 2015 là quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định. Theo BLTTDS 2015, gặp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, thay vì từ chối thụ lý như trước, các tòa án sẽ phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết yêu cầu của người dân. Sẽ khả thi Đã có những ý kiến lo ngại rằng nếu áp dụng quy định trên sẽ dẫn đến hệ quả là do không có điều luật nên tòa không có căn cứ để xét xử. Trong khi đó, án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức ở nước ta. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Nếu tòa dựa vào phong tục, tập quán để quyết định thì cùng một vụ việc, các tòa khác nhau có cách giải quyết, có kết quả xét xử rất khác nhau, làm cho hệ thống pháp luật bị chia cắt, thiếu thống nhất... Tuy nhiên theo tôi, chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu, học hỏi về án lệ khá nhiều và bước đầu đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng án lệ. TAND Tối cao đã có thời gian dài nghiên cứu về án lệ và cơ quan này hiện đã xây dựng nghị quyết về án lệ. Do đó việc ngần ngại áp dụng án lệ là không thuyết phục. Mặt khác, tập quán trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân, gia đình cũng đã được quy định trong luật và đang được tập hợp, thông qua để áp dụng. Về áp dụng tương tự pháp luật, luật pháp nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là các tòa vẫn áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình… Như vậy quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi. Ðề cao quyền con người, quyền công dân Có thể nói quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng đã thể hiện rõ việc Đảng, Nhà nước ta ngày càng đề cao quyền con người, tăng cường quyền công dân trong pháp luật. Đây là xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập quốc tế về công tác tư pháp, xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Việc tăng cường quyền công dân theo hướng mở rộng nội dung quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của người dân đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là chủ trương đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Chúng ta không thể duy trì tình trạng bất hợp lý là công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không được bảo vệ. Người dân phải có quyền được tiếp cận công lý, quyền được bảo vệ bằng pháp luật. Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án có trách nhiệm giải quyết tất cả tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Nếu tòa không thực hiện nhiệm vụ này có thể sẽ dẫn đến tình trạng người dân vì bức xúc mà tự xử bằng “luật rừng” với nhau, gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội. Một số tranh chấp tòa từng từ chối thụ lý - Trước năm 2007, khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình chơi hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), người dân khởi kiện thì các tòa đều từ chối thụ lý với lý do pháp luật chưa có quy định, cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết của tòa án với tranh chấp dạng này. Đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144 quy định về hình thức họ; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ; chính sách của Nhà nước... Tháng 4-2007, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 40 hướng dẫn thụ lý, giải quyết tranh chấp về họ. Kể từ đó yêu cầu khởi kiện của người dân trong tranh chấp về họ mới được các tòa địa phương thụ lý, giải quyết. - Những năm qua các tòa địa phương đã gặp không ít trường hợp người dân khởi kiện yêu cầu giải quyết về quyền di dời, quản lý, trông nom… mồ mả, hài cốt. Tuy nhiên, các tòa đều từ chối thụ lý với lý do chưa có quy định, hướng dẫn là tòa án hay UBND giải quyết dạng tranh chấp này. Với các tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả, TAND Tối cao cũng chỉ có công văn hướng dẫn trong ngành là chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không giải quyết phần mồ mả. Tạo thuận lợi cho đương sự Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã yêu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự, người yêu cầu tham gia tố tụng, bảo đảm nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. | Ðược kiện dù không có luật: Quy định tiến bộ | [] | train | ddf66dd2-acf4-493a-9f16-7b762cfcdbfe |
MỒNG MỘT TẾT BÍNH THÂN
KhỈ năm hổ tháng khỉ ngày
Tiết oi nắng cực trời thay vận dời
Mấy lời viết nháp để chơi
Thành ra ứng nghiệm thiên thời chế đi
Một mai thành quả ra ri
Tiên sinh đùa nói việc gì cũng nên !
MỒNG HAI TẾT BÍNH THÂN
Ngày gà phượng múa rồng bay
Ta xem thiên vận điều hay rõ ràng
Thiên thời địa lợi chủ sang
Dẹp đi nhũng nhiễu quan tham khốn cùng
Sự đời hết đục lại trong
Báo tin Quy thuận lụt rang rét dài
Hân hoan lộc nụ hoa đài
Đón xuân trang điểm đào mai đèn mầu
Từ nay Dân Chủ thượng lầu
Giả danh chui rúc tiền đầu dân lên
QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI (con dê và con khỉ)
Lão già chúa tể ao trâu
Nghe đâu dân thịnh tìm chầu diêm vương
Thấy đời bùng phát lẽ thường
Sự kiện trọng đại Quân trường đổi thay
Một lời nói nhiều nghĩa hay
Chung quy đổi lốt về tay hiền tài !
MỒNG BA TẾT BÍNH THÂN
Ngày cuối tết xuân còn dài
Ai đang cạn nghĩ bỏ hoài mình xây
Xuân này bình nước mới đầy
Nhân văn quân tử ta tây hội hè
Lục bát đa nghĩa đa phe
Thất ngôn cổ hũ xôi chè tiễn đưa
Lời mùi nắng gió mây mưa
Trộn xuân bất tận thân ưa thập thành
| CAFE DANLUAT VÀ TÂM SỰ NGÀY XUÂN | [] | train | 26dba07b-8f4d-4115-a2f1-5152a5f1b100 |
Khoảnh khoắc giao thừa đã tới, thay mặt Ban quản trị Mạng cộng đồng Dân luật kính chúc các thành viên một năm mới vui tươi, thành công.
| DÂN LUẬT CHÚC TẾT BÍNH THÂN | [] | train | e4233424-41bd-44a8-a373-2cc09129ecd2 |
Năm con dê đã sắp hết, năm con khỉ đang tới rất gần, Trước tiên xin gửi tới các thành viên Dân Luật lời chúc mừng năm mới. Như tựa đề, theo các bạn, vụ án nào là một trong những vụ án tiêu biểu, thu hút được sự quan tâm của dư luận nhất trong năm vừa qua ?
Em xin đề cử trước vụ Tân Hiệp Phát và con ruồi 500 triệu. | Vụ án nào hot nhất năm qua ? | [] | train | 202492d4-ca96-428d-b80b-284de3c2413d |
Ngày 24/06/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân . Theo đó, nội dung về nguyên tắc xác định lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như sau:(1) Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân + Lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trong từng thời kỳ, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay. + Căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất cho vay quy định tại điểm a khoản này, Hội đồng quản lý quyết định mức lãi suất cho vay cụ thể của Quỹ Hỗ trợ nông dân trong từng thời kỳ; + Đối với phương án vay vốn sử dụng nguồn vốn nhận ủy thác có quy định về lãi suất cho vay khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết với bên ủy thác. - Đồng tiền cho vay và thu nợ là Đồng Việt Nam (VND) Như vậy, theo quy định trên, lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trong từng thời kỳ, theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay. (2) Điều kiện để được vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Khách hàng vay vốn phải thuộc đối tượng vay vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 37/2023/NĐ-CP, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Khách hàng vay vốn được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đang cư trú ở địa phương nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân cho vay vốn tại thời điểm đề xuất vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Phương án vay vốn của khách hàng phải được tập hợp thành phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân cùng sản xuất, kinh doanh một loại hình sản phẩm, trên cùng một địa bàn cấp xã. Phương án vay vốn của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân được Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá là khả thi, có khả năng trả được nợ vay. Tại một thời điểm, một khách hàng chỉ được vay vốn tại 01 phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Các thành viên trong cùng một hộ gia đình không được phát sinh dư nợ vay tại Quỹ Hỗ trợ nông dân trong cùng một thời điểm. Các điều kiện cho vay khác quy định cụ thể tại quy định nội bộ về cho vay và quản lý nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân do Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp ban hành theo quy định tại Nghị định 37/2023/NĐ-CP. (3) Thời hạn cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân Thời hạn cho vay đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân Việt Nam tại Quỹ Hỗ trợ nông dân được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 05 năm (không bao gồm thời gian gia hạn nợ). Thời gian cho vay cụ thể đối với phương án của từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân do Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định. Tổng thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay tại Hợp đồng tín dụng ký kết lần đầu. Nghị định 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2023. Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 01/07/2023 02:24:47 | Nghị định 37/2023/NĐ-CP: Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân | [
{
"law_id": "37/2023/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 37/2023/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "37/2023/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 37/2023/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "37/2023/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 37/2023/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "37/2023/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 37/2023/NĐ-CP"
}
] | train | 2489f682-60e0-4871-a3a8-a87102f53071 |
LGBT không phải là chủ đề xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Thế giới đang phát triển những tư tưởng tiến bộ và với xu thế hội nhập hoá quốc tế thì Việt Nam cũng đã ảnh hưởng ít nhiều những tư tưởng mới của thế giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT ở Việt Nam ngày càng đông và không bị phán ánh gay gắt như lúc trước. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua đời sống xã hội hàng ngày, các cặp đôi đồng giới đã có thể thoải mái “come out” trước xã hội, gia đình và bạn bè.Hay thậm chí là trong quy định của pháp luật Việt Nam, ta có thể thấy được điều đó qua sự so sánh giữa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:
“Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
…
5. Giữa những người cùng giới tính.”.
Từ quy định trên, Điều 8, nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã có quy định nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau sẽ bị “Phạt tiền từ 100.000 – 500.000 với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”.
Tuy nhiên đến Luật hôn nhân gia đình năm 2014 đã có sự thay đổi rõ rệt. Khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
...
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”.
Chúng ta cần phải hiểu “cấm” và “không thừa nhận” là hai phạm trù, định nghĩa hoàn toàn khác nhau:
- Cấm là không cho phép đăng ký kết hôn, không cho phép tổ chức hôn lễ, không được phép sống chung như vợ chồng,…Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình. Nguyên nhân của định này là do xã hội bấy giờ quan niệm chức năng chính của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất con người. Do vậy, hôn nhân giữa người đồng tính đã đi trái với chức năng trên. Tuy nhiên, xã hội tiến bộ, quan niệm cũng đã thay đổi, vậy nên pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với xã hội.
- Không thừa nhận có nghĩa là được phép tổ chức lễ cưới, được phép sống chung như vợ chồng nhưng không được phép đăng ký kết hôn, không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ khi xảy ra tranh chấp như những cặp đôi vợ chồng hợp pháp khác. Bởi vì nguyên nhân trên mà Nghị định 87/2001/NĐ-CP đã bị thay thế và quy định về xử phạt tiền đối với hành vi kết hôn đồng giới cũng đã được bải bỏ.
Với nhưng sự thay đổi lớn như trên, liệu chúng ta có nên tin tưởng rằng quy định này của Luật hôn nhân gia đình sẽ được thay đổi một lần nữa hay không? Liệu Việt Nam sẽ nối tiếp bước đi của Đức, Bỉ, Áo, Đan Mạch,…để công nhận quan hệ kết hôn đồng giới hay không? Đó là vấn đề của những nhà làm luật và của tương lai, nhưng tôi tin chắc rằng sẽ có nhiều người mong muốn điều đó sẽ xảy như cách quan niệm xã hội thay đổi. | Liệu Việt Nam sẽ công nhận kết hôn đồng giới trong tương lai? | [
{
"law_id": "22/2000/QH10",
"text": "Luật Hôn nhân gia đình năm 2000"
},
{
"law_id": "87/2001/NĐ-CP",
"text": "nghị định 87/2001/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "52/2014/QH13",
"text": "Luật hôn nhân gia đình 2014"
},
{
"law_id": "87/2001/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 87/2001/NĐ-CP"
}
] | train | 57f16834-c937-4c84-809c-71ad9326f2d9 |
Hôm nay đã là ngày cận tết. Năm nay cộng đồng Dân Luật có ăn Tết to không vậy?
Mấy hôm nay có nhiều tin tức liên quan đến vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm quá.Nghe thôi mà cũng không biết ăn gì cho sạch và đảm bảo nữa.
-Thịt lợn bị ngâm Huyết Bò và hóa chất để biến thành thịt bò và bán ra thị trường
-Đặc sản thịt trâu gác bếp thì là Trâu chết đốt củi gác thùng phi
-Táo tầu thì sản xuất mất vệ sinh, có quả đã có Ròi và ngâm vào đường đã qua quá nhiều lần sử dụng.
-Đến cửa hàng Ô Mai nổi tiếng Hà Nội như Tinh Hoa Quà Việt cũng bị thanh tra và kết quả là đường hóa học gấp nhiều lần mức độ cho phép.
- Công ty rau sạch như " Đạo Đức " cũng lấy nguồn không rõ ràng tung ra thị trường.
Vậy Tết này biết ăn gì đây?
| Tết này ăn gì để đảm bảo An Toàn VSTP | [] | train | 29fa23b5-51bd-4864-a18f-01893157d1e2 |
Thời sự ngày 15/3/2016 lần đầu tiên móc ra việc các Doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu mượn quy định của Thông tư liên bộ Tài chính, Công thương số 78 năm 2015 để tính thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức 10%, trong khi đó các Doanh nghiệp này nhập khẩu từ các thị trường Asean, Hàn Quốc thì mức thuế nhập khẩu chỉ 5%.
Thông tư 78 quy định mức thuế nhập khẩu xăng, dầu chưa tính thuế được giảm do Việt Nam tham gia FTA. Quy định này vô hình chung bị Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu lợi dụng để trục lợi, móc túi người tiêu dùng, và việc gia nhập FTA này chỉ có lợi cho DN chứ người tiêu dùng thì không được gì.
(Bảng đối chiếu mức thuế quy định của BCT và mức ưu đãi)
- Khi tính thuế nhập khẩu cung ứng cho thị trường (người tiêu dùng), họ tính trên cơ sở quy định của Thông tư 78: 10%.
- Khi tính thuế nhập khẩu quyết toán ngân sách, họ tính theo....mức ưu đãi: 5%.
Khoản chênh lệch 5% "móc túi" của người tiêu dùng này ai bỏ túi? Liệu có việc lợi ích nhóm hay không?
Người tiêu dùng có yêu cầu trả lại tiền được không? Yêu cầu ai và trả bằng cách nào?
Có thể thấy, việc người tiêu dùng yêu cầu trả trực tiếp bằng tiền thì không thể, nhưng phải buộc các Doanh nghiệp này trả gián tiếp, bằng việc chuyển toàn bộ số tiền "thu lợi bất chính" này vào quỹ bình ổn giá cho người tiêu dùng.
Cần đánh giá, xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thuế, giá, các bộ Công thương, bộ Tài chính và người đứng đầu các doanh nghiệp kinh doanh này. | Bị xăng dầu móc túi, dân đen đòi ai trả tiền! | [] | train | 30bd50c6-6e68-4c0a-baa1-7b6641d97687 |
Gần đây, vấn đề về tranh chấp vi phạm bản quyền video Youtube liên quan tới VTV. Trong đó, kênh video của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã bị chấm dứt, do có nhiều khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền liên quan đến tài liệu mà người dùng đã đăng.
Từ hồi năm ngoái (năm 2015) đã có lùm xùm vụ thành viên YouTube có tên Yamaha Trung Tá cáo buộc VTV đã sử dụng hình ảnh flycam từ kênh này mà không xin phép. Trên blog chính thức của mình, ông Bùi Minh Tuấn, chủ sở hữu kênh YouTube Yamaha Trung Tá đã có bài viết tố cáo và nêu đích danh vấn đề vi phạm bản quyền của VTV.
Trên blog của mình, tác giả Bùi Minh Tuấn (Yamaha Trung Tá) vào tháng 7/2015 cho biết, tác phẩm mang tên "Việt Nam qua góc nhìn Flycam" và các video liên quan khác từ kênh Youtube của Yamaha Trung Tá liên tiếp bị sử dụng trái phép quá nhiều lần từ phía VTV - Đài Truyền hình Việt Nam. Cụ thể, trên kênh YouTube của VTV đã sử dụng đoạn video này của Yamaha Trung Tá cho 3 Clip đăng trên kênh VTVgo.
Theo thừa nhận của Đài truyền hình Việt Nam VTV, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại này là trong quá trình tác nghiệp, một số biên tập viên của VTV đã không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng tư liệu trên mạng đưa vào nội dung chương trình mà chưa được sự chấp thuận của tác giả chủ sở hữu nội dung.
Bài học đắt giá từ sau vụ đài truyền hình VTV vi phạm bản quyền
Có thể nói hành động vi phạm bản quyền trên Youtube là hành vi sẽ bị xử phạt rất nặng. Nếu vi phạm bản quyền, Youtube không chỉ đơn thuần là gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn, mà người dùng cá nhân/tổ chức có thể bị gỡ bỏ cả kênh Youtube.
Ở đây có thể chia hành động vi phạm bản quyền làm hai trường hợp: bản quyền hình ảnh và bản quyền âm thanh. Riêng về vi phạm bản quyền âm thanh, nếu video của tài khoản có chứa một bài nhạc đã được đăng ký bản quyền, lập tức video sẽ không được đăng tải. Tương tự như vậy, nếu video của một tài khoản nào đó có sử dụng hình ảnh đã được bảo vệ một cách trái phép, video và kênh có thể bị Youtube gỡ bỏ.
Tất nhiên đó là khi video đã được Youtube bảo vệ. Đồng thời, người bị hại cũng phải có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để cho thấy mình đang bị ăn cắp bản quyền. Khi này, kênh video xâm phạm có thể bị tạm ngưng, hoặc gỡ bỏ hoàn toàn, tùy vào từng trường hợp.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức tuy nhiên nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng khi bị “ăn cắp bản quyền”. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng xảy ra ngày 1 nhiều, gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị kinh tế mà còn là tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Hiện nay, VTV đã và đang triển khai những biện pháp xử lý nghiêm, chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ bản quyền, quyền tác giả, đồng thời liên lạc với các bên liên quan để giải quyết.
| Bài học đắt giá từ sau vụ đài truyền hình VTV vi phạm bản quyền | [] | train | ee8f52e1-f721-485a-87cc-e4ba8f00d0ef |
Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
THEO LUẬT CŨ:
Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
THEO LUẬT MỚI:
Tại điều 4 BLDS 2015:
Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? | Áp dụng luật nào ? | [] | train | b5c9deed-91fc-48dd-a812-1f506bc5a43f |
Theo điều 182, Bộ luật hình sự (BLHS) 2015, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 Ngoại tình sẽ bị phạt tù? ... Theo phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, để xử phạt hành vi ngoại tình cần có ... Vì vậy khó có thể đưa điều luật này đi vào cuộc sống và gây khó khăn ...Theo Điều 147 BLHS hiện hành thì tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (trừ trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này) chỉ phải chịu trách nhiệm khi có hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mặt hạn chế của điều luật này là chưa có quy định cụ thể thế nào là hậu quả nghiêm trọng, do đó điều luật này gần như mất tính khả thi trong thực tế.
Khắc phục khiếm khuyết này, nay tại Điều 182 BLHS năm 2015 (sẽ có hiệu lực ngày 1/7/2016 tới đây), quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã được cụ thể hơn về hậu quả nghiêm trọng như sau:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác …., thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tuy nhiên, vấn đề này có thực thi hay không, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – (đại diện Công ty NewVision Law) cho rằng khái niệm “chung sống như vợ chồng” rất khó để xác định, mỗi người xem xét vấn đề này khác nhau nên rất khó để hình sự hóa, theo Thông tư 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn về việc xử lý các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình có nêu ra một số dấu hiệu của hành vi chung sống với người khác ví dụ: như có con chung với người khác, chung sống với nhau có chính quyền địa phương, hàng xóm xác nhận. Tuy nhiên, việc xác định quan hệ dựa vào yếu tố hàng xóm dân làng là rất khó, đồng thời sẽ rất xảy ra nhiều ý kiến quan điểm.
Thêm nữa, Luật sư Tuấn cũng bày tỏ: việc xác định hậu quả là dẫn đến ly hôn hay do tự sát cũng có thể dựa vào nhiều nguyên nhân chứ không chỉ riêng yếu tố ngoại tình, và nếu trong trường hợp vợ chồng có ngoại tình mà không ly hôn hay không tự sát, nhưng gia đình của họ vẫn xảy ra nhiều mâu thuẫn, tan nát thì điều luật này đã điều chỉnh được hết hay chưa…?
Bên cạnh sự đồng tình với chế tài xử phạt “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” thì vẫn còn không ít băn khoăn về tính khả thi của quy định mới. Theo một chuyên gia tâm lý: Việc thu thập bằng chứng vi phạm có thể gây ra rất nhiều những vấn đề đổ vỡ, căng thẳng trong mối quan hệ hoặc vấn đề đạo đức văn hóa cũng cần phải cân nhắc. Mặc dù luật pháp quy định những người đã có vợ, có chồng mà lại có quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác là vi phạm pháp luật. Trên thực tế, đòi hỏi cần phải xác định, thế nào là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, trên thực tế, sẽ có một số vấn đề không dễ dàng xác minh, ví dụ như trong trường hợp cụ thể nào thì xác định “làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”, hoặc “làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát”?
Theo Luật sư, việc cụ thể hóa hành vi thế nào là sống chung như vợ chồng cần được quy định hướng dẫn rõ ràng hơn là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ được các mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, bảo vệ được hạnh phúc của các gia đình bằng pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, quy định này đã tồn tại từ lâu. Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ cụ thể hơn hành vi vi phạm mà không cần thông qua thông tư hướng dẫn. Hiện nay, nhiều người đang hiểu sai về điều luật này khi cho rằng ngoại tình sẽ bị phạt tù.
“Tôi nhấn mạnh, chỉ bị xử lý theo hình thức phạt tù khi ngoại tình phải dẫn tới hậu quả”, đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Tuấn.
Còn về khung hình phạt, theo Luật sư Tuấn không có sự thay đổi. Trả lời cho câu hỏi, lý do vì sao, điều luật này vẫn khó xử lý hình sự những người vi phạm? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn nói: “Điều luật này đã có rồi chứ không phải bây giờ mới có nhưng tôi cho rằng cơ quan thi hành tố tụng, người có trách nhiệm phải nghiêm khắc về vấn đề này. Trong thực tế ngoại tình làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn nhưng vợ hoặc chồng thường không muốn kiện ra pháp luật, vì cho rằng việc để cho người tình của vợ hoặc chồng đi tù cũng vất vả, tốn thời gian và phía sau đó là rất nhiều chuyện thị phi”.
Trân trọng./. | Ý kiến Luật sư Tuấn về quy định ngoại tình có thể đi tù ! | [] | train | 723142de-2ab3-4a16-a709-acbf4773f170 |
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH PHÁP LÝ XUNG QUANH SAU VỤ LỪA ĐẢO CỦA CÔNG TY ĐA CẤP LIÊN KẾT VIỆT ! Ngày 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố Lê Xuân Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt), Nguyễn Thị Thủy - Phó tổng giám đốc Công ty Liên kết Việt cùng 5 đồng phạm khác. Lê Xuân Giang được xác định là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP. Quá trình xác minh, Cơ quan công an làm rõ Công ty Liên kết Việt được thành lập từ năm 2010, đến năm 2014 được Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh đa cấp. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty Liên kết Việt khá nghèo nàn, chỉ gồm một số máy làm sạch, máy chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng và được thực hiện kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp nhằm lừa đảo người tiêu dùng. Cơ quan công an ước tính đã có khoảng 45.000 người tham gia nộp khoảng 1.900 tỉ đồng vào mạng lưới đa cấp của Công ty Liên kết Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm bắt giữ Lê Xuân Giang, số dư trong tài khoản của Công ty này chỉ còn 45 tỉ đồng. Đáng chú ý, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có dấu hiệu làm nhái các sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều loại giấy tờ bằng khen do Bộ Quốc phòng tặng Công ty này cũng được xác định là giả mạo. Vạch trần vụ lừa đảo của công ty đa cấp liên kết Việt Trước thông tin về vụ việc, PV báo Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Phó Giám đốc Công ty Luật NewVision Law để làm rõ trách nhiệm pháp lý và bản án cho "công ty lừa đảo" này. Phóng viên (PV): Thưa luật sư, kết quả điều tra ban đầu cho thấy hậu quả thiệt hại kinh tế, thậm chí đảo lộn cuộc sống của người dân từ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công ty Liên Kết Việt. Vậy hình thức lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt ở đây là gì? Và qua vụ án này, mạng lưới bán hàng đa cấp ở Việt Nam sẽ ra sao thưa luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng cầm đầu Công ty này rõ ràng là có tổ chức, có sự câu kết chặt chẽ của nhiều đối tượng, thể hiện rõ sự gian dối từ phương thức, động cơ, mục đích bằng việc quảng bá, nhân danh, mạo mượn hình ảnh thiếu trung thực nhằm tạo lòng tin cho các bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Số người bị hại và khoản tiền mà “Liên kết Việt” đã lừa đảo chiếm đoạt trong vụ án này là đặc biệt lớn (con số đến 45.000 người và gần 2.000 tỷ đồng) sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng như nhiều hệ lụy tiêu cực nặng nề đối với bị hại và niềm tin của người dân dành cho mô hình Bán hàng đa cấp, làm cho mô hình bán hàng đa cấp ở Việt Nam rất khó phát triển sau vụ án này. Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp tiếp tay cho Công ty này lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức. PV: Như cơ quan điều tra đã thông tin thì 7 vị lãnh đạo của Công ty Liên Kết Việt phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Công ty Liên Kết Việt không chỉ lừa đảo người dân mà còn làm giả Bằng khen của Thủ tướng và một số giấy tờ khác. Luật sư nhận định như thế nào về kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan điều tra? Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì Công ty Liên Kết Việt còn phạm tội danh gì nữa, thưa Luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Trên cơ sở chuỗi những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của Công ty Liên Kết Việt, tôi cho rằng các đối tượng không chỉ thực hiện duy nhất hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải đưa ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với một loạt các hành vi và tội danh tương ứng. Cụ thể, những đối tượng này đã liền lúc phạm các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp"; "Kinh doanh trái phép"; "Sản xuất hàng giả” theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thứ nhất, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được thể hiện rõ thông qua “Kết quả xác minh tại Ban thi đua khen thưởng Trung ương cho thấy trong hồ sơ lưu trữ không có tài liệu nào thể hiện Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng khen cho Công ty Liên kết Việt”. Hành vi này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác. Đây là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Trên thực tế, để tạo hình ảnh thì các đối tượng đã trang trọng treo tại trụ sở công ty đồng thời đưa lên website với mục đích quảng bá, chỉ khi điều tra mới phát hiện những tài liệu đó là giả. Vậy trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra cần thiết mở rộng điều tra về hành vi này, đủ dấu hiệu cần khởi tố bổ sung về tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” - theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự. Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện qua việc Công ty Liên Kết Việt có bán, phân phối ra thị trường máy vật lý trị liệu GREAT-12 in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và máy khử độc Ozone (G13) dán mác đơn vị sản xuất lắp ráp là Công ty BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng nhưng thực tế Bệnh viện 108 và Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng không hợp tác, liên doanh liên kết, nghiên cứu khoa học gì với Công ty Liên Kết Việt. Trong trường hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Công ty Thanh Hà đã đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật tại Cục Sở hữu trí tuệ và có quy mô thương mại lớn thì rõ ràng Công ty Liên Kết Việt đã sử dụng những nhãn hiệu này một cách bất hợp pháp nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, thậm chí còn cần phải xem xét hoạt động kinh doanh có trái phép hay không, hàng hóa sản phẩm có phải là hàng giả, hàng nhái hay không theo quy định tại Điều 171 tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Thứ ba, trong quá trình điều tra, truy tố xét xử đối với các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Liên Kết Việt, các cơ quan tiến hành tố tụng chắc chắn sẽ xem xét, mở rộng điều tra xác minh về những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Kinh doanh trái phép. Vì trong vụ án này đã có một số dấu hiệu liên quan về “hàng giả” được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013-NĐ-CP, theo đó hàng giả được chia làm 3 loại: hàng giả về nội dung, hàng giả về hình thức, hàng giả cả nội dung và hình thức. Như vậy, những sản phẩm do Công ty Liên Kết Việt mang bán, phân phối ra thị trường thực sự có giá trị sử dụng hay không, có vi phạm về mặt hình thức hay không, theo tôi các cơ quan chức năng cần thiết phải giám định để làm rõ hành vi. Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Liên Kết Việt không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giả sử, Công ty Liên Kết Việt kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký cũng cần phải được cơ quan điều tra làm rõ để xử lý về hành vi này. PV: Vậy, với những tình tiết của vụ án như Luật sư đưa ra, ông nhận định về mức hình phạt trong vụ án kinh doanh đa cấp này như thế nào, thưa Luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Với tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng là “lãnh đạo” của Công ty Liên Kết Việt đã thực hiện một cách có tổ chức, sau khi điều tra, truy tố và tổng hợp hành vi, tổng hợp hình phạt (nếu có) và căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên thì các đối tượng khó có thể thoát được mức án tù chung thân và những hình phạt bổ sung như tịch thu tài sản, phạt tiền...”. Ngoài ra còn có thể khởi tố thêm về hành vi kinh doanh trái phép hoặc kinh doanh không đúng với ngành nghề theo Giấy Đăng ký kinh doanh được cấp nếu qua quá trình điều tra Cơ quan điều tra thấy có đủ dấu hiệu tội phạm. PV: Thưa Luật sư, làm thế nào để một người dân bình thường phân biệt được một công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Nếu như giả sử những người tham gia chịu khó một chút thì có thể tìm hiểu rất dễ các văn bản quy phạm pháp luật, hiện rất hệ thống và rõ ràng, có thể phân biệt được điều này. Bán hàng đa cấp bất chính đã được quy định rất rõ ở Điều 48 của Luật Cạnh tranh và Điều 5 của Nghị định 42 của Chính phủ về quản hoạt động bán hàng đa cấp, về những hành vi cấm đối với doanh nghiệp và người tham gia. Đồng thời, để kiểm tra những doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì có thể tham khảo trên website của Cục Quản lý cạnh tranh, ở đó có công khai danh sách các công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và các thông tin liên quan lĩnh vực này. “Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp và tiếp tay cho Công ty trên để chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức và lãnh đạo”, luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm. PV: Trân trọng cảm ơn Luật sư! Trân trọng./. | Nhận định pháp lý về vụ lừa đảo của cty Đa cấp Liên Kết Việt | [] | train | b81c4f61-35f7-4e14-82fa-5907a9cbaa4e |
Ly hôn là một quan hệ dân sự được Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh nhưng dường như quan hệ này đang được hình sự hóa với quy định mới của Bộ luật hình sự có hiệu lực vào 1/7 tới.
Tại Điều 182 quy định về tội Xâm phạm chế độ một vợ, một chồng có quy định:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
<video autoplay="" class="vjs-tech" id="vitag_html5_api" muted="" preload="auto" src="http://media.adnetwork.vn/assets/player/jwp6/blank.mp4" style="margin: 0px; padding: 0px; list-style: none; outline: none; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 490px; height: 276px; word-wrap: break-word !important; max-width: 500px !important;">
</video>
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội và thậm chí nó còn là một quyền được pháp luật ghi nhận, cụ thể Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Như vậy, vợ chồng có quyền ly hôn bất cứ lúc nào nếu cảm thấy không thể duy trì cuộc hôn nhân của mình. Quyền này xuất phát từ mong muốn và ý chí của hai bên vợ chồng, không ai có thể cấm hay tước bỏ. Nhưng nếu ly hôn có thể phải đi tù thậm chí trong cả trường hợp hai bên vợ chồng thỏa thuận ly hôn thì rõ ràng pháp luật đang hạn chế quyền được yêu cầu ly hôn. Bởi lẽ họ sẽ phải lựa chọn một là tiếp tục sống cuộc sống không hạnh phúc hai là có thể phải ngồi tù......
http://www.nguoiduatin.vn/ngoai-tinh-dan-den-ly-hon-phai-ngoi-tu-quyen-cong-dan-bi-han-che-a229638.html | Ngoại tình dẫn đến ly hôn phải ngồi tù: Quyền công dân bị hạn chế? | [] | train | 3ce69980-1dd2-4683-b384-a82560d01928 |
Tình hình là có lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 rồi, cư dân mạng đang tranh cãi về thực trạng số ngày nghỉ hiện nay.
Ông A ý kiến rằng: “....Miệng thì lên tiếng công dân Việt năng suất lao động thấp, mặt thì lại dồn đa phần lễ hội vào cùng thời điểm…bảo sao làm việc hiệu quả được…”
Chị B nọ lại tiếp thêm: “Lo nghỉ miết không lo làm, hèn chi nghèo là phải…”
Tiếp đến “Lại nghỉ nữa hả, chạy doanh số chết luôn…”
Còn anh C thì nói “Thử nhìn ra nước ngoài rồi so sánh xem, nước mình nghỉ vậy là ít, người nước ngoài họ được nghỉ nhiều hơn…”
Anh D than thở “Năm nay nghỉ ít hơn năm ngoái…”
Nghe tranh cãi khí thế, mình đây không phải là Bộ trưởng, Thủ tướng hay Quốc hội (nói chung là cơ quan quyết định mấy ngày nghỉ này) nghe còn nhức đầu, huống chi là họ.
Về phía người lao động, cho nghỉ nhiều, sướng cho họ thì lại bị nói là nghỉ nhiều, làm sao mà đạt hiệu quả được rồi nền kinh tế sao mà phát triển được? Cho nghỉ ít thì lại bị nói người nước ngoài được nghỉ nhiều, người mình làm gì làm hoài không thấy nghỉ…
Rốt cuộc nghỉ bao nhiêu ngày thì tốt cho tất cả? Mình thấy sao cũng có người có ý kiến.
Cá nhân mình thì thấy lịch nghỉ vậy phù hợp rồi, máy chạy nóng thì cũng cần có nghỉ ngơi, người làm việc cũng vậy, cũng phải có khoảng cách thời gian để nghỉ ngơi, để tái tạo ra sức lao động mới chứ.
Về phía cơ quan ban hành, theo mình cũng cần có cái nhìn đúng đắn, không phải cứ có ý kiến là phải thay đổi. Kẻo thành “đẽo cày giữa đường” thì nguy.
Vừa rồi, nhiều ý kiến, đề xuất bỏ Tết Ta, dồn lại thành 1 đợt nghỉ Tết thôi (dồn vào Tết Tây) thay vì nghỉ 2 đợt và đứt quãng như hiện nay.
Thử nghĩ xem, nước ta bao đời nay, Tết Ta là truyền thống văn hóa dân tộc, nếu bỏ đi, dồn chung vào ngày nghỉ Tết Tây như nước ngoài, thì liệu văn hóa dân tộc có còn được gìn giữ hay bị mai một, liệu rằng chúng ta đang theo xu hướng sính ngoại, hòa tan mà không gọi là hòa nhập với các bạn quốc tế nữa. | Nghỉ lễ, Tết: bao nhiêu ngày thì tốt cho tất cả? | [] | train | 6d1a72c7-b22d-4ccd-ab6a-1cc5cb1950c4 |
Sau 5 năm đàm phán, ngày 26/1/2015, các nước thành viên TPP đã công bố bản toàn văn chính thức của Hiệp định Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP đã được chính thức ký kết tại New Zealand. Nội dung Hiệp định gồm 30 Chương và Phụ lục, một loạt Thư song phương giữa các quốc gia được ký kết đồng nghĩa với việc hàng loạt các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nội dung của Hiệp định. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam đã có các dấu hiệu cho thấy sự biến chuyển trên mọi phương diện về nhân sự, cơ cấu tổ chức, định hướng sản xuất kinh doanh, sẵn sàng đón nhận một sân chơi mới, một thị trường "Mở" và "Phẳng" giữa của 12 quốc gia và hơn 600 triệu dân, trong đó là các cường quốc kinh tế trên thế giới như như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore.v.v.. Về phía Nhà nước Việt Nam, các công tác chuẩn bị cho việc "Nội luật hóa" đã và đang được triển khai gấp rút và sẽ còn là một quá trình lâu dài. Về phía những người học luật và làm luật, việc theo dõi và đánh giá quá trình nội luật hóa và sự tác động tới đến sống xã hội và đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam là một phần trách nhiệm. Trân trọng cảm ơn. LS. Đậu Quốc Dũng - Công ty Luật Vietthink 29/02/2016 | TPP - Quá trình nội luật hóa tại Việt Nam | [] | train | 189dd8f8-44cf-4629-be3d-89f84bd6dd5c |
>> Những việc cần làm trước khi quan hệ tình dục
1. Có thể mất đi một khối tài sản lớn Khi yêu, ai cũng mong muốn được yêu, kết hôn và sống với nhau đến đầu bạc răng long. Nhưng cuộc đời không phải là giấc mơ, đôi khi hôn nhân bị tan vỡ và hai người phải nói lời chia tay. Sự việc sẽ trở nên phức tạp và rối rắm nếu trong quá trình ly hôn hai bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản; khi ấy, tòa án sẽ chia theo nguyên tắc “tài sản chung thì chia đôi, tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó”. Về mặt lý thuyết thì không có gì phải lo sợ điều này; nhưng thực tế, có rất nhiều trường hợp tài sản riêng (hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân) rất dễ biến thành tài sản chung, mà là tài sản chung thì phải áp dụng nguyên tắc chia đôi. Như vậy, người đóng góp tài sản riêng bị mất đi một khối tài sản lớn (đáng lẽ ra khối tài sản này thuộc về mình chứ không phải chia). Ví dụ 1: Anh Từ Đặc Biệt trước khi kết hôn có một biệt thự 500 m2 trên đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM; sau khi kết hôn với chị Trần Yến Ly thì hai vợ chồng thống nhất bán biệt thự của anh Biệt ở Quận 1, rồi dùng toàn bộ số tiền bán biệt thự để mua đất tại Quận 9, TP.HCM xây nhà trọ cho thuê và ở đó cho không khí thoáng mát (Giấy tờ nhà đất ở Quận 9 đứng tên cả hai vợ chồng). Một ngày đen tối bùng đến, đúng như tên gọi của hai người kết hợp lại là Biệt – Ly thì hai người ly hôn và yêu cầu tòa án chia tài sản (hai bên không thỏa thuận được việc chia tài sản). Trường hợp này, anh Biệt không còn bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh với tòa án là tiền nhà đất ở quận 9 là chỉ do một mình anh mua (lấy từ tài sản riêng)... thế là tòa quyết định coi tài sản này là tài sản chung. Như vậy, số phận của anh Biệt lúc này giống cái họ của hai người ghép lại là Từ – Trần. Ví dụ 2: Sau khi kết hôn, anh Nghĩa Đức Thất được cha,mẹ ruột tặng nguyên một căn nhà 100 m2 ở Hồ Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội; sau đó một thời gian chị Trang Hi Vọng (vợ anh Thất) nói với chồng là “hai vợ,chồng mình đang có công việc ổn định tại TP.HCM, thời tiết trong này dễ chịu, và tương lai hai vợ chồng mình ở trong này chứ không có về quê được, hay anh bán căn nhà mà cha,mẹ cho anh rồi mình lấy tiền mua nhà ở trong này ở để không tốn tiền phòng trọ như hiện nay”, anh Thất thấy có lý và làm theo lời vợ. Vài năm sau, hai người quyết định ly hôn và câu chuyện chia tài sản cũng tương tự với trường hợp của vợ chồng anh Biệt – Ly. Lúc này, tâm trạng của anh Thất như cái tên của hai người ghép lại là Thất Vọng. Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Luật hôn nhân và Gia đình 2014
...
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 2. Có thể ngồi tù Những ai “bắt cá hai tay” hay “chích điện bắt nhiều cá cùng lúc” trong tình yêu thì cẩn trọng những điều sau nếu đã kết hôn. Khi yêu, pháp luật không cấm bạn một lúc yêu nhiều hơn một người nhưng đã kết hôn rồi thì pháp luật bắt buộc vợ,chồng phải có nghĩa vụ chung thủy. Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng – Luật hôn nhân và Gia đình 2014
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Nếu ai đó có hành vi ngoại tình thì có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng; thậm chí, có thể bị xử lý hình sự với hình phạt lên đến 3 năm tù. Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng – Nghị định 110/2013/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng – Bộ luật Hình sự 1999
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Đồng thời, khi chia tài sản chung (trong trường hợp ly hôn vì lý do ngoại tình) thì người nào ngoại tình được hưởng phần tài sản ít hơn người kia. Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
...
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
...
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. Lời kết: Bài viết trên chỉ nêu ra những rủi ro mà bạn có thể mắc phải khi kết hôn, song cách giải quyết vấn đề như thế nào là nằm ở mỗi người. Hi vọng, mỗi người sẽ có một phương pháp riêng phù hợp với mình để tình yêu và hôn nhân được duy trì một cách tốt đẹp, không trái pháp luật, đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. | Những điều cần biết trước khi kết hôn | [] | train | 5aeca591-9e60-49bf-a3ad-1e621faaa3ae |
Không rõ thuật ngữ “riêng tư” (privacy) xuất hiện khi nào, nhưng nhiều khả năng nó có nguồn gốc từ phương Tây. Người phương Tây thường hình dung riêng tư dưới dạng thực hành khách quan, gắn với hình tượng cá thể một mình, khép kín, giữa bốn bề phong tỏa. Trong một tiểu luận nổi tiếng, Braindeis và Warrens cho rằng riêng tư là nguyên tắc nhằm bảo vệ những gì cá nhân viết ra, hoặc những gì là sản phẩm của trí tuệ và xúc cảm, khỏi sự công bố với bên ngoài. Theo họ, riêng tư là quyền của một người được “để yên” (to be let alone).
Sự riêng tư có nguồn gốc sâu xa từ chủ nghĩa cá nhân, vốn là một đặc trưng của nền văn hóa phương Tây. Bảo vệ sự toàn vẹn của nhân cách và bản thể cũng quan trọng như bảo vệ cơ thể vật lý bên ngoài. Trong trào lưu giải phóng con người, người phương Tây ngày càng mất niềm tin vào các định chế công. Họ đặc biệt sợ hãi về một xã hội nơi chính quyền biết hết mọi thứ về cá nhân qua các hồ sơ lưu trữ, qua hệ thống giám sát chặt chẽ và các cơ quan thực thi pháp luật mang tính kiểm soát tư tưởng như được mô tả trong các tác phẩm nghệ thuật giả tưởng từ Kafka, Zamyatin và Orwell. Trước nhu cầu đó, đối với người phương Tây, quyền riêng tư là quyền tự mình bảo vệ, nhờ pháp luật bảo vệ, hoặc cấm kẻ khác không được xâm phạm đến những không gian, những vật thể, những thông tin mà mình muốn giữ kín. Đối tượng được bảo vệ của quyền riêng tư hoàn toàn được quyết định bởi ý chí cá nhân, thể hiện quyền tự chủ của cá nhân trong những vấn đề thuộc đời sống của mình. Như một hệ quả, quy phạm hóa quyền riêng tư thành luật là sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa cá nhân phương Tây.
Văn hóa Việt có quyền riêng tư? Không thể tìm thấy thuật ngữ “riêng tư” trong kinh điển phương Đông xưa. Trong bầu khí quyển Á Đông xưa, chữ “tư” có ý nghĩa gắn liền với chữ “tôi”. Trong tiếng Việt, “tôi” vốn là một đại từ mang tính nhún nhường, khiêm cung, gắn liền với vị thế thấp hơn trong xã hội. Các tư tưởng chính trị, xã hội truyền thống ở khu vực Đông Á đều nhấn mạnh sự rút lui của cái tôi cá nhân khỏi cộng đồng, nhường bước trước những lợi ích lớn lao hơn của tập thể. Phật giáo, hướng tới một xã hội đại đồng, yêu sách mỗi cá nhân phải ẩn đi cái tự ngã, tu thân dưỡng tính, hướng về cõi không5. Các nhà nho học lỗi lạc nhất trong lịch sử Á Đông đều đề cao tinh thần “vô tư”, tu thân, giữ nghĩa, dùng đạo lý tự răn mình để làm tròn vai vế trong một xã hội tôn ti. Như vậy, bị đặt trong thế đối lập với chủ nghĩa tập thể, cá nhân không có vị trí gì đáng kể trong xã hội truyền thống phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Đi xa hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên thậm chí nhấn mạnh rằng, trong xã hội Việt Nam, “l’individu n’est rien” (tạm dịch: cá nhân không là gì cả). Đơn vị cơ bản trong xã hội Việt Nam truyền thống không phải là cá nhân, mà là gia đình. Nhà văn hóa Đào Duy Anh từng khẳng định: “…địa vị gia đình ở trong xã hội là tối trọng, mà cá nhân chỉ là những phần tử vô danh ở trong gia đình thôi. Cái kết quả rõ ràng của chế độ ấy là khiến cá tính của người ta không thể nào phát triển ở trong phạm vi gia đình được”. Đối với người Việt Nam trong xã hội phong kiến, “quyền” không phải là “tự do làm những gì luật không cấm” mà là “làm những gì được cho phép làm”. Chữ “quyền” có khi gần gũi với “quyền uy” hơn trong tâm thức người phương Đông. Vua có quyền hơn tôi, cha có quyền hơn con, chồng có quyền hơn vợ. Mỗi cá nhân đều phục tùng trước sự sắp đặt của tôn ti, trật tư, nhún nhường trước quyền uy của người gia trưởng.
Đến lượt mình, bản thân mỗi gia đình cũng chủ động chôn vùi những tâm tư ý nhị của các thành viên, chỉ tiết lộ với người ngoài về những công trạng làm rạng danh gia tộc – “tốt khoe, xấu che”. Vị tôn phu tôn phu là cái “nóc” che đậy và đại diện cho bộ mặt của cả ngôi nhà và cũng là người đứng mũi chịu sào cho mọi hành vi của mọi người trong gia đình. Cửa nhà, một cách éo le, trở thành nơi chôn kín bí mật cá nhân. Chẳng cần vay mượn lý thuyết chế tài từ phương Tây, điều tiếng, tin đồn – thứ nghìn năm sau vẫn còn lưu giữ qua “bia miệng”, chính là sợi dây trói buộc hành vi người Việt hữu hiệu nhất. Trong văn hóa làng xã xưa, tiếng xấu đồn xa là điều cám cảnh tâm thức và ràng buộc hành vi người Việt. Trong không gian gò bó của mái đình cây đa, bên ngoài gia môn, người ta biết đi về đâu để thoát khỏi miệng lưỡi thiên hạ?
Người Việt Nam không thể hiểu được quy phạm về quyền riêng tư, thứ vốn gắn liền với chủ nghĩa cá nhân kiểu phương Tây. “Ẩn Tư”, thuật ngữ chỉ quyền riêng tư trong Hoa ngữ hiện đại, có gốc gác gần nghĩa với y phục, ám chỉ việc che đậy những bộ phận nhạy cảm để khỏi làm ô uế văn hóa xã hội9. Trong bầu khí quyển bao trùm của bổn phận, những khao khát manh mún tầm thường của cái tôi càng không hòa được vào tiếng nói chung về bổn phận với gia đình, với làng, với nước. Nam nữ tư tình, buồn vui ý nhị, “sầu riêng”, thì cũng đến lúc phải “hóa vui chung trăm nhà”10. Đó là sự lùi bước của riêng tư cá nhân trước những đại tự sự của tập thể.
Tiếp biến và chuyển hóa quy phạm xã hội về riêng tư
Với những thế hệ đi trước, quyền riêng tư vẫn là thứ gì đó xa xỉ và không đáng kể. Tuy nhiên, đến thế hệ trẻ, đặc biệt từ thế hệ sinh sau năm 1995, quan niệm về cá nhân và quyền riêng tư bắt đầu thay đổi. Tường ngăn, vách chắn, then cài… là những thứ dường như trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống thường ngày. Ngày nay, người Việt Nam (trẻ) đã có những cách hiểu rất khác về sự riêng tư. Họ chủ động phô bày hình ảnh đẹp của chính mình trên mạng xã hội vì họ hiểu được ranh giới giữa riêng tư và hình tượng bản thân trong mắt người khác.Thế hệ trẻ cũng ngày càng ít chia sẻ tâm tư, bí mật với bố mẹ hơn, dù họ chẳng ngần ngại tiết lộ một vài bí mật trên các diễn đàn công khai. Không cần tuyên truyền phổ biến, một hai thế hệ nay mai, con trẻ Việt sẽ biết chủ động giấu kín bí mật đời tư của mình vào cỗ máy thông minh trên tay và không cho bố mẹ động vào.
Từ chỗ giấu nhẹm như một nỗi hổ thẹn và là nỗi ám ảnh khi bí mật đời tư cá nhân bị soi mói, ngày nay người Việt dần biết chủ động chống lại sự nhòm ngó của người khác, thậm chí, người ta còn biết cách đánh bóng hình ảnh của mình trước công chúng qua việc tiết lộ những thông tin về đời tư với chủ đích xây dựng thương hiệu bản thân. Từ cảm thức bổn phận, giờ đây người Việt hiểu riêng tư như là tự do, tự chủ làm (hoặc không làm) việc dựng rào, xây vách, cách trở mình ra khỏi mọi người xung quanh; đồng thời yêu sách bổn phận tôn trọng từ những người đứng ngoài bức vách ấy. Cách hiểu của người phương Tây về sự riêng tư gắn với quyền, khẳng định tính tự chủ và tính bản thể của chủ thể, đã loay hoay đâm chồi trong tâm thức người Việt Nam hiện đại.
Quyền riêng tư trong bối cảnh văn hóa pháp lý Việt Nam đương đại
Trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam, chưa thể tìm thấy một định nghĩa trực tiếp về quyền riêng tư. Cơ sở pháp lí gần nhất với quyền riêng tư là “Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” ở điều 38, Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”, “Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác”. Có thể suy ra rằng thiệt hại đối với quyền riêng tư xảy ra khi thông tin riêng tư bị thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai trái với ý muốn của chủ thể thông tin đó. Tuy nhiên, trong một số bối cảnh, nếu việc tiết lộ các thông tin về cá nhân không gây điều tiếng xấu, mà ngược lại, mang lại thanh danh cho cá nhân, gia đình, thì người Việt Nam chưa chắc đã thấy có cái gì của mình bị xâm phạm.
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy rất khó để xác định thiệt hại gây ra đối với quyền riêng tư14. Nhìn từ góc độ quy phạm, dường như người Việt Nam vẫn chưa thể phân biệt rạch ròi giữa thông tin “tốt-xấu” liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân với thông tin “đời tư” và “bí mật” của cá nhân. Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Điện cho rằng:“nếu việc xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình dẫn đến những tổn thương đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, thì có thể áp dụng các quy định liên quan để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu việc xâm phạm đời tư không làm tổn thương những giá trị đó, thì việc bảo vệ lại có vẻ mờ mịt”. Suy cho cùng, người Việt Nam ngày nay, với nhiều nghìn năm văn hiến, vẫn chưa thể tách hẳn tri nhận về quyền riêng tư ra khỏi tri nhận về danh dự, về nỗi sợ điều tiếng, nỗi sợ đánh mất uy tín trong các quan hệ xã hội, nỗi sợ làm ô nhục cái danh gia đình.
Bước chân vào thế giới lạ lẫm của điện toán, quyền riêng tư một lần nữa đứng trước nhu cầu tái định nghĩa. Vài năm qua, dường như nhà làm luật Việt Nam có xu hướng cho rằng “bảo vệ dữ liệu trên môi trường mạng” chính là “bảo vệ đời sống riêng tư”. Quy định tại Điều 4, khoản 3 Luật an toàn thông tin mạng minh họa rõ rệt niềm tin này. Vì sao người làm luật ở Việt Nam bắt đầu bàn về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân như là bảo vệ quyền riêng tư? Một phần, người làm luật chịu sức ép từ việc hội nhập kinh tế và các cam kết về tạo dựng hành lang pháp lý an toàn xuyên quốc gia về chia sẻ dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong nước; mặt khác, lực lượng lao động trẻ trong xã hội đang khởi sự nhận thức về quyền riêng tư theo kiểu của phương Tây. Đứng trước sức ép đó, một số nhà nghiên cứu vội vã kết luận bảo vệ dữ liệu cá nhân là bảo vệ quyền riêng tư để hình thành diễn ngôn hợp thức hóa cho tiến trình lập pháp về quyền riêng tư. Thiết nghĩ chưa nên vội vàng đến thế. Mặc dù Việt Nam đã và đang tiếp thu nhanh chóng những học thuyết về kinh tế – chính trị – xã hội của phương Tây và chuyển mình thích nghi với những hệ giá trị mới về quy phạm luân lý và luật pháp; song những tư tưởng mới từ trời Tây chưa bao giờ đủ mạnh để xóa sổ những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam17. Như Phó giáo sư Phạm Duy Nghĩa đã đúc kết: “… thuyết âm dương ngũ hành, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, triết lý nhân quả, tình thương yêu đồng loại của đạo Phật và triết lý sống của Nho giáo đã tạo nên nền móng cho văn minh pháp lý Việt Nam. Thứ nền móng đó đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam. Luật pháp nếu xung đột với những giá trị nền tảng đó sẽ không được cộng đồng người Việt Nam chấp nhận; chúng sẽ tự tiêu vong”. Luật mới cũng như một loài cây: khi gieo một giống cây xa lạ vào thổ nhưỡng Việt, hấp thụ khí hậu và địa lý Việt, có khi nó không thể sống được. Luật hóa theo hướng cấy ghép luật pháp nước ngoài không chọn lọc, người Việt đôi khi vô tình được trao cho một số quyền mà họ không cần đến, hoặc chưa nhận thức đầy đủ để sử dụng làm sao cho đúng. Hãy xem xét trường hợp quyền được lãng quên19. Đối với người phương Tây, quyền riêng tư chính là quyền được “rút lui” khỏi môi trường điện toán, được khoác một tấm áo tàng hình, không cho bất kỳ thông tin nào về mình lộ ra bên ngoài. Vì vậy, cá nhân được phép quyết định thông tin nào về mình là thông tin cần được bảo vệ, thông tin nào có thể được tiết lộ, thậm chí đến mức không cần biết lý do cho quyết định đó. Trong khi người phương Tây có thể yêu sách sự xóa bỏ toàn bộ thông tin về mình trong quá khứ khỏi kho lưu trữ của thế giới điện toán, người Việt Nam – quen thuộc với bổn phận gia đình và cộng đồng, làm sao có thể đòi hỏi một quyền riêng tư tuyệt đối đến thế. Nếu không có lộ trình làm luật khoa học, gắn liền với bối cảnh văn hóa – xã hội đặc thù, việc “cắm” quy phạm về riêng tư điện toán theo kiểu phương Tây vào môi trường văn hóa Việt Nam sẽ dẫn đến những rắc rối, phức tạp về mặt diễn giải và thực thi pháp luật.
Muốn xây dựng quy định về bảo vệ dữ liệu, trước hết phải hiểu quyền riêng tư như một quyền gắn liền với bối cảnh Việt Nam; quyền này cần được liên tục diễn giải, thi hành, phê phán, rồi tái diễn giải. Từ đó, cần nhận thức rằng quyền riêng tư trên môi trường điện toán ở Việt Nam sở hữu những tính chất rất đặc thù. Về mặt chính sách, cần thúc đẩy nghiên cứu liên ngành văn hóa – sử học – luật học về quyền riêng tư kiểu Việt Nam, tiến đến xác định một số tiêu chí, đặc điểm của quyền riêng tư trong môi trường điện toán nước ta; sau đó mới có thể luật hóa quyền riêng tư và tiến đến xây dựng một đạo luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam.
Có nên xây dựng quy phạm về quyền riêng tư trên mạng hoàn toàn theo cách hiểu của phương Tây cho Việt Nam hay không là điều cần bàn thêm; cũng không nên quá hấp tấp đánh đồng giữa bảo vệ quyền riêng tư với bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường điện toán. Ở thời điểm hiện tại, có thể khẳng định một điều chắc chắn: hiểu đúng về tri nhận riêng tư trong văn hóa Việt truyền thống sẽ là trụ cột quan trọng để nghiên cứu về quyền riêng tư trong những chiều kích mới. □ Tạp chí tia sáng | Quyền riêng tư và văn hóa Việt | [] | train | 5c2d1fde-ef74-4da5-baf2-b4ce65ade04f |
http://www.youtube.com/watch?v=PLxKhnFurDk
Nguyễn Hoàng Minh (20 tuổi) cười, tỏ ra bình thản khi khai về hành vi sát hại ông lão ở Sài Gòn vì không đồng ý trả thêm tiền xe ôm. Nam thanh niên có vẻ ngoài như "hot boy" từng đoạt giải võ thuật, có cha là người Singapore đã kẹp cổ nạn nhân đến tắt thở rồi cướp xe, đồng hồ, điện thoại.
Nguồn: Vnexpress | [Video] Lạnh người thiếu gia Việt kiều bình thản lấy lời khai giết người | [] | train | 6aaa03bd-2275-4492-a184-99f75186de81 |
Cách đây vài ngày, báo chí thế giới loan tin: Hãng sản xuất kẹo Snickers thông báo thu hồi loại kẹo này tại Việt Nam và 54 nước khác với lý do: 1 khách hàng phát hiện có một miếng nhựa trong thanh kẹo Snickers.
Từ câu chuyện này lại nhớ đến vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát ở nước mình, rồi mới thấy sao ở mình coi mạng người rẻ quá….:(Ở nước người ta, chỉ cần khách hàng phát hiện ra một miếng nhựa trong viên kẹo thôi, báo với hãng sản xuất đó là họ thông báo thu hồi ngay, mà không phải thu hồi chỉ miếng kẹo đó mà thu hồi loại kẹo đó ở các nước được bán ra luôn. Không chỉ thu hồi không thôi mà hãng sản xuất này còn công bố với người tiêu dùng rằng: “Chúng tôi không thể chắc chắn rằng chỉ có mỗi miếng nhựa này rơi vào thanh kẹo Snickers đó. Chúng tôi không muốn sản phẩm bán ra thị trường có thể không đáp ứng yêu cầu chất lượng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định thu hồi tất cả". Được biết trước đó, hãng này cũng đã tự nguyện thu hồi lô sản phẩm kẹo chocolate M&M chứa bơ đậu phộng có khả năng gây dị ứng. Hành động này của hãng sản xuất kẹo Snickers không chỉ trân trọng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà hãng này còn nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình. Còn ở mình, phát hiện con ruồi có trong chai nước ngọt, báo với hãng sản xuất, hãng này yêu cầu gặp để mua chuộc sự im lặng về sản phẩm lỗi của mình. Vừa nhận được tiền chuộc, cũng là lúc bị còng tay. Lên tiếng sản phẩm lỗi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người tiêu dùng khác không những không nhận được sự đáp trả đúng đắn về sản phẩm lỗi mà còn bị ngồi tù, để lại đứa con thơ, nhìn hình ảnh mà không chịu được, không biết phía sản xuất nghĩ gì khi thấy hình ảnh này nhỉ? Thế mới nói, so sánh 2 câu chuyện tương tự nhau, nhưng cách hành xử của 2 hãng sản xuất khác nhau mới thấy được mạng người ở đâu được trân trọng, bảo vệ, còn ở đâu bị coi rẻ? Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về vấn đề này? | Chuyện con ruồi và cái thanh nhựa | [] | train | 556352e1-852a-4e3a-b694-ebf789dee199 |
Theo Điều 8 của Thông tư 01/2016/TT-BCA thì cảnh sát giao thông phải tuần tra, kiểm soát công khai thông qua 04 phương thức sau:
(i) Tuần tra, kiểm soát cơ động.
(ii) Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông.
(iii) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
(iv) Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Đồng thời, khi tuần tra, kiểm soát công khai cảnh sát giao thông phải sử dụng trang phục đúng quy định của Bộ Công an.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt cảnh sát giao thông có thể tuần tra, kiểm soát không công khai bằng hình thức hóa trang theo Điều 9 của Thông tư 01/2016-BCA.
Như vậy, chỉ trong trường hợp cảnh sát giao thông mặc thường phục (hóa trang) mới được “núp lùm” để tuần tra, kiểm soát (như là bắn tốc độ…); còn trường hợp cảnh sát giao thông mặc quân phục thì buộc phải tuần tra, kiểm soát một cách công khai chứ không được “núp lùm” để xử phạt người vi phạm giao thông.“Phải chấm dứt ngay tình trạng đứng núp khi làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm”.
Đó là khẳng định của đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc chấn chỉnh những việc làm chưa đúng của lực lượng CSGT thủ đô. Ông Thắng cho biết:
- Để nâng cao chất lượng CSGT của Hà Nội, giám đốc Công an TP đã có quyết định về những việc được làm và không được làm của CSGT. Tuy nhiên, thời gian qua có một bộ phận cán bộ chiến sĩ làm chưa đúng, để nhân dân đánh giá về thái độ, tác phong chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất nhằm bắt lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân. Do đó, chúng tôi phải siết chặt việc làm của cán bộ chiến sĩ khi ra đường, tránh gây ảnh hưởng, mất uy tín của CSGT.
Chúng tôi quyết định muộn nhất đến đầu năm 2015 phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng cán bộ chiến sĩ túm tụm, không được đứng núp, không được giật chìa khóa, không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm. Đây là những biện pháp nhằm công khai, minh bạch hoạt động của lực lượng CSGT thủ đô, để người dân cùng giám sát hoạt động của lực lượng.
Đại tá Đào Vịnh Thắng | Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm” | [] | train | bbcf68e2-9c86-4434-96c7-a87370591a2d |
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương-Tài chính, từ 15h ngày 18/2, giá bán lẻ xăng A92 trong nước giảm 961 đồng/lít, xăng sinh học E5 giảm 942 đồng/lít. Giá bán lẻ các mặt hàng dầu được giữ nguyên. Với mức giảm này, giá bán lẻ mặt hàng xăng A95 và A92 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam xuống còn 14.450 đồng/lít và 13.750 đồng/lít. Xăng sinh học E5 xuống còn 13.320 đồng/lít trong khi dầu diesel loại 0,5S giữ ở mức 9.580 đồng/lít, dầu hỏa có giá 8.900 đồng/lít. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá xăng được điều chỉnh giảm tính từ đầu năm 2016 đến nay. Còn nếu tính nửa cuối năm 2015 đến nay, giá xăng đã giảm 16 lần với mức giảm tổng cộng gần 7.000 đồng/lít và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 đến nay.
Vậy tại sao giá vận tải không giảm? Có phải đây là một nghịch lý trên thị trường. Khi mà giá xăng dầu tăng các doanh nghiệp vận tải đồng loạt tăng giá cước. Nhưng khi giá xăng đã giảm mạnh thì các DN vấn tải vẫn chưa có động thái nào để giảm giá cước với nhiều lý do như thuế vẫn cao, chi phí cho các dịch vụ khác chưa đủ bù đắp phí. | Xăng giảm kỷ lục rồi! Giá vận tải sao không giảm? | [] | train | feb3cd51-df45-45e5-8f82-98dc1d98c6d4 |
Hôm nay ngồi xem lại một số điều luật, thấy có chút vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS1999-2009 và trong Bộ luật hình sự năm 2015 được quy định tại Điều 54.
Theo quy định này cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP và Công văn số 148 năm 2002 của TANDTC đọc qua thấy không có gì thắc mắc lắm, nếu tất cả các điều luật trong BLHS đều thống nhất cách sắp xếp điều khoản theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc ngược lại.
Nhưng không phải tất cả các điều luật đều có cách sắp xếp như vậy, có điều luật sắp xếp thứ tự rồi đột ngột chuyển hướng thì Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt nhẹ hơn như thế nào.
Xin trích dẫn Điều 47 BLHS1999-2009:
Điều 47: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật.
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Xin trích dẫn Điều 54 BLHS 2015:Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. Giả sử một trường hợp áp dụng trong thực tiễn đối với tội Hiếp dâm theo Điều 111 BLHS 1999-2009: Điều 111. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Giả sử rằng bị cáo phạm tội và bị đề nghị áp dụng Khoản 4 Điều 111 BLHS 1999-2009, bản thân bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đủ điều kiện để áp dụng Điều 47, thì HĐXX áp dụng quy định "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật" như thế nào cho đúng? Bị cáo sẽ được quyết định hình phạt nhẹ hơn nhưng ở mức nào, điều khoản nào của điều luật? Quả thực đây là một vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999-2009; không biết khi nghiên cứu kỹ Bộ luật hình sự năm 2015 có còn vướng phải hay không. | Cùng bàn về quy định "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định" theo Điều 47 BLHS | [] | train | 41c35d7a-7133-49f6-921d-d47caf794d33 |
http://www.youtube.com/watch?v=d3rJfrH-LEU
Sự việc xảy ra vào ngày 15/2 tại đường Trần Kế Xương (Phường 7, quận Phú Nhuận, TP. HCM). Một đôi nam nữ được cho là đã vi phạm luật khi tham gia giao thông, tuy nhiên, khi được yêu cầu dừng xe, nam thanh niên đi xe máy còn có những hành động xúc phạm đến chiến sĩ cảnh sát và cố tình bỏ chạy.
Khi đã đuổi kịp người vi phạm, chiến sĩ CSGT đã hành xử với một tác phong bình tĩnh, cẩn trọng. Yêu cầu cho xem giấy tờ xe, giải thích các lỗi vi phạm rõ ràng và yêu cầu người vi phạm về đồn giải quyết. Tất cả sẽ chỉ dừng lại ở việc giải thích các lỗi vì đây là trách nhiệm của chiến sỹ CSGT.
Tuy nhiên, với câu nói lo lắng cho tính mạng của người vi phạm, chiến sỹ trong đoạn clip nói trên đã nhận được sự ủng hộ lớn từ những người có mặt hiện trường đến cộng đồng dư luận. Clip quay tình cờ nhưng đã được chia sẻ rất nhiều trong ngày qua, tạo sức lan tỏa trong dư luận. Hy vọng về một điều gì đó sẽ thay đổi, hy vọng CSGT ai cũng mẫu mực như chiến sỹ trong clip.
Nguồn: Facebook, Kenh14 | CSGT mẫu mực - phải như thế nào? | [] | train | 4e55f65f-9bd2-400f-a6bd-133842d9f8fe |
Bài viết này do thầy mình - TS NGUYỄN VĂN TIẾN (Trường ĐH Luật TP.HCM) viết, thấy khá hay nên chia sẻ cho các bạn.
>>> Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Toàn bộ điểm mới
Một điểm mới nổi bật của BLTTDS 2015 là quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định. Theo BLTTDS 2015, gặp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, thay vì từ chối thụ lý như trước, các tòa án sẽ phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết yêu cầu của người dân. Sẽ khả thi Đã có những ý kiến lo ngại rằng nếu áp dụng quy định trên sẽ dẫn đến hệ quả là do không có điều luật nên tòa không có căn cứ để xét xử. Trong khi đó, án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức ở nước ta. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Nếu tòa dựa vào phong tục, tập quán để quyết định thì cùng một vụ việc, các tòa khác nhau có cách giải quyết, có kết quả xét xử rất khác nhau, làm cho hệ thống pháp luật bị chia cắt, thiếu thống nhất... Tuy nhiên theo tôi, chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu, học hỏi về án lệ khá nhiều và bước đầu đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng án lệ. TAND Tối cao đã có thời gian dài nghiên cứu về án lệ và cơ quan này hiện đã xây dựng nghị quyết về án lệ. Do đó việc ngần ngại áp dụng án lệ là không thuyết phục. Mặt khác, tập quán trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân, gia đình cũng đã được quy định trong luật và đang được tập hợp, thông qua để áp dụng. Về áp dụng tương tự pháp luật, luật pháp nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là các tòa vẫn áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình… Như vậy quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi. Ðề cao quyền con người, quyền công dân Có thể nói quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng đã thể hiện rõ việc Đảng, Nhà nước ta ngày càng đề cao quyền con người, tăng cường quyền công dân trong pháp luật. Đây là xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập quốc tế về công tác tư pháp, xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Việc tăng cường quyền công dân theo hướng mở rộng nội dung quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của người dân đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là chủ trương đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Chúng ta không thể duy trì tình trạng bất hợp lý là công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không được bảo vệ. Người dân phải có quyền được tiếp cận công lý, quyền được bảo vệ bằng pháp luật. Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án có trách nhiệm giải quyết tất cả tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Nếu tòa không thực hiện nhiệm vụ này có thể sẽ dẫn đến tình trạng người dân vì bức xúc mà tự xử bằng “luật rừng” với nhau, gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội. Một số tranh chấp tòa từng từ chối thụ lý - Trước năm 2007, khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình chơi hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), người dân khởi kiện thì các tòa đều từ chối thụ lý với lý do pháp luật chưa có quy định, cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết của tòa án với tranh chấp dạng này. Đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144 quy định về hình thức họ; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ; chính sách của Nhà nước... Tháng 4-2007, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 40 hướng dẫn thụ lý, giải quyết tranh chấp về họ. Kể từ đó yêu cầu khởi kiện của người dân trong tranh chấp về họ mới được các tòa địa phương thụ lý, giải quyết. - Những năm qua các tòa địa phương đã gặp không ít trường hợp người dân khởi kiện yêu cầu giải quyết về quyền di dời, quản lý, trông nom… mồ mả, hài cốt. Tuy nhiên, các tòa đều từ chối thụ lý với lý do chưa có quy định, hướng dẫn là tòa án hay UBND giải quyết dạng tranh chấp này. Với các tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả, TAND Tối cao cũng chỉ có công văn hướng dẫn trong ngành là chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không giải quyết phần mồ mả. Tạo thuận lợi cho đương sự Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã yêu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự, người yêu cầu tham gia tố tụng, bảo đảm nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. | Ðược kiện dù không có luật: Quy định tiến bộ | [] | train | 13daeff0-fef7-44c1-b28c-60b344e1893e |
MỒNG MỘT TẾT BÍNH THÂN
KhỈ năm hổ tháng khỉ ngày
Tiết oi nắng cực trời thay vận dời
Mấy lời viết nháp để chơi
Thành ra ứng nghiệm thiên thời chế đi
Một mai thành quả ra ri
Tiên sinh đùa nói việc gì cũng nên !
MỒNG HAI TẾT BÍNH THÂN
Ngày gà phượng múa rồng bay
Ta xem thiên vận điều hay rõ ràng
Thiên thời địa lợi chủ sang
Dẹp đi nhũng nhiễu quan tham khốn cùng
Sự đời hết đục lại trong
Báo tin Quy thuận lụt rang rét dài
Hân hoan lộc nụ hoa đài
Đón xuân trang điểm đào mai đèn mầu
Từ nay Dân Chủ thượng lầu
Giả danh chui rúc tiền đầu dân lên
QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI (con dê và con khỉ)
Lão già chúa tể ao trâu
Nghe đâu dân thịnh tìm chầu diêm vương
Thấy đời bùng phát lẽ thường
Sự kiện trọng đại Quân trường đổi thay
Một lời nói nhiều nghĩa hay
Chung quy đổi lốt về tay hiền tài !
MỒNG BA TẾT BÍNH THÂN
Ngày cuối tết xuân còn dài
Ai đang cạn nghĩ bỏ hoài mình xây
Xuân này bình nước mới đầy
Nhân văn quân tử ta tây hội hè
Lục bát đa nghĩa đa phe
Thất ngôn cổ hũ xôi chè tiễn đưa
Lời mùi nắng gió mây mưa
Trộn xuân bất tận thân ưa thập thành
| CAFE DANLUAT VÀ TÂM SỰ NGÀY XUÂN | [] | train | 251e0d33-adc0-4b7c-a1af-f331ea73d0dd |
Khoảnh khoắc giao thừa đã tới, thay mặt Ban quản trị Mạng cộng đồng Dân luật kính chúc các thành viên một năm mới vui tươi, thành công.
| DÂN LUẬT CHÚC TẾT BÍNH THÂN | [] | train | a76ff42c-4be3-4c9d-85a9-4bfadbca8479 |
Năm con dê đã sắp hết, năm con khỉ đang tới rất gần, Trước tiên xin gửi tới các thành viên Dân Luật lời chúc mừng năm mới. Như tựa đề, theo các bạn, vụ án nào là một trong những vụ án tiêu biểu, thu hút được sự quan tâm của dư luận nhất trong năm vừa qua ?
Em xin đề cử trước vụ Tân Hiệp Phát và con ruồi 500 triệu. | Vụ án nào hot nhất năm qua ? | [] | train | c0c13b9a-c2ab-461b-875b-389275cc420f |
Mới đây, lực lượng cảnh sát thành phố Hồ Chí Minh đã triệt phá một đường dây mại dâm với 1.500 thành viên. Cầm đầu đường dây là một “tú bà” mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Tú bà này tạo các tài khoản trên mạng xã hội và lập các nhóm kín để tuyển chọn, cung cấp danh sách các cô gái bán dâm theo hình thức “sugar Baby - sugar daddy”, sex tour, trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác.
Trước đó, công an thành phố Hà Nội đã tạm giữ 3 đối tượng môi giới mại dâm trên ứng dụng Telegram. Nhóm “tú ông” này tuyển các cô gái có nhu cầu bán dâm, sau đó gắn mác sinh viên hoặc nhân viên công sở rồi liên hệ với khách mua dâm với giá từ 3 - 10 triệu đồng.
Đây chỉ là 2 trong số nhiều đường dây mại dâm bị công an triệt phá trong thời gian gần đây. Theo Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015, các “tú ông”, “tú bà” - những đối tượng môi giới mại dâm sẽ bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm; khung hình phạt nặng nhất đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu – 50 triệu đồng.
"Điều 328. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Còn các đối tượng có hành vi mua dâm sẽ bị phạt hành chính theo Điều 24 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, mức phạt tiền là 1 triệu – 2 triệu đồng với người thực hiện hành vi mua dâm; mua dâm từ 2 người trở lên cùng lúc thì khung hình phạt là 2 triệu – 5 triệu đồng. Ngoài ra, người mua dâm còn có thể bị tịch thu tang vật vi phạm – những phương tiện sử dụng vào việc mua dâm như điện thoại di động, các phương tiện cá nhân khác.
"Điều 24. Hành vi mua dâm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm từ 02 người trở lên cùng một lúc.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này."
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Công ty luật The light cho biết, người mua dâm vẫn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có hành vi mua dâm với người dưới 18 tuổi. Khung hình phạt của tội này là phạt tù từ 1 năm - 5 năm; mức cao nhất là 7 năm – 15 năm với trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, gây tổn thương cơ thể nạn nhân tỷ lệ 61% trở lên. Ngoài ra người vi phạm còn bị phạt bổ sung từ 10 triệu – 50 triệu đồng.
"Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Có “cầu” thì mới có “cung”. Nhìn vào số vụ mua bán dâm bị triệt phá gần đây và số lượng người bán dâm trong các đường dây thì có thể thấy nhu cầu mua dâm cao như thế nào. Chống tệ nạn mại dâm, việc xử lý hình sự kẻ cầm đầu, môi giới là cần thiết. Tuy nhiên, đó dường như chưa phải là cách xử lý tận gốc. Công khai danh tính, hoặc để người thân phải bảo lãnh khi bị phát hiện mua dâm là cách là một số quốc gia đã làm nhằm giảm mức “cầu” về mại dâm trong xã hội. Có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần xem xét lại vấn đề công khai danh tính người mua dâm – điều đã được tranh luận tại diễn đàn Quốc hội 10 năm trước./. | Mua dâm có thể bị ngồi tù không? | [
{
"law_id": "100/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Hình sự 2015"
},
{
"law_id": "144/2021/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 144/2021/NĐ-CP"
}
] | train | 928a0147-915c-42e2-a586-1f34e9aa0d3a |
Hôm nay đã là ngày cận tết. Năm nay cộng đồng Dân Luật có ăn Tết to không vậy?
Mấy hôm nay có nhiều tin tức liên quan đến vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm quá.Nghe thôi mà cũng không biết ăn gì cho sạch và đảm bảo nữa.
-Thịt lợn bị ngâm Huyết Bò và hóa chất để biến thành thịt bò và bán ra thị trường
-Đặc sản thịt trâu gác bếp thì là Trâu chết đốt củi gác thùng phi
-Táo tầu thì sản xuất mất vệ sinh, có quả đã có Ròi và ngâm vào đường đã qua quá nhiều lần sử dụng.
-Đến cửa hàng Ô Mai nổi tiếng Hà Nội như Tinh Hoa Quà Việt cũng bị thanh tra và kết quả là đường hóa học gấp nhiều lần mức độ cho phép.
- Công ty rau sạch như " Đạo Đức " cũng lấy nguồn không rõ ràng tung ra thị trường.
Vậy Tết này biết ăn gì đây?
| Tết này ăn gì để đảm bảo An Toàn VSTP | [] | train | 32e7c2ad-f2ec-4757-a52c-0ed9b57fbca2 |
Thời sự ngày 15/3/2016 lần đầu tiên móc ra việc các Doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu mượn quy định của Thông tư liên bộ Tài chính, Công thương số 78 năm 2015 để tính thuế nhập khẩu xăng dầu ở mức 10%, trong khi đó các Doanh nghiệp này nhập khẩu từ các thị trường Asean, Hàn Quốc thì mức thuế nhập khẩu chỉ 5%.
Thông tư 78 quy định mức thuế nhập khẩu xăng, dầu chưa tính thuế được giảm do Việt Nam tham gia FTA. Quy định này vô hình chung bị Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu lợi dụng để trục lợi, móc túi người tiêu dùng, và việc gia nhập FTA này chỉ có lợi cho DN chứ người tiêu dùng thì không được gì.
(Bảng đối chiếu mức thuế quy định của BCT và mức ưu đãi)
- Khi tính thuế nhập khẩu cung ứng cho thị trường (người tiêu dùng), họ tính trên cơ sở quy định của Thông tư 78: 10%.
- Khi tính thuế nhập khẩu quyết toán ngân sách, họ tính theo....mức ưu đãi: 5%.
Khoản chênh lệch 5% "móc túi" của người tiêu dùng này ai bỏ túi? Liệu có việc lợi ích nhóm hay không?
Người tiêu dùng có yêu cầu trả lại tiền được không? Yêu cầu ai và trả bằng cách nào?
Có thể thấy, việc người tiêu dùng yêu cầu trả trực tiếp bằng tiền thì không thể, nhưng phải buộc các Doanh nghiệp này trả gián tiếp, bằng việc chuyển toàn bộ số tiền "thu lợi bất chính" này vào quỹ bình ổn giá cho người tiêu dùng.
Cần đánh giá, xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thuế, giá, các bộ Công thương, bộ Tài chính và người đứng đầu các doanh nghiệp kinh doanh này. | Bị xăng dầu móc túi, dân đen đòi ai trả tiền! | [] | train | c4962bda-2b05-48b2-849e-5dbc490d4339 |
Gần đây, vấn đề về tranh chấp vi phạm bản quyền video Youtube liên quan tới VTV. Trong đó, kênh video của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã bị chấm dứt, do có nhiều khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền liên quan đến tài liệu mà người dùng đã đăng.
Từ hồi năm ngoái (năm 2015) đã có lùm xùm vụ thành viên YouTube có tên Yamaha Trung Tá cáo buộc VTV đã sử dụng hình ảnh flycam từ kênh này mà không xin phép. Trên blog chính thức của mình, ông Bùi Minh Tuấn, chủ sở hữu kênh YouTube Yamaha Trung Tá đã có bài viết tố cáo và nêu đích danh vấn đề vi phạm bản quyền của VTV.
Trên blog của mình, tác giả Bùi Minh Tuấn (Yamaha Trung Tá) vào tháng 7/2015 cho biết, tác phẩm mang tên "Việt Nam qua góc nhìn Flycam" và các video liên quan khác từ kênh Youtube của Yamaha Trung Tá liên tiếp bị sử dụng trái phép quá nhiều lần từ phía VTV - Đài Truyền hình Việt Nam. Cụ thể, trên kênh YouTube của VTV đã sử dụng đoạn video này của Yamaha Trung Tá cho 3 Clip đăng trên kênh VTVgo.
Theo thừa nhận của Đài truyền hình Việt Nam VTV, nguyên nhân dẫn đến khiếu nại này là trong quá trình tác nghiệp, một số biên tập viên của VTV đã không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng tư liệu trên mạng đưa vào nội dung chương trình mà chưa được sự chấp thuận của tác giả chủ sở hữu nội dung.
Bài học đắt giá từ sau vụ đài truyền hình VTV vi phạm bản quyền
Có thể nói hành động vi phạm bản quyền trên Youtube là hành vi sẽ bị xử phạt rất nặng. Nếu vi phạm bản quyền, Youtube không chỉ đơn thuần là gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn, mà người dùng cá nhân/tổ chức có thể bị gỡ bỏ cả kênh Youtube.
Ở đây có thể chia hành động vi phạm bản quyền làm hai trường hợp: bản quyền hình ảnh và bản quyền âm thanh. Riêng về vi phạm bản quyền âm thanh, nếu video của tài khoản có chứa một bài nhạc đã được đăng ký bản quyền, lập tức video sẽ không được đăng tải. Tương tự như vậy, nếu video của một tài khoản nào đó có sử dụng hình ảnh đã được bảo vệ một cách trái phép, video và kênh có thể bị Youtube gỡ bỏ.
Tất nhiên đó là khi video đã được Youtube bảo vệ. Đồng thời, người bị hại cũng phải có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để cho thấy mình đang bị ăn cắp bản quyền. Khi này, kênh video xâm phạm có thể bị tạm ngưng, hoặc gỡ bỏ hoàn toàn, tùy vào từng trường hợp.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức tuy nhiên nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng khi bị “ăn cắp bản quyền”. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đang ngày càng xảy ra ngày 1 nhiều, gây thiệt hại nặng nề không chỉ về giá trị kinh tế mà còn là tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm. Hiện nay, VTV đã và đang triển khai những biện pháp xử lý nghiêm, chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ bản quyền, quyền tác giả, đồng thời liên lạc với các bên liên quan để giải quyết.
| Bài học đắt giá từ sau vụ đài truyền hình VTV vi phạm bản quyền | [] | train | f772c8e9-5dee-48c8-b563-8973999cc0b2 |
Mình có một câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người :
THEO LUẬT CŨ:
Bộ luật dân sự 2005 không có quy định về giá trị pháp lý so sánh của BLDS 2005 và các luật khác
Luật ban hành VBQPPL 2008 thì quy định tại khoản 3 ĐIều 83: 3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
Vì thường thì mình chỉ căn cứ vào thời gian ban hành và thường là "áp dụng pháp luật chuyên ngành ưu tiên hơn luật chung"
THEO LUẬT MỚI:
Tại điều 4 BLDS 2015:
Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
1. Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.
2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.
Tuy nhiên, căn cứ theo luật BHVBQPPL 2015 thì giá trị giữa luật và bộ luật là như nhau và vẫn giữ nguyên quy định về áp dụng văn bản pháp luật: do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản sau
Vậy nếu, sau này có một luật chuyên ngành nào đó, quy định những quy định riêng biệt, trái với nguyên tắc dân sự, thì sẽ áp dụng luật nào? | Áp dụng luật nào ? | [] | train | b6a24d4f-e441-4c3c-8792-0e3f581ef47f |
Theo điều 182, Bộ luật hình sự (BLHS) 2015, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016 Ngoại tình sẽ bị phạt tù? ... Theo phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, để xử phạt hành vi ngoại tình cần có ... Vì vậy khó có thể đưa điều luật này đi vào cuộc sống và gây khó khăn ...Theo Điều 147 BLHS hiện hành thì tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (trừ trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này) chỉ phải chịu trách nhiệm khi có hậu quả nghiêm trọng. Nhưng mặt hạn chế của điều luật này là chưa có quy định cụ thể thế nào là hậu quả nghiêm trọng, do đó điều luật này gần như mất tính khả thi trong thực tế.
Khắc phục khiếm khuyết này, nay tại Điều 182 BLHS năm 2015 (sẽ có hiệu lực ngày 1/7/2016 tới đây), quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã được cụ thể hơn về hậu quả nghiêm trọng như sau:
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác …., thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tuy nhiên, vấn đề này có thực thi hay không, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – (đại diện Công ty NewVision Law) cho rằng khái niệm “chung sống như vợ chồng” rất khó để xác định, mỗi người xem xét vấn đề này khác nhau nên rất khó để hình sự hóa, theo Thông tư 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn về việc xử lý các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình có nêu ra một số dấu hiệu của hành vi chung sống với người khác ví dụ: như có con chung với người khác, chung sống với nhau có chính quyền địa phương, hàng xóm xác nhận. Tuy nhiên, việc xác định quan hệ dựa vào yếu tố hàng xóm dân làng là rất khó, đồng thời sẽ rất xảy ra nhiều ý kiến quan điểm.
Thêm nữa, Luật sư Tuấn cũng bày tỏ: việc xác định hậu quả là dẫn đến ly hôn hay do tự sát cũng có thể dựa vào nhiều nguyên nhân chứ không chỉ riêng yếu tố ngoại tình, và nếu trong trường hợp vợ chồng có ngoại tình mà không ly hôn hay không tự sát, nhưng gia đình của họ vẫn xảy ra nhiều mâu thuẫn, tan nát thì điều luật này đã điều chỉnh được hết hay chưa…?
Bên cạnh sự đồng tình với chế tài xử phạt “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng” thì vẫn còn không ít băn khoăn về tính khả thi của quy định mới. Theo một chuyên gia tâm lý: Việc thu thập bằng chứng vi phạm có thể gây ra rất nhiều những vấn đề đổ vỡ, căng thẳng trong mối quan hệ hoặc vấn đề đạo đức văn hóa cũng cần phải cân nhắc. Mặc dù luật pháp quy định những người đã có vợ, có chồng mà lại có quan hệ chung sống như vợ chồng với người khác là vi phạm pháp luật. Trên thực tế, đòi hỏi cần phải xác định, thế nào là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, trên thực tế, sẽ có một số vấn đề không dễ dàng xác minh, ví dụ như trong trường hợp cụ thể nào thì xác định “làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn”, hoặc “làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát”?
Theo Luật sư, việc cụ thể hóa hành vi thế nào là sống chung như vợ chồng cần được quy định hướng dẫn rõ ràng hơn là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ được các mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, bảo vệ được hạnh phúc của các gia đình bằng pháp luật.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, quy định này đã tồn tại từ lâu. Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ cụ thể hơn hành vi vi phạm mà không cần thông qua thông tư hướng dẫn. Hiện nay, nhiều người đang hiểu sai về điều luật này khi cho rằng ngoại tình sẽ bị phạt tù.
“Tôi nhấn mạnh, chỉ bị xử lý theo hình thức phạt tù khi ngoại tình phải dẫn tới hậu quả”, đó là ý kiến của luật sư Nguyễn Văn Tuấn.
Còn về khung hình phạt, theo Luật sư Tuấn không có sự thay đổi. Trả lời cho câu hỏi, lý do vì sao, điều luật này vẫn khó xử lý hình sự những người vi phạm? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn nói: “Điều luật này đã có rồi chứ không phải bây giờ mới có nhưng tôi cho rằng cơ quan thi hành tố tụng, người có trách nhiệm phải nghiêm khắc về vấn đề này. Trong thực tế ngoại tình làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn nhưng vợ hoặc chồng thường không muốn kiện ra pháp luật, vì cho rằng việc để cho người tình của vợ hoặc chồng đi tù cũng vất vả, tốn thời gian và phía sau đó là rất nhiều chuyện thị phi”.
Trân trọng./. | Ý kiến Luật sư Tuấn về quy định ngoại tình có thể đi tù ! | [] | train | 25231c71-40d3-4534-b346-181808e13a24 |
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH PHÁP LÝ XUNG QUANH SAU VỤ LỪA ĐẢO CỦA CÔNG TY ĐA CẤP LIÊN KẾT VIỆT ! Ngày 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố Lê Xuân Giang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất Thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt), Nguyễn Thị Thủy - Phó tổng giám đốc Công ty Liên kết Việt cùng 5 đồng phạm khác. Lê Xuân Giang được xác định là người đứng đầu, lập ra Công ty Liên kết Việt, đồng thời là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiết bị Y tế BQP. Quá trình xác minh, Cơ quan công an làm rõ Công ty Liên kết Việt được thành lập từ năm 2010, đến năm 2014 được Bộ Công Thương cấp phép kinh doanh đa cấp. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty Liên kết Việt khá nghèo nàn, chỉ gồm một số máy làm sạch, máy chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng và được thực hiện kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp nhằm lừa đảo người tiêu dùng. Cơ quan công an ước tính đã có khoảng 45.000 người tham gia nộp khoảng 1.900 tỉ đồng vào mạng lưới đa cấp của Công ty Liên kết Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm bắt giữ Lê Xuân Giang, số dư trong tài khoản của Công ty này chỉ còn 45 tỉ đồng. Đáng chú ý, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có dấu hiệu làm nhái các sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều loại giấy tờ bằng khen do Bộ Quốc phòng tặng Công ty này cũng được xác định là giả mạo. Vạch trần vụ lừa đảo của công ty đa cấp liên kết Việt Trước thông tin về vụ việc, PV báo Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Phó Giám đốc Công ty Luật NewVision Law để làm rõ trách nhiệm pháp lý và bản án cho "công ty lừa đảo" này. Phóng viên (PV): Thưa luật sư, kết quả điều tra ban đầu cho thấy hậu quả thiệt hại kinh tế, thậm chí đảo lộn cuộc sống của người dân từ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công ty Liên Kết Việt. Vậy hình thức lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt ở đây là gì? Và qua vụ án này, mạng lưới bán hàng đa cấp ở Việt Nam sẽ ra sao thưa luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng cầm đầu Công ty này rõ ràng là có tổ chức, có sự câu kết chặt chẽ của nhiều đối tượng, thể hiện rõ sự gian dối từ phương thức, động cơ, mục đích bằng việc quảng bá, nhân danh, mạo mượn hình ảnh thiếu trung thực nhằm tạo lòng tin cho các bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản. Số người bị hại và khoản tiền mà “Liên kết Việt” đã lừa đảo chiếm đoạt trong vụ án này là đặc biệt lớn (con số đến 45.000 người và gần 2.000 tỷ đồng) sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cũng như nhiều hệ lụy tiêu cực nặng nề đối với bị hại và niềm tin của người dân dành cho mô hình Bán hàng đa cấp, làm cho mô hình bán hàng đa cấp ở Việt Nam rất khó phát triển sau vụ án này. Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp tiếp tay cho Công ty này lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức. PV: Như cơ quan điều tra đã thông tin thì 7 vị lãnh đạo của Công ty Liên Kết Việt phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Công ty Liên Kết Việt không chỉ lừa đảo người dân mà còn làm giả Bằng khen của Thủ tướng và một số giấy tờ khác. Luật sư nhận định như thế nào về kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan điều tra? Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý thì Công ty Liên Kết Việt còn phạm tội danh gì nữa, thưa Luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Trên cơ sở chuỗi những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của Công ty Liên Kết Việt, tôi cho rằng các đối tượng không chỉ thực hiện duy nhất hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" mà các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải đưa ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh, thích đáng đối với một loạt các hành vi và tội danh tương ứng. Cụ thể, những đối tượng này đã liền lúc phạm các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp"; "Kinh doanh trái phép"; "Sản xuất hàng giả” theo quy định của Bộ luật Hình sự. Thứ nhất, hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được thể hiện rõ thông qua “Kết quả xác minh tại Ban thi đua khen thưởng Trung ương cho thấy trong hồ sơ lưu trữ không có tài liệu nào thể hiện Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng khen cho Công ty Liên kết Việt”. Hành vi này xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức và xâm phạm sự hoạt động bình thường, uy tín của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước về con dấu, tài liêu hoặc giấy tờ khác. Đây là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Trên thực tế, để tạo hình ảnh thì các đối tượng đã trang trọng treo tại trụ sở công ty đồng thời đưa lên website với mục đích quảng bá, chỉ khi điều tra mới phát hiện những tài liệu đó là giả. Vậy trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra cần thiết mở rộng điều tra về hành vi này, đủ dấu hiệu cần khởi tố bổ sung về tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” - theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Hình sự. Thứ hai, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện qua việc Công ty Liên Kết Việt có bán, phân phối ra thị trường máy vật lý trị liệu GREAT-12 in tem nhãn và logo sản phẩm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và máy khử độc Ozone (G13) dán mác đơn vị sản xuất lắp ráp là Công ty BQP hợp tác với Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng nhưng thực tế Bệnh viện 108 và Công ty Thanh Hà - Bộ Quốc phòng không hợp tác, liên doanh liên kết, nghiên cứu khoa học gì với Công ty Liên Kết Việt. Trong trường hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Công ty Thanh Hà đã đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật tại Cục Sở hữu trí tuệ và có quy mô thương mại lớn thì rõ ràng Công ty Liên Kết Việt đã sử dụng những nhãn hiệu này một cách bất hợp pháp nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, thậm chí còn cần phải xem xét hoạt động kinh doanh có trái phép hay không, hàng hóa sản phẩm có phải là hàng giả, hàng nhái hay không theo quy định tại Điều 171 tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp". Thứ ba, trong quá trình điều tra, truy tố xét xử đối với các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Liên Kết Việt, các cơ quan tiến hành tố tụng chắc chắn sẽ xem xét, mở rộng điều tra xác minh về những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Kinh doanh trái phép. Vì trong vụ án này đã có một số dấu hiệu liên quan về “hàng giả” được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013-NĐ-CP, theo đó hàng giả được chia làm 3 loại: hàng giả về nội dung, hàng giả về hình thức, hàng giả cả nội dung và hình thức. Như vậy, những sản phẩm do Công ty Liên Kết Việt mang bán, phân phối ra thị trường thực sự có giá trị sử dụng hay không, có vi phạm về mặt hình thức hay không, theo tôi các cơ quan chức năng cần thiết phải giám định để làm rõ hành vi. Trong quá trình điều tra, nếu xét thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Liên Kết Việt không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giả sử, Công ty Liên Kết Việt kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký cũng cần phải được cơ quan điều tra làm rõ để xử lý về hành vi này. PV: Vậy, với những tình tiết của vụ án như Luật sư đưa ra, ông nhận định về mức hình phạt trong vụ án kinh doanh đa cấp này như thế nào, thưa Luật sư? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Với tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do các đối tượng là “lãnh đạo” của Công ty Liên Kết Việt đã thực hiện một cách có tổ chức, sau khi điều tra, truy tố và tổng hợp hành vi, tổng hợp hình phạt (nếu có) và căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên thì các đối tượng khó có thể thoát được mức án tù chung thân và những hình phạt bổ sung như tịch thu tài sản, phạt tiền...”. Ngoài ra còn có thể khởi tố thêm về hành vi kinh doanh trái phép hoặc kinh doanh không đúng với ngành nghề theo Giấy Đăng ký kinh doanh được cấp nếu qua quá trình điều tra Cơ quan điều tra thấy có đủ dấu hiệu tội phạm. PV: Thưa Luật sư, làm thế nào để một người dân bình thường phân biệt được một công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Nếu như giả sử những người tham gia chịu khó một chút thì có thể tìm hiểu rất dễ các văn bản quy phạm pháp luật, hiện rất hệ thống và rõ ràng, có thể phân biệt được điều này. Bán hàng đa cấp bất chính đã được quy định rất rõ ở Điều 48 của Luật Cạnh tranh và Điều 5 của Nghị định 42 của Chính phủ về quản hoạt động bán hàng đa cấp, về những hành vi cấm đối với doanh nghiệp và người tham gia. Đồng thời, để kiểm tra những doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý Nhà nước chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì có thể tham khảo trên website của Cục Quản lý cạnh tranh, ở đó có công khai danh sách các công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và các thông tin liên quan lĩnh vực này. “Ảnh hưởng của mô hình kinh doanh đa cấp gây hậu quả rất lớn đối với người dân và xã hội vì nó biến tướng thành lừa đảo và lan rộng trên phạm vi rất lớn. Ở đây phải nói cũng có một phần trách nhiệm của Cơ quan Nhà nước và một số vị có chức vụ đã vô tình gián tiếp và tiếp tay cho Công ty trên để chiếm đoạt tiền của người dân và làm ảnh hưởng tới uy tín của nhiều tổ chức và lãnh đạo”, luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm. PV: Trân trọng cảm ơn Luật sư! Trân trọng./. | Nhận định pháp lý về vụ lừa đảo của cty Đa cấp Liên Kết Việt | [] | train | 4df7f48c-2047-4ebc-9b75-3bf81b3f0bd8 |
Ly hôn là một quan hệ dân sự được Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh nhưng dường như quan hệ này đang được hình sự hóa với quy định mới của Bộ luật hình sự có hiệu lực vào 1/7 tới.
Tại Điều 182 quy định về tội Xâm phạm chế độ một vợ, một chồng có quy định:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
<video autoplay="" class="vjs-tech" id="vitag_html5_api" muted="" preload="auto" src="http://media.adnetwork.vn/assets/player/jwp6/blank.mp4" style="margin: 0px; padding: 0px; list-style: none; outline: none; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 490px; height: 276px; word-wrap: break-word !important; max-width: 500px !important;">
</video>
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Ly hôn là một hiện tượng xã hội và thậm chí nó còn là một quyền được pháp luật ghi nhận, cụ thể Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Như vậy, vợ chồng có quyền ly hôn bất cứ lúc nào nếu cảm thấy không thể duy trì cuộc hôn nhân của mình. Quyền này xuất phát từ mong muốn và ý chí của hai bên vợ chồng, không ai có thể cấm hay tước bỏ. Nhưng nếu ly hôn có thể phải đi tù thậm chí trong cả trường hợp hai bên vợ chồng thỏa thuận ly hôn thì rõ ràng pháp luật đang hạn chế quyền được yêu cầu ly hôn. Bởi lẽ họ sẽ phải lựa chọn một là tiếp tục sống cuộc sống không hạnh phúc hai là có thể phải ngồi tù......
http://www.nguoiduatin.vn/ngoai-tinh-dan-den-ly-hon-phai-ngoi-tu-quyen-cong-dan-bi-han-che-a229638.html | Ngoại tình dẫn đến ly hôn phải ngồi tù: Quyền công dân bị hạn chế? | [] | train | 5e4e7bd0-d865-4383-a16d-31f2783967d2 |
Tình hình là có lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5 rồi, cư dân mạng đang tranh cãi về thực trạng số ngày nghỉ hiện nay.
Ông A ý kiến rằng: “....Miệng thì lên tiếng công dân Việt năng suất lao động thấp, mặt thì lại dồn đa phần lễ hội vào cùng thời điểm…bảo sao làm việc hiệu quả được…”
Chị B nọ lại tiếp thêm: “Lo nghỉ miết không lo làm, hèn chi nghèo là phải…”
Tiếp đến “Lại nghỉ nữa hả, chạy doanh số chết luôn…”
Còn anh C thì nói “Thử nhìn ra nước ngoài rồi so sánh xem, nước mình nghỉ vậy là ít, người nước ngoài họ được nghỉ nhiều hơn…”
Anh D than thở “Năm nay nghỉ ít hơn năm ngoái…”
Nghe tranh cãi khí thế, mình đây không phải là Bộ trưởng, Thủ tướng hay Quốc hội (nói chung là cơ quan quyết định mấy ngày nghỉ này) nghe còn nhức đầu, huống chi là họ.
Về phía người lao động, cho nghỉ nhiều, sướng cho họ thì lại bị nói là nghỉ nhiều, làm sao mà đạt hiệu quả được rồi nền kinh tế sao mà phát triển được? Cho nghỉ ít thì lại bị nói người nước ngoài được nghỉ nhiều, người mình làm gì làm hoài không thấy nghỉ…
Rốt cuộc nghỉ bao nhiêu ngày thì tốt cho tất cả? Mình thấy sao cũng có người có ý kiến.
Cá nhân mình thì thấy lịch nghỉ vậy phù hợp rồi, máy chạy nóng thì cũng cần có nghỉ ngơi, người làm việc cũng vậy, cũng phải có khoảng cách thời gian để nghỉ ngơi, để tái tạo ra sức lao động mới chứ.
Về phía cơ quan ban hành, theo mình cũng cần có cái nhìn đúng đắn, không phải cứ có ý kiến là phải thay đổi. Kẻo thành “đẽo cày giữa đường” thì nguy.
Vừa rồi, nhiều ý kiến, đề xuất bỏ Tết Ta, dồn lại thành 1 đợt nghỉ Tết thôi (dồn vào Tết Tây) thay vì nghỉ 2 đợt và đứt quãng như hiện nay.
Thử nghĩ xem, nước ta bao đời nay, Tết Ta là truyền thống văn hóa dân tộc, nếu bỏ đi, dồn chung vào ngày nghỉ Tết Tây như nước ngoài, thì liệu văn hóa dân tộc có còn được gìn giữ hay bị mai một, liệu rằng chúng ta đang theo xu hướng sính ngoại, hòa tan mà không gọi là hòa nhập với các bạn quốc tế nữa. | Nghỉ lễ, Tết: bao nhiêu ngày thì tốt cho tất cả? | [] | train | cb28c6c3-a674-4878-8941-fafebb084b03 |
Sau 5 năm đàm phán, ngày 26/1/2015, các nước thành viên TPP đã công bố bản toàn văn chính thức của Hiệp định Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP đã được chính thức ký kết tại New Zealand. Nội dung Hiệp định gồm 30 Chương và Phụ lục, một loạt Thư song phương giữa các quốc gia được ký kết đồng nghĩa với việc hàng loạt các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nội dung của Hiệp định. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam đã có các dấu hiệu cho thấy sự biến chuyển trên mọi phương diện về nhân sự, cơ cấu tổ chức, định hướng sản xuất kinh doanh, sẵn sàng đón nhận một sân chơi mới, một thị trường "Mở" và "Phẳng" giữa của 12 quốc gia và hơn 600 triệu dân, trong đó là các cường quốc kinh tế trên thế giới như như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore.v.v.. Về phía Nhà nước Việt Nam, các công tác chuẩn bị cho việc "Nội luật hóa" đã và đang được triển khai gấp rút và sẽ còn là một quá trình lâu dài. Về phía những người học luật và làm luật, việc theo dõi và đánh giá quá trình nội luật hóa và sự tác động tới đến sống xã hội và đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam là một phần trách nhiệm. Trân trọng cảm ơn. LS. Đậu Quốc Dũng - Công ty Luật Vietthink 29/02/2016 | TPP - Quá trình nội luật hóa tại Việt Nam | [] | train | dc32b899-3147-4dd4-845c-568a8fcd7e8f |
>> Những việc cần làm trước khi quan hệ tình dục
1. Có thể mất đi một khối tài sản lớn Khi yêu, ai cũng mong muốn được yêu, kết hôn và sống với nhau đến đầu bạc răng long. Nhưng cuộc đời không phải là giấc mơ, đôi khi hôn nhân bị tan vỡ và hai người phải nói lời chia tay. Sự việc sẽ trở nên phức tạp và rối rắm nếu trong quá trình ly hôn hai bên không thỏa thuận được việc phân chia tài sản; khi ấy, tòa án sẽ chia theo nguyên tắc “tài sản chung thì chia đôi, tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó”. Về mặt lý thuyết thì không có gì phải lo sợ điều này; nhưng thực tế, có rất nhiều trường hợp tài sản riêng (hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân) rất dễ biến thành tài sản chung, mà là tài sản chung thì phải áp dụng nguyên tắc chia đôi. Như vậy, người đóng góp tài sản riêng bị mất đi một khối tài sản lớn (đáng lẽ ra khối tài sản này thuộc về mình chứ không phải chia). Ví dụ 1: Anh Từ Đặc Biệt trước khi kết hôn có một biệt thự 500 m2 trên đường Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM; sau khi kết hôn với chị Trần Yến Ly thì hai vợ chồng thống nhất bán biệt thự của anh Biệt ở Quận 1, rồi dùng toàn bộ số tiền bán biệt thự để mua đất tại Quận 9, TP.HCM xây nhà trọ cho thuê và ở đó cho không khí thoáng mát (Giấy tờ nhà đất ở Quận 9 đứng tên cả hai vợ chồng). Một ngày đen tối bùng đến, đúng như tên gọi của hai người kết hợp lại là Biệt – Ly thì hai người ly hôn và yêu cầu tòa án chia tài sản (hai bên không thỏa thuận được việc chia tài sản). Trường hợp này, anh Biệt không còn bất kỳ giấy tờ nào để chứng minh với tòa án là tiền nhà đất ở quận 9 là chỉ do một mình anh mua (lấy từ tài sản riêng)... thế là tòa quyết định coi tài sản này là tài sản chung. Như vậy, số phận của anh Biệt lúc này giống cái họ của hai người ghép lại là Từ – Trần. Ví dụ 2: Sau khi kết hôn, anh Nghĩa Đức Thất được cha,mẹ ruột tặng nguyên một căn nhà 100 m2 ở Hồ Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội; sau đó một thời gian chị Trang Hi Vọng (vợ anh Thất) nói với chồng là “hai vợ,chồng mình đang có công việc ổn định tại TP.HCM, thời tiết trong này dễ chịu, và tương lai hai vợ chồng mình ở trong này chứ không có về quê được, hay anh bán căn nhà mà cha,mẹ cho anh rồi mình lấy tiền mua nhà ở trong này ở để không tốn tiền phòng trọ như hiện nay”, anh Thất thấy có lý và làm theo lời vợ. Vài năm sau, hai người quyết định ly hôn và câu chuyện chia tài sản cũng tương tự với trường hợp của vợ chồng anh Biệt – Ly. Lúc này, tâm trạng của anh Thất như cái tên của hai người ghép lại là Thất Vọng. Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Luật hôn nhân và Gia đình 2014
...
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 2. Có thể ngồi tù Những ai “bắt cá hai tay” hay “chích điện bắt nhiều cá cùng lúc” trong tình yêu thì cẩn trọng những điều sau nếu đã kết hôn. Khi yêu, pháp luật không cấm bạn một lúc yêu nhiều hơn một người nhưng đã kết hôn rồi thì pháp luật bắt buộc vợ,chồng phải có nghĩa vụ chung thủy. Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng – Luật hôn nhân và Gia đình 2014
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Nếu ai đó có hành vi ngoại tình thì có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng; thậm chí, có thể bị xử lý hình sự với hình phạt lên đến 3 năm tù. Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng – Nghị định 110/2013/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng – Bộ luật Hình sự 1999
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Đồng thời, khi chia tài sản chung (trong trường hợp ly hôn vì lý do ngoại tình) thì người nào ngoại tình được hưởng phần tài sản ít hơn người kia. Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
...
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
...
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên. Lời kết: Bài viết trên chỉ nêu ra những rủi ro mà bạn có thể mắc phải khi kết hôn, song cách giải quyết vấn đề như thế nào là nằm ở mỗi người. Hi vọng, mỗi người sẽ có một phương pháp riêng phù hợp với mình để tình yêu và hôn nhân được duy trì một cách tốt đẹp, không trái pháp luật, đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội. | Những điều cần biết trước khi kết hôn | [] | train | dd4f269d-d53c-493d-ab8f-671023d4ad0c |
MV “There’s no one at all” của Sơn Tùng bị người cho rằng MV chưa nhiều nội dung, hình ảnh tiêu cực, phản cảm, bạo lực.
Trả lời báo chí, ông Lê Quang Tự Do – Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng MV “There’s no one at all” của ca sỹ Sơn Tùng đã vi phạm khoản 4 Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn. Ông cũng cho hay, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đang phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có hướng xử lý chính thức.
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn:
4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm quy định về lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn như sau:
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Đồng thời, căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2016/TT-BTTTT quy định nguyên tắc, biện pháp và cơ chế phối hợp xử lý thông tin vi phạm trên mạng như sau:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP để xác định các thông tin vi phạm cần gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập đến.
Bộ Thông tin và Truyền thông gửi đề nghị phối hợp bằng văn bản hoặc qua phương tiện điện tử thông báo cho tổ chức, cá nhân nước ngoài về các thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP cần xử lý.
Sau khi nhận được đề nghị phối hợp từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian 24 (hai mươi tư) giờ, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới xác định thông tin vi phạm và thực hiện việc xử lý thông tin theo đề nghị.
Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài không xử lý thông tin vi phạm theo yêu cầu và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gửi thông báo lần 2. Trường hợp 24 giờ sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông gửi thông báo lần 2, nếu tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn tiếp tục không xử lý thông tin vi phạm theo đề nghị và cũng không phản hồi trở lại, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
Theo đó Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp Luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, MV “There’s no one at all” của Sơn Tùng có thể bị cấm và Sơn Tùng có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời MV này có thể bị gỡ bỏ hoặc chặn không cho người sử dụng tại Việt Nam truy cập đến.Cập nhật bởi ThanhLongLS lúc: 04/06/2022 02:09:03 | MV “There’s no one at all” của Sơn Tùng có thể bị xử lý như thế nào? | [
{
"law_id": "144/2020/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 144/2020/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "38/2021/NĐ-CP",
"text": "Nghị định 38/2021/NĐ-CP"
},
{
"law_id": "38/2016/TT-BTTTT",
"text": "Thông tư 38/2016/TT-BTTTT"
},
{
"law_id": "72/2013/NĐ-CP",
"text": "Nghị định số 72/2013/NĐ-CP"
}
] | train | afd76245-6d31-4ff1-b6a9-f5d985d4ce63 |
http://www.youtube.com/watch?v=PLxKhnFurDk
Nguyễn Hoàng Minh (20 tuổi) cười, tỏ ra bình thản khi khai về hành vi sát hại ông lão ở Sài Gòn vì không đồng ý trả thêm tiền xe ôm. Nam thanh niên có vẻ ngoài như "hot boy" từng đoạt giải võ thuật, có cha là người Singapore đã kẹp cổ nạn nhân đến tắt thở rồi cướp xe, đồng hồ, điện thoại.
Nguồn: Vnexpress | [Video] Lạnh người thiếu gia Việt kiều bình thản lấy lời khai giết người | [] | train | 7f496361-add6-4d94-b1d4-b6de5a2d78c0 |
Cách đây vài ngày, báo chí thế giới loan tin: Hãng sản xuất kẹo Snickers thông báo thu hồi loại kẹo này tại Việt Nam và 54 nước khác với lý do: 1 khách hàng phát hiện có một miếng nhựa trong thanh kẹo Snickers.
Từ câu chuyện này lại nhớ đến vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát ở nước mình, rồi mới thấy sao ở mình coi mạng người rẻ quá….:(Ở nước người ta, chỉ cần khách hàng phát hiện ra một miếng nhựa trong viên kẹo thôi, báo với hãng sản xuất đó là họ thông báo thu hồi ngay, mà không phải thu hồi chỉ miếng kẹo đó mà thu hồi loại kẹo đó ở các nước được bán ra luôn. Không chỉ thu hồi không thôi mà hãng sản xuất này còn công bố với người tiêu dùng rằng: “Chúng tôi không thể chắc chắn rằng chỉ có mỗi miếng nhựa này rơi vào thanh kẹo Snickers đó. Chúng tôi không muốn sản phẩm bán ra thị trường có thể không đáp ứng yêu cầu chất lượng của chúng tôi, vì vậy chúng tôi quyết định thu hồi tất cả". Được biết trước đó, hãng này cũng đã tự nguyện thu hồi lô sản phẩm kẹo chocolate M&M chứa bơ đậu phộng có khả năng gây dị ứng. Hành động này của hãng sản xuất kẹo Snickers không chỉ trân trọng, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng mà hãng này còn nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình. Còn ở mình, phát hiện con ruồi có trong chai nước ngọt, báo với hãng sản xuất, hãng này yêu cầu gặp để mua chuộc sự im lặng về sản phẩm lỗi của mình. Vừa nhận được tiền chuộc, cũng là lúc bị còng tay. Lên tiếng sản phẩm lỗi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người tiêu dùng khác không những không nhận được sự đáp trả đúng đắn về sản phẩm lỗi mà còn bị ngồi tù, để lại đứa con thơ, nhìn hình ảnh mà không chịu được, không biết phía sản xuất nghĩ gì khi thấy hình ảnh này nhỉ? Thế mới nói, so sánh 2 câu chuyện tương tự nhau, nhưng cách hành xử của 2 hãng sản xuất khác nhau mới thấy được mạng người ở đâu được trân trọng, bảo vệ, còn ở đâu bị coi rẻ? Còn các bạn, các bạn nghĩ sao về vấn đề này? | Chuyện con ruồi và cái thanh nhựa | [] | train | 4617f981-8905-42ec-ae22-6435d990326f |
Theo Điều 8 của Thông tư 01/2016/TT-BCA thì cảnh sát giao thông phải tuần tra, kiểm soát công khai thông qua 04 phương thức sau:
(i) Tuần tra, kiểm soát cơ động.
(ii) Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông.
(iii) Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
(iv) Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Đồng thời, khi tuần tra, kiểm soát công khai cảnh sát giao thông phải sử dụng trang phục đúng quy định của Bộ Công an.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt cảnh sát giao thông có thể tuần tra, kiểm soát không công khai bằng hình thức hóa trang theo Điều 9 của Thông tư 01/2016-BCA.
Như vậy, chỉ trong trường hợp cảnh sát giao thông mặc thường phục (hóa trang) mới được “núp lùm” để tuần tra, kiểm soát (như là bắn tốc độ…); còn trường hợp cảnh sát giao thông mặc quân phục thì buộc phải tuần tra, kiểm soát một cách công khai chứ không được “núp lùm” để xử phạt người vi phạm giao thông.“Phải chấm dứt ngay tình trạng đứng núp khi làm nhiệm vụ. Nghiêm cấm việc rút, giật chìa khóa trên xe người vi phạm”.
Đó là khẳng định của đại tá Đào Vịnh Thắng, trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về việc chấn chỉnh những việc làm chưa đúng của lực lượng CSGT thủ đô. Ông Thắng cho biết:
- Để nâng cao chất lượng CSGT của Hà Nội, giám đốc Công an TP đã có quyết định về những việc được làm và không được làm của CSGT. Tuy nhiên, thời gian qua có một bộ phận cán bộ chiến sĩ làm chưa đúng, để nhân dân đánh giá về thái độ, tác phong chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Có việc người dân phản ảnh về một số cán bộ chiến sĩ đứng ở chỗ khuất nhằm bắt lỗi vi phạm đối với người tham gia giao thông để xử lý. Hoạt động này không công khai, dễ gây hiểu lầm trong nhân dân. Do đó, chúng tôi phải siết chặt việc làm của cán bộ chiến sĩ khi ra đường, tránh gây ảnh hưởng, mất uy tín của CSGT.
Chúng tôi quyết định muộn nhất đến đầu năm 2015 phải chấm dứt hoàn toàn tình trạng cán bộ chiến sĩ túm tụm, không được đứng núp, không được giật chìa khóa, không được chỉ gậy vào người tham gia giao thông khi người ta có sai phạm. Đây là những biện pháp nhằm công khai, minh bạch hoạt động của lực lượng CSGT thủ đô, để người dân cùng giám sát hoạt động của lực lượng.
Đại tá Đào Vịnh Thắng | Thông tư 01/2016/TT-BCA: Cấm cảnh sát giao thông “núp lùm” | [] | train | bf0a48b1-78da-4907-a78a-9cb2b64c689f |
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương-Tài chính, từ 15h ngày 18/2, giá bán lẻ xăng A92 trong nước giảm 961 đồng/lít, xăng sinh học E5 giảm 942 đồng/lít. Giá bán lẻ các mặt hàng dầu được giữ nguyên. Với mức giảm này, giá bán lẻ mặt hàng xăng A95 và A92 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam xuống còn 14.450 đồng/lít và 13.750 đồng/lít. Xăng sinh học E5 xuống còn 13.320 đồng/lít trong khi dầu diesel loại 0,5S giữ ở mức 9.580 đồng/lít, dầu hỏa có giá 8.900 đồng/lít. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá xăng được điều chỉnh giảm tính từ đầu năm 2016 đến nay. Còn nếu tính nửa cuối năm 2015 đến nay, giá xăng đã giảm 16 lần với mức giảm tổng cộng gần 7.000 đồng/lít và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 đến nay.
Vậy tại sao giá vận tải không giảm? Có phải đây là một nghịch lý trên thị trường. Khi mà giá xăng dầu tăng các doanh nghiệp vận tải đồng loạt tăng giá cước. Nhưng khi giá xăng đã giảm mạnh thì các DN vấn tải vẫn chưa có động thái nào để giảm giá cước với nhiều lý do như thuế vẫn cao, chi phí cho các dịch vụ khác chưa đủ bù đắp phí. | Xăng giảm kỷ lục rồi! Giá vận tải sao không giảm? | [] | train | 8644ae69-7056-4163-ac80-adb10aff4bc0 |
Hôm nay ngồi xem lại một số điều luật, thấy có chút vướng mắc khi áp dụng quy định tại Điều 47 BLHS1999-2009 và trong Bộ luật hình sự năm 2015 được quy định tại Điều 54.
Theo quy định này cũng như hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP và Công văn số 148 năm 2002 của TANDTC đọc qua thấy không có gì thắc mắc lắm, nếu tất cả các điều luật trong BLHS đều thống nhất cách sắp xếp điều khoản theo thứ tự từ thấp đến cao hoặc ngược lại.
Nhưng không phải tất cả các điều luật đều có cách sắp xếp như vậy, có điều luật sắp xếp thứ tự rồi đột ngột chuyển hướng thì Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS để quyết định hình phạt nhẹ hơn như thế nào.
Xin trích dẫn Điều 47 BLHS1999-2009:
Điều 47: Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật.
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Xin trích dẫn Điều 54 BLHS 2015:Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. Giả sử một trường hợp áp dụng trong thực tiễn đối với tội Hiếp dâm theo Điều 111 BLHS 1999-2009: Điều 111. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mười năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Giả sử rằng bị cáo phạm tội và bị đề nghị áp dụng Khoản 4 Điều 111 BLHS 1999-2009, bản thân bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đủ điều kiện để áp dụng Điều 47, thì HĐXX áp dụng quy định "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật" như thế nào cho đúng? Bị cáo sẽ được quyết định hình phạt nhẹ hơn nhưng ở mức nào, điều khoản nào của điều luật? Quả thực đây là một vướng mắc trong thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999-2009; không biết khi nghiên cứu kỹ Bộ luật hình sự năm 2015 có còn vướng phải hay không. | Cùng bàn về quy định "Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định" theo Điều 47 BLHS | [] | train | 0e54187a-063d-43c9-bda8-c7937996bcea |
http://www.youtube.com/watch?v=d3rJfrH-LEU
Sự việc xảy ra vào ngày 15/2 tại đường Trần Kế Xương (Phường 7, quận Phú Nhuận, TP. HCM). Một đôi nam nữ được cho là đã vi phạm luật khi tham gia giao thông, tuy nhiên, khi được yêu cầu dừng xe, nam thanh niên đi xe máy còn có những hành động xúc phạm đến chiến sĩ cảnh sát và cố tình bỏ chạy.
Khi đã đuổi kịp người vi phạm, chiến sĩ CSGT đã hành xử với một tác phong bình tĩnh, cẩn trọng. Yêu cầu cho xem giấy tờ xe, giải thích các lỗi vi phạm rõ ràng và yêu cầu người vi phạm về đồn giải quyết. Tất cả sẽ chỉ dừng lại ở việc giải thích các lỗi vì đây là trách nhiệm của chiến sỹ CSGT.
Tuy nhiên, với câu nói lo lắng cho tính mạng của người vi phạm, chiến sỹ trong đoạn clip nói trên đã nhận được sự ủng hộ lớn từ những người có mặt hiện trường đến cộng đồng dư luận. Clip quay tình cờ nhưng đã được chia sẻ rất nhiều trong ngày qua, tạo sức lan tỏa trong dư luận. Hy vọng về một điều gì đó sẽ thay đổi, hy vọng CSGT ai cũng mẫu mực như chiến sỹ trong clip.
Nguồn: Facebook, Kenh14 | CSGT mẫu mực - phải như thế nào? | [] | train | 75e55744-ea9a-40d9-affb-82c2797adcf3 |
Bài viết này do thầy mình - TS NGUYỄN VĂN TIẾN (Trường ĐH Luật TP.HCM) viết, thấy khá hay nên chia sẻ cho các bạn.
>>> Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Toàn bộ điểm mới
Một điểm mới nổi bật của BLTTDS 2015 là quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định. Theo BLTTDS 2015, gặp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng, thay vì từ chối thụ lý như trước, các tòa án sẽ phải áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết yêu cầu của người dân. Sẽ khả thi Đã có những ý kiến lo ngại rằng nếu áp dụng quy định trên sẽ dẫn đến hệ quả là do không có điều luật nên tòa không có căn cứ để xét xử. Trong khi đó, án lệ chưa phải là một nguồn luật chính thức ở nước ta. Việc áp dụng nguyên tắc tương tự và theo lẽ công bằng dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện. Nếu tòa dựa vào phong tục, tập quán để quyết định thì cùng một vụ việc, các tòa khác nhau có cách giải quyết, có kết quả xét xử rất khác nhau, làm cho hệ thống pháp luật bị chia cắt, thiếu thống nhất... Tuy nhiên theo tôi, chúng ta đã tiếp cận, nghiên cứu, học hỏi về án lệ khá nhiều và bước đầu đã có kinh nghiệm trong việc xây dựng án lệ. TAND Tối cao đã có thời gian dài nghiên cứu về án lệ và cơ quan này hiện đã xây dựng nghị quyết về án lệ. Do đó việc ngần ngại áp dụng án lệ là không thuyết phục. Mặt khác, tập quán trong lĩnh vực dân sự và hôn nhân, gia đình cũng đã được quy định trong luật và đang được tập hợp, thông qua để áp dụng. Về áp dụng tương tự pháp luật, luật pháp nước ta đã quy định từ lâu và thực tiễn là các tòa vẫn áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình… Như vậy quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng là hoàn toàn có cơ sở và có tính khả thi. Ðề cao quyền con người, quyền công dân Có thể nói quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng đã thể hiện rõ việc Đảng, Nhà nước ta ngày càng đề cao quyền con người, tăng cường quyền công dân trong pháp luật. Đây là xu thế tất yếu của thời đại, hội nhập quốc tế về công tác tư pháp, xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Việc tăng cường quyền công dân theo hướng mở rộng nội dung quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của người dân đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là chủ trương đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xã hội. Chúng ta không thể duy trì tình trạng bất hợp lý là công dân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nhưng không được bảo vệ. Người dân phải có quyền được tiếp cận công lý, quyền được bảo vệ bằng pháp luật. Với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tòa án có trách nhiệm giải quyết tất cả tranh chấp, yêu cầu phát sinh trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình. Nếu tòa không thực hiện nhiệm vụ này có thể sẽ dẫn đến tình trạng người dân vì bức xúc mà tự xử bằng “luật rừng” với nhau, gây bất ổn về an ninh, trật tự xã hội. Một số tranh chấp tòa từng từ chối thụ lý - Trước năm 2007, khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình chơi hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ), người dân khởi kiện thì các tòa đều từ chối thụ lý với lý do pháp luật chưa có quy định, cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết của tòa án với tranh chấp dạng này. Đến năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144 quy định về hình thức họ; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những người tham gia họ; chính sách của Nhà nước... Tháng 4-2007, TAND Tối cao đã ban hành Công văn số 40 hướng dẫn thụ lý, giải quyết tranh chấp về họ. Kể từ đó yêu cầu khởi kiện của người dân trong tranh chấp về họ mới được các tòa địa phương thụ lý, giải quyết. - Những năm qua các tòa địa phương đã gặp không ít trường hợp người dân khởi kiện yêu cầu giải quyết về quyền di dời, quản lý, trông nom… mồ mả, hài cốt. Tuy nhiên, các tòa đều từ chối thụ lý với lý do chưa có quy định, hướng dẫn là tòa án hay UBND giải quyết dạng tranh chấp này. Với các tranh chấp đất đai có liên quan đến mồ mả, TAND Tối cao cũng chỉ có công văn hướng dẫn trong ngành là chỉ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, không giải quyết phần mồ mả. Tạo thuận lợi cho đương sự Nghị quyết 49 ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã yêu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của tòa án đối với các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự, người yêu cầu tham gia tố tụng, bảo đảm nhiệm vụ của tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. | Ðược kiện dù không có luật: Quy định tiến bộ | [] | train | 20c0574b-98fc-4d60-9e8c-b6c5d9f77cce |
MỒNG MỘT TẾT BÍNH THÂN
KhỈ năm hổ tháng khỉ ngày
Tiết oi nắng cực trời thay vận dời
Mấy lời viết nháp để chơi
Thành ra ứng nghiệm thiên thời chế đi
Một mai thành quả ra ri
Tiên sinh đùa nói việc gì cũng nên !
MỒNG HAI TẾT BÍNH THÂN
Ngày gà phượng múa rồng bay
Ta xem thiên vận điều hay rõ ràng
Thiên thời địa lợi chủ sang
Dẹp đi nhũng nhiễu quan tham khốn cùng
Sự đời hết đục lại trong
Báo tin Quy thuận lụt rang rét dài
Hân hoan lộc nụ hoa đài
Đón xuân trang điểm đào mai đèn mầu
Từ nay Dân Chủ thượng lầu
Giả danh chui rúc tiền đầu dân lên
QUÁ KHỨ VÀ TƯƠNG LAI (con dê và con khỉ)
Lão già chúa tể ao trâu
Nghe đâu dân thịnh tìm chầu diêm vương
Thấy đời bùng phát lẽ thường
Sự kiện trọng đại Quân trường đổi thay
Một lời nói nhiều nghĩa hay
Chung quy đổi lốt về tay hiền tài !
MỒNG BA TẾT BÍNH THÂN
Ngày cuối tết xuân còn dài
Ai đang cạn nghĩ bỏ hoài mình xây
Xuân này bình nước mới đầy
Nhân văn quân tử ta tây hội hè
Lục bát đa nghĩa đa phe
Thất ngôn cổ hũ xôi chè tiễn đưa
Lời mùi nắng gió mây mưa
Trộn xuân bất tận thân ưa thập thành
| CAFE DANLUAT VÀ TÂM SỰ NGÀY XUÂN | [] | train | b49ebeba-7f94-4798-a2b8-87c7f007fdc4 |
Khoảnh khoắc giao thừa đã tới, thay mặt Ban quản trị Mạng cộng đồng Dân luật kính chúc các thành viên một năm mới vui tươi, thành công.
| DÂN LUẬT CHÚC TẾT BÍNH THÂN | [] | train | cd49e1fd-2224-4874-9846-6b2cd482b85b |
Năm con dê đã sắp hết, năm con khỉ đang tới rất gần, Trước tiên xin gửi tới các thành viên Dân Luật lời chúc mừng năm mới. Như tựa đề, theo các bạn, vụ án nào là một trong những vụ án tiêu biểu, thu hút được sự quan tâm của dư luận nhất trong năm vừa qua ?
Em xin đề cử trước vụ Tân Hiệp Phát và con ruồi 500 triệu. | Vụ án nào hot nhất năm qua ? | [] | train | e6bdea6b-306c-400f-871f-c4818aee6444 |
Ngày 22/4/2022, Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng để điều tra về cùng hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” mà Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can trước đó. Vì sao công an tiếp tục khởi tố vụ án liên quan bà Hằng? Quy định nhập/tách vụ án hiện nay ra sao?Về vấn đề này, Luật sư Hồ Quang Khánh (Công ty Luật TNHH HK & Gia Luật) có ý kiến như sau: Khoản 4 điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được hiểu là tội phạm xảy ra ở địa phương nào thì cơ quan CSĐT địa phương đấy tiếp nhận xử lý, không phải theo nơi cư trú.
Trong trường hợp này, theo thông tin truyền thông, bà Hằng bị nhiều cá nhân tố giác tội phạm tại Công an TP.HCM và Công an Tỉnh Bình Dương.
Vụ án tại Công an Tp HCM, thông tin ban đầu cho biết, bà Hằng bị khởi tố theo đơn tố giác của ca sỹ Vy Oanh, như vậy việc bà Hằng thực hiện tội phạm với ca sỹ Vy Oanh tại các buổi livestream là tại TP.HCM, nên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thụ lý, khởi tố và điều tra vụ án là đúng thẩm quyền.
Riêng vụ án tại Bình Dương, chắc chắn không liên quan đến đơn tố giác của ca sỹ Vy Oanh, vì Cơ quan CSĐT Tp HCM đã khởi tố rồi, mà có thể liên quan đến các cá nhân khác tố cáo bà Hằng, nhiều khả năng nhắm đến hành vi livestream của bà Hằng và một số cá nhân liên quan tại công ty Đại Nam ở Bình Dương.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an Tỉnh Bình Dương chưa khởi tố bị can vì có thể trong vụ này không chỉ khởi tố riêng bà Hằng, mà có thể còn có đồng phạm, nên việc thu thập đầy đủ chứng cứ là yếu tố cẩn trọng, để tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm. Lưu ý: Công an tỉnh Bình Dương cho biết hiện vụ việc của bà Hằng chỉ mới khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về thời điểm khởi tố vụ án, khởi tố bị can như sau: * Thời điểm khởi tố vụ án là khi xác định có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, pháp nhân thực hiện thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định (Khoản 1 Điều 432; Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). * Thời điểm khởi tố bị can là sau khi thực hiện khởi tố vụ án và có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự 2015 quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Lưu ý, có một số cơ quan điều tra khác của bộ quốc phòng, biên phòng, hải quan, kiểm lâm… có thể thực hiện toàn bộ khâu điều tra vụ án hoặc thực hiện các công đoạn ban đầu, không chỉ duy nhất cơ quan điều tra của bên công an. Căn cứ các quy định nêu trên, dù công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì công an tỉnh Bình Dương vẫn có thể khởi tố vụ án liên quan đến bà Hằng. Tuy nhiên, khả năng Công an tỉnh Bình Dương có phối hợp với Công an TP.HCM nhập vụ án để để một nơi xử lý hay không thì còn phụ thuộc vào quyết định của các cơ quan này dựa trên quy định pháp luật. Vậy việc nhập/tách vụ án hình sự được quy định thế nào? Các trường hợp nhập vụ án hình sự Theo khoản 1, Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi có một trong những căn cứ sau, Cơ quan CSĐT có thể nhập vụ án để giải quyết: - Bị can phạm nhiều tội; - Bị can phạm tội nhiều lần; - Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Trong vụ án này, về pháp lý cơ quan tiến hành tố tụng có thể nhập vụ án để điều tra. Nếu nhập vụ án thì Cơ quan CSĐT Công an Tp Hồ Chí Minh nhiều khả năng sẽ là cơ quan điều tra cuối cùng. Việc nhập vụ án được thực hiện nếu trong quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng nhận thấy có đủ căn cứ pháp lý như nêu bên trên và xét thấy cần thiết phải nhập để xử lý vụ án một cách toàn diện, chính xác và kịp thời nhất. Tuy nhiên, nếu đặt tính khách quan lên hàng đầu, cơ quan tiến hành tố tụng có thể không nhập vụ án trong giai đoạn điều tra mà vẫn điều tra độc lập, trên cơ sở trao đổi, thông tin chặt chẽ với nhau để xác định sự thật khách quan của vụ án. Việc nhập vụ án có thể được xem xét thực hiện trong giai đoạn xét xử tại TAND có thẩm quyền. Các trường hợp tách vụ án hình sự Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Như vậy, hiện tại không có quy định bắt buộc phải nhập hoặc tách vụ án hình sự mà đây là quy định tùy nghi, phụ thuộc quyết định của cơ quan điều tra. Việc nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra phải thỏa mãn 02 điều kiện: - Thứ nhất, có căn cứ pháp lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; - Thứ 2, phải có tính cần thiết, mà tính cần thiết này do cơ quan CSĐT và VKSND đánh giá trong thực tiễn điều tra vụ án, rồi mới quyết định. Luật không bắt buộc nhưng có hướng dẫn rõ. Mức án khi tách hoặc nhập vụ án hình sự Nếu không nhập vụ án để điều tra thì mức án sẽ là tổng hợp hình phạt của từng bản án. Còn nếu nhập vụ án để điều tra thì có thể bị truy cứu TNHS với với tình tiết tăng nặng là phạm tội 02 lần trở lên. Cập nhật bởi admin lúc: 23/04/2022 09:43:26 | Từ vụ bà Phương Hằng: Khi nào tách, nhập vụ án hình sự? | [
{
"law_id": "101/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Tố tụng hình sự 2015"
},
{
"law_id": "101/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Tố tụng hình sự 2015"
},
{
"law_id": "100/2015/QH13",
"text": "Bộ luật hình sự 2015"
},
{
"law_id": "101/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Tố tụng hình sự 2015"
},
{
"law_id": "101/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Tố tụng hình sự 2015"
},
{
"law_id": "101/2015/QH13",
"text": "Bộ luật Tố tụng hình sự 2015"
}
] | train | 033eea66-32eb-488d-8847-5c26ee0561b6 |
Hôm nay đã là ngày cận tết. Năm nay cộng đồng Dân Luật có ăn Tết to không vậy?
Mấy hôm nay có nhiều tin tức liên quan đến vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm quá.Nghe thôi mà cũng không biết ăn gì cho sạch và đảm bảo nữa.
-Thịt lợn bị ngâm Huyết Bò và hóa chất để biến thành thịt bò và bán ra thị trường
-Đặc sản thịt trâu gác bếp thì là Trâu chết đốt củi gác thùng phi
-Táo tầu thì sản xuất mất vệ sinh, có quả đã có Ròi và ngâm vào đường đã qua quá nhiều lần sử dụng.
-Đến cửa hàng Ô Mai nổi tiếng Hà Nội như Tinh Hoa Quà Việt cũng bị thanh tra và kết quả là đường hóa học gấp nhiều lần mức độ cho phép.
- Công ty rau sạch như " Đạo Đức " cũng lấy nguồn không rõ ràng tung ra thị trường.
Vậy Tết này biết ăn gì đây?
| Tết này ăn gì để đảm bảo An Toàn VSTP | [] | train | 58ae6c11-e072-4c6a-8253-03b9b2895ae3 |
Vào ngày 16/12/2015, Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành đã bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù đã tồn tại trên thế giới hàng trăm năm, nhưng ở Việt Nam là nguồn luật khá mới mẻ. Do đó, việc đặt ra các nguyên tắc xây dựng án lệ như thế nào vẫn đang còn nhiều quan điểm, luồng ý kiến khác nhau.
Trong khi câu hỏi “Có nên đưa tên thật của đương sự vào án lệ?” còn chưa có lời giải đáp, một vấn đề pháp lý mới đã được đưa lên bàn để phân tích và mổ xẻ - “Có nên hay không rút gọn án lệ?”
Cũng như việc đưa tên thật của đương sự vào án lệ, các luật gia đã chia thành hai luồng quan điểm chiều:- Quan điểm thứ nhất: “Án lệ rất quan trọng cả về hình thức và nội dung, về cách viết, cách lập luận, căn cứ pháp luật nên tất cả phải để nguyên thủy, không thể chỉnh sửa.” (Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) Để trở thành một án lệ, một bản án phải mang tính chuẩn mực, chứa đựng lập luận làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; Đồng thời, bản án đó phải có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau. Do đó, án lệ phải mang tính khách quan. Việc biên tập lại án lệ sẽ khiến bản án mang tính chủ quan của người biên tập, đôi khi khiến người đọc hiểu lầm và dễ áp dụng sai. Bên cạnh đó, để áp dụng án lệ vào trong quá trình xét xử, bắt buộc vụ việc phải có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau; nếu lược bớt các tình tiết dù nhỏ cũng có thể dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc xác định án lệ áp dụng. - Quan điểm thứ hai: Không nhất thiết phải “bưng nguyên toàn bộ bản án được chọn làm án lệ”, cần ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, tiện cho việc nghiên cứu và áp dụng. Thêm vào đó, khi biên tập lại để đưa vào hệ thống án lệ, bán án đều phải được thông qua bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao rồi mới ban hành, do đó, không thể xem là xuất phát từ ý chí chủ quan của một người. (Thẩm phán Trương Việt Hồng - Chánh án TAND huyện Cần Giờ, TP.HCM) Nhiều luật gia cho rằng, trên thực tế, do đặc điểm vùng miền, nhiều bản án khá khó hiểu và đôi khi có sử dụng cả từ địa phương. Vì vậy, chúng ta nên có sự biên tập lại các bản án này, bỏ bớt những chi tiết thừa, không cần thiết, có chú thích rõ ràng đối với những từ ngữ địa phương. Ngoài ra, còn một quan điểm thứ ba là sự kết hợp giữa hai quan điểm trên khi cho rằng cả hai đều có lý lẽ vững chắc. Vi vậy, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên dung hòa bằng cách giữ nguyên bản án gốc đồng thời biên tập thêm một cuốn án lệ tham khảo nhằm hỗ trợ việc nghiên cứu. | Án lệ - Nên hay không rút gọn? | [] | train | d12850d3-822d-45ba-90c1-f83e7586dbd0 |