title
stringlengths 1
250
| url
stringlengths 37
44
| text
stringlengths 1
4.81k
|
---|---|---|
Blat (thiên vị) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823252 | Trong tiếng Nga, blat () chỉ đến một hình thức tham nhũng và hối lộ bao gồm một hệ thống các thỏa thuận ngầm không chính thức, các hình thức trao đổi dịch vụ, quan hệ kết nối, móc nối trong Đảng hoặc các giao dịch chợ đen nhằm đạt được kết quả như ý muốn hoặc được thăng quan tiến chức.
Tại Liên Xô ngày trước, hiện tượng "blat" từng lan tỏa rộng rãi bởi và dịch vụ. Điều này là do giá cả hàng hóa tiêu dùng được thay vì được quyết định bởi thị trường tự do. Các mạng lưới "blat" tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công chúng được chạm tới số hàng hóa và dịch vụ đang khan hiếm nhiều. Hiện tượng "blat" cũng xảy ra ở cấp độ doanh nghiệp dưới hình thức các tolkach, tức những người lao động có trách nhiệm cao cả là tận dụng mạng lưới quan hệ của mình nhằm đảm bảo hiệu quả chắc chắn cho chủ lao động của mình. |
Happening bar | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823255 | hoặc là các hình thức câu lạc bộ sex Nhật Bản. Đối với cả hai loại, các khách hàng tiềm năng phải trải qua một quá trình xác minh ban đầu để trở thành thành viên, sau đó phải trả một khoản phí vào cổng để gia nhập câu lạc bộ. Câu lạc bộ sẽ cung cấp đồ uống tại quầy bar (thường là miễn phí), phòng ốc cho việc quan hệ tình dục và thông thường cũng có nhà tắm. Việc vào cửa các "couple kissa" lại chỉ dành cho các cặp nam-nữ và phụ nữ độc thân, trong khi "happening bar" thì sẽ cho phép đàn ông độc thân vào cửa, tuy nhiên thường là phải trả một khoản phụ phí đáng kể (lên đến ¥25,000, trong khi phụ nữ có thể vào miễn phí). Việc vào cửa bị từ chối đối với người dưới tuổi vị thành niên (dưới 20 tuổi), các nhóm nam giới, người say xỉn hoặc kẻ xấu, và tại một số cơ sở thậm chí cả người nước ngoài.
Các quán "happening bar" và "couple kissa" tránh né các luật mại dâm Nhật Bản bằng cách không cung cấp hoặc hứa hẹn dịch vụ tình dục trực tiếp tại nơi đó, thay vào đó nhấn mạnh rằng những điều có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra hoàn toàn do khách hàng quyết định. Trong một vụ việc nổi tiếng vào năm 2004, sau khi ngôi sao phim người lớn và đô vật Chocoball Mukai quảng bá trên trang web của bản thân rằng anh sẽ biểu diễn, quán "happening bar" "Rock" tại khu Roppongi ở Tokyo đã bị cảnh sát đột kích. Chocoball, người sau đó đã bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi không đứng đắn với một ngôi sao phim người lớn khác, sau này đã bị kết án về hành vi gây mất trật tự công cộng và bị kết án 5 tháng tù giam, và câu lạc bộ đã bị buộc phải đóng cửa. |
Brooks Brothers | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823258 | Brooks Brothers là một công ty thời trang xa xỉ của Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1818, và là thương hiệu quần áo cổ điển nhất vẫn hoạt động liên tục tại nước này. Khởi đầu là một công ty gia đình, Brooks Brothers sản xuất quần áo cho nam, nữ và trẻ em, cùng với các sản phẩm nội thất gia đình. Brooks Brothers cấp phép tên và thương hiệu của mình cho Luxottica để sản xuất kính mắt, Interparfums, có trụ sở tại Paris, là đối tác sản xuất nước hoa cho thương hiệu, và Turko Textiles, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đảm nhận việc sản xuất bộ sưu tập nội thất.
Bởi vì đại dịch COVID-19 dẫn đến đóng cửa cửa hàng và sự sụt giảm doanh số bán trực tuyến, công ty đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 7 năm 2020. Tháng 8 năm 2020, Brooks Brothers thông báo sẽ được mua bởi Authentic Brands Group cùng với SPARC Group LLC (Simon Properties Authentic Retail Concepts Group LLC), một liên doanh giữa Authentic Brands Group và Simon Property Group. |
Dụng cụ vén váy | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823260 | Dụng cụ vén váy, (tiếng anh có nhiều từ để mô tả dụng cụ này: skirt lifter, dress lifter, skirt grip, dress suspender, hem-holder, page hoặc porte-jupe) là một dụng cụ vén một chiếc váy dài để tránh làm bẩn hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển. Nó được kẹp vào mép váy và được đính vào thắt lưng bằng dây, ruy băng hoặc xích.
Dụng cụ đầu tiên có niên đại khoảng từ 1846 và chúng rất được thịnh hành vào những thập niên 1860-1880.
Nhà thiết kế trang phục Penny Rose đã lựa chọn một chiếc kẹp vén váy làm quyên góp tượng trưng cho bảo tàng kỳ ảo trong một tập phim vào tháng 8 năm 2017 của đài BBC Radio 4, "The Museum of Curiosity." |
Hạ cánh xuống Mặt Trăng | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823262 | Hạ cánh lên Mặt trăng là sự xuất hiện của tàu vũ trụ trên bề mặt của Mặt Trăng. Điều này bao gồm cả chuyến bay vũ trụ có phi hành đoàn và robot. Vật thể nhân tạo đầu tiên chạm vào Mặt trăng là Luna 2 của Liên Xô, vào ngày 13 tháng 9 năm 1959.
Tàu Apollo 11 của Hoa Kỳ là tàu không gian đầu tiên có người hạ cánh xuống Mặt Trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Đã có 6 phi thuyền Mỹ hạ cánh xuống Mặt Trăng giữa giai đoạn 1969 và 1972, và nhiều đợt hạ cánh không có người, không có hạ cánh mềm diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng 8 năm 1976 đến ngày 14 tháng 12 năm 2013.
Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất thực hiện thành công các chuyến bay không gian có người lên Mặt Trăng, với chuyến cuối cùng rời khỏi bề mặt Mặt Trăng vào tháng 12 năm 1972. Tất cả hạ cánh mềm diễn ra trên phía gần của Mặt trăng cho đến ngày 3 tháng 1 năm 2019, khi tàu vũ trụ Thường Nga 4 của Trung Quốc thực hiện lần hạ cánh đầu tiên lên phía xa của Mặt trăng. |
Tai nạn máy bay Tver 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823263 | Tai nạn máy bay Tver 2023 xảy ra khi một chiếc máy bay tư nhân bay từ Moskva đến St. Petersburg bị rơi vào ngày 23 tháng 8 năm 2023 tại Kurenkino, phía bắc Moskva. Tất cả bảy hành khách và ba thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều thiệt mạng. Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga cho biết những người sáng lập tổ chức lính đánh thuê Nga Tập đoàn Wagner là Yevgeny Prigozhin và Dmitry Utkin đều có tên trong danh sách hành khách, nhưng cũng có các kênh Telegram tuyên bố rằng Prigozhin đang ở trên một máy bay khác. Trước đây, nhiều người đã đổi tên thành Yevgeny Prigozhin nhằm che giấu tung tích của ông, khiến thế giới bên ngoài không thể xác minh độc lập liệu Prigozhin đã chết hay chưa. Do đó, các nhà phân tích kêu gọi mọi người tiếp tục thận trọng và xác nhận cẩn thận xem các chi tiết về vụ tai nạn có chính xác hay không.
Bối cảnh.
Yevgeny Prigozhin sinh năm 1961 tại Leningrad, Liên Xô (nay là St. Petersburg). Ông đã kiếm rất nhiều tiền ở quê nhà nhờ ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống vào những năm 1990 và gặp Vladimir Putin, lúc đó là phó thị trưởng thứ nhất của St. Petersburg. Ông trở thành bạn tâm giao của Putin và sau này được biết đến với biệt danh "Đầu bếp của Putin".
Đến năm 2014, Prigozhin đã thành lập tổ chức lính đánh thuê Tập đoàn Wagner và can dự vào nội chiến Syria, dần dần mở rộng hoạt động kinh doanh sang châu Phi. Trong chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022, Tập đoàn Wagner tập trung tấn công vào thị trấn Bakhmut và trận Bakhmut được coi là trận chiến đẫm máu nhất trong cả cuộc chiến tính đến hiện tại.
Sự bất hòa giữa Tập đoàn Wagner và quân đội chính quy Nga xuất hiện trong giai đoạn này, với việc Prigozhin chỉ trích hoạt động chiến đấu kém hiệu quả của quân đội chính quy và đặt câu hỏi về việc kho đạn của Tập đoàn Wagner bị Bộ Quốc phòng Nga tịch thu, thậm chí còn liên tục chỉ đích danh và công kích kích Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Kuzhugetovich Shoygu và tổng tham mưu trường Valery Gerasimov. Những mâu thuẫn này lên đến đỉnh điểm vào ngày 23 tháng 6 năm 2023. |
Tai nạn máy bay Tver 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823263 | Prigozhin tung ra một loạt lời công kích và cáo buộc quân đội Nga tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào Tập đoàn Wagner, tuyên bố bắt đầu cuộc tiến quân chính nghĩa. Quân của Wagner đã phát động một cuộc binh biến trên bờ thành phố Rostov trên sông Đông, nơi đặt tổng hành dinh chiến dịch quân sự đặc biệt và trụ sở của Quân khu Nam Nga, vào cuối ngày hôm đó, tiến thẳng về Moskva. Tuy nhiên, vào tối ngày hôm sau, Wagner tuyên bố tạm dừng cuộc tấn công và cuộc binh biến kết thúc trong vòng một ngày. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ hai bên hòa giải, Putin đồng ý bảo đảm an toàn cho lực lượng vũ trang Wagner và Prigozhin dẫn quân sang đóng ở Belarus. Sau thời gian đó, người ta vẫn chưa rõ Prigozhin ở đâu và thỉnh thoảng có báo cáo về việc ông đi qua đi lại giữa Nga và Belarus. Vào ngày 21 tháng 8 năm 2023, Prigozhin đăng ảnh mặc quân phục rằn ri, lấy bối cảnh ở sa mạc nhiều người cho rằng ông đang ở Châu Phi.
Theo trang web hàng không "International Aviation HQ", máy bay Legacy 600 của hãng Embraer bắt đầu được sản xuất vào năm 2002 và bị ngừng sản xuất vào năm 2020, với 300 chiếc đã được sản xuất. Loại máy bay phản lực này được ghi nhận chỉ gặp một tai nạn trong gần 20 năm hoạt động của mình. Năm 2006, một chiếc đã va chạm với một chiếc Boeing 737-800 của Gol Transportes Aéreos khi đang bay từ một nhà máy địa phương của Embraer đến Hoa Kỳ. Mặc dù máy bay Legacy 600 bị hư hỏng nhưng phi công đã xử lý sự cố thành công và không có thương vong. Vì thế cuộc điều tra sau đó cho rằng nguyên nhân của tai nạn là do con người chứ không phải từ máy móc.
Chi tiết vụ tai nạn.
Theo Ian Petchenik, giám đốc quan hệ công chúng của "Flightradar24", một trang web chuyên theo dõi các chuyến bay, chiếc máy bay ban đầu còn nguyên vẹn cho đến khi nó "đột ngột lao thẳng xuống" trong 30 giây cuối cùng, từ độ cao 8.534,4 m xuống hơn 2.438,4 m. Pechennik nói "Dù chuyện gì đã xảy ra, nó cũng đã diễn ra rất nhanh... họ có thể đã gặp nhiều vấn đề [với chiếc máy bay] trước khi vụ việc xảy ra", nhưng trước khi rơi, "không có dấu hiệu nào cho thấy chiếc máy bay có vấn đề". |
Tai nạn máy bay Tver 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823263 | Chiếc máy bay bị nghi ngờ đã bị Không quân Nga bắn hạ gần thị trấn Kurenkino, tỉnh Tver, Nga, cách điểm khởi hành Moskva khoảng 60 dặm về phía bắc. Theo báo cáo, chiếc máy bay này có thể là máy bay riêng của Prigozhin, tuy nhiên kênh truyền thông RIA Novosti cho rằng chiếc máy bay này thuộc sở hữu của công ty vận tải thương mại MNT Aero LLC. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, ông Putin đang có bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã được tổ chức tại thành phố Kursk.
Quan chức Nga cho rằng máy bay bốc cháy khi hạ cánh chưa đầy nửa giờ sau khi bay trên không, nhưng kênh các Telegram liên quan đến Tập đoàn Wagner cho rằng máy bay đã bị hệ thống phòng không Nga bắn hạ. Vài phút sau vụ tai nạn máy bay, mạng xã hội đăng tải cảnh máy bay rơi. Đoạn phim cho thấy chiếc máy bay dường như rơi theo một vòng quay ngang và cuối cùng rơi xuống đất, rõ ràng là mất đi phần đuôi cánh thẳng đứng. Theo báo cáo, cả 10 thi thể đã được tìm thấy trên máy bay.
Ngày 24 tháng 8, nhà chức trách Nga cho biết toàn bộ thi thể của các hành khách trên máy bay gặp nạn được tìm thấy. Cảnh sát đã phong tỏa khu vực xung quanh hiện trường vụ tai nạn, Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga cũng đã thành lập một ủy ban đặc biệt để điều tra.
Thương vong.
Cục Hàng không Liên bang Nga đã công bố tên của các nạn nhân. Trong số mười người được liệt kê trong danh sách, có bảy người là hành khách:
Cơ quan điện báo quốc tế cho biết thi thể của 10 người đã được tìm thấy. Theo BBC, kênh Telegram "Địa đới xám", một kênh có quan hệ chặt chẽ với thành phần cốt cán của Wagner và Tsargrad TV, cùng nhiều nguồn ẩn danh ở kênh Telegram "VChK-OGPU" của quân đội Nga, đều cho rằng Prigozhin đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay.
Thuyết âm mưu.
Hai tháng trước khi xảy ra tai nạn, các thủ lĩnh của Tập đoàn Wagner gồm Prigozhin, Utkin và Chekarov đã công khai phát động cuộc binh biến chống lại giai cấp thượng tầng quân sự Nga, dù Wagner là đồng minh quan trọng của Putin trong gần 10 năm. Cuộc nổi dậy được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán tương đối nhẹ nhàng, giúp Prigozhin thoát khỏi sự trừng phạt. |
Tai nạn máy bay Tver 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823263 | Các nhà phân tích của BBC cho rằng rằng cách tiếp cận tương đối nhẹ nhàng của Prigozhin biến ông thành "người gõ cửa Thần chết" và rằng ông giờ chỉ "một cái xác biết đi chờ bị thực sự chôn".
Cố vấn tổng thống Ukraina Mikhailo Podolyak hoài nghi rằng vụ tai nạn không phải là sự việc bất ngờ mà kế hoạch của Tổng thống Nga Putin nhằm chuẩn bị cho cuộc Bầu cử Tổng thống Nga năm 2024, ví dụ như Yevgeny Prigozhin đã lãnh đạo Tập đoàn Wagner phát động binh biến vào tháng 6 năm 2023, nhưng sau đó không thể trốn sang Belarus. Cùng ngày, Sergey Vladimirovich Surovikin đã bị cách chức vụ tư lệnh vì có liên quan đến các vụ binh biến.
Phản ứng.
Trong nước.
Trên "Vremya", chương trình tin tức hàng đầu của Kênh 1 do nhà nước kiểm soát, việc đưa tin về vụ tai nạn chỉ giới hạn trong bản tin dài 30 giây trên chương trình tối hôm đó. Các phương tiện truyền thông nhà nước khác đưa tin về vụ việc một cách dè dặt, lên tiếng chính thức là "vi phạm quy trình an toàn bay". Tại Trung tâm Wagner ở Sankt-Peterburg, hoa và nến được đặt tại một shrine tạm bợ. "Grey Zone" tuyên bố Prigozhin là một anh hùng và là một người yêu nước, người được cho là đã chết dưới tay của những kẻ không rõ danh tính mà họ gọi là "những kẻ phản bội nước Nga".
Không có bình luận ngay lập tức về vụ tai nạn từ Điện Kremli hay từ Putin, người đang tham dự sự kiện kỷ niệm 80 năm trận Vòng cung Kursk khi tin tức về vụ việc nổ ra. Thư ký báo chí của Prigozhin từ chối bình luận về vụ việc, cũng như các thành viên còn sống của Hội đồng chỉ huy Wagner. Vào ngày 24 tháng 8, Putin gọi Prigozhin là "người có số phận phức tạp", nói thêm rằng "ông ấy đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong cuộc sống, nhưng cũng đã đạt được những kết quả cần thiết".
Quốc tế.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói "Tôi thực sự không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng tôi không ngạc nhiên". Biden cũng cho biết "Đa số chuyện xảy ra ở Nga đều có bàn tay của Putin, nhưng tôi chưa đủ hiểu hay biết rõ câu trả lời". |
Tai nạn máy bay Tver 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823263 | Cố vấn tổng thống Ukraina Mikhailo Podolyak viết trên mạng xã hội rằng "Hai tháng sau khi Prigozhin và Tập đoàn Wagner cố gắng nổi loạn, Putin đã thể hiện ý định loại bỏ họ, như một cách để ra hiệu cho giới đương quyền Nga trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 là: Hãy biết điều! Nếu không trung thành, ngươi sẽ chết.".
Hãng máy bay Embraer từ chối bình luận về vụ tai nạn, chỉ nói rằng "công ty luôn tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga". |
Xanthosine monophosphate | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823276 | Xanthosine monophosphate hay còn gọi là "Xanthylate" là một chất trung gian trong quá trình trao đổi chất purine. Nó là một ribonucleoside monophosphate. Nó được tạo thành từ IMP thông qua hoạt động của IMP dehydrogenase, và nó tạo ra GMP thông qua hoạt động của GMP synthase. Thêm vào đó, XMP có thể được sản sinh từ XTP bởi enzyme deoxyribonucleoside triphosphate pyrophosphohydrolase bao gồm hoạt động của (d)XTPase.
Tên viết tắt của nó là XMP. |
Nick Lane | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823287 | Nick Lane (sinh năm 1967) là nhà hóa sinh học tiến hóa, nhà văn, viện sĩ Hội Hoàng gia Sinh học (FRSB) và viện sĩ Hội Linnaeus London (FLS) người Anh, hiện đang làm việc cho Đại học Cao đẳng London (UCL), Bộ môn Di truyền, Tiến hóa và Môi trường. Ông là tác giả nổi tiếng với năm tác phẩm khoa học phổ thông về hóa sinh học tiến hóa, đã bán ra trên 150,000 bản và dịch ra 25 ngôn ngữ, trong đó "Life Ascending: the Ten Great Inventions of Evolution" là tác phẩm đoạt giải thưởng Hiệp hội Hoàng gia về Sách Khoa học năm 2010.
Sự nghiệp.
Nick Lane tốt nghiệp năm 1988 tại Imperial College ở London và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1995 tại Học viện Y, Bệnh viện Royal Free (nay là Học viện Y UCL), UCL, với luận án "In vivo studies of ischaemia-reperfusion injury in hypothermically stored rabbit renal autograft." (Tạm dịch: "Những nghiên cứu in vivo về tổn thương tái tưới máu sau thiếu máu cục bộ ở mảnh ghép thận tự thân của thỏ bảo quản ở nhiệt độ thấp".) Sau đó, ông làm nhà văn y khoa cho nền tảng Truyền thông Lâm sàng Oxford (Oxford Clinical Communications) một năm trước khi gia nhập công ty truyền thông đa phương tiện y tế "Medi Cine International" với vai trò là một nhà văn. Từ năm 1999-2002, ông trở thành giám đốc chiến lược tại công ty "Adelphi Medi Cine" (tiền thân là "Medi Cine International").
Năm 1997, ông được trường UCL phong danh hiệu Nhà nghiên cứu Danh dự (Honorary Researcher), giữ chức vụ Độc giả Danh dự (Honorary Reader) từ năm 2006 và là Nghiên cứu viên Mạo hiểm Provost (Provost's Venture Research Fellow) đầu tiên từ năm 2009 đến 2012. Từ tháng 10 năm 2013, ông làm Độc giả về Hóa sinh học Tiến hóa tại UCL, Bộ môn Di truyền, Tiến hóa và Môi trường. Ông là tác giả của nhiều bài báo và sách khoa học phổ thông phổ biến, giành giải thưởng Hiệp hội Hóa sinh năm 2015 và Giải thưởng Michael Faraday năm 2016.
Xuất bản.
Sách "Life Ascending: The Ten Great Inventions of Evolution" (Tạm dịch: "Phát sinh sự sống: Mười Thay đổi Vĩ đại của Tiến hóa") của ông đã đoạt Giải thưởng Hiệp hội Hoàng gia về Sách Khoa học năm 2010. Ngày 13 tháng 9 năm 2012, ông xuất hiện trên "In Our Time", đài Radio Four thảo luận về chủ đề tế bào, và ngày 15 tháng 5 năm 2014, ông thảo luận về quá trình quang hợp. |
Ҷ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823320 | Che với nét gạch đuôi (Ҷ ҷ, chữ nghiêng: "Ҷ" "ҷ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Hình dạng của nó bắt nguồn từ chữ cái Kirin Che (Ч ч "Ч" "ч"). Trong hệ thống Latinh hóa ISO 9, Che với nét gạch đuôi được phiên âm thành chữ cái Latinh C với móc đuôi (Ç ç).
Che với nét gạch đuôi được sử dụng trong bảng chữ cái của các ngôn ngữ sau:
Che với nét gạch đuôi trong các bảng chữ cái Kirin khác tương ứng với các chữ ghép hay , hay với các chữ cái Kirin Dzhe (Џ џ), Che với nét dọc (Ҹ ҹ), Khakassia Che (Ӌ ӌ), Zhe với dấu trăng (Ӂ ӂ), Zhe với dấu hai chấm (Ӝ ӝ), hay Zhje (Җ җ).
Trong phương ngữ Surgut của tiếng Khanty và tiếng Tofa, che với nét gạch đuôi đôi khi được sử dụng thay cho che với móc, là chữ cái chưa được mã hóa trong Unicode. |
Ԕ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823323 | Lha (Ԕ ԕ, chữ nghiêng: "Ԕ" "ԕ") là một chữ cái trong bảng chữ cái Kirin. Nó là chữ ghép của chữ cái Kirin El (Л л) và Kha (Х х). Lha có mặt trong bảng chữ cái của tiếng Moksha, được sử dụng vào những năm 1920, nó đại diện cho âm /l̥/. |
Rai News 24 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823360 | Rai News 24 là kênh truyền hình tin tức thuộc sở hữu của đài truyền hình công cộng quốc gia RAI. Phát sóng lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 4 năm 1999. |
Đông Môn | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823367 | Đông Môn có thể là: |
Viên Sơn (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823374 | Viên Sơn có thể là một trong số các địa danh sau đây: |
Sỹ Lâm (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823377 | Sỹ Lâm có thể là: |
Quan Độ (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823380 | Quan Độ có thể là: |
Đạm Thủy (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823383 | Đạm Thủy có thể là: |
Giáo hạt Quân đội Hàn Quốc | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823397 | Giáo hạt Quân đội Hàn Quốc (; ) là một giáo hạt quân đội của Giáo hội Công giáo Rôma phục vụ cộng đồng người Công giáo hoạt động trong Lực lượng Vũ trang Hàn Quốc và người thân của họ.
Lịch sử.
Hạt Đại diện Quân đội Hàn Quốc được thành lập vào ngày 22/11/1983.
Vào ngày 21/4/1986 Hạt Đại diện Quân đội được nâng cấp thành một Giáo hạt Quân đội theo tông sắc "Spirituali militum curae" của Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Giám mục quản nhiệm.
Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ. |
Ríkisútvarpið | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823403 | Ríkisútvarpið (viết tắt: RÚV) là tổ chức phát sóng công cộng quốc gia thuộc sở hữu của chính phủ Iceland. Thành lập vào năm 1930. RÚV là thành viên đồng sáng lập tổ chức Liên hiệp Phát sóng châu Âu. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Tây Belorussia hoặc Tây Belarus (; ; ) là một khu vực lịch sử của Belarus hiện đại, từng thuộc về Cộng hòa Ba Lan thứ hai trong giai đoạn giữa hai thế chiến. Trong vòng hai mươi năm trước cuộc xâm lược Ba Lan năm 1939, đây là phần phía bắc của vùng vĩ mô Kresy của Ba Lan. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu, phần lớn Tây Belorussia được Đồng minh nhượng lại cho Liên Xô, trong khi một số phần như Białystok được trao cho Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Cho đến trước khi Liên Xô giải thể vào năm 1991, Tây Belorussia hình thành nên phần phía tây của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia. Ngày nay, nó tạo thành phía tây của Belarus hiện đại.
Được tạo ra bởi Liên Xô sau khi chinh phục Ba Lan, các tỉnh mới phía tây của CHXHCNXV Byelorussia giành từ Ba Lan bao gồm Baranavichy, Belastok, Brest, Vileyka và Pinsk. Chúng được tổ chức lại một lần nữa sau khi Liên Xô giải phóng Belarus khỏi Đức, thành các tỉnh miền Tây hiện nay của Belarus, bao gồm toàn bộ tỉnh Grodno và Brest, cũng như một phần của tỉnh Minsk và Vitebsk ngày nay. Vilnius được Liên Xô trao cho Cộng hòa Litva, ngay sau đó nước này trở thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva.
Bối cảnh.
Các lãnh thổ của Belarus, Ba Lan, Ukraina và các quốc gia Baltic hiện nay là một mặt trận chính trong Chiến tranh thế giới thứ nhất; trong suốt thời gian đó, Đảo chính Bolshevik lật đổ Chính phủ lâm thời Nga và thành lập Nga Xô viết. Những người Bolshevik rút khỏi cuộc chiến với Liên minh Trung tâm khi ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk, và nhượng Belarus cho Đức. Bộ chỉ huy cấp cao của Đức tận dụng cơ hội này để chuyển quân sang Mặt trận phía Tây cho Cuộc tấn công mùa xuân năm 1918, để lại khoảng trống quyền lực. Những dân tộc ngoài người Nga sinh sống trên những vùng đất được Liên Xô nhượng lại cho Đế quốc Đức nhìn nhận hiệp ước này là cơ hội để thành lập các quốc gia độc lập dưới bảo trợ của Đức. Ba tuần sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk được ký vào ngày 3 tháng 3 năm 1918, Hội đồng Trung ương Belarus mới thành lập đã thành lập Cộng hòa Nhân dân Belarus. Ý tưởng này bị người Đức, Bolshevik và người Mỹ bác bỏ. Woodrow Wilson bác bỏ nó bởi vì người Mỹ có ý định bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của phần lãnh thổ Nga thuộc châu Âu. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Số phận của khu vực vẫn chưa được giải quyết trong ba năm rưỡi sau đó. Chiến tranh Ba Lan-Liên Xô nổ ra vào năm 1919 đặc biệt gay gắt; kết thúc với Hòa ước Riga năm 1921. Ba Lan và các nước Baltic nổi lên thành những quốc gia độc lập giáp ranh với Liên Xô. Lãnh thổ của Belarus ngày nay được hiệp ước chia thành Tây Belorussia do người Ba Lan cai trị, còn Liên Xô cai trị Đông Byelorussia, với thị trấn biên giới ở Mikaszewicze. Đáng chú ý, hiệp ước hòa bình được ký kết với sự tham gia tích cực đầy đủ của phái đoàn Byelorussia bên phía Xô viết. Theo các điều khoản, Ba Lan từ bỏ mọi quyền lợi và yêu sách đối với các lãnh thổ của Byelorussia thuộc Liên Xô, trong khi nước Nga Xô viết từ bỏ mọi quyền và yêu sách đối với Tây Belorussia thuộc Ba Lan.
Rada của Cộng hòa Dân chủ Belarus lưu vong.
Ngay sau khi hiệp ước hòa bình Xô-Đức được ký vào tháng 3 năm 1918, Rada của Cộng hòa Dân chủ Belarus mới thành lập đã đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với Belarus dựa trên các khu vực được quy định đơn phương trong Hiến chương Lập hiến thứ ba, là những nơi người Belarus chiếm đa số. Hiến chương tương tự của Rada cũng tuyên bố rằng Hiệp ước Brest-Litowsk tháng 3 năm 1918 là không hợp lệ, vì nó được các chính phủ nước ngoài ký kết để phân chia các lãnh thổ không phải của họ.
Trong Hiến chương Lập hiến thứ hai, Rada bãi bỏ quyền sở hữu tư nhân về đất đai phù hợp với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong khi đó, đến năm 1919, những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát phần lớn Belarus và buộc Rada của Belarus phải lưu vong tại Đức. Những người Bolshevik thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia trong cuộc chiến với Ba Lan trên gần như cùng lãnh thổ mà Cộng hòa Belarus tuyên bố chủ quyền.
Hội Quốc Liên phê chuẩn biên giới Ba Lan-Liên Xô mới. Thỏa thuận hòa bình vẫn được duy trì trong suốt thời gian giữa hai thế chiến. Biên giới được thiết lập giữa hai nước vẫn có hiệu lực cho đến và Liên Xô xâm lược Ba Lan . Theo sự kiên quyết của Joseph Stalin, các đường biên giới đã được vẽ lại trong các Hội nghị Yalta và Potsdam.
Cộng hoà Ba Lan thứ hai. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Cộng hoà Ba Lan thứ hai.
Per Anders Rudling đã viết, bất chấp những nỗ lực của Liên Xô trong việc phong tỏa biên giới [với Ba Lan], nông dân - những người tị nạn từ Byelorussia Xô viết - đã vượt biên sang Ba Lan với số lượng hàng chục nghìn người. Theo điều tra nhân khẩu Ba Lan năm 1921, có khoảng 1 triệu người Belorussia ở nước này. Một số người ước tính số người Belorussia ở Ba Lan vào thời điểm đó có lẽ là 1,7 triệu người, hoặc thậm chí lên tới . Sau Hòa ước Riga, hàng nghìn người Ba Lan định cư trong khu vực, nhiều người trong số họ (bao gồm cả những cựu chiến binh đấu tranh vũ trang giành độc lập cho Ba Lan) được chính phủ trao đất.
Trong cuộc đàm phán với các nhà lãnh đạo Belarus tại Vilnius, Józef Piłsudski bác bỏ lời kêu gọi độc lập cho Tây Belorussia. Vào tháng 12 năm 1919, Rada bị Ba Lan giải tán, trong khi đến đầu tháng 1 năm 1920, một cơ quan mới được thành lập, "Rada Najwyższa", không có khát vọng độc lập nhưng có các chức năng đề xuất về văn hóa, xã hội và giáo dục. Józef Piłsudski đàm phán với giới lãnh đạo Tây Belorussia, nhưng cuối cùng đã từ bỏ ý tưởng về Intermarium, là liên bang do chính ông đề xuất gồm các quốc gia tự trị cục bộ trên vùng đất của Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva trước đây.
Trong cuộc bầu cử lập pháp Ba Lan năm 1922, đảng Belarus trong Khối thiểu số quốc gia giành được 14 ghế trong Nghị viện Ba Lan (11 tại Sejm). Vào mùa xuân năm 1923, Thủ tướng Ba Lan Władysław Sikorski ra lệnh báo cáo về tình hình của người thiểu số Belarus tại Ba Lan. Mùa hè năm đó, một quy định mới được thông qua cho phép tiếng Belarus chính thức được sử dụng trong tòa án và trường học. Việc dạy tiếng Belarus bắt buộc được áp dụng ở tất cả trường trung học Ba Lan ở các khu vực người Belarus sinh sống vào năm 1927.
Ba Lan hoá.
Người dân Belarus ở Tây Belorussia phải đối mặt với việc Ba Lan hoá tích cực của chính quyền trung ương Ba Lan. Chính sách này gây áp lực cho việc học tiếng Belarus, phân biệt đối xử với ngôn ngữ Belarus và áp đặt bản sắc dân tộc Ba Lan đối với người Công giáo La Mã ở Belarus. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Vào tháng 1 năm 1921, starosta từ Wilejka đã viết về tâm trạng phổ biến là sự cam chịu và thờ ơ của nông dân Tây Belorussia, bị bần cùng hóa bởi việc trưng dụng lương thực của những người Bolshevik và quân đội Ba Lan. Ông nhấn mạnh rằng, mặc dù các trường học Belarus mới đang 'mọc lên khắp nơi' trong hạt của ông, nhưng chúng vẫn nuôi dưỡng thái độ chống Ba Lan.
Năm 1928 có 69 trường dạy bằng tiếng Belarus ở Tây Belorussia; số lượng người nhập học rất ít một phần do chất lượng giảng dạy thấp hơn. Sách giáo khoa ngữ pháp tiếng Belarus đầu tiên chỉ được viết vào khoảng 1918. Năm 1939, hơn 90% trẻ em tại Ba Lan được đến trường. Như những nơi khác, hệ thống giáo dục ở Tây Belorussia cũng khuyến khích tiếng Ba Lan. Trong khi đó, những kẻ kích động Belarus bị trục xuất về Liên Xô từ Ba Lan đã bị NKVD Liên Xô bỏ tù vì bị quy là thành phần theo chủ nghĩa dân tộc tư sản.
Hầu hết cư dân Ba Lan trong khu vực ủng hộ chính sách đồng hóa văn hóa đối với người Belarus theo đề xuất của Dmowski. Động lực Ba Lan hóa được truyền cảm hứng và ảnh hưởng bởi Đảng Dân chủ Quốc gia Ba Lan của Dmowski, những người chủ trương từ chối quyền phát triển dân tộc tự do của người Belarus và người Ukraina. Władysław Studnicki, một quan chức có ảnh hưởng của Ba Lan, tuyên bố rằng sự tham gia của Ba Lan ở phương Đông tương đương với một cuộc thuộc địa hóa kinh tế rất cần thiết. Truyền thông chủ nghĩa dân tộc Belarus bị chính quyền Ba Lan gây áp lực và kiểm duyệt.
Người Belarus bị chia rẽ theo các tôn giáo với khoảng 70% theo Chính thống giáo và 30% theo Công giáo La Mã. Theo các nguồn tin của Nga, sự phân biệt đối xử nhằm mục đích đồng hóa những người Belarus theo Chính thống giáo Đông phương. Nhà chức trách giáo hội Ba Lan đã xúc tiến tiếng Ba Lan trong các nghi lễ Chính thống giáo, và khởi xướng việc thành lập "Hiệp hội Chính thống giáo Ba Lan" ở bốn thành phố bao gồm Slonim, Białystok, Vawkavysk và Novogrodek. Linh mục Công giáo La Mã người Belarus Fr. Vincent Hadleŭski là người quảng bá tiếng Belarus trong nhà thờ, và nhận thức dân tộc Belarus, đã bị áp lực bởi những người đồng cấp Ba Lan của ông. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Giáo hội Công giáo Ba Lan ở Tây Belorussia đã ban hành tài liệu cho các linh mục về việc sử dụng tiếng Belarus thay vì tiếng Ba Lan trong các Nhà thờ và Trường Chúa nhật Công giáo. Hướng dẫn do Giáo hội Công giáo Ba Lan xuất bản ở Warszawa từ năm 1921 đã chỉ trích các linh mục thuyết giảng bằng tiếng Belarus trong các thánh lễ Công giáo.
"Hramada".
So với người thiểu số Ukraina sống ở Ba Lan (đông hơn), người Belarus có nhận thức và hoạt động chính trị kém hơn nhiều. Tổ chức chính trị lớn nhất của người Belarus là Liên minh Công nhân và Nông dân Belarus, còn được gọi là "Hramada". Hramada nhận được giúp đỡ về hậu cần từ Liên Xô và Quốc tế Cộng sản và đóng vai trò là vỏ bọc cho Đảng Cộng sản Tây Belorussia cấp tiến và có tư tưởng lật đổ. Do đó họ đã bị chính quyền Ba Lan cấm chỉ, các nhà lãnh đạo của họ bị kết án nhiều án tù và sau đó bị trục xuất về Liên Xô, tại đó họ bị chế độ Xô viết giết.
Chính phủ Ba Lan ngày càng theo chủ nghĩa dân tộc và các dân tộc thiểu số ngày càng theo hướng ly khai, do vậy quan hệ tiếp tục gia tăng căng thẳng, và nhóm thiểu số Belarus cũng không phải là ngoại lệ. Tương tự như vậy, theo Marek Jan Chodakiewicz, Liên Xô coi Ba Lan là "kẻ thù số một". Trong Đại thanh trừng, khu dân tộc Ba Lan tại Dzyarzhynsk đã bị giải thể và NKVD của Liên Xô đã tiến hành cái gọi là "Chiến dịch Ba Lan" (từ khoảng 25 tháng 8 năm 1937 đến 15 tháng 11 năm 1938) – trong đó người Ba Lan ở Đông Byelorussia, tức là Byelorussia Xô viết, bị trục xuất và hành quyết. Chiến dịch này đã gây ra cái chết của tới 250.000 người - trong tổng số 636.000 người dân tộc Ba Lan theo chính thức - do sát hại chính trị, bệnh tật hoặc chết đói. Trong số này, ít nhất 111.091 người dân tộc thiểu số Ba Lan đã bị NKVD troika bắn. Theo Bogdan Musiał, nhiều người đã bị sát hại trong các vụ hành quyết trong tù. Ngoài ra, hàng trăm nghìn người dân tộc Ba Lan từ Byelorussia Xô viết và Ukraina Xô viết đã bị trục xuất sang các vùng khác của Liên Xô.
Liên Xô cũng thúc đẩy Byelorussia Xô viết là khu vực tự trị chính thức để thu hút người Belarus sống ở Ba Lan. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Hình ảnh này đã thu hút nhiều nhà lãnh đạo dân tộc Tây Belorussia, và một số người trong số họ, như Frantsishak Alyakhnovich hoặc Uładzimir Žyłka đã di cư từ Ba Lan đến Byelorussia Xô viết, nhưng rất nhanh chóng trở thành nạn nhân của cuộc đàn áp của Liên Xô.
Liên Xô xâm lược Ba Lan, 1939.
Ngay sau khi Đức-Xô xâm lược Ba Lan theo sau Hiệp ước Đức–Xô, khu vực Tây Belorussia chính thức được sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia. Cảnh sát mật Liên Xô NKVD, được Hồng quân hỗ trợ, đã tổ chức các cuộc bầu cử dàn dựng trong bầu không khí đe dọa và khủng bố nhà nước. Chính quyền chiếm đóng của Liên Xô đã tổ chức bầu cử vào ngày 22 tháng 10 năm 1939, chưa đầy hai tuần sau cuộc xâm lược. Các công dân liên tục bị đe dọa rằng việc trục xuất họ đến Siberia sắp xảy ra. Các phong bì phiếu bầu được đánh số để dễ theo dõi và thường được giao đã được niêm phong. Cuộc trưng cầu dân ý bị gian lận. Các ứng cử viên không được biết đến trong khu vực bầu cử của họ, và đã được bảo vệ có vũ trang đưa đến điểm bỏ phiếu.<ref name="Gross/1997"></ref> Cái gọi là cuộc bầu cử vào Hội đồng Nhân dân Tây Ukraina và Tây Byelorussia được tiến hành bằng tiếng Nga.
Ngày 30 tháng 10, phiên họp của Hội nghị Nhân dân được tổ chức tại Belastok (Białystok thuộc Ba Lan) khẳng định quyết định của Liên Xô về việc gia nhập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Belarus cũng như Liên Xô. Đơn thỉnh cầu được chính thức chấp nhận bởi Xô viết Tối cao Liên Xô vào ngày 2 tháng 11 và bởi Xô viết Tối cao CHXHCNXV Byelorussia vào ngày 12 tháng 11 năm 1939. Kể từ đó trở đi, tất cả công dân Ba Lan sẽ thấy mình đang sống ở CHXHCNXV Byelorussia với tư cách là dân chúng của Liên Xô và không được công nhận quốc tịch Ba Lan của họ.
Tuyên truyền của Liên Xô miêu tả việc Liên Xô xâm lược Ba Lan là "sự thống nhất với Tây Byelorussia và Ukraina". Nhiều người dân tộc Belarus và người Do Thái hoan nghênh việc thống nhất với Byelorussia Xô viết. Hầu hết các nhóm công dân giàu có đã thay đổi thái độ sau khi trực tiếp trải nghiệm phong cách của hệ thống Xô Viết.
Ngược đãi. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Ngược đãi.
Liên Xô nhanh chóng bắt đầu tịch thu, quốc hữu hóa và phân phối lại tất cả tài sản tư nhân và nhà nước. Trong hai năm sau khi sáp nhập, Liên Xô bắt giữ khoảng 100.000 công dân Ba Lan trên khắp Kresy. Do thiếu quyền tiếp cận các kho lưu trữ bí mật của Liên Xô và Belarus, trong nhiều năm sau chiến tranh, ước tính số công dân Ba Lan bị trục xuất từ các khu vực của Tây Belorussia đến Siberia, cũng như số người thiệt mạng dưới sự cai trị của Liên Xô, chỉ là ước tính. Vào tháng 8 năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 70 năm cuộc xâm lược của Liên Xô, Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan có thẩm quyền đã thông báo rằng các nhà nghiên cứu của họ đã giảm ước tính số người bị trục xuất đến Siberia xuống còn 320.000 người. Khoảng 150.000 công dân Ba Lan đã thiệt mạng dưới sự cai trị của Liên Xô.
Chiến tranh Xô-Đức 1941–1945.
Các điều khoản của Hiệp ước Molotov–Ribbentrop được ký trước đó ở Moskva đã sớm bị phá vỡ, khi Quân đội Đức tiến vào khu vực chiếm đóng của Liên Xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941. Sau Chiến dịch Barbarossa, hầu hết Tây Belorussia trở thành một phần của "Reichskommissariat Ostland" (RKO) của Đức, với vị thế gọi là "Generalbezirk Weißruthenien" (tổng vùng Ruthenia Trắng). Nhiều người dân tộc Belarus ủng hộ Đức Quốc xã. Đến cuối năm 1942, Ivan Yermachenka thân Đức thành lập tổ chức BNS thân Quốc xã với 30.000 thành viên. Cảnh sát Phụ trợ Belarus được thành lập. Được người Đức biết đến với cái tên "Schutzmannschaft", cảnh sát dân tộc Belarus đóng một vai trò không thể thiếu trong Holocaust tại Belarus, đặc biệt là trong làn sóng thanh lý ghetto thứ hai, bắt đầu vào tháng 2–3 năm 1942.
Năm 1945, Bộ ba lớn gồm Anh, Hoa Kỳ và Liên Xô thiết lập biên giới mới cho Ba Lan. Phần lớn Tây Belorussia vẫn là một phần của CHXHCNXV Byelorussia sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai ở châu Âu; chỉ có khu vực xung quanh Białystok (Belostok) được trả lại cho Ba Lan. Cư dân Ba Lan nhanh chóng bị cưỡng bức tái định cư về phía Tây. Tây Belorussia được được sáp nhập hoàn toàn vào CHXHCNXV Byelorussia.
Ban đầu Liên Xô dự định chuyển thủ đô của CHXHCNXV Byelorussia tới Vilna. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Tuy nhiên, cùng năm đó Joseph Stalin ra lệnh chuyển thành phố và khu vực xung quanh cho Litva, và vài tháng sau đó nước này bị Liên Xô sáp nhập và trở thành một nước cộng hòa xô viết mới. Do đó, Minsk vẫn là thủ đô của CHXHCNXV Byelorussia đã mở rộng. Biên giới của Byelorussia Xô viết một lần nữa bị thay đổi phần nào sau chiến tranh (đáng chú ý là khu vực xung quanh thành phố Białystok (Vùng Belastok) được trả lại cho Ba Lan). Tuy nhiên, nhìn chung, chúng trùng với biên giới của Cộng hòa Belarus hiện đại.
Xô viết hóa.
Các đảng chính trị Belarus và xã hội ở Tây Belorussia thường thiếu thông tin về các cuộc đàn áp ở Liên Xô và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tuyên truyền của Liên Xô. Do điều kiện kinh tế tồi tệ và sự phân biệt dân tộc đối với người Belarus ở Ba Lan, nhiều người dân Tây Belorussia hoan nghênh việc sáp nhập vào Liên Xô.
Tuy nhiên, ngay sau khi Liên Xô sáp nhập Tây Belorussia, các nhà hoạt động chính trị Belarus không ảo tưởng về sự thân thiện của chế độ Xô Viết. Dân cư ngày càng ít trung thành hơn khi điều kiện kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ hơn và khi chế độ mới tiến hành các cuộc đàn áp và trục xuất hàng loạt nhắm vào người Belarus cũng như người dân tộc Ba Lan.
Ngay sau khi sáp nhập, chính quyền Liên Xô đã tiến hành quốc hữu hóa đất nông nghiệp thuộc sở hữu của các địa chủ lớn ở Tây Belorussia. Tập thể hóa và thành lập các trang trại tập thể (kolkhoz) được lên kế hoạch để thực hiện với tốc độ chậm hơn so với ở Đông Byelorussia vào những năm 1920. Đến năm 1941, ở các vùng phía tây Byelorussia Xô viết, số lượng trang trại cá thể giảm chỉ còn 7%; 1115 trang trại tập thể được thành lập. Đồng thời, áp lực và thậm chí đàn áp đối với những nông dân lớn (được tuyên truyền của Liên Xô gọi là kulaki) bắt đầu: quy mô đất nông nghiệp cho một trang trại cá thể bị giới hạn ở 10ha, 12ha và 14ha tùy thuộc vào chất lượng của đất. Họ bị cấm thuê lao động và cho thuê đất. |
Tây Belorussia | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823410 | Dưới sự chiếm đóng của Liên Xô, công dân Tây Belorussia, đặc biệt là người Ba Lan, phải đối mặt với thủ tục "lọc" của bộ máy NKVD, dẫn đến hơn 100.000 người bị ép buộc trục xuất đến các vùng phía đông của Liên Xô (như Siberia) ngay trong đợt đầu tiên. Tổng cộng, trong hai năm tiếp theo, khoảng 1,7 triệu công dân Ba Lan bị đưa lên các chuyến tàu chở hàng và bị đưa từ Kresy của Ba Lan đến các trại lao động Gulag.
Cộng hoà Belarus.
Phần lớn người Ba Lan sống ở các khu vực phía Tây của Belarus, bao gồm 230.000 người ở tỉnh Grodno. Ngoài ra, Sapotskin và selsoviet của nó có đa số là người Ba Lan. Tổ chức lớn nhất của người Ba Lan ở Belarus là Liên minh người Ba Lan tại Belarus ("Związek Polaków na Białorusi"), với hơn 20.000 thành viên. |
Tân Điếm (định hướng) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823414 | Tân Điếm có thể là: |
Bá quốc Meissen | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823423 | Phiên bá quốc Meissen (tiếng Đức: "Markgrafschaft Meißen") là một thân vương quốc thời trung cổ ở khu vực bang Sachsen hiện đại của Đức. Ban đầu nó là một phiên hầu quốc ở biên giới của Đế chế La Mã Thần thánh, được tạo ra từ "Marca Geronis" (Phiên hầu Đông Sachsen) rộng lớn vào năm 965. Dưới sự cai trị của triều đại Wettin, vùng lãnh thổ cuối cùng đã hợp nhất với Công quốc Sachsen-Wittenberg trước đây thành Tuyển hầu xứ Sachsen vào năm 1423. |
Tiểu Bích Đàm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823424 | Tiểu Bích Đàm có thể là: |
Burusera | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823427 | là một xu hướng tình dục lệch lạc, cụ thể là dùng để chỉ sự cuốn hút tình dục đối với quần lót hoặc đồng phục học đường nữ sinh hoặc các cô gái trẻ. Đây là một cụm từ có nguồn gốc tiếng Nhật, được ghép từ , có nghĩa là quần/váy bloomer, như phần dưới của bộ đồ gym, và , có nghĩa là bộ đồ thuỷ thủ, đồng phục học đường Nhật Bản truyền thống cho nữ sinh; đặc biệt là kogal. Những cửa hàng burusera bán các đồng phục học đường, quần lót và các vật dụng tôn sùng fetish đã qua sử dụng,
Lịch sử.
Vào những năm 1990, các tạp chí gravure bắt đầu đăng ảnh các cô gái mặc quần áo bó sát bloomer và đồng phục học sinh, một số tạp chí còn chỉ dành riêng để đăng những kiểu quần áo ấy. Các cửa hàng fetish kinh doanh loại quần áo này cũng bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản. Cùng với những chiếc tất lỏng, chúng đã trở thành biểu tượng của nữ sinh trung học thập niên 1990. Đôi khi chúng cũng được mặc như cosplay.
Cửa hàng Burusera.
Các cửa hàng burusera bán các bộ đồ thể dục nữ và đồng phục nữ sinh đã qua sử dụng. Họ cũng kinh doanh các mặt hàng khác, thu thập được từ các nữ sinh, chẳng hạn như đồ lót, bộ đồ bơi của trường dành cho môn thể dục, tất, văn phòng phẩm, băng vệ sinh và tampon.
Những bộ quần áo thường đi kèm với các bức ảnh rất giống với cô gái thực sự mặc chúng. Các khách hàng thường là nam giới sử dụng các món hàng này để kích thích tình dục hoặc tạo cảm hứng tình dục.
Trước đây, các nữ sinh thậm chí còn tham gia mở cửa hàng bán quần áo đã qua sử dụng của họ, thông qua các cửa hàng burusera hoặc sử dụng các trang web di động để bán trực tiếp cho khách hàng.
Giới hạn pháp lý.
Tháng 8 năm 1994, một quản lý cửa hàng burusera ép buộc một nữ sinh dưới 18 tuổi bán đồ lót đã qua sử dụng đã bị Sở Cảnh sát Thủ đô Tokyo bắt giữ vì nghi ngờ vi phạm điều 34 của "Đạo luật Phúc lợi Trẻ em" và điều 175 của "Bộ luật Hình sự". Cảnh sát cáo buộc vi phạm "Đạo luật buôn bán đồ cũ", theo đó cấm mua đồ cũ mà không được phép.
Luật khiêu dâm trẻ em áp đặt quyền kiểm soát pháp lý đối với nền công nghiệp burusera vào năm 1999. |
Burusera | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823427 | Tuy nhiên, bản thân các mặt hàng burusera không phải là nội dung khiêu dâm trẻ em, và việc bán các mặt hàng burusera là một cách dễ dàng để các nữ sinh kiếm thêm thu nhập. Điều này đã và đang bị nghi ngờ là có khả năng lạm dụng tình dục trẻ em.
Từ năm 2004, các tỉnh của Nhật Bản đã bắt đầu thực thi các quy định hạn chế việc mua bán đồ lót đã qua sử dụng và nước bọt của những người dưới 18 tuổi. |
Bạo loạn Epsom | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823434 | Cuộc bạo loạn Epsom (tiếng Anh: "The Epsom riot") diễn ra vào ngày 17 tháng 6 năm 1919 khi khoảng 300 đến 800 binh sĩ Canada nổi loạn và tấn công đồn cảnh sát ở Epsom, Surrey, Vương quốc Anh. Trung sĩ Trạm Thomas Green, một sĩ quan cảnh sát Anh, bị thương trong vụ việc và qua đời vào ngày hôm sau.
Những người Canada đến từ Bệnh viện Điều dưỡng Woodcote Park gần đó, một căn cứ quân sự tạm thời trước đây đã được chuyển đổi để sử dụng làm bệnh viện điều dưỡng. Khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, kỷ luật trong trại được nới lỏng. Sự chậm trễ trong việc hồi hương binh lính Canada đã dẫn đến 13 cuộc bạo loạn của quân đội trong các trại của Anh từ tháng 11 năm 1918 đến tháng 6 năm 1919. Cuộc bạo loạn bắt đầu khi hai quân nhân Canada bị bắt sau một vụ gây rối tại một nhà cộng đồng địa phương. Đồng đội của họ đã tuần hành đến đồn cảnh sát thị trấn để yêu cầu thả họ. Binh lính xé toạc lan can xung quanh nhà ga để dùng làm vũ khí. Trong cuộc ẩu đả sau đó, binh nhì Allan McMaster, một cựu thợ rèn, nhặt một thanh kim loại và đánh vào đầu Green và người này đã qua đời vào ngày hôm sau.
Bảy người đàn ông xuất hiện tại Surrey Assizes vào tháng 7 năm 1919. Họ bị kết tội bạo loạn nhưng được trắng án về tội ngộ sát. Họ bị kết án một năm tù, nhưng được thả chỉ sau vài tháng. Mười năm sau khi trở về Canada, McMaster, một trong những người bị cầm tù, đã thú nhận hành vi giết người. Vì anh ta đã được tuyên bố không phạm tội ngộ sát nên anh ta không được đưa trở lại Vương quốc Anh. |
Boeing CQM-121 Pave Tiger | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823448 | Boeing CQM-121 Pave Tiger là một loại máy bay không người lái (UAV) chống radar do Boeing phát triển và chế tạo cho Không quân Hoa Kỳ. Quá trình phát triển UAV này đạt đến giai đoạn bay thử nghiệm và sau đó đã bị hủy bỏ.
Thiết kế và phát triển.
Chương trình CQM-121 bắt đầu vào năm 1983 khi Boeing ký kết hợp đồng phát triển một máy bay không người lái cỡ nhỏ dùng trong vai trò Áp chế Phòng không Đối phương (Suppression of Enemy Air Defenses - SEAD). Boeing cho ra mắt phiên bản đầu tiên là YCQM-121A, được đặt tên "Pave Tiger", là một loại máy bay không đuôi, sử dụng động cơ hai kỳ. CQM-121 sẽ được lắp trong giàn phóng có tấm che đóng kín, một giàn phóng có 15 ô, chứa tổng cộng 15 chiếc UAV, cánh của nó gập lại khi ở trong giàn để tiết kiệm diện tích; tấm che của giàn phóng sẽ mở ra để UAV phóng bay ra ngoài bằng cách sử dụng động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Sau đó nó sẽ bay theo hành trình được lập trình sẵn, và có thể sử dụng các biện pháp đối kháng điện tử để gây nhiễu radar của hệ thống phòng không đối phương, hoặc sử dụng một đầu đạn nổ nhỏ để trực tiếp tiêu diệt radar.
Lịch sử hoạt động.
13 chiếc YCQM-121A bắt đầu bay thử nghiệm vào năm 1983, tuy nhiên đến năm 1984 thì dự án chấm dứt. Năm 1987, dự án lại được hồi sinh như một giải pháp thay thế cho tên lửa chống radar AGM-136 Tacit Rainbow, khi đó Boeing cho ra mắt phiên bản chống radar, được đặt tên là YCGM-121B Seek Spinner, bay lần đầu vào năm 1988. Nó được trang bị một đầu đạn nổ để phá hủy radar đối phương và có thể bay lang thang trong khi chờ phát hiện ra radar đối phương. Dự án YCGM-121B bị hủy bỏ vào năm 1989.
Cũng trong năm 1987, Không quân Mỹ đặt hàng một phiên bản đối kháng điện tử với tên gọi YCEM-138A Pave Cricket. Phiên bản này trang bị thiết bị gây nhiễu AN/ALQ-176, nhưng dự án cũng bị hủy bỏ vào năm 1989.
Thông số kỹ thuật (YCQM-121A).
"Dữ liệu lấy từ" Parsch 2002 |
Tropidomarga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823452 | Tropidomarga là một chi ốc biển thuộc họ Turbinidae. Trước đây, chi này được xếp vào họ "Trochidae".
Các loài.
Các loài trong chi "Tropidomarga" gồm: |
Tướng | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823456 | Tướng có thể là: |
Pravind Jugnauth | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823464 | Pravind Kumar Jugnauth (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1961) là chính khách người Mauritius. Trước đây, ông từng giữ nhiều chức vụ trong chính phủ Mauritius. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm thủ tướng thứ 5 Mauritius kể từ ngày 23 tháng 1 năm 2017. |
Đền Bà Chúa Me | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823466 | Đền Bà chúa Me Vũ Thị Ngọc Nguyên có tên gọi khác là Đền thờ Quốc Thánh Mẫu, thờ Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên, vợ chúa Trịnh Cương thời Lê trung hưng.
Vị trí.
Đền thờ Bà chúa Me Vũ Thị Ngọc Nguyên tọa lạc tại thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Thôn Phục Lễ xưa gọi là My Thử, huyện Đường An còn có tên nôm là làng Me, nên Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên còn được nhân dân trong vùng suy tôn là Bà chúa Me.
Đường An được thành lập từ thế kỷ IX (841- 847), thời Trần thuộc Hồng Lộ. Năm Đồng Khánh nguyên niên (1886), vì kiêng tên húy của vua, huyện Đường An đổi thành huyện Năng An. Khi bỏ cấp phủ, lấy tên là Bình Giang
Đền thờ nằm ngay bên tỉnh lộ 395 nối từ thị trấn Kẻ Sặt (huyện Bình Giang) đi thành phố Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương khoảng 12km về phía Tây đi theo Quốc lộ số 5 (Vị trí Đền thờ).
Lịch sử.
Vị thần được thờ chính tại Đền là Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên (là nhân thần), Thái phi của Chúa Trịnh Cương (1686 - 1729). Bà là mẹ của hai vị chúa thời Lê Trung hưng (Trịnh Giang và Trịnh Doanh) và là bà nội của Trịnh Sâm. Bà đã được Vua Lê Ý Tông (1735 - 1740) tôn phong Quốc Thánh Mẫu.
Bà đã từng nhiếp chính điều khiển chính sự, thay chúa cũ không còn đủ năng lực (Trịnh Giang), bằng chúa mới có tài năng hơn, để điều hành đất nước (Trịnh Doanh), tránh được cảnh huynh đệ tương tàn, tranh giành ngôi báu lẫn nhau. Ngoài ra, trong lúc Chúa Trịnh Doanh đang cầm quân dẹp loạn ở miền xa, kinh thành Thăng Long trống rỗng, thừa cơ quân khởi nghĩa của Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển đã kéo quân về định đánh úp Kinh thành, Bà đã trực tiếp đứng ra chỉ huy, điều binh, khiển tướng bảo vệ, cứu nguy cho Kinh thành. Vua Tự Đức (1829 - 1883) đã đánh giá Bà là một người anh kiệt trong phái phụ nữ. |
Đền Bà Chúa Me | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823466 | Năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), Trịnh Giang cho làm chùa Hồ Thiên trên đỉnh núi ở huyện Bảo Lộc và Hương Hải ở xã Phụ Vệ, huyện Chí Linh bắt dân các huyện của Hải Dương (Giáp Sơn, Thủy Đường, Đông Triều, Kim Thành) và các huyện ở Thanh Hoa (Thanh Hóa) xây dựng; làm các đền phủ ở xã Tử Dương và My Thử, Đường An (quê ngoại của Thái phi Vũ Thị) cực kỳ nguy nga, tráng lệ. Nhân dân My Thử và Phục Lễ ngày nay thường gọi khu đền, phủ này là khu Phủ Bà.
Năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Hưng nguyên niên (1740), do bất bình với ách thống trị của các tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài (vua Lê, chúa Trịnh), Đàng Trong (chúa Nguyễn) cùng với nạn đói khủng khiếp xảy ra ở Sơn Nam, Hải Dương, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ và Vũ Trác Oánh lấy làng Ninh Xá (Hải Dương) làm căn cứ tập hợp lực lượng nổi dậy chống lại. Sau một cuộc chiến giữa quân nhà Trịnh (do Vũ Tất Thận và Hoàng Công Kỳ chỉ huy) với quân của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Tuyển thắng trận và thừa thắng kéo quân đến đốt phá toàn bộ phủ đền ở My Thử, khu Phủ bà (đền phủ của nhà Thái phi Vũ Thị) và tung quân cướp bóc lớn, đi đến đâu đốt phá đến đó, thôn ấp thành bãi hoang tàn, rừng rậm. Đền phủ từ đường nhà Thái phi Vũ thị bằng đá cũng bị nứt nẻ, sụt đổ, mái chạm xuống chấm đất. Ngày 27 tháng 10 năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng 12 (1751), sau khi Thái phi mất Trịnh Doanh có Lệnh chỉ cho nhân dân trong vùng cùng Gia tộc họ ngoại tổ chức kính tế, thờ phụng Thái phi.
Trước Cách mạng tháng Tám (1945), do khu Phủ Bà bị tàn phá, đền thờ chưa được khôi phục nên việc thờ Thái phi Vũ Thị Ngọc Nguyên chỉ diễn ra tại nhà thờ họ Vũ, được phối thờ với các vị tổ của dòng họ. Nhà thờ là công trình có kiến trúc kiểu chữ Đinh (J) gồm 3 gian tiền tế và 3 gian hậu cung, chất liệu bằng gỗ tứ thiết, mặt tiền quay hướng Nam. |
Đền Bà Chúa Me | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823466 | Đền bà chúa Me được UBND xã Vĩnh Hồng, khởi công phục hồi, tôn tạo tháng 2 năm 2017 ngay trên nền đất di tích cũ (Phủ Bà), quê hương của Bà và năm 2019 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương xếp hạng Di tích lịch sử (Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 22/01/2019).
Hiện trong Đền Bà chúa Me còn phối thờ sáu vị chúa Trịnh gồm: Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải, Trịnh Bồng; thân phụ của Bà Thái phi, Bồ tát vương Vũ Thị Lưu và hai quan đại thần là Vũ Tất Thận (Bính Quận công), Vũ Tất Trạc (Trạc Quận công). Ngoài ra, trong khu Đền chính còn có Lăng mộ của Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Án (con gái của Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến, vợ chúa Trịnh Tạc, được tôn tạo, xây dựng ở đúng vị trí của lăng mộ cũ đã tồn tại trước đó.
Kiến trúc.
Đền Bà chúa Me được quy hoạch với tổng diện tích 14,02 ha và được chia làm 2 khu: Khu Đền thờ và Khu Bia Bà. Khu Đền thờ được tôn tạo, xây dựng mới trên khuôn viên Phủ Bà cũ với chất liệu chủ yếu bằng bê tông cốt thép sơn màu giả gỗ, diện tích khoảng 4000m2, gồm 4 phân khu: Khu nội tự, Khu nhà ban quản lý, Khu tổ chức lễ hội và Khu dịch vụ. Khu nội tự có tổng chiều dài 50m, chiều rộng 40m được bố trí hướng Tây Bắc (hướng từ Hậu cung Đền chính nhìn ra Tam quan và đường tỉnh lộ 395), gồm các hạng mục: Cổng Tam quan, Tắc môn, Lầu Chuông Gác trống, Giải vũ (gồm 02 dãy ở 2 bên). Đền chính được đặt tại đường Thần Đạo thẳng hướng với tim Cổng tam quan.
Đền chính gồm Tiền tế và Hậu cung.
- Tiền tế có 5 gian với tổng chiều dài 14,8m, gian giữa dài 3m, 02 gian cạnh 2,7m và 02 gian dĩ 2,7m được tạo thành bởi 4 hàng cột (2 cột cái và 2 cột quân), khoảng cách tim cột cái là 3,0m, gian lách (Tim cột cái đến cột quân) là 1,5m, phía mặt đứng trước bố trí 03 luồng cửa bằng gỗ theo kiểu thương song hạ bản cổ truyền. Bộ vì có Kiến trúc theo kiểu con chồng đấu sen, 4 góc có đao mái được đắp kiểu tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng). |
Đền Bà Chúa Me | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823466 | Chiều cao từ mặt nền lên đỉnh mái là 5,55 m (tại gian giữa) và 5,65 m (tại hai đầu hồi - Không kể kìm nóc).
- Hậu cung gồm 03 gian theo chiều rộng - 01 gian theo chiều dài, gian giữa rộng 3,0m, 02 gian cạnh rộng 1,5m, phía sau xây tường thu hồi bít đốc mái. Cốt nền cao hơn sân dự kiến là 0,75 m. Phần mái có đắp đầu đao, Rồng chầu mặt nguyệt, kìm nóc, con chối. Mái lợp ngói mũi phía trên kết cấu mái bằng gỗ (Hoành, dui, tầu mái, lá mái) kiểu truyền thống.
Ngoài công trình chính còn có các hạng mục phụ trợ như Nghi môn, Tắc môn, Nhà bia, Nhà chuông, Giải vũ, nhà khách... tạo thành một tổng thể kiến trúc đồng bộ, quy mô lớn, đáp ứng kỹ, mỹ thuật truyền thống, đặc biệt văn bia tại Đền có hình trụ vuông 4 mặt, phỏng theo tấm Bia cổ từ năm 1679 tại Nhà bia sinh từ.
Hiện vật.
Tại Đền bà chúa Me còn một số hiện vật có liên quan đến Bà chúa Me và những nhân vật được phối thờ tại Đền như sắc phong của Vua Khải Định vào năm 1924 cho Bính Quận công Vũ Tất Thận; Bia sinh từ gồm 2 tấm bia cổ hình vuông lập năm 1679 do Tham tòng Công bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Quận công Hồ Sỹ Dương phụng soạn; tấm bia thứ 2 được lập năm 1696, do Tiến sỹ Lê Phủ, Tham tụng, Thượng thư Hình bộ Tri trung Thư giám, tước Lai sơn tử phụng soạn. Cả hai tấm bia đều nói về công đức và việc thờ phụng Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Huấn.
Ngoài ra, cạnh Đền chính còn có Lăng mộ của Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Án, là con gái của Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Huấn, vợ chúa Trịnh Tạc. Lăng mộ được tôn tại, xây dựng trên nền lăng mộ cũ đã từ trước đó ở khu Phủ bà.
Lễ hội.
Lễ hội Đền bà chúa Me được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Trong ngày này, Ban Tổ chức lễ hội tổ chức nghi lễ lễ dâng hương và khai ấn Đền Bà chúa Me, cầu một năm mới quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, mọi người trong thôn ngoài xã bình an, hạnh phúc. |
Tá | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823469 | Tá có thể là: |
Giáo phận Nakhon Ratchasima | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823471 | Giáo phận Nakhon Ratchasima (; ) là một giáo phận của Giáo hội Công giáo Rôma ở phía đông bắc Thái Lan. Giáo phận là một giáo phận trực thuộc Tổng giáo phận Thare và Nonseng.
Địa giới.
Địa giới giáo phận bao gồm các tỉnh Buriram, Chaiyaphum và Nakhon Ratchasima ở Thái Lan.
Tòa giám mục và Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lộ Đức của giáo phận được đặt tại thành phố Nakhon Ratchasima.
Giáo phận được chia thành 35 giáo xứ.
Lịch sử.
Hạt Đại diện Tông tòa Nakhorn-Rajasima được thành lập vào ngày 22/3/1965 theo tông sắc "Cum Populus Dei" của Giáo hoàng Phaolô VI, trên phần lãnh thổ tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Ubon (nay là Giáo phận Ubon Ratchathani).
Vào ngày 18/12 cùng năm, Hạt Đại diện Tông tòa được nâng cấp thành một giáo phận theo tông sắc "Qui in fastigio" của Giáo hoàng Phaolô VI.
Vào ngày 2/7/1969 giáo phận đã đổi tên thành như hiện tại theo nghị định "Cum Excellentissimus" của Bộ Truyền giáo.
Giám mục quản nhiệm.
Các giai đoạn trống tòa không quá 2 năm hay không rõ ràng bị loại bỏ.
Thống kê.
Đến năm 2021, giáo phận có 6.856 giáo dân trên dân số tổng cộng 5.339.355, chiếm 0,1%. |
Công Minh | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823472 | Công Minh là một trong những họ kép của người Trung Quốc, ngoài ra Công Minh có thể là những nhân vật sau: |
Tennis in the Land 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823474 | Tennis in the Land 2023 là một giải quần vợt nữ chuyên nghiệp thi đấu trên mặt sân cứng ngoài trời tại Sân vận động Topnotch ở The Flats ở Cleveland, Ohio. Đây là lần thứ 3 giải đấu được tổ chức và là một phần của WTA 250 trong WTA Tour 2023.
Điểm và tiền thưởng.
Tiền thưởng.
1Tiền thưởng vượt qua vòng loại cũng là tiền thưởng vòng 1/32.<br>
Nội dung đơn.
Vận động viên khác.
Đặc cách:
Bảo toàn thứ hạng:
Vượt qua vòng loại:
Thua cuộc may mắn:
Nội dung đôi.
Vận động viên khác.
Đặc cách: |
Anastasiya Mikhaylovna của Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823479 | Anastasiya Mikhaylovna của Nga (; 28 tháng 7 năm 1860 – 11 tháng 3 năm 1922) là thành viên của Hoàng tộc Romanov, Nữ Đại vương công Nga và thông qua hôn nhân là Đại Công tước phu nhân xứ Mecklenburg-Schwerin.
Thân thế.
Hoàng tôn nữ Anastasiya Mikhaylovna của Nga là con gái duy nhất và là con thứ hai của Mikhail Nikolayevich của Nga và Cäcilie xứ Baden. Theo dòng cha, Anastasiya Mikhaylovna là cháu nội của Hoàng đế Nikolai I của Nga và Charlotte của Phổ.
Tiểu sử.
Anastasiya được nuôi dưỡng ở Kavkaz và sống ở đây từ năm 1862 đến 1878 cùng gia đình. Năm 1879, Anastasiya kết hôn với Friedrich Franz xứ Mecklenburg, sau này trở thành Đại Công tước xứ Mecklenburg-Schwerin vào năm 1883 với tên hiệu là Friedrich Franz III. Cặp đôi có ba người con, nhưng chồng của Anastasiya vì chịu dày vò của bệnh tật nên họ dành phần lớn thời gian trong năm sống ở nước ngoài. Đại Công tước phu nhân chưa bao giờ quen với đất nước mới cũng như không được lòng dân nơi đây. Sau cái chết của chồng vào năm 1897, những chuyến thăm của Anastasiya đến Schwerin rất thưa thớt.
Là một người phụ nữ có ý chí mạnh mẽ, độc lập và khác thường, Anastasiya Mikhaylovna đã gây ra một vụ bê bối khi vào năm 1902, Nữ Đại vương công đã có một đứa con với thư ký riêng của mình. Trong thời gian góa bụa, Anastasiya dành phần lớn thời gian trong năm ở miền Nam nước Pháp. Trong Thế chiến thứ nhất, Nữ Đại vương công quyết định định cư ở Thụy Sĩ trung lập và sống ở Lausanne. Anastasiya Mikhaylovna qua đời sau một cơn đột quỵ vài năm sau đó.
Hậu duệ.
Nữ Đại vương công Anastasiya Mikhaylovna của Nga và chồng Friedrich Franz III xứ Mecklenburg có ba người con:
Anastasiya Mikhaylovna cũng có một đứa con trai ngoại hôn với Vladimir Alexandrovich Paltov (1874 – 1944): |
Viktoria Margarete của Phổ | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823480 | Viktoria Margarete của Phổ (Viktoria Margarete Elisabeth Marie Adelheid Ulrike; 17 tháng 4 năm 1890 – 9 tháng 9 năm 1923) là một thành viên của Vương tộc Hohenzollern. Viktoria Margarete là con gái lớn của Vương tằng tôn Friedrich Leopold của Phổ và Louise Sophie xứ Slesvig-Holsten-Sønderborg-Augustenborg. Viktoria Margarete kết hôn với Thân vương Heinrich XXXIII Reuß xứ Köstritz và có hai con.
Tiểu sử.
Gia đình và dòng dõi.
Ông bà nội của Viktoria là Vương tôn Friedrich Karl của Phổ và Maria Anna xứ Anhalt-Dessau. Ông bà ngoại của Viktoria là Frederik VIII xứ Slesvig-Holsten-Sønderborg-Augustenborg và Adelheid xứ Hohenlohe-Langenburg.
Vương huyền tôn nữ Viktoria Margarete có ba em trai: Vương huyền tôn Friedrich Sigismund của Phổ, Vương huyền tôn Friedrich Karl của Phổ và Vương huyền tôn Friedrich Leopold của Phổ. Thông qua mẹ, Victoria là cháu gái của Hoàng hậu Augusta Victoria, vợ của Hoàng đế Đức Wilhelm II.
Hôn nhân.
Ngày 17 tháng 5 năm 1913, Viktoria Margarete kết hôn với Heinrich XXXIII Reuß xứ Köstritz, con trai của Heinrich VII Reuß xứ Köstritz và Marie Alexandrine xứ Sachsen-Weimar-Eisenach. Heinrich là là một thành viên của Gia tộc Reuß, một trong những gia tộc trị vì lâu đời nhất ở Châu Âu. Heinrich cũng là cháu ngoại của Carl Alexander xứ Sachsen-Weimar-Eisenach và Sophie của Hà Lan. Victoria Margaret được dẫn vào lễ đường bởi bác họ là Hoàng đế Wilhelm II.
Hai vợ chồng có với nhau hai người con:
Cuộc hôn nhân tan vỡ do ly hôn vào năm 1922. Viktoria Margarete qua đời vào năm sau vì biến chứng của bệnh cúm. Vương huyền tôn nữ được chôn cất tại Cung điện Glienicke. Heinrich XXXIII sau đó tái hôn với góa phụ người Mỹ Allene Tew Burchard vào năm 1929. |
T790M | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823484 | T790M hay Thr790Met là một đột biến của thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR). Đột biến thay thế threonin (T) bằng methionin (M) ở vị trí 790 của exon 20, ảnh hưởng đến vị trí gắn ATP của miền EGFR kinase. Threonine làamino acid phân cực, kích thước nhỏ; methionine là một amino acid không phân cực, kích thước lớn hơn. Thay vì chặn trực tiếp chất ức chế liên kết với vị trí hoạt động, T790M làm tăng ái lực với ATP để chất ức chế mất tác dụng. Tuy nhiên chất ức chế cộng hóa trị không hồi phục như neratinib có thể khắc phục được tình trạng kháng thuốc này.
Lâm sàng.
Hơn 50% khả năng đề kháng mắc phải với các chất ức chế tyrosine kinase (TKI) của EGFR là do đột biến trong vùng gắn kết ATP thuộc miền EGFR kinase liên quan đến sự thay thế một threonin bằng một methionin.
Tháng 11 năm 2015, FDA Hoa Kỳ đã cấp phép nhanh chóng cho osimertinib (Tagrisso) để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) có yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) có di căn và dương tính với đột biến T790M. Hóa chất được sử dụng trong hoặc sau liệu pháp EGFR TKI. |
Tennis in the Land 2023 - Đơn | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823511 | Sara Sorribes Tormo là nhà vô địch, đánh bại Ekaterina Alexandrova trong trận chung kết, 3–6, 6–4, 6–4.
Liudmila Samsonova là đương kim vô địch, nhưng rút lui trước khi giải đấu bắt đầu. |
Ryan Lowe | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823512 | Ryan Thomas Lowe (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1978) là một cựu cầu thủ bóng đá người Anh thi đấu ở vị trí tiền đạo. Hiện tại, anh là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Preston North End tại EFL Championship. Anh bắt đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ Burscough vào năm 1999, và Lowe trở thành cầu thủ của Shrewsbury Town năm kế tiếp. Anh đã chơi cho tổng cộng 8 câu lạc bộ trong giải đấu và có 3 lần khoác áo Bury. Trong nửa sau của mùa giải 2010–11, Lowe đã lập kỷ lục câu lạc bộ Bury khi ghi 9 bàn thắng trong chín trận liên tiếp của giải đấu.
Lowe kết thúc sự nghiệp thi đấu của mình tại Bury, đội đã ký hợp đồng với anh một lần nữa vào tháng 1 năm 2017, lần này với tư cách cầu thủ kiêm huấn luyện viên. Anh trở thành huấn luyện viên tạm quyền hai lần vào mùa giải 2017–18 sau khi Lee Clark và Chris Lucketti bị sa thải. Lowe giải nghệ vào tháng 3 năm 2018 trong lần thứ 2 được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền. Vào tháng 5 năm 2018, mặc dù họ đã xuống hạng ở League Two, Bury vẫn đề nghị Lowe làm huấn luyện viên toàn thời gian theo bản hợp đồng hai năm đến cuối mùa giải 2019–20. Sau khi giúp câu lạc bộ trở lại League One, anh rời Bury vào ngày 5 tháng 6 năm 2019 để tiếp quản đội bóng mới xuống hạng, Plymouth Argyle, giúp họ trở lại League One ngay lập tức.
Đầu đời.
Sinh ra tại Liverpool, Merseyside, Lowe chơi cho đội trẻ của Liverpool từ năm 12 đến 13 tuổi, trước khi gặp chấn thương ở mắt cá chân. Anh trở lại đội bóng ở tuổi 15 trước khi rời câu lạc bộ một lần nữa. Khi còn ở Liverpool, anh đã kết bạn với Steven Gerrard.
Sau khi rời Liverpool, Lowe đã chơi cho đội trẻ của Southport và các đội Liverpool không thuộc liên đoàn Sandon Dock và Waterloo Dock trước khi gia nhập Burscough. Anh chuyển đến Shrewsbury Town trong mùa giải 2000–01.
Sự nghiệp thi đấu.
Shrewsbury Town and Chester City.
Sau gần 5 năm gắn bó với Shrews (bao gồm một mùa giải ở Football Conference), Lowe chuyển tới Chester City vào ngày 22 tháng 3 năm 2005. |
Ryan Lowe | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823512 | Anh đã trải qua một năm ở Chester, trong đó có việc lập một cú đúp trong chiến thắng 3–0 gây sốc trước Nottingham Forest tại Cúp FA vào ngày 3 tháng 12 năm 2005 trước khi rời câu lạc bộ theo sự đồng ý của cả hai ngay sau sự trở lại của huấn luyện viên Mark Wright.
Crewe Alexandra.
Lowe gia nhập Crewe Alexandra trong mùa giải 2006–07. Anh đã có màn ra mắt thành công cho Railwaymen, ghi bàn mở tỷ số; kiến tạo cho David Vaughan ghi bàn và giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận trong trận hòa 2–2 của Crewe với Northampton Town vào ngày 5 tháng 8 năm 2006. Lowe tiếp tục phong độ trong vài trận đầu tiên của mùa giải, ghi thêm hai bàn thắng vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Rodney Jack đã khiến anh mất vị trí xuất phát trong phần lớn tháng 9. Anh trở lại đội hình xuất phát vào ngày 30 tháng 9 năm 2006 trong trận đấu với Carlisle United. Lowe lập cú hat-trick duy nhất cho Crewe khi họ giành chiến thắng 5–1 tại Sân vận động Alexandra.
Sau thời gian ra vào đội bóng ở Crewe, Lowe gia nhập Stockport County theo dạng cho mượn vào ngày 27 tháng 3 năm 2008. Việc chuyển nhượng của anh không được thực hiện vĩnh viễn và anh không được đưa vào đội hình giành quyền thăng hạng trong trận chung kết play-off với Rochdale trên Sân vận động Wembley.
Quay trở lại Chester City.
Vào ngày 2 tháng 7 năm 2008, Lowe trở lại Chester theo hợp đồng hai năm, trở thành bản hợp đồng mùa hè thứ năm của câu lạc bộ sau Anthony Barry, Jay Harris, David Mannix và Paul Taylor. Lowe ghi hai bàn trong đó có một quả phạt đền, trong trận đấu sân nhà đầu tiên của anh cho Chester trước Leeds United, trận thua 5–2 ở League Cup vào ngày 12 tháng 8 năm 2008 và lặp lại kỳ tích trong trận thắng 5–1 trước Barnet vào cuối tháng.
Lowe tiếp tục kết thúc một cách thoải mái với tư cách là cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Chester với 18 bàn thắng (16 bàn ở giải đấu), trong một mùa giải kết thúc với việc đội bóng này phải xuống hạng. Anh đã nhận được giải thưởng cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải của câu lạc bộ trước trận đấu cuối cùng với Darlington. Tuần sau đó, có thông báo rằng Lowe đã rời Chester theo thỏa thuận chung, với một số câu lạc bộ ở Football League quan tâm đến việc ký hợp đồng với anh.
Bury. |
Ryan Lowe | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823512 | Bury.
Vào ngày 10 tháng 6 năm 2009, Bury xác nhận việc ký hợp đồng với Lowe theo dạng chuyển nhượng tự do Lowe ghi bàn thắng đầu tiên cho Bury vào ngày 18 tháng 8 năm 2009 trên sân khách của Hereford United, chiến thắng 3–1. Ngoài ra, Lowe đã ghi bàn trong chiến thắng 1–0 của Bury trước đối thủ Rochdale, trong trận đấu tại Gigg Lane. Anh ghi bàn thắng thứ 100 tại giải đấu vào ngày 9 tháng 10 năm 2010, lập cú đúp vào lưới Accrington Stanley.
Vào đầu mùa giải 2010–11, anh được Alan Knill bổ nhiệm làm đội phó. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2011, Lowe đã phá kỷ lục câu lạc bộ khi ghi bàn trong 8 trận liên tiếp trong chiến thắng 3–0 trước Shrewsbury Town tại Greenhous Meadow. Sau bàn thắng trong chiến thắng 3–0 sau đó trước Hereford vào ngày 5 tháng 3, anh đã kéo dài kỷ lục lên chín trận. Vào ngày 25 tháng 4, anh ghi bàn thứ ba cho Bury trong chiến thắng 3–2 trước đội đầu bảng Chesterfield ở phút 87, đưa đội bóng của anh giành vé thăng hạng.
Sheffield Wednesday.
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2011, Lowe gia nhập Sheffield Wednesday với mức phí sáu con số không được tiết lộ.
Milton Keynes Dons và Tranmere Rovers.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2012, Lowe ký hợp đồng với Milton Keynes Dons với một khoản phí không được tiết lộ và được ký hợp đồng hai năm sau khi có ít cơ hội ở Hillsborough. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2013, Lowe đồng ý hủy hợp đồng với Milton Keynes Dons và đồng ý gia nhập Tranmere Rovers theo dạng chuyển nhượng tự do với hợp đồng có thời hạn hai năm.
Tái ký hợp đồng với Bury.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2014, Bury thông báo rằng họ đã tái ký hợp đồng với Lowe theo bản hợp đồng hai năm.
Quay trở lại Crewe Alexandra.
Vào ngày 23 tháng 11 năm 2015, Lowe gia nhập câu lạc bộ cũ Crewe Alexandra theo dạng cho mượn đến ngày 5 tháng 1 năm 2016,
và trong lần ra sân đầu tiên, anh đã ghi bàn thắng quyết định ở phút bù giờ trong trận gặp Colchester United. Anh ký bản hợp đồng mới với Crewe vào tháng 5 năm 2016, và vào ngày 6 tháng 8, anh ghi bàn thứ ba trong trận ra mắt Crewe với bàn thắng mở tỷ số trong chiến thắng 2-1 trước Stevenage. Ba ngày sau, Lowe ghi cả hai bàn thắng cho Crewe trong trận thắng 2-1 tại League Cup trước Sheffield United.
Cầu thủ kiêm huấn luyện viên tại Bury. |
Ryan Lowe | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823512 | Cầu thủ kiêm huấn luyện viên tại Bury.
Vào tháng 1 năm 2017, Lowe trở lại Bury trong vai trò cầu thủ kiêm huấn luyện viên. Sau khi Lee Clark bị sa thải vào tháng 10 năm 2017, Lowe được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền, phụ trách trận đấu ở vòng một FA Cup của Bury với Woking. Anh vẫn phụ trách sáu trận đấu (hai thắng, hai hòa, hai thua) cho đến ngày 22 tháng 11 khi Chris Lucketti được bổ nhiệm làm người kế nhiệm Clark, và Lowe lại trở thành cầu thủ kiêm huấn luyện viên. Vào tháng 1 năm 2018, sau khi Lucketti bị sa thải, Lowe lại được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền, lần này cho đến cuối mùa giải, với Ryan Kidd là trợ lý. Anh quyết định kết thúc sự nghiệp thi đấu để tập trung vào công việc huấn luyện. Trận đấu cuối cùng của anh trong sự nghiệp cầu thủ của mình là trận gặp Bristol Rovers vào ngày 30 tháng 3 năm 2018 tại League One.
Sự nghiệp huấn luyện viên.
Bury.
Vào tháng 5 năm 2018, Lowe được bổ nhiệm làm huấn luyện viên toàn thời gian của Bury theo hợp đồng hai năm. Bury vừa xuống hạng và để "sắp xếp lại mớ hỗn độn của mùa giải trước" và chuẩn bị cho mùa giải 2018–19 tại EFL League Two, Lowe đã rất bận rộn trên thị trường chuyển nhượng với 11 cầu thủ rời đi và 11 cầu thủ khác được chuyển đến, tất cả đều theo dạng chuyển nhượng tự do. Ông nói rằng những cầu thủ không phát huy hết tiềm năng của mình phải ra đi và được thay thế bằng những cầu thủ có niềm đam mê nào đó "có thể bị mất ghế ở Gigg Lane".
Sau khởi đầu không ổn định ở mùa giải mà đội bóng mới tìm được chỗ đứng, Bury đã đạt vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng khi họ gặp đối thủ thăng hạng Mansfield Town vào dịp lễ Boxing Day. Họ thua trận đó và tụt xuống vị trí thứ sáu nhưng sau đó bắt đầu chuỗi trận bất bại giúp họ vững chắc trong top 3. Ngoài ra, Lowe đã dẫn dắt họ đến vòng bán kết của EFL Trophy, màn trình diễn xuất sắc nhất từ trước đến nay của Bury tại giải đấu này, trước khi họ bị đánh bại bởi Portsmouth. |
Ryan Lowe | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823512 | Để ghi nhận thành công của anh trong việc xoay chuyển tình thế đội bóng, Lowe đã ba lần được trao giải thưởng Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng – vào tháng 11 năm 2018, tháng 1 năm 2019 và tháng 2 năm 2019.
Plymouth Argyle.
Vào ngày 5 tháng 6 năm 2019, Lowe được công bố là huấn luyện viên của Plymouth Argyle, giúp họ cán đích ở vị trí thứ ba và ngay lập tức trở lại League One trong một mùa giải bị gián đoạn bởi COVID-19.
Sau khi dẫn dắt đội bóng của mình giành được bốn chiến thắng và hai trận hòa từ sáu trận đấu trong chuỗi 17 trận bất bại tại giải đấu, trong một tháng chứng kiến Plymouth đứng đầu bảng League One, Lowe đã được vinh danh là Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng 10 năm 2021. Vào ngày 7 tháng 12 năm 2021, Lowe từ chức huấn luyện viên Plymouth, với câu lạc bộ hiện đứng thứ tư tại League One ở thời điểm đó.
Preston North End.
Ngay sau khi rời Plymouth vào ngày 7 tháng 12 năm 2021, Lowe được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của Preston North End tại EFL Championship.
Phong cách huấn luyện.
Phong cách huấn luyện của Lowe bị ảnh hưởng bởi Jürgen Klopp, Pep Guardiola, Rafa Benítez và người bạn lâu năm, Steven Gerrard, cùng những người khác. Anh thiên về tấn công và Bury ở mùa giải 2018–19 là một trong những đội ghi bàn nhiều nhất; phong cách của họ được mô tả là "gung-ho", sớm mang lại thành công khi câu lạc bộ đứng thứ hai trong League Two và quay trở lại League One. Lowe giải thích trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian" rằng anh muốn thấm nhuần một "triết lý chiến thắng" và rằng bằng cách vượt qua đối thủ, Bury sẽ có cơ hội đạt được mục tiêu đó cao hơn. Sơ đồ thi đấu trên sân thực sự là đội hình 3-1-4-2.
Danh hiệu.
Cầu thủ.
Sheffield Wednesday
Bury
Shrewsbury Town
Cá nhân
Huấn luyện viên.
Bury
Plymouth Argyle
Cá nhân |
Tennis in the Land 2023 - Đôi | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823513 | Nicole Melichar-Martinez và Ellen Perez là đương kim vô địch, nhưng thua trong trận chung kết trước Miyu Kato và Aldila Sutjiadi, 4–6, 7–6(7–4), [8–10]. |
Đại Bình Lâm | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823514 | Đại Bình Lâm (大坪林) có thể là: |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Chiến tranh Ukraina–Xô viết () là thuật ngữ thường được sử dụng tại Ukraina thời hậu Xô viết để chỉ các sự kiện diễn ra trong khoảng thời gian 1917–1921, ngày nay về cơ bản được nhìn nhận là cuộc chiến giữa Cộng hòa Nhân dân Ukraina và phe Bolshevik (Nga Xô viết và Ukraina Xô viết). Chiến tranh xảy ra ngay sau Cách mạng Tháng Mười khi Lenin phái nhóm viễn chinh của Antonov đến Ukraina và Nam Nga.
Giới chép sử Liên Xô nhìn nhận chiến thắng của Bolshevik là hành động giải phóng Ukraina khỏi sự chiếm đóng của quân đội Tây và Trung Âu (bao gồm cả Ba Lan). Ngược lại, các nhà sử học Ukraina hiện đại nhìn nhận đây là một cuộc chiến tranh giành độc lập thất bại của Cộng hòa Nhân dân Ukraina chống lại những người Bolshevik. Cuộc xung đột trở nên phức tạp do có sự tham gia của Quân đội Khởi nghĩa Cách mạng Ukraina, những người Nga không thuộc phe Bolshevik là Bạch vệ, và quân đội của Ba Lan, Áo-Hung, và Đức, cùng nhiều thế lực khác.
Giới chép sử.
Trong ngành chép sử và thuật ngữ của Liên Xô, cuộc xung đột vũ trang này được mô tả như là một phần của Nội chiến Nga rộng hơn: Tại Ukraina, cuộc chiến này diễn ra giữa chính phủ dân tộc (do Symon Petliura lãnh đạo) và chính phủ Bolshevik Nga (do Lenin lãnh đạo).
Cuộc chiến có thể chia thành ba giai đoạn:
Bối cảnh.
Sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, các dân tộc trong Cộng hòa Nga (trước đây là Đế quốc Nga) yêu cầu quyền tự trị dân tộc từ Petrograd. Vào mùa hè năm 1917, Chính phủ lâm thời Nga đã phê chuẩn chính quyền khu vực đối với một số vùng của Ukraina.
Vào tháng 11 năm 1917, chính phủ Ukraina tố cáo cuộc đảo chính vũ trang của những người Bolshevik chống lại Chính phủ lâm thời, được gọi là Cách mạng Tháng Mười, và tuyên bố sẽ kiên quyết đấu tranh chống lại bất kỳ nỗ lực đảo chính tương tự nào ở Ukraina. Một ủy ban hỗn hợp đặc biệt nhằm bảo vệ cách mạng đã được thành lập để kiểm soát tình hình. Bộ tư lệnh Quân khu Kiev cố gắng ngăn chặn một cuộc đảo chính của phe Bolshevik, dẫn đến đấu tranh trên đường phố và cuối cùng là quân ủng hộ Bolshevik trong thành phố phải đầu hàng. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Vào ngày 14 tháng 11 năm 1917, Hội đồng Trung ương Ukraina ban hành "Lời kêu gọi của Hội đồng Trung ương tới các công dân Ukraina", trong đó họ chấp thuận việc chuyển giao quyền lực nhà nước ở Ukraina cho bản thân.
Vào ngày 16 tháng 11, một phiên họp chung của Hội đồng và ban chấp hành các Xô viết công nhân và binh sĩ địa phương đã công nhận Hội đồng (Rada) Trung ương là chính quyền khu vực tại Ukraina. Vào ngày 20 tháng 11 năm 1917, Rada tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Ukraina với vị thế là một bộ phận tự trị của Cộng hòa Nga, và lên kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử ngày 9 tháng 1 năm 1918 cho Quốc hội lập hiến Ukraina. Bộ trưởng Bộ Quân sự Symon Petliura bày tỏ ý định thống nhất cả phương diện quân Tây Nam và Romania vốn trải dài khắp Ukraina thành một phương diện quân Ukraina dưới quyền chỉ huy của Thượng tướng Dmitry Shcherbachev.
Vào ngày 17 tháng 12 năm 1917, những người Bolshevik tại Nga lên kế hoạch thành lập Đại hội Xô viết toàn Ukraina và vào ngày 11–12 tháng 12 năm 1917, họ tiến hành một số cuộc đảo chính trên khắp Ukraina tại Kiev, Odessa và Vinnytsia, nhưng bị Rada đánh bại. Cơ quan Sovnarkom của Nga Xô viết vốn khởi xướng các cuộc đàm phán hòa bình với Liên minh Trung tâm vào đầu tháng 12, đến ngày 17 cùng tháng thì họ gửi tối hậu thư kéo dài 48 giờ tới Rada yêu cầu cơ quan này dừng "các hành động phản cách mạng" hoặc chuẩn bị cho chiến tranh. Cũng vào ngày 17 tháng 12 năm 1917, Reingold Berzins dẫn quân từ Minsk tiến về hướng Kharkov đến Don. Họ tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang tại một nhà ga đường sắt ở Bakhmach với quân đội Ukraina, vì lực lượng này từ chối cho lực lượng Nga đỏ (ba trung đoàn và một sư đoàn pháo binh) đi qua.
Rada trung ương không chấp nhận các cáo buộc và đưa ra các điều kiện của mình: Công nhận Cộng hòa Nhân dân Ukraina, không can thiệp vào công việc nội bộ của họ và các sự vụ của phương diện quân Ukraina mới được tổ chức, cho phép chuyển binh sĩ Ukraina hoá sang Ukraina, phân chia tài chính đế quốc cũ, sự tham gia của Cộng hòa Nhân dân Ukraina trong các cuộc đàm phán hòa bình chung. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Cùng ngày, Đại hội Xô viết toàn Ukraina ở Kiev, sau khi phái đoàn Bolshevik rời đi, đã công nhận quyền lực của chính phủ Ukraina và bác bỏ tối hậu thư của chính phủ Nga Xô viết. Những người Bolshevik ở Kiev đã lên án đại hội đó và lên kế hoạch tổ chức một đại hội khác ở Kharkov. Ngày hôm sau, Sovnarkom ở Moskva quyết định tham chiến. Vladimir Lenin bổ nhiệm Vladimir Antonov-Ovseyenko làm tổng tư lệnh lực lượng viễn chinh chống lại Kaledin và thế lực Nam Nga, khi ở gần biên giới với Ukraina (Bryansk – Belgorod) Hồng quân bắt đầu tập hợp.
Những người Bolshevik ở Kiev chạy trốn đến Kharkov đã tham gia Đại hội Xô viết khu vực của Cộng hòa Xô viết Donetsk-Krivoy Rog. Sau đó, họ tuyên bố cuộc họp này là Đại hội Xô viết toàn Ukraina đầu tiên, tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina. Họ gọi Rada Trung ương Ukraina là kẻ thù của nhân dân và tuyên chiến chống lại chế độ này vào ngày 2 tháng 1. Rada sau đó cắt đứt mọi quan hệ với Petrograd vào ngày 22 tháng 1 năm 1918 và tuyên bố độc lập, từ đó bắt đầu Chiến tranh độc lập Ukraina. Vào khoảng thời gian này, quân Bolshevik bắt đầu từ Nga xâm chiếm Ukraina. Các đơn vị quân đội Nga từ Kharkov, Moskva, Minsk và Hạm đội Baltic xâm chiếm Ukraina.
Chiến tranh.
Tháng 7 năm 1917– tháng 4 năm 1918.
Những người Bolshevik có quân số khoảng 30.000 người, bao gồm quân chính quy Nga đóng quân ở mặt trận, một số đơn vị đồn trú, và các phân đội Hồng vệ binh gồm các công nhân từ tỉnh Kharkov và vùng Donbass. Họ bắt đầu bằng việc tiến quân từ phía đông bắc do Vladimir Antonov-Ovseenko và Mikhail Muravyov chỉ huy. Lực lượng Ukraina tại thời điểm xâm chiếm bao gồm khoảng 15.000 người được thành lập từ các đơn vị tình nguyện và một số tiểu đoàn của người Cossack Tự do và quân súng trường Sich.
Cuộc xâm chiếm của các lực lượng thân Xô viết từ Nga đi kèm với các cuộc nổi dậy do những người Bolshevik địa phương khởi xướng ở Ukraina, diễn ra tại các thành phố phát triển trên khắp lãnh thổ Ukraina tả ngạn cũng như Ukraina hữu ngạn. Lực lượng Bolshevik do Yevgenia Bosch lãnh đạo tiến hành một cuộc nổi dậy thành công ở Vinnytsia vào khoảng tháng 12 năm 1917. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Họ giành được Quân đoàn cận vệ số 2 và tiến về Kiev để giúp đỡ những người Bolshevik trong thành phố. Pavlo Skoropadsky cùng với một trung đoàn người Cossack Tự do ngăn chặn được họ gần Zhmerynka, tước vũ khí của họ và trục xuất họ đến Nga. Các lực lượng Bolshevik khác chiếm được Kharkov (26 tháng 12), Yekaterinoslav (9 tháng 1), Aleksandrovsk (15 tháng 1) và Poltava (20 tháng 1) trên đường tới Kiev. Vào ngày 27 tháng 1, các nhóm quân Bolshevik hội tụ tại Bakhmach và sau đó lên đường dưới quyền chỉ huy của Muravyov để chiếm lĩnh Kiev.
Khi những người Bolshevik hành quân về phía Kiev, một đơn vị nhỏ của Cộng hòa Nhân dân Ukraina gồm chưa đầy 500 nam sinh (một số nguồn đưa ra con số 300)), do Đại úy Ahapiy Honcharenko chỉ huy, được gấp rút tổ chức và cử ra mặt trận vào ngày 29 tháng 1 năm 1918 để tham gia Trận Kruty. Đơn vị nhỏ này bao gồm chủ yếu là Tiểu đoàn Sinh viên (Kurin) của quân súng trường Sich, một đơn vị của Trường Thiếu sinh quân Khmelnytsky và một biệt đội Haidamaka. Khoảng một nửa trong số 500 người đã thiệt mạng trong trận chiến.
Vào ngày 29 tháng 1 năm 1918, một cuộc khởi nghĩa vũ trang do Bolshevik tổ chức đã bắt đầu tại nhà máy vũ khí Kiev. Tham gia cùng các công nhân của nhà máy là các binh sĩ của Tiểu đoàn Ponton, Trung đoàn Hàng không số 3 và Trung đoàn Sahaydachny. Cảm nhận được thất bại, lực lượng Rada Trung ương và Petlyura đã xông tới vào ngày 3 tháng 2. Sau sáu ngày chiến đấu, do lương thực và đạn dược cạn kiệt, cuộc khởi nghĩa bị lực lượng Rada đàn áp, trong đó 300 công nhân Bolshevik đã chết. Theo các nguồn tin thời Xô viết, hơn 1500 công nhân và binh lính thân Xô viết đã thiệt mạng trong cuộc đấu tranh. Vào ngày 8 tháng 2, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Ukraina sơ tán khỏi Kiev để tránh bị quân đội Xô viết đối địch tàn phá, sau đó lực lượng Xô viết tiến vào Kiev dưới quyền chỉ huy của Mikhail Muravyov vào ngày 9 tháng 2.
Sau khi những người Bolshevik chiếm Kiev, họ bắt đầu tấn công vào Ukraina hữu ngạn. Tuy nhiên, vào ngày 9 tháng 2, Cộng hoà Nhân dân Ukraina ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk và do đó nhận được viện trợ từ quân Đức và Áo-Hung vào cuối tháng 2, với hơn 450.000 binh sĩ. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Để đổi lấy viện trợ quân sự, người Ukraina phải cung cấp thực phẩm cho Liên minh Trung tâm. Dưới quyền chỉ huy của Symon Petliura, các lực lượng kết hợp này đã đẩy những người Bolshevik ra khỏi Ukraina hữu ngạn và chiếm lại Kiev vào ngày 1 tháng 3. Do các chính sách xã hội chủ nghĩa của Rada, chủ yếu là chính sách quốc hữu hóa đất đai đã ảnh hưởng đến xuất khẩu lương thực sang Liên minh Trung tâm. Do vậy, vào ngày 28 tháng 4, quân Đức đã giải tán Rada Trung ương và thành lập Chính phủ Hetman để thay thế. Quân đội Ukraina, Đức và Áo-Hung tiếp tục giành được thắng lợi, chiếm lại Ukraina tả ngạn, Krym và Donbass. Những thất bại này buộc những người Bolshevik phải ký một hiệp ước hòa bình với chính phủ Ukraina vào ngày 12 tháng 6.
Can thiệp hậu Hetman.
Trong tháng 11 năm 1918, các binh sĩ từ Đốc chính Ukraina lật đổ Quốc gia Hetman với sự giúp đỡ của phe Bolshevik. Quân Đức do Soldatenrat lãnh đạo giữ thái độ trung lập trong cuộc nội chiến kéo dài hai tuần này khi họ rút khỏi đất nước do Đế quốc Đức thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đốc chính tái lập Cộng hòa Nhân dân Ukraina. Vào ngày 22 tháng 1 năm 1919, Cộng hòa Nhân dân Ukraina thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Tây Ukraina theo Đạo luật Zluky.
Quân đội Trung ương-Ủy ban Cách mạng tại Kursk ngày 22 tháng 10 năm 1918 ra lệnh thành lập hai sư đoàn trực thuộc Tập đoàn quân "Phương diện quân Ukraina" hoặc Nhóm Hướng Kursk. Nhóm này được phân công "Sư đoàn Công nhân Moskva", Sư đoàn 9 Xô viết, Lữ đoàn Orlov 2 và hai đoàn tàu bọc thép. Theo Antonov-Ovsiyenko, đội quân có khoảng 6.000 binh sĩ, 170 khẩu pháo, 427 súng máy, 15 máy bay quân sự và 6 đoàn tàu bọc thép. Vào ngày 15 tháng 12 năm 1918, cuộc họp của tham mưu trưởng Ukraina được triệu tập tại Kiev do Otaman Osetsky chủ trì và bao gồm cả Tham mưu trưởng Otaman Petliura, Thượng tá Bolbachan, Thượng tá Shapoval, Sotnik Oskilko. Họ thảo luận về an ninh biên giới và lập kế hoạch đề phòng mối đe dọa từ mọi phía.
Để ngăn chặn cuộc chiến sắp tới với những người Bolshevik, chính phủ của Chekhivsky cử một phái đoàn đến Moskva do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Semen Mazurenko dẫn đầu. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Phái đoàn thành công trong việc ký kết một thỏa thuận hòa bình sơ bộ nhưng nó không ngăn được hành động gây hấn từ phía Nga do liên lạc kém giữa phái đoàn ở Moskva và chính phủ Cộng hòa Nhân dân Ukraina. Ngày 28 tháng 12 năm 1918, Ủy ban Trung ương Đảng Xã hội-Cách mạng Ukraina theo cánh tả chính thức tuyên bố huy động lực lượng ủng hộ chính quyền Xô viết. Từ đầu tháng 1 năm 1919, các nhóm quân Bolshevik liên tục vượt qua biên giới phía đông và đông bắc để đột kích.
Tháng 1 năm 1919–tháng 6 năm 1919.
Vào ngày 7 tháng 1 năm 1919, những người Bolshevik xâm chiếm Ukraina toàn lực với đội quân do Vladimir Antonov-Ovseyenko, Joseph Stalin và Volodymyr Zatonsky chỉ huy. Đốc chính tuyên chiến một lần nữa với Nga vào ngày 16 tháng 1 sau nhiều tối hậu thư sơ bộ yêu cầu Sovnarkom của Nga Xô viết rút quân. Hai hướng chính của lực lượng Bolshevik là vào Kiev và Kharkov.
Trong thời gian đó, lực lượng Xô viết tiến qua Đông Bắc Ukraina và chiếm đóng Rylsk và Novhorod-Siversky. Vào ngày 21 tháng 12, Phương diện quân Ukraina chiếm được đầu mối đường sắt chiến lược quan trọng tại Kupiansk. Sau đó, một cuộc tiến công toàn diện bắt đầu giữa sông Dnepr và sông Oskol. Vào ngày 3 tháng 1, Hồng quân chiếm Kharkov, gần giống như kịch bản tương tự khi những người Bolshevik chiếm Kiev vào tháng 2 năm 1918. Lực lượng Ukraina vào thời điểm đó bao gồm hai đội quân chính quy, Quân đoàn Zaporozhia và quân súng trường Sich, cũng như các biệt đội du kích. Những du kích này được lãnh đạo bởi các ataman không đáng tin cậy, đôi khi đứng về phía những người Bolshevik, chẳng hạn như Zeleny, Anhel và Hryhoriv. Quân đội vốn có hơn 100.000 người, giảm xuống còn khoảng 25.000 do nông dân rời bỏ quân đội và đào ngũ theo những người Bolshevik.
Bolbochan cùng với tàn dư của quân đoàn Zaporizhia rút lui về Poltava, tại đây họ cầm chân Hồng quân trong vài tuần nữa. vào ngày 6 tháng 1 năm 1919, chính phủ Pyatakov chính thức tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Ukraina, nhưng chính phủ của ông vẫn tiếp tục ở lại Kursk cho đến ngày 24 tháng 1. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Vào ngày 4 tháng 1, nhóm quân đội Bolshevik "Phương diện quân Ukraina" được cải tổ thành phương diện quân Ukraina thống nhất dưới quyền chỉ huy của Antonov-Ovsiyenko cùng với các cấp phó của ông là Kotsiubynsky và Schadenko. Về một số câu hỏi về mục đích của quân đội Nga ở Ukraina được Đốc chính gửi tới Moskva, Chicherin cuối cùng phản hồi vào ngày 6 tháng 1: "...không có quân đội của Cộng hòa Xô viết Xã hội chủ nghĩa Nga ở Ukraina. Vào thời điểm này, hành động quân sự diễn ra trên lãnh thổ Ukraina là giữa quân đội của Đốc chính và Chính phủ Xô viết Ukraina vốn hoàn toàn độc lập."
Vào ngày 12 tháng 1, binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Mykola Schors đã chiếm Chernigov trong khi các đơn vị khác dưới quyền chỉ huy của Pavlo Dybenko chiếm Lozova, Pavlohrad, Synelnykove và thiết lập mối liên hệ với Nestor Makhno. Sau một thời gian dài thảo luận giữa các thành viên của Đốc chính và các quan chức nhà nước khác, họ quyết định tuyên chiến chống lại nước Nga Xô viết. Người duy nhất phản đối điều này là Chủ tịch Đốc chính Volodymyr Vynnychenko, trong khi Shapoval vì lý do nào đó chỉ đơn giản yêu cầu thành lập chính phủ Xô viết nhanh chóng. Denikin sau đó nhận xét rằng lời tuyên chiến không làm thay đổi hoàn toàn bất cứ điều gì ở tiền tuyến mà chỉ phản ánh cuộc khủng hoảng chính trị bên trong chính phủ Ukraina với chiến thắng của "phái quân sự" của Petliura-Konovalets-Hrekov đối với Vynnychenko-Chekhivsky. Vào ngày 20 tháng 1, Quân đội Xô viết chiếm Poltava trong khi quân Ukraina rút lui xa hơn về Kremenchuk. Vào ngày 26 tháng 1 Dybenko lấy Katerynoslav. Sau khi Xô viết chiếm Ukraina tả ngạn, họ tiến tới Kiev. Vào ngày 2 tháng 2, họ buộc Đốc chính phải chuyển đến Vinnytsia trong khi quân của Schors và Bozhenko chiếm Kiev ba ngày sau đó.
Sau đó Chekhivsky từ chức, ngay sau khi Vynnychenko thành lập ở Kamianets-Podilskyi "Ủy ban cứu giúp nền Cộng hòa", ủy ban này lại bị Petliura giải tán vào ngày 13 tháng 2. Trong thời gian đó quân đội Xô viết chiếm được phần còn lại của tỉnh Kiev trong khi các toán quân của Hryhoriv chiếm Oleksandria và Yelyzavethrad. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Đến ngày 6 tháng 3, Đốc chính chuyển đến Proskurov trong khi nhường phần lớn Polissia và Podillia cho phe Bolshevik. Điều đáng ngạc nhiên là vào cuối tháng 3, quân đội Ukraina đã tiến hành thành công một loạt hoạt động quân sự chiếm lại Sarny, Zhytomyr, Korosten, và đe dọa chiếm lại Kiev. Vào ngày 2 tháng 3, Otaman Hryhoryev chiếm đóng Kherson và ngày 12 tháng 3, ông ta đã ở Mykolaiv. Đến ngày 3 tháng 4, lực lượng Entente (Đồng minh) sơ tán khỏi Odessa và Hryhoryev tiến vào thành phố ba ngày sau đó. Vào đầu tháng 6, Ukraina phát động một cuộc tấn công, chiếm lại khu vực Podolia.
Tháng 7 năm 1919–tháng 12 năm 1919.
Hồng quân trả đũa cuộc tấn công của Cộng hòa Nhân dân Ukraina, chiếm lại Proskurov vào ngày 5 tháng 7 và đặt thủ đô tạm thời Kamianets-Podilskyi vào tình trạng bị đe dọa. Tuy nhiên, quân Ukraina được củng cố nhờ sự xuất hiện của Tướng Yurii Tiutiunnyk và đội quân giàu kinh nghiệm của ông ta. Quân Ukraina phát động phản công, đẩy lùi Hồng quân về Horodok. Binh sĩ của Quân đội Galicia Ukraina vượt qua sông Zbruch vào ngày 16-17 tháng 7 đã tham gia cuộc chiến chống lại những người Bolshevik. Sự xuất hiện của họ dẫn đến việc Ukraina có một lực lượng tổng hợp gồm 85.000 quân chính quy Ukraina và 15.000 quân du kích.
Đến tháng 10 năm 1919, khoảng 70% quân của Đốc chính và hơn 90% quân của Quân đội Galicia Ukraina đồng minh đã mắc bệnh sốt phát ban.
Tháng 12 năm 1919– tháng 11 năm 1920.
Từ ngày 6 tháng 12 năm 1919 đến ngày 6 tháng 5 năm 1920, Quân đội Nhân dân Ukraina dưới quyền chỉ huy của Mykhailo Omelianovych-Pavlenko thực hiện một chiến dịch ngầm được gọi là Chiến dịch Mùa đông thứ nhất tại khu vực Kirovohrad chống lại Quân đoàn 14 Xô viết. Một bước phát triển quan trọng khác trong thời kỳ này là việc ký kết Hiệp định Warszawa với Ba Lan vào ngày 22 tháng 4, và sau đó bắt đầu một cuộc tấn công chung cùng với quân đội Ba Lan chống lại những người Bolshevik. Vào ngày 7 tháng 5, một sư đoàn Ukraina dưới quyền chỉ huy của Marko Bezruchko tiến vào Kiev, nhưng nhanh chóng bị đẩy lùi trước một cuộc phản công của Hồng quân do Semyon Budyonny chỉ huy. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Người Ukraina và người Ba Lan bị đẩy lùi qua sông Zbruch và qua Zamość về phía Warszawa, nhưng họ lại phản công Xô viết tới Minsk. Người Ba Lan đã ký kết thoả thuận đình chiến với Liên Xô vào ngày 12 tháng 10. Đến năm 1921, tác giả người Ba Lan về liên minh Ba Lan-Ukraina, Józef Piłsudski, không còn là nguyên thủ quốc gia Ba Lan nữa, và chỉ tham gia với tư cách quan sát viên trong các cuộc đàm phán ở Riga, điều mà ông gọi là "một hành động hèn nhát". Quân của Petliura tiếp tục chiến đấu. Họ kéo dài cho đến ngày 21 tháng 10, khi họ buộc phải vượt sông Zbruch và tiến vào Galicia do Ba Lan kiểm soát. Tại đây, họ bị tước vũ khí và bị đưa vào trại giam giữ.
Tháng 11 năm 1921.
Hành động cuối cùng của Cộng hòa Nhân dân Ukraina chống lại Xô viết là một cuộc đột kích vào phía sau phòng tuyến của Hồng quân vào tháng 11 năm 1921, được gọi là Chiến dịch Mùa đông thứ hai. Chiến dịch này nhằm mục đích kích động một cuộc tổng khởi nghĩa trong những người nông dân Ukraina, vì họ vốn đã bất bình với Xô viết, và để thống nhất các lực lượng du kích chống lại những người Bolshevik ở Ukraina. Chỉ huy lực lượng Ukraina là Yurii Tiutiunnyk.
Hai lực lượng viễn chinh được thành lập, một từ Podolia (400 người) và một từ Volyn (800 người). Nhóm Podolia chỉ đến được làng Vakhnivka, trước khi quay trở lại lãnh thổ Ba Lan qua Volyn vào ngày 29 tháng 11. Nhóm Volhynia xuất phát vào ngày 4 tháng 11, chiếm Korosten vào ngày 7 tháng 11 và tiến đến làng Leonivka. Khi nguồn cung cấp bắt đầu cạn kiệt, họ quyết định quay trở lại. Tuy nhiên, khi quay trở về phía tây, họ bị kỵ binh Bolshevik dưới quyền chỉ huy của Grigore Kotovski chặn lại tại Bazar và bị đánh tan trong trận chiến gần Mali Mynky vào ngày 17 tháng 11. 443 binh sĩ bị Xô viết bắt trong trận chiến. 359 người bị bắn vào ngày 23 tháng 11 gần thị trấn Bazar, và 84 người được chuyển cho lực lượng an ninh Liên Xô.
Đây là hoạt động cuối cùng của Quân đội Nhân dân Ukraina chống lại Xô viết. |
Chiến tranh Ukraina–Xô viết | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823515 | Sự kết thúc của Chiến dịch Mùa đông thứ hai đã đưa cuộc chiến Ukraina-Xô viết đi đến hồi kết rõ ràng, tuy nhiên cuộc chiến của quân du kích chống lại những người Bolshevik vẫn tiếp tục cho đến giữa năm 1922 và để đáp trả thì Hồng quân đã khủng bố vùng nông thôn.
Các nhà nước nổi dậy.
Những người ủng hộ địa phương của Cộng hòa Nhân dân Ukraina đã thành lập các quốc gia nổi dậy chống Nga và chống Bolshevik trên các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng như Cộng hòa Medvyn Độc lập hay Cộng hòa Kholodny Yar. Họ tiếp tục chiến đấu với người Nga và lực lượng cộng tác cho đến năm 1923.
Hậu quả.
Chiến tranh kết thúc với kết quả là sáp nhập hầu hết các vùng lãnh thổ của Ukraina vào Ukraina Xô viết. Vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, đây là một trong những thành viên sáng lập của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). Một phần của Tây Ukraina nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng hòa Ba Lan thứ hai, theo quy định trong Hòa ước Riga. Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Ukraina do Symon Petlura lãnh đạo bị buộc phải lưu vong.
Trong vài năm sau đó, những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina vẫn tiếp tục cố gắng tiến hành một cuộc chiến tranh du kích nhằm vào Xô viết. Họ được tình báo Ba Lan hỗ trợ; tuy nhiên, họ đã không thành công. Các phong trào tích cực cuối cùng của người Ukraina hầu hết sẽ bị tiêu diệt trong Holodomor. Hơn nữa, việc Ba Lan tương đối thiếu ủng hộ đối với đại nghiệp của người Ukraina gây ra sự phẫn nộ ngày càng tăng trong người thiểu số Ukraina ở Ba Lan đối với nhà nước Ba Lan giữa hai thế chiến. |
Dmitry Utkin | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823531 | Dmitry Valerievich Utkin (; ; sinh ngày 11 tháng 6 năm 1970 – được cho là đã chết ngày 23 tháng 8 năm 2023) là một sĩ quan quân đội người Nga. Ông từng là sĩ quan lực lượng đặc biệt trong GRU, nơi anh ta giữ cấp bậc trung tá. Ông được cho là người đồng sáng lập và chỉ huy quân sự của Tập đoàn Wagner do nhà nước Nga tài trợ, với bí danh quân sự của ông được cho là "Wagner". Utkin được cho là một người có tư tưởng tân Quốc xã. Ông hiếm khi xuất hiện trước công chúng, nhưng được cho là chỉ huy của công ty quân sự tư nhân, trong khi Yevgeny Prigozhin là chủ sở hữu của nó và là gương mặt đại diện cho công chúng.. Utkin đã được trao huân chương dũng cảm Nga. |
Danh sách cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823544 | Tại Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023, mỗi đội công bố danh sách gồm 12 cầu thủ; mỗi đội có thể chọn một cầu thủ nhập tịch theo quy tắc của FIBA từ danh sách các đội.
Tuổi của các cầu thủ và câu lạc bộ mà các cầu thủ thi đấu sẽ tính đến ngày khai mạc của giải đấu vào ngày 25 tháng 8 năm 2023.
Bảng A.
Angola.
23 cầu thủ được triệu tập vào ngày 26 tháng 5 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách cầu thủ được rút gọn vào ngày 23 tháng 8 năm 2023.
Cộng hòa Dominica.
30 cầu thủ được triệu tập vào ngày 27 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách cầu thủ được rút gọn vào ngày 23 tháng 8 năm 2023.
Philippines.
21 cầu thủ được triệu tập vào ngáy 21 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Tuy nhiên, danh sách này đã giảm xuống còn 16 do Carl Tamayo, Jordan Heading và Poy Erram rời đội vì chấn thương và người đại diện cho Utah Jazz bảo vệ cho Jordan Clarkson với tư cách là cầu thủ nhập tịch. Danh sách cầu thủ được công bố vào ngày 23 tháng 8 năm 2023.
Ý.
16 cầu thủ được triệu tập vào ngày 19 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách giảm xuống còn 14 cầu thủ vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 14 tháng 8 năm 2023.
Bảng B.
Nam Sudan.
14 cầu thủ được triệu tập vào ngày 27 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho hành trình lịch sử của bóng rổ Nam Sudan tại giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2023.
Serbia.
20 cầu thủ được triệu tập vào ngày 24 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2023.
<section begin=SRB/>
<section end=SRB/>
Trung Quốc.
18 cầu thủ được triệu tập vào ngày 13 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Vào ngày 24 tháng 7 năm 2023, Hiệp hội bóng rổ Trung Quốc thông báo trung phong thuộc biên chế Câu lạc bộ NBA Minnesota Timberwolves Kyle Anderson chính thức nhập tịch và trở thành công dân Trung Quốc, và thi đấu cho đội tuyển quốc gia Trung Quốc. Danh sách rút gọn 12 cầu thủ được công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2023.
Puerto Rico.
14 cầu thủ được triệu tập cho giải đấu vào ngày 27 tháng 7 năm 2023. |
Danh sách cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823544 | Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2023.
Bảng C.
Hoa Kỳ.
<section begin=USA />Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 6 tháng 7 năm 2023.
<section end=USA />
Jordan.
17 cầu thủ được triệu tập vào ngày 16 tháng 8 năm 2023. 4 ngày sau, danh sách rút gọn còn 12 cầu thủ được công bố để tham dự giải đấu.
Hy Lạp.
22 cầu thủ được triệu tập vào ngày 20 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Vào ngày 13 tháng 8, danh sách giảm xuống còn 14 cầu thủ. 12 cầu thủ rham dự giải đấu được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 2023. Tuy nhiên, Dinos Mitoglou dính chấn thương nhẹ trước giải đấu và không thể tham dự giải đấu. Nhưng vì đã hết thời hạn công bố danh sách, Mitoglou không thể bị thay thế.
New Zealand.
14 cầu thủ được triệu tập vào ngày 31 tháng 7 năm 2023.
Bảng D.
Ai Cập.
20 cầu thủ được triệu tập vào ngày 1 tháng 8 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu.
México.
24 cầu thủ được triệu tập vào ngày 13 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách rút gọn còn 14 cầu thủ vào ngày 31 tháng 7 năm 2023 và công bố danh sách 12 cầu thủ vào ngày 22 tháng 8 năm 2023.
Montenegro.
24 cầu thủ được triệu tập vào ngày 12 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách rút gọn còn 17 cầu thủ vào ngày 21 tháng 7 năm 2023.
Litva.
33 cầu thủ được triệu tập vào ngày 12 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách giảm xuống còn 15 cầu thủ vào ngày 25 tháng 7 năm 2023. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Bảng E.
Đức.
18 cầu thủ được triệu tập vào ngày 12 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách được rút gọn còn 14 cầu thủ vào ngày 7 tháng 8 năm 2023, và danh sách rút gọn được công bố vào ngày 10 tháng 8 năm 2023.
Phần Lan.
22 cầu thủ được triệu tập vào ngày 19 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ chính thức được công bố vào ngày 18 tháng 8 năm 2023.
Úc.
18 cầu thủ được triệu tập vào ngày 8 tháng 5 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. |
Danh sách cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823544 | Danh sách được rút gọn còn 15 cầu thủ vào ngày 6 tháng 8 năm 2023, rồi tiếp tục rút gọn còn 13 cầu thủ vào ngày 9 tháng 8 năm 2023.
Nhật Bản.
25 cầu thủ được triệu tập vào ngày 19 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 21 tháng 8 năm 2023.
<section end=JPN />
Bảng F.
Slovenia.
20 cầu thủ được triệu tập vào ngày 3 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 14 tháng 8 năm 2023.
Cabo Verde.
15 cầu thủ được triệu tập vào ngày 4 tháng 8 năm 2023 để chuẩn bị cho hành trình lịch sử tại giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 23 tháng 8 năm 2023.
Gruzia.
19 cầu thủ được triệu tập vào ngày 12 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 16 tháng 8 năm 2023.
Venezuela.
21 cầu thủ được triệu tập vào ngày 18 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 23 tháng 8 năm 2023.
Bảng G.
Iran.
27 cầu thủ được triệu tập vào ngày 9 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách cầu thủ giảm xuống còn 15 cầu thủ vào ngày 31 tháng 7 năm 2023. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 21 tháng 8 năm 2023.
Tây Ban Nha.
16 cầu thủ được triệu tập vào ngày 5 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu với mục tiêu bảo vệ thành công chức vô địch. Ricky Rubio rút lui khỏi giải đấu do gặp các vấn đề về tinh thần vào ngày 5 tháng 8 năm 2023. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 19 tháng 8 năm 2023.
Bờ Biển Ngà.
31 cầu thủ được triệu tập vào ngày 15 tháng 6 năm 2023. Danh sách được rút gọn còn 13 cầu thủ vào ngày 12 tháng 8 năm 2023 và công bố danh sách 12 cầu thủ vào ngày 20 tháng 8 năm 2023.
Brasil.
25 cầu thủ được triệu tập vào ngày 21 tháng 6 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách được giảm xuống còn 14 cầu thủ vào ngày 2 tháng 8 năm 2023. 12 cầu thủ tham dự giải đấu được công bố vào ngày 21 tháng 8 năm 2023. Raul Neto dính chấn thương trong trận đấu đầu tiên gặp Iran và phải nghỉ thi đấu đến hết giải.
Bảng H.
Canada. |
Danh sách cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng rổ thế giới 2023 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823544 | Bảng H.
Canada.
18 cầu thủ được triệu tập vào ngày 13 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho giải đấu. Danh sách được giảm xuống còn 14 cầu thủ vào ngày 7 tháng 8 năm 2023. Danh sách 12 cầu thủ tham dự giải đấu được công bố 1 ngày trước giải đấu.
Latvia.
24 cầu thủ được triệu tập vào ngày 28 tháng 6 năm 2023 cho lần đầu tiên Latvia tham dự giải đấu. Danh sách được giảm xuống còn 14 cầu thủ vào ngày 16 tháng 8 năm 2023.
Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2023.
Liban.
16 cầu thủ được triệu tập vào ngày 21 tháng 7 năm 2023 để chuẩn bị cho sự trở lại của đội tuyển này tại giải đấu sau 13 năm vắng bóng. Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 23 tháng 8 năm 2023.
Pháp.
Danh sách 12 cầu thủ được công bố vào ngày 28 tháng 6 năm 2023. Tuy nhiên, Frank Ntilikina, dính chấn thương nặng, và được thay thế bởi Isaia Cordinier.
Thống kê.
Các cầu thủ đại diện cho các hệ thống giải đấu.
Hệ thống giải đấu có 13 cầu thủ trở lên đang thi đấu là những giải đấu được liệt kê
a Vì Euroleague là một giải đấu đa quốc gia và tất cả các đội bóng thi đấu (không tịn Olympiacos) đều thi đấu tại các giải quốc nội nên tỷ lệ các cầu thủ sẽ trên 100.<br> b Bao gồm các cầu thủ thi đấu tại các giải NBA, NBA G League, Canadian Elite Basketball League, US NCAA và các đội đến từ các trường phổ thông tại Hoa Kỳ.
Các cầu thủ đại diện cho các câu lạc bộ.
Các câu lạc bộ có 6 cầu thủ đại diện than dự giải đấu là những câu lạc bộ được liệt kê. |
Fauna Europaea | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823546 | Fauna Europaea là một cơ sở dữ liệu về danh pháp khoa học và sự phân bố của tất cả các động vật sống đa bào trên cạn và trong nước ngọt ở châu Âu. Vai trò của nó giống như một nguồn phân loại cho phân loại động vật trong trong Cơ sở hạ tầng Danh mục loài liên châu Âu ("Pan-European Species directories Infrastructure", PESI). Tính đến tháng 6 năm 2020, Fauna Europaea báo cáo rằng cơ sở dữ liệu của họ chứa 235.708 tên đơn vị phân loại và 173.654 tên loài.
Việc xây dựng Fauna Europae ban đầu do Hội đồng châu Âu (2000–2004) hỗ trợ. Dự án do Đại học Amsterdam điều phối, ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2004. Sau đó cơ sở dữ liệu được chuyển giao cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin vào năm 2015. |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | Xe cơ giới, còn gọi là phương tiện cơ giới hoặc phương tiện ô tô, là một phương tiện di chuyển trên mặt đất, thường có bánh xe, không di chuyển trên đường ray (như tàu hỏa hoặc xe điện) và được dùng để vận chuyển người hoặc hàng hóa.
Sự thúc đẩy của phương tiện di chuyển được thực hiện bằng một động cơ hoặc động cơ, thường là động cơ đốt trong hoặc động cơ điện, hoặc một sự kết hợp cả hai loại, như các loại xe hybrid điện và xe hybrid có cắm điện. Theo pháp lý, xe cơ giới thường được phân thành nhiều loại bao gồm xe ô tô, xe buýt, xe máy, xe cơ giới địa hình, xe tải nhẹ và xe tải thông thường. Các loại này thay đổi tùy theo quy định pháp luật của từng quốc gia. Tiêu chuẩn ISO 3833:1977 định nghĩa các loại phương tiện đường bộ và thuật ngữ liên quan. Thông thường, để không yêu cầu những người có khuyết tật phải có bằng lái để sử dụng và không cần phải đăng ký hay mua bảo hiểm, các loại xe lăn điện được miễn khỏi định nghĩa xe cơ giới theo luật pháp.
Đến năm 2011, có hơn một tỷ xe cơ giới đang hoạt động trên toàn thế giới, không tính các xe không hoạt động trên đường và máy móc công trình nặng. Ước tính của tờ báo Ward's từ Hoa Kỳ vào năm 2019 cho biết có 1,4 tỷ xe cơ giới đang hoạt động trên toàn cầu.
Tỉ lệ sở hữu xe cơ giới trên mỗi người trên toàn cầu vào năm 2010 là 148 xe hoạt động (VIO) trên mỗi 1000 người. Trung Quốc có số lượng xe cơ giới đăng ký lớn nhất trên thế giới, với tổng cộng 322 triệu xe cơ giới đăng ký vào cuối tháng 9 năm 2018. Hoa Kỳ sở hữu tỷ lệ xe cơ giới trên mỗi người cao nhất thế giới, với 832 xe hoạt động trên mỗi 1000 người vào năm 2016. Thêm vào đó, từ năm 2009, Trung Quốc đã trở thành thị trường xe hơi mới lớn nhất toàn cầu. Năm 2011, tổng số lượng 80 triệu chiếc xe ô tô và phương tiện thương mại đã được sản xuất, trong đó Trung Quốc đứng đầu với tổng cộng 18,5 triệu xe cơ giới được sản xuất.
Xu hướng sở hữu xe cơ giới.
Theo ước tính của tờ báo Mỹ Ward's, tính đến năm 2010, có khoảng 1.015 tỷ xe cơ giới đang hoạt động trên toàn thế giới. |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | Con số này bao gồm các ô tô, xe tải (nhẹ, trung bình và nặng), và xe buýt, nhưng không tính các xe không di chuyển trên đường (off-road) hay thiết bị xây dựng nặng. Tổng số xe cơ giới trên toàn cầu vượt qua con số 500 triệu vào năm 1986, từ 250 triệu xe cơ giới vào năm 1970. Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1970, số lượng xe tăng gấp đôi gần như mỗi 10 năm. Dự báo từ Navigant Consulting cho biết dân số xe cơ giới nhẹ trên toàn cầu sẽ đạt 2 tỷ đơn vị vào năm 2035.
Tính đến năm 2010, tỷ lệ sở hữu xe cơ giới trên toàn cầu là 148 xe đang hoạt động trên mỗi 1000 người, tương đương với tỷ lệ 1:6.75 xe cơ giới trên mỗi người. Con số này giảm nhẹ so với năm 2009, khi tỷ lệ là 150 xe cơ giới trên mỗi 1000 người, tỷ lệ 1:6.63 xe cơ giới trên mỗi người. Tỷ lệ sở hữu xe cơ giới trên toàn cầu tăng lên 174 xe đang hoạt động trên mỗi 1000 người vào năm 2013. Ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ sở hữu xe cơ giới hiếm khi vượt quá 200 ô tô trên 1000 dân.
Dưới đây là bảng tóm tắt sự phát triển đăng ký xe cơ giới trên toàn thế giới từ năm 1960 đến năm 2019:
Kể từ đầu những năm 2000, số lượng các xe sử dụng nhiên liệu thay thế đã tăng lên nhờ sự quan tâm của nhiều chính phủ trong việc khuyến khích việc áp dụng rộng rãi thông qua các khoản hỗ trợ công cộng và các khuyến khích không phải là tiền bạc. Các chính phủ đã áp dụng những chính sách này do sự kết hợp của nhiều yếu tố như quan tâm đến môi trường, giá dầu cao, và sự giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu nhập khẩu.
Trong số các loại nhiên liệu khác ngoài các nhiên liệu truyền thống như xăng hoặc dầu diesel, và các công nghệ thay thế để cung cấp năng lượng cho động cơ xe cơ giới, những lựa chọn phổ biến nhất được khuyến khích bởi các chính phủ khác nhau bao gồm: xe chạy bằng khí tự nhiên, xe chạy bằng khí gas hóa lỏng (LPG), xe đa nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sinh học, xe hybrid điện, xe hybrid cắm điện, xe điện, và xe chạy bằng tế bào nhiên liệu hydro. |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | Kể từ những năm cuối thập kỷ 2000, Trung Quốc, các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác đã áp dụng các chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc sử dụng xe chạy bằng điện cắm sạc. Đến nay (2020), tổng số xe hạng nhẹ sử dụng điện cắm sạc đã vượt qua con số 10 triệu đơn vị. Tính đến năm 2019, phân khúc xe thương mại trung và nặng đã đóng góp thêm 700,000 đơn vị vào tổng số xe điện cắm sạc toàn cầu. Trong năm 2020, tỷ lệ thị phần của doanh số bán xe hạng hành khách điện cắm sạc đạt 4,2%, tăng từ 2,5% trong năm 2019. Tuy vậy, mặc dù có sự hỗ trợ từ chính phủ và sự tăng trưởng nhanh chóng, phân khúc xe điện cắm sạc vẫn chỉ chiếm khoảng 1 trong số 250 xe (0,4%) trên các đường trên thế giới vào cuối năm 2018.
Trung Quốc.
Vào cuối tháng 9 năm 2018, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có tổng cộng 322 triệu phương tiện động cơ, trong đó có 235 triệu chiếc xe hơi du lịch. Đây là quốc gia có đội xe cơ giới lớn nhất thế giới. Năm 2016, đội xe cơ giới bao gồm 165,6 triệu xe hơi và 28,4 triệu xe tải và xe buýt. Năm 2009, khoảng 13,6 triệu xe được bán, và vào năm 2010, số lượng đăng ký xe cơ giới tăng lên hơn 16,8 triệu chiếc, đại diện cho gần một nửa sự gia tăng của đội xe trên thế giới. Sở hữu xe trên mỗi người đã tăng từ 26,6 xe trên 1000 người vào năm 2006 lên 141,2 vào năm 2016.
Tổng số xe điện cắm sạc hợp pháp trên các tuyến đường, gồm cả các xe sử dụng năng lượng mới tại Trung Quốc đã đạt 2,21 triệu đơn vị vào cuối tháng 9 năm 2018, trong đó, 81% là các xe điện hoàn toàn. Con số này bao gồm cả xe thương mại nặng như xe buýt và xe chở rác, chiếm khoảng 11% tổng số. Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất thế giới về xe buýt điện, đạt khoảng 385,000 đơn vị vào cuối năm 2017.
Số lượng xe ô tô và xe máy ở Trung Quốc tăng gấp 20 lần từ năm 2000 đến 2010. Sự tăng trưởng nảy vọt này đã giúp Trung Quốc trở thành thị trường ô tô mới lớn nhất thế giới, vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2009. |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | Tuy nhiên, sở hữu trên mỗi người là 58 xe cơ giới trên 1000 người, tương đương với tỷ lệ 1:17,2 xe đối với mỗi người, vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức độ hóa xe của các nước phát triển.
Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ có lượng xe cơ giới đứng thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Đến năm 2016, nước này có tổng cộng 259,14 triệu xe cơ giới, trong đó có 246 triệu xe nhẹ, bao gồm 112,96 triệu ô tô hạng nhẹ và 133 triệu xe tải nhẹ (bao gồm cả các loại SUV). Tại cuối năm 2016, tổng số 11,5 triệu xe tải nặng đã được đăng ký. Tỉ lệ sở hữu xe trên mỗi người ở Hoa Kỳ cũng là cao nhất thế giới, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (USDoE) báo cáo tỷ lệ motor hóa là 831,9 xe đang hoạt động trên mỗi 1000 người vào năm 2016, tức tỷ lệ 1:1,2 xe trên mỗi người.
Theo USDoE, tỷ lệ motor hóa đạt đỉnh vào năm 2007 với 844,5 xe trên mỗi 1000 người. Về số lượng người có giấy phép lái, đến năm 2009, nước này có 1,0 xe cho mỗi người có giấy phép lái, và 1,87 xe trên mỗi hộ gia đình. Số lượng đăng ký ô tô hạng nhẹ tại Hoa Kỳ giảm 11,5% vào năm 2017 và 12,8% vào năm 2018.
Tính đến năm 2016, tại Hoa Kỳ, số lượng các phương tiện sử dụng nhiên liệu thay thế đã bao gồm hơn 20 triệu xe, trong đó có các xe ô tô và xe tải nhẹ có khả năng sử dụng nhiên liệu linh hoạt (flex-fuel). Đây là đội xe linh hoạt lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, việc sử dụng thực tế của nhiên liệu etanol đang bị hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng cung cấp nhiên liệu E85.
Liên quan đến phân khúc xe điện, đội xe ô tô hybrid điện tại Hoa Kỳ là đội xe lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nhật Bản, với hơn bốn triệu đơn vị được bán ra đến tháng 4 năm 2016. Kể từ khi mẫu xe điện Tesla Roadster ra mắt vào năm 2008, tổng số xe cơ giới sử dụng nhiên liệu plug-in đi trên đường công cộng ở Hoa Kỳ đã vượt qua mốc một triệu đơn vị vào tháng 9 năm 2018. Số lượng xe cơ giới plug-in tại Hoa Kỳ đứng thứ hai sau Trung Quốc (2,21 triệu đến tháng 9 năm 2018). |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | , Hạng phương tiện sử dụng gas tự nhiên của đất nước cũng bao gồm hơn 160,000 xe, chủ yếu là xe buýt đô thị và đội xe giao hàng. Mặc dù kích thước tương đối nhỏ bé, việc sử dụng gas tự nhiên chiếm khoảng 52% tổng lượng nhiên liệu thay thế được tiêu thụ bởi các phương tiện sử dụng nhiên liệu vận chuyển thay thế tại Hoa Kỳ vào năm 2009.
Châu Âu.
27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU-27) có một đội xe hơn 256 triệu vào năm 2008, trong đó ô tô du lịch chiếm 87% của đội xe của liên minh. Năm thị trường lớn nhất, Đức (17,7%), Ý (15,4%), Pháp (13,3%), Vương quốc Anh (12,5%) và Tây Ban Nha (9,5%), chiếm 68% tổng đội xe đăng ký của khu vực vào năm 2008. Các quốc gia thành viên EU-27 đã có tỷ lệ sở hữu ước tính là 473 ô tô du lịch trên mỗi 1000 người vào năm 2009.
Theo Ward's, Ý có tỷ lệ sở hữu phương tiện cá nhân hàng đầu thứ hai (sau Hoa Kỳ) vào năm 2010, với 690 xe trên mỗi 1000 người. Đức có tỷ lệ motor hóa là 534 xe trên mỗi 1000 người và Vương quốc Anh có 525 xe trên mỗi 1000 người, cả hai năm 2008. Pháp có tỷ lệ 575 xe trên mỗi 1000 người và Tây Ban Nha có 608 xe trên mỗi 1000 người vào năm 2007. Bồ Đào Nha, từ năm 1991 đến 2002, tăng 220% về tỷ lệ motor hóa, với 560 xe trên mỗi 1000 người vào năm 2002.
Ở Ý, có một đội xe sử dụng khí tự nhiên có tên gọi là NGV với hơn 779,000 xe, tính đến tháng 6 năm 2012. Đây là đội xe sử dụng khí tự nhiên lớn nhất ở châu Âu. Ngoài ra, ở Thụy Điển, có hơn 225,000 xe linh hoạt có khả năng sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau. Điều này giúp Thụy Điển trở thành nước có đội xe linh hoạt lớn nhất tại châu Âu vào giữa năm 2011.
Tại châu Âu, xe điện nạp vào ổ cắm ngày càng được ưa chuộng. Đến tháng 6 năm 2018, đã có hơn một triệu xe điện nạp vào ổ cắm đăng ký tại châu lục này. Điều này làm cho châu Âu trở thành khu vực có lượng xe điện nạp vào ổ cắm thứ hai lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, thị trường tiên phong về xe điện nạp vào ổ cắm ở châu Âu lại thuộc về Na Uy. |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | Đến tháng 12 năm 2020, đã có gần 500,000 xe điện nạp vào ổ cắm đăng ký ở Na Uy. Thậm chí, vào tháng 10 năm 2018, Na Uy trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có tỷ lệ 10% xe chở khách trên đường là xe điện nạp vào ổ cắm.
Phần trăm thị trường xe điện nạp vào ổ cắm ở Na Uy cũng rất cao, vượt trội so với các quốc gia khác. Vào năm 2017, xe điện nạp vào ổ cắm chiếm 39.2% thị trường, tăng lên 49.1% vào năm 2018, và đạt mức ấn tượng 74.7% vào năm 2020. Điều này thể hiện sự chuyển đổi mạnh mẽ về sử dụng xe điện nạp vào ổ cắm ở Na Uy.
Nhật Bản.
Vào năm 2010, Nhật Bản đã có tổng cộng 73.9 triệu phương tiện và từng là quốc gia có dàn xe hơi lớn thứ hai trên thế giới cho đến năm 2009. Đến thời điểm năm 2016, dàn xe đã đăng ký ở Nhật Bản đạt tổng số 75.81 triệu xe, trong đó có 61.40 triệu ô tô và 14.41 triệu xe tải và xe buýt. Nhật Bản cũng sở hữu dàn xe xe hybrid điện lớn nhất trên toàn cầu. Và tính đến tháng 3 năm 2018, đã có 7.51 triệu xe hybrid đăng ký tại đây, không tính các xe kei car, chiếm tỷ lệ 19.0% trong tổng số xe hơi du lịch đang lưu thông trên đường.
Brasil.
Dàn xe hơi của Brasil đã tăng lên 64.8 triệu xe vào năm 2010, so với con số 29.5 triệu vào năm 2000, biểu thị tăng trưởng 119% trong mười năm và đạt tỷ lệ 340 xe cho mỗi 1000 người. Năm 2010, Brasil đã có tốc độ tăng dàn xe lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, với 2.5 triệu đăng ký xe.
Tính đến năm 2018, Brasil sở hữu dàn xe chạy nhiên liệu thay thế lớn nhất thế giới với khoảng 40 triệu xe máy chạy nhiên liệu thay thế trên đường. Dàn xe sạch bao gồm 30.5 triệu xe linh hoạt chạy nhiều loại nhiên liệu và xe thương mại nhẹ flexible-fuel, cùng với hơn 6 triệu chiếc xe mô tô linh hoạt chạy nhiều loại nhiên liệu vào tháng 3 năm 2018; cùng khoảng từ 2.4 đến 3.0 triệu xe chạy ethanol tinh khiết vẫn đang hoạt động, trong số 5.7 triệu xe nhẹ chỉ sử dụng ethanol sản xuất từ năm 1979; và, tính đến tháng 12 năm 2012, tổng cộng có 1.69 triệu xe sử dụng khí tự nhiên. |
Xe cơ giới | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823549 | Hơn nữa, tất cả các xe chạy xăng tại Brasil đều được thiết kế để hoạt động với hỗn hợp ethanol cao, có thể lên đến 25% nhiên liệu ethanol (E25). Tỷ lệ xe linh hoạt chạy nhiều loại nhiên liệu đã chiếm 88.6% trong tổng số các xe du lịch đăng ký năm 2017.
Ấn Độ.
Vào năm 2010, dàn xe ô tô của Ấn Độ đã có tốc độ tăng trưởng cao thứ hai sau Trung Quốc, với mức 8.9%. Từ 19.1 triệu xe vào năm 2009, dàn xe đã tăng lên 20.8 triệu xe vào năm 2010. Đến tháng 3 năm 2015, tổng số xe ô tô ở Ấn Độ đã tăng lên 210 triệu xe. Ấn Độ cũng có một dàn xe chạy bằng khí tự nhiên với tổng cộng 1.1 triệu xe tính đến tháng 12 năm 2011.
Úc.
Vào tháng 1 năm 2011, dàn xe ô tô tại Úc đã có tổng cộng 16.4 triệu xe đã đăng ký, và tỷ lệ sở hữu đạt 730 xe ô tô cho mỗi 1000 người, tăng từ 696 xe ô tô cho mỗi 1000 cư dân vào năm 2006. Từ năm 2006 đến nay, dàn xe ô tô đã tăng thêm 14.5%, với tỷ lệ tăng trung bình 2.7% mỗi năm trong khoảng thời gian năm năm.
So sánh theo khu vực.
Bảng dưới đây so sánh tỷ lệ sở hữu xe ô tô theo khu vực với Hoa Kỳ, quốc gia có tỷ lệ xe hơi hóa cao nhất trên thế giới, và cách tỷ lệ này đã thay đổi từ năm 1999 đến 2016.
Sản xuất theo quốc gia.
Trong năm 2017, tổng cộng đã sản xuất 97.3 triệu ô tô và xe thương mại trên toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu với khoảng 29 triệu xe ô tô được sản xuất, tiếp theo là Hoa Kỳ với 11.2 triệu xe và Nhật Bản với 9.7 triệu xe. Bảng dưới đây liệt kê 15 quốc gia sản xuất hàng đầu trong năm 2017 cùng với sản lượng hàng năm tương ứng của họ từ năm 2004 đến 2017. |
Bão Vera (1983) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823555 | Bão Vera , ở Philippines gọi là Bão Bebeng , ở Việt Nam là bão số 3 đã gây lũ lụt đáng kể cho Philippines vào tháng 7 năm 1983. Một rãnh gió mùa đã hình thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 12 tháng 7 ở phía đông Philippines. Mặc dù ban đầu áp thấp hình thành chậm, hệ thống di chuyển theo hướng Tây-Tây Bắc, mạnh lên thành bão nhiệt đới vào ngày hôm sau và bão cuồng phong trong ngày 14 tháng 7. Vera di chuyển vào đất liền sớm vào ngày hôm sau dưới dạng cơn bão tối thiểu ở Philippines trước khi suy yếu nhẹ hòn đảo. Tuy nhiên, Vera đã cố gắng tăng cường trở lại trên Biển Đông trong khi tăng tốc, sau đó đạt vận tốc gió 85 mph (135 km/h). Sau khi vượt qua Hải Nam trong khi vẫn ở cường độ cực đại và di chuyển vào khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ , Vera đổ bộ vào bờ biển miền Bắc Việt Nam với sức gió cấp 12-13 , tâm bão đi qua phía nam tỉnh Quảng Ninh vào ngày 18/7.Bão suy yếu dần sau khi đổ bộ như những cơn bão bình thường khác. Đến ngày 19/7, Vera đã tan trong đất liền.
Trên khắp Philippines, bão Vera đã khiến 123 người thiệt mạng, 60 người mất tích và 45 người bị thương. Khoảng 200.000 người vô gia cư. Cơn bão đã phá hủy 29.054 ngôi nhà và gây thiệt hại "nặng nề" cho 5.558 ngôi nhà khác. Tổng cộng có 76.346 ngôi nhà bị hư hại "một phần". Hơn nữa, 24.280 người đã tìm nơi trú ẩn vì Vera. Khoảng 80% cư dân Manila bị mất điện. Nhiều khu vực trũng thấp ở Manila chìm trong nước trong khi gió mạnh làm hư hại nhà cửa và cây cối. Tỉnh Bataan chịu thiệt hại nặng nề nhất do cơn bão và 10 ngôi làng gần đó bị phá hủy. Trên toàn tỉnh, 50 người thiệt mạng, chủ yếu do đuối nước. Tổng cộng, thiệt hại lên tới 42 triệu USD (1983 USD). Ngoài ảnh hưởng đến Philippines, bão Vera đã cướp đi sinh mạng của 62 người ở Việt Nam và làm hư hại 2.500 ngôi nhà. Ngoài khơi Trung Quốc, một người bơi lội bị chết đuối do biển động do Vera gây ra.
Lịch sử khí tượng.
Nguồn gốc của bão Vera có thể bắt nguồn từ một rãnh gió mùa được tổ chức kém kéo dài về phía tây từ Philippines đến kinh tuyến 160 phía đông vào đầu tháng 7 năm 1983. |
Bão Vera (1983) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823555 | Vào ngày 4 tháng 7, cơn bão đã phát triển một hoàn lưu dai dẳng . Bốn ngày sau, một cặp khu vực đối lưu có tổ chức bắt đầu hình thành, một khu vực gần kinh tuyến 120 phía đông và một khu vực khác gần Guam . Cảnh báo hình thành bão nhiệt đới (TCFA) đã được ban hành lúc 06:00 UTC ngày 10 tháng 7 sau khi cơn bão phát triển hoàn lưu cấp trên được xác định rõ ràng . Tuy nhiên, quá trình phát triển tiếp theo diễn ra chậm chạp và TCFA được cấp lại 24 giờ sau đó bất chấp Thợ săn bão.cho thấy cơn bão không có hoàn lưu ở mức độ thấp. Đầu ngày 12 tháng 7, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) đã nâng cấp hệ thống này thành áp thấp nhiệt đới sau khi Thợ săn Bão chỉ ra rằng hệ thống này đã phát triển một hoàn lưu gió khép kín. Mười hai giờ sau, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã phân loại hệ thống này là bão nhiệt đới, bỏ qua giai đoạn áp thấp nhiệt đới.
Sau khi hình thành bão nhiệt đới , áp thấp bắt đầu mạnh lên khá đều đặn. Trong khi đó, bão di chuyển chậm lại và đến ngày 13/7, Vera chuyển hướng theo hướng Tây Tây Bắc và hướng về miền Trung Philippines. Vào lúc 12:00 UTC, JMA ước tính rằng Vera đã tiến sâu hơn thành một cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng . Vài giờ sau, JTWC đã nâng cấp cơn bão thành bão cuồng phong. Lúc 0000 UTC ngày 14 tháng 7, JMA đã nâng cấp Vera thành bão cuồng phong khi đi sát Samar . Vào khoảng thời gian này, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines cũng đã theo dõi cơn bão và đặt cho nó cái tên địa phương là "Bebeng" . Các nhà khí tượng học từ JTWC dự đoán cơn bão sẽ suy yếu khi di chuyển qua nhóm đảo nhưng điều này chỉ xảy ra khi bắt đầu vào ngày 15 tháng 7, khi cơn bão bắt đầu tương tác với địa hình hiểm trở gần Manila. Vào khoảng thời gian này, JMA đã hạ cấp Vera thành một cơn bão nhiệt đới dữ dội khi nó đi qua rất gần Vịnh Manila . Trong vài giờ tiếp theo, JMA giảm sức gió xuống 55 kt (100 km/h). Cuối ngày 15 tháng 7, cơn bão bắt đầu mạnh lên trở lại và JTWC đã nâng cấp Vera trở lại trạng thái bão cuồng phong. |
Bão Vera (1983) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823555 | Sáng sớm hôm sau, JMA cũng làm theo. Tăng tốc, cơn bão tiếp tục sâu dần và vào sáng sớm ngày 27 tháng 7, JMA báo cáo rằng Vera đạt cường độ cực đại với sức gió 75 kt (140 km/h). Vào khoảng thời gian này, JTWC ước tính sức gió tối đa là 90 kt (165 km/h) , tương đương với bão cấp 2 trên thang gió bão Saffir-Simpson . Sau khi vượt qua Hải Nam với cường độ cực đại và di chuyển vào phần phía bắc của Vịnh Bắc Bộ, di chuyển vào bờ gần Hải Phòng- Quảng Ninh vào khoảng 0000 UTC ngày 18 tháng 7. Tại thời điểm đổ bộ, JMA và JTWC ước tính sức gió khoảng 55 kt (100 km/h), mâu thuẫn so với số liệu quan trắc ở Việt Nam.. Bão Vera suy yếu nhanh chóng trên đất liền và đến ngày 19 tháng 7, JMA ngừng theo dõi Vera.
Ảnh hưởng.
Philippines.
Trước khi Vera đến, các trường học và văn phòng chính phủ đều đóng cửa. Dịch vụ đường sắt bị đình chỉ; Philippine Airlines ngừng các dịch vụ nội địa. Khi đổ bộ vào đất liền, Vera trở thành cơn bão đầu tiên tấn công đất nước trong 8 tháng, đồng thời giúp giảm bớt tình trạng hạn hán. Bão Vera đã giết chết 123 người và khiến 60 người khác mất tích trên khắp Philippines, trong đó riêng 100 người ở Luzon. Tổng cộng có 145 người bị thương. Khoảng 200.000 người vô gia cư. Cơn bão đã phá hủy 29.054 ngôi nhà và làm hư hại "nặng" 5.558 ngôi nhà khác. Tổng cộng 76.346 ngôi nhà bị hư hỏng "một phần", ảnh hưởng trực tiếp đến 628.985 người. Theo nhà chức trách, 24.280 người đã tìm nơi trú ẩn. Hơn nữa, hơn 40 chuyến bay nội địa đã bị hủy do bão.
Trung Quốc và Việt Nam.
Tại một trạm khí tượng ở Cửa Ông (hiện nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) quan trắc được gió mạnh 40 m/s (cấp 13) giật 45 m/s (cấp 14) và khí áp thấp thấp nhất là 968,3 mb.Khí áp quan trắc được tại Cô Tô là 969,7 mb; Bãi Cháy 969,6 hPa. Bão cũng gây gió khá mạnh tại Hải Phòng. |
Bão Vera (1983) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823555 | Sau khi đổ bộ vào Việt Nam với sức gió cấp 13 giật cấp 14 (theo thang đo của Viêt Nam hiện nay), bão khiến 62 người chết, 98 người bị thương, 35000 ha lúa bị ngập úng, 80 tàu thuyền bị đắm và 167000 m3 đê kè bị sạt trôi tại Hải Phòng. Mưa lớn đã giúp giảm bớt tình trạng hạn hán kéo dài ở 400000 ha lúa ở miền bắc Việt Nam mà trước đây đã ngăn cản việc trồng lúa. Vì Bão Vera gây ra mối đe dọa cho miền Nam Trung Quốc nên 36 bản tin đã được Đài quan sát Hoàng gia Hồng Kông ban hành . Tín hiệu bão số 3 cũng được phát đi. Sau khi đi qua phía nam khu vực, tốc độ gió cực đại đạt 115 km/h (70 mph) được đo tại Tate's Cairn . Ngoài ra, cơn bão còn tạo ra mưa rào và thời tiết khắc nghiệt trong khu vực. Một người bơi lội bị chết đuối do biển động. |
Vương tộc Borbón (Tây Ban Nha) | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823558 | Vương tộc Borbón, hay Borbón-Anjou, là vương tộc hiện đang trị vì Tây Ban Nha, xuất phát từ Vương tộc Bourbon có nguồn gốc từ Pháp, khi Philippe của Pháp, Công tước xứ Anjou trở thành Quốc vương Tây Ban Nha với tên hiệu Felipe V. Do đó, có thể gọi tên Vương tộc là Vương tộc Borbón-Anjou mặc dù thường được gọi là Vương tộc Borbón.
Vương tộc Borbón-Anjou đã trị vì ở Tây Ban Nha từ năm 1700 cho đến nay ngoại trừ thời kỳ Napoléon (1808-1813), Cách mạng Sáu năm (1868-1874), Đệ nhị Cộng hòa (1931-1939) và Chế độ độc tài của Tướng quân Franco (1939-1975).
Vương tộc Borbón ở Tây Ban Nha.
Vương tộc Borbón-Anjou xuất phát từ Philippe của Pháp, Công tước xứ Anjou, cháu nội của Louis XIV của Pháp. Với cái chết của Carlos II của Tây Ban Nha, vị Quốc vương Tây Ban Nha cuối cùng của Vương tộc Habsburgo, Philippe đã tuyên bố là Vua của Tây Ban Nha vào năm 1700 với tên hiệu Felipe V, với tư cách là hậu duệ của María Teresa của Tây Ban Nha. Tuyên bố này đã dẫn đến cuộc chiến tranh giành quyền kế vị của người Tây Ban Nha, chống lại người đòi ngai vàng Tây Ban Nha khác của Vương tộc Habsburg là Đại vương công Karl của Áo, một hậu duệ của María Ana của Tây Ban Nha.
Sự tồn tại của cùng một dòng dõi cai trị ở Pháp và Tây Ban Nha không cản trở hai quốc gia có chính sách cai trị độc lập, nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho các liên minh chính trị và quân sự giữa các vị vua Pháp và Tây Ban Nha, chẳng hạn như các thỏa thuận của Hiệp ước Gia đình hoặc việc tiến vào đất Tây Ban Nha của quân đội Pháp Les cent-mille fils de Saint Louis nhằm giúp Fernando VII giành lấy ngai vàng Tây Ban Nha.
Vương tộc Borbón-Anjou chia rẽ vào thành hai nhóm đối địch vào thế kỷ 19. Một là phái Carlist đến từ kẻ đòi ngai vàng Carlos María Isidro của Tây Ban Nha đối địch với Isabel II của Tây Ban Nha và chồng là Phối vương Francisco de Asís của Tây Ban Nha. Xung đột này dẫn đến các cuộc nội chiến khác nhau, cái gọi là Cuộc chiến Carlist. Sau khi dòng chính của nhánh Carlist tuyệt tự, hầu hết những người còn lại theo chủ nghĩa Carlist công nhận nhánh Borbone-Parma là người thừa kế, hiện được đại diện bởi Carlos Javier của Borbón-Parma . |
HD 45166 | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823562 | HD 45166 là một sao đôi bao gồm 1 quasi Sao Wolf–Rayet (qWR) và Sao dãy chính loại B, gần cụm sao mở NGC 2244, có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Kỳ Lân. Một ngôi sao quasi Wolf–Rayet là một ngôi sao có quang phổ giống với quang phổ của các sao Wolf–Rayet thực sự, nhưng có khối lượng và độ sáng kém hơn một ngôi sao Wolf–Rayet thực sự. Ngôi sao chính trong hệ sao đôi HD 45166 chính là ví dụ duy nhất về sao qWR.
Năm 2023, ngôi sao chính của HD 45166 được công nhận có từ tính rất mạnh, một trong những sao có khối lượng từ tính lớn nhất được biết đến. HD 41566 có cường độ từ trường lên đến 43 kG, gấp khoảng 43.000 lần cường độ từ trường của Mặt Trời, điều này khiến các nhà khoa học dự đoán cái kết suy sụp thành sao từ của nó, sau một vụ nổ siêu tân tinh loại Ib hoặc IIb.
Thuộc tính.
HD 45166 is currently a wide binary made up of a hot, small quasi Wolf–Rayet star and a larger B-type star, with masses of and respectively. They are separated by approximately 10.5 AU and orbit each other every 8200 days, or every 22.5 years. The orbit is moderately eccentric, and inclined from our view at about 49°. The HD 45166 system is estimated to be around 105 million years old. The orbital period was formerly thought to have been 1.6 days, which would have made the primary about , but a 2023 study instead identified this signal as a pulsation mode of the secondary.
The primary qWR star is slightly smaller than the Sun, with a surface temperature of 56,000 K. It is also mostly composed of helium, and is only composed of about 25% hydrogen. Some carbon, nitrogen and oxygen is also present in the star.
The B-type star is about two and a half times the size of the Sun, and has a temperature of about 13,000 K.
Tiến hóa.
It is hard to explain the existence of the exotic qWR primary in HD 45166. A stellar merger from white dwarfs is extremely unstable, and would explode after about 10,000 years. Therefore, the most likely scenario for the creation of the qWR primary would be the merger of two helium stars in a tight binary.
The system likely formed as a triple star system, with a tight inner binary and a distant third star, which is now the B-type star. In the tight binary, the more massive star expanded, and lost its outer layers via mass transfer to the secondary star, becoming a helium star. The same thing then happened to the secondary star of the tight binary, and so both stars became helium stars. Due to unstable mass transfer, a gaseous envelope formed around the two stars, causing them to lose orbital energy via friction, spiral inwards and eventually collide. This merger formed the quasi Wolf–Rayet primary of HD 45166 that we observe today.
Tương lai.
The qWR primary of HD 45166 is currently burning helium in its core. After it has exhausted this, it will likely start shell burning, and expand, forming a supergiant of about (well within its roche lobe). Then, it will explode in a type Ib or IIb supernova. The remnant will be a neutron star, probably also with a very strong magnetic field, i.e. a magnetar. |
RIM-66 Standard | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823565 | RIM-66 Standard MR (SM-1MR/SM-2MR) la một loại tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung, với vai trò chống máy bay và mục tiêu bay thấp, như tên lửa đối hạm, được phát triển và trang bị cho tàu chiến của Hải quân Mỹ (USN). Một thành viên của họ tên lửa hạm đối không Standard Missile này là SM-1, được phát triển để thay thế cho tên lửa hạm đối không RIM-2 Terrier và RIM-24 Tartar được triển khai từ những năm 1950s trên các tàu chiến của Mỹ. Tên lửa RIM-67 Standard (SM-1ER/SM-2ER) là phiên bản nâng cấp tăng tầm bắn so với các phiên bản khác nhờ có thêm động cơ nhiên liệu rắn.
Mô tả.
Chương trình phát triển họ tên lửa đối không Standard Missile Standard được bắt đầu từ năm 1963 để chế tạo một dòng tên lửa đối không đủ khả năng thay thế các tên lửa có phòng không có điều khiển Terrier, Talos, và Tartar. Ý tưởng là chế tạo một thế hệ tên lửa có điều khiển mới có khả năng bổ sung cho các hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển thế hệ cũ.
Standard Missile 1.
RIM-66A là phiên bản tầm trung của họ tên lửa Standard missile và ban đầu được phát triển để thay thế cho tên lửa RIM-24C trong chương trình Mk74 "Tartar" Guided Missile Fire Control System. Tên lửa mới được phát triển dựa trên thân tên lửa Tartar cũ, để dễ dàng sử dụng chúng trên các giá phóng đạn và khoang chứa đạn tên lửa cũ. RIM-66A/B trong khi nhìn bề ngoài giống với các tên lửa RIM-24C nhưngdduwowcjj thiết kế lại hệ thống điện tử và có hệ thống khóa mục tiêu đáng tin cật hơn và ngòi nổ cải tiến khiến chúng có tính năng tốt hơn tên lửa Tartar. Tên lửa RIM-66A/B Standard MR, (SM-1MR Block I cho đến Block V) được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hiện tại Hải quân Mỹ vẫn còn sử dụng một phiên bản thuộc thế hệ Standard missile 1 là phiên bản RIM-66E (SM-1MR Block VI). Trong khi các phiên bản khác thuộc dòng SM 1 đã được cho nghỉ hưu, phiên bản RIM-66E vẫn còn nằm trong trang bị của nhiều lực lượng Hải quân các nước trên thế giới và sẽ được sử dụng đến năm 2020.
Standard Missile 2.
Dòng tên lửa RIM-66C/D Standard MR (SM-2MR Block I) được phát triển từ những năm 1970s và là thành phần chính của hệ thống phòng thủ Aegis và New Threat Upgrade (NTU). Tên lửa SM-2MR sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và dẫn đường theo lệnh ở pha giữa. |
RIM-66 Standard | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823565 | Hệ thống tự lái của tên lửa được lập trình để bay theo đường bay hiệu quả nhất tới mục tiêu và có thể hiệu chỉnh lại đường bay ở pha giữa. Đầu tự dẫn radar bán chủ động của tên lửa chỉ cần phải chiếu xạ mục tiêu trong vài giây cuối của hành trình đánh chặn. Điều này giúp cho tàu mẹ mang hệ thống phòng thủ Aegis và New Threat Upgrade có khả năng giao chiến với nhiều mục tiêu hơn.
Tên lửa SM-1 và SM-2 tiếp tục được nâng cấp qua các Block.
Tên lửa SM-2 được trang bị trong các ống phóng thẳng đứng Mk 41.
Tên lửa Standard cũng có thể được sử dụng để chống tàu, sử dụng chế độ dẫn đường radar bán chủ động theo đường ngắm, ở cự ly ngoài đường chân trời sử dụng phương pháp dẫn đường quán tính và dẫn đường hồng ngoại pha cuối.
Tên lửa SM-2 đã thực hiện trên 2.700 lần phóng thành công. Tháng Sáu năm 2017, Raytheon đã tuyên bố sẽ khởi động lại dây chuyền sản xuất SM-2 để cung cấp cho Hà Lan, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc. Việc sản xuất trước đó đã bị ngừng kể từ năm 2013 do thiếu đơn đặt hàng quốc tế. Đợt chuyển giao SM-2 Block IIIA và IIIB dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2020. Hải quân Mỹ thông báo sẽ tiếp tục duy trì tên lửa phòng không tầm trung Standard Missile 2 cho đến năm 2035.
Các nhà thầu phát triển.
Tên lửa Standard được sản xuất bởi bộ phận Pomona General Dynamics cho đến năm 1992, khi nó được mua lại bởi Hughes Missile Systems Company. Hughes ký kết thỏa thuận liên kết với Raytheon lập công ty chuyên sản xuất tên lửa SM là Standard Missile Company (SMCo). Hughes Missile Systems sau đó đã bán đứt cho Raytheon khiến Raytheon là nhà thầu duy nhất cung cấp tên lửa Standard Missile.
Sau khi Hải quân Mỹ ngừng các hoạt động liên quan đến tên lửa SM-1 trong biên chế Hải quân Đài Loan, Viện Khoa học và Công nghệ Trung Sơn đã tiếp nhận và hỗ trợ quân đội Đài Loan trong sản xuất và thay thế động cơ tên lửa.
Tên lửa đối đất.
RGM-165 LASM, có mã định danh là SM-4, là phiên bản tên lửa đối đất chính xác tầm xa để hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Tên lửa này vẫn sử dụng đầu đạn MK 125 và động cơ MK 104, với đầu dò radar được thay thế bởi đầu dẫn đường GPS/INS. |
Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823566 | Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga ( - "Federalnoye agentstvo vozdushnogo transporta", "FAVT"), cũng có tên Rosaviatsiya (), hay FATA, à cơ quan chính phủ Nga chịu trách nhiệm giám sát ngành hàng không dân dụng ở Nga. Trụ sở chính của nó ở Moscow.
Cơ quan này cũng có tên là Cục Hàng không Dân dụng Liên bang Nga.
Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang thường xuyên làm việc cùng với Ủy ban Hàng không Liên bang trong các cuộc điều tra về tai nạn và sự cố hàng không. Cơ quan tương đương ở Hoa Kỳ là Cục Hàng không Liên bang. |
Sâu ban miêu | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823574 | Sâu ban miêu, còn được gọi là nguyên thanh, ban manh, ban mao (Trung Quốc), sâu đậu (Việt Nam) (danh pháp khoa học: Hycleus pustulatus) là một loài bọ cánh cứng trong họ Meloidae. Loài được tìm thấy ở Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Java.
Các cá thể trưởng thành ăn chủ yếu hoa từ nhiều họ thực vật. Giai đoạn ấu trùng đầu tiên là dạng planidium, là giai đoạn sâu ban miêu săn côn trùng mềm như rệp. Trong khi những ấu trùng thường có lợi cho cây trồng bằng cách ức chế những loài ăn thực vật khác thì những con trưởng thành có thể là một vấn đề khi hiện diện với số lượng lớn. Việc ăn các loài thực có giá trị nông nghiệp cao dẫn đến năng suất thấp hơn và đây có thể là một vấn đề ở một số cây họ đậu. Tuy nhiên, chúng có thể được kiểm soát dễ dàng bằng cách thu thập thủ công. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi thu thập các cá thể trưởng thành vì chúng có thế gây bỏng rát và lở loét.
Mô tả.
Chiều dài cơ thể khoảng 15,4 đến 32,8 mm. Đầu và ngực có các vết lõm sâu và dày vừa phải. Đôi mắt nhô ra khỏi đầu. Xúc giác ở hàm trên bao gồm đoạn đỉnh hình tam giác bị đè mạnh. Ngực có một vùng ở giữa có vết lõm dọc theo đường vân ở giữa. Cánh có độ nhám và sâu vừa phải với các vết lõm sâu. Lông tơ trên cánh khá ngắn, rất dày đặc ở vùng đen nhưng thưa thớt ở các đốm và vạch màu đỏ. Gốc cánh có hai đốm đỏ. Những đốm này có hình chữ nhật tính từ mặt lưng và mặt bên. Bụng có các dấu lấm chấm thô vừa phải, mờ đục. Con đực có rìa cánh khía có thể nhìn thấy được (gọi là emarginate), trong khi con cái có rìa cánh tròn hoàn toàn hoặc có khía ít, khó nhìn thấy.
Sinh học.
Sâu ban miêu là một loài ăn thực vật có biểu hiện đa thực. Con trưởng thành được coi là loài gây hại chính cho đậu triều. Loài này ăn các hoa và quả đang phát triển của nhiều loại cây nông nghiệp như "Hibiscus rosa-sinensis", "Pavonia zeylanica", "Helicteres isora", "Cassia occidentalis", "Acacia caesia", "Cleome viscosa", "Zea mays", "Mangifera indica", "Murraya koenigii" và "Tridax procumbens". |
Sâu ban miêu | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823574 | Hoạt động kiếm ăn diễn ra mạnh mẽ vào các tháng 7, 8, 9, 10 với mùa ra hoa của nhiều loài thực vật. Tuy nhiên, loài này cho thấy tần suất kiếm ăn ổn định quanh năm.
Đây là loài có giá trị kinh tế quan trọng do có khả năng sinh tổng hợp chất gây phồng rộp phòng thủ mạnh cantharidin. |
Albert Bahhuth | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823579 | Albert Matta Bahhuth (sinh ngày 6 tháng 10 năm 1956) là một giám mục người Liban thuộc Giáo hội Công giáo, ông được bổ nhiệm chức giám mục phụ tá đại diện Tổng giáo phận Los Angeles vào năm 2023.
Tiểu sử.
Đầu đời.
Bahhuth sinh ra ở Beirut, Liban vào ngày 6 tháng 10 năm 1956, là con út trong gia đình có 7 người con. Mặc dù ông được rửa tội và nhận các bí tích khác trong Giáo hội Công giáo Hy Lạp Melkite, nhưng gia đình ông đặc biệt không coi trọng việc thực hành đức tin, ông sinh trưởng trong "môi trường nhiều Tin lành hơn Công giáo", vì ông theo học tại một trường do Giáo hội Báp-tít quản lý.
Khi Bahhuth 19 tuổi thì Nội chiến Liban xảy ra, ông cho biết "Gia đình tôi sinh sống ở Đông Beirut, phần lớn theo Kitô hữu, và tôi đến trường ở Tây Beirut, phần lớn là người Hồi giáo. Chuyến băng qua thành phố rất nguy hiểm vì bạn có thể bị giết do nhầm tôn giáo". Cuộc xung đột buộc Bahhuth di cư sang Hoa Kỳ để tiếp tục việc học, vì bị gián đoạn do tình trạng bất ổn.
Ông hoàn thành bằng cử nhân về kỹ thuật hóa học từ Đại học Missouri tại Rolla, đạt bằng thạc sĩ và tiến sĩ cùng lĩnh vực từ Đại học Mississippi. Do không tìm được công việc trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học, Bahhuth dạy kỹ thuật một thời gian ngắn tại Đại học Wyoming trước khi chuyển đến Nam California vào năm 1984 và làm việc trong ngành bán lẻ và thức ăn nhanh, sở hữu hai nhà hàng Subway nhượng quyền kinh doanh.
Bahhuth được một người bạn gợi ý ông đến nhà thờ, việc mà ông chưa từng thực hiện khi còn nhỏ. Ông bắt đầu tham dự Thánh lễ tại nhà thờ Thánh John Vianney ở Hacienda Heights và cuối cùng nghỉ việc kinh doanh một năm và hoạt động cùng một nhóm nhà truyền giáo tại Nhà thờ Thăng Thiên ở Nam Los Angeles nơi David G. O'Connell là mục sư. Ông vào Chủng viện Thánh Gioan năm 1991, chuyển sang Giáo hội Latinh vào tháng 11 năm 1993 rồi được thụ phong vào ngày 1 tháng 6 năm 1996, tại Nhà thờ Thánh Giuise Công nhân ở Canoga Park bởi Hồng y Roger Mahony.
Tư tế.
Nhiệm vụ đầu tiên của Bahhuth là cha xứ tại Nhà thờ Thánh Grêgôriô Cả ở Whittier, California, và giữ chức mục sư đầu tiên tại Nhà thờ Thánh Finbar ở Burbank. |
Albert Bahhuth | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823579 | Năm 2015, ông trở thành Tổng Đại diện và Điều hành Giáo triều của Tổng giáo phận Los Angeles, năm 2017 được phong tước Cha tuyên úy của Đức Giáo hoàng và ban tước hiệu Đức ông. Năm 2021, ông được bổ nhiệm chức mục sư của Nhà thờ Thánh Gia ở Nam Pasadena. Ông còn phục vụ trong ban quản trị của Chủng viện Thánh Gioan.
Giám mục.
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2023, Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Bahhuth chức giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Los Angeles và giám mục hiệu tòa của Vadesi. Tổng giám mục José Horacio Gómez tôn phong Bahhuth với tư cách giám mục vào ngày 26 tháng 9 năm 2023, tại Nhà thờ chính tòa Los Angeles. |
Tranh cãi về cách xác định thương vong bằng đếm xác trong chiến tranh Việt Nam | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823580 | Tranh cãi về cách xác định thương vong bằng đếm xác trong chiến tranh Việt Nam () là một phương pháp của quân đội Hoa Kì và đồng minh sử dụng nhằm xác định thương vong của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng cách này thường gây tranh cãi bởi quân đội Hoa Kì và đồng minh thường giết và đếm lẫn cả dân thường và quân giải phóng, hoặc là phóng đại thương vong của quân giải phóng. Khi Chiến lược Tìm và diệt dược tiến hành,mục tiêu của Hoa Kì không phải là chiếm lãnh thổ,nên một chiến dịch 'Tìm Diệt' sẽ được coi là thành công nếu Mỹ và đồng minh gây thiệt hại nặng cho quân giải phóng, ngoài ra, quân đội Mỹ thường báo cáo tiêu diệt nhiều kẻ địch nhưng vũ khí thu được lại ít hơn như trong các trận đánh và chiến dịch: Trận Đồi Thịt Băm, Chiến dịch Speedy Express... |
Ngữ vực | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823588 | Trong ngôn ngữ học xã hội, ngữ vực là một biến thể ngôn ngữ được dùng cho một mục đích và tình huống giao tiếp cụ thể. Ví dụ, khi nói chuyện chính thức hoặc trong một môi trường công cộng, một người nói tiếng Anh có thể có nhiều khả năng tuân theo các quy tắc tiêu chuẩn khi sử dụng trang trọng hơn là trong môi trường thông thường, ví dụ, bằng cách phát âm những từ kết thúc bằng đuôi "-ing" với một âm mũi ngạc mềm thay vì một âm mũi lợi (e.g. "walking" thay vì "walkin&apos;"), chọn những từ được coi là "trang trọng" hơn (chẳng hạn như "father" với "dad", hoặc "child" với "kid"), và ngưng sử dụng những từ được coi là không chính thức, chẳng hạn "ain't" và "y'all".
Như với các loại biến thể ngôn ngữ khác, có xu hướng một loạt ngữ vực thay vì một tập hợp rời rạc của các biến thể khác biệt rõ rang—nhiều ngữ vực có thể được xác định, không có ranh giới rõ ràng giữa chúng. Phân loại diễn ngôn là một vấn đề phức tạp, và thậm chí theo định nghĩa chung của "ngữ vực" nói trên (biến thể ngôn ngữ được xác định theo cách sử dụng thay vì người dùng), có những trường hợp các loại biến thể ngôn ngữ khác, chẳng hạn như phương ngữ vùng hoặc tuổi, lấn lên nhau. Bởi sự phức tạp này, sự đồng thuận học thuật chưa được đạt đến các định nghĩa của các thuật ngữ như "ngữ vực", "lĩnh vực", hoặc "ý nghĩa"; định nghĩa của các học giả khác của những thuật ngữ này thường mâu thuẫn với nhau.
Các thuật ngữ bổ sung như kiểu phương ngữ, thể loại, loại văn bản, văn phong, acrolect, mesolect, basilect, phương ngữ xã hội và phương ngữ dân tộc, trong số nhiều thuật ngữ khác, có thể được sử dụng để bao hàm cùng một nền tảng hoặc tương tự. Một số thích hạn chế miền của thuật ngữ "ngữ vực" hơn một từ vựng cụ thể (thường gọi là tiếng lóng, biệt ngữ, nói lóng), trong khi số khác phản đối việc sử dụng thuật ngữ này hoàn toàn. Crystal và Davy, ví dụ, đã phê bình cách sử dụng thuật ngữ này "một cách gần như bừa bãi." |
Ngữ vực | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823588 | Những cách tiếp cận khác nhau này đối với khái niệm ngữ vực nằm trong phạm vi của các ngành như ngôn ngữ học xã hội (như đã lưu ý ở trên), phong cách học, ngữ dụng học, và ngữ pháp chữc năng hệ thống.
Lịch sử và sử dụng.
Thuật ngữ "ngữ vực" được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà ngôn ngữ học T. B. W. Reid vào năm 1956, và được phổ biến rộng rãi vào những năm 1960 bởi một nhóm các nhà ngôn ngữ học muốn phân biệt giữa các biến thể trong ngôn ngữ theo "người dùng", "theo nghĩa là mỗi diễn giả có nhiều sự đa dạng và lựa chọn khác nhau vào những thời điểm khác nhau." Trọng tâm này là cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống cụ thể, chẳng hạn như ngôn ngữ hợp pháp hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ của một phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh học, của một bài báo, hoặc của phòng ngủ.
M. A. K. Halliday và R. Hasan thông dịch "ngữ vực" như "các đặc điểm ngôn ngữ thường gắn liền với cấu hình của các đặc điểm tình hương—với các giá trị cụ thể của các lĩnh vực, cách thức, ý nghĩa." Lĩnh vực cho chúng là "toàn bộ sự kiện, trong đó văn bản đang hoạt động, cùng với hoạt động có mục đích của người nói hoặc người viết; bao gồm chủ đề là một trong các yếu tố." Cách thức là "chức năng của văn bản trong sự kiện, bao gồm cả kênh được ngôn ngữ – nói hoặc viết, ứng khẩu hoặc chuẩn bị – và thể loại, cách thức tu từ của nó, như tường thuật, mô phạm, thuyết phục, 'liên lạc phatic', v.v." Ý nghĩa đề cập đến "loại tương tác vai trò, tập hợp các mối quan hệ xã hội có liên quan, lâu dài và tạm thời, giữa những người tham gia". Ba giá trị này – lĩnh vực, cách thức, ý nghĩa – là những yếu tố quyết định đặc điểm ngôn ngữ của văn bản. "Ngữ vực là tập hợp các nghĩa, cấu hình của các mẫu ngữ nghĩa, thường được rút ra theo các điều kiện cụ thể, cùng với các từ và cấu trúc được sử dụng để hiện thực hóa các nghĩa này." Ngữ vực, trong cái nhìn của M. A. K. Halliday và R. Hasan, là một trong hai khái niệm xác định văn bản. |
Ngữ vực | https://vi.wikipedia.org/wiki?curid=19823588 | "Văn bản là một đoạn diễn ngôn mạch lạc về hai mặt sau: nó mạch lạc với bối cảnh của tình huống, và do đó nhất quán về mặt ngữ vực; và nó gắn kết với chính nó, và do đó gắn kết."
Ngữ vực như thang đo hình thái.
Một trong những lĩnh vực được phân tích nhiều nhất trong đó việc sử dụng ngôn ngữ được xác định theo tình huống là quy mô hình thức. Thuật ngữ "ngữ vực" thường là, trong giáo dục ngôn ngữ đặc biệt là, cách tốc ký của phong cách trang trọng/không trang trọng, mặc dù đây là một định nghĩa lỗi thời. Sách ngôn ngữ học có thể sử dụng thuật ngữ "ý nghĩa" thay thế, nhưng ngày càng thích thuật ngữ "văn phong" hơn—"chúng tôi mô tả phong cách như sự đa dạng của ngôn ngữ nhìn từ quan điểm hình thức", đồng thời xác định "các ngữ vực" hẹp hơn khi sử dụng ngôn ngữ chuyên môn liên quan đến một hoạt động cụ thể, chẳng hạn như thuật ngữ học thuật. Có rất ít sự đồng ý về cách phân chia phạm vi hình thức. |
Subsets and Splits