title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1880 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822125 | Các ứng cử viên của đảng nhỏ khác có kết quả tệ hơn nhiều, khi Dow và Phelps lần lượt giành được 0,1 và 0,01%. Garfield đã thắng bang dao động quan trọng New York với cách biệt 20.000 phiếu bầu trong tổng số 1,1 triệu phiếu bầu ở đó. Các bang khác sít sao hơn nhiều; cách biệt chiến thắng của Hancock ở California chỉ là khoảng 144 phiếu bầu.
Lá phiếu Đại cử tri đoàn dù dựa trên lá phiếu phổ thông ở từng bang nhưng do sử dụng hệ thống "được ăn cả, ngã về không" chứ không sử dụng cách tính tỷ lệ nên có tầm quan trọng hơn lá phiếu phổ thông. Đúng như dự đoán, Hancock đã thắng tất cả các bang miền Nam và vùng biên, trong khi Garfield thắng tất cả các bang còn lại, trừ New Jersey, nơi mà ông thua khi kém Hancock chỉ 2000 phiếu bầu. Cả hai ứng cử viên đều thắng 19 bang, nhưng chiến thắng của Garfield ở miền Bắc đông dân hơn đã đem về chiến thắng cho ông với tỷ số 214–155 đại cử tri đoàn. Sự phân chia phiếu bầu theo khu vực càng củng cố sâu sắc hơn việc Đảng Cộng hòa không thể thắng miền Nam sau Tái thiết, nhưng chứng minh rằng họ có thể giành chiến thắng mà không cần cạnh tranh ở đây. Ngay cả khi Weaver bắt tay với đảng Dân chủ, thì Hancock chỉ thắng thêm Indiana và đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số trong cử tri đoàn. Hancock tin chắc rằng đảng Cộng hòa thắng New York nhờ gian lận. Thiếu bằng chứng và ký ức về hỗn loạn trong cuộc bầu cử gây tranh cãi 4 năm trước đó, Đảng Dân chủ đã không truy tận gốc vấn đề này.
California lần đầu tiên ủng hộ cho người thua đến từ Đảng Dân chủ, điều sẽ không xảy ra nữa cho đến năm 2000. Đảng Cộng hòa sẽ không giành chiến thắng nếu không có New Jersey và Delaware cho đến năm 2000. Nevada cũng lần đầu tiên bỏ phiếu cho ứng cử viên Đảng Dân chủ thua cuộc.
Bất thường.
Tại Virginia, sự chia rẽ trong Đảng Dân chủ về việc thanh toán các khoản nợ của tiểu bang đã dẫn đến việc hai phe phái cùng trong Đảng Dân chủ thực hiện các chiến dịch khác nhau tại đây, một là phái "Funder", ủng hộ trả hết khoản nợ; một là phái "Readjuster", không ủng hộ điều này. Cả 2 phe đều ủng hộ Hancock. |
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1880 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822125 | Cả 2 phe đều ủng hộ Hancock. Các đảng viên Cộng hòa ban đầu hy vọng sự chia rẽ có thể giúp Garfield giành được bang này, nhưng kết quả lại khác. Readjuster mang về cho Hancock 31.527 phiếu bầu, trong khi chỉ phe Funder đã mang về 96.449 phiếu bầu, đủ để đánh bại Đảng Cộng hòa, chỉ giành 84.020 phiếu bầu.
Mặc dù Hancock đã giành được phần nhiều phiếu phổ thông của Georgia một cách dễ dàng, nhưng có sự bất thường trong số phiếu đại cử tri tại đây. Theo Điều II, Mục 1, khoản 3 của Hiến pháp, "Quốc hội có thể ấn định thời điểm lựa chọn các Đại cử tri, và ngày mà họ sẽ bỏ phiếu; ngày đó sẽ giống nhau trên toàn Hoa Kỳ." Năm 1792, Quốc hội ấn định ngày Đại cử tri đoàn sẽ bỏ phiếu vào thứ Tư đầu tiên của tháng 12, ngày này vào năm 1880 rơi vào ngày 1 tháng 12. Tuy nhiên, các đại cử tri Georgia đã không bỏ phiếu vào ngày 1 tháng 12, thay vào đó bỏ phiếu vào thứ Tư tuần sau, ngày 8 tháng 12. Quốc hội, sau đó, vẫn kiểm phiếu bầu của Georgia; nếu họ không làm như vậy, số phiếu đại cử tri của Hancock sẽ giảm xuống 144 chứ không phải 155.
Tiểu bang sít sao.
Các bang có cách biệt chiến thắng dưới 1% (15 phiếu đại cử tri):
Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 1% và 5% (131 phiếu đại cử tri)
Các bang có cách biệt chiến thắng giữa 5% và 10% (58 phiếu đại cử tri)
Hậu bầu cử.
Khi Garfield nhậm chức vào tháng 3 năm 1881, sự chia rẽ của đảng Cộng hòa trước đó được hàn gắn một lần nữa tan rã. Garfield bổ nhiệm Blaine vào nội các, và phái Stalwart của Conkling trở nên khó chịu vì họ không có sự bảo trợ từ Tổng thống, ngay cả ở bang New York, quê hương của Conkling. Garfield đã bổ nhiệm William H. Robertson, một người ủng hộ cải cách công vụ, vào vị trí béo bở nhất trong chính quyền New York, và từ chối rút lại sự bổ nhiệm này bất chấp sự phản đối của Conkling; để đáp lại, Conkling và các đồng minh của ông đã đóng băng mọi quy trình lập pháp trong Thượng viện đang chia đều cho 2 đảng. Vào tháng 5, Conkling và Thượng nghị sĩ New York Thomas C. Platt từ chức khỏi Thượng viện để phản đối. |
Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1880 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822125 | Hai người thuộc phái Stalwart kỳ vọng cơ quan lập pháp New York sẽ bầu lại họ vào Thượng viện như một cách để cho thấy New York ủng hộ họ; dẫu vậy, cơ quan lập pháp bế tắc trong nhiều tháng, cuối cùng từ chối đưa 1 trong 2 người trở lại Thượng viện. Tuy nhiên, trước khi kết quả đó được thông cáo rộng rãi, Charles Guiteau, một người đàn ông tâm thần không ổn định tức giận vì thất nghiệp, đã bắn Garfield ở Washington, DC, vào ngày 2 tháng 7 năm 1881.
Garfield vẫn sống sót thêm tháng trước khi qua đời vào ngày 19 tháng 9 năm 1881. Phó Tổng thống Chester A. Arthur, thành viên phái Stalwart từ New York, tuyên thệ nhậm chức kế nhiệm tổng thống vào đêm đó. Việc Garfield bị sát hại bởi một kẻ thất nghiệp đã tăng bật sự cần thiết của cải cách công vụ—và Arthur, dù là thành viên ủng hộ Conkling, ủng hộ cải cách công vụ. Năm 1883, đa số lưỡng đảng trong Quốc hội đã thông qua Đạo luật Cải cách Công vụ Pendleton để cải cách hệ thống tìm việc, và Arthur đã ký dự luật này thành luật.
Quốc hội cũng giải quyết vấn đề người Hoa nhập cư, thông qua Đạo luật bài người Hoa năm 1882. Arthur ban đầu phủ quyết đạo luật này, mà ông tin rằng sẽ mâu thuẫn với hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng cuối cùng đã ký một dự luật thỏa hiệp, cấm nhập cư người Hoa nhưng chỉ trong trong vòng 10 năm Thuế quan, một vấn đề chính trong suốt cuộc bầu cử, hầu như không thay đổi trong 4 năm sau đó, mặc dù Quốc hội đã thông qua một sửa đổi nhỏ sau đó. Sau nỗ lực nửa vời trong việc tìm kiếm đề cử vào năm 1884, Arthur về hưu và qua đời hai năm sau đó.
Thư mục.
Sách
Bài báo |
1989 (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822133 | 1989 là một năm theo lịch Gregorius.
1989 còn có thể là: |
Taylor's Version | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822135 | <ns>0</ns>
<revision>
<timestamp>2023-08-18T10:01:47Z</timestamp>
<contributor>
<username>Khanh Nguyen</username>
</contributor>
<comment>Đổi hướng đến Tranh cãi quyền sở hữu tác phẩm của Taylor Swift</comment>
<model>wikitext</model>
<format>text/x-wiki</format> |
Khuon Sodary | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822137 | Khuon Sodary (tiếng Khmer: ឃួន សុដារី; sinh ngày 8 tháng 11 năm 1952) là một chính trị gia người Campuchia. Bà là Đại biểu Quốc hội của tỉnh Kandal và là Phó Chủ tịch Quốc hội thứ hai lần thứ nhất từ năm 2012 đến năm 2014 và lần hai từ năm 2018 đến năm 2023. Bà sẽ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội vào năm 2023. |
Khai Thành thạch kinh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822146 | Khai Thành thạch kinh (開成石經) hoặc thạch kinh thời Đường là một nhóm mười hai tác phẩm kinh điển Nho giáo thời kỳ đầu của Trung Quốc được chạm khắc trên bia đá theo lệnh của Đường Văn Tông vào năm 833–837 niên hiệu Khai Thành thời Đường để làm tài liệu tham khảo cho giới học giả. Các tác phẩm được ghi nhận gồm:
Các tác phẩm kinh điển này với hơn 650.000 chữ Hán khắc hai mặt trên 114 phiến đá hiện được bảo quản trong Bảo tàng Bi Lâm ở Tây An, Trung Quốc. Được nhiều người coi là cuốn sách nặng nhất thế giới, những tấm bảng này cũng là một trong những bản sao hoàn chỉnh nhất của những tài liệu quan trọng về văn hóa Trung Quốc từng tồn tại.
Kinh điển Nho giáo bằng đá khác.
Kinh điển Nho giáo đã nhiều lần được khắc trên bia đá. "Hy Bình thạch kinh" hay "thạch kinh thời Hán" được thành lập tại nhà Thái học bên ngoài Lạc Dương vào năm 175–183. Khoảng 200.000 chữ Hán được khắc trên 46 tấm bia, bao gồm văn bản của bảy bộ kinh được công nhận vào thời điểm đó: "Kinh Dịch", "Kinh Thư", "Kinh Thi", "Lễ ký", "Kinh Xuân Thu", "Hiếu kinh" và "Luận ngữ". Chỉ còn sót lại một vài mảnh vỡ của những viên đá này. Kinh "Chính trị" () năm 241 ghi lại ba bộ kinh này bằng ba chữ in, nhưng những kinh điển này đã biến mất kể từ đó.
Những bộ thạch kinh này bao gồm "Quảng chính" () (944), "Gia hữu" () (1061) và Thái học (1131). Suốt thời Tống, "Mạnh Tử" cũng được công nhận là một phần của tác phẩm kinh điển Nho giáo, tạo ra thập tam kinh. Nó còn nằm trong các bản khắc in vào năm 1789 dưới thời Càn Long nhà Thanh, thêm 30.000 chữ nữa trên 17 bảng khắc in. Bộ hoàn chỉnh gồm 190 bản khắc in chứa hơn 630.000 chữ được lưu giữ trong Khổng miếu, Bắc Kinh. |
Khai Nguyên tạp báo | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822147 | Khai Nguyên tạp báo (), là ấn phẩm chính thức xuất hiện lần đầu tiên trong niên hiệu Khai Nguyên thời Đường. Nó được mô tả là tờ báo viết hoặc công báo đầu tiên của Trung Quốc, và cũng là tờ tạp chí đầu tiên trên thế giới. Những người đặt mua tờ báo này chủ yếu là giới quan lại triều đình. Những tin tức chính trị, thời sự trong nước hàng ngày đều được biên tập viên sưu tầm, người viết thuê chép lại để gửi đi các tỉnh. Báo được in bằng tay trên lụa và xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 713 đến năm 734. |
Thái Bình hoàn vũ ký | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822148 | Thái Bình hoàn vũ ký (), hoặc "Địa lý phổ quát niên hiệu Thái Bình [976–983]," là chuyên khảo địa lý do học giả Nhạc Sử biên soạn dưới thời vua Tống Thái Tông nhà Bắc Tống. Toàn sách gồm 200 quyển, có chứa những mục từ viết về hầu hết các khu vực của Trung Quốc vào thời điểm xuất bản, hoàn chỉnh với địa danh và từ nguyên của chúng. Tác phẩm này nói chung tuân theo hệ thống phân định địa lý và hành chính thời Đường, chia Trung Quốc thành 13 "đạo" (), sau đó chia nhỏ hơn nữa thành các "châu" () và "huyện" () mang tính truyền thống hơn. Bởi vì phần lớn dựa trên các tác phẩm đời Đường, nên nó tạo thành một nguồn dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu địa lý thời kỳ này.
"Thái Bình hoàn vũ ký" thường ghi chép lại dân số tại các địa điểm, địa danh đáng chú ý và cấu trúc tôn giáo hoặc nghi lễ, phong tục tập quán và thông tin lịch sử cơ bản, đôi khi thêm thắt các chi tiết không có trong "Sử ký" của Tư Mã Thiên. Nó cũng đặt ra xu hướng bao gồm tiểu sử, trích dẫn văn học và nguồn tài liệu khác trong các tác phẩm địa lý của Trung Quốc. |
Thái Bình ngự lãm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822149 | Thái Bình ngự lãm (), là bách khoa toàn thư khổng lồ về "loại thư" của Trung Quốc do một nhóm học giả biên soạn từ năm 977 đến năm 983. Bộ sách này được triều đình nhà Tống chỉ đạo việc biên soạn vào đầu thời Tống Thái Tông. Toàn sách được chia thành 1.000 tập và 55 phần, gồm khoảng 4,7 triệu chữ Hán. Nó thu thập trích dẫn từ khoảng 2.579 loại tài liệu khác nhau trải dài từ sách, thơ, ca dao, tục ngữ, bia ký cho đến các tác phẩm khác. Sau khi hoàn thành, Tống Thái Tông đã đọc xong bộ sách này chỉ trong vòng một năm với 3 tập mỗi ngày. "Thái Bình ngự lãm" được coi là một trong "Tống tứ đại thư".
Nhóm biên soạn "Thái Bình ngự lãm" bao gồm: Thang Duyệt (湯悅), Trương Kị (張洎), Từ Huyền (徐鉉), Tống Bạch (宋白), Từ Dụng Tân (徐用賓), Trần Ngạc (陳鄂), Ngô Thục (吳淑), Thư Nhã (舒雅), Lã Văn Trọng (吕文仲), Nguyễn Tư Đạo (阮思道), Hỗ Mông (扈蒙), Lý Phưởng (李昉) và những người khác.
Đây là một trong những nguồn tài liệu được giới học giả thời Minh Thanh sử dụng để tái tạo lại cuốn "Kinh Sở tuế thời ký" bị thất truyền.
Bản thảo quan trọng.
Một bản sao như vậy của "Thái Bình ngự lãm" được cất giữ tại chùa Tōfuku-ji ở Kyoto, Nhật Bản. Năm 1244, Enni được triều đình nhà Tống chấp thuận cho mang về 103 tập sách này, và sau đó, thêm 10 tập nữa được đưa vào lưu hành trong giới tăng sĩ nơi đây. 103 tập hiện được xếp vào loại Bảo vật Quốc gia Nhật Bản. |
Giáo phận Bắc Hải | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822150 | Giáo phận Bắc Hải (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở Trung Quốc, nằm trong Giáo tỉnh Quảng Châu với tòa giám mục đặt tại địa cấp thị Bắc Hải (Quảng Tây). |
Giáo phận Chanthaburi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822154 | Giáo phận Chanthaburi (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở miền đông nam Thái Lan. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Bangkok.
Địa giới.
Địa giới giáo phận bao gồm các tỉnh Chanthaburi, Chonburi, Prachinburi, Rayong, Sa Kaeo, Trat, và phần phía đông sông Bang Pa Kong nằm trong các tỉnh Chachoengsao và Nakhon Nayok ngoại trừ huyện Ban Na.
Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội của giáo phận được đặt tại thị xã Chanthaburi.
Giáo phận được chia thành 41 giáo xứ.
Lịch sử.
Năm 1711, một nhà nguyện truyền giáo đã được xây dựng tại Chanthaburi. Sau khi được xây lại bốn lần và mở rộng thành một nhà thờ năm 1859 để phục vụ cộng đồng người Công giáo Việt Nam tới lánh nạn và định cư vì chính sách cấm đạo tại Đàng Trong thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, đến năm 1909, nhà thờ được xây lại theo kiến trúc Gothic và cho đến nay đây vẫn là nhà thờ lớn nhất Thái Lan. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các ngọn tháp được tháo xuống để tránh việc nhà thờ được dùng làm điểm đánh dấu hỗ trợ máy bay ném bom của quân Đồng minh, và sau đó ngọn tháp mới đã được thay thế vào.
Hạt Đại diện Tông tòa Chantaburi được thành lập vào ngày 11/5/1944 theo tông sắc "Quo in Thailändensi" của Giáo hoàng Piô XII, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Bangkok (nay là Tổng giáo phận Bangkok).
Vào ngày 18/12/1965 Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Qui in fastigio" của Giáo hoàng Phaolô VI.
Vào ngày 2/7/1969 giáo phận đã đổi tên thành Giáo phận Chanthaburi như hiện tại theo nghị định "Cum Excellentissimus" của Bộ Truyền giáo.
Giám mục quản nhiệm.
Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ.
Thống kê.
Đến năm 2021, giáo phận có 55.806 giáo dân trên dân số tổng cộng 5.107.898, chiếm 1,1%. |
Sor Rotana | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822159 | Sor Rotana (sinh ngày 9 tháng 10 năm 2002), là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Campuchia thi đấu ở vị trí trung vệ cho câu lạc bộ Visakha tại giải bóng đá Ngoại hạng Campuchia và đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Lịch sử thành văn của bán đảo Krym, từng có tên là "Tauris", "Taurica" (), và "Chersonese Taurica" (, "bán đảo Taurica"), bắt đầu vào khoảng thế kỷ 5 TCN khi một số thuộc địa của người Hy Lạp được thành lập dọc theo bờ biển của bán đảo, quan trọng nhất trong số này là Chersonesos gần Sevastopol hiện nay, còn người Scythia và Tauri sống tại vùng nội địa ở phía bắc. Duyên hải phía Nam dần hợp nhất thành Vương quốc Bosporus, sau đó bị Pontus sáp nhập và rồi trở thành một vương quốc chư hầu của La Mã (63 TCN – 341). Duyên hải phía Nam vẫn theo văn hoá Hy Lạp trong gần hai nghìn năm, bao gồm dưới thời các nhà nước kế tục của La Mã là Đế quốc Byzantine (341–1204), Đế quốc Trebizond (1204–1461), và Thân vương quốc Theodoro (kết thúc 1475) độc lập. Trong thế kỷ 13, một số thành phố cảng của Krym nằm dưới quyền kiểm soát của Venezia và của Genova, nhưng phần nội địa thì kém ổn định hơn nhiều, phải hứng chịu một loạt các cuộc chinh phục và xâm lăng kéo dài. Trong thời kỳ Trung cổ, bán đảo bị Kiev Rus' chinh phục một phần, Thân vương Vladimir Vĩ đại được rửa tội tại Sevastopol, đánh dấu khởi đầu Cơ Đốc giáo hoá Kiev Rus'. Khi người Mông Cổ xâm chiếm châu Âu, phần phía bắc và giữa của Krym rơi vào tay Hãn quốc Kim Trướng, và đến thập niên 1440 thì Hãn quốc Krym hình thành sau khi Kim Trướng sụp đổ nhưng nhanh chóng trở thành nước phụ thuộc của Đế quốc Ottoman, đế quốc này cũng chinh phục các khu vực duyên hải vốn dĩ độc lập với Hãn quốc Krym. Một nguồn góp phần vào sự phồn vinh trong những thời kỳ này là từ việc thường xuyên đột kích vào Nga để bắt nô lệ.
Năm 1774, Đế quốc Ottoman chiến bại trước Đế quốc Nga dưới quyền Yekaterina Đại đế. Hiệp định Küçük Kaynarca buộc Sublime Porte công nhận người Tatar Krym độc lập về chính trị. Nữ hoàng Nga ra lệnh hợp nhất Krym vào năm 1783. Do đánh bại Đế quốc Ottoman nên sức mạnh của Đế quốc Nga gia tăng tại khu vực Biển Đen. Krym là lãnh thổ Hồi giáo đầu tiên tuột khỏi quyền bá chủ của sultan Ottoman. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Từ năm 1853 đến năm 1856, vị trí chiến lược của bán đảo trong việc kiểm soát Biển Đen khiến đây là nơi diễn ra các cuộc giao tranh chính trong Chiến tranh Krym, kết quả là Nga thất bại trước liên quân do Pháp lãnh đạo.
Trong Nội chiến Nga, Krym qua tay nhiều thế lực và là nơi quân Bạch vệ chống Bolshevik của Wrangel nắm giữ cuối cùng vào năm 1920, và hàng chục nghìn quân ở lại bị sát hại trong Khủng bố Đỏ. Năm 1921, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa tự trị Krym được thành lập với vị thế là nước Cộng hòa thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Krym bị Đức chiếm đóng cho đến năm 1944. CHXHCNXV Tự trị Krym bị hạ cấp thành một tỉnh trong CHXHCNXV Liên bang Nga vào năm 1945 sau khi chế độ Liên Xô thanh lọc người Tatar Krym. Năm 1954, Krym được chuyển giao cho CHXHCNXV Ukraina trong dịp kỷ niệm 300 năm Thoả thuận Pereyaslav, được gọi là "tái thống nhất Ukraina với Nga" vào thời Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, Cộng hòa Krym được hình thành vào năm 1992, nhưng bị bãi bỏ vào năm 1995. Cộng hòa Tự trị Krym được thành lập với thẩm quyền vững chắc của Ukraina, và Sevastopol là một thành phố có vị thế đặc biệt. Một hiệp định phân chia Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, cho phép Nga tiếp tục đặt hạm đội của họ tại Sevastopol với thời hạn thuê được kéo dài vào năm 2010. Năm 2014, Cộng hòa Krym tuyên bố độc lập từ Ukraina sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Nga sau đó chính thức sáp nhập Krym, nhưng hầu hết quốc gia công nhận Krym là bộ phận của Ukraina.
Tiền sử.
Bằng chứng khảo cổ học về việc loài người định cư tại Krym có niên đại từ thời đại đồ đá giữa. Các hài cốt người Neanderthal được tìm thấy trong hang Kiyik-Koba có niên đại từ khoảng 80.000 năm trước. Sự chiếm giữ muộn của người Neanderthal cũng được tìm thấy tại Starosele (khoảng 46.000 năm trước) và Buran Kaya III (khoảng 30.000 năm trước).
Các nhà khảo cổ học tìm thấy một vài trong các hài cốt người hiện đại về mặt giải phẫu cổ nhất tại châu Âu trong hang Buran-Kaya thuộc dãy núi Krym (phía đông của Simferopol). |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Các hoá thạch có niên đại từ 32.000 năm trước, với những hiện vật có liên hệ đến văn hoá Gravettia.
Trong Cực đại băng hà cuối cùng, cùng với bờ biển phía bắc Biển Đen nói chung, Krym là một nơi lánh nạn quan trọng và từ đây trung-bắc châu Âu được tái định cư. Đồng bằng Đông Âu trong thời kỳ này nói chung là các môi trường vùng đất băng giá-hoàng thổ-thảo nguyên, dù khí hậu đã ấm hơn một chút trong một vài khoảng ngắn ngủi và bắt đầu ấm đáng kể sau khi bắt đầu Cực đại băng hà cuối cùng. Mật độ chiếm giữ di chỉ loài người tương đối cao tại khu vực Krym và tăng lên ngay từ khoảng 16.000 năm trước.
Những người ủng hộ giả thuyết đại hồng thủy Biển Đen tin rằng Krym đã không trở thành một bán đảo cho đến tương đối gần đây, là do sự gia tăng mực nước Biển Đen vào thiên niên kỷ thứ 6 TCN.
Giai đoạn bắt đầu thời đại đồ đá mới tại Krym không gắn liền với nông nghiệp, thay vào đó là với bắt đầu sản xuất đồ gốm, những thay đổi trong công nghệ chế tạo công cụ đá lửa, và thuần hoá lợn tại địa phương. Bằng chứng sớm nhất về việc chọn lọc lúa mì tại bán đảo Krym là từ di chỉ Ardych-Burun thời đại đồ đồng đá, có niên đại từ giữa thiên niên kỷ 4 TCN
Đến thiên niên kỷ 3 TCN, văn hoá Yamna hay "hầm mộ" đã vươn đến Krym, được cho là tương ứng với giai đoạn muộn của nền văn hóa Ấn-Âu nguyên thủy trong giả thuyết Kurgan.
Cổ điển.
Tauri và Scythia.
Trong thời đại đồ sắt sớm, có hai nhóm người định cư tại Krym được tách biệt bởi dãy núi Krym, là người Tauri ở phía nam và người Scythia thuộc nhóm Iran ở phía bắc.
Người Tauri hòa trộn với người Scythia bắt đầu từ cuối thế kỷ 3 TCN, họ được gọi là "Tauroscythia" và "Scythotauri" trong các tác phẩm của các tác giả Hy Lạp cổ đại. Trong Geographica, Strabo đề cập người Tauri là một bộ lạc Scythia. Tuy nhiên, Herodotus nói rằng các bộ lạc Tauri về mặt địa lý cư trú bên cạnh người Scythia, nhưng họ không phải là người Scythia. Ngoài ra, người Tauri đã truyền cảm hứng cho các thần thoại Hy Lạp về Iphigenia và Orestes. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Người Hy Lạp cuối cùng thành lập các thuộc địa tại Krym trong thời đại cổ phong, họ nhìn nhận người Tauri là một dân tộc man di, hiếu chiến. Thậm chí sau nhiều thế kỷ người Hy Lạp và La Mã định cư, người Tauri không bị họ bình định và tiếp tục tham gia việc cướp biển trên Biển Đen. Đến thế kỷ 2 TCN, họ trở thành thần tử-đồng minh của Quốc vương Scythia Scilurus.
Vùng đất ở phía bắc của dãy núi Krym là nơi các bộ lạc Scythia chiếm giữ, trung tâm của họ là thành phố Neapolis thuộc Scythia tại ngoại vi Simferopol hiện nay. Thị trấn cai trị một vương quốc nhỏ bao phủ vùng đất giữa hạ du sông Dnepr (Dnipro) và Krym. Trong thế kỷ 3 và 2 TCN, Neapolis thuộc Scythia là một thành phố "với cư dân Scythia-Hy Lạp hỗn hợp, tường phòng thủ vững mạnh và các toà nhà công cộng lớn được xây dựng theo trật tự của kiến trúc Hy Lạp". Thành phố cuối cùng bị người Goth phá hủy vào giữa thế kỷ 3.
Khu định cư Hy Lạp.
Người Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên đặt tên khu vực là "Taurica" theo tên người Tauri. Do người Tauri chỉ cư trú tại vùng núi phía nam của Krym nên tên gọi Taurica ban đầu được sử dụng chỉ cho phần phía nam này, nhưng sau đó được mở rộng cho toàn bộ bán đảo.
Các thành bang Hy Lạp bắt đầu thành lập các thuộc địa dọc bờ biển Đen của Krym vào thế kỷ 7 hoặc 6 TCN. Theodosia và Panticapaeum được Miletus thành lập. Đến thế kỷ 5 TCN, người Doria từ Heraclea Pontica lập cảng biển Chersonesos (nay là Sevastopol).
Đế quốc Achaemenes Ba Tư dưới quyền Darius I bành trướng đến Krym trong các chiến dịch của ông nhằm chống lại người Scythia vào năm 513 TCN.
Năm 438 TCN, Archon (người cai trị) của Panticapaeum nhận tước hiệu Quốc vương Bosporus Cimmeria, là một nhà nước duy trì quan hệ mật thiết với Athens, cung cấp cho thành phố lúa mì, mật ong và các mặt hàng khác. Người cuối cùng của dòng dõi quốc vương này là Paerisades V, ông bị người Scythia chèn ép, phải đặt mình dưới quyền bảo hộ của Mithridates VI, quốc vương của Pontus, vào năm 114 TCN. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Sau khi ông mất, con trai ông là Pharnaces II, được Pompey đầu tư với Vương quốc Bosporus Cimmeria vào năm 63 TCN, như một phần thưởng vì đã trợ giúp cho người La Mã trong chiến tranh chống lại cha ông. Năm 15 TCN, tước hiệu lại được khôi phục thành quốc vương của Pontus, nhưng từ đó được xếp là một nước triều cống của La Mã.
Đế quốc La Mã.
Đến thế kỷ 2 TCN, phần phía đông của Taurica trở thành bộ phận của Vương quốc Bosporus, trước khi nó trở thành một vương quốc triều cống của Đế quốc La Mã vào thế kỷ 1 TCN.
Trong các thế kỷ 1, 2, 3, Taurica có các binh đoàn và thực dân La Mã tại Charax, Krym. Thuộc địa Charax được thành lập dưới thời Vespasius với ý định bảo vệ Chersonesos và các cửa hàng mậu dịch Bosporus khỏi người Scythia. Thuộc địa La Mã được bảo vệ bởi một vexillatio của Legio I Italica; nó cũng có một biệt đội của Legio XI Claudia vào cuối thế kỷ 2. Trại bị người La Mã từ bỏ vào giữa thế kỷ 3. Tỉnh thực tế này thuộc quyền kiểm soát bởi legatus của một trong các binh đoàn đóng tại Charax.
Trong suốt các thế kỷ sau đó, Krym bị xâm chiếm hoặc chiếm đóng liên tiếp bởi người Goth (250), người Hun (376), người Bulgar (thế kỷ 4–8), người Khazar (thế kỷ 8).
Tiếng Goth Krym là một ngôn ngữ Đông German, được người Goth Krym nói tại một số địa điểm biệt lập tại Krym cho đến cuối thế kỷ 18.
Thời Trung cổ.
Rus' và Byzantium.
Đến thế kỷ 9, Byzantium thành lập thema Cherson để phòng thủ chống lại các vụ xâm nhập của Hãn quốc Rus'. Bán đảo Krym từ thời điểm này là nơi tranh giành giữa Byzantium, Rus' và Khazaria. Khu vực vẫn là nơi có các lợi ích chồng chéo, và có liên hệ với các vùng ảnh hưởng Slav, Turk và Hy Lạp thời kỳ đầu trung cổ.
Bán đảo trở thành một trung tâm về mua bán nô lệ. Người Slav bị bán đến Byzantium và những nơi khác tại Anatolia và Trung Đông trong giai đoạn này.
Vào giữa thế kỷ 10, Thân vương Sviatoslav I của Kiev chinh phục khu vực phía đông của Krym, và nó trở thành một phần của Thân vương quốc Tmutarakan của Kiev Rus'. Kiev Rus' giành lấy bán đảo từ Byzantine trong thế kỷ 10; tiền đồn lớn của Byzantine là Chersonesus bị chiếm vào năm 988. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Một năm sau, Đại thân vương Vladimir của Kiev chấp thuận kết thân với Hoàng đế Basil II bằng cách kết hôn với em gái ông ta là Anna, và được rửa tội bởi các linh mục Byzantine địa phương tại Chersonesus, do vậy đánh dấu việc Rus' bước vào thế giới Cơ Đốc giáo. Nhà thờ chính toà Chersonesus đánh dấu vị trí của sự kiện lịch sử này.
Trong quá trình Byzantine sụp đổ, một số thành phố rơi vào tay chủ nợ là Cộng hòa Genova, thế lực này cũng chinh phục các thành phố do kình địch là Cộng hòa Venezia kiểm soát. Trong toàn bộ giai đoạn này, các khu vực đô thị nói tiếng Hy Lạp và theo Cơ Đốc giáo Đông phương.
Thảo nguyên Krym.
Trong suốt giai đoạn cổ đại và trung đại, vùng nội địa và phía bắc của Krym bị chiếm đóng bởi các nhóm du mục thảo nguyên xâm lăng khác nhau, như
người Tauri, người Cimmeria, người Scythia, người Sarmatia, người Goth Krym, người Alan, người Bulgar, người Hun, người Khazar, người Kipchak và người Mông Cổ.
Vương quốc Bosporus từng thực thi một số quyền kiểm soát đối với phần lớn bán đảo khi đạt đỉnh cao quyền lực, còn Kiev Rus' cũng có một số quyền kiểm soát vùng nội địa Krym sau thế kỷ 10.
Mông Cổ xâm chiếm và hậu kỳ Trung cổ.
Các lãnh thổ hải ngoại của Trebizond là Perateia đã chịu áp lực từ người Genova và người Kipchak vào thời điểm Alexios I của Trebizond mất vào năm 1222, trước khi người Mông Cổ xâm lược về phía tây qua Volga Bulgaria vào năm 1223.
Kiev Rus' mất quyền kiểm soát vùng nội địa Krym vào đầu thế kỷ 13 do Mông Cổ xâm lược. Vào mùa hè năm 1238, Batu Khan tàn phá bán đảo Krym và bình định Mordovia, tiến đến Kiev vào năm 1240. Vùng nội địa Krym nằm dưới quyền kiểm soát của Hãn quốc Kim Trướng của người Turk-Mông Cổ từ năm 1239 đến năm 1441. Tên gọi "Krym" có nguồn gốc từ tên của thủ phủ tỉnh của Hãn quốc Kim Trướng, thành phố này hiện gọi là Staryi Krym.
Perateia của Trebizond trở thành Thân vương quốc Theodoro và Gazaria thuộc Genova, lần lượt chia sẻ quyền kiểm soát phía nam Krym cho đến khi Ottoman can thiệp vào năm 1475. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Vào thế kỷ 13, Cộng hòa Genova đoạt được các khu định cư mà kình địch của họ là Cộng hòa Venezia xây dựng lên dọc bờ biển Krym và tự lập tại Cembalo (nay là Balaklava), Soldaia (Sudak), Cherco (Kerch) và Caffa (Feodosiya), giành quyền kiểm soát kinh tế Krym và thương mại Biển Đen trong hai thế kỷ. Genova và các thuộc địa của họ chiến đấu một loạt cuộc chiến với các nhà nước Mông Cổ từ thế kỷ 13 đến 15.
Năm 1346, Hãn quốc Kim Trướng bao vây Kaffa (nay là Feodosiya) của Genova, khi đó họ bắn các thi thể chiến binh Mông Cổ thiệt mạng do dịch bệnh vào trong tường thành. Các sử gia suy đoán rằng những người tị nạn Genova từ cuộc giao tranh này có thể đã đưa Cái chết Đen đến Tây Âu.
Hãn quốc Krym (1443–1783).
Sau khi Hãn quốc Kim Trướng suy sụp, người Tatar Krym thành lập một Hãn quốc Krym độc lập dưới quyền Hacı I Giray (một hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn) vào năm 1443. Hacı I Giray và những người kế vị của ông ban đầu cai trị tại Qırq Yer, và sau đó chuyển đến Bakhchisaray.
Người Tatar Krym kiểm soát các thảo nguyên trải rộng từ Kuban đến sông Dniester, nhưng họ không thể đoạt quyền kiểm soát các thị trấn thương mại của người Genova tại Krym. Sau khi người Tatar Krym yêu cầu giúp đỡ từ Đế quốc Ottoman, dưới quyền lãnh đạo của Gedik Ahmed Pasha cường quốc này tiến hành xâm chiếm các thị trấn của Genova vào năm 1475, đưa Kaffa và các thị trấn mậu dịch khác nằm dưới quyền kiểm soát của họ.
Sau khi chiếm được các thị trấn của Genova, Sultan Ottoman bắt giam Hãn Meñli I Giray, sau đó phóng thích ông để đổi lấy việc chấp thuận quyền bá chủ của Ottoman đối với các hãn Krym, và Ottoman cho phép họ cai trị với thân phận thân vương triều cống của Đế quốc Ottoman.<ref name="blacksea-crimea/hist"></ref> Tuy nhiên, các hãn Krym vẫn có quyền tự trị cao, và tuân theo các quy tắc mà họ nghĩ là tốt nhất cho mình.
Người Tatar Krym tiến hành các cuộc đột kích vào các vùng đất Ukraina (Cánh đồng hoang), khi đó họ bắt giữ nô lệ để bán. Từ năm 1450 đến năm 1586, 86 cuộc đột kích của người Tatar được ghi lại, và con số từ năm 1600 đến năm 1647 là 70. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Trong thập niên 1570, gần 20.000 nô lệ mỗi năm được đưa đến bán tại Kaffa.
Các nô lệ và người được tự do chiếm khoảng 75% dân số Krym. Năm 1769, một cuộc đột kích lớn cuối cùng của người Tatar diễn ra trong Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1768-1774, ghi nhận bắt giữ 20.000 nô lệ.
Xã hội Tatar.
Người Tatar Krym là dân tộc chi phối Hãn quốc Krym. Họ bắt nguồn từ một sự hòa trộn phức tạp của các dân tộc Turk định cư tại Krym từ thế kỷ 8, có lẽ cũng hấp thụ tàn dư của người Goth Krym và người Genova. Về mặt ngôn ngữ, người Tatar Krym có liên hệ với người Khazar, những người xâm chiếm Krym vào giữa thế kỷ 8; tiếng Tatar Krym là bộ phận của nhánh Kipchak hay Tây bắc của ngữ hệ Turk, nhưng nó thể hiện ảnh hưởng đáng kể của nhánh Oghuz do sự hiện diện của người Thổ Ottoman tại Krym.
Một khu biệt lập nhỏ của người Karaite Krym được hình thành vào thế kỷ 13, họ là một dân tộc gốc Do Thái thực hành tín ngưỡng Karai và sau đó tiếp nhận một ngôn ngữ Turk. Họ tồn tại giữa người Tatar Krym Hồi giáo, chủ yếu tại khu vực Çufut Qale đồi núi.
Cossack xâm chiếm.
Năm 1553–1554, Hetman Dmytro Vyshnevetsky của người Cossack (tại vị 1550–1557) tập hợp các nhóm Cossack lại với nhau và xây dựng một pháo đài được thiết kế để cản trở các cuộc tấn công của người Tatar vào Ukraina. Cùng với hành động này, ông đã thành lập Sich Zaporozhia, nhờ đó ông tiến hành một loạt cuộc tấn công vào bán đảo Krym và người Thổ Ottoman.
Năm 1774, Đế quốc Ottoman chiến bại trước Yekaterina II của Nga. Sau hai thế kỷ xung đột, hạm đội Nga phá hủy Hải quân Ottoman và Lục quân Nga gây ra những thất bại nặng nề cho Lục quân Ottoman. Hiệp định Küçük Kaynarca sau đó buộc Sublime Porte công nhận người Tatar Krym độc lập về chính trị, có nghĩa là các hãn Krym rơi vào ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, Hãn quốc Krym phải chịu sự suy sụp nội bộ dần dần, đặc biệt là sau một vụ tàn sát gây ra một cuộc di cư được Nga hỗ trợ của các thần dân Cơ Đốc giáo khỏi Krym, họ vốn chiếm áp đảo trong các tầng lớp đô thị và sau đó lập nên các thành phố như Mariupol. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Nữ hoàng Yekaterina sau đó hợp nhất Krym vào Đế quốc Nga năm 1783, làm tăng sức mạnh của Nga trong khu vực Biển Đen.
Krym là lãnh thổ Hồi giáo đầu tiên tuột khỏi quyền bá chủ của sultan Ottoman. Biên giới của Đế quốc Ottoman dần thu hẹp lại, và Nga sau đó tiến hành đẩy biên giới cường quốc này về phía tây đến sông Dniester.
Đế quốc Nga (1783–1917).
Vào ngày 28 tháng 12 năm 1783, Đế quốc Ottoman ký một thoả thuận công nhận việc để mất Krym và các lãnh thổ khác do Hãn quốc Krym nắm giữ. Krym trải qua một số cải cách hành chính sau khi Nga sáp nhập, đầu tiên là oblast Taurida vào năm 1784 nhưng đến năm 1796 nó bị chia thành hai huyện và bị nhập vào guberniya Novorossia, và guberniya Taurida được thành lập vào năm 1802 với thủ phủ tại Simferopol. Tỉnh này gồm cả bán đảo Krym cùng các khu vực lân cận rộng lớn hơn thuộc đại lục. Năm 1826, Adam Mickiewicz xuất bản tác phẩm tinh túy của ông "Sonnet Krym" sau khi đi qua bờ biển Đen.
Đến cuối thế kỷ 19, người Tatar Krym tiếp tục hình thành thế đông đảo nhất mong manh trong cư dân nông thôn Krym, là bộ phận chiếm ưu thế trong cư dân vùng núi, và khoảng một nửa cư dân thảo nguyên. Bán đảo có số lượng lớn người Nga tập trung tại khu Feodosiya và người Ukraina cũng như một lượng nhỏ người Do Thái (bao gồm người Krymchak và người Karait Krym), người Belarus, người Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, người Hy Lạp và người Digan. Người Đức và người Bulgaria định cư tại Krym vào đầu thế kỷ 19, nhận được các vùng đất lớn và màu mỡ, sau đó các thực dân giàu có bắt đầu mua đất, chủ yếu là tại các huyện Perekopsky và Evpatoria.
Chiến tranh Krym.
Chiến tranh Krym (1853–1856) là một xung đột giữa Đế quốc Nga và một liên minh của Đế quốc Pháp, Đế quốc Anh, Đế quốc Ottoman, Vương quốc Sardegna và Công quốc Nassau. Đây là một phần trong cuộc tranh giành kéo dài giữa các cường quốc châu Âu về ảnh hưởng đối với các lãnh thổ của một Ottoman đang suy sụp. Nga và Ottoman đi đến chiến tranh vào tháng 10 năm 1853 về vấn đề quyền lợi của Nga trong việc bảo vệ Cơ Đốc nhân Chính thống giáo; để ngăn chặn các cuộc chinh phục của Nga thì Pháp và Anh tham gia vào tháng 3 năm 1854. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Các cuộc giao tranh chính của cuộc chiến này diễn ra tại Krym.
Sau hành động tại các thân vương quốc Danube và tại Biển Đen, quân liên minh đổ bộ lên Krym vào tháng 9 năm 1854 và bao vây Sevastopol, là căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga và liên quan đến mối đe dọa Nga có tiềm năng xâm nhập Địa Trung Hải. Sau khi giao tranh rộng rãi trên khắp Krym, thành phố thất thủ vào tháng 9 năm 1855. Chiến tranh kết thúc với thất bại của Nga vào tháng 2 năm 1856.
Chiến tranh tàn phá phần lớn cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của Krym. Người Tatar Krym phải chạy trốn hàng loạt khỏi quê hương mình, bị bắt buộc vì tình trạng do chiến tranh gây ra, hoặc do bị áp bức và trưng thu đất đai. Những người sống sót sau hành trình, nạn đói và dịch bệnh đã định cư tại Dobruja, Anatolia, và các nơi khác của Đế quốc Ottoman. Cuối cùng, chính phủ Nga quyết định dừng quá trình này, do nông nghiệp bắt đầu chịu tổn thất do vùng đất nông nghiệp màu mỡ không được chăm sóc.
Nội chiến Nga (1917–1922).
Sau Cách mạng Nga 1917, tình hình quân sự và chính trị tại Krym trở nên hỗn loạn giống như phần lớn Nga. Trong Nội chiến Nga sau đó, Krym qua tay nhiều thế lực và trong một thời gian là thành trì của quân Bạch vệ chống Bolshevik. Bán đảo cũng là nơi đứng chân cuối cùng của Bạch vệ Nga dưới quyền Tướng quân Wrangel chống lại Nestor Makhno và Hồng quân vào năm 1920. Khi sức kháng cự này bị đè bẹp, nhiều chiến binh và thường dân chống Bolshevik trốn thoát bằng thuyền đến Istanbul.
Khoảng 50.000 tù binh Bạch vệ và thường dân bị hành quyết bằng cách xử bắn và treo cổ sau thất bại của Tướng Wrangel vào cuối năm 1920. Đây được cho là một trong các vụ tàn sát lớn nhất trong Nội chiến Nga.
Từ 56.000 đến 150.000 thường dân sau đó bị sát hại trong Khủng bố Đỏ, do Béla Kun tổ chức.
Các thế lực từng cai trị Krym:
Liên Xô (1922–1991).
Giữa hai thế chiến. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Giữa hai thế chiến.
Krym trở thành bộ phận của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga vào ngày 18 tháng 10 năm 1921 với vị thế Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tự trị Krym, CHXHCNXV Liên bang Nga tham gia hình thành Liên bang Xô viết vào năm 1922, Krym duy trì một mức độ tự chủ nhất định trên danh nghĩa và được vận hành như một khu biệt lập của người Tatar Krym.
Tuy nhiên, điều này không bảo vệ người Tatar Krym đang chiếm khoảng 25% dân số bán đảo, khỏi các cuộc đàn áp của Joseph Stalin trong thập niên 1930. Người Hy Lạp là nhóm văn hoá khác chịu tổn hại. Đất đai của họ bị mất đi trong quá trình tập thể hoá, khi đó nông dân không được bồi thường bằng tiền công. Trường học dạy tiếng Hy Lạp bị đóng cửa và văn học Hy Lạp bị phá hủy, vì Liên Xô nhận định người Hy Lạp là "phản cách mạng" do các liên hệ của họ với nhà nước Hy Lạp tư bản, và văn hoá độc lập của họ.
Từ năm 1923 đến năm 1944, có những nỗ lực nhằm tạo ra các khu định cư Do Thái tại Krym. Có hai nỗ lực để thiết lập quyền tự trị của người Do Thái tại Krym, nhưng cuối cùng đều thất bại.
Krym trải qua hai nạn đói nghiêm trọng trong thế kỷ 20, nạn đói 1921–1922 và Holodomor 1932–1933. Một dòng người Slav (chủ yếu là người Nga và người Ukraina) lớn đổ vào Krym trong thập niên 1930 do kết quả từ chính sách phát triển khu vực của Liên Xô. Những biến động nhân khẩu học này làm thay đổi vĩnh viễn cân bằng dân tộc trong khu vực.
Thế chiến II.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Krym là chiến trường của một số trận đánh đẫm máu. Các thủ lĩnh của Đức Quốc xã nóng lòng muốn chinh phục và thuộc địa hoá bán đảo màu mỡ và tươi đẹp này, nằm trong chính sách của họ về tái định cư người Đức tại Đông Âu trên đất đai của người Slav. Trong Chiến dịch Krym, quân Đức và Romania chịu thương vong nặng nề vào mùa hè năm 1941 khi họ cố gắng tiến quân qua eo đất Perekop hẹp nối Krym với đại lục Liên Xô. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Đến khi quân Đức đột phá (Chiến dịch Trappenjagd), họ chiếm giữ hầu hết Krym ngoại trừ Sevastopol, thành phố này bị bao vây và sau này được trao thưởng danh hiệu Thành phố Anh hùng sau chiến tranh. Hồng quân toinr thất 170.000 binh sĩ do thiệt mạng hoặc bị bắt làm tù binh, và ba tập đoàn quân (44, 47, 51) cùng với 21 sư đoàn.
Sevastopol bị bao vây từ tháng 10 năm 1941 đến ngày 4 tháng 7 năn 1942 khi quân Đức chung cuộc đã chiếm được thành phố. Từ ngày 1 tháng 9 năm 1942, bán đảo được quản lý với danh nghĩa "Generalbezirk Krim" (tổng khu Krym) "und Teilbezirk" (và phân khu) "Taurien", do "Generalkommissar" Alfred Eduard Frauenfeld (1898–1977) quản lý, dưới thẩm quyền của ba Reichskommissar liên tiếp của toàn Ukraina. Bất chấp các chiến thuật nặng tay của Đức Quốc xã và sự hỗ trợ của quân Romania và Ý, dãy núi Krym vẫn là một thành trì bất khả xâm phạm của lực lượng kháng chiến bản địa (du kích) cho đến ngày bán đảo được giải phóng khỏi lực lượng chiếm đóng.
Người Do Thái Krym là mục tiêu tiêu diệt trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã. Theo Yitzhak Arad, "Vào tháng 1 năm 1942, một đại đội gồm những người tình nguyện Tatar được thành lập tại Simferopol dưới quyền chỉ huy của "Einsatzgruppe 11". Đại đội này tham gia vào các cuộc săn lùng và giết hại chống lại người Do Thái ở các vùng nông thôn”. Khoảng 40.000 người Do Thái Krym bị giết.
Cuộc tấn công Krym của Liên Xô giành thắng lợi, năm 1944 Sevastopol nằm dưới quyền kiểm soát của binh sĩ Liên Xô. "Thành phố Vinh quang của Nga" này từng có các kiến trúc đẹp đã bị phá hủy hoàn toàn và phải được xây dựng lại từ đầu. Do có ý nghĩa lớn về lịch sử và biểu tượng đối với người Nga, thành phố trở thành một ưu tiên của Stalin và chính phủ Liên Xô nhằm khôi phục vinh quang trong quá khứ trong thời gian ngắn nhất có thể.
Cảng Yalta của Krym tổ chức Hội nghị Yalta gồm Roosevelt, Stalin và Churchill, sự kiện sau này được nhìn nhận là phân chia châu Âu giữa vùng ảnh hưởng cộng sản và dân chủ.
Trục xuất người Tatar Krym. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Trục xuất người Tatar Krym.
Ngày 18 tháng 5 năm 1944, toàn bộ cư dân người Tatar Krym bị chính phủ Liên Xô của Stalin trục xuất cưỡng ép đến Trung Á, đó là một dạng trừng phạt tập thể dựa trên lý lẽ là dân tộc này bị cáo buộc cộng tác với quân Đức và thành lập các quân đoàn Tatar thân Đức. Ngày 26 tháng 6 cùng năm, các cư dân Armenia, Bulgaria và Hy Lạp cũng bị trục xuất đến Trung Á, và một phần đến Ufa và vùng xung quanh thuộc dãy núi Ural. Tổng cộng có trên 230.000 người – khoảng một phần năm tổng dân số bán đảo Krym khi đó – bị trục xuất, chủ yếu đến Uzbekistan. Đến cuối mùa hè năm 1944, việc thanh lọc dân tộc tại Krym đã hoàn thành. Năm 1967, người Tatar Krym được phục hồi địa vị, nhưng bị cấm quay về quê hương mình cho đến thời gian cuối của Liên Xô. Sự kiện trục xuất được Ukraina công nhận chính thức là diệt chủng từ 2015.
Các dân tộc khác được tái định cư tại bán đảo, chủ yếu là người Nga và người Ukraina. Hầu hết các chuyên gia cho rằng sự kiện trục xuất nằm trong kế hoạch của Liên Xô nhằm giành quyền tiếp cận Dardanelles và giành lãnh thổ tại Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc để loại bỏ người dân tộc thiểu số khỏi các vùng biên giới của Liên Xô.
Gần 8.000 người Tatar Krym thiệt mạng trong quá trình trục xuất, và hàng chục nghìn người thiệt mạng sau đó do các điều kiện lưu đày khắc nghiệt. Người Tatar Krym phải bỏ lại 80.000 hộ gia đình và 360.000 acre đất đai.
Hậu chiến.
Krym từ nước cộng hòa tự trị không có dân tộc tiêu đề bị chuyển thành một tỉnh trong CHXHCNXV Liên bang Nga vào ngày 30 tháng 6 năm 1945. Một quá trình phi Tatar hoá Krym được bắt đầu nhằm xoá bỏ ký ức về người Tatar, bao gồm đổi tên hàng loạt hầu hết các địa danh, chuyển thành các tên gọi Slav và cộng sản. Rất ít địa điểm Bakhchysarai, Dzhankoy, İşün, Alushta, Alupka, và Saky được đổi lại tên gốc của chúng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Chuyển giao cho Ukraina Xô viết năm 1954. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Chuyển giao cho Ukraina Xô viết năm 1954.
Ngày 19 tháng 2 năm 1954, tỉnh Krym được chuyển giao thẩm quyền từ CHXHCNXV Liên bang Nga sang CHXHCNXV Ukraina, trên cơ sở "đặc điểm hợp nhất của nền kinh tế, sự gần gũi về lãnh thổ và mối quan hệ kinh tế và văn hóa chặt chẽ giữa tỉnh Krym và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina" và để kỷ niệm 300 năm thống nhất Ukraina với Nga.
Sevastopol là một thành phố đóng cửa do tầm quan trọng của nó là cảng nhà của Hạm đội Biển Đen Liên Xô và chỉ được gắn kết vào tỉnh Krym vào năm 1978.
Việc xây dựng kênh đào Bắc Krym được bắt đầu vào năm 1957 ngay sau khi chuyển giao Krym, đây là một kênh đào phục vụ tưới tiêu tại tỉnh Kherson và bán đảo Krym. Kênh đào cũng có nhiều nhánh khắp tỉnh Kherson và bán đảo Krym. Các công trình chính của dự án diễn ra từ năm 1961 đến 1971 và có ba giai đoạn.
Trong những năm sau chiến tranh, Krym phát triển mạnh mẽ khi trở thành một địa điểm du lịch, với các điểm tham quan và viện điều dưỡng mới cho khách du lịch. Khách du lịch đến từ khắp Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của họ, đặc biệt là từ CHDC Đức. Theo thời gian, bán đảo cũng trở thành một điểm đến du lịch chính cho các du thuyền bắt nguồn từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ sở hạ tầng và sản xuất của Krym cũng phát triển, đặc biệt là xung quanh các cảng biển tại Kerch và Sevastopol và tại thủ phủ Simferopol. Dân số người Ukraina và người Nga tăng gấp đôi do các chính sách đồng hóa, với hơn 1,6 triệu người Nga và 626.000 người Ukrainela sống trên bán đảo vào năm 1989.
Thời hậu Xô viết.
Ukraina quản lý.
Khi Liên Xô tan rã và Ukraina độc lập, bán đảo Krym có dân tộc Nga chiếm đa số được tổ chức lại thành Cộng hòa Krym, sau một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1991, với việc nhà cầm quyền Krym thúc đẩy độc lập hơn khỏi Ukraina và liên kết chặt chẽ hơn với Nga. Năm 1995, nước cộng hòa bị Ukraina cưỡng chế bãi bỏ và thay thế bằng Cộng hòa Tự trị Krym nằm vững chắc dưới thẩm quyền của Ukraina. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Cũng có những căng thẳng không liên tục với Nga về Hạm đội của Liên Xô, nhưng hiệp ước năm 1997 đã phân chia Hạm đội Biển Đen Liên Xô, cho phép Nga tiếp tục đặt hạm đội của họ tại Sevastopol, với hợp đồng thuê gia hạn vào năm 2010.
Năm 2006, các cuộc biểu tình nổ ra trên bán đảo sau khi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đến thành phố Feodosiya của Krym để tham gia tập trận quân sự Sea Breeze 2006 Ukraina–NATO. Nghị viện Krym tuyên bố Krym là "lãnh thổ không có NATO". Sau nhiều ngày phản đối, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã rút khỏi bán đảo.
Vào tháng 9 năm 2008, sau Chiến tranh Nga–Gruzia, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Volodymyr Ohryzko cáo buộc Nga cấp hộ chiếu Nga cho người dân tại Krym và mô tả đây là "vấn đề thực sự" do Nga tuyên bố chính sách can thiệp quân sự ở nước ngoài để bảo vệ công dân Nga. Valentyn Nalyvaychenko, quyền giám đốc của Cơ quan An ninh Ukraina (SBU), tuyên bố vào ngày 17 tháng 2 năm 2009 rằng ông tin tưởng rằng bất kỳ "kịch bản Ossetia" nào đều không thể xảy ra ở Krym. SBU bắt đầu tố tụng hình sự chống lại hiệp hội thân Nga "Mặt trận nhân dân Sevastopol-Krym-Nga" vào tháng 1 năm 2009.
Vào ngày 24 tháng 8 năm 2009, các cuộc biểu tình chống Ukraina đã được tổ chức tại Krym bởi các cư dân gốc Nga. Sergei Tsekov, một chính trị gia cấp cao thân Nga, khi đó nói rằng ông hy vọng rằng Nga sẽ ủng hộ chủ nghĩa ly khai của Krym giống như cách họ đã làm tại Nam Ossetia và Abkhazia.
Trước năm 2014, Krym có thể được coi là một phần của căn cứ chính trị của Tổng thống khi đó là Viktor Yanukovych. Vì vậy, trong khoảng thời gian ngay trước năm 2014, Krym đã không trải qua các cuộc huy động mạnh mẽ chống lại Ukraina hoặc nhân danh việc sáp nhập vào Nga.
Nga sáp nhập.
Các sự kiện tại Kyiv lật đổ tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych đã gây ra các cuộc biểu tình chống lại chính phủ mới của Ukraina. Đồng thời, tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về các sự kiện của Ukraina với các giám đốc cơ quan an ninh nhận xét rằng "chúng ta phải bắt đầu làm việc để đưa Krym trở về Nga". |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Vào ngày 27 tháng 2, các binh sĩ Nga chiếm giữ các điểm chiến lược trên khắp Krym. Điều này dẫn đến việc thành lập chính phủ Aksyonov thân Nga tại Krym, Trưng cầu dân ý về tình trạng Krym và tuyên bố Krym độc lập vào ngày 16 tháng 3 năm 2014. Mặc dù Nga ban đầu tuyên bố quân đội của họ không tham gia vào các sự kiện, nhưng sau đó thừa nhận rằng họ đã làm. Nga chính thức sáp nhập Krym vào ngày 18 tháng 3 năm 2014. Sau sáp nhập, Nga tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên bán đảo và đưa ra các mối đe dọa hạt nhân nhằm củng cố hiện trạng mới trên thực địa.
Ukraina và nhiều quốc gia khác lên án việc sáp nhập và cho đó là vi phạm luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của Nga về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Việc sáp nhập đã dẫn đến việc các thành viên khác của G8 đình chỉ Nga khỏi nhóm và áp dụng các lệnh trừng phạt. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng bác bỏ trưng cầu dân ý và sáp nhập, thông qua một nghị quyết khẳng định "sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong các đường biên giới được quốc tế công nhận".
Theo khảo sát được thực hiện bởi Pew Research Center vào năm 2014, phần lớn cư dân Krym nói rằng họ tin rằng cuộc trưng cầu dân ý là tự do và công bằng (91%) và rằng chính phủ tại Kyiv nên công nhận kết quả của cuộc bỏ phiếu (88%). Chính phủ Nga phản đối bị gắn mác "thôn tính", khi Putin bảo vệ cuộc trưng cầu dân ý là tuân thủ nguyên tắc quyền tự quyết của các dân tộc.
Kết quả.
Trong vòng vài ngày sau khi ký hiệp ước gia nhập, quá trình sáp nhập Krym vào liên bang Nga đã bắt đầu với việc rúp Nga được đưa vào lưu thông chính thức và sau này trở thành tiền tệ duy nhất cho thanh toán hợp pháp đồng hồ được chuyển sang giờ Moskva. Bản sửa đổi Hiến pháp Nga đã chính thức được công bố với Cộng hòa Krym và thành phố liên bang Sevastopol được thêm vào các chủ thể liên bang Nga, và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Krym đã được hợp nhất hoàn toàn vào Nga. Kể từ khi sáp nhập, Nga đã hỗ trợ di cư quy mô lớn vào Krym. |
Lịch sử Krym | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822163 | Sau khi Ukraina mất quyền kiểm soát lãnh thổ vào năm 2014, họ cắt nguồn cung cấp nước của kênh Bắc Krym vốn cung cấp 85% nhu cầu nước ngọt của bán đảo từ sông Dnepr. Việc phát triển các nguồn nước mới được thực hiện, với những khó khăn lớn, để thay thế các nguồn mà Ukraina đã đóng cửa. Vào năm 2022, quân Nga từ bán đảo Krym chiếm đóng một phần lớn của tỉnh Kherson, cho phép họ mở khóa kênh Bắc Krym bằng vũ lực, nối lại nguồn cung cấp nước vào Krym.
Bắt đầu từ tháng 7 năm 2022, một loạt vụ nổ và hỏa hoạn đã xảy ra tại bán đảo Krym. |
Hiệp ước Bầu trời Mở | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822164 | Hiệp ước Bầu trời Mở (tiếng Anh: Treaty on Open Skies) là hiệp ước thiết lập chương trình thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phi vũ trang trên toàn bộ lãnh thổ của các bên tham gia. Hiệp ước được thiết lập trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau bằng cách trao cho tất cả các quốc gia thành viên, bất kể quy mô, vai trò trực tiếp trong việc thu thập thông tin về các lực lượng quân sự và các hoạt động mà họ quan tâm. Nó có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 và hiện có 34 quốc gia thành viên. Ý tưởng về việc cho phép các quốc gia giám sát lẫn nhau một cách công khai được cho là để ngăn chặn sự hiểu lầm và hạn chế căng thẳng leo thang. Nó cũng đưa ra trách nhiệm giải trình lẫn nhau để các quốc gia tuân theo các cam kết trong hiệp ước.
Khái niệm "giám sát trên không lẫn nhau" ("mutual aerial observation") ban đầu được Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower đề xuất với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikolai Bulganin tại Hội nghị thượng đỉnh Genève năm 19955. Tuy nhiên, Liên Xô đã nhanh chóng bác bỏ khái niệm này và thuật ngữ đã im lìm trong vài năm. Hiệp ước cuối cùng đã được ký kết theo sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ (và cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương) George H. W. Bush vào năm 1989. Thỏa thuận được các thành viên lúc bấy giờ của NATO và Khối Warszawa tham gia đàm phán, và được ký kết tại Helsinki, Phần Lan, vào ngày 24 tháng 3 năm 1992.
Ngày 22 tháng 11 năm 2020, Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước, và ngày 15 tháng 1 năm 2021, Nga cũng công bố ý định rút khỏi, với lý do Hoa Kỳ rút khỏi hiệp ước và các quốc gia thành viên không có khả năng đảm bảo rằng thông tin thu thập được sẽ không bị chia sẻ với Hoa Kỳ. Nga chính thức rút khỏi hiệp ước vào tháng 12 năm 2021.
Thành viên.
Có 32 quốc gia thành viên của Hiệp ước Bầu trời Mở, gồm: Belarus, Bỉ, Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Canada, Croatia, Séc, Đan Mạch (bao gồm cả Greenland), Estonia, Phần lan, Pháp, Gruzia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, România, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. |
Hiệp ước Bầu trời Mở | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822164 | Kyrgyzstan đã ký hiệp ước nhưng chưa phê chuẩn. Canada và Hungary là các bên giữ lưu chiểu của in hiệp ước để ghi nhận những đóng góp đặc biệt của họ đối với tiến trình Bầu trời Mở.
Hiệp ước Bầu trời Mở là một hiệp ước có vô thời hạn và sẵn sàng cho các quốc gia khác gia nhập. Các quốc gia hậu Xô viết chưa là quốc gia thành viên của hiệp ước có thể tham gia bất kỳ lúc nào. Các hoạt động liên quan của các quốc gia quan tâm khác phải tuân theo quyết định đồng thuận của Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở (OSCC). Tám quốc gia đã tham gia hiệp ước kể từ khi nó có hiệu lực vào năm 2002: Bosnia và Herzegovina, Croatia, Estonia, Phần Lan, Latvia, Litva, Slovenia và Thụy Điển.
Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở.
Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở (tiếng Anh: Open Skies Consultative Commission) là cơ quan thi hành Hiệp ước Bầu trời Mở. Ủy ban bao gồm các đại diện từ các quốc gia tham gia hiệp ước và họp hàng tháng tại trụ sở Viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). |
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822174 | Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia (, tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Slovenija / Социјалистичка Република Словенија), thường gọi là Slovenia Xã hội chủ nghĩa hoặc chỉ là Slovenia, là một trong sáu cộng hoà liên bang tạo thành Nam Tư và là quốc gia dân tộc của người Slovenia. Nhà nước này tồn tại dưới nhiều tên khác nhau từ khi được thành lập vào ngày 29 tháng 11 năm 1945 cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1991.
Vào đầu năm 1990, chính phủ đã dỡ bỏ hệ thống chính phủ độc đảng – được thiết lập bởi Liên đoàn những người cộng sản – và áp dụng một nền dân chủ đa đảng. Cộng hòa Slovenia đã bỏ tên hiệu 'Xã hội chủ nghĩa' ngay sau đó và vào cuối năm 1990 đã bỏ phiếu công khai thành công cho nền độc lập, và nước này chính thức tuyên bố độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, và đạt được điều này sau Chiến tranh Mười ngày ngắn ngủi.
Tên gọi.
Nước cộng hòa lần đầu tiên có tên chính thức là "l'Slovenia Liên bang" (, tiếng Serbia-Croatia: Federalna Slovenija / Федерална Словенија) cho đến ngày 20 tháng 2 năm 1946, khi được đổi tên thành "Cộng hòa Nhân dân Slovenia" (, tiếng Serbia-Croatia: Narodna Republika Slovenija / Народна Република Словенија). Nó giữ tên này cho đến ngày 9 tháng 4 năm 1963, khi được đổi tên một lần nữa, lần này là "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia" (, tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Slovenija / Социјалистичка Република Словенија).
Vào ngày 8 tháng 3 năm 1990, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia đã loại bỏ tiền tố "Xã hội chủ nghĩa" khỏi tên của mình, trở thành Cộng hòa Slovenia, mặc dù vẫn là một quốc gia cấu thành của Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư cho đến ngày 25 tháng 6 năm 1991, khi họ ban hành luật dẫn đến độc lập.
Độc lập.
Vào tháng 9 năm 1989, nhiều sửa đổi hiến pháp đã được Quốc hội Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Slovenia thông qua, áp dụng dân chủ nghị viện cho đất nước. Cùng năm đó Hành động phía Bắc đoàn kết phe đối lập và cộng sản dân chủ hóa tại Slovenia trong hành động phòng thủ đầu tiên chống lại các cuộc tấn công của các ủng hộ viên Milošević, dẫn đến nền độc lập của Slovenia. |
Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Slovenia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822174 | Từ 'Xã hội chủ nghĩa' đã bị xóa khỏi tên của nhà nước khi đó vào ngày 7 tháng 3 năm 1990. Cơ sở xã hội chủ nghĩa đã bị giải thể phần lớn. Cuộc bầu cử dân chủ công khai đầu tiên được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 năm 1990. Phe đối lập, được gọi là liên minh DEMOS do nhà bất đồng chính kiến Jože Pučnik lãnh đạo, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội. Đồng thời, Milan Kučan, cựu chủ tịch của Liên đoàn những người cộng sản Slovenia (ZKS), được bầu làm Tổng thống Cộng hòa. Quốc hội được bầu cử dân chủ đã đề cử lãnh đạo Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Lojze Peterle làm Thủ tướng, điều này đã chấm dứt thực sự 45 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản. Trong thời kỳ này, Slovenia vẫn giữ lại lá cờ và huy hiệu cũ của mình, cùng với hầu hết các biểu tượng trước đây trong khi chờ đợi việc tạo ra các biểu tượng mới sẽ xuất hiện sau khi giành được độc lập. Quốc ca cũ là "Naprej zastava slave" đã được thay thế bằng "Zdravljica" vào tháng 3 năm 1990.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 1990, một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập được tổ chức tại Slovenia, khi đó 94,8% số phiếu (88,5% tổng số cử tri) bỏ phiếu ủng hộ việc Slovenia ly khai khỏi Nam Tư. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1991, các đạo luật về nền độc lập của Slovenia được Nghị viện thông qua. Sau Chiến tranh Mười ngày ngắn ngủi, quân đội Slovenia giành được độc lập; đến cuối năm, nền độc lập của họ được cộng đồng quốc tế công nhận. |
Droupadi Murmu | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822180 | Droupadi Murmu (; sinh ngày 20 tháng 6 năm 1958) là một cựu giáo viên và chính trị gia người Ấn Độ, hiện đang giữ chức vụ tổng thống Ấn Độ kể từ năm 2022. Bà là người phụ nữ thứ hai (sau Pratibha Patil) và là người trẻ nhất giữ chức vụ này. Bà cũng là tổng thống đầu tiên sinh ra ở Ấn Độ độc lập. |
Nguyễn Văn Nhuệ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822209 | Nguyễn Văn Nhuệ (ngày 20 tháng 8 năm 1938 - ngày 30 tháng 11 năm 2022) tên thánh Phêrô, là chính khách Việt Nam Cộng Hòa, nguyên dân biểu và thượng nghị sĩ Quốc hội Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử.
Nguyễn Văn Nhuệ chào đời tại Giáo xứ Trung Lai, Giáo phận Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Bắc Giang) vào ngày 20 tháng 8 năm 1938 (tài liệu thời Việt Nam Cộng hòa ghi là năm 1938, cáo phó thì ghi là năm 1936).
Từ năm 1962 đến năm 1967, ông dạy học ở trường phổ thông. Ngày 22 tháng 10 năm 1967, ông được bầu làm Dân biểu và giữ chức Phó Tổng Thư ký Hạ nghị viện Việt Nam Cộng hòa từ năm 1968 đến năm 1969. Sau khi nhiệm kỳ Dân biểu kết thúc vào năm 1971, ông vào làm việc trong Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Từ năm 1973 đến năm 1975 (nhiệm kỳ ban đầu đến năm 1979, chấm dứt sớm do chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ) với chức vụ Thượng nghị sĩ Việt Nam Cộng hòa.
Nguyễn Văn Nhuệ qua đời tại nhà riêng vào ngày 30 tháng 11 năm 2022 ở Laguna Hills, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. |
Nguyễn Văn Ngải | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822210 | Nguyễn Văn Ngải (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934) là chính khách Việt Nam Cộng hòa và là thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng, từng là Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn kiêm thượng nghị sĩ trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử.
Nguyễn Văn Ngải chào đời tại Hưng Yên, miền bắc Việt Nam ngày 12 tháng 9 năm 1934. Thân phụ tên Nguyễn Chí Lai là một đảng viên tích cực của Đại Việt Quốc dân Đảng từng bị bắt giam nhiều năm từ năm 1939 vì hoạt động chống thực dân Pháp, về sau bị Đảng Cộng sản bắt giữ do bất đồng chính kiến.
Năm 1950, ông gia nhập Đại Việt Quốc dân Đảng khi đang theo học ở Hà Nội. Năm 1964, ông là chủ nhiệm kiêm chủ bút một tờ nhật báo và tuần báo chính trị ở Sài Gòn. Từ năm 1973 đến năm 1974, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn.
Kể từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, không rõ tung tích của ông ra sao nữa.
Đời tư.
Nguyễn Văn Ngải tin theo tín ngưỡng Phật giáo. Ông đã kết hôn và có tới sáu người con (tính đến năm 1974). |
Hoàng Xuân Tửu | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822211 | Hoàng Xuân Tửu (ngày 5 tháng 5 năm 1928 – Tháng 9 năm 1980) là chính khách Việt Nam Cộng hòa, nguyên Phó Chủ tịch Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử.
Hoàng Xuân Tửu chào đời tại tỉnh Quảng Trị, Liên bang Đông Dương vào ngày 5 tháng 5 năm 1928.
Năm 1944, ông gia nhập Đại Việt Quốc dân Đảng tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập cho Việt Nam. Năm 1946, ông lãnh đạo phong trào chống đối cộng sản ở Quảng Trị. Năm 1955, ông xa lánh chính quyền Ngô Đình Diệm và tự lập căn cứ ở Ba Lòng, Quảng Trị để chống lại chế độ độc tài của ông Diệm. Ít lâu sau, ông bị tòa án thân chính phủ kết án 6 năm tù khổ sai vào năm 1956.
Tháng 8 năm 1969, ông đã tổ chức thành công một cuộc họp báo tại Tokyo trước khi kết thúc chuyến công du hữu nghị tới Pháp, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh, Bỉ, Mỹ, Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1964 đến năm 1965, ông giữ chức Tỉnh trưởng Quảng Trị, sau ra làm dân biểu Quốc hội Lập hiến từ năm 1966 đến năm 1967, Thượng nghị sĩ từ năm 1967 đến năm 1973, Phó Chủ tịch Thượng viện nghị từ năm 1974 đến năm 1975, đây cũng là nhiệm kỳ cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của đời ông.
Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Hoàng Xuân Tửu bị nhà cầm quyền cộng sản đưa đi cải tạo tập trung và chết tại nhà tù Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh vào tháng 9 năm 1980.
Đời tư.
Ông đã lập gia đình và có tới chín người con. |
Hoàng Cơ Thụy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822212 | Hoàng Cơ Thụy (1912 – 2004) là luật sư, chính khách và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Lào.
Tiểu sử.
Thân thế và học vấn.
Hoàng Cơ Thụy sinh ngày 24 tháng 9 năm 1912 tại làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay là quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương. Thân phụ tên Hoàng Huân Trung từng là quan chức triều Nguyễn.
Năm 1936, ông được trường Đại học Hà Nội (tức Đại học Đông Dương chứ không phải Đại học Hà Nội ngày nay) cấp bằng hợp pháp. Từ năm 1938 đến năm 1942, ông được nhận vào làm Thư ký Tòa Sơ thẩm Hà Nội, rồi lên làm Thư ký Tòa Sơ thẩm Biên Hòa năm 1943. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 2 năm 1946, ông giữ chức Chánh án Tòa Sơ thẩm Bến Tre. Từ năm 1943 trở về sau, ông là luật sư tại Tòa Phúc thẩm Sài Gòn.
Dưới thời Đệ Nhị Cộng hòa, ông được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Vương quốc Lào từ năm 1969 cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Hoạt động chính trị.
Năm 1954, Hoàng Cơ Thụy làm tổng thư ký và là người khởi xướng Phong trào Tranh thủ Tự do. Ông còn là chú của Nguyễn Triệu Hồng, một sĩ quan quân đội tham gia vào âm mưu đảo chính năm 1960 nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống Diệm. Khi đó ông đang là lãnh đạo của một đảng đối lập nhỏ đã ủng hộ và tham gia vào cuộc đảo chính rồi tìm cách chạy trốn khỏi miền Nam Việt Nam sau khi đảo chính thất bại.
Đời tư.
Vợ là Nguyễn Thị Đính sinh được 7 người con. |
Chicken tatsuta | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822213 | là một loại bánh hamburger gà rán kiểu Nhật được McDonald Nhật Bản bày bán và đăng ký nhãn hiệu.
"" được chế biến bằng cách chiên ngập dầu. Sau khi ướp thịt hoặc cá, thịt được rắc katakuri-ko (tinh bột khoai tây) của Nhật trước khi chiên. Tinh bột ngô cũng được sử dụng nếu không có sẵn katakuri-ko. Món này được nấu kèm theo thịt lợn, cá thu hoặc cá voi. Chúng cũng có thể được dùng làm bữa trưa với bánh mì đóng vai trò như một loại sandwich hoặc bánh bao. |
Richard D. Wolff | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822235 | Richard David Wolff (sinh 1 tháng 4 năm 1942) là một nhà kinh tế học Marxist người Mỹ, nổi danh với các tác phẩm về phương pháp luận kinh tế học và phân tích giai cấp. Ông là giáo sư danh dự của khoa kinh tế học tại Đại học Massachusetts Amherst và là giáo sư thỉnh giảng chương trình tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế của Đại học New School. Wolff cũng đã từng có thời gian giảng dạy tại Đại học Yale, Đại học Thành phố New York, Đại học Utah, Đại học Paris I (Sorbonne), và Diễn đàn Brecht ở Thành phố New York. |
José Carlos Mariátegui | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822242 | José Carlos Mariátegui (14 tháng 6 năm 1894 – 16 tháng 4 năm 1930) là một cây bút, chính khách và triết gia Marx-Lenin người Peru. Bình sinh, ông được người đời gọi trìu mến bằng cái tên "El Amauta", nghĩa là "thầy giáo" trong tiếng Quechua bản địa. |
The New Mentor - Người mẫu Toàn năng 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822243 | Người mẫu Toàn năng 2023 hay The New Mentor 2023 là chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm và đào tạo ra một thế hệ người mẫu với những tố chất mới, phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới của thị trường. Nơi một người mẫu không chỉ cần đáp ứng với những tiêu chuẩn về thời trang cao cấp mà còn có khả năng tham gia vào nền công nghiệp quảng cáo và giải trí, từ đó khẳng định được tên tuổi và vị thế, gây được sức ảnh hưởng lớn hơn đến khán giả, và sau cùng trở thành một người thầy của một thế hệ mới để đào tạo nên những thế hệ người mẫu và nghệ sĩ giải trí trong tương lai. Các huấn luyện viên của chương trình bao gồm siêu mẫu Thanh Hằng, ca sĩ Hồ Ngọc Hà, hoa hậu Hương Giang và siêu mẫu Trần Ngọc Lan Khuê. Chương trình lên sóng lúc 20h30 Thứ sáu hàng tuần trên kênh VTVcab - Đài truyền hình Việt Nam (đến hết tập 9) và các nền tảng media của Huong Giang Entertainment bắt đầu từ ngày 11 tháng 08 năm 2023 đến ngày tháng năm 2023.
Các tập phát sóng.
Tập 1: Cuộc chiến của người mẫu, bốn team lộ diện.
"Ngày phát sóng: 11 tháng 8 năm 2023"
VÒNG ĐỐI ĐẦU
Tại vòng thi này, các thí sinh sẽ thi đấu theo cặp, họ có 2 phút 30 giây để tìm kiếm và mặc trang phục đề bài yêu cầu, sau đó, trình diễn catwalk và trả lời câu hỏi của ban giám khảo. Thí sinh nhận được 3/5 giám khảo bình chọn trở lên sẽ giành chiến thắng và được đi tiếp vào vòng chọn đội. Mỗi Super Mentor có quyền cứu 1 thí sinh bị loại, thí sinh được cứu sẽ về thẳng đội huấn luyện viên đó; Super Judge hoặc Host cũng có quyền cứu 1 thí sinh, thí sinh đó được chọn 1 trong 4 phong bì có tên của các huấn luyện viên, đồng nghĩa với việc về đội của huấn luyện viên đó. Có 6 thí sinh lọt thẳng vào top 24 và 29 thí sinh đi tiếp vào vòng chọn đội.
Ghi chúVÒNG CHỌN ĐỘI
29 thí sinh bước vào vòng chọn đội, trong đó chỉ có 15 thí sinh được các huấn luyện viên lựa chọn. |
The New Mentor - Người mẫu Toàn năng 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822243 | Kết thúc vòng chọn đội, team Hồ Ngọc Hà thiếu 1 thành viên và team Lan Khuê thiếu 2 thành viên, do đó phải chọn thêm 3 trong 14 thí sinh không được chọn trước đó; host Dược sĩ Tiến đã chọn H'Duyên Bkrông về team Hồ Ngọc Hà và Kim Nhung, Pông Chuẩn về team Lan Khuê.
Tập 2: Thử thách chụp ảnh và màn loại trừ đầu tiên.
"Ngày phát sóng: 18 tháng 8 năm 2023"
COMPREHENSIVE AREA
Trước tiên, top 24 thí sinh được mang giày múa và luyện tập các kĩ thuật cùng diễn viên múa Linh Nga. Sau đó, các thí sinh sẽ thực hiện bộ ảnh "The Lotus" trong BST "The Legacy of The New Mentor" trên concept bồn hoa sen, mỗi thí sinh có 2 phút để hoàn thành thử thách. Ban giám khảo sẽ công bố 3 bức ảnh đẹp nhất và 3 bức ảnh tệ nhất, các thí sinh có bức ảnh đẹp nhất sẽ mang lợi thế về cho đội của mình trong thử thách tiếp theo.
3 thí sinh có bức ảnh đẹp nhất (xếp theo thứ hạng)
3 thí sinh có bức ảnh tệ nhất (KHÔNG xếp theo thứ hạng)
PROVING AREA
Các Super Mentor chọn ra 4 thí sinh mỗi team làm leader (hay The New Mentor) để dẫn dắt các thí sinh khác. Top 24 thí sinh phải thực hiện một bộ ảnh "xuyên không" vào các vở chèo để cùng trò chuyện, giao lưu các nhân vật và "kể lại" thông qua một bộ ảnh thời trang high fashion. Mỗi team sẽ có với 6 bức ảnh đơn và 1 bức ảnh nhóm do Super Mentor chỉ đạo, cùng với đó, sẽ có 1 bức ảnh bao gồm 5 người mẫu do The New Mentor chỉ đạo. Các team có 25 phút thực hiện, top 3 ở thử thách trước giúp team mình có thêm thời gian ở thử thách lần này, team Thanh Hằng thêm 3 phút, team Hương Giang thêm 2 phút và team Lan Khuê thêm 1 phút. Các The New Mentor cũng là người chọn 1 trong 2 trích đoạn chèo "Xúy Vân giả dại" trong "Kim Nham" và "Thị Mầu lên chùa" trong "Quan Âm Thị Kính" cho team mình, dưới sự hỗ trợ của NSƯT Thu Huyền và NSND Thúy Ngần. Cách tính điểm chia làm hai phần: mỗi bức ảnh đơn và bức ảnh team do Super Mentor hướng dẫn có 2 trên 3 ban giám khảo "say yes" sẽ được tính 1 điểm; bức ảnh của 5 người mẫu do The New Mentor hướng dẫn sẽ được ban giám khảo cho điểm, bức ảnh có tổng điểm cao nhất nhận được 10 điểm, tổng điểm cao thứ hai, ba, tư lần lượt nhận được 9.5 - 9 - 8.5 điểm. |
The New Mentor - Người mẫu Toàn năng 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822243 | Tập 3: CATWALK ĐỊA HÌNH LIÊN HOÀN, AI SẼ BỊ LOẠI? |
Ngọc Thúy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822246 | Ngọc Thúy tên đầy đủ là Phạm Thị Ngọc Thúy (sinh năm 1980 tại Sài Gòn) là một siêu mẫu, diễn viên Việt Nam. Cô là một trong những tên tuổi hàng đầu của thời trang Việt Nam vào đầu thập niên 2000. Cô được mệnh danh là Marilyn Monroe Việt Nam. |
Hòa bình kiểu Carthage | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822259 | Hòa bình kiểu Carthage là sự áp đặt một "hòa bình" rất tàn bạo nhằm mục đích làm tê liệt vĩnh viễn bên thua cuộc. Thuật ngữ này bắt nguồn từ các điều khoản hòa bình do Cộng hòa La Mã áp đặt lên Đế chế Carthage sau Chiến tranh Punic. Sau Chiến tranh Punic lần thứ hai, Carthage mất tất cả các thuộc địa của mình, buộc phải phi quân sự hóa, liên tục cống nạp cho La Mã và bị cấm tiến hành chiến tranh nếu không có sự cho phép của La Mã. Vào cuối Chiến tranh Punic lần thứ ba, La Mã đã đốt cháy Carthage một cách có hệ thống và bắt dân Carthage về làm nô lệ.
Nguồn gốc.
Thuật ngữ này được phổ biến bởi nhà kinh tế học thế kỷ 20 John Maynard Keynes.
Thuật ngữ này đề cập đến kết quả của một loạt cuộc chiến tranh giữa La Mã và thành bang Carthage của người Phoenicia, được gọi là Chiến tranh Punic. Hai đế quốc đã tiến hành ba cuộc chiến tranh riêng biệt với nhau, bắt đầu từ năm 264 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 146 trước Công nguyên.
Vào cuối Chiến tranh Punic lần thứ ba, người La Mã đã vây hãm Carthage. Khi chiếm được đô thành, La Mã đã giết hầu hết cư dân, bắt những người còn lại bán làm nô lệ và phá hủy toàn bộ thành phố. Không có bằng chứng cổ xưa nào cho các tài liệu hiện đại rằng người La Mã rải muối lên mặt đất.
Nói rộng ra, một nền hòa bình kiểu Carthage có thể đề cập đến bất kỳ hiệp ước hòa bình tàn bạo nào yêu cầu bên bại trận khuất phục hoàn toàn.
Sử dụng hiện đại.
Việc sử dụng thuật ngữ hiện đại thường được mở rộng cho bất kỳ giải pháp hòa bình nào trong đó các điều khoản hòa bình quá khắc nghiệt và được thiết kế để làm nổi bật và duy trì sự thấp kém cho bên thua cuộc. Do đó, sau Thế chiến I, nhiều người (trong số đó có nhà kinh tế học John Maynard Keynes) ] đã mô tả cái gọi là hòa bình do Hiệp ước Versailles mang lại như một “hòa bình kiểu Carthage”.
Kế hoạch Morgenthau được đưa ra sau Thế chiến II cũng được mô tả là một hòa bình kiểu Carthage, vì nó ủng hộ quá trình phi công nghiệp hóa nước Đức. |
Hòa bình kiểu Carthage | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822259 | Nó nhằm mục đích hạn chế nghiêm trọng ảnh hưởng quyền lực Đức trong khu vực và ngăn chặn quá trình Đức tái vũ trang, như đã xảy ra sau Thế chiến thứ nhất (Đức tái vũ trang và Tái quân sự hóa Rhineland). Kế hoạch Morgenthau đã bị loại bỏ thay thế bằng Kế hoạch Marshall (1948–1952), kéo theo việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng Tây Âu, đặc biệt là ở Tây Đức.
Tướng Lucius D. Clay, cấp phó của Tướng Dwight D. Eisenhower và, vào năm 1945, Thống đốc Quân sự Vùng Hoa Kỳ chiếm đóng ở Đức, sau này đã nhận xét rằng "không còn nghi ngờ gì nữa, JCS 1067 đã dự tính hòa bình kiểu Carthage chi phối các hoạt động ở Đức trong những tháng đầu chiếm đóng. Đây là lúc Hoa Kỳ đang tuân theo Kế hoạch Morgenthau." Clay sau đó sẽ thay thế Eisenhower làm thống đốc và tổng tư lệnh ở châu Âu. Kế hoạch Marshall được ủng hộ vì sự hồi sinh của nền kinh tế Tây Đức được coi là cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế châu Âu. Tây Đức được coi là bức tường thành quan trọng chống lại Khối phía Đông. |
Linda Yaccarino | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822287 | Linda Yaccarino (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1963) là một nhà điều hành truyền thông người Mỹ. Bà từng là chủ tịch mảng quảng cáo toàn cầu và cộng tác của NBCUniversal. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2023, Yaccarino kế nhiệm Elon Musk với vai trò CEO của X Corp., một phần của Twitter.
Đầu đời và học vấn.
Yaccarino lớn lên ở Deer Park, New York. Bà là người gốc Ý. Yaccarino tốt nghiệp Khoa Truyền thông Donald P. Bellisario thuộc Đại học Bang Pennsylvania với bằng cử nhân viễn thông năm 1985.
Sự nghiệp.
Yaccarino hoạt động tại Turner Entertainment gần 20 năm, trở thành phó chủ tịch điều hành và giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh quảng cáo, bà giúp phát triển các quảng cáo mới và chiến lược tiếp thị. Yaccarino gia nhập NBCUniversal vào tháng 10 năm 2011. Là người đứng đầu bộ phận bán hàng quảng cáo của NBCUniversal, bà đóng vai trò chủ chốt trong việc ra mắt dịch vụ phát trực tuyến Peacock.
Yaccarino gia nhập Hội đồng Quảng cáo vào năm 2014. Năm 2018, Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm bà vào Hội đồng của Tổng thống về Thể thao, Thể hình và Dinh dưỡng. Yaccarino trở thành chủ tịch của ban giám đốc Hội đồng Quảng cáo vào tháng 1 năm 2021, nhiệm kỳ kết thúc ngày 30 tháng 6 năm 2022. Khi là chủ tịch, Yaccarino hợp tác với chính quyền Biden vào năm 2021 để tạo ra một chiến dịch vắc-xin COVID-19 với sự góp mặt của Giáo hoàng Phanxicô. Bà còn chủ trì lực lượng đặc nhiệm Tương lai về Công việc của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Yaccarino từ chức ở NBCUniversal vào ngày 12 tháng 5 năm 2023, cùng ngày Elon Musk cho biết Yaccarino sẽ giữ chức CEO của X Corp. và Twitter. Trước việc bổ nhiệm này, tờ "Financial Times" tỏ ra hoài nghi của Musk về WEF và mối liên hệ của Yaccarino với tổ chức mà ông phê phán là "sẽ trở thành một chính phủ thế giới không được bầu". Musk trấn an người dùng là ông không nghĩ mối liên hệ của Yaccarino với WEF là trở ngại đối với cam kết tự do ngôn luận mà ông tuyên bố, về việc bổ nhiệm Yaccarino giữ chức CEO Twitter ông viết "cam kết tính minh bạch tài liệu công khai và thừa nhận nhiều quan điểm lớn không thay đổi." |
Linda Yaccarino | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822287 | Yaccarino được cho là một người được địa vị theo chỉ định của Trump và theo dõi một số tài khoản theo thuyết âm mưu và cực hữu trên Twitter. Dưới sự lãnh đạo của Musk và Yaccarino, nền tảng này nổi tiếng vì gia tăng các phát ngôn thù hận và được coi là cực hữu.
Đời tư.
Yaccarino kết hôn với Claude Madrazo và có hai người con. Họ sinh sống ở Sea Cliff, New York. |
Alpheus armatus | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822292 | Alpheus armatus là một loài tôm gõ mõ trong họ Alpheidae, được tìm thấy tại vùng nước nông ở Biển Caribe và Vịnh Mexico. Nó sống cùng với một loài hải quỳ như "Bartholomea annulata", dọn sạch cát khỏi các vết nứt và kẽ hở mà hải quỳ thường sinh sống.
Miêu tả.
"Alpheus armatus" là loài tôm có kích thước vừa phải, dài từ 2 đến 5 cm (0,8 đến 2,0 in). Râu có màu trắng với các dải sẫm màu và thân màu nâu, cam hoặc đỏ, có đốm trắng. Một trong những cặp chân trước mang một gọng kìm khổng lồ, dùng làm vũ khí săn mồi và đe dọa kẻ thù, có khả năng tạo ra tiếng "cách" lớn. Chân trước còn lại mang một móng vuốt nhỏ.
Phân bố và môi trường sống.
"Alpheus armatus" sinh sống tại vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới phía tây Đại Tây Dương, Biển Caribe và Vịnh Mexico, thường ở độ sâu lớn hơn 10 m (33 ft). Cùng với "A. armatus", loài tôm gần như tương đồng "Alpheus immaculatus" tạo thành một quần thể loài, chủ yếu xuất hiện ở độ cao từ 13 đến 25 m (43 đến 82 ft). Cả hai loài tôm sống cùng với một loài hải quỳ, thường là "Bartholomea annulata", sinh sống trong hang động, phần nhô ra và kẽ hở, cũng như san hô vụn; hải quỳ giấu chân và cột của nó ở một nơi kín đáo và vươn các xúc tu vào cột nước để kiếm ăn. Khi bị quấy rầy, hải quỳ co cơ thể trở lại hang ổ của mình, rồi tự vệ bằng các xúc tu có nọc độc. Nơi hải quỳ sống gần đáy biển có cát hoặc ở vị trí sóng gió, có nhiều khả năng có một hoặc một cặp tôm cộng sinh sống cùng với nó hơn là hải quỳ ở xa đáy biển hơn.
Sinh thái.
"Alpheus armatus" là loài săn mồi, ăn động vật giáp xác nhỏ, động vật thân mềm và thậm chí cả cá nhỏ. Khi một con mồi tiềm năng tiếp cận con tôm này, nó sẽ mở rộng chiếc gọng kìm lớn của mình và tiến về phía mồi, đóng chặt càng lại bằng một tiếng lách cách lớn. Động tác này phóng ra một tia nước giống như súng nước và "hạ gục" con mồi; tiếng "cách" là do bong bóng tạo bọt vỡ ra khi móng vuốt đóng lại. Tôm sau đó mang con mồi về tổ để ăn. |
Alpheus armatus | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822292 | Tôm sau đó mang con mồi về tổ để ăn. Nếu vì một lý do nào đó mà móng vuốt bị mất, móng vuốt còn lại sẽ to ra, mang hình dạng và chức năng của móng vuốt "cách", mặc dù không bao giờ đạt được kích thước như ban đầu. Ở lần thay vỏ tiếp theo, một móng vuốt nhỏ mới phát triển trên chi bị tổn thương, nhưng không phục hồi chức năng ban đầu.
"Alpheus armatus" là loài cộng sinh bắt buộc của hải quỳ, thường là "Bartholomea annulata", và có thể thích nghi với độc tố của nó. Con tôm tìm kiếm hải quỳ ngay cả khi cả hai đều bị chôn vùi hoàn toàn trong cát. Tôm chủ động dọn sạch cát cản lối vào hang ổ của hải quỳ. Trong khi làm sạch hang, tôm thực hiện ba hành vi riêng biệt: đào bới, hất tung và xáo trộn cát. Nhờ đó, hải quỳ có thể tự co mình vào ổ một cách dễ dàng hơn nhằm tự vệ; trong khi tôm được những xúc tu độc của hải quỳ bảo vệ. |
Andy Selva | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822295 | Andy Selva (sinh ngày 23 tháng 5 năm 1976) là một cựu cầu thủ bóng đá San Marino hiện tại đang là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Tre Fiori tại Campionato Sammarinese di Calcio. Trong cả sự nghiệp, anh thi đấu ở vị trí tiền đạo và đã từng là đội trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia San Marino, kết thúc sự nghiệp của mình với tư cách là cầu thủ nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử của đội bóng.
Sự nghiệp thi đấu.
Chuyên nghiệp.
Anh bắt đầu sự nghiệp của mình vào mùa giải 1994–95, chơi ở Eccellenza với A.S. Latina, trong đó anh đã ghi được 5 bàn thắng sau 26 lần ra sân. Mùa giải tiếp theo, anh ghi 10 bàn sau 31 lần ra sân cho Civita Castellana ở Serie D, trước khi chuyển đến Fano (tại Serie C2), nơi anh ở lại cho đến tháng 3 năm 1998, anh đã chơi 32 trận chỉ với một bàn thắng. Năm 1999, Selva chơi với câu lạc bộ tại Serie C2 khác, Catanzaro, ra sân 40 lần, ghi 6 bàn.
Selva quay lại Eccellenza với Tivoli vào năm 1999, anh ghi 15 bàn sau 21 trận, trong khi ở mùa giải tiếp theo, anh chuyển đến San Marino, nơi anh ghi bốn bàn sau 26 lần ra sân. Trong mùa giải 2001–02 chơi ở ba đội khác nhau, anh có ba lần ra sân với San Marino, sau đó là năm lần ra sân với Maceratese ở Serie D, ghi một bàn thắng, và do đó kết thúc mùa giải ở Serie D, với Grosseto (15 lần ra sân và ghi 2 bàn). Anh đã ghi 21 bàn sau 30 trận cho Bellaria trong mùa tiếp theo.
Vào mùa hè năm 2003, anh chuyển đến SPAL 1907, tại đây, trong hai mùa giải ở Serie C1, anh đã chơi 51 trận và ghi được 22 bàn thắng.
Vào giữa năm 2009, anh chuyển đến Hellas Verona nhưng đã bị bán đi sau khi Verona thăng hạng lên Serie B.
Vào tháng 7 năm 2011, anh thử việc tại câu lạc bộ Santarcangelo.
Giải nghệ.
Anh tuyên bố giải nghệ với tư cách là một cầu thủ vào tháng 7 năm 2018.
Sự nghiệp quốc tế.
Selva được sinh ra ở Roma, Ý với bố là người Ý đến từ Lazio và mẹ là người San Marino. Vì vậy, anh có thể đại diện cho cả Ý lẫn San Marino và anh đã chọn đại diện cho San Marino.
Anh ra mắt quốc tế vào ngày 9 tháng 9 năm 1997 trong trận thua 1–4 trước U-21 Thổ Nhĩ Kỳ, và ghi được 1 bàn thắng trong trận đấu đó. |
Andy Selva | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822295 | Là một trong số ít những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp trong nước, anh được ca ngợi là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử của đội tuyển quốc gia nước này. Anh đã ra sân 73 lần cho đội tuyển quốc gia và ghi được 8 bàn thắng, trở thành tay săn bàn hàng đầu trong lịch sử của đội. Cho đến năm 2012, anh là cầu thủ duy nhất ghi nhiều hơn một bàn cho San Marino.
Vào ngày 28 tháng 4 năm 2004, Selva trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng quyết định cho San Marino khi anh ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng 1–0 trước Liechtenstein. Đó là trận thắng duy nhất mà San Marino giành được cho đến nay, đồng thời là một trong 6 trận đấu chính thức mà San Marino giữ sạch lưới.
Sự nghiệp huấn luyện viên.
Sau khi giải nghệ, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của Đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia San Marino vào năm 2018. Vào tháng 2 năm 2020, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của câu lạc bộ Pennarossa. Vào ngày 13 tháng 6 năm 2022, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Tre Fiori. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2022, anh đã giúp đội bóng giành chiến thắng đầu tiên trên sân khách ở một giải đấu cúp châu Âu (và là trận thắng đầu tiên của bất kỳ đội bóng ở San Marino nào), chiến thắng 1–0 trước Fola Esch. Một tuần sau, Tre Fiori đánh bại Fola Esch 3–1 trong trận lượt về, dẫn đến việc họ lần đầu tiên đủ điều kiện tham dự vòng loại thứ 2 của UEFA Europa Conference League và lần thứ hai duy nhất tiến xa ở một giải đấu tại châu Âu. |
Jumhuriya | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822296 | Jumhūriyyah, Jumhūrīyah hay Jumhūrīyat (; ) là một từ trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là "cộng hòa". Tên chính thức của các quốc gia sau đây có chứa từ "Jumhūriyyah" hoặc chứa các biến thể của từ này theo các ngôn ngữ khác. |
Rap Việt All-Star Concert (mùa 1) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822299 | Rap Việt All-Star Concert là buổi hòa nhạc trực tiếp có sự góp mặt của các HLV, ban giám khảo và các thí sinh của chương trình, và cũng là món quà tri ân mà chương trình dành tặng khán giả. Đêm diễn ban đầu dự kiến tổ chức vào ngày 30 tháng 1 năm 2021 với quy mô 10.000 khán giả, nhưng đã bị lùi lại sang ngày 10 tháng 4 năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Buổi hòa nhạc được phát sóng trên kênh HTV2 - Vie Channel, VTVCab 1 - Vie Giải Trí, ứng dụng VieON vào 20 giờ các ngày 22, 29 tháng 5 và 21 giờ ngày 6 thâng 6 năm 2021, được phát hành trên kênh Youtube HTV2 - Vie Channel vào 20 giờ các ngày 12, 19 tháng 6 năm 2021. |
Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 - Giải đấu Liên Quân Mobile | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822300 | Thể thao điện tử Liên Quân tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 sẽ là một nội dung thi đấu tranh huy chương, được tranh tài từ ngày 24 tháng 09 năm 2023 đến ngày 26 tháng 09 năm 2023. Tại Đại hội Thể thao châu Á 2022, bộ môn Liên Quân sẽ được thi đấu ở phiên bản Đại hội Thể thao châu Á, sẽ được thay thế bằng bộ môn Vương Giả Vinh Diệu.
Phiên bản Đại hội Thể thao châu Á.
Bản đồ.
Bộ môn Liên Quân (Vương Giả Vinh Diệu) sẽ sử dụng bản đồ của tựa game Vương Giả Vinh Diệu. |
Đẳng cấp quý tộc Scotland | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822301 | Đẳng cấp quý tộc Scotland (tiếng Gael Scotland: "Moraireachd na h-Alba"; tiếng Scots: "Peerage o Scotland"; tiếng Anh: "Peerage of Scotland") là 1 trong 5 bộ phận của đẳng cấp quý tộc tại Vương quốc Anh và người lập ra những tước vị thuộc đẳng cấp đó là Vua Scotland tạo ra trước năm 1707. Theo Hiệp ước Liên minh, Vương quốc Scots và Vương quốc Anh được kết hợp dưới tên gọi Vương quốc Đại Anh, và một đẳng cấp quý tộc mới được thiết lập với tên gọi Đẳng cấp quý tộc Đại Anh, trong đó các tước hiệu tiếp theo được tạo ra.
Những người ngang hàng Scotland được quyền ngồi trong Nghị viện Scotland cũ. Sau Liên minh, những người đồng cấp của Nghị viện cũ của Scotland đã bầu 16 đại diện ngang hàng vào ngồi trong Viện Quý tộc tại Westminster. Đạo luật Đẳng cấp quý tộc 1963 đã cấp cho tất cả những quý tộc Scotland ngang hàng quyền ngồi trong Viện Quý tộc, nhưng quyền tự động này đã bị thu hồi, đối với tất cả các quý tộc cha truyền con nối (ngoại trừ của Bá tước Nguyên soái và Lãnh chúa Thị vệ Đại thần Anh đương nhiệm), khi Đạo luật Viện Quý tộc 1999 nhận được sự đồng ý của Hoàng gia.
Không giống như hầu hết các quý tộc khác, nhiều tước hiệu của Scotland đã được ban cho phần còn lại để truyền cho con cái (do đó, một gia đình người Ý đã kế vị và hiện đang nắm giữ tước vị Bá tước xứ Newburgh), và trong trường hợp chỉ dành cho con gái, những tước vị này được trao cho con gái tránh rơi vào tình trạng bị tước bỏ tước vị khi tuyệt tự dòng nam (như trường hợp của các nam tước Anh cổ đại bằng lệnh triệu tập). Không giống như các danh hiệu quý tộc khác của Anh, luật Scots cho phép các tước vị được thừa kế bởi hoặc thông qua một người không hợp pháp khi sinh, nhưng sau đó được hợp pháp hóa bởi cha mẹ của họ kết hôn sau đó.
Các cấp bậc của Quý tộc Scotland theo thứ tự tăng dần: Lãnh chúa của Nghị viện, Tử tước, Bá tước, Hầu tước và Công tước. Các Tử tước Scotland khác với các Tử tước của các Đẳng cấp quý tộc khác (của Anh, Đại Anh, Ireland và Vương quốc Liên hiệp Anh) bằng cách sử dụng phong cách của tước hiệu của họ, như trong Tử tước xứ Oxfuird. Mặc dù đây là dạng lý thuyết, nhưng hầu hết các Tử tước đều bỏ "of". |
Đẳng cấp quý tộc Scotland | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822301 | Tử tước xứ Arbuthnott và ở một mức độ thấp hơn là Tử tước xứ Oxfuird vẫn sử dụng "of".
Các Nam tước Scotland xếp hạng dưới các Lãnh chúa của Nghị viện, và mặc dù được coi là cao quý, nhưng tước hiệu của họ là cha truyền con nối. Đã có lúc các nam tước phong kiến ngồi trong quốc hội. Tuy nhiên, họ được coi là những nam tước nhỏ chứ không phải ngang hàng vì tước hiệu của họ có thể được cha truyền con nối hoặc mua bán.
Trong bảng sau đây về Đẳng cấp quý tộc Scotland hiện tại, tước hiệu xếp hạng cao nhất của mỗi đẳng cấp trong các đẳng cấp khác (nếu có) cũng được liệt kê. Những quý tộc ngang hàng được biết đến với tước hiệu cao hơn ở một trong những đẳng cấp khác được liệt kê bằng chữ in nghiêng. |
Toàn cầu hóa quân sự | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822302 | Toàn cầu hóa quân sự (tiếng Anh: Military globalization) được David Held định nghĩa là "quá trình ngày càng tăng về mức độ và cường độ của các mối quan hệ quân sự giữa các đơn vị chính trị trong hệ thống thế giới. Có thể hiểu, nó phản ánh sự mở rộng của mạng lưới quan hệ quân sự toàn cầu, cũng như tác động của những đổi mới công nghệ quân sự quan trọng (từ tàu thủy chạy bằng hơi nước đến vệ tinh), dần theo thời gian, đã tái tạo thế giới thành một không gian địa chiến lược duy nhất". Đối với Robert Keohane và Joseph Nye, toàn cầu hóa quân sự kéo theo 'các mạng lưới phụ thuộc quân sự lẫn nhau ở khoảng cách xa, và mối đe dọa hoặc hứa hẹn sử dụng vũ lực".
Held chia toàn cầu hóa quân sự thành ba quá trình riêng biệt:
Tất cả ba quá trình trên "được kết nối với sự phát triển công nghệ, thứ đã giúp chúng trở nên khả thi ngay từ đầu. Kết quả của việc này là làm tăng tính phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau trên toàn cầu".
Quá trình toàn cầu hóa quân sự bắt đầu từ Thời đại Khám phá, khi các đế quốc thuộc địa châu Âu bắt đầu các hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu. "Sự cạnh tranh đế quốc đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất, là cuộc xung đột toàn cầu đầu tiên trong lịch sử thế giới". Keohane xác định thời điểm toàn cầu hóa quân sự bắt đầu ít nhất là từ thời những cuộc chinh phạt của Alexandros Đại Đế. |
Danh sách cầu thủ tham dự giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822306 | Dưới đây là các đội hình cho Giải vô địch bóng đá U-23 Đông Nam Á 2023, diễn ra từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 8 năm 2023.
Mười đội tuyển quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá ASEAN (AFF) tham gia giải đấu này phải đăng ký một đội có tối đa 23 cầu thủ, trong đó có ba thủ môn. Chỉ những cầu thủ trong danh sách đội dưới đây mới được phép tham gia giải đấu.
Bảng A.
Thái Lan.
Huấn luyện viên: Issara Sritaro
Campuchia.
Huấn luyện viên: Félix Dalmás
Myanmar.
Huấn luyện viên: Michael Feichtenbeiner
Brunei.
Huấn luyện viên: Atsushi Hanita
Bảng B.
Đông Timor.
Huấn luyện viên: Park Tae-su
Malaysia.
Huấn luyện viên: E. Elavarasan
Indonesia.
Huấn luyện viên: Shin Tae-yong
Bảng C.
Việt Nam.
Huấn luyện viên: Hoàng Anh Tuấn
Đội hình cuối cùng được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 2023.
Philippines.
Huấn luyện viên: Christopher Pedimonte
Đội hình cuối cùng được công bố vào ngày 16 tháng 8 năm 2023.
Lào.
Huấn luyện viên: Guglielmo Arena |
Plastic Love | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822312 | là một bài hát city pop của ca sĩ người Nhật Bản Takeuchi Mariya, nằm trong album phát hành năm 1984 của cô "Variety". Sau khi phát hành dưới dạng đĩa đơn một năm sau đó, ca khúc đã đạt thành công tương đối và bán được khoảng 10.000 bản.
Vào năm 2017, "Plastic Love" chứng kiến sự hồi sinh trên phạm vi quốc tế khi bản phối lại dài 8 phút của bài hát xuất hiện YouTube. Video nhanh chóng thu về 24 triệu lượt xem, trước khi khiếu nại bản quyền đối với hình ảnh album vô tình dẫn đến việc nó bị xóa. Bản phối này đã được khôi phục vào năm 2019 và có hơn 63 triệu lượt xem.
Sản xuất và phát hành.
"Plastic Love" được viết và biểu diễn bởi Takeuchi, sản xuất bởi là chồng cô, Yamashita Tatsuro. Yamashita cũng chơi guitar cho bài hát, trong khi Nakanishi Yasuharu chơi piano điện, Itō Kōki chơi guitar bass và Aoyama Jūn chơi trống. Trong một cuộc phỏng vấn với "The Japan Times", Takeuchi đã nhớ lại: "Tôi muốn viết một thứ gì đó có thể nhảy được, một thứ gì đó mang âm hưởng city pop... [lời bài hát] kể về câu chuyện của một người phụ nữ đã mất đi người đàn ông mà cô ấy thực sự yêu".
Bài hát ra mắt lần đầu trong album ăn khách số một của Takeuchi, "Variety" (1984). Một đĩa đơn 12-inch của ca khúc đã được phát hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1985. Đây là đĩa đơn thứ 12 của nữ ca sĩ, bao gồm một "bản hòa âm câu lạc bộ mở rộng" và bản phối lại mới bài hát. Sau khi xuất bản, đĩa "Plastic Love" đã đạt vị trí thứ 86 trên Oricon Singles Chart.
Hồi sinh.
Ngày 5 tháng 7 năm 2017, một người dùng có tên là "Plastic Lover" đã tải lên bản phối lại "Plastic Love" dài 8 phút trên YouTube. Video cho thấy hình ảnh cắt xén từ bìa đĩa đơn trước đó của Takeuchi "Sweetest Music", chụp bởi nhiếp ảnh gia Alan Levenson ở Los Angeles. Trong một cuộc phỏng vấn, Plastic Lover nói rằng video là bản tải lên lại của một video tương tự đã bị xóa trên nền tảng.
Trùng hợp với sự phổ biến của dòng nhạc vaporwave, bản phối của Plastic Lover đã lan truyền nhanh chóng khắp YouTube thông qua thuật toán đề xuất. Sự lan truyền của bài hát cũng được hỗ trợ bởi các meme trên internet, thảo luận trên Reddit, và fan art của bìa "Sweetest Music" trên những nền tảng như DeviantArt. |
Plastic Love | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822312 | Video đã đạt được 24 triệu lượt xem trước khi bị gỡ xuống do tranh chấp bản quyền với Levenson, nhưng sau đó được khôi phục trở lại vào năm 2019 với phần ghi công Levenson trong phần mô tả và hình thu nhỏ của video. Bài hát cũng truyền cảm hứng cho một phiên bản lời tiếng Anh do người hâm mộ tạo ra, bên cạnh bản remix và ảnh bìa đĩa của người hâm mộ. Tính đến tháng 5 năm 2021, video đã có hơn 63 triệu lượt xem.
Ryan Bassil, viết cho "Vice" đã đánh giá bài hát là "một giai điệu hiếm hoi không cần những từ ngữ chính xác để miêu tả chuyên nghiệp một cảm giác cụ thể – những ham muốn, đau lòng, tình yêu, sợ hãi, phiêu lưu, mất mát, tất cả bị cuốn vào giữa dòng xoáy của một đêm chơi bời trên phố" và gọi "Plastic Love" là "bài nhạc pop hay nhất thế giới". Cat Zhang của trang "Pitchfork" ghi nhận rằng những người trẻ hâm mộ city pop thường coi "Plastic Love" là "cánh cổng dẫn đường" của họ. Nhiều phiên bản cover của ca khúc cũng tồn tại, bao gồm của Tofubeats, Friday Night Plans và Chai.
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2019, phiên bản ngắn của video âm nhạc chính thức, do Hayashi Kyōtaro sản xuất, đã được phát hành trên YouTube với thời lượng 90 giây. Phiên bản đầy đủ, dài khoảng 5 phút, nằm trong DVD và Blu-ray của "Souvenir the Movie" phát hành ngày 18 tháng 11 năm 2020. Video âm nhạc sau đó cũng có trên YouTube vào 11 tháng 11 năm 2021. Ngày 3 tháng 11 cùng năm, Tower Records đã phát hành bản in lại đĩa đơn 12 inch cũ của "Plastic Love", cùng với các bản ghi LP album của Takeuchi gồm "Variety" and "Request".
Danh sách ca khúc.
Tất cả các bài hát do Takeuchi Mariya viết và sắp xếp bởi Yamashita Tatsuro. |
Benjamin Cremaschi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822316 | Benjamin Cremaschi (; sinh ngày 2 tháng 3 năm 2005) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Mỹ hiện tại đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Inter Miami tại Major League Soccer.
Sự nghiệp thi đấu.
Inter Miami.
Cremaschi bắt đầu chơi bóng tại câu lạc bộ Key Biscayne SC khi mới 6 tuổi và năm 14 tuổi chuyển đến Weston Academy. Anh đã giúp Weston Academy giành được U-16 MLS Next Cup năm 2021, nơi anh giành được Chiếc giày Vàng. Anh chuyển đến đội trẻ của Inter Miami vào năm 2021. Năm 2022, anh giúp đội U-17 Inter Miami vô địch Generation Adidas Cup
và giành được quyền lựa chọn tại MLS NEXT All-Star. Anh cũng ra mắt cho Inter Miami II vào năm 2022, ghi 5 bàn và có 1 kiến tạo trong mùa giải đó ở MLS Next Pro. Vào ngày 22 tháng 11 năm 2022, anh ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên với Inter Miami theo bản hợp đồng 3 năm. Anh ra mắt chuyên nghiệp với Inter Miami khi vào sân thay người trong chiến thắng 2–0 trước CF Montréal tại Major League Soccer vào ngày 25 tháng 2 năm 2023.
Quốc tế.
Sinh ra ở Hoa Kỳ, Cremaschi là người gốc Argentina và do đó đủ điều kiện để đại diện cho một trong hai quốc gia. Anh được gọi triệu tập lên đội tuyển U-19 Hoa Kỳ cho chiến dịch giành chức vô địch của họ tại Slovenia Nations Cup vào tháng 9 năm 2022. Anh được gọi lên một trại huấn luyện của đội tuyển U-20 Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2022 để chuẩn bị cho Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2023. Ngày 7 tháng 12 năm 2022, anh được triệu tập lên đội tuyển U-20 Argentina cho một trại huấn luyện để tham dự Giải vô địch bóng đá U-20 Nam Mỹ 2023. |
Danh sách thảm họa quân sự | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822335 | Thảm họa quân sự là một bên thất bại trong trận chiến hoặc chiến tranh dẫn đến việc bên thua cuộc hoàn toàn thất bại trong việc đạt được mục tiêu ban đầu. Nó thường, nhưng không phải luôn luôn, liên quan đến thiệt hại về người rất lớn và không tương xứng. Các nguyên nhân rất đa dạng và bao gồm lỗi con người, công nghệ kém, vấn đề hậu cần, đánh giá thấp kẻ thù, đông hơn và kém may mắn.
Danh sách được liệt kê này là những trận đánh mà nhiều nguồn liên quan đến chủ đề thảm họa quân sự đã coi sự kiện được đề cập là một thảm họa quân sự (hoặc một thuật ngữ tương đương). |
Sergey Fyodorovich Rudskoy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822343 | Sergey Fyodorovich Rudskoy (chữ Kirin: Серге́й Фёдорович Рудско́й, sinh ngày 2 tháng 10 năm 1960) là một tướng lĩnh Quân đội Liên bang Nga, Anh hùng Liên bang Nga. Ông hiện là Phó Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, quân hàm Thượng tướng.
Tiểu sử.
Tướng Rudskoy sinh ngày 2 tháng 10 năm 1960 tại Nikolaev, vùng Nikolaev, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina, nay là Mykolaiv, tỉnh Mykolaiv, Ukraina
Cha của ông là Anh hùng Liên Xô, thiếu tướng binh chủng tăng thiết giáp Fyodor Andreevich Rudskoy (1921-1982).
Năm 1977, ông tốt nghiệp Trường Thiếu sinh quân Suvorov Minsk; năm 1981, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Chỉ huy Vũ khí Liên hợp Moskva.
Ông tham gia cuộc chiến Chechnya, năm 1995, với quân hàm trung tá và là chỉ huy Trung đoàn súng trường cơ giới Cận vệ 255 Stalingrad-Korsun.
Ngày 13 tháng 12 năm 2012, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Ngày 24 tháng 11 năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Liên bang Nga - Phó Tổng tham mưu trưởng thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Ngày 22 tháng 2 năm 2017, ông được thăng quân hàm Thượng tướng.
Ông là Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí "Tư tưởng quân sự" của Nga.
Ông bị Chính phủ Vương quốc Anh quy kết là tội phạm chiến tranh ở Syria vì hỗ trợ Chính quyền al-Assad và do đó bị Anh cấm vận từ năm 2022. Đến năm 2023, ông lại bị Liên minh châu Âu cấm vấn vì lý do Tổng cục Tác chiến do ông làm thủ trưởng là cơ quan chịu trách nhiệm chính về vạch kế hoạch tác chiến xâm lược Ukraina. |
Tổng giáo phận Sydney | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822348 | Tổng giáo phận Sydney (; ) là một tổng giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma với tòa giám mục đặt tại Sydney, New South Wales, Úc. |
Makhnovshchyna | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822351 | Makhnovshchyna () là một phong trào quần chúng hướng tới việc thiết lập một xã hội theo chủ nghĩa cộng sản vô trị ở miền nam và đông Ukraina trong thời kỳ chiến tranh giành độc lập Ukraina (1917–1921). Lấy tên theo tổng tư lệnh Nghĩa quân Cách mạng Ukraina, Nestor Makhno, mục đích của phong trào là nhằm sáng lập một hệ thống các xô-viết tự do điều hành sự chuyển tiếp sang một xã hội không nhà nước và không giai cấp. |
Ga Sari | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822354 | Ga Sari (Tiếng Hàn: 사리역, Hanja: 四里驛) là ga tàu điện ngầm trên Tuyến Suin–Bundang, nằm ở nằm ở Sa-dong, Sangnok-gu, Ansan-si, Gyeonggi-do. Nó hoạt động như một dịch vụ hành khách từ tháng 9 năm 1966 đến tháng 12 năm 1995 và tiếp tục hoạt động vào ngày 12 tháng 9 năm 2020 với tư cách là ga bán ngầm cho các đoàn tàu đường đôi khổ tiêu chuẩn. |
Henry Francis Cary | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822359 | Reverend Henry Francis Cary (6 tháng 12 năm 1772 – 14 tháng 8 năm 1844) là một tác giả và dịch giả người Anh, được biết đến nhiều nhất với bản dịch thơ không vần tác phẩm "Thần khúc" của Dante.
Tiểu sử.
Henry Francis Cary sinh tại Gibraltar, ngày 6 tháng 12 năm 1772. Ông là con trai cả của Henrietta Brocas và William Cary. Henrietta là con gái của Theophilus Brocas, chức danh Dean của Killala và William. Vào thời điểm đó, ông là đội trưởng của Trung đoàn Bàn Chân "Regiment of Foot" đầu tiên. Ông nội của ông, Henry Cary là phó tế, và ông cố của ông, Mordecai Cary, là giám mục của giáo phận đó.
Ông được đào tạo tại Trường Rugby và tại các trường Grammar của Sutton Coldfield và Birmingham, cũng như tại Christ Church, Oxford, nơi ông nhập học năm 1790 và theo học ngành văn học Pháp và Ý. Khi còn đi học, ông thường xuyên đóng góp cho "Tạp chí Gentleman's Magazine" và xuất bản một tập "Sonnets and Odes" . Ông từng nhận lệnh thánh và vào năm 1797 trở thành cha xứ của Abbots Bromley ở Staffordshire . Ông đã tại vị ở đây cho đến khi tạ thế. Năm 1800, ông cũng trở thành cha xứ của Kingsbury ở Warwickshire.
Tại Christ Church, ông đã học văn học Pháp và Ý, khả năng thành thạo của ông được chứng tỏ trong các ghi chú của ông về bản dịch Dante của chính mình. Phiên bản của "Địa ngục (Inferno)" được xuất bản vào năm 1805 cùng với văn bản gốc.
Cary chuyển đến London vào năm 1808, nơi ông trở thành độc giả tại nhà nguyện Berkeley Chapel và sau đó là giảng viên tại Chiswick và phụ trách viên nhà nguyện Savoy Chapel. Phiên bản của ông toàn văn tác phẩm "Thần khúc" bằng thơ không vần xuất hiện vào năm 1814. Cuốn sách được xuất bản với chi phí của chính ông, vì nhà xuất bản từ chối chấp nhận rủi ro do sự cố phát sinh đối với "Địa ngục Inferno" .
Bản dịch đã gây chú ý tới Samuel Rogers bởi Thomas Moore. Rogers đã thực hiện một số bổ sung cho một bài viết về nó bởi Ugo Foscolo trên tờ "Edinburgh Review". Bài báo này, cùng với lời khen ngợi dành cho công trình của Coleridge trong một bài giảng tại Royal Institution, đã dẫn đến sự thừa nhận chung về giá trị của nó. "Dante" của Cary dần dần chiếm vị trí trong số các tác phẩm tiêu chuẩn, trải qua bốn lần xuất bản trong đời ông. |
Henry Francis Cary | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822359 | Năm 1833, Cary được nghỉ phép sáu tháng vì ốm và cùng với người hầu và con trai của ông, Francis, đi đến Ý thăm Amiens, Paris, Lyons, Aix, Nice, Mentone, Genoa, Pisa, Florence, Sienna, Rome (một tháng), Napoli, Bologna, Verona, Venice (một tháng), Innsbruck, Munich, Nuremberg, Frankfurt, Cologne, Rotterdam, Hague, Amsterdam, Brussels, Ghent và Bruges.
Năm 1824, Cary xuất bản bản dịch "The Birds" của Aristophanes, và khoảng năm 1834, ông xuất bản bản dịch "Odes" của Pindar. Năm 1826, ông được bổ nhiệm làm trợ lý thủ thư tại Bảo tàng Anh, chức vụ mà ông đã giữ trong khoảng 11 năm. Ông từ chức vì việc bổ nhiệm người giữ sách in, lẽ ra đã phải thuộc về ông theo quy trình thăng tiến thông thường, người ta đã từ chối ông mặc dù khi đó nó đang bỏ trống. Năm 1841, khoản trợ cấp vương miện trị giá 200 bảng Anh một năm, có được nhờ nỗ lực của Samuel Rogers, đã được trao cho ông.
"Cuộc đời của các nhà thơ Pháp thời kỳ đầu" của Cary và "Cuộc đời của các nhà thơ Anh" (từ Samuel Johnson cho đến Henry Kirke White), được dự định là phần tiếp theo của "Cuộc đời các nhà thơ" của Johnson, được xuất bản dưới dạng tuyển tập vào năm 1846. Ông tạ thế tại Charlotte St., St. George's, Bloomsbury, London vào năm 1844 và được chôn cất ở Poets' Corner, Tu viện Westminster.
Một cuốn hồi ký đã được xuất bản bởi con trai ông, thẩm phán Henry Cary, vào năm 1847. Một người con trai khác, Francis Stephen Cary, trở thành giáo viên nghệ thuật nổi tiếng, kế nhiệm Henry Sass với tư cách là người đứng đầu học viện nghệ thuật của ông ở London. |
Gustavo Bacarisas | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822363 | Gustavo Bacarisa (1872–1971) GMH là một họa sĩ người Gibralta. Ông sinh ra tại Gibraltar và mất ở Seville, Tây Ban Nha. Tác phẩm của ông theo phong cách tượng hình và chủ đề đa dạng, được đặc trưng bởi cách sử dụng màu sắc phong phú. Ông đã kết hôn với nghệ sĩ và nhà thiết kế Thụy Điển Elsa Jernås.
Sự nghiệp.
Bacaris theo học ở Paris, Pháp và làm việc ở Buenos Aires, Argentina cho đến năm 1916. Sau đó, ông chuyển đến thủ đô Seville của Andalucia. Ông cũng từng đến Thụy Điển để tạo ra các bối cảnh và bức tượng cho vở opera "Carmen". Tương tự như vậy với phần đầu của "El amor brujo" () tại "Teatro Español" ở Madrid. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông đã chuyển chỗ ngụ cư, lần này là đến đảo Madeira của Bồ Đào Nha, rồi trở lại Gibraltar vào năm 1937. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ông chuyển đến Tây Ban Nha, định cư ở Seville.
Bacarisas đã trưng bày tác phẩm của mình ở nhiều thành phố của Tây Ban Nha cũng như ở nước ngoài. Ông được trao huy chương vàng và danh hiệu giáo sư danh dự bởi "Real Academia de Bellas Artes de Santa Isabel de Hungría" () và là thành viên của "Real Academia de Bellas Artes de San Fernando". |
Sophie Hedevig của Đan Mạch | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822364 | Sophie Hedevig của Đan Mạch và Na Uy (28 tháng 8 năm 1677 – 13 tháng 3 năm 1735) là một Vương nữ Đan Mạch, con gái của Christian V của Đan Mạch và Charlotte Amalie xứ Hessen-Kassel.
Tiểu sử.
Sophie Hedevig đã sớm trở thành đối tượng của những cuộc hôn nhân triển vọng và đã được hứa hôn ba lần. Khi còn nhỏ, Sophie Hedevig được đính hôn với em họ là Johann Georg IV xứ Sachsen, một truyền thống về mặt chính trị giữa Đan Mạch và Sachsen. Năm 1689, cuộc hôn nhân của hai người sẽ được tiến hành vào hai năm sau đó. Tuy nhiên, khi Johann Georg IV kế vị cha mình trở thành Tuyển hầu tước xứ Sachsen vào năm 1691 thì đã hủy bỏ hôn ước với Sophie Hedevig. Vào năm 1692, và sau đó là từ năm 1694 đến năm 1697, một cuộc hôn nhân với Joseph của Áo (tương lai là Hoàng đế của Thánh chế La Mã) đã được đề xuất. Tuy nhiên, Sophie Hedevig từ chối cải sang Công giáo bất chấp áp lực từ cha.
Từ năm 1697 đến năm 1699, Đan Mạch mong muốn một liên minh với Thụy Điển, liên minh này sẽ được hiện thực hóa bằng một đám cưới kép của Sophie Hedevig với Karl XII của Thụy Điển, và em trai là Carl với chị gái của Karl XII là Hedvig Sofia (sau khi Hedvig Sofia kết hôn vào năm 1698, em gái của Hegvid Sophia Ulrika Eleonora trở thành lựa chọn thay thế). Tuy nhiên, mặc dù phần nào tiếp nhận ý tưởng về một liên minh với Đan Mạch, Karl XII thực tế không muốn kết hôn, và liên minh Đan Mạch-Thụy Điển rất không được chấp thuận ở Thụy Điển.
Sophie Hedevig do đó vẫn duy trì tình trạng độc thân, mặc dù có tin đồn rằng vương nữ đã bí mật kết hôn với một cận thần quý tộc là Carl Adolph von Plessen (1678-1758).
Năm 1699, cha của Sophie Hedevig qua đời và được kế vị bởi anh trai với tên hiệu là Frederik IV. Theo thông lệ, Sophie Hedevig sống với mẹ cho đến khi mẹ vương nữ qua đời vào năm 1714, và sau đó Sophie Hedevig sống tại triều đình của anh trai Frederik IV. Trong số những thị nữ của Sophie Hedevig có Elisabeth Helene von Vieregg, là tình nhân của Frederik IV từ năm 1701 và vào năm 1703 thì trở thảnh vợ lẽ của Frederik IV. Khi Thái hậu Charlotte Amalie qua đời vào năm 1714, Sophie Hedevig được thừa kế các điền trang của Gjorslev và Erikstrup và Vương nữ đã trao cho Frederik IV để đổi lấy các điền trang của Dronninglund, Dronninggård và Tu viện Børglum ("Børglumkloster"). |
Sophie Hedevig của Đan Mạch | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822364 | Sophie Hedevig có mối quan hệ tốt với anh trai Frederik IV cho đến năm 1721, khi vương nữ rời triều đình cùng với em trai Carl để phản đối cuộc hôn nhân của Frederik IV với Nữ Bá tước Anne Sophie Reventlow. Hai chị em dựng nên một triều đình riêng của tại Vemmetofte, một trang viên mà Carl được thừa kế từ mẹ của hai chị em. Họ có một triều đình gồm 70 cận thần quý tộc, đứng đầu là Carl Adolph von Plessen, bạn của Carl, và thậm chí có thể là người chồng bí mật của chính Sophie Hedevig. Hai chị em chỉ làm hòa với Quốc vương vài năm sau đó. Sophie Hedevig, cùng với Carl và Carl Adolph, đã thành lập các trường học dành cho người dân trên các vùng lãnh địa của mình, vì Sophie Hedevig tin rằng trường học là cần thiết để đưa ra các chỉ dẫn tôn giáo.
Khi Carl qua đời vào năm 1729, Sophie Hedevig là người thừa kế được ưu ái em trai. Vương nữ được thừa kế những vùng lãnh địa tương đối rộng lớn: Vemmetofte, Højstrup và Charlottenborg. Tuy nhiên, Vương nữ cũng phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Carl và Sophie Hedevig đã chi trả bằng thu nhập từ Cung điện Sorgenfri, Dronninggård và Frederiksdal mà Vương nữ được cháu trai Christian VI ban cho khi Christian VI kế vị Frederik IV vào năm 1730.
Vương nữ Sophie Hedevig là một họa sĩ vẽ chân dung tài năng và có niềm đam mê đến âm nhạc, đồ thủ công mỹ nghệ như đồ trang trí bằng ngà voi và thêu thùa. Vương nữ cũng thu thập sách thánh vịnh và các ấn phẩm khác nhau. Nhiều tác phẩm của Vương nữ được lưu giữ trong Bộ sưu tập Vương thất Đan Mạch tại Lâu đài Rosenborg. Năm 1735, Tu viện Vemmetofte ("Vemmetofte Kloster"), một nơi dành cho những phụ nữ quý tộc chưa lập gia đình được thành lập theo chỉ dẫn trong di chúc của Sophie Hedevig. Vương nữ qua đời ở tuổi 57 tại Charlottenborg. |
Cờ Lyon | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822365 | Cờ Lyon bao gồm một tấm vải hình chữ nhật, trên đó hiển thị các yếu tố của quốc huy, do đó nó là một lá cờ huy hiệu. Theo thói quen, nó được tính theo tỷ lệ thông thường là 3: 2 và là một lá cờ dành cho mục đích dân dụng, vì trong Tòa thị chính và các khu vực phụ thuộc của nó, chỉ có quốc kỳ Pháp được kéo lên.
Chiếc khiên đặc trưng của Lyon bao gồm một cánh đồng gule (màu đỏ), trong đó có con sư tử xuất hiện một cách hung hãn (có hình dạng và dáng đứng) và bằng bạc (màu trắng). Quốc huy này được bổ sung từ Chief (huy hiệu), bộ phận chiếm phần ba phía trên. Đây là "Đứng đầu nước Pháp", được trao cho tất cả các "Bonnes Villes", thể hiện huy hiệu của các vương triều trước đây của họ: màu xanh lam với ba bông hoa vàng (nền màu xanh lam được trang trí bằng ba bông hoa loa kèn màu vàng).
Vào thế kỷ thứ 13, các thương hội bắt tay vào một cuộc nổi dậy chống lại quyền thế của Tổng giám mục-Bá tước Lyon. Những người này đã sử dụng các lá cờ riêng biệt với một con sư tử để tượng trưng cho sức mạnh của mình, khiến cho vua Philip V của Pháp buộc phải can thiệp vào cuộc xung đột năm 1320. Do sự can thiệp của nhà vua, thành phố phải phụ thuộc một cách trực tiếp vào Vương quốc Pháp, được đưa vào danh sách "Bonnes Villes" và nhận được huy hiệu khiên chắn (và cờ). Năm 1376, Vua Charles V đã đơn giản hóa huy hiệu, giảm xuống còn ba con số vô định của "fleurs de lys" mà cho đến nay vẫn bao trùm toàn bộ không gian của các kho vũ khí hoàng gia và huy hiệu chief của "Bonnes Villes". |
Nestor Ivanovych Makhno | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822373 | Nestor Ivanovych Makhno ( năm 1888 – 25 tháng 7 năm 1934), biệt danh Bat'ko Makhno ("Cha Makhno"), là một nhà cách mạng vô trị chủ nghĩa người Ukraina, và là thủ lĩnh Nghĩa quân Cách mạng Ukraina thời nội chiến Ukraina (1917-1921). |
Terbi(III) oxide | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822381 | Terbi(III) oxide, còn được gọi là terbi sesquioxide, là một oxide hóa trị ba của kim loại đất hiếm terbi, có công thức hóa học Tb2O3. Nó là một chất bán dẫn loại p, dẫn proton, tính bán dẫn được cải thiện khi pha tạp với calci. Nó có thể được điều chế bằng cách khử Tb4O7 trong hydro ở 1300 °C trong 24 giờ.
Nó là một oxide kiềm, dễ tan trong acid loãng, tạo ra muối terbi gần như không màu.
Hợp chất thuộc cấu trúc tinh thể lập phương và hằng số mạng là "a" = 1057 pm. |
Công tước xứ Buccleuch | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822384 | Công tước xứ Buccleuch ( ; tiếng Anh: "Duke of Buccleuch"), trước đây cũng được đánh vần là Công tước xứ Buccleugh, là một tước hiệu trong Đẳng cấp quý tộc Scotland được lập ra hai lần, lần đầu tiên là vào ngày 20 tháng 4 năm 1663, trao cho James Scott, Công tước thứ nhất xứ Monmouth, và được lập ra lần thứ hai dưới hình thức "Suo jure" để trao cho vợ của ông là Anne Scott, Nữ bá tước thứ 4 xứ Buccleuch. Monmouth, con trai ngoài giá thú lớn tuổi nhất của Vua Charles II, đã bị bãi bỏ tước vị sau khi nổi dậy chống lại chú của mình là Vua James II và VII, nhưng tước hiệu của vợ ông không bị ảnh hưởng và được truyền lại cho con cháu của họ, những người lần lượt mang họ Scott, Montagu-Scott, Montagu là Douglas Scott và Scott. Năm 1810, Công tước thứ 3 xứ Buccleuch thừa kế Công tước xứ Queensberry, cũng thuộc Đẳng cấp quý tộc Scotland, do đó tách tước hiệu đó khỏi Hầu tước xứ Queensberry. |
La Kim Phụng | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822388 | La Kim Phụng (sinh năm 1970 tại Sài Gòn) là một siêu mẫu Việt Nam. Cô là một trong những tên tuổi hàng đầu của thời trang Việt Nam vào đầu thập niên 1990. Cô được mệnh danh là siêu mẫu đầu tiên của Việt Nam. |
Erbi(III) nitrat | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822391 | Erbi(III) nitrat là một hợp chất vô cơ của erbi và acid nitric có công thức hóa học Er(NO3)3. Hợp chất tạo thành tinh thể màu hồng, dễ tan trong nước, cũng tạo thành tinh thể ngậm nước.
Điều chế.
Một cách đơn giản để điều chế erbi(III) nitrat là hòa tan erbi kim loại trong acid nitric:
Hoặc hòa tan erbi(III) oxide/erbi(III) hydroxide trong acid nitric:
Một cách khác là phản ứng của nitơ dioxide với erbi kim loại:
Tính chất vật lý.
Erbi(III) nitrat tạo thành tinh thể màu hồng, có tính hút ẩm.
Nó tạo thành tinh thể Er(NO3)3·5H2O hoặc Er(NO3)3·6H2O. Pentahydrat có cấu trúc giống Y(NO3)3·5H2O, các hằng số mạng tinh thể a = 0,6603 nm, b = 0,9516 nm, c = 1,052 nm, α = 63,65°, β = 84,6°, γ = 76,07°.
Cả erbi(III) nitrat khan và ngậm nước đều bị phân hủy khi đun nóng.
Hợp chất tan trong nước và EtOH.
Tính chất hóa học.
Erbi(III) nitrat ngậm nước bị phân hủy nhiệt để tạo thành ErONO3 và sau đó thành erbi(III) oxide.
Ứng dụng.
Nó được sử dụng để điều chế erbi kim loại và trong thuốc thử hóa học. |
Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822409 | Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại () là một danh sách gồm 7.000 Hán tự thông dụng trong tiếng Trung Hoa. Nó được lập nên vào năm 1988 dưới thời Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa"."
Còn có một danh sách khác có tên Hiện đại Hán ngữ thường dụng tự biểu () là một danh sách phụ gồm 3.500 Hán tự thường xuyên được sử dụng trong tiếng Trung.
Vào năm 2013, Danh sách Hán tự quy phạm chung đã thay thế "Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại" làm các Hán tự tiêu chuẩn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. |
Neodymi(III) hydroxide | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822414 | Neodymi(III) hydroxide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Nd(OH)3. Chất rắn màu trắng hồng đến tím này không tan trong nước.
Điều chế.
Neodymi(III) nitrat và dung dịch amoni hydroxide sẽ phản ứng để tạo ra neodymium(III) hydroxide.
Nếu lượng Nd(NO3)3 là 40 g/L thì lượng amoni hydroxide cần dùng là 0,50 mol/L. Amoni hydroxide được trộn vào dung dịch Nd(NO3)3 với tốc độ 1,5 mL/phút với polyethylen glycol được sử dụng để kiểm soát pH. Quy trình sẽ tạo ra bột neodymium(III) hydroxide có kích thước hạt ≤ 1 μm.
Tính chất vật lý.
Neodymi(III) hydroxide có thể tạo thành kết tủa màu hồng đến tím hoặc trắng, không tan trong nước. Cấu trúc của Nd(OH)3 giống UCl3, thuộc hệ tinh thể lục phương, nhóm không gian "P"63"/m", các hằng số mạng tinh thể a = 0,6418 nm, c = 0,3743 nm, α = 90°, γ = 120°.
Tính chất hóa học.
Neodymium(III) hydroxide có thể phản ứng với acid, tạo ra muối neodymi(III):
Ví dụ, để tạo ra neodymi(III) acetat: |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Croatia (tiếng Serbia-Croatia: Socijalistička Republika Hrvatska / Социјалистичка Република Хрватска), thường viết tắt là SR Croatia hoặc chỉ gọi là Croatia, là một nước cộng hoà cấu thành của Nam Tư. Theo hiến pháp, Croatia hiện đại là sự tiếp nối trực tiếp của cộng hoà.
Cùng với năm nước cộng hòa Nam Tư khác, CHXHCN Croatia được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành một cộng hòa xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh. Nhà nước có bốn tên chính thức đầy đủ trong suốt 48 năm tồn tại. Theo lãnh thổ và dân số, đây là nước cộng hòa lớn thứ hai tại Nam Tư, sau Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Serbia.
Vào năm 1990, chính phủ đã dỡ bỏ hệ thống chính phủ độc đảng – được Liên đoàn Những người cộng sản thiết lập – và áp dụng một nền dân chủ đa đảng. Chính phủ mới được bầu của Franjo Tuđman chuyển nước cộng hòa thành quốc gia độc lập, chính thức ly khai khỏi Nam Tư vào năm 1991 và do đó góp phần giải thể liên bang.
Tên gọi.
Croatia trở thành một phần của liên bang Nam Tư vào năm 1943 sau Phiên họp thứ hai của AVNOJ và thông qua các nghị quyết của ZAVNOH, cơ quan thảo luận thời chiến của Croatia. Nước cộng hoà được chính thức thành lập với tên gọi "Nhà nước Liên bang Croatia" () vào ngày 9 tháng 5 năm 1944, tại phiên họp thứ 3 của ZAVNOH. Nam Tư khi đó được gọi là Liên bang Dân chủ Nam Tư ("Demokratska Federativna Jugoslavija", DFJ), đây không phải là một nhà nước xã hội chủ nghĩa theo hiến pháp, hay thậm chí là một nước cộng hòa trước khi chiến tranh kết thúc, khi những vấn đề này được giải quyết. Vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, Liên bang Dân chủ Nam Tư trở thành Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư ("Federativna Narodna Republika Jugoslavija", FNRJ), một nước cộng hòa nhân dân xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước Liên bang Croatia trở thành "Cộng hòa Nhân dân Croatia" ("Narodna Republika Hrvatska", "NR Hrvatska").
Vào ngày 7 tháng 4 năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư (FPRY) được đổi tên thành Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SFRY). |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Nam Tư (và do đó là Croatia) dần dần từ bỏ chủ nghĩa Stalin sau chia rẽ Tito–Stalin vào năm 1948. Năm 1963, Cộng hòa Nhân dân Croatia cũng theo đó trở thành "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia".
Vào ngày 22 tháng 12 năm 1990, Hiến pháp mới được thông qua, theo đó Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được đổi tên thành Cộng hòa Croatia. Theo hiến pháp này, Croatia trở nên độc lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1991.
Thành lập.
Thế chiến II.
Trong những năm đầu tiên của thế chiến, Quân Du kích Nam Tư tại Croatia không được nhiều người Croat ủng hộ, ngoại trừ người Croat trong vùng Dalmatia của Croatia. Phần lớn quân du kích trên lãnh thổ Croatia là người Serb Croatia. Tuy nhiên, vào năm 1943, người Croat bắt đầu tham gia quân du kích với số lượng lớn hơn. Năm 1943, số lượng quân du kích người Croat tại Croatia tăng lên, vì vậy vào năm 1944, họ chiếm 61% số quân du kích trên lãnh thổ của Nhà nước Độc lập Croatia, trong khi người Serb chiếm 28%; tất cả các dân tộc khác chiếm 11% còn lại.
Vào ngày 13 tháng 6 năm 1943 tại Otočac, Lika, quân du kích Croatia đã thành lập ZAVNOH (Hội đồng Chống phát xít Quốc gia Giải phóng Nhân dân Croatia), một cơ quan lập pháp của nước cộng hòa Croatia trong tương lai của Nam Tư. Tổng thống đầu tiên của họ là Vladimir Nazor. Quân du kích Croatia có quyền tự chủ cùng với các quân du kích Slovenia và Macedonia. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 3 năm 1945, họ được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Tối cao Quân đội Nam Tư, do đó mất quyền tự chủ.
Do các chiến thắng của quân du kích và lãnh thổ do họ nắm giữ tăng lên, AVNOJ quyết định tổ chức phiên họp thứ hai tại Jajce vào cuối tháng 11 năm 1943. Tại phiên họp đó, ban lãnh đạo cộng sản Nam Tư quyết định tái lập Nam Tư thành một quốc gia liên bang.
Hình thành.
Vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, Hội đồng Lập hiến Nam Tư tổ chức một phiên họp quyết định rằng Croatia sẽ được gia nhập cùng với năm nước cộng hòa khác tạo thành Nam Tư: Slovenia, Bosnia và Herzegovina, Montenegro, Serbia và Macedonia. Không lâu sau, Đảng Cộng sản bắt đầu truy tố những người phản đối hệ thống độc đảng cộng sản. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Vào ngày 30 tháng 1 năm 1946, Hội đồng Lập hiến phê chuẩn Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư. Croatia là nước cộng hòa cuối cùng có hiến pháp riêng, phần lớn giống với hiến pháp liên bang và các nước cộng hòa khác. Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Croatia được Nghị viện Lập hiến của Cộng hòa Nhân dân Croatia thông qua vào ngày 18 tháng 1 năm 1947. Trong hiến pháp của họ, tất cả các nước cộng hòa đều bị tước quyền giành độc lập.
Các cộng hòa chỉ có quyền tự trị danh nghĩa; ban đầu, Nam Tư cộng sản là một quốc gia tập trung cao độ, dựa trên mô hình Xô viết. Các quan chức của Đảng Cộng sản đồng thời là các quan chức nhà nước, trong khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan cao nhất của đảng; tuy nhiên, các quyết định chính được đưa ra bởi Bộ Chính trị. Chính phủ của các nước cộng hòa chỉ là một bộ phận của cơ chế thi hành các quyết định của Bộ Chính trị.
Bầu cử.
Tại Nam Tư thời hậu chiến, những người cộng sản tranh giành quyền lực với phe đối lập ủng hộ Quốc vương Petra. Milan Grol là thủ lĩnh của phe đối lập; ông phản đối ý tưởng về một nhà nước liên bang, từ chối quyền có các nước cộng hòa của người Montenegro và người Macedonia, đồng thời cho rằng một thỏa thuận giữa Tito và Ivan Šubašić đảm bảo rằng phe đối lập cần phải có một nửa số ghế các bộ trưởng trong chính phủ mới. Đảng Nông dân Croatia (HSS) là một phần của phe đối lập, đã chia thành ba nhánh: một nhánh ủng hộ "Ustaše", nhánh còn lại ủng hộ những người cộng sản và nhánh thứ ba ủng hộ Vladko Maček. Tuy nhiên, những người cộng sản chiếm đa số trong quốc hội và kiểm soát quân đội, khiến phe đối lập không có bất kỳ quyền lực thực sự nào. Šubašić có những người ủng hộ riêng mình trong HSS và ông cố gắng đoàn kết đảng một lần nữa, tin rằng, một khi đoàn kết thì đó sẽ là một nhân tố chính trị lớn của đất nước. Đảng Nông dân Cộng hòa Croatia, một đảng tách ra khỏi HSS, muốn gia nhập Mặt trận Nhân dân, một tổ chức siêu chính trị do Đảng Cộng sản Nam Tư kiểm soát. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Šubašić biết rằng điều này sẽ đặt HSS dưới quyền kiểm soát của những người cộng sản và kết thúc các cuộc đàm phán về việc thống nhất.
Trong chiến dịch bầu cử, các đảng đối lập muốn hợp nhất với Đảng Cấp tiến Serbia và các đảng khác; tuy nhiên, các hoạt động của cộng sản, sử dụng nhiều mưu kế khác nhau, đã phá hỏng kế hoạch của họ. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1945, Grol từ chức và cáo buộc những người cộng sản phá vỡ thỏa thuận Tito–Šubašić. Bản thân Šubašić cũng sớm bị buộc phải từ chức vào cuối tháng 10 vì ông cũng đã tách mình ra khỏi Tito. Chẳng mấy chốc, những người cộng sản thắng cử. Họ giành được đa số tuyệt đối trong quốc hội, điều này cho phép họ tạo ra hình thức Nam Tư của riêng mình.
Chính phủ và chính trị.
Cộng hòa Nhân dân Croatia thông qua Hiến pháp đầu tiên của mình vào năm 1947. Năm 1953, "Luật Hiến pháp về các vấn đề cơ bản của tổ chức chính trị và xã hội và về các cơ quan thẩm quyền của nước Cộng hòa" sau đó trên thực tế là một hiến pháp hoàn toàn mới. Hiến pháp thứ hai (về mặt kỹ thuật là thứ ba) được thông qua vào năm 1963; họ đổi tên Cộng hòa Nhân dân Croatia (NRH) thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia (SRH). Những sửa đổi lớn về hiến pháp được thông qua vào năm 1971, và vào năm 1974, Hiến pháp mới của CHXHCN Croatia được ban hành, trong đó nhấn mạnh tình trạng quốc gia của Croatia với tư cách là một nước cộng hòa cấu thành của Nam Tư. Tất cả các hiến pháp và sửa đổi được thông qua bởi Nghị viện Croatia (). Sau cuộc bầu cử nghị viện đa đảng đầu tiên được tổ chức vào tháng 4 năm 1990, Nghị viện thực hiện nhiều sửa đổi hiến pháp và bỏ tên hiệu "xã hội chủ nghĩa" khỏi tên chính thức, vì vậy "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Croatia" rút gọn thành "Cộng hòa Croatia" (RH). Vào ngày 22 tháng 12 năm 1990, Nghị viện bác bỏ hệ thống độc đảng cộng sản và áp dụng chế độ dân chủ tự do thông qua Hiến pháp Croatia. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Theo Hiến pháp này, nền độc lập sẽ được tuyên bố vào ngày 25 tháng 6 năm 1991 (sau Trưng cầu dân ý về độc lập của Croatia được tổ chức vào ngày 19 tháng 5 năm 1991).
Theo Điều 1.2 của Hiến pháp Croatia năm 1974, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia được định nghĩa là "nhà nước dân tộc của người Croatia, nhà nước của người Serbia tại Croatia và nhà nước của các dân tộc khác sinh sống tại đây".
Giai đoạn Tito.
Nhà lãnh đạo nhà nước đầu tiên sau chiến tranh của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Croatia là Vladimir Nazor (thực ra là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nghị viện Cộng hòa Nhân dân Croatia), trong chiến tranh, ông là Chủ tịch của Hội đồng Chống phát xít Nhà nước Giải phóng Nhân dân Croatia (ZAVNOH), trong khi người đứng đầu chính phủ đầu tiên là Vladimir Bakarić. Mặc dù những người cộng sản thúc đẩy chủ nghĩa liên bang, nhưng Nam Tư sau chiến tranh vẫn được tập trung hóa nghiêm ngặt. Cơ quan chính yếu là Bộ chính trị Uỷ ban trung ương Đảng Cộng sản Croatia (từ năm 1952 là Liên đoàn Những người cộng sản Croatia) gồm khoảng mười người. Các thành viên của họ được chỉ định vào một số lĩnh vực nhất định: một người kiểm soát lực lượng vũ trang, người kia kiểm soát sự phát triển của nhà nước, người thứ ba kiểm soát nền kinh tế, v.v. Bề ngoài, hệ thống chính phủ là dân chủ đại diện: người dân sẽ bầu ra các ủy viên hội đồng và thành viên của nghị viện. Tuy nhiên, quyền lực thực sự nằm trong tay các cơ quan hành pháp. Các cơ quan đại diện (Nghị viện và các hội đồng khác nhau ở cấp địa phương và huyện) chỉ phục vụ tính hợp pháp cho các quyết định của họ. Đảng cai trị CHXHCN Croatia là chi nhánh của Đảng Cộng sản Nam Tư gọi là Đảng Cộng sản Croatia (KPH). Mặc dù đảng mang tên Croatia, nhưng thành viên của nó chỉ có 57% là người Croatia, cùng với 43% là người Serb. Phần lớn các thành viên là nông dân và phần lớn được giáo dục không hoàn chỉnh.
Ngay sau khi giành được quyền lực, những người Cộng sản bắt đầu bức hại các cựu quan chức của Nhà nước Độc lập Croatia để khiến họ phải thỏa hiệp. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Vào ngày 6 tháng 6 năm 1946, Tòa án Tối cao của CHXHCN Croatia kết án một số quan chức hàng đầu của NDH, bao gồm Slavko Kvaternik, Vladimir Košak, Miroslav Navratil, Ivan Perčević, Mehmed Alajbegović, Osman Kulenović và những người khác. Những người cộng sản cũng có một số phiên tòa lớn nhỏ nhằm đối phó với chế độ phát xít NDH. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo địa phương của các đảng dân sự thường "biến mất" mà không có bất kỳ nhân chứng nào. Những người cộng sản không chỉ thanh trừng các quan chức đang làm việc cho NDH mà cả những người ủng hộ Đảng Nông dân Croatia và Giáo hội Công giáo.
Đảng dân sự lớn duy nhất ở Croatia là Đảng Nông dân Cộng hòa Croatia, chỉ hoạt động vài năm sau cuộc bầu cử, nhưng với tư cách là một vệ tinh của Đảng Cộng sản. Cuộc đụng độ với các lực lượng dân sự chống cộng sản đã kích thích tính tập trung và chủ nghĩa độc tài của Đảng Cộng sản.
Khi lên nắm quyền, Tito biết rằng mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Nam Tư là chủ nghĩa dân tộc. Do đó, những người cộng sản sẽ đè bẹp ngay cả một hình thức chủ nghĩa dân tộc nhỏ nhất bằng cách đàn áp. Những người cộng sản nỗ lực hết sức nhằm đè bẹp chủ nghĩa dân tộc tại Bosnia và Herzegovina và Croatia, đồng thời cố gắng dập tắt sự thù hận giữa người Croatia, người Serb và người Hồi giáo, nhưng ngay cả như vậy, những người ủng hộ lớn nhất của họ trong quá trình này là người Serb địa phương. Không lâu sau, người Serb chiếm đa số trong ban lãnh đạo đảng và nhà nước Croatia và Bosnia.
Sau khi Tito mất.
Năm 1980, Josip Broz Tito qua đời. Những khó khăn về chính trị và kinh tế bắt đầu gia tăng và chính phủ liên bang bắt đầu sụp đổ. Chính phủ liên bang nhận ra rằng họ không thể trả lãi cho các khoản vay của mình và bắt đầu đàm phán với IMF kéo dài trong nhiều năm. Các cuộc luận chiến công khai tại Croatia liên quan đến nhu cầu giúp đỡ các vùng nghèo và kém phát triển trở nên thường xuyên hơn, vì Croatia và Slovenia đóng góp khoảng 60% số tiền đó. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Cuộc khủng hoảng nợ, cùng với lạm phát tăng vọt, buộc chính phủ liên bang phải đưa ra các biện pháp như luật ngoại tệ đối với thu nhập của các hãng xuất khẩu. Ante Marković, một người Croat từ Bosnia vào thời điểm đó là người đứng đầu chính phủ Croatia, nói rằng Croatia sẽ mất khoảng 800 triệu đô la vì luật đó. Marković trở thành người đứng đầu chính phủ cuối cùng của Nam Tư vào năm 1989 và dành hai năm để thực hiện nhiều cải cách kinh tế và chính trị. Những nỗ lực của chính phủ của ông ban đầu đã thành công, nhưng cuối cùng chúng thất bại do bất ổn chính trị nan y của Nam Tư.
Căng thẳng sắc tộc ngày càng gia tăng và sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Nam Tư. Cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng tại Kosovo, Bản ghi nhớ của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia chủ nghĩa dân tộc, sự nổi lên của Slobodan Milošević với tư cách là nhà lãnh đạo của Serbia, và mọi thứ khác sau đó đã gây ra một phản ứng rất tiêu cực. Rạn nứt kéo dài 50 năm bắt đầu nổi lên, và người Croatia ngày càng bắt đầu thể hiện tình cảm dân tộc của mình và bày tỏ sự phản đối đối với chế độ Beograd.
Vào ngày 17 tháng 10 năm 1989, nhóm nhạc rock "Prljavo kazalište" đã tổ chức một buổi hòa nhạc lớn trước gần 250.000 người tại quảng trường trung tâm thành phố Zagreb. Do hoàn cảnh chính trị đang thay đổi, bài hát của họ "Mojoj majci" ("Gửi mẹ tôi"), trong đó nhạc sĩ ca ngợi người mẹ trong bài hát là "bông hồng cuối cùng của Croatia", đã được lòng những người hâm mộ vì lòng yêu nước được bày tỏ. Vào ngày 26 tháng 10, Nghị viện tuyên bố Ngày Các Thánh (1 tháng 11) là một ngày nghỉ lễ.
Vào tháng 1 năm 1990, trong Đại hội lần thứ 14 của Liên đoàn Những người cộng sản Nam Tư, phái đoàn của Serbia do Milošević dẫn đầu đã nhất quyết thay thế chính sách hiến pháp năm 1974 trao quyền cho các nước cộng hòa bằng chính sách "một người, một phiếu bầu", điều này sẽ có lợi cho người Serb chiếm đa số. Điều này khiến phái đoàn Slovenia khởi đầu và sau đó là Croatia (lần lượt do Milan Kučan và Ivica Račan dẫn đầu) rời Đại hội để phản đối và đánh dấu đỉnh điểm sự rạn nứt của đảng cầm quyền. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Dân tộc Serb chiếm 12% dân số Croatia, bác bỏ quan điểm tách khỏi Nam Tư. Các chính trị gia người Serb lo sợ mất ảnh hưởng mà họ có trước đây thông qua tư cách thành viên của Liên đoàn Những người cộng sản ở Croatia (mà một số người Croatia tuyên bố là họ có đại diện không tương xứng). Những ký ức về Chiến tranh thế giới thứ hai được gợi lên bởi những lời hùng biện đến từ chính quyền Beograd. Khi Milošević và nhóm của ông thúc đẩy làn sóng chủ nghĩa dân tộc Serbia trên khắp Nam Tư, nói về các trận chiến vì quốc gia Serb, nhà lãnh đạo mới nổi của Croatia Franjo Tuđman đã đáp lại bằng cách nói về việc biến Croatia thành một quốc gia dân tộc. Sự sẵn có của các phương tiện thông tin đại chúng cho phép tuyên truyền được lan truyền nhanh chóng và châm ngòi cho chủ nghĩa hiếu chiến và chứng sợ hãi, tạo ra bầu không khí chiến tranh.
Vào tháng 2 năm 1990, CHXHCN Croatia đã thay đổi hệ thống hiến pháp của mình sang hệ thống đa đảng.
Vào tháng 3 năm 1991, Quân đội Nhân dân Nam Tư đã gặp Tổng thống Nam Tư (một hội đồng tám thành viên bao gồm đại diện từ sáu nước cộng hòa và hai tỉnh tự trị) trong một nỗ lực để khiến họ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, sẽ cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước. Các đại biểu Serbia và do người Serb thống trị (Montenegro, Vojvodina và Kosovo) đồng ý với quân đội, đã bỏ phiếu thuận cho đề xuất này, nhưng khi đại biểu của Croatia, Slovenia, Macedonia và Bosnia bỏ phiếu chống, âm mưu đã thất bại.
Chuyển đổi sang độc lập.
Cuộc bầu cử nghị viện Croatia năm 1990 được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 và ngày 6 tháng 5 năm 1990. Sau cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên, việc thành lập một nước cộng hòa cấu thành dựa trên các thể chế dân chủ đã diễn ra.
Sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên, vào tháng 7 năm 1990, tiền tố "xã hội chủ nghĩa" đã bị loại bỏ và sau đó Croatia được đặt tên là Cộng hòa Croatia.
Franjo Tuđman được bầu làm tổng thống và chính phủ của ông bắt tay vào con đường hướng tới độc lập của Croatia.
Kinh tế.
Mô hình và lý thuyết kinh tế.
Nền kinh tế của CHLBXHCN Nam Tư và do đó của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia ban đầu chịu ảnh hưởng của Liên Xô. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Vì Đảng Cộng sản Nam Tư là thành viên của Quốc tế Cộng sản, những người cộng sản Nam Tư nghĩ rằng con đường Liên Xô đi tới chủ nghĩa xã hội là lựa chọn duy nhất để tạo nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đầu của CHLBXHCN Nam Tư, các đảng viên cộng sản đã đàn áp những người chỉ trích Liên Xô và nuôi dưỡng thiện cảm với nước này.
Những người cộng sản Nam Tư thường cho rằng sở hữu nhà nước và chủ nghĩa tập trung là cách duy nhất để tránh đổ vỡ kinh tế, và nếu không có sở hữu nhà nước và kiểm soát hành chính thì không thể tích lũy các nguồn lực lớn về vật chất và con người để phát triển kinh tế. Vì mọi quốc gia chưa phát triển đều cần nguồn tài nguyên khổng lồ để bắt đầu phát triển, và Nam Tư nằm trong số đó, nên những người cộng sản nghĩ rằng đây là cách duy nhất để cứu nền kinh tế của Nam Tư. Ngoài ra, hệ tư tưởng của họ bao gồm việc loại bỏ khu vực tư nhân, vì họ cho rằng một hệ thống kinh tế như vậy là điều bị đào thải trong lịch sử.
Kinh tế thời chiến.
Quá trình quốc hữu hóa đầu tiên bắt đầu vào ngày 24 tháng 11 năm 1944, khi các đảng viên Nam Tư tước đoạt tài sản của kẻ thù. Nạn nhân đầu tiên của vụ tịch thu là những người chiếm đóng và tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, không lâu sau, tài sản của 199.541 người dân tộc Đức, tức toàn bộ người Đức thiểu số, bao gồm 68.781 ha đất, cũng bị tịch thu. Cho đến khi chiến tranh kết thúc, nhà nước kiểm soát 55% công nghiệp, 70% khai thác mỏ, 90% luyện kim màu và 100% ngành công nghiệp dầu mỏ.
Đổi mới nền kinh tế.
Trong CHXHCN Croatia, thiệt hại và tổn thất vật chất trong thế chiến ở mức cao. Trong chiến tranh, CHXHCN Croatia mất 298.000 người, chiếm 7,8% tổng dân số. Do chiến tranh du kích kéo dài 4 năm, các vụ đánh bom, khai thác quá mức nguyên liệu thô và tài nguyên nông nghiệp, đồng thời phá hủy các con đường và cơ sở công nghiệp, nên nhà nước rơi vào tình trạng hỗn loạn kinh tế. Giai cấp nông dân cung cấp cho tất cả các bên xung đột trong cuộc chiến đã bị tàn phá và thiệt hại về người cũng ở mức cao. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Thiệt hại về công nghiệp tại Nam Tư là tồi tệ nhất trên toàn châu Âu, trong đó CHXHCN Croatia nằm trong số các nước cộng hòa bị thiệt hại nặng nề nhất của Nam Tư, cùng với Bosna và Herzegovina và Montenegro. Nhà cầm quyền cộng sản cần phải làm gì đó để ngăn chặn nạn đói, tình trạng mất trật tự và hỗn loạn. Nam Tư thiếu lao động có trình độ, vì vậy sự đổi mới của nền kinh tế chủ yếu dựa vào công việc tình nguyện quần chúng. Việc tuyển dụng cho các công việc tình nguyện được tiến hành bằng tuyên truyền về một tương lai cộng sản tốt đẹp hơn, đặc biệt là trong các thành viên du kích và thanh niên Nam Tư. Một bộ phận khác của những người lao động này là những người sợ bị ngược đãi, chủ yếu là những người phản đối chế độ cộng sản và những người cộng tác với Đức Quốc xã. Họ tham gia lao động tình nguyện để thoát khỏi sự ngược đãi. Bộ phận thứ ba của lực lượng lao động bao gồm các tù nhân chiến tranh, họ là những người làm các công việc nặng nhọc nhất.
Việc phân phối thực phẩm và vật liệu cần thiết cho ngành công nghiệp phụ thuộc vào tốc độ làm mới nhanh chóng những con đường bị hư hỏng. Tuyến đường sắt Zagreb-Belgrade được tái thiết cả ngày lẫn đêm, vì vậy chuyến tàu đầu tiên đi trên tuyến đường sắt này thời hậu chiến đã hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 1945. Các bãi mìn cũng được rà phá.
Mặc dù quan hệ giữa các nước phương Tây và Nam Tư rất căng thẳng, nhưng sự trợ giúp đáng kể cho người dân Nam Tư đã đến từ UNRRA, một cơ quan viện trợ của Mỹ được thành lập trong vai trò một chi nhánh của Liên Hợp Quốc. Họ phân phát thực phẩm, quần áo và giày dép giúp những người cộng sản tránh khỏi nạn đói. Từ năm 1945 đến 1946, UNRRA đã triển khai 2,5 triệu tấn hàng hóa, chủ yếu là thực phẩm, trị giá 415 triệu USD. Số tiền này tương đương hai lần nhập khẩu của Vương quốc Nam Tư vào năm 1938, hay 135% doanh thu thuế của nước này. Người ta thường cho rằng UNRRA đã cung cấp thức ăn và quần áo cho khoảng 5 triệu người.
Cải cách nông nghiệp. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Cải cách nông nghiệp.
Đồng thời với việc đàn áp các kẻ thù chính trị, chính quyền cộng sản đã tiến hành Cải cách ruộng đất, một cuộc cải cách được thực hiện vào ngày 23 tháng 8 năm 1945. Quá trình này bao gồm việc tước quyền sở hữu của những công dân và nông dân giàu có. Cải cách ruộng đất làm thay đổi quan hệ sở hữu tài sản nông nghiệp. Đất trên 35 acre được lấy từ chủ sở hữu. Gần một nửa số đất bị lấy được chuyển thành đất nông nghiệp (tài sản nhà nước), trong khi nửa còn lại được trao cho nông dân nghèo. Cuộc cải cách này cũng bao gồm việc di cư đến CHXHCN Croatia, nơi người dân từ những khu vực lạc hậu chuyển đến những khu vực mà người dân tộc Đức đã bị trục xuất. Ở CHXHCN Croatia, quá trình thuộc địa hóa diễn ra ở Slavonia, trong khi những người di cư là nông dân nghèo, chủ yếu là người Serb tại Croatia và người Serb tại Bosnia. Việc tịch thu tài sản cũng được tiến hành; những người buôn bán trong chiến tranh được tuyên bố là những kẻ trục lợi trong chiến tranh và bằng cách này, nhà nước đã giành được các nhà máy, ngân hàng và cửa hàng lớn.
Những người cộng sản cũng giới thiệu một phương thức phân phối nông sản mới. Để cung cấp cho những người sống ở các thị trấn và thành phố, họ đã giới thiệu chế độ mua lại những sản phẩm đó. Chính sách phân phối dựa trên ý tưởng rằng bộ phận lao động của xã hội nên có lợi thế về số lượng và sự đa dạng hàng hóa so với bộ phận không lao động, ký sinh. Điều này dẫn đến sự phát triển của thị trường chợ đen và đầu cơ.
Bước kế tiếp trong việc thực hiện cải cách ruộng đất là quốc hữu hóa các tài sản lớn của thành phần dân cư tư sản. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1948, khi các cửa hàng nhỏ và phần lớn ngành thủ công được quốc hữu hóa, khu vực tư nhân tại CHXHCN Croatia đã bị thanh lý đến cùng; trong số 5.395 cửa hàng tư nhân, chỉ có 5 cửa hàng còn hoạt động. Quyết định này là một con dao hai lưỡi: trong khi bộ phận người nghèo trong xã hội hài lòng với nó, thì phần lớn dân chúng lại phản kháng và sẵn sàng nổi dậy. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Giống như tại Liên Xô, nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, trong khi thương mại tự do bị cấm để ủng hộ kế hoạch hóa tập trung. Do đó, nhà nước bắt đầu phân phối hợp lý các nhu yếu phẩm cho cuộc sống, được phân phối cho người dân, trong khi người tiêu dùng nhận được một số lượng tem phiếu nhất định mỗi tháng để mua một lượng hàng hóa nhất định, bao gồm thực phẩm, quần áo và giày dép.
Vào mùa xuân năm 1949, nhà nước áp dụng các loại thuế cao đối với nền kinh tế tư nhân của nông dân khiến nông dân không có khả năng chi trả. Điều này buộc họ phải tham gia vào các liên đoàn lao động nông dân, được thành lập dựa trên các kolhoz của Liên Xô. Theo cách này, nhà nước đã tiến hành tập thể hóa cưỡng bức các làng xã. Quá trình tập thể hóa này sớm làm thất vọng những nông dân nghèo, những người được cấp đất miễn phí trong quá trình tước đoạt từ những nông dân giàu có. Mặc dù những người cộng sản nghĩ rằng tập thể hóa sẽ giải quyết vấn đề lương thực, nhưng ngược lại, tập thể hóa đã tạo ra cái gọi là "Khủng hoảng bánh mì" vào năm 1949. Quá trình tước đoạt ở Nam Tư kéo dài từ giữa năm 1945 đến cuối năm 1949. Đây là quá trình tước đoạt nhanh nhất, thậm chí khi so với các quốc gia cộng sản Đông Âu.
Đối với quá trình này, nhà nước cần một số lượng lớn quan chức là đảng viên Đảng Cộng sản, nhận lệnh từ Bộ Chính trị, do đó khiến nước cộng hòa Nam Tư không có bất kỳ quyền lực nào trong nền kinh tế. Nền kinh tế của một nước cộng hòa phụ thuộc vào các quyết định của Bộ Chính trị ở Beograd, do đó Nam Tư trở thành một quốc gia tập trung nghiêm ngặt. Hơn nữa, việc thanh lý khu vực tư nhân, thanh lọc bộ máy nhà nước và các quan chức cấp cao và thay thế họ bằng những đảng viên có học thức không hoàn chỉnh, giảm mạnh khoảng cách giữa tiền lương của bộ trưởng và công nhân (3:1), cùng sự di cư và cái chết của giai cấp tư sản dẫn đến tầng lớp trung lưu biến mất trong cơ cấu xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Công nghiệp hoá.
Kế hoạch 5 năm. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Công nghiệp hoá.
Kế hoạch 5 năm.
Công nghiệp hóa là quá trình quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của CHXHCN Croatia, do những người cộng sản thúc đẩy công nghiệp hóa làm nhân tố chính cho sự phát triển nhanh chóng. Sau quá trình đổi mới, quá trình công nghiệp hóa và điện khí hóa bắt đầu theo mô hình Xô viết. Andrija Hebrang phụ trách toàn bộ nền kinh tế, tạo ra một hệ thống và xây dựng chiến lược phát triển trong Kế hoạch 5 năm. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch, Hebrang phụ trách tất cả các bộ liên quan đến kinh tế. Cùng với Tito, Edvard Kardelj và Aleksandar Ranković, ông là người có ảnh hưởng nhất tại Nam Tư. Với tư cách là người đứng đầu toàn bộ nền kinh tế, Hebrang đã hoàn thành Kế hoạch 5 năm của mình vào mùa đông 1946–47, được chính phủ phê duyệt vào mùa xuân năm 1947. Vì thiếu kiến thức, Kế hoạch này sao chép mô hình của Liên Xô. Các nhà máy được xây dựng nhanh hơn là các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp quân sự, trong đó nổi tiếng nhất tại CHXHCN Croatia là "Rade Končar" và "Prvomajska".
Trong Kế hoạch 5 năm, Hebrang muốn tăng sản lượng công nghiệp lên 5 lần và sản xuất nông nghiệp lên 1,5 lần, tăng GDP bình quân đầu người lên 1,8 lần và thu ngân sách quốc gia lên 1,8 lần. Kế hoạch này cũng bao gồm việc tăng số lao động có trình độ, từ 350.000 lên 750.000. Đối với CHXHCN Croatia, người ta đã quyết định rằng sản lượng công nghiệp của nước này cần phải tăng thêm 452%. Công nghiệp phát triển nhanh đòi hỏi số lượng công nhân cao, từ 461.000 công nhân vào năm 1945, đến năm 1949 đã có 1.990.000 công nhân. Vào ngày 17 tháng 1 năm 1947, Kardelj tuyên bố với Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Croatia rằng Nam Tư sẽ mạnh hơn về mặt công nghiệp so với Áo và Tiệp Khắc. Cả Kardelj và Bakarić đều ủng hộ phát triển công nghiệp nhẹ, thay vì ý tưởng của Hebrang về công nghiệp phục vụ nông nghiệp. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Kế hoạch 5 năm thực sự đã được phóng đại; kế hoạch này không có nhân sự có trình độ, thị trường và vốn; mặc dù vậy, nhà nước vẫn tiếp tục thực hiện nó.
Trên khắp đất nước, nhà nước xây dựng các công trình, và tất cả các dự án công nghiệp hóa và điện khí hóa được thực hiện với tuyên truyền rằng người dân sẽ giảm nghèo đói và thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thực sự đã giảm, tuy nhiên, những người lao động mới không được đào tạo để làm việc, vì vậy nhiều công trình được xây dựng chậm và nhiều công trình trong số đó không được xây dựng. Theo quan điểm khi đó của Đảng Cộng sản, vai trò lãnh đạo nền kinh tế được trao cho tổng cục trưởng, đó là một liên kết giữa các bộ và ban lãnh đạo của Đảng. Bằng cách thực hiện chúng, nhà nước thậm chí còn giành được quyền kiểm soát lớn hơn đối với nền kinh tế. Các công ty có pháp nhân của họ; tuy nhiên, họ không có quyền tự chủ hoạt động, vì họ có tư cách là cơ quan nhà nước, chịu sự kiểm soát của nhà nước.
Tôn giáo.
Phần lớn cư dân là tín đồ Công giáo La Mã và khoảng 12% dân số là tín đồ Cơ đốc giáo Chính thống của Thượng phụ Serbia, với một số ít người theo các tôn giáo khác. Do mối quan hệ căng thẳng giữa Tòa thánh và các quan chức cộng sản Nam Tư, không có giám mục Công giáo mới nào được bổ nhiệm tại Cộng hòa Nhân dân Croatia cho đến năm 1960. Điều này khiến các giáo phận Križevci, Đakovo-Osijek, Zadar, Šibenik,Split-Makarska, Dubrovnik, Rijeka và Poreč-Pula không có giám mục trong vài năm. Từ giữa những năm 1950, chỉ có bốn giám mục đương nhiệm tại Croatia trong ba giáo phận: Aloysius Stepinac, Franjo Salis-Seewiss, Mihovil Pušić, và Josip Srebrnič.
Nhiều linh mục bị buộc tội hợp tác với Ustaše và phe Trục trong Thế chiến II đã bị bắt sau khi Thế chiến II kết thúc, trong bối cảnh xung đột giữa Giáo hội Công giáo và Đồng minh, bao gồm cả Tổng giám mục của Zagreb là Aloysius Stepinac. Aloysius Stepinac bị bắt vào ngày 16 tháng 9 năm 1946. |
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Croatia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822419 | Ông bị kết án 16 năm tù, nhưng vào tháng 12 năm 1951 ông được trả tự do để quản thúc tại nhà riêng ở Krašić gần Jastrebarsko, nơi ông qua đời vào năm 1960. Stepinac được Giáo hoàng Pious XII phong làm hồng y vào năm 1953. |
Danh sách Hán tự quy phạm chung | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822421 | Danh sách Hán tự quy phạm chung () là danh sách tiêu chuẩn hiện tại gồm 8.105 Hán tự, được phát hành bởi chính phủ của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa công bố và ban hành vào tháng 6 năm 2013.
Trong số các ký tự bao gồm, có 3.500 ký tự ở Cấp I và được chỉ định là các ký tự thường xuyên sử dụng, giảm đi so với 7.000 ký tự trong "Danh sách Hán tự thông dụng hiện đại" trước đó; Cấp II bao gồm 3,000 ký tự được chỉ định là các ký tự thông dụng nhưng ít sử dụng hơn so với các ký tự Cấp I; Cấp III bao gồm các ký tự thường được sử dụng trong tên và thuật ngữ. Danh sách cũng cung cấp một bảng tương ứng giữa 2.546 ký tự Giản thể và 2.574 ký tự Phồn thể, cùng với các biến thể được lựa chọn khác, phục vụ một cách hiệu quả như hệ thống tiêu chuẩn ký tự Phồn thể của Trung Quốc Lục Địa.
Các ký tự phi-BMP.
Trong Unicode, một số ký tự trong "Danh sách Hán tự quy phạm chung" được định vị ngoài mặt phẳng đa ngữ cơ bản (BMP). |
Hà Văn Đại | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822424 | Hà Văn Đại đỗ Phó bảng, làm quan lại trong triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, sau đó tham gia trong chính quyền cách mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa với chức vụ Chánh án Tòa án đệ nhị cấp Hà Tĩnh.
Tiểu sử.
Hà Văn Đại sinh năm 1896 tại xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con trai cả của cụ Hà Văn Kỳ, một nhà nho yêu nựớc, từng tham gia phong trào Cần Vương và đã bị bắt giam nhiều lần. Cụ Hà Văn Kỳ có lối sống cần kiệm nhưng tính tình khảng khái, trọng nghĩa khinh tài, khi cần cứu giúp người thì không tiếc sức, tiếc của. Các con cụ đều chịu ảnh hưởng đức tính cao quý ấy.
Sau những năm đầu học chữ Hán với cha mình, đến 16 tuổi, Hà Văn Đại được gửi vào Huế học chữ Hán và cả chữ Pháp. Năm 19 tuổi Hà Văn Đại đỗ cử nhân và đến 23 tuổi thì đỗ Phó bảng khoa Kỷ Mùi năm Khải Định thứ tư (1919), khoa thi cuối cùng của nền khoa cử Hán học.
Vào khoảng 1925, sau khi cụ Phan Bôi Châu bị thực dân Pháp đưa về “an trí” ở Huế, cụ Phan Chu Trinh cũng đã về nước, phong trào chính trị ở cả 3 miền bùng lên sôi nổi. Hà Văn Đại liên lạc với những trí thức Tân tộc như thầy giáo Võ Liêm Sơn, Đốc học Lê Ấm (con rể cụ Phan Chu Trinh), Đốc học Nguyễn Đình Ngân, thầy giáo trường tư Đặng Chánh Kỷ, nhà viết báo Đào Duy Anh... cùng nhau lập nhóm tọa đàm về thời cuộc, thảo luận về văn thơ yêu nước của Phan Sào Nam, các tác phẩm của Mạnh-đức-tư-cưu, Lư thoa... và của Mác và Lênỉn.
Cuối 1926, được Võ Liêm Sơn và Đào Duy Anh giới thiệu, Hà Văn Đại tham gia Việt Nam Cách mạng đồng chí Hội (sau đổi thành đảng Tân Việt), sinh hoạt trong tiểu tổ của nhũng người làm ở nhà in báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Giữa năm 1929, tiểu tổ này bị lộ, mỗi người một ngả. Hà Văn Đại tiếp tục cuộc đời một viên chức hạng thấp của Nam triều là Thừa phái bộ Công. Hơn 10 năm sau ông được bổ làm tri huyện Nghĩa Hành, một huyện miền núi Quảng Ngãi. |
Hà Văn Đại | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19822424 | Đầu năm 1939, Mặt trận Bình dân ở Pháp sụp đổ, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, quân Nhật kéo vào Đông Dương, thực dân Pháp cùng phát xít Nhật ra sức khủng bố cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ những năm 40, Hà Văn Đại được điều lên cấp tỉnh.
Năm 1943, khi ông đang giữ chức Án sát tỉnh Thanh Hóa, một số người thân Nhật ở địa phương muốn lợi dụng uy tín của Hà Văn Đại, có tiếng là một vị thanh quan, đã ra sức vận động ông vào đảng Đại Việt, nhưng ông cương quyết từ chối.
Khi nạn đói ngày càng trầm họng, Hà Văn Đại, đang làm Bố chánh Nghệ An, đã tích cực tham gia cứu đói. Ngoài việc cứu tế chung cho nhân dân trong tỉnh, ông tìm hết cách lo được 2,6 tấn gạo chở về Tiên Điền góp phần cứu đói cho đồng bào xã nhà.
Cuộc đảo chính ngày 09/3/1945 của quân Nhật diễn ra ở Vinh một cách nhanh gọn. Chính phủ Trần Trọng Kim vừa mới ra đời đã điều ngay Hà Văn Đại ra làm Tỉnh trưởng Thanh Hóa. Ngày 23/7/1945 tại phủ Hoàng Hóa, dân chúng bắt viên Tri huyện đang đi hành hạt, tước khí giới của lính bảo an rồi xông vào phủ lỵ tịch thu hết tiền bạc và súng đạn. Được tin, quân đội Nhật đang đóng tại thị xã Thanh Hóa, tức tốc định dùng vũ lực triệt hạ 2 xã Hải Châu và Hòa Lộc. Tỉnh trưởng Hà Văn Đại vội tìm cách ngăn chặn. Ông viện lý: việc này thuộc phạm vi cai trị của Nam triều, quân đội Nhật không có lý do gì để can thiệp. Cuộc tranh luận trở nên gay gắt nhưng cuối cùng phía Nhật chịu nhượng bộ. Vì thế dân 2 xã nói trên được bảo vệ an toàn.
Đầu tháng 8/1945, Chính phủ Trần Trọng Kim phế truất Tuần vũ Hà Tĩnh Nguyễn Khoa Nghi và Bố chánh Hà Tĩnh Đặng Thành Đôn vì tội tham nhũng và bất lực, ông Hà Văn Đại được điều về làm Tỉnh trưởng (Tuần vũ) Hà Tĩnh.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, do có cảm tình với Việt Minh nên Hà Văn Đại đã tạo điều kiện thuận lợi việc bàn giao chính quyền cho Cách mạng. |
Subsets and Splits